225
Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TGNH : Tiền gửi ngân hàng BCTC : Báo cáo tài chính BCĐTK : Bảng cân đối tài khoản BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TMBCTC : Thuyết minh báo cáo tài chính KSNB : Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên HĐQT : Hội đồng quản trị BGĐ : Ban giám đốc GTGT : Giá trị gia tăng ISA : Chuẩn mực kiểm toán quốc tế VACPA : Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam BigSun Group

Kiem Toan Tai Chinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TGNH : Tiền gửi ngân hàng

BCTC : Báo cáo tài chính

BCĐTK : Bảng cân đối tài khoản

BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

TMBCTC : Thuyết minh báo cáo tài chính

KSNB : Kiểm soát nội bộ

KTV : Kiểm toán viên

HĐQT : Hội đồng quản trị

BGĐ : Ban giám đốc

GTGT : Giá trị gia tăng

ISA : Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

VACPA : Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

BigSun Group

Page 2: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

MỤC LỤC

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG

ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC..................................................1

1.1 Khái niệm và đặc điểm hạch toán khoản mục tiền trong kế

toán tài chính........................................................................1

1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoản mục Tiền trong báo cáo

tài chính...............................................................................................1

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền......................1

1.1.1.2 Vai trò khoản mục tiền.........................................................2

1.1.2 Đặc điểm hạch toán khoản mục tiền.....................................3

1.1.2.1 Các nguyên tắc hạch toán khoản mục Tiền.......................3

1.1.2.2 Tài khoản sử dụng liên quan thường xuyên phát sinh

của các loại tiền..................................................................................4

1.1.2.3 Đặc điểm của vốn bằng tiền ảnh hưởng tới quá trình

kiểm toán...........................................................................................11

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền...........................13

1.1.3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ khoản mục tiền.....................13

1.1.3.2 Yêu cầu kiểm soát nội bộ khoản mục tiền.......................14

1.1.3.3 Nguyên tắc kiểm soát nội bộ.............................................15

1.1.3.4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với thu tiền, chi tiền, số dư

tồn quỹ...............................................................................................16

1.2 Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài

chính...................................................................................18

BigSun Group

Page 3: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền....................................18

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo

cáo tài chính......................................................................................19

1.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán....................................19

1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán..........................................26

1.2.2.3 Giai đoạn tổng hợp, kết hợp và lập báo cáo...................35

2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI

CÔNG TY DL-DV&TM VĨNH HƯNG...........................................37

2.1 Giới thiệu chung về Công ty...........................................37

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.................................................37

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính.............................................37

2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty..................................................37

2.2 Kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền

trong BCTC tại Công ty DL-DV&TM Vĩnh Hưng........................40

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán........................................................40

2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán............................................40

2.2.1.1.1Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.....................40

2.2.1.1.2Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng.............47

2.2.1.1.3Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán.........................47

2.2.1.1.4Ký kết hợp đồng kiểm toán.............................................48

2.2.1.2 Thu thập thông tin chung về khách hàng.......................77

2.2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích...............................................79

2.2.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán...........................87

2.2.1.5 Đánh giá sơ bộ về KSNB.....................................................89

BigSun Group

Page 4: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

2.2.1.6 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu......................95

2.2.1.7 Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát và Chương

trình kiểm toán.................................................................................96

2.2.2 Thực hiện kiểm toán............................................................114

2.2.2.1 Kiểm toán khoản mục Tiền và tương đương tiền.........114

2.2.2.1.1Thực hiện thủ tục chung................................................117

2.2.2.1.2Thực hiện thủ tục phân tích..........................................119

2.2.2.1.3Thực hiện thử nghiệm chi tiết.......................................121

2.2.3 Kết thúc kiểm toán..............................................................131

2.2.3.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán............................................131

2.2.3.2 Soát xét, phát hành Báo cáo kiểm toán.........................135

3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY DL-

DV&TM VĨNH HƯNG............................................................143

3.1 Nhận xét về hoạt động kiểm toán khoản mục tiền tại Công

ty. 143

3.1.1 Ưu điểm.................................................................................143

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại...................................................143

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục

tiền tại Công ty.........................................................................................

144

BigSun Group

Page 5: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động

kiểm toán đã được hình thành và nhanh chóng phát triển ở Việt Nam, đã trở thành nhu

cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh

nghiệp. Mà hiện nay nhu cầu về thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối

tượng vì đó là cơ sở để đưa ra các quyết định. Đối với doanh nghiệp thì thông tin tài chính

luôn được nhiều đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong

muốn những thông tin đó phải trung thực và hợp lý nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các

quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Và hoạt động kiểm toán thông qua kiểm

toán BCTC đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, và xác nhận độ tin cậy của

các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần

hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi

phát triển kinh tế đất nước.

Tất cả các khoản mục trên BCTC đều quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc đưa ra

những quyết định của người sử dụng thông tin. Trong đó thì KTV thường đặc biệt chú

trọng đến khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, vì đây là khoản mục thường

xảy ra nhiều gian lận, sai sót và là khoản mục thường liên quan với các chu trình kinh

doanh chính của doanh nghiệp nên thường dể bị trình bày sai lệch.

Nhận thức được tầm quan trọng trong kiểm toán BCTC, đặc biệt là kiểm toán khoản

mục Tiền và tương đương tiền. Nên nhóm em đã chọn đề tài: “Sư dung chương trinh

kiểm toán mâu để kiểm toán khoản muc Tiên và các khoản tương đương tiên trong

BCTC tại công ty TNHH DL-DV & TM Vĩnh Hưng”.

BigSun Group

Page 6: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group

Page 7: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC.

1.1 Khái niệm và đặc điểm hạch toán khoản mục tiền trong kế toán tài chính.

1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoản mục Tiền trong báo cáo tài chính.

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền.

a) Khái niệm khoản mục tiền:

Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại tài sản

có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một

doanh nghiệp.

Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý. Số liệu được

sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền mặt

vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với thực tế và tiến hành các điều chỉnh

cần thiết.

Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý

được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này

chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi được đối chiếu và điều chỉnh theo

sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. Tiền gửi ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ

đang được lưu thông phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Chủ tài khoản có thể rút tiền

mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên thứ ba.

Tiền gửi ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.

Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã

nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân

hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các đơn vị khác,

thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bản sao

kê của ngân hàng, hoặc giấy báo Có của kho bạc.

b) Đặc điểm của khoản mục tiền

Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một

khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả

năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể trình bày sai lệch.Tiền

BigSun Group Trang 1

Page 8: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như

doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Số phát sinh

của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh hầu hết các tài khoản khác. Vì thế,

những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị

phát hiện nếu không có một HTKSNB và các thủ tục kiểm soát không ngăn chặn hay phát

hiện được.Một số đặc điểm khác của tiền là bên cạnh khả năng của số dư bị sai lệch do

ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số tiền trên BCTC

vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến

các khoản mục khác. Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này

thường được đánh giá là cao. Vì vậy, KTV thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền

mặc dù khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Tuy

nhiên, cần lưu ý rằng tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện khi KTV

đánh giá rằng HTKSNB yếu kém, cũng như khả năng xảy ra gian lận là cao.

1.1.1.2 Vai trò khoản mục tiền.

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng

hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận và thường được Nhà

nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu,

ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch

vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể ( như tiền

giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản)

mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một

vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ.

Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa

hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Vì vậy mà nó có vai trò rất quan

trọng.

-Thứ nhất: tiền là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh

tế hàng hóa.

Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là

cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và

BigSun Group Trang 2

Page 9: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách

trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản

xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực

hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh

Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy

luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển

nền kinh tế hàng hóa.

-Thứ hai: tiền là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong

điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường

thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong

phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan

hệ hợp tác quốc tế.

Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát

huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các

quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên

thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế

xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.

-Thứ ba: tiền là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ

kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát

ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn

năng xử lý và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những

trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn

mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền

kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.

1.1.2 Đặc điểm hạch toán khoản mục tiền.

1.1.2.1 Các nguyên tắc hạch toán khoản mục Tiền.

Việc hạch toán khoản mục tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, các chế độ

quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.

BigSun Group Trang 3

Page 10: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử

dụngmột đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Việt Nam để phản ánh (VND).

- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có

vàtình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại

ngoại tệtheo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá

quý ( theo sốlượng, trọng lượng, quy cách, độ nổi kích thước, giá trị…).

- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được

quyđổi về “ đồng Việt Nam” để ghi sổ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế trên

thịtrường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức công bố

tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố

tỷ giá quy đổi ra VND thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ (USD). Khi

tính giá xuất ngoại tệ kế toán áp dụng một trong bốn phương pháp: nhập trước-

xuất trước, nhập sau-xuất trước; bình quân gia quyền, thực tế đích danh.Thực hiện

đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanhnghiệp

quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn

chủđộng trong kế hoạch thu chi sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình

sản xuấtkinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.

1.1.2.2 Tài khoản sử dụng liên quan thường xuyên phát sinh của các loại tiền.

Hạch toán kế toán tiền mặt:

● Chứng từ sử dụng : Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Biên bản kiểm

kê quỹ, Giấy thanh toán tạm ứng, Hoá đơn bán hàng, Hóa đơn giá trị gia tăng, Giấy

đề nghị thanh toán tạm ứng, Bảng kê chi tiết.

● Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt

- Sổ tổng hợp chi tiết TK 111

- Sổ cái TK 111

● Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt” để hạch toán.

BigSun Group Trang 4

Page 11: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Kết cấu TK111 như sau:

- Bên nợ TK 111:

+ Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ.

+ Phát sinh trong kì: Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý đá

quý nhập quỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ

tăng khi điều chỉnh.

- Bên có TK 111:

+ Phát sinh trong kì: Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý,

đá quý xuất quỹ, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giá giảm khi điều chỉnh.

- Dư cuối kì: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá

quý còn tồn ở quỹ tiền mặt.

TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:

+ TK1111: Tiền Việt Nam

+ TK 1112: Ngoại tệ

+ TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

● Sơ hạch toán:

      Tài khản 1111 “ Tiền Việt Nam Đồng “.

BigSun Group Trang 5

Page 12: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 6

Page 13: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tài khản 1112 “ Ngoại tệ “ : Chi tiết theo từng loại ngoại tệ.

Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng:

● Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,

các loại séc, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu nợ, phiếu thanh toán nợ.

● Sổ sách kế toán sử dụng:

- Sổ chi tiết TK 112

- Sổ cái TK 112

- Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng

BigSun Group Trang 7

Page 14: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

● Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 112“ Tiền gửi ngân hàng” để hạch

toán.

Kết cấu TK112 như sau:

- Bên nợ TK 112

+ Số dư đầu kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng

+ Số phát sinh trong kì: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng

- Bên có TK 112: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng

- Dư cuối kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng

TK 112- TGNH có 3 tài khoản cấp II:

+ TK 1121: Tiền Việt Nam

+ TK 1122: Ngoại tệ

+ TK 1123: Vàng bạc, đá quý, kim khí quý

● Sơ hạch toán:

BigSun Group Trang 8

Page 15: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tài khản 1121 “ Tiền gửi Việt Nam Đồng “.

BigSun Group Trang 9

Page 16: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tài khản 1122 “ Tiền gửi ngoại tệ “ : Chi tiết theo từng loại ngoại tệ.

Hạch toán kế toán tiền gửi đang chuyển:

● Chứng từ sử dụng: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc, các chứng từ gốc kèm theo

như: séc các loại, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi

● Sổ sách kế toán sử dụng:

- Sổ chi tiết TK 113

BigSun Group Trang 10

Page 17: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Sổ cái TK 113

● Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 113 “ Tiền mặt” để hạch toán. Kết

cấu TK113 như sau

- Bên nợ TK 113: Các khoản tiền nội tệ, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng hoặc đã

chuyển vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng.

- Bên có: Số kết chuyển vào tài khoản TGNH hoặc các khoản nợ phải trả.

- Số dư bên nợ: Các khoản tiền đang chuyển

Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp II:

+ TK1131: Tiền Việt Nam

+ TK1132: Ngoại tệ

1.1.2.3 Đặc điểm của vốn bằng tiền ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán.

Mỗi loại vốn bằng tiền trên đây mang những đặc điểm khác nhau và điều này ảnh

hưởng tới đặc điểm quản lý đối với chúng cũng như là quá trình kiểm soát, đối chiếu

trong nội bộ của đơn vị. Trong kiểm toán đối với vốn bằng tiền, những đặc điểm trong

quản lý đặc biệt là trong hạch toán vốn bằng tiền có ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa

chọn phương pháp kiểm toán như thế nào để có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán

đủ về số lượng và chất lượng về phần hành này. Vốn bằng tiền mang những đặc trưng cơ

bản phản ánh vai trò của chúng như sau:

Vốn bằng tiền là một loại tài sản lưu động có tính luân chuyển linh hoạt nhất của

doanh nghiệp được trình bày trước tiên trên bảng cân đối kế toán. Khoản mục vốn

bằng tiền thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích về khả năng thanh

toán của doanh nghiệp, nên đây sẽ là khoản thường bị trình bày sai lệch.

