20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 THÁNG RA 01 KỲ Số 3/2013 TỪ NGÀY 1÷30/3/2013 TRONG SNÀY -Thủ tướng cho phép Ngân hàng Nông nghiệp can thiệp thị trường vàng lúc cần -Báo cáo tình hình hoạt động ngành Công Thương quý I năm 2013 -Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới -Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan -Nhốn nháo thị trường sữa xách tay -Công ty CP Prime Phổ Yên:Doanh thu quý I vượt 30% kế hoạch -Phú Bình: Thành lập Hội doanh nghiệp -Ổn định sản lượng và giá điện trong Quý II/2013 -Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 4% so với cùng kỳ -7.600 doanh nghiệp quay lại hoạt động trong quý I -Sản xuất xe máy trong nước đạt nội địa hoá tới 90% -35 ngân hàng tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng -Gần 29.000 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử -Thái Nguyên tham dự Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” -Khẳng định thương hiệu "made in Việt Nam" tại Rumani -Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Asean – eu lần thứ 3 tại Hà Nội ( 07 – 09/3/2013) -Giá gas có thể giảm 30.000đồng/bình 12kg -Vàng tăng lên 43,90 triệu đồng/lượng -Xăng tăng giá lên 24.580 đồng một lít Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan Sáng ngày 27/3, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư và các công cụ hỗ trợ kết nối giao thương Việt Nam - Phần Lan”... (Xem tiếp trang 6) Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Asean – eu lần thứ 3 tại Hà Nội ( 07 – 09/3/2013) Nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - EU lần thứ 3, tổ chức từ ngày 07 - 9/3/2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam, Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam và Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức. Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên gồm Lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại cùng một số đơn vị (Hợp tác xã chè Minh Thu, Doanh nghiệp Thanh Thanh Trà, Hợp tác xã chè an toàn Sơn Thành, Công ty CP Vạn Tài) do đồng chí Nguyễn Đức Tiến – Phó Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn... (Xem tiếp trang 3) Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thiết thực nâng cao ý thức của mọi tầng lớp nhân dân về lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước thể hiện qua hành động mua sắm hàng nội địa; nhằm động viên, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng, giá cả phù hợp và quảng bá đưa các sản phẩm hàng Việt đến tay người tiêu dùng, sáng 28/3, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh đã họp để thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện... (Xem tiếp trang 16) Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới Năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu, song dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu... (Xem tiếp trang 4) TÀI LIU THAM KHO

Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.3.2013.pdf · cụ hỗ trợ kết nối giao thương Việt

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 3/2013

TỪ NGÀY 1÷30/3/2013

TRONG SỐ NÀY -Thủ tướng cho phép Ngân

hàng Nông nghiệp can thiệp thị trường vàng lúc cần

-Báo cáo tình hình hoạt động ngành Công Thương quý I năm 2013

-Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

-Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan

-Nhốn nháo thị trường sữa xách tay

-Công ty CP Prime Phổ Yên:Doanh thu quý I vượt 30% kế hoạch

-Phú Bình: Thành lập Hội doanh nghiệp

-Ổn định sản lượng và giá điện trong Quý II/2013

-Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 4% so với cùng kỳ

-7.600 doanh nghiệp quay lại hoạt động trong quý I

-Sản xuất xe máy trong nước đạt nội địa hoá tới 90%

-35 ngân hàng tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng

-Gần 29.000 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử

-Thái Nguyên tham dự Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

-Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

-Khẳng định thương hiệu "made in Việt Nam" tại Rumani

-Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Asean – eu lần thứ 3 tại Hà Nội ( 07 – 09/3/2013)

-Giá gas có thể giảm 30.000đồng/bình 12kg

-Vàng tăng lên 43,90 triệu đồng/lượng

-Xăng tăng giá lên 24.580 đồng một lít

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan

Sáng ngày 27/3, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư và các công cụ hỗ trợ kết nối giao thương Việt Nam - Phần Lan”...

(Xem tiếp trang 6)

Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh

Asean – eu lần thứ 3 tại Hà Nội ( 07 – 09/3/2013)

Nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - EU lần thứ 3, tổ chức từ ngày 07 - 9/3/2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam, Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam và Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức. Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên gồm Lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại cùng một số đơn vị (Hợp tác xã chè Minh Thu, Doanh nghiệp Thanh Thanh Trà, Hợp tác xã chè an toàn Sơn Thành, Công ty CP Vạn Tài) do đồng chí Nguyễn Đức Tiến – Phó Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn...

(Xem tiếp trang 3)

Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thiết thực nâng cao ý thức của mọi tầng lớp nhân dân về lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước thể hiện qua hành động mua sắm hàng nội địa; nhằm động viên, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng, giá cả phù hợp và quảng bá đưa các sản phẩm hàng Việt đến tay người tiêu dùng, sáng 28/3, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh đã họp để thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện...

(Xem tiếp trang 16)

Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

Năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu, song dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu...

(Xem tiếp trang 4)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN VĂN BẢN MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Vàng SJC được chọn là thương hiệu vàng quốc gia.

Thủ tướng cho phép Ngân hàng Nông nghiệp can thiệp thị trường vàng lúc cần

Theo Quyết định của Thủ tướng, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng nhà nước mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Quyết định trên, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng nhà nước mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép theo phương án mua, bán vàng miếng trong từng thời kỳ.

Việc xác định giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với từng hình thức mua, bán vàng miếng theo quy định.

Cùng với nguyên tắc mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định này cũng quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp thị trường vàng theo quy định.

Cụ thể, khi thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước

được mở tài khoản mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng bổ sung dự trữ ngoại hối hoặc bán vàng ra nước ngoài.

Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước thông qua việc tuân thủ các quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước khi thực hiện mua, bán vàng miếng.

Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ quyết định việc áp dụng tỷ giá và giá vàng để quy đổi sang đô la Mỹ và đồng Việt Nam phục vụ công tác hạch toán và phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Về việc giao dịch mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định cũng nêu rõ, phương án mua vàng miếng hoặc bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước để can thiệp thị trường vàng trong từng thời kỳ bao gồm các nội dung: Thời điểm mua, bán; khối lượng vàng miếng mua, bán; hình thức mua, bán; đối tượng thực hiện mua, bán; các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp với từng hình thức thực hiện mua, bán; các nội dung khác có liên quan.

Còn về hình thức thực hiện mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn và quyết định cụ thể việc mua, bán vàng miếng trong từng lần giao dịch theo 1 trong 2 hình thức: Mua, bán vàng miếng trực tiếp hoặc mua, bán vàng miếng thông qua đấu thầu.

Theo Dân trí

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Báo cáo tình hình hoạt động ngành Công Thương quý I năm 2013

I. Tình hình sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại quý I năm 2012

1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2013

- Tổng GTSXCN trên địa bàn (giá CĐ 2010): 34.592 tỷ đồng, tăng 16,0% so với thực hiện năm 2012. Trong đó: Công nghiệp Trung ương 18.372 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012; Công nghiệp địa phương 13.806 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2012; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.351 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) là 17.260 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2012.

- Kim ngạch xuất khẩu: 158 triệu USD, tăng 20% so với thực hiện 2012.

- Kế hoạch khuyến công: Tổng kinh phí hỗ trợ năm 2013 là 4.706 triệu đồng, trong đó: Khuyến công quốc gia hỗ trợ: 1.706 triệu đồng (04 đề án); Khuyến công địa phương hỗ trợ: 3.000 triệu đồng (41 đề án).

