40
TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 DÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LP S5 CHƢƠNG TRÌNH KHÔI PHC SINH KTHỦY ĐIỆN TRUNG SƠN-RLDP Báo cáo cui cùng Trình np CÔNG TY TNHH MTV THUĐIỆN TRUNG SƠN Đơn vị thc hin Công ty TNHH Tƣ vấn Quc tế VICA Tháng 3/2015

KHÔI PH C SINH K TH -RLDP - trungsonhp.vntrungsonhp.vn/images/home/files/No_5_Sinh ke_VN_Final.pdf · gia mô hình chăn nuôi chưa đóng góp đối ứng tích cực. 5. Các

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP

SỐ 5

CHƢƠNG TRÌNH KHÔI PHỤC SINH KẾ

THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN-RLDP

Báo cáo cuối cùng

Trình nộp

CÔNG TY TNHH MTV THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN

Đơn vị thực hiện

Công ty TNHH Tƣ vấn Quốc tế VICA

Tháng 3/2015

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 2

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU ......................................................................................................4

II. PHƢƠNG PHÁP GIÁM SÁT ............................................................................5

III. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH .................................................................................7

III.1. Các đặc tính và cách thực hiện hoạt động sinh kế giai đoạn chuyển tiếp ...7

III.1.1. Các mục tiêu của giai đoạn chuyển tiếp ................................................ 7

III.1.2. Đặc tính mới của giai đoạn chuyển tiếp ................................................ 7

III.1.3. Các thôn bản và hộ hưởng lợi ............................................................... 8

III.2. Kết quả các hoạt động sinh kế trong quá trình chuyển giao .......................9

III.2.1. Hoạt động trồng trọt ............................................................................... 9

III.2.2. Hoạt động chăn nuôi ............................................................................ 12

III.2.3. Hoạt đông phi nông nghiệp và phát triển thị trường ............................ 17

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ .................................... 18

V. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ...................................................................................................... 19

Phụ lục 1: Danh sách một số NST tham gia mô hình trồng trọt giai đoạn chuyển tiếp ....................................................................................................... 21

Phụ lục 2: Danh sách một số NST tham gia mô hình chăn nuôi giai đoạn chuyển tiếp ....................................................................................................... 24

Phụ lục 3: Danh sách một số NST tham gia mô hình Phi nông nghiệp và PTTT giai đoạn chuyển tiếp ........................................................................................ 31

Phụ lục 4: Một số hình ảnh hiện trường ............................................................ 33

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Lịch trình giám sát lần 5 ....................................................................................... 6

Bảng 2: Danh sách các bản CLIP giai đoạn chuyển tiếp .................................................. 8

Bảng 3: Số lượng các nhóm sở thích trong giai đoạn chuyển tiếp .................................. 8

Bảng 4: Tổng hợp quy mô thực hiện trình diễn – Trồng trọt .......................................... 10

Bảng 5:Quy mô và sư hỗ trợ của dự án đối với hoạt động chăn nuôi giai đoạn chuyển

tiếp ................................................................................................................................... 13

Bảng 6: Tổng hợp kế hoạch hộ trình diễn hoạt động Chăn nuôi giai đoạn chuyển tiếp 14

Bảng 7: Các NST và thành viên của hoạt động Phi NN và PTTT giai đoạn chuyển tiếp17

Bảng 8 : Bảng ma trận các vấn đề còn tồn tại và giải pháp ........................................... 20

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 3

TỪ VIẾT TẮT

BAH Bị ảnh hưởng

Ban QLDA Ban Quản lý Dự án

CLIP Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng

DTTS Dân tộc thiểu số

MH Mô hình

NST Nhóm sở thích

RLDP Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

TĐTS Thủy điện Trung Sơn

TVGSĐL Tư vấn giám sát độc lập

UBND Ủy ban nhân dân

WB Ngân hàng Thế giới

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 4

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CLIP Ở GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP

1. Chương trình CLIP được thực hiện nhằm khôi phục và phát triển sinh kế cho

các hộ TĐC và những hộ BAH bởi Dự án. Hoạt động sinh kế kéo dài trong 4 năm 2012 -

2016) với hai giai đoạn (i) Giai đoạn thí điểm (8/2012 - 10/2013) diễn ra tại 5 bản; (ii)

giai đoạn nhân rộng (2012 - 10/2016) triển khai tại 44 bản. Hiện nay giai đoạn mở rộng

đã bị chậm trễ. Để đảm bảo tính liên tục của các hoạt động CLIP ở các thôn bản, giai

đoạn chuyển tiếp của sinh kế thí điểm sẽ được thực hiện từ tháng 11-2013 đến hết

tháng 6-2014 tại 10 bản, trong đó có 5 bản thí điểm (cũ) và 5 bản chuyển tiếp (mới) của

4 xã dự án.

2. Các hoạt động sinh kế ở giai đoạn chuyển tiếp được triển khai trên 3 lĩnh vực,

(1) trồng trọt, (2) chăn nuôi, (3) phi nông nghiệp và Phát triển thị trường (PTTT). Kết

thúc giai đoạn chuyển tiếp, có 45 NST được thành lập, trong đó có 19 NST trồng trọt, 19

NST chăn nuôi-thú y và 7 NST phi NN và PTTT.

3. Các hộ tham gia NST trồng trọt mới đã được tập huấn 8 nội dung, gồm (1) Kỹ

thuật trồng lúa nước, (2) Kỹ thuật trồng ngô lai trên đất dốc, (3) Trồng cây ăn quả, (4)

Trồng rừng Xoan-Lát, (5) Kỹ thuật trồng luồng, (6) Trồng cỏ nuôi bò kết hợp, (7) Trồng

mía tím và (8) Quản lý chi tiêu hộ gia đình. Các hộ của NST cũ (từ giai đoạn thí điểm)

đã được tập huấn nâng cao 3 nội dung, gồm (1) Kỹ thuật trồng một số loại rau; (2) Kỹ

thuật trồng ngô nâng cao và (3) Kỹ thuật trồng lúa nâng cao. Kết quả hoạt động trồng

lúa nước khá thành công, góp phần nâng cao thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực

cho các hộ. Hoạt động trồng rừng xoan-lát và trồng cây ăn quả đã triển khai, tỷ lệ sống

của các loại cây trên 90%. Các hộ tham gia mô hình làm vườn ươm, trồng cỏ nuôi bò

đã được đã được tập huấn nhưng chưa triển khai hoạt động trình diễn. Mô hình trồng

mía, trồng ngô và việc tổ chức tham quan cho các hộ mới ở giai đoạn chuyển tiếp vẫn

chưa triển khai được.

4. Các hộ tham gia NST mới (giai đoạn chuyển tiếp) đã được 3 ngày/bản và các

hộ NST cũ (từ giai đoạn thí điểm) được tập huấn nâng cao 1 ngày/bản. Các chủ đề tập

huấn gồm (1) Nuôi gà, (2) Nuôi lợn; (3) Nuôi trâu bò. Ở giai đoạn chuyển tiếp có 3 loại

mô hình được trình diễn, gồm (1) Chăn nuôi gà địa phương; (2) Nuôi ngan lai và (3)

Nuôi lợn lai. Các hộ tham gia trình diễn vòng 1 (lần đầu) là giống, cám đậm đặc và thú

y; trong khi đó hộ tham gia trình diễn vòng 2 (đã tham gia giai đoạn thí điểm) chỉ được

hỗ trợ cám đậm đặc. Các hộ thực hiện mô hình nuôi lợn lai, ngan lai và gà địa phương

đều thu được kết quả tốt, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi

chưa triển khai được ở 5 bản mới, việc tham quan chưa được triển khai, và các hộ tham

gia mô hình chăn nuôi chưa đóng góp đối ứng tích cực.

5. Các hộ tham NST phi nông nghiệp và phát triển thị trường (PTTT) đã được tập

huấn về “Hạch toán kinh tế và quản lý chi tiêu hộ gia đình” (10 lớp tại 10 bản với 300

hộ) và về “Lập kế hoạch kinh doanh” (5 lớp tại 5 bản với 150 hộ). Có 2 NST (10 hộ) chế

biến dong riềng tại xã Tân Xuân và 1 NST (5 hộ) chế biến ớt tại bản Nàng 1 (xã Mường

Lý) đã thành lập. Hoạt động chế biến ớt tại bản Nàng 1 đã thực hiện và đã có sản phẩm

bán ra thị trường. Tuy nhiên, hoạt động chế biến dong riềng chưa triển khai và việc tổ

chức tham quan cho các hộ vẫn chưa thực hiện được.

6. Một Ban sinh kế cộng đồng cấp xã đã được thành lập tại xã Mường Lý và đi vào

hoạt động. Ban này đã phát huy được vai trò và chức năng giám sát các hoạt động tại

bản, là cầu nối giữa chính quyền địa phương với Ban QLDA TĐTS và các

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 5

thành viên các nhóm sở thích.

I. GIỚI THIỆU

7. Dự án Thủy điện Trung Sơn được WB và Chính phủ Việt Nam xem là một ví dụ

điển hình cho dự án thủy điện quy mô vừa và hợp lý theo các thực tiễn tốt trên thế giới

về thiết kế kỹ thuật, có tính đến các yếu tố về môi trường, xã hội và an toàn đập. Đây là

dự án thủy điện đầu tiên WB tài trợ cho Việt Nam và được thiết kế như một dự án mẫu

cho các dự án có thể được chuẩn bị và thực hiện trong thời gian tiếp theo. Dự án cũng

là một ví dụ về lợi ích mà thủy điện mang lại cho sự phát triển của Việt Nam một cách

bền vững về khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội.

8. Mục tiêu chính của dự án nhằm khôi phục và nâng cao mức sống của người

BAH, nghĩa là không có người dân nào BAH chịu tác động tiêu cực về mặt kinh tế hoặc

xã hội do dự án gây ra và cuộc sống của họ sẽ được cải thiện về mặt kinh tế lẫn xã hội.

