12
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG SỮA NĂM 2012, DỰ BÁO NĂM 2013 TS. Tống Xuân Chinh, Cục Chăn nuôi I. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THTRƯỜNG SỮA NĂM 2012 1. Hiện trạng sản xuất sữa trong nước 1.1. Sản xuất sữa tươi nguyên liệu trong nước Số lượng bò sữa năm 2012 tăng trưởng cơ học cáo đáng kể so với năm 2011 vì một số công ty sản xuất sữa lớn như TH True Milk và VINAMILK nhập khẩu một số lượng lớn bò sữa từ nước ngoài về như Australia và New Zealand. Theo số lượng thống kế của Tổng cục Thống kê ngày 01.4.2012 thì số lượng bò sữa cả nước tăng từ 1.387 con từ 156.979 (01.4.2011) lên 158366 (01.4.2012), tăng 0,88%. Tuy nhiên, số liệu này phản ánh chưa chính xác điều kiện thực tế vì trong gần 01 năm thì số lượng bò sữa tăng chỉ tương ứng với số bò mà 2 công ty nếu trên nhập về. Vậy, đàn bò cả nước trong một năm đều không sinh sản? Vấn đề thống kê về chăn nuôi cần phải được cải tiến thông qua tăng cường tổng điều tra và tăng số lần điều tra thường xuyên (điều tra theo mẫu) 4 lần (lần/quý). Theo số liệu thống kê 01.10.2012 của Tổng cục Thống kê thì tổng đàn bò sữa cả nước đạt 166.989 con, tăng 24.278 con, với tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm. Trong tổng đang bò này thì số lượng bò cái sữa là 98372 con, chiếm 58,91%. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê 01.10.2012 vsản lượng sữa tươi nguyên liệu. Theo đó, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2012 đạt khoảng 381.740 tấn, tăng khoảng 10,5% so với năm 2011, đáp ứng khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng cho cả nước với nhu cầu tiêu dùng khoảng 14 lít/người/năm. 1.2. Tình hình sản xuất sữa Theo báo cáo tháng 12/2012 của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất công nghiệp đối với chế biến sữa và các sản phẩm sữa tăng 40,2% so với tháng bình quân năm gốc 2005; tăng 5,8% với với tháng 11/2012; tăng 6,6% so với cùng knăm 2011. Hết tháng 12/2012, cả nước sản xuất được 6.400 tấn sữa bột, giảm 11,5% so với tháng 11/2012 và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Lũy kế đến hết tháng 12/2012, cả nước ta sản xuất được khoảng 75,1 ngàn tấn sữa bột, đạt 107,3% kế hoạch đề ra cho năm 2012 (sản xuất 70 ngàn tấn sữa bột). Tính đến

Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

Citation preview

Page 1: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG SỮA NĂM 2012, DỰ BÁO NĂM 2013

TS. Tống Xuân Chinh, Cục Chăn nuôi

I. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ

TRƯỜNG SỮA NĂM 2012 1. Hiện trạng sản xuất sữa trong nước 1.1. Sản xuất sữa tươi nguyên liệu trong nước Số lượng bò sữa năm 2012 tăng trưởng cơ học cáo đáng kể so với năm

2011 vì một số công ty sản xuất sữa lớn như TH True Milk và VINAMILK nhập khẩu một số lượng lớn bò sữa từ nước ngoài về như Australia và New Zealand. Theo số lượng thống kế của Tổng cục Thống kê ngày 01.4.2012 thì số lượng bò sữa cả nước tăng từ 1.387 con từ 156.979 (01.4.2011) lên 158366 (01.4.2012), tăng 0,88%. Tuy nhiên, số liệu này phản ánh chưa chính xác điều kiện thực tế vì trong gần 01 năm thì số lượng bò sữa tăng chỉ tương ứng với số bò mà 2 công ty nếu trên nhập về. Vậy, đàn bò cả nước trong một năm đều không sinh sản? Vấn đề thống kê về chăn nuôi cần phải được cải tiến thông qua tăng cường tổng điều tra và tăng số lần điều tra thường xuyên (điều tra theo mẫu) 4 lần (lần/quý). Theo số liệu thống kê 01.10.2012 của Tổng cục Thống kê thì tổng đàn bò sữa cả nước đạt 166.989 con, tăng 24.278 con, với tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm. Trong tổng đang bò này thì số lượng bò cái sữa là 98372 con, chiếm 58,91%.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê 01.10.2012 về sản lượng sữa tươi nguyên liệu. Theo đó, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2012 đạt khoảng 381.740 tấn, tăng khoảng 10,5% so với năm 2011, đáp ứng khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng cho cả nước với nhu cầu tiêu dùng khoảng 14 lít/người/năm.

