7
Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân 1 trong 4 trang Control of Drug-Resistant Organisms on the Rehabilitation Unit / Vietnamese Kim Soát Các Vi Sinh Vt Kháng Thuc ti Khoa Phc Hi Chức Năng Vi sinh vt kháng thuc là gì? Vi sinh vt kháng thuc là loi vi trùng (vi khuẩn) không đáp ứng vi nhng loi thuc thông dụng được gi là thuốc kháng sinh. Đôi khi chúng còn được gi là vi sinh vật đa kháng thuốc (Multi-Drug Resistant Organisms hay MDRO). Bnh nhi m vi khun này có thkhó điều tr. Vi khun có thlây lan tngười này sang người khác. Mt sthí dvvi khun kháng thuc? Có nhi u loi vi khun kháng thuc khác nhau. Bảng dưới đây miêu tả mt sloại MDRO đã xuất hi n Bnh Vi ện Nhi Đồng Seattle: Tên vi sinh v t Miêu tEnterococcus kháng vancomycin (Vancomycin- Resistant Enterococcus hay VRE) Enterococcus là mt loi vi khuẩn thường được tìm thy ruột (đường ddày-rut) ca con người. Khi không điều trđược bng thuc vancomycin, vi khuẩn này được gi là VRE. VRE có thđược điều trbng các thuc kháng sinh khác. Tcu khun vàng kháng methicillin (Methicillin- Resistant Staphylococcus aureus hay MRSA) Stapyhlycoccus aureus là mt loi vi khun thường được tìm thy trên da hoặc trong mũi hay hng của con người. Khi không điều trđược bng các loi thuc kháng sinh cha penicillin như methicillin, vi khuẩn này được gi là MRSA. Bnh nhi m MRSA có thđược điều trbng các thuc kháng sinh khác. Beta lactamases phrng (Extended-Spectrum Beta-Lactamases hay ESBL) ESBL là các men có thbám theo vi khun Enterobacteriaceae. Loi men này phân hy mt sthuc kháng sinh, khi ến cho thuc mt hi u qumt phn. Thí d, E. coli là mt loi Enterobacteriaceae thường được tìm thy rut của con người. Có vài thuc kháng sinh có tác dụng điều trESBL, nhưng số thuốc để l a chn có gi i hn.

Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

  • Upload
    dotuyen

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân

1 trong 4 trang

Control of Drug-Resistant Organisms on the Rehabilitation Unit / Vietnamese

Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng Vi sinh vật kháng thuốc là gì?

Vi sinh vật kháng thuốc là loại vi trùng (vi khuẩn) không đáp ứng với những loại thuốc thông dụng được gọi là thuốc kháng sinh. Đôi khi chúng còn được gọi là vi sinh vật đa kháng thuốc (Multi-Drug Resistant Organisms hay MDRO). Bệnh nhiễm vi khuẩn này có thể khó điều trị. Vi khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác.

Một số thí dụ về vi khuẩn kháng thuốc?

Có nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc khác nhau. Bảng dưới đây miêu tả một số loại MDRO đã xuất hiện ở Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle:

Tên vi sinh vật Miêu tả

Enterococcus kháng vancomycin (Vancomycin-Resistant Enterococcus hay VRE)

Enterococcus là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy ở ruột (đường dạ dày-ruột) của con người. Khi không điều trị được bằng thuốc vancomycin, vi khuẩn này được gọi là VRE. VRE có thể được điều trị bằng các thuốc kháng sinh khác.

Tụ cầu khuẩn vàng kháng

methicillin (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus hay MRSA)

Stapyhlycoccus aureus là một loại vi khuẩn

thường được tìm thấy trên da hoặc trong mũi hay họng của con người. Khi không điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh chứa penicillin như methicillin, vi khuẩn này được gọi là MRSA. Bệnh nhiễm MRSA có thể được điều trị bằng các thuốc kháng sinh khác.

Beta lactamases phổ rộng

(Extended-Spectrum Beta-Lactamases hay ESBL)

ESBL là các men có thể bám theo vi khuẩn

Enterobacteriaceae. Loại men này phân hủy một số thuốc kháng sinh, khiến cho thuốc mất hiệu quả một phần. Thí dụ, E. coli là một loại Enterobacteriaceae thường được tìm thấy ở ruột của con người. Có vài thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị ESBL, nhưng số thuốc để lựa chọn có giới hạn.

