257
HI THO KHOA HC: ĐÀO TO LIÊN THÔNG THEO HTHNG TÍN CH1 MC LC PHN 1: Nhng vn đề chung ........................................................................... 3 1. Mt sý kiến đảm bo cht lượng đào to liên thông theo hthng tín ch- ThS.Nguyn Cao Đạt ....................................................................................... 5 2. Đào to liên thông theo hthng tín ch- Tim năng và nhng rào cn cn vượt qua - TS. Tôn Tht Dng ......................................................................11 3. Kinh nghim mt snước và định hướng đào to liên thông Vit Nam - TS. Phm ThMinh Hnh ............................................................................22 4. Đào to liên thông theo hthng tín chnước ta: Quan đim, nhn thc và gii pháp phát trin - PGS.TS Phm Xuân Hu .....................................29 5. Đào to liên thông – Các trường công nhn chương trình ca nhau như thế nào - PGS.TS Nguyn Kim Hng ...........................................................42 6. Đào liên thông tcao đẳng lên đại hc theo hthng tín ch- TS.Nguyn Ngc Hùng ....................................................................................................46 7. Đào to liên thông theo hthng tín chtgóc nhìn bên ngoài ging đường đại hc - ThS. Phm Văn Luân.........................................................54 8. Hthng tích lũy và chuyn đổi tín chchâu Âu và phương hướng hi nhp ca Vit Nam TS.Phm ThLy ............................................................62 9. Mt sđiu kin đảm bo cht lượng đào to liên thông trong hthng giáo dc đại hc Vit Nam - PGS.TS Lê Đức Ngc .....................................68 10. Đào theo hthng tín ch- Bài toán khó gii cho các trường đại hc và cao đẳng địa phương - ThS.Lê ThHương Quê .................................................72 11. Đào to liên thông là phương thc đào to ngn nht, kinh tế nht - PGS.TS Phùng Rân .......................................................................................82 12. Đào to liên thông trong vic phân lung hc sinh hin nay - ThS.Nguyn Ngc Tài .........................................................................................................86 13. Mt svn đề trong đào to liên thông ti các trường đại hc, cao đẳng hin nay - ThS. Nguyn Ngc Tài.................................................................94 14. Đào to theo hthng tín chvà vn đề liên thông ca văn bng tù tài cng hai năm ca quc tế sang Vit Nam - Võ Minh Thái ..................................98 15. Đào to liên thông theo hthng tín chbc đại hc – Lch s, vai trò và vn dng các phương pháp dy hc - TS.Trn ThThìn-TS.Nguyn ThHnh ............................................................................................................. 103 16. Đào to liên thông theo tín ch- My vn đề cn đặt ra - ThS.Hà Hng Vân – Nguyn Trí Thành ............................................................................ 113

Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

  • Upload
    lethuan

  • View
    239

  • Download
    12

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

1

MỤC LỤC

PHẦN 1: Những vấn đề chung........................................................................... 3 1. Một số ý kiến đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ -

ThS.Nguyễn Cao Đạt .......................................................................................5 2. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ - Tiềm năng và những rào cản cần

vượt qua - TS. Tôn Thất Dụng......................................................................11 3. Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam -

TS. Phạm Thị Minh Hạnh ............................................................................22 4. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta: Quan điểm, nhận thức

và giải pháp phát triển - PGS.TS Phạm Xuân Hậu .....................................29 5. Đào tạo liên thông – Các trường công nhận chương trình của nhau như

thế nào - PGS.TS Nguyễn Kim Hồng ...........................................................42 6. Đào liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hệ thống tín chỉ - TS.Nguyễn

Ngọc Hùng ....................................................................................................46 7. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn bên ngoài giảng

đường đại học - ThS. Phạm Văn Luân.........................................................54 8. Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu và phương hướng hội

nhập của Việt Nam TS.Phạm Thị Ly............................................................62 9. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống

giáo dục đại học Việt Nam - PGS.TS Lê Đức Ngọc.....................................68 10. Đào theo hệ thống tín chỉ - Bài toán khó giải cho các trường đại học và cao

đẳng địa phương - ThS.Lê Thị Hương Quê.................................................72 11. Đào tạo liên thông là phương thức đào tạo ngắn nhất, kinh tế nhất -

PGS.TS Phùng Rân .......................................................................................82 12. Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay - ThS.Nguyễn

Ngọc Tài .........................................................................................................86 13. Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học, cao đẳng

hiện nay - ThS. Nguyễn Ngọc Tài.................................................................94 14. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tù tài cộng

hai năm của quốc tế sang Việt Nam - Võ Minh Thái ..................................98 15. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học – Lịch sử, vai trò và

vận dụng các phương pháp dạy học - TS.Trần Thị Thìn-TS.Nguyễn Thị Hạnh.............................................................................................................103

16. Đào tạo liên thông theo tín chỉ - Mấy vấn đề cần đặt ra - ThS.Hà Hồng Vân – Nguyễn Trí Thành ............................................................................113

Page 2: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

2

PHẦN 2: Đào tạo liên thông tại các trường..................................................121 17. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ - Nguyễn Vĩnh An.....................123 18. Đào tạo liên thông tại trường đại học KHXH&NV-Đại học Quốc gia

Tp.HCM - TS.Lê Khắc Cường....................................................................130 19. Xây dựng chương tình đào tạo liên thông lên đại học cho bậc cao đẳng

nghề - PGS.TS Đỗ Văn Dũng .....................................................................134 20. Đào tạo liên thông tại trường đại học dân lập Phương Đông - TS.Nguyễn

Tiến Đào-ThS.Hoàng Thị Minh Huệ .........................................................167 21. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông -

TS.Nguyễn Văn Hạ......................................................................................172 22. Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín

chỉ ở trường đại học Hà Tĩnh - Bùi Văn Hạt.............................................176 23. Đào tạo liên thông bậc đại học ngành Y, Dược-Hướng giải quyết nhu cầu

nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội - PGS.TS Lương Xuân Hiến........181 24. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm mỹ thuật – Góc

nhìn từ thực tiễn - Nguyễn Đình Kỳ ...........................................................188 25. Đào tạo liên thông tại Học viện kỹ thuật quân sự - GS.TSKH Phạm Thế

Long..............................................................................................................195 26. Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín

chỉ ở trường đại học Sư phạm- Đại học Huế - PGS.TS Biền Văn Minh-TS.Phạm Quang Chinh...............................................................................200

27. Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai - Lê Quang Tân...................206

28. Đào tạo liên thông – Con đường vòng để đạt trình dộ cao hơn - Nguyễn Phước Tài.....................................................................................................211

29. Đào tạo liên thông – Bước đi còn trăn trở với các trường đại học ngoài công lập - TS.Lưu Thanh Tâm-Trần Hồng Hoàng...................................218

30. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa - TS.Lê Văn Tạo.............................................................221

31. Một số nhận xét về thực trạng đào tạo liên thông và giải pháp thực hiện ở trường cao đẳng sư phạm - TS.Trần Thị Thìn ..........................................225

PHỤ LỤC: Hoạt động của VUN ....................................................................235 32. Báo cáo hoạt động của VUN nhiệm kỳ 2006-2008 ....................................236 33. Danh sách các trường đại học, cao đẳng thành viên VUN đến năm 2008

......................................................................................................................244 34. Danh sách các trường đại học, cao đẳng thành viên VUN gia nhập 2009

......................................................................................................................257

Page 3: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

3

PHẦN 1

Page 4: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

4

Page 5: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

5

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Nguyễn Cao Đạt1 Trường Đại học Cửu Long

Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học (ĐH) Harvard, Hoa kỳ năm 1872. Mục đích của nó là quá trình đào tạo được tổ chức sao cho người học có thể lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính của mình. Cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động, đa dạng của đời sống xã hội. Với mục đích như vậy, học chế tín chỉ được phát triển nhanh chóng ở Mỹ và lan rộng sang châu Âu.

Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau 1975, vào năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM đi tiên phong triển khai từ năm học 1993-1994, sau đó là các trường ĐH Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang, Khoa học tự nhiên Tp.HCM… Và cho đến nay, theo quy chế 43/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lộ trình để các trường ĐH Việt Nam triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Như vậy, đối với hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ quả là còn quá mới cho các trường ĐH Việt Nam. Trong các hội thảo, có nhiều ý kiến thuận nhưng cũng còn ý kiến băn khoăn mặt này mặt khác.

Với hệ thống đào tạo chính quy gần như đầy đủ điều kiện triển khai mà còn có những băn khoăn hay trở ngại khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc đào tạo liên thông không biết sẽ như thế nào. Nói như vậy, không có nghĩa là dừng lại, không triển khai, chúng ta phải tìm cách nào đó để thực hiện cho tốt nhất. Xuất phát điểm tại Hoa Kỳ là đáp ứng nhu cầu của người học bị hạn chế về khả năng kinh tế và có thể là học vấn. Vậy, với những người hạn chế về thời gian và tuổi tác, sức khỏe, học vấn như đối tượng của loại hình này chúng ta đào tạo có được không?

1 ThS, Quyền Hiệu trưởng

Page 6: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

6

Để có ý kiến về vấn đề này, xin được đi qua các mục sau đây:

1. Đặc điểm của hệ thống tín chỉ:

Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, coi người học là trung tâm, nói cách khác là hướng đến người học. Người học được chủ động đề ra kế hoạch học tập cho phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức này. Có nhiều mô hình khác nhau, nhưng hệ thống này có những đặc điểm cơ bản sau:

1.1.Người học phải tích lũy kiến thức theo từng học phần.