1.2. Tình hình sản xuất sữa Theo báo cáo tháng 12/2012 của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất công

nghiệp đối với chế biến sữa và các sản phẩm sữa tăng 40,2% so với tháng bình quân năm gốc 2005; tăng 5,8% với với tháng 11/2012; tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011.

Hết tháng 12/2012, cả nước sản xuất được 6.400 tấn sữa bột, giảm 11,5% so với tháng 11/2012 và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Lũy kế đến hết tháng 12/2012, cả nước ta sản xuất được khoảng 75,1 ngàn tấn sữa bột, đạt 107,3% kế hoạch đề ra cho năm 2012 (sản xuất 70 ngàn tấn sữa bột). Tính đến

Page 2: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

2

01/11/2012, chỉ số tồn kho đối với sữa và sản phẩm sữa giảm 2,4% và giảm 7,0% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện tại đây ngành chế biến sữa là ngành cho tỷ lệ tồn kho thấp nhất so với các ngành khác.

Trong 10 tháng năm 2012, Công ty Vinamilk đã tiêu thụ trên 3 tỷ 343 triệu sản phẩm, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 10 tháng đầu năm 2012, Vinamilk thu mua 134 triệu lít sữa bò tươi nguyên liệu của bà con nông dân và từ 5 trang trại của Vinamilk, trị giá 1.480 tỷ đồng, tăng 14.53% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2011. Sản lượng sữa do Vinamilk thu mua chiếm gần 60% sản lượng sữa được khai thác trên cả nước. Dự kiến đến hết năm 2012, Vinamilk sẽ tiêu thụ trên 4 tỷ sản phẩm.

Hiện nay thị phần sản xuất sữa trên thị trường Việt Nam của một số công ty lớn như sau: Vinamilk chiếm 40%, Dutch Lady là 25, Mộc Châu là 10%, IDP là 5%, Hanoimilk là 5% và các công ty khác 15%.

2. Biến động giá sữa trên thị trường nội địa Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm

2012 tăng 0,47% so với tháng 10 năm 2012, tăng 6,52% so với tháng 12 năm trước và tăng 7,08% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, việc kìm chế lạm phát trong cả năm 2012 sẽ đạt mục tiêu đề ra là dưới 10%.

Theo Tổ điều hành thị trường, sau đợt tăng giá sữa vào tháng 4/2012 thì giá sữa trong nước vẫn tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, trong tháng 9/2012, một số hãng sữa lại thông báo kế hoạch tăng giá trong tháng 10/2012 do chi phí đầu vào tăng (giá xăng, chi phí vận chuyển...). Ngày 1/10, giá 4 mặt hàng sữa của Công ty Friesland Campina Việt Nam tăng 3,8 - 5%. Cụ thể, hai loại sữa tiệt trùng Cô gái Hà Lan không đường và có đường loại 1 lít tăng từ 23.300 lên 24.200 đồng/hộp, Ovaltine hũ 400gr tăng từ 48.500 đồng lên mức 51.000 đồng và Ovaltine hộp giấy 285gr sẽ tăng thêm 1.300 đồng lên mức 35.000 đồng/hộp. Đại diện công ty này cho biết: 4 mặt hàng sữa tăng giá trong đợt này chủ yếu do mức giá tồn tại từ khá lâu và không còn phù hợp với chi phí kinh doanh nên buộc phải tăng giá.

