450
  Kho tàng lhi ctruyn V it Nam 539 Hi đền Hét Nguyn Thanh Làng Bích Du nay thuc xã Thái Thượng, huyn Thái Thu, tnh Thái Bình là mt làng cgiàu truyn thng, nm kca bin Diêm Đin (thi xa xưa còn có tên là ca Đại Bàng hay Đại Toàn, Diêm H...). Địa danh này đã đi vào ssách,  gn vi nhng chiến công tthuNgô Đinh - Tin Lê và Lý- Trn- Lê. Trong cuc kháng chiến chng quân Nguyên - Mông thi Trn, nơi đây là mt trong nhng cđim xung yếu trong  phòng tuyến chng gic. Tướng quâ n Phm Ngũ Lão được triu đình giao trng trách cm đầu đội quân tinh nhubo vca bin này và trin khai các trn đánh chiến lược chng quân Nguyên Mông.  Tương truyn khi quân đội nhà Trn đóng ti làng Bích Du, Phm Ngũ Lão đã có nhiu hình thc phong phú để rèn luyn quân sĩ trong đó có môn th thao độc đáo gi là môn vt cu. Khi Phm Ngũ Lão qua đời, triu đình xung chiếu cho dân làng Bích Du xây đền th, ban sc cho Phm Ngũ Lão là thượng đẳng thn, đền có tên là đền Hét, cách đền thờ Lý Bí mt quãng đồng. Hin ti đền Hét còn giđược nét kiến trúc khá nguy nga bthế cùng vi đồ tế khí, sc phong, thn tích qua các triu đại tLê đến Nguyn. Hàng năm dân làng mhi đền vào ngày mng sáu và giã hi vào ngày mng chín tháng ba âm lch.   Nhìn chung vnghi thc tế l, rướ c sách hi đền Hét  cũng không có gì khác bit hơn so vi nhiu lhi ctruyn vùng đồng bng Bc Bnhưng nét đáng chú ý phn hi trong lhi đền Hét có khá nhiu trò chơi, trò din, đua tài, gii trí mang tính thượng võ như bơi chi, đi kheo, đánh đu, kéo co, vt đô đặc bit là trò thi vt cu ít thy được tchc ở các lh i khác trong vùng. Vhình thc đấu vt cu ta có thhình dung nó gn ging vi môn  bóng rhin đại, nhưng nét độc đáo ca môn vt cu là va phi có thlc tt va phi có lòng qucm mi có ththam gia thi đấu và giành thng li.  Trước cách mng tháng Tám (1945), làng Bích Du có năm giáp. Hàng năm căn tết Nguyên đán xong là các giáp cngười tham gia tp luyn để chun bvào hi thi đấu. Nhng trai tráng này thường là chlc trong gia đình vi nghđi bin kiếm sng. Vi nhng người gia cnh khó khăn có con em tham gia tp luyn thường được hàng giáp htrmt

Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

  • Upload
    le-tuan

  • View
    235

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 1/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

539

Hội đền Hét

Nguyễn Thanh 

Làng Bích Du nay thuộc xã Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnhThái Bình là một làng cổ giàu truyền thống, nằm kề cửa biển Diêm Điền(thời xa xưa còn có tên là cửa Đại Bàng hay Đại Toàn, Diêm Hộ...). Địadanh này đã đi vào sử sách, gắn với những chiến công từ thuở Ngô Đinh-

Tiền Lê và Lý- Trần- Lê. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-

Mông thời Trần, nơi đây là một trong những cứ điểm xung yếu trong

 phòng tuyến chống giặc. Tướng quân Phạm Ngũ Lão được triều đình giaotrọng trách cầm đầu đội quân tinh nhuệ bảo vệ cửa biển này và triển khaicác trận đánh chiến lược chống quân Nguyên Mông. 

Tương truyền khi quân đội nhà Trần đóng tại làng Bích Du, PhạmNgũ Lão đã có nhiều hình thức phong phú để rèn luyện quân sĩ trong đócó môn thể thao độc đáo gọi là môn vật cầu. Khi Phạm Ngũ Lão qua đời,triều đình xuống chiếu cho dân làng Bích Du xây đền thờ, ban sắc choPhạm Ngũ Lão là thượng đẳng thần, đền có tên là đền Hét, cách đền thờ Lý Bí một quãng đồng. Hiện tại đền Hét còn giữ được nét kiến trúc khánguy nga bề thế cùng với đồ tế khí, sắc phong, thần tích qua các triều đại

từ Lê đến Nguyễn. Hàng năm dân làng mở hội đền vào ngày mồng sáu vàgiã hội vào ngày mồng chín tháng ba âm lịch. 

 Nhìn chung về nghi thức tế lễ, rước sách ở hội đền Hét cũng khôngcó gì khác biệt hơn so với nhiều lễ hội cổ truyền ở vùng đồng bằng BắcBộ nhưng nét đáng chú ý ở phần hội trong lễ hội đền Hét có khá nhiều tròchơi, trò diễn, đua tài, giải trí mang tính thượng võ như bơi chải, đi kheo,đánh đu, kéo co, vật đô và đặc biệt là trò thi vật cầu ít thấy được tổ chức ở các lễ hội khác trong vùng. 

Về hình thức đấu vật cầu ta có thể hình dung nó gần giống với môn bóng rổ hiện đại, nhưng nét độc đáo của môn vật cầu là vừa phải có thểlực tốt vừa phải có lòng quả cảm mới có thể tham gia thi đấu và giànhthắng lợi. 

Trước cách mạng tháng Tám (1945), làng Bích Du có năm giáp.Hàng năm cứ ăn tết Nguyên đán xong là các giáp cử người tham gia tậpluyện để chuẩn bị vào hội thi đấu. Những trai tráng này thường là chủ lựctrong gia đình với nghề đi biển kiếm sống. Với những người gia cảnh khókhăn có con em tham gia tập luyện thường được hàng giáp hỗ trợ một

Page 2: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 2/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

540

 phần. Các buổi tập luyện thường diễn ra vào các buổi chiều trên bãi biểnsau giờ đi biển về. Từ năm 1992 trở lại đây, khi hội đền Hét được mở lạithì trò vật cầu cũng được khôi phục. Lực lượng thanh niên, trung niêntrong xã được chia thành hai đội Nông- Ngư để thi đấu. Tuỳ theo địa hìnhđể bố trí sân thi đấu nhưng thường thì sân đấu phải là bãi cát (vận độngtrên cát thường khó khăn hơn, khó có tốc độ nhanh dễ trượt trên cát).Theo thông lệ sân có chiều dài 36 mét, mỗi bên 18 mét được phân bằngmột vạch ngang giữa sân. Bề rộng của sân là 18 mét. ở giữa vạch ngangchôn quả cầu trên phủ cát không còn dấu vết chỗ đặt cầu. Hai bên sân

chôn hai chiếc sọt ở giữa vạch ngang phía dưới. Quả cầu được tạo bằng

một củ chuối hột, loại củ chuối to cỡ nhất nhì trong làng, được gọt trònnhẵn với đường kính khoảng 40 50cm. Hai chiếc sọt được tạo từ hai câyluồng to (dân ở vùng này vẫn gọi là luồng nhất) phần gốc để nguyên chônxuống đất, phần trên mặt đất cao 1,8 mét được chia thành 18 nan, ken theohình hoa loa, phất giấy màu. Bên tả phất giấy đỏ, bên hữu phất giấy xanh.Trên nền giấy màu là hai chữ tả, hữu. Đấu thủ mỗi bên gồm 9 người, mộttướng và 8 quân. Tất cả tướng và quân đều cởi trần, vận khố. Quân bên tảcó đai khố màu đỏ, quân bên hữu đai khố màu xanh, tướng của mỗi bênđầu chít khăn theo màu của bên mình. 

Trước khi vào trận đấu, quân của hai bên tả hữu xếp thành hàng,

hai vị tướng dẫn đầu hai cánh quân theo đường biên hợp thành hàng đôivào lễ thánh. ở trong đền, người thủ lễ được thánh nhập vào hét một tiếngvang trời giật chiếc lình trên giá, vung lên xiên qua hai bên má. Chiếc lìnhsắt dài 1,8m có đường kính 18 ly (trông tựa chiếc xà beng). Hai thanh niên

mình trần, vận khố đầu chít khăn đỏ đứng phù thánh đỡ một đầu chiếclình, phía đầu nhọn của lình được cắm vào quả cau lấy từ ban thờ thánh,đầu kia buộc dải tua ngũ sắc. Pháo nổ dồn, trống chiêng, tù và vang dậy,“Thánh” dõng dạc bước ra sân đấu, hai thanh niên đi theo phù thánh đỡ chiếc lình cùng “thánh” tiến đến chiếc ghế có lọng che sẵn để chứng giámcuộc thi. 

Trống cái điểm vào cuộc, hai bên dùng chân gạt cát tìm quả cầuchôn sâu dưới cát 20cm. Khi thấy cầu thì tranh nhau dùng chân hất lên.Gẩy được quả cầu lên khỏi mặt đất mới được dùng tay. Đây là một thaotác khó vì đông người tranh nhau, người này gảy lên thì người kia lại gạttrôi xuống. Cầu lên khỏi mặt đất các đấu thủ tranh nhau cướp cầu bằng taychuyền cho nhau, khi nào ném được vào sọt của đối phương thì thắngcuộc. Trong truyền thống, bên nào thắng cuộc được làng thưởng 1,8 quantiền tương đương với sáu thùng thóc (mỗi thùng 12 kg). Sau hai tiếng

Page 3: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 3/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

541

đồng hồ thi đấu nếu không bên nào bỏ cầu vào sọt đối phương thì hoàgiải. “Thánh” rút lình đưa hai bên tả hữu vào đền tạ. 

Vật cầu là một trò thể thao đòi hỏi sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai vì quảcầu nặng tới gần 10kg mà các đấu thủ phải tranh cướp, giành giật, chuyềnnhau tung hứng chuẩn xác để có thể đưa vào sọt. Miệng sọt chỉ có đườngkính 0,6m lại ở độ cao 1,8m nếu sức không khỏe, tung không chuẩn thìkhó đưa cầu vào sọt. 

 Ngoài trò thi vật cầu, hội làng còn có nhiều trò vui khác nhưngđáng chú ý là trò kéo co. ở các hội khác dây để kéo thường dùng dâythừng hoặc dây chão bện bằng đay, gai, ở hội Bích Du, dây kéo được tạo

 bằng hai cây tre cái bánh tẻ, gốc tre đập dập xoắn vào nhau, các đốt tređược đẽo gọt nhẵn trơn. Hai giáp kéo thi với nhau, mỗi giáp 9 người, mộttướng và tám quân kéo nhau ba tư thế đứng, ngồi, quỳ. Giáp nào thắng cả

 ba tư thế được thưởng 1,8 quan tiền. Kéo co bằng thân cây tre cái là cựckhó khăn vì thân tre trơn bóng không có độ ma sát để bám vì vậy giành

 phần thắng trong cuộc đua này không chỉ bằng sức mà còn bằng mẹo nữa. 

Mấy năm qua, từ ngày hội đền Hét được mở lại, năm nào cũng cócác trò vui truyền thống đặc biệt là thi vật cầu, vật đô. Hội mở lại năm sauđông vui hơn năm trước, thu hút hàng ngàn lượt du khách từ nhiều vùngHải Phòng, Nam Định tìm về trảy hội và xem vật cầu. Hội làng truyềnthống hàng năm được tổ chức từ mồng sáu đến mồng chín tháng ba nhưngtrò thi vật cầu bao giờ cũng chỉ tổ chức vào ngày mồng tám. Các cụ già ở làng Bích Du cho rằng mồng tám tháng ba là ngày tướng quân Phạm NgũLão đã lập chiến công đánh bại quân Nguyên Mông ở cửa biển này. 

Còn một điều chúng tôi suy nghĩ mà các cụ giải thích chưa thoảđáng đó là sự trùng lặp về con số 18 (sân thi đấu vật cầu mỗi bên 18 mét,quân sỹ hai bên 18 người, thi kéo co cũng mỗi bên 9 quân, chiếc sọt tre đểném cầu cao 1,8m, tiền thưởng là 1,8 quan...). Đây có phải là sự trùng lậpngẫu nhiên không? Hay là một tín hiệu để chúng ta đi vào thế giới tâmlinh của người xưa. 

Lời giải cho vấn đề này đang còn ở phía trước. Phải  chăng vì thếmà hội đền Hét càng có sức mời mọc khách bốn phương?! 

N.T

Page 4: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 4/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

543

Lễ hội làng Hiền Quan

NguyễnMinh Hoàng

Từ bao đời nay, người dân làng Hiền Quan (nay thuộc xã HiềnQuan huyện Tam Thanh tỉnh Phú Thọ) hằng truyền tụng câu ca: 

 Mười một là hội Hương Nha 

 Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền. và

Vui nhất là hội Đông Viên 

 Lắm bạc, lắm tiền là hội Hiền Quan. 

để nhắc về lễ hội làng Hiền Quan nổi tiếng trong vùng. Ngày nay, từ Hà Nội, du khách đi ô tô hay tàu hoả đến thị xã Phú Thọ, sau đó qua phà NgọcTháp, xuôi khoảng 1km là đến Hiền Quan. Ngoài ra, cũng có thể đến ViệtTrì, theo đường đi Cao Xá, qua cầu Phong Châu ngược lên 7km sẽ đến nơi. 

Hiện tại, làng Hiền Quan có 1 đình và 1 đền. Đình thờ 4 vị thần là

Sơn Thắng, Thiên Cương, Hắc Long và Hổ Long, đều là những vị tướng cócông với các vua Hùng thời dựng nước. Ngoài ra đình còn thờ thánh MộcTrang Vương đời Đinh Tiên Hoàng. 

Đền Hiền Quan thờ Thiều Hoa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng đãcó nhiều công lao với dân làng và góp phần to lớn vào cuộc khởi nghĩa củaHai Bà Trưng. Đền xây theo kiểu chữ Đinh (chữ Hán) gồm 2 toà: tiền tế vàhậu cung, quay hướng Đông- Nam. Trước mặt là dòng sông Thao, sau đềnlà một gò đất lớn. Xưa, ở đền Hiền Quan dân làng tổ chức hai lễ hội lớn,vào ngày mồng 2 tháng Giêng tương truyền là ngày sinh của Thiều Hoa vàvào ngày 13 tháng Giêng.

Theo thần  tích của làng Hiền Quan thì: ở động Lăng Xương vensông Đà có đôi vợ chồng già nhà nghèo làm nghề kiếm củi, một hôm quasông sang núi Tản, trưa nắng nghỉ dưới gốc tùng cùng nằm mơ thấy thầnTản Viên đến cho một người con gái. Bà mang thai và ít lâu sinh ra một côgái, đặt tên là Thiều Hoa. Mười tuổi Thiều Hoa đã có sức khoẻ hơn người,

 biết chèo chống lũ vượt sông, lặn và bơi giỏi như cá, 13 tuổi đã cầm đáném hai tên lính Hán đi cướp của dân chài. 14 tuổi, mồ côi cha mẹ phải điở chăn trâu. Trong khi đi thả trâu, Thiều Hoa đã bầy trò chơi đánh phết với

Page 5: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 5/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

544

lũ trẻ. Cô chia bạn bè thành hai phe lấy gậy đánh một củ chuối, phe nàođưa được củ chuối vào một cái hố sâu là bên ấy thắng. Mải chơi, giằng conhau quần áo rách bươm, Thiều Hoa thả trâu trong bãi cỏ rồi ngồi vá quầnáo trên một quả đồi, dưới bóng một cây đa cổ thụ. Vá xong nàng túm lấy rễđa đánh đu. Thiều Hoa nhanh nhẹn như con sóc. Một lần theo chú đi săn,Thiều Hoa vung lao ném trúng một con cáo lông vàng, khiến mọi ngườiđều kinh ngạc. 

Nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Thiều Hoa tụ họpnhững người dân nghèo có nghĩa khí kín đáo luyện tập hưởng ứng. Bà cho

quân đẽo gỗ xoan làm quả cầu lấy gậy đẽo vát góc, ôn lại các trò chơi thuở 

chăn trâu. Quân lính những lúc nghỉ ngơi lại cùng nhau đánh vật, đán h phết, vừa luyện tập vừa giải trí gây tinh thần hăng hái. 

Xưa làng Hiền Quan tổ chức 2 lễ hội trong năm: lễ hội ngày mồng 2tháng Giêng tổ chức tại đình và lễ hội ngày 13 tháng Giêng tổ chức tại đền. 

1. Lễ hội ngày mồng 2 tháng Giêng: 

Tương truyền, dân làng tổ chức lễ hội trong ngày này là ngày sinhcủa Thiều Hoa. Vào ngày này, dân làng có tổ chức trò phóng lao duyệt

 binh, tương truyền đó là môn võ mà khi xưa bà Thiều Hoa cùng quân línhluyện tập để ra trận. Tục này được dân làng quen gọi là tục cầu đâm lao.

Có truyền thuyết kể rằng đó là cách để Thiều Hoa tuyển chọn người tài chođội quân của mình. Từ sớm ngày mồng 2, cờ quạt cùng các đồ tế khí đãđược bày biện tại sân đình thật rực rỡ. Tiếng trống tiếng chiêng vang dậythúc dục lòng người. Những lá cờ được cắm khắp nơi trong sân tung baytrước gió xuân. Bên trong đình các quan viên, chức dịch và bô lão tiếnhành cuộc tế lễ rất long trọng. Dân làng và khách thập phương cùng dự vàlễ bái cầu thánh ban cho một năm mới nhiều may mắn và khoẻ mạnh. Cáctuần tế cùng các nghi thức cho buổi tế được tiến hành nghiêm ngặt theo

 phong tục. Sau khi tế lễ đã xong, cuộc “Đâm lao” bắt đầu. 

Từ trước đó người ta đã làm sẵn một tấm bia bằng gỗ đặt tại sân

đình. Bia dày 3cm, rộng 0,3m, dài 1,8m được sơn son, trên có vẽ vòng trònnhất điểm, tại đó được viết một chữ “thọ”. Sau khi tế xong trong đình,những hồi trống thúc quân dồn dập vang lên báo hiệu và lôi cuốn mọingười ra bãi đâm lao. Những người muốn tham gia đâm lao tay cầm sẵnmột cây sắt dài khoảng 2 sải tay, đầu được vót nhọn lần lượt xếp hàng vàoném lao. Người ném lao đứng cách xa bia 10 bước chân, tìm tư thế thíchhợp nhằm tâm của vòng tròn mà phóng lao. Những ngọn lao bay vun vúttrước sự chứng kiến của dân làng. Tuy khoảng cách không xa, song do sự

Page 6: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 6/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

545

hồi hộp trước một cử toạ đông đúc ồn ào như vậy nên người ném lao khómà đâm trúng được tâm điểm ngay từ lần đầu. Tiếng bàn luận, bình phẩmtừng tư thế, từng người cầm lao xôn xao cả một khoảng sân đình. Ngườinào ném trượt phải ra ngoài để lấy lại bình tĩnh và luyện tay  bằng cách némnhững hòn cuội vào lỗ nhỏ như trò đánh đáo lỗ, sau đó lại ném tiếp. Ainém trúng giữa bia sẽ được thưởng, tuy vậy không phải vì giá trị phầnthưởng mà là sự khâm phục và ngưỡng mộ của hàng ngàn con mắt dânlàng và khách thập phương. Hơn thế nữa đó là sự may mắn cho năm tớicủa bản thân và gia đình người ném trúng đích. 

Cuộc “Đâm lao” cứ như vậy kéo dài cho đến hết ngày mồng 2 tết. 

2. Lễ hội ngày 13 tháng Giêng: 

Đây là ngày hội chính của làng Hiền Quan. Hội mở ngày 13 nhưngtrước đó, mọi công việc chuẩn bị đã được tiến hành cũng khá nhộn nhịp,với đám rước kiệu, bát nhang, hương án từ đình về đền và từ đền trả lạiđình. Trong ngày hội này có trò hất phết/ đánh phết/ cướp phết rất độc đáo. 

Đó là trò diễn nhằm nhắc lại sự tích tụ tập nghĩa binh dấy cờ khởinghĩa của bà Thiều Hoa. Tổ chức hất phết không chỉ để tưởng niệm Bà màcòn là sự nhắc nhở cho con cháu đương thời một thời kỳ oanh liệt đã quacủa dân tộc. Thực hiện tục hất phết đồng thời cũng là để dân làng Hiền

Quan cầu mong sự che chở tâm linh của đức Thánh phù hộ cho dân làngđược người khang vật thịnh trong năm, tránh được những tai ương dịch bệnh. 

Hàng tháng trời trước đó ban thượng  của các cụ bô lão đã họp bànxung quanh lệ cướp cầu vào dịp hội. Tại cuộc họp này người ta phân côngnhững công việc phải làm cho từng giáp một cách cụ thể, cắt cử chủ tế vàngười chuẩn bị quả phết và dùi phết. Sau khi bàn bạc, tranh luận kỹ lưỡng,ban thượng  thông báo các quyết định cho toàn dân làng được biết. Từ đótrở đi, người nào việc nấy, cứ vậy mà làm cho đúng thời gian vào hội. 

Quả phết là một củ tre hoặc củ bương non mới mọc măng. Người

được cử phải đi tìm, đào ở trong khóm tre để chọn lấy một củ vừa ý saocho tròn, đẹp mà lại không phải là củ tre già. Khi chọn được rồi, đem vềđẽo gọt sạch sẽ sao cho thật đẹp. Dùi phết là những gốc tre nhỏ vừa tầmtay cầm, để cả củ, dài khoảng 1,5m có thể chẻ đôi hoặc để nguyên cả đoạnđược đẽo gọt sạch sẽ. Để bảo đảm cho khi hất vừa khoẻ vừa thuận tiệnngười làm dùi phải chọn được những đoạn gốc tre vừa tầm, già, củ tre conghình móc câu nhưng phải cong đều, không xù xì để thuận tiện lúc đánh quả

 phết. 

Page 7: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 7/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

546

Cũng tại buổi họp của ban thượng   người ta phân công cả nhữngngười làm cỗ thờ gồm bánh chưng, bánh dầy, xôi, chuối và rượu mộng. Cắtcử các chân kiệu, những người lo đảm trách việc dọn dẹp chuẩn bị sân bãi,đình đền v.v... Còn lại tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên đều tham gia đánh

 phết, ai không đi thì sẽ bị làng phạt vạ bằng trầu cau. Nộp phạt thì khônglớn nhưng cái lớn là mang tiếng với cả làng và có lỗi với Thánh và bị“dông” cả năm đó. 

Từ sau ngày mồng 2 tết, công việc chuẩn bị cho ngày hội hất phếtngày càng khẩn trương hơn. Những gia đình được phân công làm cỗ thờ ấy

 phải làm tết to hơn, phải nhờ anh em bà con đến giúp đỡ, kẻ vào người ra

tấp nập, ăn uống linh đình vui vẻ. Người ta coi đó vừa là dịp để bà controng họ hàng ăn uống, gặp gỡ nhau nhân dịp đầu xuân, nhưng cũng là đểlấy lộc thánh. Do vậy việc chuẩn bị làm cỗ thờ phải được làm hết sức chuđáo và cẩn thận, những người khác thì cũng chuẩn bị các lễ vật tuy khônglớn, không chính thức để vào ngày hội đem ra đền cúng Thánh. 

Sáng ngày 13 tháng Giêng, sau khi tiến hành các nghi lễ ở đình,người ta rước kiệu nhang án cùng các đồ tế khí khác từ trên đình đi xuốngđền, tế lễ được tiến hành tại đền. Sau các nghi lễ chính thức là đến cuộccướp phết náo nhiệt đầy ấn tượng. Người từ khắp các nẻo lũ lượt đổ vềquây vòng trong vòng ngoài quanh bãi cướp phết ở đền để chứng kiến

những giờ phút thiêng liêng và sôi nổi của ngày hội.  Những người tham gia được chia thành hai đội khác nhau. Mỗi đội

có một người chỉ huy dẫn đầu, theo lệnh phất cờ của anh ta đoàn quân cơ nào đội ấy đi theo hàng ngũ chỉnh tề, kỷ luật. Khi tiếng trống lệnh buổicướp phết bắt đầu thì hai đoàn quân kéo ra bãi phết từ hai hướng khácnhau, ngược chiều nhau. Họ lần lượt kéo ba vòng xung quanh bàn thờ vàlăng bà Thiều Hoa theo một vòng khép kín. Khi hai đoàn giáp mặt nhau thìtất cả cùng reo lên “hú...hú...hí”. Cả ba vòng đều nhắc lại như thế. Sau khikéo hết ba vòng như vậy, cả hai đoàn song song tiến vào trước ban thờ rồikéo thành một vòng tròn xoáy trôn ốc. Tương truyền đây là cuộc kéo quân

vây thành. Sau đó, họ quay ra xếp thành hai hàng đối diện nhau. Ông chủ tếtừ từ rước quả phết từ trong đền đi ra giữa hai hàng quân, ông đi tới đâuđoàn quân reo hò tới đấy rồi vỗ tay đi theo sau ông. Khi tới lô phết (vị trí đặtquả phết để hai phe cướp nhau) ông dừng lại và trịnh trọng đọc bài văn gọilà để dặn quả phết. 

 Nội dung bài văn trình bày việc đánh phết hàng năm của dân làngnhư một tục lệ bất di bất dịch, nhằm nhớ ơn tới đức thánh Bà Thiều Hoa.Và qua việc làm nghi lễ này để cầu mong đức thánh ủng hộ, giúp đỡ cho

Page 8: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 8/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

547

dân làng được “già già sức khoẻ, trẻ trẻ bình an, lục súc thành phần, chư taitống tiễn, lúa tốt bằng đầu, dâu tốt bằng mạ...”. 

Sau khi đọc hết bài văn dặn quả phết, ông chủ tế thả quả phết xuốnglò tế. Khi đó hai đội cử mỗi bên một người cầm gậy đánh phết ngoắc sẵnvào nhau để dưới hố nơi ông chủ tế sẽ thả xuống. Sau khi quả phết đượcthả xuống hố, hai người kia từ từ nhắc gậy đánh phết lên. Lần thứ nhất dò

 ba lần, lần thứ hai dò năm lần, lần thứ ba dò mười lần. Trong những lần thảxuống ngoắc lên như thế, khi nào móc được quả phết lên hai bên thi nhau

cướp phết. Quả phết được đánh bổng lên, hàng trăm gậy phết nhấp nhôtrên đầu người chờ đón quả phết. Quả phết cứ như thế bay ngược bay xuôi

liên hồi trên không trung qua lại ở hai bên. Trong sân chơi người ta cắmmốc quy định cho từng phe  bên nào để quả phết bay khỏi giới hạn đó làthua. Do đó tất cả phải hết sức chú ý đánh để cho quả phết không vượt quágiới hạn mà mình bảo vệ nhưng lại phải cướp mà đánh nó bay quá giới hạncủa phía đối phương. Như vậy là thắng cuộc. 

Bên nào thắng sẽ được thưởng. Mỗi lần quả phết bay quá giới hạnquy định của một sân phe nào thì kết thúc một bàn. Sau đó lại lặp lại tiếptục sang bàn hai, bàn ba. Khi chơi phết bàn ba cũng là lúc cả người xemlẫn người chơi đều mệt người ta chuyển sang trò ném chúi. Ném chúi chỉcần cầm quả phết ném qua giới hạn quy định của đối phương là thắng

cuộc. Việc ném như vậy cũng tiến hành ba lần. Sau khi biểu diễn hết các tục lệ ấy. Mọi người đổ xô lại để chờ tiết

mục cuối cùng là ném tiền cho quân cướp. Sau đó là kết thúc hội. Người tatranh nhau, giằng xé nhau để cướp những đồng tiền nhỏ nhoi nhưng đầy uylực. Câu ca: “Lắm bạc nhiều tiền là hội Hiền Quan” ra đời là như vậy. 

Sau này do việc cầm những chiếc gậy tre như vậy mà tranh cướp thìrất nguy hiểm nên người ta chuyển sang cướp bằng tay chứ không đánh

 bằng gậy nữa. Tuy nhiên để bảo đảm phong tục khi cầu vẫn phải có dùi phết để làm nghi lễ tượng trưng. Người ta hăng say, náo nức, xả thân đểlao vào cướp phết với ý niệm nếu thắng không những bản thân anh ta mà

cả giáp năm đó sẽ  làm ăn thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. Vì thế sựkích thích để giành chiến thắng thể hiện rõ ràng ở các cuộc đua hàng năm. 

Hội phết làng Hiền vui vẻ là thế./. 

N.M.H

Page 9: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 9/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ  truyền Việt Nam 

549

Hội chiếu Hới Phạm Minh Đức - Phạm Thị Nết 

- Phạm Thị Lan 

Làng Hới hay còn gọi là làng Hải Hồ (nay là Hải Triều xã Tân Lễhuyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - vùng đất ngã ba sông - một trung tâmtrao đổi, buôn bán, của đất “quan hà”, ngay từ thế kỷ thứ XV. Không biếtnghề chiếu ở đây có từ bao giờ để xuất hiện câu ca: “ăn cơm hòm, nằmgiường hòm, đắp chiếu Hới”. Các cụ già làng Hới cho biết: nghề chiếu ở 

Hải Hồ có từ rất sớm, ít nhất khoảng thế kỷ thứ X, thứ XI và đến thế kỷthứ XV chiếu Hới đã nổi tiếng không chỉ quanh vùng Hải Hồ mà đã cótiếng khắp vùng Kinh đô, Kinh Bắc. Thiên tình sử giữa Nguyễn Thị Lộ,cô thôn nữ xinh đẹp, giỏi giang nhất vùng Hải Hồ với vị quan Hàn lâmthừa chỉ đặc phong tướng quốc - Nguyễn Trãi đã mách bảo điều đó. 

Đã có rất nhiều giai thoại và câu chuyện kể xung quanh lá chiếulàng Hới, mà đến nay chính người Hải Triều cũng không nhớ hết. Nhưngcó điều không ai và không khi nào quên được, đó là: sự phát triển củachiếu Hải Triều gắn liền với tên tuổi của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.  

Sử cũ chép: “Phạm Đôn Lễ tự là Ngu Khanh, sinh ra tại làng Hải

Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng 1. Trong lần đi sứ tới vùng Ngọc Hà, châu Quế Lâm (Quảng Tây - Trung Quốc) thấy dân ở đây có

nghề dệt chiếu ông liền chuyên chú khảo sát. Khi về nước được sự tánđồng của vua Lê, ông đem truyền bá nghề này cho dân miền duyên hải 2.

Phạm Đôn Lễ sinh năm 1457, năm 27 tuổi thi đỗ Tam nguyên, làmquan thị lang, chức Thượng Thư. Vì có công lao cải tiến kỹ thuật để nghềchiếu ở làng Hải Hồ phát triển nên dân ở đây gọi ông với cái tên: quan“Trạng chiếu”. Sau khi ông mất, dân làng Hới lập đền thờ ông, gọi đềnđó là đền “Quan Trạng”. Ghi nhớ công lao của Phạm Đôn Lễ, hàng nămcứ vào mồng 6 tháng giêng (ngày Phạm Đôn Lễ ra đi) làng Hải Triều lại

mở hội. “Qua bến triều dương anh nhớ về làng Hới 

1  Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, trang 375. 2 Tứ dân văn tuyển dẫn theo Thái Bình nhân vật chí . Ký hiệu: DCV- 15- Mục địa chí. Thưviện KHKT Thái Bình.  

Page 10: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 10/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ  truyền Việt Nam 

550

 Mùa xuân tháng giêng làng em mở hội 

Trai gái thi tài dệt chiếu, trao gon...” 

Với nét độc đáo của làng Hải Triều nên hội làng ở đây có tên là“Hội chiếu”. 

 Nghi lễ đầu tiên không thể thiếu của hội làng Hải Triều là rước kiệu“Trạng chiếu”. Ngay sáng sớm trai gái làng Hới lộng lẫy trong trang

 phục ngày hội, vác cờ quạt, tán lọng, rước kiệu quan trạng. Đám rước uynghiêm, vàng son rực rỡ. Với lòng cảm phục tôn kính, biết ơn người cócông lao cải tiến kỹ thuật giúp cho nghề dệt chiếu ở làng Hới tồn tại và

 phát triển đến ngày nay. 

Sau nghi lễ rước kiệu là hoạt động thi chiếu và thi dệt chiếu. Theo

sự hướng dẫn của ban tổ chức hội, ở ngoài chợ từ rất sớm chiếu đã đượcbày la liệt. Người xem thấy có rất nhiều loại chiếu: chiếu cải, chiếu đậu,chiếu đót, chiếu trơn, chiếu kẻ sọc màu, chiếu in hoa, chiếu cạp điều,chiếu sợi xe... với nhiều kích thước khác nhau. Thợ chiếu làng Hới dệtđược cả chiếu cải hoa hình rồng phượng. Người đi hội thật sự bị cuốn hút

 bởi màu sắc, hình hài trang trí trên chiếu, bởi mùi thơm ngan ngát dễchịu của cói mới, và đặc biệt trước trí tuệ,  tài hoa của người dân làngchiếu. Kết thúc hội thi, làng nào, giáp nào trong tổng có lá chiếu đẹp nhấtsẽ được thưởng tiền hay một vật phẩm nào đó. Điều quan trọng hơn đốivới làng, giáp được nhận thưởng là niềm tin năm ấy họ sẽ làm ăn phátđạt. Sau hội thi người dự hội sẽ được mua chiếu rẻ để cầu may. 

Vui và náo nhiệt hơn trong ngày hội ở Hải Triều là phần thi dệtchiếu. Kỹ thuật dệt chiếu ở Hải Triều có thể chia làm hai giai đoạn. Giaiđoạn 1: Bàn dệt đứng không có ngựa đỡ. Sau khi được Phạm Đôn Lễtruyền bí quyết kỹ thuật dệt chiếu ở Trung Quốc nên kỹ thuật dệt chiếu ỏđây tiến bộ hơn: Bàn dệt nằm có ngựa đỡ sợi (giai đoạn 2), làm cho sợiđay căng người trao gon nhanh hơn, sợi đan đều hơn, chiếu dẹt đẹp hơn. 

Để chuẩn bị cho cuộc thi, ngay từ ngày 5 tết,  từng giáp chọn cáctay thợ giỏi chuẩn bị thi tài. Trên sân đình và các khu vực xung quanh,

 ban tổ chức hội phân cho mỗi làng, mỗi giáp một vị trí nhất định, các

giáp chuẩn bị dàn dệt và mắc sợi từ trước. “Đề bài thi” thường là dệt chiếu hoa có hoạ tiết trang trí rất phứctạp, phải đảm bảo trong một thời gian nhất định. 

Trên mỗi dàn dệt, “hai thí sinh” đã trong tư thế sẵn sàng, làmngười xem càng hồi hộp. Hồi trống hiệu vừa dứt, các tay thợ thoăn thoắttrao gon, đập go... từng tấc chiếu được nối dài thêm trong tiếng trống đổ

Page 11: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 11/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ  truyền Việt Nam 

551

dồn cùng tiếng cổ vũ của hàng ngàn người dự hội. Cái âm thanh ấy sẽkéo dài vô tận nếu không có hồi trống báo giờ “nộp bài”, để rồi trong

tiếng vỗ tay vang dội của cả tổng Thanh Triều “ban giám khảo” trao giảithưởng cho cặp thợ có lá chiếu đẹp nhất... 

Trong lễ hội dân gian truyền thống thì hội trình nghề là một hìnhthức độc đáo của nền văn minh nông nghiệp. Hội trình nghề dệt chiếulàng Hới đã là một đóng góp làm phong phú thêm hội lễ dân gian truyềnthống của Thái Bình. Việc duy trì củng cố và mở rộng hội chiếu Hới sẽ làmột đóng góp vào sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Thái Bình không chỉvới hiện tại mà cả với tương lai, để rồi mỗi khi xuân về du khách lạinhớ: 

“Qua bến Triều Dương, anh lại về làng Hới 

 Mùa xuân tháng giêng xem làng em mở hội...”./. 

P.M.Đ - P.T.N - P.T.L

Page 12: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 12/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

552

Hội đền Hùng 

Lê Hồng Lý 

Đền Hùng là cả một quần thể di tích đã khắc sâu vào trái tim khốióc mỗi người Việt Nam. Với tâm thức con một cha nhà một nóc củangười Việt, con Lạc cháu Hồng, cùng chung một bọc, ý thức hướng về tổtiên đã tiếp thêm sức mạnh cho hiện tại, hướng về quê cha đất tổ... Vì thế

hội đền Hùng không chỉ là ngày hội lớn, mà còn là một cuộc hành hươngtrở về cội nguồn của lớp lớp con cháu người Việt Nam ở mọi miền đấtnước và kiều bào nước ngoài. 

Theo quốc lộ số 2 Hà Nội - Lào Cai, khách thập phương đi từ Hà Nội đến Việt Trì, từ Việt Trì chỉ còn 15 km nữa là đến đền Hùng. Theođường sắt Hà Nội - Lào Cai, bạn có thể xuống ga Tiên Kiên đi xuốnghoặc ga Phủ Đức đi lên, đường cũng chẳng còn xa. Ngoài hai con đườngchính ấy, còn có nhiều nẻo đường khác, nhiều cách đi khác đến đềnHùng, mà ngày hội người khắp nơi cứ nườm nượp đổ về, nào xe, tàu,thuyền và đi bộ, không ai quản ngại xa xôi. 

 Nơi diễn ra hội đền Hùng hàng năm là một khu di tích lịch sử vàvăn hóa. Đó là các đền đài, lăng tẩm nằm xung quanh ngọn Nghĩa Lĩnhvà một khu vực rừng núi bao gồm 285 hécta. Thiên nhiên đã tạo nên mộtvẻ đẹp vừa huyền bí vừa thanh tao của khu di tích lịch sử. Các ngôi đềnđược xây dựng từ chân núi lên đỉnh, có lối đi liên hoàn tạo cho người điniềm hứng thú của sự tìm kiếm những điều mới lạ trên từng cung bậc.

 Núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu,tỉnh Phú Thọ. 

 Nếu đi theo lối cổng chính, khi tới chân núi Nghĩa Lĩnh ta sẽ gặpcổng lên đền. Phía đối diện của cổng đền là nhà công quán, nay được xây

dựng thành bảo tàng Hùng Vương rất đồ sộ. Qua cổng trèo lên hơn mộttrăm bậc (nay đã thành đường đi) khách hành hương sẽ gặp khu di tíchđền Hạ và chùa. Truyền rằng chính ở nơi đây bà Âu Cơ đã sinh ra cái bọctrăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con đã khôn lớn, Lạc LongQuân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lên ngược, để lại ngườicon trưởng làm vua xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang(Việt Trì) và đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh ra các dân tộc Việt

 Nam, người miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em trong một

Page 13: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 13/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

553

nhà. Khu vực đền Hạ cũng như chùa chính là nơi Hồ Chủ Tịch đã nóichuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếpquản thủ đô. Câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta 

 phải cùng nhau giữ lấy nước", có xuất xứ từ đây. Chỗ sân đền Hạ vàchùa cũng là chỗ rộng nhất và bằng phẳng nhất trong toàn bộ khu di tích. 

Trèo tiếp lên cao ta sẽ gặp đền Trung, tương truyền đó là nơi cácvua Hùng thường lên ngắm cảnh, bàn việc nước, cũng là nơi Lang Liêudâng bánh chưng, bánh dày nhân ngày đầu năm mới thuở xưa. Sự tích

 bánh chưng bánh dầy đầy huyền ảo và xúc động có từ đó, và hai thứ bánhấy cũng trở thành đặc sản truyền thống của người Việt Nam đến tận bây

giờ mỗi dịp vào năm mới. Đền Thượng được dựng trên đỉnh núi, đó là nơi hàng năm vua

Hùng làm lễ tế trời đất thờ thần lúa. Tại đây Hùng Vương thứ 6 lập đềnthờ Thánh Gióng sau khi Ngài đánh thắng giặc Ân. Nơi đây còn giữ mộtcột đá tương truyền là của Thục Phán An Dương Vương khi đượcnhường ngôi đã dựng lên, và thề rằng sẽ đời đời trông nom sơn hà xã tắccơ nghiệp của các vua Hùng. Cũng ở khu vực đền Thượng có lăng HùngVương được xây vào đời Nguyễn. 

Theo bậc xuống ở phía lăng Hùng Vương, đi xuống chân núi về phía đông - nam ta sẽ đến đền Giếng. ở đây còn giữ được một cái giếng

gọi là giếng Ngọc, nơi sinh thời hai nàng công chúa Tiên Dung và NgọcHoa hàng ngày thường soi mình xuống bóng nước để chải tóc. Sau nàyngười ta xây thành đền thờ hai bà. 

Xung quanh các đền Thượng, đền Trung và đền Hạ còn lưu truyềnmột sự tích khác. Chuyện rằng thời xưa, trước thời Lý Trần ở đây mớichỉ có đền Trung do thôn Trẹo thờ cúng các vua Hùng. Thôn này cónhiều cây gỗ Trẹo nên gọi là thôn Trẹo. Người làng Trẹo nên sau đó cóhọ Trẹo và viết Hán hóa thành họ Triệu, và làng thành làng Triệu Phú.Làng Triệu Phú dân số phát triển đông lên chia thành ba làng Triệu Phú,Cổ Tích, Vi Cương. Vì tách thành ba làng mới nên làng nào cũng xây

thêm đền để làng đó thờ cúng. Làng Cổ Tích giàu làm đền Thượng, làngVi Cương ở xa hơn nên làm đền Hạ, còn làng Triệu Phú là làng gốc nênvẫn được thờ cúng ở đền cũ, đó là đền Trung 1

 

Theo truyền thuyết và ngọc phả có thể hội đền Hùng bắt đầu muộnnhất là từ thời Thục Phán? Phải chăng từ sự cảm kích được vua Hùngnhường ngôi mà Thục Phán đã dựng cột đá thề như đã nói ở trên và từ

1 Theo nhà khảo cổ học Lê Tượng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương. 

Page 14: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 14/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

554

việc trông nom hương khói tại đền Hùng đã trở thành lễ hội? Còn ca daothì vẫn tự bao đời: 

 Dù ai đi ngược về xuôi 

 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba 

 Muôn đời truyền mãi câu ca 

 Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. 

Theo cuốn Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyềndo Nguyễn Cố soạn năm 1470, năm 1600 sao lại có đoạn: "Phụng banhương Trung Nghĩa làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy

Cương, lại cho thu tô thuế ruộng của một vùng phía trên từ TuyênQuang, Hưng Hóa, phía dưới đến Việt Trì, đều đem nộp cho dân trưởngtạo lệ làm hương hỏa thờ phụng "thập bát diệp hùng đồ" 1

.

Qua các triều đại phong kiến, việc tế lễ các vua Hùng hàng nămluôn luôn được coi trọng và đã trở thành việc của cả nước. Từ trước cáchmạng tháng Tám, hội đền Hùng đã rất nổi tiếng trong cả nước.  

 Ngày giỗ Tổ chính thức trước đây là ngày 11 tháng 3. Còn ngày 10tháng 3 chỉ là ngày các chức sắc làm lễ trước. Việc tế lễ hàng năm trướcđây do viên tuần phủ Phú Thọ làm chủ tế. Hai viên tri phủ Lâm Thao vàtri huyện Phù Ninh làm bồi tế. Thừa phái phủ Lâm Thao đọc văn. Còncác viên tri phủ, tri huyện tri châu khác vào các chân đông xướng, tâyxướng, tiến hương, tiến tửu v.v... khi tế còn có phường nhà tơ Do Ngãimúa thờ. Việc tế lễ được tiến hành tại đền Thượng. 

Lễ vật tế ngoài hoa quả, có lễ tam sinh gồm lợn sống cạo lông, bỏlòng, mỡ chài phủ kín toàn thân một con. Bò dê mỗi thứ một con thuivàng đều bỏ sạch lòng, để nguyên cả con, cùng với xôi màu trắng, tím,đỏ và bánh dày trắng, rượu mộng. 

Sau khi tiến hành quốc lễ tại đền Thượng, lúc ấy các làng xungquanh đền Hùng mới tế lễ. Đó là những nơi thờ vua Hùng và vợ con các

vua. Do đó ngày hội vừa mang tính của cả nước và riêng một vùngquanh đó. 

 Như mọi hội làng ở Việt Nam ngày xưa, hội đền Hùng cũng có tấtcả các trò chơi phổ biến như: tổ tôm điếm, cờ tướng, đấu vật, đu tiên, xócthẻ, hát chèo, hát trống quân v.v... Ngoài ra còn có những trò diễn đặc

 biệt mang những nét độc đáo của địa phương như: tung còn, hát xoan, thi

1 Tài liệu do ông Nguyễn Lộc - Vĩnh Phú cung cấp. 

Page 15: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 15/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

555

rước kiệu... Dưới đây chúng tôi xin lược kể một vài trong số những tròdiễn đặc sắc đó. 

Thi rước kiệu. 

Phần rước ở hội đền Hùng rất phong phú. Có tới 40 làng rước kiệutừ đình làng mình tới chầu tại chân đền. Các kiệu phải đặt ở đây để chấmgiải. Kiệu nhất của năm nay thì năm sau sẽ được rước lên đền Thượng,còn kiệu năm nay được rước lên là kiệu nhất của năm trước. Điều nàycàng tạo nên sự long trọng, tôn nghiêm và giá trị của cỗ kiệu được giải.Không chỉ là niềm vinh hạnh cho những người trực tiếp tham gia mà còn

là vinh dự của cả làng. Đám rước được tổ chức rất kỳ công với ba cỗ kiệu

đi liền nhau. Mỗi kiệu đều được trang hoàng lộng lẫy, do 16 ngườikhiêng. Cỗ kiệu đầu bày hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, bình nước vànậm rượu. Cỗ thứ hai rước khay ấn, bài vị thánh có lọng, tàn quạt che.Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng hoặc xôi, thủ lợn luộc hay cả conlợn. Đi đầu là viên quan dịch cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bênđường và khách thập phương biết trước để dẹp đường và đón xem. Tiếpđến là phường chèo dông đường - có ý dọn đường, vừa đi vừa múa hát.Sau đó là chiêng trống đánh nhịp cho đoàn rước. Rồi đến người vác cờ thần dẫn đầu, theo sau là 8 người cầm cờ đuôi nheo, 8 người cầm đồchấp kích, ông chủ tế cùng các quan chức chia nhau hộ giá trước và sau

kiệu... Đó là qui định thường thấy của cuộc rước, còn những năm tổ chứcthi rước kiệu thì thật là thú vị. 

Vào những năm được mùa, hội lớn có tới bảy làng thuộc hai phủhuyện Lâm Thao và Phù Ninh tham dự. Có nơi rước tới ba kiệu như KẻXốm. Mỗi đám rước ấy đều có các lễ vật như trên đã nói. 

 Người rước mặc áo nỉ đỏ, nẹp xanh, giữa thêu hổ phù, cổ viền lá đềđen trắng, đầu đội nón chóp nhỏ sơn xanh nhạt, chân quấn xà cạp trắng. 

Hai ông hiệu cờ cầm cờ đuôi nheo nhỏ chỉ huy. Họ mặc áo võ đen,thêu rồng mây lộng lẫy, hai vai còn cắm bốn lá cờ đuôi nheo đỏ, đội mũvõ, chân quấn xà cạp, đi ủng đen. Hai ông này một đi trước và một đi saukiệu. Một ông kiệu trống đánh trống khẩu cầm chịch, y phục như ngườiđi trước. Đi trước kiệu là 8 người cầm cờ, 8 người cầm chấp kích và

 phường bát âm như đã kể ở trên. Ngoài ra còn có bốn người khiêng haitrống, một trống lớn và một trống cái. 

Khi rước, trống, chiêng đánh lên ba tiếng. Người rước đi bước một,sau chừng 15-18 tiếng thì lại đổ dồn ba hồi liền. Ông hiệu cờ phất đi,

 phất lại. Ông hiệu trống vừa bồi trống vừa reo: "hú... u...". Tất cả mọi

Page 16: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 16/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

556

người đồng thanh reo: "hú... u...". Khi lên dốc, qua cầu, chỗ khó đi, tiếngtrống khẩu đập vào tang canh cách. Trống, chiêng đổ ngũ liên, mục đíchđể người rước chú ý khỏi nghiêng ngả. Vui nhất là đoàn kiệu rước đếnkhu vực đền Hạ, chỗ rộng rãi bằng phẳng, các cỗ kiệu, cờ xí, đều chạyvòng quanh sân đền, do vậy mà gọi là kiệu bay. Tiếng chiêng, trống, đàn,sáo, tiếng hò reo tạo nên âm thanh rộn rã, cùng với màu sắc lộng lẫy củacờ, kiệu, áo quần và khói hương nghi ngút làm cho không khí ngày hộithật náo nhiệt.

 Múa hát xoan.

Hát xoan ở đền Hùng chủ yếu là hát thờ và hát chào thánh, chừng

 bốn đến sáu đào kép họ xoan Kim Đức (phường xoan nổi tiếng VĩnhPhú) về hát thờ. ở đây không nhất thiết phải hát hết các tiết mục củaXoan. Có khi là hát giáo trống, giáo pháo, tức là khi hát có đốt pháo vàđánh trống điểm. Ngoài việc hát chào, hát chúc theo lề lối, kép xoan cũngcó thể hát vài quả cách vui với những lời cầu mong sung túc của cácnông gia xưa. Đôi khi cũng có những điệu hát kèm múa phỏng theo lờihát.

Chàm thau.

Là tục đánh trống đồng của người Mường trong dịp lễ hội đềnHùng. Khi đánh, trống được treo thẳng đứng trên giá, mặt trống ở phíatrên, miệng trống được đặt trên một cái hố đã đào sẵn. Người đánh dùngchày đâm thẳng xuống mặt trống đồng. Âm thanh phát ra từ chiếc hố ấynghe âm vang như tiếng vọng tự núi rừng. Biểu diễn chàm thau có ngườilàm “cái”, có người làm “con”. Người cái cầm hai dùi, con cầm một dùi.“Cái” đánh trước, “con” đánh sau một nhịp theo tiết tấu riêng hợp vớithân hình đong đưa uyển chuyển của “cái” và “con”. “Chàm thau” gợi lạilối sống “bầy đàn” của người tiền sử, chất phác, những đêm hội lửa trại 1

 

.

 Đâm đuống. 

Cũng như chàm thau, đâm đuống là một sinh hoạt văn hóa củangười Mường ở Vĩnh Phú. Từ công việc thực tế hàng ngày là giã gạotrong cối gỗ dài, sau đó trở thành một trò diễn văn hóa. Tiếng chày đâmvào cối gỗ tạo thành một âm thanh “tông tông tông...” vừa thú vị vừa lạtai. Và khi người đánh biết dừng theo từng nhịp đều nhau tạo thành một

 bản nhạc mang nhiều màu sắc của núi rừng. Người đâm đuống thường là

1 Thạch Phương, Lê Trung Vũ. 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, H, 1995, tr. 178.

Page 17: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 17/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

557

 phụ nữ, cũng như công việc giã gạo là việc hàng ngày của họ. Sau nàykhi thành trò diễn thì có cả nam giới cùng diễn theo cặp đôi. Họ ăn mặctrang phục đẹp của dân tộc cùng nhún nhảy chuyển đi, chuyển lại dọctheo cối gỗ, giã xuống cối theo nhịp nhạc rất uyển chuyển. Người xemvừa được nhìn các đôi giã vào đuống vừa được nghe một bản nhạc thú vị. 

 Ngoài những trò diễn đã kể trên đây, ngày hội còn có nhiều trò vuikhác ngày một phong phú như bơi thuyền, hát xoan trên các đầm nướcdưới chân núi Nghĩa, hát tuồng, chèo, đu tiên, v.v... mà ca dao còn ghinhư: 

 Hội đền vui lắm ai ơi 

 Kẻ thời giỗ Tổ, người thời đu tiên 

Tổ tôm đánh ở bên trên 

Có người bên dưới, đôi bên vui vầy 

 Lại thêm phường rối leo dây 

 Múa dao, tung quả có hay chăng là 

 Lại thêm có đám xướng ca 

 Để cho trai gái gần xa vui vầy... 

Có một phong tục không phải tiến hành trong ngày hội nhưng lại làtục rất quan trọng và liên quan đến hội đền Hùng. Đó là tục rước chúagái.

Đây là trò diễn có tính chất nghi lễ nhắc lại sự tích đưa công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng hay còn gọi là Tản Viên đón vợ. Một trò diễnvừa long trọng, vừa trang nghiêm nhưng lại vô cùng hấp dẫn trước ngàyhội hàng năm vào dịp tháng giêng đầu xuân. Đây là trò diễn do hai làngVi và Trẹo đảm trách. 

Hàng năm vào ngày 25 tháng chạp, hai làng cử các ông từ lên mở cửa đền Trung và đền Hạ của làng mình. Sau khi làm lễ ở đó hai thôn về

đình Cả để bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau việc rước chúa gái. Saukhi thống nhất thì hai thôn về lựa chọn chúa gái. Người được chọn phảilà cô gái xinh đẹp, nết na, tuổi từ 18 đến 25 chưa chồng, gia đình phongquang đề huề, gia thế. Ngày 28 tháng chạp, hai làng làm lễ tại đình đểchọn chúa gái. Nếu cả hai đều chọn được một cô đủ tiêu chuẩn như trênthì làm lễ âm dương để Thánh ứng vào ai thì người đó được làm. 

Khi chúa gái được chọn rồi thì cả hai làng có trách nhiệm phải lochuẩn bị cho cô. Người ta đến để trang trí nhà của chúa gái với đầy đủ

Page 18: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 18/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

558

các y môn, màn trầu và đưa 10 đến 15 người nữ quang quẻ, trinh tiếtxinh đẹp đến để phục vụ chúa gái. Từ chiều 30 tết đến ngày 7 thánggiêng chúa gái không được ra ngoài, mọi sinh hoạt cũng như tiếp  xúc củachúa gái đều do những người phục vụ đảm trách. Gia đình của chúa gái

 phải thực hiện mọi nghi thức khi con mình được chọn như dọn dẹp nhàcửa thành nơi thờ kính, sắm sửa quần áo, nữ trang v.v... cho con mình. 

Từ ngày 28 đến 30 tháng chạp ở hai đình của hai làng bắt đầu tế lễđể đón năm mới. Nhà chúa gái được treo đèn kết hoa, lập bàn thờ, chăngvải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thờ ở đền Giếng. 

Đến ngày mồng 8 tháng giêng, chúa gái được cả hai bên võng sang

đình Hậu Lộc để bà chúa thay quần áo, rồi lên một cỗ kiệu gọi là kiệuchúa gái. Kiệu được rước từ đình Hậu Lộc về đình Cả để dân làng làm lễtạ. Kiệu chúa gái có 4 đòn cái, 4 đòn con do 8 người khiêng, giữa là mộtsập vuông trên có một chiếc ghế bành trông tựa cái ngai, xung quanh  

kiệu kết hoa và chăng vải đỏ, phía trên có một cái quạt to che cho khỏimưa nắng. Chúa gái ngồi trên kiệu chỉ hở phía trước. Nàng mặc áo mớ năm, mớ bảy, váy dài đầu chít khăn đỏ có chân chỉ hạt bội, chân đi hàicong.

Tám người rước là 8 cô gái mặc áo nỉ đỏ, nẹp xanh đỏ, chân quấnxà cạp, đầu chít khăn vàng. Đi bên kiệu chúa gái có hai người che quạt

cũng là con gái trẻ đẹp, trang phục giống như người rước kiệu. Chúa gái đi kiệu có cờ dong trống mở, cùng rước với kiệu chúa gái

có kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước lễ vật, nghi trượng và nghithức rất trọng thể. Có đầy đủ cờ, quạt, chiêng, trống, tàn, tán, lọng, bát

 bửu, voi ngựa gỗ, gươm kiếm giáo mác. Theo đám rước có phường bátâm, bô lão, chức dịch và dân làng, phường đồng văn. Chúa trai đi bộngay sau kiệu chúa gái. Phường đồng văn hóa trang làm nhiều trò như:múa, câu cá, trình nghề... Khi kiệu chúa gái đến gần đình Cả (khoảng500m) thấy có 2 voi, 4 ngựa to như ngựa thật làm bằng giấy bồi trênkhung tre nứa có bánh kẹo, chờ đón đoàn rước kiệu cùng đi. Mỗi thôn

làm một voi, hai ngựa với đủ bành, đủ yên cương như voi ngựa thật, haingựa 1 con đỏ, 1 con trắng. 

Khi rước kiệu chúa gái thì voi ngựa làng Trẹo đi trước kiệu, voingựa làng Vi đi sau kiệu. Tới đình Cả kiệu lễ vật và kiệu sắc văn để lêntrên sân đình, phía cuối bãi là kiệu chúa gái, sau cùng là 2 voi, 4 ngựa.

 Người xem đông đặc vây quanh đình thật náo nức. 

Page 19: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 19/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

559

Sau khi lễ tạ chúa gái ở đình Cả xong, kiệu chúa gái được rước tiếpqua làng Triệu Phú để theo sông Hồng trở về núi Tản. 

Đến cây hương đầu làng, theo truyền thuyết, vì thương cha nhớ mẹnên Ngọc Hoa nhất quyết ngồi lại không đi nữa. Dân làng phải tổ chứcnhiều trò vui để vỗ về nàng. Ngọc Hoa vui dần và đồng ý để rước đi tiếp.Tới cầu tây (cầu Cáp) chúa gái được đưa xuống mảng xuôi theo ngòi.Người lái đò từ từ chèo mảng xuôi dòng ra bến sông Hồng qua sông về

 bên núi Tản. Dân làng cùng người xem lưu luyến đưa tiễn nàng khuấtdần bóng. 

Trò diễn đến đây kết thúc. Bố của cô gái đóng làm chúa gái chạy

tới cõng con chạy về nhà. Qua khỏi cổng, ông cõng con chui qua chuồngtrâu để vào nhà, ngụ ý để cho chúa khỏi bắt mất hồn vía người con gáicủa mình. 

Hội đền Hùng không chỉ thu hút người xem bởi những sinh hoạtvăn hóa đặc sắc của nó mà còn ở tính chất thiêng liêng của cuộc hànhhương trở về cội nguồn của các thế hệ người Việt Nam chúng ta. Nó thứctỉnh trong tâm hồn mỗi người một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ vềquê cha đất tổ, một truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mọi người Việt

 Nam, dù họ ở bất cứ nơi đâu./. 

L.H.L

Page 20: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 20/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

561

Lễ hội Đ ình Hùng Lô

Kim Chung

Đình Hùng Lô tên nôm là đình Xốm thuộc xã Hùng Lô huyệnPhong Châu tỉnh Phú Thọ được xây dựng dưới triều vua Lê Hy Tông, niênhiệu Chính Hoà năm thứ 18 (1698). 

Đến thời Nguyễn, đình được trùng tu, tách tiền tế và đại bái r a,

dựng thêm long đình, lầu chiêng, lầu trống. Bên cạnh đình còn có một

ngôi miếu cổ, mang nhiều nét chạm của nghệ thuật điêu khắc thời LýTrần. Đình Hùng Lô là một khu di tích còn khá nguyên vẹn của một tổngthể nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, nhiều di vật quý, nhiều bứcchạm đẹp mang nội dung phong phú và chủ đề tư tưởng cao như: 

“Đinh Tiên Hoàng chăn trâu”; “Đường Tăng đi Tây Trúc lấykinh”; “Trúc Lâm thất hiền”; “Bát Tiên quá hải”; “Ngũ Lão đăng sơn”;“Võ Tòng đả hổ”; “Long Vân đại hội” v.v... Các bức chạm hoàn chỉnh cảvề nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian và nội dung lịch sử. 

Đình Hùng Lô thờ vọng vua Hùng Vương thứ 18 vì thế ngày hộilớn nhất của làng cũng vào dịp giỗ Tổ 10- 3 âm lịch hàng năm. Hội làngđược mở từ ngày 9 đến 11. Lễ rước kiệu từ đình về đền Hùng trong ngàytiệc chính 10- 3.

Lễ rước kiệu của đình Hùng Lô mang những nét đặc trưng củavùng trung du Vĩnh Phú. Lo việc lễ hội là ông mạnh bái - một người cóchức sắc trong làng. Các công việc chuẩn bị như việc chọn gà, chọn gạo,chọn người để khiêng kiệu và sắm các vai trong đám rước v.v... được lotrước hàng tháng. 

Trước hết chọn trong làng 5 gia đình có nền nếp gia giáo để nhậnvinh dự nuôi gà để làm lễ vật dâng cúng ở đình. Gà được nuôi rất công

 phu. Thức ăn của gà là cơm, được người nuôi (người này phải kiêng cữ,ăn chay) nấu và viên, sau đó bón cho gà ăn. Tới ngày hội, chọn 5 con gàđẹp nhất, béo tròn mọng như quả sim chín rồi làm kiệu rước “ông bà” rađình để làm cỗ thờ. Tới khâu chọn gạo cũng công phu không kém. Gạonếp được xay  giã cẩn thận. Sau đó chọn các cô gái trinh tiết, xinh đẹptrong làng ra chọn bỏ những hạt xấu, hạt gẫy để còn lại 10 hạt như nhaucả mười, bấy giờ mới cử người khéo tay nấu xôi làm cỗ. 

Page 21: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 21/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

562

Chọn trong làng đủ 300 nam giới tuổi từ 25 đến 50 khoẻ mạnh,trước ngày hội phải ăn chay để chuẩn bị rước kiệu. 

Tất cả các công việc được chuẩn bị phải hoàn tất trước ngày 9-3

âm lịch để tới sáng 9-3 cả làng bắt đầu mổ trâu bò làm cỗ. Không khíchuẩn bị náo nức và vui lan toả khắp mọi nhà. Chiều 9 -3 các cỗ thờ vàkiệu rước đã chuẩn bị xong. ông mạnh bái, đồng thời là ông Chủ tế cùngvới các ông bồi tế, Đông xướng, Tây xướng, hai người nội xướngv.v... tấtcả đã được quy định nghi thức cẩn thận với nghi lễ trang trọng. 

Sau khi làm lễ tại đình xong là đến phần tổ chức rước kiệu về đềnHùng.

Đi đầu là đoàn người hát chèo, múa sư tử, sau đó là 300 trung nammặc quần áo trắng, chân quấn xà cạp, thắt lưng hoa lý đội nón chóp taycầm đồ chấp kích, bát bửu... đi  trước và sau kiệu làm nhiệm vụ rước và

 bảo vệ. 

Ông mạnh bái được ngồi trên xe kéo có người che lọng, người hầuđiếu tráp. 

Đi sau đoàn rước kiệu là các cô gái gánh cơm nước theo phục vụ.  

Tối 9-3 kiệu được rước tới chân núi thì làm lễ hạ kiệu, nghỉ ngơixem hát chờ tới sáng 10- 3 mới rước kiệu lên đền Thượng làm lễ. Buổichiều sau khi làm lễ ở đền Thượng xong, đến lượt rước kiệu trở về nhàông mạnh bái. Nhà chủ tế phải lo cơm nước cho cả đoàn rước kiệu xongmới ra đình làm lễ hạ cỗ thờ và tiệc vui kéo dài tới sáng. 

Trong số những di vật còn lại của đình Hùng Lô hiện nay còn một biển thưởng năm Mậu Ngọ ghi “Hùng Vương kỷ niệm hội”. 

Đình Hùng Lô giờ đây đã trở thành một trung tâm văn hoá- mộtngôi nhà chung của cộng đồng làng xóm trang nghiêm mà ấm cúng ho à

quyện gắn bó thiên nhiên quê hương với con người. Khu di tích đìnhHùng Lô đang được tu sửa lại khang trang cổ kính nguyên vị trí xưa. Đình

đã được xếp hạng là di tích LS - VH của Nhà nước. Hội rước kiệu Hùng Lô cũng sẽ từng bước được khôi phục lại vớinhững nghi thức đầy đủ, trang trọng và có ý nghĩa./. 

K.C

Page 22: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 22/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

564

Hội chùa Hương 

Nguyễn Hữu Thức - Lê Trung Vũ 

Người Việt Nam, mấy ai lại không biết tới hội chùa Hương. PhanHuy Chú một học giả lỗi lạc đầu thế kỷ XIX từng đánh giá hội chùaHương là hội vui bậc nhất ở cõi trời Nam. 

Hội chùa diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện

Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây: Xã gồm sáu thôn (Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá,Đục Khê, Yến Vĩ, Hạ Đoạn). Đầu thế kỷ XIX, các thôn này thuộc tổngPhù Lưu thượng, huyện Hoài An, trấn Sơn Nam thượng1.

Hương Sơn nay là xã lớn nhất của huyện Mỹ Đức, dân số chừng1,2 vạn người, diện tích khoảng 30km2, chiều dài 6km, bề rộng 5km, nằmven bờ sông Đáy, có dãy núi đá vôi Hương Tích nhấp nhô, những dòngsuối chảy men chân núi, những cánh đồng màu mỡ mở rộng trông rachâu thổ. Cảnh thiên nhiên ấy thật như ca dao địa phương miêu tả: 

 Một vùng non nước bao la 

 Rằng đây lạc quốc hay là Đào Nguyên  Hương sơn là chốn non tiên 

 Bồng lai mà thấy ở miền nhân gian 

Hàng năm, khách thập phương (trong đó có rất nhiều đoàn kháchquốc tế) trẩy hội về quần thể di tích Hương Sơn tới hàng chục vạn người2. Những hôm cao điểm khách về hội tới vạn người. Điều đó, phản ánhsức hút của hội chùa đến nhường nào. 

Hội trải dài trên ba tuyến: 

+ Tuyến Hương Tích (tuyến chính) 

+ Tuyến Tuyết Sơn + Tuyến Long Vân 

1. Hội chùa Hương, lễ hội dài nhất nước 

1 Xem: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX - Nxb KHXH - HN - 1981, tr. 51.2 Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình, hội xuân 1990 ước tính có 200.000khách tới vãng cảnh, hội Xuân 1993 ước tính có 320.000 khách tới vãng cảnh. 

Page 23: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 23/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

565

 Ngày xưa, các cụ nói hội chùa tự mở và tự đóng. Thường là sau tếtThượng Nguyên (rằm tháng giêng) khách đã đông đúc về hội đến khoảngrằm tháng ba thì vãn khách. 

 Ngày nay, hội chùa mở sớm hơn, Ban tổ chức hội lấy ngày mồngsáu tháng giêng để khai hội. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửarừng) của người làng Yến Vĩ và Phú Yên. Lễ mở cửa rừng của làng YếnVĩ tổ chức ở đền Ngũ Nhạc, xưa, đền thờ sơn thần (ông Hổ), một tínngưỡng linh vật. Sau đó có sự hòa trộn với nhân thần để ra đời vị thần tênlà Hùng Lang con ông Hùng An một vị tướng thời Hùng Vương có côngdẹp giặc Ân trừ bạo cho nước3. Còn làng Phú Yên làm lễ mở cửa rừng ở 

đền Hạ cũng thờ sơn thần. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp củangười Việt cổ tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm mong trong năm làm ăn gặpnhiều may mắn, mưa gió thuận hòa, con người an khang tráng kiện,không bị thú dữ ăn thịt. Nay lễ này còn sót lại ở một số vùng ngườiMường. Đối với cư dân ở đồng bằng, lễ khai sơn không còn nữa mà có lễhạ cây nêu (mồng bảy tháng giêng) chấm dứt một tuần vui tết để bắt tayvào mùa làm ăn mới. 

Mâm lễ của làng Yến Vĩ dâng sơn thần phải có một mặt lợn cạosạch để sống, còn làng Phú Yên là con chó thui, chỉ những khi khôngkiếm được chó thì thay bằng khúc cổ lợn, đấy là những thứ sơn thần hay

ăn. Sau những nghi thức cúng tế, làng Yến Vĩ cử một cụ ông (vợ chồngăn ở thuận hòa, đã từng sinh con đẻ cái mau ăn chóng lớn) bước vào rừngcầm dao chặt đứt một cành cây, vài sợi dây leo; làng Phú Yên cũng cửmột cụ ông đẹp lão, có kinh nghiệm làm rừng, dùng dao chặt đứt mộtcành cây rừng. Sau lễ khai sơn, dân chúng hai thôn mới chính thức đirừng. 

 Ngày nay, nghi thức mở cửa rừng   hàm chứa ý nghĩa mới, đồngnghĩa với mở cửa chùa. Do biến động về địa lý nên đền Trình của chùaHương, xưa là ở đình của làng Đục Khê, gần con sông Đáy, nay chuyểnvào đền Ngũ Nhạc của thôn Yến Vĩ (nơi diễn ra lễ mở cửa rừng) và có

tên gọi mới là đền Trình.  Ngày mồng sáu tháng giêng là lễ khai hội; khách du lịch, các tín đồ

rất đông. Ngày hội có lễ dâng hương tưởng nhớ vị tướng của vua Hùngdo nhà chức trách địa phương đảm nhiệm. Hôm ấy, dân Yến Vĩ tổ chứcmúa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.  

3 Xem: Trần Lê Văn, Thắng cảnh Hương Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình xuất   bản, 1989, tr. 25. 

Page 24: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 24/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

566

Sau lễ mở cửa chùa du khách trẩy hội trên ba tuyến đó đông dần,mà cao điểm nhất là ngày 18 tháng hai âm lịch. Tương truyền là ngàykhánh đản Đức Quan Thế Âm, nghĩa là ngày sinh của bà Chúa Ba ở chùaHương. 

Hội cứ đông vui tấp nập đến tháng ba. Khi cái nắng đầu hè oi bứcthì cái thú leo núi chẳng còn hấp dẫn du khách nữa, hội vãn dần. Cứ theotiến trình ấy thì hội chùa Hương diễn ra suốt ba tháng xuân, hết quí đầucủa vòng luân hồi Xuân - Hạ - Thu - Đông của trời đất. Nói thế, gọi làkhép hội chùa, chứ lễ chùa, du lịch thắng cảnh Hương Sơn thì đâu đã hết.Mồng một, hôm rằm và các ngày chủ nhật những tháng sau đó, khách

vẫn thường lui tới với đất danh thắng Hương Sơn. 2. Quần thể Hương Sơn, một đại kỳ quan của đất nước 

Trước hết phải ghi nhận chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng.Tạo hóa khéo bày đặt ở vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên cạnh sựmềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đátrơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Quần thể núi non tạo ra nhữngdáng hình kỳ thú. Dáng núi tựa hai con rồng đá tranh hòn Ngọc ốc ở cánhđồng Đục Khê. Núi nổi trên cánh đồng nước ở gần đền Trình tạ o thànhhình bốn con vật (rồng, sư tử, rùa, phượng) linh thiêng trong tâm thứcngười Việt. Lại có núi ông Sư và Vãi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà. Tuyến

Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rồng, như đầu sư tử. Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài, mà còn ở bên

trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động. Dukhách đến chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời,cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sôngđất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn  trong tầm mắt và cũng ảo huyền nhưlạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Sau đấy là thú vui trèo núi, thật dân dãtrong tay cây gậy lụi, cứ theo con đường núi lấm tấm hoa dại, lây lanthơm gợi mùi hoài cổ, lạ lẫm một dáng cây, thoảng nghe tiếng chim rừng,uống một bát chè lão mai, ăn một quả mơ đặc sản của Hương Sơn, thật

như ngỡ mình đang thoát thực để tận hưởng đến viên mãn cái đẹp củathiên nhiên đất nước, để thêm yêu cuộc đời. 

Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quầnthể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng. Đây là một hình thức bắtnguồn từ thời kỳ tối cổ của loài người, dần dần hình thức này hội nhậpvới tôn giáo thích ứng để biến thành một miền thánh địa. Hiện nay cảngười Kinh và người miền núi cũng còn sử dụng nhiều hang làm chùa -

Page 25: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 25/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

567

như nhiều chùa Mường, rồi chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Non Nước(Đà Nẵng)... Cả ba tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn)đều khai thác các vị trí động đá để thu hút khách. Ven suối có hang SơnThủy Hữu Tình, hang Long Vân, hang Cá. Trên núi có hang Hồng Sơn,hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, có động Tiên, động Tuyết Sơn, độngHương Tích. ở Hương Sơn thường chùa đi liền với hang, hay gọi đúngtên là chùa hang (chùa ở trong hang) như chùa Tuyết Sơn, chùa Cá, chùaCây Khế, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên, chùa Giải Oan... Trong tất cả cáchang động, nổi bật hơn cả là động Hương Tích và động Tuyết Sơn. 

Động Hương Tích đã to lại rộng. Người xưa coi động Hương Tích

là miệng con rồng. Theo quan niệm dân gian, đã đi chùa Hương mà chưatới động Hương Tích coi như chưa tới chùa Hương. Du khách đến HươngTích lặng người chiêm ngưỡng những nhũ đá - những tác phẩm tuyệt mỹmà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối,thành hình lạ lùng đến thế. Bởi vậy vào năm Canh Dần (1770) Tĩnh Đôvương Trịnh Sâm, người có tài văn chương tuần thú qua vùng HươngSơn, đề thơ ở động chùa Tiên, sau lên thăm động Hương Tích đã đặt bútcho khắc năm chữ: “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).Điều đó, chứng tỏ không phải ngày hôm nay mà cách đây hơn hai thế kỷnon nước Hương Sơn đã nổi tiếng. 

Sau động Hương Tích là động Tuyết Sơn. Động này Phan Huy Chúđã từng giới thiệu trong sách Lịch triều hiến chương loại chí : “Tuyết Sơnở huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có động rất đẹp. Trongđộng có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra, coi như vảy rồng. Trênngọn núi có tượng phật bằng đá, lại có những cây thông mọc từng hàng,coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tốt, âm u”. Chỗ nhũ đá như ổ rồngđược đặt tên là động Ngọc Long. Chúa Trịnh Sâm đã thăm thú nơi này,

cảm tác hai bài thơ (một Hán, một Nôm) tạc đề ở cửa động. Chùa Tuyếtđược xác lập vào năm Giáp Tuất (1694) do bà Quận phu nhân Hoàng

 Ngọc Hương bỏ tiền ra tu chỉnh. Bia Chính Hòa năm 24 (1703) ở chùa

Tuyết có ghi về việc này

4

 Không phải ngẫu nhiên các bậc tao nhân mặc khách của nhiều thời

đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc, sống mãi với thời gian, góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thànhdanh thắng không của một vùng mà của cả nước5  . Cũng không phải

4  Xem: Trần Lê Văn, Thắng cảnh Hương Sơn, tài liệu đã dẫn. 5 Xem: Nhiều tác giả - Chùa Hương (tập thơ xưa và nay) - Ty Văn hóa Thông tin Hà Đông,1973, dày 108 trang.

Page 26: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 26/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

568

ngẫu nhiên, ca dao - tâm tư tình cảm của người lao động - được sưu tầmở Hương Sơn, lại dành nhiều câu ca ngợi vẻ đẹp của Hương Sơn như thế6.

Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhaunhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cáithiện, cái đẹp, phản ánh sự khao khát của con người hướng tới ước vọngtự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịchcủa hội chùa Hương. 

3. Trong tâm thức của người Việt, Hương Sơn là cõi Phật  

 Nếu chỉ là cảnh đẹp không thôi, thiếu bàn tay con người tạo dựngvà biết tới thì ý nghĩa của cảnh đẹp ấy cũng có phần hạn chế. Tìm rađộng Hương Tích, dựng thảo am Thiên Trù là do ba vị hòa thượng, thờivua Lê Thánh Tông (1442-1497)7 kế tiếp gây dựng. Sau đó vào nửa cuốithế  kỷ XVII thời Lê Trung Hưng, hòa thượng Trần Đạo Viên QuangChân nhân đã chấn hưng cõi Phật Hương Sơn 8. Cho đến đầu thế kỷ XX,toàn khu thắng cảnh Hương Sơn đã mọc dậy trên một trăm nóc chùa,trong đó có những ngôi chùa được xây dựng có qui mô lớn, nghệ thuậttinh xảo, như chùa Tam Bảo, biến nhà tổ ở Thiên Trù thành tòa điện Phậttráng lệ. Kể từ đó tới nay, công việc kiến tạo chùa có lúc hưng, lúc thịnhnhưng chùa Hương không bị lãng quên trong tâm trí nhân dân. Điều này

 phản ánh vai trò của đạo Phật trong việc gây dựng, phát triển Hương Sơnthành một đại kỳ quan của đất nước. 

 Nguồn tư liệu thứ hai đáng chú ý là Phật thoại. Theo cuốn Nam HảiQuán Thế Âm 9 một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX

thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện con vuaDiệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa DiệuThiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạotrở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếucha mẹ, phổ độ chúng sinh. 

Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Các cụ bô lão làngPhú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) thì kể: Khi mãnh hổ cõng Bà

6Xem: Tâm hồn Hương Sơn - Nguyễn Hữu Mão - Nxb Văn hóa dân tộc- Hà  Nội 1991, 47

trang.7 Xem:  Khoa cúng tổ - Cuốn sách chữ Hán viết vào thời Tự Đức không ghi rõ năm nào. Tàiliệu lưu ở tủ sách chùa Hương (Thượng tọa Thích Viên Thành cung cấp). 8 Xem: Thích Viên Thành: Cảnh đẹp Hương Sơn, Văn hóa dân gian, năm 1990, số 4, tr. 14.9  Nam Hải Quán Thế Âm - Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội, 1990. Hòa thượng Thích ThanhTứ chủ biên. 

Page 27: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 27/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

569

Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang, naylà nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở độngTuyết Sơn. ít lâu sau, bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích. 

Phật thoại do các cụ ở làng Yến Vĩ kể cho biết: khi Ngọc

Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện (vì quyết chí tu hành,không tuân theo lời cha, nên bị vua cha sai lính giết), mãnh hổ cõng bàvào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọilà am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà intrên đá. Am Phật Tích (dấu tích nhà Phật) có tên từ đó. ở đấy bà sang mộtvũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó

sau thành chùa Giải Oan, có giếng Giải Oan (gọi là Thiên Nhiên ThanhTrì). Trước cửa hang có dòng suối gọi là suối Giải Oan. Người xưa quanniệm ai oan ức điều gì, thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở  giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng. 

Vậy là trong tâm thức của nhân dân đều cho rằng bà Chúa Ba đã tuhành đắc đạo ở núi rừng Hương Sơn. Câu chuyện về bà Chúa Ba là câuchuyện nhà Phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật. Nam Hải QuánThế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnhcủa con người và dân chúng. Nguồn Phật thoại trên được dân gian hóa

đậm đà màu sắc địa phương nên có nhiều chi tiết sinh động, cụ thể hóavề sự nghiệp tu hành của bà Chúa Ba. 

 Người xưa đã để lại tượng bà Nam Hải Quán Thế Âm bồ tát hiệnđặt trên bệ thờ Phật ở động Hương Tích. Theo bài ký: “Linh quang vôcực linh nghiêm bảo tượng ký” khắc đá ở động Hương Tích thì từ trước ở động đã có một tòa tượng Phật bằng đồng, đến năm Bính Ngọ 10 gặp nạn

 binh hỏa, các khí vật bằng đồng ở đây đều mất. Tới năm Quí Sửu (1793)đầu niên hiệu Cảnh Thịnh triều Tây Sơn dân chúng mộ Phật ở thànhThăng Long đã quyên góp tiền của tạc tượng Quan Âm bằng đá và kínhcẩn rước vào động. Văn bia viết vào năm Gia Long thứ năm (1806). Đây

là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng PhậtBà gần gũi với người lao động. Bà ngồi ở tư thế một chân co, một chân

 buông, tay cầm viên ngọc minh châu, mắt khép hờ, gương mặt đôn hậunhư đang thiền định. 

 Ngoài ra, tuyến Hương Tích còn có năm pho tượng bằng đá trắngđặt trong động chùa Tiên. Theo văn bia ở núi Tiên thì tượng được làm

10 Có thể là năm 1726 hoặc năm 1786.  

Page 28: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 28/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

570

vào năm Đinh Mùi (1907), thể hiện cảnh xum vầy của gia đ ình bà chúaBa sau bao năm gian nan, đau khổ. Bà chúa Ba ngồi giữa; phía sau là bố,mẹ; phía trước là hai chị. Chị cả Diệu Thanh cưỡi con sư tử xanh, chị haiDiệu Âm cưỡi con voi trắng. Dựa vào Phật thoại bà chúa Ba, nhữngngười thợ Kiện Khê (Hà Nam) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuậttrên. Do vậy, đến với Hương Sơn là cuộc hành hương vào nơi tu hànhcủa bà chúa Ba. Vào Hương Sơn là vào cõi Phật nên phải xử sự theo cáchứng xử của các tín đồ đạo Phật. Người đi kẻ lại, gặp nhau chào hỏi, câucửa miệng là Nam Mô A di đà Phật. Trong cách nói dân gian, người ta

 bảo đi chùa Hương, ít ai nói đi du lịch Hương Sơn. 

Đạo Phật đã ngấm vào lòng người, khẳng định vị trí ở Hương Sơnmà hệ quả là được triển khai trong một không gian ba tuyến, với hệ thốngchùa chiền, tượng đài có nhà sư trụ trì, làm công việc truyền đạo và hànhlễ, dẫn tới các sinh hoạt cũng mang đậm phong cách nhà Phật. NgườiViệt phần nhiều theo đạo Phật thì việc hàng năm đông người đi hội cũnglà điều dễ hiểu, tạo nên sắc thái một mùa hội chùa (hội tôn giáo) ở đấtHương Sơn. 

4. Dung nạp nhiều yếu tố tín ngưỡng đáp ứng lòng mong mỏi củacư dân Việt  

Văn hóa dân gian thể hiện những nội dung dân tộc. Tư tưởng của

một tộc người có thể tìm thấy qua nền văn hóa đó.  Nếu như ở một làng Việt, tam giáo Nho, Phật, Đạo đồng hành phát

triển thì ở Hương Sơn, đạo Nho biểu hiện tư tưởng của giai cấp thống trịthời phong kiến mà cốt lõi là tam cương, ngũ thường không tìm được chỗđứng. Đất hội Hương Sơn không dễ gì chấp nhận tính gia trưởng, trọngnam khinh nữ, sự phân chia đẳng cấp của Nho giáo, nên vắng bặt văn chỉthờ Khổng Tử. Đạo giáo ngoại lai mà biểu hiện của nó là thờ NgọcHoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân cũng không đượcchuộng như ở một số nơi khác. 

Thế nhưng một hiện tượng độc đáo là tín ngưỡng Tam Phủ, một tínngưỡng được coi là đạo giáo bản địa 11 của Việt Nam xuất hiện với tưcách một loại hình tôn giáo ở khu vực chùa Hương. Biểu hiện rõ nét nhấtcủa tín ngưỡng này là ở cụm chùa Giải Oan. Dù rằng, chỗ ấy bây giờ gọilà chùa, nhưng xem xét kỹ các hiện tượng thờ cúng và nghi lễ, thì đó lànơi thờ Tam Phủ. Bên trái chùa Giải Oan theo đường núi qua động Tuyết

11 Xem: Đinh Gia Khánh - Nho giáo và văn hóa dân gian ở Việt Nam - Văn hóa dân gian số3/1990, tr. 43.

Page 29: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 29/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

571

Quỳnh (Tuyết Kinh) nơi thờ thổ địa, lên trên một tí là vách đá nơi thờ tổ -một biến dạng của thờ Mẫu Cửu Trùng. Chùa Giải Oan có ao Thiênnhiên, k ế cạnh là Am Phật Tích trong cũng có vũng nước hẳn là nơi thờ Mẫu Thoải. Không xa chùa Giải Oan (200m) ở núi Trấn Long có đềnCửa Võng, nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, tương truyền bà mắc võng nghỉ ở đây. Tín ngưỡng Tam Phủ quan niệm thế giới gồm ba phủ. Phủ trên trời,

 phủ dưới nước, phủ núi rừng. ở khu vực thờ tam phủ có thờ thần Thổ Địavai trò như vị Đức Ông ở chùa chiền. Tín ngưỡng Tam Phủ 12  thờ Mẫu(mẹ) là tín ngưỡng nguyên thủy rất cổ sơ của người Việt thờ các nữ thầntự nhiên. Khi mà con người bất lực trước nhiều hiện tượng của thế giới

khách quan thì họ tin là có một người Mẹ có phép lạ thần kỳ cai quảnsông nước (Mẫu Thoải), cai quản núi rừng (Mẫu Thượng Ngàn), cai quản bầu trời (Mẫu Cửu Trùng). Nếu ai thành kính với mẹ sẽ được mẹ trợ giúp, công việc làm ăn gặp nhiều may mắn. 

ở chùa Hương tín ngưỡng thờ Phật không phủ nhận tín ngưỡngTam Phủ thờ Mẫu, dù rằng thờ Phật là chính. Sự kết hợp hài hòa này dẫnđến một hình thái tôn giáo tín ngưỡng lưỡng hợp. Bên cạnh các chùa làcác đền hoặc điện thờ Mẫu. Có khi ngay ở một nơi vừa thờ Phật lại vừalà nơi thờ thánh Mẫu, như ở chùa Giải Oan, am Phật tích. Lễ vật cũngđến là lạ, chỗ này oản quả thờ Phật, chỗ kia xôi thịt, bỏng, cháo thờ 

Thần, và ngay trong lời khấn, các tín đồ cũng thể hiện tín ngưỡng lưỡnghợp: “cầu trời, cầu phật”. Phật là Thánh Mẫu đã bị dân gian hóa thànhcác ông Tiên, bà Tiên hoặc ông Bụt hiện ra trong một quả núi, hay từ mộtrừng cây, ở giữa dòng sông hoặc từ trên trời cao bay xuống. 

Vào động Hương Tích, nơi bà chúa Ba chín năm khổ luyện đườngtu, đắc đạo trở thành Bồ Tát, ở đó, Phật hội thân trong tín ngưỡng thờ đá,dân quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của phật pháp đồng nhấtvới linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá có hình thù kỳ lạ, sẽtruyền cho các tín đồ niềm tin, sản sinh ra năng lượng, tăng thêm sứcmạnh cho mỗi người. 

ở đó dẫu bị bao trùm bóng Phật vẫn le lói sáng dạng thức của tínngưỡng phồn thực cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước muốn cuộc sống đầyđủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn trắng nhưngọc, người buôn bán mong sao có lãi, có lời, tiền của như cây vàng, cây

 bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi

12 Xem: Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh - Tứ bất tử - Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc, 1990,tr. 111 - 112.

Page 30: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 30/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

572

cô. Người bệnh tật tin rằng những giọt nước rơi tí tách từ bầu sữa tiên (vúmẹ) sẽ trợ thêm sức cho người mau khỏe. Ai muốn chăn nuôi phát đạt thìra cầu lợn tiên. Người trồng dâu nuôi tằm thì đến chỗ nong tằm né kén. 

Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực củacuộc đời. Cứ theo cách gọi tên của sự bài trí các nhũ đá thì đủ biết tư duyngười xưa thực đến chừng nào. Điều cốt yếu của cuộc sống là hạt gạonên Đụn Gạo là lưỡi con rồng ở vị trí thứ nhất, sau mới đến cây vàng,cây bạc, núi cậu, núi cô... Đó thực là những tín ngưỡng của người laođộng, niềm khát khao của người nông dân. Nơi đây không có chỗ chonhững ai cầu vinh hoa, danh vọng, chức tước, quyền hành.  

 Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hóa dân gian, hộichùa Hương mang màu sắc hội cầu may (cầu may của cải, cầu may làmăn phát đạt, cầu may có con cái vui vầy...). Trong bối cảnh của thời

 phong kiến, trình độ sản xuất thấp, khoa học kỹ thuật kém phát triển, mấtmùa liên miên, dịch bệnh, hữu sinh vô dưỡng... mọi sự trông chờ may rủithì tín ngưỡng cầu may khá phát triển. 

Mong ít bất công để cuộc đời đủ đầy tốt đẹp, không chính đángsao? Vì lẽ đó, xét đến cùng, hội chùa Hương đã dung nạp nhiều yếu tố tínngưỡng đáp ứng với mong mỏi của cư dân Việt. 

5. Nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo. 

a. Ngày hội bơi thuyền: 

 Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnhlạc vào non Tiên cõi Phật. Cả ba tuyến du lịch của Hương Sơn đều lợidụng các dòng nước để tạo ra cảm hứng cho người đi hội. Nói đi chùaHương là nghĩ đến con đò-một dạng của văn hóa thuyền cư dân Việt từthuở xa xưa. Ngày hội tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Dòng suối Yếnlúc nào cũng nhộn nhịp tiếng chèo khỏa nước, thắm thiết tiếng chào hỏinhau: A di đà phật, tạo ra sắc thái riêng của hội chùa Hương. 

b. Ngày hội leo núi: 

Rời con thuyền, giã từ suối nước, du khách hòa nhập vào núi non,vãng cảnh chùa chiền và bắt đầu cuộc bộ hành leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động - một thú vui rất cổ nay còn diễn ra ở một số tộc người.

 Người Mường ở Hòa Bình ngày xuân trai gái vẫn thường hẹn hò nhau đichơi hang, chơi động. Leo núi Hương Sơn dẫu mệt mà say như bà chúathơ nôm Hồ Xuân Hương đã cảm tác “Người quen cõi Phật chen chânxọc, Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm”, bởi có cảnh, có người có không khíhội nên ai cũng thích thú cuộc chơi núi của mình. 

Page 31: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 31/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

573

Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươnlên đến cái đỉnh của cái đẹp (nơi ấy là hang động). Và, sự kỳ vọng cáiđẹp hẳn sẽ làm con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này. 

c. Ngày hội của các chiếu hát chèo, hát văn: 

Hương Sơn là đất Phật. Phần nhiều người đi chiêm ngưỡng thiênnhiên và lễ Phật thường ưa phong thái tĩnh nên những gì thái quá đều bấtcập. Vì thế, hội chùa nhộn nhịp mà không náo nhiệt. 

Thông thường các tín đồ đạo Phật vào chùa Hương đi thành đoàn.Sau lễ Phật, các vãi thường ở một nơi và nhóm dậy hình thức sinh hoạtvui là hát chèo đò. Hát chèo đò được thực hiện ở bất cứ chỗ nào, đôngvui hơn cả là ở sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làmđộng tác như chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quanđến tích nhà Phật gọi là kể hạnh. Các vãi già nghe hát, chắp tay thànhkính và xướng lại lời con hát như thể thức hát - hò. Đây là một sinh hoạtrất được các vãi hâm mộ. 

Khi ấy, những đoàn tín đồ theo tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ đến lễcác Thánh Mẫu ở các đền, điện thờ, như điện trước chùa Giải Oan, điệnCô gần động Tuyết Sơn, đền Mắc Võng thờ bà Chúa Thượng Ngàn... ở những nơi này thường có hầu bóng kèm theo múa. Rồi hát văn. Thầycung văn hát có trống chầu, bộ nhạc cụ đàn, sáo, nhị, hồ dân tộc phụ trợ.Lời hát văn nhiều chỗ khó hiểu nhưng nhịp điệu hát lại luyến láy, gợicảm, ăn nhập với nhạc cụ dân tộc. 

Tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ và các lễ thức kèm theo là một vấnđề lý thú đang được giới nghiên cứu văn hóa dân gian quan tâm luậngiải. 

6. Đi hội chùa Hương chiêm ngưỡng những di sản   văn hóa đặc sắc: 

Hương Sơn không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đâycòn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản

 phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân laođộng, phản ánh tư tưởng của các thời đại. 

Cho tới hôm nay không kể những tầng văn hóa (ốc, đá, xương thú)của người nguyên thủy phát hiện ở hang Sũng Sàm (tuyến Long Vân) cóniên đại trên một vạn năm 13 mang truyền thống đá cuội, gạch nối văn

13 Xem: Niên đại tuyệt đối một số di chỉ văn hóa Hòa Bình (tr. 214). In trong Văn hóa HòaBình ở Việt Nam - Viện Sử học, Hà Nội - 1989. Các nhà khoa học dùng phương pháp C14

Page 32: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 32/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

574

hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn 14 thì cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên là “Bảo Đài Hương Tích Sơnhồng chung” 15. Chuông cao 1m24, đường kính đáy 0,63m, thân chuôngcó sáu vú lồi chia ra ở bốn góc, hai góc đối xứng, mỗi góc hai vú. Xungquanh mỗi vú là những chấm tròn tạo nên sự khác biệt so với chuôngcùng thời. Niên đại ghi trên chuông là thời hậu Lê. Dựa vào tên tự, địachỉ những người cúng tiến chạm khắc trên chuông được biết ở thời ấydanh thắng chùa Hương đã lan tỏa khắp xứ Bắc Kỳ nên nhiều nội cung,

 phó tướng, đề đốc, quận phu nhân... và các tín thí ở đồng quê đã gópcông của đúc nên chiếc chuông này. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo

ở trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng 27 tức năm 1766. Đáng lưu ý là quả chuông đúc thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh

nhị niên (1793) trước treo trong động Hương Tích, nay treo ở nhà tổ chùaThiên Trù. Văn khắc trên chuông cho biết công lao của nhà sư tự HảiViên đã đi phổ khuyết thập phương đúc nên quả chuông này. Chuông cao1m02, đường kính đáy là 0,56m. Thân chuông có gờ chia làm bốn múi.Bốn góc nổi bốn vú chuông, xung quanh vú là hạt tròn trông như hình

 bông cúc. Chuông chùa như khí cụ tụ linh khí núi sông và phát tiếngngân vang vọng như những đợt mưa thấm nhuần vào chúng sinh. 

 Ngoài giá trị của tượng Phật như đã nói ở phần trên thì ở chùa

Hương cổ vật bằng đá khá nhiều. Điển hình là bia đá. Loạt bia dẹt, bia trụ(tứ trụ, lục trụ...), bia ma nhai (bia mài khắc trên vách đá) theo thống kếsơ bộ có khoảng 60 đơn vị 16. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là biaThiên Trù tự bi ký hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vàochùa. Bia có niên đại Chính Hòa thứ bảy (1686). Nhờ bia này người đờisau biết được thời ấy hòa thượng Viên Quang “một lòng thanh khiết, tinhthông tam bảo, trong tu sửa động báu Hương Tích, ngoài mở Phật cảnhThiên Trù”. 

Đây là tấm bia đá lớn, diềm bia được người nghệ sĩ chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khỏe khoắn đưa được hơi thở của cuộc

sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật như voi, cua, trâu,vịt... rất có giá trị phản ánh tư tưởng của đương thời. 

xác định niên đại của hai mẫu ốc ở hang Sũng Sàm, 1 mẫu có niên đại 11.365 ± 80, 1 mẫulà 10.770 ± 75 năm. 14 Xem: Đi chùa Hương khảo cổ , in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 1975 - ViệnKhảo cổ, tr. 96 - 103, bài của giáo sư Trần Quốc Vượng. 15 Tư liệu Hán Nôm... Nhà Bảo tàng Hà Tây (Đinh Khắc Thuân sưu tầm, dịch). 16 Tư liệu Hán Nôm... Nhà Bảo tàng Hà Tây (Đinh Khắc Thuân sưu tầm, dịch). 

Page 33: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 33/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

575

ít nhiều có giá trị nghệ thuật là bệ đá đặt trước điện thờ Phật ở độngHương Tích thuộc loại hình nghệ thuật thời Lê - Trịnh do hai vương phủthị nội cung tần Trần Thị Khoản, Vương Thị Đàng cúng tiến. Bệ đá ghépcao 1m, ngang 1,5m, dày 1,3m. Hai đầu bệ nở, co thắt vuông trụ. Hai góc

 phía ngoài chạm nổi hình người phỗng ở tư thế ngồi đóng khố để trần,đầu và hai tay nâng phần trên của bệ Phật. Đó là một biến dạng của chimthần Garuđa mình người mặt chim thường được tạc ở các bệ  đá thờ Phậtthời Lý - Trần. 

Về kiến trúc, thời gian nghiệt ngã ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,nắng như thiêu, mưa như dội cùng với những năm tháng loạn lạc đã

nhiều lần làm khu thắng cảnh Hương Sơn bị hoang phế. Truyền thuyết kể lại vào cuối thế kỷ XVIII, một đám giặc đã kéo

vào chùa Hương vơ vét sạch những đồ thờ tự bằng đồng trong đó có photượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nửa cuối thế kỷ XIX, Hương Sơn làcăn cứ hoạt động của nghĩa quân Tuyết Sơn chống lại thực dân Pháp.Pháp đã mở những cuộc tấn công  lớn vào đây. Trong chín năm khángchiến chống Pháp, giặc Pháp hai lần vào đốt phá chùa (1947 - 1948), mộtlần cho máy bay ném bom phá hủy chùa Thiên Trù (1950). 

Vì những nguyên do trên, hầu hết những công trình kiến trúc cổ bị phá hủy. 

Một kiến trúc cổ nhất còn lại là tòa Viên Công Bảo tháp ở vườntháp gần suối Điện trong khu vực chùa Ngoài (chùa Thiên Trù). Thápnày được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi quàn hài cốt nhà sư Viên Quang17 có công phục hồi lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng, như vănbia Chí nh Hòa 7 (1686) nói tới. Tháp Viên Công xây bằng gạch tốt, màuđỏ hồng, để lộ thiên, miết mạch đều tăm tắp, chứng tỏ kỹ thuật xây tháprất tinh xảo. Từ xa nhìn vào tháp như cây bút hồng ngọn vút lên trời.Tháp chia làm ba tầng và một đế, tầng một và hai có mái đón, bốn gócvươn cong lên trời bốn đầu đao. Trên cùng bút tháp, là hình hoa cáchđiệu. 

Vào thời Nguyễn, triều vua Bảo Đại thứ bảy nhà chùa đã trùng tulại tháp này, nhờ vậy đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn kiểu dáng banđầu của tháp Viên Công, một tác  phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc ở thời hậu Lê. 

17 Xem: Tháp Viên Công. Báo Hà Sơn Bình, số chùa Hương, số đặc biệt dành riêng chokhách du lịch 

Page 34: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 34/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

576

Sau ngày đất nước thống nhất, trước sự ngưỡng mộ đến kỳ viênHương Sơn của du khách trong và ngoài nước ngày một đông, tại chùaThiên Trù,năm 1986, đã hoàn thành phục dựng lại gác chuông kiểu dángmới di chuyển từ gác chuông chùa Ngăm thuộc xã Đại Cường (huyệnứng Hòa) về. 

Gác chuông chùa Thiên Trù là một khối gần vuông cao 8,20m, dài9,20m, rộng 7,80m. Cấu trúc gác chuông gồm bốn cột cái đỡ ba tầng máicó bốn góc cong và 12 cột quân vòng ngoài đón mái. Từ dưới sân chùatrông lên gác chuông như một bông sen cách điệu nhiều cánh mang đậm

 phong cách dân gian độc đáo mà chúng ta thường gặp ở các công trình

kiến trúc tôn giáo cổ. Tiếp sau đó, Ban xây dựng chùa Hương đã khởi công làm tiếp nhà

Tam Bảo, hoàn thành phần nhà năm 1989. Nhà làm kiểu chữ đinh haitầng, kết hợp chồng diêm, tầng trên ba gian, tầng dưới là tòa đại đường

 bảy gian. Thượng điện hai tầng là nơi thờ Phật. Giữa điện thờ Phật cótượng Nam Hải Quan Thế Âm bằng đá, lấy nguyên mẫu tượng thờ trongđộng Hương Tích, được phóng to 2,5 lần, cao 2,8m, uy nghi trên bệ Phật.

 Nền nhà Tam Bảo lát đá hoa sáng bóng. 

 Nhà Tam Bảo chùa Thiên Trù là công trình kiến trúc có qui mô lớn,kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc

truyền thống. Do vậy, du khách chiêm ngưỡng tòa Tam Bảo thấy thânquen mà mới lạ, bởi bắt gặp nét dung dị trầm lắng mà sâu xa triết lý củanghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều, của hìnhkhối, của những mảng màu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại. 

*

* *

Với những yếu tố đã được phân tích, hội chùa Hương rộng cửa đónnhận mọi tầng lớp xã hội không phân biệt dân tộc, đẳng cấp, tôn giáo,tuổi tác, nam hay nữ... 

Đến với chùa Hương là tham dự vào cuộc tiếp xúc kỳ diệu giữa conngười với vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắngcủa núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của tòa tháp và cái đẹp

 biến đổi không ngừng của mùa xuân cây cỏ. 

Đến với chùa Hương là cuộc hội ngộ của con người với con người,với niềm mơ ước về một thế giới bình đẳng chan hòa tình thân ái. 

Page 35: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 35/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

577

Đến với chùa Hương là dịp con người tìm về cội nguồn của tư duy,trỗi dậy sự nỗ lực, gặp gỡ bóng dáng tổ tiên mình một thời đã qua./. 

N.H.T - L.T.V

Page 36: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 36/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

580

Hội chùa Keo 

Phạm Minh Đức - Phạm Thị Nết - Phạm Thị Lan 

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình làmột di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Nhà nước xếp hạng từ đợt đầu tiên,

vào năm 1957. Chùa được xây dựng năm 1630 với qui mô lớn, chạm trổ gỗtinh xảo, thể hiện phong cách kiến trúc thời Lê. 

Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộn g

28 mẫu (108.000m2). Bề ngang gần 500 mét, chiều sâu (tính từ chân đê đếnsát con ngòi thôn Bồng Tiên, Vũ Tiến) dài trên 200 mét. Nếu chỉ tính 154gian của 21 công trình, chùa đã có diện tích 58.000m2. Hiện nay toàn bộkiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian 1.

Từ dốc đê, qua một sân cỏ rộng gần một mẫu, khách đến thăm chùa sẽ

được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đồ sộ, kế thừa và khai tháctriệt để phong cách kiến trúc cổ truyền của Việt Nam. Đó là: tam quanngoại, tam quan nội, chùa Hộ, chùa Phật, chùa Tam Bảo, mỗi bên 33 gianhành lang đến hai tòa tả vu, hữu vu tòa gác chuông ba tầng, cuối cùng là khutăng xá. 

 Ngày nay, du khách đến với chùa Keo không phải chỉ đến với hộichùa Keo mà còn đến để thăm quan, nghiên cứu một công trình kiến tr úc

nghệ thuật nổi tiếng nhất của Thái Bình. Chỉ xin lấy gác chuông làm một vídụ. 

Một điều khác biệt so với các ngôi chùa cổ ở nước ta, gác chuôngchùa Keo được xây dựng ở vị trí gần cuối cùng của khu di tích. Gác chuôngcó chiều cao 11, 01m (tính từ nền tới bờ nóc) với 3 tầng mái thiết kế theokiểu cổ các chồng diêm. Toàn bộ sức nặng của gác chuông được đặt trên 4cột lớn (mỗi cột có đường kính chân 0,55m; cao 5m). Mỗi gác dựng mộtcột nóc, hai cột hiên, tất cả được liên kết

1 Phạm Đức Duật, Bùi Duy Lan: "Chùa Keo" , Sở VHTT Thái Bình, xuất bản, 1985. 

Page 37: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 37/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

581

với nhau bằng hệ xà ngang, xà nách.

Tầng 1: Có 4 cột lớn đi thẳng lên sàn mái tầng 2. Tường sau lắpngưỡng đơn, đố lụa, hai bên và mặt trước dựng bạo xoi. Trên ngưỡngthượng, một chiều để một cửa nhỏ, hai bên dựng bạo lắp trụ đấu con song.

Tầng 2: Có 4 cột ăn thẳng xà mái, hệ thống cột hiên thu rút vào tâm0,4m; liên kết với tầng dưới qua hệ xà dầm. Tại đây có sự trang trí rất công

 phu: mỗi mặt chia thành 3 khoang. Bạo ngang hai lớp uốn thành cửa võng.Ván dưới là những cánh sen cách điệu. Giữa văng lan can chạy con songtiện trong có cánh cửa. 

Tầng 3: Được thu nhỏ hơn, không có cột thông xuống thềm. Các dànđấu ăn mộng thước thợ với dầm tầng hai. Mộng đấu định vị mặt bằng tầng 3tạo thế vững vàng cho khu kiến trúc. Cổ các tầng thượng được chia làm 12ô, diềm dưới lắp một đài sen cánh vuông. Các khoang dựng bạo. Diềm trênchạm một hàng cánh sen nhỏ. Ván gió trổ hoa chùm thành các ô trám. Ô lớnđặt giữa, ô nhỏ đặt đối xứng nhau lùi về 4 góc. Diềm hoa, cánh hoa đanquyện với nhau.

Mái tầng thượng trông có dáng như nhà rông. Bờ nóc xoi hai hàng chỉthẳng bắt góc chỉ xoi bờ cánh. Hồi nóc xây khối kỷ hà đắp nổi văn triện.Góc chuyển bờ cánh nối bờ mềm không đắp nghê đặt dấu mà giáp chỉ xoi,chuyển từ độ dốc rồi cong dần vút lên cuộn thành song loan mây cuốn. Đaotầng 2, tầng 3 cũng có phong cách này. Ba tầng với 12 đao cuốn bay làmcho gác chuông trông thanh thoát, nhẹ nhàng... 

Có thể nói gác chuông chùa Keo đạt được sự tuyệt mỹ trong tổng thểkiến trúc, đó là sự kết hợp hài hòa, trong tỉ lệ giữa bờ nóc, bờ thẳng bờ móm, độ vươn của bờ nóc góc đao. Sự tính toán chính xác giữa các tầng,

khoảng cách giữa các cột đã tạo cho gác chuông có dáng đẹp và khỏe về lựcđã phản ánh trình độ cao của những người thợ thủ công xưa kia. 

Lịch sử chùa Keo được gắn liền với sự tích của thiền sư Không Lộ.Theo sách Không Lộ thiền sư ký ngữ tục, thì vị thiền sư này sinh ngày 14-9

năm Bính Thìn (1016), đời Lý Thái Tổ, tại làng Giao Thủy, phủ Hải Thanh,nối đời làm nghề đánh cá, có chí hướng đạo thiền. Năm 1062, Không Lộdựng chùa Nghiêm Quang tại Hành Thiện Giao  Thủy. Do có công chữa

Page 38: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 38/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

582

khỏi bệnh cho vua Lý nên ông được phong làm quốc sư. Sau khi ông mất(ngày 3 tháng 6 Giáp Tuất - 1094) chùa Nghiêm Quang được đổi tên thànhchùa Thần Quang. Đến năm 1630 chùa di chuyển sang bên tả ngạn tức chùaKeo của tỉnh Thái Bình hiện nay. 

Hội chùa Keo luôn gắn với hành trạng của vị thiền sư Không Lộ và đãtừ rất lâu nó được coi là một trong số ít hội lớn của vùng đồng bằng sông

Hồng. Hàng năm làng Keo có hai lần mở hội: Hội vui xuân (vào mùng 4 tết)

và hội tháng 9 (vào các ngày 13, 14, 15 âm lịch). Hai hội này có nội dung,tính chất và hình thức hoàn toàn khác nhau. 

 Ngày mùng 4 tết hàng năm, làng Keo mở hội vui xuân với ba trò vuichính: Thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm, trong đó thi nấu cơm được coilà hoạt động trung tâm của ngày hội. Để có cuộc thi vào sau tết, ngay từ đầunăm trước, cả 8 giáp làng Keo đã phải chuẩn bị mọi việc: chọn đậu, gạo,mật thật tốt, tìm những thanh nứa già gác sẵn trên dàn bếp cho thật khô;chọn các cô gái khéo tay, chưa có chồng và các chàng trai nhanh nhẹn đểvào dự thi. 

Sáng mùng 1 tết, trên sân trước cửa chùa Hộ, nơi diễn ra cuộc thi, 8nhóm dự thi với các dụng cụ nấu ăn đã được sắp sẵn xếp hàng theo thứ tự.Sau ba hồi trống báo hiệu, cuộc thi bắt đầu, ông chủ khảo châm lửa đốt nénhương dài khoảng 20cm. Hương vừa bén lửa cũng là lúc 8 chàng trai của 8giáp rời khỏi vị trí của giáp mình chạy đua bốn vòng quanh ao. Hết vòngthứ 4, mỗi người xuống ao xách một lọ nước về cho cô gái của giáp mình.

 Ngay lúc đó có hai người nữa cũng khẩn trương xiết đậu, giã bột, vo gạo... bên cạnh nắm bùi nhùi rơm, cô gái dùng hai thanh nứa già cọ mạnh vào

nhau làm bật lên tia lửa xanh lét. Đó cũng là lúc tiếng reo mừng cổ vũ củangười xem dậy lên khắp sân chùa. Công việc của người nội trợ nhanh nhẹnđến mức: Khi nén hương của ông chủ khảo vừa cháy hết, trên mâm đồngcủa nhiều giáp, người xem đã thấy đặt đầy đủ hai đĩa xôi, hai bát cơm, bốn

 bát chè và hai đĩa bánh. Sau khi dâng lên cúng thánh, ban giám khảo tiếnhành chấm, chọn mâm nào có cơm, sôi dền dẻo, chè đủ ngọt, bánh ngon

không dính lá thưởng cho 100 quan tiền xanh. Giáp nào chỉ đạt một tiêuchuẩn (về thời gian hoặc chất lượng) cũng được thưởng 3 quan tiền. Cuối

Page 39: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 39/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

583

cùng mâm cỗ được ban phát cho mọi người cùng thụ lộc để lấy may ngay từnhững ngày đầu năm. 

Hội vui xuân chùa Keo còn có một trò vui khá thú vị và độc đáo. Đólà trò thi ném pháo. Để có trò chơi này chỉ cần 2 cột tre dài 7-8m, chôn cách

nhau 4m, nối hai ngọn tre bằng một cây tre ngang, giữa cây tre này treo mộtnón pháo bằng một đoạn dây dài 1/2m. Nón pháo là một khung tre phất giấy

hình nón cụt. (Đường kính đáy trên 50cm, đáy dưới 30cm, cao 40cm) treongược. Đáy dưới của nón pháo đặt một lá đề bằng giấy có sát thuốc cháy.Lá đề được nối với hệ thống pháo tép, 4 quả pháo nhỡ và cuối cùng là mộtquả pháo lớn.

Theo hướng dẫn của ông chủ hội, người chơi đứng ngoài dây chắn đốttừng chiếc pháo tép ném vào là đề. Pháo rơi trúng lá đề và nổ đúng thờiđiểm trên lá đề làm lá đề cháy sém và bắt vào ngòi pháo. Pháo nổ theo dâychuyền dài tới hai ba mươi phút. Khi có tiếng nổ lớn của pháo đại thì trênkhông bật ra một chiếc dù có kéo một phướn vải với dòng chữ: "Thiên hạthái bình" hoặc "Phong đăng hòa cốc"... Cuộc thi dài ngắn không cố định

tùy theo số người dự thi có ném trúng hay không, trúng sớm hay muộn... Năm nào pháo nổ giòn giã mọi người tin rằng mùa màng tươi tốt. Năm nàokhông có ai ném đạt yêu cầu các già làng phải làm lễ xin được châm lửa đốt

 pháo hoặc tháo gỡ các tầng pháo để lại cho hội năm sau. Người ném pháothắng cuộc thường được làng thưởng cho hai quan  tiền xanh hoặc nhiềuhơn. 

Hội xuân làng Keo với các trò thi vui giải trí, phản ánh sinh hoạt vănhóa cùng những phong tục của cư dân nông nghiệp vùng sông nước. Nămtháng qua đi, nhưng nhiều phong tục lành mạnh vẫn còn được lưu giữ trong

ngày hội mùng 4 tháng giêng ở làng Keo. Hội tháng 9: Là hội chính ở chùa Keo. Hội mở từ ngày 13-9 tức là 100ngày sau khi thiền sư Không Lộ qua đời. Ngày 14 là ngày sinh của Ngài,hội mở thêm ngày rằm là lễ tiết hàng tháng của đạo Phật (tính theo âm lịch). 

"Cho dù cha mắng mẹ treo 

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm..." 

Page 40: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 40/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

584

 Nếu hội xuân làng Keo vừa có tính chất thi tài vừa là hội làng về phong tục thì hội Keo tháng 9 mang tính chất hội lịch sử, hội văn nghệ, gắnliền với cuộc đời của thiền sư Không Lộ. 

Chuẩn bị cho hội tháng 9: Ngay từ sau ngày 3-6 (ngày giỗ thánh), 8giáp làng Keo (Đông Nhất, Đông Nhị, Đại Hữu, Vọng Đông, Đoài Nhất,Vọng Đoài, Hoàng Quí, Đường Thịnh) chọn người có chức sắc, có uy tín

trong làng làm chủ hội, mỗi giáp bầu một người giúp ông chủ hội điều hànhmọi công việc trong hội. 

Từ 3-6 đến 15-8, làng chọn ngày để trang hoàng tượng thánh. Mỗinăm một lần người ta chọn mua 100 vuông lụa để may áo cho tượng. Đếnngày tốt (trong khoảng từ 15-8 đến 10-9) làng làm lễ thay áo cho tượng.

Gần đến ngày hội, công việc được cắt đặt cụ thể cho từng ngày: ngày11-9: Dựng một cây phướn cao chừng 30m có 8 cây song làm dây kéo đặtngay trên sân cỏ trước tam quan. Xung quanh tam quan dựng 8 cột treo 8 lácờ, trên cờ có thêu bốn chữ "cung phụng thánh tổ" đại diện cho 8 giáp.

Làng chọn 42 chàng trai khỏe mạnh, thuần thục động tác để rước kiệu,nhang án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh (thuyền cò). ở Keo gọi việctuyển chọn này là "kéo kén" (kéo quân để kén người). 

Ngày 12-9: Ông chủ hội chọn trong số 42 chàng trai đã tuyển chọn lấy4 người vào đòn chính, 8 người vào đòn gòng (mỗi gòng 2 người), 2 ngườicầm quạt che hai bên kiệu chính, 8 người rước nhang án, 10 người rướclong đình, thuyền rồng, tiểu đình. 

Buổi chiều các ngày 10, 11, 12 cả tám giáp hạ trải bơi tập từ sông con(sông Trà Linh) trước cửa chùa ra sông Cái (sông Hồng). 

Ngày 13-9, ngay buổi sáng, người ta tổ chức cuộc rước nhang án, longđình, thuyền rồng và tiểu đỉnh ra tam quan ngoại. 

Chiều 13-9, người đi hội đổ về dọc bờ sông Hồng để xem đua trải. Sovới ở Đào Động thì trải ở hội Keo to hơn. Trải đóng bằng gỗ dổi, dài 12m,lòng sâu 1/2m; đoạn giữa rộng nhất 1,2m; hai đầu thót lại và hơi cong. Sốngười bơi cũng giống như ở trải hội Đồng Bằng. Về trang phục người bơiđóng khố, mặc áo nẹp ngắn không tay, đầu chít khăn đồng màu. Mỗi trải cómàu quần áo khác nhau nên rất dễ phân biệt. 

Page 41: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 41/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

585

Trên đoạn sông trước cửa chùa, 8 giáp cắm 8 cây tre làm 8 tiêu cho 8trải (tiêu nọ cách tiêu kia 40m). Ngoài sông Hồng cắm 3 tiêu cho trải bơitheo đường gấp khúc, mỗi tiêu cách nhau 1-2km. Tiêu cuối cùng là bến đòAn Lãng bên hữu ngạn. 

Sau ba vòng bơi, trải nào về tiêu của mình nhanh nhất thì sẽ chiếmgiải nhất, các trải khác tùy theo thời gian, để nhận giải nhì, ba... Trải nào

được giải cốn (giải nhất cả ba ngày hội) được thưởng thêm một thúng gạovài ba quan tiền... 

Trái ngược với không khí ồn ào, náo động ngoài mặt sông. Tại tòa giároi lại diễn ra cuộc thi "Thầy đọc" thật trật tự và chăm chú. Đây là cuộc thicủa các thày cúng có giọng đọc tốt, văn hay ở các vùng lân cận về dự thi.

 Người dự thi phải khăn áo chỉnh tề tự trình bày sáng tác của mình theo 6chủ đề: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Ví dụ, bài nói về thực:

 Đồ lục cúng tranh nhau trên dưới.

 Nào có ai chịu nhường ai 

 Hương khoe hương, thấu đến trời  Hương lại nói văn hoa mọi vẻ 

 Đăng khoe đăng, đăng minh chiếu thế  

Trà khoe trà, trà đủ mọi mùi 

Quả khoe quả, quả có kỷ cương. 

So tính lại không gì bằng thực 

Thực tôn đây có lòng nhân đức 

 Dẫu việc gì có thực mới xong  

Có thực thì hoan hỉ vui lòng  

Thực không có, mặt chau mày rủ 

 Đồ lục cúng bày ra cho đủ 

 Khách thập phương đã rõ cả mười 

Thực tôi nay chẳng dám nhiều lời 

 Xin hội chủ chấm thực tôi đỗ nhất. 

Page 42: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 42/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

586

Buổi tối trong ánh sáng huyền ảo của nhang, nến, người ta lại kính cẩnrước nhang án, long đình, thuyền rồng, tiểu đỉnh về tòa thiêu hương. Tại đâydiễn ra cuộc lễ thánh thật tôn nghiêm. Đoàn lễ đầu tiên gồm: ông chủ hội,các ông tùng giá cùng 8 em bé (mục đồng) tiếp đến đoàn chấp hiệu (7người), sau đó đến đoàn hàng thập (những người mặc áo vàng cầm đồ bát

 bửu trong cuộc rước kiệu thánh hôm sau) cùng hai ông tổng cờ, cuối cùng

đến hàng đội (những người chân kiệu đóng khố bao) vào lễ.Sau lễ tế thánh, một hoạt động nghệ thuật khá hấp dẫn được tổ chứcđó là thi kèn, trống. Giải thưởng cho những người giật giải là 1  đến 3 quantiền. 

Đến giờ chót của ngày hội đầu tiên này (12 giờ đêm) là tục tế gốc cây phướn do ông chủ hội chủ trì. ở làng Keo gọi tục này là tục "long nhan cây phướn". 

Ngày 14 - kỷ niệm ngày sinh của thiền sư Không Lộ. Ngay từ sángsớm, người làng Keo đã lo cho cuộc rước kiệu thánh thật linh đình. Cuộcrước khởi đầu từ tòa thượng điện ra tam quan ngoài. Đến tối lại rước bài vịthánh vào tòa thiêu hương. Đám rước theo hình chữ á (dạng chữ Nho) khépkín. Người ta gọi là "xuất á, nhập á". Đám rước dài gần 200m. Qua đámrước kiệu, cuộc đời của Dương Không Lộ được biểu hiện như một diễnxướng lịch sử. Trong đám rước giá thuyền rồng sơn son thiếp vàng tượngtrưng cho chuyến đi của Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho nhà vua, vàcó ý nhắc tới một quãng đời chài lưới của Dương Không Lộ; đoàn trẻ mụcđồng (gồm 8 em tuổi từ 12 đến 14) tượng trưng cho những em bé chăn trâucắt cỏ được gần gũi Không Lộ khi ông còn làm nghề chài lưới. Có lẽ cũngvì sự tích này mà làng Keo chia làm 8 giáp. Đặc biệt, khi đám rước đi đến

góc bờ ao, người xem thấy xuất hiện 4 người điều khiển 7 hình người bằnggỗ. Trong đó người thứ nhất điều khiển tượng gỗ hình phụ nữ. Đó là nhânvật bà Chàng (hay bà Cá Rổi). Tượng bà Chàng giơ tay vẫy chào kiệuthánh. Người ta kể lại rằng: xưa kia bà Chàng theo Không Lộ lên trời bán cá,vì quá vui nên quên mất đường về. Hôm sau Không Lộ lại lên trời, bà Chàngtrông thấy, vui mừng vẫy tay theo về.

Trong khi trên bờ diễn ra cuộc rước, thì ở dưới ao cuộc bơi thuyền của8 em nhỏ chừng trên 10 tuổi cũng bắt đầu. Trên chiếc thuyền cò cốc 8 em

Page 43: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 43/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

587

nhỏ mặc áo vàng, đội khăn đỏ tết hình hai trái đào bơi thuyền có tính chất biểu diễn để thờ thánh. 

Chiều 14: cuộc đua trải vẫn được tiếp tục như chiều 13, trong khi đótại tòa giá roi một nghi lễ chầu thánh bằng một điệu  múa cổ, người dân ở đây thường gọi là múa ếch vồ.

Điệu múa do 12 người dân kiệu chính (hàng đội) có trang phục như

khi đi rước kiệu, xếp thành hai hàng dọc ở gian giữa, quay về phía thượngđiện đứng chỉnh tề. Khi nghe một tiếng trống của ông chấp hiệu, mọi ngườiđể hai tay trước ngực, rồi quì xuống, hai bàn tay chống xuống đất trước mặt,hai đầu bàn chân xoay chếch về hai phía; hai gót chân chụm lại đội lấymông. Một tiếng trống tiếp theo, hai hàng đội vung mạnh hai tay về phía tráicho toàn thân bật dậy trở về tư thế ban đầu. Các động tác này lặp đi lặp lại 5lần. Hình thức lễ thánh này đã được cách điệu như một điệu múa. 

Ngày 15 - các nghi thức được tổ chức tương tự như ngày 14, duy cóđiều khác: cuộc lễ thánh của 12 người chân kiệu được thay bằng lễ chèo trảicạn chầu thánh vào ban đêm sau khi đã rước kiệu thánh về cung, kết thúc 3ngày hội ở chùa Keo. (Thật ra, hội chùa Keo hàng năm không chỉ giới hạntrong 3 ngày hội chính 13, 14, 15-9. Nhiều khách thập phương đã tới chiêmngưỡng, lễ bái trước hoặc sau đó hàng tuần lễ). 

*

* *

Hội tháng 9 ở chùa Keo, ngoài tính chất hội thi tài còn mang đậm tínhchất hội lịch sử. Bằng những nghi lễ tôn giáo cùng nhiều hình thức diễnxướng âm nhạc, múa dân gian, những cuộc thi kèn trống, thi thầy đọc... Hộichùa Keo đã trở thành một mô hình sinh hoạt văn hóa mang đậm tính vănnghệ dân gian truyền thống. Đó là những sinh hoạt tinh thần phù hợp vớitrình độ và đời sống văn hóa của nhân dân. Với ý nghĩa trên, cùng nội dung

 phong phú và hình thức đa dạng, hội chùa Keo từ lâu đã là một trong sốnhững hội nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể xếp ngang với cáchội như hội Gióng (Hà Nội), hội Trường Yên (Ninh Bình) v.v.../.  

P.M.Đ - P.T.N - P.T.L.

Page 44: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 44/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

588

Page 45: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 45/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

588

Hội Kéo chữ  

Phạm Minh Đức – Phạm Thị Nết - Phạm Thị Lan

Hội kéo chữ là hội làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện QuỳnhPhụ, Thái Bình. Kéo chữ là hình thức xếp quân theo các thế trận, mà mỗithế trận này theo hình một chữ (là chữ Hán, và cũng chỉ có tính tương

đối).Thực chất của hội kéo chữ là ảnh xạ một hình thức luyện binh hay diễntả một trận đánh, một thế phòng ngự. 

Hiện ở làng Phụng Công còn lưu truyền câu chuyện về cuộc khởinghĩa nông dân vào thế kỷ XVIII do Bùi Dá và Hoàng Sỏi lãnh đạo. Vốncăm ghét bọn quan lại cường hào cộng thêm với mối thù nhà (bố Hoàng Sỏilà Hoàng Cát bị ám hại), hai ông mộ quân, liên kết với thủ lĩnh Nguyễn HữuCầu chống lại triều đình Lê - Trịnh, làm chủ cả vùng Quỳnh Côi, Duyên Hà.Hiện nay còn nhiều di tích về cuộc khởi nghĩa này ở Chợ Và xã Quỳnh Hộinhư: Điếm trung quân, khu quần ngựa, khu bến tắm... tại thôn Lương Mỹ(cách Phụng Công 500 m về phía nam) còn dấu tích một khu gò cao và đào

sâu xuống còn thấy nhiều gạch, mảnh sành thời Lê. Địa điểm này có tên làDinh ông Quận rộng gần 3 mẫu. ở Phụng Công hiện nay còn lưu truyền một bài vè về nghĩa quân của Bùi Dá và Hoàng Sỏi: 

Giữa chợ Và có toà thành đá 

Chống quân triều ròng rã mấy năm 

C húa sai binh mã ầm ầm 

Vây làng Sỏi đá đào hầm rút ra 

Voi đi Dá - Sỏi về nhà 

 Lại ngự thành đá, chợ Và - Quỳnh Côi. 

 Như vậy, những chứng tích bằng hình thể và bằng ngôn ngữ

nói trên chứng tỏ vùng này là một địa bàn quân sự. Nơi đây đã liên quan đếnviệc luyện quân, chuyển quân đến những trận đánh. Và tất cả những điều đóđã được  phản ánh vào hội Kéo chữ của làng Phụng Công như một hoài niệmvề những chiến thắng thiêng liêng của cha ông. 

Xưa kia, nếu năm nào làng định tổ chức hội (vì không phải năm nàolàng cũng có điều kiện để tổ chức), thì ngay từ đầu năm, dân làng đã phải

Page 46: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 46/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

589

họp nhau lại để bàn bạc nội dung cụ thể: kéo chữ vào ngày nào? kéo chữ gì?Ai là tổng cờ  (người cao tuổi, có uy tín, nắm vững hành động hội)? thời giantập... 

Sau đó, việc đầu tiên lập hàng đô: Chọn con trai từ 18 tuổi trở lên, phiên chế thành 8 thập, mỗi thập 18 đến 20 người. Mỗi thập có 3 tổng cờ (tiền, trung, hậu) và 4 cờ góc gọi là cờ sai. Tất cả đều khẩn trương luyện tậpđể nắm được phương pháp tổ chức và nghệ thuật kéo chữ. Cùng với đó làviệc mua sắm trang phục như quần áo, thắt lưng, nón sơn, xà cạp, mua sắmđạo cụ để múa như: khăn màu, vũ khí (gươm, đao, giáo, mác...) trống khẩu.Riêng với tổng cờ phải có trang phục riêng: áo gấm, thắt lưng bó que, khăn

mỏ rìu màu đỏ, cờ phi long phi hổ. Đến ngày hội, dân làng kéo nhau ra đình làng. Sau lễ tế thành h oàng

làng, là bắt đầu hội kéo chữ. Trên sân đình, 8 thập kéo chữ đã sẵn sàng. Mộthồi trống vang lên làm đám đông ồn ào im bặt. Trên sàn, quân hội xếp thànhhai đạo Tả- Hữu, quay mặt vào cửa đình. Hồi trống dứt, quân hội "dạ" mộttiếng thật to và đều, rồi vác đồ chấp kích lên vai, một tay chắp sườn, bước đitrong tiếng trống nhịp lưu thuỷ có trống cái điểm nhịp. Khi tổng cờ hướng cờ về phía trước, thì từ hai đạo, 8 thập thành hình vuông, dưới sự chỉ huy của tổngcờ thập mình, lúc này tay cầm khăn lụa màu được đưa lên qua đầu. Tiếngchiêng trống, tù và cùng tiếng "dạ" của quân hội nổi lên cũng là lúc quân hội đãrải kín đều hình vuông. Đó là lớp rải khung môn.

Sau lớp rải khung môn, quân hội vào lớp bát trình. Đó là lúc trốngchạy thúc dồn, quân hội tay chắp sườn, vai vác vũ khí chạy xếp thành 8 hàngdọc. Các tổng cờ dẫn quân của thập mình chạy đổi chiều, sao cho khoảngcách ngang dọc đều bằng nhau. 

Một tiếng trống "hướng thượng" nổi lên, hội viên quay mặt về phía

cửa đình, hai tiếng chiêng, quân hội ngồi xuống, mỗi tiếng chiêng, quân hộinâng đồ chấp kích lên ngang trán vái ba lần, mỗi lần vái chiêng trống cùnghoà nhịp. Một tiếng chiêng nổi lên quân hội hạ đồ chấp kích về vị trí cũ đồng

thời từ khung môn quân hội chuyển thành thúc thập bát mạng (bát trình). Ra bát môn.

Theo lệnh từ tổng loa, quân hội chạy đều theo nhịp, trống đổ dồn.Vừa chạy, quân hội mang trống, sênh, phách, cồng chiêng thì gõ, mang tùvà thì thổi. Khi có một tiếng chiêng quân hội quay mặt ra phía ngoài. Thế bátmôn tạo thành hai hình vuông trong và ngoài tượng trưng cho hai vòng thànhnội ngoại. 

Page 47: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 47/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

590

Các phó tổng cờ khi về vị trí đã định gác chéo cờ tạo thành 8 cửa (4cửa chính ở thành ngoại và 4 cửa góc ở thành trong) từ thúc thập quân hộichuyển sang bát môn. 

Khi trống reo nổi lên cùng tiếng "dạ" của quân hội báo hiệu quân hộiđã sẵn sàng trong bát môn, chờ các tổng cờ dẫn quân đi theo thế bát môn vào 

lớp bổ dồn. 

Từ thế bát môn, bốn thập trong dồn trở thành bốn góc (đồn) mỗi đồncó lính canh. Lúc này không khí hội càng trở nên sôi nổi khi trên bầu trờingười ta đã đốt rất nhiều pháo hoa và thả đèn trời. 

Tiếp lớp bổ dồn đến lớp vào ốc. Hiệu lệnh và trống thúc nổi lên,quân hội chạy vòng tròn. Hai tổng cờ tiền, hai tổng cờ trung dẫn quân vào

hai ốc hậu. Quân hội chạy đều theo nhịp trống; quân hội chạy càng nhanhnhưng vẫn giữ được khoảng cách đều, đẹp khi tiếng trống thúc dồn dập. Từốc bốn quân hội nhập thành ốc đôi rồi ốc một. Đây là giai đoạn vui nhất, hồhởi nhất trong suốt quá trình kéo hội. 

Qua năm lớp diễu hành, quân hội bước vào lớp cuối cùng. Sau hiệulệnh của tổng loa, quân hội đi theo nhịp trống lưu thuỷ. Các tổng cờ dẫn thậpquân của mình đi theo sát chữ đã định sẵn. Người cầm chấp hiệu điều chỉnhcác thập đi về đúng vị trí tới các góc của nét chữ. Kéo hết một chữ, quân hộichạy theo nhịp trống về khung môn rồi mới kéo tiếp chữ khác. 

Trong hai lần kéo hội (khoảng 4-5 giờ), đều có nghỉ giải lao trong các bước tiến hành. Xen vào thời gian nghỉ này, hội còn tổ chức nhiều trò vuikhác: vật, võ, múa lân... làm không khí sân hội càng sôi nổi hơn. Sau cáchoạt động vui chơi làng tổ chức ăn khao... 

Cho đến nay, hội kéo chữ làng Phụng Công còn giữ lại được gần nhưnguyên si các trò diễn trong lễ hội cổ truyền của làng mình. Ngoài ý nghĩa  

hoài niệm thiêng liêng ra, những nghi lễ trang nghiêm với các động tác củavũ đạo dân gian, cùng hoà hợp với trang phục trang nghiêm và âm thanh đãđưa hội Kéo chữ thành một hội làng có sức quyến rũ, có giá trị văn hoá cao./. 

P.M.Đ - P.T.N  –  P.T.L

Page 48: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 48/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

592

Hội đền Kiếp Bạc 

Hải Yến 

Dưới thời Trần, Kiếp Bạc thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang.Đến thời Nguyễn, Kiếp Bạc thuộc địa phận của hai xã: Vạn Yên (làngKiếp), tổng Trạm Điền và xã Dược Sơn (làng Bạc), tổng Chi Ngại. Hiệnnay Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.  

Đến Kiếp Bạc, khách trẩy hội có thể đi theo nhiều đường, bộ thuỷ,từ Hải Phòng, Quảng Ninh lên hay Bắc Ninh sang. Nếu từ Hà Nội, du

khách đi thẳng theo quốc lộ 5, qua thị xã Hải Dương, rẽ trái, đi thêm 24k m tới phà Bính theo đường đến thị trấn Sao Đỏ. Từ Sao Đỏ đi Kiếp Bạcchỉ còn khoảng 12 km. 

Kiếp Bạc có dãy núi rồng hình tay ngai bao lấy một thung lũng trù phú và thơ mộng, với nhiều di tích quý báu và truyền thuyết ly kỳ vềTrần Hưng Đạo. Đông nam Kiếp Bạc tiếp giáp vùng núi Phả Lại, PhượngHoàng, Côn Sơn, là những nơi có di tích lịch sử và danh thắng từ thờiLý- Trần. Xa hơn chút nữa là đền thờ Trần Khánh Dư, tục gọi là đềnGốm, bên bờ vụng Trần Xá - nơi họp hội nghị vương hầu bách quan (hộinghị Bình Than) bàn kế sách giữ nước (tháng 11 - 1282). Phía Tây giáp

sông Lục Đầu, thời Trần gọi là sông Bình Than. Giữa sông có một dảiđất hẹp gọi là Cồn Kiếm. Phía bắc có thung lũng rộng, nơi diễn ra trậnđánh lớn chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Hai nhánh núi Rồng laosát dòng sông. Nhánh phía Bắc gọi là núi Bắc Đẩu, nhánh phía nam gọilà núi Nam Tào. Trên mỗi đỉnh núi đều có một ngôi chùa cổ kính. RừngKiếp Bạc xưa nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, thông, trúc, xanh tốt quanhnăm. Sông Lục Đầu lắm cá, nhiều tôm và hến thì vô kể. 

Từ Kiếp Bạc có 6 đường sông và các đường bộ về Thăng Long, ra biển, lên bắc, xuống miền đồng bằng thuận tiện. Các thung lũng nối liềnvới sông Lục Đầu, có khả năng tập kết hàng vạn quân thuỷ bộ. Từ NamTào, Bắc Đẩu có thể quan sát một miền rộng lớn núi sông, làng mạc bao

la, tàu thuyền ngược xuôi tấp nập. Vì thế Kiếp Bạc không chỉ là mộtthắng cảnh mà còn là một vị trí quan trọng, một vùng đất giàu có của đấtnước. Không phải ngẫu nhiên, Trần Hưng Đạo đã lập phủ đệ và quândoanh ở đây từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất. 

 Ngày nay, khi tới đền, đứng trước cổng tam quan lớn du khách sẽthấy một câu đối ghi : 

Page 49: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 49/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

593

" Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí   Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh"  

(Vạn Kiếp núi non hình kiếm dựng   Lục đầu vang dậy tiếng quân reo). 

Qua cổng tam quan sẽ bước vào một sân rộng hai bên là hai dãynhà dài để khách thập phương dừng chân chuẩn bị đồ lễ trước khi vào lễ.Sau đó sẽ bước vào một cửa tới một khuôn viên nhỏ có hồ, có hoa và hònnon bộ, ở giữa có một ban thờ nhỏ. Tiếp đến sẽ tới hai nhà đại bái lớn vàhậu cung nằm liền nhau. Nhà đại bái đầu tiên bước từ ngoài vào đặt một

 ban thờ lớn ở giữa, với nhiều đồ tế và lư hương. Tiếp đến nhà đại bái phía trong ở giữa cũng đặt bàn thờ lớn. Hai bên là 4 cỗ ngai thờ 4 ngườicon trai của Hưng Đạo Vương là: 

- Trần Quốc Hiến (Hiện) 

- Trần Quốc Nghiễn 

- Trần Quốc Tảng 

- Trần Quốc Uỵ (Uất) 

 Ngoài ra còn có tượng của Dã Tượng, Yết Kiêu. Bên trong hậucung có ba hàng tượng. Hàng trong cùng là tượng của ba vị. 

1- Đệ nhất khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (congái thứ nhất, vợ Trần Nhân Tông) ở phía bên phải nhìn từ ngoài vào. 

2- Đệ nhị, nữ đại hoàng, Anh Nguyên quận chúa (con gái thứ hai,vợ Phạm Ngũ Lão) ở bên tay trái nhìn từ ngoài vào. 

3- Nguyên từ quốc mẫu Thiên Thành công chúa (phu nhân) ở giữa. 

Trước mặt tượng Nguyên từ Quốc Mẫu, ở hàng thứ hai là

tượng Trần Hưng Đạo. Cũng phía trước mặt xa hơn một chút là tượngPhạm Ngũ Lão, thuộc hàng thứ ba từ trong ra. 

Hai bên tả hữu của hậu cung có hai tháp lớn để thiêu hương trongvườn cây. Toàn bộ khu đền dựa lưng vào dãy núi Dược Sơn. 

Vị trí của đền Kiếp Bạc không chỉ là một địa thế quan trọng về mặtquân sự đã được vị tướng tài lựa chọn, mà còn là một cảnh quan hùng vĩ 

và ngoạn mục. Từ đỉnh Nam Tào, Bắc Đẩu có thể quan sát một miềnrộng lớn núi sông, làng mạc bao la, tầu thuyền ngược xuôi tấp nập. Lạihợp với thế phong thuỷ của các nhà địa lý xưa; đền dựa vào núi, hai bêncó núi ở thế Thanh Long, Bạch Hổ, trước mặt có sông. Cảnh quan đókhông chỉ thiêng liêng mà còn rất hấp dẫn cho du khách nhân mộtchuyến hành hương về đền. 

Page 50: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 50/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

594

Trong ký ức người dân đất Việt, Trần Quốc Tuấn là điển hình củamột con người trung hiếu vẹn toàn, là vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc,

một danh nhân văn hoá Việt Nam. Sử sách còn ghi lại rằng: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 trong một gia

đình quý tộc, nguyên quán ở hương Tứ Mạc (Hà Nam Ninh cũ). Cha làAn Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Trần Thái Tông - ông vua đầu tiêntriều Trần. Tục truyền ông là Thanh y đồng tử giáng sinh. Một đêm Liễu

 phu nhân thấy một đồng tử mặc áo xanh đầu thai. Tỉnh mộng thì mangthai sau sinh ra Quốc Tuấn. 

Lúc nhỏ có thầy tướng nói rằng: đứa trẻ này sau có tài kinh bang tếthế. Đến khi lớn lên, dung mạo phi thường, thông minh hơn người. 

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất (1258), Trần

Hưng Đạo chỉ huy quân thuỷ bộ chặn giặc ở biên giới. Năm 1283, ôngđược phong chức Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ lực lượng quânsự. Là người tổng chỉ huy, ông có cống hiến to lớn trong cuộc kháng

 Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288). 

Gần nửa thế kỷ chỉ huy quân đội, thiên tài quân sự của ông đượckhẳng định trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn. 

Ông viết các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyềnthư... và Hịch tướng sĩ - một áng thiên cổ hùng văn bất hủ. Lúc đất nướclâm nguy, ông nhận trách nhiệm về mình, kiên quyết và tự tin, gạt bỏ thùriêng mưu việc lớn, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Đối với

quân sĩ như cha con, nhiều gia thần môn khách của ông làm nên sựnghiệp lớn. Ông nhận thấy vai trò vĩ đại của quần chúng và đã từng nói:"Chim hồng hạc bay cao được là nhờ 6 trụ xương cánh, nếu không có thìcũng như chim thường thôi". 

Tháng giêng năm 1285, ông tập hợp 20 vạn quân ở Vạn Kiếp,tháng 6 năm ấy đánh tan đạo quân Thoát Hoan tại đây, kết thúc cuộckháng chiến chống Nguyên lần thứ hai. 

Sau kháng chiến chống Nguyên, ông sống những năm tháng thanh bình tại Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm Hưng Long thứ 8 (1300).Trước khi mất ông còn lo đến vận mệnh quốc gia, nói với vua Trần; "Cóthu dụng quân lính như cha con mới đứng được. Vả lại, khoan thư sứcdân làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước". 

Do có cống hiến lớn cho dân tộc, ngay lúc còn sống, ông đã đượclập đền thờ, gọi là Sinh từ . Sau khi mất đền thờ ông được nhân dân tôntạo tại khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Qua các triều đại đềnvẫn tôn nghiêm. Tháng 2 - 1427, cuộc kháng chiến chống giặc Minh

Page 51: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 51/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

595

đang ở giai đoạn quyết liệt. Lê Lợi đã cho Dương Thái Nhất sửa chữađến thờ Hưng Đạo Đại vương và cấm chặt cây ở miếu. 

Qua nhiều thế kỷ nắng mưa, bão gió nhiệt đới và chiến tranh, cáccông trình kiến trúc ở Kiếp Bạc từ thời Trần và thời Lê đã bị huỷ hoại,cây cảnh và rừng gỗ quý cũng không còn. Các công trình kiến trúc ở khuđền hiện nay được trùng tu, tôn tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 

Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước, hàng nămcứ đến ngày 20 tháng 8 (âm lịch) là ngày giỗ Hưng Đạo Vương, dân bốn

 phương về đây dâng lễ rất nhiều, lễ xong phần nhiều người các nơi đếnxin đồ thờ cũ của đền thờ Vương đem về thờ ở địa phương mình để trừ tàcầu phúc. 

Hội đền chính lệ vào ngày 20 tháng 8, nhưng từ 16 tháng 8, khách

thập phương đã nườm nượp kéo về đây. Cả một khúc sông nườm nượpkhách thập phương đi dự lễ, trên bến dưới thuyền san sát, hàng quán bàyla liệt ở khắp nơi, người ta chen chân nhau đưa lễ vào đền. Năm này quanăm khác, người này sang người khác, tiếng đồn truyền đi khắp nơi làmcho lễ hội đền Kiếp Bạc ngày càng đông. Đây là ghi nhận của một ngườiđã được chứng kiến: Từ bến đò đi lên đông nghẹt những người, làn sóngngười dồn dập kẻ ra người vào, hết lớp nọ tới lớp kia, chen chân lấn

 bước, đi thật khó khăn. Hai bên lối đi la liệt những quán hàng bán hươnghoa lễ phẩm và những quán bán thức ăn cho khách hành hương...1 

 Ngoài khách thập phương như đã thấy, dân chủ sự vẫn là dân VạnYên và Dược Sơn xưa và nay là xã Hưng Đạo. Hưng Đạo gồm 6 thôn là

 Ngọc Tân, Phượng Sơn, Kim Điền, Vạn Yên, Dược Sơn và Vườn Đào. Xưa kia dân Vạn Yên và Dược Sơn cùng chung nhau tế lễ ở đền.

Mọi việc được chia đều cho hai bên, cứ bên này đông xướng thì bên kiatây xướng, các chân khác cũng tương tự vậy mà chia. Xưa Dược Sơn vàVạn Yên mỗi bên có 4 giáp. Hai bên cắt phiên nhau lo việc đám hàngnăm, mỗi năm một giáp đăng cai. Ruộng đền xưa không nhiều, chỉ cónăm, bảy sào, nhưng chi phí còn có ruộng hàng giáp và của khách thập

 phương mang đến. 

Trước ngày hội chính (20-8) có rước của hai dân lên đền. Rước chủyếu là rước lễ. Đám rước cũng đầy đủ kiệu, cờ quạt, nghi trượng nhưng

đặc biệt là lễ vật. Lễ vật có lợn quay, gà, xôi, bánh xu xê tràng gừng, bánh lọc, bánh ngũ sắc. Làng Vạn Yên được coi là dân anh nên đượcnhường đi trước. Đặc biệt ở đây là loại bánh xu xê tràng gừng, bánh lọcvà bánh ngũ sắc. Các cụ kể rằng việc làm bánh này rất cầu kỳ và cẩn

1Toan ánh,  Hội hè đình đám, quyển thượng, tái bản, Nxb thành phố HCM, 1992. 

Page 52: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 52/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

596

thận. Nó đòi hỏi phải có kỹ thuật và trình độ, do vậy không phải ai cũnglàm được. Vì thế hàng năm người ta cử những người biết làm chuyên lo

việc làm bánh lễ. Bánh được làm  bằng bột đậu xanh nguyên chất và bộtlọc có pha màu làm ngũ sắc. Theo cụ Vũ Chí Trưởng hiện là cụ từ ở đền,nay 70 tuổi (1995) cho biết, hiện nay khó có thể tìm được người làm cácthứ bánh đó. Các gia đình xưa kia chuyên làm bánh này không còn ai tiếptục giữ nghề này nữa. 

 Ngoài ra xung quanh hội đền Kiếp Bạc cũng có các sinh hoạt vănhoá vui chơi như các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong quá khứ nét đặc

 biệt nhất của lễ hội này là việc lễ bái, cầu cúng để diệt trừ ma tà, chữa bệnh. Nhờ vào sức mạnh siêu cường của đức Thánh Trần, kể cả những bệnh tật và ma tà mà bùa đảo cũng không tài nào trị nổi, nhưng nếu đượccác thứ đồ thờ hoặc cái bát, cái chén, hoặc cái chiếu thờ trong đền đemvề dắt vào chỗ người bệnh nằm thì ma tà lập tức đi biệt không dám ngoáilại nữa và bệnh sẽ khỏi hẳn. Đó có lẽ là những khả năng đặc biệt của vịtướng khi còn sống, được nhân lên gấp bội khi ngài qua đời. Đó chính làđiều mà dân gian mơ ước và nó được gắn vào Đức Thánh Trần. Đànhrằng đó là một niềm tin hư ảo! 

 Ngày nay lễ hội đền Kiếp Bạc không còn những hoạt động cầu xinchống ma tà như xưa nữa, song điểm thú vị của nó vẫn còn ở tâm thứctưởng niệm vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đặc biệt là tính chất dulịch của một di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên của đất nước: nonnước hữu tình. Bên cạnh hội đền là hội chợ của nhân dân địa phương.

 Người ta đem về đây đủ mọi thứ hàng hoá và đặc sản địa phương, kháchtrẩy hội có thể mua những món quà kỷ niệm. Thêm nữa, chính ngày 16tháng 8 lại là ngày giỗ của Nguyễn Trãi, từ Kiếp Bạc qua Côn Sơn chỉvài cây số, khách hành hương có thể đi bộ để chơi núi và ngắm cảnhthiên nhiên. Do đó hội Kiếp Bạc - Côn Sơn trở thành một quần thể ditích, thắng cảnh cùng những sinh hoạt văn hoá tuyệt vời mỗi khi bướcvào thu. Càng ngày lễ hội ở đây càng  thu hút đông đảo du khách thập

 phương. 

Các lễ hội thờ Trần Hưng Đạo còn có ở rất nhiều nơi trên đất Việt Nam như: hội đền Bảo Lộc- Nam Hà, hội đền Trần Hưng Đạo-thành phốHồ Chí Minh, hội đền Yên Cư - Ninh Bình. Đó cũng là sự yêu quý và

kính trọng ông của toàn thể dân tộc Việt Nam./. H.Y

-------Bài có sử dụng tư liệu của: 1- Tăng Bá Hoành, H ội đền Kiếp Bạc, Báo QĐND số 8739 - 1985.

Page 53: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 53/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

597

2- Lê Hồng Lý - Tư liệu viết tay.

3- Toan ánh-  Hội hè đình đám, quyển thượng, tái bản, Nxb thành

 phố Hồ Chí Minh, 1992. 

Page 54: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 54/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

598

Hội làng Khê Hồivà trò thủy chiến cửa đình 

Chu Huy

Làng Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi huyện Thường Tín, từ lâu đời đãnổi tiếng là một làng văn vật ở phía nam thủ đô Hà Nội vì có nhiều người

đỗ đạt, khoa bảng, quan chức và cũng là một làng quê có nhiều nét đặcsắc của văn hóa cổ truyền. 

Thật vậy, đến với làng Khê Hồi ngày nay, mặc dù cảnh quan đãthay đổi nhiều song ta vẫn nhận thấy từ xa nghi môn tráng lệ của mộtngôi đình cổ bên bóng cây xanh. Đi men theo tỉnh lộ 71 cũ là gặp ngôichùa cổ có bộ ván gỗ khắc kinh Phật, rồi ta sẽ gặp ngôi đình cổ có ba cửatráng lệ và bề thế, có bia công đức ghi khắc từ thời Lê Cảnh Hưng. Vàolàng đi dọc theo các ngõ lớn và đường làng lát gạch chỉ theo chiềunghiêng, ta còn gặp nhiều công trình kiến trúc trước cách mạng thángTám năm 1945 như Văn chỉ thờ đức Khổng Tử với nền lộ thiên và cây

trụ bút vút lên trời xanh (Biểu hiện làng trọng Nho nhưng chưa có ai đỗtiến sĩ), nhà Hội đồng là nơi các chức dịch hội họp bàn việc làng xã, quánlàng xưa là nơi để chiếc mõ lớn nguyên là một cây gỗ đục rỗng, đòn xetang và nhà táng. Đi tiếp về phía đông sẽ gặp cổng đông của làng haitầng, có bậc lên xuống, với tầng mái cong khoét cửa tròn, có đắp nổirồng phượng. Cổng đông hướng về phía mặt trời mọc, bao quát cả mộtvùng ruộng bãi làng xóm xa tít tắp đến tận đê sông Hồng. Nơi đây xưa cógiếng làng xây thành bao quanh bằng gạch chỉ và đá ong, có bậc lênxuống rộng rãi và nước giếng bao giờ cũng trong vì có nhiều bèo ong.Bên giếng là một cây bàng cổ thụ, lá um xanh tốt suốt mùa hè, là nơingười làng thường hóng mát trò chuyện. Làng Khê Hồi xưa kia cũng làlàng duy nhất của huyện Thường Tín có những trụ đèn lồng dọc theo cácđường ngõ chính thắp sáng đêm đêm. Rõ ràng nét văn hiến khai sáng củamột làng quê có nhiều người khoa bảng, quan chức đã  ghi đậm vào dấuvết cảnh quan mà thời gian trôi dù có phũ phàng cũng không thể xóa mờ. 

Cũng như bảy làng quê khác trong tổng Hà Hồi cũ, làng Khê Hồicũng mở hội làng từ 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch hàng năm, mà ngàyhội chính của cả tổng là ngày 16. Đây là hội rước thành hoàng Cao Sơn

Page 55: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 55/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

599

đại vương, một hội rước lớn của cả tổng Hà Hồi cũ. Theo như lệ rước,chiều ngày 15, làng Khê Hồi rước kiệu của làng mình về hội cộng đồng ở sân đình Hà Hồi. Sáng ngày 16 đám rước của cả tổng được tổ chức, xuất

 phát từ đình Hà Hồi, đi vòng lên quốc lộ 1, rồi xuôi theo tỉnh lộ 71 vàngược lên miếu Tổng còn gọi là Phương Quế Từ. Đây là một hội rướclớn với nhiều nghi vệ rực rỡ của một vùng phía nam Hà Nội. Sau khi cả

 bảy làng hội kiệu tại miếu Tổng thì tiến hành đại tế vào chiều và tối ngày16 tháng 3. Vì là một làng khoa bảng nên vị chủ tế của cả tổng lại làngười làng Khê Hồi. Sáng ngày 17 tháng 3, các làng rước cờ kiệu và nghithức từ miếu Tổng về đình làng mình và tế tất một lần nữa. Chiều ngày

17 tháng 3, các làng tổ chức các trò diễn, riêng làng Khê Hồi thường tổchức trò thủy chiến cửa đình. 

Trò thủy chiến cửa đình nhằm mô phỏng diễn lại tích Hưng Đạođại vương đánh quân Nguyên trên sông Bạch Đằng hoặc tích Ngô Quyềnđánh quân Nam Hán cũng trên sông Bạch Đằng. Đây cũng là hoạt độngdưới nước bổ ích sau mấy ngày hội hè rước sách căng thẳng. Sở dĩ dânlàng Khê Hồi có thể tổ chức được trò diễn này vì trước ngôi đình là mộtao lớn hình vành khăn vòng ôm khum khum với chiều rộng khoảng100m, chiều vòng cung chừng 160m, lại đầy ắp nước vào thời điểmtháng 3 hội hè. Người làng Khê Hồi đã xây một cầu gạch lớn hình chữ

nhật có lan can, có vòm cầu rộng rãi băng qua ngay khoảng giữa ao đình,tạo cho ao có một thế giấu quân cho cuộc diễn trò. 

Để tổ chức được một trò thủy chiến, dân làng  phải có một sự chuẩn bị chu đáo. Người ta đi gom các thân cây chuối đã thu hoạch buồng ở cácvườn nhà rồi ghép chúng thành sáu bè mảng. Cứ mỗi bè mảng có thể coilà một chiến thuyền. Giữa bè là một bù nhìn cắm cờ hiệu bên ta, bênđịch. Mỗi bè có một chủ tướng mặc giáp trụ, đeo mặt nạ, cầm một binhkhí  bằng gỗ sơn như đại đao, kiếm lệnh, trùy đồng, thương trường bàytrong giá bát bửu. Đây có lẽ cũng là lần duy nhất các binh khí tượngtrưng cho uy dũng của vị thành hoàng được người làng sử dụng cũng chỉ

để làm nghi thức trong một trò diễn. Mỗi bên ta hoặc bên địch thườngchuẩn bị ba bè ứng với thê đội 1, thê đội 2, thê đội 3. Trên mỗi bè còn có6 tráng binh với 6 tay chèo, ăn mặc theo lối cổ, khăn đầu rìu màu xanh(ứng với bên địch) hoặc khăn đầu rìu màu đỏ (ứng với bên ta), mình trần,quần lửng chẽn bó. Các tráng binh này khi chưa giáp trận là sáu tay chèođưa bè di chuyển khi giáp trận là xung lực xô đẩy. Mục tiêu của trò diễnlà bằng mọi cách bên này phải xô cho được chủ tướng của bên kia ngã

Page 56: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 56/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

600

tòm xuống nước. Hễ bên nào hoàn thành nhanh gọn được mục tiêu là bênấy thắng. 

