165
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Trước sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các quy định của Nhà nước về sự cần thiết kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) đối với doanh nghiệp và ý nghĩa quan trọng của báo cáo kiểm toán thì việc ra đời các công ty kiểm toán là một điều tất yếu. Đã có cầu ắt sẽ phải có cung. Không nằm ngoài vòng quy luật đó, các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam cũng ra đời và từng bước phát triển mạnh mẽ, trong những công ty đó có Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC). Trong thời gian thực tập tại AASC đã giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này và giúp em hiểu hơn việc vận dụng và so sánh giữa thực tế và lý thuyết Kiểm toán khoản mục vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính. Hơn nữa hoàn thành chuyên đề em cũng mong đóng góp vào sự hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục vốn vay, công tác kiểm toán khoản mục vốn vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính, áp dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế từ thực trạng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam nói chung và tại AASC nói riêng. Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanh nghiệp thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả mà vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu

Kiem Toan Khoan Vay

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Vay

Citation preview

Page 1: Kiem Toan Khoan Vay

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Trước sự ra đời và phát

triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các quy định của Nhà nước về sự cần thiết kiểm

toán báo cáo tài chính (BCTC) đối với doanh nghiệp và ý nghĩa quan trọng của báo

cáo kiểm toán thì việc ra đời các công ty kiểm toán là một điều tất yếu. Đã có cầu ắt sẽ

phải có cung. Không nằm ngoài vòng quy luật đó, các công ty kiểm toán độc lập tại

Việt Nam cũng ra đời và từng bước phát triển mạnh mẽ, trong những công ty đó có

Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC).

Trong thời gian thực tập tại AASC đã giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp

này và giúp em hiểu hơn việc vận dụng và so sánh giữa thực tế và lý thuyết Kiểm toán

khoản mục vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính. Hơn nữa hoàn thành chuyên

đề em cũng mong đóng góp vào sự hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận về kiểm toán

khoản mục vốn vay, công tác kiểm toán khoản mục vốn vay trong kiểm toán Báo cáo

Tài chính, áp dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế từ thực trạng hoạt động kiểm toán tại

các công ty kiểm toán tại Việt Nam nói chung và tại AASC nói riêng.

Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanh nghiệp

thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả mà vốn chủ sở

hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu hồi kịp thời. Như vậy

doanh nghiệp tạm thời vay, mượn, nợ của cá nhân hay tổ chức nào đó một khoản tiền

ngắn hạn hay dài hạn tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Việc phản ánh ghi chép, quản lý và sử

dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến của kiểm

toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.

Trong phạm vi hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp và tầm quan trọng của khoản mục

như đã nêu trên em xin chọn đề tài “Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản

vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính

kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện”.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm 3 phần:

Phần I: Lý luận chung về kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Phần II: Thực trạng kiểm toán khoản mục vốn vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính

tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).

Page 2: Kiem Toan Khoan Vay

Phần III: Kiến nghị hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán

Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

(AASC).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Chuẩn mực kế toán Việt Nam

2 . Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành đợt 3, 4, 5, 6, 7 .

3 . Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán: tài liệu văn phòng

kiểm toán 1.

4 .http://www.hastc.org.vn/default.asp?

actType=1&menuup=403000&TypeGrp=1&menuid=114130&menulink=114130

&m...

5 . http://www.vac.vn/?act=com&cat_id=4&cat_item_id=24&lang=vn.

6 . http://vneconomy.vn/home/2008082109172850P0C7/da-kiem-toan-cung-phai-

than-trong!.htm.

7 . GS.TS Nguyễn Quang Quynh , NXB Tài chính 1/2003: Giáo trình Lý thuyết kiểm

toán.

8 . Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, and Jeffery F. Jaffe.Corporate

Finance. Sixth Edition.

9 . Thư viện ĐH KTQD: phòng lưu trữ luận văn năm 2006, 2007.

Page 3: Kiem Toan Khoan Vay

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

CMKT Chuẩn mực kiểm toán

ISA International standards on auditing

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KSNB Kiểm soát nội bộ

KTV Kiểm toán viên

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VSA Vietnamese standards on auditing

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

VAS Vietnamese accounting standards

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Page 4: Kiem Toan Khoan Vay

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1.1Khái quát chung về các khoản vay.

Các khoản vay cũng như trái phiếu là phần bổ xung vốn chủ sở hữu để đảm bảo

cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khác với trái phiếu

là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là quan hệ

bình đẳng giữa các doanh ngiệp kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử dụng đúng

mục đích vay. Mặt khác, khoản vay lại có nhiều loại với điều kiện vay và lãi suất khác

nhau tuỳ theo mục đích vay. Vì vậy, ngoài những mục tiêu kiểm toán tài chính, kiểm

toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các quy định chung về vay và sử

dụng vốn.

Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng cho vay trước

khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên,

trắc nghiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay

gốc, lãi vay và hoàn trả cả gốc và lãi về tiền vay cũng như sử dụng vốn vay đúng mục

đích đã cam kết. Do đó hệ thống kiểm sóat nội bộ của đơn vị cần được quan tâm

thường xuyên.

Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thể đảm bảo

bằng các cách sau:

- Đơn vị cầm cố, thế chấp bằng tài sản của mình.

- Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba.

- Có thể đảm bảo bằng chính tài sản hành thành từ vốn vay.

Page 5: Kiem Toan Khoan Vay

Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ thừ khâu phê chuẩn của người

có trắc nghiệm, qua ký kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để hoàn trả vốn

gốc và lãi vay tuỳ theo thưòi hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn.

Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng cho từng

khách hàng. Do đó, kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hàng

và thanh toán tiền hàng. Thông thường doanh nghiệp phải mở sổ phụ cho từng khách

hàng để theo dõi các khoản phải trả. Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán tiền hàng khi

nhập đủ hàng hoá. Do vậy, doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi nhận hàng trên cơ sở

hoá đơn và đơn đặt hàng. Để tăng cường kiểm soát nội bộ các loại nghiệp vụ: đặt

hàng, nhận hàng, lập và theo dõi các hồ sơ thanh toán và việc giải ngân phải được

phân cách đầy đủ.

Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hoá đơn của hàng bán, không căn cứ

vào bảng sao kê để tránh khả năng thanh toán trùng. Doanh nghiệp cần thanh toán

đúng hạn trong quan hệ trực tiếp đến các khoản chiết khấu lớn hơn lãi suất vay ngân

hàng.

Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, có quy mô lớn và

hướng thanh toán nhiều lần. Do đó kiểm soát nội bộ cần quan tâm từ phê chuẩn và các

biện pháp khác đến kiểm tra định kỳ để đánh giá sự cần thiết và hiệu quả vốn vay, sử

dụng vốn vay và thanh toán (kể cả việc huy động các nguồn tài chính khác với đặc

điểm ưu đãi hơn về thanh toán). Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác

nhau nên trước khi kiểm toán có thể yêu cầu doanh nghiệp lập “bảng kê vốn vay và

lãi tính dồn”

Vốn vay là một cấu thành của vốn doanh nghiệp. một doanh nghiệp sẽ hoạt động

hiệu quả hơn khi doanh ngiệp đó biết sử dụng vốn vay có hiệu quả và biết cân đối cơ

cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các ngồn cho vay để cắt giảm chi phí

lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại

phổ biến nhất đối với các khoản vay là : vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời

hạn cho vay mà đơn vi cho vay hay đơn vị đi vay phân loại các khoản vay.

Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạn thanh toán

cả gốc và lãi vay trong thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

Page 6: Kiem Toan Khoan Vay

Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một năm hay ngoài một chu kỳ

kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả.

Hình thức trả lãi tiền vay có thể trả lãi từng tháng, trả đầu kỳ hay trả lãi cuối kỳ vay

tuỳ theo hợp đồng vay.

1.2Mục tiêu kiểm toán các khoản vay.

Mục đích của kiểm toán bảng khai tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin

cậy của các thông tin về tính tuân thủ nguyên tắc. Đối với mỗi khoản mục, mỗi chu

trình đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Còn đối với các khoản vay mục đích

chung chính là đánh giá sự thay đổi số dư tài khoản liên quan, sự trung thực và phù

hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Từ mục đích chung của kiểm toán có

thể phát triển thành mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù.

Mục tiêu kiểm toán chung đối với các khoản vay là đánh giá hệ thống kiểm soát

nội bộ (KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về

khoản vay cùng với mức độ phù hợp của việc trình bày các thông tin tài chính trọng

yếu có liên quan tới các khoản vay.

Các mục tiêu đặc thù đối với khoản vay gồm các mục tiêu sau:

Mục tiêu hiện hữu: Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt

động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều thực sự xảy

ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tình

trạng khai khống các khoản vay và chi phí lãi vay.

Mục tiêu đầy đủ (trọn vẹn): tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi

chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh nghiệp

vô tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồm cả số tiền gốc , lãi vay,

thời hạn trả lãi, trả nợ gốc khoản mục đó đã vi phạm mục tiêu này.

Mục tiêu tính giá: các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam

theo đúng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận khoản vay còn đối với doanh

nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài

khoản vay sử dụng tỷ giá hạch toán nhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ

giá ngày 31/12. Ví dụ trong doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế, đối với khoản

mục vay ngắn hạn ngân hàng, khi ghi nhận khoản vay này, trong sổ cái tài khoản 311-

Ngân hàng A : hạch toán theo tỷ giá tại ngày ghi nhận, trong những lần thanh toán tiếp

Page 7: Kiem Toan Khoan Vay

theo thì hạch toán theo tỷ giá ngoại tệ tại ngày thanh toán. Việc ghi chép này, phải đảm

bảo sử dụng đúng tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm hạch toán.

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản vay

được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành.

Xem xét các khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không?

Mục tiêu phân loại và trình bày Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với

các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán. Đối với các nghiệp vụ liên quan

đến vay, nợ có nghĩa rằng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản vay được

trình bày vào tài khoản thích hợp. Đôi khi, các nghiệp vay được ghi nhận cho Ngân

hàng A thì lại hoạch toán sang Ngân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn

thành khoản vay dài hạn đã vi phạm mục tiêu này.

Mục tiêu đúng kỳ: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép

vào sổ sách. Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay

có được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quy định hay không? Nếu việc ghi

chép không đúng kỳ gây ảnh hưởng đến số dư trong kỳ cũng như các kỳ liên quan.

Tính chính xác cơ học: Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi

phải trả được hạch toán và tính toán một cách chính xác. Việc tính toán, ghi sổ và

chuyển số chính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ các khoản vay được ghi chép chính xác,

hợp lý và đầy đủ.

1.3 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán

cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết

luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán

thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước sau và đây cũng là quy trình kiểm

toán áp dụng cho kiểm toán các khoản vay và các khoản mục khác trong kiểm toán

BCTC.

Page 8: Kiem Toan Khoan Vay

Sơ đồ 1.1: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán

BCTC.

Giai đoạn 1: Lập kế

hoạch và thiết kế

phương pháp kiểm

toán.

Giai đoạn 2: thực

hiện kế hoạch kiểm

toán.

Giai đoạn 3: hoàn

thành kiểm toán và

công bố BCKT.

Thu thâp thông tin cơ sở

Thực hiện thủ tục phân tích cho khoản vay

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro KTkiểmtáon

Lập kế hoạch toàn diện và soạn thảo chương trình

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thực hiện thủ tục kiểm soát

Thực hiện thủ tục phân tích

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Page 9: Kiem Toan Khoan Vay

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán đối với các khoản

vay.

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán

nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán các khoản vay. Mà

còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực

và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác

kiểm toán các khoản vay có hiệu quả và chất lượng.

KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán

phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu

của công tác kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo

công tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phâm bổ cho khoản mục. Kế

hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp

với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán khoản mục này.

Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục vay:

- Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến

xác đáng về các kết luận đối với khoản mục vay. Từ đó giảm thiểu các sai sót đối

với khoản mục này.

- Phối hợp hiệu quả với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến hành cuộc kiểm

toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý được phân bổ cho

khoản mục này.

- Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng

công việc kiểm toán khoản mục vay đang được thực hiện, nâng cao chất lượng,

hiệu quả kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán khoản vay cũng gồm ba (3) bộ phận:

Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được

thực hiện có hiệu quả Giám đốc kiểm toán và các kiểm toán viên cao cấp thường lập

chiến lược kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: Kế hoạch chiến

lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của

Page 10: Kiem Toan Khoan Vay

cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi

trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương

pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm

toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công

việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.

Chương trình kiểm toán các khoản vay Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ

lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán khoản mục này và là phương tiện ghi

chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục. Chương trình kiểm

toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nội dung, lịch trình và phạm vi của

các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho khoản mục này.

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm

toán cụ thể gồm 6 bước công việc như sau:

Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán cho khoản mục vay

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán các khoản vay

Thu thập hông tin cơ sở các khoản vay

Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán khoản vay

Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với vay

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Page 11: Kiem Toan Khoan Vay

Bảng 1.1: Bảng mô tả kế hoạch chiến lược

KÕ ho¹ch chiÕn lîc

Khách hàng:

Năm tài chính:

Người lập: Ngày:

Người duyệt: Ngày:

Các chỉ dẫn và yêu cầu

- Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức

tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm;

- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc Công

ty (Phó Giám đốc được ủy quyền hoặc Giám đốc Chi nhánh) phê duyệt;

- Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám

đốc (Phó Giám đốc được ủy quyền hoặc Giám đốc Chi nhánh) đã duyệt trong kế

hoạch chiến lược;

- Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện

những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban Giám đốc thì phải báo cáo kịp

thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp.

§Æc ®iÓm kh¸ch hµng: (qui m« lín, tÝnh chÊt phøc t¹p, ®Þa bµn réng hoÆc kiÓm to¸n nhiÒu n¨m).

Néi dung vµ c¸c bíc c«ng viÖc cña kÕ ho¹ch chiÕn lîc:

1/ Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động,

loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý

và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như:

Page 12: Kiem Toan Khoan Vay

Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các

yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng...

2/ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn

mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty;

3/ Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài

chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);

4/ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;

5/ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;

6/ Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật,

kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây

dựng, kỹ sư nông nghiệp...

7/ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;

8/ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế

hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán

tổng thể và chương trình kiểm toán.

Page 13: Kiem Toan Khoan Vay

Bảng 1.2 : Bảng mô tả kế hoạch kiểm toán tổng thể

KÕ ho¹ch kiÓm to¸n tæng thÓ

Khách hàng:

Năm tài chính:

Người lập: Ngày:

Người soát xét: Ngày:

Người duyệt: Ngày:

1 Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm

kiểm toán

Page 14: Kiem Toan Khoan Vay

- Khách hàng : Năm đầu Thường xuyên Năm thứ

- Trụ sở chính: ..................................................Chi nhánh: (số lượng, địa

điểm) .......................................

- Điện thoại: ..............................................

Fax:............................Email:...................................................

- Mã số

thuế: .......................................................................................................................................

.......

- Đơn vị thành viên ( được kiểm toán trong kế

hoạch)................................................................................

- Điện thoại: ..............................................

Fax:............................Email:...................................................

- Mã số

thuế: .......................................................................................................................................

.......

- Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh

doanh)...............................................

- Lĩnh vực hoạt động: (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn,...)

- Địa bàn hoạt động: (cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài,...) ................................

- Tổng số vốn pháp định: ................................................ vốn đầu tư: ............................

- Tổng số vốn vay: ............................................................ Tài sản thuê tài

chính: ....................................

- Thời gian hoạt động: (từ ....... đến ....., hoặc không có thời

hạn) ............................................................

- Hội đồng quản trị...........................................................................................................

Tên thành viên chủ chốt .................................. Chức

vụ: ...............................................

Page 15: Kiem Toan Khoan Vay

2 Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh

Yêu cầu về thời gian thực hiện.............................................................................

Yêu cầu về tiến độ thực hiện.........................................................................

Yêu cầu về báo cáo kiểm toán, thư quản lý .................................................................

3 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Chế độ kế toán áp

dụng...............................................................................................................................

Chuẩn mực kế toán áp dụng.......................................................................................

Chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kế toán trong việc lập báo cáo tài

chính........

Các thông tư, các qui định và chế độ phải tuân thủ..........................................................

Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài

chính...........

Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính.

Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.

Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống

kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả:

Cao Trung bình Thấp

4 Đánh giá rủi ro

+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Page 16: Kiem Toan Khoan Vay

Cao Trung bình Thấp

+ Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Cao Trung bình Thấp

+ Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ:

5 Xác định mức độ trọng yếu

Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là:

Năm nay Năm trước

1- Lợi nhuận trước thuế

2- Doanh thu

3- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

4- Nợ ngắn hạn

5- Tổng tài sản

Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu:

Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm

toán................................................................

Khả năng có những sai sót trọng yếu

Các sự kiện và nghiệp vụ phức tạp, các ước tính kế toán cần chú trọng...................

Page 17: Kiem Toan Khoan Vay

6 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục

- Kiểm tra chọn mẫu đối với

- Kiểm tra các khoản mục chủ yếu đối với.........................................................

.

- Kiểm tra toàn bộ 100% đối với

- Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán............................................

- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin................................................................................

- Công việc kiểm toán nội bộ........................................................................................

7 Yêu cầu nhân sự

- Giám đốc ( Phó Giám đốc) phụ trách

- Trưởng phòng phụ trách ...........................................................................

- Trưởng nhóm kiểm toán ..................................................................................

- Kiểm toán viên 1 ( nêu rõ công việc làm) .............................................................

- Kiểm toán viên 2 ( nêu rõ công việc làm) ...............................................................

- Trợ lý kiểm toán 1 ( nêu rõ công việc làm) ............................................................

- Trợ lý kiểm toán 2 ( nêu rõ công việc làm)

8 Các vấn đề khác

- Kiểm toán sơ bộ;

- Kiểm kê hàng tồn kho;

- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;

Page 18: Kiem Toan Khoan Vay

- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;

9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể

Th

tự

Yếu tố hoặc

khoản mục

quan trọng

Rủi ro

tiềm

tàng

Rủi ro

kiểm

soát

Mức

trọng

yếu

Phương

pháp kiểm

toán

Thủ tục

kiểm

toán

Tham

chiếu

1

2

3

4 .......

Phân loại chung về khách hàng

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

Khác......

Thu thập thông tin về các khoản vay:

Page 19: Kiem Toan Khoan Vay

Các thông tin về các khoản vay có thể thu thập từ nhiều nguồn khách nhau. Tuy

nhiên đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của

chúng:

- Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505):

Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích

hợp cho khoản mục vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toán của

khoản mục này. Để quyết định có sử dụng việc xác nhận từ bên ngoài hay không cần

xem xét: Mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng có

thể làm giảm rủi ro kiểm toán khoản mục xuống mức thấp có thể chấp nhận được từ

những bằng chứng kiểm toán này.

Mối quan hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro

kiểm soát: Xác nhận từ bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi ro tiềm tàng và

rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Tuy nhiên khi mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro

kiểm soát càng được đánh giá là cao thì việc sử dụng thủ tục xác nhận từ bên ngoài

càng có hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do

nhiều yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân, tổ

chức cho vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản cho

vay.

Phải kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng gửi yêu cầu xác nhận và tuỳ theo từng đối

tượng cho vay mà xác định hình thức gửi thư xác nhận đóng hay mở.

Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các các nhân tổ chức cho vay

cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

KTV cần phải xem xét tính chính xác và tin cậy của thông tin phản hồi và phải thực

hiện các thủ tục như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax, e-mail...

- Sử dụng tư liệu của KTV khác.

- Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.

- Sử dụng tư liệu của chuyên gia.

Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay:

Page 20: Kiem Toan Khoan Vay

Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khoản mục này khi lập kế hoạch

kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về công tác kiểm toán các khoản vay.

Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan

trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu

thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự

kiến.

Gồm việc so sánh các thông tin về các khoản vay theo kỳ kinh doanh, từng đối

tượng cho vay, so sánh giữa thực tế các khoản chi phí lãi phải trả thực tế với kế hoạch,

dự tính; so sánh các khoản vay ngắn hạn dài hạn với nhau; so sánh giữa các thông tin

về các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác.

Mục đích phân tích các khoản vay: Được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc

kiểm toán nhằm: giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục

kiểm toán khác trong quy trình kiểm toán các khoản vay; như một thử nghiệm cơ bản;

và để kiểm tra toàn bộ báo cáo kiểm toán khoản mục này trong khâu soát xét cuối cùng

của cuộc kiểm toán.

Mức độ tin cậy của quy trình phân tích khoản mục vay: Kết quả của quy trình

phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: tính trọng yếu của tài khoản vay,các thủ tục kiểm toán

khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân

tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khoản mục này.

Điều tra các yếu tố bất thườngcủa khoản mục vay: Nếu kết quả phân tích khoản mục

có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng

chứng kiểm toán thích hợp.

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán các khoản vay.

Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng, KTV cần ước tính mức

độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và

đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và

phạm vi các khảo sát kiểm toán. Từ việc ước lượng mức trọng yếu của BCTC, KTV

tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Việc ước lượng ban đầu về tính

trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Page 21: Kiem Toan Khoan Vay

Đối với khoản mục vay, KTV cần xác định giá trị của nó chiếm trong tổng giá

trị tài sản: nếu dưới 10% giá trị tài sản: không được coi là trọng yếu; từ 10% đến 15%

giá trị tài sản: có thể trọng yếu; trên 15%: chắc chắn trọng yếu.

Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ

BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót

trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho

việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.

Công việc này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán.

Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau:

DAR = IR x CR x DR →

Trong đó: DAR: rủi ro kiểm toán.

IR: rủi ro cố hữu.

CR: rủi ro kiểm soát.

DR: rủi ro phát hiện.

Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các khoản vay là

đánh giá rủi ro kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho khoản

mục vay ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào

2 yếu tố:

Một là, Mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng như tin

tưởng vào số liệu

Hai là, Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm

toán được công bố. Nhất là các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của

doanh nghiệp. Nếu số dư các khoản vay cao, các yếu tố khác không thay đổi thì khả

năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại.

Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro cố hữu. Rủi

ro cố hữu các khoản vay được hiểu là sự nghi ngờ một số dư các tài khoản vay trong

một nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra. Rủi ro này liên quan đến hoạt động và

ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro cố hữu phụ

thuộc vào:

Page 22: Kiem Toan Khoan Vay

Một là, Bản chất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro cố hữu có thể tăng lên tùy

thuộc đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo nên những khó khăn cho

kiểm toán hoặc những khoản không chắc chắn do đó có thể làm tăng những gian lận

hoặc những sai sót trên BCTC.