Giá sữa tăng: sữa bột Gain IQ từ 126.500đ lên 136.700đ/hộp 400g; Similac Gain IQ từ 229.500đ lên 252.400đ/hộp 400g; Grow Vanilla từ 121.000đ lên 133.000đ/hộp 400g… do đây là sản phẩm mới có bổ sung thêm dưỡng chất. Riêng Công ty Friesland Campina VN, từ ngày 1/10 điều chỉnh giá tăng 3,8 -5% tùy từng mặt hàng: sữa tiệt trùng Cô Gái Hà Lan không đường và có đường loại

Page 3: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

3

1lít là 24.200đ/hộp (giá cũ 23.300đ); Ovaltine hộp giấy loại 285g từ 33.700đ lên 35.000đ/hộp. Ovaltine hũ 400g tăng từ 48.500đ lên 51.000đ/hộp.

Trong khi đó giá thu mua sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sưa của các công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutch Lady, Mộc Châu… giao động từ khoảng 13.000 đồng/lít đến 13.500 đồng/lít.

3. Bình ổn giá sữa trên thị trường trong nước Sau khi Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về

những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 được ban hành nhằm mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát dưới 10% và bình ổn giá sữa. Thực hiện chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Tài chính từ đầu năm 2012 đến nay đã ban hành 6 văn bản liên quan đến giá sữa.

- Văn bản số 2080/BTC-QLG ngày 20/2/2012 đề nghị các Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, kiểm tra, đánh giá mức hợp lý giữa tỷ lệ tăng (giảm) chi phí đầu vào so với tỷ lệ tăng giá bán.Trường hợp phát hiện vi phạm trong lĩnh vực giá thì xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;

- Công văn số 55/CQLG-NLTS ngày 13/3/2012 của Cục Quản lý giá về việc cung cấp thông tin để Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp kiểm tra, theo dõi việc kê khai nộp thuế của Doanh nghiệp theo mức giá đã đăng ký và theo dõi các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

- Công văn số 1380/TCHQ-TXNK ngày 22/3/2012 của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường quản lý sữa nhập khẩu yêu cầu các cục hải quan bổ sung mặt hàng sữa nhập khẩu vào danh mục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu để kiểm tra ngay từ khâu thông quan;

- Văn bản số 1329/TCT-TTr ngày 18/4/2012 của Tổng cục Thuế về việc thực hiện các biện pháp quản lý, bình ổn giá sữa tại thị trường trong nước, yêu cầu Cục Thuế Thành phố Hà nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương căn cứ mức giá do Cục Quản lý giá cung cấp kiểm tra, giám sát theo dõi việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp...

Trước sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, kể từ tháng 4/2012 đến nay chưa có đơn vị nào đăng ký tăng giá sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Để các tháng cuối năm giá sữa tiếp tục giữ được ổn định, đề nghị các Bộ, ngành, Ủy

Page 4: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

4

ban nhân dân tỉnh, thành phố cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế và pháp luật về giá đối với mặt hàng sữa; giám sát chặt chẽ việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của đơn vị.

4. Biến động giá sữa trên thị trường quốc tế Phân tích giá sữa (FOB) và sản phẩm sữa tháng 11/2012 cho cả thị trường

châu Đại Dương và châu Âu do Cơ quan Tiếp thị nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố đều giảm giá 1,45% đối với sữa bột gày và tăng giá 0,70% đối với sữa bột nguyên kem so với tháng 10/2012 và tăng 3,51% đối với sữa bột gày và giảm 4,86% đối với sữa bột nguyên kem so với cùng kỳ năm 2011.

Trên thị trường châu Đại Dương, biến động giá bơ, sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem và phó mát Cheddar tháng 11/2012 tương ứng 0,00%, 1,10%, 2,27% và 0,64% so với tháng 10/2012; so với cùng kỳ năm 2011 thì biến động tương ứng là -15,03%, -1,10%, -5,92% và 0,16%.

Tương tự như thị trường châu Đại Dương, trên thị trường châu Âu, biến động giá bơ, sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem, dầu bơ và váng sữa tháng 11/2012 so với tháng 10/2012 tương ứng -5,83%, 1,81%, 0,65%, -5,06% và 0,47%; so với cùng kỳ năm 2011 thì thay đổi tương ứng -11,24%, 8,43%, -3,91%, 26,93% và 0,96%.