Mở đầu của trò diễn thường là cuộc diễu hành. Cả 6 bè chiến bên ta bên địch diễu một vòng quanh ao chào các khán giả bốn phía ao đình.Tiếp đó là cuộc thi đua chèo bè theo chiều rộng của ao đình. Trước giờ xuất phát, các bè xếp hàng ngang nhau. Khi người chỉ huy trò diễn phátlệnh bằng loa thì nhất loạt cả 6 bè đều đua chèo xem ai đến đích trước.Cảnh tượng cuộc đua tài thật hào hùng khi các tráng binh quạt chèo theonhịp đưa bè lao như tên lên phía trước. Phần thưởng cuộc đua chỉ là mộtlá cờ đuôi nheo nhỏ và được cắm trên bè thắng cuộc. 

 Ngay sau cuộc đua chèo bè là trò diễn thủy chiến cửa đình. Thườngthì bên xanh từ bên kia vòm đình tiến sang, còn bên đỏ nghênh chiếnngay ở ao nhà. Tiếng trống trận thì thùng nổi lên và tiếng reo hò cổ vũcủa khán giả làm cho hai bên thêm phần hăng hái. Từng đôi bè một ápsát vào nhau và tráng binh bên này bỏ mái chèo nhảy sang bè bên kia xôvị chủ tướng xuống nước. Người bị đẩy xuống nước rồi lại lóp ngóp bòlên xô người chưa bị ướt nước. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục khiến cho toàn

 bộ số người tham gia đều ướt như chuột lột. Đến lúc đó thì hầu hết các bèchuối đều bị tan tác, các hình nộm lênh đênh trên mặt nước, các binh khí

 bằng gỗ sơn cũng nổi lềnh bềnh. Trận thủy chiến kết thúc không có bên

thắng, bên thua. Người ta thu nhặt lại những thứ cần thiết, còn để lạinhững thân cây chuối rải rác khắp mặt ao. Tiếp liền đó có thể là mộtcuộc thi bắt vịt. Người làng thả ra ao đình hai con vịt đã chéo cánh bơilặn giỏi và thách xem ai có tài bắt được vịt thì cũng được hưởng luônthành quả ấy. Thường thì cuộc thi bắt vịt cũng rất gay go và hào hứng.

 Nhiều người ngỡ tóm được chân vịt đến nơi lại bị trượt mất vì vịt lặn, bơi, bay đều giỏi, thoắt ẩn góc này, thoắt hiện ở góc kia rất khó tiếp cậnđược. Cuộc thi bắt vịt thường tiếp cho đến xế chiều mới tàn cuộc cũng làcuộc chơi giã đám của một hội làng. 

Hội rước thành hoàng của làng Khê Hồi và các làng trong tổng Hà

Hồi cũ cuối cùng diễn ra vào năm 1953. Cũng trong hội làng năm ấy, dânlàng Khê Hồi có diễn trò thủy chiến cửa đình. Đây cũng là một trò diễnxướng mang tinh thần thượng võ, rất thích hợp với cư dân đồng bằngBắc Bộ vốn luôn bị đe dọa bởi nạn úng lụt hàng năm. Năm 1994 làngKhê Hồi đã khôi phục hội làng và trong tương lai không xa, hội làng sẽcó thêm trò diễn thủy chiến cửa đình bởi tính hấp dẫn và ấn tượng mạnhmẽ của một hội làng hơn bốn chục năm trước vẫn đang còn trong hồi ứccủa lớp người đứng tuổi. Không riêng gì làng Khê Hồi mà nhiều làng quê

Page 57: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 57/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

601

khác có vị thế ngôi đình kề bên sông nước như làng Cống Xuyê n, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung,huyện Phú Xuyên... đều có thể diễn trò thủy chiến cửa đình. Những hoạtđộng sông nước kiểu này luôn mang đậm nét dân tộc cổ truyền và cũnglà một nét đẹp của làng quê Việt Nam trong thời đổi mới./. 

C.H 

Page 58: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 58/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

602

Hội làng Khê Thượng 

Lê Hồng Lý 

Làng Khê Thượng thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì. Đó là một làngven sông Đà, nơi hàng năm mở hội thờ Tản Viên Sơn Thánh. 

Quanh vùng Hà Tây và Vĩnh Phúc có nhiều hội liên quan đến TảnTiên, song riêng trên đất Hà Tây thấy nổi trội lên bốn nơi có hội lớn thờ 

Tản Viên: đó là Hội Dô, hội đền Và, hội đền Măng Sơn và hội làng KhêThượng. 

Hội làng mở vào thời gian từ mồng 3 đến mồng 7 tháng giêng, songthực tế được bắt đầu từ hôm ba mươi tết. Không khí sôi động trong làngkhông chỉ bởi nhà nhà đón tết âm lịch, mà còn ở việc chuẩn bị cho ngàyhội đầu xuân. 

 Nghi thức đầu tiên được tiến hành vào tối ba mươi tết với ý nghĩatiễn đưa đức thành Tản Viên qua sông Đà về núi Nghĩa Lĩnh để lễ tết bốvợ của ngài. Vào hôm đó các chức sắc, bô lão, ban khánh tiết, người đăngcai đều phải mặc quần áo như trong ngày chính hội với mũ mão, quần áo

tế lễ. Người ta tiến hành tế lễ ở đình theo nghi thức, rồi tất cả cùng dânlàng ra bến đò làng Khê Thượng. Đó là lễ đưa tiễn đức thánh Tản qua bếnsông. Nghi lễ được diễn ra như sau: 

Trước đó hội đồng chức sắc và bô lão trong làng đã chọn ra mộtngười đàn ông để đóng vai người lái đò đưa tiễn đức thánh qua sông.

 Người này phải khỏe mạnh, gia thế đề huề, song toàn, có đạo đức tốt.Trước ngày đó hàng tuần ông ta phải kiêng kỵ và chay tịnh để đảm bảo sựtrong sạch. 

Tối 30 tết, sau khi tế lễ tại định, các chức sắc bô lão, những ngườitrong ban tế cùng dân làng tề tựu tại bến đò. Ngoài việc phải mặc theo

nghi thức ngày hội người ta còn đem theo ra đây đầy đủ các khí trượngnhư cờ, quạt, kiệu, chiêng trống như một đám rước đưa tiễn. Lễ tiễn bắtđầu, người lái đò mặc áo quần màu đỏ lặng lẽ bước xuống đò đã đỗ sẵn ở đó và chèo chiếc đò không từ bến làng Khê Thượng sang bến đò Bộ thuộcxã Thạch Đồng, huyện Tam Thanh, Vĩnh Phúc. Mọi người đều hiểu rằngđức thánh đã lên đò để qua sông. Và đức thánh Tản không đi một mìnhmà có rất nhiều quân hộ tống. Do đó người lái đò phải chèo đi, chèo lại ba

Page 59: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 59/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

603

lần qua sông. Dân làng, trong không khí trống giong cờ mở, đưa tiễn Ngàivà quân của Ngài đi - Đó là trò rước Chúa Trai. 

Sau khi đã qua ba lần chèo như vậy, đoàn quân của đức thánh đã đikhỏi, dân làng lúc ấy trở về nhà chuẩn bị tế và đón giao thừa với tâm trạngvui mừng phấn khởi hy vọng một năm mới sắp tới có nhiều may mắn vàthành quả. Một số người có chức trách quay lại đình chuẩn bị đón giaothừa ở đó. 

Dân làng vui vẻ ăn tết trong niềm vui chờ đợi những ngày hội sắpđến. 

Vào chiều ngày mồng hai tết, thực sự bắt đầu vào hội. Người ta rướckiệu, chiêng, trống, cờ, quạt cùng các nghi trượng lên đê sông Đà chuẩn

 bị. Sau khi đã dàn tất cả các thứ đó theo thứ tự, người ta đặt hương ánhướng về phía bên kia sông theo hướng núi Nghĩa Lĩnh, rồi những ngườicó chức phận làm lễ bái vọng Ngài. Mọi người hành lễ và chờ đợi ở đócho tới đêm. Người lái đò hôm trước, vào lúc nửa đêm, lại chèo đò ba lầntừ bên bến đò Bộ sang bến đò Khê Thượng , với ý nghĩa là đón Tản Viêncùng quân sĩ hộ tống trở về. Từ khi đó người ta cảm thấy sự náo nhiệtkhác thường, đức thánh đã trở về ăn tết và dự hội cùng dân làn g. Khôngkhí ngày hội thực sự trỗi dậy. 

Thật vậy, từ sáng mồng ba tết cả làng như bừng dậy bởi những tròchơi nhộn nhịp ở sân đình. Tiếng trống, chiêng rộn rã vang lên khắp làngvừa thúc giục vừa hấp dẫn không chỉ người làng, mà cả dân ở xung quanhđến đua tài, đua sức. Các trò chơi dân gian được bày ra rất sôi nổi. Chỗnày chọi gà, đấu vật, chơi cờ, tổ tôm, chỗ kia có hát chèo, cùng các tròchơi, cuộc đua khác... Cứ như vậy các trò chơi diễn ra ở sân đình suốtmấy ngày đầu xuân. Người ta thi đua nhau vui chơi, thi thố tài năng đểgiành giật giải thưởng, thử vận may, hưởng thụ ca hát. Trong lúc đó trongđình làng ngày ngày vẫn đỏ đèn, hương khói không lúc nào ngơi. Ngườitrong làng, khách thập phương ra vào lễ thánh, cầu chúc năm mới nhiềumay mắn, người khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa...  

Trong số những trò chơi vào dịp này, người ta đặc biệt chú ý tới tròđấu vật gọi là đấu vật thờ thánh. Phong tục này được giữ gìn như một nghilễ hàng năm vào dịp hội. Đấu vật thờ thánh nhằm khuyến khích tinh thầnthượng võ của nhân dân, đồng thời cũng nhắc lại sự kiện chiến thắng oanhliệt của Sơn Tinh với Thủy Tinh nhờ sức lực và lòng dũng cảm. 

Tinh thần thượng võ của lễ hội làng Khê Thượng còn được thể hiệnở tục “chém may” mà chúng ta sẽ thấy sau đây. 

Page 60: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 60/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

604

Tục này diễn ra vào ngày mồng bảy tết. Từ trong năm dân làng đãchọn sẵn một số trai làng để tham gia tục này. Những người được lựachọn cũng phải là những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, gia đình đôngđúc, không có điều tiếng gì, không có tang chế trong năm. Khi đã đượcchọn, những người này phải tự tập luyện một mình để đến ngày hội biểudiễn cho được thuần thục, dứt khoát và đạt kết quả. Không ai bảo ai songcác chàng trai đều có ý thức rèn luyện rất cẩn thận, bởi vì nếu trong ngàyhội anh ta tỏ ra lúng túng, lưỡi dao chém không ngọt, không bén thì khôngchỉ bản thân anh ta cảm thấy mang lỗi trước thánh mà cả gia đình, họhàng, giáp nơi anh ta là thành viên cũng cảm thấy không yên ổn. Vì vậy,

trách nhiệm của tất cả mọi người nằm trong đường đi nước bước củachàng trai được chọn ấy. 

Sáng mồng bảy, các chàng trai cởi trần, đóng khố đỏ, chít khăn đỏ,tay trái cầm chiếc thuyền giấy cũng màu đỏ còn tay phải cầm dao. Condao được mài sắc có độ dài theo qui định cổ truyền bằng chín lần chiềungang của bàn tay người lớn. Các chàng trai sau khi vào lễ thánh ở trongđình bước ra tề tựu ở ngoài sân trong sự hồi hộp và náo nức của dân làng.Tại đó người ta dựng một hàng cây chuối to, đứng thẳng đều nhau, cáchchừng vài mét đủ tầm múa lượn của chàng trai khi chém.  

Tiếng trống hiệu nổi lên, các chàng trai từ từ biểu diễn các điệu múa

rồi nhanh dần, nhanh dần theo nhịp trống. Đến khi tiếng trống thúc đổ dồnthì các đường dao múa cũng xoáy tít và các chàng trai tiến dần đến chỗnhững cây chuối. Nhanh như chớp nhảy lên, người ta chỉ nhìn thấy vệtdao loang loáng và lướt ngang thân cây  chuối thấy nó đổ gục mà đoạndưới vẫn đứng nguyên như không có ai động tới. Tiếng reo hò cổ vũ vangdậy, đường chém ngọt, chuối đứt ngay như vậy báo hiệu điềm lành, ngườita tin năm đó chắc chắn sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng cây cối, vật nuôivà con người sẽ sinh sôi nảy nở. Bởi vì tài chém như vậy các quân thủyquái của Thủy Tinh sẽ sợ mà từ bỏ ý định phá hoại, quấy nhiễu dân làngtrong năm. 

 Người ta vui mừng, hồ hởi vào lễ tạ trong đình và ra về với niềm phấn khích của một năm mới đầy hy vọng, bởi “vạn sự khởi đầu nan” đãrất tốt đẹp. Mọi người chúc tụng nhau, cùng vui chơi nốt ngày hội với hyvọng vào ngày mai tốt đẹp. 

Một điều rất thú vị là cũng trong thời gian làng Khê Thượng mở hộithì phía bên kia sông làng Vi, Trẹo cũng mở hội, đều liên quan đến Tả n

Viên và Ngọc Hoa công chúa, vợ Ngài. Bên Khê Thượng có rước chúaTrai, thì bên Vi, Trẹo rước chúa gái với câu chuyện tình yêu đôi lứa đầy

Page 61: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 61/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

605

thơ mộng. Chuyện rằng: nhân ngày tết đầu năm, Ngọc Hoa, lúc ấy đã cướiTản Viên, xin phép chồng về mừng tuổi bố mẹ và thăm hỏi anh em. Nàngđược vua Hùng cho cùng lên đỉnh núi Nghĩa dự lễ tế trời cầu cho năm mớimùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh. Tình cảm với gia đình, anhem, bè bạn níu kéo Ngọc Hoa bịn rịn không muốn rời. Thấy lâu Ngọc Hoachưa về Tản Viên bèn đi đón nàng. Nhớ bố nhưng nể chồng Ngọc Hoađành xin phép Hùng Vương lên kiệu về với Tản Viên. Tục rước chúa trai,chúa gái diễn ra từ đó. Và hàng năm, khi bên này rước chúa trai, thì bênkia rước chúa gái. Ngoài cái vỏ thơ mộng và tình tứ kia còn chứa đựn g

điều gì khác? Có phải nó nhắc lại phong tục xưa của người Việt khi con

gái đi lấy chồng còn quay lại sống với bố mẹ một thời gian rồi mới trở vềnhà chồng ? 

Hơn thế nữa bên hội làng Vi, Trẹo còn có trò Triềng còn gọi là Báchnghệ khôi hài hay Tứ dân. Cũng để giải thích cho truyền thuyết rằng trênđường về đến ngã ba đường, rẽ đi Văn Lang và về núi, Ngọc Hoa ngồi lạitrên hòn đá mà không đi nữa. Tản Viên dỗ thế nào cũng không được bènvào trong thôn gần đó tìm hỏi làng giúp đỡ. Dân làng ra đón Ngọc Hoa và

 bày ra các trò vui để Ngọc Hoa nguôi lòng dịu đi. Các cụ còn mang gà vịt buộc vào kiệu cho Ngọc Hoa có thứ để ăn đường 1. Không biết còn ýnghĩa gì khác nữa, nhưng quan sát trò Bách nghệ khôi hài đó ta thấy

chúng hoàn toàn liên quan đến đời sống sinh hoạt của các cư dân làmnông nghiệp trồng lúa nước trên vùng trung du và châu thổ đồng bằngnước ta. Mượn cái vỏ truyền thuyết ấy để lưu giữ những phong tục tậpquán cổ truyền âu cũng là điểm dễ hiểu và thú vị. 

Tuy nhiên, đằng sau các phong tục ấy, có thể còn rất nhiều ý nghĩahay các lớp văn hóa khác mà chúng ta chưa đủ chứng cứ để giải mã được.Chẳng hạn như chiếc thuyền giấy màu đỏ mà các chàng trai Khê Thượngcầm trên tay khi múa “chém may”. Màu sắc của thuyền, những cây chuốiđịnh nói lên điều gì? Ba lần chở chiếc đò không sang sông hôm tiễn TảnViên đi và ba lần chở đò không từ bên kia về hôm đón Tản Viên. Tại sao

lúc đi cũng như về đều vào ban đêm? Dòng sông trong đêm đen ấy có liênquan gì đến dòng sông âm hồn, đến quan niệm âm - dương trong tư duycủa người Việt cổ? 

Tất cả những điều đó còn đang ở phía trước, đang kêu gọi và kíchthích sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu giải đáp một cách thỏa đáng./. 

1  Nguyễn Khắc Xương. Truyền thuyết Hùng Vương , Vĩnh Phú, 1987. tr. 30-31.

Page 62: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 62/449

 

 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam 

606

L.H.L

Page 63: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 63/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

607

lễ hội làng la phù trần thị huệ 

Xưa nay, trong dân gian vẫn truyền tụng câu:

 Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày 

Vui thì vui vậy, chẳng tày giã La 

để nói về sự đặc sắc, cuốn hút của lễ hội làng La Cả với tục tắt đèn đêmgiã hội. Song, trong tổng La cổ xưa vẫn còn những lễ hội không kém

 phần độc đáo cả về phương thức thể hiện lẫn mục đích ý nghĩa ở nhữnglàng La khác mà một trong số đó là lễ hội làng La Phù (nay thuộc huyệnHoài Đức- tỉnh Hà Tây) với tục rước lợn vào đêm 13 tháng giêng. 

Đình làng La Phù được xây dựng ở trung tâm làng, quay mặt vềhướng tây, nằm sát ngay trục đường liên xã. 

Trước cửa đình, bên kia con đường là một cái ao rộng, trước kiavẫn dùng để thả sen trắng giữa ao nổi lên một gò đất tròn, theo tục truyềnđó là viên ngọc trong miệng con Rồng, ý chỉ ngôi đình như đầu Rồng.

Xưa đình được gọi là đình Thượng, để ứng với đình Hạ là quán Chảy nơiThánh hoá (Quán Chảy nằm ở miền bãi bồi ven sông Đáy, trước năm1945 thuộc về làng La Phù, hiện nay thuộc xã Đông La). 

Đình làng La Phù được làm theo kiểu chồng diêm: Đại đình vàtiền tế bằng nhau. Mái đình chỉ cách mái tiền tế một mét. Căn cứ vào đạosắc phong đầu tiên cho thành hoàng làng vào ngày 10 tháng 2 niên hiệuVĩnh Khánh nhị niên (1730), có thể giả thiết đình được xây dựng trướcthời điểm này ít lâu, trước cửa đình có một cây gạo và 1 cây đa cổ thụ, cótuổi thọ vài trăm năm nay. Tiền tế và nghi môn được xây dựng trước đạiđình. Tên hiệu của đình: “Tối linh từ” được viết bằng chữ hán trên một

cái bảng treo ở ngoài nghi môn. Từ nghi môn vào đến toà tiền tế phải điqua một khoảng sân rộng có trồng hai gốc đại lớn. Toà tiền tế có kết cấunăm gian, các cột rất lớn, có đường kính khoảng 50cm. Trên các cột đềutreo các bảng câu đối ca ngợi những chiến công và đức độ của thànhhoàng làng. Gian giữa có treo một bức hoành phi khổ lớn hình chữ nhậtghi 4 chữ: “Hùng vương Lạc tướng” bằng chữ Hán, truyền lại là tước màvua Hùng phong (cho ông) khi ông hoá. Một bức khác ghi: “Mỹ tục khả

 phong” (Tục tốt khá khen) do vua Tự Đức ban tặng cho làng La Phù. Các

Page 64: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 64/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

608

 bức cốn và những thanh sà ở đây được chạm hình mây, nước, hình rồng,cá...rất công phu. Qua xem xét nhận thấy kỹ thuật chạm lộng và chạm

 bong được áp dụng để tạo khối và diễn tả các chi tiết một cách tinh xảo,tạo nên một không gian mầu nhiệm trước thị giác của người xem. Đìnhlàng với những hoạ tiết hình khối trang trí sắc sảo hình 4 loài biểu trưngcho sức mạnh tâm linh, biểu trưng cho ước vọng và lý tưởng của conngười như “Long, Ly, Quy, Phượng” vừa rực rỡ, vừa oai nghiêm. Song

 bên cạnh đó, với kiểu kết cấu vì kèo, cột, ngôi đình làng lại có một dángvẻ của một ngôi nhà lớn của toàn dân làng. Do đó, khi bước chân vàođình, người ta vừa có cảm giác đi vào một chốn vừa uy nghiêm, linh

thiêng, vừa thân thuộc, gần gũi như chính trong ngôi nhà của mình vậy.  Vào thời hậu Lê, có lẽ đình chính chỉ là dãy đình lợp mái rạ, do

gặp hoả hoạn nên đã bị cháy. Vì vậy, đến năm Nhâm Thân (1782) làng

La Phù mới tổ chức xây dựng lại. Đình chính có diện tích bằng tiền tế,kết cấu 7 gian, cột hiên được làm bằng đá xanh. Trong một lần về thăm,Lê Quý Đôn đã cho một đôi câu đối khắc lên cột ở gian giữa: “ Duy hậutuy do nhân tất hiếu để tín trung  ấp lý thần hoà khâm Thánh hoá 

Tự Thiên tứ phú tuế tất khang ninh phú thọ thôn Lư kỵ kạongưỡng thần công ”. 

Đại ý: Ca ngợi cảnh quan của La Phù, bởi tự trời ban phúc lànhmà cho đất có thần công Thánh hoá; Người dân có hiếu, có lễ, có tín, cótrung, theo đạo lý của Thánh hiền. 

Một ý nữa nói lên sự giàu có khoẻ mạnh, yên vui, trường thọ;xóm làng đều phấn chấn cùng nhau chiêm ngưỡng nhớ ơn các đấng 

cao minh, đẹp lòng mong muốn của bề trên. 

Đình làng La Phù kể từ khi xây dựng đến nay luôn được trùng tu,sửa chữa, nhất là vào triều đại nhà Nguyễn. Do đó, các họa tiết trang tríở đình mang nhiều đặc điểm, tính cách văn hóa triều đại này. Vào thời kỳhợp tác xã, sân đình La Phù được sử dụng làm sân phơi thóc của hợp tác,

nhưng phần đình bên trong vẫn được bảo quản tốt. Bởi thế cho đến ngàynay, mặc dù đã trải qua nhiều biến động, ngôi đình vẫn giữ được dáng vẻnhư xưa. 

Theo thần phả, vị thành hoàng được thờ ở làng La Phù là TĩnhQuốc Tam Lang –   một bộ tướng của vua Hùng thứ 18, có công giúpnước đánh giặc Thục. Tại đình làng còn lưu giữ 14 đạo sắc ghi rõ ngàytháng của các triều vua phong kiến phong cho Tĩnh Quốc Tam Lang.Đạo sớm nhất vào ngày 10 tháng 2 năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730), đạo

Page 65: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 65/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

609

muộn nhất vào ngày 24.7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924). Hiện naycuốn thần phả đó đã được các cụ thông thạo chữ nho trong làng dịch rachữ quốc ngữ, sự tích đức thượng đẳng xã La Phù được tóm tắt như sau: 

Theo bản chính của Lễ Bộ Quốc Triều... ở đạo Sơn Nam Hạ, làngChảy có nhà họ Vương lấy huý là Thanh, mấy đời tu nhân tích đức giúpngười nghèo, khốn khó, sánh duyên cùng người cùng quận là bà huý

 Nguyễn Thị Phẩm, con nhà dòng dõi trâm anh. Ông làm nghề thuốc, cảhai ông bà đều có đức hạnh, nhân từ, sống rất hạnh phúc chỉ buồn mộtnỗi tuổi đã cao mà chưa có con... Một đêm,   bà nằm mộng thấy được mộtông thần núi đứng ở đầu giường bảo rằng: “Nhà ngươi có đức, trời đã

 biết cho, về sau này sẽ cho đệ tam lang xuất thế, chớ có lo gì”, nói xongthần vụt biến mất, kể từ đó bà có thai, đến ngày mồng 7 tháng giêng năm Nhâm Ngọ, sinh được con trai thiên tư dĩnh ngộ (khôi ngô tuấn tú) khácthường, ba tuổi biết nói, biết lễ khiêm nhường, nghe học mà biết, nghetiếng đã thông. Ông bà yêu mến đặt cho tên huý là Tĩnh Quốc. 

Đến năm 16 tuổi, ngài đã có thân hình cao lớn, sức học tinhthông, sách binh thư siêng năng học tập, về võ nghệ luyện tập tinh thông,được người đời coi là thần đồng xuất thế. Cha mẹ có ý tìm nơi xây dựnghạnh phúc gia đình cho, nhưng ngài không đồng ý, chỉ muốn đọc sách vàdu ngoạn sơn thuỷ đây đó, ghi chép lại những việc hay. Đến năm ngài 20

tuổi, cha mẹ đều qua đời. Ngài chịu tang cha mẹ ba năm, sau đó lênđường đi ứng tuyển cuộc thi tài do Duệ Vương tổ chức và được vua ânsủng. Hai năm sau được phong làm chỉ huy sứ tướng quân. Cũng vàothời đó Thục bạn nhân cơ hội Duệ Vương tuổi cao mà chưa có người nốingôi, định nhường ngôi cho con rể là Tản Viên Sơn Thánh. Quân Thụcquyết định chia làm 5 đạo tiến quân vào Văn Lang như nước vỡ bờ. DuệVương lo sợ triệu phò mã Sơn Thánh đến bàn chuyện. Tản Viên SơnThánh tiến cử ngài (Tĩnh Quốc) lên vua Hùng, vua nghe nói cả mừng chongười cấp triệu ngài lên hỏi kế sách và phong làm tiền đạo tướng quân.

 Ngài lĩnh chức tướng, dẫn thuỷ, bộ quan quân, chiêng trống ầm trời, tinh

kỳ rợp đất, muôn dặm thuyền dài, thiên sơn sấm động. Đi một ngày đếntỉnh Sơn Tây, phủ Quốc Oai, huyện Từ Liêm, làng La Nước hội họpquan quân đóng ở đấy, hàng ngày luyện tập, thiết lập một đồn để đánhtrận giả. Thời gian đó nhân dân sợ hãi sửa lễ đón tiếp ngài, xin làm thầntử. Ngài bèn truyền lệnh cho nhân dân tuyển cử hơn 20 người trai làngđược làm thần hạ. Nhận được chiếu vua ban, ngài tiến quân lên phươngBắc dẹp giặc. Trước khi lên đường Ngài hạ lệnh quân sĩ giết bò, lợn lễcáo Thiên Địa, khao thưởng binh tướng, sĩ tốt, đoạn lên đường đến thẳng

Page 66: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 66/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

610

đồn giặc ở Bắc Đạo, xưa gọi là Vũ Minh Đô, nay là phủ Bắc Hà, huyệnKim Hoa, núi Sóc Sơn, kháng chiến một trận. Quân Thục vây hãm bốn

 bên, tình thế nguy cấp, không có quân tiếp viện. Ngài bèn ngửa mặt lêntrời khấn rằng: “Muôn tâu thượng đế, giúp cho quân tướng chúng tôi” .

Phút chốc thấy không trung mù mịt, mây khói từ đất kéo lên. Ngài giơ tay hô lớn: “ Lòng trời giúp ta”. Đoạn rồi họp chủ tướng sĩ lại quyếtchiến một trận, phút chốc mà phá được vòng vây, đánh thắng giặc. 

 Ngày hôm sau, có thánh chỉ chiêu hồi. Ngài phụng mệnh hồicung. Nhà vua mở tiệc khánh hạ, phong cho ngài chức tước tướng sĩ vàcấp nhiều thực ấp ở địa phận huyện Từ Liêm cho ngài quản lý. Ngài bái

tạ ơn vua trở về huyện Từ Liêm nhận sở thực ấp. Một ngày nhàn hạ, Ngài lại đến làng La Nước, đặt tiệc tại làng

mời phụ lão nhân dân, gia thần tới dự tiệc. Phụ lão nhân dân tâu rằng: “Từ khi ngài lập đồn sở, nhân dân chúng con rất yên ổn, là nhờ được thấmnhuần ơn đức của ngài và xin chỗ ngài đóng đó về sau làm miếu thờ ngài”. Ngài ưng thuận, cho dân La Nước 10 nén vàng để về sau muaruộng ao cung phụng, tế tự và truyền đổi tên làng La Nước thành làng LaPhù.

Trong khi dự tiệc, chợt thấy trời đất tối sầm, giữa ban ngày mànhư đêm tối. Trong khi đó một đám mây vàng như hình tấm lụa tự nhiênrơi xuống trước đền quấn lấy mình ngài. Ngài theo đám mây biến mất,đó là ngày 14 tháng giêng, nhân dân, phụ lão, gia thần lo sợ làm lễ dâng

 biểu về triều tấu nhà vua. Vua sai sứ sắc phong ngài làm “Thượng đẳng phúc thần nhất phong Tĩnh Quốc Công Đại Vương”.

Tặng phong:

Tam lương hộ quốc yên dân thông minh duệ trí tuệ 

Thượng sĩ uy dung nước Nam. 

Vua chuẩn tấu đồng ý cho dân làng La Phù rước mỹ tự về làngđồng dân lập miếu thờ phụng mãi mãi, quy định khi tế tự dân không

được dùng sắc đỏ, sắc vàng làm mũ áo lễ. Đời vua Lê Đại Hành năm Thiên Phúc (980) thấy ngài hiển linh

 phong cho Ngài: “Nhất vị Đại Vương”. 

Đời vua Trần Thái Tôn phong “Nhất vị Đại Vương hiển ứng thựchiện âm phù”. Sau khi dẹp xong Ô Mã Nhi vua Thái Tôn phong cho ngàilà “Nhất vị linh ứng anh Triết tiền đạo đương bộ hiển hước trợ thuận ĐạiVương”. 

Page 67: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 67/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

611

Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn giết Liễu Thăng, thiên hạthống nhất, vua phong ngài là “Nhất vị chủ tế cương vị anh linh ĐạiVương”. 

Theo lệ hàng năm, cứ đến ngày 13 tháng chạp, chức dịch sắc mụcvà các quan viên Chạ của các giáp, họp mặt ở đình làng để quyết địnhmở hội thường hay đại đám. Những năm diễn ra hội lệ làng không tổchức rước, mà chỉ tế lễ theo lệ ở đình. Bên cạnh đó làng cũng tổ chức vuichơi nhưng không rầm rộ như những năm có đại đám. Thông thường lễhội được mở từ ngày 7 đến ngày 14 tháng giêng. Những năm hội lệ trongcác ngày này, các giáp trong làng tổ chức tế lễ ở đình. Sáng ngày mồng

7, mấy quan viên, sắc mục, ông lềnh được các giáp cử xuống quán để lễ phụng nghinh Thành hoàng, mời thành hoàng về đình Thượng để dânđược tế lễ, từ sáng mồng 8 trở đi cho đến hết ngày 13, dân trong làng aicó lễ riêng thì ra lễ thần ở ngoài đình, (ngoài những lễ chung của giáp).

 Ngày 14, các quan viên tổ chức tế yên vị một tuần và kết thúc hội lệ ở đây. 

Đại đám- được quy định 5 năm tổ chức một lần, vào những nămthật “phong đăng hoà cốc”. Vào những dịp này ở làng diễn ra những

 phong tục rất độc đáo thể hiện những đặc tính riêng trong sinh hoạt tínngưỡng của cư dân La Phù, song điều đó không nằm ngoài tính chất

chung của một hội làng. Vào ngày 13 tháng chạp, trước ngày hội nửa tháng, những ông

quan viên bao gồm chức dịch, sắc mục và sáu ông cai đám của sáu giáphọp nhau tại đình, cắt cử nhau các công việc để chuẩn bị vào hội. 

Mỗi giáp cử ra bốn ông lềnh, làm người đại diện cho giáp củamình. Các ông này phải là người có địa vị cao trong giáp, có đức hạnh,vợ con song toàn..., sáu giáp trong làng có hai mươi bốn ông họp thànhmột món gọi là món chạ, chia nhau kiểm soát kỷ cương và lễ vật hàngnăm trong lễ hội. Luật tục ngày xưa quy định rất nghiêm ngặt đối vớiviệc cử người tham gia vào tế lễ hay việc trông coi những công việc ở chốn đình trung trong lễ hội, như việc phân chia quân tam dịch: 

Quân tam dịch được chia làm ba chiếu: 

- Chiếu thứ nhất : Là chiếu của 6 ông cai đám của 6 giáp. Vào tốingày 13 tháng giêng, ngày giỗ của thành hoàng, mỗi ông phải sửa một lễlợn rước ra đình. Đây là nhiệm vụ và cũng là vinh dự của giáp trao choông. Tuy nhiên điều kiện để xét ông có được cai đám hay không, khôngchỉ dựa vào thâm niên của ông ở trong giáp mà còn xem xét năm đó ông

Page 68: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 68/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

612

có tang hay không. Nếu không may, năm đó ông có tang, thì phảinhường lại quyền cai đám cho người đứng sau mình trong giáp.  

- Chiếu thứ hai: Là chiếu của chức dịch, viên mục, bao gồm 6

ông, sáu ông này cũng phải là người không có tang chở. Nhiệm vụ củahọ là kiểm tra, kiểm soát lễ vật và các nghi thức tế lễ nơi đình trung.  

- Chiếu thứ ba: Là chiếu của tiểu cớ. Tức là chiếu của những quanviên, quan giáp năm đó có tang không tham gia được các hoạt động tế lễở chốn đình trung. Những người này chỉ được phép ngồi từ giọt đình trở ra (tức là mái đình ra đến ngoài sân). Họ làm những công việc ở ngoàisân đình, chẳng hạn như vào thời gian mở hội, trong các món, các giáp,ông nào ra ngoài đình gây những việc tai tiếng như cãi nhau, đánhnhau...các ông tiểu cớ này có quyền bắt vạ. Có thể ví công việc của họvới việc bảo vệ thuần phong mỹ tục trong hội làng. Nhờ những quy địnhnày mà lễ hội xưa ở làng La Phù ít xảy ra những điều không hay, bảo vệđược sự tôn nghiêm cũng như những nét đẹp văn hoá truyền thống. 

Theo lệ, vào sáng 16 tháng chạp hàng năm, những ông cai đám cónhiệm vụ đi sắm: 

- Một đôi lọng giấy 

- Một cuộn dây xuân thu (dây gai nhuộm đỏ dùng để chằng buộc

kiệu hay để dùng vào những việc khác trong dịp lễ hội). - Một thùng dầu hoả (để thắp trong dịp lễ hội) 

- Một hòm pháo (khoảng 20 bánh pháo nhỏ dài 60 phân). 

- Cấp chiêu hỏ lò (tức là nồi xoong để các ông quan trong sử dụngtrong thời gian từ ngày 16 tháng chạp đến hết ngày 15 tháng giêng), bởivì trong thời gian này 6 ông cai đám (quan trong) phải ở trong đìnhkhông được về nhà kể cả vào dịp tết. Các ông này chỉ được về nhà thắphương trên bàn thờ tổ tiên, xong phải ra đình để trông nom công việccủa làng. 

Theo quan niệm dân gian làm như vậy để việc tế lễ được trongsạch, tinh khiết hơn và có thể tiếp cận gần với thần hơn, thay mặt dânlàng bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sự cầu xin ân đức của thần hiệu nghiệmhơn. Có thể nói, thời gian làng vào hội, sáu ông cai đám này phải thựchiện “trai giới”. Ngoài ra, họ còn phải mua nhiều đồ khác để phục vụtrong các cuộc tết lễ như hương, hoa, vàng mã... 

Page 69: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 69/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

613

Chiều ngày 16 tháng Chạp, làng cho người ra cổng làng đónnhững người đi mua đồ lễ về, như để tỏ rõ sự trịnh trọng và lòng mongđợi của dân làng. 

Từ ngày  hôm trước, tức ngày 15 tháng Chạp, những người cótrách nhiệm trong chốn đình trung tức là các quan viên, sắc mục, các ôngquan giáp phải cử ra 4 ông làm các công việc thay áo và tắm cho thần.Bốn ông này phải là người có đủ điều kiện như sau: 

-  Phải có đức hạnh, không phạm pháp 

-  Phải có đầy đủ vợ con 

-  Trong nhà không có tangXưa kia, 4 ông này thường là hai ông quan trong và hai quan viên

sắc tử. 

 Ngày 16 tháng chạp, 4ông này làm lễ sửa mũ áo cho thần. Tốingày 23 tháng Chạp họ vào thay vóc (hay áo gấm) và mặc cho thần áogiấy, mũ giấy để đi chầu Thiên, cho đến ngày 29 tết. Tối 29 tết (thángChạp) những ông này lại vào đình trong để thay áo giấy ra gọi là lễ

 phong mã (lễ mộc dục), tắm cho thần vị và mặc áo mới, mũ vải cho thầnvà thờ như vậy cho đến sáng ngày 7 tháng giêng.

Sáng mồng 7 tháng Giêng lại thay áo mũ một lần nữa, lần này, họ

 phong cho thần áo long cổn, cân đai bối tử, mũ võ (tức là trang phục lễhội) để chuản bị vào đám rước và các cuộc tế lễ kéo dài đến ngày 15tháng Giêng. Sau buổi giã đám kết thúc lễ hội, rước thần về vị trí cũ ở quán Chảy xong, hết một tuần yên vị và đến lễ thay áo cho thần một lầnnữa. Lần này họ phong cho thần áo, mũ ngày thường, có sắc vàng, đỏ,làm bằng sa tanh hay lụa, gấm... 

 Ngày 4 tháng giêng, các giáp phải cắt cử người vào chân quân kiệutrong đám rước. Tiêu chuẩn của quân kiệu phải là trai tân, chưa vợ,không có tang chở, vóc dáng cao to, đều nhau để tiện cho việc "phân vai"trong đám rước. Những người cao to, khỏe mạnh thường được phân vào

vai kiệu Long Đình và kiệu chính.  Ngày 5 tháng giêng, các chân kiệu được tập rước để hôm vào đám

rước chính không bị mắc lỗi. Công việc của các xóm, các vãi trong chùalà phải dọn dẹp, sửa sang lại đường xá, cho phong quang sạch đẹp, đìnhchùa được trang hoàng lộng lẫy bằng cờ quạt và các phướn. 

 Ngoài ra mỗi xóm phải lo đặt và dựng trước trên đoạn đường đi củađám rước một bàn thờ thuộc địa phận xóm mình. Các xóm phải cùng

Page 70: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 70/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

614

nhau đóng góp để làm một cái đuốc to dựng ở đoạn đường giáp giới giữaxã La Phù và Đồng Nhân. Đuốc này được làm bằng nhiều thanh tre hoặcnứa bó tròn lại với nhau, dài gần 5m to đến một ôm dùng để đốt sáng soiđường cho rước tối mồng bảy tháng giêng. 

Công việc chuẩn bị của các giáp kéo dài suốt thời gian trong năm.Vào đầu năm, sau mỗi dịp lễ hội đi qua, giáp lại họp mặt nhau để phânvai xem ai sẽ là người cai đám năm sau. Ông nào được cai đám năm đósẽ được giáp trao cho một số ruộng nhất định (ruộng do dân đặt hậu chogiáp để cày cấy, số hoa lợi đó được dùng vào việc chi phí các khoản phụcvụ trong dịp lễ hội của làng). Đặc biệt ông này có nhiệm vụ phải nuôi

một con lợn để rước và tế thành hoàng làng vào đêm 13 tháng giêng(ngày giỗ của thành hoàng). Đây là một việc hệ trọng bởi các giáp khôngnhững muốn cúng tiến lên thành hoàng làng mình một chú lợn vừa béovừa đẹp, mà ở đây còn là danh dự của giáp, bởi sau cuộc tế lễ dâng lợnlên Thành hoàng là cuộc thi xem lợn của giáp nào năm nay đẹp nhất, thểhiện tài chăm sóc, chăn nuôi, và cách làm lợn thờ khéo nhất. Do vậy,trước đây, ông cai đám phải mua lợn về nuôi từ tháng 2 hoặc tháng 3, tứclà ngay sau tháng có lễ rước lợn. Việc chọn để mua lợn thờ cũng hết sứccầu kỳ, phải đạt tiêu chuẩn là lợn đực thiến, da đen tuyền tức là lợnkhông được loang lổ chỗ trắng chỗ đen, không sứt tai, cụt đuôi, có phàm

ăn hay không, nếu lợn có một chiếc lông trắng coi như không đạt yêucầu. Sau đó ông cai đám phải nhờ một người mát tay, gia đình có đầy đủvợ, con bắt lợn về và thả lợn vào chuồng nhà mình. Chuồng lợn phảiđược xây mới hay sửa sang lại cho sạch sẽ mát mẻ và luôn được che đậykín đáo. Gia chủ không cho người lạ vào xem vì sợ người lạ có vía dữ, sẽlàm cho lợn biếng ăn, đặc biệt là đàn bà có mang. Trong khi nói chuyện,người ta cũng tránh không nói đến chú lợn cúng đang nuôi ở trongchuồng, sợ trộm vía lợn không lớn được. 

Trước khi mua lợn về nhà nuôi, nếu nhà nào có bàn thờ thổ côngrồi thì thôi, nhưng nếu chưa có thì nhất thiết phải lập ngay. Bàn thờ có

một bát hương ghi bài vị của quan thổ công, một chiếc mũ thổ công, lọhoa, một chén nước... Hàng ngày, 2 buổi sáng, chiều gia chủ phải thắphương khấn quan thổ công cầu cho gia đình được bình yên và chú lợntrong chuồng mạnh khỏe, chóng lớn không bị ma quỉ quấy nhiễu. Lễ vậtthường chỉ có trầu cau, rượu. Vào ngày rằm, có thêm oản, quả, xôi thịt...

 Ngày đầu, khi mua lợn về thả vào chuồng xong, gia chủ phải cúng quanthổ công, mục đích là báo với thổ công rằng mình đã mua lợn cúng thầnvề nuôi trong nhà và nhờ thổ công trông nom giúp mình. 

Page 71: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 71/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

615

Việc chăm sóc nuôi nấng lớn cúng thần là cả một công việc quantrọng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ cẩn thận. Hàng ngày, tùy thuộc vào cáchchăn nuôi của từng nhà, có thể họ cho lợn ăn ba lần sáng, trưa, chiều,thậm chí lên đến 4 lần trong ngày. Nhưng những điều qui định nghiêmngặt mà ông cai đám nào cũng phải tuân theo là phải cho lợn ăn sạch sẽ,  

vệ sinh, không được cho lợn ăn những thức ăn thừa, hoặc bị thiu, haynhững thức ăn bị ôi và ô uế. Cám lợn bao gồm cám gạo trộn với ngô xayhay gạo nếp rảnh, được nấu chín lên. Rau phải rửa sạch sẽ. Người tathường mua riêng cho lợn một cái máng mới. Tắm rửa cho lợn hàngngày, chuồng trại lúc nào cũng phải giữ sạch sẽ, mùa đông thường ấm áp,

mùa hè thoáng mát. Do vậy mà lợn cúng thần thường không hay bị ốmnhư những con lợn khác. Song người ta vẫn cho đó là có sự trợ giúp củaquan thổ công và sự phù trợ của thần linh bản thổ. 

Sáng ngày mồng 7, mở đầu lễ hội bằng ba hồi trống đại ở ngoàiđình. Các quan viên, chức dịch, sắc mục và quân kiệu ai vào việc củangười đó để chuẩn bị cho đám rước. Không khí thật tưng bừng náo nhiệt

 bởi âm thanh của tiếng trống, của đàn sáo, tiếng cười nói và màu sắc rựcrỡ của cờ, hoa và trang phục trong đám người chuẩn bị để rước. 

Dân làng từ các ngõ, xóm, từ các làng lân cận đổ về đình La Phùxem rước. ở trong đình, 4 ông quan trong lúc này chỉ còn lại việc đưa bài

vị của thần vào trong kiệu chính. Để làm việc này, phải cần thêm 4 ôngnữa (4 ông này cũng phải có đầy đủ điều kiện như 4 ông trên). Các ôngnày có nhiệm vụ cầm lọng, quạt che kín bài vị của thần từ cửa cung đìnhtrong ra đến kiệu. Mục đích là không để cho ai có thể nhìn thấy bài vịcủa thần. 

Các chân kiệu đã đứng sẵn vào vị trí ở tại các hương án, Long Đìnhvà các đồ tùy tùng được rước theo. Mọi việc đều được làm rất trangnghiêm, từ tốn nhưng cũng rất khẩn trương không để thừa một khoảngthời gian nào. 

Sau một hồi trống báo lệnh, đám rước được khởi hành. Đây là đám

rước phụng nghinh thần về quán Chảy (đình Hạ). Do đó đám rước đitrong trật tự hàng lối, song cũng rất đông vui, náo nhiệt. Có những lúcđến quãng đường chật, mọi người phải chen nhau đi lên cho kịp đámrước, thái độ hết sức hồ hởi. Tâm trí của họ dường như bị cuốn hút theotiếng chiêng, trống, tiếng sáo, tiếng thanh la và điệu nhạc lưu thủy của

 phường bát âm. Đám rước có ba kiệu chính, đi lúc nhanh lúc chậm theonhịp trống, chiêng. 

Page 72: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 72/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

616

Đám rước đi đến địa phận các xóm nhỏ thì đi chậm và dừng lại đểcác xóm lễ thành hoàng cầu bình an cho xóm tại các bàn thờ được lậpsẵn... Có những xóm mang chiếu ra trải trên đoạn đường xóm mình đểđám rước thành hoàng đi qua, tỏ lòng tôn kính thần. Họ cử những cô gáichưa chồng, bê những khay nước ra mời chào những người trong đoàntùy tùng hộ giá thần. Các gia đình trong xóm cũng mang lễ ra đặt ở đầucổng hay ở rìa đường để lễ. 

Trước đây, đám rước đi đến đâu, các gia đình, các xóm nổ pháo đểđón mừng đến đó. 

Đám rước đi khỏi làng La Phù đến địa phận đầu Đồng Nhân, dân

làng La Tinh mang lễ vật gồm hương, hoa, oản, chuối... ra cửa đình lập bàn thờ bái vọng ra đám rước thần làng La Phù, tỏ lòng tôn kính thần.Đây là biểu hiện của tục giao hiếu giữa làng La Tinh và làng La phù.Đám rước sang đến khu Đồng Nhân (bây giờ là làng Đồng Nhân), dânĐồng Nhân hồ hởi ra đón mừng. Kiệu chính dừng lại một lúc trước bànthờ của dân Đồng Nhân lập nên để đón chào thần đi qua. Ngày nay tuy làhai xã khác nhau, nhưng La Phù và Đồng Nhân (thuộc Đông La) vẫn thờ chung một thành hoàng và vẫn tổ chức lễ hội chung. Lễ hội - Thànhhoàng là sợi dây liên kết sự đoàn kết gắn bó của hai làng, 2 xã trong mộttâm linh, tín ngưỡng chung. 

La Phù rước đến đê, dân Đồng Lao phải làm lễ Đĩa Nộm (nghĩa làtrong mâm lễ bắt  buộc phải có một đĩa nộm). Tục truyền rằng, xưa, ở khuchợ Đông Lao có một ông ăn xin bị mù, do chết vào giờ thiêng liêng nênlàng tôn làm thần và thờ phụng. Sở thích cửa ông thần này là món nộm.Vì vậy khi đám rước La Phù đi qua, sợ ông thần mù thấy vui quá mà đitheo, làng mất thần sẽ loạn lạc nên dân Đồng Lao lúc đó mang đĩa nộmra mời ông này quay trở lại. 

Toàn bộ khung cảnh của đám rước với màu sắc rực rỡ, âm thanhcủa các phường bát âm, và tiếng trống, tiếng chiêng, sự hồ hởi của ngườiđi xem hội, đã  làm cho ta thấy đám rước hội làng La Phù thật uy nghi,

lộng lẫy. Người hàng tổng La kéo về đi theo đám rước, như để biểudương cho sức mạnh của cộng đồng làng xã. Vì thế đám rước đi rấtchậm, đoạn đường từ đình xuống quán chỉ khoảng hơn 2km mà thời gianđám rước đi mất hơn 5 tiếng đồng hồ. Bảy giờ xuất phát từ đình Thượngđến 12 giờ trưa đến quán. Các kiệu từ từ đi vào trong sân quán xếp theomột hàng dọc theo thứ tự từ ngoài vào trong là hương án đến bàn độc,kiệu giá nã, kiệu ngai rước sắc, cuối cùng vào sát cửa quán là kiệu chính.Cắm dọc hai bên là cờ quạt, lọng che, và các đồ bát bửu. Ngoài cổng

Page 73: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 73/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

617

quán, đứng dọc hai bên đường vào là các đồ tượng trưng cho khí giới củanhà Thánh như súng gỗ, các biển hồi tỵ. 

Đến giờ lễ phụng nghinh, các chức dịch, viên mục và các ông quantrong của đám năm đó mặc áo mũ tế (áo thụng xanh, mũ xanh, chân đihia) xếp thành ba hàng. Trong lúc ông chủ tế khấn các ông khác đều phảiquì. Sau ba lần rạp người đập đầu cúi lạy, ông chủ tế năm đó xin đài âmdương. Cuộc lễ kết thúc bằng ba lễ lạy tạ của ông chủ tế các ông chứcdịch, quan trong. Sau đó đến lượt các cụ ông, rồi đến các cụ bà, tiếp theolà chân kiệu và phường bát âm vào lễ. Tiếp đến là người ở mọi tầng lớpvào lễ thành hoàng. Trong lúc dân lễ, phường bát âm, sáo trúc lại nổi

nhạc "lưu thủy ngũ đối". Lúc này có ba ông quan trong miệng bịt vải đỏvào hậu cung để rước Thánh ra kiệu chính để chuẩn bị hồi cung. 

Đúng 5 giờ chiều ngày hôm đó, đoàn rước khởi hành quay về đìnhThượng. Lần rước về theo thứ tự hương án, kiệu giá mã, kiệu cũng tiếpđó đến kiệu ngai đi sau cùng. Theo sau vẫn là xe giá ngựa. Khoảng cáchgiữa các kiệu vẫn là cờ, quạt, trống và các đồ chấp kích, như lần rước đi.Lần rước hồi cung đi trong ánh sáng lung linh huyền ảo của hàng trămngọn đèn lồng, nến, đi bên các kiệu hoặc đi giữa hàng trống cờ đội kèntrống... với hàng trăm bó đuốc và đình kiệu bên đường. 

Khoảng 12 giờ đêm, đám rước về tới đình, sau khi đưa Thành

hoàng nhập cung, họ tổ chức một tuần tế yên vị và kết thúc ngày đầu tiêntrong lễ hội. 

 Ngày xưa trong dịp lễ hội, vào những buổi sáng, buổi chiều hay saunhững lần tế lễ ở đình lúc nào cũng có phường hát văn, hát ả đào phụcvụ. 

Từ mồng 8 trở đi đến ngày giã đám, ngày nào cũng có hai tuần tế lễvào buổi sáng và buổi chiều. 

 Ngoài rước kiệu, lễ hội làng La Phù còn có các cuộc thi lễ vật nôngsản dưới hình thức các lễ vật dâng lên thần, mà đặc sắc nhất là cuộc thi

vào đêm 13. Tối ngày 13 làng tổ chức tế giỗ. Đấy là buổi tế sôi nổi và đẹp nhất. Ngay từ chiều, khi việc trang trí cho lợn đã xong, người ta chuẩn bị đểrước lợn ra đình. Khi xưa có 6 giáp, mỗi giáp làm một lễ lợn. Ngày nayLa Phù có 10 xóm, mỗi xóm làm một lễ lợn như giáp ngày xưa. Thậmchí có những xóm to (do hai xóm xưa gộp lại) làm hai lễ lợn như xómMinh Khai, xóm Thống Nhất, xóm Tiền Phong. Vào khoảng 6 giờ chiều,các xóm bắt đầu rước lợn từ nhà ông cai đám ra đình. 

Page 74: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 74/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

618

Lễ rước lợn ở làng La Phù không phải là lễ rước lợn còn sống nhưnhiều làng khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (như lễ rước tế lợn tronglễ hội thôn Phượng Nghĩa) xã Phụng Châu nơi thờ Phù Đổng ThiênVương, và bà chúa Liễu. Lợn rước của làng La Phù là con lợn đã đượcmổ, cạo sạch lông, nhưng để nguyên cả con, sau đó được văng lên chõngvà được trang trí đẹp đẽ để rước ra đình làm lễ tế Thành hoàng. Nói thìđơn giản song để làm được như vậy người ta tốn rất nhiều công sức.Trước khi mang lợn ra làm thịt, ông cai đám (gia chủ) phải làm một lễcúng thổ thần thổ địa và các thần linh xin phép được làm lễ vật cúngThành hoàng. Sau khi cúng xong ông ra chuồng lợn vỗ nhẹ vào con lợn

nói một câu: "ông ỉ ra đình nhé". Sau đó những người trong giáp chuyênnghề làm thịt lợn được ông nhờ từ mấy hôm trước vào bắt lợn. 

Theo lời kể của các cụ già thì những con lợn cúng thần lúc bị giếtthịt rất hiền lành, không như những con lợn thường khác. Do vậy khichọc tiết lợn, người ta không phải trói lợn mà chỉ cần mấy người đứngxung quanh giữ chân và mình lợn cho nó khỏi giẫy giụa, chủ yếu là tránhlàm sây sát da, lợn sẽ không đẹp. Lợn sau khi được cạo sạch lông, muốnlàm trắng da lợn người ta thường sát nhựa quả đu đủ xanh lên mình lợn,một lúc sau rửa lớp nhựa đó đi, da lợn vừa sạch vừa trắng. Muốn tạodáng cho lợn khi nằm trên chõng như khi còn sống, người ta phải lồng

vào trong con lợn một cái khung bằng tre uốn cong như hình rẻ sườn đểchống mình (thân) lợn lên cao. 

Phần còn lại của lợn là lòng, gan, ruột (nội tạng) được làm sạch sẽ,mang tất cả cho vào nồi luộc chín. Sau đó vớt ra xếp vào mâm. Vòngngoài là vòng dồi, bên trong là các bộ phận nội tạng, tim, thận, ruột non.Trên cùng người ta dành để xếp  buồng gan. 

Trong khi mổ lợn, người ta không quên bỏ ra một ít tiết lợn và mộtnhúm lông mao bọc vào một cái túi buộc vào một cái que dài 50 cm, đểra một góc trên kiệu (phần này sẽ dùng để "tế mao huyết" trong lễ tếThành hoàng). Nói về việc trang trí cho con lợn tế Thành hoàng: Người

ta phủ lá mỡ cơm xôi (phần mỡ quấn quanh dạ dày của con lợn, phần nàycòn gọi là lớp màng sang) lên mình con lợn, từ đầu đến xuống thân tạonên những đường nét hoa văn đẹp trên mình con lợn. Việc làm này tượngtrưng cho việc mặc áo cho lợn trước khi rước đi cúng thần. 

 Ngày nay, người ta còn cắt giấy màu (xanh, đỏ) thành hình những bông hoa, dán trên tai, mắt, mồm, làm cho con lợn ngày thường bỗng trở nên đẹp lộng lẫy. Con lợn đã trở thành một thứ lễ vật, vừa lạ, vừa quen.Công việc chuẩn bị cuối cùng của giáp là trang trí cho chiếc kiệu và sắp

Page 75: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 75/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

619

xếp đô tùy khiêng kiệu lợn ra đình. Đoàn rước gồm có cờ, trống đại vàtrống khẩu, thậm chí có xóm có cả phường bát âm đi theo cùng hươngán, một quả xôi và một thùng rượu (tượng trưng). Nắp thùng rượu đượcdán giấy xanh đỏ theo dạng hoa văn hình mặt trống đồng song đã đượccách tân đi, bên trên có cắm hương và nến. 

Theo tục truyền ngày 13 tháng giêng là ngày giỗ của thành hoàng,nên ngay từ xa xưa ở làng đã có tục rước lợn ra đình để tế Thần. Các giáprước lợn vào buổi tuối nên trên đường đi phải đốt nến và đuốc để soiđường. Ngày nay trong đám rước người ta còn đốt cả pháo hoa. Ngườingười đi xem rước lợn đông không kém gì đi xem rước hôm mồng 7,

thậm chí còn sôi động, náo nhiệt hơn. Trên kiệu, ngoài "ông lợn" rangười ta còn cắm hương và nến. Đi theo sau kiệu là chiếc lọng bằng giấyhoặc bằng vải che cho "ông lợn". Đi đầu đoàn rước là 2 lá cờ, 1 chiếctrống đại do 2 người khiêng, một người đeo trống khẩu đi sau để đệmtheo. Một cái hương án do 4 người khiêng. Phường bát âm và kiệu lợn đisau cùng cũng do 4 người khiêng. Họ đều là trai đinh chưa có vợ mặctrang phục khăn mũ áo dài đen. 

Các giáp (ngày nay là các xóm) rước ra đến đường cái quan thì đichậm lại để chờ nhau cùng đi ra đình cho vui. Đường làng chật níchngười xem, ai cũng muốn đi nhanh theo kịp đám rước. Lúc này ở ngoài

đình, mọi người đã xếp hàng đông kín ở hai bên tả hữu để chờ lúc rướclợn vào trong đình. Khung cảnh ở đình lúc ấy được trang hoàng lộng lẫy.Cờ, quạt, lọng giấy, lọng vải và các đồ chấp kích cắm dọc hai bên giangiữa đình ngoài ngăn cách chỗ tế lễ và 2 gian bên người ngồi xem tế.Hương án đặt ở đình ngoài, xung quanh là các mâm lễ của các xóm gồmcó oản xôi, chè kho, chuối, trầu cau và đồ vàng mã hương hoa. Đèn, nến

thắp lên sáng rực rỡ, soi tỏ mọi vật xung quanh. 

Khi đoàn rước của các giáp đã có mặt đông đủ trước cửa đình, haigiáp một, đi hàng đôi từ từ tiến vào cửa đình. Giáp nào đến trước sẽ vàotrước. Lúc này hương án của các giáp trong đoàn rước lợn sẽ phải để  

ngoài sân đình. Đi trước kiệu lợn là mâm xôi và một thùng rượu tượngtrưng được sơn son thiếp vàng, cả hai bên trên đều được cắm hương, do 4người khiêng. Các kiệu lợn, mâm xôi, thùng rượu được rước thẳng vàođình trong nơi để bài vị của thần, mỗi bên để vừa đủ ba kiệu lợn của bagiáp (2 bên, 6 kiệu của 6 giáp). Ngày nay, do số lượng xóm nhiều, số lợntăng lên, người ta phải để cả ở tiền tế. Do đó không câu nệ việc xóm nàođể ở trong, xóm nào để ở ngoài. Các kiệu lợn được rước vào trong tiếngchiêng, tiếng trống và âm thanh rộn rã của phường bát âm. Đình rộng là

Page 76: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 76/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

620

thế mà lúc này bỗng trở nên bé nhỏ trước sự đông đúc và sôi động củađêm hội. 

Sau khi sắp xếp đủ chỗ cho kiệu của các giáp, ổn định mọi việc, cácquan viên, sắc phục (những ông quan trong) vào trong  thay quần áo đểchuẩn bị tế lễ. 

Trong lúc tế, những lúc dâng rượu, đốt văn tế, nhạc sinh đều phảicử nhạc. Các hành động trong khi tế đều được làm theo tiếng trống đại vàtiếng chiêng. Tế xong dân làng theo thứ tự vào lễ thần. Chiêng trống lạinổi lên gọi là chiêng trống lễ. Phần tế kết thúc vào lúc 3h30 phút sáng.

Trước lúc tế và sau lúc tế, dân ai có lễ riêng mang ra đình khấnthành hoàng. Không ai được phép cúng trong thời gian làng đang tế.  

Cuộc tế là nghi thức của tục hiến vật có từ lâu đời nay của La Phù.

Vật được hiến lên thần là thịt lợn tươi sống. Nghi thức thờ nguyên cả conlợn chưa pha và chưa nấu chín là biểu hiện của sự thành kính mà dânlàng muốn gửi gắm lên vị thần hoàng linh thiêng của mình. Sau phần tếlà đến phần thi xem lợn của giáp nào béo, đẹp nhất. Tiêu chuẩn của conlợn đẹp là phải béo, da phải trắng, không bị xây xát, bầm tím hay có vếtđỏ trên da. Lợn cúng được dân làng gọi với cái tên rất trịnh trọng "Ông ỉ"hoặc "Ông lợn" được văng lên một cái trõng cao khoảng 90 phân. Ngườita chấm cả điểm ngoại hình xem con lợn có dáng nằm đẹp hay không.

 Nói chung lợn khi đã được làm để rước cúng tế thần lẽ dĩ nhiên con nàocũng đẹp, song để khuyến khích lòng hăng say sản xuất, người ta vẫn tổchức thi. Giáp nào cũng muốn lợn của mình đoạt giải nhất, do đó càng cốgắng làm đẹp cho "Ông lợn". Trong thâm tâm của họ, con lợn đoạt giải,tức là được thần quí mến, điều đó sẽ mang lại điều may mắn lớn cho giápnăm đó. 

Phần thưởng của cuộc thi dành cho giáp nào có con lợn đẹp nhấtchỉ đơn giản gồm mấy quả cau và mấy lá trầu (ngày nay thêm bao thuốclá). Xét về mặt vật chất, phần thưởng thật bé nhỏ, song về mặt tinh thần,nó lại có một giá trị to lớn, không gì có thể thay thế được. Sau cuộc thi,lợn của giáp nào mang về giáp đó chia phần để cùng nhau thụ hưởng thụlộc thánh./. 

T.T.H

Page 77: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 77/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

621

 \\ 

Page 78: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 78/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

1

Hội làng Lại TrìNguyễn Thanh 

Làng Lại Trì nay thuộc xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương tỉnh TháiBình là một làng lớn nằm kề sông Trà Lý, cách thị xã Thái Bình chừng10km. ở phủ Kiến Xương xưa có câu: “Thứ nhất Lại Trì, thứ nhì DươngLiễu” chính là nói đến hai làng lớn, đông dân nhất nhì trong huyện. Th eo

số liệu lưu trữ, vào những năm 1941-1942, dân số làng Lại Trì đã tới15000 người với 2600 đinh trên tổng diện tích 2291 mẫu Bắc Bộ.  

Từ cổ xưa, dân làng Lại Trì vẫn tự hào làng mình có địa thế nhưmột con rùa vàng từ sông Trà Lý bò lên, đầu ngoảnh về phương Nam, cónhiều gò đống mà giữa làng là gò đất cao nhất quần tụ các thiết chế đình,đền, chùa, văn từ, đàn tư võ, đàn Tiên Nông. Đình, đền, chùa Am thờ Lýtriều quốc sư Dương Không Lộ còn lưu nhiều dấu tích huyền thoại bằngđá với chiếc dép đá khổng lồ, những chiếc đó bằng đá và quanh vùng lànhững phiến đá khổng lồ còn dấu tích mũi đòn càn ngài xiên vào gánh đingăn sông đơm đó... Cách đình Am chừng vài trăm mét là con sông Bơivà Bến Ngự, nơi Đức Thánh Không Lộ ngự xem bơi trải? Vốn là mộtlàng lớn, đông dân, học hành thịnh đạt, lại có thắng cảnh trên bến dướithuyền với những thiết chế tín ngưỡng thờ thiền sư Không Lộ nên hộilàng Lại Trì được tổ chức với quy mô lớn, theo những sự lệ được ghitrong hương khoán của làng. 

Kinh phí tổ chức ngày hội, ngoài một phần công quỹ của làng hỗtrợ còn lại chủ yếu là tiền liễm của những người vọng đình trung đónggóp. Làng lập ra hội đình trung gồm những bậc đàn anh và những ngườikhá giả trong làng. Khoảng đầu những năm 40 (trước cách mạng tháng 8 -

1945) làng có 2600 đinh nhưng chỉ khoảng 600 người vọng đình trung. Người nào không tham gia hội đình trung thì đến tuổi không được vọnglão.

Hàng năm vào ngày 25 tháng 8 các chức dịch trong làng họp để bànquy mô mở hội, trù tính các khoản chi tiêu để bổ tiền liễm cho các vịđình trung. Cũng vào ngày đó, mỗi giáp cử ra một vị trực tú thu tiềnliễm. Tám vị trực tú của tám giáp điều hành giúp mình tham gia lễ hội

 phải có mặt ở đình từ ngày vào đám (10-9) đến ngày lễ tạ quá (21-9).

Ngày 10-9 làng bầu ông Mạnh Bái điều hành toàn bộ lễ hội. Được bầu

Page 79: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 79/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

2

làm Mạnh Bái là một vinh dự lớn nhưng cũng hết sức tốn kém. Phải cungcấp ăn uống cho tám vị trực tú trong suốt các ngày hội, trầu nước tiếp

huynh thứ trong làng và khách thập phương, phải đãi quan viên đìnhtrung hai bữa cỗ chay vào tối 14 và tối 15, một bữa cỗ mặn vào tối 16,đãi làng một hai tối hát chèo hoặc múa rối nước... Để tổ chức hành lễ, hộiTư văn cử một ông tả văn (văn tế), một ông đọc văn, hai ông phủng điệphoa và điệp trầu (mang hộp hoa và hộp trầu). Làng cử một ông thị lập,hai ông bồi tế, hai ông thông xướng, hoạ xướng, một ông mộc dục (lo lautắm tượng thánh) hai ông phủng Thánh vị (mang bài vị Thánh) hai ông

 phủng bát nhang, bốn ông dâng hương, sáu ông dâng rượu và một sốngười đồ dịch được làng cấp quần áo vào chân luyện (khiêng kiệu thánh).

 Những đồ dịch khiêng kiệu Thánh phải tập rước kiệu hàng mấy ngày

trước khi làng vào đám. Cuộc rước tập này gọi là lựa đồ vì quá trình tậpnhững đồ dịch không thuần thục phải loại ra để bổ sung người khác.  

Sáng mồng 10 tháng 9 ông Mạnh Bái vào làm lễ cắt áo Thánh tạiđình. Một tấm lụa đào đưa lên lễ, thợ may túc trực chờ lễ xong là cắt mayngay tại chỗ để tối 11-9 làm nghi thức thay áo cho Thánh. áo cũ củaThánh cắt chia cho tám giáp để lấy khước. 

Sáng 11-9 một cuộc rước lễ vật và 10 vuông lụa đào (giải thưởng bơi trải) từ nhà ông Mạnh Bái ra đình. Ông Mạnh Bái vào đình lễ Thánhxin rước kiệu Thánh ra Bến Ngự xem bơi trải. Đi đầu đoàn rước là cờ,

 phướn, Phật đình, các tín đồ đội cầu, phường bát âm rồi đến kiệu Thánh.

Sau kiệu Thánh là ông Mạnh Bái ngồi trên cáng có lọng che tiếp đến làchức dịch và dân làng. Điều hành đám rước bằng hiệu lệnh trống, chiêngdo ba vị tiền quân, trung quân, hậu quân truyền hiệu lệnh. 

Trên sông Bôi trước Bến Ngự cuộc bơi trải được tổ chức với 4 trảicủa 8 giáp đua tài. So với các trải trong vùng thì trải làng Lại Trì có kíchcỡ lớn hơn chút ít, dài chừng 14 mét, rộng khoảng 1,2m. Cuộc thi diễn ra3 vòng đua ngược chiều nhau qua cửa khán đài ở Bến Ngự. Sau ba ngày

 bơi, trải nào về đích trước cả ba cuộc thì được thưởng 10 vuông lụa, nếuhai ngày đầu về đích trước đến ngày thứ ba, trải khác vượt lên phá đàothì giải chia đôi. Trên đường đua từ bến Ngự xuôi về Nam, ngược lên

Bắc chừng 3km, dân các giáp ra hai bên bờ sông Bôi hò reo cổ vũ chotrải của giáp mình vang dậy một vùng. Dân quanh vùng có câu: 

“ Nhất vui là hội Lại Trì 

 Đêm thì xem tế, ngày thì xem bơi” 

Page 80: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 80/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

3

 Ngoài thi bơi trải, suốt ngày đêm trong các ngày hội tại sân đình cóthi đấu cờ bỏi, tổ tôm điếm, tam túc điếm, hát xẩm, hát ả đào, hát chèo,

múa rối nước...

Chiều 11-9 sau cuộc bơi trải, làng rước kiệu Thánh về đình. Tốihôm đó ông Mạnh Bái vào đình làm lễ mộc dục lau tắm và thay áo choThánh. Sáng 12-9 lại rước kiệu Thánh ra Bến Ngự xem bơi. Chiều 12-9,

kiệu Thánh được rước ra đền Am để chầu Triệu Thánh (phụ mẫu). Tốihôm đó làng làm lễ tam sinh (lợn, gà, ngỗng) tế Triệu Thánh. Tế xong,Mạnh Bái và quan viên phải nghỉ tại đền để sáng hôm sau (13-9) rướckiệu Thánh ra Bến Ngự xem bơi. Ngày bơi 13-9 là cuộc đua quyết liệt để

 phân thắng bại nên người xem đông hơn, náo nức hơn. Tối 13-9 là cuộctế bánh dầy bằng loại gạo nếp thơm, chọn kỹ, lấy nước từ Bến Ngự về

lọc trong để làm bánh. Ngoài phần bánh do nhà ông Mạnh Bái chuẩn bịđể đãi làng còn có bánh của các giáp tiến cúng. Một cuộc thi không chínhthức nhưng bánh dày không dẻo, thơm, tinh khiết sẽ bị tiếng để đời.  

Ngày 14-9 là ngày Thánh Đản (ngày sinh của Không Lộ). Ban ngàycó các cuộc tế của các hội. Tối 14-9 là rước cỗ chay từ nhà ông MạnhBái ra đình làm lễ nhập tịch. Tế xong có hát văn, hát ả đào, đọc canh kểhạnh ở chùa. 

Các cuộc tế cỗ chay, cỗ mặn diễn ra tiếp theo trong các ngày 15,16-9. Ngày 17-9 các giáp trong làng ra đình tế mãn tán kết thúc hội. Từtối 17-9 đến những tối tiếp theo đều có hát chèo do ông Mạnh Bái đãi

hoặc làng bỏ tiền ra mời các gánh chèo tứ xứ về biểu diễn. Hội làng Lại Trì, trùng với những ngày hội chùa Keo vì cùng nghi

thức thờ thiền sư Không Lộ nhưng cũng có sức cuốn hút mạnh mẽ cưdân quanh vùng về dự. Đến nay nhiều thiết chế trong làng đã hư hao.Hàng năm dân làng tổ chức lễ hội tại chùa Am và còn giữ được khá

 phong phú các sự lệ cổ xưa của hội làng. Riêng tục đua trải, làng Lại Trìvẫn là một trong những trung tâm bơi trải mạnh ở Thái Bình./. 

N.T

Page 81: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 81/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

628

Hội LángNguyễn Vinh Phúc

Từ lâu, đất Hà Nội cổ đã có câu ngạn ngữ:  Nắng ông Từa, mưaông Dóng. Câu này có nghĩa là cứ vào ngày hội ông Thánh Dóng (mùng9 tháng 4 âm lịch) thì có mưa (vì là đầu mùa mưa dông) và vào ngày hộiông Thánh Từa thì trời nắng. Ông Thánh Từa tức là ông Từ Lộ, thánhcủa làng Láng. Hội Láng mở vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch vào thời

gian đang khô ráo. Tiếng là hội làng Láng nhưng kỳ thực là hội của cảmột vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch Hà Nội xưa. 

Căn cứ vào hình thức và qui trình tiến hành thì hội này gồm mộtloạt nghi lễ tế tự một nhân vật có thực ở địa phương - là Từ Lộ - nhưngxét kỹ thì đây chính là một hội lễ mùa Xuân, một dịp vui chơi giải trí màdân ta xưa thường tổ chức vào thời gian công việc đồng áng tương đốirỗi rãi. Việc rước xách, cúng bái chỉ làm bận lòng các bô lão, chức sắc...Còn đối với tuổi trẻ thì đây chính là lúc giải lao sau những tháng ngàylam lũ trên ruộng đồng. Cho nên có thể nói, hội Láng thực ra là một sinhhoạt văn hóa có tính cách công cộng của một địa phương ở phía tây kinh

thành Thăng Long xưa.  Nhưng trước hết cũng cần phải biết chút ít về ông Thánh Từa mà sự

tích của ông đã thành cái cớ để dân làng Láng mở hội ngày Xuân. 

Tìm trong các bộ sử cũ thì thấy Việt sử lược  (ra đời giữa thế kỷXIV) ghi đại ý như sau: "Năm Nhâm Thìn (1112), Từ Lộ, hiệu là ĐạoHạnh, tu ở chùa núi Thạch Thất (tức núi Thày ngày nay) trấn yểm khôngcho Giác Hoàng (một đứa trẻ lên 3 tuổi, có nhiều phép lạ) đầu thai làmcon vua Lý Nhân Tông. Song việc bị lộ. Từ bị khép tội chết. May có emvua là Sùng Hiền hầu xin cho. Đến năm Bính Thân (1116), tháng 6, Từhóa thân ở núi Thày. Cùng lúc đó, ở Thăng Long vợ Sùng Hiền Hầu sinhcon trai đặt tên là Dương Hoán. Sau này Hoán được Nhân Tông truyềnngôi trở thành vua Lý Thần Tông. 

Đến bộ Đại Việt sử ký toàn thư , phần do Ngô Sĩ Liên soạn khôngcó ghi sự việc trấn yểm Giác Hoàng mà chỉ ghi là năm Bính Thân có TừLộ hóa thân để đầu thai làm con Sùng Hiền hầu. Cũng bộ sử này còn ghithêm là tuy Từ hóa vào tháng 6 nhưng "hàng năm cứ đến ngày mùng 7

Page 82: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 82/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

629

tháng 3 con trai, con gái (vùng núi Thày) hội họp ở chùa, là hội vui chơicủa vùng này. Người đời sau ngoa truyền là ngày kỵ của sư". 

 Như vậy là theo chính sử thì Từ Lộ là một nhà sư kiêm thày phùthủy, tu ở núi Thạch Thất (còn có tên là núi Phật Tích, núi Sài Sơn, núiThày) nay thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông là tiền thân của vuaLý Thần Tông (1116 - 1138). Tuy ông mất vào tháng 6 (âm lịch) nhưnghội lại cứ mở vào tháng 3 và "ngoa truyền" là ngày kỵ. Rõ ràng việc thờ cúng ông thánh Từa chỉ là cái cớ để "con trai, con gái" vui chơi trong cáitháng Xuân khô ráo đẹp trời này. 

 Nhưng đó mới là theo chính sử. Theo dã sử thì sự tích Từ Lộ phong

 phú hơn, ly kỳ hơn. 

Bên cạnh chính sử và dã sử, nếu đi vào các xóm làng vùng Láng,truyện ông thánh Từa còn phong phú hơn nữa. 

Cho tới nay, nhân dân vùng Láng vẫn kể rằng Từ Vinh chính ngườilàng Láng, còn bà vợ họ Tăng thì quê ở Thượng Yên Quyết bên kia sông(nay là làng Yên Hòa, gọi nôm là làng Giấy). 

Về mối thù hận Đại Điên - Từ Vinh thì lời kể chi tiết như sau: 

Từ Vinh tuy là tăng quan nhưng tính hiếu sắc. Thấy bà vợ Diênthành hầu ở làng Vòng xinh đẹp, Từ Vinh nảy lòng tà. Đêm đêm ông

tàng hình nhập phòng cợt ghẹo. Vì vậy bà này đêm nào cũng thấy nặngnặng trên bụng. Bà thuật lại với chồng. Ông chồng nhờ pháp sư Đại Điêngiúp. Đại Điên trao cho bà một sợi chỉ ngũ sắc và dặn là cứ đặt sợi chỉ đóngang bụng, khi nào thấy nặng thì thắt ngay lại. Bà làm theo. Quả nhi ên

Từ Vinh không thể biến được, đành hóa thành con dán mà rãy rụa trongsợi chỉ đó. Đại Điên tới, bảo Từ Vinh hiện nguyên hình thì sẽ tha. Nhưngkhi Từ Vinh làm theo thì Đại Điên liền chém thành ba khúc, vứt xuốngsông Tô. Khúc đầu trôi tới làng mọc Thượng Đình, chân trôi xuống làngLủ Cầu, mình trôi xuống tận làng Pháp Vân. Dân ở ba nơi này đến vớtnhững mảnh di hài đó, chôn cất, lập đền thờ. Do đó mà có câu ngạn ngữ:

 Làng Mọc thờ đầu, Lủ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình. Về việc Đạo Hạnh báo thù thì cả người làng Láng và người làngVòng đều kể: Sau khi đắc đạo, Đạo Hạnh ra sông Tô thử phép, ông némthiền trượng xuống sông. Gậy liền chạy ngược từ Cống Cót qua CầuGiấy lên làng Vòng. Thấy sự lạ, mọi người đổ xô ra bờ sông xem, trongsố đó có Đại Điên. Thế là thiền trượng rẽ ngay vào chỗ Đại Điên và vụtmột cái vào đầu, Đại Điên ôm đầu chạy, về tới nhà thì chết. Nơi cái gậyvụt Đại Điên nay là Ngõ Vụt. 

Page 83: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 83/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

630

Về sau, dân làng Vòng xây đền thờ Đại Điên ngay cạnh ngôi mộcủa ông, gọi là đền (hoặc chùa) Thánh Tổ. 

Còn về ngày sinh, ngày hóa của Đạo Hạnh thì dân gian kể khác hẳnmọi sử sách: 

Theo chính sử, không ghi ngày sinh mà chỉ ghi tháng hóa: tháng 6năm Bính Thân (1116). Thiền uyển tập anh và Lĩnh Nam chích quáikhông ghi gì. Việt điện u linh  lại ghi ngày hóa là mùng 7 tháng 3 nămHội tường đại khánh thứ 3 (tức 1112). Dân làng Láng thì kể rằng Từ Lộhóa vào ngày 26 tháng 9 nên nay vẫn có lệ dâng lễ chay vào ngày đó (vìlúc này Từ đã là nhà sư). Còn ngày sinh của ông là mùng 7 tháng 3 nên

lễ cỗ mặn (vì lúc này ông là người trần tục mới chào đời). 

Làng Thày là nơi "thánh" hóa nhưng cũng theo làng Láng mở hộivào ngày sinh.

Hiện nay, quanh vùng Láng, còn một số di tích thờ Từ Đạo Hạnhvà các nhân vật có liên quan như truyền thuyết đã nói.  

1. Chùa Láng, còn gọi là chùa Cả, tên chữ hán là Chiêu Thiền, tụctruyền là dựng từ đời Lý Anh Tông. Chùa này trở thành một thắng cảnhcủa Thăng Long, trong chùa có tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây bênngoài quét sơn; đồng thời có cả tượng Lý Thần Tông. 

2. Chùa Nền,  tương truyền là xây cất trên nền nhà của ông bà TừVinh ngày trước. Nay trong chùa còn tượng hai ông bà ngồi chung trongmột khám thờ. 

3. ở làng Dịch Vọng Tiền nay vẫn còn Chùa Thánh Tổ  thờ ĐạiĐiên, còn cả một ngõ xóm gọi là Ngõ Vụt  (ngõ này từ bờ sông Tô dẫntới chùa Thánh Tổ, ở đầu làng, là chùa  Hoa Lăng  tức  Ba Lãng nơi thờ mẹ của Từ Lộ, tương truyền được xây cất trên chính phần mộ của bà. 

4. ở làng Mọc Thượng Đình vốn có đền thờ Từ Vinh, gọi là chùaTam Huyền. Chùa này đã bị phá trong thời kháng Pháp, chỉ còn sót lạimấy hàng cột, cổng chùa xưa bằng gạch và nay nằm trong khu tập thể

của nhà máy cơ khí Hà Nội. 5. Cầu Tây Dương , nay là chỗ Cầu Giấy, Cầu Yên Quyết  nay là

Cống Cót. Nhưng do chỗ làng Giấy xưa là làng Thượng Yên Quyết (vàlàng Cót là Hạ Yên Quyết) nên có thời gian Cầu Giấy cũng có tên là cầuYên Quyết và Cống Cót gọi là cầu Hạ Quyết. (Chữ cầu Vu Quyết trongThiên uyển tập anh có thể là chữ Hạ Quyết khắc sai, vì dấu chấm ở chữHạ khắc xước một chút thì thành nét ngang và đọc là Vu). 

Page 84: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 84/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

631

6. ở vùng Cót - Láng - Mọc, các chùa đều có thể coi là đền, vì ở những nơi đó thờ chư Phật, đồng thời thờ cả thánh thần. Như chùa ThánhTổ ở Vọng Tiền thờ cả Đại Điên, chùa Hoa Lăng thờ cả bà Tăng thị,chùa Thánh Chúa ở Vọng Hậu thờ cả Nguyễn Bông và chùa Láng cũngthờ cả Từ Lộ và Thần Tông. Vì vậy mà kiến trúc các chùa này phần lớnlà ngoại từ nội tự  (ngoài là đền trong là chùa). 

7. Hội Láng diễn ra cùng thời gian với hội Thày trên Quốc Oai,nhưng hội Thày không có đấu thần mà lại có trò múa rối nước. Tại đó cótruyền thuyết nói Từ Lộ là tổ nghề múa rối và hát chèo. 

Với bấy nhiêu điều đã nói ở trên, có thể khẳng định rằng Từ Lộ là

một người thật sinh trưởng ở làng Láng, tu đạo Phật, nhưng lại biết bùa phép phù thủy. Có lẽ lúc này Đạo giáo đã pha trộn vào Phật giáo. Từđược thờ phụng vì những lý do sau:

1. Là tiền thân một ông vua đức độ (điều này chắc là do các đồ đệcủa ông vẽ vời ra). 

2. Là một thày thuốc có tài, đã cứu được nhiều con bệnh (các phápsư thường rất thông thạo thuốc men y lý, nên dễ thu hút được tín đồ). 

3. Là một nghệ sĩ đã sáng tạo (hoặc ít nhất cũng là nâng cao) nghệthuật múa rối và hát chèo. 

Với ba lẽ trên, Từ Lộ đã đi vào cõi "thần thánh" trong tín ngưỡngcủa dân gian xưa. Nhưng xét nội dung hội lễ làng Láng cũng như làngThày thì việc cúng tế "đức thánh" chỉ là cái cớ để mở hội. ở làng Thày cócâu ca dao cổ: 

 Hội chùa Thày có hang Cắc Cớ  

Trai chưa vợ thì nhớ hội Thày. 

 Nhớ hội Thày chỉ vì ở đó có hang Cắc Cớ, con trai, con gái xưathường lấy đó làm nơi gặp gỡ. 

Không phải là năm nào làng Láng cũng mở hội. Thường là mười

lăm năm mới mở hội một lần. Lần đó phải là năm được mùa. Đã mở hộithì hội dài hàng tháng. Trước cũng như sau ngày hội chính hàng chụchôm, tối nào cũng có hát tuồng, hát chèo, hát cửa đình, ban ngày thì đánhđu, đấu cờ, đấu vật. Khi sông Tô chưa cạn thì có cả bơi chải và hát trốngquân trên sông...

Thủa đó, hè năm nào mở hội thì từ cuối tháng, hai làng xóm đã náonức. Chức dịch thì lo bổ bán các chân ông lệnh, thủ hiệu đô tùy.. Dânđịnh thì lo sửa sang quét dọn đền, chùa. Hàng giáp thì lo sao cho đủ các

Page 85: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 85/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

632

loại  pháo lệnh, pháo thăng thiên, pháo chuột dùng trong khi "đấu thần".Các già thì lo biện lễ sao cho thành kính và các cô gái thì lo nữ hành, nữtrang, lo sắm sanh xống áo đồ đi chơi hội... 

Riêng ông lệnh  (còn gọi là lịnh) tức là người sẽ điều khiển đámrước  thì từ cuối tháng Hai tập hợp xong hai bộ đô tùy (người khiêngkiệu) nội và ngoại. Bộ ngoại gồm 18 người, tất cả đều phải là đang cótang (ngụ ý là để tang "thánh phụ" là Từ Vinh). Bộ này sẽ khiêng kiệu từchùa cả lên tới Cống Cót và độ hà qua sông Tô. Tới bờ bên kia thì sangvai cho bộ nội. Bộ nội sẽ khiêng kiệu tiếp lên chùa Ba Xăng làm lễ rồikhiêng trở về. Đường khá xa nên bộ nội gồm những 36 đô tùy (18 chính

và 18 phụ).  Ngày mùng 5, kiệu lên chùa Nền để "thánh" thăm lại nơi mình đã

chào đời. Ngày hôm sau, kiệu xuống chùa Tam Huyền để thăm cha. (Haingày này thường chỉ rước bát hương mà không rước tượng). Chính hội làngày mùng 7. Tối hôm trước, làng đã phụng nghinh tượng "thánh" ra

 phương đình (tức ngôi nhà hình vuông ở giữa sân chùa, ngôi nhà này tới giữa thế kỷ XIX, mới xây lại theo hình bát giác), để thánh xem lễ dânghoa. Mười cô gái trang sức lộng lẫy, khăn vấn bằng nhiễu điều, tóc bỏđuôi gà, áo lụa mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc, váy lĩnh thướt tha, môi sonmá phấn, các cô buộc ở bàn tay, nói đúng hơn là ở mỗi lưng bàn tay một

 bông hoa giấy, ở lòng bàn tay có gắn một ngọn nến thắp sáng, và các côvừa múa vừa đi quanh phương đình (đặt tượng thánh) với những điệumúa thật mềm mại và thân hình uyển chuyển, dập dìu... Trong khi đó

 phường tài tử tấu nhạc, có sáo, có đàn nguyệt, đàn tam, có tiêu, cảnh, cónhị, có kèn tàu. 

Tới rạng sáng, ông lệnh gióng ba hồi trống, ai nấy bắt tay vào việc(đã được phân công xếp đặt tập dượt từ mấy hôm trước). Lại một hồitrống nữa, các đô tùy bộ ngoại đầu đội mũ quả dưa, mình đóng khố baomàu đen, ngang vai quàng một mảnh nhiễu điều gọi là khăn vắt. Họ xếpthành hàng hai tiến vào sân rước tượng "thánh" từ phương đình ra sập đá

(gần cửa tam quan) để chống đòn kiệu. Người xem hội lúc này đã đứngkín quanh chùa. Chống xong đòn kiệu, thủ hiệu dóng một hồi trống, tảitử, đồng văn nổi nhạc, thổi kèn. Pháo lệnh nổi, đô tùy rước long kiệu racửa tam quan thì dừng lại để chở các làng "chạ anh chạ em" đến hộ giá.Thường là Mọc Thượng Đình đưa kiệu có bài vị Từ Vinh lên để cùngtham gia rước, ngụ ý là cha sẽ cùng con trai đi lên thăm mẹ. Còn làng

 Nhược Công (nay là Thành Công) cũng đưa tới một long đình để rước

Page 86: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 86/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

633

"vía Thánh". Nguyên làng này ít ruộng, phải làm phụ canh sang làngLáng nên tự coi là "làng con nuôi" của Thánh Từ. 

Khi đã tề tựu đông đủ chủ khách, đám rước tiến ra đường cái. Xétnghi trượng đám rước thì đây thật sự là đám rước tiêu biểu nhất cho mọiđám rước ở châu thổ Bắc Bộ ngày trước. 

Đi đầu là hai lá cờ tiết mao, tức cờ làm bằng lông đuôi con tê ngưu(nhưng thực tế thì bện bằng dây cước), cờ này nay vẫn còn nhưng lôngtrụi hết, để ở chùa Cả. Tiếp theo là năm lá cờ ngũ hành may bằng vóc,mỗi lá một màu. Rồi tới bốn lá cờ tứ linh bằng nỉ đỏ, mỗi lá thêu một congiống: long, ly, qui, phượng. Rồi tám lá cờ bát quái, mỗi lá thêu h ình

tượng một quẻ: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Những ngườicầm cờ này đều đội nói dấu, mình mặc áo nâu xanh, quần chít gấu (giốngnhư quân tốt trong cỗ bài tam cúc). 

 Nối theo hàng cờ là hàng trống, hàng chiêng. Trống cái thì haingười khiêng, thêm một người che lọng, đầu đội nón dấu, áo nâu, có ôngthủ hiệu đi cùng, tay cầm dùi con tiện sơn son để điểm trống. Ông nàymặc thường phục, chỉ khác chăng là có thêm một thắt lưng nhiễu điều bỏmúi bên hông. Sau chống là chiêng. Cũng hai người khiêng, một lọngche, một thủ hiệu. Và mỗi một tiếng trống thì lại điểm một tiếng chiêng.Đúng là nhạc nền hành quân. Đi sau chiêng trống là đôi ngựa gỗ, rồi voi

gỗ. Tất cả đều thắng yên cương, thắng bành và do trai làng Nhược Côngkéo, đẩy. Voi và ngựa cũng có lọng che và có mã phu, quản tượng đikèm. Hai người này tay vác siêu đao, họa kích, phủ (rìu), việt (vượt)v.v... gọi chung là đồ lỗ bộ, cũng bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Xen lẫnđám này là hai biển gỗ, một khắc chữ "hồi tị", ngụ ý bảo là ai đang đi lạithì  phải đi vòng tránh ra, và một khắc chữ "tĩnh túc", tỏ ý đi rước phảithành kính, nghiêm chỉnh. 

Sau đó là phường đồng văn gồm mười hai người, khăn đóng áo the,thắt lưng nhiễu màu, một người cầm trống khẩu, một người cầm thanh la,hai người cầm sênh tiền, tám người đeo trống bản ngang lưng. Hễ trống

khẩu, thanh la, sênh tiền nổi lên thì trống bản họa lại, tiết tấu nhịp nhàng.Cùng đi với phường đồng văn là hai con đĩ đánh bồng , đó là hai chàngtrai hóa trang thành hai cô gái, cũng khăn vành dây, tóc đuôi gà, yếmthắm, váy lĩnh, áo tứ thân lụa xanh, lụa đỏ, thắt lưng hoa lý, hoa đào. Mỗi"cô" đeo ở ngang bụng một cái trống bồng. Cả hai vừa vỗ trống vừa múa,uốn éo thân hình, mắt đong đưa lúng liếng như cợt, như trêu nhữngngười đi xem hội. Đặc biệt là cả hai "cô" không bao giờ đi thẳng mà toànlà đi ngang như cua đi, càng làm thêm vẻ ngộ nghĩnh. 

Page 87: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 87/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

634

Đi sau hai :"con đĩ đánh bồng" lại là một ông bộ tịch rất nghiêmtrang. Ông ta mặc áo thụng xanh, đội mũ phốc đầu, tay cầm một lá cờ 

 bằng vóc thêu chữ "lệnh" to tướng. Đó chính là ông lệnh, người chỉ huycao nhất của đám rước. Lá cờ "lệnh" chính là cờ vía  tức cờ tướng lệnhcủa thánh, được che một lọng vàng. Đi sau ông lệnh có hai người nóndấu, nón đậu, cắp hai thanh gươm (gỗ) gọi là gươm dàn mặt , tức là kiếmlệnh của thánh. Kế đó là phường bát âm, gồm những người thổi sáo, thổitiêu, kéo nhị, gõ phách, gẩy đàn tam, đàn nguyệt, thổi kèn... Vừa đi, họvừa trình diễn những bài bản quen thuộc như lưu thủy, hành vân, ngũ đốiv.v...

Tiếp theo là long đình do bốn đô tùy khiêng. Đô tùy này thườngđeo mạng hương  ở cổ, tức là cái bao bằng lụa, trong nhồi trầm hương,ngũ vị (để cho thơm). Trên long đình bày đồ hương hoa, mâm ngũ quả và

 bài vị (biển gỗ đề tên thánh). Quanh long đình có tàn, có tán có quạt (lávả), có lọng che. Long đình của làng Nhược Công "chạ em" cũng đủngần nấy thứ nghi trượng. Sau long đình là long kiệu. (Nếu làng Mọcđưa kiệu Từ Vinh lên thì kiệu này đi trước rồi đến kiệu Từ Lộ). Kiệu này,như đã nêu ở trên, ban đầu do 18 đô tùy bộ ngoại khiêng. Độ hà xong thìsang vai cho 18 đô tùy bộ nội. Các đô này đầu đội mũ quả dưa, cũng khố

 bao, khăn vắt, nhưng khố màu điều và khăn màu vàng, ở hông có đeo

một túi trầu cau. Bên vai khoác một cái quạt thước (để che đầu khi nắngdữ). Đằng sau kiệu là các bô lão, chức sắc, khăn đóng, áo thụng đi hộgiá. Sau rốt là các già, miệng niệm nam mô, tay lần tràng hạt, thành kínhhọp thành cánh quân đi đoạn hậu. 

Trong thực tế từ chùa ra tới cổng đường cái, đám rước đi cũng rấtchậm. Chỉ khi đã ra tới đường thì tốc độ mới tăng lên. Qua cổng, đámrước ngược lên Cống Cót. Cứ dăm chục bước lại có một hương án bàyđèn nhang, có một bô lão áo thụng xanh, cung kính làm lễ bái vọng khikiệu đi qua, coi như thần dân bái vọng thiên tử (Thần Tông). Đến CốngCót thì đám rước vẫn tuần tự đi qua cống để sang làng Cót (Hạ Yên

Quyết). Riêng có long kiệu là phải độ hà, tức là kiệu không đi trên cốngmà phải lội qua sông. Như vậy là lấy ý rằng con không được đi trên mộcha (Đại Điên đã ném xác Từ Vinh xuống chỗ này do đó cũng coi như làmộ). Thế là đô tùy phải dấn chân xuống sông Tô chỗ cách Cống Cótkhoảng mươi bước. Thường là nước và bùn ngập quá đùi. Bì bõm, nặngnhọc, nhưng các đô vẫn cố giữ vẻ bình thản không hề làm chòng chànhlong kiệu. Các cố lão có kể rằng khi sông Tô còn đầy nước, trước ngàyrước, dân đã phải đem rơm rạ ra nhấn chìm xuống lòng sông để độn cho

Page 88: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 88/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

635

cao, vả lại vào tháng ba thì sông cũng cạn. Độ hà xong, độ ngoại lấm lemcả, phải sang vai cho đô nội. Đô nội đón long kiệu xong, đám rước lạitiếp tục đi, men theo bờ sông Tô, lên tới Cầu Giấy rồi đi xuyên qua xómQuan Hoa mà lên làng Vọng Tiền. Mấy hôm trước, các làng này đã chotráng đinh đi sửa sang đường xá, phát chặt cây cành cho gọn đường. ở đoạn này hay diễn ra cảnh kiệu bay. 

Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám rước dừng lại. Và thếlà bắt đầu cuộc "đấu thần". Nguyên là trước đó một ngày, tức ngày mùng6, làng Vọng Tiền cũng đã rước kiệu pháp sư sang chùa Thánh Chúa ở Dịch Vọng Hậu để "ngài" chơi với học trò là sư Bông được thờ tại đó 1.

Sáng mùng 7, kiệu Đại Điên trở về. Nhưng có lẽ ở trong chùa không đảm bảo an toàn nên dân Vọng Tiền rước tượng ông xuống hầm tức là một cáigiếng xây ở trước cửa chùa, có tường hoa bao bọc. Giữa lúc đó thì thánhTừa đến. Từ bên đám rước làng Láng pháo lệnh nổ vang. Rồi tiếp đó làhàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùaThánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Pháo nào cũng to và nổ  

mạnh hơn các loại pháo đốt chơi ngày tết. Có những lần pháo làm sụt cảngói chùa, làm nghiêng cả kiệu pháp sư, cho nên các già làng Vọng Tiềnđã phải ngồi vây quanh kiệu mà niệm Phật thật to. Đồng thời lúc đó, trailàng Vọng Tiền cùng đốt pháo phóng sang kiệu thánh làng Láng. Pháo

này cũng mạnh, có lần làm cháy cả tàn quạt. Pháo đi, pháo lại, cảnhtượng gần giống như chiến sự... 2. Cuộc đấu pháo cứ thế diễn ra trong

nửa giờ giữa sự huyên náo của đám đông xem rước. Sau đó, đám rướctiến về chùa Ba Lang... Tới đây, cờ quạt dàn ở ngoài tam quan, chỉ cólong đình và kiệu là tiến vào sân và hạ trước cửa bái đường. Trong chùađèn nhang sáng trưng. Các chức sắc, bô  lão, rồi đô tùy, chấp kích,

 phường tài, bát âm... tất cả đứng ở đàng sau kiệu, theo thứ bậc trên dướimà làm lễ. Lễ xong, ông lệnh đem chuỗi tràng hạt (để sẵn trong longđình) vào hậu cung cáo với chủ Phật rồi đem ra quàng vào cổ pho tượngthánh Từa, để diễn ý là Phật tổ đã độ cho Từ Đạo Hạnh thành Phật, buổilễ "con về thăm mẹ" coi như kết thúc. Người dự hội mới đổ ra quá ngoài

chùa xem cờ người, đấu vật... 

1Truyền thuyết k ể rằng, sư Bông họ Nguyễn, ngườ i làng Phú Thị, nay thuộc huyện Gia

Lâm, đồ đệ của Đại Điên. Bông tu ở chùa Thánh Chúa nhưng có ý muốn đầu thai làm convua. Đại Điên bảo Bông hãy trốn vào ẩn ở buồng tắm của ỷ Lan Nguyên phi, Bông làm

theo và bị bắt bị xử tử. Lúc lâm hình Bông trách thầy, Đại Điên nói:" không thế này thì làm

sao mà đầu thai đượ c". Bông nghe, ra im lặng chịu chết.2 Chúng tôi ghi lại việc này ở  lễ hội trướ c 1995, vớ i ý thức để làm tư liệu cho công tác

nghiên cúu.

Page 89: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 89/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

636

Cho tới đúng Ngọ (giữa trưa), đám rước trở về, vì Đại Điên chỉchịu thua phép thánh Từa lúc dương thịnh tức là thời gian từ sáng đếntrưa. Còn từ trưa đến chiều là lúc dương suy, ông ta không sợ. Vì vậylượt về đám rước đi nhanh hơn tới chùa cả. Sau khi sắp xếp đâu vào đấythì một tràng pháo nổ ròn kéo dài, ý chừng báo hiệu kết thúc ngày hộichính. Tối đó có hát chèo nhưng người xem đã vãn. Và những ngày tiếpsau thì chỉ là thời gian chè chén, bài bạc của các tay anh chị trong làng,trong tổng. Nhân dân lại trở về với những luống rau húng, rau thơm,những đồng cà pháo... 

Kỳ hội Láng cuối cùng mở vào năm 1943.

Hình thức hội láng nằm trong hệ thống các phong tục hội hè miền phụ cận kinh thành Thăng Long. Trải nhiều đời, nó đã góp vào quá trìnhsinh hoạt văn hóa dân gian chốn đế đô một tổng thể lễ tiết phong phú vàđộc đáo. 

Có ít nhất là hai mảng hội lễ được lắp ghép, hòa trộn. Mảng thứnhất, điều hành theo nghi thức vốn là lễ tiết quen thuộc trong hội lễ nhiềuvùng, nhiều nơi. ở đây, với những ông "lệnh" "thủ hiệu", "đồng văn", 'tàitử", cờ quạt, kiệu ngai v.v... tính chất của một đám rước vùng đô thịphong kiến đã được thể hiện khá điển hình với qui mô tương đối lớn,mang hình ảnh hồi quang một nghi thức triều đình. Vùng Cầu Giấy -

Cống Cót ngày xưa chính là cửa Tây kinh thành, không ít lần vào ranhững đoàn vua quan đi chinh chiến, hành hương, du ngoạn, thị sát. Dấuấn của hình thức sinh hoạt này đã in vào trong mảng lễ tiết diễu hành củahội Láng khá đậm. 

Mảng lễ hội thứ hai, nội dung chủ yếu làm nên vẻ riêng tư độc đáocủa hội Láng, là hệ thống hình thức trình diễn "đấu thần". Huyền thoạiTừ Lộ - Đại Điên, đúng hơn là hệ thống huyền thoại Từ Lộ - Đại Điên -

một hệ thống chuyện kể dân gian quen thuộc và quan trọng vùng tây kinhthành Thăng Long, có quan hệ qua lại chằng chéo với chính sử, lại đượcnhiều lần văn bản hóa - chính là hạt nhân cốt lõi của hệ thống hình thức

trình diễn của hội Láng. Bản thân hệ thống huyền thoại này vốn cũng đãlà một sự lắp ghép, tích hợp ngày càng phức tạp nhiều yếu tố văn hóa dângian qua thời gian và trên cả một không gian ngày càng nối rộng. Khi trở thành "kịch bản" của hội Láng, huyền thoại này được giữ lại để phản ánhcái lõi cốt của nó. Cuộc giao đấu giữa Từ Lộ và Đại Điên. Có thể nhận ratừ chỗ này tính qui luật phổ biến của sinh hoạt hội lễ cổ truyền Việt Namvà cả Đông Nam á nữa: sự nương tựa, hòa đồng giữa huyền thoại và diễnxướng để tạo ra một hệ thống sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp. 

Page 90: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 90/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

637

Trong quan hệ giữa huyền thoại và diễn xướng ở đây có thể nhận rasự đến sau của huyền thoại. Chuyện kể về cuộc giao đấu Từ Lộ - ĐạiĐiên ở cổng tây kinh thành đã bắt gặp ở vùng Láng giữa những lễ tiết cổtruyền hai yếu tố xứng hợp: tiếng động ồn ào và cuộc đánh nhau để giaohiếu. Yếu tố thứ nhất vốn là một tiết mục trong loại hình tín ngưỡngnông nghiệp và phồn thực cổ sơ không những của Việt Nam và cả Đông

 Nam á: dùng tiếng động để nhại và nhân sự cảm ứng của tự nhiên nhằmtác động đến mùa màng. Đó là tiết mục dùng trống, mõ, chày, cối... rồithuốc nổ, để tượng trưng và hòa với tiếng sấm đầu mùa - tín hiệu củamưa và thời vụ. Yếu tố thứ hai nằm trong quan niệm và kết cấu xã hội

cũng rất cổ sơ ở Việt Nam và Đông Nam á: sự lưỡng hợp (dualisme)giữa các làng chạ khác nhau cần liên minh, kết nghĩa, được giải quyết vàcủng cố bằng những cuộc giao đấu tượng trưng giữa hai hoặc nhiều lànggần nhau. Thời điểm mở hội Láng vào tháng Ba âm lịch cũng với nhữngcái "đích" của hội là nổ pháo và đấu thần, cho phép đoán định tính chấtcơ bản và uyên nguyên của hội lễ ở đây là thuộc loại hình lễ tiết nôngnghiệp, phồn thực và lưỡng hợp như thế. Sự chênh nhau về thời điểm mở hội và ngày kỵ của "Thánh Từa" (tháng Ba và tháng Sáu) cho phép nhậnra sự tình du nhập huyền thoại Từ Lộ - Đại Điên vào loại hình lễ tiết đó. 

ở đây, con đường phát triển của tổng thể sinh hoạt hội Láng, nhận

ra bằng cách phân tích cấu trúc của nó, đã cho thấy xu hướng tiến hóa làtừ những lễ nghi cổ sơ của tín ngưỡng nguyên thủy, du nhập thêm huyềnthoại đã được phong kiến hóa - tức là đã được lịch sử hóa - rồi lại đượccủng cố và làm phong phú bằng các hình thức sinh hoạt văn hóa vùngven kinh kỳ, trung tâm của đất nước. Đó là xu hướng của một tư duy lịch

 sử đã thâm nhập vào văn hóa, trở thành hạt nhân thúc đẩy và giữ vai tròchủ đạo. 

Cho nên hội Láng không thể cho là đã hết nhiệm vụ là "một thiênlịch sử ký sự sống" mà cần phải được phục hồi để một mặt phục vụ côngtác nghiên cứu khoa học, một mặt duy trì một nét văn hóa của Thăng

Long xưa./. 

N.V.P

Page 91: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 91/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

640

Hội đánh cá Láng Thờ  

Dương Văn Thâm 

Láng Thờ, xưa gọi là Láng Dầm là một cái đầm hình chữ nhật,dài trên 800 mét, rộng trên 30 mét, nằm theo hướng đông nam- tây bắc,từ Đồng Đậu đến Gò Hôi thuộc xã Tứ Xã huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.Xã này còn có nhiều đầm nữa (Láng Nhệ, Láng Chùa, Láng Giêng, LángBà Già, Láng Cầu Cả, Láng Đồng Bạp, Láng Nháy...) nhưng Láng Thờ là đầm sâu nhất, rộng nhất; về mùa khô, lòng đầm cũng còn sâu tới 2

mét. Đây cũng là nơi có nhiều cá nhất với đủ các loại: trắm, gáy, nhồng,măng, trôi, chày, mè, chuối, trê, rô... Các loại ếch, lươn, rùa, ba ba... cũngnhiều vô kể. Mỗi năm có thể thu hoạch từ 20 đến 25 tấn, có con cá nặngtới 20kg, 30 kg.  Láng rộng, nước sâu và nhiều cá to như vậy, nhưngtheo tục lệ đã được duy trì từ xa xưa thì trong khoảng nửa năm, không aiđược đánh cá tự do, tuỳ tiện, mà nhất thiết phải chờ đến đúng ngày 12tháng chạp. 

Theo nhiều ý kiến, tục lệ này đặt ra bởi lý do chủ yếu là vì đồngchiêm trũng, hằng năm, cứ đến mùa nước lũ thì cánh đồng này mênhmông như bể. Từ tháng 7, tháng 8 đến tháng 10, tháng 11, nước sâu quá,

rộng quá, chẳng những không thuận lợi cho việc đánh cá mà còn dễ xảyra tai nạn khi có mưa to, gió lớn. Phải chờ nước rút xuống thấp, mặt nướcthu hẹp. 

Cũng có truyền thuyết nói rằng việc thi hành tục lệ đó có nhiềukhó khăn, hàng năm thuỷ quái vẫn giết hại một số người. Cho mãi tới saukhi có "ngựa sắt, roi sắt của thần Sa Lộc vứt xuống, Láng Thờ có thầnthiêng kinh lý thì nhân dân mới khỏi chết oan. Ngựa, roi sắt biến hoáthành một tấm đá to bằng hai chiếc chiếu, mà rêu không bám, tuy là đámà tự động di chuyển được". 

Từ khi có Đá thần ở Láng Thờ thì công việc "cai quản các loài cá,

tôm ở đây có một uy lực rất thiêng liêng. Hễ người nào trong thời giancấm mà đem dạ tham lam, liều lĩnh đến đây đánh cá, thì bất kỳ được cátôm to, nhỏ, ít, nhiều, bất kỳ để ăn hay đem bán, người đó nhất định bịthần quở phạt, chẳng chết người cũng hại của". 

Page 92: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 92/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

641

 Người nọ truyền bảo người kia, không những chẳng còn ai dámđem đồ nghề đánh cá đến đánh cá trộm ở Láng Thờ mà khi người n ào

chở thuyền qua có con cá nhảy vào lòng thuyền, người đó cũng bắt thảngay con cá đó trả xuống Láng. 

Thời gian đánh cá được thật sự tự do, đồng thời còn được khíchlệ, thì đó là ngày hội. 

Hàng năm, cứ đến buổi sáng ngày 12 tháng chạp, mặc dù tạnh,khô hay mưa, gió, trời ấm hay trời rét, hễ là người dân Tứ Xã, bất kỳ cónghề kiếm cá bằng dụng cụ gì, kiếm ở nơi đồng đất chôn rau cắt rốn hayđi kiếm ở đâu xa, đúng ngày hội, ai cũng được đem đồ nghề về dự cuộc.Cũng như bất kỳ ai làm nghề gì khác cũng phải tìm lấy một thứ dụng cụ

kiếm cá mà dự. Ngoài ra, vì Láng Thờ có tiếng nhiều cá, vị trí lại gần kềcác xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Sơn Dương, Sơn Vy...cho nên số người đến đánh hôi cũng không ít. Tục lệ cũng không cấmđoán, hạn chế gì cả. Vì thế, vào ngày hội, ở ngoài đầu Láng Thờ nhữngngười xã bạn với đủ các ngư cụ tập trung đông nghịt trên một cái gò. Gònày được đặt tên là Gò Hôi, chính vì ý nghĩa đó. 

Bà con ở làng kết nghĩa Đồng Thái (Ba Vì, Hà Tây), ở bên kiasông Hồng, cách xa hơn 10 km, cũng được đến đây dự hội (hai làng vốncó quan hệ thờ cúng vị thần đền Sa Lộc). 

Tại sao hội đánh cá mở vào cuối năm, trong những ngày giờ nói

chung là rất lạnh, rất rét? 

 Nhiều ý kiến cho rằng đây là tục có từ thời đại xa xưa, khi mọi tàisản còn là của chung, việc làm ăn còn mang nhiều tính chất cộng đồng,khi sinh hoạt và ý thức của con người hầu hết bị thiên nhiên chế ngự.

 Ngày 12 tháng 12, cũng như ngày 1 tháng 1, ngày 3 tháng 3, ngày 5tháng 5, ngày 9 tháng 9, ngày 10 tháng 10... tổ tiên ta hình như có lệtháng nào thì lấy ngày nấy mà ăn tết, mở hội. Riêng về việc đánh cá thìcác cụ nhận thấy ở thời gian này có nhiều thuận lợi. Các loài cá, nhất làcá to và các loại trắm, gáy càng ưa tập trung ở chỗ nước sâu, lúc khí hậurét, độ tập trung càng cao. Lại nữa, theo sinh hoạt của nhân dân, khoảngthượng tuần, trung tuần tháng chạp, việc cấy chiêm thường là tạm ổn, cókhi đã thật ổn định rồi, mọi người tha hồ rảnh tay vào việc đánh cá. (Đâylà theo tập quán canh tác thời xưa, dân ta chỉ cấy các giống mạ cao cây,

khác hẳn việc cấy các loại lúa xuân ngày nay). 

Page 93: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 93/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

642

 Nhưng theo truyền thuyết nhiều cụ giải thích rằng: về thời kỳ cácvua Hùng, Thuỷ Tinh bị Sơn Tinh đánh bại, phải rút quân từ đầm Con

Lợn (thuộc các xã Sơn Vy, Thanh Định, Chu Hoá huyện Lâm Thao) rasông Hồng, để tháo về bể Đông. Đến địa phận xã Tứ Xã, vì đồng rậm,nước sâu, quân thuỷ quái gặp nhiều chướng ngại, để sót lại một số. Dođó, lũ thuỷ quái hàng năm quấy nhiễu, gây nhiều tai vạ cho dân. SơnTinh thấy vậy, không thể tha thứ, mới hô hào dân ta nhân thời gian nướccạn, trời rét, quân thuỷ quái rút hết về náu nấp ở Láng Thờ, mở cuộcđánh cá toàn dân, tổng công kích để truy bắt trị tội bọn chúng. Ngoài ra,còn một số ý kiến lại cho rằng hội này là do tục lệ cầu cúng ở đền SaLộc: Từ ngày 10 đến 15 tháng chạp là ngày tảo lăng của thần Sa Lộc, dânta chọn ngày 12 để đánh cá lấy cá thờ Ngài. 

Từ mấy ngày trước hội, những con thuyền có cờ, trống dẫn "quanviên đàn anh" đi lướt trên mặt Láng, xem xét cõi bờ, thăm dò mức nước.Trong khi đó, một số trai tráng tay mai, tay cuốc san đắp những con bờ từ các nẻo xóm làng đi ra Láng. Những con vịt trời, những con két, conmồng thấy động bay tung lên trời. Những con rắn, con chồn cũng rậm lủivào bụi. Những câu hát ví von tình tứ của nam nữ thanh niên vang lên, á t

cả cái mưa, cái rét. Liền sau đó những ngọn bè vó từ các ngả, các nơi, xa,gần, lục tục chở về ven Láng hoặc ở lối Vòi, hoặc ở Láng Bà Già , hoặc ở Láng Ngọn, là những mặt nước tiếp xúc với Láng Thờ, sẵn sàng chờ khinhận được phiếu định đặt cho mỗi ngọn bè một vị trí thì chở ngay vàoLáng.

Không khí mỗi lúc một náo nức. 

Bắt đầu trời tối, thì một đống củi lửa to bằng cả gian nhà bừng bừng cháy ở giữa gò, từng phút, từng giờ reo lên thu hút hết thảy hàngtrăm ngọn đuốc tay từ các nẻo đường kéo đến, tập trung. Trong chốc lát,người đã vây kín bếp lửa, ngồn ngộn vòng trong, vòng ngoài, vừa để hơ tay, vừa để nghe hát nhà tơ trước một bàn thờ đặt ngay liền đó (bàn thờ giữa trời, tạm thiết lập để cầu cúng thần Láng), vừa để trao đổi kinhnghiệm đánh cá, bắt cá, vừa để sửa soạn lần chót nữa cho thật chu đáo

những dụng cụ, đồ nghề của từng người. Gò Đậu còn có tên gò Rán Rậpchính vì ý nghĩa đó. Đống lửa này chẳng những để sưởi ấm mọi ngườitrong khi chờ lệnh xuống Láng, mà còn để sưởi ấm người nào đã xuốngLáng mà rét quá, chịu không nổi, phải bò lên thì sẽ nhờ nó mà phục hồisức khoẻ, chống cảm lạnh, chống rét. 

Page 94: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 94/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

643

 Nhìn xuống mặt Láng, tuy những gọng vó đã úp xuống nước,những vè lưới đã cắm xuống bùn, mặt nước nói chung còn phẳng lặng;

thỉnh thoảng có tiếng cá quẫy động rung những tàu lá lang, đớp rungnhững bông hoa súng nghe còn đầy vẻ bình tĩnh. Nhưng trên dãy bè vó,chiếc nào cũng thắp sáng đèn hoặc đốt lửa bập bùng. Cũng có nơi bà concòn chơi cờ, uống rượu với nhau trong khi chờ đợi. Tới nửa đêm, cácquan viên điểm số người có mặt, theo dân, theo giáp, rồi chia ra từng loạitheo thuộc tính của dụng cụ đồ nghề và, theo tục lệ, căn dặn về quy ướcxuống Láng, quy ước dự thi cá. Đại khái, ai cũng phải chú ý rằng: các bèvó thì đứng giữa Láng thành dãy hàng một, kể từ đầu lối Vòi trở về phíaGò Hôi, thứ tự theo đúng như đã gắp phiếu. Các chuồng lưới thì quây ở hai bên rìa Láng, thứ tự cũng theo phiếu. Các trũm, nơm, rập thì được tuỳ

ý, tuỳ tài. Điều quan trọng là không chèn lấn nhau, không làm hư hạidụng cụ đồ nghề của nhau và hễ được cá lớn phải dự cuộc thi để tuyển cáthờ. Cách đây trên dưới 100 năm, các cụ đã đề ra 2 điều lệ: 

1. Đàn ông, con trai từ 18 đến 49 tuổi, nếu không tàn tật, ốm đaumà ngày hội không đi đánh cá thì phải phạt nửa quan tiền, và không được  

dự ăn uống. 

2. Ai may đánh được cá lớn mà không đem ra đình dự tuyển đểlàm lễ cúng thì người đó sẽ bị đuổi ra khỏi làng1.

Lệnh xuống Láng là một hồi ba tiếng chuông chùa Tổng (chùa

Thạch Cáp, ở giữa xã Tứ Xã) và tiếp theo một tràng pháo nổ ran ngay ở đầu gò Đậu. Mọi người đứng phắt dậy, tiếng hò reo như sấm dậy. Khôngmột chút chần chừ, tất cả xa rời đống lửa, lập tức lao xuống Láng, khôngkể gì đến nước lạnh, gió buốt. Nơm úp nơm. Rập úp rập. Tiến lên trước.Lùi lại sau. Rẽ sang trái, quay về phải. Những người cao lớn, khoẻ mạnhthì xuống hẳn luồng trâu (lòng Máng, nơi sâu nước nhất) "để xua cho vỡ cá". Những ngọn bè vó ngâm sẵn từ chập tối, lập tức được cất lên. Nhữngvè lưới cắm sẵn từ nửa đêm, lập tức thấy rần rật rùng mình nhận lấynhững vòng phao khép kín. Một "điệu nhạc" hoà tấu vang lên: từ nhữnghàm răng đã ngậm muối, ngậm gừng hay nhấm quế, nhai trầu chống rét,

thỉnh thoảng cũng đập vào nhau cầm cập, những tiếng nước sóng sánh

1Các cụ cũng k ể lại rằng về điều thứ 2, cách đây 90 năm, đã có một ngườ i vi phạm. Ngườ i

đó, mặc dầu có địa vị khá cao (cựu phó tổng N.V.Đ) mà cũng đã bị dân xã Hùng Lãm (nay

là một bộ phận dân xã Tứ Xã) đuổi thẳng cánh, phải đưa vợ con đến nhập tịch ở một xã

khác. Đối vớ i những ngườ i dân xã ngoài đến đánh hôi, nói chung, lệ không cấm, nhưng

phải chờ sau lệnh thu quân, tuyển cá rồi, mớ i đượ c xuống Láng.

Page 95: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 95/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

644

trên lưng, hàng nghìn người, nhẹp, nhẹp hay lùa vào những ống tre đầu bè, hàng trăm cái bè oạp oạp! những tiếng đầm nước trong hàng trăm

chuồng lưới, uỳnh uỳnh! những cạp thuyền va chạm vào nhau, ít ra cũngtới 500 chiếc thuyền, cộc cộc! cho đến những tiếng cá giãy trong giỏ, cáckhoang thuyền hay các thuốn đành đạch! Nổi bật lên trên cái nền nhạcchung đó, còn bao nhiêu là tiếng hỏi nhau "được cá to không ?", tiếngvan nhau "đừng giẫm chân, rách lưới". Hễ ai được cá to, báo cho anh, em

 biết thì lập tức mọi người xúm xít giúp đỡ nhau bắt cho bằng được.Tiếng reo hò lại rầm lên. Trên Gò Đậu, các "quan viên" được biết cũnglập tức nổi trống, đốt pháo mừng. Nếu là cá cỡ lớn, từ 20 kg trở lên, thìmột số người khiêng rước ngay về. Cờ, trống khẩu, bát âm đi theo. Thậtvô cùng vinh hạnh! Cũng có lúc xảy ra một vài hiện tượng cảm lạnh thì

anh em vực ngay lên gò, hoặc tìm vào chiếc bè vó gần nhất, dùng rơmkhô, áo tơi, chiếu cói để cấp cứu. Khoẻ mạnh, tinh thông, khéo léo, đoànkết, tương thân... tất cả thể hiện đầy đủ, rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngàythường, trông nước đầm sao mênh mông, rộng lớn. Bây giờ đây vẫnnước ấy, vẫn đầm này, sao mà chật chội. Ngày thường, một con tép ở đâycũng không dám bắt. Bây giờ, cá nhỏ, cá to, tha hồ, ai có sức cứ bắt chothoả sức. 

Sau khoảng chừng hơn một tiếng đồng hồ, khi mọi người lại nghethấy từ gác chuông chùa Tổng vang lên ba hồi chín tiếng: Boong...Boong... Boong... báo lệnh thu quân, thì tất cả  lại lập tức trở về. Chuỗi

đầy chuỗi. Gánh đầy gánh. Chẳng những cá nhiều mà tôm tép cũngnhiều. Nếu như quang cảnh lúc bà con đi ra Láng "kìn kìn như kiến cỏ",vui vẻ, rộn ràng một phần, thì quang cảnh lúc bà con về làng "trên trời,dưới cá" lại vui vẻ rộn ràng gấp năm, gấp mười lần. Cả nam, nữ thanhniên áo quần người nào cũng ướt sũng; da dẻ người nào cũng tím bầm,nổi gai ốc. Thế mà trên miệng, trên mắt bất kỳ ai cũng đầy vẻ hớn hở,tươi cười, ai cũng nhảy cẫng lên khi người nhà ra đón. Vui nhất là những

người được cá trắm, cá gáy to, đang hăm hở tiến về sân đình dự tuyển.Thời xa xưa, có một xã, một đình. Sau cứ lớn dần, hai xã, bốn đình, rồinăm xã, năm đình. Ai ở giáp nào, thuộc đình nào thì đem cá về đình nấy.Mỗi đình bình tuyển lấy một con cá nhất, một con cá nhì. "Lấy mắt màhay chẳng phải lấy tay mà sờ". ít khi phải dùng đến cân. Gặp trường hợptrọng lượng xấp xỉ hay thật ngang bằng nhau, thì các cụ chọn cá gáy;trường hợp cùng là cá gáy thì chọn con cái. Ban chấm thi gồm các cụ giàcao tuổi nhất trong làng, có danh vọng, cùng một số chức dịch đươngchức. Cá giải nhất thì được thưởng một quan tiền (những năm sau này,thưởng một đồng bạc). Cá giải nhì, được thưởng nửa quan (hoặc năm hào

Page 96: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 96/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

645

 bạc). "Quan tiền công chẳng bằng đồng tiền thưởng". Số tiền không lớnlắm, có khi chỉ bằng giá, thậm chí thấp hơn giá bán ở chợ. Nhưng ai cũng

lấy đó là một vinh dự lớn. Cá nhất, cá nhì đều được dùng làm lễ vật thờ cúng. Lễ cúng thì vừa làm cá gỏi, vừa làm cá nướng, vừa làm cá nấu.Giáp nào đến lượt "đăng cai" thì giáp đó được nhận cá làm lễ thờ. Thờ cúng xong thì dân giáp được hưởng thụ. Trong ba món cá gỏi, cá nướngvà cá nấu thì cá gỏi là chủ yếu. Giáp đứng cai nhận cá, cử ra 3,4 người"trong sạch" (nghĩa là không có tang chở trên đầu) vào ban hành lễ.Trước hết rửa sạch cá, lau khô, dùng dao thật bén, cắt ra hai miếng nầm,

 bỏ vảy, chặt vây, thái mỏng, đặt vào đĩa. Song song với đĩa gỏi, các cụcòn rang vừng thắng mật, trộn với gừng giã nhỏ để làm đĩa "hãm". Đó làđĩa gia vị, có cả lá cây sung mật, lộc vừng, đinh lăng, đơn gỏi, hoặc

châm, chè, rau má, rau thơm... để đầy một đĩa gia vị nữa. Còn việc làmcá nướng, cá nấu thì đơn giản hơn: không ướp giềng mẻ.  

Từ xưa không rõ thế nào, còn từ khi có đền Sóc Lộc (trên, dưới700 năm) thì hội đánh cá thờ này hầu như là một nghi lễ thờ cúng gắn bóvới đền Sa Lộc. Cá giải nhất được để vào một cái bì lớn, đường kính 0,8m, chiều cao cũng 0,8m, khiêng ra đền để thủ từ thay mặt dân toàn xãvào cúng khấn, cầu phúc lành. Cúng xong, lễ vật đó được trả về giápđăng cai. Cũng trong nghi lễ đó, có cụ còn nói thêm về tục đánh cá thờ ở xã Đồng Thái kết nghĩa tại ngôi đền "Thánh Mẫu" (Bà cụ đã có côngsinh ra thần Sa Lộc) như sau: 

- Hàng năm, xã Đồng Thái được chọn một số nam thanh nữ túnhân danh "dân anh"1 đem nơm, rập và trũm đến dự cuộc, cũng đúng vào

 buổi sáng ngày 12 tháng chạp. Vì ở cách xa trên 10 km nên dân "anh" phải đến từ chiều hôm trước. Trước lúc lên đường, các cụ ở Đồng Tháicó lời hẹn anh chị em phải kiếm cho được ít nhất một con cá chép cái, vìđó là tiêu chuẩn hèm tục của ngôi đền Thánh Mẫu. Tiễn anh chị em lênđường rồi, các cụ thắp hương cầu khấn Thánh Mẫu, rồi lại cử một số traitráng đem kiệu, trống, cờ, quạt ra tận bờ sông Hồng (thuộc bến đò CổĐô) đón chờ. Sáng ngày 12, nếu dân "anh" đã có người kiếm được cá đủtiêu chuẩn thì mọi người ra về. Có năm dân "anh" phải ở lại gần trưa

mới kiếm được cá tiêu chuẩn. Sang đò thì các cụ bình xét chọn cá thờ vàrước về làng. 

1Tiếng xưng hô giữa ngườ i các làng k ết ngh ĩ a vớ i nhau.

Page 97: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 97/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

646

 Nói chung, năm nào cũng kiếm được nhiều cá, cho nên năm nàocũng bình tuyển được đầy đủ cá nhất, cá nhì, đủ làm theo lệ tục: một con

cá nướng, một con cá nấu. Làm cá nướng thì mổ bụng cá lấy mật và lòng cá ra. Rửa sạch.

Ướp hành tương (không có giềng mẻ). Dùng bẹ cây chuối gói kín cả thâncá, vây cá, vùi vào một đống than trấu đang đỏ lựng. Sau đó lật đi lật lạisao cho cá nướng thật chín, thật thơm ngon. 

Làm cá nấu thì mổ cá thật khéo, cẩn thận hơn khi mổ cá đểnướng, sao cho vảy cá không xây xát, bụng cá không bị vỡ, phần gan cá,mỡ cá, trứng cá được nguyên vẹn, rồi đặt cá vào nồi nấu cách thuỷ. Vâycá, mang cá, râu cá lại càng phải hết sức thận trọng. Cá nấu chín rồi,cũng như cá nướng đã chín, phải giữ đến mồng ba tháng giêng, ngày huý

của Thánh Mẫu mới đem ra đền thờ Thánh Mẫu mà cúng. 

Kể từ cách mạng tháng Tám 1945 trở về trước, đây là một ngàyhội lớn. Mọi người rất vui vẻ phấn khởi tham dự một cách tự nguyện, tựgiác, chẳng những thấy đó là một quyền lợi, một vinh dự mà về mặt tínngưỡng còn coi là một hạnh phúc: "Ai đánh được cá lớn thì sẽ sinh con

trai hoặc có công danh rạng rỡ, hoặc ít nhất cũng được thần linh che chở cho tránh khỏi mọi tai vạ". Ngày hội, mọi người tham gia đầy đủ. Và sauđó, từ 12 tháng chạp trở đi, bà con cũng không vắng mặt ở Láng Thờ này. Không phải chỉ để kiếm cá đơn thuần, mà còn tạo điều kiện lấynước chống hạn cho đồng ruộng và mở rộng diện tích cấy lúa.  

Lệ đặt ra từ sau buổi sáng 12 tháng chạp trở đi, sau khi hội đánhcá đã xong, Láng Thờ được tháo khoán cho đến tận vụ gặt chiêm nămsau thì mọi người tha hồ được tự do đến kiếm cá. Tiết trời ngày càng rét

 buốt. Nước đầm ngày càng giá lạnh. Có nhiều lúc mưa gió dầm dề,sương sa tối mịt. Nhưng vì nghề nghiệp đã quen, yêu cầu cuộc sống thúc

 bách, nhất là cái nỗi trong chạp thì tết Nguyên đán ngày càng sát nách; ragiêng thì chẳng những hội thi cỗ cá cho hết thảy những "cậu con trai"mới sinh trong khoảng từ mồng 4 tháng giêng cũ đến ngày 4 tháng giêngnăm mới; mà cả một thời gian 3,4 tháng, trước khi có lúa mới, ngô thócngày càng dốc bồ. Mặt khác, trong thời gian đó, nếu như trời làm nắng

hạn, nước ruộng cạn khô đe doạ những cánh đống lúa chung quanh Lángthì dân ta tha hồ dùng nước đầm này mà tưới mát những cánh đồng ấy,đồng thời cấy thêm được một số diện tích nữa ở ngay trên đất bùn venLáng. Vì vậy, trên mặt Láng luôn luôn có hàng trăm ngọn bè vó, tronglòng Láng liên tiếp có hàng trăm chuồng lưới, hàng chục đám tát; những

Page 98: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 98/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

647

con thuyền ra vào tấp nập. Và nhất là trên khoảng chợ cá của làng, haidãy hàng kéo dài 20, 30 mét, số người mua bán cá tôm đi, về rộn rịp. 

"Tháng chạp đánh cá Láng Thờ  

 Đồng nợ, đồng tết cũng nhờ vào đây. 

 Lạy thần phù hộ may tay 

 Mẹ cha ấm áo, con đầy bát cơm..."  

(Ca dao cổ)./. 

D.V.T

Page 99: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 99/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

649

Hội Lạng 

Hoàng Thị Nhung

Là tên lễ hội truyền thống của làng Lạng (tên chữ: làng NgoạiLãng) xã Song Lãng huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình- Hội Lạng từ lâu đãnổi tiếng bởi những lễ nghi độc đáo và các hoạt động văn hoá dân gianđặc sắc được gắn liền với tên tuổi và cuộc đời Thiền sư Đỗ Đô- danh

nhân văn hoá triều Lý (thế kỷ XI). 

Theo thần phả: Đỗ Đô cùng cha mẹ di cư về Ngoại Lãng từ khicòn nhỏ tuổi. Năm 1066 ông đỗ đầu khoa thi Bạch Liên ở Trung Quốc.

Với Phật học, Nho học, Đạo học tinh thông Đỗ Đô được hai triều Lý (LýThánh Tông và Lý Nhân tông) suy tôn là bậc thượng phụ. Là giáo chủphái Hoàng Giang, ông được ba vị tổ sư Trúc Lâm (thời Trần) nhận là

 bậc thầy đi trước1. Cuối đời, Đỗ Đô trở về Ngoại Lãng trụ trì ở chùaPhúc Thắng, mất tại đó, được gia phong là Đại Vương. Nhân dân lập nơithờ ông ở đền Thượng và cứ hai năm một lần (vào năm lẻ) làng lại mở hội từ mùng sáu đến ngày 12 tháng giêng để kỷ niệm ngày sinh và mấtcủa ông. 

 Năm làng mở hội, mọi việc từ bầu chọn Hội chủ, chuẩn bị cờ quạttrang trí, nguyên liệu làm cỗ chay...phải được lo liệu đầy đủ trước ngàykhai hội hàng tháng. Đêm 30 tết Nguyên Đán năm đó, lúc gần giao thừangười trông đền đánh ba hồi cồng báo hiệu cho dân làng lên đền lễ thánh,xin lộc rồi về xông nhà. Trước khi đánhcồng, người coi đền phải đọc câu chú khắc trên mặt cồng2:

 Nguyện đánh cồng này, 

Chứng minh trước tam bảo 

Canh ba đánh ba hồi 

Canh giữa nửa đêm đánh. 

1

Hiện nay ở từ đườ ng họ Đỗ xã Song Lãng còn lưu đôi câu đối:“Chiếm Bạch Liên khoa, Lý thế nhị tông suy thượ ng phụ Diễn Hoàng Giang phái, Trúc Lâm tam tổ nhận tiền sư”.

Tạm dịch:

(Đỗ khoa Bạch Liên hai vua đờ i Lý suy tôn làm thượ ng phụ,

Mở phái Hoàng Giang, ba tổ Trúc Lâm nhận làm tổ sư ).2

Chiếc cồng hiện còn để ở  đền Thượ ng, đượ c đúc vào năm Quý Dậu (1693) do Nguyễn

Năng Chí- vị thượ ng tổ họ Nguyễn cúng theo nguyên mẫu chiếc cồng đã mất.

Page 100: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 100/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

650

 Bọn ma đều tẩu tán, 

 Lũ quỷ sợ chạy hết  

 Bách thần đến hộ vệ, 

Toàn xã được an ninh. 

(Chúng tôi ghi lời dịch) 

 Nam vô thiên thủ, thiên nhỡn, linh cảm ngũ bách danh Quan thế âm Bồ Tát. 

Tiếng cồng vừa là hiệu lệnh tập hợp vừa truyền đạt lòng dân trămhọ đến với thần linh, mong nhận được sự chở che cứu giúp, trừ đuổi quỷma. Sau đó lễ giải cồng (đánh cồng dọc làng) được tiến hành với dụng ýđuổi bọn ma quỷ ra sông Trà Lý (ma quỷ được hiểu là các bệnh dịch, oanhồn giặc cướp). 

Vui Tết xong, sáng mồng sáu tháng giêng, làng đánh ba hồi cồngkhai hội. Sau khi làm lễ dâng hương, tế Thánh- ba hồi cồng nữa vang lên:lễ rước kiệu Thánh đi cáo yết thành hoàng làng ở đình Cầu Vường bắtđầu, khi đã cáo yết xong, kiệu Thánh trở về đền Thượng để chứng kiếnviệc dân làng vào hội. Ngày mồng bảy- lễ tẩy uế (còn gọi là lễ phần sài)được tiến hành ở nhà Hội chủ chuẩn bị cho lễ rước tranh (rước chân dungthánh ngày mồng tám) về đó tế lễ trong ba ngày hội chính (ngày mùng 9,10, 11).

Trong ba ngày chính hội, tại khu vực đền Thượng và chùa PhúcThắng –  những hoạt động văn hoá lễ hội đa dạng và phong phú, tinh tếvà độc đáo, đã thu hút đông đảo du khách thập phương. Đặc biệt là mộtsố nghi thức độc đáo nằm trong khoá lễ thập cúng đồng khoa lễ tán hoa,do bảy vị sư Trúc Lâm hành lễ. 

Trong lễ thập cúng ở toà Thượng điện chùa Phúc Thắng, theotrình tự bảy vị sư (một sư cả, hai sư hiển hộ, bốn sư dẫn trong đó có mộtvị gọi là Duy Na) lần lượt làm lễ dâng 10 vật quý cúng Phật gồm; hươnghoa, đăng (đèn), trà, quả (2 quả cam), thực (2 oản), kim (vàng), tiền,châu, ngọc (cơm tẻ), thuỷ. Đến khao lễ “khai bát thí thực” (các nơi gọi

nôm na là cúng cháo) ở đây còn có thêm khoa cúng “Thông hành tịnhtruỳ” (Tên gọi đầy đủ là “Thông hành tam thập thất truỳ sát phỉ” (hoặcsát quỷ)- tức là: Thi hành 37 phép đánh bắt diệt quỷ) vào trước lúc bố thícơm nước cho quỷ (cho âm hồn), khác biệt với tất cả các chùa. Khi vàokhoa lễ, cũng phải đánh ba hồi cồng nữa, lúc này người điều khiển khoá

Page 101: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 101/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

651

trình là sư Duy Na. Duy Na tay phải giữ cột tịnh truỳ1, tay trái cầm cuốnsách, xướng đường thỉnh, tất thảy có 37 đường thỉnh- là 37 câu thần chú

 bằng cả âm Việt, âm Hán, âm Mường...Mỗi lần xướng thỉnh lại đánhchiêng nhỏ và đánh một vồ (xưa là quả tĩnh chuỳ có cán dài mầu đỏ) vàocột tịnh truỳ. Khoa “Thông hành tịnh truỳ” là một trong các phép phùthuỷ ma thuật của giáo phái Hoàng Giang dùng phù chú ấn quyết thu quỷvào tịnh truỳ- dùng vồ (quả chuỳ) để đánh chúng. Phép này rất ít nơi còn

 biết đến và thực hiện đúng nguyên bản. Sau phép đánh quỷ, sư cả ăn mộtít cơm rồi cởi mũ áo ra sân đọc to câu thần chú (đại thể là muốn ăn cơm

 phải đoạn ác phải tu thiện, phải đồng thành tâm đạo) và để cho dân 

chúng (tượng trưng cho âm hồn) xông vào cướp lấy lễ vật. 

 Nối tiếp khoa lễ Thập cúng là khoa lễ tán hoa (còn gọi là lễ tống

quỷ) được bắt đầu từ giờ Thìn. Trước hết sư cả phải thỉnh tới các đấngcao siêu:

 Bồ Tát tại tiền 

Quan Âm tại hậu 

 Phụ mẫu tại tả hữu. 

Sau đó ba hồi cồng lại được đánh lên, lễ tán hoa được tiến hànhtrong tiếng nhạc bát âm, nhị sáo dìu dặt, cuốn hút bởi những cú kiệuxoay ngoạn mục trên quãng đường dài gần hai km về phía cuối làng. Đếnđình Cầu Vường, các sư vào cáo lễ thành hoàng và rắc tất cả hoa trên các

kiệu xuống sông. Trên đường rước kiệu, sư cả phải dừng lại ở bốn điểm,dùng chân trái vạch chữ trên đất yểm quỷ, miệng đọc: 

 Nhất hoạch thành thiên 

 Nhị hoạch thành địa 

Tam hoạch thành hà 

Tứ hoạch thành tỉnh. 

Lễ tán hoa có ý nghĩa: là sự thể hiện truyền thống nhân đạo với kẻthù, đánh diệt chúng, song vẫn mở đường thoát chạy cho chúng. 

 Ngoài các tình tiết cụ thể trong khoá lễ kể trên, trong suốt quá

trình các vị sư vẫn luôn cầu chúc cho dân an nước thịnh, mưa thuận gióhoà, tiêu diệt mọi tai ương. Cầu chúc cho dân làng khoẻ mạnh, giàu có,

1Cột tịnh truỳ: hình cái chày có đườ ng kính 15cm, cao 80cm, đầu phía dướ i hơ i thắt, trổ 

hoa sen.Đặt trên một giá đỡ , tất cả đượ c sơ n son.

Page 102: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 102/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

652

mọi người dân được học hành hiển đạt, làm ruộng thì giàu có, làm thợ thìgiỏi trăm nghề... 

Không chỉ đặc biệt bởi các lễ nghi, hội Lạng còn nổi tiếng với tụccỗ chay và lệ thi vật võ đầy hấp dẫn. 

Cỗ chay hội Lạng còn có một tên gọi khác là cỗ Nha Môn1. Tụctruyền cỗ chay hội Lạng dùng để cúng thánh Đỗ Đô. Song có lẽ tục nàycó ở đây từ trước thời Đỗ Đô đến. Đến nay, lượng cỗ rất phong phú đadạng, cách thức làm cỗ đã được nâng lên thành nghệ thuật, nhưng cơ bảncỗ chay hội Lạng vẫn được tuân thủ theo những nguyên tắc truyền thống.Về làm cỗ nhất thiết chỉ có nam giới đã trai giới thanh tịnh trong nhiềungày mới được trực tiếp chế biến cỗ và sắp cỗ thành ba loại: 

1. Cỗ cơm (còn gọi là cỗ phay) gồm các món cơm, canh, nấu, xào,hầm, rán... sao cho mâm cỗ phải đủ các loại sơn hào hải vị (cá, chim, thịtlợn, thịt bò, tôm, giò, chả, nem, mọc...) màu sắc hấp dẫn, ngạt ngàohương thơm. 

2. Cỗ nước: bao gồm các loại bánh gai- bánh mật- bánh chưng(bóc vỏ), bánh dẻo, bánh đường, bánh đậu xanh, bánh cốm, xôi vò,

 bánh trôi nước, bánh chay nước, chè lam, mứt sen. 

3. Cỗ cái: phải đủ món: chè lam nắm tròn, đường cát (hìnhvuông), bánh chưng, bánh gai, bánh mật (không bóc vỏ), bánh dầy, chèkho, mứt cái. 

Thêm vào đó có đủ các loại trái cây đặc sản tượng trưng cho bốnmùa Xuân- Hạ- Thu- Đông. 

Chỉ bằng nguyên liệu từ thực vật và một số hương liệu dược thảo,nghệ nhân đất Lạng bằng đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mĩ sáng tạo đãlàm nên món cỗ chay tuyệt hảo với các đường nét hoa văn tinh tế mềmmại, những câu đối đậm tính nhân văn được in, đắp nổi trên từng loại

 bánh, từng món cỗ chay... 

Theo lịch hội, hàng ngày 12 giáp (nay là 12 xóm) thay nhau rướccỗ lên hội cúng Phật thánh, để du khách chiêm ngưỡng. Sau đó, Ban

giám khảo sẽ đi chấm từng đẳng cỗ, đến ngày cuối hội kết quả được công bố và giải thưởng được trao cho đẳng cỗ nào đạt nhất với các tiêu chuẩn

1 Nha Môn- tên một vùng đất thuộc huyện Phong Châu (V ĩ nh Phú) cũng có tục cỗ chay,

đấu vật vào hội làng (mùng 6 tháng giêng). Có giả thiết đượ c đặt ra: tổ tiên dân Lạng là

ngườ i ở  đó chuyển cư về đất Ngoại Lãng nên ngày làng vào đám, có lệ cỗ chay, vật võ tỏ 

lòng nhớ về cố hươ ng.

Page 103: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 103/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

653

(đẹp, kỹ thuật, chất lượng, hình thức bài trí, đúng nghi thức (đủ ba loạicổ), trang nghiêm).

Đồng thời với ba ngày dâng cỗ, cuộc thi vật võ liên tục diễn ratrong ba ngày đầy sôi động. Theo lời các cụ lão làng, lệ vật võ trong ngàyhội làng cũng đã có từ rất lâu đời và thiền sư Đỗ Đô là người rất hâm mộvật võ. Trải qua bao đời, đến nay dân làng vẫn say mê võ vật, đưa nó trở thành môn thể thao truyền thống của địa phương. Không chỉ tham gia vậtvõ ngày hội xuân làng mình, trai Lạng còn đi thi đấu ở nhiều nơi, giậtđược nhiều giải mang về làm rạng danh thêm cho đất Lạng. Chắc rằng

 bức tượng lão đô bằng đồng cường tráng, tóc vấn sau gáy, râu dài, bắp cơ nổi cuồn cuộn, quần cộc, thắt lưng buông thả phía trước, hai tay đang ở thế vào xới xe đài, đào được cách đây không lâu là biểu tượng của đô vật

đất Lạng, hội Lạng quả thật hấp dẫn lòng ngườ i!Hội Lạng với các yếu tố truyền thống và hiện đại đã và đang hoà

quyện đan xen nhau làm phong phú thêm các hoạt động văn hoá lễ hội;song bản sắc văn hoá vốn dĩ đã độc đáo của nó vẫn tiếp tục được khẳngđịnh, trường tồn./. 

H.T.N

Page 104: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 104/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

654

Hội đền vua Lê

Thạch Phương - Lê Trung Vũ 

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn do Lê Lợi khởi xướng ở thế kỷ XV được coi như là một biểu tượngcủa ý chí sắt đá, tinh thần chịu đựng gian khổ, kháng chiến trường kỳ,vượt bao nhiêu khó khăn hiểm nghèo để chiến thắng kẻ thù xâm lượcmạnh hơn mình gấp nhiều lần. Đáng chú ý là người thủ lĩnh nghĩa quânđầy mưu lược và tài năng này đã hai lần tổ chức lễ hội thề độc đáo: lầnthứ nhất là hội thề Lũng Nhai 1 vào năm 1416 giữa Lê Lợi và 18 người

đồng chí của ông, nêu cao ý chí và quyết tâm giải phóng đất nước khỏiách đô hộ của giặc Minh. Lần thứ hai là lễ hội thề Đông Quan đánh dấuthắng lợi của sự nghiệp kháng chiến cứu nước, mở ra một triều đại mớithịnh trị, thái bình cho toàn dân. 

Đời sau, nhân dân ở nhiều nơi nhớ ơn vua Lê Thái Tổ, đã hằngnăm tổ chức lễ hội tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng. Dưới đây, xin

trình bày hai lễ hội về vua Lê trên đất Lam Sơn (Thanh Hoá), quê hươngcủa Người. 

1. Hội trận đền vua lê 

Sử cũ ghi rằng năm 1456, Lê Nhân Tông về Lam Kinh làm lễ kỷniệm chiến thắng, đã cho tấu trống đồng, biểu diễn nhạc múa, trò diễn“Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”, nhắc nhở công ích của chaông. Trò diễn mang tính chất cung đình quy mô ấy được sử sách ghi lại

 bằng những dòng ngắn gọn, còn quy cách, nội dung cụ thể thì nay chỉcòn lưu lại trong dân gian những mảnh vỡ và những dư ảnh qua truyềnthuyết mà thôi. 

ở  gần Cầu Bố thuộc làng Vệ Yên, xã Quảng Thắng (thị xã ThanhHoá) có đền thờ vua Lê. Hàng năm, ở đây dân làng mở hội từ ngày mồng5 đến mồng 8 tháng giêng để tưởng nhớ người anh hùng.  

 Ngày mồng 5 là lễ tế thần. Các chức sắc và dân chúng tới làm lễdâng hương ở đền. 

1  Lũng Nhai: Tức làng Lũng Mi, tên nôm là làng Mế, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thườ ng

Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Tại đây đã diễn ra cuộc Hội thề lịch sử vào ngày đầu tháng 2 năm

Bính Thân của những ngườ i tham gia khở i ngh ĩ a buổi ban đầu.

Page 105: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 105/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

655

 Ngày mồng 6, chính hội, từ sáng sớm, số trai tráng trong làng,được chọn và tập dượt từ trước, đã có mặt đầy đủ trước sân đình trong

trang phục võ sĩ. Dân chúng từ các nơi kéo về mỗi lúc một đông. Sânđình, sáng rực cờ các loại: cờ đại, cờ ngũ hành, cờ đuôi nheo. Giữa báiđường, những giá cắm đồ lỗ bộ sơn son thếp vàng được lau chùi từ hômtrước, giờ đây sáng bóng lên trong ánh sáng của đèn nến, trông rất uynghi.

Sau phần lễ tế và xướng văn xong, vị chủ tế ra lệnh nổi chiêng

trống, các võ sĩ lần lượt bước đến trước hương án lễ thần và nhận võ khí,ra sân đình biểu diễn các môn: múa roi, múa kiếm, đi quyền, đấu vậttrình Thánh.

Trong khi đó thì ở nơi bãi áng, tại cánh đồng trước sân đình, trên

một khu đất bằng phẳng, cũng có bày hương án, trước hương án người tarắc vôi bột trên nền cỏ thành bốn chữ Hán “Thiên hạ Thái Bình”. 

Khi biểu diễn võ nghệ trình thánh ở sân đình xong, các võ sĩ cùngkéo ra bãi áng, diễn trò chạy chữ. Công chúng dự hội cũng chuyển ra địađiểm mới. Đầu tiên là cuộc bắt thăm để chia thành hai phe: quân ta vàquân Ngô. Số lượng bằng nhau, mỗi bên có một vị tướng chỉ huy. Tướng

 phải là người biết võ thuật và có uy tín. Trước khi “xung trận”, mỗi bênxếp thành hàng, lần lượt từng người bước đến trước hương án, lạy bốnlạy, và được nhận một chén rượu thánh. Sau đó, mỗi đội quân theo hàngmột, chạy khởi động quanh bãi áng một vòng rồi mới bắt đầu chạy theo

nét chữ bằng vạch vôi đã kẻ trên sân bãi. Đồng thời lúc ấy, người chủ đám và các chức sắc lên đề n vua Lê

cách đấy khoảng 1km, thắp hương và rước thần về dự lễ. Cuộc rước thầnnày phải tiến hành ăn khớp với việc chạy chữ, sao cho  

khi chạy chữ xong thì kiệu nghinh thần cũng vừa về đến nơi.  

Trước kiệu thần, hai đoàn quân dàn thế trận hai bên. Cuộc chiến bắt đầu (chỉ hai vị tướng của hai bên giao chiến, còn binh sĩ chỉ đứngngoài hò reo trợ lực, múa cờ, khua vũ khí). Không khí của cuộc hội trậncứ tăng cường độ sôi nổi theo nhịp trống thúc dồn dập. Chừng gần tàn

một nén hương thì bên quân Ngô thua trận (đúng như lịch sử đã diễn ra), bỏ chạy. Còn quân ta thì đuổi sát theo, dồn đối phương vào một góc bãigiữa tiếng hò reo vang dội của quân ta và của tất cả những người dự hội.  

Tiếp sau cuộc diễn trận là trò chơi tung cù (cầu) với sự tham giacủa mọi đối tượng. Quả cù hình cầu, bện bằng rơm, có vải bọc ngoài và

 phết sơn. Giữa bãi, người ta trồng một cây tre cao, ở đầu trên có một

Page 106: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 106/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

656

thanh ngang; đầu thanh ngang treo một chiếc giỏ bằng nan, bọc lụa màu.Một người ngồi bên dưới gốc cây tre cầm sợi dây nối liền với chiếc giỏ

 bên trên, làm động tác giật dây để cho chiếc giỏ lúc nào cũng rung rinh. Một hồi chiêng trống vang lên báo hiệu trò tung cù bắt đầu.

 Người chủ đám cầm quả cù quay vào hương án vái thần, rồi quay ra tunglên giữa đám đông đang chờ sẵn. Các nam nữ thanh niên và cả nhữngngười lớn tuổi xông vào cướp cù để tìm thấy sự may mắn. Người giànhđược cù phải tung ngay vào giỏ. Quả cù rơi ra ngoài thì lại được ngườikhác đón được và tung lên, cứ thế cuộc vui tiếp diễn cho đến khi nào quảcầu rơi vào đúng trong giỏ thì mới chấm dứt. Người đạt được thành tíchsẽ được chủ đám ban một chén rượu thánh giữa sự hoan hô tưng bừngcủa mọi người. 

 Ngày hội trận đền vua Lê không chỉ nhằm kỷ niệm những chiếntích oanh liệt của người xưa, mà còn khơi động tinh thần thượng võ, rènluyện chí khí thanh niên, hâm nóng nhiệt tình yêu nước của mọi người.  

2. Hội đền vua lê 

Hội được tổ chức ba năm một lần, tại khu vực Lam Kinh thuộchuyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, nơi có khu lăng của các vua Lê. Riêng tại

 bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lam, cómột ngôi đền nhỏ, gọi là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước,theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8 (câu ca:

 Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi), các vua Lê cùng quan chức ở ĐôngKinh (Thăng Long) lại về Lam Sơn làm lễ. Còn nhân dân địa phươnghằng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền nhỏ này.  

 Ngoài việc tế lễ thông thường như các lễ hội khác, trong hội đềnvua Lê còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn.Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”,“kết hoa”. Trò diễn này về sau bị cấm (?), người ta thay bằng các điệuhát ca công, hát huê tình, diễn lại các điệu múa trong “Bình Ngô phátrận” và “Chư hầu lai triều”. ở lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trốngđồng uy nghi và hấp dẫn. Ngoài sự tham gia đông đảo của người Kinh,

năm nào cũng vậy, dân các huyện miền núi ở Thanh Hoá cũng về dự hộirất đông. Nhân dịp này, họ mang theo những lâm thổ sản ở địa phương,từ mật ong rừng, nhung hươu, nai, xương hổ, mật gấu, da thú, trầm, quế,nấm hương, mộc nhĩ, những cây cỏ làm thuốc v.v...tạo nên một phiênchợ trao đổi nhộn nhịp giữa miền xuôi và miền ngược, làm cho khôngkhí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt./. 

Page 107: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 107/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

657

T.P – L. T.V

Page 108: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 108/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

658

hội làng Lệ Mật Hằng Mai 

Từ Hà Nội đi Bắc Ninh theo đường 1A đến km số 7, thì rẽ phải,rồi đi qua ủy ban nhân dân xã Lệ Mật khoảng trên dưới một km nữa quíkhách sẽ gặp đình Lệ Mật. 

 Ngôi đình được tọa thế trên một khu đất gần cánh đồng có khônggian thoáng rộng. Trước đình có một chiếc hồ rộng, ở giữa hồ có gò đấtnổi lên như một đảo nhỏ. Bước vào cổng đình quí khách sẽ gặp sân ngoàicủa đình tương đối rộng. Phía bên trái sân là chiếc giếng nhỏ, tươngtruyền trước ngày lễ hội cá thần từ Hồ Tây bay về giếng để nhân dân làmlễ vật cúng thành hoàng làng. Bên cạnh có cây đa cổ thụ tỏa bóng rợpmát để che cho miếu chúa (miếu thờ công chúa con gái của vua Lý TháiTông mà chàng trai họ Hoàng đã cứu vớt xác). 

Hết sân trước, quí khách đi qua cổng tam quan rẽ vào sân củađình.ở sân này hai bên là nhà tả hữu vu, giữa sân có nhà hóa mã. Chínhgiữa sát cửa đình là phương đình trong đó có ghi bốn chữ to nổi "Caominh phối thiên" (tức là ông thánh sáng suốt). Cho đến nay, ngôi đình đãtrải qua nhiều lần tu tạo nhưng đình vẫn giữ được dáng vẻ như xưa, theolối kiến trúc nội công ngoại quốc. 

Bên trong ngôi đình được kết cấu ba phần: tiền đình, trung đình vàhậu đình. 

Tiền đình: Là ngôi nhà bảy gian, ngay ngoài cửa (đi theo hướng từngoài vào) có câu đối viết trên giấy hay bằng vải mà chỉ đến ngày lễ hộimới treo, nội dung câu đối như sau: 

Bên phải: Đĩnh thiên sinh thánh Lý triều tiền hậu nghiêm đi dong  

Bên trái: Dung nhạc dán thần tổ quốc Tây nam long miếu tự. 

 Ngụ ý là (ông thánh sinh vào đời Lý có công lớn với đời saunên phải ghi chép cho đúng. Và, miếu thờ của người được đặt ở 

phía tây nam).

Hai cột ngoài cùng của nhà tiền đình có hai cặp câu đối. 

Cặp thứ nhất có:

Bên phải: Thập tam trại an dân thành phố tỉnh lư bằng cố trạch 

Page 109: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 109/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

659

Bên trái:  Bách thiên xuân cổ tự hất nhiên đống vũ kỷ di cơ.  Ngụ ý là (nhân dân 13 làng trại có cuộc sống yên vui là do Người

đã chọn. Và, bởi vậy trăm nghìn mùa xuân Người vẫn là trụ cột). 

Cặp thứ hai: 

Bên phải: Dũng lực tuyệt biên giang Bắc thiên thu lưu thắng tích. 

Bên trái: Ân ba cập hậu thành tây trang cổ ngưỡng dư quang. 

 Ngụ ý là (Người có sức mạnh phi thường ở khúc sông phía bắcnghìn năm vẫn còn. Và, Người ăn ở trọn nghĩa trọn tình với dân 13 làngtrại). 

Lần tu sửa đình gần đây, toàn đình có gần 40 câu đối, nhiều câu đốiđược đưa từ các đình khác về. 

