20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 THÁNG RA 01 KỲ Số 9/2013 TỪ NGÀY 1÷30/09/2013 TRONG SNÀY - Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội - Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013 - Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) - Việt Nam đứng thứ 37 về xuất khẩu - Họp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, để đầu tư cấp điện cho dự án Samsung Electronics và khu công nghiệp Yên Bình - Thư mời Hội chợ triển lãm công – nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013 - Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013” cơ bản hoàn thành - Thống nhất hợp tác phát triển giữa Thái Nguyên và Bắc Giang - Từ 1-1-2014, dừng bán xăng RON 83 - Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu còn 8,7% - Ban hành Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng - Quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp - Việt Nam - Thái Lan: Chung sức đón đầu AEC - Chênh lệch giá vàng liên tục co giãn - Giá xi măng dự kiến tăng 8-9% Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (NQTW5 khóa IX), khu vực kinh tế tập thể của tỉnh đã có chuyển biến tích cực… (Xem tiếp trang 2,3) Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013 Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có chuyển biến nhưng còn chậm, tiêu thụ sản phẩm vẫn khó khăn (đặc biệt là nhóm sắt thép xây dựng) nên chưa thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh… (Xem tiếp trang 4,5,6,7,8,9,10) Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) (Xem tiếp trang 12) Họp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, để đầu tư cấp điện cho dự án Samsung Electronics và khu công nghiệp Yên Bình (Xem tiếp trang 11) Thư mời Hội chợ triển lãm công – nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013 (Xem tiếp trang 13) Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013” cơ bản hoàn thành (Xem tiếp trang 15,16) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

Kinh t ếCông Thương THÁNG RA 01 KỲ Số 9/2013 TỪ NGÀY SỞ ...congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban... · đón đầu AEC - Chênh lệch giá vàng liên

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 9/2013

TỪ NGÀY 1÷30/09/2013

TRONG SỐ NÀY

- Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội

- Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

- Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

- Việt Nam đứng thứ 37 về xuất khẩu

- Họp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, để đầu tư cấp điện cho dự án Samsung Electronics và khu công nghiệp Yên Bình

- Thư mời Hội chợ triển lãm công – nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013

- Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013” cơ bản hoàn thành

- Thống nhất hợp tác phát triển giữa Thái Nguyên và Bắc Giang

- Từ 1-1-2014, dừng bán xăng RON 83

- Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu còn 8,7%

- Ban hành Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

- Quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp

- Việt Nam - Thái Lan: Chung sức đón đầu AEC

- Chênh lệch giá vàng liên tục co giãn - Giá xi măng dự kiến tăng 8-9%

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh

xã hội Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (NQTW5 khóa IX), khu vực kinh tế tập thể của tỉnh đã có chuyển biến tích cực…

(Xem tiếp trang 2,3) Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực

hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013 Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có chuyển biến nhưng còn chậm, tiêu thụ sản phẩm vẫn khó khăn (đặc biệt là nhóm sắt thép xây dựng) nên chưa thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh…

(Xem tiếp trang 4,5,6,7,8,9,10) Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI) (Xem tiếp trang 12)

Họp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, để đầu tư cấp điện cho dự án Samsung Electronics và khu công nghiệp Yên Bình

(Xem tiếp trang 11) Thư mời Hội chợ triển lãm công – nông

nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013

(Xem tiếp trang 13) Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013” cơ bản hoàn thành

(Xem tiếp trang 15,16)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội

(Xem tiếp trang 1)

... Nhiều mô hình kinh

tế tập thể được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ, tạo việc làm và thu nhập ổn định, thường xuyên cho người lao động. Các mô hình kinh tế tập thể đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội từ cơ sở.

Doanh thu của các Hợp tác xã (HTX) năm 2012 đạt 4.109 tỷ đồng, tăng 26,8 lần so với năm 2002; thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước năm 2012 đạt 36,8 tỷ đồng, tăng 13,6 lần so với năm 2002. Kết quả bước đầu

Tính đến ngày 31-12-2012, tổng số tổ hợp tác (THT) toàn tỉnh là 498 với 3.554 thành viên (tăng 130 tổ so với năm 2002). Trong đó có: 427 THT dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 71 THT hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như sản xuất chè an toàn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vay vốn tín dụng, dịch vụ môi trường… Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 322 HTX hoạt động trong các lĩnh vực với 36.714 xã viên và người lao động. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 148 HTX; lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 95 HTX; thương mại dịch vụ có 6 HTX, giao thông vận tải 14 HTX, xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng có 14 HTX, 2 Quỹ tín dụng nhân dân cơ

sở, 37 HTX dịch vụ điện, 6 HTX vệ sinh môi trường.

THT được hình thành từ nhu cầu và lợi ích của các thành viên nên đã khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ, góp phần tạo việc làm, khuyến khích tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Đây là mô hình phổ biến và phù hợp với điều kiện thực tế, là tiềm năng để phát triển HTX ở các địa phương. Một số HTX có quy mô lớn đã cố gắng huy động vốn đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Mặc dù còn khó khăn về năng lực tài chính và công tác quản lý nhưng nhìn chung các HTX đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, huy động các nguồn lực mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một số chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các THT, HTX ra đời và phát triển, đóng góp tích cực vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, nhất là khu vực nông thôn…

(Xem tiếp trang 3)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể: Nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội

(Tiếp theo trang 2)

…Ngoài việc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nhiều THT, HTX đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo và từ thiện, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

Những khó khăn cần

tháo gỡ Mặc dù đạt được những

kết quả bước đầu rất đáng trân trọng, song hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn: Vốn góp của các thành viên ít, khó tiếp cận với các tổ chức tín dụng; cơ sở vật chất nghèo nàn; một số nơi chính quyền địa phương chưa chú trọng đến phát triển thành phần kinh tế này. Khi đánh giá về kinh tế tập thể, nhiều địa phương, đơn vị mới chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà chưa thấy được hiệu quả xã hội, an ninh, quốc phòng của khu vực kinh tế tập thể đem lại cho cộng đồng. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với thực tiễn; sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong tổ chức thực hiện chưa

được thể hiện rõ. Một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý, chuyên môn về kinh tế tập thể nhưng lại chưa được qua đào tạo, thiếu hiểu biết, năng lực trình độ hạn chế, cá biệt có cán bộ còn thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc.