Như vậy, giá FOB đối với bơ, sữa bột gày và sữa bột nguyên kem tháng 11/2012 ở thị trường châu Âu cao hơn thị trường châu Đại Dương tương ứng là 35,19%, 2,97% và 13,70%.

Giá trung bình đối với bơ, sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem của 2 thị trường vào tháng 11/2012 so với tháng 10/2012 tăng tương ứng 3,47%, -1,45% và 0,70% và thay đổi tương ứng -12,89%, 3,51% và -4,86% so với cùng kỳ năm 2011 (Xem chi tiết ở Bảng 1).

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì giá sữa và sản phẩm sữa bán lẻ sẽ tăng 3,5-4,0% trong năm 2012 do tác động của lạm phát trung bình khoảng 2-3%/năm, do nền kinh tế thế giới đã hồi phục, đi cùng với sức ép về gia tăng dân số, đô thị hóa, thu nhập được cải thiện và nhận thức của công đồng về vai trò dinh dưỡng của sữa và sản phẩm sữa đối với sự phát triển của còn người, đặc biệt là trẻ em.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, chỉ số giá sữa và các sản phẩm từ sữa tăng cao nhất trong tháng 9, tăng 7% so với tháng 8, lên 187,7 điểm so với 175,6 điểm trong tháng 8, mức tăng mạnh nhất kể từ trước tháng 1/2011. Nhu cầu

Page 5: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

5

toàn cầu về các sản phẩm từ sữa vẫn duy trì khá vững trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao là nguyên nhân làm giá tăng mạnh. Giá sữa kỳ hạn loại III của Mỹ trong tháng 9 tăng 5,6% tại Chicago, sau khi tăng 7,9% trong tháng 8, đây là mức tăng tháng thứ 5, và tăng 23% kể từ đầu năm.

Bảng 1. Giá sữa và sản phẩm sữa T11/2012 trên thị trường quốc tế

Thị trường Năm Giá sản phẩm (FOB, USD/tấn)

Châu Đại duơng

Bơ SMP WMP Cheddar

T10/2012 3.250 3.400 3.300 3.925

T11/2012 3.250 3.363 3.375 3.950

T11/2011 3.825 3.400 3.588 3.944

Tăng/giảm (%) T11/T10.2012 0,00 -1,10 2,27 0,64 Tăng/giảm (%) T11.2012/T11.2011 -15,03 -1,10 -5,92 0,16

Châu Âu

Bơ SMP WMP Dầu bơ Váng sữa

T10/2012 4.138 3.519 3.863 4.813 1.325

T11/2012 4.394 3.456 3.838 5.069 1.319

T11/2011 4.950 3.188 3.994 3.994 1.306

Tăng/giảm (%) T11/T10.2012 -5,83 1,81 0,65 -5,06 0,47 Tăng/giảm (%) T11.2012/T11.2011 -11,24 8,43 -3,91 26,93 0,96

Nguồn: Cơ quan tiếp thị nông nghiệp (AMS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

5. Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa Theo báo của của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị nhập khẩu sữa và sản

phẩm sữa tháng 12 năm 2012 là 73.161.708 USD, tăng 14,1% so tháng 11 năm 2011. Cộng dồn 12 tháng/2012, nước ta đã nhập sữa và sản phẩm phẩm sữa với giá trị đạt 840.736.015 USD, tương đương so với năm 2011.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đi kèm với sức mua suy giảm trong khi sản xuất sữa tươi nguyên liệu trong nước tăng đáng kể so với năm 2011 nên việc nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa trong cả năm 2012 không tăng so với năm 2011.

Trong các nước nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Việt Nam thì Niu Zi Lân, Hoa Kỳ và Singapore là những quốc gia đứng đầu, trong đó Singapore chỉ là quốc gia kinh doanh chứ không phải là quốc gia sản xuất sữa. Giá trị xuất

Page 6: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

6

khẩu sữa và thị phần của 18 nước đứng nhập khẩu hàng đầu vào Việt Nam được liệt kê ở Bảng 2.