Hai là, Tính trung thực của ban giám đốc: Ban giám đốc không thể xem là hoàn

toàn trung thực trong mọi trường hợp. Khi ban giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặc

một số ít các cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các BCTC bị báo cáo sai

nghiêm trọng sẽ tăng lên rất cao.

Ba là, Kết quả các lần kiểm toán trước: Đối với tài khoản được phát hiện có sai

phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro cố hữu được xác định ở mức cao.

Bốn là, Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trong các

hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót

của đơn vị khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro cố hữu cao hơn so với hợp đồng

kiểm toán gia hạn.

Năm là, Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: Các nghiệp vụ này có khả

năng bị vào số sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu

kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó. Đối với một doanh nghiệp thường

xuyên hợp tác với các tổ chức cho vay trong nước, khi hợp tác với nhà cho vay nước

ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa nắm vững được cách hạch toán.

Sáu là, Các ước tính kế toán: Rủi ro cố hữu của các tài khoản vay phản ánh các

ước tính kế toán thường được đánh giá cao hơn.

Bảy là, Số lượng tiền của các số dư tài khoản các khoản vay : Các tài khoản có

số dư bằng tiền lớn thường được đánh giá là rủi ro cao hơn so với tài khoản có số dư

bằng tiền nhỏ.

Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả của việc

đánh giá rủi ro kiểm toán. Mối quan hệ giữa số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu

thập và rủi ro kiểm toán được thể hiện qua Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với số lượng bằng chứng kiểm toán .

Trường

hợp

Rủi ro

kiểm toán

Rủi ro cố

hữu

Rủi ro kiểm

soát

Rủi ro phát

hiện

Số lượng

bằng chứng

cần thu thập

Page 23: Kiem Toan Khoan Vay

1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp

2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình

3 Thấp Cao Cao Thấp Cao

4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình

Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với

vay.

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán

cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như

dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.

Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích: Một là,

Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa

KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có kinh nghiệm. Hai là, Chương trình

kiểm toán là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán

thông qua việc xác định các bước công việc nào còn phải thực hiện. Ba là, Chương

trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.

Thông thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên hoặc ký tắt lên

chương trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.

Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với các khoản vay.

Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán

khoản mục vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán khoản mục này. Giai

đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với

các khoản vốn vay và thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản đối

với công tác vay nợ hoặc khoản mục vốn vay trên BCTC. Đó là quá trình triển khai

Page 24: Kiem Toan Khoan Vay

một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra

những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ

sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Việc thực hiện các khoản vay và nợ

cũng được tiến hành theo các bước công việc đã vạch sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch

kiểm toán khoản vay theo thời gian và trình tự đã quy định. Thực hiện kiểm toán các

khoản vay cũng được tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục kiểm soát.

KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán

và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng

có hệ thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro

kiểm soát đối với khách hàng đó là thấp và ngược lại.

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thể

không chi để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc

xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo

4 bước cụ thể:

Thứ nhất, Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả

chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc.

Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên bốn yếu

tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin các khoản vay, các thủ tục kiểm

soát và hệ thống kiểm toán nội bộ.

Thứ hai, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay.

Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB

đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thiết kế và

vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.

Đánh giá về rủi ro kiểm soát được tiến hành theo các bước sau:

Một là, Nhận diện các mục tiêu kiểm soát đối với các khoản vay như: Sự đồng

bộ của sổ sách kế toán liên quan đến vốn vay; việc đánh số thứ từ các hợp đồng vay

với các bên liên quan; phê duyệt các nghiệp vụ liên quan ví dụ như: phê duyệt chấp

nhận vay vốn , phê duyệt nghiệp vụ vay vốn v.v…; Phân tách nhiệm vụ trong công tác

hạch toán và ghi chép sổ sách v.v…

Page 25: Kiem Toan Khoan Vay

Hai là, Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù. KTV nhận diện và phân tích

các quá trình kiểm soát dự kiến có thể ảnh hưởng trọng yếu đến việc thoả mãn các mục

tiêu đã nêu ra ở trên như: thiếu chữ ký trong việc xét duyệt đối với mục đích vay.

Ba là, Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB.

Bốn là, Đánh giá rủi ro kiểm soát. Rủi ro kiểm soát đối với các khoản được dựa

trên so sánh tương đối giữa mục tiêu đề ra đối với hệ thống KSNB và những nhược

điểm cần khắc phục. Mức rủi ro kiểm soát này có thể được KTV đánh giá là thấp,

trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Việc đánh giá này cần được tiến hành đúng

đắn vì mức rủi ro kiểm soát này có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán xác định ở bước

sau.

Thứ ba,Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các

quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp

vụ các khoản vay.

Đối với các bằng chứng để lại “dấu vết”: thường sử dụng phương pháp kiểm tra

lại các tài liệu liên quan hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.

Đối với các bằng chứng không để lại “dấu vết”: thường tiến hành quan sát hoặc

phỏng vấn các thủ tục liên quan đến vay nợ.

Thứ tư, Lập bảng đánh giá hệ thống KSNB.

Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ;

Thông tin mô tả thực trạng vay, Bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng;

Nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; Đánh giá về hệ thống KSNB

đối với khoản mục này.

Bước 2: Thực hiện thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích được thực hiện cho từng khoản mục theo chương trình kiểm toán đã

thiết kế trước, tùy từng công ty kiểm toán mà áp dụng chương trình kiểm toán khác nhau

cũng như các thủ tục phân tích khác nhau nhưng nhìn chung vẫn sử dụng phương pháp

phân tích ngang và phân tích dọc.

Thủ tục phân tích với mọi khoản mục đều thực hiện qua năm giai đoạn, đối với thủ tục

phân tích khoản mục vốn vay cũng vậy:

Page 26: Kiem Toan Khoan Vay

- Một là, phát triển một mô hình;

- Hai là, xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ;

- Ba là, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;

- Bốn là, phân tích nguyên nhân chênh lệch;

- Năm là, Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Đối với khoản mục vay và nợ thì các thủ tục phân tích được áp dụng thường là:

- Một là, So sánh số dư tài khoản vay và nợ ngắn/dài hạn năm nay so với

năm trước. So sánh các khoản vay chưa trả theo từng đối tượng của năm nay

với năm trước.

- Hai là, So sánh tỷ lệ các khoản vay (kể cả ngắn hạn và dài hạn)/tổng

nguồn vốn của năm nay với năm trước để thấy được sự biến động, đồng thời so

sánh với chỉ tiêu của ngành để thấy được tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn.

- Ba là, Tính toán lại số dư khoản mục vay và nợ ngắn/dài hạn và so sánh

với số liệu do công ty ghi chép. So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi vay và

phải trả cá nhân năm nay với năm trước

- Bốn là: Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo

qui định và các khoản phải trả hàng tháng.

Khi có sự thay đổi đột biến, có sự chênh lệch hoặc nghiệp vụ bất thường, KTV

xem xét lại cách hạch toán của mình, cách ghi chép số liệu của mình xem có sai sót gì

không? Nếu không có thì có thể phỏng vấn nhân viên kế toán phụ trách phần hành đó.

Bước 3: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin

cậy thuộc trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm tra từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo

nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Các biện pháp này bao gồm: so sánh,

tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng từ, sổ sách.

Đối với các khoản mục cụ thể, tùy thuộc vào từng mục tiêu mà KTV thiết kế các

thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp. Sau đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế

cho khoản mục vay.

Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

- Lập bảng tổng hợp các khoản vay theo số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối

kỳ (theo hợp đồng vay, mục đích khoản vay). Đối chiếu số dư đầu năm, cuối

Page 27: Kiem Toan Khoan Vay

năm giữa báo cáo tài chính, sổ cái và sổ chi tiết và báo cáo kiểm toán năm trước

(nếu có).

Bảng 1.2 : Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản nợ vay

Mục tiêu kiểm toán Thủ tục khảo sát chi tiết phổ biến

Tính hợp lý chung.

Các khoản vốn vay và lãi tính

dồn phải trả và phí tổn lãi vay

đều hợp lý

- So sánh các khoản vay riêng biệt còn hiệu lực

(thời hạn vay) với niên độ trước.

- Tính lại phí tổn lãi vay dựa trên lãi suất trung

bình và số tiền phải trả hang tháng.

- So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi tính dồn

phải trả và phí tổn lãi vay để thấy tính hợp lý của

chúng .

Các mục tiêu đặc thù.

Các khoản vốn vay phải trả

hiện có đều được phản ánh

đầy đủ bảng kê tiền vay

- Kiểm tra các khoản tiền vay đã thanh toán và

chưa thanh toán tính đến ngày lập BCTC, để xác

định có chứng từ nào chưa được ghi sổ kế toán

hoặc ghi không đúng, nhằm phát hiện những

trường hợp bỏ sót hoặc ghi trùng.

- Thu thập các bảng xác nhận của ngân hang và các

chủ vốn vay, đối chiếu cụ thể từng khoản vay với

bảng xác nhận đó để xác định sự tồn tại thực tế của

các khoản vay.

- Thu thập các bảng xác nhận của ngân hàng và của

các chủ vốn vay đối với các khoản vay trước đây

và hiện nay đã thanh toán hoặc không được liệt kê

vào bảng liệt kê tiền vay. Đây cũng là việc xác

nhận số dư bằng 0 trong tài khoản tiền vay.

- Phân tích phí tổn tiền vay để phát hiện những

khoản thanh toán các khoản tiền vay hoặc lãi vay

cho các chủ vốn vay không có thực.

- Kiểm tra việc huỷ bỏ các chứng từ nợ đã thanh

toán để bảo đảm là chúng không còn lưu hành.

Page 28: Kiem Toan Khoan Vay

Chúng phải được lưu giữ trong hồ sơ của doanh

nghiệp.

- Xem xét lại các biên bản họp của Giám đốc, Hội

đồng quản trị về các khoản vay đã được phê chuẩn

nhưng chưa được vào sổ.

Tính “hiệu lực” của số liệu

hạch toán trên khoản mục

vốn vay

- Tổng cộng các khoản tiền vay, lãi tính dồn phải

trả trên sổ kế toán tiền vay, đối chiếu với số lượng

tương ứng trên bảng liệt kê tiền vay và lãi tính dồn

phải trả.

- Đối chiếu các số tổng cộng trên các sổ chi tiết tiền

vay với Sổ cái tổng hợp tài khoản tiền vay, đối

chiếu số liệu trên trên Sổ cái với khoản mục tiền

vay trên (Bảng Cân đối kế toán).

- Đối chiếu chứng từ của các khoản vay phải trả

với các sổ chi tiết tiền vay của từng đối tượng cho

vay.

Sự đánh giá tính toán đúng

đắn các khoản vốn vay, lãi

vay phải trả tính dồn, phí tổn

lãi vay

- Kiểm tra vốn vay gốc và tỷ lệ lãi vay trên các khế

ước vay và bảng liệt kê tiền vay .

- Xác nhận các khoản vay, thời hạn vay và các

khoản tiền lãi đã thanh toán .

- Kiểm tra việc qui đổi các khoản vay bằng ngoại tệ

và lãi phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ

được ngân hang Nhà nước công bố tại từng thời

điểm .

- Tính lại tiền lãi tính dồn và so sánh với tiền lãi

tính dồn đã hạch toán và ghi trên bảng liệt kê tiền

vay.

Các khoản vốn vay trên bảng

liệt kê đều có căn cứ hợp lý

- Xác nhận các khoản vay phải trả.

- Kiểm tra sự phê duyệt các thủ tục xin vay và các

Page 29: Kiem Toan Khoan Vay

khế ước vay

Các khoản vốn vay trên bảng

liệt kê đều được phân loại

đúng đắn

- Kiểm tra thời hạn vay ,ngày đến hạn trả của từng

khoản để xác định tính đúng đắn của việc hạch toán

các khoản vay đó vào tài khoản “Vay ngắn hạn”,tài

khoản “Nợ dài hạn đến hạn trả”,tài khoản “Vay dài

hạn”.

- Kiểm tra việc sử dụng tiền vay theo mục đích đã

cam kết, bằng cách xem xét thực tế sử dụng tiền

vay đối chiếu với cam kết trên hợp đồng hoặc khế

ước vay.

Các khoản vốn vay được

hạch toán đúng kỳ và kịp thời

- Kiểm tra, đối chiếu ngày phát sinh nghiệpvụ vay

và thanh toán trên chứng từ với ngày ghi sổ

Các khoản vốn vay, lãi tiền

vay tính dồn phải trả phí tổn

lãi tiền vay được công khai

đúng

- Kiểm tra các bảng xác nhận về tiền vay của các

chủ vốn vay về các thông tin chi tiết liên quan

- Kiểm tra các hợp đồng, khế ước vay và các thủ

tục vay theo các trình tự và quy định về tín dụng

ngân hàng.

- Kiểm tra sự công khai đúng đắn của các tài sản

ngoài niên hạn, các thành phần liên quan, các tài

sản cầm cố như vật thế chấp cho các khoản vay và

các khoản hạn chế rút ra từ chứng từ về nợ phải trả.

- Khẳng định số dư của khách hàng bằng cách:

+ Đối chiếu danh sách chi tiết những người cho vay với sổ chi tiết, biên bản đối

chiếu công nợ (nếu có).

+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số những người cho vay có số dư lớn hoặc phát

sinh lớn

+ Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt.

Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản

vay sau ngày lập báo cáo tài chính.

Page 30: Kiem Toan Khoan Vay

+ Thu thập các thư xác nhận của những người cho vay trong năm trước mà hiện tại

không còn số dư, nhưng theo các thông tin đã thu thập được thì khoản vay này

chưa thể thanh toán hết.

+ Soát xét lại các giao dịch phát sinh để xác định xem liệu có giao dịch nào đã

được ghi nhận hoặc phân loại không hợp lý.

- Thu thập các hợp đồng vay có hiệu lực trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (nếu

kiểm toán năm sau chỉ cần thu thập các hợp đồng mới có hiệu lực sau ngày

kiểm toán trước) và lập bảng tổng hợp các thông tin sau:

+ Chủ nợ

+ Số ngày hợp đồng, cam kết nợ

+ Sự phê chuẩn của hợp đồng vay.

+ Ngày vay, ngày đáo hạn

+ Tỷ lệ lãi suất (%) và mức cố định lãi phải trả (nếu có).

+ Số tiền vay (nguyên tệ, quy đổi VNĐ)

+ Số tiền phải trả trong niên độ kế toán sau

+ Các bảo đảm cho khoản vay.

+ Các vấn đề khác có liên quan

- Kiểm tra các khoản vay, nợ mới đảm bảo rằng các khoản vay mới được ghi

nhận một cách chính xác; kiểm tra việc tính toán và hạch toán các khoản lãi

phải trả bằng cách kiểm tra các hợp đồng vay và thư xác nhận hoặc các tài liệu

có liên quan khác, xem xét tính thích hợp của lãi suất so với qui định hiện hành;

kiểm tra số tiền hoàn trả đã tương ứng với kế hoạch trả nợ ; Xem xét việc sử

dụng tiền vay có đúng mục đích vay không ?

- Kiểm tra các khoản chi phí liên quan đến các khoản vay + Đối chiếu các khoản

lãi vay đơn vị đã ghi nhận với bảng tính lãi của người cho vay (ngân hàng, quỹ

tín dụng,...)

+ Ước tính chi phí lãi vay trên cơ sở các thông tin trên hợp đồng vay và so sánh

với chi phí lãi vay đã được ghi nhận để đảm bảo các chi phí lãi vay đã được ghi

nhận đầy đủ và đúng qui định.

+ Kiểm tra việc phân bổ lãi vay trong kỳ và phân bổ cho các đối tượng sử dụng có

phù hợp hay không?

Page 31: Kiem Toan Khoan Vay

+ Kiểm tra việc vốn hóa lãi vay (nếu có vay đầu tư XDCB)

Kiểm tra phân loại nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả vào thời điểm cuối năm.

Tính toán lại các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả bằng cách tham khảo các hợp

đồng vay, kế hoạch trả nợ và tình hình thanh toán trong năm.

Đối với các khoản vay và nợ bằng ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính

toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dư cuối kỳ theo qui định.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản vay trên BCTC.

Các rủi ro thường gặp

Về chứng từ

- Hợp đồng vay cá nhân không ghi rõ số chứng minh nhân dân của người vay

- Các khoản vay hợp đồng hết hạn không ký hợp đồng gia hạn

- Hợp đồng không phải giám đốc công ty ký nhưng không có ủy quyền

- - Đơn vị đang thực hiện ký với nhiều cán bộ công nhân viên tại các bộ phận

trong công ty trên một hợp đồng vay mà không thực hiện ký hợp đồng vay với

từng người riêng biệt

- - Một số đơn vị cấp dưới vay vốn của đơn vị cấp trên, ghi nhận vào vào sản

xuất kinh doanh số chi phí lãi vay theo thông báo của cấp trên, tuy nhiên trên cơ

sở ghi nhận số chi phí lãi vay này chỉ có Thông báo của Tập đoàn mà không có

các chứng từ kèm theo khác như hợp đồng vay lại, cơ sở tính lãi (số dư nợ gốc,

lãi suất, … ).

- Về vấn đề theo dõi chi tiết

- Chưa mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vay có gốc ngoại tệ theo nguyên

tệ.

- Hạch toán chi tiết các khoản vay theo từng dự án, công trình; chưa tổng hợp

được theo dõi được theo đối tượng cho vay, khế ước/ hợp đồng vay. Do vậy khi

cần tổng hợp thông tin và đối chiếu số liệu với bên cho vay, cán bộ kế toán phải

mất rất nhiều thời gian, công sức để làm các báo cáo này một cách thủ công trên

Microsoft Excel mà không thể khai thác được thế mạnh của việc sử dụng phần

mềm kế toán.

- Một số khoản vay được ghi sổ kế toán các tài khoản Vay tại Văn phòng Công ty

và thông báo cho các đơn vị sử dụng vốn nhận nợ qua tài khoản công nợ nội bộ;

Page 32: Kiem Toan Khoan Vay

một số khoản vay khác do Công ty đứng ra vay và phân công cho các đơn vị

trực thuộc ghi sổ kế toán tài khoản Vay;

- Toàn bộ hợp đồng vay, chứng từ giao dịch với bên cho vay do Phòng Kế toán

Công ty quản lý. Căn cứ các chứng từ này, kế toán Công ty làm các Thông báo

hạch toán và gửi cho các đơn vị trực thuộc ghi sổ kế toán tại đơn vị. Khi gửi các

Thông báo hạch toán, kế toán Công ty không gửi kèm bản sao các chứng từ gốc

như bảng tính lãi của Ngân hàng, sổ phụ ngân hàng về số giải ngân khoản vay,

chứng từ thanh toán nợ gốc làm cơ sở đầy đủ cho việc ghi sổ.

- Kế toán ở các đơn vị trực thuộc chỉ biết được một phần thông tin về các khoản

vốn vay mà mình đang sử dụng và ghi sổ kế toán dựa trên các Thông báo hạch

toán mà Công ty gửi tới. Do vậy cán bộ kế toán đơn vị trực thuộc chỉ có thể ghi

sổ theo thông báo của Công ty mà không thể chủ động kiểm tra, rà soát lại số

liệu đã hạch toán. Bên cạnh đó do số lượng vay lớn, đầu công trình nhiều, việc

ghi sổ lại được thực hiện ở nhiều đầu mối khác nhau nên các cán bộ được giao

quản lý các khoản vay trên Văn phòng Công ty cũng không thể rà soát hết được

việc hạch toán tại các đơn vị cấp dưới.

Do một phần ảnh hưởng của hệ thống thông tin ở các đầu mối thiếu đầy đủ, nên

việc ghi nhận chi phí lãi vay của một số dự án có sự nhầm lẫn nhưng không được

phát hiện kịp thời như:

+ Lãi vay của một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng

vẫn hạch toán vào giá trị công trình.

+ Lãi vay công trình chưa hoàn thành được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Về hạch

toán chưa đúng quy định

- Chưa đánh giá số dư công nợ ngoại tệ tại thời điểm cuối năm

- Một số đơn vị chưa đánh giá, phân loại các khoản vay theo thời hạn thanh toán

tại thời điểm cuối năm

- Hạch toán như là một khoản vay, nhưng hoàn toàn không có chứng từ làm cơ sở

ghi nhận khoản vay, đồng thời không có bất kỳ khoản lãI tiền vay nào liên quan

được ghi nhận vào chi phí trong kỳ

- Khoản đI vay trên TK 338

Page 33: Kiem Toan Khoan Vay

- Việc ghi nhận các khoản chi phí lãi vay thường theo thời điểm nhận được thông

báo tính lãi theo kỳ của bên cho vay.

Do vậy một số khoản chi phí lãi vay của năm nay lại được ghi nhận vào chi phí của

năm sau và một số khoản lãi vay của năm nay lại chưa được ước tính vào chi phí

năm nay do chưa có thông báo của bên cho vay. Bên cạnh đó lại có những khoản

lãi vay cho giai đoạn của năm sau đã được ghi nhận vào chi phí năm trước do đã có

thông báo tính lãi của bên cho vay

- Vốn vay thuộc nguồn huy động tiền lương chưa thanh toán cho người lao động

Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán và đưa ra ý kiến của KTV đối với các

khoản vay.

Căn cứ kết quả kiểm toán khi kết thúc chương trình kiểm toán khoản mục vay, KTV

đưa ra một trong các loại ý kiến với khoản mục này như sau:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần;

- Ý kiến chấp nhận từng phần;

- Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến);

- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).

Ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và DNKT cho rằng

tất cả các khoản mục vay trên BCTC đều được phản ánh trung thực và hợp lý trên các

khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với

chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp

nhận toàn phần không có nghĩa là tất cả các khoản mục vốn vay trên BCTC được kiểm

toán là hoàn toàn đúng, mà ý kiến chấp nhận toàn phần còn được đưa ra trong trường hợp

các khoản mục đó có sai sót nhưng sai sót đó không là trọng yếu.

Ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV và DNKT cho rằng

các khoản vay trên BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng

yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc

ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.

Ý kiến từ chối (ý kiến không thể đưa ra ý kiến). Ý kiến này được đưa ra trong trường

hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin

Page 34: Kiem Toan Khoan Vay

liên quan đến một số lượng lớn các khoản vay tới mức mà KTV không thể thu thập

được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC.

Ý kiến không chấp nhận. Ý kiến này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không

thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản

vay đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện

tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của các khoản này trên BCTC.