Các hoạt động chính của nhóm tư vấn nhằm giám sát định kỳ và cuối cùng kết quả đầu

ra của dự án bao gồm:

9. Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) của dự

án xác định được 44 bản bị ảnh hưởng bởi dự án nhà máy thủy điện Trung sơn, những

bản này sẽ tham gia trực tiếp vào chương trình cải thiện sinh kế cộng đồng. Chương

trình cải thiện sinh kế cộng đồng sẽ là một kế hoạch quan trọng trong kế hoạch phát

triển sinh kế và dân tộc thiểu số nhằm cải thiện hoặc ít nhất là phục hồi sinh kế và tiêu

chuẩn sống của người dân trong các bản bị ảnh hưởng. Kế hoạch cải thiện sinh kế

cộng đồng được bắt đầu vào tháng 8/2012 với giai đoạn thí điểm được thực hiện tại 5

bản và giai đoạn nhân rộng được thực hiện tại 44 bản trong khoảng thời gian từ năm

2013 đến năm 2016.

10. Hiện nay giai đoạn mở rộng đã bị chậm trễ. Để đảm bảo tính liên tục của các

hoạt động CLIP ở các thôn bản, giai đoạn chuyển tiếp của sinh kế thí điểm sẽ được

thực hiện từ tháng 11-2013 đến hết tháng 6-2014 với 8 tháng thực hiện. Giai đoạn

chuyển tiếp bao gồm: (i) lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng (từ tháng 8 đến tháng 11

năm 2013) để hình thành các nhóm sở thích, xác định các chủ đề trình diễn và hoàn

thành dự toán ngân sách; (ii) thực hiện các hoạt động sinh kế từ tháng 11 năm 2013

đến cuối tháng 6 năm 2014.

11. Nhiệm vụ của TV phát triển sinh kế trong GSĐL lần 5 về CLIP bao gồm:

Đánh giá sự thích hợp của các hoạt động sinh kế đối với điều kiện kinh tế - xã

hội của các hộ bị ảnh hưởng (BAH) của dự án ở giai đoạn chuyển tiếp;

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ sinh kế và những khó khăn của các

NST trong thực hiện các hoạt động sinh kế ở giai đoạn chuyển tiếp.

Đánh giá các thay đổi về sinh kế của người BAH sau giai đoạn chuyển tiếp; về

mức độ hài lòng của người BAH đối với các hỗ trợ về kĩ thuật, cây trồng, con

giống và đào tạo.

II. PHƢƠNG PHÁP GIÁM SÁT

12. Phương pháp triển khai các hoạt động giám sát của Tư vấn giám sát

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 6

độc lập (TVGSĐL) được mô tả trong Báo cáo Khởi động tháng 2/2013. Báo cáo này,

TVGSĐL đã sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia để thu thập và phân tích

thông tin được cung cấp bởi các bên liên quan của dự án, đặc biệt là những người BAH

thuộc diện nghèo, nhóm hộ dễ bị tổn thương bao gồm cả phụ nữ và người dân tộc thiểu

số (DTTS) và các ban ngành của địa phương liên quan đến Chương trình Tái định cư,

Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số (RLDP). Những công cụ và kỹ thuật được sử

dụng cho Báo cáo này bao gồm phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin, phỏng

vấn hộ và thảo luận nhóm tập trung. Tư vấn cũng đánh giá cao những thông tin quan

trọng được cung cấp bởi Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) và sự

đóng góp tích cực của người dân và lãnh đạo địa phương trong quá trình tham vấn tại

thực địa.

13. Đợt giám sát lần 5 được thực hiện từ ngày 02/10/2014 và kết thúc vào ngày

06/10/2014. Thành viên chính của Tư vấn GSĐL lần 5 là Chuyên gia sinh kế, làm việc

với sự hỗ trợ của một cán bộ VICA. Lịch trình giám sát bao gồm thời gian, địa điểm và

các hoạt động mà Tư vấn đã thực hiện trình bày trong bảng sau:

Bảng 1: Lịch trình giám sát lần 5

Thời gian Địa điểm Hoạt động

02/10/2014 Ban QLDA Trung Sơn Họp với Ban QLDA Trung Sơn

03/10/2014 Xã Trung Sơn, huyện

Quan Hóa

Làm việc với đại diện UBND xã Trung

Sơn; lãnh đạo bản Xước; hộ BAH tại

bản Xước, xã Trung Sơn

04/10/2014 Xã Mường Lý, huyện

Mường Lát

Làm việc với đại diện lãnh đạo xã

Mường lý, lãnh đạo và hộ BAH của bản

Tài Chánh và Nàng 1, xã Mường Lý

05/10/2014

Xã Trung Lý, huyện

Quan Hoá và xã Mường

Lý, huyện Mường Lát

Làm việc với lãnh đạo bản Lìn và các hộ

BAH tại bản Lìn, xã Trung Lý. Làm việc

với lãnh đạo bản Muống 2 và hộ BAH tại

bản Muống 2, xã Mường Lý

06/10/2014 Xã Tân Xuân, huyện

Vân Hồ

Làm việc với đại diên lãnh đạo bản Tây

Tà Lào và hộ BAH tại bản Tây Tà Lào; đại

diện lãnh đạo và hộ BAH Đông Tà Lào

Nguồn: Tư vân giám sát độc lập, tháng 10 năm 2014

14. Nhóm tư vấn đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi với 12 hộ BAH, bao gồm: 2

hộ ở bản Xước; 4 hộ ở bản Co Me và 3 hộ ở bản Tà Bán (xã Trung Sơn); 3 hộ ở bản

Đông Tà Lào (xã Tân Xuân).

15. TVGSĐL đã tiến hành 05 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm:

01 cuộc phỏng vấn các cán bộ tham gia thực hiện công tác phát triển sinh kế

của BQLDA TĐTS nhằm thu thập các thông tin chung về tình hình thực hiện các

hoạt động sinh kế tại các bản ở giai đoạn chuyển tiếp;

01 cuộc phỏng vấn sâu cấp xã là ông Đinh Xuận Diệm – chủ tịch UBND xã

Trung Sơn;

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 7

3 cuộc phỏng vấn sâu cấp thôn bản bao gồm: ông Phạm Hùng Nguyên – trưởng

Bản Co Me và ông Ngân Văn Quán, trưởng bản Xước, xã xã Trung Sơn; ông

Lương Văn Tấm - trưởng nhóm sở thích trồng trọt, bản Đông Tà Lào xã Tân

Xuân.

16. TVGSĐL đã tổ chức 01 cuộc thảo luạn nhóm tại bản Lìn, xã Trung Lý về tỉnh

hình thành lập các NST, các lớp tập huấn đã tổ chức và hiệu quả của tập huấn, về triển

khai các hoạt động sinh kế tại bản Xước, bản mới triển khai ở giai đoạn chuyển tiếp.

17. Trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa, TVGSÐL đã kết hợp phỏng vấn

các hộ BAH tại nhà riêng, quan sát trực tiếp điều kiện sống và làm việc, các hoạt động

sinh kế của người dân. Phương pháp này dùng để thu thập thông tin đa chiều cho báo

cáo giám sát CLIP, làm rõ hơn những tác động tích cực và hạn chế tại Dự án.

III. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH

III.1. Các đặc tính và cách thực hiện hoạt động sinh kế giai đoạn chuyển tiếp

III.1.1. Các mục tiêu của giai đoạn chuyển tiếp

18. Mục tiêu của CLIP là đóng góp cho phục hồi sinh kế trên tất cả các phương diện

thông qua nâng cao năng lực chuyển biến sinh kế trong CLIP gồm cả sản xuất thương

mại và sản xuất tự cung tự cấp với các hộ và các thôn bản trong vùng dự án. Giai đoạn

chuyển tiếp sẽ tiếp tục tập trung vào một số những cơ hội tạo ra thu nhập và những gói

kỹ thuật cải tiến mới. Các hoạt động sẽ được thực hiện trong mối liên hệ với các ưu tiên

này, những bài học kinh nghiệm tốt sẽ tiếp tục triển khai cho giai đoạn mở rộng. Chúng

cũng là động lực để tác động giới trong cộng đồng ở các thôn bản, thể hiện qua vai trò

làm chủ các cơ hội phát triển đi cùng với dự án thủy điện Trung Sơn.

19. Các hoạt động sinh kế ưu tiên được triển khai trên 3 lĩnh vực, (1) trồng trọt, (2)

chăn nuôi, (3) phi nông nghiệp và Phát triển thị trường (PTTT). Điều này khuyến khích

sự lựa chọn hài hòa của các hộ gia đình đối với trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động phi

nông nghiệp. Các lựa chọn sinh kế giai đoạn chuyển tiếp khuyến khích sử dụng tài

nguyên thiên nhiên bền vững.

III.1.2. Đặc tính mới của giai đoạn chuyển tiếp

20. Tăng cường sự điều phối của cấp xã và huyện trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chính quyền cấp huyện và UBND xã sẽ chính thức được thông báo về kế hoạch chi tiết

của chương trình sinh kế giai đoạn chuyển tiếp. Sự lựa chọn sinh kế của nông dân sẽ

tiếp tục được hỗ trợ.

21. Số lượng các bản tham gia giai đoạn chuyển tiếp được mở rộng, tăng cường sự

tham gia của các trưởng bản, các trưởng nhóm sở thích, đặc biệt là ở 5 bản thí điểm.

Kinh phí liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được tư vấn để sử dụng một

cách có hiệu quả nhất và có thể được các hộ huy động cho hoạt động CLIP nhằm đảm

bảo kinh tế cho hộ gia đình .

22. Các hộ thực hiện trình diễn vòng 1 sẽ được tiếp tục hỗ trợ trong vòng 2 khi có

nguyện vọng, nhưng họ sẽ phải đóng góp một phần trong các vật tư đầu vào cho mô

hình trình diễn, tương đương khoảng 50% tổng số chi phí đầu vào cho hoạt động.

Chính vì vậy, định mức đầu tư cho hộ gia đình trong kế hoạch này được tách ra cho

vòng 1 và vòng 2 của các hoạt động trình diễn.