Bảng 2. 18 nước đứng đầu xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Việt Nam năm 2012

STT Nước Giá trị (USD) Thị phần (%) Ghi chú

1 Niu Zi Lân 222.428.572 26,5

2 Hoa Kỳ 108.081.452 12,9

3 Singapore 62.921.634 7,5

4 Pháp 61.614.330 7,3

5 Đức 61.345.807 7,3

6 Thái Lan 53.341.455 6,3

7 Hà Lan 44.567.879 5,3

8 Malaysia 42.634.116 5,1

9 Đan Mạch 38.341.859 4,6

10 Úc 25.044.573 3,0

11 Ba Lan 22.107.316 2,6

12 Ailen 21.139.835 2,5

13 Hàn Quốc 11.327.623 1,3

14 Tây Ban Nha 5.481.502 0,7

15 Philippines 3.474.787 0,4

16 Bỉ 3.304.285 0,4

17 Nhật 1.954.419 0,2

18 Trung Quốc 27.744 0,0

19 Các nước khác 51.596.827 6,1

TỔNG 12 THÁNG 2012 840.736.015 100,0 Nguồn: Tổng cục Hải quan

6. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sữa 6.1. Thuận lợi - Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập của người dẫn được cải

thiện, tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao sẽ kéo theo việc tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa ngày càng tăng. Sữa và sản phẩm sữa có vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em và người già. Hiện nay tiêu dùng sữa quy đổi ở Việt Nam là 14 lít/người/năm;

Page 7: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

7

- Nước ta có những vùng có khí hậu phù hợp với chăn nuôi bò sữa như Mộc Châu, Sơn La; Đà Lat, Lâm Đồng; Ba Vì, Hà Nội... là nơi có thể phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn;

- Cả nước đã và đang hình thành các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị khép kín sản phẩm chăn nuôi như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu... là những doanh nghiệp hàng đầu và là mô hình mẫu cho phát triển ngành sữa.

6.2. Khó khăn - Chăn nuôi bò sữa không phải là nghề truyền thống ở Việt Nam, trong

khi phần lớn sản lượng sữa tươi nguyên liệu do các hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô nhỏ từ 4-10 con, vì vậy chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp chế biến sữa và chưa xử lý môi trường phù hợp;

- Nguồn nguyên liệu thức ăn để chăn nuôi bò sữa vẫn phải nhập khẩu chiếm 80% (cỏ khô có hàm lượng nên phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá thế giới, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

- Trong khi, nước ta chủ động được nguồn sữa tươi nguyên liệu thì việc nhập khẩu sữa hộp, đặc biệt là sữa hộp cho trẻ em vẫn đang bị chi phối mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh sản phẩm này ở Việt Nam.

7. Kết quả khảo sát tại 05 tỉnh/thành 7.1. Tại tỉnh Sơn La a) Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 01.10.2012 , một số số liệu

thống kế liên quan đến số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở tỉnh Sơn La như sau:

- Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 7.365 con (2011) lên 10.211 con (2012), tăng thêm 2.846 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 38,6%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 46,8%. Tỉnh này có đàn bò đứng đầu vùng Miền núi và Trung du, chiếm tới 77,6% và đứng thứ 4, chiếm 6,1% đàn bò sữa cả nước.

- Cùng xu hướng với đầu bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2012 tăng thêm 4.730 tấn từ 26.870 tấn in năm 2011 lên 31.600 tấn in 2012, đạt tốc độ tăng trưởng là 17,6%.

b) Đánh giá và đề xuất: - Chăn nuôi bò sữa ở tỉnh này chủ yếu phát triển ở huyện Mộc Châu nơi

có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với chăn nuôi bò sữa và đồng thời lực lượng lao động (ở các nông trường bò sữa thời bao cấp) có kinh nghiệm lâu năm với

Page 8: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

8

chăn nuôi bò sữa từ những năm 60-70. Hiện nay, chăn nuôi và chế biến sữa đều tập trung vào Công ty Cổ phần sữa Mộc Châu.

