28
www.pwc.com/vn/vn/crimesurvey-2018 Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018: Góc nhìn Việt Nam Đưa hành vi gian lận ra ánh sáng

Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

www.pwc.com/vn/vn/crimesurvey-2018

Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018:

Góc nhìn Việt Nam

Đưa hành vi gian lận ra ánh sáng

Page 2: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Công ty TNHH Tư vấn PricewarterhouseCoopers (Việt Nam) (PwC) hân hạnh giới thiệu báo cáo Khảo sát về Tội phạm và Gian lận Kinh tế Toàn cầu: Góc nhìn Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam.

Là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như thường thấy ở các quốc gia đang phát triển, các biện pháp chống gian lận có thể không phát triển cùng tốc độ với nền kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhóm đến từ các nền kinh tế phát triển, có thể chưa sẵn sàng đối mặt với một số khó khăn hiện hữu của môi trường kinh tế năng động và đầy thách thức. Trong bối cảnh này, chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để tìm hiểu sâu hơn tình hình tội phạm và gian lận kinh tế, quan niệm và nhận thức về vấn đề này thông qua cuộc khảo sát của chúng tôi tại Việt Nam.

Những người tham gia khảo sát của chúng tôi tại Việt Nam bao gồm nhân sự đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, từ lãnh đạo cấp cao (C-suite), nhân sự cấp quản lý các chức năng Kiểm toán nội bộ và Quản lý rủi ro, đại diện cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như Dịch vụ Tài chính và Sản xuất, có cơ cấu sở hữu đa dạng, bao gồm các công ty niêm yết đại chúng, các công ty tư nhân và các doanh nghiệp do nhà nước nắm quyền sở hữu trọng yếu.

Grant DennisTổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (Việt Nam)

2 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Lời mở đầu

Page 3: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

(21%). Khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, không bất ngờ khi tổng cộng 37% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam không biết liệu rằng công ty họ đã có chương trình an ninh mạng hay chưa (16%), hay công ty họ không có chương trình an ninh mạng (13%), hoặc công ty vẫn đang trong giai đoạn đánh giá tính khả thi của việc triển khai chương trình an ninh mạng (8%).

• 46% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã tiến hành các cuộc đánh giá rủi ro gian lận trong vòng hai năm qua. Tuy nhiên, tỉ lệ các cuộc đánh giá các rủi ro cụ thể còn thấp, như Chống Hối lộ và Tham nhũng là 35% hay Nguy cơ an ninh mạng chỉ còn 29%. Tỷ lệ này có thể tăng lên trong tương lai, do có đến 39% tổ chức tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã từng nhận được các yêu sách đưa hối lộ.

Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp cho Quý vị một số phân tích hữu ích về tình hình tội phạm kinh tế của Việt Nam và sẽ gợi mở một số câu hỏi về cách thức Quý vị có thể bảo vệ doanh nghiệp của mình khỏi những mối đe dọa này và đứng vững trong các giai đoạn khó khăn.

Một số ghi nhận chính từ cuộc khảo sát:

• 52% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã từng đối mặt với tội phạm kinh tế/ gian lận trong hai năm qua. Tỷ lệ này cao hơn so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (46%) và toàn cầu (49%). Các hình thức gian lận phổ biến nhất là Biển thủ Tài sản (40%), và Hối lộ & Tham nhũng (36%).

• Văn hóa chi phối kiểm soát ở Việt Nam: Hầu hết các hành vi gian lận được phát hiện thông qua các mật báo nội bộ (16%) hoặc được tình cờ phát hiện (16%). Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai chức năng Kiểm toán nội bộ và Đường dây nóng, mỗi chức năng chỉ phát hiện được 3% số vụ gian lận được báo cáo, thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn cầu (14% và 7%) và so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (lần lượt là 18% và 7%). Đây là các chức năng các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác sâu hơn nhằm giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

• Gần một nửa (47%) số người tham gia khảo sát cho biết họ đã bị tội phạm mạng tấn công trong hai năm vừa qua. Tuy nhiên, chỉ có 12% dự đoán rằng tội phạm mạng sẽ là loại hình gian lận có khả năng gây gián đoạn hoạt động kinh doanh nghiêm trọng nhất trong hai năm tới. Con số này chưa đến một nửa tỷ lệ toàn cầu (26%) và thấp hơn tỷ lệ ở khu vực

Góc nhìn Việt Nam 3

Page 4: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Thông tin về cuộc khảo sátKhảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với 7.228 người tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số người trả lời có 52% là lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, 42% đến từ các công ty niêm yết và 55% đến từ các doanh nghiệp, tổ chức có hơn 1.000 nhân viên.

4 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 5: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Tổng quan về gian lận và tội phạm kinh tế ở Việt NamMột bức tranh toàn cảnh Tổn thất cho tổ chức

Hồ sơ Tội phạmTội phạm gian lận – Họ là ai?Tội phạm gian lận được phát hiện như thế nào?Doanh nghiệp đối phó với tội phạm gian lận như thế nào?

Đạo đức kinh doanh và tuân thủVận hành các chương trình Đạo đức kinh doanh và Tuân thủLàm thế nào có thể cải thiện các chương trình này?