1.2.Mỗi học phần cấu tạo theo module, phân bổ theo mốc thiết kế của năm học. Ngoài phần đại cương chung cho một chương trình, còn cấu tạo môn học tự chọn, chia nhánh sâu cho mỗi chuyên ngành hẹp.

1.3.Quy định khối kiến thức cho mỗi văn bằng, với ĐH hệ 04 năm khối lượng kiến thức từ 120 đến 140 tín chỉ (không nhất thiết phải tối đa).

1.4.Chương trình đào tạo mềm dẻo, người học dễ dàng điều chỉnh ngành nghề khi thấy không thích hợp với sở trường sở đoản.

1.5.Đánh giá thường xuyên, trong quy chế 43 quy định về đánh giá theo quy định sau:

• Điểm đánh giá bộ phận và kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

• Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận nhân với trọng số, sau đó chuyển điểm thành chữ và quy đổi ra điểm số 4,3,2,1,0.

• Căn cứ vào điểm của mỗi học phần tính điểm trung bình học kỳ và trung bình chung tích lũy theo công thức sau:

A =∑

=

=

×

n

ii

n

iii

n

na

1

1

Trong đó A là điểm trung bình học kỳ hay TBC tích lũy,

Page 7: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

7

ai là điểm của học phần thứ i,

ni là số tín chỉ của học phần thứ i,

n là tổng số học phần.

1.6.Dạy học lấy người học làm trung tâm, vì thế phải đổi mới phương pháp dạy học, người học phải làm việc nhiều hơn và trao đổi với thầy, bạn thông qua giờ thảo luận, trên mạng hay thầy bố trí giờ trả lời trực tiếp người học.

1.7.Tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo rất khác biệt với cách tổ chức theo quy chế 25/2006, như: đăng ký môn học, giờ giấc của một ngày học, đội ngũ cố vấn học tập, và lớp “tín chỉ”…

1.8.Tuyển sinh theo học kỳ, xét tốt nghiệp 02 lần/01 năm; không thi tốt nghiệp…

1.9.Chỉ có một loại văn bằng cho tất cả các loại hình (chính quy và không chính quy).

2. Đặc điểm của đào tạo liên thông:

2.1.Có hai hình thức: từ CĐ lên ĐH và từ TC lên ĐH.

2.2.Đối tượng là người lớn tuổi, đã học xong một loại văn bằng nào đó, đã công tác ở một đơn vị nào đó.

2.3.Chương trình đào tạo liên thông theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp, mềm dẻo để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các trình độ khác.

2.4.Chương trình phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và thiết kế phù hợp với các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.5.Nguồn tuyển sinh đa dạng về địa bàn và trình độ, độ tuổi và kinh nghiệm nghề nghiệp, mục đích và động cơ học tập.

3. Một số đề xuất để đảm bảo chất lượng:

Từ lâu nay, việc đào tạo liên thông đã đem đến cho chúng ta một dấu ấn khó xóa về chất lượng khi chúng ta thực hiện điều hành theo các quy chế cũ. Trên thực tế, cũng còn có những đơn vị đào tạo chưa chú ý đến việc đảm bảo

Page 8: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

8

chất lượng. Điều đó được thể hiện ở các lĩnh vực về quan điểm, nhận thức cũng như thực hiện. Người học khi tham gia học cũng nhận thức chưa đầy đủ và phiến diện. Vì thế ở đâu đó vẫn có hiện tượng “học giả” bằng thật?

Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, việc quản lý và tự học của người học rất cao; liệu có thể đảm bảo chất lượng khi vận hành quy chế này hay không?

Ở đây trong khuôn khổ bài tham luận, xin nêu một vài ý kiến góp phần vào đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

3.1. Vấn đề xây dựng và cấu tạo chương trình đào tạo:

Để có chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng người học và phương thức đào tạo, cần nghiên cứu và xem xét nhu cầu việc làm của ngành đào tạo. Vì thế, cần coi trọng những ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp. Muốn vậy, từ hệ đào tạo chính quy, nhà trường cần nắm được thực trạng đội ngũ cán bộ nhân viên mà doanh nghiệp đã có, cần đào tao lại… trên cơ sở đó chương trình được thiết kế sẽ phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp và thiết thực với người học.

Chương trình xây dựng cần khai thác khả năng chuyên môn, thực tế của người học.

Chương trình không thiên về lý luận, dùng lý luận để tìm những chỗ khiếm khuyết xảy ra trong thực tế và đem thực tế vào nội dung của bài giảng.

3.2. Quản lý đào tạo:

Quản lý người dạy đảm bảo đúng giờ được phân bổ trên chương trình. Cử cán bộ theo dõi kiểm tra việc học của người học sít sao đảm bảo thời gian tối thiểu dự lớp.

Quản lý việc thực hiện trao đổi nhóm, thảo luận. Có thể phân công thêm giảng viên cùng tham gia những giờ thảo luận với giảng viên đứng lớp chính của bộ môn.

Nên có suy nghĩ về việc trao đổi, trả lời của thầy bằng hình thức qua mạng Internet. Vì thực tế, các thầy ít có điều kiện gặp sinh viên và ngược lại người học vì lý do công việc và địa dư khó có thể thực hiện việc trao đổi trực diện với thầy.

Page 9: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

9

3.3. Đánh giá:

• Cần cải tiến cách đánh giá cho điểm, trọng số của từng loại điểm.

• Nên coi trọng phần thực hành, thực tế do vậy phần thảo luận, tiểu luận... nên để trọng số 0.5.

• Phần kiểm tra lý thuyết nên xây dựng đề thi trắc nghiệm và cho trọng số 0,5.

Vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn của một mô hình đào tạo, để đảm bảo chất lượng thì cần xem xét một mô hình tương thích.

Nếu đảm bảo chất lượng thì việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ khai thông cho một phương thức đào tạo tốt. Nó có tác dụng thúc đẩy thực sự sự phát triển của các đơn vị, các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, nếu có tác dụng thiết thực, các doanh nghiệp sẽ đầu tư và đào tạo sẽ có nguồn và có môi trường “sạch sẽ” dụng võ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. Lâm Quang Thiệp, 1998, Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở đại học trong thời kỳ mới.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2006, Tài liệu giới thiệu hệ thống tín chỉ, phát triển chương trình đào tạo đại học & cao đẳng.

3. Quy chế 43/2007 tháng 08/2007 về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

4. Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13/02/2008 về Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.

5. GS. Lâm Quang Thiệp, 2009 hội thảo Huế 2009, Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam.

6. TS. Nguyễn Tiến Vờn, 2009 hội thảo Huế 2009, Đào tạo theo tín chỉ, tại sao?

7. TS.Võ Văn Thắng, 09/2008, Thông tin khoa học Đại học An Giang, Vấn đề đào tạo theo học chế tín chỉ.

Page 10: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

10

8. ThS. Hoàng Thị Tuyết, “Làm thế nào để đưa sinh viên quen lối học thụ động vào quỹ đạo ‘dạy tự học’?” Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo”, Đà Lạt 2001.

9. TS. Nguyễn Thiện Tống, “Đổi mới đồng thời phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập & phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Hội thảo khoa học VUN lần 2, Hải phòng 09/2007.

Page 11: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

11

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG RÀO CẢN CẦN VƯỢT QUA

Tôn Thất Dụng1 Trường Đại học Sư phạm Huế

1. Đặt vấn đề

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học (ĐH) đang là một yêu cầu đặt ra cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đang ngày một diễn ra nhanh chóng, giáo dục và đào tạo phải tạo ra những động lực mới nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tham gia giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế giới. Ở thời đại hiện nay, những phát hiện mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển một cách nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống xã hội. Đối với giáo dục bậc ĐH, những thông tin này phải nhanh chóng cập nhật và giảng dạy phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo. Do vậy, chương trình đào tạo và phương thức tổ chức dạy học cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Những mô hình đào tạo theo kiểu hàn lâm, chương trình đào tạo "đông cứng", phương thức đào tạo thiếu linh hoạt sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm hạn chế khả năng phát huy sức mạnh của các đơn vị tham gia tổ chức đào tạo. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã khuyến nghị các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) xác định lộ trình chuyển đổi phương thức đào tạo, từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ và công bố Quyết định 43/2007/BGD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Bộ cũng đã cho triển khai thí điểm chương trình đào tạo liên thông trong mấy năm qua và đã chính thức ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học. Những chủ trương này đã tác động đến giáo dục ĐH và tạo ra những đổi thay nhất định. Tuy vậy, để những phương thức đào tạo mới phát huy được tiềm năng của nó cũng cần phải có thời gian và phải hạn chế những rào cản nảy sinh trong quá trình triển khai. 1 TS, Trưởng phòng Đào tạo

Page 12: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

12

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ nêu mấy nhận xét về những tiềm năng và những rào cản trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC).