Page 35: Kiem Toan Khoan Vay

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM

TOÁN (AASC) THỰC HIỆN.

2.1 Đặc điểm công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và

Kiểm toán với chương trình kiểm toán các khoản vay trong

kiểm toán Báo cáo tài chính.

Thông tin chung về công ty

Tên công ty: Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.

Tên giao dịch quốc tế: Auditing and accounting financial cónutancy service company

Tên viết tắt bằng tiếng anh: AASC

Hình thức pháp lý: công ty TNHH

Địa chỉ giao dịch: Trụ sở chính: số 1 – Lê Phụng Hiểu – Hà Nội - Việt Nam

Điện thoại (84 – 4)8141990; 8262775

Fax: 84 – 4 – 8253973

Email: aasc-nđ@hn.vnn.vn

Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH dịch vụ

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).

Giai đoạn I: (Từ năm 1991 – 1993)

Ở Việt Nam giai đoạn này, kiểm toán được xem như một lĩnh vực dịch vụ mới.

Cũng giai đoạn này, công ty AASC mới thành lập với số vốn là 299.107.173đ,

trong đó vốn của nhà nước cấp là 137.040.000đ dưới cả hình thức hiện vật và tiền

mặt. Được thành lập theo quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ

Tài Chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi là công ty

dịch vụ tư vấn kế toán (ASC) chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán đúng chế độ

hiện hành.

Giai đoạn II: (Từ năm 1993 đến năm 2009)

Page 36: Kiem Toan Khoan Vay

Giai đoạn trước, do quy định của Bộ Tài chính hạn chế không đáp ứng được nhu

cầu ngày càng lớn của thị trường làm dịch vụ của công ty chỉ dừng lại ở tư vấn dịch

vụ kế toán. Nhờ sự thay đổi lớn của giai đoạn này là sự ra đời của quyết định

số639/TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 14 tháng 9 năm 1993 bổ xung thêm các loại

hình dịch vụ mới cho công ty và đổi tên giao dịch quốc tế là Auditing and

accounting financial consutancy service company (AASC) và trở thành tên giao

dịch chính thức cho đến nay. Không dừng lại đó, công ty đã đón nhận sự uỷ nhiệm

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1978/UB/KHH ban hành ngày

6/9/1993 bổ xung thêm nhiệm vụ cho Công ty.

2.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của AASC.

2.2.2.1 Lĩnh vực hoạt động.

AASC hoạt động trong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, Tư vấn thuế và các

dịch vụ khác với phương châm hoạt động là cung cấp cho khách hàng thông tin

đáng tin cậy, giúp đưa ra những quyết định quản lý tài chính hiệu quả.

Kiểm toán. Bao gồm: Kiểm toán BCTC theo luật định; Kiểm toán BCTC cho

mục đích đặc biệt (cho mục đích thuế, Báo cáo theo yêu cầu của tập đoàn, nhà đầu

tư hoặc Ngân hàng...); Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ;

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

hoàn thành; Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; Kiểm toán các thông tin tài chính

trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước; Rà soát và đánh giá hệ thống KSNB; Soát

xét thông tin trên BCTC.

_ kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của các

doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội. Kiểm

toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản làm nên

thương hiệu AASC và là một trong những thế mạnh của AASC.

Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Qua

hoạt động kiểm toán, Công ty đã giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu

và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất

lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp.

Page 37: Kiem Toan Khoan Vay

_ Quyết toán vốn đầu tư: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực

hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực XDCB, từ năm 1993, AASC đã tuyển

chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có phẩm chất đạo đức tốt, có

trình độ chuyên môn cao, trong đó có gần 30 kỹ sư Xây dựng. Hàng năm, đội ngũ

này đã thực hiện trên 600 hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư, trong

đó có nhiều công trình lớn, phức tạp như Công trình đường dây tải điện 500 KW

Bắc Nam, Công trình Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Công trình Xây

dựng Nhà máy Thuỷ Điện Trị An, Thuỷ điện Sông Hinh, Công trình Apatit Lào

Cai, ... Nhiều công trình quan trọng của Đảng, Chính phủ, Ban Tài chính Quản trị

Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an như Công trình Trụ sở làm việc của Bộ

Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành TW Đảng, Công trình của Chính phủ 37

Hùng Vương, Số 5 Lê Duẩn, …

Hoạt động kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của AASC đã góp phần giúp

các chủ đầu tư loại bỏ được các chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà

nước và của chủ đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt đã góp phần thúc đẩy công tác

quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB được kịp thời, hỗ trợ khách

hàng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Tư vấn cổ phần hoá nhà nước và kiểm toán các tổ chức phát hành , tổ chức

niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong 5 năm gần đây là những

năm đánh dấu bước phát triển nổi bật của AASC trong hoạt động cung cấp dịch vụ

xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá và kiểm toán các tổ chức phát

hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hoạt động này là sự kết

hợp của việc tuyên truyền, phân tích những ưu đãi của Nhà nước đối với những

doanh nghiệp sắp cổ phần hóa thực hiện việc niêm yết cổ phiếu của đơn vị trên thị

trường chứng khoán, chủ động tư vấn cho đơn vị kiểm kê, kiểm quỹ, xử lý tài

chính, công nợ, công việc hạch toán kế toán cũng như công tác quản lý kinh tế tài

chính và quản trị doanh nghiệp.

Các dịch vụ khác:

Đào tạo và tuyển dụng. AASC đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với

các trường đại học, các ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế,

mở các khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về

Page 38: Kiem Toan Khoan Vay

tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư, chứng khoán, về thuế và bảo

hiểm...cho hàng nghìn kế toán viên, kế toán trưởng và các kiểm toán viên nội bộ,

qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong

doanh nghiệp.

AASC thực hiện các dịch vụ giới thiệu, cung cấp các nhân viên kế toán, kiểm toán

cho các doanh nghiệp trong nước và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hướng dẫn và cung cấp thông tin. AASC đã thực hiện chỉ dẫn, giải thích và

cung cấp các văn bản pháp quy về chủ trương, chế độ và các qui định về quản lý

kinh tế tài chính kế toán, kiểm toán.... nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu và áp

dụng đúng chế độ, thể lệ tài chính, kế toán phù hợp với hoạt động của mình. AASC

luôn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, thông báo và cung cấp các

văn bản về tài chính, kế toán, pháp luật mới nhất, phù hợp với tình hình kinh doanh

của doanh nghiệp và sẵn sàng giải đáp thoả đáng những thắc mắc từ phía khách

hàng AASC đã soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý tài chính cho nhiều doanh

nghiệp như: Công ty may 28 Bộ Quốc phòng, Công ty Cao su sao vàng, Bưu điện

Hà Tây, Công ty Cổ phần Giấy Hải phòng (HAPACO)..., góp phần thiết thực giúp

doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện đúng các quy định về tài chính và kế toán.

Thẩm định giá. Bên cạnh các lĩnh vực thế mạnh, AASC luôn có sự quan tâm

thích đáng đến các loại dịch vụ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày một đa dạng từ

phía khách hàng. AASC đã phối hợp với các công ty nước ngoài, với Uỷ ban vật giá

Chính phủ và độc lập thực hiện một số hợp đồng thẩm định giá trị tài sản đối với

các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

như: Hợp đồng rà soát thẩm định giá trị tài sản của Công ty liên doanh Pioneer &

Transmexco; Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản Công ty liên doanh Khách sạn Nhà

hát, Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản Khách sạn Hoàng Gia....

2.2.2.2 Đặc điểm khách hàng và thị trường.

Thị trường khách hàng là một phần quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng

như vị thế của Doanh nghiệp Kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân. Tuy thời gian

hoạt động chưa lâu, song thị trường khách hàng của Công ty đã phản ánh phần nào

sự nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc Công ty cũng như thành quả đạt được.

Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng với quy mô đa dạng, thuộc mọi thành

Page 39: Kiem Toan Khoan Vay

phần kinh tế khác nhau như công ty có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh và 100%

vốn đầu tư nước ngoài), doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH,

các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA)…về

các ngành như: khách sạn, bất động sản, xăng dầu, sản xuất, cơ khí, nông sản, dệt

may, xây dựng …

2.2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong điều kiện kinh tế hội nhập, hàng loạt các công ty dịch vụ tư vấn về

chuyên ngạch kinh tế, tài chính, kế toán , kiểm toán cả trong nước và nước ngoài

đang cạnh tranh khốc liệt để dành được sự tín nhiệm của các khách hàng và tạo

dựng vị thế trên thương trường. Tuy nhiên bên cạnh sự xuất hiện ngày càng nhiều

của các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thì cầu về dịch vụ tư vấn kế toán kiểm toán

của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng gia tăng. Phát huy lợi thế là một tập

đoàn được thành lập lâu năm và có được được sự tin tưởng của các đối tác, AASC

đã năng động, linh hoạt trong cơ cấu tổ chức và cung ứng các dịch vụ để đáp ứng

nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính .

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh trong 3 năm tài

chính 2006, 2007, 2008 của AASC

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007Năm

2008

Doanh thu 42.400 59.000 82.100

Thuế nộp Ngân sách nhà nước 0.760 0.790 18.900

Lợi nhuận sau thuế 1.959 1.099 15.286

Page 40: Kiem Toan Khoan Vay

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của AASC theo loại hình dịch vụ.

2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Cơ cấu tổ chức của Công ty phản ánh quy mô, cơ cấu và cách thức tổ chức làm việc

của một Công ty. Để phát huy được năng lực của từng thành viên trong Công ty, đem

lại hiệu quả làm việc cao nhất cho từng thành viên, Công ty và khách hàng, Ban giám

đốc Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ 1.3 sau:

Phòng kiểm toán 1: Kiểm toán xây dựng cơ bản, chuyên sâu vào kiểm toán báo

cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Năm 2001 bộ phận này chiếm 55%

thị phần khách hàng của công ty.

Phòng kiểm toán 2: Kiểm toán các ngành thương mại dịch vụ, thực hiện các

cuộc kiểm toán cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Phòng kiểm toán 3: Kiểm toán sản xuất vật chất, bên cạnh cung cấp dịch vụ kế

toán, kiểm toán cho khách hàng còn chịu trách nhiệm hoạt động tiếp thị của

công ty.

Phòng kiểm toán 5: kiểm toán dự án ; thực hiện chức năng kiểm toán các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra nhiệm vụ của phòng là đào tạo nhân

viên hàng năm, tổ chức sát hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật các thông tin mới về tài chính, kế toán và

kiểm toán … và ban hành công văn hướng dẫn cho các phòng nghiệp vụ.

Phòng hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý các công văn đi đến của công

ty, ra các quyết định về công tác của công ty, tổ chức công tác kế toán tại công

ty. Ngoài ra, phòng hành chính tổng hợp còn nghiên cứu, sắp xếp đề bạt các tổ

chức bảo vệ để giữ an toàn tài sản và an toàn cá nhân cho công ty.

Page 41: Kiem Toan Khoan Vay

Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là đại diện cho công ty tại các khu

vực đó, thực hiện các hoạt động của công ty như tư vấn tài chính, kế toán, thực

hiện các cuộc kiểm toán… dưới sự chỉ đạo của phó tổng giám đốc.

Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty AASC.

2.2.4 Tổ chức công tác kiểm toán tại AASC.

Bước 1: Khảo sát và đánh giá khách hàng.

Khảo sát kiểm toán với khách hàng, Ban giám đốc sẽ phân công công việc về

các phòng ban theo chức năng để có kể hoạch tìm hiểu về khách hàng như cơ cấu tổ

Hội đồng thành viên

Ban kiểm soát

Ban thường trực hội đồng thành viên

Ban Tổng giám đốc

Phòng KT 1 (kiểm toán xây dựng cơ bản)

Phòng kiểm toán 2(dịch vụ đầu tư nước ngoài)

Phòng kiểm toán 3(kiểm toán sản xuất vật chất

Phòng KT5( kiểm toán dự án)

Phòng hành chính tổng hợp

Page 42: Kiem Toan Khoan Vay

chức, sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, loại hình kinh doanh, cách thức kinh

doanh…để đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng đó hay không. Sau đó các

trưởng phòng lựa chọn KTV phù hợp thực hiện công việc kiểm toán và thời gian

cho cuộc kiểm toán đó.

Bước 2: Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Sau khi chấp nhận khách hàng cũng như xác định mục đích của khách hàng,

công ty sẽ ký kết hợp đồng với khách hàng để cung cấp dịch vụ. Hợp đồng ghi rõ

quyền và nghĩa vụ đối với mỗi bên.

Công ty ghi rõ loại hình dịch vụ cung cấp, thời gian thực hiện , thời gian phát

hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có), phương thức phát hành báo cáo và

nội dung khác.

Phía khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu kiểm toán của công

ty mình liên quan dến cuộc kiểm toán, thời hạn và phương thức thanh toán phí kiểm

toán và một số nội dung khác.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán.

Kiểm toán viên thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm

soát của đơn vị . Thu thập hiểu biết và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên

giấy làm việc (glv) của mình, từ đó đánh giá xem hệ thống này có làm việc không

và làm việc có hiệu quả không.

Thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:

· Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:

· Thu thập thông tin cơ sở.

· Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

· Thực hiện thủ tục phân tích.

· Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.

Thứ hai: Thiết kế công tác kiểm toán ( lập kế hoạch kiểm toán chi tiết)

Page 43: Kiem Toan Khoan Vay

· Chương trình kiểm toán.

· Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán.

Công tác kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán do AASC thực hiện đều

được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc

nghiệp trực tiếp số dư. Mỗi phần được chia thành các khoản mục nhỏ.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

- Thực hiện thủ tục phân tích.

- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi

tiết, đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết, sử lý chênh lệch.

Bước 5: Hoàn tất công việc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán, thư

quản lý.

Tổng kết lại kết quả thực hiện, lập tài liệu sắp xếp theo 3 cấp và tổng hợp các sai

sót, đề nghị điều chỉnh dự thảo phục vụ cho mục đích kiểm soát chất lượng.

Page 44: Kiem Toan Khoan Vay

Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán tại AASC:

2.2.5 Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán.

Với cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý, chất lượng, hiệu quả đã dành được nhiều tín

nhiệm của khách hàng. Để hoạt động thành công và có hiệu quả AASC luôn coi

trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASC có gần

200 cán bộ, kiểm toán viên, thẩm định viên và kỹ thuật viên được đào tạo đại học

và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán, kỹ thuật

xây dựng, công nghệ thông tin và thẩm định giá ở trong nước và ở nước ngoài,

trong đó có gần 40 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán cấp Nhà nước, 04

thẩm định viên về giá cấp Nhà nước và 15 Tiến sĩ, Thạc sĩ, đang theo học cao học,

ACCA cùng hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu

Khảo sát và đánh giá khách hàng

Ký kết hợp đồng dịch vụ

Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Hoàn tất công việc kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý(nếu có)

Page 45: Kiem Toan Khoan Vay

ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu

cầu cao nhất của khách hàng.

Cũng năm 2007. công ty thực hiện chuyển đổi và đã có sự thay đổi lớn về nhân

sự nhưng vẫn đảm bảo một cơ cấu vững chắc cho công ty.

Sau đây là tình hình biến động cơ cấu nhân viên cụ thể trong 3 năm

2006,2007,2008.

Bảng 2.2: Biến động nhân sự 3 năm 2006, 2007, 2008.

Số tt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Nhân viên 360 160 230

2 KTV Quốc

gia

120 38 40

3 Thẩm định

viên về giá

04 04 04

4 Tiến sỹ 01 01 01

5 Thạc sỹ 10 20 25

6 Cao học 24 10 12

7 Đại học 315 150 189

8 Cấp bậc

khác

10 10 10

Thấy rõ sự biến động về số lượng và cơ cấu nhân viên thời điểm chuyên đổi

2006 và 2007. Tuy vậy năm 2007, 2008 tương đối ổn định,ít biến động.

2.2.6 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán chung:

Là hồ sơ chứa đựng các loại tài liệu bất biến, thường là các loại tài liệu thông tin

chung của khách hàng liên quan đến một hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm

tài chính của khách hàng. Do vậy hồ sơ kiểm toán chung thường chứa đựng các nội

dung sau:

Page 46: Kiem Toan Khoan Vay

- Thông tin trong phần thông tin tổng hợp: tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập

và ngày tháng lưu trữ; các thông tin về đặc điểm chung của khách hàng như

các bản sao của các tài liệu liên quan đến thành lập, giấy phép đăng ký kinh

doanh, điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng quản trị…; Tổ chức bộ máy

của khách hàng có thể thu thập bằng phỏng vấn ban giám đốc của khách

hàng hoặc do khách hàng cung cấp; Thu thập tài liệu về tổ chức bộ máy kế

toán của khách hàng qua phỏng vấn kế toán trưởng của khách hàng; Thu

thập tài liệu về lịch sử hình thành phát triển của đơn vị khách hàng cũng như

thời điểm đánh dấu sự thay đổi của công ty khách hàng; Ngoài ra cần thu

thập thông tin về các mối quan hệ của khách hàng với các cơ quan khác như

thuế, ngân hàng…

- Thông tin về môi trường pháp luật: như điều lệ khách hàng, giấy phép kinh

doanh, giấy đăng ký kinh doanh, biên bản họp hội đồng quản trị, đại hội cổ

đông, ban giám đốc, biên bản đại hội cổ đông,ngành nghề kinh doanh, theo

dõi thay đổi tiên lương giá vốn, môi trường pháp luật.

- Các tài liệu về thuế: Các tài liệu vè văn bản thuế, chế độ riêng trong lĩnh vực

hoạt động của khách hàng, các tài liệu về việc thực hiện chế độ thuế hàng

năm (quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản liên

quan đến yếu tố thuế và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế)

- Tài liệu về nhân sự: Thoả ước hay hợp đồng lao động, các quy định riêng

trong hợp đồng lao động, các quy định về điều lệ, các quy định về quản lý

quỹ lương.

- Những thông tin về kế toán: Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, chế độ kế

toán đang áp dụng tại doanh nghiệp, hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại

doanh nghiệp.

- Hợp đồng: Đốivới những hợp đồng kiểm toán dưới 1 năm sẽ được lưu ở hồ

sơ năm. Lưu những hợp đồng dài hạn của đơn vị có ảnh hưởng đến báo cáo

tài chính và cam kết của doanh nghiệp cho phép kiểm tra một số chi phí của

từng năm liên quan đến hợp đồng này (hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê,

hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vay, các hợp đồng khác)

Page 47: Kiem Toan Khoan Vay

- Các thủ tục: Kiểm toán viên cần khảo sát về doanh nghiệp khi tiến hành

kiểm toán lần đầu (quy trình quản lý chung, hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ

chức hệ thống kế toán, tài sản cố định, hàng tồn kho, nghiệp vụ bán hàng,

nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ quỹ, tổ chức nhân sự)

Hồ sơ kiểm toán năm: là hồ sơ chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên

quan đến một năm tài chính. Bao gồm:

- Hồ sơ tổng hợp:Là hồ sơ bao gồm những thông tin liên quan đến việc thực

hiện hợp đồng kiểm toán của năm kiểm toán. Được thực hiện bởi các nhóm

trưởng kiểm toán. Phần hồ sơ tổng hợp này lưu trữ các thông tin chung của

riêng năm kiểm toán đó nên kiểm toán viên vẫn phải lập hồ sơ khác. Nội

dung gồm:

- Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã kiểm toán, thư quản lý được

lưu cả bản gốc và bản sửa. Đây là một phần rất quan trọng trong hồ sơ

kiểm toán, nó thể hiện ý kiến quan điểm của kiểm toán viên và công

ty kiểm toán về báo cáo tài chính của khách hàng.

- Tổng kết công tác của niên độ.

- Kiểm tra lại và nhận xét.

- Chiến lược kế toán.

- Bảng tổng hợp những sửa chữa của kế toán : KTV ghi chép những

sai sót về số tiền, định khoản kế toán cùng với những số liệu đã được

sửa chữa và những sai sót của chúng trong quá trình kiểm toán. Bảng

tổng hợp này sẽ được gửi cho khách hàng để thống nhất sự điều chỉnh

trong báo cáo tài chính.

- Phí kiểm toán và thời gian làm việc: KTV đưa ra phí kiểm toán dự

kiến và ngân sách thực sự giúp cho kế hoạch năm sau.

Page 48: Kiem Toan Khoan Vay

- Các tài liệu khác: Trong phần Hồ sơ chung KTV cần phải thu thập

các bản giải trình của doanh nghiệp khẳng định đã cung cấp đầy đủ,

chính xác các tài liệu cho cuộc kiểm toán.

- Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc là hồ sơ lưu lại quá trình KTV thực hiện kiểm

toán tại công ty khách hàng. Hồ sơ làm việc chính là các thủ tục kiểm toán

do kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện để thu thập các bằng chứng

kiểm toán làm cơ sở cho việc hình thành nên ý kiến của kiểm toán viên về

báo cáo tào chính của khách hàng. Hồ sơ làm việc lưu lại toàn bộ giấy tờ làm

việc của KTV đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính của khách hàng

trong đó có phần tham chiếu. Hồ sơ tổng hợp bao gồm các trang tổng hợp,

trang kết luận, trang chương trình làm việc và trang giấy làm việc.

2.2.7 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán

Chất lượng hoạt động kiểm toán được hiểu là mức độ thỏa mãn của các đối

tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm

toán của KTV; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về

những ý kiến đóng góp của KTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,

trong thời gian định trước và giá phí hợp lý. Để quản lý chất lượng kiểm toán một

cách có hiệu quả nhất, AASC đã tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán

theo 3 nội dung sau:

2.2.7.1 Kiểm soát nhân sự kiểm toán:

Sơ đồ 2.4: Phân cấp tổ chức quản lý nhân sự kiểm toán tại công ty AASC.

Page 49: Kiem Toan Khoan Vay

Ban Giám đốc kiểm toán (Partner): góp vốn vào công ty, có chuyên môn cao

nhất, có chứng chỉ KTV CPA do Bộ Tài chính cấp, đồng thời là người chịu trách

nhiệm cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán. Mọi cuộc kiểm toán đều phải được

đặt dưới sự điều hành và giám sát của Giám đốc kiểm toán. Ban Giám đốc kiểm

toán có trách nhiệm xem xét các vấn đề tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp,

các vấn đề về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác…Ban Giám

đốc kiểm toán còn là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã

tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán và là người cuối cùng ký vào

các báo cáo kiểm toán.