Hiện nay, các HTX hầu hết đều rất ít vốn so với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Số HTX có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ có 6 đơn vị; 56 HTX có vốn từ 1 đến 10 tỷ đồng; 188 HTX có vốn từ 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; 75 HTX có vốn dưới 100 triệu đồng. Có 105/322 HTX có trụ sở riêng (chiếm 32,6%). Số còn lại, đa số văn phòng giao dịch của các HTX là nhờ nhà của chủ nhiệm HTX, nhà văn hóa thôn, bản hoặc đi thuê.

Việc phát triển các THT, HTX đã gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong số 35 xã điểm về xây dựng nông thôn mới đã có 32 xã với 45 HTX đang hoạt động; 3 xã chưa có THT, HTX là Tân Khánh (Phú Bình), Bản Ngoại (Đại Từ), Đồng Thịnh (Định Hóa). 108 xã không thuộc xã điểm đã có 73 xã với 152 HTX hoạt động; còn 35 xã chưa có HTX. Đây là mục tiêu đặt ra cho việc phát triển mô hình THT, HTX của tỉnh từ nay đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo nhằm hoàn

thành tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất ở các xã theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Mới đây, Tỉnh ủy đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện NQTW5 khóa IX. Mục tiêu tổng quát đã được khẳng định: Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX; từng bước khắc phục những yếu kém, hạn chế; nâng cao chất lượng hoạt động của các THT, HTX trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị của HTX và các quy định của pháp luật; tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư. Các giải pháp mang tính khả thi cũng đã được đề ra về cả nhận thức cũng như công tác tuyên truyền, vận động, cơ chế chính sách, xây dựng đội ngũ. Công việc còn lại là sự đồng tâm hiệp lực của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể để NQTW5 khóa IX của Đảng tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Vị thế của kinh tế tập thể sẽ ngày càng được khẳng định trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Theo Baothainguyen.org.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 1)

...Một số dự án công nghiệp trọng điểm đã bắt đầu đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, tuy nhiên sản lượng còn thấp và chưa ổn định.

Kết quả các chỉ tiêu đạt được 9 tháng đầu năm: Giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) (giá CĐ 2010) ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ, bằng 60,8% kế hoạch (KH) năm; giá trị xuất khẩu ước đạt 117,718 tr.USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ, bằng 74,5% so với KH năm; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 11.552,2 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ, bằng 66,93% KH năm.

1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2013

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) trên địa bàn (giá cố định (CĐ) 2010): 34.529 tỷ đồng, tăng 16,0% so với thực hiện năm 2012. Trong đó: Công nghiệp Trung ương 18.372 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012; Công nghiệp địa phương 13.806 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2012; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.351 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) là 17.260 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2012.

- Kim ngạch xuất khẩu: 158 triệu USD, tăng 20% so với thực hiện 2012.

2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

GTSXCN 9 tháng (giá CĐ 2010) ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ, bằng 60,8% KH năm. Trong đó:

- Công nghiệp Trung ương (kể cả CN quốc phòng) ước đạt 11.100 tỷ đồng, bằng 60,5% KH năm.

- Công nghiệp địa phương ước đạt 8.400 tỷ đồng, bằng 60,7% KH năm.

- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 1.500 tỷ đồng, bằng 63,6% KH năm.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2013 ước tính tăng 7,3% so với tháng trước, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó, Công nghiệp khai khoáng giảm mạnh (giảm 41,6% so với tháng trước và giảm 13,2% so với cùng kỳ) do thời tiết mưa và tồn kho lớn nên các đơn vị sản xuất cầm chừng; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,3% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước… tăng 12,8% so với tháng trước nhưng giảm 1% so với cùng kỳ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ.

2.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Các sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ là: Quặng sắt và tinh sắt chưa nung ước đạt 226 nghìn tấn, tăng 102,3%; đá khai thác ước đạt 1,749 triệu m3, tăng 61,2%; công cụ dụng cụ các loại ước đạt 10,162 triệu cái, tăng 59%; thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa ước đạt 402,7 triệu cái, tăng 53,3%; than đá (than cứng) loại khác ước đạt 991 nghìn tấn, tăng 14,2% và bằng 76,8% KH năm; tấm lợp ước đạt 14,96 triệu m2, tăng 11,6%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế ước đạt 36,5 nghìn tấn, tăng 7,9%; sản phẩm may ước đạt 20,86 triệu cái, tăng 7,2% và bằng 51% KH năm; điện thương phẩm ước đạt 1.169 triệu Kwh, tăng 6,4% và bằng 77,7% KH năm; nước máy thương phẩm ước đạt 9,189 triệu m3, tăng 2,1% và bằng 68,2% KH năm.

Các sản phẩm chủ yếu giảm so với cùng kỳ là: Sắt, thép các loại ước đạt 475,2 nghìn tấn, giảm 12,6% và bằng 49% KH năm; phụ tùng khác của xe có động cơ ước đạt 2 nghìn tấn, giảm 7,4%; điện sản xuất ước đạt 469 triệu Kwh, giảm 3,7%.

2.3. Kinh doanh thương mại, dịch vụ, chỉ số giá tiêu dùng

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:

Tính chung 9 tháng đầu năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch…

(Xem tiếp trang 5)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 4)

… vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 11.552 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ và bằng 66,93% KH năm. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 876,6 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 10.676 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong tổng mức bán lẻ, doanh thu từ hoạt động thương nghiệp ước đạt 10.256 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 88,7% tổng mức), tăng 14% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống lưu trú đạt 848 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch, dịch vụ tiêu dùng ước đạt 448 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 9/2013 đạt khoảng 1.320 tỷ đồng, tương đương so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong đó khối doanh nghiệp bán lẻ ước đạt 477,6 tỷ đồng, tăng 9,8% cùng kỳ; khối cá thể ước đạt 843,7 tỷ đồng (chiếm 63,9% thị phần bán lẻ), tăng 15,5% cùng kỳ.

- Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng chung 9 tháng năm 2013 tăng 7,63% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2013 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 7,63% so với cùng kỳ và tăng 2,45% so với tháng 12/2012.