2. Về những tiềm năng 2.1. Tiềm năng từ hệ thống đào tạo tín chỉ

Điều ai cũng dễ dàng nhận ra là hệ thống đào tạo tín chỉ bao chứa trong nó sự linh hoạt, mềm dẻo và đặt quyền lợi của người học vào vị trí ưu tiên. Tất nhiên, để khai thác hết ưu thế này không phải là vấn đề đơn giản. Muốn làm được điều này trong điều kiện nước ta hiện nay phải mất một thời gian khá dài nếu thực sự làm đúng triết lý của đào tạo tín chỉ. Và để phấn đấu làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện đúng những tiềm năng vốn có của nó và những điều kiện để tiềm năng ấy chuyển thành hiện thực. Trước tiên, hệ thống đào tạo tín chỉ cho phép người học chọn lựa chương trình và thời gian học. Điều này đòi hỏi chương trình đào tạo của các trường phải được thiết kế chuẩn và đa dạng. Trong thực tiễn hiện nay, việc triển khai xây dựng và chuyển đổi chương trình đào tạo sang học chế tín chỉ ở nước ta vẫn còn những bất cập. Bất cập ngay từ sự liên thông trong chương trình khung bắt buộc của các ngành học, nhất là các môn mang tính chất liên ngành. Các môn học chung có số lượng tín chỉ khác nhau, nội dung giảng dạy có những độ vênh nhất định, và do vậy trong thực tế triển khai chương trình có khi "liên" mà không "thông". Hệ thống môn học tự chọn cũng phải được xây dựng hết sức đa dạng và đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi ngành học khi cần thiết. Muốn vậy, các Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo của các ngành học phải có khả năng bao quát những vấn đề mới đã và đang đặt ra trong thực tế đào tạo trong và ngoài nuớc. Quan sát thực tế ở nước ta hiện nay có thể thấy rằng chương trình đào tạo của các ngành vẫn đang cung cấp cho người học những tri thức có sẵn của người thầy mà chưa chuẩn bị đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của người học. Do vậy, người học thực chất chỉ chọn các môn học có sẵn trong số tín chỉ quy định hạn hẹp của một chương trình đào tạo. Cách làm này đã hạn chế tiềm năng của HTTC vốn dĩ rất linh hoạt và mềm dẻo.

Cũng cần nói thêm là hệ thống đào tạo tín chỉ xây dựng các học phần thành các module và sinh viên được quyền chọn lựa thời gian để tích lũy các module này theo quy định của chương trình. Trong điều kiện của các trường cùng đào tạo một ngành học, nếu có được sự thoả thuận và công nhận về các tín

Page 13: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

13

chỉ có trong chương trình chung giữa các trường thì sinh viên sẽ có điều kiện để tích luỹ tín chỉ phù hợp với nhu cầu của bản thân họ. Và trong điều kiện của các ĐH vùng, ĐH đa ngành, việc công nhận tín chỉ giữa các trường sẽ tăng khả năng lựa chọn của người học và thực sự tạo được sự liên thông trong tổ chức đào tạo. Trong thực tiễn, điều này cũng chưa thực hiện đồng bộ ở các trường ĐH và CĐ, vẫn còn hiện tượng "đóng băng" trong từng trường thành viên làm hạn chế khả năng linh hoạt của HTTC. Quan sát việc tổ chức đào tạo tín chỉ ở nước ngoài chúng ta dễ dàng nhận ra việc công nhận tín chỉ giữa các trường trong một quốc gia và giữa các trường ở các quốc gia. Tất nhiên, để làm được việc này các trường công nhận liên thông các tín chỉ là các trường đã được kiểm định chất lượng. Chúng tôi nghĩ rằng, để thực sự tạo ra sự liên thông trong đào tạo ĐH và sau ĐH chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện để sinh viên hội nhập được với các nước.

Trong chương trình đào tạo theo HTTC việc thiết kế để sinh viên học một lúc hai chương trình hoặc có thể thay đổi ngành học khi cần thiết mà vẫn không học lại toàn bộ chương trình của ngành học mới cũng được đặt ra. Đây là một hướng đi đúng đắn nhằm giúp cho những sinh viên có năng lực có cơ hội để vượt xa hơn các bạn cùng khóa hoặc có thể chuyển sang một ngành học mà cơ hội kiếm việc làm dễ hơn. Điều này thực sự góp phần vào việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trong đào tạo tín chỉ ở nước ta hiện nay việc thực hiện điều này cũng có những khó khăn nhất định. Trong chương trình đào tạo, ngoài các học phần chung bắt buộc, các học phần giao nhau giữa các ngành học không nhiều và không đồng bộ, do vậy, sinh viên cũng phải đối diện với những khó khăn khi chuyển đổi. Nếu không tạo ra được sự liên thông trong quản lý thì cũng khó tạo ra sự liên thông trong chuyển đổi ngành học.

2.2. Tiềm năng từ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội đang đổi thay nhanh chóng, Bộ GD&ĐT đã đề xuất nhiều biện pháp cải cách giáo dục. Một trong những chủ trương lớn đã được thực hiện trong thời gian qua là triển khai đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường CĐ và ĐH. Hiện nay đã

Page 14: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

14

có 20 trường tham gia đánh giá và đã được đánh giá ngoài. Các trường khác đang trong lộ trình triển khai và đang hoàn thiện dần các tiêu chuẩn trong Quy định về chất lượng đánh giá trường đại học ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong số 10 tiêu chuẩn theo quy định có tiêu chuẩn 3 về chương trình giáo duc, trong đó quy định:

" 1. Chương trình giáo dục (CTGD) của trường ĐH được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. CTGD được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

2. CTGD có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ ĐH và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

3. CTGD chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.

4. CTGD được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước.

5. CTGD được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và CTGD khác.

6. CTGD được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng trên kết quả đánh giá."[ 3].

Những tiêu chuẩn trong quy định này là căn cứ để các trường tự kiểm tra mình đã đạt yêu cầu chất lượng như thế nào, đồng thời cũng là cơ sở và động lực để các trường tăng cường các hình thức liên thông, làm cho quá trình tổ chức đào tạo thực sự linh hoạt và hiệu quả. Nếu không xem đây là một trong những thước đo cần thiết về CTGD thì khả năng "đông cứng" của chương trình vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong thực tế.

Page 15: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

15

2.3. Tiềm năng từ quy định đào tạo liên thông

Để thực hiện việc tổ chức đào tạo CĐ, ĐH đạt chất lượng tốt, Bộ GD&ĐT đã cho thí điểm chương trình đào tạo liên thông trong một số trường ĐH, CĐ. Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 "Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học". Sau mấy năm làm thí điểm Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 tạo cơ sở pháp lý để các trường triển khai đào tạo theo phương thức này. Điều 2 của Quy định nêu rõ: "Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác". Điều 9 quy định về chương trình đào tạo như sau:

"1. Chương trình đào tạo liên thông (CTĐTLT) phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau:

a. CTĐTLT được thiết kế theo nguyên tắc mềm dẻo, phát triển theo hướng kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các trình độ khác;

b. CTĐTLT phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội dung phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện và phương pháp đánh giá theo trình độ và theo ngành đào tạo tương ứng;

c. CTĐTLT được xây dựng dựa trên việc so sánh giữa CTĐT trình độ CĐ cho những người có bằng tốt nghiệp trung cấp và chương trình đào tạo trình độ ĐH cho những người có bằng tốt nghiệp CĐ hoặc trung cấp. Việc xây dựng CTĐTLT nói trên được thực hiện theo nguyên tắc bù đủ những khối lượng kiến thức còn thiếu và kiến thức cập nhật mới phù hợp với thực tế xã hội;

d. CTĐTLT phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và được thiết kế phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo" [2].

Như vậy, có thể thấy chương trình đào tạo liên thông tạo cho người học những thuận lợi cơ bản trong việc tích luỹ kiến thức và chuyển đổi ngành đào

Page 16: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

16

tạo. Điều này làm tiết kiệm đáng kể thời gian của người học và tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức đào tạo. Nếu được triển khai bằng phương thức đào tạo tín chỉ thì tiềm năng này được huy động nhiều hơn. Đáng lưu ý là trong quy định này của Bộ, chương trình đào tạo liên thông được áp dụng cho cả hình thức đào tạo chính quy và hình thức vừa làm vừa học. Điều này đáp ứng được nhu cầu của người học và khả năng tổ chức đào tạo của các trường. Tuy vậy, những ràng buộc về quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo lại không tạo ra sự liên thông trong tổ chức dạy học. Điều này cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước để một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo, mặt khác, tạo ra được sự bình đẳng giữa các phương thức đào tạo. Nên chăng nghiên cứu cùng chuẩn đầu ra cho các phương thức đào tạo này.