2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu quí I/2013

2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN)

Sản xuất công nghiệp quý I/2013 trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn do sản xuất và tiêu thụ giảm (hầu hết các sản phẩm công nghiệp có mức tiêu thụ thấp, nên lượng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất tính đến đầu tháng 3/2013 là tương đối lớn: Thép cán tồn kho gần 50 nghìn tấn, tăng 14% so với tồn kho cùng kỳ; Than sạch khai thác tồn kho trên 60 nghìn tấn; sản phẩm may tồn kho 3,8 triệu sản

phẩm, tăng 88% so với tồn kho cùng kỳ... riêng sản phẩm xi măng tiêu thụ tương đối tốt nên lượng tồn kho là 40 nghìn tấn giảm 45% tồn kho cùng kỳ), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp là 99,5%, đạt mức tương đương cùng kỳ; trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 7,3% so với cùng kỳ (do khai thác than giảm 17%); công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,5% so cùng kỳ (do ngành sản xuất kim loại giảm 19,3%; sản xuất phụ tùng xe động cơ giảm 11,4%); công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 1,4% và công nghiệp cung cấp nước, thu gom rác thải tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quý I/2013 ước đạt 6.260 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), bằng 18,13% kế hoạch cả năm; trong đó công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương 2.157 tỷ đồng bằng 15,6% kế hoạch; công nghiệp nhà nước trung ương 3.547 tỷ đồng, bằng 19,3% kế hoạch; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 556 tỷ đồng, bằng 23,6% kế hoạch.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

+ Các sản phẩm chủ yếu quý I/2013 tăng so với cùng kỳ là: Công cụ dụng cụ các loại tăng 65,7%; quặng sắt và tinh sắt tăng 60%; thiết bị dụng cụ khác dùng trong y khoa tăng 52,3%; đá khai thác tăng 16,7%; sản phẩm chịu lửa tăng 7,1%; nước máy thương phẩm tăng 2,8%, điện thương phẩm tăng 2,3%...

+ Các sản phẩm chủ yếu quý I/2013 giảm so với cùng kỳ: Phụ tùng khác của xe có động cơ giảm 26,2%; tấm lợp giảm

21,8%; sắt thép các loại giảm 19,3%; than đá giảm 17%...

2.2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ, chỉ số giá tiêu dùng

- Tính chung Quý I/2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.785 tỷ đồng, tăng 12,13% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng là 4,1%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 293,5 tỷ đồng (chiếm 7,6% tổng mức bán lẻ), tăng 10,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1.048 tỷ đồng (chiếm 27,7%), tăng 7,5%, còn lại là khối cá thể thực hiện ước đạt 2.443,5 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Nếu chia theo ngành kinh tế, ngành thương nghiệp mức bán lẻ quý I/2013 ước đạt 3.440 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 91% tổng số), tăng 12,2% so với cùng kỳ; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch ước đạt 226,4 tỷ đồng (chiếm 6%), tăng 10,8% so với cùng kỳ; ngành dịch vụ tiêu dùng còn lại ước đạt 118,8 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 3/2013 ước đạt 1.275 tỷ đồng, giảm 3,4% so với tháng trước, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2013 giảm 0,6% so với tháng trước nhưng tăng 1,36% so với tháng 12/2012 và tăng 7,17% so với cùng tháng năm trước.

(Xem tiếp trang 5)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh ... (Tiếp theo trang 1)

... Thực trạng xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam

Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Dệt may vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, tiếp tục là ngành có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi dệt toàn ngành đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2011. Xuất khẩu dệt may đạt 15,8 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong 17,2 tỷ USD xuất khẩu, Việt Nam chỉ nhập khẩu khoảng 8,8 tỷ USD nguyên phụ liệu, còn lại khoảng 50% nguyên phụ liệu nội địa. Điều này khẳng định, dệt may Việt Nam ngày càng có uy tín và tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành Dệt may Việt Nam luôn đứng trong Top 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu thế giới, là ngành có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Thành công lớn nhất của Dệt may đó là duy trì được việc làm cho 2,2 triệu lao động trong cả nước với mức thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng, cải thiện 14% mức lương, góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống công nhân. Đây chính là bài toán an sinh lớn nhất mà ngành Dệt may đã làm được trong năm 2012.

Ở thị trường trong nước, dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất về quy mô và tầm vóc với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở

thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Trên thị trường quốc tế, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Năm 2012, Mỹ vẫn được đánh giá là thị trường lớn, do vậy Công ty May Sài Gòn (Garmex) quyết định đầu tư 1 triệu USD để mở văn phòng tại Mỹ với mục đích đưa hàng dệt may Việt Nam chào bán tại thị trường Mỹ. Để thực hiện chiến lược này, ngành Dệt may đã chuẩn bị đội ngũ thiết kế mẫu (200 người) để có thể tự thiết kế mẫu, tìm nguyên liệu sản xuất, chào bán sản phẩm. Tính đến hết tháng 11/2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ đạt 6,8 tỉ USD, chiếm 49,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản với 1,79 tỉ USD (tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2011). Đặc biệt, thị trường Hàn Quốc đang trở thành một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp dệt may với sức tiêu thụ khá lớn. Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc

đã tăng 20,9% và đạt trên 1 tỉ USD (2012).

Việc gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lý được tốt hơn.

Khó khăn trong xuất khẩu dệt may Việt Nam

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, song thực tế giá trị thặng dư của ngành không cao. Cụ thể, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 15,09 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu gần 11 tỷ USD. Vì vậy, giá trị thặng dư chỉ còn khoảng 4,09 tỷ USD. Thêm nữa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang phải đối diện với một số khó khăn, hạn chế đó là:

Thứ nhất, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất. Năm 2012 các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối mặt với hạn chế lớn đó là thiếu nguyên liệu, phụ liệu. Đa phần nguyên phụ liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đang từng bước được cải thiện, mỗi năm tỉ lệ nội địa tăng từ 3%-5%, hiện đạt tới 49% (2012), nhưng vẫn còn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc...

(Xem tiếp trang 14)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Báo cáo tình hình hoạt động ngành ... (Tiếp theo trang 3)

2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh quý I/2013 ước đạt 25,5 triệu USD, tăng so với cùng kỳ là 8,4%, bằng 16,1% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 16,8 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 8,7 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tháng 3/2013 ước đạt 8 triệu USD, tăng 14% so với tháng trước nhưng giảm 15% so với cùng kỳ.

+ Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong quý I/2013 có phát sinh tăng so với cùng kỳ là: Thiếc ước đạt 37 tấn, tăng 86,8%; sản phẩm may ước đạt 6,9 triệu sản phẩm, tăng 44,6%; dụng cụ y tế ước đạt 54,8 triệu sản phẩm, tăng 12%; giấy đế ước đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 10,9%.

+ Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong quý I/2013 có phát sinh giảm so với cùng kỳ là: Gang ước đạt 104 tấn, giảm 81,7%; chè các loại ước đạt 729 tấn, giảm 31,8%; dụng cụ thú y ước đạt 69 nghìn sản phẩm, giảm 24,5%; dụng cụ cầm tay ước đạt 2,4 triệu sản phẩm, giảm 10,5%.

- Giá trị nhập khẩu trên địa bàn Quý I/2013 ước đạt 62,6 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 50,6 triệu USD, giảm 10,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 12 triệu USD,

tăng 70%. Tính riêng tháng 3/2013, giá trị nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 23 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ.

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong quý I/2013 có phát sinh tăng so với cùng kỳ gồm: Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 5,8 triệu USD, tăng 21,8%; phôi thép ước đạt 11,2 triệu USD, tăng 9,8%; giấy lề các loại ước đạt 1,33 triệu USD, tăng 4,4%; phụ liệu hàng may mặc ước đạt 12,2 triệu USD, tăng 2,9%.

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong quý I/2013 có phát sinh giảm so với cùng kỳ gồm: Vật liệu chịu lửa ước đạt 115 nghìn USD, giảm 79,6%; máy móc thiết bị phụ tùng ước đạt 2 triệu USD, giảm 69,5%.

3. Công tác quản lý thị trường

- Trong Quý I/2013, tình hình thị trường Thái Nguyên tương đối ổn định; Các hoạt động vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu trên thị trường có xu hướng tăng; Lực lượng quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP...