Vốn bằng tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan

trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do

đó, vốn bằng tiền có mối quan hệ mật thiết với các chu trình nghiệp vụ chủ yếu của

doanh nghiệp. Vì vậy, những sai sót và gian lận trong các khoản mục khác thường có

BigSun Group Trang 11

Page 18: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của vốn bằng tiền như mua bán vật tư,

tài sản; thu tiền bán hàng; thanh toán công nợ; các khoản chi phí sản xuất, chi phí quản

lý, chi phí bán hàng phát sinh hằng ngày;…

Các nghiệp vụ về tiền thường phá tsinh thường xuyên với số lượng lớn và có qui mô

khác nhau. Mặc dù vốn bằng tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán, kể cả

trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng đây lại là tài sản được ưa chuộng nhất nên

xác suất gian lận, biển thủ cao nhất, và do đó rủi ro tiềm tàng cao nên kiểm toán cần

tập trung kiểm tra chi tiết nhiều hơn các loại khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc tập

trung khám phá gian lận chỉ thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cũng

như khi mức độ gian lận là trọng yếu.

Với các đặc điểm nêu trên có thể thấy vốn bằng tiền là một khoản mục quan trọng

nhưng lại dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn. Điều này dẫn tới trong

bất cứ cuộc kiểm toán BCTC nào thì kiểm toán vốn bằng tiền luôn là một nội dung quan

trọng cho dù số dư của khoản mục tiền có thể là không lớn. Và khi thực hiện kiểm toán

tiền thì việc kiểm tra chi tiết đối với khoản mục cũng như là các nghiệp vụ phát sinh liên

quan là vô cùng quan trọng và kiểm toán viên phải tập trung hơn bất cứ một thủ tục nào

khác.

Đối với tiền mặt, thì khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:

+ Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt;

+ Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng từ khống, sửa

chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền;

+ Khả năng hợp tác giữa thủ qũy và cá nhân làm công tác thanh toán trực tiếp với khách

hàng để biển thủ tiền;

+ Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt;

+ Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khả năng tăng hoặc khai

giảm khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán;

BigSun Group Trang 12

Page 19: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

+ Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi qui đổi với mục đích trục lợi khi tỷ

giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toán ngoại tệ.

Đối với TGNH khả năng xảy ra sai phạm dường như thấp hơn do cơ chế kiểm

soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy

nhiên, vẫn có thể xảy ra các khả năng sai phạm sau đây:

+ Quên không tính tiền khách hàng;

+ Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty ấn định;

+ Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ khách hàng trước khi

chúng được ghi vào sổ;

+ Thanh toán một hóa đơn nhiều lần;

+ Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành;

+ Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giao dịch thường

xuyên với ngân hàng;

+ Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngân hàng tại đơn

vị.

Do tính chất và đặc điểm của tiền đang chuyển mà sai phạm đối với tiền đang

chuyển có mức độ thấp. Tuy nhiên, khả năng sai phạm tiềm tàng của tiền đang

chuyển cũng rất lớn:

+ Tiền bị chuyển sai địa chỉ;

+ Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán;

+ Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác;

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền.

1.1.3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ khoản mục tiền.

BigSun Group Trang 13

Page 20: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Sự hiện hữu và hiệu quả trong hoạt động: Các hoạt động thu, chi tiền và tồn quỹ

được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động kinh

doanh. Việc thu, chi tiền đúng, đủ, kịp thời, phù hợp nhu cầu không lãng phí sẽ giúp hạn

chế mất mát, lạm dụng tiền bạc của đơn vị cho mục đích cá nhân, từ đó giúp thực hiện tốt

việc mua hàng, bán hàng, chi trả lương kịp thời sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh

doanh và do vậy ảnh hưởng đến tính hữu hiệu trong hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó,

nếu đơn vị duy trì số dư tồn quỹ hợp lý, sẽ đảm bảo nhu cầu chi tiêu của đơn vị, đảm bảo

khả năng thanh toán nợ đến hạn…Việc quản lý tiền hiệu quả còn giúp tránh tồn quỹ quá

nhiều, không sinh lợi cho đơn vị.

- Báo cáo tài chính đáng tin cậy: Các nghiệp vụ thu, chi tiền cần được ghi chép đầy đủ,

chính xác và kịp thời nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tạo ra tiền, sử dụng tiền và

số dư tiền một cách trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính.

- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Việc thu, chi tiền phải phù hợp với các quy định của

pháp luật.

1.1.3.2 Yêu cầu kiểm soát nội bộ khoản mục tiền.

Trong thực tiễn muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những

yêu cầu sau:

- Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ

trong thời gian sớm nhất.

- Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được

ghi chép đúng đắn.

- Phải duy trì số dư tồn kho hợp lý: Để đảm bảo chi trả các nhu cầu vào kinh doanh,cũng

như thanh toán nợ đến hạn. tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng

sinh lợi và có thể gặp rủi ro.

BigSun Group Trang 14

Page 21: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1.1.3.3 Nguyên tắc kiểm soát nội bộ.

 - Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ hữu

hiệu khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố tình gian

lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liêm chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo cho

kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu. Áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm: Sự

phân công công việc đối với tiền phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối

với các chu trình có liên quan đến tiền. Nghĩa là không cho phép bất cứ cá nhân nào thực

hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc các nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi

cá nhân chỉ được phân công một chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ.

- Tập trung đầu mối thu: Nên hạn chế tối đa số lượng người nắm giữ tiền, nghĩa là chỉ cho

phép một số ít nhân viên được thu tiền…Điều này nhằm hạn chế khả năng thất thoát số

tiền thu được.

- Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp thời các

khâu nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc ghi nhận kịp thời

các khoản thu sẽ hạn chế khả năng chiếm dụng số tiền thu được.

- Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng: Điều này ngăn chặn đáng

kể việc nhân viên biển thủ tiền thu được từ khách hàng.

- Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu

tiền: Khi đó, người thu tiền sẽ phải nộp đủ các khoản tiền thu được vì biết rằngsố tiền thu

được sẽ bị kiểm tra bằng cách đối chiếu với các biên lai hoặc phiếu thu được đánh số liên

tục trước khi sử dụng.

- Thực hiện tối đa những khoản thu chi qua ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt: Nguyên tắc

này xuất phát từ khả năng xảy ra gian lận rất cao từ các khoản chi bằng tiềnmặt.

- Cuối mỗi tháng, thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế: Sổ cái và sổ chi

tiết về số dư và số phát sinh của tài khoản tiền gửi ngân hàng; tài khoản tiền mặtvới biên

bản kiểm kê quỹ tiền mặt.

BigSun Group Trang 15

Page 22: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1.1.3.4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với thu tiền, chi tiền, số dư tồn quỹ.

a/ Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền

Trong trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khi bán hàng và thu tiền trực tiếp, để ngăn chặn khả năng nhân viên bán hàng chiếm

dụng số tiền thu được và không ghi nhận các khoản này, cần tách rời chức năng bán hàng

và thu tiền. Trong đó, việc đánh số thứ tự liên tục các chứng từ thu tiền trướckhi sử dụng

(phiếu tính tiền, phiếu thu, hóa đơn hoặc vé) là điều cần thiết để ngăn ngừa sai phạm.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, một nhân viên thường phải đảm nhiệm nhiều việc

như bán hàng, nhận tiền ghi sổ. Trong điều kiện đó, thủ tục kiểm soát tốt nhất là sử dụng

các thiết bị thu tiền. Nếu không trang bị được máy móc tiên tiến, cần phải quản lý được số

thu trong ngày thông qua việc yêu cầu lập các báo cáo bán hàng hàng ngày.

Trường hợp thu nợ của khách hàng.

- Nếu khách hàng đến nộp tiền: khuyến khích họ yêu cầu được cấp phiếu thu, hoặc biên

lai.

- Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu và thườngxuyên

đối chiếu giấy công nợ.

- Nếu thu tiền qua bưu điện: Cần phân nhiệm cho các nhân viên khác đảm nhận cácnhiệm

vụ như: Lập hóa đơn bán hàng - Theo dõi công nợ - Đối chiếu giữa sổ tổng hợpvà chi tiết

về công nợ - Mở thư và liệt kê các séc nhận được - Nộp các séc vào ngân hàng - Thu tiền.

b/ Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền

Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền

mặt trong thanh toán.

Nguyên tắc chung là hầu hết các khoản chi nên thực hiện thanh toán qua ngân hàng,

ngoại trừ một số khoản chi mới sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, những chứng từ thanh toán

BigSun Group Trang 16

Page 23: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

qua ngân hàng ( séc, ủy nhiệm chi,…) nên được đánh số liên tục trước khi sử dụng. Nếu

không được sử dụng phải lưu lại đầy đủ để tránh tình trạng bị mất cắp, hay bị lạm dụng.

Các chứng từ gốc làm cơ sở thanh toán phải được đánh dấu để ngăn ngừa việc sử dụng

chứng từ gốc để chi nhiều lần.

Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn

Người quản lý nên thực hiện sự ủy quyền cụ thể cho cấp dưới trong một số công việc.

Đối với tiền, phải phân quyền cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính,

đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân quyền.

Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng

Số dư khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân

hàng. Mọi khoản chênh lệch phải được điều chỉnh thích hợp, những trường hợp chưa rõ

nguyên nhân phải được kết chuyển vào các tài khoản phải thu khác hay phải trả khác và

xử lý phù hợp.

c/ Kiểm soát nội bộ số dư tồn quỹ

- Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền giấy, tiền xu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, séc chưa sử

dụng hay séc thanh toán của khách hàng chưa kịp gửi vào ngân hàng cần được bảo quản

chặt chẽ và giao cho thủ quỹ chịu trách nhiệm.

- Thủ quỹ cần kiểm kê cuối mỗi ngày và đối chiếu với số liệu của kế toán, mọi chênh lệch

phải tìm hiểu nguyên nhân.

- Để tránh trường hợp mượn tạm tiền trong két cần tiến hành kiểm kê quỹ định kỳ và đột

xuất và phải lập biên bản kiểm kê.

- Tùy vào nhu cầu kinh doanh cũng như thanh toán nợ trong từng giai đoạn đơn vị luôn

cần đến một lượng tiền nhất định để sử dụng. Việc duy trì số dư và kiểm soát tồn quỹ hợp

lý rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tránh tình trạng mất khả năng thanh toán và

ngược lại cũng không nên để tồn quỹ quá nhiều dẫn đến rủi ro mất mát.

BigSun Group Trang 17

Page 24: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Xác định mức tồn quỹ thích hợp: do tiền mặt để tại quỹ không sinh lời, vì thế đơn vị dự

đoán nhu cầu tiền trong tương lai cũng như các khoản tiền sẽ thu được nhằm xác định

mức tồn quỹ thích hợp cũng như ngân quỹ thiếu thừa. Nếu thiếu đơn vị phải dự toán

nguồn bù đắp. Nếu thừa sẽ đầu tư như mua chứng khoán có tính thanh khoản cao, gửi vào

ngân hàng, hay trả nợ sớm để hưởng chiết khấu…

1.2 Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền.

Khi kiểm toán khoản mục tiền, các mục tiêu kiểm toán cần phải đạt được là:

- Mục tiêu về tính hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên báo cáo tài chính thì tồn tại

trong thực tế. Mục tiêu này là quan trọng nhất, vì tương tự như khi kiểm toán các

tài sảnkhác, kiểm toán viên thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình

bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che dấu tình hình tài chính hoặc sự thất

thoát của tài sản.

- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được ghi

nhậntrên báo cáo tài chính.

- Mục tiêu về tính đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá được

xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Mục tiêu về quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với

các khoản tiền.

- Mục tiêu về ghi chép chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng cộng đúng

và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.

- Mục tiêu về tính trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trình bày

thích hợp trên báo cáo tài chính. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng đều

được khai báo đủ.

- Mục tiêu về phân loại: Tiền phải được phân loại chi tiết theo các tiêu thức khác

nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

BigSun Group Trang 18

Page 25: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Chấp nhận kiểm toán:

Sau khi nhận được thông báo của hội đồng quản trị. Bộ phận kiểm toán nội bộ bắt đầu

lên lịch làm việc.

Tính độc lập của kiểm toán viên

Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán” quốc tế (ISQC1)và

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với bộ

phận phòng ban kiểm toán. Các mẫu giấy tờ này trợ giúp KTV kiểm tra lại tính độc lập

của các thành viên trong nhóm kiểm toán và ký cam kết nếu như không thấy có vấn đềvề

tính độc lập. Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán. Các thành viên

nhóm kiểm toán phải ký vào Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình

trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán. Mẫu A270 được sử dụng như một danh sách

kiểm tra để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán.Nếu có bất kỳ yếu tố

nào có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập (ở cột “Có” của Mẫu A270), trưởng nhóm

kiểm toán cần hoàn thành Mẫu A280 để khẳng định các yếu tố có thể làm suy yếu tính

độc lập đã được loại trừ một cách phù hợp chưa.Các Mẫu A260, A270, A280 cần được

hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần phải cập nhật trong suốt quá trình

thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng trọng

yếu đến những đánh giá ban đầu về tínhđộc lập của KTV và công ty kiểm toán.

Rà soát các nội dung của giấy tờ làm việc để trả lời câu hỏi và ghi chép các thủ tụccần

thực hiện/ đã thực hiện để đảm bảo tính độc lập. Các thông tin này được liên kết từ Mẫu

A110, A120 và A210, A230, A310 (quanhệ giữa thành viên HĐQT, BGĐ, kế toán

trưởng…với nhóm kiểm toán).

