20
KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Hiệu quả từ một lớp dạy nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” KHOA HỌC KỸ THUẬT Cảnh báo hoạt cht Carbendazim có trong hạt tiêu TIN THỊ TRƯỜNG Giải pháp cho nông sản thoát cảnh “dội chợ” SỐ 02 06/2015

KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 02 Trung tâm Khuyến nông ...sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-knkn-so-2-nam-2015... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1Số 02/2015

KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNGTrung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Hiệu quả từ một lớp dạy nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà”KHOA HỌC KỸ THUẬT Cảnh báo hoạt chât Carbendazim có trong hạt tiêuTIN THỊ TRƯỜNG Giải pháp cho nông sản thoát cảnh “dội chợ”

SỐ 0206/2015

2 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Ths. Lê Thị Ánh Tuyết

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

BAN BIÊN TẬPTRƯỞNG BAN

Ths. Lê Thị Ánh Tuyết

ỦY VIÊNKS. Võ Đình Khánh

BSTY. Trần Thị Thùy AnhKS. Nguyễn Văn Đạo

THƯ KÝKS. Nguyễn Thị Thu Huyền

TRONG SỐ NÀYHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

3 HIỆU QUẢ TỪ MỘT LỚP DẠY NGHỀ “KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ”

4HỘI THẢO “TRIỂN KHAI LIÊN KẾT TRỒNG GẤC THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC”

5TỔNG KẾT DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG TIÊU BỀN VỮNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

KHOA HỌC KỸ THUẬT

6 QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH CHỔI RỒNG HẠI NHÃN

8 CẢNH BÁO HOẠT CHẤT CARBENDAZIM CÓ TRONG HẠT TIÊU

9MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO BÒ TRONG NÔNG HỘ

10TRỞ NGẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC BALASA N01 TRONG CHĂN NUÔI HEO VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC

KINH NGHIỆM GẦN XA

12 CÂU LẠC BỘ NUÔI HEO PHƯỜNG HƯNG CHIẾN: SỰ KHÁC BIỆT VÀ HIỆU QUẢ

TIN THỊ TRƯỜNG

13 GIẢI PHÁP CHO NÔNG SẢN THOÁT CẢNH “DỘI CHỢ”

15 SIẾT CHẤT LƯỢNG HỒ TIÊU NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

15 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU KHẨU CAO SU 4 THÁNG NĂM 2015

16 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẮN, SẢN PHẨM TỪ SẮN VÀ DỰ BÁO

17NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

18 GIÁ CẢ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRONG TỈNH NGÀY 10/6

3Số 02/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

HIỆU QUẢ TỪ MỘT LỚP DẠY NGHỀ “KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ”

Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, thời gian qua, các lớp dạy nghề

cho nông dân được mở ngay tại vườn đã thu hút được nhiều nông dân tham gia. Tại lớp học này, trên những khu chăn nuôi của bà con nông dân được giáo viên hướng dẫn cụ thể phương pháp làm chuồng trại, kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh thái, chế biến tổ hợp khẩu phần ăn cho từng giai đoạn phát triển của gà, cách vệ sinh phòng trị bệnh. Đặc biệt, lớp học nghề đã xây dựng được mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại hộ gia đình ông Lê Trung Kiên và hộ bà Nguyễn Thị Hòa, từ đó hướng dẫn cho bà con nuôi và chăm sóc gà, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Sau 2 tháng đào tạo nghề, các học viên tại xã Minh Thành cho biết, trước đây người dân thường nuôi gà theo phương pháp truyền thống, không nắm được các quy trình kỹ thuật, cách chọn giống, cách sử dụng thuốc thú y nên chi phí sản xuất cao, năng suất thấp lại gây ô nhiễm môi trường. Từ khi được tham dự lớp dạy nghề, các hộ dân trong xã đã mạnh dạn tăng đàn, áp dụng chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học nên hiệu quả sản xuất cao hơn hẳn.

Ông Nguyễn Văn Hồng và ông Trần Văn Đào cùng ngụ tại ấp 1, xã Minh Thành cho biết, khi tham gia thực hành quy trình làm vắc xin và mổ gà khám bệnh tích chẩn đoán bệnh, họ mới vỡ lẽ nguyên nhân đàn gà

nhà mình bị chết. Một số bà con còn chia sẻ, giá như lớp dạy nghề tổ chức sớm hơn thì đàn gà của gia đình đã không bị thiệt hại.

Lớp đào tạo nghề với 1/3 thời gian lý thuyết, còn lại là thực hành, đã giúp nông dân xã Minh Thành thu thập được nhiều thông tin bổ ích, tạo động lực để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Được biết, trước khi tham gia lớp dạy nghê, các hộ dân xã Minh Thành chỉ nuôi từ 50 - 70 con gà. Từ sau khóa học, đã có rất nhiều hộ mở rộng quy mô chăn nuôi lên 300 - 500 con gà, có hộ đã mạnh dạn đầu tư 2.000 - 3.000 con.

Nguyễn Đức CươngPhòng Kế hoạch Dự án

Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

Quang cảnh tại lớp học Thực hành mổ khám bệnh tích tại lớp học

4 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

HỘI THẢO “TRIỂN KHAI LIÊN KẾT TRỒNG GẤC THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC”

Vừa qua, tại thị xã Đồng Xoài, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Bình Phước phối hợp với Công ty TNHH SX – TM - DV Gấc Tây Nguyên và Công ty TNHH SX phân bón hữu cơ vi sinh Tân Đồng Tiến tổ chức Hội thảo với chủ đề “Triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của gần 150 nông dân trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của hội thảo nhằm triển khai mô hình liên kết trồng gấc trên địa bàn tỉnh

và hiệu quả kinh tế từ mô hình này. Từ đó giúp bà con nông dân tiếp cận, trao đổi thông tin về giá trị, đặc tính của cây gấc và tìm ra các giải pháp sản xuất gấc hiệu quả theo chuỗi giá trị bền vững.

Hội thảo đã đề cập đến các nội dung như: giá trị dược liệu của cây gấc; tiềm năng, giá trị kinh tế của cây gấc trên địa bàn tỉnh Bình Phước; quy trình cung ứng, bao tiêu sản phẩm gấc; giải pháp

sử dụng phân bón vi sinh chuyên dùng cho cây gấc…

Ngoài ra, hội thảo cũng đã giới thiệu về dự án trồng cây gấc cao sản xuất khẩu và một số cây dược liệu khác trồng xen canh cùng cây gấc. Qua đó, TTKNKN phối hợp Công ty Gấc Tây Nguyên tổ chức ký kết hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trồng gấc trên địa bàn tỉnh. Thời hạn ký kết hợp đồng là 5 năm. Công ty Gấc Tây Nguyên cam kết cung cấp cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm đầu ra. 10 hộ nông dân đã

ký kết hợp đồng dưới sự chứng kiến của đại biểu tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, nhiều câu hỏi được bà con nông dân đặt ra liên quan đến quy trình kỹ thuật trồng gấc và các cây dược liệu (Đinh lăng, nghệ, hoa hoè…), một số bệnh trên cây gấc và cách phòng trị, giá cả thu mua sản phẩm, các chính sách hỗ trợ của công ty…

Theo chủ trương của UBND tỉnh tại Công văn số 1223-UBND/KTN ngày 25/4/2015 về việc thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh sẽ xây dựng 1 mô hình tại Trại giống Cây trồng và Vật nuôi làm điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân; các bên tham gia xây dựng chi nhánh sơ chế và thu mua sản phẩm gấc tại Bình Phước trong 10 năm đầu; cung cấp tài liệu, hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật cho nông dân về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Mục đích của hợp tác nhằm xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gấc theo hướng bền vững.