Phòng, Chống rửa tiền Thực tiễn ở Việt Nam?Vai trò của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Các công nghệ đột phá mớiViệt Nam có đang bị tụt hậu?Kế hoạch ứng phó đối với các cuộc tấn công an ninh mạng

Mục lục6

10

14

18

21

Góc nhìn Việt Nam 5

Page 6: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Tổng quan về gian lận và tội phạm kinh tế ở Việt Nam

6 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 7: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Tội phạm kinh tế xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tính chất khác nhau. Những người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết loại hình tội phạm kinh tế phổ biến nhất là Biển thủ Tài sản (40%) và Hối lộ và Tham nhũng (36%). Cả hai loại hình tội phạm này đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với toàn cầu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đáng ngạc nhiên là chỉ có 7% số người trả lời khảo sát tin rằng hành vi Biển thủ Tài sản sẽ lặp lại trong 24 tháng tới, trong khi có đến 27% cho rằng hành vi Hối lộ và Tham nhũng sẽ tiếp tục tái diễn.

Phải chăng rủi ro Biển thủ Tài sản đang bị xem nhẹ? Hay các tổ chức chưa nhận thức đầy đủ về các rủi ro có liên quan đến loại hình gian lận này, bất chấp thực tế là tỷ lệ các vụ biển thủ tài sản đang tăng lên đáng kể?

Một bức tranh toàn cảnhKết quả khảo sát của PwC cho thấy trong 24 tháng qua, 52% các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang đối mặt với tội phạm gian lận. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (46%) và toàn cầu (49%).

Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của PwC về công tác phòng, chống gian lận, chúng tôi cho rằng 40% số người tham gia khảo sát cho biết họ chưa từng đối mặt với tội phạm gian lận, thì rất có thể là do các gian lận này chưa bị phát giác mà thôi.

Tỷ lệ người tham gia khảo sát đã và đang đối mặt với tội phạm gian lận

Các loại hình gian lận xảy ra trong 24 tháng qua

52% Có40%

Không

8%

Không biết

13%Gian lận thuế

7%Khác

24%Gian lận mua sắm

16%Rửa tiền

9%Giao dịch nội gián

16%Gian lận nhân lực

36%Hối lộ và tham nhũng

20%Tội phạm mạng

Vi phạm luật cạnh tranh/luật chống độc quyền

7%

7%

Ăn cắp Tài sản Trí tuệ

29%Vi phạm đạo đức kinh doanh

33%Gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng

22%Gian lận kế toán

40%Biển thủ tài sản

Góc nhìn Việt Nam 7

Page 8: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

40%Việt Nam có tỷ lệ tội phạm Biển thủ Tài sản cao hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc

Đồ thị bên dưới cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ tội phạm Biển thủ Tài sản (40%) cao hơn so với các quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong các đối tác thương mại này thì Hàn Quốc đứng đầu về tỷ lệ tội phạm Hối lộ và

Tham nhũng (42%), tiếp theo là Việt Nam (36%) và Nhật Bản (12%). Những kết quả này có thể phần nào phản ánh được các ưu tiên cần thiết hiện nay trong nỗ lực phòng, chống gian lận của từng quốc gia.

Hai loại hình gian lận phổ biến nhất so với Hàn Quốc và Nhật Bản

Nhật BảnHàn QuốcViệt Nam

Biển thủ tài sản Hối lộ và tham nhũng

36%38%

42%

22%

12%

40%

8 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 9: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

32% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết trong vòng hai năm qua, họ đã tổn thất hơn 100.000 đô la Mỹ từ các vụ gian lận

Một mặt, khảo sát của PwC đo lường tổn thất từ gian lận kinh tế trên phương diện tài chính đối với các tổ chức tại Việt Nam. 53% các tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ chịu tổn thất dưới 100.000 đô la Mỹ (tương đương 2,3 tỷ đồng) trong vòng 2 năm vừa qua. Gần một phần ba (32%) số người tham gia khảo sát ước tính họ đã gánh chịu tổn thất hơn 100.000 đô la Mỹ từ các vụ gian lận.

Mặt khác, ảnh hưởng phi tài chính cũng được đo lường trong cuộc khảo sát của chúng tôi. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là uy tín/ thương hiệu của doanh nghiệp, theo 28% số người được khảo sát. Ảnh hưởng nghiêm trọng tiếp theo là tinh thần nhân viên (23%) và các quan hệ kinh doanh (21%).

Bên cạnh đó, có sáu trong số mười người được hỏi không nghĩ rằng gian lận kinh tế có thể ảnh hưởng đến giá cố phiếu của tổ chức.

Tổn thất cho tổ chứcTổn thất từ tội phạm kinh tế có thể được chia thành tổn thất tài chính và tổn thất phi tài chính. Một số tổn thất tài chính có thể đo lường được bao gồm chi phí khắc phục sự vụ, chi phí pháp lý, tổn thất thực tế về tiền hay thậm chí là các hình phạt hình sự. Các tổn thất phi tài chính tuy không thể định lượng được nhưng có thể gây ra hậu quả thậm chí còn nặng nề hơn tổn thất tài chính (ví dụ như tổn thất về danh tiếng).