Trao đổi với Ban giám đốc về kế hoạch kiểm toán

BigSun Group Trang 19

Page 26: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn

A3 hướng dẫn KTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban

Giám đốc được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm

toán. Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là

chủnhiệm kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau khi kết thúc

cuộc họp với Ban Giám đốc. Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch, họp triển

khai kiểm toán với Ban Giám đốc được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các

vấn đề sau:

- Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực thuộc nào, ...

- Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu sự phối hợp của đơn

vị,...

- Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán;

- Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh

hưởng đến đơn vị;

- Các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán; Các

trao đổi này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch, giúp Ban Giám

đốc có sự chuẩn bị cần thiết để hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán. Ngoài ra, việc

trao đổi này cũng giúp KTV thu thập được một số thông tin làm cơ sở xét đoán và điền

vào các Mẫu liên quan như: Mẫu A310, A400, A610.Tuy nhiên, khi thảo luận về kế

hoạch kiểm toán, KTV cần thận trọng để không là mảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc

kiểm toán. Ví dụ, việc thảo luận quá chi tiết về nội dung, lịch trình các thủ tục kiểm toán

với Ban Giám đốc có thể dẫn đến việc Ban Giám đốc có thể dự đoán được các thủ tục

kiểm toán mà KTV sẽ thực hiện và chuẩn bị sẵn các biện pháp mang tính đối phó, hoặc

yêu cầu KTV thực hiện những công việc ngoài phạm vi kiểm toán.

Liên kết từ các giấy tờ làm việc trong Phần A – Lập kế hoạch kiểm toán.

BigSun Group Trang 20

Page 27: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Liên kết đến các chương trình kiểm toán và giấy tờ làm việc chi tiết tại từng phần hành

kiểm toán có liên quan từ Phần D đến Phần H.

Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh (ban hành

theo Quyết định số 219/2000/QĐ - BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ TàiChính) -

đã hướng dẫn “Để thực hiện được kiểm toán báo cáo tài chính, KTV phải có hiểu biết về

tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ liệu, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt

động của doanh nghiệp được kiểm toán mà theo đánh giá của KTV, chúng có thể ảnh

hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm

toán”. Yêu cầu KTV cần có hiểu biết về phòng ban được kiểm toán và môi trường hoạt

động của bộ phận đó.KTV cần hiểu biết về mục tiêu của thủ tục “tìm hiểu công ty và môi

trường hoạt động”. Sau đó KTV cần tìm hiểu những thông tin hiểu biết về môi trường

hoạt động vàcác yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp và những hiểu biết về

doanh nghiệp. Cuối cùng KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm,

các rủi ro trọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể. Các rủi ro có thể phát

hiện trong quá trình hoàn thành mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào ô tương ứng.

Các rủi ro trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định.

Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng

Các chu trình kinh doanh bao gồm: (1) Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền. (2)

Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền. (3) Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá

vốn. (4) Chu trình lương và phải trả người lao động. (5) Chu trình TSCĐ và xây dựng cơ

bản. Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm, có những trường hợp không cần phải tìm hiểu tất cả

5 chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính hoặc KTV còn phải tìm

hiểu các chu trình quan trọng khác. Khi thực hiện, KTV cần lưu ý mục tiêu của thủ tục

“Tìm hiểu chính sách kế toánvà chu trình kinh doanh” để :

Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh

quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm

BigSun Group Trang 21

Page 28: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán. Đánh giá về mặt thiết kế và

thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này. Thiết kế các thủ tục

kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh. Kết thúc phần mô tả chu

trình kinh doanh quan trọng của công ty, KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu trong quá

trình thực hiện các bước công việc như là hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu

liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng, hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng,

soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát .

Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua

hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV

thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá

rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là

phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong

trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh

BCTC. Phân tích sơ bộ khoản mục tiền trong BCTC chủ yếu là phân tích Phần A: Tài

sảnngắn hạn; Khoản I: Tiền và tương đương tiền; mục 1: Tiền trên Bảng cân đối kế

toán.Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và

Thuyết minh BCTC. Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến

động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.

(1) Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán

KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối.

(2) Phân tích hệ số

Phân tích hệ số gồm hệ số thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh, hệ số khả

năng sinh lời. Khi phân tích hệ số để nhận định biến động cho khoản mục tiền thì KTV

thường tập trung hệ số phố biến như sau: Hệ số thanh toán. Khi phân tích hệ số KTV

dùng hiểu biết của mình về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các

biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số

BigSun Group Trang 22

Page 29: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi

ro đó.Các hệ số thanh toán: Là các hệ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

doanh nghiệp và so sánh với chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số thanh toán

thông thường chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng

thanh toán hoặc đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và kiểm tra khả năng hoạt

động liên tục của doanh nghiệp.

(3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường:

Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt,nếu

có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số

dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do. Ví dụ, số dư quỹ

tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồng trong khi mức chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là

300 triệu..).

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực hiện)

Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểmtoán”

(VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và

thực hiện kiểm toán.Khi thực hiện mẫu này KTV phải xác định tiêu chí được sử dụng để

ước tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được gợi ý trong Mẫu A710, và giải thích lý do

lựa chọn tiêu chí này vào trong ô tương ứng.Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa

chọn có thể là: Lợi nhuận trước thuế Tổng doanh thu Lợi nhuận gộp Tổng chi phí Tổng

vốn chủ sở hữu Giá trị tài sản ròng. Sau đó lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định

mức trọng yếu tổng thể. (Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ

kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng):

o 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế

o 1% đến 2% tổng tài sản

o 1% đến 5% vốn chủ sở hữu

BigSun Group Trang 23

Page 30: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

o 0.5% đến 3% tổng doanh thu

Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức

trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm

toán cụ thê là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từng công

ty. Cuối cùng KTV đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu

chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại

mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục

kiểm toán hay không..Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và

mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và

khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu thì KTV

cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có

cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm

toán đầy đủ và thích hợp hay không.

Ðánh giá rủi ro kiểm toán:

o Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,

từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc

tính gộp mặc dù có hay không hệ thống KSNB

o Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,

từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng hoặc tính gộp mà hệ thống KSNB

không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện ra hoặc sửa chữa kịp thời

o Rủi ro phát hiện (DR): là mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là bằng chứng

kiểm toán thu được cho 1 bộ phận hay khoản mục sẽ không phát hiện ra các sai

sót cao hơn mức có thể chấp nhận, nếu sai sót đó tồn tại.

o Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV ðýa ra ý kiến

nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót

trọng yếu.

BigSun Group Trang 24

Page 31: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

AR = IR x CR x DR

Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch/ thực hiện)

Chuẩn mực kiểm toán “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” (VSA 530)

yêu cầu khi thiết kế thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để

lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu

thử nghiệm kiểm toán. KTV lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng

kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục lớn trên BCTC thông

qua lựa chọn một trong 3 phương pháp:

o Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%)

o Lựa chọn các phần tử đặc biệt

o Lấy mẫu kiểm toán

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) yêu

cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tổng

thể và kế hoạch kiểm toán. Tổng hợp các nội dung chính từ các mẫu A210, A310, A510,

A400, A600, A710và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đồng

thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (từ mẫu B410 của hồ sơ

kiểm toán năm trước) và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc kiểm toán năm nay. Đặc biệt

cần lưu ý tổng hợp danh sách các rủi ro trọng yếu, bao gồm cả rủi ro gian lận và các thủ

tục kiểm tra cơ bản liên quan để thành viên nhóm kiểm toán đặc biệt quan tâm khi thực

hiện các phần hành liên quan. Lưu ý, trong trường hợp phương pháp kiểm toán là dựa vào

kiểm tra cơ bản 100% thì danh sách rủi ro trọng yếu này được lập nên từ các phát hiện khi

thực hiện Phần A “Lập kế hoạch kiểm toán”.

BigSun Group Trang 25

Page 32: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Bảng số liệu tổng hợp - Leadsheet

Tùy theo số lượng tài khoản thực tế mà công ty sử dụng và độ lớn/ trọng yếu của số

dư các tài khoản, KTV có thể loại bỏ hoặc bổ sung các tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 trong

Bảng tổng hợp-nếu cần. KTV có thể chuyển cột phân tích biến động giữa năm nay và năm

trước sang phần hành giấy tờ làm việc chi tiết khác khi thực hiện thủ tục phân tích các tài

khoản có biến động lớn.Việc phân tích biến động của từng khoản mục trước khi kiểm

toán là bắt buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục được kiểm toán

trong kỳ, đánh giá hợp lí của sự biến động để có thể xác định những rủi ro có thể xảy ra

và áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Xem xét giả thiết về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp:

Giả thiết về tính hoạt động liên tục là 1 tiền đề quan trọng để mọi hoạt động của

doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nói cách khác, nếu không có sự tin tưởng vào điều đó

thì các đơn vị không thể duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, để

đánh giá khả năng giả thiết này có thực hiện được không, KTV cần:

- Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng CĐKT, nhất là các khoản mục

có tác động đến khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp.

- Đọc các biên bản Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp ban Giám đốc và các hội

đồng quan trọng khác để nhận thấy rõ các khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

- Thảo luận với các nhà quản lý doanh nghiệp về lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận và các dự

đoán thích hợp khác.

Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.

Chuẩn mực kiểm toán số 250 – đoạn 2 “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và cácquy

định trong kiểm toán Báo cáo tài chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC

ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: “ Khi lập kế hoạch và thực hiện

các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ

BigSun Group Trang 26

Page 33: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán, không tuân thủ pháp luật và các quy định

có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc

kiểm toán báo cáo tài chính không thể phát hiện hết mọi hành vi không tuân thủ pháp luật

và các quy định có liên quan”. Nếu phát hiện được những hành vi không tuân thủ pháp

luật và các quy định có liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được

kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch hiểm toán, phải trao

đổi với thành viên Ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.

Chương trình kiểm toán khoản mục tiền

o Kiểm toán tiền mặt

a. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát

Các khoản tiền mặt thu,

chi ghi trên sổ kế toán

tiền mặt đều thực tế

phát sinh và có căn cứ

hợp lý

- Kiểm tra các bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của

người có trách nhiệm.

- Kiểm tra mẫu những chứng từ thu, chi tiền về nội

dung chi, xem xét các chứng từ đó có đầy đủ chứng từ

gốc chứng minh hợp lệ và hợp lý không.

- Xem xét lại sổ nhật ký quỹ, sổ cái tài khoản tiền mặt

và đối chiếu với các sổ kế toán có liên quan.

Các khoản thu, chi tiền

mặt đều được ghỉ sổ kế

toán đầy đủ và kịp thời

- Đối chiếu chọn mẫu các chứng từ thu, chi tiền mặt đối

với sổ nhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác về số

tiền và cả về ngày ghi.

- So sánh ngày ghi sổ trên các sổ liên quan.

Các khoản thu, chi tiền

mặt đều được đánh giá,

tính toán đúng đắn, đặc

- Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền mặt và việc đối

chiếu số liệu giữa kế toán và thủ quỹ.

- Kiểm tra việc tính toán quy dổi ngoại tệ có phù hợp

BigSun Group Trang 27

Page 34: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

biệt là đối với tiền mặt

ngoại tệ và vàng bạc,

đá quý

với tỷ giá ngân hàng công bố; việc sử dụng phương

pháp đánh giá vàng bạc, đá quý có đảm bảo phù hợp và

nhất quán hay không.

- Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ

tồn quỹ có được duy trì và thực hiện đúng thể thức quy

định hay không.

Các khoản tiền thu

được đều được gửi vào

ngân hàng kịp thời,

thực hiện quy định

thanh toán qua ngân

hàng

- Khảo sát việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua

ngân hàng.

- Đối chiếu giữa sổ kế toán tiền mặt với sổ ngân hàng về

ngày bán hàng thu tiền mặt, ngày nộp tiền mặt vào ngân

hàng và số tiền mặt nộp vào ngân hàng

Các nghiệp vụ liên

quan đến tiền mặt đều

được hạch toán đúng

So sánh, xem xét việc hạch toán vào các tài khoản liên

quan, tham chiếu 1 số nghiệp vụ trong việc hạch toán

vào sổ kế toán.

Việc tổng hợp và

chuyển sổ để ghi sổ cái

là đúng đắn và chính

xác

Tổng hợp các sổ chi tiết liên quan đến thu, chi tiền mặt

và đối chiếu với sổ cái tiền mặt.

b. Thực hiện thủ tục phân tích:

Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền mặt, KTV cần tính toán, phân tích và đưa

ra kết luận về sự biến động của tiền mặt qua các năm, cơ cấu tiền mặt trong vốn bằng tiền

của doanh nghiệp, so sánh tiền mặt thực tế tồn cuối kỳ với định mức tồn quỹ tiền mặt đã

quy định và so với ước tính của KTV.

c. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết:

BigSun Group Trang 28

Page 35: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản

Tính chính xác về kỹ

thuật tính toán và ghi

sổ kế toán

- Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi giữa tài khoản tiền

mặt với số liệu ở các tài khoản đối ứng có liên quan

- Đối chiếu số liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ với

sổ kế toán đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặt

với sổ cái tiền mặt.

- Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái tài

khoản tiền mặt.