Lãnh đạo phòng (Manager): Gồm các lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm về các

lĩnh vực khác nhau. Lãnh đạo phòng là người có chuyên môn cao, có chứng chỉ

KTV do Bộ tài chính cấp, đồng thời là người chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc kiểm

toán tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty bằng cách

trực tiếp hướng dẫn nhóm kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh

trong cuộc kiểm toán; chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề trọng yếu và

Ban giám đốc(Partner)

Lãnh đạo phòng(Manager)

Trưởng nhóm kiểm toán(Senior)

Kiểm toán viên(auditer)

Trợ lý kiểm toán(Junior)

Page 50: Kiem Toan Khoan Vay

phức tạp về kỹ thuật kiểm toán. Chịu trách nhiệm soát xét BCTC trước khi phát

hành báo cáo kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán (Senior): Gồm KTV chính cấp 1, cấp 2, cấp 3 có trách

nhiệm thực hiện các công việc chính của cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch

đến giai đoạn lập báo cáo. KTV chính thường là trưởng nhóm kiểm toán, phụ trách

nhóm kiểm toán thực hiện các công việc tại khách hàng. KTV chính có trách nhiệm

tiến hành phân công công việc cho c KTV theo đúng kinh nghiệm và năng lực của

các KTV. KTV trưởng phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, soát xét công việc kiểm

tra chi tiết của các trợ lý trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán.

Trợ lý kiểm toán (Junior): Gồm trợ lý KTV cấp 1, cấp 2, cấp 3 là các nhân viên

có từ một đến ba năm kinh nghiệm. Thông thường trợ lý KTV là người thực hiện

các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạch kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm

kiểm toán. Các trợ lý KTV thường là những người tiếp xúc với khách hàng để tiếp

nhận các thông tin kế toán đồng thời xác định tính chính xác và hiệu lực của các

thông tin đó. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý KTV có thể thực hiện một hoặc một vài

phần hành cụ thể theo sự phân công của trưởng nhóm.

Một cuộc kiểm toán sẽ do một số nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện gọi là

nhóm kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của từng cuộc

kiểm toán, một nhóm kiểm toán có thể bao gồm sự tham gia của một vài hoặc tất cả

các cấp bậc nêu trên. Trong một nhóm kiểm toán luôn có sự đảm bảo tính thống

nhất và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán theo chương trình kế

hoạch vạch ra ban đầu để đảm bảo tiến độ và chất lượng cuộc kiểm toán. Việc phân

chia thành cấp bậc tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công công việc đúng

trình độ chuyên môn.

Các bộ phận trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ

chức thống nhất. Bên cạnh đó, Công ty có thực hiện chính sách chọn và luân

chuyển một số nhân viên giữa Bộ phận Kiểm toán và Tư vấn nhằm tạo điều kiện

nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên.

2.2.7.2 Kiểm soát hồ sơ kiểm toán:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 (VSA 230): Hồ sơ kiểm toán là các

tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ

Page 51: Kiem Toan Khoan Vay

kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất

kỳ phương tiện lưu trữ nao khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Kiểm soát

hồ sơ kiểm toán được AASC thực hiện kiểm soát lưu trữ, trình bày, tính chính xác

và tính phù hợp.

Để quản lý hồ sơ kiểm toán một cách khoa học, dễ quản lý, dễ tra cứu đảm bảo

chất lượng kiểm toán công ty AASC đã quy định các nguyên tắc sắp xếp và trình

bày các loại hồ sơ, tài liệu như sau:

- hồ sơ kiểm toán cho từng khách hàng được lưu trữ riêng biệt, có đề mục rõ

ràng:

· . Tên đơn vị được kiểm toán.

· . Đối tượng kiểm toán: là các chỉ tiêu hay các tài khoản thuộc nội dung

kiểm toán.

· . Kỳ kiểm toán: thời gian bắt đầu và kết thúc cuả niên độ kế toán.

· . Số hiệu hồ sơ kiểm toán.

· . Ngày thực hiện và kết thúc kiểm toán

- Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ các chữ ký của các KTV: chứng tỏ kết quả

làm việc đồng thời là cơ sở để khẳng định trách nhiệm của KTV với các kết

luận kiểm toán trên hồ sơ.

- Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học, theo thời gian nếu cùng một

đơn vị khách hàng trong nhiều năm tiến hành kiểm toán. Trong hồ sơ kiểm

toán các tài liệu sắp xếp theo trình tự sau:

· Các thông tin tổng hợp.

· Các thông tin về pháp luật.

· Các tài liệu về thuế.

· Các tài liệu về nhân sự.

· Các thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng.

· Thông tin về hợp đồng.

Cụ thể nội dung trong hồ sơ làm việc được lưu trữ như sau:

· Những thông tin quan trọng có liên quan đến mục tiêu kiểm toán của hồ

sơ kiểm toán lưu trữ.

Page 52: Kiem Toan Khoan Vay

· Nguồn dữ liệu thu thập được cho tiến hành cuộc kiểm toán.

· Mẫu chọn và quy mo chọn mẫu.

· Công việc thực hiện.

· Kết quả thu được.

· Phân tích sai sót và quan sát.

· Kết luận rủi ro.

· Những điểm cần nhấn mạnh và lưu ý.

· Cập nhật và sửa đổi cho hồ sơ thường trực.

Việc đảm bảo các kỹ thuật, thao tác tính toán khớp đúng với nguồn dữ liệu tạo

ra chúng và các dữ liệu hồ sơ liên quan khác để đảm bảo tính chính xác cho việc

quản lý hồ sơ kiểm toán.

Đảm bảo lưu trữ các thông tin có liên quan đến mục đích của hồ sơ kiểm toán

một cách hữu hiệu, cần thiết nhất để tiện cho việc bảo quản ,lưu trữ một cách chi

phí, đơn giản nhất. đồng thời tạo các tham chiếu cần thiết đến tài liệu lưu trữ để các

cá nhân có thể tìm kiếm và tham khảo.

Lưu ý: Các ký hiệu tham chiếu trang và tham chiếu chéo được ghi bằng bút mực

đỏ

Các ký hiệu viết tắt giải thích cho các thủ tục kiểm toán đó thực hiện (ví dụ: Ag, Ly,

...) nên được ghi bằng bút có màu mực khác với màu mực ghi chép số liệu để dễ

nhận biết. Việc sử dụng các ký hiệu viết tắt do người thực hiện chủ động quy ước

và bắt buộc phải chú giải cuối trang GLV có ký hiệu đó.

Thời hạn lưu giữ các báo cáo trong Hồ sơ chung là 3 năm.

Ví dụ, khi kết thúc cuộc kiểm toán BCTC năm 2005, có các hồ sơ kiểm toán sau

Hồ sơ năm 2005

Hồ sơ năm 2004

Hồ sơ chung trong đó có các báo cáo các năm 2002, 2003, 2004 và bản sao BCTC

năm 2005 vừa bổ sung

Ví dụ, khi bắt đầu cuộc kiểm tóan BCTC năm 2006:

Page 53: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ năm 2005

Chuyển Hồ sơ năm 2004 vào kho lưu

Chuyển báo cáo của năm 2002 vào kho lưu

Lưu kho Hồ sơ năm được thực hiện sau 2 năm. ví dụ Hồ sơ kiểm tóan BCTC năm

2005 sẽ được lưu kho hồ sơ trong năm 2007.

2.2.7.3 Kiểm soát quy trình kiểm toán.

AASC kiểm soát chất lượng kiểm toán theo cả 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán,

thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.

- Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán cần chuẩn bị về kỹ năng và năng lực chuyên

môn, phân công phân nhiệm, việc tham khảo ý kiến, đánh giá khách hàng, hướng

dẫn và giám sát tiến hành.

Về kỹ năng và năng lực chuyên môn, Công ty luôn lập kế hoạch về số lượng và

chất lượng nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc kiểm toán và các

dịch vụ khác. Việc đào tạo nhân lực ban đầu theo quy trình chuẩn của Công ty giúp

các nhân viên mới nắm bắt rõ ràng và nhanh chóng công việc kiểm toán. Bên cạnh

đó, Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn.

Về việc phân công công việc, trước khi tiến hành kiểm toán Quản lý kiểm toán

tiến hành phân công cho nhóm kiểm toán, lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán có đầy

đủ năng lực để điều hành nhóm kiểm toán đó, trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công

công việc cũng như thời gian hoàn thành các công việc đó cho trợ lý kiểm toán. Kế

hoạch này được Ban giám đốc thông qua trước khi đưa ra quyết định chính thức.

Về việc tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn trong và ngoài Công ty. Tri thức

con người là vô tận, chính vì vậy có những lúc KTV không thể trả lời cho khách

hàng vấn đề nghi vấn. Lúc này việc thăm dò ý kiến của các nhà tư vấn về lĩnh vực

liên quan là điều cần thiết. Các ý kiến tham khảo của nhà tư vấn được lưu trữ trong

hồ sơ Công ty để làm ý kiến tham khảo cho những lần kiểm toán sau.

Việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. Trước khi đưa ra quyết định

chấp nhận kiểm toán, Công ty thu thập các thông tin về khách hàng, về tính độc lập

của nhóm kiểm toán cũng như tính chính trực của Ban Quản lý khách hàng.

Page 54: Kiem Toan Khoan Vay

Công ty cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong

quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.

Về việc hướng dẫn và giám sát tiến hành cuộc kiểm toán được thể hiện qua việc

kế hoạch cụ thể cho từng cuộc kiểm toán, trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán thì

chủ nhiệm kiểm toán thường tìm hiểu thông tin khách hàng để đưa ra chương trình

phù hợp và hiệu quả. Trong quá trình tiến hành kiểm toán thường xuyên có sự kiểm

tra và trao đổi thông tin giữa các nhân viên cấp dưới và trưởng nhóm. Từ đó, trưởng

nhóm có thể nắm rõ hơn tình hình của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của Công

ty được lập theo mẫu chuẩn áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Trừ một số

trường hợp đặc biệt mà thu thập thêm một số bằng chứng đặc biệt khác. Việc đào

tạo ngay trong quá trình kiểm toán giúp trợ lý kiểm toán hiểu rõ hơn công việc

mình đang tiến hành.

- Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Nhóm trưởng trực tiếp giám sát việc sử dụng các ký thuật để thu thập các thông

tin về đơn vị khách hàng. Đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống kiểm soát nội

bộ.

- Kiểm soát trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán.

Giai đoạn này, cho ra kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán là báo cáo kiểm

toán. Chính vì vậy Trưởng nhóm kiểm toán xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm

toán, các nhận xét kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác của các kết quả đó. Các

giấy tờ làm việc đã được Trưởng nhóm kiểm toán thông qua được trình lên lãnh đạo

phòng xem xét sau đó được trình lên Ban giám đốc để đảm bảo tính chính xác, đầy

đủ, hợp lý cho việc phát hành Báo cáo kiểm toán.

2.2 Tình hình kiểm toán các khoản vay do AASC thực hiện.

Để nghiên cứu thực trạng kiểm toán các khảon vay do AASC thực hiện, em xin trình

bày các bước kiểm toán khoản vay với hai khách hàng dại diện là công ty cổ phần

XXX và công ty cổ phần YYY.

Các bước công việc kiểm toán được tiến hành thứ tự như đã trình bày trên phần lý

thuyết trên, tuy nhiên do đặc điểm riêng của từng công ty nên công việc tiến hành cũng

có nhiều điểm khác biệt.

2.2.1 Bước 1 : Khảo sát và đánh giá khách hàng.

Page 55: Kiem Toan Khoan Vay

Sau khi đã gửi thư chào hàng tới các khách hàng kiểm toán và được mời kiểm toán,

Ban giám đốc Công ty tiến hành phân công công việc về các phòng ban theo chức

năng để có kế hoạch tìm hiểu về khách hàng như cơ cấu tổ chức, sơ bộ về hệ thống

kiểm soát nội bộ, loại hình kinh doanh, cách thức kinh doanh…để đưa ra quyết định

chấp nhận thực hiện kiểm toán hay không.

Page 56: Kiem Toan Khoan Vay

Mẫu hồ sơ 2.1: Thư chào hàng

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2009

Kính gửi: Công ty cổ phần XXX.

Trước hết, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) xin gửi tới Quý Công ty lời chào trân trọng.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước - Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán. Qua 18 năm phát triển, với đội ngũ kiểm toán viên đông đảo có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, trong đó có nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹ và các cán bộ đang theo học cao học, ACCA; chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành hàng loạt các dịch vụ chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn thuế cho nhiều tổ chức và đơn vị hoạt động trên khắp cả nước. Công ty AASC là đơn vị đi tiên phong và chiếm thị phần lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản. Trong nhiều năm vừa qua, Công ty AASC đã thực hiện và hoàn thành nhiều hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, và được các đối tác đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, Công ty AASC rất chú trọng đến chức năng tư vấn tài chính kế toán, thuế và xác định giá trị doanh nghiệp nhằm giúp các đối tác tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và tối ưu hóa các phương án chuyển đổi hình thức sở hữu giúp các đối tác gia tăng được giá trị và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Với mong muốn mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài và trên cơ sở hai bên cùng đạt được những mục tiêu của mình, chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty bản giới thiệu tóm tắt về tổ chức và hoạt động của Công ty AASC trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp và thông tin về các cán bộ chủ chốt. Với Thư bày tỏ nguyện vọng này, chúng tôi mong muốn được cung cấp các dịch vụ chuyên ngành Tài chính Kế toán Kiểm toán cho các công ty.

Kèm theo bản đề xuất này là danh sách các khách hàng chọn lọc mà Công ty AASC đã thực hiện cung cấp dịch vụ trong thời gian qua. Chúng tôi tin rằng với danh sách các khách hàng mà chúng tôi đã kiểm toán, Công ty AASC sẽ thực sự là đối tác tin cậy và lâu dài của Quý Tổng công ty.

Hy vọng rằng Thư bày tỏ nguyện này đã đáp ứng được yêu cầu của Quý công ty. Nếu Quý công ty có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến thông tin nêu ra trong Thư bày tỏ nguyện vọng này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. (Ông Phạm Anh Tuấn – Phụ trách Phòng Kiểm toán 1; Điện thoại: 04 - 8.241.990 (số máy lẻ 66) hoặc 0912.258.568)

Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý Công ty. Xin chân thành cảm ơn./.

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu AASCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

NGUYỄN QUỐC DŨNG

Page 57: Kiem Toan Khoan Vay

Cụ thể, sau khi nhận được Giấy mời thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty

XXX, Ban Giám đốc công ty AASC đã phân công cho phòng kiểm toán 1- chức năng

kiểm toán Báo cáo Tài chính tiến hành tìm hiểu về khách hàng XXX.

Theo hồ sơ khách hàng của phòng kiểm toán 1 về khách hàng XXX:

1. Hình thức sở hữu vốn.

Công ty XXX được chuyển đổi từ công ty TNHH Máy tính Truyền thông có Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 053127 ngày 17/7/1995. Công ty XXX được thành

lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103015824 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần

1 ngày 26/03/2007.

2. Lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp giải

pháp phần mềm.

3. Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103015824 cấp lần đầu và các lần thay đổi là:

- Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp các giải pháp tổng thể và dịch vụ hạ

tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin , điện tử viễn thông và phát thanh

truyền hình.

- Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp phần mềm và nội dung ,

xuất bản phần mềm, dịch vụ sử lý dữ liệu, và các hoạt động liên quan đến cơ sở

dữ liệu, gia công và sản xuất phần mềm.

- Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các hoạt động

dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử và phát thanh

truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng.

- Dịch vụ huấn luyện đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Sản xuất mua bán trang thiết bị y tế.

- Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ trong sản

xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá.

Page 58: Kiem Toan Khoan Vay

4. Trụ sở chính của công ty tại 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng,

Hà Nội.

Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (ba trăm tỷ đồng).

5. Ban giám đốc:

Các thành viên của Ban Giám đốc đã điều hành công ty trong kỳ:

1 Ông Nguyễn Trung Chính Tổng Giám đốc bổ nhiệm ngày 27/01/2007

2. Ông Hoàng Xuân Hiếu Phó Tổng Giám đốc bổ nhiệm ngày 01/01/2007

6. Phụ trách kế toán: Kế toán trưởng Ông Lê Xuân Thịnh.

Yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm 2007.

Qua tìm hiểu về khách hàng nhận thấy hồ sơ khách hàng đủ điều kiện để tiến hành

cuộc kiểm toán. Để lựa chọn đội ngũ nhân viên phù hợp với chương trình kiểm toán và

phù hợp với khách hàng đảm bảo tính độc lập trong quá trình tiến hành công việc,

Trưởng phòng Kiểm toán 1 đã tiến hành thu thập các thông tin từ nhân viên qua bảng

câu hỏi về tính độc lập của KTV sau đó phân công cho nhóm kiểm toán gồm các KTV

sau:

1- Trưởng nhóm kiểm toán : Cát Thị Hà.

2- KTV Nguyễn Thị Hiền.

Tiến hành kiểm toán trong thời gian từ 20/02/2009… đến…23/02/2009

Bảng 2.3 Bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV

Câu hỏi Có Không

1. Câu hỏi về tính độc lập của KTV

1.1. KTV có phải là cổ đông của Công ty khách hàng không? X

1.2. KTV đã từng là Giám đốc, Quản lý hay nhân viên tại

Công ty khách hàng?X

1.3. KTV có mối quan hệ với Ban giám đốc, Quản lý hay

nhân viên Công ty khách hàng hay không?X

1.4. Có sự dàn xếp giữa KTV và Công ty khách hàng hay X

Page 59: Kiem Toan Khoan Vay

không?

1.5. KTV có phải là người làm dịch vụ kế toán cho Công ty

khách hàng hay không?X

2. Sự luân phiên trong nhóm kiểm toán

2.1. Giám đốc kiểm toán có phải là người tìm hiểu và quyết

định hợp đồng kiểm toán trong những năm trước không?X

2.2. KTV có kiểm toán Công ty khách hàng trong các năm tài

chính trước không?X

Kết luận: Sự luân phiên trong nhóm kiểm toán và tính

độc lập của KTV có được đảm bảo?X

Theo hồ sơ khách hàng của phòng kiểm toán 1 về khách hàng YYY:

Khách hàng YYY là khách hàng tương đối lâu năm của công ty, những năm trước

công ty AASC đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng này. Những hồ sơ của khách

hàng YYY được lưu trữ tại văn phòng AASC.

1. Hình thức sở hữu vốn.

Công ty cổ phần YYY được thành lập theo Quyết định số 105/2004/QĐ - BCN ngày

05/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty YYY– Doanh nghiệp nhà nước

sang Công ty Cổ phầnYYY.

2. Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất và gia công

sản phẩm may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

3. Ngành nghề kinh doanh:

Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006688 ngày 15/12/2004 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là:

- Sản xuất các loại quần áo và phụ liệu ngành may;

- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm

và công nghiệp tiêu dùng khác;

Page 60: Kiem Toan Khoan Vay

- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở công nhân;

- Đào tạo nghề;

- Xuất nhập khẩu trực tiếp;

Công ty có các đơn vị trực thuộc và công ty con sau:

Tên Địa chỉ

Văn phòng Công ty Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội

Đơn vị trực thuộc:

Xí nghiệp May … TP Đồng Hới - Quảng Bình

Xí nghiệp May … TX Bỉm Sơn - Thanh Hóa

Công ty con:

Công ty May … Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC

Các thành viên của Hội đồng Quản trị bao gồm:

Tên Chức danh Bổ nhiệmMiễn

nhiệm

Ông: Vũ Đức Giang Chủ tịch 23/07/2007

Bà: Nguyễn Thị Thanh

HuyềnỦy viên 17/12/2004

Bà: Nguyễn Thiên Lý Ủy viên 17/12/2004

Bà: Lương Thị Tuyết Ủy viên 23/07/2007

Ông: Hoàng Minh Khang Ủy viên 17/12/2004

Bà: Đặng Phương Dung Chủ tịch 17/12/200423/07/200

8

Ông: Nguyễn Tùng Vân Ủy viên 17/12/2004 23/07/200

Page 61: Kiem Toan Khoan Vay

8

Các thành viên của Ban Giám đốc đã điều hành Công ty trong năm và tại ngày lập

báo cáo tài chính bao gồm:

Tên Chức danh Bổ nhiệm

Bà: Nguyễn Thị Thanh

HuyềnTổng Giám đốc 21/08/2006

Bà: Nguyễn Thiên LýPhó Tổng Giám

đốc05/05/2006

Bà: Lương Thị TuyếtPhó Tổng Giám

đốc05/05/2006

Ông: Hoàng Minh KhangGiám đốc điều

hành05/05/2006

Các thành viên Ban kiểm soát bao gồm:

Tên Chức danh Bổ nhiệmMiễn

nhiệm

Ông: Lê Thanh HảiTrưởng ban kiểm

soát17/12/2004

Bà: Phạm Bích Hồng Thành viên 17/12/2004 31/07/2008

Bà: Nguyễn Minh Hiền Thành viên 17/12/2004

Ông: Trần Thanh Bình Thành viên 31/07/2007

2.2.2 Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ.

Page 62: Kiem Toan Khoan Vay

Sau khi chấp nhận kiểm toán Công ty XXX với yều cầu của khách hàng là cung cấp

dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Công ty AASC đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ

với Công ty XXX. Hợp đồng ghi rõ quyền và nghĩa vụ đối với mỗi bên.

2.2.3 Bước 3:Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán các

khoản vay cho khách hàng XXX và khách hàng YYY.

Phần 1: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

2.2.3.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.

Để chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống

KSNB của công ty.

Sau đây là bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB- AASC thiết kế chung cho đánh giá

hệ thống KSNB.

Bảng 2.4 : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khách hàng XXX.

Câu hỏi Có Không N/A

Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của Ban

giám đốc bị vi phạm không?X

Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo về

tính trung thực của BCTC?X

Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được

thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và

hệ thống KSNB hiệu quả?

X

Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại

hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không?X

Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và

loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý

trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách

nhiệm vượt cấp không?

X

Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp

với bản chất loại hình kinh doanh không?X

Page 63: Kiem Toan Khoan Vay

Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác quản lý

của lãnh đạo không?X

Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù

hợp với bản chât loại hình kinh doanh không?X

Câu 9: Sự tồn tại ủy ban kiểm tra hay Ban giám đốc có phù hợp với bản

chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không?X

Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp

không?X

Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh

mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế

mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không?

X

Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào khi đưa

ra kết quả tài chính không?X

Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể

tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không?X

Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán không? X

Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với

chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người

chú ý tới hay không?