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 8

III.1.3. Các thôn bản và hộ hưởng lợi

23. Các hoạt động CLIP tại 5 bản cũ của giai đoạn thí điểm vẫn tiếp tục với các hoạt

động vòng 1 cho các hộ trong nhóm sở thích chưa thực hiện hoạt động trình diễn và

thực hiện hoạt động vòng 2 cho các hộ đã tham gia trình diễn vòng 1.

24. Các hoạt động CLIP khởi động ở 5 bản mới. Các bản mới này đều tiếp giáp với

các bản thí điểm, thích hợp cho với phương thức mở rộng cuốn chiếu trong giai đoạn

chuyển tiếp. Trong số 5 bản mới có bản Muống 2 thuộc xã Mường Lý là người dân tộc

Hmông. Các phương pháp của CLIP sẽ được thử nghiệm tại bản này. Kết quả hoạt

động sinh kế tại bản này sẽ được đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh để áp dụng cho 12

bản Hmông tiếp theo trong giai đoạn mở rộng.

Bảng 2: Danh sách các bản CLIP giai đoạn chuyển tiếp

Xã (Huyện, Tỉnh) Bản CLIP thí điểm Bản CLIP mới

Trung Sơn (Quan Hóa- Thanh

Hóa) Co Me, Tà Bán Xước

Trung Lý (Mường Lát – Thanh

Hóa) Tổ Chiềng - Co Cài Lìn

Mường Lý (Mường Lát – Thanh

Hóa) Nàng 1

Tài Chánh,

Muống 2

Tân Xuân (Mộc Châu – Sơn La) Đông Tà Lào Tây Tà Lào

Nguồn: Ban QLDA Thủy điện Trung Sơn, 10/2014

25. Số lượng các nhóm sở thích đã được khẳng định vào tháng 11 năm 2013. Khi

kết thúc các hoạt động của giai đoạn chuyển tiếp có 45 nhóm sở thích, trong đó NST

mới thành lập nhiều hơn NST tiếp tục từ giai đoạn thí điểm ở cấp bản và cấp liên bản.

Điều này có thể do người dân ở vùng dự án, nhất là hộ BAH đã nâng cao được nhận

thức, họ muốn tham gia nhiều hơn và các hoạt động sinh kế do DA TĐTS hỗ trợ nhằm

tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để phát triển sinh kế sau này ở khu tái định cư mới.

Số lượng các nhóm sở thích triển khai 3 hoạt động sinh kế được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Số lƣợng các nhóm sở thích trong giai đoạn chuyển tiếp

Loại nhóm sở thích Trồng

trọt

Chăn

nuôi-thú

y

Phi nông

nghiệp và

PTTT

1. Nhóm cấp bản:

1.1. Nhóm sở thích mới 12 10 4

1.2. Nhóm sở thích tiếp tục (từ giai đoạn

thí điểm) 5 8 3

2. Nhóm sở thích liên bản:

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 9

2.1. Nhóm sở thích mới

2 (trồng

cỏ, trồng

mía)

1 (dịch

vụ thú y)

2.2. Nhóm sở thích tiếp tục (từ giai đoạn

thí điểm) -

1 (dịch

vụ thú y)

Phụ tổng: 19 19 7

Tổng số nhóm: 45

Nguồn: Tư vấn giám sát độc lập, tháng 10 năm 2014

26. Vì Dự án cho phép sự tham gia rộng rãi của các hộ BAH, nên không có tiêu chí

về điều kiện cho các các hộ tham gia hoạt động. Dự án đã và đang quan tâm mời tất cả

các thành viên trong nhóm sở thích tham gia các lớp tập huấn, tham quan mà không

phải chỉ đối với các hộ trực tiếp tham gia trình diễn như giai đoạn thí điểm. Phụ nữ

được ưu tiên tham gia các hoạt động của nhóm sở thích. Thanh niên tiếp tục là nhóm

mục tiêu được tập trung trong các hoạt động phi nông nghiệp.

27. Ở mỗi nhóm sở thích có 4-10 hộ được tiếp tục lựa chọn để thực hiện trình diễn.

Họ sẽ nhận được vật tư đầu vào từ dự án. Tiêu chí để lựa chọn các hộ tham gia trình

diễn vòng 1 là những hộ gia đình tình nguyện, có nguồn nhân lực và sẵn sàng thực hiện

hoạt động trình diễn, có khả năng chia sẻ thông tin với các hộ trong và ngoài nhóm, có

tiềm năng để học hỏi khoa học, kỹ thuật, có uy tín và lao động chăm chỉ và có Ít nhất 2

hộ trong nhóm là các hộ dễ bị tổn thương. Tiêu chí để lựa chọn các hộ tham gia vòng 2

là hộ đã tham gia trình diễn vòng 1, sẵn sàng tiếp tục hoạt động vòng 2 và được nhóm

sở thích đồng ý tiếp tục giới thiệu.

III.2. Kết quả các hoạt động sinh kế trong quá trình chuyển giao

28. Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn đã ký hợp đồng với nhóm tư vấn sinh

kế gồm 3 thành viên với 3 lính vực chuyên môn liên quan, gồm trồng trọt, chăn nuôi và

phi nông nghiệp. Đồng thời Công ty TNHH TĐTS đã phân công nhân viên tham gia vào

các hoạt động tham vấn cộng đồng để hình thành các nhóm sở thích (NST). Các NST

sẽ được đào tạo kỹ thuật và những hộ được lựa chọn làm mô hình trình diễn đã được

hỗ trợ đầu vào. Các hộ hưởng lợi bước đầu đã nâng cao được năng lực sản xuất nông

nghiệp, tạo thêm thu nhập và thúc đẩy phát triển sinh kế. Có nhiều kết quả tích cực

trong giai đoạn chuyển tiếp khi mà số lượng bản, nhóm sở thích và số hộ hưởng lợi

tăng đáng kể so với giai đoạn thí điểm.

III.2.1. Hoạt động trồng trọt

29. Đến thời điểm giám sát, có 19 nhóm sở thích trồng trọt đã được thành lập và

hoạt động ở 10 bản, bao gồm 5 nhóm trồng lúa nước (Tà Bán, Đông Tà Lào, Tây Tà

Lào, Tài Chánh và Lìn); 6 nhóm trồng ngô thân thiện với môi trường (Nàng 1, Tổ

Chiềng, Tài Chánh, Lìn (2 nhóm) và Muống 2); 2 nhóm trồng rừng hỗn hợp ( Đông Tà

Lào và Tây Tà Lào) 1 nhóm trồng cây ăn quả (Tà Bán) 2 nhóm trồng luồng (Đông Tà

Lào và Tây Tà Lào); 1 nhóm trồng cỏ nuôi bò kết hợp ( liên bản: Muống 2, Tài Chánh,

Co Me); 1 nhóm trồng mía tím (liên bản: Tà Bán, Đông Tà Lào); 1 nhóm tổ chức vườn

ươm cây giống. Các nhóm sở thích này sẽ duy trì hoạt động đến cuối giai đoạn

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 10

chuyển tiếp và sẽ được chuyển giao cho nhóm tư vấn của giai đoạn mở rộng.

30. Tư vấn trồng trọt đã tổ chức tập huấn kỹ thuật liên quan cho các NST với thời

lượng 2 ngày/lớp cho nông dân tham gia NST mới và thời lượng 1 ngày (nâng cao) cho

nông dân tham gia NST cũ (những người duy trì các nhóm sở thích). Có 8 nội dung tập

huấn cho các hộ tham gia NST mới, gồm (1) Kỹ thuật trồng lúa nước, (2) Kỹ thuật trồng

ngô lai trên đất dốc, (3) Trồng cây ăn quả, (4) Trồng rừng Xoan-Lát, (5) Kỹ thuật trồng luồng,

(6) Trồng cỏ nuôi bò kết hợp, (7) Trồng mía tím và (8) Quản lý chi tiêu hộ gia đình. Có 3 nội

dung tập huấn nâng cao cho các hộ tham gia NST cũ, gồm (1) Kỹ thuật trồng một số loại

rau; (2) Kỹ thuật trồng ngô nâng cao và (3) Kỹ thuật trồng lúa nâng cao. Các lớp đã thực

hiện trong quý 2 năm 2014, địa điểm tổ chức chủ yếu tại các trung tâm xã.

31. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy hoạt động tập huấn thiên nhiều về lý thuyết, ít

thực hành và không có lớp tập huấn tại đồng ruộng. Nguyên nhân chủ yếu là do tại thời

điểm tập huấn các mô hình trông trọt chưa triển khai nên chưa có lớp tập huấn trên đồng

ruộng. Việc tập huấn cho người DTTS chỉ thực hiện 1 lần tại hội trường làm cho người dân

khó tiếp thu, khó áp dụng vào thực tiễn sản xuất của các gia đình. Nếu có điều kiện, tư vấn

trồng trọt nên chia nội dung tập huấn thành nhiều đợt theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của

cây trồng, tổ chức ngay tại đồng ruộng và mỗi lần khoảng 30 phút.

32. Tham quan là một trong những hoạt động nâng cao năng lực sản xuất nông

nghiệp của người dân. Hoạt động này đã được lập kế hoạch cho các NST trồng trọt của

4 xã Trung Sơn, Mường Lý, Trung Lý và Tân Xuân, mỗi xã gồm 40 thành viên. Địa điểm

tham quan là các điểm điển hình tiên tiến, gần giống điều kiện sản xuất và đang cùng có

hoạt động trình diễn tương tự tại Thanh Hóa hoặc các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Sơn

La. Mô hình để tham quan là các mô hình do nông dân thực hiện thành công, một số

mô hình thực hiện ở các dự án khác (Dự án GRET - Thanh Hóa; Dự án giảm nghèo …).

Mỗi chuyến sẽ kéo dài 2 ngày, đủ thời gian để các thành viên trao đổi kinh nghiệm từ

các mô hình được tham quan. Tuy nhiên, đến thời điểm giám sát kế hoạch này chưa

thực hiện được vì thời vụ đã qua. Theo đề nghị của người hưởng lợi và được sự đồng ý

của Ban QLDA TĐTS, hoạt động này sẽ thực hiện ở giai đoạn nhân rộng.