Các khoản tiền mặt

thu, chi trình bày trên

BCTC và trên các

bảng kê đều có căn cứ

hợp lý

- Đối chiếu giữa các chứng từ thu, chi tiền mặt với các

chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ thu chi và với sổ

nhật ký thu, chi, sổ cái tài khoản tiền mặt.

- Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ

nhật ký hoặc với các bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ.

- Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên

bảng CĐKT và số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với

số liệu trên sổ kế toán liên quan.

Sự đánh giá tính toán

đúng đắn các khoản

chi, đặc biệt là ngoại

tệ và vàng bạc, đá quý

- Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán

tiền mặt và sổ kế toán khác có liên quan.

- Rà soát lại việc tính toán quy đổi các khoản thu, chi tiền

mặt là ngoại tệ và việc thanh toán vào các sổ liên quan

- Tính toán lại và kiểm tra việc đánh giá tính toán giá trị

vàng bạc, đá quý nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt.

Các nghiệp vụ thu,

chi tiền mặt đều được

phản ánh vào sổ kế

- Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát

sinh, từ đó đối chiếu bảng kê các chứng từ này với việc

BigSun Group Trang 29

Page 36: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

toán đầy đủ, kịp thời

và đúng lúc

ghi sổ cùng kỳ để xác định sự đầy đủ của hạch toán.

- Đối chiếu về ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với

ngày lập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổ kế toán

- Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu với số

dư trên sổ quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt.

- Đối chiếu về ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng và xác

nhận tương ứng của ngân hang

Sự khai báo và trình

bày các khoản thu, chi

tiền mặt là đầy đủ và

đúng đắn

Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên

các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày, công khai đầy đủ,

đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê và trên các

BCTC.

o Kiểm toán tiền gửi ngân hàng:

a. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Thử nghiệm kiểm soát tiền gửi ngân hàng về cơ bản tương tự như đối với tiền mặt.

Những thử nghiệm kiểm soát thường phải thực hiện gồm:

- Xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa chức năng ký phát hành ủy

nhiệm thu, chi và chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán có được đảm bảo hay không.

- Xem xét việc quản lý ủy nhiệm thu, chi; việc ký ủy nhiệm thu, chi; việc sử dụng ủy

nhiệm thu, chi của doanh nghiệp có đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý ủy nhiệm

thu, chi hay không.

- Kiểm tra qui trình tổng hợp, đối chiếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng.

b. Thực hiện thủ tục phân tích:

Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền gửi ngân hàng, KTV cần tính toán, phân

tích và đưa ra kết luận về sự biến động của tiền gửi ngân hàng qua các năm, cơ cấu tiền

gửi ngân hàng trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV.

BigSun Group Trang 30

Page 37: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

c. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết:

Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản

Mục tiêu về tính hợp lý

chung

- So sánh số dư cuối kỳ tiền gửi ngân hàng trên bảng

CĐKT và trên sổ sách có liên quan.

- Đối chiếu giữa sổ cái tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký

chung với các ủy nhiệm thu, chi, giấy báo Nợ, Có với

bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng

Mục tiêu về tính đầy đủ - Gủi thư xác nhận mọi số dư của tài khoản tiền gửi

ngân hàng vào thời điểm khóa sổ kế toán

- Kiểm tra về việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền

gửi ngân hàng.

- Chọn 1 số thời điểm kiểm tra giấy báo Nợ, Có và so

sánh với sổ cái tiền gửi ngân hàng

Mục tiêu về tính kịp

thời

Đối chiếu ngày tháng của giấy báo Nợ, Có với ngày

tháng ghi trên sổ kế toán xem có phù hợp không

Mục tiêu về tính chính

xác, về tính toán và ghi

sổ

- Đối chiếu số phát sinh tăng, giảm tài khoản tiền gửi

ngân hàng với số liệu của các tài khoản đối ứng có liên

quan.

- Đối chiếu số dư, số phát sinh trên sổ kế toán và bảng

đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng và các giấy báo Nợ,

Có liên quan.

- Tính toán lại số phát sinh, số dư của tài khoản

Mục tiêu về giá Xem xét tính đúng đắn của tài khoản tiền gửi ngân hàng

về thời gian và lãi suất ngân hàng

BigSun Group Trang 31

Page 38: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Mục tiêu về sự phê

chuẩn

Đối chiếu 1 số ủy nhiệm thu, chi với các hoạt động mua

bán, xem có được sự phê chuẩn phù hợp với chính sách

của công ty không.

Mục tiêu về việc trình

bày trên BCTC

Xem xét việc trình bày của các loại tiền gửi ngân hàng

trên BCTC.

o Kiểm toán tiền đang chuyển

a. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Nội dung thử nghiệm kiểm soát đối với tiền đang chuyển chủ yếu gồm:

- Kiểm tra việc phân công người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và sự thực

hiện qui trình công việc của người đó có đảm bảo các qui định về quản lý vốn bằng tiền

hay không.

- Xem xét các qui định liên quan đến kiểm soát và việc thực hiện phê duyệt các hồ

sơ, thủ tục liên quan đến chuyển tiền có đảm bảo sự chặt chẽ và tỉ mỉ hay không.

b. Thực hiện thủ tục phân tích:

Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền đang chuyển, KTV cần tính toán, phân

tích và đưa ra kết luận về sự biến động của đang chuyển qua các năm, cơ cấu tiền đang

chuyển trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV.

c. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết:

- Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các tài

khoản liên quan để kiểm tra ủy nhiệm thu, chi – đặc biệt vào những ngày cuối năm trước

và những ngày đầu năm sau, nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác

hay không, có đúng với qui định của chế độ tài chính hay không.

- Tính toán lại và đối chiếu kiểm tra với các khoản ngoại tệ được qui đổi và ghi sổ

kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ.

BigSun Group Trang 32

Page 39: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp vụ và

số dư tài khoản để xem xét tình hợp, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan

đến tiền đang chuyển.

- Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển đảm bảo sự

tổng hợp đúng kỳ cũng như tính chính xác, hợp lý của việc qui đổi ngoại tệ.

Soát xét các bút toán tổng hợp

Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình

kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát xét, kiểm tra các bút toán

ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể

hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem

các tình huống đó có thể hiện rủi ro, có sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Thực

hiện theo các công việc đã nêu trong mẫu: KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên

Sổ Cái vào các ngày gần cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong

nhóm kiểm toán để nắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hiện

ở các phần hành được giao. Thủ tục phỏng vấn nhân viên kế toán cũng rất hữu ích trong

việc giúp phát hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán điều chỉnh cuối

kỳ. KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của

từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV.

Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính

Chuẩn mực kiểm toán số 510- đoạn 2 “ Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầu năm tài

chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng

Bộ tài chính) yêu cầu: Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán

viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:

a) Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính năm

nay.

BigSun Group Trang 33

Page 40: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

b) Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân

loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết.

c) Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã đươc

điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài

chính.Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên

quan.

Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính

Chuẩn mực kiểm toán số 560 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán”(ban

hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

yêu cầu: Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày

khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán.

Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: là những sự kiện

có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa

sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán và những sự

kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán.

Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính:

- Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điểu chỉnh lại

BCTC: Những sự kiện hay nghiệp vụ này cung cấp những bằng chứng bổ sung về sự kiện

đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng ảnh hưởng đến các đánh giá trong quá

trình trình bày BCTC. Việc điều chỉnh các BCTC tùy theo sự đánh giá về ảnh hưởng của

các bằng chứng bổ sung về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có trọng yếu hay không.

- Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải khai báo trên

BCTC: là các sự kiện chỉ thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nên không phải điều

chỉnh lại số liệu trên BCTC, nhưng cần phải khai báo trên thuyết minh BCTC.

Soát xét về thay đổi chính sách kế toán và sai sót

BigSun Group Trang 34

Page 41: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tính phù hợp, độ tin cậy của các BCTC của DN và khả năng so sánh BCTC củaDN

giữa các năm và so sánh với BCTC của các doanh nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng trọng

yếu trong trường hợp đơn vị được kiểm toán có sự thay đổi trong các chính sách kế toán,

các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót khi không áp dụng đúng trong việc lập và

trình bày BCTC theo Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

và sai sót” (VAS 29). Khi nhận thấy những thay đổi trong các chính sách kế toán và/ hoặc

các ước tínhkế toán và/ hoặc sửa chữa các sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm

nay và hoặc các năm trước thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán

và trao đổi với trưởng nhóm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để

đưa ra các xử lý phù hợp.

1.2.2.3 Giai đoạn tổng hợp, kết hợp và lập báo cáo.

Soát xét phê duyệt và phát hành báo cáo

Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm

hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện.

Thư quản lý

Các KTV thường đưa ra những lưu ý về những vấn đề giúp cho nhà quản lý có thể

quản lý tốt hơn. Báo cáo kết quả từ những quan sát của KTV trong thư quản lý cho KTV

cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán.Thư quản lý không nên trình bày

những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý.Thư quản lý không phải là một

nội dung bắt buộc nhưng bản thân nó lại cung cấp những đề xuất cần thiết về hoạt động

nói chung và hoạt động kiểm soát nói riêng của công ty. Nhân viên kiểm toán thường

được khuyến khích đề xuất các ý kiến cải thiện hoạt động có lien quan từ những phát hiện

trong khi thực hiện kiểm toán.

Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính” (VSA 700) yêucầu

KTV và bộ phận kiểm toán phải phát hành Báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán

BigSun Group Trang 35

Page 42: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

của mình. “Báo cáo kiểm toán” và “Thư quản lý” (nếu có) là kết quả của cuộc kiểm toán,

được thể hiện bằng văn bản chính thức của Trưởng ban kiểm toán. Báo cáo kiểm toán

phải đính kèm với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.Báo cáo kiểm toán có 4 mẫu

chính áp dụng cho các trường hợp khác nhau: Dạng chấp nhận toàn phần; Chấp nhận từng

phần do hạn chế phạm vi kiểm toán; Chấp nhận từng phần do bất đồng trong xử lý; Dạng

từ chối đưa ra ý kiến; Dạng trái ngược.

Tổng hợp kết quả kiểm toán

a/ Lập bảng tổng hợp các vấn đề còn tồn tại

Trong bảng này, kiểm toán viên nêu lên toàn bộ những vấn đề còn tồn tại của đơn vị

mà kiểm toán viên cần lưu ý xem xét khi lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý.

Bảng này được lập sau khi thảo luận với Ban Giám Đốc và phải được lưu vào hồ sơ kiểm

toán.

b/ Lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh

Đây là bước quan trọng trong quy trình tổng hợp kết quả kiểm toán. Bảng tổng hợp

bút toán điều chỉnh là ghi nhận toàn bộ bút toán điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán

viên. Đối với những bút toán điều chỉnh được Ban giám đốc và bộ phận được kiểm toán

chấp nhận sẽ là cơ sở để lập BCTC sau kiểm toán. Những bút toán điều chỉnh không được

khách hàng chấp nhận sẽ là cơ sở để kiểm toán viên xem xét đưa ra ý kiến và lập báo cáo

kiểm toán ở dạng phù hợp.Việc lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh thường do trưởng

nhóm kiểm toán tổng hợp và soát xét. Trước hết, lập bảng dự thảo bút toán điều chỉnh,

trong đó nêu lên toàn bộ các đề xuất điều chỉnh. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh cuối

cùng dùng để lậpBCTC sau kiểm toán hoặc làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét của KTV.

c/ Lập bảng tổng hợp hạn chế phạm vi kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện tổng hợp những hạn chế phạm vi kiểm toán và sử dụng làm

căn cứ cho kiểm toán viên cân nhắc để đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán ở

BigSun Group Trang 36

Page 43: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

dạng phù hợp. Bảng tổng hợp những hạn chế phạm vi kiểm toán được thảo luận với khách

hàng và phải lưu vào hồ sơ kiểm toán.

2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG

TY DL-DV&TM VĨNH HƯNG.

2.1 Giới thiệu chung về Công ty.

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH DU LỊCH - DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH

HƯNG.

- Loại hình doanh nghiệp: TNHH

- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ du lịch.

- Địa chỉ : 143 Trần Phú, xã Minh An- Hội An- Quảng Nam- Việt Nam

- Số điện thoại : +844 510 3861621

- Email: [email protected]

- Số đăng kí: 072159

- Ngày thành lập: 18/10/1999

- Người đại diện: Triệu Quốc Hưng

- Tổng số công nhân viên và người lao động: 150-170 người.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính.

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống giải khát lưu động trên thuyền;

- Dịch vụ Internet; email;

- Vận chuyển hành khách bằng đường bộ, vận chuyển khách theo hợp đồng;

- Kinh doanh lữ hành nội địa;

- Đại lý mua bán, kí gởi hàng hóa; Đại lý đổi ngoại tệ;

- Dịch vụ cho thuê tài sản xe ô tô khách;

- Dịch vụ lặn biển;

2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12

hàng năm.

BigSun Group Trang 37

Page 44: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam

(VND).

Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy

định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.

Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là: Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của

hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng

từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ

tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế

toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ;

Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

BigSun Group Trang 38

Page 45: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Trinh tự ghi sổ kế toán theo hinh thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Các chính sách kế toán chủ yếu đối với khoản muc Tiên và các khoản tương

đương tiên:

Tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc

đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một

lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ

giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại

thời điểm phát sinh. Các tài khoản có số dư ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt

BigSun Group Trang 39

Page 46: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ kế

toán.

Chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC

ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính. Theo đó, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ

và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của các khoản nợ dài hạn được

phản ánh vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số

dư ngoại tệ cuối kỳ của tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn thì để

lại số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để tất toán số dư.

2.2 Kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền trong BCTC tại

Công ty DL-DV&TM Vĩnh Hưng.

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.

2.2.1.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.

Vì công ty TNHH DL - DV & TM Vĩnh Hưng là khách hàng mới nên khi xem xét

chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng công ty sử dụng mẫu giấy làm việc

A110. Bước xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng đối với khách

hàng mới được KTV tiến hành thu thập các thông tin như sau:

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ KẾ TOÁN BIGSUN

Tên khách hàng: Công ty TNHH

DL DV&TM Vĩnh Hưng

Ngày khóa sổ: 31/12/2011

Nội dung: CHẤP NHẬN KHÁCH

HÀNG MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

HỢP ĐỒNG

A110

Tên Ngày

Người thực hiện N.Đ.H Thương 06/08/2012

Người soát xét 1 Nguyễn H Thương 06/08/2012

Người soát xét 2 Trần Thị Tuyền 06/08/2012

I. THÔNG TIN CƠ BẢN

BigSun Group Trang 40

Page 47: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tên KH: CÔNG TY TNHH DU LỊCH - DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH HƯNG

Tên và chức danh của người liên lạc chính: Giám đốc Triệu Quốc Hưng

Địa chỉ:143 Trần Phú, Xã Minh An - Hội An - Quang Nam Province - Vietnam

Điện thoại: +844 510 3861621

Email: [email protected]

4. Loại hình DN

Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình DN khác

DN có vốn

ĐTNN

DN tư nhân Cty hợp danh HTX

Năm tài chính: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

6. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310):

Họ và tên Vị trí Ghi chú

Triệu Quốc Hưng Giám đốc

Lê Thành Bình Kế toán Trưởng

Nguyễn Đức Anh Thủ quỹ

7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào:

Công ty TNHH DL-DV & TM Vĩnh Hưng được thành lập năm 1999, số đăng kí 072159.

8. Họ và tên người đại diện cho DN: Triệu Quốc Hưng

9. Tên ngân hàng DN có quan hệ: NH. Ngoại Thương Hội An, NH.Công Thương Hội An, NH. Quân Đội.

10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập

BigSun Group Trang 41

Page 48: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

hoặc liên kết:

- Vận chuyển khách hàng bằng đường bộ, vận chuyển khách theo hợp đồng;

- Kinh doanh lữ hành nội địa;

- Đại lý mua bán, kí gởi hàng hóa; Đại lý đổi ngoại tệ;

- Dịch vụ cho thuê tài sản xe ô tô khách;

- Dịch vụ lặn biển;

11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)

Đã kiểm tra các thông tin trên Internet, các thông tin được trình bày khớp đúng, hợp lý.

12. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC:

Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam.

13. Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 02 năm trước liền kề :

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản 7.528.758.267 4.059.743.759

Nguồn vốn kinh doanh 36.768.236.486 34.736.725.465

Doanh thu 26.630.366.230 32.466.967.934

Lợi nhuận trước thuế 3.986.959.952 2.126.563.013

14. Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với Cty niêm yết):

15. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Cty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán :

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

16. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành:

Công ty kiểm toán sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán khoản mục tiền năm 2011 của công ty TNHH DL-DL &

TM. Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ cung cấp Báo cáo kiểm toán cho công ty.

BigSun Group Trang 42

Page 49: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

17. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó:

BigSun Group Trang 43

Page 50: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Chấp nhận khách hàng: Có Không

V. KẾT LUẬN

IV. GHI CHÚ BỔ SUNG

Hoạt động kinh doanh, vay vốn trên BCTC thường niên của công ty phải được kiểm toán, đảm bảo tính trung

thực và hợp lý để thông báo rộng rãi cho các bên quan tâm.

Cao Trung bình Thấp

18. Giải thích lý do thay đổi Cty kiểm toán của BGĐ:

BigSun Group Trang 44

Page 51: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Để đảm bảo tính khách quan về việc xác minh tính trung thực và hợp lí của các thông tin trên BCTC thì

cứ 3 năm công ty lại thay đổi công ty kiểm toán.

II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

BigSun Group Trang 45

Page 52: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 46

Có Không Không

áp dụng

KTV tiền nhiệm

Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục làm kiểm toán

Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét hoặc theo dõi trước

khi chấp nhận?

Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần thiết để đảm bảo

rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?

Có vấn đề nào cần phải thảo luận với Thành viên khác của BGĐ.

Nguồn lực

Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực

cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.

Lợi ích tài chính

Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ

phiếu hoặc chứng khoán khác của KH:

- Cty

- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)

- thành viên BGĐ của Cty

- trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những

người nêu trên.

Cty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ

phiếu của KH.

Các khoản vay và bảo lãnh

Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong hoạt động kinh doanh

thông thường:

- từ KH cho Cty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán.

- từ Cty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho KH

Page 53: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Do Công ty TNHH DL-DV&DV Vĩnh Hưng là khách hàng mới của công ty nên

trong quá trình xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng thì KTV đã

chú trọng thu thập các thông tin về công ty, tình hình tài chính ở 2 năm liền kề và lý do

thay đổi công ty kiểm toán của khách hàng, tiến hành một cách chi tiết nhằm đảm bảo

tính chính xác. Kết thúc quá trình xem xét khách hàng mới thì kiểm toán viên đồng ý chấp

nhận hợp đồng kiểm toán và đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức độ trung bình.

2.2.1.1.2 Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng.

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều biến động do đó Việt Nam

đang đứng trước những bất lợi của điều kiện kinh tế, những rủi ro từ thay đổi trong quy

mô và hoạt động của các doanh nghiệp, những biến động lên xuống của thị trường. Vì

vậy, kiểm toán viên cần phải đánh giá kỹ hơn những áp lực, thách thức mà doanh nghiệp

đang gặp phải có khả năng ảnh hưởng đến tính chính trực của ban lãnh đạo khả năng xảy

ra gian lận và liệu rủi ro kiểm toán có thể được giảm thiểu đến mức chấp nhận được. Từ

đó kiểm toán viên cân nhắc có nên chấp nhận kiểm toán hay không, kể cả đối với những

khách hàng đã ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm. Bên cạnh đó việc tìm hiểu lý do mời

kiểm toán của khách hàng để làm cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn

đội ngũ KTV thích hợp.

Công ty TNHH DL DV & TM VĨNH HƯNG mới lần đầu mời chúng tôi kiểm toán.

Qua tìm hiểu chúng tôi biết các lý do mời kiểm toán của Công ty là: vì bảng kiểm toán

BCTC sẽ được khách hàng là công ty TNHH DL DV & TM VĨNH HƯNG dùng để đáp

ứng yêu cầu công khai tài chính hàng năm, kiểm toán để vay vốn ngân hàng và phục vụ

cho nhà quản lý doanh nghiệp cũng như cung cấp cho các cơ quan nhà nước.

2.2.1.1.3 Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán.

Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán và chấp nhận thư mời kiểm toán của của

công ty TNHH du lịch, dịch vụ và thương mại Vĩnh Hưng đồng thời dựa vào quy mô

phức tạp của cuộc kiểm toán. . Công ty kiểm toán sẽ lựa chọn các KTV có kinh nghiệm

và am hiểu loại hình kinh doanh của khách hàng, đồng thời phải độc lập về mặt quan hệ

huyết thống cũng như lợi ích kinh tế của khách hàng. Công ty chúng tôi đã lựa chọn một

nhóm kiểm toán để thực hiện công việc này.

BigSun Group Trang 47

Page 54: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Nhóm kiểm toán gồm: 10 thành viên.

Phân công nhiệm vụ trong quá trình kiểm toán. Việc phân công dựa vào 03

khoản mục trong Tiền và tương đương tiền.

Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ

1.Nguyễn Thị Thảo

2.Hoàng Xuân Nam

3.Ngô Thị Thúy Hằng

4.Nguyễn Thị Bảo Ngọc

5.Trần Thị Hải Yến

6.Trần Thị Tuyền

7.Đặng Thị Thu Trang

8.Văn Thị Ngọc Sương

9.Hồ Thị Thanh Hương

10.Nguyễn Đặng Hoài Thương

Chủ nhiệm kiểm toán

Kiểm toán viên chính

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Phụ trách chung & KSCL

Soát xét báo cáo

Chỉ đạo trực tiếp & trưởng nhóm

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

2.2.1.1.4 Ký kết hợp đồng kiểm toán.

Sau khi tiến hành xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ,

căn cứ vào quyết định của Giám đốc, công ty kiểm toán phải cùng đơn vị được kiểm

toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi kết thúc năm tài chính và trước khi thực

hiện dịch vụ. Hợp đồng kiểm toán có nhiều mẫu, áp dụng cho nhiều trường hợp

khác nhau. Đối với trường hợp thông thường thì ta áp dụng giấy làm việc A210:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------o0o---------

Số: 98 /2012/ HĐKT

Đà Nẵng , ngày 10 tháng 08 năm 2012

BigSun Group Trang 48

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán Bigsun.

Page 55: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

(V/v: Kiểm toán báo cáo tài chinh năm tài chinh kết thúc ngày 31/12/2011 cua

Công ty TNHH DL-DV & TM Vĩnh Hưng)

• Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;• Căn cứ Nghị định 105/2004/NĐ - CP ngày 31/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và Nghị

định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP;• Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán.

Hợp đồng này được lập bởi và giữa các Bên:

BÊN A : CÔNG TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH HƯNG (Dưới đây gọi tắt là Bên A)

Người đại diện : Triệu Quốc Hưng

Chức vụ : Giám đốc

Địa chỉ : 143 Trần Phú, xã Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam

Điện thoại : +844 510 386 1621;

Email : [email protected] n.vn

Mã số thuế : 4000321360

BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KẾ TOÁN BIGSUN (Dưới đây gọi tắt là Bên B)

Người đại diện : Nguyễn Thị Thảo

Chức vụ : Giám đốc

Địa chỉ : Toà nhà 184, Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng

Điện thoại +84.1649.791.670;

Email : [email protected]

Mã số thuế : 4000321360

ĐIỀU 1 : NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của Bên A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011. Các Báo cáo tài chính này được lập phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp.

ĐIỀU 2 : LUẬT ĐỊNH VÀ CHUẨN MỰC

Bên B sẽ thực hiện kiểm toán phù hợp với các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Theo đó, Bên B sẽ lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính của Bên A không còn sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận mà chưa được phát hiện. Tuy nhiên, do bản chất của gian lận, một cuộc kiểm toán được lập kế hoạch và thực hiện một cách hợp lý vẫn có thể sẽ không phát hiện được các sai sót trọng yếu. Vì vậy, cuộc kiểm toán được thiết lập để đạt được sự đảm bảo hợp lý, nhưng không tuyệt đối rằng các báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu. Cuộc kiểm toán không nhằm phát hiện các sai sót và gian lận không mang tính trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của Bên A.

Cuộc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứng liên quan đến các số liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính, đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng và những ước tính kế toán trọng yếu của Ban Giám đốc cũng như đánh giá tổng quát tính đúng đắn

BigSun Group Trang 49

Page 56: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính.

Cuộc kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán cũng như xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, cuộc kiểm toán không nhằm cung cấp sự đảm bảo cũng như báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Mục tiêu của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được trình bày theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp, trên các khía cạnh trọng yếu. Việc đưa ra ý kiến kiểm toán, cũng như việc trình bày ý kiến bằng văn bản của Bên B sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế tại ngày Bên B lập Báo cáo kiểm toán. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà Bên B không thể hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc không thể đưa ra ý kiến kiểm toán thì Bên B sẽ trao đổi với đại điện của Bên A.

Do bản chất và những hạn chế của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc phát hiện các sai sót.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

Trách nhiệm cua Bên A:

Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. Theo đó, Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm: (1) thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với việc lập Báo cáo tài chính; (2) phát hiện và đảm bảo rằng Bên A tuân thủ theo các quy định hiện hành đối với mọi hoạt động của mình bao gồm việc lưu giữ và quản lý các chứng từ, sổ kế toán, Báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan một cách an toàn, bí mật theo đúng quy định của Nhà nước; (3) phản ánh các nghiệp vụ phát sinh một cách đúng đắn vào sổ sách kế toán; (4) điều chỉnh Báo cáo tài chính trong trường hợp có sai sót trọng yếu; (5) thực hiện các ước tính kế toán phù hợp; (6) bảo vệ an toàn cho các tài sản; (7) đánh giá tổng quát tính đúng đắn của Báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung; (8) đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo tài chính của Công ty cho Bên B; (9) bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với Bên B trong quá trình kiểm toán.

Bên A có trách nhiệm cung cấp và xác nhận các giải trình đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc”, một trong những yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc Bên A trong việc lập Báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót và tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh trên Báo cáo tài chính do Bên B tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến kỳ hoạt động trước là không trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính.

Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của Bên A.

Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho bên B theo Điều 5 của hợp đồng này.

Trách nhiệm cua Bên B:

Bên B sẽ có trách nhiệm trong việc: (1) lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam; (2) lập và thông báo cho Bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch; (3) cử các kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán; (4) cung cấp báo cáo kiểm toán cho Bên A khi kết thúc công việc kiểm toán.