2.4. Giá trị xuất, nhập khẩu

- Xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu 9 tháng ước đạt 117,718 tr.USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ, bằng 74,5% so với KH năm. Trong đó, doanh nghiệp

Nhà nước Trung ương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 36 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ và bằng 81,6% kế hoạch năm; các doanh nghiệp địa phương quản lý ước đạt 82 triệu USD, tăng 13,3% cùng kỳ và bằng 71,8% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ: Sản phẩm thiếc ước đạt 4,318 triệu USD, tăng 115,5% và bằng 60,6% KH năm; sản phẩm may ước đạt 68,55 triệu USD, tăng 25% và bằng 73,4% KH năm; dụng cụ thú y ước đạt 704 nghìn USD, tăng 21,8%; dụng cụ y tế ước đạt 14 triệu USD, tăng 17,4%; chè các loại ước đạt 9,3 triệu USD, tăng 10,6% và bằng 82,1% KH năm; dụng cụ cầm tay ước đạt 5,668 triệu USD, giảm 7%; sản phẩm gang ước đạt 536 nghìn USD, giảm 69,4%.

Tính riêng tháng 9/2013, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 14,6 triệu USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 1,2 triệu USD, tăng 42,8% (tăng chủ yếu ở xuất khẩu chè và thiếc); các doanh nghiệp ngoài Nhà nước xuất khẩu ước đạt 9 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ (tăng chủ yếu ở nhóm sản phẩm may, chè và fero). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 4,4 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ (tăng ở nhóm hàng dụng cụ y tế, chè và công cụ cầm tay).

- Nhập khẩu: Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 9 tháng

đầu năm 2013 ước đạt 254 triệu USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 214 triệu USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 40 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu so với cùng kỳ: Vải may mặc ước đạt 43 triệu USD, tăng gấp 6,6 lần; phân bón ước đạt 772 nghìn USD, tăng 76%; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 16,7 triệu USD, tăng 34,5%; vật liệu chịu lửa ước đạt 1,8 triệu USD, tăng 2,3%; sắt, thép ước đạt 114,7 triệu USD, giảm 16%; máy móc thiết bị phụ tùng ước đạt 14,16 triệu USD, giảm 63%.

Tính riêng tháng 9/2013, giá trị nhập khẩu ước đạt 24,5 triệu USD, giảm 3% so với tháng trước và giảm 48,8% so với cùng kỳ (chủ yếu giảm nhập ở nhóm máy móc, dây chuyền sản xuất; sắt, phôi thép và phụ liệu hàng may mặc). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 18,5 triệu USD, giảm 4% so với tháng trước và giảm 60% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu khoảng 6 triệu USD, gấp 3,2 lần cùng kỳ.

3. Công tác quản lý thị trường

- Tình hình thị trường Thái Nguyên 9 tháng đầu năm 2013 tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển…

(Xem tiếp trang 6)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 5)

… tàng trữ, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu trên thị trường vẫn diễn biến phức tạp. Lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Kết quả 9 tháng đầu năm, trong tổng số 898 vụ kiểm tra có 45 trường hợp không vi phạm, 31 trường hợp chuyển giao còn lại Quản lý thị trường (QLTT) xử lý 822 trường hợp vi phạm (vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa 267 vụ; lĩnh vực giá 210 vụ; hàng cấm, hàng nhập lậu 73 vụ; hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 70 vụ; VSATTP 42 vụ; gian lận thương mại 39 vụ; lĩnh vực khoáng sản 39 vụ; vi phạm trong kinh doanh 33 vụ; đầu cơ, găm hàng, chống dịch thú y 06 vụ; còn lại là vi phạm vi phạm khác).

- Tổng số tiền thu nộp vào ngân sách nhà nước là 2,171 tỷ đồng (kế hoạch thu nộp vào ngân sách nhà nước năm 2013 là 2,630 tỷ đồng).

4. Hoạt động Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (PTCN)

- Hoạt động Khuyến công: Khuyến công quốc gia: Hoàn

thành các đề án được phê duyệt tại Quyết định số 7768/QĐ-BCT ngày18/12/2012 của Bộ Công Thương, với tổng số kinh phí hỗ trợ đợt I là

1.706,4 triệu đồng gồm: 02 đề án đào tạo nghề cho 980 lao động (14 lớp nghề công nghiệp may, 14 lớp nghề chế biến chè), đã bế giảng và nghiệm thu cơ sở được 12 lớp chế biến chè và 4 lớp may công nghiệp, đạt 57%, các lớp còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 11/2013; 01 đề án hỗ trợ máy móc thiết bị hiện đại trong chế biến chè.

Khuyến công địa phương: Được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 19/7/2013 với 23 đề án, tổng kinh phí hỗ trợ là 2.573,161 triệu đồng. Đến tháng 9/2013, đang triển khai thực hiện 23/23 đề án, kinh phí đã thực hiện là 1.438 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch được giao.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn PTCN 1 tổ chức: 03 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho 150 học viên, kinh phí hỗ trợ 90 triệu đồng; 02 lớp thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm cho 100 học viên, kinh phí hỗ trợ 60 triệu đồng.

- Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp: Triển khai thực hiện 07 hợp đồng với giá trị 305.241.636 đồng; tiếp tục hoàn thiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5. Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM)

Duy trì trang Website, Bản tin Kinh tế Công Thương, Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Thái Nguyên; đưa thông tin: Thị trường các nước lên Sàn Giao dịch TMĐT tỉnh

Thái Nguyên; Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên lên trang Website của Sở. Một số hoạt động cụ thể:

- Tổ chức Hội chợ Xuân Thái Nguyên 2013 với chủ đề “Mừng Đảng – Đón Xuân; Giao thương - Mua sắm” từ ngày 22-29/01/2013 tại Quảng Trường 20/8 thành phố Thái Nguyên; tham gia Hội chợ triển lãm (HCTL) Sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp tiêu biểu tại các tỉnh Bắc Ninh, Bình Định, Thừa Thiên Huế...