X

Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm toán

lớn hơn mức rủi ro thông thường của cuộc kiểm toán?X

Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản

chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác?X

Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh nghiệm

và hiểu biết về khách hàng?X

Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu

cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia?X

Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận của Ban X

Page 64: Kiem Toan Khoan Vay

giám đốc của khách hàng?

N/A: Non - applicable

Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định hệ thống KSNB của Công ty XXX hoạt động

tương đối hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.

KTV cũng tiến hành đánh giá hệ thống KSNB đối với khách hàng YYY và thu được kết

quả tương tự. ngoài những chỉ tiêu được thiết kế trên bảng hỏi HTKSNB, KTV còn

tham gia điều tra và thăm dò về hệ thống nhân lực của khách hàng, cho thấy, voíư

khách hàng YYY có đội ngũ nhân viên trẻ, tác phong làm việc nhanh, khả năng quan

sát cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, điều đó giúp cho nhận xét của

KTV về hệ thống KSNB của khách hàng YYY là có hoạt động và hoạt động tương đối

hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp.

2.2.3.2 Thu thập thông tin cơ sở về các khoản vay.

Đối với công ty XXX: KTV tiến hành thu thập thông tin cơ sở đối với khoản mục vay

như sau:

- KTV tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng XXX, là một đơn vị

kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt dó là sản xuất sản phẩm phần mềm và cung

cấp giải pháp phần mềm. Loại hàng hoá này thuộc dạng hàng hoá phi vật chất.

Nên việc quản lý đặc biệt hơn. thông thường đơn vị chỉ thực sự thu nhận doanh

thu khi đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, có nhiều hợp đồng

cung cấp dịch vụ kéo dài trong nhiều tháng. Trong khi đó, chi phí để thực hiện

dịch vụ thì doanh nghiệp lại phải chi trả trước, ví dụ như chi lương cho công

nhân viên… vậy việc công ty tiến hành các hợp đồng vay, mượn để đảm bảo

cho vịêc hoạt động liên tục của công ty là đương nhiên. Đối với công ty XXX,

khoản vốn vay chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn. Công

tác kiểm toán tập trung vào sự phản ánh trung thực, đầy đủ, hợp lý của các

khoản vay.

- Thu thập các số liệu kế toán do kế toán trưởng doanh nghiệp cung cấp về nợ

phải trả như: Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, sổ cái các tài

khoản 311, 315, 341, 342, 343. Các phiếu đố chiếu khoản vay với các ngân

Page 65: Kiem Toan Khoan Vay

hàng các tổ chức cá nhân cho vay tại thời điểm 31/12/2008…. Đây là những số

liệu quan trọng nhất, dựa trên những số liệu này, KTV/ trợ lý KTV tiến hành

các thủ tục phân tích sơ bộ

- Nhận diện các bên liên quan: KTV thu thập thông tin về mối quan hệ giữa BGĐ

và các bên cho vay. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể sảy ra với các số liệu về

khoản vay mà đơn vị cung cấp.

- KTV tìm hiều những sự thay đổi về các khoản vay của công ty XXX năm trước

so với năm nay. Nhận thấy tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn năm nay giảm so

với năm trước. một số khoản vay dài hạn mới phát sinh năm nay cho thấy

doanh nghiệp đang đầu tư dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.2.3.3 Phân tích:

Các chỉ tiêu phân tích của khách hàng XXX:

Hồ sơ 2.2: các chỉ tiêu tài chính của khách hàng XXX:

Page 66: Kiem Toan Khoan Vay

Các chỉ tiêu KTV phân tích ở khách hàng YYY:

Hồ sơ 2.3: chỉ tiêu phân tích tài chính của YYY

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPNăm nayNămĐánh giá,Báo cáoĐ/chỉnhtrướcnhận xét1.Tỷ số thanh

toánTỷ số thanh toán hiện hành117,3%120,0%113,8%Tỷ số thanh toán nhanh89,5%86,9%85,8%2.Tỷ số hoạt độngSố

vòng quay các khoản phải thu21,9%23,4%274,3%Số vòng quay hàng tồn kho64,9%53,8%643,9%Hiệu suất sử dụng

TSCĐ511,2%425,1%5042,2%Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản13,7%14,4%148,6%Hiệu suất sử dụng

vốn62,7%89,6%1090,9%3.Tỷ số đòn bẩy tài chínhTỷ số nợ trên tài sản76,1%79,3%82,7%Tỷ số nợ trên vốn cổ

phần385,3%557,3%659,0%Khả năng thanh toán lãi vay247,8%249,2%268,1%4.Tỷ số sinh lợiTỷ suất sinh lợi trên

doanh thu0,0%0,0%0,0%Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản0,0%0,0%0,0%Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ

phần0,0%0,0%0,0%

Page 67: Kiem Toan Khoan Vay

Và một số chỉ tiêu tài chính khác.

2.2.3.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro cho khách hàng XXX:

Hồ sơ 2.4: Đánh giá tính trọng yếu tổng thể của khách hàng XXX

CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHNgười thực hiện:Ngày thực hiện: 12/04/2009         Kỳ nàyKỳ trướcSố trước kiểm toánSố sau kiểm toán1.Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn1.2Bố trí cơ cấu nguồn vốnNợ phải trả /

Tổng nguồn vốn=Nợ phải trả=146.533.225.688 138.941.815.622 156.868.729.132 Tổng nguồn vốn238.445.945.792 230.854.535.726 228.796.059.950 %61,45%60,19%68,56%Nguồn vốn CSH / Tổng nguồn vốn=Nguồn vốn

CSH=91.912.720.104 91.912.720.104 71.927.330.818 (Hệ số tài trợ)Tổng nguồn vốn238.445.945.792 230.854.535.726 228.796.059.950 %38,55%39,81%31,44%1.3Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạnTỷ trọng vay ngắn hạn=Nợ ngắn

hạn=120.558.659.978 113.967.249.912 122.618.964.209 Tổng nguồn vốn238.445.945.792 230.854.535.726 228.796.059.950 %50,56%49,37%53,59%Tỷ trọng vay dài hạn=Nợ dài hạn=25.974.565.710 24.974.565.710 34.249.764.923 Tổng nguồn vốn238.445.945.792 230.854.535.726 228.796.059.950 %10,89%10,82%14,97%1.4Tỷ số nợ trên vốn cổ phần=Nợ phải

trả=146.533.225.688 138.941.815.622 156.868.729.132 Vốn đầu tư của CSH54.000.000.000 54.000.000.000 54.000.000.000 %271,36%257,30%290,50%

Page 68: Kiem Toan Khoan Vay

TR

ỌN

G Y

ẾU

* Bư

ớc 1: X

ác địn

h m

ức đ

ộ trong yếu

cho tổn

g thể b

áo cáo tài chín

h

Ph

ươ

ng án

1

  

Mứ

c độ trọn

g yếuS

TT

Ch

ỉ tiêuT

ỷ lệT

hàn

h tiền

  

Cận dưới

Cận trên

Cận dưới

Cận trên

1L

ợi nhuận trước thuế4,0%

8,0%44.707.180

89.414.360 2

Doanh thu thuần

0,4%0,8%

196.574.906 393.149.811

3T

SL

Đ và Đ

TN

H1,0%

2,0%3.888.417.693

7.776.835.386 4

Nợ ngắn hạn

1,0%2,0%

3.316.317.347 6.632.634.693

5T

ổng tài sản0,5%

1,0%2.180.587.907

4.361.175.815

Mức trọng yếu xác định nhỏ nhất (thận trọng)

44.707.180

Page 69: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.5 : Phân bổ trọng yếu cho các khảon mục của khách hàng XXX:

Ph

ươ

ng án

2

Lãi trước thuế:

(LTT

)1.117.679.502

Tổng tài sản:

(TT

S)

436.117.581.484

Ch

ỉ tiêu 

  

Kh

ông trọn

g yếuC

ó thể trọn

g yếuC

hắc ch

ắn

trọng yếu

Báo cáo K

QK

Dưới

5%LT

Từ

5%đến dưới

10%LT

Trên

10%LT

55.883.975 55.883.975

111.767.950

111.767.950 B

ảng C

ĐK

  

Dưới

10%T

TS

 T

ừ10%

đến dưới15%

TT

Trên

15%T

TS

  

  

  43.611.758.148

43.611.758.148 65.417.637.223

65.417.637.223

* Bư

ớc 2: P

hân

bổ m

ức đ

ộ trọng yếu

cho các k

hoản

mụ

c

Khoản m

ục nào có rủi ro, tính trọng yếu cao thì hệ số cao

Không phân bổ m

ức trọng yếu cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Không có sai số có thể chấp nhận đối với chỉ tiêu "L

ợi nhuận chưa phân phối"

Mức phân bổ cho khoản m

ục tỷ lệ thu

ận với số d

ư và h

ệ số.

Page 70: Kiem Toan Khoan Vay

Mã số

CH

Ỉ TIÊ

UH

ệ sốS

ố dư

BC

TC

Số p

hân

bổ

1110

Tiền

1 -

- 0

120C

ác khoản đầu tư tài chính ngắn hạn1

- -

0130

Các khoản phải thu ngắn hạn

2 -

- 0

140H

àng tồn kho3

- -

0150

Tài sản ngắn hạn khác

1 -

- 0

432bC

hi sự nghiệp1

- -

  

- -

0210

Tài sản cố định

1 -

- 0

250C

ác khoản đầu tư tài chính dài hạn1

- -

0230

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

1 -

- 0

268C

ác khoản ký quỹ, ký cược dài hạn1

- -

0261

Chi phí trả trước dài hạn

1 -

- 0

  

  -

- 0

310N

ợ ngắn hạn2

- -

0320

Nợ dài hạn

2 -

- 0

330N

ợ khác1

- -

  

- -

0410

Nguồn vốn. quỹ

1 -

- 0

430C

ác quỹ khác1

- -

CỘ

NG

(1) 

0 0

0

420L

ợi nhuận chưa phân phối (2)0

Đối ch

iếu: [(1)+

(2)]/2436.117.581.484

0

* Bư

ớc 3: Ư

ớc tín

h sai số củ

a các bộ p

hận

và sai số kết h

ợp

Page 71: Kiem Toan Khoan Vay

Đánh giá trọng yếu và rủi ro cho khách hàng YYY:

Hồ sơ 2.6: Đánh giá tính trọng yếu tổng thể các khoản mục của khách hàng YYY:

Page 72: Kiem Toan Khoan Vay

AA

SC

Tham

chiếu:C

ông ty C

ổ ph

ần Y

YY

Người thực hiện:

cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007

Ngày thực hiện:

18/8/2008 

  

  

  

  

BẢ

NG

TÍN

H M

ỨC

TR

ỌN

G Y

ẾU

Đơn vị tính: V

ND

Kh

oản m

ục

Tỷ lệ

Số tiền

Ư

ớc tín

h m

ức trọn

g yếu

Kỳ trư

ớc

Kỳ n

ày T

ối thiểu T

ối đa K

ỳ trước K

ỳ này T

ối thiểu T

ối đa T

ối thiểu T

ối đa L

ợi nhuận trước thuế 4,0%

8,0% 15.348.091.038

16.623.770.217 613.923.642

1.227.847.283 664.950.809

1.329.901.617 D

oanh thu 0,4%

0,8% 631.671.443.000

496.430.231.244 2.526.685.772

5.053.371.544 1.985.720.925

3.971.441.850 T

SL

Đ và Đ

TN

H

1,5%2,0%

150.676.076.202 154.232.757.409

2.260.141.143 3.013.521.524

2.313.491.361 3.084.655.148

Nợ ngắn hạn

1,5%2,0%

122.618.964.209 120.558.659.978

1.839.284.463 2.452.379.284

1.808.379.900 2.411.173.200

Tổng tài sản

0,8%1,0%

228.796.059.950 238.445.945.792

1.830.368.480 2.287.960.600

1.907.567.566 2.384.459.458

Mức ước lượng:

664.950.809 1.329.901.617

Lự

a chọn

mứ

c trọng yếu

là: 69.438.628 664.950.809

Lý do lựa chọn m

ức trọng yếu:

Một số ch

ú ý:

  

  

  

  

- Đối với D

N thanh lý, phá sản thì chọn m

ức độ trọng yếu từ 0,25% - 0,5%

tổng giá trị tài sản.  

  

  - K

hông áp dụng đối với các chỉ tiêu có giá trị nhỏ, giao động lớn giữa các kỳ  

  

  

Page 73: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.7 PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CHO KHOẢN MỤC VAY

Phần 2: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: đây là chương trình kiểm toán chi tiết

AASC thiết kế chung cho các khách hàng.

Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán các khoản vay.

Mục tiêu

- Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi phải trả được hạch toán

và tính toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác)

- Các khoản vay và nợ được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt động đầu tư

LoạiSố hiệuHệ sốSố tiềnMức trọng yếuước lượng ban đầuTổng hợp sai sót phát hiệnTỷ lệ mẫuSai sót phát hiện ướcTổng hợp các sai sót phát hiện không

điều chỉnhSai sót không điều chỉnh ước lượng tổng thểBáo cáo thừaBáo cáo thiếuTK3111190.000.000 147.878147.87860,00%TK341117.997.252.78314.007.39214.007.392 3.452.426.917

60,00%5.754.044.8623.452.426.9175.754.044.862

Page 74: Kiem Toan Khoan Vay

(tính hiện hữu, sở hữu)

- Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các chuẩn mực áp dụng trong

khuôn khổ kiểm toán (giá trị, cách trình bày)

Thủ tục kiểm toánTham

chiếu

Người

thực

hiện

Ngày

thực hiện

1. Thủ tục phân tích

1.1. So sánh các khoản vay chưa trả theo từng đối

tượng của năm nay với năm trước

1.2 So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi vay và

phải trả cá nhân năm nay với năm trước

1.3 Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất

ngân hàng theo qui định và các khoản phải trả hàng

tháng

2. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

2.1 Lập bảng tổng hợp các khoản vay theo số dư đầu

kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ (theo hợp đồng vay,

mục đích khoản vay). Đối chiếu số dư đầu năm, cuối

năm giữa BCTC, sổ cái và sổ chi tiết và báo cáo kiểm

toán năm trước (nếu có).

2.2. Khẳng định số dư của khách hàng bằng cách:

- Đối chiếu danh sách chi tiết những người cho vay

với sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).

- Lập và gửi thư xác nhận đến một số những người

cho vay có số dư lớn hoặc phát sinh lớn

- Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết.

Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Trường hợp không

nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các

khoản vay sau ngày lập BCTC.

Page 75: Kiem Toan Khoan Vay

- Thu thập các thư xác nhận của những người cho

vay trong năm trước mà hiện tại không còn số dư,

nhưng theo các thông tin đã thu thập được thì khoản

vay này chưa thể thanh toán hết.

- Soát xét lại các giao dịch phát sinh để xác định

xem liệu có giao dịch nào đã được ghi nhận hoặc

phân loại không hợp lý.

2.3.Thu thập các hợp đồng vay có hiệu lực trong giai

đoạn thực hiện kiểm toán (nếu kiểm toán năm sau chỉ

cần thu thập các hợp đồng mới có hiệu lực sau ngày

kiểm toán trước) và lập bảng tổng hợp các thông tin

sau:

- Chủ nợ

- Số ngày hợp đồng, cam kết nợ

- Sự phê chuẩn của hợp đồng vay.

- Ngày vay, ngày đáo hạn

- Tỷ lệ lãi suất (%) và mức cố định lãi phải trả (nếu

có).

- Số tiền vay (nguyên tệ, quy đổi VNĐ)

- Số tiền phải trả trong niên độ kế toán sau

- Các bảo đảm cho khoản vay.

- Các vấn đề khác có liên quan

2.4. Kiểm tra các khoản vay, nợ mới đảm bảo rằng

các khoản vay mới được ghi nhận một cách chính

xác; kiểm tra việc tính toán và hạch toán các khoản

lãi phải trả bằng cách kiểm tra các hợp đồng vay và

thư xác nhận hoặc các tài liệu có liên quan khác, xem

xét tính thích hợp của lãi suất so với qui định hiện

hành; kiểm tra số tiền hoàn trả đã tương ứng với kế

Page 76: Kiem Toan Khoan Vay

hoạch trả nợ ; Xem xét việc sử dụng tiền vay có đúng

mục đích vay không ?

2.5. Kiểm tra các khoản chi phí liên quan đến các

khoản vay

- Đối chiếu các khoản lãi vay đơn vị đã ghi nhận với

bảng tính lãi của người cho vay (ngân hàng, quỹ tín

dụng,...)

- Ước tính chi phí lãi vay trên cơ sở các thông tin trên

hợp đồng vay và so sánh với chi phí lãi vay đã được

ghi nhận để đảm bảo các chi phí lãi vay đã được ghi

nhận đầy đủ và đúng qui định.

- Kiểm tra việc phân bổ lãi vay trong kỳ và phân bổ

cho các đối tượng sử dụng có phù hợp hay không?

- Kiểm tra việc vốn hóa lãi vay (nếu có vay đầu tư

XDCB)

2.6. Kiểm tra phân loại nợ dài hạn sang nợ dài hạn

đến hạn trả vào thời điểm cuối năm. Tính toán lại các

khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả bằng cách tham

khảo các hợp đồng vay, kế hoạch trả nợ và tình hình

thanh toán trong năm.

2.7. Đối với các khoản vay và nợ bằng ngoại tệ:

Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch

toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dư cuối kỳ

theo qui định.

2.8 Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản

vay trên BCTC.

3. Kết luận

1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề

được đề cập trong thư quản lý.

Page 77: Kiem Toan Khoan Vay

2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực

hiện

3. Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh

của kiểm toán\

2.2.4 Bước 4: Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vốn vay .

2.2.4.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát khoản vay.

- Kiểm toán viên thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các

khoản vay tại công ty. Thu thập hiểu biết và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ

khoản mục này trên giấy làm việc (glv) của mình, từ đó đánh giá xem hệ thống này

có làm việc không và làm việc có hiệu quả không.

(Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục vay sau đâu được

AASC thiết kế cho mọi khách hàng của công ty)

Bảng 2.6 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản vay

Page 78: Kiem Toan Khoan Vay

NHÂN SỰ KẾ TOÁN

BƯỚC CÔNG VIỆCCóKhôngKhông áp dụngGhi chúViệc phân công công việc cho các nhân viên kế toán có được cập nhật thường xuyên không?Có các văn bản qui định chức năng của các nhân viên kế toán không? Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính quy hay khôngCác nhân

viên kế toán có làm việc trong ngày nghỉ không? ……………………..

CÁC KHOẢN VAY

BƯỚC CÔNG VIỆCCóKhôngKhông áp dụngGhi chúKhách hàng có thường xuyên đối chiếu tiền vay với người cho vay hay không?Khách hàng có theo dõi được khoản tiền lãi phải trả người cho vay

không? Khi tiến hành vay nợ, khách hàng có tính đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn vay hay không?Khách hàng có theo dõi thời hạn trả nợ của từng món vay không? Các hợp đồng vay có được theo dõi đầy đủ không?Việc hạch toán các khoản vay có đúng kỳ không?Khách hàng có đi vay với lãi

suất quá với qui định không?

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản vay:

Khá Trung bình Yếu

Page 79: Kiem Toan Khoan Vay

Đối với khách hàng XXX: KTV thu thập được các thông tin về hệ thống KSNB đối

với khoản vay như sau: Công việc đối chiếu các khoản vay với các ngân hàng,các cá

nhân, tổ chức cho công ty XXX vay được kế toán ngân hàng và kế toán tiền mặt tiến

hành đối chiếu và theo dõi hàng tháng.

Đồng thời kế toán cũng lập bảng tính lãi phải trả cho kì thanh toán tới và chi tiết kế

hoạch trả nợ (cả gốc và lãi cho từng đối tượng cụ thể).

Công việc xác định và tính đến hiệu quả của sử dụng vốn vay được BGĐ cân nhắc

và lựa chọn phương án vay một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Các hợp đồng vay nợ của công ty qua kiểm tra của KTV cho thấy được lưu trữ và

theo dõi khá cẩn thận, dễ kiểm tra, kiểm soát, nội dung các hợp đồng được đánh giá

và phê duyệt của các cấp có thảm quyền và phù hợp với mục đích đi vay.

Việc hoạch toán các khoản vay đúng kỳ.

Các khoản lãi suất đi vay thống nhất theo lãi suất của các ngân hàng thương mại,

không vượt quá quy định.

Nhận xét của KTV: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản vay tại công ty XXX :

KHÁ.

Đối với khách hàng YYY: KTV tiến hành lập bảng câu hỏi đánh giá hệ thống

KSNB như với khách hàng XXX. Kết luận đối với hệ thống KSNB với các khoản vay

của khách hàng YYY là hệ thống KSNB có hoạt động và hoạt động hiệu quả. Được

đánh giá KHÁ.

2.2.4.2 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Quy trình chung của công việc kiểm tra chi tiết là kiểm tra và so sánh đối chiếu giữa

tài liệu đơn vị cung cấp và tài liệu KTV thu thập được.

Đối với khách hàng XXX: Bước đầu tiên, dựa vào những tài liệu bộ phận kế toán

cung cấp, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết về khoản vay trên

glv bao gồm: hợp đồng vay, thời hạn vay, số vốn vay, thời hạn thanh toán, lãi suất….

Page 80: Kiem Toan Khoan Vay

Giấy tờ này bao gồm hai loại: Giấy tờ chi tiết các khoản vay được theo dõi chi tiết đến

từng đối tượng cho vay. Và loại thứ hai là Giấy tờ tổng hợp các khoản vay theo dõi các

khoản này trên từng tài khoản cụ thể.