Hội thảo đã hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ KHKT và kết nối với doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm. Thông qua nội dung buổi hội thảo hy vọng rằng bà con nông dân có thể tham khảo và mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh. 

Nguyễn Thị Thu HuyềnPhòng Thông tin & CGTBKHKT

Quang cảnh buổi hội thảo

5Số 02/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TỔNG KẾT DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG TIÊU BỀN VỮNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sáng ngày 21/05/2015 tại Hội trường Sở NN&PTNT đã diễn ra Hội thảo tổng kết

dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững giai đoạn 2013-2015 và lễ đón nhận chứng chỉ Rainforest Alliance lần thứ 2” do Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước phối hợp với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice và tổ chức SNV tổ chức. Dự Hội thảo có ông Phan Văn Đon - PGĐ Sở NN&PTNT, ông Soeren - Tổng Giám đốc Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice, ông Miguel - Giám đốc Quốc gia tổ chức SNV Việt Nam. Cùng sự tham gia của Ban quản lý dự án và gần 100 nông dân của 24 CLB tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, dự án đã vận động thành lập được 24 CLB với 540 nông dân tại 3 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản. Qua hơn 2 năm thực hiện dự án tổ chức gần 20 lớp nâng cao năng lực cho các CLB về những nguyên tắc cơ bản để thực hiện việc sản xuất tiêu chứng nhận theo 10 tiêu chuẩn R.A (Rainforest Alliance) và 24 lớp tập huấn IPM nâng cao kỹ năng kiểm soát thuốc BVTV cho các nông hộ tham gia dự án. Hỗ trợ hơn 700 tủ đựng thuốc BVTV, cung cấp nón phòng hộ; phân tích nguồn đất và nước. Để hỗ trợ nâng cao hiệu quả canh tác Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn cung ứng đầu vào. Hỗ trợ đối thoại công tư và các cuộc

họp đa phương nhằm hướng tới phát triển hồ tiêu bền vững, đồng thời thu mua tiêu cho các CLB. Tính đến 03/2015 Công ty Nedsipce đã thu mua được gần 500 tấn tiêu đạt tiêu chuẩn R.A cho nông dân tham gia dự án với chế độ ưu đãi thêm 1.000đ/kg so với thị trường và cộng thưởng thêm về dung trọng, độ ẩm của sản phẩm theo yêu cầu của nhà thu mua.

Tại hội thảo, bà Lê Thị Ánh Tuyết - GĐ TTKNKN đã nhấn mạnh đến vấn đề đảm bảo chất lượng tiêu, đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV trên hồ tiêu thương phẩm nhằm tăng thị phần xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Đây cũng là vấn đề được nhiều người dân trong hội thảo quan tâm, đặt câu hỏi. Liên quan đến vấn đề này, trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ phối hợp với Công

ty Nedspice xây dựng nhóm sản xuất tiêu chất lượng cao có kiểm soát từ các khâu đầu vào đến việc phơi sấy, bảo quản để kiểm soát dư lượng thuốc BVTV.

Dự án kết thúc giai đoạn 1 với những kết quả thiết thực, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức và cách làm của người nông dân trong việc thay đổi tập quán canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp nhiều kiến thức xã hội để nông dân tiếp cận thị trường, giúp người nông có khả năng xây dựng, quản lý chất lượng sản phẩm đặc biệt là nhận thức về thực hành nông nghiệp tốt. Tại hội thảo, Công ty Nedsipce và các CLB hồ tiêu rất vui mừng khi được trao chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn R.A lần thứ 2. Nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của dự án, trong những

Đại diện các CLB nhận chứng chỉ R.A

6 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KHOA HỌC KỸ THUẬT

năm tiếp theo Công ty Nedspice sẽ tiếp tục phối hợp với TTKNKN vận động thêm nông dân tham gia dự án; tiếp tục duy trì hoạt động của các CLB, xây dựng mô hình tiêu chất lượng cao; hỗ trợ tập huấn các kỹ năng, kiến thức về sản xuất tiêu bền vững; tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra về điều kiện vệ sinh ATTP, kiểm

soát dư lượng thuốc BVTV. Hội thảo được đánh giá cao

với tinh thần làm việc tập trung, tích cực, nội dung thảo luận đi sâu vào trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng tiêu thương phẩm và chế độ thu mua cho người nông dân theo giá cạnh tranh trên thị trường. Đây là dự án theo chuỗi giá trị đầu tiên của TTKNKN, qua

đó sẽ làm tiền đề thúc đẩy các chương trình, dự án khác thực hiện trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân, đồng thời đóng góp vào sự thành công của nông nghiệp tỉnh nhà.

Vũ Hường Phòng Thông tin & CGTBKHKT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH CHỔI RỒNG HẠI NHÃN

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật hướng dẫn phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nhãn theo hướng sản xuất an toàn, bền vững. Ngày 28/11/2014, Cục Bảo vệ thực vật có công văn số 2299/BVTV-QLSVGHR ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn (có sửa đổi bổ sung) thay thế quy trình tạm thời tại công văn số 1447/BVTV-QLSVGHR ngày 9/7/2013, gồm một số nội dung chính như sau:

7Số 02/2015

KHOA HỌC KỸ THUẬT

I. Nguyên nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại

1. Môi giới truyền bệnhTừ năm 2009 đến nay bệnh

chổi rồng hại nhãn đã phát sinh thành dịch và gây thiệt hại nặng cho nhiều vườn trồng nhãn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Việc xác định tác nhân gây bệnh chưa thống nhất, nhưng đã xác định được nhện lông nhung nhãn (Eriophyes dimocarpi Kuang) là môi giới truyền bệnh.

Nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Vòng đời của nhện lông nhung khoảng 8 - 15 ngày, một năm sinh sản 13 - 15 thế hệ.

Nhện phát sinh, phát triển mật độ cao vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa, gây hại nặng nhất trong những tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4 và tháng 11, 12).

2. Triệu chứng bệnhBệnh chổi rồng gây hại chủ

yếu trên đọt non, nụ hoa. Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2 - 3cm, lá bị co lại và mọc thành từng chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả.

Nhện gây hại và truyền bệnh sớm trên chồi non và nụ hoa. Khi không có đọt non, nhện chích hút trên lá già nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng.

3. Phương thức lây lan của bệnh

Bệnh chổi rồng hại nhãn lây lan chủ yếu qua 2 con đường:

- Qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ các cây bị bệnh).