33. Theo kế hoạch, có đến 8 loại mô hình trồng trọt sẽ được trình diễn vòng 1 và 3

loại mô hình sẽ được trình diễn vòng 2 tại các bản BAH của dự án. Chi tiết về hoạt động

trình diễn các mô hình trồng trọt được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Tổng hợp quy mô thực hiện trình diễn – Trồng trọt

TT Trình diễn Tên bản

Qui

mô/hộ

(m2)

Thời gian

thực hiện

(tháng)

Số

hộ

tham

gia I Trình diễn vòng 1 Từ đến

1 Cải thiện canh tác lúa Tà Bán 1000 1 5 10

Cải thiện canh tác lúa Đông Tà Lào 1000 1 5 10

Cải thiện canh tác lúa Tây Tà Lào 1000 1 5 10

Cải thiện canh tác lúa Tài Chánh 1000 1 5 10

2 Trồng ngô Nàng 1 5000 3 7 5

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 11

Trồng ngô Tổ Chiềng 5000 3 7 5

Trồng ngô Lìn 5000 3 7 10

3 Trồng rừng Xoan-Lát Đông Tà Lào 10000 3 6 5

4 Trồng cây ăn quả Tà Bán 5000 2 6 5

5 Trồng luồng Đông Tà Lào 10000 2 6 5

6 Tổ chức vườn ươm Đông Tà Lào 300 1 6 1

7 Trồng cỏ nuôi bò Liên bản 2000 2 6 4

8 Trồng mía tím Liên bản 5000 12 6 5

II Trình diễn vòng 2

9 Cải thiện canh tác lúa Tà Bán 1000 1 5 5

Cải thiện canh tác lúa Đông Tà Lào 1000 1 3 5

10 Trồng ngô Nàng 1 5000 3 7 8

Trồng ngô Tổ Chiềng 5000 3 7 8

11 Trồng rau Tà Bán 600 2 7 10

Tổng số hộ trình diễn 116

Nguồn: Ban QLDA Thủy điện Trung Sơn, 10/2013

34. Theo kế hoạch ở giai đoạn chuyển tiếp, các hoạt động trình diễn vòng 1 gồm (1)

mô hình cải thiện canh tác lúa thực hiện ở 4 bản (Tà Bán, Đông Tà Lào, Tây Tà Lào và

Tài Chánh); (2) mô hình trồng rừng xoan-lát thực hiện ở 1 bản (Đông Tà Lào); (3) mô

hình trồng cây ăn quả triển khai ở 1 bản (Tà Bán); (4) mô hình làm vườn ươm triển khai

ở 1 bản (Đông Tà Lào); (5) mô hình trồng cỏ nuôi bò thực hiện liên bản (Muống 2-Tài

Chánh-Co Me). Hoạt động trình diễn vòng 2 gồm (1) mô hình cải thiện canh tác lúa thực

hiền ở 2 bản (Tà Bán, Đông Tà Lào); và (2) mô hình trồng rau thực hiện ở 1 bản (Tà

Bán).

35. Tại thời điểm giám sát tháng 10/2014, các hộ tham gia vòng 1 được cung cấp

đầu vào như: cây giống; phân bón (urê, phân lân, KCl, kalisunfat, vôi bột); thuốc trừ sâu;

đào tạo; và tham quan học tập. Các hộ tham gia vòng 2 cũng được cung cấp vật tư đầu

vào tương tự. Có 6 nhóm sở thích trồng lúa nước được thành lập tại 4 bản với 50 thành

viên, bao gồm 40 hộ trong vòng 1 và 10 hộ trong vòng 2 tại các bản Tà Bán và Đông Tà

Lào. Các hộ trong nhóm sở thích trồng lúa nước đã triển khai mô hình trình diễn vào vụ

hè thu, lúa phát triển khá tốt. Nhìn chung, mô hình trồng lúa nước khá thành công và có

thể đóng góp nâng cao thu nhập của các hộ và đảm bảo an ninh lương thực. Mô hình

này cho thấy một lựa chọn phù hợp về các giải pháp kỹ thuật và sự đa dạng giống lúa

cho việc thực hiện.

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 12

Hình 1: Mô hình trình diễn lúa nƣớc ở bản Đông Tà Lào

36. Về các hoạt động trồng rừng xoan-lát (Đông Tà Lào) trồng cây ăn quả (Tà Bán):

Các hộ trong NST đã được cung cấp cây giống và họ đã trồng đúng theo hướng dẫn.

Tỷ lệ sống của các loại cây dài ngày này được xác định đạt trên 90% Tuy nhiên, các hộ

tiếp tục quản lý chăm sóc, không để cây chết việc đánh giá sự phát triển của cây cần

phải tiếp tục ít nhất một lần nữa vào dịp cuối năm 2014.

37. Kết quả giám sát cho thấy, mô hình làm vườn ươm, trồng cỏ nuôi bò đã được

triển khai, các hộ trong NST đã được tập huấn. Tuy nhiên, mô hình trồng mía, trồng ngô

vẫn chưa triển khai được, nguyên nhân là do thủ tục đấu thầu tốn nhiều thời gian nên

việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ bị chậm trễ. Hiện tại, thời vụ trồng mía và trồng

ngô đã hết nên hoạt động này tạm thời dừng lại và sẽ tiếp tục ở giai đoạn nhân rộng,

vào vụ Đông Xuân 2014-2015 và kéo dài trong suốt cả thwoif gian thực hiện dự án.

III.2.2. Hoạt động chăn nuôi

38. Đến tháng 10/2014, có tổng số 19 nhóm sở thích về chăn nuôi và thú y được

thành lập và hoạt động ở 10 bản của 4 xã, bao gồm: 7 NST nuôi gà địa phương (Tà

Bán, bản Nàng 1, Tổ Chiềng; Xước, Tài Chánh và Lìn); 1 NST nuôi ngan lai (Co Me); 8

NST nuôi lợn lai (Xước, Tài Chánh, Lìn, Tây Tà Lào, Co Me, Tà Bán, Nàng 1, Đông Tà

Lào); 1 NST nuôi trâu, bò (Muống 2); 1 NST nuôi dê (Xước); 1 nhóm thú y (Liên bản).

Các nhóm sở thích này hoạt động đến hết giai đoạn chuyển tiếp và sẽ được chuyển

giao cho nhóm tư vấn của giai đoạn mở rộng sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.

39. Sau khi thành lập các NST, tư vấn chăn nuôi của nhóm sinh kế đã tổ chức đào

tạo kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên tham gia các NST. Thời lượng tập huấn 3

ngày/bản cho những nông dân tham gia NST mới, trình diễn vòng 1 (thành lập ở giai

đoạn chuyển tiếp) và thời lượng 1 ngày/bản cho nông dân tham gia NST cũ, trình diễn

vòng 2 (chuyển từ giai đoạn thí điểm). Các chủ đề tập huấn cho nông dân tham gia trình

diễn vòng 1 (NST mới) gồm (1) Nuôi gà, (2) Nuôi lợn; (3) Nuôi trâu bò. Các nội dung tập

huấn này đã hoàn thành trong quý 2/2014.

40. Mặc dù tập huấn cho các hộ tham gia NST lần 1 khá dài (3 ngày)

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 13

nhưng việc tổ chức tập huấn liên tục các đối tượng vật nuôi nên lượng kiến thức lý

thuyết truyền đạt khá lớn làm cho người học khó hiểu, khó tiếp thu và hậu quả sẽ khó

áp dụng vào điều kiện thực tế của các hộ. Chị Phạm Thị Lạ (Mơ), nhóm trưởng NST

nuôi gà địa phương ở bản Xước trao đổi: “Tôi tham gia tập huấn cả 3 loại vật nuôi (dê,

lợn, gà) do tư vấn chăn nuôi (anh Hà) tổ chức mấy ngày liền, học viên thì đông, khả

năng tiếp thu kiến thức chậm, không có thực hành nên không nhớ được. Tập huấn xong

không có triển khai mô hình nên tôi không biết thời gian tới có nhớ gì mà làm không,

trong khi mình lại là nhóm trưởng”.

41. Tham quan học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng được các tư vấn sinh kế lập kế

hoạch cho các NST chăn nuôi. Có nhiều mô hình chăn nuôi thực hiện ở giai đoạn thí

điểm khá thành công, đó là nơi để các hộ của NST mới đến học tập. Tuy nhiên, kết quả

giám sat cho thấy việc tổ chức tham quan chưa được triển khai cho những hộ tham gia

NST lần 1 ở những bản mới đến tham quan mô hình cùng NST ở những bản thí điểm.

Việc làm này cần làm ngay trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hoặc bắt đầu giai

đoạn nhân rộng.

42. Việc triển khai các mô hình trình diễn chăn nuôi tại các hộ gia đình đã được Ban

QLDA TĐTS lập kế hoạch và tổ chức họp thông báo với dân ở những bản triển khai mô

hình. Theo đó, ở giai đoạn chuyển tiếp có 3 loại mô hình được trình diễn, gồm (1) Chăn

nuôi gà địa phương; (2) Nuôi ngan lai và (3) Nuôi lợn lai. Mức độ hỗ trợ của dự án có

khác nhau giữa hộ tham gia vòng 1 và hộ tham gia vòng 2 ở cả 3 loại hoạt động trình

diễn. Mức độ hỗ trợ của dự án và sự đóng góp của người hưởng lợi được trình bày ở

bảng 5.