Trung đình: Trung đình được thu nhỏ lại hai gian. Trước trung đìnhhai bên có hai con hạc và một con ngựa trắng ở phía bên phải. Tươngtruyền, trước kia thần thường cưỡi bạch mã. Trên bệ có thờ các báthương và lư hương. Hai bên cũng có cặp câu đối: 

Giai đoạn trường giang, sự vãng ức niên tồn địa chí 

 Ngự y ngọc tỉnh, xuân lai tam nguyệt phát tây phong. 

 Ngụ ý là (sống chém loài giao, muôn thủa truyện xưa trong địa chí.

Cá về giếng ngọc, tháng ba xuân thăm gió Tây Hồ).  Hậu đình: Là gian trong cùng nối thẳng với trung đình, trên bệ thờ 

có lư hương, bát hương, chính giữa có thờ ngai của ông thần họ Hoàngvà bài vị.

Tục truyền rằng: Một hôm công chúa con gái vua Lý Thái Tôngcùng các cung nữ du chơi bằng thuyền rồng trên sông Nguyệt Đức (sôngĐuống ngày nay). Không ngờ trên khúc sông ấy là vùng nước xoáy docác dòng hợp lưu tạo thành, và ở đó cũng có loài thủy quái hung dữ quấynhiễu làm nên sóng lớn lật đổ thuyền rồng. Nhìn dòng nước cuồn cuộnchảy, đoàn tùy tùng trên bờ kêu cứu nhưng bất lực. Ngay lúc đó, mộtchàng trai họ Hoàng người làng Lệ Mật (nay thuộc xã Việt Hưng, huyệnGia Lâm, Hà Nội) - vốn là người mưu tài sức trẻ - đang cày cuốc bênsông, liền xả thân nhảy xuống nước cứu nạn. Chàng lực điền dũng cảmmưu trí, sau một hồi giáo chiến với thuồng luồng, chàng đã vớt được xáccông chúa đưa lên bờ. 

 Nhà vua cảm kích trước công lao ấy, mời chàng vào kinh ban

thưởng chức tước cùng nhiều vàng bạc. Song tráng sĩ họ Hoàng đã cung

Page 110: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 110/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

660

kính khước từ phần thưởng cao quí của triều đình. Vua ngạc nhiên gặnghỏi. Được phép trình tâu, dũng sĩ xin vua cho phép chàng được đưangười nghèo đến vùng ven kinh đô để khẩn hoang, lập ấp làm cho dânno, nước vượng. Vua y lời. Chàng trở về quê, kêu gọi và tập hợp bà connghèo ở làng Lệ Mật và các làng lân cận vượt sông Nhị sang phía tâythành Thăng Long (quận Ba Đình ngày nay). Thuở ấy vùng này còn cóđầm lầy, có cây hoang dại tràn lan mọi nơi. Chàng đã tổ chức số dânnghèo ra sức phá hoang, lập nên 13 trại, tạo thành vùng nông nghiệp trù

 phú nổi tiếng tới ngày nay: Cống Vị, Giảng Võ, Liễu Giai, Vạn Phúc, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Vĩnh Phúc, Thủ Lệ, Kim Mã, Ngọc Khánh... Khi

chàng trai họ Hoàng qua đời, dân Lệ Mật cùng dân "Mười ba trại", tỏlòng biết ơn sâu sắc đã tôn chàng làm thành hoàng. Từ đó đến nay cứ đếnngày kỵ của chàng 23-3, con cháu 13 trại xưa - nay gọi là dân "kinhquán" (ở nơi kinh đô) - kéo về làng Lệ Mật - nay goiu là dân "cựu quán"

(ở nơi quê cũ) dự hội, tưởng niệm tổ tiên - những người đã có công khaihoang lập, ấp. Bởi thế, cho đến nay trong dân còn đọng lại câu ca: 

 Đến ngày hăm ba tháng ba,

 Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê, 

 Kinh quán, cựu quán đề huề  

 Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây. 

Từ ngày 20 tháng ba hàng năm dân làng Lệ Mật đã làm công tácchuẩn bị cho ngày hội.

Đến ngay hội chính sáng sớm, đình làng khói hương nghi ngút, đènnến sáng trưng, cờ hội cắm la liệt ở sân đình, ngõ xóm. Trống chiênggióng dả  báo ngày vui. Dân 13 trại lập thành 13 đoàn, cử người đội 13mâm lễ vật cung kính từ kinh đô về, cùng dân làng từ mọi ngả kéo rađình dự lễ hội.

Mở đầu là lễ rước nước. Đám rước từ đình ra giếng, lấy nước vàochiếc ché sứ lớn đặt trang trọng trên kiệu có lọng che. Đưa nước về rồi,

người ta đem vó ra giếng, cất một con cá chép to, đặt nguyên cả con lênmâm đồng, phủ vải điều, rước về đình làm lễ vật dâng cúng. Như câu cahội, con cá làm lễ vật cũng là cá thần, từ Hồ Tây "bay về" theo truyềnthuyết. Nghi thức này - rước nước và dâng cá thờ  - nhắc nhở cháu conhôm nay tưởng nhớ công lao người anh hùng có công khai phá và mangnghề nông cho làng. Sau cuộc lễ long trọng là trò diễn múa rắn độc đáotrên sân đình. 

Page 111: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 111/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

661

Đội múa của làng được tập luyện công phu hàng tháng trước, sẽtrình diễn lại chiến tích hào hùng của người tráng sĩ gần 10 thế kỷ trước.Con rắn khổng lồ, độc ác, tượng trưng loài thủy quái làm bằng nan tre

 bọc vải (khoảng 6 mét, thân rộng 60 cm) tô vẽ, trang trí một cách dữ tợn,do hàng chục thanh niên đội khung. Tốp cung nữ và công chúa xinh đẹp,lộng lẫy trong bộ trang phục bằng lụa và kim tuyến đủ màu xuất hiện,uốn lượn trong điệu múa uyển chuyển, lập tức bị thủy quái bao vây, uyhiếp. Trước tình huống khẩn cấp đó, chàng trai họ Hoàng, quần áo toànmàu hồng, thắt lưng xanh, khăn đầu rìu đỏ, mặt vuông hàm én, mắt sắcnhư dao, tay cầm mã tấu nhảy ra, vờn múa quanh đối thủ bằng vũ điệu

đẹp mắt, đồng thời với võ thuật điêu luyện, vờn và né tránh ác thú. Hai bên quần nhau kịch liệt, căng thẳng, rồi bất chợt, chàng bổ thanh mã tấuthật chính xác xuống đầu con quái vật. Trống, chiêng, tù và nổi lên hoanhỉ, chào mừng chiến tích của người tráng sĩ. Người xem thở phào sungsướng và hò reo dậy đất. 

Hội làng Lệ Mật không chỉ ghi công ơn người anh hùng và diễn lại khúc tráng ca huy hoàng, mà còn là cơ hội để hàng năm con cháu tronglàng - dân cựu quán và con cháu đi xa khai hoang bên kinh đô - nay đã làdân kinh quán - gặp gỡ, tay bắt mặt mừng, cùng chung niềm vui, ôn lạitrang sử dựng làng đầy gian nan thử thách thuở nào và cùng nhau hứa

hẹn giữ trọn mối tình quê hương gắn bó, và hãy thương yêu nhau nhưanh em một nhà. 

 Những thế hệ con cháu của tráng sĩ họ Hoàng đã tỏ ra thật xứngđáng với tổ tiên mình. Ngoài truyền thống lao động sản xuất giỏi trênlĩnh vực nông nghiệp, dân vùng này còn có biệt tài bắt rắn. Về dự hộilàng Lệ Mật, khách còn có dịp được các cụ đãi một chén rượu rắn, bộtam xà hoặc ngũ xà. Hàng chục bể nuôi rắn lấy nọc làm dược phẩm quíxuất khẩu. Rượu rắn là một nguồn thu hoạch lớn hằng năm của người  LệMật. 

Phải chăng từ gương sáng về đạo đức và ý chí người tráng sĩ họ

Hoàng mà người dân ở đây đã tạo nên truyền thuyết mỹ lệ và trò diễn đặcsắc trên, nhằm để ca ngợi chính tài năng và trí tuệ của nhiều thế hệ nôngdân ven đô cần cù, thông minh đã cùng nhau mở thêm mảnh đất ngànnăm văn vật./. 

H.M

__________

Page 112: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 112/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

662

Có tham khảo tư liệu: 1. Thạch Phương - Lê Trung Vũ, 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, 

 Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 

Page 113: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 113/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

663

Lễ hội Lim Ngọc Lưu Ly 

Đã thành lệ, hàng năm, đến cữ 13 tháng Giêng, dân sở tại hay dukhách khắp nơi lại nô nức rủ nhau đi dự Hội Lim, để được say sưa trongkhông khí hội hè, để được nghe những liền anh liền chị giao cảm đắmsay trong điệu hát lời ca quan họ và xem tục kết chạ, kết bạn đầy tìnhnghĩa. 

Địa điểm tổ chức Hội Lim là đồi (núi) Lim, tức Hồng Vân Sơn (sở 

dĩ gọi là đồi Lim vì trước kia ở đây mọc toàn lim), thuộc địa phận xãLũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ Hà Nội theo quốc lộ 1,đi chừng 25 km (cách ga Lim chừng 1 km), ta sẽ tới Hội Lim. 

Đây là một hội chùa, ba năm mở một lần, gắn với Hồng Vân tự (tụcgọi chùa Lim), một ngôi chùa cổ, rộng rãi thoáng mát. Đặc biệt chùa cómột quả chuông lớn đúc từ thời Cảnh Hưng. "Phía bên trái Hồng Vân tựlà văn chỉ xã Lũng Giang. Văn chỉ xây lớn với bệ gạch rêu phong. Vănchỉ thờ Khổng Tử và các tiên hiền tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du. Cáchchùa không xa, về phía tay mặt có một ngôi lăng tường đá ong kiểu cổ,trước lăng là một tấm bia lớn đứng sừng sững khiến khách xem hội Lim

không ai bỏ qua được. Trong lăng có đủ voi, ngựa, nghê, ngỗng cùng sậpđá, ngai đá thật trang nghiêm"1. Do vậy, hội chùa, nhưng diễn ra cả ở lăng và cũng đồng thời ghi nhớ công ơn của người được thờ tại lăng(Hiếu Trung Hầu). Tuy nhiên, do hội chùa “nằm ở trung điểm của hộiđình - hội hàng tổng Nội Duệ, tưng bừng suốt 7 ngày từ mồng 9 đến 16tháng Giêng - nên có người cứ ngỡ năm nào hội Lim cũng mở, duy cónăm nhỏ, năm lớn mà thôi” 2.

 Ngày hội đến vào những ngày hạ nêu, đặc biệt sôi động bắt đầu từ9 tháng giêng. Trong khung cảnh trời xuân, đất lộc, cờ xí phấp phới rộnràng, dân tổng Nội Duệ và khách vãng lai đua nhau tới lễ chùa (HồngVân tự), lễ lăng (Hiếu Trung Hầu) để cầu may mắn, cầu hạnh phúc khang

1Theo Toan ánh - N ế  p cũ , hội hè, đ ình đ ám (quyển hạ)- Nxb t/p HCM, 1992. tr.81.

Đây là lăng của Hiếu Trung Hầu (Diễn) quan triều Lê Cảnh Hưng, chức Thanh Hoátrấn đốc đồng, nên quen gọi là lăng quan trấn.2

Dẫn từ  H ội xứ Bắ c, sở VHTT Hà Bắc, xb, 1989, tr.9. Hội đ ình hàng tổng Nội Duệ - Cầu

Lim vốn là lễ hội tế thần, có phườ ng hát cử a đ ình diễn xướ ng suốt mấy ngày liền...

Page 114: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 114/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

664

ninh... và sau đó là tham gia vào các hoạt động hội như hát quan họ, chơicờ bói, có người nghe kể hạnh, đánh đáo đĩa, tổ tôm điếm, xem tục kết

nghĩa các làng quan họ...  Nhưng đến với Hội Lim, thì đáng kể và đặc biệt nhất vẫn là đắm

mình trong tiếng hát lời ca quan họ như là một mỹ tục phong nhã của hộihè xứ Bắc này. Đúng vậy, đây là tục hát quan họ, bởi muốn hiểu nó, phảiđặt nó vào khung cảnh lễ hội, hơn nữa, lại cần thấy nó qua một quy trìnhtổng thể với phong cách hát, lề lối hát, nghệ nhân, tổ chức phường hội,nguồn gốc và tinh thần kết chạ, tục kết bạn suốt đời của các liền anh, liềnchị... Rõ ràng, đây không chỉ là hội hát quan họ mà ý nghĩa văn hoá,nhân văn của nó rộng hơn nhiều, dù rằng người ta có thể đồng nhất  Hội

 Lim với H ội quan họ1, dù rằng, đến với lễ hội, người ta hầu như chỉ lúng

liếng với người và lời quan họ. Từ lâu, lễ hội Lim đã được coi như là hội lớn, trung tâm nhất,

không chỉ của Tiên Sơn, xứ Bắc mà còn hơn thế, của một vùng, của quốcgia. Lớn, trung tâm bởi sự độc đáo mà lễ hội nơi khác, xứ khác không có:tục hát quan họ.Về nguồn gốc tục hát quan họ ra sao, tại sao lại gọi là hátquan họ..., có nhiều tư liệu giải thích khác nhau, cần được lý giải thêm,nhưng có một sự thống nhất là tục hát quan họ bộc lộ sự độc đáo của lễhội Lim từ xưa đến nay. Diễn trình lễ hội, trải qua thời gian, có lẽ cũngđã có những đổi thay chút ít, đặc biệt là những nghi lễ rước xách trướckhi hát quan họ. Một tư liệu đã làm sống lại đôi chút không khí chuẩn bị

ấy, khi bắt đầu bước vào hội. "... Bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng giêng, lễ hội hàng tổng - hội đình

chính thức khởi động. Các thôn xã sửa sang đường ngõ, phát cỏ, dọn cây.Làng xóm trở nên phong quang thanh tịnh. Đâu đâu cũng bừng lên dángvẻ tinh khôi, tươi trẻ.

 Nếu ngày mồng 9 rãy đường thì mồng 10 niềm áo. Đây là thuật ngữchỉ chung cho sự tập luyện, chuẩn bị. Hai bộ kiệu ông, kiệu bà để ở đìnhĐình Cả và hai bộ kiệu ở nhà họ Đỗ, họ Nguyễn được dỡ xuống để lauchùi rồi lắp ráp vào nhau. Ba mươi hai trai tráng khênh kiệu mặc thử cácáo nậu đỏ cùng bốn vị chấp hiệu mặc áo the đoạn tập rước ở sân đình.

Các vị cầm bát bửu, trong các áo nậu có tay cùng những chàng trai kéongựa hồng, ngựa đỏ cũng phải tập rất công phu trong từng động tác điđứng của mình. Sân Đình Cả ngày hôm ấy thật sôi động với cờ  quạt, tàntán rỡ ràng. 

1Hội Lim chỉ là một trong các hội hát quan họ tại 49 làng hát quan họ ở xứ Bắc.

Page 115: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 115/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

665

 Ngày 11 tháng giêng tổ chức nhập tịch ở đền Cổ Lũng. Kiệu, đòn, bát bửu, cờ quạt rời đình Đình Cả hướng về phía đền. Làm lễ xong, các

kiệu thỉnh nồi hương để đến giếng công Nội Duệ Khánh: Thỉnh kinh chùa Nội rước ra 

 Lấy nước giếng Khánh đưa ra để thờ. 

Hôm ấy, trong cái bao la của vũ trụ, sự vần vũ của không gian,đồng ruộng và bầu trời Nội Duệ như ướp đầy hương khói và ăm ắp tiếnghò reo. Đám rước đi trong sự trang trọng và rực rỡ vàng son. Bao nụ cườiấm sáng toả nắng dưới bóng những vuông lụa đen huyền. Ai cũng thấylòng dạ bập bùng theo từng hồi chiêng trống.  

 Ngày mồng 2 tháng giêng đám rước rời đình Đình Cả sang đền.

Màu đỏ, màu xanh của trai đinh khênh kiệu của quan huyện tư văn làmấm sáng đến từng nếp nhà tranh và lướt đi trong nhịp trầm hùng gọi mùaxuân thức tỉnh. Các đồ bát bửu tua tủa vươn trên nền trời. Những chàngtrai cương nghị mê mải kéo ngựa trắng, ngựa hồng giữa muôn vàn tiếngvọng và reo hò sảng khoái. 

 Ngày 13 tháng giêng đám rước lại xuất phát từ Đình Cả sang LộBao đổi sắc. Năm nào hội Lim mở lớn thì đám rước mới trở thành rướcchạ lên núi Lim, tạo nên một không khí náo nức, vui tươi khác thường.Xung quanh núi hàng quán mọc lên bán đủ món ăn ngon miệng với đủloại bánh trái hương hoa. Các cụ bà vào chùa lễ bái  với hương khói nghi

ngút. Các thôn nữ tài sắc vẹn toàn đang nhịp nhàng thoăn thoắt dệt cửithi. Tổ tôm, bài điếm người quây quần chật ních. Trên bãi rộng các thiếunữ trong bộ áo quần rực rỡ của quân cờ, phô bầy tất cả các vẻ đẹp chânchất nơi thôn dã. Sườn non, sân chùa những cặp đôi đang ca những lờiquan họ tình tứ, ấm áp tình người và tình đời. Ngày xưa hội mở vàotháng tám còn có thả diều thi. 

Cả một khu vực núi đồi rực rỡ sắc màu, chật ních tiếng người nóicười sảng khoái. Những giọng hát mượt mà len lỏi vào tận trái tim, tâmkhảm những người về dự hội. Khi chiều buông rồi đêm xuống, núi Limvẫn rỡ ràng trong ánh sáng của đèn đuốc và những cuộc bịn rịn chia tay.

Đã thấy từng tốp từng tốp trai thanh gái lịch, những ông già bà cả toả ra bốn phía để trở  về những Hiên Ngang, Hoà Bão, Xuân ổ, Bò Sơn, TamSơn, Tiêu Viềng. 

 Ngày 14 tháng Giêng, trên núi Lim người đến hội vẫn còn đôngđúc. ở Đình Cả, đám rước lại náo nức tán lọng và kiệu đòn quanh hai nhàthờ họ Đỗ, họ Nguyễn. Ngày hôm sau, làm lễ tế trâu và đến 16 tháng

Page 116: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 116/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

666

giêng thì dã đám. Kiệu đòn, bát bửu được đưa về nơi cất giữ để chờ mùaxuân năm sau" 1.

Sau những nghi lễ ấy, hoặc nói đúng hơn, đồng thời với nó làkhông khí bừng say của hát quan họ. Công chúng đến với lễ hội Lim, cóthể xem hát ở trên đồi, núi, xem hát trước và sau chùa, nghe hát tại bến,trong thuyền hay nghe các nghệ nhân hát tại nhà, thú nhất là nghe, xemhát đối đáp cặp đôi (đôi nam- đôi nữ), cả bọn (cả nam và nữ) hay đôinam nữ. Hiện nay, hội chỉ mở   một ngày 13, nhưng trước đó, ngay từtháng chạp, hay sau Tết Nguyên Đán, mọi người mọi nhà, nhất là các cụtừng vang bóng một thời, các nam thanh nữ tú đã lo toan tập hợp bọnquan họ, ôn luyện tập tành; mời bọn khác đến đối đáp thử sức và cũng làdịp để tìm kiếm những giọng ca mới của quan họ mình, tìm bọn quan họ

nào hát tốt để mời về dự hội làng mình, về tìm bạn hát ở làng mình.  Như đã nói, người dự hội có thể nghe - xem hát ở nhiều nơi: trên

đồi, sau chùa, ở nhà và nhiều nơi khác, mà mỗi nơi lại có ngườ i hát khác

nhau, không khí hội khác nhau và sự thẩm nhận khác nhau. Những ngườilàm khoa học rất mê xem-nghe các nghệ nhân, các bọn quan họ hát tại tưgia, vì theo họ, ở đây dễ tìm được các làn điệu, kiểu cách... quan họchuẩn, gốc. Phần đông công chúng thích leo núi, nghe hát sau chùa hay ở thuyền vì nó gắn với cảnh quan hữu tình, nó ngời lên xuân sắc những liềnanh, liền chị quan họ, nó ngọt ngào giọng ca, điệu hát nơi bờ môi, khoémắt... Dù thế, cái đáng để ý khi đi nghe - xem hội hát quan họ, đối với

những nhà khảo cứu không chỉ là địa điểm hát mà chính là diễn trình hátở mỗi nơi, trên thuyền khác trên đồi, ở nhà khác ngoài thiên nhiên. Tathử xem có thật vậy không. 

+ Hát trên đồi (núi) (hát đại trà, thoả mái): 

"... Hát quan họ thường là diễn ra ở ngoài trời. Dù trời không nắng,lúc hát, nam đều che ô, nữ thì nón quai thao che nửa mặt. Ô và nón làmcho người hát thêm duyên, dễ giữ ý tứ với nhau, mà lúc hát, âm thanhcũng nhờ đó trở nên ấm hơn, vang hơn. Hát trên đồi là hát tự do, khôngcần lề lối, chẳng có hạn định, không có hẹn trước, chỉ có tình cờ. Chínhvì thế mà không khí buổi hát thay đổi luôn, hội hát như năng động hơn" 2.

+ Hát trên thuyền (hát tuỳ hứng): 

1 Trích Hội xứ Bắc - Sđd, tr.16,17,18.2 & 2

Thạch Phươ ng - Lễ Trung Vũ, 60 lễ hội truyề n thố ng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội,

1995, tr.97-100.

Page 117: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 117/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

667

"... Mỗi thuyền hát chỉ có hai đôi: 2 nam và 2 nữ. Hai bên phải hiểurõ nhau và phải mời nhau trước. Đã lên thuyền rồi thì không có chuyện

 bỏ cuộc. Hát trên thuyền, giữa cảnh trời nước của mùa xuân đầy thơ mộng là một cách thưởng ngoạn xuân thú vị, tinh tế, cho nên người trongcuộc thường muốn kéo dài giờ phút gặp gỡ..." 2.

+ Hát trong nhà (hát thính phòng): Chủ nhà phải sửa soạn chu đáocả vật chất và tinh thần để đón khách mời. 

"... Từ sáng 13, quan họ kéo tới nhà đăng cai việc nấu nướng khithấy khách, quan họ chủ lập tức ra tận chùa, tay bắt mặt mừng, mời nhauvào chùa thắp nén hương để lễ Phật... Chủ và khách chậm rãi vừa đi vàolăng vừa trò chuyện. Tới nhà, quan họ bạn có thể hát chào ngay, rất tựnhiên... Quan họ đỡ nón, cầm ô, đón bạn vào nhà rồi dâng trầu nước hát

mời bạn xơi. Quan họ nhận trầu, nhận nước và hát cám ơn thịnh tình củachủ. Rồi cuộc hát bắt đầu ngay sau đó. Cứ từng đôi một, mỗi bên mộtđôi, đối đáp nhau theo lối đổi giọng hay đổi lời. Cuộc hát như thi, nhưnglại như chơi... Hát đến trưa thì cỗ bàn cũng vừa xong. Chủ nhà mời bạnnghỉ xơi cơm... Buổi chiều chủ nhà và khách cùng nhau ra chùa thămhội. Trời tối hẳn, cuộc hát lại tiếp tục... và sang canh ba, canh tư mới làgiã bạn... Cuộc chia tay đầy lưu luyến diễn ra vào lúc rạng sáng...” 1.

Tác giả Toan ánh, sau khi ngợi ca tục hát quan họ với “hai ngườichâu miệng vào nhau cùng hát, hai giọng luyện với nhau, tiếng ngânvang, vang vút, tiếng trầm êm ái như ru !” 2; với những giọng cơ bản là

 giọng Sổng, cao vút, đầm ấm nồng nàn, dùng lúc bắt đầu cuộc hát;  giọng Vặt , gồm rất nhiều giọng (cao, thấp, dài, ngắn, vui, buồn...) vụn hơngiọng Sổng, để đôi bên giãi bày tâm sự;  giọng Bỉ   (Vỉ), ngân dài, chua

xót, dùng lúc chia ly và năm giọng trên (tên gọi là lên núi, xuống sông,đường bạn, hù la, tình tang)  dùng để hát lấy giải... đã miêu tả khá kỹlưỡng về một bọn quan họ, về việc mời hát ở hội, mời bạn hát tới nhàhát trắng đêm, hát giải... khá kỳ thú 3 ... Dù sao, như đã dẫn và đã trình

 bày, hát quan họ, dù ở trên đồi, dưới thuyền hay tại nhà, là một lối hátđối đáp, giao duyên, một sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của nềnvăn hoá truyền thống xứ Bắc. Và bên cạnh hát quan họ (cả hát chay và

hát giải), người dự hội còn được biết tục kết chạ, kết bạn (kết nghĩa giúpđỡ nhau, hoặc hai bên chỉ hát với nhau, không hát với bọn quan họ khác);được xem thi cỗ chay, đấu cờ người ngoạn mục, được nghe kể hạnh, xem

1Thạch Phươ ng- Lê Trung Vũ, Sđd, tr 97-100.

2 & 3

Xem Toan ánh, Sđd, tr. 81-106.

Page 118: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 118/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

668

tổ tôm điếm kỳ thú...Tất cả những âm sắc tình cảm, những hình ảnh biểutrưng nơi lễ hội Lim rất dễ ghi dấu trong tâm thức người dự hội, tạo nên

một phong vị riêng, độc đáo, đặc sắc, không dễ nguôi ngoai. Và như thế, lễ hội Lim, lễ hội của vùng đất có những trai thanh gái

lịch từng đi vào tục ngữ: tr ai cầu vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim,  với tục hát quan họ đắm say, với nhiều trò vui cộng cảm, đã và đang rấtđược công chúng ưa thích. Vì thế, năm nào hội cũng đông vui. Ngườichưa đi thì háo hức, người đã đi thì muốn trở lại, người đi nhiều lại càngmuốn đắm mình với những ấn tượng và kỷ niệm về một lễ hội tràn ngậptình ý... Bên cạnh ý nghĩa được bao chứa trong mỗi lễ hội mà ta từng

 biết, lễ hội Lim không chỉ cho ta cơ hội được thưởng thức một sinh hoạtnghệ thuật tràn đầy phong vị xứ Bắc mà còn được tắm mình trong

 phong cách ứng xử, giao tiếp lịch sự, tinh tế của người dân nơi đây.Phong vị ấy-  phong vị của lễ hội quan họ, lễ hội Lim - thực sự có sứcthu hút và quyến rũ lâu bền ./. 

N.L.L

Page 119: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 119/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

670

Hội làng Liên Bạt Hưng Minh 

Hội lễ làng Liên Bạt (ứng Hòa) diễn ra vào mùa xuân, ngày 15

tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Tương truyền đó là ngày sinh của ĐứcThánh đệ nhị, Đức Thánh đệ tam, tục gọi Đặng Xã, Đặng Lang. 

 Ngày 15 tháng 3 chính hội nhưng công việc vào hội diễn ra nhộnnhịp trước đó hai ngày. Ngày 13 tháng 3 dân chúng 3 thôn tụ tập ở đìnhthôn mình. Mọi người bao sái các đồ tế tự, kéo cờ hội, trồng cây nêu, lắpđặt sẵn các cỗ kiệu ở trước cửa đình. Ngày 14 tháng 3 dân các thôn bắtđầu tổ chức rước kiệu, rước thần lên tập trung tế hội đồng ở đình ba thôn.  

Khoảng 9 giờ, đám rước khởi đầu ở thôn Bặt Trung. Sau một tiếng pháo lệnh dân làng nghênh kiệu tiến dần ra đường 22. Đội hình đámrước, đi đầu là đội cờ ngũ phương, sau đến đội rước bát bửu, đội trống,dàn nhạc bát âm, tiếp là kiệu bát cống rước thánh giá. Trên là long ngai

 bài vị Đức Thánh đệ tam choàng áo màu vàng, tên gọi Đặng Lang, em

ruột ông Đặng Xã, cùng anh dạy dân chữ nghĩa, thủ tiết và hy sinh cùngngày với anh ở bãi cấm của làng, nay là lăng Thánh. Kiệu bốn theo sauthánh giá đặt sắc phong và hương nhang thờ thần, hai bên có hai photượng phỗng (kiểu tượng Chàm), mô phỏng tướng giặc bị qui phục. Phùgiá rước là dân bản thôn, ăn vận đẹp, người lớn tuổi phần nhiều mặc theolối cổ truyền, già đi trước kiệu, trẻ đi sau. Đám rước đông vui trong tiếngnhạc lưu thủy cuốn bước chân người.

Đám rước Bặt Trung ra lộ chính thì đi chậm lại đứng ở bên đườngđón đám rước thánh giá Đức Thánh đệ nhị của thôn Bặt Chùa. 

Cùng thời gian trên, ở đình Bặt Chùa, dân bản thôn cũng tổ chứcrước như vậy từ đình ra đường chính. Kiệu bát cống (8 người) của thônBặt Chùa trên là long ngai bài vị Đức Thánh đệ nhị, choàng áo màu tím,tức ông Đặng Xã, anh ruột Đức Thánh đệ tam có công dậy dân Liên Bạt,xây dựng đồn binh chống lại giặc nhà Hán vào thời loạn Vương Mãngnhững năm đầu thế kỷ (8-23 sau C.N). Ông giữ trọn khí tiết không chịuđể thân mình rơi vào tay giặc và "hóa" ở bãi cấm trên cánh đồng phíađông- bắc cạnh làng. Đám rước của thôn Bặt Chùa có khác là thêm hai

Page 120: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 120/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

671

kiệu tư (bốn người). Mỗi kiệu đặt một vị tượng tục gọi là thần đồng, cao1,45m đi song song áp giá  tả hữu kiệu bát cống rước thánh giá ĐứcThánh đệ nhị. 

Khi đám rước thôn Bặt Chùa ra đường chính, đám rước thôn BặtTrung nhường thánh giá Đức Thánh đệ nhị đi trước với ý nghĩa em tôntrọng anh. Hai đám rước của hai thôn nhập một cùng ngược lên đình BặtNgõ đón thánh giá Đức Thánh đệ nhất. 

Lúc này, đám rước của thôn Bặt Ngõ từ đình tiến ra đường chính.Cũng như đội hình của hai thôn Bặt Chùa, Bặt Trung, đám rước Bặt Ngõ

có kiệu Bát cống trên uy nghi long ngai bài vị Đức Thánh đệ nhất, tên làĐặng Sĩ, vị châu trưởng xứ Giao Châu hồi đầu công nguyên có công mở trường dạy học giáo hóa dân làng Liên Bạt. Đức Thánh đệ nhất choàngáo màu xanh. Trước đầu kiệu bát cống rước thánh giá là một cụ già cầmtrống chầu điều khiển kiệu rước. Sau kiệu bát cống có kiệu nhỏ, kiệu tư,rước hòm sắc do các triều đình phong kiến phong cho vị thần và bátnhang thờ. 

Đám rước của ba thôn nhập làm một, rước Đức Thánh đệ nhất đitrước, sau đến Đức Thánh đệ nhị, Đức Thánh đệ tam xuôi về đình bathôn, theo trật tự trước sau cùng vào ngự giá ở sân đình. Long ngai bài vị

 ba vị thành hoàng được rước vào nhà tiền tế - đình trung của đình bathôn. Quả là "Tam quang hợp minh", linh khí của ba vị thần cùng hợp lạitỏa sáng ở nơi này. 

Khi các vị thành hoàng đã yên vị, dân ba thôn lại mang kiệu tư,  tổchức đi rước văn. Đám rước vào nhà cụ Tú Mậu, cụ đồ nhiều chữ Hánnhất làng để rước bài văn tế do cụ đại diện người có học của làng soạnthảo, mang ra đình trình lễ thánh và để chủ tế lễ hội đồng. Trước đó làmlễ dâng hương.

Một bộ phận khác đem kiệu tư về các thôn tổ chức rước Đốn. Rướcđốn là rước cỗ. Lệ xưa cỗ tế của làng không làm cỗ mặn mà đóng toàn cỗchay gồm xôi, chè, oản, quả. Sau khi bày biện xong cỗ tế ở đình ba thôn,các cụ bô lão bắt đầu tổ chức tế hội đồng. Trước khi tế có tiết mục "củsoát" xem mọi nghi thức tế lễ đã đúng lệ chưa. Chủ tế đọc văn tế, có tếtửu, tế văn, tế bánh... Tối tế bán dạ cầu mát. 

Sáng hôm 15 tháng 3, chính hội. Nghi lễ tế trọng thể, uy nghiêm,thành kính trước các vị thành hoàng. Dân làng lần lượt đem mâm cỗ của

Page 121: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 121/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

672

gia chủ tự sắm vào dâng lễ. Xưa, đêm ngày chính hội, làng còn có tục đốtcây bông, một loại pháo hoa do dân trong vùng làm để dân thưởng thứcnghệ thuật pháo sáng nhiều màu, nhiều kiểu nhằm gửi gắm ước vọngmong cuộc sống ngày một thịnh vượng, mùa màng ngày một tốt tươi. 

Chiều 15 tháng 3 trở về đêm, tục xưa, có thêm tiết mục hát nhà tơ (hát ca trù), loại hát chúc thánh, mừng cho dân an khang thịnh vượng. 

Cuộc vui ở đình ba thôn kéo dài sang sáng 16 tháng 3 thì các bô lãotổ chức tế rã. Lệ tục xưa, đại kỳ hội của làng Liên Bạt, vào tháng 3 âm,chỉ kéo dài 3 ngày (14-15-16 tháng 3 âm lịch). Nhưng, gặp những năm

mùa màng tươi tốt, đời sống no đủ, lòng người hòa thuận, dân ba thôn tổchức thêm rước giao quan, thành hoàng ngự giá qua đêm ở các thôn. Xinnêu ra để bạn đọc hiểu thêm về một sinh hoạt văn hóa của làng Liên Bạtthời xưa. Dân truyền rằng, theo tuần tự Đức Thánh đệ nhất về nhà trướcmời hai em đến nhà mình chơi. Dân làng nghênh giá Đức Thánh đệ nhị,Đức Thánh đệ tam tiễn chân Đức Thánh đệ nhất về dinh. Như vậy, ngày16 tháng 3 trở thành một đám rước lớn từ đình ba thôn về đình Bặt Ngõ,cả thảy tới chục kiệu trên một đoạn đường dài. Các cỗ kiệu lại được đặtngay ngắn ở sân đình Bặt Ngõ. Làng làm lễ nhập tịch. Long ngai bài vịcủa ba Đức Thánh lại được đưa vào nhà tiền tế của đình Bặt Ngõ. Ba

Đức Thánh ngự giá một đêm ở đình này. Dân làng tổ chức tế lễ vui chơi.Sáng hôm sau, ngày 17 tháng 3, Đức Thánh đệ nhị lại mời anh ĐứcThánh đệ nhất và em Đức Thánh đệ tam về dinh mình. Thế là lại mộtcuộc rước lớn từ đình Bặt Ngõ đưa ba vị thành hoàng đến đình Bặt Chùa.Đêm ấy, nghỉ lại. Đình Bặt Chùa tưng bừng không khí hội lễ. Sáng 18tháng 3, Đức Thánh đệ tam mời hai anh là Đức Thánh đệ nhất, ĐứcThánh đệ nhị về dinh mình. Ba thôn rước giao quan đưa các vị thànhhoàng từ đình Bặt Chùa về đình Bặt Trung, ngự giá đêm ở đó, tới sáng19 tháng 3 kiệu của thôn nào mới về đình thôn ấy. Trong niềm vui hân

hoan có cỗ kiệu bột phát quay tròn rồi chạy như bay trên đường. Rất lạ,từ trước tới nay, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay xảy ra đã nhiều nhưngchưa hề kiệu nào bị đổ, người khênh kiệu nào bị vấp ngã, xây xát.  

Vào những ngày hội ấy, ở chùa chiền ba thôn (chùa Liên hoa, chùaVĩnh Khánh, chùa Phúc Thiện) tấp nập đông vui các thiện nam tín nữ lễthánh xong thì sang chùa lễ Phật. Nhà chùa là nơi tụ tập của các bà. 

Page 122: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 122/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

673

 Như vậy, thời gian mở hội xuân ở làng Liên Bạt là 3 ngày, từ 14tháng 3 đến 16 tháng 3. Đó là ngày hội lớn trong phủ ứng Thiên xưa.Khác xưa có tế tam sinh (trâu, bò, lợn), ngày nay hội Liên Bạt khôngchuyên chú vào sự ăn uống, mà coi trọng các lễ nghi biểu hiện sự thànhkính các vị thành hoàng làng có công với nước, có nghĩa với dân. Đặc

 biệt tục rước, tế cộng đồng ở đình ba thôn, tục rước thành hoàng giaoquan giữa các thôn sau ngày chính hội 15 tháng 3 đã nói lên ý thức cộngđồng đùm bọc gắn bó nhau trên cùng một vùng đất của dân làng LiênBạt. Tuy ba thôn nhưng là một, bởi chung một làng, chung tình ruột thịtcủa các vị thần. Tinh thần ấy được phản ánh sinh động hàng năm qua lễhội vẫn còn nóng hổi ý nghĩa tình làng nghĩa xóm cho tới hôm nay. 

Rước văn thật là một tục đẹp của dân làng Liên Bạt, nhằm đề caongười già, người có học, âu cũng là sự quí trọng những tri thức văn hóa,hằng nhắc nhở con cháu noi theo gương sáng của các vị tiền nhân, từnghọc hành đỗ đạt, để gắng học tập vươn tới xứng đáng với mảnh đất LiênBạt văn vật. 

Hiện nay, lễ hội làng Liên Bạt vẫn duy trì được những nghi thức tốtđẹp của người xưa. Ngày hội là dịp cố kết dân chúng trong làng vớinhau, là dịp những người Liên Bạt xa quê nhớ về cội nguồn tiên tổ, trở 

về sống giữa tình yêu thương, thắt chặt tình nghĩa trong niềm tự hào vềnhững truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương mình./.  

H.M

Page 123: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 123/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

675

Hội vật võ Liễu ĐôiLê Kỳ 

Vật, võ là một hoạt động vui khỏe có tính chất truyền thống củanhân dân ta. Khỏe để dựng làng, dựng nước, khỏe để giữ làng, giữ nước.Cho nên vật - võ dần dần trở thành một hoạt động thượng võ, một sinhhoạt văn hóa đặc trưng của người Việt, mỗi dịp sang xuân, làng vào đám. 

 Nhưng nếu như ở nhiều nơi vật chỉ là trò vui khỏe, làm đường viềncho hội làng cùng hàng loạt trò vui khác, thì ở Liễu Đôi, vật và võ là toàn

 bộ nội dung của hội làng suốt thời gian hội. 

+ "...Tùng, tùng, tùng...

Trống giục tùng tùng. 

 Hội vật Liễu Đôi 

 Mồng năm cho đến mồng mười 

 Khắp nơi kéo đến, người người đua chen 

Thức ngon, vật lạ như nêm Trai thanh gái lịch về đền cầu may 

Vật tài, võ giỏi cao tay

Quần hồng, áo tía như mây kéo về..."  1 

hay:

Côn quyền la hán, la hào 

Còn như vật võ thì vào Liễu Đôi. 

ở đây các cụ thường nói "cứ nhất niên nhất lệ", Liễu Đôi phải mở hội vật - võ. Hễ trên không cho phép, thì phải vật trộm để "dân khang vậtthịnh", trong làng mới yên. 

Hội vật võ Liễu Đôi, còn gọi là Hội Thánh Tiên, được diễn ra theomột truyền thuyết. Vì vậy trước, trong và sau hội có một loạt nghi thứcvà tập tục kèm theo. 

1 Trích thêm từ  60 lễ  hội truyề n thố ng Việt Nam - Thạch Phươ ng - Lê Trung Vũ, Nxb

KHXH, Hà Nội, 1995, tr.40.

Page 124: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 124/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

676

Hội tổ chức trên khu đất "Nương Cửi" - đất Thánh (với hình thể"tiền tam thái, hậu ngũ nhạc"1), từ sáng mồng năm Tết, mồng mười mớirã đám. Chiều mồng bốn người ta đã dựng xong rạp, đóng xong dóngquanh sới vật. Rạp bằng tre, lợp cót, trong bày hương án, là nơi sẽ để bàivị của Thánh. Cửa rạp mở về hướng đông. 

Thánh là ông tổ vật võ của làng. Tục truyền đó là chàng trai họĐoàn, người Liễu Đôi, vóc người to khỏe (mình cao 7 thước, lưng rộngmấy ôm, dáng đi như hổ). Hôm xưa, vào đêm mồng bốn rạng mồng nămtháng giêng, nương cửi chợt bốc lên. Trong lửa có thanh kiếm và chiếckhăn đào. Mọi người đều thử, nhưng chỉ chàng trai lấy được khăn đào từ

trong lửa và nhấc nổi thanh kiếm. Chàng cầm kiếm vái trời đất, cầm khănđào hướng về đông khấn cầu. Chàng vốn say mê võ vật, từ ngày đượckiếm quí, chàng lại mang kiếm quí ra múa báo hiệu cho bốn phương vềLiễu Đôi vui hội vật võ. 

Quân giặc từ phương Bắc kéo tới. Chàng dựng cờ cùng trăm họ lênđường đánh giặc lập được nhiều chiến công. Chàng kết duyên với nữtướng họ Bùi. Trong một trận giao tranh ác liệt, khi bị tử thương, chàngdặn lại mưu kế đánh giặc, lúc qua đời mặt vẫn hướng về phương bắc nhưmuốn trối trăng điều gì. Nữ tướng họ Bùi đau buồn, quá xúc động, uấtlên mà chết. Dân làng vô cùng thương tiếc, sau khi chôn cất hai người,

liền lập đền thờ ngay cạnh làng, gọi là đền Ông, đền Bà. Cửa đền Ôngmở về hướng bắc, cửa đền Bà hướng về đền Ông. Dân tôn chàng là ôngThánh, nàng là bà Tiên, rồi hàng năm mở hội để tưởng niệm quãng đờimà ngài đã sống. 

+ "Về nguồn gốc của hội vật võ Liễu Đôi có nhiều thuyết, trong  đócó thuyết gắn liền với câu chuyện xa xưa về "Pho tượng nổi" có hìnhdáng một số vật do trẻ chăn trâu bắt được. Thấy hay hay, lũ trẻ xúm vàovật nhau với pho tượng. Nhưng tượng chỉ có một, nên chúng xoay ra thivật với nhau cho ông tượng xem. Mỗi lần như thế, sức khỏe của chúngtăng lên gấp bội. Người lớn nghe chuyện, cũng thử vật xem sao, quả

nhiên được ứng nghiệm. Dân Liễu Đôi bèn lập miếu thờ ông tướng vàhằng năm mở hội vật võ. Nhưng rồi, cùng với tiến trình lịch sử, nhữnglớp phù sa văn hóa kế tiếp  được bồi đắp thêm lên, trong đó có câuchuyện của chàng trai họ Đoàn và nữ tướng họ Bùi. Hai người cùng kếtduyên với nhau. Chàng trai họ Đoàn hy sinh trong một trận chống giặc

1Phía trướ c có ba đống đất cao (Đống á). Phía sau có năm đống đất thấp.

Xưa kia đến hội, trai gái thi tài vật, gái thì tài võ (múa kiếm). Vì vậy hội đượ c gọi là Hội

Vật- Võ.

Page 125: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 125/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

677

 phương Bắc, còn nữ tướng họ Bùi sau đó đã chết trên mình ngựa trongmột chuyến về thăm mộ chồng"1.

Hội gồm những lễ và lệ sau: 

-  Rước Thánh vào dóng: Lễ rước Thánh cử hành vào sáng mùngnăm. Không khí trang nghiêm biểu lộ ở tinh thần thượng võ, lòngngưỡng mộ của dân chúng đi xem. Đi đầu đám  rước là một cụ già taycầm gươm, bước đi giật lùi theo hướng kiệu. Phụ giá mỗi bên 18 ngườiđể đốt lửa hội Thánh. Lễ tế bắt đầu. Vật tế rất đơn giản: oản, chuối vànước trà pha vào nậm. Vì Thánh lúc sinh thời theo đạo Phật, nên nay chỉtế chay. 

-  Lễ phát hỏa: Rước Thánh vào hội dóng, người ta đốt ngay mộtngọn lửa, lửa bốc rừng rực để tượng trưng cho ngọn lửa năm nào cháysáng ở đất Nương Cửi khi chàng trai họ Đoàn nhặt được chiếc gươmthiêng.

- Lễ trao gươm và thắt khăn đào: Trống thiêng vẫn nổi lên. Một cụgià cao tuổi, có uy tín vật võ được làng cử ra nhận thanh gươm trên kiệuThánh, múa trang nghiêm và đẹp mắt rồi trao lại gươm đó cho một đôđoạt giải năm trước, đồng thời cho đô chiếc khăn đào (cũng trên kiệu).Động tác này gợi lại cảnh chàng trai họ Đoàn nhặt được thanh gươmthiêng và khăn đào của trời ban thưởng để rồi từ đó mà thành tài, thànhngười hữu ích cho quê hương. 

-  Lễ múa cờ tụ nghĩa:  Hai đô vật mỗi người cầm một lá cờ đỏ,vuông, vừa đi vừa múa theo nhịp trống từ hai bên kiệu ra giữa dóng vật .

Đây là điệu múa khỏe và đẹp, lúc xoay tròn, lúc lên cao xuống thấp, nhưkêu gọi anh hùng các nơi cùng về tụ hội làm việc nghĩa thuở nào của ĐứcThánh.

-  Lễ thanh động:  Khi tiếng trống ở dóng vật cất lên rộn rã thìchiêng mõ, thanh la ở các chùa, đền lân cận cũng nổi lên đồng thời nhưhưởng ứng, tiếp sức cho Nương Cửi. Tiếng hò reo vang dậy tạo nên

không khí hào hứng của một thời tụ nghĩa dấy binh nổi trận.  - Lệ năm keo trai rốt: Trai rốt là đứa trẻ trai đẻ ra sau cùng tính đến

30 tháng chạp. Cần hai trai rốt, hai trẻ này phải ra dóng mở đầu hội vậtcủa làng. Dĩ nhiên là bố các cháu phải vật thay, vì các cháu còn đang ẵmngửa. Bố đi vắng thì ông nội vật thay. Đây là năm keo vật vờn, vật chovui, cho đẹp. Không phải vật giải nên nhất thiết không ai được làm ngã

1 Thạch Phươ ng - Lê Trung Vũ, Sđd, tr 41.

Page 126: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 126/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

678

ai. Ngã là điều xấu cho cả làng, làng sẽ phạt vạ. Năm keo trai rốt còn gọilà năm keo giao diệt, nghĩa là vật để cầu khỏe, và cũng là giữ bền phongtục và lệ làng, là con người làng này phải khỏe từ lúc lọt lòng.  

- Lệ đô xã làm nền: Tiếp theo là các đô Liễu Đôi vào dóng vật giaođấu mở đầu hội thi và kích thích đô vật các nơi. Khi thiên hạ đã sẵn sàngrồi thì họ được mời vào cuộc thi hết sức gay go và hứng thú. Đô vật hộiLiễu Đôi bao giờ cũng chỉ đóng khố. Có hai loại khố bao và khố bẹ. Khố

 bao là khố may thành túi dựng trấu và chỉ quấn ngang lưng cho êm, chothêm vẻ đẹp. Khố bẹ là khố dài, sau khi quấn xong vẫn thừa hai đầu nhưhai cánh xòe ra trông rất đẹp mỗi khi đô đang cuộc vật trước và sau khi

vật, các đô phải kiêng cởi áo và xỏ áo vào tay phải trước vì tay phải làtay cầm vũ khí, không được mất cảnh giác dù chỉ là trong phút giây.  

Vật ở đây có nhiều kiểu, nhiều miếng vừa hữu hảo, đẹp mắt lại vừaquyết liệt nghiêm túc. Những miếng thường thấy các đô sử dụng là xốcnách, vạch sườn, miếng bò, miếng táng, miếng háng, miếng bành, miếnggồng, miếng bốc, miếng đốc, miếng càn, chớp đảo ngã ba v.v... Đặc biệtLiễu Đôi rất có sở trường về miếng háng. Tục ngữ địa phương đã tổngkết: 

 Miếng sườn Bồng Lạng  

 Miếng háng Liễu Đôi1.

Đối với vật võ ngoài sức lực, các đô còn phải có kỹ thuật, có miếngmới mong thắng được đối phương. Câu cửa miệng của các đô vật "Đôvật mười năm phải nằm vì mất miếng" là một kết luận có tính chất nhànghề. 

Điều khiển vật võ là một người cầm trống. Người này phải hiểu biết, tinh nhanh, trung thực, công bằng. Khi cất lên ba tiếng trống thong

1 Xốc nách: thò tay vào nách đối thủ rồi nâng lên, đệm ngã.

- Miếng sườ n : ghì lưng hoặc cánh tay rồi đệm ngoài.

- Miếng bò: nằm thụp xuống đất chờ sơ hở  để tấn công.

- Miếng háng: thọc tay vào háng rồi lựa thế nâng đối thủ quật ngã.

- Miếng táng: nâng bổng đối thủ lên.

- Miếng bành: xốc nách bế ngửa đối thủ.- Miếng gồng: là miếng tổng hợ p "nguy hiểm" - cướ p hiểm, rút hiểm, quay hiểm,

đệm hiểm, và lẳng hiểm "muốn đánh quại gồng phải thông ngữ hiểm".

- Miếng bốc: thò tay vào háng, bế đối thủ bốc lên.

- Miếng cản: lấy sức khoẻ để cản đối thủ.

- Chớ p đảo ngả ba: bất ngờ nắm lấy ngả ba khố rồi lựa thế quật đối thủ.

Page 127: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 127/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

679

thả là trống gọi vật, khi đánh ba tiếng liên tục là có ý thúc giục các đôhãy gắng lên.

Khi mất trật tự thì gõ tang hai tiếng một và sau đó trương tuần sẽxuất hiện. Kết thúc một keo vật thì gõ tang một hồi ngắn. Ai bị nhấc

 bổng hai chân lên khỏi mặt đất là thua. Trống là một yếu tố quan trọngtrong ngày hội. Người cầm trống giỏi sẽ động viên các đô rất hiệu lực. 

 Những phút giây căng thẳng tiếng trống sẽ góp phần tạo nên khôngkhí náo nhiệt, tưng bừng cho hội. 

Hội rất chú trọng đến sinh mạng và tình nghĩa con người trong lúcthi đấu. Những miếng độc, miếng hiểm như "yếu hầu" "bóp dái" bịnghiêm cấm. Ai cố tình vi phạm sẽ bị trừng phạt thích đáng. Tùy theomức độ vi phạm nặng nhẹ mà có thể bị đuổi ra khỏi dóng, hoặc "treođấu" mấy năm sau. Dân chúng thì nguyền rủa thậm tệ. Họ xem đấy lànhững "thằng lái", những kẻ "nghịch tặc" chứ không còn là người đángtôn trọng nữa. 

Trong giao đấu, ai bị xây xát thì cứ lấy đất trong dóng mà đắp vàokhắc khỏi vì đấy là đất Thánh - đất quê hương che chở cho con người.Xưa kia ông tổ họ Đoàn cũng đã làm như thế mà khỏi. 

Hội bao giờ cũng phải có giải thưởng để khuyến khích dân chúng.

Giải chia làm ba loại: giải cọc, giải thứ và giải cuộc. Giải cọc là giải caonhất, cả hội chỉ có một giải, ai thắng tất cả các đô trong hội thì mới đượcgiải cọc. Giải thứ có ba bậc: giải nhất, giải nhì, giải ba. Mỗi bậc có thể có

nhiều người được giải chứ không độc nhất như giải cọc.  

Giải cuộc là giải thưởng cho bất cứ đô nào đã vào dóng (kể cảthắng lẫn thua). Đây là giải khuyến khích tinh thần say mê vật võ. Sựkhuyến khích ấy đã thu hút được nhiều người tham gia và qua đó có thể

 bồi dưỡng được nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. 

Giải thưởng do khách thập phương góp lại. Được nhiều thì giải to,được ít thì giải nhỏ. Đã có năm giải cọc được nhận khá nhiều: một nồi

 ba, năm mâm thau, hai vò rượu tăm, một thùng nếp, một ô lục soạn, mộtkhăn xếp, năm mươi quan tiền. Song cũng có năm giải cọc chỉ được vài ba chục quan mà thôi. Tuy nhiên, những người được giải dù to hay nhỏđều lấy làm vinh dự vì: 

"Một trăm tiền công không bằng một đồng tiền thưởng". Nó là lộc,là khước, có ý nghĩa linh thiêng. Trước khi vào vật, các đô phải đến lễThánh rồi "vuốt giải". 

Page 128: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 128/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

680

 Nhưng đâu chỉ riêng các đô, khước hội là của mọi người, ai cũngcó quyền chung hưởng và vun đắp hội với tấm lòng thành kính của mình.Vì vậy mà trước cổng hội bao giờ cũng có một thiếu nữ cầm bó hươngđang cháy để tặng cho khách mỗi người một cây và khách cũng phải giữcho hương luôn đỏ vì "hương có đỏ thì võ mới thiêng". 

Vật võ Liễu Đôi quả là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, có nhiềuđiều đáng lưu tâm. Vì sao hội lại có tính bền bỉ, trường tồn như vậy?Phải chăng ở Liễu Đôi, vật võ đã trở thành một nhu cầu tất yếu trongcuộc sống thường ngày mà ông tổ họ Đoàn kia là một biểu tượng tốt đẹpkết tinh tất cả mọi ước muốn suy tư của họ - là cái cớ để họ hành động.

Liễu Đôi ngày trước là một xã nhỏ có năm làng. Đây là một vùngchiêm trũng điển hình (trũng nhất huyện Thanh Liêm) đất đai hầu hếtchìm dưới mặt nước."Ngoi qua mười mẫu, đấu thổ hai sào, thì vào LiễuĐôi" là một thực tế không ai có thể chối cãi. Dân ở đây chủ yếu sống vềnghề nông. Công việc đồng áng hết sức vất vả, khó khăn, mùa màng bấp

 bênh, thất bát đời sống trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nói chungrất khổ. Điều kiện canh tác khó khăn đã buộc nhiều người phải đi nơikhác làm ăn. Những người ở lại phải quanh năm vật lộn với sóng gió mớicó hạt cơm bỏ miệng. Những câu ngạn ngữ: "Sóng gầm con bú, sóng húmẹ ăn", "Sống ngâm da, chết ngâm xương", "Hạt nổi phần chim, hạt

chìm phần cá", "Sấu Thượng hò reo, đầm Động treo cày" v.v... đã đượcra đời từ thực tế làm ăn đó. 

Liễu Đôi cũng là vùng có mật độ mộ Hán khá cao, có nhiều di chỉkhảo cổ quí có liên quan đến văn hóa , lịch sử chung. Liễu Đôi và vùnglân cận là nơi còn bảo lưu được một kho tàng văn học dân gian hết sứcphong phú mà công trình. Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi đã ghinhận 1.

Lại có thể rằng: quân xâm lược phương Bắc đã đặt chân đến đâykhá sớm nên con người ở đây càng cần thiết có một sức khỏe và một thóiquen rèn luyện cơ bắp để tồn tại. Chính vì vậy mà dân chúng Liễu Đôi

trai cũng như gái phải vật võ rồi say mê vật võ. Nó trở thành một nếpsinh hoạt thường tình như mọi sinh hoạt khác nên cũng chẳng cần ai bảoai cứ thế mà làm. Trẻ đi chăn trâu cũng vật, người lớn nghỉ giải lao trênruộng cũng vật, bạn bè chơi với nhau cũng vật! Cái đống á nổi lên giữaruộng đã bao nhiêu lần là dóng vật "dã chiến" của những bậc thợ càyLiễu Đôi. Quả là họ đã: 

1 Bùi Văn Cườ ng và Nguyễn Tế Nhị sưu tầm, biên soạn, Nxb KHXH, 1982.

Page 129: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 129/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

681

Vật trâu, vật bò, vật gò, vật đống  Vật sang canh còn dành keo nữa 

Vật nổ trời nổ đất vật cho cật thành thau

Chè hàng nồi, xôi hàng chõ, võ hàng đời. 

 Người Liễu Đôi có mục đích rõ ràng. Vật võ là để cho khỏe người,để có đủ sức mà sản xuất, mà chống ngoại xâm chứ không phải là mộttrò du hí, một trò tranh chấp hơn thua của những kẻ muốn "làm anh, làmchị" thiên hạ: 

 Ngàn năm võ vật đua tài, 

Vạn năm sông rộng núi dài tổ tiên. 

Đó là ý nghĩa của mỗi người. ý thức đó như nằm trong tiềm thứcmỗi người dân Liễu Đôi mà ngày hội chỉ là sự nở rộ của những bông hoađẹp nhất. 

Tinh thần vật võ Liễu Đôi như một ngọn lửa âm ỉ trong lòng ngườidân vùng này, không kể giới nào, tuổi nào. Thi vật võ trở thành một tụclệ đẹp rồi mọi người tham gia. Đã là tục lệ thì không thể thiếu được.Bằng mọi cách họ cũng phải tổ chức vật võ đầu năm. 

Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, vì sợ dân chúng tụ tập sẽ gây rắc rối

cho chúng nên cứ ba năm, chúng mới cho làng mở hội một lần. Nhữngnăm không được mở, làng vẫn lén lút cử một đôi trai rốt ra đền Ông vậtnăm keo "lấy đủ lệ" - vừa là để cầu may, vừa là để cho hội không bị giánđoạn - vì vật võ là để cho "nhân khang, vật thịnh". Không vật là không"phải đạo" dân làng ốm yếu, mùa màng sẽ xấu. Làng mở hội dân chúngmới dựng rạp rất vui. Họ sẵn sàng góp tre, góp tiền cho hội để đóng góp,dọn đường Thánh về, ôn lại võ nghệ, chuẩn bị món ăn đặc sản đồngchiêm (ốc bung, gà đồng) mời chào khách lạ. 

Tinh thần thượng võ ở đây được khích lệ đến mức rất cao. Ai biếtvõ nghệ sẽ được xem là con nhà "nòi giống" sẽ làm nên mọi sự nghiệp

trong đời. Còn những ai không có võ nghệ thì bị xem là giống "lạc loài"và dĩ nhiên là không thể làm nên tích sự gì cả. 

Con nhà võ - ngõ cửa đợi hiền tài 

Con nhà lạc loài - cầm gươm thành kẻ cướp. 

Dân Liễu Đôi vẫn luôn luôn tự hào mình là dân "ăn cơm nắm, nằmđầu hè, nghe giảng võ". Đối với họ, cái đẹp trước hết phải là khỏe - chân

tay rắn chắc, cơ bắp nở nang, khỏe, nhưng phải biết võ mới là khỏe đẹp. 

Page 130: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 130/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

682

 Ai ơi con gái Bằng Khê 

Vai nó dề dề lưng nó cong cong  

Thế mà múa kiếm tập đòng  

 Làm mấy đô vật phải lòng quay tơ. 

Đó là hình ảnh một người con gái được xem là đẹp. Đẹp vì múakiếm, tập đòng giỏi, còn vai nó "dề dề" lưng nó "cong cong" thì khôngthành vấn đề. 

Ca dao, tục ngữ Liễu Đôi đã hết lời ca ngợi những người say mêvật võ, chịu khó luyện rèn và cũng hết lời chê bôi những kẻ lười biếng

không chịu tập tành. Tuy có phần cường điệu, cực đoan, nhưng vẫn hợplý khi con người dùng cơ bắp để làm phương tiện bảo vệ hạnh phúc riêngchung (cá nhân và cộng đồng) thì dĩ nhiên cơ bắp sẽ là đối tượng của cáiđẹp mà con người đang vươn tới. 

Do tinh thần thượng võ và ý thức tự khổ luyện mà nhiều đô củaLiễu Đôi đã nhiều phen giành phần thắng trong các trận đấu. Đó lànhững ông Tóp, ông Tùng từng giữ giải cọc hai - ba năm liền, là những

 phó Thụ, Năm Pha, Ba Thầu từng đi tranh giải ở Hải Dương, Hưng Yên,Bắc Giang, Bắc Ninh và mang về những thành tích tốt đẹp làm rạng rỡ xóm làng.

Vật võ Liễu Đôi phong phú như vậy nên đã thu hút được khách tứxứ về với hội. Đặc biệt là trong hội này ta thấy rất nhiều phụ nữ vàotranh giải và những đường kiếm điêu luyện của chị em đã làm cho cácđấng nam nhi phải kinh ngạc: 

 Lưng ong ai uốn nên cong  

 Để cho kiếm vẽ một vòng như sao. 

Các đô vật, võ tứ phương ấy đã mang về Liễu Đôi những kinhnghiệm nhà nghề quí báu. Người Liễu Đôi biết tôn trọng, biết học tập tàinăng của bạn, đã kịp thời nhận xét, tổng kết rút ra bài học cho mình: 

 Đấu với Phú Thiệu thì liệu mà về   Đấu với Ngạc Khê thì thuê người rước. 

Hoặc: 

Sa vào miếng mét phải tụt ra ngoài

Sa vào miếng soài phải gài vào ngực v.v... 

Page 131: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 131/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

683

Tiến trình trước, trong và sau hội vật võ Liễu Đôi với một hệ thốngnghi thức và tục lệ chặt chẽ và có mối liên hệ hữu cơ nhiều chiều - giữacác tục lệ, giữa các thôn làng theo chiều dài lịch sử chưa xác định đượcrõ ràng do tính thời gian của nó - đã làm cho hội vật võ Liễu Đôi nổi bậttrên cái nền vật võ có truyền thống của toàn huyện Thanh Liêm. 

Thật vậy, tài liệu điều tra đã cho biết, tất cả các xã trong huyện dù ở  bên này hay bên kia dãy núi đất, dù ở bên này hay bên kia sông Đáy, mỗihội làng đều có mục đua tài vật hoặc võ. Đặc biệt hơn, tính phổ biến củatinh thần thượng võ ấy dường như được kết tinh trong một hiện vật quí,tình cờ chúng tôi biết được, hiện vật ấy tới nay cũng chưa thông báo rộng

rãi và chính thức. Đó là pho tượng đá tròn có hình hai đô vật đang ômnhau vật ở một thế đẹp: đầu mỗi đô gối vào vai đối phương thân cởi trần,đóng khố, ghì chặt lấy nhau, chưa phân thắng bại. Tượng được đục từ đáxanh nguyên khối, cao 30cm ngang 30cm, dày16cm, lưng dài 17cm,nặng ước 15 kg. Tượng vẫn thờ ở ngôi đền nhỏ gần ga Phủ Lý. Trongcuộc chiến tranh phá hoại, bom đạn Mỹ đã phá đền, và pho tượng bị tổnthương theo: một đầu đô vật bị vỡ, văng mất xuống ao, nay chưa tìmđược. Tượng như còn ở dạng phác thảo, chỉ có thể gọi là một tác phẩmhoàn chỉnh ở chỗ nó đã thể hiện được ý đồ chính của tác giả. Bộ mặttượng sơ sài, toàn thân người chưa trau chuốt nhưng dáng vật và thế

đứng là rất tiêu biểu. Dường như yêu cầu của quần chúng là có một vậtthiêng để thờ, biểu trưng cho vùng vật võ được xác định. Tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật cùng tồn tại trên khối tượng thờ này. Giá trị củatượng là ở chỗ vô danh - tác giả vô danh, nhân vật tượng vô danh -;

nhưng chính vì vô danh mà trở thành phổ biến. Cảnh hai đô vật nhau, cầngì phải hữu danh? Đó là một hoạt động vui khỏe của vùng này. Cho nênnhìn khối tượng, hiểu rằng đây là lúc giải trí, hay là lúc luyện rèn, hay làmột "pha" của hội làng, đều được và đúng. 

Dân chúng, thông qua pho tượng vật thờ này như muốn biểu lộ mộtý định: cần tôn thờ hành động này, tục lệ này, giữ lấy truyền thống này!

Thật trung thực mà giản dị biết bao! Vì sao hội vật võ trở thành phổ biến, ở đây (toàn huyện ThanhLiêm, một phần huyện Bình Lục và ý Yên) mà đặc biệt lóe sáng ở LiễuĐôi? 

Rẻo đất này - chạy dài trên dãy núi đất Thanh Liêm - xưa kia vốn làrừng rậm và đầm lầy. Liễu Đôi lại là nơi trũng nhất - cái rốn của huyện -

cứ đến mùa nước nổi là dân phải lên gòi đống trú thân giữa sóng nướcrền rĩ đêm ngày. Phải chăng ở một làng quê như thế, con người - trai, gái,

Page 132: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 132/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

684

trẻ, già - phải khỏe mới chống nổi sóng gầm, sóng rú. Phải khỏe mới trụlại được nơi đây mà sinh cơ lập nghiệp. Phải chăng trước hết và trên hết,là nhu cầu sinh sống, ăn ở hàng ngày của từng cá nhân cũng như cả cộngđồng buộc con người phải tìm phương thức bổ sung để vẫn giữ được quênhà, mà đuổi được giặc. Lúc này võ sẽ nhập với vật. Vật - võ trở thànhnhu cầu tài năng, trở thành tài sản vô giá, bất tận để bảo vệ sự sinh sốngvà giống nòi. Và truyền thống thượng võ, kéo theo truyền thống đạo đức(tôn trọng nhân phẩm trong luật vật, nam nữ bình đẳng trong hội khỏe),trở thành một nếp sống, một phong tục mà nhân dân ý thức được, phảigìn giữ như vật thiêng, phải "nhất niên, nhất lệ" rèn luyện cho toàn dân,

tạo nên một khả năng bất khuất vô địch trong cuộc vật lộn với thiênnhiên cũng như chống trả kẻ thù xâm lược, giữ làng, giữ cả vùng quê đểgiữ cả đất nước yêu dấu. 

"Bên cạnh hội vật Liễu Đôi, còn có một số tập tục mang tinh thầntruyền thống dựng nước và giữ nước của một vùng đất như lễ Chém chữ  (lễ trảm tự) vào giữa đêm 30 Tết, tục Thi nói vè nối đêm, Thi món ăn đặc

 sản, trong đó đáng chú ý là lễ  Chém chữ. 

Tương truyền xưa có một vị tướng đời Trần đã về nơi đất này tổchức thao luyện binh sĩ, khi xuất quân đánh giặc có để lại cho 5 làngvùng Liễu Đôi tập binh thư có tên là Võ trận. Tập sách được coi như một

 báu vật và được bảo vệ cẩn thận, bí mật. Từ đó, trải qua nhiều đời, ở LiễuĐôi, đến 30 Tết, tại chùa Ba Chạ có tổ chức lễ Chém chữ . Gần đến giaothừa, các tộc trưởng, thay mặt cho các họ trong thôn, mặc áo lễ, đeogươm, quì trước bàn thờ Thánh, ở trước mặt có trải một băng giấy trênđó có ghi tất cả những chữ đầu trang của tập Võ Trận. Đúng giao thừa,tất cả đèn nến đều vụt tắt, mỗi tộc trưởng rút gươm chém một nhát trên

 băng giấy. Xong, đèn bật sáng. Người ta căn cứ vào đoạn băng giấychém trúng để xem xét từ chữ nào (cũng có nghĩa là trang nào) của tậpVõ trận, để từ đó tổ chức hướng dẫn, động viên con cháu học tập, rènluyện cách bảo vệ đất nước. Đằng sau nghi thức có vẻ huyền bí này, lễ

Chém chữ   phản ánh ý thức của những thế hệ dân cư ở đây trong sựnghiệp bảo vệ quê hương. 

Đến Liễu Đôi dự hội vật võ vào đầu xuân, ngoài việc ôn lại tinhthần truyền thống, chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa địa phương,tham dự các cuộc thi tài, khách còn có thể thưởng thức những thú vuinhư hát đối đáp, nghe những khúc dân ca trữ tình nơi đất đồng chiêm,nếm những món đặc sản do bàn tay chế biến khéo léo của các bà, các chị

Page 133: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 133/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

685

mang đến hội thi để tranh tài như: lươn nấu măng, gà đồng (ếch), ốc bồhóng, chè bà cốt, rượu tăm v.v..." 1./.

L.K

1 Thạch Phươ ng - Lê Trung Vũ, Sđd, tr44

Page 134: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 134/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

687

Lễ hội làng Linh ĐàmNguyễn Hữu Thức 

Thôn Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì là một làngViệt cổ nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội. Làng có một ngôi đình lớn, kiếnthức kiểu chữ công (I), gồm đại bái 5 gian và hậu cung 3 gian, mang

 phong cách nghệ thuật cuối Lê đầu Nguyễn. 

Đình toạ lạc trên địa thế đẹp, vốn là gò đất cao, cảnh quan thoáng

rộng, cửa đình trông ra đầm Linh Đàm, một đầm lớn của huyện ThanhTrì rộng 27 ha, trước Cách mạng tháng Tám đầm này còn có tên gọi làđầm Vân do làng Pháp Vân cùng xã cai quản. 

Theo văn bia Phụng sự hậu thần bi ký hiện ở một ruộng cạnh đềnthì đình Linh Đàm vốn là đền thờ, đến năm Chính Hoà thứ 9 (1688) cóvương phủ thị nội cung tần Trần Thị Ngọc Tể đã đặt ruộng 4 mẫu 1 sàocùng 600 quan tiền cổ vào thôn Linh Đàm và 4 mẫu 5 sào cùng 300 quantiền cổ vào thôn Đại Từ xin làm hậu thần, hậu Phật để dân làng hai thônkỵ giỗ cho bố mẹ thân sinh và bản thân bà. Nhờ số ruộng tiền trên haithôn phát canh thu hoa lợi hàng năm thực hành các lễ tiết cúng giỗ đồng

thời tu sửa đền, chùa trong xã. Bức đại tự treo ở gian giữa đại bái đình Linh Đàm có hàng  chữ

“Tối linh từ” (đền tối linh), thêm một cứ liệu chứng tỏ một thời đìnhLinh Đàm là một đền thờ thần linh thiêng ở trong vùng. Sách  Di tích lịch

 sử văn hoá Việt Nam- Nxb Khoa học xã hội- Hà Nội 1991, dựa vào mộtsố thư tịch Hán Nôm cho biết đền Linh Đàm còn có tên gọi là đền HiểnKhánh.

Rõ là thuở ban đầu đền Linh Đàm là trung tâm tín ngưỡng thuỷthần của nhiều cụm cư dân ở vùng đầm Linh Đàm, sau đó do sự pháttriển dân số, lần lượt cụm cư dân đề xuất với Nhà nước thành lập đơn vị

hành chính riêng và dân làng đã chủ động xây dựng đình thờ thần củalàng để độc lập sinh hoạt văn hoá. Sau này đền Linh Đàm chỉ còn là nơitín ngưỡng thuỷ thần riêng của làng Linh Đàm và chuyển tên gọi là đình.  

Đình Linh Đàm thờ vị thuỷ thần tên chữ là Bảo Ninh. Tư liệu sớmnhất ghi chép về vị thần Bảo Ninh là truyện Chằm Lân Đàm chép trongsách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh- Kiều Phú tập hợp loại truyện

Page 135: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 135/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

688

cổ dân gian sưu tầm và biên soạn ở thế kỷ XV. Hiện nay dựa vào cuốn

thần phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn vào năm HồngPhúc nguyên niên (1572) và truyền thuyết ở địa phương thì sự tích vịthần thờ ở đình Linh Đàm như sau: vào thời nhà Trần có nhà nho danhtiếng là Chu văn An thi đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan,khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314- 1323), đời Trần Minh Tông, ông trở về quê mở trường dạy học ở xã Cung Hoàng, huyện Thanh Trì (Hà Nội).Học trò trong nước theo học thầy rất đông, trong số đó có một thư sinhrất chăm đến nghe thầy giảng nhưng không rõ tung tích. Thầy cho trò lầntìm mới hay thư sinh đó học xong từ trường học ở Cung Hoàng đi ra đámlau sậy bên bờ đầm Lân Đàm (nay là đền Gàn) thì mất tích. Chu Văn An

 biết đó là thuỷ thần liền bảo với đồng học “Việc dạy dỗ của thánh nhânkhông phân biệt người đến học thuộc loại nào nên chớ đối xử khác với bạn”. 

Thời ấy, phải năm đại hạn, ruộng đồng khô nẻ, ao hồ cạn nước,cây cối úa vàng, cháy khô, mùa màng thất bát dân tình đói khổ. Thươngcảnh dân tình khốn khổ vì thiếu nước, Chu Văn An liền gọi chàng thưsinh là thuỷ thần đến khuyên bảo có cách gì giúp dân. Chàng thư sinhsuy nghĩ trong chốc lát rồi khảng khái thưa với thầy: “Luật trời rấtnghiêm nhưng lời thầy bảo cũng rất trọng. Trái ý trời không thể tránhkhỏi tội nhưng huỷ thân mình để hoàn thành điều nhân, lời dạy của thánh

nhân từ xưa không thể bỏ nay sao dám chối từ. Tiếc là còn một chútnước trong cái nghiên mực này không mưa khắp thiên hạ được mà chỉ đủtrận mưa nhỏ cho một tổng thôi. Sau này nếu xẩy ra điều gì lạ, xin đượcthầy đoái thương”. Dứt lời, chàng thư sinh ấy đứng ở sân trường Hoàng

Cung lấy nghiên bút ra đổ nước mài mực và dùng bút thấm mực vẩykhắp bốn phương. Mực son vung lên trời thành sấm chớp. Mực đen vunglên trời thì mây đen kéo đến và mưa tầm tã, nước đen như mực. Mộtvùng bản tổng nhờ đó có nước cấy cày, nhân dân rất đỗi phấn khởi. Saumột tuần mưa, chàng thư sinh từ trường vội đi về đầm Linh Đàm, quasông Tô Lịch bỗng trên trời có tiếng nổ lớn. Thầy trò ra đầm được tin cómột xác thuồng luồng nổi lên ở đầm và trôi dạt về cửa sông Tô Lịch gặpsông Nhuệ Giang thuộc địa phận  khu đất Cầu Bươu, xã Thanh Liệt,huyện Thanh Trì. Chu Văn An cùng học trò và dân chúng trong vùng maitáng xác thuồng luồng. Nay mộ Đức Thánh Bảo Ninh vẫn còn ở nơi đó. 

Page 136: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 136/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

689

Truyền rằng, chỗ nghiên mực vị thần ném rơi biến thành đầm

nước đen lớn gọi là đầm Mực nay thuộc Quỳnh Đô (Thanh Trì) và quản bút rơi xuống thành hình đất làng Tả Thanh Oai. 

Hiện nay ở trong vùng có 8 làng thuộc 4 xã lập miếu duy trì tínngưỡng thờ thần thuỷ Bảo Ninh. Đó là các làng Pháp Vân, Linh Đàm,Bằng A, Bằng B, Tứ Kỳ (xã Hoàng Liệt), Tựu Liệt (xã Tam Hiệp), ĐạiTừ (xã Đại Kim), Hữu Thanh Oai (xã Hữu Hoà), huyện Thanh Trì (Hà

 Nội). 

 Như vậy, dựa vào sách Lĩnh Nam Chích Quái, chúng ta biết đượcrằng sớm nhất vào thế kỷ XV, thời điểm cuốn sách được biên soạn, ở vùng Thanh Trì đã duy trì tín ngưỡng thờ thuỷ thần với tên mĩ tự là Đức

thánh Bảo Ninh và đền Linh Đàm là trung tâm tín ngưỡng thờ thuỷ thầncó danh tiếng trong vùng. Cốt truyện lúc bấy giờ như sách trên ghi chépthể hiện mối quan hệ giữa thầy dạy học và trò là thuỷ thần. Trò sẵn sàng

làm theo lời thày. Sách chép rằng “Thần Lân Đàm chính là thần rồngvậy. Xưa thần thường hóa thành người để tìm thày học đạo. Thầy học lấylàm lạ bèn tìm chỗ ở của thần, thấy thần náu ở trong chằm. Thầy họcthường tra hỏi, thần bèn nói thực rằng: “năm nay trên thiên đình ngừngviệc làm mưa”. Thày học có nài thần làm ra mưa. Thần bất đắc dĩ phảinghe lời. 

Sau trong chằm có biến động, thầy học tới chằm thấy thần hút

nước trong nghiên phun thành mưa mực để trừ hạn hán. Thượng đế cholà việc đã tiết lộ bèn bắt tội thần. Thấy thần nổi ở trên chằm, thầy học thuvề an táng, nhân đặt tên là Long Đàm, sau đổi thành Lân Đàm. 

Thần rất là uy linh, hiển ứng. Đền thờ thần đặt ở xã Lân Đàm,huyện Thanh Đàm (tức Linh Đàm, Thanh Trì ngày nay). Đời đời thầnđược phong làm Trung đẳng thần”. 

Sau đó, đến thế kỷ XVI khi Đông các đại học sĩ Nguyễn Bínhsoạn thần phả chép sự tích thần làng, ông đã cụ thể hoá người thầy củathuỷ thần chính là Chu Văn An. Điều này phản ánh uy tín của nhà giáolớn Chu Văn An ảnh hưởng rất sâu rộng trong tầng lớp nho sĩ và daanchúng vùng Thanh Trì, quê hương ông, đồng thời cũng là nơi ông từ quansau khi dâng “Thất trảm sớ” chém 7 kẻ nịnh thần nhiễu nhương triềuTrần không được vua chấp thuận đã về Thanh Trì mở trường dạy học.Danh tiếng của Chu Văn An lớn đến mức ở cõi nước cũng biết và thuỷthần tìm đến thầy để học đạo làm người. Tài đức của thầy lớn đến mức

Page 137: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 137/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

690

cảm hoá được thuỷ thần dám tiết lộ thiên cơ, hy sinh thân mình vì lợi ích

của dân. Xưa kia, lễ hội thuỷ thần đền Linh Đàm diễn ra khá lớn vào tháng

8 âm lịch. Ngày 16/8 bô lão đại diện các thôn tụ họp ở miếu Gàn (BằngLiệt, tương truyền là nơi thuỷ thần từ đầm Linh Đàm hiện thân thànhngười đến Cung Hoàng học thày Chu Văn An bày tổ chức tế lễ, sau đócác bô lão du thăm mộ Đức Thánh Bảo Ninh ở xã Thanh Liệt. Ngày naylà ngày hoá của đức Thánh Bảo Ninh. Ngày 18/8 cả tổng cùng hội họp tếcộng đồng. Theo Tên làng, xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 (Nxb Khoa học xãhội H.1981) thì thôn Linh Đường nằm trong tổng Quang Liệt gồm 7 xã,thôn: Quang Liệt (nay có tên là Thanh Liệt), Bằng Liệt (nay là Bằng A,

Bằng B), thôn Pháp Vân, thôn Tứ Kỳ thuộc xã Hoàng Liệt, thôn LinhĐường, thôn Đại Từ thuộc xã Linh Đường, Tựu Liệt. 

Các thôn trong tổng rước lễ từ đình làng đến miếu Gàn thuộc thônBằng Liệt, hạ kiệu trước miếu để quan viên, bô lão vào tế. Tế lễ xong đếnchiều các thôn rước kiệu cỗ trở lại đình làng. Những năm gần đây một sốcông trình nghiên cứu folklore đã minh chứng rằng miếu Gàn hoặc Cànchính là dấu tích của nơi thờ cá- một tín ngưỡng thuở sơ khai của ngườiViệt. 

Sau ngày hoà bình lập lại việc tổ chức rước lễ và tế hàng tổngkhông còn duy trì nữa. Dân thôn Linh Đàm tổ chức hội làng truyền thống

vào ngày mồng 10 tháng hai âm lịch. Diễn trình của hội như sau:  Ngày mồng 9 tháng hai dân làng dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ

xóm và lau rửa các đồ tế lễ ở đình, lắp ráp kiệu, quân kiệu. Xưa làng cóhai giáp (Giáp Thượng và Giáp Đông), có một ao chung. Ngày này traiđinh tát ao đánh bắt cá chọn con to để hôm sau làm cỗ thờ. 

 Ngày mồng 10 tháng hai dân làng Linh Đàm tổ chức lễ hội truyềnthống. Sau những nghi lễ tế thần do các cụ ông tiến hành từ 5 giờ sáng,làng tưng bừng vào cuộc rước. Hai cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàngđược kê đặt ngay ngắn ở sân trước cửa đình. Cụ từ cùng các vị chức sắccủa làng vào hậu cung mang long ngai bài vị Đức Thánh Bảo Ninh vàmột choé nước lớn ra đặt vào một kiệu. Lại vào hậu cung đem ra chiếc

 bài vị bà chúa Trần Thị Ngọc Tể ra đặt vaò kiệu thứ hai. Bài vị bà chúaTrần được dân làng thờ hậu trong hậu cung đền ở đầu hồi gian phía bên

trái (nhìn từ trong ra). Đám rước được tiến hành theo trật tự sau: Đi đầulà đội cờ, tiếp đội nhạc gồm trống, dàn bát âm, đặc biệt đội nhạc có một

Page 138: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 138/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

691

chiếc cồng lớn do một cụ già đánh tạo ra hiệu lệnh dẫn độ kiệu Thánh.

Sau đó kiệu Đức Thánh Bảo Ninh do 18 trai niên chưa vợ đổi vai nghênhrước, tục gọi là kiệu Thánh Ông. Tiếp là kiệu bà chúa Trần do 18 con gáilàng chưa chồng đổi vai rước, tục gọi là kiệu Bà Chúa. Phù giá kiệu làngười cầm lọng, cầm tàn và dân làng. 

Đám rước khởi hành vào hồi 7 giờ sáng từ  đình làng đi quanhlàng Linh Đàm, qua làng Đại Từ xuống tới vực Tựu thuộc thôn TựuLiệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Tương truyền, đầm tựu làdấu tích nơi Đức Thánh Bảo Ninh bị trời phạt. Các cỗ kiệu được đặt bên

 bờ vực Tựu, các bô lão đón chóe nước xuống vào kiệu làm lễ tế tạ vàrước kiệu Đức Thánh Bảo Ninh, kiệu bà chúa họ Trần về đình làng hoàn

giá Thánh vào cung, lại đặt choé nước vào bàn thờ Thánh. Nước nàydùng làm nước cúng thần suốt trong năm. 

Bô lão trong làng tiếp tục tổ chức tế lễ. Điều đáng lưu ý là làng phải làm mâm cỗ cá cúng thuỷ thần. Những con cá to đánh bắt từ ao làngđều phải chặt bỏ đầu, có món nướng hoặc rán chín và món cá nấu dấmrượu và nghệ. Việc cỗ cúng có hèm cá bỏ đầu liên quan đến sự tích vịthuỷ thần làng Linh Đàm thờ bị trời phạt đánh mất đầu chỉ còn thân xácnổi lên ở đầm. 

 Ngày hội ở đình Linh Đàm có tổ chức các trò diễn dân gian như ở sân đình chơi đánh cờ người, ao đình chơi trò bắt vịt, ngoài đầm hai giáp

thi bơi thuyền tạo không khí sôi động cho ngày hội truyền thống củalàng.

 Như vậy, lễ hội thờ thuỷ thần ở đình Linh Đàm là một lễ hội dunghợp nhiều lớp tín ngưỡng văn hoá ở nhiều thời kỳ lịch sử. Thuở ban đầulà lễ nghi của các cư dân sông nước làm ăn sinh sống trong vùng đầmLinh Đàm tôn thờ thần cá ở miếu Gàn. Tiếp đó, lễ hội Linh Đàm được bổsung thêm lớp nghi lễ nông nghiệp (rước nước) phản ánh ý nguyện củangười nông dân cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dântình no đủ. Tín ngưỡng ấy đến thế kỷ XVI lại bị lịch sử hoá với sự xuấthiện của nhà nho Chu Văn An tài đức để có thêm ý nghĩa mới, chứng tỏ

sự ảnh hưởng của Nho giáo vào các tín ngưỡng dân gian thông qua đó đềcao vai trò của Nho giáo và Nho sĩ đối với đời sống văn hoá dân tộc. Thếkỷ XVII, hội làng lại được bồi đắp thêm việc rước kiệu bà chúa họ Trầnmà sắm vai chính là các cô gái làng ghi nhận công đức của bà chúa đãđặt ruộng và tiền của cho công việc tu tạo đền, chùa và sở cậy dân làngthờ hậu cho mình. Điều đó chứng tỏ thời kỳ này xã hội phong kiến Việt

Page 139: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 139/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

692

 Nam có sự cởi mở về tư tưởng nên người phụ nữ đã có vai trò tích cực

góp phần làm cho hội làng ngày một phong phú và linh thiêng trong đờisống dân dã ở một vùng quê ngoại thành thủ đô Hà Nội, hướng conngười thoát thực, vươn tới cõi thiện, mong cho cuộc sống ngày một tốtđẹp hơn./. 

N.H.T

Page 140: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 140/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

693

Đền Lộ-truyền thuyết và lễ hội NguyễnMinh

San

Từ Thủ đô Hà Nội theo đường Quốc lộ 1A, xuôi về phía Namchừng 14 cây số, tới Ngọc Hồi, rẽ trái chừng năm cây số nữa, du kháchsẽ tới xã Ninh Sở thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây -  Nơi có ngôiđền Lộ (Đại Lộ từ) cổ kính và là một danh thắng đã bao đời ở vùng quê

Bắc Bộ. Cái riêng của vùng quê Ninh Sở làm người ta nhớ, làm người ta

không thể quên chính là văn hoá - tín ngưỡng và lễ hội đền Lộ diễn rathường niên vào mỗi độ xuân chín. 

Đền Lộ trước năm 1945 thuộc xã Đại Lộ tổng   Ninh Xá huyệnThanh Trì tỉnh Hà Đông. Sau nhiều lần thay đổi địa danh hành chính,hợp nhất các xã nhỏ thành xã lớn, bỏ đơn vị tổng, nay, đền Lộ thuộc thônĐại Lộ xã Ninh Sở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. 

Điều đáng nói là, các ngôi đền ở xã Ninh Sở đều thờ nữ thần/thờ Mẫu. Có thể nói, hiếm có một vùng nào lại có mật độ thờ nữ thần/thờ Mẫu đậm đặc như ở đây. 

Đền Dầm Sâm Dương thờ  Thuỷ cung thánh Mẫu  (Mẫu Thoải).Đền Bằng Sở thờ  Mẫu Cửu thiên (Tiên thiên thánh Mẫu). Đền Tề - Ninh

Xá thờ hai bà chúa được phong là  Nhị vị Bồ tát . Đền Lộ thờ Tứ vị thánhnương  (còn gọi là Tứ vị đức vua Bà, Tứ vị Thánh Mẫu,...).  

Điều đáng lưu ý nữa là, trong 4 ngôi đền vừa nói thì có tới 3 ngôinằm ở ngoài đê sông Hồng (mặc dù dân cư chủ yếu sống ở trong đê) là:Đền Lộ, đền Bằng Sở, đền Dầm - Sâm Dương. 

Mặc dầu có nhiều đình, chùa, đền như vậy nhưng như đã nói ở 

trên, đền Lộ và lễ hội ở đây vẫn là trung tâm điểm của sinh hoạt văn hoá- tín ngưỡng trong vùng và, đã nổi tiếng từ bao đời nay. 

Lần đọc Kỷ niệm bi ký khắc ngày 9-5 năm Bảo Đại thứ 12 (1937),còn lưu ở đền Lộ, ta được biết: "Đền thiêng nằm ở bên phải sông Nhị Hà,

Page 141: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 141/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

694

 bên trái sông Kim Ngưu 1... Ngôi đền này thờ Thái Hậu cùng 3 côngchúa triều Tống" 2. Dân gian quen gọi là đền thờ Tứ vị thánh nương .

Về thời gian xây dựng đền, cũng theo văn bia này "Tương truyềnvào cuối nhà Trần, khi ấy nước sông Nhị Hà lên to, bỗng nhiên có 4 cái

nồi úp dưới cái nón trôi dạt vào bên bờ sông thuộc bản xã, khiến bản xãkhông yên ổn. Giữa lúc đó, có vị thần báo mộng phải lập ngay đền thờ thì mới được yên. Dân làng thấy vậy bèn dựng ngay ngôi đền thờ ở đây".  

 Như vậy ngôi đền có từ khá lâu, cách ngày nay trên 700 năm.Đương nhiên là, thuở mới lập nên, qui mô còn nhỏ, vật liệu là tranh, tre,nứa lá đơn sơ. Lần tu sửa gần đây để nơi này thành một danh thắng là

vào năm 1937, như  Bi ký kỷ niệm ở đền đã ghi. 

 Nhưng, lai lịch và hành trạng  của Thái Hậu và 3 công chúa triềuTống như thế nào, bản văn này không nghi lại. 

May sao, đền còn giữ được nguyên vẹn bức đại tự ghi rõ Càn Hải phúc thần, cho ta biết thêm về vị thần được thờ ở đền là một vị phúcthần ở cửa bể Càn Hải. 

Lục tìm tông tích 4 vị thần này, sách Việt điện u linh, trong bài

 Đền cửa Càn Hải  (ở xã Hương Cần huyện Quỳnh Lưu phủ Diễn Châutỉnh Nghệ An) viết: 

"Phu nhân họ Triệu, là công chúa nước Nam Tống, tất cả có 3 mẹcon, phu nhân là con gái út.

Trong năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), đời Trần Nhân Tông, bênTrung Quốc, Trương Hoàng Phạm đem quân đánh úp quân Tống ở NhaSơn. Quân Tống bị tan vỡ, quan tả tướng là Lục Tứ Phu ôm vua Đế Bínhcùng nhảy xuống bể, tướng sĩ nhà Tống chết xuống bể có tới hơn 10 vạnngười. Ba mẹ con phu nhân, ôm lấy cột buồm một chiếc thuyền, trôi dạtđến một cái chùa bên bờ bể. Sư chùa thương bèn cho mẹ con vào ở chùavà nuôi cho ăn. Được mấy tháng mẹ con khi đã lại sức trở nên béo tốt, vẻmặt phu nhân coi tuyệt đẹp, sư động lòng muốn tư thông, bị phu  nhân cự

tuyệt, sư xấu hổ quá gieo mình xuống bể chết. Mẹ con phu nhân cùngkhóc rằng: "Chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà phảichết, sao nỡ yên tâm". Rồi ba mẹ con cùng đâm đầu xuống bể chết cả,

1Phải chăng hiện nay vết tích còn lại của cửa sông Kim Ngưu đổ ra sông Hồng là Trạm

bơm Hồng Vân (?). 

2 V ăn bia Hà Tây- Bảo tàng Sở VHTT Hà Tây, 1993, tr.13.

Page 142: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 142/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

695

xác trôi đến cửa Càn Hải thuộc huyền Quỳnh Lưu phủ Diễn Châu nướcta, vẻ mặt vẫn còn tươi như lúc còn sống. Thổ dân lấy làm lạ, vớt lêntáng, thấy rất hiển linh mới lập đền thờ. Phàm những thuyền đi bể, gặpkhi sóng gió nguy hiểm, kêu cầu đều được thoát nạn. Sau, các nơi cửa bểđều lập đền thờ, đền nào cũng có tiếng thiêng" 1.

Sách Lĩnh Nam chích quái, có chép truyện về thần Càn Hải, tómtắt: "Truyện mẹ con công chúa nhà Nam Tống vì trinh liệt mà chết, được

 phong thần ở núi Nam Hải (tức sự tích  Bà Chúa Tầu ở đền thờ phố SinhTừ ngày nay 2.

 Như thế, việc thờ các vị thần biển có gốc tích là người Trung

Quốc xuất hiện trong cộng đồng các cư dân vùng ven biển nước ta, nhấtlà các cửa biển lớn, khá sớm, khoảng cuối thế kỷ XIII. Và, khi mới xuấthiện, dân biển đều chỉ thờ 3 mẹ con. 

 Nhưng, theo dòng trôi chảy của lịch sử và các biến thiên củacuộc đời, các thế kỷ sau, truyền thuyết về các vị thần thờ ở đền Càn Hảiđã có nhiều dị biệt.

 Ngay từ thế kỷ XVI, không hiểu căn cứ vào đâu, trong sách ÔChâu cận lục, Dương Văn An đã ghép vào truyện thần cửa Cờn nhiều chitiết, trong đó đặc biệt lưu ý là, với tác giả, thần cửa Càn là con gái úttrong nhóm nạn nhân 4 người của nhà Triệu Tống. Vậy là thần cửa Cờnđã tăng thêm 1 người. Do đó ta có thể phỏng đoán, danh xưng Tứ vịthánh nương  hay  Tứ vị vua Bà,... đều xuất hiện từ đây. Về sau, nhiềucuốn sử, sách đã căn cứ vào tác phẩm này, chép lại rằng Tứ vị thánhnương thờ ở đền Cờn Nghệ An là 4 mẹ con hoàng hậu nhà Tống. 

Mới đây, trong sách Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam, ở mục Càn Hải (đền), các tác giả đã tập hợp tài liệu ở khá nhiều cuốn sách, sử như:Toàn thư, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục,

 Hoàng Việt nhất thống địa dư chí, Nghệ An Hà Tĩnh sơn thuỷ lục,... đãviết: 

"Thường gọi là đền Cờn ở cửa Càn Hải (cửa Cờn), nơi sôngHoàng Mai đổ ra biển, cũng gọi là Đền Thánh Mẫu. 

Đền thuộc xã Phương Cần huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Tĩnh.thời Trần kiêng huý chữ Càn, đổi là Cần Hải". 

1 Lý Tế Xuyên - Việt đ iện u linh - Nxb Văn học, H, 1972, tr.117.2  Lĩ nh Nam chính quái - Nxb Văn hóa - H, 1960, tr.120.

Page 143: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 143/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

696

Cuối niên hiệu Trùng Hưng (1278-1279) quân Tống bị quânMông (Nguyên) đánh tan ở Nhai Sơn, vua Tống Bính đã đem gia quyếnvà bề tôi quân lính tuỳ tòng hơn 800 người lên thuyền trốn ra biển. Thếcùng lực tận, lại bị quân giặc đuổi theo rất gấp, vua tôi nhà Tống phảinhảy xuống biển tự tử. Tử thi Thái hậu họ Dương và 3 công chúa trôi dạtvào cửa Cờn ở huyện Quỳnh Lưu, sắc mặt vẫn hồng hào như người sống.Dân chài bản xã thương xót lo liệu chôn cất, dựng thảo am để thờ. Phàmnhững khi vào lộng ra khơi dân chài lưới hoặc làng nghề chở thuyền biểnthường đến cầu khấn ở đền.  Khi vua Trần Anh Tông đem quân đi đánhChiêm Thành, qua Cửa Cờn chiêm bao thấy một nữ thần đến khóc lóc và

nói với vua; "Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống , bị giặc bức bách, lại gặpsóng gió, trôi giạt đến đây. Mấy lâu nay, thiếp được thượng đế cho làmthần biển. Nay bệ hạ đem quân đi chinh phạt, thiếp xin theo giúp lậpcông". Vua cho gọi các bô lão đến hỏi sự tình, làm lễ kính tế rồi lênđường. Sóng yên biển lặng, quân vua tiến đến thành Chà Bàn, thắng lớn.Khi trở về sai hữu ty lập đền thờ bốn mùa cúng tế, phong làm "Đại Cànquốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương" (Sử ghi sự việc vào tháng 6 nămLong Hưng thứ 20 (1312). Sau vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành(1469), qua cửa Cờn, có vào cầu đảo ở đền, được thắng lớn, khi vềthuyền ngự đã qua cửa Biện, chợt có gió Đông nổi lên, buồm thuyền theogió quay lại trước đền. Vua bèn hạ lện cho tu sửa đền miếu, gia phong

 phẩm trật cho thần, nhân đó gọi chỗ thuyền quay lại đó là xã Hồi Chu". 

Đến sách Truyền thuyết các vị thần Hà Nội trong mục Tứ vị hồng nương, viết: 'Tương truyền ở đời Trần, tại cửa bể Càn Hải Nghệ Tĩnh,nhân dân vớt được 4 xác người phụ nữ liền đem chôn cất và lập đền thờ.Dân đi biển cứ thờ tứ vị này đi sông nước đều yên ổn, thuận buồm xuôigió" 1.

Trên đất nước ta, Tứ vị thánh nương  ở Cửa Cờn có gốc tích làngười Trung Quốc, theo như các truyền thuyết ngoài đền Lộ đã nói, cònđược thờ ở nhiều nơi , ở tỉnh Ninh Bình, thành phố Hà Nội.v.v...2 

 Như vậy, truyền thuyết về vị thần thờ ở đền Cờn (Càn) Nghệ Anđã trải qua nhiều biến thiên, đã chồng chất lên nhau nhiều lớp văn hoádân gian. Điều này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa để có những lý giảithoả đáng. 

Các truyền thuyết trên đã được thể hiện cụ thể qua việc bài tríđiện thần tại các ngôi đền. ở đền Cờn, xưa, truyền thuyết chỉ nói là thờ ba

1 , 2 Truyề n thuyế t các vị thần Hà N ội - Nxb Văn hóa, H, 1994, tr.86.

Page 144: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 144/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

697

mẹ con hoàng hậu nhà Tống, nghĩa là, sẽ có 3 pho tượng, mẹ và hai conđược bày ở trong đền. Nhưng hiện nay, ở đền Cờn cũng bày 4 pho tượng- để tương ứng với thần tích về Tứ vị thánh nương  xuất hiện sau này. ở các ngôi đền, đình có thờ Tứ vị thánh nương như chúng tôi nói ở trên,điện thần cũng có 4 pho tượng như vậy. Một pho tượng có kích cỡ cao,to hơn, thường được đặt ngồi riêng một ban, là tượng người mẹ. Ba photượng nhỏ, bé hơn xếp ở cùng ban, phía dưới, thấp hơn. Trong 3 photượng này, nếu căn cứ vào truyền thuyết được chép sớm nhất, thì 2 photượng công chúa, con hoàng hậu Nam Tống. Không tính đến nhữngngười tin theo truyền thuyết về 4 mẹ con như trên đã nói, chúng ta thử

đặt câu hỏi, pho tượng thứ 3 đó là ai, được đưa vào trong trường hợpnào? Không có cách nào hơn là chúng ta cần phải dựa vào sự giải thíchcủa dân gian ở các nơi có điện thờ đó. Quả thực, trong dân gian, nhiềunơi, người ta không quan tâm lắm đến truyền thuyết đã được ghi chép rasao, biến thiên thế nào, người ta cắt nghĩa sự thờ cúng trong ngôi đền củahọ theo những cảm quan riêng. 

Ví dụ, ở đền Tứ vị phố Hàng Lược (Hà Nội) có người cho rằng

 pho tượng là vị sư có công cứu vớt ba mẹ con công chúa. Nhưng cũng ở Hà Nội, ở ngôi đền Tứ vị ở phố Hàng Than cách phố Hàng Lược khôngxa, và ở đình làng Phương Nại (Ninh Bình), đình làng Thổ Mật (Kim

Sơn, Ninh Bình) thì người ta cho đó là một người phụ nữ hầu ba mẹ conhoàng hậu nhà Tống. 1 

Vấn đề đặt ra là, tại sao một vị thần nữ gốc tích người TrungQuốc, lại là thần biển, được thờ ở cửa biển Càn Hải Nghệ An lại đượcngười dân Đại Lộ những người này không phải sinh sống bằng nghề biểnmà chỉ làm ruộng và đan lát như đã nói ở trên thờ cúng? Trả lời câu hỏinày, hiện nay có nhiều ý kiến. 

Theo các cụ già ở Đại Lộ cho biết, ông tổ của họ vốn người xứ Nghệ, làm nghề buôn bán hải sản, mắm, muối từ Nghệ An vượt biển vàosông Hồng đến buôn bán ở Kẻ Chợ  - Thăng Long và quanh vùng. Mến

cảnh, yêu người họ đã định cư, lấy đây là quê hương thứ hai của mình.Vốn là dân biển, trong tâm thức và tín ngưỡng dân gian họ đã tìm đượcTứ vị thánh nương - phúc thần đền Càn Hải phò hộ trong những khi rakhơi, vào lộng. Vì vậy, họ đã rước chân hương các vị thần này ra thờ,làm thành hoàng của làng quê mới. 

1 Theo tài liệu điều tra của Nguyễn Hồng Dươ ng - Trung tâm nghiên cứu tôn giáo - Trung

tâm khoa học xã hội và Nhân văn.

Page 145: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 145/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

698

Chúng tôi cũng đọc được trong sách Truyền thuyết các vị thần Hà Nội, sự phỏng đoán về nguyên nhân xuất hiện các nơi thờ thần biển CànHải ở Hà Nội tương tự như lời các cụ già ở Đại Lộ. Các tác giả sách nàycho rằng : "Có lẽ là do dân làng Càn Hải ra Hà Nội làm nghề và thờ vịthần của họ chăng". 

Ông Tạ Chí Đại Trường trong Thần - Người và Đất Việt  đã nhấnmạnh đến khả năng: không loại trừ đền (Càn Hải) là của đám di thần nhàTống chạy qua đất Việt. Nhưng điều đáng chú ý là trong truyện tích làmột sự khêu gợi lòng trung quân ái quốc như việc Nam Tống mất  nướclại chuyển qua việc thờ cúng một người đàn bà. 

Qua ý kiến của ông Tạ Chí Đại Trường, chúng ta cũng có thể nghivấn, những nơi thờ khác, cũng có khả năng là do thương nhân người Hoaqua những lần vượt biển vào buôn bán đã định cư trên đất Việt, lập nên

chăng. 

Trên đây là các cách giải đáp, theo chúng tôi, cũng đầy sức thuyết phục. Để khẳng định, cần có sự nghiên cứu thêm nhiều. 

ở đây chúng tôi xin góp thêm đôi lời giải đáp nữa, thiết nghĩ làcũng cần được trao đổi thêm. 

1. Xưa Đại Lộ đã một thời từng là nơi thuyền bè thương khách từ

 biển ngược sông Hồng để vào Thăng Long buôn bán. Đại Lộ có thể cũngnhư Phố Hiến đã đạt đến độ phồn thịnh sánh ngang với Kinh Kỳ (Thứnhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến). Vì thế mà ở đây có lập đền thờ thần

 biển Càn Hải. Chủ nhân của nó, cũng có thể là đám thương khách ngườiHoa và, cũng có thể là dân Càn Hải ra làm ăn mang theo. Sở dĩ chúng tôinghĩ đến người Hoa vì, như ở Phố Hiến chẳng hạn, những người HoaPhúc Kiến định cư làm ăn buôn bán đã mang theo và lập nên ngôi đền

thờ bà Thiên Hậu khá sầm uất ở đây mà cho đến nay, tuy không cònngười Hoa sinh sống, nhưng đền vẫn còn và được người Việt thờ phụng.  

Qua quá trình phát triển của lịch sử, Đại Lộ nay đã: 

 Làng xóm ven sông đông đúc quá Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh 

Trường hợp này cũng xảy ra với Phố Hiến và nhiều địa danhkhác. Chỉ có điều, biển cứ lùi xa, kéo theo dòng sông Hồng cũng dài ranhư hiện nay ta thấy và đôi bờ đã hình thành nhiều cửa sông nhỏ khácnhau với bao huyền tích lung linh huyền ảo nhưng cũng đượm chất nhânvăn Việt Nam mà muôn một là ngôi đền ở cửa Vũ Điện tỉnh Hà Nam thờ 

Page 146: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 146/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

699

người vợ lính bình thường Vũ Thị Thiết giữ trọn tiết nghĩa với chồngnhưng đầy oan trái, ngàn đời sau còn xúc động bao tấm lòng người dânViệt. 

2. Theo chúng tôi, cũng có thể thần gốc thờ ở ngôi đền Đại Lộ(cũng như các ngôi đền khác ) trước khi xuất hiện Tứ vị thần nương  củangười Hoa lập lên, là vị thần nước mà cụ thể ở đây là thần sông Hoàng 

 Hà.

Trong tâm thức tín ngưỡng dân gian, của người Việt xưa, thầnnước có những tên rất giản dị: thần nước, thần sông, thần đầm lầy,... Sựquan trọng của các thần vùng sông nước ở khắp lãnh thổ và sau này,

được Hán hoá dưới các tên mỹ miều như Long Vương, Thuỷ Tinh, thuỷcung Thánh Mẫu, Lạc Long Quân,... 

Các vị thần nước theo quan niệm dân gian, có dạng Nữ thần cómột danh xưng chung là Mẫu Thuỷ đọc chệch đi là Mẫu Thoải. Nghĩa là,Mẫu Thoải hoá thân làm nhiều bà mẫu khác trấn ải, coi giữ một vùngnước nào đó trên khắp lãnh thổ nước ta. 

 Nói chung, tín ngưỡng dân gian cho rằng Mẫu Thoải trông coisông biển, làm mưa, và âm phù các cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.Riêng vị thần cai quản sông Hồng có danh xưng là  Hoàng Hà Đoan

 Khiết phu nhân. Vì thế mà, theo truyền thuyết về việc xây đền của dânlàng Đại Lộ, vào một năm đê sông Hồng ở vị trí lập đền hiện nay bị vỡ,dòng nước hung dữ chảy xiết cuốn phăng đi tất cả. Người dân trong vùngđau đớn nhìn cảnh con nước cướp đi tất cả mồ hôi công sức của mình.

 Nhưng lạ thay, có bốn chiếc nón và bốn niêu đất vẫn xoay tròn giưã dòngnước chảy xiết. Một vị thần hiện lên bảo là cứ khấn Tứ vị thánh nương làchắc hàn khẩu được đê, chặn đứng được dòng nước. Quả nhiên, sau khidân làng khấn vái, giữa dòng nổi lên hai con rắn (ông Lốt) lớn quấn vàonhau nằm chắn ngang dòng nước. Thân rắn nhỏ như vậy nhưng tự nhiên

uốn dòng nước chảy xuôi, không lao theo chỗ đê vỡ nữa. Dân làng némđất đá, chẳng mấy chốc con đê đã hàn được. Nhớ ơn, dân làng lập đền

thờ Tứ vị thánh nương. Truyền thuyết này phù hợp với thực tế lịch sử là, dưới triều Trần,

việc đắp đê trị thuỷ hệ thống sông Hồng đã có nề nếp. Cũng từ đây, mộtloạt đền thờ thuỷ thần, thần đê được nhà nước phong kiến công nhận, sắcphong:

Page 147: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 147/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

700

Ví như:  Đền Long Thuỷ đê thần trong động núi Thác Bờ thuộc xãHào Tráng huyện Đà Bắc tỉnh Hà Sơn Bình thờ vị thần đê Long thuỷ ở sông Đà. 

 Đền Uy linh thuỷ thần thờ thuỷ thần hiệu là Uy linh đại vương  ở  phường Yên Hoa phía Bắc hồ Trúc Bạch, nay là phường Yên Phụ - Ba

Đình- Hà Nội. Tương truyền thần cùng 6 đệ tử chia nhau trấn giữ sônghồ ở Nhật Chiêu (Nhật Tân), Quảng Bá, Hồ Tây, Yên Hoa. Khoảng niênhiệu Lê Vĩnh Thọ (1658-1661) nước sông Nhị Hà lên cao, đê sông Hồngở khoảng Quảng Bá- Yên Phụ có nguy cơ bị vỡ, kinh thành xáo động.Vua sai quân vào đền cầu đảo, nước sông liền tự rút. Sau đó vua Lê cho

trùng tu đền, phong thần là  Hộ đê đại vương .Sự nâng cấp một vị thần thiên nhiên, thần nước, thần sông,... có

công giúp dân chống giữ đê điều lên làm phúc thần dạng nhân cách làchịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo cho phúc thần chủ yếu là nhânthần - những người có công giúp dân, phục vụ vua ở cõi trần, lúc chết đitiếp tục làm việc ấy trên cõi thiêng. 

Trên đây là một vài lời giải đáp, chủ yếu nhằm gợi lên các hướngtiếp cận cùng trao đổi bàn bạc thêm để đi đến sự thống nhất. Thế nhưng,cũng phải thú thực rằng đặt ra những vấn đề ấy và tìm hướng giải quyếtđó chỉ là công việc của người nghiên cứu văn hoá - tín ngưỡng. Còn, với

người dân, họ không quan tâm lắm, nếu có thì, họ cũng đã quên từ lâu rồixuất thân, gốc gác của vị thần đó là Việt hay Hoa. Với họ, linh tượng nàođể họ gửi gắm niềm tin cứu cánh của sự âm phù, họ sẽ ngưỡng mộ,chiêm bái và thờ phụng. Chính vì thế mà, mặc dù ở Đại Lộ đến naykhông còn người Hoa sinh sống và, trong một số người cao tuổi vẫn còn- nhớ - được rằng Tứ vị thánh nương  là 4 mẹ con hoàng hậu nước Tống...thì đền Lộ lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Và mỗi độ xuân chín,người người kéo nhau trẩy hội Lộ thật đông vui. 

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hội Lộ mở từ ngày 1 đếnngày 10 tháng Hai âm lịch.  Kỷ niệm bi ký có ghi: " Từ khi có đền, những

người đến cầu đảo ngày càng đông, người đến chiêm bái ngày càngnhiều. Hàng năm vào ngày lễ tiết tháng 2, xe cộ trên đường, thuyền bèdưới sông, khách bộ hành từ khắp mọi nơi xa gần đến đền này không biết

 bao nhiêu nghìn vạn người" 1.

Chương trình của hội gồm: Tế nhập tịch, rước sắc phong từ đềnQuan về chùa Lộ - Rước sắc phong từ chùa Lộ về đền Lộ (Đại Lộ từ -

1 Sdđ, tr.23.

Page 148: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 148/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

701

quen gọi là đền Mẫu). Rước cấp thuỷ (rước nước) từ sông Hồng về đềnđể làm lễ mộc dục (tắm tượng). 

 Ngày nay, hội Lộ chỉ mở có 3 ngày, từ ngày 4 đến ngày 6 thángHai âm lịch. Tuy số ngày có giảm, nhưng hầu như chương trình lễ hộivẫn giữ đủ như cũ. Đặc biệt là sự sát nhập nhiều xã nhỏ xưa thành xã lớn

 Ninh Sở nên, ngày Đền Lộ mở hội, các đình, đền, chùa của 3 thôn trongxã cũng mở cửa để thụ lộc và hưởng ứng. Vì thế lễ hội càng đông vuinhộn nhịp, khăn chầu áo ngự rợp một bãi sông và chật ních người trênmột quãng đê dài. 

Tuy nhiên không thể không nhắc đến hiện tượng đồng bóng ở 

đền Lộ. Bản sắc văn hoá của lễ hội không được tôn thêm ở việc này, vàthực chất, hiện tượng này là hiện tượng ký sinh vào di tích, chứ khônggắn bó mật thiết với tín ngưỡng của người dân. 

Hẳn rằng những bậc thần linh cho dù gốc gác thế nào đã từng phụtrợ dân làng trong cuộc hộ đê, xây dựng xóm làng no ấm sẽ hài lòngvới những người đã không phụ ơn, vẫn tưởng nhớ và hương khói đời đời.Và như thế, việc duy trì tín ngưỡng và lễ hội Đền Lộ có thể nói là đã góp

 phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng quê hương hiện nay./. 

N.M.S

Page 149: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 149/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

703

Hội làng Lộng Khê

Phạm Minh Đức - Phạm Thị Nết - Phạm Thị Lan 

Lộng Khê còn có tên là làng Nhống, nay thuộc xã An Khê,huyện Quỳnh Phụ. Nơi đây, vào thời Lý là một trong "tứ cố cảnh" củahuyện Phụ Dực1.

Từ xa xưa, hội làng Lộng Khê gắn với ngôi đền thờ hai nhân vậtcó thật trong lịch sử quốc gia Đại Việt là Không Lộ (người có công trongcuộc khai hoang trị thuỷ ở vùng bắc Hưng Hà, Quỳnh Phụ ở thế kỷ XI)và Thái uý Lý Thường Kiệt  (người được suy tôn là bản cảnh thành hoàng của làng 2).

Cũng như bao làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, "tháng 3 hội hè" đãtrở thành niềm mong đợi của người dân Lộng Khê. Hội làng Lộng Khêmở từ ngày 21-3 đến ngày 1-4 âm lịch hàng năm. 

Gần đến ngày hội, ngoài việc chuẩn bị lợn gạo, lau sửa các cỗkiệu, cỗ ngai sơn son thiếp vàng, người ta còn tích cực chuẩn bị tập luyện

cho điệu múa bát dật cùng trò vui kéo chữ  thật thành thục. Và, khi đâyđó, trong làng thấy xuất hiện các lá cờ thần, cờ hiệu kéo lên thì đườnglàng, sân đền cũng đã được tu sửa, dọn dẹp sạch sẽ. Tại 3 cổng vào làngngười ta dựng ba cổng chào. Cổng được làm bằng tre, ken lá dừa kết hoakiểu cửa tò vò. Đường vào làng dựng nhiều cây tre to và dài trên có treođèn chai hoặc đèn cù. Đặc biệt bên cây phướn hội, dựng giữa sân đền làmột bó mà dân Lộng Khê gọi là cây đình liệu. Cây đình liệu được ghép

 bằng hàng chục cây luồng khô trên ngọn tẩm dầu, mỡ cháy và dòng mộtsợi dây tẩm dầu nối từ trên ngọn xuống3 xung quanh cây này có treo rấtnhiều cờ thần và cờ hội. 

1 Dướ i triều Lý, Đào Động, Lộng Khê, Tô Đê, A Sào đượ c coi là "tứ cố cảnh" (bối cảnhđẹp) của huyện Phụ Dực.2 Tục truyền, Quốc sư họ Dươ ng đã về Lộng Khê vãng cảnh hiện còn dấu chân của ông ở  đây. Thái uý Lý Thườ ng Kiệt đem quân đi "đánh giặc" đã về qua Lộng Khê mộ binh. Saunày dân thờ ông làm thành hoàng. Đ ình thờ ông bị phá, dân làng rướ c tượ ng ông về thờ  ở  toà đại bái của ngôi đền.3 Tục truyền: Khi quân nhà Trần qua vùng Lộng Khê, đượ c Lý Quốc Sư báo mộng, đemquân đánh thắng Ô Mã Nhi ở cửa Bạch Đằng, đượ c vua Trần phong làm Nam Thiên Thánh

Page 150: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 150/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

704

Cũng như nhiều hội làng khác, hội đền Lộng Khê phân làm hai phần rõ rệt: phần nghi lễ và phần vui chơi. Sáng 21-3, nhang án đặt ngayngắn trước cửa đền, khắp nơi khói hương trầm nghi ngút. Sau hồi trốngkhai hội, các giáp trong làng, theo ngôi thứ lần lượt vào tế thánh. Sau lễtế thánh là nghi lễ rước nước. Đi đầu đám rước là kiệu rước uy nghi,đoàn người chậm rãi đi về phía ngã ba sông, đến bến đò Chanh lấy một ítnước đưa lên kiệu rồi rước về đền thánh. Đây là nghi lễ không thể thiếutrong hội làng Lộng Khê; bởi nó thể hiện lòng tôn kính với vị thánh vàthể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ về một thời mà cha ông họ vậtlộn với thiên nhiên để giành lấy cuộc sống. 

Sau nghi lễ rước nước và rước kinh từ chùa Mụa hội Lộng Khêchuyển sang chương trình độc đáo của hội làng mình: Múa Bát Dật. 

Múa Bát dật hay còn gọi là " Bát dật vũ ư đình" có nghĩa là múa ở đình trung để chúc thánh. Theo các cụ nghệ nhân ở đây cho biết: thuỷ tổcủa múa Bát dật là múa ở cung đình: gồm 64 cô gái đồng trinh múa chúcmừng nhà vua. Lúc đó đội hình múa chia làm 8 hàng, mỗi hàng 8 người.Khi Bát dật về đến Lộng Khê thì chỉ còn 4 hàng, mỗi hàng 8 người, tổngcộng là 32 cô gái đồng trinh. Tuổi của người múa từ 13 đến 18 tuổi, mũđội trên có 3 ngọn đèn đỏ, cổ đeo xiêm,mặc áo 5 thân màu đào, quầnđen, chân đi hài, tay cầm quạt. Nhạc đệm cho dàn múa gồm các loại nhạc

cụ: trống cơm, nhị, đàn tứ, đàn tam, mõ, trống cái... đệm đều cho các côgái trình diễn điệu múa từ lớp :"Múa tiên" sang lớp "Bổ đồn" chuyểnsang đoạn "xoáy ốc", (hai lớp diễn này có liên quan đến kiểu múa xếpchữ), rồi cuối cùng lại chuyển về lớp "múa tiên" chạy chân. Đây là lớpdiễn cao trào của điệu múa. Trong mỗi lớp diễn các cô gái còn hát các

 bài dành riêng cho từng lớp hợp với tiếng nhạc và các động tác múa,trang phục, rất phù hợp với sân khấu chèo; có lẽ bởi vậy điệu múa cungđình này đã nhanh chóng gần gũi và tồn tại trong sinh hoạt văn hóa củaquần chúng nhân dân. 

Từ trước đến nay, nếu ai đó có ý nghĩ muốn tham quan hay

nghiên cứu về loại hình hát đối hay hát đúm, hát trao duyên, thường tìmđến hội làng vùng quan họ Hà Bắc hay nơi đất tổ vua Hùng... Nhưng mộtthực tế là ở Thái Bình vẫn còn bảo lưu được loại hình sinh hoạt văn hóađộc đáo ấy mà hội làng Lộng Khê là một điển hình. 

Tổ. Khi báo mộng vua Trần thấy có bó đuốc rất lớ n cháy ở  đền Lộng Khê. Bở i vậy mỗi lầnlàng vào hội đều không quên làm cây đ ình liệu tượ ng trưng cho sự kiện này.

Page 151: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 151/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

705

ở Lộng Khê gọi hát đúm là hát ống . Bởi vì "loa" truyền âm thanhlà hai ống tre hoặc ống nứa hai đầu bịt da ếch thật căng, được nối vớinhau bằng một sợi chỉ se dài có khi tới 100m. Vào các đêm hội, trai gáilàng Lộng Khê và làng Hiệp Lực lại tụ tập nhau để hát ống. Tuy khôngnhìn thấy nhau, bởi giữa hai nhóm hát thường cách nhau, khi thì một ao,hồ, khi giữa hai cây cổ thụ hay chiều ngang của dòng sông Hoá, nhưnghọ lại rất gần, rất hiểu nhau thông qua lời hát :"Bài giới anh hạ đã xong. 

Đất đâu em họa vài dòng cho nghe" (nam hát) 

 Nữ đối : "Đất này có miếu bên Đông 

Có chùa Phương Bắc, có ông Nam Tào. 

Đất này có mận, có đào 

Có con sông cái đổ vào sông Chanh..." 

Với nhiều chủ đề khác nhau, hát ống đòi hỏi người tham gia phảicó phản ứng sáng tác nhanh nhạy, thông minh và đặc biệt giọng hát phảithật hay. Hát ống đã trở thành nơi trao gửi và đón nhận tình cảm của traigái trong làng với các làng bạn. Bởi vậy, nó trở thành niềm mong đợi củanam nữ thanh niên không phải chỉ ở đêm hội sau mà cả mùa hội năm sau. 

Ngoài múa Bát dật và hát ống, trong suốt mười ngày, hội làngLộng Khê còn diễn ra nhiều trò vui khác:  Đánh đáo đĩa, đánh cờ người,múa tứ linh, thi bắt vịt, thi thả diều, kéo chữ. (Hội kéo chữ ở Lộng Khêcó điểm khác với các hội La Vân, Phượng Công là người tham gia kéochữ mang trong tay một ngọn đuốc. Chúng tôi chưa có cơ sở để lý giảinguồn gốc của nét độc đáo này ở Lộng Khê). Đặc biệt ở hội làng LộngKhê còn có lệ rước đuốc và đốt cây đình liệu.

Đêm ngày 24-3, khi các ngọn đèn treo trên các cột cao đã đượcthắp sáng, dân làng Lộng Khê trong tay mỗi người có sẵn một cây đuốcđã nườm nượp kéo về sân đền, vây quanh cây đình liệu. Sau khi ngườicao tuổi nhất trong làng nhắc lại công lao của vị thánh tổ của làng giúpvua Trần đánh giặc là tiếng trống, tiếng kèn nổi lên vang dậy khắp một

vùng. Tiếng trống, kèn vừa dứt, già làng trịnh trọng đốt dây ngòi câyđình liệu. Mọi người nín thở chờ đợi ngọn lửa leo nhanh đến ngọn, trênngọn cây đình liệu một luồng lửa bừng dậy trong tiếng nổ lốp bốp của treluồng, tiếng trống, phách, thanh la, kèn mõ và tiếng reo hò dậy đất củangười đi hội. Rồi không ai bảo ai, ngọn đuốc trong tay mỗi người như có

 phép thần, đồng loạt cháy sáng. Mọi người giơ cao ngọn đuốc, theohướng dẫn của già làng đi vòng quanh các đường làng ngõ xóm... Trênsân đền, trước cửa thánh, cây đình liệu vẫn bừng cháy, sáng rực một

Page 152: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 152/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

706

vùng. Lòng người dân Lộng Khê ngập tràn một niềm vui khó tả, họ cầumong cuộc sống ấm no thịnh vượng sẽ đến với mình./. 

P.M.Đ-P.T.N-P.T.L

Page 153: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 153/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

707

Hội Lơ  

Phạm Minh Đức – Phạm Thị Nết - Phạm Thị Lan

Nếu xem con đường 223 của tỉnh Thái Bình như chiếc cầu nốinhững trung tâm sinh hoạt văn hoá làng xã xưa kia của hai huyện Thư Trìvà Vũ Tiên cũ, thì điểm đầu làng Đồng Đại (với khu di tích khảo cổ họcthời Trần nổi tiếng), còn điểm cuối chính là làng Cọi với hội Lơ độc đáođược tổ chức vào ngày mồng 3 tháng giêng hàng năm. 

 Làng Cọi có tên chữ là Cối Khê, sau đổi là Hội Khê thuộc huyệnVũ Tiên (nay là xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư). Trước cách mạng thángTám năm 1945, làng Cọi được nhiều người biết đến là ở những trò chơidân tộc độc đáo trong các dịp hội hè, vui xuân, và đặc biệt là ở hội Lơ. 

Thần thành hoàng làng Cọi là Thục An Dương vương .

Theo truyền thuyết lịch sử địa phương, Thục An Dương vương đãnhiều lần giao chiến với Triệu Đà ở làng Cọi. Một lần, do mất cảnh giác,quân Thục bị quân Triệu Đà đánh thua. Tuy thắng trận nhưng quân TriệuĐà cũng chết rất nhiều, chúng biến thành ma quỷ luôn quấy nhiễu dân

làng và gây dịch bệnh. Vì thế làng Cọi hàng năm phải mở hội gọi là hộiLơ để trừ ma quỷ, cầu yên cho dân trong vùng. 

Vào ngày mồng 3 Tết, già trẻ, trai gái trong sáu giáp làng Cọi kéonhau ra đình dựng chòi, mở hội (1). Sau cuộc họp mặt của sáu giáp, dânlàng chọn được ông chủ tế. 

Mở đầu hội là lễ rước kiệu từ miếu Bà (nơi thờ con gái Thục AnDương vương) về đình (nơi thờ Thục An Dương vương). Sau lễ rước,diễn trò chúc Thánh và các trò khác như khuyên trò, ném kén và già sát .

Sáu giáp làng Cọi chia nhau đảm nhận các trò.

Một sàn vuông được dựng ở giữa sân đình làm nơi diễn trò thi

đấu. 

 Người tới dự hội Lơ khá đông vì ngoài dân làng Cọi còn dân làngCổ Ninh, Niềm Hạ, Dong Nhuế, Tống Vũ, Tống Văn v.v...Tất cả đều tự

(1)Sáu giáp làng Cọi là Giáp đông, Trung Hiếu, Thuận Đức, Giáp Đoài, Trung Lươ ng và

Yên Lộc.

Page 154: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 154/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

708

nhận là dòng dõi con Lạc cháu Hồng (lời văn của trò chúc Thánh nói rõ

như vậy). Niềm mong ước của mọi người khi đến hội là được sống cuộc

sống yên ổn, thịnh vượng, ma quỷ bị diệt trừ, nhà nhà no đủ, mạnh khoẻnhư ở lời chúc Thánh: “Dân an thịnh trị. Đức dõi luôn con cháu thánhthần, phúc đức đượm nhuần phủ vạn dân, nhà no, người đủ”. 

Để trừ khử ma quỷ, người ta dùng một thanh tre dài khoảng 40cm (gọi là giản) cùng xà mâu, long câu, cung tên, kiếm, đuốc. 

Sau khi trai tráng của 6 giáp thi múa kiếm, múa võ, bắn cungxong thì cầm đuốc chạy theo sau thầy phù thuỷ vào trong đình để xua “tàkhí”, rồi đem cái bơ đựng 9 loại lá có gai (gọi là Bơ rô), đi hết địa phậnđất làng Cọi thì dừng lại và đốt đi. Đến đây, ma quỷ xem như đã bị diệttrừ xong. 

Qua các trò bắn cung , đấu kiếm, tài nghệ của các trai làng đượcmọi người ghi nhận trong ngày hội. Vũ Tiên vốn là đất có truyền thốngvật võ. Buổi thời phong kiến, không ít các thủ lĩnh nông dân đã sinh ra vàlớn lên từ những lò vật, lò võ ở làng quê này. Đến những năm 20 của thếkỷ XIX khi không còn là lỵ sở của phủ Kiến Xương, làng Cọi đã trở thành một trong những căn cứ nổi tiếng của nghĩa quân Phan Bá Vành.

Hội Lơ làng Cọi không chỉ dừng lại ở việc biểu dương tinh thầnthượng võ mà còn thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp khá sâu sắc. ý niệm

 phồn thực ẩn tàng ở trò tung kén. 

Kén là những đoạn cành dâu, cành xoan cắt ngắn khoảng 5, 10cm,đẽo gọt tạo dáng giống như kén tằm thật nhưng to gấp 2- 3 lần kén thật. 

 Người ta diễn trò tung kén ở trên chòi cao, mỗi bị kén đựng 100cái. 5 bị do 5 ông tung. Kén rơi xuống mọi người xô vào cướp đem vềcắm ở gốc cây dâu, dắt vào mái nhà, nong né tằm (nếu cướp được cái bịthì càng tốt). Mọi người đều tin rằng đem kén về nhà, năm mới lứa tằmsẽ sinh sôi nẩy nở, làng làm ăn phát đạt. 

Làng Cọi đất hẹp, ruộng ít, dân ở đây từ lâu đã chọn nghề trồngdâu nuôi tằm, dệt vải làm nghề phụ (1). Hành động và tín ngưỡng của trò

tung kén xuất phát từ ước muốn nghề tằm tang của làng phát triển thịnh

vượng. 

(1)Nghề dệt vải ở làng Cọi trướ c đây khá phát đạt. Thờ i k ỳ Pháp tạm chiến, chúng đốt hết

khung cửi nên từ đó làng mớ i bỏ nghề.

Page 155: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 155/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

709

Hội Lơ làng Cọi là dịp  sinh hoạt văn hoá vui chơi giải trí lànhmạnh của dân làng trong dịp Tết, đó là hội xuân mới nhưng mang đậm

tính chất  của hội nông nghiệp và truyền thống thượng võ của cha ông./.  P.M.Đ - P.T.N – P.T.L

Page 156: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 156/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

710

Lễ hội làng Lương Qui Yến Ly 

Làng Lương Qui, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh là một làng cổnằm trong khu vực gần Loa Thành. Đình làng Lương Qui thờ thànhhoàng là thánh Tam Giang. Hội làng xưa thường kéo dài tới năm sáungày, nhưng nay chỉ mở vào ngày mùng năm và sáu tháng hai âm lịch.

Hội có cuộc thi thổi cơm náo nhiệt và độc đáo. Cuộc thi diễn ra tại sânđình làng trong một vòng tròn có đường kính khoảng 9-10m. Người dựthi gồm toàn trai tráng của các giáp tham gia. Làng có bốn giáp là Đông,Tây, Nam, Bắc. Mỗi giáp cử ra hơn một chục trai tráng khéo tay để dựthi. Dân làng, khách thập phương vây quanh thành một vòng tròn theodõi và cổ vũ rất nồng nhiệt. Cuộc thi chia thành bảy giai đoạn như sau: 

1. Thi bổ cau têm trầu. 

Việc này có vẻ không liên quan đến trò diễn và tín ngưỡng của lễhội nhưng nó lại được xếp vào đầu cuộc thi. Mỗi giáp cử hai cô gái đồngtrinh xinh đẹp, khéo tay, mặc quần áo ngày hội tham dự. Ngoài ra, mỗigiáp còn được cử một người phụ nữ đứng tuổi cùng hai cô với tư cáchnhư một người hướng dẫn mà không được tham gia cùng hai cô gái kia.Tất cả những người tham gia đứng xếp hàng dọc theo từng giáp trướcmặt ban giám khảo tại cửa đình. Mặt họ hướng thẳng vào sân đình, đồngthời cũng là nhìn đối diện với ban giám khảo. Ban này gồm các vị chứcsắc và các cụ cao tuổi, có kinh nghiệm và hiểu biết luật tục của làng. Bốnđĩa trầu, cau được xếp ngay ngắn trên bàn giám khảo. Sau một tràng

 pháo nổ ròn rã báo hiệu cuộc thi bắt đầu. Những người dự thi tiến về bàn ban giám khảo. Họ đồng loạt hướng vào đình lễ Thánh và nhận trầu cauđi về chỗ qui định cho giáp mình. Vị trí của các giáp được đặt theo tên

gọi của giáp, tại đó người ta kê một chiếc bàn trên có che lọng to đểngười xem đứng từ xa có thể nhận biết. Thời gian qui định cho thi bổ cautêm trầu khoảng hai mươi phút. Tiêu chuẩn phải là cau bổ ba sao cho ba

 phần phải thật bằng nhau, hạt không được long khỏi vỏ cau. Trầu têmthật khéo, miếng bẻ và cuốn thật đẹp, hình cánh phượng, đặt trên đĩa ômlấy ba miếng cau. Ban giám khảo nhiều khi phải dùng tới cân tiểu ly đểxác định xem ba miếng cau có đều nhau không và quyết định giải. Giápnào xong trước, cau đều miếng, trầu têm đẹp thì được giải. Điều thú vị là

Page 157: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 157/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

711

trong lúc các cô gái bổ cau têm trầu thì hàng trăm con mắt đổ dồn vào haicô. Họ theo dõi từng ly từng tí để nhắc nhở, chỉ dẫn, song đồng thời cũngđể bình phẩm, kén chọn tài sắc của các cô. Đó cũng là dịp để tìm hiểu vàlựa chọn người bạn trăm năm cho mình.

2. Thi chạy thẻ. 

Sau thi têm trầu là thi chạy thẻ. Chạy thẻ là chạy đi lấy thẻ về nộpcho ban giám khảo. Mỗi giáp cử một thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹntham gia. Bốn chàng trai của bốn giáp xếp hàng ngang trước mặt bangiám khảo. Sau khi dứt một hồi ba tiếng trống thì nhanh chóng hướngvào đình lễ ba lễ và quay ngoắt lại chạy thẳng hướng trước cửa đình.

Đằng xa một cây số dân làng đã cử người đứng cầm bốn thẻ đợi sẵn ở đó. Tương truyền xưa kia ở chỗ đó có một ngôi miếu không rõ thờ ai.Thẻ là một thanh tre dài khoảng 20cm rộng 3cm được dán giấy hồngxung quanh trên đó có ghi một chữ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ. Mỗichữ được ghi lên một thẻ và ghi bằng chữ nho. Những người chạy thẻ

 phải chạy qua những thửa ruộng mấp mô vì đã cày đang để ải. Trời tháng

hai se lạnh, đất cày mấp mô, người chạy đi chân trần, không giầy nếukhông khéo léo sẽ bị ngã mà bị mất tốc độ. Dân làng reo hò cổ vũ, tiếngtrống đánh dồn dập, thôi thúc, nhiều trai tráng chạy theo để cổ vũ ngườicủa giáp mình. Không khí thật nhộn  nhịp, sôi nổi. Khi chạy đến nơi,

người thi có thể nhặt bất kỳ thẻ nào rồi ngay lập tức quay đầu chạy vềđình. Người về trước nộp thẻ cho ban giám khảo trong tiếng reo hò cổ vũcủa toàn thể dân làng. Sau khi nộp thẻ, chàng trai hướng vào đình cúi lạythánh ba lần, sau đó anh được mọi người trong giáp đưa về vị trí của giápmình trong sự tán thưởng và chăm sóc của cả giáp. Dù trời lạnh nhưngchàng trai ướt đẫm mồ hôi, mọi người xúm xít lau, quạt, săn sóc anh tanhư một vị anh hùng của mình. 

Do muốn nhanh chân hơn người khác cho nên có người lễ khôngđủ ba lần trước khi chạy hoặc vội vã quá mà lễ không nghiêm chỉnh, tấtcả các thứ đó đều được ghi nhận kỹ càng trong con mắt của ban giám

khảo. 3. Thi kéo nước. 

Tiếp theo thi chạy thẻ là thi kéo nước. Địa điểm lấy nước ở gần chỗsân đình hơn. Tương truyền xưa kia đây có một cái giếng dùng để lấynước ăn. Gầu múc nước là một cái nồi gốm mỏng được buộc dây xungquanh cũng như các lần thi trước, bốn cái nồi gốm được để sẵn trên chiếcchiếu trước bàn ban giám khảo. Bốn chàng trai khác được cử ra, họ cũng

Page 158: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 158/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

712

đứng trước chiếu. Sau một hồi ba tiếng trống, tất cả cùng mau chóng lễ ba lễ và vồ lấy nồi gốm chạy như bay về phía giếng nước. Đó là nhữngchiếc nồi đất nung cho nên khi thả xuống nước nó tròng trành khó lật đểlấy được nước nhanh. Hơn thế, khi lắc và khi kéo lên nếu không thậntrọng sẽ bị va đập mà vỡ. Khó hơn nữa là khi vừa cầm nồi nước đầy vừachạy làm sao phải vừa nhìn đất để không ngã, nhìn nước và giữ để khôngđổ. Quả đó là những đòi hỏi hết sức cao đối với người dự thi. Người nàokhông khéo léo thì hoặc là vỡ nồi hoặc là về tay không. Ai về trước vớichiếc nồi nhiều nước nhất quả là một kỳ công và được dân làng chào đónnhiệt liệt, hàng giáp sung sướng tự hào về người của giáp mình. Vì thế

người ta reo hò, cổ vũ nhưng cũng luôn luôn nhắc nhở chàng trai củagiáp mình trong lúc thi. Nồi nước về đầu tiên được đặt trên bàn ban giámkhảo trong tiếng trống thúc dục dồn dập hòa cùng tiếng trống khẩu củacác giáp cổ vũ càng làm cho cuộc thi thêm náo nhiệt. Chàng trai sau khi

trao nước cho ban giám khảo rồi hướng vào đình lễ ba lễ và quay về vị trícủa giáp mình. 

4. Thi xay thóc, giã gạo. 

Các giáp chuẩn bị sẵn chày, cối, nia, dần, sàng đem đặt trước mặt bàn ban giám khảo. Những thứ này có số lượng và kích thước giống nhautrong tất cả các giáp. Sau khi được người của ban giám khảo xem xét kỹ,

các giáp chuyển các dụng cụ ấy về vị trí của ban giám khảo đi theo dõirất cẩn thận tránh tình trạng đưa thêm hay những hành động sai phạmkhác. Cuộc thi này mỗi giáp được cử ra bốn trai đinh. Khi tất cả đã chuẩn

 bị xong, ban tổ chức đem đặt chiếu trước bàn giám khảo bốn giá thóc,mỗi giá khoảng năm cân. Sau khi các chàng trai đứng xếp hàng trước cácgiá thóc, một hồi ba tiếng trống vang lên. Dứt tiếng trống cuối cùng tất cảcùng lạy ba lạy và chuyển nhanh giá thóc về khu vực của giáp mình. Lậptức thóc được đưa vào cối để giã. Hai chàng trai liên tục thay nhau giã.Trong khi đó hai người kia chuẩn bị dần, sàng, nia và che chắn xungquanh cho thóc khỏi tung ra ngoài cối. Tùy theo kỹ thuật và sự tính toán

của từng nhóm mà họ chia thóc ra giã làm hai lần hay một. Nếu là hai lầnthì trong lúc hai người giã cối thứ hai, hai người còn lại tiến hành dầnsàng, sẩy số gạo đã giã. Tiếng trống to, trống khẩu, tù và cùng tiếng

 pháo, tiếng người reo hò, nhắc nhở rất sôi động. Những người dự thi phải biết tính toán một cách hợp lý và bình tĩnh trong lúc làm, nếu không sẽ bịđổ, bị rơi vãi hoặc có những công đoạn không cần thiết, gây chậm trễ chocông việc. 

Page 159: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 159/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

713

Giáp nào xong đem gạo đến nộp cho ban giám khảo. Tiêu chuẩnđược giải phải là xong trước về thời gian, gạo không nát, sạch trấu, cám,thóc và sạn, đồng thời phải đủ cân lạng qui định. Giáp nào xong trước màđạt được cả các tiêu chuẩn trên là thắng cuộc. Nếu những người dự thikhông biết tính toán các động tác, xếp sắp không hợp lý, hành độngkhông khéo léo thì khó mà đạt được các tiêu chuẩn qui định.  

5. Thi kéo lửa. 

Sau giã gạo là kéo lửa. Mỗi giáp cử ba thanh niên khỏe mạnh, cókỹ thuật để thi kéo lửa. Dụng cụ kéo lửa là một thanh dang được buộc taycầm ở hai đầu, một đoạn gỗ hoặc tre khô, rơm và bùi nhùi. Những thứ đó

của mỗi giáp cũng được tập trung trên chiếu trước mặt ban giám khảo.Sau khi dụng cụ được kiểm tra kỹ lưỡng, những người dự thi đứng trướcchiếu đợi lệnh. Dứt một hồi ba tiếng trống họ nhanh chóng cầm các vậtdụng ấy chạy nhanh về vị trí giáp mình. Một người nhanh nhẹn đặt rơmvà bùi nhùi xuống đất. Người thứ hai cầm thanh gỗ đè lên bùi nhùi rơm,đồng thời anh ta luồn thanh dang khô xuống dưới thanh gỗ, lấy chân đèlên thanh gỗ đó và bắt đầu dùng tay cầm hai đầu thanh dang kéo qua kéolại nhanh và mạnh. Người lúc nãy đặt rơm và bùi nhùi bây giờ ngồi trướcmặt người kéo vừa vun rơm và bùi nhùi xung quanh thanh gỗ để hứng tialửa phát ra. Người thứ ba ôm chặt ngang lưng người kéo lửa để anh ta đủ

độ thăng bằng và vững để kéo cho dễ. Tù và, trống, pháo nổ náo nhiệt cảmột vùng. Tiếng người hàng giáp nhắc nhở, gào thét cổ vũ vô cùng hănghái. Khi lửa bén, chàng trai ngồi trước mặt người kéo lửa phải nhanhnhẹn vun bùi nhùi và rơm sao cho lửa mau bén, đồng thời phải lựa chiềumà thổi liên tục cho chóng thành ngọn. Ai kéo được lửa cháy trước thìmang chúng ra trình ban giám khảo, giáp ấy sẽ thắng cuộc. Khói bụi mùmịt một góc sân, mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng của các chàngtrai, song mọi  người đều hớn hở, vui vẻ vô cùng. Không khí cuộc thingày càng hấp dẫn và náo nhiệt. Tiếng ồn ào, tiếng reo hò cùng đủ mọiâm thanh khác làm người xem từ khắp các ngả dồn dập đổ về, vì càng về

cuối càng thú vị và quyết liệt. Cả cái sân đình rộng lớn, nay đã trở nênquá chật chội bởi số lượng khán giả ngày một đông đúc.  

6. Thi bắt gà và thịt gà. 

Tiếp theo là thi bắt và thịt gà. Đây là một cuộc thi độc đáo và thúvị. Một người trong ban tổ chức cầm chiếc lồng trong đó có bốn con gà

 bước ra khỏi vòng người trong sân, đi về phía hàng cây cuối sân đình.Anh ta cầm lồng gà và trèo lên một cây cao. Sau khi tìm một vị trí đứngở ngang chừng cây, anh ta đứng đó đợi lệnh. Dưới gốc cây, mỗi giáp

Page 160: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 160/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

714

được cử bốn hoặc năm thanh niên đứng chuẩn bị bắt gà. Người xem cũngđứng  tạo thành một vòng quanh những người dự thi. Sau khi tất cả sẵnsàng, tiếng trống lệnh từ trong đình phát ra, người giữ lồng gà trên câyliền mở nắp thả bốn con gà rơi xuống. Từ trên cao gà vừa có lực bay, lạithấy đám đông người ồn ào, nên bay tứ tung. Các chàng trai xông vào bắtgà. Tiếng hò reo, tiếng chân chạy, trống thúc càng làm gà sợ hãi và cốsức để thoát. Bốn con gà đều được chọn những con to, khỏe, trước cảnhcuồng nhiệt của người càng làm chúng tán loạn, gây khó khăn cho người

 bắt. Nhóm người của từng giáp phải chia nhau săn, đón, đuổi rất vất vả.Giáp nào bắt được gà trước nhanh chóng đem về vị trí của giáp mình bắc

nước làm thịt. Các chàng trai dùng mảnh nứa sắc cắt tiết và mổ gà. Khicắt tiết xong người ta nhúng hết vào nước sôi và đưa lên bàn  thờ thánhđược kê bên ban giám khảo. Các chàng trai ra tay làm thịt gà trong tiếngreo hò, khích lệ và chỉ dẫn của hàng giáp. Gà thịt phải được vặt lông thậtsạch, luộc không quá chín để bị tróc da. Vết mổ gà không được quá to vànát, lòng gà và các bộ phận bên trong cũng phải được làm sạch sẽ kèmtheo. Sau khi luộc chín, gà được xếp lên đĩa sao cho thật khéo, hai cánhcong lên, đầu hướng về phía trước, miệng ngậm bông hồng đỏ tươi đưalên bàn giám khảo. Sau khi chấm xong, gà được đặt lên bàn thờ để lễThánh. Giáp nào xong trước mà đạt được các tiêu chuẩn qui định thìđược giải nhất. 

7. Thi thổi cơm. 

Cuối cùng là thi thổi cơm. Cũng như các lần trước lần này mỗi giápcử ra ba hoặc bốn người. Những người này vẫn là các chàng trai chứkhông phải các cô gái. Họ đứng xếp hàng trước ban giám khảo chờ đợi.Trước mặt họ là chiếc chiếu để bốn chiếc nồi đã được buộc sẵn quanhmiệng một tay cầm bằng tre tươi để khi đun khỏi bị cháy. Ngoài ra phần

 bao quanh nồi, đoạn tre tươi ấy còn được bọc một lớp bẹ chuối tươi để bảo đảm cho khỏi bén lửa. ở vị trí của các giáp, người ta đã chuẩn bị sẵnhai bó nứa khô làm đuốc. Gạo được đong để sẵn trong nồi. Dứt một hồi

 ba tiếng trống, các chàng trai nhanh chóng cúi lạy ba lạy vào đình rồicầm nồi chạy về vị trí của giáp mình. Họ khẩn trương vo gạo và châmđuốc, sau đó bắt đầu nấu. Khi nấu không được đứng yên tại chỗ mà phảivừa đi vừa nấu. Tùy theo sự thuận tay của người cầm nồi cơm mà anh tacó thể đi giữa còn hai người cầm đuốc cháy đốt dưới chôn nồi đi ở hai

 bên. Cũng có thể người cầm nồi đi trước hướng về hai người cầm đuốcvà đi giật lùi. Hai người cầm đuốc thay phiên nhau đốt dưới đáy nồi chocơm mau sôi. Điều bắt buộc là đi nấu luôn luôn phải đi vòng tròn ngược

Page 161: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 161/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

715

chiều kim đồng hồ. Mọi việc như ghế (đảo) cơm, sửa vung...đều phải vừađi vừa làm, không được dừng lại, ai dừng sẽ bị mắc lỗi. Khi cơm chínmới được dừng lại, xới ra một tấm vải ướt và nắm sao cho thật rền, dẻorồi đem lên ban giám khảo nắm cơm tròn đó. Cơm chấm xong được dânglên bàn thờ thánh. 

Cơm phải dẻo, sạch sẽ và chín, không được nhão nát, hay sống.Điều khó ở đây là khi cơm sôi, làm sao cho vừa đi vừa đảo cơm màkhông đổ cơm, đổ nước, tàn lửa, tro than không bay vào. Người cầm nồiđã khó giữ cho nồi thăng bằng trong động tác vừa cầm, vừa đi, tay mỏi.

 Người đảo cơm phải chịu sức nóng của lửa đuốc đang độ cháy, lửa táp

vào người, vào tay không khéo sẽ lúng túng mà làm đổ cơm. Người cầmđuốc làm sao giữ cả bó đuốc dài, to điều khiển cho lửa cháy đúng dướiđáy nồi, lúc cần to, lúc phải nhỏ để nước không trào ra làm tắt đuốc hỏngcơm. Đuốc bó không khéo, tàn đuốc sẽ rơi vào nồi hoặc lửa cháy quá tolàm khê và cháy cơm v.v... và v.v... Phải nói đây là giai đoạn quyết địnhvà vô vàn khó khăn đòi hỏi những người dự thi phải hết sức khéo léo vàcó kỹ thuật. Thiếu những cái đó sẽ khó lòng mà thành công được. 

Sau khi chấm điểm tất cả bảy lần thi, ban giám khảo cộng lại vàtuyên bố kết quả cho các giáp. Giải cho giáp thắng lợi không lớn nhưng ýnghĩa của nó thì vô cùng lớn lao. Đó là niềm tự nào sung sướng của cả

giáp và may mắn trong cả năm. 8. Đôi điều suy nghĩ. 

Chúng ta từng biết nhiều loại thi thổi cơm như ở Cảnh Thụy vớicách thi là các cô gái vừa trông trẻ, trông cóc trong một vòng tròn và ănmía lấy bã thổi cơm; hoặc ngồi trên thuyền treo nồi lơ lửng trước mũithuyền ăn mía lấy bã thổi cơm. Như ở Đào Xá cũng với bốn giáp và cácchi tiết cướp gà, kéo lửa, gánh nước, giã gạo thổi cơm. Hoặc ở một vàinơi khác với những hình thức khác nhau. Tục thi thổi cơm ấy phụ thuộcvào hoàn cảnh xã hội, địa lý và môi trường xung quanh khu vực diễn rangày hội. Điều đó qui định các chi tiết trong nội dung mỗi cuộc thi. Như

vậy, bằng việc khảo sát những điều kiện lịch sử của địa phương, rồi từđấy mà mở rộng ra cả khu vực lớn.  

 Nếu nhìn toàn cục hội thi thổi cơm ở làng Lương Qui, ta dễ nhận rarằng phần thi bổ cau, têm trầu không ăn nhập lắm vào hội. Có lẽ đó làmột chi tiết được đưa vào hội ở giai đoạn sau này. Nhưng nó được đưavào bao giờ và tại sao thì vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

 Những người được chúng tôi thăm hỏi đều đưa ra những câu trả lời

Page 162: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 162/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

716

không thỏa đáng. Biết đâu việc tìm ra câu trả lời ấy lại là những gợi ýquan trọng cho công việc tìm hiểu sâu hơn khung cảnh văn hóa ở đây.  

Lương Qui là một làng cổ thuộc vùng đất La Thành xưa, do vậy nómang trong mình nhiều nét văn hóa cổ. Hội thổi cơm thi là một bằngchứng sinh động về điều đó với những chi tiết như đuổi gà, cắt tiết gà

 bằng nứa, kéo lửa bằng thanh dang, giã gạo trực tiếp từ thóc... là minhchứng cho một quá khứ xa xưa. Tuy nhiên, con gà ở hội thi này có gì làmta liên tưởng đến con gà trong truyền thuyết thành Cổ Loa? Cuộc chạythẻ ở đây còn mang ý nghĩa gì khác ngoài sự nhanh nhẹn, tháo vát và phôdiễn sức khỏe của các chàng trai? v.v... Đó là một trong những vấn đề

đáng lưu ý. Mặt khác, bộ ba vị thành hoàng là thánh Tam giang ở đây lại thêm

một tư liệu cho việc nghiên cứu hiện tượng này dọc các triền sông trongkhu vực Hà Bắc, Vĩnh Phú và một số nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Phíatrước còn rất nhiều câu hỏi đang cần được giải đáp. Và việc trả lời nhữngcâu hỏi đó chắc sẽ tốn không ít công sức, song cũng đầy thú vị đối vớicác nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam./. 

Y.L

Page 163: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 163/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

718

Hội làng Mai Động 

Văn Nghệ 

Làng Mai Động ở phía nam Hà Nội, thuộc tổng Mai Điệp cũ, nayở bên phải đường Minh Khai nếu đi từ ngã tư Trung Hiền lại. Trước đâyMai Động làm nông nghiệp và có nghề làm đậu ngon nổi tiếng. NgườiHà Nội vẫn gọi là đậu Mơ. Sau hoà bình năm 1954, do chủ trương quyhoạch của thành phố, các nhà máy được xây hàng loạt trên địa phận làng.Mai Động không làm nông nghiệp nữa, chỉ giữ lại nghề làm đậu. Nhữngngười còn lại thoát ly vào làm ngay trong các nhà máy được xây dựng ở 

đây hoặc chuyển sang buôn bán và làm nghề khác. Hiện nay Mai Động vẫn giữ được chiếc cổng làng xây bằng gạch.

Trong làng bên cạnh những căn nhà còn giữ nguyên dáng vẻ cổ kínhkhiêm tốn đã có nhiều ngôi nhà hai ba tầng mới xây. Đường làng lát gạchchỉ. ở ngoài làng có chùa và nghè Mai Động thờ bà Lê Chân, giữa làng làđình Mai Động vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống với cây đa, giếng nướctrước sân đình. Di tích của làng đã được công nhận là di tích lịch sử.Việc làng Mai Động thờ bà Lê Chân gắn với sự tích sau khi quân của HaiBà Trưng chống cự không nổi trước binh hùng tướng mạnh của Mã Viện,

 bà Lê Chân, phải cho quân lui về vùng hồ Lãng Bạc (Hồ Tây - Hà Nội),

về làng Mai Động cầm cự một thời gian rồi bà tự vẫn ở đó. Ngoài bà LêChân làng còn thờ thần hoàng là ông Nguyễn Tam Trinh, tương truyềncũng là tướng của Trưng Vương. Theo thần phả làng còn giữ được, ôngsinh trước công nguyên, khi Hai Bà khởi nghĩa ông đã theo chống giặcđến cùng và mất vào ngày mồng 10 tháng 2 năm Quý Mão (43 S.CN).Ông được phong là Nam Sơn Tam Trinh hiển ứng đại vương. Hội làngMai Động mở trong 4 ngày từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng. Ngày 10tháng 2 là nhật kỵ (giỗ) thành hoàng. Ngày 15 tháng 8 làng làm lễ kỷniệm ngày chiến thắng lớn của quân ta với giặc Đông Hán. Hội làng mở vào mồng 4 Tết nên từ trước Tết các nơi thờ cúng trong làng đã được

trang hoàng cắm cờ, trồng nêu bày lễ vật rất đàng hoàng để dân làng tiễnnăm cũ đón năm mới. Sang mồng 1 Tết, tiên chỉ làng Mai Động đứngđầu cùng hội đồng kỳ mục cùng dân làng mang xôi thịt ra nghè thờ bàLê Chân làm lễ. Sau đó kiệu bà được rước ra bãi Đống Vật, là nơi trướcđây đã xảy ra cuộc chiến giữa quân ta và quân địch. Làm lễ ở Đống Vậtxong, hai trai làng được chọn từ trước ra vật một keo gọi là vật động thổ.

Page 164: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 164/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

719

Sau đó các cụ lễ tạ rồi kiệu lại được rước về nghè. Nghi lễ rước kiệu raĐống Vật làm lễ động thổ ngày nay không còn nữa. Sau ngày hoà bình

(1954), hội không được tổ chức lớn. Dân làng chỉ làm lễ tại nghè và đình.  Bãi Đống Vật đã được lấy để xây Nhà máy cơ khí Mai Động. 

 Nghè làng Mai Động cho đến nay vẫn giữ nguyên dáng cũ. Nghèrất rộng và đẹp, phía trước sân là một giếng nước to hiếm có, nước trongvà sạch. Nghè còn giữ được bức hoành phi lớn chạm trổ tinh xảo đề bốnchữ "Phù Trưng lập quốc" (giúp Trưng Vương lập nước). Cạnh nghè làchùa Mai Động. Nghè và chùa được dựng ở một nơi yên tĩnh trong làng.Không gian nơi đây đem lại cho con người một cảm giác thoát tục sảngkhoái mát mẻ lạ thường. Sáng mồng 4 Tết, làng mở hội tưng bừng. Kiệuđược rước từ nghè ra đình. Đám rước long trọng này trước đây do lý

trưởng của làng điều khiển. Kiệu được rước một vòng quanh làng, quađền làng Mơ Táo, vòng về đình Mai Động. Làng Mơ Táo đã bày sẵnhương án ra cửa đền để bái vọng khi kiệu đi qua. Kiệu được rước đếnđình và tế lễ tại đó. Sau cuộc tế đến tục lệ đặc biệt trong hội là cuộc thivật - còn được gọi là chọi vật. Sở dĩ hội Mai Động có thi vật là vì trongcác cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước đây của nước ta, khi vũ khíchiến đấu còn thô sơ thì vật là một môn võ dân gian được sử dụng trongmọi trường hợp để diệt giặc và tự bảo vệ. Thi vật ở Mai Động là để nhớ lại những cuộc luyện tập quân sĩ, thi tuyển người tài của hai vị võ tướnglà bà Lê Chân và ông Tam Trinh. Cuộc thi vật được tổ chức ngay trướcsân đình làng. Các tay đô ở những làng lân cận được làng mời về làng dựgiải rất đông, Người tứ xứ đến xem cũng lắm. Trò thi vật ở Mai Độngtrong ngày hội nổi tiếng cả mấy tỉnh quanh Hà Nội. Cứ đến ngày nàyngười Hà Nội lại náo nức rủ nhau đến đây xem. Các tay đô đến đây thivật để trổ tài, giành giải và cũng để học hỏi thêm những miếng hay củanhau. ở lò vật Mai Động trước đây, nổi tiếng có Năm Tý, một đô vật trẻmà hạ được rất nhiều đô sừng sỏ ở các vùng khác. Rồi đến Đô An, ĐôTiến, Đô Phúc, Đô Dũng....Đô Tiến đã từng tham gia vật toàn quốc vàđoạt huy chương vàng, đem lại vinh dự cho làng Mai Động.  