BigSun Group Trang 50

Page 57: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật. Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một Bên thứ Ba nào mà không có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật, hoặc trong trường hợp thông tin đã được phổ biến hoặc được Bên A công bố.

Bên B có trách nhiệm yêu cầu Bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho Bên B trong quá trình thực hiện kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, việc đáp ứng các yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc Bên A về những vấn đề liên quan là một trong những cơ sở để Bên B đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của Bên A.

ĐIỀU 4: BÁO CÁO KIỂM TOÁN (2)

Sau khi kết thúc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A năm (05) bộ báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Việt, năm (05) bộ báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Anh, lập phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan; 03 bộ Thư quản lý bằng tiếng Việt (nếu có) và 03 bộ Thư quản lý bằng tiếng Anh (nếu có), đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Bên A.

Trong trường hợp Bên A dự định phát hành hành báo cáo kiểm toán của Bên B dưới bất kỳ dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc Bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho Bên B một bản của tài liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sự đồng ý của Bên B bằng văn bản.

ĐIỀU 5 : PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Phí dịch vụ (2)

Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là: 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng chẵn).

Phí dịch vụ đã bao gồm toàn bộ các chi phí ăn, ở, đi lại và phụ phí khác, nhưng chưa bao gồm 10% thuế GTGT.

Điều khoản thanh toán (2)

Lần 1: Thanh toán 50% sau khi ký hợp đồng;

Lần 2: Thanh toán 50% còn lại sau khi Bên B giao Báo cáo kiểm toán cho Bên A.

Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Bên B bằng nguyên tệ hoặc Đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng bên A tại thời điểm thanh toán.

Bên B sẽ phát hành hoá đơn GTGT cho bên A khi bên A thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho Bên B.

ĐIỀU 6: CAM KẾT THỰC HIỆN

Hai Bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai Bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.

Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến là 15 (2) ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán.

Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương thảo hoặc theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai Bên lựa chọn.

BigSun Group Trang 51

Page 58: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG (2)

Hợp đồng này được lập thành 04 bản (02 bản tiếng Việt và 02 bản tiếng Anh), mỗi Bên giữ 01 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh. Hợp đồng này có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai Bên cho đến khi thanh lý hợp đồng theo quy định.

Đại diện bên A Đại diện bên B

CÔNG TY TNHH DL–DV&TM

VĨNH HƯNG

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

KẾ TOÁN BIGSUN

Giám đốc Giám đốc

Triệu Quốc Hưng

Sau khi đã soạn thảo xong hợp đồng, công ty kiểm toán phải gửi một bản hợp đồng

đến cho công ty khách hàng ký và được chuyển lại cho phòng hành chính kế toán để trình

cho Giám đốc ký. Sau đó, hợp đồng sẽ được giao cho kiểm toán viên sao chép nhằm tham

khảo khi thực hiện và lưu giữ hồ sơ kiểm toán.

Sau khi 2 bên liên quan đã tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán có

trách nhiệm phải gửi thư thông báo cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán sắp tới. Mẫu

thư A230 như sau:

Số: 978/2012/BS-CV

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 08 năm 2012

Kính gửi: Ông : Triệu Quốc Hưng - Giám đốc điều hành

BigSun Group Trang 52

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán Bigsun.

Page 59: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

CÔNG TY TNHH DL DV & TM VĨNH HƯNG

143 Trần Phú, xã Minh An- Hội An- Quảng Nam- Việt Nam

V/v: Kế hoạch kiểm toán BCTC cho năm tài chinh kết thúc ngày 31/12/2011

Thưa Quý vị,

Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và tiếp tục bổ nhiệm là kiểm toán viên để kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 của Quý Công ty. Để công việc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, chúng tôi xin gửi đến Quý vị kế hoạch kiểm toán như sau:

1. Nhóm kiểm toán

Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ

1.Nguyễn Thị Thảo

2.Hoàng Xuân Nam

3.Ngô Thị Thúy Hằng

4.Nguyễn Thị Bảo Ngọc

5.Trần Thị Hải Yến

6.Trần Thị Tuyền

7.Đặng Thị Thu Trang

8.Văn Thị Ngọc Sương

9.Hồ Thị Thanh Hương

10.Nguyễn Đặng Hoài Thương

Chủ nhiệm kiểm toán

Kiểm toán viên chính

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Trợ lý Kiểm toán viên

Phụ trách chung & KSCL

Soát xét báo cáo

Chỉ đạo trực tiếp & trưởng nhóm

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

Trực tiếp thực hiện

2. Phạm vi công việc

Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan.

Các công việc cụ thể mà chúng tôi thực hiện như sau:

Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cuối năm tài chính;

Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động bao gồm cả tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán;

Thu thập các thông tin pháp lý, các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như Điều lệ, Biên bản họp Hội Đồng Quản trị, Đại hội cổ đông làm cơ sở để kiểm toán các thông tin liên

BigSun Group Trang 53

Page 60: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

quan trên Báo cáo tài chính;Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo tài chính và các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính;

Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh;

3. Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán

Chúng tôi dự kiến sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản của Công ty từ ngày 15/08/2011 đến 17/08/2011.

Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 03/09/2012 tại văn phòng Công ty CP Sản xuất và Thương mại VAS và dự kiến kết thúc trong vòng sáu (06) ngày làm việc.

Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo là: 12/09/2012.4. Yêu cầu phối hợp làm việc

Trong thời gian thực hiện kiểm toán, đề nghị Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên của chúng tôi trong quá trình làm việc.

5. Yêu cầu cung cấp tài liệu

Chúng tôi cũng gửi kèm theo kế hoạch này Danh mục tài liệu đề nghị Quý Công ty cung cấp. Các tài liệu trong phần “Tổng quát” cần được gửi cho chúng tôi trước ngày 27/08/2012, các tài liệu còn lại để nghị gửi trước hoặc được cung cấp ngay khi chúng tôi bắt đầu thực hiện kiểm toán.

Nếu Quý vị có câu hỏi gì hoặc gợi ý gì khác về kế hoạch thực hiện kiểm toán này, xin vui lòng liên hệ lại với chúng tôi.

Nếu Quý vị đồng ý với kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng ký xác nhận và fax lại cho chúng tôi để chúng tôi có thể tiến hành kịp thời gian yêu cầu.

Thay mặt và đại diện cho Công ty,

Nguyễn Thị ThảoChủ nhiệm kiểm toánCông ty TNHH Kiểm toán BIGSUN

Xác nhận của Công ty DL DV & TM VĨNH HƯNG

Tôi đồng ý với nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây do Công ty TNHH Kiểm toán

BIGSUN cung cấp.

_______________________

Họ và Tên: Triệu Quốc Hưng

BigSun Group Trang 54

Page 61: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Chức danh: Giám đốc

Công ty CP Sản xuất và Thương mại VAS

Ngày: 08/078/2012

CÔNG TY TNHH Kiểm toán và kế toán BigSun

Tòa nhà 184, Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại : +84 1649 791 670; +84 1665 1665 07

Đà Nẵng, ngày 08/8/2011

Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ T.Mại Vĩnh Hưng

Từ: Bà Nguyễn Thị Thảo – Giám đốc

Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán BigSun

V/v: KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ

THƯƠNG MẠI VĨNH HƯNG CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/2011.

BigSun Group Trang 55

Page 62: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Thưa Quý vị,

Quý vị đã yêu cầu chúng tôi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ

T.Mại Vĩnh Hưng (“Công ty”) bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2011, Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài

chính kết thúc cùng ngày. Bằng Thư hẹn này, chúng tôi rất hân hạnh được xác nhận sự chấp thuận và sự

hiểu biết của chúng tôi về cuộc kiểm toán này. Cuộc kiểm toán của chúng tôi sẽ được thực hiện với mục

đích nhằm giúp chúng tôi đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của Công ty.

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Chúng tôi sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam. Các chuẩn mực này

quy định chúng tôi phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp và lập kế hoạch và thực hiện cuộc

kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng

yếu. Trong cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu

và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm

toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm

lẫn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng

và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quan của Báo cáo tài

chính.

Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát

nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc

phát hiện hết sai sót trọng yếu, mặc dù cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam.

Để đánh giá các rủi ro, chúng tôi sẽ xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ mà Công ty sử dụng trong quá

trình lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp trong từng trường hợp, nhưng không

BigSun Group Trang 56

Page 63: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

nhằm mục đích đưa ra ý kiến về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Tuy nhiên, chúng

tôi sẽ thông báo tới Công ty bằng văn bản về bất kỳ điểm yếu kém nào trong hệ thống kiểm soát nội bộ mà

chúng tôi phát hiện được trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc và xác định quy định vê lập và trinh bày báo cáo tài chính được Công

ty áp dung

Cuộc kiểm toán của chúng tôi sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc thừa nhận và hiểu rằng Ban

Giám đốc có trách nhiệm:

(a) Trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với các quy định về lập và

trình bày báo cáo tài chính áp dụng;

b) Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo báo cáo

tài chính được lập không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; và

c) Cung cấp cho chúng tôi:

(i) Quyền tiếp cận với tất cả các thông tin mà Ban Giám đốc biết được là có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính như các ghi chép, chứng từ kế toán, sổ kế toán và các vấn đề khác;

(ii) Thông tin bổ sung khác mà chúng tôi có thể yêu cầu từ Ban Giám đốc cho mục đích của cuộc kiểm toán; và

(iii) Quyền tiếp cận không giới hạn với nhân sự trong Công ty mà chúng tôi xác định là cần thiết cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

BigSun Group Trang 57

Page 64: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Như một phần thủ tục của cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị (nếu cần)

cung cấp một Thư giải trình liên quan tới cuộc kiểm toán.

Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác đầy đủ từ phía các nhân viên của Công ty trong quá trình kiểm

toán.

Phí kiểm toán

Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán đối với các khách hàng tương tự và sự hiểu biết của chúng tôi về tính chất

và phạm vi công việc, phí dịch vụ của chúng tôi được ước tính dựa trên thời gian cần thiết thực hiện dịch

vụ và nhân sự thực hiện dịch vụ cũng như cấp bậc năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng để hoàn thành công

việc.

Chúng tôi ước tính phí dịch vụ tính cho dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 là 100.000.000

VND. Phí này đã bao gồm chi phí đi lại, ăn ở, liên lạc và chưa bao gồm 10% thuế VAT.

Trong trường hợp chúng tôi phải thực hiện thêm một số công việc do Công ty thay đổi yêu cầu dịch vụ

hoặc Công ty sửa đổi chính sách kế toán hoặc phát sinh các sai sót trong ghi chép của Công ty hoặc lỗi từ

phía nhân viên Công ty không chuẩn bị được thông tin đúng thời hạn hoặc xảy ra những sự kiện không

lường trước được thì chúng tôi sẽ thảo luận với Ban Giám đốc Công ty về mức phí bổ sung cho các công

việc phát sinh.

Phí dịch vụ sẽ được thanh toán theo lịch trình sau:

Lần 1: Thanh toán 50% sau khi chấp nhận Thư hẹn kiểm toán này;

Lần 2: Thanh toán 50% còn lại sau khi chúng tôi giao Báo cáo kiểm toán cho Công ty.

Dự kiến thực hiện

BigSun Group Trang 58

Page 65: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Khi Thư hẹn kiểm toán này được ký kết, chúng tôi sẽ gửi kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính đến Quý

Công ty dựa trên kế hoạch công việc dự kiến của chúng tôi:

- Giai đoạn 1: Thực hiện kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và Tài sản cố định tại ngày 31/12/2011;

- Giai đoạn 2: Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011.

Nhóm kiểm toán

Chúng tôi cam kết sẽ lựa chọn một nhóm kiểm toán có kinh nghiệm bao gồm những người đã từng thực

hiện cung cấp dịch vụ cho những khách hàng tương tự. Đây là cam kết nhằm đảm bảo dịch vụ của chúng

tôi sẽ đạt được chất lượng cao nhất theo yêu cầu của Quý Công ty .

A212

Thư hẹn kiểm toán

Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ1.Nguyễn Thị Thảo Chủ nhiệm kiểm toán Phụ trách chung & kiểm soát chất lượng2.Hoàng Xuân Nam KTV chính Soát xét báo cáo3.Ngô Thị Thúy Hằng Trợ lý Kiểm toán viên Chỉ đạo trực tiếp & trưởng nhóm4.Nguyễn Thị Bảo Ngọc Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện5.Trần Thị Hải Yến Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện6.Trần Thị Tuyền Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện 7.Đặng Thị Thu Trang Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện8.Văn Thị Ngọc Sương Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện9.Hồ Thị Thanh Hương Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện10.Nguyễn Đ Hoài Thương Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện

Các vấn đê khác

Nếu Quý Công ty chưa hài lòng về bất cứ khía cạnh gì trong dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng thông báo

BigSun Group Trang 59

Page 66: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

ngay cho chúng tôi.

Nếu Quý Công ty đồng ý với nội dung Thư hẹn kiểm toán này thì xin vui lòng ký tên, đóng dấu vào

phần dưới của Thư hẹn này và gửi lại cho chúng tôi.