Bảng 5: Quy mô và sƣ hỗ trợ của dự án đối với hoạt động chăn nuôi giai đoạn

chuyển tiếp

Vật liệu Số lƣợng

Hỗ trợ hộ tham gia

vòng 1

Hỗ trợ hộ tham gia

vòng 2

DA tài trợ Dân

góp

DA tài

trợ

Dân góp

Hoạt động nuôi gà:

Giống 80 gà 21 ngày tuổi 50 gà 30 gà - 80 gà

Cám đậm đặc 75kg 75kg - 75kg

Thức ăn địa phương 300kg ngô, cám - 300 kg - 300 kg

Thuốc thú y Đủ dùng Đủ dùng - Đủ dung -

Hoạt động nuôi lợn:

Giống 4 lợn (15-20kg) 3 lợn 1 lợn - 4 lợn

Cám đậm đặc 125kg 125 kg - 95kg -

Thức ăn địa phương 585kg (ngô. Cám) - 585 kg - 440 kg

Thuốc thú y Đủ dùng Đủ dùng - Đủ dùng -

Hoạt động nuôi ngan:

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 14

Giống 80 ngan 21 ngày

tuổi

- 80 ngan

Cám đậm đặc 125kg 125 kg -

Thức ăn địa phương 360kg (ngô, cám) - 360 kg

Thuốc thú y Đủ dùng Đủ dùng -

Nguồn: Tư vân giám sát độc lập, tháng 10 năm 2014

43. Dựa vào quy mô, sự hỗ trợ của dự án và đóng góp của các hộ tham gia thực

hiện mô hình ở 2 vòng nêu trên, tư vấn kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách sinh kế

của dự án TĐTS đã xây dựng kế hoạch trình diễn hoạt động chăn nuôi.

44. Hoạt động trình diễn chăn nuôi vòng 1 và vòng 2 đã được triển khai tại 5 bản đã

thực hiện giai đoạn thí điểm trước đây. Địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và số hộ

tham gia các hoạt động trình diễn chăn nuôi giai đoạn chuyển tiếp được trình bày ở

bảng 6.

Bảng 6: Tổng hợp kế hoạch hộ trình diễn hoạt động Chăn nuôi giai đoạn chuyển

tiếp

TT Hoạt động trình

diễn Bản Qui mô/hộ

Thời gia thực

hiện (Tháng)

Số hộ

thực

hiện

(hộ) I Trình diễn vòng 1: Từ Đến

1 Nuôi gà địa phương Tà Bán 80 con giống 7 9 5

Nuôi gà địa phương Tổ Chiềng 80 con giống 7 9 5

Nuôi gà địa phương Nàng 1 80 con giống 7 9 5

2 Nuôi lợn lai Co Me 4 con giống 7 9 5

Nuôi lợn lai Tà Bán 4 con giống 7 9 5

Nuôi lợn lai Nàng 1 4 con giống 7 9 5

Nuôi lợn lai Đông Tà Lào 4 con giống 7 9 5

II Trình diễn vòng 2:

1 Nuôi gà địa phương Tà Bán 80 con giống 7 9 4

Nuôi gà địa phương Nàng 1 80 con giống 7 9 2

2 Nuôi ngan lai Co Me 80 con giống 7 9 2

3 Nuôi lợn lai Co Me 4 con giống 7 9 6

Nuôi lợn lai Tà Bán 4 con giống 7 9 1

Nuôi lợn lai Nàng 1 4 con giống 7 9 2

Nuôi lợn lai Đông Tà Lào 4 con giống 7 9 2

Tổng số hộ thực hiện trình diễn 54

Nguồn: Tư vân giám sát độc lập, tháng 10 năm 2014

45. Kết quả giám sát cho thấy, các hộ tham gia hoạt động trình diễn vòng 1 và vòng

2 đều đã áp dụng quy trình kỹ thuật học được vào thực tiễn sản xuất của gia

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 15

định. Các hộ nuôi lợn lai, ngan lai và gà địa phương thuộc NST trình diễn vòng 1 đều

phấn khởi khi đàn gia súc của họ phát triển tốt hơn so với phương pháp nuôi truyền

thống. Một số hộ đã bán sản phẩm lợn, gà và mang lại thu nhập cao hơn so với trước.

Thực tế cho thấy đàn gia súc phát triển tốt hơn ở những hộ tham gia hoạt động trình

diễn vòng 2, có thể những hộ này đã tích lũy được được kiến thức và kinh nghiệm từ

giai đoạn thí điểm nên họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc tốt hơn.

46. Theo kế hoạch của dự án, người dân phải chuẩn bị đầy đủ hạng mục đã thỏa

thuận nêu trên (bảng 5), nếu hộ đó chuẩn bị chưa đủ thì dự án dừng hỗ trợ và xem xét

hỗ trợ cho hộ khác nếu có mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, việc đóng góp (đối ứng)

của người dân trong các mô hình trình diễn chăn nuôi chưa thỏa mãn với yêu cầu của

chương trình. Đối với các hộ tham gia mô hình nuôi lợn lai, có hộ mua thêm lợn đối ứng

là lợn địa phương (hộ Ngân Hồng Loan, bản Tà Bán), đa số các hộ chỉ nuôi 3 con dự án

cấp cho mà không mua thêm 1 con đối ứng như cam kết (hộ Phạm Bá Vụ, bản Co Me),

có hộ lợn bị chết không lâu sau khi nhận từ dự án nhưng không mua bổ sung hoặc mua

đối ứng mà chỉ nuôi 2 con (hộ Lương Văn Tấm, Đông Tà Lào). Một lý do mà các hộ đưa

ra là không có tiền để mua thêm lợn đối ứng hay mua lợn bổ sung. .

47. Đối với hoạt động trình diễn chăn nuôi gà địa phương, các hộ tham gia được hỗ

trợ 50 gà giống 21 ngày tuổi và phải đối ứng thêm 30 con gà cùng loại. Việc này đã

khiến các hộ gặp khó khăn cho việc tìm 30 con gà cùng lứa tuổi với gà mà dự án hỗ trợ.

Các hộ cho rằng, dự án nên cấp 80 gà giống cùng lúc, trong đó 30 con tính kinh phí đối

ứng của hộ, còn nếu làm theo mô hình đã triển khai thì các hộ không làm được (thảo

luận nhóm ở bản Tà Bán, xã Trung Sơn).

48. Chính vì khó khăn trên mà các hộ tham gia hoạt động trình diễn nuôi gà địa

phương chỉ nuôi 50 con mà dự án hỗ trợ. Đến tháng 10/2014, nhiều hộ đã bán gà thịt

mang lại thu nhập cho gia đình. Một số hộ để lại những gà đẹp, đủ tiêu chuẩn làm giống

để nuôi gà sinh sản. Có hộ muốn nhân đàn gà giống sinh sản, nuôi úm gà con và phát

triển thành đàn lớn hơn (gia trại và trang trại) nuôi ở trên rẫy (hộ Ngân Thị Hậu, Tà

Bán). Có thể nói đây là hướng tốt để phát triển đàn gà tại địa phương. Vấn đề khó ở

chỗ dự án cần hỗ trợ thêm vầ hoạt động nuôi úm gà con, quy trình nuôi dưỡng và

phòng trừ dịch bệnh cho gà 0-4 tuần tuổi cho những hộ muốn nuôi gà giống sinh sản.

Những hộ này không chỉ tự gây giống cho gia đinh mà còn có thể cung cấp con giống

an toàn dịch bệnh cho những hộ khác trong địa phương.

Hình 2: Mô hình chăn nuôi lợn, nuôi ngan và nuôi gà giai đoạn chuyển tiếp

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 16

Lợn của hộ Ngân Hồng Loan, bản Tà Bán

Chuồng lợn của hộ Lương Văn Tấm

(Đông Tà Lào), không có hố phân

Ngan của hộ Lương Văn Uốn, bản Co Me

Chuồng gà hộ Ngân Thị Hậu, bản Tà

Bán

49. Mô hình nuôi ngan lai cũng được triển khai cho các hộ tham gia hoạt động trình

diễn lần 2 tại thôn Co Me. Theo cam kết ban đầu, dự án chỉ hỗ trợ 125 kg cám đậm đặc

và thuốc thú y, hộ phải đối ứng 80 ngan và 360 kg thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột

sắn). Kết quả giám sát cho thấy chỉ có 2 hộ triển khai hoạt động này (hộ Lương Văn

Uốn và hộ Phạm Bá Tuế), mỗi hộ chỉ nuôi 50 ngan. Đến tháng 10/2014, hộ Phạm Bá

Tuế còn 25 con và hộ Lương Văn Uốn còn 7 con; trọng lượng khoảng 2,0-2,5 kg/con.

Có thể nói việc nuôi ngan lai ở vùng cao này khá khó đối với các hộ dân tộc thiểu số.

Người dân quen kiểu nuôi tự do, chưa chú trọng về công tác thú y, chăm sóc nuôi

dưỡng trong khi ngan lai đồi hỏi điều kiện nuôi bán thâm canh (thức ăn đủ số lượng và

chất lượng, nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, thuốc phòng bệnh đầy đủ). Kết quả là, tỷ lệ

ngan lai chết khá cao, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp. Trong khi đó, nhiều hộ trong

vùng đang nuôi ngan đen (vịt Xiêm) phát triển bình thường, tỷ lệ chết thấp và điều kiện

nuôi đơn giản, đẻ trứng và nuôi con khéo nên dễ nhân đàn. Chính vì vậy mà nhiều hộ

thích nuôi ngan đen hơn ngan lai (phỏng vấn hộ Phạm Thị Pán, thôn Tà Bán, xã Trung

Sơn).

50. Dịch vụ thú y cần được quan tâm hơn trong phát triển chăn nuôi. Vì gà và ngan

lai rất dễ nhiễm bệnh và có thể bỏ ăn hay chết khi thời tiết thay đổi, dịch bệnh lây lan.

Việc hướng dẫn người dân nói chung và các hộ hưởng lợi tham gia hoạt động

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 17

trình diễn nói chung là rất cần thiết. Hiện tại, bản Co Me và Tà Bán, có quầy bán thuốc

thú y ngay đầu bản Co Me (bà Tuyên/Gái) nên các hộ ở 2 bản Co Me và Tà Bán có thể

tiếp cận thuốc và dịch vụ thú y dễ dàng hơn. Vấn đề ở chỗ là nên kiểm tra lại tính pháp

lý, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của quầy thuốc này, sau đó tạo điều kiện để cho

họ làm dịch vụ tốt hơn, có chất lượng hơn.