- Tổ chức các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại các xã trên địa bàn huyện, thị của tỉnh theo chương trình XTTM trọng điểm Quốc gia năm 2013; Tham gia Buổi tọa đàm “Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng ngành HCTL Thương mại - Hội nghị tại Việt Nam” tại Cục XTTM, chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” thông qua hệ thống XTTM địa phương. Xây dựng đề án “Xây dựng Website cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (thực hiện triển khai cho 15 làng nghề), đề án “Điều tra tỷ lệ hàng Việt Nam tham gia cung ứng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, HCTL “Công Thương nghiệp Thái Nguyên năm 2014 khu vực Đông Bắc Bộ” và Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn năm 2014”, dự án “Xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014”. Triển khai công tác chuẩn bị HCTL...

(Xem tiếp trang 7)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 6)

... “Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2, Thái Nguyên năm 2013”.

6. Công tác Quản lý nhà nước

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, điện lực; các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì, kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp và các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2013.

Xây dựng Chương trình công tác ngành công thương Thái Nguyên năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; kế hoạch triển khai Đề án “Xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2014”; chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thái Nguyên; thực hiện cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá, theo dõi và tổng hợp số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đánh giá chung hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành về giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu năm 2013; chủ trì triển khai các bước tổ chức Hội thảo về phát triển thương hiệu Trà và Xúc tiến đầu tư phát triển

ngành chè, Xúc tiến du lịch tại Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013; hướng dẫn thực hiện bình ổn giá; thống kê lượng quặng tồn kho và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; thành lập Ban chỉ đạo Tết và xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Ngành Công Thương dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

Trình phê duyệt: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020; Đề án “Hệ thống tiêu chí tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020; kế hoạch cân đối cung cầu, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013; các Đề án khuyến công năm 2013; xây dựng đề án hỗ trợ công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Thái Nguyên năm 2013; Đề án Xây dựng trang Website riêng cho các làng nghề; Kế hoạch thực hiện Đề án Điều tra tỷ lệ hàng Việt cung ứng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hội chợ triển lãm “Công - Nông nghiệp tiêu biểu Thái Nguyên lần thứ II năm 2013". Trình UBND tỉnh hủy bỏ hiệu lực Quyết định số 2263/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc mở rộng quy hoạch Cụm công nghiệp số 2 Cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; công nhận 23 làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2013; trao

Bằng công nhận 10 làng nghề đã được công nhận năm 2012.

Thực hiện báo cáo: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ từ năm 2011 đến nay, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2015 của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012, các giải pháp chủ yếu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2013 của ngành Công Thương Thái Nguyên; đánh giá kết quả 2 năm thực hiện chương trình phát triển thương mại Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, giải pháp phát triển thương mại Thái Nguyên năm 2013; kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kết quả thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; kết quả 3 năm thực hiện tiêu chí số 4 và tiêu chí số 7 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM); kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI); báo cáo đánh giá 10 năm tỉnh Thái Nguyên hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đánh giá chương trình hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Thái Nguyên...

(Xem tiếp trang 8)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 7)

... sau 05 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO); thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về việc Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; tham luận tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, với chủ đề “Đẩy mạnh hoạt động của công tác khuyến công, đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng thương hiệu, XTTM hỗ trợ phát triển Hợp tác xã”; tình hình triển khai Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư; tình hình khai thác, chế biến quặng, chì, kẽm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tình hình phát triển nguồn nhân lực đối với các đơn vị ngành Công Thương; dự thảo đề cương và dự toán quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản than giai đoạn 2013-2020, có xét đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thái Nguyên; danh sách các doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm trong danh mục máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được; đề xuất các dự án kêu gọi đầu tư từ Chính phủ và nhà đầu tư Trung Quốc; ban hành Quy chế quản lý hoạt động và cung cấp thông tin của trang Thông tin điện tử

Sở Công Thương Thái Nguyên; văn bản hướng dẫn thực hiện Luật an toàn thực phẩm; đề xuất tiêu chí của địa phương về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành.

Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại trên địa bàn về công tác phòng chống thiên tai, lụt bão năm 2013; rà soát tiến độ thực hiện các dự án trong các cụm công nghiệp (CCN) và đề xuất các giải pháp thu hồi đối với các dự án chậm tiến độ theo cam kết của chủ đầu tư; tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2013; triển khai hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013; thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp về xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2013; các chỉ tiêu xác nhận doanh nghiệp “hàng Việt Nam chất lượng cao”; triển khai Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; dự án REII mở rộng theo đúng tiến độ. Hoàn thành xây dựng dự toán kinh phí sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả hỗ trợ năm 2013; phối hợp với Công ty Điện lực Thái Nguyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2013; thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án cấp điện cho các xóm bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tổ chức tập huấn “An toàn điện nông thôn năm 2013”

cho 190 học viên thuộc các HTX dịch vụ điện trên địa bàn toàn tỉnh; Hội nghị hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18/6/2013 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu; Hội nghị tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn. Tham gia xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức thỏa thuận hướng tuyến cho đường dây 110KV cấp điện cho Nhà máy Samsung Electronics và Khu công nghiệp Yên Bình.

Tham gia góp ý các đề án, dự thảo: Sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị định quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung, bổ sung một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hợp tác xã năm 2012; dự thảo thông tư thay thế quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày...

(Xem tiếp trang 9)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 8)

...06 – 09 - 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện; dự thảo Quyết định tạm thời tỷ lệ quy đổi, phương pháp xác định khoáng sản nguyên khai từ khoáng sản thành phẩm làm cơ sở tính phí bảo vệ môi trường; dự thảo quy định quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; đề án tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử; mức thu phí hoạt động khai thác khoáng sản; quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; dự thảo quy định về việc áp dụng một số tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề cương Đề án “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và điện tử”; tham gia ý kiến thiết kế cơ sở (dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên tại lỗ khoan 407, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; đầu tư thu hồi quặng ilmenit trong quá trình khai thác mỏ chì kẽm Côi Kỳ, xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ; đầu tư xây dựng công trình tuyển bột quặng sắt từ hồ

quặng đuôi mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; sản xuất vật liệu không nung tại phường Quang Vinh và CCN Sơn Cẩm; đầu tư Tổ hợp xử lý chất thải công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ chất thải công nghiệp của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên; điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ vàng Bản Ná); thẩm tra điều chỉnh dự án xây dựng nhà máy sản xuất Rutile nhân tạo và bột sắt đỏ của Công ty cổ phần Ban Tích tại xóm Suối Đạo, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; dự án đầu tư Trung tâm thương mại tại Bến xe cũ Đồng Quang và trạm dừng nghỉ ô tô tại ngã ba Tân Long, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương của Công ty TNHH Nhật Quang; dự án xây dựng mô hình nuôi trồng, chế biến nông sản cung cấp cho nông dân; dự án đầu tư xây dựng Chợ Ga, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng trang trại sinh thái Hoàng Dương Lâm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Thiếc gốc tiểu khu phía Nam, khu Tây Núi Pháo, huyện Đại Từ; dự án đầu tư văn phòng, dịch vụ cơ khí, ăn uống trong CCN Cao Ngạn; dự án đầu tư Hansol Technics VN vào khu công nghiệp Yên Bình I; dự án đầu tư khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty TNHH Đại Hữu và Dầu khí; dự án đầu tư cải tạo, quản lý khách sạn