- Qua môi giới truyền bệnh là nhện lông nhung hại nhãn. Nhện phát tán qua vận chuyển cây giống, sản phẩm của cây nhãn, đồng thời nhện phát tán từ nơi này qua nơi khác nhờ gió, động vật khác như chim, côn trùng...

II. Biện pháp phòng chống1. Sử dụng giống kháng và

giống sạch bệnh- Trồng giống kháng bệnh:

nên mở rộng trồng giống Edor, giống Xuồng cơm vàng có giá trị thương phẩm cao, chống chịu tốt với bệnh. Tại các nơi đã bị bệnh, đặc biệt là vùng có áp lực bệnh cao nên áp dụng biện pháp ghép giống nhãn bằng giống Xuồng cơm vàng hoặc một số giống nhãn khác có thể thay thế giống tiêu da bò bị nhiễm nặng.

- Không nhân giống nhãn bằng phương pháp chiết, ghép từ những cây trong vườn, khu vực bị nhiễm bệnh.

- Tránh vận chuyển cành, mắt ghép làm giống có xuất xứ từ những khu vực bị nhiễm bệnh sang khu vực chưa nhiễm bệnh.

- Cây giống phải đảm bảo sạch bệnh.

2. Biện pháp canh tác- Chăm sóc, bón phân hữu cơ,

vô cơ cân đối, có thể bón thêm các phân bón vi lượng qua gốc hay qua lá để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh, cây ra đọt, ra hoa tập trung.

- Tưới nước đầy đủ theo nhu cầu nước của cây, chú ý giai đoạn

cây ra lộc (cơi đọt), ra hoa - quả non. Trước khi cây ra hoa dùng vòi tưới áp lục cao phun lên tán cây có thể rửa trôi nhện lông nhung, làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo ẩm độ giúp cây ra hoa tập trung hơn.

3. Biện pháp tiêu hủy nguồn bệnh

- Thường xuyên kiểm tra vườn nhãn để ngắt bỏ ngay các chồi, cành, chùm hoa mới bị nhiễm bệnh và đem tiêu hủy. Chỉ cần bẻ cành bệnh 10 – 20cm, nên bẻ cành bằng tay hoặc dùng móc để bẻ.

4. Phòng trừ môi giới truyền bệnh

- Loại bỏ những cây là ký chủ phụ của nhện như bồ ngót, bóng nẻ…

- Ở các vườn nhãn hay vùng trồng nhãn thường xuyên bị nhiễm bệnh nên tiến hành phun phòng trừ nhện 3 lần: vào giai đoạn ra đọt non lần 1, lần 2 và lúc nhú mầm hoa khoảng 2 - 3 cm (có thể phun cùng với thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khác).

- Sử dụng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh nhện lông nhung kháng thuốc. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ nhện lông nhung hại nhãn ở Việt Nam. Có thể pha thêm dầu khoáng với thuốc trừ nhện cho hiệu quả phòng trừ cao hơn; phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.

Ban Biên tập (TH)

8 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KHOA HỌC KỸ THUẬT

CẢNH BÁO HOAT CHÂT CARBENDAZIM CÓ TRONG HAT TIÊU

Hồ tiêu là một trong ba cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao của tỉnh

Bình Phước. Trong những năm gần đây giá hạt tiêu tăng cao và ổn định nên người dân mở rộng diện tích trồng tiêu một cách ồ ạt. Năm 2013 diện tích hồ tiêu toàn tỉnh 10.573ha, chiếm 2,69% tổng diện tích cây lâu năm, trong đó: diện tích cho sản phẩm 8.852ha; diện tích kiến thiết cơ bản 1.721ha; năng suất đạt 27,73 tạ, sản lượng 24.554 tấn. Đến cuối năm 2014 diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh là 11.890ha, tăng 1.317ha (12%) so với năm 2013. Trong đó: diện tích cho sản phẩm trên 9.000ha; diện tích kiến thiết cơ bản 1.573ha; năng suất đạt 28 tạ, sản lượng 24.822 tấn.

Hiện nay hầu hết nông dân trồng tiêu trong tỉnh thường sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh thán thư cho tiêu, trong đó chủ yếu là hoạt chất Carbendazim.

Carbendazim là hoạt chất có phổ tác dụng rộng, được nhiều công ty BVTV sản xuất để phòng trừ bệnh trên nhiều loại cây trồng như: cà phê, cao su, cây ăn trái, trong đó có cây hồ tiêu. Nông dân sử dụng Carbendazim để phòng trừ bệnh cho tiêu nhiều lần/năm, dẫn đến tồn dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép trong hạt tiêu. Hệ quả, vào tháng 5 năm 2014, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam

đã bị một số nước Châu Âu như Đức, Hà Lan trả lại hàng và chịu mọi phí tổn vận chuyển, hợp đồng... do lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể là hoạt chất Carbendazim được sử dụng rộng rãi ở nước ta để trừ nấm bệnh trên cây hồ tiêu, cao hơn mức cho phép 0,1ml/kg.

Mới đây tại hội nghị hồ tiêu quốc tế IPC lần thứ 42 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 vừa qua, chủ tịch hiệp hội gia vị Nhật Bản đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam, nếu không cam kết hoạt chất Carbendazim gần bằng 0 trong hạt tiêu thì Nhật Bản sẽ không nhập khẩu tiêu Việt Nam.

Còn tại Mỹ, nước tiêu thụ hơn 24.500 tấn tiêu Việt Nam thì hoạt chất Carbendazim lại là hoạt chất cấm trong thực phẩm. Từ năm 2015 nếu Việt Nam không cam kết đảm bảo tiêu chí này thì ngành hồ tiêu sẽ mất 30% thị trường cao cấp, chưa tính ở thị trường dễ tính khác. Như vậy sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam.

Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt - BVTV chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và người trồng tiêu thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng quy trình sản xuất tiêu sạch, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học, đặc biệt không dùng hoạt chất Carbendazim để phòng trừ bệnh trên cây tiêu

và thay thế bằng một số hoạt chất khác như: Hexaconazol, Fosetyl-aluminium, Mancozeb, Metalaxyl...

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV việc hướng dẫn cho nông dân phòng trừ bệnh trên cây tiêu bằng hoạt chất Carbendazim.

- Giám sát các công ty sản xuất thuốc BVTV tổ chức hội nghị, hội thảo, không cho khuyến cáo sử dụng Carbendazim trừ bệnh cho cây tiêu.

- Khảo nghiệm một số hoạt chất hiệu quả khác nhằm thay thế hoạt chất Carbendazim để khuyến cáo cho cây tiêu.

- Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình, báo Bình Phước tuyên truyền tác hại của hoạt chất Carbendazim trong nông sản nhất là hạt tiêu.

- Chỉ đạo các Trạm trồng trọt - BVTV các huyện thị tuyên truyền tác hại của hoạt chất Carbendazim tồn tại trong hạt tiêu. Đồng thời tham mưu cho UBND các huyện thị chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương cùng thực hiện.

Tuyên truyền tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học, đặc biệt là hoạt chất Carbendazim trên cây tiêu và hướng dẫn nông dân chăm sóc phòng trừ theo quy trình kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt - BVTV.