Tổn thất tài chính được báo cáo

Đánh giá ảnh hưởng phi tài chính

Quan hệ với cơ quan

quản lý

Danh tiếng, thương hiệu

Giá cổ phiếu

Cao ThấpTrung bình Không biếtKhông có

Mối quan hệ kinh doanh

Tinh thần nhân viên

14% 12% 21% 7% 5%23%

30%

35%

28%5%7% 7%

9%

16%

61%

30%

23%

14%

30%12%

30%

7%

14%

30%

30%

9%7%

2%7%

23%16%

4%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

32%

Góc nhìn Việt Nam 9

Page 10: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Hồ sơ Tội phạm

10 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 11: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Tại Việt Nam, phần lớn (53%) các vụ phạm tội kinh tế có thủ phạm là người trong nội bộ của tổ chức. Ngược lại, các sự vụ gian lận do các đối tượng bên ngoài tổ chức chiếm 36%.

Ngoài ra, có 8% người tham gia khảo sát không biết danh tính của tội phạm gian lận.

Liên quan đến tội phạm gian lận nội bộ, kết quả khảo sát cho thấy nhân sự Quản lý cấp cao chiếm 19% trên tổng số vụ gian lận nội bộ, trong khi nhân sự Quản lý cấp dưới chiếm 28%. Tuy nhiên, tội phạm gian lận nội bộ chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân sự Quản lý cấp trung (33%), theo kết quả khảo sát.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, gian lận bên ngoài là mối đe dọa nghiêm trọng. Đối tượng gian lận bên ngoài bao gồm Khách hàng (36%), Nhà cung cấp (21%), Đại lý, Tin tặc, và Tội phạm có Tổ chức - mỗi nhóm chiếm tỷ lệ 14%. Chúng tôi gọi 3 nhóm đầu tiên (tức là Khách hàng, Nhà cung cấp và Đại lý) là nhóm “vừa là bạn vừa là thù”. Chúng tôi cho rằng cách gọi này phù hợp tại khu vực Đông Nam Á, nơi mà các mối quan hệ, các bên liên quan và các mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng là một phần khá phổ biến và không tách rời trong môi trường kinh doanh.

Ai là đối tượng gian lận?

Thủ phạm chính của những vụ gian lận nội bộ trong tổ chức của bạn là cán bộ thuộc cấp bậc nào?

Tội phạm chính của các vụ gian lận xảy ra bên ngoài

Khi được hỏi yếu tố chính gây ra các vụ việc gian lận là gì, đa số những người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng đó là “Cơ hội” (38%), theo sau đó là “Ưu đãi hoặc/và Áp lực đạt được các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động” (33%).

8%3%

Tác nhân từ bên trong tổ chức

53%Tác nhân từ bên

ngoài tổ chức Không biết

Không muốn nói

36%

19%

33%28%

10% 10%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

Quản lý cấp cao

Quản lý cấp trung

Quản lýcấp dưới

Không biếtNhân viênkhác

7% 7%

14%14%14% 14%

36%

21%

Khôngbiết

Khác Tội phạm cótổ chức

Nướcngoài

Tin tặc Đại lý Khách hàng

Nhà cungcấp

Tội phạm gian lận – Họ là ai?

Khoảng 24% người trả lời khảo sát cho biết các gian lận bên trong tổ chức thông thường gây ra bởi nhân sự thuộc bộ phận Tiếp thị và Bán hàng. Ngược lại, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn cầu, các vụ gian lận nội bộ chủ yếu xảy ra ở bộ phận Vận hành và Sản xuất.

Góc nhìn Việt Nam 11

Page 12: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Doanh nghiệp đối phó với tội phạm gian lận như thế nào?Trong vòng hai năm qua, các công ty Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro gian lận khá thường xuyên – gần một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ đã làm các cuộc đánh giá rủi ro gian lận (46%). Tuy nhiên, 16% thừa nhận chưa thực hiện các đánh giá rủi ro gian lận nào trong vòng 24 tháng trở lại đây. 15% thì không chắc chắn đã từng thực hiện cuộc đánh giá rủi ro gian lận nào hay chưa (trong trường hợp câu trả lời là không chắc chắn, khả năng lớn là việc đánh giá rủi ro gian lận chưa bao giờ được thực hiện).

Chúng tôi lưu ý rằng các công ty trên thế giới cũng đang tiến hành các đánh giá về rủi ro an ninh mạng. Trên thực tế, lỗ hổng dẫn tới các cuộc tấn công mạng được phân loại là hạng mục rủi ro quan trọng đứng thứ 2, với tỷ lệ trả lời là 46% ở cấp toàn cầu và 41% ở cấp khu vực. Tuy nhiên, tại Việt Nam, rủi ro an ninh mạng dường như ít được quan tâm hơn, chỉ có 29% tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ đã từng thực hiện đánh giá về các lỗ hổng an ninh mạng.

Tội phạm gian lận được phát hiện như thế nào?Cuộc khảo sát ở Việt Nam cho thấy hầu hết các vụ gian lận và tội phạm kinh tế khác được phát hiện bởi mật báo trong nội bộ hoặc do tình cờ. Hai hình thức này giúp phát hiện 16% số vụ gian lận. Kiểm toán nội bộ, một chức năng của doanh nghiệp, góp phần phát hiện 14% số vụ gian lận (tỷ lệ trên toàn cầu), và 18% trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế nhờ kiểm toán nội bộ chỉ chiếm 3%.