3. Những rào cản cần vượt qua 3.1. Rào cản từ nhận thức và thiết kế chương trình đào tạo

Làm thế nào để thực hiện đào tạo liên thông một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng đào tạo là một câu hỏi đang đặt ra đối với mỗi trường ĐH và CĐ ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh những tiềm năng để tổ chức đào tạo đã có, các văn bản quy định tạo hành lang pháp lý cũng đã được ban hành nếu không tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức cũng như trong triển khai thực hiện thì tiềm năng dù có lớn đến đâu vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Cần phải nói thêm là khi triển khai đào tạo liên thông chúng ta cần phải nhận ra tính chất hệ thống của hệ thống kiến thức trong chương trình đào tạo. Đây là một "hệ thống mở", có khả năng thu hút các tiểu hệ thống vào trong cấu trúc chung của mình. Có như vậy mới thực sự tạo ra sự linh hoạt và mềm dẻo trong chương trình cũng như trong tổ chức đào tạo. Nếu xét liên thông theo hệ thống dọc thì việc xây dựng chương trình khung của các bậc học trung cấp và CĐ phải cùng trong một hệ thống chung với ĐH. Ở nước ta, việc này vẫn còn những bất cập vì ít quan tâm đến sự đồng bộ trong hệ thống kiến thức của các bậc học thuộc các ngành đào tạo cụ thể. Hơn nữa, các Hội đồng xây dựng chương trình khung cũng chưa chú ý đúng mức đến khả năng liên thông khi triển khai chương trình đào tạo trong thực tiễn. Và cũng có thể do chúng ta chưa chú ý đầy đủ về chuẩn đầu ra cho các bậc học nên tính hệ thống chưa được quan tâm một cách tối ưu. Điều này làm khó khăn cho người học khi tiếp tục học liên thông giữa các bậc học và

Page 17: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

17

khó khăn cho các đơn vị quản lý khi xem xét công nhận kết quả của người học. Theo Quy định 06/2008 của Bộ GD &ĐT về đào tạo liên thông thì một trong những điều kiện để đào tạo liên thông là "đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông". Điều này dễ dẫn đến chương trình đào tạo sẽ bị "đông cứng" khi phê duyệt và sinh viên gặp nhiều trở ngại khi công nhận các học phần đã tích lũy trước đó. Trong thực tế triển khai đào tạo, các trường hầu như căn cứ vào chương trình đã được phê duyệt để xét điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp. Đó là chưa nói ở các bậc học này trong bối cảnh hiện nay tồn tại nhiều phương thức đào tạo khác nhau với nhiều chương trình đào tạo có rất nhiều khác biệt từ các ngành học. Bộ cũng đã tạo điều kiện cho các trường có thẩm quyền công nhận kết quả học tập. Điều 11 quy định: " Căn cứ quy trình đào tạo của mỗi trường, người học có thể được công nhận kết quả học tập theo tín chỉ, học phần, chương trình môn học và kết quả toàn khoá học để được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông"[2]. Điều này đem lại sự tự chủ trong tổ chức đào tạo nhưng nếu không có những hình thức quản lý thích hợp sẽ dễ dẫn đến sự tùy tiện. Nên chăng khi đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc công nhận kết quả phải căn cứ vào khung tín chỉ quy định cho mỗi ngành học (bao gồm cả tín chỉ bắt buộc và tự chọn) để xác định chuẩn đầu ra của một ngành học và công nhận các tín chỉ đã học có trong chương trình đào tạo bậc học. Việc này không tạo ra những khó khăn cho người học vì Bộ đã chủ trương sử dụng chương trình đào tạo hệ chính quy để áp dụng cho hệ vừa làm vừa học. Đối với việc liên thông theo hệ thống ngang thì sinh viên có quyền chọn học học phần có trong chương trình đào tạo của ngành học thuộc các trường khác nhau miễn là các trường này công nhận tín chỉ của nhau. Nếu có được sự liên thông của các trường có chất lượng đào tạo tốt thì sinh viên sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Cần tạo ra khả năng hợp tác và phối hợp trong tổ chức đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo.

3.2. Rào cản từ quản lý đào tạo và quản lý tài chính

Ở nước ta, việc tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế đã tồn tại quá lâu, trở thành thói quen và ăn sâu vào nhận thức của nhiều người. Để vận hành theo một phương thức mới đòi hỏi phải có thời gian thích nghi và phải có những hỗ trợ về các yếu tố khác. Mặc dù mới chuyển sang đào tạo theo HTTC nhưng

Page 18: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

18

nhiều cán bộ và giảng viên đã nhận ra ưu thế của phương thức này và ít nhiều hiểu được triết lý của nó. Tuy vậy, nếu không giải quyết tốt về mặt nhận thức, không tập huấn kỹ về tổ chức giảng dạy và quản lý đào tạo, thì thói quen cũ dễ dẫn chúng ta trở về với phương thức cũ và nếu có thay đổi cũng sẽ dẫn đến hiện tượng nửa vời. Nhiều người sẽ dựa vào quan niệm "cách làm Việt Nam" để làm biến dạng phương thức đào tạo. Chúng tôi nghĩ rằng một phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo thì đòi hỏi một phương pháp quản lý đào tạo năng động và có khả năng xử lý kịp thời mọi tình huống. Vấn đề này trong thực tế không dễ thực hiện ở nước ta vì nhiều lý do. Có một phần do phương thức đào tạo mới đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại mà trong thực tế kinh phí eo hẹp của mỗi trường trong một thời gian ngắn không thể đáp ứng được nên phải dùng sức lực của đội ngũ quản lý làm cho họ ngại thay đổi. Một phần khác liên quan đến khả năng nắm bắt các vấn đề trong quản lý theo phương thức mới trong điều kiện chúng ta chưa được đào tạo một cách bài bản mà chủ yếu là những kinh nghiệm được truyền cho nhau một cách ngẫu hứng. Và không thể không nói đến thu nhập của các thành viên trong trường. Đào tạo tín chỉ đòi hỏi sự linh hoạt. Đào tạo liên thông trong HTTC càng cần sự linh hoạt. Công sức bỏ ra nhiều cũng đòi hỏi phải được thù lao xứng đáng đối với bán bộ và giảng viên. Những hoạt động của họ nhằm đáp ứng một yêu cầu là đảm bảo chất lượng đào tạo và không ngừng nâng cao nó theo tiêu chuẩn chung của các nước tiên tiến. Cần nghiên cứu để có các giải pháp thích đáng nhằm phá bỏ những rào cản trong quản lý đào tạo thì mới hy vọng "liên" và "thông".

Về quản lý tài chính không phải không có những vấn đề cần quan tâm. Đối với các trường sư phạm vấn đề cũng có nhiều điểm phải nhìn lại. Kinh phí đào tạo của các trường dựa vào số ngân sách được cấp khá khiêm tốn và một phần dựa vào các chỉ tiêu đào tạo không chính quy hoặc ngoài ngân sách. Các trường phải cố gắng hết mình mới đủ sức đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học. Đối với các trường sư phạm có những khó khăn riêng. Sinh viên sư phạm được miễn học phí, do vậy trường chỉ được cấp bù sư phạm. Kinh phí này cố định trong khi vật giá thì biến động không ngừng. Và thế là khi triển khai đào tạo tín chỉ sinh viên được bao cấp hoàn toàn. Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định khi tổ chức đào tạo. Với hình thức đào tạo liên thông theo HTTC các trường sư phạm có được thu học phí của người học theo học hệ chính

Page 19: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

19

quy không? Đối với hệ vừa làm vừa học tổ chức đào tạo tại các đơn vị liên kết khi sinh viên được công nhận miễn học các học phần có trong chương trình liên thông thì kinh phí có được giảm đi không? Nếu số lượng giảm đi quá nhiều thì không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo. Rất nhiều khó khăn đặt ra và không khéo biện pháp dễ nhất là bắt người học học hết chương trình quy định đã được duyệt để khỏi ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị tổ chức đào tạo. Và điều này cũng rất dễ dẫn đến hiện tượng "liên" mà không "thông". Sinh viên cũng dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải thực hiện quá nhiều thủ tục để xin miễn học các học phần theo quy định chung. Đó là chưa nói cần có các chính sách đồng bộ trong quản lý đào tạo và quản lý tài chính. Trên thực tế chúng ta vẫn thấy ít nhiều có độ vênh giữa hai lĩnh vực này. Đào tạo đòi hỏi phải tổ chức mềm dẻo linh hoạt trong khi quản lý tài chính có những ràng buộc riêng của nó. Cần tăng thêm quyền chủ động cho các trường để họ thực sự có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến tổ chức đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ.

3.3. Rào cản về sự cạnh tranh không lành mạnh

Trong bối cảnh các trường ĐH và CĐ phát triển nhanh như hiện nay việc triển khai đào tạo liên thông đang diễn ra một sự cạnh tranh quyết liệt. Thực tế này dường như ai cũng thấy rõ. Chỉ cần nhìn qua báo viết cũng như báo mạng chúng ta cũng thấy không biết bao nhiêu trường đã quảng cáo về đào tạo liên thông. Tất nhiên là có nhiều trường chỉ đang đào tạo theo hình thức niên chế chứ chưa thực hiện học chế tín chỉ. Có nhiều trường có bề dày lâu năm. Có trường chỉ mới ra đời một vài năm miễn là họ đã mở được mã ngành theo quy định của Bộ. Trong cuộc cạnh tranh này nếu trường nào cũng coi trọng chất lượng đào tạo thì thật đáng mừng. Người học sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh chất lượng và học phí. Nhưng có nhiều sự cạnh tranh dựa trên nhu cầu dễ dãi của người học, chỉ cần học dễ, thi dễ và học phí rẻ. Miễn sao chỉ có tấm bằng để kiếm sống ở đời. Và thế là cách thức tổ chức dạy và học hết sức đa dạng. Rất tiếc là chúng ta ít khi kiểm định chất lượng đào tạo ở đầu ra mà chỉ cần chú trọng ràng buộc ở đầu vào. Trong bối cảnh liên thông thực hiện cho các bậc học thì những học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường CĐ có điều kiện để thực hiện ước mơ học ĐH của mình. Cũng trong bối cảnh đó các trường lại thấy đây là cơ hội để tăng thu nhập từ hoạt động đào tạo. Cả hai

Page 20: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

20

nguyện vọng đều có thể chấp nhận miễn là chúng ta phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần phải có các cơ quan kiểm định chất lượng thực sự có uy tín tham gia thẩm định và giúp cho các cơ quan hữu quan có biện pháp quản lý đào tạo một cách hữu hiệu để hoạt động giáo dục và đào tạo nước ta ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cần phải hạn chế cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong công tác giáo dục và đào tạo.