Sông Công; dự án đầu tư xây dựng chợ Đình cả, huyện Võ Nhai; dự án quản lý và phát triển thương hiệu chè La Bằng; dự án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phương án điều tra thống kê năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp; phương án xử lý nợ xấu và các giải pháp; phương án điều tra thống kê. Thẩm định hồ sơ và cấp: 45 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 21 Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán khí dầu mỏ hoá lỏng; 16 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và 10 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 08 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; 03 Giấy phép kinh doanh rượu; 03 giấy chứng nhận đầu tư; 02 Giấy phép hoạt động điện lực; 01 Giấy phép bán buôn thuốc lá; 01 ý kiến tham gia thiết kế cơ sở. Phối hợp kiểm tra liên ngành về: Vệ sinh an toàn thực phẩm; vốn dự trữ lưu thông tại các đơn vị được giao; chống thất thu thuế và phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tình hình thực hiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, theo dõi, tổng hợp số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hoạt động khai thác khoáng sản… Chủ trì thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (việc chấp hành các quy định của Nhà nước đối với hoạt động...

(Xem tiếp trang 10)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2013

(Tiếp theo trang 9)

...kinh doanh xăng dầu tại Công ty xăng dầu Bắc Thái; việc chấp hành các quy định về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện lực tại các đơn vị Tư vấn chuyên ngành điện lực); giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Duy trì công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

7. Nhiệm vụ và giải pháp 3 tháng cuối năm 2013

- Tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ trong chương trình công tác năm 2013 của ngành, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013

của Chính Phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

- Tiếp tục triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện: Các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng Thương mại, mạng lưới xăng dầu; Điện lực và các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp và các chương trình, dự án, đề án của ngành.

- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3007/QĐ-UBND tỉnh ngày 15/12/2012 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 tỉnh Thái Nguyên.

- Thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; tham gia ý kiến thiết kế cơ sở dự án đầu tư các công trình công nghiệp.

- Tiếp tục triển khai công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hành chính về phòng chống tham nhũng và công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo Chương trình đã được phê duyệt.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ thông qua hoạt động khuyến công, hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2013. Triển khai thực hiện tốt các dự án thuộc hợp phần sản xuất sạch hơn (CPI); tăng cường công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành về vật liệu nổ, cháy nổ , an toàn điện, xăng dầu, huấn luyện nghiệp vụ quản lý nhà nước về: Điện lực, Xúc tiến thương mại, Hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hoàn thành và bàn giao Website cho 15 làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Phòng KHTC

Việt Nam đứng thứ 37 về xuất khẩu

Tổng cục Hải quan cho biết, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ khi gia nhập WTO (11/01/2007) thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tăng khá mạnh. Cụ thể, theo xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2002 lần lượt ở vị trí 48 và 43 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến

năm 2012, thì thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng 11 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng 9 bậc và xếp ở vị trí thứ 34. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007 đã tăng mạnh 31,3%, tương đương tăng

26,52 tỷ USD so với năm 2006. Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2012 đã đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của năm 2007. Trước đó xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200 tỷ USD vào những ngày cuối cùng của năm 2011.

Theo dangcongsan.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Họp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, để đầu tư cấp điện cho dự án Samsung Electronics và Khu công nghiệp

Yên Bình

Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp ngày 30/8/2013, sáng ngày 6/9/2013, tại hội trường Sở Công Thương Thái Nguyên, Lãnh đạo Sở Công Thương cùng Phòng Quản lý điện năng đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Viện Năng lượng, Lãnh đạo và chuyên viên phòng Kinh tế, dự báo và Quản lý nghiên cứu năng lượng, Ban quản lý Khu công nghiệp Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình để rà soát lại nhu cầu phát triển phụ tải tại khu công nghiệp Yên Bình phục vụ cho việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 để đầu tư cấp điện cho Dự án

Samsung Electronics và Khu công nghiệp Yên Bình.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, Khu tổ hợp công nghiệp – đô thị Yên Bình dự kiến là khu công nghiệp (KCN) sạch và khu dịch vụ hành chính, đô thị, du lịch sinh thái với nhu cầu năm 2015 là 10 MW và năm 2020 là 50 MW. Với công suất dự báo như vậy, KCN – đô thị Yên Bình được cấp điện từ trạm 110-35/22 KV Phú Bình quy mô công suất 2 x 40 MVA. Trong đó, máy biến áp thứ nhất đưa vào vận hành năm 2014 và máy biến áp thứ hai đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, do tiến độ thực hiện của Dự án Samsung nhanh, theo kế hoạch: tháng 12-2013 đi vào sử dụng 2 máy biến áp công suất 63 MVA,

đến tháng 12-2014 đưa vào sử dụng 2 máy biến áp còn lại. Theo đó, những thay đổi lớn về phụ tải và lưới điện như quy hoạch đã được duyệt không thể đảm bảo cấp điện cho các phụ tải mới, nên việc điều chỉnh, bổ sung các trạm 110 KV cho các phụ tải này vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 là rất cần thiết.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Giám đốc Sở Công Thương đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp cùng với Sở Công Thương rà soát lại nhu cầu sử dụng điện không riêng của Nhà máy Samsung Electronics mà của cả KCN Yên Bình để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp điện và vận hành lưới điện một cách linh hoạt, tin cậy. Thời gian tới, Sở Công Thương và Điện lực Thái Nguyên sẽ tính toán lại việc điều chỉnh, bổ sung sẽ được tiến hành khẩn trương để phục vụ cho các dự án đang và sẽ đầu tư vào KCN này. Cụ thể là đề án được quy hoạch, bổ sung sẽ hoàn chỉnh để được phê duyệt trong tháng 9 năm 2013.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đ/c Đinh Khắc Hiển – Bí thư Đảng bộ – Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mạc Hội nghị

Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

Chiều ngày 9/9/2013, Đảng ủy Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đến dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đinh Khắc Hiển – Bí thư Đảng bộ – Giám đốc Sở Công Thương, cùng 130 đồng chí là Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức cơ quan văn phòng Sở, văn phòng Công đoàn ngành, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, văn phòng Chi cục quản lý thị trường, Trạm muối cấp I Quan Triều đã có mặt đầy đủ. Tại hội nghị, đồng chí Dương Huy Khải – Ủy viên Ban chấp hành

Đảng bộ Sở Công Thương – Báo cáo viên Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, đã truyền đạt những nội dung cơ bản của các Nghị quyết: "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường"; các kết luận của Ban chấp hành Trung ương 7 (khóa XI) về tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; về tiếp thu ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm

2020. Các đại biểu cũng được nghe các thông tin về một số vấn đề quan trọng thực hiện chủ trương quy hoạch Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Kết thúc Hội nghị đã thống nhất thông qua chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI của Đảng bộ Sở Công Thương, toàn thể Hội nghị, thống nhất những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong chương trình hành động đó để thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 7.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thư mời Hội chợ triển lãm công – nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013

- Các tổ chức kinh tế - Các Doanh nghiệp trong và ngoài nước

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thống nhất hợp tác phát triển giữa Thái Nguyên và Bắc Giang

Ngày 9-9, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung hợp tác cụ thể giữa 2 tỉnh trong khung hợp tác giữa các tỉnh trên địa bàn Quân khu I đã ký kết. Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 1; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Bộ Chỉ huy Quân; lãnh đạo các sở liên quan của 2 tỉnh.

Tháng 1-2013, tại Lạng Sơn, Lãnh đạo 2 tỉnh đã ký kết hợp tác trên 9 lĩnh vực: quy hoạch; thu hút, xúc tiến đầu tư, thương mại, phát triển doanh nghiệp; giao thông vận tải; phát triển, bảo vệ môi

trường lưu vực sông Cầu; hợp tác về nông, lâm, thủy sản; công nghiệp; tài nguyên, môi trường; văn hóa, du lịch; an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đến nay, 2 tỉnh đã phối hợp trao đổi thông tin, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; thống nhất phương án tuyến giao thông kết nối 2 tỉnh; phối hợp xử lý vi phạm hành lang giao thông cầu, đường trên tuyến Quốc lộ 37 đoạn qua xã Thanh Ninh - Dương Thành (Phú Bình) đi huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang); triển khai dự án quy hoạch đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội. UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất năm 2014 và những năm tiếp theo 2 tỉnh sẽ hợp tác ở một số nội dung như: Mở rộng quan hệ buôn bán, đặt văn phòng đại diện, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; xây dựng

trung tâm tiêu thụ nông sản tại Bắc Giang, hợp tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; quy hoạch, đầu tư nâng cấp 3 tuyến đường đi qua 2 tỉnh.

Sau khi nghe Lãnh đạo các Sở, Ngành của 2 tỉnh đề xuất một số vấn đề, nêu giải pháp thực hiện trên các lĩnh vực trong khung hợp tác, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã thống nhất và nhận định: từ khi thực hiện khung hợp tác, việc phối hợp về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh giữa 2 tỉnh đã chặt chẽ hơn; các đơn vị đã chủ động giải quyết những công việc liên quan, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của 2 tỉnh; thời gian tới sẽ thực hiện quy chế phối hợp giữa Lãnh đạo các Sở, Ngành của 2 tỉnh, có phân công nhiệm vụ rõ ràng nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh tốt hơn.

Nguồn Thainguyentv.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm

2013” cơ bản hoàn thành

Thực hiện văn bản chỉ đạo số 1056/UBND-KTN ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tổ chức Hội chợ triển lãm (HCTL) năm 2013. Trong đó giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức HCTL “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013”; và Kế hoạch Số: 658 /SCT-XTTM ngày 05 tháng 09 năm 2013 của Ban tổ chức HCTL về Kế hoạch phối hợp và phân công nhiệm vụ tổ chức HCTL “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013”. Theo kế hoạch HCTL được diễn ra trong 7 ngày từ 15-21/10/2013 tại Quảng trường 20/8 – Thành phố Thái Nguyên. Với chủ đề “Hướng tới Festival trà Thái Nguyên –

Việt Nam lần thứ hai năm 2013 và chào mừng kỷ niệm 51 năm ngày thành lập thành phố Thái Nguyên”; quy mô trên 250 gian hàng của các đơn vị trong và ngoài tỉnh, gồm các lĩnh vực: Khu vực giới thiệu, bán hàng tiêu dùng; khu vui chơi và ẩm thực; khu vực triển lãm hàng Công - Nông nghiệp tiêu biểu, các Hội, Hiệp Hội làng nghề, phân biệt hàng thật hàng giả... Trong thời gian diễn ra HCTL, Ban tổ chức (BTC) mời các doanh nghiệp uy tín từ các tỉnh, thành phố lớn về giao thương ký kết hợp đồng thương mại đầu tư và liên kết tiêu thụ các mặt hàng Công – Nông nghiệp thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên, đây là cơ hội cho các đơn vị sản xuất được tiếp cận với khách hàng

tiềm năng. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho HCTL đã và đang được triển khai tích cực, ngày 03 tháng 9 năm 2013 BTC HCTL Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2, Thái Nguyên năm 2013 đã họp BTC để phân công nhiệm vụ triển khai Kế hoạch tổ chức Hội chợ. Đến dự và chỉ đạo có Đồng chí Nhữ Văn Tâm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng BTC HCTL, chủ trì cuộc họp cùng đại diện các sở, ban, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Cảnh sát PCCC và…

(Xem tiếp trang 16)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ Triển lãm “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm

2013” cơ bản hoàn thành (Tiếp theo trang 15)

…cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Thái Nguyên, Công an Thành phố, Điện lực Thành phố, UBND phường Trưng Vương, Công ty Cổ phần Hội chợ và Xúc tiến Thương mại FTP, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Báo Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử...Đồng chí Lê Thanh Thủy – Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Ủy viên thường trực BTC HCTL đã báo cáo kế hoạch phối hợp và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp và các đơn vị thực hiện thì đến nay công tác tuyên truyền, quảng bá về HCTL đã cơ bản đạt được kết quả: Đến nay Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, UBND, Sở Công Thương các tỉnh đã có thư mời tham gia và vận động các doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm (Tại thời

điểm này đã có 11 tỉnh đăng ký tham gia gian hàng: Hòa Bình, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Yên Bái, Bến Tre…); phối hợp với Báo Thái Nguyên, Đài phát thanh Truyền hình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên giới thiệu quy mô tổ chức HCTL; tổ chức in ấn 40 băng zôn treo trên các trục đường chính tại thành phố Thái Nguyên và các huyện, thị xã lân cận; đã đăng tin tuyên truyền, quảng bá về Hội chợ triển lãm trên các Báo: Công Thương, Thái Nguyên, Tạp trí Công Thương... Công tác tuyên truyền về Hội chợ được đẩy mạnh đã đem lại hiệu ứng tốt cho việc vận động các đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Theo số liệu tổng hợp đến ngày 26/9/2013 có 122 đơn vị,

doanh nghiệp đăng ký tham gia với số lượng 273 gian hàng, trong đó các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Thái Nguyên tham gia 143 gian hàng. Bên cạnh việc tuyên truyền vận động các đơn vị, doanh nghiệp tham gia HCTL thì công tác hậu cần phục vụ cũng không kém phần quan trọng và được các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh tích cực phối hợp hỗ trợ như công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, điện, nước, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thi đua khen thưởng... Kể từ ngày 04/10/2013, toàn bộ khu vực diễn ra HCTL sẽ được các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp triển khai thi công dàn dựng, trang trí tổng thể, lắp ghép các hệ thống âm thành, ánh sáng…

Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp các ngành và sự phối hợp chuẩn bị các khâu tổ chức nêu trên, HCTL “Công – Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ hai, Thái Nguyên năm 2013” tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hy vọng sẽ đạt được nhiều kết quả thành công tốt đẹp ./.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Từ 1-1-2014, dừng bán xăng RON 83

Ngày 19 - 9 - 2013, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1473/TTg-KGVX gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị ngừng sản xuất, lưu thông xăng không chì RON 83 từ 1/1/2014.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Công Thương, ngày 19/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính

thức có văn bản đồng ý ngừng sản xuất, lưu thông xăng không chì RON 83 từ ngày 1/1/2014.

Thủ tướng cũng đồng ý bãi bỏ nội dung về sản xuất, lưu thông xăng không chì RON 83 trên thị trường quy định tại Công văn số 348/CP-KG ngày 27/4/2001 của Chính phủ.

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, ban hành văn bản bãi bỏ các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về xăng không chì RON 83 sản xuất, lưu thông trên thị trường.

Bộ Công Thương được giao chủ trì, ban hành văn bản bãi bỏ các quy định về pha màu xăng không chì RON 83.

Trước đó vào năm 2006, Bộ Thương Mại cũ (nay là Bộ Công Thương) cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho

phép chỉ lưu thông hai chủng loại xăng tiêu chuẩn A92 và A95 trên thị trường trong nước. Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị dứt khoát loại khỏi lưu thông các loại xăng khác, đặc biệt là A83.

Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ việc vi phạm về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, xăng dầu có trị số octan quá thấp so với tiêu chuẩn. Hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiện tượng gian lận thương mại qua việc pha trộn xăng không chì RON 83 vào xăng có trị số octan cao nhằm thu lợi bất chính. Hành động này vi phạm về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Nguồn Báo Công Thương

Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu còn 8,7%

Ngày 03 tháng 09 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 126/2013/TT-BTC về việc sửa đổi Thông tư

77/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 06 năm 2012 về việc quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư.

Theo đó, Thông tư số 126/2013/TT-BTC đã điều chỉnh theo hướng giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu, cụ thể lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam

được áp dụng là 8,7%/năm thay vì mức lãi suất 9,3% như quy định trước đây tại Thông tư số 77/2013/TT-BTC. Mức lãi suất mới này được áp dụng với các khoản giải ngân vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tính từ ngày 03 tháng 09 năm 2013.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo Vụ Pháp chế

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

VĂN BẢN PHÁP LUẬT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ban hành Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Ngày 15/07/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về việc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Nghị định cũng đã quy định chi tiết về việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, trò chơi điện tử trên mạng… Theo đó, Nghị định đã thực hiện chính sách phát triển, quản lý internet và thông tin trên mạng với những nội dung chính sau: thúc đẩy việc sử dụng internet trong

mọi hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động; khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng việt phục vụ cho người Việt Nam trên internet và đẩy mạnh việc đưa thông tin lành mạnh, hữu ích trên internet; phát triển hạ tầng băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa hải đảo; ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và chuyển đổi sang công nghệ internet IPv6; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi…

Đối với việc cấp phép cung cấp dịch vụ internet, Nghị định quy định, các doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ internet khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ internet.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2013.

Theo Mic.gov.vn

Quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp

Chính phủ đã ban hành Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp được quyền sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đã được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp gồm: 1- Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh

không hình thành pháp nhân mới; 2- Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; 3- Mua lại một doanh nghiệp khác để hình thành một pháp nhân mới; 4- Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi; 5- Các hình thức đầu tư khác ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), không được góp vốn, mua cổ

phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/9/2013.

Nguồn Chinhphu.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Việt Nam- Thái Lan: Chung sức đón đầu cộng đồng kinh tế ASEAN

“Để đón đầu cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nhà đầu tư Thái Lan có xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các nước trong khu vực, trong đó, Việt Nam là điểm đến ưu tiên”- ông Narucha Ruchuphan, Giám đốc Ủy ban Đầu tư nước ngoài Thái Lan- cho biết khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Ông có thể cho biết vài nét về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam?

Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến tháng 8/2013, 315 dự án đầu tư với tổng vốn đăng 6,38 tỷ USD đã đưa Thái Lan đứng thứ 9 trong tổng số 101 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Gần đây, Thái Lan đang dồn dập đổ vốn vào các lĩnh

vực năng lượng của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án lọc hóa dầu tại Bình Định, vốn đầu tư khoảng 30 tỷ USD. Gần đây nhất, Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATI) có kế hoạch hợp tác với phía Việt Nam để xây nhà máy nhiệt điện hơn 2 tỷ USD tại Quảng Trị... Bên cạnh đó, lĩnh vực bán lẻ cũng đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư Thái Lan.

Theo ông, đâu là lý do để các nhà đầu tư Thái Lan hướng tới Việt Nam?

Hoạt động đầu tư có hiệu quả của các doanh nghiệp Thái Lan trong thời gian gần đây tại Việt Nam đã khiến nhiều nhà đầu tư Thái Lan không ngần ngại tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam.

Ở khía cạnh khác, Việt Nam đang là một nền kinh tế

mới nổi, có dân số trẻ đông và năng động, môi trường kinh doanh tốt. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp hướng tới AEC, tạo cơ chế thông thoáng cho nhà đầu tư Thái Lan khi hợp tác với đối tác Việt Nam.

Chính phủ Thái Lan khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam để có thể hình thành chuỗi cung ứng sản xuất cho các nước ASEAN. Đây là mục tiêu mà doanh nghiệp hai nước nên tập trung hướng tới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của AEC với các khu vực khác

Nhà đầu tư hai nước nên làm gì để đón đầu AEC, thưa ông?

Dự kiến AEC sẽ được hình thành vào năm 2015. Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam thúc đẩy hơn nữa về kinh tế - thương mại để cùng phát triển khi AEC hình thành. Các nhà đầu tư Thái Lan có thể xem đây là cơ hội để thâm nhập sâu vào khu vực, đặc biệt là Việt Nam - một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng.

Để thực hiện được điều này, việc tìm ra định hướng hợp tác cụ thể trong những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh là điều rất quan trọng. Liên quan đến vấn đề này, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thực phẩm và năng lượng là những lĩnh vực mà Thái Lan có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu hợp tác.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Báo Công Thương

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ

Giá xi măng dự kiến tăng 8-9%

Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết,

theo báo cáo từ Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, nhiều công ty sản xuất xi măng thuộc đơn vị này đã lên kế hoạch tăng giá bán xi măng khoảng 8-9% so với mức giá hiện hành. Thời điểm tăng giá từ nay đến cuối tháng 9.

Báo cáo của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, giá bán điện bình quân từ ngày 1/8 tăng 5% đã làm tăng chi phí sản xuất xi măng. Tuy nhiên, do thị trường xây dựng, bất động sản chưa hồi phục và đang trong mùa mưa bão nên giá bán xi măng tại các công ty sản xuất xi măng thuộc Vicem vẫn ổn định.

Thông tin từ Sở Tài chính các tỉnh, thành phố cho biết, giá bán lẻ xi măng tháng 8 tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung phổ biến từ 1.280-1.560 đồng/kg; tại các tỉnh miền Nam từ 1.600 -1.640 đồng/kg.

Theo InfoTV

Xe máy lại giảm giá

Hiện các hãng xe Piaggio, Suzuki, Honda, Yamaha... đang ồ ạt giảm giá nhằm kích thích sức mua vốn đã yếu từ đầu tháng 7.

Cụ thể, Piaggio Việt Nam đang hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ, tương ứng khoảng 3 triệu đồng cho xe Liberty 3V i.e 125 và khoảng 7,5 triệu đồng cho xe Vespa LX 3V i.e 125;

Hãng Suzuki cũng giảm từ 1 – 2 triệu đồng khi mua xe Axelo 125, Hayate, Skydrive.

Cùng với đó, Honda Việt Nam dùng quà tặng từ 500.000 – 1 triệu đồng cho các mẫu xe Wave, Vision, Future, Air Blade...

Yamaha dùng phiếu quà tặng cho khách từ 555.000 – 999.000 đồng khi mua các dòng xe phun xăng điện tử...

Tại khu vực đường Nguyễn Tri Phương, quận 5, TP.HCM, giá Air Blade 125 được bán với giá 35,5 – 37,5 triệu đồng, giảm 2,5 triệu đồng so với giá đề xuất của công ty Honda.

Theo InfoTV

Chênh lệch giá vàng liên tục co giãn

Trong 15 ngày đầu tháng 9, giá

vàng thế giới giảm liên tục. Sau khi đạt mức 1.416,3 USD/ounce hôm 3-9, giá vàng đã giảm xuống mức 1.324,4 USD/ounce vào ngày 16-9.

Yếu tố làm giá vàng giảm là các giải pháp ngoại giao cho vấn đề Syria được đưa ra khiến Mỹ chưa tấn công quân sự vào nước này. Trong khi đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ lại có dấu hiệu giảm. Ngoài ra, lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ sớm thu hẹp chương trình kích thích kinh tế QE3 khi nền kinh tế Mỹ đã và đang đạt tăng trưởng ổn định cũng là yếu tố khiến giới đầu cơ vàng đẩy mạnh bán ra làm giá vàng giảm.

Ở trong nước, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới liên tục co giãn do giá vàng trong nước thường xuyên biến động chậm hơn giá vàng thế giới. Có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 2 triệu đồng/lượng hoặc hơn 3 triệu đồng/lượng.

Theo các doanh nghiệp kinh doang vàng, nhu cầu giao dịch vàng không cao là nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá mua và bán vàng tại nhiều doanh nghiệp vẫn được giữ ở mức vừa phải mặc dù giá vàng thế giới có biến động mạnh.

Một nguyên nhân nữa là do Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ tổ chức đầu thầu vàng miếng theo nhu cầu, thị trường có nhu cầu mua thì Ngân hàng Nhà nước mới tổ chức đấu thầu để bán ra.

Trong 15 ngày đầu tháng 9, thị trường ngoại hối cũng diễn biến ổn định. Tỉ giá giao dịch USD/VND trên thị trường tiếp tục có xu hướng giảm.

Theo InfoTV