Tương tự, Đường dây nóng tố giác ở Việt Nam chỉ phát hiện được 3% số vụ việc gian lận, trong khi tỷ lệ này trên thế giới và ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được ghi nhận là 7%. Rõ ràng, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể cải thiện đáng kể hơn nữa về môi trường kiểm soát và giảm thiểu gian lận bằng cách triển khai hiệu quả các chức năng kiểm toán nội bộ và đường dây nóng tố giác. Mặt trái của một nền kinh tế phát triển nhanh chóng là các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào mục tiêu tăng trưởng doanh số mà không chú trọng đến các ưu tiên cải thiện chốt kiểm soát nội bộ.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể cải thiện căn bản môi trường kiểm soát và giảm thiểu gian lận bằng cách triển khai hiệu quả các chức năng Kiểm toán Nội bộ và Đường dây nóng tố giác các sai phạm đạo đức

Tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế thông qua kiểm toán nội bộ và đường dây nóng tố giác, theo khu vực

Châu Á- Thái Bình

DươngThế giới

7% 7%

14% 18%

Việt Nam

3% 3%

Đường dây nóng tố giác Kiểm toán nội bộ

12 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 13: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Những lĩnh vực được thực hiện đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi rogian lận chung

Phòng, Chốngrửa tiền

Tấn công mạng Trừng phạt kinh tế vàkiểm soát xuất khấu

Không biết

Khác

4%

15%16%16%19%20%

21%

28%29%

35%

46%

Không thực hiện đánh giá rủi ro trong vòng 24 tháng qua

Nghĩa vụ pháp lý theo ngành

Chống hối lộ và tham nhũng

Chống cạnh tranh/ chống độc quyền

Kế hoạch ứng phó tấn công mạng

Mức độ nỗ lực trong việc đấu tranh chống tội phạm gian lận và/hoặc tội phạm kinh tế

Tương tự như các công ty trên thế giới và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các công ty ở Việt Nam đang đầu tư vào việc cải thiện quy trình nghiệp vụ nhằm phòng, chống gian lận hiệu quả. 42% tổ chức tham gia khảo sát đánh giá nỗ lực của họ trong lĩnh vực này là “cao”. Một số ít hơn cũng đang đặt nỗ lực cao trong công tác đấu tranh chống tội phạm gian lận, như thúc đẩy và xác minh các quyết định mang tính đạo đức kinh doanh của từng nhân viên. Một lần nữa, đây là một lĩnh vực cần cải thiện hơn nữa ở các doanh nghiệp Việt Nam và cũng cho thấy thách thức lớn của các tổ chức trong công tác đào tạo nhân viên về khả năng ảnh hưởng to lớn của từng quyết định riêng lẻ đến toàn bộ tổ chức.

Cao Trung bình Thấp Không có Không biết

12% %9%Ảnh hưởng trong và ngoài tổ chức

Các quy trình nghiệp vụ

32% 35% 12% 9% 12%

9% 4% 10%

12%12%10%38%28%

42% 35%

Thúc đẩy và xác minh các quyết định mang

tính đạo đức kinh doanh của nhân viên

Góc nhìn Việt Nam 13

Page 14: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Đạo đức kinh doanh và tuân thủ

14 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 15: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Khoảng 64% số người tham gia khảo sát ở Việt Nam tin rằng một chương trình chính thức về đạo đức kinh doanh và tuân thủ là rất cần thiết cho doanh nghiệp. Tỷ lệ này thấp hơn 10% so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và 13% so với tỉ lệ của toàn cầu, với 77% số người tham gia khảo sát cho biết tổ chức của họ đã có một chương trình chính thức về Đạo đức kinh doanh và Tuân thủ.

Chúng tôi cho rằng ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường áp dụng chương trình Đạo đức kinh doanh và tuân thủ trong tương lai gần. Điều này không chỉ là kỳ vọng của các cơ quan quản lý trong nước, mà còn từ các đối tác đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài. Việc các doanh nghiệp Việt Nam sớm áp dụng chương trình Đạo đức kinh doanh và tuân thủ sẽ tăng tính hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư, đây là điểm mấu chốt trong triển vọng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề hối lộ, rất tiếc là kết quả khảo sát cũng cho thấy xu hướng không khả quan tại Việt Nam so với xu hướng toàn cầu và trong khu vực. 39% số người tham gia khảo sát cho biết họ bị yêu cầu đưa hối lộ. Tỷ lệ này trên thế giới là 23%, và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 29%.

Trong số những người tham gia khảo sát ở Việt Nam, 30% tin rằng họ đã để mất cơ hội kinh doanh vào tay những đối thủ đã thực hiện hối lộ. Tuy nhiên, khoảng 42% cho biết họ không có thông tin nào về đối thủ đã công khai hưởng lợi từ việc hối lộ.

30%Các tổ chức tham gia khảo sát tin rằng họ đã để mất cơ hội kinh doanh vào tay những đối thủ đã trả tiền hối lộ.

Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam

39% 29% 23%39% 29% 23%Thế giới

39% 29% 23%

Sự hiện diện của Chương trình Đạo đức và Tuân thủ

Yêu cầu đưa hối lộ

Thế giới Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam

0 10 20 30 40 50 60 70 80

74%

5%

18%

9%

17%

8%

28%

77%

64%

Khôngbiết

Không

Góc nhìn Việt Nam 15

Page 16: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Không giống như các công ty nước ngoài, 18% các công ty ở Việt Nam nói rằng Giám đốc Quản lý Rủi ro (CRO), cùng với các quản lý cấp cao như Giám đốc Điều hành (CEO) và Giám đốc Tuân thủ (CCO) chịu trách nhiệm đối với chương trình Đạo đức kinh doanh

và Tuân thủ của doanh nghiệp. Ngược lại, Cố vấn Pháp lý, Giám đốc Vận hành (COO) và Giám đốc Tài chính (CFO) có xu hướng không phải chịu trách nhiệm đối với chương trình Đạo đức Kinh doanh và Tuân thủ.

Chỉ có khoảng 6% số người được hỏi trong

Giám đốc Điều hành, Giám đốc Quản lý Rủi ro, Giám đốc Nhân sự, và Giám đốc Tuân thủ có trách nhiệm đối với chương trình Đạo đức Kinh doanh và Tuân thủ của doanh nghiệp, tuy nhiên, Giám đốc Nhân sự và Trưởng Kiểm toán nội bộ phải chịu trách nhiệm chính

Ai là người đóng vai trò chính trong chương trình đạo đức kinh doanh và tuân thủ tại công ty của anh/chị?

4%

7%

3%7%

17%5%6%

11%11%30%

27%

37%

10%

6%

9%

6%

6%

6%

4%

19%

18%

9%

18%

4%

2%

5%

2%

5%

10%

CCO Cố vấnpháp lý

Giám đốcnhân sự

CFO CAE CEO CRO COO Khác Khôngbiết

Việt NamThế giới Châu Á - Thái Bình Dương

Vận hành các chương trình Đạo đức kinh doanh và Tuân thủ?

16 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 17: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

khu vực cũng như trên toàn cầu cho biết CFO cũng “chịu trách nhiệm” về chương trình Đạo đức Kinh doanh và Tuân thủ. Ở Việt Nam, không có câu trả lời nào về việc CFO có “chịu trách nhiệm” về chương trình này hay không.

Giám đốc Nhân sự và Trưởng Kiểm toán nội bộ (CAE) có trách nhiệm chính trong chương trình Đạo đức Kinh doanh và Tuân thủ, nhưng chỉ có 10% số người được hỏi có cùng suy nghĩ như vậy. Thay vào đó, 36% cho biết CEO và CRO là chịu trách nhiệm chính đối với chương trình Đạo đức kinh doanh và Tuân thủ.

Ai là người chịu trách nhiệm cho chương trình đạo đức kinh doanh và tuân thủ ở công ty của anh/chị tại Việt Nam?

37% 4%CCO Cố vấn pháp lý

CEO CAE

COOCRO

KhácKhông biết

CFOGiám đốc nhân sự

18% 4%

2%18%

2%9%

0%6%

Mức đầu tư cho chống gian lận

Làm thế nào có thể cải thiện chương trình Đạo đức kinh doanh và Tuân thủ?

0

10%

20%

30%

40%

50%

60%

28%

11%

56%

5%

17%

31%

42%

10%

Trong vòng 24 tháng qua

Trong giới đấu tranh phòng, chống hối lộ ở phương Tây, các nhà lãnh đạo sẽ so sánh chi phí tuân thủ với ngân sách mua sắm trang thiết bị văn phòng. Các công ty chi nhiều tiền cho văn phòng phẩm hơn chi phí tuân thủ sẽ bị chú ý. Các công ty phải cân nhắc nghiêm túc trong việc sử dụng nguồn lực của mình để phòng ngừa và phát hiện gian lận trong tổ chức.

Do vậy, chúng tôi đã yêu cầu người tham gia khảo sát tại Việt Nam đánh giá mức chi tiêu của họ theo thời gian. 56% cho biết năm vừa qua họ đầu tư cùng một mức chi phí như hai năm trước đó cho công tác đấu tranh phòng, chống gian lận. Chỉ 42% ước tính rằng mức chi phí đầu tư trong công tác phòng, chống gian lận sẽ không thay đổi trong vòng 2 năm tới, trong khi gần một nửa (48%) cho biết chi phí phòng, chống gian lận có thể tăng nhẹ hoặc đáng kể.

Góc nhìn Việt Nam 17

Page 18: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Phòng chống rửa tiền

18 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 19: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Thực tiễn ở Việt Nam?Rửa tiền là một vấn nạn toàn cầu. Việt Nam vốn là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt nên được xem như mục tiêu hàng đầu của tội phạm rửa tiền, bởi giao dịch tiền mặt không để lại dấu vết. Điều đáng mừng là các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được về các quy định phòng, chống rửa tiền. 86% người tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ đang tuân theo các quy định về phòng, chống rửa tiền.

Tương tự như các đe dọa về an ninh mạng, phòng ngừa các hành động rửa tiền luôn được ưu tiên hơn việc “xử lý hậu quả” sau khi sự vụ đã xảy ra. Cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ các doanh nghiệp tổ chức đánh giá Phòng, Chống Rửa tiền và Tài trợ Khủng bố (75%) cao hơn hẳn so với toàn cầu (62%) và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (61%).