4. Kết luận

Mỗi phương thức đào tạo có một ưu thế riêng. Đào tạo liên thông theo HTTC tích hợp cả hai ưu thế và thực sự quan tâm đến quyền lợi của người học. Nếu chúng ta biết phát huy tiềm năng, hạn chế các rào cản và tiến đến phá bỏ nó thì phương thức đào tạo này sẽ góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn lực cho xã hội, tạo cơ hội cho mọi người có thể học suốt đời. Điều mà chúng tôi đặt ra là phải làm thế nào để nó thực sự " liên" và "thông". Mọi sự cứng nhắc, máy móc có thể dẫn đến hiện tượng có kênh dẫn nguồn mà nước vẫn không vào ruộng được và đồng lúa phải khô hạn hoặc không điều tiết được theo ý muốn của người xây dựng nên hệ thống đó. Hy vọng là chúng ta sẽ đề ra được các giải pháp khả thi để vận hành tốt phương thức đào tạo này. Trên cơ sở thực tiễn đào tạo của các trường thí điểm và kinh nghiệm đào tạo tại các nước chúng ta có thể tiếp tục điều chỉnh những quy định cũng như hoàn thiện các khâu trong quá trình tổ chức đào tạo liên thông ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15.08.2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13.02.2008 ban hành Quy định liên thông trình độ đại học, cao đẳng.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01.11.2007 ban hành Quy định Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

Page 21: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

21

4. Bộ Giáo dục và đào tạo,Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26.06.2006 Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28.06.2007 Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Page 22: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

22

KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Ở VIỆT NAM

Phạm Thị Minh Hạnh1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, khẳng định sự lớn mạnh của cả hệ thống so với hệ thống giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong nước cần có sự phối hợp chặt chẽ về mọi mặt nhằm đào tạo được đội ngũ nhân lực trình độ cao hiệu quả và chất lượng, có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Một trong những vấn đề cần sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam đó là đào tạo liên thông, đặc biệt là trong giai đoạn đào tạo nhân lực đang chuyển dần sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đào tạo liên thông vẫn còn gặp nhiều thực trạng nan giải và rất cần sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ cho các cơ sở đào tạo nhân lực.

1. Đào tạo liên thông: vai trò của nó trong sự phát triển của giáo dục Việt Nam và một số thực trạng.

Trong bài “Giới thiệu phương thức đào tạo liên thông ở một số nước và những vận dụng ở Việt Nam” trình bày tại hội thảo “Đào tạo liên thông trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học Việt Nam: Thực trạng và bài học kinh nghiệm” của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức vào tháng 12/2008, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm, vai trò và một số thực trạng của hoạt động đào tạo liên thông dưới góc độ so sánh tổng quát với hệ thống giáo dục ở một số nước [1].

Ngoài những vấn đề đã nêu, với định hướng chung về học chế tín chỉ cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam trong tương lai, hoạt động đào tạo liên thông còn những vấn đề rất đáng quan tâm, nhất là đối với các cơ sở đào tạo thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp: tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ hiện 1 TS, Trưởng phòng NCKH&HTQT

Page 23: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

23

nay chỉ bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), dạy nghề (DN) muốn thực hiện liên thông lên cao đẳng (CĐ), ĐH vẫn bị xem là phương thức đào tạo lạc hậu, đào tạo theo học phần - là phương thức đào tạo đã tồn tại trong suốt lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam. Chính vì điều này là rào cản càng khiến cho qui mô đào tạo liên thông chỉ phát triển theo hướng tăng qui mô trong phạm vi từng trường: các trường ĐH mở thêm hệ CĐ, các trường CĐ mở thêm hệ TCCN để liên thông cho bậc CĐ, ĐH của trường mình.

Hiện nay, ở bậc đào tạo cao học, hoạt động này diễn ra khá thuận lợi vì rất nhiều trường dư chỉ tiêu tuyển sinh, nên đối với các ngành học gần với ngành tuyển sinh (thậm chí có những ngành thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác xa nhau như Kỹ thuật và Quản trị kinh doanh) đều được thiết kế cho các học viên muốn dự thi theo học một chương trình chuyển đổi tương thích trước khi thi và do đó họ vẫn có nhiều cơ hội có thể học nâng cao trình độ.

Vì sao liên thông ngang và liên thông dọc lên CĐ, ĐH trong hệ thống giáo dục Việt Nam lại không thực hiện dễ dàng như con đường này?

2. Kinh nghiệm đào tạo liên thông ở một số nước trên thế giới

Đối với các quốc gia có hệ thống giáo dục lâu đời, việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm mục đích thu hút sinh viên trên toàn thế giới đến đất nước của họ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia bởi việc truyền bá ngôn ngữ chính thống, trao đổi văn hóa và những lợi ích kinh tế kèm theo. Chính vì thế, khi thiết kế nội dung chương trình theo hệ thống tín chỉ, các cơ sở giáo dục ĐH này luôn chú trọng đến sự tương thích với các hệ thống giáo dục của nhiều nước, đặc biệt là những nước kém phát triển hơn bởi đó là nguồn tuyển sinh lâu dài, chắc chắn và ít cạnh tranh.

Do đó, ngay cả một số nước có hệ thống giáo dục nổi tiếng phức tạp, lâu đời và hết sức hiệu quả vẫn chuyển sang học chế tín chỉ và hệ thống giáo dục mới, đơn giản hơn được thiết lập phù hợp với phương thức đào tạo này.

Để đảm bảo hoạt động liên thông giữa các quốc gia dễ dàng thực hiện, nội dung chương trình thiết kế theo học chế này hết sức linh hoạt được áp dụng cho bất cứ sinh viên tốt nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào, cơ sở đào tạo nào, kể cả

Page 24: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

24

trong và ngoài nước đều có cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Với chủ trương chung đó, đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục cấp quốc gia có thể can thiệp vào các hoạt động cơ bản nhất của các cơ sở giáo dục ĐH nhằm đảm bảo sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ về đào tạo liên thông giữa các cơ sở giáo dục trong nước và giữa các quốc gia, vì thế, những sáng kiến cho sự phát triển các định hướng đó được ưu tiên lựa chọn.

Để hoạt động liên thông ngang diễn ra thuận lợi trong trường cũng như ngoài trường, các cơ sở giáo dục dù ngang cấp hay không vẫn luôn tôn trọng quá trình đào tạo của nhau, do đó những tín chỉ nào sinh viên đã học qua ở một cơ sở giáo dục khác có bậc đào tạo thấp hơn trong nước cũng như ngoài nước đều được công nhận.

Nội dung chương trình đào tạo hình thành thương hiệu của mỗi cơ sở giáo dục có tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực vốn vẫn là vấn đề then chốt trong đào tạo liên thông. Do đó hoạt động này được diễn ra thuận lợi ở nhiều nước là nhờ giải quyết tốt vấn đề này.

Ngoài ra, ở các nước tổ chức thành công hoạt động đào tạo liên thông là những nước hết sức quan tâm đến hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp, do đó, khi bắt đầu dự tính tuyển sinh một ngành học bất kỳ, họ luôn dự báo một cách tương đối thông tin về mong muốn của sinh viên sau khi ra trường, và vì thế, hoạt động đào tạo liên thông đã được thiết lập ngay khi tuyển sinh cho bất cứ một ngành học nào.

3. Những định hướng về đào tạo liên thông có thể vận dụng cho Việt Nam

Đào tạo liên thông là một hoạt động đã thực sự tồn tại trong hệ thống giáo dục Việt Nam từ lâu dưới nhiều hình thức: tại chức, chuyên tu, vừa học vừa làm… và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực, nhưng hoạt động này chỉ mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiêu chuẩn hóa với qui mô cả nước trong đầu thế kỷ 21 cùng với định hướng chuyển đổi sang học chế tín chỉ của các cơ sở giáo dục ĐH trong tương lai gần. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam cần có định hướng chung cho hoạt động

Page 25: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

25

này trên toàn lãnh thổ, khi đó hệ thống giáo dục Việt Nam mới có thể thực sự đào tạo nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và các nước trên thế giới.

Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau:

- Các cơ sở giáo dục ĐH cần nhận thức rõ việc mở rộng qui mô đào tạo với nguồn tuyển sinh ổn định, lâu dài với nhiều đối tượng vẫn là hoạt động cơ bản, vì thế, việc thiết kế nội dung chương trình cần linh hoạt cho từng đối tượng tham gia dự thi: học sinh trung học phổ thông, TCCN, CĐ… khác chuyên ngành, cùng chuyên ngành, và gần chuyên ngành…

Khi đào tạo theo học chế tín chỉ, các sinh viên tham gia học tập sẽ có số lượng tín chỉ tích lũy khác nhau tuỳ theo đối tượng dự thi.

- Để có sự thống nhất chung trong cả nước và nhằm thu hút học sinh ở các nước trong khu vực, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các sơ sở giáo dục ĐH khi chuyển sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cần thiết kế chương trình học theo modun tín chỉ thực sự. Bởi vì mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở giáo dục ĐH chuyển sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng trên thực tế đó chỉ là hình thức tổ chức đào tạo theo học chế này chứ không phải thiết kế nội dung theo học chế này. Do đó, việc tương thích chương trình khi thực hiện đào tạo liên thông với qui mô rộng, yếu tố này vốn vẫn là lí do cơ bản nhất.

- Khi Việt Nam chưa tổ chức phối hợp đồng bộ hoạt động đào tạo liên thông giữa các cơ sở giáo dục với qui mô cả nước, để dần dần thực hiện được yêu cầu này, quản lý đào tạo liên thông cần được quán triệt từ gốc: ngay khi đăng ký mở mã ngành, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các cơ sở giáo dục có tham gia đào tạo nêu rõ lộ trình liên thông cả khi dự tuyển và sau khi tốt nghiệp cho ngành học đang mở này.