Ths. Lê Thúc LongChi cục Trồng trọt BVTV Bình Phước

9Số 02/2015

KHOA HỌC KỸ THUẬT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO

CHO BÒ TRONG NÔNG HỘTrong chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi, giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá

trình. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) là tiền đề để nâng cao chất lượng bộ giống của Quốc gia.

TTNT có nhiều ưu điểm như: nhân nhanh được các tiến bộ di truyền giống có tính trạng tốt, tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm qua đường phối giống tự nhiên. TTNT còn giúp công tác quản lý Nhà nước về con giống thống nhất được trên phạm vi toàn quốc, khỏa lấp những hạn chế về không gian, thời gian do tinh đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, với tiến trình hội nhập hiện nay công tác lai tạo giống vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, quy mô và hiệu quả còn hạn chế.

Để giúp cho việc nâng cao hiệu quả của phương pháp TTNT cho đàn bò trong nông hộ cần quan tâm các biện pháp kỹ thuật sau:  

1.  Công tác quản lý bò cái giai đoạn chờ phối

Bò cái phải được quản lý và theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện động dục kịp thời. Bò cái sau khi đẻ từ 1,5 tháng phải chú ý vì đã có thể, có khả năng động dục. Đặc biệt chú ý theo dõi quản lý bò cái ở giai đoạn  từ 3- 5 tháng sau khi đẻ vì đây là giai đoạn động dục trở lại phổ biến (trên 85%) trong quy mô đàn.   

2. Cần nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, về vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với bò cái sinh sản

Nếu bò cái được ăn khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng sẽ động dục đều đặn theo đúng chu kỳ tính, sau 3 tháng đẻ nuôi con có trên 85% số cá thể động dục trở lại với chu kỳ 21 - 23 ngày/lần, đồng thời biểu hiện rõ các đặc trưng về tính.

Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái lai Zêbu chờ phối và chửa trong nông hộ: Từ 30 - 35kg cỏ tươi, 2 - 3kg thức ăn ủ chua, cỏ khô, 1,0 -1,5kg thức ăn tinh/ngày, đá liếm khoáng treo đầu chuồng liên tục để bổ sung vi lượng. Bò mẹ nuôi con giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng bổ sung thêm 1,5 - 2kg thức ăn tinh.

(Lưu ý nếu bò nuôi nhốt phải bổ sung khoáng vi lượng. Nếu thiếu khoáng vi lượng bò không động dục trở lại).

Với khẩu phần dinh dưỡng cân đối đủ năng lượng, đạm, khoáng đa - vi lượng bò sẽ động dục theo đúng chu kỳ sinh sản.

3. Tập huấn cho người chăn nuôi cách phát hiện bò động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp

Phát hiện bò cái động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phối chửa, khoảng cách lứa đẻ và năng suất sinh sản. Để phát hiện bò cái động dục chính xác và hiệu quả, cần có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản như tuổi, lứa đẻ, ngày đẻ, khối lượng bê sơ sinh, thời gian nuôi con.

- Đến giai đoạn sau khi đẻ từ 3 tháng trở đi phải quản lý khi chăn thả và theo dõi biểu hiện động dục của bò cái 2 lần/ngày (sáng; chiều).

- Khi thấy trong đàn con này nhảy lên con kia là đã có một con nào đó trong đàn động dục, cần tiếp cận kiểm tra các biểu hiện bộ phận sinh dục của bò cái trong diện sinh sản.

- Bò cái động dục sẽ có các quá trình biểu hiện:

Giai đoạn 1: Kêu la, chạy…Giai đoạn 2: Bỏ ăn nhảy lên

con khác, đồng thời niêm dịch lỏng chảy dài.

Giai đoạn 3: Không hoặc giảm kêu và nhảy lên con khác, niêm dịch khô bết hoặc chỉ còn vết dính.  Đây là thời điểm phối giống hiệu quả cao nhất đạt trên 85%. Nếu sáng phát hiện động dục thì

10 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KHOA HỌC KỸ THUẬT

chiều phối giống. Chiều tối phát hiện động dục thì sáng hôm sau phối giống.   

Cũng có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục khác như dùng bò đực thí tình.

4. Nâng cao trình độ kỹ thuật cho dẫn tinh viên

- Dẫn tinh viên phải nắm vững quy trình bảo quản tinh, tinh phải liên tục ngập sâu trong ni tơ lỏng,

khi lấy ra sử dụng phải giải đông ở 380C trong vòng 15 giây và sử dụng ngay không để quá 15 phút bên ngoài.

- Dẫn tinh viên phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề. Nếu dẫn tinh viên có trình độ tay nghề cao thì khi kiểm tra bộ phận sinh dục bò cái xem độ cứng, mềm cổ tử cung có thể xác định được thời điểm phối giống thích hợp.

- Vô trùng dụng cụ khi phối giống, để tránh gây viêm nhiễm bò cái.  

Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp trên sẽ nâng cao hiệu quả của TTNT cho bò trong nông hộ, nhanh chóng lai tạo và chuyển đổi đàn bò địa phương thành đàn bò lai có năng suất chất lượng cao, có khả năng đáp ứng và theo kịp tiến trình hội nhập hiện nay./.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Chế phẩm Balasa N01 là một trong những TBKHKT đã được Bộ NN&PTNT công

nhận và được bà con chăn nuôi trong cả nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng biết đến, nhất

TRỞ NGẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC BALASA N01 TRONG CHĂN NUÔI HEO

VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC

là trong lĩnh vực chăn nuôi gà và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được người nông

dân quan tâm và ứng dụng trên nhiều địa phương bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và có hiệu quả rất tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải, từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

Ngoài ra khi sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, không sử dụng nước rửa và tắm cho heo nên trong chuồng trại rất ít ruồi muỗi và không có nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường, môi trường chuồng trại được bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, sẽ giúp ngăn chặn được những loại dịch bệnh có thể bùng phát như lở mồm long móng, dịch tai xanh trên lợn…

Đệm lót sinh học Balasa N01

11Số 02/2015

KHOA HỌC KỸ THUẬT

còn có những ưu điểm khác như không phải thay dọn phân thường xuyên, không sử dụng nước tắm rửa, vệ sinh từ đó giảm nhân công lao động và giảm chi phí điện nước nên tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm chi phí thuốc thú y để điều trị bệnh, làm giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất. Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc mà vẫn tránh được những mâu thuẫn nẩy sinh do chăn nuôi ô nhiễm gây ra. Môi trường đệm lót sinh học tạo điều kiện cho con heo được vận động nhiều, không bị stress, ít bệnh tật, cho nên giảm tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi; sản phẩm có độ vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, chất lượng sản phẩm rất tốt nên được người tiêu dùng đánh giá cao.