Khi các đô thi đấu, bô lão trong làng đánh trống cái cầm trịch, cònmột anh tuần đinh cầm trống khẩu đứng ngay cạnh xới vật gõ trống để

thúc giục các đô và làm âm thanh ngày hội thêm rộn rã. Các đô vật cởi trần đóng khố màu điều, màu xanh bằng lụa hoặc nhiễu. Màu da của họđỏ au, thân hình săn chắc, bụng thon ngực nở. Trong khi vật nhiều đônhỏ người nhưng lại thắng được những đối thủ to lớn hơn mình, đó là dohọ không chỉ dùng sức mà còn dùng mưu trí lừa miếng, lựa thế vật, đội

Page 165: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 165/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

720

 bổng đối phương lên hoặc vật cho "lấm lưng trắng bụng" giành lấy phầnthắng. 

Trước khi vào vật, hai đô vật sánh hàng bái vọng vào đình lễ thànhhoàng theo đúng phép, đồng thời cũng để xin các ngài cho họ gặp maymắn. Sau đó là các đô vào xới. Đầu tiên họ đi vài đường quyền để biểudiễn và cũng để khởi động. Khi vật họ thường dương đông kích tây, lừacho đối thủ rối trí hoặc chủ quan rồi dùng những miếng võ cuốn chỉ, raràng, vào tay tư, miếng vét...để đấu. Nhiều đô thấy mình sắp thua bèn tìm

cách nằm xấp như đóng đinh trên mặt đất. Đợi khi nào đối phương sơ hở thì bất thần bật dậy phản công vật tiếp. 

Thi vật ở Mai Động có nhiều giải hàng và ba giải chính nhất, nhì, ba. Những ngày đầu làng cho vật lấy giải hàng. Giải hàng giành cho

người thắng cuộc trong một trận đấu. Giải thưởng thường là một vuôngnhiễu hoặc lụa để các đô dùng làm kỷ niệm hoặc dùng làm khố trong cáctrận vật sau. Sau khi lọc hết các đô vật loại thường qua các giải hàng,những đô thắng trong hội mới lên dự đấu để giành giải chính.  

Các cuộc đấu vật để lấy giải chính bao giờ cũng căng thẳng, hàohứng. Giải ba vật trước rồi mới đến giải nhì và giải nhất. 

Luật lấy giải vật ở Mai Động có quy định: Giải nhất trong sáu ngoài năm 

Giải nhì trong năm ngoài bốn Giải ba trong bốn ngoài ba.

 Nghĩa là muốn giành giải nhất, tay đô đang giữ giải đô phải thắng

liền sáu keo, vật ngã sáu đối thủ khác nhau mới được công nhận là đoạtgiải nhất và giữ giải tiếp, còn người phá giải muốn đánh bại người đanggiữ giải giành giải nhất về mình chỉ cần thắng năm keo (năm người)trong đó có người đang giữ giải. 

ở giải nhì cũng vậy, người đang giữ giải phải thắng năm keo, người phá giải chỉ cần thắng bốn keo trong đó có người đang giữ giải, giải bangười giữ giải thắng bốn keo, người phá giải thắng ba k eo.

Vật giải chính rất vất vả, muốn giành được giải các đô phải luyệntập, học hỏi kinh nghiệm rất nhiều để đủ tài, đủ sức lừa miếng vật ngãđối phương. 

Kết thúc mỗi giải, người thắng cuộc đều được phần thưởng và làngđốt mừng một bánh pháo. 

 Ngoài trò vật thi, làng còn tổ chức các trò chơi khác như cờ người,đáo đĩa, múa rối nước ở ao trước cửa đình... 

Sáng hôm sau, ngày mồng 7 các cụ làm lễ tạ và kiệu được rướchoàn cung, đồng thời cũng làm lễ hạ nêu ở sân đình. 

Page 166: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 166/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

721

Sau hội xuân, đến mồng 10 tháng hai làng lại   sửa lễ để tế thànhhoàng là ông Nguyễn Tam Trinh ở đình Nghè và chùa cũng thắp hương

làm lễ.  Ngày 15 tháng tám làm tiệc kỷ niệm ngày quân ta thắng lớn trongtrận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày 14 dân làng đã dọn dẹp nghè(đền) và đình chùa, sửa soạn lễ vật để ngày 15 dâng lễ. Trước đây MaiĐộng có 6 giáp, mỗi giáp được chia khoán 7 sào ruộng để phục vụ ngàykỷ niệm này. Các vai thứ trong từng giáp thay nhau nhận ruộng để làm.

 Ngày 15, mỗi giáp phải sửa một cỗ. Mỗi cỗ gồm 60 cân xôi và một conlợn luộc nặng 40kg, lợn để cả con, dâng lên cúng ở nghè và đình.  

Tiền sửa cỗ do người nhận làm khoán ruộng chi tiền đăng cai.Cúng tế xong, người đăng cai mang cỗ về và chia đều cho giáp của mìnhtheo quy định. Tối hôm đó làng tổ chức hát nhà tơ và lễ tạ. Ngày nay

không còn ruộng khoán, dân làng tự nguyện cùng nhau đóng góp tiền củađể đến ngày lễ vẫn có vật phẩm - dù ít hay nhiều- dâng lên bàn thờ biểuhiện tấm lòng thành với các vị thần của làng./.

V.N

Page 167: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 167/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

722

Lễ hội đền Măng Sơn 

HưngMinh

 Dù ăn cơm độn sắn khoai 

Cũng không bỏ hội xứ Đoài Sơn Trung .

Câu ca trên nhắc nhở về một ngày hội lớn từng diễn ra trên đấtSơn Đông, thị xã Sơn Tây, đó là hội đền Măng Sơn. 

Đền Măng Sơn là đền cổ thờ Đức Thánh Tản Viên của cả tổngTường Phiêu xưa. Tương truyền: Đức Tản Viên từ núi Ba Vì đi thăm thú

các nơi. Một hôm, ngài đến đất Sơn Đông, thấy cảnh sắc nên thơ, nhândân đôn hậu, đời sống lại khá giả, liền ở lại, cho lập một cung điện ở đồiMăng Sơn. 

 Những ngày nghỉ ở đó, ngài thường tổ chức dân chúng đi săn, dạydân cách làm nỏ, làm lao, cách theo chân thú để đánh bắt. Nhân dânquanh vùng học được nghề săn bắt của ngài nên nhiều người săn bắtchim muông rất giỏi. Đức Thánh Tản săn beo ở rừng Phúc, ban đêm ngàirình ở bãi Thày cho nên sau ngày ngài rời quê hương, dân làng tưởngnhớ công lao lớn đó, lập đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm ở đền MăngSơn.. 

Hội đền Măng Sơn bắt đầu mở vào ngày 6 tháng Giêng. Ngàynày, 5 xã trong tổng gồm: Sơn Đông, Sơn Trung, Tường Phiêu, TrạchLôi, Thuần Mỹ cử các đại diện mang lễ về tụ tập ở đỉnh Sơn Trung. Lễvật là một hộp quả hình lục lăng chồng 8 tầng do 4 người khênh.  

Trai đinh các xã về đông đủ ở đình Sơn Trung, các cụ cắt cử họrước 3 cỗ kiệu trong đặt long ngai bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản(Tản Viên, con ông bác và hai em Cao Sơn, Quý Minh, con ông chú) lên

đền Măng Sơn. Cứ 8 người đóng một kiệu, đi ngoài một người cầm lọng,một người cầm cờ múa dẫn đường, một người đánh trống khẩu dẹp đám,thành một cỗ. Riêng kiệu Thánh Tản Viên có thêm hai quạt vả lớn che

hai bên. Đây là 3 cỗ kiệu hiếm có ở   trong vùng. Việc trang trí quần áocho 3 cỗ ngai cũng khá đặc biệt. Cả Tam vị đều đội mũ  Kim Ngạc, quầnáo vóc trắng, choàng áo vóc đỏ, ngoài là áo hoàng bào màu hoàng yến,thắt đai lưng cổn long , đi hia hổ túc. Mỗi năm rước kiệu các ngài là dịpnhân dân chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy, cao siêu của dung nhan các vịdo nhân dân tưởng tưởng sáng tạo ra. 

Page 168: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 168/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

723

Một nghi lễ lớn bày tỏ tấm lòng thành kính của dân thôn toàn tổngđược tổ chức tại đền. Các xã đều có đại diện vào tế. Chủ tế là một cụ già

của làng Sơn Đông.  Bên cạnh chủ tế là ba bồi tế, một đọc văn, nămngười dẫn rượu, năm người dẫn đèn. Thường là người cao tuổi, vợ chồngsong toàn, con cháu đầy đặn, lại có phẩm hạnh mới được chọn làm vai tế.

 Người dân Sơn Đông quan niệm việc tế là rất hệ trọng, ảnh hưởng đến

 phúc lành của mọi nhà nên không thể tuỳ tiện chọn người vào vai tế. 

Điều đáng lưu ý là có một mâm ngũ quả dâng lên thờ thần, trongđó bày các thứ quả sẵn có trong vùng . Nhất thiết phải có mít xanh. ở SơnĐông có loại mít ra quả sớm, dân gọi là mít chiêm. Sau quả mít là quảdứa non, quả bưởi, quả chuối, quả cam hoặc quít... 

Lại nữa, một mâm cỗ khác tế thần không thể thiếu thú rừng.

Tương truyền: xưa kia là loại thịt thú rừng săn bắt được để khô. Sau này,việc săn bắt thú rừng khó người ta thay thế bằng ba miếng thịt lợn sống.Quá trình cử tế, ông chủ tế thay mặt cộng đồng, diễn lại nghi thức dânlàng hưởng lộc do Đức Thánh Tản săn bắt được thú cho dân. Khi văn tếđọc đến câu ẩm phước, chủ tế dừng lời, trân trọng nâng chén nhà ngài 

nghiêng người sang một bên giả uống. Đến đoạn thụ tộ thì ông thành

kính nâng chén đặt vào mâm lễ. Văn tế đọc tiếp đến thù tạc, chủ tế dùngđũa gắp lật đi lật lại ba miếng thịt coi như đã hưởng lộc ngài.  

 Những loại quả, những miếng thịt thú rừng trong các mâm tế thầnnói lên điều gì, nếu không phải là gợi ta suy tưởng về cái thời tổ tiên loài

người còn sống hoang sơ, kinh tế chủ yếu dựa vào hái lượm và săn bắt.Cuộc tế thần ở đền Măng Sơn xong, 1 giờ chiều, dân hàng tổng

rước ba cỗ kiệu từ đền về đến bãi dộc Thày, hạ kiệu xếp ngay ngắn, sauđó toàn dân toả ra bãi tổ chức các sinh hoạt vui chơi của ngày hội. Tạiđây, nam nữ hát ví đúm giao duyên. Các đô vật của các xã vào tham giavật giải. Ngoài bãi có bắn nỏ, đánh đu cây. Cuộc vui suốt chiều hôm đó.Tối đến đốt đuốc ca vui đến nửa đêm, sang đến giờ Tý (quá nửa đêm)mới tổ chức rước kiệu ba ngài về đình. Đèn đuốc sáng trưng. Dọc đườngvề qua xóm có cây đa ở cổng làng đã trồng sẵn cây đuốc lớn (gọi là câyđình liệu), tiếp lửa đốt lên để đón kiệu ngài cho đám rước càng lung linh,huyền ảo. 

Truyền rằng: Dân làng làm vậy để diễn lại sự tích Đức Thánh Tảnđi săn, diệt được thú, nghỉ đêm ở bãi Thày, dân các xã mang rượu tới cahát, vui chơi mừng thắng lợi. 

Page 169: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 169/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

724

Rước về đến đình Sơn Trung, đưa các ngai vào yên vị, lễ hội Tảnviên chưa chấm dứt. Các bô lão trong làng còn phải tế trực vào các buổi

tối đến ngày 12 tháng giêng mới tế giã. ấy là hội ở đình Sơn Trung. 

Sang ngày 8 tháng Giêng, dân làng Sơn Đông cũng diễn lại hộiThánh Tản như hôm 6 tháng Giêng nhưng không dừng ở bãi Thày mà vềthẳng đình, quy mô cũng nhỏ hơn. 

Tóm lại, lễ hội Tản Viên xưa kia ở xã Sơn Đông rất lớn, mangmàu sắc riêng của một vùng, đặc biệt nghi thức rước đêm để lại dấu ấnkhó phai mờ với ai đó đã một lần dự hội ở Sơn Trung, qua đó phản ánhniềm tự hào của nhân dân về truyền thống văn hoá ở địa phương./.  

H.M

Page 170: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 170/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

725

Hội đánh cá làng Me Kiều Thu Hoạch 

Làng Me là tên tục của xã Cung Thuận, ở cạnh làng Quéo là têntục của xã Tường Phiêu, thuộc tổng Tường Phiêu huyện Tùng Thiệntrước đây, nay thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ có đền thờ thầnTản Viên, thường mở hội từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 10 tháng hai

âm lịch hàng năm. Hội làng Me có nhiều trò vui dân gian, nhưng đặc sắc hơn cả phải

kể đến trò thi đánh cá vào sáng mồng 4 tháng hai. 

Làng Me có một cái ao lớn hình vòng cung như ôm lấy ngôi đình,dân làng vẫn gọi là ao đình. Cá nuôi trong ao đình không ai được đánh

 bắt trước khi vào đám. Hằng năm, làng phân công người làng trông nomao cá chu đáo, do đó cá ở ao đình bao giờ cũng sinh sôi nảy nở rất phong

 phú về chủng loại: mè, trôi, trắm, chép... Sáng sớm ngày mồng 4 tháng hai, dân làng đã náo nức từ các xõm

ngõ kéo nhau ra ao đình dự hội thi đánh cá. Xung quanh bờ ao, hàng mấytrăm người chia thành từng phe, từng giáp đã tề tựu với đủ nơm, cụp,vó... sẵn sàng đợi lệnh xuống bắt cá. 

Quang cảnh hội thi hết sức nhộn nhịp và hồi hộp. Vòng trong lànhững người dự thi, dáng vẻ hăm hở, có người miệng còn nhai trầu bỏm

 bẻm cho đỡ lạnh. Còn vòng ngoài  là tầng tầng lớp lớp những người đixem, đi cổ vũ, đứng chật ních không còn hở một chỗ nào. Có cả nhữngngười ở các xã lân cận cũng tới xem. 

Sau khi vị đại diện của làng đã làm lễ khấn để xin lệnh đức Thánhở đình, một hồi trống ngũ liên nổi lên dồn dập, vang lừng, như thôi thúc.Thế là tất cả những người dự thi đều nhất tề nhảy ùm xuống ao. Kẻ nơmngười cụp khua múa rối rít, loạn xạ ở dưới nước. Nước ao chao độngsóng sánh, bọt nước đục ngầu, bắn tóe cả lên bờ. Tiếng người đuổi bắt cádưới ao hò reo một, thì tiếng người cổ vũ trên bờ hò reo mười, thêm vàođó là tiếng trống thúc giục đổ hồi, tạo nên những âm thanh pha tạp, ồnào, náo nức, rầm vang cả một góc trời. Với công cụ trong tay, mạnh ainấy úp, họ chen lấn, tranh cướp từng bước chân, từng khoảng trống,

khiến cho cá bị dồn đuổi, quẫy nhảy tứ tung, có con quá hốt hoảng nhảy

Page 171: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 171/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

726

cả lên trên bờ. Mỗi khi có người bắt được cá, kể cả bắt trượt cá, thì tiếnghò reo lại nổi lên rầm trời. Ai bắt được con cá nào đều đưa ngay chongười nhà đã đợi sẵn trên bờ, để gom riêng từng phần mà tính điểm thi. 

Hội thi đánh cá ồn ào, sôi động, kéo dài cho đến tận quá giờ mùi,khoảng nửa buổi chiều, khi nghe tràng pháo nổ báo hiệu kết thúc thì mọingười mới ngừng tay. Bấy giờ, từng phần cá đều được khiêng cả vào sânđình để chấm điểm. Đám người xem hội lại ùa vào theo, nhất là đám namnữ thanh thiếu niên, tha hồ mà xô đẩy, chen lấn, hò hét ầm ầm, thật đúnglà cảnh "tả tơi xem hội". 

 Những người được phần thưởng mặt mày hớn hở. Cả những người

không được thưởng cũng tươi vui, hồ hởi. Mọi người làng Me hôm ấyđều tắm mình trong không khí vui vẻ, sảng khoái. 

Số cá thu được trong hội thi được đem chia đều cho tất cả mọingười trong làng để làm tiệc cá. Tục thi đánh cá làng Me là ảnh xạ củamột lễ nghi nông nghiệp cổ đại mà trong đó tàn dư của tư tưởng cộngđồng thị tộc còn thấy khá rõ. Song ở đây tục thi đánh cá lại được nhândân gắn với ý nghĩa tưởng niệm Tản Viên sơn thần, tức Sơn Tinh. Nhândân địa phương cho rằng, Ngài đã có công đánh thắng Thủy Tinh, diệttrừ Thủy quái, đem lại mùa màng tươi tốt cho nhân dân, nay làng đã đượcdân khang vật thịnh thì phải ghi nhớ công ơn của Ngài, đánh bắt các loài

thủy tộc để dâng tiến cho Ngài... Một vài nơi khác ở xứ Đoài cũng có tục thi đánh cá thờ thần núiTản Viên, nhưng hội thi đánh cá làng Me là vui hơn cả, đặc sắc hơn cả.Bởi vậy, nó được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, ngợi ca, và nó đã đi vàocâu hát dân gian tự thuở nào: 

 Nhất hội Hương Tích,  Nhì hội Phủ Giầy 

Vui thì vui vậy, chẳng tầy cái hội đánh cá Làng Me!./. 

K.T.H

Page 172: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 172/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

731

Lễ hội làng Miêng Hạ 

Hoà M ĩ  

Trong ký ức của người dân, hội làng Miêng Hạ (xã Hoa Sơn,huyện ứng Hoà, Hà Tây) được coi là hội pháo. Điều đó được phản ánhqua một câu ca: 

 Mồng bốn xem pháo Sơn Minh 

Ta lại hẹn mình mồng sáu pháo Đăng  

 Mồng tám đi chợ Đình chăng  

Trở về   pháo Bặt ta rằng cùng nhau 

 Mồng chín ta chả đi đâu 

ở nhà têm trầu mồng mười chợ Chuông  

 Bố đánh thì mẹ lại nuông  

 Dù cho chớ bỏ chợ Chuông mồng mười 

 Bố đánh thì mẹ lại cười 

 Dù cho chớ bỏ mồng mười chợ Chuông. 

Sơn Minh  là tên xưa của làng Miêng Hạ, v ì tránh huý vua Minh

Mạng nên đọc chệch gọi là Sơn Miêng rồi Miêng Hạ. 

Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng. Tươngtruyền, ngày này, thần Cao sơn, vị thành hoàng làng thờ ở đền Thạchđược dân tôn xưng là Đức Thánh cả cầm quân đi đánh giặc  bảo vệ bờ cõinước Văn Lang dưới thời vua Hùng thứ 18 đã giành thắng lợi, đem quânvề Miêng Hạ mở hội khao thưởng. 

Lễ hội khai mở vào giờ thìn, từ 7 đến 9 giờ sáng, bằng một tiếng

 pháo lệnh. Làng có 6 giáp chia phiên đến lượt giáp nào đăng cai tổ chức  lễ hội năm đó thì ông trùm giáp được cầm trịch (cầm dùi) đánh 3 hồitrống và ra đốt ngòi pháo lệnh. ống lệnh bằng đồng, quả pháo nhồi thuốcnặng đến 30-40kg. Nghe tiếng pháo lệnh nổ thì từ ba nơi đền Thạch (củagiáp Thạch, giáp Trù), đền Đông (của giáp Đông, giáp Tây), đền Thượng(của giáp Thượng, giáp Đình) sẽ nghênh kiệu về tựu ở đình. Mỗi nơirước 2 cỗ kiệu, trong đó có một kiệu rước cây bông. Cây bông là vật làm

 bằng tre kết cấu hai tầng hình nón cụt, mặt trên đường kính 10cm, mặt

Page 173: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 173/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

732

dưới 40cm, xung quanh ken đều 36 thanh tre vót tròn dài khoảng 40 cmvòng quanh mỗi thanh tre quấn giấy xanh, đỏ, vàng để tua. Tâm hình nóncụt là một ống tre dài khoảng 40cm, được định vị bởi hai thanh tre hìnhchữ thập ở mặt và khoảng gần hình chóp.

Các giáp rước các cỗ kiệu, trong đó có kiệu cây bông, về đặttrước cửa đình để tế lộ thiên vào giờ ngọ (12-1 giờ chiều) hay còn gọi làtế yến lộ thiên. Nghi thức tế rất long trọng. Điều hành cuộc tế là chủ tế vàhai ông đông xướng, tây xướng .

Khởi đầu, xướng: 

- Khởi chinh cổ tam thông (Nổi ba hồi chiêng trống). 

Xướng tiếp: 

- Nhạc âm, nhạc ti đồng khởi. (Dàn nhạc cùng đánh). 

Xướng tiếp: 

- Thiêu pháo.

Dứt lời, hàng loạt cây pháo của các hàng giáp và các gia đình thinhau đốt tạo nên một không khí sôi động tiếng pháo mô phỏng tiếp sấm,loé ra ánh chớp và tưởng như dào dạt những trận mưa không dứt tướixuống làm tốt tươi mùa màng. 

Việc tế lộ thiên xong, trai đinh các giáp rước kiệu vào đặt trongđình. Những ngày sau đó các cụ tế, về chiều trai thanh gái lịch đi xem háthay đánh võng trên cây đu tiên. 

Sau này hội pháo tốn kém, làng không tổ chức nữa mà chủ yếudiễn trò ội ại.

Vui hội và tế lễ thần cho tới buổi tối ngày rã đám, khoảng nửađêm, thì làng có tiết mục giải áo, nghĩa là mọi màn trướng ở đình đều hạxuống. Sau đó, các quan viên vào làm lễ tạ. Cuối cuộc tế tạ là lễ tế tẩumã . Khi ấy đèn đuốc trong đình đều đã tắt, trai đinh các giáp vào đìnhkhông ai nói cười, lặng lẽ đưa các cỗ kiệu ra khỏi đình. ở ngoài, dân

hàng giáp đón kiệu bằng những bó đuốc, thắp sáng áp giá về đền. Bấygiờ 6 cây bông của 6 giáp được một cụ già làng buộc túm vào một sợidây, ròng qua một chiếc đinh ở chính giữa thượng lương đình. Đèn lại

 bật sáng, trai đinh các giáp vào đình cùng hướng mắt vào 6 cây bôngtreo lơ lửng ở gian giữa. Làng bắt đầu diễn trò ội ại. 

Khi đèn đuốc trong đình vụt tắt thì một cụ già của làng cởi dâythả 6 cây bông treo ở thượng lương xuống. Bấy giờ trong đình tối như

Page 174: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 174/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

733

 bưng, hầu hết chỉ có trai đinh của các giáp. Tuân thủ theo hèm của làng,họ phải cởi hết áo quần ra, chỉ mặc quần đùi (cụ già đóng khố), sau đótrai đinh miệng hô ội ại  và lao vào cùng nhảy lên với cướp cây bôngxuống. Một ai đó giật được cây bông xuống thì xé bông cướp lấy cái nõ

 bằng tre trong tâm cây bông chạy ra ngoài đình đem về đền của giáp. Kỳội ại, các đinh của giáp nào cướp được ba cái nõ cây bông, giáp đó tâmniệm trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn.  

Việc cướp được nõ trong đêm tối rất vất vả, bởi vì các trai đinhtranh nhau giằng xé. Ai đó không có may mắn cướp được nõ thì họ nhặtcác thanh tre quấn giấy đem về nhà làm phước. 

Trò ội ại ở làng Miêng Hạ còn gọi là trò cướp nõ xé bông . ội ại làmột từ hèm rất cổ chưa rõ nghĩa, nhưng về mặt ngữ âm phát ra từ cửamiệng trai đinh nó phản ánh động tác khi mạnh khi nhẹ, tiến tới (ội), lùi(ại). Còn cướp nõ xé bông thì thành ngữ tiếng Việt đã có câu "ba mươisáu cái nõn (nõ) nường" ám chỉ mỉa mai ai đó đòi hỏi những điều quáđáng bắt nguồn từ một tục cổ ở miền Dị Nậu và Khúc Lạc (Phú Thọ).Xưa, dân làng làm các vật tượng trưng giống đực (nõn), giống cái

(nường) bằng gỗ và những người khiêng kiệu rước thần vừa đi, vừa hát:" Ba mươi sáu cái nõn nường cái để đầu giường cái để đầu tay". Khi kiệuđến nơi thờ, người ta tung nõn nường cho mọi người cướp. Ai được, coi

là điềm tốt. Có điều, ở hội làng Miêng Hạ, trò ội ại cướp nõ xé bôngkhông thấy xuất hiện chữ nường  mà chữ này đã thay thế bằng chữ bông.

Con số 36 đã biến dạng ở Miêng Hạ chỉ có 6 nõ và mỗi nõ được chụpmột bông có 36 thanh tre quấn giấy để đầu tua. So với một số nơi có tínngưỡng phồn thực, trò ội ại ở Miêng Hạ vừa có cướp nõ như ở Dị Nậu(Phú Thọ), vừa có tục tắt đèn như ở hội Giã La (Hoài Đức) 1 vừa có tiếnghô ội ại mà ở vài nơi hô là tùng dí như ở hội làng Vi Cương và Triệu Phú(Vĩnh Phúc) 2 nhưng nét độc đáo ở hội làng Miêng Hạ là trai đinh cởitrần đóng khố cướp nõ xé bông. Phải chăng tục ấy ánh xạ cái thời ngườinguyên thuỷ đóng khố cởi trần diễn lễ mà sau này người dân vô thức

diễn lại. Bản thân hình cây bông dù đã cách điệu hoá và dân làng MiêngHạ duy trì tục hèm nhưng không thể cắt nghĩa nổi bản chất của trò ội ại nên giải thích theo suy đoán chủ quan  là cây vàng cây bạc và diễn tục

1 Xem: S ự tích và trò diễ n đ êm hội Giã La - Nguyễn Yên đăng trong Hà Tây văn hóa thể  thao số xuân Quí Dậu.2

Xem: V ăn hóa dân gian vùng đấ t T ổ , Sở VHTT V ĩ nh Phú ấn hành 1986, tr.264.

Page 175: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 175/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

734

cướp vàng cướp bạc. Hình cây bông thực chất là hình ảnh tượng trưngcủa hai vật âm- dương. 

Trai đinh các giáp cướp được nõ lấy làm phấn khởi lắm. Họ mangvề thành kính dâng nõ lên bàn thờ thổ thần của giáp ở đền. Sau một hồitế tạ, họ mang nõ ra hoá (đốt thành than) trước sự reo vui của dân hànggiáp. Ai cũng đều tâm niệm năm đó giáp mình làm ăn gặp nhiều maymắn. 

Trò ội ại, trong hội lễ làng Miêng Hạ chính là tâm thức của quầnchúng mong trong ngày hội đầu năm của làng âm dương hòa hợp đểkhông ngừng sinh sôi phát triển cho dân an vật thịnh, phồn thực mãi

cùng với tiếng pháo cầu mưa, cầu sự mát lành mang đậm dấu ấn của mộtlễ nghi nông nghiệp cổ ở vùng châu thổ sông Hồng. 

 Những năm gần đây, trò ội ại  ở làng Miêng Hạ được diễn lạithành một trò vui rất sinh động trong ngày hội mang thêm ý nghĩa mới làdân làng cướp vàng cướp bạc lấy may thu hút khách thập phương tớixem và tham gia một sinh hoạt văn hoá độc đáo ở Hà Tây./. 

H.M

Page 176: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 176/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

735

Rước lốt hổ - trò diễn cổ 

ở xã Minh Cường 

Nguyễn Hữu Thức 

Đống Tranh, một thôn nhỏ ở xã Minh Cường, huyệnThường Tín,nằm ở bên quốc lộ số 1. Đây là một làng quê nông nghiệp lấy nghề trồnglúa nước làm chính. Người dân Đống Tranh thuần phác và đôn hậu. Làngđược thành lập từ lâu, có đền to nằm trên hình đất lưng con phượng, quanhiều lần tu sửa nay đền mang phong cách kiến trúc- nghệ thuật thời

 Nguyễn. Cửa đền trông về hướng tây. Xưa kia, đấy là vùng lầy nướcđọng nổi lên nhiều gò đất to nhỏ, dân chúng tưởng tượng gọi những gòđất ấy như đàn cá đang bơi, đàn lợn đang chạy, đàn gà đang đi ăn. 

Chính ở làng quê có đền làng to đẹp ấy, trước đây đã diễn ra một tròdiễn cổ, trò rước lốt hổ, phản ánh niềm vui chiến thắng của con người ở thờikỳ săn bắn. 

Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, ngày ấy xa lắm rồi, thônĐống Tranh người ở còn thưa, quanh làng dầy đặc rừng rậm, trước mặtlàng đồng lầy um tùm cỏ dại. Ngày ấy, bỗng đâu xuất hiện một con hổdữ về quấy phá cuộc sống yên vui của dân làng. Nhiều người đi kiếmcua, nhặt ốc, đẵn củi đã bị hổ vồ. Nỗi lo sợ ác thú đã bao trùm lên khắplàng. Con trâu, con bò chẳng dám ra đồng ăn cỏ. Những đứa trẻ, mặthoảng hốt lo âu. Vẻ mặt người già thì rầu rĩ nghĩ suy. Không mấy ngàykhông có tiếng la thất thanh vì có người bị hổ bắt. Phải diệt hổ dữ dể cứucuộc sống yên lành đó là mong muốn của mọi người. Nhiều chàng traikhoẻ mạnh, giỏi võ thuật, ra đi đối đầu với hổ dữ đã không trở về. Nayhổ dữ ở chỗ này mai ở chỗ khác như kẻ tàng hình. 

 Ngày ấy, có một gia đình nghèo sống ở rìa làng lấy nghề đốn củiđể nuôi thân. Nhà chỉ có hai mẹ con, gia tài duy nhất ngoài túp lều là con  

dao và con chó. Người làng gọi họ là mẹ con kẻ khó. Mẹ con kẻ khó dậycùng với tiếng gà báo sáng để vào rừng sâu chọc cành củi khô, đẵn củitươi, bó gọn đâu đấy, đợi mặt trời mọc kịp đi chợ xa, chợ gần. Họ đi đâu,làm gì, con chó nhỏ cũng đi theo. Con chó  nhỏ mới tinh khôn làm sao, hễcó loài thú dữ như rắn rết, hổ định hại chủ là nó kịp báo liền để hai mẹcon biết. 

Page 177: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 177/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

736

Một lần, họ vào rừng còn sớm lắm. Trời tối om om. Khi tới gốccây đề mọc ở gò hoang đầu làng, mẹ con kẻ khó thấy chó cứ rít lên quấn

vào chân chủ. Biết có sự lạ, họ theo chó tiến dần vào búi hoang. Bỗng họnhìn thấy một con vật to như con bò non, lưng vằn mầu lửa cháy, đangnằm ngủ trong một hốc cây. 

Biết con hổ no mồi đang ngon giấc, bà bèn trở ngay về làng báocho Đức bà người cai quản làng lúc bấy giờ. Đức bà là người giỏi võ lạithương dân, nghe tin vậy nhanh chóng cho tụ họp trai tráng bàn mưu vào

 bắt hổ. 

Họp bàn xong, mọi người ở làng cầm gậy, cầm thừng, cầm cả bóđóm theo lệnh Đức bà lặng lẽ cùng mẹ con kẻ khó ra vây khu gò hoang. 

Hổ dữ  no mồi vẫn ngon giấc. Mọi người xiết chặt vòng vây về phía gốc cây hổ nằm. Và, cùng nhất loạt, những chàng trai khoẻ mạnhlao tới dùng gậy chẹn cổ, ngáng mồm, thúc bụng, đánh chân hổ. Cuốicùng, bằng gậy tre rắn chắc, bằng sự nhất tề xông lên đánh hổ dân làng

Đống Tranh đã bắt sống hổ dữ. 

 Ngày hôm sau đó, tin làng Đống Tranh bắt được hổ dữ lan xakhắp các làng. Dân chúng nô nức tới xem quái vật như đi hội. Thấy cảnhđông vui là vậy, Đức bà mới họp các quan viên bô lão của làng ĐốngTranh lại bàn với dân thôn mở hội vui đưa con vật ra tế trời đất giữa bãichơi của làng. Và, hội được mở. Tiếng trống, tiếng thanh la vang dậy. 

 Người già trẻ nhỏ nắm tay nhau nhảy múa, và ca hát. Trai đinhthi tài đấu gậy tre, Đức bà lặng lẽ ngắm nhìn niềm vui chiến thắng củadân làng bắt được quái vật trong lòng lấy làm vui sướng lắm. 

Kể từ đó trở đi, cứ 3 năm, hoặc 6 năm một lần, dân thôn

Đống Tranh lại mở hội tưởng nhớ chiến tích trên. Ngày hội rước lốt hổcuối cùng vào năm 1936. 

Trong ngày chính hội (12 tháng giêng), dân chúng tập trung đôngđủ ở cửa đền. Ông trùm trò mặc lốt hổ vào người, giả làm hổ bị trói ngồitrước gian thờ Thành hoàng. 

Đầu tiên dân làng diễn trò vây bắt hổ. Dân đinh của làng ngườinày nắm thắt lưng người kia, một tay cầm gậy buộc thừng, kéo nhau điluồn các cửa ở đình. Phải diễn đi, diễn lại ba lần mọi người mới trở lạisân đình để đón hổ. Khi ông trùm hát gõ một hồi trống; lúc ấy hổ sẽ bò từtrong đình ra cửa đình. Vừa ra tới cửa mọi người hò reo vang dậy, traiđinh múa gậy diễu võ. Bất chợt xuất hiện hai mẹ con kẻ khó do con hát

Page 178: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 178/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

737

đóng dắt một con chó ra chặn hổ. Mẹ con kẻ khó liên tục dùng thanhkiếm gỗ trong tay cậy đất ném vào hổ, chém kiếm vào lưng hổ. Hổ vừa

chạy vừa chống đỡ. Lúc ấy, nhanh như chớp, một người chạy vào cõng hổ chạy theo

đường làng lên đền ông Nghè, nhiều trai đinh chạy theo vít đầu hổ xuốngkhông cho ngoảnh về làng. Từ quán, ông lại cõng hổ quay trở lại cửađình đưa xuống thuyền và dềnh thuyền về phía đồng Đầm. Mọi người đitrên bờ đất bám theo thuyền ném đất đá vào hổ dữ. Đồng Đầm ở cách làng

hơn 1km. Nơi đây có mộ Bà- người cai quản làng Đống Tranh thời ấy đã tổchức dân làng bắt hổ. Mọi người rước lốt hổ đến trước mộ Bà vứt xuống đó.

 Người mặc lốt hổ, sau khi trút lốt, nhanh chóng đi tắm rửa. Còn dân làng đicoi xem chen nhau lại phía lốt hổ, mỗi người xé lấy một mảnh mang về nhà

làm phước lấy may. Đây là một ngày hội lớn lôi cuốn 14 làng trong tổng Vạn Điểm

xưa tham gia vào dự hội. 

Để tạo thêm không khí tươi vui cho ngày hội, dân làng ĐốngTranh còn tổ chức một số trò vui khác khá hấp dẫn như trò vật cầu, vậtlão.

Trò vật cầu tổ chức ở đình ngoài. Quả cầu bằng củ chuối đẽo tròn.Dân làng đào một hố, moi rỗng bụng, trong chứa bùn ao, miệng vừa quảcầu. Ngày chính hội, hai giáp của làng, mỗi giáp 6 người, khi có hiệu lệnhsẽ chạy lại hố thò tay xuống moi quả cầu lên. Các trai đinh hai giáp còn

 phải vật nhau để sao cho người của giáp mình có thời gian moi được cầulên. Giáp nào lấy được quả cầu là thắng cuộc, được may, làng cho thưởngtừ 1-2 quan tiền. Đây là trò diễn thi tài. 

Trò vật lão tổ chức ở đình trong. Lão làng thôn Đống Tranhkhông vật, chỉ ra xem. Vật lão là đội vật gồm 14 cụ ông tuổi từ 50 trở lênở thôn Nam Triều, huyện Phú Xuyên, quê hương có truyền thống vật từxưa đến đăng cai vật. Các lão tướng vật vờn nhau trên xới biểu diễn các

miếng vật nhà nghề. Vật lão không cậy vào sức mà chủ yếu người vậtchú trọng vào các động tác múa sao cho đẹp mắt giúp người xem cảmnhận hết cái hay, cái độc đáo của nghề vật. 

Sau cuộc vật, các lão vật công kênh nhau làm các trò vui vui nhưtrò người cưỡi ngựa đánh gậy. Trò một số cụ nắm thắt lưng nhau giả làmrắn, một số khách giả làm nhái nhằm diễn tả lại những miếng, những tròđẹp mắt của nghề vật. Đây là trò trình nghề. 

Page 179: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 179/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

738

 Những trò vui trên làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngàyhội rước lốt hổ.

Hội làng Đống Tranh qua trò rước lốt hổ có thể xem đây là ngàyhội làng mang tính lịch sử phản ánh tinh thần dũng cảm kiên cường củanhững cư dân nông nghiệp chiếm lĩnh vùng đầm lầy rậm rạp. Họ đã chốnglại kẻ thù bốn chân là hổ dữ và giành chiến thắng. 

Chiến thắng quái vật đã trở thành cảm hứng mãnh liệt tạo nênkhông khí tưng bừng, không kém phần oanh liệt của ngày hội làng thônĐống Tranh, đã để lại ký ức sâu xa, niềm tự hào chính đáng về miền quêyêu dấu của họ. 

 Ngày hội, dù là thông qua ký ức, cũng đã góp một tiếng nói phản

ánh hiện thực hào hùng của dân tộc ta bước đầu chiếm lĩnh vùng đầmlầy, rừng rậm ven châu thổ sông Hồng thủa xa xưa./. N.H.T

Page 180: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 180/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

739

Hội mở mặt... Nguyễn Hồng Hà

ở  một miền nọ, nơi kết giao của vùng đất cổ xưa và vùng đất trẻ,nơi sông ngòi và đồi núi xen kẽ với đồng bằng, nơi sông núi thơ mộngnhư tranh và con người xinh đẹp một cách bí ẩn... có một lễ hội, đúnghơn, có những ngày hội cũng bí ẩn không kém:  Hội mở mặt . Hội này,trong khung cảnh hôm nay, có lẽ cũng đã là một quá vãng, song, trong kýức không ít người, có thể, trong cả thực tế nữa, hội mở mặt của các c ô

gái nổi tiếng ở miền đất nổi tiếng vẫn đang diễn ra thật sinh động vớinhững gương mặt lạ, ánh mắt quen, với ngọt ngào tình tứ câu hát đúmsay nồng, ngả nghiêng đêm hội. 

Miền đất ấy là Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), đúng hơn là tổng Phụcxưa gồm các xã Phục Lễ, Lập Lễ, Phả Lễ, nơi nổi tiếng có những cô gáivừa xinh vừa đảm; nơi có tục bịt mặt, hội mở mặt và thi hát đúm đối đápgiao duyên.

Chẳng biết tự bao giờ, cũng chẳng biết nguyên do từ đâu, các côgái nơi này có tục bịt mặt, tức quanh năm chít khăn vuông đ en, che kín

mặt chỉ chừa vầng trán trắng trẻo và đôi mắt trong veo như hai giọt nước.Đó đây, trên đồng, dưới ruộng, cứ mỗi cô một khăn đội đầu, trùm mặtkín cả cổ, hai dải khăn có dây vàng, đỏ hoặc xanh (nếu có tang) thắtgiằng lên vành khăn trước trán. Cứ căn cứ vào chiếc khăn bịt mặt, thìkhách hành hương biết chắc rằng đó là cô gái chưa chồng, bởi khi lấychồng rồi; các cô sẽ bỏ khăn. Tuy nhiên, cũng có cô do thói quen hay donuối tiếc cái thời răng trắng má hồng mà có khi có chồng, có con rồi vẫn

 bịt mặt như thuở xuân thì. Hay là các cô đợi chờ được tham dự hội mở mặt  cuối cùng... 

 Những nguyên do tế nhị dường ấy (bịt mặt để cho nét duyên thêm bí ẩn; để đừng lộ sắc trước những ánh nhìn của đàn ông con trai; để giữcho má hồng không sém nắng, hay để như say trong cảm giác đang dựmột vũ hội hoá trang) liệu có hẳn đúng chăng? Không biết nữa. Chỉ biếtrằng tục bịt mặt lạ kỳ ấy đã mở ra những ngày hội mở mặt ở nơi sơn thuỷhữu tình, làm bừng lên xuân sắc của cảnh và người trong không khí vuixuân.

Thế là, chẳng hẹn mà nên, hằng năm cứ đúng ngày 6 tháng Giêng,làng quê Tổng Phục, trong không khí Tết vui say, lại bừng lên xuân sắc

Page 181: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 181/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

740

mới của ngày hội mở mặt. Hàng ngàn trai thanh gái tú đều có mặt; hàngvạn người khắp nơi đổ về xem hội, xem mặt các cô gái Phục Lễ, bởi chỉ

trong những ngày này, các cô gái Thuỷ Nguyên xinh nức tiếng mới chịu bỏ khăn cho thiên hạ xem mặt, mới chịu phô hết sự duyên dáng trongnhững lời ca tiếng hát, trò vui, đêm diễn văn hoá văn nghệ cổ truyềntrong không khí tưng bừng của những ngày đầu xuân.

Địa điểm mở hội là khu vực chùa Phục Lễ, được xây khoảng thếkỷ XVIII, có mái tam quan trông về hướng nam trên một gò cao và bãiđất rất rộng cạnh chợ huyện. Có lẽ, do chỉ chú ý tới hội mở mặt và hátđúm, nên ít thấy tài liệu nào đề cập đến kiến trúc chùa, bài trí tượng thờ hay cảnh quan di tích nơi này. Vì lẽ đó, cho đến giờ, chúng ta cũng chỉ

 biết rằng: chùa, cũng như bãi rộng trước cổng chùa là nơi diễn ra 5 ngày

hội đầy hào hứng, mà hào hứng nhất, tất nhiên, là thời khắc các côgái...mở mặt. Vào ngày hội, trước cổng chùa Phục Lễ, một cột phướn rấtcao được kéo lên. Các cô gái Phục Lễ, những nhân vật chính của hội ănmặc đẹp: áo mớ ba mớ bảy, một dải yếm trắng, một dây lưng đào, mộtdây kép xanh, một dây lưng bao thắt quặt ra sau lưng ong, khăn vuông

vắt lên thắt ra đằng sau, lấp lánh khuyên vàng, óng ánh xà tích bạc. Những cô được chọn lựa làm quân cờ người hay sắm những vai quantrọng trong hội thường là những cô đẹp nhất, ăn mặc rực rỡ nhất. Tướngcờ mặc áo hồng, quân cờ vận áo xanh hoặc tím. áo  dài chẽn gọn, đóngcúc thả lèo, dép hoặc hài cong, khăn vành dây hồng...Mỗi cô ngồi trịnh

trọng dưới một cỗ lọng, được rước ra tận bãi rộng, nơi đấu cờ người. Rồivẫn lại các cô, giỏi giang trong thi cỗ bánh; thoăn thoắt đưa thoi dệt cửi;áo váy tung bay giữa trời trên chiếc đu đôi; ứng tác ngọt ngào trong giaoduyên đối đáp... Vâng, khách thập phương đến hội không chỉ để chứngkiến lễ mở mặt của các cô, dù là các cô gái đẹp. Nếu chỉ có thể, thì hộichỉ diễn ra vài tiếng, nửa buổi là cùng. Cái thu hút mọi người trong 5ngày hội chính là cái duyên của người con gái cùng với cái khéo, cái giỏi

 bộc lộ trong các cuộc thi tài kể trên. 

ở hội mở mặt diễn ra tất cả các cuộc vui, đầy tính dân dã nhưng đãđược nâng lên tới mức nghệ thuật qua các cuộc thi. Suốt 5 ngày, các cuộc

vui, cuộc thi đua nhau bừng nở: trước hết là thi cỗ bánh, rồi thi dệt cửi,đánh đu, đánh vật, cờ người, hát đúm... Ta thử dạo qua vài cuộc thi đó. 

+ Thi cỗ bánh: có thể coi đây là cuộc thi nữ công (tức tài khéotrong công việc gia đình, họ mạc) sau cuộc thi nữ dung (xem nhan sắccác cô gái khi mở mặt) một cách không chính thức. Xưa thì các giáp, naycác xã tổ chức làm cỗ bánh thi từ trước hội hàng tháng trời. Từ thượng

Page 182: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 182/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

741

tuần tháng 9 (âm), người (hay nhà nào) được cử làm cỗ bánh thi đã phảigánh nước từ đầm đổ vào vại (chum) đánh phèn cho trong hoặc để lắng

trong tự nhiên. Sau đó phải lựa gạo nếp, tốt nhất là nếp cái hoa vàng, giãđến ba bốn lượt. Chủ nhà gọi mời con cháu trong nhà, ngoài họ, mà phảilà những cô bé, những cô gái chưa chồng đến nhà chọn gạo, nhặt gạo, đãigạo vài tuần lễ trước. Gạo nếp dùng để gói bánh phải trắng tinh khiết,không lẫn một mảy trấu, một hạt sạn hoặc một thứ pha tạp nào, thậm chíloại cả những hạt vỡ, hạt mẻ. Cỗ bánh gồm có bánh chưng, bánh dày,bánh phu thê (xu xê), bánh lòng, bánh gai... Đây quả thực là một dịp đểcho các cô gái làng trổ tài khéo léo, thi hơn đọ kém. Các cụ cho (và tin)rằng nếu giáp nào, gia đình nào làm bánh chưng xanh và rền, bánh dàytrắng và nhiều sóng (đường vân), bánh gai thật mịn và đen óng...,   giật

giải của làng thì năm ấy giáp đó, gia đình đó làm ăn thịnh vượng, gặpnhiều may mắn, hạnh phúc. Ngược lại, nếu làm kém thì sẽ khó làm ăn.Đặc biệt, nếu bánh chưng sống hoặc không rền, bánh dày khôngtrắng...thì nhất định do người đãi gạo, làm bánh không chay tịnh và nhưthế năm ấy, giáp đó, gia đình đó sẽ lụn bại. Vì vậy, đây không chỉ thuầnlà thi tài khéo mà còn là sự tìm kiếm những may rủi trong cuộc sống đờithường và tâm linh. 

+Thi dệt cửi: Ngoài việc làm ruộng, chăn tằm, trồng dâu, dệt cửivốn là nghề của con gái Tổng Phục. ở đây, không mấy cô không biếttrồng bông, kéo sợ, dệt vải, như là một công việc thường nhật. Trong

hội, thi dệt cửi được vui hoá như một cuộc chơi, cuộc thi. đến ngày hội,làng bắc một sàn cao trước cổng chùa, kê trên đó hai  chiếc khung cửi đểthi. Từng hai cô một trong số những cô gái được chọn sẽ thi với nhau.Điều kiện thi là dệt ba suốt được một vuông vải, không sa thoi, khôngmắc lỗi, vừa nhanh, vừa khéo trong tiếng trống giục, tiếng hò reo cổ vũ.Trước, giải thưởng cho các cô thắng là tiền kẽm treo vào khung cửi. Các

cô thắng thường được rất nhiều người chú ý... 

+ Thi đánh đu: là một cuộc thi không chính thức, thực ra là một tròchơi. Sừng sững lối vào cổng chùa một chiếc đu đôi cùng những đu nhỏkhác xung quanh. Trai tài gái sắc hay khách thập phương, ai can đảm,

khoẻ tay, tài nhún thì đánh tiếng trống và vào vuốt  giải, rồi trèo lên đu,cầm dây (ròng rọc) và... bắt đầu. Có người đu đơn, có khi là đôi nữ,nhưng được chú ý nhất là đu cặp nam nữ. Giữa trời xanh, cánh đu bay  

 bổng dần lên cao. Cặp nào vừa đu bổng tít, vừa giật ròng rọc, vừa nhúnnhịp nhàng, duyên dáng, như in, như khắc vào nền trời xanh...ấy là cặp

Page 183: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 183/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

742

thắng giải. Giải xưa là một vuông khăn, quả cau, miếng trầu và vài đồngtiền kẽm. 

+ Thi đánh vật : Cũng là một trò vui của hội vì khá nhiều đô thuộccác lò nổi tiếng ở Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn... sang dự. Hễ cứ thấyanh nào có đứa mục đồng đi theo, cầm cái bao vật thì đích thị đó là đôvật. Có 3 giải được dán trước án thư. Đô vật nào muốn ẵm giải nào thìvào vuốt   giải đó. Không khí thi vật với xe đài, múa chào, trống đánh,người hò reo... có lẽ chẳng ai còn lạ lẫm. 

+ Thi hát đúm: là cuộc thi thu hút sự quan tâm nhất, sau tục mở mặt . Nhiều người coi đây là cái đỉnh của hội mở mặt. Cuộc thi hội đượctổ chức suốt 5 ngày hội, xen kẽ với các cuộc thi khác. Quanh sân chùangười ta kê các bàn, hai bên tràng kỷ đối diện. Trên mỗi bàn để hộp trầu

cau, tặng phẩm (khăn tay thêu cành hồng, hoa, chim, bướm...). Một bêntrai, một bên gái ngồi đối diện nhau, mặt nhìn mặt, tay tìm tay. Một cuộcthi một nam một nữ hát đối đáp. Người trai tìm trong những cô gái đốidiện một cô ưng ý rồi ngỏ lời xin hát cùng bằng cách chìa tay và nói: Tôi

muốn hát với cô và xin mời cô hát với tôi. Nếu cô gái nắm tay người trailà tỏ ý đồng tình, cuộc hát được bắt đầu. Cũng có khi bọn nam cử mộtngười, bọn nữ   cử một người (thường là tài giỏi hát hay) ra hát giaoduyên. Tuy chỉ một nam một nữ hát đối đáp, nhưng bên nào cũng điđông người và các trợ thủ sẵn sàng nhảy vào cuộc để hát đỡ, gỡ bí. Đếnk hi bên nào không đáp được là thua. Đây là một cuộc thi duyên, thi tài

ứng đối, thi vốn văn chương rất vui vẻ, đồng thời cũng là một cuộc ướmlời, tỏ tình qua tay, qua mắt, qua lời. Có nhiều điệu hát được sử dụngtrong cuộc đối đáp: hát gặp, hát mừng tuổi, hát đón xuân, huê tình, chinh

 phu... và cuối cùng kết thúc bằng hát chia tay, hát ra về. Nhiều đám hátquên cả chuyện giật giải, thắng thua; hát dự thi xong lại tiếp tục hồnnhiên tay trong tay mà hát mà tỏ lời ở bất cứ nơi nào có thể... hát được.Tiếng ví von, kể lể, đưa đẩy vang khắp làng, khắp hội từ tinh mơ đến tậnkhuya. Nhiều cô tinh nghịch dấu ô, giầy, mũ, nón...làm tin, tạo điều kiệncho người trai đến nhà để hát xin ô, xin giày, xin nón.. Tiếng hát vì vậymà vừa duyên dáng, vừa tinh nghịch trong không khí náo nức, hoà đồng.

Không chỉ trai gái Thuỷ Nguyên hát với nhau mà còn trai gái lạ hát vớigái trai vùng hội. Không ít người phương xa còn luyến nhớ tới các cô gáinơi này, những cô hai ba con vẫn... mòn con mắt. 

Rồi, cuộc vui thường qua nhanh, chỉ  còn lại luyến tiếc, nhớ nhung, day dứt...Qua 5 ngày hội, các cô gái Tổng Phục lại chít chiếckhăn đen lên đầu, che kín mặt, trở về với công việc hàng ngày. Chỉ còn

Page 184: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 184/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

743

đó đôi mắt bồ câu và nỗi luyến nhớ đau đáu về thời khắc mồng 6 thángGiêng năm tới. 

Thế nhưng, đến nay, hội mở mặt đã trở thành hoài niệm, bởi từlâu, các cô đã không còn bịt mặt với ý nghĩa là một lễ tục. Nhưng nhữngnét duyên quê, những cuộc thi tài khéo, những tình tứ trong đối đáp giaoduyên nơi sơn thuỷ hữu tình này vẫn có sức neo những bàn chân, nhữngtấm lòng khách hành hương trảy hội mùa xuân./. 

N.H.H 

Page 185: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 185/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

744

Hội thả diều phướn Phật

ở chùa Nả Nguyễn Hữu Thức 

Vui nhất là hội đền Và 

Thứ hai hội Nả thứ ba hội Thày 

Đó là câu ca dao xưa dân xứ Đoài truyền tụng về ba hội lớn nhấtcủa tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Tây. Hội đền Và ở xã Trung Hưng, thịxã Sơn Tây, nơi thờ Đức Thánh Tản Viên. Hội Thày thuộc xã Sài Sơn,

huyện Quốc Oai, nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Còn hội Nả thuộc xãChu Minh, huyện Ba Vì- Hà Tây.

Hội Nả được tổ chức tại chùa Nả, tên chữ là Phúc Lâm Tự. Đây làngôi chùa cổ xuất hiện từ thời Lý và đã qua nhiều lần trùng tu. Hiện diệnchùa Nả được trùng tu lớn vào triều Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 2(1794) với kiến trúc kiểu chữ tam, gồm 3 toà nhà thẳng hàng nhau, cửachùa trông ra quốc lộ 32 A. Tiền đường chùa Nả 5 gian, 2 dĩ, thờ phật,thượng điện còn gọi là chùa chính, gồm 3 gian, 4 góc mái cong nét đao,mũi rồng bằng gạch đất nung, là nơi thờ thiền sư Nguyễn Đạo Hạnh.Gian giữa thượng điện treo bức đại tự Nam Thiên hiển tích. Nhân dân tôn

xưng Thiền sư Đạo Hạnh là Đức Phật Tổ. Sau thượng điện là chùa Mẫu 5gian, 2 dĩ, là nơi thờ các vị thánh mẫu, tín ngưỡng dân gian của ngườiViệt, đó là Mẫu thượng ngàn, Mẫu thiên, Mẫu thuỷ, phối hưởng là các vịđồng cô, đồng cậu. Chùa Nả còn lưu giữ một quả chuông to triều TâySơn, niên đại Cảnh Thịnh 5 (1797), cao 1,40m, riêng thân chuông 1m,đường kính miệng dưới 0,72m. 

 Như vậy, cách bài trí ở chùa Nả theo mô thức tiền Phật, hậuThánh mà chúng ta thường gặp ở những di tích phật giáo xuất hiện ở thờiLý- Trần (Chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian- Hà Tây, thờ Thiền sư NguyễnBình An, chùa Thần Quang- Nam Định, thờ Thiền sư Dương Không Lộ). 

Sự tích Thiền sư Nguyễn Đạo Hạnh thờ ở thượng điện chùa Nảđược các tài liệu Hán Nôm ghi lại như sau: Vào thời Lý, ở Hương Chân Na (tên Nôm là làng Nả, còn có tên là làng Vĩnh Phệ) thuộc xã Chu Minhcó ông Nguyễn Đạo Thông kết duyên cùng bà Hoàng Thị Bảo, ngườilàng Chu Quyến cùng xã ông thuộc dòng dõi Thiền sư Đại Điên có cônggiúp dân làng Vĩnh Phệ và dân trong vùng làm ruộng, trồng dâu, nuôi

Page 186: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 186/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

745

tằm, dệt vải. Hai ông bà ăn ở phúc đức sinh ra Nguyễn Đạo Hạnh. Khicòn nhỏ Nguyễn  Đạo Hạnh đã mồ côi cha, lớn lên ông mộ đạo Phật,

hàng ngày ra am Vàng, làng Chu Quyến, xã Chu Minh tu thiền, luyện pháp và làm thuốc cứu người hoạn nạn. Dân trong vùng đều biết ơnThiền sư. Ông kết bạn với Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh. 

Một ngày kia, Nguyễn Đạo Hạnh hẹn với hai bạn cùng lên núi tuluyện. Hai ông từ phủ Quốc Oai ngược lên nhà Nguyễn Đạo Hạnh để rủ

 bạn. Bấy giờ mẹ Nguyễn Đạo Hạnh thương con học khuya nên muốn đểcon ngủ thêm bèn trả lời với các bạn là Nguyễn Đạo Hạnh đi trước rồi.Khi Nguyễn Đạo Hạnh thức dậy nghe mẹ kể lại sự tình bèn vội thu dọn

 bút nghiên sách vở đuổi theo. Tới làng Chiểu Dương (thuộc xã PhúCường), Ba Vì, bên này sông Hồng, ông vào hỏi bà chủ quán nước: “Bà

có gặp hai người khăn gói qua đây không?”. Bà đáp: “Có, họ qua lâurồi”. Ông hỏi lại: “Nếu tôi đuổi theo có kịp không?”. Bà chủ quán bènnói: “Tôi đưa ông con chó, ông thả nó xuống sông, nếu chó bơi đi thì ôngđuổi kịp, nếu chó bơi lại thì không kịp bạn ông”. Khi ông thả chó xuốngsông thì nó bơi trở lại bờ. Biết không theo kịp bạn, ông buồn rầu ngồixuống bên gốc cây ruối cổ thụ tụng niệm, vừa hay có ba cô gái cắt cỏ điđến, ông bèn nhờ ba cô quang gánh xuống sông Hồng múc nước về đểông tắm. Cả ba cô đều ngạc nhiên khi xuống sông lấy nước thì sọt đựngcỏ chứa được nước. Xong việc ba cô trở về làng báo tin cho dân lànghay. Khi đó, tắm rửa sạch sẽ xong, ông tựa đầu vào gốc ruối mà hoá

thành pho tượng. Đêm ấy, mưa to, pho tượng thánh và bút nghiên sáchvở trôi theo sông Hồng dạt vào am Vàng thôn Chu Quyến. Cũng đêm ấy  

dân làng Vĩnh Phệ và dân xã ở ba khu: Thượng Trung- Hạ của huyệnTiên Phong cũ náo động khác thường. Sớm hôm sau, mọi người tìm thấytượng ông ở am Vàng và tổ chức đưa xác ông về táng ở đồng xóm YênHoàng làng Chu Quyến. Làng Vĩnh Phệ lập miếu thờ ông ở khu đất dựngđình hiện nay, trong miếu có tượng, bút nghiên và sách vở... 

Đến đời nhà Trần, triều vua Anh Tông có Thượng tướng Kim Ngô phụng mệnh đi dẹp giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi Đại Việt dẫnquân qua làng Vĩnh Phệ. Tự nhiên voi ngựa đến gần miếu thờ   thì dừng

lại không chịu đi. Tướng Kim Ngô lo sợ bèn vào bái yết xin Thánh phùtrợ cho tướng quân đi đánh giặc. Lạ thay sau đó voi ngựa đều đi lại đượcvà cường mạnh hơn. Quả nhiên, tướng Kim Ngô thắng trận bắt sống batướng Chiêm mang về làm lễ tạ Thánh trước miếu. Vua Trần được cáctướng tâu trình đã sắc phong cho thiền sư Nguyễn Đạo Hạnh và cấp 40mẫu đất hương hoả thờ tự đồng thời sức cho dân 16 xã trong vùng, gồm

Page 187: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 187/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

746

3 khu: Thung Lũng, Chu Quyến, Tây Đằng hằng năm đến tháng ba từngày 10 đến 15 cùng cộng đồng mở hội tưởng niệm ông.  

Hội chùa Nả diễn ra theo trình tự sau: 

-  Ngày 10 tháng ba âm lịch: Dân các khu liên quan đến tổ chứchội họp bàn chuẩn bị công việc, phân công các vai tắm gội tượng Phật,tượng Thánh, lau chùi các cỗ kiệu, đồ rước, dọn dẹp đường làng ngõ

xóm. Dân làng Vĩnh Phệ gồm thôn Đông và thôn Đoài dựng hai cột ác(ác tiếng cổ nghĩa là diều hâu). 

 Ngày 11 tháng 3 âm lịch: Dân các thôn tổ chức rước lớn từ cáckhu lên bến Chiểu Dương (xã Phú Cường). Đám rước thứ nhất là cỗ kiệucủa dân Thanh Lũng; đám rước thứ hai, cỗ kiệu của dân Tây Đằng; đám

rước thứ ba, cỗ kiệu của dân Vĩnh Phệ cùng khởi hành từ đình mỗi thônvề tụ họp ở bãi chợ Phú Châu, riêng đám rước Vĩnh Phệ khi đi qua chùaBùi, tương truyền là nơi Nguyễn Đạo Hạnh ôn học, thì dừng lại để nhàsư chùa Bùi ra cúng Phật một tuần hương. Sau đó đoàn rước diễu hành từPhú Châu theo đường đê sông Hồng đến cuối buổi chiều thì vào sântrước chùa đê sông Hồng đến cuối buổi chiều thì vào sân trước chùaChiểu Dương. Trên đường đi, tục lệ qui định riêng không trống rong cờ mở, gọi là rước đi phật . Chiều và đêm hôm đó dân các thôn tế lễ cộngđồng. Đêm tổ chức nghi thức rước nước lấy từ dòng sông Hồng về tắmĐức Phật Tổ Nguyễn Đạo Hạnh. Mọi công việc điều hành ở đây do mộtông, tự gọi là Túc Quyết, trưởng nam khu Thanh Lũng đảm nhiệm. Mọi

người dự lễ được ăn một tảng cơm vừng. Sáng hôm sau , theo sự điều hành của ông Túc Quyết, đoàn rước

từ chùa Chiểu Dương theo đường đê sông Hồng về, chùa Mẫu ở làngChu Quyến để tạ ơn bà Hoàng Thị Bảo có công sinh thành ra Đức Phậttổ. Khi đám rước qua am Vàng, nơi tượng Phật, sách vở, bút nghiên của

 Nguyễn Đạo Hạnh dạt vào, thì đoàn rước dừng lại quay mũi các cỗ kiệuhướng ra bờ sông và đặt song song với nhau để bô lão ba khu vào tế tạmột tuần. Khoảng cuối buổi chiều đám rước tới chùa Mẫu tế lễ ở đó mộtvài tuần thì mới rước về chùa Nả, lúc này quyền chỉ huy đám rước là đạidiện làng Vĩnh Phệ. Cuộc rước lúc này mới được trương cờ Phật và các

lá phướn, chiêng trống nổi lên tưng bừng, gọi là về thần.

Ngày 13 tháng ba âm lịch, mười sáu xã tổ chức lễ hội tưởng niệmtướng quân Kim Ngô chiến thắng giặc Chiêm. Ba khu Thanh Lũng- Tây

Đằng- Chu Quyến mỗi khu chọn một cô gái xinh đẹp, trinh tiết, bố mẹsong toàn ăn ở phúc đức, anh em trong nhà hòa thuận. Ba cô phải giữ gìn

Page 188: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 188/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

747

thân thể chay tịnh 10 ngày trước hội để đến sáng 13/3 ăn mặc quần áo nữtướng có mũ mão, cân đai, bố tử, gươm đeo chỉnh tề ngồi trên kiệu có

hàng đô nữ trẻ đẹp khoẻ mạnh, theo sau là dân làng phù kiệu, rước nữtướng từ đình hàng xã đến hạ kiệu trước cửa tam quan và dẫn nữ tướngvào bái tạ Đức Phật Tổ Nguyễn Đạo Hạnh. Đầu tiên là nữ tướng ThanhLũng, tiếp nữ tướng Tây Đằng sau cùng là nữ tướng Chu Quyến. Chiềucùng ngày dân làng tổ chức rước nữ tướng về, dọc đường các nữ tướngngồi trên kiệu thỉnh thoảng rắc gạo và kim, truyền rằng làm thế để khỏitai vạ cho bản thân nữ tướng. 

Trước ngày này, dân làng Vĩnh Phệ và Thanh Lũng tổ chức rướcác ra chùa. Đi đầu là một cỗ kiệu lễ của làng Thanh Lũng, tiếp theo là haicỗ kiệu của làng Vĩnh Phệ trên để con ác. Con ác, tục gọi con quạ làm

 bằng gỗ sơn son thếp vàng, tượng trưng cho con quạ hình thể to lớn cóđầu, hai cánh và đuôi ác làm kiểu đuôi cá. Giữa mình ác có đục một lỗtròn rộng hơn ngõng cối. Cột ác đã trồng sẵn trước sân chùa từ hôm 10/3(âm lịch), cao khoảng 20- 25cm để treo căng phướn. Dân làng đưa lễcùng con ác lên chùa làm lễ Đức Phật Tổ, sau đó các cụ thôn Đoài, thônĐông của làng Vĩnh Phệ sẽ vào buồng kín lắp giáp phướn là một dải lụađào dài 16m có in chữ Hán Dân khang, vật thịnh cuộn bên trong 2 cángtre, gọi là căng phướn, rộng 5cm, dài 50cm sơn son thếp vàng. 

3 giờ chiều ngày rằm tháng ba, dân các làng nô nức tới xem trò

 giật ác, còn gọi là thả diều phướn Phật. Con ác sau khi đã lễ Đức Phật Tổ

được các cụ bô lão chức sắc của thôn Đông, thôn Đoài làng Vĩnh  Phệrước ra ngoài cài vào dây ở cột phướn làm bằng gỗ vàng tâm, theo tiếngtrống từ từ kéo con ác đầu đội nón lên tận đỉnh cột. Tại đỉnh cột sau balần kéo lên, hạ xuống cho thử vào ngõng cối ở đỉnh cột thi bất chợt,người điều khiển giật mạnh dây với kĩ thuật điêu luyện làm cho con ácnhẩy vào ngõng cối đỉnh cột phướn và dây buộc phướn bị bứt tung ra, dảilụa đào thả suốt từ thân chim ác bay xuống dưới và văng ra hai cắng tresơn son thếp vàng cùng với giấy trang kim vàng bạc. Chính lúc đó traithanh gái lịch chen lấn nhau giành lấy phước phật ban ai cướp được cắngtre (gọi là khước con ác) thì tâm niệm năm đó làm ăn phát đạt, may mắn

mọi điều và đem cắng tre về nhà sửa lễ cúng tổ tiên rồi đặt cắng tre vàonơi thâm nghiêm trên bàn thờ gia tộc. 

 Những ngày tổ chức hội, các mâm lễ dâng lên chùa đều làcỗ chay,gồm: hương hoa, oản quả. Mâm lễ cộng đồng của các xã thường có một

 buồng cau hoa vừa thơm, vừa đẹp lễ phật tổ. 

Page 189: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 189/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

748

Sau trò giật ác, hội Nả tiếp tục các trò vui xuân. Trai thanh gáilịch hát ví suốt đêm 13/3 âm. Ca dao cổ có câu nói về hội Nả: 

 Đồn rằng hội Nả vui thay 

Giai thì kén vợ, gái đi tìm chồng  

Chim khôn mắc phải lưới hồng  

 Anh mà gỡ được đền công lạng vàng  

 Đền vàng anh chẳng lấy vàng  

 Anh mà gỡ được thì nàng lấy anh. 

Tối 15/3 âm lịch ba khu làm lễ tế tán tàn kết thúc hội. 

Có thể nói, hội Nả mang màu sắc của một hội chùa tưởng niệm

công đức của thiền sư Nguyễn Đạo Hạnh có công dạy dân làm ăn vàchữa bệnh cứu người, xuất hiện sớm từ thời nhà Lý. Hội Nả đến nay còndung nạp nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc gắn với lễ nghi nôngnghiệp. Việc dân 16 xã Quảng Oai xưa (một phần của huyện Ba Vì ngàynay) tổ chức rước ở sông Hồng ánh xạ khát vọng cầu nước của ngườiViệt. Trò giật ác thả diều phướn Phật là một biểu tượng tượng trưng chosức mạnh của Phật pháp sẽ mang nguồn nước đến cho dân, còn hai mảnhcắng tre (phước nhà Phật) thực chất là một nghi lễ phồn thực, mong choâm dương hòa hợp, mọi vật sinh sôi phát triển. Hội Nả tổ chức vào giữatháng ba âm lịch, đồng nghĩa với mùa sấm, mùa xuống đồng, mùa sau

những tháng dài hanh khô bắt đầu có những trận mưa sớm, vì vậynguyện vọng chung của dân chúng là mong có mưa để làm mùa màng.Tục ngữ xứ Đoài có câu Tán tàn hội Nả thì trời mới mưa, phải chăngchính là phản ánh khát vọng đó. Hội Nả phần nào phản ánh một thời Phậtgiáo đã ảnh hưởng mạnh tới đời sống sản xuất và đời sống tâm linh củacư dân xứ Đoài- Hà Tây./.

N.H.T

Page 190: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 190/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

750

Lễ hội làng Ninh Hiệp Nguyễn Thị Hương Liên 

Xã Ninh Hiệp nằm bên phải đường quốc lộ 1A, thuộc địa phậnhuyện Gia Lâm - ngoại thành Hà Nội. Ninh Hiệp ngày nay vốn là đấtPhù Ninh, tổng Dương Hà, huyện Đông Ngàn cũ. Phù  Ninh trước đâycòn được gọi là Kẻ Nành, gồm 5 thôn: Ninh Giàng, Hiệp Phú, thôn

Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Đây vốn là đất văn vật, nhiều người đỗđạt, chỉ riêng đời Lê Thánh Tông đã có bốn người - một người họ Đào và ba người họ Nguyễn Văn - đỗ tiến sĩ. Nơi đây còn là quê ngoại của côngchúa Ngọc Hân - con gái vua Lê Hiển Tông và là vợ yêu của người anhhùng áo vải Nguyễn Huệ. 

Cả xã trước đây có bảy ngôi chùa (trong đó có một chùa của tưnhân), và 6 ngôi đình (gồm một đình thờ chung của cả xã và năm đìn h

thờ Thành hoàng của năm thôn), 2 nhà Từ Vũ trong có rất nhiều tượng,đồ thờ bằng đá nguyên khối và một nhà thủy đình do bà Đức Từ - mẹ đẻra công chúa Ngọc Hân xây cất. 

Trải năm tháng, qua những giai đoạn chiến tranh liên tục và khốcliệt, những di tích trên đã dần dần mai một, giờ đây xã chỉ còn chùa Nành(còn gọi là chùa Cả hoặc chùa Trăm Gian) thờ bà Pháp Vân, đức PhậtThích Ca, đức Thánh Trần Hưng Đạo và nhà thủy đình thường xuyênđược tu sửa bảo vệ là còn nguyên vẹn 1.

Từ hòa bình lập lại và nhất là những năm gần đây, xã Ninh Hiệpchuyển hướng sang phát triển những nghề phụ lâu đời của địa phươngnhư nghề đồ da, nghề chế biến thuốc nam... Những nghề này đã cung cấpnhiều sản phẩm cho xã hội đồng thời cũng là nguồn thu hoạch đáng kểcho từng gia đình xã viên. 

Trong đợt điền dã để tìm hiểu về phong tục, hội lễ tại xã NinhHiệp vừa qua, chúng tôi thấy vốn văn hóa dân gian còn tiềm tàng trongdân làng, nhất là ở các cụ già cao tuổi. Trong gần 30 truyền thuyết, giaithoại và một số hội lễ ghi chép được, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hộiĐại là một hội lễ cổ truyền mà lần mở cuối cùng cách đây đã 83 năm. 

1 Năm 1976 chùa Nành và nhà thủy đ ình đã đượ c ủy ban nhân dân xã sửa chữa lại, riêng

chùa Nành phí tổn 11.000 đồng (xấp xỉ 20 cây vàng).

Page 191: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 191/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

751

Hội Đại là một hội rất lớn, tập trung và tiêu thụ khá nhiều tiền củacho nên hội thường được mở vào những năm được mùa, mọi nhà đều no đủ,hay như người xưa thường nói là “phong đăng hòa cốc”. 

Đây là hội của cả tổng nên thường có cả quan Tổng đốc và cáckhách xa về dự. Đặc  biệt hội Đại còn có chủ hội (các hội khác chỉ có chủtế). Chủ hội phải là người có chức sắc, vợ chồng song toàn, con cháu đềhuề, gia tư khá giả, được dân làng tín nhiệm. Hội được mở từ ngày 4 đếnngày 6 tháng 2 âm lịch, chủ hội được bầu trước ngày hội ba, bốn thángđể chuẩn bị, bên cạnh chủ hội còn có một phó chủ hội để giúp việc.  

Dưới chế độ cũ việc mở hội thường kèm theo việc ăn uống linh

đình. Hội Đại vì được tổ chức qui mô cho nên việc cả làng ăn uống tốnkém là lẽ dĩ nhiên. Vả lại bọn kỳ hào lại còn lợi dụng việc chi phí tốnkém để chấm mút. Đó là mặt tiêu cực của hội Đại. Diễn trường của hộiĐại được tổ chức từ chùa Nành đến bãi Quang Bụt (còn gọi là bãi CâyVông), cách nhau độ 200m. Ngày mồng 4 tháng 2 dân làng sửa soạn nơitế lễ, dựng phướn, treo cờ trong sân chùa, tiếp đón sư sãi khắp nơi vàkhách thập phương về dự hội. Buổi tối có lễ Phật và nghe nhà chùa giảngBằng, đó là 10 điều cần về việc thiện trong kinh nhà Phật. 

Sáng mồng 5, mọi người tập trung tế lễ tại chùa: 

Cảnh chùa nghi ngút hương đăng  

Trống chiêng rộn rịp, cờ giăng rợp trời. 

Lễ tế được tiến hành rất trang trọng dưới sự điều khiển của ba ôngchủ tế, ba ông chủ tế này đại diện cho ba thôn thay nhau, mỗi khi mở hộilựa chọn một lần. Lễ xong mọi người rước giá ngự (kiệu) của bà PhápVân từ chùa ra đặt trang trọng chính giữa Thạch Sàng (giường đá, có máiche) ở bãi Cây Vông. 

Sau lễ rước giá ngự là lễ rước nước - một nghi thức rất quen thuộcvà không thể thiếu của những cư dân trồng lúa nước được múc lên từgiếng chùa Cả và cũng được rước ra Thạch Sàng. 

Tiếp đến lễ kéo ngựa. Ngựa bằng gỗ, to bằng con ngựa thật, thườngngày vẫn để trong chùa. Mỗi bên ngựa có 8 người cầm dây kéo, 2 phùtiền, 2 phù hậu, 2 người cầm quạt, 2 người cầm tán, 2 người cầm mèn,một người cầm trống khẩu. Đám rước do  một cụ già mặc áo dài, chítkhăn lượt dẫn đầu tiến ra bãi Cây Vông. 

Sáng mồng 6, các cụ bà đi khuyến giáo hoa tại các nhà trong làng.Hoa đem về được các cụ dùng kim chỉ xâu tết thành 2 dây hoa hình

Page 192: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 192/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

752

khum tròn như cái lồng. Buổi chiều, hoa cùng năm thứ nữa (làm thànhlục cúng) được rước từ nhà Tổ - nơi thờ Phật Mẫu, mẹ bà Pháp Vân -

vòng quanh cây phướn lớn dựng giữa sân chùa rồi đặt trên một cái bàn phía ngoài Tam bảo: 

Lục cúng gồm: 

- Hoa : 2 cây

- Hương: 2 nắm to, dán hoa giấy xanh đỏ xung quanh. 

- Đăng : 2 cây nến, khi cúng mới đốt. 

- Trà : Chè Sinh Thái, 10 gói, đặt trên 2 mâm bồng. 

- Quả : Hai quả bưởi hoặc phật thủ to, dán hoa giấy, đặt trên 2 mâm bồng. 

- Thực: 10 oản xôi cỡ nhỏ, đặt trên 2 mâm bồng. 

Tối bắt đầu làm lễ tiến Lục cúng: 

Tối xem tiến hương tiến hoa 

 Xem sư múa bộ dâng trà, dâng hương. 

Hai cây hoa được hai ông sư mặc áo cà sa trịnh trọng dâng lên Tam bảo bằng một điệu múa dâng hoa rất phức tạp và đẹp mắt. Lễ dâng đượctiến hành trong bầu không khí trang nghiêm pha chút huyền bí bở i khói

hương nghi ngút đèn nến chập chờn và tiếng đệm nhịp nhàng khoan nhặtcủa chuông, trống, mõ, thanh la. Sáu thứ này được tiến làm 6 lần thứ tự,khoảng 10 giờ đêm mới xong, mọi người làm lễ tạ rồi giải tán. 

Trong ba ngày hội, khi ở chùa làm những thủ tục tế lễ trang nghiêmnhư vậy thì bên ngoài không khí hội náo nhiệt tưng bừng khác hẳn,những trò vui như tuồng chèo, đánh vật, cờ người, thi hát, chọi gà, bơithuyền thu hút không ít người xem, nhất là tầng lớp thanh niên, trẻ nhỏ.  

 Hội làng mở lắm trò chơi 

 Hát tuồng, đánh vật, cờ người, thả chim 

Thi tài dệt vải nấu cơm 

Thi hát quan họ, bơi thuyền dưới ao. 

và đặc biệt, trung tâm của diễn trường thiên nhiên là trò nâng cây phan một trò diễn mang tính nghệ thuật độc đáo. Cây  phan là một bó togồm độ 60 cây tre để nguyên cả cây và ngọn, được bó lại bằng 8 vành đaitre cật, ngọn lá tre có buộc một lá cờ vải màu đỏ. Cây  phan được đặttrong một hố đất sâu khoảng một mét, vài chục trai đinh là người cùng

Page 193: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 193/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

753

thôn với ông chủ hội mặc quần trắng, áo thâm, thắt lưng chạy gậy, chítkhăn đầu rìu lụa màu, tay cầm chiếc gậy tre dài độ hơn 1 mét, đầu gậy cómột cái chạc nhỏ đứng quanh cây phan trong một tư thế sẵn sàng. 

Cách đó khoảng 20 mét là 36 nữ tướng đứng thành vòng rộngquanh cây  phan -  Những nữ tướng do các thiếu nữ chưa chồng đóng -

mặc quần áo đỏ, đầu đội mũ vàng, mỗi người một kiệu do 8 ngườikhiêng, bên cạnh có hai người cầm lọng, một người cầm quạt, một người

 bưng khay trầu, một người bưng khay nước. Đứng đầu đoàn nữ tướngnày là tướng Cả và tướng Hai, hai tướng này đội mũ cao hơn và đượcngồi trên hai chiếc kiệu cũng cao hơn các nữ tướng kia. Các nữ tướng

đều do dân làng lựa chọn và mỗi người đều phải tự túc phần tốn kém củamình.

 Ngoài vòng vây nữ tướng là hội đồng kỳ mục, chánh tổng, lýtrưởng và tuần phu đi kiểm tra giữ trật tự rồi mới đến vòng người đứngxem.

Trước khi nâng  phan, các nữ tướng và ngựa được rước một vòngquanh cây phan và trò nâng phan bắt đầu: Cây phan được nâng theo hiệulệnh trống cái, trống khẩu và mèn. Ông tổng cán đánh 3 hồi 9 tiếng trốngtrong một tư thế trang nghiêm, nhịp nhàng và đẹp mắt. Dứt 3 hồi trống,những người nâng phan (còn được gọi là phù giá) nhất loạt giơ gậy lên,

khi 9 tiếng trống bắt đầu điểm tất cả đồng thanh reo hò à... à và cùng hợpsức dùng đầu gậy nâng cây  phan lên. Khi cây phan được nâng thẳng thìnhững người phù giá bắt đầu đảo phan theo hiệu lệnh trống khẩu và hiệumèn do hai người đứng cạnh đấy gõ (hai người này được gọi là hiệu cán)theo một nhịp điệu dồn dập, giòn giã: tông, tông, tông, keng... tông, tông ,

tông, keng... Bó phan được đảo 3 vòng theo hướng từ Đông sang Tây từtrái sang phải. Khi đảo lá cờ trên ngọn  phan  phải luôn bay chứ khôngđược cuốn lại, trong quá trình nâng và đảo phan tuyệt đối không ai đượcchạm tay vào cây phan.

Đây là một trò diễn đòi hỏi tài khéo léo, một sự thống nhất đồng bộ

về lực của những người tham gia, lúc này các thành viên đều phải hết sứccố gắng sao cho cây phan không bị đổ. 

Tất cả mọi người có mặt đều nín thở theo dõi và khi cây  phan đượcnâng thẳng đảo đều, lá cờ luôn bay phấp phới trên ngọn thì tiếng reo hòvang lên khắp bãi. Đây chính là điều cả tổng mong đợi, là điềm năm naymọi xã đều được mùa, dân làng yên vui vô sự. Nếu cây  phan  bị đổ thìthôn nào đảo phan năm đó phải lo sắm sửa ngay trầu cau làm lễ tạ để giải

Page 194: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 194/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

754

hung. Điều quan trọng nhất là không thành viên nào muốn thôn mình bịthôn khác chê cười, dị nghị. Đây cũng là dịp để các chàng trai phô trươngtài nghệ của mình trước con mắt hàng tổng. Trò nâng  phan được coi làđiểm quan trọng nhất ở diễn trường thiên nhiên trong hội Đại: các tròchơi khác sẽ được tiến hành khi trò nâng phan đã kết thúc. 

Trên đây, hội Đại cổ truyền được thuật lại qua sự miêu tả củanhững người được nghe miêu tả vì hội Đại không còn gần một thế kỷnay, các cụ già có nhớ mà kể lại cũng là do được nghe kể qua nhữngngười đã được dự hội. Chưa rõ xuất xứ, nguồn gốc hội Đại là từ đâunhưng hội Đại trùng với những ngày cuối cùng của hội chùa Nành (hội

chùa Nành được tổ chức từ ngày mồng một đến mồng sáu tháng hai âmlịch). Phải chăng hội Đại là một phần của hội chùa Nành và do trải quagần một thế kỷ, điều đó đã bị xóa nhòa trong trí nhớ của các cụ? Cây

 phan được nâng trong hội có phải là hình ảnh cách điệu, một nghi thứctưởng niệm về sự tích ra đời của bà

Pháp Vân - nhân vật thần thoại đang được thờ tại chùa Nành? 

Trong  Lĩnh Nam chích quái liệt truyện  có kể lại truyện Man Nương, đây chính là truyện kể về sự tích ra đời của bà Pháp Vân. Man Nương là một cô gái nghèo, chưa chồng đến nương nhờ cửa Phật tại chùaPhúc Nghiêm, vị sư Già La Đồ Lê vô tình  bước qua người mà thụ thai.

Sau khi sinh con, sư Đồ Lê và Man Nương đem gửi đứa trẻ vào một câyto bên sông rồi bỏ đi. Bà Man Nương nhờ phép thiêng của sư Đồ Lê màcó một cây gậy thần có phép lạ, chọc vào đất, nước sẽ phun ra để cứu dânmỗi khi hạn hán. Trải qua nhiều năm, khi bà Man Nương đã ngoài 80tuổi và đang ở một ngôi chùa khác, nơi ngã ba sông thì cây đó bị đổ, theodòng nước trôi đến đây thì dừng lại, dân làng tập trung hơn 300 người rakéo mà cây không nhúc nhích, búa rìu chạm vào là mẻ hết. Nhưng khi bà

Man Nương ra bến đưa tay kéo thử thì cây dạt ngay vào bờ. Mọi ngườilấy làm kinh ngạc bèn cùng bà và các sư sãi gọi thợ đến cưa cây đó làm 4khúc tạc bốn pho tượng thờ. Sư Đồ Lê đặt tên cho 4 pho tượng này là

Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và bà Man Nương được tôn làPhật Mẫu. Trong lòng cây còn một khối đá phát sáng gọi là dạ thanh anh;đó chính là hóa thân của đứa trẻ mà bà Man Nương đã sinh ra. Khối đáđó cũng được dân làng đưa vào thờ trong chùa. Chùa rất linh thiêng,người bốn phương tới đây cầu mưa không lúc nào không ứng nghiệm.Hiện nay ba pho Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện thờ tại chùa Dâu Keo vàchùa Đậu còn bà Pháp Vân được thờ tại chùa Nành. 

Page 195: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 195/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

755

Trong những truyền thuyết sưu tầm được tại Ninh Hiệp có mộttruyền thuyết được coi là dị bản của truyện Man Nương đã nói ở trên, chỉkhác ở đây không có vai trò sư Đồ Lê, người con gái tên là Nguyễn ThịOanh lại có thai do một cơn gió lạ và khi cây gỗ được cưa làm bốn, mộtkhúc khênh về qua bãi cây Vông thì đứt dây không làm sao khênh đượcnữa. Dân làng phải làm lễ rồi tạc tượng ngay tại đó, khi tạc, mây kéo đếnđầy trời nên mới gọi là pho tượng Pháp Vân và thờ ngay tại chùa Nành. 

Chưa rõ chùa Nành được xây dựng từ năm nào, chỉ biết theo  ĐạiViệt sử ký toàn thư  thì đời Lý Thái Tôn (1034) đã có chùa Pháp Vân ở châu Cổ Pháp” 1. Châu Cổ Pháp “vốn là châu Cổ Lãm, Lê Hoàn đổi là

Cổ Pháp, sau là huyện Đông Ngàn, nay thuộc huyện Tiên Sơn - tỉnh HàBắc” 2. Ninh Hiệp trước đây là đất Phù Ninh thuộc huyện Đông Ngàn cũ,như vậy có lẽ chùa Nành và chùa Pháp Vân là một, đây là một ngôi chùato và đẹp, được xây dựng theo kiểu trăm gian, vẻ đẹp của ngôi chùa nàyđã được ghi nhận trong sáu chữ khắc trên bức hoành phi lớn treo ngaygiữa gian chính của chùa:  Bắc giang đệ nhất thiền môn, nghĩa là Chùa

 bậc nhất ở sông Bắc. 

Một ngôi chùa lớn, lại mang tên bà Pháp Vân, như vậy chắc hẳnchùa này từ xưa thờ bà Pháp Vân là chính, còn Phật Thích Ca được thờ sau và Trần Hưng Đạo có thể lại được thờ sau nữa. Thiết nghĩ, giả thuyết

cây  phan  trong hội Đại là hình ảnh tượng trưng cho cây cổ thụ3

, tiềnthân của bốn chị em bà Pháp Vân được kéo vào bờ bằng một sức mạnhthần bí - điều này biểu hiện ở chi tiết khi nâng cây phan tuyệt đối khôngai được sờ tay vào - là không phải không có cơ sở. 

Vấn đề này có thể sẽ được nghiên cứu và kết luận sau, nhưng quatìm hiểu sơ bộ thì hội Đại và đặc  biệt trò diễn nâng phan là một hình thức

 biển diễn độc đáo mang tính văn nghệ dân gian cổ truyền. Trò diễn mangđậm tinh thần đoàn kết một lòng của toàn thể những thành viên trong hộivà nối tiếp truyền thống vốn có của cha ông, đây là một hoạt động võ lực,

 phối hợp những động tác toàn thân một cách hết sức nhịp nhàng, dẻo dai

có tác dụng rèn luyện thân thể. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể tiếp thu và phát huy truyền thống tốt đẹp đó trong những đại hội khỏe hiện nay, góp phần đào tạo những con người mới có phẩm chất tốt và thể lực khỏemạnh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đáp ứng những yêucầu trước mắt và lâu dài của Tổ quốc.../.  

1 Đại Việt sử ký toàn thư - tập I, trang 211, NXB Khoa học xã hội, 1972.

2 Đại Việt sử ký toàn thư - tập I, trang 336.3 L.T.S. Nên chăng có thể liên hệ vớ i môtíp cây vũ trụ trong thần thoại cổ.

Page 196: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 196/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

756

N.T.H.L

Page 197: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 197/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

757

Hội niệm thượng Toan Ánh

Làng Niệm Thượng, tổng Khắc Niệm, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh, tục gọi là làng Ném, mở hội vào các ngày mồng 5, mồng 6 thángGiêng.

Làng này nằm bên tỉnh lộ đi từ Bắc Ninh tới Thuận Thành, cáchtỉnh lỵ vào khoảng trên mười cây số. Dân làng không đông lắm, vàokhoảng trên năm trăm người, quanh năm sống về nghề canh nông. Dân

làng chia làm hai giáp.Thành Hoàng làng này họ Lý, không rõ tên gì nhưng được gọi là

Lý Công, lúc sinh thời làm nghề ăn cướp, chết gặp giờ linh nên được dânlàng thờ phụng. Lý Công quê ở làng Châm Khê cùng huyện, thườngkiếm ăn ở các làng quanh vùng. Một hôm Lý Công đi ăn cướp, bị dânchúng và khổ chủ đuổi đánh ráo riết chạy bán sống bán chết, chạy đếnnúi Nghè, gần làng Niệm Thượng. Tới núi, Lý Công tìm chỗ ẩn núp, dânchúng kiếm không ra. Tuy kiếm không ra, nhưng mọi người đều biết họLý ẩn ở trên núi, nên cùng nhau vây quanh ngọn núi canh chừng.  

Bị vậy, ẩn mãi trên núi, tên cướp họ Lý không có gì ăn đang lo chết

đói, một con lợn lớn không hiểu từ đâu tới, đi từ trong bụi rậm ra. Tên cướpkhông để lỡ cơ hội, lập tức, sẵn dao dài trong tay, chém một nhát ngangmình lợn, con lợn bị chặt làm đôi, đầu với hai chân trước rời khỏi mình.Chém xong hắn lột bì lợn  bỏ đi lấy thịt ăn sống. 

Không thấy thần tích nhắc tới, sau này Lý Công bị chết ra sao, chỉ biết khi chết gặp giờ linh nên được dân làng Niệm Thượng thờ làmThành Hoàng.

Hội làng Niệm Thượng ngoài những lễ nghi thường lệ có nhữngcổ tục nhắc lại kỷ niệm lúc sinh thời của Lý Thành Hoàng đó là chémlợn, nhúng vào nồi nước mắm đang sôi và tắt đèn, đốt đuốc, đội xôi chạy

quanh đình 

Chém lợn 

Trong hội làng Tích Sơn, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên(Vĩnh Phú) cũng có tục chém lợn chúng tôi đã nhắc qua, nhưng tục chémlợn ở làng Niệm Thượng khác hẳn tục chém lợn ở làng Tích Sơn. Con

Page 198: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 198/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

758

lợn hy sinh ở làng Niệm Thượng khi đi chém còn đang bị nhốt ở trongcũi, và ở đây một năm chém hai con lợn do hai giáp trong làng đem nộp. 

Tục này nhắc lại lúc Lý Công bị đói đã chém con lợn ở núi Nghè. 

Hai con lợn được nuôi từ tháng 7, tháng 8 âm lịch năm trước, dohai người trong hai giáp được chỉ định. Lợn giống của hàng giáp nhưngngười nuôi phải tốn công và phải giữ gìn cho sạch sẽ từ chuồng cho tớiđồ ăn của lợn. Thường người  nuôi lợn cho lợn ăn cám nấu với raumuống. Rau muống phải rửa sạch trước khi băm để hầm với cám, ngõhầu tránh mọi thứ dơ bẩn lẫn trong rau khả dĩ làm cho lợn sinh đau ốm. 

Trước ngày hội một tháng, lợn được nuôi bằng cháo thay chocám. Lợn được chăm sóc cẩn thận và được cung kính gọi là Ông.

Hội làng được bắt đầu sửa soạn vào ngày mồng năm tháng Giêng.Hôm đó tại đình làng có lễ cáo thần linh và tế gọi là cáo tế. Cáo tế xong,thừa lộc thánh, dân hai giáp cùng nhau ăn uống no say. Sau đó mỗi giápđều cử người đi rước lợn. Đây là những người đàn anh trong giáp thuộcba bàn1. Đi rước lợn không phải đi bắt lợn với thòng lọng và thừng chãonhư các ông đồ tể, trói gô lợn lại mang đi. Mà khi đi rước lợn, các vịquan viên hàng giáp phải mang tới nhà nuôi lợn một chiếc cũi bên ngoàicó phủ nhiễu điều. Chiếc cũi này mang đặt vào chuồng lợn, bỏ nhiễu phủngoài đi, rồi các quan viên hàng giáp phải khéo léo lừa cho Ông vào cũi.Ông đã vào cũi rồi, cửa cũi đóng lại, nhiễu điều lại phủ trở lại lên trêncũi. Mười hai vị quan viên cùng nhau khiêng cũi rước Ông ra đình, đặtÔng ngay ở nhà tiền tế, châu đầu vào bàn thờ. Tục rước Ông cử hànhvào đêm mồng 5 tháng Giêng.

Sau đó, có lễ trình với thần linh sự hiện diện của hai Ông tại đìnhlàng.

Lễ chém hai Ông cử hành vào ngày mồng 6 tháng Giêng, lúc buổitrưa. 

Để dùng trong việc này, làng dành riêng hai con dao cho hai giáp.Hai con dao đánh bằng thép già thật sắc, quanh năm để thờ trong đình.Đây là loại dao dài có cán. Lúc cử hành lễ chém hai Ông, nhiễu điều phủ

trên hai chiếc cũi bỏ đi, và ở ngay đình trung có bắc một chiếc bếp lớn,trên bếp có nồi nước mắm đang sôi. 

1Tổ chức hàng giáp gồm 5 bàn: bàn quan lão, bàn quan lềnh và ba bàn họp thành một ban

phụ giúp cho các ban lệnh.

Page 199: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 199/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

759

Một giáp cử một thanh niên khoẻ mạnh trong  việc chém Ông. Hai

thanh niên này lăm lăm cầm sẵn trong tay mỗi người một con dao thờ. 

Dân làng ngồi đứng hai bên mé bàn thờ trên sàn đình để dự cuộcchém hai Ông. Mấy quan viên mỗi giáp đứng ở ngay nhà tiền tế, cónhiệm vụ xua làm sao cho Ông ở trong  thò đầu ra ngoài cũi. Lập tứcchàng trai đao phủ lúc đó hờm sẵn, hoa dao lên, hạ xuống một cái mạnh,một tiếng “phập”, lập tức đầu Ông và hai cẳng trước đứt rời khỏi thân,lối chém y hệt lúc sinh thời, trong cơn đói lòng ở núi Nghè, Lý Công đãchém con lợn chạy qua. Lại phải lựa sao, khi chém như vậy mà khôngchạm vào lòng lợn mới đúng. 

Ông của giáp này bị hạ trước, Ông  của giáp kia bị hạ sau ngayliền đó. 

Tưởng cũng cần nói thêm, trước khi cử hành lễ chém Ông  phải cólễ khấn đức Thành Hoàng và hai thanh niên được cử vào nhiệm vụ đao

 phủ cũng phải lễ thần để tạ ơn vì đã được xung vào công việc hiếm hoinhất niên nhất lệ này. 

Lợn chém xong đem lột da, nhúng vào nồi nước mắm đang đunsôi đem dâng làm lễ tế thần... 

Tế thần xong, các bô lão và các quan viên thừa hưởng lộc thánhtại đình, ngoài ra còn dùng làm phần chia cho dân hai giáp.  

Dân làng cũng dùng một số thịt heo làm phần biếu quan viên bô

lão làng Dương ổ, nằm trên quốc lộ số 1, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh chừnghai cây số về phía Hà Nội. Làng Dương ổ, tục gọi là làng ó, có lệ giaohiếu với làng Niệm Thượng. Tương truyền rằng xưa kia Lý Công có mộtngười yêu là bà chúa làng Dương ổ. 

Tắt đèn đốt đuốc, đội xôi 

Đây cũng là một cổ tục đặc biệt của làng Ném. Cổ tục thể hiệnvào đêm mồng 5 tháng Giêng, quãng tám chín giờ tối, nghĩa là sau bữacơm chiều rất lâu. Chính ra đây là một cuộc thi thổi xôi giữa hai giáp.Thổi xôi ở ngay tại trong đình, hai giáp cử người đại diện phụ trách côngviệc này. 

Gạo nếp dùng để thổi xôi là thứ nếp thơm, hạt to, miền Bắc gọi lànếp cái. Gạo được lựa kỹ từng hạt, không còn một chút trấu thóc lẫn vào.  

Lúc hai giáp thổi xôi, trong đình đèn nến sáng trưng và dân haigiáp bu quanh để chờ đợi kết quả. Hai giáp đều cố gắng thổi sao cho chõxôi của mình xong trước. 

Page 200: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 200/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

760

Giáp nào xong trước, đổ xôi ra nong, rồi ra lệnh cho dân hànggiáp tắt hết cả đèn nến trong đình đi, khiến cho giáp kia không còn ánh

sáng để tiếp tục nấu chõ xôi của mình. Đèn tắt xong, một người của giáp thắng cuộc đội nong xôi chạy

quanh đình, có ý muốn cho dân làng biết giáp mình đã thổi chõ xôi xongtrước. Người đội nong xôi đi trước, có mấy người khác đốt đuốc chạy sau,và sau những người vác đuốc này có cả dân hàng giáp ồ ạt chạy theo đểchia cái vinh dự thắng cuộc của giáp mình.  

Làng có tặng giải cho giáp thắng cuộc. 

Trong khi giáp thắng cuộc vui vẻ và kiêu hãnh đội nong xôi chạyquanh đình với ngọn đuốc rừng rực, thì trong đình lúc đó tối om. Những

trai gái lúc trước đứng xem thổi xôi, lúc này nhân bóng tối, tha hồ họmuốn thi thố với nhau điều chi cũng được, và họ cũng chẳng cần chạytheo đám rước xôi, mặc dầu có thể họ là người trong giáp thắng cuộc. 

Hội làng Niệm Thượng với các tục trên thật là vui, và bao giờ đêm ngày mùng 5 tháng Giêng đình làng cũng chật ních những người,nhất là những nam nữ thanh niên!./. 

T.A

Page 201: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 201/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

761

Hội đình Ngũ Giáp

Nguyễn Hữu Thức 

Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng (Hà Tây) gồm các thôn Thượng,Trung, Hạ, Đoài, Quí. Xưa chia thành 5 giáp, thôn thượng 2 giáp, thônĐoài 1 giáp, thôn Quí 1 giáp và giáp của dân ở ngoài bãi để sông Hồnggọi là giáp Soi. Hàng năm hội đình Ngũ Giáp, xã Liên Hà được tổ chứclớn vào ngày 2 đến 4 tháng 2 âm lịch thu hút dân của 5 giáp tham dự. 

Hội được tổ chức tại đình Ngũ Giáp. Xưa kia khi chưa có đình NgũGiáp thì hội tổ chức ở đền Đụn làm trên một gò đất cao (gò Hồ ao Lão) ở Thượng thôn, tục gọi thôn Chạ. Bấy giờ thôn Chạ nhất xã nhất thôn, gồm3 giáp (2 giá p trong làng và 1 giáp ở ngoài bãi). Vì thế đình Ngữ Giápcòn đôi câu đối: 

Phiên âm:

- Đăng khối linh thanh truyền quốc sử  

- Thượng thôn ba giáp hạ thần hiu Dịch nghĩa: 

- Đăng khối danh thơm còn truyền sử nước

- Thượng thôn ba giáp cùng gánh vác việc thánh.

(Đăng khối là nơi sinh ra vị thần thờ ở đình làng).

Sau đó, các bộ phận cư dân ở làng tách ra thành lập thôn Quí, thônĐoài, thôn Soi và bô lão của các làng nhất trí dựng một đình chung củacả 5 giáp gọi là đình Ngũ Giáp, xây dựng lớn vào mùa Đông triều vua

Thành Thái, năm Tân Sửu (1901), kiến trúc kiểu chữ đinh gồm nhà tiền

tế 7 gian, 2 dĩ và hậu cung thờ thần. Đình Đụn trở thành đình sắc (giữ cácsắc do Nhà nước phong kiến phong các vị thần). 

Thành hoàng thờ ở đình Ngũ Giáp là Lữ Gia đại vương- một vị tểtướng đất Việt thời Triệu Minh Vương, Triệu Si Vương, Triệu ThuậtDương Vương (thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, từ năm 125 đến 111trước Công nguyên) có tư tưởng ly khai, phò nhà Triệu chống lại âm

Page 202: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 202/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

762

mưu thôn tính Nam Việt của nhà Hán. Trong đình Ngũ Giáp còn đôi câuđối ca ngợi công trạng của tể tướng Lữ Gia. 

Phiên âm:

- Mưu hiệp Triệu thần thanh đại nghĩa 

- Lực bài Hán sứ bạch cô trung  

Dịch nghĩa: 

- Tính kế cùng các quan nhà Triệu vì nghĩa lớn 

- Ra sức chống lại sứ thần nhà Hán giữ lòng trung. 

Đình Ngữ Giáp kiến trúc kiểu đình đền, đình chung là nhà đại bàicòn hậu cung là đền thờ. Hiện nay hậu cung còn treo các tấm đại tự: Tốilinh từ  (đền rất thiêng), Thiên cổ linh từ (đền thiêng từ ngàn năm). 

5 giáp chia thành 2 bộ phận cư dân, cư dân thôn Thượng, thôn Soi

và cư dân thôn Đoài, thôn Quí. Mỗi nơi có 2 mẫu ruộng của dân giao chomột hộ cai quản gọi là cai đám cấy cày thu hoa lợi phục vụ việc đìnhđám trong ngày lễ hội. Hai bộ phận cư dân luân phiên nhau mỗi dân giữchủ tế một năm.

Trình tự lễ hội diễn ra như sau: 

- Các ngày 20 tháng giêng, mồng một tháng hai (âm lịch) dân cácgiáp dọn dẹp vệ sinh đường đi lối lại trong thôn, cổng vào làng trồngnhiều cây nêu, nhất là đoạn đường từ đình Đụn đến đình Ngũ Giáp, nơidân 5 giáp tổ chức rước sắc ra đình, mật độ cây nêu dầy hơn, thân nêucắm nhiều tăm bông nhuộm màu. Cổng vào làng được trang trí đẹp mắt,nhất thiết phải trồng cây móc ra buồng, có từng chùm quả tròn trong nhưhạt mưa, gợi sự sinh sôi nảy nở. Lại trồng cây chuối đang nảy bi (ra hoa).Suốt dọc đường từ đình Ngũ Sắc đến đình Đụn dân làng dùng chạc(thừng) nhuộm đỏ buộc nối cây nêu này đến cây nêu kia, trên dây treonhiều bông tre nhuộm màu, đặc biệt, cứ cách 1m lại treo các con vật đan

 bằng nan hình con nhái, con ếch đang giao cấu với nhau và những conchim đủ loại. Các cụ ở giáp khéo tay đan các con vật đẹp mắt và hấp dẫn.

 Ngày này dân chúng tụ tập ở nhà chủ đám để làm bánh dày. 

-  Ngày mồng 2 tháng 2 (âm lịch) dân 5 giáp ăn mặc theo lối cổtruyền cùng xuống hội tụ ở đình Đụn để tổ chức rước sắc nhà nước

 phong kiến phong cho vị thần làng là Lữ Gia đại vương từ đình đụn theođường chính ra đình ngũ sắc, phù giá kiệu là các đội múa rồng. 

Page 203: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 203/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

763

Dân nào làm chủ tế năm đó sẽ về thôn mình tổ chức rước các lễ vậttừ nhà cai đám đến miếu thờ của giáp làm lễ thổ thần rồi mới rước lênđình ngũ sắc. Đám rước gồm có đội cờ, đội nhạc, một cỗ kiệu trần để giávăn trên đặt bài văn tế, một cỗ kiệu có mui, gọi là kiệu luyện, để rước cỗ,chủ yếu bánh dày, tiếp là hai giá kiệu cũi rước lợn, cứ 4 đinh khiêng mộtcũi, trên cũi có một con lợn đen tuyền tắm rửa sạch sẽ, ngoài cũi dán giấyhồng điều, tiếp là một trẻ chăn trâu mặc quần trắng, áo the đen, đầu độikhăn xếp thắt lưng đỏ, tay cầm chạc trâu, nhuộm đỏ dắt theo một contrâu đen, riêng đội múa rồng đi múa dẹp đám. Đoàn rước đến cửa đình

 Ngũ Giáp sắp đặt các cỗ kiệu, trâu, lợn vào nơi qui định. Chủ tế mang giá

văn vào đình cùng hàng bô lão tổ chức tế nhiều tuần từ đó đến chiều. Ngoài sân dân chúng tổ chức đánh cờ người và thi bơi thuyền dưới sông. 

Cuối buổi chiều các cụ tế tạ, cụ chủ tế ra sân cầm nậm rượu rót nhẹrượu từ đầu đến đuôi con trâu và hai con lợn. Rót xong, cụ xướng câutỉnh sinh (nghĩa là hóa kiếp cho mày). 

Dân chủ tế tổ chức rước các lễ vật về miếu của giáp tế tạ sau đómới về nhà cai đám giết mổ trâu, lợn làm cỗ  cho cả làng. Họ không quênlấy một ít lông và một ít tiết đem ra đình Ngũ Giáp tế thành hoàng gọi làtế mao yết . Ngày hôm sau dân làng ăn cỗ cộng đồng, khi về nhà mỗi đinh

được thụ lộc một bánh dày và một miếng thịt trâu nướng.  Ngày mồng 3 tháng 2 (âm lịch), bộ phận dân thôn không làm chủ tế

năm đó sẽ tổ chức rước các lễ vật của thôn lên đình Ngũ Giáp, đồ lễ, lệtục, trình tự diễn thức cũng tương tự như rước của dân chủ tế. 

Sang ngày mồng 4 tháng 2, bô lão các thôn kéo về đình Ngũ Giáptế cộng đồng. Sau tuần tế cuối làng tổ chức trò diễn đón ông đám. 

Chủ tế cởi quần áo tế, chân đi hia, đầu khăn rìu đỏ quấn hai mối,thắt lưng bó que màu đỏ, tay cầm đao dài gần 2m. 

Phía cửa hậu, hậu cung đình khoảng 20 trai đinh khỏe mạnh, đầu

chít khăn màu đỏ quấn một mối, lưng thắt vải đỏ bó que, tay cầm giáo,hoặc mác gỗ, đứng thành vòng cung quanh ngách cửa hậu phía bên phảingôi đình, gọi là quân đón ông đám. Bên cạnh bậc xuống của cửa hậu cótrồng liền nhau hai cây chuối của hai dân thôn (Thượng, Soi - Đoài, Quí),

dân làm chủ tế và dân không làm chủ tế. 

Page 204: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 204/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

764

Trống chiêng nổi lên, ba tiếng một hồi, thúc dục, chủ tế cầm đaomúa từ gian giữa tiến dần vào hậu cung ra phía cửa nách hậu, miệng hôto:

- Quân bay!

Liền đó, hàng quân đồng thanh: 

- Dạ! 

Cứ mỗi câu "quân bay" hàng quân lại "dạ"   tiếp. Chủ tế múa đaoxuống bậu cửa ngách hậu vung dao chém một nhát vào hai cây chuối.

 Nếu nhát chém đứt cả thân hai cây chuối thì năm đó mọi người tâm niệm

dân Ngũ Giáp làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng tươi tốt. Nếu chẳngmay chém chuối không dứt hai thân thì dân làng cho rằng năm đó làm ănkhông may, mùa màng có thể thất bát. 

Diễn xong trò đón ông đám, dân Ngũ Giáp tưng bừng tổ chức rướcsắc từ đình Ngũ Giáp trở lại đình Đụn. Đội các cụ tế yên vị xong, chủ tếtuyên bố giã đám, thì lúc đó mọi người đi hội không phân biệt nam, nữ,già hay trẻ cùng ùa ra đường chính tranh nhau giằng cướp các con vậtếch, nhái, chim, cò... và các tăm lông tre để đem về nhà treo làm phước.Tục gọi là cướp bông. Và, ai đi hội cũng tâm niệm rằng mọi sự ở làng

trong năm mưa thuận gó hòa, an khang thịnh vượng. Lễ hội đình Ngũ Giáp xã Liên Hà là một lễ hội lớn của vùng Dày,huyện Đan Phượng, còn bảo lưu nhiều tập tục cổ, những lễ nghi nôngnghiệp phản ánh ước vọng phồn thực, niềm vui sướng của dân nhà nôngsau một mùa làm ăn đạt nhiều kết quả. Những năm gần đây lễ hội được

 phục hồi, nhiều sinh hoạt đặc sắc đã diễn ra đáp ứng nhu cầu tinh thầncủa dân làng, xã./. 

N.H.T

Page 205: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 205/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

766

Lễ hội đền Nghè

Trương Nguyễn 

Đền Nghè hiện nằm ở phố Lê Chân, quận Lê Chân (vùng đất củalàng An Biên xưa)-thành phố Hải Phòng. Tại đây, hàng năm từ ngàymồng 7 đến ngày mồng 10 tháng 2 (âm lịch), dân làng An Biên mở hộiđể tưởng nhớ công lao của Lê Chân - nữ tướng của Hai Bà Trưng, ngườicó công lao khai phá đất đai, lập nên trang An Biên xưa. 

Theo truyền thuyết, Lê Chân là người vùng An Biên, huyện Đông

Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương. Tấm  bia ở miếu xã An Biên - AnDương - Hải Phòng còn ghi lại cha mẹ bà hiếm hoi, đi cầu tự mọi nơi đềukhông được, khi đến cầu ở chùa Yên Tử mới sinh được bà. Từ nhỏ bà đãnổi tiếng về trí thông minh, xinh đẹp và giỏi võ nghệ.  

Hồi đó nước ta còn đang sống dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhândân cực khổ lầm than. Thái thú Tô Định cai quản quận Giao Chỉ vốn làkẻ tàn ác dâm ô chuyên bắt gái đẹp về mua vui. Nghe đồn về Lê Chânđẹp, Tô Định cho người đến bắt bà về làm tỳ thiếp. Cha mẹ bà cươngquyết chống lại. Không đạt được tham vọng, Tô Định tìm cách giết cha

 bà và lùng bắt bà bằng được. Để tránh khỏi nanh vuốt của tên thái thú

dâm bạo, bà đã bỏ trốn khỏi nhà và tìm cách báo thù nhà, đền nợ nước. Đến một xóm chài ven biển, thấy nơi đây là vùng đất tốt, địa thếthuận lợi cho việc an cư lập nghiệp và xây dựng căn cứ, bà bèn về đóngia đình lên. ở đây, bà cùng một số người thân khai khẩn đất đai, lập nêntrang ấp trù phú và lấy tên làng cũ của bà đặt cho nơi này là trang AnBiên, tên nôm là làng Vẻ. Khi đã an cư, bà bắt tay vào việc chiêu mộquân sỹ. Trước mắt là giữ an ninh cho làng xóm, sau đó bà tìm nhữnghào kiệt vùng lân cận để thực hiện mục đích lớn lao là chống giặc ngoạixâm trả thù cho cha. "Đất lành chim đậu" chỉ trong mấy năm trang ấp đã

 phát triển, dân cư những vùng xung quanh mến tài đức bà, lại thấy trangAn Biên là nơi đất tốt nên rủ nhau về đó định cư ngày càng đông. Bà mở rộng việc chiêu binh mã, tích luỹ vũ khí lương thực, rèn luyện võ nghệcho nghĩa quân, chờ gặp dịp là dấy binh. 

 Những thủ lĩnh khác cũng cùng bà họp bàn chia ra các khu vực,chỗ luyện võ, nơi sản xuất vũ khí, tiếp tục tìm nhân tài, biến cả vùngthành một khu căn cứ vững chắc. 

Page 206: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 206/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

767

Vào năm Canh Tý (40 sau Công nguyên) khi Trưng Trắc và Trưng Nhị ở Mê Linh phất cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm giải phóng dân tộc,

Lê Chân cùng các chiến hữu lãnh đạo nhân dân nổi dậy hưởng ứng. Nghĩa quân đi đến đâu, giặc Hán thua đến đó. Nhân đà chiến thắng, đoànquân của Lê Chân tiến thẳng về Mê Linh. Lúc này, các quận khác cũngnhất tề nổi dậy và cùng về họp mặt dưới trướng của Hai Bà Trưng.Chẳng bao lâu, toàn cõi đã sạch bóng quân thù. Đất nước thanh bình, HaiBà Trưng lấy lại thành Long Biên và 64 thành nữa, tự xưng là vua, đóngđô ở Mê Linh. 

Trưng Vương rất tin tưởng và trọng tài Lê Chân, giao cho bà việcphòng thủ miền duyên hải. 

 Năm Tân Sửu (41), vua Hán lại sai Phục Ba tướng quân Mã Viện

cầm quân sang đánh Trưng Vương. Bà Lê Chân từ khi được Hai BàTrưng tin dùng càng ra sức luyện tập quân sĩ, luôn mở các cuộc thi võ vàdiễn võ để tuyển lựa nhân tài. Khi Mã  Viện và hai phó tướng là LưuLong và Đoàn Chí sang chiếm lại nước ta, bà đã dũng cảm cùng cáctướng lĩnh khác quyết chiến với quân giặc nhiều trận, cho chúng biết mặt"đàn bà nước Nam". Sau hai năm tung hoành ngang dọc, bà và các tướnglĩnh khác đã làm cho Mã Viện nhiều phen hao binh, tổn tướng. Đầu nămQuý Mão (43), giặc dồn toàn bộ lực lượng tấn công Trưng Vương. Bà LêChân cầm đầu đoàn quân ở Bạch Đằng chống cự ác liệt, các đội quân

 phối hợp cùng nhau đánh cho Mã Viện một trận tơi bời, giặc phải lui về

Tây Hồ chờ quân cứu viện. Nhưng ngay sau đó, năm mươi nghìn quândo phó tướng Lưu Long kéo đến tiếp ứng, làm cho nghĩa quân chống cựkhông nổi, phải rút chạy và ngày mồng 6 tháng 2 (thần tích đền Hát Môn- Sơn Tây ghi là mồng 6 tháng 3), Hai Bà Trưng chống không nổi quânMã Viện đã trẫm mình xuống sông Hát tự vẫn. Bà Lê Chân chỉ huy cánhquân ở Bạch Đằng chống giặc rất kiên cường, nhưng sau thế yếu cũng

 phải rút về hồ Lãng Bạc (Hồ Tây). Vì lực lượng hai bên quá chênh lệch,nghĩa quân lại phải chạy về Mai Động - Hà Nội và bà đã tử trận tại đây(có tài liệu ghi là bà mất tại núi Dát Dâu- Hải Hưng ngày nay)1 . Lại cótài liệu nói bà nhảy xuống sông tự vẫn cùng Hai Bà Trưng 2  . Nhớ công

lao của bà, dân các làng An Biên, Mai Động đã dựng đền thờ và ngànnăm nay hương khói và mở hội tưởng nhớ bà và các nghĩa quân. 

1Bài N ữ t ướ ng Lê Chân và hội đề n Nghè, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4 năm 1987.

2 Bản dập văn bia còn lưu tại Viện Hán Nôm - Trung tâm KHXH và NVQG.

Page 207: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 207/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

768

Trước đây, nơi thờ bà chỉ là ngôi miếu nhỏ dựng trên xứ Đồng Mạ.Vào đời Trần, vua Trần Anh Tông trên đường đi đánh Chiêm Thành, qua

miếu đã vào cầu khấn xin bà giúp sức. Thắng trận trở về, vua ban cho bàchữ  Nam H ải uy linh và hạ lệnh xây lại nơi thờ bà cho khang trang bềthế. Các triều vua sau đều có sắc phong ghi lại công đức của bà. 

Hội đền Nghè vào tháng 2 là đông vui nhất. Trước đây, không gianhội rất rộng. Các cụ già ở đây kể lại: hồi trước, ngay từ tháng giêng, dânlàng đã chuẩn bị sẵn lợn để cúng vào ngày hội. Mọi việc do các kỳ mục

 phân công cho từng người, văn tế thì hội tư văn đảm nhiệm. Trước ngàyhội, mọi việc đã phải chuẩn bị chu đáo đâu vào đấy. Đền Nghè và đìnhAn Biên được quét dọn sạch sẽ, cờ quạt rực rỡ trong tâm trạng náo nứccủa mọi người chờ đón ngày hội tới. 

Sáng mồng 7 tháng hai, dân làng bắt đầu làm lễ. Các cụ đã được cắtcử từ trước, thắp hương ở đình và đền xin phép được rước bà từ đền vềđình. Sau lễ, đám rước kiệu bà bắt đầu. Đám rước rất đông vui tuy khôngkém phần trang trọng. Những người tham gia khiêng kiệu và cầm cờ václọng phải được lựa chọn kỹ càng, tập dượt từ trước. Đến ngày hội, họ

 phải ăn mặc theo quy định, các hành động cũng nghiêm túc cho xứngđáng với sự lựa chọn của dân làng. 

Đi đầu đám rước là người cầm một lá cờ đại, rồi đến hai hàngngười cầm cờ ngũ sắc, tiếp đến là chiêng, trống, bát bửu và phường bátâm. Kiệu bát cống rước bà đi trước, sau đến các kiệu nhỏ đựng vật dụng

của bà. Theo sau kiệu là các vị chức sắc, các vãi và dân làng cùng kháchthập phương. Hai bên đường, theo lộ trình từ đền đến đình, các gia đình  

 bày hương án ở cửa để lễ vọng kiệu bà. Đám rước kéo dài, chuyển độngnhư một con rồng mỗi lúc một lớn hơn vì số người đón đường nhập bọn.Chốc chốc lại có tiếng một tràng pháo nổ giòn hòa vào âm thanh chiêngtrống và tiếng reo vui của mọi người. Khi đám rước đến sân đình, kiệu vàđồ tế khí được đưa vào đình làm lễ và để tại đó cho đến khi hết hội. Lúcnày mới đến nghi lễ tế. Cụ chủ tế đứng đầu, cùng các bồi tế, tế theo lờivăn tế của hai người đứng hai bên. Các cụ trịnh trọng làm các động tácdâng hương, dâng rượu, dâng oản... trước ban thờ. Khác với nhiều hội, lễ

vật cúng ở đây còn có thịt lợn sống, đã làm sạch, để cả con. Tế xong, thịtđó được chia theo quy định của làng cho những người được hưởng cùngcác suất đinh trong từng giáp. Sau cuộc tế, người làng và khách thập

 phương mới được vào lễ bà và cầu xin những điều họ mong muốn. Haihôm sau, các cuộc tế vẫn được tiến hành chu đáo như hôm đầu. 

Page 208: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 208/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

769

 Ngoài sân đình, các trò chơi náo nhiệt cũng đang thu hút mọingười. Trai gái xúm quanh các cây đu, xới vật, đám chọi gà... cười nói

chỉ chỏ muôn phần vui vẻ. Buổi tối có các gánh chèo đến giúp vui, diễnnhững tích chèo cổ mà mọi người ưa thích tại sân đình. 

Sáng mồng 10 các cụ lại làm lễ xin phép Bà cho được rước kiệuhoàn cung. Đám rước nghiêm trang đông đúc theo  đường cũ trở về đền

 Nghè. Về đến đền, các bà mới được phép vào tế, gọi là tế Nữ quan. Saukhi bà chủ tế đọc lời khấn, cuộc tế bắt đầu. Thủ tục và trình tự tế Nữquan cũng giống như các cụ ông tế tại đình. Luật làng trước đây quy địnhđàn bà không được đến đình, chỉ được tế lễ ở sân và chùa. Lễ tế tiến hànhđến tận chiều hôm, sau đó mới kết thúc. Trong khi tế Nữ quan, dân làngvà khách thập phương vẫn có thể đứng hai bên hoặc phía sau lễ Bà. Tốimồng 10 lễ tạ kết thúc hội. 

Đền Nghè và đình được thu dọn gọn gàng để đợi đến đợt lễ sauvào ngày 15 tháng 8 và 25 tháng Chạp. Những ngày lễ sau này dân làngchỉ tổ chức trong một hoặc hai ngày. Mấy chục năm gần đây, do thờigian và chiến tranh tàn phá, đình An Biên bị hư hỏng nặng. Nhiều cơ sở đã chiếm dụng đình làm nơi sản xuất nên không gian hội bị thu hẹp lại.Mọi nghi lễ trong hội chỉ diễn ra ở phạm vi đền Nghè. Không còn cảnhrước kiệu ra đình nữa. Người dân Hải Phòng còn nhớ lại: Trước năm1954 một thời gian, tuy đình bị hỏng, kiệu vẫn được rước vòng quanhlàng An Biên cũ. Nghĩa là đám rước được xuất phát từ đền Nghè đi quachợ Sắt, đến Bến Bính rồi vòng trở về đền. Lộ trình rước như vậy dài hơn2 km. Giờ đây, tuy không có rước kiệu nhưng đến ngày hội nhân dân địa

 phương vẫn mở hội tại đền để tưởng nhớ công lao người anh hùng dântộc với sự nhất tâm thành kính. Khách thập phương vẫn đến dự rất đônglàm cho không khí hội không kém phần đông vui náo nhiệt./.  

T.N

Page 209: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 209/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

771

Hội rước vua giả (hội Nhội) 

Nguyễn Vinh Phúc

 M ôi trường và truyền thuyết: 

Hội Nhội là một diễn xướng dân gian có quy mô lớn của vùng quêKinh Bắc xưa. Nhưng trước khi đi vào miêu tả hội, xin nêu lên chút ít tưliệu về làng Nhội và núi Sái, diễn trường chính của hội. 

Làng Nhội tên chữ là Thụy Lôi, nay cùng với hai làng Đào Thục vàThư Lâm hợp thành xã Thụy Lâm huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

 Nhưng từ thế kỷ XIX trở về trước thì ba làng này là ba đơn vị cư dânriêng rẽ thuộc tổng Phương La, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. LàngThụy Lôi vốn có tên là Ma Lôi, sau đổi ra Xuân Lôi, tới khoảng đờiMinh Mạng nhà Nguyễn (1820- 1840) mới đổi ra tên hiện nay. Trên địa

 phận làng này có một ngọn núi đất, tên nôm là núi Sái, tên chữ là núi VũĐương. Đây là một trong hai địa điểm chủ chốt của ngày hội. Sách  Đại

 Nam nhất thống chí   đã có nhiều đoạn ghi về núi này ở mục tỉnh BắcNinh.

 Núi Vũ Đương: ở xã Thụy Lôi, cách huyện (lỵ) Yên Phong 17 dặmvề tây nam, đỉnh núi có đền Vũ Đương nguyên quân nên gọi tên núi là

thế. Địa dư chí  của Lê Đại Cương chép núi này có một ngọn liền với núiThất Diệu. 

Về đền Vũ Đương cũng sách trên có ghi: 

 Đền Huyền Thiên Trấn Vũ: ở Sơn phận xã Thụy Lôi, huyện YênPhong. Cũng gọi là đền Vũ Đương nguyên quân. Tương truyền Thục AnDương Vương đắp thành Cổ Loa cùng đi với Kim Quy giang sứ để trừyêu quái. Khi về đến núi này thấy vết chân người to lớn, vua hỏi, KimQuy đáp: “đấy là Huyền Thiên giáng lâm để trừ tà cho nước”. 

 Như vậy Vũ Đương nguyên quân hay là Huyền Thiên Trấn Vũ cóliên quan tới việc Thục Phán xây thành Cổ Loa. Vì trên núi Sái có đềnthờ ông nên được khoác luôn tên là nũi Vũ Đương, núi này với núi ThấtDiệu. Cũng  Đại Nam nhất thống chí  mục tỉnh Bắc Ninh có ghi về  Núi

Thất   Diệu: ở xã Yên Phụ, cách huyện (lỵ) Yên Phong 15 dặm về phía tây bắc. Núi đất liên tiếp nổi vọt lên bảy ngọn. Sử chép An Dương Vươngđắp Loa Thành, thành thường bị đổ, vương bèn trai giới cầu đảo để đắplại, có thần nhân bảo rằng: “Đợi Thanh Giang sứ đến”. Ngày hôm sau

Page 210: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 210/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

772

thấy rùa vàng bơi từ ngoài sông vào, nói tiếng người, tự xưng là GiangSứ. Vương hỏi duyên cớ thành bị đổ, rùa trả lời: “đây là con vua trước

muốn báo thù nay ẩn náu ở núi này, phụ vào tinh khí để làm yêu quái,quán Ma Lôi bên cạnh núi có gà trắng là yêu khí hoá ra, cùng nhau làmtai nghiệt cho nên thành bị đổ”. Vương cùng rùa đi trừ yêu, tìm con gàtrắng giết đi, lại đào núi lấy được nhạc khí và hài cốt, đốt thành tro, từđấy yêu quái hết. Việc đắp thành chỉ nửa tháng là xong”. 

 Như vậy, núi Sái, tức Vũ Đương Sơn theo thư tịch thì chưa liênquan gì đến Thục Phán và Huyền Thiên Trấn Vũ. Phải tìm thêm trongngọn nguồn văn hoá dân gian. Gần đây, chúng tôi có lượm lặt đượcnhững mẩu chuyện kể lưu truyền lâu đời, tóm lược như sau: 

“Làng Yên Phụ ở liền đồng với làng Thụy Lôi. Trên cánh đồng nổi

lên bảy ngọn núi tên là Thất Diệu sơn. Các cụ thường kể đó là bảy conrùa từ phía bắc bò tới. Con rùa mẹ nằm lại ở làng Nhội, các con nằm rảirác xung quanh trên đồng làng Yên Phụ tới tận Câu Găng. 

Một hôm có một ông sãi từ phương Bắc tới, thấy non thanh cảnh túliền đốn cây chặt lá, dựng một ngôi quán nhỏ trên núi rùa mẹ để tu hành.Đây nguyên là một hoàng tử ở Bắc phương, không ham thích cuộc sốngvương giả, đã trốn đi tu. Nhưng tu ở đâu cũng bị vua cha bắt về. Lần nàyông hoàng trốn sang tận nước Nam và thế là trụ lại ở núi rùa mẹ. Tại nơinày có con chim phượng bay tới dạy cho ông pháp thuật. Từ ngày ôngđến lập quán tu hành, núi rùa mẹ được mọi người gọi là núi Sái. Ông

hoàng đắc đạo được mọi người tôn là thánh Trấn Vũ. Khi Thục Phán xây loa thành, ở vùng này bỗng xuất hiện ma quái.

Chúng quấy hại đến dân lành, do đó làng Nhội có tên là Ma Lôi. Ngườilàng Nhội thường sang bên kia sông Cà Lồ đi chợ búa, nhưng cứ lo nơmnớp phải chờ nhau cho thành đoàn đông người mới dám sang. Do đó bếnsông có tên là bến đò Lo và chợ được gọi là chợ Chờ. Nhưng thành Loalà nơi yêu quái quấy phá nhất. Ban ngày đắp đất được bao nhiêu thì đêmđến chúng hiện lên thành bày lợn dũi dỡ hết. Ngọc hoàng cho các tiên nữxuống gánh đất giúp An Dương Vương nhưng yêu quái tinh ma, mới nửađêm đã gáy rộn khiến tiên nữ ngỡ là sáng, phải về trời nên đổ vội những

gánh đất dở dang vung vãi nhiều nơi, nay là các gò Đống Nấm, ĐốngVẹo, Đống Méo... Như vậy thành vẫn không đắp được. Vua Thục cầutrời, giữa khi đó ông Trấn Vũ đi qua xin giúp vua trừ yêu. Ông đưa vuađi về phía làng Nhội, tay phải cầm thanh gươm sáng loáng, tay trái cầmcái gậy hình một cái lông chim. Đến một gò cao, ông lấy mũi kiếm từtrong đất ra một cái đầu gà trắng to bằng hai cái gộc tre. Ông nói với vua

Page 211: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 211/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

773

Thục: “Đã trừ con Bạch Kê, xin đem bêu đầu nó trên một cái cọc, lũ yêusẽ sợ mà tự tan. Thành sẽ xây được”. Vua mới hỏi: “Vậy ngươi ở đâu?”,

Trấn Vũ chỉ ngọn núi Sái rồi chào từ biệt. Thành Loa xây xong. VuaThục thân đến núi Sái tạ ơn. Sau khi thánh hoá, vua Thục cho xây đềnmiếu nguy nga và hàng năm vào ngày 12 tháng giêng, vua thân từ LoaThành ngự sang núi Sái làm lễ tỏ lòng biết ơn. Nhưng vì mỗi lần nhưvậy, voi ngựa quan quân rầm rập xéo nát cả hoa mầu. Dân có người oánthán. Vua Thục đặt ra lệ là hàng năm dân làng Nhội cử một người thayvua làm lễ bái yết. Từ đó có lệ mở hội rước vua sống. Cũng từ đó làng cótên là Xuân Lôi, tức sấm mùa xuân. 

Qua giám định bước đầu, có nhiều điều phải tìm hiểu thêm. Như bối cảnh đặt vào thời Thục Phán với tên núi là Sãi vì có sư sãi tu hành

(rồi sau đó đọc chệch là Sái) đó chỉ là một cách giải thích địa danh theokiểu từ nguyên học thông tục... Vì vào đời An Dương Vương, ở nước ÂuLạc chưa có Phật giáo, chưa có sư sãi. Cái tên làng Ma Lôi bảo là do có

ma quỷ yêu quái cũng theo cách giải thích trên. Trong thực tế, có thể MaLôi là cách phiên âm theo chữ Hán- Việt một từ Việt cổ tương tự như từMa Lôi (Trong tiếng Việt cổ có nhiều từ mang phụ âm đôi Tl, Ml, Bl...Riêng Ml có thể nêu Mlúc, Mlắc, Mlời, Mlạt...). Sau phụ âm M rụng đi,chỉ còn lại lôi (cũng như lúc lắc, lời, lạt...) sau nữa l  lại chuyển sangnh. Như nhúc nhắc, nhời (nói) , nhạt  (nhẽo), hay nhát - lát, nhã- lẽ,lớn -

nhớn, nhanh- lanh.v.v...Về nhân vật Huyền Thiên Trấn Vũ1  cũng đáng nghi. Vì theo Từ 

 Nguyên, Huyền Thiên Trấn Vũ là đạo sĩ (đạo giáo) có tu ở núi Vũ Đươngnhưng là Vũ Đương bên Trung Quốc thuộc phía nam tỉnh Hồ Bắc và ônglà con vua nước Tịnh Lạc. Theo sách Tử Quang Kinh nước này là nơitiên ở, nằm giữa biển phía Tây nước Nguyệt Chi, còn gọi là Nhục Chínay thuộc ấn Độ. Ngoài ra trong kho tàng truyện cổ Việt Nam cũng có 

nhiều mẩu chuyện về chuyện giúp Thục Phán xây Loa Thành. Sách  Lĩnh Nam chích quái quy công diệt yêu tinh Gà Trắng ở núi Thất Diệu cho

 Rùa Vàng2. Tuy nhiên cũng sách này có đoạn: “Vua (Thục Phán- NVP)

 bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày 7 tháng 3 thấy một cụ giàtừ phương Đông tới trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong !” Vua đón vào ngay trong điện, thi lễ hỏi: “Ta đắp

1 Vào thờ i Thiệu Trị, chữ  Tr ấ n đổi ra Chân. Do đó Đại Nam nhấ t thố ng chí chép là Chân.

(Xem bản dịch của nhà xuất bản Văn hoá - 1960 Hà Nội, tr.58)2

Xem bản dịch của nhà xuất bản Văn hoá - 1960 Hà Nội, tr.58.

Page 212: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 212/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

774

thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thếlà cớ làm sao?”. Cụ già đáp: Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng vua xây mới

thành công”. Nói xong từ biệt ra về.  Như vậy phải chăng cụ già  của  Lĩnh Nam chích quái chính là

Huyền Thiên Trấn Vũ trong lời kể của người dân làng Nhội? Thực ra thìrùa cũng có thể coi như tượng trưng cho Huyền Thiên Trấn Vũ. Vì theovũ trụ quan cổ phương đông Trấn Vũ là vua phương Bắc. Phương Bắc cócác đặc trưng là lạnh, đêm, chết chóc, mùa đông, nước màu đen, tức biểuhiện của âm (phương Nam đối lập là nóng, ngày, sự sống, mùa hạ, lửa,màu đỏ tức là dương ). ứng với những đặc trưng đó là những con vật máulạnh, hoặc chậm chạp hoặc bò sát đất như rùa và rắn (Cho nên pho tượngTrấn Vũ thường có kèm rừa và rắn).  

 Như vậy quan hệ giữa thánh Trấn Vũ theo lời kể của người làng Nhội với Rùa Vàng theo  Lĩnh Nam chích quái  cũng cần nghiên cứuthêm.

Tuy nhiên, ở làng Nhội, hiển nhiên thánh Trấn Vũ là đối tượng trảơn của Vua Thục, và từ bao đời, người làng Nhội vẫn phải đóng vai vuađể đến tạ lễ thánh. Và đó là cái cớ để dân làng mở hội ngày 12 thánggiêng âm lịch hàng năm. 

 Hội rước vua sống: 

Đây là một ngày hội Kép, được tổ chức hai lần. Vì làng Thụy Lôi

có hai thôn: Đông và Đoài. Hai thôn cùng tổ chức hội rước vua sống theolệ: năm này thôn Đông tổ chức trước thôn Đoài thì năm sau thôn Đoài lạitổ chức trước thôn Đông, và trước một ngày. Hai làng tổ chức gần giốngnhau, chỉ khác hai điểm: thôn Đoài có thêm cỗ bánh dầy bánh chưng và

thêm vai ông chúa.

a.Các vai diễn chính. 

Vua: đây là nhân vật quan trọng nhất, người sẽ làm vua trong ngàyhội phải đúng là cụ già 72 tuổi, đã từng làm lễ thượng thính (sẽ nói ở dưới), vợ chồng song toàn. Ông vua phải tự lo liệu lấy áo quần mũ mãng,cụ thể là phải tự sắm một áo thụng bằng sa màu lam, một mũ màu vàng

theo kiểu hoàng đế, mà dân địa phương gọi là mũ vua bếp- hình tròn, cóhai cấp, hai cánh chuồn cắm đứng ở phía sau. Và một đôi hia. Tất cả đồlễ mua ở Hà Nội, phố Mã Vĩ (ký ức của các cố lão trong làng chỉ có thểnhớ đến mốc “mua ở Hà Nội” vì từ sau 1945 không mở hội nữa do đó chỉnhững người tới nay (1990), ít nhất phải là 65 tuổi thì mới biết ít nhiều về

Page 213: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 213/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

775

hội và ký ức của những người này không vượt quá ngưỡng cửa nhữngnăm đầu thế kỷ XX này). 

Chúa: chỉ riêng làng Đoài mới có vai này. Chúa đội mũ vàng, đihia vàng làm bằng giấy bồi, mặc áo- quần bằng vải sô nhuộm vàng, mắtlại bôi phẩm đỏ. Ngoài hai nhân vật chủ chốt này ra, còn có các vai tùytòng của vua là các quan tán lý, đề lĩnh, thị vệ, lại có cả một quan lưuthủ hình như là người trấn giữ kinh thành Cổ Loa. 

b.K hâu chuẩn bị 

 Như đã nêu trên, làng Thuỵ Lôi có hai thôn: Đông và Đoài. Haithôn cùng tổ chức hội rước vua sống. Dưới đây chủ yếu là những ghichép về hội ở thôn Đoài. 

Về sự chuẩn bị thì ngay sau tết khai hạ (mùng 7 tháng giêng) mộtngày tức là vào ngày mùng 8 tổ chức lễ thượng thính. Những người dânlàng đến tuổi làm cỗ (55 tuổi) thì mỗi vị phải sửa (tức tổ chức) hai cỗ

 bánh dầy bánh chưng: một cỗ lớn để khiêng lên chùa Sái làm lễ thánh,còn cỗ bé để khao dân. Cỗ lớn, sau khi lễ, người được cử giữ vai vua sẽhưởng tất. Nói chung người được cỗ thượng thính phải là những nhà cómáu mặt. Cho nên ca dao làng Nhội có những câu: 

Con gái làng Đông lấy chồng làng Đoài 

 Lo cỗ thượng thính gia tài sạch không 

Con gái làng Đoài lấy chồng làng Đông  

 Lo cỗ thị vệ sạch không cửa nhà. 

Ai đến tuổi (55 tuổi) không làm được thì các lão chỉ phải tốn trầucau xôi oản và thủ lợn gọi là mua nhưng . Những người mua nhưng sẽkhông bao giờ được làm vua, chúa và các quan. Chỉ những ai đã làm cỗthượng thính, nếu sống đến 72 tuổi sẽ được cử vào vai vua và đến 60 tuổitrở lên sẽ được cử vào các vai chúa và quan. Sau lễ thượng thính, cáchmột ngày (để đến lượt thôn Đông) là lễ tam sinh còn gọi là ngày trâu

đô, bò đô, lợn đô. 

 Người đến tuổi làm vua (72 tuổi) được cấp 3 mẫu ruộng công lấy

hoa lợi nuôi một con trâu, một con lợn và các chi phí lễ lạt khác. Ngườiđến lượt làm chúa cấp một mẫu ruộng công để nuôi một con bò và chiphí khác.

Đến ngày việc trâu đô, bò đô... vua và chúa mổ trâu, bò, lợn khaodân làng. “Vua lên tế ở chúa Sái (trên núi Thất Diệu), Chúa tế ở đền

Page 214: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 214/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

776

Thượng (còn gọi là Miếu Ma) ngay dưới chân núi này. Đặc biệt đối vớilễ bò đô của ông chúa, khi cắt tiết bò, người ta hứng một bát, nhổ một

túm lông để lên trên tảng đá lớn ở sau đền. Khi làm lễ xong, ông chúa(đội mũ vàng, mặc quần áo vàng, bôi mặt đỏ) cầm thanh gươm gỗ bôi

 phẩm vàng ra ướm ở tảng đá đó. Dân làng giải thích đó là diễn lại sự tíchthần Kim Quy giết con ma gà. 

Lễ xong, khao dân, đàn ông (chỉ đàn ông thôi) ăn uống ở đình ngồitheo thứ tự, tuổi cao ngồi trên, ít tuổi ngồi dưới, ăn xong lại có phần đemvề. Mỗi phần một xóc thịt vừa trâu, bò, lợn dài bằng chiếc đũa và mộtnắm xôi bằng quả ổi. 

Sau đó để cách một ngày cho thôn Đông làm lễ tam sinh. Hôm sau

nữa là ngày hội chính. Đó là ngày 12 tháng giêng (nếu thôn Đông làmhội sau) hoặc là ngày 13 tháng giêng (nếu thôn Đông làm hội trước). 

 Ngày hội chính: 

Từ sáng sớm, ngoài đình chiêng, trống, giục giã inh ỏi. ở cổng đìnhvà sân đình đủ các loại cờ long phụng, cờ đuôi nheo, cờ ngũ hành...Chính giữa sân có lá cờ đầu, to bằng hai chiếc chiếu, nửa trắng (phía cáncờ), nửa đỏ. Dải cờ cũng phần trên trắng, phần dưới đỏ. Sát chỗ cán cờ (trên phần trắng) vẽ một nửa mặt trời màu đỏ có các tia vàng. Phía dướilà hình con rồng vàng đang vươn lên phía mặt trời. 

Các cụ sắm vai vua, chúa, quan triều cũng lần lượt được rước từ

nhà ra đình. Vua ngồi kiệu, chúa và các quan ngồi võng ra ngự ở nhữngchỗ đã quy định. 

Vua ngồi trên ngai sơn son thiếp vàng đặt trên một sập cao nganggian giữa đình nhưng không phải chính giữa mà lui về bên phải (từ nộicung nhìn ra) một chút. Bên kia kê một bộ đòn đầu rồng sơn son thiếpvàng (để đến chiều rước). Phía trước sập vua có treo rèm vải màu đỏ vàđặt hương án. 

 Ngoài thềm đình, bên phải là hai dinh của hai quan tán lý và đề lĩnh. Bên trái là dinh quan thị vệ. Mỗi dinh có một cái sập, trên rải chiếuhoa cạp điều. Quan ngồi tựa trên gối xếp, phía trước sập cũng treo lá màn

và có hương án. 

Bên ngoài đình, về phía bên phải, cách đình khoảng dăm thửaruộng, ngay phía cổng làng là dinh ông chúa. Nguời ta cắm cọc che rạp

 bằng cót. Trong rạp, ông chúa ngồi trên một ngai gỗ, trước mặt có hương

Page 215: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 215/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

777

án. Bên ngoài rạp có sẵn một cỗ kiệu gỗ quấn mây để sau đó rước ôngchúa. Cạnh rạp có một trống cái để mọi người đánh cho vui. 

Còn phía sau đình, cũng cách khoảng dăm thửa ruộng có dinh

quan lưu thủ, cũng có rạp như dinh ông chúa. Khác một điều là các nghivệ của quan lưu thủ không giống của ông chúa. Chúa dùng tàn thì quandùng lọng, chúa dùng kiệu thì quan dùng võng. Chúa đội mũ võ thì quanđội mũ văn, chúa mặc áo vàng thì quan mặc áo thụng lam. 

Tiệc yến bắt đầu sau khi rước vua chúa và các quan từ nhà riêng rađình. Tiệc được tổ chức ở hai nơi: đình và dinh lưu thủ. ở đình cung ứngtất cả 10 cỗ, mỗi cỗ thường có 2,3 tầng, gồm giò, nem, ninh mọc, bánh,xôi, chè, hoa quả. Một đặc sản là bánh tét , dùng sợi chỉ cắt thànhkhoanh, dày chừng 1 đốt ngón tay và xếp cao tới một gang tay. Bánh

trắng như bông, nhân ở chính giữa tròn xoe là khéo nhất. Mọi người đixem hội bình phẩm, đánh giá. Cuối cùng có 1 bàn chấm thi, xếp giải. Cỗnhà nào đẹp mắt, nhiều thức ngon, to thì được thưởng. Giải là vài vuônglụa điều. Những người được dự cỗ này là các quan viên trong thôn cógiấy gọi (tức giấy mời) theo thứ bậc. Thường mỗi cỗ chỉ có ba ngườingồi ăn, còn một chỗ trống có ý để kính nhà vua. 

ở dinh lưu thủ chỉ có 4 cỗ (như bên đình), do 4 ông “đầu phe” sửa,được dự là những người trong hàng giáp đến lượt và cũng có giấy gọi.Tiệc xong đã vào khoảng quá trưa sang chiều. Sau một hồi trống và hồichiêng, chúa bước ra khỏi dinh, ngồi lên kiệu, tay cầm gươm. Các trai đô

tuỳ khiêng kiệu lên vai, người che tàn cho chúa. Rồi cờ long phụng đitrước, kiệu chúa tiến theo sau, một người cầm trống khẩu đi cạnh kiệuchúa đánh theo nhịp ba tiếng một. Đám rước tiến về đình, sau khi đi  vòng quanh dinh ba vòng, kiệu chúa mới được vào triều kiến vua. Trongkhí đó, ở sân đình vua cũng đã ngồi trên kiệu bát cống. Đô tuỳ nhất tềđưa lên vai. Một số người che tàn, che quạt cho vua, gồm một tàn chínhhai tàn phụ (tàn chính cao và đẹp hơn tàn phụ), quạt lá vả che hai bên.Tay vua cầm gậy sơn son. Các quan tán lý, đề lĩnh, thị vệ cũng lần lượtlên võng. Võng bằng gai se nhuộm đen, hai bên đầu võng căng rộng chovõng trải ra vuông vức. Đòn khiêng làm bằng một bắp gỗ tròn, sơn đen,

đầu và đuôi chảm rồng thếp vàng. Các quan ngồi xếp bằng tròn trên võngtay dựa gối xếp. Mỗi quan lại có hai lọng xanh. 

Một người cắp tráp trầu, một người bưng điếu ống theo hầu cácquan. Sau khi ai nấy yên vị trên kiệu, võng, đám rước bắt đầu. Cờ quạt ở sân đình được nhổ lên và lần lượt đi ra đường lên núi Sái. Sau hàng cờ làkiệu chúa. Đô tuỳ đi như chạy, lại còn đưa lên hạ xuống làm chúa cũng

Page 216: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 216/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

778

nhấp nhô. Tuy vậy, chúa vẫn có thể múa tít cây kiếm như đang giaochiến. Rước một đoạn dài, kiệu quay lộn lại đến trước kiệu vua. Chúa

dừng múa, gươm vác lên vai. Cả hai kiệu dừng một lúc rồi kiệu chúa lạiquay tiến lên phía trước như dẫn đường cho kiệu vua đi sau. Sau kiệu vualà phường bát âm, sau nữa là võng các quan. Cuối cùng là đoàn cờ xí vàchiêng trống. 

Đám rước đến Đồng Chầu  thì rẽ xuống ruộng đi ra mô đất có tênMô Bái Vọng. ở đó nhìn thẳng lên tam quan chùa Sái và cửa đềnThượng. Tất cả xuống kiệu, võng. Vua chúa cùng các quan lên mô đấtlàm lễ bái vọng về chùa và đền. Qua một tuần hiến tế, đám rước quay vềđình. Lúc này kiệu chúa đi bình thường như các kiệu võng khác chứkhông làm dữ như lúc đi. Khi về đến dinh quan lưu thủ, đám rước dừng

lại. Dinh lúc này đã rỡ hết chỉ có quan lưu thủ ngồi trên ghế chéo và cómấy chiếc chiếu rải từ chỗ quan ngồi đến chỗ đám rước dừng lại, vốnđược coi là cái cổng tượng trưng. Bốn ông  Xá của nhà vua đến quỳ ở chiếc chiếu ngoài cùng, bên trong bốn ông đầu phe ra quỳ đối diện. Hai

 bên không nói gì mà chỉ chắp tay lên trán một lúc. Sau đó cả hai đứnglên: bốn ông đầu phe vào quỳ trước quan lưu thủ, bốn ông xá ra quỳtrước mặt vua. 

Lần thứ hai, các ông Xá lại vào quỳ như trước, các ông đầu phecũng vậy. Lần này bốn ông Xá đồng thanh nói: 

Trình quan bản môn 

Có Xá nhà quan Đô tướng đến đây 

 Mở cửa cho người vào. 

Bốn ông đầu phe trở vào quỳ trước mặt quan lưu thủ đồng thanhnhắc lại như trên. Quan truyền: 

Thì nay nghiêm nhặt  

Chẳng được hỗn hào 

 Phải quan quân nào 

 Hãy đóng ngoài ấy! 

Bốn ông đầu phe ra và đồng thanh nhắc lại những câu đó. Bốn ôngXá cũng ra quỳ trước mặt vua nhắc lại những câu đó. Nhà vua truyền: 

Có Xá nhà quan Đô tướng đến đây 

 Phải mở cửa cho người vào 

Bốn ông Xá lại vào quỳ và nhắc lại, đặc biệt nhấn mạnh từ  Phải. 

Page 217: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 217/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

779

Sau đó coi như cổng (tượng trưng) được mở, kiệu vua và kiệu chúatiến vào trong dinh. Một số cụ già chống gậy gốc tre, đầu có gọt hình đầu

gà có mào và có lông cổ xù lên, bôi màu xanh đỏ, kéo đến đứng ngaytrước mặt vua. Nhà vua đọc một bài văn. Sau mỗi câu các cụ cầm gậyđầu gà lại gõ gõ xuống đất và dạ ran. Bài văn thể tứ tự như sau (chưa sưutầm được trọn vẹn): 

 Hội này tích cũ 

Thục An Dương Vương  

Trúc Cổ Loa thành 

Tùy trúc tuỳ băng  

 Diệc vô sở tựu 

 Lập đàn cầu đảo 

 Kiến nhất Kim quy 

Tòng Đông nhi lai

 Xưng Thanh Giang sứ  

Vương vấn chi viết: 

Thành băng hà tại? 

 Kim quy viết chi 

 Hùng Vương chi hậu 

Vị quốc báo thù

 An tai Thất Diệu 

 Dãn vương chí sơn 

Quật đắc hài cốt  

Vương cảm thánh công  

 Lập từ tô tượng 

 Hiệu Kim khuyết cung  

 Đi miền xuân thủ 

 Đại hội quân quan 

 Duệ từ bái yết  

 Phó hứa xã dân 

 Đại hành thiên tử. 

 Nghĩa là: 

Page 218: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 218/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

780

 Hội này tích cũ 

Thục An Dương Vương  

 Xây thành Cổ  Loa

 Xây xong là đổ  

 Không thể làm nổi 

 Lập đàn cầu đảo 

Thấy một rùa vàng  

Từ phía đông lại 

 Xưng sứ Thanh Giang  

Vua hỏi như sau: 

Thành đổ vì đâu? 

 Rùa vàng đáp là: 

 Dòng dõi vua Hùng

 Báo thù nước mất  

ẩn tại Thất Diệu 

 Dẫn vua tới núi 

 Khai quật hài cốt  

Vua cảm công ơn 

 Lập đền làm tượng Tên: Cung Kim Khuyết  

 Hàng năm đầu xuân 

 Đại hội quan quân 

 Đến đền bái yết  

Phó cho dân xã 

 Làm thay nhà vua.

Khi vua đọc xong, pháo đốt một tràng dài coi như kết thúc hội. Sau

đó là rã đám, vua chúa các quan được rước trả về nhà, lúc ấy trời vừasẩm tối. 

Vì đã gần nửa thế kỷ hội Nhội không mở nữa, nên việc hồi cố vàghi chép lại tất còn thiếu sót. Tuy nhiên cũng xin phép công bố, ngõ hầucung cấp một tư liệu hoặc chí ít cũng là một gợi ý để các nhà dân tộc học

Page 219: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 219/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

781

đi vào nghiên cứu một sinh hoạt văn hóa bắt nguồn từ một truyền thuyếtđã có dư hai nghìn năm tuổi./.

N.V.P

Page 220: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 220/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

783

Hội đua thuyền

làng Nhượng bạn Võ Quang Trọng 

Nhượng Bạn thuộc tổng Lạc Xuyên huyện Cẩm Xuyên, tỉnh HàTĩnh (nay là xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) là mộtlàng biển, có lịch sử trên sáu trăm năm. Theo truyền thuyết, năm QuýSửu 1373 trong làng có người con gái nghèo nhưng có nhan sắc đẹp tênlà Hoàng Càn1, một hôm trong lúc đang cắt cỏ đã vui miệng hát lên: 

“Tay cầm vành nguyệt 2 xênh xang

 Muôn vàn ngọn cỏ vào bàn tay ta.” 

không ngờ lúc ấy quân quan nhà vua đi qua, nghe thấy cho là người cókhẩu khí, bèn về tâu với vua Trần Duệ Tông, hiệu Long Khánh, và sauđó được  nhà vua triệu về cung làm hoàng hậu. Sau một thời gian, bàHoàng Càn về thăm làng, bà xin vua một vùng đất rộng lớn ở cửa biểnKỳ La để cho dân Kỳ La Hải Khẩu sinh sống và đặt tên là Nhượng Bạn.

 Nhượng Bạn có nghĩa là nhượng bờ . Nhượng Bạn gồm bảy thôn: thôn

Xuân, thôn Vạn, thôn Trung, thôn Đương, thôn Cả, thôn Thượng và thônVạn Lợi. ở đây có núi Thiên Cầm trên núi có hang Hồ Quý Ly với nhữngđá trống, đá chiêng, đá bàn cờ, đá đàn lợn... có biển xanh với bãi cátvàng, có con sông Lạc Giang, hiền hoà uốn khúc đổ ra biển, nhà cửa sansát, cây cối xanh tươi, trên bến, dưới thuyền tấp nập người ... Từ thuở mở đất lập làng đến nay, nghề sống chính của làng là nghề đánh bắt cá biển,chế biến hải sản và sản xuất muối. Biển nơi đây có nhiều hải vật quý vàngon có tiếng: cá mực, tôm hùm, tôm he... Tự hào với quê hương, từ xưanhân dân ở đây có câu: 

“ Nhất Kinh kỳ, nhì Nhượng Bạn”. 

Thật vậy, đây chẳng những là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi

mà còn là đất văn vật. Nhượng Bạn là nơi có truyền thống học hành, cónhiều người đỗ đạt và là nơi có nhiều công trình văn hoá khá độc đáonhư: đền Cả, đền Thượng Phủ, đình Trung, đình chợ Hôm, đình chợ Mai,

1 Hiện nay vẫn còn đền thờ Bà và hai thái tử con bà. Càn ngh ĩ a là cá, chứng tỏ Bà thuộc dân

biển.2

Vành nguyệt là lưỡ i liềm. Cả câu thơ cho thấy gần tươ ng tự tích về ỷ Lan.

Page 221: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 221/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

784

chùa Yên Lạc, miếu Ông, miếu Nhám... Tiếc rằng hầu hết các công trìnhkiến trúc đến nay không còn nữa, trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc,

thêm vào đó là khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lụt thường trực đã huỷhoại tất cả những gì dân làng, từ bao đời, dựng nên ở đây. 

Trước cách mạng tháng Tám, ở Nhượng Bạn có nhiều hình thứcsinh hoạt văn hoá mang đậm sắc thái địa phương, gắn với nghề đánh bắtcá trên sông biển rất phát triển như: hội thi đấu kiếm, vác đá, thi nấucơm, nấu cá, hội đánh cờ người, cờ thẻ, hội thi hát, hò, kể cả các bài vè,nhất là vè nhật trình đi biển... Đặc biệt là hội đua thuyền, một trọng tâmsinh hoạt văn hoá, một hoạt động có tính thượng võ hấp dẫn thu hút kháđông đảo người tham gia từ trước tới nay của nhân dân ở đây. 