- Cần có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đảm bảo tất cả các trường cùng ngành, gần ngành nghề đào tạo đều có thể liên thông vì lợi ích chung cho người học và cho sự phát triển trong tương lai của đất nước.

=====

Page 26: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

26

[1] Khái niệm: Đào tạo liên thông (ĐTLT) là một trong những phương thức giúp cho người học có cơ hội thực hiện việc học tập liên tục, học tập suốt đời cho nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã hội, nhất là những học viên gặp nhiều trở ngại trên con đường học vấn.

Đối với các quốc gia có quan tâm đến nguồn nhân lực có chất lượng nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lộ trình ĐTLT được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục quốc dân và có sự thống nhất về mọi mặt cho hoạt động này trên toàn lãnh thổ. Ở Việt Nam, từ năm 2002 ĐTLT bắt đầu thực hiện thí điểm, ngày càng phát triển và là phương thức đào tạo rất được quan tâm ở các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Vai trò của đào tạo liên thông trong sự phát triển của giáo dục Việt Nam

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một nền giáo dục khá non trẻ, suốt một thời gian dài chủ yếu là xây dựng nền tảng cho ngành giáo dục nước nhà, chỉ mới ổn định và phát triển cho đến nay khoảng gần hai thập kỷ. Tuy vậy, giáo dục Việt Nam cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc thực hiện các chức năng giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt Nam: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và giáo dục tư tưởng chính trị.

Để giáo dục Việt Nam có thể đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, đồng thời khẳng định được sự lớn mạnh về mọi mặt của ngành giáo dục, nhất là nguồn nhân lực ở Việt Nam đã được đào tạo trong một hệ thống giáo dục ngày càng phát triển: về mạng lưới trường lớp, các loại hình, phương thức đào tạo… một trong những phương thức quan trọng cần thiết đó là ĐTLT.

Trong giai đoạn cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo chất lượng và số lượng cho toàn xã hội, ĐTLT thể hiện rõ nhất các vai trò sau:

- Tạo điều kiện cho mọi người trong xã hội có cơ hội học tập suốt đời; học tập liên tục nhằm nâng cao trình độ phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mỗi cá nhân ở từng vị trí của mình trong các lĩnh vực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Page 27: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

27

- Khai thác được tri thức của đội ngũ nhân lực trình độ cao tham gia vào đào tạo nhân lực để bổ sung nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội hiệu quả cho từng vùng và cả nước.

- Mở rộng các lộ trình đào tạo cho hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là mối liên hệ, hợp tác và sự thống nhất giữa ngành giáo dục và các ngành nghề khác trong đào tạo nhân lực cho nước nhà.

- Hoàn thiện chương trình khung thống nhất trên toàn lãnh thổ, tạo niềm tin tuyệt đối cho mọi công dân trong xã hội có ước mơ học tập cho dù gặp phải bất cứ trở ngại nào trên con đường học vấn.

- Khẳng định được sự lớn mạnh và hiệu quả của Hệ thống giáo dục Việt Nam trong đào tạo nhân lực phục vụ cho đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Với các vai trò đó, ĐTLT cần được sự quan tâm đúng mức của nhiều thành phần trong xã hội: Các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, các cơ sở giáo dục có liên quan đến hoạt động này.

Đào tạo liên thông ở Việt Nam hiện nay:

Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thay thế Quyết định 49 về ĐTLT, đồng thời đã cho phép hơn sáu mươi trường CĐ, ĐH được thực hiện hoạt động này trên tổng số các cơ sở giáo dục ĐH toàn quốc, kể cả liên thông ngang giữa các ngành và liên thông dọc từ hệ TCCN lên hệ CĐ, từ hệ CĐ lên hệ ĐH và từ hệ TCCN lên hệ ĐH. Đây là những cơ hội cho các học sinh, sinh viên muốn học lên các hệ tiếp theo và cũng là nhu cầu rất lớn của toàn xã hội cho nhiều người lao động muốn học tập nâng cao trình độ. Tuy đã có hơn 6 năm hoạt động, ĐTLT vẫn còn thể hiện bất cập về nhiều mặt, rõ nét nhất là:

- Quy mô của hoạt động ĐTLT:

Các hoạt động ĐTLT chủ yếu chỉ diễn ra bên trong từng cơ sở giáo dục, chưa có quy mô trên toàn lãnh thổ: các trường ĐH tuyển sinh thêm hệ CĐ, TCCN để có thể tổ chức liên thông lên ĐH của trường mình, các trường CĐ mở thêm hệ TC để liên thông lên bậc CĐ của trường mình, liên thông ngang giữa ngành này và ngành khác cũng chỉ diễn ra trong nội bộ của từng cơ sở giáo

Page 28: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

28

dục… Liên thông giữa các trường thực hiện được là nhờ các mối quan hệ riêng tư, “xin cho” giữa hai trường có ngành nghề tương thích nhưng cũng chỉ thực hiện dễ dàng đối với liên thông từ hệ TCCN lên CĐ, liên thông từ TCCN và CĐ lên ĐH giữa hai trường là hoạt động diễn ra hết sức khó khăn và là nỗi thất vọng của nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý và học sinh sinh viên của các trường TCCN và CĐ.

- Về nội dung, chương trình ĐTLT:

Theo Luật Giáo dục, chương trình khung của bậc học TCCN, CĐ do Bộ GD&ĐT ban hành, trên cơ sở đó, hiệu trưởng các trường thiết kế chương trình chi tiết cho trường mình. Khi thực hiện ĐTLT giữa các cơ sở đào tạo, chương trình không tương thích là một trong những lý do từ chối dễ dàng các đối tượng tuyển sinh của các trường khác có cùng ngành nghề đào tạo muốn thực hiện liên thông, đặc biệt là liên thông lên ĐH.

- Quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành:

Chương trình khung là điều kiện tối thiểu đảm bảo sự thống nhất cấp quốc gia cho các hoạt động đào tạo nhân lực nhưng cho đến nay các bộ ngành khác ngoài Bộ GD&ĐT vẫn chưa có chương trình khung thống nhất cho các ngành: cơ khí, điện, tin học ứng dụng… do đó khó có thể thực hiện ĐTLT cho các trường có đào tạo những ngành này…

Ngoài những vấn đề cơ bản đã được nêu ra, ĐTLT vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải tranh luận, vẫn rất cần có những cơ chế, chính sách hợp lý mới có thể giúp cho hoạt động này mang lại hiệu quả.

Page 29: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

29

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở NƯỚC TA

QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Phạm Xuân Hậu1 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hạn chế chưa thể đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và xã hội. Nhưng, khi bước vào “sân chơi” khu vực và thế giới (gia nhập Tổ chức thuơng mại thế giới-WTO), chúng ta cần phải có những bước đi phù hợp để tạo dựng được vị trí vững chắc trong “sân chơi” đó.

Từ nhận thức này, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị và giải pháp phát triển các lĩnh vực, đặc biệt chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua việc đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng. Để tháo gỡ những bất cập này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các Đại học (ĐH) Quốc gia, các trường ĐH, Cao đẳng (CĐ), Trung học chuyên nghiệp (THCN), Dạy nghề (DN)… đã tìm các giải pháp, thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực. Hình thức đào tạo liên thông (Công nhân kỹ thuật lên TC, TC lên CĐ, CĐ lên ĐH, liên thông giữa các ngành ở một số trường khác nhau…) đã giải quyết được một phần nhu cầu của người học khi chưa có điều kiện học ở bậc cao (ĐH), giảm bớt khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao cho cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức quản lý hành chính, kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

1 PGS.TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục

Page 30: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

30

1. Quan điểm và nhận thức:

- Đào tạo liên thông (ĐTLT) là loại hình đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc gia do Bộ GD&ĐT quản lý, với mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển đất nước; thỏa mãn nguyện vọng của người lao động ở từng thời kỳ cụ thể.

- ĐTLT phải hiểu là bao gồm liên thông dọc và liên thông ngang:

+ Liên thông dọc là liên thông theo chiều dọc từ thấp đến cao (DN lên TC, TC lên CĐ, CĐ lên ĐH, TC lên ĐH...) đối với những đơn vị có cùng chuyên ngành trong trường hoặc trường khác và có đủ các điều kiện theo qui định của Bộ GD&ĐT.

+ Liên thông ngang là liên thông theo chiều ngang giữa các trường khi được công nhận kết quả lẫn nhau về chương trình đào tạo, kết quả đào tạo, giúp người học có thể thay đổi ngành học từ trường này sang học ngành khác ở trường khác (công nhận các tín chỉ môn học, môn tương đương, chuyển đổi…).

- ĐTLT là cơ hội cho các trường thực hiện có hiệu quả theo hình thức đào tạo theo tín chỉ. Người học được chủ động sắp xếp thời gian lựa chọn học tập, tích lũy các tín chỉ môn học mà họ thấy phù hợp và có thời gian học tập hợp lý ở các trường khác nhau. Đây cũng là cơ hội cho người lao động chưa có điều kiện học ngay ở bậc học cao tiếp tục nâng cao trình độ và chọn những ngành đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Chưong trình đào tạo phải được xây dựng nghiêm túc, khoa học, hợp lý đảm bảo cho việc liên thông theo chiều dọc và cả theo chiều ngang của từng ngành, khối ngành ở cùng trường và các trường khác trong nước.