Mặc dù có nhiều ưu điểm khi áp dụng chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học Balasa N01, tuy nhiên hiện mức áp dụng chưa được phổ biến do có nhiều người nông dân chưa biết, chưa tiếp cận được kỹ thuật làm đệm lót hoặc do những nhược điểm khác…

Trở ngại mà người chăn nuôi gặp phải khi thực hiện đệm lót

sinh học dùng cho chăn nuôi heo đó là việc cải tạo chuồng nuôi cũ để thành chuồng nuôi trên đệm lót chưa đúng yêu cầu kỹ thuật nên dẫn đến không thành công. Nuôi heo trên đệm lót sinh học có môi trường nhiệt độ cao hơn thông thường nên phải có hệ thống chống nóng, tuy nhiên chưa có nhiều nông dân áp dụng biện pháp này dẫn đến tốc độ phát triển đàn heo không như mong muốn. Việc thực hiện cần khối lượng lớn mùn cưa, trấu (hoặc nguyên liệu khác) nên không dễ kiếm đủ, đồng thời do kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì đệm lót của nhiều hộ nông dân còn yếu nên làm cho đệm lót bị nén chặt nên sự lên men không đạt yêu cầu hoặc đệm lót chứa nhiều mùn cưa độc hại, mùn cưa quá khô dẫn đến heo dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đường hô hấp…

Để khắc phục những khó khăn nêu trên nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Lắp đặt hệ thống phun sương và hệ thống làm mát để chống nóng cho heo, nhất là đối với heo

thịt và heo nái hậu bị, mang thai, heo đực giống.

- Để hạn chế bụi ảnh hưởng và làm phát sinh các bệnh hô hấp thường xảy ra đối với đệm lót mùn cưa thì người chăn nuôi nên bổ sung khoảng 1/3-1/4 lớp đệm lót trên cùng là trấu hoặc rơm khô để đảm bảo an toàn tốt hơn cho sức khỏe đàn heo.

- Đối với nguồn nguyên liệu cho đệm lót tuy cần rất nhiều nhưng hoàn toàn có thể mua với giá thành thấp (trấu, mùn cưa…) bởi thực tế nguồn mùn cưa ở Bình Phước rất lớn do có nhiều xưởng gia công, chế biến đồ gỗ…

- Thường xuyên quan sát, định kỳ xới đảo lớp đệm lót; không để tình trạng đệm lót quá ướt hay khô, kết tảng, bị mốc. Sau thời gian nuôi khoảng 50 ngày, hoặc khi thấy đệm lót bị sụt giảm xuống nhiều cần bổ sung thêm chất độn mới.

- Nâng cao hơn nữa công tác truyền thông nhằm đưa thông tin đến được nhiều người dân trong tỉnh…

KS. Nguyễn Xuân TrườngTrung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước

12 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KINH NGHIỆM GẦN XA

Những năm 2012 và 2013, giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp luôn ở mức cao.

Trong khi đó giá sản phẩm làm ra của người chăn nuôi luôn ở mức thấp, bấp bênh và không ổn định nên người chăn nuôi hầu như không có lãi, thậm chí nhiều hộ bị lỗ khi có dịch bệnh xảy ra nhất là nghề chăn nuôi heo.

Đứng trước thực trạng trên, các hộ nuôi heo phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long nói riêng và các hộ nuôi heo trong vùng nói chung bắt buộc phải tính toán hoặc giảm giá thành sản xuất để chăn nuôi có lãi hoặc là treo chuồng bỏ nghề. Đến bước đường cùng không còn cách nào khác, các hộ trên đã lựa chọn con đường không dùng cám công nghiệp tổng hợp của các công ty mà đưa ra phương thức tự trộn thức ăn bằng các nguyên liệu sẵn có, sử dụng men vi sinh hoạt tính ủ thức ăn nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, tận dụng nguồn lao động, tự sản xuất con giống để tiếp tục duy trì nghề nuôi heo và hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng.

Song song với việc duy trì nghề nuôi heo đồng thời nhận thức được ý nghĩa và lợi ích to lớn trong việc liên kết, tổ chức hoạt động của loại hình câu lạc bộ (CLB), nhóm sở thích. Do vậy các thành viên nuôi heo phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long đã thống nhất thành lập CLB nuôi heo vào đầu tháng 12 năm 2014. Nói là CLB phường Hưng Chiến

CÂU LẠC BỘ NUÔI HEO PHƯỜNG HƯNG CHIẾN: SỰ KHÁC BIỆT VÀ HIỆU QUẢ

nhưng các thành viên trong CLB tập hợp, quy tụ tất cả những hộ nuôi heo có cùng chung mục đích, tự nguyện tham gia của nhiều địa phương trong vùng như xã Thanh Phú, An Lộc, Phú Thịnh, Thanh Lương (thị xã Bình Long), xã Minh Tâm, Thanh An, Tân Hưng (huyện Hớn Quản).

CLB đến nay có 15 hộ tham gia (lúc mới thành lập là 12 hộ), được UBND phường Hưng Chiến ra quyết định thành lập, được Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long hỗ trợ tích cực về các mặt như quy trình thành lập; ra mắt CLB; xây dựng nội quy, quy chế hoạt động; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chủ nhiệm và các thành viên, nội quy xây dựng và sử dụng quỹ, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ KHKT, tập huấn, tham quan, hội thảo, hỗ trợ một phấn kinh phí hoạt động (thông qua các lớp tập huấn)...

Trong muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng với niềm tin, ham học hỏi, chịu khó và sự cố gắng nỗ lực của chính các thành viên đến nay có thể khẳng định rằng CLB nuôi heo phường Hưng Chiến đã đi đúng hướng, phù

hợp với điều kiện thực tế và đã đạt được những thành công nhất định ở một số những mặt như sau:

1/ Về công tác tổ chức, duy trì hoạt động

Mặc dù mới được thành lập, song CLB đã đi vào hoạt động một cách ổn định, có nề nếp. CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ vào ngày 2 hàng tháng, nội quy, quy chế được các thành viên xây dựng và thống nhất thực hiện tốt, sinh hoạt đều đặn. Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực, đoàn kết, ham học hỏi, Ban chủ nhiệm năng động nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc tổ chức, quản lý điều hành.

2/ Về nội dung sinh hoạtNội dung sinh hoạt đa dạng,

phong phú, thiết thực. Các thành viên chia sẻ về giá cả, chất lượng nguồn nguyên liệu, nhu cầu số lượng sử dụng nguyên liệu đầu vào của từng hộ, giá bán sản phẩm, kinh nghiệm chăn nuôi phòng trị bệnh, thông tin về khoa học kỹ thuật, công thức phối trộn thức ăn, cách sử dụng men vi sinh hoạt tính để ủ thức ăn của Trạm Khuyến nông, thu chi các loại quỹ của CLB, đăng ký mua nguyên liệu đầu vào với Ban chủ nhiệm, phương hướng kế hoạch hoạt động kỳ tiếp theo…