51. Công tác thú y còn nhiều hạn chế, nguyên nhân có thể do việc chữa bệnh cho

giai súc, gia cầm còn trông chờ, ỷ lại mà chưa triển khai theo hướng dịch vụ nên các

bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Kết quả phỏng vấn

hộ ở các thôn cho biết sự hỗ trợ của cán bộ thú y thôn bản đối với người dân rất thấp,

người dân thường trực tiếp vào lấy thuốc tại cán bộ sinh kế của ban QLDA TĐTS hay

chỗ quầy thuốc bà Tuyên/Gái và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Các cán bộ thú y

này cần được tăng thêm để làm thú y cho cả 10 thôn. Họ cần được tiếp tục bồi dưỡng

tay nghề thú y theo phương pháp đào tạo lại và đào tạo nâng cao, sau đó chọn lọc

những người có tay nghề cao để làm dịch vụ. Ban QLDA nên hỗ trọ tủ thuốc thú y tại

các bản để việc xử lý bệnh gia súc, gia cầm kịp thời hơn.

52. Hoạt động chăn nuôi chưa triển khai được ở 5 bản mới do kế hoạch thực hiện

chưa đưa hỗ trợ đầu vào cho giai đoạn này. Sau khi được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi

lợn lai, ngan lai, chăn nuôi dê, nuôi gà địa phương các hộ chưa được hỗ trợ để triển

khai mô hình mà hoạt động này giai đoạn nhân rộng. Việc chưa hỗ trợ đầu vào ở 5 bản

mới trong giai đoạn chuyển tiếp này có thể sẽ dẫn đến kiến thức của người dân quên

nhiều và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động trình diễn. Để giảm bớt rủi ro này, đề nghị

dự án TĐTS tổ chức tập huấn lại trên hiện trường (tại chuồng trại) cho các hộ khi triển

khai hoạt động trình diễn ở giai đoạn nhân rộng.

III.2.3. Hoạt đông phi nông nghiệp và phát triển thị trƣờng

53. Trong giai đoạn chuyển tiếp, tại 10 bản có 12 NST về kinh doanh buôn bán; chế

biến nông sản và nghề phụ; tổ dịch vụ được thành lập với 271 thành viên tham gia. Chi

tiết về các nhóm sở thích phát triển thị trường và phi nông nghiệp cùng các thành viên

được trình bày trong bảng 7.

54. Sau khi hình thành các nhóm sở thích, tư vấn phi nông nghiệp và phát triển thị

trường (PTTT) đã tổ chức 10 lớp đào tạo về “Hạch toán kinh tế và quản lý chi tiêu hộ

gia đình” tại 10 bản với 300 hộ tham gia và 5 khóa học về “Lập kế hoạch kinh doanh” tại

5 bản với 150 hộ gia đình tham gia. Các lớp tập huấn được tổ chức thời gian như nhau

(1 ngày/lớp) và hoàn thành trong quý 2/2014. Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn hộ

ở các bản cho thấy, người dân chưa hiểu được nhiều vì tập huấn thời gian ngắn trong

khi các hộ bận nhiều việc. Việc áp dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế của

nông hộ nghèo miền núi và DTTS gặp nhiều khó khăn. Kết quả là, người dân vẫn chưa

biết kinh doanh, sản xuất theo kiểu nhỏ lẽ quảng canh nên sản phẩm nông nghiệp chưa

mang tính hàng hóa, giá bán thấp và không ổn định.

Bảng 7: Các NST và thành viên của hoạt động Phi NN và PTTT giai đoạn chuyển

tiếp

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 18

Thôn, bản

Kinh doanh, buôn bán

Chế biến

nông sản + nghề

phụ

Tổ dịch vụ

Học nghề

Lao động phổ

thong

Tổng số

(ngƣời)

Xã Trung Sơn

1. Bản Co Me 12 6 7 25

2 .Bản Tà Bán 13 19 16 48

3. Bản Xước 9 12 21

Xã Mƣờng Lý

4. Bản Nàng 1 11 5 15

5. Bản Muống 2 5 5

6. Bản Tài Chánh

2 5 11 18

Xã Trung Lý

7. Tổ Chiềng 1 2 3

8. Bản Lìn 4 12 16

Xã Tân Xuân

9. Đông Tà Lào 9 12 29 3 53

10. Tây Tà Lào 10 22 35 67

Tổng số (ngƣời)

48 32 12 90 89 271

Nguồn: Tư vân giám sát độc lập, tháng 10 năm 2014

55. Theo kế hoạch, sẽ có 2 chuyến tham quan cho 70 thành viên thuộc NST phi NN

va PTTT đến các mô hình trình diễn hộ ở các địa phương, nơi đang sản xuất cót ép từ

luồng, chế biến dong riềng, chế biến ớt hay hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên

tại thời điểm giám sát, việc tổ chức tham quan chưa được thực hiện vì các mô hình

trình diễn phi nông nghiệp chưa được triển khai..

56. Việc trình diễn hoạt động phi nông nghiệp đã được lập kế hoạch thực hiện tại

các hộ gia đình. Có 2 nhóm sở thích (10 hộ) chế biến dong riềng tại xã Tân Xuân và 1

nhóm sở thích (5 hộ) chế biến ớt tại bản Nàng 1 (xã Mường Lý). Dự án hỗ trợ kỹ thuật,

đầu tư sản xuất và quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường. Tại thời điểm giám sát,

hoạt động chế biến ớt tại bản Nàng 1 các thành viên đã thực hiện hoạt động và đã có

sản phẩm bán ra thị trường; tuy nhiên hoạt động chế biến dong riềng chưa triển khai.

57. Khó khăn lớn nhất làm chậm trễ việc triển khai hoạt động chế biến dong riềng là

việc mua sắm trang thiết bị phải thông qua thủ tục đấu thầu chào hàng cạnh tranh, một

số máy móc không có sẵn ở thị trường địa phương. Kết quả là công việc bị chậm trễ và

2 hoạt động chế biến dong riềng ở xã Tân Xuân vẫn chưa thực hiện được.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ

58. Chương trình phát triển dân tộc thiểu số, sinh kế và tái định cư đã xác định 44

bản bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy điện Trung Sơn và sẽ được tham gia

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 19

chương trình cải thiện sinh kế cộng đồng. Chương trình cải thiện sinh kế cộng đồng là

hoạt động thiết yếu trong kế hoạch phát triển sinh kế và tái định cư để đảm bảo cải thiện

hoặc ít nhất là phục hồi mức sống của người dân sống tại các bản bị ảnh hưởng.

59. Ở giai đoạn chuyển tiếp, hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng được triển khai

từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 tại 10 bản của 4 xã dự án, trong đó có 5

bản kế tiếp giai đoạn thí điểm và 5 bản mới. Các hoạt động sinh kế đều được người

dân đề xuất, thảo luận và đi đến thống nhất

60. Các thành viên của các nhóm sở thích đăng ký tham gia hoạt động trình diễn

trên tinh thần tự nguyện. Các hộ tham gia trình diễn vòng 1 đã được nhận vật tư đầu

vào từ dự án cho hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Các hộ tham gia trình diễn vòng 2

cần có sự đóng góp vào hoạt động trình diễn bên cạnh sự hỗ trợ của dự án. Tiêu chí

cho các hộ tham gia trình diễn cho mỗi vòng được thỏa thuận và thống nhất giữa các

hộ, tư vấn sinh kế và nhân viên dự án TĐTS.

61. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các hoạt động nuôi lợn, nuôi gà, nuôi ngan và

trồng lúa nước đều thực hiện cả vòng 1 và vòng 2 cho các hộ hưởng lợi của các NST ở

5 bản thí điểm cũ. Kết quả cho thấy, hoạt động chăn nuôi và trồng trọt tại 5 bản thí điểm

đã mang lại hiệu quả khá tốt, đáp ứng nhu cầu của người dân. Điều này có thể các hộ ở

các bản thí điểm trước đây đã được tập huấn, tích lũy được kinh nghiệm, và khi họ

tham gia vòng 2 thì được tập huấn nâng cao nên năng lực sản xuất của người dân đã

được nâng lên. Kết quả là hiệu quả sản xuất tốt hơn so với giai đoạn thí điểm trước

đây. Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên những hoạt động này mới chỉ tập trung vào tập

huấn cho các NST ở 5 bản mới. Việc hỗ trợ vật tư đầu vào để các hộ thực hiện hoạt

động trình diễn sẽ tiến hành trong giai đoạn mở rộng.

62. Các hoạt động trồng rừng hỗn hợp xoan-lát, trồng cây ăn quả đã mang lại kết

quả tốt, tỷ lệ sống cao, trên 90%. Hoạt động trồng cỏ nuôi bò, trồng rau, làm vườn ươm

đã triển khai tại các các NST. Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên hoạt động trồng mía

tím, trồng ngô, vẫn chưa triển khai được, phải chuyển sang giai đoạn nhân rộng.

63. Hoạt động của nhóm phi nông nghiệp và PTTT đã triển kkhai được hoạt động

chế biến ớt, tuy nhiên hoạt động chế biến dong riềng chưa triển khai. Lý do chính là do

việc thực hiện các gói thầu chậm dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp vật tư đầu

vào phù hợp với lịch gieo trồng tại địa phương. Các hoạt động trình diễn vật nuôi chưa

được triển khai ở các bản mới trong giai đoạn chuyển tiếp này

64. Sự phối hợp giữa Ban QLDA, đội ngũ tư vấn và chính quyền địa phương trong

giai đoạn chuyển tiếp đã được duy trì và phát triển. Một Ban sinh kế cộng đồng cấp xã

đã được thành lập tại xã Mường Lý và đi vào hoạt động. Ban này đã phát huy được vai

trò và chức năng giám sát các hoạt động tại bản, là cầu nối giữa chính quyền địa

phương với Ban QLDA TĐTS và các thành viên các nhóm sở thích.

V. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC

HOẠT ĐỘNG SINH KẾ

65. Bảng ma trận sau đây cung cấp một sự tổng quan về các vấn đề còn tồn đọng

trong hoạt động sinh kế của dự án, một số giải pháp và thời gian thực hiện được đề

xuất để Ban QLDA TĐTS và các cơ quan liên quan tham khảo để lập kế hoạch thực

hiện.