Page 2: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng

2 trong 4 trang

Enterobacteriaceae kháng carbapanem (Carbapanem-Resistant Enterobacteriaceae hay

CRE)

Các thuốc kháng sinh chứa carbapenem có tác dụng điều trị hầu hết các loại vi khuẩn. Khi vi khuẩn Enterobacteriaceae trở nên kháng thuốc kháng sinh carbapenem thì được gọi là CRE.

CRE có khả năng kháng lại phần lớn thuốc kháng sinh và do đó rất khó điều trị.

Làm thế nào để biết được nếu con tôi bị nhiễm một trong các loại vi khuẩn này?

Tại bệnh viện, bệnh nhân thường được xét nghiệm để tìm xem họ có bị nhiễm trùng hay không. Các vi khuẩn MDRO đang trở nên phổ biến hơn nên chúng tôi ngày càng có nhiều bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với các loại này. Người cung cấp dịch vụ chăm sóc cho con quý vị có thể yêu cầu xét nghiệm vào bất cứ lúc nào nếu lo rằng cháu có thể bị nhiễm một trong những vi khuẩn này.

MDRO được điều trị như thế nào?

Một số người bị nhiễm MDRO chỉ mang vi khuẩn trong người mà không phát bệnh. Những người này được coi là có MDRO "cư trú" trong người và không cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu MDRO gây bệnh nhiễm trùng, bác sĩ của con quý vị sẽ thảo luận với quý vị về một vài phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle thực hiện các biện pháp gì để phòng ngừa việc lây lan MDRO?

Vì loại vi khuẩn này khó điều trị nên Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle có những biện pháp cẩn trọng đặc biệt để phòng tránh nguy cơ MDRO lây lan giữa các bệnh nhân trong bệnh viện. Vì lý do này, những đứa trẻ bị nhiễm MDRO sẽ được xếp vào diện Cách Ly Tiếp Xúc.

Tôi có thể làm gì để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn MDRO?

• Luôn luôn rửa tay bằng xà bông và nước hoặc dung dịch vệ sinh tay trước

và sau khi quý vị sử dụng các khu vực công cộng như nhà vệ sinh, tiệm bán tặng phẩm hoặc căng tin.

• Rửa tay kỹ trước khi quý vị ăn uống, chạm vào mắt, mũi và miệng, và sau khi chạm vào các bề mặt ở trong phòng bệnh của con quý vị như các thanh chắn giường, bàn cạnh giường, tay nắm cửa, điều khiển từ xa và điện thoại.

• Vui lòng cố gắng tránh chạm vào người khác và các bề mặt công cộng khi quý vị ra khỏi phòng của con mình.

• Một điều đặc biệt quan trọng là quý vị cần rửa tay thật kỹ sau khi thay tã cho con hoặc giúp con đi vệ sinh.

Page 3: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng

3 trong 4 trang

Các biện pháp cẩn trọng sẽ ảnh hưởng thế nào khi con tôi đang nằm Khoa Phục Hồi Chức Năng?

• Các buổi trị liệu có thể được tổ chức ngay trong phòng bệnh của con quý vị, hoặc tại những khu vực được chỉ định ở khoa này hay phòng tập thể dục trị liệu.

• Nhân viên sẽ làm sạch bất cứ bề mặt nào mà con quý vị chạm vào như các miếng đệm hoặc các dụng cụ trị liệu trước và sau khi sử dụng.

• Nhân viên sẽ nhắc mọi người thực hiện các biện pháp cẩn trọng này, nếu cần.

Hướng dẫn cho quý vị và con quý vị

• Các bậc phụ huynh và người chăm sóc không cần mặc áo choàng và đeo

găng tay, vì có quan hệ đặc biệt với bệnh nhân và đã tiếp xúc với cháu từ trước tới giờ. Tuy nhiên, quý vị nên rửa tay cho thật sạch khi ra vào phòng của con mình và trước khi đến các nơi công cộng như nhà vệ sinh bên ngoài phòng bệnh, tiệm bán tặng phẩm và căng tin.

• Con của quý vị có thể ra khỏi phòng nếu có mục đích cụ thể và trực tiếp

o Thí dụ: để đến phòng tập thể dục trị liệu hoặc đi ra ngoài, miễn là cháu tránh chạm và người khác và các bề mặt công cộng.

o Phải có người thân hoặc nhân viên luôn luôn đi cùng cháu để giúp làm sạch các bề mặt đã tiếp xúc và tránh việc tiếp xúc trực tiếp với bất cứ người nào khác.

o Con quý vị không nên đến các khu vực sử dụng chung cho các bệnh nhân khác trong bệnh viện như căng tin, phòng vệ sinh công cộng, tiệm

bán tặng phẩm và các khu vực bệnh nhân khác.

o Thay quần áo sạch cho cháu trước khi rời phòng để về nhà.