3/ Về hiệu quả Đây là điểm thành công bước

đầu được đánh giá cao, là nội dung quan trọng để duy trì CLB

Phối trộn, ép viên thức ăn tại CLB

13Số 02/2015

TIN THỊ TRƯỜNG

và nghề nuôi heo. Cùng một công thức phối trộn, phù hợp với heo qua các lứa tuổi, sử dụng cám tự trộn qua tính toán chi tiết, người nuôi heo giảm chi phí khoảng 1.200đ/kg thức ăn so với sử dụng cám công nghiệp (thức ăn tự trộn khoảng hơn 9.000đ/kg; thức ăn do công ty sản xuất hơn 10.000đ/kg). Mặt khác chất lượng thức ăn đảm bảo tươi mới, không có hóa chất, hóc môn, chủ động nguồn nguyên liệu, linh hoạt trong việc điều chỉnh tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn… tận dụng được nguồn lao động, nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có tại địa phương, chất lượng heo thịt đảm bảo hơn, thị trường tiêu thụ cũng ổn định hơn. Trung bình mỗi

con heo xuất chuồng có lãi hơn so với ăn cám công nghiệp trộn sẵn từ 300.000 - 400.000đ. Mỗi thành viên trong CLB nuôi trung bình khoảng 20-30 heo nái, 400-500 heo thịt mỗi năm. Vì vậy hiệu qủa tiết kiệm từ sử dụng cám trộn, ủ thức ăn bằng men vi sinh hoạt tính là không hề nhỏ (chưa tính đến việc lỗ lãi của nghề nuôi heo)

Quỹ hoạt động của CLB hiện nay được gần 30 triệu động và không ngừng tăng lên theo thời gian. Số quỹ được dùng để hỗ trợ các thành viên có nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng quy mô với lãi xuất thấp hoặc để tập trung mua nguyên liệu dự trữ thời điểm chính vụ giá rẻ (bắp, đậu nành hoặc bột cá, FarmMix các loại theo doanh số).

CLB sinh hoạt theo hình thức luân phiên từng tháng tại gia đình các thành viên, nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tình cảm, hoàn cảnh của các thành viên. Từ đó tạo sự đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau sẻ chia chuyện vui buồn của các gia đình. Cũng từ đây tạo môi trường thân thiện thúc đẩy các thành viên trong CLB tích cực vượt khó, không ngừng học tập đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng để nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống chăn nuôi bền vững đạt hiệu quả cao tiến tới xây dựng hợp tác xã nhằm phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp hiện nay.

Nguyễn Thị Hạnh Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long

GIẢI PHÁP CHO NÔNG SẢN THOÁT CẢNH “DỘI CHỢ”

Liên tục trong những ngày qua, phong trào ủng hộ nông dân tiêu thụ dưa hấu và

hành tím được phát động rầm rộ và nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng cả nước. Bên cạnh tính nhân văn về nghĩa cử cao đẹp, tương trợ đồng bào các tỉnh gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản, nhiều ý kiến băn khoăn về trách nhiệm định hướng lâu dài của các cơ quan quản lý hữu quan, cụ thể là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội ngành hàng. Đến nay, người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa tìm được hướng đi và chỗ dựa

vững chắc để thoát cảnh bấp bênh “được mùa, mất giá”, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra sâu rộng và tác động trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất, thương mại trong nước. Tại cuộc đối thoại trực tuyến bàn về các giải pháp cho tiêu thụ nông sản do Cổng thông tin Chính phủ

vừa tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, việc xuất khẩu dưa hấu sang biên giới Trung Quốc hay hành tím sang thị trường Indonesia mặc dù đã có nghiên cứu thị trường rất kỹ, có định hướng cụ thể cho nông dân như tập trung khai thác lợi thế so sánh và điều kiện về thổ nhưỡng để canh tác và người dân cũng sẵn sàng làm theo. Tuy nhiên, khâu tổ chức thực hiện lại dẫn tới tình trạng “dội chợ” nông sản trái cây và ách tắc trong thông quan tại các cửa khẩu biên giới. Vậy lỗi do đâu và vì sao tới nay vẫn chưa có thông tin chính thức tổng hợp về những thiệt

14 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

TIN THỊ TRƯỜNG

hại. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng, ngành nông nghiệp xây dựng quy hoạch rất bài bản như đánh giá từng vùng sản xuất, năng lực đáp ứng, thực trạng của địa phương, nhu cầu của thế giới và của thị trường để tính toán quy hoạch cho từng diện tích, trồng cây gì, nuôi con gì. Nhưng việc triển khai, thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến quy hoạch bị phá vỡ. Chẳng hạn với cà phê, tuy Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu mặt hàng này với quy hoạch chỉ có 520.000ha nhưng thực tế lại là 620.000ha. Hay cây cao su, theo quy hoạch có khoảng 800.000ha thì thực tế đã có 1 triệu ha được gieo trồng. Đó là chưa kể đặc thù của nông dân vốn chỉ thấy lợi trước mắt mà sẵn sàng bỏ quy hoạch, chặt bỏ cây trồng hiện kém hiệu quả dẫn tới sản xuất vô tổ chức và tình trạng dư thừa, cung vượt quá cầu là điều dễ hiểu. Lập luận quy hoạch bị phá vỡ và nông dân là tác nhân dường như không nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, cần có một sự phối hợp tốt giữa các cấp, ngành và địa phương cũng như với các doanh nghiệp và nông dân là người sản xuất, thì mới đảm bảo việc thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả. Đây là điều còn rất yếu qua thực tiễn nhiều vụ việc thất bại trong tiêu thụ nông sản thời gian qua.

Còn nguyên nhân khác theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đó là khó thực hiện quy hoạch bằng các biện pháp hành chính. Lâu nay, tại Việt Nam vẫn quan niệm, cấp tỉnh, cấp huyện hay xã yêu cầu người dân phải trồng theo quy hoạch cứng. Nhưng lại thiếu những cơ chế, chính sách mang tính định hướng để giúp nông dân tiếp cận thị trường; thiếu sự hỗ trợ về giống, về kỹ thuật canh tác hay tạo ra những gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc hợp đồng, bao tiêu và tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản. Các địa phương cần tạo các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kết nối với nông dân là nhà sản xuất để thực hiện hợp đồng; cũng như kết nối với các địa phương nơi có cửa khẩu để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tránh những khó khăn, ách tắc trong thông quan hàng hóa. Về mối liên kết 4 nhà giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông để hình thành chuỗi giá trị nông sản, đại diện phía Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đều thừa nhận, hiện đang xảy ra tình trạng đứt đoạn cục bộ về thông tin giữa các bộ, ngành quản lý Nhà nước với chính quyền các địa phương trong việc tổ chức sản xuất theo quy hoạch; giữa chính quyền các địa phương với doanh nghiệp và người dân. Đây là điều phải sớm khắc phục để tránh thất bại.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Dũng bổ sung, trong tình hình mới khi quy mô sản xuất đã gia tăng đáng kể, mô hình kinh tế hộ cá

thể cũng như các chính sách, cơ chế cho ngành nông nghiệp cần có sự điều chỉnh và thay đổi kịp thời để tránh gây cản trở, khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến, thu mua nông sản vốn là người tiên phong, tổ chức liên kết giữa các khâu. Đồng thời, tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ về vốn, về vận tải, về xúc tiến thương mại hay xúc tiến đầu tư… để doanh nghiệp và thương lái phát huy được vai trò cầu nối đưa nông sản từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ. Thất bại từ bài học xuất khẩu dưa hấu của miền Trung hay hành tím của tỉnh Sóc Trăng, câu chuyện không mới nhưng có thể thấy các mặt hàng nông sản nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh hội nhập. Nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp cho tiêu thụ nông sản cần hướng tới sự bền vững và có chiến lược dài hạn như xây dựng quy hoạch sản xuất, tiêu thụ sao cho phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng lực đáp ứng của địa phương và nhu cầu tiêu thụ nông sản của thế giới. Ngoài ra, tổ chức thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng các liên kết để thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh đó, không thể thiếu công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam… qua đó, khẳng định vị thế xuất khẩu trên bản đồ nông sản thế giới./.