- Tuy nhiên, diện tích đất trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đang phải cạnh tranh với trồng chè xuất khẩu nên việc mở rộng quy mô lớn trồng cỏ sẽ gặp phải khó khăn. Vì vậy, việc áp công nghệ cao và kỹ thuật quản lý đàn bò tiên tiến cũng chỉ nâng số đầu bò sữa lên 10-12 con/ha cỏ.

- Vì những lý do trên, tỉnh Sơn La phải có chiến lược phát triển bò sữa rõ ràng, theo hướng chuyển dần sản xuất sữa trực tiếp sang nuôi giữ giống gốc, chọn tạo giống bò sữa và cung cấp giống cho các vùng lân cận. Phát huy lợi thế cạnh tranh và chuyển dần từng bước những diện tích trồng ngô hạt sang trồng ngô dặm cho chăn nuôi bò sữa nếu nó có hiệu quả kinh tế cao hơn thì người dân sẽ tự chuyển đổi nhanh.

7.2. Tại tỉnh Thanh Hóa a) Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 01.10.2012 , một số số liệu

thống kế liên quan đến số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở tỉnh Thanh Hóa như sau:

- Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 788 con (2011) lên 1.208 con (2012), tăng thêm 420 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 53,3,6%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 41,1%. Tỉnh này có đàn bò đứng thứ 3 vùng Bắc Trung Bộ & DHMT, chiếm 0,7% và đứng thứ 14 và chiếm 0,7% đàn bò sữa cả nước.

- Cùng xu hướng với đầu bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2012 tăng thêm 307 tấn từ 1.023 tấn trong năm 2011 lên 1.330 tấn trong 2012, đạt tốc độ tăng trưởng là 30,0%.

b) Đánh giá và đề xuất: - Thanh Hóa cũng như Nghệ An không có lợi thế về điều kiện khí hậu

để chăn nuôi bò sữa giống như Sơn Lan hay Lâm Đồng. Nhưng ở đây lại có lợi thế về tiềm năng chuyển đổi những diện tích lớn đất nông trường sang chăn nuôi bò sữa nếu có cơ chế đầu tư và hiệu quả.

- Chăn nuôi và chế biến sữa ở tỉnh này chủ yếu do Công ty Vinamilk đầu tư. Tỉnh cần quan tâm và tạo điều kiện để công ty này trở thành doanh nghiệp được ưu tiến hàng đầu để đầu tư vào chăn nuôi và chế biến sữa ở tỉnh nhà. Hiện này, Công ty đã có 01 trại bò hiện đại và 01 nhà máy chế biến sữa Lam Sơn là những tiền đề để phát triển. Trong tương lại các hộ chăn nuôi bò sữa

Page 9: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

9

của tỉnh cần tích cực tham gia vào cung cấp sữa nguyên liệu cho nhà máy này để từng bước tăng công suất vận hành của nhà máy.

- Phát triển vùng nguyên liệu phải gồm cả cỏ và ngô dặm để từng bước đưa các trạm sản xuất TMR vào các trại bò sữa để năng cao, ổn định năng suất và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sữa tươi nguyên liệu được sản xuất ra.

7.3. Tại tỉnh Nghệ An a) Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 01.10.2012 , một số số liệu

thống kế liên quan đến số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở tỉnh Nghệ An như sau:

- Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 16.436 con (2011) lên 25.910 con (2012), tăng đột biến thêm 9.474 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 57,6%. Việc tăng cơ học số lượng đầu bò sữa ở Nghệ An chủ yếu là từ việc nhập bò sữa từ Úc và Niu Zi Lân của 2 đại giá ngành sữa về Việt Nam là Vinamilk và TH Tru Milk. Hiện này, số lượng bò cái vắt sữa của cả tỉnh đạt 42,7%. Tỉnh này có đàn bò đứng thứ 1 vùng Bắc Trung Bộ & DHMT, chiếm 89,8% và đứng thứ 2 sau Tp. Hồ Chí Minh và chiếm 15,5% đàn bò sữa cả nước.