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 20

Bảng 8 : Bảng ma trận các vấn đề còn tồn tại và giải pháp

Các

hoạt

động

sinh

kế

Các vấn đề

còn tồn tại

Các cơ quan/đơn vị

chịu trách nhiệm Giải pháp Thời gian

hình

trồng

trọt

- Các hoạt

động tham

quan điển

hình tiên

tiến và

trồng ngô,

trồng mía

tím, chưa

được thực

hiện

- Các tư vấn được ký hợp

đồng của gói thầu sinh

kế giai đoạn nhân rộng

- Các nhóm sở thích và

các hộ thực hiện các mô

hình liên quan

- UBND các xã

- BQL dự án Thủy điện

Trung Sơn

- Tổ chức đấu thầu

sớm và ký hợp đồng

với tổ chức/cá nhân

thắng thầu

- Vật tư đầu vào nên

được cung cấp đầy

đủ và kịp thời vụ cho

các mô hình mở

rộng

Bắt đầu từ

vụ Đông

Xuân 2014-

2015 đến

hết dự án

hình

chăn

nuôi

- Hoạt động

tham quan

chưa được

triển khai

- Các hộ

tham gia

mô hình

chưa đóng

góp đối

ứng

- Túi thuốc

thú ý chưa

được cung

cấp;

- Các mô

hình chăn

nuôi chưa

triển khai ở

các bản

mới

- Ban QLDA thủy điện

Trung Sơn phối hơp với

Tư vấn sinh kế

- UBND các xã

- Cán bộ thú y đã được

đào tạo tại địa phương

- Các nhóm sở thích và

các hộ thực hiện các mô

hình

- Tổ chức tham quan

mô hình chăn nuôi

điể hình

- Kiểm tra đóng góp

của các hộ chặt chẽ

hơn;

- Cung cấp túi thuốc

thú y và tiếp tục

nâng cao năng lực

cho các cán bộ thú y

địa phương;

- Ký hợp đồng với Tư

vấn dịch vụ kỹ thuật

và Nhà cung cấp

dịch vụ đầu vào kíp

thời để triển khai

đúng kế hoạch

Từ tháng

10 năm

2014 đến

hết dự án

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 21

Phi

nông

nghiệp

- Các sản

phẩm trồng

trọt, chăn

nuôi và lâm

nghiệp bán

với giá thấp

và không

ổn định

- Hoạt động

tham quan

chưa thực

hiện được

- Mô hình

chế biến

dong riềng

ở Đông Tà

Lào chưa

thực hiện

- Tư vấn phi nông nghiệp

và PTTT

- UBND các xã và các cơ

quan liên quan

- Các nhóm sở thích và

các hộ thực hiện các mô

hình

- Ban QLDA thủy điện

Trung Sơn

- Các hộ cần lập kế

hoạch kinh doanh

hộ, nâng cao chất

lượng nông sản

phẩm, ổn định giá cả

- Tổ chức tham quan

học tập, chia sẻ kinh

nghiệm về các mô

hình kinh tế phù

hợp.

- Xây dựng mô hình

chế biến trong thời

gian nhân rộng

-Từ tháng

10 năm

2014 đến

khi kết

thúc dự án

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách một số NST tham gia mô hình trồng trọt giai đoạn