Nhận xét qua việc ghi chép và phản ánh chi tiết các khoản vay trên tài liệu kế toán

cung cấp với tài liệu KTV thu thập và kiểm tra, KTV nhận xét tình hình phản ánh ghi

chép các khoản vay đầy đủ không có nhầm lẫn hay thiếu sót. Tuy nhiên kê stoán vanã

hoạch toán sai một khoản vay ngắn hạn đáng ra thuộc nguồn vay dài hạn( lỗi chưa kết

chuyển)

Page 81: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.8 : chi tiết các khoản vay của công ty XXX tại thời đểm 31/12/2008

Số hợp đồng vayBên cho vayLãi suất vay/nămThời hạn vayThời gian cho vayGốc nguyên 31/12/2007Số dư nợ gốc (31-12-2007)Gốc nguyên tệ

31/01/2008Số dư nợ gốc (31/1/2008)Đánh giá theo tỉ giá 31/1/09I. TiÒn ViÖt nam         1. TiÒn vay NH         MB21263NH Qu©n ®éi11,40%12   2.500.000.000   1.000.000.000  ….NH Qu©n

®éi11,40%12   …  …  Tổng Cộng      12.141.724.677   7.641.724.677 - II. TiÒn USD         2. TiÒn vay c¸ nh©n         HĐ

13A.Yªn   0,000,00200,003.220.200,003.223.000HD 51/2007Ngô Văn .§iÓm8 % năm1 năm30/09/200720.000,00326.600.000,0060.000,00970.640.000,00966.900.000HĐ ……8% năm1 năm…

0,000,00………HĐ 08/2007§ç ThÞ HiÖp (TPHCM)8%/năm1 năm27/12/20080,000,0029.999,37483.030.000,00483.439.848Tæng

Céng   85.962,131.385.451.8821.075.771,8917.381.312.57217.336.064.0071. TiÒn vay NH        0BIDV1200047.04NH ĐÇu t vµ PT..6,70%9  106.430,42 1.702.166.720 82.877 1.323.481.5861.335.569.784MB21706NH Qu©n ®éi6,70%9  298.307,98 4.802.758.478

298.307,98 4.789.133.177,004.807.233.098VIB150115.0021NH Quèc tÕ...6,80%9  14.968,43 240.857.007 14.968,43 240.857.007 241.216.249……6,80%9 

- …  …0      2.831.301,84 45.471.994.580 2.977.015,36 47.786.794.823 47.974.602.526Sè trªn TH§¦ TK 3111        0§Çu kú    2.917.263,97

46.857.446.462 4.052.787,25 65.168.107.395 65.310.666.534PSC    3.896.119,8962.531.962.638,004.052.787,2465.154.862.094,00 Cuèi

kú DN         DC   Chenh lech TG 0,01 13.245.301,00  

Page 82: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.9: Điều chỉnh các khoản vay tổng hợp.

Để đánh giá được các khoản vay của ngân hàng là ngắn hạn hay dài hạn hay doanh

nghiệp hạch toán có chính xác không, KTV cần kiểm tra phiếu xác nhận số dư các

khoản vay tại ngân hàng cũng như các khế ước vay nợ.

SốNội dung nghiệp vụThamHạch toánSốBút toán đ/cẢnh hưởngÝ kiến khách hàngGhi chúTTchiếuNợCóđiều chỉnhbảng CĐKTb/cáo KQKDNội dungNgày 4Điều

chỉnh khoản vay ngắn hạn sang dài hạn311341319.200.000311341Đồng ýOk 

Page 83: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.10: thư xác nhận cho mục đích kiểm toán

Page 84: Kiem Toan Khoan Vay

H

oặc thư xác nhận đối với các cá nhân, tổ chức cho vay khác như sau:

Thư xác nhận số dư cho mục đích kiểm toán.CÔNG TY cổ phần XXX– NGÂN HÀNG ĐT&PT.THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ CHO MỤC ĐÍCH KIỂM TOÁN_____________________________________________________________________________Hà Nội, ngày… tháng 02 năm 2009

Kính gửi:

V/v: Xác nhận số dư cho mục đích kiểm toánĐể phục vụ cho mục đích kiểm toán Báo cáo tàI chính của Công tyXXX– Ngân hàng ĐT&PT, chúng tôi kính đề nghị Quý Ngân hàng cung cấp các thông tin cần thiết (theo mẫu đính kèm) có liên quan tới hoạt động trong năm của Công tyXXX– Ngân hàng ĐT&PT, tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009. Xin vui lòng điền đủ các thông tin và gửi lại bằng fax hoặc đường bưu điện cho các kiểm toán viên của chúng tôi là:

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)Số 1 - Lê Phụng Hiểu - Hoàn Kiếm - Hà Nội.Điện thoại: 04.8.241.990 - 04.8.241991 Fax: 04.8.253.973

Chuyển cho: Bà Ngyễn Thị Thu Hương - Phòng kiểm toán 2

Xin vui lòng điền dấu “N/A” vào mẫu cho bất cứ một câu hỏi mà không thể áp dụng được.

Rất mong Quý Ngân hàng gửi đến cho các Kiểm toán viên của chúng tôI theo địa chỉ trên trước ngày tháng năm 2009.

Xin cám ơn sự hợp tác của Quý Ngân hàng.

Kính thư,

Thư nhận được từ các ngân hàng cho vay:

Kính gửi: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.

V/việc: Xác nhận số dư theo yêu cầu.

Tại 31/12/2009 số dư tài khoản tiền vay của Công ty XXX– Ngân hàng ĐT&PT tại Ngân hàng chúng tôi là:

Loại vaySố tiềnNgày đáo hạnLoại tiềnLãi suấtLuỹ kế tiền lãiHạn chế thấu chi của TKThấu chi

Vay không kỳ hạn

Vay có kỳ hạn

Vay khác

VNĐ

Page 85: Kiem Toan Khoan Vay

Hồ sơ 2.11: thư xác nhận đối với cá nhân tổ chức cho vay khác

Cuối năm tài chính các phiếu đối chiếu số dư từ các ngân hàng cho vay và các cá

nhân, tổ chức cho vay đều được kế toán tập hợp nhằm phục vụ cho công tác kiểm toán

khá đầy đủ nên KTV không phỉa gửi thư xác nhận cho một đối tượng nào.

Sau khi kiểm tra hợp đồng vay hay khế ước vay nợ công ty lưu trong chứng từ

từng ngân hàng cụ thể, KTV kết luận các khoản vay được phân loại, ghi chép không

có sự sai sót. KTV lập bảng tổng hợp các khoản vay và tính toán lại lãi vay của công

tyXXX:

Đối với khách hàng YYY:

Khác với khách hàng XXX, Khách hàng này có các khoản vay ngoại tệ, nguyên tệ là

USD nên khi tiến hành lập bảng tổng hợp các khoản vay KTV phải tiến hành theo dõi

Công ty cổ phần xxx29 Hàn Thuyên-HN

Kính gửi : ...................................................................................................................THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ

Để phục vụ cho yêu cầu kiểm toán hàng năm, xin Quý công ty vui lòng điền vào mẫu dưới đây các thông tin tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008. Sau đó, đề nghị Quý công ty ký và gửi trực tiếp cho các Kiểm toán viên của chúng tôi bằng đường thư hoặc fax.

Xin Quý Công ty lưu ý rằng việc xác nhận là phục vụ cho việc đối chiếu của kiểm toán chứ không phải là yêu cầu thanh toán. Cũng xin lưu ý rằng các khoản thanh toán phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2009 không bao gồm trong số liệu này.

Kính thư,

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kính gửi: Bà Trịnh Thị Thuận – Kiểm toán viên,Phòng Kiểm toán các ngành Thương mại và Dịch vụ - Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)Số 1 Lê Phụng Hiểu – Hà NộiĐiện thoại: 8.241.990 – Fax: 84-4-8.253.973

Chúng tôi xác nhận rằng tài khoản thanh toán của chúng tôi với Công ty cổ phần xxx tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 có số dư như sau:

Chúng tôi phải trả Chúng tôi phải thu

..................Ký, đóng dấu

Page 86: Kiem Toan Khoan Vay

cả nguyên tệ, quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008

để phát hiện chênh lệch tỷ giá, từ đó yêu cầu bộ phận kế toán thực hiện bút toán điều

chỉnh chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính.

Hồ sơ 2.12: kế hoạch trả nợ vay của khách hàng yyy 2009

Trong kỳ đơn vị đã thực hiện kết chuyển số nợ phải trả trong năm 2009 sang TK 315 -

Nợ dài hạn đến

hạn trả.

1, Riêng hợp đồng vay với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Dương đơn vị chưa

thực hiện

việc kết chuyển.

c«ng ty dÞch vô t vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸nauditing and accounting financial consultancy service company (AASC)

thµnh viªn inpact quèc tÕC«ng ty YYY12/31/2008Tham chiÕu 315Ngêi thùc hiÖn L§M KÕ ho¹ch tr¶ nî vayNgµy thùc hiÖn       TªnNî gèc thùc tÕ

theo H§Lich tr¶ nîN¨m 2007N¨m 2008N¨m 2009C«ng ty Th¬ng m¹i XNK Thanh lÔ (Sãng thÇn I)1.000.000.000400.000.000600.000.000 Cty Cæ phÇn Sãng thÇn II1.000.000.000 1.000.000.000 C«ng

ty TM §Çu t vµ Ph¸t triÓn - Becamex2.000.000.000 1.000.000.0001.000.000.000Quü §Çu t Ph¸t triÓn B×nh D¬ng3.767.535.000600.000.000600.000.000600.000.000Quü Hç trî Ph¸t triÓn B×nh D¬ng (Vèn vay ODA) 54.993.449.907  3.706.395.061(3.502.767,51USD x 15.700)(3.502.767,51USD)  (233.517,83 USD)Quü Hç trî Ph¸t triÓn B×nh D¬ng14.000.000.000 1.500.000.0002.250.000.000Ng©n hµng §Çu t

vµ Ph¸t triÓn B×nh D¬ng 14.520.111.328  1.203.097.600(917.542,58 USD x 15.825)(917.542,58 USD)  (75.800 USD)

Page 87: Kiem Toan Khoan Vay

Số nợ gốc phải trả trong năm 2009 là: 75.800USD

Theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2005 là: 15.872VND/1USD

Số nợ gốc phải trả quy đổi sang tiền VND là: 1.203.097.600

VND.

Đề nghị điều chỉnh:

Nợ TK 341: 1.203.097.600

Có TK 315: 1.203.097.600

2, Trong kỳ đơn vị kết chuyển sang TK 315 khoản tiền vay gốc USD của Quỹ HTPT

(Vốn vay ODA)

với số tiền quy đổi sang VND là:

5.682.145.821 VND.

Với thời gian trả nợ gốc là 10 năm.Mức trả nợ gốc mỗi kỳ bằng dư nợ thực tế chia cho

số kỳ còn phải trả.

Theo công văn số 2775 của Quỹ hỗ trợ phát triển thì thời gian trả vay là 22 năm, với 7

năm ân hạn,

thời gian trả nợ gốc là 15 năm, kỳ trả nợ gốc đầu tiên là 30/06/2006.

Như vậy, số nợ gốc phải trả trong năm 2009 là:

233.517,83 USD.

Quy đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại thời điểm 31/12/2008:

3.706.395.061 VND.

Đơn vị đã chuyển quá:

1.975.750.760

Page 88: Kiem Toan Khoan Vay

Điều chỉnh:

Nợ TK 315: 1.975.750.760

Có TK 341: 1.975.750.760

Từ sổ cái tài khoản 311 và 341 KTV lập được bảng chi tiết các khoản vay của khách

hàng yyy với các ngân hàng và tổ chức cho vay như sau:

Hồ sơ 2.12: chi tiết vay trước điều chỉnh

Qua thực hiện đánh giá việc ghi chép và phân loại, tính toán lại các khoản vay có gốc

ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng vào thời điểm 31/12/2008 các khoản vay, KTV nêu

các bút toán điều chỉnh như sau:

Note: Số dư trên TK 341 cuối kỳ đã bao gồm số nợ dài hạn đến hạn trả trên TK 315.

Hî p ®ång L· i suÊt vay

D Nî gèc 31/12/2004

D Nî gèc 31/12/2005

Tªn

(%/n¨m)

Ngµy vay Ngµy ®̧o h¹n

Ngo¹i tÖ VND Quy ®æi Ngo¹i tÖ VND Quy ®æi

TK 315

-

-

-

11.532.145.821

09/2003/H§ TD

Quü § Çu t Ph¸t triÓn B×nh D¬ng 8,40% 17/10/2003 17/10/2010

-

-

-

600.000.000

06/2004/H§ TD …. … … … -

-

- ...

TK 341

2.755.328,27

51.217.782.596

4.420.310,09

101.010.435.366

01/83369/H§

Ng©n hµng § Çu t vµ Ph¸t triÓn B×nh D¬ng 6,08% 25/08/2005 25/08/2011

-

- 917.542,58

14.520.111.328

01/ODA/TDNN

Quü Hç trî Ph¸t triÓn B×nh D¬ng (Vèn vay ODA) 0.2% - PhÝ 14/05/2001 14/05/2011 2.755.328,27

43.366.121.546 2.755.328,27

43.366.121.546

01/ODA/TDNN

Quü Hç trî Ph¸t triÓn B×nh D¬ng (Vèn vay ODA) 0,2% - PhÝ 14/05/2001 14/05/2011

-

284.126.050

-

284.126.050

01/ODA/TDNN …… ………. ……… ………. -

- ………..

……….

Së Tµi chÝnh B×nh D¬ng 0,2%/th¸ng

-

-

13.000.000.000

Page 89: Kiem Toan Khoan Vay

1, Số dư nợ vay Quỹ Hỗ trợ Phát triển Bình dương (Vốn vay ODA) tại thời điểm

31/12/2008 theo Bảng đỗi chiếu số liệu vay vốn và trả nợ vốn tín dụng nước ngoài là:

3.502.767,51 USD tương ứng 53.554.397.196 VND và 284.126.050 VND.

Số dư nợ VND trên sổ sách của đơn vị là 284.126.050 VND. Và số dư nợ gốc đô quy

đổi sang VND trên sổ sách của đơn vị là 55.171.914.442 VND.

Trong đó:

Số dư trên TK 341: 49.489.768.621 VND.

Số dư trên TK 315: 5.682.145.821 VND.

Chênh lệch giữa sổ sách của đơn vị và sô liệu đối chiếu là : 1.612.517.264 VND.

Nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá theo số liệu hạch toán của đơn vị và của Quỹ

HTPT.

Trong đó:

Chênh lệch tỷ giá của khoản vay có dư gốc 2.755.328,27 USD là :

1.594.578.704 VND.

Chênh lệch tỷ giá của khoản vay có dư gốc 747.439,24 USD là :

17.938.542 VND.

2, Số dư tiền vay của Sở Tài chính tại thời điểm 31/12/2008 là 16.000.000.000 VND.

Trong đó, 3.000.000.000 VND là vay vốn lưu động kinh doanh với thời hạn vay là 2

năm, lãi suất 0,2% tháng và 13.000.000.000 VND là số tiền mà Công ty được ứng từ

Ngân sách Nhà nước để đền bù giải toả mặt bằng dự án khu nghĩa trang nhân dân

tỉnh (trong khi chờ nguồn tiền từ Ngân sách cấp) với lãi suất là 0,2 %/tháng và không

cố định thời hạn trả, khi nào Công ty được Ngân sách thanh toán vốn đền bù cho dự

án thì Công ty sẽ hoàn trả lại số tiền tạm ứng trên.

Đề nghị chuyển sang theo dõi khoản tiền vay 13.000.000.000 VND trên TK 311.

Đ/C: Nợ TK 341: 13.000.000.000

Có TK 311: 13.000.000.000

3, Số dư TK 341 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Dương tại thời điểm

31/12/2008 là: 917.542,58 USD.

Page 90: Kiem Toan Khoan Vay

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 là : 15.872 VND/1USD Quy

đổi sang Việt Nam đồng của khoản vay trên tại thời điểm 31/12/2008 là:

14.563.235.830 VND

Số dư VND quy đổi trên sổ sách của đơn vị là :

14.520.111.328 VND

Chênh lệch: 43.124.502 VND

Đề nghị hạch toán chênh lệch tỷ giá đánh giá lại khoản tiền vay tại thời điểm

31/12/2008 (Vay đầu tư dự án tuyến cấp nước từ ĐT 743 đến N14 khu liên hiệp CN -

DV - ĐT)

Nợ TK 4132: 43.124.502

Có TK 341: 43.124.502

4, Số dư TK 341 của Quỹ Hỗ trợ Phát triển Bình Dương (Vốn vay ODA) tại thời điểm

31/12/2008 là: 3.502.767,51 USD

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 là :

15.872 VND/1USD

Quy đổi sang Việt Nam đồng của khoản vay trên tại thời điểm 31/12/2008 là:

55.595.925.919 VND

Số dư VND quy đổi trên sổ sách của đơn vị là :

55.171.924.342 VND

Chênh lệch: 424.001.577 VND

Đề nghị hạch toán chênh lệch tỷ giá đánh giá lại khoản tiền vay tại thời điểm

31/12/2008.

Nợ TK 635: 424.001.577

Có TK 341: 424.001.577

Kết luận: khoản mục vốn vay của công ty YYY trong kỳ kế toán kết thúc tại 31/12/2008

vi phạm nguyên tắc tính giá, tính đúng kỳ, phân loại trình bày. Do kế toán thiếu kinh

nghiệm, lơ là trong việc theo dõi và quản lý các khoản vay. Đề nghị công ty có biện

pháp khắc phục đối với các nhân viên này rút kinh nghiệm cho năm sau. KTV đã đề

nghị kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh lại, kế toán đã thực hiện điều chỉnh nên

kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với khỏan mục này.

Page 91: Kiem Toan Khoan Vay

2.2.5 Bước 5: Hoàn thành kiểm toán và đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản

vay tại công tyXXX và công ty YYY.

Sau khi hoàn tất công việc kiểm tra chi tiết đối với các khoản vay tại công ty

xxx, KTV tổng kết lại kết quả thực hiện, tài liệu được sắp xếp theo 3 cấp và tổng

hợp các sai sót, đề nghị điều chỉnh dự thảo phục vụ cho mục đích kiểm soát chất

lượng.

Hồ sơ 2.13: soát xét 3 cấp

Page 92: Kiem Toan Khoan Vay

KTV đưa ra bản nhận xét sau kiểm toán:

Hồ sơ 2.14: nhận xét sau kiểm toán khoản vay của khách hàng XXX

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service Company (AASC)

01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà nội

Tel: 04-8241990/1 Fax: 04-8253973

Email: [email protected] / [email protected] Website: www.aasc.com.vn

Khách hàng:

Niên độ kế toán: Tham chiếu:

Khoản mục: Tổng hợp Người thực hiện: Phạm Anh Tuấn

Bước công việc: Soát xét của Trưởng phòng / Ban giám đốc Ngày thực hiện: 12-Apr-09

Stt Các vấn đề

Ý kiến của kiểm toán

Ý kiến của Trưởng/Phó phòng

Ý kiến của Ban Giám đốc

Ý kiến của khách hàng

Ý kiến Tham chiếu Ý kiến Ký/ngày

Ý kiến Ký/ngày Đồng ý Không

A Kết quả kiểm toán năm

trước

B Các sai sót phát hiện năm nay

C Kết luận chung

Ý kiến ngoại trừ đối với:

Page 93: Kiem Toan Khoan Vay

Trong buổi họp tổng kết với ban giám đốc khách hàng XXX, KTV đã đưa ra

một số bút toán điều chỉnh cho khoản mục vay. Các bút toán này đã được bộ phận

kế toán chấp nhận điều chỉnh và giải thích nguyên nhân chênh lệch nên ban giám

đốc cũng đồng tình với sửa đổi của KTV. Tất cả nội dung cuộc họp và riêng cho

tường khoản mục đều được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Kể cả các bút toán điều

chỉnh hay ý kiến chấp nhận điều chỉnh hay không chấp nhận điều chỉnh của BGĐ

đều được ghi rõ và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

c«ng ty dÞch vô t vÊn tµi chÝnhkÕ to¸n vµ kiÓm to¸n

(AASC)Trụ sở : Số 1 Lê Phụng Hiểu

Hoàn Kiếm - Hà NộiĐiện thoại : 8.241.990 - 8.241.991Fax : 8.253.973…

NHẬN XÉT SAU KIỂM TOÁN...

6. Vay ngắn hạn

a/ Giai đoạn 01/01/2008-31/01/2008

Khoản tiền chênh lệch tỷ giá trong thanh toán của khoản vay ngắn hạn đơn vị đang treo bên nợ

TK 311- Vay ngắn hạn số tiên: 31.684.418 đồng, đề nghị đơn vị hạch toán trên TK 635- Chi

phí tài chính.

Bút toán đề nghị điều chỉnh:

Nợ TK 635: 31.684.418

Có TK 311: 31.684.418

b/ Giai đoạn 01/02/08-31/12/08

Điều chỉnh khoản vay ngắn hạn sang vay dài hạn, số tiền: 319.200.000 đồng

Bút toán đề nghị điều chỉnh:

Nợ TK 311: 319.200.000

Có TK 341: 319.200.000

Page 94: Kiem Toan Khoan Vay

Trong buổi họp này cũng là cơ hội để các nhân viên thực hiện công tác kiểm

toán những ngày qua thay mặt công ty gửi lời cảm ơn đến công ty XXX đã tin

tưởng và lựa chọn công ty Dịch vụ tư vấn Kế toán và Kiểm toán AASC. Mong

muốn hợp tác và cung cấp dịch vụ lâu dài đối với công ty, đồng thời cũng mong

muốn BGĐ góp ý về công việc cung cấp dịch vụ để công ty kiểm toán hoàn thiện

hơn nữa công tác kiểm toán và sửa đổi hợp lý cho cuộc kiểm toán năm sau.

KTV cũng đề cập tới các vấn đề quan trọng về quản trị đơn vị công y XXX: những

vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán BCTC mà KTV và DNKT cho là quan

trọng có liên quan đến công tác quản trị của Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán trong

việc giám sát quá trình lập và công khai BCTC.

Công ty xxx không yêu cầu cung cấp bản báo cáo bằng tiếng anh. Báo cáo kiểm

toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2008 gồm 7 bộ nộp cho các cơ quan chức năng

có thẩm quyền mà công ty XXX có chức năng báo cáo.

Sau đây là báo cáo kiểm toán đối với khách hàng xxx mà công ty AASC đã phát

hành ngày 26/02/2009. cho cuụoc kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc ngày

31/02/2008.

Số: ........ /BCKT-TC Hồ sơ 2.15: báo cáo kiểm toán của khách hàng XXX

Page 95: Kiem Toan Khoan Vay

Số: ........ /BCKT-TC

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Về Báo cáo Tài chính năm 2007 của Công ty Cổ phần XXX

Kính gửi: Ban Giám đốc - Công ty Cổ phần XXX

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần XXX được lập ngày 26tháng 02năm

2008 gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo

lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008được

trình bày từ trang 6 đến trang 22 kèm theo.

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc Công ty Cổ phần XXX.

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng

tôi.