86%tổ chức tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ đang tuân thủ theo các quy định về phòng, chống rửa tiền.

Tỷ lệ tuân theo các quy định về chống rửa tiền

72% 14% 7% 7% 0%

Có, bao gồm các quy định pháp lý về phòng, chống rửa tiền trong nước và quốc tế

Có, chỉ bao gồm các quy định pháp lý về phòng, chống rửa tiền trong nước

Không biết Không Có, chỉ bao gồm các quy định pháp lý về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia khác

Tỷ lệ thực hiện đánh giá phòng, chống rửa tiền/tài trợ khủng bố

Châu Á - Thái Bình Dương

Thế giới

Việt Nam

75%

62%

61%

Góc nhìn Việt Nam 19

Page 20: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

“Rửa tiền” được chính thức quy định là một hình thức phạm tội trong Bộ luật Hình sự đã có những điều chỉnh và sửa đổi 2 lần vào tháng 7/2016 và tháng 1/2018. Chính phủ Việt Nam và NHNN cũng triển khai một số quy định liên quan đến rửa tiền bao gồm quy định về ngưỡng giá trị của các giao dịch cần báo cáo.

Vai trò của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Thanh tra tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền

Không biết Không, chúng tôi không trải qua cuộc thanh tra nào trong vòng 24 tháng qua

Có, chúng tôi đã trải qua cuộc thanh tra và nhận

được phản hồi quan trọng cần được giải quyết

Có, chúng tôi đã/đang trải qua chương

trình phục hồi bắt buộc

Có, chúng tôi đã trải qua cuộc thanh tra và không có phản hồi/ hậu quả lớn nào

Yes we had a regulatory inspection

and received major feedback to adddress

Yes we were/are currently under an

enforced remediation program

Don’t know No we have not had a regulatory inspection in the last 24 months

Yes we had a regulatory inspection with no major feedback / consequences

Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam Thế Giới

11% 11%14%

24%

57%

31%

18%

11%

23%

7%

21%15%

26%

14%17%

20 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 21: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Các công nghệ đột phá mới

Góc nhìn Việt Nam 21

Page 22: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Việt Nam có đang bị tụt hậu?Công nghệ số đang thay đổi cách thức làm việc của con người. Hệ quả tất yếu là tội phạm kinh tế và gian lận cũng sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội.

Tại Việt Nam, 12% số người tham gia khảo sát tin rằng tội phạm an ninh mạng sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng nhất đối với doanh nghiệp của họ trong vòng 2 năm tới. Tỷ lệ này gần bằng một nửa tỷ lệ trung bình toàn cầu (26%) và thấp hơn trung bình khu vực (21%). Chúng tôi lưu ý những con số thống kê trên đây cho thấy tội phạm an ninh mạng được coi là một mối đe dọa mới nổi đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Gần một nửa (47%) số người tham gia khảo sát cho biết họ đã là nạn nhân của tội phạm an ninh mạng ở Việt Nam trong vòng 2 năm vừa qua. Họ cho biết cách thức tấn công an ninh mạng thường thấy nhất là Malware (đối tượng tội phạm đưa phần mềm độc hại vào thiết bị của nạn nhân), chiếm 23% tổng số vụ. Tiếp đến là Phishing (sử dụng email để đánh lừa người nhận cung cấp các thông tin nhạy cảm), chiếm 17%. Bên cạnh đó, các loại hình tấn công tinh vi hơn có Man-in-the-Middle (kẻ tấn công đóng vai trò là người trung gian giữa một máy chủ và nạn nhân trong một phiên làm việc hay còn gọi là kẻ nghe trộm), hay tấn công Brute Force (tấn công tài khoản người dùng bằng cách thử đúng, sai liên tục tên người dùng, mật khẩu… trên hệ thống, không gian mạng). Tuy nhiên, hai loại tấn công này dường như ít gặp tại Việt Nam.

Dự báo tỷ lệ tội phạm mạng

Tỷ lệ tấn công mạng theo loại hình

Thế Giới Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam

26% 21% 12%

15%

38%

13%

1%

23%

9%

17%

6%

16%

Không

22 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 23: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Cũng như các số liệu liên quan đến gian lận, các số liệu tấn công mạng có thể được giải thích khác nhau. 15% trả lời “không biết” và 38% cho biết họ không bị tội phạm mạng tấn công - liệu thực tế có đúng như vậy hay đơn giản là do các tổ chức chưa phát hiện được các cuộc tấn công mạng mà thôi. Đây là một trong số rất nhiều lý do chúng tôi khuyến cáo các tổ chức nên thực hiện các cuộc đánh giá rủi ro định kỳ nhằm xác định các lỗ hổng trước khi sự việc xảy ra.

Chúng tôi cũng khuyến cáo các tổ chức nên tận dụng công nghệ để sớm phát hiện và giám sát tội phạm kinh tế. Các công cụ công nghệ đang ngày càng mạnh hơn và ít đắt đỏ, thậm chí người dùng còn có thể sử dụng miễn phí các phiên bản có định dạng giới hạn của một số công cụ rất hữu ích. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam đang chậm lại so với thế giới trong việc sử dụng một số công nghệ chủ lực nhằm phát hiện và bảo vệ tổ chức khỏi gian lận. Ví dụ, ở Việt Nam, 75% (trong khi toàn cầu là 48%) trả lời là không biết hoặc không sử dụng công nghệ nào để thực hiện Thẩm định Độc lập các đối tác kinh doanh của họ.

Trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, công nghệ không chỉ hỗ trợ đáp ứng các kỳ vọng pháp lý mà còn hỗ trợ tìm hiểu thông tin, uy tín đối tác của doanh nghệp. Các hệ thống thẩm định tự động có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện ra các trường hợp đối tác của doanh nghiệp không có danh tiếng tốt (hoặc không có tiếng tăm), hoặc có liên đới đến tham nhũng, hành vi phạm tội, hay có lịch sử liên quan đến kiện tụng.

Tương tự, trong việc phát hiện gian lận nói chung, tại Việt Nam, 57% người tham gia khảo sát không biết hoặc không sử dụng công nghệ để giám sát rủi ro gian lận. Trong khi đó, theo số liệu toàn cầu, 62% cho biết có sử dụng công nghệ để giám sát gian lận. Với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đây rõ ràng là lĩnh vực cần cải thiện hơn nữa. Khi tổn thất do gian lận được giảm thiểu nhờ vào các công nghệ giám sát có giá thành hợp lý, thì các nguồn lực khác như tiền và thời gian làm việc của ban lãnh đạo, có thể được dành để đầu tư cho các hạng mục chiến lược hơn.

Việt Nam

Công nghệ đóng vai trò như một công cụ giám sát gian lận ở Việt Nam và trên thế giới

18%

15%

11%

9%

13%

10%

17%

21%

17%

5%

16%

13%

23%

15%

17%

17%

38%

27%

37%

29%

24%

19%

25%

22%

26%

20%

35%

20%

32%

25%

39%

28%

25%

19%

34%

29%

27%

33%

37%

40%

30%

33%

27%

27%

27%

41%

33%

38%

22%

30%

24%

20%

11%

18 %

18%

23%

28%

32%

32%

35%

30%

32%

21%

34%

19%

24%

16%

27%

33%

44%

17%

26%

18%

15%

11%

9%

13%

10%

17%

21%

17%

5%

16%

13%

23%

15%

17%

17%

38%

27%

37%

29%

24%

19%

25%

22%

26%

20%

35%

20%

32%

25%

39%

28%

25%

19%

34%

29%

27%

33%

37%

40%

30%

33%

27%

27%

27%

41%

33%

38%

22%

30%

24%

20%

11%

18 %

18%

23%

28%

32%

32%

35%

30%

32%

21%

34%

19%

24%

16%

27%

33%

44%

17%

26%

Góc nhìn Việt Nam 23

Page 24: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Cuộc Khảo sát về Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 – Góc nhìn từ Việt Nam cho thấy phần lớn các doanh nghiệp có kế hoạch ứng phó với các cuộc tấn công mạng. Liên quan đến rủi ro này, 62% cho biết “đang triển khai một kế hoạch đầy đủ” hoặc “có kế hoạch, nhưng chưa triển khai” để ứng phó với vấn đề này.

Do tính chất các phương pháp tấn công của tội phạm an ninh mạng tương đối giống nhau, một trong những biện pháp phòng vệ tốt nhất là biết được các loại hình tấn công mới nhất và các lỗ hổng. Tuy nhiên, điều này yêu cầu nạn nhân chia sẻ thông tin với cơ quan chức năng, các chuyên gia về an ninh mạng (hoặc cả hai) về việc họ bị tấn công như thế nào.

Trong số những người tham gia khảo sát, chỉ có một phần ba nghĩ rằng họ sẽ chia sẻ thông tin về những nguy cơ tấn công an ninh mạng với Chính phủ hoặc các cơ quan chức năng. 28% nói rằng họ không biết, còn 21% nói rằng họ “đang phân vân” chưa biết liệu họ có sẵn sàng chia sẻ thông tin về các cuộc tấn công hay không.

Sự sẵn sàng của Chương trình An ninh mạng

53% 16% 13% 9% 8%

Có, kế hoạch đang được thực hiện

Không biết Không, chúng tôi không có kế hoạch nào

Có, nhưng chưa được thực hiện

Không, nhưng chúng tôi đang đánh giá khả năng thực hiện một kế hoạch như vậy

Khả năng chia sẻ thông tin

Kế hoạch ứng phó đối với các cuộc tấn công mạng

5%11%

12%

21% 23%

28%

%

%%

2

24 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 25: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Trong số 17% số người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ không chia sẻ thông tin liên quan đến tội phạm an ninh mạng, ba lý do phổ biến nhất được đưa ra bao gồm:

a) nguy cơ bị tiết lộ thông tin một cách không thể kiểm soát; b) họ không tin rằng cơ quan chức năng có đủ năng lực chuyên môn để giúp đỡ hoặc c) họ không tin tưởng cơ quan thực thi pháp luật.