- Nội dung phải vừa đảm bảo tính kế thừa vừa đảm bảo tính hệ thống.

- Khối luợng kiến thức vừa đảm bảo phần cứng vừa mềm hóa cho phù hợp đối tượng học tập.

- Tổ chức lớp học, phương tiện dạy học (máy móc thiết bị, tài liệu học tập, thư viện…), phương pháp giảng dạy và thời gian học tập cần tạo cho người học có thể chủ động trong suốt quá trình học tập.

Page 31: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

31

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng phải đảm báo tính nghiêm túc trong tất cả các khâu: quản lý đào tạo, chất lượng người dạy, công nhận kết quả đầu vào và đầu ra không tách khỏi qui chế đào tạo của Bộ GD&ĐT.

2. Thực trạng đào tạo liên thông theo hệ thông tín chỉ ở nước ta:

- Từ năm 2002, trước nhu cầu học tập nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, Bộ GD&ĐT đã thực hiện thí điểm ĐTLT tại 6 trường THCN, CĐ và ĐH: Trường TC Điện tử - Điện lạnh, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, CĐ Công ngthiệp Hà Nội (nay là ĐH Công nghiệp Hà Nội), ĐH Kỹ thuật Hưng Yên, CĐ Công nghiệp 4 (nay là ĐH Công nghiệp TP.HCM). Đến nay (năm 2007-2008) cả nước đã có khoảng 36 trường ĐH, 51 trường CĐ được ĐTLT theo các chuyên ngành phù hợp với chức năng đào tạo của trường ở các cấp độ: TC lên CĐ; CĐ lên ĐH; TC lên ĐH.

Thống kê sơ bộ số ngành, trường ĐTLT có quyết định của Bộ GD&ĐT năm 2007-2008:

STT TRƯỜNG CĐ lên ĐH TCCN lên

CĐ TCCN lên

ĐH

1 ĐH Hồng Bàng 6 ngành 7 ngành

2 ĐH Lạc Hồng 2 2 2

3 ĐH Cần Thơ 12

4 ĐH Tiền Giang 3

5 ĐH Hải Phòng 3

6 ĐH Lao động Xã hội 3 3

7 ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM

5

Page 32: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

32

8 ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

3 1

9 ĐH Duy Tân 3 3 3

10 ĐH Bình Dương 4 1

11 ĐH Sư phạm TDTT Hà Tây 1 1

12 ĐH Công nghiệp TPHCM 11 10 5

13 ĐH Công nghiệp Hà Nội 7 9 5

14 ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

10 6

15 ĐH Xây dựng Hà Nội 1

16 Học viện Ngân hàng 1

17 Viện ĐH Mở Hà Nội 1 1

18 ĐH Hồng Đức 1

19 ĐH Tôn Đức Thắng 4

20 ĐH Thủy sản 1

21 ĐH SP Kỹ thuật TPHCM 6

22 ĐH Đà Nẵng 5

23 ĐH Hoa Sen 4

24 ĐH Công đoàn 1

25 ĐH Văn Hiến 3 2

26 ĐH Hùng Vương 2

Page 33: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

33

27 ĐH Quốc gia TP.HCM 2

28 ĐH Khoa học Xã hội &Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM

1

29 ĐH Thương mại 1

30 ĐH Điện lực 5 4

31 ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW 2

32 ĐH Vinh 19

33 ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 7

34 ĐH Đồng Tháp 18 3

35 ĐH Bán công Marketing 4 3

36 Đh Ngoại thương 1

II Các trường Cao đẳng

1 CĐ Kinh tế đối ngoại 3

2 CĐ Kỹ thuật và Khách sạn Du lịch

2

3 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thương mại

2

4 CĐ Sư phạm Tuyên Quang 2

5 CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

4

6 CĐ Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình

2

Page 34: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

34

7 CĐ Sư phạm Bắc Ninh 2

8 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

4

9 CĐ Kỹ thuật Công nghệ thông tin

5

10 CĐ Nguyễn Tất Thành 3

11 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Đông Du

4

12 CĐ Thành Đô 2 8

13 CĐ Công nghiệp Dệt may Nam Định

5

14 CĐ Công nghiệp Sao Đỏ 6

15 CĐ Công nghiệp thực phẩm TPHCM

11

16 CĐ Công nghệ Viettronics 3

17 CĐ Xây dựng số 2 1

18 CĐ Cộng đồng Vĩnh Long 4

19 CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng

1

20 CĐ Kinh tế Tài chính Vĩnh Long

3

21 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp II

4

Page 35: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

35

22 CĐ Tài chính - Hải Quan 3

23 CĐ Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

4

24 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình

3

25 CĐ Giao thông vận tải 4

26 CĐ Nông Lâm Bắc Giang 2

27 CĐ Xây dựng số 1 3

28 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương

2

29 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 1

1

30 CĐ Phát thanh-Truyền hình 1 2

31 CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

3.

32 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An

2

33 CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

1

34 CĐ Kỹ thuật Mỏ 2

35 CĐ Cộng đồng Trà Vinh 4

36 CĐ Tài chính - QTKD 3

37 CĐ Hóa chất 1

Page 36: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

36

38 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ

8

39 CĐ Kinh tế - Công nghệ TPHCM

3

40 CĐ Bách Việt 6

41 CĐ Đông Á 8

42 CĐ Du lịch Hà Nội 6

43 CĐ Sư phạm TT Huế 8 7

44 CĐ Công nghệ Đà Nẵng 6

45 CĐ Xây dựng công trình ĐT 4

46 CĐ Cộng đồng Hải Phòng 4

47 CĐ Sư phạm Nha Trang 7

48 CĐ Tài nguyên&Môi trường Hà Nội

4

49 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam

3

50 CĐ Điện tử Điện lạnh Hà Nội

2

51 CĐ Sư phạm Hà Nội 1

* Một vài nhận xét :

- Tổ chức ĐTLT phát triển khá nhanh về qui mô (số trường, số ngành).

Page 37: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

37

- Các trường ĐH (công lập) mặc dù có điều kiện thuận lợi về đội ngũ giảng viên trình độ cao, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học khá tốt nhưng triển khai còn chậm.

- Khối các trương ĐH (Dân lập, Tư thục) và các trường CĐ đa số còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên nhưng số trường triển khai nhiều.

Phải chăng, những vấn đề trên đặt ra cho các cấp lãnh đạo nghiên cứu, xem xét chỉ đạo triển khai loại hình đào tạo này cho cân đối, phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng.

2.1. Những thuận lợi và lợi ích đem lại. - Thuận lợi:

+ Nhu cầu thị trường về lực lượng lao động có trình độ rất lớn, nguồn đầu vào cho các loại hình đào tạo này phong phú, đa dạng (hàng năm số học sinh THPT đuợc tuyển vào các trường ĐH khoảng 10% -15%, số còn lại học tại các trường CĐ, THCN, DN).

+ Bộ GD&ĐT có những quyết định kịp thời cho các trường thuộc các khu vực có nhu cầu đào tạo lớn mở các ngành ĐTLT và tạo cơ chế thông thoáng cho các trường ở nhiều khâu của lộ trình tuyển sinh, đào tạo nhằm đáp ứng dần nhu cầu xã hội (cuộc vận động nói không với đào tạo không đúng chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội).

+ Kế hoạch thực hiện đến năm 2010 tất cả các trường phải chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, là nền tảng để quá trình ĐTLT có thể đem lại kết quả cao.

+ Các trường đã và đang được đầu tư lớn về cơ sở vật chất như: thư viện điện tử, máy móc kỹ thuật, phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giảng viên thường xuyên được bồi dương nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể giúp cho quá trình dạy học đạt kết quả cao.

- Lợi ích:

+ Các trường ĐH và CĐ đã khai thác được tối đa cơ sở vật chất hiện có của trường; đặc biệt là khai thác có hiệu quả lực lượng lao động trình độ cao

Page 38: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

38

không chỉ của trường mình mà ở cả các trường khác trong cả nước; mối quan hệ giữa các trường chặt chẽ, thường xuyên hơn.

+ Tăng thêm nguồn thu, góp phần nâng cao đời sống cán bộ viên chức, giảng viên, bổ sung cơ sở vật chất cho trường.

+ Đã giải quyết được số lượng đáng kể người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ phục vụ nhu cầu xã hội.

+ Tạo thị trường rộng lớn cho các trường CĐ, THCN thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nơi giành cho những người lao động chưa có điều kiện học ở bậc cao từ đầu.

+ Dần tạo được sự cân đối hợp lý cơ cấu đào tạo giữa các trình độ ĐH, CĐ, THCN và DN, giữa các ngành nghề, giữa khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật - công nghệ, theo tinh thần quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Qui hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006-2020.

2.2. Những khó khăn :

- Trong hệ thống các trường ĐH và CĐ (khoảng hơn 400 trường) hiện nay thì mới chỉ có khoảng 1/3 số trường tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc biệt việc xây dựng chương trình còn nặng tính “cục bộ”, chưa có sự thống nhất giữa các chuyên ngành trong các trường về thời lượng, tên môn học, giáo trình chính thống, nên việc công nhận tín chỉ các môn học giữa các trường còn rất khó khăn.

- Chưa có qui chế chuẩn mực và thống nhất trong ĐTLT; một số trường đã linh hoạt tổ chức đào tạo vì lợi ích cá nhân của trường (chỉ tuyển những học viên học ở trường mình dù chất lượng chưa cao trong khi những học viên ở trường khác có chất lượng lại không được tuyển) gây khó khăn cho các trường khác khi tuyển sinh.