Cơ sở ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực

này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo

tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương

pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong

báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và

phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách

trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa

ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng

yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần XXX tại ngày 31/12/2008, cũng như kết quả kinh doanh và

các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2008, phù hợp với chuẩn mực

và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

Hà Nội, ngày 26 tháng 02năm 2009Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán (AASC) Phó Tổng Giám đốcKiểm toán viên

Nguyễn Quốc Dũng

Chứng chỉ KTV số: 0285/KTVHoàng Thu Hương

Chứng chỉ KTV số: 0899/KTV

Page 96: Kiem Toan Khoan Vay

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vay do công

ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.

Trong quá trình nghiên cứu công tác kiểm toán các khoản mục, chu trình nói chung

và kiểm toán đối với khoản mục vay nói riêng, nhận thấy công tác thực hiện kiểm toán

tại AASC thể hịên nhiều ưu điểm:

Đánh giá tình hình thực hiện chung cho mọi công tác nghiệp vụ kiểm toán:

- Nhìn chung công tác tiến hành kiểm toán đối với mọi khách hàng đều được

công ty thiết lập một chương trình cụ thể, sát hợp với quy trình thực hiện, khoa

học phù hợp với đặc điểm tổ chức và nhân sự vốn có của công ty mà vẫn đảm

bảo được các quy định hcung của ngành cũng như đảm bảo được các nguyên

tắc quy định trong chuẩm mực nghề nghiệp.

- Quá trình tìm hiểu và đánh giá khách hàng được công ty thực hiện một các chi

tiết, cụ thể, chặt chẽ nhằm hiểu được khách hàng_ đối tượng công ty thực hiện

cung cấp dịch vụ.

Đánh giá riêng đối với công tác kiểm toán khoản mục vay:

- Thực hiện kiểm soát đối với khoản mục vay được tiến hành chặt chẽ: công ty

không những thiết lập bảng câu hỏi cho toàn bộ hệ thống KSNB của công ty mà

còn thiết lập riêng bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB cho từng khoản mục. Hỗ trợ

cho vịêc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục được chính xác hợn.

- Chương trình kiểm toán nợ phải trả được công ty nghiên cứu và thực hiện hợp

lý áp dựng chung cho mọi đối tượng khách hàng, tuy nhiên công ty đã ứng dụng

linh họat voà công tác kiểm toán khoản mục này cho từng đối tượng khách

hàng cụ thể nhằm giảm thiểu công việc kiểm toán không cần thiết để tập trung

cho những khoản mục có tính trọng yếu cao. Các công tác thực hiện có thể

được giản lược bớt.

- Cách thức tổ chức và lưu trữ hồ sơ kiểm toán: công ty đã thiết lập một mô hành

cây để tổ chức và lưu trũ hồ sơ kiểm toán. Các tài liệu về khác hàng cũng như

các bằng chứng kiểm toán đều được công ty lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán. Các

tham chiếu của tài liệu được KTV ghi chép cụ thể, tiện cho vịêc kiểm tra của

BGĐ, thanh tra, các KTV thực hiện các công việc cho năm kiểm toán sau đễ

Page 97: Kiem Toan Khoan Vay

dàng tìm kiếm. căn cứ vào hồ sơ kiẻm toán cũng có thể dánh giá được công tác

kiểm toán và độ tin cậy đối với công tác thu thập bằng chứng của KTV đã thực

hiện.

- Cách thức tổ chức giấy tờ làm việc: giấy tờ làm việc là nơi lưu trữ kết quả, các

bước tiến hàng công việc của KTV. Qua giấy tờ làm việc cảu KTV có thể thấy

được các đối tượng cho vay của doanh nghiệp, số dư các tài khoản chi tiết cưối

kỳ cũng như các thức phân loại và các bút toán mà doanh nghiệp thực hiện

hoạch toán và điều chỉnh. Qua giấy tờ tổng hợp các khoản vay có thể thấy được

công tác kế toán đối với khoản mục này trong kỳ kế toán, tại thời điểm cuối

niên độ.qua đó KTV có thể đánh giá đựơc những hạn chế của doanh ghiệp trong

việc quản lý, ghi chép, hoạch toán khoản mục này.

Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác kiểm toán khoản mục này công ty

cũng còn nhiều hạn chế:

Hạn chế trong công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán:

- Thu thập bằng chứng hiệu quả : công việc Thu thập bằng chứng đối với nợ vay

thường từ biên bản đối chiếu giữa doanh nghiệp và đơn vị cho vay, nếu không

có biên bản đối chiếu thì KTV mới bắt đầu tiến hành gửi thư xác nhận, gây

chậm trễ cho việc thu thập bằng chứng hiệu quả kịp thời. Mặt khác, hầu hết

những Thư yêu cầu xác nhận số dư đều phải qua xác nhận của doanh nghiệp.

Có thể dẫn tới tình trạng thông đồng số liệu giữa hai bên mà KTV khó có thể

kiểm soát được. Do đó, ảnh hưởng đến độ tin cậy của bằng chứng thu thập

được.

- Thực hiện các thủ tục phân tích đối với nợ phải trả : Thủ tục phân tích là công

việc cần thiết được thực hiện ở tất cả các giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán,

thực hiện kiểm toán và soát xét công việc kiểm toán. Tuy trong các chỉ tiêu

phân tích đựơc thực hịen trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cũng chưa

đựng những chỉ tiêu liên quan đến khoản mục vay nhưng các chỉ tiêu này chỉ

mang tính tổng quát. Hầu hết các thủ tục chỉ thực hiện trọng giai đoạn lập kế

hoạch kiểm toán tổng thể cho toàn bộ cuộc kiểm toán, đưa ra những nét chung

nhất đối với toàn bộ báo cáo mà không đi sâu vào các khảon vay . Tuy nhiên,

những thủ tục này được chủ nhiệm kiểm toán thực hiện dựa trên kinh nghiệm

Page 98: Kiem Toan Khoan Vay

của mình và so sánh, phân tích định tính, không mang tính chất định lượng.

Việc phân tích này không đánh giá được hết mức độ rủi ro của các khoản vay

đối với từng đối tượng cho vay cũng như rủi ro đối với kế hoạch thanh toán các

khoản vay, lãi vay đúng hạn, hay khả năng thanh toán của công ty. Đôi khi, đối

với những khách hàng nhỏ, phí kiểm toán thấp, thủ tục kiểm toán đối với các

khoản vay bị bỏ qua.

- Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục vay: Mức trọng yếu đối với từng khoản

mục trên báo cáo tài chính là khác nhau, với từng doanh nghiệp khác nhau, tính

trọng yếu của các khoản mục cũng được đánh giá khác nhau. Đối với doanh

nghiệp sản xuất thì tài sản cố định được đánh giá mang tính trọng yếu, còn đối

với doanh nghiệp thương mại thì khoản mục trọng yếu thường là hàng tồn kho.

Đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn vay từ bên ngoài nhiều hơn là vốn chủ thì

các khoản vay ngắn hạn và dài hạn được quan tâm hơn cả. đối với từng khách

hàng cụ thể có cơ cấu vay cũng như tỷ trọng các khoản vay trong cơ cấu vốn

hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, sau khi tính mức trọng yếu tổng thể thì KTV

chính phân bổ mức trọng yếu chi tiết theo hệ số 1,2,3 và được áp dụng cho mọi

khoản mục. Việc phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục theo hệ số trên

không đảm báo tính chính xác cho việc phân bổ này. Bởi các tài khoản của đơn

vị chỉ được phân cấp tính trọng yếu thành 3 cấp không đảm bảo tính chính xác,

xát thực.

Hạn chế trong công tác thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục:

- Hạn chế trong thủ tục kiểm soát đối với khỏan mục vay: khi thực hiện kiếm

soát đối với khoản mục vay thì công ty chỉ đưa ra mức đánh giá

- Hạn chế trong thực hiện thủ tục phân tích: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số

520 có quy định rằng việc thực hiện thủ tục phân tích ( hay quy trình phân tích )

được thực hiện cả trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong thử nghiệm cơ

bản và trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích bao

gồm: So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước, so sánh giữa

thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán

hàng ...), so sánh giữa thực tế với ước tính của KTV (Ví dụ: Chi phí khấu hao

ước tính...), so sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có

Page 99: Kiem Toan Khoan Vay

cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ:

Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...). Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm mục đích

giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

khác, thủ tục phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử

dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi

ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, thủ tục phân tích để kiểm tra

toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

Thủ tục phân tích được áp dụng cho các thông tin có thực và có mối quan hệ lẫn

nhau. Kết quả phân tích các mối liên hệ cung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm toán

về sự đầy đủ, tính chính xác, tính hợp lý về các dữ liệu do hệ thống kế toán lập ra. Độ

tin cậy của thủ tục phân tích phụ thuộc vào sự đánh giá của KTV về rủi ro mà thủ tục

phân tích không phát hiện được (Ví dụ: Kết quả phân tích không thể hiện sự biến động

hay chênh lệch lớn nhưng trong thực tế vẫn có sai sót trọng yếu...).

Tại Công ty AASC, việc phân tích BCTC được thực hiện chủ yếu qua nhận

định của chủ nhiệm kiểm toán mà không được phân tích cụ thể theo từng chỉ tiêu để

nhìn nhận chính xác hơn về tính trung thực và hợp lý của BCTC của khách hàng. Việc

phân tích này cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trọng yếu cũng

như cũng như trọng yếu của từng khoản mục, hiện nay mức độ trọng yếu chi tiết MP

được phân bổ đều cho tất cả các khoản mục

Công ty cần đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan đến tất cả các khoản

mục, sau khi đánh giá khái quát sẽ đưa ra được mức độ rủi ro cho từng khoản mục, Công ty

cần tập trung vào những khoản mục được đánh giá là có độ rủi ro cao. Đối với nợ phải trả có

thể đưa ra sử dụng chỉ tiêu sau:

Số vòng quay các

khoản phải trả=

Tổng số tiền hàng mua chịu

Số dư bình quân các khoản phải trả

Trong đó

Số dư bình quân các

khoản phải trả=

Tổng số nợ đầu kỳ và cuối kỳ

2

Để thực hiện tốt công việc này thì Ban giám đốc Công ty cần tham khảo một số

thủ tục phân tích của các công ty kiểm toán khác hay tham khảo ý kiến đóng góp của

Page 100: Kiem Toan Khoan Vay

hiệp hội kiểm toán, các tài liệu kiểm toán nước ngoài và Việt Nam nhằm đưa ra hệ

thống các chỉ tiêu đánh giá , nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến khoản mục

nợ phải trả.

Sau khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc thực hiện thủ tục phân tích,

Ban giám đốc cần phổ biến cho mọi KTV trong Công ty và yêu cầu thực hiện đầy đủ

việc tiến hành các thủ tục phân tích, áp dụng linh hoạt cho từng loại hình doanh

nghiệp.

Hạn chế trong công tác kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán:

- Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán là công việc cuối cùng của cuộc

kiểm toán. ở giai đoạn này, KTV thực hiệ tổng hợp các công việc giai đoạn

trước thực hiện, trao đổi để thống nhất với BGĐ về các bút toán điều chỉnh hợp

lý. Giải thích các vấn đề vướng mắc cả từ phía khách hàng và phía kiểm toán.

Đưa ra bảng nhận xét về các khoản mục trên cở sở đánh giá nhận xét của quy

trình soát xét 3 cấp. Đồng thời kiểm toán viên cũng bày tỏ ý kiến đóng góp với

khách hàng để hệ thống kế toán của khách hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Và

công vịêc cuối cùng là phát hành BCKT. Tại AASC, các công việc ở giai đoạn

này các KTV hầu như chỉ tập trung vào các công việc thuộc phần hành kiểm

toán dể hoàn thiện quy trình kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán mà không

quan tâm nhiều đến các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Công ty cũng

chưa quan tâm đến chất lượng kiểm toán hay năng lực trình độ của nhân viên

còn yếu ở điểm nào để tạo ký năng cho các công việc kiểm toán lần sau.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa được ban lãnh đạo công ty chú ý.

Khách hàng đến với công ty không chỉ là môt năm kiểm toán mà có thể là káhc

hàng thường xuyên với công ty và là cầu nối công ty với các đối tác khác.

Chính vì vậy việc tạo lập dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng là rất cần thiết

để khách hàng nhậ n thấy được uy tín của công ty cũng như chất lượng trong

việc cung cấp dịch vụ.

Page 101: Kiem Toan Khoan Vay

CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN

CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC

DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AASC THỰC HIỆN

3.1. Tính tất yếu hoàn thiện kiểm toán khoản vay trong kiểm toán BCTC.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh xoá bỏ cơ chế

hành chính, bao cấp trong quản lý Nhà nước, tiến tới quản lý thông qua pháp luật; hoạt

động kế toán - kiểm toán đã góp phần tích cực tăng cường hiệu quả quản lý tài chính của

các doanh nghiệp. Có thể hình dung kết quả hoạt động kế toán - kiểm toán như sự tư vấn

cho doanh nghiệp hiểu hết về luật pháp Nhà nước, giúp hiểu và thực hiện theo cơ chế,

chính sách của Nhà nước. Hầu hết các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được kiểm toán đều

cho thấy việc tổ chức quản lý và công tác kế toán tốt hơn trước rất nhiều, ít xảy ra lãng

phí. Sự kiện nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành kiểm toán đó chính là Việt Nam chính

thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO (11/1/2007), cùng với sự gia

nhập của các tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài để cạnh tranh và khẳng định hơn nữa vị

thế của mình các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực kiểm toán nói riêng cần hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm,

dịch vụ của mình. Mở cửa hội nhập tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại

nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Kiểm toán độc lập ra đời từ năm 1991, hơn 15 năm hoạt động và phát triển kiểm

toán đã dần tạo được vị trí của mình đối với nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần

nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Hiểu biết được tầm quan trọng của ngành

kiểm toán trong giai đoạn hiện nay, chính phủ đã xây dựng cơ sở pháp lý cho sự phát triển

của ngành này. Ba nghị định lần lượt được ban hành, đầu tiên là nghị định 07/CP; sau đó

ban hành nghị định 105/2004/NĐ-CP và nghị định 133/2005/NĐ-CP nhằm bổ sung một

số nội dung. Bên cạnh Luật kế toán cũng ban hành một số một số quy định liên quan đến

kiểm toán, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm cụ

thể hoá các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục thực hiện trong quá trình kiểm toán dựa trên

cơ sở Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Không chỉ

dừng lại ở đó, năm 2007, Bộ Tài chính đã bắt tay vào việc xây dựng dự thảo Luật Kiểm

Page 102: Kiem Toan Khoan Vay

toán độc lập, và xây dựng riêng chiến lược phát triển 2006 -2010 trong lĩnh vực kiểm toán

độc lập. Mục tiêu chung của chiến lược này nhằm hướng đến việc tiếp tục tăng cường sự

phát triển của các công ty về số lượng và quy mô, mở rộng đối tượng và số lượng khách

hang, đa dạng hoá các dịch vụ nhằm tăng loại hình dịch vụ của các công ty. Để đảm bảo

chất lượng kiểm toán cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, đào tạo, bồi

dưỡng thi tuyển KTV, nâng cao kiểm soát chất lượng, dần dần chuyển dịch cơ cấu doanh

thu từ kiểm toán sang các lĩnh vực tư vấn kế toán, tư vấn thuế, quản lý tài chính. Đa dạng

hơn nữa các dịch vụ cung cấp.

Kiểm toán khoản mục vốn vay cũng là một trong những yếu tố cần hoàn thiện

trong mục tiêu chung đó. Đây cũng là một trong những phần hành quan trọng, có thể ảnh

hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Bởi vốn vay là một phần của tổng

nguồn vốn, là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp. Ngày nay tại Việt

Nam đa số các doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nên các

khoản mục vay và nợ ngắn/dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC. Tuy nhiên, đôi

khi nguồn vốn vay này không được sử dụng đúng mục đích. Chính vì vậy kiểm toán

khoản nợ vay cũng cần làm rõ mục đích khoản vay này. Mặt khác đối với các doanh

nghiệp tương đối lớn thì các khoản vay không những là khoản mục có giá trị lớn mà việc

theo dõi khá phức tạp vì một Công ty có thể thực hiện vay với rất nhiều đối tượng cho

vay. Việc theo dõi các khoản vay cũng như lãi vay gặp rất nhiều khó khăn.

Để hoạt động hiệu quả doanh nghiệp cần có cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Do đó,

kiểm toán các khoản vốn vay giúp KTV có thể đưa ra trong thư quản lý những lời

khuyên cho khách hàng cách sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nghiên cứu và hoàn thiện kiểm toán các khoản vay mang ý nghĩa

thực sự quan trọng đối với thực tiễn công tác kiểm toán tại các Công ty kiểm toán tại Việt

Nam nói chung và đối với Công ty AASC nói riêng.

Để hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung, kiểm toán nợ phải trả nói riêng không

chỉ cần sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp mà còn cần sự giúp đỡ của các cơ quan

Nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp theo các phương hướng sau:

Một là, Thống nhất cao về nhận thức đối với hoạt động kiểm toán, coi trọng đúng

mức kiểm toán không chỉ với tư cách là công cụ quản lý, mà cả với tư cách là một ngành

dịch vụ - dịch vụ tài chính hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ vận hành nền tài chính quốc gia.

Page 103: Kiem Toan Khoan Vay

Hai là, Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về tài chính, về kế toán và kiểm

toán phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam và thông lệ Quốc tế, trước hết là

quy định pháp lý về tài chính Nhà nước, về kiểm toán độc lập, về kiểm soát và kiểm toán

nội bộ. Rà soát và bổ sung những quyết định về kế toán, kiểm toán Nhà nước và hành

nghề kế toán, kiểm toán đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kế toán và kiểm

toán trong kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc

thông lệ và chuẩn mực Quốc tế về kế toán và kiểm toán. Nghiên cứu và điều chỉnh các

quy định quản lý về tiêu chuẩn, chức danh, chức năng và quyền hạn của chuyên gia kế

toán, kế toán công chứng, KTV có chứng chỉ hành nghề. KTV và KTV có chứng chỉ hành

nghề tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận như hiện nay.

Ba là, Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào

tạo kế toán, kiểm toán ở mọi trình độ, cấp độ, bồi dưỡng kế toán trưởng, thi tuyên chuyên

gia kế toán và kiểm toán. Kết hợp với các tổ chức để tạo lập quan hệ hợp tác trong đào

tạo, huấn luyện cấp chứng chỉ hành nghề giữa các tổ chức thành viên. Sớm hình thành

chương trình đào tạo chung cho các nước ASEAN.

Bốn là, Tăng cường quản lý, kiểm soát đạo đức hành nghề và chất lượng hành

nghề kế toán và kiểm toán. Đây là việc mới nhưng cấp thiết nhằm nâng cao vị thế và chất

lượng nghề nghiệp.

Năm là, Tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp . Hội

kế toán và kiểm toán Việt Nam. Cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương

thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm tròn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát

nghề nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do

Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.

3.2.1 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương

trình kiểm toán.

3.2.1.1 Hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu quả.

Page 104: Kiem Toan Khoan Vay

Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hợp lý là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến của mình về

khoản mục được kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 500 “Kiểm toán

viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của

mình”. Tuỳ thuộc vào từng phần hành kiểm toán cũng như tính chất trọng yếu của

khoản mục cũng như số dư tài khoản KTV tiến hành gửi thư xác nhận. Theo chuẩn

mực kiểm toán Số 505 “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần xem xét sự cần thiết

phải sử dụng thông tin xác nhận từ bên ngoài để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán

thích hợp nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Để đưa ra quyết định

này, KTV cần phải xem xét mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm

soát, và cân nhắc xem những bằng chứng có được từ thủ tục kiểm toán thông tin xác

nhận từ bên ngoài đã và sẽ thực hiện cho các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính có

làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được hay không”. Chính

vì vậy, trước khi tiến hành gửi thư xác nhận số dư tài khoản các khoản vay cần nhắc

mức độ trọng yếu của các khoản mục này. Thực tế đối với khoản mục này hầu hết

KTV đều gửi thư xác nhận đối với những nhà cho vay tín dụng có giá trị lớn hoặc bất

thường theo nhận định của KTV.

Đối với các khoản vay thì bằng chứng kiểm toán chủ yếu là từ bảng cân đối kế

toán, sổ cái tài khoản 311, 341 ... biên bản đối chiếu giữa doanh nghiệp và sổ phụ

ngân hàng. Tuy nhiên bằng chứng đáng tin cậy nhất trong công tác kiểm toán vẫn là

bằng chứng do KTV tìm hiểu và kết luận dựa trên thư yêu cầu xác nhận công nợ do

KTV lập và xác nhận.

Hiện nay, tại hầu hết các công ty kiểm toán đều thu thập bằng chứng thông qua

Thư xác nhận số dư các tài khoản đối với các bên liên quan đều phải thông qua sự

đồng ý và xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp. Tại AASC việc cũng được tiến hành

tương tự. Điều này làm mất tính khách quan của bằng chứng thu được. Đối với ngân

hàng có mối quan hệ mật thiết với chủ doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng thì có thể

thông đồng để khớp số liệu kế toán giữa hai bên.

Để bằng chứng thu được mang tính độc lập cao và hoàn toàn đáng tin cậy, thông

tin xác nhận cần được giữ bí mật đối với doanh nghiệp và yêu cầu sự hợp tác của bên

thứ ba (nhà cung cấp và ngân hàng). Công ty kiểm toán lập thư xác nhận đóng hoặc

mở về số dư tài khoản 311, 341 ...gửi cho ngân hàng kèm theo hợp đồng kiểm toán.

Page 105: Kiem Toan Khoan Vay

Sau khi bên thứ ba xác nhận chính xác số dư đó, gửi lại địa chỉ của KTV. Thư xác

nhận cần được thực hiện trước thời gian làm việc tại doanh nghiệp (fieldwork) để bên

thứ ba có thể gửi trả lời trước thời hạn KTV phát hành báo cáo kiểm toán. Đảm bảo

tiến độ công việc.

Việc gửi thư xác nhận này giúp KTV có căn cứ hợp lý và đáng tin cậy để đánh giá

đúng đắn sự tồn tại thực sự của các khoản vay. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong

việc đưa ra ý kiến đóng góp trong thư quản lý của KTV đối với doanh nghiệp trong

việc tạo ra cơ cấu nguồn vốn hợp lý để phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Sau đây em xin trình bày cách thức thu thập bằng chứng hiệu quả dựa trên các cơ sở

sau:

- Thu thập bằng chứng kiểm toán từ thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

trên cơ sở lấy mẫu kiểm toán: Các khoản vay và các hợp đồng vay của công ty

có thể thực hiện với nhiều ngân hàng, nhiều cá nhân, tổ chức. chính vì vậy, việc

thu thập các bằng chứng có thể tương đối nhiều, KTV có thể không tiến hành

thu thập bằng chứng kiểm toán trên tất cả các hợp đồng vay của công ty mà

thực hiện chọn mẫu kiểm toán đối với các khoản vay có giá trị lớn

3.2.1.2 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục.

Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, việc xác định mức độ trọng yếu tổng thể và

phân bổ cho các khoản mục là điều quan trọng và là bước không thể thiếu trong một

cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán số 320 “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải

xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những

sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là

trọng yếu, KTV còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót”.

Việc xác định mức trọng yếu là công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục giúp KTV nhận biết các khoản mục

trọng yếu và có độ rủi ro lớn, từ đó có kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích

hợp và có độ tin cậy cao.

Page 106: Kiem Toan Khoan Vay

Hiện nay, tại Việt Nam hầu như các Công ty đều xác định mức quy mô tổng thể

rồi phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục là như nhau. Một số công ty kiểm toán

việc đánh giá và phân bổ tính trọng yếu có thể là lựa chọn tỷ lệ %, việc này có thể

mang tính chính xác cao hơn so với lựa chon hệ số 1,2,3 do tỷ lệ % có phạm vi dao

động lớn hơn( từ 0% đến 100%). Tuy nhiên các tỷ lệ % này đa số chỉ được sử dụng ở

một số giá trị cụ thể như 20%,40%, 80%... chứ không tính dến các hệ số % lẻ. Điều

này không thể đánh giá được chính xác mức độ trọng yếu của các khoản mục vì với

mỗi khoản mục, tuỳ thuộc vào doanh nghiệp mà mức độ rủi ro là khác nhau. Công ty

AASC cũng thực hiện đánh giá mức độ trọng yếu của các khoản mục là như nhau.

Việc phân bổ mức độ trọng yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ trọng yếu tổng

thể; bản chất, quy mô của các khoản mục; mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối

với từng khoản mục, kinh nghiệm của KTV ...trong đó yếu tố kinh nghịêm của KTV

lại là yếu tố chính mà công ty lại không đánh giá được yếu tố này.

Để đánh giá được chính xác tương đối mức độ trọng yếu của các khoản mục trên

bảng cân đối kế toán nói chung, với khoản vay nói riêng.Cần tiến hành phân bổ trọng

yếu cho các khoản mục. Có thể thực hiện các bước đánh giá và phân bổ tính trọng yếu

thei nhiều phương án. Sau đây, em xin đưa ra một cách thức thực hiện công tác này mà

em đã nghiên cứu:

Bước 1: Tiến hành tính toán mức độ trọng yếu của toàn bộ tổng thể.

Bước 2: Phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục

Mức độ trọng yếu tạm

phân bổ cho khoản mục

A

=

Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

X

Số dư

khoản mục

A

Tổng số dư các khoản mục được phân

bổ

Đối với nợ vay mức độ trọng yếu được tính như sau:

Mức độ trọng yếu tạm

phân bổ cho khoản mục

vay và nợ

=

Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

X

Số dư tài

khoản vay

và nợTổng số dư tài khoản vay và nợ

Bước 3, Lập bảng tổng hợp mức độ trọng yếu phân bổ ban đầu đối với các khoản

mục

Page 107: Kiem Toan Khoan Vay

Bước 4, Dựa vào kinh nghiệm của KTV cũng như tính chất các khoản mục để điều

chỉnh mức độ trọng yếu của các khoản mục

Bước 5, Lập bảng tổng hợp mức độ trọng yếu phân bổ cho các khoản mục sau điều

chỉnh.

Sau khi KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, KTV có thể ước

lượng được thời gian cũng như số lượng bằng chứng kiểm toán phù hợp và đảm bảo cho

việc ra ý kiến của mình về khoản mục được kiểm toán. Nhờ đánh giá được tính trọng yếu

của các khoản vay nên KTV có kế hoạch cụ thể hơn nhằm hoàn thiện các thủ tục kiểm các

khoản vay nhanh chóng và chính xác hơn.

Đây là công việc khá phức tạp, phụ thuộc phần lớn vào sự nhạy cảm và kinh nghiệm

của KTV, do đó, để việc đánh giá trọng yếu thực sự có hiệu quả, cần giao công việc này cho

KTV có kinh nghiệm thực hiện.

Trong bước này, việc tính toán tỷ lệ phân bổ cho các khoản mục phục thuộc

nhiều vào kiểm toán viên. các KTV có thể tham khảo việc phân bổ này từ các hồ sơ

kiểm toán năm tài chính trước hoặc các hồ sơ kiểm toán của các đơn vị cùng ngành,

cùng đặc điểm sản xuất kinh doanh.

3.2.1.3 Hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản vay trong môi trường tin học.

Ngày nay trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển vượt bậc thì

hệ thống thông tin không còn là vấn đề của riêng một vài doanh nghiệp mà điều đó trở

thành vấn đề cấp thiết cho những con người làm nghề kiểm toán nói riêng và các Công

ty kiểm toán nói chung.

Sự cần thiết phải đánh giá môi trường tin học:

Trong kiểm toán BCTC, KTV cần đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học lên

quá trình kiểm toán nói chung và với khoản mục vay nói riêng. Môi trường tin học có

thể ảnh hưởng đến :

- Các thủ tục KTV áp dụng nhằm tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ

đối với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Việc xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và đánh giá của KTV về rủi ro

kiểm toán đôí với các khảon vay.

Page 108: Kiem Toan Khoan Vay

- Việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong

công tác kiểm toán các khoản vay phù hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán.

Các giai đoạn đánh giá môi trường tin học

(1) Khi lập kế hoạch kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC với

những mảng công việc có thể chịu ảnh hưởng của môi trường tin học của khách hàng,

KTV phải tính đến tầm quan trọng và độ phức tạp của hệ thống tin học và tính sẵn có

của những dữ liệu tin học có thể cần cho kiểm toán.

(2) Khi đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ các khoản vay, KTV đánh giá rủi ro

tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản mục này trên

báo cáo tài chính doanh nghiệp. Những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong môi

trường tin học có thể có tác động rộng hoặc hẹp đến khả năng có sai sót trọng yếu trên

số dư tài khoản này hoặc giao dịch với các ngân hàng, tổ chức, cá nhân cho vay trong

những tình huống xác định.

(3) Khi xác định các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán các

khoản vay, KTV cần xem xét môi trường tin học nhằm giảm rủi ro kiểm toán ở khoản

mục này thấp tới mức có thể chấp nhận được.

3.2.2 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

3.2.2.1Thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này nhằm mục đích thu thập

bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy. Các bước tiến hành trong giai

đoạn này gồm:

Bước 1, Phát triển mô hình. Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vay và nợ

với tổng vay so với tổng nguồn vốn.

Bước 2, Xem xét tính độc lập và và tin cậy của các thông tin liên quan đến các

khảon vay vốn.

Việc đánh giá này chịu ảnh hưởng với tính liêm chính của Ban giám đốc cũng

như bộ phận kế toán. KTV luôn có sự hoài nghi nghề nghiệp đối với bất kỳ một thông

tin nào. Cần có sự xem xét tính độc lập giữa Ban giám đốc hay nhân viên kế toán với

ngân hàng.

Bước 3, Ước tính khoản vay và chi phí lãi vay và so sánh với giá trị ghi sổ

Page 109: Kiem Toan Khoan Vay

Ước tính khoản trong năm nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tỷ lệ tăng lên của hai

năm trước, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ... Sau đó, so sánh với giá trị ghi sổ.

Đối với mỗi cuộc kiểm toán nên đưa ra một mức chênh lệch có thể chấp nhận được.

Nếu chênh lệch nhỏ hơn mức chênh lệch có thể chấp nhận được đó thì KTV không

phải tiến hành thêm thủ tục gì nữa. Còn nếu lớn hơn mức chênh lệch đó thì khoản mục

đó được đánh giá là độ rủi ro lớn và KTV tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4, Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch có thể do ước tính của KTV hoặc do tính chính xác và hợp lý của

khoản mục.

Bước 5, Xem xét những phát hiện kiểm toán

Trao đổi giữa kế toán phụ trách nợ phải trả với KTV để khẳng định lại số dư tài

khoản.

3.2.3 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo

kiểm toán.

3.2.3.1 Đánh giá chất lượng kiểm toán: để nắm bắt được chất lượng cung cấp dịch

vụ cho khách hàng cũng như nắm bắt được thực lực của các nhân viên mình.

BGĐ cần đánh giá được chất lượng kiểm toán của chính công ty.

sau đây em xin đưa ra một mẫu ví dụ về bảng hỏi đánh giá chất lượng kiểm toán như

sau:

Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng kiểm toán.

Câu hỏi Có Không

1. Các thủ tục kiểm toán có được thực hiện đầy đủ không? X

2. Các công việc có được phân công bởi Chủ nhiệm kiểm toán

không?

X

3. Có sự soát xét của Chủ nhiệm kiểm toán đối với giấy tờ làm

việc của nhân viên hay không?

X

4. Hồ sơ kiểm toán lưu trữ tất cả các giấy tờ làm việc phục vụ

mục đích kiểm toán không?

X

5. Bằng chứng kiểm toán có đủ làm cơ sở cho việc ra quyết định X

Page 110: Kiem Toan Khoan Vay

kiểm toán không?

6. Các KTV/trợ lý KTV có hoàn thành đúng thời gian và chính

xác công việc không?

X

7. Kết luận kiểm toán có dựa trên thực tế tình hình tài chính của

Công ty không?

X

8. Khách hàng có hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

không?

X

Kết luận : Chất lượng kiểm toán trong quá trình kiểm toán tại X: tốt

3.3. Những điều kiện thực hiện giải pháp.

Để thực hiện được những giải pháp trên một cách hiệu quả cần có sự kết hợp

hài hoà nhiều nhân tố trong đó bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Đối với cơ quan nhà nước

Hiện nay, tại Việt Nam Chính phủ đã ban hành một số nghị định về kiểm toán

độc lập cũng như hoạt động của các Công ty này như Nghị định 105/2004/NĐ-CP,

thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn nghị định 105 cùng với hệ thống chuẩn mực

kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật này không thể đáp ứng được

nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán của Việt Nam nhất là trong thời

kỳ hội nhập này. Các chính sách kiểm toán chưa thực hiện đồng bộ do đó hạn chế phần

nào sự phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam cũng như việc thực hiện các giải pháp

hoàn thiện công tác kiểm toán tại đơn vị. Trong tương lai, Chính phủ nên ban hành văn

bản có hiệu lực cao hơn nghị định và tổng quát hơn ví dụ như Luật kiểm toán. Để hỗ

trợ cho giải pháp Nhà nước có thể quy định việc gửi thư xác nhận kèm hợp đồng kiểm

toán để bên thứ ba hợp tác cung cấp số liệu kế toán cho KTV.

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý cấp cao, là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành

các bộ luật, các chuẩn mực, các quyết định … liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán,

xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc phát triển của các Công ty kiểm

toán hoạt động tại Việt Nam. Kiểm toán là một lĩnh vực tương đối mới nên hệ thống

luật pháp ban hành liên quan đến lĩnh vực này còn ít và chưa sát với thực tế công tác

kiểm toán tại Việt Nam. Do đó, Bộ tài chính cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn

Page 111: Kiem Toan Khoan Vay

nữa hệ thống pháp luật về lĩnh vực kiểm toán, tạo điều kiện cho mọi Công ty kiểm

toán phát triển. Bên cạnh đó, ngày nay có rất nhiều Công ty kiểm toán nước ngoài tại

Việt Nam, nhiều Công ty ra đời từ lâu trong khi các Công ty kiểm toán Việt Nam trong

những năm gần đây mới được biết đến. Chính vì vậy Bộ tài chính cần đưa ra các biện

pháp giúp cho ngành kiểm toán nói chung và các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam

riêng phát triển hơn nữa.

Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp của các

cá nhân và doanh nghiệp hành nghề kiểm toán độc lập chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hội

hoạt động nhằm mục đích tập hợp đoàn kết các KTV, duy trì, phát triển nghề nghiệp,

nâng cao trình độ và danh tiếng KTV, nâng cao dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn

phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế, tài chính

các doanh nghiệp và đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức

nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước trong khu vực và thế giới.

Trước những thực tế còn tồn tại đối với KTV và Công ty kiểm toán như hiện

nay. VACPA phải làm gì để hoàn thành trách nhiệm cao cả đó? Đó không phải là vấn

đề đơn giản nhưng không phải là không có hướng giải quyết. Trong những năm tới

VACPA cần kết hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý

mang lại điều kiện cho việc hành nghề kiểm toán tại Việt Nam. Đồng thời, cần có

những biện pháp nâng cao năng lực của Ban lãnh đạo cũng như các KTV. VACPA cần

có những cuộc sát hạch thực tế cho các KTV muốn tham gia VACPA để đảm bảo

những người có năng lực thực sự mới được đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán của

mình.

Hiệp hội KTV Việt Nam cũng cần phải tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ

cũng như cập nhật các kiến thức cho các thành viên, thường xuyên trao đổi kinh

nghiệm để tạo nên sự phát triển bền vững của ngành kiểm toán Việt Nam. Đồng thời

cần kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức cuộc thi cấp chứng chỉ KTV cho những kế toán

viên hay KTV có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Các trường kinh tế

Kiến thức trong trường đại học là hành trang cho sinh viên trong suốt cuộc đời,

là nền tảng cho sự thành đạt của một con người. Các trường đại học cần mở rộng đào

Page 112: Kiem Toan Khoan Vay

tạo kiến thức chuyên ngành như: Kế toán tài chính, Kiểm toán tài chính, Luật kinh tế,

Tài chính doanh nghiệp, Phân tích BCTC … Bên cạnh đó, tin hoc và ngoại ngữ cũng

là điều kiện cần thiết cho sinh viên khi tham gia thực tế công tác kiểm toán, nhất là

trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán hiện nay không chỉ là

công ty có vốn Nhà nước mà cả những Công ty có nguồn vốn nước ngoài. Ngoại ngữ

giúp KTV có thể tiếp cận dễ dàng hơn trong các cuộc phỏng vấn với Ban giám đốc

cũng như nhân viên của khách hàng. Mặt khác, nhà trường nên liên hệ với các công ty

kiểm toán tại điều kiện cho sinh viên giao lưu học hỏi với công việc thực tế thông qua

các buổi giao lưu, các đợt kiến tập và thực tập.

Các công ty kiểm toán nói chung

Tất cả các Công ty kiểm toán tại Việt Nam hiện nay đang gặp chung một trở

ngại lớn đó là thiếu cấp quản lý KTV chính (senior), chủ nhiệm kiểm toán đôi khi

kiêm luôn cả các công việc của KTV chính. Do vậy trong thời gian tới cần bổ sung

thêm lực lượng KTV, đặc biệt là những người đã từng có kinh nghiệm làm việc nhiều

năm trong lĩnh vực tương ứng.

Hiện nay, ở nước ta còn tồn tại tình trạng cạnh tranh về phí kiểm toán mà không

phải về chất lượng kiểm toán, cùng với vấn đề thiếu nguồn nhân lực nên dẫn đến tình

trạng công ty kiểm toán thực hiện không đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo đúng quy

định, do đó báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán tại Việt Nam không được

đánh giá cao, cho dù là báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán lớn như Big4.

Tồn tại nữa ở các công ty kiểm toán Việt Nam là các công ty kiểm toán thuê

CPA và những KTV này không thực sự làm việc tại công ty đó, KTV không tham gia

cập nhật kiến thức hàng năm. Chính những tồn tại nói trên làm cho chất lượng kiểm

toán không được đảm bảo.

Vì vậy, để giữ đúng đạo đức nghề nghiệp, các công ty kiểm toán cần đặt mục

tiêu chất lượng kiểm toán lên hàng đầu, đồng thời có chính sách tuyển dụng và đào tạo

nhân sự cho công ty, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Đồng thời, các

cơ quan chức năng cũng cần can thiệp, tránh tình trạng KTV cho thuê CPA như ở

nước ta hiện nay.

Các doanh nghiệp Việt Nam

Page 113: Kiem Toan Khoan Vay

Để công tác kiểm toán được thuận lợi hơn, công ty có thể thu thập thông tin

đáng tin cậy cho việc ra ý kiến cho BCTC thì các khách hàng cần cung cấp cho các

KTV các thông tin hay bằng chứng đầy đủ và nhanh chóng. Bên cạnh đó, hệ thống

KSNB cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh

nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với loại hình cũng như

quy mô của Công ty mình. Ban giám đốc công ty có thể tham khảo hệ thống KSNB

của nhiều công ty để thiết kế cho công ty mình tổ chức KSNB phù hợp.

Page 114: Kiem Toan Khoan Vay

KẾT LUẬN:

Chuyên ngành kiểm toán là một chuyên ngành tương đối mới trong hệ đào tạo của hệ

thống các trường đại học Kinh tế. Thật may mắn khi em được học tập và nghiên cứu

về chuyên ngành mình yêu thích và lựa chọn. Là một sinh vên năm cuối, để hoàn

thành chương trình học tập của mình, mỗi sinh viên lựa chọn cho mình một đề tài phù

hợp với chuyên ngành mình được học tập và môi trường thực tập cuối khoá. Qua đề tài

mà lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp em hiểu và nắm bắt sâu hơn những

kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường. Đồng thời cũng chỉ ra sự hỗ trợ thiết thực của

thực tế để hoàn thiện hơn cơ sở lý luận.

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

1.

2. Chương I: Khái quát chung về chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm

toán Báo cáo Tài chính.................................................Error! Bookmark not defined.

3. Sơ đồ 1.1: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC.9

4. Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán cho khoản mục vay11

5. Bảng 1.1: Bảng mô tả kế hoạch chiến lược...............................................................12

6. KÕ ho¹ch chiÕn lîc...................................................................................................12

7. Bảng 1.2 : Bảng mô tả kế hoạch kiểm toán tổng thể.................................................14

8. KÕ ho¹ch kiÓm to¸n tæng thÓ...........................................................................14

9. Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với số lượng bằng chứng kiểm toán .24

10. Bảng 1.2 : Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản nợ vay.............................................28

11. Chương II: Thực trạng kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính

do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực

hiện.................................................................................Error! Bookmark not defined.

12. Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh trong 3 năm tài chính

2006, 2007, 2008 của AASC.........................................................................................41

13. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của AASC theo loại hình dịch vụ...........................42

14. Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty AASC...............................................43

15. Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán tại AASC:.................................................................46

Page 115: Kiem Toan Khoan Vay

16. Bảng 2.2: Biến động nhân sự 3 năm 2006, 2007, 2008..............................................47

17. Sơ đồ 2.4: Phân cấp tổ chức quản lý nhân sự kiểm toán tại công ty AASC...........50

18. Mẫu hồ sơ 2.1: Thư chào hàng....................................................................................58

19. Bảng 2.3 Bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV.......................................................60

20. Bảng 2.4 : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khách hàng XXX.........64

21. Hồ sơ 2.2: các chỉ tiêu tài chính của khách hàng XXX:............................................67

22. Hồ sơ 2.3: chỉ tiêu phân tích tài chính của YYY.........................................................68

23. Hồ sơ 2.4: Đánh giá tính trọng yếu tổng thể của khách hàng XXX........................69

24. Hồ sơ 2.5 : Phân bổ trọng yếu cho các khảon mục của khách hàng XXX:.............71

25. Hồ sơ 2.6: Đánh giá tính trọng yếu tổng thể các khoản mục của khách hàng YYY:73

26. Hồ sơ 2.7 PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CHO KHOẢN MỤC VAY.......................75

27. Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán các khoản vay.....................................................75

28. Bảng 2.6 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản vay.......................79

29. Hồ sơ 2.8 : chi tiết các khoản vay của công ty XXX tại thời đểm 31/12/2008.........83

30. Hồ sơ 2.9: Điều chỉnh các khoản vay tổng hợp..........................................................84

31. Hồ sơ 2.10: thư xác nhận cho mục đích kiểm toán...................................................85

32. Hồ sơ 2.11: thư xác nhận đối với cá nhân tổ chức cho vay khác.............................86

33. Hồ sơ 2.12: kế hoạch trả nợ vay của khách hàng yyy 2009........................................87

34. Hồ sơ 2.13: chi tiết vay trước điều chỉnh....................................................................89

35. Hồ sơ 2.14: soát xét 3 cấp.............................................................................................92

36. Hồ sơ 2.15: nhận xét sau kiểm toán khoản vay của khách hàng XXX....................93

37. Hồ sơ 2.16: báo cáo kiểm toán của khách hàng XXX...............................................95

Page 116: Kiem Toan Khoan Vay

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC

KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH....................................5

1.1 Khái quát chung về các khoản vay................................................................................5

1.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản vay................................................................................6

1.3 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính....................8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI

CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN........................................37

2.1 Đặc điểm công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán với

chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính..................37

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán (AASC).......................................................................................37

2.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của AASC...........................................................38

2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.............................................................................42

2.2.4 Tổ chức công tác kiểm toán tại AASC.................................................................43

2.2.5 Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán...................................................................46

2.2.6 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán........................................................................47

2.2.7 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán...........................................50

2.2 Tình hình kiểm toán các khoản vay do AASC thực hiện..........................................56

2.2.1 Bước 1 : Khảo sát và đánh giá khách hàng.........................................................56

4. Trụ sở chính của công ty tại 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà

Nội.....................................................................................................................................60

5. Ban giám đốc:..............................................................................................................60

38. 1.Hình thức sở hữu vốn................................................................................................61

2.2.2 Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ.........................................................................63

2.2.3 Bước 3:Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán các khoản

vay cho khách hàng XXX và khách hàng YYY...........................................................64

2.2.4 Bước 4: Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vốn vay .....................79

2.2.5 Bước 5: Hoàn thành kiểm toán và đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản

vay tại công tyXXX và công ty YYY.............................................................................92

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vay do công ty

TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện...................97

Page 117: Kiem Toan Khoan Vay

3.1. Tính tất yếu hoàn thiện kiểm toán khoản vay trong kiểm toán BCTC................102

3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do Công ty

TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện...............................104

3.2.1 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương

trình kiểm toán..............................................................................................................104

3.2.2 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.......................109

3.2.3 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo

kiểm toán. ...................................................................................................................110

3.3. Những điều kiện thực hiện giải pháp.......................................................................111