Kính thư,

Nguyễn Thị Thảo

Giám đốc

Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán BigSun

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------

Xác nhận của Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ T.Mại Vĩnh Hưng

Tôi đồng ý với nội dung của Thư hẹn kiểm toán trên đây do Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán

BigSun cung cấp

_______________________

Họ và Tên: Triệu Quốc Hưng

Chức danh: Giám đốc

BigSun Group Trang 60

Page 67: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ T.Mại Vĩnh Hưng

Ngày: 25/08/2012

Kèm với thư hẹn kiểm toán còn có một số giấy tờ sau:

- Danh mục tài liệu cần cung cấp: Liệt kê đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết phục vụ

cho cuộc kiểm toán. Giấy làm việc A240.

BigSun Group Trang 61

Page 68: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 62

Page 69: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 63

Page 70: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 64

Page 71: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 65

Page 72: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 66

Page 73: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 67

Page 74: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 68

Page 75: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 69

Page 76: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 70

Page 77: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 71

Page 78: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 72

Page 79: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 73

Page 80: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 74

Page 81: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 75

Page 82: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 76

Page 83: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 77

Page 84: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 78

Page 85: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 79

Page 86: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 80

Page 87: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 81

Page 88: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 82

Page 89: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 83

Page 90: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

4. Vay và nợ dài hạn 11.695.942.523

16.723.986.523 (5.028.044.000)

(30)

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả        

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm        

7. Dự phòng phải trả dài hạn        

8. Doanh thu chưa thực hiện        

9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ        

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.764.583.917

9.876.822.905 1.887.761.012

19

I. Vốn chủ sở hữu 11.764.583.917

9.876.822.905 1.887.761.012

19

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.300.000.000 5.300.000.000 - -

2. Thặng dư vốn cổ phần        

3. Vốn khác của chủ sở hữu        

4. Cổ phiếu quỹ        

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản        

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (16.254)

(16.254)    

7. Quỹ đầu tư phát triển        

8. Quỹ dự phòng tài chính        

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu        

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.464.600.171

4.576.839.159 1.887.761.012

41

11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản        

12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp        

II. Nguồn kinh phí và quĩ khác        

1. Nguồn kinh phí        

2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ        

         

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 34.736.725.46 36.768.236.486 (2.031.511.021) (6)

BigSun Group Trang 84

Page 91: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

5

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011

ĐVT: VND

  Năm 2011Tỷ lệ trên DTT

Năm 2010Tỷ lệ trên DTT

Biến động

VND %

1. Doanh thu bán hàng 32.160.825.459   26.494.625.226   5.666.200.233 21

2. Các khoản giảm trừ            

3. Doanh thu thuần bán hàng 32.160.825.459 1,00 26.494.625.226 1,00 5.666.200.233 21

4. Giá vốn hàng bán 18.282.500.889 0,57 10.391.357.965 0,39 7.891.142.924 76

5. Lợi nhuận gộp vê bán hàng 13.878.324.570 0 16.103.267.261 1 (2.224.942.691) (14)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 40.193.711 0

96.082.368 0

(55.888.657) (58)

7. Chi phí tài chính 4.473.851.675 0

4.112.046.612 0

361.805.063 9

Trong đó: chi phi lãi vay 4.411.927.012   4.104.254.130   307.672.882 7

8. Chi phí bán hàng 741.439.393 0

594.848.739 0

146.590.654 25

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.104.140.792 0

7.406.865.060 0

(1.302.724.268) (18)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.599.086.421 0

4.085.589.218 0

(1.486.502.797) (36)

11. Thu nhập khác 265.948.764 0

39.658.636 0

226.290.128 571

12. Chi phí khác 738.472.172 0

138.287.902 0

600.184.270 434

13. Lợi nhuận khác (472.523.408) (0) (98.629.266) (0) (373.894.142) (379)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

2.126.563.013 0

3.986.959.952 0

(1.860.396.939) (47)

15. Chi phí thuế thu nhập doanh 238.802.001 1.006.245.634 (767.443.633) (

BigSun Group Trang 85

Page 92: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

nghiệp hiện hành 0 0 76)

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

           

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1.887.761.012 0

2.980.714.318 0

(1.092.953.306) (37)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu            

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HỆ SỐ

Các hệ số thông thường sử dụng

Công thức áp dụngNăm 2011

Năm 2010

Biến động 

+/- mức %

             

Hệ số thanh toán          

Hệ số thanh toán hiện hành TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 0,36 0,28 0,08 28,60  

Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn - HTK)/ Nợ ngắn hạn 0,35 0,27 0,08 31,36  

Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/ Nợ ngắn hạn 0,01 0,31 -0,30 -97,86  

Ý kiến nhận xét vê khả năng thanh toánHệ số thanh toán hiện hành năm 2011 tăng 0,08 (tương đương 28,6%) so với năm 2010 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tốt hơn năm trước. Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 tăng 0,08 (tương đương 31,36%) so với năm 2010 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn tốt hơn năm 2010. Hệ số thanh toán bằng tiền năm 2011 giảm 0,31 (tương đương 97,86%) so với năm 2010. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng tăng hơn so với năm trước

             

Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động          

Vòng quay các khoản phải thu (Doanh thu/Phải thu KH ) 17,30 15,97 1,34 8,36  

Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng bán/HTK) 295,19 38,34 256,84 669,83  

Vòng quay vốn lưu động Doanh thu/ (TS ngắn hạn - Nợ NH) -4,46 -10,04 5,58 55,62  

BigSun Group Trang 86

Page 93: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Ý kiến nhận xét vê hiệu quả hoạt độngVòng quay khoản phải thu năm 2011 tăng 1,34 (tương đương 8,36%) so với năm 2010 nên tốc độ thu hồi nợ tăng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng 256,84 (tương đương 669,83) so với năm 2010 nên thời gian giải tỏa hàng tồn kho nhanh hơn. Vòng quay vốn lưu động năm 2011 mặc dù âm nhưng vẵn tăng 5,58 (tương đương 55,62%) so với năm 2010 cho thấy việc quản lý vốn trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán tốt hơn năm trước. Từ các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình tài chính cải thiện hơn năm 2010.

  

Hệ số khả năng sinh lời          

Tỷ suất lợi nhuận gộp Lãi gộp/ Doanh thu thuần 43,15% 60,78% -17,63% -29%  

Tỷ suất lợi nhuận thuần Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 5,87% 11,25% -5,38% -48%  

Doanh thu trên tổng tài sản Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 92,58% 72,06% 20,53% 28%  

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (LN trước thuế + chi phi lãi vay)/ tài sản 18,82% 22,01% -3,18% -14%  

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (LN trước thuế cho CĐ thường/vốn CSH thường 18,08% 40,37% -22,29% -55%  

Ý kiến nhận xét vê khả năng sinh lời của CtyTỷ suất lợi nhuận gộp năm 2011 giảm 17,63% so với năm 2010, tỷ suất lợi nhuận thuần giảm 5,38%, doanh thu trên tổng tài sản tăng 20,53%, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 3,18%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 22,29%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng do tình hình kinh tế biến động, các chi phí hoạt động tăng hơn nhiều so với năm 2010 dẫn đến khả năng sinh lời giảm hơn so với năm 2010.

 

Hệ số nợ          

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn/ Vốn CSH 0,99 1,69 -0,70 -41,29  

Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả/ Vốn CSH 1,95 2,72 -0,77 -28,28  

Nợ dài hạn trên tổng tài sản Nợ dài hạn/ Tổng TS 0,34 0,45 -0,12 -25,97  

Tổng nợ trên tổng tài sản Nợ phải trả/ Tổng TS 0,66 0,73 -0,07 -9,58  

Ý kiến nhận xét vê sự dung đòn bẩy tài chính của CtyTỷ suất nợ trên vốn chủ sở năm 2011 giảm 0,77 ( tương đương với 28,28%) so với năm 2010, vậy tính tự chủ của doanh nghiệp tăng. Tỷ suất nợ năm 2011 giảm 0,07 (tương đương 9,58%) so với năm 2010, tính tự chủ của doanh nghiệp đã tăng và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ tốt hơn năm trước, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động tốt hơn.

BigSun Group Trang 87

Page 94: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

2.2.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

Việc xác định mức trọng yếu là việc KTV tính toán những sai sót trọng yếu của toàn

bộ cuộc kiểm toán, từ đó đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đến BCTC. KTV sử dụng

giấy làm việc A710:

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ KẾ TOÁN BIGSUN

Tên khách hàng: Công ty TNHH

DL DV&TM Vĩnh Hưng

Ngày khóa sổ: 31/12/2011

Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

A710

Tên Ngày

Người thực hiện Văn Ngọc Sương 14/08/2012

Người soát xét 1 Trần T.Hải Yến 14/08/2012

Người soát xét 1 Nguyễn T B.Ngọc 14/08/2012

A. MỤC TIÊU:Xác định mức trọng yếu được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu năm trước khi kiểm toạn tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế năm nay trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU:

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu Doanh thu

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Lựa chọn theo xét đoán chuyên môn của KTV và khoản mục DT có ảnh hưởng trọng yếu đến các khoản mục khác trên BCTC

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 32.466.967.934 26.630.366.230

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%

Doanh thu: 0,5% - 3%

Tổng tài sản và vốn: 2%

(b)

3%3%

BigSun Group Trang 88

Kiểm toán viên Trưởng nhóm kiểm toán

Page 95: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 89

Page 96: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 90

Page 97: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 91

Page 98: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 92

Page 99: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 93

Page 100: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 94

Page 101: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 95

Page 102: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 96

Page 103: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 97

Page 104: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 98

Page 105: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 99

Page 106: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 100

Page 107: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 101

Page 108: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 102

Page 109: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 103

Page 110: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 104

Page 111: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 105

Page 112: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 106

Page 113: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Tỷ suất sinh lời trên tài sản(LN trước thuế + chi phi lãi vay)/ tài sản

18,82% 22,01% -3,18% -14%  

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH(LN trước thuế cho CĐ thường/vốn CSH thường

18,08% 40,37% -22,29% -55%  

Ý kiến nhận xét vê khả năng sinh lời của CtyTỷ suất lợi nhuận gộp năm 2011 giảm 17,63% so với năm 2010, tỷ suất lợi nhuận thuần giảm 5,38%, doanh thu trên tổng tài sản tăng 20,53%, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 3,18%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 22,29%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng do tình hình kinh tế biến động, các chi phí hoạt động tăng hơn nhiều so với năm 2010 dẫn đến khả năng sinh lời giảm hơn so với năm 2010.

 

Hệ số nợ          

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn/ Vốn CSH 0,99 1,69 -0,70 -41,29  

Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả/ Vốn CSH 1,95 2,72 -0,77 -28,28  

Nợ dài hạn trên tổng tài sản Nợ dài hạn/ Tổng TS 0,34 0,45 -0,12 -25,97  

Tổng nợ trên tổng tài sản Nợ phải trả/ Tổng TS 0,66 0,73 -0,07 -9,58  

Ý kiến nhận xét vê sự dung đòn bẩy tài chính của CtyTỷ suất nợ trên vốn chủ sở năm 2011 giảm 0,77 ( tương đương với 28,28%) so với năm 2010, vậy tính tự chủ của doanh nghiệp tăng. Tỷ suất nợ năm 2011 giảm 0,07 (tương đương 9,58%) so với năm 2010, tính tự chủ của doanh nghiệp đã tăng và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ tốt hơn năm trước, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động tốt hơn.

4. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản [A400, A600]

Sau khi thực hiện xong các thủ tục tại phần A400 và A600, chiến lược kiểm toán ban đầu là kiểm tra cơ bản.

5. Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch [A710]

Xác định mức trọng yếu

BigSun Group Trang 107

Page 114: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu Doanh thu

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Lựa chọn theo xét đoán chuyên môn của KTV và khoản mục DT có ảnh hưởng trọng yếu đến các khoản mục khác trên BCTC

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 32.466.967.934 26.630.366.230

Tỷ lệsử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%

Doanh thu: 0,5% - 3%

Tổng tài sản và vốn: 2%

(b) 3% 3%

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 974.009.038 798.910.987

Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*50% 487.004.519 399.455.494

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

(e)=(d)*4% (tối đa) 19.480.181 15.987.220

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 974.009.038 798.910.987

Mức trọng yếu thực hiện487.004.519 399.455.494

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 19.480.181 15.987.220

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã hoàn toàn hài lòng rằng hợp đồng kiểm toán này đã được lập kế hoạch một cách thích hợp, qua đó đã đưa ra những xem xét đầy đủ đối với các đánh giá của chúng tôi về tầm quan trọng của những yếu tố rủi ro đã được xác định, bao gồm cả yếu tố rủi ro gian lận, và qua đó phê duyệt cho tiến hành công việc tại KH, như đã được lập kế hoạch.

Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây.

Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/tháng

Chủ nhiệm kiểm toán Nguyễn Thị Thảo 21/09/2012

Người soát xét công việc KSCL Hoàng Xuân Nam 21/09/2012

KTV chính/Trưởng nhóm Nguyễn Thị Thảo 21/09/2012

Kiểm toán viên Ngô Thị Thúy Hằng 21/09/2012

Trợ lý 1 Nguyễn Thị Bảo Ngọc 21/09/2012

BigSun Group Trang 108

Page 115: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/tháng

Trợ lý 2 Trần Thị Tuyền 21/09/2012

Trợ lý 3 Nguyễn Đặng Hoài Thương 21/09/2012

Trợ lý 4 Hồ Thi Thanh Hương 21/09/2012

Trợ lý 5 Đặng Thị Thu Trang 21/09/2012

Trợ lý 6 Văn Thị Ngọc Sương 21/09/2012

Trợ lý 7 Trần Thị Hải Yến 21/09/2012

Kiểm toán viên Trưởng nhóm kiểm toán

Đại diện Ban kiểm toán cho Công ty TNHH DL DV&TM Vĩnh Hưng sẽ gửi cho

Công ty TNHH DL DV&TM Vĩnh Hưng bản kế hoạch chiến lược và bản kế hoạch kiểm

toán tổng thể.