Nguồn: xttm.mard.gov.vn

15Số 02/2015

TIN THỊ TRƯỜNG

Đại diện một DN xuất khẩu hồ tiêu cho biết nhiều thị trường nhập khẩu hồ tiêu

Việt Nam bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu. Hiện

SIẾT CHẤT LƯỢNG HỒ TIÊU NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), rất nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh hồ tiêu xuất khẩu bị trả lại nhiều, chủ yếu là tiêu thô, chiếm 85% lượng xuất khẩu, nguyên nhân do chất lượng không bảo đảm.

nay, phần lớn nông dân trồng tiêu có xu hướng trữ tiêu chờ giá cao để bán dần nên có thể họ đã sử dụng chất trừ nấm cho tiêu, bảo quản không tốt vì vậy chất lượng

tiêu bán cho các DN xuất khẩu không đồng đều.

Theo Bộ NN&PTNT, do thời tiết biến đổi thất thường trong năm 2014 nên ở niên vụ thu hoạch hồ tiêu 2015, sản lượng của các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bị sụt giảm nhiều so với niên vụ trước. Cụ thể, tại các tỉnh Đông Nam Bộ, sản lượng hồ tiêu đã giảm khoảng 15%, các tỉnh Tây Nguyên cũng bị giảm hơn 30%.

Nguồn: xttm.mard.gov.vn

Bốn tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên của cả nước đạt

252.416 tấn, trị giá 360,67 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.429 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 33,9% về lượng, nhưng giảm 4,21% về giá trị và giảm 27,8% về giá.

Trong đó, riêng tháng 4  xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 52.517 tấn, trị giá 75,73 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.442 USD/tấn.

So với tháng 3/2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên giảm 19% về lượng, giảm 18,5% về giá trị và giá tăng nhẹ 0,6%.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CAO SU 4 THÁNG NĂM 2015

Trong tháng 4/2015, cao su hỗn hợp là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 19.761 tấn (37,6%), giá trị 28,24 triệu USD, tăng mạnh 50,6% về lượng so với tháng trước. Tiếp đến là cao su khối SVR 3L với tỷ trọng xuất khẩu giảm mạnh so với các tháng trước, chỉ có 9.781 tấn (-18,6%), trị giá 15,04 triệu USD, với đơn giá 1.538 USD/tấn, giảm 39,0% về lượng và giảm 38,5% về giá trị so với tháng 3/2015.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu (tăng 57% so với cùng kỳ năm trước), giá trị

đạt116,12 triệu USD (tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước).

Tiếp đến là thị trường Malaysia đạt 42.426 tấn (thị phần 21,1%, tăng 43,9% so với cùng kỳ) và Ấn Độ 20.610 tấn (thị phần 10,3%, tăng 74,9%).

Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 khoảng 44.776 tấn với kim ngạch 62,04 triệu USD, tăng 73,4% về lượng và tăng 21,0% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, thị trường nhập chủ yếu từ Campuchia (chiếm 45,8% về luợng), Lào (18,0%) Khu chế xuất Việt Nam (12,8%) và Thái Lan (9,0%).

Nguồn: vinanet.com.vn

16 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

TIN THỊ TRƯỜNG

Cây sắn là một trong những cây trồng có kim ngạch xuất khẩu cao trong ngành

nông nghiệp, đứng thứ 4 sau cà phê, lúa và điều và là mặt hàng thuộc nhóm 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2015, cả nước đã xuất khẩu 1,9 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 594,4 triệu USD, tăng 40,19% về lượng và tăng 37,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng tháng 4/2015, đã xuất khẩu 500,5 nghìn tấn, trị giá 146,7 triệu USD, giảm 29,1% về lượng và giảm 28,6% về trị giá so với tháng 3/2015.

Trong đó riêng sắn tháng 4/2015 đã xuất khẩu 311,7 nghìn tấn, trị giá 68,7 triệu USD, giảm 27,4% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, tính chung 4 tháng đầu năm 2015, đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn sắn, trị giá 250,1 triệu USD, tăng 26,1% về lượng và tăng 15% về trị giá so với 4 tháng năm 2014.

Từ lâu Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam, chiếm trên 90% tổng lượng xuất khẩu, đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 531,4 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 41,92% về trị giá

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẮN, SẢN PHẨM TỪ SẮN VÀ DỰ BÁO

Dự báo tình hình tiêu thụ sắn, trong thời gian tới tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ sắn đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sử dụng sắn để sản xuất ethanol.

so với cùng kỳ năm trước.Là thị trường xuất khẩu lớn thứ

hai sau Trung Quốc, nhưng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm lại giảm so với 4 tháng năm 2014, giảm lần lượt 37,21% về lượng và giảm 40,7% về trị giá, tương đương với 50,5 nghìn tấn, trị giá 12,8 triệu USD.

Đáng chú ý, tuy đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, nhưng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang thị trường Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 1972,70% về lượng và tăng 1353,46% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,6 nghìn tấn, trị giá 7,1 triệu USD.

Ngoài ba thị trường chính kể trên, sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam còn được xuất sang các thị trường khác nữa như: Malayxia, Đài Loan, Philippin.

Dự báo tình hình tiêu thụ sắn, trong thời gian tới tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ sắn đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sử dụng sắn để sản xuất ethanol. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Philippines liên tục tăng trong các năm 2011-2014. Như vậy, với nhu cầu sử dụng sắn để sản xuất ethanol như hiện nay, tổng khối

lượng sắn phục vụ xuất khẩu dự báo vẫn sẽ được duy trì ở mức cao.

Tại Hội nghị phát triển sắn bền vững do Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Hà Nội ngày 18/5 vừa qua, được biết đến nay, diện tích trồng sắn cả nước đứng thứ 3 sau lúa và ngô, khoảng 551 nghìn ha. So với những năm trước đây, năng suất sắn đã được cải thiện, bình quân cả nước đạt 19 triệu tấn/ha. Sắn được trồng nhiều nhất là ở các tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nhưng năng suất cao nhất vẫn là ở vùng Đông Nam bộ.