Lý do không chia sẻ thông tin

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Khác 7%

Không tin tưởng cơ quanthực thi pháp luật

25%

Luật pháp sở tại hạn chế việc chia sẻthông tin nội bộ 11%

Rủi ro trách nhiệm đối với hành vi phạm tội 11%

Đặc quyền pháp lý không phải chia sẻ thông tin 7%

Không tin tưởng cơ quan chức năngcó đủ năng lực chuyên môn 36%

Trải nghiệm tiêu cực trước đây 7%

Rủi ro tiết lộ thông tin một cáchkhông thể kiểm soát

32%

Có thể dẫn đến các hành động thực thi pháp luật khác 14%

Góc nhìn Việt Nam 25

Page 26: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

26 PwC: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018

Page 27: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

Kết luận

Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy tội phạm kinh tế là một vấn đề chung mà các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải đối mặt. Thông thường, một số loại gian lận nhất định (ví dụ: chi tiền bồi dưỡng trong giao dịch mua sắm) có thể được coi như là một loại chi phí trong kinh doanh, và trong trường hợp như vậy, tuân thủ và quản lý rủi ro gian lận được cho là những ưu tiên thấp hơn trong công tác quản trị. Thường có một quan niệm sai lầm rằng các chi phí cho việc quản trị tốt sẽ lớn hơn các lợi ích nhận được, tuy nhiên như đã được nêu bật trong báo cáo khảo sát này, gian lận không chỉ có tác động về mặt tài chính mà còn có tác động phi tài chính như là uy tín của tổ chức và tinh thần cán bộ nhân viên. Cả hai loại tác động này đều có những hậu quả tiêu cực kéo dài cho các doanh nghiệp. Trong việc cân nhắc quyết định có tuân thủ hay không, các công ty phải tự hỏi rằng, “Chi phí cho việc làm đúng đắn là gì?”

Do đó, khi tính đến một mục tiêu chiến lược của tổ chức ở bất kỳ thị trường đang phát triển hay đã phát triển, chúng tôi tin rằng tổ chức hiểu được các lợi ích đạt được để có thể đầu tư vào quản lý rủi ro gian lận, quản trị và tuân thủ doanh nghiệp. Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới, nhu cầu và nghĩa vụ thích ứng với các tiêu chuẩn tuân thủ và đạo đức quốc tế được yêu cầu ngày càng cao hơn từ các đối tác kinh doanh nước ngoài và các cơ quan quản lý địa phương.

Cuộc khảo sát này nêu bật những thách thức mà những tổ chức tham gia gặp phải về phòng, chống hối lộ và tham nhũng, nơi mà văn hóa doanh nghiệp địa phương thường xung khắc với lý tưởng và chính sách

phương Tây. Tuy nhiên, khi các nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày một nhiều, các công ty trong nước sẽ càng phải thích nghi hơn với nhiều tiêu chuẩn để tuân theo chính sách chống hối lộ và tham nhũng.

Chúng tôi khuyến nghị các công ty nên thực hiện thường xuyên chương trình đào tạo để truyền đạt tầm quan trọng của các chính sách chống hối lộ và tham nhũng, nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức về các tác động sâu rộng hơn của việc không tuân thủ các chính sách này. Ngoài ra, các công ty quyết định đầu tư vào khung chính sách chống tham nhũng và hối lộ sẽ có lợi thế khi trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc giảm thiểu rủi ro an ninh mạng dường như còn ở mức ưu tiên thấp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tội phạm an ninh mạng có xu hướng nhắm đến và tận dụng sơ hở của các quốc gia và doanh nghiệp không có sự chuẩn bị hoặc có ít kiến thức về vấn đề này. Do đó, điều quan trọng đối với các cơ quan quản lý trong nước và các công ty là duy trì mức độ nhận thức về các mối đe dọa tiềm tàng liên quan đến an ninh mạng.

Với những công ty được báo cáo là bị ảnh hưởng bởi tội phạm kinh tế và gian lận, chúng tôi khuyến nghị các công ty này nên tiến hành đánh giá định kỳ về khả năng chịu đựng rủi ro cũng như xây dựng và thực hiện các khung chính sách, quy trình phù hợp để bảo vệ tổ chức khỏi những tổn thất tiềm tàng về tài chính cũng như phi tài chính.

“Nhận thức, chuẩn bị và giáo dục là nền tảng trong việc ngăn ngừa tội phạm kinh tế”

Góc nhìn Việt Nam 27

Page 28: Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 ... · Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 được thực hiện với

www.pwc.com/vn/vn/crimesurvey-2018

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quát và không được sử dụng thay cho ý kiến tư vấn của các tư vấn viên chuyên nghiệp.©2019 Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

Hãy liên hệ với các chuyên gia của PwC để tìm hiểu thêm về cách thức Phòng, Chống Gian lận:

Liên hệ

Grant DennisTổng Giám đốcCông ty TNNH Tư vấn PricewaterhouseCoopers Việt Nam+84 903 749 [email protected]

Alex TanChủ phần hùnCông ty Tư vấn PwC [email protected]

Đinh Hồng HạnhPhó Tổng Giám đốcTư vấn Dịch vụ Tài chính Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers Việt Nam+ 84 904 178 [email protected]

Peter ViksninsGiám đốc cấp cao Công ty Tư vấn PwC [email protected]

Francis Timings SeanGiám đốcDịch vụ Điều tra Gian lậnCông ty Tư vấn PwC [email protected]

Võ Tấn Bích Ngọc Trưởng phòngTư vấn Dịch vụ Tài chính Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers Việt Nam +84 909 129 [email protected]