Bản kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược

Khách hàng: Công ty

TNHH DL DV & TM Vĩnh

Hưng

Người lập: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Ngày 12/08/2012

Năm tài chính: 2011 Người duyệt: Nguyễn Thị Thảo Ngày 13/08/2012

1/ Tình hình kinh doanh của khách hàng

Lĩnh vực hoạt động:

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống, giải khát lưu động trên thuyền;

Dịch vụ Internet, email;

Vận chuyển khách bằng đường bộ, vận chuyển khách theo hợp đồng;

BigSun Group Trang 109

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán Bigsun.

Page 116: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy;

Dịch vụ lữ hành nội địa;

Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa;

Đại lý đổi ngoại tệ;

Dịch vụ cho thuê tài sản xe ô tô khách;

Dịch vụ lặn biển;

2/ Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính:

Niên độ kế bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

Bác cáo tài chính các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng tiền Việt Nam đồng. (VND)

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về

sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.

Hình thức kế toán ghi sổ: Chứng từ ghi sổ.

3/ Mục tiêu kiểm toán trọng tâm: Đánh giá tính trung thực và hợp lý của khoản mục tiền trên các

khía cách trọng yếu.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán: Phương pháp kiểm toán chứng từ

4/ Nhóm trưởng : KTV Nguyễn Thị Thảo

Thời gian thực hiện : 12/08/2012

5/ Chủ nhiệm kiểm toán duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế

hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và

chương trình kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

BigSun Group Trang 110

Page 117: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

 

Khách hàng: Công ty TNHH

DL- DV & TM Vĩnh Hưng

Người lập: Nguyễn Đặng Hoài

Thương

Ngày 01/08/2012

Năm tài chính: 2011 Người soát xét: Nguyễn Thị Thảo Ngày 13/08/2012

 

1-       Thông tin về hoạt động của khách hàng:

- Khách hàng : Năm đầu: Thường xuyên Năm thứ: ......1........

- Tên khách hàng: Công ty TNHH DV- DL & TM Vĩnh Hưng

- Trụ sở chính: 143 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam

- Điện thoại: +844 510 3861621

- Email: [email protected]

- Mã số thuế: 4000321360

- Giấy phép hoạt động sổ ĐKHĐKD 072159

- Lĩnh vực hoạt động: Du lịch- Dịch vụ

- Địa bàn hoạt động: Tại TP Hội An

- Thời gian hoạt động: Không có thời hạn

- Ban Giám đốc: Triệu Quốc Hưng

- Kế toán trưởng: Lê Thanh Bình

BigSun Group Trang 111

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán Bigsun.

Page 118: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: Tốt

- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng: Cùng với việc suy thoái nền

kinh tế toàn cầu nên điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách

hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ:

+ Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó:

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ và không có sự thay đổi

+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính: Không ảnh hưởng nghiêm trọng

+ Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán: Không ảnh hưởng

+ Đội ngũ nhân viên kế toán: Thực hiện theo đúng quy định và chuẩn mực KTVN

+ Yêu cầu về báo cáo: Trung thực, khách quan dựa trên các khía cạnh trọng yếu.

Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm

soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả: Cao.

3- Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu:

- Đánh giá rủi ro:

+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Trung bình

+ Đánh giá rủi ro kiểm soát: Trung bình

- Xác định mức độ trọng yếu:

Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là:

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước

Doanh thu 32.466.967.934 26.630.366.230

 

Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu: Lựa chọn theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận

BigSun Group Trang 112

Page 119: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

và sai sót phổ biến. Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kiểm toán phức tạp bao gồm cả kiểm toán những

ước tính kế toán.

- Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục:

+ Kiểm tra chọn mẫu: Phương pháp phi thống kê

+ Kiểm tra các khoản mục chủ yếu: Khoản Mục Tiền và các khoản Tương đương Tiền

+ Kiểm tra toàn bộ 100%: Đầu tư ngắn – dài hạn; Tài sản cố định và bất động sản đầu tư; Các khoản dự

phòng; Vay ngắn và dài hạn; Chi phí phải trả; Nguồn vôn kinh doanh; Chi phí và thu nhập khác.

 

4- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán:

-           Ảnh hưởng của công nghệ thông tin: không quan trọng

-           Sự tham gia của các kiểm toán viên khác: Tốt

-           Sư tham gia của chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc lĩnh vực khác.

-           Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán: 01

-           Kế hoạch thời gian: 06 /08/2012 đến 21/09/2012

-           Yêu cầu nhân sự: 10 KTV

+ Trưởng nhóm kiểm toán: Nguyễn Thị Thảo

+ Trợ lý kiểm toán 1: Ngô Thị Thúy Hằng

+ Trợ lý kiểm toán 2: Văn Thị Ngọc Sương

+ Trợ lý kiểm toán 3: Đặng Thị Thu Trang

+ Trợ lý kiểm toán 4: Trần Thị Hải Yến

+ Trợ lý kiểm toán 5: Hoàng Xuân Nam

+ Trợ lý kiểm toán 6: Nguyễn Thị Bảo Ngọc

+ Trợ lý kiểm toán 7: Nguyễn Đặng Hoài Thương

+ Trợ lý kiểm toán 8: Hồ Thị Thanh Hương

+ Trợ lý kiểm toán 9: Trần Thị Tuyền

6- Các vấn đề khác:

BigSun Group Trang 113

Page 120: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

- Kiểm toán sơ bộ;

- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;

- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;

- Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác;

- Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.

7- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể:

 

STT

Yếu tố hoặc

khoản mục quan

trọng

IR CRMức trọng

yếu

Phương pháp

kiểm toán

Thủ tục

kiểm toán

Tham

chiếu

1 Tiền Mặt Thấp  TB

 226124.32

2Chọn mẫu phi

thống kê

Kiểm soát,

cơ bản

D130;

D141-

D147

2 TGNH TB Thấp 

 

1316856Chọn mẫu phi

thống kê

Kiểm soát,

cơ bản

D130;

D141-

D147

3 Tiền đang chuyển Thấp TB 

 

169626.6Chọn mẫu phi

thống kê

Kiểm soát,

cơ bản

D130;

D141-

D147

 

. Phân loại chung về khách hàng: Quan trọng.

 

Giám đốc

BigSun Group Trang 114

Page 121: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

2.2.2 Thực hiện kiểm toán.

2.2.2.1 Kiểm toán khoản mục Tiền và tương đương tiền.

Trưởng nhóm kiểm toán lập chương trình kiểm toán cho các khoản mục Tiền và

tương đương tiền tuỳ thuộc vào tình hình thực tế có phát sinh và là khoản mục trọng yếu

theo đánh giá của KTV ở Công ty TNHH DL-DV&TM Vĩnh Hưng.

Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro sai sót

trọng yếu của KTV sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở các Mẫu A310,

đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB.

Trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV cần xem xét tác động đến phạm

vi, nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm tra cơ bản ở các mức độ tương ứng là cao,

trung bình, thấp trên cơ sở áp dụng toàn bộ các thủ tục kiểm tra cơ bản theo mẫu hoặc có

lược bỏ hay bổ sung các thủ tục khác.

Trưởng nhóm kiểm toán lập giấy làm việc D130:

BigSun Group Trang 115

Page 122: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 116

Page 123: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 117

Page 124: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 118

Page 125: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 119

Page 126: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 120

Page 127: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 121

Page 128: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 122

Page 129: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 123

Page 130: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 124

Page 131: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 125

Page 132: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 126

Page 133: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 127

Page 134: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 128

Page 135: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 129

Page 136: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 130

Page 137: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 131

Page 138: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 132

Page 139: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 133

Page 140: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 134

Page 141: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 135

Page 142: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 136

Page 143: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về các số liệu và các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Ý kiến chấp nhận toàn phần

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty TNHH DL DV&TM Vĩnh Hưng tại ngày 31/12/2011, cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Thị Thảo

BigSun Group Trang 137

Page 144: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 138

Page 145: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 139

Page 146: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 140

Page 147: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 141

Page 148: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 142

Page 149: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 143

Page 150: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 144

Page 151: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

BigSun Group Trang 145

Page 152: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các KTV nên vận dụng tối đa các kỹ thuật

nhằm thu thập được những thông tin chính xác về khách hàng. Tùy vào từng đối tượng

khách hàng mà KTV sử dụng các kỹ thuật khác nhau:

Đối với khách hàng mới của công ty, các KTV phải tiến hành liên lạc trưc tiếp,

điện thoại hoặc sử dụng hình thức thư gửi với các KTV tiền nhiệm nhằm trao đổi

một số vấn đề cần thiết cho công tác xem xét chấp nhận khách hàng như tính liêm

chính của Ban giám đốc, những bất đồng giữa BGĐ và KTV tiền nhiệm và lý do

thay đổi KTV của khách hàng.

Đối với khách hàng cũ thì KTV nên xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước

và hồ sơ kiểm toán chung. Bởi vì các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa

đựng rất nhiều thông tin về khách hàng, về công việc kiểm soát, cơ cấu tổ chức…

KTV cũng nên thực hiện việc tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về doang nghiệp.

- Hoàn thiện về việc chọn mẫu và cỡ mẫu:

KTV cần lưu ý tính đầy đủ của tổng thể nghĩa là phải dựa vào kinh nghiệm phán đoán

nghề nghiệp để chọn ra những mẫu đại diện cho tổng thể. KTV có thể tiến hành phân

nhóm tổng thể thành các tổng thể con để nâng cao hiệu quả của cho việc lấy mẫu.

- Lưu trữ thêm các minh chứng cho các thông tin hoặc kết quả sử dụng trong giai

đoạn lập kế hoạch:

Khi tiến hành công tác lập kế hoạch kiểm toán, KTV nên minh họa kết quả trên giấy

tờ làm việc, đồng thời lưu trữ thông tin, các biên bản giấy tờ trong qua trình KTV thực

hiện các thủ tục tìm hiểu thông tin để lập kế hoạch cũng cần phải thực hiện đầy đủ. Như

vậy sẻ đảm bảo tính xác thực cho các kết quả minh họa trên các giấy tờ làm việc đồng

thời cũng tạo tiền đề cho những lần lập kế hoạch tiếp theo được tiến hành thuận lợi hơn.

- Hoàn thiện về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán:

Hiện nay số lượng nhân viên kiểm toán còn hạn chế, trong khi đó lượng khách hàng

cần kiểm toán lại nhiều. Nên để tránh áp lực công việc cho các chủ nhiệm kiểm toán và

ban giám đốc vào cuối niên độ, theo chúng tôi công ty nên lập ra một bộ phận kiểm soát

chất lượng của các hồ sơ kiểm toán. Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc rà soát

BigSun Group Trang 146

Page 153: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

lại các bước tiến hành trong hồ sơ kiểm toán để đưa ra một Báo Cáo Kiểm Toán trung

thực và hợp lý nhất.

BigSun Group Trang 147

Page 154: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

KẾT LUẬN

Kiểm toán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Kiểm toán không những là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô mà nó còn

giúp các nhà đầu tư tìm được thông tin trung thực khách quan để có hướng đầu tư đúng

đắn và những quyết định đầu tư này được đảm bảo về lợi ích kinh tế và pháp lý.Thông

qua hoạt động kiểm toán đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh và tạo dựng

được sự tin cậy của hệ thống thông tin kinh tế trong nền kinh tế mở.

Kiểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC là không thể tách rời việc

kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác thì khả năng sai phạm đối với

khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi

cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan

trọng trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp.

Với dự án này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng

như sự hiểu biết nên nhóm cũng không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong được sự

góp ý của thầy.

BigSun Group

Page 155: Kiem Toan Tai Chinh

Kiểm toán tài chính I NCS.Ths Phan Thanh Hải

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS.NCS Phan Thanh Hải, Gíao trình Kiểm toán tài chính 1- ĐH Duy Tân thành

phố Đà Nẵng, Kiểm toán;

2. ThS.NCS Phan Thanh Hải, TS Lê Đức Toàn, Bài tập Kiểm toán tài chính, NXB Đà

Nẵng;

3. Bộ môn Kiểm toán-ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán, NXB Thống

kê 2007;

4. ThS Phan Trung Kiên, Kiểm toán: Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính 2007;

5. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ, Kiểm toán tài chính, NXB Tài

chính 2007;

6. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính 2006

7. TS Vũ Hữu Đức, Kiểm toán nội bộ- Khái niệm và quy trình, NXB Thống kê 2003.

8. www.kiemtoan.com.vn;

9. www.mof.gov.vn;

10. www.tapchikiemtoan.innfo;

11. www.webketoan.com.vn;

12. www.ktnn.gov.vn.

BigSun Group

Page 156: Kiem Toan Tai Chinh
Page 157: Kiem Toan Tai Chinh
Page 158: Kiem Toan Tai Chinh