Trước đây, hàng năm hội đua thuyền được tổ chức vào rằm tháng

sáu âm lịch. Đây là lúc ở vùng ven biển miền Trung này thường có nhiềungày trời đẹp, biển lặng, không có sóng to, gió lớn, rất thuận tiện cho cácthuyền đua tài trên sông biển. 

Hàng tháng, trước ngày vào hội, làng tổ chức nhóm họp xét chọntrong số các chủ thuyền đại diện cho các thôn và hội các lái 1, sáu chủthuyền có phẩm chất đạo đức, có uy tín trong làng, có đầy đủ điều kiện

 phương tiện, có khả năng và biết tổ chức... đứng ra tuyển chọn cácthuyền bơi của mình. Tiếp đó, các chủ thuyền gắp thăm chọn một trongsáu màu cờ làm sắc cờ cho thuyền mình. Sau khi chọn sắc cờ xong, côngviệc thực sự được tiến hành. Cả làng lúc này như bước vào hội. Mọingười bắt tay vào đóng thuyền mới hoặc sửa chữa những thuyền đánh cá,lắp đầu rồng, đuôi rồng. Người ta chăm chút, gia cố kỹ thuật, sơn, vẽ...nhằm tạo dáng cho con thuyền của mình thật đẹp, bơi nhanh. Từ việcchọn gỗ làm dầm bơi đến việc lựa chọn người tham gia cuộc đua kháchặt chẽ, kỹ lưỡng, với hy vọng sẽ chiếm được giải cao nhất. Nhữngchàng trai khoẻ mạnh có sức bền bỉ trong làng được chọn làm các tuyểnthủ cầm dầm bơi, những người chèo lái giỏi, giàu kinh nghiệm đượcchọn để cầm lái, những người gõ nhịp đều, có giọng hò tốt được chọnlàm người giữ nhịp, người có tài động viên được chọn để đánh trống cổ

vũ thuyền mình... Khi công việc đã chuẩn bị xong, các thuyền bước vàotập luyện để chuẩn bị tham gia cuộc đua tài sắp đến.

Trong các thuyền bơi tham gia thi, mỗi thuyền gồm mười tám đếnhai mươi người, đầu chít khăn, mình trần đóng khố, tay cầm dầm bơi,

1Hội của các chủ thuyền đánh cá.

Page 222: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 222/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

785

ngồi đều hai bên mạn thuyền: hai người chèo lái, một người hô- phất cờ giữ nhịp; một người đánh trống và một người tát nước . 

Cuộc đua kéo dài hơn nửa ngày trên một chặng đua từ hai đến bakm và thường được chia làm ba lần bơi, mỗi lần bơi một vòng, thuyềnnào về đích trước là chiếm giải nhất.

Vào ngày hội, làng làm một cái rạp to cạnh bến nước và tổ chứclễ tưởng niệm hai vị thần thành hoàng. Đó là bà Hoàng Càn, người cócông sáng lập ra làng và ông Đông Đạo, người có công dạy cho dân làng

 biết nghề chài lưới, câu kéo... Đặc biệt cũng trong ngày hội này, lễ rướcthuyền thần diễn ra hết sức trang nghiêm và trọng thể. 

Trên đường từ đình làng ra, một chiếc thuyền con trang hoàng đẹp

đẽ do bốn người khiêng, cùng đi có trống, chiêng, cờ,... được rước ra rạp.Chủ hội và những người có chức sắc trong làng đứng ra làm lễ tế vớinhững lời cầu mong thần phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, vào lộng rakhơi yên ổn, đánh bắt được nhiều cá... Tiếp đó, lễ rước thuyền thần từrạp ra giữa bãi Lạc Giang- nơi diễn trường của cuộc đua để trước khi đuatài, các thuyền bơi dạo xung quanh vừa cầu mong thần phù hộ vừa biểudiễn. 

Khi cuộc đua bắt đầu, các thuyền bơi dàn hàng ngang chờ lệnh.Lúc tiếng trống lệnh dõng dạc vang lên và cờ hiệu phất, các tay bơi cùnglúc thúc đầu mái chèo xuống nước đều đặn theo nhịp của người gõ nhịpvà hô ở đầu mũi thuyền. Mặt sông đang yên bỗng trở nên cuộn sóng, cáccon thuyền như đàn rồng căng mình lướt trên mặt nước, nhằm cờ tiêu

 phía trước lao tới, trong ánh nắng vàng rực của mùa hè. Tiếng trống giụcgiã, tiếng gõ nhịp, tiếng hô cùng với tiếng thúc mái chèo rộn rã cả mặtsông.

Trên bờ, từ sáng sớm dân làng và dân các vùng lân cận trongnhững bộ trang phục mới của ngày hội đã đứng kín suốt dọc hai bên bờ sông nơi có thuyền đua đi qua. Khi cuộc đua bắt đầu, người ta hò reo vẫynón, mũ, cổ vũ cho các thuyền. Tiếng cười, tiếng vỗ tay, tiếng tù và,

tiếng chiêng, trống làm huyên náo cả một vùng sông nước. Và lúc chiếcthuyền đầu tiên về đích cũng là lúc các tay bơi nhất loạt giơ cao mái chèovẫy vẫy thì tiếng hò đặc biệt huyên náo. 

Khi cuộc đua kết thúc, các thuyền bơi rước thuyền thần tiếng vào bờ làm lễ nhận phần thưởng trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng pháonổ hoà với tiếng hò reo hoan hô của mọi người. 

Page 223: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 223/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

786

Là một làng có núi, sông và cửa biển rất thuận tiện cho thuyền bèvào ra, Nhượng Bạn quả có vị trí quan trọng trên dải đất vùng ven biển

miền Trung. Cho nên, từ xa xưa đến nay, cùng với công việc đánh bắt cátrên sông biển, nhân dân ở đây còn phải rèn luyện sức khoẻ để chống lạinhững hành động cướp bóc, phá hoại của bọn cướp biển và  giặc ngoạixâm. Và đua thuyền là một trong những hoạt động có tính thượng võđồng thời nó còn biểu hiện khát vọng mong muốn cuộc sống thanh bình,ấm no và hạnh phúc của những người dân nơi đây. Mặt khác, là một làngsống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá trên   sông biển, thường bị bão tosóng lớn uy hiếp thường trực, nên trước đây, người ta tổ chức đua thuyềnngoài việc rèn luyện để chống chọi với thiên nhiên khắt nghiệt còn có ýnghĩa cầu mong cho dân làng vào lộng ra khơi làm ăn được thuận buồm

xuôi gió. Người xưa quan niệm rằng, năm nào cuộc đua diễn ra tốt đẹpthì năm đó việc đánh bắt cá của dân làng gặp nhiều may mắn, cuộc sốngyên lành.

Từ sau cách mạng tháng Tám, hội đua thuyền được tổ chức vàodịp các ngày lễ, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, nhất là vào dịp tếtđộc lập (Quốc khánh 2-9). Sự chuyển đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu

 phục vụ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ trong thời đại mới vừa đảm bảothoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân. 

 Ngày nay, đua thuyền thật sự là ngày hội mới. Đó là sự đua tài

giữa các hợp tác xã. Cùng với đua thuyền còn có phần diễu hành rướcảnh Bác Hồ biểu dương lực lượng. Trên các thuyền đại diện cho các hợptác xã có chăng cờ, kết hoa, treo panô, áp phích và khẩu hiệu đủ màu sắcrực rỡ, nhằm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,cổ vũ, động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất xã hội chủ nghĩa củanhân dân địa phương; các em học sinh trong những bộ trang phục mớihát vang những bài ca cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi cuộcsống trong tiếng trống rộn ràng. 

Hội đua thuyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá thể thao cótính thượng võ lành mạnh. Nhưng từ vài năm nay, hình thức sinh hoạtvăn hoá này đang bị mai một dần. 

Thiết nghĩ, việc khôi phục, duy trì và phát triển hình thức sinhhoạt văn hoá dân gian này là một việc làm có ích, nhằm đáp ứng nhu cầusinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương, trong chừng mựcnào đó là sự góp phần vào công cuộc xây dựng một nền văn hoá tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc ở Hà Tĩnh và cả nước ./. 

Page 224: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 224/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

787

V.Q.T 

Page 225: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 225/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

788

Hội rước nước Phả Lại* 

Trần Quốc Thịnh 

 M uốn cho một chốn đôi quê 

 Khi ở Phả Lại, khi về thành Phao 

 Ngày nay, nói đến Phả Lại, người ta hình dung ngay ra nơi đặtnhà máy nhiệt điện, thuộc tỉnh Hải Dương! 

Song, Phả Lại vốn là đất Bắc Ninh, gồm Phả Lại làng (nay là thônPhả Lại, xã Đức Long, huyện Quế Võ) và Phả Lại phố (nơi đặt nhà máynhiệt điện thuộc xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). 

 Ngày xưa nhiều huyện, xã đất Hải Dương, Hưng Yên thuộc tỉnhBắc Ninh, khi triều Nguyễn cắt huyện Chí Linh và Nam Sách về HảiDương, Bắc Ninh vẫn “không cho” phố Phả Lại, đến thời kháng chiếnchống Pháp, bản đồ Bắc Ninh vẫn vẽ bao phố Phả Lại bên kia sông LụcĐầu, sau để tiện chỉ huy chiến đấu, Chính phủ kháng chiến mới quyếtđịnh cắt phố Phả Lại về Chí Linh.

Phả Lại có hai phố: Phố Phao Tân và phố Phao Sơn, xưa có đồnquan binh trên núi Phao Tân nên Phả Lại phố gọi là Đồn Phao; triều đình

nhà Nguyễn xây thành bao quanh núi Phao Tân nên Đồn Phao trở thànhThành Phao và có câu ca dao trên.

Hội rước nước Phả Lại có từ lâu đời, cứ hàng năm vào chiều 14tháng 8 âm lịch là dân Phả Lại mở hội rước nước. 

Các cụ phụ lão, các giai đinh trong ba giáp đã ăn chay, kiêng kỵthanh tịnh, tắm gội tẩy uế cách đó hàng chục ngày, rồi các trai tân, theosự cắt cử của giáp mình, kéo nhau đến sân lát đá trước nghi môn ngoại đểdự cuộc “kéo kén” nghĩa là kéo quân để kén người vào phu kiệu.  

Trai làng đứng hàng một xung quanh sân hình vuông mỗi chiềukhoảng 8m. Mọi động tác đi đứng, chuyển dịch phải theo lệnh của người

chấp hiệu. Bốn mươi hai trai đinh khoẻ mạnh, tráng kiện, thuần thục động

tác được tuyển chọn để rước kiệu, rước nhang án, long đình, thuyền rồngvà thuyền cò (tiểu đĩnh). 

*Trong công trình Quần thể văn hoá Phả Lại - Đại Phúc. 

Page 226: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 226/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

789

Sát ngày rước, các trai trúng tuyển lại phải “kéo kén” lần nữa đểchọn ra 12 trong 42 người: 4 người vào đòn chính, 8 người vào đòn gồng

gọi là “bát cống”, số còn lại phải chọn 2 người che quạt ở hai bên kiệuchính, 8 người rước nhang án, 10 người rước long đình và tiểu đĩnh, còn10 người đẩy ngựa, gọi loa và các việc khác. 

Trong khi trên đền kéo quân để chọn người (kéo kén) th ì ngoài

sông Cụt (một đoạn sông đào từ ao Rối ra sông Cái để thi bơi thuyền,kén thuyền rước), cũng nổ ra cuộc thi chèo thuyền sôi nổi. 

ở đây là vùng lụt nên nhà nào cũng có thuyền đò và ai cũng thạonghề sông nước, song đến tháng hội, nhà nào cũng cho những trai thanh,gái lịch luyện tập tay chèo hàng chục ngày để được tuyển vào thuyềnrước. 

Trên đoạn sông Cụt đông đặc thuyền dự thi, khoan chèo theo nhịphiệu, thời gian tới đích do chấp hiệu điều khiển và chỉ có 12 thuyền trúngtuyển. 

 Những gia đình có thuyền trúng tuyển được chở hội rước cho là“khước”, là vinh dự lắm, những thuyền “thua cuộc” tuy hôm đó chở dânxem rước, được tiền cũng không khoái bằng. 

Đám rước đi đầu là 12 lá cờ thần cách nhau những khoảng nhấtđịnh. Sau nữa đến những đào kép chèo, tuồng, đóng thành những ThịKính, Thị Màu, Quan Công, Trương Phi... gọi là “đi đón đường”. 

Rồi đến phường bát âm (có thể là phường làng, có thể là phườngthiên hạ đến xin đám), từ 10 đến 20 người điều khiển các nhạc cụ: kèn,trống, nhị, hồ, đàn, sáo, thanh la, nạo bạt, mõ, xênh... mặc áo the, nónchóp dứa, quần trắng (hoặc các phường nghèo mặc bình thường), vừa đivừa cử những bản nhạc vui như:  

Kim tiền, lưu thuỷ, hành vân hoặc múa kỳ lân, sư tử, xênh tiền... 

Sau đến một con ngựa bạch, một con ngựa hồng bằng gỗ, đứngtrên giá có bánh xe, mỗi ngựa bốn người đứng bốn góc, đẩy từ từ...  

 Những người này đầu chít khăn đỏ, mặc áo đỏ nẹp xanh, quần

trắng, chân quấn xà cạp. Sau đó là hàng “lính nhà thánh”, đầu chít khăn xanh, quần trắng,áo dài vàng, thắt lưng đỏ, bỏ mối bên trái. Mỗi người vác một thứ đồ tếkhí ở toà giá roi về thượng điện như: lọng, biển, siêu đao, bát bửu...  

Tiếp đến bốn người khiêng giá thuyền rồng sơn son thiếp vàngtượng trưng cho chuyến đi của Không Lộ thiền sư (vị thánh được thờ ở 

Page 227: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 227/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

790

địa phương lên kinh đô chữa bệnh cho nhà vua), sau đó bốn ngườikhiêng giá tiểu đĩnh, trên giá đặt chiếc thuyền nhỏ sơn son, choé nước,

gáo đồng tượng trưng cho đoạn đời sông nước, chèo lái của DươngKhông Lộ (tức Không Lộ thiền sư). 

 Nối tiếp là 4 người khiêng long đình đặt bài vị Không Lộ, sau là 4người khiêng nhang án đặt bài vị Minh Không (vị thánh thứ hai thờ sauDương Không Lộ- ông này họ Nguyễn). Những người này y phục thốngnhất, tề chỉnh như trên. 

 Nhân dân đổ đến xem rước rất đông. 

Đám rước đi từ từ, cứ tiến năm bước lại lùi lại ba bước. Ngườixem rước đặc biệt chú ý đến đoàn người rước kiệu Thánh. Đây là cỗ kiệu

 bát cống sơn son thiếp vàng đẹp nhất trong vùng. Trên kiệu có bài vị vàchoé nước, gáo đồng. 12 chàng trai chân kiệu khoẻ mạnh vạm vỡ, mìnhtrần đóng khố bao, đội mũ võ, buộc chéo một chiếc khăn vàng to bản từvai phải sang sườn trái. 

Bảy người chấp hiệu chia khoảng làm hiệu lệnh cho từng đoạnrước. Riêng ông “chấp hiệu nội” chịu trách nhiệm chỉ huy đoàn trai chânkiệu. 

Khi kiệu đi dưới “ống muống” (mái ngói chùa ông Hộ) thì các trai phải đi quỳ, hai khuỷu tay tì vào hai bên bao cạnh sườn. ông chấp hiệunội điều khiển các động tác bằng hiệu lệnh làm sao cho kiệu không bị

nghiêng lệch. Hai bên kiệu Thánh có tám người tùng giá, áo tế màu lam,quần hộp sớ trắng, mũ miện, chân đi lùa, hai bàn tay lồng giao nhautrong ống tay áo thụng chắp vuông góc trước ngực đi theo kiệu cung kínhtheo hiệu lệnh. 

Sau kiệu là cụ nhất, cụ nhì, lễ phục nghiêm trang nhất đám rước,ông chủ tế (có thể là chánh tổng, lý trưởng, cũng có thể là các cụ trongdân), đội mũ miện có hoa văn dát bạc, trán mũ có mặt nguyệt lấp lánh.Từ nền mũ, áo quần, giầy ủng đều một màu tía. Trước ngực áo có bối tử,dưới thêu song phượng đỡ mặt nguyệt. Rìa đế ủng viền trắng, mũi cong,xung quanh viền kim tuyến. Hai bàn tay chắp trễ trước bụng, cung kính

 bước theo tiếng trống khẩu, tiếng kiểng “tung...kiêng...” điểm hai bên. Vì Thánh là thiền sư (Không Lộ- Minh Không) nên các vãi già

đội đầu bằng một đoạn vải trắng (như đám tang ngày nay) kỷ niệm ngàymất của Thánh tổ, xung quanh vải có đường viền màu xanh, các vãi vừađi vừa kể kệ nhắc sự tích thánh tổ. 

Page 228: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 228/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

791

Quan trọng trong đám rước là hai ông tổng cờ. Một ông mặc áothụng đỏ thắt lưng xanh, một ông mặc ngược lại, đội khăn xếp, quần

trắng, cầm loa đồng truyền miệng “loa...loa...trẻ già trai gái... dẹp ra hai bên... kiệu đức Thánh sắp qua...” 

Ông này đi đến dâu, dân dạt ra đến đấy. 

Trên gác chuông đỉnh núi, tiếng chuông vẫn ngân nga đều đều,như cầm nhịp. 

Khi kiệu Thánh đến góc bờ ao rối, các con  rối (có người điềukhiển) đứng lên múa hát, vẫy chào. 

Rối, ngựa, kiệu được đặt xuống thuyền, các thuyền rước đều dángiấy trang kim các màu kết hình tứ linh, tứ quý, các phu thuyền cũng ăn

mặc sặc sỡ, ngoài đoàn thuyền rước 12 chiếc (của ba giáp) còn hàng trămthuyền chở dân đi xem rợp một khúc sông. 

24 tay chèo thuyền khoát nước theo nhịp trống. Họ khoan nhặtmái chèo như biểu diễn vũ thuật, rất đẹp mắt. 

Gần đến “Vực Chuông” (một vụng nước xoáy giữa sông LụcĐầu) thuyền rước theo thứ tự đánh vòng  quanh vực, rồi xếp ngôi thứ dừng lại, các thuyền dân xếp hàng vòng trong, vòng ngoài.  

 Nghe tiếng loa truyền, trống đánh người reo, mỗi tiếng xướng tế,nhịp trống, cụ thượng và ông thủ chỉ lại lấy gáo đồng múc một gáo nướcđổ vào choé. 

Khi choé nước đã đầy, đoàn thuyền rước lại rẽ đám đông thuyền bạn, khoát sóng vô bờ và đoàn kiệu rước lại uy nghi, trịnh trọng rước“Thánh giá hồi cung”. 

Lần rước hồi cung không đi giật lùi nhưng cũng đi rất chậm,không kém phần trang trọng, tôn nghiêm. 

Về tới đền, chuông trống đổ hồi, các cụ ba ban, kỳ dịch trịnhtrọng khiêng choé nước vào hậu cung, mỗi bước đi đều theo nhịp trống.  

Choé nước này để dùng làm lễ mộc dục cho vị thánh./. 

T.Q.T

Page 229: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 229/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

793

Hội Phù Đổng* Nguyễn Văn Huyên 

Hội Phù Đổng là một trong những lễ hội kỳ thú nhất. Đó cũng làhội được người ta biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, hàng nămcứ đến ngày 9 tháng tư âm lịch là thu hút rất đông người đến trên hai bờ sông Đuống. Có câu dân ca Việt Nam hát rằng: 

 Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu 

 Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng. Gióng là tên nôm của làng Phù Đổng. 

Một câu khác cũng đã chẳng hát rằng: 

 Ai ơi mồng chín tháng tư  

 Không đi hội Gióng cũng hư mất đời. 

 Nghĩa là con người ít nhất trong đời cũng phải một lần dự hội PhùĐổng, nếu không thì cuộc đời sẽ rất tẻ nhạt. Nói cách khác, người ta chếtđi mà không được biết đến niềm vui thú lớn trên đời. 

Vậy, có cái gì ở hội Gióng mà cái làng được xây dựng một cáchnguy hiểm tại ngay chân một con đê, cách Hà Nội khoảng 18 cây số,hàng năm cuốn hút được đông người như thế kéo đến dưới ánh nắngvào thời điểm ấy đã gay gắt lắm rồi? Thế nhưng trước hết, vị thần mànông dân Việt Nam ca ngợi trong ngày hội ấy là ai? 

 Nước Nam xưa có tên là Văn Lang. 

 Đời vua Hùng thứ 6, đất nước hoà bình, dân sống thịnh vượng. Nhà vua không cống nạp nhà Ân bên Tàu nữa. Vua Ân tỏ ý muốn đi tuầndu, thâm ý là định đem quân sang xâm lược. Vua Hùng lo ngại, bèn họpquần thần bàn cách giữ nước. Một viên đại thần tâu: "Xin bệ hạ cầu

 Long Quân. Phải xin Long Quân cử cho ta một thần tướng để dẹp kẻthù".

 Nhà vua ra lệnh dựng một lễ đài lớn, cầu cúng ba ngày. Bỗng một cơn giông lớn nổi lên, sấm chớp rực trời, mưa như trút nước. Từ giữakinh thành hiện ta một cụ già mình cao 9 thước, mặt lớn, đầu tóc trắng 

*Trong Góp phần nghiên cứ u văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Do

điều kiện ấn loát, chúng tôi không in lại đượ c các hình vẽ, ảnh minh họa của tác giả. Mong

bạn đọc thông cảm.

Page 230: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 230/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

794

 xoá. Cụ vừa cười nói vừa múa hát. Nhà vua được tin đích thân đến tạichỗ mời cụ già đáng kính lên lễ đài và dâng lễ vật. Nhưng cụ già yênlặng, không thiết gì ăn uống. 

Vua nói:

- Giặc Bắc sớm muộn sẽ xâm lăng nước Nam. Kết cục sẽ thế nào, xin Người dạy cho. 

 Lúc lâu, cụ già mới chịu đáp: 

- Chắc chắn trong vòng ba năm nữa, địch sẽ kéo đến. Nhà vua cầnloan báo với cả nước để cầu một người tài, hứa trọng hưởng cho người

ấy. Người tài sẽ xuất hiện và thắng giặc.  Nói đoạn, cụ già biến mất lên trời. 

 Ba năm sau giặc Ân quả kéo sang. Nhà vua sai danh tướng LýCông Dật cầm quân. Ngay trận đầu, tướng cầm đầu quân địch chính làhoàng tử nhà Ân, đã đánh cho Lý Công Dật thua phải lùi về sát kinh đô.

 Lý Công Dật đành tự tử. 

Vua Hùng rất bối rối, nhớ lại lời của Long Quân, liền cho sứ giả đikhắp nơi trong nước tìm tướng tài. Vua hẹn ban thưởng hậu cho những ai cứu vãn được tình hình. 

 Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, có một ông già trên sáu mươi tuổi,bà vợ ông sinh đứa con trai trong hoàn cảnh khác thường. Một đêm, trờilàm giông bão. Sáng hôm sau, bà ra vườn xem hư hại thế nào thì thấymột vết chân to lớn dị thường đã giẫm vào giữa vườ n rau. Vô tình, bà

đặt chân mình vào vết chân ấy, nhặt những lá rau bị dập đem về nấucanh ăn. Ngay hôm ấy, bà mang thai. Rồi sinh được cậu bé, mãi đến batuổi vẫn không biết nói, biết ngồi, cứ luôn luôn nằm ngửa. 

 Hôm sứ giả qua làng, bà mẹ mỉm cười nói đùa với con: "Mẹ sinhđược đứa con trai chỉ biết ăn biết uống, không nói được, cũng không cười được. Làm sao đi giết giặc để được Vua ban thưởng mà đền ơn cha

mẹ?".  Nghe mẹ nói như thế, cậu bé liền đứng hẳn dậy bảo mẹ ra mời sứ 

 giả vào. Bà rất sợ hãi, gọi bà hàng xóm sang. Bà này cũng kinh ngạc,khuyên cứ nên mời sứ giả vào để xem sự thể ra sao. 

Sứ giả vào thấy cậu bé liền hỏi: 

- Chú nhỏ ơi ! Gọi ta vào làm gì? 

- Cậu bé đứng lên nói: 

Page 231: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 231/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

795

- Ông hãy về triều ngay, xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 t hước, một thanh gươm 7 thước và một cái mũ sắt mang đến đây.Giặc thấy ta mặc áo giáp, ngồi trên lưng một con ngựa như thế thì sẽ tanngay. Nhà Vua không phải lo gì cả. 

Sứ giả mừng rỡ, về triều tâu lại. Nhà Vua rất bằng lòng nói với tảhữu: "Đó là Long Quân giúp ta! Cụ già năm trước đã nói thế rồi, nayquả nhiên là thật. Không phải nghi ngờ gì nữa". 

 Lập tức, vua sai đúc ngựa, kiếm và mũ đưa đến cho cậu bé. 

 Nhưng trong khi đó, bà mẹ ở quê rất lo lắng. Bà băn khoăn tự 

trách: "Nếu nỡ con mình nói không đúng thì tai hoạ cho cả nhà". Nhưng cậu bé cười lớn, bảo mẹ: 

- "Mẹ cứ việc kiếm cho con nhiều rượu thịt, con sẽ ăn nhiều rồi con sẽ mạnh lên. Còn việc đánh giặc thì mẹ không cần phải lo". 

Quả nhiên, từ hôm ấy, cậu bé lớn lên trông thấy. Bà mẹ không làm sao đủ cho  con ăn, con mặc. Xóm giềng phải giúp đỡ bà, rồi cả làng cùng chia nhau chu cấp cho cậu bé. 

 Khi giặc kéo đến chân núi Trâu Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh,người ta đưa ngựa, kiếm, mũ đến cho cậu bé. Cậu vươn vai, bỗng thànhmột người cao đến 20 thước, đầu ngẩng cao, thét vang mấy tiếng, đoạncầm gươm nói với mọi người: 

- "Ta là thiên tướng đây !". 

Chàng nhảy lên lưng ngựa, đội mũ, tung mình rẽ khoảng không,chỉ trong nháy mắt là đến chỗ nhà vua hạ trại. Chàng ra lệnh cho quânlính theo mình, gặp địch ở núi Trâu Sơn. Trận đánh lập tức nổ ra. Cuộc

 giáp chiến thật là kinh khủng. Bốn tướng Tầu bị giết tại trận. Giặc Ân bỏchạy. Song giữa cơn hỗn chiến, thanh gươm sắt bị gẫy đôi. Vị thiêntướng trẻ tuổi phải nhổ ngay một bụi tre làm khí giới diệt địch. Giặc  nđành ném giáo, quỳ xuống xin Thần tha chết. Hai mươi bốn tên trong các

viên tướng của giặc Ân xin hứa từ nay không dám gây chiến với nướcVăn Lang nữa. 

Thắng giặc rồi, Thiên tướng phóng ngựa tới làng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông, nhảy xuống hồ tắm, rồi thẳng tới núi Sóc Sơn ở tỉnh PhúcYên, bay lên trời, biến mất. 

Vua Hùng nhớ ơn Thiên tướng, sai lập một ngôi đền thờ ở quê, tônngài là Phù Đổng Thiên Vương. Vua dành 100 mẫu ruộng làm lễ điền.

 Ngày nay, sau hơn hai nghìn năm, còn có thể lần ra những chứng tích của

Page 232: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 232/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

796

cuộc chiến đấu này. Theo truyền thuyết, Thiên tướng Phù Đổng khi ratrận, có gặp hai người dân cày mang hai cái vồ, một cái bằng tre, một cái

 bằng gỗ xin theo đánh giặc. Sau cuộc chiến, họ cũng biến đi, chỉ để lạikhí giới. Chiếc vồ gỗ ném về làng Quỹ Quyết, huyện Quế Dương, naythành một lùm cây. Chiếc vồ kia thành một bụi tre ở làng Nghiêm Xácũng thuộc huyện này. Ngoài ra, ở các huyện Quế Dương, Võ Giàng,Đông Anh, đâu cũng thấy dấu chân ngựa sắt. 

Hàng năm, nhân dân kỷ niệm cuộc chiến thắng ở làng đã sinh raThiên tướng. Nhưng hình như, theo lời truyền lại, thì việc tổ chức lễ hộinhư ngày nay chỉ mới bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XI, đời Lý Thái Tổ.

Lý Công Uẩn trước khi sáng lập triều đại Hậu Lý, đã sống ở chùa KiếnSở, phía tây đền Phù Đổng. Ông thường đến dâng hương vào các ngàyrằm, mồng một, cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước. Một đêm, LýCông Uẩn mộng được bài sấm gồm bốn câu thơ: 

 Nhất bát công đức thuỷ, 

Tuỳ duyên hoá thế gian. 

Quang quang trùng ảnh chiếu, 

 Một ảnh nhật đăng sơn. 

Bốn câu này có thể hiểu là: Triều đại do Lý Công Uẩn lập ra sẽ tồntại tám đời vua, làm cho nước nhà bình yên thịnh trị. Nhà Lý sẽ tàn khicó một ông vua mang tên có chữ Nhật đặt lên đầu chữ Sơn: 

Tất nhiên bài thơ phải xuất hiện sau đời Lý. Nhưng truyền thuyếtcó ý chỉ rằng Thiên tướng đã phù trợ Lý Công Uẩn rất nhiều. Vì vậy, khilên ngôi, Công Uẩn ra lệnh tôn tạo đền thờ với quy mô lớn hơn và quyđịnh thể thức mở lễ hội. 

 Ngày nay, cả bốn làng của tổng Phù Đổng đều kỷ niệm cuộc chiếnthắng của Thiên tướng. Tôi sẽ không miêu tả cả lễ hội này, mà đặc biệtchú trọng vào lễ diễn lại trận đánh. Ta sẽ lần lượt khảo tả việc phân công,

các đợt chuẩn bị và chính cuộc chiến đấu.Trước hết, nên biết là tổng Phù Đổng  gồm bốn làng: Phù Đổng,

Phù Dục, Đổng Viên, Đổng Xuyên. Chỉ hai làng trên luân phiên giữ vaichủ hội. Hai làng khác đảm nhận vai thám báo, cung cấp cho đội quânnước Văn Lang. 

Tuy nhiên, cơ sở để phân công không phải là làng mà là giáp. Giáplà tổ chức bán chính thức gồm những trai tráng trong làng xóm. Tổng

Phù Đổng có 13 giáp: 6 giáp của làng Phù Đổng, 4 của Phù Dục, 3 của

Page 233: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 233/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

797

Đổng Viên và 2 của Đổng Xuyên. Như vậy, 10 giáp của Phù Đổng vàPhù Dục luân phiên nhau, mỗi giáp một lần trong vòng 10 năm, làm chủlễ. Xếp theo thứ tự tầm quan trọng, 6 giáp của Phù  Đổng chủ trì. Nămsau (Mậu Dần, 1938) sẽ là phiên của giáp Đoài. Bốn năm sau nữa, sẽchuyển cho 4 giáp của Phù Dục là: Từa, Gạo, Nông, Me. 

Giáp chủ hội chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội. Giáp phải cử các ôngHiệu cờ, Hiệu chiêng, Hiệu trống, Hiệu trung quân và Hiệu tiểu cổ. Tấtcả các tướng này trong đội quân Văn Lang, được che hai lọng. Riêngông Hiệu cờ được che bốn lọng, vì ông là tượng trưng cho Thiên tướngtrong trận đánh. Số người này được chọn trong đám thanh niên của giáp,

từ 12 đến 20 tuổi. Có thể  là người đã có vợ, song không được quá 26tuổi, khi những trai chưa vợ trong giáp đến phiên được chỉ định nhưngkhông kham nổi các khoản phải chi cho vai mình được phân. Bởi vì cácvai được phân quả là tốn kém. Từ một tháng trước đã phải sắm sửanhiều, may quần áo đẹp, kiếm nhiều người giầu. Người sắm vai Hiệu cờ lại phải mời chức dịch, bạn bè ăn uống nhiều dịp trong suốt thời gian mở hội. Năm ngoái, con trai ông chánh tổng làm Hiệu cờ phải chi đến 900đồng bạc. Năm nay, ông Hiệu cờ rất trẻ, vì những người khác không đủsung túc để đảm nhận việc này. 

Hai làng đóng vai thám báo, phải cử mỗi làng 3 thanh niên để làmHiệu chiêng, Hiệu trống và phụ trách việc thám thính. 

Trên đây là về bộ chỉ huy trận đánh. 

Về quân, người ta chọn ở bốn làng trên trong số những trai tráng từ18 đến 36 tuổi, chia thành 10 đội, mỗi đội 1 chỉ huy và 15 quân. Ngoàira, lấy thêm ở Phù Đổng 12 người để lập đội vệ binh. Các chiến sĩ nàyđều mặc trang phục đơn giản (như kiểu hai bức tượng ở cổng chính vàođình làng Đình Bảng, thờ các vua đời Lý, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).Kiểu đồng phục này gồm một mảnh vải đen quấn quanh bụng, có thắtlưng rủ xuống như khố che. Họ còn mang theo bên hông một cái túi nhỏ

 bằng vải đen, hình công lưỡi liềm có tua viền. Cái túi này thắt dính vàomảnh vải chéo màu cà quấn thân để trần, hoặc cũng có thể buộc riêng bằng một sợi đen. Tất cả đều cầm trong tay một cái quạt, đầu đội mũ đenhất ra đằng sau, mũ có đường thêu, giắt những mảnh gươm nhỏ, tròn.Chân đi đất. Những người đóng vai chỉ huy cũng đội mũ  đen, nhưng đínhvào khăn. Họ mặc áo thụng xanh và đi giày hạ.

Page 234: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 234/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

798

 Ngày mồng 1 tháng 3, trước mặt chức dịch hàng tổng, giáp chủ hộidâng cúng lên thần hai cơi trầu và nhận sổ để về phân vai. Mấy hôm sau,họp giáp để chia việc cho từng người. 

Vào ngày 6 tháng 3, ông Hiệu cờ và những người chỉ huy khác phảitrai giới. Riêng ông Hiệu cờ phải ở một gian dành riêng cho mình trongsuốt thời gian làm lễ, ăn riêng, ngủ riêng, có những người hầu chuyên loviệc phục vụ. 

 Ngày 15, giáp chủ hội rước ly hương đến Đền, khấn trình diện vớiThần các ông Hiệu cờ, Hiệu chiêng, Hiệu trống. Trước mặt tổng lý, ôngThủ từ giao cho giáp cờ hiệu, chiêng và trống. Các ông Hiệu nhận rướcvề nhà luyện tập, với sự giúp đỡ, bày vẽ của những người chỉ huy nămngoái. Cùng ngày, cũng theo cách thức trên, các Hiệu trung quân, Hiệutiền quân được nhận trống khẩu. 

Cờ lệnh may bằng lụa nhuộm màu hồng hoàng, dài 7 vuông, khổvải 0,35m do giáp chủ hội làm. Đó là cờ chỉ huy của Thần. Ông Hiệu cờ sẽ phát cờ ấy trong trận đánh, sau đó lá cờ vẫn để mở như thế được cắmgiữ trong chính điện cả năm, đến ngày 15 tháng 3 thì giao cho giáp kếcận cầm về để tập. Hàng năm, đến ngày hội là phải thay cờ, nên năm nàocũng có cờ mới. Hiệu cờ chỉ tập với lá cờ cũ. 

Chọn ngày lành trong 7 ngày đầu tháng tư, một vị hương chức viếtchữ tốt được mời đến nhà ông Hiệu để viết chữ "lệnh"   lên lá cờ trướcmặt các vị đại diện cho giáp chủ hội. Bút lông, mực tàu đều phải mới.

 Ngày 7 tháng tư, đặt cờ vào hòm rước đến một cái miếu trong giáp, tracán rồi cuộn lại, để vào một cái bao hình chữ nhật thêu rồng phượng,đoạn cuối có tua rủ. Trong bao này, người ta bỏ vào 100 tờ giấy bảntrắng, một ngàn mảnh giấy màu cắt hình con bướm và 60 mẩu gỗ hươngto bằng những đồng xu. Cả cái túi ấy được gọi là "miều". Vào lúc 10 giờ sáng, giáp chủ hội cùng ông Hiệu cờ trân trọng rước túi "miều" lên đềnMẫu, cách đền Thượng khoảng 7000 mét. 

Từ ngày 15 tháng ba, Hiệu cờ phải tập thạo việc cầm cờ, múa cờ.Các ông Hiệu khác phải tập đánh trống, chiêng và tiểu cổ cũng thế.

 Những vai đóng quân lính, tướng tá phải tập chào, vì cách chào củangười chiến sĩ mặc nhung phục khác với cách chào của các quan văn.Ông Hiệu, dù là Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu cờ, Hiệu trung quân, Hiệutiểu cổ, khi chào phải giơ thẳng ngang cách tay, rồi chắp tay lại trướcngực, khuỷu tay dóng với bờ vai. Đoạn đưa hai bàn tay chắp lại ngangngực hướng về phía bàn thờ. Rồi rút hai bàn tay vẫn chắp lại đặt trước

Page 235: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 235/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

799

ngực như cũ, trong tư thế vẫn đứng nghiêng trước điện, chân trái đá sangchân tả, chân phải đá sang hữu. Sau đó, đi  thụt lùi, lui ra. Mọi động tác

 phải làm rất nhanh, chứ không thong dong như kiểu chào bình thườngcủa các quan văn. 

Quân sĩ chào đồng loạt chứ không tách riêng như các ông Hiệu. Họđứng hàng tư trên những chiếc chiếu trải trước hương án, người khôingô và khoẻ mạnh đứng trước, cùng chào mười lần. Họ sụp xuống theohiệu trống của một người chỉ huy mặc áo thụng xanh, và đứng lên theohiệu chiêng của một vị chỉ huy khác. Sau đó, họ xếp hàng hai theo dãycột gian giữa Đền. Theo hiệu tiểu cổ, họ xoay mặt đối nhau, rút từ trong

túi một chiếc quạt và mở quạt ra. Lại có tiếng hiệu tiểu cổ, mọi ngườicầm quạt ở tay phải, giương thật thẳng tay lên giơ quạt cao quá đầu, vàcùng hô: "Dạ !", rồi hạ tay xuống. Cứ làm như thế mười lần. Tiếp theo,họ xếp hàng hai trước chính điện, cúi đầu, từng hàng lui về, vừa lùi vừahô: "Dạ ! Dạ". 

 Ngày 25 giáp chủ hội đến Đền để dọn dẹp và rửa đồ thờ. Một sốngười được giao việc dọn dẹp nơi thờ cúng và sửa sang đường sá. 

 Ngày 1 tháng tư, duyệt các đội ngũ. Mỗi người được giao một việctrong đám rước. Người này mang các bảo vật, người kia cầm binh khí,

người nọ đi trước hay đi sau v.v... Tất cả mọi việc đã được ghi rõ trongmột cuốn sổ, không ai được thay đổi. Hôm mồng 6, tôi đã được chứngkiến hai người đóng vai quân cãi nhau. Người này bảo rằng anh ta cóquyền đi trước người kia, vì anh ta là người ở lâu hơn trong làng. Nhưngngười kia đã được chức dịch chọn, vì anh đẹp người và khoẻ hơn. Họ cãinhau lâu làm cho đám rước không đi được. Việc phải đưa ra trước cáchương chức, và người ta nhất trí theo ý ông chủ toạ rằng, trước Thiêntướng, mọi người dân trong làng cũ hay mới đều bình đẳng, và cứ theo lệlàng, ai khoẻ đẹp hơn thì được đi trước. 

 Ngày mồng hai, chọn lính vệ binh. 

 Ngày mồng năm, tập trung trước Đền để tổng duyệt. Và như vậy, binh sĩ được tập dượt rất kỹ càng. Vì nếu hội trận tiến

hành không tốt thì cả tổng sẽ mang tai. Sự thịnh vượng của các làng tuỳthuộc vào lễ hội này. Và nếu chiều ngày lễ chiến thắng, không có mâykéo đến quanh Đền, thì đó là lễ chưa được Ngài hoàn toàn nhận cho.

Từ ngày 6 đến ngày 12 tháng tư, trong bảy ngày, đất nước xem nhưđang bị uy hiếp. Tổ quốc lâm nguy !. 

Page 236: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 236/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

800

 Nhưng những người Tàu, bọn kẻ thù từ phương Bắc, những dâncủa Hoàng đế nhà Ân, đang ở đâu? Chúng chỉ được đại diện bằng nhữngngười đóng vai tướng lĩnh của chúng mà thôi. Và chính cấp tổng phải loviệc tổ chức đội quân phương Bắc này. Bên quân ta đã được chọn trongsố những người khoẻ mạnh nhất, những trai tráng. Họ thuộc khí dương,là ánh sáng, là chính khí, là phía tất thắng. Bọn tướng Tàu phải là những

 phần tử xấu, những tà khí. Chúng phải được đại diện bởi những lựclượng của cái ác, bởi yếu tố âm. Và người ta chọn những cô gái từ 10đến 13 tuổi trong tổng để đóng vai lũ tướng Tàu này. Trừ giáp chủ hội,mỗi giáp phải cử 3 thiếu nữ. Như vậy là cả thảy có 28 tướng địch, trong

đó chọn ra 2 để đóng vai nguyên soái. Tướng giặc đội mũ thêu hoa.Hàng tổng trao cho mỗi người thanh kiếm và một lá cờ đuôi nheo.Thường những cô bé đóng các vai này được chọn ở giáp Ban là giáp liềnanh trong làng Phù Đổng, trừ khi giáp này làm chủ hội thì việc chọn hainguyên soái địch sẽ dành cho giáp Phú. Cả 28 cô gái này đều mặc áo dàimàu sắc khác nhau, đeo nữ trang bằng vàng và bạc. 

 Ngày mồng 8, tức là trước ngày mở hội trận, chức dịch làng tổngduyệt đội quân đóng vai địch. Nói một cách đơn giản, đây chỉ là việc chỉđịnh cô gái nào sẽ đóng vai chánh tướng, cô nào là phó tướng. ở mỗigiáp, cô gái xinh nhất được đi trước làm chánh tướng, cô đi sau là phó. 

 Nhưng chính trận đánh cũng đã được chuẩn bị trước từ ngày mồng6. Khoảng 3 giờ chiều, người ta làm một cuộc rước ra trước giếng ở đềnMẫu để lấy nước rửa binh khí. Hai cái vò sứ được đặt trên lộ thiên, đểtrước mặt giếng. Người đi đầu đứng sát giếng, cầm chiếc gáo đồng múcnước, chuyền cho người trước mặt mình. Họ chuyền chéo nhau cho đếnkhi gáo nước đến tay người đứng bên vò. Người này thong thả đổ nướcvào bình, qua một mảnh vải lọc màu đỏ. Động tác cuối cùng này phải cửhành theo Hiệu chiêng của một vị chỉ huy mặc áo xanh. 

Sau đó, người ta rửa binh khí ngay ở sân Đền. 

Sáng mồng 7, vào khoảng 11 giờ, người ta khiêng lá cờ lệnh đếnđặt trước Đền Mẫu, tức là đền thờ Mẹ của Thần. Đến 15 giờ người ta kéođi kiểm tra mọi công trình đã được tiến hành dọc con đường dẫn đến nơitập trận địa. Nếu cần, hàng tổng ra lệnh phải lo sửa chữa ngay. 

Cuối cùng, ngày lớn đã tới. 

 Ai ơi mồng chín tháng tư  

 Không đi hội Gióng cũng hư mất đời. 

Page 237: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 237/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

801

Khoảng 11 giờ, tế lớn ở Đền. Vị thủ chỉ của giáp chủ hội đứng làmlễ. Rồi các tướng chỉ huy duyệt quân của mình. Tất cả sẵn sàng ra trận. 

Cùng lúc đó, ở đầu làng Đổng Viên, tại đoạn đường đối mặt với cáiđầm sen làm đẹp hẳn phong cảnh của khoảng rộng nằm giữa hai con đêcũ và đê mới, được gọi là Đống Đàm, 28 viên tướng Tàu cũng đến ngồivào chỗ đã định. Họ ngồi vắt vẻo trên những cái kiệu, chung quanh là họhàng, bà con và các bạn nữ trong làng. Dưới tán lọng cũng do bà cầm, họtiếp tục trang điểm cho những cô gái đóng vai tướng giặc. 

Vào lúc 1 giờ chiều, đội thám báo đến Đền báo tin giặc tới gần vàđã hạ trại ở Đổng Viên. Trống nổi lên, mọi người kéo đến Đền nghelệnh. Quân lính, sau khi chào và hô to: "Tuân lệnh!", cùng tới giá lấy

 binh khí, rồi kéo ra. Các ông Hiệu đến làm lễ, cầm lấy chiêng, trống, cờ,ra đứng trước Đền. 

Tiếp đó, con Hổ hiện thân của sức mạnh bạo lực, dẫn đoàn quân

của mình đến quy phục. Theo truyền thuyết, nước ải Lao (Lào) xưa kialà một chư hầu của nhà Lý. Lý Thái Tổ nhớ ơn Thiên tướng, đã dành cảmột đoàn ca múa người Lào vào việc thờ Thần. Sau này, người ta giaocho làng Hội Xá, ở bờ bên kia sông Đuống, đối diện với Đền Thượng,được hưởng hoa lợi 27 mẫu ruộng để hàng năm lo việc cung cấp đội hát

Lào và múa Hổ này. Mỗi năm, một trong bốn giáp của làng Hội Xá phảiđưa đến Phù Đổng 20 người. Một người hoá trang làm hổ, một người chủtrò, mang súng gỗ, người thứ ba cầm trống cơm, một người khác mangchiêng nhỏ, hai người cầm một đoạn tre, một đầu có tua giấy xanh đỏ,gọi là cờ lau. Số còn lại cầm sênh tre. Trước lúc ra trận, Hổ xin quy phụcvà múa nhảy trước chính điện. Cả đoàn làm lễ theo hiệu chiêngtrống.Cuối cùng đều hát theo nhịp sênh1.

Thế rồi, từ sân bái đường, chiêng trống ba hồi nổi lên. Cuộc hànhquân bắt đầu. Dẫn đầu là hai vị chỉ huy đội tiền vệ. Tiểu cổ, có 12 trẻ emmặc áo màu, cầm roi song đi trước. Tiếp đó là Hổ cùng quân của mình,

đến cờ xí của Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu trung quân. Ông Hiệu cờ đisau, tay cầm cờ lệnh, sát ông là con ngựa bạch do những lính của Thầnkéo. Hòm chứa trang phục của Thiên tướng được rước đi sau cùng. Quânlính cầm binh khí diễu binh xếp hàng hai đi theo đám rước. 

1Xem bài Hát và múa ải Lao ở H ội Phù Đổ ng (Bắ c Ninh), trong cuốn Góp phần nghiên

cứ u văn hóa Việt Nam t ậ p 2, tr.57.

Page 238: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 238/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

802

Cả đoàn chạy ra trận địa. Thật là cả một khối đông người náo nhiệttrên suốt mặt con đê dài gần 3 cây số. Khi qua Đền Mẫu, mọi người dừnglại, cúi đầu. 

2 giờ chiều, đoàn quân tiến đến trận địa qua con đê cũ vắt nganglàng Đổng Viên. Trong khi đó, quân địch đã bày binh bố trận trên con đêmới. 

Bãi chiến trường rất đơn giản. Giữa hai con đê là hồ sen. Địch ánngữ mặt hồ. Phía này là một khoảng đất lô nhô những mô gò. Trênkhoảng ấy, đã trải ba chiếc chiếu trắng loại thường, xén ở một đầu. Giữamỗi chiếc chiếu có chiếc bát úp trên giấy trắng. Chiếu tượng trưng chođồng bằng, bát là đồi núi, giấy là mây. Trên một mô đất nền con đê cũ,đã dựng một bàn thờ. Đám rước kéo đến, ngựa và binh khí, cờ quạt đượctụ cả ở đây. Các ông Hiệu chiêng, Hiệu trống, Hiệu tiểu cổ của trungquân, người cầm cờ lệnh đến tập trung chung quanh các chiếc chiếu ấy.

 Người ta nghỉ 30 phút. Và đến 2 giờ 30 thì bắt đầu trận đánh. ÔngHiệu cầm cờ tiến vào chiếc chiếu đầu ở phía gần bàn thờ. Người ta vénhai ống tay áo rộng của ông và buộc lại phía sau lưng ông. Vị Thủ chỉlàng Phù Đổng có ông Thủ từ giúp sức, mở lá cờ như đã thấy, được góitrong một cái bao thêu. Những mẩu giấy màu và gỗ hương đựng trong

 bao đổ tung ra, và người ta tranh nhau nhặt để lấy khước. Nhưng ông thủtừ cũng khéo léo giữ lại được khá nhiều trong cái hộp sơn son, để saunày sẽ phân phát cẩn thận cho dân trong tổng, làm sao để không ai tịnạnh. 

Bây giờ lá cờ được giăng rộng. Ông Hiệu cờ bước ba bước, chântrái hất sang tả, chân phải hất sang hữu, tiến vào chiếu thứ nhất. Ôngnhấc chân phải hất đi chiếc bát và tờ giấy, tức là ông đã vượt qua núi,qua mây. Sau đó, ông đứng vào chiếu, hai bàn chân sát nhau, nhảy tạichỗ hai lần. Ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, chân trái làm thành gócthẳng. Tư thế ấy, người ta cho là theo hình dáng trong nét chữ “lệnh”.

Rồi hai tay cầm cờ, ông phất sang phải, sang trái, xoay lá cờ quanh mình ba lần. Đám đông xướng to, cùng đếm theo để ông khỏi bị nhầm lẫn.Xong, ông đứng dậy, đi giật lùi ra khỏi chiếu. Đám đông nhảy bổ vàotranh nhau chiếc chiếu ấy, vì chỉ cần một mẩu chiếu, dù nhỏ đến mấycũng đủ may mắn, khỏi được bệnh tật, đàn bà vô sinh cũng có thể sinhcon. Cho nên, trong khi trận đánh chẳng gây nên chút thiệt hại vật chấtnào, thì chính những chiếc chiếu này có khi lại làm đổ máu. 

Page 239: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 239/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

803

Cuộc chiến đấu thần bí này còn được lặp lại hai lần trên hai chiếcchiếu kia. Và khi chiếc chiếu thứ ba cuốn đi là lúc quân Tàu bị đánh tan.

Bọn tướng giặc lộn xộn rút lui. Những cô gái nữ tướng vẫn ngồi trên ghếđược đoàn tuỳ tòng rước chuyển về hướng làng Phù Đổng. 

Quân của Đức Thánh khải hoàn, trật tự kéo về Đền. Qua Đền Mẫu, pháo nổ vang lừng. Tới Đền Thượng, ông Hiệu cờ cắm lá cờ lên giá đặttrước hương án, giữa chính điện. Chiêng và trống dàn hai bên cửa chính.Con ngựa bạch cho dừng trước bái đường, sau cái bàn để mũ áo của ĐứcThánh. Tiệc lớn được dọn ra trước sân Đền khoản đãi các tướng và binhsĩ. 

Thế nhưng cuộc chiến thắng chưa trọn vẹn. Bọn tướng Tàu đãchỉnh đốn lại được quân của chúng và kéo đến tận Phù Đổng. ấy là vìtrong trận đánh vừa qua, Đức Thánh- qua vai ông Hiệu cờ - khi phất cờ ngược hai nét ngoài của chữ “lệnh”. Ông vạch nét phải trước nét trái. Thếthì chưa đủ linh nghiệm. Địch chưa bại hẳn. 

Đội thám báo ở Đổng Xuyên đến trình với Đức Thánh rằng lãnhthổ đang bị uy hiếp. Mọi người bỏ tiệc, cùng lao ra chiến trường. Tướnggiặc lúc này hạ trại trên đám đất ngay giữa Đền Thánh và Đền Mẫu.Quân của Phù Đổng phải vượt qua trại địch. Mỗi lần ông Hiệu cờ lướt

qua đám tướng ấy, người ta đốt một quả pháo lớn. Tới Đền Mẫu, nơiđịch đóng cứ, đoàn quân liền lùi lại. Hiệu cờ và các vị chỉ huy khác tiếntới khoảng dưới chân đê, nơi gọi là Sòi Bia, ở trước mặt làng Phù Đổng.Chính nơi đây, sẽ diễn ra trận đánh thứ hai. Ba chiếc chiếu cũng đượctrải ra như ở Đống Đàm trước một mô đất làm bàn thờ, ở đó đặt ngựa

 bạch, vũ khí và cờ xí. Một khán đài đã được dựng sẵn trên đê, cho cácquan chức tỉnh Bắc Ninh và các khách mời ngồi dự nhìn  rõ xuống dãychiếu. 

Ba tiếng trống làm hiệu. Ông Hiệu cờ tiến hành lại các động tácnhư ở trận đánh thứ nhất. Chỉ khác là lần này ông phất lá cờ từ trái sang

 phải, vạch đúng hai nét ngoài của chữ “lệnh”. Dân chúng cũng ùa vàotranh nhau từng chiếc chiếu. Để tránh những sự cố như đã nhiều lần xảyra, người ta quy định cách phân chia các chiếc chiếu như sau: Trận đầu,chiếu thứ nhất dành cho quân lính ở làng Phù Đổng; chiếu thứ hai, làngPhù Dực; chiếu thứ ba cho tất cả mọi người ngoài tổng. Trận thứ hai,

Page 240: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 240/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

804

chiếu thứ nhất cho quân lĩnh làng Đổng Viên, chiếu thứ hai cho làngĐổng Xuyên và chiếu thứ ba cho khách ngoài1.

Khi chiếc chiếu cuối cùng này cuốn đi là lúc bọn tướng địch bịhoàn toàn đại bại. Cả bọn sắp hàng trên sườn đê dẫn vào Đền để xin đầuhàng, ông Hiệu cờ bước qua mặt chúng để duyệt lại. Hai chánh phótướng địch phải rời ghế ngồi, đi bộ đến Đền, quỳ xuống trước bàn thờ,lạy bốn lạy, vái hai cái. Ông Thủ từ cầm lấy thanh gươm của chúng,dùng mũi gươm hịch mũ áo chúng ra, đem vào chính điện dâng lên ĐứcThánh. Vậy là hai tên tướng đầu sỏ đã bị hành quyết. Các tướng khác đềuđược tha. Binh sĩ ta yên tâm ngồi vào tiệc ăn mừng thắng trận. Và trời

cũng đã tối. Hôm sau, ngày 10 tháng tư, điểm binh, kiểm tra khí giới. Làm lễ

tế lớn tạ Thần. Có tiệc đặt bên tả ngôi đền để khao tướng sĩ. Nhữngtướng giặc quy hàng đến dâng lễ vật cúng Thần, cũng dọn tiệc mời chúngăn. 

Và thế là thiên hạ thái bình. 

 Ngày 11 lại có cuộc rước ra giếng, lấy nước ra rửa binh khí. Tròchơi tổ chức khắp làng. Thi đấu vật lấy giải. Diễn trò trước đền. Hát chúctụng ĐứcThánh chính giữa đình trung. 

 Ngày 12, lại có cuộc rước đi kiểm tra lại bãi chiến trường. Cờ trắng treo trên các cây sào, cắm dọc con đường làng Đổng Viên ra ĐôngĐàm, chứng tỏ là kẻ địch đã thành thật đầu hàng. Làm lễ tế lớn cúngThần. Đến tối, bốn ca nữ được tuyển chọn sau cuộc thi từ 7- 9 giờ sángđến 12 giờ trưa, ra trước điện thờ, hát khúc ca  Lạc thành,  bản hòa âm củaniềm vui. 

Lễ hội này ẩn tàng cả hệ tư tưởng đạo lý và triết học, nhằm thểhiện sự hoà hợp trong gia đình và trong quốc gia. Lễ hội cũng hướng vàomột ước mong thực hiện Thiên hạ thái bình bằng con đường “Trungdung”. 

Đây thực sự là một lễ hội của Hoà bình và An lạc. Hôm sau ngày

chiến trận, người ta mở tiệc khoản đãi tất cả mọi người, cả bên thắng trậnvà bên thua trận. Lễ hội thật tràn đầy biểu tượng. Tôi chỉ muốn ghi ở đây

1 Lá cờ lệnh cũng đưa lại may mắn. Mỗi năm, ngườ i ta chia nhau lá cờ của năm trướ c, lá cờ  dùng để tập dướ i các vai: phần lá cờ có chữ “lệnh” dành cho ông Thủ chỉ hành lễ ngày

mồng 9 tháng tư, ngày diễn ra trận đánh: phần từ chữ “lệnh” đến cán cờ dành cho ba ông

Hiệu (cờ , chiêng và trống); còn lại bao nhiêu chia chúng cho cả giáp chủ hội.

Page 241: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 241/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

805

 bốn biểu tượng. Đó là: Trung, Hiếu, Thuận, Nghịch. Lập tức đáp lời kêugọi của Vua, đó là Trung. Cúi mình trước đền thờ Mẹ trước khi ra trận vàđốt pháo mừng lúc khải hoàn, Thánh Gióng là người chí  Hiếu.Vạch đúngchữ “lệnh” bằng những động tác hoàn toàn ăn khớp, đó là Thuận, bởi thếmà Thánh đã giành được Hoà bình trọn vẹn. Nhưng khi đã hành độngtheo tư tưởng Nghịch, trái với trật tự tự nhiên hay sự vật đã được an bài,thì Hoà bình là mong manh, niềm An lạc sẽ chỉ là nhất thời./. 

N.V.H.

Ghi chú*

:1. Hội Gióng Chi Nam: 

 Nhân dân trang Liên Đường nay là làng Sen Hồ xã Lệ Chi, huyệnGia Lâm, Hà Nội, nhân tưởng niệm ông Hiển Công, hằng năm mở hội,gọi là hội Chi Nam, trước hội Gióng Phù Đổng một ngày. Vì vậy đượcgọi là hội Phù Gióng với ý suy tôn hội Gióng Phù Đổng. Cũng vào lúcđất nước bị giặc Ân xâm lược. Ông Châu bảo sứ giả vua Hùng đem choông chiếc thuyền sắt và cây truỳ sắt. Thế là ông Châu đem thuyền xuôitheo sông Đuống đi đánh giặc. Đoàn dũng sĩ giáp lá cà với kẻ thù trênsông. Giặc tan, ông Châu về quê mừng công và hoá. Người làng suy tôn

ông là Hiển Công, thờ ông làm Thành hoàng. Sáng mùng 8 tháng 4 sau cuộc tế lễ ở đình, hai toán trai làng (số

người bằng nhau, khoẻ mạnh) chia làm hai phe: toán 1 tượng trưng choquân Thánh, tức quân ta (mình trần, khố đỏ, bao vàng) cùng toán 2 tượngtrưng cho giặc Ân (mình trần khố xanh bao trắng) diễn lại trận đánh giáplá cà trong chiến trận và diễn trò “cướp dừa cầu may”. Ai cướp được dừagọi là “tông” (may mắn), lệ làng cho phép người ấy được đập chia cácmảnh cho các trai đinh như chia chiến quả để mọi người cùng hưởng.  

2. Hội Gióng đền Sóc Xuân Đỉnh (Huyện Từ Liêm) 

Truyền thuyết kể rằng khi đất nước thanh bình, Gióng- như thiênsứ- trở về trời. Trên đường trời nắng, Gióng dừng ở làng Cáo (thôn XuânTảo, xã Xuân Đỉnh), tắm mát, nghỉ ngơi, rồi ăn trưa với gói cơm và mấyquả cà. Lúc ra đi, Gióng bỏ quên thanh roi sắt. Tới nay phiến đá Gióngngồi nghỉ vẫn dầu dãi nắng mưa bên cạnh giếng nước làng.  

*Thờ Thánh Gióng là tín ngưỡ ng của nhiều làng Việt Bắc Bộ, chúng tôi xin giớ i thiệu một

số các lễ hội thờ Thánh Gióng khác.

Page 242: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 242/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

806

Hội Gióng đền Sóc Sơn Xuân Đỉnh mở ngày 6 tháng giêng, đểtưởng nhớ công ơn và những kỷ niệm thiêng liêng (là những dấu tích)của người anh hùng. 

Sớm mồng 6, cửa đền rộng mở, chiêng trống nổi lên báo hội. Saucuộc lễ, đám rước kiệu Thánh uy nghi đi từ đền ra giếng để Thánh chứngkiến những vật chứng lịch sử mà dân làng vẫn giữ gìn như một truyềnthống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”. 

3. Hội Gióng Sóc Sơn. 

Sóc Sơn thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), là điểm

chót của cuộc hành trình ở chốn trần thế, nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìnđất nước lần cuối, rồi cởi áo để lại, phi ngựa về trời. 

 Nhân dân quanh núi Sóc, nhớ ơn Thánh, mở hội 3 ngày, từ mồng6 đến 8 tháng giêng, lấy ngày mồng 7 (Thánh hoá) làm chính hội. 

Khu di tích ở đây gồm 6  công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi,đền Hạ, miếu Thánh Mẫu, nhà Bia, khi hành lễ và tiếp khách. 

Mồng 6 (vào hội) mở đầu là lễ dâng hương của dân làng và kháchthập phương. Đến giờ tý (24 giờ) là lễ khai quang (tắm tượng Gióng) dochủ tế và chức sắc thực hiện. 

Mồng 7 (chính hội) - lễ dâng hoa tre và lễ chém tướng (giặc). Hoatre là thanh tre dài khoảng 50cm, rộng 1cm, đầu tre vót xơ bông vànhuộm các màu, chủ yếu là màu vàng. Xưa 52 xã của 9 tổng thuộc huyệnKim Anh mang hoa tre về lễ dâng cúng. Sau lễ dâng tre được tung lêntrước sân đền cho dân chúng cướp cầu may. Hội Gióng Sóc Sơn là hộiđầu xuân, được quan niệm là hội vào mùa sinh sôi của giống loài, mà

 biểu tượng chủ yếu gắn với tín ngưỡng phồn thực. 

Tuy với nghi thức lễ Thánh thiêng liêng gắn liền với truyền thuyếtlịch sử, hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất của hội cầu mùa theotín ngưỡng dân gian phổ biến trong hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và

trung du Bắc Bộ ngày trước. Còn lễ chém tượng tượng trưng của hội nàytiến hành theo truyền thuyết Thánh Gióng phi ngựa từ Châu Cầu (QuếVõ, Hà Bắc) đuổi giặc Ân đến đấy, dùng tre ngà đập chết tướng đầu sỏ làThạch Linh cùng tả tướng và hữu tướng của hắn. 

4. Hội Gióng Bộ Đầu 

Vào ngày mồng 8 tháng giêng, vừa xong lễ Khai hạ, dân làng vensông Hồng lại nô nức rủ nhau đi dự hội làng Bộ Đầu (huyện Thường Tín,Hà Tây) để xem lễ Thánh và đấu gậy. Làng thờ Thánh Gióng là Thành

Page 243: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 243/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

807

hoàng, vì đã có công diệt đôi thuồng luồng trừ thuỷ quái cho dân vùngnày. Truyền thuyết kể rằng: nguyên khi Thánh Gióng trên đường bay vềtrời, chợt như nghe thấy ồn ào râm ran dưới đất. Gióng cúi nhìn và lắngnghe, ông nhận ra đó là tiếng kêu la của dân chúng về hai con thuồngluồng đang hoành hành ở mặt nước sông Hồng, mà trong đó có mộtngười đang bị thuồng luồng cuốn lúc nổi, lúc chìm. Ông bèn quay lại, laoxuống nước tiêu diệt được đôi thuỷ quái khổng lồ, hung hãn, và lạ lùngthay khi nhìn kỹ nạn nhân mà ông vừa cứu lại chính là mẹ Gióng. Ôngvô cùng sung sướng...Các nghệ nhân tài năng của làng đã tạc tượngThánh Gióng bằng gỗ, cao  tới 15 thước (5m), như một công trình điêu

khắc tuyệt diệu. Mỗi năm, sau lễ Thánh có tục thi gậy giật giải đầy hàohứng, nhằm diễn lại tích ông Gióng nhổ tre đằng ngà đánh giặc Ân xưa... 

Mặc dầu Hội Thánh Gióng mang chủ đề “đánh giặc” rất rõ, songnhân dân không chỉ trẩy “Hội Gióng lịch sử”. Còn một tâm thức kháccủa người xưa về hội Gióng, là vui hội lễ cầu mùa. 

" Lâm râm hội Khám, 

U ám hội Dâu, 

Vỡ đầu hội Gióng". 

Hội Phù Đổng tháng 4, kết thúc mùa xuân, dịp nông nhàn- và lúc

này là vào mùa làm ăn, đầu hè:

"Tháng Tư cày vỡ ruộng ra, 

Tháng năm gieo mạ thuận hoà nơi nơi..."  

Vào mấy tháng này, miền Bắc thường có dông và mưa dông.“Ông Gióng về hái cà, về sau mang thai, sinh ra Gióng”. Thức ăn nuôiGióng lớn, lương cho Gióng đánh giặc là cơm cà, sản phẩm nông nghiệp

 buổi sơ khai. 

Hiện tượng về lễ cầu mùa ở Hội Gióng là một hệ thống biểutượng khởi đầu từ một huyền thoại về mưa dông và thần Mặt Trời.

Truyện ông Gióng đã hoà quyện cùng truyền thuyết lịch sử về người anhhùng chống ngoại xâm, để cuối cùng chuyển hoá thành nghi lễ diễnxướng anh hùng ca hoành tráng. 

Và bộ năm hội liên hoàn, tưởng niệm Phù Đổng Thiên vương- lấyhội Gióng Phù Đổng làm hạt nhân- đã bổ sung cho nhau để hoàn thiệnhình ảnh cao cả về người anh hùng. Đó là thực hiện hai nhiệm vụ lớn laocủa cộng đồng người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong quá

Page 244: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 244/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

808

trình tồn tại của mình là làm nông nghiệp và đánh giặc giữ làng, giữnước./. 

N.V.H

Page 245: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 245/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

809

Hội đền Phù Ủng * 

Thạch Phương - Lê Trung Vũ 

Hằng năm cứ đến ngày 11 tháng giêng, dân làng Phù ủng thuộchuyện Kim Thi, tỉnh Hải Dương và khách thập phương từ nhiều nơi khácnô nức đổ về trẩy hội đền Phù ủng, nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão(1255 - 1320), một danh tướng dưới triều Trần từng có nhiều công lao

giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong hai cuộc kháng chiếnchống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. 

Trong quá trình theo Hưng Đạo Vương đánh giặc giữ nước, Phạm Ngũ Lão đã tỏ ra là một nhà quân sự tài năng, giàu mưu lược, lập nhiềucông lớn, vì vậy ông được Hưng Đạo Vương tin yêu rồi gả con gái làcông chúa Tỉnh Huệ và được phong chức Hữu Kim ngô vệ Đại tướngquân. Là người chỉ huy nghiêm khắc, huấn luyện binh sĩ có kỷ luật,nhưng rất thương yêu họ, đối đãi tướng hiệu như anh em một nhà, đồngcam cộng khổ với lính nên được họ quí mến, dốc lòng cùng ông mưuviệc lớn. Ông cũng được vua Trần phong tới chức Điện súy Thượng

tướng quân và được nhân dân đương thời rất bái phục và trọng nể. Saukhi mất, dân làng Phù ủng - quê hương ông và nhân dân quanh vùng đãlập đền thờ ngay trên nền nhà cũ. Trải qua nhiều thế kỷ, đền thờ vị tướngtài danh ấy vẫn được nhân dân giữ gìn chu đáo và trùng tu nhiều lần,hằng năm vẫn mở lễ hội để tưởng nhớ công lao người anh hùng. Đền đãđược Nhà nước ta xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. 

Đền thờ Phạm Ngũ Lão được xây dựng trên một khu đất cao ráo,thoáng đãng, rộng rãi. Cách đấy không xa là đền Mẫu, nơi thờ thân mẫuvà miếu thờ các bậc tiền bối của họ Phạm. Về phía đông, cách đền 500mét là đền thờ quận chúa Thủy Tiên, người con gái độc nhất của tướng

quân và ngôi chùa cổ kính. Đúng ra, đây là một cụm di tích  lịch sử gồmnhiều đền chùa, cảnh quan đẹp, vào những ngày lễ tế, nhân dân địa

 phương thường đến thắp hương, vãn cảnh. 

Lễ hội Phù ủng thường kéo dài trong 3 ngày, từ 11 đến 13 thánggiêng.

* Theo 60 lễ hội truyề n thố ng Việt Nam, Nxb KHXH, H, 1995.

Page 246: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 246/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

810

 Ngày 11 là đại tế Phạm Ngũ Lão và thân phụ ông, Phạm Tiên Côngtại đền chính và miếu tổ. 

 Ngày 12, lễ tế tại đền Mẫu và đền thờ quận chúa Thủy Tiên. 

 Ngày 13 là lễ rước tượng Thủy Tiên về đền chính với nghi thức độcđáo, tạo cho lễ hội Phù ủng một sắc thái riêng so với một số lễ hội khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. 

Tương truyền cô con gái độc nhất của Phạm tướng quân dung mạotuyệt vời nên được tuyển làm cung phi vua Trần. Nhưng nàng lại khôngcó con. Vì vậy, về sau nàng được cha gửi về quê sống và tu ở ngôi chùatại làng. Đó là lý do vì sao ngôi chùa này vừa thờ Phật lại vừa thờ cảquận chúa Thủy Tiên với đầy đủ nghi thức, lệ bộ như một ngôi đền.  

Lễ rước tượng Thủy Tiên về đền chính thờ Phạm Ngũ Lão trongngày hội phản ánh một quan niệm của dân gian về sự báo hiếu của mộtđứa con về thăm cha một gia đình vọng tộc. (Sau đó, tượng được lưu lạđến 2 tháng 3 mới có lễ rước tượng trở về nơi chốn cũ). 

Trước ngày lễ rước tượng, vị chức sắc của làng được cử ra thựchiện một số nghi thức: tắm tượng, thay y phục, sắp xếp tàn, lọng, kiệu,ngựa, đồ trang sức, lễ vật... giống như một  cuộc về thăm nhà của ngườiđang sống. Đường làng hôm ấy được trang hoàng cờ xí đủ màu từ chùa

và đền thờ Thủy Tiên cho đến đền chính. Từ sáng sớm ngày 13, dân làng và khách thập phương đã tề tựu tại

đền đông đủ và trên các ngã ba, ngã tư, nơi đám rước đi qua. Dẫn đầuđám rước là những chàng trai khỏe mạnh, nai nịt gọn gàng, trang bị giáogươm, chấp kích, côn trượng, đóng vai đội vệ sĩ bảo vệ và dẹp đường.Tiếp đó là đội múa rồng. Con rồng vàng lộng lẫy uy nghi cuộn mình theonhịp trống. Đội ngọc nữ gồm hơn chục cô gái mặc áo tứ thân nhiều màu,thắt lưng hoa lý, khăn nhiễu bóng láng, yếm đỏ, quần chùng, xếp hàngđôi, đầu đội mâm lễ vật gồm hương hoa, xôi chè, gạo nếp, gạo tẻ, trầucau, gấm vóc... để về dâng thân phụ. Trong mâm lễ vật đáng chú ý có hai

thứ, đó là đĩa muối và mấy củ gừng cùng hoa quả, trên phủ tấm lụa xanhthể hiện lòng biết ơn của con đối với cha mẹ đậm đà như “muối mặn,gừng cay”. 

Tiếp đến là chiếc kiệu sơn son thếp vàng có rèm lụa che, trong đặttượng quận chúa Thủy Tiên. Đi sau kiệu là con  ngựa hồng và nhữngngười phục vụ mang theo những đồ dùng cần thiết. 

Khi kiệu vừa được đưa ra khỏi đền còn phải quay lại vái Phật (bằngđộng tác chùng chân, khom người nhẹ nhàng hạ thấp kiệu xuống ba lần

Page 247: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 247/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

811

của những người khiêng) rồi mới lên đường. Trên đường đi, bao giờ kiệucũng phải rước qua đền Mẫu (ngụ ý rằng trước khi thăm cha phải ghéthăm bà nội). Nơi đây, những người khiêng kiệu cũng làm động tác hạthấp kiệu ba lần, dâng hương hoa, lễ vật, đốt pháo xong tiến về đềnchính.

Đám rước khi về đến nơi, dừng lại trước cửa đền, cũng thực hiện balần nâng kiệu lên và hạ xuống (hành động tượng trưng vái cha ba vái) rồisau đó mới dừng lại hẳn trước sân. Các lễ vật đưa vào dâng lên bàn thờ để cúng cha và tổ tiên, tế ba tuần hương, dâng ba tuần rượu ở trước tiền

đường. Sau đó, tượng quận chúa cùng các đồ lễ, ngựa hồng mới được

đưa vào hậu cung theo cửa nách của đền. Tượng của quận chúa ThủyTiên được đặt ở phía sau hậu cung cho đến ngày mồng 2 tháng 3 mớirước về nơi cũ. 

Hội đền Phù ủng, đặc biệt là đám rước quận chúa Thủy Tiên cònlưu giữ một số yếu tố kỷ cương phong kiến, đôi khi còn in rõ dấu ấn mêtín, nhưng nhìn chung ý nghĩa chủ đạo của lễ hội là lòng trân trọng nhớ ơn những bậc tiền bối có công đối với đất nước và dân tộc, đồng thờicũng phản ánh đạo lý, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam đối với bậcsinh thành, đối với cội nguồn của mình./. 

T.P - L.T.V

Page 248: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 248/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

812

Hội Phủ Giầy * 

Ngô Đức Thịnh 

Trong tâm thức dân gian người Việt Nam, bà Chúa Liễu đã đượcsuy tôn là Thánh Mẫu, là một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam.Huyền thoại về Bà được truyền tụng rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ miềnxuôi lên vùng núi. Hơn thế nữa, những huyền thoại này gắn với di tích

tôn thờ Bà ở khắp mọi nơi, mà phủ Giầy là trung tâm, gắn với các sinhhoạt tín ngưỡng - văn hóa, trong đó tiêu biểu nhất là hội phủ Giầy.

Phủ Giầy có tên cổ là Kẻ Giầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phong công chúa thì được gọi là  Phủ. Thực ra ở phủ Giầy có một hệthống kiến trúc liên quan tới Liễu Hạnh, đó là phủ chính, phủ Vân Cát và

lăng Chúa Liễu. 

Phủ chính là một kiến trúc khá qui mô, gồm ba lớp điện thờ, mặtđều quay về hướng nam, trước điện là giếng tròn và cột cờ, trên sân rộng

 phía trước có xây các nhà bia, nhà trống, nhà chiêng, kiến trúc kiểu bốnmái hai lớp. Chúa Liễu và hệ thống Tứ Phủ được thờ ở tòa điện trong

cùng, Mẫu Thượng Thiên hóa thân thành Liễu Hạnh thờ ở trung tâm, bêntrái là Mẫu Thoải, bên phải là Mẫu Địa, phía trước là Mẫu Thượng Ngàn(Nhạc Phủ). 

Tại làng Vân Cát, cách không xa phủ Giầy có kiến trúc phủ VânCát. Phía trước đền có hồ bán nguyệt, nối với bờ bằng cầu đá, chạm trổrất công phu. Phủ Vân có Ngũ Môn và bốn cung, trung tâm thờ ChúaLiễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải thờ Lý Nam Đế. 

Lăng Chúa Liễu nằm gần phủ Chính, được dựng bằng đá, kiến trúc

công phu và rất đẹp, độc đáo, xây dựng vào những thập kỷ nửa đầu thếkỷ này. Trung tâm lăng là ngôi mộ hình bát giác, mộ ở thế đất cao, có

 bốn cửa và bậc thang lên xuống. Xung quanh mộ, còn có tường vâyquanh theo kiểu lan can đá, lớp nào cũng có cửa vào ở bốn phía. Bốn góccủa lớp tường vây quanh và hai trụ cửa ra vào đều chạm đá hình nụ sen(60 nụ sen) lô nhô như một hồ sen đá. 1 

*Bài đã in trong Lễ hội cổ truyề n, Lê Trung Vũ (chủ biên)- Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1992). ở  đây chúng tôi có biên tập lại.1 Trần Lâm Biền Quanh tín ngưỡ ng M ẫ u Liễ u và đ iện thờ . Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật,

số 5-1990, trang 44-45.

Page 249: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 249/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

813

Ngoài hai phủ chính và lăng kể trên, xung quanh phủ Giầy còn cónhiều đền miếu bao quanh, như đền Khâm Sai, đền Công Đồng, đềnThượng, đền Quan, đền Đức Vua, đền Giếng, đền Cây Đa, đình ÔngKhổng... Tất cả quần thể kiến trúc ấy gần như tập trung trong phạm vi xãKim Thái, xưa là xã An Thái, thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, cáchthành phố Nam Định khoảng 15 km. Đó là vùng đồng bằng với nhữngcánh đồng lúa bát ngát, có những ngọn núi đá thấp nằm rải rác, làng mạctrù phú, có dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh co, tạo nên cảnh sắcthiên nhiên và văn hóa rất nên thơ.

 Người ta tin rằng Bà Chúa Liễu vốn là con gái của Ngọc Hoàng, vì

 phạm lỗi nên bị đầy xuống trần gian, thác sinh vào nhà họ Lê. Khi cấttiếng khóc chào đời, bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên, tới năm 18 tuổi thì gảchồng. Lấy chồng mới được ba năm thì hết hạn đầy, bị gọi về trời.

 Nhưng vì nhớ chồng con, Ngọc Hoàng lại phải cho nàng trở về hạ giới.Lần này trở lại, nàng thích vân du khắp nơi, gặp danh sĩ Phùng KhắcKhoan và họa thơ với ông ở Lạng Sơn và Hồ Tây; sau lại kết duyên vớimột thư sinh ở xứ Nghệ và giúp cho chàng đỗ đạt làm quan. Vừa lúc đónàng lại có lệnh về trời. Trái lệnh vua cha, một lần nữa nàng lại giángsinh. Lần này nàng không ở một nơi mà cùng hai thị nữ chu du thiên hạ.Thấy vùng Phố Cát là nơi phong cảnh đẹp, nàng hiển linh thành cô gái

 bán nước ven đường để trêu ghẹo, trừng phạt những kẻ ác, gia ân chongười hiền. Triều đình nhà Trịnh lúc đó cho là yêu quái nên đem quân,dùng pháp thuật để trừ. Hai bên đã dàn quân đánh nhau, đó là "Sùng Sơnđại chiến". 

Do lập mẹo quân triều đình có cơ thắng, nhưng vừa lúc đó đức Phậtra tay, giảng hòa, cứu Liễu Hạnh. Nàng được triều đình phong thần là NữHoàng Công Chúa rồi Chế Thắng Đại Vương. Từ đó Liễu Hạnh côngchúa không gây kinh sợ cho mọi người, mà luôn luôn   ban phát ân đức,được nhân dân tôn thờ là Thánh Mẫu1.

Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ 

Đó là câu nói cửa miệng của bất cứ người Việt nào dù họ sinh sốngtrên quê hương hay đã tha phương nơi đất khách quê người. Trong tâmthức dân gian, vua Hùng là Ông Tổ, nên "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba", còn Liễu Hạnh là Mẫu (Mẹ), Trần

1 Xem thêm Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, T ứ bấ t t ử , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,

1990.

Page 250: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 250/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

814

Hưng Đạo là Cha, cả dân tộc coi cộng đồng mình như một gia tộc, có tổtiên, cha mẹ.

Tháng ba, vào cuối tiết xuân, những người nông dân đang buổinông nhàn, rủ nhau mở mùa trảy hội. Từ muôn nơi người ta đổ về phủGiầy, nơi có phong cảnh non nước tươi đẹp, công trình đền miếu nguynga, nơi con người có thể cầu mong Mẫu mang lại những điều tốt lành,may mắn, tài lộc. Trong mười ngày hội phủ, người về dự tính tới hàngvạn, đứng trên non Gôi nhìn xuống, dòng người trảy hội rực rỡ áo quần,từ muôn ngả đổ về, trườn đi từ từ như con rồng uốn khúc trên thảm lúaxanh non đang thì con gái.

Xưa kia, hội phủ kéo dài trong mười ngày, bắt đầu từ 30 tháng hai. Ngày đầu hội là nghi thức cúng tế, ngày cuối hội rước Thánh Mẫu, ngoàira còn có các trò vui chơi dân dã khác. 30 tháng hai và mồng một tháng

 ba là ngày dành cho dân làng tế kỵ, từ ngày mồng ba trở đi là ngày quốctế, ngày tế của các quan chức hàng tỉnh, hàng huyện. Xưa, quan tổng đốchàng tỉnh vào làm chủ tế, rồi đến quan tri huyện cùng với chánh, phótổng cũng vào chủ tế hàng huyện và hàng tổng. Nghi thức tế lễ cũnggiống như nhiều cuộc khác, có các tuần dâng hương, dâng hoa, dângrượu... 

Tiêu biểu nhất trong hội phủ Giầy là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ

 phủ Chính lên chùa Gôi vào ngày mồng 6 và hội kéo chữ vào ngàymồng 7. Kiệu rước bát nhang Thánh Mẫu phần lớn do các bà, các cô đảmnhận, y phục rực rỡ, xúm xít dưới kiệu vàng, võng điều, cờ quạt, tán,lọng, phướn đủ màu rực rỡ tung bay trước gió lồng lộng vào tiết cuốixuân, đầu hè. Theo đoàn rước còn có đội nhã nhạc, bát âm. Các cô gáiđồng trinh của đồng quê được cử vào khiêng long đình, rước võng,khiêng kiệu, che tàn, che quạt, các bà trung niên thì cầm phướn, vác cờ,dẹp đường. Đoàn rước tiến bước giữa tiếng loa thét, rừng cờ phướn tung

 bay, trong đoàn thiện nam tín nữ đi trảy hội1 

 Nghi thức rước Thánh Mẫu giữa phủ thờ và chùa không phải chỉ

diễn ra ở phủ Giầy, nó phản ánh thực tế có sự giao kết giữa tín ngưỡngthờ Mẫu dân gian và Phật giáo. Trong huyền thoại về Chúa Liễu, trậnSùng Sơn thể hiện sự xung đột giữa Chúa Liễu và triều đình phong kiến,sau đó phải cần tới sự cứu giúp và can thiệp của đức Phật. Tương truyền,Chúa Liễu sau đó đã nhận mũ áo nhà Phật, noi theo Phật, chỉ làm việcthiện ban phát ân đức. Hiện nay, trong nhiều ngôi chùa thờ Phật Việt

1 Trọng Nội. S ự tích đứ c Liễ u H ạnh công chúa, Sài Gòn, 1959.

Page 251: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 251/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

815

 Nam đều có điện thờ Mẫu, theo kiểu tiền Phật hậu Mẫu. Sinh hoạt tínngưỡng Mẫu trở thành một bộ phận của sinh hoạt nhà chùa.

 Ngày 7 tháng ba là ngày hội kéo chữ, nét độc đáo nhất của hội phủGiầy. Theo lời kể của nhân dân địa phương thì sự tích hội kéo chữ nhưsau:

Thời hậu Lê ở thôn Đông Khê, tổng Đồng Nội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có một người kỹ nữ tài sắc tuyệt vời, đó là Phùng Thị NgọcĐài. Sau khi lấy lẽ hết ông Quận Công Ngà, đến Quận Công Hiển, NgọcĐài trở về ở xã Bảo Ngũ, huyện Vụ Bản là nguyên quán của ông QuậnCông Hiển. Năm 1623 vua Lê Thần Tông phong chức Thành Đông

Vương cho chúa Trịnh Tráng, chúa ra lệnh mở tiệc ăn mừng, cho tuyểnnhiều ả đào đẹp ở các địa phương tiến dẫn về Thăng Long để múa hátmua vui trong bữa tiệc.

 Ngọc Đài tuy đã góa chồng, nhưng nhan sắc xinh đẹp, kiều diễm,nên lần đó nàng cũng xin đi ứng tuyển. Trước khi lên đường, nàng đến

 phủ Giầy quì trước bàn thờ Thánh Mẫu và cầu khẩn: "nếu lần này đi màđược vua yêu, chúa dùng thì không bao giờ quên Mẫu, xin hứa làm cái gìđể ghi nhớ Mẫu mãi mãi về sau". Quả nhiên, lời cầu xin của Ngọc Đàiđược ứng nghiệm. Trong bữa tiệc, biết bao ca kỹ dung nhan tuyệt vời,giọng hát hay mà chúa Trịnh Tráng chỉ say đắm một mình Ngọc Đài. Sau

 bữa tiệc, nàng được vời vào dinh, được chúa sủng ái và phong cho chứcVương Phi. 

Thời kỳ Ngọc Đài làm Vương Phi trong phủ chúa thì cuộc xung độtTrịnh -  Nguyễn nổ ra dữ dội hơn, chúa Trịnh ra lệnh bắt phu về ThăngLong xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, phòng chúa Nguyễn tấncông.

Trong số phu bị bắt về Thăng Long, có những người quê ở Vụ Bản.Bà Vương Phi biết tin này nên tìm cách cứu giúp dân phu của quê hương

 bản quán mình, nên đã mật báo cho dân phu khi về tới Kinh chỉ mặc áorách và ăn cháo cám mà thôi. Một hôm chúa và cung phi cùng đi thị sátdân phu, chúa thấy đám phu ngồi ăn cháo cám. Chúa hỏi mới biết làngười Vụ Bản. Nhân lúc đó, Vương Phi tỏ ra buồn rầu, khiến chúa Trịnhvặn hỏi. Khi được biết dân phu đó chính là người cùng quê với VươngPhi, chúa Trịnh tức khắc ra lệnh miễn phu cho họ, cấp lương thực, quầnáo về quê quán làm ăn, sinh sống. Hơn thế nữa, chúa còn cấp lương thựcvải vóc cho toàn bộ dân làng Bảo Ngũ, làng Vương Phi đã ở trước khi

Page 252: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 252/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

816

vào cung. Ghi nhớ công đức đó, nay dân làng thờ Vương Phi là ThànhHoàng làng1.

Sau khi nhận được gia ân của chúa Trịnh, Vương Phi muốn làmđiều gì đó để lại ghi nhớ sự phù trợ của Thánh Mẫu nên dặn dân làng phủGiầy là cứ sau ngày rước Mẫu từ phủ Chính lên chùa Gôi, thì dân làngđem xẻng, cuốc, mai, thuổng đến trước phủ Giầy vứt ngổn ngang xuống

đất, tỏ ý nhờ linh ứng của Thánh nên dân làng không phải chịu cảnh nhọcnhằn phu phen, rồi xếp người thành hai chữ "Cung tạ". 

Từ đó về sau, năm nào cũng có tục kéo chữ. Trước kia, hàng nămcứ tới ngày này mỗi tổng trong huyện Vụ Bản góp 10 phu cờ tuổi từ 20

tới 35 tới dự hội. Cả huyện có mười tổng, gộp thành 100 phu cờ. Ngoàira còn có một số tổng khác, như Mỹ Lộc, Bình Lục, nhưng vẫn nhớ tụccũ, cũng góp thêm người vào cuộc hội này. 

Phu cờ ăn mặc đồng phục, áo cánh vàng, quần trắng, đầu đội khănđen, có phủ dải lụa vàng ra ngoài, đi chân đất. Mỗi người còn vác mộtcây gậy dài bốn, năm thước, trên đầu gậy buộc một cái ngù bằng lônggà, các đốt gậy đều dán vòng giấy màu xanh, đỏ có tua. Chỉ huy toàn bộnhững phu cờ là Tổng cờ. 

Đoàn phu cờ hẹn tập trung tại một địa điểm nào đó, rồi lần lượttheo chỉ huy của Tổng cờ đi hàng đôi tiến vào khoảng đất rộng trướcPhương Du của phủ Chính. Khoảng trưa, có lệnh Tổng cờ cho phu cờ chuẩn bị đến giờ xếp chữ (ngả chữ). Giữa tiếng trống cái, trống con gõliên hồi rộn rã, theo cờ lệnh trong tay Tổng cờ, các phu cờ tiến lùi đứnglên, ngồi xuống thành hình chữ. Khi ngồi xuống, các phu cờ vứt gậyxuống đất, như mô phỏng lại tục vứt cuốc, xẻng xưa của dân phu trướcđền Thánh Mẫu. Việc xếp chữ gì là do những người tổ chức hội hàng

năm qui định, nhưng thường là "Mẫu Nghi Thiên Hạ" (Đức mẹ của muôndân), "Thiên hạ thái bình", "Thạch cập sinh dân" (1938), "Vân hành vũthi" (1939).

 Nói tới hội phủ Giầy ngày giỗ Thánh Mẫu không thể không nói tớihình thức hát văn và hầu đồng. Đây là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng -

văn hóa tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Xưa kia, trong nhữngdịp này, trong và ngoài đền phủ Chính, phủ Vân Cát, người ta tổ chức hátvăn chầu và cùng với nó là lên đồng. Đây là hình thức diễn xướng tổnghợp giữa âm nhạc, hát, thờ cúng, nhảy múa. Ban văn chuyên tấu nhạc vàhát văn chầu theo làn điệu và bài bản riêng, sao cho phù hợp, ăn khớp với

1 Trọng Nội. Sách đã dẫn .

Page 253: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 253/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

817

người lên đồng. Hát văn có làn điệu riêng, độc đáo, nhưng trong đó cũngthu hút nhiều hình thức dân ca khác, như ca trù, trống quân, quan họ, cảilương... Người lên đồng để cho hồn các thần linh của tín ngưỡng Tứ Phủnhập vào thân xác mình, rồi làm các nghi lễ trước bàn thờ, ăn mặc, nhảymúa, phán truyền theo tư cách và địa vị của thần linh ấy. Đó là các vịthần thuộc hàng các Thánh Mẫu, Quan lớn, các Chầu, các ông Hoàng,các Cô, Cậu... Xưa kia, trong các ngày hội hình thức lên đồng bị lợidụng, mang nặng tính mê tín, buôn thần, bán thánh, nên ngày nay bịchính quyền địa phương hạn chế nhiều. 

Trong những ngày hội, nhân dân còn tổ chức nhiều hình thức vui

chơi khác như xem hát tuồng, hát chèo, trống quân, kể cả hát xẩm, ca trù,các hình thức thi đấu mang tính thượng võ, như vật, múa võ, kéo co,đánh cờ, chọi gà... 

 Ngoài các nghi thức tế, rước sách, kéo chữ, xem biểu diễn..., hội

 phủ Giầy còn là ngày hội Chợ. Nơi đây, trong ngày hội, người ta bày báncác sản phẩm của địa phương, người đi xem thường là tiện dịp mua sắmthêm vài thứ vật dụng trong ngày hội. Hội không chỉ là sự thể hiện đờisống tâm linh, thưởng thức sinh hoạt văn  hóa mà còn thúc đẩy hoạtđộng kinh tế, thương mại. 

Các mặt hàng bày bán thật đa dạng, phong phú, từ cái kim, sợi chỉ,

chiếc cần câu, lưới, vó, dậm, nơm để đánh bắt cá. Các loại giường, tủ, bàn, ghế sản phẩm của làng mộc La Xuyên kề cạnh, các loại giầy, dép,

các loại đồ đan, áo tơi. Các mặt hàng sơn mài của phủ Giầy vốn có tiếngtừ lâu, các loại gỗ khảm trai, các bức hoành phi, câu đối cũng được bánngoài chợ trong ngày hội. 

 Nói tới đi hội không thể không thưởng thức các món ăn, nhất là cácmón đặc sản địa phương, mà ở phủ Giầy nổi tiếng là món thịt bò tái,tương gừng, rất hợp vị với tiết trời tháng ba. 

Vui hội như vậy, nên người nào đã trẩy hội phủ Giầy một lần là cònmuốn đến nữa: 

Còn trời còn nước còn non 

 Mồng năm rước Mẫu ta còn đi xem 

 Ai về nhắn chị cùng em 

 Bảo nhau dắt díu đi xem hội này./. 

 N.Đ.T 

Page 254: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 254/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

818

Page 255: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 255/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

819

Hội đền quan lớn Tuần Tranh* 

Toan Ánh

ở   Ninh Giang, ngay ven bờ sông Tranh có đền thờ  Quan lớnT uần Tranh. 

Quan lớn Tuần Tranh là danh từ dùng để gọi một cách kính cẩn vịthần trông coi khúc sông này. 

Hàng năm vào ngày 25 tháng hai âm lịch, tại đền có mở hội, vàđược khách thập phương kéo tới lễ bái rất đông, nhất là giới phụ nữ. Gọi

là mở hội, nhưng thực ra, chỉ có lễ bái, không có rước xách như tại cáchội hè đình đám khác. Việc lễ bái tại đền Quan lớn T uần Tranh do cácông Đồng bà Bống cử hành, và những người tới lễ bái phần nhiều lànhững người có đồng, họ tới đền để hầu bóng. Suốt từ ngày hôm trước,các con hương đệ tử đã kéo nhau tới với khăn chầu áo ngự, luân phiênnhau ngồi đồng hầu bóng ở trước bàn thờ chính cũng như trước những

 bàn thờ phụ. Tiếng đàn chầu văn xen lẫn tiếng hát ồn ào từ trong đền đếnngoài sân.

Cũng có những người tới đền xin thẻ như tại các đền miếu khác.  

Thần tích 

 Ngày xưa ở Xã Lạc Giục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (HảiHưng) có hai vợ chồng nhà kia đã nghèo khó lại hiếm hoi, phải đi làmthuê cuốc mướn kiếm ăn. 

Một hôm, hai vợ chồng cuốc vườn nhặt được hai chiếc trứng.Tưởng là trứng chim, hai vợ chồng mang về ủ ấp, nhưng về sau nở ra haicon rắn. 

Thấy là rắn, vợ muốn giết, nhưng chồng bảo: Có lẽ đây là trời chochúng ta để khuây cảnh già. 

Thế là hai vợ chồng giữ lại hai con rắn để nuôi. 

Hai con rắn quấn quít hai ông bà già, nhưng phải cái hay ăn gà,mà cặp vợ chồng già này lại nghèo, lấy đâu gà cho chúng ăn! Ông chồng phải đi ăn cắp gà về nuôi hai con rắn. Nhưng không lẽ cứ ăn cắp mãi, e

* )Theo: N ế  p cũ: H ội hè đ ình đ ám (quyển thượ ng)- tái bản, Nxb tp HCM- 1992.

Page 256: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 256/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

820

người ta biết trình quan thì phải tội. Sau cùng hai vợ chồng đành đem vứthai con rắn xuống sông Tranh. Chỗ vứt rắn xoáy sâu thành vực. 

Một hôm có bà công chúa đi thuyền qua đó, thuyền bị nước xoáykhông đi được. Hỏi thăm biết chuyện, bà công chúa cho đòi hai vợ chồngông già tới. 

Bà già lấy hai nắm cơm vứt xuống sông và khấn:

“Các con có thương mẹ thì đừng xoáy nước nữa kẻo mẹ phải tội”. 

Bà lão khấn xong thì sóng cũng yên. Thuyền bà công chúa liền điđược. 

Từ đó dân quanh bến, hoặc những thuyền bè xuôi ngược qua đây,nếu gặp sóng gió đều khấn cặp rắn, sóng gió sẽ êm. Ai có cầu khẩn điều

gì cũng được linh ứng.  Người ta liền lập đền thờ ở bên sông. Khách buôn bán đi qua đều

vào đền lễ cầu được may mắn, nhất là đối với những người buôn sôngbán bè.

Thỉnh thoảng những đêm sáng, trăng suông, có người trông thấymột thanh niên mũ áo từ trong đền đi ra. Người ta liền kháo nhau đó làQuan lớn Tuần Tranh! 

đền Quan lớn Tuần Tranh rất linh thiêng.

Về sau có quan phủ Ninh Giang là Trịnh Thường Quân có nàng

hầu rất xinh đẹp. Một hôm bà này đi chơi thuyền ở sông Tranh bỗng cómột người ở dưới nước lên đòi lấy làm vợ, nhưng bà ta không chịu.  

Đêm hôm ấy bà ta lại nằm mơ thấy người ấy vào trong buồng xin

cưới. Thức dậy, bà thuật lại giấc mê cho quan phủ nghe. Quan phủkhuyên bà phải đề phòng. 

Từ ngày đó bà ít đi ra ngoài, nhất là không đi thuyền ở trên sôngnữa, nhưng một ngày kia, quan phủ nhân có việc quan phải đi vắng, ở nhà bà bị thần sông lên bắt mất. 

Lúc quan phủ trở về, mất vợ ông hàng ngày ra bờ sông Tranh tìmvợ. 

Tương truyền rằng về sau, quan phủ làm đơn kiện dưới âm phủ,Diêm Vương tra xét, Quan lớn Tuần Tranh đã bị trừng phạt, bị đổi đi mộtnơi biên trấn xa, và các cụ thuật lại rằng tr ên dòng sông Tranh khi Quan

lớn Tuần Tranh  ra đi, người ta thấy một con rắn lớn, giống như con

Page 257: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 257/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

821

thuồng luồng dẫn một đàn thuồng luồng nhỏ kéo nhau về phương Bắc,lặng lẽ lội trên mặt nước, không sóng, không gió. 

Theo lời dân địa phương nói lại từ ngày đó, đền Quan lớn TuầnTranh không còn được linh thiêng như trước. 

Mặc dầu vậy, hàng năm tới ngày 25 tháng 2 âm lịch, tại đền vẫnmở hội, các các con hương đệ tử vẫn kéo nhau tới hầu bóng và lễ bái.Thánh vẫn ốp đồng, và người ta vẫn xin bùa xin thẻ, và có khi   có cảngười bệnh tới chữa bệnh.

Trong suốt ngày hội, đền tấp nập khách hành hương cùng vớinhững ông Đồng bà Cốt áo ngự khăn chầu./. 

T. A

Page 258: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 258/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

1

Hội Quang Lang

Trần Thanh Phượng 

Thuỵ Hải nằm chạy dài 3 km dọc theo bờ biển Đông, phía bắcgiáp Thuỵ Xuân, phía nam giáp Thuỵ Hà, phía tây giáp hai xã ThuỵLương và Thuỵ Trình, cách thị xã Thái Bình 35 km dọc theo quốc lộ217. Thuỵ Hải gồm ba thôn Quang Lang, Tam Đồng và Hộ Đội. 

 Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và làmmuối. Ngoài ra còn chế biến hải sản và làm các nghề khác, nhưng tỷ lệ

này chiếm con số không đáng kể so với số nhân khẩu hiện có.Theo truyền thuyết xưa kể lại thì Thuỵ Hải xưa nay thuộc về Quang

Lang trang, huyện Thuỵ Vân, tỉnh Thái Bình. Dân Cao Mại xuống cư trútừ thời Ngô Vương Quyền. Hiện nay làng Quang Lang vẫn còn sắc

 phong thờ Quảng Lợi Đại Vương phò vua dẹp loạn 12 sứ quân.

Cũng có truyền thuyết cho rằng: Lý Bôn sinh ở chùa Từ Tâm, sauđánh thắng quân Lương, vua đổi thành "Hưng Quốc Tự". 

Truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian lại cho rằng: Từ lâu lắmrồi, khi Quang Lang xưa còn là gò đống, người Cao Mại đi làm khắp

nơi và trôi dạt về đây. Thấy bờ biển Quang Lang dài rộng, cá tômnhiều, đã hợp nhau lại lập nên làng đánh cá. Một lần họ ra biển từ rấtsớm, thả lưới và khi kéo lên chỉ thấy một bức tượng bằng gỗ xấu xí.Dân đánh cá liền vứt đi. Dăm bảy lần vẫn cứ như thế, họ cho là điềm lạliền đem bức tượng về làng và lập miếu thờ. Từ đó, mỗi khi ra biển đềuthuận buồm xuôi gió, cá tôm đánh được nhiều hơn. Tin vào điều mìnhthờ phụng, dân Quang Lang liền tôn thần miếu là “Thánh" và lập nênlàng cá Thuỵ Hải - Quang Lang ngày nay. Người Quang Lang vẫntruyền tụng câu sấm sau đây: 

Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai1 

 Kìa sông Diêm Hộ, nọ ngòi Quang Lang 

 Bao giờ Bạch Mã quá giang  

1 Theo Đào Hồng, Bảo tàng Thái Bình 

Page 259: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 259/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

2

Thì trai huyện Thuỵ nghênh ngang công hầu 

Và câu đối trong từ đường họ  Nguyễn cũng chép rằng: 

Trà giang tự tích đồng niên hội1 

 Lang lĩnh vu kim vĩnh thế xương  

Theo các số liệu khảo cổ học đã tìm được thì Thuỵ Hải nay vàQuang Lang xưa đã có từ thế kỷ thứ IX. 

Dù truyền thuyết dân gian hay lịch sử thì thực tế vẫn chứng minhrằng: Thuỵ Hải nay - Quang Lang xưa là một miền quê có chiều dày lịchsử- văn hoá hết sức điển hình của vùng biển Thái Bình.  

Đặc biệt, Thuỵ Hải là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân gian gắn liền vớiquá trình hình thành và phát triển của ngươì dân nơi đây! Đó là hội múaông Đùng bà Đà và truyền thuyết về bà Chúa Muối, hội rước nước và reoống mang đậm sắc thái văn hoá của những cư dân miền biển. Trongnhững ngày lễ này, người dân Thuỵ Hải lại được tắm mình trong nhữngnghi lễ truyền thống của cha ông và truyền đến cho cháu con bức thôngđiệp mới về lối sống văn minh, hiện đại và tiến bộ. 

 I. Hội múa ông Đùng bà Đà và truyền thuyết về bà Chúa Muối. Vào khoảng giữa thời Trần, tại trấn Nam Định, đạo Sơn Nam,

huyện Thuỵ Vân, tại Quang Lang trang có đôi vợ chồng Nguyễn Hiếu vàBằng Thị chuyên nghề đánh cá và làm muối, nối đời tu nhân tích đức.

Một hôm có ông thày địa lý người Tàu xin vào nghỉ trọ tại nhà Bằng Thị.Vợ chồng họ Nguyễn tiếp đãi rất nồng hậu. Thầy cảm động lắm, hứa sẽlàm phúc để trả ơn. Ông khuyên Nguyễn Hiếu hãy đem mộ tổ mình tángvào núi Nga Mi. Họ Nguyễn vui lòng làm theo, rồi chuyện ấy cũng quamau. Thời gian dần trôi, vợ chồng Nguyễn Hiếu cũng quên mất câuchuyện về ông thầy địa lý nọ. Một hôm, bà Bằng Thị đang nằm ngủ bỗngthấy ánh trăng rực rỡ chiếu vào qua song cửa nơi bà đang nằm. Bằng Thị

 bỗng có mang. Đến ngày rằm tháng giêng năm Giáp Thìn - đủ ngàytháng bà sinh được một người con gái xinh đẹp vô cùng. Vợ chồng

 Nguyễn Hiếu nhớ tới ánh trăng đêm nào và đặt tên cho con là Nguyệtảnh. Càng lớn, Nguyệt ảnh càng xinh đẹp. Nàng thích đọc sách, thích

theo cha mẹ ra đồng để được xem làm muối. Điều rất lạ là mỗi khi nàngđi tới đâu thì trên đầu nàng cũng xuất hiện một đám mây che như chiếcnong trời. Vì thế việc làm muối của Diêm dân hết sức khó khăn. Songthân thấy vậy liền sắm cho con một chiếc thuyền để nàng đi buôn muối.

1Theo Đào Hồng, Bảo tàng Thái Bình.

Page 260: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 260/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

3

 Nguyệt ảnh bán muối rất thuận. Số tiền kiếm được, nhà nào khó khănnàng đều nói với cha mẹ giúp đỡ cho một ít. 

Một buổi, thuyền của nàng ghé bến Thăng Long. Quan quân thấytrên nơi thuyền đậu có đám mây lạ, nhìn sắc diện nàng thấy đẹp đẽ, liềnvào tâu vua. Trần Anh Tông ra chiếu mời vào. Nhìn ngắm nàng vua thấyđẹp lòng lắm, liền phong làm Đệ Tam Cung Phi. Nguyệt ảnh được vuasủng ái, xe loan gối phượng không rời. Rồi nàng có thai. Nhà vua mộngthấy có người dâng cho mình trái đào. Quần thần đều đoán là điềm lành!Vua sắp có Thái tử. Tin ấy làm chánh cung hoàng hậu lo sợ. Ngoài mặt

 bà tỏ ra vui mừng nhưng trong lòng lại tìm cách ám hại. Hoàng hậu đixem bói. Quỷ cốc tiên sinh gieo quẻ rằng: Thái tử sẽ càng thông minhsáng láng hơn nếu đầu cửa ngòi Quang Lang được khơi thông sâu hơn.

Hoàng hậu về tâu vua hãy lấp ngòi Quang Lang để mai sau Thái Tử sẽmẫn cán và trở thành một vị vua hiền. Vua tin theo, hạ chiếu lấp ngòiQuang Lang.

Bấy giờ Nguyệt ảnh phần vì xa nhà lâu ngày nhớ mẹ cha, nhớ quê biển, phần biết rằng hoàng hậu không ưa mình liền xin phép được về quêthăm phụ mẫu. Vua cho là phải liền rước nàng về quê, cũng có ý để chonàng dưỡng thai. Nhưng về quê chưa được bao lâu thì Nguyệt ảnh lâm

 bệnh. Uống thuốc cũng không qua, tế thần cũng không khỏi. Tới ngày 14tháng tư, nàng đang nằm trên giường, nhìn thấy có lũ trẻ nô đùa, bỗngcười lên một tiếng rồi mất. Biết tin vua Anh Tông rất đau buồn liền

phong sắc cho nàng mĩ tự: "Từ y, Thái hoà đệ tam cung phi linh ứng tônthần" sai quan quân về Quang Lang trang làm lễ an táng, sức cho dân lênkinh đô lấy mĩ tự về thờ. 

Từ đó, cứ đến ngày 14 tháng tư hàng năm Quang Lang trang có lệtế Nguyệt ảnh bằng tục múa ông Đùng bà Đà - Một trong những trò múacổ sơ nhất của dân tộc Việt. 

Xưa, Quang Lang có 8 giáp. Mỗi giáp phải làm một hình nộmngười đàn ông cao chừng 6 thước, mặt vuông, quét màu đỏ. Một hìnhnộm đàn bà, mặt tròn quét màu trắng. Cả hai hình nộm này đều được làm

 bằng tre gọi là "tre hóp". Trên mỗi mặt đều vẽ mắt, mũi, mồm. Sau khi

làng làm lễ tế thánh, các ông Đùng bà Đà này nhảy múa từng đôi trướcsân đình rồi làm động tác "chập chập chinh chinh” sau đó từng đôi lắc lư,đuổi nhau chạy khắp các đường ngõ trong làng, lúc thì nhảy múa lúc thì"chập chinh" vào nhau. Đôi khi có cả trống, thanh la não bạt gõ phụ hoạ.Dân làng và trẻ con lấy làm thích lắm. Còn trong làng thì nhà nhà sắp cỗ.Có cỗ khoai lang, dưa chuột, chuối và ngô luộc....hay các vật phẩm nông

Page 261: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 261/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

4

nghiệp khác để cúng ông Đùng bà Đà cầu cho sự may mắn, sinh con đẻcái vuông tròn, làm ăn thịnh vượng. Xong lễ, chia quà cho cả nhà cùng

ăn lấy may.  Ngày nay để phù hợp với nhịp sống thời đại, hội múa ông Đùng bà

Đà tại chùa Tam Đồng chỉ gồm có hai hình nộm lớn tượng trưng cho ôngĐùng và bà Đà, hai hình nộm nhỏ tượng trưng cho hai trẻ, một trai, mộtgái.

Khi mặt trời sắp lặn là lúc người ta làm lễ tế ông Đùng bà Đà. Sauđó rước hình nộm từ chùa ra phủ chúa. Dân làng chạy theo rất đông và aicũng cố rứt cho được một nan tre trên các hình nộm. Có người cầu kỳhơn thì cố "xin" cho được đôi bông tai của bà Đà - một đôi bông tai bằnghoa bọ gà (một loại hoa mọc rất nhiều trên gò đất cát quanh làng). Đem

hoa hoặc nan đã rứt được ấy về nhà người ta tin rằng sẽ xoá được tà khí,trẻ nhỏ sẽ ngủ yên giấc, người đi biển

làm muối sẽ dễ dàng hơn... 

Hội múa diễn ra trên hai tiếng đồng hồ (chưa kể thời gian tế lễ).Mọi người hoà tâm hồn vào một ý nghĩa hướng thiện, phồn thịnh, mongmuốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với từng cá nhân, từng gia đình vàcả cộng đồng làng xã. Trải qua hàng trăm năm, trò múa ông Đùng bà Đàvẫn được duy trì tại Quang Lang trang xưa và nay với mục đích hướngvề cội nguồn - văn minh- tiến bộ dưới một hình thức hoàn toàn tự nguyện.

 II. Hội reo ống và rước nước. Cùng với múa ông Đùng bà Đà, vào ngày 26 tháng giêng sau Tết

 Nguyên đán, dân Quang Lang lại nô nức vào hội rước nước với trò Reoống - hội lễ cầu may đặc biệt cổ xưa của những người dân biển.  

Theo người dân nơi đây kể lại thì ngày 26 tháng giêng là ngày giỗcủa Đông Hải đại vương - ông tổ nghề cá. Trước hội lễ nhiều ngày,những gia đình ngư dân đã chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ long trọng nàycủa mình. Những cây tre luồng được lựa chọn hết sức kỹ lưỡng: đốt tređều, thân phải thẳng, già và không  sâu mọt. Người được chọn đi reo

trong ngày hội là những người đàn ông khoẻ mạnh, khéo léo có nhiềukinh nghiệm và thành tích trong nghề đánh cá. Trước đó họ phải "chaytịnh" vài ngày. Các đội kheo cũng được chọn người, làm kheo và tiếnhành một vài thủ tục quen thuộc của người đi biển. Vào hội, hình thứcrước nước hết sức được chú trọng. Ngoài các nghi lễ thông thường: dânghương hoa, lễ thánh, tế nam quan, nữ quan, trong đội hình rước nước còn

Page 262: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 262/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

5

có đoàn cà kheo đi theo kiệu. Đó cũng là những chàng trai khoẻ mạnh vàhết sức khéo léo. Trên những đôi kheo dài, họ đi lại như không và trình

diễn trò đi kheo trên biển. Đám rước đi từ đình làng tới cửa ngòi QuangLang thì dừng kiệu, 32 người đàn ông khỏe mạnh bước xuống thuyền với32 ống bương dài để đi reo1. Họ chia làm hai nhóm dọc theo hai bên bờ sông tiến dần ra biển. Chỉ với một ống bương dài, một cây sào nhỏ họvừa lái điều chỉnh sao cho ống luồng cân bằng đi đúng hướng và dichuyển thật nhanh trên biển, vừa phải đi đúng đội hình để dồn đánh cá.Họ ngồi trên cây luồng gần như ở tư thế xếp   bằng. Sau một tín hiệu"cheng" (khi đến vùng biển đã định) họ cùng quăng lưới đánh cá. Đây làthời điểm hết sức quan trọng. Nếu một trong số họ để xảy ra sự cố nhưlật reo, ngã bương thì đám rước coi như không đạt. Lúc này trên hàng

trăm thuyền lớn nhỏ, cờ xí rợp trời: tiếng tù và, tiếng trống, tiếng hô vangcổ vũ cho các reo, tưởng làm rung lên cả một vùng biển rộng. Tới vùngnước sâu nhất, xa nhất họ dòng ống bương múc nước ở nơi mà họ cho làsạch nhất rồi cùng thu reo đem nước về chùa dâng lên Long Hải đạivương. 

Hội reo ống và rước nước ở Quang Lang - Thuỵ Hải có một quátrình phát triển khá lâu dài. Từ reo ống, reo chủ đến reo ty. Thời kỳ đầuchỉ là đi reo với những cây luồng, hoặc tre. Sau đó là các tàu, thuyền nhỏđến những tàu lớn trọng tải hàng vài trăm tấn. Hiện nay, Quang Lang vẫncòn trên 100 nhân khẩu đi đánh cá bằng reo ống. Bên cạnh đó hàng trăm

tàu đánh cá lớn nhỏ vẫn ngày ngày sống cùng biển cả. Dẫu vậy, cứ vàongày 29 tháng giêng từ năm này qua năm khác, đời này tiếp nối đời khácdân Quang Lang - Thuỵ Hải vẫn rất tự hào được ngồi trên những câyluồng dài đi ra biển trong ngày hội truyền thống của mình.  

1Theo Nguyễn Thanh - Lễ hội trình nghề reo ống của làng Quang Lang - T/cVHDG số 

2/1996. Reo ống vốn là một nghề  đánh cá trên biển của ngư dân Quang Lang đã đượ ctruyền từ lâu đờ i. Theo truyền ngôn thì nghề này có từ mấy trăm năm về trướ c. Thuở xưa,do nhân lực ít, phươ ng tiện thiếu, khi đánh những tía cá lớ n vớ i diện rộng hơ n 10 sải lướ igiăng, ngườ i dân Quang Lang đã sáng tạo ra cách đánh bắt cá biển độc đáo bằng hình thức

reo ống lùa cá vào lướ i. ống đượ c tạo bằng những thân cây luồng to dài 16 thướ c ta (6,5m).

Ngườ i đi reo ống ngồi, hoặc đứng trên ống vớ i chiếc sào tre dài hai sải thông vai (khoảng

hơ n 4m) đập đều hai đầu sào xuống mặt nứơ c vừa đẩy ống đi theo hướ ng đã định vừa gâychấn động mặt nướ c để lùa cá vào lướ i. Thông thườ ng một đoàn reo ống đánh lướ i gồm 2thuyền vớ i trên dướ i 30 ngườ i. Mỗi thuyền chở 6 ống đặt hai bên mạn thuyền mỗi bên 3

ống. Khi lùa ống từ thuyền xuống mặt biển ngườ i reo ống ngồi quặp hai chân vào ống, tay

cầm sào. Ngườ i trên thuyền lùa ống đẩy xuống mặt biển. Cả ngườ i cả ống vớ i một trọng lực

lớ n vỗ mạnh xuống mặt nướ c. Khi ống rờ i khỏi thuyền, ngườ i điều khiển ống hoàn toàn chủ 

động ngồi, hoặc đứng trên ống tay cầm sào đập nướ c và đưa ống lượ n cùng đội hình, vòng

tròn thu hẹp dần dồn cá vào lướ i.

Page 263: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 263/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

6

Về Thuỵ Hải ngày nay - Quang Lang xưa ngoài việc thưởng thứcnhững món ăn đặc sản của một vùng quê biển như gỏi cá, gỏi nhệch, tôm

hùm... được xem trò múa ông Đùng bà Đà và hội reo ống rước nước,khách hành hương còn được thăm chùa Hưng Quốc, miếu Ba Thơn, thamkhảo cách làm muối bằng nồi nan, nước lãi kề trên bếp ông đồ rau nặn

 bằng đất sét của người Quang Lang xưa... thăm cồn Đen xinh đẹp, thảhồn trong hoàng hôn, nghe biển rì rào sau ngàn sú vẹt, hoà mình vào sựđi lên của một thị trấn cảng Diêm Điền trong nhịp sống đất nước và nghekể mãi về hội lễ dân gian của một vùng quê biển./. 

T.T.P

Page 264: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 264/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

829

Hội làng Quảng Bá 

Nam Hà

Quảng Bá là một làng cổ nằm trên bán đảo ven phía đông Hồ Tâythuộc xã Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Dân làng có nhiềunghề, xưa nghề chính là trồng hoa, tuy không nổi tiếng bằng làng NghiTàm cạnh đó và trồng rau, nuôi cá. Trước đây, Quảng Bá có đặc sản ổi

nổi tiếng Hà Nội: "ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây". Đình Quảng Bá thờ PhùngHưng làm thành hoàng. Đây là một ngôi đình đẹp. Mặt đình quay ra HồTây bát ngát. Năm 1962, Bác Hồ đã về thăm làng và nói chuyện vớinhân dân ở đình. Bác khuyên nhân dân giữ vệ sinh, đào giếng để lấynước sạch. Hiện nay, bên phải cửa đình dân làng có dựng một đài nhỏ đểthờ Bác và có ghi lại lời Bác căn dặn nhân dân vệ sinh phòng bệnh. Ngayhai bên cổng đình là đôi câu đối ghi chiến tích của Bố Cái đại vương trênđất Quảng Bá: 

 Đường Lâm phát tích anh hùng nghiệp 

Quảng Bá trường lưu miếu mạo tôn 

 Nghĩa là:

(Đất) Đường Lâm nơi phát tích nghiệp anh hùng 

(Đất) Quảng Bá miếu thờ trải muôn đời con cháu 

Trong ký ức những người dân ở đây vẫn còn những địa danh hồiPhùng Hưng đóng quân, mặc dù những di tích đó ngày nay không cònnữa, đó là: gò Lá Cờ, bãi Bến Chung, gò Quần Ngựa, gò Đống Bắn... 

Hội làng hàng năm mở vào ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.Mùng 10, cụ từ và ban tế sửa soạn lau dọn đồ thờ tự, các trai đinh quétdọn sân đình, cắm cờ, lắp kiệu, trang hoàng thuyền rước, dọn sạch conđường từ đình tới hồ theo lộ trình rước kiệu. Các cụ kể lại trước đây ngàyhội được tổ chức rất to. Đám rước kiệu đi dài hàng nửa cây số. 

Sáng ngày11, ban tế làm lễ trong đình rồi chuẩn bị rước nước.Trong hậu cung có thờ Phùng Hưng và hai bên mỗi bên ba tướng tâm

 phúc của ông. Vì thế, đám rước có bảy kiệu bát cống với một long đìnhrước nước, một kiệu rước hòm sắc, lư hương và mâm bồng để thanh

 bông hoa quả. Đoàn rước kiệu đi trong trống giong cờ mở rợp trời, từ

Page 265: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 265/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

830

đình vòng ra vực để lấy nước. Đây là một cái vực rất sâu ở giữa Hồ Tây,nước trong vắt. Vực nước đó ở quá khu hồ bơi Quảng Bá ngày nay. Đếnhồ, đám kiệu dừng lại. Cạnh bến, năm chiếc thuyền trang hoàng lộng lẫyđã chờ sẵn. Ông chủ tế kính cẩn thắp hương rồi bưng chiếc chóe trênlong đình  bước lên thuyền cùng hai ông bồi tế. Ban tế lần lượt xuống bachiếc thuyền sau, mỗi thuyền có sáu trai bơi, thuyền còn lại dành cho

 phường bát âm và người đánh trống. Khi xuất phát, thuyền chủ tế đi đầu.Ra đến vực, chủ tế múc nước vào chóe. Sau đó, cả đoàn thuyền lần lượtquay về bờ. Chóe nước được đặt vào long đình rồi cả đám rước đi vòngra đường cái để quay về đình. Lúc này đã là giữa trưa, chóe nước được

dâng vào hậu cung và lễ tế bắt đầu. Trong đình đã bày sẵn đầy đủ lễ vật:làng có ba giáp, giáp An, giáp Thọ và giáp Lễ. Mỗi giáp phải tiến lênđình một con lợn và một mâm xôi. Hàng năm, mỗi giáp được quản lý sáusào ruộng (gọi là ruộng oản) do trưởng giáp nhận làm hoặc phân côngngười làm. Đến ngày hội 11 tháng 2 hàng năm, người nhận ruộng phải

 biện xôi và lợn ra đình cúng Thánh. Khi lễ vật chay mặn đã đầy đủ, bantế bắt đầu làm việc. Ban tế có 13 người trong đó có 1 chủ tế, 10 bồi tế và2 xướng tế.

Một tuần hương dâng lên mở đầu cuộc tế, sau đó là 3 tuần rượu vàmột tuần trà. 

Tế xong, rượu và xôi được ngả ra chia phần cho tiên chỉ, ban tế vàhội đồng kỳ mục. Những phần đó được mang đến nhà từng người. Số cỗcòn lại ngả ra mâm để các cụ yến ẩm ngay tại sân đình. 

 Ngày 12 là ngày tế ở văn chỉ. Văn chỉ là nơi tế Thánh Khổng Tử vàcác vị tiên hiền, khoa bảng trong làng. Làng có 2 văn chỉ, giáp Thọ vàgiáp An tế ở văn chỉ lớn, giáp Lê tế ở văn chỉ nhỏ. Ngay từ gà gáy hômđó, các giáp đã phải thổi mỗi giáp 3 mâm xôi và luộc 2 con lợn rồi mangra văn chỉ. Trước là tế thành hoàng, sau tế Khổng Tử và các vị tiên hiềnkhoa bảng để việc học hành trong làng được phát. Việc này do ban tế củatừng giáp chịu trách nhiệm từ khâu cỗ đến khâu tế. 

Tế xong, người đăng cai cỗ mang lợn và xôi về nhà mình, tập trunghàng giáp lại và chia đều theo suất đinh. 

Trong ngày hội có nhiều trò chơi dân gian: đánh đu, chọi gà, cờ người và buổi tối có hát chèo do các gánh hát được làng mời về giúp vui.  

Bẵng đi một thời gian, hội không được mở vì chiến tranh liên miên.Gần đây Quảng Bá lại khôi phục hội làng. Phần lớn đồ thờ tự được muasắm  lại. Nước Hồ Tây bây giờ đã bị ô nhiễm nên không còn cảnh bơi

Page 266: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 266/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

831

thuyền rước nước. Đến ngày hội, các cụ sửa một mâm cỗ chay đơn giản,mang ra chùa Hoàng Ân trong làng để lấy nước mưa ở bể của chùa. Đámrước gồm 3 kiệu: 1 kiệu đựng hòm sắc, một kiệu để bát hương và trầucau hoa quả, một long đình rước nước. Lấy nước xong, đám rước quayvề đình làm lễ tế. Giờ đây ruộng oản không còn nữa, chi phí ngày hội dodân làng tự nguyện đóng góp. Các cụ có sáng kiến lập ra Hội lễ đình, hộiviên không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Lúc đầu hội chỉ có 60 người, sau 7năm tăng lên 200 người. Mỗi hội viên góp 20.000 đồng cổ phần. Số tiền đóđược gửi ngân hàng, lãi suất hàng năm lấy ra để phục vụ hội. 

Sáng mồng 10, sau lễ mộc dục, làng chỉ cúng xôi và trứng luộc.

Ngày 11, sau lễ rước nước vẫn có tế như lệ cũ. Đồ cúng mặn có một thủlợn và một mâm xôi. Ngày 12 cúng lễ tại đình, không còn cảnh tế ở vănchỉ bởi văn chỉ không còn nữa. Trò chơi trong hội vẫn có chọi gà, đánhcờ người, hát quan họ; buổi tối có kịch và chèo phục vụ bà con. Đặc biệt

 bây giờ hội Quảng Bá có múa sinh tiền tập thể do các em học sinh biểudiễn. Các hội khác, điệu múa chỉ có độ 6 đến 10 em, còn ở đây mỗi lầnmúa có 50 em, động tác múa của các em rất thuần thục và nhịp nhàngđẹp mắt./. 

N.H

Page 267: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 267/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

832

Những lễ hội ở Quảng Ninh Điền Nam – Trần NhuậnMinh

Từ xưa Quảng Ninh đã có  nhiều lễ hội nổi tiếng. Tháng giênghai: Hội đền Cửa Ông, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, vị tướng biên

 phòng đầu tiên ở cửa ngõ đông bắc của Tổ quốc Hưng Nhượng vươngTrần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở thời Trần, hội chùa Yên Tử, kéo dài từ 15- 1 đến hết tháng; từ đầu tháng

 ba là lễ hội chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), hội ó Pò của người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu, v.v... Cũng như các địa phương khác, các lễ hội đều

tưng bừng, mang đậm màu sắc văn hoá dân gian, có ý nghĩa sâu sắc vềchủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.  

ở đây chỉ nói tới những lễ hội có màu sắc riêng, không giống hoặcít giống với các nơi khác. 

1. Lễ hội làng Quan Lạn 

Quan Lạn (nay thuộc huyện Vân Đồn) là trung tâm của trấn VânĐồn xưa. Trấn này đi vào lịch sử cùng với thương cảng nhà Trần, Lê, đặc

 biệt với chiến thắng quân Nguyên trong trận thuỷ chiến lớn lần đầu tiênmở ra trên mặt biển, do phó tướng Vân Đồn Trần Khánh Dư chỉ huy. Lễhội làng Quan Lạn được tổ chức hàng năm là để tưởng nhớ  ông và độiquân thủy chiến anh hùng của ông. Do đó bên cạnh việc dâng hương,tưởng niệm mà ta thường thấy ở các ngôi đền thờ danh tướng hoặc các vịvua hiền khác, ở đây đã diễn ra một hoạt động trở thành trung tâm của lễhội với nghi lễ tương đương như một hội độc lập, đó là hội bơi trải. Dođó dân gian gọi đơn giản hội bơi và sắp đến tháng 6 âm, người ta thườnghỏi: Năm nay có dự hội bơi không? 

Hội bơi trải diễn ra từ đêm 17 đến hết chiều ngày 18- 6, âm lịch,chia làm ba buổi, rực rỡ tưng bừng nhất vẫn là buổi đầu vào đêm 17 - 6.

Trong ánh đuốc, những thuyền viên đội nón, mặc quần áo như ở thờiTrần, có điều màu sắc sặc sỡ hơn. Tiếng chiêng trống và tiếng hò reo, gợilên không khí chiến trận làm ta nghĩ đến một thời anh hùng đã diễn ra ở đây. Còn các chi tiết khác về hình thức tổ chức, nhịp điệu tiết tấu, quátrình diễn ra, cách chấm giải đều giống với hội bơi trải ở Đồ Sơn (HảiPhòng), vùng Thiên Trường (Nam Hà) thậm chí cả vùng Thái Bình vàđồng bằng Bắc Bộ. 

Page 268: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 268/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

833

2. Hội Tiên Công  

Hội diễn ra tại bảy xã vùng nam sông Bạch Đằng, ở đây quen gọilà tổng Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng. Có thể trước ngày diễn ra trậnđại thắng Bạch Đằng tháng 4 năm 1288, 17 vị tiên công đã có mặt ở đây.Ca dao địa phương có câu: Tổng Hà Nam là bãi chiến trường. Hiện xãTrung Bản trong  vùng có đền thờ Trần Hưng Đạo, trong đền có bứctượng rất độc đáo: ông xõa tóc ra gội đầu. Dân gian bảo sau chiến thắng,ông đã gội đầu ở đây. 17 vị tiên công này có người học đến tam trường,một đêm đi thuyền qua đây (chắc là đi đánh cá) bỗng nghe thấy tiếng ếchkêu, biết là có nước ngọt và có thể sinh sống được, bèn dừng thuyền ở lạisinh cơ lập nghiệp. Theo cách hiểu bây giờ là định cư trên đảo hoang rồilàm thuỷ lợi, quai đê lấn biển xung quanh, đào mương tiêu nước, lập nên

một vùng trù phú. Hội Tiên Công là một nghi lễ để ghi nhớ công ơn 17 vịsáng nghiệp ấy, được tổ chức và duy trì đến nay là khoảng trên 500 năm.Phần độc đáo nhất của hội là lễ rước người thọ 80 tuổi. Hình như trên đấtnước ta, hiện nay chỉ còn vùng Hà Nam Yên Hưng là duy trì được loại lễhội này. 

Theo quan niệm xưa, ngày mồng 7 Tết âm lịch là ngày ứng vớingười và khi các cụ đã 80 tuổi thì không phân biệt cụ ông với cụ bà nữa,vì các cụ đều bảy vía như nhau. Các cụ được tắm lá thơm, mặc quần áolụa điều hay màu vàng. Suốt đêm mùng 6 cụ ngồi trên ghế đệm phủ vảivàng hay hồng điều để con cháu xa gần về chúc thọ, bên cạnh cụ là bàn

thờ tổ tiên có bài vị năm đời. Sáng mồng 7 Tết, từ 7 giờ đến 9 giờ con cháu rước cụ thượng ra

đình Tổng. Cụ có thể ngồi kiệu hay nằm võng. Dọc đường, nếu có nhà

của con cháu thì mỗi nhà làm một trạm đón tiếp để chúc thọ cụ khi cụghé qua. Lễ nghi rước thực trọng thể và âm hưởng thực tưng bừng. Điđầu là đội tiền vệ, mỗi bên bốn chàng trai tượng trưng cho bốn mùa támtiết, mặt son phấn như lên sân khấu, đầu quấn khăn rìu, áo xanh dài nẹpđỏ, lưng thắt dải điều vừa bước những bước cách điệu vừa múa gậy sơntừng khúc xanh đỏ để dẹp đường, đuổi ma tà. Sau là đội kèn rước, nayđược thay bằng băng nhạc cổ phát qua loa, rồi đến biểu tượng chúc thọ,

thường là bức tranh lớn do bốn người khiêng, vẽ hình một cụ già quắcthước, phúc hậu theo trí tưởng tượng của dân gian ngồi giữa các cháunhỏ béo mũm mĩm hay chùm quả chín tròn căng tượng trưng cho sự

 phồn thực. Rồi đến một cô, được coi là hoa hậu của dòng họ trong trangphục đẹp đẽ thướt tha, đội một mâm xôi trắng, trên có thủ lợn luộc, cỡ lợn phải từ 80kg trở lên. Rồi đến họ hàng con cháu, gái trẻ thì áo dài

Page 269: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 269/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

834

quần trắng tay cầm hoa, trai trẻ thì mặc lễ phục, các vị đứng tuổi thì quầnáo tự nhiên gọn gàng lịch sự, người đội mâm bánh dầy, bánh chưng

tượng trưng cho trời đất, người mang hoa quả, kẹo bánh, khay trầu, hộpthuốc, gặp ai xem ở hai bên đường cũng mời. Đường cái chật ních người.Trẻ con leo lên cả mái nhà, bình phẩm đám nào to hơn, sang trọng hơn. 

ở sân đình, cụ trưởng lễ (do đại biểu các cụ bảy xã lựa chọn chotừng năm theo các tiêu chuẩn chặt chẽ) mời các cụ thượng vào báiđường, ngồi nghỉ, có các vị vừa lên lão 50 tuổi trải chiếu hoa. Khi đã đủcác cụ thượng của bảy xã theo danh sách được công bố, trưởng lễ cho nổ imột hồi trống đình để các cụ thượng làm lễ tưởng nhớ 17 vị tiên công,thay mặt cho các thế hệ cháu con. Sau đó là các trò vui giống các nơikhác: thi hát xướng, đánh đu, chơi cờ, vật.v.v.../. 

Đ.N –  T.N.M

Page 270: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 270/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

835

Hội hát giậm làng Quyển Sơn 

Nguyễn Hữu Thu 

Hát Giậm1  là một hình thức diễn xướng phong tục nghi lễ âmnhạc tôn thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (1019- 1105) đời Lý,thường được tổ chức vào dịp hội mùa xuân hàng năm tại làng Canh Dịchxưa, nay là thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.Quyển Sơn nằm cách thị xã Phủ Lý, theo đường đi Chi Nê, khoảng 6khai mạc, nằm bên hữu ngạn sông Đáy, đối diện với chợ Quế về phía tảngạn. 

Phong cảnh Quyển Sơn hùng vĩ nên thơ, có năm ngọn núi baoquanh làng: núi Hổ, núi Voi, núi Rồng, núi ổ Gà, núi Thi Sơn2, hay núiQuyển Sơn, nằm trong hệ thống chín mươi chín ngọn núi kéo dài xuống

 phía nam. Đây là cửa ngõ của đồng bằng Bắc Bộ đi vào vùng núi nontrùng điệp của huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình, nối liền với dãy Trường Sơn.Hình sông thế núi như ôm ấp những ngôi đình, ngôi chùa cổ kính. Bốnmùa cảnh sắc đổi thay, cỏ cây hoa lá tốt tươi. Mùa xuân đến, dòng ChâuGiang (tên khúc sông chảy qua địa phương) lững lờ xanh biếc, thuyền bèxuôi ngược. Trên các ngả đường, từng đoàn người già trẻ, trai gái mặc

quần áo đẹp của ngày xuân đi trẩy hội.  Nhân dân Quyển Sơn rất tự hào hát về quê hương mình: 

Vui thú nhẽ Quyển Sơn phong cảnh 

 Nhác trông lên non nước hữu tình 

Khá khen ai khéo xây thành

 Khuôn trần đúc nhiều nơi thú vị. 

 Lý Nhân, Kim Bảng đa kỳ dị 

1

  Hát Giậm không phải là  Dặm như một số tài liệu đã lầm lẫn. Đây là cách gọi của dângian theo đặc trưng của loại múa hát này, ngườ i ta mô phỏng động tác giậm chân trong khichèo thuyền. Do đó, có tên là Giậm. 2 Tục truyền trên ngọn núi này có một thứ cỏ quý, rất linh nghiêm, gọi là "cỏ thi". Ai tìmđượ c "cỏ thi" vào chính giờ ngọ, tức là tìm đượ c huyệt đế vươ ng, nếu không thì cũng đỗ đạt, hiển vinh đờ i đờ i. Nhưng cỏ thi lại đến vớ i ngườ i ta như một giấc chiêm bao:

C ỏ thi mọc như chiêm bao

 Để cho thiên hạ ướ c ao đế n tìm... 

Page 271: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 271/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

836

Thiên cổ danh tiên thắng cảnh nhàn. 

 Dẫu là dân, dẫu là quan 

 Ai đến cũng dừng chân xem địa thế... 

Thôn Quyển Sơn có một ngôi đền lớn gọi là đền Trúc nằm bên bờ sông Đáy. Trên đường lát gạch đi vào đền dài khoảng 20 mét, người tacó xây một cái bến rộng năm sáu mét, gồm nhiều bậc đá thoai thoảixuống mặt nước. Đây là bến lên xuống của những đô thuyền thi bơi chảitrong những ngày hội hát giậm, và là bến để khách thập phương xuốngrửa chân trước khi vào đền. Đền Trúc tựa lưng vào núi Thi làm nên cáithế tiền giang, sơn hậu, hướng về phương đông, cửa ngõ của thần linh.Đây là đền thờ Lý Thường Kiệt, danh tướng đời nhà Lý. Tương truyền,

khi Lý Thường Kiệt đi đánh quân Chiêm Thành quấy nhiễu ở phía namcó đi qua vùng Quyển Sơn, ngài vào thăm ngôi đền thờ hai mẹ con bà bán nước, và đêm ngài nằm mơ thấy bà quán và cô con gái xin đi theo đểâm phù cho ngài đánh thắng giặc. Quả nhiên, thắng trận. Lúc trở về ngàilại qua vùng này, ngài cho quân nghỉ chân tại đây, và ra lệnh cho dânchúng mở tiệc ca múa mừng ngày khải hoàn và làm lễ tạ hai mẹ con bà

 bán nước. Sau này, hằng năm cứ đến ngày mồng sáu tháng giêng, dânlàng Quyển Sơn có tục mở hội để tưởng nhớ đến công ơn của anh hùngLý Thường Kiệt1 và hai mẹ con bà quán. 

 Ngoài đền Trúc, Quyển Sơn còn có một ngôi đình ở giữa làng(đình đã bị phá thời kháng chiến, chống thực dân Pháp) và ba ngôi chùa.  

Diễn xướng Giậm được tổ chức trên hai địa điểm: tại đình Trungvà đền Trúc. 

Thời gian hát Giậm: Hát vào đám bắt đầu từ ngày mồng sáu thánggiêng cho đến hết ngày mồng mười tháng hai âm lịch. Lúc đầu phườngGiậm tập trung hát tại đình làng cho tới đêm mồng năm rạng ngày mồngsáu tháng hai thì lên đền Trúc. Như vậy thời gian múa hát trên một tháng(30 ngày tại đình Trung, 6 ngày tại đền Trúc). 

Hát Giậm chủ yếu vào các buổi tối, ban ngày các thôn xóm tếthành hoàng, dưới sông thi bơi trải. 

Phường Giậm là một tổ chức múa hát có từ ba mươi con giậm trở lên. Con giậm là những  cô gái tuổi từ mười ba đến mười lăm tuổi, là

1 Ngay cả lúc ngài còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dươ ng công trạng.(Xem Nguyễn Huệ Chi: từ (95)  Lý Thườ ng Kiệt , trong T ừ   đ iể n văn học, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, 1983)

Page 272: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 272/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

837

những cô gái thanh tân xinh đẹp, có tài múa hát. Ai có chồng hoặc có đạitang không được hát. Đứng đầu phường là cụ trùm. Cụ trùm là người có

tuổi, vốn là con giậm có tài nhớ, và tài múa hát nhất phường, được chọnqua những ngày hội từ năm này qua năm khác. Hàng năm, khi con giậmđến tuổi lập gia đình, người ta lại tuyển người khác thay. Riêng người sẽchọn làm bà trùm có chồng vẫn được hát và được cụ trùm kèm cặp huấnluyện thêm. Cụ trùm là người có đạo đức và tài nghệ được dân làng côngnhận. Cụ trùm trông nom về mọi mặt múa hát và truyền nghề. Cụ thuộclòng tất cả những làn điệu âm nhạc và đội hình múa, khi diễn xướng, cụtrùm hát họa theo hoặc điều khiển con giậm thực hiện chương trình tiếtmục. Nói chung, cụ trùm là người chỉ đạo nghệ thuật và là người có thểsáng tác ra những bài bản lời ca và làn điệu múa khi hàng tổng yêu cầu

để đáp ứng nhu cầu nghi lễ và thẩm mỹ. Hằng năm, dân làng có một khoản ưu đãi riêng cụ trùm, bằng

cách cho cày cấy vài sào ruộng công và được cấp thêm mười quan tiềnđể chi phí trầu nước, hương hoa, cỗ bàn trong những ngày hội. Con giậmkhông được hưởng gì mà còn phải góp thêm chút ít tiền vào việc đènnhang hương khói trong buổi hát, phường Giậm chỉ hát ở địa phươngmình, không đi nơi khác.

Bài bản Giậm được ghi chép thành sách bằng chữ Nôm để lưutruyền, khi biểu diễn không dùng sách. Nếu cần ôn lại nội dung trước khihát, thì do các vị khoa cử trong xã đảm nhiệm bằng cách "nhắc vở" trong

khi diễn tập. Quyển này nát, chép thành quyển khác. Sách hát có đầu đềlà  Lý đại vương bình Chiêm sự tích diễn ca1. Nhưng nhân dân QuyểnSơn cũng như quanh vùng không gọi ngày hội lễ đó theo đầu đề của

1 Tháng giêng năm 1970, tôi về Quyển Sơ n sưu tầm nghiên cứu dân ca Giậm gặp cụ Nguyễn Thị Bồ, lúc đó cụ 84 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, giọng hát tốt, là cụ trùm cuối cùngcủa phườ ng Giậm. Cụ còn giữ đượ c một văn bản bằng chữ Nôm đã sờ n nát, bên cạnh bảnNôm còn có bản phiên âm chữ quốc ngữ, hai bản duy nhất, nội dung tản mạn, ít ăn khớ pvớ i diễn xướ ng. Các "con giậm" còn lại cũng đã trên bảy mươ i tuổi, khoảng 16 cụ. Cụ trùm

đã triệu tập và điều khiển các cụ còn lại để phục chế toàn bộ chươ ng trình múa hát giậm tạiđền Trúc. Thờ i gian diễn tập gần một tháng. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho việc phục chế này có Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân Quyển Sơ n, phòng Văn hoá huyện Kim Bảng và ViệnÂm nhạc Bộ Văn hoá. Trong quá trình diễn tập tôi đã ghi chép lại toàn bộ lờ i ca và sơ  đồ đội hình múa để đối chiếu, bổ sung cho văn bản gốc.

Đặc biệt trong thờ i gian này, chúng tôi đượ c ông giáo My, tức Trọng Văn (đã qua đờ i),là ngườ i địa phươ ng và cùng các cụ nghệ nhân khác đã nhiệt tình giúp đỡ . Trong bài viếtnày, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơ n (N.H.T).

Page 273: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 273/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

838

sách, mà gọi tên theo đặc trưng của hát múa Giậm. Hát Giậm còn có tênlà hát Đại Trà 1.

Tham gia hát Giậm có từ ba mươi người trở lên. Cụ trùm hướngdẫn thực hiện chương trình tiết mục. 

Về trang phục: 

- Cụ trùm mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng, đi dép cong. 

- Con giậm mặc áo mớ ba: áo the đen bên ngoài rồi đến áo thexanh, trong áo nhiễu đỏ, yếm đỏ, váy lĩnh, vấn khăn đỏ, đội "mũ tiên" rangoài có đính những bông ngọc xanh, đỏ, trắng vàng, không đi dép.  

 Nhạc khí gồm có một bộ phách dành riêng cho cụ trùm, bốn hoặcsáu chiếc trống khẩu. 

Đạo cụ gồm bốn hoặc sáu thanh kiếm (kiếm gỗ sơn son thiếpvàng). Quạt giấy dùng đủ cho số con giậm. Cờ đuôi nheo mầu đỏ từ bốnđến sáu cây chỉ dùng cho những tiết mục cần thiết, và không đồng đều.  

Cách hát:

a. Hát theo kiểu đồng xướng: 

b. Hát dẫn: cụ trùm hát một câu, tập thể con giậm hát theo, còngọi đó là hát đón. 

c. Hát theo kiểu xướng xô: cụ trùm hoặc một hai con giậm xướng,tập thể xô. 

d. Hát theo kiểu đối đáp. 

Cách múa: Múa giậm được kết hợp với hát. Động tác chủ yếu làmô phỏng động tác chèo thuyền. Nổi bật là động tác đứng ghé chân chèovà giậm chân. 

Chương trình diễn xướng gồm có bốn phần: hát giậm, hát bỏ bộ,hát kép, và hát đúm. Bốn phần này nằm trong tổng thể của văn hoá hộilàng Quyển Sơn và được thể hiện trong cùng một thời gian với các môitrường diễn xướng khác nhau. Cách cấu tạo môi trường diễn xướng trên

nhiều địa điểm như vậy chúng ta đều thấy ở các ngày hội truyền thống,chẳng hạn, hội Dóng, hội Dô, hội Chèo tàu... 

1 Hát Đại Trà, nghệ nhân nói là hát mừng về một giống lúa.

Page 274: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 274/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

839

Hát Giậm là phần diễn xướng quan trọng của hội làng Quyển Sơngồm có ba mươi tiết mục với trên một nghìn câu thơ. Mỗi tiết mục là một

mô hình âm nhạc. Chương trình được kết cấu như sau: 1. Hát mở đầu: Trấn ngũ phương: Trấn ngũ phương gồm có năm

câu hát, mà các thầy phù thuỷ thường hát để trấn ma quỷ không chochúng vào làng xóm hoặc các gia đình (gọi là trấn trạch). 

2. Cần miêu (hát mừng một giống lúa). 

3. Hát làm nhà (con giậm hát múa về những động tác làm nhà). 

4.  Anh xinh

5. Chăn tằm 

6.  Làm ruộng  (ca ngợi cảnh làm ruộng và con trâu). 7. Đi cấy (làm đúng thời vụ, đúng kỹ thuật canh tác...). 

8. Mắc cửi (chồng đi chinh chiến, vợ ở nhà mắc cửi tương tư). 

9. May áo (may áo gửi cho người đi chinh chiến). 

10. Múa chèo.

11. Chu Mãi Thần (ca ngợi gương hiếu học của Chu Mãi Thần...). 

12. Đẩy xe 

13. Trẩy quân (múa hát diễn tả cảnh tượng trẩy quân trên cácdòng sông. Số con giậm chia thành hai nhóm hát theo hình thức xướngxô. Câu xướng do cụ trùm hát. Câu xô do con giậm đảm nhiệm. Câuxướng được giới hạn trong khuôn mẫu làn điệu âm nhạc khớp với khuônthơ sáu tám, nhưng lại ngắt ra làm hai vế để xướng, xô). Thí dụ: 

Mái hò 1

Xướng: 

Cất quân đi đánh Chiêm Thành 

Xô:

Khoan khoan ta sá hò khoan

Xướng:  Bắt được tướng nó khao binh khải hoàn 

Xô:

Khoan khoan ta sá hò khoan...

Page 275: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 275/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

840

Kiểu xướng, xô như vậy là phương thức diễn xướng phổ biến củacác hình thức diễn xướng nghi lễ, chẳng hạn, hát chèo chái hê (Bắc

 Ninh), hát dô (Sơn Tây), hát chèo tàu (Đan Phượng Hà Tây), trò chèo(Huế), hò đưa linh (nam Trung Bộ).v.v... Các hình thức diễn xướng đó

 phản ánh khuynh hướng thẩm mỹ và biểu hiện về một hiện tượng vănhoá thuyền độc đáo của người Việt. 

Chèo đứng : Bốn hàng con giậm đứng thành đội hình như haichiếc thuyền đi song song. Cụ trùm cầm kiếm đứng về phía mũi thuyềntượng trưng có "đốc mũi". Một con giậm đứng tách ra khỏi hàng, tượngtrưng cho "đốc phách", một con giậm cầm kiếm đứng lùi về phía sautượng trưng cho "đốc lái". 

Chèo quỳ: Bốn hàng con giậm vái một cái, quỳ một chân gấp chữngũ và làm động tác chèo quỳ, chân phía trước giậm nhịp... Cụ trùmđứng trên cầm lá cờ đuôi nheo hát theo hình thức xướng xô. Khác vớihình thức hát chèo đứng là câu xướng ứng với khuôn thơ sáu tám còn câuxô là một loạt tiếng đệm. Thí dụ: 

Xướng: 

 Một mừng vua quan vạn tuế  

 Hai mừng hoàng đế thánh thọ vô cương... 

Xô:

 Dô hồ là huầy, ô hồ là huầy  Lê lê la la, la sẽ  

 Nhổ mái chèo 

Đồng xướng: 

Thuyển nhổ mái ra 

hai bên dàn dạn 

 Làng nước đi xem 

 Nge thuyền ngự sử... 

Mái hò 2

Xướng xô theo kiểu "mái hò 1", nhưng khác lời ca. 

14. Phong pháo: hai hàng con giậm đứng ngoảnh mặt vào nhau,tay phải cầm quạt đập vào tay trái như múa và tạo thành tiếng kêu, tượngtrưng cho tiếng pháo. Cụ trùm đứng giữa gõ phách và hát, con giậm múa. 

Page 276: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 276/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

841

15. Phong ống : Một thứ ống lệnh nhồi thuốc nổ đốt, để ra lệnh khixuất quân, còn gọi là ống lệnh. 

Phong pháo, phong ống được hát thành nhiều trổ lời ca dựa trênmô hình âm nhạc tương đối cố định. Kết thúc bằng một loạt bài thơ tứtuyệt với câu chuyển tiếp: "vậy có thơ pháo rằng" và sang giọng "bìnhvăn": 

 Pháo này tôi đốt giữa đình trung  

Trừ dãy hoàng trùng lẫn bạch trùng  

Văn xã ta hoàng cung đông các 

Vũ xã ta quận công, quốc công... 

Mái hò 3

Hát theo hình thức xướng xô, nhưng vế xô có thêm lời ca: Thí dụ:  

Xướng: 

 Ngồi buồn luận sự cương thường. 

Xô:

Ô hồ là huầy, mới nên trở về. 

Xướng: 

 Phu thê huynh đệ một đường kể ra. 

16. Tiệc là: 

Ô hờ lả huầy, mới nên trở về. 

17. Chuốc rượu. 

18. Chinh trai(?).

19. Hiên môn: (dựng cổng khải hoàn). 

20. Yên cờ  (dựng cờ chiến thắng, cầu bình yên, tượng trưng chođất nước thanh bình...) 

21. Yên táo (tả việc lập bếp trong đồn quân...). 

22. Quỳ thực quỳ hoa (múa hát kết hoa, dâng hoa...). 

23. Hoá sắc (hành động ma thuật nông nghiệp). 24. Múa hương. 

25. Giáo hương. 

26. Giáo nhạc. 

27. Bài ban (?). 

Page 277: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 277/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

842

28. Dâng hương. 

29. Giao vọng  (hát tích truyện Ngưu Lang, Chúc nữ...) 

30. Gióng vãn (?)

31. Múa vãn(?).

Hơn 30 tiết mục trên là phần hát Giậm. Có những tiết mục mớichỉ ghi nhận ở mức liệt kê còn phần nội dung ý nghĩa của nó cần  đượctìm hiểu thêm. 

 Ngoài hát Giậm, trong hội làng Quyển Sơn còn tổ chức hát bỏ bộlà cách hát căn cứ vào nội dung câu hát mà con giậm sử dụng một sốđiệu và động tác để minh hoạ trang trí cho câu hát, hát kép (là đối đápcủa trai gái) thách thức nhau lên trước cửa đền để hát tỏ tình hoặc châm

chọc, hài hước sau mỗi buổi hát giậm. Lối hát này thiên về phương thứcứng đối, ứng diễn thi tài văn nghệ của đám thanh niên, nam, nữ tronglàng xã.

Trai gái đến tuổi trưởng thành, chưa vợ, chưa chồng đều có thểhát với nhau trước cửa đền. 

Trong thời gian hội làng, trai gái Quyển Sơn, tối tối ra đền lễ tạrồi tiếp tục dẫn nhau ra xung quanh đền, tụ tập lại dưới những cây cổ thụhoặc trên một khu đất rộng, cảnh sắc nên thơ để hát đối đáp tỏ tình, tụcgọi là hát đúm, là dịp để thi tài ca hát. 

Hát Giậm là thời điểm mạnh, tập trung mọi hành động sáng tạovăn hoá, nghệ thuật, tái hiện truyền thống và đáp ứng mọi nhu cầu tìnhcảm thẩm mỹ của cộng đồng làng xã. Qua đó, bồi dưỡng cho thế hệ trẻnhững tình cảm đẹp về quê hương đất nước, về lịch sử dân tộc, về đạođức con người ... Mặt khác, thời gian hội còn có ý nghĩa kinh tế của nó,sau một năm lao động cực nhọc, hội đã làm thoả mãn con người về mọimặt, đặc biệt là về phương diện tinh thần, đã gây hưng phấn để phục hồi,tăng nguồn nghị lực chuẩn bị cho công việc sản xuất theo quy luật tuầnhoàn của thiên nhiên, năm tháng bốn mùa. 

Bằng phương thức diễn xướng có tính chất tổng hợp của ba yếu tố

nghệ thuật múa, âm nhạc, thơ ca trữ tình, nghệ sĩ dân gian đã mô tả mộtquá trình lao động và ca ngợi tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm đầyvinh quang.

- Quân đóng đầy thành 

Quân mạnh tường bền 

 Một mình địch nghìn 

Page 278: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 278/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

843

- Giặc đã lai hàng  

 Anh đẩy xe về  

 Bách chiến bách thắng  

Lễ nghi âm nhạc đã dựa vào những sự kiện lịch sử để tồn tại, pháttriển, và ngược lại, truyền thống lịch sử dân tộc được tái hiện là do quyluật hoạt động văn hoá và phát triển tâm lý cộng đồng. 

Thời gian hành động hội là thời gian nghệ thuật phụ thuộc vàoquy mô cấu tạo chương trình và môi trường diễn xướng. Hát Giậm đượckéo dài hàng tháng chính là nhờ vào phương thức ứng đối, ứng diễn, văn

 bản giậm được ghi lại chỉ là một phần nhỏ so với thời gian biểu diễn. 

ứng đối, ứng diễn có một vai trò quan trọng nó vừa là nhu cầu

sáng tạo bổ sung những yếu tố nghệ thuật mới, tiết mục mới do tính chấtthời đại tạo nên, lại vừa là nhu cầu thẩm mỹ hội hè. Đó là động cơ  hấpdẫn lôi cuốn của đám hội, nó hoàn toàn không đi vào đường mòn. Cáiđược nhắc lại chính là cái "chân lý" nếu không nó sẽ bị lãng quên. Điềuđáng chú ý là, yếu tố trữ tình và lịch sử như bao trùm lên lễ hội QuyểnSơn. Hát kép, hát bỏ bộ, hát đúm trong hát Giậm chính là sự bổ sung cáitươi tắn, cái đẹp của cuộc sống cho đám hội. Chủ đề chính của lễ hộiQuyển Sơn là lòng tôn thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, đồng nhấtvới ngày hội thờ cúng thành hoàng. Tuy nhiên nội dung "diễn ca về anhhùng lịch sử" bị  tản mạn, ở phần mở đầu thấy nổi lên yếu tố ma thuật.

Tiết mục: "Trấn ngũ phương" với hai âm tiết "hối dạ", đó là những tiếngthường thấy trong câu hát phù chú của các thầy phù thuỷ. Từ tính chấtma thuật đã làm xuất hiện những yếu tố thần thoại trong diễn xướng như: 

...

Quỷ ơi là quỷ 

 Mày sợ ông chăng? 

Chân dài tám thước 

Ông bước qua sông  

 Đầu ông đầu đá 

 Má ông má sành

 Mắt ông hào quang  

 Hổ lang tránh lối 

 Miệng nói trừ tà 

Page 279: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 279/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

844

 Dẹp quỷ quỷ xa 

 Dẹp ma ma chạy 

.v.v...

Thời gian lễ hội kéo dài hàng tháng được tổ chức trên nhiều địađiểm, gắn liền với không gian kiến trúc đình, đền và khung cảnh thiênnhiên hùng vĩ, tạo nên sự quy mô hoành tráng của hội. 