- Trong tổng số 452 vụ kiểm tra, có 17 vụ không vi phạm, chuyển giao 15 vụ, xử lý 420 vụ, gồm: Vi phạm quy định ghi nhãn hàng hoá 144 vụ; đầu cơ găm hàng vi phạm lĩnh vực giá 95 vụ; hàng cấm 77 vụ; hàng nhập lậu 21 vụ; vi

phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 17 vụ; gian lận thương mại 11 vụ; vi phạm về vệ sinh ATTP 9 vụ; vi phạm trong kinh doanh 7 vụ; vi phạm về lĩnh vực khoáng sản 7 vụ; vi phạm trong chống dịch, thú y 5 vụ và các vi phạm khác. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 1.755,573 triệu đồng.

4. Các hoạt động quản lý nhà nước

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực; các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp… và các chương trình, đề án, dự án của ngành: Chương trình phát triển Công nghiệp, Thương mại giai đoạn 2011-2015, chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thái Nguyên; thực hiện cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá, theo dõi và tổng hợp số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn lập hồ sơ công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2013; các đề án trong chương trình hành động ngành Công Thương năm 2013; kế hoạch của ngành thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ;

(Xem tiếp trang 8)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan (Tiếp theo trang 1)

... Tới dự hội thảo có Ngài Kimmo Lahdervita - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam; đồng chí Nhữ Văn Tâm - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở: Công thương, Ngoại Vụ, Kế hoạch và Đầu tư.

Hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam - Phần Lan.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm đã giới thiệu khái quát về tiềm năng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cam kết Thái Nguyên luôn tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất khi đầu tư tại đây.

Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên đã thiết lập quan hệ với thành phố Salo của Phần Lan; Sở Công thương Thái Nguyên và Công ty phát triển kinh tế thành phố Salo Yrittyssalo đã ký thỏa thuận về hỗ trợ công thương nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp tại Salo và tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang tìm kiếm sự hỗ trợ để phát triển và mở rộng một số ngành nghề

như: sản xuất chè hữu cơ, công nghiệp sản xuất gỗ ép... .

Hội thảo đã được nghe các diễn giả đến từ Phần Lan thuyết trình về kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách có hiệu quả, xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt. Ngài Đại sứ Phần Lan đã cảm ơn sự hợp tác của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời hy vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có các cuộc hội thảo tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước, nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra những hoạt động kinh doanh thiết thực với các đối tác Phần Lan, từ đó mở rộng thị trường sang khu vực Bắc Âu.

Theo Thainguyentv.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG BÁO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Nhốn nháo thị trường sữa xách tay

Nhờ tâm lý chuộng hoàng ngoại của người tiêu dùng, sữa xách tay được bày bán tràn lan tại Hà Nội, vượt khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Từ lâu, bên cạnh những mặt hàng sữa nội và ngoại nhập theo đường chính ngạch đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận về chất lượng, nhãn mác trên thị trường còn không ít mặt hàng xách tay. Trên các tuyến phố Tây Sơn, Hàng Buồm, Cầu Giấy, Thái Hà... các cửa hàng đều có hàng chục loại sữa xách tay từ các thị trường khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nga, Đức, Mỹ, Hà Lan... Bên cạnh hệ thống đại lý, cửa hàng, người tiêu dùng không khó để tìm thấy một loạt shop sữa xách tay bán online.

"Cửa hàng chị có mối người nhà làm tiếp viên xách về, nên yên tâm, đảm bảo không có hàng giả", chủ một cửa hàng trên phố Hàng Buồm nói. Chủ một đại lý sữa trên đường Láng cũng cam đoan tương tự về nguồn gốc các sản phẩm xách tay.

Nếu cùng nhãn mác, một số loại sữa xách tay như Meiji, XO, Morigana... có giá cao hơn so với hàng nhập chính ngạch. Ví dụ, sữa Meiji hàng nhập khẩu chỉ từ 420.000-470.000 đồng một hộp 850g thì loại xách tay các lứa tuổi được bán với giá từ 640.000-660.000 đồng một hộp.

"Sữa xách tay được sản xuất theo tiêu chuẩn dành cho trẻ em nước ngoài nên tốt và đắt hơn là đương nhiên. Chính vì thế, cùng một nhà sản xuất nhưng sữa xách tay được nhiều người tin dùng hơn", chủ hàng trên phố Hàng Buồm lý giải.

Không đắn đo, chị Hoa (Nghĩa Tân), đang nuôi con nhỏ 18 tháng, chọn mua 2 hộp sữa xách tay của Nhật tại một cửa hàng trên phố Cầu Giấy. Chị cho con ăn loại sữa này từ khi 6 tháng tuổi khi một người quen "quảng cáo" sữa mát, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cân đều.

Có một lần, do nghi ngại về nguồn gốc sữa xách tay nên chị Hoa đổi sang loại hàng nhập. Sau lại nghe nhiều người nói rằng, hàng nhập không tốt bằng xách tay vì phải sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Nam, bà mẹ này quay về và "trung thành" với hàng xách tay dù biết nguồn

gốc, chất lượng của sản phẩm không được kiểm chứng.

Toàn bộ mặt hàng xách tay đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, do đó, ngay về cách sử dụng, bảo quản, người tiêu dùng đa số làm theo hướng dẫn của người bán hoặc tham khảo "truyền miệng" trên mạng.

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội bảo vệ người tiêu dùng cho rằng mặt hàng sữa xách tay hiện nay hoàn toàn bị thả nổi. "Thực sự, để kiểm soát được nguồn hàng này cũng không dễ. Nhiều người tiêu dùng còn mang nặng tâm lý sính ngoại và thiếu cảnh giác trong việc lựa chọn sữa cho con nên rất chuộng hàng xách tay. Đây là cơ hội để mặt hàng này tiếp tục được bày bán tràn lan", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, việc chọn sữa xách tay cho trẻ em vốn chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng một số phụ huynh còn mua ở những shop online khá mập mờ về chất lượng, địa chỉ kinh doanh. "Mua rồi, cho con ăn nếu xảy ra rủi ro nào cũng không biết tìm người bán ở đâu. Lúc đó, hậu quả chỉ có người tiêu dùng phải gánh chịu", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, vị này cũng khuyến cáo, người tiêu dùng không nên quá sính ngoại vì không thể khẳng định sữa xách tay hoàn toàn là sữa thật. "Không loại trừ khả năng sữa giả trà trộn để bày bán dưới mác xách tay. Hoặc thậm chí người xách mặt hàng sữa đó từ nước ngoài về chọn mua những sản phẩm kém chất lượng, giảm giá, hết hạn sử dụng về bán kiếm lời", Phó tổng thư ký hội khuyến cáo.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Kiều Đình Cảnh, Phó đội trưởng Đội quản lý thị trường 12 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sau vụ việc sữa Danlait, cơ quan quản lý thị trường sẽ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng sữa. Tuy nhiên, cơ quan chức năng hiện mới kiểm soát được mặt hàng sữa trong nước hoặc nhập khẩu chính ngạch.

"Sự cả tin của người tiêu dùng khiến thị trường sữa xách tay ngày càng phức tạp. Cơ quan chức năng luôn cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn trọng, không nên sử dụng những mặt hàng này", ông Cảnh nói.

Theo VnE

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Báo cáo tình hình hoạt động ngành ... (Tiếp theo trang 5)

Xây dựng Chương trình

công tác ngành công thương Thái Nguyên năm 2013; Đánh giá chung hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành về giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu năm 2013; thành lập Hội đồng thẩm định Đề án “Hệ thống tiêu chí tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Tết và xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành Công Thương dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013; Trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương Thái Nguyên; hướng dẫn thực hiện bình ổn giá; Thống kê lượng quặng tồn kho và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; thẩm tra các chỉ tiêu xác nhận doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao;

Thực hiện báo cáo: Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn; thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về việc Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thái Nguyên; đánh giá kết quả 2 năm thực hiện chương trình phát triển thương mại Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, giải pháp phát triển thương mại Thái Nguyên năm 2013;

Tổng hợp kết quả hoạt động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2013 của ngành Công Thương Thái Nguyên.

Chủ trì, đề xuất: Giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên; các nội dung liên quan đến 01 hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường và bảo quản sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trao bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng làng nghề cho 02 làng nghề; xây dựng đề án hỗ trợ công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Thái Nguyên năm 2013; triển khai hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động - PCCN lần thứ 15 năm 2013; thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp về xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2013; nội dung, chương trình tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế;

Tham gia góp ý các đề án, dự thảo: Sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất các huyện đến năm 2020; Đề án tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; mức thu phí hoạt động khai thác khoáng sản; Chương trình tổ chức Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2 năm 2013; Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Nghị định quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Tham gia ý kiến thiết kế cơ sở: 05 dự án (khai thác nước khoáng thiên nhiên tại lỗ khoan 407, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; đầu tư thu hồi quặng ilmenit trong quá trình khai thác mỏ chì kẽm Côi Kỳ, xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ; đầu tư xây dựng công trình tuyển bột quặng sắt từ hồ quặng đuôi mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; SXVL không nung tại phường Quang Vinh và CCN Sơn Cẩm; đầu tư Tổ hợp xử lý chất thải công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ chất thải công nghiệp của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên); cấp điều chỉnh 01 giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang giai đoạn 2 của Công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung; 01 báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng xưởng tuyển bột quặng sắt tại mỏ sắt Trại Cau; tham mưu thỏa thuận phát triển dự án của Công ty Samsung tại tỉnh Thái Nguyên; kiểm tra thực tế các đề án khuyến công địa phương năm 2013.

(Xem tiếp trang 8)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Công ty CP Prime Phổ Yên: Doanh thu quý I vượt 30% kế hoạch

Năm 2013, Công ty CP Prime Phổ Yên gặp không ít khó khăn do thị trường xây dựng trầm lắng, nhu cầu vật liệu xây dựng giảm.

Để duy trì sản xuất ổn định, Công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong sản xuất, kinh doanh, như: thay đổi mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu thị trường; áp dụng triệt để việc tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong sản xuất; đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công nhân lao động; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với hình thức

ưu đãi cho nhà phân phối theo hướng giảm chiết khấu và tăng khuyến mại... Nhờ đó, hết quý I tổng doanh thu của Công ty đạt trên 136 tỷ đồng, bằng 130% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước trên 4 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho 473 lao động với mức thu nhập bình quân 4,6 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, Công ty đang tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước nhằm phấn đấu đạt doanh thu 600 tỷ đồng trong năm 2013.

Theo báo Thái Nguyên

Phú Bình: Thành lập Hội doanh nghiệp

Ngày 30/3/2013. Huyện Phú Bình tổ chức Đại hội thành lập Hội doanh nghiệp huyện nhiệm kỳ 2013 – 2016, tới dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Dương Ngọc Long - Phó Bí Thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Thế Đề - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh. Cùng dự có có đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, nghành của tỉnh và các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Phú Bình.

Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình có hàng trăm doanh nghiệp lớn, nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề khác nhau. Trong những năm qua, huyện Phú Bình luôn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động phát triển hiệu quả, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp huyện Phú Bình khá đa dạng, quy mô ngày càng mở rộng. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn còn hoạt động theo hướng tự phát, chưa có sự thống nhất trong chiến lược kinh doanh lâu dài và phát triển bền vững.

Để khắc phục tình trạng này với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau giải quyết những khó khăn vướng mắc như vốn, khoa học công nghệ, thị trường, nguyên liệu….Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày 18/9/2012 được UBND tỉnh quyết định thành lập Hội doanh nghiệp huyện Phú Bình với 25 hội viên ban đầu.

Hội doanh nghiệp huyện Phú Bình đi vào hoạt động sẽ là tổ chức đại diện hợp pháp và bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời hội sẽ là cầu nối giữa các hội viên trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất và sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho chính các doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong quá trình nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trên thương trường.

Tại Đại hội đã bầu ra được 7 thành viên trong Ban chấp hành hội.

Theo Thainguyentv.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 4% so với cùng kỳ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa

bàn T.X Sông Công trong quý I/2013 ước đạt trên 934 tỷ đồng, đạt gần 19% kế hoạch năm 2013 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, những tháng đầu năm nay, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do tác động của việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất vốn vay ngân hàng vẫn ở mức cao. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chỉ có doanh nghiệp công nghiệp khu vực Nhà nước có giá trị sản xuất tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 346,3 tỷ đồng, còn công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,1% so với cùng kỳ, ước đạt 67,9 tỷ đồng; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương giảm 9,6% so với cùng kỳ, ước đạt 520 tỷ đồng, bằng 15,7% so với kế hoạch tỉnh giao.

Theo báo Thái Nguyên

Ổn định sản lượng và giá điện trong Quý II/2013

Đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết hiện tại vẫn chưa nhận được đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện.

Trả lời báo chí trong cuộc họp báo Quý I/2013 chiều 1/4 của Bộ Công Thương, ông Đặng Huy Cường - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện EVN cũng đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để việc cung cấp điện tháng 4 và các tháng cao điểm mùa khô không bị gián đoạn.

Được hỏi về tình hình điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, ông Cường cho biết, cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện, vì thế trước mắt trong tháng 4, giá điện sẽ chưa có phương án điều chỉnh.

"Bộ Công Thương cũng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đảm bảo vận hành ổn định các nhà máy điện trong các tháng mùa khô, nếu cần thiết sẽ huy động các nguồn điện giá cao như khí và dầu" - ông Đặng Huy Cường nhấn mạnh.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất và cung ứng điện, sản lượng điện toàn hệ thống trong 3 tháng đầu năm 2013 tăng 10,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3, sản lượng điện sản xuất toàn ngành ước đạt 10,236 tỷ kWh, tăng khoảng 12,18%; Lũy kế Quý I ước đạt 27,859 tỷ kWh, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, điện thương phẩm Quý I đạt 25,866 tỷ kWh tăng 10,8% so với Quý I năm trước.

Cũng theo ông Cường, trong 3 tháng mùa khô sắp tới, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN cập nhập lại tình hình sử dụng điện, nguồn điện, tình hình hồ chứa... ước tính trong tháng 4 – tháng 6, sản lượng điện sẽ tăng khoảng 11% so với cùng kỳ.

Đại diện Cục Điều tiết điện lực cũng cho biết, dự kiến trong tháng 4 này, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 (Thanh Hóa) có công suất 600 MW và Nhà máy thủy điện Bản Chát (Lai Châu) có công suất 220 MW sẽ phát điện lên, bổ sung công suất cho hệ thống điện quốc gia.

Liên quan đến vấn đề vận hành, điều tiết các hồ thủy điện tại miền Trung, lãnh đạo Cục điều tiết điện lực cho biết, sẽ có các phương án đảm bảo hài hòa giữa phát điện với việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất vẫn ưu tiên nước cho tưới tiêu và sinh hoạt.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Tổng cục năng lượng (Bộ Công Thương) cũng cho biết thông tin liên quan đến các dự án điện BOT - Nghi Sơn 2, Mông Dương và Hải Dương đang được triển khai.

Theo đó, để triển khai các dự án BOT kể trên, các chủ đầu tư sẽ phải huy động 2 tỷ USD để xây dựng và sử dụng nguồn nguyên liệu than nhập khẩu./.

Theo VOV online

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

7.600 doanh nghiệp quay lại hoạt động trong quý I

Tuy nhiên, số lượng đăng ký mới lại tăng không nhiều, số lâm vào đình trệ, ngừng sản xuất vẫn rất lớn.

Kết quả này được đưa ra tại phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 và được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam nhắc lại tại họp báo thường kỳ chiều 29/3. Theo đó, có gần 7,65 nghìn trong số 13 nghìn doanh nghiệp (khoảng gần 60%) tạm ngừng hoạt động trong năm 2012 đã quay lại trở lại hoạt động trong quí I/2013. Con số này thu được khi theo dõi kết quả nôp thuế của các DN.

“Nhìn cái mừng, nhắc cái lo. Số lượng đăng ký mới lại tăng

không nhiều, số lâm vào đình trệ, ngừng sản xuất vẫn rất lớn. Đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn” – Bộ trưởng nói.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bộ trưởng cho biết việc đầu tiên Chính phủ chỉ đạo tất cả những văn bản của bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho DN phải nhanh đi vào thực tế. Thời gian qua, nhiều văn bản đưa ra nhưng chưa vào cuộc sống. “Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội kỳ họp tới để có giải pháp mạnh mẽ hơn về thuế. Trước đó, trong thẩm quyền của mình, Chính phủ đã lui, giãn một số sắc thuế” – Bộ trưởng nói. Theo ông Vũ Đức Đam, trong 3 tháng đầu năm, lạm phát được kiềm chế; thị trường giá cả tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7 tháng tăng liên tiếp; so với tháng 12/2012 tăng 2,39%, đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua.

Lãi suất tiếp tục giảm, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thanh khoản các ngân hàng thương mại đã có bước chuyển biến. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao (đạt hơn 12 tuần nhập khẩu); thị trường vàng từng bước ổn định.

Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, tháng 3 ước đạt 11 tỷ USD, tăng 53,9% so với tháng trước; quí I/2013 ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước, từ chỗ chỉ tăng 3,1% trong cả năm 2012, sang quí I/2013 đã tăng 10,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tăng 25,6%.

Tăng trưởng GDP quí I/2013 ước đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 (4,75%), trong đó: khu vực nông nghiệp tăng 2,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%; khu vực dịch vụ tăng 5,65%. Ngành xây dựng, sau một thời gian trì trệ, nhờ nỗ lực tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành, đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, đạt mức tăng 4,79% trong quí I/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm liên tiếp trước đó (năm 2012 tăng 0,77%; năm 2011 giảm 0,01%). Trong điều kiện có nhiều khó khăn và phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì đạt mức tăng trưởng GDP như vậy là một sự cố gắng./.

Theo VOV online

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa

Sản xuất xe máy trong nước đạt nội địa hoá tới 90%

Theo Bộ Công thương một số lĩnh vực của công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo còn rất thiếu và yếu.

Đánh giá về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam những năm qua, Bộ Công thương cho biết, các doanh nghiệp ngành này có số lượng ít và không tập trung. Một số lĩnh vực rất thiếu và yếu như đúc, nhiệt luyện.

Hiện nay, cũng không có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp này để nhà lắp ráp tìm hiểu khi cần. Mặt khác hoạt động marketing của các doanh nghiệp cũng rất kém, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ lâu dài. Điều này làm cho các doanh nghiệp lắp ráp rất khó khăn khi muốn tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ ngay tại Việt Nam.

Cho đến nay, CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đã đạt khoảng 85-90%. Hầu hết các linh kiện của xe số, kể cả linh kiện động cơ, đều đã được sản xuất trong nước. Việt Nam hiện đã có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện kim loại cho xe máy. Các sản phẩm chính trong xe máy hầu hết đã được sản xuất với số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tạo thành hệ thống cung ứng khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện kim loại cho ngành ô tô với sự tham gia của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô đồng thời đầu

tư sản xuất các linh kiện, phụ tùng và các nhà cung cấp linh kiện kim loại đã bước đầu cung ứng được một phần nhu cầu cho ngành ô tô.

Lĩnh vực linh kiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất thiết bị đồng bộ mà chiến lược phát triển ngành cơ khí hướng tới (bao gồm sản xuất máy móc thiết bị tàu thủy, điện, than, xi măng) đã đạt được một số thành tích tuy nhiên ngành cơ

khí mới tham gia sản xuất được một phần sản phẩm phi tiêu chuẩn,

chiếm khoảng

20% trong tổng giá trị thiết bị. Trong đó, ngành cơ khí trong nước đã chế tạo được 50 -

70% khối lượng của một số thiết bị tiêu chuẩn như thiết bị vận chuyển bao gồm gầu nâng, vít tải, băng tải thiết bị kho bãi như thiết bị chất liệu, dỡ liệu, thiết bị lọc bụi…

Các nhà thầu Việt Nam hầu như không tự sản xuất được các loại máy móc thiết bị chính phục vụ cho các dự án lớn, phần máy móc thiết bị có giá trị, mang lại lợi nhuận cao của các nhà máy điện, xi măng hay dầu khí chủ yếu được các nhà thầu Việt Nam giao cho các nhà thầu phụ nước ngoài đảm nhiệm.

Về năng lực công nghệ kỹ thuật, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại và hoàn chỉnh, đa số doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu vì vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà lắp ráp./.

Theo VOV online

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

35 ngân hàng tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng

Hôm nay 1/3, các NHTM được phép thu phí giao dịch ATM nội mạng theo quy định. Nhưng hiện có tới 35 ngân hàng (đa số thị phần nhỏ) công bố tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng cho khách hàng.

Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), kể từ hôm nay 1/3, ngân hàng này chính thức tiến hành thu phí rút tiền ATM nội mạng 1.100 đồng/lần giao dịch (đã tính 10% thuế VAT). Với dịch vụ vấn tin tài khoản/in sao kê tài khoản/in chứng từ vấn tin tài khoản, ngân hàng này chưa thu phí.

Ngược lại, các loại phí vấn tin tài khoản/in sao kê tài khoản/in chứng từ vấn tin tài khoản được ngân hàng này giảm từ 1.500 đồng/giao dịch xuống 500 đồng/giao dịch.

Vietcombank hiện là ngân hàng có thị phần thẻ lớn nhất cả nước, với hơn 1.600 máy ATM trên toàn quốc. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên thông báo sẽ thu phí giao dịch ATM nội mạng kể từ hôm nay. Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, dù áp dụng thu phí rút tiền ATM nội mạng 1.000 đồng/giao dịch, ngân hàng vẫn lỗ 6.000 đồng/mỗi lần giao dịch.

Ngân hàng thứ 2 công bố thu phí ATM nội mạng, sau Vietcombank là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank). Thông tin cập nhật trên trang web của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, cũng kể từ ngày 1/3, tại ATM của chính SeABank, khách hàng rút tiền sẽ bị trừ phí 550 đồng/giao dịch (đã bao gồm thuế VAT 10%), in sao kê bị mất phí 330 đồng/giao dịch và chuyển khoản nội mạng bị tính phí 3.300/giao dịch. Khách hàng truy vấn số dư và đổi mật khẩu không bị tính phí.

Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank), kể từ ngày 15/3 tới, ngân hàng này dự kiến thu phí rút tiền nội mạng nhưng mức thu thấp hơn quy định tối đa, tức 1.000 đồng cho một giao dịch (đã bao gồm thuế VAT)...

Như vậy, kể từ hôm nay 1/3, Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về chi phí dịch vụ đối với thẻ ghi nợ nội địa và Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động sẽ có hiệu lực thi hành.

Đáng chú ý là, Thông tư 35 cho phép các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ). Mức phí áp dụng trong năm 2013 là từ 0 - 1.000 đồng/giao dịch, từ 0 - 2.000 đồng/giao dịch trong năm 2014 và từ 0 - 3.000 đồng/giao dịch từ năm 2015 trở đi. Dựa trên khung phí này, các NHTM sẽ xây dựng mức phí rút tiền mặt nội mạng trên ATM phù hợp với đặc thù của ngân hàng mình nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa.

Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 47 ngân hàng xây dựng biểu phí ATM, trong đó có tới 35 ngân hàng tiếp tục miễn phí giao dịch nội mạng cho khách hàng từ 1/3. Trong số ngân hàng đăng ký thu phí có 2 đơn vị quy định mức phí dưới mức cho phép của NHNN là chỉ từ 100 - 200 đồng/giao dịch; có 10 đơn vị quy định mức phí 1.000 đồng/giao dịch.

Một số ngân hàng vừa thông báo sẽ miễn phí giao dịch ATM nội mạng có thể kể đến như: TienphongBank, VIB, ABBank, DongA Bank, BaoVietBank, SCB, SHB…

Đại diện TienphongBank cho hay: “Việc thu phí nội mạng không có bất kỳ khó khăn gì với ngân hàng, nhưng TienPhong Bank vẫn tiếp tục miễn phí giao dịch ATM nội và liên mạng với mục tiêu khuyến khích, mở rộng cơ sở khách hàng sử dụng thẻ. Từ đó, ngân hàng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên chính tài khoản của khách hàng như thanh toán hóa đơn, nạp tiền, chuyển khoản, mua hàng trực tuyến, mua vé máy bay…”. Hiện phí phát hành thẻ ATM của TienPhong Bank là 50.000 đồng/thẻ chuẩn, 100.000 đồng/thẻ VIP, phí thường niên được quy định ở mức 50.000 đồng/thẻ.

Thông tin mới nhất của Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV) vừa cho biết, ngân hàng này miễn phí rút tiền ATM nội mạng cho khách hàng kể từ ngày 1/3 đến 30/4/2013.

Ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở Trung Quốc mức phí khoảng 0,3 USD/giao dịch, Malaysia khoảng 0,33USD/giao dịch. Vì vậy, mức phí giao dịch ATM nội mạng ở Việt Nam là ở mức trung bình, chủ yếu nhằm mục đích tạo thói quen và bù đắp một phần chi phí.

Theo Dân trí

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHỆ MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Gần 29.000 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử

Cả nước có 34/34 Cục Hải quan địa phương với 125 chi cục thực hiện, trong đó có 17 Cục áp dụng tại 100% chi cục.

Theo báo cáo của Ban cải cách hiện đại hóa Hải quan, Tổng cục Hải quan, qua 2 tháng triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) theo Nghị định 87 (từ 1/1/2013 đến hết tháng 2/2013) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể, cả nước có 34/34 Cục Hải quan địa phương với 125 chi cục thực hiện, trong đó có 17 Cục áp dụng tại 100% chi cục. TTHQĐT đã được áp dụng cho hầu hết các loại hình XNK. Số doanh nghiệp tham gia 28.948, chiếm 92,88% số doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động XNK trên phạm vi cả nước. Tổng lượng tờ khai thực hiện 696.218 bộ, đạt 88,27% tổng lượng tờ khai; tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu 33,454 tỉ USD, chiếm 91,83% tổng giá trị kim ngạch XNK cả nước.

Đặc biệt, đến nay toàn bộ 34 Cục Hải quan địa phương trên cả nước đều đã triển khai hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan phiên bản 4.0.

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, qua hơn 2 tháng triển khai chính thức TTHQĐT theo Nghị định 87, toàn Ngành đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu về tiến độ, lộ trình đặt do Tổng cục và các cục hải quan địa phương đặt ra.

Việc triển khai chính thức TTHQĐT cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…/.

Theo VOV

Tiếp tục nâng cao uy tín, tính cạnh tranh ... (Tiếp theo trang 4)

Thứ hai, lãi suất ngân hàng cao và khó tiếp cận vốn. Năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh lãi suất ngân hàng ở mức khá cao 12%-15%, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, hạn chế giá vốn. Trong khi giá vốn của doanh nghiệp trên thế giới chỉ vào khoảng 3%-4%. Với mức giá vốn thấp như vậy, các doanh nghiệp thế giới có dư địa rất lớn về mặt giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn vốn cũng rất khó khăn, khả năng thu xếp đầy đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất không dễ. Có thể nói, năm 2012, hạn chế đặc thù nổi bật nhất của doanh nghiệp nội địa là chi phí giá vốn cao và khả năng tiếp cận vốn khó khăn so với các quốc gia khác.

Thứ ba, chi phí đầu vào sản xuất tăng. Hiện giá bán của dệt may không tăng nhưng tất cả chi phí đầu vào đều tăng và đang trong xu hướng tiếp tục tăng. Các chi phí đầu vào cho sản xuất như: xăng, dầu, điện, lương công nhân tăng, trong khi chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động cũng tăng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do chi phí đầu vào tăng, các đối

tác đã chuyển đơn hàng sản xuất sang Campuchia, Myanmar để được hưởng ưu đãi vì Việt Nam đã không còn trong danh sách những quốc gia được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN). Hiện phần lớn xuất khẩu dệt may của Campuchia vào các thị trường thế giới đều được miễn thuế. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến các nhà nhập khẩu chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang các quốc gia khác để tiết kiệm chi phí.

Thứ tư, năng suất lao động thấp. Mặc dù công tác quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cũng đã mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp quản lý trước đây, tuy nhiên năng suất lao động đạt được vẫn thấp so với một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông, bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Nếu năng suất lao động được cải thiện 20% thì không cần đầu tư thêm về chiều rộng nhưng vẫn khai thác hiệu quả năng suất lao động trên nguồn vốn đã đầu tư.

Theo Dangcongsan

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Báo cáo tình hình hoạt động ngành ... (Tiếp theo trang 8)

Thẩm định hồ sơ và cấp: 30 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 08 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas; 08 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và 07 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 06 Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán khí dầu mỏ hoá lỏng; 03 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; 01 Giấy phép kinh doanh Rượu.

Hoạt động Khuyến công và Tư vấn PTCN: Hoàn thành việc xây dựng đề án KCQG với tổng số kinh phí hỗ trợ đợt I là 1.706 triệu đồng; KCĐP với số kinh phí hỗ trợ 2.280 triệu đồng; tiếp tục hoàn thiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chủ động tìm kiếm các hợp đồng tư vấn phát triển công nghiệp năm 2013, đồng thời hoàn thiện các hợp đồng tư vấn dở dang năm 2012 chuyển sang;

Hoạt động xúc tiến thương mại: Tổ chức thành công Hội chợ Xuân năm 2013 từ ngày 22 đến 29/1/2013; thực hiện chương trình phiên chợ đưa hàng sản xuất trong nước về nông thôn các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương, Phú Bình; xây dựng kế hoạch trang website riêng cho các làng nghề; Đề án cuốn sách “Vị thế ngành chè Thái Nguyên trong phát triển kinh tế”;

Công tác thanh tra, kiểm tra: Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chống thất thu thuế và phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; duy trì công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định.

II. Nhiệm vụ, giải pháp những tháng còn lại của năm 2013

- Tổ chức quản lý có hiệu quả và hướng dẫn thực hiện đúng các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch của ngành đã xây dựng; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu (Quy hoạch chi tiết các Khu, Cụm công nghiệp; xây dựng tiêu chí tỉnh công nghiệp; Quy hoạch vùng nguyên liệu, một số sản phẩm thế mạnh, cơ sở hạ tầng dùng chung; Quy hoạch nguồn nhân lực ngành Công Thương…); Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, đề án thuộc: Chương trình hành động của ngành Công Thương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; Chương trình công tác năm 2013 của ngành Công Thương; Chương trình hành động của ngành Công Thương "Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020"; Các nhiệm vụ, giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2013 của ngành Công Thương Thái Nguyên.

- Thường xuyên rà soát, đề xuất điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách: Ưu đãi, thu hút đầu tư…để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển; khuyến khích chuyển đổi mô hình quản lý các loại chợ…tuỳ từng địa bàn mà có cơ chế hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý; cơ chế đổi đất lấy công trình, tạo điều kiện vay tín dụng ưu đãi…trong các lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hạ tầng cụm công nghiệp, cụm TTCN và Làng nghề, Điện nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu…Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về

vốn, công nghệ, thông tin môi trường đầu tư; hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho việc xây dựng: Các làng nghề, tạo nghề mới; vùng nguyên liệu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và tổ chức lưu thông hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

- Tiếp tục cải cách hành chính, đảm bảo công khai và giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan đến cấp phép, cấp đất cho các nhà đầu tư…duy trì và làm tốt các công việc ở bộ phận một cửa của Sở, một cửa liên thông của tỉnh; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thống nhất vì sự phát triển chung… đồng thời với rà soát tiến độ triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực công thương; đánh giá sát tình hình thực hiện các dự án, năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp.

- Bám sát, giải quyết tận gốc các vướng mắc khó khăn phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án công trình quan trọng của ngành, để đề xuất, kiến nghị với Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan có phương án xử lý hữu hiệu, nhất là các biện pháp tháo gỡ giải phóng các sản phẩm tồn kho lớn trong lĩnh vực công nghiệp như: Xi măng, sắt thép (đồng bộ với phương án kích cầu tiêu dùng là đẩy mạnh việc đầu tư các dự án công thương, xây dựng KCHT đồng bộ, xây dựng nông thôn mới…) và các sản phẩm công nghiệp khác, đề xuất phương án xử lý với UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.

(Xem tiếp trang 9)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thái Nguyên tham dự Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Ngày 27/3 tại Hà Nội, Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Dương Ngọc Long - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác tham dự Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Bộ, ngành TW, Đại sứ quán, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lãnh đạo 63 tỉnh, thành. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu đã nghe báo cáo tóm tắt tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25 năm qua và những định hướng cơ bản trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian tới. Theo đó, sau 25 năm từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được hơn 14.500 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ đô la, trong đó vốn giải ngân đạt gần 100 tỷ đô la, đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Với lợi thế là một tỉnh công nghiệp, có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài, Thái Nguyên đã và đang có những đóng góp tích cực vào kết quả chung của đất nước. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã thu hút được 42 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn hơn 2 tỷ đô la. Đầu năm 2013, tập đoàn Samsung Hàn Quốc đã đầu tư tại Thái Nguyên Dự án tổ hợp công nghệ cao với quy mô lên tới 2 tỷ đô la, đánh dấu bước nhảy vọt của Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư nước ngoài

vào địa phương. Thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục có những giải pháp đột phá, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài vào địa phương.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Các ý kiến đều cho rằng Việt Nam cần phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, phân chia mức độ ưu tiên với các doanh nghiệp vốn nước ngoài, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong thu hút đầu tư nước ngoài 25 năm qua, trong đó có sự nỗ lực của các bộ ngành trung ương và địa phương, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành TW và địa phương cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện văn bản pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục những hạn chế yếu kém về hạ tầng cơ sở, trình độ quản lý, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo Thainguyentv.vn

Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động... (Tiếp theo trang 1)

...Sau khi trao đổi, thảo luận, các thành viên Ban Chỉ đạo đã nhất trí thông qua những nội dung cơ bản của kế hoạch năm 2013. Đó là: tích cực tuyên truyền cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và tính ưu việt của hàng hóa nội địa, từng bước làm thay đổi thói quen dùng hàng ngoại nhập sang sử dụng hành Việt Nam. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các cơ quan, đơn vị gương mẫu trong việc sử dụng trang thiết bị văn phòng là hàng Việt. Các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ… khi triển khai các dự án, công trình ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ nội địa. Vận động mọi tầng lớp nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá

nhân như một nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng. Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, xây dựng được thương hiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Các hoạt động sẽ được thực hiện lồng ghép với một số nhiệm vụ cụ thể như: tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn; hội thảo Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam lần thứ 2; hội chợ triển lãm công, nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh gắn với Festival trà Thái Nguyên năm 2013.

Theo báo Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Khẳng định thương hiệu "made in Việt Nam" tại Rumani

Từ nhiều năm nay, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đã có chỗ đứng khá ổn định tại thị trường Ruman

Theo Thương vụ Việt Nam tại Rumani, từ nhiều năm nay, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đã có chỗ đứng khá ổn định tại thị trường Rumani, được người tiêu dùng địa phương đánh giá cao.

Số liệu của Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Rumani giai đoạn 2010-2012 tăng bình quân từ 10-15%/năm.

Thương vụ Việt Nam tại Rumani cho biết, năm 2013 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu ổn định sang Rumani, dự kiến đạt 90,2 triệu USD, tăng 12% so với năm 2012.

Tuy nhiên con số trên dưới 100 triệu USD/năm trong gian đoạn này chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ truyền thống giữa hai nước.

Cũng theo Thương vụ, Rumani có nhu cầu nhập khẩu khá lớn về các sản phẩm nông sản và hàng tiêu dùng (khoảng 17,5 tỷ USD bình quân hàng năm). Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết tận dụng cơ hội, phát huy hơn nữa khả năng xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh sang thị trường này.

Cơ hội tiếp cận trực tiếp thị trường Dẫn số liệu thống kê của của Rumani, Thương

vụ Việt Nam cho biết, riêng mặt hàng cà phê robusta hạt xanh của Việt Nam xuất khẩu vào Rumani hàng năm chiếm khoảng 12-15% tổng sản lượng cà phê nhập khẩu của nước này. Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu cho Rumani hơn 7500 tấn cà phê robusta với tổng trị giá gần 16,5 triệu USD.

Các mặt hàng cà phê, hạt tiêu, chè… của Việt Nam từ lâu đã được tiêu thụ khá ổn định tại thị trường Rumani, tuy nhiên việc mua bán thường phải thực hiện thông qua doanh nghiệp trung gian. Hiện các doanh nhân người Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ đang độc quyền kinh doanh hàng nông sản nói chung tại thị trường này. Các doanh nghiệp Rumani đang cố gắng tiếp cận trực tiếp nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài để mua hàng, không muốn nhập khẩu qua trung gian như hiện nay. Đây chính là thông tin vui cho hàng nông sản Việt Nam có thể vào trực tiếp thị trường này.

Trong 3 năm trở lại đây, nhóm hàng thủy hải sản của Việt Nam với mặt hàng tôm sú, cá tra, cá

basa đông lạnh đã trở thành thương hiệu hấp dẫn của người tiêu dùng bản xứ. Lý do cơ bản là chất lượng và giá cả các mặt hàng này phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng thời khủng hoảng và hợp với trào lưu hạn chế ăn thịt của người châu Âu hiện nay. Đây đang là một thuận lợi lớn cho xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu nói chung.

Theo số liệu của Hải Quan Việt Nam, năm 2012 Rumani đã nhập của Việt Nam trên 7.400 tấn thủy hải sản các loại với tổng trị giá khoảng 10,3 triệu USD. Tuy nhiên các mặt hàng này của Việt Nam đang phải cạnh tranh về giá và chất lượng với hàng cùng loại của Thái Lan tại địa bàn, nhất là với tôm đông lạnh và cá đóng hộp các loại. Khẳng định thương hiệu “Made in Viet Nam”

Nhóm hàng công nghiệp như điện gia dụng, tivi, máy vi tính và phụ tùng… có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Rumani trong mấy năm trở lại đây. Các sản phẩm điện tử, điện gia dụng và phụ tùng mang nhãn hiệu “made in Viet Nam” ngày một quen thuộc và gần gũi với khách tiêu dùng sở tại do chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Tuy chưa được đầu tư nhiều về quảng cáo tại địa bàn, song các sản phẩm liên doanh này của Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng chiếm được cảm tình tốt của người sử dụng Rumani.

Theo số liệu thống kê, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm này sang Rumani đạt tổng trị giá gần 20 triệu USD.

Thương vụ Việt Nam tại Rumani cho rằng, nếu có chính sách quảng cáo và tiếp thị hợp lý, mặt hàng này có thể đạt kim ngạch xuất khẩu đến 30 triệu USD/năm.

Ngoài ra, Thương vụ cũng cho rằng, để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam sang Rumani, ngoài việc phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tham dự hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường… doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý bảo đảm số lượng cung ứng hàng ổn định, thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lương sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới…/.

Theo VOV

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đoàn Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên đi tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN –EU lần thứ 3 tại

Hà Nội

Đoàn xúc tiến thương mại tỉnh thái nguyên tham dự... (Tiếp theo trang 1)

...Tại Hà Nội các Đại biểu được nghe giới thiệu những tiềm năng về thương mại – đầu tư của

Việt Nam, ASEAN và EU đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đối tác ASEAN cũng như EU. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp ASEAN, EU và Việt đối thoại với các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và EU về 6 ngành kinh tế quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp ô tô, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, công nghệ hạ tầng và dược phẩm.

Đây cũng đây là dịp để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là từng đơn vị tìm kiếm cơ hội, đối tác nhằm hiện thực hóa những dự định, dự án phát triển kinh doanh của mình.Trong đó, ASEAN được đánh giá là khu vực kinh tế năng động, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5%/năm đồng thời đang đóng vai trò ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Hiện, hai khu vực đang nỗ lực xích lại gần nhau, nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế theo hướng toàn diện, khai thác tối đa tiềm năng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững của mỗi bên và từng nước

thành viên. Đặc biệt, giới doanh nghiệp đang sẵn sàng cho phát triển trên nhiều lĩnh vưc cụ thể, có thế mạnh và nhu cầu, gồm: da giày, nông thủy sản, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng sạch và hạ tầng. Nhìn chung, ASEAN được nhận định là khu vực năng động, có mức độ tích lũy vốn khá nhanh và sức mua của dân chúng ngày càng cải thiện. Tại Hội nghị, lãnh đạo doanh nghiệp đã phát biểu thảo luận xung quanh những nhóm ngành chính như nông nghiệp, công nghiệp ôtô, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin-viễn thông, cơ sở hạ tầng, dược phẩm-y tế … cũng như nêu lên các kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh.

Đối với Việt , EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu hàng đầu. Năm 2012, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt và EU đạt 29,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 20,3 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt 8,8 tỷ USD.

EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2012, EU có 1781 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 33,4 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt , tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng.

*Cộng tác viên TTXTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Báo cáo tình hình hoạt động ngành ... (Tiếp theo trang 5)

- Phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành đúng quy hoạch, kế hoạch; gắn đầu tư đổi mới với bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiến hành rà soát, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào, chi phí gián tiếp, nâng cao năng suất lao động để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến tìm kiếm mở rộng thị trường; khuyến khích đưa hàng Việt về nông thôn và các khu đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

- Duy trì vận hành trang WEB của sở Công Thương; quản trị, vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao thương và thu hút đầu tư vào Thái Nguyên. Thường xuyên giữ mối quan hệ với các bộ ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng; tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Xây dựng chính sách kích cầu; chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận thương mại điện tử; hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch ....nắm tình hình diễn biến giá cả hàng hoá trên địa bàn, gắn với các thông tin dự báo thị trường trong nước của các Bộ, ngành; xây dựng kế

hoạch hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu…

- Xây dựng Chương trình hành động tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2014-2020. Khuyến khích thành lập các hiệp hội, hội nghề nghiệp, tạo điều kiện cho các hội hoạt động có hiệu quả, có khả năng tương trợ giúp đỡ nhau trong đầu tư, tổ chức phát triển sản xuất, phát triển thương hiệu…đặc biệt là nâng cao vai trò hoạt động bảo vệ quyền lợi quyền lợi tiêu dùng, thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại; hướng các hoạt động này thiết thực cho: Kêu gọi đầu tư; hỗ trợ đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất (đặc biệt là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh). Tập trung hỗ trợ vào các nội dung: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế; lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, cụm TTCN làng nghề...thường xuyên tổ chức và tham gia hội chợ ở các địa phương, trong và ngoài nước; nâng cấp bản tin kinh tế; tư vấn giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương

hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường...

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm…kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: Làm hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, giá cả…

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về: Khai thác và chế biến khoáng sản; An toàn vệ sinh lao động, môi trường công nghiệp; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp; An toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tiếp nhận, giải quyết và trả lời các đơn thư khiếu nại về lĩnh vực Công Thương.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về: Nâng cao trình độ các cán bộ quản lý ngành và cơ sở, kinh tế thị trường, phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, an toàn môi trường công nghiệp, đào tạo nghề, công tác bảo hộ lao động; đào tạo về chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông thôn mới, quản lý chợ nông thôn...theo chức năng nhiệm vụ của ngành và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, đảm bảo đủ nguồn nhân lực các ngành nghề và có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Theo P.KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Vàng tăng lên 43,90 triệu đồng/lượng

Hiện giá vàng trong nước ở mức 43,90 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới đi ngang giữ mức 1.598,98 USD/oz.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng trong nước tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối ngày hôm qua.

Cụ thể, tại TP HCM, vàng SJC được niêm yết tại VBĐQ Sài Gòn có giá 43,80 – 43,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)/

Tại Hà Nội, công ty DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,80 triệu đồng/lượng (mua vào). Giá bán ra ở mức 43,92 triệu đồng/lượng.

Biên độ giao động giá mua vào bán ra vàng SJC trong nước đang ở mức 100.000 – 120.000 đồng/lượng. So với đầu giờ sáng hôm qua, vàng trong nước đang ở mức tương đương.

Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch ngày 1/4 trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 6 tăng 5,2 USD lên 1.600 USD/oz. Hiện tại, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á hiện đang ở mức 1.98,98 USD/oz theo niêm yết của sàn Kitco, tăng 2 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần trước.

Theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank, vàng thế giới hiện tương đương với mức giá 40,27 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng trong nước 3,63 triệu đồng/lượng./.

Theo VOV

Giá gas có thể giảm 30.000đồng/bình 12kg Thông tin từ Hiệp hội Gas Việt Nam cho thấy,

từ đầu tháng 3 đến nay giá gas trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh.

Theo dự báo ngày 18/3 của Công ty Dầu khí Ả rập Saudi (Aramco), giá hợp đồng (giá CP) giao tháng 4 trên thị trường thế giới ở mức 793 USD/tấn, giảm 102 USD so với giá chốt đầu tháng 3.

Theo đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas, nếu mức giảm này được duy trì thì giá bán lẻ trong nước có thể giảm sâu trong thời gian tới khoảng 28.000 - 30.000 đồng/bình 12kg và giá gas bán lẻ cho người tiêu dùng sẽ phổ biến ở mức 370.000 đồng/bình 12kg. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù giá gas giảm liên tiếp 4 tháng nhưng tổng cộng chỉ giảm khoảng 35.000 đồng/bình 12kg và giá bán lẻ vẫn trên 400.000 đồng/bình 12kg nên việc tiêu thụ không mấy khả quan. Việc giá gas giảm sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy nhanh khối lượng tiêu thụ.

Theo KTĐT

Xăng tăng giá lên 24.580 đồng một lít

Theo Thông cáo Liên bộ Tài chính - Công

Thương, từ 20h ngày 28/3, giá xăng dầu được phép tăng từ 362 đến 1.430 đồng một lít.

Trong đó, xăng được tăng với mức cao nhất, trong đó RON 92 được phép đưa từ 23.150 đồng hiện tại lên 24.580 đồng một lít, phá kỷ lục (23.800 đồng) được lập hồi tháng 4/2012). Dầu diesel tăng 362 đồng, lên 21.912 đồng. Dầu hỏa và mazút tăng lần lượt 480 đồng và 807 đồng một lít, kg. Đây là các mức giá cao nhất, tùy tình hình cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng thấp hơn.

Cùng với việc tăng giá, theo công văn được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) gửi tới các doanh nghiệp cuối giờ chiều 28/3, cơ quan điều hành đã quyết định dừng trích quỹ bình ổn giá (hiện ở mức 2.000 đồng một lít với xăng và 650 - 1.150 đồng một lít, kg với các mặt hàng dầu), giữ ổn định thuế và khôi phục lợi nhuận định mức 300 đồng một lít cho doanh nghiệp.

Theo Báo Giao thông - Vận tải