Để ngành sản xuất sắn phát triển bền vững và hiệu quả, tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, trước mắt cần phải quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức. Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh phù hợp, đảm bảo năng suất bình quân cả nước trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột để sản xuất xăng sinh học - ethanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Chính phủ cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, khoa học công nghệ, khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn

17Số 02/2015

TIN THỊ TRƯỜNG

để xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sắn…

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tồn tại và hạn chế của ngành sắn thời gian qua chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Việc trồng sắn phá vỡ quy hoạch, ô nhiễm môi trường là do các cấp ban ngành liên quan, nhất là vai trò chính quyền ở địa phương chưa sâu sát, quyết liệt trong việc hướng dẫn người nông dân tuân thủ quy hoạch, thực hiện đúng quy trình trồng sắn. Cây sắn đã và đang chuyển từ cây lương thực

xóa đói giảm nghèo sang cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây là cây trồng đem lại cơ hội lớn để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cần rà soát bổ sung vấn đề thiết bị cơ giới hóa ngành sắn. Đồng thời, yêu cầu Hiệp hội xăng sinh học phối hợp với Hiệp hội sắn nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể hơn nữa về chế biến sâu gồm chính sách về thương mại, tài chính tín dụng….

Về đề xuất tăng thuế xuất khẩu đối với sắn lát để khuyến khích chế biến trong nước, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, về lý thuyết đánh thuế xuất khẩu là đánh vào người nông dân chứ không phải đánh vào doanh nghiệp, vấn đề này cần phải xem xét và đưa ra mức thuế hợp lý theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mua sắn cho nông dân theo giá thị trường, nhưng có những ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến.

Nguồn: vinanet.com.vn

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANHTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

TT Đơn vị,Người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản

xuất, kinh doanh Nhu cầu và khu vực mua bán

1Cơ sở sản xuất giống cao su Quang Phục

Số 160, tổ 6, ấp 4, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình PhướcĐT: 0973 657 267

Chuyên sản xuất giống cây cao su các loại

Cơ sở sản xuất và cung cấp giống cao su các loại, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh. Ngoài ra cơ sở còn sản xuất đồ gỗ gia dụng cao cấp.Khu vực bán: trong tỉnh và các vùng lân cận

2

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Việt An Nông

Số 66, Đường C18, phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí MinhĐT: (08) 6 68 53 197DĐ: 0934 191 445Email: [email protected]

Chuyên cung cấp hệ thống tưới, giống cây trồng

Cung cấp các thiết bị tưới tự động trong nông nghiệp; thiết bị nhà kính và phụ kiện; máy móc nông nghiệp; vật liệu, công nghệ trồng rau, làm tường xanh, sân thượng; công nghệ khí canh - thủy canh; giống cây trồng năng suất cao…Khu vực bán: trong cả nước

3 Trại Baba Hai Vân

56/1C Khu phố Hòa Long, P. Lái Thiêu, Bình DươngĐT: (0650) 3 755 149 DĐ: 0903 612 684

Chuyên cung cấp ba ba giống và thu mua ba ba thương phẩm.

Sản xuất và cung cấp: ba ba giống, trứng ba ba, nhím giống, rắn ri voi giống. Thu mua ba ba thương phẩmKhu vực bán: trong cả nước

18 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

TIN THỊ TRƯỜNG

GIÁ CẢ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRONG TỈNH NGÀY 10/6ĐVT: đ/kg

TÊN NÔNG SẢN GIÁ TÊN NÔNG SẢN GIÁ

I. TX. Phước Long Phân bón - SA Nhật 4.600

Bí đỏ 12.000 Phân bón - Urê Phú Mỹ 8.600

Bí đao 11.500 Phân bón - Kali Liên Xô 8.000

Cải thảo 14.000 Phân bón - Lân Lâm Thao 3.400

Bắp cải trắng loại 1 12.000 Phân bón - Lân Long Thành 3.300

Dưa leo truyền thống loại 1 11.000 Phân bón - Lân Văn Điển 3.700

Cà chua thường loại 1 12.500 Phân bón - DAP Hàn Quốc 15.800

Khổ qua (mướp đắng) 16.000 III. H. Chơn Thành

Cà rốt loại 1 19.000 Gạo thơm Đài Loan 16.000

Thanh long loại 1 25.000 Gạo lứt 8.000

Sầu riêng cơm vàng hạt lép loại 1 50.000 Gạo thường 10.600

II. H. Bù Đốp Gạo Nếp sáp 15.000

Hạt tiêu đen 223.000 Gạo thơm Mĩ 9.800

Heo hơi 49.000 Gạo thơm Lài 12.200

Gà ta hơi 105.000 Gạo Lài sữa 13.200

Lúa giống OM35-36 14.000 Gạo tấm Lài 9.600

Lúa giống OM4900 14.500 Gạo Nhen 14.000

Lúa giống 0M2514 13.500 Gà ta 90.000

Lúa giống 0M5451 14.000 Heo thịt 48.000

Lúa giống VD20 16.500 Mủ cao su tự nhiên (30 độ) 8.700

19Số 02/2015

Thư ngỏGửi bạn đọc Bản tin Khuyến nông & Thị trường

Nhằm hỗ trợ cho người nông dân, cán bộ quản lý các cấp, các cơ sở, tổ chức kinh doanh nông nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản trong tỉnh.

Ban biên tập Bản tin “Khuyến nông và Thị trường” trân trọng kính mời bạn đọc gửi bài viết về tình hình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh; Các vấn đề về sâu bệnh, dịch hại; Các bài viết khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… ; Giới thiệu các mô hình sản xuất tiên tiến cần được nhân rộng; Thông tin về giá cả thị trường; Các sáng kiến cải tiến trong sản xuất nông nghiệp; Đăng ký nhu cầu cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân.

Các tin, bài gửi về sẽ được Ban biên tập lựa chọn để đăng trên Bản tin và được hưởng nhuận bút theo quy định.

Bài viết gửi về: Phòng thông tin & CGTBKHKT - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, phường Tân Bình, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 0651. 3865 522 hoặc 0987. 619 945 (C. Huyền)Email: [email protected]ưu ý: Bài viết rõ ràng, dài không quá 1,5 trang A4 và gửi qua đường bưu điện, hoặc thư

điện tử (có ghi rõ họ tên (ngoài bút danh), đơn vị công tác, địa chỉ, điện thoại của người viết).

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPGĐ. TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ

BÌNH PHƯỚC

(Đã ký)

Lê Thị Ánh Tuyết

THIẾT KẾ IN: CÔNG TY TNHH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN DIỆN KIM ĐÔNG DƯƠNG Địa chỉ: 549/57/8 Lê Văn Thọ, P. 14, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3 9168 453Fax: 08. 3 9165 008

Giấy phép số: 03/GP - XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông Bình Phước cấp ngày 04/05/2015In 600 cuốn khổ 18,5x26 cm, tại Công ty TNHH In ấn Bao bì Thế Bảo, TP. Hồ Chí Minh. Phát hành 01 tháng 1 số.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Thị Ánh TuyếtIn xong và nộp lưu chiểu tháng 05/2015

20 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO “TRIỂN KHAI LIÊN KẾT TRỒNG GẤC THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC”

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ BÌNH PHƯỚCĐịa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng - P. Tân Bình - TX. Đồng Xoài - Bình Phước

Điện thoại: (0651) 3 865 799 - Fax: (0651) 3 865 799

Ban chủ tọa tại Hội thảo

Lễ ký kết hợp đồng trồng và bao tiêu sản phẩm gấc

Nông dân tham dự Hội thảo