Tóm lại, hội làng Quyển Sơn là ngày hội lịch sử tôn vinh anhhùng dân tộc, biểu hiện nhu cầu tình cảm, và hành động sáng tạo văn hoácủa cộng đồng làng xã. Hội là biểu hiện của niềm tự hào về quê hươngđất nước, về con người và cuộc sống. Tìm hiểu hội làng Quyển Sơn- hátGiậm, là tìm hiểu nghệ thuật truyền thống để từ đó chúng ta rút ra

những  bài học cho việc xây dựng các mô hình lễ hội hiện đại sao cho phùhợp với tâm lý cộng đồng làng xã, xã hội hiện nay./. 

N.H.T

Page 280: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 280/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

859

Hội sáo đềnPhạm Minh Đức -Phạm Thị Nết

- Phạm Thị Lan

Từ huyện lỵ Vũ Thư, qua cánh đồng lúa của xã Hòa Bình là tớilàng An Lão.

Trước cách mạng tháng Tám-1945, An Lão là một xã của tổng An

Lão, huyện Thư Trì, nay thuộc xã Song An, huyện Vũ Thư. Về An Lãotrong những ngày tháng 3 hoặc tháng 8 bạn như được bay bổng trong âmthanh réo rắt, ngọt ngào của hàng trăm chiếc sáo diều to, nhỏ. Nhưng, AnLão nổi tiếng xa, gần xưa nay không hẳn chỉ nhờ tiếng sáo diều mà còn ở nhiều điều lý thú khác nữa. Một trong số những lý thú đó là từ ngôi Đốc

 Hổ điện được xây ở thế kỷ XV đến hội Sáo Đền tổ chức hàng năm vào 3ngày: 24, 25 và 26 tháng 3 âm lịch. 

Vào thời nhà Trần, ở sách Thụy Cối1, huyện Thụy Nguyên, trấnThanh Hóa có người con trai tên là Đinh Công Thanh vì có công lớn nênđược phong tước vương (Mục Huệ đại vương). Đinh Công Thanh lấy

người con gái xã Đỗ Kỳ, huyện Thần Khê (Hưng Hà, Thái Bình nay) làmvợ. Hai người sinh được một trai là Đinh Tông Nhân. Đinh Tông Nhânlấy em gái Lê Lợi là Lê Thị Ngọc Vỵ, sinh ba trai: Đinh Lễ, Đinh Bồ,Đinh Liệt. 

Khi Lê Lợi mở hội thề, dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh bangười cùng theo. Những lúc gian nan "nếm mật nằm gai", "trèo đèo vượtnúi..." Đinh Lễ, Đinh Liệt, Đinh Bồ không rời vua nửa bước. Các trậnđánh ở Lạc Thủy, Mang Động, Côi Sách, Trà Lân, Khả Lưu, Tốt Động...Cả ba đều tỏ ra là những tướng giỏi, tài ba hơn người; giúp Lê Lợi làmnên nghiệp lớn: đánh đuổi quân Minh giành lại đất nước và lên ngôi

hoàng đế.  Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) vua Lê Thái Tổ mở cuộc bìnhxét công lao tướng sĩ, ba ông: Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt được xếp vào

 bậc  Khai quốc công thần. Đinh Bồ được truy phong Định Quốc Công,Đinh Liệt được phong là Lân Quốc Công. Riêng Đinh Lễ được phong

1 Sách là một đơ n vị hành chính ở miền núi, tươ ng đươ ng vớ i đơ n vị làng ở miền xuôi.

Page 281: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 281/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

860

Bân Quốc Công chức Nhân nôi Kiểm hiệu tư đồ cùng ruộng đất thểnghiệp ở xã An Lão, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam.

 Nhận đất vua ban, Đinh Lễ cùng vợ và các con là Đinh CôngTrung, Đinh Công Huệ, Đinh Công Vỹ (Thái) dời đến ở đất An Lão1.

Đinh Lễ có cô con gái cưng là Đinh Thị Ngọc Kế gả cho Dụ vương Ngô Từ (người làng Đồng Phang, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Lúc cómang, Ngọc Kế về thăm mẹ ở làng An Lão và sinh con gái Ngô Thị

 Ngọc Dao ở đây. Ngọc Dao sống với bà ngoại từ năm lên 3 cho đến khiđược tuyển vào cung (năm 16 tuổi) 2.

 Ngọc Dao được vua Lê Thái Tông tuyển làm Tiệp dư và sinh hoàngtử Lê Tư Thành ở cung Khánh Dương. Lúc trong triều biến loạn, LêNghi Dân thoán nghịch giết vua (Lê Nhân Tôn) và Tuyên Từ hoàng tháihậu thì một số công thần, trong đó có các cháu ngoại của Đinh Lễ làThanh quốc công Ngô Khiết, hán quốc công Ngô Lan v.v... đã xướngnghĩa, dẹp loạn, rước hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi vua (tức vua LêThánh Tông) và tôn Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao làm Quang Thục hoàngthái hậu 3. Những năm sau vua Lê Thánh Tông rồi Lê Hiến Tông đãnhiều lần về thăm làng An Lão. Vua Lê Thánh Tông đã cho xây một ngôiđiện lớn để phụng thờ ngoại tổ mình và đặt tên là Đốc Hổ điện cắt 22mẫu 9 sào ruộng gần đó để cháu con họ Đinh trông nom hương hỏa lăng

mộ ngoại tổ và điện thờ 4. Hàng năm, tại Đốc Hổ điện thường có những

1Có lẽ Đinh Lễ chỉ ở An Lão một thờ i gian rồi lại trở về Thanh Hóa nên khi ông mất, lăng

mộ đặt ở sách Mỹ Lâm (Lam Sơ n), ngày k ỵ 13 tháng giêng.2 Trong văn bia và thần tích ở Sáo Đền có ghi về Ngô Thị Ngọc Dao như sau: "Sinh ư Ngô

ấn, trưở ng tại Đinh thần lục tuế mẫu nghi thành nội trị".3

Truyền thuyết và dã sử ở Thái Bình cho biết khi xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, Ngô Thị Ngọc

Dao đã bế hoàng tử Lê Tư Thành chạy về ẩn tại An Lão và Tri Lai (Thư Trì, Thái Bình). Vì

vậy, nhiều ngườ i cho rằng Lê Tư Thành sinh ở Thái Bình.4  Đố c H ổ  đ iện xưa có 6 lớ p. Tính từ trong ra ngoài gồm có: 1. Hậu cung; 2. Nhà thờ tứ vị;

3. Công đồng (nơ i thờ chung); 4. Tế đườ ng (nơ i làm lễ); 5. Bái đườ ng (có tả xá, hữu xá); 6.

Cổng xây ba tầng.

Trong tấm bia làm năm Hồng Đức ghi rõ con cháu phái họ Đinh công thần triều

Lê trướ c là Lê (Đinh) Công Vinh, Lê (Đinh) Công Nghị phụng sắc chỉ nhà vua phụng thờ   Đố c H ổ  đ iện.

Ruộng thờ tự  Đố c H ồ đ iện là 22 mẫu 9 sào. Còn các lăng thuộc xã Song An nay

như:- Lăng và mộ của Quốc thái phu nhân Đinh Thị Ngọc Kế, rộng 2 mẫu ở thôn Kiều

Thần.

- Lăng mộ Quang Thục Thái trưở ng công chúa rộng 12 mẫu ở thôn An Phúc.

- Lăng mộ của Quốc công Đ ình Thái Huệ (con trai Đinh Lễ) rộng 1 mẫu 2 sào ở  xứ Nghi (thôn Gia Hội).

Page 282: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 282/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

861

 buổi tế lễ lớn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Lê Thánh Tông hoặc LêHiến Tông. Nhân dân An Lão coi những ngày đó như ngày hội làng. Saunày, khi ở  Đốc Hổ điện không còn những buổi tế lễ  lớn nữa, nhân dânvẫn cùng con cháu họ Đinh tổ chức tế lễ rồi bày thêm nhiều trò chơi lýthú nữa. Và từ  Đốc Hổ điện (với những nghi thức tế lễ của triều đình)đến  Hội sáo đền  (những ngày vui chơi giải trí của dân làng) lúc nàochẳng ai hay biết. Ngày nay,  theo lệ cũ, cứ đến các ngày 24, 25 và 26tháng 3 làng An Lão lại mở hội. Dân trong vùng quen gọi là  Hội phủ

 Mẫu (hội Mẹ vua), hay dân dã hơn là Hội Sáo Đền (đền thi diều sáo). 

Vào khoảng rằm tháng giêng người dân An Lão đã rục rịch chuẩn

 bị cho hội lễ làng mình. Những nhà khá giả đi mua vật liệu về để làmđèn, làm sư tử và diều sáo. Nhiều nhà nuôi đô vật hoặc gánh hát chèo củalàng này, tổng nọ mà mình yêu thích hàng tháng trời ở trong nhà. 

Sang tháng 2, không khí chuẩn bị cho hội ngày một khẩn trương;đến rằm tháng 3 mọi việc coi như đã hoàn tất. 

Sáng ngày 23 tháng 3 làng tổ chức dựng cột cờ. Cột cờ là một câygỗ chò cao chừng 15 mét, lá cờ to không kém lá cờ ở hội chùa Keo. 

Sáng 24, làng An Lão chính thức vào hội. Mở đầu là lễ rước kiệu. 

Làng An Lão xưa có 8 thôn: Kiều Thần, Gián Nghị, An Phúc, NangTrung, Bồn Thôn, Gia Hội, Đồng Quán, Nha Quí mỗi thôn chuẩn bị mộtkiệu khiêng đến đền từ hôm trước. Đi đầu đoàn rước là đội cờ (khoảng10 chiếc) tiếp đến đoàn rước bát biểu, sau đó là bàn để bát nhang và bànngũ quả. Sau bàn để ngũ quả đến kiệu Mẫu (kiệu nhà Bà) do các cô thanhnữ trong làng khiêng, rồi đến kiệu các ông tướng họ Đinh, rồi lần lượt làkiệu của 8 thôn trong làng. Dân làng nối nhau đi sau cùng. Đội múa kỳlân sư tử và sênh tiền mõ lộn lúc đi đến chỗ này, lúc ở chỗ khác không cốđịnh. 

Đoàn rước đi một vòng rộng từ đền chính (Sáo Đền) vòng theo phíatay phải qua thôn Gia Hội, qua đình Kiếu của thôn An Phúc rồi về đềnchính.

 Nếu đứng ở cửa đền chính nhìn ra, ta thấy đội hình đoàn rước rấtđẹp mắt vì phía trước mặt - nơi đoàn đi qua là cả một cánh đồng lúa bátngát đang thì vào hạt, không bị vật gì che khuất. Sau khi rước kiệu vềđền là tiến hành lễ tế. Tế xong, dưới sân đền tổ chức đánh cờ người cònngoài cửa đền diễn ra các trò chơi: bắt vịt (ở dưới hồ), bắt chạch, thổicơm thi, vật võ v.v... Nhưng cuốn hút hơn cả là ở trò thi vật võ và thi

diều. 

Page 283: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 283/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

862

Các cụ già ở Sáo Đền cho biết: Sở dĩ có trò thi vật trong ngày hội làdo tướng Đinh Lễ về thi chọn người tài nên bày ra. Chẳng biết có phảinhư vậy không nhưng đất An Lão là đất vật.  Lò vật ở Sáo Đền còn truyềnđến ngày nay. Những ông Nguyễn Quýnh, Đỗ Đường, Phạm Khuê mặcdù nay tuổi đã cao nhưng hễ nghe thấy tiếng trống hội võ là có thể xe đài,vào xới được ngay. Dân Sáo Đền luôn dành một phần thưởng nhất định

cho những đô thắng cuộc trong ngày hội, dù đô đó người ở đâu, TiềnHải, Nam Định hay Hải Dương... đều được quí trọng. Vì vậy, gần nhưthành lệ, khi hội Sáo Đền mở đô vật các nơi tự nguyện tìm về. 

ở trò thi diều, ngoài dân An Lão còn có dân các nơi khác tham gia.

Họ là những người thích chơi diều, tìm đến hội Sáo Đền vừa là để thi thốvừa là để thưởng thức "Cái thú chơi diều" mà nhiều khi cũng "lắm côngphu".

Diều mang đến hội đều được đánh số (đo độ dài ngắn, đếm số sáo). Người dự thi phải tuân thủ theo đúng qui định của hội thi. 

Số lượng diều dự thi ở Sáo Đền hàng năm khá nhiều. Có loại diềuto cánh dài chừng 30 thước (khoảng 8m) phải 10 người khiêng vác mớinổi (2 người khiêng sáo, 4 người khiêng dây, 4 người khiêng diều). Loạidiều này người ta mang đến hội cho "oai" chứ không phải để buông thi(vì nếu buông phải có gió to). 

Riêng sáo cũng có nhiều loại: bộ 5, 3, 4, 2 với các âm thanh "Cồng,còi, gô, ghí , gộ". 

Trước cửa đền, người ta dựng 2 câu liêm, một cái cao chừng 15thước (khoảng 4 mét), một cái thấp hơn (khoảng 13 thước). Hai câu liêmcách nhau một mét, lưỡi hướng vào nhau. 

Mỗi diều dự thi cần có 2 người: Một người đứng đâm, một ngườicầm đầu dây. Người đâm đứng ở giữa vạch một mét trong khoảng cáchnhau của hai cột câu liêm. Người cầm dây đứng ở gò đất nổi giữa hồtrước cửa đền (hồ rộng 6 mẫu). Người đâm và người cầm dây phải thậtkhéo léo ăn ý nhau, sao cho, khi tiếng trống lệnh dứt phải đưa diều lên

thẳng, không va vào câu liêm bên trái hoặc bên phải (nếu va vào diều sẽrách ngay). Chỉ cần đưa diều vượt qua được khoảng giữa của hai câuliêm là sẽ được giải 1.

1 Điều kiện giật giải này ở Sáo Đền khác vớ i các nơ i khác. Ví dụ: ở hội thi diề u chùa Bà tổ 

chức vào ngày 21 tháng 4(xã Tiế n  Đứ c, H ư ng Hà) nay không dựng câu liêm nhưng diều

phải đâm một lần là lên, diều cao, dây đứng, sáo kêu hay mớ i đượ c giải.

Page 284: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 284/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

863

Buổi tối tổ chức thi hát chèo và rước đèn. An Lão vốn là một trongsố những nôi chèo của tỉnh Thái Bình. Chiếng chèo Sáo Đền nổi tiếngvới tên tuổi nghệ nhân Nguyễn Tích, Nguyễn Mầm, Phạm Thị Vận... 

Đêm xuống, cả thôn Nha Quí rực sáng bởi hàng trăm chiếc đèn đủloại hình, không ngừng di chuyển. 

Cùng với hội đền Tiên La (Đoan Hùng, Hưng Hà), hội Sáo Đền(An Lão, Song An - Vũ Thư) đã làm phong phú thêm về cả nội dung vàhình thức cho hội lễ dân gian ở Thái Bình trong lịch hội mùa xuân./.  

P.M.Đ - P.T.N - P.T.L

Page 285: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 285/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

864

Lễ hội đình Sấm 

Nguyễn Thùy Liên - Châu Giang

Đình Sấm xưa thuộc Kẻ Giàu nay là làng Dương Lôi thuộc tỉnhBắc Ninh. Làng này nằm trong cái nôi của người Việt cổ. Xưa, làng cóđình, đền, chùa đều có tên là Sấm. Riêng chùa Sấm còn có tên là chùaCha Lư. 

Đình làng Sấm thờ 8 vị vua thời Lý. Trong đình hiện còn bảo lưu

được 8 cỗ kiệu, ngai sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh xảo,  có giá trị nghệthuật cao. Đền Sấm thờ bà Phạm Thị Nga, người dân của làng. Sử sáchhầu như không ghi chép về bà nhưng theo dân trong vùng thì bà có cônglao to lớn với Lý Công Uẩn và vương triều Lý, được tôn vinh là ThánhMẫu. 

Hội đình Sấm trước đây được tổ chức rất to để tưởng nhớ Lý TháiTổ và vương triều Lý. Bình thường, hội tổ chức trong 2 ngày, từ mùng10 đến ngày 12 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Vào những năm được mùa,hội được mở từ ngày mùng 9 đến ngày 15 tháng 2 âm lịch. Ngày mùng 9và mùng 10, lễ  rước diễn ra rất long trọng, linh đình. Mùng 9 (gọi làngày nhập tịch “xái tảo” tức dọn đường, chuẩn bị cho hội từ mùng 1),rước kiệu Đức Thánh Mẫu từ đền về đình để thờ. Mùng 10 là chính hộiđược tổ chức trọng thể: Rước 8 kiệu đặt trên 8 ngai tượng trưng cho 8 vịvua đời Lý, từ đình, qua đền rồi lại về đình để tế lễ. Những ngày còn lạidành cho lễ chùa và các hoạt động văn hoá khác như: đấu vật, hát chèo,đu, leo cột, chơi cờ người ... Ngày 15 giã đám: dọn dẹp, trả lễ, đưa kiệuĐức Thánh Mẫu về đền. Nếu như hội tổ chức trong 2 ngày thì ngày đầudân làng làm lễ rước, tế, còn lại là các hoạt động văn hoá khác. 

Đám rước có khoảng 170 người tham gia và được phân thành nhiều ban, mỗi ban đảm nhiệm một nhiệm vụ:  Ban phù giá: khiêng kiệu,chiêng, trống, long ấn, hương đình.  Ban hộ giá: Thắp hương sau hươngán... Cờ hành báo có 3 chiếc, cờ của làng có 5 chiếc, 5 cờ ngũ hành màuđỏ viền xanh, đen trắng và 10 cờ trung hạng. Các đồ hộ quốc: dùi đồng,

 phủ việt: 5 chiếc, 8 hồng trượng, 8 trái giành, 8 bát bửu, trống tiền, trốnghậu 2 chiếc, chiêng 1 chiếc. 

Page 286: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 286/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

865

Đi đầu là 3 người mang cờ hành báo, tiếp theo là 5 ông mặc khố bao, khăn vắt mang đồ hộ quốc. Tiếp đến 5 ông mang cờ hành báo của

làng. Tiếp đến là 24 ông mang hồng trượng, trái giành, bát bửu. 5 cờ ngũ hành, 10 cờ trung hạng, tiếp đến 8 ngai, 8 kiệu và sau cùng là các cụcai đám, 8 giáp trong làng (từ 70 tuổi trở lên), hộ giá sau hương án, trĩnhtrình đi trước, long đình đi giữa, hương án đi sau. Cờ, lọng, quạt, tàn rựcrỡ rợp kiệu. Trống, chiêng, phách rộn rã, tưng bừng. Người, kiệu sênhsang, rước từ sáng đến trưa thì tới đình. 

Trang phục của những người tham gia đám rước cũng thể hiện nétđặc thù của làng. Người cầm dùi đồng, phủ việt, đóng khố bao, khăn vắt,đội mũ đi giày quan võ (chọn người to khoẻ đẹp trai) là biểu tượng củatướng Đá Dài người dân tộc ở miền tây Thanh Hoá, làm quan trong triềunhưng vẫn đóng khố. Khố bao, khăn vắt (bằng nhiễu) là biểu tượng thờ vua, tôn kính, tận trung với vua. Người cầm cờ ngũ hành, hành báo đềuđội mũ quan võ, đi hia, áo vóc, cờ tiết đao ngang ngực (là hình ảnh củacác quan võ trong triều). Các cụ hộ giá đều đội mũ quan văn, mặc áothụng, chân đi hia (trang phục của quan văn trong triều). Những ngườimang cờ trung hạng và hồng trượng, trái giành, bát bửu đều mặc áo chẽn

 bằng dạ hoặc bằng vóc, chân đi giày. 8 ngai, 8 kiệu là biểu tượng của 8 vịvua thời Lý, đều có 8 người thay phiên nhau hộ giá. Mỗi chiếc có chetán, che tàn hai bên.

Về trống và cách đánh trống rước cũng rất độc đáo, trống cái cóđường kính chừng 1 m, cao khoảng 1m50. Người đánh trống giữ vai tròkhai hội, khi đánh trống người đánh tiến ba bước, lùi ba bước múa các vũđạo: Quay tơ, tráng siêu và tuốt gươm. Điệu quay tơ, tay cầm ngang dùi;múa tráng siêu và tuốt gươm tay cầm mút dùi. Trống cái được khiêng điở phía trái đoàn rước, ở trước và sau trống tiền, trống hậu. Chiêng đigiữa. Đánh chiêng đánh trở lên, lên một bước, xuống một bước, cứ 3tiếng trống lại 3 tiếng chiêng, là cách đánh trống của triều Lý khi tiếnhành lễ rước. 

Tục rước trong lễ hội là sự diễn tả cảnh các quan văn, võ trong triềurước vua Lý. Đó là nét đặc biệt của lễ hội đình Sấm, khác với tục rướccủa một số nơi trong vùng. 

Rước xong thì tế lễ được cử hành. Đứng đầu và làm chủ tế là mộtông quan đám. Người này đã qua một năm thắp hương, thờ thánh (ănmột mâm, ngủ một giường, không chung đụng với ai). Những ngườitrong đội tế phải trong sạch, quan chức trong làng và những người châu

Page 287: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 287/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

866

nhiêu, xã bán mới được vào đội tế (thường châu nhiêu phải mua trước đótừ 1 đến 2 năm). Thường, chức quan đám cứ 7 năm được cử một lần, đó

là chức quý mà nhiều người trong làng mong ước. Tham gia tế gồm 28 người, ăn vận kiểu quan văn, đội mũ quan văn,

áo thụng, đi hia. Bồi tế có 12 người, còn gọi là quan viên tế. Trong đó có1 ông đông xướng, 1 ông tây xướng, 2 ông đánh trống (trống cái và trốngquân), 1 ông đánh thanh la, 8 ông bồi tế, 6 ông tiến tước, 2 ông cử mịch(kiểm soát lễ vật thờ cúng), 1 ông chuyển chúc và 1 ông đọc văn. Trốngtế và cách đánh trống tế cũng rất đặc biệt. Đường kính trống cái khoảng1m50 và cao khoảng 1m60 (khi đánh phải đứng trên bục cao mới vớitới). Trống quân chỉ rộng chừng 40 cm và cao khoảng 50 cm. Chuẩn bịvào tế, người đánh trống đánh 3 hồi (hồi thứ 3 là trống thét). Tiếp đó lại

đánh tiếp 3 hồi trống thét cho ông Đám chuẩn  bị tế. Đó chính là tiếngtrống báo cho các quan chuẩn bị vào hầu vua –  triều Lý. Trống thét củalàng Sấm rất to, vang động cả vùng. Người ta truyền rằng: trong trống cókim thanh nên mơí rung, ngân xa như vậy. Cũng chỉ có trống đó trongkhi lên, xuống hành lễ, người đánh trống phải thể hiện nhiều cách đánhkhác nhau: trống thét, trống hành lễ, trống tiễn rượu, trống bình thân

 phục vị (đánh khi ông Đám quay xuống) và trống hoá văn (đánh khi đọcchúc xong). Cách đánh trống tế như vậy là một bí quyết được truyền từđời này qua đời khác, không phải ai trong làng cũng đánh được mà chỉ cómột vài gia đình truyền nhau giữ được đến ngày nay. 

Cách tế ở lễ hội đình Sấm cũng đáng chú ý, thường là 5 lễ (lối lễnày là lễ nhà vua), khác với một số nơi tế thần hay tế thành hoàng chỉ lễ4 lễ. Cách xướng tế cũng khác các nơi trong vùng. Ví dụ: bên tây xướng: 

“Ban ban tề tề nghênh bát vị tiên hoàng đế cúc cung bái”. 

 Những nơi thờ thần hoặc thành hoàng thì tế: 

“Ban ban, tề tề lễ nghênh thần cúc cung bái”. 

 Nội dung chúc văn trong buổi tế nói lên công lao, sự nghiệp của bàPhạm Thị Ngà và 8 vị vua đời Lý. Những người tế cầu mong cho dânthái bình và cầu mong phúc lộc của vua ban cho dân làng. Khi giã tế, ông

Đám- đại diện cho dân- được hưởng lộc của nhà vua uống “mỹ tửu” dongười ẩm phước dâng. 

Tục tế trong lễ hội đình Sấm biểu hiện qua tiếng trống, qua các phương thức hành lễ, thể hiện đường đi nước bước của các vị quan trongtriều vào hầu vua và mang dáng dấp thờ vua. Đó là nét đặc thù của làng,

Page 288: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 288/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

867

khác với lối tế để đội mũ, áo cho   bài vị thần (Thị Cầu) và cách tế ở mộtsố nơi khác... 

Tục tế ở đình Sấm trước đây không chỉ diễn ra trong mùa xuân (gọilà xuân tế) mà còn được tổ chức vào mùa thu (thu tế). Theo Thái bình

hoàn vũ ký thế kỷ XI, chương Lĩnh Nam đạo thì nước ta ngày xưa không

 biết tết Nguyên đán mà chỉ biết có hội mùa vào ngày Sửu tháng 8, nên cóthể tục tế ở đình Sấm cũng nằm trong cái chung đó. 

Sau những kỳ lễ, tế, các hoạt động văn hoá được tổ chức ở khu vựcđình- chùa. Đầu tiên phải kể đến những hình thức diễn xướng của vănnghệ dân gian như tuồng, chèo, múa rối nước đến biểu diễn. Đặc biệt hơncả là khi có diễn viên chính là người trong làng. Chèo làng Dương Lôinổi tiếng từ ngàn xưa, bắt nguồn từ cuộc sống lao động của dân làng, thểhiện mơ ước của con người, khuyên con người sống nhân đức. Khi đạoPhật trở thành tôn giáo quan trọng thì sự hoá thân của Thị Kính (chèo cổQuan Âm Thị Kính) là biểu tượng tín ngưỡng có tác dụng giáo dục cao. ở đây, tư tưởng tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình diễn xướng vànội

dung của nghệ thuật chèo. 

Bên cạnh những hoạt động sân khấu dân gian, dân làng tổ chứcnhững cuộc thi được nhiều người yêu thích như: đánh cờ người, chơi đu,leo cầu, gà chọi. Đặc biệt đánh cờ người là một trong 4 trò chơi được

nhiều người ca ngợi, là thú chơi thanh cao khi nhàn rỗi. Giải nhất đượcquy định sau 3 lần thắng, thường là chiếc khăn nhiễu điều hoặc mâmđồng. Đấu vật là hoạt động thượng võ của dân làng. Làng Dương Lôi vốncó nhiều đô vật nổi tiếng trong vùng, nhiều gia đình cha truyền con nối.Đó là  niềm cổ vũ, tự hào của quê hương về sức mạnh của cộng đồng.Việc tổ chức đấu vật làm tăng thêm ý thức rèn luyện sức khoẻ, sự mưu trílinh hoạt và lòng dũng cảm của dân làng. Đây cũng là hoạt động truyềnthống, nổi tiếng của dân làng khi có hội. Phần thưởng thường là nồiđồng, mâm đồng hoặc khăn nhiễu điều. 

 Ngoài những hoạt động văn hoá: vui chơi, ca hát, những người

trong làng và những người đi xem hội vào các chùa thắp hương lễ Phật.Vào ngày 7-1 (âm lịch) ngày mất của Thánh Mẫu, hoạt động tín ngưỡngtrong các được coi là linh thiêng nhất, và cũng là niềm tự hào của các cụ

 bà trong làng. Mọi nghi thức tôn giáo diễn ra trong chùa như: Lễ tam bảo, hát trò nhà Phật. Vào thời kỳ đạo Phật thịnh hành, chùa là nơi sinhhoạt tôn giáo của dân làng. Có thể vào thời Lý, chùa chiền được xây

Page 289: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 289/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

868

dựng rất nhiều (khi mới lên ngôi, riêng ở phủ Thiên Đức- tức châu CổPháp cũ- Lý Công Uẩn đã phát 2 vạn quan để xây 8 chùa, có thể chùa

Cha Lư - tức chùa Sấm được dựng trong thời gian này), Phật giáo đượcnhà Lý coi trọng, văn hoá hội chùa đã trở thành nếp sinh hoạt thườngxuyên khi làng có hội. Sinh hoạt tôn giáo trong chùa còn biểu lộ lòng tônkính đối với Đức Thánh Mẫu - con người mà cuộc đời gắn với cửa Phật,và đó cũng là món ăn tinh thần của người dân trong làng. Từ lâu, hộilàng đã thực sự trở thành một nếp sinh hoạt văn hoá, một sự thưởng thứctinh thần của những người dân trong làng.  

 Ngày nay, đời sống của dân làng đã đổi mới rất nhiều. Nhất làtrong giai đoạn hiện nay, làng đang xây dựng một nền kinh tế, văn hoámới. Nhu cầu văn hoá của dân làng ngày càng được nâng cao với ý thức

kế thừa và phát huy những thuần phong mỹ tục cổ truyền của làng. Gầnđây, làng đã khôi phục lại lễ hội truyền thống với những tục rước, tế.

 Ngoài những hoạt động văn hoá truyền thống của làng như: hát chèo, đấuvật, làng còn tổ chức những hình thức diễn xướng như: chèo thuyền hátquan họ, những hoạt động thể thao. Hoạt động văn hoá của làng cũngđang đi vào chiều sâu, nhiều tổ chức mới được hình thành như: Hội củacác cụ bà đi chùa, hội bảo thọ, hội đồng niên, đồng học... 

Hội đình Sấm xưa và nay là sự diễn lại sinh hoạt văn hoá cổ truyềnvới đầy đủ tính tích cực của nó. Nó mang nét chung của sinh hoạt vănhoá cộng đồng người Việt trước đây, đồng thời mang nét đặc thù của quê

hương gắn với văn hoá thời Lý, với những vị vua nhà Lý dựng nền tựchủ. Với trình độ tổ chức cao (quy mô, nét phong phú, đa dạng của lễhội), hội đình Sấm bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của quê hươngtrở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ./. 

N.T.L -

C.G

Page 290: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 290/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

870

Lễ hội làng Sơn Đồng Yên Giang 

"Sơn Đồng có hội bó mo 

 Bánh dầy, bánh cuốn đãi cho bạn bè"  

Đấy là câu ca dao của người Sơn Đồng truyền tụng về một lễ hộidân gian độc đáo của quê hương mình. 

Mới chỉ nghe thôi, câu ca thật khó hiểu. Nhưng đến tận nơi mớivỡ lẽ, hỏi thăm kỹ hơn sẽ thấy nhiều điều kỳ thú. 

Làng Sơn Đồng là một làng cổ, trước đây thuộc huyện ĐanPhượng - phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây, cùng trên một vùng đất với di chỉVinh Quang, nơi phát hiện ra dấu tích văn hóa của người Việt cách đâytrên 3000 năm1 .

Sơn Đồng có hai thôn: thôn Nội, thôn Ngoại với 10 xóm 4 giáp,16 phe. Hai thôn ở giáp canh, giáp cư, cách nhau con đường cái gạchchạy qua cửa ngôi đình theo hướng từ Tây sang Đông. Hiện nay xã Sơn

Đồng thuộc huyện Hoài Đức - tỉnh Hà Tây về phía Tây nam Hà Nội cáchhơn chục ki lô mét đường chim bay, có đường trải nhựa đến tận lũy tređầu làng. 

Sơn Đồng là một miền quê trù phú, ngoài nguồn sinh sống bằngnghề nông thì nghề  thủ công rất phong phú: Nghề song mây, sơn mài,thêu ren và đặc biệt là nghề tạc tượng. Đã có nhiều ý kiến cho rằng,chính thợ ở đây từng là tác giả của những pho tượng nổi tiếng chùa TâyPhương. 

Sơn Đồng còn là nơi có truyền thống khoa bảng: 8 vị đỗ đại khoa,

hàng trăm vị đỗ cử nhân và hàng mấy trăm vị đỗ sinh đồ, tú tài. Về võ

quan cũng có hàng chục vị với chức Tổng binh (tước Hầu) Thiên Đô Ngự Sử, Cấm y vệ, Lãnh binh2 .

1Vinh Quang nay là thôn Quế Dươ ng, xã Cát Quế. Di chỉ có xươ ng ngườ i, rìu, giáo, con gà

đồng và đồ gốm.2 Theo văn bản : Đơ n xin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các di tích ở  Sơ n Đồng của

UBND xã Sơ n Đồng, bản đánh máy đề ngày 20-10-1985.

Page 291: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 291/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

871

Tương xứng với một làng có truyền thống văn hóa tinh thần ấy,đến nay Sơn Đồng còn giữ gìn được một hệ thống di tích kiến trúc cổ baogồm: đình, đền, chùa, lăng miếu, từ đường v.v... 

Các di tích này phần lớn tập trung ở đầu làng về phía đông bắctrước một đầm nước rộng và con ngòi uốn lượn, tựa lưng vào một khurừng nguyên sinh rộng lớn. Khu rừng có nhiều loại cây như : trâm trai,lim, giàng giàng... những dây leo to bằng bắp chân. Người già còn nhớ năm 1943 một cây muỗm ở cổng chùa Diên Phúc bị sét đánh, thân cây xẻra được những chiếc ghế nguyên rộng 2 mét. Đến năm 1952 người ta cònthấy có khỉ và nhiều rắn có mào. Ngay năm ấy thực dân Pháp đã phá

sạch khu rừng quí để làm bốt Sơn Đồng. Sơn Đồng có nhiều di tích gắn với lễ hội. Lễ hội ở đền Thượng

vào ngày 16, 17 tháng 7 âm lịch, nơi thờ Tiền Triều Thái Phó Lê tướngcông húy Đào Trực, người có công phò Lê Hoàn đánh Tống (981-982).

Hội chùa vào ngày 7, 8 tháng hai âm lịch, rước Mẫu từ chùa trong rachùa ngoài.

 Nhưng lễ hội tiêu biểu cho Sơn Đồng được tổ chức tại đình làngvào hai ngày mùng 5, mùng 6 tháng hai âm lịch. 

Đình Sơn Đồng gồm tòa Hậu cung, tòa Đại đình, và tòa Tiền tếxếp theo kiểu chữ Tam. Hậu cung là một tòa phương đình hai tầng mái :Tầng dưới bốn mái uốn đao cong ở 4 góc, tầng trên 2 mái. Đình SơnĐồng trở nên độc đáo vì tòa hậu cung hiếm có này. Hai bên đình là Tảmạc, Hữu mạc chạy suốt ra đến cổng đình, với hai cửa phụ, một cửachính, tất cả tạo cho di tích thành một khu khép kín. Bên cổng trái vươncao một cây cổ thụ lạ, lá như lá xà cừ nhưng to khuôn hơn. Hàng nămđúng vào dịp lễ hội, cây nở từng chùm hoa màu vàng rực rỡ. Người giàgọi là cây hoa gương - một dấu tích còn lại của khu rừng cổ nguyên sinhđã nói ở trên. 

Do nhiều biến cố, đến nay ngọc phả của đình đã thất lạc. Nhữngcâu đối và một số đồ tế khí cũng đã mất. Mấy bức hoành phi còn lại, có

 bức ghi "Đông nhạc giáng thần" khiến ta nghĩ ở đây thờ một vị phúc thần(Đông Phương Sóc - thuộc Đạo giáo- BBT).

Có người nói Ngài húy là Vương Thanh Cao vốn là một học trònghèo có chí lớn. Cũng lại nói rằng: Ngài là một bộ tướng của Đinh BộLĩnh có nhiều công trạng... 

Lễ vật chính dùng tế thần mỗi ngày 2 con trâu (mỗi làng mộtcon). ở đền Thượng lại tế hai con bò. Dân quanh vùng biết tục này, hàng

Page 292: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 292/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

872

năm cứ đến trước ngày hội mươi hôm thường dắt trâu, dắt bò đến chợ Sơn Đồng bán. Tương truyền giữa chợ trâu bò đông đúc, thấy trâu nào có4 con rắn mào quấn chặt bốn chân thì mua con đấy, vì ý thần đã chọn. 

Trâu được chọn phải là trâu mộng, đủ tuổi, đẹp dáng, sừng cánhná, dạ bình vôi... Trâu (bò) đều tế chong  nghĩa là sau khi thui vàng, lausạch, để cả con, dùng giá đỡ khiến cho trâu thui mà như trâu sống: đầunghển, sừng nghênh, chân đứng thẳng. Hai con được đặt hai bên hươngán, quay đầu vào tr ong.

Buổi sáng cử hành hiến tế. Đến trưa thì hạ lễ chia đều cho bốngiáp: Đông Nhất, Đông Nhì, Tây Thượng, Tây Hạ. Cổ trâu được bớt lại

cắt thành những khoanh gọi là cái năm để biếu các chức dịch trong làng. 

Tối mùng 5, trong đình có hát ca trù, thường do các nghệ nhângiáo phường Vạng trình tấu. Ngoài  sân nghê đình hát  1  các gánh chèo

tuồng thi diễn. Trong đình, ngoài bãi đèn đuốc ngợp trời, trống phách rộnrã và người người náo nức thâu canh.

Sang ngày mùng 6, có thêm một thứ lễ vật, chính với cách chế biến, bày đặt, dâng hiến chúng, làm cho lễ hội mùa xuân Sơn Đồng trở nên độc đáo. Đó là tục thi bánh dầy. 

Cả làng tất bật nhộp nhịp làm bánh từ suốt mùng 4, mùng 5. Mỗi

nhà đều làm bánh để đãi khách. Mỗi xóm đều làm bánh để dự thi. Bankhánh tiết của làng làm bánh để tiếp quan anh, quan em và làm phầnthưởng. Để bánh trắng thơm phải chọn từng hạt gạo nếp, gạo nếp lại phảichọn giống nếp quýt hoa vàng. Rồi làng phải chọn cử những bà nội trợ có tài ngâm gạo đồ xôi, sao cho chõ xôi dẻo mà không nát, xuê (đẹp tốt)mà không rắn. Giã xôi không giã bằng cối mà giã bằng mẹt. Mặt mẹtđược xoa mỡ với lòng đỏ trứng gà để khỏi dính. Chày giã dài nửa sải tay,đầu chày được bọc bằng mo cau. "Bó mo"   chính là chỉ việc làm này.

 Nhưng không phải dùng nguyên chiếc mo cau, mà phải tước ra thànhtừng nan rồi đan thành phên kín sau mới bó vào đầu chày, thít chặt bằnglạt giang. Với cách bọc này, chày giã được lâu mà mo không bị rách.  Mo

cau bọc lấy đầu chày, gợi nhắc ta liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thựccủa người Việt xa xưa. 

Sẽ còn nhiều chuyện để củng cố sự liên tưởng ấy. Đó là khi nặn bánh. Người ta chia ra, một nửa để nặn thành những chiếc bánh dầy tròn

1 Từ đườ ng cái lớ n lên bãi có bậc tam cấp hai bên đắp hai con nghê lớ n.

Page 293: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 293/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

873

(không có nhân) cỡ như miệng chén hoặc quả cà bát1. Cứ hai cái kẹpthành một cặp. Nửa kia, nặn thành những chiếc bánh dày cuốn cỡ nhưchuôi liềm ngoài bọc lá chuối giữa có nhân đậu xanh rang nghiền nhỏtrộn mật. Một bộ bánh gồm đúng một cặp bánh dầy tròn và một chiếc

 bánh dày cuốn. Dân gian gọi tắt là bánh dầy bánh cuốn. 

Cả làng có mười xóm, mỗi xóm rước một kiệu bánh lên đình dựthi. Kiệu gồm một mâm bồng hình khối tròn, mặt rộng như chiếc mâmđồng, bốn góc có gắn bốn chân gỗ chạm đầu rồng và hai đòn khiêngcũng chạm đầu rồng. Tất cả đều sơn son thiếp vàng tinh xảo vì nghề sơnvốn là nghề nổi tiếng ở đây. 

Việc xếp bánh lên mâm bồng cũng theo một trật tự riêng có ẩn ý.Trước tiên người ta úp lên giữa mâm một chiếc rá mới để làm cốt. Tiếpđó các chiếc bánh cuốn được xếp dựng đứng quanh thân giá. Cứ xếpvòng tròn cho đến hết. Sau đó lần lượt từng cặp bánh dày được xếp kínmặt mâm cao dần và thu vòng nhỏ dần cho đến khi phủ kín bánh cuốntạo thành một mâm bánh đầy đặn hấp dẫn. Cách xếp ấy có phải là mô

 phỏng sự tính giao âm dương ? 

Mỗi kiệu bánh hết khoảng 10 ca gạo. Mỗi mâm bánh lại được đậy bằng một chiếc lồng tròn cao như chiếc áo cối xay, khung bằng tre bọc bằng giấy, bằng lụa, bằng nhung, trang trí đủ hoa tua, các hình vẽ, tranh

cắt giấy long, ly, quy, phượng đủ màu sắc. Người ta không chỉ chấm bánh mà còn chấm thi cả lồng úp đó. Cho nên xóm nào cũng tìm cách tạonên những chiếc lồng úp của mình đẹp nhất. Sáng sớm mùng sáu cuộcrước bánh được bắt đầu từ các xóm. Chân kiệu là 4 nam thanh niên mìnhmặc áo nâu, đầu chít khăn đỏ. Một kiệu lại có một chiếc lọng che. Kiệuthôn Nội tập kết ở Điếm Gạch. Kiệu thôn Ngoại tập kết ở Từ Vũ. Từ haiđiểm ấy, đoàn kiệu rước về hợp quân ở Sân Nghê Đình Hát. Sau khichỉnh đốn lại quân ngũ cờ quạt, trống kèn, đoàn rước qua cổng chính tiếnvào đình và chia thành hai hàng đặt kiệu dưới mái che lớn của tấm bình

đính  bằng vải đỏ nẹp tua vàng trên khoảnh sân rộng trước nhà tiền tế. 

Ban giám khảo cuộc thi gồm 4 ông chủ tế đương thay mặt cho 4giáp, các ông đều phải bao khẩu  bằng khăn đỏ. Họ kiểm tra cân nhắc sosánh từng chi tiết rất cẩn trọng và công bằng. Cuộc chấm thi công khaitrước cả dân làng mình và rất đông thiên hạ đến dự hội nên càng không

1Có ngườ i k ể rằng, thành hoàng vốn là một học trò nghèo thuở  nhỏ  đi học đói quá, lội

xuống ruộng cà ăn trộm bị chông chết, nay thờ những chiếc bánh dầy tượ ng trưng cho quả 

cà trắng.

Page 294: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 294/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

874

thể mờ ám. Kẻ được người thua tất cả đều rất hân hoan. Kiệu bánh nàođạt giải nhất được rước vào đặt cúng trước cửa cung. Đấy là phần thưởngtinh thần lớn nhất. Phần thưởng hiện vật chỉ là tượng trưng: một bộ bánhgồm 1 cặp bánh dầy và 1 bánh cuốn mà thôi. 

Cuộc rước bánh và thi bánh diễn ra hết buổi sáng mùng 6. Hội chỉcòn lại một buổi chiều xuân ngắn ngủi. Nhưng nếu ai về nửa chừng sẽchẳng bao giờ được hưởng những phút bột phát nhất của tâm thế ngườiđi hội khi mà họ chưa chính mình chứng kiến hoặc tham gia hội cướpbông sẽ diễn ra sau tuần tế giã, khi mặt trời vừa chếch bóng. 

Cũng như tục tế trâu, mỗi thôn phải làm một cây bông xong từ

chiều mồng 4. Cây bông phải là một đoạn tre đực tươi dài khoảng 5 đốt.Cây tre được chọn phải là cây tre đủ ngọn, đủ lá, thân thẳng, không kiến,không muội, da xanh óng ả. Cây tre ấy lại phải ở giữa khóm. Khóm treấy lại phải của một gia đình phúc đức, hoà thuận, không có đại tang. Phảikiếm tìm, thăm dò từ trước hàng tháng mới được một cây tre như thế.Gia đình được chọn tre thường sẵn lòng cung tiến. Đoạn tre được cạosạch tinh. Từ giữa hai ống tre, người ta tước ập vào bọc lấy xung quanhmấu thành một đám bông tướp tre xù tròn lên, rồi nhuộm phẩm ngũ sắc.Các ống tre được dán khoanh bằng những băng giấy cũng đủ màu.Không còn nhận ra đoạn tre tươi nữa. Khi hai cây bông được rước lên

thờ hai bên hương án, đã trở thành vật linh thiêng.  Người được giao việc tung cây bông trước thềm đình vào chiều

mồng 6 thường chọn trong số  các cô đào nương của gánh hát ca trù.Trước khi tung bông, cô tung những viên xôi ra tứ phía. Khi đã tung hếthai mâm bồng xôi nhỏ lấy từ bàn thờ thánh, cô đào nâng cây bông lên,nói dăm ba câu luật lệ, múa vài đường, đoạn tung cây bông lên trời. Cuộccướp bông, giằng bông   bắt đầu. Từ xưa vẫn truyền rằng ai cướp đượccây bông sẽ sinh con trai. Chính vì thế cánh đàn ông trong làng ngoài xãthường rình chờ phút này hơn ai hết. Những người mẹ lại hy vọng giậtđược một túm bông mang về đeo vào cổ cho con trẻ lấy khước. Chính vì

niềm tin đó mà cuộc cướp bông diễn ra rất "quyết liệt". Để dành đượccây bông, đám đàn ông thường tổ chức thành từng bè, từng cánh theo địa bàn cư trú hoặc dòng tộc. Mỗi bè cách ấy thường ưu tiên, tạo thời cơ chomột người trong hội làm bàn.

Cuộc cướp bông từng có năm diễn ra từ chiều cho đến rạng sáng.Có lúc cả mấy chục lực điền quần đảo nhau, giằng giật nhau lội ào xuốngcả ao chuôm, vượt qua cả rặng rào gai góc. Tục cũng truyền rằng, nămnào cướp bông càng vui thì năm ấy càng được mùa no đủ. 

Page 295: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 295/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

875

Cuối cùng người cướp được bông sẽ phải làm lễ tạ ở đình. Cây bông được đặt trên bàn thờ nhà mình. 

 Ngoài những trò diễn trên, hội Sơn Đồng còn có chọi gà và đánhcờ người. 

Hội đám được tổ chức đầy đủ như trên lần cuối cùng vào mùaxuân năm 1952, sau đó bỏ quãng mấy chục năm. Những năm sau này tuykhông mở hội nhưng dân vẫn giữ tục làm bánh dầy, bánh cuốn. Gần đâylễ hội được tổ chức lại nhưng giản lược nhiều, tục thi bánh dầy và cướp

 bông vẫn được duy trì. 

Có một bài ca tóm lược hội Sơn Đồng như sau :

 Mồng 4 chuẩn bị hội làng  

 Mồng 5 tế Thánh sau sang chọi gà 

 Mồng 6 nô nức gần xa 

 Xếp bánh vào kiệu rước ra cúng thần 

Vui nhất là hội cướp bông..../. 

Y.G.

Page 296: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 296/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

877

Lễ hội làng Sơn Vi Dương Huy Thiện - Bùi Huy Luận 

Sơn Vi là một làng thuộc huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ. Tạiđây, có ngôi đình Sơn Vi cổ kính, đã được Nhà nước xếp hạng là di tíchlịch sử văn hóa. Đôi câu đối tạc ở hai bên cột sát cổng đình, viết:  Hùng

Vương lập quốc sơn hà phú. Đức thượng công trì xã tắc vinh. Nghĩa là:

Vua Hùng dựng nước làm cho non sông giàu đẹp. Đức thượng lập côngđưa lại cho xã tắc hiển vinh. Truyền thuyết của nhân dân trong vùng kểrằng Sơn Vi là cửa ngõ của kinh đô Phong Châu thủa các vua Hùng. Vàocuối thời Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ XVIII), quân Thục huy độngtới 10 vạn tinh binh, 8 ngàn ngựa, 3 ngàn chiến thuyền theo hai đườngthủy - bộ tấn công nước Âu Lạc. Hùng Duệ Vương đã giao cho con rể làTản Viên Sơn thánh cùng các tướng lĩnh chống lại kẻ thù. ở Sơn Vi, TảnViên đã cùng với các tướng Xanh Công, Bạch Minh, Tam Lang, Quy ấtvà nhiều tướng khác bày binh bố trận ngày đêm chiến đấu gian khổ. SơnVi, vùng đất cửa ngõ kinh đô là mồ chôn quân thù, không cho chúng tiếnsâu vào bờ cõi. Cuối cùng, cuộc kháng chiến thắng lợi, đất nước đượcyên bình. Sau cuộc chiến đấu, vua Hùng đã ban thưởng rất hậu cho cáctướng và quân dân vùng Sơn Vi. Và cũng từ đó, cứ mỗi độ xuân về, vàongày mùng 3 tháng Giêng (âm lịch), Tản Viên sau khi từ động LăngXương núi Ba Vì sang kinh đô gặp vua Cha, lúc trở về đều dừng chân ở Sơn Vi để thăm lại chiến trường xưa và vui xuân cùng dân làng. Đây làdịp dân làng Sơn Vi tổ chức lễ hội, lôi cuốn nhân dân vùng đất PhongChâu hưởng ứng rất đông vui. Dần dần đã trở thành ngày hội của vùng,nổi tiếng nhất là trò cướp cầu, đánh phết, đã đi vào câu ca truyền tụng từngàn xưa : 

 Đầu xuân trẩy hội Sơn Vi 

 Rước cầu, đánh phết không đi sao đành.

"Từ tám giờ sáng ngày mùng ba Tết, nhà công quán ở giữa cánhđồng phía trước đình làng đã nhộn nhịp tưng bừng. Những lá cờ đuôinheo, cờ vuông cắm thành hàng dài trước cửa đình, trước cửa nhà côngquán đều phần phật bay theo gió. Tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kènsáo, tiếng hò reo "Ô hô! - Húy" "ú hô - Húy"... của các đấu thủ và những

Page 297: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 297/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

878

người rước kiệu xen lẫn tiếng pháo nổ. Tất cả đều cuốn hút mọi ngườixem vào với hội. 

 Những người tham gia đánh phết đều là những chàng trai tuấn tú,chắc khỏe, đại diện cho thanh niên làng trong và làng ngoài của Sơn Vi.Mỗi bên chừng hai chục người, ai nấy mình trần, mặc khố màu sắc theotừng bên. Niềm tin tưởng sẽ thắng cuộc hiện rõ trên gương mặt tươi vuicủa từng cầu thủ. Tất cả đứng theo đội hình ở trên bờ và dưới lòng cái

"lò" (lỗ) tròn rộng đường kính chừng năm mét, sâu lòng chảo khoảngtám mươi phân, ở phía trước nhà công quán - nơi mà họ sẽ phải tranhnhau quả cầu và bằng mọi cách để đem về tới đích của đội mình. Một hồi

trống thủ hiệu vừa chấm dứt, cụ chủ tế đầu đội mũ tế, chân đi hài, mìnhmặc áo thụng tím, vai vác quả cầu tiến từ trên bệ nhà công quán đến cái"lò" (có người che lọng đi theo) rồi thả quả cầu xuống đấy, giống nhưmột tiên ông thả vật quí xuống trần gian vậy. Nhanh như chớp, các cầuthủ xô vào cướp cầu. Mỗi bên đều cố gắng theo mưu mẹo riêng của độimình để dành lấy cầu chuyển lên bờ. Từ bờ lò về tới đích của mỗi bênchỉ chừng hai trăm mét nhưng thật là một cuộc đọ sức, đọ tài rất căngthẳng, khá gay go, mỗi bên đều khó có thể thực hiện nổi những suy nghĩ 

 ban đầu của mình. Trên bờ, tiếng trống, tiếng chiêng liên tiếp thúc từnghồi, tiếng reo hò của dân làng liên tục nổi lên từng phía. Dường như tất

cả mọi người đều cùng với các đấu thủ vật lộn tranh cầu đọ sức. Cả hai bên đấu thủ gắng hết sức mình, không một ai chịu bỏ cuộc, song cũng rấtlâu quả cầu mới được lấy từ dưới lò lên bờ. Nhiều khi người xem cứtưởng bên này sẽ thắng nhưng rốt cuộc tình hình lại có thể ngược lạihoàn toàn, vì vậy chẳng bên nào dám chủ quan. Cuộc đọ sức của hai bên

 phải đấu trong chín trận và được tổ chức liên tiếp ba ngày liền của hội.Tới trận thứ bảy  thì xác định được thắng bại của từng bên. Và bao giờ cũng vậy, tiếp theo trận thứ bảy các đấu thủ còn đấu thêm hai trận nữagọi là trận cầu chơi và trận cầu tiễn. Trận cầu chơi là để các cầu thủ dẫnThánh thượng vãn cảnh làng Sơn Vi. Trận này không tính điểm mà chỉvác cầu đi chơi. Các đấu thủ đua nhau xem ai vác khỏe. Trận cầu tiễn với

ý nghĩa là để tiễn đưa Tản Viên rời Sơn Vi về Ba Vì. Trận này cũng khágay go căng thẳng, hình thức tranh cầu chuyển từ chân tay không sangdùng phết để ngoắc cầu về đích. Bên nào thắng trận này được coi nhưdành được phần thắng chính của hội. 

Sau chín trận đấu sôi nổi đua tài đọ sức, kiệu và cầu lại rước vềđình làng để tế, vừa để tỏ bày lòng biết ơn sâu sắc của dân làng đối với tổ

Page 298: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 298/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

879

tiên đã dày công xây dựng quê hương, vừa chúc mừng sự thành công tốtđẹp của hội 1.

Trò vật cầu hất phết mang đầy yếu tố nghi lễ phồn thực và phầnnào cho ta liên tưởng tới tàn dư của tín ngưỡng thờ mặt trời của cư dânViệt xưa. 

Từ nhiều năm nay, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nướcta, lễ hội Sơn Vi được mở lại. Tuy trò diễn tranh cầu cướp phết chưađược khôi phục hoàn chỉnh nhưng đám rước của hội vẫn rất tưng bừng.

Từ sáng sớm, quanh khu vực sân đình, cổng đình, trên các ngảđường lớn chạy xung quanh ao, hồ phía trước đình làng, nhân dân tớixem tập trung đông nghìn nghịt. 

Một hồi trống thủ hiệu nổi lên, đội múa  trống, múa sinh tiền nhưđược truyền lệnh bắt đầu hoạt động. Một tràng pháo nổ vang chào mừnghội rước đầu xuân bắt đầu. Một bức trướng to, cao, có tua vàng, nền màucờ đỏ, thêu lên bốn chữ Hán to màu vàng nhũ: "Hùng Vương phát tích"(di tích nơi phát sinh và phát triển thời Hùng Vương) được rước đi đầutiên mang ý nghĩa giới thiệu về quê hương Sơn Vi, đồng thời cũng muốnnói lên nội dung ý nghĩa xã hội bên trong của hội rước. Trang phục củacác đội trong đội hình rước từ màu sắc cho tới kiểu cách đều theo nhữngthể thức riêng biệt. Hai mươi bảy thanh nữ được chọn vào rước cờ đềuchít khăn điều, mặc áo đỏ, ngang lưng thắt khăn vàng, quần trắng, chẽncuốn xà cạp và đi giày trắng. Đội chấp kích, đội múa trống, đội múa sinhtiền, phường bát âm v.v... mỗi đội một hình một vẻ. Tiếp đến là hai cỗkiệu: kiệu Long đình và kiệu Lầu bát cống làm từ thời nhà Lê rước ở 

 phía gần cuối.

Sau khi đám rước đến bái tổ Hùng Vương ở đền Hùng xong, kiệuđược rước về Sơn Vi. 

Trảy hội Sơn Vi ta bồi hồi tưởng nhớ tới các vua Hùng đã có côngdựng nước và càng suy nghĩ về trách nhiệm xây dựng, bảo vệ đất nước

hôm nay./.

D.H.T - B.H.L

1  H ội phế t S ơ n Vi - Dươ ng Huy Thiện - Bùi Huy Luận - Thông báo văn nghệ dân gian Hội

VNDGVN - số 1.

Page 299: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 299/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

881

Hội chùa Tam Sơn 

Bùi Xuân Đính 

Chùa Tam Sơn hay chùa Cảm ứng (tên chữ là Cảm ứng Thánh tự)nằm trên núi Chùa, làng Tam Sơn (xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn tỉnh BắcGiang), xưa là xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn KinhBắc. Tam Sơn là một làng cổ. Hiện nay dân làng vẫn lưu truyền truyềnthuyết ông Núi, bà Xanh phản ánh quá trình khai hoang lập làng từ thuở xa xưa, khi đó, nơi đây còn là đầm lầy, rừng rậm. Tại núi Vường vànhiều nơi trong xã, những năm 1973 - 1974, các nhà khảo cổ học đã tìm

thấy hai di chỉ lò gốm, dấu vết khu cư trú và mộ táng thời Bắc thuộc, cógạch xây mộ hình lưỡi búa, mảnh gốm có văn thừng, in ô vuông, ô trám,đồ "bán sứ" 1. Cạnh làng Tam Sơn có di chỉ Bãi Tự thuộc xã Tương

Giang với công xưởng chế tạo đồ đá, có niên đại ứng với di chỉ TràngKênh (1455   100 năm trước Công nguyên). Trước cách mạng thángTám 1945, Tam Sơn nổi tiếng là làng có kinh tế khá phát đạt với nghềdệt lụa mà sản phẩm của nó đã được ghi vào sách Kinh Bắc phong thổ ký.

Tam Sơn còn là làng văn học, đất có nhiều người đỗ đạt thứ hai trongtỉnh Bắc Ninh cũ với hai trạng nguyên, một bảng nhãn, một thám hoa, 12nhị giáp, tam giáp tiến sĩ và một phó bảng, trong đó có Nguyễn QuanQuang là trạng nguyên, đỗ đầu trong kỳ thi đại tỷ vào năm 1246 dướitriều Trần Thái Tông. 

Căn cứ vào các nguồn tư liệu cổ thì vào khoảng niên hiệu ứng

Thiên (994 - 1005), chùa Cảm ứng đã hình thành. Bấy giờ, khi Lê TrungTồn bị Ngọa Triều giết, quần thần đều trốn chạy. Duy chỉ có Lý CôngUẩn ôm xác Trung Tồn mà khóc, được Ngọa Triều khen là trung, cholàm tả thần vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi đó, trong hương của Lý CôngUẩn có cây gạo bị sét đánh, để lại dấu vết thành hàng chữ "thụ căn diểudiểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, chấn

1  Hà Bắ c ngàn năm văn hiế n, Ty VHTT Hà Bắc xuất bản, 1973.

Page 300: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 300/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

882

cung hiện nhất, đoài cung ẩn tỉnh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình".(Rễ cây thăm thẳm, vỏ cây xanh xanh, cây hòa đao rụng, mười tám hạtthành, phương động hiện nhật, non đoài ẩn tinh, khoảng sáu bảy năm,thiên hạ thái bình). Sư Vạn Hạnh bảo Lý Công Uẩn câu sấm ấy ứng vớisự hưng khởi của họ Lý. Công Uẩn sợ lời nói ấy bị lộ ra, nên bảo VạnHạnh đến ẩn ở Ba Sơn. Dịch giả cuốn sách này chữa Ba Sơn là Tiêu Sơn- thuộc xã Tương Giang ngày nay, nơi sư Vạn Hạnh trụ trì 1. Cũng sựkiện trên, Đại Việt sử ký toàn thư chép Lý Công Uẩn bảo người anh đemVạn Hạnh giấu ở chùa Tiêu Sơn và dịch giả của sách này cũng cắt nghĩaTiêu Sơn là xã Tương Giang 2. Sau đó, vào năm 1061, vua Lý Thánh Tônvì muộn con đã đến cầu tự ở chùa Ba Sơn và hai năm sau (1063), ông đãcho xây chùa ở đây để làm nơi cầu tự. Sách Việt sử  lược cũng chép là núiBa Sơn và giải thích đó là Tiêu Sơn thuộc xã Tương Giang 3. Như vậy, từtrước tới nay, giới sử học vẫn cho rằng Ba Sơn hay Tiêu Sơn là một địadanh thuộc xã Tương Giang ngày nay. Tuy nhiên, đọc lại Thiền uyển tậpanh - cuốn sách được viết từ thời Trần, chúng tôi thấy có đoạn nói về

thiền sư Định Hương là môn đồ giỏi nhất về yếu chỉ của phái Thiền tôngtrong hơn một trăm môn đồ theo học của trưởng lão họ Lã ở  chùa Cảmứng, núi Ba Sơn, phủ Thiên Đức (chúng tôi nhấn mạnh - B.X.Đ) 4, sau đóĐịnh Hương được mời về trụ trì ở chùa này5. ở một đoạn khác, sách cho

 biết, các thiền sư Bảo Tính, Minh Tâm cùng một tuổi cùng kết bạn vớinhau từ nhỏ và cùng thụ nghiệp với trưởng lão Định Hương ở chùa Cảmứng, núi Ba Sơn, thấu hiểu những điều cốt yếu của Thiền Tông6. Sách

còn cho biết thêm, chùa Cảm ứng là nơi trụ trì của trưởng lão ĐịnhHương, trong suốt thời Lý Thái Tôn (1028 - 1054), học trò đến học rấtđông, bởi thế, sư Định Hương rất được Lý Thái Tôn quí trọng. SáchThích Giao nguyên lưu chép: "Lý triều danh đức, Lý Thái Tôn lấy lễ kínhtrọng trưởng lão Định Hương ở chùa Cảm ứng" 5.

1 Việt sử lượ c, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr. 65-67.

2  Đại Việt sử ký toàn thư - tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983, tr. 236-237.

3  Việt sử  lượ c, sách đã dẫn, tr. 98-99. Nhân đây xin nói thêm sách Địa chí Hà Bắc (Ty

VHTT Hà Bắc xuất bản 1982, tr. 494) cũng cho rằng sự kiện này ở Ba Sơ n tức Tiêu Sơ nthuộc xã Tươ ng Giang).4, 5, 6  Thiề n uyể n t ậ p anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr. 49, 50, 81.5 Thiề n uyể n t ậ p anh, Sđd, tr. 50.

Page 301: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 301/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

883

 Như vậy, căn cứ vào Thiền uyển tập anh, thì Ba Sơn có chùa Cảmứng, không có nghĩa là Tiêu Sơn như các sách trên đã chú giải. Vậy BaSơn ở đâu? Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy: 

1. Ba Sơn chính là làng Tam Sơn - một làng nằm bên cạnh TiêuSơn thuộc xã Tương Giang. Tam Sơn là làng đồng bằng, nhưng giữa lànglại nổi lên ba ngọn núi đất thấp, có tên dân gian là núi Vường, núi Giữavà núi Chùa; tên chữ gọi chung là núi Tam Sơn. Sách  Đại Nam nhất thống chí , phần tỉnh Bắc Ninh chép: "Núi Tam Sơn ở cách huyện Đông

 Ngàn mười dặm về phía Tây Bắc. Giữa đồng bằng nổi vọt lên ba ngọnnúi như chuỗi hạt châu. Xã Tam Sơn là nhân tên núi mà gọi..." 1. Nhưvậy, "Tam Sơn" từ "Ba Sơn" (Ba ngọn núi) mà ra; trong khi ở Tiêu Sơn(Tương Giang) chỉ có một ngọn núi Tiêu. 

2. Tiêu Sơn ở Tương Giang, trong ký ức dân gian và chính sử là nơisư Vạn Hạnh trụ trì. Lo sợ Ngọa Triều biết chính Vạn Hạnh đã giải nghĩacâu sấm truyền "Thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh..." ứng với sựlên ngôi của Lý Công Uẩn, nên Công Uẩn phải đưa Vạn Hạnh đi trốn.Tuy nhiên, Vạn Hạnh không thể trốn ở Tiêu Sơn, vì đấy đã là chùa củaông, nơi ông đang trụ trì. 

3. ở Tiêu Sơn chỉ có chùa Trường Liêu và chùa Thiền Tâm, khôngcó chùa nào mang tên Cảm ứng; còn chùa Cảm ứng thì ở đỉnh núi Chùacủa núi Tam Sơn thuộc làng Tam Sơn. 

4. Trong Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí , bản chữHán, chép năm Duy Tân thứ 5 (1911), hiện còn lưu tại nhà ông Ngô

 Ngọc Minh ở xóm Đông làng Tam Sơn cho biết, các thiền sư ĐịnhHương, Minh Tâm, Bảo Tính được thờ ở "quan âm điện đông biên" của

chùa Cảm ứng. Ngày nay trong chùa vẫn còn tượng của ba ông (vị trí đã bị thay đổi vì chùa bị máy bay B52 ném bom làm hư hỏng nặng ngày28-12-1972).

 Như vậy, theo chúng tôi, núi Ba Sơn được ghi trong Thiền uyển tậpanh và Việt sử lược là núi Tam Sơn ở làng Tam Sơn chứ không phải lànúi Tiêu Sơn ở xã Tương Giang như tác giả và dịch giả của  Đại Việt sử 

1  Đại Nam nhấ t thố ng chí , tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 71.

Page 302: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 302/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

884

ký toàn thư  và dịch giả Việt sử lược đã nêu. Ba Sơn hay Tam Sơn chỉ làhai cách gọi của một địa danh. Vì thế, có thể cho rằng, từ cuối thế kỷ X,chùa Cảm ứng đã là chùa lớn, hình thành từ trước đời Lý, sau đó, LýCông Uẩn mới đưa sư Vạn Hạnh về ẩn náu, tránh sự truy lùng của Lê

 Ngọa Triều. Khi nhà Lý lên ngôi, chùa trở thành trung tâm Phật giáo lớnnên mới được nhiều nhà sư, nhiều vị cao tăng có tiếng như Định Hương,

Bảo Tính, Minh Tâm về trụ trì và hành đạo, có thế lực và có nhiều đónggóp vào việc xây dựng triều chính. Cũng do vậy mà vào năm 1061, LýThánh Tôn đã đến chùa Cảm ứng để cầu tự và sau đó, vào năm 1063, ôngđã cho xây chùa. Đây có thể là việc đại tu và mở rộng chùa cho xứngđáng là một trung tâm đào tạo tăng sư và dưới sư, một trong những trungtâm Phật giáo lớn của nước Đại Việt ở trong vùng như Phật Tích, CổPháp... Chùa cũng là nơi các công chúa nhà Lý đến vãn cảnh và sau đếntu hành. Trước đây, dưới chân chùa có Am Hoa Viên (vườn hoa), tươngtruyền là nơi ba tôn nữ nhà Lý là Thuận Dương công chúa, Thần Châunguyên phi và Bảo Liên nguyên phi dạo chơi và ở hành lang phía Tây

của chùa (dân làng gọi là đền Tây) có ban thờ của các bà, nay vẫn còn.Điều này đã được sách Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí  (đã dẫn) xác nhận. Cũng trong sách này, còn ghi lại bốn bài thơ tươngtruyền do các bà giáng bút tặng chùa. Trước đây, trong hội chùa thánggiêng hàng năm, cai đám chính (chủ tế) phải hành lễ túc trực ở đền Tây,nơi có bàn thờ các bà. Xem thế, đủ biết, thế kỷ thứ XI, Tam Sơn với chùaCảm ứng có vai trò lớn đối với triều chính nước Đại Việt cũng như đốivới đời sống chính trị - xã hội và văn hóa của dân tộc. Bởi thế, sáchThiền uyển tập anh mới dành nhiều đoạn để chép về các thiền sư trụ trì ở chùa này.

Qua các bi ký còn lưu giữ ở chùa cùng cuốn Thượng cổ xã TamSơn đồng dân công ước chí  và những lời kể của các bô lão trong làng,chúng tôi nhận thấy chùa Tam Sơn không chỉ là trung tâm Phật giáo lớntừ thời Lý mà còn là nơi hội tụ của nhiều tín ngưỡng cùng tôn giáo khác,

 biểu hiện qua hệ thống các vị thần được thờ trong chùa. Chùa đảm nhậnhai chức năng chính: tiền thần hậu phật, nghĩa là, nó không chỉ là nơi thờ Phật mà còn thay đình thờ các vị thành hoàng làng (như sơn thần, tứcthần núi, Nguyễn Quan Quang - trạng nguyên của nước nhà và Nguyễn

Page 303: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 303/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

885

Tự Cường, người làng Tam Sơn, tiến sĩ khoa Giáp Tuất 1514 đã tử tiếtkhi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê) cùng các vị hậu thần làng. Bởivậy, mặc dù là khoa bảng, nhưng Tam Sơn lại không có đình làng. Đó lànét độc đáo nhất của Tam Sơn so với các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.Qua Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí , chúng tôi thấy hệthống tượng Phật cùng các vị thần được thờ được bố trí như sau:  

1.  Đền Tây: các tôn nữ nhà Lý là Thuận Dương công chúa, ThầnChâu nguyên phi và Bảo Liên nguyên phi. 

2. Đền Đông: Đương sơn thổ địa thạch hổ chính thần.

Đương cảnh thành hoàng thông linh đại vương tức trạng nguyên Nguyễn Quan Quang. 

Tiết nghĩa đại vương tức tiến sĩ Nguyễn Tự Cường (khoa Giáp Tuất- 1514).

3. Tiền đường đông biên: thờ các hậu thần làng là tiến sĩ khoa KỷHợi, triều Lê, Ngô Quí Công, tự Đỗ Thi, hiệu Trung Túc (tức tiến sĩ Ngô

Sách Thí, khoa Kỷ Hợi, 1659, người làng Tam Sơn) và cử nhân khoaĐinh Mão (?) triều Nguyễn Ngô Quí Công,  tự Phẩm Can hiệu ĐoanChân, ban ngoài thờ các vị gia tiên. 

4. Tiền đường tây biên: thờ các vị tiền hiền bản xã tức 16 vị tiến sĩ của làng ban ngoài thờ 4 vị hậu phật. 

5. Trung đường đông biên: Anam vị. 

6. Trung đường tây biên: Quan công đại đế, bản cảnh thổ địa longthần, chính giữa là tượng Adiđà, hai bên tượng Văn Thù Phổ Hiền. 

7. Điện quan âm đông biên: Chuẩn đề phật vị, các thiền sư Định

Hương, Minh Tâm, Bảo Tính. 8. Quan âm điện tây biên: tượng Thánh tổ Ngô Thị, hiệu Chân Tri

tiền nhân, tượng Tịnh hành Bồ Tát, bàn thờ Đệ tam cung phi Thủy MinhKhiết Hồng Ninh Triều Mạc và Chiêu Huy công chúa. 

 Ngoài ra ở "tiền đường đông biên thượng ban" là nơi thờ các vị"đương niên hành khiển", ở "đình điền" là đàn tế tiên nông v.v... 

Page 304: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 304/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

886

Qua sự bài trí thờ cúng ở trên, chúng tôi thấy, chùa Tam Sơn hội tụnhiều tín ngưỡng dân gian... thể hiện tính đa tạp trong tín ngưỡng và tậptục của người dân Tam Sơn. Trong các vị thần được thờ có thổ địa longthần, sơn thần (thể hiện quan hệ gắn bó, hòa đồng giữa con người vớimôi trường); có người mở đường khoa cử (Nguyễn Quan Quang), cùngnhững người đỗ đạt (15 vị tiến sĩ khác) thể hiện tinh thần hiếu học,

khuyến học, trọng khoa bảng; có các vị gia tiên thực hiện lòng biết ơn tổtiên, uống nước nhớ nguồn; có người trung nghĩa với vua với nước(Nguyễn Tự Cường) đề cao tư tưởng "ái quốc trung quân" của Nho giáo.Về các vị thần khác, ngoài các vị sư tổ Định Hương, Bảo Tính, MinhTâm cùng các tôn nữ nhà Lý thể hiện sự biết ơn những người có côngxây dựng chùa, còn có các vị hậu thần làng gồm nhiều "đối tượng": cóngười đỗ đạt (cử nhân, tiến sĩ), có người giàu có, có người làm quan tohay phu nhân (vợ) của các quan to... Tất cả thể hiện tinh thần trọng học,trọng khoa bảng, quan chức, trọng giàu có, trọng người làm việc nghĩaviệc thiện. Bên cạnh các vị thần được thờ, là hệ thống tượng Phật. Theo

 phó tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện thì hệ thống tượng được bài trí ở chùa Tam Sơn khá đơn giản, chủ yếu có hai tượng chính là Adiđà vàQuan Âm. Đó là sự bài trí khá độc đáo và ít thấy trong các chùa ở miềnBắc 1. Điều này có lẽ do sự "xâm nhập" của hệ thống các vị thần vàotrong chùa. Với việc thờ các vị thành hoàng ở chùa thay cho việc thờ ở đình, cùng nhiều loại thần khác, chùa Tam Sơn là  biểu hiện của sự "hỗndung tôn giáo", sự kết hợp khá chặt chẽ giữa tín ngưỡng dân gian vớiĐạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. 

Quá trình hình thành và phát triển của chùa Tam Sơn ra sao? Căncứ vào các nguồn tài liệu cùng phác thảo sơ đồ của chùa do các bô l ão

trong làng gợi lại, chúng tôi tạm "bóc tách" theo các "lớp lang" lịch sử đểdự đoán rằng: khởi thủy của khu chùa hiện nay là ngôi miếu thờ sơn thầnvà thổ địa long thần. Có khả năng muộn nhất là cuối thế kỷ thứ X, đầuthế kỷ XI, khu tam bảo được xây dựng. Khoảng niên hiệu ứng Thiên(994 - 1005), chùa đã trở thành chùa lớn, nên Lý Công Uẩn đưa sư VạnHạnh về đây tránh nạn và một số thiền sư đã về đây trụ trì, hành đạo.

1 Xem: Hồ sơ di tích chùa Cảm ứng, lưu tại UBND xã Tam Sơ n.

Page 305: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 305/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

887

Đến năm 1063, chùa được vua Lý Thánh Tôn và sau đó là các tôn nữ nhàLý cho sửa sang với qui mô lớn hơn. Hai hành lang (sau đó là nơi thờ bavị công chúa và thờ các vị thành hoàng) tức là đền Đông và đền Tâycùng Am Hoa Viên được xây, mà vết tích còn lại tới ngày nay chủ yếu làvật liệu xây dựng như gạch hoa nổi hình lá đề; gạch đất nung có hình

rồng trơn. Chùa trở thành trung tâm Phật giáo lớn, một danh lam thắng

cảnh có tiếng. Năm 1519, sau khi đỗ trạng nguyên, Ngô Miễn Thiệu(người làng Tam Sơn) đã tổ chức trùng tu chùa, tập trung ở khu Tam bảo.Vào các năm 1672, 1693 - 1697, tiến sĩ Ngô Sách và vợ là bà NguyễnThị Ngọc Vĩnh cùng dân làng và khách thập phương đã góp công đứclàm gác chuông và khu trung đường (khánh đá Hưng công tạc tác - 1672

và cây hương đá Chúc Thiên dài, niên hiệu Chính Hòa 18 - 1697 ghi lạiviệc này). Cuối thế kỷ XVIII, khu tiền tế được mở rộng với sự hưng côngcủa một số người sau là hậu thần làng. Năm 1826, chùa được mở rộng racác khu phụ ở dưới chân núi Chùa với hơn 10 dãy nhà để làm nơi cầucúng, hội họp của dân làng. Đây cũng là nơi họp chợ làng vào các ngày 2

- 5 - 7 - 10 trong tháng. Như vậy chùa Tam Sơn còn đảm nhận cả chứcnăng kinh tế: chợ với chùa là một. 

Tóm lại, cho đến năm 1826, sau lần trùng tu lớn cuối cùng (đượcghi lại trong quả chuông Cảm ứng thánh tự hồng chung ), chùa Tam Sơngiữ nguyên qui mô cho tới trước ngày bị B52 Mỹ làm hư hỏng (sau đódân làng góp công đức tu sửa lại nhưng không còn giữ được qui mô nhưcũ). Chùa được mở rộng tới hàng trăm gian, nên người trong vùng gọi làchùa Trăm Gian, là nơi tổ chức lễ hội và các sinh hoạt văn hóa hàng nămcủa dân làng. 

Hội chùa Tam Sơn có một số lễ thức chính như sau: 

1. Tổ chức biện lễ: 

Trước đây, hội chùa Tam Sơn tổ chức từ 8 đến 12 tháng Giêng,trong đó có 3 ngày, 9, 10, 11 là những ngày chính. Việc biện lễ trước đây

 phân cho các giáp, song vì số lượng thành viên của các giáp không đềunhau, có giáp chỉ vài chục người, trong khi có giáp tới 150 người, vì thếviệc phân bổ lễ vật giữa các giáp gặp rất nhiều khó khăn, nên làng đổi lệ:

 phân bổ theo các thôn. Thôn là một tổ chức gồm các đinh nam của một

Page 306: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 306/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

888

xóm hay cụm xóm. Tam Sơn xưa có 6 xóm được chia thành 3 thôn: thônTây gồm đinh nam của xóm Tây, thôn Xanh gồm hai xóm: xóm Xanh vàxóm Ô; thôn Lẻ gồm 3 xóm còn lại (xóm Đông, xóm Trước và xómNúi). Việc chuyển chức năng biện lễ của thiết chế giáp cho thiết chế xóm

hay cụm xóm là hiện tượng khá độc đáo của làng Tam Sơn. Sự kiện trênđây xảy ra từ bao giờ, không một cụ già nào còn nhớ, chỉ biết, trong cuốn

Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí   lập năm Duy Tân 5(1911) đã có những qui định về tổ chức thôn trên đây, trong đó, việc biệnlễ trong 3 ngày 9, 10, và 11 của các thôn theo thứ tự sau: 

- Các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất: ngày 9: thôn Lẻ; ngày 10 thônTây, ngày 11 thôn Xanh.

- Các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi: ngày 9 thôn Tây, ngày 10 thônXanh, ngày 11 thôn Lẻ. 

- Các năm Mão, Ngọ, Tý, Dậu: ngày 9 thôn Xanh, ngày 10 thôn Lẻ,ngày 11 thôn Tây.

Lễ vật chính trong 3 ngày trước đây là thịt trâu, mỗi ngày một contrâu thui rước lên sân tiền tế để tế lễ. Song từ năm 1911, một số nho sĩ vàchức dịch tiến bộ trong làng, chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Kinhnghĩa thục, đứng đầu là ông Nguyễn Thiện Kế - đỗ phó bảng năm 1898và ông Ngô Tác Tân (thân sinh đồng chí Ngô Gia Tự) đã "cải lươnghương thôn": vận động làng bỏ lệ tế bằng thịt trâu, thay bằng tế oản vàchè lam. Mỗi ngày, có một thôn (theo thứ tự phân bổ trên) phải sửa 9 cỗchay tổng cộng gồm 300 phẩm oản to, 100 miếng chè lam kích thước 20x 5 x 3cm; một chai rượu hoàng tửu (rượu nếp cô đặc như mật ong).Làng có 11 mẫu ruộng cỗ chia làm 3 phần cho 3 thôn để lo việc biện lễ

này. Hàng năm, các thôn tổ chức đấu thầu. Ai thầu với giá cao sẽ đượccày cấy số ruộng trên, và phải nộp đủ số lễ vật theo qui định của làng. 

 Ngoài số lễ vật chính chia về cho các thôn, còn có những lễ vật vànhững khoản phụ chi khác. Việc này được giao cho thôn đăng cai. Thứ tựđăng cai của các thôn như sau: 

- Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: từ 25 tháng 12 đến 24 -4: thôn Lẻ;từ 25-4 đến 28-4: thôn Tây; từ 25-8 đến 24-12: thôn Xanh.

Page 307: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 307/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

889

- Các năm Tỵ, Dần, Thân, Hợi bắt đầu từ các thôn Tây chuyển quathôn Xanh, thôn Lẻ. 

- Các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu bắt đầu từ thôn Xanh, chuyển quathôn Lẻ, thôn Tây. 

 Nếu gặp năm nhuận thì tháng nhuận do thôn đăng cai của tháng

trước phải gánh. Việc đăng cai biện lễ cũng gắn liền với việc phục vụ tếlễ và rước xách. 

Để đảm bảo cho các thôn hoàn thành được nghĩa vụ của mình, làngdành phần lớn số ruộng công còn lại giao cho các thôn cày cấy. Cũng quatài liệu trên, chúng tôi thấy có các loại ruộng sau: 

-  Ruộng đăng cai: 16 mẫu 2 sào 4 thước chia làm 3 lô, mỗi thôncày cấy một lô trong 3 năm. Hết hạn, các thôn chuyển ruộng cho nhau.Ruộng này giành cho việc biện lễ trên đây. 

- Ruộng cỗ chay: 11 mẫu 4 sào 12 thước 7 cũng chia theo phươngthức trên, cho các thôn làm cỗ chay tháng giêng. 

- Ruộng đầu hương: 12 mẫu 4 sào 07 thước, cũng chia như trên đểcác thôn lo việc đèn, dầu, hương nến và đồ tế khí nói chung. 

-  Ruộng cai đám: 3 mẫu 5 sào 12 thước. Cấp cho cai đám chính,định kỳ là một năm. 

-  Ruộng mễ trù:  7 sào, 2 thước, ba thôn luân canh thời hạn mộtnăm, phục vụ việc đón các gánh hát về làng trong các kỳ hội. 

2. Các lễ thức chính: 

Sáng ngày 9, người được nhận lễ cùng gia đình họ hàng rước cỗ lênđình Giỏ 1. Lềnh thôn trưởng 2 của ba thôn cùng kiểm tra số lễ vật đó rồi

người sửa lễ phân số oản, chè lam, chuối, cau... đó thành 9 cỗ, mỗi cỗ cómột tầng chè lam ở trên tầng oản được đặt trong một hộp gỗ sơn son.

1 Đ ình Giỏ: một ngôi nhà đượ c dựng ở  đầu làng không phải là nơ i thờ thành hoàng, chỉ là

nơ i dân làng Phúc Tính (một thôn thuộc xã Tam Sơ n) tập k ết khi đượ c điều động phu tráng.

Làng Tam Sơ n lấy nơ i đây làm nơ i tập k ết lễ vật để rướ c lên chùa (chùa cách làng khoảng

500 mét).2 Lềnh thôn trưở ng: ngườ i ở  độ tuổi 47 - 49, lo điều hành mọi công việc của làng giao cho

thôn.

Page 308: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 308/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

890

 Người của thôn phải sửa lễ ngày hôm đó phải rước cỗ lên chùa, cứ hai

người một cỗ. Đi theo đám rước có 100 lá cờ cùng tàn lọng và chiêngtrống. Đến sân tiền tế, lềnh thôn trưởng của thôn phải sửa lễ sắp cỗ ra cácchính điện, đền Đông và đền Tây. Sau đó, tư văn tế như một cuộc tế bìnhthường. 

Điều hành các cuộc tế là cai đám chính và hai cai đám tùy. Cai đám(hay quan đám) lấy người ở độ tuổi dưới 46, có chức xã 1, cha mẹ songtoàn, đông con (đủ trai, gái), thân thể khỏe mạnh, mặt mũi không có dịtật, và đặc biệt phải có uy tín với dân làng, được dân làng kính trọng.Việc cử cai đám chính được thực hiện luân phiên: 

- Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: cắt người ở thôn Lẻ. 

- Các năm Tỵ, Dần, Thân, Hợi: cắt người ở thôn Tây. 

- Các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu: cắt người ở thôn Xanh. 

 Nếu thôn đăng cai cử quan đám chính thì hai thôn kia cử cai đámtùy (hoặc cai đám trung). Hai ông này cùng với một người tư văn của

thôn có cai đám chính là ba chủ tế ở 3 khu vực: đền Đông, đền Tây vàchính diện với ba đội tế có phường bát âm, đông xướng, tây xướng, độcchúc riêng. Còn cai đám chính luôn phải túc trực ở đền Tây. Ba đội tếluân chuyển nhau tại ba khu vực. Cụ thể như sau:

- Ngày 9: thôn Lẻ tế ở thượng điện, thôn Tây ở đền Tây, thôn Xanhở đền Đông. 

- Ngày 10: thôn Tây ở thượng điện, thôn Xanh ở đền Tây, thôn Lẻở đền Đông. 

- Ngày 11: thôn Xanh ở thượng điện, thôn Lẻ ở đền Tây, thôn Tâyở đền Đông. 

Khi "lễ tất", ba chủ tế cùng cai đám chính chuyển vị trí cho nhautheo chiều kim đồng hồ. 

 Ngày 12 là ngày tế rã đám của tư văn hàng xã và các lý dịch, do caiđám chính là chủ tế, hai cai đám tùy phụ tế. 

1 Xã: vị trí ngôi thứ trong làng, thườ ng phải mua. Giá mua năm 1931 bằng tiền để mua

1000 viên gạch. Có chức xã thì không phải khiêng kéo trong các đám rướ c.

Page 309: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 309/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

891

Trong ba ngày hội chính, ngoài các nghi thức tế lễ, còn có nhữngcuộc thi hát văn nghệ, các trò vui. ở ao rối có trò rối nước của các

 phường rối các nơi; hoặc có thi hát quan họ giữa "liền anh liền chị" củalàng với làng kết nghĩa Lũng Giang (làng Lim), có cờ bỏi, chọi gà ở sântiền tế hoặc dưới sân chùa. Đặc biệt có trò đập nồi đập niêu tổ chức ở Am

Hoa Viên. Hai cột như cột xà đơn được dựng lên, cao khoảng 3 mét, rộng

khoảng 2 mét. Một niêu đất đựng trấu và nước lã đặt trong một quangtreo 4 dảnh hoặc 3 dảnh bằng lạt hoặc dây đay nhuộm đỏ được treo lênxà. Niêu cách xà ngang khoảng 40 - 50 phân. Từ điểm xuất phát cách xakhoảng 8 - 10 mét, người chơi phải bịt mắt bằng khăn đỏ, cầm gậy bằngtre mới đẵn, cạo sạch tinh, bọc giấy đỏ, dài từ 1,2 - 1,5 mét, đi tới gần xà,được ghép dùng gậy tre khua ngang tầm tay để xác định vị trí của niêuđất rồi vụt một vụt, nếu trúng và niêu vỡ thì được giải (vài vuông vảinhiễu và 3 phẩm oản), nếu vụt một vụt không trúng thì phải về vị trí xuất

 phát để đập lại lần khác. Dân làng tin rằng, ai đập trúng niêu thì năm đómùa màng sẽ bội thu, làm ăn sẽ may mắn. Trò chơi này phải chăng là

"ảnh xạ" của tục thờ vỏ trấu và tục té nước đầu năm, cầu cho mưu thuậngió hòa, mùa màng bội thu của nhiều cư dân nông nghiệp Đông Nam á? 

Trên đây là những nghi thức của một kỳ hội bình thường, vàonhững năm thật phong đăng hòa cốc, làng tổ chức đám rước nữ quan.Cũng có năm, có người giàu có bỏ tiền ra để làng tổ chức rước với quimô khá lớn; huy động tới vài trăm người tham gia. Trình tự đám rướcnhư sau: 

- Đi đầu là bộ cờ gồm 2 cờ đại, 6 cờ tuyết mao, và 40 cờ tứ linh,ngũ linh. 

- Đoàn trống và phường bát âm. 

- Đoàn bát bửu (30 người) - Tiếp đó là 3 kiệu của 3 bà công chúa thời Lý. Đi theo mỗi kiệu là

 phường bát âm cùng tàn, tán, lọng... Mỗi kiệu có 16 cô gái khiêng, cùng16 người phù giá. Cai đám đi sau kiệu cùng các sư. 

- Đi sau kiệu là long đình (hương án) do 8 người khiêng và 8 ngườiphù giá.

Page 310: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 310/449

 

Kho tàng l ễ hội cổ truy ền Vi ệt Nam 

892

- Tiếp theo là 2 con ngựa bằng gỗ (một ngựa hồng và một ngựa bạch) mỗi ngựa do 8 người kéo bằng một dây nhuộm đỏ cùng với mộtngười phù mã mặc áo thụng, đỏ, quần hồng, thắt lưng điều. Tàn, lọngcũng đi sau che cho ngựa. 

- Đi sau là 6 người nhảy cờ hò, ăn mặc theo kiểu lính lệ; tay cầm cờ vừa đi vừa nhảy và phất cờ từ phía sau "nhảy" lên đến sát kiệu và nhảyvề (nhiều lần) dưới sự chỉ huy chung của thủ hiệu. 

- Sau cùng là 8 người mặc áo nâu, quần trắng, chít khăn nhiễu đỏ,thắt lưng đỏ, vác gươm gỗ. 

Đám rước đi từ Cầu Thờ, ven theo bờ Ao rỗi, cửa Am Hoa Viên,theo bờ bên kia lên chùa. Ba kiệu cùng ngựa bạch tập kết ở đền Tây,ngựa hồng ở đền Đông, hương án đặt ở nhà tiền tế để cai đám chuyển báthương lên ban thờ ở thượng điện. Sau đó cuộc tế mới bắt đầu. Đám rướcđi khá cầu kỳ. Chỉ với đoạn đường 800 mét, đám rước phải đi mất 3tiếng. 

Do đám rước phải huy động một số lượng lớn người tham gia, chi phí rất tốn kém, nên việc rước rất ít khi được tổ chức. Theo các cụ giàtrong làng kể lại thì từ năm 1900 tới 1945, chỉ có hai lần, mà đều là do cánhân đứng ra tổ chức. Một lần vào năm 1900, do ông Nguyễn Thiện Kếtổ chức. Một lần vào năm 1935, do ông Ngô Đức Viên, chủ thầu tổchức./. 

B.X.Đ 

Page 311: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 311/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

893

L

ễ hộit

ắm ngựa 

Trần Quang Minh - Dương Duy Thiện 

Xã Hiền Đa, huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ, hàng năm có lễ hộitắm ngựa. Dân quanh vùng Sông Thao có câu:

“Trương Xá chọi gà 

 Hiền Đa tắm ngựa” 

Truyền thuyết còn ghi lại câu chuyện đầy dấu ấn như sau: 

Sau khi chinh phục nhiều vùng Âu, á thế kỷ XIII quân Mông Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt. 

Tháng chạp năm Đinh Tỵ, tức tháng 1 năm Nguyên Phong thứ 7(1258) khoảng 3 vạn quân Mông do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy từVân Nam chia hai đường dọc sông Hồng tiến quân vào nước ta. Cuốitháng 1- 1258 chúng tiến đến vùng Sông Thao- Tam Thanh.

Tục truyền đời nhà Trần chống quân xâm lược, có một đạo quântrấn thủ Thao Giang do Hà Lang chỉ huy đánh giặc phù Trần. Đạo quânnày đã nhiều lần làm cho giặc khiếp vía kinh hồn, nhân dân thường gọiđó là đạo quân của Hà Lang đại tướng quân. 

Vào đầu tháng chín năm Đinh Tỵ thế giặc quá mạnh Hà Lang thấttrận ở Phù Ninh và bị thương ở cổ rất nặng, ông cưỡi ngựa bạch vượtsông Hồng qua Thu Tràng (Vực Trường) sang Làng Nội (Đỗ Sơn). (ThuTràng, Làng Nội đều có máu của tướng quân nhỏ xuống). Chạy đến bếnđò Làng Nội mới dừng lại uống nước, ông hỏi bà chủ quán: 

- Liệu ta có sống được không? Bà chủ quán thưa: 

- Bẩm quan tướng quân còn sống được! 

Sang đến bến Chợ Gia thuộc xã Hiền Đa mất máu nhiều mặt thấtsắc phải dừng lại để nghỉ ông lại hỏi chủ quán nước Chợ Gia:  

- Thế này thì liệu ta còn sống được không? Bà chủ quán nhìn hồilâu rồi cúi xuống khẽ thưa: 

- Bẩm vết thương của quan lớn phạm lắm, không sống được đâu!

Page 312: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 312/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

894

Quả nhiên Hà Lang đi đến đầu làng Hiền Đa thì mất, hôm ấy là 12

tháng chín. Làng Hiền Đa lập đình thờ dựng ba nếp nhà ngói mái conghình lưỡi mác nối vào nhau gọi là đình Ba Nóc. 

Các cụ tìm thợ rút con ngựa bằng mây, sơn trắng, có bánh kéo đểđứng trong đình. Từ đó hàng năm làng Hiền Đa tổ chức lễ cầu rất lớn mở hội tắm ngựa, bắt đầu từ ngày mười một đến mười ba, mười bốn thánggiêng. Nhân dân làng Nội, Vực Trường cũng lập đình thờ nơi mà tướngquân để lại vết máu. Do thờ chung một ông thần mà làng Hiền Đa, làng

 Nội, Vực Trường đi lại với nhau rất gần gũi gọi là làng Nghĩa Ngãi. Đặc biệt dân làng Hiền Đa kiêng dùng từ “Lang”. Củ khoai lang gọi lệch “củkhoai lương”, “khoai dây”, vào ngày tế lễ không ai dám mặc đồ đỏ,

không ai dám cưỡi ngựa trắng. Bến chợ Gia được cất một nếp nhà haitầng mái gọi là lầu tám mái (còn gọi là lầu Ngự Dội). Sau khi yên giặccác cụ trong làng làm văn khai sắc thần được vua xuống chiếu phong sắc“Hà triều Lưỡng tướng đình soát” cứ thế lưu truyền. 

Hàng năm cứ ngày ba mươi tết trai làng lại được chọn để cọ chấpkích hong phơi áo mão, sang sửa để tướng quân về ăn tết và chuẩn bị ragiêng kỳ cầu. 

Mồng năm tháng giêng là ngày điểm mục, các cụ về đình bànđịnh “Kỳ này cầu lớn, hay dối cầu” chuẩn bị mời làng Nghĩa Ngãi rồichia bầu chọn người. Thứ nhất chọn người hiến tế, người hiến tế phải cao

tuổi, đúng mực, có chức sắc, không có tang gia, tắm gội trai giới trong bangày. Người được chọn làm bồi tế cũng tương tự. Thông thường có bangười bồi tế (giúp việc người hiến tế). Chọn người bồi tế tinh tường cógiọng vang đọc tả văn. Sau đó chọn đến những người dẫn tế thứ tự các vịcó chức sắc trong làng. Chọn người hành văn, người được chọn phải làngười văn hay chữ tốt, hiểu rộng biết nhiều trai giới sạch sẽ mang nghiên

 bút trải chiếu hoa mới giữa đình làm văn tế rồi đọc trình các cụ sửa đisửa lại bao giờ được mới chép lại, không được gạch xoá chữ nào. Theo

thông lệ lý trưởng chiếu sổ cắt đặt, phái trai làng đi tìm lợn tế gọi là vánlợn “Hèm”, lợn nhỏ khoảng hai mươi cân nhưng phải đen tuyền từ móng

chân đến chỏm mũi, làm thịt quay cả con, đệ lên mâm đại. Chọn ngườilàm ván gà làng, ván gà rước (ai được chọn là điều vinh dự lớn) phải làgà thiến béo ba cân rưỡi trở lên, sắc đỏ với năm cân gạo xôi không có hạtgãy. Ngoài ra còn hàng chục ván gà khác được phân bố từng ngày, đến

 phiên ai người nấy phải lo chạy. Cả làng náo nhiệt lo công việc, chuẩn bịlùng gà tìm gạo. Trai tân bổ ai đẻ trước nhất (đầu năm) được làm “đầu

Page 313: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 313/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

895

dậu”. Đầu dậu đứng đầu Tân bổ được quyền bảo ban xếp đặt trong hạng.

Tân bổ phải sửa, quét đường quan từ đình Ba Nóc đến đình Cháy ra lầuTám Mái. Ai mồ côi hoặc cuối dậu (đẻ cuối cùng trong năm) phải dọn

 phân ở đường suốt ba ngày tế lễ ngựa nếu có. Trai lang bè được cắt đặtkéo ngựa, tắm ngựa. Ngựa có bánh xe nối hai dây dài, lang bè đứng hai

 bên kéo đi từ từ phía trước hai cỗ kiệu. Người được khiêng kiệu tuổi từhăm hai trở lên gồm 8 người, mỗi kiệu 4 người, đó là kiệu Giá Văn vàkiệu Bát Cống trang hoàng lộng lẫy đi theo nhịp trống rước, và dàn bátâm.

Mười một tháng giêng là ngày cáo cầu. Từ sáng sớm đã vang lênnhững hồi trống nối tiếp nhau như mời gọi, như thúc giục. Đó là trống

“sắp” báo hiệu đã đến cầu kỳ và cũng là trống chuẩn bị cho trai làng rướctập: kéo ngựa, lên kiệu phân công cầm cờ sang sửa xiêm y lễ phục. Tốiđến các cụ, các vị có chức sắc trong làng làm lễ cáo thần rồi ăn uốngchuẩn bị sang ngày mười hai chính lễ. 

Mười hai tháng giêng bất kỳ mưa nắng  trong đình đèn nến sángchoang, trầm hương nghi ngút, dân trong làng ngoài, đông đàn dài lũ tậptrung ở sân đình xung quanh cỗ ngựa khoác mã trắng, hai cỗ kiệu sơnson thếp vàng mình rồng uốn khúc trang hoàng lộng lẫy. Sắp đến giờ rước trai tân bổ phải đi  trước dọn đường. Đoàn rước khởi hành, trướctiên là cờ suý, trống cái, đến đoàn người khăn mỏ rìu thắt bao xanh kéo

cỗ ngựa hùng dũng tiến theo sau là hai cỗ kiệu uy nghi, kiệu văn đi trước,kiệu bát cống đi sau bước theo hiệu trống và nhịp của dàn kèn bá t âm,

người lớn, trẻ con dân Xuân Lôi, Đồng Lạc, Trương Xá, Tình Cương đếnxem đông như nêm cối. Đoàn người cứ từ từ dẫn kiệu, sau ba lần nghỉmới ra đến lầu Ngự Dội, cũng là lúc kiệu của làng Nội rước ra đến bếnsông bên kia. Trai làng “Bè” múc nước sông Hồng tắm ngựa, các cụ thắphương tế lễ khi nào thấy đuôi cờ bay hướng vào lầu mới được. Rồi lạituần tự như cũ ngựa kéo, kiệu rước từ từ quay về đình Ba Nóc. 

Tế lễ bắt đầu từ năm giờ chiều mười hai, người được chọn độinón chóp, mặc áo nỉ vàng nai nịt gọn gàng cầm đồ chấp kích đứng thành

hai hàng ngay ngắn nghiêm chỉnh ở trước cửa đình. Đoàn người dẫn tếmặc áo đại lễ đội mũ đeo hia, hai tay nâng phẩm vật đi thành hai hàngtheo hiệu kèn trống và kèn bát âm, dẫn tế từ cổng vào đình đọc văn dânglễ vật. Ba tuần như vậy ông hiến tế phải quỳ có thể đến ba bốn tiếng. Sau

 ba tuần tế chính còn có tế phiên tuần, trạm kích trạm đạo theo hiệu trốnguy nghiêm, mà rộn rã. Khoảng chín giờ đêm việc tế tạm dừng. Các cụ,

Page 314: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 314/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

896

các vị chức sắc vừa thưởng cỗ nhắm vừa xem hát nhà tơ, hết cỗ mặn rồi

cỗ chay kéo dài đến sáng. Lại chuẩn bị cho việc tế tối thứ hai tức là tốimười ba tháng giêng đến trưa ngày mười bốn tháng giêng thì mãn hươngkhói cho đến hăm nhăm tháng giêng mới giải mã, lau chùi chấp kích cấtgấp áo mũ. 

Làng còn có lễ ván gà rước và cỗ nhắm: ván gà rước là ván gà đạidiện cho làng phải là ván gà to nhất béo nhất. Người được chọn làm ván

 phải đi tìm gà trước, chọn được gà như ý đem về giã gạo nếp thành bộtluyện với nước thành viên cho ăn suốt ngày, ròng rã hàng ba tháng để vỗ

 béo. Sau khi rước tế xong ván gà này được chặt làm nhiều miếng nhỏ góivới nắm xôi nhỏ chia đủ cho trai làng khó nhọc, gói xôi và thịt có khi chỉ

 bằng cái chén con nhưng không được thiếu của ai. Các ván gà khác lànggiữ lại 1,0 kg gà vài kg xôi để mời và chia phần cho “liền anh” vất vả,còn lại trả cho người sửa ván. Việc chia phần cho “liền anh” cũng phảitheo thứ bậc ai được đầu, ai được mồng cạnh, mồng giữa, thông lệ rấtngặt nghèo không được làm sai. 

 Người được sửa cỗ nhắm là người có chức sắc hoặc khá giả tronglàng. Để làm cỗ nhắm phải có chuẩn bị kỳ công, qua đò sang Phú Thọsắm bóng, mực, miến ngâu, các của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, chè,đường, có mặn có chay. Thường thường có nhiều người sửa cỗ nhắm mộtcặp hai người thay phiên nhau giúp sửa, người tối mười hai, kẻ tối mười

 ba. Tế thần xong, có thể mỗi mâm đều có khách, chỉ một người của làng Nghĩa Ngãi chức sắc ngang nhau, có khi có mâm không có khách (đó làđiều không vui). Sau khi nhắm xong người nhà khiêng về vì cỗ tổ nên cóthể sửa thành hai ba mâm để anh em gia đình con cháu thưởng thức chođến sáng. 

ở đây còn có giai thoại thần thiêng như sau: Người làng Hiền Đacòn truyền lại rằng, từ khi có thần về ngự dân làng nhờ oai thần mà làmăn thịnh vượng. Thần thiêng như vậy nên làng có tục kiêng, không giađình nào dám đặt tên vào tên huý tướng quân. Đặc biệt vào kỳ cầu, cácngày tế lễ không ai dám quàng khăn mặc đồ đỏ cưỡi ngựa bạch. Tục

truyền năm nọ có ông Hương Mì (Hương trưởng tên là Mì) ở làng XuânLôi (xã Đồng Lạc) ra tế thần lúc dẫn lễ đến gần giàn giáo, tự nhiên bị ngã bắn ra ngoài. Hỏi ra mới biết trước đó một ngày ông có đi đám ma tronglàng nên người không được sạch (?). 

Do lâu ngày con ngựa rút bằng mây không được tốt, các cụ tronglàng tạ thần mời thợ về tiện con ngựa khác bằng gỗ mít. Tiện xong hai

Page 315: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 315/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

897

ông thợ sơn được mời đến để sơn. Khi vào hom (sơn đen) thì công việc

rất tốt, đến lúc vào phấn (sơn trắng) thì cứ làm lại hỏng, sơn bị sun lại.Cụ lý phải gặng mãi hai người thợ mới thú thực là tối hôm trước uốngrượu chót sờ vào yếm hai cô gái lúc đi chơi. Các cụ bắt lau sạch lớp phấncũ biện lễ tạ thần hôm sau công việc lại bình thường trôi chảy (?)./. 

T.Q.M- D.H.T

-------------------

- Trương Xá: Xã Trương Xá Sông Thao 

- Đối cầu: Mùa màng kém không tổ chức cầu to, làm qua loa rất nhỏ 

- Hiến tế: Chủ tế 

- Tân bổ: Tuổi 17 mới vào làng - Lang bè: Tuổi 18 đến 20. 

Page 316: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 316/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

898

Chùa Tây Phương

với Lễ hội Trần Lâm Biền 

Trời chiều! “Gió muôn nơi” lao xao thổi về chùa, nghe như“tám vạn tư” pháp môn chảy vào dòng chính pháp. Trời chiều! Nhữngsợi hoàng hôn mong manh đung đưa qua kẽ lá mà dệt thành miền thanhhư. Đột nhiên, một tiếng “thu không” rơi vào mênh mông, làm ngậpngừng dòng suy tưởng như dựng hồn ai và gọi bầu trời sám hối. Người

 phật tử chìm vào tĩnh lự... lúc đó, họ mới cảm thấy thế nào là “Tâm tứcPhật, Phật tức tâm”, mong rời bỏ nhân ngã chủ quan mà hội vào Phápngã trường tồn, khơi dậy “tự tâm bản lai thanh tịnh”... để bước tới bờ giác ngộ. 

 Nơi ấy, chùa Tây Phương.

Vào thời tự chủ, chùa có tên là Sùng Phúc, nhằm qua uy lực củathần linh mà Phật tử gửi niềm ước vọng và một số vấn đề của cuộc sốngtâm linh tới Phật đài. Sự kiện đó chỉ còn  giữ được đôi nét mờ nhạt trêntấm bia có niên đại vào thế kỷ XVII. Ngôi chùa hiện tồn tại là sản phẩmcủa thời Tây Sơn, với năm dựng cụ thể là 1794. Tất nhiên, vẫn còn thấy

được vài ba pho tượng của đầu thế kỷ XVIII và hằn rõ dấu vết tu bổ củanhiều lần ở  thời sau. 

 Người Việt theo Phật giáo đại thừa ngay từ những thế kỷ đầucông nguyên, trong hoàn cảnh đất nước bị thôn tính, đạo Phật đã sớmtrở thành một vũ khí tinh thần chính để tập hợp lực lượng giành độc lậpdân tộc. Đạo Phật đã cùng tồn tại với những bước thăng trầm lịch sửcủa người Việt và luôn tạo thế cân bằng cho những khắc khoải của xãhội. Dưới thời Lý và Trần (thế kỷ XI- XIV), đạo phật được coi nhưquốc giáo, thời Lê sơ (thế kỷ XV) bị triều đình hạn chế, nhưng sang thếkỷ XVI, khi đạo Nho bị khủng hoảng trầm trọng thì đạo Phật lại được

cầu viện tới. Song, đạo Phật cũng không đủ sức cứu nổi một xã hội đãđầy nhiễu nhương, nên khi chưa có hệ ý thức tiến bộ hơn để thay thế,thì, Phật giáo và Nho giáo đã dung hoà với nhau để mang tư cách nhưmột cứu cánh. Và, một kết quả là hai ngôi chùa Kim Liên - Tây Phươngra đời. Đứng về mặt kiến trúc, hai chùa này như một cặp song sinh,chúng gần gũi với nhau tới từng chi tiết và cả kích thước. Người ta

Page 317: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 317/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

899

thường hiểu rằng có Kim Liên (bông sen vàng- tượng trưng cho ý thứcgiác ngộ bản thể chân tâm) mới có Tây phương (tượng cho thế giới

Phật), có nghĩa là: giác ngộ Phật tính mới nhập được vào Niết bàn.  Chùa Tây Phương cảnh thực thanh tao nằm trên đỉnh hòn núi đất

Câu Lậu ở xã Thạch Xá huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây. Trước đây,đường lên chùa được kê bằng những tảng đá tự nhiên to nhỏ xen nhau,mà mỗi bước đi là một cảm xúc, như thể bước trên dòng trôi chảy củatruyền thống, người Phật tử xa dần cõi uế trược để nhập mình vào cõithiêng liêng. Lên tới chùa, không gian rộng mở, trời đất như hoà quyệnvới nhau, những cành cây thiên mệnh vươn ngọn hút sinh lực vũ trụ màmong cho muôn loài nảy sinh và cho đất Phật trường tồn. Chùa TâyPhương với ba toà ngang, mỗi toà có hai lớp mái. Những góc mái cong

cong, lô xô, nhô ra thụt vào đã phá vỡ cái tĩnh lặng của tâm tư, để vẻđẹp kiến trúc hoà quyện cùng với vẻ đẹp thánh thiện. Đã có nhiều ngườitin rằng, ba toà chùa là tượng trưng cho ba lực lượng chi phối thế giới:Thiên- mang tính chất chủ đạo, ở trung tâm (giữa), được làm cao hơnchút ít; Địa- mang tính nền tảng, ở phía sau; Nhân- gần gũi với cuộcsống nhân thế, nên ở phía trước. Đồng thời, người ta cũng nghĩ: mỗi toàcòn như biểu hiện cho một thể vận hành của âm dương đối đãi để sinhmuôn loài muôn vật, rằng: Cả toà nhà tượng cho Thái cực, hai lớp máitượng cho Lưỡng nghi (âm nặng - mái dưới, dương nhẹ- mái trên); bốn

 phía mái mang nghĩa Tứ tượng (mặt trước - thái dương, mặt sau- thái

âm, mái bên phải- thiếu âm, mái bên trái- thiếu dương); Tám lá máitượng cho Bát quái (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài)... Như thế, có thể nghĩ, ẩn tàng bên trong của kiến trúc, thì mặt nào, đãhàm chứa ý nghĩa thuộc lĩnh vực hình nhi thượng trong sự dung hội củaPhật và Nho. Tuy nhiên, tác động mạnh tới con mắt những người tớithăm chùa là nghệ thuật tượng, mà trong đó từng pho là từng tác phẩmriêng biệt, gần như hoàn chỉnh tới mức không thừa không thiếu... Đó là,những pho hộ pháp như “vô tiền khoáng hậu” mà chi tiết ở đầu và cơ thể đã đầy nét gồ ghề để nhấn mạnh về sự cương quyết và quyền uy; lànhiều pho tượng với những khối căng “no đủ’ đầy chất điêu khắc; lànhững khuôn mặt trầm tư trăn trở với lẽ đạo và lẽ đời.  

Lễ hội chùa Tây đơn sơ, nhưng đậm tình người tình đạo, NgườiPhật tử dừng chân bên ngã ba đường, dọn mình, mắt ngước theo con

đường “thông”, dẹp đi những sự xôn xao khắc khoải, lòng hướng về trítuệ Phật về miền thường trụ. Có thể nghĩ, mở đầu cho một vòng quaythời gian là lễ tất niên. Như mọi chùa, lễ này được thực hiện vào tháng

Page 318: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 318/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

900

chạp (khoảng từ mồng 8 trở đi). Nhà sư cùng các tín đồ gần gũi lau chùisạch sẽ mọi chỗ trong chùa, hương khói trang nghiêm trong tiếng cầu

kinh điểm chuông mõ liên tục từ sớm. Sau đó đồ cúng dâng lên vàtruyền lại là, trước đây, lâu lắm rồi, có cuộc chạy đàn được tiến hànhquanh điện Phật. Đi đầu là nhà sư trẻ cầm nhịp bằng chiếc chiêng nhỏ,rồi tới nhà sư cả của chùa, tiếp sau là các sư khác cùng sơn môn, các sư

 bác, sư già, tiểu và Phật tử. Đoàn người vừa tụng niệm vừa đi theochiều ngược kim đồng hồ. Đó là một hình thức bắt nguồn từ tục thờ mặttrời, và nghe nói mỗi lần chạy đàn (còn gọi là nhiễu Phật) được diễn raít nhất với chín vòng để tượng cho “cửu phẩm vãng sinh” nơi thế giớicủa ADi Đà Phật. Người ta tin mỗi lần chạy đàn thì công quả rất lớn, sẽđem lại mọi sự hanh thông trong thiện nghiệp. Ngoài lễ tất niên và sóc

vọng còn một lễ lớn của chùa vào ngày 6 tháng 2 âm lịch. Cuộc lễnhằm đề cao sự giác ngộ lòng từ bi của đạo Phật, kêu gọi con ngườisám hối tránh điều ác để chuộc lại những lỗi lầm, cho lương tâm thanhthản- Trong những ngày này, người ta không sát sinh, một lòng thànhkính dâng lên Phật đài hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Tất cả phảitrong lành chay tịnh sạch sẽ. Truyện kể rằng: Lễ sám hối bắt nguồn từtruyện về Phổ Giác thiền sư- Ông vốn là một quan giữ việc thu thuế chotriều đình, có nhiều từ tâm, thương sót trước cảnh khốn khó của nhiềungười nghèo khổ- Một hôm, vì trời mưa phải ở lại một gia đình vừađược ông tha tội thiếu thuế- Được chủ nhân thết cơm gà, nhưng bằnglinh tính ông hiểu rằng: Vì ông mà một đàn gà con bị bơ vơ. Ai hoàiông nhớ lại, đã đôi lần vô tình ông làm tan nát cửa nhà của người khác -

Vô cùng hối hận, ông tìm tới tu ở chùa Tây Phương và đạt đạo ở đây -

 Người ta không còn nhớ mồng sáu tháng hai là ngày ông tới tu hay viêntịch, chỉ biết rằng ngày nay được coi là một trọng lễ của chùa. 

Tiếp sau lễ sám hối, nhà chùa chuẩn bị cho hội chính. Từ đây,Phật tử liên tục tới lễ (phải hơn một tháng)- Thời gian này khá tấp nập,song chủ yếu là dân quanh vùng, họ mở rộng cảnh du xuân sang cả cácchùa ở Hữu Bằng, Bình Phú, Cần Kiệm, Dị Nậu, Phùng Xá... rồi kéo vềTây Phương. Trước đây để chuẩn bị cho hội, nhà chùa cùng các giàlàng bầu ra một hội đồng khá đông, tới 48 người (từ trung niên trở lên),có trách nhiệm điều hành lễ hội (Ngày nay không còn hội đồng này) -

Bước vào hội chính, trước ngày 6-3 âm lịch, dân làng do hội đồng điềuhành đi lấy nước thiêng về làm lễ mộc dục và nước cúng (nay chỉ lấynước mưa), người xưa đã nghĩ rằng đó là thứ nước được hoà cả âm vàdương, sẽ góp phần đem phúc tới muôn nhà. Nước này phải lấy ở giữadòng sông hoặc ở giếng thiêng, vào một giờ được chọn cẩn thận. Trước

Page 319: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 319/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

901

đây lễ rước nước thường được diễn ra rất vui, có rước kiệu nước, kèntrống, đôi múa sinh tiền đôi khi có múa với con đĩ đánh bồng... Nhiều

cụ già chăm việc chùa hơn việc nhà, náo nức đèn hương, râm ran nóichuyện có khi suốt đêm, không còn chỗ nào có rác có bụi, mọi việcchuẩn bị thật hoàn hảo. Một cây phướn đại với câu niệm muôn thuở “Nam mô tây Phương Cực Lạc, thế giới đại từ bi A Di Đà Phật” đượctreo lên. Cột treo phướn ở giữa sân, là một cây tre thẳng cao, tuy có đốtnhưng vẫn được cạo trắng thành các khoanh cách đều để mang tư cáchmột chiếc thang lên trời (Arbre Cosmique). Đỉnh cột gắn một con quạđen xoè rộng cánh, người ta luôn nghĩ rằng đó là thiên sứ nhà trời đemlệnh xuống cho mở hội. Cùng với phướn, hai bên sân hoặc dưới tamquan còn được cắm cờ và những cây bông, mà thân cây cũng như trụ

 phướn đều được khoanh bậc, bám quanh cậy là nhiều tầng hoa như đểtượng cho các tầng thế giới, hay mang ý nghĩa liên quan tới Phật quảcủa Phật tử và kiếp tu. Tất cả các tầng đó đều được trang trí bằng nhiềuque bùi nhùi đầy màu sắc, làm cho nguồn vui thêm rộn rã. 

 Ngày hội, không gian như trong hơn, cây cỏ như xanh hơn, lòngkẻ hành hương cởi mở và hướng thiện tràn đầy, mắt ngước nhìn  vềchùa. Trên đồi, giữa xanh xanh, là lá phướn ngũ sắc đang vẫy gọi, nhắcnhở người Phật tử tĩnh tâm dồn bước. Không một bộ mặt nào tỏ ra đaukhổ, mà đều vui tươi háo hức, đặc biệt với các cụ bà như được trẻ lạ.Trong những ngày này nhà chùa mở cửa liên tục để dân vào dâng

hương. Lễ vật không quy định, mà tuỳ tâm từng người, cho nên kẻ hànhhương, bất kể sang hèn, rất đông. Đến với Tây Phương, người ta tin làđến với điều thiện, dù không quen nhau, nhưng chỉ một lời niệm là trở nên gần gũi, và, không mấy khi có điều đáng tiếc như trộm cắp, đánhnhau xảy ra. Người đi hội chìm trong sinh hoạt tâm linh, trước Phậtđiện trong tiếng mõ và chuông gia trì, từng tốp vãi mặt chân chất thảnnhiên, mặc áo tứ thân nâu, tay cầm cành phướn nhỏ và tràng hạt, miệnglầm rầm  tụng kinh cầu cho “quốc thái dân an” cho gia đình đầm ấm...Lui xa ra phía góc sân chùa, nhất là ở dưới chân đồi mọi trò vui ngàyhội đã thu hút bao người, nào là các tiết mục văn nghệ mà nổi lên là hátxứ Đoài, rồi múa rối, kéo co, chọi gà... Một không khí xao xuyến lânglâng với các nguồn vui thôn dã tràn đầy. Người phương xa tới đây tựhỏi: đâu là hội của đạo, đâu là hội của đời, để rồi từ đó mà lần trở vềnhững nhịp thở của quá khứ- Mở đầu cho hội ban tổ chức đã cho đặtngay ỏ chân đồi, gần bậc lên chùa, một nhang án khói hương nghi ngút,trên đó một mâm ngũ quả lớn là đồ lễ tế cáo trời đất. Đặc biệt phíatrước nhang án đặt một chiếc thuyền rồng nhỏ (mô hình) chầu về chùa.

Page 320: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 320/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

902

Thuyền được làm bằng gỗ sơn đỏ, phủ một lớp nhiễu điều. Đứng hai bên là bốn cụ khăn áo tề chỉnh cầm chèo chống xuống đất, theo nhịp hát

mà thể hiện động tác. Hình thức này khá vui, gắn với sinh hoạt chùachiền Việt. Nhiều người nói rằng đây là thuyền Bát Nhã chở chúng sinhtới bờ giác ngộ, tới cõi hạnh phúc trường cửu, nơi không sinh k hông

diệt. Con thuyền đứng đó, mà, cứ đi, đi mãi trong dòng tâm tưởng theotiếng hát kể hạnh, dẫn người nghe qua những bến đời bến mê về miền

 bỉ ngạn (giác ngộ). 

 Ngày trước, xưa lắm rồi, người già còn nhớ, cũng con thuyềnnày, khi lên chùa, Phật tử thập phương thường bỏ vào thuyền những thứtheo ước vọng của mình, cầu về buôn bán thì bỏ tiền, cầu danh vọng thì

 bỏ giấy bút... nhiều khi cả gạo, vải. Có lẽ đó là một hình thức hiện còn

thoáng thấy ở một số chùa tiểu thừa của các nước quanh vùng, suy chocùng đó là một sự đóng góp tế nhị cho nhà chùa và cho công việc từthiện. Tới nay ý nghĩa đẹp đẽ này có lẽ bị thất truyền, người ta bỏ vàolòng thuyền những đồng tiền của trần gian, nhiều khi quên cả đấy làthuyền giác, mà một ý nghĩ vội vã được hướng tới coi như khoán ướccho một mong cầu nào đó của đời thường. Qua nơi đặt thuyền, ngườiPhật tử quên dần những vẩn đục trong tâm tư, mặt trang nghiêm theo

 bậc lên chùa. Mới chỉ hơn mười năm trước đây, đường lên là những phiến đá tự nhiên, mà mỗi bước đi tâm ta như bước vào dòng lạc đạo,gợi cho con người gần lại với tự nhiên và phiêu diêu trong không gian

Thiền- Lão.Rời cửa tam bảo, thăm cảnh đẹp của thế giới Thiền, vẻ tinh khéo

của kiến trúc và tượng, người Phật tử thanh thản trở về với cuộc vui nơichân đồi. Chỗ này là cờ người đang trong một thế đặc biệt, những quâncờ đều mang phục trang của quân tướng thời xưa, dẫn người xem nhiềutưởng tượng vượt qua hình thức sinh hoạt văn hoá thông thường để liêntưởng tới các trận chiến oai hùng. Gần đó là trò đánh gậy đấu kiếmtrong sự góp vui của người thôn Đặng mang truyền thống thượng võ.Đông vui nhất là nơi đấu vật, với từng hồi trống náo nức thúc dục, cácđô vật to khoẻ vui tươi khiến ta luôn nhớ tới các mảng chạm hoạt cảnh

đấu vật trong nghệ thuật đình làng hồi thế kỷ XVII. Rồi ở một góc kháclà cảnh chọi gà trong tiếng hò reo, một tục thường có trong mọi hội lễmà ở mặt nào đó còn như thoáng thấy nguồn gốc xuất phát từ tục thờ mặt trời nhằm cầu được mùa (xưa kia, người Việt đã từng coi gà trốnglà biểu tượng của mặt trời, chọi gà là một hình thức vận động của mặttrời để đem sinh khí cho cây trồng). 

Page 321: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 321/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

903

Hội chùa Tây Phương đơn giản như hội nhiều chùa thôngthường khác, không sôi nổi như hội chùa Thầy, chùa Keo, chùa Lim...

nơi mà chùa còn gắn với thờ thánh hoặc có liên quan tới một truyềnthống văn hoá riêng, vượt ra ngoài vòng tay Phật giáo - Chùa Tây

Phương chỉ thuần mang yếu tố Phật, những sự tích dân dã gắn với chùacũng chỉ nằm trong ý thức khuyến khích điều thiện. Song

hội chùa vẫn sầm uất, như một tiếng gọi quê hươ ng:

Tây Phương phong cảnh hữu tình 

 Rủ nhau trảy hội có mình có ta 

 Nhớ ngày mồng sáu tháng ba 

 Ăn cơm với cà trảy hội chùa Tây. 

T.L.B

Page 322: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 322/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

905

Hội thả chim câu 

Từ Sơn 

Nông thôn ta ngày trước hay mở hội thả chim (  phóng điểu hội).

Cứ tháng tư, tháng năm, mưa rào xong không có chim cắt 1 thì các xã nô

nức đua nhau mở hội. Sau cách mạng tháng Tám thì tháng nào thi thảchim cũng được, vì tự nhiên hết cắt; chỉ trừ sang tháng mười, chim câu

thay lông thì chờ sang cuối xuân mới lại tiếp tục tổ chức. Giống chim câu bay bé hơn chim câu nuôi thịt; trông lanh lẹn, đầu

tròn, mỏ vẹt hay mỏ sẻ, lỗ mũi to, mắt đồng từ nhỏ tít, ở chính giữa cómột màu sắc đặc biệt, các cụ ví như là "màu sân gạch còn ẩm sươngsáng", ức rộng, nở nang, lông không nhậy (có dấu), cánh dài, nhẹ, có đủmười lông cào (kể từ khuỷu ra đầu cánh, còn từ kẽ khuỷu vào tới náchgọi là lông bị). Nếu cánh chim chỉ có chín lông cào là có lông điếc; chimnày chỉ thịt thôi. Lông đuôi có những con có hai mươi hai chiếc, nhưngcũng có con có những hai mươi lăm chiếc. Chim bay quan trọng nhất là"lông cào" . Lông cào phải đều, nhẹ, mỏng, dẻo. 

Muốn tháng tư âm lịch dượt đuổi để thả thi thì ngày mồng mườitháng hai âm lịch, ta phải khẽ nhổ hết những lông cào, lông đuôi già (cóchiếc mới thay thì thôi). Thế là thượng tuần tháng tư lông cào, lông đuôimọc một lượt rất đều, rất tốt, bay khoẻ (không có cái già, cái non nữa). 

Chim đẻ mắn thì cứ bốn mươi ngày một lứa hai con (chim câumỗi lứa chỉ đẻ được hai trứng), chậm thì năm mươi ngày. Hai trứng nở,thường là một đôi: một trống, một mái, sau thành hai vợ chồng cùng lứarất tốt. Nhưng có khi một ổ nở ra hai con trống hay hai con mái, có ôngmua một đôi chim giống từ lúc mới biết mổ, mang về nuôi cũng thấy haicon mớm hơi, cũng nhảy nhau, nhưng sau trong ổ thấy có bốn trứng: thì

ra mua tại tổ mà lại hoá hai mái cả, trứng ấp không nở vì không có đực. 

 Người nuôi chim lâu năm có kinh nghiệm thì phân biệt được ngaytrống mái, tuy nhiên đôi lúc có khi lầm. 

Chim trống : Mỏ ngắn, hai hột gạo trắng phồng to, cổ có cườm, biếc, đi ưỡn ngực, oai hùng, thể lực to hơn chim mái, biết gù quay tít

1 Cắt thuộc về loài chim ăn thịt, khoẻ, bay nhanh, rất dữ tợ n, đặc biệt có hai lông cánh rắn,

nhọn như thép, đâm chết chim mồi, làm cho quần chim bay tan vỡ ngay.

Page 323: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 323/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

906

tròn, biết gù bổ (khi gặp chim mái, nó cất cao đầu lên rồi bổ xuống nhưmổ vào con kia). Hai xương ghim gần hậu môn hẹp, hin lại, tiếng gù to,dài.

Chim mái: Mỏ nhỏ, dài, hai hột gạo bé, lép, đi thì rụt cổ, không biết gù quay tít, không biết gù bổ, tiếng gù nhỏ, thanh, đôi ghim xươngcùng rộng, không hin như chim trống. Nhưng chính có nhiều ông nuôichim lâu năm cũng còn xem sai. Xin hiến bạn đọc lối phân biệt trống mái

 bằng phương pháp khoa học chính xác trăm phần trăm. Tay trái bạn cầmchặt hai chân chim từ đùi xuống ngón, cho chim đập hai cánh. Tay phải

 bạn dùng ngón cái và ngón trỏ nắm lấy cái mỏ chim, kéo nó cúi đầu vào

 phía chân. Nếu bộ đuôi nó cụp vào chân là đích chim trống , nếu bộ đuôinó xoè cong lên như cái quạt, đích là chim mái, đực cụp, mái xoè.

Hai chim cùng lứa thì là đôi chim tốt, nếu trống non, mái già thìchim bay yếu, trống già mái non cũng không tốt lắm. Những người cóchim "tam thắng"  thì giống quý lắm, có đôi chim "tốt chính tông", bán bamươi đồng (một đồng một thúng thóc, mà đôi chim giá bằng ba mươithúng thóc hồi 1930). Tuy chim giống bán được giá cao, thế mà có cụ"tam thắng", không chịu bán "chim hạt nhân" ra ngoài ! Vâng, nể ôngchỗ anh em, tôi cũng vui lòng, chỉ ưu tiên cho một mình bạn thôi. Nói thìchân tình tử tế thế, nhưng con chim "mái" cụ chủ đã khéo bẻ ghim, hay

con chim đực cụ khẽ bóp hậu môn rồi cụ lấy cái đầu dùi sắt nung đỏ dí vào. Ông bạn trao trả món tiền to, hí hửng mang đôi chim "giống" vềnuôi; nuôi béo, tốt, mà sao mãi không thấy nó đẻ? Cũng có ông thì lấy

một quả trứng ở ổ "mái già, đực non" cho vào ổ này, sau đôi chim giống phát triển thành đàn mà bay cứ lên đến gần thượng là tong! Những ôngcó chim giống "tam thắng"   bí mật giữ giống như thầy lang có môn thuốc"gia truyền"; cũng có ông có đầu óc "xã hội", hoa thơm đều hưởng chungnhưng gặp bạn thân thì có nể bạn, một đôi cũng xin bạn ít nhất là "tamthập nguyên" tức là ba mươi đồng. Xưa, có ông Dính ở Hạ thôn, xóm 6xã Ninh Hiệp, nhờ vụ đuổi năm ấy, được thưởng tam thắng   ở hội Công

đình, giải nhất gồm một bức trướng hình chữ nhật bằng sa tanh màu tiết dê,thêu kim tuyến bốn chữ nôm "tung cánh vào mây" và một chiếc nồi đồng bamươi luộc lợn. 

Xã Ninh Hiệp có lệ cứ Tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm âmlịch) thì tổ chức Hội thả chim thi. 

Hôm mở hội các bạn  bè xa gần gánh chim đến, các cụ già đầu tóc bạc chống gậy trúc đi trước, chú tiểu đồng gánh chim theo sau. 

Page 324: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 324/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

907

Đến nơi, lồng chim xếp thứ tự, mỗi lồng là một quần, từ mười contrở lên, thiếu một con không được dự. Đến trước lấy số trước có thứ tự.Chim đi dự nhiều hội đã dạn lắm, tuy đông người không sợ hãi. Có lồngchim hình trái vả hay quả chuông, trong đó để cọc chạm trổ rất đẹp để

 buộc cóng nước. 

Đến giờ khai mạc, mọi người đổ ra sân xem thả chim. 

Trịch ngoại hô: số 1 phóng! Quần chim của Đình Bảng bay trao

đi, trao lại, lượn tròn dần dần, từ hạ lên trung, không phạm lỗi gì. Trịchngoại đánh ba tiếng trống cái báo là đàn chim số 1 bay tốt, giao trả chotrịch nội. 

Trịch nội đành gõ ba tiếng trống khẩu: toong, toong, toong báo làtrịch nội cử người theo dõi. Trịch ngoại cho thả lồng số 2. Nếu quần số 2hỏng thì trịch ngoại báo trống cái là phạm lệ thí, trịch nội ghi lỗi, gạc tên.Cứ thả xong hai mươi đàn thì trịch nội có bản sơ kết đưa ra. Khách xôlại xem, nếu chim mình hỏng thì xách lồng không về. Nhiều chủ chimchưa về đến nhà chim đã bay về trước, trừ bữa nào gió to, bão lớn, chimmới lạc. 

Khi thả chim thi, cả quần mười con bay chụm lại, trao vào trao rarồi lượn tròn xoe, lúc đầu mới như cái nia cái mẹt, xoay tròn ốc dần dầnlên cao mà vẫn ở giữa sới, để một chậu nước nhìn vào, vẫn thấy chimlượn tròn bay lên mãi, tới khi nhỏ như cái đèn, rồi chỉ thấy một chấm đentròn, không thấy đập cánh, rồi chui vào mây. Đẹp vô cùng, đàn chim củacụ giáo Nguyễn Quý Bình ở Trần Phú đấy! Ban Giám khảo xếp là 

"chính thượng"  giải nhất. 

Cũng có khi hai đàn lên đến chính thượng nhưng hai đàn lại nhậpthành một đàn to, thế là phạm lỗi "Nhập quần" cũng được Ban Giámkhảo tặng giải. 

Đàn chim bay từ hạ, qua trung, lên thượng, rồi chính thượng màkhông phạm một lỗi nào, thực là vô địch mà cũng hãn hữu nữa. 

Có đàn chim bay lên đến thượng, ở dưới nhìn thấy cái vết đen diđộng hơi kéo dài ra, không thực tròn xoe: thế là phạm "đại tràng" ; cũngcó đàn bay lên đến thượng, không đập cánh nhưng lại trôi xa sang

 phương đông hay phương tây xa xôi là mắc "đại biến" . Một đàn mườicon bay lên đến thượng nhưng chỉ có chín con bay chụm lượn tròn, cònmột con hơi yếu bay xa đàn một chút là phạm "đại tuỳ" . Tuy có phạmmột lỗi đấy, nhưng đã lên đến thượng trông không thấy đập cánh thì Ban

giám khảo vẫn tặng giải. 

Page 325: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 325/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

908

Khi được giải mang về, nhất là được "tam thắng"  các hội viêntrong phường, bà con trong thôn xóm đều mừng, chủ nhân sung sướnglàm cỗ thết khách. 

Tôi nhớ năm ông Dính được giải "tam thắng"  cụ giáo Quyết Tâmcó ứng khẩu mừng bạn bốn câu thơ: 

Chim nuôi rèn luyện đã lâu ngày 

Tung cánh vòng tròn khéo lượn bay 

Cụ Dính làng ta tài giỏi quá 

Thả chim nổi tiếng nhất vùng này. 

Ông "tam nguyên chim" thích quá, nhà có sẵn hai vuông vải tâyđỏ, nhờ ngay ông Cầu chữ tốt viết nôm treo giữa nhà. 

Có người hỏi cụ Tuấn Giao sao cụ quý chim câu thế, cụ bèn nói:"Chim câu là một giống có nghĩa, nên mới gọi là "nghĩa điểu". Tôi nhớ năm ấy, một bạn cố tri của tôi ở xa đến dật tạm chục bạc về cân thuốccho bà mẹ đang ốm nặng. Tôi không sẵn tiền, đang cùng bạn ăn bữa cơmthì ông Tiệp ở tỉnh xa đi ô-tô về nhà tôi đòi mua đôi chim giống với giá"ngũ thập nguyên" (50 đ). Bán giá đắt cho một tay nhà giàu không phảilà một sự việc quá đáng! Được dịp tôi tặng bạn nhị thập nguyên về dùngđược việc cần. 

Cho đến ba năm sau, lại chính đôi chim quý nọ bay về nhà tôi, lạirủ thêm một đàn mười hai con nữa, có lẽ là con cháu đôi chim này. Đặttên nó là nghĩa điểu là chí lý vậy thay! Cụ uống một chén nước, lại nóitiếp: " Giống chim câu này còn có một điểm nửa là đạo đức rất cao quý.Trong một chuồng có hàng chục chim trống, chục chim mái ở lẫn lộn, màđôi nào ra đôi ấy, không hề bậy bạ lẫn lộn. Một con chim trống đi kiếmăn bị một đứa trẻ dùng súng cao su bắn chết, để lại trong chuồng một vợ và hai đứa con thơ (mới có lông tơ). Chim mái một mình giữ tiết vớichồng, chịu khó nuôi con cho đến đủ lông cánh bay truyền chứ không đivới con khác" Chim bồ câu thực xứng đáng là chim hoà bình, chung

sống một chuồng, đoàn kết thương yêu nhau, không bao giờ  đánh nhau.  Những ông được giải chim như ông giáo Bình ở Trần Phú, ông

Dính ở Hạ Thôn được "tam thắng"  thì ngô thóc được mừng có hàng kiện. Năm mươi hội viên kia, mỗi vị mừng năm đấu thóc, năm đấu ngô, thìchim ăn bao giờ hết, hai cụ lại còn bán chim giống được món tiền lớnnữa. 

Page 326: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 326/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

909

Đàn chim đã lao động tích cực mang lại cho "người chủ" danh dựvà kinh tế thì người chủ không thể quên không bồi dưỡng chúng cho chuđáo. 

Chuồng chim phải sạch, cao ráo, thoáng mát không ẩm, khôngnung nóng, cửa có khoá đêm để tránh mèo chuột chồn rắn. Chim câu cứmỗi đôi một ngăn riêng, không ở lẫn lộn như gia cầm khác.

Chim câu hay tắm, ít ra một ngày một lần thì không có bọ tronglông. ở giữa sân, trước chuồng để một cái ang sàng, cao độ 0,15m, rộngđộ 0,45m đồ đầy nước để chim tắm, mỗi ngày thay nước một lần chosạch. Chim ăn một ngày ba bữa đúng giờ: sáng, trưa, chiều. Một chiếc

mẹt rộng độ 0,60m có quang treo, hay để trên giàn cao. Đến bữa, ta gọi"Cúc! cúc" hay dùng cái còi mà thổi báo hiệu giờ ăn cho quen. Cứ nghethấy huýt còi là chim bay về ăn. 

Tháng hai âm lịch chim nhổ lông cào, lông đuôi, thì cần bồidưỡng cho chim chóng thoát lông và bay khoẻ. 

Ta bồi dưỡng chim bằng gạo xay, thỉnh thoảng cho ăn đỗ xanhcho mát ruột, mượt lông. 

Chim nuôi cho ăn uống đúng bữa, no nê, thì chim không quấy.Lúc chim có con, thỉnh thoảng cho chim ăn cơm trộn ít muối cho có chất

đạm. Các bạn hẳn thấy chim nuôi con hay vào buồng, vào kho tìm muối,nếu ta cho chúng ăn cơm có muối thì là tất nhiên chúng không quấy nữa.  

Chim mới vực hãy  tập nhốt vào lồng cho quen, kẻo nhiều khichim không quen nhốt, đi đường hay bay lồng lên cao phành phạch tronglồng có khi rụng lông, hại đến sức khoẻ. 

Khi chim đã quen lồng ta tập dượt cho chim ăn no, lấy sào đuổichim, đàn chim bay đậu trên nóc nhà. Ta lại cầm sào đuổi, thế là đànchim bay. Chúng là giống chim bay thì chúng bay lượn tròn, trao đi, traolại, rồi cứ lượn vòng tròn mà bay dần lên cao. Cứ cách vài ngày lại đuổimột lần, có những con chim thuộc có bay đúng kiểu, mấy con tơ mới

vực cố gắng bay theo.Bây giờ ta chịu khó đi thả. Ta cho một quần tức là mười con vào

lồng. Lúc mới ta đưa chim đi xa độ hai mươi cây số. Đến nơi ta cầm cáiquạt đập khẽ vào thành lồng cho chim dồn vào một phía, bấy giờ ta mở lồng, thế là đàn chim bay theo điệu đã  bay khi ta tập dượt cho chúng ở sân nhà.

Page 327: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 327/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

910

Ta thấy đàn chim bay đẹp, lượn tròn, xoáy trôn ốc mà lên ít phạmlỗi ở trung như tiểu tuỳ hay tiểu tràng, hay tiểu biên. 

Một tuần sau ta lại chịu khó, gánh lồng chim đi xa độ hơn ba chụccây số cho chim quen đường về khi ta cho đi dự hội. 

Theo lối thả chim ở hội, ta thả thứ tự từng lồng một. Toàn hộiviên cùng duyệt, ta lựa chọn những quần hay nhất để ta chuẩn bị cho đihội ngay. Những quần nào chưa được tốt lắm ta để lại tiếp tục dượt đi cáchội sau này.

Thả chim thi là một lối giải trí dân gian, lành mạnh, thanh nhã, rấtcần được chú ý phát triển./. 

T.S

Page 328: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 328/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

911

Hội lễ quanh vùng núi đất 

Thanh Liêm, Hà Nam 

Nguyễn Tế Nhị - Hoàng Phú

Thanh Liêm là vùng đất được tạo nên nhờ bàn tay con người, códải núi đất kéo dài suốt từ bắc tới nam huyện làm thành một vòng cunghướng về phía đông ôm lấy vùng đồng chiêm trũng, tạo cho làng xómquanh đây truyền thống làm ăn và tự vệ với những sinh hoạt văn hoá tinhthần đặc biệt mà hội vật-võ cùng nguồn tài sản văn hoá dân gian Liễu

Đôi là chứng cớ. Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, nhân dân các xã quanh vùng núi đất

huyện Thanh Liêm nô nức mở hội. Có thể kể tới: hội hát nõ nường làng

Chảy, hội tung cầu làng Gừa, hội múa rồng  Thanh Hải, hội đua thuyền -

ném lao Võ Giàng, hội múa chiêng làng Chiêng, hội rước thịt nước thôn

Lường, hội Chầu long Bảo thái, hội ăn tết lại La Sơn... 

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài hội làng quanh vùng núiđất ở Thanh Liêm. 

 Hội đua thuyền - ném lao và ca hát trên sông

Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân tưởng niệm Vũ Cố,một tướng tài ba của Lê Lợi đã từng cầm quân đánh đuổi giặc Minh trênkhúc sông Đáy, dân làng Võ Giàng, xã Thanh Thuỷ lại mở hội đuathuyền. 

Trước ngày rằm, trai làng nô nức sửa lại thuyền đua. Đây là loạithuyền tam bản đem ra trang trí. Mũi và đuôi thuyền có thêm một khungtre phất giấy theo hình đầu và đuôi rồng gán vào. Đúng ngày hội, sau lệlễ rằm hàng tháng, dân chúng kéo ra đứng chật hai bên bờ sông. Cờ cắmla liệt từ đình ra bến nước. Dứt hồi chiêng trống, các tay bơi chít khănđỏ, mỏ rìu, mình trần đóng khố tay cầm bơi chèo hăm hở bước xuống

thuyền. Mỗi mạn thuyền thường có từ 6 đến 10 người, được chủ hội lựachọn trước. Các thuyền đua bơi ra giữa sông dàn hàng ngang chờ lệnh.Tất cả hướng về ngọn cờ thần cắm trên mảng bè xa tít phía trước cáchnơi xuất phát trên 1 km. Mỗi thuyền có một thủ lĩnh, đầu chít khăn đỏ,mặc áo thụng đỏ, thắt lưng đỏ, quần xanh, tay cầm chiêng lệnh. Chủ hộiđánh trống, phất cờ hiệu. Các tay bơi thúc đầu mái chèo xuống nước, đều

Page 329: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 329/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

912

đặn theo nhịp chiêng của thủ lĩnh đứng ở đầu thuyền. Lúc này các conthuyền như đàn rồng trườn trên nước nhằm cờ tiêu phía trước lao tới,

trông thật đẹp mắt. Người đứng xem ở hai bên bờ hò reo cổ vũ. Khi cuộc đua kết thúc, thuyền cập bến, trai bơi nhanh nhẹn nhảy

lên bờ, theo tài đua, lần lượt tới trước hương án lễ tạ thần, lĩnh thưởng.Rồi sau đó, họ lại bắt tay ngay vào cuộc đua mới: phóng lao.  

Trên cánh bãi ven sông, hàng loạt tre chặt ngọn, cắm ngược trêndãy cọc trồng thẳng hàng ngang làm tiêu cho các dũng sĩ thi tài. Mỗihàng 10 cây. Từ xa 30-40m, các đấu thủ đứng theo giáp, mỗi người ứngvới một tiêu, tay cầm chắc ngọn lao (tre đục đẽo nhọn đầu) chờ trốnglệnh để giáng hết sức mạnh vào vũ khí, sao cho ngọn lao của mình phóngtrúng đích. 

 Ngay đêm ấy khi trăng rằm vừa tỏ, vẫn trên sông này, thuyền contrai, thuyền con gái từ hai bên bờ chèo ra, sóng đôi trên dòng sông hiềntừ. Họ bắt đầu cất tiếng hát đối đáp nhau, ngợi ca cảnh quê thanh bình,rồi tế nhị chuyển sang hát giao duyên với những lời đằm thắm kéo dàicho tới lúc tàn trăng. 

 Ngày hội làng trôi qua với biết bao hoạt động vui vẻ, họ khôngquên hẹn gặp nhau vào ngày rằm tháng 2 năm tới... 

 Hội tung cầu và đấu vật làng Gừa 

Làng Gừa thuộc xã Liêm Thuận, cứ vào mồng 4 Tết Nguyên đán,

lại náo nức mở hội để tưởng niệm Trương Nguyên, vốn là trai làng, đitheo hùng trưởng Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân.... 

Từ mờ sáng mồng 4, trống làng đã giục giã dân chúng kéo tới đềnthờ họ Trương dự lễ tế thần. Sau đó, người ta kéo nhau tới đình cùng cáctrai đinh mình trần, đóng khố bao đang sửa soạn cuộc đua tài trước sânđình. Làng cử một  cụ già quắc thước, có đức độ, linh lợi, trang phụcchỉnh tề vào đình trong (hậu cung) rước quả cầu gỗ sơn son ra. Cụ đếntrước hương án lúc này đang khói hương nghi ngút, hai tay cụ nâng quảcầu lên trước mặt, vái thần ba vái rồi quay ra, bước tới sân đìn h nhìn các

trai đinh mạnh khoẻ đang chờ đợi giây phút long trọng nhất. Cụ dõng dạc

nói lớn: Quả cầu làng ta 

 Dân đa vật thịnh 

 Ngoài đồng tốt lúa 

Trong nhà tốt cau 

Page 330: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 330/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

913

 Anh em ta mau mau

 Ra chớp quả cầu... 

Cụ tung quả cầu son lên cao. Lập tức các tráng đinh ùa vào cướpcầu. Ai cướp được, giữ chặt được quả cầu thì cứ thế chạy quanh sân đìnhtheo chiều ngược chiều kim đồng hồ một vòng. Khi trở vô trước cửađình, tráng đinh đó lại tung cầu lên. Lần này người nào cướp được thì hai

người ấy sẽ là đôi đô vật đầu tiên mở hội thi tài thượng võ.  

Và hội vật kéo dài hết ngày hôm đó... 

 Hội hát trống quân trên thuyền 

Làng Sông (thuộc xã Liêm Thuận) nằm giữa hai thôn Gừa và Chảy,cứ vào trung tuần tháng 8 âm lịch, thanh niên nam, nữ lại gọi nhau sửa

soạn thuyền, tập hát để đi dự hát hội trên thuyền, ở cánh đồng làng nướctràn trắng xoá. 

Đây là hội hát trống quân. 

Trăng lên, các thuyền con trai, con gái từ 3,4 làng Gừa, Sông, Lau,Chảy cùng bơi hướng về cánh đồng phía nam làng Sông. Thuyền bênnam, bên nữ đậu thành hai dãy, cách nhau một khoảng đủ nghe rõ tiếnghát của nhau. Mỗi thuyền có trống riêng để giữ nhịp. Có khi là trống da,nhưng thường là trống căng dây. Một mảnh gỗ vuông vừa úp kín miệngthùng sắt tây rỗng. Giữa tấm gỗ, cắm một cọc nhỏ căng dây ra hai phía

 buộc vào hai thang thuyền. Người hát cầm một dùi (như chiếc đũa) gõnhẹ vào phần dây căng theo nhịp hát với âm vang "thình thùng thình".  

Cứ một bên hát xướng thì bên kia hát đáp. Yêu cầu phải ứng đốikịp thời, bên nào thua thì  bị bên kia đuổi bắt thuyền rồi bắt người vàothuyền mình. Bao giờ người bị bắt hát đáp được mới trở về thuyền cũ.

 Nên để phòng bị thì bên cạnh người đi hát còn có người hát xui. Ngườihát xui phải có tài "xuất khẩu thành thi" phải nhạy cảm, nhanh trí, nhắc

người hát trả kịp thời. 

Trăng nước lung linh, nhịp trống bập bùng, đêm hát hội như vẫnmời chào trai gái làng xa làng gần chèo thuyền tới dự. Thuyền của

“khách” thường đậu xa xa khi thấy bên nào hát yếu là họ hát hỗ trợ ngay.  Khi vào hội, thuyền hai bên nam, nữ đậu cách xa nhau, nhưng rồido tình cảm , do lời hát đằm thắm, thuyền cứ gần lại cho đến lúc thuyềnkề thì cũng là trăng tàn giã hội. 

Về làn điệu, chủ yếu là điệu trống quân, có chen sa mạc, lý hànhvân, lý giao duyên.

Page 331: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 331/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

914

So với âm nhạc, nội dung văn học của lời ca phong phú hơn hẳn. Nội dung ca ngợi cuộc sống thanh bình, cảnh đẹp của làng quê, ca ngợi

cảnh làm ăn vui vẻ, nhộn nhịp của ngày mùa, và những người con tài giỏicủa quê hương. 

Vào hội, người ta hát chào. Khi đối phương còn do dự thì bên kia hát gọi: 

Trống quân nửa đánh nửa mong  

 Nửa chờ, nửa đợi má hồng đâu ta 

 Hay là mắc bận việc nhà 

 Bố mẹ cấm đoán không ra được nào 

 Hoặc nàng sợ rám má đào 

 Hay nàng đã có nơi nào xứng cân.... 

Bên nữ kín đáo đưa ra những lời mặc cả: 

ở nhà tôi mới tới đây 

Giao hẹn nhời này tôi sẽ phân vua 

 Hát thời tôi cấm hát chua 

 Những lời hát tục tôi đưa ra ngoài 

 Hát một tối hay là hát hai 

 Hát lấy giải hay là hát chơi 

 Hát thì tôi cấm hát xui 

 Đi đây độc lực mình tôi với chàng  

 Hát thời tôi cấm pha ngang  

 Hát thời tôi cấm anh chàng hát thua...

Bên nam đối ngay, tỏ ý xem thường, thực ra vẫn là một lối kíchthích nhau:

 Lời quê liệu được mấy câu 

 Mà nghe vị giọng ngả màu khế chanh 

Bên nữ chả kém: Chả chua cũng gọi là chanh 

Chả ngọt cũng gọi cam sành chín cây 

Chả chua sao ở được đây 

Chả ngọt ai gọi gốc cây cam sành.... 

Page 332: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 332/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

915

 Như thế là đêm hát vào đầu thuận lợi. Trăng lên càng cao lời cacàng đằm thắm, nồng nàn. Cảnh quê ca ngợi đã xong thì đến tình người,

nào thăm hỏi, nào tỏ tình, cho tới lúc tàn trăng, lời ca thường bângkhuâng khi phải chia tay.

Sông kia ai biết nông sâu 

 Ai về ai bắc nhịp cầu ai sang  

Thả lời ca dưới trăng vàng  

 Nên chăng duyên phận thiếp chàng từ đây... 

Lời ca cứ xa dần, theo những con thuyền về các rặng tre làng, để lạitrong lòng đôi bên mối tình vấn vương... 

Tục mở mắt trống chiêng  

Đến vùng Lau-Chảy-Sông-Gừa (4 thôn của xã Liêm Thuận) tađược nghe kể về tục này với lời hát kèm theo: 

"Lấy chồng về đất Lau, Gừa 

 Nửa đêm khiêng trống đánh thừa một canh"  

Cảnh ấy đã diễn ra: 

"Nửa đêm vừa đốt nén nhang  

 Hay đâu trống thúc đổ tràng đến kinh 

Trống gào, lệnh thét ình ình 

 Muôn nhà đổ mõ, muôn hình lửa loa 

 Mắt nhắm, mắt mở bước ra 

 Người thét, kẻ thúc thực là vỡ thiên 

Vội vàng nổi mõ cho liền 

Chồng mõ, vợ mõ nổi lên đùng đùng  

Chồng ơi chồng hỡi là chồng  

Tôi đi lấy chồng đánh mõ nửa đêm 

 Đánh cho mở mắt trống chiêng  

 Bây giờ mới được bước lên giường nằm... "Đánh cho mở mắt trống chiêng "... đây là một niềm tin đặc biệt

thần bí: càng đánh mạnh bao nhiêu, trống càng thúc mõ càng dồn, chiênglệnh càng chát chúa thì trống chiêng càng được mở mắt sáng ra bấynhiêu. Nhưng nào có phải là trống chiêng mở mắt? đó chỉ là cách nói

Page 333: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 333/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

916

kiêng kỵ, để tránh xúc phạm đến một người, người ấy như đang ngủ mêmệt, cần phải đánh thức, cần phải mở mắt ngay. Vì kẻ thù đang tới, kẻ

thù đang lại...Trống chiêng hãy nổi lên..

 Người ấy là ông Tru Thiên. 

Chuyện rằng: Chàng Tru Thiên có đôi mắt kỳ lạ, khi giận dữ đôimắt ấy soi vào đâu thì đấy thành tro bụi, còn ngày thường đôi mắt ấynhìn người con gái nào thì người con gái ấy thụ thai!...ấy vậy mà chànglại rất ham mê hát. Chàng hát rất hay. Con gái cứ nghe tiếng hát là đếnđông như hội. Do vậy mà gây ra sự phiền nhiễu cho các cô gái vô tình.Sau cùng, chàng không dám nhìn cô nào nữa. Mỗi đêm hát chàng nhắmmắt ngửa mặt lên trời. Bên việc hát cho mọi người nghe, chàng còn việcđánh giặc. Do vậy khi đất nước không yên, cứ đêm đêm dân làng phải

khua chiêng thúc trống giục chàng tỉnh táo, mở mắt cảnh giác. Kẻ thùđang tới, kẻ thù đang tới. Mỗi lần như thế chàng dùng mắt thiêu cháy hếtquân thù.

Đến một ngày nọ làng quên không khua chiêng lệnh cho chàng mở mắt. Giặc đến, chàng chống không kịp, bị thất trận. 

Từ đó có lệnh mở mắt Trống Chiêng vào đêm mồng 6 tháng giêng. 

Khoảng nửa đêm các đình bốn làng Lau, Chảy, Sông, Gừa đều nổingọn lửa lớn, đốt hương nến cúng tế rồi đồng dịp nổi hồi chiêng, lệnh,trống mõ. Đây không phải là hồi chiêng trống bình thường mà phải "mở 

mắt chiêng lệnh" liền một canh (hai giờ liền).  Nào đã hết. Sau hồi âm thanh sôi động đêm khuya, lửa sáng rực

trời này, thì dân các làng từng nhà một, có thứ gì thì mang thứ ấy ra đậpgõ. Thường là mõ. Nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cả, đợi dịp này là mang rathi nhau đánh dồn dập. Tiếng kêu loạn xạ. Đánh mãi tới khi trời mờ đất(hơi sáng ra) người ta mới dừng tay. Vì lúc ấy đã “mở thiên”. Vì nhờ tiếng mõ mà mắt ông Tru Thiên đã mở! Cho nên người ta thi nhau đậpgõ, sao cho tiếng động của mình vang dội nhất, thế là có công với“ngài”, được ngài “phù trợ” trong năm ấy. 

 Nhưng còn điều đặc biệt hơn là, sau khi vừa yên trống mõ rồi, thì

người ta còn "động phòng" ngay trong đêm ấy để "lấy may" vì có nhưvậy mới được là con cháu của Tru Thiên. 

Cho nên sau đêm ấy thì: 

"Nhờ trời chưa được đầy năm 

Sinh được "cậu giống ” nối dòng tổ tiên". 

Page 334: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 334/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

917

Tục hát nõ nường  

Tục hát nõ nường cũng gọi là "hát cỗ tiêu". Người ta nói 

"Còn duyên hát cỗ tiêu, 

 H ết duyên hát điếu bình". 

Hát cỗ tiêu là hát thời trai trẻ, hát để tỏ tình, để vui cười. Hát

điếu bình là hát của tuổi già, hát để xướng họa, bình giá, ngâm ngợi.  

ở vùng này nhiều nơi có hát nõ nường nhưng tập trung nhất là ở đình làng Chảy (xã Liêm Thuận).

Truyền thuyết cho biết: Hội ở vùng này thường có hát. Hễ hát làthần Dâm bay về, thần tới làm nhiều chuyện ô uế, không hay. Sau đó

người ta đặt ra tục hát nõ nường. Trước khi hát, người ta chọn một đoạntre già hoặc gỗ đẽo tròn to như thân tre, dài ước 5m sơn đỏ. Trước khi hátcó tế thần Dâm. Hai người quỳ hai bên dâng cây nõ nường trước mặt đểthần Dâm về, đậu vào. Khi tế xong (thần đã đậu trên cây nõ nường), haingười quỳ mới được phép đứng lên, đặt cây nõ nường vào 2 con bọ ở 2cột đình, rồi lui ra. Khi ấy một bên nam, một bên nữ ngồi hai bên cột hátđối nhau. Thần Dâm có chỗ đậu (trên cây nõ nường), mải nghe hát sẽkhông gây ra chuyện bất chính gì. Cuộc thi hát có người cầm chầu, chấmgiải, kéo dài tới 3 ngày đêm. Ngày cuối cùng, ông trưởng hội cầm mộtthanh tre như cái thước bước ra vừa hô lớn vừa gõ tre vào nõ nường: 

"ớ này nõ nường! (gõ 1 hồi)  Một hồi này tống khứ (gõ 1 hồi) 

 Một hồi này bỏ mày đi (gõ 1 hồi) 

 Một hồi này thượng đẳng gia khang (gõ 1 hồi)

 Một hồi này thượng đẳng tộc khang (gõ 1 hồi) 

 M ột hồi này xã tắc đồng lai, hội ẩm

Thiên phù nhân đa vật thịnh (gõ 1 hồi) 

 Một hồi này đồng hưởng tống khứ mày đi (gõ 1 hồi). 