• Con của quý vị có thể dùng bữa ngoài phòng bệnh của cháu hoặc trong phòng sinh hoạt chung (gọi là day room - các nhân viên có thể giúp sắp xếp một bàn ăn riêng), nhưng xin đừng đưa cháu đến căng tin.

• Các đồ ăn được đưa vào phòng của con quý vị không được để lại trong tủ lạnh.

• Vui lòng yêu cầu các nhân viên y tế giúp khi cần ga trải giường, đồ ăn, hay khi cần hâm nóng đồ ăn hay thức uống.

• Quý vị phải nhớ dùng thuốc tẩy khi giặt quần áo ở phòng giặt của Khoa Phục Hồi Chức Năng.

Người đến thăm thì sao?

Chỉ những người họ hàng gần hoặc người chăm sóc chính nên đến thăm khi con quý vị bị cách ly. Trẻ em dưới 10 tuổi không được phép đến thăm. Nếu quý vị sắp xếp đặc biệt để người khác đến thăm như họ hàng xa hoặc hàng xóm thì họ cần mang áo choàng và găng tay khi vào phòng bệnh của con quý vị. Họ cũng cần rửa tay thật kỹ khi ra vào phòng. Những người đang ốm hoặc

có hệ miễn dịch yếu không nên tới bệnh viện.

Page 4: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng

4 trong 4 trang

Khi đưa con đến khám tại phòng mạch và phòng cấp cứu thì sao?

Phương cách chăm sóc cho con quý vị tại phòng mạch và phòng cấp cứu khác với sự chăm sóc nội trú tại bệnh viện. Điều này có nghĩa là nhân viên phòng mạch và phòng cấp cứu vẫn sẽ đeo găng tay nhưng có thể không cần mặc áo choàng khi khám cho con quý vị.

• Chúng tôi sẽ cố gắng đưa con quý vị vào phòng khám vào lúc sớm nhất có thể để cháu ít tiếp xúc với những người khác ở phòng chờ.

• Để bảo vệ an toàn cho các bệnh nhân khác, xin yêu cầu quý vị không cho

con sử dụng các khu vực vui chơi của phòng chờ khi đến khám. Hãy yêu cầu bàn tiếp tân cung cấp tranh tô màu cho cháu trong khi chờ đợi.

Để Biết Thêm Thông Tin

• Hỏi người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị

• Trang web của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh

Dịch (CDC) tại www.cdc.gov

• www.seattlechildrens.org

Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle cung cấp dịch v ụ thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân, thành v iên gia đình v à đại diện hợp pháp bị điếc,

khiếm thính, hay không biết nói tiếng Anh. Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle sẵn sàng cung cấp thông tin này bằng hình thức khác tùy theo y êu cầu. Hãy gọi Family Resource Center (Trung Tâm Trợ Giúp Gia Đình) theo số 206-987-2201.

Bản tin này đã được nhân v iên phòng mạch tại Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle kiểm tra lại. Tuy nhiên, con quý v ị có thể có những nhu cầu riêng. Trước khi quý v ị làm theo hoặc dựa v ào thông tin này , hãy thảo luận v ới nhân v iên chăm sóc sức khỏe của con mình.

© 2018 Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle, Seattle, Washington. Bảo lưu mọi quy ền.

8/18

PE517V

Phòng Chống Lây Nhiễm

Dịch Vụ Thông Dịch Miễn Phí

• Nếu ở bệnh viện, hãy hỏi y tá của con quý vị.

• Nếu ở ngoài, hãy gọi Đường Dây Thông Dịch Dành Cho Gia

Đình (Family Interpreting Line) miễn phí theo số 1-866-583-1527. Báo cho thông dịch viên biết tên hay số máy lẻ của người quý vị cần gặp.

Page 5: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện
Page 6: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

Page 7: Kiểm Soát Các Vi Sinh V t Kháng Thuốc t i Khoa Ph c Hồi ... · Kiểm Soát Các Vi Sinh Vật Kháng Thuốc tại Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 4 trang Các biện

o

o

o

o