- Cùng xu hướng với đầu bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2012 tăng thêm 11.917 tấn từ 28.127 tấn trong năm 2011 lên 40.044 tấn trong năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng là 42,4%.

b) Đánh giá và đề xuất: - Thanh Hóa cũng như Nghệ An không có lợi thế về điều kiện khí hậu

để chăn nuôi bò sữa giống như Sơn Lan hay Lâm Đồng. Nhưng ở đây lại có lợi thế về tiềm năng chuyển đổi những diện tích lớn đất nông trường sang chăn nuôi bò sữa nếu có cơ chế đầu tư và hiệu quả.

- Hiện có 2 đại gia hàng đầu Việt Nam đầu tư chăn nuôi bò sữa công nghệ cao là TH TRUE MILK và VINAMILK.

- Đầu tư của Vinamilk mang tính hệ thống, bài bản và dựa chặt chẽ trên yếu tố kinh tế thị trường bền vững, lấy thị trường trong nước làm nền tảng để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Trong khi đó đầu tư từ TH True Milk lại dựa trên sức mạnh của đầu tư lớn, công nghệ cao, những mô hình kinh tế thị trường và chiến lược phát triển chưa phù hợp với điều kiện kinh doanh dựa trên vốn vay thương mại, chưa có

Page 10: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

10

định hướng xuất khẩu và chưa có lộ trình tốt đảm bảo nguồn thức ăn ổn định được sản xuất trong nước.

- TH TRUE MILK nhập giống 100% từ New Zealand với số lượng lớn. Tuy nhiên, giống bò sữa của của New Zealand có áp lực chọn lọc không cao, năng xuất trung bình (4-5 tấn/năm/con) lại được chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ. Vì vậy khi về Việt Nam thì đàn bò cần có thời gian dài để thích nghi, tỷ lệ loại thải sẽ cao và năng suất sữa không thể đạt cao ngay như mong muốn. Vì vậy, công ty này cần nhanh chóng nhập tinh đông lạnh của các bò đực có tiềm năng năng xuất suất cao từ Hoa Kỳ, Canada để về bổ sung nguồn gen, làm tươi máu và cố định tỷ lệ HF từ các nguồn gốc khác nhau. Đồng thời cũng tiến hành nhập tính phân giới và phôi bò cái về để bổ sung cho các trại, giúp giảm chi phí đồng thời đưa được nguồn gen mới, quý vào trong hệ thống chăn nuôi bò sữa của công ty.

7.4. Tại Tp. Hồ Chí Minh a) Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 01.10.2012 , một số số liệu thống kế liên quan đến số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 77.329 con (2011) lên 83.369 con (2012), tăng thêm 6.040 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 7,8%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 54,4% (45.369 ). Tỷ lệ bò cái vắt sữa của Tp. Hồ Chí Minh là kết quả tổ hợp của công tác giống, áp dụng công nghệ cao, trình độ quản lý, cũng như định hướng chuyển dần từ sản xuất sữa trực tiếp sang sản xuất giống trên cơ sở những lợi thế của thành phố này. Tỉnh này có đàn bò đứng thứ 1 vùng Đông Nam Bộ, chiếm 92,9% và đứng thứ 01 và chiếm gần 50% đàn bò sữa cả nước.

- Cùng xu hướng với đầu bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2012 tăng thêm 11.843 tấn từ 214.021 tấn trong năm 2011 lên 225.864 tấn trong 2012, đạt tốc độ tăng trưởng là 5,5%.

- Năng suất sữa bình quân hiện nay đạt khoảng 5.800 kg/con/năm. Đây là trung tâm cung cấp con giống bò sữa cho các tỉnh, thành trong cả nước. Hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh cung cấp bình quân 5.000 - 5.500 con giống hàng hóa cho thị trường thành phố và các tỉnh.

- Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Tp. Hồ Chí Minh, tổng diện tích trồng cỏ tăng bình quân 15,32%/năm, từ 2.173 ha năm 2006 nâng lên 3.720

Page 11: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

11

ha năm 2010, năng suất bình quân 230 tấn/ha. Sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 750.000 - 800.000 tấn/năm.

b) Đánh giá và đề xuất:

Tp. Hồ Chí Minh đầu tầu kinh tế của cả nước, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Nam. Tuy nhiên, Thành phố với có diện tích 2.096 km2 với mật độ cao là 3.589 người/km2, với dân số 7,5 triệu người. Vì vậy với tốc độ tăng dân số cơ học, tốc độ đô thị hóa thì đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì những lý do chăn nuôi bò sữa ở Tp. Hồ Chí Minh cần có định hướng sau:

- Chuyển dần chăn nuôi bò sữa để sản xuất sữa trực tiếp sang chọn tạo giống bò sữa với quy mô đủ lớn, hiện đại, có đánh giá và theo dõi qua đời sau , theo dõi phả hệ bằng hệ thống phần mềm giống hiện đại để sản xuất ra những giống bò sữa năng suất, chất lượng cao và thích nghi với khí hậu miền Nam. Sử dụng tinh bò sữa phân giới và phôi là cách đi tắt ngắn nhất trong quá trình chọn tạo giống hiện nay.

- Tăng cường chế biến sữa dựa trên vùng nguyên liệu là các tỉnh xung quang. Đây là một thị trường lớn và người dân có thu nhập cao nên là cơ hội tốt để tăng cường chế biến sữa chất lượng cao.

II. DỰ BÁO NGÀNH SỮA NĂM 2013 1. Sản xuất và tiêu dùng sữa trong nước

Mức tiêu thụ sữa đang tăng mạnh ở Việt Nam. Nếu năm 2004, có khoảng 580 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trường trong nước thì dự tính đến năm 2013, sẽ là 2 tỷ lít. Đó là thông tin trong chỉ số ngành sữa 2011 (Dairy Index 2011) được Tetra Pak - Công ty dẫn đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm.

Căn cứ vào tăng trưởng dân số, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước, sản lượng sữa bột nhập khẩu từ năm 2004 đến 2012 để thực hiện dự bảo về sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, sản lượng sữa cần phải nhập khẩu, sản lượng sữa tiêu dùng trong nước và nhu cầu tiêu dùng sữa trung bình của người dân năm 2013. Số liệu này được trình bày ở bảng 3.

2. Dự bản sản xuất sữa trên thế giới

Theo dự báo của Cục Nông nghiệp và kinh tế tài nguyên Úc: sản xuất sữa thế giới gặp khó khăn do giá sữa giảm trong khi đó giá thức ăn lại tăng

Page 12: Khảo Sát Thị Trường Sữa 2012 Dự Báo 2013

12

Dự báo sản xuất sữa thế giới niên vụ 2012-2013 tăng trưởng chậm bởi kinh tế của khu vực EU yếu, tốc độ gia tăng nhu cầu sữa của khu vực châu Á thấp nên giá sữa trung bình của thế giới giảm thấp.

Giá bơ thế giới dự báo giảm 14% xuống mức giá trung bình là 3.350 USD/tấn trong năm 2012-13. Giá sữa bột không kem và sữa bột nguyên kem sẽ giảm khoảng 4% với giá trung bình tương ứng là 3.100 USD/tấn và 3.280 USD/tấn. Giá phomat thế giới giảm 3% với mức giá trung bình 4.150USD/tấn./.

Bảng 3. Dự báo sản xuất và tiêu dùng sữa trong nước năm 2013

Năm

Chỉ tiêu theo dõi

Sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản

xuất trong nước

Tổng sản lượng sữa nước quy đổi phải

nhập khẩu

Tổng sản lượng

sữa nước tiêu dùng quy đổi

Dân số Tiêu dùng sữa nước quy đổi

Tỷ lệ sữa tười

nguyên liệu sản

xuất trong nước

Đơn vị Triệu kg Triệu kg Triệu kg Triệu người người

Kg/người/năm %

2004 151 429 580 81,44 7,12 26,09

2005 198 464 661 82,39 8,03 29,90

2006 216 538 754 83,31 9,05 28,65

2007 234 625 859 84,22 10,20 27,28

2008 262 726 988 85,12 11,61 26,53

2009 278 848 1.127 86,03 13,10 24,69

2010 307 989 1.296 86,93 14,90 23,67

2011 345 1.157 1.503 87,84 17,11 22,99

2012 380 1.363 1.743 88,00 19,81 21,80

2013 420 1.585 2.005 89,00 22,53 20,95