Tất cả người dự hội cùng hô: hội hưởng! 

Ông trưởng hội hất mạnh cây nõ nường ra ngoài sân, và thế là cuộchát nõ nường kết thúc! 

*

* *

Page 335: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 335/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

918

Trên đây chúng tôi mới mô tả sơ lược 5 hội (thuộc 4 thôn) ở 2 xãtrong số 20 xã của huyện, và xin phát biểu những ý nghĩ ban đầu.  

1. Rất có thể, các hội làng chỉ xoay quanh một số chủ đề quenthuộc, nhưng cách biểu hiện thật đa dạng, nó tạo cho nhịp   sống nôngthôn xưa, mỗi năm một lần, nếp sinh hoạt đầy hứng thú, có tác động thúcđẩy con người - tất cả người làng- cố công vun đắp quê hương ngày càngtươi đẹp hơn, và ở mỗi người, dù đời sống còn vất vả, vẫn thấy yêuthương và tin tưởng ở con người lao động, tình yêu quê hương, đất nướcđằm thắm hơn. 

2. Môi trường thực hành hội ở vùng này cũng thường là sông nước(vùng chiêm trũng, ngập lụt tới nửa năm) và chủ đề được nhấn mạnh cólẽ là: lao động nông nghiệp (cầu người thật khoẻ, mới đủ sức trống lụt,trồng lúa) và tinh thần thượng võ (khoẻ trong làm ăn, khoẻ để giữ lànggiữ nước). Hát nõ nường với tín ngưỡng phồn thực ca ngợi sự sinh sôinòi giống, tục Trống chiêng mở mắt để ông Tru Thiên đánh giặc, nhưnglại "ẩn dấu một cách lộ liễu" mục đích cầu đinh (lao động chính trongnông nghiệp), hội tung cầu là minh hoạ tục thờ mặt trời của cư dân trồnglúa, lại vẫn là nông nghiệp! Đua thuyền và ném lao tạo cho hội có một cơ cấu chặt chẽ về tư tưởng: con người nông nghiệp gần sông nước, phảithạo nghề sông nước cả thời bình cũng như thời chiến. Và ngay đêm rằmấy, người ta ca hát thảnh thơi trên dòng sông mà ban ngày ồn ào sóngnước của cuộc đua thuyền. Tinh thần thượng võ và phong cách trữ tình

tạo nên sự cân bằng, thoải mái và đó chính là vẻ đẹp hài hoà của làngxóm ngày xưa trong nhịp sống văn hoá và lao động ngày thường./.  

N.T.N- H.P

Page 336: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 336/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

920

Hội chùaT

hầy 

Lê Hồng Lý

1.  t ừ huyền tích vị cao tăng đến lễ hội 

Chùa Thầy nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Chùa có tên chữlà “Thiên phúc tự”, nằm gối vào sườn núi Phật Tích, còn gọi là núi Thầy. 

Trong “ Lịch triều hiến chương loại chí ” phần dư địa chí, Phan HuyChú ghi: “Chùa Phật Tích ở xã Thuỵ Khuê, huyện Yên Sơn, có tên nữa làSài Sơn, lại gọi là Cổ Sài, cảnh núi rất đẹp. Chân núi có hồ, trên núi cóhang sâu, là chỗ Từ Đạo Hạnh trút xác ở đây. ở vách đá còn có dấu vếtđầu và gót chân. Trong núi có viện Bồ Đà, am Hương Hải đều là Từ ĐạoHạnh làm ra. Nay là chùa Thiên Phúc”1 

 Nói đến hội chùa Thầy không thể không nhắc tới Từ Đạo Hạnh vànhững truyền thuyết liên quan đến ông. Tương truyền, từ thuở thiếu niên,ông đã thích du hiệp, phóng khoáng, có trí lớn, hành động, lời nói khôngai có thể lường được, thường cùng kẻ nho giả là Mã Sinh, đạo sỹ là LêToàn Nghĩa và người con hát là Phan ất kết bạn, đêm thì mải miết đọcsách, ngày thì thổi sáo đánh cầu, bày trò vui chơi2.

Khi thấy cha bị thiền sư Đại Điên dùng phép đánh chết, ném xácxuống sông Tô Lịch, ông đã quyết nuôi chí báo thù. Để làm được điều đóTừ Lộ (tức Từ Đạo Hạnh) đã không nao núng trước khó khăn gian khổ,kiên trì tu hành “ngày ngày đọc kinh Đại Bi đà la, đọc mười tám vạn lần,tới khi đạo pháp đã thành ông mới rửa sạch thù xưa. Nhưng  sau đó ôngvẫn chuyên tâm vào phật pháp, đi

du ngoạn các miền rừng rú đẻ tìm dấu Phật. Và càng ngày đạo pháp càngcao đến mức “đốt ngón tay cầu đảo, phun nước trị bệnh, không lúc nào

1 Phan Huy Chú, L ị ch tri ều hi ến chươ ng loại chí , KHXH, 1992, Tập I, TR. 114. 

2 Vũ Quỳnh- Kiều Phú, L ĩ nh Nam chích quái , NXB Văn học, 1990, tr. 86. 

Page 337: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 337/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

921

không ứng nghiệm ngay”. Và rồi khi trút bỏ cõi trần ông lại đầu thai vào

vua Lý Thần Tông. 

Tương truyền, ngoài việc tu hành, với khả năng và những kiến thức phong phú được tích luỹ từ lâu, Từ Đạo Hạnh còn làm thuốc trị bệnh cứungười, thích nghề múa hát, thường dạy dân làm trò múa rối nên nhân dângọi thiền sư là Thầy. Và ngôi chùa cùng ngọn núi mà ông hàng ngày trèolên để tĩnh toạ cũng gọi là núi Thầy. Phải chăng hội chùa Thầy cũng hìnhthành từ đó? 

Ca dao xưa còn ghi: 

 Nhớ ngày mồng bẩy tháng ba

Trở về hội Khám trở ra hội Thầy 

Hoặc 

“Sài Sơn có hội chùa Thầy”. 

Chính hội vào ngày mồng năm đến mồng bảy tháng ba, những ngàynày, giống như hội chùa Hương, người ta đến hội chùa Thầy cũng rấtsớm và lai rai cho tới hết mùa xuân, còn vãn cảnh thì quanh năm khôngkhi nào vắng khách 

Tương truyền rằng ngày hội quan trọng nhất là vào ngày mồng bảytháng ba âm lịch vì đó là ngày pháp sư hoá Phật, và để kỷ niệm ngài dângian mở hội. Một điều lý thú ở hội chùa Thầy là nhân dân ở đây coi Từ

Đạo Hạnh vừa là Tăng, là Phật, là Vua và là tổ sư của nghề múa rối cổtruyền. Thật hiếm có trường hợp nào như vậy! 

Từ đầu mùa xuân, khi những cây đại già gân guốc nhú ra nhữngmầm non xanh biếc, cũng là lúc hội Thầy rục rịch chuẩn bị. Pháp sư trụtrì trong chùa cùng đông đảo tín đồ ở Sài Sơn và các nơi cùng lo lắngcho ngày hội và rộng hơn là cả mùa hội được chu đáo. Quang cảnh chùađược sửa sang, đường đi lối lại trong chùa và xung quanh được dọn dẹpsạch sẽ, sửa chữa những chỗ hỏng, bị hư hại. Cỏ cây trong khu vực venhồ và chùa Cả được cắt tỉa tạo nên

một quang cảnh thiên nhiên vừa trong sạch vừa đẹp.

Trước hội vài ngày, tín đồ và bà con ở khắp nơi đã kéo đến, nhiềungười đã ăn ở tại đây liền trong suốt dịp hội. Kẻ ra người vào mỗi ngườimột việc làm không khí trở nên rộn rịp, sôi động và quyến rũ. Đèn hươngnghi ngút, tiếng mõ cầu kinh điểm xuyết trong không gian thanh vắng...  

Page 338: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 338/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

922

 Nghi lễ đầu tiên ở hội chùa Thầy có thể là lễ tắm tượng, được tiếnhành trước ngày mồng bảy tháng ba âm lịch. Tham dự lễ này, nay là cácnhà sư, tăng ni phật tử và đông đảo nhân dân. Trong hương khói nghingút, người ta đem tới  trước ban thờ nước tinh khiết. Trước sự chứngkiến của hàng ngàn con mắt, tượng được tắm rửa sạch sẽ bằng cách nhàsư trụ trì cùng những người giúp việc lấy khăn vải (thường là vải đỏ)sạch nhúng nước và lau rửa cẩn thận. Mỗi khi lau xong một bộ phận trê n

tượng, khăn lại được truyền tay giặt lại rồi lau tiếp. Mọi hành động diễnra hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và nghiêm ngặt. Trong lúc lau rửa, miệng nhàsư cùng các người giúp việc luôn thì thầm niệm Phật. Tăng ni phật tửcùng nhân dân xung quanh đều chắp tay hướng về phía tượng nghiêmtrang cầu khẩn. Trong hương khói chập chờn, ánh đèn nến khi mờ khi tỏ,

mùi sơn của tượng bị bụi trần bao phủ được lau rửa sạch ánh lên, lấplánh, gây cho người xem một không khí huyền ảo , thiêng liêng. Hoà vớitiếng rì rầm của người hành lễ lẫn người xem ta như thấy một bức tranhngoạn mục. 

Tắm phật xong, người ta lau rửa luôn các đồ tế khí trên các ban thờ xung quanh. Nước tắm Phật được vẩy ra khắp nơi như mưa móc của đứcPhật để người khang vật thịnh. Có nơi người ta còn vẩy hoặc xoa mộtchút nước thánh ấy lên mặt, lên người để lấy khước. Chiếc khăn dùngtắm Phật được chia nhau về làm bùa cho trẻ con tránh khỏi những ma tàám khí.

Tiếp đến là lễ cúng phật và chạy đàn. đây là một nghi lễ lớn đượctổ chức trang nghiêm và lộng lẫy. Nghi lễ này là một diễn xướng có tínhchất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ. Các lễ vật chính đượcdâng lên ban thờ cùng hàng trăm lễ vật khác nhau  

của khách thập phương dự hội với đủ màu sắc của các loại hoa quả, oản,bánh, xôi... lung linh trong khói nhang và đèn nến. 

Sau đó các nhà sư với  bộ áo cà sa sang trọng, tay cầm gậy hoa 

“biểu diễn những buớc múa lượn vòng tròn, bước nhanh bước chậm thể

hiện một chuyến đi không ngừng của kiếp người để vươn tới điều caođẹp, vừa múa hát kinh, như trong một giấc mơ”1.

1 Hội hè Vi ệt Nam, NXB VHDT, 1990, tr. 55. 

Page 339: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 339/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

923

Lễ cúng phật và chạy đàn là nghi lễ quan trọng nhất và gây ấntượng nhất ở hội chùa Thầy. Người xem bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn củanó như có một ma lực nào đó lôi kéo. 

Xưa kia, đến hội chùa Thầy còn có một sự hấp dẫn nữa, đó là xemmúa rối nước. Bản thân khu vực lễ hội đã là một khung cảnh tuyệt vời vềđịa thế lý tưởng cho tiết mục này. Trước mặt chùa, về phía phải là núiLong Đẩu, hình thế cao cao, có hồ Long Trì (đầm rồng) rộng lớn, giốnghình con rạm, hai càng cắp lấy rìa chùa qua hai chiếc cầu ba nhịp, máingói, làm theo kiểu trên nhà dưới cầu, bên tả là cầu Nhật Tiên, trông vàođền Tam phủ, làm trên một đảo nhỏ. Bên hữu là cầu Nguyệt Tiên cóđường đi lên chùa Cao trên núi. Hai cầu này do ông Phùng Khắc Khoan(Trạng Bùng) xây dựng vào năm 1602, sau khi đi xứ nhà Minh về. Giữahồ có nhà thuỷ đình, trông tựa một đoá sen, duyên dáng soi mình trênmặt nước, xưa kia dùng làm nơi múa rối nước trong những ngày hội hàngnăm1.

 Như trên đã nói, thuở sinh thời Từ Đạo Hạnh vốn là người giao durộng, kết bạn với các nghệ sỹ như Phan ất, thích bày trò vui chơi. ông đãđược các phường rối nước tôn làm tổ sư của nghề mình có lẽ là vì vậy,ông còn sáng tác và chỉ huy nhiều trò diễn, có tài liệu còn cho bài giáotrò sau đây là do ông đặt ra: 

Trình làng trình chạ

Thượng hạ tây đông 

Tứ cảnh hoà trung  

 Nghe tôi giáo trống  

Trường không phong động  

Cũng bởi trống tôi 

 Làng đã vào ngồi 

Tôi xin diễn tích...2.

Hồ nước lung linh trong ánh sáng mặt trời, làn nước xanh gợn sóngnhè nhẹ bỗng vụt lên tiếng nổ, tiếng rẽ nước của quả pháo bèo. Chú  Tụu

1Theo Hà Kỉnh, chùa Thầy núi sông một dải k ỳ quan, trong Hà S ơ n Bình di tích và danh

thắ ng, Hà Sơ n Bình, 1985, tr. 67.2 Vũ Ngọc Khánh, Lượ c truy ện thần t ổ các ngành nghề, KHXH, 1990, tr92. 

Page 340: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 340/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

924

ngộ nghĩnh và hiền lành xuất hiện đổ tràng pháo nổ vang, khua lao đọc bài giáo trò trên, mở đầu cho tiết mục muads rối cổ truyền. Người xemngồi vây quanh trên bờ hồ cách sân khấu mặt nước hơn chục mét bị húthồn chẳng phải ở trang trí của sân khấu hay quần áo hoặc sắc đẹp củadiễn viên, mà ở sự ngộ nghĩnh sinh động và linh hoạt của những con rối,ở sự điều khiển khéo léo của các nghệ nhân đằng sau bức mành mà khángiả chẳng nhìn rõ mặt. Tuyệt thay chỉ những con rối, mà người xem nhưđang được chứng kiến những diễn viên thật sự biểu diễn. Sân khấu nướcvừa có tính phản quang làm những bóng người rối lung linh vừa chongười xem thấy được những hình ảnh vừa thật vừa thơ của các trò nhưcâu cá, úp cá, cày bừa, hoặc rồng phun nước, vịt bơi lội. Những cảnhsống thanh bình, những sinh hoạt đời thường của người dân quê vùng

châu thổ Bắc Bộ, vừa thật, vừa ảo mà rung động lòng người. đâu chỉ cóthế, với những máy móc tinh xảo và sự đều khiển tài tình của các nghệnhân, người xem còn được thấy những cảnh ngoạn mục như Lê Lợi chémđầu giặc Liễu Thăng, những tích tuồng, chèo nhằm nhắc nhở truyềnthống lịch sử của dân tộc. Hoặc những cảnh tiên, rồng chứa đựng nhữngmơ ước thầm kín về một cuộc sống sung sướng nơi tiên giới của nhữngngười dân hiền lành, lam lũ. Đi hội, được xem rối nước làm cho nguời tathư giãn, thoả

mãn phần nào đời sống tinh thần và con người càng thêm quí trọng

quê hương, tin tưởng vào cuộc sống hơn. 

Tương truyền, xưa kia có một phường rối nước được cấp riêng mộtsố ruộng để hàng năm cứ vào dịp hội là phải đến biểu diễn phục vụ.

 Ngoài ra, tuỳ theo từng năm cũng có các phường rối nước hoặc chèo,tuồng ở nơi khác đến biểu diễn góp vui cho hội.  

 Ngoài những nghi lễ và trò diễn đặc sắc kể trên, đến hội chùa Thầydu khách còn có thể lễ bái, cầu xin ở những đền miếu khác xung quanh,còn được xem những trò vui truyền thống khác thường thấy ở hội làngViệt Nam xưa. 

2. hội chùa thầy - hội du xuân và tình yêu đôi lứa ngoài những sinh hoạt lễ hội hấp dẫn, hội chùa Thầy còn là một nơi

danh thắng nổi tiếng như một vế đối trong chùa đã miêu tả: “ Hữu động,hữu hồ, hữu thiên thị- Giang sơn nhất đới biểu kỳ quan” (có động, có hồ,có chợ Trời-  Núi sông tiêu biểu giải kỳ quan). Thật vậy, đến hội chùaThầy không thể làm ngơ được trước một thiên nhiên ngoạ mục đầy thơ  

Page 341: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 341/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

925

mộng. Phải chăng vì vậy mà không ít thi sỹ tự bao đời đã tìm được cảmhứng thơ tại đây và đã ghi lại những cảm xúc của mình về thắng cảnhnày. Đó là những Hồ Xuân hương, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan,

 Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến..., không mấy thi nhân đến đâycó thể thờ ơ được trước cảnh non nước này. Còn những trai thanh gái lịchđến đây để sau đó luôn luôn nhớ lại như một kỷ niệm đẹp đẽ về mộtchuyến du xuân của tình yêu, gắn bó họ nên vợ nên chồng. Họ nhớ hộivới những hình ảnh cụ thể, ấn tượng:

 Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ  

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy 

Hoặc: 

 Núi Thầy có trúc có thông Có hang Thánh Hoá, đằng sau có chùa 

(Ca dao)

 Như vậy, du lịch danh lam thắng cảnh cũng là một trong nhữngnét đặc sắc của hội chùa Thầy.

Du khách có thể bắt đầu bằng việc thăm chùa Cả, làm theo kiểutiền Phật hậu Thánh. ở đây ta sẽ được xem tận mắt nghệ thuật kiến trúccổ truyền Việt Nam với những mái cong lợp ngói mũi hài thành hàng lớp

đều đặn; các cột gỗ được sắp xếp và kê kích một cách khéo léo và khoahọc để có thể đỡ được sức nặng hàng trăm tấn của bốn mái; những mảngchạm trổ cầu kỳ, sống động và những bệ đá với điêu khắc tinh vi mang

 bóng dáng của một nền văn hoá nổi tiếng trong quá khứ. Đồng thời bạncũng sẽ được chiêm ngưỡng những kỳ công của các nhà đieue khắctượng Việt Nam qua các pho Tam Thế, tượng Lý Thần Tông, bộ tượngDi Đà Tam Tôn, tượng Từ Đạo Hạnh trong chùa. Nếu thông hiểu chữ

 Nho bạn có thể đọc những bài thơ khắc trên vách đá của Trạng nguyên Nguyễn Trực, của Phùng Khắc Khoan sau đó lên núi xem động Phật tích(hang Thánh Hoá) mà trong đó một mạch nước ở khe đá tự nhiên từ trênnúi được khéo léo hứng bằng miệng con rồng đắp nổi chảy vào một bểnước trong suốt quanh năm.

Hấp dẫn nhất trong cuộc du ngoạn ở chùa Thầy là thú leo núi vãngcảnh. Hình như sự hấp dẫn ấy lôi cuốn du khách trước hết bằng ý chíchinh phục và sự tò mò khi liên tiếp phát hiện cái mới, sau đó mới đến sựngoạn mụccủa phong cảnh. Sự tò mò và ý chí chinh phục ấy tạo nên sự

Page 342: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 342/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

926

đam mê của du khách, cho nên dù cheo leo, hiểm trở đến đâu cũng khôngngăn nổi bước tiến của họ, mà ngược lại chỉ thêm hưng phấn cho lòngquyết tâm đạt cho bằng được mục đích. Vẻ đẹp không phụ lòng người dukhách, trèo lên núi họ không chỉ thấy được chợ Trời mà theo truyềnthuyết xưa vào những đêm trăng thanh gió mát, người nhà Trời thườngxuống đây họp chợ, đánh cờ, từ đây còn có thể nhìn rộng ra xung quanhmột phong cảnh ngoạn mục của xứ Đoài văn hiến. 

Còn rất nhiều nơi khác để có thể thoả mãn thú du ngoạn trèo núicủa bạn. đó là chùa Cao, đền Thượng, hang Bụt Mọc, hang Bò, hang HútGió, chùa Một Mái, v.v.. mỗi nơi một vẻ, ở đâu du khách cũng có thể tìmthấy những điều bổ ích và lý thú. Song ở đây chúng tối muốn các bạnchú ý tới hang Cắc Cớ. 

Một câu hỏi đặt ra là hang Cắc Cớ thu hút gái trai bởi điều gì

để câu ca dao trên được truyền đi truyền lại tự bao đời? Phải chăng bởi vìđây là một hang tối, muốn vào hang phải có đèn, đước, mà càng vào càngrộng, càng sâu. trong hang có vòm núi rộng, có thể nhìn thấy trời xanh vàánh sáng lung linh, mờ ảo, tạo nên một vẻ huyền bí, khêu gợi khiến tanghĩ tới nữ sỹ Hồ Xuân Hương với những vần thơ: 

Trời đất sinh ra đá một chòm Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom 

 Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn 

 Luồn gió thông reo vỗ phập phòm, giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om 

 Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc 

 Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm... 

Vào sâu trong hang đường trơn, khách trẩy hội phải bám nhau chokhỏi ngã. Trời tối, đường trơn, tay nắm tay tránh sao khỏi sự va chạmmột cách vô tình và hữu ý, nhất là những trai gái đang độ yêu đương.Vậy thì còn thú vị nào bằng và làm sao mà quên được. Chẳng trách: “

Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy” làthế. 

Trên mảnh đất xứ Đoài, hội chùa Thầy có nghệ thuật rối nước, lễ cúngPhật và chạy đàn, cùng những kiến trúc cổ kính, ở đây có sự tồn tại mộtcách hoà hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và đạo giáo. Điểm thú vịlà tất cả tập trung vào một nhân vật huyền thoại Từ Đạo Hạnh vừa là Tăng,

Page 343: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 343/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

927

là Phật, là Vua và là Tổ sư của nghề Rối cổ truyền. Đứng ở góc độ nào tacũng thấy được nét đẹp của nhân vật thần kỳ ấy, thấy được lòng khoandung tôn giáo của người Việt cổ đầy ý nghĩa trong cuộc đấu tranh sinh tồnvà vì sự tiến bộ của dân tộc. Trong tâm thức của người dân, hội chùa Thầylà một niềm ao ước về một cuộc sống đẹp hơn, tốt hơn, sung túc hơn và lànỗi nhớ nhung muôn đời của các thế hệ./. 

7. 1994L.H.L 

Page 344: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 344/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

928

Lễ hội đình Thổ Hà Nguyễn Hường 

Trên hành trình đi tìm cái đẹp hào hoa trên vùng Kinh Bắc, ta bắtgặp một làng nghề mà từ xưa danh thơm đã được lưu truyền vào sử sáchvới cái tên quen thuộc: Làng gốm Thổ Hà. Theo truyền thuyết thì làngThổ Hà - xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh, cách thị xã Bắc

 Ninh khoảng 5km, được lập ra từ thời An Dương Vương, liên quan tớiviệc Lão Tử - một triết gia Trung Hoa cổ đại đi về phương Nam hành

đạo, thấy vùng đất địa linh nhân kiệt đã ở lại và trụ trì tại đây, còn các cụgià thì bảo Thổ Hà được lập từ thời Lý. Thời đó có ba người là Hứa VĩnhCao, Lưu Phong Tú, Đào Trí Tiến đức độ tài trí hơn người, được nhà vuacử đi sứ sang nước Tống, khi về ghé qua phủ Triều Châu mang theo 12người thợ gốm về để dạy cho dân trong nước. Khi nghề gốm phát đạt sản

 phẩm được dâng vua, nhà vua hết lòng khen ngợi. Để ghi nhận công laocủa ba người, nhà vua đã phong cho ba ông làm tổ sư làng nghề ở ba nơi:Hứa Vĩnh Cao ở Bát Tràng, Lưu Phong Tú ở Phù Lãng và Đào Trí Tiếnở Thổ Hà. Thổ là đất, Hà là sông, sông nước đất bồi đã hợp thành cái tênnhư vậy. Là một làng nghề, địa thế trên bến dưới thuyền, thuận lợi cho

việc mở mang giao lưu kinh tế. ở thời kỳ hưng thịnh, người dân Thổ Hàđã cùng nhau góp công sức và tiền của xây dựng ngôi đình làng vào nămChính Hoà thứ 7 (1686) để ngày nay nó trở thành một trong những ngôiđình cổ, đồ sộ được xếp vào loại "Đệ nhất Kinh Bắc" ở nước ta. Đình đã

được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá đợt đầu. Hàng năm người ThổHà thường mở hội rất to, trở thành lễ hội truyền thống mang đậm nét đặctrưng văn hoá của một làng quê Quan Họ ngàn năm văn vật. 

Lễ hội đình Thổ Hà đựơc tổ chức vào ba ngày 20, 21, 22 t háng

giêng, khi mà dư vị ngọt ngào của những ngày vui tết Nguyên đán chưa phai nhạt, người ta háo hức chờ đón lễ hội Thổ Hà. Sáng ngày 20 là lễ

rước kiệu. Hai chiếc kiệu, ngai thờ, bài vị được để ở đình, nhưng từ buổichiều hôm trước, người ta đã sửa lễ vật vào xin được rước kiệu thànhhoàng (ở Thổ Hà có 4 xóm, mỗi năm một xóm được vinh dự rước kiệuthành hoàng từ đình về nghè của xóm mình). Sáng hôm sau người ta tếthần linh ở nghè xin phép được rước Ngài, rồi về đình dự hội. Thôngthường ở các lễ hội khác người ta chỉ ruớc một kiệu của thành hoàng, còn

Page 345: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 345/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

929

ở Thổ Hà cùng một lúc ruớc hai kiệu: kiệu đi trước rước thành hoàngLão Tử, kiệu thứ hai rước Thánh Mẫu của Ngài. Hai kiệu đều sơn son

thếp vàng, phủ vải điều lộng lẫy. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, cờ thần, đồ bát bửu dàn thành hai hàng hai bên. Tiếp đến là đoàn bát âm vàhai hàng tả văn hữu võ mặc trang phục theo lối cổ, oai phong lẫm liệt hộtống. Khiêng kiệu là 8 thanh niên thanh lịch chưa vợ bận áo đỏ, thắt lưngxanh. Sau cùng là quần chúng nhân dân kết hợp múa rồng, múa lân, đồngla, chiêng, trống nhộn nhịp nhưng trật tự, trang nghiêm. 

Cùng với việc rước kiệu thành hoàng từ nghè về đình, từ khi đìnhThổ Hà được công nhận là di tích lịch sử, còn diễn ra lễ rước  Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá. 

Khi kiệu về tới đình, một hồi trống vang lên báo hiệu buổi tế lễ bắt

đầu. Buổi tễ lễ ở đình làng hình thức cũng như sinh hoạt cung đình thunhỏ lại mà Thành Hoàng được tôn vinh làm vua, chủ tế, quan viên tế, bồitế cung kính dâng hương, đăng, trà, tửu. Sau buổi tế bài vị, ngai thờ, bát

 bửu, đồ lỗ bộ được cung kính để vào vị trí quy định, nhường chỗ cho phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt. Hội Thổ Hà thu hút hàng ngànkhách quí từ khắp mọi nơi trong vùng. Trong ba ngày lễ hội, đường làngđầy ắp tiếng cười. Nhà nhà đã chuẩn bị thực phẩm từ nhiều ngày trước đểlàm cơm đãi khách, nét mặt người người rạng rỡ, họ chào nhau, chúctụng nhau, tiếng cười, tiếng nói vang vọng thâu đêm. Đêm xuống nhữngchiếc chiếu lớn được trải giữa sân đình, mọi người tạm ngừng các hoạ t

động khác, quây quần về đây xem hát tuồng cổ, tục hát này đã có từ rấtlâu đời. Trên tấm bia nhỏ dựng năm Chính Hoà thứ 14 (1695) hiện còn ở đình, có ghi những điều quy định thành khoán ước về tục lệ hát tuồng đểmọi người trong làng tuân theo. Diễn viên của tuồng Thổ Hà là các cụgià trong làng. Công bằng mà đánh giá thì chất lượng còn khiêm tốn sovới các đoàn tuồng chuyên nghiệp nhưng như thế cũng chẳng sao, "câynhà lá vườn", họ hát mua vui cho dân làng những tích xưa quen thuộc, âucũng là gìn giữ một truyền thống, một đạo lý, một lối hát cổ truyền... 

Hát quan họ cũng là một trò diễn quen thuộc của hội Thổ Hà. Hàngnăm cứ tới 20,21,22 tháng giêng "đến hẹn lại lên", liền anh liền chị lại

náo nức trẩy hội Thổ Hà. Trên sông Cầu thuyền cài chặt như nêm, họ saysưa trao nhau những câu quan họ tình tứ: 

Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng  

 Nửa phần tôi đắp nửa phần tình nhân 

 Nhớ lời hẹn ước ba sinh 

Page 346: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 346/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

930

 Xa xôi ai có thấu tình chăng ai. 

Chẳng biết bao nhiêu trai tài gái sắc đã nên duyên từ hội Thổ Hàcho những con thuyền đầy ắp tình yêu chở đi muôn nẻo. Lễ hội tan rồi,ai nấy vẫn hát câu quan họ lưu luyến “Người ơi, người ở đừng về”. Cũngnhư bao lễ hội khác vùng Kinh Bắc, lễ hội Thổ Hà còn có chọi gà và chơicờ người. Nó toát lên những phẩm chất con người nơi đây: Ưa chuộng

văn nhã, nhưng lại khí phách hiên ngang, tinh thần thượng võ.  

Quý khách về thăm vùng quê quan họ nhớ trẩy hội Thổ Hà, đi trênthuyền, nghe câu quan họ du dương trầm bổng, ngắm dòng Như Nguyệtlững lờ, ngôi đình làng bồng bềnh của đêm trăng thượng tuần đi vào cõimộng ảo, nâng chén rượu lên môi, ta say cảnh, say men, hay say tìnhchẳng biết. 

Lễ hội đình Thổ Hà là kết tinh của văn hoá Kinh Bắc. Trải qua baothăng trầm lịch sử, nhưng giá trị tâm linh, giá trị nghệ thuật không hề suygiảm. Nói đến lễ hội đình Thổ Hà là nói về một truyền thống văn hoá lâuđời được gìn giữ một cách trang trọng./. 

N.H

Page 347: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 347/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

931

Hội Thổ TangToan Ánh

Làng Thổ Tang thuộc Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh VĩnhPhúc.

Hàng năm dân làng làm lễ vào ngày 18 tháng Chạp cuối năm, nhưnglại mở hội mừng Xuân thường 14 đến 23 tháng Giêng; ngoài ra, vào mùadưa hấu, tháng Năm âm lịch, làng lại có tục thi dưa hấu. 

Làng cách thị xã Vĩnh Yên 15 cây số về phía Tây Bắc. Muốn tới ThổTang phải đi theo quốc lộ 2, rồi rẽ tay trái theo một con đường hàng tỉnh đithêm chừng 3 cây số thì tới. 

Làng Thổ Tang ở một địa thế rất đẹp, phong cảnh thật hùng vĩ. PhíaĐông có một ngọn đồi rất lớn, rộng khoảng một mẫu tây, tục gọi là bãi HàmRồng, trên bãi có một cây đa cổ thụ, và bốn mùa cây cỏ tốt tươi. Một conngòi nằm sát như ôm lấy bãi này. Phía Tây là một ngọn đồi khác, nằm sátquốc lộ 2 rộng khoảng ba mẫu tây, với nhiều lớp ruộng xếp thành từng cấp,xa trông như một chiếc nón chóp úp. Đứng ở làng nhìn xa xa về phía trái làdãy núi Tam Đảo, phía mặt là núi Ba Vì như đối chọi nhau. Phía Nam làng,còn có một ngọn đồi thứ ba, đồi này thấp nhỏ, nằm sát ngay bên làng, tụcgọi là đồi Bồ Đề. 

Với vị trí của làng nằm ở một khu trung du, có đồi gần núi xa, lại cósông nước, dưới con mắt các nhà địa lý, đây là một địa thế tốt, một thầy địalý Tàu, xưa khi đi qua làng này đã tiết lộ làng nằm trên thân một con rồng,rất tiếc long mạch bị cắt đứt bởi con ngòi hay bãi Hàm Rồng, nên làng chỉcó được nhân tài lừng lẫy nhưng không đạt được địa vị cao sang. 

Phải chăng vì vậy làng là nơi sinh ra nhà cách mạng Nguyễn Thái Họctiếng tăm lừng lẫy nhưng đã chỉ thành danh mà chẳng thành công ? 

Cũng như mọi làng Việt Nam khác, làng Thổ Tang sống theo nếpsống cổ truyền với đình chùa đền miếu. 

Không nói đến chùa, làng Thổ Tang có một ngôi đình xây ở tronglàng để thờ đức Thành Hoàng là ngài Hổ Lân Hầu, và một ngôi miếu xây ở 

 phía Nam làng gọi là miếu Trúc. Tại miếu này dân làng thờ thần Hổ. 

Hổ Lân Hầu là một vị tướng quân đời nhà Trần, không rõ tên tuổi,những đã có công trong cuộc chống quân Minh, được phong đến tước hầu. 

Page 348: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 348/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

932

Theo thần tích, về cuối đời nhà Trần, khi quân Minh xâm lấn nước ta,Hổ Lân Hầu đem quân giao chiến. Ngài bị thua, chạy tới làng Thổ Tang,vào nghỉ nơi quán Bồ Đề ở đầu làng. Dân làng mang dưa hấu dâng ngàidùng để khỏi khát. Lúc ấy ngài đã bị thương do quân giặc đâm, nên sau khiăn dưa hấu đỡ khát, ngài cũng trút hơi thở cuối cùng. 

Dâng làng Thổ Tang lập đền thờ, và  hàng năm vào ngày 18 thángChạp có làm lễ tế ngài, và mỗi mùa Xuân, hội làng cũng lại mở từ ngày 14đến 23 tháng Giêng. 

Còn sự tích của thần Hổ và miếu Trúc thì theo các bô lão trong làngkể lại thì xưa kia về phía Nam làng Thổ Tang có một khu rừng, và hàng

năm cứ đến mùa là hổ về phá phách và bắt trâu, bò, chó, lợn. Dân làng đề phòng cách nào cũng không ngăn được sự phá hoại mùa màng của hổ. 

Cho đến một đêm, bô lão trong làng nằm mơ thấy một ông già đầu râutóc bạc, tay chống gậy trúc, mình mặc áo lông hổ  báo cho biết dân làng phảilập đền thờ thần Hổ mới làm ăn yên ổn và phát đạt được. Vị bô lão kể lạigiấc mơ với các kỳ mục và quan viên trong làng. Tuy bán tín bán nghi,nhưng các quan viên và kỳ mục cũng dắt nhau ra phía rừng, thấy có một bãicỏ có dấu chân hổ dẫm nát.

Tin này được loan đi khắp làng, dân chúng liền bỏ cả việc đồng ángkéo nhau đi xem. Sau đó các vị quan viên kỳ mục trong làng họp cùng các

 bộ lão tại đình để bàn việc xây một ngôi miếu thờ thần Hổ, ngay tại chỗ códấu chân hổ dẫm. 

Miếu này gọi là miếu Trúc, kiến trúc theo kiểu cổ, 3 gian 8 mái, trênnóc có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Trước miếu có đắp hai con hổ lồngtrong khung kính trông rất oai phong lẫm liệt. 

Theo các cụ, từ đó hổ không về tàn phá mùa màng và bắt gia súc nữa. 

Ngày 18 tháng Chạp âm lịch là ngày khao Thọ của dân làng ThổTang, và cũng nhân dịp khao Thọ này dân làng làm lễ tế Hổ Lân Hầu. Đồ lễtế thần gồm hương hoa trầu rượu, nhưng đặc biệt có thêm các ông Đô. 

 Ngày 18 tháng Chạp, theo lệ làng nam công dân tới năm đó 40 tuổiđược tôn là các ông Húc Bờ, và những người 55 tuổi làm lễ khao Thọ. Bagiáp, mỗi giáp có một số các ông Húc Bờ phải trình và một số các vị khaoThọ để lên hàng bô lão. 

Các ông Húc Bờ cũng như các vị chuẩn bô lão, phải nhân dịp lễ thầnnày trình làng các ông Đô, các ông Húc Bờ phải trình một ông Đô, còn cácvị chuẩn bô lão phải trình hai ông. 

Page 349: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 349/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

933

Ông Đô, chính là một con lợn, dùng trong việc tế lễ thần làng. Theo tục lệ làng, các ông Húc Bờ và các vị khao Thọ đều phải nuôi

lợn từ đầu năm, lợn phải kén giống và nuôi sao cho thật béo. Lợn trình làngcàng béo càng được làng khen thưởng. 

Mấy ngày trước khi đem lợn trình làng tế thần, phải giữ cho lợn thậtsạch sẽ tinh khiết. Trong những ngày này, các ông Húc Bờ cũng như các vịkhao Thọ cho lợn ăn đậu phụ và bún để chúng béo mập thêm. 

 Ngày khao Thọ, những ông Húc Bờ và các vị khao Thọ không có ôngĐô trình làng sẽ bị phạt vạ, và lệ phạt vạ ở làng này cũng rất là đặc biệt :người bị phạt vạ phải làm đô vật trong ngày lễ. Chính vì sự bắt buộc làm đôvật mà người làng dùng danh từ ông Đô để chỉ những con lợn, nhờ chúngmà các ông Húc Bờ và các vị khao Thọ khỏi phải sung chân đánh vật. 

Với tục phạt vạ làng này, người phương xa cho là phong kiến, nhưngđây chính là một tập tục thúc đẩy dân làng phải cần kiệm làm ăn dành dụmđể có đủ món tiền mua lợn giống nuôi để trình làng nhân dịp lên tuổi bốnmươi, và nhân dịp khao Thọ. Bắt đầu dành dụm để có tiền mua con lợngiống, nhưng rồi cần kiệm dành dụm trở thành thói quen, ai về già cũng cómột món tiền tuy không to lớn, nhưng cũng đủ chi dùng khỏi nhờ vả tới concháu. Thực ra, xưa nay chưa ai phải chịu vạ làng vì thiếu ông Đô trình làngtrong dịp lễ thần cuối năm. 

 Như đã trình bày, mấy ngày trước khi trình làng các ông Đô được ănđậu phụ và ăn bún. Đặc biệt hơn cả là phiên chợ Thổ Tang ngày 16 thángChạp, các ông được đưa ra chợ để ăn một mẻ đậu phụ và bún thỏa thích.Chợ Thổ Tang là một chợ lớn thuộc Vĩnh Tường, quanh năm đã đông, ngày

 phiên 16 tháng Chạp lại càng đông hơn. Người làng và người quanh vùngnô nức kéo nhau đi xem hội. Các ông được dắt đi quanh chợ, cho ăn no nê,rồi đến gần trưa, tất cả các ông Đô đều được tập trung vào một địa điểm.

 Nơi đây, các ông được hội đồng kỳ mục chấm, ô nào được giải sẽ đượcdùng để tế các vị Thành hoàng và Thần Hổ. 

Tại nơi tập trung này, những người săn sóc ông Đô còn mang theonhững chậu đậu phụ và bún, các ông Đô tiếp tục ăn trong khi hội đồng cứlựa chọn. 

Hội đồng lần lượt đi xem từng ông Đô một, lựa chọn theo bốn tiêuchuẩn: đẹp, nặng, lớn, chân tốt. Khi các ông Đô đã được lựa chọn, các ông

sẽ được đưa lên cân để xem nặng nhẹ. 

Vì ai cũng muốn con lợn mình nuôi được giải, sự chăm nuôi rất cẩnthận. Thường ông Đô nào cũng dài trên một thước, béo mập, lúc đi bước

Page 350: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 350/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

934

những bước rất chậm chạp, hai con mắt ti hí như hai đường chỉ. Các ông Đô phải là loại lợn đen tuyền, tục làng không chấp nhận lợn lang, ông Đô nàodù chỉ có một chiếc lông trắng cũng bị làng loại. 

Trong lúc hội đồng xét các ông Đô, dân làng, người lớn trẻ con xúmquanh rất đông. 

 Nuôi ông Đô đã vất vả, khi mổ thịt ông cũng lạ rất cầu kỳ. Thườngthường từ ngày 17 tháng Chạp các ông Húc Bờ và các vị chuẩn bô lão đãlàm rạp mổ bò mời bà con tới ăn mừng. 

 Ngày 18, từ nửa đêm, ông Đô được đem mổ thịt. Phải kén trai thanhtân mới được chọc tiết mổ thịt ông! Cạo lông xong ông Đô được phân thây

xả ra làm nhiều miếng cỡ hai hay ba chục phân, xếp trên phên tre này đượcđặt lên mâm bưng ra đình làng. 

 Ngoài những ông Đô được giải dùng để cúng thần làng và thần Hổ,thịt các ông Đô khác dùng để chia biếu người trong hàng giáp, giáp nàoriêng các ông Đô thuộc về giáp ấy. 

Tục nuôi ông Đô nhìn qua thấy tốn kém đối với các đương sự, nhưngthực ra đây là một hình thức khuyến khích chăn nuôi. Nhờ tục này, dân làngThổ Tang có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lợn giống cũng nhưtrong việc nuôi lợn, vốn vẫn là một nghề phụ và là một nguồn lợi lớn của

dân làng.Cũng như các làng khác thuộc trung du và trung châu Bắc Việt, làng

Thổ Tang, khi mùa xuân tới dân làng cũng mở hội mừng Xuân từ 14 đến 23tháng Giêng.

Trong ngày hội, dân làng có tổ chức rước từ miếu Trúc tới đình làng.Đám rước đi qua quán Bồ Đề ngừng lại, ý nghĩa cuộc ngưng ở đây muốnnhắc tới việc Hổ Lân Hầu đã ngừng chân tại quán Bồ Đề giải khát. 

Thi dưa hấu là một cổ tục có từ lâu đời ở làng Thổ Tang.

Mùa dưa hấu ở miền Bắc xuất hiện vào cuối tháng Tư, đầu tháng Nămâm lịch, không phải vào dịp Tết như ở miền Nam. Riêng ở làng Thổ Tang,dưa trồng vào khoảng tháng 11 âm lịch và thường được hái vào hạ tuầntháng Ba trở đi. 

Theo tục lệ làng Thổ Tang, vào khoảng thượng tuần tháng Ba âm lịchmỗi năm, hội đồng kỳ mục họp với một số bô lão có kinh nghiệm về trồngtrọt để quyết định ngày hái dưa, được gọi là ngày xuống đồng, nghĩa làxuống ruộng hái dưa. 

Page 351: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 351/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

935

 Ngày xuống đồng đã được quyết định, ban hội đồng cho mõ làng đithông báo khắp các thôn xóm. Thường là ngày hai mươi lăm tháng Ba âmlịch. 

Và đúng ngày xuống đồng, từ 5 giờ sáng, thuộc, mõ và tù báo và đã báo hiệu khắp làng. Nghe báo hiệu các chủ ruộng dưa cùng người nhà rađồng hái dưa, và từ hôm đó, mùa hái dưa mới bắt đầu. Trước ngày xuốngđồng, gia đình hoặc cá nhân nào tự hái dưa sẽ bị phạt vạ rất nặng, nếu là chủruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẻ trộm dưa, làng sẽ phạt cùm ngay trướcsân đình một ngày để cho mọi người qua lại trông thấy.

ấn định ngày xuống đồng là lệ làng, dân làng đã tuân theo lệ này từ

đời nọ qua đời kia. 

Dưa hái xong, các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, lớn,nặng đem ra trình làng. 

Tại đây, Hội đồng giám khảo gồm Hội đồng kỳ mục và một số các bôlão như đã nói trên sẽ xét dưa theo các tiểu chuẩn: giống dưa tốt, đẹp mã,

già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi hoặc vàng lại nhiều cát. 

Cuộc chấm thi dưa chia làm hai đợt rất hào hứng: 

Đợt thứ nhất chọn những trái dưa đẹp, già, đầy đặn; 

Đợt thứ hai đưa dưa lên cân xem quả nào nặng nhất rồi mới xếp hạng. 

Dưa lựa được xếp hạng nhất, và chỉ có hạng nhất và hạng hai. 

Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình làng và tên chủ dưađược loan truyền cho dân làng rõ. 

Dân làng Thổ Tang tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúngthần, ngoài điểm đây là một điều vinh dự, cả năm đó làm ăn sẽ thịnh đạt. 

Thi dưa là một cổ tục, nhưng cổ tục này nhằm mục đích khuyến khíchviệc trồng dưa. Các chủ ruộng phải biết cách chăm bón và luôn luôn phải cónhững sáng kiến để việc trồng dưa có kết quả. Họ phải đi tìm kiếm giốngtốt, nhờ sự tìm kiếm này mà dưa hấu của làng Thổ Tang có đủ loại, từ loại

dưa hấu đỏ ruột như ở miền Nam, đến loại dưa vàng, ngọt, nhiều cát, quảdài có vạnh đen giống như ở miền Thanh, Nghệ Tĩnh. 

 Ngoài tục thi ông Đô trong ngày lễ cuối năm và tục thi dưa hấu vàotháng Năm âm lịch, trong hội Xuân tổ chức từ 14 đến 23 tháng Giêng nhưtrên đã trình bày, làng có nhiều trò vui cho dân làng và các khách xem hộigiải trí, như đánh vật, đánh cờ bỏi, tổ tôm điếm đã được trình bày trong mộtsố các hội về kỷ niệm lịch sử, hoặc tôn giáo./. 

Page 352: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 352/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

936

T.A

Page 353: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 353/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

937

Hội làng Thị C ầu 

Toan Ánh

Làng Thị Cầu tỉnh Bắc Ninh nằm trên quốc lộ số I, bên sông Nguyệt Đức, xưa còn gọi là sông Như Nguyệt. Từ Hà Nội đi Lạng Sơn,quốc lộ đi qua thị xã Bắc Ninh. 

Đình làng Thị Cầu là trung điểm của làng, đình Kim, một ngôiđình cổ đồ sộ, được liệt vào hàng cổ tích, theo dân làng xây từ đời nhàLý. Đình trông thẳng ra đường cái. Bên trái đình, trước đây là chợ Thị

Cầu, một ngôi chợ to lớn rộng rãi, một tháng họp sáu phiên lớn để muabán gia súc: trâu, bò, heo... vào các ngày 3, và ngày 8, còn ngoài ra hàng

ngày chợ vẫn họp giữa dân làng và các xã lân cận. 

Làng Thị Cầu nằm giữa thung lũng của hai ngọn núi Thiềm Sơnvà Chu Sơn, với một số dân khá đông, làng không giàu nhưng sầm uất,dân làng có nghề làm pháo, ngoài nghề nông, và phụ nữ Thị Cầu buôn

 bán đảm đang có tiếng. Các bà đi chợ nuôi chồng, sự đảm đang của gáiThị Cầu được nhắc nhở qua mấy câu ca dao: 

 Em là con gái Thị Cầu,

 Em đi bán chỉ ở đầu đình Kim. *

* *

Trai Đáp Cầu đi thầu nuôi vợ, 

Gái Thị Cầu đi chợ nuôi chồng. 

Đã đảm đang, con gái Thị Cầu lại xinh đẹp duyên dáng, khi cáccô đi chợ ở các làng bên, nhiều chàng trai thường say mê các cô, có khiđến tương tư: 

Thị Cầu có quả cau đầu, 

 Ném sang Cổ Mễ ốm đau cả làng. 

Quả cau đầu đây là cô gái mới lớn, cô đi buôn bán qua làng CổMễ, cách đó chừng 2 cây số, tất cả trai làng này đã say mê đến tương tư. 

Làng Thị Cầu thờ Đức Thánh Tam Giang tên thật là Trương Hát,một tướng tài, em của tướng Trương Hống, đời Tiền Lý. Khi Triệu Việt

Page 354: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 354/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

938

Vương tiếp theo sự nghiệp của Tiền Lý Nam Đế chống quân Tàu,Trương Hống và em là Trương Hát cùng đi theo và đã lập được nhiều

công trạng trong việc đánh đuổi quân giặc. Sau này, Lý Phật Tử phản ước đánh thắng Triệu Việt Vương, anh

em họ Trương không ai chịu ra giúp Phật Tử, bỏ trốn vào núi Phù Long.Lý Phật Tử, lúc đó là Hậu Lý Nam Đế vời hai ông không được liền tìmcách sát hại. Hai ông đều uống thuốc độc tự tử. 

Về sau, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn sắc phong cho cả haianh em: Trương Hống tước Đại Đương Giang đô hộ quốc thần vương vàsai lập đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, Trương Hát tước Tiểu ĐươngGiang đô hộ quốc thần vương và sai lập đền thờ ở cửa sông Nam quận,tức là sông Thương ngày nay, và đền thờ này ở làng Phượng Nhỡn,

huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Sở dĩ dân làng dùng danh từ ThánhTam Giang vì đền thờ chính của Trương Hát ở xã Phượng Nhỡn, huyệnPhượng Nhỡn tỉnh Bắc Giang, tại cửa sông Tam Giang (sông Thương). 

Tại miền Bắc, rất nhiều làng thờ hai vị này, trong số đó có làngThị Cầu thờ Tiểu Đương Giang ở bên này sông và ở bên kia sông đốidiện với Tân ấp của làng Thị Cầu, làng Nam Ngạn, thờ Đại ĐươngGiang.

Danh từ Đức Thánh Tam Giang thường dùng để chỉ cả hai vị, vàTam Giang đây là ba con sông Thương, sông Cầu (Như Nguyệt) và sôngĐuống, hai vị được coi là thần của cả ba con sông này. 

Làng Thị Cầu và làng Nam Ngạn thờ hai anh em Đại Tiểu ĐươngGiang nên hai làng có tục giao hiếu với nhau, trong những kỳ hội hè,làng nọ phải rước sang làng kia. 

Làng Thị Cầu mở hội từ ngày mồng 7 tháng Tám bắt đầu bằngcuộc rước nước. Ngày hôm nay làng làm lễ cáo yết, rồi rước nước cửhành, nước lấy ở sông Như Nguyệt, và ngày hôm đó, vào 

 buổi chiều là lễ mộc dục. 

Lễ mộc dục cử hành ở đền Sim, xây ở lưng chừng núi Thiềm, mặtđền quay về hướng Tây. đền Sim (nơi đây mọc rất nhiều sim) mới chính

là nơi thần linh bằng y an ngự, còn đền Kim chỉ là nơi thờ vọng. 

Lễ mộc dục, tế gia quan thực hiện ở đền Sim. Ngày mồng 8 thángtám, dân làng rước thần về đình Kim, và ở đây mọi cuộc tế lễ theo nghithức được cử hành trong suốt thời gian mở hội. 

Page 355: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 355/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

939

 Ngày mồng mười dân làng rước thần tới yết Phật ở chùa Điều, nơiđầu làng. Thần vị lưu lại chùa một đêm nghe kinh và sáng ngày 11, dân

làng lại rước thần trở lại đình Kim. Khi làng Thị Cầu mở hội, làng Nam Ngạn bên kia sông cũng mở 

hội. Trong thời gian này, do ước định trước, ban hội đồng làng Nam Ngạn sang Thị Cầu, và trái lại cũng có năm, làng Thị Cầu rước thần sang

làng Nam Ngạn. 

Rước sách tế lễ với những trò vui cổ truyền cho đến hết đêm 16tháng Tám.

Kể từ ngày mồng tám, Thần linh ngự tại đình làng dân làng cắt cửmột số quan viên luôn túc trực tại đình để trông nom việc phụng tự. Suốt

trong những đêm này dân làng mời ca nhi hát thờ thần. Ca nhi hát, dânlàng đã có tiền thù lao, nhưng ngoài món tiền thù lao này, làng còn lệthưởng tiền cho quản giáp và các đào nương. 

Trong khi ca nhi hát thờ, các bậc đàn anh trong làng luân phiêncầm trống chầu, thường hát thờ là hát ả đào. Lệ thưởng tiền quản giáp vàcác đào nương là một lệ đặc biệt và cũng rất vui. Lệ này không phải đêmnào cũng có, thường dân làng chỉ tổ chức một hai đêm, nhất là đêm hômrã đám. 

Đêm nào hát thần có lệ thưởng tiền, đình làng có vẻ tưng bừngnhộn nhịp hơn mọi đêm khác, đèn nến sáng trưng trên bàn thờ và hai bên

sân đình. Bọn ả đào ngồi hát ở dưới chiếu, trước bệ thờ. Hai bên là các cụ

và các quan viên trong làng. Phía đằng sau là dân làng  đứngnghe hát, có rất nhiều thanh thiếu nữ trong làng.

Mỗi lần ca nhi hát một đoạn, dân làng lại cắt cử một chàng traithuộc hạng thập bát thưởng tiền. Tiền của dân, chàng trai phải thưởngtiền dõng dạc qua những điều ước định trước. 

Chàng trai phải bước xuống chiếu hát, tay cầm tiền của làng, gọitừ quản giáp tới các đào nương, mỗi lần gọi phải chờ tiếng dạ, lời gọi

 phải đường hoàng gẫy gọn, không ấp úng, không sai lầm, không lắp đilắp lại. 

 Đào nương kia ới! 

 Dạ! 

Quản giáp kia ơ! 

Page 356: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 356/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

940

 Dạ! 

Trước xướng thờ đức Thượng đẳng tối linh, sau tiền dân anh

thưởng nhé! 

 Dạ! 

Chỉ có mấy lời dễ dàng như vậy, nhưng các chàng trai thườngkhông gọi lầm thì nói nhịu, không nói nhịu thì bỏ sót. Chàng trai trongkhi gọi thưởng tiền phải nghiêm chỉnh không được cười, và trước khiném tiền thưởng xuống chiếc mâm thau dưới chiếu, chàng phải chờ tiếng“dạ” cuối cùng. 

Trước số đông dân làng, trong số đó có cả các cô thiếu nữ trẻ tươixinh đẹp đang chăm chú nhìn theo từng cử chỉ nghe từng tiếng gọi,

chàng trai tránh sao khỏi thẹn thùng ngượng nghịu! ấy là chưa nói tớimột đôi cô ranh mãnh thường chọc ghẹo các chàng, khiến các chànghoặc mặt nóng ran, đỏ dừ hoặc bật cười làm mất vẻ nghiêm trang. Cónhiều chàng lúng túng quên cả câu nói, ném vội số tiền làng thưởng choca nhi rồi rút lui! Nhưng đâu có được! Những ai lầm lẫn trong câu nói

mất nghiêm chỉnh đều phải làm lại việc thưởng tiền, và những lần làmlại, các chàng phải tự bỏ tiền túi ra! 

Mỗi chàng trai lầm lẫn lại tạo những tràng cười cho dân làng, nhấtlà cho các cô thôn nữ, và những lần làm lại, các chàng càng mất b ìnhtĩnh, các cô càng có những câu nói chọc ghẹo khiến các chàng càng thẹn

thêm. Tiếng cười vang động trong đình, thật là vui. Cuộc vui kéo dài đến khuya. 

Cuộc thi cỗ được tổ chức vào đêm hôm rã đám. 

Làng Thị Cầu có bốn giáp: giáp Đông, giáp Bắc, giáp Giữa, giápGià. Con trai các giáp từ 18 đến 20 tuổi được cử đi rước thần, và chínhnhững thanh niên này được phép dự cuộc, thi cỗ ngày rã hội.  

Thi cỗ của trai thanh tân, nhưng làm cỗ lại là công việc của cácthanh nữ trong làng. Đây là một cách khuyến khích gái làng trong việc

 bếp núc. Cô gái nào có anh, em hoặc đôi khi các chú trong gia đình dự

thi cỗ, đều phải lo tới mâm cỗ thi. Qua các mâm cỗ này, các bà mẹ tronglàng thường kén chọn con dâu. 

Việc chấm mâm cỗ do một hội đồng dân làng cử ra, thường gồmông Tiên chỉ làng, các ông thủ chí giáp và một số các bô lão quan viên. 

Chấm các mâm cỗ, hội đồng chú ý tới sự tinh khiết sạch sẽ, hộiđồng cũng chú ý tới các món ăn trên mỗi mâm cỗ. Có nhiều món ngon

Page 357: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 357/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

941

chưa đủ, các thiếu nữ cần phải biết cách chế biến, nghĩa là phải có sángkiến, để với những thổ sản trong vùng tạo nên những món ăn hấp dẫn, có

thể qua hình thức là lạ, qua mùi vị là lạ, nhưng chất món ăn vẫn chỉnhững đồ ăn thường dùng. Hội đồng cũng chú ý tới cách trình bày mâmcỗ cho có mỹ thuật và có những hình ảnh độc đáo. Thí dụ mâm cỗ dùngđồ ăn tráng miệng là bưởi, thiếu nữ làm cỗ có thể kết bằng tôm bưởi lộnngược thành một con kỳ lân đứng sừng sững ở góc mâm cỗ như để canhchừng. Con kỳ lân có thể có đôi mắt gắn bằng đôi hạt sen già và có một

 bộ lông rất đẹp kết bằng những múi bưởi đào hồng nhạt, bên những múi bưởi trắng trong xanh. 

Cuộc chấm cỗ bắt đầu sau lễ cúng thần buổi tối. Quang cảnh làngthật tưng bừng nhộn nhịp. Trai thanh tân dự cuộc thi cỗ cho người nhà

gánh cỗ ra từ lúc trời còn sớm, những mâm cỗ giáp nào xếp riêng ra giápđó. Đèn nến trong đình sáng trưng, những mâm cỗ nhìn thật đều thật đẹp.Bên cạnh những mâm cỗ cầu kỳ, có những mâm cỗ giản dị, nhưng quacái giản dị, người ta vẫn thấy cái khéo léo của cô gái lo lắng cho mâm cỗ.Mâm nào mâm nấy đều tinh khiết sạch sẽ. 

Cỗ chấm riêng cho từng giáp và cũng sắp hạng cho từng giáp. 

Khi ban hội đồng đi chấm cỗ, những chàng trai thi cỗ cũng đitheo, và có thể nói được rằng, cả các cô gái làm cỗ cũng có mặt lẫn lộntrong đám đông, và các cô về mâm cỗ của mình. 

Sau khi đi qua, xem xét hết các mâm cỗ của bốn giáp, hội đồngmới họp bàn và tuyên bố giải nhất của mỗi giáp. 

Tục thi cỗ đối với dân làng đôi khi là một sự tốn kém cho nhiềugia đình muốn làm những mâm cỗ sang với những món ăn đắt tiền,nhưng sự tốn kém không phải của tất cả những gia đình có con trai dự thicỗ. Nếu những gia đình phong phú, nhân dịp này khoe giàu với dân làng,thì những gia đình khác chỉ thấy đây là một dịp để các con em cố gắngtrong việc bếp núc, tự tạo lấy những món ăn mới qua sáng kiến riêng.Cách bày biện mâm cỗ, cách trang trí cho mâm cỗ cũng đã chứng tỏ sựkhéo léo của nhiều thiếu nữ trong làng, và nhiều bà mẹ đã kén được nàngdâu ngoan ngoãn qua các mâm cỗ. 

Hội làng Thị Cầu còn có tục thả chim thi. 

Đây là thả những đàn chim bồ câu, mỗi đàn 10 con. 

 Những đàn chim này được nhốt trong những chiếc lồng khôngđáy, đáy là một mâm gỗ tròn, đặt lồng chim vào vừa khít. Làng Thị Cầutổ chức Thả chim thi ở bãi đất bên cạnh chùa Điều còn gọi là chùa Ngoài

Page 358: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 358/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

942

ở đầu làng về phía  Nam. Cuộc thi không phải tổ chức riêng cho dân làngmà cho tất cả các tay chơi chim trong vùng. 

Trước cuộc thi, luôn luôn có tiếng trống liên hồi, tiếng trống báohiệu cho những tay chơi chim biết, và khi những đàn chim đã thả ra,tiếng trống làm cho chim sợ hãi phải bay lên cao. 

Khi cuộc thi bắt đầu, mỗi đàn chim đều được ban Hội đồng chấmgiải cấp cho một số, đàn chim số 9, đàn chim số 11 v.v... 

Lần lượt theo số của mình, những đàn chim được thả ra. Chủmỗi đàn chim mở nâng lồng chim của mình một cách khéo kéo để

cả đàn chim bay vụt lên cao một lúc. 

Hội đồng chấm giải phải theo dõi từng đàn chim, tránh sự lầm lộn

của đàn chim của người này vào người khác. Không phải họ ngửa cổ lêntrời nhìn theo từng đàn chim. Họ dùng một mâm thau hoặc một chậuthau đồng lớn đựng nước. Họ theo dõi những đàn chim qua bóng mỗiđàn trong mâm thau hoặc chậu nước. Với kinh nghiệm đã quen, không

 bao giờ có sự lầm lẫn, và chủ nhân các đàn chim rất tin tưởng ở nơi Hộiđồng tuy mỗi người vẫn theo dõi riêng đàn chim của mình.

Muốn được giải đàn chim phải bay bổng và phải gọn đàn, lúclượn bay lên bay thành từng vòng đều. 

Trong lúc thả chim, tiếng trống liên hồi như thúc giục để các đànchim càng bay cao hơn. 

Một cuộc thi thả chim có ba giải dành cho ba đàn chim bay caođẹp nhất. 

Trên đây là những cổ tục chính thường xuất hiện trong dịp hộitháng Tám của làng Thị Cầu, ngoài ra cũng có năm, gặp những kỳ làm ănthịnh vượng, còn các trò vui khác được tổ chức như Chọi gà, Tổ tômđiếm, Hát tuồng cổ, Hát chèo, Hát quan họ v.v... 

Làng Thị Cầu, ngoài hội làng tổ chức vào dịp tháng Tám để kỷniệm thần linh, hàng năm vào các ngày mồng 9 và 20 tháng Giêng, haichùa trong làng, chùa Cao còn gọi là chùa trong ở chân núi Thiềm và

chùa Điều còn gọi là chùa Ngoài có cúng lễ sư tổ. Trong những dịp này,trai gái các làng lân cận tới lễ Phật và gặp nhau họ mời nhau Hát quan họđể vui xuân. Làng Thị Cầu chỉ có quan họ Nam, không có quan họ Nữ,nhưng không vì vậy mà tục hát quan họ kém hoạt động ở đây./.  

T.A

Page 359: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 359/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

944

Lễ hội làng Thượng LiệtLê S ĩ Giáo - Đỗ Thanh Thuỷ 

Làng Thượng Liệt, xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh TháiBình nổi tiếng về “múa giáo cờ quạt”, một lễ hội dân gian từ xưa truyềnlại, đến bây giờ vẫn còn sức sống trong cộng đồng làng xã và đã trở thành niềm tự hào của quê hương. Lễ hội đã được quay phim, chụp ảnh,đăng báo, phát hình. E.A.Sôla- nữ biên đạo múa của Cộng hoà Phápnhiều lần đến tận nơi tìm hiểu. Tiếng vang ấy đã có từ thập kỷ 30 của thếkỷ này. Năm 1937 viên công sứ người Pháp ở Thái Bình đã về làng bắt

dân mở hội múa để quay phim, chụp ảnh. Hôm nay nó lại được khôi phục vì múa giáo cờ quạt là nhu cầu tình cảm  trong đời sống tinh thầncủa dân làng. 

1. Lễ hội này gắn liền với một nhân vật: Công chúa Trần Thị QuýMinh- người khai hoang lập ấp, xây dựng nên làng xã này. Và mỗi dịpđầu xuân, dân làng mở hội để tưởng nhớ tới công ơn của bà. 

Làng Thượng Liệt trước kia thuộc phủ Long Hưng, trấn SơnNam, nay thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Mặc dùthần phả không còn, nhưng bằng con đường lưu truyền dân gian; và ở Trung Liệt xã Thái Giang, Thái Thuỵ còn lưu giữ một cuốn tư liệu giúp

chúng ta biết rằng vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV ba công chúa convua Trần Duệ Tông (ngôi vua cuối triều Trần) đã về đây mở ấp. ThờiTrần việc khai hoang lập ấp phát triển, nông nghiệp được khuyến khích,nhà vua cho các vương hầu, công chúa về những miền đất ven biển đểkhẩn hoang. Đây là thời kỳ đất đai Thái Bình được khai thác và mở rộng,các làng xã mọc lên ngày một nhiều. Đền Trung Liệt hiện còn đôi câuđối của một sĩ phu sau này đã tham gia phong trào Cần Vương: 

 Nhất môn phấn đại tam trinh tiết  

Vạn cổ huân cao tứ đại từ. 

(Một nhà son phấn ba tiết lớn Muôn thủa lửa hương bốn đền thiêng). 

Bà Trần Thị Quý Minh về làng Giăng (Thượng Liệt nay), bà TrầnThị Bảo Hoa (đời Tự Đức vì trùng với tên mẹ vua, nên sắc phong đổi làBảo Anh) về làng Sặt, bà Trần Thị Quang ánh về làng Quài. Sặt và Quàinay thuộc Thái Thuỵ. 

Page 360: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 360/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

945

Thượng Liệt trước đây thuộc phủ Long Hưng- là vùng hậu cứ củanhà Trần. Các bà về đây là “lá rụng về cội”. Nguyên nhân phải rời kinh

đô là do các bà phản đối tục hôn nhân nội tộc của dòng họ, nhưng thựcchất là lánh nạn Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Còn động cơ ở vậy đi tulà do nhân tình thế thái, thương vua, nhớ nước, buồn nhà. (Một phầntrong múa giáo cờ giáo quạt, phần đi sứ-  phỏng theo tích Chiêu Quâncống Hồ chắc cũng là từ đó). ở đình Thượng Liệt còn đôi câu đối: 

Trinh thục hoá vi thần 

Từ bi tư sư phật. 

(Trinh thục hoá thành thần 

Từ bi luôn thờ Phật). 

Đức thánh hóa thân ngày 13- 4 hiện còn lăng mộ. Bà em là BảoHoa hóa thân cùng tháng và bà Quang ánh hoá thân tháng sau. Năm các

 bà sinh và mất còn chưa rõ. Dù vậy, lễ hội múa giáo cờ giáo quạt lạiđược tổ chức vào đầu xuân, vì đây là dịp nông nhàn, người nông dân cóthể thảnh thơi đi lễ hội. Vào tháng 4, dân làng cũng mở hội kỵ 13- 4 (kỵngày đức thánh mất) nhưng không có múa giáo cờ giáo quạt như hội lễđầu năm. Có lẽ vì việc chuẩn bị múa công phu hơn, lại đòi hỏi nhiều thờigian nên lễ hội giáo cờ giáo quạt được tổ chức vào đầu xuân.  

ở làng Thượng Liệt hiện nay vẫn còn tồn tại một quần thể kiếntrúc đình, lăng, chùa thờ bà công chúa Trần Thị Quý   Minh. Quần thể

kiến trúc này mặc dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm song vẫn là mộtdi tích lịch sử giá trị. Trước đây hướng đình trông suốt xuống cống Cất;ngòi từ sông Ngọ (gọi là cống Đâu) dồn nước về đến cửa đình. “Thuỷ tụmôn tiền, đông lăng tây tự, đình cư trung chính, tả hữu tương phù, tiềnthuỷ hậu sơn” (Nước vây trước cửa, lăng ở phía đông, chùa ở phía tây,đình nằm chính giữa, tả hữu ôm trợ, trước sông sau núi). Đình làm lạithời Nguyễn, không cổ nhưng bề thế, to đẹp, chạm trổ tinh xảo. Lăngđơn giản mà đẹp. Chùa ở vị trí rất cao so với xung quanh (như đượcdựng trên đỉnh đồi). Trong đình có tượng thánh đúc bằng đồng, bài vị vàngai với những nét chạm trổ thời Lê. Đó là những vật cổ, vật quý. Trước

đình có giếng hình bát giác. “Giếng ngọc ngậm ánh trăng muôn thuở, lầuvàng dẫn khói hương ngàn năm” (Ngọc đỉnh quang hàm thiên cổ nguyệt,kim lâu trường dẫn ức niên hương). 

Trước đình có cổng cao với hai hàng chữ rất đẹp ở mặt tiền vàmặt hậu: Vọng dao trì. Túc cao thanh.

Page 361: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 361/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

946

Quần thể kiến trúc này hoà nhập với nhịp sống xóm làng, sôngnước, thiên nhiên, quấn quyện ấm áp với màu xanh cây cao bóng cả, vừa

oai nghiêm u tịch, lại vừa rất mực gần gũi. Di tích này đã được Nhà nướccông nhận là di tích lịch sử- văn hoá. Trước kia quần thể này đã được ghivào tự điển của Bộ Lễ, nay còn 21 đạo sắc phong. Nội dung các đạo sắcđều ghi: Thượng đẳng thần và Thượng Liệt tối linh từ. Ngày xưa đền nàyđược xếp vào loại thượng đẳng quốc tế (tức là hàng năm cứ đến ngàyđinh của tháng hai, tháng trọng xuân, thì triều đình phái một đoàn do BộLễ dẫn về tế). Đức thánh mang duệ hiệu: “Trần Triều Quý Minh côngchúa Thượng đẳng đại vương tối linh thánh tiền”.  

 Như vậy, từ một con người có thật trong lịch sử có phần huyềnthoại hoá, nhân dân ở đây từ đời này qua đời khác đã tôn thờ cầu cúng

 bà. Bà được phong là Thánh Mẫu là thành hoàng của làng. Tôn thờ những danh nhân lịch sử, những người có công với đất nước, quê hươnglà một trong những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của nhân dân ta.Và hàng năm, mỗi dịp đầu xuân, lễ hội múa giáo cờ quạt lại mở ra, thuhút toàn thể dân làng tham dự. Đây chính là tín ngưỡng tìm về cội nguồn,tổ tông, tưởng nhớ người có công với làng xã, quê hương. ở đình ThượngLiệt còn đôi câu đối: 

 Lịch niên ca vũ xuân vương nguyệt  

 Luỹ thế bao phong quốc mẫu thần. 

(Nghĩa: 

Hàng năm ca múa vào tháng giêng 

Các đời phong tặng quốc mẫu thần). 

Có một vấn đề đặt ra là tên gọi của lễ hội. Vì sao gọi là múa giáocờ giáo quạt? Vì người đi múa phải có cờ và quạt? Cờ và quạt đều đượclàm bằng giấy. Cờ hình vuông, mỗi chiều 25cm, ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng,trắng, tím), giữa trổ hoa thị và xung quanh có hình tia lửa. Cán cờ nhỏ,quấn giấy xanh. Người múa phải tay cờ, tay quạt lúc bên này lúc bên kia.Giáo cờ quạt chính là tráo cờ tráo quạt theo cách phát âm địa phương.(Trong dân gian vẫn gọi trời là giời, trăng là giăng, trối trăng thì thành

dối dăng...). Như vậy, giáo cờ giáo quạt nghĩa là tráo, là đổi tay cờ tayquạt. 

Hội lễ này có từ bao giờ và có phải do công chúa Trần Thị QuýMinh sáng tác và dạy cho dân không còn là điều nghi vấn. Tuy nhiên,

 phải khẳng định rằng có mối liên hệ giữa huyền tích về công chúa với

Page 362: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 362/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

947

nghi thức múa giáo cờ giáo quạt. Múa là của công chúa, do công chúahay vì công chúa đều hướng tới mối liên hệ này. 

2. Lệ thường hàng năm cứ đến ngày 4 tháng giêng làng xã nhộnnhịp hẳn lên bởi không khí chuẩn bị cho lễ hội. Trên đường thôn, ngõxóm, tiếng mõ rao đại ý: Năm nay làng mở hội, các cô gái chưa chồngđều phải đi múa. “Đại tang thì chớ. Tiểu cố thì đi”. Con gái của nhữngnhà có đại tang (tang cha hoặc tang mẹ) thì năm ấy không được đi múa.Các cô gái phải lo sắm sanh quần áo, nếu không có thì phải đi mượn (áomúa là loại áo dài). Với những nhà có nhiều con gái thì không khí thậtnáo nức, bận rộn. Trong những ngày này cha mẹ phải gánh vác công việcbèo cám, lợn gà cho con bởi vì con gái được đi múa vừa là bổn phận vừalà niềm mong ước và vinh dự. Trong làng, người ta giẫy đường, phát dậu,

quét dọn lối đi sạch đẹp, phong quang để chuẩn bị cho lễ rước.  Những ai thuộc diện có thể làm bà thợ (người dạy múa), thì phải

chuẩn bị cỗ xôi con gà ra đình để rước chân hương về. Tục định, các bàthợ phải chọn từ tuổi cao xuống và nhà không có đại tang. Hai phe đăngcai của làng (bên đông và bên tây) ra đình làm lễ xin âm dương chọn ôngthầy, bà thợ. Ông thầy còn gọi là điển lễ, tức người chịu trách nhiệm vềmột nghi lễ trong năm. Sau khi xin âm dương chọn được ông thầy, bàthợ, mõ rao loan báo ngay: Nửa bên Tây làng thánh ứng bà , nửa bênĐông là bà Y, vậy các cô gái phải đến nhà các bà để tập múa. Đây là lệlàng mà lệ làng còn nghiêm hơn phép nước. Sau 5, 6 buổi luyện tập,

quan viên tuyển chọn những cô gái xinh đẹp nhất, múa mềm nhất thủ vaicô đi sứ (hoa hậu), các cô đi đôi và các cô đứng cửa đình. Thường đếnchiều ngày 10 thì thôi tập để các cô gái nghỉ ngơi, chuẩn bị vào hội. Cáccô gái được tắm gội bằng thứ nước lá thơm do các bà thợ ban cho. 

Lễ tế được tổ chức trang trọng vào chiều ngày mùng 10. Người tế phải là người có quyền chức nhất trong làng; nếu như bên văn phải làngười học cao, hoặc bên võ cũng phải là cai đội. Văn tế đã có bài bản sẵnnhưng người viết văn tế là ông điển lễ (phải từ khoá sinh trở lên). Lễ vật

 bao gồm rượu, xôi gà, hương hoa... Trước đình, ông chủ tế mặc quần áothụng, đội mũ, đi hia trang trọng và kính cẩn đọc văn tế. Lời văn tế kể về

thân thế, sự nghiệp và công lao của bà công chúa đối với dân làng. Lòngvăn có đoạn: 

 Đông  A đế trụ 

 Nam quốc mẫu nghi

 Kim chi ngọc diệp đỉnh sinh 

Page 363: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 363/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

948

 Nhất gia tỉ muội trụ trì thiền môn 

Thiên thu lăng miếu nguy nga 

 Hải sơn tịnh thọ. 

(Cột trụ của triều Trần 

Bậc mẫu nghi của nước Nam

Sinh ra từ dòng dõi lá ngọc cành vàng 

Chị em một nhà chủ trì cửa Phật 

 Ngàn năm lăng miếu nguy nga 

Thọ ngang sông núi). 

Thứ tự của phần lễ bao gồm: lễ dâng hương, lễ dâng hoa, dâng

rượu... Phần lễ thể hiện sự tôn kính của dân làng với tình cảm đẹp đẽ:tưởng nhớ, biết ơn bà công chúa, người có công xây dựng làng xã quêhương. Đây là một bộ phận quan trọng của lễ hội góp phần tạo nênkhông khí linh thiêng và trang trọng. 

 Ngày 11, 12 là hai ngày đại lễ. Sáng ngày 11, hai bên Đông Tâycũng rước lễ ra đình. Đi đầu đám rước là 5 hoặc 10 lá cờ ngũ sắc xanh,đỏ, tím, vàng, trắng; tiếp đó là đến ban nhạc ngũ lôi bát âm, rồi đến kỳlân. Sau đó đến kiệu rước bánh dầy hoặc bánh chưng. Đi sau kiệu là cángcủa bà thợ (cáng như của quan lại ngày xưa, có tua thêu kim tuyến) bêntrên có đôi lọng che màu xanh. Tiếp theo là các cô đi sứ, các cô đi hàng,

các cô đi múa khác. Sau cùng là thiện nam, tín nữ. Lễ này gọi là lễ rước bà thợ. Hai bên nửa làng cùng rước từ sáng, đến cửa đình phải cùng vàomột lúc, hai kiệu đi song song vào đến giếng thì rẽ theo hai phía để vàosân đình. Pháo đua nhau nổ hàng tiếng đồng hồ không dứt. Hai cô sứ củahai nửa làng từ võng bước xuống, vái 5 vái và bắt đầu trình diễn.  

Múa giáo cờ giáo quạt có 35 cấp. Hiện nay đã khôi phục gần đủ,đó là các cấp như sau: 

1.  Đi sứ 

2.  Múa má

3.  Đi đôi 4.  Múa rối 

5.  Cò bay

6.   Nhạn bay 

7.  Chim bay

Page 364: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 364/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

949

8.  Bủng lủng bảng lảng 

9.  Vạt tôm vạt tép 

10. Giang hai bên ăn cỗ 

11. Múa vè

12. Múa bái vua

13. Múa cửa 

14. Sắc ngũ phương 

15. Múa chèo đò 

16.  Nhất quấn lân

17.  Nhị quấn lân

18. Diễu hoa cài cổ 

19. Diễu hoa chạy ngay 

20. Đổi giáo một tay 

21. Đổi giáo hai tay 

22. Giáo cờ giáo quạt 

23. Lộn rồng’ 

24. Xênh xang

25. Lòng ta cật ta 

26. Lòng ta cật người 27. Múa một đôi xoay một mình 

28.  Nảy cờ (cuối cùng). 

Còn 8 cấp nữa chưa khôi phục được, nhưng cứ xong mỗi cấp lạimúa bái vua (có thể người ta cũng tính vào để thành 36 cấp?). 

Múa gồm có 2 phần chính: Phần thứ nhất - Đi sứ (từ cấp 1 đếncấp 12); phần thứ hai - Các cấp còn lại. 

Bắt đầu lễ khai vũ, ông điển lễ quần trắng, áo xanh, thắt dây lưngđỏ, tay cầm quyển sách dóng: 

 Dóng lên!

Tiết đầu xuân lễ khai trần 

Việc múa thờ vua cho hợp lệ 

Vua về làng phúc hưởng thiên thu 

Page 365: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 365/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

950

 Đã mừng vua lại mừng làng 

 Được hưởng chữ giàu sang  phú quý.

Cấp múa đầu tiên là cấp đi sứ bao gồm nhiều cấp nhỏ khác nhưtrên đã liệt kê: Múa má, múa chim bay, cò bay, vạt tôm vạt tép, múa vè,múa bái vua...Gọi là đi sứ vì nó phỏng theo tích Chiêu Quân cống Hồ.Phần này diễn lại cảnh tiễn đưa nàng Chiêu Quân sang cống nước Hồ vàthể hiện niềm xót xa đau đớn của nàng trong các bài vè đọc khi đi sứ. Haicô gái đẹp nhất được chọn là người đi sứ đứng ở giữa, còn lại các cô điđôi là người tiễn đưa. Cô đứng trước ban thờ như một người chủ tế, haitay giơ lên ngang mặt, mắt hướng lên bát hương, đi lên đi xuống, bànchân đi mà không động, chỉ bấm 5 đầu ngón chân, tay giơ lên hạ xuốngcũng rất từ từ. Xung quanh tập họp các cô múa làm động tác gọi là múa

má (chắp tay lên má) từng đôi một đứng đối diện với nhau miệng đọc vèđi sứ: 

 Kính trình làng nước 

Thượng hạ Đông Tây

 Im lặng nghe tôi 

 Dẫn “Chiêu Quân lễ cách” 

Tiền thân là con vua Đế  Thích

ở cõi Tiên cung  

 Đủng đỉnh chê chồng   Đày xuống hạ giới 

 Làm con Vương Thị 

Tuổi mới mười ba 

 Khi ấy chẳng là 

 Mao Diên vẽ mặt  

Sang hầu Tấn Quốc 

 Hán đế phải chiều... 

Hai cô sứ đứng giữa được coi là hình tượng Chiêu Quân, cònxung quanh là những người tiễn đưa. Các cấp múa chim bay, cò bay(cánh tay giơ lúc thấp lúc cao) hay vạt tôm vạt tép (tay nọ đổi sang taykia, rổ nọ đổ sang rổ kia), ăn cỗ đổ lên đầu, bủng lủng bảng lảng. Độngtác múa như muốn làm trò vui cho bà Chiêu Quân yên lòng. Cấp múa báivua (các cô sứ từ biệt vua) với những chuyển động thong thả, dở lên dở 

Page 366: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 366/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

951

xuống đầy luyến tiếc, day dứt. Tất cả đều nhằm thể hiện nỗi đau đớn xótxa của người đi sứ nói về nỗi niềm thương vua nhớ nước, tấm lòng cố

quốc tha hương, xót mệnh bạc tiếc hồng nhan, nhớ vườn xưa cảnh cũ.Tâm trạng này là tâm trạng của Đức Thánh khi bà rời kinh đô về sống ở đây và ở vậy cho đến cuối đời. Hình tượng Chiêu Quân là ý muốn gửigắm nỗi lòng của bà, do bà sáng tạo hay do người đời sau thêm vào đểnói về bà còn là điều tồn nghi. 

Xong cấp đi sứ là chuyển sang cấp múa cửa. Cấp múa này chỉ giơ tay quạt lên và xoay ngang xoay dọc vị trí người nào người nấy vẫn giữnguyên, đội hình không thay đổi. Đây là cấp múa nhằm minh hoạ tấmlòng thành kính, tất cả hướng lên ban thờ và cũng coi như một lời kính

 báo là đội múa đã có mặt . 

Các cấp múa này về cơ bản là đại đồng tiểu dị (giống nhau nhiều,khác nhau ít). Người quản trò phải có vai trò điều khiển để đội hình đượcthống nhất, múa cho ăn ý. Với cấp múa nhất quấn lân, nhị quấn lân độimúa hình thành từng đôi một, tay cờ tay quạt, đầu cúi xuống như hai conkỳ lân vờn nhau. Theo nhịp trống lúc xoay ngang, khi xoay dọc sấpngửa, có lúc chạy chung quanh nhau. Cứ thế, hết một vòng sân đình mớixong cấp múa. 

Cấp múa diễu hoa cài cổ thể hiện công việc trang điểm của các côgái. Cấp múa chèo đò thì thật uyển chuyển nhịp nhàng. Đội hình múadàn thành hai hàng như các tay chèo đò đứng ở mạn con thuyền làm

động tác khi cúi đầu, khi ngửa ra sau như sóng xô đẩy dập dình và thểhiện những động tác chèo thuyền. Sau mỗi một câu dóng thì tất cả đều hôtheo “ấy dô là dô”. Cấp múa sắc ngũ phương với các động tác thể hiệncác hành động xua đuổi ma quỷ, tai hoạ. Người đứng giữa sân tay cầmcờ và thanh la, mỗi khi sắp bắt vào nhịp múa thì đọc một câu: 

 Đông phương thánh đế  

Trị thế an dân 

Thái Thượng lão quân 

Thân phù phả sắc. 

Các cô múa đồng loạt vẫy cờ theo (Các phương khác cũng tương tự nhưng: Tây là Bạch đế, Bắc là

Hắc đế, nam là Xích đế, Trung là Hoàng đế. Ví dụ, Đông phương thánhđế, sang lần thứ hai thành: Tây phương Bạch đế; lần thứ ba: Bắc phươngHắc đế, v.v...) 

Page 367: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 367/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

952

Sang cấp múa xênh xang thì động tác có phần thoải mái hơn, độihình không theo kiểu hình tròn mà chia thành hai nửa theo hình cánh

cung. Cứ mỗi tiếng hô: “Xênh xang” các cô múa lại làm động tác chândoãi thẳng, tay vươn thẳng. 

Cấp lộn rồng là cấp múa rất sống động, đây là cấp múa chạy. Cáccô chắp cả hai tay cờ quạt lên đầu, đi nhanh, bước gấp theo nhịp trốngdồn, đội hình lúc cắt ngang, khi đi chéo hoặc lộn từ phía trên. Người xemthấy như hai con rồng ở hai phía vừa uốn lượn, vừa vờn nhảy.  

Cuối cùng là cấp múa nẩy cờ hay vẫy cờ, cấp này chỉ được múavào chiều ngày 13. Các cô gái làm điệu  bộ giơ cờ và quạt lên đầu nhưchuẩn bị ném xuống giếng: 

 Mười ba cởi áo trả người Mười bốn bắt cáy lên chơi chợ Rù. 

Theo lệ, chiều ngày 13, sau khi múa xong, cờ và quạt phải vứt hếtxuống giếng, người dân lại trở về với cuộc sống sinh hoạt thường nhậtsau những ngày hội lễ náo nhiệt. Cờ và quạt dùng trong lễ hội được xemnhư những vật thiêng của dân làng. Các cô gái rồi sẽ đi lấy chồng. Cờ vàquạt đã vứt xuống giếng thì không ai có thể mang theo các báu vật này đinơi khác. Tuy nhiên, cũng không loại trừ đây là một hành động có liênquan đến tục thờ nước. 

Múa giáo cờ quạt thực chất là múa thờ, múa thiêng. Giáo cờ quạt

còn là điệu múa quần vũ độc đáo của dân làng Thượng Liệt nói riêng vàcủa cư dân nông nghiệp nói chung. Gọi là quần vũ vì số lượng ngườimúa không bị giới hạn mà là tất cả các cô gái trong làng, cứ từng đôi mộtmà phát triển ra. Theo lời kể của bà Long, năm nay đã hơn 60 tuổi, thờitrẻ từng đi múa thì múa không chỉ là lệ làng mà đã trở thành nhu cầu củacác cô gái. Nó như một loại hình sinh hoạt mang tính chất giới, như sựthể hiện ước mơ được “xuất thần”. ở đây tính cộng đồng về mặt xã hội,chất dân gian về mặt diễn xướng vẫn là những nét nổi bật của lễ hội giáocờ giáo quạt. 

Vì vậy, tìm hiểu các cấp múa, chúng ta thấy múa giáo cờ giáo

quạt vừa mang dáng dấp cung đình lại vừa rất dân dã, gắn với đời sốngsinh hoạt thường ngày của nhân dân. Bên cạnh các cấp múa: đi sứ, múacửa, múa bái vua...là các cấp chèo đò lộn rồng, nhất quấn lân, nhị quấnlân, lòng ta cật ta, lòng ta cật người, rất đời thường. Theo người già kể lạithì trước kia còn có điệu múa gieo mạ, đi cấy, mò cua bắt ốc, trồng dâunuôi tằm, dệt cửi nhưng do ông thầy, bà thợ về các cấp múa này đã mất

Page 368: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 368/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

953

nên chưa khôi phục lại được. Điều lý thú là trên lọng của các ông thầy, bà thợ có thêu hình lá dâu, con tằm, con cua, mà nghề tằm tang với cuộc

sống mò cua bắt ốc thì đã gắn liền với người nông dân đồng bằng Bắc Bộtừ rất lâu đời. 

Một điểm độc đáo nữa của múa giáo cờ giáo quạt là không phân biệt đẳng cấp, sang giàu, nghèo hèn; ai có tài, ai được lựa chọn thì làm bàthợ. Vì vậy, có bà, có chị đang bắt cua ở ngoài đồng thì con cháu và phegiáp phải gọi về để nhận phần việc. Có những cô gái đi ở vì có nhan sắcmà được kén “đi sứ” chủ nhà phải thuê võng lọng phục vụ “đứa ở”. Đâylà lệ làng và cũng là việc thánh. Việc thánh là vô cùng thiêng liêng còn lệlàng thì rất đỗi nghiêm ngặt; vì vậy mà không ai được phép cưỡng lại.  

3. Lễ hội giáo cờ giáo quạt mới được khôi phục lại từ mấy năm

nay. Những “cô sứ” thuở trước bây giờ đã già nhưng lại phải múa để  truyền dạy lớp trẻ. Điều đó làm sống lại truyền thống văn hoá xa xưa củalàng và nó góp thêm vào nhịp sống cộng đồng một hơi thở lành mạnh. Lễhội có những khoảnh khắc khác thường, đầy diệu kỳ và huyền bí, làmxáo trộn nhịp sống thường nhật, làm nẩy mầm, sinh sôi những thái độmới, những khát khao mới. Người dân đến lễ hội tin rằng thần thánh sẽ

 phù hộ độ trì cho họ được ấm no, tai qua nạn khỏi, nhiều tài nhiều lộc. 

 Múa thờ vua vua hộ toàn làng 

 Được hưởng chữ giàu sang phú quý 

Việc khôi phục và phát triển lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu tìnhcảm của nhân dân. Nhân dân là những người chủ xướng và là nhữngngười đầu tiên hưởng ứng chủ trương này. Cuộc sống vật chất dù nghèonhưng đời sống tinh thần thì vẫn không thể thiếu được. Lễ hội chính làmột trong những sinh hoạt văn hoá tinh thần đầy sức cuốn hút vì nó thoảmãn được nhu cầu cộng cảm của tất cả các tầng lớp trong một cộng đồng.Cứ mỗi dịp đầu xuân, dân làng lại náo nức rộn ràng hẳn lên, người nôngdân được bứt ra khỏi cuộc sống thường nhật, được hoà mình vào cácnghi lễ vừa trần tục vừa thiêng liêng. Lễ hội giáo cờ giáo quạt được khôi

 phục, làng xã như vui lên đẹp ra. Mấy năm vừa rồi nhờ có giống mới, kỹthuật, hệ thống tưới nước điều hoà, nhờ cơ chế thị trường mà liên tiếpđược mùa. Về mặt tinh thần thì dường như có một sung lực nào đó tácđộng mạnh mẽ đến đời sống của làng xã. Lễ hội được khơi dậy giốngnhư mạch nước ngầm tưới mát cho tâm hồn, giúp người dân tìm về cộinguồn, tổ tông, khát vọng và mơ ước. 

Page 369: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 369/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

954

Múa giáo cờ giáo quạt muốn tồn tại, phát triển nhất thiết đổi mới, phải có sự tham gia của các yếu tố nghệ thuật nghề nghiệp để tôn cao các

giá trị truyền thống của nó. Chỉ có đi theo hướng đó thì làng Thượng Liệtvới gia sản quý giá này mới trở thành làng văn hoá có sức thu hút kháchthập phương./. 

L.S.G - Đ.T.T 

Page 370: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 370/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

956

Hội đền Tiên La * 

Phạm Minh Đức - Phạm Thị Nết - Phạm Thị lan 

Từ huyện lỵ Hưng Hà rẽ phải độ hơn một cây số là gặp sông TiênHưng, con sông mà nhiều đoạn, lòng sông trùng với lòng sông Long Khê(còn gọi là sông Da Cương thời Lý - Trần). Dọc theo đê khoảng 3 cây số

về phía trái là bến Buộm. Nằm cách bến Buộm không xa, ẩn mình trongnhững rặng nhãn là một ngôi đền nguy nga, lộng lẫy - đó là đền Tiên La,

nơi thờ nữ tướng anh hùng của triều Trưng Vương:  Bát nạn tướng quânVũ Thị Thục. 

Hội đền mở hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch.

Đền Tiên La nằm trên một gò đất cao với diện tích gần 4000 métvuông thuộc địa phận xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà nay. 

Đền được xây theo kiểu "Tiền nhất, hậu đinh" với ba tòa chính - tòa

tiền tế, tòa đệ nhị và hậu cung. Đền Tiên La được xây dựng từ bao giờ,

đến nay chưa rõ. Chỉ biết rằng qua nhiều thời đại, ngôi đền được tu sửanhiều lần và ngày thêm đẹp đẽ. 

Lần tu sửa lớn nhất, gần đây vào năm 1933- 1939. Toàn bộ tòa đệnhị được xây bằng đá, 28 thợ đá tài ba từ Ninh Bình đã ra xây lắp, đụcchạm. Công đầu trong việc tu sửa đền Tiên La lần này thuộc về bà

 Nguyễn Thị Ngóc (người coi đền) và ông Mai Trung Cát (tổng đốc BắcNinh).

Đền Tiên La trông ra hướng tây (phía sông Tiên Hưng) và không bịvật gì che khuất. Nên, nhìn từ góc độ nào, khách thăm quan cũng thấy rõvẻ thoáng đãng, đẹp đẽ của ngôi đền. Thật là "Thiên hạ dương dương"  

(rõ ràng trong thiên hạ) mà người xưa đã gắn lên nóc cổng đền để tỏ lòngngưỡng mộ. 

Cổng đền gồm 3 gian xây bằng gạch. Mỗi gian là một lối vào, giangiữa lớn nhất cũng là lối vào rộng nhất. 

* Bài đã in trong H ội lễ dân gian ở Thái Bình. Sở VH và TT Thái Bình, 1991. ở  đây chúng

tôi có biên tập lại.

Page 371: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 371/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

957

Tầng lầu được thu lại ở gian giữa theo kiểu chồng diêm, trên có đặttượng Bát Nạn tướng quân bằng vữa. ở mái hiên hai cổng phụ được trangtrí hai bức phù điêu cảnh "Trưng Vương khởi binh" và "Chu Văn Vươngcầu hiền". 

Qua cổng, vào sân, bước lên tòa tiền tế  5 gian, khách thăm quanthấy bức cuốn thư đắp nổi bốn chữ: "Vạn cổ anh linh"  bằng chữ Hán để ở gian giữa. Trong tòa tiền tế còn nhiều câu đối, bức đại tự ca ngợi triềuTrưng Vương và phẩm hạnh, tài đức của Bát Nạn tướng quân Vũ ThịThục. 

Tòa đệ nhị: được xây bằng đá rất khéo gồm 16 cột đá, 8 xà đá và 8

kèo đá. Cột, xà, kèo đều được chạm khắc công phu. 4 cột cái chạm "Tứlinh" (Long, Ly, Qui, Phượng); 12 cột quân chạm "Long vân" (Rồngmây); 8 xà chạm "Tứ quí" (thông, trúc, cúc, mai); hai bên sườn và 8 kèođá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện. 

Toàn cảnh tòa đệ nhị làm người xem thấy được dáng chắc khỏe màthanh thoát, cảm giác ấm cúng và vui mắt trong các đề tài thể hiện. 

Tòa cuối cùng là hậu cung (cung cấm) gồm 3 gian nằm sâu bêntrong. Gian giữa đặt một bàn thờ trên có ngai và tượng Bát Nạn tướngquân Vũ Thị Thục, gian bên trái thờ các tướng sĩ và quân lính của Bà.Tòa hậu cung còn giữ được nhiều đồ tế khí bằng đồng, gốm quí giá, làmtăng thêm giá trị của ngôi đền. 

 Năm tháng qua đi, giữa biển lúa xanh rờn rồi vàng óng, đền TiênLa - một thắng cảnh giữa đồng bằng Thái Bình vẫn đứng đó đẹp lunglinh, lộng lẫy. 

Đền Tiên La thờ nữ tướng anh hùng từ thời Trưng Vương: Bát Nạntướng quân Vũ Thị Thục. Đến đây khách hành hương sẽ được nghe lại sựtích anh hùng của bà. 

Thời kỳ thuộc Hán, ở trang Phượng Lâu (Phù Ninh - Vĩnh Phú) có

cô gái nổi tiếng giỏi võ nghệ và xinh đẹp ít ai sánh kịp. Tên cô là Vũ Thị

Thục.Thục nương đã nhận lời đính hôn với Phạm Danh Hương con trai

huyện trưởng huyện Chu Diên (vùng  Hưng Yên - Thái Bình - Hà Nam

 Ninh nay). Nghe tiếng tài sắc của Thục nương, tên tướng giặc Tô Định bắt Thục nương phải về làm vợ hắn. Thục nương cự tuyệt. Tướng giặclấy cớ giết bố mẹ Thục nương và tàn sát nhân dân. Trang Phượng Lâuchìm trong biển lửa. Được dân che chở, Thục nương đã chạy thoát ra

 phía sông Hồng cùng vài ba người thân. Họ vội vã lên thuyền và cứ vậy

Page 372: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 372/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

958

theo thuyền xuôi đi mãi. ít ngày sau, họ dừng thuyền ở một vùng đất tảngạn, cuối sông Hồng. Nơi đây, thời Hán là đất Chu Diên, thời Lý thuộchương Da Cương, thời Trần thuộc huyện Ngự Thiên,  thời Lê thuộc  phủTiên Hưng , nay thuộc đất xã Tân Tiến và Đoan Hùng  (Hưng Hà). 

ở đây, Vũ Thị Thục đã tìm được nhiều người cùng chí hướng giếtgiặc "đền nợ nước, trả thù nhà". Ngày ngày, Thục nương vừa chỉ huy dânlàng luyện tập võ nghệ vừa tổ chức khai khẩn lập thêm nhiều làng mới.Chỉ trong thời gian ngắn tài đức của Thục nương khiến dân làng cảm phục.Họ phong Thục nương làm Bát Nạn tướng quân (tướng dẹp nạn cứu dân). 

Tiếng thơm lan dần, nhiều thủ lĩnh vùng xung quanh cùng trai tài

gái giỏi khắp nơi đã tìm về Tiên La ra mắt Bát Nạn tướng quân xin đượcdứng dưới cờ tụ nghĩa. 

Khi nghe tin, ở Mê Linh (dưới chân núi vua Bà và Ba Vì ngày nay)hai Bà Trưng đã phất cao ngọn cờ đại nghĩa dẹp giặc thì họ đã cùng Bát

 Nạn tướng quân kéo cả đoàn quân anh dũng về ứng nghĩa. Nghĩa quânkhi đến đâu như gió lướt đến đấy, 65 thành giặc trong ít ngày đã bị san

 bằng. Hai Bà Trưng lên làm vua, phong Bát Nạn tướng quân làm  Đông  Nhung đại tướng quân.

Tháng 4 năm 42, Mã Viện đem quân sang đánh nước ta lần hai.Các tướng giỏi lần lượt được cử đi chặn giặc. 

Tướng Thánh Thiên (quê ở Hà Bắc nay) chặn giặc ở Thượng Du(vùng Việt Bắc nay); tướng Bát Nạn (tức Đông Nhung đại tướng quân)đem quân chẹn các cửa rừng, hốc núi. Tướng Lê Chân (quê Hải Phòngnay) hết sức lấp suối, ngăn sông, chặn đánh thủy binh giặc. Lực lượng  

tuy kém nhưng sức chiến đấu của nghĩa quân rất hăng hái. 

 Nhưng rồi, quân giặc đông, trận đánh ở Lãng Bạc (Hà Bắc) bị thua.Hai Bà Trưng phải lui quân về Cam Khê (miền đất hữu ngạn sôngHồng). Tại đây, hai Bà Trưng đã chiến đấu anh dũng và hy sinh. ĐôngNhung đại tướng quân đã cùng Đô Dương đại tướng quân (quê ở Thanh

Hóa) lui quân về giữ lấy vùng hạ lưu sông Hồng, tiếp tục chặn đánh giặc,khôi phục lực lượng.

 Nghĩa quân đã lợi dụng hai con sông lớn là sông Hồng và sôngLuộc ngày nay làm chiến hào tự nhiên dựng đồn lũy dọc theo sông1.

1Tươ ng truyền, hầu hết đền miếu ở ven sông Luộc thuộc các xã Cấp Tiến - Đoan Hùng -

Dân Chủ (huyện Hưng Hà) vùng QuỳnhThái, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, An Hiệp, An Khê

(Quỳnh Phụ) đều đượ c dựng trên nền đồn lũy xưa.

Page 373: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 373/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

959

Đông Nhung đại  tướng quân được nhân dân trong vùng hết lòngủng hộ. Bà đã xây dựng Tiên La thành khu căn cứ lớn đánh nhau với giặc2. Nhưng vài tháng sau, Đô Dương đại tướng quân phải rút về Cửu Chân(Thanh Hóa - Nghệ An nay), căn cứ Tiên La, chỉ còn lại nghĩa quân của

 bà Đông Nhung đại tướng. Quân Hán chủ tâm phá tan căn cứ Tiên Lacàng nhanh càng tốt. Vì vậy, chúng tập trung số quân lớn bao vây cácngả đường tiến đánh Tiên La vào đầu tháng 3 năm 43. Nghĩa quân chiếnđấu dũng cảm song vì thế giặc mạnh nên không phá nổi vòng vây. 

Đông Nhung đại tướng quân đã tự sát ở căn cứ gò Kim Qui vàongày 18 tháng 3 năm 43. 

Khu gò Kim Qui chính là đền Tiên La nay. Hàng năm, vào ngày  giỗ Bà, nhân dân bốn phương tụ về đây làm lễ tưởng nhớ công đức củaBà và thăm lại khu đền lịch sử. Qua bao năm tháng đền Tiên La đượcnhân dân và Nhà nước cùng tu sửa, ngày thêm khang trang đẹp đẽ, xứngđáng là  Di tích lịch sử  - Văn hóa Quốc gia để con cháu ngàn đời sauchiêm ngưỡng. 

Hội đền Tiên La mở vào ngày 16 tháng 3 âm lịch nhưng chính hộilại vào 2 ngày sau đó (ngày 17 và ngày 18 ) - đó là ngày nghĩa quân của

 bà Bát Nạn đã chiến đấu anh dũng với quân thù và cũng là ngày Bà hysinh tại gò Kim Qui - căn cứ lớn nhất của nghĩa quân ở vùng hạ lưu sông

Hồng.  Ngày chính hội được mở đầu bằng lễ rước kiệu thánh từ đền Rẫy

về đền Tiên La. Sau khi kiệu thánh đã về đền, người ta tổ chức các tròchơi chọi gà, đánh cờ, vật võ, múa rồng, múa sư tử. Nhưng vui nhất,cuốn hút và có ý nghĩa hơn cả là ở trò bơi trải và diễn trận. 

Trước cửa đền, 8 trải sắp sẵn dưới sông, theo hiệu lệnh cùng lao về phía cầu Buộm. Trên bờ dàn thành hai thế trận. Các cô gái chưa chồngtrong làng, đầu chít khăn mỏ quạ, tay cầm cung, nỏ hoặc gươm giáođóng làm quân của bà Bát Nạn còn các trai làng chưa vợ thì đóng giả làmquân giặc. Riêng cô đóng tướng Bà (Bát Nạn tướng quân) tay cầm cờ,lưng đeo gươm, áo dài buộc túm cao phía bụng. 

Theo các cụ cao tuổi sở dĩ có hai trò này, chính là để diễn lại cảnhquân Bà truy kích quân giặc trên sông và cảnh nghĩa quân chiến đấu bảovệ căn cứ gò Kim Qui. 

2 Hiện nay ở xã Đoan Hùng còn nơ i gọi là gò Dinh tươ ng truyền là một trong số đồn dinh

của ngh ĩ a quân.

Page 374: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 374/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

960

Trò diễn kết thúc trong tiếng hò reo vang dậy cả khu đền. Đã từ lâu, những trò chơi, trò diễn ở hội đền Tiên La đã bị lãng

quên. Thời gian tới, chắc chắn nó sẽ được khôi phục lại để bảo tồn cốtcách của hội đền Tiên La xưa./. 

P.T.N-P.M.Đ-P.T.L

Page 375: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 375/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

961 961

Hội Xuân làng Tống Vũ Nguyễn Thanh 

Làng Tống Vũ nay thuộc xã Vũ Chính, thị xã Thái Bình, xưathường mở hội xuân tại đình làng với nhiều trò đua tài giải trí. Hội vuixuân thường được mở ngay vào ngày mồng hai tết Nguyên đán. Theo lệxưa, làng vào đám tế  lễ thành hoàng vào trung tuần tháng 8 với các tròđấu vật, chọi gà, hát chèo, thi thả diều sáo... còn hội vui xuân chủ yếu làcác trò đua tài giải trí, trong đó chủ yếu là chơi đu và thi nấu cơm. 

Trước cửa đình cây đu được dựng lên bằng ba cây luồng dài chụm phần ngọn làm đỉnh. Trên đỉnh cây đu, một lá cờ hội lớn tung bay. Mộtchiếc đòn dằng ngang để treo giá đu. Từng đôi trai gái trong làng đuanhau đu bổng đua tài. Trên các trục đường làng, cây đu cũng được dựnglên cuốn hút cả trai thanh gái lịch các  làng về chơi đu. Ngoài chơi đu làcác trò chọi gà, tổ tôm điếm, tam cúc điếm nhưng sôi nổi nhất, cuốn hútdân làng nhất là cuộc thi nấu cơm của các giáp trong làng. So với tục thinấu cơm ở các hội làng khác của Thái Bình thì tục thi nấu cơm trong hộixuân làng Tống Vũ có khác ở chỗ nhiều việc phải tiến hành đồng thờinhư giã gạo, sàng sẩy, mò trứng, bắt vịt, leo cây chuối lấy lửa, nấu cơm.

Thường thì làng cử hai giáp tham gia cuộc thi. Khi có hiệu lệnh các giáptriển khai đồng bộ các công việc của cuộc thi. Trên bờ, các cối đá của cácgiáp có sẵn một đấu thúc, các cô gái nhanh tay giã bằng chày tay sao chonhanh để sàng sảy thành gạo trắng để nấu cơm. Dưới hồ một chàng traitrong giáp lội xuống mò trứng. Hồ rộng, trên mặt hồ cắm hàng chục câynêu để làm tiêu. Dưới chân hai trong số nhiều cây nêu đó thả một quảtrứng. Chàng trai phải nhanh nhẹn bơi lặn mò được quả trứng. Khi mòđược trứng xong mới được lên bờ để leo lên cây chuối có trát bùn để lấychiếc bùi nhùi rơm trên đỉnh cây chuối có rấm lửa sẵn. Cây chuối vốn rấttrơn lại trát bùn, người leo lại vừa ở dưới ao lên ướt sũng nên phải có kỹ

thuật cao mới leo được. Lấy được bùi nhùi lửa về điểm tập kết mọi người phải thổi nhanh thành lửa để nấu cơm. Một niêu cơm được treo trên mộtchiếc đòn khênh. Hai thanh niên khênh, chạy dọc theo trục đường trướccửa đình, một số người khác chạy theo đốt rạ rơm để nấu cơm. ở nhiềutục thi nấu cơm thì thường nấu bằng củi, bó thành những bó đuốc nên lửatập trung hơn, dễ tiếp hơn. Vì nấu bằng rơm rạ lại phải chạy trước gió nên lửa khó tập trung. Dân trong các giáp đổ xô ra chạy theo niêu cơmcủa giáp mình hò reo cổ vũ, hồi hộp chờ đợi kết quả. Khi cơm của giáp

Page 376: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 376/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

961962

nào chín thì trình ban giám khảo bấm giờ và kiểm tra xem chất lượngcơm và trứng đã chín đến độ nào. Quả trứng hấp trên mặt nồi cơm chínhlà quả trứng mò từ dưới ao trong cuộc thi. 

Kết quả được tính theo số điểm về thời gian, về chất lượng gạo nấucơm, về chất lượng cơm dẻo, thơm không sống, không khê, không ámkhói. Điểm từng phần cộng lại sẽ thành giải cho giáp nào nấu cơm nhanhnhất, cơm có gạo trắng nhất, sạch nhất, chín rền nhất và giải từng phần. 

Để có thể đoạt giải, tài năng của tập thể phải đồng đều ở từng côngđoạn. Từ thóc giã thành gạo phải sạch, không lẫn thóc khi sàng, khi sẩykhông còn trấu, còn bổi... Người mò trứng phải tinh, nhanh, leo cây

chuối lấy lửa phải nhanh, khỏe. Đốt rơm rạ nấu cơm phải khéo. Nhiềukhi có giáp đã lấy xong lửa, đốt lửa nấu cơm mà giáp khác vẫn loay hoaymò trứng dưới ao, lại có giáp hì hục mãi không leo được lên câu chuốitrơn bùn để lấy lửa. Trống, mõ, chiêng, lệnh cứ thúc dồn. Người thì vuisướng hò reo, người thì lo âu hồi hộp, chẳng may trứng không mò được,lửa không lấy được phải xin làng cho lửa nấu cơm thì cả giáp xúi quẩyđầu năm. 

Là một làng ven thị xã Thái Bình nhưng đến nay cứ mồng hai tết Nguyên đán hàng năm hội vui xuân chơi đu, thi giã gạo, mò trứng, lấylửa, nấu cơm vẫn được thanh niên nô nức tham gia. Điều đó chứng tỏ sứcsống trường tồn của các trò chơi dân gian mang sắc thái của vùng quênông nghiệp./. 

N.T

Page 377: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 377/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

963

Hội thi pháo đất làng Tuộc 

Nguyễn Thanh 

Làng Tuộc có tên chữ là Duyên Tục, xưa thuộc tổng An Lạc phủTiên Hưng, nay hợp với làng Duyên Trang thành xã Phú Lương thuộchuyện Đông Hưng. Thuở trước, làng Tuộc nổi tiếng là một làng văn vật,có phường múa rối nước cổ truyền, (có một số ý kiến cho rằng phườngrối nước này ra đời sớm nhất ở Thái Bình, trước cả phường rối nước làng

 Nguyễn). Hàng năm vào những ngày tiết lệ trong làng nhiều trò chơi, tròdiễn đua tài giải trí như diều sáo, pháo đốt, rối nước, cây bông, đấu gậy,múa kiếm, hát chèo... được duy trì nhiều ngày và tập trung ở 5 ngôi miếu, 2ngôi đình và ngôi chùa làng. 

Thuở xa xưa, trong một năm làng Tuộc có nhiều kỳ hội với nhữngđiển lệ khác nhau. Riêng hội đình Tuộc kéo dài nhiều ngày từ trung tuầntháng chạp đến trung tuần tháng giêng. Những năm trước cách mạngtháng Tám năm1945 hội làng Tuộc vào đám từ ngày 10-11, tế cá 21-11và rước giả (dã hội) vào 22-11. Những ngày hội làng có thi thả diều, hátchèo, đốt cây bông, vật võ và sự lệ tế cá được coi là thiêng liêng nhất.Bốn ông trưởng giáp của bốn giáp trong làng phải lo mỗi người có mộtcon cá trắm đen to, tươi sống mang tế thánh. Trong những ngày làng vàođám, nhà nào chẳng may có người qua đời, đành âm thầm tổ chức đámma, không được kèn trống gì. 

Trong các trò chơi dân gian ở làng Tuộc thì trò thi pháo đất thườngsôi nổi nhất và cuốn hút đông người tham dự nhất. Trò thi Pháo đấtthường duy trì vào tháng ba, khi làng làm lễ giỗ mẫu hoặc tế kỳ an, trùngvới những ngày hội đền Tân La. 

 Nguồn gốc của tục thi Pháo đất được lý giải là, vào thời Hai BàTrưng có một vị tướng cưỡi voi đuổi giặc qua vùng này bị sa lầy, dânlàng mang đất khô ném xuống đầm lầy cứu voi. Khi đất khô ném xuống,

 bùn bắn tung toé. Để kỷ niệm sự kiện này, thuở đầu tiên mới là thi némđất xuống đầm lầy, ai ném bùn tóe xa thì thắng cuộc, sau mới đến các thểthức thi quăng pháo. Lại có thuyết rằng khi giặc đóng quân tại vùng này,

 ban đêm dân làng đốt lửa, làm pháo đất tự hành (ném theo dây chuyền)tạo tiếng nổ dồn dập làm quân giặc hoảng loạn phải rút chạy. Thuở trước,không chỉ làng  Tuộc mà các làng Đún, Lác, Dô, Sàng, Vĩnh, Nguyễn,Cốc, Phạm... nay thuộc các xã An Châu, Đô Lương, Mê Linh, PhúLương, Liên Giang, Lô Giang... đều có các dài pháo tham gia thi đấu dài

Page 378: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 378/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

964

này với dài khác, làng nọ với làng kia. Những người chức sắc, giàu cótrong vùng thường đứng đầu dài pháo, nuôi con pháo (người làm pháo vàquăng pháo) trong nhà tập luyện để thi đấu, cũng là những Mạnh ThườngQuân như các ông trùm phường chèo, phường rối, trùm xới vật... Mỗilàng thường lập ra một hoặc hai dài pháo khoảng 15 người chuyên luyệntập, bí truyền về các ngón nghề làm pháo, quăng pháo để thi đấu với cáclàng. Trong nội bộ mỗi giáp cũng có thể lập một dài pháo với qui mô nhỏhơn để thi đấu trong làng. 

Tục thi diều sáo, pháo đất thường được duy trì vào cuối xuân, đầuhạ lúc chuyển mùa. Điều này đã được các cố lão trong vùng lý giải rằng

vào thời điểm đó tiết trời thường âm u, nặng nề dịch bệnh nhiều như đậumùa, dịch tả tràn lan phải có tiếng sáo diều trên không, tiếng pháo nổdưới đất xua tan ôn dịch. Mặt khác đây là những ngày nông nhàn, đànông mải mê cờ bạc, rượu chè, nghiện hút nên phải có các trò chơi vuinhộn để cuốn hút họ bớt các tệ nạn, xa hơn nữa, đây chính là những ngàytết năm mới của người Việt cổ trước khi ăn tết Nguyên đán theo lịchTrung Hoa.

Thoạt nghe, người người nghĩ rằng trò thi pháo đất cũng giản đơnvì đất và nước vốn là nguồn tài nguyên bất tận, vốn là hai thành tố cấuthành đất nước Việt Nam. Nhưng, nếu đi sâu tìm hiểu mới thấy đây làmột "nghề chơi cũng lắm công phu". 

Trước hết là khâu lấy đất làm pháo. Khắp vùng này chỉ có một doiđất thuộc làng Nguyễn, nay là xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng mớilàm được pháo dự thi. Dân các làng muốn làm pháo đất phải đến làng

 Nguyễn mua loại đất này. Chính vì vậy mà để giảm bớt tiền mua đất,hàng năm các làng thi xong lại phơi đất cho vào bao, vào chum, vại cấtkỹ năm sau đưa ra dùng, chỉ mua bổ sung thêm chút ít. Đây là loại đất sétmàu xám chì thuần khiết, ít có vị tanh của đất, khi hút nước có độ dẻocao, không nhão, ít bị dính tay, dính chân. 

Hàng năm đến kỳ lấy đất làm pháo, làng tổ chức lễ kỳ an, tế trời đấtở đình sau đó các dài cử người đi mua đất. Tùy theo số lượng pháo để

mua nhiều hay ít. Những quả pháo của các dài dự thi thường nặngkhoảng 20-25kg. Số đất lấy về phải lớn hơn vì còn phải lọc bỏ các tạpchất. Trước đây làng Tuộc duy trì nhiều hình thức thi pháo đất. Loại nhỏlà pháo nồi, làm tựa như chiếc nồi đất, đập xuống gây tiếng nổ. Cũng nhỏcỡ pháo nồi nhưng tung ngửa lên, xoáy xuống, đáy chạm xuống đất gâytiếng nổ gọi là pháo đấu. Loại vừa gọi  là pháo dưa hình bầu dục bằngchiếc quạt mo. Lại có loại pháo cỡ như pháo nồi, pháo đấu nhưng người

Page 379: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 379/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

965

quăng thành dây tạo tiếng nổ liên hồi gọi là pháo tự hành. Trong các loại pháo đất thì loại pháo do các dài pháo làm dự thi là công phu hơn cả. 

Đất lấy về được phơi khô đập nhỏ, giã lá ré hoặc lá gáo lọc lấynước dùng để nhào đất cho thật dẻo. Nước lá gáo hoặc lá ré có tác dụngkhử mùi tanh, hôi của đất lại làm cho màu đất đẹp hơn thành màu xámchì. Đất đã luyện dẻo được lát thành những miếng mỏng, nhặt hết nhữngxơ, sạn rồi đưa lọc qua vải để lọc sạch những hạt cát và tạp chất. Lọccàng kỹ thì độ dẻo càng cao, con pháo càng đỡ bị đứt. Sau khi đã hoànthành công việc làm đất, người ta dùng chiếc chiếu gấp đôi; khâu haimép chiếu vào nhau, để cối đất lên chiếu  khênh ra nơi thi đấu để làm

 pháo. Cối đất được vỡ thành hình bầu dục như mai rùa dài khoảng 1m,rộng chừng 0,5m, giữa mai rùa dày khoảng 7-8cm, quanh mép dày

khoảng 2-3 cm được khênh ra úp xuống khu vực làm pháo, cách đà pháochừng hơn 1m để tiến hành làm  pháo. Người được chọn làm pháo lànhững nghệ nhân có kỹ nghệ tinh xảo, tinh tay, tinh mắt. Vừa làm vừakiểm tra xem đất có bị lẫn tạp chất gì không. Xưa, thi pháo đất đã cóchuyện đối phương nén bỏ tóc vào đất, khi lọc không phát hiện được lúcquăng con pháo dứt theo vết tóc lẫn.

Mê pháo đất được tạo thành bởi hai phần mẹ pháo và con pháo.Thân pháo là phần giữa được gọi là mẹ, phần quấn quanh gọi là con.

 Người làm pháo bắt đầu từ việc làm mẹ pháo. Động tác đầu tiên là dùngngón tay làm cữ đặt giữa mê đất, xoay một vòng tròn, ngón cái là trụ,ngón giữa xoay tròn rồi dùng tay kia vừa gò vừa vuốt lên tạo thành thân

 pháo như một chiếc lệnh hình bầu dục, vừa nặn vừa vuốt mép pháo cho phẳng nhẵn. Khi phần mẹ hoàn thành, việc tạo phần con càng đòi hỏitinh nghệ hơn. Dùng ngón tay trỏ làm cữ, tay kia vừa bấm đất vừa bắt rahình con pháo như hình con rắn. Phầ n con rắn phía hông pháo to hơnmột chút, càng ra ngoài càng thon nhỏ dần. Độ to, nhỏ, dây, mỏng củacon pháo có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thi đấu.  

Khi pháo làm xong, có hiệu lệnh người quăng pháo bước vào vị trí.Hai người hộ tống đỡ hông pháo và nâng pháo đặt trên tay người quăng.

Đến lúc này kết quả cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào người quăng pháo. Đó là một lực sĩ đã tập luyện thuần thục các động tác. Hai chânđứng dạng ở thế xuống tấn, hai tay đỡ mê pháo thăng bằng xoay người180o, đưa pháo về sau và quăng thật nhanh sao cho đảm bảo các yêu cầu:quay người đủ 180o, pháo ném phải tới đà, pháo xuống phải chuông, kínhơi đủ độ. Khi pháo rơi xuống gây tiếng nổ, con pháo bung ra hai bênđập vào đà pháo làm bằng gỗ hoặc thềm gạch xây thành đà. Người ta đođộ dài của con pháo quăng ra để tính điểm cao thấp. 

Page 380: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 380/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

966

Cuộc thi pháo đất thường có ban trọng tài gồm ít nhất là ba người.Hai người cầm thước đo con pháo, một người tính điểm, ghi điểm. Khicon pháo văng ra đập vào đà thi đo chiều dài của con pháo, chỗ con pháogấp khúc hoặc đứt rời ra không được tính. Nếu đoạn đứt ra văng dínhtrên thân pháo gọi là gạc mai thì được đo thêm chiều dài của mẹ pháo.

 Những trường hợp gạc mai (con ấp mẹ) là điềm may hiếm có của dài pháo. Giải cho từng người là số đo cao nhất của con pháo, giải cho dài pháo là tổng số điểm cả dài. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng là danh tiếngcho dài nọ với dài kia gắn liền với tên tuổi người đứng dài. Để có đượcgiải cao đòi hỏi các khâu làm đất, làm pháo, người quăng phải thuầnthục. Khi người quăng nâng pháo trên tay là phút giây sôi động nhất vớitiếng hò reo của cổ động viên, tiếng trống mõ thôi thúc.  

Từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây, hội thi pháo đất làng Tuộc mở rộnghơn với mọi đối tượng cùng tham gia và đông đảo các làng đến tham dựthi đấu làm phong phú thêm các hình thức thể thao thượng võ mang sắcthái rất riêng của cư dân nông nghiệp miền duyên hải./. 

N.T

Page 381: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 381/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

967

hội đền thờ ông Lê Phụng Hiểu * 

Toan Ánh

Làng Từ Trọng phủ Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa có đền thờ ôngLê Phụng Hiểu, một danh tướng đời nhà Lý, thờ hai đời vua Lý Thái Tổvà Lý Thái Tôn. Đền xây ở rừng Mã Cương, một khu rừng của làng, giápvới thôn Hạc Đình. 

Làng Từ Trọng có nhiều thôn, thôn Hạc Đình là một. Thôn HạcĐình nằm dài theo dọc sông Tào, một dòng sông nhỏ chảy vào sông Mã.Từ thôn Hạc Đình nhìn ra, xa xa là cầu Hàm Rồng, chiếc cầu bắc từ núiLong qua núi Hổ như muốn lấy nhân công tô điểm cho cảnh thiên nhiênthêm cẩm tú. 

Đầu thôn Hạc Đình là bãi Giang Đình, một bãi đất rộng rãi mát mẻ đểhàng xã tổ chức hàng năm những cuộc vui đình đám ở nơi đây. 

Theo lời các cụ truyền lại, bãi này là mình một con Hạc với cái cổdài vươn lên thành con đường nhỏ chạy vào rừng Mã Cương. Con Hạcnày đứng một cẳng tạo thành con đường chạy thẳng tắp từ bãi Giang

Đình lên đê sông Tào. Cẳng thứ hai của con Hạc ghếch thành khúcđường mòn chạy từ bãi Giang Đình qua ngả cây đề, một cây đề cổ thụmọc ở trước thôn Hạc Đình, quanh vào trong thôn. Các cụ bảo cây đề làcái cựa của bàn chân con Hạc. 

Đền ông Lê Phụng Hiểu ở rừng Mã Cương, hàng năm dân làng mở hội từ ba mươi Tết năm trước đến hết ngày mồng bảy tháng Giêng nămsau.

Thần tích 

Ông Lê Phụng Hiểu, người làng Băng Sơn, phủ Thanh Hóa, sau làxã Dương Sơn, phủ Hoằng Hóa. Ông người to lớn râu ria xồm xoàm sức

vóc khỏe mạnh. Thuở nhỏ nhà nghèo, ông phải làm nghề tiều phu kiếmăn. Nói về sức mạnh, ông có một thần lực, và về sức ăn khỏe cũng ít aisánh kịp. Mỗi bữa ông ăn hết một nồi mười cơm (nồi mười là chiếc nồithổi cơm đủ cho mười người khỏe mạnh ăn). 

* Theo N ế  p cũ ; H ội hè đ ình đ ám (quyển thượ ng), tái bản Nxb thành phố Hồ Chí Minh,

1992.

Page 382: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 382/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

968

Khi đi đốn củi, ông không cần búa rìu gì cả, chỉ dùng tay hoặc nhổhoặc bẻ, tùy theo cây to hoặc cây nhỏ. Ông lại chạy nhanh bước dài, nhờ ở sức vóc to lớn. 

Một hôm, Lê Phụng Hiểu đi kiếm củi trở về, vai gánh một đầu làmột bó củi, còn đầu kia là một bó tre nguyên bụi, còn cả gốc rễ do ôngnhổ lên. Trên bụi tre có một con cò trắng ông đã bắt được ở bên bờ sôngMã.

Ông về đến nửa đường, được tin nhà vua đang kén người có sứckhỏe để sung vào quân túc vệ, ông liền đặt gánh củi xuống rồi hai tay ômhai bó củi ông quăng vèo đi hai nơi. Ông quyết bỏ nghề tiều phu để sung

vào đoàn quân túc vệ của nhà vua. Bó củi bị ông quăng tới tận làng Buông, còn bụi tre rơi đến thôn

Hạc Đình, hai nơi cách xa nhau hàng nửa ngày đườ ng.

Sung vào quân túc vệ, ông lập được nhiều công trạng với nhà Lý,được phong làm Đô Thống Thượng Tướng Quân. Năm 1044, khi vuaThái Tôn đem quân đi đánh Chiêm Thành, ông được cử làm tiên phong

 phá tan được giặc. Ông chết năm 77 tuổi. Ông được phong làm PhúcThần và được tất cả các thôn xã từ Hạc Đình tới Kẻ Buông thờ phụng. 

Trên là thuật theo thần tích xã Từ Trọng. Theo ông Phan Kế Bính trong  Nam Hải dị nhân, khi vua Lý Thái

Tôn đi đánh Chiêm Thành trở về, định phong thưởng cho ông, nhưngông từ chối, không nhận tước thưởng, xin đứng ở trên núi Băng Sơn, némmột thanh đao ra ngoài hễ rơi xuống chỗ nào, thì xin đất đến đấy để lậpnghiệp. 

"Vua ưng cho như thế. Phụng Hiểu đứng ở trên núi, ném một thanhđao ra ngoài mười dặm, sa xuống cắm vào làng Đa Mỹ. Vua mới banruộng thưởng cho đến chỗ cắm đao tính ra được hơn nghìn mẫu. 

Từ đấy ruộng thưởng cho công thần gọi là ruộng thác đao (nghĩa làcắm đao) là do sự tích ấy. Phụng Hiểu hết lòng thờ vua, biết điều gì nóiđiều ấy, mà đi đánh trận nào cũng được. Đến năm 77 tuổi mới mất. Dân

làng lập miếu thờ làm Phúc Thần, lịch triều có phong tặng cả." Qua thần tích và sự tích kể trên, tuy có điều hơi dị biệt, nhưng tựu

trung ông Lê Phụng Hiểu vẫn là một bậc trung thần phò vua giúp nướcnên được dân chúng đời đời hương khói phụng thờ.  

Trở lại thần tích, theo các cụ kể lại thì bó củi ông Lê Phụng Hiểuném vào kẻ Buông dần dần mọc thành một rừng cây nay gọi là rừngBuông. Còn bó tre có con cò trắng ném vào thôn Hạc Đình nay mọc

Page 383: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 383/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

969

thành một rừng tre được đặt tên là rừng Trúc Cương, nhưng dân làng TừTrọng quen tục gọi là rừng Mã Cương. 

Rừng Mã Cương có rất nhiều cò vạc, chúng oang oác kêu suốt đêmngày như muốn nhắc lại công trạng hiển hách của Đô Thống ThượngTướng Quân Lê Phụng Hiểu, mà đền thờ ở ngay ven rừng tục gọi là đềnMã Cương. Các cụ bảo đấy là cháu chắt con cò đã đậu trên bụi tre thuở trước. 

Tục lệ ngày hội Cũng như bất cứ hội nào, hội đền Mã Cương lấy sự cúng tế Đô

Thống Thượng Tướng Quân là việc chính, nhưng bên cạnh sự tế lễ, hội

đền Mã Cương còn có nhiều những tục lạ, phản ảnh phần nào dân tìnhtrong vùng và lòng kính trọng của người dân đối với vị Thành hoàng võtướng đời nhà Lý này. 

Tảo mộ cuối năm. Cùng với những cuộc tế lễ tại đền Mã Cương, hội nơi đây bắt đầu

 bằng cuộc tảo mộ tập thể của dân làng, nhất là của dân thôn Hạc Đình. Mỗi gia tộc gồm nhiều gia đình kéo nhau tới bãi tha ma cuối thôn

để thăm viếng mồ mả gia tiên, đắp lại nấm, cuốc đi những cỏ dại, nhổ đinhững cây hoang, và cắm hương mời các cụ về hưởng tết nguyên đáncùng con cháu. Những người đi làm ăn nơi xa xôi, mỗi năm một lần, họ

đều nhân dịp nghỉ tết về làng dự cuộc tảo mộ tập thể này. Rất vui và rấtnhộn nhịp. Ông già, bà cả, người lớn trẻ em, thanh niên nam nữ đều cómặt tại bãi tha ma, người mặc nâu sồng theo lối quê mùa, kẻ áo quần lòeloẹt theo lối thị thành. 

Trời cuối năm rét căm căm, người người đều có áo bông áo dạ,nhưng trước cảnh tấp nập của dân làng, cái rét như có phần dịu đi. Thỉnhthoảng có một vài tràng pháo nổ, xác pháo hồng bay như muốn đánh tancơn lạnh, và đem sự ấm cúng lại cho bãi tha ma.

Cả thôn Hạc Đình đều có mặt tại bãi tha ma. Mùi hương thơm bayngào ngạt từ những ngôi mộ hòa lẫn cùng mùi thuốc pháo.  

Tế tiên thường. Tảo mộ kéo dài cho tới gần trưa, mọi người mới kéo nhau về đình

Mã Cương xem tế tiên thường, cuộc tế để chuẩn bị đón rước ngài Thànhhoàng về vui hưởng Tết với dân làng. 

Hội tấp nập rộn rã từ lúc tinh sương ngày ba mươi Tết cho đến lúcgiao thừa.

Page 384: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 384/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

970

 Nghi thức tế tiên thường giống như những cuộc tế lễ tại bất cứ nơinào. Tế tiên thường vào giờ Hợi cuối năm trước, trước giờ Tý đầu nămsau.

Đúng giờ giao thừa, dân làng làm lễ giao thừa rồi ai về nhà nấy.Hội hè tạm dừng trong ba ngày tết, rồi lại mở tiếp từ ngày mồng bốn chođến hết ngày mồng bảy tháng giêng. 

Thi tuyển nữ quan. Đây là một tục đặc biệt của thôn Hạc Đình, tuyển lựa những trinh

nữ để tham dự những buổi hát lễ mừng đức Thành Hoàng và lo việc cỗbàn dâng cúng Ngài.

Tuy đền Mã Cương thuộc về địa phận thôn Hạc Đình xã Từ Trọng,nhưng cuộc tuyển lựa trinh nữ này mở rộng cho tất cả các thanh nữ thuộccác thôn xã thờ Đô Thống Thượng Tướng Quân. Muốn dự cuộc tuyểnlựa này, các thanh nữ không những phải còn là con gái mà phải là nhữngcô chưa hề bị mang tai tiếng về nết na của mình, nhất là đức hạnh về

 phương diện trinh thục. Những kẻ lẳng lơ không dám tham dự. Các cụthuật lại rằng trước kia, làng đã kén chọn một cô chưa chồng nhưngkhông còn nguyên con gái, cô đã ăn vụng thầm lén dân làng trong đườnghoa nguyệt, khi cô vào dự lễ ca hát, cô vừa bước chân vào nhà bái đình làcô ngã xỉu chết ngất. Người nhà khiêng cô về, tới nhà cô tỉnh lại. Cô

không dám tham dự các buổi hát lễ cũng như sửa soạn lễ vật. Dân làng phải kén một cô khác thay thế. Cô kia thuật lại: cô vừa bước chân vào nhà bái đình, cô thấy một vị quan hầu cầm vồ đập vào đầu cô và bảo: 

Thân mày đã ô uế, ai cho mày vào đây! Đối với dân chúng vùng này được kén vào hàng trinh nữ hầu Ngài

là một điều vinh dự, bởi vậy số thiếu nữ tham dự cuộc thi tuyển đônglắm. Chính bố mẹ các cô cũng muốn các cô được tuyển chọn và nhiều bàmẹ đã dạy bảo các cô những điều cần thiết để các cô có thể thắng đượctrong cuộc thi, nhất là những điều về nữ công bếp nước. 

Cuộc thi tuyển nữ quan được tổ chức ở bãi Giang Đình. Trước bãi,

một con đường thẳng tắp chạy tới đền Mã Cương. Sau bãi là một đầmnước không sâu lắm, nước thường chỉ đến bụng, dân chúng quen gọi làđầm Giang Đình. Chính đầm Giang Đình này là trung tâm cuộc thi. 

 Đồ xôi và thổi cơm. Một trong các môn thi chính để tuyển nữ quanlà đồ xôi và thổi cơm. Thực ra hai công việc này, đã gọi là phụ nữ Việt

 Nam, trừ những bọn vô dụng mấy ai mà không biết, nhưng thổi cơm vàđồ xôi lại là những công việc rất khó khăn vì không phải các nữ thí sinhđược thực hiện công việc này ở ngay trong bếp mà ở trên thuyền bơi trên

Page 385: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 385/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

971

mặt đầm Giang Đình, ngay ngoài trời, có khi gặp buổi mưa phùn hoặcgặp gió đầm thổi lùa tứ phía. Hơn nữa, dùng để nấu cơm, đồ xôi, khôngai được dùng than củi của riêng mình, mồi nấu do ban giám khảo phân

 phát và gồm toàn bã mía còn tươi khó bén lửa và rất dễ tắt nếu thí sinhhơi vụng về trong việc gây bếp và nhóm lửa. 

Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh sương ngày giáp Tết.Sáng hôm đó, dọc theo bờ đầm Giang Đình, dân làng đã cho neo

sẵn hàng trăm chiếc thuyền thúng, một loại thuyền nan tròn như cáithúng, nhưng có cặp thêm ở hai đầu hai vành bơi chèo, tạo cho chiếcthuyền thúng thành một hình thoi nhọn hai đầu. Hàng năm dân làng phải

tuyển cho ngày hội 48 trinh nữ, nhưng số nữ thí sinh tham dự thường trênhàng trăm, có khi đến hai trăm. Sau tiếng trống lệnh đầu tiên của ban tổ chức, các nữ thí sinh, mỗi

cô xuống một thuyền, mang theo đồ rau hoặc kiềng ba chân để làm bếpcùng với mọi vật liệu cần thiết: rơm ướt làm đóm, bã mía tươi làm mồinấu, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ... 

Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bắt bếp, đặt nồi vo gạocho sẵn sàng rồi chờ hồi trống thứ hai của ban giám khảo trên bãi GiangĐình ra lệnh bắt đầu cuộc thi. Một hồi trống dài điểm thêm ba tiếng saucùng! Tiếng trống dứt, cuộc thi mới bắt đầu, lúc đó các nữ thí sinh mới

được nhóm lửa, nhóm cả bếp đồ xôi lẫn thổi cơm. Mỗi cô được phépmang xuống thuyền hai cỗ bếp, hoặc đồ rau, hoặc kiềng. Trong cuộc thicác cô được tự do muốn làm sao thì làm, thổi cơm trước hay đồ xôi trướctùy ý, miễn cho nhanh chóng, xong sớm để chèo thuyền vào bờ nộp cơmvà  xôi lên ban giám khảo. Các cô xong trước được thêm điểm nhanh  chóng, nhưng cơm phải ngon, xôi phải dẻo. Nếu nồi cơm trên sống dướikhê, tứ bề nát bét   và chõ xôi rắn nát thì dù các cô có xong sớm cũngđừng hy vọng gì đến sự trúng tuyển. 

Thực ra, tài thổi cơm, đồ xôi của các cô cũng không hơn kém nhaumấy, vì cô nào cũng đã luyện tập tinh xảo. Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, và phải giữ sao cho thuyền khỏi tròng trành,thuyền thúng lại là loại thuyền rất nhẹ dễ tròng trành và thuyền đã tròngtrành, bếp lửa hướng ra phía gió, dễ tắt. 

 Ngày hội lại gặp  bữa mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộcthi vất vả. Nếu mưa phùn lại biến thành mưa nặng hạt, lại là một điềumay cho các cô, các cô sẽ được lên bãi Giang Đình, trổ tài bếp nước dướinhững mái tranh. 

Page 386: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 386/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

972

Thực ra, để sửa soạn dự cuộc thi tuyển này, các cô đã luyện tập ítnhất cũng từ một tháng để trau dồi nghệ thuật thổi cơm nấu xôi ngoàimưa phùn. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt,cách thức thổi lửa mỗi khi bếp tắt, nhất là cách chọn hướng kê bếp theochiều gió giúp đỡ cho việc nhóm bếp cũng như cách che bếp làm sao cholửa cháy dưới nồi được điều hòa, không bị gió tạt đưa ra ngoài bếp. Lửacó giữ đều, gạo trong nồi mới sôi đều, gạo trong nồi mới nở đều, cơmmới ngon, xôi mới dẻo được. Các cô cũng lại am tường cách ước lượngthời gian từ lúc nước sôi đổ gạo vào nồi, chét nồi đáy chõ xôi cho đến khichín dẻo đúng mức; các cô dùng những nén hương đốt cháy và trôngtheo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.  

Cuộc thi đồ xôi, thổi cơm mất buổi sáng. Trong khi các nữ thí sinh làm bài thi ở dưới đầm, ở trên bãi Giang

Đình, dân làng đông đúc đứng xem, trong số đó, có rất nhiều bà mẹ đãtừng huấn luyện cho con gái, sốt ruột chờ đợi kết quả chõ xôi nồi cơmcủa con. 

 Làm bánh. Món thi thứ hai trong việc tuyển nữ quan là làm bánh.Mỗi thí sinh phải làm một hoặc hai thứ bánh theo sáng kiến của mình,

 bánh có thể làm bằng bột gạo thường hoặc bột lọc và chế hóa tùy theo ýmuốn và tài năng của các cô. Các cô lại phải đặt tên cho thứ bánh của

mình làm. Thường công việc đặt tên này do các ông hoặc cha đã tìm chữđặt trước cho các con. Thí dụ bánh: Song phượng  tề phi hai con phượng cùng bay. Chiếc

 bánh có thể to bằng cái mâm, bột lọc trong suốt, duy có hình hai con phượng đang bay có nhân đậu xanh làm nổi mình phượng nằm trên mâmbánh.

Một thí dụ khác: Lý ngư vượt vũ môn, cá chép vượt vũ môn. Đây lànhắc lại tích cá thi để hóa rồng. Một giòng thác chảy mạnh bằng bột lọc,mé dưới có dăm ba con cá chép bằng bột trắng mang cá hồng hồng nhưmuốn vượt ngọn thác. 

Thêm một thí dụ thứ ba: Mẫu đơn phú quí . Hoa mẫu đơn là hoa phúquí. Chiếc bánh là một bông bạch mẫu đơn lớn, có hai chiếc lá xanh, bộttrắng nhuộm xanh, một chiếc mang chữ Phú và một chiếc mang chữ Quí, hai chữ màu vàng hoặc đỏ. 

Đại để các kiểu bánh đều mang những tên cầu kỳ, dùng các thứhoa, các loài chim, tứ linh, long ly, qui phượng hoặc các điển tích đề chotên thật đẹp. Tên đẹp mà bánh lại phải ngon mới được làng lựa chọn.  

Page 387: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 387/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

973

Cô nào qua được cả hai môn thi trên được lựa làm nữ quan để dựnhững cuộc ca hát thờ thần, và các cô cũng là những người có trọng tráchsửa soạn cỗ bàn để dâng Ngài. 

Ca hát thờ thần. Trong những buổi lễ thờ thần, các trinh nữ đã được tuyển lựa được

tham dự  Hát Trải để mừng Ngài. Hát Trải nghĩa là vừa bơi trải vừa cahát. Trải là một loại thuyền dài, khi bơi trên sông cần phải có nhiềungười bơi hoặc ngồi ở giữa thành một hàng hai tay hai bơi chèo hai bên,hoặc ngồi thành hai hàng ở hai bên cùng bơi theo nhịp người cầm lái.Thường trong trường hợp hai hàng tay chèo, người ta dùng bơi chèo

ngắn, trái lại chỉ có một hàng tay chèo ở giữa, người ta dùng bơi chèodài.

Trải ở đây chỉ là hai thuyền rồng, hàng ngày để thờ trong đền, ngàyhội mang ra đặt song song trước sân đình, chầu vào bàn thờ Đô ThốngThượng Tướng Quân. Mỗi thuyền rồng có mười hai cặp bơi chèo  sơn soncho hai mươi bốn nữ thủy thủ, chính là các cô trinh nữ đã được dân làngkén chọn qua cuộc thi ngày giáp Tết. 

Trong khi tế lễ, các cô ngồi vào thuyền rồng, mỗi chiếc thuyền haimươi bốn cô, các cô vừa chèo thuyền cạn vừa ca hát để chầu thần. Lẽ tất  nhiên việc chèo thuyền cũng như việc ca hát các cô phải tập trước, tập từ

trong năm, từ trước khi dự cuộc thi tuyển nữ quan của làng. Việc luyệntập này rất khó khăn, có luyện tập mới dai sức để có thể bơi trải trongsuốt buổi tế kéo dài hàng giờ. 

Có cô lại phải tập múa và tập hát ở nhà một người Quản giáp.Muốn hát được các cô phải học thuộc lòng những bài hát thờ có sẵn,thường dùng tại các nơi đền điện mà dưới đây là mấy bài tiêu biểu.

Bài Dâng nhang:

"Một nén hương thơm thấu chín tầng,  Kính trời, kính đất, kính linh thần. Chữ rằng nhất niệm thông tam giới, 

 Mừng vua muôn tuổi trị muôn dân. 

 Một nén hương thơm thấu cửu thiên,  Mây lồng năm thức nguyệt lồng in.  Kính thành những bén duyên hương lửa,  Rờ rỡ vinh hoa ức vạn niên."  

Page 388: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 388/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

974

Bài Nhạc hương. "Thông minh chính trực vị chi thần, 

 Biến hóa vô cùng đức đại tân.  Mừng vua có sắc phong choi chói,  Đệ nhất vua, đây Thượng đẳng Thần. 

 Múa Bài bông. Trong các lối ca hát ở Hạc Đình lối ca múa bài bông bắt đầu cho các buổi tế lễ. Ca và vũ hòa điệu với nhau  theo nhịp trốngnhịp đàn. Lối ca vũ này thường thấy tại các đền điện khi hội hè có múahát, nhất là khi có các nữ quan, nghĩa là khi có các trinh nữ trong làngđược tuyển để tham dự. Cũng có nơi không phải là các thanh nữ ca múamà do đàn ông trong làng, những người đã được kén chọn và chỉ địnhtrước. 

Múa bài bông cần đông người. ở Hạc Đình số này gồm tất cả các côđã được tuyển lựa ngày giáp Tết. Lúc múa mỗi cô cầm một chiếc quạtnhỏ. Thoạt mới vào, các cô chia làm hai hàng quì ở trước hương án, haitay nâng chiếc quạt lên khỏi đầu. Một cô đứng đầu đóng vai Tiên Đồnglên khai mạc cuộc múa bằng một bài hát: 

"Tiêu dao lồng lộng Thiên Đình 

Tật tốc giáng dương trần bộ bộ 

 Khâm thừa Phật tổ, Giáng hạ trần."  

Hát xong mấy câu trên, Tiên Đồng hát tiếp mấy câu nói lối: "Như tôi nay tiên ông trao chức 

 Ngô biểu tự Tiên Đồng  Truyền ca nhi Nam, Bắc, Tây, Đông  

 Đều múa hát dâng hương Thượng Đế."  Hết câu hát, tất cả các cô khác đều đứng lên vừa múa vừa hát, các

cô vừa múa vừa lượn trước bàn thờ, theo một hàng lối đã tập trước trông

rất nhẹ nhàng. Sau múa bài bông là bơi trải chèo thuyền rồng: Trong các buổi tế lễ cũng còn những điệu múa khác như múa Tứ

linh, múa Đèn v.v... mỗi điệu múa lại có bài ca riêng./. 

T.A

Page 389: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 389/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

976

Lễ hội làng Trà Cổ 

Bùi Văn Vượng 

Trà Cổ thuộc huyện Hải Ninh giáp biên giới Việt Trung, cách HònGai - thủ phủ tỉnh Quảng Ninh trên 200km. Như vậy, từ Hà Nội tới TràCổ theo đường bộ hay đường thủy đều trên 350km về phía đông bắc.  

Trà Cổ không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không chỉ có

nhiều di tích lịch sử và danh thắng, mà nơi đây còn có những hoạt độngvăn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc. Hội làng là một trong nhữngsinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền đặc sắc và độc đáo nhất ở làng TràCổ. 

ở Trà Cổ, hội làng hàng năm trước đây diễn ra suốt bảy ngày, từ 30tháng 5 đến 6 tháng 6 (âm lịch). 

 Nhưng trước đó, bắt đầu vào ngày25 tháng 5, đoàn thuyền đi rướcđã lên đường từ Trà Cổ về Đồ Sơn (quê Tổ) đã trở về tới Trà Cổ. Thuyềnđi tới Đồ Sơn phải mất 3 ngày, nhưng khi trở về Trà Cổ chỉ trong vòng 2ngày. Tục truyền rằng, do tổ tiên phù hộ, nên thuyền về nhanh hơn. Thực

ra, lúc thuyền đi thì ngược gió, về thì xuôi gió nam. Ngay đêm ấy, nhândân Trà Cổ bắt đầu tổ chức đón rước, gọi là "lễ rước nhang" theo nghithức cổ truyền của mình, đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút.  

Sáng 1 tháng 6 (âm lịch), từ 7 giờ đến 11 giờ, người ta tổ chức lễrước Vua ra  bể (còn gọi là rước Vua ra miếu). 

Sau đó là cuộc thi các "Ông Voi" (thi lợn) tại sân đình, rồi nhữnghoạt động văn nghệ dân gian (hát đối đáp nam nữ, hát ả đào, múa hát...)kéo dài suốt những ngày hội rước vừa trang nghiêm lại vừa sôi nổi tạiđình Trà Cổ. 

Đình Trà Cổ được dựng cách đây 300 năm, thờ các vị Tổ (thànhhoàng) làng Trà Cổ, nay là xã Trà Cổ. Tổ tiên của dân Trà Cổ vốn ở ĐồSơn, làm nghề đánh cá, có lần đi biển đã cập bến ở đây. Thấy đất tốt,cảnh đẹp, bèn cùng nhau ở lại, phát cây dựng nhà, sinh cơ lập nghiệp vàcác cụ không về Đồ Sơn nữa. Ngày nay, vùng Trà Cổ - Bình Ngọc cònlưu truyền câu ca dao: 

"Dù ai buôn bán trăm nghề, 

 Mồng mười tháng tám thì về chọi trâu". 

Page 390: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 390/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

977

ấy là câu ca để nhớ ngày về dự hội chọi trâu, đấu vật, đấu võ có lễdâng hương và rước đuốc ở trong quê gốc. Không mấy người dân Trà Cổkhông ao ước được về Đồ Sơn là vì thế. Thật khó mà đoán được do cố ýhay ngẫu nhiên, người Đồ Sơn xưa lại chọn Trà Cổ để định cư, cả hai nơiđều là cảnh "sơn thủy hữu tình", đều trở thành bãi biển  du lịch, nghỉ ngơinổi tiếng! 

Dân gian đồn đại rằng ở Bình Ngọc có ông Quản Tiến, một ngườicó kiến thức sâu rộng. Nhà ông có một tủ sách lớn, nhiều người thườngđến mượn đọc. Ngày chúng tôi đến tìm hiểu địa phương có tiếp xúc vớiông. Ông Quản cho biết: cụ thân sinh ra ông có lần đem lời hai anh em

cụ Tổ nói với nhau để dạy con cái trong nhà: "ở đây ăn bổng lộc gì, lộcsắn thì chát lộc si thì già!" - "ở đây vui thú non tiên, cắm thuyền lọc nướclấy tiền nuôi nhau"... 

Một đôi câu đối chữ vàng treo giữa đình Trà Cổ còn ghi: 

"Đồ Sơn ngật nhi hinh hương địa, 

Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ". 

Tạm dịch là: 

"Trà Cổ nguy nga đình tưởng niệm 

 Đồ Sơn sừng sững đất thơm hương" .

 Ngôi đình Trà Cổ hiện nay không thấy dấu vết ván bưng ở xungquanh và ở hậu cung. Nhưng sàn gỗ  vẫn giữ nguyên. Trong đình hiệncòn bức hoành phi ghi rõ sự đóng góp xây dựng đình của những ngườithợ tài năng từ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bức hoành phi treochính giữa cửa đình có dòng lạc khoản: "Thanh Hóa tỉnh, Hoằng Hóahuyện, Đạt Tài thôn, mộc tượng trú ngụ tiến cúng" - có nghĩa: Nhữngngười thợ mộc thôn Đạt Tài, huyện Hoằng

Hóa, tỉnh Thanh Hóa trú ngụ tại Trà Cổ cung tiến. 

Các cụ ở đây còn nói rằng: đình Trà Cổ còn thờ Nguyễn Hữu Cầu

(Quận He), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê Trịnh. Đồng thời cũng thờ Tứ vị thánh nương, những thần của biển cả, của

nước triều và chủ loài hải sản. 

 Ngày nay, các nhà khoa học đánh giá cao ngôi đình này khôngnhững về mặt kiến trúc, điêu khắc, qui mô xây dựng, mà còn về mặtkhẳng định chủ quyền lãnh thổ và tự cường văn hóa Việt Nam ở địa đầuđông bắc của Tổ quốc. 

Page 391: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 391/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

978

 Ngôi đình được xây dựng, chạm khắc bằng gỗ lim. Theo các cụ ở địa phương, gỗ làm đình Trà Cổ được lấy từ đảo Vĩnh Thực và các cánhrừng quanh khu vực bán đảo Trà Bình. 

Hội làng diễn ra tại ngôi đình đáng tự hào ấy. 

Mỗi năm, ở Trà Cổ, người ta cắt đặt 12 ông đám lo toan cuộc rước,cuộc thi. Mỗi ông đám nuôi trong suốt cả năm một con lợn to gọi là "ÔngVoi" (lúc nào cũng gọi "Ông Voi", chứ không gọi là lợn). Các ông đámtuyệt đối giữ kín bí quyết nuôi lợn của mình, sao cho lợn của mình chónglớn nhất, to béo nhất. 

Trong ngày thi, tại sân đình, 12 ông đám đều đem "Ông Voi" củamình ra thi, thành hai hàng hai bên sân. Các "Ông Voi" đều cho vào lồngcũi. Cũi làm bằng gỗ tốt, rất đẹp, trang trí hình uốn lượn. Mỗi cũi như thếđều có bốn người khênh. Chiếc đòn khiêng bằng tre, hoặc gỗ, hình conrồng, chạm khắc tinh xảo, óng chuốt. Trên cũi có phủ một tấm vải đẹp,tùy ý chọn màu sắc, kiểu dáng. Giải thưởng lớn được trao tặng cho ôngđám nào có "Ông Voi" to béo nhất, cũi được trang trí đẹp nhất. 

Lễ rước vua cũng rất đặc sắc, độc đáo. Đi đầu đám rước là nhữngngười cầm mã tấu, kiếm, trùy, cờ đình, bát âm, bát bửu... theo hai hàngdọc, cách đều nhau. Cầm bát bửu gồm có 8 người, mặc quần áo trắng, độikhăn xếp đen, thắt lưng màu xanh, đỏ. Mỗi người đều trong tư thế tay trêndưới như cầm giáo, chân bước đều nhau. 

Tiếp đến là một người cầm cờ vía, mặc áo đỏ có dây đai lưng thêuchỉ vàng hình rồng, phượng tuyệt đẹp. Dây đai lưng màu xanh, được thắtgọn, giắt nút, không để đầu dây lưng buông thõng ra ngoài. Người cầmcờ vía xưa kia, theo qui định, phải là con cháu những người chức sắctrong làng. Sau này không theo qui định ấy, mà chỉ chọn người có tưcách tốt, trẻ đẹp, cường tráng. 

Sau ông cờ vía nói trên là 12 ông đám  với những người khiêngkiệu. Đòn khiêng kiệu gọi là đòn rồng. Đi sau họ có 2 cô đào (ả đào),

thường là người Vạn Xuân chuyên hát ả đào, vừa đi vừa hát, có trống phách đệm theo. 

Cuối cùng là đoàn chức sắc và quần chúng đông đảo, đi thành mộthàng dài. Mọi người trong đoàn rước đều ăn mặc chững chạc, đi đứngnghiêm trang, nhưng nét mặt ai cũng vui vẻ, viên mãn. 

Từ ngày 3 đến 5 tháng 6 (trong ba ngày), 12 ông đám chia phiênlàm cỗ (cũng như việc làm khao ở đồng bằng Bắc Bộ). Mỗi ngày có 4

Page 392: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 392/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

979

ông đám rước cỗ ra đình tế thần, hai ông làm món ăn mặn, hai ông làmmón ăn chay. 

- Mặn: 2 con gà, 2 con phượng (thay bằng ngỗng) luộc sẵn, tạodáng bay lượn; có các loại chả, các loại thịt chế biến thật ngon, hình thức

 bày đẹp. 

- Chay: đủ các loại bánh, xếp thành từng tầng, đầy các thùng lớn bằng gỗ. Người ta không đựng bánh trong các quả bằng gỗ sơn son thếpvàng như các nơi khác. Các thùng bánh đều buộc chéo bằng lạt tre to bảnnhuộm phẩm hồng, tựa như cách buộc bánh chưng bằng lạt đỏ để bày

 bàn thờ trong ngày Tết nguyên đán. Mỗi thùng bánh khá to, có hai ngườikhiêng.

Hai cỗ mặn, hai cỗ chay đều được đem bày tế lễ, độ một tiếng đồnghồ thì hạ xuống. Cỗ của ai thì đưa về nhà người ấy, được bày ra cácmâm son, mời mọi người cùng ăn. 

Trong những ngày lễ hội, các gia đình ở Trà Cổ đều làm cỗ. Nhànghèo thì làm cỗ nhỏ để vui vẻ gia đình. Nhà khá giả thì làm cỗ to thếtđãi họ hàng, bạn hữu. Riêng 12 ông đám thì mời họ hàng gần xa, bạn bèvà chức sắc trong làng xã, kể cả ở nơi xa, tới ăn khao với mấy chục mâmcỗ. Các vị được ngồi chiếu đình đều thi tài làm cỗ, nấu ăn. Các gia đìnhthì mỗi ngày chỉ một người làm cỗ, nấu ăn cho cả nhà, nấu ăn giỏi haykém đều không dấu ai được. 

Đây chính là hội thi nấu ăn, thi làm cỗ. 

Thi làm cỗ, thi chăn nuôi lợn trong ngày hội ở Trà Cổ có ý nghĩakhuyến khích sản xuất và sáng tạo thẩm mỹ. Nhưng quả thật quá tốnkém. Nếu như mỗi thành viên trong cộng đồng người Trà Cổ không buôn

 bán lớn, sản xuất giỏi, có thu nhập cao thì không thể nào duy trì đượcnhững ngày hội hằng năm như thế! 

