15
KĨ NĂNG VIẾT VÀ TỔNG HỢP TIN BÀI BAN TRUYỀN THÔNG Bộ Nội Vụ Quỹ nhân ái người cao tuổi Nghệ An 168 Phong Đình Cảng thành phố Vinh

Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

  • Upload
    tieu-nu

  • View
    693

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

KĨ NĂNG VIẾT VÀ TỔNG HỢP TIN BÀIBAN TRUYỀN THÔNG

Bộ Nội Vụ

Quỹ nhân ái người cao tuổi Nghệ An

168 Phong Đình Cảng thành phố Vinh

Page 2: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

NỘI DUNG

1. Kĩ năng tổng hợp tin bài

2. Kĩ năng viết và trình bày các văn bản hành chính

Page 3: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1. KĨ NĂNG TỔNG HỢP TIN BÀI

1.1 Thông tin cốt lõi của một sự kiện thời sự

1.2 Thông tin cốt lõi của một bài viết tổng hợp, điều tra, phóng sự

1.3 Thực hiện thế nào?

1.4 Quy tắc cần nhớ

1.5 Tin ngắn

1.6 Tin dài

Page 4: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.1 THÔNG TIN CỐT LÕI CỦA MỘT SỰ KIỆN THỜI SỰ

• Thông tin chính được tóm tắt trong 6 câu hỏi mà bạn cần giải đáp:

1. Ai? Nhận dạng của nhân vật mà bạn nói đến phải đầy đủ: tên, phẩm chất, chức vụ...

2. Cái gì? Đây là thông tin chủ yếu: Ai làm gì? Cái gì sắp diễn ra? Có chuyện gì?

3. Ở đâu? Luôn luôn chú ý thông tin đầy đủ. Chỉ nói một sự kiện đã diễn ra ở chỗ này, chỗ kia thì chưa đủ, bạn phải nói chính xác tối đa không gian xảy ra sự kiện: địa chỉ, căn phòng diễn ra một cuộc họp chẳng hạn.

4. Khi nào? Ngày, giờ. Ở đây cũng cần chính xác: nói rõ thứ mấy. Ví dụ: thứ ba tuần trước vào lúc 18h30 chứ không phải Tối ngày 18.

5. Như thế nào? Là rõ thông tin "việc này diễn ra như thế nào?". Đừng quên thông tin-dịch vụ. Nếu bạn đang nói về một buổi hoà nhạc, hãy nói rõ làm thé nào để đến đó, gửi xe ở đâu, đặt chỗ trước với ai, chương trình hoà nhạc, dàn nhạc...

6. Tại sao? Chỉ ra các nguyên nhân của sự kiện.

Page 5: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.2 THÔNG TIN CỐT LÕI CỦA MỘT BÀI ViẾTTỔNG HỢP, ĐIỀU TRA, PHÓNG SỰ

Ở đây, phải truyền tải một "thông điệp" tới độc giả: thông điệp kết luận của

người viết. Trước khi viết, người viết phải suy nghĩ làm thế nào để nổi bật

lên thông điệp đó, bằng thông tin, bằng cái mới, cái hấp dẫn và cái chính

xác. Chỉ cần liếc qua là độc giả có thể đọc cái mình tìm kiếm.

Đừng ngại liệt kê 6 câu hỏi và trả lời chúng trên giấy, nhất là khi viết một

chủ đề phức tạp. Có thể thấy rõ tác dụng của kỹ thuật nêu bật trước thông

tin chủ yếu. Người viết sẽ có được những yếu tố thông tin để viết tít, sapô,

mở đầu, kết bài, tít xen và chú thích ảnh. Khi đã được cụ thể hoá bằng dàn

ý, thứ tự các thông tin phụ thuộc nhiều vào chọn lựa này, chúng ta sẽ phát

triển những thông tin mà thông điệp chính chứa đựng.

Page 6: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.3. THỰC HIỆN THẾ NÀO?

Cách thứ nhất: Tưởng tượng bạn phải trao đổi với một đồng nghiệp hoặc

người bạn trong vài phút, qua điện thoại chẳng hạn, cốt lõi của sự kiện mà

người đó cần biết.