chuyển tiếp

Bản Tổ Chiềng – Co Cài Trong, xã Trung Lý

STT Họ và tên Chồng Họ và tên Vợ Chức vụ

1 Ngân Văn Hiếu

2 Vi Văn Thiện

3 Đinh Công Thuật

4 Ngân Văn Toán

5 Ngân Văn Thu

6 Vi Văn Bồng

7 Vi Văn Lập

Bản Lìn xã Trung Lý

STT Họ và tên Chồng Họ và tên Vợ Chức vụ

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 22

1 Đinh Công Điểm Lò Thị Phượng Nhóm trưởng

2 Đinh Công Thày Hà Thị Chiềng Nhóm phó

3 Hà Thị Thoa

4 Vi Văn Quán Vi Thị Bích

5 Hà Văn Thóm Len Thị Ngòi

6 Đinh Công Thòa Ngân Thị Lầm

7 Đinh Công Thuyến Lò Thị Nhờ

8 Hà Văn Cường Hà Thị Ằng

9 Vi Văn Quế Vi Thị Suồi

10 Đinh Công Đề Lương Thị Viết

11 Vi Thị Ỏi

12 Hà Thị Thủy

13 Hà Công Phanh

14 Hà Thị Lâm

15 Vi Văn Tui

16 Vi Văn Lục Vi Thị Dựa

17 Đinh Công Lợi Hà Thị Hội

18 Hà Văn Bính Đinh Thị Khoe

19 Đinh Thị Màu

20 Ngân Văn Dậu Lê Thị Chương

21 Đinh Thị Khứt

22 Đinh Công Khìn Lò Thị Diềm

23 Đinh Công Ngọc Lê Thị Phượng

24 Đinh Công Diện Đinh Thị Thơ

25 Bùi Văn Phán Vi Thị Thật

26 Hà Thị Hương

27 Hà Văn Thoan Vi Thị Chanh

28 Đinh Công Điệu Hà Thị Mứt

29 Đinh Công Thi Hà Thị Thời

30 Đinh Công Nghiên Lương Thị Thắm

31 Đinh Công Đầm

Bản Đông Tà Lào, Tân Xuân, Vân Hồ

TT Họ và tên

1 Lò Văn Huyền

2 Lò Văn Hôi

3 Hà Văn Dừa

4 Lường Văn Tấm nhóm trưởng

5 Lò Văn Thiệp

6 Hà Văn Tiệp

7 Lò Văn Hà

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 23

8 Hà Văn Thày

9 Lò Văn Thành

10 Lường Văn Ngự

11 Hoàng Văn Trường

12 Lò Văn Huế

13 Lò Văn Phui

14 Ò Văn Quý

15 Hà Văn Huỳnh Trưởng bản

16 Ngần Văn Toàn

17 Lường Văn Hòn

18 Hà văn Hậu

19 Hà Văn Hiệp

20 Hà Văn Bảy

21 Ngần văn Niềm

22 Hà Văn HÌnh

23 Hà Thị Minh

24 Lò Văn Hằng

25 Lò Văn Liệu

26 Lương Văn Toán

27 Lương Văn Tiếng

28 Hoàng Văn Hoạt

29 Lò Văn Nga

30 Hà Thị Thúy (Hợp)

Bản Tà Bán, xã Trung Sơn

STT Họ và tên Chồng Họ và tên Vợ Chức vụ

1 Phạm Bá Dân Ngân Thị Hếu Trưởng nhóm

2 Vi Văn Phú Phạm Thị Nguyện Phó nhóm

3 Phạm Bá Dù Lương Thị Khoái

4 Lò Văn Toàn Phạm Thị Lợi

5 Lương Văn Ứng Hà Thị Thủy

6 Phạm Bá Mờ Đinh Thị Tườm

7 Đinh Thị Dụ

8 Ngân Văn Phận Hà Thị Lếu

9 Lò Văn Tiên

10 Vi Văn Hạnh Lò Thị Vân

11 Vi Văn Choi Hà Thị Dung

12 Lương Văn Ứng Phạm Thị Viễn

13 Lò Khắm Thánh Phạm Thị Ẩn

14 Ngân Văn Thiện (Tìm)

15 Ngân Văn Yết Ngân Thị Muồn

16 Lò Khăm Thanh Lò Thị Ìn

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 24

17 Lương Thành Đô

18 Phạm Bá Nhân

19 Phạm Hùng Mười

20 Ngân Văn Ốt

21 Vi Văn Chấm

22 Lương Văn Thịnh

23 Phạm Bá Giám

24 Vi Văn Nhâng

25 Vi Văn Quản

26 Vi Văn Cuộn

27 Phạm Bá Lằm

Bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý

STT Họ và tên

Chồng Họ và tên Vợ Chức vụ

1 Hà Văn Ngọc

2 Lò Văn Hiếu

3 Ngân Văn Mạnh

4 Ngân Văn Truyền

5 Hà Văn Huỳnh

6 Ngân Văn Nhuồn

7 Ngân Văn Yểm

8 Phạm Bá Lềnh

9 Ngân Văn Phúc

Phụ lục 2: Danh sách một số NST tham gia mô hình chăn nuôi giai đoạn

chuyển tiếp

Bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý

NST nuôi gà

STT Họ tên Chồng + Vợ Số điện thoại

(nếu có) Ký tên

1 Vi Văn Thủy

Hà Thị Sơn

2 Ngân Văn Thao

Lương Thị Chuyền

3 Ngân Văn Long 01675222571

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 25

Ngân Thị Biền

4 Nguyễn văn Mạnh 01694830025

Lê Thị Nga

5 Hoàng Anh Thanh

Trương Thị Huyền

6 Ngân Văn Hoan

Lò Thị Thà

7 Ngân Văn Thu 01682316494 NT GĐ 2

Hà Thị Hào

8 Vi Văn Lập

Đinh Thị Hiềm

9 Vi Đình Thượng

Vi Thị Êu

10 Ngân Văn Hoạch

Lò Thị Thược

11 Ngân Vĩnh Thông 01643805521 không làm nên không biết

Hà Thị Nhượng

12 Ngân Thị Huệ

13 Hà Thị Bang

14 Vi Văn Thòng

Lương Thị Miền

15 Đinh Công Phúc

Hà Thị Tân

16 Đinh Công Điệp

Ngân Thị Minh

17 Đinh Công Đại 0977897065 CT UBND xã Mường L

Hà Thị Nhờn

18 Hà Văn Niệm

Vi Thị Hịnh

19 Hà Thị Quý

20 Lê Trọng Chung

Hà Thị Lới

21 Ngân Văn Thợi

Hà Thị Minh

Bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý

NST nuôi lợn lai

STT Họ tên Chồng + Vợ Số điện thoại

(nếu có) Ký tên

1 Ngân Văn Thẩm 01628054104

Lò Thị Phùng

2 Vi Thị Huyền 01628845962

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 26

3 Vi Văn Thắm 01692408112 Không biết hộ làm MH

Lương Thị Đợi

4 Đinh Công Dựng

Vi Thị Duyến 0962383701

5 Vi Văn Đồng

Vi Thị Hiệp

6 Ngân Văn Hiếu

Ngân Thị Toản

7 Ngân Văn Tịnh

Vi Thị Oanh

8 Hà Văn Biển

Ngân Thị Tính

9 Hà Văn Lý

Hà Thị Suồi

10 Ngân Văn Tấm

Đinh Thị Nghéo

11 Đinh Công Thạnh

Vi Thị Vào

12 Ngân Văn Tưm

Ngân Thị Vầu

13 Đinh Công Thắm

Lương Thị Dềnh

14 Ngân Văn Thụ

Lương Thị Pán

15 Vi Văn Việt

Vi Thị Nhàn

16 Vi Văn Dầng

Ngân Thị Nhòng

17 Đinh Công Thuận nt

Hà Thị Động

18 Hà Văn Hoằng

Đinh Thị Hòa

19 Ngân Văn Long NT 01675222571

Lương Thị Nhung

20 Lương Văn Quốc

Ngân Thị Tơ

21 Ngân Thị Đường

22 Ngân Văn Liệu

Đinh Thị Đoài

23 Hà Văn Hồng

Hà Thị Điện

24 Ngân Văn Toán

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 27

Vi Thị Thanh

25 Vi Văn Bồng

Đinh Thị Thủy

26 Lương Văn Nhàn

Đinh Thị Diện

27 Lò Văn Thậm

Hà Thị Lâm

28 Hà Văn Thòa

Ngân Thị Thoàn

29 Hà Văn Tiếp

Vi Thị Sâm

30 Hà Văn Họi

Vi Thị Hòm

31 Vi Văn Tươi

Vi Thị Chung

32 Phạm Bá Khánh

Vi Thị Nhung

Nuôi gà bản Tà Bán, xã Trung Sơn

NST nuôi gà Đã đƣợc tập huấn

TT Họ và tên

1 Ngân Thị Lương NT

2 Lương Thị Quả

3 Vi Văn Nhâng

4 Phạm Thị Ân

5 Hà Thị Dụng

6 Hà Văn Nhượng

7 Phạm Thị Liên

8 Đonh Thị Son

9 Phạm Thị Duyến

10 Ngân Thị Hậu gà Thắm nuôi

11 Phạm Thị Pán

12 Lê Thị Hội

13 Hà Thị Dâm

14 Lương Thị Thoa

15 Nhân Thị Hương

16 Nguyễn Thị Minh

17 Lò Văn Quốc

18 Hà Thị Khẩn

19 Lương Văn Thoại

20 Lò Thị Vân

21 Đinh Thị Thiềng

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 28

22 Đinh Thị Duy

NST Nuôi bò bản Đông Tà Lào

STT Họ tên Chồng + Vợ Số điện thoại

(nếu có) Ký tên

1 Hà Văn Nội 022 627 4824 Trâu

Lương Thị Phìn

2 Hà Văn Trứ

Lò Thị Nhung

3 Ngần Văn Hừng 01636 063 584

Vì Thị Phòn

4 Ngần Văn Tuyển

Ngần Thị Nghí

5 Phi Thị Mão

Vi Văn Tài (con trai)

6 Hoàng Văn Châu

Hà Thị Miền

7 Vì Văn Đào

Lường Thị Lành

8 Vì Văn Điều

Lường Thị Duyên

9 Hà Thị Mình 022 654 4776

Bùi Văn Vạy

10 Hà Thị Yền

11 Hà Thị Tới

12 Ngần Văn Uôn

Hà Thị Nghiệp

13 Hà Văn Tiệp

Kinh Thị Pòn

14 Phạm Bá Đường

Lương Thị Thoa

15 Lò Văn Tìn

Đinh Thị Huỳnh

16 Lò Văn Thiệp

Lò Thị Trương

17 Ngần Văn Hành

Đinh Thị Dựng

18 Hà Văn Trắng

Ngần Thị Ìn

19 Hà Văn Quý

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 29

Lò Thị Huyên

20 Hà Thị Thúy

21 Lò Văn Hòn

Lường Thị Nga

22 Lương Văn Tấm

Lương Thị Thính

23 Lương Văn Dũng

Hà Thị Hừng

24 Lò Văn Hình

Lò Thị Loan

25 Ngần Văn Hợp

Hà Thị Àn

26 Hà Văn Sót

Lò Thị Uồn

27 Lường Văn Tiệp

Bùi Thị Sen

28 Ngần Văn Nghi

Lò Thị Chạy

29 Lò Văn Nghị

Hà Thị Loan

30 Lường Văn Tiện

Phạm Thị Hiềng

31 Lò Văn Ngặm

Ngần Thị Nghe

32 Lò Văn Ồm

Lộc Thị Dĩnh

33 Lò Văn Bích

Vi Văn Thừa

34 Hà Văn Thom

Lường Thị Chiều

35 Đinh Công Quỳnh

Lèn Thị Hoa

36 Lò Văn Huyến

Hà Thị Khạy

37 Ngần Văn È

Hà Thị Hồng

38 Hoàng Văn Huyệt

Lường Thị Thòa

39 Lường Văn Vụ Thư ký

Lò Thị Sùng

40 Đinh Thị Thều

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 30

41 Hà Thị Thủy

Hà Văn Phán

42 Lương Văn Quần

Lương Thị Diệp

43 Lò Văn Hà

Hà Thị Duyện

44 Lò Thị Ái

45 Hà Văn Thu

Hà Thị Làn

46 Lò Văn Ngấm

Vi Thị Khân

47 Hà Văn Hiệp

Hà Thị Xiền

48 Hà Thị Hòa

Lò Văn Tị

49 Hà Văn Tặng

Lò Thị Lâm

50 Phạm Thị Dóng

51 Lường Thị Sồng 0166 211 6341

Lò Văn Hồng

52 Lò Văn Nhúc 01639 671 950

Vi Thị Suồn

53 Lò Văn Hiên

Hoàng Thị Sời

54 Lò Văn Nguyệt

Đinh Văn Ỉnh

55 Lò Văn Doanh

Phạm Thị Nhà

56 Hà Văn Hình

Đinh Thị Ngáu

57 Đinh Công Thắm

Hà Thị Ái

58 Lò Văn Hoàng

Đinh Thị Thiên

59 Lò Văn Lâm

Hà Thị Hặng

60 Lò Văn Ngoạn

Đinh Thị Duyễn

61 Lò Văn Liệu Trưởng nhóm

Đinh Thị Thánh 01658 530 220

62 Vì Văn Tần Phó nhóm

Đinh Thị Pán 01653 897 941

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 31

63 Lò Văn Úy

Vì Thị Phới

64 Lò Văn Huệ

Hoàng Thị Puồn

65 Lường Văn Toán

Hà Thị Chín

66 Lường Văn Huân

Lò Thị Đón

67 Lường Văn Lý

Hoàng Thị Úi

68 Lò Văn Uyến

Vì Thị Thêu

69 Lò Văn Ẳng

Ngần Thị Sơn

70 Lò Văn Hặng

Vì Thị Hiềm

71 Phạm Bá Phức

Lò Thị Yến

72 Lò Văn Thành

Lường Thị Tình

Phụ lục 3: Danh sách một số NST tham gia mô hình Phi nông nghiệp và PTTT

giai đoạn chuyển tiếp

Bản Tổ Chiềng, Co Cài Trong, xã Trung Lý, huyện Mƣờng Lát

STT Họ và tên Ký tên Ghi chú

1 Ngân Văn Nhuồn Buôn bán

Lò Thị Nghị

Bản Lìn, xã Trung Lý

TT Họ và tên Vợ/chồng

1 Lê Văn Vịnh Con: Lê Văn Só Điện tử

2 Đinh Công Lục Con: Đinh Công Điểm Sửa xe máy

3 Đinh Công Luận Con: Hà Thị Xùm Lái máy xúc

4 Lộc Văn Hoa Con: Vi Thị Ỏi Lái xe ben

5 Hà Công Chồm Con: Hà Công Phanh Cơ khí

6 Đinh Công Nhượng Con: Hà Thị Chiềng Lái xe ben

7 Ngân Văn Thào Con: Lê Thị Chương Lái xe ben

8 Đinh Công Khánh Con: Lương Thị Tén Sửa xe máy

9 Đinh Thị Hòa Con: Đinh Công Thi Kinh doanh hộ

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 32

10 Phạm Thị Phin Kinh doanh hộ

Bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa

TT Họ và tên TH ngày 26/4/2014

1 Lò Thị Vân

2 Đinh Thị Thiềng

3 Ngân Văn Thiện

4 Phạm Bá Đức

5 Phạm Thị Lợi

6 Ngân Thị Tiền

7 Lò Thị Bình

8 Phạm Bá Lắm

9 Hà Thị Dè

10 Đinh Công Tròn

11 Ngân Văn Hồng

12 Phạm Bá Tốt

13 Vi Văn Đồng

14 Lương Văn Nôi

Bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý, huyện Mƣờng Lát

STT Họ và tên Ký tên Ghi chú

1 Vi Thị Thầm

2 Trương Văn Vương

3 Bùi Văn Huỳnh

4 Lê Văn Sơn

5 Vi Thị Duyến

6 Vi Thị Oanh

7 Vũ Hoàng Tự

8 Vi Đình Thưởng

9 Vi Thị Êu

10 Vi Thị Hào

11 Vi Thị Phong

12 Ngân Thị Thuần

13 Hoàng Văn Nĩnh

14 Vi Thị Hòm

15 Vi Thị Nhàn

16 Hà Thị Tân

17 Đinh Thị Hóa

18 Vi Văn Thắm

19 Lê Xuân Hiền

20 Đinh Công Dựng

21 Hà Thị Động

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 33

Phụ lục 4: Một số hình ảnh hiện trƣờng

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 34

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 35

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 36

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 37

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 38

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 39

Báo cáo Giám sát độc lập số 5 Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế VICA Trang 40