 Người Trà Cổ duy trì được lễ hội lâu đời, đặc sắc và tốn kém nhưthế, bởi đời sống nhân dân nói chung trong xã là khá giả, sung túc. Người

Trà Cổ phần lớn là dân buôn; nghề làm ruộng, đánh cá và đi buôn đanxen mùa vụ đã thành tập quán lâu đời. Ông Bùi Thời, cán bộ Tổng Liên

đoàn lao động Việt Nam, người làng Trà Cổ, nguyên là cán bộ lãnh đạo ở Hải Ninh trước đây, có cho biết: Người nhận nhiệm vụ ông đám thì cảnăm ấy tập trung nuôi một con lợn dự thi, gọi là "Ông Voi". Quanh nămđi buôn bán, thấy ở đâu có sơn hào hải vị thì  mua tích lại chuẩn bị làmđám. Giới hạn tuổi của người làm đám chỉ từ 22 đến 33 tuổi. 

Page 393: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 393/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

980

Trở lại hội làng, ngày cuối cùng của hội làng Trà Cổ là mồng 6tháng 6 - với sinh hoạt nổi trội là múa bông. 

Trong ngày múa bông, người dân Trà Cổ khẩn cầu đất trời, thầnlinh phù hộ mình đánh bắt được nhiều tôm cá, buôn bán phát tài, mùamàng tươi tốt, no ấm. Các ông mo hô lên câu cầu khẩn, còn dân làng thìnghe và hưởng ứng "ạ" theo. Thí dụ: 

Hô: "tôm bạ cá vào đầy đồng, tôm bạ cá vào chật đất đầy bãi nhá!" 

Hưởng: "ạ!" (...)

Sau đó, người ta phân công và nhận nhiệm vụ ông đám vào hội

làng năm sau, rồi tan hội.  Người Trà Cổ tự hào về hội làng của mình, một lễ hội đã thành

truyền thống văn hóa quí báu của họ./. 

B.V.V.

Page 394: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 394/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

981

Lễ hội làng Trám

Vũ Hồng Thuật 

Xã Tứ Xã trước đây có tên nôm là Kẻ Giáp, thuộc cổ Lãm Phiên, phủ Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Dân số khoảng hơn 1 vạn người, vớ i 34

dòng họ: Họ Ma, Đào, Đái, Chữ, Lê, Phùng, Bùi, Đinh, Hoàng, Ngô, Nguyễn..., các dòng họ trên đã quần cư, xác lập cho mình một diện mạokinh tế –  văn hoá - xã hội, khá rõ nét. 

Lễ hội Trò Trám vốn là một trong những loại hình sinh hoạt văn

hoá dân gian đặc trưng mang tính tổng hợp về phong tục, tập quán, tínngưỡng tôn giáo, văn học nghệ thuật, sân khấu, dân tộc học, sử học...thểhiện tập trung qua phần lễ hội. 

Tương truyền đền Trám được xây dựng từ thời Hùng Vương thứXVI. Ban đầu chỉ là cái am nhỏ dựng trên quả đồi rừng trám (giờ gọi làlàng Trám), miếu rất linh thiêng, dân chúng đến cầu đảo đều hiệunghiệm. Nay miếu mới được xây dựng lại theo kiểu miếu thờ Sơn Thầncủa người Mường. Miếu Trám thờ một nữ Thổ thần, tên huý là Ngô ThịThanh, con thứ 2 của Ngô Quang Điện- một quan Võ cận thời HồngBàng. Bà sinh ra và tịch tại làng Trám. Sinh thời Bà chiêu dân, lập ấp,

khai khẩn ruộng nương, dạy dân cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vai,làm nhà.... tu nhân tích đức, không có chồng con, chết vào giờ thiêng,  

hiển linh thành Thánh, các triều đình tặng: “Hậu Hậu chi thần, phù quốcan dân”, trải qua bao triều đại, ngàn năm hương khói, lưu truyền hậu thế. 

Hàng năm đến ngày 11 và 12 tháng Giêng âm lịch, dân làng TứXã mở hội trò Trám kỷ niệm ngày sinh của vị nữ Thổ thần cùng với tròdiễn trình nghề “tứ dân chi nghiệp” lôi cuốn người xem khắp vùng, đủmọi tầng lớp. 

 Bà ẵm cháu, mẹ bồng con 

 Không xem trò Trám cũng buồn cả năm. 

Về kiến trúc dân gian đền Trám không có gì đặc sắc. Hội trò

Trám có sức cuốn hút du khách bởi nó mang dấu vết tín ngưỡng cầu phồn thực bằng vật linh –   bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới haycòn gọi tục rước “Nõ Nường”. Vật linh có kích thước như thật. Linga dài25 x 10cm tròn lẳn. Yôni dài 27 x 22cm hình mu rùa, khoét lỗ ở giữa, cả

Page 395: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 395/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

982

hai vật linh phết sơn màu cánh dán nhạt. Vật linh làm ra phải qua nhiều

khâu về lễ nghi tôn giáo và các điều “kiêng kỵ” khác. Người làm vật linh phải khoẻ mạnh, không ốm đau, nhiều con, đặc biệt phải có con trai vàgia đình không có tang. Gỗ làm vật linh phải   bằng gỗ mít, mới không bịnứt, vênh, mọt. Đi lấy gỗ phải chọn ngày giờ, không được gặp phụ nữ,người tàn tật, gỗ phải bọc vải kín, không cho ai thấy, đem về đặt trên banthờ làm lễ cáo yết xin Bà cho làm vật linh để mở hội. Trong thời gian tạcvật linh, người lãnh trách nhiệm phải ăn mặc chỉnh tề, làm ở nơi kín đáo,kỵ gần đàn bà. Vật linh làm xong, làm lễ cất vào hòm sắc phủ vải hồngđiều, đến khi có hội mới mở ra trình Trò. 

1.   Địa điểm và giờ mở hội

 Nơi diễn Trò là sân miếu Trám. Trò làng Trám được mở  đầu từnghi lễ cầu đinh. Ngày 11, chuẩn bị lễ nghi; hương, hoa, trà, quả, rượu,thực. Tối 11, con cháu trong làng làm lễ cáo tế thỉnh Bà về dự kỷ niệmngày sinh. Đến 24 giờ đêm, giờ giao thời (giờ Tý), một nghi lễ kín đượctiến hành gọi là “lễ mật” hay lễ “linh tinh tình phộc”. Hai ông cái đám(người cầm trịch) nổi chiêng- trống cùng một lúc ba hồi chín tiếng. Saukhi ông chủ tế làm lễ cầu xin Thánh –  Thần phù hộ cho dân làng đượcngười an vật thịnh, mùa màng hoà cốc phong đăng. Sau đó, cụ thủ từthắp 3 nén hương giơ lên ngang trán miệng lầm rầm khấn: xin Bà cho mở vật linh ra làm lễ. Miệng cụ từ bịt khăn đỏ, người tẩy uế bằng nước hoa,sau rồi mới lên trên khám thờ mở hòm sắc lấy vật linh ra làm lễ “linhtinh tình phộc”. Vật linh lấy xuống, cụ từ cùng đôi trai –  gái đứng trước

 ban thờ vái 3 lạy rồi cùng tốp thanh niên chạy 3 vòng xung quanh miếu,xong hội tập trung trước sân miếu hát ghẹo, hát ví (hát xoan) với nhau.Khoảng gần hết một tuần hương, vị chủ tế đứng trước ban thờ khấn rồilui ra sau cho đôi nam- nữ bước vào chiếu. Nam đóng khố, cởi trần, đầuchít khăn đỏ thắt nút “múi rìu” để bên trái, nữ mặc váy đen, thắt yếmđào, tóc quấn đuôi gà (nay y phục mặc kiểu ả đào hát xoan). Người namgiới cầm dùi (linga), nữ giới cầm mui rùa (Yônni) đứng ngang mặt nhau

trước ban thờ, múa và đối thoại. Người cầm trịch gõ ba nhịp trống và cắcmột cái, liền hô: “linh tinh tình phộc” 

 Người nam giới hỏi: Cái sự làm sao? 

 Người nữ trả lời: Cái sự làm vầy?. 

Tiếp theo lời đáp, họ đưa hai vật linh chạm vào nhau như một hànhđộng mang tính giao hợp. Cuộc hỏi - đáp diễn ra 3 lần, và 3 lần làm độngtác như vậy trước sự chứng giám của thần miếu, mà người ta tin rằng lễ

Page 396: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 396/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

983

thiêng đó sẽ tác động tốt tới con người, vật nuôi và cây trồng. Nếu bị

chệch một trong hai cái người ta cho rằng: Sự mách bảo trước của thầnlinh năm nay làng có điềm gở. Nghi lễ “linh tinh tình phộc” xong, đèntắt, tiết mục “tháo khoán” trai gái hú nhau chạy ba vòng xung quanhmiếu rồi tản ra ngoài vườn ôm nhau, tình cảm một lúc rồi đèn bật sángmọi người trở lại miếu xem múa hát văn nghệ. 

2. Rước lúa thần 

Sáng ngày mười hai, sau khi lễ tế bản nữ Thổ thần Ngô Thị Thanhxong là tổ chức nghi lễ cầu mùa, rước bó lúa thần. Lúa thần là những

 bông lúa tốt được cất giữ từ vụ trước, cấy riêng từ một thửa ruộng, đượcgặt sớm nhất, đem về nhà phơi khô, làm sạch, treo ở trước cửa nhà.

 Người được thay mặt dân làng đảm nhiệm việc rước lúa thần phải làngười trong ban khánh tiết có tuổi từ 45 trở lên, gia đình năm đó khôngcó tang và không bị tuổi xung 49 và 53, mới được làm. Trong bó lúa thầncắm chung một ngọn mía tượng trưng cho cây lúa tốt tươi. Người cầmtrịch đánh chiêng- trống ba hồi chín tiếng báo hội rước lúa thần bắt đầu.Đi đầu là hương án, sau là vị chủ lễ mặc áo thụng xanh, đội mũ y quan,quần trắng, chân đi vân sảo, hai tay ôm bó lúa thần tượng trưng để ngangngực, có tán che bên trên. Đi sau là phường nhạc bát âm, múa sanh tiềnrộn rã tấu nhạc. Tiếp theo là đoàn diễn trò gồm những người hoá trangtrong các vai trình nghề “Tứ dân chi nghiệp”. Người đi cày mặc áo nâu,đội nón, dắt chiếc điếu cày bên hông, vai vác cày, tay cầm dây thừng.Rồi người đi câu, thợ mộc, thợ xẻ, các cô gái kéo sợi, thầy đồ cùng họctrò, cô gái bán xuân. Mỗi vai diễn đều mang theo đạo cụ tượng trưngđượm tính hài hước. Đám rước vừa đi vừa hú. Tiếng hú trong đám rướcnày đã được nghệ thuật hoá theo nhịp trống của người cầm trịch khi hànhlễ. Mỗi tiếng trống- chiêng cất lên đám rước lại reo “hú huề huề”. Tiếnghú, tiếng reo hò thấu vào trời đất, đến cả thế giới siêu nhiên, thần linh, docon người tưởng tượng ra làm náo động khắp cả ngõ xóm trong làng. Lệrước lúa thần đi qua cánh đồng trước làng, qua các ngõ các vườn, qua hồ,đầm rồi về miếu Trám. Ông chủ lễ thỉnh thoảng lại cầu: Hỡi ông lúa bàlúa, ông Đùng bà Đà, bà Nữ Oa ông Tứ Tượng, Thần Sấm, Thần Mây,

Thần Mưa, Thần Gió, Thần Nông...giúp cho làng được mùa màng tốttươi. ở miếu, cụ từ đã đợi sẵn, khi đám rước về tới nơi, cụ đốt pháo mừng(nay dùng cây nứa đập xuống đất nổ kêu thay pháo) và cho nổi trống-

chiêng trình Thánh. Sau khi tế lúa thần xong, ông cai đám đem lúa thầnvề nhà treo ở cửa trước lối ra vào. Trò rước lúa thần muốn nhắc lại sựtích về vua Hùng. Một lần, vua Hùng đã về vùng này thăm dân trồng lúa

Page 397: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 397/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

984

và cùng với các vị lão nông của làng gọi vía lúa, cầu mưa thuận gió hoà

cho dân đủ ăn đủ mặc. 3. Trò Tứ dân 

Sau phần tế vật linh và rước lúa thần là đến phần diễn trò “Tứ dânchi nghiệp” (Sĩ, nông, công, thương). Giữa sân miếu, trò trình nghề bắtđầu. Một người mặt vẽ hề, áo quần luộm thuộm, tay cầm chiếc loa đan

 bằng tre quay mấy vòng rồi nói to “Loa! Loa! Loa! mời bà con giãn ra,giản ra cho phường ta trình trò”. Loa càng nói, người càng xúm đông vâychặt sân trò. 

Các vai diễn trò trình nghề Tứ dân ăn mặc theo y phục truyền thốngnhưng trang trí hài hước để tăng thêm phần vui nhộn. Các “diễn viên”

vừa hát, vừa múa, nội dung ca ngợi vật linh. Trên cây nêu được trang trígiấy màu: xanh, đỏ, vàng và gắn 4 chiếc mẹt, dán giấy đỏ ghi chữ Hán“Tứ dân chi nghiệp”. 

Vai diễn đầu tiên là Sĩ: Kể lại sự tích thầy đồ dạy học, thầy ăn mặctheo kiểu quan văn, trò mặc quần áo nậu thâm. Cả thầy và trò luộmthuộm, quần áo xộc xệch, cái bút là chiếc đòn gánh, cái nghiên là chiếcmẹt. Thầy hỏi một đằng, trò giảng một nẻo, thầy mắng trò, trò đối đáp,càng nói càng tỏ ra dốt, cốt làm sao gây cười. 

Thầy nói: Ăn nhiều thì hóc, học nhiều thì hay 

Trò đáp: Xung quanh là vành chữ giữa, 

Chữ giữa là giữa xung quanh. 

Hoặc: Chữ trên là trên chữ dưới, 

Chữ dưới là dưới chữ trên. 

 Người ngoài đứng xem nhanh trí hiểu ra đó là vật linh, họ lại ôm bụng mà cười! 

* Vai diễn nghề Nông là người đi cầy và con trâu: Diễn lại sự tích“Vua Thuấn cày voi”. Người đi cày mặc giả nhà vua, đầu voi đan bằngtre, mình voi do hai người đội lốt phủ tấm chiếu quét sơn màu đen.

 Người đóng vai đi cày tay cầm thừng, vai vác cày, hông đeo điếu cày,

vừa múa vừa hát: 

 Làm vua cho đáng làm vua. 

 Làm vua phải ở cho vừa lòng dân. 

Thánh quân cho đáng thánh quân. 

Page 398: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 398/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

985

Thánh quân phải biết thương dân nhọc nhằn. 

 Dân ta còn lắm khó khăn.  Âu ta phải gác việc quân đi cày. 

Tiếp theo là người quảy mạ vừa đi vừa vứt mạ xuống ruộng cho cáccô thợ cấy. 

 Người quảy mạ hát: Khi cấy thì gốc chổng lên, 

 Ngọn thì đâm xuống mới nên mùa màng. 

Mọi người lại cười như nắc nẻ!. 

* Tiết mục người đi câu: mặc theo kiểu nông dân, đầu đội nón rách,tay cầm cần câu, hông đeo giỏ. Cần câu là một đoạn tre thô kệch, với dây

nhợ câu là một sợi dây thừng, ở đầu lưỡi câu móc một con cá bằng chiếcmo nang cắt, treo lủng lẳng. Người đi câu mặt vẽ hề, vừa đi vừa dùng cầncâu tung sợi dây vào đám các cô gái chưa chồng đang đứng xem hội hát:

 Người ta câu bể, câu sông, 

Tôi nay câu lấy con ông cháu bà. 

Tiếng reo hò, cười nói ầm ĩ, hưởng ứng nhiệt liệt. Tương truyền xaxưa ở đây có tục mở hội đính hôn. Trước sân đền miếu, các bô lão ngồitrên, dân làng và con gái đứng vây quanh phía dưới, trai  chưa vợ cầm cầncâu thả mồi vào cô gái mình muốn lấy làm vợ. Nếu ưng, cô gái sẽ cầm

lấy lưỡi câu lôi lên trình các bô lão để được thành hôn. Nếu không may bị một cô gái khác cướp được lưỡi câu lôi đi, anh con trai vì không ưng phải cố kéo cho đứt dây, gãy cần và phải đợi đến kỳ lễ hội sang năm mớiđược đi “câu vợ” theo lệ làng. 

* Vai diễn trình nghề Thủ công nghiệp: là các đội thợ mộc tronglàng với các đạo cụ như: Hòm cưa đục, do nam đóng vai biểu diễn. Nghềcán bông, xe sợi, dệt vải...do nữ đóng với các đạo cụ: Sa quay sợi, khungdệt, cán bông...các cô mặc theo kiểu y phục hát xoan, vừa diễn vừa hátví, hát ghẹo với các anh thợ mộc. Tiết mục này vừa biểu diễn vừa múamang giá trị nghệ thuật sân khấu rất cao, diễn lại lịch sử truyền nghề của

vị nữ Thổ thần  Ngô Thị Thanh cho dân làng. * Vai diễn trình nghề Thương nghiệp: là tiết mục mua xuân và bánxuân do một cô gái chưa chồng thủ vai, mặc theo y phục cổ truyền, vaiquảy mẹt xuân vừa đi vừa rao bán vừa hát: 

 Mua xuân kẻo hết xuân đi, 

Page 399: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 399/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

986

 Nay lần mai lữa còn gì là xuân.

* Nhìn chung các vai diễn trình nghề “Tứ dân chi nghiệp” mỗingười mỗi vai đều tự giới thiệu, đối thoại hay độc thoại. Lại có cả hát víhát ghẹo. Các vai đều làm động tác nghề nghiệp và giống nhau ở phongcách hài hước, bằng những câu nói gây cười bình dị mà tục tĩu, trêughẹo, ve vãn gái làng... tất cả đều nhằm tôn vinh thánh Bà và vật linh. 

* Trong một năm, Tứ Xã còn có nhiều lễ hội: Hội đánh quânMương- Giáp vào ngày 3/3 âm lịch. Lễ hội ngày 25 tháng 7 và 15 tháng8 âm lịch dân làng tổ chức hội “đánh đấm”. Rồi tục đánh cá thờ ngày 11tháng 12 và lễ tế tổ sư nghề mộc tại đền Tranh ngày 15. Trong các ngàyhội ở đây thì lễ hội Trò Trám có phạm vi không chỉ mang tính địa

 phương mà còn mang tính khu vực. Tục thờ vật linh và rước lúa thần ở Trò Trám là một dấu vết tín

ngưỡng cầu phồn thực được người Việt cổ đề cao từ rất sớm, ngay từthời đại đồ đồng cách ngày nay 4000 năm. Thuở đó con người còn phụthuộc vào thiên nhiên và họ đã định hình ra các tín ngưỡng mang tínhchất ma thuật, nhằm cầu cho con người được khoẻ mạnh, vạn vật sinh sôi

 phát triển. 

Xét dưới góc độ dân tộc học việc thờ vật linh ở lễ hội Trò Trám đãxếp vị trí của vật linh vào trật tự mới: Bắt nó nằm trong hệ thống, chịu sựquản lý, chi phối về mặt tâm thức cội nguồn của tạo hoá là trường tồn bất

 biến, không còn gì hàm chứa yếu tố tục tĩu. Mặt khác, việc thờ vật linhtheo quan niệm tư duy của cư dân nông nghiệp lúa nước nhằm tạo nênthế cân bằng Âm Dương đối đãi, giao hòa với nhau. 

Lễ hội Trò Trám không chỉ mang tính chất văn hoá dân gian củalàng xã mà nó còn có giá trị nghiên cứu về cội nguồn tín ngưỡng tâmlinh, thuộc các ngành nghiên cứu khoa học: dân tộc học, xã hội học, vănhoá học, sử học.../. 

V.H.T

-----------------------------

Tài liệu tham khảo. (1). Theo dòng lịch sử   (phần Phú Thọ), Trần Quốc Vượng. NXB

Văn hoá 1993. 

(2). 60 Lễ hội truyền thống Việt Nam (Phần Trò chơi). ThạchPhương, Lê Trung Vũ, NXB KHXH 1995. 

Page 400: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 400/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

987

(3). Từ điển Lễ hội Việt Nam. Bùi Thiết, NXB Văn hoá 1993. 

(4). Từ điển Lễ tục Việt Nam. Nhiều tác giả, NXB Văn hoá 1996.

Page 401: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 401/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

988

Lễ hội chùa Trăm Gian

Chu Quang Trứ  

Vào giữa thế kỷ XVII trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Trịnh -

 Nguyễn kéo dài bất phân thắng bại, nhiều quí tộc tìm đến thần quyền đãgiúp mở mang những cảnh chùa có qui mô rất lớn mà dân thường gọi làChùa trăm gian. Trong những chùa này, nổi lên vừa là danh lam vừa là

thắng cảnh phải kể đến chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương huyệnChương Mỹ tỉnh Hà Tây, có tên chữ là chùa Quảng Nghiêm. 

 Nơi đây là thềm cao của đồng bằng sông Hồng nối với trung du đểchuẩn bị ăn lên vùng núi đá vôi Hòa Bình, do đó có nhiều núi đất núi đáxen nhau, trong đó núi Sở được xem là con ngựa và còn mang tên núi

Mã, cạnh đấy là núi So còn được mệnh danh là núi Hổ, còn rất nhiều gòđất mang tên con Mộc, con Hỏa, con Long... Xa xa một chút về phíaQuốc Oai là dãy núi đá Sài Sơn. Các dãy núi đất núi đá này đều có chùato tô điểm cho cảnh đẹp. Đó chính là không gian lý tưởng của các hộixuân để trai gái vãng cảnh, tỏ tình, giao duyên như câu ca dao địa

 phương:Vui từ So, Sở vui ra chùa Thày.

Cảnh đẹp, hội vui không chỉ hấp dẫn người trần, còn làm say lòngthần thánh. Thần thánh vân du khắp nơi, nhưng rồi cuối cùng dừng lạinơi đây tu luyện: Chùa Trăm Gian có thánh Nguyễn Bình An, chùa Thàycó thánh Từ Đạo Hạnh. Thánh thần thì nhiều phép lạ để che chở dân vàchống ngoại xâm. 

Đức Thánh Nguyễn Bình An quê ở Bối Khê (Thanh Oai, Hà Tây),trụ trì chùa Trăm Gian vào cuối thời Trần. Người cho đón thợ khéo vềmở rộng cảnh chùa. Trong khi thi công, Người thường đi guốc trèo lêncác hoành nhà xem xét. Nuôi thợ, Người cho nấu niêu cơm con, rồi bước

3 bước về quê xin tương cà chú thím. Khi cơm chín, thợ thay nhau vào bắc không nổi, Người chỉ nhún tay nhắc ra giỡ được 3 nong cơm và 1nong cháy, tương cà làm cả trăm cỗ. Nay những nơi Quán Thánh, LươngXã, ó Vực còn dấu vết chân, ở đồng chiêm, đều được xây bệ và trồng câycọ, riêng Quán Thánh có thêm tảng đá nhô lên là một điểm gắn với hộichùa.

Page 402: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 402/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

989

Cảnh chùa đang đẹp thì quân Minh xâm lược, với mưu tiêu hủy vănhóa Đại Việt, chúng đã tưới dầu đốt chùa. Người làm mưa máu, giặc bịốm chết nhiều phải rút đi, tương truyền một nhóm ở lại Mai Lĩnh lậpnghiệp và sau đấy ngày hội chùa phải đến trình Thánh - nếu không thìhay bị cháy làng (quả báo việc giặc Minh đốt chùa). Năm 95 tuổi, Ngườicho đóng khám gỗ, đêm 12 rạng ngày 13 tháng Chạp vào khám ngồi vàdặn đệ tử bách nhật thì mở ra xem, nếu thấy thơm thì rút mây làm tượngthờ,  mà thối thì đổ ra sông Cái. Mới mồng 4 tháng Giêng, dân đã hékhám xem, thấy hào quang và hương thơm, bèn kéo lên chùa làm lễ. DânBối Khê cũng lên rước thi hài Người về quê nhưng không được, ngày 12

 bèn xin duệ hiệu và rước bát nhang về thờ vọng, từ đó dẫn đến việc kếtchạ giữa hai làng Bối Khê - Tiên Lữ và là thành tố quan trọng của hộichùa.

Chùa Trăm Gian thuộc chung các xã Tiên Lữ xưa (vốn gồm thôn Nội và thôn Thượng ở hỗn canh hỗn cư) và Phương Khê (nay nhập thànhxã mới Tiên Lữ - huyện Chương Mỹ), lại thêm Thổ Ngọa (nay thuộc xãTân Hòa - huyện Quốc Oai). Vì thế hội chùa Trăm Gian là của dân “Tứ

 bích”, các thôn thay nhau đăng cai chứa dân anh Bối Khê sang dự hội. Nhân dân trong cộng đồng tứ bích trước đây được phân làm hai loại cóquyền lợi khác nhau  là quan viên và bạch đinh. Để có tiền chi tiêu cho

những việc công ích (như sửa chữa chùa, đình hay sắm đồ thờ...), làng bán một số xuất nhiêu đưa về các giáp, dân định cư từ 18 tuổi trở lênmuốn mua thì nhờ người có chữ “tả” cho một lá đơn, sửa lễ trình để dâncông nhận và góp tiền cho làng. Những người đã mua nhiêu vào việclàng được ăn trên ngồi chiếu. Nếu chưa mua nhiêu thì là dân bạch đinh

 phải đi rước kiệu và giá trong ngày hội, phải đóng chông chìa để làng ràođiếm canh, vào việc làng phải ngồi ngoài, ngồi dưới. Những người đãmua nhiêu nhưng phải quang quẻ, ngoài 30 tuổi mới được thổi cỗ chùa 

và từ 60 tuổi trở lên mới được chứa Sãi (tức dân anh Bối Khê sang dựhội chùa). 

Đã là chùa thì phải thờ Phật, song ở chùa Trăm Gian, Phật giáo đãhòa nhập tín ngưỡng địa phương nên còn thờ cả thánh, và hội chùa TrămGian là để kỷ niện đức thánh Nguyễn Bình An, được tổ chức vào ngàymồng 4 tháng Giêng (thường kéo dài đến mồng 6). Lễ hội quan trọng córước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn; ngoài ra còn các trò vui nhưđánh cờ người, đấu vật, múa rối nước, đốt pháo hoa... 

Chùa Trăm Gian ở trên núi đất thấp có đỉnh bằng phẳng, sườn đồithoải, vốn trồng nhiều thông có gác chuông và hệ thống cấp bậc lên chùa,

Page 403: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 403/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

990

 phía trước gác chuông có nhà Giá Ngự và ở chân núi có hồ bán nguyệt.Trong chùa có nhiều vật quí như đôi rồng bậc cửa, nhiều viên gạch thờiMạc là những phù điêu trang trí, tượng chân dung đô đốc Đặng TiếnĐông thời Tây Sơn và một Phật điện gồm nhiều tượng thời Lê TrungHưng và thời Nguyễn.

Không gian hội  bắt đầu từ chùa nhưng mở ra đến tận Quán Thánhở giữa cánh đồng, sau làng, cách xa gần 2 cây số. Thời gian mở hội ngaysau Tết Nguyên Đán, song được chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Vàotrước ngày hội, làng cho dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời kháchthập phương về dự. Lễ hội to trước đây mà dân địa phương còn nhớ là

vào năm 1953, tờ  Bảng hội mở đầu bằng thông tin: “ Đỉnh núi non dài cảnh Thiên Thai, 

Quảng Nghiêm tên tự ấy chẳng sai 

 Xuân nhật thượng quan lai vãng cảnh 

Quốc tế ngàn năm để tiếng truyền...” 

Lịch hội truyền thống là ngày mồng 4: Đại đám có rước kiệuThánh, mồng 5: Thổi cỗ chùa và mồng 6: Tế tạ có thi oản chuối. 

Trong ngày đại đám có rước kiệu Thánh, rước nhang yến (án), rướcgiá cỗ (cỗ bánh chưng, bánh dày của nhà chùa), rước giá văn (để bản văntế), rước mâm ngũ quả và bát nhang. Riêng kiệu Thánh là kiệu bát cốngdo 18 người khiêng, mỗi giá rước có 4 người khiêng, lại thay đổi nhau,tất cả gồm hàng trăm người. Người rước đều mặc áo Mã tiền gồm tronglà thân áo, ngoài đính các dải phướn màu xanh - đỏ - tím - vàng phía trên

nhỏ bằng đũa cả, phía dưới to bằng mái chèo. 

 Ngày mồng 4, bắt đầu vào giờ Thìn (7-9 giờ sáng) thì rước kiệu rasập đá trước nhà Tiền đường để trí kiệu (tức chồng đòn), cắm tàn quạtxung quanh và dàn bày bát bửu. Sau đó rước xuống núi theo đường chữchi từ chùa xuống gác chuông thì vòng qua phải rồi quay lại đi giữa gácchuông và nhà giá ngự, sau đó lại ngoặt trở lại đi giữa nhà giá ngự và hồ

 bán nguyệt để ra đường làng, từ đây đi thẳng ra Quán Thánh ở giữa đồngchiêm là nơi có dấu tích bước chân thứ nhất của Thánh về quê xin tươngcà. Đến hòn đá ở Quán Thánh thì tổ chức tế. Chỉ huy đám rước là ôngQuản Tuần cùng các chức sắc chánh phó tổng, do trương tuần dẹpđường. Tế xong thì rước về, khi đến chân núi được rước thẳng lên chùamà không phải đi chữ chi nữa. Đến tối Thánh hoàn cung thì đoàn MaiLĩnh phải vào trước cửa điện Thánh làm lễ trình rối với ý nghĩa là sựtrình diện của quân Minh xưa. Đoàn Mai Lĩnh có 4-5 người, gồm một

Page 404: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 404/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

991

người gánh những con rối đựng trong 2 bồ to và mấy người đi để trìnhrối. Khi trình rối, họ căng màn lên, người trình đứng sau màn lần lượt giơ con rối bà mẹ rồi thứ tự rối các con. Trình xong, các con rối được cất điđể năm sau dùng lại, sáng hôm sau đoàn về. 

Về mâm “ngũ quả” thực ra có nhiều thứ quả, gồm chuối tiêu 6 nải,cam đường 10 quả, cam sành 10 quả, quýt 10 quả, bưởi đào 1 quả, bưởichua 1 quả, bưởi đường 1 quả, bưởi gấc 1 quả, na 1 quả, mít 1 quả, dứa 1quả... càng nhiều thứ quả càng tốt. 

Trong hội rước ngày mồng 4, cỗ chay do nhà chùa sửa, có 16 bánh

chưng và 16 bánh dày, cúng xong chia đều cho 4 thôn, các quan viên

được góc bánh chưng bánh dày, sắc mục mà chưa mua nhiêu chỉ được látoản thôi. 

Đoàn đại biểu Bối Khê sang dự hội chùa Trăm Gian được gọi làcác cụ Sãi quan anh, gồm 8 cụ ông và 8 cụ bà. Đến hội chùa Bối Khê 12tháng Giêng, đoàn đại biểu của : “Tứ bích” lên dự cũng được gọi nhưthế. Để đón tiếp dân anh, làng bình chọn trong “Tứ bích” mỗi thôn 2người: phải là người cao tuổi, có uy tín trong dân, đạo cao đức trọng, đủtư cách, khi tiếp chuyện phải nói năng lễ độ, nhún nhường, hàn huyênthân tình sau 1 năm xa cách. Các cụ Sãi Bối Khê mang pháo lên lễ thánhvà tặng lan cảnh, nơi đây tặng lại những cây thông giống. Chi phí chứa

Sãi được lấy từ 7 sào ruộng do làng cấp để tổ chức 2 bữa cơm (trưa ngày4, sáng ngày 5) và một bữa nước (tối ngày 4). Cỗ chứa Sãi rất to bày trênmâm vuông 2 tầng. Trưa ngày 5 dân anh trở về. 

Ngày 5 thổi cỗ chùa, người đến lượt phải làm, không được cấpruộng. Từ tối hôm trước, gia đình thổi cỗ đã cho người đi mời khắp lượ t,người đến chúc đều có quà mừng. Gia đình phải chuẩn bị gạo ngon, rámới để vo và chậu mới để đựng cơm canh. Vo gạo cả dãy dài, ông chủ đixem thọc tay vào từng rá gạo để kiểm tra. Ăn cỗ chùa vào trưa ngày 5.

Đặc biệt việc những gia đình được chọn thi cỗ chay (xôi, chuối) đểtế tạ ngày 6, phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước: Ngay từ tháng Tám phảinhờ các cụ đi lùng trong làng ngoài xã, thấy nhà nào có chuối trổ hoa đẹpthì đặt mua trước, khi chuối rụng bẹ thì mua cót vuông cắt thủng đáy baolại để tránh bụi bẩn và côn trùng làm sây sát, chuối lớn một chút thì lấygiấy bản đệm để tạo hình cho quả xòe đều. Đến rằm tháng Chạp sửa lễquan Giám Trai để cắt chuối và sắm gạo. Gạo nếp cái chừng dăm yến,giã từ rằm, đến ngày 25 thì sàng hạt to nhất và tấm bỏ riêng, chỉ lấy hạt2/3 gạo thôi, đủ đóng được 16 phẩm oản to, đến ngày 28-29 thì cất vào

Page 405: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 405/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

992

chum, sáng mồng 5 mang ra vo để mồng 6 thổi xôi đóng oản. Tiêu chuẩnthi là chuối tiêu 4 nải dài còn xanh, đáng đẹp tròn, quả mập to vừa chíntới, vỏ quả không bị chấu đá, không có vết xước hay tàn nhang và bụitrần. Oản cả 16 phẩm phải trắng rền, mịn màng, óng ánh như gương. Giađình được giải nhất mang phẩm oản và nải chuối biếu quan đầu tỉnh.  

 Những ngày hội chùa đều có cuộc vui. Đặc sắc nhất là cờ ngườiđược tổ chức trên  sàn ở giữa hồ bán nguyệt, người xem đứng trên bờ quanh hồ. Trong nhà Giá ngự ở trên bờ phía sườn núi đặt kiệu Thánh tríở đấy để cũng xem trò dưới hồ. Tham gia đóng các quân cờ, tướng nam

 phải là cụ ông chức sắc, và cụ bà đóng tướng nữ phải là vợ quan viên trở 

lên, gia đình song toàn. Các tướng này phải là người hai thôn Thượng và Nội từ 50 tuổi trở lên, có tướng mạo đẹp. Quân cờ là trai gái người làngchưa có vợ có chồng, dáng thanh tú. Quần áo nam nữ khác màu nhau(xanh, đỏ) do gia đình hằng tâm may cho bố đồ gấm (tướng ông), cho mẹđồ vóc nhiễu (tướng bà), còn các con phải may lấy. Những người giỏi cờ khắp thiên hạ muốn vào đấu phải xin Ban quản cờ ghi tên rồi vào trongnhà khảo qua cờ bàn để xem tài cao thấp, sau đó chờ đến lượt mới lênsàn đấu. 

Đấu vật cũng có nhưng ít thôi, vì đây không có hói vật, tổ chức trên bãi cỏ quanh chùa, thường thu hút các hói vật Quảng Bị, Trúc Sơn, Đồng

Lư... Hội pháo cũng sôi nổi, có pháo bông, pháo hoa, pháo ném vào màn

 pháo trên cao, pháo chuột, pháo nhị thanh. Đoàn dân anh Bối Khêthường mang dàn pháo hoa lên mừng. Pháo hoa khi nổ nở ra các hìnhngười xay lúa, người giã gạo và có khi là cả câu đối - chẳng hạn như câuvốn có trong chùa: 

“ Bắc quốc chí kim kinh lộ vũ 

 Nam phương tự cổ vọng trường vân” 

Rối nước tổ chức dưới hồ, do người thuộc phường rối nước các nơi

được đón về biểu diễn. 

*

* *

Lễ hội chùa Trăm Gian truyền thống là lễ hội Phật giáo của cư dânnông nghiệp lúa nước, trong cái áo khoác tín ngưỡng xưa, là việc giáodục tinh thần yêu nước và đoàn kết, rèn luyện tinh thần thượng võ và thi

Page 406: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 406/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

993

tài khéo léo. Tinh thần ấy vẫn cần cho xã hội hôm nay, tất nhiên có sựđổi mới ở chừng mực cho thích hợp./. 

C.Q.T

Page 407: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 407/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

994

hội Triều Khúc Lê Trung Vũ – Trần Duy Hải 

Trên đường Hà Nội- Hà Đông, tới kilômét số 8, khách dừng lại,rẽ trái khoảng 300 mét là đến làng Triều Khúc, tên nôm gọi là Kẻ Đơ,nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ xưa nổi tiếnglà nơi sản xuất nón quai thao để làm duyên cho các cô gái quê thời ấy. Vìvậy, người ta còn gọi là làng Đơ Thao. Làng còn nổi tiếng về thêu, maytuyệt xảo những đồ thờ tự: trướng, y môn, tán tía, tán vàng... Thánh sư họ

Vũ, ông tổ nghề thêu, sau khi mất được nhân dân ở đây đúc tượng đồng, phối tự tại đình làng. Ngoài ra, làng Triều Khúc lại có trên dưới mườinghề thủ công khác nữa và cả nghề buôn bán, cho nên dân Triều Khúcsống tương đối phong lưu. Nhưng cái đáng chú ý là cuộc sống nền nếpcủa làng, biểu hiện ngay từ việc chăm sóc, tạo một cảnh quan đẹp cholàng. Là một mảnh đất nằm sát kinh thành, nơi đã chứng kiến nhiều biếnđộng lịch sử, những thay bậc đổi ngôi, vậy mà về Triều Khúc, người tavẫn có cảm giác được sống trong môi trường đồng quê êm ả ngàn đời củalàng quê Bắc Bộ ngày xưa: cây đa, bến nước, cánh đồng, mái đình, cảnhchùa, đất Bụt, con đường làng lát gạch... và những người dân hiếu khách,

lễ độ, lịch sự. Những ngõ xóm dù nhỏ cũng được lát gạch nghiêng, sốgạch đóng góp đều đặn mỗi năm cho làng của những đám cưới nhưhương ước đã quy định. Lệ làng vẫn giữ bền phong tục này. 

Cho nên lễ hội Triều Khúc vẫn còn giữ được những nếp riêng cổxưa đáng quý. Lễ hội cử hành tại đình. Làng có hai đình: đình Sắc là nơigiữ sắc phong, đình Lớn (Đại đình) là đình chính, nơi thờ vị thành hoàngcủa làng vốn là anh hùng dân tộc thế kỷ thứ VIII:  Bố Cái đại vương 

 Phùng Hưng. 

Phùng Hưng quê ở làng Cam Lâm xã Đường Lâm Ba Vì Hà Tây.

Dân ở đây rất tự hào gọi làng mình là “đất hai vua” vì vùng đất này đã

sinh ra hai người anh hùng kiệt xuất và cùng được làm vua ở thế kỷ VIIIvà thế kỷ X, đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền. 

Phùng Hưng xuất thân trong một gia đình hào trưởng có uy tíntrong vùng. Cha ông là Phùng Hạp Khanh đã từng tham gia cuộc khởinghĩa của Mai Hắc Đế. Khởi nghĩa thất bại, ông về quê nhưng vẫn nuôichí phục thù. Truyền thuyết kể rằng làng ông có một con yêu tinh chuyên

Page 408: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 408/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

995

 bắt trẻ con ăn thịt, gây đau thương tang tóc cho nhiều gia đình. HạpKhanh đã ra tay giết được yêu quái để cứu dân. Một đêm, ông nằm mộng

thấy một vị thần báo cho ba người đến để thưởng công. Sau đó vợ ông cómang sinh ra ba người con trai là Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh.Cả ba đều tài giỏi, văn, võ song toàn, trong đó Phùng Hưng là người giỏinhất,nổi tiếng về mưu trí và sức khoẻ. 

Thời đó quê ông còn là miền hoang vắng, thú dữ trên rừng quấynhiễu dân làng liên tục. Có một con hổ thường bắt người và trâu bò ănthịt, gây thiệt hại cho dân vô kể Phùng Hưng lập mưu làm một hìnhngười bằng rơm, tay cầm truỳ, cho hình nhân mặc áo của ông và để nơihổ hay qua lại. Mấy lần đầu, hổ tưởng người thật bèn nhảy tới cắn xénhưng biết bị lừa liền bỏ đi. Thấy dã thú đã không đề phòng, Phùng

Hưng cầm truỳ đứng vào chỗ hình nhân mọi khi đợi hổ đi qua  bất ngờ nhảy ra đánh chết, trừ hại cho dân trong vùng. Những việc làm nghĩahiệp của anh em họ Phùng làm dân làng rất quý mến và tin tưởng. Lúcnày nước ta đang ở dưới ách thống trị của nhà Đường, chính sách hàkhắc của bọn ngoại xâm làm dân tình cực khổ, lòng người căm uất. Quanđô hộ là Cao Chính Bình khét tiếng tàn ác, đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét tiền, của khiến dân ta không sao chịu nổi. 

Trước tình hình đó, Phùng Hưng bèn cùng hai anh em dấy binhkhởi nghĩa. Lời kêu gọi của anh em Phùng Hưng lập tức được nhân dânhưởng ứng. Khí thế mạnh mẽ và những thắng lợi của nghĩa quân khiến

Cao Chính Bình phải tập trung lực lượng đối phó. Cuộc chiến tranh kéodài gần 30 năm mà bất phân thắng bại. Thấy không nên kéo dài cuộcchiến làm hao binh tổn tướng, Phùng Hưng đã nhiều lần bàn bạc với cáctướng lĩnh thân tín và sau cùng theo kế của mưu sĩ Đỗ Anh Hàn là ngườicùng quê, đánh thẳng vào thành Tống Bình- “cổ họng”- của quân giặc-

giành thắng lợi hoàn toàn. 

Phùng Hưng chia binh lính ra làm 5 đạo quân để vừa tiến  thẳngvào bao vây Tống Bình, vừa đón chặn đường rút chạy của quân giặcđồng thời ngăn không cho chúng cứu viện cho nhau. Cách tính toán chặtchẽ của Phùng Hưng và Đỗ Anh Hàn cộng với khí thế mạnh mẽ của

nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân làm cho giặc chống không lại. QuânĐường chết thây chất thành núi, máu chảy thành suối, vòng vây ngàycàng xiết chặt, tướng Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. PhùngHưng chiếm được phủ thành, giặc các nơi như rắn mất đầu đều kéo nhaura xin hàng. Đất nước ta thoát nạn ngoại xâm, Phùng Hưng tổ chức việc

Page 409: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 409/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

996

xây dựng và quản lý đất nước. không may mới lãnh đạo cuộc sống tựchủ của chúng ta được bảy năm thì ông lâm bệnh chết. 

Cái chết của Bố cái Đại Vương Phùng Hưng làm nhân dân vôcùng thương tiếc vị vua gần gũi được tôn trọng như cha như mẹ. Có ýkiến cho rằng từ Cái trong Bố Cái không có nghĩa là mẹ mà phải hiểu cáilà lớn mới đúng. Nhưng theo sự suy nghĩ của chúng tôi, những lý lẽ màtác giả bài báo đưa ra chưa đủ thuyết phục người đọc. Bố Cái đại vươngvẫn nên được hiểu rằng vị vua được suy tôn là cha mẹ. 

Phùng Hưng được các triều vua sau truy phong duệ hiệu Bố cáiPhu hựu Chương Tín sùng nghĩa đại vương. 

ở Hà Tây và Hà Nội có rất nhiều nơi thờ vị anh hùng dân tộc này

và hàng năm những hội làng được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớncủa ông. 

Tại quê hương, đền thờ ông dựng cạnh đền thờ Ngô Quyền vàmột tấm bia được khắc vào đời vua Trần Thuận Tông (năm Quang Tháithứ ba 1390), trên đó ghi rõ sự tích và công lao của hai người con anhhùng trên đất Đường Lâm.

Làng Triều Khúc ở ngay sát Tống Bình, thế đất này đã đượcPhùng Hưng chọn làm nơi đóng quân, vây hãm và tấn công thủ phủ. Sauđó, làng đã lập đền thờ ông làm thành hoàng và hàng năm mở hội từmùng 10 đến 12 tháng giêng, trong đó, mùng 10 là chính hội. Theo

truyền thuyết của làng thì ngày 10 là ngày Phùng Hưng xưng vương và phát binh tiến đánh Tống Bình. ở Triều Khúc vẫn còn những tên gò, tênđồng gợi lại thời kỳ lịch sử đó: gò Phó Soái, gò Cổ Ngựa, đồng Voi,đồng Quan...

Sau ngày hạ cây nêu, cụ từ coi đình và  ban tế đã lo việc lau chùidọn đình thờ, chuẩn bị trước cho ngày hội. Ngày mùng 9, thắp hương ở cả 2 đình, làm lễ trải chiếu để phục vụ cho tế lễ ngày mai. 

Mùng 10, hai đình được trang hoàng tươm tất, cờ đại và cờ ngũsắc tung bay giữa sân đình, dân làng chuẩn bị rước hòm sắc và long bàocủa đại vương từ đình Sắc về đình Lớn. Đám rước rất trang trọng và rộn

rã. Đi sau hàng cờ xí, bát bửu và phường nhạc bát âm là hai hàng quân ănmặc chỉnh tề mặt phải quay vào nhau, chân bước ngang. Cờ, quạt, tàn,lọng đều mới và đẹp vì đây là đất chuyên nghề dệt, làm tua cờ, tua lọng.lễ tế tổ chức ở đình Lớn. Vật tế ở đây cũng không có gì đặc biệt so vớihội khác. Chủ tế và các bồi tế nghiêm trang dâng lục cúng lên hương ántrong tiếng xướng dõng dạc giữa mùi hương thơm ngát.

Page 410: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 410/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

997

Khi trong đình tế lễ thì ở ngoài sân mọi người xúm thành vòngtròn xem hai “cô gái” múa bồng. Điệu múa này năm nào cũng có. Hai

“cô gái” nhỏ nhắn, xinh đẹp, má phấn môi hường, mặc áo dài mớ bảymàu sắc rực rỡ, chít khăn mỏ quạ đen, vừa uốn éo nhảy múa vừa vỗ haitay vào hai đầu cái trống cơm đeo trước bụng với những động tác phốihợp nhịp nhàng. Khi múa, mắt “hai cô” phải liếc ngang liếc dọc, tay uốnmềm dẻo và dáng điệu nhí nhảnh, lẳng lơ. Vì thế, điệu múa này đượcngười ta gọi một cách dân gian là múa “con đĩ đánh bồng’. Hai “cô gái’này bắt buộc phải là hai chàng trai có bề ngoài hơi giống con gái giảtrang. Điệu múa cổ vui tươi lôi cuốn người xem vui cười không biếtchán. Sau đó là múa sinh tiền và nhiều trò chơi cổ truyền như thi vật,chọi gà, múa rồng... Đội múa rồng Triều Khúc có tiếng là điêu luyện hơn

nhiều nơi khác, thể hiện qua những động tác rồng vờn cầu uốn lượn vàrồng đứng rất đẹp mắt. Buổi tối có hát chèo, đốt pháo bông thu hút rấtnhiều dân ở các làng khác tới xem. 

 Ngày 12, buổi sáng tế ở đình. Sau đó có trò chạy cờ. Đây là mộtđiệu múa diễn tả lại buổi tập trận cuối cùng của nghĩa quân, hạ quyết tâmtổng tiến công thành Tống Bình. Mở đầu là bài múa cờ, sau đó tiếngtrống mõ thanh la tù và vang lên như kêu gọi, như cổ vũ, và đoàn quânquần áo chỉnh tề, tay cầm vũ khí, chia thành hai hàng, chạy đèu đến làmlễ trước hương án thành hoàng. Lễ xong, theo nhịp chiêng trống, họ chạytheo hai hàng ra cửa đình, một hàng quân chạy về bên trái, một hàng

chạy về phía phải và gặp nhau tại khu ruộng trước đình. ở đó, họ diễn lạicác động tác quân sự một cách nhịp nhàng, mạnh mẽ. Sau đó, lại chạy vềđình trong tiếng trống thúc giục của tù và, của trống và tiếng reo hò cổ vũcủa người xem. Về đến đình, hai hàng quân lại hướng về hương án làm lễtạ Thánh.  Đội múa rồng biểu diễn một điệu múa chào mừng trên sânđình. Sau đó, tất cả tập trung ở trong và ngoài đình hưởng lộc Thánh.Lộc thánh ở làng Triều Khúc thường chỉ có mỗi người một nắm xôi, mấymiếng thịt lợn luộc, một chén rượu, một miếng trầu. Tất cả không để vàođĩa bát mà để trên những tàu lá chuối, lá bàng. Đây chính là sự thể hiệnkhông khí khẩn trương trước lúc xuất binh của nghĩa quân với tất cảquyết tâm giành chiến thắng trong trận đánh. Cho đến nay, hội làng TriềuKhúc về cơ bản vẫn giữ được những nét cổ truyền để tưởng nhớ đến Bốcái đại vương, trong đó có cả sự tự hào của người dân trên mảnh đất đãđược người anh hùng chọn làm căn cứ khi vây hãm quân thù. Đến ngàyhội, những ai đi làm ăn xa cũng cố gắng về làng dự hội để xum họp vớigia đình, dòng họ./. 

Page 411: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 411/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

998

L.T.V – T.D.H

Page 412: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 412/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

999

Hội Trường Yên và Cố đô HoaLư * 

Lê Hồng Lý 

 Ai là con cháu Rồng Tiên 

Tháng ba mở hội Trường Yên thì về  Về thăm đền cũ Đinh Lê 

 Non xanh nước biếc bốn bề như xưa... Trong ký ức của mình, các cụ già vùng Hoa Lư đều khẳng định từthời cổ đã nghe nói tới hội Trường Yên, nhưng hội xưa nhất mà các cụcao tuổi ở đây còn nhớ, là được mở vào khoảng những năm 20 của thế kỷXX. Sau đó, mãi tới năm 1941 và 1943 hội mới mở lại. Thời gian trôi,đất nước trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, hội lại lắng xuống.Tuy vậy, hàng năm vào các dịp tuần tiết quan trọng, dân vùng lân cậnvẫn đều đặn thắp hương, cầu chúc ở hai đền: đền vua Đinh Tiên Hoàngvà đền vua Lê Đại Hành. 

Tới năm 1982 và nhất là năm 1983, hội Trường Yên được mở lại

với qui mô khá lớn. Khách hành hương hay khách du lịch, từ Hà Nội, cứ theo quốc lộ

một, tới cây số 87, rẽ phải chừng 8km là tới xã Trường Yên, khu di tíchcủa cố đô Hoa Lư nổi tiếng. 

Hai đền tương truyền được xây dựng trên nền cung điện xưa, giữamột thung lũng lớn bao quanh bởi hàng loạt núi đá tạo thành cảnh quanhùng vĩ, mà người tâm thành hôm nay tới đây như vẫn còn nghe được dưâm náo nức của đô thành nhộn nhịp của một thời mở nước cách đây 10

thế kỷ. 

Dấu tích toà thành cổ chiếm một diện tích 300ha, nằm gọn trongxã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Thành Hoa Lư chia rathành Nội và thành Ngoại. Khu thành Ngoại rộng140ha gồm các thônYên Thành, Yên Thượng. Khu thành Nội thuộc địa phận thôn Chí Phong.

Toàn bộ núi sông (con sông Hoàng Long) và khu vực thành cổ tạonên một tổng thể kiến trúc được hai vua Đinh - Lê một thời xây dựng và

* . Bài đã in trong sách Lễ hội cổ truyề n Việt Nam Lê Trung Vũ (chủ biên) - Nxb KHXH -

Hà Nội, 1992). ở  đây chúng tôi có biên tập lại và bổ sung tư liệu.

Page 413: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 413/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1000

sử dụng, còn lại tới nay như những chứng tích hoạt động của một triềuđại tuy ngắn nhưng oanh liệt. 

Chùa Nhất Trụ (thôn Yên Thành) với một cột đá hình trụ tám cạnhcao hơn 3 mét, ngọn là bông sen, được khắc bài kinh lăng nghiêm cho

 biết cột đá dựng thời Lê Đại Hành. Cũng ở đây có đền thờ Thục Tiếtcông chúa (con gái vua Đinh), lại có một số phủ, nay chỉ còn địa danhnhư Phủ Vật thờ vị tướng coi việc tuyển quân. Phủ Tùng xẻo thờ ông xửtội cực hình; ao giải (nuôi giải) và Động An Tiêm (nhốt hổ báo) là nhữngđiểm xử phạt kẻ có tội; ghềnh Tháp, nơi vua Đinh duyệt thủy quân; núiCột Cờ là nơi phấp phới lá quốc kỳ. Lại còn hang Muối, hang Tiền là

những kho chứa tài sản nhà nước. Trên đỉnh núi Yên Ngựa (Mã Yên) cólăng vua Đinh, dưới chân núi là lăng vua Lê. Còn động Thiên Tông chínhlà tiền đồn của kinh đô và Quèn Ôi là cửa ngõ vào đô thành. 

Tất cả quần thể kiến trúc tự nhiên và nhân tạo ấy càng có ý nghĩahơn nhờ một trung tâm vật chất mang nội dung lịch sử lớn, và có vẻ đẹpriêng vừa thiêng liêng vừa trần tục. Đó là đền vua Đinh và đền vua Lê,đều được xây dựng vào thế kỷ XVII. 

Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu  "nội công ngoại quốc",đường vào thành xây theo hình chữ vương. Qua Ngọ Môn quan (cổngngoài), chúng ta tới Nghi Môn Ngoại (cửa ngoài). Tiếp theo là Nghi

Môn Nội (cửa trong), đi tiếp nữa, rẽ sang trái là nhà Khải Thánh, thờ cảmẹ vua Đinh. Đối diện, bên trái là Nhà Vọng, nơi trước đây các cụ họp

 bàn việc tế lễ. Qua hai cột trụ là tới sân rồng. Giữa sân là sập rồng (longsàng) bằng đá, khắc nổi hai con rồng đẹp. Hai bên sập là hai con nghê

 bằng đá nguyên khối, tăng vẻ uy nghi. Đền có ba tòa: Bái đường (ngoài

cung) mang biển đề ba chữ thếp vàng lộng lẫy "Chính thống thủy" (Mở nền chính thống); Thiên Hương, nơi thờ tứ vị công thần nhà Đinh, cóhương án và cờ "Thái Bình" tượng trưng của Đinh Tiên Hoàng. Trongcùng là chính cung có tượng vua Đinh (giữa). Tượng Đinh Liễn (con cảvua) bên phải; tượng Đinh Lang và Đinh Toàn (hai con thứ của vua). 

Đền vua Lê về đại thể không khác lắm với đền vua Đinh. Duy có bên hương án, treo cờ "Thiên Phúc" tượng trưng của Lê Đại Hành, còn ở chính cung có tượng Lê Đại Hành (giữa), tượng Bảo Quang Hoàng Tháihậu (tương truyền là Dương Vân Nga) bên phải; tượng Lê Ngọa Triều,vua thứ ba triều Tiền Lê. 

Page 414: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 414/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1001

Với ý thức tôn vinh và ơn nhớ tổ tiên, rõ ràng những công trìnhkiến trúc này của hậu thế đã muốn mô phỏng để giữ lại khung cảnhvương triều xưa như một kỷ niệm đẹp đẽ, vững bền. 

Sử sách nước nhà còn ghi về vua Đinh Tiên Hoàng như sau : "HọĐinh, tên húy là Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, con củathứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ, dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế, ở ngôi mười hai năm (968-979), bị nội nhân là Đỗ Thích giết, thọ 56 tuổi(924-979), táng ở sơn lăng Trường Yên. 

Xưa, cha của vua là Đinh Công Trứ làm nha tướng của DươngĐình Nghệ, được Đình Nghệ giao giữ chức quyền thứ sử châu Hoan, sau

về với Ngô Vương, vẫn được giữ chức cũ, rồi mất. Vua mồ côi cha từ bé,mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổinhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự

 biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khichơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu để rước và cầm hoalau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rồi, thường kéonhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngàyrủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổlợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượngnhư thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau "hối thì

đã muộn" bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua cònít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia

 Nương Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấyhai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót,quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm điđánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương. 

Bấy giờ mười hai sứ quân đều tự xưng hùng trưởng, cát cứ đất đai. Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều, Ngô Nhật Khánh chiếm Đường Lâm,Kiểu Tam Chế chiếm Phong Châu, Nguyễn Thái Bình chiếm Nguyễn

Gia Loan, Đỗ Cảnh Thạc chiếm miền sông Đỗ Động, Nguyễn LệnhCông chiếm Tây Phù Liệt, Tế Giang thì có Lữ Tá Đường, Tiên Du có Nguyễn Thủ Tiệp, Siêu Loại có Lý Lãng Công. Hồi Hồ có Kiều LệnhCông, Đằng Châu có Phạm Phòng át, Bố Hải có Trần Minh Công. Vuamột phen cất quân là dẹp yên, bèn tự lập làm đế. Chọn được chỗ đất đẹpở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại

Page 415: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 415/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1002

không có lợi về việc đặt hiểm, nên lại đóng đô ở Hoa Lư (nay là phủTrường Yên) 1.

Để tưởng niệm công đức lớn lao của Đinh Tiên hoàng đế và Lê ĐạiHành hoàng đế, nhân dân địa phương đã tổ chức hội Trường Yên vào

ngày mồng mười tháng ba âm lịch, ngày vua Đinh tức vị. 

Hội kéo dài ba ngày, nhưng ngày chính là ngày mồng mười tháng ba. Một thời gian dài, hội Trường Yên được coi là quốc lễ, do nhà nước phong kiến đứng ra tổ chức. Sau đó mới trở thành hội làng, do làng tổchức. 

 Như tất cả các hội làng thông thường, hội Trường Yên gồm hai phần lớn : Lễ và hội. 

- Lễ - nghi thức - gồm có: rước nước, tế lễ ở hai đền. 

- Hội có diễn trò (cờ lau tập trận) và các sinh hoạt nghệ thuật và cáctrò vui khác như : kéo chữ, bơi trải, múa rồng... 

Xưa Trường Yên chỉ có hai làng là Yên Thượng và Yên Hạ. DânYên Thượng lo việc tế lễ ở đền Đinh, dân Yên Hạ lo việc tế lễ ở đền Lê.Hàng giáp cắt phiên nhau mua sắm lễ vật. Ngoài hương hoa, người ta

 phải lo lợn và xôi. Lợn phải chăm từ một năm trước. Trước ba tháng lợn phải được ăn các đồ tinh khiết. Đúng ngày, dân mổ thịt lợn, luộc chín,

 bày vào mâm lớn, rước ra đền. Duy một lệ nhỏ cần nhớ: vua Đinh bị hạivì món dồi nên nay không đem dồi vào mâm cúng ngài. Các đồ tế khícũng được mang ra, lau chùi sạch sẽ, rước đặt ở sân rồng. 

Mở đầu là lễ rước nước vào 2 giờ chiều ngày 9/3.

Đám rước nghiêm trang khởi hành từ đền vua Đinh. Đi đầu là cờ quạt, rồi tới phường bát âm, tám người đi sóng đôi nhau. Rồi đến kiệulong đình, trên đặt chiếc chóe sẽ đựng nước Thánh. Tất cả đều trang phụcgần giống nhau, nam: quần trắng, áo the, khăn chụp, thắt lưng xanh đỏ.

 Người mang cờ quạt đội thêm chiếc nón đúc. 

Đi theo kiệu là cụ già làng mặc áo tế, cùng với một chức dịch hoặcnhà sư. Trống chiêng nổi lên, đám rước chậm rãi lên đường, tới bếnTrường Yên (Hoàng Long đô), nơi được truyền là Đinh Bộ Lĩnh bị chúđuổi phải vượt sông và được rồng vàng rước qua, thì đám rước dừng lại,làm nghi lễ múc nước vào chóe rồi đưa về đền. 

1   Đại Việt sử ký toàn thư  , Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1983, tập I, tr.204.

Page 416: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 416/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1003

Tế là nghi thức quan trọng nhất của hội Trường Yên. Đặc biệt, lạitế về đêm. Khi đèn đuốc bật hồng, ánh sáng hòa sắc với các đồ tế khí óngánh, rực rỡ, buổi lễ càng trở nên uy nghi. Hai cây đình liệu, to như haicây cột dài 10m cháy rừng rực từ 6 giờ tới nửa đêm. 

Tất cả mọi việc, theo các cụ, đều được lo toan chu đáo và mọi nghithức đều được tiến hành ở hai đền, những thường ở đền vua Lê, côngviệc làm kém đi một chút, khác đi một chút, vì vua Lê, dù sao cũng xuấtthân từ một người dưới trướng vua Đinh. 

Ban lễ gồm năm người: một ông chánh lễ, hai ông phân hiến, haiông bồi trị. 

Giúp ban có ông thông xướng, ông hạ xướng, ông chiêng, ôngtrống, hai ông đem đài (rước đài). Sau cùng là chín ông đọc chín khúc(cửu khúc), một bài ca nghi lễ ca ngợi công đức nhà vua, được trình bàynhư một nghệ thuật diễn xướng. Vì, sau mỗi khúc tế bằng Hán văn thì cóhai người phường nhà trò, nam đàn, nữ hát diễn giải toàn bộ nội dungkhúc hát bằng lời hát ca trù.Cuộc tế kéo dài khoảng 5, 6 tiếng; trong thờigian ấy quần chúng náo nức, reo hò trước cây pháo bông. 

Sớm ngày mười tháng ba, sau khi cử hành lễ dâng hương ở hai đềnngười ta tổ chức các trò vui, các sinh hoạt văn hóa khác. 

Khách hành hương, người trẩy hội đi ra bãi Hang Trâu - phía phảiđền Đinh Tiên Hoàng - xem trò "Cờ lau tập trận". Trò chơi bộc lộ khíphách và báo hiệu tài năng của người anh hùng. 

"Cờ lau tập trận" diễn lại sự tích quãng đời đi ở chăn trâu cho chúcủa Đinh Bộ Lĩnh. 

Truyền thuyết kể rằng, một buổi đi chăn, Đinh Bộ Lĩnh ngồi trênmình trâu ngâm nga :

Cỏ cây ấy, non nước này 

 Nước non quanh quất cỏ cây xanh rì 

 Rừng hoang cỏ rậm để chi  Phen này ta quyết dọn đi cho rồi... 

 Này nay chúng bạn ta ơi. 

Lũ trẻ trâu hò reo tán thưởng.

 Nhưng chợt có giọng chê bai và tiếng hát tiếp theo: 

Chúng ta đi ở chăn trâu 

Page 417: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 417/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1004

 Ngày nào cũng dắt qua cầu đi chăn 

 Lạy giời cho ruộng tốt năn 

Cho rừng tốt cỏ, trâu ăn cả ngày... 

Lũ trẻ lại đồng thanh tán thưởng. Thế là cuộc ẩu đả giữa bọn trẻcủa Đinh Bộ Lĩnh và bọn kia xảy ra. 

Đinh Bộ Lĩnh ném đá giỏi, khỏe, nhanh lại tránh né tài tình nênkhông hề bị thương tích. Hơn nữa, chú bé quyết đoán, chỉ huy giỏi nênchẳng bao lâu bọn trẻ trong vùng nhất loạt suy tôn Bộ Lĩnh làm chủtướng và ngày nào chúng cũng tụ hội một nơi để chia làm hai phe đánh

trận. Bên nào có Đinh Bộ Lĩnh là y như bên ấy lại thắng. Cứ mỗi lần nhưvậy, lũ trẻ xúm lại kiệu chú lên tay rước đi quanh vùng như rước một vịanh hùng thật sự... 

Trò "Cờ lau tập trận" dựa trên những câu chuyện thời thơ ấu củaĐinh Bộ Lĩnh ấy mà trình diễn lại hàng năm. 

 Người ta chọn từ 70 đến 100 em trai, tuổi 15, 16, tầm vóc sàn sàn

nhau, sức khỏe tốt, cho luyện tập, chú bé đóng Đinh Bộ Lĩnh đặc biệt phải linh lợi, mặt sáng sủa, khỏe mạnh. Đinh Bộ Lĩnh được mặc áo vàng,- hoàng bào - áo của vua - quân mặc áo xanh, quần cộc trắng (hoặcxanh).

Số trẻ chia làm hai phe, với màu sắc quần áo khác nhau. Đạo cụ đểdiễn có côn kiếm, bông lau làm cờ hiệu và những đầu trâu bồi giấy nanđan, dù sao cũng phải tỏ rõ đây là trẻ chăn trâu của thời Đinh Bộ Lĩnhngày xưa. Trống chiêng là những nhạc cụ dùng làm hiệu ra quân và thuquân. Cuộc diễn nhắc lại sinh hoạt thông thường của trẻ trâu trên bãi cỏ,và quá trình chinh phục trẻ cả ba thung của người anh hùng nhỏ tuổi.  

Thu phục ba thung về một mối: âu cũng là một tín hiệu nào đó củaviệc thu phục 12 sứ quân sau này của hùng trưởng Đinh Bộ Lĩnh. 

Tham gia trò diễn này thường là học sinh đất Trường Yên. Các emđược luyện tập thường xuyên và được người lớn luôn nhắc nhở chiến tíchanh hùng của nhà vua. 

Trước khi diễn trò ngày hội, ông trùm dẫn "trẻ trâu của ba thung"vào sân rồng, trước bàn thờ vua Đinh để lễ tạ vua, xin phép vua trìnhdiễn trò này, ơn nhớ tiên tổ và lấy khước cho dân làng. 

Trong khi lễ, người đó đọc bài tấu sau : 

Giời sinh thánh đế  

Page 418: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 418/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1005

 Dẹp loạn chính vì Giữ nước hộ dân 

 Nay lũ hồng quần 

Thác sinh để lý 

Tổ truyền tôn thế  

Trải mấy nghìn năm 

 Đội đức cao thâm 

 Nhờ ơn ủng hộ 

 Non sông chung tú Hoa cỏ thấm nhuần 

 Nhởn nhơ cõi thọ 

Vui vẻ điểm xuân 

Tuyết xuân khánh ngộ 

Thánh hội khánh sinh 

Già trẻ hoan hinh 

 Hết lòng kỷ niệm 

Tích xưa bày diễn Tập trận bông lau 

 Nhắc lại đời sau 

Tỏ gương đời trước

Cúi xét xích tâm

 Bái tạ vô nhân 

Thánh cung vạn tuế 1 

Ông trùm đọc xong, tất cả đám trẻ cờ lau vào lễ rồi ra diễn. Xongtrò, đoàn quân lại trở vào lễ tạ, cầu mong nhà vua phù hộ cho dân làng vànhững kẻ tập trận. 

Trò kéo chữ  

1 Bài tấu do cụ Sắt, ngườ i coi phủ bà Chúa (Thục Tiết công chúa con gái vua Đinh) cung

cấp.

Page 419: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 419/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1006

Một đoàn 32 người, trẻ trai 15, 16 tuổi, mặc đồng phục thường làáo trắng, quần màu sẫm, thắt lưng xanh đỏ. Mỗi người cầm một gậy cuốngiấy màu với chiếc ngù ở đầu gậy, nhiều màu sặc sỡ. 

 Người xếp theo hàng một, kéo dài, cách đầu nhau một mét. Khi cóhiệu trống, đoàn người chuyển động - vẫn hàng một (như nét bút nho đưatrên giấy) trên bãi cỏ xanh thành từng nét chữ cho tới lúc hoàn chỉnh chữ"Thái Bình" (niên triều vua Đinh). Một hiệu trống khác, những người kéochữ ngồi như bông hoa nở, thật đẹp mắt. Rồi có thể tiếp theo là kéo chữ"Thiên phúc" (niên triều vua Lê). Do đặc điểm động tác của cả đoànngười, người ta gọi là "kéo chữ", chứ không gọi sắp chữ. 

 Bơi trải : 

Sông Hoàng Long chảy qua đây. Để nhớ lại hoạt động thủy quânthời vua Đinh, trong dịp hội, người ta tổ chức đua thuyền trên đoạn sôngtrước mặt hai đền. Trên mỏm núi gọi là Ghềnh Tháp, nơi được truyền làvua Đinh thường đến đó duyệt quân thủy. Tục bơi trải như sau : Mỗi thôn(của xã Trường Yên) một thuyền, mỗi trải chín người. Đầu thuyên cắmmột cờ đuôi nheo khác màu để dễ phân biệt. Trai bơi cởi trần đóng khố,đầu quấn thủ rìu. Riêng người lái cắm một cờ nhỏ trên đầu, cũng thườnglàm hiệu riêng bằng cách cắm lá cờ nhỏ trên đầu. 

Trò vui khác : 

 Như nhiều hội làng ở nước ta, hội Trường Yên cũng có thêm nhữngtrò vui khác như đu tiên, múa rồng, tổ tôm điếm, đấu vật, xiếc, chèo...làm tăng sức hấp dẫn của hội. 

Song điều thuyết phục được khách thập phương chính là cảnh đẹptuyệt vời của toàn bộ cấu trúc khu vực cố đô. Công trình thiên tạo vànhân tạo dựa vào nhau, tôn nhau lên, tạo một vẻ đẹp kỳ thú, mà nhiềungười đã gọi không sai rằng đây là "Hạ Long trên cạn", sau chùa Hươnglà "Nam Thiên đệ nhất động".

Về thăm và dự hội Trường Yên cũng là dịp may mắn ôn lại những

năm tháng vẻ vang của những năm đầu mở nước của ba triều đại Ngô -Đinh - Lê sau nghìn năm chống Bắc thuộc của cha ông ta, cũng là đểhiểu sâu sắc hơn lịch sử của một nhân dân anh hùng, và đất nước - Tổquốc nơi nào cũng in đậm những chiến công./. 

L.H.L 

Page 420: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 420/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1008

Hội xã Tự Nhiên 

Nguyễn Nhị Hà

Trước đây làng Tự Nhiên có tên gọi là làng Gòi, thuộc phủThường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, tỉnhHà Tây, cách thủ đô Hà Nội trên 20 km về phía Nam. 

Làng nằm trên bãi bồi của ven sông Hồng. Khi nhắc đến làng mình,người dân vẫn dùng bốn chữ Tự Nhiên châu xã như ý muốn nhắc nhở sựliên quan của làng với truyền thuyết vào loại đẹp nhất của văn hóa dângian Việt Nam. 

Trước năm 1945, "xã này có ba thôn: thôn Thượng, thôn Hạ và mộtthôn Thủy Cơ, dân chúng thôn này sống thành một xóm chài trên mặtsông Hồng, và lấy nghề đánh cá làm nghề độ nhật, mang danh thôn ThủyTộc. Cả ba thôn, mỗi thôn đều có một ngôi đình, đình hai thôn Thượng,Hạ, từ xưa vẫn xây trên bãi đất làng, còn đình hai thôn Thủy Tộc trướcđây cất trên một chiếc bè lớn, về sau cũng xây nơi đất làng, ở ngay vensông, trên bờ, nơi trông xuống thuyền bè của dân thôn" 1. Các bô lão ở xãTự Nhiên kể rằng, ngày xưa khu này vốn là bãi sậy, về sau dân cư cácnơi tụ tập kéo về làm ăn. Thuở ban đầu, có lẽ nghề chính của cư dân làđánh cá như lời kể của các cụ. Thời trước 1945 có một thôn làm nghềnày và cho đến nay cũng vẫn còn mấy chục hộ làm nghề đánh cá trênsông Hồng. 

Bởi vậy, cư dân Tự Nhiên hiện tại, có lẽ là hậu duệ của những cưdân làm nghề đánh cá lên bờ!? 

Bên kia sông Hồng là Đa Hòa, xế chút nữa là Dạ Trạch, nơi ghi dấutruyền thuyết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa. Bên này sông là

 bãi cát Tự Nhiên, có cây gạo, nơi thuở xưa công chúa Tiên Dung gặp gỡ chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. 

 Người xưa kể rằng: đời vua Hùng thứ 18 (có tài liệu chép đời vuaHùng thứ 3), nhà vua có một người con gái tên là Tiên Dung. Nàng mườitám tuổi, nhan sắc tuyệt trần, nhưng lại không có ý định lấy chồng. Nàng

chỉ thích ngao du, thăm những danh lam thắng cảnh của đất nước. Vua

1 Toan ánh, N ế  p cũ hội hè đ ình đ ám, Nam chi tùng thư, quyển hạ, S, 1972, tr. 108.

Page 421: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 421/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1009

cha chiều con để nàng dạo chơi tùy ý. Hàng năm, vào tháng hai, tháng ba, công chúa đi thuyền tam bản trên sông theo hướng làng Chử Xá (naythuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà  Nội). 

Bấy giờ trong làng ấy có gia đình ông Chử Vi Vân và bà Bùi ThịGia. Hai người sinh được một trai, đặt tên là Chử Đổng Tử. Người vợ chẳng may mất sớm, hai cha con nuôi lẫn nhau. Một ngày nọ, hỏa hoạnthiêu cháy toàn bộ gia tài, hai cha con chỉ còn độc một cái khố vải. Vìthế, chỉ khi ai đi đâu, mới được dùng khố. Một ngày kia Chử Vi Vân ốmnặng, ông dặn con: "Khi nào cha chết, con cứ chôn mình trần, giữ cáikhố mà mặc". Cha mất, không đang tâm để cha thân trần, Chử Đồng Tử

lấy khố quấn cho cha trước khi chôn, còn mình đành ở trần, chịu rét vàđói. Hàng ngày chàng ra bờ sông, cho nước ngập tới nửa người, để che phần dưới trần trụi, đợi các thuyền buôn để xin của bố thí, hoặc bán vàicon cá mà chàng bắt được. 

Một hôm, công chúa Tiên Dung đi thuyền đến đỗ ở bến sông nọ.Cồng chiêng nổi lên, đàn sáo hòa nhịp, cờ lọng rợp trời, tùy tùng hộ tốngnàng đông đảo. Chử Đồng Tử thấy thế sợ quá, chạy trốn lên một bãi cátlỗ chỗ những bụi cây. Chàng bới một cái hố, vùi mình xuống cát. Nàngcông chúa dừng lại chính nơi đó. Thấy cảnh tươi đẹp, nàng bước đến môcát để được ngắm cảnh rõ hơn. Cảm thấy là nơi sạch sẽ, nàng nảy ra ý

định tắm mát. Thế là màn được che lên bốn phía cho Tiên Dung ở trongđó. Cởi quần áo, nàng dội nước lên người. Buổi tắm kéo dài, nước chảylàm trôi cát, để lộ ra thân hình một người đàn ông. Nàng bàng hoàng,nhưng rồi trấn tĩnh được hỏi chuyện anh ta. Sau phút sợ hãi, Chử ĐồngTử kể lại với nàng về cuộc đời khổ cực của mình. Nghe xong, công chúanói: "- Ta nguyện không lấy chồng, nhưng nay cơ sự thế này, chắc là

 Nguyệt Lão muốn xe duyên cho chúng ta". 

 Nàng bảo Chử Đồng Tử tắm rửa, đưa quần áo cho chàng và dẫnchàng xuống thuyền mở tiệc vui. Cả đám tùy tùng đều thấy đây làchuyện kỳ ngộ phi thường. Đồng Tử không dám chấp nhận cuộc hôn

nhân, Tiên Dung bảo: "- Chúng ta gặp nhau như thế là do ý trời sao dámcưỡng lại?". Đồng Tử đành phải thuận, hai người thành vợ chồng, Cóngười mang chuyện về tâu với Hùng Vương, nhà vua nổi cơn thịnh nộquát lên: "- Tiên Dung không biết trọng danh giá! Nó đi lang thang đểlấy một đứa cùng đinh. Còn mặt mũi nào để nhìn thấy ta nữa!" 

Trước cảnh ấy, Tiên Dung không dám về cung. Cùng với chồng,nàng mở một hiệu buôn bán trong vùng. Vùng đó ngày càng thịnhvượng. Dân cư tập trung đông đúc. Nhiều nhà buôn nước ngoài đến mua

Page 422: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 422/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1010

đều xem nàng như người đứng đầu trong vùng. Một hôm, có nhà buônnói với nàng: "- Nếu bà có trăm lạng vàng, bà cho một người cùng đi vớitôi. Chúng tôi sẽ ra bờ biển mua vật quí về cho bà và năm sau bà sẽ lãigấp năm gấp mười". Tiên Dung hài lòng nói với chồng: "- Trời đã xeduyên cho chúng ta, trời đã cho đồ ăn thức mặc. Và nay trời lại sai người

 bày đường cho ta. Điều ấy rất hay, xin chàng mang vàng ra biển, đi buônmột chuyến! 

Đồng Tử mang vàng đi với người khách buôn nước ngoài. Tới núiQuỳnh Lãng, chàng thấy một am sơ sài dựng tít trên đỉnh núi. Chàng trèolên ngắm cảnh. Trong am có một nhà sư trẻ tuổi tên là Phật Quang (có tài

liệu ghi là Ngưỡng Quang). Thấy Đồng Tử có dáng người tiên cốt, nhàsư bèn truyền đạo Pháp. Đồng Tử nhận lời ở lại học đạo, sau một nămmới về nhà. Phật Quang cho chàng một cái gậy, một cái nón và dặn: " -

 Những quyền pháp mầu nhiệm ở cả trong gậy và nón này". 

Đồng Tử nhận quà và cáo biệt, về nhà truyền đạo cho vợ. TiênDung giác ngộ, bỏ nghề buôn bán. Hai vợ chồng lại cùng nhau đi họcđạo. 

Một ngày kia, đang ở giữa chặng đường xa thì trời tối, hai vợ chồngchưa tìm được nơi nào có người ở, vẫn phải dừng lại nghỉ ngơi. Đồng Tửcắm chiếc gậy ở ven đường và treo nón lên. Đến đêm chừng khoảng canh

 ba, một tòa thành kiên cố bỗng từ dưới đất mọc lên với những ngôi nhànhiều tầng xây bằng đá quí, lâu đài dát châu báu, giường chạm trổ, màntrướng che đầy. Những tớ trai hầu gái chầu chực và cả một đội quân cấmvệ giữ gìn trật tự. Ngoài ra lại có các quan văn võ cai quản tòa thành, nhưmột vương quốc thực thụ. Sớm sau, dân trong vùng thấy sự lạ, đều sợ hãi,kính cẩn đưa nhau mang lễ vật dâng cho hai vợ chồng Chử Đồng Tử. 

Tin đồn về kinh đô, vua Hùng cho là Tiên Dung và Chử Đồng Tử lànhững kẻ phản loạn. Vua sai đem binh mã đến, trị tội, bắt phải qui hàng.Binh lính nhà vua gần tới nơi, những người thân cận xin công chúa choquân ra chống cự. Tiên Dung mỉm cười nói: "- Ta có gây nên cơ sự này

đâu. Mọi việc đều do ý trời cả. Ta sống hay chết cũng nhờ trời. Làm sao tadám chống cự lại vua cha. Ta chỉ theo lẽ phải. Có hề chi đâu! Còn nếu chata phán quyết ta cũng cam chịu". 

Khi binh lính của nhà vua đến châu Tự Nhiên (nay là xã Tự Nhiên,huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây), chỉ còn cách tòa thành kỳ diệu kia mộtnhánh sông thì trời tối. Thấy quá muộn, đội quân đóng lại trên bờ chưavượt qua sông. Vào lúc nửa đêm, bỗng nổi lên một trận bão dữ dội. Cát

 bay tung lên, cây cối đổ gập. Và chỉ trong khoảnh khắc, cả tòa thành, nhà

Page 423: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 423/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1011

cửa, người vật đều bay lên trời. Sáng ra, người ta thấy một dải cát trơ trọigiữa đám đầm lầy mênh mông. Đời sau, mọi người gọi nơi này là bãi Tự

 Nhiên và đầm lầy ấy là đầm Nhật Dạ hay Dạ Trạch. Truyền thuyết ở vùng Khoái Châu cũng như thần tích do Nguyễn

Bính soạn vào thế kỷ XVI còn có một đoạn nữa. Sau khi truyền đạo choTiên Dung, Chử Đồng Tử và phu nhân đi chu du. Một hôm, hai người đếnđịa điểm Ông Đình (nay thuộc huyện Châu Giang) bỗng gặp một ngườicon gái khoảng 18, 19 tuổi, có nhan sắc tuyệt trần, đang đi cấy. Chử ĐồngTử đọc vui một nửa vế đối để đùa cợt. Chẳng dè, người con  gái đối đáp lạivừa chỉnh vừa sâu sắc. Hỏi ra, mới biết đó là người con gái làng Đông

Kim (nay thuộc xã Đông Tảo, huyện Châu Giang). Tiên Dung bảo ChửĐồng Tử: "- Nàng đó, có phải chàng định lấy làm vợ bé chăng?" Đồng Tửmỉm cười, Tiên Dung hiểu ý bèn đến nói với cô gái rằng: "- Nàng là tiên

chăng? Hay người tục chăng? Lang quân ta là người tài mạo tuyệt vời,nàng làm thiếp, thật cũng xứng thay, ta tuy là con gái vua nhưng không hềđố kỵ, không hề kiêu căng, ta với nàng làm chị em, cũng chẳng vui lắmsao!". Người con gái nọ nói: " - Tôi chính là tiên nữ Tây cung, mà vợ chồng nàng đã học thành tiên, không hẹn mà gặp, do trời hay do người?".Tiên Dung nói: "- Do trời thôi", rồi kết làm chị em, Chử Đồng Tử làm lễgiao kết, mở yến tiệc vui vẻ. Lúc đó ở ấp Ông Đình có 5, 6 người bị chết

vì bệnh dịch, Đồng Tử dùng gậy chỉ vào, những người chết đều sống lại.Vị phu nhân thứ hai của Chử Đồng Tử lấy một tờ giấy trắng viết chữ đỏvào, đốt lên, lấy tàn cho những người bị bệnh dịch uống, hàng trăm ngườiđều khỏi cả. Già trẻ làng Ông Đình kéo đến bái tạ, nhận làm tôi con. RồiChử Đổng Tử lại dùng gậy, nón hóa phép ra lâu đài, đền miếu trao cho dânđèn hương về sau. ở làng Yên Vĩ cũng có dịch chết hơn 30 người, ChửĐồng Tử và nhị vị phu nhân đều dùng phép cứu sống được cả.  Ba người điqua các vùng Kim Động, Tiên Lữ đều dùng phép hóa ra đền miếu nhưvậy. Sau đó, cả ba người đều bay về trời. 

ở cõi trần vua Hùng phong sắc cho Chử Đồng Tử là Chử Đồng Tửđại vương chí thánh và nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa thượngđẳng tôn thần đẳng thiên tiên tôn thần, và Nội trạch Tây cung công chúahuyền diệu tôn thần. 

 Như vậy, truyền thuyết đã phát triển hoàn chỉnh, gắn bó với đầm Nhất Dạ, nơi mà mấy trăm năm sau Triệu Quang Phục lấy đó làm căn cứcho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương. Từ cõi trần, bangười bước vào cõi thiêng, trở thành ba vị thánh bảo trợ cho cuộc sống củamỗi người, làng xóm quốc gia, cộng đồng. 

Page 424: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 424/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1012

Truyền thuyết kể khi ở chằm này, thấy quân Lương không lui, Việtvương Triệu Quang Phục mới đốt hương cầu đảo, khấn vái trời đất thần kỳthì: "thần nhân trong chằm là Chử Đồng Tử thường cưỡi rồng tự trờixuống, trút móng rồng cho vua, cài lên mũ đâu mâu để đánh giặc". Mộttruyền thuyết khác nữa lại kể khi giặc Minh xâm lược nước ta, NguyễnTrãi đã quyết chí đi tìm minh chủ để mưu đồ giải phóng đất nước. Ông vàTrần Nguyên Hãn đến cầu mộng ở đền thờ Chử Đồng Tử. Trong mộng,các ông được nghe nhiều chuyện lạ. Bà Tiên Dung từ chối không đi họp ở trên trời, vì ở nhà có khách quí, bỏ đi sợ thất lễ. Đầu canh năm các thần đihội về, kể lại cho Tiên Dung biết trời đã định cho Lê Lợi làm vua nước

 Nam. Nhờ thế, anh em Nguyễn Trãi đã tìm về Lam Sơn tụ nghĩa. Hiện tại,gia phả dòng họ Nguyễn Nhữ Soạn, người em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi ở Thanh Hóa, còn ghi bài văn cầu mộng của Nguyễn Trãi ở đền hóa Dạ Trạch. 

Trong truyện trạng dân gian, Chử Đồng Tử còn giáng thế giúpDương Đình Chung hiển đạt. Hồi thứ 9, 19 của truyện trạng Lợn còn ghilại sự việc này. 

 Ngoài đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, làng Tự Nhiênxưa còn thờ Đào Thành, một tướng của Hai Bà Trưng. 

Trước đây, Tự Nhiên châu xã có hai đình: một đình Thượng, một

đình Hạ. Và đình của thôn Thủy Tộc. Hiện tại chỉ còn một đình. Sát bếnsông còn một ngôi đền, nguyên ủy là đền thờ Hà Bá, quay về hướng Bắc. Đình Thượng hiện sắp xếp cả các ngai thờ của đình hạ. Điện thần

của đình Thượng được chia làm hai một bên là thờ đức Thánh Chử ĐồngTử và nhị vị phu nhân, cạnh đức Thánh là bà Tây Sa và bà Tiên Dung; một

 bên là thờ Đào Thành, tướng của Hai Bà Trưng mà người dân khi cúng

khấn là Đức Thánh bản thổ, hai bên là hai bài vị mà khi lễ tết người ta chỉthắp hương mà không khấn. 

Điện thần của đình Hạ, cũng được phối tự cả ở đây, ban thờ ChửĐồng Tử ở giữa, một bên là Tiên Dung công chúa, một bên là Tây Sa

công chúa. Thanh gươm của đức Thánh Chử Đồng Tử cũng được mangvề đây, đặt trước ban thờ đức Thánh Chử Đồng Tử. 

 Nơi công chúa Tiên Dung về tắm, trước đây còn có một ngôi đền,đền Ngự Dội, nay không còn nữa. 

Trước ngày lễ hội, người dân ngâm gạo để giã bánh dày. Việc chọngạo được tiến hành rất cẩn thận, kỹ lưỡng. 

 Nghi thức chính của lễ hội xã Tự Nhiên là đám rước nước. 

Page 425: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 425/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1013

Đám rước nước của làng Tự Nhiên xưa cử hành ngày mồng mộttháng Tư rất long trọng với bảy long kiệu, của đình Thượng ba kiệu, đìnhHạ ba kiệu và đình Thủy Tộc một kiệu (gồm 7 kiệu long đình và 7 kiệunước). 

Thôn Thượng và thôn Hạ, sở dĩ mỗi thôn có ba cỗ long kiệu vì ở những nơi đây dành cho ba vị linh thần Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân,mỗi người một Long kiệu, riêng thôn Thủy Tộc cũng thờ cả ba vị, nhưnghọ rước trên một Long kiệu với bài vị chung. 

Bắt đầu từ đình thôn Thượng, đám rước đúng theo nghi trượng cổtruyền với một nghi vệ trọng thể đầy đủ các tự khí với trống chiêng, cờ quạt,tàn lọng và bát âm nhã nhạc. Lúc bắt đầu, đám   rước chỉ cử hành với dânthôn Thượng với ba cỗ kiệu của thôn này. Đám rước đi từ đình thôn Thượngtới đình thôn Hạ thì tạm ngừng để chờ dân thôn này cũng rước ba cỗ kiệuvới các tự khí như thôn Thượng. 

Rồi đám rước tiếp tục, thôn Thượng đi trước, thôn Hạ đi sau, tiếnthẳng nẻo sông Hồng: Khi tới ngã ba đường, nơi đường làng Tự Nhiêngặp con đường đi đến bên sông thì ở đây dân thôn Thủy Tộc đã sẵn sàngchờ đợi với cỗ kiệu của mình để đi tiếp vào sau đám rước, tiến ra bờ sông.

Tại bến sông, đã sẵn sàng bảy chiếc thuyền lớn, rước bảy chiếckiệu nước ra giữa dòng sông để lấy nước trong dùng trong lễ mộc dục. 

Quãng sông Hồng thuộc địa phận xã về phía hữu ngạn đã được dânlàng cắm cọc và có thuyền chăng dây để ngăn cản thuyền bè qua lại. Cờ ngũ hành được trương lên ở khúc sông nơi bắt đầu vào và nơi rời khỏiđịa phận làng để báo hiệu từ xa cho mọi thuyền bè xuôi ngược biết. Vàdân làng cũng đã cắt người đứng sẵn trên thuyền từ sáng sớm, mỗi khi cóthuyền bè đi qua đều ra hiệu để họ đi tránh về phía bên kia sông.  

Bảy chiếc thuyền bơi ra giữa dòng sông Hồng, mang bảy cỗ kiệutrên thuyền có những cờ quạt và âm nhạc đi theo. Đến giữa dòng sông cả

 ba thôn đều lấy nước để cho thôn mình dùng trong lễ mộc dục. 

Lấy nước xong, đám rước lại quay trở về. Lúc này, khi bảy chiếcthuyền rước bảy chiếc kiệu nước cặp bến, kiệu thôn Thủy Tộc được rướclên đầu tiên, thứ đến ba chiếc kiệu thôn Hạ, rồi mới đến ba chiếc kiệuthôn Thượng. 

Theo con đường cũ trở về, đám rước các kiệu đi theo thứ tự lúc ở sông lên. Đến ngã ba đường, nơi kiệu thôn Thủy Tộc đã nhập vào đám

Page 426: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 426/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1014

rước lúc trước, đám rước ngừng lại rồi một lát sau thôn Thủy Tộc rướckiệu thôn mình về đình thôn. Hương chức ba thôn họp mặt trước khi kiệuthôn nào rước về thôn đó, hương chức thôn Thủy Tộc đi tới vái lạy trướccác kiệu hai thôn Thượng, Hạ, và hương chức hai thôn này cũng tới váilạy trước kiệu thôn Thủy Tộc. 

Chờ cho kiệu thôn Thủy Tộc đi rồi, hai thôn Thượng và Hạ lại tiếptục rước sáu chiếc kiệu trở về, kiệu thôn hạ đi trước, kiệu thôn Thượng đisau. Đám rước trở về tới trước đình thôn Hạ thì ngừng lại. ở đây dân thônHạ rước ba kiệu vào trong đình sau nghi thức vái lạy của hương chứcthôn này trước ba chiếc kiệu của thôn kia. 

Còn lại dân thôn Thượng với ba chiếc kiệu của thôn mình, họ tiếptục đám rước cho đến đình thôn. 

Đám rước chung của ba thôn rất nhộn nhịp tưng bừng cờ quạt tántàn phất phới, chiêng trống ầm ĩ với những bản nhạc của phường bát âm.Dân chúng ba thôn đi theo đám rước tới tận bờ sông, họ chờ ở đó để lạiđi theo đám rước thôn nào về đình thôn đó, khi các kiệu ra giữa sông lấynước trở về1 

Cùng với nghi thức rước, từ thôn Thủy Tộc không có trò vui chơi, cònhai thôn Thượng, Hạ có tục vui chơi cờ bỏi và tổ tôm điếm. 

Cờ bỏi chơi cũng như cờ chiếu tướng, cái khác là cuộc chơi được tổchức ở sân đình. Quân cờ được làm thành những chiếc biển cắm xuốngnhững lỗ đào sẵn. Những lỗ này được xếp đặt theo vị trí như trên bàn cờ. 

Cách chơi cũng giống như chơi cờ trên bàn cờ. Muốn tham gia chơicờ bỏi, các kỳ thủ phải đấu cờ bàn trước mấy trận, chỉ có những đấu thủthắng cờ bàn mới được ra sân chơi cờ bỏi. 

 Người thắng cuộc được giải do dân làng tặng, có khi chỉ là vài baotrà, bánh pháo, vuông vải điều. Tuy vậy, người dự giải không để tâm đếngiá trị vật chất của giải này, mà để tâm đến sự được, hay thua của cuộc

thi."Trọng tài" của cuộc thi là một người cầm chiếc trống khẩu, ông ta

luôn luôn đánh trống để thúc giục các đấu thủ không được trì hoãn,không được làm chậm bước đi. 

Mỗi ván cờ thắng, dân làng mừng bằng một bánh pháo. 

1 Theo Toan ánh, Sđd, tr. 109.

Page 427: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 427/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1015

 Như vậy, cốt lõi của nghi thức trong lễ  hội xã Tự Nhiên là việcrước nước. Mục đích chính của việc rước nước là lấy nước để làm lễ mộcdục cho đức Thánh cùng nhị vị phu nhân! Thực ra, chính đây là lớp tínngưỡng còn sót lại của cư dân nông nghiệp. Biến thiên của truyền thuyếtChử Đồng Tử - Tiên Dung gắn bó mật thiết với văn hóa và cư dân vensông Hồng. Dâu bể cuộc đời khiến cho các lớp phù sa ngoài đời và cáclớp văn hóa trong một truyền thuyết được đọng dày, làm cho chúng takhó nhận ra diện mạo sơ khai của tín ngưỡng ở lễ hội này. Bắt đầu làmiếu thờ Hà Bá ở ven sông. Cũng khó mà khẳng định tục thờ Hà Bá làcủa cư dân làm nghề đánh cá hay trồng lúa một cách minh định, rõ ràng.

 Ngày hội, người dân vẫn có lễ vật và lời khấn "Đức quan Thủ chu HàBá". Từ ngôi đền ven sông đến ngôi đền thờ Đức Thánh  và nhị vị phunhân có gì liên quan, đâu là sợi dây vạch nối, cũng khó mà khẳng định.Bởi vậy, tục lấy nước giữa sông Hồng, chính là tín hiệu để cho ta giải mãhiện tượng folklore này. Thời điểm của lễ hội Tự Nhiên là ngày 1 tháng 4âm lịch hàng năm, không gắn bó gì với cuộc đời, năm sinh, năm mất củađức Thánh và nhị vị phu nhân. Cho nên, ngay về mặt thời điểm mở hội,hội Tự Nhiên đã có những khác biệt so với các lễ hội dân gian khác.

 Ngày mở hội, theo dân gian, chính là ngày công chúa Tiên Dung đi dạochơi, rồi dừng lại, quây màn tắm trên bãi cát này. Thực tế, ngày mở hội

liên quan khá mật thiết với nhân vật được phụng thờ. ở đây, lại chỉ liênquan đến một khía cạnh của cuộc đời nhân vật. Vì thế, có thể nói, ngàymở hội của xã Tự Nhiên, chính là sự ảo hóa một tín ngưỡng của cư dânnông nghiệp. Tháng tư âm lịch, trong vòng cây trồng của cư dân làmnghề nông, rất cần đến nước. Rước nước, vừa là việc làm thực thi một tínngưỡng, vừa là việc làm thể hiện khát vọng của cư dân nơi đây. Việc đóđược gắn với truyền  thuyết quen thuộc của folklore Việt Nam. Nét bảnsắc văn hóa của lễ hội xã Tự Nhiên, việc thờ cúng một anh hùng văn hóa,tạo cho lễ hội những nét quí, đáng trân trọng. 

Cùng với những điều ấy phải kể tới việc giã bánh dày và bày bánhdày trên mâm lễ vật của ngày hội. 

Tất cả những điều ấy tạo ra giá trị cho lễ hội xã Tự Nhiên. Giá trịấy là sức sống khiến lễ hội tồn tại đến hôm nay./. 

N.N.H

Page 428: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 428/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1017

Hội đền Và

Nguyễn Hữu Thức 

1. Đền Và 

Đền Và là một di tích lịch sử văn hóa của xứ Đoài thuộc thôn VânGia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Hàng tuần, đền Và vinh hạnh đónhàng trăm lượt khách đến thăm viếng. Đền Và còn gọi là Đông Cung,

một trong tứ trấn thờ thần núi Tản viên.1

 Đền tọa lạc trên một quả đồi xanh ngắt bóng lim già. Theo thuyết

 phong thủy đồi ấy hình con rùa (Kim Quy) đang bơi về phía mặt trờimọc. 2

 

Dựa vào lời văn bia "Vân Già đông trấn cung ký" (Bài ký về cungtrấn ở phía đông thuộc làng Vân Già) dựng ở tả hữu đầu hồi nhà tiền tếlàm vào năm Tự Đức 36 (1884) cho biết đền Và đã xuất hiện từ thờinước ta thuộc ách đô hộ của nhà Đường. Bấy giờ "đền là khu thờ nhỏ,nhưng rất linh ứng, dân cầu đảo đều hiệu nghiệm". Trải qua các biến cốhàng thiên niên kỷ đền đã tu tạo nhiều lần, ngày một to rộng, nhờ thế

càng linh hiển. Lần trùng tu lớn là năm Tự Đức 36, văn bia ghi tên tuổinhiều vị tiến cúng sửa đền gồm dân sở tại và đông đảo khách thập

 phương. 

Tuy nhiên, hiện trạng kiến trúc ngôi đền còn đến nay, phần

1 Theo sách "Sơ n Tây t ỉ nh đ  ị a chí" , XB năm 1941 của Phạm Xuân Độ thì tứ cung ở các nơi

sau:

- Đông cung, tại làng Vân Gia, huyện Tùng Thiện (nay thuộc thị xã Sơn Tây).

- Tây cung, tại làng Thủ Pháp, huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì) - tức đ ình Tây

Đằng.

- Nam cung, tại làng Yên Cư, huyện Tùng Thiện.

- Bắc cung, tại làng Thư Xá, huyện Yên Lạc, tỉnh V ĩ nh Yên (nay thuộc xã Tam Hồng

huyện V ĩ nh Lạc, V ĩ nh Phú).2 Xung quanh đồi Kim Quy nơ i dựng đền Và hiện có cánh đồng Khói Nhang. Tục truyền là

do hơ i thở của rùa vàng nhả ra. Lại có xứ đồng Trôn Rùa, ấy là chỗ đuôi con rùa.

Page 429: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 429/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1018

hậu cung làm vào các năm 1915-1919. Sở dĩ biết điều này là dựa vào văntự chữ Hán khắc ở cột nhà. Hai cột con phía trái hậu cung khắc niên hiệuDuy Tân cửu niên (1915), một cột cái khắc Khải Định Kỷ Mùi (1919).Điều ấy phản ánh phải mất ít nhất 5 năm dân chúng mới hoàn thiện hậucung. Đền gồm hai dẫy nhà 5 gian, các góc cong nét đao, thông gian giữa

 bằng ống muống tạo thành hình chữ công theo kiểu nội công ngoại quốc. 

Điều đáng lưu ý là sự mở rộng qui mô kiến trúc của đền Và gắn vớiviệc ra đời tỉnh Sơn Tây và quá trình đô thị hóa tỉnh lỵ. Tỉnh Sơn Tây rađời năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Tỉnh lỵ chỉ cách đền Và gần 2km, lànơi tụ tập các quan lại, viên chức và các thương gia giàu có. Từ đó, để

đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng ở đền của dân, các làng có quan hệ tínngưỡng ở đền Và đã đứng ra hưng công làm thêm nhà tiền tế 5 gian. Văntự chữ Hán ở câu đầu nhà cho hay, xưa kia đền Và đã có nhà tiền tếnhưng qui mô còn nhỏ. Nhà tiền tế hiện nay đã qua 3 lần tu sửa; nămMinh Mệnh thứ 10 (1829) tu tạo; năm Thành Thái 14 (1902) đại tạo;năm Bảo Đại thứ 7 (1932) tu tạo1. Trước nhà tiền tế dân làm hai dẫy nhàtả mạc, hữu mạc kế tiếp đến gác trống, gác chiêng chồng diêm 8 mái

 phỏng theo kiểu dáng gác trống, gác chiêng ở chùa Thày, làm thêm nghimôn cao to. Nghi môn trông về phía núi Tản Viên,  phía trước có dinh thờ hổ trong đắp nổi 5 hổ vằn. Cạnh dinh ngũ hổ là giếng cô tiên, nước trongvắt. 

Bao quanh tổng diện tích kiến trúc đền và khoảng trên 2.000m2 làthành vuông, xây bằng đá ong sẫm màu rêu phong, mang dáng nét rấtriêng của xứ Đoài. Truyền rằng, đá ong xây thành ở đền Và dân đánh ở đồi Vông thuộc thôn Vân Gia, tục truyền gọi là xóm rắn nên dân gian cócâu "Cấu cổ con xà đè cổ con quy". Toàn bộ kiến trúc bên ngoài hậucung gọi là ngoại cung2

.

Đền Và trở thành một cảnh quan ngoạn mục bởi được xây dựngtrên quả đồi toàn những cây lim cổ thụ có tới vài trăm tuổi. Đây là đồilim duy nhất còn tương đối nguyên vẹn ở  "Đoài phương tĩnh nhất khu"này, Trong đền, hai bên nhà tiền tế, có hai cây ngọc lan to cao, đến tháng

1 Có nhiều ý kiến của các cụ già ở làng Vân Gia cho rằng làng Phù Sa thuộc xã Viên Sơ n có

công rất lớ n trong việc công đức làm cho tiền tế, lại là làng có phần đất mà khi rướ c sang

đền Dọi bắt buộc đoàn rướ c phải qua, nên làng Phù Sa có một phần quyền lợ i tín ngưỡ ng ở  đền Và, đượ c làm nhà "chủ sự" ở khu vực trong đền để dân làng có chỗ sinh hoạt các k ỳ lễ hội.2 Hiện nay, nhà hậu cung các cụ chia ra đền thượng nơi đặt khám thờ, đền trung nơi thờ 

tứ thánh và nhà tiền tế được gọi là đền hạ.

Page 430: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 430/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1019

tư đầu hè, hoa nở hương thơm dịu dàng quyến rũ du khách. Lại có câyvóc vàng, hoa vàng, hương thơm ngọt, cũng nở vào mùa hè, tăng thêmhương sắc ở nơi thờ thần. 

Có thể nói lối kiến trúc ở đền Và kết hợp nhuần nhị tính vững chắc(thành đá ong bao quanh), tính chặt chẽ bố cục ở bên trong (hậu cungchữ công (I), nhà tiền tế chữ nhất (—), tính đăng đối của tả mạc, hữumạc, gác chuông bên trái, gác trống bên phải, tính phóng khoáng củakhoảng sân rộng trước nhà tiền tế, tính mềm mại của nét cong các đaonhà, cửa sổ tròn của nhà gác trống, gác chuông cùng dáng đăng đối cao

 bổng của nghi môn làm cho ngôi đền cấu trúc đạt tới sự tôn nghiêm ở nơi

thờ cúng đồng thời cũng đạt tới thẩm mỹ nghệ thuật của kiến trúc cổtruyền tạo hứng cảm cho khách du lịch. 

Vị thần được ngưỡng kính ở đền Và là đệ nhất phúc thần Tản Viên,vị tổ của bách thần, hay còn gọi là Nam thiên thần tổ, vị thần đứng  đầutrong Tứ bất tử  theo quan niệm của dân 1. Tản Viên vốn là thần núi saunhân hóa thành người cụ thể có tên là Nguyễn Tùng hay Nguyễn Tuấnsinh ở thời Hùng Vương 18. Truyền thuyết về Tản Viên kết tinh sự sángtạo của người Việt cổ ở xứ Đoài xưa. 

Tản Viên là người "anh hùng văn hóa sáng tạo" trong tư duy nôngnghiệp, người anh hùng trị thủy, chống giặc, biểu tượng của khối đoàn

kết bộ tộc, khi chết Tản Viên là phúc thần trừ tai họa cho dân. Truyền rằng, sau khi vua Hùng trao quyền làm vua, Tản Viên xét

thấy mình là rể nên gặp lúc vua Thục sang cầu hòa bèn khuyên vua Hùngtrao quyền làm vua cho Thục Phán để dân tình thoát cảnh can qua. Sauđó, Tản Viên cùng vợ lui về sống cảnh an nhàn ở núi Ba Vì. Thời giannày đất nước thanh bình, Ngài từ núi Tản thường đi du ngoạn thăm thúnúi sông, dân tình. Một lần Tản Viên tới đất Trung Hưng thấy đồi Và làthắng địa lại ở chính hướng mặt trời mọc, cùng khi ấy có đám mây từ núiBa Vì kéo xuống che phủ nơi Tản Viên đứng, cho đó là điềm lành, TảnViên bèn lập hành cung, gọi là đông cung. Làng Vân Gia chữ Hán là Vân

Già (đám mây che), tên làng, có liên quan đến sự tích của Đức ThánhTản là vậy. Sau khi Tản Viên hóa, dân nhớ ơn lập đền thờ. Bài trí ngai,tượng thờ đã phản ánh tâm thức của người dân xứ Đoài đối với TảnViên.

1  Theo quan niệm dân gian, Tứ bất tử gồm Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh

Gióng, Đức Thánh Liễu Hạnh. 

Page 431: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 431/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1020

Trong hậu cung đền đặt một khám thờ lớn sơn son thếp vàng chạmtrổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật vào thế kỷ XVII cao trên 3m.Lòng khám phía trong cũng đặt bài vị Đức Quốc Mẫu, đấy là ngai thờ bàĐinh Thị Điên vợ ông Nguyễn Cao Hành, mẹ của Tản Viên. Dân giangọi chệch bà Điên là bà Đen, ông Hành là ông Hiềng. Việc thờ mẹ màkhông thờ cha ở đền Và chứng tỏ một thời vai trò người mẹ rất có ảnhhưởng trong quan hệ gia đình và xã hội. Đằng trước bài vị Đức QuốcMẫu là 3 bài vị, tục gọi là Tam Vị Đức Thánh Tản, văn tế gọi là Tam vịquốc chúa thượng đẳng thần. Bài vị Tản Viên đặt bên tả cao nhất sau đến

 bài vị Cao Sơn, tiếp đến Quí Minh thấp nhất. Tản Viên là con ông bác.Cao Sơn, Quý Minh là hai anh em ruột con ông chú. Ba anh em con chú,con bác gắn bó máu thịt với nhau cùng cai quản vùng núi Ba Vì. Trướckhám thờ có hương án bày long ngai bài vị Đức Thánh Tản, Tản Viên ở giữa. Ba cỗ này thường luân chuyển trong các kỳ hội rước. Phía trênkhám treo bức đại tự "Thượng đẳng tối linh" niên đại Tự Đức năm QuíMùi (1883).

Gian nhà ngoài của hậu cung có 4 pho tượng, kích cỡ tương đươngngười thật, mỗi bên bài vị, tạc ở tư thế đứng, mặt trông vào nhau, taycầm vũ khí cổ, ngoài khoác áo bào đỏ, 4 pho tượng tướng này được gọilà Tứ Thánh trấn ở 4 cung (Đông - Tây - Nam - Bắc) quanh núi Ba Vì,nơi đặt đại bản doanh của Đức Quốc Mẫu và Tam vị Đức Thánh Tản.

 Ngoài hiên nhà có thêm 2 tượng ngồi trông mặt vào nhau, dựa vào lờivăn tế cổ thỉnh "tiền văn vũ lưỡng ban" thì hai pho tượng ấy một bên làquan văn, một bên là quan võ. 

Rõ ràng, cách bài trí bài vị và tượng thờ ở đền Và đã mô phỏng mộtkiểu thiết chế triều đình xưa qua con mắt của người dân. 

Cũng cần nói thêm, thôn Vân Gia, nơi xây dựng đền Và hiện nay,thời Lê bao gồm hai xã Bảo Vệ và Yên Vệ. Xã Yên Vệ thời Lê là nơi đặtlỵ sở huyện Tùng Thiện. Do vậy, lúc bấy giờ đền Và trở thành trung tâmtín ngưỡng cấp hàng huyện nên Đức Thánh Tản vì lẽ đó linh thiêng hơnnhững nơi thờ khác như ở tây cung, bắc cung, nam cung chăng. 

2. Hội Đền Và 

1. Hội rằm tháng giêng  

Khoảng gần 200 năm nay cùng với sự phát triển của thị xã SơnTây, một thị xã lớn trấn giữ phía tây kinh thành Hà Nội thì hội đền Vàngày càng đông vui, trở thành hội tín ngưỡng Tản Viên lớn nhất, nứctiếng ở xứ Đoài. 

Page 432: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 432/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1021

Hàng năm hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thìtổ chức hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Năm hội lớnở đền Và có lệ tục rước nước do dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Nước lấy ở sông Hồng, vào

 buổi sớm ngày rằm tháng giêng. Dân làng chèo thuyền đặt kiệu có chóenước ra giữa sông, lễ tế rồi cầm một cây gậy, đầu gậy làm một vòng tròn

 bằng thanh tre, để vòng tròn tre ấy lên mặt nước cốt không cho bụi bặm pha tạp trên mặt nước lẫn vào. Sau đó, một già làng cầm gáo ống nứamúc nước sông ở trong vòng cho vào ché sứ. Dân thôn lại dùng kiệurước ché nước đó về đền Và làm lễ bao sái các vị thần thờ. 

 Năm nào đại hội, các làng có liên quan tín ngưỡng ở đền cùng nhautổ chức một cuộc rước lớn, cả thảy có 8 làng tham gia. Bao gồm làngVân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã TrungHưng; làng Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc xã Viên Sơn và làng DiBình (tỉnh Vĩnh Phú). 

Đại hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ.Hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọndẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rước kiệu cỗ của làng mìnhvề để dàn ra mặt sân trước nhà tiền tế ở đền Và. Ngày 14 tháng giêng,đám rước lớn được tuân thủ theo luật tục. Khoảng 1-2 giờ sáng các cụ tổchức tế phụng nghênh, chủ tế nhất thiết phải là người Vân Gia sở tại, cònhai bồi tế một ở thôn Phù Sa, một ở thôn Di Bình. Khoảng 3 giờ sáng thìhai cụ thủ nhang (cụ từ)  phụng nghênh long ngai bài vị Tam Vị ĐứcThánh Tản ra ngoài kiệu chính. Phù giá kiệu chính gồm 32 trai trángkhỏe mạnh, cao đều nhau, 16 người khiêng, 16 người thay, cắt cử 3 góccủa dân làng Vân Gia, 1 góc của dân làng Phù Sa. Ngoài ra có 4 đô tỳnâng quạt che đầu Thánh, 2 đô tỳ cầm tàn. 

Đám rước cử hành, dân đình làng Phú Nhi có nghĩa vụ dẹp đám,huy động dân vạn chài đưa đám rước qua sông Hồng họ không đượctham dự cầm các đồ tế tự 1. Kiệu chính đi trước, sau đến kiệu văn (để văntế và sự tích vị thần) do làng Vân Gia đảm nhiệm, tiếp kiệu áo mũ củacác thánh do dân làng Phù Sa rước, sau đó nối tiếp kiệu hương hoa, oảnquả của các thôn. 

Việc phân nhiệm trên đã phản ánh nghĩa vụ và quyền lợi tínngưỡng của mỗi thôn, mà vai trò quan trọng hơn cả là hai thôn Vân Giavà Phù Sa.

1 Dân làng Phú Nhi vốn là dân Vạn chài lên định cư trên bờ.

Page 433: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 433/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1022

Đám rước đèn đóm tiến ra phía cầu Cộng vào thị xã Sơn Tây. Từlúc vào nội thị, đám rước qua ngõ phố nào thì chủ các nhà đều hân hoanđón bằng một mâm lễ vật gọi là lễ cung đốn. Tới cổng thành Sơn Tây cáccỗ kiệu quay một vòng mới rước tiếp qua đất làng Phù Sa, Phú Nhi ra

 phía bờ sông Hồng. 

Các cỗ kiệu lần lượt xuống thuyền qua sông. Bấy giờ dân vạn chàilàm ăn ở trên sông tấp nập kéo tới, thuyền đò ghép lại thành một phaolớn áp kiệu qua sông và trở thành những người đi hội. Quan niệm củadân, vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc ThánhTản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm. 

Đám rước tới bờ tả sông Hồng thì từng cỗ kiệu được đặt yên vịtrước cửa đền Dội. Tại đây, dân thôn Di Bình sở tại mổ một con lợn 30-40 kg đặt trước bàn thờ Tam Vị Tản Viên để tế cung đốn. Sự tích đềnDội dân chúng khẩu truyền như sau: Khi Tản Viên thăm thú núi non lấyđền Và làm đất dựng hành cung rồi, ít ngày sau Ngài sang bên kia sôngHồng thuộc thôn Di Bình liền nghỉ tắm thân thể ở đó. Vừa hay có một côgái cắt cỏ đi qua, Ngài nói với cô thôn nữ xuống sông gánh nước giúp

 Ngài tắm. Cô gái cười như nắc nẻ bảo rằng: "Đây là quang sọt chớ có phải thùng đựng nước đâu mà gánh được". Ngài bảo cô cứ xuống sônggánh, sọt tất đựng được nước về cho ta. Cô thôn nữ xuống sông Hồng,lấy nón vục nước cho vào sọt thì quả nhiên nước trong sọt không chảythật. Thấy lạ, cô vội về báo dân làng hay. Ai cũng bảo đấy là thánh hiệnở trần gian. Các cụ mổ lợn làm mâm lễ ra lễ thần. Tới nơi Ngài đã đi rồichỉ còn thấy bóng dáng Ngài uy nghi trên đỉnh núi Tản Viên. Từ đó, dânDi Bình lập đền thờ nơi Tản Viên tắm, cạnh ngai thờ thần đặt thêm ngaithờ cô cắt cỏ có thêm một đôi sọt, đòn gánh và chiếc liềm. 

Lại có thuyết khác kể rằng: Khi Thánh Tản dừng chân ở đền Và thìcó một đám mây mát lạnh từ núi Tản Viên kéo xuống che kín nơi Ngàiđứng. Sau đó, Ngài đi sang bên kia sông, đường xa mệt mỏi, Ngài muốntắm, chợt xuất hiện một đám mây trên trời và mưa như dội nước để Ngàithỏa thích tắm. Càng mưa cây cỏ càng tươi tốt lạ kỳ. Tắm xong Ngài

 bỗng thấy một thôn nữ đi nhổ cỏ ở bến sông cũng ướt nước mưa. Gặp Ngài thôn nữ than: "Cứ mưa thế này biết bao giờ tôi mới nhổ cỏ cho lúangô xong". Nghe vậy, Thánh Tản bèn truyền dạy cô kiếm sắt cưa rănglàm cái liềm cắt cỏ cho nhanh, lại dạy cách lấy mây tre làm quang sọt,đòn gánh để dọn cỏ. Từ đấy, dân chúng bên bờ sông Hồng biết làm liềmcắt cỏ, làm quang sọt gánh cỏ. Dân thấm nhuần ơn sâu lập đền thờ Ngàiđể lưu sự tích trên. 

Page 434: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 434/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1023

Các bô lão cử hành ba tuần tế ở đền Dội gọi là tế mục dục diễn tíchThánh Tản tắm rửa thân thể. Số nước bao sái bài vị Đức Thánh do dân DiBình lấy ở giữa dòng sông Hồng lúc sớm hôm rước về. 

Mọi người dự hội vui chơi ở bãi sông cho tới chiều hôm khi nàothấy lá cờ hội  to nhất gặp gió bắc nổi lên phất đuôi cờ về phía Nam1

 

(hướng bên kia sông) thì các cụ tế triệu hồi đưa kiệu và đồ rước, đồ tế tựtrở lại đền Và yên vị trước sân nhà tiền tế. Đêm ấy, ban tế tổ chức tếđêm. Sang ngày 15 tháng giêng, gọi là ngày chính hội. Ngày này chủ yếuvui chơi đón dân thập phương đến đền Và hương hoa, oản quả viếng ĐứcThánh Tản. 

Đáng chú ý, ngày 15 ở sân trước nhà tiền tế giành ra một khoảngtrống để các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vuivật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất được dân xứ Đoài hâmmộ. 

2. Hội lễ rằm tháng 9 

ở đền Và, hội thu tổ chức vào dịp rằm tháng 9.

Hội khai mở vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn VânGia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Đạm Trai ùa ra đoạn sông Tích từThượng cầu Vang (giáp xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (giáp thôn áiMỗ) để cùng đánh bắt cá tập thể ở đoạn sông trên. Mọi người mangnhững công cụ kiếm cá thường ngày như nơm, vó, xúc... ra đánh bắt. Ai

 bắt được loại cá trắng to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà ăn. Đánhđến khi nào chọn ra được 99 con cá trắng to thì mang số cá đó về làmtiệc cá thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Hội này dân gian gọi là hội đả ngư. 

Trò đánh bắt cá tập thể của 5 làng trên đoạn sông Tích ý nghĩa lấyvui, lấy may là chính. Ai được con cá nào to tâm niệm năm ấy ĐứcThánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn. 

Trong số 99 con cá ấy, các cụ rửa sạch chế biến thành các món sau: 

- Món cá luộc: Để vẩy, mổ moi, bỏ ruột ra cho gừng vào bụng đem

luộc chín. - Món cá nướng: Để vẩy, mổ moi, bỏ ruột cũng cho gừng vào bụng,

chọn chỗ đất sạch đặt lá nghệ xuống dưới cho cá nằm lên trên, lại úp lêntrên một tàu lá nghệ, sau đó lấy chảo gốm úp lên cá, cời than đỏ hồng

1 Tương truyền trên cũng phù hợp với diễn biến thời tiết vùng ven sông Hồng, vào tháng

giêng, độ cuối ngày, thường hay có hiện tượng đổi gió.

Page 435: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 435/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1024

 phủ kín chảo đợi đến khi nào than lụi thì mở chảo lấy cá ra. Bấy giờ concá được nướng bằng hơi than khô cong, vàng sậm nhờ màu tiết ra từnước lá nghệ trông đã đẹp mà ăn thì càng tuyệt vời. 

- Món gỏi cá: Đánh sạch vẩy, bóc lấy thịt nạc cá, thái miếng trộnvới gió chuối (hoa chuối) thái mỏng, trộn với vừng giã và nước chanhquả để làm gỏi cá. 

- Món nham: Tất cả ruột cá moi ra cho mật và gừng vào đem đunsôi làm nước chấm ăn với cá luộc, cá nướng và cá gỏi. 

Chế biến cá thành các món xong thì bày thành 10 tựa (mười mâm),mỗi tựa gồm các món luộc, gỏi, nướng và đĩa nham chấm. Một mâm đemxuống cúng trù táo (ông thần bếp giữ lửa để dân có lửa nấu nướng), 9mâm chia làm 3 bày lên trước 3 ngai Tam Vị Đức Thánh Tản. 

Bày biện xong các cụ cử hành lễ tế cá. Dân chúng thành kính trướcuy linh Đức Thánh Tản. Cuối buổi, mọi người ngồi thụ lộc món đặc sảncá, với tinh thần sảng khoái. 

Đặc biệt, lệ tục xưa ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đâykhông được dùng muối, đều phải ăn nhạt. Lạ nữa, khi ăn cơm xong, quanviên uống nước ăn trầu, trầu gồm lá trầu không, vỏ quạch, cau quả nhưngkhông được dùng với vôi. Vì thế, dân gian có câu: "Hội đền Và trầukhông vôi, xôi không muối". 

 Ngoài món cá, theo cuốn sách Hán Nôm lưu giữ ở đền Và, xưa đềnVà có tục cúng Thánh Tản có thêm 2 mỏ vịt, 4 mỏ gà và số xôi tươngđương 15 đấu. 

 Như vậy, thông qua lễ thức thờ cúng ở đền Và giúp chúng ta nhậnra những lệ tục cổ của người Việt cư trú ở vùng chân núi Ba Vì xưa. Docó những tục hèm kiêng kỵ mà lễ thức ấy còn lưu tồn đến ngày nay.  

Tục thờ cá ở đền Và được giải thích bằng một câu chuyện sau: 

Một lần Tản Viên đi du ngoạn, Ngài đến cầu Cộng (thuộc xã TrungHưng hiện nay) thì gặp một cụ già đang kiếm cá bên bờ sông. Suốt buổi

cầm cái vợt trong tay cụ chẳng đánh bắt được con cá nào. Thấy vậyThánh Tản thương tình dạy ông lão làm một cái vó gai, sau đó làm càngvà cán vó nối dài đưa vó ra xa bờ. Làm xong cái vó, Thánh Tản kéo thửmột mẻ. Nào ngờ đáy vó toàn cá là cá đếm được tới 100 con. Ngài thấymột con cá trê chửa sắp đến ngày đẻ bèn bắt nó phóng sinh thả xuốngnước. (Tương truyền về sau con cá trê này sinh được một đàn chín con,hiện thành đá, đầu chầu về đền Và ở cánh đồng gần xóm Cá thuộc xãThạch Mỹ). Thấy mẻ vó lạ kỳ như vậy, ông già cảm phục, hết lời cầu

Page 436: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 436/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1025

thỉnh Ngài dạy cách đánh bắt cá. Thánh Tản còn ở lại dạy ông chế biếncá thành các món ăn ngay ở nơi kéo cá nên không kịp về nhà lấy muối dovậy các món Ngài truyền dạy cho cụ đều phải ăn nhạt. 

Ăn xong thấy nhạt miệng, Thánh Tản còn dạy cụ già hái quả cautươi, hái lá cây trầu và lấy vỏ cây quạch đưa lên miệng nhai gọi là ăn trầu.Lạ thay, càng nhai cụ già càng cảm thấy người phấn khích, bừng nóng,miệng thơm tho chẳng còn chút tanh của cá nữa. 

Kể từ đó, cụ già biết cách làm vó và chế biến món cá. Cụ dạy dântrong vùng làm theo. Đội ơn Đức Thánh Tản dân trong vùng lập đền thờ 

 Ngài và không quên diễn lại trò đánh bắt cá về làm các món thờ Ngài.

Tục thờ cá, ăn trầu ở đền Và có từ ngày ấy. *

 Ngày nay hội đền Và vẫn là một hội lễ lớn ở xứ Đoài. Thời gian córút lại ngắn, gọn hơn, thêm nhiều trò mới nhưng trình tự rước vẫn giữđược yếu tố truyền thống xưa. 

 Những năm không làm đại hội dân chúng ở thị xã kéo về hànhhương viếng Đức Thánh Tản rất đông. Đức Thánh Tản trở thành một vịphúc thần thiêng liêng luôn phù trợ trừ tai họa mang điều tốt lành đếncho dân.

 Ngày hội đền Và còn trở thành nơi hành hương của khách du lịchtrong nước hướng về một vùng đất cổ. Ngày này khách nô nức đến hội,trai thanh gái tú dập dìu, bầy trẻ nhỏ cắm trại để vui xuân dưới tán lárừng lim già. Vui để chiêm ngưỡng những tòa đài kiến trúc kết tinh tàihoa trí tuệ của cha ông; để hòa vào không khí ngày hội tưng bừng náonhiệt hướng tới cõi đẹp tâm linh. 

Đến với đền Và ai cũng cảm thấy như trở về với cội nguồn tiên tổ,cội nguồn của văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc xứ Đoài; gặp gỡ ở đónhững tập tục cổ, những quan hệ cộng đồng làng xã thấu tình đẹp nghĩađặng giúp cho mỗi người vươn tới, thêm yêu mến quê hương xứ sở, càngtrân trọng giá trị văn hóa của người xưa để sống tốt đẹp hơn trong nếpsống cộng đồng./. 

N.H.T

602 603 604 605 606 963 964

965 966 233 234

Page 437: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 437/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1026

Page 438: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 438/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

1027

Hội Vạn Niên

Toan Ánh

Làng Vạn Niên thuộc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Hàngnăm làng mở hội vào cuối tháng Giêng. Hội có rước xách tế lễ, các quanviên cùng nhau họp ở đình ăn uống như tất cả các hội quê khác. Nhân dịphội, dân làng thường nhắc lại sự tích ông thần Nhòm. 

Thành Hoàng làng này là một tà thần dân chúng gọi là ông thần Nhòm. Lúc sinh thời, ông thần vốn là một tay ăn trộm. Một đêm đi ăn

trộm về, buổi ăn trộm rất thành công , ông ta lấy được rất nhiều đồ đạc.Lúc trở về trời đã gần sáng, ông ta mang đồ đạc ăn trộm được đi vừa đếngốc đa bên một lạch nước ở đầu làng thì thấy bóng người đi làm đồngđằng xa tiến tới. Ông ta vội vàng bao nhiêu đồ đạc đều đem giấu xuốngdưới lạch nước, rồi trèo lên cây đa nằm trong lùm lá ngủ một giấc tới

 buổi chiều. Thức dậy, ông ta nhìn xuống lạch nước, vừa nhằm lúc trêntrời có mây đen, không thấy đồ đạc mình đã giấu. Ông ta cố giương mắtnhìn theo tăm ở dưới nước. Nào ngờ mải nhìn quá, ông ta ngã xuống lạchnước chết đuối. Chết gặp giờ linh, ông ta được dân làng thờ làm ThànhHoàng.

Đặc biệt nhất của ngày hội là tục Tung Hệ. Tục này được cử hànhmột cách rất ồn ào và rất vui. Một ông già được dân làng cử làm tướng,còn các hàng con trai từ mười tám tới hai mươi, dân làng cắt làm quân. 

 Nhân ngày hội, dân làng chọn giờ tốt cho người vào xông đìnhđốt pháo. Sau dó dân làng cũng đốt pháo rất nhiều... Giữa những tràng

 pháo liên tiếp, ông tướng đánh trống đi vào đình rồi lại đi ra rồi lại đivào. Ông tướng đi trước quân đi theo sau. Quân tướng cứ dắt nhau vàođình rồi lại dắt nhau ra, đi như vậy cho đến khi ngớt tiếng pháo.  

Một người Vạn Niên cho biết: 

Quân tướng kéo vào đình lại kéo ra như vậy cốt để đuổi tà matrùng quỷ có thể gây dịch lệ cho dân làng. Tiếng pháo tượng trưng chotiếng súng tiến quân. Ngoài ra, đây cũng là một cách biểu diễn cái uy thếcủa vị thần, có quân tướng bảo vệ, khiến các tà thần không dám xâm

 phạm tới Ngài. 

Page 439: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 439/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam

1028

 Ngoài ra tục này cũng còn có mục đích khuyến khích tinh thầnthượng võ của dân làng, để mỗi khi giặc giã, dân làng sẽ can đảm tòng

quân điệt địch. Khi tiếng pháo dứt, ông tướng họp ba quân tại sân đình, cùng

nhau vào tế thần. Lễ tất thì cuộc Tung H ệ cũng hết. 

Dẫu rằng giữa ông thần Nhòm và tục Tung Hệ không có liên hệgì, nhưng dân làng Vạn Niên vẫn lấy tục Tung H ệ để lễ ông Thần Nhòmtrong ngày hội hàng năm./. 

T.A

Page 440: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 440/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1029

Hội Văn Trư ng

Toan Ánh

Làng Văn Trưng, tên nôm gọi là làng Dưng, và dân quanh vùngcòn gọi là Chợ Dưng, nơi đây có ngôi chợ lớn, một tháng sáu phiên, dânchúng các làng lân cận kéo nhau tới họp chợ để bán các sản phẩm vàmua các vật dụng thường ngày. 

Làng Dưng thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc hiệntại), hàng năm mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng, tức là vào ngày phiên chợ đầu năm. 

Hội mở ngay tại khu đất chợ và có rất nhiều trò vui, những trò vuiđã khiến dân chúng quanh đó không ai quên nổi ngày hội  và đã có câu cadao:

 Bỏ con bỏ cháu,

 Không ai bỏ mồng sáu Chợ Dưng. 

Làng Văn Trưng cách phủ lỵ Vĩnh Tường hơn 5 cây số và cách tỉnhlỵ Vĩnh Yên chừng 15 cây số. Muốn tới nơi đây, người ta đi theo quốc lộ2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang, đi qua khỏi  tỉnh lỵ Vĩnh Yênchừng 10 cây số, con đường liên tỉnh Vĩnh Yên đi Sơn Tây. ở đây, dukhách sẽ rẽ tay trái và sẽ đi vào khoảng bốn cây số thì tới Văn Trưng.Đình làng Văn Trưng nằm ngay ven đường về phía tay trái, trên nền đấtcao trông thẳng ra một chiếc đầm rộng, nước trong xanh. Đây là đầmDưng, một nguồn lợi của dân chúng làng Dưng. 

Vì chưa có dịp tìm hiểu kỹ càng, nên không đầy đủ tài liệu để trình bày về thần tích, thần phả. Rất mong được sự chỉ giáo của các bậc hiểu biết. 

Trò vui tại hội Văn Trưng có rất nhiều và rất thú vị. Chính nhữngtrò vui này đã lôi kéo được khách thập phương. Đó hầu hết là những tục :

 Bắt chạch trong chum, leo cầu phao, đốt pháo thi, cờ bỏi, và đáng kể hơnlà thi bơi thuyền trên đầm Dưng.

 Những trò vui cổ truyền trên, sau này cho đến trước năm 1945, khidân làng mở hội còn tổ chức thêm cả những trò vui mới có tính cách thểthao: thi xe đạp, thi chạy. ở đây chúng tôi chỉ xin nói tới những trò vui cổtruyền. 

 Bắt chạch trong chum. 

Page 441: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 441/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1030

Bên phía trái trước đình làng có một cây đa cổ thụ.  Nhân ngày hội,dân làng bày dưới bóng cây đa một hàng chum 1  ít nhất cũng năm cái,mỗi chiếc chum đựng đến hai phần ba nước, trong mỗi chiếc chum có thảmột con chạch 2.

Cuộc vui có những cặp trai gái vừa ôm nhau vừa thi bắt con chạchtrong những chum này. 

 Leo cầu phao. 

Cầu phao bắc bằng một cây tre, một đầu dựa vào đất, còn đầu kia,ngọn tre, sà trên mặt nước, buộc lủng lẳng vào một chiếc dây, chiếc dâynày được buộc treo vào một chỗ giao nhau của hai thân cây tre khác,ngắn hơn cây tre làm cầu, chống dưới nước chụm đầu vào nhau. Tại nơigiao điểm của hai thân tre có buộc những dải thưởng gồm những khănhoa xinh đẹp, những vuông nhiễu điều tươi thắm, những bao trà, có khilà tiền. 

 Người leo cầu phao phải đi từ đầu cầu dựa trên đất, đi trên cây trecho tới chỗ treo giải thưởng, phải đi một mạch không được ngã xuốngnước, ngã xuống nước phải lội vào bờ đi lại. 

Leo cầu phao được tổ chức ngay bên bờ đầm Dưng trước cửa đìnhđể các bô lão và các quan viên trong làng chứng kiến. 

Leo cầu phao tưởng chừng như dễ mà rất khó, thường hội đồnglàng kén cây tre dài làm cầu. Bước đi của người dự cuộc làm rung mạnhcây tre, và cây tre rung mạnh đã hất họ ngã xuống nước, họ không bấuvíu vào đâu, họ chỉ lấy thăng bằng do bản thân họ. Những người bắt đầucuộc vui còn đi được khá xa trên thân cây tre, những người sau đi khókhăn hơn, cây tre bị nước do người đã ngã làm bắn lên, trơn như bôi mỡ. 

 Người leo cầu phao bước rập rình rồi ngã ùm xuống nước đã làmtrò cười cho khách xem hội đứng trên bờ và do chính họ cũng tự thấy vuivui, họ lội nước trở vào bờ leo lại. 

Trong lúc leo cầu phao, họ mình trần trục, chỉ đóng một chiếc khố

màu xanh, đỏ, nâu, tím, tùy người. Có lắm người trông khỏe mạnh nhưnhững lực sĩ.  Các chàng trai làng leo cầu phao thường được khuyếnkhích bởi các cô gái làng cười chúm chím ở trên bờ! 

 Đốt pháo thi 3.

1Một loại lu đựng nướ c miệng thắt nhỏ lại.

2 Miền Nam gọi là cá chạch.3 Chúng tôi lấy gần như nguyên văn tục này, một mặt để tôn trọng tính lịch sử cụ thể của

bài viết, mặt khác, để ghi lại một cổ tục vốn có: thi pháo trong lễ hội để có tài liệu nghiên

cứu. Chắc chắn, để thực hiện chỉ thị của Chính phủ, trên thực tiễn, tục thi pháo này đã

Page 442: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 442/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1031

 Ngày tết mừng xuân người ta đốt pháo, trong những ngày hội xuândân tộc, để hội được thêm phần nhộn nhịp tưng bừng, dân các làng quêđều có đốt pháo, nhất là trong những đám rước thần, sau những buổi tếthần hoặc trong những cuộc vui có giải để mừng người được giải, ngườita đều đốt một bánh pháo. 

Tại chợ Dưng, ngày tết, ngày xuân, pháo đã nổ nhiều và cả tr ongngày hội cũng xác pháo đỏ, khói pháo thơm với tiếng pháo ran ran đượcdân làng đốt mừng khi rước, khi tế cũng như khi khuyến khích cácngười dự thi trong các cuộc vui. 

Đặc biệt hơn ở hội này có tục thi pháo. Pháo do dân làng làm lấy

theo những phương pháp cổ truyền, hoặc do dân làng đặt làm ở nhữnglàng có nghề làm pháo. Đúng ra, pháo dự thi phải là pháo dân làng tự làmlấy, nhưng cũng khó ai có thể kiểm soát được pháo nào do dân làng làm,

 pháo nào thuê đặt làm tại những làng làm pháo chuyên môn. Trước kiathỉnh thoảng còn có người khiếu nại về xuất xứ của pháo nhưng về saucũng chẳng ai kêu ca, và ban hội đồng cho rằng, pháo nào cũng là pháo,chỉ cốt làm sao pháo nổ đều, kêu và xác pháo toàn hồng để mang sựthịnh vượng lại cho dân làng là được, nhất là từ ngày người Pháp đặt raluật lệ về nghề làm pháo, cấm dân chúng tự làm pháo, dân làng dự thi đốt

 pháo đều dùng pháo mua ở thị trường hoặc đặt làm trước tại các xưởngpháo.

Tiêu chuẩn cuộc thi đốt pháo được đặt ra là: 

Pháo phải nổ đều, ít quả tịt ngòi.

Pháo phải tan xác, khi nổ tung xác pháo cho cao và tỏa xác chorộng. 

Tiếng pháo nghe ròn ran ran, không phải là tiếng nổ cụt cỡn cụccằn, nếu là thi pháo một.

Về thi pháo tràng, các tràng pháo thi dài đều nhau, giữa nhữngtràng pháo nếu có pháo đùng, số  pháo đùng cũng phải đều nhau.

Thường pháo tràng thi không có pháo đùng, ban hội đồng cho rằngtiếng nổ của pháo đùng làm bắn xa thêm xác pháo đồng thời có thể làmmất đi những quả tịt ngòi. 

Trước giờ thi những tràng pháo dài đều nhau được treo ở hiên đình,tràng nọ cách xa tràng kia đủ để giữ cho khi tràng pháo này nổ không bắntia lửa vào ngòi một tràng pháo khác khiến cho tràng pháo này nổ theo.

không còn (BBS).

Page 443: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 443/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1032

Lúc thi, lần lượt từng tràng pháo một được đốt lên. Một tràng pháonổ hết, ban hội đồng cho kiểm tra lại số pháo tịt ngòi rớt xuống mặt đấtvà ước lượng vùng rộng xác pháo đã tung tỏa ra. 

Công việc ước lượng và kiểm soát số pháo tịt ngòi xong, tràng pháokhác mới đốt tiếp. 

Tất cả những tràng pháo đã đốt hết, ban hội đồng mới định giải.Trước hết những tràng pháo  nào không toàn hồng bị loại, rồi đến cáctràng pháo nhiều quả tịt ngòi. Chỉ còn lại sau cùng ba tràng pháo nổ đềunhất, số pháo tịt ngòi rất ít. Lúc này hội đồng mới xét tới tràng pháo nàolúc nổ đã tung xác pháo cao và tỏa rộng hơn để định thứ bậc. Có những

năm có những tràng pháo nổ đều, ít pháo tịt, nhưng khi nổ pháo khôngtan xác, chỉ bật đầu, vỡ bụng hoặc chỉ xổ một nửa xác pháo, trường hợpnày cũng bị loại. 

Đây là thi pháo tràng, còn thi pháo một, người dự thi phải tự đốt pháo, pháo cầm nơi tay, đốt xong tung lên cao.

Quả pháo nào lên cao mới nổ, xác pháo bay phấp phới như đàn bướm rớt là là xuống đất, tiếng nổ nghe ròn ran ran đều được chú ý và cóhy vọng ăn giải. Có những quả pháo, người đốt pháo ném chưa khỏi đầuđã nổ, hoặc có khi nổ ngay trong tay người đốt pháo làm đen nhám cả

 bàn tay. Quả pháo này lẽ tất nhiên bị loại cũng như những quả pháo khi

tung lên cao không nổ chỉ nổ khi rớt trở lại xuống đất hoặc gần tới đất.Cũng bị loại những quả pháo nào nổ không tan xác. 

Cuộc thi đốt pháo rất vui, nhưng vui hơn là cái không khí sau cuộcthi này.

 Những quả pháo không nổ vì tịt ngòi, hoặc cháy tới đầu pháo thìtắt, hoặc tắt giữa lúc đang cháy dở dang, được ban hội đồng thu thậptrước khi định giải nay đem phát cho trẻ em trong làng để chúng đốt chovui...

 Bơi thuyền. 

Đình làng Văn Trưng thiết lập trên một mô đất cao, trông thẳng rađầm làng, tục gọi là đầm Dưng. Theo phong thủy, tục bảo đấy là tránrồng. Hai bên đình có hai chiếc ao nhỏ, hai mắt rồng. Trước cửa đình cómột sân gạch, nơi ban hội đồng làng ngồi dự các cuộc vui, nhất là cuộcthi bơi thuyền trên đầm Dưng.

Đầm Dưng tương truyền là thân rồng uốn khúc và chính giữa đầmlà hàm ngọc rồng. 

Page 444: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 444/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1033

Hàng năm, khi có cuộc thi thuyền, ở giữa đầm, nơi được coi là hàmrồng có cắm một cây tre làm đích cho cuộc thi.

 Những chiếc thuyền dự thi bằng ván, dài chừng năm sáu thước.Trên mỗi chiếc thuyền có sáu người ngồi cùng bơi thuyền. Trong cuộcthi này không ai dùng bơi chèo, mỗi người dự bơi được sử dụng hai tayhai chiếc đĩa phố, bơi thuyền bằng những đĩa này. Họ có lối cầm đĩa để

 bơi mạnh và mau: bốn ngón tay nhỏ để lên chôn đĩa, ngón tay cái giữtrong lòng đĩa. Khi bơi bàn tay phải úp xuống, như vậy bơi đã nhẹ,thuyền lại đi nhanh. Muốn dự bơi, những tuyển thủ đều có luyện tậptrước. 

 Những thuyền thi đều của dân làng, được sắp hàng một dãy ngay bờ đầm mé trước đình. 

Trước cuộc thi, ban hội đồng rút thăm để từng đội lấy thuyền, mỗichiếc thuyền mang một số, đội nào rút trúng chiếc thuyền nào sẽ bơi

 bằng chiếc thuyền đó. Sau cuộc rút thăm, các đội đua đến ban hội đồnglĩnh đĩa và số thuyền.

Để được gọn gàng trong lúc bơi, các tuyển thủ đều cởi hết quần áo,mỗi người chỉ còn bận một chiếc khố màu, thường một đội sáu ngườicùng bận khố một màu. Các tuyển thủ bước xuống thuyền cùng xếp hàngthuyền theo chữ nhất để chờ lệnh bắt đầu cuộc bơi qua một hồi trống.

Trong lúc ấy trên bờ đông nghẹt khách xem hội, người làng và ngườithiên hạ. Có người thuê thuyền riêng bơi ra giữa đầm để dự khán cuộcđua cho tường tận. 

Một hồi trống ngũ liên nổi lên, điểm thêm ba tiếng sau cùng, đó làhiệu lệnh để cuộc đua bắt đầu. Tiếng trống dứt, những chiếc thuyền chennhau vùn vụt đi như những mũi tên lao thẳng trên mặt đầm. Có nhữngthuyền giao tranh, lấn nhau. Có nhiều tay đua bị ngã xuống đầm, nhưngkhông sao, không bao giờ xảy ra tai nạn. Sự tổ chức của dân làng rất chuđáo, chính những người dự bơi đều là những tay bơi lội có hạng!  

Mọi chiếc thuyền đều nhắm đích, cây tre cắm ở giữa đầm; thuyền

nào tới đích trước, nhổ lấy cây tre đó, mang về đình lĩnh thưởng. Cũngcó năm, ban hội đồng không cho phép được nhổ cây tre. Thuyền nàocũng phải đi vòng cây tre từ trái qua phải, quay trở lại đình. Thuyền nàovề tới đình trước được sắp hạng trên, và sẽ tùy theo hạng được giảithưởng. Những chiếc thuyền tăm tắp ra đi, vài chiếc thuyền đụng nhau,có người rớt xuống nước, nhưng những người còn lại trên thuyền không

 bỏ cuộc, họ cứ đều tay bơi tiếp. Theo nhịp tay của họ, đoàn thuyền sautrước phăng phăng rẽ nước ra đi. Những đầu người cúi xuống ngẩng lên

Page 445: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 445/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1034

theo đà tay, nhấp nhô khiến cả đoàn thuyền trông giống như một conrồng lượn. 

Bơi thuyền cần phải có lối bơi đồng đội, đều tay đều nhịp, thuyềnsẽ đi nhanh. 

Trên bờ, khách xem hội hò reo khuyến khích. 

*

Hội chợ Dưng bao giờ cũng vui với những cổ tục trên, lại thêm vàonhững trò vui mới. Vui đến độ không ít người: 

 Bỏ con bỏ cháu,

 Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng!./. 

963 964 965 966  T.A

Page 446: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 446/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1035

Lễ hội Vân SaNguyễn Hữu Thức 

Vân Sa là một thôn nằm ven sông Hồng trên một dải đất phù samàu mỡ thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì. 

Tương truyền, tốp người đầu tiên đến lập nghiệp ở Vân Sa là nhữngngười họ Trần chuyên nghề sông nước, thấy doi cát bồi nổi phía hữu ngạnsông họ liền cắm thuyền làm nơi ở thường ngày, phơi lưới chăng chài trênđó. Doi cát cứ lớn dần theo mỗi mùa lũ bồi, một bộ phận dân vạn chài rờinghề sông nước theo thời vụ trồng đậu. Thế rồi, các họ khác tìm đến cùngcộng cư với họ Trần nên dân cư mỗi ngày một đông đúc. Đất ấy trở thànhlàng, thành xã. Theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX  1 Vân Sa có tên

là Hoắc Sa (Bãi cát trồng đậu) sau đó đến năm đầu Gia Long triều Nguyễn(1802) xã Hoắc Sa cải tên là xã Vân Sa. Hiện nay, Vân Sa là thôn lớn nhất(chiếm 40% dân số) của xã Tản Hồng gồm 4 thôn (Vân Sa, La Thiện, LaPhẩm, La Thượng). Xưa kia Vân Sa là một xã chia làm 8 giáp. 

Trung tâm diễn xướng hội làng Vân Sa tổ chức ở trước cửa đình vàmiếu của làng. 

 Ngôi đình khá to, cửa trông ra sông Hồng, 4 góc cong nét đao, kiểudáng tựa những ngôi đình ở thời Lê, gồm 5 gian, 2 dĩ khởi dựng vào nămThiệu Trị nhị niên triều Nguyễn (1842). Gian giữa đình treo bức đại tự sơnson thếp vàng "Đông A hiển thánh" (Nơi thờ vị thánh nhà Trần). Đình thờ ông Trần Quốc Chẩn con thứ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn giữchức Huệ vũ đại vương Nhập nội bình chương đời vua Trần Anh Tôn (1294- 1314), thăng phụ quốc thượng tể ở đời vua Trần Minh Tôn (1315 - 1329)có con gái là hoàng hậu của vua Minh Tôn.  Đại Việt sử ký toàn thư ghi khá

rõ công lao của Huệ vũ đại vương Trần Quốc Chẩn đối với triều Trần lúc

 bấy giờ. Ông hai lần được cử đi chinh phạt giặc Chiêm Thành trong đó cómột lần cầm quân tiên phong tiến theo đường núi dưới sự chỉ huy của v uaTrần Anh Tôn, một lần cầm quân cùng tướng Phạm Ngũ Lão giành thắnglợi lớn. Ông là quan đại triều, vua Anh Tôn rất tin dùng. Sử chép: "Trướcđây, Anh Tôn không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ củathượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tôn tin

1KHXH, H. 1981.

Page 447: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 447/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1036

cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn cho nên khôngcho vào thăm một mình mà phải cùng đi với Quốc Chẩn... cốt để cho vua tôiđược khăng khít" 1 . Về sau ông bị gian thần vu cáo có âm mưu làm phảnnên bị chết oan 2 .

Miếu Vân Sa nằm ở phía trái sát đầu hồi đình. Miếu thờ Đức ThánhBà có tên là Ngũ Nương. Tương truyền, sau cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng,Mã Viện mang quân tới nước ta đàn áp một cách tàn bạo những người dínhlíu đến cuộc khởi nghĩa hòng làm thui chột ý chí giành độc lập của dân tộcta. Dẫu là vậy bà Ngũ Nương đã không cam chịu phận tôi đòi, không chấpnhận kiếp sống nô lệ cho giặc ngoại bang, nên bà đã tụ tập dân binh suốt dải

sông Hồng từ ngã ba Bạch Hạc xuống ngã ba cửa Hát chống lại giặc nhàHán. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhân dân thương tiếc lập miếu thờ bà gọi làmiếu Nhà Bà. Trong tâm thức dân chúng miếu rất linh thiêng, nổi tiếngtrong vùng. Miếu bảo lưu một hương án chạm trổ lưỡng long chầu mặtnguyệt và các họa tiết hoa lá mang phong cách nghệ thuật cổ khá điển hình.Hậu cung miếu còn bức tranh cổ họa lại hình tượng nữ tướng đội mũ cầm

1Xem Đại Việt sử ký toàn thư T2, H. KHXH-HN-1985, tr. 106.

2Sách Khâm đ  ị nh Vi ệt sử thông giám cươ ng mục (Chính biên, quyển 9, tờ 26) chép vụ án

này như sau: "Trước đây, Thượng hoàng (chỉ Trần Anh Tông - ND) vẫn trông mong nhiều

vào Quốc Chẩn, muốn phó thác nhà vua (ch ỉ Trần Minh Tông) cho ông. Đến lúc Thượng

hoàng bị bệnh, mỗi khi nhà vua vào thă

m, Thượng hoàng bắt phải cùngđ

i với Quốc Chẩnđể khỏi sinh long hiềm nghi. Đến đây nhà vua tuổi đã nhiều mà chưa quyết định ngôi thế 

tử. Quốc Chẩn tự nhận mình là cố mệnh đại thần, lại là bố đẻ hoàng hậu, nên cố chấp, là

đợi khi nào hoàng hậu sinh con trai trưởng sẽ lập làm thái tử. Văn Hiến Hầu (con của

Trần Nhật Duật, không rõ tên) muốn đánh đổ hoàng hậu để lập hoàng tử tên là Vượng,

bèn lấy 100 lạng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, xúi Trần Phẫu vu

cáo Quốc Chẩn âm mưu làm phản. Nhà vua tin lời Trần Phẫu, bắt Quốc Chẩn giam ở 

chùa Tư Phúc, rồi đem việc ấy hỏi thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung vốn cùng bè

đảng với Văn Hiến hầu, lại là người cùng làng với mẹ đẻ của Vượng (bà Minh Từ Thái

phi, người họ Lê, quê ở Giáp Sơn), hơn nữa, Khắc Chung từng giữ chức sư phó để dạy

Vượng, vì thế, Khắc Chung liền tâu ngay rằng câu thành ngữ  tróc hổ d  ị  , phóng hổ nan 

(bắt hổ dễ, thả hổ nguy!). Nhà vua bèn cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt

phải tự tử. Hoàng hậu phải thấm nước vào áo đưa đến cho uống. Quốc Chẩn uống xong

thì mất. Những người bị bắt lây lên đến hơn hai trăm, khi tra hỏi, ai cũng kêu gào là oan.

Về sau, vợ cả, vợ lẽ của Trần Phẫu ghen nhau, đem việc Văn Hiến hầu đút lót vàng ra

tố cáo. Nhà vua giao việc này cho quan giữ việc hình ngục là Lê Duy xét hỏi. Lê Duy là

người cương trực, lập tức tra xét ngay. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng

miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn)

đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng

làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc". (Xem thêm Vi ệt sử giai thoại - Nguyễn

Khắc Thuần - NXB Giáo dục - 1993, tr.55). 

Page 448: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 448/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

1037

dao cưỡi trên mình con ngựa trắng, mặt bà nhìn nghiêng, mắt sáng ngờitrong tư thế phi ngựa ra trận. Miếu còn một đôi câu đối cổ. 

Dịch âm:   Dịch thế linh thanh nam Tản đông  

 Lô thiên cổ miếu 

 Kỷ phiên nhung phục hậu Trưng  

tiền triệu vạn niên phương. 

Dịch nghĩa:  Truyền đời nổi tiếng linh thiêng  

 phía nam non Tản phía đông sông Lô nghìn năm còn miếu cổ  

 Bao phen mặc đồ binh sau vua Trưng  

tr ước bà Triệu công danh của bà 

(Ngũ Nương) thơm mãi vạn năm. 

Lễ hội Vân Sa hàng năm tổ chức vào hai ngày mồng 4 và mồng 5 tếtđể tưởng nhớ tới công đức của liệt nữ Ngũ Nương và Huệ Vũ đại vươngTrần Quốc Chẩn. Ngày mồng 4 đội kéo quân của làng do ông lý trưởngcưỡi một con ngựa dẫn đội quân gồm 12-14 đinh mặc giả quần áo lính. Đi

trước đội kéo quân có một người vác cờ, một người cầm trống bỏi, sau chótđội hình là người vác loa. Đội kéo quân đi dọc ngõ làng vào ngõ xóm đánhtrống rao loa thông báo về việc  làng tổ chức hội trò chiềng, thúc dục cácgiáp có trách nhiệm tham gia nghiêm cẩn tục lệ của làng. Ngày mồng 5chính hội dân chúng các nơi nô nức kéo nhau về xem hội. Dân gian có cadao:

 Người gần cho chí người xa 

 Đua nhau trẩy hội Vân Sa trò chiềng. 

Bắt đầu từ sớm mồng 5 tết, 8 giáp trong thôn tự nguyện cứ hai hoặc bagiáp liên kết với nhau thành một đám rước. Năm nào phong đăng hòa cốcthì trong 8 giáp có đến bốn hoặc năm đám rước, chí ít cũng có đến ba đámrước. Các giáp tổ chức rước kiệu cỗ, bao gồm oản, quả, xôi, gà, cau, trầu,rượu, hoa ra bày cỗ ở gian giữa đình. Sau đấy, làng tổ chức một đám rướcmang kiệu bát cống (8 người khiêng) vào nhà cụ hay chữ nhất làng, xin bảnvăn tế rước ra đình để tế các vị thần gọi là rước văn. 

Suốt buổi sáng hôm đó các cụ thành kính tổ chức các cuộc tế lễ trướcanh linh các vị thành hoàng làng. 

Page 449: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

8/2/2019 Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Phần 2

http://slidepdf.com/reader/full/kho-tang-le-hoi-co-truyen-viet-nam-phan-2 449/449

 

Kho tàng lễ hội cổ truyề n Việt Nam 

Phần hội, diễn ra vào buổi chiều. Lúc bấy giờ các giáp từ các xóm tổchức rước kén ra đình. Thông thường đi đầu đám rước là cờ hội, trống cáivà dàn nhạc, sau đó đến đội tứ linh gồm rồng, lân, rùa, phượng do người độilốt vừa đi, vừa múa vui dẹp đám. Múa tứ linh rất hấp dẫn, thu hút đôngngười tán thưởng. Tiếp là tốp người đi hàng đôi tay cầm đoạn tre dài chừng1,5 mét, phần ngọn tước thành bông nhuộm phẩm tạo ra nhiều màu sắc khác

nhau trông tựa như một cây bông (hoa). Tiếp đoàn người đại diện cho tứdân, gồm 4 tầng lớp; Sĩ: ông đồ tay ôm sách và các sĩ tử lều chõng đi theo;

 Nông: người vác cày, người đội lốt trâu, kèm hai bên có hai chàng trai cầmcôn múa và nhân đó dẹp đám, lại có người cầm cần câu ếch, các bà tay cầm

 bó mạ; Công: là những trai đinh ở làng khăn gói quả bưởi vác cưa đục, taycầm thước thợ mộc; Thương: gồm các cô gái làng xinh đẹp đại diện nhữngngười làm ra tơ lụa, quấn quanh mình lụa là, tơ kén. Trong đội ngũ tứ dânvui vẻ trẻ trung ấy có hai người vác biển. Biển trước ghi dòng chữ HánThiên hạ thái bình, biển sau tứ dân lạc nghiệp. ở giữa đoàn người có mộtngười vác cây sào cao chừng 4m, phía trên là một khung phên hình chữ nhậtkhổ 1,2m x 1m. Khung đan ô, các thanh đan buộc nhiều tước tre, hoặc rơmnhuộm màu ngũ sắc. Đặc biệt trên khung ấy có treo 60 đến 79 con khăng

 bằng gỗ xoan, đường kính khoảng 3cm, dài chừng 20cm, vót hai đầu xâu lạtgiang treo trên dàn khung.

Đám rước kén của các giáp tụ tập ở trước cửa đình Vân Sa. Chủ đámmời các trùm giáp vào gắp thăm, tùy theo may rủi căn cứ vào số thứ tự cácgiáp chuẩn bị diễn trò tứ dân. 

Trò tứ dân lạc nghiệp diễn ra ở sân đình Vân Sa vào lúc chạng vạngtối tức từ 4 giờ đến 6 giờ tối. Đầu tiên đội kéo quân do lý trưởng cưỡi ngựadẫ đầ h diễ đ i h h h h h l ắ d h h