Cách thứ hai: Đánh dấu trên giấy những chi tiết quan trọng nhất, sau đó

sắp xếp lại theo hai hoặc ba chủ đề hoặc tin.

Page 7: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.4. QUY TẮC CẦN NHỚ

Viết thông điệp cốt lõi trước khi bắt đầu bài báo, thậm chí trước khi xây

dựng dàn ý. Viết thông điệp đó thật súc tích, trong một hoặc hai câu. Khi

viết, tìm cách diễn đạt thông điệp đó chính xác nhât, cụ thể nhất. Suy nghĩ

chín trong đầu trước khi viết.

Page 8: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.5. TIN NGẮN

Đây là thể loại ngắn nhất và chắc chắn được đọc nhiều nhất. Vì dễ đọc nên

tin ngắn giúp người ta nắm được một sự viẹt một cách nhanh nhất. 44 từ,

gần 300 ký tự: đó chính là tiêu chí. Tin ngắn chỉ dài một đoạn và có thể đọc

một hơi. Một hay hai câu là đủ. Không có tít. Những từ đầu tiên là những từ

khoá (mang thông tin), đôi khi được in chữ đậm. Chúng giữ vai trò là tít.

Dòng đầu tiên thường bắt đầu bằng một ký tự gọi là "con bọ".

Viết một tin ngắn như thế nào? Cần phải lựa chọn thông tin sao cho chỉ giữ

lại thông tin chính, cô đọng chúng một cách tối đa bằng cách dùng từ ngữ

đơn giản và chính xác. Câu đầu tiên thường súc tích dưới dạng chủ ngữ-

động từ-bổ ngữ.

Page 9: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

1.6. TIN SÂU

Tin sâu dài hơn tin ngắn. Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải

thích thêm (như thế nào, tại sao...). Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra

trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu.

Tuy vậy, tin sâu bao giờ cũng chỉ đưa ra một thông tin duy nhất (giống tin

ngắn). Ít khi một tin sâu vượt quá 2000 ký tự. Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn

đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có

sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen. Tin sâu có kết cấu kim tự tháp ngược.

Page 10: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2. KĨ NĂNG VIẾT VÀ TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

2.1 Những quy định chung

2.2 Thể thức văn bản

2.3 Kỹ thuật trình bày văn bản

Page 11: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

2.1.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của đơn vị nàođốivới văn bản hành chính và bản sao văn bản? Các văn bản chuyên ngành, giấyphép được thực hiện theo quy định riêng của đơn vị nào?

2.1.2 Phân loại văn bản

Văn bản hành chính gồm: Báo cáo, biên bản, chương trình, công văn hành chính, đề án, giấy biên nhận hồ sơ, giấy chứng nhận cho cán bộ, hội viên giấy chứng nhậnhội viên/ tình nguyện viên, giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy mời, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm, kế hoạch, phiếu chuyển, phiếu gửi, phương án, quyết định, thôngbáo, tờ trình.

Bản sao văn bản gồm: bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục.

Page 12: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2.2 THỂ THỨC VĂN BẢN

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm nhữngthành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theoquy định tại Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tưpháp hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm:

Page 13: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2.2 THỂ THỨC VĂN BẢN

1. Quốc hiệu

2. Tên cơ quan ban hành văn bản

3. Số kí hiệu của văn bản

4. Địa danh ngày tháng phát hành văn bản

5. Tên yếu và trích loại nội dung của văn bản

6. Nội dung văn bản

7. Chức vụ, họ tên người có thẩm quyền

8. Dấu của cơ quan

9. Nơi nhận

10. Dấu chỉ mức độ khẩn/ mật

11. Các thể thức khác

12. Các thể thức sao

Page 14: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2.3 KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN

Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản

2.3.1 Khổ giấy

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấykhổ A4 (210 mm x 297 mm).

Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếuchuyển có thể được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trêngiấy mẫu in sẵn.

2.3.2 Kiểu trình bày

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiềudài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).

Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thànhcác phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của tranggiấy (định hướng bản in theo chiều rộng)

Page 15: Kĩ năng viết và tổng hợp tin bài

2.3 KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN

2.3.3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)

- Trang mặt trước:

Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;

Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm;

Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm;

Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm.

- Trang mặt sau:

Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;

Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm;

Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm;

Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm.