192
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006 - 2011 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2011

Ky Yeu 55nam Cua HUA

  • Upload
    ryan-el

  • View
    157

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ky Yeu 55nam Cua HUA

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

2006 - 2011

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2011

Page 2: Ky Yeu 55nam Cua HUA

2

Page 3: Ky Yeu 55nam Cua HUA

3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 11

PHẦN I. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2006-2011

13

A. NÔNG HỌC 15

I. CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 15

1 Kết quả chọn tạo giống lúa thơm Hương cốm PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - Viện Sinh học nông nghiệp

15

2 Kết quả chọn tạo một số giống lúa lai hai dòng mới và nghiên cứu sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm- Viện Sinh học nông nghiệp

16

3 Kết quả chọn tạo một số giống luá lai hai dòng mang thương hiệu Việt lai. PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa

19

4 Sử dụng các dòng bất dục đực TGMS chứa gen kháng bạc lá trong công tác chọn giống lúa lai hai dòng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa

21

5 Kết quả chọn tạo giống lúa lai ba dòng mới CT16 PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa

22

6 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng bố, mẹ lúa lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá PGS.TS. Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học

23

7 Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá PGS.TS. Phan Hữu Tôn- Khoa Công nghệ sinh học

26

8 Khoa học lúa lai: Chọn giống, canh tác cây trồng và môi trường (The JSPS project of Science of hybrid rice: breeding, cropping pattern and the environment from 2006 to 2008 PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

29

Page 4: Ky Yeu 55nam Cua HUA

4

9 Thu thập, bảo tồn nguồn gen ngô địa phương và tạo vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn PGS.TS. Vũ Văn Liết- Viện Nghiên cứu lúa

32

10 Duy trì và sử dụng các dòng ngô tự phối tạo giống ngô rau lai quy ước ThS. Nguyễn Việt Long - Khoa Nông học

33

11 Nghiên cứu và phát triển sản xuất các giống cà chua lai thương hiệu HT PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh - Khoa Nông học

35

12 Chọn tạo giống đu đủ lai cho các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa

38

13 Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩm chướng, hoa cúc PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh - Viện Sinh học nông nghiệp

39

14 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống hoa Lily (Lilium spp.) ở Việt Nam TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Khoa Công nghệ sinh học

41

II. CÁC BIỆN KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 45

15 Nghiên cứu nâng cao hệ số sử dụng và hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học

45

16 Nghiên cứu sản xuất và chuyển giao sử dụng các loại phân đa yếu tố chuyên dùng cho lúa, ngô, đậu tương tại đồng bằng sông Hồng PGS.TS. Nguyễn Như Hà - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

47

17 Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nước và phân bón trong thâm canh lúa tại Hà Giang PGS.TS. Nguyễn Văn Dung - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

48

18 Nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh kê (Setaria italica Beauv.) và kê chân vịt (Eleusine coracana Gaert.) để sản xuất thực phẩm chức năng PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học

50

19 Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Khoa Nông học

52

Page 5: Ky Yeu 55nam Cua HUA

5

20 Xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua và ngô rau phục vụ chế biến tại Lục Nam, Bắc Giang. TS. Nguyễn Đình Thi - Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề

56

21 Xây dựng cơ cấu cây trồng chịu hạn cho vùng canh tác khó khăn về nước tưới tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang PGS. TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu lúa

57

22 Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu, Sơn La GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh - Viện Đào tạo Sau đại học

59

23 Xác định bệnh virus hại cây trồng năm 2008 - 2010 tại miền Bắc bằng phân tích phân tử TS. Hà Viết Cường - Khoa Nông học

61

24 Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây có nguồn gốc trong đất ở miền Bắc Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Kim Vân - Khoa Nông học

64

25 Tiến bộ kỹ thuật “Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi” GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, TS. Trần Văn Đích, ThS. Vũ Ngọc Lan, PGS.TS. Lương Đức Phẩm - Viện Sinh học nông nghiệp

65

26 Nghiên cứu làm chủ công nghệ khí canh và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau và hoa sạch bệnh GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học nông nghiệp

69

27 Nghiên cứu thu thập, đánh giá, nhân giống in vitro và nuôi trồng một số giống lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium nobile Lind.) làm cây thuốc. ThS. Vũ Ngọc Lan - Viện Sinh học nông nghiệp

75

B. CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ BẢO QUẢN CHẾ BIẾN 75

28 Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật, xây dựng qui trình nuôi cấy vi sinh vật để thu nhận một số enzyme có giá trị cao ở qui mô phòng thí nghiệm PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh, ThS. Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Công nghệ thực phẩm

75

Page 6: Ky Yeu 55nam Cua HUA

6

29 Ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất và bảo quản quả vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ThS. Nguyễn Mạnh Khải - Khoa Công nghệ thực phẩm

77

30 Kỹ thuật xử lí sau thu hoạch cho quả hồng ThS. Trần Thị Lan Hương - Khoa Công nghệ thực phẩm.

78

C. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 81

31 Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho vùng thượng nguồn lưu vực sông Cả PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

81

32 Bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp TS. Nguyễn Thanh Lâm -Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

82

33 Nghiên cứu biện pháp sinh học xử lý ô nhiễm Zn, Cu, Pb trong đất nông nghiệp PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

83

D. CHĂN NUÔI, THÚ Y & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 85

I. CHỌN TẠO GIỐNG VẬT NUÔI 85

34 Nhân thuần chủng và phát triển dòng lợn Piétrain kháng stress ở Việt Nam GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

88

35 Nghiên cứu sử dụng đực giống Boer để cải tạo đàn dê Cỏ tại tỉnh Yên Bái PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

88

II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI 92

36 Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

92

Page 7: Ky Yeu 55nam Cua HUA

7

37 Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

94

38 Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng suất xanh cao trong vụ đông xuân làm thức ăn cho gia súc nhai lại PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản

96

39 Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng. PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh - Khoa Thú y

99

40 Nghiên cứu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm biện pháp phòng trị. TS. Trịnh Đình Thâu - Khoa Thú y

101

41 Sinh thái và dịch tễ học bệnh cúm gia cầm trong các quốc gia đang phát triển PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

103

42 Nghiên cứu tình hình nhiễm, vai trò của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở bò, lợn nuôi tại Hà Nội và một số vùng phụ cận” TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ - Khoa Thú y

105

43 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật - thích ứng và chuẩn hóa phương pháp vi sinh vật để phát hiện tồn dư kháng sinh trong thịt được bán trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

107

44 Nghiên cứu sự lưu hành của virus Ca rê gây bệnh trên chó ở vùng phụ cận Hà Nội bằng phương pháp hóa miễn dịch và chọn ra các chủng để chế vacxin phòng bệnh PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam - Khoa Thú y

109

E. CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP 111

45 Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo các máy để cơ giới hóa canh tác và thu hoạch sắn ở vùng sản xuất sắn tập trung TS. Hà Đức Thái - Khoa Cơ Điện

111

Page 8: Ky Yeu 55nam Cua HUA

8

46 Giải một số bài toán mô phỏng các thông số động học dòng khí trong buống sấy nông sản trên cơ sở ứng dụng phần mềm tính toán thuỷ khí động lực học PGS.TS. Hoàng Đức Liên - Khoa Cơ Điện

113

G. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 116

47 Bằng phát minh về “Phương pháp học máy để nhận dạng đối tượng trong dữ liệu ảnh thông qua tương tác người dùng” TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin

116

48 Giải thuật học boosting trực tuyến phát hiện ôtô từ ảnh không gian (Online boosting-based car detection from aerial images) TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin

119

H. KINH TẾ- XÃ HỘI- PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 121

49 Nghiên cứu giải pháp và đề xuất chính sách phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. GS.TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

121

50 Nghiên cứu chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

122

51 Giải pháp phát triển nghề trồng rau an toàn cho thành phố Hà Nội TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

124

52 Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

125

53 Nghiên cứu xây dựng chiến lược phân bổ lao động và dân cư của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và các giải pháp giải quyết việc làm TS. Mai Thanh Cúc - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

128

54 Đánh giá thực trạng rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở Thái Bình và Hà Nội GS.TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

131

55 Ngành hàng gia cầm và phân tích cầu thịt gia cầm trong bối cảnh dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại Hà Nội PGS.TS. Vũ Đình Tôn: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

132

Page 9: Ky Yeu 55nam Cua HUA

9

56 Nghiên cứu ngành hàng lợn vùng đồng bằng sông Hồng PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

135

57 Nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Đồng bằng sông Hồng PGS.TS. Quyền Đình Hà - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

137

58 Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

138

58 Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miên Bắc, Việt Nam TS. Nguyễn Mậu Dũng - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

141

60 Chứng khoán đang nổi ở khu vực ASEAN TS. Đỗ Quang Giám - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

142

61 Đánh giá môi trường đầu tư và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

145

PHẦN II. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 149

I Đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước 151

II Dự án thuộc chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, thủy sản

153

III Dự án thuộc chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, thủy sản

153

IV Đề tài khoa học và công nghệ thuộc dự án TRIG (dự án giáo dục đại học 2)

176

V Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ khác 178

VI Đề tài khoa học và công nghệ cấp Tỉnh 181

VII Đề tài dự án quốc tế 187

Lịch hoạt động khoa học và công nghệ 2012 191

Page 10: Ky Yeu 55nam Cua HUA

10

Page 11: Ky Yeu 55nam Cua HUA

11

LỜI NÓI ĐẦU

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trường trọng điểm quốc gia, đầu ngành trong khối các trường đại học Nông Lâm Ngư của cả nước. Trong suốt 55 năm xây dựng và trưởng thành với phương châm “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học”, trường đã và đang thực sự trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia về khoa học công nghệ nông nghiệp với nhiều công trình khoa học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn của đất nước.

Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường (12 - 10 - 1956/12 - 10 - 2011), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho ra mắt cuốn sách “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2006 - 2011”. Đây là tập hợp những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của nhà trường trong 5 năm vừa qua (trên 30 giống cây trồng mới được ra đời, 2 tiến bộ kỹ thuật mới, 8 mẫu máy mới được Bộ NN&PTNT công nhận quốc gia). Cuốn kỷ yếu này phản ánh bức tranh đa dạng trong nghiên cứu khoa học của Nhà trường, tiềm năng khoa học lớn của một trường đại học đa ngành trong việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến để giải quyết các vấn đề bức xúc mới nảy sinh trong sản xuất (chẩn đoán nhanh bệnh virus ở cây trồng và vật nuôi...), những hướng nghiên cứu mới có tính tiên phong trong khoa học công nghệ nông nghiệp (GIS, điều khiển gen, công nghệ khí canh,...) của Nhà trường.

Hi vọng rằng, cuốn “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2006 - 2011” sẽ cung cấp những thông tin khoa học quý có giá trị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản xuất, góp phần thu hút những chương trình hợp tác mới với nhiều cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Chắc chắn cuốn kỷ yếu sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, ban biên tập cuốn sách mong muốn nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp của quý độc giả.

BAN BIÊN SOẠN

Page 12: Ky Yeu 55nam Cua HUA

12

Page 13: Ky Yeu 55nam Cua HUA

13

Phần I CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU

GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Page 14: Ky Yeu 55nam Cua HUA

14

Page 15: Ky Yeu 55nam Cua HUA

15

A. NÔNG HỌC

I. CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Kết quả chọn tạo giống lúa thơm Hương cốm Xuất xứ: Đề tài nhánh cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Chọn tạo giống và kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai hai, ba dòng giai đoạn 2000 - 2005” và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh giống lúa Hương cốm tại các tỉnh miền Bắc”. Mã số KC.06/06 - 10. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm - Viện Nghiên cứu Lúa. Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Văn Mười, ThS. Phạm Thị Ngọc Yến, TS. Trần Văn Quang ThS. Nguyễn Trọng Tú, ThS. Vũ Bình Hải, ThS. Lê Thị Khải Hoàn - Viện Nghiên cứu Lúa Thời gian thực hiện: 1/2005 - 12/2010 Kết quả đạt được

Chọn tạo được giống lúa thuần chất lượng cao, thơm Hương cốm có thời gian sinh trưởng vụ xuân: 145 - 160 ngày, vụ mùa 125 - 130 ngày; Năng suất trung bình 5 - 6 tấn/ha/vụ, cao nhất 7,5 tấn/ha/vụ; Gạo trong, tỷ lệ bạc bụng rất thấp, tỷ lệ gạo xát 68 - 69%, gạo nguyên 60 - 70%, hàm lượng amylose 13 - 15%, protein 7,7%, nhiệt độ hoá hồ thấp, cơm ngon: dẻo đậm, bóng, thơm nhẹ mùi cốm mới; Giống cảm ôn nên có thể gieo cấy được cả 2 vụ xuân và mùa; Đặc điểm chống chịu: chống đổ rất tốt, chịu lạnh yếu ở thời kỳ mạ, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh khô vằn, bạc lá, đạo ôn.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Công ty giống các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng,

Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định - Trung tâm giống cây trồng các tỉnh: Hòa Bình, Tuyên Quang, Nam

Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai. Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn

Mười, Nguyễn Trọng Tú, Vũ Bích Ngọc, Lê Khải Hoàn, Trương Văn Trọng và cộng sự (2006). Kết quả chọn tạo giống lúa thơm Hương cốm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 17/2006, trang 24 - 28.

Page 16: Ky Yeu 55nam Cua HUA

16

Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trọng Tú và cs. (2009). Nghiên cứu sự ổn định mùi thơm, năng suất và chất lượng giống lúa Hương cốm qua các thế hệ chọn lọc siêu nguyên chủng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 416 - 423.

Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trọng Tú và cs. (2009). Bước đầu nghiên cứu sự ổn định năng suất, chất lượng của các cấp hạt giống Hương cốm tại một số vùng trồng lúa phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 424 - 433.

2. Kết quả chọn tạo một số giống lúa lai hai dòng mới và nghiên cứu sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng Xuất xứ: Đề tài nhánh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai hai ba dòng có năng suất chất lượng cao giai đoạn 2005 - 2010 và Dự án “Sản xuất thử hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng thời kỳ 2006 - 2010” Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia: TS. Trần Văn Quang, ThS. Phạm Thị Ngọc Yến, ThS. Nguyễn Văn Mười ThS. Nguyễn Trọng Tú, ThS. Vũ Thị Bích Ngọc, ThS. Lê Thị Khải Hoàn, ThS. Vũ Bình Hải, KS. Vũ Văn Quang, KS. Phùng Danh Huân - Viện Nghiên cứu Lúa. Thời gian thực hiện: 1/2005 - 12/2010 Kết quả nghiên cứu

- Chọn tạo thành công dòng bất dục đực nhân mẫn cảm nhiệt độ TGMS: T7S có khả năng kết hợp cao, bất dục ổn định, kiểu cây thâm canh, tiềm năng ưu thế lai cao về năng suất, chất lượng tốt: hạt to dài, thơm nhẹ; Đồng thới chọn tạo được hơn 20 dòng bố có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm như: R1, R2, R4, R5, R8, R9.

- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH3 - 4 (T1S - 96/R4), được công nhận giống mới năm 2008. Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 120 - 125 ngày; Vụ hè - thu, vụ mùa: 105 - 110 ngày; Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 68 - 70%, gạo nguyên 60 - 70%, hạt gạo thon dài, hàm lượng amylose 23 - 24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, vị đậm; Chống chịu: chống đổ tốt, kháng rầy trung bình, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.

Page 17: Ky Yeu 55nam Cua HUA

17

- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH3 - 5 (T1S - 96/R5), được công nhận giống mới năm 2009. Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 125 - 130 ngày; Vụ hè - thu, vụ mùa: 110 - 115 ngày; Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 68 - 70%, gạo nguyên 60 - 70%, hạt gạo dài ≥ 7mm, hàm lượng amylose 23 - 24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, mềm, vị đậm; Chống chịu: chịu rét khá; chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.

- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH5 - 1 (P5S/R1). Giống TH5 - 1 được công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số 3642/QĐ - BNN - TT ngày 30 tháng 11 năm 2006. Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 120 - 125 ngày; vụ mùa: 110 - 115 ngày; Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 69 - 71%, gạo nguyên 70 - 80%, hạt gạo dài 6,2 mm, hàm lượng amylose 23 - 24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, xốp đậm. Giống chịu lạnh khá, chống đổ tốt, nhiễm nhẹ khô vằn, đạo ôn, bạc lá, chịu thâm canh.

- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH7 - 2 (T7S/R2), được công nhận xuất thử năm 2009. TGST vụ xuân muộn 125 - 135 ngày; vụ mùa 110 - 115 ngày; Chất lượng tốt: tỷ lệ gạo xát 69 - 70%, gạo nguyên 60 - 70%, hạt gạo dài ≥ 6,8mm, hàm lượng amylose 20 - 22%, protein 8,5%, cơm trắng, ngon, mềm, thơm nhẹ (bố mẹ là lúa thơm); Chịu rét, chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.

- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH8 - 3 (T7S/R3), được công nhận xuất thử năm 2010. Thời gian sinh trưởng (TGST) vụ xuân muộn 120 - 125 ngày; vụ mùa 110 - 115 ngày; Chất lượng gạo tốt: tỷ lệ gạo xát 69 - 71%, gạo nguyên 65 - 70%, hạt gạo dài ≥ 6,8mm, hàm lượng amylose 18 - 20%, protein 8,5%, cơm trắng, ngon, mềm, thơm nhẹ; Chịu rét, chống đổ khá, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.

- Nghiên cứu quytrình duy trì dòng TGMS, dòng bố tương ứng, nghiên cứu mùa vụ nhân dòng, sản xuất hạt F1 cho lúa lai hai dòng: Đã đề xuất quytrình kỹ thuật chọn lọc chu kỳ “4 vụ 5 bước”nhằm kiểm soát độ thuần kiểu hình, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục và tiềm năng ưu thế lai. Đã giới thiệu các vùng nhân dòng và vùng sản xuất hạt lai F1 đề các Công ty giống định hướng tổ chức sản xuất hạt F1. Đã nhân dòng mẹ theo quytrình mỗi năm thu hàng chục tấn hạt nguyên chủng TGMS cung cấp cho các công ty sản xuất hàng

Page 18: Ky Yeu 55nam Cua HUA

18

ngàn tấn hạt F1 với năng suất cao, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn ngành (10TCN 551 2003)

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Công ty cổ phần (CP) giống cây trồng Trung ương, Công ty trách

nhiệm hữu hạn (TNHH) Cường Tân, Trung tâm Giống Cây trồng vật nuôi Hòa Bình.

- Trung tâm giống cây trồng các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Hưng Yên...

Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang và cs. (2006). Kết

quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 4. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 3/2006, tr.1 - 5.

Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Bùi Bá Bổng (2006). Đánh giá tiềm năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 8, tr.13 - 15.

Nguyễn Bá Thông, Nguyễn Thị Trâm và cs. (2007). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ T1S - 96 tại Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 9/2007, tr. 30 - 34.

Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Trọng Tú và cộng sự (2009). Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt lai F1 TH3 - 4. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 557 - 562.

Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc Yến và cs. (2009), Giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 5. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 550 - 556.

Nguyễn Thị Trâm, Vũ Bình Hải, Trần Văn Quang, Nguyễn Bá Thông (2010). Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng và sản xuất hạt lai F1 hệ hai dòng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 3/2010, tr. 10 - 15.

Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Lê Thị Khải Hoàn, Đặng Văn Hùng (2011). Kết quả nghiên cứu: chọn lọc duy trì độ thuần dòng bố mẹ lúa lai hai dòng. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 2+3/2011, tr. 24 - 29.

Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang và cs. (2008). Bất dục đực mẫn cảm quang chu kỳ ngắn ở lúa và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 5/2008, tr. 395 - 403.

Nguyễn Thị Trâm (2010). Breeding and developing two - line hybrid rice in Vietnam, in “Vietnam fifty years of rice research and development”, Agricultural publishing house, Hanoi. pp. 203 - 216.

Page 19: Ky Yeu 55nam Cua HUA

19

Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Quang (2010). Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH5 - 1. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 4/2010, trang 622 - 629.

Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Quang, Phạm Văn Thuyết (2010). Kết quả nghiên cứu: hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng TH5 - 1. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 18/2010, tr. 9 - 13.

Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Mười, Vũ Thị Bích Ngoc, Lê Thị Khải Hoàn, Nguyễn Trọng Tú (2011). Chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa lai hai dòng mới TH8 - 3”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 1, trang 30 - 38.

Ruộng sản xuất hạt lai

3. Kết quả chọn tạo một số giống luá lai hai dòng mang thương hiệu Việt lai Xuất xứ: Dự án hợp tác JICA, Dự án sản xuất thử cấp Bộ giáo dục và Đào tạo: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng Việt lai 24 (năm 2008 - 2009) và Chương trình chọn tạo giống lúa lai năng suất cao. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia: ThS. Vũ Hồng Quảng, ThS. Nguyễn Thanh Tùng - Viện Nghiên cứu Lúa. Thời gian thực hiện: 2004 - 2011

Page 20: Ky Yeu 55nam Cua HUA

20

Kết quả đạt được - Giống lúa lai hai dòng Việt lai 24 được chọn tạo ra từ dòng mẹ 103s

và dòng bố R24, hạt gạo nhỏ thon dài, trong, cơm ăn ngon, thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 120 ngày, năng xuất tiềm năng 70 - 90 tạ/ha, có khả năng kháng bệnh bạc lá, góp phần vào cơ cấu 3 - 4 vụ/năm. Hàng năm sản lượng hạt lai F1 sản xuất từ 100 - 150 tấn tương đương gieo cấy được từ 2500 - 3000 ha/năm.

- Đã chọn tạo được giống lúa lai hai dòng Việt lai 50 ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao góp phần vào cơ cấu 2 vụ lúa một vụ rau màu.

- Đã chọn tạo được giống lúa lai hai dòng Việt lai 75 có năng suất cao đạt mức (super hybrid rice), kháng bệnh bạc lá và có phổ thích ứng rộng.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Công ty CP giống cây trồng Bắc Ninh; Công ty TNHH Nam Dương;

Công ty CP giống cây trồng Thái Nguyên; Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An;

- Công ty TNHH giống cây trồng Giang Nam (Chuyển nhượng bản quyền giống Việt lai 50); Công ty CP Nông Tín AG.(Chuyển giao phân phối độc quyền giống Việt lai 75).

Ấn phẩm công bố Nguyễn Văn Hoan (2004). Chọn tạo các tổ hợp lúa lai hai dòng kháng bệnh

bạc lá. Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa, pp 133 - 137. Hoan Nguyen Van and Quang Vu Hong (2005). Use of nearly isogenic lines

for Bacterial leaf blight resistantce in hybrid rice breeding program. Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture, Kyushu University, Vol. 28 - 1, 9 - 13.

Hoan Nguyen Van and Quang Vu Hong (2008). Viet Lai 50: A new super hybrid rice variety bred in Viet Nam, Hybrid rice and Transformation of Farming Systems, Kyushu university, Fukuoka, Japan, 60 - 63.

Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Văn Hoan, (2011). Chọn tạo dòng cho phấn mới R50 sử dụng trong tạo giống lúa lai hai dòng. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 160, kỳ 1/2011, tr. 44 - 49.

Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Văn Hoan (2011). Phát hiện gen kháng bệnh bạc lá Xa7, Xa21 ở các dòng lúa bố bằng chỉ thị phân tử. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 2, tr. 204 - 210.

Page 21: Ky Yeu 55nam Cua HUA

21

4. Sử dụng các dòng bất dục đực TGMS chứa gen kháng bạc lá trong công tác chọn giống lúa lai hai dòng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ B2007 - 11 - 70 TĐ Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia: ThS. Vũ Hồng Quảng, KS. Mai Văn Tân, ThS. Đàm Văn Hưng, KS. Bùi Thị Thủy - Viện Nghiên cứu Lúa; KS. Nguyễn Thị Bích Hồng, ThS. Ngô Hồng Tươi, TS. Vũ Thị Thu Hiền - Khoa Nông học Thời gian thực hiện: 1/5/2007 - 31/5/2009

Kết quả đạt được - Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính kháng bạc lá của 27 dòng

TGMS và đã chọn ra được 2 dòng triển vọng là 135BB3s và 103BB2s. Đây là các dòng TGMS có khả năng tổ hợp cao, tạo ra các con lai với các tính trạng quý, đáp ứng mục tiêu chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá.

- Đánh giá toàn diện các đặc điểm cơ bản của 30 dòng lúa thuần và chọn ra được 2 dòng có những đặc điểm quý, đáp ứng mục tiêu làm dòng phục hồi đó là R50 và 9311BB. Các dòng này đều có khả năng kết hợp cao, tạo ra con lai đáp ứng mục tiêu chọn tạo giống mới.

- Đã tạo được 54 tổ hợp từ các dòng TGMS mang gen kháng bạc lá với các dòng bố có khả năng kết hợp chung cao. Kết quả của thí nghiệm đánh giá đã chọn tạo được tổ hợp lai mới Việt lai 50 (135BB3s/R50) có tiềm năng cao, kháng bệnh bạc lá.

- Đã tiến hành khảo nghiệm sinh thái tổ hợp triển vọng Việt lai 50 trên 3 vùng đất khác nhau là Đồng bằng Bắc bộ; Trung du Bắc bộ và miền núi phía Bắc. Tổ hợp lúa lai mới tỏ ra thích ứng cao trong vụ xuân muộn ở vùng đồng Bằng, thích ứng cho vụ xuân muộn, mùa sớm ở vùng trung du và xuân muộn, mùa trung ở khu vực miền núi phía bắc với năng suất thực thu đạt từ 95 - 121 tạ/ha. Năng suất cao nhất đạt tới 151,3 tạ/ha ở vụ xuân, ở vụ mùa năng suất đạt từ 81,5 - 88,6 tạ/ha, cao nhất đạt tới 142,4 tạ/ha. Với mức năng suất này Việt lai 50 được xếp vào nhóm lúa lai siêu cao sản (super hybrid rice variety)

- Đã nghiên cứu thiết lập quy trình nhân dòng mẹ 135BB3s cho thấy: vùng núi cao Bắc Hà là vùng khí hậu thuận lợi để nhân dòng TGMS 135BB3s. Với thời vụ gieo 15 tháng 6, mật độ cấy 28 - 33 khóm/m2 (25cm 12 - 14cm), năng suất dòng 135BB3s bình quân có thể đạt tới 49 tạ/ha góp phần đáng kể hạ giá thành hạt bố mẹ.

Page 22: Ky Yeu 55nam Cua HUA

22

- Đã thiết lập được quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lai Việt lai 50 với các thông số cơ bản là: ▫ Thời vụ gieo: 12 - 16 tháng 6 (dòng mẹ) ▫ Chênh lệch giữa bố mẹ là 5 ngày ▫ Tỷ lệ hàng bố mẹ là 2: 16 ▫ Lượng GA3 sử dụng là 120g/ha ▫ Hàng mẹ cấy 18 10cm 1 cây mạ/khóm. Hàng xông 18cm

vuông góc với hàng bố. ▫ Năng suất hạt lai trung bình đạt 36 tạ/ha, cao nhất đạt được 43

tạ/ha. Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao

- Chuyển giao bản quyền cho công ty trách nhiệm hữu hạn giống cây trồng Giang Nam

- Chuyển giao trên quy mô rộng: toàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình, Hà Nam, Hà Nội.

Ấn phẩm công bố Nguyen Van Hoan, Vu Hong Quang, Pham Van Cuong, Mai Van Tan

(2007). “135s a new TGMS line for two line Hybrid Rice seed Production in Viet Nam”. Proceedings of the JSPS International seminar 2007. Hybrid Rice and Agro - Ecosytem.

Vu Thi Thu Hien, Nguyen Van Hoan, Hideshi Yasui and Atsushi Yoshimura (2007). “Development of a New Thermo - Sensitive Genic Male Sterility Line with Bacterial Blight Resistance by Molecular Marker - Assisted selection” Proceedings of the JSPS International seminar 2007. Hybrid Rice and Agro - Ecosytem.

Nguyen Van Hoan, Vu Hong Quang (2008). “Vietlai 50 - A New super Hybrid Rice Variety Bred in Vietnam” Proceedings of the JSPS International seminar 2008. Hybrid Rice and Transformation of Farming Systems

5. Kết quả chọn tạo giống lúa lai ba dòng mới CT16 Xuất xứ: Nhiệm vụ nghị định thư: “Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa mới tại Việt Nam bằng phương pháp phóng xạ”. Mã số 6 - 09J. Chủ trì: PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, TS. Trần Văn Quang, Th.S Trần Thị Minh Ngọc, Th.S Phạm Thị Ngọc Yến, ThS. Nguyễn Văn Mười - Viện Nghiên cứu Lúa.

Page 23: Ky Yeu 55nam Cua HUA

23

Thời gian thực hiện: 1/2007 - 12/2009 Kết quả đạt được

- Thu thập được 57 dòng, giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, dòng có kiểu cây thấp, dạng hình bông to, xếp xít và 03 dòng CMS, 6 dòng EGMS

- Chọn tạo được tổ hợp lúa lai ba dòng CT16 có thời gian sinh trưởng ngắn (134 ngày trong vụ xuân, 112 ngày trong vụ mùa), năng suất cao (83,1 tạ/ha trong vụ xuân), chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo tốt hơn so với giống đối chứng Nhị ưu 838 hiện đang trồng phổ biến ở Việt Nam. CT16 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cho sản xuất thử năm 2009.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Công ty TNHH Cường Tân - Trực Ninh - Nam Định

- Công ty CP giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Nam.

- Trung tâm Giống Cây trồng, Trung tâm Khuyến nông Bình Định, Thanh Hóa

Ấn phẩm công bố

Vũ Văn Liết, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Trần Thị Minh Ngọc (2009). Kết quả đánh giá một số tổ hợp lúa lai mới. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 2, trang 158 - 165.

Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Liết, Trần Thị Minh Ngọc (2009). Kết quả Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai ba dòng Nhị ưu 718 (CT16). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 527 - 532.

6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng bố, mẹ lúa lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá Xuất xứ: Nhiệm vụ Nghị định thư với Trung Quốc Chủ trì: PGS.TS. Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học Thành viên tham gia: KS. Tống Văn Hải, KS. Nguyễn Thị Thanh Dung, KS. Phan Thị Hiền, KS. Nguyễn Văn Hùng, ThS. Nguyễn Quốc Trung - Khoa Công nghệ sinh học. Thời gian thực hiện: 2008 - 2010

Page 24: Ky Yeu 55nam Cua HUA

24

Kết quả đạt được - Thu thập được 304 mẫu giống lúa địa phương và 24 giống lúa cải

tiến, 19 dòng đẳng gen chứa 1 - 2 kháng bệnh bạc lá, 5 dòng CMS, 4 dòng duy trì, 1 dòng phục hồi tương ứng. Đây là nguồn gen quý, rất đa dạng và phong phú phục vụ chọn tạo dòng CMS, duy trì, phục hồi mới và tổ hợp lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá Việt Nam.

- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của các mẫu giống lúa địa phương thu thập, giống lúa cải tiền, dòng CMS, duy trì, phục hồi nhằm khai thác hiệu quả nguồn gen phục vụ các chương trình chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá.

- Tìm được các chỉ thị liên quan đến các gen quy định tính trạng bất dục CMS - WA là pcms, gen duy trì rf3 là RG136, gen phục hồi Rf4 là RM171, gen kháng bệnh Xa4 là Npb181, gen kháng bệnh bạc lá Xa7 là P3.

- Sử dụng chỉ thị phân tử trên phát hiện được 16 mẫu giống lúa chứa gen cms - WA, 15 mẫu chứa gen duy trì rf3, 28 mẫu giống lúa chứa gen phục hồi Rf4, 76 mẫu giống chứa gen Xa4 và 26 mẫu chứa gen Xa7. Đây là nguồn vật liệu quí để chọn tạo giống lúa lai 3 dòng kháng bệnh bạc lá.

- Xây dựng được quy trình chọn tạo dòng CMS mới bằng cách lai giữa các giống Indica và Japonica, từ 5 tổ hợp lai lại BC5 F1 (10625(I) 10587(J)), BC5F1(10703(I)x10595(J)), BC5F1(10512(J) 10632(I)), BC5 F1 (10700(J) 10577(I)) và 10679 (J) 10596 (I) đã chọn được 20 dòng có nhiều đặc tính nông sinh học tốt phù hợp với chỉ tiêu làm dòng CMS triển vọng.

- Xây dựng quy trình chọn tạo dòng CMS mới bằng cách lai lại kết hợp với chỉ thị phân tử ADN giữa các dòng CMS nhập nội với các dòng chứa gen duy trì và kháng bệnh bạc lá. Kết quả đã chọn tạo được 19 dòng CMS BC5F1 từ 6 tổ hợp lai lại BoA 10495 - 1, BoA T4 - 1, IIA T304, IIA T26, IIA T7 và IIA T59.

- Bằng phương pháp lai lại kết hợp với chỉ thị phân tử ADN đã chọn được 12 dòng duy trì BC5F2 từ 4 tổ hợp lai lại 10503 T304, 10600 T304, H33 10495 - 2 và H5 T304 chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa4, Xa7.

- Bằng phương pháp chọn lọc phân ly kết hợp với sử dụng chỉ thị phân tử ADN chọn tạo được 18 dòng duy trì mới từ 5 tổ hợp 10503 T304, 10600 T304, H33 10495 - 1, H5 T304 và 10495 - 1 T304, có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt và chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa4, Xa7.

- Bằng phương pháp lai lại kết hợp với chỉ thị phân tử ADN đã chọn lọc được 15 dòng phục hồi BC5F2 từ 6 tổ hợp lai lại T74 IRBB7,

Page 25: Ky Yeu 55nam Cua HUA

25

H144 IRBB7, SS2 IRBB7 và 10065 IRBB7, 10086 IRBB7 và 10577 IRBB7, chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa4, Xa7.

- Bằng phương pháp chọn lọc phân ly kết hợp với sử dụng chỉ thị phân tử ADN đã chọn tạo được 15 dòng phục hồi F5 từ 6 tổ hợp: H144 IRBB7, SS2 IRBB7, T23 10629, 10065 IRBB4, SS2 T33 và T74 T33, có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt và chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa4, Xa7.

- Nuôi cấy bao phấn của 7 tổ hợp lai giữa 10491 IRBB7, 10702 IRBB4, 10495 - 2 IRBB7, 10086 IRBB7, 10495 - 1 IRBB7, 10074 IRBB7 và 10074 IRBB4 thu được 63 cây xanh, nhị lưỡng bội, chứa gen duy trì, phục hồi và kháng bệnh bạc lá.

- Trên cơ sở đánh giá 29 tổ hợp lai F1 giữa các mẫu giống chứa gen phục hồi với 5 dòng CMS, tuyển chọn được 02 tổ hợp cho ưu thế lai cao là: BoA T23 và IIA T33, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất đạt trên 65 tạ/ha, kháng bệnh bạc lá tốt.

- Gửi đi khảo nghiệm 02 tổ hợp qua Trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia từ vụ xuân 2011 và tự khảo nghiệm ở một số nơi đều cho năng suất khá cao và ổn định.

- Tiến hành sản xuất hạt lai F1 02 tổ hợp thu được 60kg hạt đối với tổ hợp BoA T23 và 54kg hạt lai F1 đối với tổ hợp IIA T33.

- Xây dựng thành công 02 mô hình trình diễn 2 tổ hợp ở vụ mùa 2010, tại hợp tác xã (HTX) Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội, năng suất đạt 62,1 tạ/ha với tổ hợp BoA/T23 và tổ hợp IIA/T33 đạt 64,0 tạ/ha.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Các dòng bố mẹ mới chọn tạo sẽ được chuyển giao cho các Viện và

Trường trong nước sử dụng làm vật liệu chọn tạo giống lúa lai nội địa khác.

- Tổ hợp lúa lai chuyển xuống các Trung tâm khuyến nông và Công ty giống cây trồng và nông dân của các tỉnh như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh... để phát triển ra diện rộng

Ấn phẩm công bố Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Nguyễn Ngọc Huấn (2009). Ứng dụng chỉ

thị phân tử DNA xác định khả năng chứa gen duy trì, phục hồi và CMS phục vụ chọn tạo giống lúa lai 3 dòng. Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc - Thái Nguyên 2009, tr 423.

Lã Vinh Hoa, Tống Văn Hải, Phan Hữu Tôn, Trần Minh Thu, Li Yang Rui (2010). Khảo sát nguồn gen trên cây lúa mang gen kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử DNA. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8 số 1, 2010, tr.9 - 16.

Page 26: Ky Yeu 55nam Cua HUA

26

Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Nguyễn văn Giang, Hồ Hữu Nhị, Nguyễn Trí Hoàn (2010). Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN chọn lọc gen kháng bệnh bạc lá ở các dòng bố, mẹ phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai 2 dòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 3 (16).

Lu Rong - hua, LI Yang - rui, Phan Huu Ton, Tong Van Hai (2009) Application of DNA marker in identifying resistance gene to bacterial leaf blight (Xa4, Xa7), and genes corelated to cytoplastmic male sterility, maintainer and restoring in rice. Guangxi Agricultural Sciences Vol. 40, No. 6.

7. Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá Xuất xứ: Nhiệm vụ quỹ gen của Bộ Giáo dục và đào tạo Chủ trì: PGS.TS. Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học Thành viên tham gia: KS. Tống Văn Hải, KS. Nguyễn Bích Ngọc, TS. Vũ Thị Đào, KS. Phạm Thị Dung, KS. Phan Thị Hiền - Khoa Công nghệ sinh học. ThS. Phan Trọng Tiến - Khoa Công nghệ thông tin. Thời gian thực hiện: 2006 - 2010 Kết quả đạt được

- Thu thập được trên 1000 mẫu giống lúa khác nhau tập trung phần lớn ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam; thu thập nguồn gen lúa từ nước ngoài như: Lào, Campuchia, Nhật Bản và Mỹ. Nguồn gen trên được bảo quản hàng năm trên đồng ruộng và trong tủ lạnh.

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học, phân loại các mẫu giống lúa thành các nhóm nếp, tẻ, phản ứng ánh sáng ngày ngắn và mã hóa các giống lúa..

- Khảo sát nguồn gen bằng chỉ thị phân tử

Điện di sản phẩm PCR gen Xa7, sửdụng cặp mồ i P3 1: marker, 2: IR24 (đ/c âm) 3: IRBB7 (đ/c dương), (từ

4-10: các mẫu giống mang gen Xa7)

Điện di sản phẩm PCR gen Xa4, sử dụng cặp mồ i MP2 1: marker, 2: IR24 (đ/c âm) 3: IRBB4 (đ/c dương), (từ 4-10: các mẫugiống mang gen Xa4)

Điện di sản phẩm PCR genxa5 sử dụng cặp mồi RG5561: marker, 2: IR24(đ/c âm), 3: IRBB5 (Đ/C có gen) 13: giếngchứa gen, các giếng còn lại

không chứa gen

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

xa5xa5

Điện di sản phẩm PCR gen Xa7, sửdụng cặp mồ i P3 1: marker, 2: IR24 (đ/c âm) 3: IRBB7 (đ/c dương), (từ

4-10: các mẫu giống mang gen Xa7)

Điện di sản phẩm PCR gen Xa4, sử dụng cặp mồ i MP2 1: marker, 2: IR24 (đ/c âm) 3: IRBB4 (đ/c dương), (từ 4-10: các mẫugiống mang gen Xa4)

Điện di sản phẩm PCR genxa5 sử dụng cặp mồi RG5561: marker, 2: IR24(đ/c âm), 3: IRBB5 (Đ/C có gen) 13: giếngchứa gen, các giếng còn lại

không chứa gen

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

xa5xa5

Điện di sản phẩm PCR gen Xa4 sử dụng cặp mồi MP2 1: marker, 2 : IR24 (đ/c âm), 3: IRBB4 (đ/c dương) (từ 4-10: các mẫu guống mang gen Xa4)

Điện di sản phẩm PCR gen Xa5 sử dụng cặp mồi RG565 1: marker, 2 : IR24 (đ/c âm), 3: IRBB5 (đ/c có gen), 13: giếng chứa gen, các giếng còn lại không chứa gen

Điện di sản phẩm PCR gen Xa7 sử dụng cặp mồi P3 1: marker, 2 : IR24 (đ/c âm), 3: IRBB7 (đ/c dương), (từ 4-10: các mẫu guống mang gen Xa7)

Page 27: Ky Yeu 55nam Cua HUA

27

- Dùng kỹ thuật chỉ thị phân tử (PCR) phát hiện nguồn gen kháng bệnh bạc lá hữu hiệu như: Xa4, xa5, Xa7 và Xa21. Kết quả điều tra 500 mẫu giống /1000 mẫu thu thập phát hiện được 220 mẫu giống chứa gen kháng bệnh bạc Xa4, 36 giống chứa gen kháng xa5, 21 giống chứa gen Xa7, không có giống nào chứa gen Xa21. Điều tra 500 giống/1000 mẫu về khả năng chứa gen kháng bệnh đạo ôn Pi2 và Pita bằng chỉ thị phân tử DNA. Gen Pi - 2 sử dụng mồi RG64 có trình tự mồi 5’F: GTT TGA GCT CTC CAA TGC CTG TTC - 3’; 5’ - R: CTG CAG TGC AAT GTA CGG CAA - 3’. Gen Pita sử dụng chỉ thị YL100: 5’ - CAA TGC CGA GTG TGC AAA GG - 3’ và YL102: 5’ - TCA GGT TGA AGA TGC ATA GC - 3’, kết quả có 320 giống có chứa gen Pi - 2, 13 giống chứa gen Pi - ta.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Pi-2

Sản phẩm PCR cắt bởi Hea III

Pita, 403 bp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Pi-2

Sản phẩm PCR cắt bởi Hea III

Pita, 403 bp

Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen bệnh đạo ôn Pi - 2 và Pita

- Điều tra 200 mẫu giống/1000 mẫu có về khả năng chứa gen kháng rầy nâu Bph104 và Bph10. Gen Bph4 sử dụng chỉ thị RM119 có trình tự mồi là F - 5’CAT CCC CCT GCT GCT GCT GCT G - 3’; R:5’ - CGC CGG ATG TGT GGG ACT AGC G - 3’. Kết quả phát hiện được 25 giống chứa gen Bph4, 13 chứa gen Bph10.

Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen Bph10 và Bph4

Bph10

Sản phẩm PCR cắt bởi enzym HifmI

Bph4

Page 28: Ky Yeu 55nam Cua HUA

28

- Điều tra 280 mẫu giống/1000 mẫu thu thập về khả năng chứa gen quy định hàm lượng Amylose thấp đến trung bình sử dụng mồiWx - F: 5’ - gct tca ctt ctc tgc ttg tg - 3’, Wx - R: 5’ - atg att taa cga gtt gaa - 3. Sản phẩm PCR được cắt bởi enzym AccI. Phát hiện được 170 giống chứa gen Wx, 25 chứa gen wx.

- Điều tra 119 mẫu giống/1000 mẫu thu thập sử dụng Primer (ESP) 5´ - TTG TTT GGA GTC TGC TGA TG - 3’ và internal fragrant antisense primer (IFAP) 5´ - CAT AGG AGC AGC TGA AAT ATA TACC - 3´ để phân biệt giữa lúa thơm và lúa không thơm (Bradbury et al., 2005b). Đã phát hiện được 21 lúa thơm chứa gen fgr.

Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen có Wx, wx

- Khai thác nguồn gen, chọn được 30 cá thể biến dị trong tổng số các mẫu giống lúa thu thập, được đánh giá sơ bộ sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, kháng tốt với bệnh bạc lá.

- Xây dựng thành công 01 phần mềm quản lý giữ liệu ngân hàng cây lúa với các tính năng đăng nhập dữ liệu, chỉnh sửa giữ liệu, tra cứu, định dạng và in. Chỉ có tác giả mới có quyền nhập giữ liệu và sửa dữ liệu, người sử dụng chỉ có thể tra cứu, tìm những giống, những đặc điểm để sử dụng trong công tác chọn giống. Phần mềm quản lý toàn

Điện di sản phẩm PCR sử dụng mồi Wx

Điện di sản phẩm cắt PCR bằng enzym AccI Sản phẩm là của kiểu gen đồng hợp Wx - T/ Wx - T (hàm lượng amylose TB) thì sẽ không bị cắt, ngược lại, sản phẩm của kiểu gen đồng hợp Wx - G/ Wx - G thì sẽ bị cắt thành 2 vạch 405 và 125bp.

Page 29: Ky Yeu 55nam Cua HUA

29

bộ lý lịch giống, đặc điểm nông sinh học và các đặc điểm điển hình khác như chứa các gen gì quan trọng (gen bạc lá, gen kháng rầy, gen kháng đạo ôn, gen mùi thơm, gen waxy...). Phần mềm lập trình bằng tiếng Việt, dễ tra cứu, dễ sử dụng.

Ấn phẩm công bố Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Mai Huy Chung (2010). Ứng dụng chỉ thị phân

tử DNA phát hiện gen kháng rầy nâu ở một số giống lúa Việt Nam, Hội thảo Quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam 4/2010, tr 77 - 84.

Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải (2010). Sàng lọc giống lúa chứa gen mùi thơm bằng chỉ thị phân tử, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 4/2010, tr. 646 - 652.

Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Nguyễn Quốc Trung, Trần Minh Thu (2009). Khảo sát nguồn gen bằng chỉ thị phân tử DNA phục vụ chọn tạo giống lúa chất lượng cao, Báo cáo hội nghị khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2009, tr. 427.

Tống Văn Hải, Phan Hữu Tôn, Trần Minh Thu (2009). Khảo sát nguồn gen bằng chỉ thị phân tử DNA phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, kháng bệnh lá, Báo cáo hội nghị khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2009, tr. 103 - 108.

8. Khoa học lúa lai: Chọn giống, canh tác cây trồng và môi trường (The JSPS project of Science of hybrid rice: breeding, cropping pattern and the environment from 2006 to 2008) Xuất xứ: Dự án JICA Chủ trì: PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Thành viên tham gia:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, ThS. Vũ Hồng Quảng - Viện Nghiên cứu lúa.

- PGS.TS. Phạm Văn Cường, TS. Vũ Thị Thu Hiền, TS. Tăng Thị Hạnh - Khoa Nông học.

- PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải - Khoa Tài nguyên và Môi trường - PGS.TS. Nguyễn Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh

doanh. Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Page 30: Ky Yeu 55nam Cua HUA

30

Kết quả đạt được - Xây dựng được quy trình sản xuất hạt lai F1 của lúa lai ở Việt Nam

dựa trên các vùng địa lý khác nhau đó là nhân dòng mẹ bất dục tại Lào Cai và sản xuất hạt lai F1 ở Quảng Nam. Hệ thống này rút ngắn thời gian chọn giống và có thể sử dụng được sự đa dạng di truyền trong chọn giống lúa lai.

- Tạo ra giống lúa lai Việt lai 24 là giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam kháng được bệnh bạc lá.

- Đã xác định được các chủng bệnh bạc lá (BB) ở lúa lai, một loại bệnh nguy hại cho lúa lai ở Việt Nam. Xác định được một số genes kháng bạc lá ở lúa.

- Xác định được biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nông sinh học ở lúa lai trong các điều kiện môi trường khác nhau và xây dựng quy trình canh tác cải tiến cho lúa lai Việt Nam.

- Hai cán bộ giảng dạy của khoa nông học hoàn thành luận án tiến sĩ tại Kyushu và 06 cán bộ tập huấn ngắn hạn tại Nhật Bản.

- Tổ chức 03 hội thảo quốc tế, mỗi hội thảo 50 - 60 báo cáo khoa học

▫ Hội thảo quốc tế - tóm tắt báo cáo: Hybrid rice: breeding, cropping pattern and Environment, Kyushu, tháng 11 năm 2006

▫ Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Hybrid Rice and Agro - Ecosystem, Hà Nội, tháng 11 năm 2007

▫ Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hybrid rice and transformation of farming systems”, Kyushu tháng 11 năm 2008

Ấn phẩm công bố Tran Đuc Vien (2008). Hybrid Rice Production in the RSed River Delta:

Farmers’ Perspectives. Proceedings of the JSPS international Seminar Nguyen Van Hoan, Vu Hong Quang (2008). Vietlai 50 - a new super hybrid

rice variety Bred in Vietnam. Proceedings of the JSPS international Seminar

Phạm Văn Cường, Chu Trọng Kế (2006). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến ưu thế lai về các đặc tính quang hợp của lúa lai F1 (Oryza sativa L.) ở các vụ trồng khác nhau. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 5, tr. 9-16, ĐHNN1 (5) 9 - 16.

Phạm Văn Cường, Lusi Yologialong 2008. Ảnh hưởng của biện pháp không bón lót N kết hợp cấy thưa đến năng suất hạt của giống lúa lai Việt lai 24 trong điều kiện đạm thấp ở vụ xuân, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8; tr. 7 - 12.

Page 31: Ky Yeu 55nam Cua HUA

31

Pham Van Cuong, Nguyen Thi Huong, Duong Thi Thu Hang, Tang Thi Hanh, Takuya Araki, Toshihiro Mochizuki and Shinji Fukuda. (2007). Nitrogen Use Efficiency in F1 Hybrid, Improved and Local Cultivars of Rice (Oryza Sativa L.) under Different Cropping Seasons. Proceedings of the JSPS International Seminar, Hanoi 2007. Page 126 - 133.

Pham Van Cuong, Nguyen Thi Hanh, Duong Thi Thu Hang, Hoang Viet Cuong, Takuya Araki, Toshihiro Mochizuki (2008). Affection of Magnesium and Mix of silica humic on photosynthetic and agronomic characters in hybrid rice under low N fertilizer condition, 2008, Proceedings of the JSPS international Seminar, P119 - 127.

Vu Thi Thu Hien, Nguyen Van Hoan, Hideshi Yasui and Atsushi Yoshimura (2007). Development of a new thermo - sensitive genic male sterility line with bacterial blight resistance by molecular marker - assisted selection. JSPS International seminar.

Vu Hong Quang, Nguyen Van Hoan, Pham Van Cuong, Mai Van Tan (2007). 135S: a new TGMS line for two line hybrid rice seed production in Vietnam. JSPS international Seminar

Vu Hong Quang, Nguyen Van Hoan, Pham Van Cuong and Hoang Dang Dung. (2007). F1 Seed Production System for Two - Line Hybrid Rice in Vietnam. Proceedings of the JSPS International Seminar, Hanoi 2007. Page 82 - 90

Tang Thi Hanh, Takuya. Araki, Pham Van Cuong, Toshihiro Mochizuki, Atsushi Yoshimura and Fumitake Kubota (2008). Characteristics of CO2 exchange rate of fleg leaves in Vietnamese hybrid rice variety and its parents durring grain filling stage. Journal Tropical Agriculture and Development, 52(4) (104 - 110).

Tang Thi Hanh, Takuya. Araki, Pham Van Cuong, Toshihiro Mochizuki, Atsushi Yoshimura and Fumitake Kubota (2008). Effects of nitrogen supply restriction on photosynthetic characters and dry matter production in Vietlai 20, a Vietnamese hybrid rice variety, during grain filling stage. Tropical Agriculture and Development, 52(4), 111 - 118.

Vũ Văn Liết (2008). Farming system in Red River Delta VAC. Nguyen Van Dinh, Nguyen Van Thuong, Bui Duc Thinh and Tran Dinh

Chien (2007). Composition and density fluctuation of keys insect pests and their natural enemies on hybrid and monogenous rice cultivars in Spring Summer 2007 crop, Hungyen province. Proceedings of the JSPS international Seminar

Page 32: Ky Yeu 55nam Cua HUA

32

Do Nguyen Hai (2007). Case study on nitrogen fertilizer application for spring rice and NO3 - and NH4+ accumulation in surfaced and ground water in Red river delta of Viet Nam. Proceedings of the JSPS international Seminar

Ho Thi Lam Tra and Kazushiko Egashira (2007). A Review on the Contamination of Heavy Metals in Agricultural Soils of Vietnam

Tran Huu Cuong (2007). The Economic Contribution of Hybrid Rice within Crop Patterns at a Farm Household Level in North Vietnam. Proceedings of the JSPS international Seminar

Nguyen Huu Ngoan (2008). Rice Hybrid production development in Red river delta. Proceedings of the JSPS international Seminar

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Nam

Thăm quan và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại Việt Nam

Hội thảo quốc tế tại Việt Nam

9. Thu thập, bảo tồn nguồn gen ngô địa phương và tạo vật liệu phục vụ cụng tác chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn Xuất xứ: Nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chủ trì: PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia: ThS. Vũ Thị Bích Hạnh, KS. Phan Đức Thịnh, KS. Nguyễn Văn Hà, KS. Phạm Quang Tuân, ThS. Trần Thị Thanh Hà - Viện Nghiên cứu Lúa Thời gian thực hiện: 2007 - 2011 Kết quả đạt được

- Thu thập, lưu giữ và khai thác phát triển nguồn gen ngô rất phong phú bao gồm các giống ngô thụ phấn tự do, giống lai, dòng tự phối, quần thể cải tiến (fullsib) có nguồn gốc trong nước và nhập nội

Page 33: Ky Yeu 55nam Cua HUA

33

- Tạo nguồn vật liệu đa dạng di truyền phục vụ công tác đào tạo và công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô, tạo một hướng đi tự chủ, bền vững cho sản xuất cây lương thực trong nước hiện nay.

- Đề tài bảo tồn quỹ gen là cơ sở để hình thành nên những sản phẩm nghiên cứu mới như đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước năm 2011 về “Khai thác phát triển nguồn gen 4 giống ngô Slidim, Khẩu Lương, Xá li lượt và Khẩu li” hay đề xuất cho chương trình giống dự án: “Sản xuất hạt giống ngô nếp tổng hợp và ngô nếp lai ngắn ngày có năng suất và chất lượng tốt giai đoạn 2010 - 2015 phục vụ phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất ngô vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ.

Địa chỉ ứng dụng chuyển giao Công ty Cổ phần Giống cây trồng và Vật tư nông nghiệp Việt Nam

Ấn phẩm công bố Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới (2006). Thu thập, nghiên cứu giống ngô địa

phương tạo vật liệu chọn giống ngô chịu hạn cho vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, số 3, tr.9 - 17.

Vũ Văn Liết, Phan Đức Thịnh (2009). Genetic diversity of local maize (Zea mays L.) accessions collected in highland areas of Vietnam revealed by RAPD markers, J. Sci. Dev. 2009, 7 (Eng.Iss. 2): 192 - 201

Vũ Văn Liết, Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Hà (2009). Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen giống ngô tẻ địa phương dựa trên các đặc điểm hình thái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 5, tr. 604 - 611.

10. Duy trì và sử dụng các dòng ngô tự phối tạo giống ngô rau lai quy ước Xuất xứ: Thuộc đề tài ươm tạo công nghệ Chủ trì: ThS. Nguyễn Việt Long - Khoa Nông học Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Phạm Văn Cường, ThS. Nguyễn Thiện Huyên, TS.Nguyễn Thị Lưu, KS. Ngô Thị Nguyệt, KS. Dương Thị Thu Hằng, KS. Đinh Thái Hoàng - Khoa Nông học. Thời gian thực hiện: 2006 - 2007 Kết quả đạt được

- Chọn tạo và duy trì 21 dòng ngô rau và 15 dòng ngô đường ưu tú có đầy đủ thông tin về đặc tính nông sinh học để làm vật liệu tạo giống ngô thực phẩm đang cần với nhu cầu rất lớn trên thị trường Việt Nam.

Page 34: Ky Yeu 55nam Cua HUA

34

- Xây dựng quy trình nhân dòng năng suất cao của các dòng bố mẹ của hai tổ hợp ngô rau lai và dòng bố mẹ của một tổ hợp ngô đường lai có triển vọng và quy trình sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp ngô rau và ngô đường lai có triển vọng.

- Xây dựng và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống ngô rau lai thương phẩm cho một số cơ sở sản xuất tập trung: Nông trường Đồng Giao - Ninh Bình, HTX nông nhiệp Vĩnh Phúc và các xã ở Hà Tây (cũ), Hưng Yên và Hà Nội với tổng số diện tích trên 30ha.

- Nhiệm vụ ươm tạo công nghệ đã và đang nhận được những phản hồi tốt từ cơ sở và những người dân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Sản phẩm tạo ra đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất khẩu đối với ngô bao tử.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao

- Nông trường Đồng Giao - Ninh Bình,

- Hợp tác xã nông nhiệp Vĩnh Phúc và các xã ở Hà Tây (cũ), Hưng Yên và Hà Nội.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Việt Long, Nguyễn Thế Hùng. Nguyễn Thị Lưu (2007). Chọn lọc

và sử dụng các dòng ngô nhiều bắp tạo giống ngô rau lai. Kỷ yếu hội nghị khoa học trẻ Nông Lâm Ngư toàn quốc, tr. 338 - 345.

Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Bá Huy, Nguyễn Việt Long (2008). Khảo sát tập đoàn dòng ngô thuần có chất lượng protein cao (QPM) mới chọn tạo ở phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 2/2008, tr. 110 - 115

Nguyễn Việt Long, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Kim Phương (2008). Đánh giá khả năng kết hợp một số dòng ngô bao tử bằng phương pháp lai dialllen. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 2/2008, tr. 248 - 253.

Nguyen Viet Long, Nguyen The Hung, Nguyen Van Loc, Nguyen Thanh Nam, Nguyen Van Loc (2009). Effects of plant density on hybrid baby corn variety production. J. Sci. Dev. 2009, 7 (Eng.Iss. 2): 202 - 208.

Le Quy Kha, Nguyen Thi Ly, Nguyen The Hung, Nguyen Viet Long (2008). Initial result of sweet corn breeding in northen Vietnam. Hội thảo quốc tế Vùng đệm Sông Mekong. Hanoi.

Page 35: Ky Yeu 55nam Cua HUA

35

11. Kết quả nghiên cứu và phát triển sản xuất các giống cà chua lai thương hiệu HT Xuất xứ: Đề tài được hỗ trợ bởi đề tài cấp Bộ B2008 - 11 - 81 và nguồn kinh phí tự túc Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh - Khoa Nông học Thành viên tham gia: TS. Kiều Thị Thư, ThS. Phạm Thị Ân, ThS. Lê Thị Tuyết Châm, KS. Phạm Quang Tuân - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao Thời gian thực hiện: 2000 - 2011

Kết quả đạt được - Giống HT42: Thấp cây, ngắn ngày, nhanh chín, cây mập, mau đốt,

phân nhánh mạnh, khả năng chịu nóng tốt, chịu tốt bệnh chết héo cây do vi khuẩn, chịu bệnh mốc sương tốt. Quả dạng tròn, vai xanh, chín đỏ đậm, thịt quả dày, chất lượng cao, ngọt dịu, hương thơm đậm nét hấp dẫn, quả chắc, vận chuyển tốt.... HT 42 sai quả, có độ lớn quả trung bình, năng suất 44 - 56 tấn/ha và có khả năng đậu quả tốt, độ chín quả đỏ đẹp ở điều kiện ánh sáng ít. Trồng được ở các vụ: thu đông sớm, các trà vụ Đông ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, các vùng đất phù sa ven sông,... Giống HT42 được công nhận là Giống Quốc gia theo quyết định số 191 ngày 9/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Giống HT42 đã được đưa ra các quy trình kỹ thuật thâm canh, phát triển sản xuất ở các mùa vụ.

Giống cà chua lai HT42

Page 36: Ky Yeu 55nam Cua HUA

36

- Giống cà chua lai HT160: Cao trung bình, chín sớm - trung bình, sinh trưởng khoẻ, bộ lá phát triển mạnh, chịu nóng tốt, chịu tốt bệnh virus tốt, chịu bệnh mốc sương khá. Quả dạng tròn - hơi thuôn dài, chín đỏ đậm, thịt quả dày, chất lượng cao, hương thơm, ngọt dịu, hấp dẫn, quả chắc, vận chuyển tốt.... HT 160 thuộc dạng sai quả, độ lớn quả trung bình, năng suất 54 - 68 tấn/ha. Giống HT 160 trồng ở các vụ: sớm thu đông, các trà vụ đông và vụ xuân hè ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, các vùng đất phù sa ven sông. Giống HT160 phát triển tốt ở vụ nóng xuân hè, có chất lượng quả thuộc nhóm cao hàng đầu ở vụ này. Quy trình hoàn thiện sản xuất hạt lai F1 cho giống cà chua HT160 đạt hiệu quả cao, đáp ứng cho phát triển sản xuất đại trà. Giống HT 160 có chất lượng quả cao, có cấu trúc cây và chu kỳ sinh trưởng phù hợp điều kiện khí hậu và các cơ cấu luân canh cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, trồng được nhiều thời vụ trong năm, giống đã khắc phục được một số nhược điểm của các giống ngoại nhập và đã cạnh tranh thành công để phát triển sản xuất đại trà nhiều năm liên tục. HT160 đã được công nhận là Giống Quốc gia theo quyết định số 191 ngày 9/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giống cà chua lai HT160

- Giống cà chua lai quả nhỏ HT144: được công nhận là giống quốc gia cùng hai giống cà chua nói trên. Cao trung bình, sinh trưởng bán hữu hạn, có khả năng cho thu quả tái sinh tốt, mau đốt, phân nhánh mạnh, rất nhanh chín, quả thu khá tập trung, chịu nóng, chịu bệnh mốc sương tốt. Quả dạng thuôn dài (dạng nhót), vai xanh, chín đỏ đậm, thịt quả dày, ăn tươi chất lượng cao, ngọt đậm, hương thơm đậm nét hấp dẫn, quả chắc, vận chuyển và bảo quản tốt,...HT144 thuộc dạng chất lượng cao hàng đầu hiện nay ở miền Bắc Việt Nam trong nhóm cà chua quả nhỏ - dạng nhót. HT 144 rất sai quả, độ lớn

Page 37: Ky Yeu 55nam Cua HUA

37

quả thuộc nhóm mini (8 - 12 gam/quả), có vỏ quả bền, bị nứt rất ít sau công đoạn hấp khử trùng nên nó rất hợp cho công nghệ đóng hộp nguyên quả xuất khẩu. HT144 có năng suất cao đạt 44 - 55 tấn/ha. HT 144 có khả năng đậu quả tốt, độ chín quả đỏ đẹp ở điều kiện bất thuận về nhiệt độ và ánh sáng. Giống trồng ở các vụ: sớm thu đông, các trà vụ đông và vụ xuân hè ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, các vùng đất phù sa ven sông,...Quy trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 cho giống HT144 đã hoàn, có thể cung cấp khối lượng hạt lai F1 lớn cho sản xuất đại trà.

Giống cà chua lai quả nhỏ HT144

Ấn phẩm công bố Nguyễn Hồng Minh (2006). Kết quả nghiên cứu: về công nghệ sản xuất hạt

giống cà chua lai và tạo các giống cà chua lai có sức cạnh tranh ở nước ta. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 20, tr. 25 - 28.

Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (2006). Giống cà chua lai HT21. Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 4, tr. 47 - 50.

Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Lê Thị Tuyết Châm (2011). Kết quả nghiên cứu: tạo ra giống cà chua lai HT42. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011 - tháng 6.

Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Thị Ân (2011). Kết quả nghiên cứu: tạo ra giống cà chua lai HT160. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011 - tháng 6.

Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Quang Tuân (2011). Tạo giống cà chua lai quả nhỏ HT144. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 1/2011, tr. 16 - 21.

Nguyễn Hồng Minh, Hà Viết Cường (2011). Nghiên cứu khả năng kháng bệnh virus và thích ứng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè tại Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 1, tháng 3/2011, tr. 10 - 17.

Page 38: Ky Yeu 55nam Cua HUA

38

12. Chọn tạo giống đu đủ lai cho các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2009 - 11 - 141TĐ Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa Thành viên tham gia:

- KS. Phạm Thị Ngọc, KS. Nguyễn Thị Bích Hồng, KS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Vũ Thị Thu Hiền - Khoa Nông học

- KS. Nguyễn Thị Hảo, ThS. Vũ Hồng Quảng, KS. Mai Văn Tân - Viện Nghiên cứu Lúa

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010 Kết quả nghiên cứu

- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống đu đủ địa phương dùng làm bố mẹ

- Tạo được 40 tổ hợp lai và chọn được 14 tổ hợp lai triển vọng tiến hành đánh giá đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai mới, sau đó chọn ra được 2 tổ hợp lai ưu tú nhất đưa đi khảo sát ở 3 vùng sinh thái

- Xây dựng mô hình thâm canh cho 2 tổ hợp lai ưu tú ở 3 vùng sinh thái để hình thành được quy trình thâm canh giống mới cho các vùng sinh thái

- Hai tổ hợp lai mới có nhiều ưu điểm nên đã được công nhận là 2 giống mới

- Hai giống đu đủ lai mới có tên VNĐĐ9 và VNĐĐ10 đã được Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT công nhận là 2 giống cây trồng mới theo Quyết định số 540/QĐ - TT - CCN ký ngày 02 tháng 12 năm 2010; (2) Thiết lập 1 quy trình duy trì giống gốc đạt tiêu chuẩn theo TCN 511; (3). Quy trình thâm canh giống đu đủ mới cho 3 vùng sinh thái của miền Bắc Việt Nam; (4)Thành lập được trang thông tin điện tử giới thiệu về giống đu đủ lai mới với tên miền là dudulaivietnam.com; (5. Tổ chức được 3 lớp tập huấn cho 3 vùng về kỹ thuật thâm canh giống đu đủ lai mới; (6). Đào tạo được 4 sinh viên làm báo cáo tốt nghiệp và 1 thạc sĩ đang làm luận văn tốt nghiệp.

- Xác lập được tính khác biệt của 2 giống mới so với đối chứng là Hồng Phi (Đài Loan) qua đặc điểm hình thái và qua chỉ thị phân tử

- Xây dựng trang thông tin điện tử có tên miền là dudulaivietnam.com

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Hiện nay 2 giống đu đủ mới đã và đang được trồng tại Hải Dương

(3600m2), Vĩnh Phúc (1800m2), Bắc Giang (4320m2), Phú Thọ (3240m2), Sóc Sơn (2520m2).

Page 39: Ky Yeu 55nam Cua HUA

39

- Mặc dù trong đề tài mục tiêu là chọn giống cho các tỉnh phía Bắc nhưng kết quả đã chọn tạo ra được 2 giống trong đó có giống VNĐĐ10 lại được bà con miền Nam ưa chuộng và mong muốn được trồng, do đó chúng tôi đã tiến hành gửi vào Sài Gòn, Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ mỗi vùng trồng thử khoảng 4000m2 để đánh giá khả năng thích ứng của giống đu đủ lai mới này.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Văn Hoan, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Tuấn Anh (2010). Khảo sát

đặc điểm cấu tạo hoa, cụm hoa và biểu hiện kiểu hình giới tính của các mẫu giống đu đủ (Carica papaya L.) mới thu thập. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 6/2010, tr. 883 - 889.

Nguyen Tuan Anh, Pham Nhu Trang, Nguyen Thi Bich Hong, Pham Thi Ngoc, Nguyen Van Hoan (2011). Evaluating agronomic characteristics of twelve local papaya (Carica papaya L.) varieties. Bulletin of the institute of tropical agriculture, Kyushu University 2011.

13. Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩm chướng, hoa cúc Xuất xứ: Đề tài do Bộ Nông nghiệp & PTNT tài trợ. Mã số BNN2007/2

Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh - Viện Sinh học nông nghiệp Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh, ThS. Đào Thị Thanh Bằng, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, ThS. Lê Hải Hà, KS. Hồ Thị Thu Thanh, KS. Nguyễn Thị Thanh Phương, KS. Nguyễn Thị Hân, ThS. Nguyễn Thị Phương Đoài, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, CN. Lê Thị Liễu - Viện Sinh học nông nghiệp Thời gian thực hiện: 6/2007 - 12/2010 Kết quả đạt được

- Tạo được 02 giống cẩm chướng và 02 giống cúc đột biến được công nhận sản xuất thử, 03 dòng cẩm chướng đột biến có triển vọng đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá, 03 quy trình tạo cây cẩm chướng và 01 quy trình tạo cây cúc bằng đột biến in vitro.

- Hai giống Cẩm Chướng Hồng Ngọc và Hồng Hạc được công nhận giống cây trồng mới theo Quyết định số 193/QĐ - TT - CT, ngày 9/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hai giống cúc VCM2 và VCM3 được công nhận giống mới theo Quyết định số 223/QĐ - TT - CLT ngày 13/5/2011.

Page 40: Ky Yeu 55nam Cua HUA

40

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Đã chuyển giao quy trình nhân giống cây Cẩm chướng cho Sở khoa học công nghệ tỉnh Lạng Sơn năm 2009

Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Lý Anh và cs. (2009). Ảnh hưởng của xử lý tia gamma in vitro đối

với cây cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.). Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần VIII, 8/2009, Nha trang.

Đào Thị Thanh Bằng và cs. (2009). Sử dụng chỉ thị RAPD trong nghiên cứu đa dạng di truyền các dòng cúc đột biến. Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần VIII, 8/2009, Nha trang.

Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà, Vũ Hoàng Hiệp (2009). Ảnh hưởng của xử lý Ethyl methane sulfonate (EMS) in vitro đối với cây cẩm chướng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 2, trang 130 - 136.

Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà, Vũ Hoàng Hiệp, Hồ Thị Thu Thanh (2011). Hiệu quả của xử lý Ethyl methane sulfonate (EMS) in vitro đối với cây cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.). Tạp chí Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, kỳ II, tháng 4/2011, trang 28 - 34.

Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà, Vũ Hoàng Hiệp, Hồ Thị Thu Thanh (2010). The effect of Ethyl methane sulfonate (EMS) in vitro treatment on carnation (Dianthus caryophyllus L.). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc tế kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Cu Ba, 22 - 26/11/2010, Lahabana.

Giống Hồng hạc

Page 41: Ky Yeu 55nam Cua HUA

41

Giống Hồng ngọc

14. Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống hoa Lily (Lilium spp.) ở Việt Nam

Xuất xứ: Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản cấp Bộ. Mã số 6 006 08

Chủ trì: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Khoa Công nghệ sinh học Thành viên tham gia:

- GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học nông nghiệp

- KS. Ninh Thị Thảo - Khoa Công nghệ sinh học

Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Kết quả đạt được - Thu thập được hơn 50 giống lily thuộc các nhóm phân loại khác

nhau. Ngoài các giống hoa loa kèn trắng, trồng phổ biến tại một số vùng trồng hoa truyền thống ở Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, nhiều giống mới từ Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã được thu thập. Các giống này thuộc các nhóm phân loại khác nhau, có mầu sắc và hình dạng, kiểu hoa đa dạng, phong phú, có giá trị thương mại cao.

- Thu thập được 2 nguồn gen bản địa của Việt Nam là L. brownii và L. poilanei Gagn, trong đó, L. poilanei được xem là nguồn gen còn rất hiếm hiện nay trên thế giới và chưa được khai thác trong các chương trình chọn tạo giống của các nước. Các nguồn gen thu thập từ Nhật Bản cũng hết sức có giá trị với đặc tính ngủ nghỉ ngắn và ra hoa sớm. Phân tích RAPD và AFLP cùng với việc thiết lập cây phân

Page 42: Ky Yeu 55nam Cua HUA

42

loại di truyền đã cho thấy sự đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen Lilium đã thu thập. Lai trong cùng một loài hoặc khác loài có thể tạo ra được các giống cây mới với những đặc tính mong muốn. Tuy nhiên việc tạo ra con lai ở cây hoa Lily thường gặp khó khăn do những cản trở trong quá trình thụ tinh như ống phấn bị ức chế phát triển trong vòi nhụy hay quá trình thụ tinh có thể diễn ra bình thường và tạo thành phôi nhưng sau đó phôi bị chết.

- Ứng dụng các kỹ thuật cắt ngắn vòi nhuỵ, cứu phôi và thụ phấn in vitro trong lai tạo giống hoa lily ở Việt Nam và thu được các kết quả ban đầu quan trọng. Việc sử dụng nguồn gen bản địa L. poilanei trong các chương trình chọn tạo giống trong tương lai sẽ có thể tạo ra được những sản phẩm hoa lily của Việt Nam, khác biệt với các giống thương mại hiện có. Đây là nghiên cứu cơ bản có hệ thống trong việc đánh giá nguồn gen lilium ở mức hình thái và phân tử. Qua các nghiên cứu bước đầu, đề tài cũng đã khẳng định được khả năng sử dụng các kỹ thuật thụ phấn in vitro, cứu phôi trong công tác chọn tạo giống lily mới.

Đây là những kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam trên đối tượng lily. Kết quả nghiên cứu: là cơ sở quan trọng để đề xuất các chương trình chọn tạo giống có định hướng, có sự hỗ trợ của các chỉ thị phân tử và các kỹ thuật hiện đại của công nghệ tế bào.

Giải thưởng Công trình nhận giải nhì VIFOTEC 2008 - Sinh viên nghiên cứu khoa học

Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Thạch, Ninh Thị Thảo (2007).

Kết quả bước đầu về ứng dụng các kỹ thuật cắt ngắn vòi nhuỵ, cứu phôi và thụ phấn in vitro trong tạo giống hoa lily. Hội nghị ứng dụng CNSH trong công tác nhân và chọn tạo giống hoa. Đà lạt 12/2007: 209 - 220.

Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trịnh Thị Nhất Chung (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời lượng xử lý nhiệt độ thấp cho củ giống đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa Lilium Formolongo. Hội nghị ứng dụng CNSH trong công tác nhân và chọn tạo giống hoa. Đà lạt 12/2007: 221 - 230.

Page 43: Ky Yeu 55nam Cua HUA

43

Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Thạch (2007). Ứng dụng kỹ thuật AFLP trong đánh giá đa dạng nguồn gen cây hoa lily (Lilium spp.). Hội nghị ứng dụng CNSH trong công tác nhân và chọn tạo giống hoa.Đà lạt 12/2007: 241 - 248

Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Thuy, Nguyen Quang Thach (2007). Developing an Agrobacterium - mediated transformation system for Lilium formolongo using thin cell layer of bulb scales. Journal of Science and Development April 2008: 123 - 128.

Nguyen Thi Phuong Thao, Ninh Thi Thao, Vu Quang Khanh, Nguyen Quang Thach (2009). Assessment of Genetic Variation in Local and Exotic Lilium spp. Germplasm Using RAPD Markers. Journal of Science and Development No1, 2009: 30 - 35.

Nguyễn Thị Phương Thảo, Vũ Quang Khánh, Cao Việt Anh (2009). Đánh giá đa dạng hình thái và một số đặc điểm nông học của loài Lilium poilanei Gagn. bản địa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4: 460 - 467.

Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống lily dựa trên chỉ thị RAPD

Page 44: Ky Yeu 55nam Cua HUA

44

Ứng dụng kỹ thuật thụ phấn, cứu phôi in vitro trong tạo giống hoa lily a. Tạo quản lai; b. Thụ phấn in vitro; c. Tạo quả in vitro; d. Nuôi dưỡng cây noãn;

e. Nuôi cấy hạt lai; g. Hạt lai nảy mầm

Page 45: Ky Yeu 55nam Cua HUA

45

II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

15. Nghiên cứu nâng cao hệ số sử dụng và hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa

Xuất xứ: Đề tài nghiên cứu cơ bản được tài trợ bởi Bộ Khoa học và công nghệ. Mã số 06.006.06

Chủ trì: PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học

Thành viên tham gia:

- ThS. Nguyễn Thiện Huyên, ThS. Mai Thị Tân, ThS. Trần Anh Tuấn, ThS. Ngô Thị Hồng Tươi - Khoa Nông học

- GS.TS. Võ Minh Kha - Hội Khoa học đất

Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Kết quả đạt được - Xác định được các đặc tính sinh lý (cường độ quang hợp, hàm lượng

diệp lục, độ dẫn khí khổng, chỉ số diện tích lá, tốc độ sinh trưởng cây trồng, tốc độ tích luỹ chất khô về hạt) và các đặc tính nông học (đẻ nhánh, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc) liên quan đến hiệu suất sử dụng đạm (NUE) và hệ số sử dụng N (NUR) của cây lúa ở các nhóm giống lúa lai, lúa cải tiến và lúa địa phương.

- Đã bước đầu xác định được các đặc điểm sinh lý và nông học của các dòng bố mẹ làm cơ sở cho chọn giống lúa lai F1 có ưu thế lai cao về NUE. Bên cạnh đó đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng khoáng khác (kali, lân, mage và silic), ảnh hưởng của phân bón lá (chitosan, NitraMa) đến NUE của cây lúa trong quang hợp và năng suất hạt.

- Đã xây dựng được phương pháp bón phân đạm cải tiến bằng cách không bón lót phân đạm kết hợp kỹ thuật cấy làm giảm lượng phân N bón cho lúa từ 30 đến 50% mà vẫn đảm bảo được năng suất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi ở một số vùng trồng lúa như Nam Định, Hà Nam và Hà Nội.

- Góp phần đào tạo 5 thạc sĩ và 8 đại học, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho 6 cán bộ giảng dạy của Trường.

Page 46: Ky Yeu 55nam Cua HUA

46

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Đã áp dụng tại xã Liêm Tiết, huyện Thanh Liêm, Hà Nam với diện tích 50 ha cho giống Việt lai 24

Ấn phẩm công bố Phạm Văn Cường, Nguyễn Thị Kim Liên và Tăng Thị Hạnh (2007). Ảnh

hưởng của thời vụ trồng đến ưu thế lai về hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập V, số 3/2007, tr. 7 - 13.

Phạm Văn Cường, Uông Thị Kim Yến (2007). Ảnh hưởng của phương pháp không bón lót N đến chất khô tích luỹ và năng suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập V, số 2/2007, tr. 3 - 11.

Trần Anh Tuấn, Phạm Văn Cường (2008). Ảnh hưởng của chitosan đến sinh trưởng và năng suất của lúa trồng trong điều kiện bón đạm thấp. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập VI, số 5/2008, tr. 412 - 417.

Ngô Thị Hồng Tươi, Phạm Văn Cường (2008). Mối quan hệ giữa năng suất hạt và các yếu tố liên quan của các dòng phục hồi phấn trong điều kiện bón phân N thấp. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 6, tr. 522 - 528.

Phạm Văn Cường, Lusi Yologialong (2008). Ảnh hưởng của biện pháp không bón lót N kết hợp cấy thưa đến năng suất hạt của giống lúa lai Việt lai 24 trong điều kiện đạm thấp ở vụ xuân. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8, tr. 7 - 12.

Tang Thi Hanh, Takuya Araki, Pham Van Cuong, Toshihiro Mochizuki, Atsushi Yoshimura and Fumitake Kubota (2008). Effects of Nitrogen supply restriction on Photosynthetic characters and dry matter production in Vietlai 20, a Vietnamese hybrid rice cultivar, during grain filling stage. Troppical Agriculture Develop. 52. volume 4/2008.

Mai Thị Tân, Nguyễn Trường Sơn, Phạm Văn Cường, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Thị Thanh, Hà Thị Thắm (2009). Ảnh hưởng của bón Natri Silicat lỏng phối hợp phun Natri humat lên lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Hương thơm số 1 trồng trên một số nền đạm. Tạp chí Khoa học và Phát triển (3), tr. 232 - 238.

Pham Van Cuong, Nguyen Thi Huong, Duong Thi Thu Hang, Tang Thi Hanh, Takuya Araki, Toshihiro Mochizuki (2010). Nitrogen Use efficiency in F1 hybrid, improved and local cultivar of rice (Oryza sativa L.) during different cropping season. Journal of Science and Development, Vol. 8, English issues, page 50 - 59.

Phạm Văn Cường, Trần Thị Vân Anh (2006). Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các đặc tính quang hợp và nông học của các giống lúa lai, lúa cải tiến và lúa địa phương. Hội thảo khoa học quản lý nông học về sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Trang 58 - 66.

Page 47: Ky Yeu 55nam Cua HUA

47

Takuya Araki, Tang Thi Hanh, Pham Van Cuong, Toshihiro Mochizuki and Atsushi Yoshimura. (2007). Effects of Low Input Nitrogen Application on Dry Matter Production and CO2 Exchange Rate of Flag Leaves of Viet Lai 20 during Grain Filling Stage. Proceedings of the JSPS International Seminar, Hanoi 2007. Page 111 - 118.

Pham Van Cuong, Nguyen Thi Huong, Duong Thi Thu Hang, Tang Thi Hanh, Takuya Araki, Toshihiro Mochizuki and Shinji Fukuda (2007). Nitrogen Use Efficiency in F1 Hybrid, Improved and Local Cultivars of Rice (Oryza Sativa L.) under Different Cropping Seasons. Proceedings of the JSPS International Seminar, Hanoi 2007. Page 126 - 133.

Phạm Văn Cường, Ngô Văn Toản, Dương Thị Thu Hằng (2007). Ảnh hưởng của Kali đến đến hiệu suất sử dụng Nitơ đối với quang hợp, sinh khối tích lũy và năng suất hạt của lúa lai F1. Hội nghị khoa học quốc gia về nghiên cứu cơ bản, trang 441 - 445.

Pham Van Cuong, Nguyen Thi Hanh, Duong Thi Thu Hang, Takuya Araki, Toshihiro Mochizuki (2008). Affection of Magnesium and Mix of Silica and Humic on Photosynthetic and Agronomic Characters in F1 Hybrid rice under low Fertilizer condition. Abstract in Proceedings of the JSPS International Seminar, Japan 2008. Page 16.

Takuya Araki, Pham Van Cuong, Mai The Tuan, Tang Thi Hanh, and Shinji Fukuda (2008). Effect of low input of chemical fertilizer on growth and grain yield in F1 hybrid and inbred rice (Oryza sativa L.). Proceedings of the JSPS International Seminar. Fukuoka - Japan, 240 - 244.

16. Nghiên cứu sản xuất và chuyển giao sử dụng các loại phân đa yếu tố chuyên dùng cho lúa, ngô, đậu tương tại Đồng bằng sông Hồng Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp bộ Giáo dục và Đào tạo. Mã số B2006 - 11 - 03 - TĐ Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Như Hà - Khoa Tài Nguyên và Môi trường Thành phần tham gia: GVC.ThS. Lê Thị Bích Đào, ThS. Nguyễn Thu Hà - Khoa Tài Nguyên và Môi trường Thời gian thực hiện: 1/2006 - 12/2007 Kết quả đạt được

- Xác định được lượng bón N, P, K tối thích và lượng S, Mg, Ca, Si cần bón cho các cây lúa, ngô, đậu tương, lạc trên đất phù sa (PS) và đất bạc màu (BM) vùng Đồng bằng sông Hồng.

Page 48: Ky Yeu 55nam Cua HUA

48

- Đề xuất thành phần tỷ lệ và công thức phối liệu của 14 loại phân ĐYTCD phù hợp cho các thời kỳ bón của từng cây lúa, ngô, đậu tương và lạc trên đất PS và đất BM.

- Phối hợp với các công ty Supephotphát và hoá chất Lâm Thao, Phân đạm và hoá chất Hà Bắc sản xuất và cung cấp 13,225 tấn phân bón ĐYTCD cho 12 địa phương thực hiện mô hình chuyển giao sử dụng. Ngoài ra còn phối hợp với công ty phân bón Bình Điền xác định và cung cấp 1,5 tấn phân ĐYTCD cho lúa ở 2 mô hình chuyển giao sử dụng ở 2 điểm tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hải Dương.

- Ứng dụng kết quả của đề tài công ty Phân đạm và hoá chất Hà Bắc đã sản xuất và tiêu thụ được trên 2000 tấn phân ĐYTCD cho lúa trên đất PS và đất BM.

- Đã tổ chức 12 hội nghị tập huấn và 12 hội nghị tuyên truyền, báo cáo kết quả về phân ĐYTCD cho 667 - 773 đại biểu nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý tại 12 địa phương ở ĐBSH (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên). Ngoài ra (theo yêu cầu của công ty Phân đạm và HC Hà Bắc) còn tổ chức 21 hội nghị tập huấn về phân ĐYTCD tại 21 xã của Hải Dương, cùng công ty phân bón Bình Điền tổ chức 2 hội nghị tập huấn và báo cáo kết quả về phân ĐYTCD cho lúa tại Hải Dương và Vĩnh Phúc.

- Trong quá trình thực hiện đề tài đã đào tạo được 10 kỹ sư và 3 thạc sĩ.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao - Công ty phân đạm & hóa chất Hà Bắc; - Công ty Supe phốtphát và Hóa chất Lâm Thao.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Như Hà, Lê Thị Bích Đào (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của các

loại hình sử dụng đất trồng cây lương thực và thực phẩm tới tính chất đất tại Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học đất, số 32/2009, trang 138 - 141.

17. Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nước và phân bón trong thâm canh lúa tại Hà Giang Xuất xứ: Đề tài cấp Tỉnh. Mã số KC - HG - 01 (08) Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Dung - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

Page 49: Ky Yeu 55nam Cua HUA

49

Thành viên tham gia: - PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành - Khoa Tài Nguyên và Môi trường - PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình, TS. Nguyễn Ích Tân, Ths. Ngô Thị

Dung, Ths. Chu Anh Tiệp, KS. Nguyễn Thị Giang - Khoa Nông học Đơn vị phối hợp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Thời gian thực hiện: 2008 - 2010 Kết quả đạt được

- Trong 3 vụ thí nghiệm, vụ xuân năm 2010 cho năng suất cao nhất, với giống TH3 - 3 ở mật độ cấy 40 khóm/m2 đạt năng suất 76,21 tạ/ha, tương tự với giống Khang Dân đạt 74,65 tạ/ha.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, quy trình thâm canh tổng hợp lúa đã được xây dựng:

- Quy trình sản xuất mạ non tiết kiệm 50 - 70% lượng giống (28kg/ha lúa cấy).

- Quy trình tưới nước tiết kiệm, đã tiết kiệm được 22% lượng nước tưới (800 - 920 m3/ha) đối với vụ xuân.

- Quy trình bón phân nén tổng hợp đã tiết kiệm được 25% lượng đạm bón (chỉ sử dụng 70 N/ha) nhưng năng suất lúa đã vụ xuân 2009 tăng so với canh tác truyền thống từ 31 đến 34%, vụ mùa 2009 tăng 11 - 21%, vụ xuân 2010 tăng 15 - 42%.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Ấn phẩm công bố Nguyễn Văn Dung, Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Thị

Giang, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Phương Lan (2010). Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giảm chi phí đầu vào trong thâm canh lúa ở Vị Xuyên - Hà Giang. Tạp chí Khoa học đất, ISSN 0868 - 3743, số 35/2010, trang 128 - 133.

Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Tất Cảnh, Ngô Thanh Sơn, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Giang and Vũ Thị Xuân (2011). Diễn biến độ mặn nguồn nước tưới và ảnh hưởng đến năng suất lúa do mưa và điều tiết hồ Hòa Bình khu vực Kim Sơn - Ninh Bình trong các niên vụ 2008 - 2010. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 0866 - 7020, số 4/2011, trang 35 - 38.

Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Tất Cảnh, Ngô Thanh Sơn, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Giang and Vũ Thị Xuân (2009). Mô hình sử dụng phân

Page 50: Ky Yeu 55nam Cua HUA

50

viên nén tại thị trấn Mèo Vạc - huyện Mèo Vạc, Mạ khay và mô hình trình diễn của đề tài tiết kiệm nước và phân bón trong thâm canh lúa tại thôn Chung, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên. Bản tin Khoa học và Công nghệ số 3+4/2009 của sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang.

18. Nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh kê (Setaria italica Beauv.) và kê chân vịt (Eleusine coracana Gaert.) để sản xuất thực phẩm chức năng Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ trọng điểm. Mã số B2007 - 11 - 66TĐ Chủ trì: PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học Thành viên tham gia:

- ThS. Nguyễn Thiện Huyên, ThS. Nguyễn Việt Long, KS. Dương Thị Thu Hằng, KS. Vũ Ngọc Thắng - Khoa Nông học

- TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Đức Doan - Khoa Công nghệ thực phẩm

Thời gian thực hiện: 2007 - 2009 Kết quả nghiên cứu

- Đã thu thập và mô tả đặc điểm thực vật học, đặc điểm nông học của 7 giống kê và 7 giống kê chân vịt từ miền Bắc Việt Nam và Nhật Bản.

- Nghiên cứu và phát hiện được mối quan hệ giữa chỉ tiêu sinh lý như hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp, hiệu suất sử dụng nước có quan hệ thuận với chất khô tích lũy trong điều kiện hạn của các giống kê và kê chân vịt.

- Đã chọn được giống kê CM10 cho vùng Hà Nội với năng suất đạt 3,1 tấn/ha và giống kê CM9 cho vùng Lào Cai với năng suất đạt 2,5 tấn/ha. Năng suất hạt của các giống kê chân vịt trong vụ xuân năng suất hạt phụ thuộc vào số bông/m2 và khối lượng 1000 hạt, trong vụ Thu phụ thuộc vào số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc.

- Kết quả xây dựng quy trình thâm canh tại Gia Lâm cho thấy năng suất thực thu của CM1 đạt cao nhất ở mức đạm 60kgN/ha 24kg K2Okg/ha +24kg P2O5 (kg/ha (27,76 tạ/ha). Mức phân bón 45N +30 K2O + 30 P2O5 và mật độ 30 khóm/m2 cho năng suất cao nhất đối với kê CM10 (32 tạ/ha).

- Quy trình thâm canh các giống kê chân vịt trong vụ thu tại Gia Lâm, năng suất thực thu của giống kê chân vịt FM7 đạt cao nhất (33,6 - 34,3 tạ/ha) trên nền phân 60kgN 60kgP2O5 + 60kgK2O và mật độ

Page 51: Ky Yeu 55nam Cua HUA

51

trồng 25 khóm. Tại Bắc Hà trong vụ Thu, ở các mức phân 60kgN + 60kgP2O5 + 60kgK2O và mật độ 25 khóm/m2 cho năng suất hạt cao nhất (15,31 tạ/ha). Trong vụ xuân, năng suất hạt kê chân vịt đạt cao nhất là 38,27 tạ ha với mật độ 35 khóm/m2 trên nền phân 60kgN + 60kgP2O5 + 60kgK2O).

- Giống kê chân vịt FM7 có hàm lượng protein cao nhất (8,41%), hàm lượng tro (4,76%), Fe (8,803%) cao nhất. FM3 có hàm lượng tro và Kẽm đạt cao nhất (4,257 và 0,266%). Hàm lượng Vitamin B1 đạt cao nhất ở FM5 (0,303%).

- Đề tài cũng đã nghiên cứu và xây dựng quy trình bảo quản hạt kê chân vịt để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần sử dụng bao bì HDPE và OPP.

Ấn phẩm công bố Pham Van Cuong, Hoang Viet Cuong, Duong Thi Thu Hang, Nguyen Duc

Doan, Nguyen Thi Thanh Thuy, Cao Huong Giang (2009). Genetic conservation of Foxtail millet (Setaria Italica (L.) Beauv.) and using its grain for Nutrient food production - A case of develop economical Agriculture sustainable to climate changes in mountainous regions in Vietnam, Journal of International Society for Southeast Asian Agricultural Science (ISSAS), Vol 15, No 1, p 15 - 21.

Phạm Văn Cường (2008). Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số đặc tính nông sinh học với năng suất hạt của một số giống kê chân vịt (Eleusine coracana L.). Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, tr. 25 - 30.

Phạm Văn Cường, Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2008). Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số giống kê. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 6; tr. 97 - 505.

Hoàng Việt Cường, Phạm Văn Cường, Naoto Inoue, Dương Thị Thu Hằng, Nguyễn Hữu Cường, Trịnh Thị Ngọc Diệp (2009). Đặc tính hình thái và nông học của một số giống kê chân vịt thu thập từ Việt Nam và Nhật Bản. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 1, tr 1 - 9.

Pham Van Cuong, Hoang Viet Cuong, Tran Ha Phuong, Trinh Thi Ngoc Diep, Duong Thi Thu Hang (2008). Study on photosynthetic character related to drought tolerance of foxtail millets (Setaria italica (L.) Beauv.) and finger millets (Eulesine coracana (L.) Gaernt.) plants, Report to The 2nd International Conference on Science and Technology for Sustainable Development of the Greater Mekong Sub - region, 2 - 3 October 2008, Hanoi, Vietnam.

Nguyen Duc Doan, Pham Van Cuong, Nguyen Trong Kinh, Nguyen Thi Binh Hong, 2008, Evalution of grain yield and quatlity of several finger millet (Eulesine coracana (L.) Gaernt.) cultivars in Laocai, Vietnam, Report to The 2nd International Conference on Science

Page 52: Ky Yeu 55nam Cua HUA

52

and Technology for Sustainable Development of the Greater Mekong Sub - region, 2 - 3 October 2008, Hanoi, Vietnam.

Pham Van Cuong, Hoang Viet Cuong, Duong Thi Thu Hang, Nguyen Duc Doan, Nguyen Thi Thanh Thuy, Cao Huong Giang (2008). Affection of ecological factor on grain yield and grain quality of several foxtail millet cultivars (Setaria italica (L.) Beauv.). Report to ISSAAS conference program.

19. Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói Xuất xứ: Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Mã số ĐTĐL.2008/32. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Khoa Nông học Thành viên tham gia: TS. Ninh Thị Phíp, PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, PGS.TS. Nguyễn Văn Viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, PGS.TS. Phạm Văn Hiền, PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành, TS. Vũ Đình Chính, TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, TS. Nguyễn Xuân Mai, ThS. Nguyễn Văn Phùng, KS. Nguyễn Văn Ngạn Thời gian thực hiện: 1/2008 - 12/2010.

Kết quả đạt được - Đã thu thập 68 mẫu giống cói với loại hình cói đa dạng từ loại cói

chẻ cao 1,2 - > 2m đến loại cói tròn không chẻ cao 1,2 - 1,3m, trong đó có 63 mẫu giống cói trồng và 5 mẫu giống cói hoang dại từ 11 tỉnh thành trong cả nước. Các mẫu thu thập được được mô tả đầy đủ về điều kiện sinh thái, đặc điểm nông sinh học, loại hình canh tác và được phân nhóm các mẫu giống cói (cói trồng được phân thành 7 nhóm, cói hoang dại có 5 nhóm).

- Đề tài đã xây dựng được bản đồ phân bố các mẫu giống cói (nguồn gen) đã thu thập. Đã bảo tồn ex - situ các mẫu giống (nguồn gen) trong vườn tập đoàn tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình và đã xây dựng được quy trình bảo tồn in - vitro các mẫu giống cói trồng.

- Đề tài đã xây dựng được cây phát sinh của 63 mẫu giống cói trồng thu thập theo 25 tính trạng hình thái thân, lá, hoa, quả và cây phát sinh của 23 nguồn gen cói chạy PCR. Kết hợp giữa phân tích đặc điểm hình thái (khảo sát tập đoàn và chỉ thị phân tử), đề tài đã lựa

Page 53: Ky Yeu 55nam Cua HUA

53

chọn được 34/63 mẫu giống cói trồng triển vọng, phục vụ cho tuyển chọn và lai tạo giống cói, đã chọn tiếp tục được 12 mẫu giống triển vọng có các chỉ tiêu về tỷ lệ tiêm hữu hiệu, chiều cao khi thu hoạch, năng suất cói chẻ khô... Từ 12 mẫu triển vọng, đề tài đã tiếp tục chọn lọc được 6 mẫu giống ưu tú là MC001, MC005, MC015, MC022, MC023 (ở Thái Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh) và đối chứng AX20 (Ninh Bình), chiều cao ≥ 1,77m, năng suất cói chẻ khô ≥ 11,38 tấn/ha/vụ, cấp loại 1 ≥ 38%.

- Đã xác định được 12 loài sâu hại cói, trong đó hại nặng nhất là sâu đục thân hại chủ yếu ở các tháng 7,8,9,10 (vụ cói mùa) và 4 loại bệnh, trong đó bệnh đốm vàng gây hại nặng nhất, đặc biệt vào tháng 3, 4 (vụ cói xuân), đồng thời đã đề xuất được các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp tối ưu cho cói.

- Đã xác định được độ mặn thích hợp của cói Bông trắng, Bông nâu là 0,1 - 0,2%, cói Udu chịu mặn cao nhất 0,4 - 0,8% và thấp nhất là cói Nhật < 0,1%. Đặc biệt, đã xác định được giống cói Bông trắng MC022 (Sóc Trăng) chịu mặn tốt nhất ≥ 0,5%. Tuy nhiên, ở độ mặn cao, làm giảm thấp chiều cao cây ≤ 1,6m, không đạt cấp loại 1, 2 của cói, song vẫn cho năng suất cao (8,56 - 10,38 tấn/ha cói chẻ khô).

- Đã xây dựng được một quy trình lai tạo và tuyển chọn dòng cói mới triển vọng sử dụng phương pháp lai tự do hạn chế kết hợp phương pháp chọn lọc cá thể để chọn lọc vào giai đoạn cây cói con, chọn được 18 dòng cói lai triển vọng (sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe, đẻ chụm, chống chịu sâu bệnh, đường kính thân nhỏ). Đặc biệt, với ưu điểm đường kính thân nhỏ, không phải chẻ, những dòng cói lai tạo được này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong phát triển ngành hàng cói vì giải quyết được một trong những khâu lớn nhất của sản xuất cói là tiết kiệm được công chẻ cói vốn đã chiếm đến 40% chi phí sản xuất cói.

- Đã hoàn thiện được Quy trình phục tráng giống cói Bông trắng, Bông nâu bằng phương pháp vô tính in - vivo, Quy trình nhân giống cói Bông trắng dạng đứng bằng phương pháp tách mầm, Quy trình nhân nhanh giống cói Bông trắng, Bông nâu bằng phương pháp nuôi cấy in - vitro cho hệ số nhân cao, Quy trình kỹ thuật quản lý và tưới nước phù hợp cho cói tiết kiệm được 44% lượng nước tưới, Quy trình canh tác cói tiên tiến cho 2 giống cói Cổ khoang Bông trắng và Bông nâu đã chọn lọc trong vụ xuân và vụ mùa, phục vụ cho các vùng cói thuộc các tỉnh phía Bắc

Page 54: Ky Yeu 55nam Cua HUA

54

- Đã nghiên cứu thành công 2 loại phân viên nén đa yếu tố phù hợp đặc điểm sinh trưởng của cây cói là cây liên năm, khắc phục những hạn chế của phân bón rời truyền thống, tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón: PVHUA1: Tỷ lệ NPK trong viên phân 18,9:5,4:6,3 khối lượng viên phân là 4,2g, chứa 1 chất phụ gia. PVHUA2: Tỷ lệ NPK trong viên phân là 18,9:5,4:6,3 khối lượng viên phân là 1,8 g, chứa 2 loại phụ gia và được bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng khác như Ca, Mg, Si, Cu, Bo... Đề tài cũng đã xác định được liều lương NPK thích hợp dạng viên nén bón cho cói ở các vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật bón phân viên nén cho cói. Mô hình bón phân viên nén cho năng suất và cói loại 1 cao, tăng hiệu quả kinh tế hơn 40,09% so với bón phân truyền thống.

- Mô hình thử nghiệm áp dụng quy trình canh tác tiên tiến của đề tài đã khẳng định được việc áp dụng quy trình mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế, lãi thuần cao nhất khi trồng giống cói mới Cổ khoang Bông trắng dạng đứng và áp dụng quy trình canh tác tiên tiến (chiều cao >1,7m, năng suất đạt 11,12 tấn/ha, cói loại 1 đạt 41,4%, lãi thuần 48,63 triệu đồng/ha), mức tăng năng suất 16,8%, mức tăng hiệu quả kinh tế 148,70% (≈1,5 lần) so với quy trình canh tác truyền thống

Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Phương Thảo, Nông Thị Huệ, Nguyễn Thị Thủy, Ngọc Thị

Thanh Huyền, Nguyễn Tất Cảnh (2010). Nghiên cứu quy trình nhân nhanh in vitro cây cói nhập nội carex comans. Hội nghị khoa học toàn quốc “BIO - HANOI 2010”

Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Hùng (2010). Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón dưới dạng viên nén đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 1: 1 - 8

Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Hùng (2010). Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển , tập 8, số 4/2010: 576 - 582

Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Văn Huế, Nguyễn Tất Cảnh (2010). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 4/2010: 607 - 614

Nguyễn Tất Cảnh, Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính, Hoàng Đức Huế (2010). Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 6/2010: 876 - 882,

Page 55: Ky Yeu 55nam Cua HUA

55

Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Tất Cảnh (2010). Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cói cho nông dân vùng Nga Sơn. Thanh Hóa Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 6: 876 - 882

Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Minh Giang, Bệnh đốm vàng nhạt hại cói ở Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 1/2011: 66 - 52

Nguyễn Tất Cảnh (chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Hùng, Vũ Đình Chính, Nguyễn Văn Hoan (2010). Cây cói Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao: - Công ty TNHH một thành viên Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình - Phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn - Thanh Hóa

Lưu giữ giống cói tại Kim Sơn - Ninh Bình

Phân viên nén bón cho cói Ruộng cói

Page 56: Ky Yeu 55nam Cua HUA

56

20. Xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua và ngô rau phục vụ chế biến tại Lục Nam, Bắc Giang

Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2008 - 11 - 72TĐ

Chủ trì: ThS. Nguyễn Đình Thi - Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề

Thành viên tham gia: KS. Nguyễn Văn Trung, TS. Hoàng Đăng Dũng, KS. Phan Việt Đông, ThS. Vũ Thị Thanh Huyền, ThS. Nguyễn Thu Thủy, KS. Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề.

Thời gian thực hiện: 1/2008 - 12/2009

Kết quả đạt được

- Khảo nghiệm các giống rau phục vụ chế biến và chọn lựa được các giống dưa chuột bao tử: Mirabell, Marinda, Ajax; cà chua mini: TN 061, B1F1T - Racha; ngô rau: SG22, RL1, NTP 217.

- Tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng cây rau chế biến (dưa chuột bao tử, cà chua mini, ngô rau) và các cây trồng khác trong cơ cấu cây trồng chủ yếu tại địa phương với tổng số lượt người tham dự là 207.

- Xây dựng được các mô hình: Dưa chuột bao tử vụ đông 2008 trên quy mô 2,0ha, Ngô rau trên quy mô 2,0ha và cà chua mini trên quy mô 2,0 ha trong vụ đông 2008; Dưa chuột bao tử trên quy mô 2,0ha và Ngô rau trên quy mô 2,0ha trong vụ xuân 2009; Cà chua mini trên quy mô 2,0ha trong vụ xuân hè 2009. Mô hình cây dưa chuột cho năng suất thu hoạch tăng từ 26,4 - 27,7% so với đối chứng. Tương tự như vậy đối với cây cà chua mini và ngô rau có năng suất thu hoạch tăng lần lượt là 51,1 - 52,8% và 78,6 - 82,5% so với đối chứng.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật cho các giống áp dụng trên địa bàn nghiên cứu: Quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử giống Marinda; Quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử giống Mirabell; Quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử giống Ajax; Quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi giống TN 061; Quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi vụ đông giống B1F1 T - Racha; Quy trình kỹ thuật trồng ngô bao tử giống SG 22; Quy trình kỹ thuật trồng ngô bao tử giống RL1; Quy trình kỹ thuật trồng ngô bao tử giống NTP 217.

- Tổ chức 3 hội nghị đầu bờ và 01 hội thảo khoa học.

Page 57: Ky Yeu 55nam Cua HUA

57

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Mô hình được nhân rộng tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang vụ đông 2008 là 7ha và vụ xuân 2009 là 10ha. Mô hình cà chua mini: vụ đông 2008 là 5ha và vụ đông 2009 là 7ha, góp phần đào tạo nghề cho 50 sinh viên, 02 sinh viên tốt nghiệp đại học.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Đình Thi, Hoàng Đăng Dũng, Nguyễn Thu Thuỷ, Vũ Thị Thanh

Huyền, Phan Việt Đông, Nguyễn Hải Hà (2009). Kết quả nghiên cứu: tuyển chọn một số giống dưa chuột phục vụ chế biến. Tạp chí Kinh kế sinh thái, số 33/2009, tr. 55.

Nguyễn Đình Thi, Hoàng Đăng Dũng, Nguyễn Thu Thuỷ, Vũ Thị Thanh Huyền, Phan Việt Đông, Nguyễn Hải Hà (2009). Kết quả nghiên cứu: xây dựng mô hình sản xuất cà chua, dưa chuột và ngô rau phục vụ chế biến tại xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.Tạp chí Kinh kế Sinh thái, số 33/2009, tr. 60.

21. Xây dựng cơ cấu cây trồng chịu hạn cho vùng canh tác khó khăn về nước tưới tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2008 - 11 - 73TĐ

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa

Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Mai Thơm, KS. Nguyễn Ngọc Dũng - Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề.

Thời gian thực hiện: 01/2007 - 12/2009

Kết quả đạt được - Khảo sát thực trạng và thiết kế mô hình sản xuất nông nghiệp, cơ cấu

cây trồng và các công thức luân canh hiện trạng của huyện Sơn Động và 3 xã canh tác khó khăn về nước tưới là Giáo Liêm, Lệ Viễn, Hữu Sản đã làm rõ được các mặt hạn chế về vùng canh tác nhờ nước trời. Đặc biệt về diện tích canh tác nhờ nước trời của Hữu sản (46ha), Lệ Viễn (24ha) và Giáo Liêm (45ha). Theo số liệu thống kê từ trạm khí tượng thủy văn Bắc Giang, huyện Sơn Động có mùa mưa đến chậm và lượng mưa trung bình thấp 100mm.

Page 58: Ky Yeu 55nam Cua HUA

58

- Khảo nghiệm bộ giống cây trồng chịu hạn: 3 giống ngô LVN14, LVN15, LCH9; 3 giống lạc L08, L12, L14; 2 giống cà tím Hai Mũi Tên Đỏ, giống tròn Chủng Đô; 3 giống lúa là N46, VL24, TH3 - 3. Kết quả đã lựa chọn được: Một giống ngô LVN 14; Một giống lạc L14, Một gống cà tím hai mũi tên đỏ, Hai giống lúa N46 và TH 3 - 3.

- Xây dựng mô hình cơ cấu cây trồng chịu hạn: 3 mô hình ở xã Giáo Liêm, 3 mô hình tại xã Lệ Viễn, 1 mô hình tại xã Hữu Sản với tổng diện tích cụ thể: Cà tím 1.680m2, lạc xuân 6.300m2, ngô xuân 1.080m2, bí xanh 1.080m2, lúa lai 3.600m2, lúa chất lượng 5.424m2, ngô nếp vụ đông 9060m2. Tất cả các mô hình đều đạt kết quả tốt, cho năng suất cao và đặc biệt là chịu hạn và tránh hạn được bà con nông dân đánh giá rất cao.

- Tập huấn kỹ thuật gieo trồng cây trồng chịu hạn: 03 lớp tại 3 xã Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn.

- Xây dựng quy trình cho các giống đã được khảo nghiệm tại địa phương: xây dựng được 05 quy trình hướng dẫn kỹ thuật cho 5 giống tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang: Quy trình kỹ thuật trồng cà tím, lạc L14, ngô LVN14, lúa N46, ngô nếp VN2.

- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ có sự tham dự của lãnh đạo các ban ngành từ Trung ương đến địa phương và đông đảo bà con nông dân tham gia. Sau hội nghị, bà con nông dân đề nghị địa phương tạo điều kiện mở rộng mô hình.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Xây dựng được 3 mô hình ở xã Giáo Liêm, 3 mô hình tại xã Lệ Viễn, 1 mô hình tại xã Hữu Sản với tổng diện tích cụ thể: Cà tím 1.680m2, lạc xuân 6.300m2, ngô xuân 1.080m2, bí xanh 1.080m2, lúa lai 3.600m2, lúa chất lượng 5.424m2, ngô nếp vụ đông 9060m2.

Ấn phẩm công bố Vũ Văn Liết, Nguyễn Mai Thơm, Nguyễn Ngọc Dũng (2009). Nghiên cứu

tuyển chọn giống và vật liệu che phủ thích hợp cho cây cà tím tại xã Giáo Liêm Sơn Động Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 6/2009, tr. 732 - 737.

Vũ Văn Liết, Nguyễn Mai Thơm, Ninh Thị Phíp, Lê Thị Minh Thảo (2010). Nghiên cứu tuyển chọn giống và vật liệu che phủ thích hợp cho lạc xuân tại lệ viễn, Sơn Động Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 1/2010, tr. 33 - 39.

Page 59: Ky Yeu 55nam Cua HUA

59

22. Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu, Sơn La Xuất xứ: Đề tài Nghị định thư với Đức - NĐT2006Đức Chủ trì: GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh - Viện đào tạo Sau đại học Thành viên tham gia: TS. Phạm Thị Hương, ThS. Vũ Thanh Hải, TS. Nguyễn Đình Vinh, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, TS. Nguyễn Văn Vên, KS. Lê Thị Thúy, KS. Bùi Khắc Hùng - Khoa Nông học Thời gian thực hiện: 2006 - 2008 Kết quả đạt được

- Xác định giống cây trồng có triển vọng tại Yên Châu, Sơn La: Bốn cây xoài Tròn và ba cây xoài Hôi được xác định có triển vọng ở khu vực xã Tú Nang, huyện Yên Châu từ các vườn xoài quảng canh trồng từ hạt ở độ tuổi 12 - 25 tuổi. Bằng phương pháp đốn tỉa sau thu hoạch các vườn xoài trồng quảng canh kết hợp bón phân và phòng trừ sâu, bệnh đã hạ thấp độ cao tán, tăng số đợt lộc thu (từ 1 đợt lên 2 đợt) và chất lượng lộc thu, tiếp tục thâm canh vườn xoài trong vụ xuân đúng kỹ thuật làm tăng năng suất 2 - 2,4 lần, lãi thuần tăng từ 3 - 6 lần. Bao quả và rấm quả bằng Ethrel có tác dụng cải thiện mã quả rất tốt. Cây bưởi Diễn tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Yên Châu. Ở tuổi 2 một số cây (20%) đã bắt đầu ra quả, ở tuổi 3 cây ra hoa sai (817,3 hoa/cây) và đậu quả tốt (17,2 quả/cây).

- Xây dựng một số mô hình cây trồng xen, cây che phủ, cải tạo đất trống đồi núi trọc: Sử dụng các cây trồng xen và che phủ đất cho các vườn ngô và cây xoài như cỏ ghine, keo dậu trong các vườn ngô có thể làm tăng năng suất ngô từ 3,9 - 11,3%. Trồng xen các loại cây cỏ mạch môn, cỏ ghine trong các vườn ngô và xoài làm tăng độ che phủ mặt đất đến 50 - 60% so với chỉ trồng thuần một loại cây trồng chính. Trồng xen cỏ ghine, keo dậu và cỏ mạch môn đã làm giảm lượng đất bị xói mòn từ 10 - 15%, tăng độ ẩm đất từ 5 - 12%, đặc biệt trong các tháng mùa khô.

- Xây dựng mô hình cây vụ đông: Cây bí xanh và cây tỏi có tiềm năng lớn trong mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập, đặc biệt các giống bí Sặt và tỏi ta, tỏi lai phát triển và cho năng suất khá ở Yên Châu, Sơn La.

- Áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cây lúa và cây ngô: Lợi nhuận sản xuất lúa theo chương trình ICM cao hơn sản xuất

Page 60: Ky Yeu 55nam Cua HUA

60

theo truyền thống là 28%, nâng cao năng suất lúa 17,6%. Kết quả áp dụng quy trình ICM ngô cho hiệu quả cao hơn ruộng FP là 27,9 và 28,3%.

- Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao: Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, các hộ nuôi cá đã tăng được thu nhập từ chăn nuôi cá, góp phần giảm bớt khó khăn về kinh tế cho các hộ ở Chiềng Khoi, Yên Châu.

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ: Giống lợn Bản có thịt thơm ngon, xương nhỏ, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, điều này chứng tỏ lợn Bản có những gen quy định những tính trạng quan trọng, tiềm năng năng di truyền lớn. Giống lợn Móng Cái qua một số chỉ tiêu về sinh trưởng, sinh sản có khả năng thích nghi trong điều kiện chăn nuôi, nghèo dinh dưỡng ở vùng cao Yên Châu.

Ấn phẩm công bố Phạm Thị Hương (2008). Một số kết quả bước đầu về cải tạo vườn xoài ở

bản Cốc Lắc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 2: 105 - 109.

Phạm Thị Hương (2007). Một số biện pháp cải thiện mã quả xoài tròn và xoài hôi Yên Châu. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập V, số 1: 3 - 7.

Pham Thi Huong (2008). Improvevement of yeild and fruit quality of mango neglected orchards in Yen Chau, Son La. In International Symposium: Independencies between Upland and Lowland Agriculture and Resource Management. Section III, Pages: 1 - 2.

Malte G. Roemer, Pham Thi Huong, Pittaya Sruamsiri, Martin Hegele, Jens N. Wunsche (2008). Possible physiological mechanism of premature fruit drop in mango (Magnifera indica L.) in northern Vietnam. In International Symposium: Independencies between Upland and Lowland Agriculture and Resource Management. Section III, Pages: 177 - 178.

Vu Thanh Hai, Pham Thi Huong, P. Sruamsiri, M. Hegele, J.N. Wunsche. Fruit Maturity and quality at harvest and ex - store of selectively picked mango (Magnifera indica L., CVS ‘Tron’ and ‘Hoi’). In International Symposium: Independencies between Upland and Lowland Agriculture and Resource Management. Section III, Pages: 151 - 152.

Nguyễn Đĩnh Vinh (2007). Nghiên cứu biện pháp trồng xen và che tủ đất dốc tại huyên Yên Châu, tỉnh Sơn La. Kỷ yếu Hội thảo Canh tác bền vững trên đất dốc: Hiệu quả và những thách thức: 6 - 19.

Page 61: Ky Yeu 55nam Cua HUA

61

Đặng xuân Kỳ, Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Đĩnh và Vũ Thanh Hải. Một số nét về sâu bệnh hại bí xanh (Benincasa hispida Cogn) và biện pháp phòng chống ở Yên Châu, Sơn La. Tạp chí BVTV, số 5/2008: 19 - 23.

Vũ Thanh Hải, Nguyễn Văn Đĩnh (2007). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng bí xanh (Benincasa hispida Cogn) tại Yên Châu, Sơn La. Tạp chí Khoa học và Phát triển: 505 - 513.

Nguyễn Thị Kim Oanh (2008). Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn La năm 2006 và 2007. Tạp chí BVTV, số 4/2008: 9 - 12.

Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Kiến Quốc (2008). Một số kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại ngô và áp dụng quản lý cây ngô tổng hợp (ICM) tại xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Phát triển: 529 - 536.

Lê Thị Thúy, Bùi Khắc Hùng (2008). Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản của lợn Bản và lớn Móng cái nuôi trong nông hộ vùng cao huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 7/2008: 4 - 7.

23. Xác định bệnh virus hại cây trồng năm 2008 - 2010 tại miền Bắc bằng phân tích phân tử Xuất xứ: Nghiên cứu được được hỗ trợ từ các đề tài cấp Bộ: B2009 - 11 - 32 và cấp trường: T2009 - 21 - 42. Chủ trì: TS. Hà Viết Cường - Khoa Nông học Thành viên tham gia:

- KS. Lê Văn Hải, KS. Ngô Hải Anh, ThS. Trần Thị Như Hoa, Hà Giang - Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

- Nguyễn Viết Hải - Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật)

- GS.TS. Vũ Triệu Mân - Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam Thời gian thực hiện: 2008 - 2010

Kết quả đạt được - Xác định virus lúa lùn sọc đen phương nam (Southern rice black

streaked dwarf virus, SRBSDV) gây bệnh lúa lùn sọc đen ở miền Bắc (xem hình). Bệnh được xem là một bệnh lạ xuất hiện trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc trong vụ mùa năm 2009. Bệnh có triệu chứng khá giống với bệnh lùn xoắn lá ở miền Nam (Rice ragged stunt virus, RRSV) và bệnh lúa cỏ hay còn gọi là bệnh vàng lùn (Rice grassy

Page 62: Ky Yeu 55nam Cua HUA

62

stunt virus, RGSV) đã gây hại phổ biến ở miền Nam vào năm 2008. Cả 2 virus gây bệnh đều truyền bằng rầy nâu theo kiểu bền vững tái sinh. Đã có nhầm lẫn và tranh luận về nguyên nhân gây bệnh của bệnh này. Hiện nay, đây là bệnh virus quan trọng nhất trên lúa ở miền Bắc.

- Từ các phân tích triệu chứng cho thấy bệnh lùn lụi có thể bị nhiễm bởi một reovirus. Dựa trên phán đoán này, một cặp mồi chung đặc hiệu gene S10 của virus gây bệnh lùn sọc đen đã được thiết kế. Phản ứng RT - PCR và giải trình tự đã cho thấy virus gây bệnh là virus lùn sọc đen phương nam (Southern rice black streaked dwarf virus, SRBSDV). Virus lúa lùn sọc đen phương nam SRBSDV (chi Fijivirus, họ Reoviridae) gây bệnh lúa lùn sọc đen là một virus có bộ gen RNA, thuộc chi Fijivirus, họ Reoviridae, mới được xác định đầu tiên năm 2008 tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Hải Nam. Virus lan truyền nhờ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ và cũng nhiễm tự nhiên trên ngô và một số loài cỏ dại họ hòa thảo.

- Xác định virus vàng lụi lúa (Rice yellow stunt virus, RYSV) gây bệnh vàng lá lúa ở miền Bắc (xem ảnh). Do triệu chứng bệnh vàng lá tại vùng dịch thuộc huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang tương tự với triệu chứng bệnh vàng lụi do RYSV gây ra nên 2 cặp mồi độc lập đặc hiệu virus này đã được thiết kế. Phản ứng RT - PCR và giải trình tự đã cho thấy virus gây bệnh là RYSV. Virus gây bệnh thuộc chi Nucleorhabdovirus (họ Rhabdovirus), có bộ gen RNA mạch thẳng, sợi đơn, cực âm, kích thước khoảng 14 kb. Virus còn có tên là virus “vàng lá tạm thời”, “vàng lá di động” (Rice transitory yellowing disease, RTYV). Virus lan truyền ngoài tự nhiên nhờ rầy xanh (Nephotettix spp.) theo kiểu bền vững tái sinh (virus nhân lên trong vector) nhưng không truyền qua trứng.

- Phát hiện và xác định nhiều begomovirus hại cây trồng ở miền Bắc. Việt Nam đã được chứng minh là một trong các trung tâm đa dạng của các begomovirus (chi Begomovirus, họ Geminiviridae). Các begomovirus là các virus có bộ gen DNA, mạch vòng, sợi đơn, lan truyền ngoài tự nhiên nhờ bọ phấn theo kiểu bền vững tuần hoàn. Hàng trăm mẫu cây trồng thuộc họ cà, họ đậu, đu đủ, sắn và một số cây dại đã được kiểm tra begomovirus bằng PCR và giải trình tự. Các kết quả chính có thể tóm tắt như sau:

Page 63: Ky Yeu 55nam Cua HUA

63

(i) Đã phát hiện tám begomovirus bao gồm: Kudzu mosaic virus (KuMV), Ludwigia yellow vein virus (LYVV), Papaya leaf curl China virus (PaLCuCNV), Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV), Tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV), Tomato yellow leaf curl Dangxa virus (TYLCDXV), Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV), Tomato leaf curl Hanoi virus (ToLCHanV). (ii) Trong số tám virus ở trên, có một virus lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam là Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV). Virus này không những nhiễm trên cà chua mà còn gây bệnh cuốn lá trên đu đủ. (iii) Đáng chú ý, một virus đã được xác định thuộc loài mới và được đặt tên là Tomato leaf curl Hanoi virus (ToLCHanV). (iv) Trong số các cây ký chủ kiểm tra, có tới năm cây là ký chủ mới của begomovirus, lần đầu tiên được xác định ở Việt Nam (và trên thế giới), bao gồm: Đậu tương, ký chủ mới của Kudzu mosaic virus (KuMV); đậu cove, ký chủ mới của Ludwigia yellow vein virus (LYVV); hoa ngũ sắc, ký chủ mới của Papaya leaf curl China virus (PaLCuCNV); ớt, ký chủ mới của Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV) và Tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV); đu đủ, ký chủ mới của Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV).

Ấn phẩm công bố Ha Viet Cuong, Le Van Hai, Tran Ngoc Tiep, Ngo Bich Hao (2011).

Molecular characterization of two begomoviruses infecting papaya and tomato in Vietnam. Journal of International Society for Southeast Asian Agricultural Sciences. Accepted.

Hà Viết Cường, Lê Văn Hải, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá lúa tại Bắc Giang. Tạp chí BVTV, số 4: 8 - 12.

Hà Viết Cường, Lê Văn Hải, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định virus gây bệnh lùn lụi trên lúa ở miền Bắc Việt Nam năm 2009. Tạp chí BVTV, số 1.

Hà Viết Cường (2010). Phát hiện và đặc trưng phân tử Kudzu mosaic virus gây bệnh khảm vàng đậu tương ở miền Bắc. Tạp chí BVTV.

Ha Viet Cuong, Nguyen Viet hai, Vu Triệu Man, Masaru Matsumoto (2009). Rice dwarf disease in North Vietnam in 2009 is caused by southern rice black - streaked dwarf virus (SRBSDV). Bull. Inst. Trop. Agr., Kyushu Univ. 32: 85 - 92.

Page 64: Ky Yeu 55nam Cua HUA

64

Hà Viết Cường, Ngô Hải Anh, Lê Đình Mạnh, Vũ Triệu Mân (2009). Đặc trưng phân tử virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tại Việt Nam. Tạp chí BVTV, số 5: 26 - 32.

Triệu chứng bệnh lùn sọc đen trên lúa

Cây lúa nhiễm RYSV

24. Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây có nguồn gốc trong đất ở miền Bắc Việt Nam Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2006 - 11 - 02TĐ Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Kim Vân - Khoa Nông học Thành viên tham gia: PGS.TS. Ngô Bích Hảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Viên, PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng, TS. Trần Nguyễn Hà, ThS. Nguyễn Đức Huy - Khoa Nông học Thời gian thực hiện: 01/2006 - 12/2007

Page 65: Ky Yeu 55nam Cua HUA

65

Kết quả đã đạt được - Đã giám định được một số nấm, vi khuẩn gây bệnh chủ yếu có

nguồn gốc trong đất hại cây trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và phân lập, nhân nuôi hai loại vi sinh vật đối kháng (nấm và vi khuẩn) đối kháng trong phòng thí nghiệm.

- Đã chế tạo hai chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng Trichoderma viride và vi khuẩn Bacillus subtilis trong điều kiện phòng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng phòng trừ bệnh của chế phẩm ở điều kiện trong phòng, trong nhà lưới và ngoài đồng.

- Đào tạo 08 sinh viên, 02 thạc sĩ. Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao

- Ứng dụng trên nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam để phòng trừ các bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Kim Vân, Đỗ Tấn Dũng (2006). Một số nghiên cứu về nguyên nhân

gây bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất và nấm đối kháng Trichoderma viride trong phòng chống bệnh. Báo cáo khoa học hội thảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 551 - 556.

Ngô Bích Hảo, Nguyễn KimVân (2007). Bệnh nấm truyền qua đất hại cây trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và thử nghiệm chế phẩm sinh học phòng trừ. Báo cáo hội nghị Khoa học Nông nghiệp quốc tế của các nước Đông nam châu Á (ISSAAS), Malaysia từ 12 - 14/11/2007.

25. Tiến bộ kỹ thuật “Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi” Xuất xứ: Đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước năm 1998 - 2000 “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường”. Đề tài Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội “Nghiên cứu ứng dụng các chủng vi sinh vật hữu ích để tạo chế phẩm sinh học có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp” (giai đoạn 2009 - 2010), Dự án cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hoàn thiện quytrình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, và xử lý môi trường”. Tác giả tiến bộ kĩ thuật: GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học nông nghiệp

Page 66: Ky Yeu 55nam Cua HUA

66

Đồng tác giả: TS. Trần Văn Đích, ThS. Vũ Ngọc Lan, PGS.TS. Lương Đức Phẩm - Viện Sinh học nông nghiệp. Kết quả đạt được

- Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu hiệu: từ các nguồn mẫu dùng phân lập là các sản phẩm thực phẩm chế biến (dưa chua, nem chua, sữa chua) và các mẫu nước, mẫu đất bùn ao hồ của nhiều địa phương: các vùng quanh Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh... Các nhóm vi sinh vật được phân lập trên các môi trường đặc hiệu. Định tên vi khuẩn theo khóa phân loại của Bergey, nhóm nấm được định tên theo khóa phân loại của Raper và Fewell. Sau khi phân lập các chủng vi sinh vật được đánh giá và chọn lọc ra các dòng tối ưu sử dụng cho việc phối chế tạo chế phẩm. Kết quả phân lập và tuyển chọn được các chủng vi sinh vật hữu hiệu bao gồm:

▫ Nhóm vi sinh vật hiếu khí: Vi khuẩn Bacillus subtilis spp., nấm men Sacharomyces cerevisiae spp.

▫ Nhóm vi sinh vật kị khí: Vi khuẩn Lactobacillus acidophyllus spp.; Vi khuẩn quang hợp tía không lưu huỳnh Rhodobacter sp.

- Phối trộn và bảo quản chế phẩm EMINA: chế phẩm EMINA là sự phối hợp của 4 nhóm vi sinh vật. Đảm bảo cho sự sinh trưởng và tồn tại của các nhóm vi sinh vật trong dung dịch phối trộn, việc tìm ra tỷ lệ phối trộn các chủng là điều vô cùng quan trọng. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra được công thức phối trộn tối ưu - chìa khóa quan trọng để tạo ra chế phẩm EMINA. Ở công thức phối trộn này, hàm lượng và hoạt tính của các chủng vi sinh vật phân lập là cao nhất. Mật độ (CFU/ml) các chủng vi sinh vật trong chế phẩm EMINA Bacillus subtilis spp. 6,5 108; Lactobacillus acidophyllus spp. 4,78 108; Saccharomyces cerevisiae spp. 3,09 106; Vi khuẩn quang hơp không lưu huỳnh 1,12 106.

- Bảo quản chế phẩm: việc duy trì chất lượng và thời gian sử dụng chế phẩm EMINA là một yêu cầu cấp thiết trong suốt quá trình nghiên cứu chế tạo và sản xuất chế phẩm. Qua nhiều nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên, giá thành rẻ và cho hiệu quả bảo quản chế phẩm tốt. Sau 6 tháng bảo quản chế phẩm, mật độ các nhóm vi sinh vật được duy trì ở mức 106 CFU/ml.

Page 67: Ky Yeu 55nam Cua HUA

67

- Hiệu quả xử lý khí thải chuồng trại chăn nuôi của chế phẩm EMINA: ưu việt của chế phẩm EM là tác dụng khử mùi khó chịu ở các chuồng trại chăn nuôi. Việc đánh giá tác dụng khử mùi của chế phẩm EMINA cũng là mục tiêu quan trọng của nghiên cứu.

- Hiệu quả xử lý nước thải khu chuồng nuôi của chế phẩm EMINA: chế phẩm EMINA gốc được bổ sung vào nước thải khu chuồng nuôi lợn với nồng độ pha loãng 1% (1 lít EMINA thứ cấp + 99 lít nước). Tiến hành phân tích các chỉ số BOD5 và chỉ số COD theo thời gian. Kết quả cho thấy chế phẩm EMINA có hiệu quả rõ rệt trong việc làm giảm chỉ số COD và BOD5.

- Sử dụng chế phẩm EMINA trong ủ phân hữu cơ: đã sử dụng chế phẩm EMINA trong ủ phân chuồng và các chất thải hữu cơ tại nhiều cơ sở sản xuất và hộ nông dân tại nhiều địa phương.

- Kết quả theo dõi tại cở sở sản xuất phân bón trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học tỉnh Ninh Bình cho thấy:

▫ Sau 3 - 5 ngày nhiệt độ đống ủ đã tăng cao. ▫ Sau 1 tháng đổng ủ hoai mục hoàn toàn tạo phân hữu cơ, mùi hôi

thối giảm hẳn gần như không còn mùi. Trong khi đó, đối chứng khi không sử dụng chế phẩm EMINA, để phân hoai mục thời gian ủ kéo dài đến 50 - 60 ngày. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis trong đống ủ cho thấy hàm lượng đạt: 3,9 x 108 CFU/ml. Như vậy, chế phẩm EMINA có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, rút ngắn thời gian ủ phân hữu cơ.

- Ứng dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi gà: chế phẩm EMINA là tập hợp các nhóm vi sinh vật có ích. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung chế phẩm EMINA gốc vào nước uống cho gà với tỷ lệ 1/500 cho thấy:

▫ EMNA làm tăng khả năng sinh trưởng, đề kháng của gà. Gà không bị mắc bệnh đường ruột làm tăng tỷ lệ sống, tăng hiệu quả kinh tế.

▫ Sử dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi gà thịt có hiệu quả kinh tế cao gấp đôi so với nuôi gà theo kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Ngoài ra việc sử dụng EMINA trong chăn nuôi còn làm môi trường chuồng nuôi được cải thiện, làm sạch. Giảm chi phí nhân công dọn chuồng, phân gà trong chăn nuôi có sử dụng EMINA có thể sử dụng ngay cho hồ nuôi cá.

Page 68: Ky Yeu 55nam Cua HUA

68

- Kết quả triển khai thử nghiệm thực tế: chế phẩm EMINA đã được sử dụng và phổ biến ở nhiều vùng và địa phương trong cả nước. Trong khuôn khổ của đề tài Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội “Nghiên cứu ứng dụng các chủng vi sinh vật hữu ích để tạo chế phẩm sinh học có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp” (giai đoạn 2009 - 2010) chế phẩm EMINA đã được triển khai thực hiện tại các vùng phụ cận Hà Nội, đã phối hợp sản xuất với công ty thuốc thú y Marphavet, công ty sản xuất rau sạch Hương Cảnh chi nhánh Gia Lâm, công ty TNHH dinh dưỡng cây trồng EAKMAT - Thành phố Daklak...

- Kết quả kiểm định của cơ quan kiểm nghiệm: chế phẩm EMINA đã được Trung tâm kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương 1 đánh giá về thành phần, hàm lượng vi sinh vật và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đánh giá về độ an toàn.

Ấn phẩm công bố

Nguyễn Quang Thạch, Vũ Ngọc Lan (2008). “Một số kết quả nghiên cứu chế phẩm EMINA trong nông nghiệp, môi trường và kiến nghị áp dụng trong điều kiện hải đảo”. Hội thảo khoa học lần thứ 33 các trường đại học kỹ thuật với nền công nghiệp quốc phòng, 2008.

Các giải thưởng Sản phẩm của đề tài được công nhận là tiến bộ kỹ thuật “Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi” được công nhận theo quyết định số 174/QĐ-CN-MTCN ngày 6/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ứng dụng chế phẩm EMINA trong xử lý môi trường chăn nuôi

Ứng dụng chế phẩm EMINA trong nuôi ếch

Page 69: Ky Yeu 55nam Cua HUA

69

Ứng dụng chế phẩm EMINA trong sản xuất rau an toàn

26. Nghiên cứu làm chủ công nghệ và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau và hoa sạch bệnh Xuất xứ: Đề tài cấp Nhà nước. Mã số KC.04.02/06 - 10 Chủ trì: GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học nông nghiệp Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh, ThS. Nguyễn Xuân Trường, ThS. Lại Đức Lưu, TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Hương, KS. Nguyễn Văn Đức, KS. Hoàng Thị Giang, ThS. Hoàng Thị Nga, ThS. Trương Thị Lành, KS. Phạm Văn Tuân, KS. Đỗ Sinh Liêm, KS. Nguyễn Thị Thanh Phương, KS. Nguyễn Thị Hân, ThS. Đào Huy Chiên, TS. Đặng Văn Đông, Phạm Kim Thu - Viện Sinh học nông nghiệp Thời gian thực hiện: 2007 - 2010 Kết quả đạt được

- Đã lựa chọn, xác định được thiết kế phù hợp và tự thiết kế mẫu dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất ở quy mô lớn và các bộ khí canh nhỏ để thực hiện các nội dung nghiên cứu. Hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp giống khoai tây, rau và hoa có quy mô 500m2 ở Hà Nội, 500m2 ở Đà Lạt.

- Chế tạo 50 bộ khí canh mini phục vụ cho nghiên cứu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau: có hệ thống bơm dinh dưỡng, điều chỉnh được chế độ phun dinh dưỡng và thu hồi dung dịch, diện tích sử dụng từ 0,6 - 1m2, trồng được từ 100 - 160 cây; đưa ra 1 bản vẽ thiết kế các bộ dụng cụ Thủy - khí canh để thực hiện các nội dung nghiên cứu.

Page 70: Ky Yeu 55nam Cua HUA

70

- Đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất công nghiệp giống trên 03 đối tượng cây trồng bằng khí canh: củ khoai tây giống - công suất nhân đạt từ 7480 - 8624 cây/m2/tháng (vượt xa so với chỉ tiêu 1000 - 1500 cây/m2/tháng), năng suất củ thu được dao động 835 - 1016 củ/m2 (tùy thuộc vào từng giống), đạt được mục tiêu đặt ra (1000 củ/m2); giống cà chua và cây hoa cẩm chướng cấy mô - công suất nhân giống đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đăng ký (cây cẩm chướng đạt 1335 cây/m2/tháng, cây cà chua đạt 2200 cây/m2/tháng so với đăng ký là 1000 - 1500 cây/m2/tháng).

- Xây dựng thành công quy trình nhân giống, quy trình trồng trọt cho các loại cây trên đã được hoàn thiện. Cây và củ giống tạo ra có độ sạch bệnh virus là 100%, được các đơn vị sử dụng đánh giá cao. Cây trồng từ củ giống tạo ra cho năng suất tăng trên 30% so với đối chứng (củ giống sản xuất bằng phương pháp thông thường), giá thành củ giống xác nhận chỉ bằng 70% so với nhập nội. Cây giống nhân từ khí canh có năng suất và chất lượng tương tự như cây trồng từ hạt (cây cà chua), hoặc từ cây nhân bằng phương pháp truyền thống (cây cẩm chướng nhân bằng phương pháp giâm cành trên đất).

- Tiến hành thử nghiệm trong điều kiện sản xuất tại Đà Lạt đối với 3 loại cây trên và thêm loại cây hoa cúc, cây dâu tây đã cho kết quả rất khả quan với 2 mô hình xí nghiệp sản xuất giống khoai tây và rau hoa với quy mô 1000m2 (500m2 tại Hà Nội, 500m2 tại Đà Lạt), sản xuất được 2.23 triệu cây và củ giống khoai tây sạch bệnh (Sạch bệnh theo tiêu chuẩn 10TCVN - BNN 2003, cây khỏe, khối lượng củ >3g) và 0.2 triệu cây giống rau hoa trong thời gian thực hiện đề tài bằng hệ thống khí canh.

- Thông qua thực hiện đề tài đã thu hút được 1 dự án hợp tác quốc tế giữa Viện Sinh học nông nghiệp và Viện nghiên cứu Phát triển nông thôn quốc tế của Đại học KangWon - Hàn Quốc. Dự án đã góp phần đầu tư xây dựng 500m2 nhà khí canh, 1 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học khoai tây, 1 hệ thống nhà màn nhà lưới và kho lạnh. Dự án còn tổ chức trao đổi cán bộ khoa học, hội thảo quốc tế và đào tạo, huấn luyện cho 8 lượt người về các kỹ thuật nhân và chọn tạo giống khoai tây.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn

Thị Hương, Lại Đức Lưu (2006). Bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân nhanh giống cây khoai tây cấy mô. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 4, số 4+5, trang 73 - 79.

Page 71: Ky Yeu 55nam Cua HUA

71

Nguyễn Quang Thạch, Lại Đức Lưu, Đinh Thị Thu Lê, Đỗ Sinh Liêm, Nguyễn Văn Đức (2009). Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch đến khả năng nhân giống và sản xuất củ giống khoai tây bằng công nghệ khí canh. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 443 - 453.

Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Lại Đức Lưu, Phạm Văn Tuân, Hoàng Thị Giang, Nguyễn Thị Loan (2009). Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến năng suất củ nhỏ (minituber) khoai tây sản xuất bằng kỹ thuật khí canh. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 543 - 550.

Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Tuân, Đinh Thị Thu Lê, Đào Văn Nam, Nguyễn Quang Thạch (2009). Ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật trồng cây giống nhân từ khí canh trong sản xuất giống sạch bệnh tại Gia Lâm - Hà Nội và Sa Pa - Lào Cai. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 5, trang 557 - 585.

Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Lại Đức Lưu, Đỗ Sinh Liêm, Phạm Văn Tuân, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng Thị Giang (2009). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân giống khoai tây sạch bệnh ở điều kiện chính và trái vụ. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2009, Đại học Thái Nguyên.

Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Thị Lành, Trương Thị Vịnh, Nguyễn Quang Thạch (2009). Nghiên cứu nhân giống cây cà chua F1 bằng kỹ thuật khí canh. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 4, trang 408 - 416.

Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Thị Lành (2010). Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất cà chua trong vụ xuân hè. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 2, trang 232 - 238.

Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao - Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh, Trung tâm Giống Cây

trồng Nam Định, Trung tâm KN & KN Thái Bình. - Các công ty đã tự nhân được từ 800 - 2000 tấn củ với năng suất củ

thương phẩm từ 20 - 24 tấn/ha.

Các giải thưởng Công trình đạt giải nhì VIFOTEC 2008. Quyết Định số 1227/QĐ - LHH ngày 03/03/2009 và được được tặng thưởng bằng Lao động Sáng tạo. Quyết định số 461/QĐ - TLĐ ngày 10/04/2009.

Page 72: Ky Yeu 55nam Cua HUA

72

Nhân cây khoai tây bằng khí canh

Sản xuất củ giống bằng khí canh

Nhân cây cà chua bằng khí canh

Cây cà chua trồng từ hạt Cây cà chua trồng từ cây giống nhân trong khí canh

Page 73: Ky Yeu 55nam Cua HUA

73

Cây cẩm chướng trồng trong khí canh

Cây nhân bằng khí canh trồng ra đất

27. Nghiên cứu thu thập, đánh giá, nhân giống in vitro và nuôi trồng một số giống lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium nobile Lind.) làm cây thuốc Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2009 - 11 - 142TĐ.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2011 Chủ trì: ThS. Vũ Ngọc Lan - Viện Sinh học nông nghiệp Thành viên tham gia: GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh, TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, TS. Nguyễn Văn Giang, ThS. Nguyễn Hữu Cường, KS. Nguyễn Thị Sơn, KS. Trần Thế Mai, KS. Lê Thị Tuyền - Viện Sinh học nông nghiệp Kết quả đạt được

- Đã thống kê được 22 loài thuộc chi Hoàng Thảo có tác dụng làm dược liệu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hình thành bảng tổng hợp cụ thể (Tên gọi khoa học, tên gọi địa phương, hiện trạng phân bố và giá trị sử dụng của một số loài lan Hoàng Thảo). Thu thập 75 mẫu giống tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên), bao gồm 03 loài lan có khả năng làm dược liệu thuộc chi Hoàng Thảo là Dendrobium nobile Lind., Dendrobium chrysanthum Lind., Dendrobium fimbriatum Hook. 3 loài lan này được nuôi trồng tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được xác định định tính, định lượng thành phần Alcaloid trọng tâm nhất là Dendrobin trong Dendrobium nobile Lind., Dendrobium chrysanthum Lind., Dendrobium fimbriatum Hook., Dendrobium

Page 74: Ky Yeu 55nam Cua HUA

74

chrysanthum Lind., có hàm lượng Dendrobin cao nhất đạt 0,66% và xác định được độ độc LD50. Với hàm lượng Dendrobin này có thể sử dụng chúng như là nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược liệu.

- Xây dựng quy trình nhân giống và kỹ thuật trồng trọt tại vườn sản xuất đối với 02 loài lan Dendrobium chrysanthum Lind. và Dendrobium fimbriatum Hook. Tiêu chuẩn nhân giống cây ra ngoài vườn ươm có chiều cao cây 5cm, 4lá, 4 rễ.

Ấn phẩm công bố Vũ Ngọc lan, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Giang (2010). Ảnh hưởng

của giá thể trồng đến quá trình sinh trưởng của cây lan Hoàng Thảo trúc đen (Dendrobium hancokiin Rolfe). Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 5, trang 757 - 764.

Nhân nhanh protocorm Nhân nhanh chồi

Cây ngoài vườn ươm

Page 75: Ky Yeu 55nam Cua HUA

75

B. CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN

28. Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật, xây dựng quy trình nuôi cấy vi sinh vật để thu nhận một số enzyme có giá trị cao ở quy mô phòng thí nghiệm Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ. Mã số B2006 - 11 - 40; B2007 - 11 - 56; B2008 - 11 - 103; Chủ trì: PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh (B2006 - 11 - 40; B2008 - 11 - 103); ThS. Nguyễn Hoàng Anh (B2007 - 11 - 56) - Khoa Công nghệ thực phẩm Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Lâm Đoàn, ThS. Võ Nhân Hậu, KS. Ngô Xuân Dũng, ThS. Ngô Xuân Trung, KS. Nguyễn Xuân Bắc - Khoa Công nghệ thực phẩm Thời gian thực hiện: 2006 - 2010 Kết quả đạt được

- Xác định được 3 chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B56, BT center và BCRP) có khả năng sinh tổng hợp - amylase chịu nhiệt, chọn được điều kiện tối ưu để nuôi cấy vi khuẩn (chủng BCRP) để thu nhận enzyme - amylase chịu nhiệt.

- Chọn lựa được 2 chủng Aspergillus niger (1923F2 và Cl) có khả năng sinh FTS. - ase cao, xác định điều kiện nuôi cấy tối ưu chủng 1923F2 để thu nhận FTS. - ase, điều kiện hoạt động tối ưu của FTS. - ase để ứng dụng enzyme trong sản xuất đường chức năng fructooligosaccharide (FOS).

- Xác định 2 chủng giống vi khuẩn Bacillus sp. (DC1 và 4DC) và 2 chủng Streptomyces griceus (NN2 và XK14) có khả năng tổng hợp cao chitosanase; quy trình nuôi cấy vi khuẩn (chủng DC1) và xạ khuẩn (chủng NN2); quy trình thu nhận chitosanase kỹ thuật để ứng dụng sản xuất chitosan - oligosaccharide (COS) chức năng.

Ấn phẩm công bố Ngô Xuân Mạnh, Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Võ Nhân Hậu, Ngô Xuân Dũng

(2008). Chọn lựa điều kiện nuôi cấy tối ưu vi khuẩn Bacillus licheniformis (chủng BCRP) để sinh tổng hợp α - amylase chịu nhiệt. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IV “Hóa sinh và sinh học phân tử phục vụ nông, sinh, y học và công nghệ thực phẩm”, trang 342 - 345.

Nguyễn Hoàng Anh, Ngô Xuân Mạnh, Nguyễn Hương Thủy (2008). Chọn lựa điều kiện hoạt động tối ưu của enzyme β - D Fructofuranosidase

Page 76: Ky Yeu 55nam Cua HUA

76

để sản xuất đường fructooligosaccharide (FOS) chức năng từ đường sucrose. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 3, tr. 289 - 294.

Ngo Xuan Manh, Nguyen Hoang Anh, Ngo Xuan Trung (2008). Selecting the optical conditions of D - Fructofuranosidase to produce functional Fructooligosaccharide (FOS) from Sucrose. Proceedings: The 1st Conference on Food Science and Science, Mekong Delta, Vietnam, March 20 - 22, 2008, Cantho University, Vietnam.

Ngô Xuân Mạnh, Nguyễn Thị Phương Nhung (2009). Lựa chọn điều kiện tối ưu để sản xuất chitosanase từ Streptomyces griceus (chủng NN2). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 6, trang 780 - 787.

Nghiên cứu sản xuất siro Fructose ở quy mô phòng thí nghiệm

Đường Maltose sản xuất ở phòng thí nghiệm và ứng dụng enzyme để sản xuất mạch nha ở quy mô hộ gia đình

Vòng phân giải cơ chất của chitosanase từ mẫu vi khuẩn DC1

Vòng phân giải cơ chất của chitosanase từ chủng NN2

Page 77: Ky Yeu 55nam Cua HUA

77

29. Ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất và bảo quản quả vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2008 - 11 - 75TĐ; Chủ trì: ThS. Nguyễn Mạnh Khải - Khoa Công nghệ thực phẩm Thành viên tham gia:

- TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Nguyễn Đức Doan - Khoa Công nghệ thực phẩm;

- TS. Đoàn Văn Lư - Khoa Nông học. Thời gian thực hiện: 2008 - 2009 Kết quả đạt được

- Nghiên cứu phối hợp các kỹ thuật chăm sóc, bảo quản ở cả hai giai đoạn trước và sau thu hoạch để sản xuất quả vải chất lượng cao, khả năng bảo quản cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu được tiến hành ở Việt Nam.

- Sử dụng chế phẩm KIVIVA (hỗn hợp chất kích thích sinh trưởng và vi lượng) phun 2 lần trước thu hoạch quả đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng quả, làm tăng kích thước và khối lượng quả, tăng chất lượng dinh dưỡng của quả và được người dân trồng vải sử dụng rộng rãi. Ngoài ra chế phẩm Kiviva còn có tác dụng tăng độ dày của vỏ quả vải, hạn chế sự nứt quả, do đó làm tăng khả năng bảo quản quả vải tươi. Nếu muốn bảo quản lạnh dài ngày, quả vải nên được xử lý chế phẩm Kiviva (nồng độ 0,25 g/l) trước thu hoạch 4 lần và thu hoạch khi 1/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ. Ở nhiệt độ 2oC quả vải có thể bảo quản đến 35 ngày.

- Xây dựng được quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi (VietGAP) được ứng dụng trong mô hình sản xuất vải thiều ở Việt Nam. 50 nông dân tham gia mô hình đã được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật sau thu hoạch, về quy trình VietGAP.

- Tổ chức 03 hội thảo về thị trường, về áp dụng quy trình VietGAP cho nông sản nói chung và vải thiều nói riêng. Với quy mô của mô hình nghiên cứu là 5 - 10 ha, sản phẩm tạo ra là 100 tấn quả vải tươi (năm 2008) và 160 tấn quả vải tươi (năm 2009) mang thương hiệu VietGAP. Bước đầu, vải VietGAP của Lục Ngạn, Bắc Giang đã được tư thương Trung Quốc thu mua với giá cao hơn 2 - 2,5 lần so với quả cùng loại trên thị trường.

Page 78: Ky Yeu 55nam Cua HUA

78

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Áp dụng tài liệu hướng dẫn áp dụng quy trình Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cây vải thiều tại huyện Lục Ngạn.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Bích Thủy (2011). Ảnh hưởng của chế phẩm

Kiviva xử lý trước thu hoạch đến chất lượng và khả năng bảo quản quả vải thiều tươi. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 3, trang 363 - 368.

Mô hình sản xuất vải thiều VietGAP tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

30. Kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cho quả hồng Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ. Mã số B2004 - 32 - 80; B2006 - 11 - 39, B2008 - 11 - 114 Chủ trì: ThS. Trần Thị Lan Hương - Khoa Công nghệ thực phẩm. Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Lan, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, ThS. Lê Minh Nguyệt, Khoa Công nghệ thực phẩm. Cơ quan phối hợp chính:

- Viện Dinh dưỡng quốc gia; - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch.

Thời gian thực hiện: 2004 - 2008

Kết quả đạt được

- Xây dựng được Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật sau thu hoạch cho quả hồng đỏ.

- Xác định được thời gian tồn trữ và đánh giá chất lượng quả chín tương ứng với từng độ già thu hái dựa trên sự biến đổi màu sắc vỏ quả. Từ đó đưa ra các khuyến cáo về độ chín thu hoạch cho quả hồng. Với quả hồng Nhân Hậu, nếu muốn tồn trữ trong điều kiện tự

Page 79: Ky Yeu 55nam Cua HUA

79

nhiên (30 - 35 ngày) hoặc vận chuyển đi xa thì thu hoạch khi vỏ quả có màu xanh vàng; tiêu thụ trong vòng 5 - 10 ngày nên chọn những quả có màu vàng đến vàng cam; Những quả bắt đầu chuyển màu đỏ không nên vận chuyển đi xa, ở điều kiện thường chỉ giữ được chất lượng trong 2 - 3 ngày.

- Đã nghiên cứu kĩ thuật rấm chín quả hồng trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau (25 và 40 oC) để đạt được hàm lượng β - carotene hoặc lycopen cao.

- Xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ quả hồng: nước uống dinh dưỡng, mứt nhuyễn, mứt khô.

Nghiên cứu bảo quản quả hồng tại Khoa Công nghệ thực phẩm

Ấn phẩm công bố

Trần Thị Lan Hương, Lê Thị Hợp (2011). Ảnh hưởng của độ già thu hái đến chất lượng và thời hạn tồn trữ sau thu hoạch của quả hồng Nhân Hậu. Tạp chí Thực phẩm và Dinh dưỡng tập 7, số 1/2011, tr. 93 - 99.

Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Hoàng Lan. (2009). Ảnh hưởng của điều kiện dấm chín tới một số thành phần hóa học chính trong quả hồng Nhân Hậu. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 3, tr. 332 - 339.

H.T.T. Lan, M. N. Xuan (2008). Development of post harvest techniques for persimmon fruits of Thachthat variety grown in the North of Vietnam. ISHS Acta Horculturae 804. ISBN - 13: 9789066056718.

Page 80: Ky Yeu 55nam Cua HUA

80

Trần Thị Lan Hương, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Bình (2006). Cải thiện chất lượng cho quả hồng Thạch Thất bằng xử lí nhiệt và etanol trước rấm chín. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 4+5.

Trần Thị Lan Hương và cs (2009). Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật sau thu hoạch cho quả hồng đỏ: hồng Nhân Hậu và hồng Thạch Thất, tr. 198 - 203.

Quả hồng trước và sau rấm chín ở 25oC

Quả chín ở 40oC

Quả giàu -carotene

Quả chín ở 25oC

Quả giàulycopene

Quả xanh

Ảnh hưởng của nhiệt độ rấm chín đến chất lượng của quả hồng

Page 81: Ky Yeu 55nam Cua HUA

81

C. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

31. Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho vùng thượng nguồn lưu vực sông Cả Xuất xứ: Đề tài cấp bộ trọng điểm B2007 - 11 - 69TĐ Chủ trì: PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Thành viên tham gia: ThS. Trần Trung Kiên, ThS. Trần Nguyên Bằng, ThS. Phạm Tiến Đạt, ThS. Nguyễn Thế Phương, ThS. Võ Hữu Công, ThS. Nông Hữu Dương - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp. Thời gian thực hiện: 2007 - 2009

Kết quả đạt được - Đã áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống tin địa lý trong xây

dựng cơ sở dữ liệu nhằm quy hoạch và định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên đất tại lưu vực sông Cả;

- Đã tiến hành điều tra, đánh giá phân tích xử lí số liệu về sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về sử dụng đất tại lưu vực sông Cả;

- Xây dựng tiêu chí định hướng sử dụng đất bề vững, ứng dụng cơ sở dữ liệu nhằm xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý tại lưu vực sông Cả.

Địa chỉ áp dụng và chuyển giao Đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám, các phương thức sử dụng đất, các tiêu chí định hướng sử dụng đất bền vững cho lưu vực sông Cả, Nghệ An. Đề tài đã công bố một số công trình nghiên cứu khoa học tại các Tạp chí Khoa học và Phát triển, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các cán bộ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên và môi trường có khả năng sử dụng bộ cơ sở dữ liệu này cho nghiên cứu tại lưu vực sông Cả.

Ấn phẩm công bố Trần Trung Kiên, Trần Nguyên Bằng, Phạm Tiến Đạt, Nguyễn Thế Phương

(2008). So sánh các hình thức quản lý rừng ở Việt Nam: kinh tế, sinh thái, xã hội tại xã Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trích trong Lê Văn An (chủ biên): Thị trường, quản lý tài nguyên và dịch bệnh vật nuôi ở vùng cao Việt Nam, tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 185 - 199.

Page 82: Ky Yeu 55nam Cua HUA

82

Nguyen Thi Thu Ha (2008). Driving Forces of Forest Cover Dynamics in the Ca River Basin, Journal of Agricultural Science and Technology: Special Issue: 31 - 43.

Trần Trung Kiên, Nguyễn Thế Phương, Tống Văn Hoàng, Phạm Tiến Đạt, Vũ Hữu Tuấn (2009). Chính sách giao đất giao rừng và tác động của nó tới hệ thống canh tác ở lưu vực sông Cả; trường hợp nghiên cứu: xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trích trong Lê Văn An (chủ biên): Thị trường, quản lý tài nguyên và dịch bệnh vật nuôi ở vùng cao Việt Nam, tập 2. NXB Thuận Hóa, Huế: 84 - 111.

Phạm Tiến Đạt, Trần Trung Kiên, Nông Hữu Dương, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên (2010). Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất rừng tại lưu vực sông Cả, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 6: 755 - 763.

32. Bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp Xuất xứ: Dự án được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu. Chủ trì: TS. Nguyễn Thanh Lâm - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Thành viên tham gia:

- GS.TS. Nguyễn Viết Tùng - Hội Côn trùng học Việt Nam - PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa - TS. Nguyễn Thanh Minh, Phạm Thị Dung, Nguyễn Thế Phương -

Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Thời gian thực hiện: 2007 - 2009

Kết quả đạt được - Đã thiết lập mạng lưới nghiên cứu giữa các nhà khoa học châu Âu và

châu Á (làm việc tại khu vực đa dạng cao về di truyền cây trồng)

- Xây dựng diễn đàn và khuyến khích sự trao đổi và quản lý các nguồn tài nguyên di truyền.

- Thiết lập danh mục các khuyến nghị và chiến lược. Những khuyến nghị này sẽ được công bố và được thông báo tới các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, người dân và phương tiện thông tin đại chúng. Dự án Diverseeds sẽ được thực hiện dựa trên sự hợp tác và hội thoại quốc tế giữa các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên di truyền và đa dạng sinh học nông nghiệp. Dự án sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các thành viên và khu vực tham gia vào dự án thông qua diễn đàn trao đổi và chia sẻ các thông tin.

Page 83: Ky Yeu 55nam Cua HUA

83

Ấn phẩm công bố Schmidt, M., W. Wei, A. Polthanee, N. T. Lam, S. Chuong, L. Qiu, P.

Banterng, P. T. Dung, S. Glaser, R. Gretzmacher, V. Hager, E. de Korte, Y. Li, N. T. Phuong, S. Ro, Z. Zhang, H. Zhou (2008). Ambiguity in a trans - disciplinary stakeholder assessment of neglected and underutilized species in China, Cambodia, Thailand and Vietnam. BIODIVERS CONSERV, 17, 1645 - 1666; ISSN 0960 - 3115.

Schmidt, M., Nguyen Thanh Lam, Mai Thach Hoanh and S.Padulosi (2010). Promoting neglected and underutilized tuberous plant species in Vietnam. In: Rainer Haas, Maurizio Canavari, Bill Slee, Chen Tong and Bundit Anurugsa (eds), Looking east looking west; organic and quality food marketing in Asia and Europe: 183 - 193. Wageningen Academic Publishers. The Netherlands (ISBN: 978 - 90 - 8686 - 095 - 1; Record Number: 20103285043).

33. Nghiên cứu biện pháp sinh học xử lý ô nhiễm Zn, Cu, Pb trong đất nông nghiệp Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2006 - 11 - 01 - TĐ

Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

Thành viên tham gia: ThS. Trần Lệ Hà, TS. Cao Việt Hà, TS. Trịnh Quang Huy, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Vân Trang - Khoa Tài Nguyên và Môi trường Đơn vị phối hợp: Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá: Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Kết quả đạt được - Các đất nghiên cứu tích lũy kim loại nặng trong đất ở mức độ khác

nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7209 - 2002, gần một nửa số mẫu đất phân tích (44/90 mẫu) đã bị ô nhiễm Zn (> 200 ppm), 57/90 mẫu đất phân tích bị ô nhiễm Cu (> 50 ppm) và 49/90 mẫu đất phân tích bị ô nhiễm Pb (> 70 ppm).

- Phân lập được 75 giống VSV bao gồm cả 25 giống vi khuẩn, 20 giống nấm men, 15 giống xạ khuẩn và 15 giống nấm mốc từ 16 mẫu đất ô nhiễm kim loại nặng (KLN) lấy ở các huyện Chỉ Đạo, Thanh Oai, Đại Đồng, Thạch Thất. Trong đó, các chủng giống vi sinh vật

Page 84: Ky Yeu 55nam Cua HUA

84

có đặc tính sinh học tốt và thích nghi cao với các loại KLN (Zn, Cu, Pb) bao gồm: Vi khuẩn: TV5, TV8, TV10, TV23 và TV25; Nấm men: TM1, TM5 và TM10; Nấm mốc: TN3, TN8, TN13 và TN15; Xạ khuẩn: TX1, TX8 và TX12. Các chủng giống VSV đặc hiệu trên có khả năng phân giải, chuyển hoá các dạng liên kết của KLN trong đất thúc đẩy sự hấp thụ Zn, Cu, Pb của cây Đơn Buốt.

- Xác định được các cây: Đơn Buốt, Dừa Nước, Mương Đứng và Rau Muống sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất bị ô nhiễm Zn, Cu, Pb. Đơn Buốt, Dừa Nước, Mương Đứng và Rau Muống có khả năng hấp thụ Zn, Cu, Pb từ đất khá mạnh, đặc biệt là Mương Đứng. Tất cả 04 loại cây này đều tích luỹ Pb trong rễ cao hơn trong thân lá và cao hơn 02 nguyên tố Zn và Cu. Vì vậy, có thể dùng cây Mương Đứng, Dừa Nước, Đơn Buốt để xử lý đất bị ô nhiễm các kim loại Pb, Zn, Cu, đặc biệt ở các đất chứa hàm lượng Pb cao (có thể lên tới > 3000 ppm). Ở đất bị ô nhiễm KLN, đặc biệt ô nhiễm Pb, Zn, Cu không nên trồng Rau Muống để cung cấp rau ăn cho người và chăn nuôi.

- Đề xuất quy xử lý đất ô nhiễm Cu, Zn, Pb bằng phương pháp sinh học: Sử dụng cây non (Đơn Buốt, Dừa Nước, Mương Đứng, xử lý chế phẩm vi sinh vật) → Trồng trên đất bị ô nhiễm Pb, Cu, Zn (đất cạn trồng Đơn Buốt, đất ngập nước trồng Mương Đứng, Dừa Nước) → Chăm sóc cây→ Thu hoạch (sau 30 ngày) → Tro hóa → Bê tông hóa.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao

Những vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt ô nhiễm Pb, Cu, Zn.

Ấn phẩm công bố Nguyen Huu Thanh (2006). Study on efffects of trad village waste on

accumulation of Cu, Pb, Zn and Cd in agricultural soils of Phung Xa village, Thach That district, Ha Tay Province. Tạp chí Khoa học đất. Số đặc biệt (Chào mừng đại hội lần thứ 18, Hội Khoa học đất quốc tế, Mỹ) 7/2006, 92 - 101.

Nguyen Huu Thanh (2009). Study the application of phytoremediation to treat heavy metal (cooper, zinc and lead) polluted soil. Proceedings “Soil, Water and nutrient in farming systems in Viet Nam, 11/2009, 91 - 106.

Nguyễn Hữu Thành (2009). Bước đầu phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật vùng rễ xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng. Khoa Học Đất. Số 32, 2009, 126 - 129.

Page 85: Ky Yeu 55nam Cua HUA

85

D. CHĂN NUÔI, THÚ Y VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I. CHỌN TẠO GIỐNG VẬT NUÔI

34. Nhân thuần chủng và phát triển dòng lợn Pétrain kháng stress ở Việt Nam Xuất xứ: Công trình xuất phát từ sự hợp tác giữa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Công ty Thực phẩm công nghệ Hải Phòng, Khoa Thú y - Đại học Liège (Bỉ) và Công ty Animal Breeding Partners (Bỉ). Chủ trì: GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn Thành viên tham gia

- ThS. Đỗ Đức Lực, ThS. Hà Xuân Bộ, ThS. Nguyễn Chí Thành, PGS.TS. Vũ Đình Tôn, TS. Bùi Văn Định - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản.

- PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thú y. - Vũ Tiến Đức: Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Công ty Thực phẩm

công nghệ Hải Phòng - Frederic Farnir: Khoa Thú y, Đại học Liège, Vương quốc Bỉ - Pascal Leroy: Khoa Thú y, Đại học Liège, Vương quốc Bỉ

Thời gian thực hiện: 2007 - 2011 Kết quả đạt được

- Lợn Piétrain cổ điển của Bỉ được đặc trưng bằng thân thịt có tỷ lệ móc hàm cao (80,80%) và tỷ lệ nạc đặc biệt cao (60,90%), tuy nhiên do tồn tại của allene lặn T nằm ở locus halothan (Ollivier và CS, 1975) với tần suất cao đã làm tỷ lệ thịt PSE (Pale Soft Exsudative) cao và dễ bị stress. Khoa Thú y - Đại học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain kháng stress (Piétrain RéHal) bằng cách lai ngược Piétrain với Large White để chuyển gen T vào bộ gen halothan của Piétrain cổ điển. Leroy và cs. (1999) đã khẳng định rằng Piétrain kháng stress thể hiện được tất cả các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng đặc tính nhạy cảm với stress đã giảm và pH sau khi giết thịt đã được cải thiện.

Page 86: Ky Yeu 55nam Cua HUA

86

- Trong khuôn khổ của Chương trình hợp tác đại học Việt - Bỉ, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn, Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp (Công ty Thực phẩm công nghệ Hải Phòng, Khoa Thú y - Đại học Liège (Vương quốc Bỉ) và Công ty Animal Breeding Partners (Vương quốc Bỉ) đã thực hiện Chương trình nhập nuôi thuần chủng và phát triển dòng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Cuối năm 2007, đàn lợn Piétrain kháng stress của Bỉ được nhập vào nước ta và được nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp (Hải Phòng) với mục đích nhân thuần chủng, phát triển dòng lợn này nhằm cung cấp nguồn gen mới cho việc cải tiến chất lượng thịt lợn ở nước ta.

- Từ khởi đầu (18/12/2007) với 6 lợn đực, 13 lợn cái ở lứa tuổi cai sữa, kết quả nhân thuần chủng đạt được số lượng các loại lợn tính đến ngày 30/4/2011 như sau:

- 12 lợn đực làm việc, trong đó 3 thuộc thế hệ 1 (nhập từ Bỉ), 9 thuộc thế hệ thứ 2 (nhân thuần tại Việt Nam);

- 37 nái sinh sản,, trong đó 5 thuộc thế hệ 1 (nhập từ Bỉ), 32 thuộc thế hệ thứ 2 (nhân thuần tại Việt Nam);

- 87 đực hậu bị và 116 nái hậu bị. - Đàn lợn hậu bị lúc 7,5 tháng tuổi đạt khối lượng: 101,83 ± 2,08kg

đối với con cái, 98,81 ± 2,59kg đối với con đực; tỷ lệ nạc đạt 63,55 ± 0,41 đối với con cái, 64,51 ± 0,60 đối với con đực.

- Lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện chăn nuôi của Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng có phẩm chất tinh dịch tốt, đạt được tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 3897, 1984) quy định đối với phẩm chất tinh dịch của lợn đực ngoại dùng trong thụ tinh nhân tạo. Lượng tinh, hoạt lực và nồng độ lần lượt là: 210 - 280ml, 0,76 - 0,77 và 282 - 386 triệu/ml, VAC: 62 - 63 tỷ/lần xuất tinh.

- Lợn cái Piétrain kháng stress có tuổi phối giống lứa đầu 300 - 308 ngày tuổi, tuổi đẻ lứa đầu 417 - 425 ngày tuổi, khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ 154 ngày, số con đẻ ra còn sống/ổ 8 con, số con cai sữa/ổ 7 con, khối lượng khi cai sữa ở 28 ngày tuổi 5,4 - 6,2kg.

Ấn phẩm công bố Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Phạm Ngọc

Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V. Verleyen, F. Farnir, P.

Page 87: Ky Yeu 55nam Cua HUA

87

Leroy và Đặng Vũ Bình (2008). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng (Việt Nam). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 6: 549 - 555.

Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Đức Lực, F. Farnir, P. Leroy và Đặng Vũ Bình (2010). Chỉ tiêu huyết học của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VIII, số 6: 969 - 974

Đỗ Đức Lực, Nguyễn Chí Thành, Bùi Văn Định,Vũ Đình Tôn, F.Farnir, P.Leroy và Đặng Vũ Bình (2011). Ảnh hưởng của allen halothane đến khả năng sinh trưởng của lợn và sự xuất hiện tần số kiểu gen ở đời sau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 2: 225 - 232.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Lợn đực Piétrain kháng stress đã được nhập và sử dụng cho một số cơ sở chăn nuôi và truyền giống nhân tạo như: Xí nghiệp Gống gia súc Thuận Thành - Bắc Ninh (DABACO), Công ty Lợn giống Đông Hải - Thanh Hoá, Trung tâm Truyền giống gia súc Hải Dương, Tổng Công ty Hòa Bình Minh - Yên Bái, Trại Giống lợn Đô Lương - Nghệ An (Công ty Thái Dương), Trại chăn nuôi lợn Yên Mỹ - Hưng Yên, Trại chăn nuôi lợn Khoái Châu - Hưng Yên, Trại chăn nuôi lợn Bô Thời - Hưng Yên, Trại chăn nuôi lợn An Hải - Hải Phòng, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi, Trại chăn nuôi lợn Hồng Nam - Hưng Yên, Trại chăn nuôi lợn Ân Thi - Hưng Yên, Công ty CP Giống và Thiết bị nông nghiệp miền Bắc, Trại chăn nuôi lợn Quỳnh Phụ - Thái Bình. Số lượng đực Piétrain đã cung cấp 27 con (năm 2009) và 38 con (năm 2010).

Lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại

Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng

Page 88: Ky Yeu 55nam Cua HUA

88

35. Nghiên cứu sử dụng đực giống Boer để cải tạo đàn dê Cỏ tại tỉnh Yên Bái Xuất xứ: Đề tài cấp Tỉnh (QĐ số 45/QĐ - SKHCN Yên Bái, ngày 19/5/2009). Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản Thanh viên tham gia:

- TS. Đặng Thái Hải, TS. Phan Xuân Hảo, ThS. Phạm Kim Đăng, ThS.Nguyễn Phương Giang, ThS. Cù Thiên Thu, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

- PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thú Y - KS. Nguyễn Thị Nhàn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái - KS. Trần Văn Hoan - Trạm Khuyến nông huyện Lục Yên.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Kết quả đạt được - Màu sắc lông của đàn dê Cỏ (Co) nuôi tại Yên Bái không đồng nhất,

màu vàng là phổ biến chiếm 57,33%, màu đen chiếm 18,67%, màu xám chiếm 10,67%, màu trắng và lang trắng chiếm 2,66 và 4,0%, còn lại là một số màu khác không điển hình chiếm 6,67%. Dê lai F1(BT Co) có hai màu lông chính chiếm tỷ lệ cao là: màu vàng (lệ 34,17%) và đen (30,83%); còn lại là các màu khác như xám 6,67%, trắng 10,83% và lang trắng 4,17%. Như vậy, kết quả lai tạo giữa bố Bách Thảo (BT) và mẹ Cỏ đã tạo ra con lai F1(BT Co) có màu sắc lông điển hình của cả bố lẫn mẹ. Vì số lượng con lai Boer F1(BT Co) được sinh ra ít, nên tỷ lệ về màu lông không được thống kê. Song nhìn chung, kết quả cho thấy rằng: con lai Boer F1(BT Co) có tỷ lệ phân ly kiểu hình màu lông phân tán, màu lông Boer đầu đỏ, và các màu khác. Qua quan sát màu lông của con lai Boer F1(BT Co) và so sánh với tỷ lệ màu lông của dê lai F1(BT Co) cho thấy màu lông ở con lai Boer F1(BT Co) có xu hướng trội về màu lông của con bố (Boer) nhiều hơn.

- Khả năng sinh trưởng: So sánh khối lượng của dê lai F1(BT Co) với dê Cỏ cho thấy các con lai đều sinh trưởng tốt hơn. Ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, khối lượng của dê đực và dê cái lai F1(BT Co) cao hơn rõ rệt so với dê đực và dê cái Cỏ (P < 0,05).

- Khối lượng sơ sinh của dê Cỏ là 1,68 và 1,51kg (tương ứng với đực và cái) thấp hơn so với khối lượng sơ sinh của dê lai F1(BT Co) là 1,95 và 1,85kg (P < 0,05).

Page 89: Ky Yeu 55nam Cua HUA

89

- Khối lượng của dê lai F1(BT Co) ở 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là: 4,51; 10,55; 17,38; 23,27; 28,10kg (đực) - 4,11; 9,25; 15,25; 19,78; 23,80kg (cái). Khối lượng dê Cỏ ở 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là: 3,31; 7,40; 12,63; 16,13; 19,23kg (đực) - 3,08; 6,49; 10,64; 13,57; 15,81kg (cái). Như vậy, khối lượng của dê lai F1(BT Co) cao hơn khối lượng của dê Cỏ ở cùng lứa tuổi (P < 0,05). Cụ thể, dê lai F1(BT Co) có khối lượng cao hơn dê Cỏ 2,95kg (42,63%) ở 3 tháng tuổi, 4,68kg (40,24%) ở 6 tháng tuổi, 6,77kg (45,89%) ở 9 tháng tuổi và 8,33kg (47,27%) ở 12 tháng tuổi.

- Con lai 3 máu Boer F1 (BT Co) có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối nhanh hơn F1 (BT Co) và dê Cỏ. Cụ thể, ở giai đoạn sơ sinh - 1 tháng tuổi, con lai Boer F1 (BT Co), F1 (BT Co) và dê Cỏ tương ứng đạt 89,66; 80,37 và 53,37g/con/ngày; giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi đạt 109,83; 93,21 và 62,89g/con/ngày; giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi là 90,44; 71,30 và 52,29g/con/ngày; giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi 71,44; 57,89 và 35,85g/con/ngày (P < 0,05).

- Khả năng cho thịt và chất lượng thịt: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh ở dê lai Boer F1 (BT Co) là cao nhất, sau đến F1 (BT Co) và thấp nhất là ở dê Cỏ (P < 0,05). Cụ thể: tỷ lệ thịt xẻ, và tỷ lệ thịt tinh ở dê lai Boer F1 (BT Co) là: 48,02% và 37,06%, ở F1 (BT Co) là 46,85% và 35,43%; ở dê Cỏ là 44,45% và 33,60%. Tỷ lệ phủ tạng có xu hướng ngược lại: ở dê Cỏ là cao nhất (36,33%), sau đó là 34,20% ở F1 (BT Co) với P > 0,05; Tuy nhiên, sự sai khác giữa con lai Boer F1 (BT Co) đạt 28,65% với hai loại dê trên là có ý nghĩa (P < 0,05).

- Có sự khác biệt về tỷ lệ vật chất khô của thịt giữa dê Cỏ, F1(BT Co) và Boer F1 (BT Co). Chỉ tiêu này cao nhất là ở dê Cỏ (24,44%), ở dê F1(BT Co) đạt 22,21% là thấp nhất (P < 0,05). Tỷ lệ protein thô cũng cao nhất ở dê Cỏ (21,76%); ở F1(BT Co) đạt 19,79% là thấp nhất và Boer F1 (BT Co) đạt giá trị trung gian (20,55%) với P < 0,05. Như vậy, dê Cỏ có chất lượng thịt cao hơn dê F1(BT Co) và dê Boer F1 (BT Co). Tỷ lệ lipit thô và khoáng tổng số giữa dê Cỏ, F1(BT Co) và Boer F1 (BT Co) không có sự sai khác (P > 0,05). Hàm lượng cholesteron trong thịt dê Cỏ là 167,66 mg/100g, ở F1(BT Co) là 125,00 mg/100g và ở Boer F1 (BT Co) là 115 mg/100g. Hàm lượng cholesteron trong thịt dê F1(BT Co) và dê Boer F1 (BT Co) thấp hơn dê Cỏ (P < 0,05).

Page 90: Ky Yeu 55nam Cua HUA

90

- Kết quả phân tích hàm lượng axit amin trong thịt dê cho thấy có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05) nếu xét riêng từng axit amin trong thịt giữa 3 loại dê trên và có chiều hướng cao hơn ở dê Cỏ, thấp hơn ở F1 (BT Co) và Boer F1 (BT Co) (P < 0,05). Tuy nhiên, hàm lượng arginine và phenylalanine trong thịt dê F1 (BT Co) và Boer F1 (BT Co) không có sự sai khác (P > 0,05). Đặc biệt, các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, phenylalanine và histidine ở dê Cỏ là cao nhất và thấp nhất ở Boer F1 (BT Co) với P < 0,05. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của thịt dê chủ yếu liên quan đến các axit amin không thay thế.

- Về hiệu quả kinh tế, trong cùng điều kiện chăn nuôi, trong 1 năm, mỗi hộ nuôi 1 dê đực và 10 dê cái sinh sản, kết quả cho thấy: chăn nuôi dê lai 3 máu Boer F1(BT Co) sẽ thu được 34.435.940đ, nuôi dê lai F1(BT Co) thu được 29.769.919đ, còn nuôi dê Cỏ chỉ thu được 18.741.053đ. Như vậy, sự thay đổi con giống đã góp phần nâng cao đáng kể thu nhập cho người nuôi dê. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục nông dân phát triển chăn nuôi dê lai.

- Đề tài góp phần đào tạo 1 thạc sĩ, 2 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp

Ấn phẩm công bố Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải (2011). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh

trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo Cỏ) và con lai Boer F1 (Bách Thảo Cỏ) nuôi tại Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, đã được chấp nhận đăng.

Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải (2011). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo Cỏ) và con lai Boer F1 (Bách Thảo Cỏ) nuôi tại Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, đã được chấp nhận đăng.

Page 91: Ky Yeu 55nam Cua HUA

91

Dê Cỏ

Đực giống Bách Thảo

Dê F1 (Bách Thảo Cỏ)

Dê Boer F1 (Bách Thảo Cỏ)

Page 92: Ky Yeu 55nam Cua HUA

92

II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI

36. Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ thuộc vùng Ðồng bằng sông Hồng Xuất xứ: Đề tài thuộc chương trình thực hiện Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư Việt Nam - Rumani giữa Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn (nay là Công ty phát triển chăn nuôi lợn Rumani Peris - ROMSUINTEST Peris) - Bucarest, Rumani Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Thành viên tham gia: GS.TS. Ðặng Vũ Bình, TS. Phan Xuân Hảo, BSTY. Lê Văn Lãnh, KS. Võ Trọng Thành, KS. Nguyễn Công Oánh - Trung tâm Nghiên cứu liên nghành phát triển nông thôn Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Kết quả đã đạt được - Các trang trại hầu hết mới hình thành và phát triển từ năm 2000 lại

đây, quy mô nhỏ (diện tích khoảng 0,5ha; tổng số vốn 300 - 400 triệu đồng) với tỷ lệ lợn nái lai (ngoại ngoại) là 51,1%, lợn nái lai (ngoại nội) là 14,4%, nái ngoại thuần là 34,5%. Lợn đực Duroc (D) chiếm tỉ lệ cao nhất 30%, tiếp theo là đực Yorkshire (Y) chiếm 21%, Landrace (L) chiếm 13%, đực lai Piétrain Duroc (Pidu) chiếm 15% và đực lai khác 21%.

- Nguồn nước sử dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn đều là nước giếng khoan và đã bị ô nhiễm thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu COD(H+), Cl - và sắt. Chỉ tiêu COD(H+), có tới 25% số mẫu vượt quá giới hạn cho phép tới 2,64 lần tại Hải Dương, 75% số mẫu vượt quá giới hạn cho phép từ 1,19 - 2,42 lần tại Bắc Ninh. Nồng độ sắt trong nước dùng cho chăn nuôi cao, có 75% mẫu nước có nồng độ sắt vượt quá mức cho phép.

- Nghiên cứu trên 6 tổ hợp lai trong đó có 3 tổ hợp lợn lai giữa nái F1(L Y) với đực D, L và Pidu; 3 tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Y MC) với đực D, L và Pidu. Trong đó, số con đẻ ra/ổ của các tổ hợp lai lợn ngoại là trên 12 con, SCCS/ổ đạt trên 10 con với TGCS 22 - 23 ngày. Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai có giống nội: SCĐR/ổ trên 11 con, SCCS/ổ là 10 con với TGCS 29 - 30 ngày.

Page 93: Ky Yeu 55nam Cua HUA

93

- Hầu hết các tổ hợp lợn lai đều cho năng suất sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao và chất lượng thịt tốt. Tổ hợp lợn lai giữa nái F1(L Y) với đực D có tốc độ sinh trưởng cao nhất (778,4g/con/ngày), TTTA là 2,4kg t.ăn/kg khối lượng tăng, tỉ lệ nạc 58,54%. Sau đó là tổ hợp lai với đực lai Pidu có tốc độ sinh trưởng đạt 764,8g/con/ngày, TTTA là 2,44kg, tỉ lệ nạc 59,86%. Tổ hợp lai với đực Landrace có tốc độ sinh trưởng thấp chỉ đạt 744,9g/con/ngày, TTTA là 2,58kg, tỉ lệ nạc 53,9%. Các tổ hợp lai có giống nội về tốc độ tăng khối lượng cao nhất là tổ hợp lai giữa nái F1(Y MC) với đực L có tốc độ sinh trưởng đạt 679,5g/con/ngày, TTTA là 2,74kg, tỉ lệ nạc thấp nhất (50,5%). Tiếp theo là tổ hợp lai với đực D có tốc độ sinh trưởng đạt 673,6g/con/ngày, TTTA là 2,81kg, tỉ lệ nạc đạt 52,02%. Tổ hợp lai với đực Pidu, tốc độ sinh trưởng chỉ đạt 656,7g/con/ngày, TTTA là 2,84kg, tỉ lệ nạc đạt cao nhất 53,68%. Các tổ hợp lai đều cho chất lượng thịt tốt với tỉ lệ mất nước 2,34 đến 2,98%; pH 45’ là 5,82 đến 6,21; độ sáng L của thịt từ 49 đến 50 ở các tổ hợp lai lợn ngoại. Tương tự như vậy ở các tổ hợp lai có giống nội: tỉ lệ mất nước từ 2,76 đến 3,03%; pH 45’ là 6,31 đến 6,59; độ sáng L của thịt từ 45,89 đến 48,96.

- Xử lý nước thải bằng hệ thống biogas đã giảm thiểu đáng kể nồng độ BOD5, COD và nitơ tổng số. Giá trị BOD5 giảm 75 -80,8% đạt tiêu chuẩn cho phép, giá trị COD giảm từ 64,94 - 69,73%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn giá trị cho phép. Nitơ tổng số sau khi xử lý bằng biogas giảm 10,1 - 27,46%, đạt tiêu chuẩn nước thải cung cấp cho nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu trong nông nghiệp.

- Đề tài góp phần đào tạo 3 thạc sĩ, 27 sinh viên Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thú y làm khóa luận tốt nghiệp.

Ấn phẩm công bố Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình, Võ Trọng Thành, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn

Công Oánh, Phan Văn Chung (2007). Quy mô và đặc điểm các trang trại chăn nuôi lợn ở 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, tập 5, số 4, tr. 44 - 49.

Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, Đặng Vũ Bình (2008). Chất lượng nước dùng trong trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 3, tr. 279 - 283.

Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2008). Năng suất sinh sản của nái lai F1 (Yorkshire Móng Cái) phối với đực giống

Page 94: Ky Yeu 55nam Cua HUA

94

Landrace, Duroc và (Piétrain Duroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển. tập 6, số 4, tr. 326 - 330.

Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2008). Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Yorkshire Móng Cái) phối với đực giống Landrace, Duroc và (Piétrain Duroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 5, tr. 412 - 418.

Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy (2008). Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 6, số 6, tr. 556 - 561.

Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh (2008). Kết quả nuôi vỗ béo, chất lượng thân thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Landrace Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Piétrain Duroc). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7, tr. 58 - 62.

Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh (2008). Năng suất sinh sản của một số tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1

(Landrace Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Piétrain Duroc). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, tr. 58 - 61.

Vu Dinh Ton (2008). Performance and efficiency of pigs farm in Hung Yen, Hai Duong and Bac Ninh provinces. Proceedings “The 13th Animal Science Congress of the Asian - Australian Association of Animal production Societies”.

37. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang.

Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mã số B2008 - 11 - 74 TĐ Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Thành viên tham gia:

- TS. Phan Xuân Hảo, GS.TS. Đặng Vũ Bình, ThS. Đoàn Thị Liên, TS. Nguyễn Văn Thắng, ThS. Hán Quang Hạnh - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

Page 95: Ky Yeu 55nam Cua HUA

95

- KS. Võ Trọng Thành, KS. Nguyễn Công Oánh, KS. Nguyễn Đình Linh - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn.

Thời gian thực hiện: 2008 - 2009

Kết quả đạt được - Chăn nuôi trong nông hộ đàn nái lai có máu nội chiếm tỉ lệ cao nhất

(52,11%), tiếp theo là nái nội (26,8%) trong đó chủ yếu là lợn Móng Cái. Với chăn nuôi trang trại nái lai F1(LxY) chiếm tỉ lệ cao nhất 57,14%. Chăn nuôi lợn ở địa phương vẫn mang tính tận dụng, trong điều kiện chăn nông hộ tỉ lệ sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp thấp (6,67% ở lợn nái, 14,29% ở lợn thịt). Với chăn nuôi trang trại, tỉ lệ trang trại sử dụng cám hỗn hợp thấp (33,33%) còn lại là tự phối trộn thức ăn đậm đặc với nguồn thức ăn sẵn có 66,7% số hộ.

- Nghiên cứu trên 5 tổ hợp lai trong đó có 2 tổ hợp lợn lai giữa nái F1(L Y) với Duroc đực lai F1(L Y); 3 tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Y MC) với đực D, L và đực lai F1(L Y). Trong đó, số con đẻ ra/ổ của các tổ hợp lai lợn ngoại đạt trên 11,3 con, SCCS/ổ trên 9,5 con với TGCS dưới 27 ngày. Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai có giống nội: SCĐR/ổ đạt trên 11,3 con, SCCS/ổ trên 9,96 con với TGCS dưới 33 ngày.

- Hầu hết các tổ hợp lợn lai đều cho năng suất sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao và chất lượng thịt tốt. Tổ hợp lai giữa nái F1(L Y) với đực D có tốc độ sinh trưởng cao nhất (736,03g/con/ngày), TTTA là 2,72kg TĂ/kg khối lượng tăng, tỉ lệ nạc 55,16%. Tổ hợp lai với đực lai F1(L Y) có tốc độ sinh trưởng đạt 703,9g/con/ngày, TTTA là 2,75kg, tỉ lệ nạc 53,39%. Các tổ hợp lai có giống nội về tốc độ tăng khối lượng đạt cao nhất là tổ hợp lai giữa F1(Y MC) với đực D với tốc độ sinh trưởng đạt 664,02g/con/ngày, TTTA là 2,74kg, tỉ lệ nạc 51,78%; tiếp theo là tổ hợp lai với đực L, tốc độ sinh trưởng đạt 655,6g/con/ngày, TTTA là 2,75kg, tỉ lệ nạc đạt 50,48%; tổ hợp lai với đực F1(L Y), tốc độ sinh trưởng chỉ đạt 619,04g/con/ngày), TTTA là 2,83kg, tỉ lệ nạc đạt 50,21%. Các tổ hợp lai đều cho chất lượng thịt tốt với tỉ lệ mất nước 2,52 đến 3,23%; pH 45’: 6,13 đến 6,32; độ sáng L của thịt từ 46 đến 48 ở các tổ hợp lai lợn ngoại. Tương tự như vậy ở các tổ hợp lai có giống nội: tỉ lệ mất nước từ 2,29 đến 2,92%; pH 45’: 6,31 đến 6,36; độ sáng L của thịt từ 43,56 đến 46,28.

- Đề tài góp phần đào tạo 1 thạc sĩ, 11 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.

Page 96: Ky Yeu 55nam Cua HUA

96

Ấn phẩm công bố Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng

và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace Yorkshire) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 1/2010, tr. 106 - 113.

Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa nái F1(Yorkshire Móng Cái) với đực Duroc, Landrace và F1(Landrace Yorkshire) nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 2/2010, tr. 269 - 276.

38. Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng suất xanh cao trong vụ đông xuân làm thức ăn cho gia súc nhai lại Xuất xứ: Đề tài được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản Thành viên tham gia:

- PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, KS. Nguyễn Thị Dương Huyền, KS. Tôn Nữ Mai Anh và KS. Bùi Thị Bích - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản

- TS. Nguyễn Văn Quang, TS. Đinh Văn Tuyền, KS. Lại Thị Nhài - Viện Chăn nuôi

- PGS.TS. Phạm Văn Cường, ThS. Hoàng Việt Cường - Khoa Nông học

Thời gian thực hiện: 2008 - 2010 Kết quả đạt được

- Thu thập giống, đánh giá và tuyển chọn giống cao lương: 15 giống cao lương (tại Sơn La, Cao Bằng và nhập nội) đã được thu thập và mô tả đặc điểm các giống. Tại Gia Lâm đã tuyển chọn được các giống S21 (năng suất chất xanh đạt 43,7 tấn/vụ), S27 (năng suất chất xanh đạt 40,6 tấn/vụ), S33 (năng suất chất xanh đạt 40,9 tấn/vụ) và S34 (năng suất chất xanh đạt 45,2 tấn/vụ). Tại Ba Vì tuyển chọn được 3 giống S27 (năng suất chất xanh đạt 37,4 tấn/vụ), S33 (năng suất chất xanh đạt 28,4 tấn/vụ) và S35 (năng suất chất xanh đạt 33,2 tấn/vụ).

Page 97: Ky Yeu 55nam Cua HUA

97

- Đánh giá giá trị thức ăn của các giống đã sơ tuyển:Trong các giống cao lương đã sơ tuyển theo năng suất thì giống S27, S34 (trồng tại Gia Lâm, Hà Nội) và S27, S35 (trồng tại Ba Vì, Hà Tây (cũ)) có tỷ lệ protein thô cao hơn và hàm lượng độc tố HCN thấp hơn so với các giống còn lại.

- Xây dựng và đánh giá quy trình thâm canh các giống cao lương:Tại Gia Lâm, Hà Nội, giống cao lương S34 với mật độ 60 15cm, mức phân bón 260kg N/ha cho năng suất chất xanh cao nhất (208,87 tấn/ha/4 lứa). Tại Ba Vì, giống cao lương S21 với mật độ 60 15cm, mức phân bón 260kg N/ha cho năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein cao nhất tương ứng đạt 29,1; 5,00 và 0,78 tấn/ha/2 lứa. Trồng cao lương S27 với mật độ 60 15cm, mức phân bón 220kg N/ha cho năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein cao nhất tương ứng đạt 29,8; 5,77 và 0,94 tấn/ha/2 lứa. Trồng cao lương S34 với mật độ 60 25cm, mức phân bón 260kg N/ha cho năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein cao nhất tương ứng đạt 34,6; 6,74 và 0,97 tấn/ha/2 lứa;

- Kỹ thuật chế biến cây cao lương làm thức ăn chăn nuôi: Thân lá cao lương có thể ủ chua một cách dễ dàng có/hoặc không bổ sung các chất bột đường hoặc kết hợp với nhóm thức ăn dễ ủ chua. Thức ăn ủ chua dự trữ trong thời gian dài (3 tháng) vẫn cho chất lượng thức ăn ủ chua tốt (pH: 4,02, axit hữu cơ tổng số: 1,91%, trong đó axit lactic: 1,49%), tỷ lệ hỏng do mốc thấp. Việc ủ chua cây cao lương ngoài mục đích dự trữ còn làm giảm rõ rệt hàm lượng độc tố HCN (còn 5,60mg/kg thức ăn), giúp gia súc sử dụng an toàn hơn.

- Sử dụng cây cao lương trong khẩu phần nuôi dưỡng bò: Có thể sử dụng cây cao lương tới 50% thức ăn thô xanh khẩu phần để nuôi bò sinh trưởng (tăng khối lượng của bò đạt 433g/ngày) và 75% đối với bò vỗ béo (tăng khối lượng của bò đạt 800g/ngày).

Địa chỉ ứng dụng chuyển giao Các nông hộ, trang trại chăn nuôi gia súc nhai lại vùng đồng bằng và trung du miền núi Bắc bộ.

Ấn phẩm công bố Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Văn Cường (2008). Giá trị

thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 5, số1/2008, tr. 52 - 56.

Nguyễn Văn Quang, Trần Quốc Việt, Bùi Thị Hồng, Phạm Thị Xim, Hoàng Thị Ngà, Lê Xuân Đông, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch

Page 98: Ky Yeu 55nam Cua HUA

98

(2009). Ảnh hưởng của mật độ trồng và các mức phân bón đến năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng của một số giống cao lương sử dụng trong sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại. Báo cáo tại Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi năm 2009, trang 3 - 16.

Phạm Văn Cường, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Tuấn Chinh, Trần Quốc Việt (2010). Mối quan hệ giữa năng suất sinh khối với một số chỉ tiêu sinh lý và nông học của các giống cao lương (Sorghum bicolour (L.) Moench) làm thức ăn gia súc trong vụ đông. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 9/2010, trang 3 - 10.

Phạm Văn Cường, Đỗ Thị Thu Huyền, Nguyễn Xuân Trạch (2011). Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng cây đến năng suất chất xanh, năng suất hạt và chất lượng dinh dưỡng của cây cao lương làm thức ăn gia súc tại Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 3/2011, trang 53 - 57.

Cao lương tái sinh sau lứa cắt 1

Cao lương tái sinh sau lứa cắt 2

Cao lương sau trồng 60 ngày Cao lương chuẩn bị thu hoạch lứa 1 (sau trồng 75 ngày)

Page 99: Ky Yeu 55nam Cua HUA

99

Thức ăn ủ chua cây cao lương sau 60 ngày bảo quản

Thức ăn ủ chua cây cao lương sau 90 ngày bảo quản

39. Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mã số B 2008 - 11 - 71TĐ Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh - Khoa Thú y Người tham gia: TS. Vũ Như Quán, PGS.TS. Bùi Thị Tho - Khoa Thú y Thời gian thực hiện: 2008 - 2009. Kết quả đạt được

- Có 04 giống chó Béc giê, Rottweiler, Chó Béc giê lai và Chó Phú Quốc đều có thể huấn luyện thành chó nghiệp phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng.

- Có thể sử dụng con lai F1 giữa giống chó ngoại với chó nội địa để huấn luyện thành chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm.

- Bệnh viêm ruột ỉa chảy, viêm đường hô hấp và bệnh ghẻ ngầm là những bệnh thường gặp trên đàn chó nghiệp vụ sử dụng trong công tác kiểm lâm

- Việc bổ sung nước và chất điện giải trong quá trình điều trị đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy, viêm đường hô hấp ở chó nghiệp vụ.

- Trong quá trình điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy, viêm đường hô hấp ở chó có thể bổ sung nước và chất điện giải đơn giản bằng cách cho uống hoặc tiêm dưới da thành nhiều điểm thay cho phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch.

Page 100: Ky Yeu 55nam Cua HUA

100

- Đối với bệnh viêm phổi, việc kết hợp sử dụng dầu nóng để xoa vào vùng thành ngực với các thuốc đặc trị làm tăng hiệu quả điều trị.

- Khi điều trị bệnh ghẻ ngầm cho chó nên kết hợp sử dụng thuốc đặc trị ghẻ ngầm với việc sát nước cốt chanh và bôi xanh metylen

Ấn phẩm công bố Nguyễn Văn Thanh (2008). Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ

công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng. Hội thảo khoa học các trường đại học kỹ thuật với nền quốc phòng toàn dân. Vĩnh Yên, 10/2008, trang 241 - 244

Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Mạnh Hà (2008). Một số nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện chó nghiệp vụ phục vụ an ninh quốc phòng. Hội thảo khoa học các trường đại học kỹ thuật với nền quốc phòng toàn dân. Vĩnh Yên, 10/2008, trang 244 - 246

Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Mai Thơ (2009). Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh thường gặp trên một số giống chó được sử dụng làm chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao 04 giống chó Béc giê, Rottweiler, Chó Béc giê lai và Chó Phú Quốc phục vụ công tác kiểm lâm cho các vùng có rừng núi hay các lâm trường hay các trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ khác

Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác kiểm lâm

Page 101: Ky Yeu 55nam Cua HUA

101

40. Nghiên cứu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm biện pháp phòng trị

Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ. Mã số B2008 - 11 - 109

Chủ nhiệm: TS. Trịnh Đình Thâu - Khoa Thú y

Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, ThS. Nguyễn Hoài Nam

Thời gian thực hiện: Tháng 1/2008 đến tháng 12/2009

Kết quả đạt được

- Kết quả điều tra tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên các trang trại nuôi lợn nái ngoại với tống số nái quan sát và theo dõi 589 cho biết tỷ lệ nái ngoại mắc hội chứng MMA: 50,9%, trong đó thể điển hình 6,7%. Nghiên cứu mối tương quan giữa hội chứng viêm tử cung, viêm vú mất sữa (MMA) ở lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở lợn con bú sữa tại các trại đã cho kết quả khi đàn lợn nái bị mắc hội chứng MMA thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cao hơn đàn không bị mắc hội chứng MMA (trung bình 83,1% so với 50,2%).

- Nghiên cứu đã phân lập được 5 loại vi khuẩn có trong dịch tiết đường sinh dục của lợn bị viêm tử cung: Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli, Salmonella và Pseudomonas. Kiểm tra mức độ mẫn cảm của 4 vi khuẩn phân lập được từ dịch tiết đường sinh dục của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung với 11 thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu, phát hiện có 3 loại kháng sinh có mẫn cảm cao với các vi khuẩn nói trên đó là Amoxycillin, Gentamycin và Neomycin.

- Thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại đạt kết quả tốt. 03 phác đồ điều trị hội chứng MMA trên đàn lợn nái đều đạt hiệu quả điều trị cao. Trong đó phác đồ có sử dụng thuốc Hanprost và dung dịch Lugol 0,1% mang lại hiệu quả cao nhất. Từ đó đưa ra các phác đồ điều trị lợn con mắc hội chứng tiêu chảy kết hợp điều trị lợn mẹ mắc hội chứng MMA. Kết quả thực hiện biện pháp trên làm giảm tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy.

Page 102: Ky Yeu 55nam Cua HUA

102

Ấn phẩm công bố Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010). Tình hình bệnh viêm tử cung

trên đàn lợn nái ngoại và biện pháp phòng tri. Tạp chí KHKT Thú y, tập 12, số 1.

Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh, Đoàn Đức Thành (2010). Tình hình Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) trên đàn nái nhập ngoại đang nuôi tại các trang trại tỉnh Thái Bình và các biện pháp phòng trị. Tạp chí KHKT chăn nuôi (JAHST).

ISAAS International Congress (2010). Trinh Dinh Thau, Nguyen Van Thanh. A situation of Matritis - Mastitis - Agalactia (MMA) syndrome in exotic sows raising at farms in Thai Binh Province, Vietnam and prescriptions to treat (14 - 18 November 2010, Bali, Indonesia).

Trinh Dinh Thau, Nguyen Van Thanh. A situation of Matritis - Mastitis - Agalactia (MMA) syndrome in exotic sows raising at farms in Thai Binh Province, Vietnam and prescriptions to treat (The International Conference on Global Issues Influecing Huaman and Animal Health for ASEAN 9 -10 June 2011, Pullman Khon Kaen Raja Orchid Hotel, Khon Kaen Thailand).

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Đề tài đã ứng dụng biện pháp phòng và sử dụng 3 phác đồ điều trị hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại các trang trại: Huyện Vũ Thư, Thái Thuỵ (Thái Bình); huyện Tiên Du (Bắc Ninh); trang trại thuộc công ty DABACO đạt kết quả tốt.

Lợn nái viêm tử cung kèm theo viêm vú

Lợn nái mắc MMA, số con trên ổ ít

Page 103: Ky Yeu 55nam Cua HUA

103

41. Sinh thái và dịch tễ học bệnh cúm gia cầm trong các quốc gia đang phát triển Xuất xứ: Đề tài nghiên cứu có mã số GRIPAVI thuộc Hợp đồng nghiên cứu giữa CIRAD - Trung tâm NCLNPTNT (CEIDR) - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) được Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

Thành viên tham gia - KS. Phan Đăng Thắng, KS. Nguyễn Văn Duy, KS. Nguyễn Công

Oánh, ThS. Hán Quang Hạnh - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

- C. Le Bas, S. Desvaux, M. Peyre, J - F. Renard, F. Roger: CIRAD, Cộng hòa Pháp

Thời gian thực hiện: 2007 - 2008 Mục tiêu

Đánh giá tác động chi phí - lợi ích của chương trình tiêm phòng vacxin khối trong phòng ngừa bệnh cúm gây ra do virus độc lực cao H5N1 trên đàn gia cầm. Xây dựng mô hình cảnh báo rủi ro truyền lan dịch bệnh trong chuỗi cung cấp gia cầm. Đánh giá việc giám sát chủ động theo các điểm tiêu chuẩn đặc trưng trong chuỗi chợ gia cầm nhằm xác định sớm sự lưu trú mầm bệnh mức độ cao nhất trong chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ.

Nội dung - Phân tích chi phí - lợi ích của chương trình tiêm vacxin phòng cúm

H5N1. - Xác định các phương thức lưu trú virus trong và giữa các tác nhân

trong chuỗi cung cấp gia cầm. - Xây dựng mô hình các tác nhân rủi ro truyền lan theo chuỗi chợ gia

cầm thông qua loài gia cầm, quy mô đàn, giá, nguồn gốc và nơi bán cuối cùng của sản phẩm gia cầm.

- Xác định các điểm quan sát tiêu chuẩn trong chuỗi cung cấp theo hệ thống địa lý.

Kết quả đạt được - Xác định được các chi phí và lợi ích của việc tiêm phòng vacxin cúm

gia cầm - Hiểu biết của nông dân về vệ sinh dịch tễ còn nhiều hạn chế tại các

Page 104: Ky Yeu 55nam Cua HUA

104

tỉnh nghiên cứu. Khi có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm thì nông dân vẫn tiến hành điều trị trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày và 68% số hộ cho biết là gia cầm vẫn được tiêu thụ hoặc bán chạy với giá thấp hơn từ 15 - 25% giá thông thường nhằm giảm bớt thiệt hại.

- Ở quy mô quốc gia, giá trị một liều tiêm phòng cúm H5N1 cho đàn gia cầm trung bình là 650 đồng. Tỉ lệ lợi ích /chi phí (BCR) đạt được khá cao ở các nông hộ. Điều này phản ảnh phần lớn chi phí tiêm phòng vacxin được nhà nước hỗ trợ và người chăn nuôi chỉ bỏ ra một phần rất nhỏ. Kết quả tính toán cho thấy, tỉ lệ BCR theo các kịch bản khác nhau giữa tiêm phòng cúm cao hơn từ 31 tới 78 lần so với tiêu hủy đàn gia cầm khi có dịch xảy ra. Với các hệ thống chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ có tỉ lệ lợi ích/chi phí thấp hơn 15% so với các hệ thống chăn nuôi gia cầm hàng hóa.

- Nghiên cứu đã chỉ ra có hai điểm có nguy cơ rủi ro cao với sự lưu trú của virus HPAI trong chuỗi cung cấp gia cầm đó là: các lò ấp trứng gia cầm tư nhân và các nông hộ chăn nuôi gia cầm sản xuất hang hóa.

Ấn phẩm công bố Phan Dang Thang, M. Peyre, S. Desvaux, Vu Dinh Ton, J - F. Renard, F.

Roger (2009). “Characteristics of poultry production systems and cost - benefit analysis of mass vaccination campaign against HPAI in poultry production systems in Long An Province, South Vietnam”, Journal of Science and Development, Vol.7, English issue N°1/2009. Hanoi University of Agriculture.

Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng, S. Desvaux, M. Peyre, J - F. Renard, F. Roger (2008). “Mối quan hệ giữa các hệ thống chăn nuôi gia cầm với dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) và sự đáp ứng của người chăn nuôi với dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 122, 5/2008.

Le Bas C., Phan Dang Thang, S. Desvaux, N. V. Duy, N. C. Oanh, H. Q. Hanh, J. F. Renard, Vu Dinh Ton (2008). “Tentative approach for an HACCP - like risk scoring methodology”. Enviromental health and socio - economic risks associated with livestock intensification, PRISE - CIRAD conference, The 4th - 5th December, 2008, Hanoi.

Phan Dang Thang, M. Peyre, S. Desvaux, J - F. Renard, F. Roger, Vu Dinh Ton (2008). “Relation between the poultry production systems and the Highly Pathogenic Avian Influenza (HPAI) in Vietnam”. The 13th AAAP Animal Science Congress, September 22 - 26, 2008. Hanoi, Vietnam (The Asian - Australasian Association of Animal Production Societies -AAAP).

Page 105: Ky Yeu 55nam Cua HUA

105

Peyre M., S. Desvaux, T. Phan Dang, V. Rossi, J - F. Renard, T. Vu Dinh, F. Roger (2008). “Financial Evaluation of Vaccination Strategies against HPAI: a Modeling Approache”. AI Research to Policy international Workshop, FAO. 16 - 18, June 2008. Hanoi, Vietnam.

Peyre M., S. Desvaux, T. Phan Dang, J - F. Renard, T. Vu Dinh, F. Roger (2008). “Financial Evaluation of Vaccination Strategies against Highly Pathogenic Avian Influenza: a Modelling Approach” BIOTEC International Symposium on Avian Influenza, 23 - 25th January, 2008, Bangkok, Thailand.

Vu Dinh Ton, Phan Dang Thang, M. Peyre (2007). “Cost - benefit analysis of the influenza vaccination in Vietnam: study of 2 provinces (Ha Tay and Long An)”, Workshop of Scientific and Committees, PRISE - CIRAD, 4th and 5th December, 2007, Hanoi, Vietnam.

Phan Dang Thang, M. Peyre, Vu Dinh Ton, S. Desvaux, J - F, Renard, F. Roger (2007). “Cost - benefit analysis of mass vaccination campaign against H5N1 in small scale production systems in Vietnam: Economical results in Long An province”. The 12th International Congress of the tropical veterinary Institutes, 19 - 22 August, 2007, Montpellier, France. Web access: http://avian - influenza.cirad.fr/training_publications/publications/posters/cost_benefit_vaccination_vietnam_phan_dang_et_al_aitvm_2007

Peyre M., S. Desvaux, T. Phan Dang, T. Vu Dinh, J - F Renard, F. Roger (2007). “Conceptual framework for a cost - benefit analysis of Avian Influenza vaccination in small scale production systems: the case of Vietnam”, OIE/FAO/IZSVe international conference on Vaccination, a tool to control avian influenza, March 20 - 22, 2007, Verona, Italy. Web access: http://avian - influenza.cirad.fr/training_publications/publications/posters/ai_vaccination_vietnam_peyre_et_al_oie_fao_izsve_conference_on_ai_vaccination_verona_2007

Stéphanie Desvaux, Vu Dinh Ton (chief editors) (2008). A general review and a description of the poultry production in Vietnam. Agricultural publishing house.

42. Nghiên cứu tình hình nhiễm, vai trò của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở bò, lợn nuôi tại Hà Nội và một số vùng phụ cận Xuất xứ: Tổng hợp của các đề tài: nghiên cứu sinh, đề tài cấp Bộ. Mã số B 2008 - 11 - 08 và hỗ trợ của Dự án Việt - Bỉ. Chủ trì: TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ - Khoa Thú y

Page 106: Ky Yeu 55nam Cua HUA

106

Người tham gia: - TS. Trần Thị Lan Hương; PGS.TS. Trương Quang; TS. Nguyễn Bá

Hiên; Ths. Lê Văn Lãnh - Khoa Thú y - TS. Đỗ Ngọc Thúy - Viện Thú y quốc gia

Thời gian thực hiện: từ 9/2007 - 12/2009 Kết quả đạt được

- Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. perfringens ở bò và lợn: bò bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn (58,59%) cao hơn hẳn bò khỏe mạnh (35,71%) (P < 0,05); tỷ lệ nhiễm này không có sự sai khác giữa các lứa tuổi cũng như giữa các vùng địa lý (P > 0,05). Ở lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn (58,24%) cao hơn hẳn lợn khỏe mạnh (25,61%) (P < 0,05); tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở lứa tuổi 1 - 28 ngày (64,80%) cao hơn ở lứa tuổi 29 - 90 ngày (52,21%) (P < 0,05) và không có sự sai khác giữa các vùng địa lý (P > 0,05).

- Những chủng C. perfringens phân lập được từ bò và lợn bị tiêu chảy đều có độc tính, gây chết 50 - 100% chuột thí nghiệm trong thời gian từ 4 - 30 giờ; trong khi đó các chủng phân lập từ bò và lợn khỏe mạnh đều không gây chết chuột.

- Đã phân lập được vi khuẩn C. perfringens type C và D, bên cạnh type A vẫn thường thấy từ phân và phủ tạng của bò bị tiêu chảy; trong khi đó toàn bộ 100% các chủng phân lập từ lợn bị tiêu chảy và khỏe mạnh, từ phân bò khỏe mạnh, từ môi trường chuồng nuôi và sữa của bò bị tiêu chảy thuộc type A.

- Các chủng C. perfringens phân lập được từ bò và lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ mang gen sản sinh độc tố ruột (cpe) và độc tố β - 2 (cpb2) cao hơn so với các chủng phân lập được từ bò và lợn khỏe. Chỉ phát hiện thấy gen cpb2 ở các chủng phân lập từ lợn bị tiêu chảy (45,39%) mà không phát hiện được ở các chủng phân lập từ lợn khỏe mạnh.

- Trình tự gen 16s rRNA của một số chủng C. perfringens có mức độ tương đồng từ 98 - 99% và tương đồng 98 - 100% so với chủng tham chiếu, chứng tỏ các chủng C. perfringens được lựa chọn giải trình tự là các chủng có mối quan hệ gần gũi nhau từ một nguồn gốc.

- Trình tự gen cpb2 của các chủng được giải mã tương đồng 100% và mức tương đồng so với chủng tham chiếu dao động từ 99 - 100%, chứng tỏ tính bảo tồn cao của gen này ở vi khuẩn gây bệnh trên thế giới.

Page 107: Ky Yeu 55nam Cua HUA

107

- Hầu hết các chủng C. perfringens đã phân lập được mẫn cảm với kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, nhóm β - lactam nhưng lại kháng gần như hoàn toàn với các kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside. Phác đồ điều trị cho bò và lợn bị tiêu chảy (có triệu chứng phân lỏng, nhiều nước, mùi thối khắm) trong thành phần có chứa kháng sinh là marbofloxacin, enrofloxacin và ceftiofur thì tỷ lệ khỏi dao động từ 87,89% đến 100% với thời gian điều trị là 3 ngày.

Ấn phẩm công bố Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trần Thị Lan Hương, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thuý,

Nguyễn Bá Hiên (2009). Tỷ lệ nhiễm Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 2/2009, tr. 172 - 179.

Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thuý, Nguyễn Bá Hiên (2009). Tỷ lệ nhiễm Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở bò tại Hà Nội và vùng phụ cận”. Tạp chí KHKT Thú y, tập 16, số 3/2009, tr. 34 - 39.

Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thuý, Nguyễn Bá Hiên (2009). Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Clostridium perfringens phân lập từ bò và lợn mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Nội và vùng phụ cận, Tạp chí KHKT Thú y, tập 16, số 4/2009, tr. 58 - 63.

Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Bá Hiên (2011). Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn Clostridium perfringens phân lập từ bò và lợn mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Nội và vùng phụ cận, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 1/2011, tr. 68 - 74.

43. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật - thích ứng và chuẩn hóa phương pháp vi sinh vật để phát hiện tồn dư kháng sinh trong thịt được bán trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng Xuất xứ: Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Đại học thể chế giữa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) và Hội đồng Liên các trường Đại học khối Pháp ngữ (CIUF/CUD), Vương quốc Bỉ.

Chủ trì: GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

Thành viên tham gia - TS. Phạm Kim Đăng, PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và

Nuôi trồng thủy sản. - GS.TS. Marie - Louise SCIPPO: Khoa Thú y, Đại học Liège, Vương

quốc Bỉ

Page 108: Ky Yeu 55nam Cua HUA

108

- KS. Bùi Quang Đông: Trung tâm Nghiên cứu Liên nghành Phát triển nông thôn.

Thời gian thực hiện: 3/2009 - 3/2011 Kết quả đạt được

- Có ít nhất 48 loại thuộc hơn 10 nhóm kháng sinh khác nhau đã được sử dụng trong chăn nuôi lợn và gà tại vùng nghiên cứu. Kháng sinh không chỉ dùng trong phòng trị bệnh mà còn dùng vào mục đích kích thích sinh trưởng.

- Nhận thức của người tiêu dùng và người chăn nuôi về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế. Đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm nên sử dụng sai nguyên tắc. Nhận thức về VSATTP của người chăn nuôi kém còn thể hiện ở việc giết mổ gia súc ốm đang điều trị làm thực phẩm cho gia đình hoặc bán chạy thu hồi vốn.

- Phương pháp vi sinh vật hai đĩa mới (New Two Plate Test) đáp ứng được các tiêu chí của một phương pháp sàng lọc kháng sinh theo tiêu chuẩn EU (QĐ 2002/657 EC) đã được thích ứng chuẩn hóa có khả năng sàng lọc 7 nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến có nguy cơ tồn dư cao trong thịt bán trên thị trường vùng nghiên cứu ở nồng độ rất gần với nồng độ giới hạn tồn dư.

- Kết quả phân tích các mẫu thịt gà và thịt lợn cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm kháng sinh là rất cao và rất đáng báo động đồng thời có mối liên quan cao giữa việc sử dụng và nguy cơ tồn dư.

Ấn phẩm công bố Ton Vu Dinh, Dang Pham Kim, Marie - Louise SCIPPO (2010). “Antibiotic

Utilization in Pig and Chicken Production in Vietnam: Case Study in Red River Delta”. Proceding of International Conference on Hygiene and Importation Management of Livestock Products. The 14th AAAP Animal Science Congress in Taiwan, from 23 to 27, August 2010.

Dang Pham Kim, Guy Degand, Sophie Danyi, Gilles Pierret, Philippe Delahaut, Ton Vu Dinh, Guy Maghuin - Rogister, Marie - Louise Scippo (2010). “Validation of a two - plate microbiological method for screening antibiotic residues in shrimp tissue”. Analytica Chimica Acta, 672, p 30 - 39.

Dang Pham Kim, Guy Degand, Caroline Douny, Ton Vu Dinh, Guy Maghuin - Rogister, Marie - Louise Scippo (2011). Optimization of a new two - plate screening method for the detection of antibiotic residues in meat. Accepted on International Journal of Food Science and Technology.

Page 109: Ky Yeu 55nam Cua HUA

109

Dang Pham Kim, Claude Saegerman, Ton Vu Dinh, Binh Dang Vu, Bo Ha Xuan, Marie - Louise SCIPPO (2011). “First survey on the use of antibiotics in pig and chicken production in the Red River Delta Region of Vietnam”. Submited on Journale Tropical Animal Health and Production.

Sophie Danyi, Joëlle Widart, Caroline Douny, Pham Kim Dang, Dominique Baiwir, Neil Wang, Huynh Thi Tu, Nguyen - Thanh Phuong, Patrick Kestemont, Marie - Louise Scippo (2011). “Determination and kinetics of enrofloxacin and ciprofloxacin in Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) and giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) using a liquid chromatography/mass spectrometry method”. Journal of Veterinary Pharmacology & Therapeutics, 34 (2), p 142-152.

Pham Kim Dang, Vu Dinh Ton (2010). “Consumption of foodstuff from animal origin and Consumers’ Understanding on Food Safety: Case study in Red River Delta”. Proceding of Workshop on “Future Prospects for Livestock in Vietnam” How to balance Livestock Industrialization, Rural Development Strategy, and Environmental changes? The Workshop Held in Hanoi (Vietnam) by INRA, CIRAD, Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development and MARD of Vietnam on november 29th, 2010.

Phạm Kim Đăng, Guy DEGAND, Sophie DANYI, Guy MAGHUIN - ROGISTER, Marie - Louise SCIPPO (2009). Thích ứng phương pháp vi sinh vật để sàng lọc tồn dư Quinolone, Tetracyclines và Sulfamide trong tôm. Kỷ yếu hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5 - 2009 do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y Tế và Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam - Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam xuất bản. NXB Hà Nội, tr. 456 - 468.

44. Nghiên cứu sự lưu hành của virus Ca rê gây bệnh trên chó ở vùng phụ cận Hà Nội bằng phương pháp hóa miễn dịch và chọn ra các chủng để chế vacxin phòng bệnh Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ. Mã số: B2009 - 11 - 124 Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam - Khoa Thú y Người tham gia: TS. Nguyễn Thị Lan, TS. Bùi Trần Anh Đào, BSTY. Bùi Thị Tố Nga, BSTY. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2009 đến 12/2010 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra và thu thập mẫu bệnh phẩm: Địa điểm lấy mẫu và thu thập mẫu: Một số phòng khám khu vực nội thành Hà Nội và vùng phụ cận Hà Nội.

Page 110: Ky Yeu 55nam Cua HUA

110

- Xác định sự có mặt của virus Ca rê bằng phương pháp hóa mô miễn dịch.

- Phân lập virus Ca rê và khảo sát một số đặc tính sinh học của virus phân lập được.

- Chọn chủng virus phù hợp cho việc chế vacxin phòng bệnh sau này tại Việt Nam.

Kết quả đạt được Đã thu thập được hơn 120 mẫu bệnh phẩm của các chó mắc Ca rê theo các giống, lứa tuổi và địa phương khác nhau, có hồ sơ mẫu rõ ràng. Các block, slide của các chó nghiên cứu đã được nhuộm HE và hóa miễn dịch. 2) Xây dựng được quy trình nhuộm hóa mô miễn dịch chẩn đoán bệnh Ca rê và các kết quả hóa miễn dịch dương tính (20 slides). 3) Phân lập được các chủng virus Ca rê gây bệnh trên chó ở Việt Nam và đã khảo sát đặc tính sinh trưởng và phát triển cũng như hiệu giá virus (tổng số có 10 chủng) trên môi trường tế bào Vero-DST. 4) Các chủng được nuôi cấy thuần lựa chọn để sử dụng làm vacxin phòng bệnh.

Ấn phẩm công bố Lan NT, Yamaguchi R, Kien TT, Hirai T, Hidaka Y, Nam NH. (2009). First

isolation and characterization of canine distemper virus in Vietnam with the immunohistochemical examination of the dog. J Vet Med Sci. 2009 Feb;71(2):155-62.

Nguyen Thi Lan, Ryoji Yamaguchi, Tran Trung Kien, Takuya Hirai, Yuichi Hidaka and Nguyen Huu Nam (2009). First isolation and characterization of Canine Distemper Virus in Vietnam with the Immunohistochemical examination of the dog. J.Vet.Med.Sci. 71(2): 155-162.

Lan NT, Yamaguchi R, Hirai T, Kai K, Morishita K (2009). Relationship between growth behavior in vero cells and the molecular characteristics of recent isolated classified in the Asia 1 and 2 groups of canine distemper virus. J Vet Med Sci. 2009 Apr; 71(4): 457-461

Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao Áp dụng quy trình chẩn đoán chó mắc Ca rê bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch cho phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý.

Page 111: Ky Yeu 55nam Cua HUA

111

E. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP

45. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo các máy để cơ giới hóa canh tác và thu hoạch sắn ở vùng sản xuất sắn tập trung

Xuất xứ: Đề tài cấp Nhà nước. Mã số KC.07.07/06 - 10

Chủ trì: TS. Hà Đức Thái - Khoa Cơ Điện

Những người tham gia: PGS.TS. Nguyễn Văn Muốn, PGS.TS. Lương Văn Vượt, ThS. Hàn Trung Dũng; TS. Lê Minh Lư, ThS. Nguyễn Viết Lầu, ThS. Đặng Đình Trình, ThS. Nguyễn Văn Công Chính, ThS. Lê Văn Tiến, ThS. Trịnh Thị Phương Loan, TS. Nguyễn Xuân Thiết; ThS. Nguyễn Chung Thông; KS. Lưu văn Chiến - Khoa Cơ Điện

Thời gian thực hiện: 2007 - 2010

Kết quả đạt được

- Đề tài đã thành công trong việc nghiên cứu đề xuất, lựa chọn nguyên lý, tính toán thiết kế và chế tạo 8 mẫu máy phục vụ cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác và thu hoạch sắn. Tất cả các mẫu máy đều hoạt động tốt trên hai mô hình áp dụng thử nghiệm, các máy được trung tâm giám định máy quốc gia tiến hành khảo nghiệm cho kết quả đạt và vượt các chỉ tiêu năng suất và chất lượng đã đăng ký.

- Đã công bố 03 bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về cơ khí nông nghiệp tổ chức tại Hà Nội năm 2009.

- Một bài báo đăng trong Kỷ yếu Hội thảo cơ khí nông nghiệp Trung - Việt tổ chức tại Quảng Tây - Trung Quốc tháng 12/2008.

- Một bài báo đăng trong kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc về cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm tháng 11/2011.

- Đề tài đã đào tạo được 6 Thạc sỹ đạt kết quả khá, giỏi.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao

- 05 công ty tìm hiểu để ứng dụng triển khai ứng dụng kết quả của đề tài trong đó có một công ty ở Hà Tĩnh đã ký hợp đồng và đặt tiền để chế tạo và ứng dụng hệ thống máy của đề tài.

Page 112: Ky Yeu 55nam Cua HUA

112

Giải thưởng - Được nhận 2 cúp vàng tại hội chợ ASEAN + 3 - Được cục sáng chế công nhận sáng chế máy cắt hom sắn giống đang

ở giai đoạn công báo

Máy làm đất Máy trồng hom sắn

Máy xới bón phân cho sắn Máy đào nhổ củ sắn

Bộ trưởng Hoàng Xuân Phong

trao cúp vàng cho chủ nhiệm đề tài Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm các máy của đề tài

Page 113: Ky Yeu 55nam Cua HUA

113

46. Giải một số bài toán mô phỏng các thông số động học dòng khí trong buống sấy nông sản trên cơ sở ứng dụng phần mềm tính toán thuỷ khí động lực học Xuất xứ: Đề tài cấp Nhà nước - Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên. Mã số 3.011.06 Chủ trì: PGS.TS. Hoàng Đức Liên - Khoa Cơ Điện

Thành viên tham gia: - PGS.TS. Nguyễn Văn Bày, Trung tâm nghiên cứu tư vấn cơ điện và

xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - ThS. Nguyễn Thị Thanh Loan, Khoa Cơ Điện, Đại học Nông nghiệp

Hà Nội; - ThS. Lê Vũ Quân - Nghiên cứu sinh tại Đại học Lâm nghiệp Nam

Kinh, Trung Quốc; - KS. Bùi Thị Thu, Khoa Cơ - Điện, Trường cao đẳng công nghiệp dệt

may và thời trang - Hà Nội. Thời gian thực hiện: 01/2006 - 12/2008 Kết quả đạt được

- Đã nghiên cứu tổng quan về sấy; Lý thuyết dòng nhiều pha, lựa chọn phần mềm Fluent để tính toán mô phỏng các thông số động học dòng chảy trong các thiết bị buồng đốt, buồng sấy phun.

- Kết quả tính toán số đã mô phỏng một cách rõ ràng về sự biến đổi các thông số động học như vận tốc dòng chảy, áp suất, biến đổi nhiệt độ trong dòng chất lỏng hai pha và ảnh hưởng của các thông số này đến vật liệu thành ống. Đồng thời có thể chỉ rõ vị trí bị ảnh hưởng của nhiệt độ, vận tốc, áp suất hay cường độ rối của dòng chất lỏng là lớn nhất, tức là tại vùng đó thành ống nguy hiểm nhất. Từ đó có thể làm cơ sở để tiến hành các thí nghiệm về buồng sấy (đặc biệt là buồng sấy phun).

- Xây dựng mô hình toán và ứng dụng để nghiên cứu mô phỏng ảnh hưởng của xoáy đến quá trình cháy dòng phun rối xoáy hai pha không đẳng nhiệt trong buồng đốt, buồng sấy công nghiệp.

- Ứng dụng phần mềm tính toán dòng phun rối xoáy hai pha không đẳng nhiệt thiết lập biểu đồ quan hệ giữa đường kính và chiều dài ngọn lửa với công suất thiết kế lò hơi lò ống lửa nằm ngang. Kết quả tính toán sử dụng phần mềm tính toán dòng phun rối xoáy hai pha

Page 114: Ky Yeu 55nam Cua HUA

114

không đẳng nhiệt cho phép xác định đường kính và chiều dài ngọn lửa dầu DO và FO trong buồng đốt lò hơi ống lò ống lửa nằm ngang theo công suất thiết kế lò hơi, giúp cho quá trình thiết kế buồng đốt đơn giản nhưng vẫn đảm bảo quá trình cháy nhiên liệu trong buồng đốt là hoàn toàn. Điều này trước đây chỉ xác định thông qua các nghiên cứu thực nghiệm.

- Nghiên cứu mô phỏng một số thông số động học dòng chất lỏng trong buồng sấy phun. Việc ứng dụng phần mềm Fluent trong tính toán các thông số động học dòng chất lỏng trong buồng sấy, đã mô phỏng một cách rõ ràng về sự biến đổi các thông số vận tốc, áp suất, nhiệt độ ...của dòng chất lỏng. Đồng thời có thể cho thấy vị trí ảnh hưởng của nhiệt độ, vận tốc, áp suất hay cường độ rối của dòng hai pha là lớn nhất, tức là tại vùng đó tác nhân sấy tác động lên vật liệu sấy lớn nhất. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mỗi trường hợp mà ta có thể thay đổi các thông số vào hay chọn các thông số đầu ra sao cho thích hợp nhất. So sánh kết quả tính toán trong phần mềm Fluent và kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả tính toán lý thuyết trong phần mềm Fluent gần trùng với kết quả đo được trong thực tế. Điều đó đã chứng tỏ độ tin cậy của lời giải trong việc ứng dụng phần mềm Fluent trong việc xác định các thông số động học dòng khí trong buồng sấy phun.

Ấn phẩm công bố Duc Lien Hoang, Phan Hoang Chieu Le (2008). Defining Some Kinetic

Parameters of The Flows in Spray Technique; Proceedings of The 2nd KMU - HCMUT Joint Workshop: Strengthening Collaboration on Research and Education in Engineering; Busan - Korea, 11/2008; p. 148 - 151.

Nguyễn Thanh Nam, Nguyễn Thanh Hào, Hoàng Đức Liên (2006). Ứng dụng kỹ thuật tạo lưới trong bài toán mô phỏng dòng phun rối hai pha không đẳng nhiệt; Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, tập IV, số 6/2006, trang 112 -116.

N. T. Hào, H. Đ. Liên, N. T. Nam (2008). Ứng dụng phần mềm tính toán dòng phun rối xoáy hai pha không đẳng nhiệt thiết lập biểu đồ quan hệ giữa đường kính và chiều dài ngọn lửa với công suất thiết kế lò hơi lò ống lửa nằm ngang. Tuyển tập công trình “Hội nghị Khoa học Cơ học Thuỷ khí toàn quốc 2008”, Phan Thiết, tháng 7/2008.

Hoàng Đức Liên, Nguyễn Thanh Nam, N.H.A Kiệt (2006). Sự truyền nhiệt đối lưu tự nhiên gần tấm nhiệt phẳng thẳng đứng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, số 4+5/2006, trang 215 - 220.

Page 115: Ky Yeu 55nam Cua HUA

115

Hoàng Đức Liên, Nguyễn Thị Thanh Loan (2006). Kết quả nghiên cứu: bước đầu về ứng dụng phần mềm Fluent trong tính toán dòng nhiều pha. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, tập IV, số 2/2006, trang 151 - 156.

Hoàng Đức Liên (2007). Nghiên cứu mô phỏng một số thông số động học dòng chất lỏng trong buồng sấy phun. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt, Hội khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam, số 76, tháng 7/2007, trang 18 - 21.

Hoàng Đức Liên, Nguyễn Thanh Hào, Nguyễn Thanh Nam (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của xoáy đến quá trình cháy dòng phun rối xoáy hai pha không đẳng nhiệt trong buồng đốt công nghiệp bằng phương pháp mô phỏng số; Tuyển tập công trình “Hội nghị Khoa học Cơ học Thuỷ khí Toàn quốc 2007”; Huế, Tháng 7 năm 2007; Trang 337 - 344.

Hoàng Đức Liên, Nguyễn Thị Thanh Loan(2007). Mô phỏng tính toán các thông số động học hai dòng chất lỏng hỗn hợp phối trộn trong đường ống. Tuyển tập công trình “Hội nghị Khoa học Cơ học toàn quốc 2007”, Hà Nội, tháng 12/2007, trang 315 - 324.

Nguyễn Thanh Hào, Nguyễn Thanh Nam, Hoàng Đức Liên (2007). Nghiên cứu chế tạo đầu đốt tạo xoáy và ảnh hưởng của hệ số xoáy trong quá trình cháy của dòng phun rối xoáy hai pha. Tuyển tập công trình “Hội nghị Khoa học Cơ học toàn quốc 2007”, Hà Nội, tháng 12/2007, trang 179 - 186.

Bùi Thị Thu (2006). Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Fluent để mô phỏng và xác định một số thông số cơ bản của quá trình sấy phun. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội.

Hoàng Đức Liên (2008). Kỹ thuật Thuỷ khí. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 116: Ky Yeu 55nam Cua HUA

116

G. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

47. Bằng phát minh về “Phương pháp học máy để nhận dạng đối tượng trong dữ liệu ảnh thông qua tương tác người dùng”

Xuất xứ: Chương trình hợp tác của Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Áo (OEAD) với một số trường đại học của Việt Nam và một số dự án được thực hiện tại Viện ICG, Đại học Công nghệ Graz, Cộng hòa Áo.

Đồng chủ trì: TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin, J. Birchbauer, H. Bischof, B. Frühstück, H. Grabner, Thuy Thi Nguyen, P. Roth, M. Winter - Viện nghiên cứu Đồ họa và Thị giác máy tính, Khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ Graz, Cộng hòa Áo. Thời gian thực hiện: Năm 2006 - 2008 Kết quả đạt được

- Phát minh liên quan đến phương pháp nhận dạng đối tượng qua một phương thức học tri thức về đối tượng từ một bộ dữ liệu, thông qua tương tác với người sử dụng. Phương pháp này sử dụng một phương pháp có khả năng học trong thời gian thực, trong đó bộ dữ liệu được xử lý để sử dụng cho việc học được hiển thị qua một giao diện người dùng. Thông qua giao diện này, người sử dụng có thể hiển thị mẫu học của đối tượng trong bộ dữ liệu. Sau khi xác định một số mẫu, tri thức của hệ thống sẽ được cập nhật theo một cơ chế thông minh, trong đó mô hình về đối tượng sẽ được học bằng cách cập nhật tri thức từ việc xử lý bộ dữ liệu. Với phương pháp này, hệ thống có thể thực hiện việc học trong thời gian thực, với rất ít thời gian trễ khi cập nhật tri thức về đối tượng.

- Phương pháp này có thể được ứng dụng cho việc nhận dạng các đối tượng từ chuỗi ảnh video, chẳng hạn như việc nhận ra một người từ việc dáng vẻ bề ngoài của người đó.

Ấn phẩm công bố Helmut Grabner, Thuy Thi Nguyen, Barbara Gruber and Horst Bischof

(2008). “Boosting - based car detection from aerial images”, ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing, Elsevier, Vol. 63/3, p. 382 - 396.

Page 117: Ky Yeu 55nam Cua HUA

117

Thuy T. Nguyen, B. D. Nguyen and Horst Bischof (2009). “Efficient boosting - based active learning for specific object detection problems", Intl Journal of Electrical, Computer, and Systems Engineering”, ISSN: 2070 - 3813, Vol. 3 2009.

B. D. Nguyen, Thuy T. Nguyen (2009). “Automatic Database Creation and Object's Model Learning". In Lecture Notes in Computer Science Book Chapter, Springer - Verlag, Vol. 5465/2009, p: 27 - 39, May 2009.

B. D. Nguyen, Thuy T. Nguyen and Horst Bischof (2008). “On - Line Boosting Learning for Hand Tracking and Recognition”. Proc. of The 2008 International Conference on Image Processing, Computer Vision, and Pattern Recognition (IPCV'08), Las Vegas, USA, Jul. 2008.

Thuy T. Nguyen, B. D. Nguyen and Horst Bischof (2008). “An active boosting - based framework for real - time hand detection", in Proc. of The 8th IEEE International Conference on “Automatic Face and Gesture Recognition (FG’08)”, Amsterdam, Sep. 2008.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Đây là một kết quả của nghiên cứu cơ bản. Các nhà nghiên cứu, ứng dụng quan tâm có thể tham khảo, sử dụng phương pháp này. Các địa chỉ ứng dụng liên quan có thể kể đến là các lĩnh vực như: trí tuệ nhân tạo, học máy, nhận dạng, khai phá dữ liệu, robot...

Page 118: Ky Yeu 55nam Cua HUA

118

Đăng ký Bằng phát minh

Page 119: Ky Yeu 55nam Cua HUA

119

48. Giải thuật học boosting trực tuyến phát hiện ôtô từ ảnh không gian (Online boosting - based car detection from aerial images) Xuất xứ: Chương trình hợp tác của Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Áo (OEAD) với một số trường đại học của Việt Nam và một số đề tài được thực hiện tại Viện ICG, Đại học Công nghệ Graz, Cộng Hòa Áo.

Đồng chủ trì: TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin Thành viên tham gia: Helmut Grabner, Barbara Gruber and Horst Bischof Viện nghiên cứu Đồ họa và Thị giác máy tính, Khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ Graz, Cộng hòa Áo. Thời gian thực hiện: Năm 2008 Kết quả đạt được

- Đã nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng thành công giải thuật học Boosting, phiên bản học trực tuyến (online learning) cho bài toán phát hiện/nhận dạng và đếm số lượng xe ôtô đang lưu hành trong thành phố tại thời điểm ảnh chụp. Phương pháp này có thể cải tiến, mở rộng cho các bài toán phát hiện/nhận dạng một số đối tượng khác như: nhận dạng khuôn mặt người, nhận dạng ngôn ngữ cử chỉ ứng dụng trong giao diện điều khiển...

- Bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế danh tiếng về Quang trắc học và Viễn thám ISPRS (Tạp chí nằm trong danh sách SCI và có hệ số ảnh hưởng IF=3.267), nhà xuất bản Elsevier. Bài báo đã được đánh giá xét chọn là bài báo hay nhất (best paper) năm 2008 cho giải thưởng U. V. Helava.

Ấn phẩm công bố Helmut Grabner, Thuy Thi Nguyen, Barbara Gruber and Horst Bischof

(2008). “Boosting - based car detection from aerial images”, ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing, Elsevier, Vol. 63/3, p. 382 - 396.

Địa chỉ ứng dụng chuyển giao Đây là một kết quả nghiên cứu cơ bản, các nhà nghiên cứu và làm ứng dụng quan tâm có thể tham khảo, sử dụng. Kết quả nghiên cứu: là bài báo được đăng trên Tạp chí phát hành và bản mềm dạng online. Các ứng dụng liên quan có thể kể đến là: nhận dạng cử chỉ, khuôn mặt người ứng dụng trong các giao diện điều khiển; Xây dựng hệ thống tự động giám sát, phát hiện sai hỏng trong một số dây chuyền sản xuất....

Page 120: Ky Yeu 55nam Cua HUA

120

Đề xuất giải thưởng cho bài báo xuất sắc của Tạp chí ISPRS

Page 121: Ky Yeu 55nam Cua HUA

121

H. LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI - PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

49. Nghiên cứu giải pháp và đề xuất chính sách phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Xuất xứ: Đề tài cấp Bộ trọng điểm. Mã số B 2009 - 11 - 147 TĐ

Chủ trì: GS.TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Thành viên tham gia: Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách

Thời gian thực hiện: 01/2009 - 12/2010

Kết quả nghiên cứu

- Tổng kết được các khái niệm về phát kinh tế huyện, các nhân tố ảnh hưởng và bài học phát triển kinh tế huyện, học thuyết phát triển kinh tế huyện, cách tiếp cận, nội dung phát triển kinh nghiệm cho phát triển kinh tế huyện.

- Đánh giá được nguồn lực cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tình hình thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế, thực trạng các giải pháp phát triển các ngành và tổ chức kinh tế, kết quả và tác động của đầu tư phát triển kinh tế, phân tích được các nhân tổ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế huyện;

- Đề xuất được các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Sơn Động bao gồm giải pháp tổng thể và giải pháp cụ thể cho từng ngành và tổ chức kinh tế;

- Đề xuất hoàn thiện một số chính sách về hỗ trợ giảm nghèo, đầu tư công, phân cấp cho phát triển kinh tế.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao

Kết quả đề tài được huyện ủy UBND huyện Sơn Động đưa vào nghị quyết Đảng bộ lần thứ 24 và hoàn thiện các giải pháp triển khai Nghị quyết 30ª trên địa bàn huyện. Đóng góp cho Chính phủ về giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế có thể áp dụng cho 62 huyện nghèo của cả nước, giúp tăng cao hiệu quả đầu tư công của chính phủ cho giảm nghèo ở các huyện nghèo nhất nước.

Page 122: Ky Yeu 55nam Cua HUA

122

Ấn phẩm công bố Đỗ Kim Chung (2010). "Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế huyện".

Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1), tr. 149 - 156. Nguyễn Phượng Lê, Trần Thị Như Ngọc, Phạm Thị Thanh Thuý, Chu Quý

Minh (2010). “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(3), tr. 538 - 548.

Đỗ Kim Chung (2010). “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(4), tr. 708 - 718,

Đỗ Kim Chung, Nguyễn Phượng Lê, Trần Thị Như Ngọc (2010). “Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 36, tr. 8 - 13.

50. Nghiên cứu chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam Xuất xứ: Đề tài khoa học trọng điểm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì: TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Thành viên tham gia: - PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, TS. Lê Khắc

Bộ, ThS. Nguyễn Duy Linh, ThS. Lê Ngọc Hướng, TS. Nguyễn Thị Dương Nga, ThS. Nguyễn Thị Minh Thu - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

- PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Kết quả đạt được - Thứ nhất: Trong số các tác nhân tham gia vào ngành chăn nuôi lợn ở

Việt Nam, người chăn nuôi chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các loại rủi ro. Rủi ro dịch bệnh và rủi ro thị trường là hai loại rủi ro chủ yếu gây thiệt hại lớn nhất đến người chăn nuôi cũng như cho toàn ngành chăn nuôi.

- Thứ hai: Rủi ro dịch bệnh và rủi ro thị trường đều là các rủi ro tương quan, phạm vi ảnh hưởng lớn trong khi người chăn nuôi lợn ở Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó cần các chiến lược quản lý rủi ro dựa vào cơ chế nhà nước.

Page 123: Ky Yeu 55nam Cua HUA

123

- Thứ ba: Các văn bản pháp luật còn hiệu lực liên quan đến quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn bao gồm 03 Pháp lệnh, 04 Nghị định, 08 Quyết định của Chính phủ, 47 Quyết định và Thông tư cấp Bộ, liên bộ. Trong số 62 văn bản pháp luật này có tới 53 văn bản được xếp vào nhóm phòng chống rủi ro, 04 văn bản thuộc nhóm chia sẻ rủi ro, và 6 văn bản thuộc nhóm các chính sách được sử dụng để khắc phục rủi ro. Trong số 53 văn bản thuộc nhóm phòng chống rủi ro, có 51 văn bản chủ yếu hướng đến việc giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đặc biệt là rủi ro do dịch bệnh gây ra, chỉ có 2 văn bản hướng đến phòng tránh rủi ro thị trường. Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của các văn bản này bao gồm đơn vị chăn nuôi, thu gom, giết mổ, chế biến, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và các cơ quan quản lý của Nhà Nước.

- Thứ tư: Tuy các văn bản đã có những hiệu quả nhất định trong việc giảm thiểu và nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 5 vấn đề lớn gồm: i) Công tác xây dựng và ban hành chính sách còn chậm so với sự đổi mới và phát triển của toàn ngành; ii) Hệ thống chính sách quản lý rủi ro còn thiếu và chưa đồng bộ; iii) Năng lực thực hiện của các cơ quan thực thi chính sách còn yếu; iv) Hiệu quả các chính sách không cao; v) Hiệu lực của các chính sách thấp.

- Về giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất 4 nhóm chính sách, bao gồm: (i) nhóm các chính sách dài hạn: Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần có những thay đổi triệt để về chính sách trong ngành chăn nuôi theo các chuẩn mực quốc tế (Codex) đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) công nhận; (ii) hoàn thiện các chính sách quản lý rủi ro hiện có với trọng tâm là quản lý rủi ro dịch bệnh; (iii) xây dựng và triển khai công tác quy hoạch sản xuất và chiến lược giảm thiểu rủi ro thị trường; (iv) cơ chế thực hiện và triển khai chính sách: cần xác định rõ đối tượng chịu tác động/hưởng lợi của chính sách quản lý rủi ro gắn với thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam.

Ấn phẩm công bố Trần Đình Thao (2010). “So sánh mức độ rủi ro theo quy mô chăn nuôi lợn

tỉnh Hải Dương. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 18.

Trần Đình Thao (2010). “Bảo hiểm dịch bệnh trong chăn nuôi lợn: Nguyên lý và điều kiện ứng dụng ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (390), trang 55 - 59.

Page 124: Ky Yeu 55nam Cua HUA

124

51. Giải pháp phát triển nghề trồng rau an toàn cho thành phố Hà Nội Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2007 - 11 - 67TĐ

Chủ trì: TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Thành viên tham gia:

- TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - PGS.TS. Bùi Thị Gia, ThS. Mai Lan Phương - Khoa Kinh tế và Phát

triển nông thôn. - Lê Như Thịnh - Viện Nghiên cứu Rau Quả.

Thời gian: 2007 - 2009 Kết quả chính đạt được

- Về năng suất, diện tích và sản lượng: sau gần 10 năm ra đời và phát triển, diện tích gieo trồng rau an toàn đến thời điểm năm 2007 đã đạt được hơn 7000 ha với sản lượng trên 15000 tấn cao hơn rất nhiều so với thời điểm khởi đầu là 400 ha (1996)

- Về mặt kỹ thuật: Nông dân đã được tập huấn về rau an toàn cả trên phương diện kỹ thuật canh tác và nhận thức về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Trên 90% nông dân ở các huyện trồng rau được tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn,14% trong số này được tập huấn cả VietGAP. Trên 90% số hộ được hỏi đã trả lời rằng họ đã áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn. Tuy nhiên, áp dụng quy trình kỹ thuật với lượng phân hoá học (phân đạm) vượt quá mức cho phép vẫn còn xấp xỉ 29% số hộ bón phân vượt mức quy định của rau an toàn. Tình trạng sử dụng thuốc hoá học của nông dân đã có xu hướng tốt hơn trước. Tỉ lệ hộ dân phun thuốc đúng thời gian, cách ly đúng ngày, gom bao bì vào bể chứa được coi là tốt (trên 90%).

- Hệ thống thị trường đầu ra khá phát triển, kênh phân phối rau an toàn thể có đặc thù riêng so với rau thường là trực tiếp đến người tiêu dùng trung gian và hiệu quả thị trường cao.

- Rau an toàn đã phát triển cả về thể chế chính thức và không chính thức. Hệ thống văn bản chỉ mới tạo hành lang pháp lý để phát triển mà chưa có các quy định về xử lý vi phạm sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

Page 125: Ky Yeu 55nam Cua HUA

125

- Các giải pháp để phát triển nghề trồng rau an toàn hiện nay tập trung vào: Bên cạnh duy trì kết quả những mặt được thì các giải pháp sau cần tập trung hơn nữa. Quản lý chặt chẽ đầu vào thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước, tăng cường vai trò của cộng đồng trong giám sát nội bộ, có bộ chế tài xử phạt đủ mạnh và khen thưởng đối với những trường hợp làm tốt.

Ấn phẩm công bố Trần Hữu Cường (2008). “Challeges, Opportunities for Agriculture Products

under the Context of International Interaction: A Case Study for Safe Vegetable in Vietnam”. ISAAS, Vol.14, No.1. Page 9 - 20.

Trần Hữu Cường (2009). “Phát triển và liên kết trên thị trường đối với nông sản thực phẩm: Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4, tr. 515-526.

52. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp

Xuất xứ: Đề tài nghiên cứu trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2006 - 2010.

Chủ trì: PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

Thành viên tham gia:

- TS. Phạm Văn Hùng, TS. Nguyễn Dương Nga, TS. Trần Đình Thao, ThS. Lê Khắc Bộ, ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, ThS. Tô Thế Nguyên, ThS. Lê Thị Long Vỹ, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, Quang Anh, KS. Nguyễn Thị Nhuần; ThS. Nguyễn Hữu Nhuần, ThS. Hồ Ngọc Ninh, KS. Dương Nam Hà, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, ThS. Mai Lan Phương - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn;

- KS. Dương Thị Hoa - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; - Lê Như Thịnh - Viện Nghiên cứu Rau Quả.

Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Kết quả đạt được

- Lý thuyết: Đề tài nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết chung đánh giá chương trình (dự án hay chính sách) có thể đánh giá dưới 5 nội dung: hiệu lực, hiệu quả, tính hợp lí, tác động ảnh hưởng và tính bền

Page 126: Ky Yeu 55nam Cua HUA

126

vững hay ổn định; Các phương pháp đánh giá hiệu quả của đầu tư chương trình; Các phương pháp đánh giá tác động ảnh hưởng chương trình nên sử dụng đồng thời cả phương pháp khác biệt trong khác biệt và sử dụng biến giả trong phân tích hồi qui; Tính bền vững của chương trình có thể sử dụng mô hình chấp nhận phản ánh khả năng lan tỏa của chương trình; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chương trình nên kết hợp đồng thời cả các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Tính hiệu lực của các dự án - Dự án phát triển giống lúa về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra và có

tác động tích cực cả về kinh tế và xã hội đối với các nhóm đối tượng hưởng lợi và cả nền kinh tế;

- Một số chỉ tiêu dự án giống chè đạt vượt mức như cơ cấu diện tích chè giống mới, hay tổng số cán bộ được đào tạo. Tuy nhiên, dự án chưa thực sự chú trọng xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới nhân giống tại cơ sở;

- Các dự án giống bò thịt đã đảm bảo được tính hiệu lực, với các mục tiêu đề ra về cơ bản đã hoàn thành được;

- Dự án giống lợn: Cơ bản dự án đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Tính hiệu quả của các dự án - Hiệu quả của các giống lúa chưa xứng với tiềm năng; hiệu quả kỹ

thuật các các giống lúa chưa cao, nhất là các giống lúa lai; Các giống lúa thường chỉ có ưu điểm những vụ đầu sau đó bị thoái hóa (sâu bệnh hại nhiều, nhất là các giống lúa xuất khẩu ở ĐBSCL);

- Việc trồng chè giống mới LDP1,2 mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân, tăng thêm thu nhập cho hộ. Trên bình diện tổng thể, dự án khả thi về mặt tài chính với IRR là 14%. Tuy nhiên, hiệu quả của toàn bộ dự án chưa bao gồm lợi ích của các giống chè nhập nội do chưa đủ thời gian để đánh giá;

- Các dự án giống bò đã đạt hiệu quả trên quy mô cả nước cũng như ở các hộ chăn nuôi bò. Cơ cấu đàn và tổng đàn của nước ta đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu đã đạt được gần 30% tỷ lệ bò lai;

- Các mục tiêu cơ bản của dự án giống lợn hoàn thành với số vốn tiết kiệm 8,79%; Các chỉ tiêu như số lứa lợn trong năm, trọng lượng lợn thịt xuất chuồng của các trang trại chăn nuôi lợn giống mới được cải thiện.

Page 127: Ky Yeu 55nam Cua HUA

127

Tính hợp lí của các dự án

- Ở cấp vĩ mô, các dự án giống phù hợp với định hướng phát triển ngành, địa phương và nhu cầu phát triển của đất nước. Ở cấp độ vi mô, các dự án giống đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu của người nông dân, các giống mới thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương cho năng suất cao, chất lượng tốt, dễ tiêu thụ;

Tác động ảnh hưởng của các dự án

- Dự án giống lúa: Có nhiều ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu giống lúa, trình độ sản xuất, và kinh tế hộ nông dân, và đã làm thay đổi cơ cấu giống lúa trong sản xuất; Nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng lúa;... Góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở từng khu vực trong cả nước, nhất là khu vực miền núi.

- Dự án giống chè: Trên bình diện cả nước, dự án làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu giống chè, góp phần tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, và tạo công ăn việc làm cho người lao động;

- Dự án giống bò thịt: các dự án đã có nhiều ảnh hưởng tích cực: (i) nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi bò (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi bò, và (iii) ảnh hưởng về mặt xã hội đối với địa phương và môi trường;

- Dự án giống lợn: Tỷ lệ nạc bình quân tăng; Các đơn vị thực hiện dự án thì trình độ kỹ thuật chuyên môn của cán bộ trung tâm và các cơ sở được nâng cao, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu được bổ sung và mua mới, trình độ quản lý và thực hiện dự án cho cán bộ được cải thiện.

Tính bền vững và lan tỏa của các dự án

- Tính bền vững của dự án giống lúa được thể hiện ở sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ của người trồng lúa. Có tới 89% số hộ được hỗ trợ trồng lúa giống mới ban đầu vẫn tiếp tục trồng lúa mới trong thời gian tới dù không còn hỗ trợ.

- Viện Chè tiếp tục triển khai nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao kỹ thuật giống chè cho các địa phương. Các địa phương tiếp tục phát huy kỹ thuật nhân giống, cung ứng giống cho nông dân. Nông dân, không có hỗ trợ của dự án, vẫn tiếp tục mở rộng hoặc chuyển đổi giống chè.

Page 128: Ky Yeu 55nam Cua HUA

128

- Các dự án giống bò thịt cũng có tính bền vững cao, được thể hiện ở sự quan tâm của người chăn nuôi bò và phương hướng của Cục chăn nuôi cũng như ngành chăn nuôi.

- Hầu hết các hoạt động sau khi dự án giống lợn kết thúc được dự báo vẫn tiếp tục hoạt động, đáp ứng được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của dự án giống lợn ở phía Bắc.

53. Nghiên cứu xây dựng chiến lược phân bổ lao động và dân cư của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và các giải pháp giải quyết việc làm

Xuất xứ: Đề tài cấp Tỉnh. Mã số KX. 03. 2007 Chủ trì: TS. Mai Thanh Cúc - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Thành viên tham gia: GS.TS. Đỗ Kim Chung, PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, TS. Đinh Văn Đãn, TS. Trần Văn Đức, ThS. Quyền Đình Hà, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, ThS. Mai Lan Phương, ThS. Trần Quang Sơn, TS. Yghi Niê Thời gian thực hiện: Tháng 9/2007 - 12/2008

Các kết quả đạt được - Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn, đó

là: (i) Khái niệm, các quan điểm, những đặc điểm về chiến lược, về xây dựng chiến lược phát triển nói chung, và về chiến lược phát triển nguồn nhân lực (lao động - dân cư) nói riêng; (ii) Nội dung cơ bản, các cách tiếp cận và các phương pháp chủ yếu xây dựng chiến lược; (iii) Khái niệm, các quan điểm, những đặc điểm cơ bản, các chỉ tiêu phản ánh về dân cư, về lao động; (iv) Khái niệm, bản chất, các quan điểm, những đặc điểm cơ bản, các chỉ tiêu phản ánh về phân bổ lao động - dân cư - và việc làm và giải quyết việc làm nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập; (v) Xác định và phân tích các yếu tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến phân bổ dân cư - lao động - việc làm; (vi) Phân tích một số kinh nghiệm và bài học về xây dựng chiến lược phát triển, về giải pháp giải quyết việc làm của quốc gia và của một số tỉnh như Hà Nội, Bình Định, Tuyên Quang. Từ tính đa dạng của lý luận và thực tiễn về dân cư - lao động - việc làm, nghiên cứu đã rút ra cách tiếp cận và phương pháp hình thành chiến lược phân bổ lao động - dân cư -việc làm phù hợp (đó là cách tiếp cận - phương pháp xây dựng chiến lược có sự tham gia và cách tiếp cận - phương pháp xây dựng chiến lược hệ thống) với cấp tỉnh nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng.

Page 129: Ky Yeu 55nam Cua HUA

129

- Đề tài đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng lao động, phân bổ lao động, phân bổ dân cư - việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể là: (i) Phân tích có hệ thống các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội trong mối quan hệ tác động/ảnh hưởng tới dân cư - lao động - việc làm của Tỉnh; (ii) Nêu và phân tích đặc điểm dân cư và phân bổ dân cư theo các tiêu thức khác nhau như: phân bổ theo giới tính, theo khu vực thành thị - nông thôn, theo đơn vị quản lý hành chính, theo thành phần dân tộc; (iii) Nêu và phân tích đặc điểm lao động và phân bổ lao động dưới các tiêu thức khác nhau: theo độ tuổi, theo giới tính, theo đơn vị hành chính, theo ngành nghề/sinh kế, và theo thành phần kinh tế; (iv) xác định và phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện trong tỉnh qua các chương trình cho vay vốn, đào tạo/dạy nghề, tư vấn tuyển dụng, xuất khẩu lao động, việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số...Toàn bộ kết quả phần này thể hiện tính đa dạng về phân bổ dân cư - lao động - việc làm của tỉnh và tính đặc trưng của từng huyện (thể hiện qua các chuyên đề cụ thể).

- Đề tài đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng (cả thuận lợi và cản trở) đến phân bổ lao động, dân cư và việc làm trên địa bàn Tỉnh. Cụ thể là: (i) Chỉ ra sự thuận lợi của các yếu tố: tự nhiên (địa hình, đất đai), kinh tế - văn hóa - xã hội (tiềm năng nông nghiệp/cây công nghiệp, phong tục tục quán,...) tác động tốt đến phân bổ dân cư - lao động - việc làm của tỉnh nói chung, từng huyện nói riêng (thể hiện ở kết quả các chuyên đề); (ii) Đặc biệt, đã phân tích rõ sự cản trở của yếu tố tự nhiên (vị trí, địa hình, giao thông...), yếu tố kinh tế - xã hội (sự thiếu cân đối trong phát triển các ngành kinh tế, di dân tự do, tập quán, v.v...). Từ các kết quả phân tích nói trên, kết luận của phần này chỉ ra 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng (cả thuận lợi và cản trở) được xét dưới 7 góc độ: khu vực/vùng, ngành nghề/sinh kế, thành phần kinh tế, dân tộc, vấn đề di cư tự do, mật độ dân số, an ninh quốc phòng. Nhận định này là một trong những căn cứ chủ yếu hình thành các nhóm giải pháp trong chiến lược phân bổ lao động - dân cư và việc làm của Tỉnh.

- Đề tài đã đề xuất được chiến lược phân bổ lao động - dân cư - giải pháp giải quyết việc làm cho Tỉnh đến 2020. Đây là mục tiêu chủ yếu, là sự tổng hợp và cũng là hệ quả của tất cả các mục tiêu/kết quả

Page 130: Ky Yeu 55nam Cua HUA

130

được trình bày ở các phần trên. Dự báo về dân số - lao động - việc làm đến năm 2020 cho toàn tỉnh và cho từng huyện là một phần quan trọng đầu tiên trong Chiến lược dân cư - lao động - việc làm. Dự báo cũng đã xác định phương án gốc (dựa theo dữ liệu hiện có) và các kịch bản dự báo khác làm cơ sở cho Chiến lược. Nội dung chính của Chiến lược đã trình bày các phân cơ bản: Các căn cứ/phương pháp tiếp cận xây dựng chiến lược, mục tiêu và các chỉ tiêu chiến lược, hệ thống các giải pháp chiến lược, tổ chức thực hiện và các kiến nghị chủ yếu. Trong đó, mục tiêu - chỉ tiêu chiến lược và hệ thống các nhóm giải pháp (được trình bày thành 7 nhóm yếu tố cơ bản theo kết quả phân tích ở phần các yếu tố ảnh hưởng nói trên) được xem như phần trọng tâm của chiến lược. Chiến lược đề xuất này sẽ là tham khảo quan trọng cho sự định hướng và kế hoạch hóa dân cư - lao động - việc làm cho từng trong các thời kỳ đến 2020.

- Từ các kết quả đạt được trên đây, một số kiến nghị được nêu ra: (i) Đối với Nhà nước: Quan tâm hơn đến các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến lược phân bổ lao động dân cư cho các vùng đặc trưng Tây Nguyên, trong đó Đăk Lăk được xem xét như một tỉnh điển hình; (ii) Đối với Tỉnh Đắk Lắk: Phát huy tối đa nguồn nội lực, tăng cường hợp tác, liên kết, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để chiến lược và các kế hoạch hành động được thực hiện có hiệu quả.

Ấn phẩm công bố Mai Thanh Cúc, Đỗ Thị Diệp (2009). Di cư tự do và những tác động đến

phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 29, trang 40.

Mai Thanh Cúc và Nhóm nghiên cứu (2009). Nghiên cứu dự báo biến động dân cư - lao động và việc làm của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020. Tạp chí Khoa học (Đại học Tây Nguyên), số 4, trang 112.

Mai Thanh Cúc và Nhóm nghiên cứu (2009). Xây dựng chiến lược phân bổ dân cư - lao động và việc làm trong phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 145, trang 42.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao:

Góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện trong tỉnh Đăk Lăk trong các thời kỳ đến 2020.

Page 131: Ky Yeu 55nam Cua HUA

131

54. Đánh giá thực trạng rủi ro thuốc bảo vệ thực vật và tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở Thái Bình và Hà Nội Xuất xứ: Đề tài nghị định thư số (GCP/RAS/229/SWE) do FAO tài trợ, ký ngày 21/3/2008 và ngày 12/10/2009 Chủ trì: GS. TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Thành viên tham gia:

- PGS.TS. Kim Thị Dung - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - GV. Đỗ Thị Nhài, CN. Lê Thị Thanh Loan - Khoa Kinh tế và Phát

triển nông thôn. Thời gian thực hiện: tháng 03/2008 - 12/2010. Kết quả đạt được

- Về thực trạng rủi ro thuốc BVTV ở Việt Nam: Nghiên cứu cho thấy rằng: nguyên nhân chính của rủi ro thuốc BVTV được xác định từ hai phía: về phía tiếp xúc rủi ro bao gồm: 1) chưa đúng kỹ thuật sử dụng thuốc, 2) Không sử dụng bảo hộ lao động, 3) Vất bừa bãi bao bì và thuốc thừa, 4) Cất dụng cụ phun không đúng nơi quy định. Phía tiếp xúc với độc hại bao gồm: 1) Chưa sử dụng thuốc BVTV trong danh mục; 2) Sử dụng ít thuốc sinh học và nhóm III, IV, 3) Ít hiểu biết về nhãn mác, loại thuốc. Nông dân có ứng xử chưa đúng về giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV: 1) Ít hiểu biết về chính sách và những quy định về quản lý rủi ro thuốc BVTV, 2) Các hoạt động của cộng đồng về quản lý rủi ro thuốc BVTV chưa đủ mạnh; 3) Người thiếu kiến thức về thuốc BVTV, dựa nhiều vào hướng dẫn của người bán, kỹ thuật sử dụng chưa đúng, không xử lý tốt bao bì, thuốc thừa. Để giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV, cần làm tốt các việc sau: 1) xây dựng nhóm nông dân cùng sở thích để sản xuất rau an toàn; 2) thông tin tuyên truyền về chính sách quản lý rủi ro thuốc BVTV; 3) Xây dựng quy chế địa phương về quản lý rui ro thuốc bảo vệ thực vật; 4) Tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro thuốc BVTV. Nội dung tập huấn nhằm tăng sự hiểu biết về chính sách và những quy định về quản lý rủi ro thuốc BVTV, tăng kiến thức về thuốc BVTV, kỹ thuật sử dụng, xử lý tốt bao bì, thuốc thừa.

- Về tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV ở Việt Nam: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV đã cải thiện được kiến thức và hành vi của cán bộ cộng đồng, người bán thuốc và người sử dụng thuốc BVTV, góp phần

Page 132: Ky Yeu 55nam Cua HUA

132

giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV cả về độc hại và tiếp xúc, đã có tác động tốt tới cộng đồng, hình thành đươc mô hình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV dựa vào cộng đông, mô hình lan tỏa tới các xã khác, góp phần hoàn thiện chính sách quản lý thuốc BVTV Thông tư 2388 - BNN - BVTV, xây dựng được tính sở hữu cộng đồng và phát huy nội lực của địa phương trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu nội dung hoàn thiện chương trình tập huấn cần tập trung vào việc nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong giảm thiêu rủi ro thuốc BVTV, các vấn đề thể chế, xây dựng các bể chưa, quản lý và xử lý bao bì thuốc...

55. Ngành hàng gia cầm và phân tích cầu thịt gia cầm trong bối cảnh dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại Hà Nội Xuất xứ: Công trình được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Đại học giữa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) và Hội đồng Liên các trường Đại học khối Pháp ngữ (CIUF/CUD), Vương quốc Bỉ.

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản

Thành viên tham gia - ThS. Phan Đăng Thắng - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát

triển nông thôn

- PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thú y

- PGS.TS. Philippe Lebailly - Trường Đại học Liège, Vương quốc Bỉ Thời gian thực hiện: 10/2008 đến 10/2010.

Kết quả đạt được - Các hệ thống chăn nuôi gia cầm khá đa dạng cả về phương thức

chăn nuôi và loài gia cầm nuôi, đó là: Nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh và chăn nuôi quảng canh quy mô nhỏ.

- Chăn nuôi thâm canh khá phát triển tại vùng nghiên cứu nhất là hình thức nuôi theo hợp đồng. Phương thức chăn nuôi này đàn gà được nuôi nhốt trong chuồng với hệ thống chuồng trại được đầu tư tốt, không có sự tiếp xúc giữa gà với các loài gia cầm hoặc vật nuôi khác.

Page 133: Ky Yeu 55nam Cua HUA

133

- Chăn nuôi bán thâm canh chủ yếu với các giống kiêm dụng và giống địa phương (Vịt CV Super M, ngan Pháp, vịt siêu trứng, vịt Bầu cánh trắng). Gia cầm được nuôi bán chăn thả hoặc quây nhốt trong vườn, kênh mương để tận dụng tối đa diện tích, nguồn thức ăn. Nuôi theo hệ thống này các hộ thường ít đầu tư về chuồng trại và nuôi kết hợp nhiều giống, loài gia cầm khác nhau như nuôi chung giữa gà với vịt, ngan.... Đàn gà sinh sản được tiêm phòng một số loại vacxin phòng bệnh với tỷ lệ cao, trong khi đó chỉ có 45% - 71% đàn vịt, ngan sinh sản hoặc nuôi thịt có sử dụng vacxin phòng bệnh.

- Chăn nuôi quảng canh, quy mô nhỏ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong chính hộ gia đình (chiếm 40%) và một phần được bán ra (chiếm 60%). Loại hình chăn nuôi này có mức đầu tư rất thấp và mang tính tận dụng. Gia cầm hầu hết được nuôi chung với các loại gia súc khác. Tỉ lệ gia cầm được tiêm vắc - xin phòng bệnh thấp (6%).

- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua rất thấp, nhiều hộ chăn nuôi bị lỗ vốn do sự biến động quá lớn của giá các đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra. Chăn nuôi gà lông màu sinh sản mang lại hiệu quả ổn định hơn bởi giá bán gà loại thải cao do thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi đó, chăn nuôi vịt sinh sản và ngan Pháp thường bị lỗ do nguyên nhân dịch bệnh và giá thức ăn công nghiệp tăng quá cao.

- Gia cầm sống vẫn được kinh doanh và tiêu thụ phổ biến, trong đó gia cầm bệnh hoặc có nguy cơ rủi ro với dịch bệnh vẫn được tiêu thụ. Các cơ sở giết mổ gia cầm thường nằm trong các khu dân cư đông đúc, hệ thống vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm kém.

- Cơ cấu tiêu dùng thịt gia cầm chiếm khá cao (23,4%), thịt lợn các loại chiếm khoảng 40%, cá chiếm 28% nhưng thịt bò chỉ chiếm dưới 7,3% về số lượng. Các hộ gia đình nội thành ngày càng có nhu cầu tiêu dùng cao với các loại thịt bò, thịt lợn có tỉ lệ nạc cao và các sản phẩm hải sản. Khu vực nông thôn, tiêu dùng thực phẩm chủ yếu là thịt lợn, thịt gà và cá.

Ấn phẩm công bố Vu Dinh Ton, Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010).

"Consommation alimentaire et revenu familial dans la zone périurbaine de Hanoi", Presentation for 116th EAAE Seminar Spatial dynamics in agri - food systems: implications for

Page 134: Ky Yeu 55nam Cua HUA

134

sustainability and consumer welfare. University of Parma, Italy. October 27th - 30th, 2010. Website available: http://ageconsearch.umn.edu/handle/95014.

Phan Dang Thang, Vu Dinh Ton, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010). "Analysis of risks and impacts on the incomes of small poultry producers in Ha Tay Province, North - Vietnam", Proceedings of 13th AITVM 2010 International Conference “Globalization of Tropical Animal Diseases and Public Health Concerns”, Bangkok, Thailand, 23 - 26 August, 2010. Website available: http://orbi.ulg.ac.be/handle/2268/73930.

Vu Dinh Ton, Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010). "Households' net income and food consumption in the context of the current financial crisis (a case study in Hanoi suburban)", Vietnam’s Socio - Economic Development: a Social Science Review (VSED), Vietnam Institute of Economics. N061, March 2010, pages 58 - 69. Website available: http://orbi.ulg.ac.be/handle/2268/40617.

Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly, Vu Dinh Ton (2010). "Poultry supply chains and challenge facing the poultry smallholders in Hanoi suburban", Vietnam’s Socio - Economic Development: a Social Science Review (VSED). Vietnam Institute of Economics. N063, September, 2010, pages 64 - 80. Website available: http://hdl.handle.net/2268/74383.

Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly, Vu Dinh Ton (2010). "Diversification and Epidemic Risks in poultry production systems in Hanoi suburban", English issue, Journal of Sciences and Development, Hanoi University of Agriculture. Vol. 8, N02/2010.http://www.hua.edu.vn/tc_khktnn/Upload%5C27122010 - Bai%209%20Eng.%20%28ban%20in%20203%20 -%20215%29.pdf

Phan Đăng Thắng, Bùi Hữu Đoàn, Brigitte Duquesne, Philippe Lebailly, Vũ Đình Tôn (2011). "Năng suất chăn nuôi một số gia cầm trong nông hộ tại huyện Phú Xuyên và Chương Mỹ, Hà Nội", Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2 tháng 3. http://orbi.ulg.ac.be/bitstream/2268/92351/1/Poultry%20production%20productivity%20in%20smallhoders%20at%20Phu%20Xuyen%20and%20Chuong%20My%20districts%20Hanoi%20suburban_Langue - Vietnamien.pdf.

Phan Dang Thang, Vu Dinh Ton, Thomas Dogot, Philippe Lebailly (2011). "Preliminary results of financial analysis of poultry supply chains in Hanoi Suburb, North of Vietnam", Poster presentation for international conference of Global Value Chains and Sustainable Development. 24 - 25, May 2011 at TechnicalUniversity of Danmark.http://www.ddrn.dk/filer/forum/File/1st_announcement_GVC_conference_24 - 25_May_2011.pdf.

Page 135: Ky Yeu 55nam Cua HUA

135

56. Nghiên cứu ngành hàng lợn vùng đồng bằng sông Hồng Xuất xứ: Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Đại học thể chế giữa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) và Hội đồng Liên các trường Đại học khối Pháp ngữ (CIUF/CUD), Vương quốc Bỉ.

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

Thành viên tham gia - GS.TS. Vũ Duy Giảng, GS.TS. Đặng Vũ Bình, ThS. Võ Trọng

Thành, CN. Nguyễn Thị Thu Huyền - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn

- PGS.TS. Ngô Thị Thuận, TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

- PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh Thời gian thực hiện: 4/2004 - 3/2007. Kết quả đạt được

- Vùng đồng bằng sông Hồng là khu vực có tiềm năng về phát triển chăn nuôi lợn, song chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, chăn nuôi tận dụng với các giống lợn thịt lai giữa lợn nái nội và lợn đực có máu ngoại. Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn phải mua con giống từ chợ và những hộ nuôi lợn nái đều kết hợp với nuôi lợn thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt chiếm tới 48%, số hộ chăn nuôi lợn thịt kết hợp với lợn nái chiếm 12%, số hộ chăn nuôi lợn thịt và lượn choai chiếm 27% và 13% số hộ chăn nuôi kết hợp cả lợn thịt, lợn nái và lợn choai. Trong đó, lợn choai được bán để chế biến xuất khẩu khi đạt khối lượng khoảng 40kg.

- Bình quân các hộ nuôi được 3,7 đợt lợn thịt một năm với trung bình 39 lợn thịt trên năm. Mức tăng khối lượng bình quân đạt được là 17kg/tháng. Lợn lai được xuất bán với khối lượng trung bình 63,4kg/con, lợn ngoại được xuất bán với khối lượng trung bình đạt 77,7kg/con.

- Lợn con cai sữa trung bình một lứa đạt 10,5 con, với thời gian cai sữa trung bình đạt 37,4 ngày. Khối lượng xuất bán trung bình đạt 13,6kg/con. Nhiều hộ chăn nuôi lợn nái đã chuyển dần từng bước từ chăn nuôi lợn nái nội sang lợn nái lai và lợn nái ngoại thuần nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

- Trong chăn nuôi lợn nái, trung bình một lứa lợn nái đạt lợi nhuận trung bình 741 nghìn đồng/lứa. Chăn nuôi lợn thịt có lợi nhuận trung bình đạt 107 nghìn đồng/con và lợi nhuận từ chăn nuôi lợn choai đạt 94 nghìn đồng/con.

Page 136: Ky Yeu 55nam Cua HUA

136

- Lợi nhuận thực tế của ngành hàng lợn sữa cao hơn của ngành hàng lợn choai. Lợi nhuận thực tế trong chuỗi ngành hàng lợn choai xuất khẩu đạt 2.126 ngàn đồng /tấn còn lợi nhuận thực tế của lợn sữa xuất khẩu đạt 4.787 ngàn đồng /tấn.

- Kết quả phân tích cũng cho thấy, lợi nhuận xã hội của chuỗi ngành hàng lợn sữa cao hơn so với lợi nhuận xã hội của ngành hàng lợn choai xuất khẩu. Hệ số chi phí nguồn lực sản xuất của chế biến lợn choai và lợn sữa xuất khẩu (DRC/SER) đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy, với cả 2 sản phẩm lợn sữa và lợn choai đều có lợi thế so sánh trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Lợi thế so sánh của sản xuất lợn sữa (DRC/SER = 0,57) cao hơn so với sản xuất lợn choai (DRC/SER = 0,61). Tuy nhiên, hiện nay ngành hàng thịt lợn hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thịt lợn chế biến xuất khẩu đang có nguy cơ mất dần thị trường do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh về giá xuất khẩu của các nước khác như Trung Quốc, Braxin... và do chi phí thức ăn ngày càng tăng cao do sự khủng hoảng lương thực trong khu vực và trên thế giới trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước cũng tăng nhanh nên giá bán trong nước còn cao hơn cả giá xuất khẩu.

Ấn phẩm công bố Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2007). "Lợi thế so sánh của

sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, tập 5, số 4.

Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006). "Hiệu quả chăn nuôi lợn trong các nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, tập 4, số 1.

Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006). "Đặc điểm và hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng lợn vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7 (338) tháng 7/2006.

Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006). "Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trong các trang trại quy mô vừa và nhỏ tại vùng đồng bằng sông Hồng". Tạp chí chăn nuôi, số 11(93) tháng 10/2006.

Vu Dinh Ton, Nguyen Thu Huyen (2008). "Pig productivity, efficiency and comparative advantage of pork production in the Red River Delta", Proceedings of The 13th Animal Science Congress of the Asian - Australian Association of Animal production Societies, Hanoi, 22nd - 26th September 2008.

Page 137: Ky Yeu 55nam Cua HUA

137

57. Nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Đồng bằng sông Hồng Mã số: Đề tài trọng điểm cấp Bộ, B2009 - 11 - 146 TĐ Chủ trì: PGS.TS. Quyền Đình Hà - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Thời gian thực hiện: 01/2009 - 12/2010 Kết quả nghiên cứu

- Tổng quan được các khái niệm nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm về nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn;

- Phân tích được thực trạng nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường; các khó khăn, thuận lợi cơ hội thách thức trong tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn đồng bằng sông Hồng;

- Đề xuất được các giải pháp về chính sách nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn ĐBSH trong trong bối cảnh hiện nay.

Ấn phẩm công bố Quyền Đình Hà (2010), Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông

thôn đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (ĐH KTQD), số 158 (II) tháng 8/2010, tr. 31 - 38.

Quyền Đình Hà (2011), Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 (392) tháng 1/2011, tr. 56 - 61.

Quyền Đình Hà (2010), Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp. Tập san Hội thảo khoa học: Các trường đại học khối kỹ thuật với công cuộc xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng Bắc bộ - Tuyển tập báo cáo lần thứ 37, Bắc Ninh tháng 12/2010, tr. 20 - 29.

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao Kết quả của đề tài đóng góp về lý luận và phương tiện trong việc triển khai đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ vùng ĐBSH. Qua đó góp phần nâng cao trình độ và vị trí của phụ nữ nông thôn và góp phần vào công cuộc phát triển nông thôn.

Page 138: Ky Yeu 55nam Cua HUA

138

58. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Xuất xứ: Đề tài cấp Trường. Mã số TTRIG2009.11.48 Chủ trì: PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Thành viên tham gia: TS. Chu Thị Kim Loan, ThS. Nguyễn Hùng Anh, ThS. Trần Thị Thu Hương, CN. Nguyễn Thị Trang Nhung - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh Thời gian thực hiện: 04/2009 - 04/2011

Kết quả đạt được - Nghiên cứu tổng quan: Khi phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp, các tác giả thường tiếp cận theo ba quan niệm: quản trị chiến lược, tân cổ điển và tổng hợp. Mỗi phương pháp tiếp cận có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên phân tích khả năng cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp được đánh giá cao hơn. Nó thể hiện đầy đủ cả những phân tích định tính và định lượng cũng như quan sát tĩnh và động. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, trở ngại. Kinh nghiệm của một số nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: tạo môi trường vĩ mô ổn định; chính sách công nghiệp, thương mại gắn với thị trường và hướng ra nước ngoài; cải thiện cơ sở hạ tầng; tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với tín dụng chính thống; phát triển các dịch vụ phi tài chính.

- Thực trạng khả năng cạnh tranh của các DNNVV ở nông thôn: Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng một mẫu khung phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp được phân tích ở 3 góc độ: các tài sản cạnh tranh, các tiến trình cạnh tranh và các kết quả cạnh tranh; trong đó, các kết quả cạnh tranh là chỉ tiêu trực tiếp, sau cùng phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận đó, thực trạng khả năng cạnh tranh của DNNVV ở nông thôn được tóm tắt như sau: ▫ Các tài sản cạnh tranh: Nhìn chung, quymô diện tích của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn rất nhỏ, lại phần lớn là đất đi thuê. Năng lực tài chính của DNNVV còn thấp và hạn chế. Đa số nhóm các doanh nghiệp có tổng số nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng (thấp hơn nhiều so với tiêu chí về vốn để xác định là một doanh nghiệp vừa và nhỏ). Do đó, các doanh nghiệp khó có khả năng đầu

Page 139: Ky Yeu 55nam Cua HUA

139

tư cho quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại có tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu lao động trong các DNNVV ở nông thôn còn nhiều bất cập, thể hiện qua tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn, lao động dưới 30 tuổi và lao động thời vụ chiếm tỷ lệ rất cao. Lao động trẻ thường đi liền với kinh nghiệm ít, lại chưa được qua đào tạo sẽ là một rào cản tiếp cận với khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.Thêm vào đó, trình độ thiết bị và công nghệ trong các DNNVV rất lạc hậu.

▫ Các tiến trình cạnh tranh: Kết quả nghiên cứu: còn cho thấy đang tồn tại khoảng cách khá xa giữa các loại hình DNNVV (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, địa phương với các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài) trong việc sử dụng công cụ marketing hỗn hợp. Nhiều DNNVV chưa quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp cũng không được nhiều DNNVV chú ý, thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp không thực hiện quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân còn rất cao, nhất là với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nông nghiệp. Liên quan tới tiến trình quản lý nguyên vật liệu, kết quả điều tra cho thấy các DNNVV ở nông thôn chủ yếu thu mua nguyên vật liệu từ nguồn sản xuất trong nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.Khoảng 80% các doanh nghiệp điều tra có ký hợp đồng với nhà cung cấp.Đây là một yếu tố tích cực có thể giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh.

▫ Các kết quả cạnh tranh: Kết quả điều tra cho thấy chi phí nguyên vật liệu và năng lượng của các DNNVV ở nông thôn miền Bắc là quá lớn. Với bối cảnh quá trình áp dụng khoa học công nghệ được thực hiện mạnh mẽ trong các hợp phần của quá trình sản xuất thì đây chính là nguyên nhân, hay có thể gọi là thách thức lớn khi hội nhập không rào cản. Rõ ràng DNNVV khó có thể cạnh tranh ngang bằng về giá khi còn đi sau các doanh nghiệp nước ngoài về tính quy mô trong kinh tế. Trong hai năm qua, các DNNVV đều sản suất kinh doanh có lãi, nhưng mức lãi nhỏ (lợi nhuận sau thuế chỉ đạt từ 140 đến 350 triệu đồng/năm). Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư rất thấp (ở mức 1,4 đến 4,1%). Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của các DNNVV không cao.

- Kết quả phân tích chỉ số RCR một lần nữa khẳng định khả năng cạnh tranh của các DNNVV ở nông thôn còn thấp. Nếu như không nhận

Page 140: Ky Yeu 55nam Cua HUA

140

được hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp này bất cứ ở lĩnh vực sản xuất hay hình thức sở hữu nào đều có khả năng cạnh tranh yếu.

- So sánh giữa các loại doanh nghiệp, các DNNVV ở Hà Nội không có khả năng cạnh tranh bằng các doanh nghiệp ở tỉnh thành khác ở miền Bắc. Doanh nghiệp dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao nhất trong các loại hình sản xuất kinh doanh. Theo hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài và công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại.

- Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV ở nông thôn trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu chỉ ra một thực tế rằng việc xây dựng một hệ thống chính sách hợp lý, nhất quán, thoả mãn nguyện vọng của doanh nghiệp và một môi trường đầu tư an toàn là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu tập trung đề xuất 7 nhóm giải pháp; trong đó 3 nhóm giải pháp hàng đầu là:hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các nhóm giải pháp tiếp theo là nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới cơ chế quản lý DNNVV, hỗ trợ DNNVV tiếp cận với thị trường thế giới, đổi mới chính sách thương mại trong việc hỗ trợ xuất khẩu.

Ấn phẩm công bố Nguyễn Thị Thúy Vinh và Trần Hữu Cường (2009). Năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 25, trang 69 - 74.

Trần Quang Trung and Tran Huu Cuong, (2010). The impact of the investment climate on total factor productivity in the agricultural sector: The case of Hanoi, Vietnam. Journal of ISSAAS, Vol.16, No2: 87 - 97.

Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hùng Anh, Trần Hữu Cường (2011).Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 3, tr.492 - 502

Nguyễn Hùng Anh, Chu Thị Kim Loan, Trần Hữu Cường, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Trang Nhung (2011). Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 4, tr. 662-671.

Nguyen Hung Anh, Tran Huu Cuong, Chu Thi Kim Loan. Competitiveness analysis of small and medium - sized enterprises in the North rural area of Vietnam (The paper submitted to Journal of Business and Management Review, Canada).

Page 141: Ky Yeu 55nam Cua HUA

141

Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao Là tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho học tập và nghiên cứu ở các trường đào tạo, viện nghiên cứu.Ngoài ra, báo cáo còn giúp cho các cấp chính quyền có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển DNNVV.

59. Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền Bắc, Việt Nam Xuất xứ: Dự án TRIG, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Chủ trì: TS. Nguyễn Mậu Dũng - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Thời gian: 2009 - 2010 Thành viên tham gia: ThS. Phạm Thanh Lan, TS. Nguyễn Văn Song, Vũ Thị Phương Thụy, Vi Văn Năng, Đỗ Thị Diệp, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Ngọc Thương - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Kết quả nghiên cứu - Hệ thống chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam bao

gồm Tiêu chuẩn nước thải vào môi trường (TCVN 5945 - 1995), Quy định về hệ thống xử lý nước thải trong Luật bảo vệ môi trường 1993 và Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐCP.

- Bên cạnh đó, yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường đối với các đơn vị SXKD cũng góp phần quản lý nước thải công nghiệp trong các đơn vị SXKD. Các hoạt động chủ yếu được triển khai nhằm thực thi các chính sách quản lý nước thải trên địa bản nghiên cứu bao gồm việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và quản lý nước thải công nghiệp; tăng cường xây dựng, tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý môi trường; tăng cường công tác kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp; đầu tư kinh phí hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải; và tăng cường tuyên truyền, học tập, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý nước thải công nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn các cơ sở sản xuất trên địa bàn các tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị, công nghệ sản xuất lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo mùa vụ, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốn kém, ý thức chấp hành các

Page 142: Ky Yeu 55nam Cua HUA

142

chính sách quản lý nước thải công nghiệp của một số doanh nghiệp chưa cao. Nhiều doanh nghiệp né tránh không xây dựng hệ thống xử lý hoặc không chịu kê khai, hoặc kê khai không đúng, không đủ số phí. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi công tác quản lý nước thải bao gồm (1) Các yếu tố có liên quan đến chính sách quản lý nước thải công nghiệp (2) Các yếu tố có liên quan đến cơ quan thực thi chính sách quản lý nước thải công nghiệp (3) Các yếu tố có liên quan đến doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Kết quả mô hình logit cho thấy vị trí của đơn vị SXKD (trong hay ngoài KCN, CCN), trình độ văn hóa, tuổi của chủ đơn vị SXKD là những yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng đến tính hình chấp hành quy định quản lý nước thải. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý nước thải công nghiệp bao gồm giải pháp về sửa đổi một số nội dung của chính sách quản lý nước thải; kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý môi trường; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý nước thải công nghiệp; tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và quản lý nước thải công nghiệp...

Ấn phẩm công bố Nguyen Mau Dung (2010). Compliance of Papermaking Plants with

Regulations on Wastewater Management in Bac Ninh Province. Journal of Environment, Development and Sustainability, Vol 13 (1) Springer Publication, Netherland.

60. Chứng khoán đang nổi ở khu vực ASEAN Xuất xứ: Đề tài TRIG. Mã số TRIG 2009 - 11 - 49 - EEC8.2B Chủ trì: TS. Đỗ Quang Giám - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Các kết quả đạt được - Các chỉ số của thị trường chứng khoán điều chỉnh lên, xuống qua các

phiên giao dịch được xem là sự kiện bình thường, nhưng sự bốc hơi cao trên thị trường được xem là triệu chứng lộn xộn của thị trường, do các mã cổ phiếu không được định giá đúng đắn, cũng như do việc thị trường vốn hoạt động không hiệu quả. Sự bốc hơi trên thị trường tài chính được xem là thước đo phản ánh rủi ro về lợi suất của các khoản đầu tư. Mặc dù phương pháp kinh tế lượng truyền thống giả định rằng phương sai của sai số là không thay đổi, nhưng với các

Page 143: Ky Yeu 55nam Cua HUA

143

chuỗi số liệu theo thời gian trên thị trường tài chính thì khái niệm bốc hơi (volatility) được hiểu như là phương sai có điều kiện của chuỗi lợi suất.Các nghiên cứu về các mô hình bốc hơi đơn chuỗi (GARCH) đã xuất hiện khá nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Hạn chế chủ yếu của nó là ở chỗ các thị trường được giả định là không có sự tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các mô hình bốc hơi đa chuỗi (Multivariate GARCH) cho thấy khi mà một thay đổi trong sự bốc hơi trên thị trường này có khuynh hướng gây nên những thay đổi trong sự bốc hơi của các thị trường khác.

- Các thị trường chứng khoán đang nổi ở ASEAN (gồm Việt Nam, Thái Lan, Philipin, Malaysia và Indonesia) và thị trường vàng Quốc tế được cho là rất có ảnh hưởng lẫn nhau. Hiệu ứng bốc hơi lan tràn đôi khi có thể được hiểu như căn bệnh lây lan, vì nó có thể gây nên những bất lợi trên thị trường tài chính một khi rủi ro của thị trường này kéo theo những xáo trộn trên các thị trường khác.

- Đánh giá tính bốc hơi bất cân xứng trong các chuỗi lợi suất thị trường

- Kết quả ước lượng hiệu ứng bốc hơi cân xứng và bất cân xứng cho các thị trường chỉ ra rằng tất cả các tham số ước lượng là đúng kỳ vọng có ý nghĩa thống kê, vì vậy các phương sai của lợi suất trên các thị trường lựa chọn là được khái quát hóa bởi một quá trình tự điều chỉnh. Điều này cho thấy nếu sự bốc hơi trên thị trường càng lớn thì sự giao động này có xu hướng kéo dài cho tới khi có tác động bất thường làm thay đổi xu thế. Đặc biệt, sự bốc hơi trên thị trường vàng cho thấy ảnh hưởng của các sốc đối với phương sai có điều kiện là phải mất một thời gian gian mới biến mất, vì vậy quá trình bốc hơi sẽ dai dẳng. Trong khi đó quá trình bốc hơi trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứa đựng ảnh hưởng lớn nhất bởi các cú sốc so các thị trường khác, điều này ngụ ý rằng quá trình bốc hơi của nó có thể phản ứng khá sâu sắc đối với những diễn biến của thị trường.

- Những ước lượng hiệu ứng bốc hơi bất cân xứng chỉ ra rằng hiệu ứng bất cân xứng (γ) của các sốc dương và âm với cùng cường độ đến phương sai có điều kiện là có ý nghĩa đối với tất cả các thị trường, ngoại trừ ở thị trường Việt Nam.

- Ảnh hưởng của thị trường vàng đến các thị trường chứng khoán ASEAN

- Để xem xét ảnh hưởng của thị trường vàng thế giới đến lợi suất và động thái bốc hơi trên các thị trường chứng khoán đang nổi ở khu vực ASEAN, lợi suất của ngày hôm trước và sự bốc hơi của lợi suất

Page 144: Ky Yeu 55nam Cua HUA

144

ngày hôm trước của thị trường vàng tham chiếu Luân Đôn được sử dụng như là các biến ngoại sinh trong các công thức lợi suất trung bình và phương sai có điều kiện.

- Kết quả ước lượng chỉ ra rằng sự bốc hơi của lợi suất trên thị trường vàng ngày hôm trước (ρ) đã ảnh hưởng có ý nghĩa đối với sự bốc hơi của các thị trường chứng khoán Philipin và Malaysia; còn lợi suất thị trường vàng ngày hôm trước (λ1) đã ảnh hưởng có ý nghĩa lên lợi suất của các thị trường chứng khoán Thái Lan, Indonesia và Malaysia, trong khi ảnh hưởng này là âm và có ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán Philipin. Tuy vậy, ảnh hưởng của sự bốc hơi của lợi suất trên thị trường vàng ngày hôm trước (λ2) lên thị trường chứng khoán Việt Nam là có ý nghĩa.Giả sử, thị trường vàng tham chiếu Luân Đôn là động lực lôi kéo thị trường vàng ở các nước trong khu vực ASEAN. Điều này dẫn đến một ngụ ý rất rằng vàng có thể là hàng hóa thay thế cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam và Philipin, nhưng nó lại là hàng hóa bổ sung cho thị trường chứng khoán ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

- Hiệu ứng đòn bẩy (δ) trong công thức lợi suất trung bình ở thị trường chứng khoán Việt Nam có ảnh hưởng dương và có ý nghĩa, vì vậy có thể kỳ vọng rằng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là được bồi hoàn với lợi suất cao khi mà rủi ro cao hơn.

- Đánh giá mối tương quan và hiệu ứng bốc hơi lan truyền trên các thị trường

- Những ước lượng hệ số tương quan hằng số có điều kiện trong mô hình CCC là thấp (từ 0 đến 0,3846). Các ước lượng này có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ 2 cặp thị trường (Việt Nam, Malaysia) và (Việt Nam, Thái Lan). Trong đó, thị trường vàng và thị trường chứng khoán Việt Nam có tương quan rất thấp với nhau và với các thị trường được chọn khác (< 0,1). Điều này ngụ ý cho một chiến lược phòng ngừa rủi ro hữu ích cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các thị trường chứng khoán trong vùng. Có lẽ, Việt Nam là thị trường mới nổi, nên nó dường như ít bị ảnh hưởng từ các thị trường khác trong khu vực; còn vàng đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.

- Ảnh hưởng của các sốc ngắn hạn (α) lên các thị trường chứng khoán Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có sự lây lan rộng hơn 3 trên 4 thị trường còn lại, trong khi các sốc này lên thị trường chứng khoán Philipin đã lan tới 2 trên 4 thị trường còn lại. Tuy nhiên, không có sự lây lan tới các thị trường khác đối với các sốc ngắn hạn lên thị trường chứng khoán Indonesia. Mặt khác, các sốc dài hạn (β) lên thị

Page 145: Ky Yeu 55nam Cua HUA

145

trường chứng khoán Thái Lan và Philipin lại lây lan rộng nhất tới cả 4 thị trường còn lại, theo sau bởi thị trường chứng khoán Indonesia và Malaysia với sự lây lan tới 3 trên 4 thị trường còn lại. Cuối cùng, sự lây lan ít nhất được tìm thấy đối với các sốc dài hạn lên thị trường chứng khoán Việt Nam 2 trên 4 thị trường còn lại.

- Mối tương quan động có điều kiện trên các chuỗi lợi suất thị trường - Ước lượng của các tham số DCC cho mối tương quan động có điều

kiện trong các thị trường được chọn chỉ ra rằng các tham số DCC là dương và có ý nghĩa thống kê, như cậy các mối tương quan có điều kiện trong tổng thể là thay đổi theo thời gian. Điều này khẳng định giả thiết về mối tương quan hằng số (CCC) giữa các chuỗi lợi suất thị trường là không hợp lý. Hơn nữa, tính dai dẳng của các sốc ngắn hạn lên mối tương quan động có điều kiện là rất nhỏ (0,0089), trong khi tổng các tham số DCC là khá cao (0,9831) và gần bằng 1, xét về dài hạn thì ảnh hưởng của các sốc làm cho sự bốc hơi lan truyền trên các thị trường này là khá dai dẳng.

Ấn phẩm công bố Giam Q. Do and M. Mcaleer and S. Sriboonchitta (2009). ''Effects of

international gold market on stock exchange volatility: Evidence from ASEAN emerging stock markets '', Economics Bulletin, Vol. 29, no. 2, pp. 599 - 610.

Giam Q. Do and S. Sriboonchitta (2010). “Modelling Interdependencies among International Gold and ASEAN Emerging Stock Markets: An Application of the Conditional Correlations”, International Review of Applied Financial Issues and Economics (Forthcoming paper).

Giam Q. Do, A. Wiboonpongse and T.Sriwichailamphan (2010). “Examining volatility spillovers across international gold market and ASEAN emerging stock markets”, In Econometric Leadership of the Knowledge - based Service Economy, The Thailand Econometric Society, Vol. 2(2), pp. 317 - 331, Chiangmai Jan. 7 - 8 - 2010 (ISBN 978 - 974 - 672 - 565 - 1).

61. Đánh giá môi trường đầu tư và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội Xuất xứ: Đề tài do Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội tài trợ. Mã số 01X07/12 - 2008 - 2

Chủ trì: PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Page 146: Ky Yeu 55nam Cua HUA

146

Thành viên tham gia: ThS. Trần Thị Thu Hương, TS. Chu Thị Kim Loan, ThS. Nguyễn Hùng Anh, ThS. Trần Quang Trung, ThS. Bùi Thị Nga - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Thời gian thực hiện: 01/2008 - 03/2009

Kết quả đạt được Kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp

- Mặc dù đầu tư từ nguồn Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội có thể cao hơn các tỉnh và địa phương khác, song vẫn rất thấp khi so sánh giữa đầu từ vào nông nghiệp với tổng sản phẩm nội địa (GDP), đặc biệt cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của đầu tư vào nông nghiệp không ổn định. Cũng tương tự, số dự án nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp rất ít cả về số dự án và lượng vốn.

- Xét ở góc độ vi mô đầu tư vào nông nghiệp không đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao như các lĩnh vực khác, nhưng kết quả phân tích cho thấy đầu tư vào nông nghiệp ở Hà Nội là một lựa chọn hoàn toàn có thể được cân nhắc trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Kết quả phân tích số liệu trên cũng phù hợp với nhiều ý kiến của chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã và chủ trang trại cho rằng đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không đòi hỏi vốn lớn, có thu nhập không cao nhưng thường xuyên và tương đối ổn định, và có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội.

- Mức độ và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp có sự khác biệt giữa các ngành nghề sản xuất kinh doanh nông nghiệp và giữa các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Mặt tích cực cần quan tâm là so với thời điểm đăng ký lượng vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên rõ rệt và xu hướng quymô đầu tư lớn hơn với công nghệ kỹ thuật tiến bộ hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng hơn.

- Đất cho sản xuất nông nghiệp là yếu tố quyết định chính đến đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên thực tế, nhu cầu thuê thêm đất để mở rộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nông nghiệp và các trang trại. Thêm vào đó, thời gian cho thuê đất thường là ngắn so với mong muốn của các đơn vị. Chính hai lý do này hạn chế sự mạnh dạn đầu tư từ các đơn vị, tạo ra tâm lý không ổn định trong sản xuất kinh doanh.

Môi trường đầu tư trong nông nghiệp - Thông qua phân tích lý thuyết và thực tiễn đã hình thành khung phân

tích để tìm ra tám nhóm yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trong

Page 147: Ky Yeu 55nam Cua HUA

147

nông nghiệp Hà Nội, đó là: (i) Quản lý của thành phố về lĩnh vực đầu tư nông nghiệp; (ii) Chính sách nông nghiệp của thành phố; (iii) Vấn đề đất đai; (iv) Vấn đề vốn; (v) Cơ sở hạ tầng; (vi) Vấn đề thị trường; (vii) Vấn đề lao động và (viii) Vấn đề khoa học kỹ thuật.

- Môi trường đầu tư vào nông nghiệp của Hà Nội đã từng bước được cải thiện, song vẫn còn các rào cản cần được gỡ bỏ. Trong tám nhóm yếu tố cấu thành môi trường đầu tư vào nông nghiệp có thể chia làm ba mức khác nhau: mức quan trọng hàng đầu thuộc về nhóm các vấn đề đất đai và chính sách phát triển nông nghiệp của thành phố. Những vấn đề cụ thể trong nhóm này là quy hoạch phát triển nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuê và thời gian thuê đất sản xuất nông nghiệp.

- Mức thứ hai gồm ba nhóm yếu tố cấu thành đó là vốn, hạ tầng cơ sở và quản lý của thành phố. Trong đó tập trung tập trung vào các vấn đề như tiếp cận vốn vay chính thống của đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng về hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, các thủ tục hành chính và thái độ của các cơ quan thành phố đối với các đơn vị SXKD. Mặc dù còn phải cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính và thái độ của công chức, nhưng qua điều tra có rất nhiều ý kiến tích cực về sự đổi mới các thủ tục hành chính và thái độ công chức đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa Hà Nội.

- Mức thứ ba gồm nhóm yếu tố thị trường, công nghệ kỹ thuật và lao động. Đây là nhóm có thể được xem là lợi thế của Hà Nội so với các địa phương khác, song vẫn còn có các rào cản như khó khăn tuyển dụng lao động trình độ cao, hệ thống chợ, phương tiện kỹ thuật chế biến và bảo quản nông sản cần phải được cải thiện.

- Có bốn nhóm yếu tố tác động tới môi trường đầu tư vào Hà Nội, đó là Chính sách nông nghiệp của Chính phủ, sự hội nhập và năng lực cạnh tranh của Hà Nội (nhóm vĩ mô); mức đầu tư và kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị SXKD trên địa bàn (nhóm vi mô). Nếu Hà Nội biết khai thác cũng có tác động tích cực tới môi trường đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội.

Giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiêp Hà Nội - Đề tài đã trình bày và phân tích năm căn cứ quan trọng cho các giải

pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội đó là: (i) Phương hướng phát triển của các đơn vị SXKD nông nghiệp; (ii) Ý kiến của đơn vị SXKD nông nghiệp về cải thiện môi trường đầu tư; (iii) Định hướng phát triển nông nghiệp của Hà Nội; (iv) Định hướng đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội; (v) Các kịch bản ước lượng nhu cầu vốn đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội.

Page 148: Ky Yeu 55nam Cua HUA

148

- Từ các căn cứ nêu trên, nghiên cứu đã đề xuất 08 giải pháp chủ yếu để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội là: (1) Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận đến nguồn lực đất đai và vốn của chủ đầu tư; (2) Nâng cao mức ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp; (3) Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) Hoàn thiện hệ thống thị trường; (5) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; (6) Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các ban ngành và tổ chức; (7) Nâng cao chất lượng nguồn lao động; (8) Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.

Ấn phẩm công bố Trần Hữu Cường, Chu Thị Kim Loan, Trần Thị Thu Hương, Bùi Thị Nga,

Nguyễn Hùng Anh, Trần Quang Trung (2010). Môi trường đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

Chu Thị Kim Loan, Trần Hữu Cường, Nguyễn Hùng Anh (2010). Đánh giá môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội - Góc nhìn từ các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 1, tr. 157 - 169.

Chu Thị Kim Loan, Trần Hữu Cường, Nguyễn Hùng Anh (2010) Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp của Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8. số 3, tr. 549 - 558.

Tran Quang Trung, Tran Huu Cuong (2010). Measuring the Impact of the Investment Climate on Total Factor Productivity (TFP) in Agricultural Sector: The Case of Hanoi, Vietnam. ISSAAS 2009.International Congress on Agriculture for Better Living and Global Economy. Pattaya, Thailand, January 11 - 15, 2010.

Tran Huu Cuong, Bui Thi Nga (2010). The Analysis of Investment Climate in Agriculture in Hanoi, Vietnam.ISSAAS 2009.International Congress on Agriculture for Better Living and Global Economy. Pattaya, Thailand, January 11 - 15, 2010.

Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao

- Kết quả nghiên cứu: đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho học tập và nghiên cứu ở các trường đào tạo, viện nghiên cứu.

- Ngoài ra, báo cáo còn giúp cho các cấp chính quyền có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Page 149: Ky Yeu 55nam Cua HUA

149

Phần II DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Page 150: Ky Yeu 55nam Cua HUA

150

Page 151: Ky Yeu 55nam Cua HUA

151

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

I. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC 1. KC06.DA.12/06 - 10

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh giống lúa Hương cốm tại các tỉnh miền Bắc

PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm 2007 - 2009

2. KC.04/06 - 10 Nghiên cứu làm chủ công nghệ và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau và hoa sạch bệnh

GS.TS. Nguyễn Quang Thạch 2007 - 2010

3. ĐTĐL.2008/32 Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2008 - 2010

4. ĐTĐL.05/2009 Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo Kit chẩn đoán nhanh PRRS

TS. Nguyễn Thị Lan 2009 - 2011

5. ĐTĐL.2010/19 Nghiên cứu chuyển gen vào dòng cây vô phối tạo quả cam, quýt không hạt

TS. Đoàn Văn Lư 2010 - 2012

6. ĐTĐL.2010/20 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa ở Việt Nam

GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh 2010 - 2012

NHIỆM VỤ NGHỊ ĐỊNH THƯ

7. Nghị định thư Việt Nam - Hungary Xây dựng điểm trình diễn kĩ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi cá nước ngọt Việt - Hungary tại trường ĐHNNHN

GS.TS. Đặng Vũ Bình 2005 - 2006

8. Nghị định thư Việt Nam - Đức Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu - Sơn La - Việt Nam

GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh 2006 - 2008

9. Nghị định thư Việt Nam - Rumani Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

PGS.TS. Vũ Đình Tôn 2006 - 2008

Page 152: Ky Yeu 55nam Cua HUA

152

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

10. Nghị định thư Việt Nam - Trung Quốc Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa mới tại Việt Nam bằng phương pháp phóng xạ

PGS.TS. Vũ Văn Liết 2007 - 2008

11. Nghị định thư Việt Nam - Nhật Bản Di truyền của vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas oryzae pv oryzae) và chọn tạo giống lúa kháng bệnh bền vững

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

2008 - 2010

12. Nghị định thư Việt Nam - Trung Quốc Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng bố, mẹ lúa lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá

PGS.TS. Phan Hữu Tôn 2008 - 2010

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

13. 3.011.06 Giải một số bài toán mô phỏng các thông số động học dòng khí trong buồng sấy nông sản trên cơ sở ứng dụng phần mềm tính toán thủy động lực học

PGS.TS. Hoàng Đức Liên 2006 - 2008

14. 6. 006.06 Nghiên cứu nâng cao hệ số sử dụng và hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa

PGS.TS. Phạm Văn Cường 2006 - 2008

15. 6.004.06 Sử dụng phương pháp hóa miễn dịch phát hiện độc tố nấm mốc trong thực phẩm, giải pháp phòng chống.

TS. Lê Huỳnh Thanh Phương

2006 - 2008

16. 62.005.06 Nghiên cứu xây dựng phương pháp chuyển gen cho cây hoa đồng tiền và hoa lyly bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh 2006 - 2008

17. 6.006 08 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá nguồn gen phục vụ chọn giống hoa lily (Lilium spp.) ở Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

2006 - 2008 `

18. 61.009.010 Nghiên cứu xác định thành phần Pheromone giới tính của Sâu đục thân lúa hai chấm và Sử dụng chúng trong kiểm soát và phòng trừ Sâu đục thân lúa hai chấm ở Việt Nam

PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang 2009 - 2010

Page 153: Ky Yeu 55nam Cua HUA

153

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

19. 106.16.79.09 Nghiên cứu sử dụng công nghệ RNAI trong nâng cao tính kháng bệnh ghẻ do vi khuẩn Streptomyces scabies ở khoai tây

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo 2009 - 2010

20. 106.11.25.09 Nghiên cứu đặc điểm di truyền và ưu thế lai về các đặc tính sinh lý và nông học liên quan tới khả năng chịu hạn của lúa lai F1 giữa giống lúa cạn và dòng bất dục mẫn cảm nhiệt độ (TGMS)

PGS.TS. Phạm Văn Cường 2009 - 2011

21. 106.11 - 2010.46 Đánh giá đa dạng di truyền của chi lan huệ (Hippeastrum Herb.) ở Việt Nam bằng chỉ thị phân tử

TS. Phạm Thị Minh Phượng 2011 - 2012

II. DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG CÂY TRỒNG, GIỐNG VẬT NUÔI VÀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

1 10-DA-2005/ĐHNNI “Sản xuất hạt giống bố, mẹ lúa lai hai dòng trong nước thời kỳ 2006 - 2010”

PGS.TS. Vũ Văn Liết 2006 - 2010

2 Tăng cường năng lực chọn tạo, sản xuất giống lúa thuần khu vực miền Bắc và miền Trung

PGS.TS. Vũ Văn Liết 2009 - 2012

3 Nhân giống lợn chất lượng cao PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch 2009 - 2012 III. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO A. Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ

1. B2006 - 11 - 01 - TĐ Nghiên cứu biện pháp sinh học xử lý ô nhiễm Cu, Zn, Pb trong nông nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành

2006 - 2007

2. B2006 - 11 - 02 - TĐ Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất ở Miền Bắc Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Kim Vân 2006 - 2007

3. B2006 - 11 - 03 - TĐ Nghiên cứu sản xuất và chuyển giao sử dụng các loại phân đa yếu tố chuyên dùng cho lúa, ngô, đậu tương tại Đồng bằng sông Hồng

PGS.TS. Nguyễn Như Hà

2006 - 2007

4. B2006 - 11 - 04 Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống bưởi chọn lọc trồng ở Gia Lâm - Hà Nội

TS. Đoàn Văn Lư

2006 - 2007

Page 154: Ky Yeu 55nam Cua HUA

154

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

5. B2006 - 11 - 05 Đánh giá vai trò của côn trùng ký sinh trong quản lý tổng hợp (IPM) sâu hại đậu tương vùng Gia Lâm - Hà Nội

PGS.TS. Đặng Thị Dung

2006 - 2007

6. B2006 - 11 - 06 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc ở các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ

TS. Vũ Đình Chính

2006 - 2007

7. B2006 - 11 - 07 Nghiên cứu tác dụng phun phân lá dâu xanh đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng giải độc lá dâu đến kết quả nuôi tằm

PGS.TS. Nguyễn Văn Long

2006 - 2007

8. B2006 - 11 - 08 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cần quanh năm.

ThS. Vũ Thanh Hải

2006 - 2007

9. B2006 - 11 - 09 Đánh giá, chọn lọc tính chịu hạn và khả năng thích ứng cho vụ đông ở đậu tương

PGS.TS. Vũ Đình Hòa 2006 - 2007

10. B2006 - 11 - 10 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng qua lá (penxibao, chitosan) kết hợp với GA3, - NAA đến sự sinh trưởng, trỗ cờ phun râu và năng suất của cây ngô (LVN10, Q2000) trồng trong điều kiện thiếu nước

PGS.TS. Vũ Quang Sáng

2006 - 2007

11. B2006 - 11 - 11 Nghiên cứu vai trò ruồi bắt mồi trong biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) rệp muội hại đậu rau và rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm - Hà Nội

TS. Hồ Thị Thu Giang

2006 - 2007

12. B2006 - 11 - 12 Nghiên cứu, chế thử dạng thuốc mỡ từ hạt củ đậu và rễ thuốc cá để điều trị ngoại ký sinh trùng thú y

TS. Bùi Thị Tho

2006 - 2007

13. B2006 - 11 - 13 Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) một số loại thức ăn cho gà bằng phương pháp trực tiếp

TS. Nguyễn Thị Mai

2006 - 2007

Page 155: Ky Yeu 55nam Cua HUA

155

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

14. B2006 - 11 - 14 Phân lập, khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng virus viêm gan vịt cường độc gây bệnh trên đàn vịt. Phương pháp sử dụng chủng vacxin viêm gan vịt nhược độc DH - EG - 2000 trong phòng bệnh

TS. Trần Thị Lan Hương

2006 - 2007

15. B2006 - 11 - 15 Nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể các cơ quan của gia cầm trong hai bệnh newcastle và cúm gia cầm

TS. Nguyễn Hữu Nam

2006 - 2007

16. B2006 - 11 - 16 Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh môi trường và thức ăn chăn nuôi đến 1 số chỉ tiêu vệ sinh sữa của đàn bò nuôi ở khu vực ngoại thành Hà Nội

TS. Phạm Văn Tự

2006 - 2007

17. B2006 - 11 - 17 Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở dê

TS. Phạm Ngọc Thạch

2006 - 2007

18. B2006 - 11 - 18 Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây Moringa oleifera trồng tại trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội và so sánh giá trị dinh dưỡng với m số cây thức ăn bản địa sử dụng cho trâu bò

ThS. Đặng Thúy Nhung

2006 - 2007

19. B2006 - 11 - 19 Điều tra đặc điểm thuỷ - lý hoá, thuỷ sinh, ngư loại của các thuỷ vực tại một số xã thuộc khu vực Gia Lâm, Hà Nội

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà

2006 - 2007

20. B2006 - 11 - 20 Nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn ở một số địa điểm thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và giải pháp khắc phục

ThS. Trần Văn Quyên

2006 - 2007

21. B2006 - 11 - 21 Nghiên cứu, chế tạo một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh do chủng E.coli dung huyết gây nên ở vật nuôi

ThS. Lê Văn Lãnh

2006 - 2007

22. B2006 - 11 - 22 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại một số phường, xã của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

TS. Hồ Thị Lam Trà

2006 - 2007

Page 156: Ky Yeu 55nam Cua HUA

156

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

23. B2006 - 11 - 23 Phân lập, tuyển chọn giống vi sinh vật mới và xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

2006 - 2007

24. B2006 - 11 - 24 Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương

PGS.TS. Vũ Thị Bình

2006 - 2007

25. B2006 - 11 - 25 Xây dựng bộ hệ thống chỉ tiêu định mức sử dụng đất phục vụ giảng dạy môn học quy hoạch sử dụng đất

TS. Nguyễn Quang Học

2006 - 2007

26. B2006 - 11 - 26 Nghiên cứu khả năng phân giải rơm rạ được vùi sau vụ xuân trên đất phù xa sông Hồng

PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình

2006 - 2007

27. B2006 - 11 - 27 Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và công nghệ GIS trong việc đánh giá quá trình đô thị hóa ở khu vực ngoại thành Hà Nội

TS. Nguyễn Khắc Thời

2006 - 2007

28. B2006 - 11 - 28 Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải từ khu vực hành chính và khu dân cư để đạt tiêu chuẩn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp sạch

TS. Trịnh Quang Huy

2006 - 2007

29. B2006 - 11 - 29 Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển tưới tự động phục vụ sản xuất rau an toàn

ThS. Ngô Trí Dương,

2006 - 2007

30. B2006 - 11 - 30 Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị làm khô thực phẩm bằng phương pháp sấy thăng hoa

TS. Trần Như Khuyên

2006 - 2007

31. B2006 - 11 - 31 Nghiên cứu nâng cao độ bền và chất lượng bề mặt các chi tiết máy trong thiết bị bảo quản và chế biến thức ăn

ThS. Nguyễn Khắc Thông

2006 - 2007

32. B2006 - 11 - 32 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo lò thấm nitơ cỡ trung bình (300mm) dùng cho hóa nhiệt luyện một số chi tiết máy.

TS. Đào Quang Kế

2006 - 2007

Page 157: Ky Yeu 55nam Cua HUA

157

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

33. B2006 - 11 - 33 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ một số khâu chính xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm sạch môi trường

ThS. Đặng Đình Trình

2006 - 2007

34. B2006 - 11 - 34 Nghiên cứu các giải pháp tổ chức chế biến một số nông sản theo mô hình làng nghề trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

TS. Nguyễn Hữu Ngoan

2006 - 2007

35. B2006 - 11 - 35 Phương pháp lập kế hoạch bảo tồn tại chỗ các giống lúa nương có sự tham gia của cộng đồng ở Cao Bằng

TS. Mai Thanh Cúc

2006 - 2007

36. B2006 - 11 - 36 Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong trang trại (Hộ nông dân)

TS. Bùi Bằng Đoàn

2006 - 2007

37. B2006 - 11 - 37 Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

ThS. Nguyễn Trọng Đắc

2006 - 2007

38. B2006 - 11 - 38 Lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất tại huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh “Thực trạng và giải pháp”

TS. Nguyễn Phúc Thọ

2006 - 2007

39. B2006 - 11 - 39 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ dấm chín đến hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học cao trong quả hồng (diospyros kaki T.)

ThS. Trần Thị Lan Hương

2006 - 2007

40. B2006 - 11 - 40 Nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme - amylase chịu nhiệt từ vi sinh vật sử dụng trong chế biến nông sản phẩm

PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh

2006 - 2007

41. B2006 - 11 - 41 Khảo sát hệ nấm mốc trên hạt và ảnh hưởng của mức độ nhiễm nấm mốc trên hạt đến chất lượng thóc trong quá trình bảo quản ở quy mô hộ gia đình

ThS. Lê Minh Nguyệt

2006 - 2007

Page 158: Ky Yeu 55nam Cua HUA

158

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

42. B2006 - 11 - 42 Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ củ khoai lang và sắn quy mô hộ gia đình

ThS. Phạm Thị Vân

2006 - 2007

43. B2006 - 11 - 43 Khảo sát nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm kỹ thuật

TS. Trịnh Đình Thâu

2006 - 2007

44. B2006 - 11 - 44 Nghiên cứu thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định quy họach sử dụng đất.

TS. Nguyễn Hải Thanh

2006 - 2007

45. B2006 - 11 - 45 Nghiên cứu thiết kế hệ thống đào tạo từ xa phục vụ cho hoạt động dạy và học ngành tin học,trường Đại học Nông nghiệp I

ThS. Ngô Tuấn Anh

2006 - 2007

46. B2006 - 11 - 46 Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm khách quan trên nền web và triển khai thử nghiệm tại một số khoa trong trường ĐHNN I

KS. Phạm Quang Dũng

2006 - 2007

47. B2006 - 11 - 47 Thực trạng nhận thức khoa học giới và một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới của cán bộ và sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I

ThS. Nguyễn Thị Diễn

2006 - 2007

48. B2006 - 11 - 48 Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn pháp luật tại trường Đại học Nông nghiệp I

ThS. Vũ Văn Tuấn

2006 - 2007

49. B2006 - 11 - 49 Nghiên cứu phẩm chất hạt gạo nguyên liệu sản xuất bún, bánh phở, bánh đa nem

ThS. Hoàng Hải Hà

2006 - 2007

50. B2006 - 11 - 50 Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm và ứng dụng phương pháp ELISA trong phân tích tồn dư kháng sinh nhóm quinolone trong tôm tại mốt số tỉnh ven biển phía Bắc

ThS. Phạm Kim Đăng

2006 - 2007

Page 159: Ky Yeu 55nam Cua HUA

159

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

51. B2007 - 11 - 51 Đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội

GS.TS. Phạm Vân Đình

2007 - 2008

52. B2007 - 11 - 52 Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

2007 - 2008

53. B2007 - 11 - 53 Phân tích xu hướng và chiến lược sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp đồng bằng sông Hồng từ 2007 đến 2020

TS. Nguyễn Văn Song

2007 - 2008

54. B2007 - 11 - 54 Đánh giá hiệu quả và đề xuất các loại hình sử dụng đất vùng gò đồi huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp.

PGS.TS. Trần Văn Chính

2007 - 2008

55. B2007 - 11 - 55 Đánh giá thực trạng và xây dựng mô hình môi giới giao dịch bất động sản trên địa bàn quận Tây Hồ và Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà

2007 - 2008

56. B2007 - 11 - 56 Nghiên cứu thu nhận enzyme - D - Fructofuranosidase ( Fs (EC3.2.1.26)) từ vi sinh vật và ứng dụng để thu nhận đường chức năng Fructoolygosachharide (FOS)

ThS. Nguyễn Hoàng Anh

2007 - 2008

57. B2007 - 11 - 57 Xây dựng phần mềm trực tuyến giải quyết một số bài toán sinh học phân tử phục vụ giảng dạy tin sinh học và nghiên cứu ứng dụng trong chọn tạo giống

ThS. Ngô Công Thắng 2007 - 2008

58. B2007 - 11 - 58 Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa của bò lai hướng sữa và bò HF thuần nuôi tại một số vùng miền Bắc Việt Nam

ThS. Nguyễn Thị Tú

2007 - 2008

Page 160: Ky Yeu 55nam Cua HUA

160

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

59. B2007 - 11 - 59 Nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm nâng cao chất lượng và làm chậm chín cam sành Hà Giang.

ThS. Nguyễn Mạnh Khải

2007 - 2008

60. B2007 - 11 - 60 Ứng dụng thiên địch (Bọ xít bắt mồi và Nấm Metarhizium sp.) phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự (sâu tơ, bọ nhảy) trong sản xuất rau an toàn vùng Hà Nội

TS. Trần Đình Chiến

2007 - 2008

61. B2007 - 11 - 61 Ứng dụng kỹ thuật điều kiển số xây dựng hệ thống tự động điều chỉnh các thông số chủ yếu của quá trình sấy bằng nông sản dạng hạt

ThS. Nguyễn Văn Đạt

2007 - 2008

62. B2007 - 11 - 62 Ứng dụng công nghệ kiềm nóng có xúc tác kim loại để tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và tồn đọng

TS. Phan Trung Quý

2007 - 2008

63. B2007 - 11 - 63 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung urê nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn làm thức ăn cho bò

TS. Nguyễn Bá Mùi

2007 - 2008

64. B2007 - 11 - 64 Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam

TS. Nguyễn Tuấn Sơn 2007 - 2008

65. B2007 - 11 - 65TĐ Chuyển giao hệ thống thâm canh mới tiết kiệm chi phí đầu vào để nâng cao năng suất lúa và ngô tại Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

2007 - 2008

66. B2007 - 11 - 66TĐ Nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh kê (Setaria italica Beauv.) và kê chân vịt (Eleusine coracana Gaert.) để sản xuất thực phẩm chức năng

TS. Phạm Văn Cường

2007 - 2008

67. B2007 - 11 - 67TĐ Giải pháp phát triển nghề trồng rau an toàn cho thành phố Hà Nội

ThS. Trần Đình Thao

2007 - 2008

Page 161: Ky Yeu 55nam Cua HUA

161

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

68. B2007 - 11 - 68TĐ Xây dựng mô hình che phủ đất thích hợp cho một số cây trồng nông nghiệp ở vùng đồi tỉnh Quảng Bình

TS. Nguyền Ích Tân

2007 - 2008

69. B2007 - 11 - 69TĐ Ứng dụng công nghệ GÍS và RS trong nghiên cứu xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho vùng thượng nguồn lưu vực sông Cả

PGS.TS. Trần Đức Viên

2007 - 2008

70. B2007 - 11 - 70TĐ Sử dụng các dòng bất dục đực TGMS chứa gen kháng bạc lá trong công tác chọn tạo giống lúa lai hai dòng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt.

PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan

2007 - 2008

71. B2008 - 11 - 71TĐ Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng

PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

2008 - 2009

72. B2008 - 11 - 72 - TĐ Xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua và ngô rau phục vụ chế biến tại Lục Nam - Bắc Giang

ThS. Nguyễn Đình Thi

2008 - 2009

73. B2008 - 11 - 73 - TĐ Xây dựng cơ cấu cây trồng chịu hạn cho vùng canh tác khó khăn về nước tưới tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

PGS.TS. Vũ Văn Liết

2008 - 2009

74. B2008 - 11 - 74 - TĐ Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang

TS. Vũ Đình Tôn

2008 - 2009

75. B2008 - 11 - 75TĐ Ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.

ThS. Nguyễn Mạnh Khải

2008 - 2009

Page 162: Ky Yeu 55nam Cua HUA

162

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

76. B2008 - 11 - 76TĐ Biên soạn giáo trình Sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp để giảng dạy cho các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp

PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh

2008 - 2009

77. B2008 - 11 - 77 Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm Metarhizium hiệu lực cao nhằm phòng trừ một số loài côn trùng gây hại nông nghiệp

ThS. Phan Trọng Nhật 2008 - 2009

78. B2008 - 11 - 78 Nghiên cứu xây dựng quytrình sản xuất và sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây rau thuộc họ cà, họ hoa thập tự và đậu, lạc ở vùng Hà Nội và phụ cận

TS. Nguyễn Văn Viên 2008 - 2009

79. B2008 - 11 - 79 Thu thập và đánh giá các đặc tính nông sinh học của một số giống lạc địa phương làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới chống chịu tốt và chất lượng cao

ThS. Bùi Xuân Sửu 2008 - 2009

80. B2008 - 11 - 80 Thu thập, phân loại, đánh giá nguồn gen hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae). Bước đầu tạo vật liệu cho chọn và nhân giống 1 số loài bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và gây đột biến.

TS. Nguyễn Hạnh Hoa 2008 - 2009

81. B2008 - 11 - 81 Tạo giống cà chua lai chất lượng cao, phục vụ đa dụng, tăng khả năng kháng bệnh virus

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh 2008 - 2009

82. B2008 - 11 - 82 Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ mới trong chọn tạo dòng thuần và giống ngô đường lai

PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng 2008 - 2009

83. B2008 - 11 - 83 Nghiên cứu tác dụng tiêu độc (tăng cường công năng của gan, thận) của một số dược liệu Việt Nam. Ứng dụng nâng cao chất lượng thịt trong chăn nuôi gà.

TS. Bùi Thị Tho 2008 - 2009

Page 163: Ky Yeu 55nam Cua HUA

163

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

84. B2008 - 11 - 84 Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trang trại đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

TS. Nguyễn Văn Thắng 2008 - 2009

85. B2008 - 11 - 85 Nghiên cứu thức ăn tập ăn để cai sữa sớm lợn con lai giống ngoại.

PGS.TS. Tôn Thất Sơn 2008 - 2009

86. B2008 - 11 - 86 Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của một số tổ hợp lai có sự tham gia của giống dê siêu thịt Boer nuôi tại nông hộ vùng đồi núi Tam Điệp, Nho Quan - Ninh Bình

TS. Nguyễn Bá Mùi 2008 - 2009

87. B2008 - 11 - 87 Nghiên cứu công nghệ mạ điện phục vụ cơ khí nông nghiệp.

TS. Tống Ngọc Tuấn

2008 - 2009

88. B2008 - 11 - 88 Xây dựng mô hình bài toán tối ưu về vay vốn tín dụng cấp hộ nông dân/hộ trang trại

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh 2008 - 2009

89. B2008 - 11 - 89 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kinh tế phát triển thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng đào tạo

TS. Mai Thanh Cúc 2008 - 2009

90. B2008 - 11 - 90 Nghiên cứu giải pháp tăng cường năng lực tham gia thị trường cho các hộ nông dân nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh

TS. Nguyễn Thị Minh Hiền 2008 - 2009

91. B2008 - 11 - 91 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hoa loa kèn trắng (Lilium longiflorum Thund.) vụ sớm ở khu vực Hà Nội

TS. Nguyễn Thị Bích Thủy 2008 - 2009

92. B2008 - 11 - 92 Nghiên cứu ứng dụng tia cực tím vào việc khử trùng chuồng nuôi và chống bệnh còi xương cho gà.

TS. Trần Đình Đông 2008 - 2009

93. B2008 - 11 - 93 Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử tích hợp với công nghệ voice over IP (VoIP)

TS. Nguyễn Văn Định 2008 - 2009

Page 164: Ky Yeu 55nam Cua HUA

164

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

94. B2008 - 11 - 94 Nhân giống thuần chủng và đánh giá khả năng phát triển của đàn lợn Piétrain kháng stress Bỉ nuôi tại Việt Nam

GS.TS. Đặng Vũ Bình 2008 - 2009

95. B2008 - 11 - 95 Khảo sát tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng do Fasciola spp. từ vật nuôi truyền lây sang người tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng trừ

TS. Nguyễn Văn Thọ 2008 - 2009

96. B2008 - 11 - 96 Khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng virus nhược độc dịch tả vịt DP - EG2000 và nghiên cứu quy trình chế tạo vacxin phòng bệnh

TS. Nguyễn Bá Hiên 2008 - 2009

97. B2008 - 11 - 97 Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh dịch tả lợn

TS. Bùi Trần Anh Đào 2008 - 2009

98. B2008 - 11 - 98 Định lượng một số hormone sinh sản bằng phương pháp Elisa (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) nhằm điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa

PGS.TS. Trần Tiến Dũng 2008 - 2009

99. B2008 - 11 - 99 Vỗ béo bò thịt trên cơ sở sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các nông hộ

PGS.TS. Mai Thị Thơm 2008 - 2009

100. B2008 - 11 - 100 Thử nghiệm ương, nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) tại trại cá Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

ThS. Kim Văn Vạn 2008 - 2009

101. B2008 - 11 - 101 Xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp cho lúa lai

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung 2008 - 2009

102. B2008 - 11 - 102 Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá xói mòn đất bằng công nghệ Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác bảo vệ đất dốc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

ThS. Trần Quốc Vinh 2008 - 2009

Page 165: Ky Yeu 55nam Cua HUA

165

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

103. B2008 - 11 - 103 Tuyển chọn vi sinh vật có khả năng tổng hợp cao enzyme Chitosanase để ứng dụng sản xuất chitooligosaccharide chức năng

PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh 2008 - 2009

104. B2008 - 11 - 104 Nghiên cứu các điều kiện công nghệ để nâng cao chất lượng sữa chua đậu nành có sử dụng whey

ThS. Nguyễn Đức Doan 2008 - 2009

105. B2008 - 11 - 105 Ảnh hưởng của tập quán tới việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La

ThS. Vũ Văn Tuấn 2008 - 2009

106. B2008 - 11 - 106 Nghiên cứu chọn tạo một số dòng, giống hoa hồng mới bằng phương pháp xử lý đột biến tia γ Co60

ThS. Nguyễn Mai Thơm 2008 - 2009

107. B2008 - 11 - 107 Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu chọn tạo giống dưa lê chất lượng tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

ThS. Hoàng Đăng Dũng 2008 - 2009

108. B2008 - 11 - 108 Nghiên cứu vai trò của vi khuẩn Clostridium perfringens gây bệnh đường tiêu hoá trên đàn gia súc nuôi tại Hà Nội và một số tỉnh phụ cận

ThS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ 2008 - 2009

109. B2008 - 11 - 109 Nghiên cứu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm biện pháp phòng, trị

TS. Trịnh Đình Thâu 2008 - 2009

110. B2008 - 11 - 110 Nghiên cứu quá trình sinh học vết thương ở động vật và biện pháp điều trị

TS. Vũ Như Quán 2008 - 2009

111. B2008 - 11 - 111 Đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn của một số tổ hợp lai có sự tham gia của đực lai giữa Piétrain và Duroc (PiDu)

TS. Phan Xuân Hảo 2008 - 2009

Page 166: Ky Yeu 55nam Cua HUA

166

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

112. B2008 - 11 - 112 Xây dựng phần mềm quy trình công nghệ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã

TS. Nguyễn Quang Học

2008 - 2009

113. B2008 - 11 - 113 Nghiên cứu một số biện pháp sử dụng rơm rạ tại ruộng bón cho lúa trên đất phù sa sông Hồng Gia Lâm - Hà Nội

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành 2008 - 2009

114. B2008 - 11 - 114 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ già thu hái đến chất lượng cảm quan và chất lượng dinh dưỡng của quả hồng Nhân Hậu sau thu hoạch.

ThS. Trần Thị Lan Hương 2008 - 2009

115. B2008 - 11 - 115 Đánh giá nhận thức và hiểu biết của nông dân vùng sản xuất sữa khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

ThS. Trần Thị Hà Nghĩa 2008 - 2009

116. B2009 - 11 - 116 Nghiên cứu sử dụng vải kỹ thuật trong sản xuất hoa, cây cảnh

TS. Phạm Thị Minh Phượng 2009 - 2010

117. B2009 - 11 - 117 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa Đồng tiền

ThS. Hoàng Thị Nga 2009 - 2010

118. B2009 - 11 - 118 Nghiên cứu chiết xuất và sử dụng các hợp chất polyphenol từ chè trong bảo quản một số loại rau quả, thực phẩm sơ chế và tạo sản phẩm sữa giàu chất chống oxy hoá (polyphenol)

ThS. Giang Trung Khoa 2009 - 2010

119. B2009 - 11 - 119 Nghiên cứu lựa chọn các chủng vi khuẩn lactic để sản xuất giống khởi động cho sản xuất thực phẩm lên men

ThS. Nguyễn Thị Lâm Đoàn 2009 - 2010

120. B2009 - 11 - 120 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi sinh vật phát hiện dư lượng một số nhóm kháng sinh trong tôm

ThS. Phạm Kim Đăng 2009 - 2010

121. B2009 - 11 - 121 Giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm trên một số loài thủy cầm thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ

TS. Trần Thị Lan Hương 2009 - 2010

Page 167: Ky Yeu 55nam Cua HUA

167

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

122. B2009 - 11 - 122 Tuyển chọn và xây dựng quy trình thâm canh cây thức ăn cho trâu bò trong vụ Đông xuân

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2009 - 2010

123. B2009 - 11 - 123 Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng

TS. Bùi Hữu Đoàn 2009 - 2010

124. B2009 - 11 - 124 Nghiên cứu sự lưu hành của Virus Ca rê gây bệnh trên chó ở vùng phụ cần Hà Nội bằng phương pháp hoá miễn dịch và chọn ra các chủng để chế vacxin phòng bệnh

TS. Nguyễn Hữu Nam 2009 - 2010

125. B2009 - 11 - 125 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo một số thiết bị phục vụ công nghệ đóng gói, bảo quản thức ăn thô cho trâu bò trong vụ đông - xuân

ThS. Nguyễn Viết Lầu 2009 - 2010

126. B2009 - 11 - 126 Sự đóng góp của người dân trong tài chính công cấp cơ sở ở nông thôn Đồng Bằng sông Hồng

PGS.TS. Kim Thị Dung 2009 - 2010

127. B2009 - 11 - 127 Đánh giá ảnh hưởng của việc thực thi chính sách miễn thủy lợi phí đến phát triển kinh tế hộ nông dân và công tác quản lý thủy nông các cấp.

PGS.TS. Nguyễn Văn Song 2009 - 2010

128. B2009 - 11 - 128 Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến kinh tế hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng

TS. Phạm Văn Hùng

2009 - 2010

129. B2009 - 11 - 129 Những giải pháp kinh tế tổ chức thực hiện quytrình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau vụ đông vùng ven đô đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

PGS.TS. Ngô Thị Thuận 2009 - 2010

130. B2009 - 11 - 130 Đánh giá nhu cầu xã hội và xây dựng chương trình đào tạo đại học xã hội học ở các trường Đại học, cao đẳng khối Nông nghiệp

TS. Lê Thị Ngân 2009 - 2010

Page 168: Ky Yeu 55nam Cua HUA

168

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

131. B2009 - 11 - 131 Tạo đàn lợn hạt nhân dòng Piétrain kháng stress (ReHal) nuôi tại miền Bắc Việt Nam

ThS. Đỗ Đức Lực

2009 - 2010

132. B2009 - 11 - 132 Xác định đặc trưng phân tử các loài thuộc chi Begomovirus (họ Geminiviridae) hại cà chua, ớt, đậu đỗ, sắn và đu đủ tại miền Bắc Việt Nam.

TS. Hà Viết Cường 2009 - 2010

133. B2009 - 11 - 133 Nghiên cứu đặc tính nông sinh học liên quan đến chịu mặn của các giống lúa vùng ven biển miền Bắc Việt Nam.

TS. Tăng Thị Hạnh 2009 - 2010

134. B2009 - 11 - 134 Ứng dụng công nghệ tin học để đánh giá, dự báo và cảnh báo tình trạng xói mòn đất trên đất dốc canh tác vùng đồi núi.

TS. Nguyễn Duy Bình 2009 - 2010

135. B2009 - 11 - 135 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển quá trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới có mái che

ThS. Ngô Trí Dương 2009 - 2010

136. B2009 - 11 - 136 Nghiên cứu thiết kế hệ thống trích công suất đa điểm cho máy kéo nhỏ 4 bánh sản xuất tại Việt Nam.

PGS.TS. Bùi Hải Triều 2009 - 2010

137. B2009 - 11 - 137 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép phân viên và máy bón phân viên cho cây trồng nông nghiệp.

TS. Bùi Việt Đức 2009 - 2010

138. B2009 - 11 - 138 Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

TS. Trần Hữu Cường 2009 - 2010

139. B2009 - 11 - 139 Xây dựng mô hình hệ thống thuỷ canh NFT sản xuất rau an toàn chất lượng cao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP

TS. Nguyễn Quốc Vọng 2009 - 2010

Page 169: Ky Yeu 55nam Cua HUA

169

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

140. B2009 - 11 - 140TĐ Nghiên cứu và xây dựng mô hình phân viên nén hữu cơ - vô cơ sản xuất từ các nguyên liệu địa phương cho một số cây màu tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2009 - 2010

141. B2009 - 11 - 141TĐ Chọn tạo giống đu đủ lai cho các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan 2009 - 2010

142. B2009 - 11 - 142TĐ Nghiên cứu thu thập, đánh giá, nhân giống in vitro và nuôi trồng một số giống lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium) làm cây thuốc

ThS. Vũ Ngọc Lan 2009 - 2010

143. B2009 - 11 - 143TĐ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mắt gặt gom lúa liên hợp với máy kéo nhỏ ở đồng bằng Bắc Bộ

TS. Lê Văn Bích 2009 - 2010

144. B2009 - 11 - 144TĐ Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà bản địa tại Lục Ngạn, Yên Thế, Bắc Giang

ThS. Nguyễn Chí Thành 2009 - 2010

145. B2009 - 11 - 145TĐ Xây dựng mô hình vườn cây mẹ trên cơ sở những giống cây ăn quả đã được bình tuyển nhằm cung cấp mắt ghép cho các vườn nhân giống tại Bắc Giang

TS. Đoàn Văn Lư 2009 - 2010

146. B2009 - 11 - 146TĐ Nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Đồng bằng Sông Hồng

PGS.TS. Quyền Đinh Hà 2009 - 2010

147. B2009 - 11 - 147TĐ Nghiên cứu giải phápvà đề xuất chính sách phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

GS.TS. Đỗ Kim Chung 2009 - 2010

148. B2009 - 11 - 148GEN Thu thập, bảo tồn nguồn gen giống ngô địa phương và tạo vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn

PGS.TS. Vũ Văn Liết 2009 - 2010

Page 170: Ky Yeu 55nam Cua HUA

170

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

149. B2009 - 11 - 149GEN Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá

PGS.TS. Phan Hữu Tôn 2009 - 2010

150. B2009 - 11 - 150GEN Điều tra, đánh giá nguồn gen cây thuốc tắm của người dao đỏ ở Sa pa - Lào Cai và đề xuất hướng sử dụng bền vững

TS. Ninh Thị Phíp 2009 - 2010

151. B2010 - 11 - 151GEN Thu thập, bảo tồn nguồn gen giống ngô địa phương và tạo vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn

PGS.TS. Vũ Văn Liết 2010 - 2011

152. B2010 - 11 - 152GEN Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa phục vụ chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá

PGS.TS. Phan Hữu Tôn 2010 - 2011

153. B2010 - 11 - 153GEN Điều tra, đánh giá nguồn gen cây thuốc tắm của người dao đỏ ở Sa pa - Lào Cai và đề xuất hướng sử dụng bền vững

TS. Ninh Thị Phíp 2010 - 2011

154. B2010 - 11 - 154TĐ Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong công tác chọn giống và bảo tồn quỹ gen cây khoai sọ

TS. Nguyễn Văn Giang 2010 - 2011

155. B2010 - 11 - 155TĐ Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

TS. Nguyễn Tất Thắng 2010 - 2011

156. B2010 - 11 - 156TĐ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng.

TS. Trần Đình Thao 2010 - 2011

157. B2010 - 11 - 157TĐ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai 2 dòng có năng suất cao, chất lượng tốt, gạo thơm, thời gian sinh trưởng ngắn cho các vùng trồng lúa miền Bắc Việt Nam

ThS. Phạm Thị Ngọc Yến 2010 - 2011

Page 171: Ky Yeu 55nam Cua HUA

171

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

158. B2010 - 11 - 158 Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến trồng trọt khu vực phố Nối, tỉnh Hưng Yên

TS. Cao Việt Hà 2010 - 2011

159. B2010 - 11 - 159 Đánh giá sự phát thải khí metan (CH4) do hoạt động canh tác lúa nước ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đề xuất biện pháp giảm thiểu

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành

2010 - 2011

160. B2010 - 11 - 160 Đánh giá hiện trạng quản lí tài nguyên nước và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung 2010 - 2011

161. B2010 - 11 - 161 Xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình tính toán dự đoán đột biến gen SNP (Single Nucleotide Polymorphisms) đối với vật nuôi, cây trồng.

TS. Nguyễn văn Định 2010 - 2011

162. B2010 - 11 - 162 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống di động dạng xích cho máy kéo nhỏ làm việc trên đất đồi dốc và đất có đổ ẩm cao

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quế 2010 - 2011

163. B2010 - 11 - 163 Nghiên cứu tình hình bệnh suyễn lợn và xây dựng quy trình phòng và trị bệnh

ThS. Lê Văn Lãnh 2010 - 2011

164. B2010 - 11 - 164 Xây dựng quy trình công nghệ bao gói, bảo quản và vận chuyển lạnh quả vải an toàn được sản xuất theo quy trình VietGAP tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

ThS. Nguyễn Mạnh Khải 2010 - 2011

165. B2010 - 11 - 165 Tạo giống đậu tương (Glycine max (L.) Merrill.) chịu hạn có năng xuất cao bằng xử lý tia gamma và ethylmethane sulfonate (EMS)

PGS.TS. Vũ Đình Hòa 2010 - 2011

166. B2010 - 11 - 166 Nghiên cứu áp dụng phương pháp công nghê sinh học trong việc làm sạch virus nhằm phục tráng một số giống hành tỏi ở Bắc Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh 2010 - 2011

Page 172: Ky Yeu 55nam Cua HUA

172

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

167. B2010 - 11 - 167 Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại hoa hồng, hoa cúc và biện pháp phòng chống tại Hà Nội và vùng phụ cận

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

2010 - 2011

168. B2010 - 11 - 168 Xác định tổ hợp gốc ghép cho 2 dòng triển vọng bưởi NNH - VN50 và quýt NNH - VN52

TS. Nguyễn Mai Thơm 2010 - 2011

169. B2010 - 11 - 169 Tuyển chọn các chủng nấm mốc Mucor và Rhizopus có khả năng sinh enzym protease hoạt lực cao ứng dụng để sản xuất giống khởi động cho sản xuất chao (đậu phụ lên men).

ThS. Lê Minh Nguyệt 2010 - 2011

170. B2010 - 11 - 170 Nghiên cứu về tính kháng rầy nâu, rầy lưng trắng của một số giống lúa và biện pháp phòng chống chúng ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

TS. Hồ Thị Thu Giang 2010 - 2011

171. B2010 - 11 - 171 Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh giàu protein vào khẩu phần nuôi thỏ nhập nội

PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch

2010 - 2011

172. B2010 - 11 - 172 Dùng lợn đực Móng Cái để nâng cao sức sản xuất của lợn Mường tại Hoà Bình

TS.Vũ Đình Tôn 2010 - 2011

173. B2010 - 11 - 173 Nghiên cứu sử dụng các nguồn protein thực vật sẵn có tại Việt Nam trong sản xuất thức ăn cho cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn nuôi thương phẩm.

TS.Trần Thị Nắng Thu 2010 - 2011

174. B2010 - 11 - 174 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ủ hiếu khí vi sinh vật xử lý phân, chất độn chuồng các loại vật nuôi và xác chết gia cầm.

ThS. Phạm Hồng Ngân 2010 - 2011

175. B2010 - 11 - 175 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc điểm bệnh lý và mối liên hệ truyền lây của bệnh Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) giữa người và động vật

ThS. Trần Văn Quyên 2010 - 2011

Page 173: Ky Yeu 55nam Cua HUA

173

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

176. B2010 - 11 - 176 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị sấy vải quả xuất khẩu theo phương pháp phối hợp đối lưu và bức xạ nhiệt

PGS.TS. Trần Như Khuyên 2010 - 2011

177. B2010 - 11 - 177 Nghiên cứu giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự các tỉnh miền núi phía Bắc trong tham gia công tác xóa đói giảm nghèo

ThS. Trần Lê Thanh 2010 - 2011

178. B2010 - 11 - 178 Xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cấp cơ sở (Xã, Phường) cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng

TS. Bùi Bằng Đoàn 2010 - 2011

179. B2010 - 11 - 179 Đánh giá tác động của giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

TS. Nguyễn Phúc Thọ 2010 - 2011

180. B2010 - 11 - 180 Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh 2010 - 2011

181. B2010 - 11 - 181 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp quản lý chuột hại lúa theo hướng bền vững sinh thái tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Dương Nga 2010 - 2010

182. B2010 - 11 - 182 Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để khử mùi và thúc đẩy quá trình phân hủy chất thải hữu cơ

TS. Phạm Thu Hà 2010 - 2011

183. B2010 - 11 - 183 Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ hợp lý cho sản xuất dưa chuột hữu cơ tại Gia Lâm, Hà Nội

PGS.TS. Phạm Tiến Dũng 2010 - 2011

184. B2011 - 11 - 01 Nâng cao hiệu quả tạo phôi bò thụ tinh ống nghiệm bằng kỹ thuật nuôi cấy chung với tế bào ống dẫn trứng

TS. Nguyễn Hữu Đức 2011 - 2012

Page 174: Ky Yeu 55nam Cua HUA

174

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

185. B2011 - 11 - 02 Nghiên cứu chọn tạo các giống cà chua lai phục vụ cho vùng ven biển thuộc các tỉnh Bắc bộ

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh 2011 - 2012

186. B2011 - 11 - 03 Chọn tạo giống lúa lai hai dòng cho vùng canh tác thiếu nước miền Bắc Việt Nam

TS. Vũ Thị Thu Hiền 2011 - 2012

187. B2011 - 11 - 04 Nghiên cứu đa dạng di truyền và tuyển chọn các dòng/giống ngô nổ Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương 2011 - 2012

188. B2011 - 11 - 05 Nghiên cứu phát triển giống dưa chuột bản địa của đồng bào H’Mông, tỉnh Sơn La

TS. Trần Thị Minh Hằng 2011 - 2012

189. B2011 - 11 - 06 Nghiên cứu chiết tách hỗn hợp axít béo omega - 3 và omega - 6 từ nguồn nguyên liệu thực vật.

ThS. Nguyễn Thị Hoàng Lan 2011 - 2012

190. B2011 - 11 - 07 Nghiên cứu bệnh do Mycoplasma ở gà bản địa và thử nghiệm một số quy trình phòng, trị bệnh

TS. Nguyễn Bá Hiên 2011 - 2012

191. B2011 - 11 - 08 Đánh giá khả năng sản xuất của lợn đực Piétrain Duroc (PiDu) với tỷ lệ máu của Piétrain kháng stress khác nhau (25, 50 và 75%) trong chăn nuôi trang trại

TS. Nguyễn Văn Thắng 2011 - 2012

192. B2011 - 11 - 09 Kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường ở khu vực trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam

TS. Đỗ Quang Giám 2011 - 2012

B Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

1. B2005 - 32 - 04 - DA Hoàn thiện quytrình sản xuất và sử dụng phân viên nén NK và NPK cho lúa

TS. Nguyễn Tất Cảnh 2005 - 2006

2. B2005 - 32 - 06 - DA Phát triển sản xuất giống cà chua lai F1 trồng trái vụ, chất lượng cao góp phần thay thế giống nhập khẩu

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh 2005 - 2006

Page 175: Ky Yeu 55nam Cua HUA

175

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

3. B2006 - 11 - 07 DA Quy trình quytrình nhân giống hoa đồng tiền và địa lan bằng kỹ thuật nuôi cây mô

ThS. Hoàng Thị Nga 2006 - 2008

4. B2006 - 11 - 08 - DA Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo máy đóng bầu mía giống

TS. Đỗ Hữu Quyết 2006 - 2008

5. B2007 - 11 - 02 - DA Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt siêu nguyên chủng, nguyên chủng dòng bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng TH3 - 4

KS. Phạm Thị Yến 2007 - 2009

6. B2007 - 11 - 03DA Hoàn thiện quytrình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và xử lý môi trường

ThS. Vũ Ngọc Lan 2007 - 2009

7. B2008 - 11 - 02DA Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt nguyên chủng dòng bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng mới Việt lai 24

ThS. Ngô Hồng Tươi 2008 - 2010

8. B2009 - 11 - 04DA Hoàn thiện quy trình nhân dòngbố mẹ siêu nguyên chủng, nguyên chủng, quy trình sản xuất hạt lai F1 và quy trình canh tác giống lúa lai hai dòng mới TH5 - 1

TS. Trần Văn Quang 2009 - 2010

9. B2010 - 11 - 02DA Hoàn thiện quy trình nhân dòng bố mẹ siêu nguyên chủng, nguyên chủng, quy trình sản xuất hạt lai F1 và quy trình canh tác giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 5

KS. Nguyễn Trọng Tú 2010 - 2011

10. Hoàn thiện quy trình nhân dòng bố mẹ siêu nguyên chủng, nguyên chủng, quy trình sản xuất hạt lai F1 và quy trình canh tác giống lúa lai hai dòng TH7 - 2

KS. Nguyễn Văn Mười

2011 - 2012

C. Nhiệm vụ ươm tạo công nghệ

1. Hoàn thiện công nghệ chọn tạo giống bưởi và cam chất lượng cao phục vụ phát triển cây ăn quả miền Bắc Việt Nam

ThS. Nguyễn Mai Thơm

2005 - 2006

Page 176: Ky Yeu 55nam Cua HUA

176

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

2. Lai tạo, chọn lọc và sử dụngdòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng chu kì quang ngắn (PGMS) để phát triển lúa lai 2 dòng ở Việt Nam.

ThS. Trần Văn Quang 2005 - 2006

3. Hoàn thiện hệ thống thâm canh lúa mới giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường

ThS. Chu Anh Tiệp 2005 - 2006

4. Hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai 2 dòng góp phần phát triển thương hiệu lúa lai hệ Việt lai

ThS. Nguyễn Hồng Quảng 2005 - 2006

5. Duy trì và sử dụng các dòng tự phối để tạo các giống ngô rau lai quy ước

ThS. Nguyễn Việt Long 2006 - 2007

IV. ĐỀ TÀI KH&CN THUỘC DỰ ÁN TRIG (Dự án giáo dục đại học 2)

1. TTRIG2009 - 01 - 40EEC8.1A Nghiên cứu begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua và phòng chống

PGS.TS. Ngô Bích Hảo 2009 - 2010

2. TTRIG2009 - 01 - 41EEC8.1A Đánh giá khả năng kháng của 4 dòng cà chua thế hệ G2 đã chuyển gen kháng 35S: SlpreproHypsys và một số giống trồng phổ biến của Việt Nam đối với một số tác nhân gây bệnh cây và côn trùng môi giới

TS. Ngô Thị Xuyên 2009 - 2010

3. TTRIG2009 - 01 - 42EEC8.1A Thu thập, chọn lọc và đánh giá nguồn vật liệu cây lấy hạt, cây rau và cây có củ với một số tính trạng đặc biệt phục vụ chọn giống

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh 2009 - 2010

4. TTRIG2009 - 01 - 43EEC8.1A Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng và giống ngô nếp lai

ThS. Nguyễn Thiện Huyên 2009 - 2010

5. TTRIG2009 - 06 - 44EEC8.2B Tăng cường vai trò của Nhà nước và các tổ chức kinh tế và xã hội trong phát triển nông thôn: Nghiên cứu điểm ở tỉnh Hoà Bình

TS. Mai Thanh Cúc 2009 - 2010

Page 177: Ky Yeu 55nam Cua HUA

177

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

6. TTRIG2009 - 06 - 45EEC8.2B Phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại trong bối cảnh hội nhập ở miền Bắc Việt Nam

TS.Nguyễn Thị Dương Nga 2009 - 2010

7. TTRIG2009 - 06 - 46EEC8.2B Nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

TS. Nguyễn Mậu Dũng 2009 - 2010

8. TTRIG2009 - 11 - 48EEC8.2B Nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn trong bối cảnh hội nhập

TS. Trần Hữu Cường 2009 - 2010

9. TTRIG2009 - 11 - 47EEC8.2B Nghiên cứu chất lượng cung ứng và quản lý dịch vụ công chủ yếu trong nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng

TS. Lê Hữu Ảnh 2009 - 2010

10. TTRIG2009 - 11 - 49EEC8.2B Nghiên cứu hiệu ứng bốc hơi lan truyền trên thị trường vàng Quốc tế và các thị trường chứng khoán đang nổi ở khu vực ASEAN

Đỗ Quang Giám 2009 - 2010

11. TTRIG2009 - 08 - 50EEC8.3C Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và khoáng chất đến chất lượng và quá trình chín của quả vải thiều Thanh Hà

ThS. Nguyễn Thị Hoàng Lan 2009 - 2010

12. TTRIG2009 - 08 - 51EEC8.3C Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến một số loại thực phẩm giầu carotenoid (nước uống dinh dưỡng, bột dinh dưỡng)

ThS. Trần T. Lan Hương 2009 - 2010

13. TTRIG2009 - 08 - 52EEC8.3C Nghiên cứu tách chiết thử nghiệm polyphenol chè (Tea polyphenol) và ứng dụng chúng trong bảo quản một số nông sản thực phẩm

ThS. Trần Thị Thu Hằng 2009 - 2010

14. TTRIG2009 - 05 - 53EEC8.1A Nghiên cứu sử dụng dầu Jatropha làm nhiên liệu thay thế cho động cơ Diezen

TS. Đặng Tiến Hòa 2009 - 2010

15. TTRIG2009 - 12 - 54EEC8.1A Nghiên cứu sự phát triển invitro của trứng dê phục vụ công nghệ thụ tinh ống nghiệm và tạo phôi nhân bản tại Việt Nam

TS. Nguyễn Hữu Đức 2009 - 2010

Page 178: Ky Yeu 55nam Cua HUA

178

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

16. TTRIG2009 - 18 - 55EEC8.1A Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm hạn chế mất đạm khi bón cho lúa

ThS. Phạm Đức Ngà 2009 - 2010

17. TTRIG2009 - 18 - 56EEC8.1A Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

CVC. Trần Văn Hùng 2009 - 2010

18. TTRIG2009 - 12 - 57EEC8.2B Nghiên cứu, ứng dụng chỉ thị phân tử DNA chọn tạo dòng TGMS mới, kháng bệnh bạc lá

TS. Nguyễn Văn Giang 2009 - 2010

19. TTRIG2009 - 01 - 58EEC8.1A Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong công tác chẩn đoán sớm và phòng trị bệnh virus gây hại trên ong mật tại Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Hải Dương

TS. Phạm Hồng Thái 2009 - 2010

20. TTRIG2009 - 08 - 59EEC8.3C Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến đồ uống lên men lactic từ gạo lức (đồ uống dinh dưỡng, đồ uống chức năng)

TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 2009 - 2010

21. TTRIG2009 - 02 - 60EEC8.1A Nghiên cứu giải pháp khử một số độc tố và chất kháng dinh dưỡng trong khô dầu hạt Jatropha curcas để sử dụng làm thức ăn vật nuôi

TS. Lê Việt Phương 2009 - 2010

V. ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ KHÁC A. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương trình công nghệ sinh học trong nông nghiệp

1. Điều tra tình hình sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2007

2. Tạo giống khoai tây kháng bệnh virus bằng dung hợp tế bào trần (dung hợp protoplast)

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

2007 - 2010

3. Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩm chướng, hoa cúc

PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh 2007 - 2010

Page 179: Ky Yeu 55nam Cua HUA

179

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

4. Nghiên cứu sản xuất Kit chẩn đoán nhanh virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa

GS.TS. Vũ Triệu Mân 2007 - 2010

Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp 5. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và

tác động ảnh hưởng của chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp

PGS.TS. Trần Đức Viên 2006 - 2008

6. Điều tra tình hình sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2007

7. Nghiên cứu chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

TS. Trần Đình Thao 2009 - 2010

8. Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn đến 2020

GS.TS. Phạm Vân Đình 2009 - 2010

9. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật tổng hợp để xử lý độn lót nền chuồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và chống ô nhiễm trong chăn nuôi gà tập trung

TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê 2010 - 2012

10. Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm

TS. Nguyễn Đình Vinh 2008 - 2010

11. NC các giải pháp tổng hợp nhằm phát triển trồng cỏ chăn nuôi hiệu quả ở quy mô hộ nông dân tại Vĩnh Phúc

ThS. Lê Thị Bích Đào 2009 - 2011

B. Chương trình khuyến nông 1. Chương trình tập huấn cây ăn quả Trung tâm VAC 2006 2. Chương trình xây dựng mô hình sản

xuất lúa lai F1 Viện Sinh học nông nghiệp 2006

3. Chương trình tập huấn Cây ăn quả TT TN&CGCN SXNN 2006 4. Xây dựng mô hình trồng CAQ TS. Đoàn Văn Lư 2006 5. Chương trình tập huấn Cây ăn quả Trung tâm VAC 2007 6. Chương trình xây dựng mô hình sản

xuất lúa lai F1 Viện Sinh học nông nghiệp 2007

7. Chương trình tập huấn Cây ăn quả Trung tâm VAC 2008 8. Chương trình xây dựng mô hình sản

xuất lúa lai F1 Viện Sinh học nông nghiệp 2008

9. Chương trình thâm canh lúa tổng hợp C.Ty Tư vấn 2008 10. Chương trình chế biến chè xanh C.Ty Tư vấn 2008 11. Chương trình tập huấn Cây ăn quả Trung tâm Thực nghiệm và

Đào tạo nghề 2009

Page 180: Ky Yeu 55nam Cua HUA

180

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

12. Chương trình xây dựng mô hình sản xuất lúa lai F1 Viện Sinh học nông nghiệp 2009

13. Chương trình thâm canh lúa tổng hợp C.Ty Tư vấn 2009 14. Chương trình chế biến chè xanh C.Ty Tư vấn 2009 15. Vỗ béo bò thịt Khoa Chăn nuôi và Nuôi

trồng thủy sản 2009

16. Mô hình ghép quả bưởi Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề

2010

17. Tập huấn NVKL KT chuyên ngành và xây dựng đĩa hình

Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề

2010

18. Chương trình xây dựng mô hình sản xuất lúa lai F1 Viện SHNN 2010

19. Chương trình thâm canh lúa tổng hợp C.Ty Tư vấn 2010 20. Tưới tiết kiệm nước cho cây trồng C.Ty Tư vấn 2010 21. Vỗ béo bò thịt ThS. Phạm Kim Đăng 2010 22. Sản xuất cà chua an toàn PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh 2010 23. Chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo

VSMT PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2010

24. Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn 2010 C. Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Biên soạn giáo trình giảng dạy môn sinh

thái môi trường cho các trường ĐH&CĐ TS. Trần Đức Viên 2005 - 2008

2. Phục hồi môi trường sản xuất nông lâm nghiệp vùng bị ảnh hưởng chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở VN tại huyện M'Dăk tỉnh DăcLak giai đoạn 2007 - 2010

TS. Nguyễn Hữu Ngoan 2007 - 2010

D. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 1. B2007 - 11 - 01ATLĐ

Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, hoàn thiện tài liệu thí điểm khoa học kỹ thuật và đề xuất tiêu chí đánh giá về công tác giảng dạy bảo hộ lao động trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối nông nghiệp

PGS.TS. Nông Văn Vìn 2007

2. B2008 - 11 - 02ATLD Biên soạn chương trình và giáo trình môn học về ATLĐ trong các trường ĐH,CĐ và TCCN trong khối lâm ngư

TS. Nguyễn Ích Tân 2008

Page 181: Ky Yeu 55nam Cua HUA

181

TT Mã số - tên đề tài Chủ nhiệm đề tài/dự án Thời gian thực hiện

3. B2009 - 11 - 03 - ATLĐ Thử nghiệm và hoàn thiện giáo trình về AT - VSLĐ tại các trường đại học, cao đẳng và TCCN khối Nông - Lâm - Ngư

PGS.TS. Trần Đức Viên 2009

4. B2010 - 11 - 04 - ATLĐ Thử nghiệm giảng dạy và hoàn thiện giáo trình môn học ATVSLĐ ở quy mô rộng cho trường đại học, cao đẳng và TCCN ngành Lâm nghiệp và Ngư nghiệp. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PGS.TS. Trần Đức Viên 2010

VI. ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TỈNH

STT Tên đề tài Chủ nhiệm Thời gian thực hiện Địa điểm

A. Đề tài khoa học và công nghệ 1. Nghiên cứu, ứng dụng giải

pháp kỹ thuật mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại Yorkshire, Landrace giống cao sản

TS. Vũ Đình Tôn 2006 - 2009 Hà Tây (cũ)

2. Nghiên cứu bệnh virus, bệnh khoai tây, dưa hấu tại Lạng Sơn và xây dựng quy trình phòng trừ

GS.TS. Vũ Triệu Mân

2006 - 2007 Lạng Sơn

3. Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất thịt lợn và hiệu quả cho các trang trại vừa và nhỏ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng

TS. Vũ Đình Tôn 2006 - 2008 Đồng bằng Sông Hồng

4. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phân bổ lao động và dân cư của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 và các giải pháp việc làm

TS. Mai Thanh Cúc 2007 - 2008 Buôn Ma Thuột

5. Khảo nghiệm và tuyển chọn một số giống cà chua mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ đa dụng tham gia vào cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Bình

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

2007 - 2007 Thái Bình

6. Xây dựng mô hình canh tác hợp lý trên đất 1 vụ lúa mùa tại huyện miền núi Thanh Hoá

KS. Nguyễn Văn Trung

2007 - 2008 Thanh Hoá

Page 182: Ky Yeu 55nam Cua HUA

182

7. Xây dựng mô hình tư vấn vay vốn tín dụng hợp lý và tiết kiệm cấp hộ nông dân/hộ trang trại

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

2008 Hòa Bình

8. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực quản lý phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa tỉnh Hòa Bình

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

2008 Hòa Bình

9. Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất, xuân hóa củ giống hoa Lyly màu và sản xuất hoa cắt ở khu vực Hà Nội

ThS. Nguyễn Mạnh Khải

2008 - 2010 Hà Nội

10. Đánh giá môi trường đầu tư và đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội

TS. Trần Hữu Cường

2008 - 2009 Hà Nội

11. Nghiên cứu và phát triển công nghệ bón phân viên nén cho Ngô tại Quảng Uyên, Cao Bằng

PGS.TS. Đỗ Hữu Quyết

2008 - 2009 Cao Bằng

12. Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân viên viên nén phục vụ thâm canh ngô trên đất dốc tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

2008 - 2009 Sơn La

13. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất, chất lượng quả vải

PGS.TS. Nguyễn Như Hà

2008 Viện nghiên cứu rau quả

14. Chuyển giao, đào tạo công nghệ nhân giống và nuôi trồng hoa lan Hồ Điệp và Hoa Đồng tiền bằng nuôi cấy mô

Viện Sinh học nông nghiệp

2008 Trường TC nghề cơ điện Phú Thọ

15. Nghiên cứu thành lập hệ thống tích hợp thông tin đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Tây (cũ)

ThS. Nguyễn Văn Vân

2008 Hà Tây (cũ)

16. Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nước và phân bón trong thâm canh lúa tại Hà Giang

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

2008 - 2010 Hà Giang

Page 183: Ky Yeu 55nam Cua HUA

183

17. Chuyển giao công nghệ giống chuyển gen kháng bệnh bạc lá giống lúa Bắc Thơm số 7 và Bắc Ưu 253 phục vụ cho tỉnh Hải Dương.

PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan

2008 - 2009 Hải Dương

18. Xây dựng mô hình phát triển sản xuất các giống cà chua lai mới chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng tỉnh Hải Dương

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

2008 - 2009 Hải Dương

19. Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ phế thải đồng ruộng bằng phương pháp sinh học bón cho cây trồng và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

2008 - 2008 Hải Dương

20. Nghiên cứu các giải pháp thực hiện và chuyển giao mô hình “liên kết 4 nhà” trong các vùng kinh tế hàng hóa ở tỉnh Sơn La

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

2009 - 2010 Sơn La

21. Thử nghiệm công nghệ nuôi thương phẩm công nghiệp cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) tại Nam Sách - Hải Dương

ThS. Kim Văn Vạn 2009 - 2010 Hải Dương

22. Dùng đực giống Boer cải tạo đàn dê Cỏ tại tỉnh Yên Bái

PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi

2009 - 2010 Yên Bái

23. Bảo tồn và phát triển nguồn gen gà của dân tộc Mông xương đen quý hiếm tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

2009 - 2010 Yên Bái

24. Nghiên cứu Ứng dụng các chủng VSV hữu ích để tạo chế phẩm sinh học có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp

GS.TS. Nguyễn Quang Thạch

2009 - 2010 Hà Nội

25. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất một số giống ngô tại các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang

PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình

2010 - 2011 Hà Giang

26. Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Nội

PGS.TS. Phạm Tiến Dũng

2010 - 2011 Hà Nội

Page 184: Ky Yeu 55nam Cua HUA

184

27. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (giống và kỹ thuật canh tác) xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ trên chân đất vàn cao, cấy lúa kém hiệu quả ở Hà Trung.

ThS. Nguyễn Ngọc Dũng

2010 - 2012 Thanh Hóa

28. Xây dựng mô hình chăn nuôi tốt, chăn nuôi lợn an toàn theo hướng VietGap

BSTY. Đồng Thị Hồng Liên

2010 - 2012 Thanh Hóa

29. Thực nghiệm tập đoàn giống lúa nước chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Gia Lai

ThS. Hoàng Đăng Dũng

2010 - 2013 Gia Lai

30. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ phát triển nông thôn Hải Phòng đến năm 2020

GS.TS. Phạm Vân Đình

2010 - 2011 Hải Phòng

31. Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển sản xuất giống lúa lai hai dòng tại tỉnh Đắk Lắk

TS. Trần Văn Quang

2010 - 2012 Đắk Lắk

32. Ứng dụng công nghệ sinh học để phát hiện virus Sacbrood gây bệnh trên đàn ong mật tại Hà Nội và biện pháp phòng trị

TS. Phạm Hồng Thái

2011 - 2013 Hà Nội

33. Xây dựng mô hình ứng dụng một số dòng cây ăn quả mới (Quýt không hạt NNH - VN52, Bưởi ngọt NNH - VN53 và Bưởi NNH - VN50), phục vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tại Hải Dương;

TS. Nguyễn Mai Thơm

2011 - 2012 Hải Dương

34. Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn

PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi

2011 - 2013 Bắc Kạn

35. Nghiên cứu xác định tổ hợp ghép nhãn trên gốc vải thích hợp phục vụ chuyển đổi diện tích trồng vải không hiệu quả tại Quảng Ninh.

ThS. Nguyễn Thu Thủy

2011 - 2013 Quảng Ninh

36. Sản xuất dòng gà lai F1 (gà Mía gà Lương Phượng và gà Ri gà Lương Phượng) nuôi thả đồi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

ThS. Đồng Thị Hồng Liên

2011 - 12/2012 Bắc Giang

Page 185: Ky Yeu 55nam Cua HUA

185

37. Ứng dụng TBKT xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nông dân Nga An, huyện Nga sơn Thanh Hoá.

TS. Hoàng Đăng Dũng

2011 - 2013 Thanh Hóa

38. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai hai dòng ở Gia Lai

TS. Trần Văn Quang

2011 - 2013 Gia Lai

39. Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất cây Dạ Hiến theo hướng VIETGAP quy mô nông hộ tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

TS. Đoàn Văn Lư 2011 - 2013 Cao Bằng

40. Dự án CEP/SHIP: Tăng cường năng lực (CEP) và chương trình nâng cao sức khỏe hạt giống (SHIP)

PGS.TS. Ngô Bích Hảo

2007 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

41. Đảm bảo an ninh lương thực cho người Tày và Nùng xã Hưng đạo, Đức Long, Bế Triều Huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

2007 Cao Bằng

42. Nghhiên cứu vấn đề ô nhiễm thuốc trừ sâu trong trồng hoa tại Hà Nội và đề xuất giải pháp

TS. Cao Việt Hà 2007 - 2008 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

43. Chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học

PGS.TS. Đào Châu Thu

2007 Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Tây Nguyên

44. Dự án điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng trung du & Miền núi Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững

C.ty Tư vấn & DVNN I

2007 - 2008 Trung du và Miền núi Bắc Bộ

45. Dự án đánh giá tài nguyên đất Nông nghiệp sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản vùng bán đảo Cà Mau

C.ty Tư vấn & DVNN I

2007 - 2008 Cà Mau

46. Điều tra, đánh giá hệ thống sản xuất giống và chất lượng giống cây ăn quả chủ lực

C.ty Tư vấn & DVNN I

2007 - 2008 Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT

47. Cải thiện việc quản lý tài nguyên nông lâm nghiệp vùng đầu nguồn lưu vực sông Cả

PGS.TS. Trần Đức Viên

2007 - 2008 Nghệ An, Cộng hòa DCND Lào

48. Cạnh tranh tài nguyên nước: Tìm hiểu sự mâu thuẫn và hợp tác trong quản lý nước địa phương

ThS. Nguyễn Thị Bích Yên, ThS. Lê Thị Thanh Phương

2007 - 2008 Nghệ An

Page 186: Ky Yeu 55nam Cua HUA

186

49. Tư vấn và điều phối trong hoạt động hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên thiệt thòi của một số trường đại học Việt Nam

PGS.TS. Trần Đức Viên

2007 - 2008 Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La,...

50. Chuyển giao quy trình nhân giống cây hoa cẩm chướng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh

2008 TT UDTB KHKT Lạng Sơn

51. Chuyển giao bản quyền giống lúa TH3 - 4

PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm

2007 - 2009 Cty CP Giống CT TW

52. Đánh giá khả năng thích nghi của cây cải dầu tại Mộc Châu, Sơn La

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

2007 - 2008 Sơn La

53. Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương có năng suất chất xanh cao làm thức ăn gia súc

PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch

2008 Viện chăn nuôi

54. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải

PGS.TS. Đào Châu Thu

2008 Vĩnh Phúc

55. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải và phế thải nông nghiệp tại xã Tam Hồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

2008 - 2009 Vĩnh Phúc

56. Ứng dụng công nghệ chăn nuôi lợn siêu nạc theo phương thức công nghiệp, tạo giống “bố, mẹ” phục vụ phát triển chăn nuôi tại Tỉnh Yên Bái”

GS.TS. Đặng Vũ Bình

2008 - 2009 Yên Bái

57. Nghiên cứu nhu cầu năng lượng duy trì và sản xuất cho bò sữa nuôi ở Việt Nam

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn

2008 Viện chăn nuôi

58. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải nông nghiệp tại thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phục

PGS.TS. Đào Châu Thu

2008 Vĩnh Phúc

59. Trồng cải dầu làm rau và lấy hạt ép dầu

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

2008 - 2009 Sơn La và Bắc Giang

60. Lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình

TS. Nguyễn Quang Học

2008 - 2009 Quảng Bình

61. Quy hoạch tổng thế phát triển chăn nuôi huyện Thường Tín đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

TS. Vũ Thị Phương Thụy

2008 - 2009 Hà Tây (cũ)

Page 187: Ky Yeu 55nam Cua HUA

187

62. Chọn tạo giống lúa thuần kháng bệnh bạc lá bền vững bằng công nghệ chỉ thị phân tử

PGS.TS. Phan Hữu Tôn

2008 Viện Di truyền Nông nghiệp

63. Chuyển giao bản quyền giống lúa TH3 - 3

PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm

2008 - 2011 Cty TNHH Cường Tân - Nam Định

64. Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân viên nén hữu cơ, hữu cơ - vô bằng công nghệ sinh học ở quy mô cộng đồng thôn, xã phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

2009 - 2011 Quảng Bình

65. Nghiên cứu giải pháp tăng cường tính chống chịu hạn của hai giống cao lương ngọt triển vọng tại Tây Sơn - Phú Thọ

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

2010 Phú Thọ

66. Ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuât xây dựng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau chế biến (cà chua, dưa chuột và cây na)

TS. Nguyễn Đình Thi

2010 - 2012 Bắc Giang

67. Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương có năng suất, chất lợn xanh cao trong vụ đông - xuân làm thức ăn chăn cho gia súc nhai lại

PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch

2010 Hà Nội

68. Chuyển giao công nghệ phân viên nén NK vào trồng lúa nước ở miền núi (thuộc dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An)

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

2011 Nghệ An

VII ĐỀ TÀI DỰ ÁN QUỐC TẾ

TT Tên đề tài/dự án Chủ nhiệm Thời gian thực hiện

Cơ quan/tổ chức hợp

tác

1. Chẩn đoán và đánh giá lượng metan thải ra từ một số khẩu phần ăn cho bò sinh trưởng ở Việt Nam dựa vào quang phổ cận hồng ngoại của phân

TS.Trần Hiệp 2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

Page 188: Ky Yeu 55nam Cua HUA

188

2. Nuôi cá Trắm đen bán thương phẩm trong ao đặt ở các mật độ và hàm lượng thức ăn khác nhau

ThS. Kim Văn Vạn 2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

3. Ảnh hưởng của thời gian cai sữa sớm đến thời gian động dục trở lại của trâu cái và sinh trưởng của nghé

ThS. Cù Thị Thiên Thu

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

4. Ảnh hưởng của mức bổ sung thóc trong khẩu phần ăn cơ sở là rau muống (Ipomoea aquatica) và rau lang (Ipomoea batatas) tới lượng thức ăn thu nhận, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của thỏ trắng New Zealand

KS. Nguyễn Thị Dương Huyền

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

5. Cải tiến khẩu phần ăn phù hợp với tiềm năng di truyền của dê lai hướng thịt nuôi tại tỉnh Yên Bái

PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

6. Nghiên cứu xử lý chất thải trong sản xuất chăn nuôi bằng phương pháp vi sinh vật và sử dụng loại phân bón đó cho cây ngô trồng trên vùng đất cát

KS. Nguyễn Văn Hùng

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

7. Sử dụng bèo tấm và giun quế trong nuôi ghép các loại cá nước ngọt

TS. Trần Thị Nắng Thu

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

8. Nghiên cứu sử dụng vỏ gấc (Momordica cochinchinensis Spreng) làm thức ăn chăn nuôi

TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê

2010 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

9. Nghiên cứu và sử dụng bột lá Moringa oleifera như là một nguồn protein mới cho gà mái đẻ ở Việt Nam

ThS. Đặng Thúy Nhung

2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

10. Nghiên cứu hiệu quả phân bón compost từ phế thải động vật và bio - char để cải thiện đặc tính lý hóa, khả năng sản xuất nông nghiệp của đất bạc màu (đất cát và đất feralit)

KS. Trần Thị Đào 2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

Page 189: Ky Yeu 55nam Cua HUA

189

11. Đánh giá và so sánh khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt của giống lợn địa phương (lợn Bản) và lợn lai F1 (Móng Cái Bản) được nuôi trong các nông hộ tại xã Độc Lập huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình

KS. Lê Hữu Hiếu 2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

12. Ảnh hưởng của việc bổ sung thóc hoặc/và gạo hoặc/và vỏ trấu vào khẩu phần ăn cơ sở là rau khoai lang (Ipomoea batatas) tới khả năng thu nhận thức ăn, tăng trưởng và khả năng tiêu hóa của thỏ NewZealand

KS. Nguyễn Thị Dương Huyền

2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

13. Chẩn đoán và làm giảm lượng metan thải ra ở bò sinh truởng bằng cách bổ sung dầu bông và canxi nitrate vào khẩu phần

TS. Trần Hiệp 2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

14. So sánh ảnh hưởng của phân gà ủ bằng hệ vi sinh vật tự nhiên và ủ bằng chế phẩm bio - plant đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của cải xanh Brassia juncea L. theo hướng sản xuất hữu cơ

ThS. Nguyễn Hồng Hạnh

2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

15. Ảnh hưởng của việc bổ sung thân, lá đậu tương đến khả năng sinh trưởng của dê Cỏ và F1 (Bach Thao Co) tại Hòa Bình

PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi

2011 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

16. Sử dụng lá xoan trong khẩu phần ăn của dê cỏ tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng

ThS. Ngô Trung Thành

2012 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

17. Sử dụng vỏ đỗ xanh trong khẩu phần thức ăn gà

KS. Nguyễn Thị Vinh

2012 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

18. Ứng dụng kỹ thuật ủ yếu khí vi sinh vật nhằm quản lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại

KS. Hoàng Minh Đức

2012 Chương trình Mekarn - Thụy Điển

Page 190: Ky Yeu 55nam Cua HUA

190

19. Quản lý hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản và bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam

TS. Nguyễn Mậu Dũng

2006 - 2007 Tổ chức Sumitomo Nhật Bản

20. Đa dạng hóa các chiến lược sinh kế của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế nông thôn: Nghiên cứu tại làng nghề truyền thống Kim Thiều, Từ Sơn, Bắc Ninh

TS. Nguyễn Phượng Lê

2007 - 2009 IFS (International Foundation for Science)

21. /

Phát triển làng nghề chế biến nông sản: Hậu quả môi trường và lựa chọn các giải pháp khắc phục ô nhiễm - trường hợp nghiên cứu ở làng nghề Dương Liễu, Hà Tây (cũ)

TS. Nguyễn Mậu Dũng

2005 - 2006 Tổ chức kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA)

22. Ô nhiễm môi trường và lựa chọn các giải pháp khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề chế biến nông sản ở Đồng bằng sông Hồng

TS. Nguyễn Mậu Dũng

2006 - 2007 Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển (SAREC)

23. Tình hình tuân thủ các quy định quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất giấy ở tỉnh Bắc Ninh

TS. Nguyễn Mậu Dũng

2007 - 2008 Tổ chức kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA)

24. Polyphenol từ quả sim: tính chất hóa học, điều kiện tách chiết và khả năng kháng oxi hóa

TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

01/2009 - 12/2010

- Đại học Công giáo Louvain, Bỉ - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Page 191: Ky Yeu 55nam Cua HUA

191

PHÒNG KHCN & HTQT TỔ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

LỊCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2012

Thời gian thực hiện Nội dung công việc

Tháng 1

Các đơn vị nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Trường, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của năm 2011 Các đơn thực hiện triển khai đề tài KH & CN cấp Trường và các nhóm SVNCKH năm 2012

Tháng 2

- Sơ kết hoạt động KH & CN 2011, triển khai hoạt động KHCN 2012 và Tập huấn nghiệp vụ KH & CN (Giao kinh phí nghiên cứu khoa học cho các đơn vị; Ký hợp đồng triển khai nhiệm vụ) Các đơn vị và cá nhân tham gia xây dựng đề tài/dự án KH & CN các cấp để tham gia đấu thầu tại các Bộ và địa phương

Tháng 3 Tuần lễ sinh viên nghiên cứu khoa học (tổ chức tại các khoa và phiên toàn thể tại trường)

Tháng 4 Các đơn vị và cá nhân đăng ký với Phòng KHCN&HTQT để tham gia đấu thầu đề tài/dự án KH & CN cấp Bộ, cấp Nhà nước,

Tháng 5 Tính giờ Nghiên cứu khoa học cả năm cho các thầy/cô giáo

Tháng 6

Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài NCKH các cấp của các chủ nhiệm bằng văn bản và kiểm tra tại địa điểm nghiên cứu (lần 1) Sơ kết hoạt động KH & CN 6 tháng năm 2012 và xây dựng kế hoạch chính thức cho năm 2012; Đăng ký danh mục đề tài KH & CN cấp cơ sở

Tháng 7 Các sinh viên và giảng viên trẻ (dưới 35) tham gia đăng dự thi “Giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2012

Tháng 8 Nhà trường xét chọn và gừi hồ sơ tham gia dự thi “Giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2012

Tháng 9 Hội đồng Khoa học các đợn vị xét duyệt đề tài SVNCKH, đề tài cấp trường, đề tài trọng điểm cấp trường để nộp phòng KHCN

Tháng 10 Hội đồng Khoa học xét duyệt đề tài KH & CN đề tài trọng điểm cấp trường năm 2012

Tháng 11 Hoàn thiện thuyết minh đề tài KH & CN cấp Trường và đề tài cấp Trường trọng điểm năm 2013

Tháng 12

Thống kê, báo cáo tổng kết hoạt động KH & CN năm 2012 Phê duyệt danh mục đề tài SV NCKH, đề tài cấp trường, trọng điểm cấp trường năm 2013 Kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài/dự án KH & CN (lần 2). Nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Trường và trọng điểm cấp Trường năm 2012 Nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Bộ, cấp Nhà nước (đến hạn)

Page 192: Ky Yeu 55nam Cua HUA

192