- Lãnh đạo một số trường chưa có nhận thức và quan điểm đúng về ĐTLT và đào tạo theo tín chỉ, nên đã có phần coi nhẹ việc tuyển sinh và chất lượng đào tạo, đôi khi còn mềm hóa những qui định của Bộ GD&ĐT để giữ số lượng sinh viên cho trường mình. Mặt khác, việc tuyển sinh liên thông hiện nay Bộ giao cho các trường chủ động toàn bộ về thời gian, cách thức tổ chức thi, ra đề, chấm

Page 39: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

39

thi, quyết định điểm tuyển vào, không quản lý chặt chẽ như các kỳ thi khác nên khó có thể đảm bảo chất lượng như mong muốn.

- Người học liên thông đa dạng về ngành nghề, môi trường sống và làm việc không giống nhau, trình độ tuyển vào khác nhau (ở THCN, sinh viên gồm cả người học hết THPT, THCS, BTVH, có thi tuyển và không thi tuyển…), các ngành đào tạo trong các trường có tên gọi khác nhau, các môn học tương tự, nhưng chưa thống nhất về tiêu chuẩn chuyển đổi các môn có gần nội dung.

- Các trường ĐH có khoa đào tạo TC, ngoài việc tuyển thẳng những người có điểm thấp trong kỳ thi ĐH còn tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp THPT, tổ chức thi tuyển những người tốt nghiệp THCS vào học chung, không dễ gì có thể tạo được sự cân đối về chất lượng cả khi học và khi ra trường.

- Phương tiện giảng dạy và các cơ sở vật chất khác của nhiều trường được phép ĐTLT chưa đảm bảo cho cho quá trình học tập, thực hành, thí nghiệm, nhất là với những trường ở các tỉnh miền núi Bắc bộ, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và cả những trường ở thành phố lớn nhưng còn phải đi thuê cơ sở vật chất ở nhiều địa điểm khác nhau.

- Quá trình thực hiện thí điểm hình thức đào tạo theo tín chỉ và ĐTLT, đến nay các cơ sở đào tạo đang triển khai mở rộng qui mô nhưng chưa có tổng kết rút kinh nghiệm để có những giải pháp tốt đảm bảo cho tiến độ hoàn thiện loại hình đào tạo này.

3. Giải pháp phát triển: 3.1. Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Hoàn chỉnh và ban hành qui chế thống nhất về loại hình đào tạo này (tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi - kiểm tra, thi tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ...).

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện qui chế, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, (thông qua hoạt động kiểm định) và các hoạt động liên quan đến đào tạo và quản lý đào tạo (thời gian tuyển sinh, thi và công nhận tốt nghiệp…).

- Quán triệt đến từng cán bộ quản lý các trường, đội ngũ giảng viên về quan điểm và nhận thức với loại hình đào tạo này, để họ chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động khi được phân công.

Page 40: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

40

- Thống nhất và ban hành chương trình khung đào tạo cho các trường, các chuyên ngành, trên cơ sở đảm bảo phù hợp với yêu cầu của người học, của trường, của doanh nghiệp (các ngành sản xuất) từ THCN đến CĐ và ĐH.

3.2. Đối với các trường và các doanh nghiệp:

- Phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các doanh nghiệp với các trường THCN, DN, CĐ và ĐH trong các khâu tuyển dụng, tuyển sinh, chương trình đào tạo, tổ chức và đầu tư hỗ trợ đào tạo, khắc phục tình trang đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay.

- Chỉ tuyển những người có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào ĐH nhưng không đủ điểm vào ĐH, những học sinh tốt nghiệp THPT học hệ TC lên CĐ. Những học sinh tốt nghiệp THCS học THCN không nên tuyển vào, vì bản thân đối tượng này còn khoảng trống khá lớn về văn hóa.

- Cho phép tất cả những người tốt nghiệp THCN ( trừ đối tượng tuyển vào là học sinh THCS) không tính kết quả tốt nghiệp loại nào, không cần phải có thời gian công tác được dự thi tuyển và học ngay (nếu đủ điểm đỗ). Nhưng khi thi tuyển phải đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng thi tuyển sinh của các hệ tuyển sinh khác vào ĐH, CĐ.

- Những sinh viên tốt nghiệp THCN loại khá trở lên được chuyển thẳng lên CĐ cùng ngành; tốt nghiệp CĐ từ loại khá trở lên chuyển thẳng lên đào tạo ĐH cùng ngành, các đối tượng khác đều phải thi theo qui định.

- Cho phép các trường chủ động thực hiện đào tạo theo hợp đồng của các doanh nghiệp cho các cán bộ, viên chức, cán bộ kỹ thuật trong nguồn sử dụng lâu dài của doanh nghiệp (tại trường hoặc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư toàn bộ kinh phí…) không phải tham gia thi tuyển đầu vào, có qui mô phù hợp với qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệp trong kế hoạch được duyệt.

- Đối với những trường ở khu vực có nhu cầu đào tạo lớn nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn thì không cho mở qui mô lớn mà yêu cầu phải từng bước khắc phục các mặt yếu để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Page 41: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

41

4. Kết luận:

Mở rộng qui mô, chất lượng ĐTLT trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đào tạo của thế giới. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập, nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp đòi hỏi các trường phải đổi mới các loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, với những bước đi và giải pháp phù hợp đáp ứng cả số lượng và chất lượng. ĐTLT là một trong những giải pháp góp phần đáng kể giải quyết yêu cầu trên. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm của nền kinh tế có nguồn vốn tích lũy không lớn, nhận thức của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế, xã hội còn chuộng hình thức “bằng cấp”, chưa thật chú ý đến năng lực chuyên môn đã tạo chỗ đứng cho nhiều cơ sở đào tạo chưa thực sự chú trọng đổi mới mình làm ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục chung. ĐTLT hiện nay cũng không nằm ngoài quĩ đạo đó. Vì vậy, cần phải có những quan điểm và nhận thức đúng đắn, những giải pháp phù hợp cho các loại hình đào tạo nói chung và ĐTLT nói riêng, mới có thể thực sự đáp ứng nhu cầu xã hội.

Page 42: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

42

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG – CÁC TRƯỜNG CÔNG NHẬN CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHAU NHƯ THẾ NÀO

Nguyễn Kim Hồng1 Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM

Ai cũng biết thế kỉ XXI là thế kỉ của học tập suốt đời. Nhu cầu học là một nhu cầu không thể thiếu và trong một chừng mực nhất định, ở những xã hội trọng vọng bằng cấp, nó còn được “nâng cao” hơn một bước như là chuẩn mực xã hội.

Năm 2010, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là năm cuối cùng các đại học Việt Nam sẽ tổ chức đào tạo theo tín chỉ - một hình thức tổ chức đào tạo được triển khai từ hơn một thế kỉ ở Mĩ và thực sự có hiệu quả nên đã lan tỏa ra nhiều nước. Trong bài viết này, chúng tôi không nhắc lại những qui định của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên thông. Về cơ bản, có hai hình thức liên thông: liên thông dọc (theo ngành) và liên thông ngang (giữa các ngành cùng trường và khác trường) và hệ quả là bằng cấp của người học đã được nâng từ trung học lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học hoặc liên thông thẳng từ trung học nghề lên đại học. Cơ may học tập cho mọi người đã đến và nó thực sự tốt cho những người muốn học để nâng cao trình độ chứ không phải để “đánh bóng hoặc tự đánh bóng” mình.

Từ năm học này, học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông sẽ được xét tuyển hoặc thi tuyển vào hệ trung học nghề. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức xét tuyển. Năm 2009 chỉ tiêu đào tạo đại học là 112.2002, chỉ tiêu tuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp là 18.000 người bằng 16% chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học. Cũng năm học này, Bộ GD&ĐT đưa ra chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông và bằng 2 là 152.000 sinh viên, đào tạo từ xa 73.000 sinh viên. Chỉ tính hai hệ vừa học vừa làm, bằng hai, liên thông và đào tạo từ xa đã gấp hơn 2 lần số sinh viên chính qui hệ đại học, mới thấy cơ hội học cao rộng mở cho những người học trung cấp và cao đẳng. 1 PGS.TS, Phó Hiệu trưởng 2 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2008 và dự toán ngân sách năm 2009 (Ngày 26/12/2008)

Page 43: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

43

Tổ chức đào tạo theo tín chỉ có điều kiện liên thông hơn các chương trình khác nhờ tính linh hoạt của phương thức đào tạo này. Đào tạo liên thông hiện nay phần lớn là trong một khối ngành (liên thông dọc), liên thông ngang giữa các ngành để lấy bằng đại học hai diễn ra chậm hơn và hình như chúng ta chưa chú trọng điều này nhiều, trong khi ở các nước phát triển, trung bình một công dân trưởng thành có từ 1,5 đến 1,7 bằng đại học. Vì sao người ta lại cần nhiều bằng đại học đến thế? Câu trả lời là thế kỉ 21 là thế kỉ mà sự chuyển đổi nghề nghiệp lao động trong xã hội là một xu thế tất yếu – có nhiều bằng đại học sẽ có cơ may kiếm việc làm nhiều hơn. Trong bài viết này, chúng tôi muốn bàn đến việc liên thông ngang – bằng hai.

Cách đây hơn 10 năm, khi Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh chuyên ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn và Hướng dẫn Du lịch, chúng tôi có xây dựng chương trình bằng hai cho những người muốn có văn bằng hai ngành học nói trên. Khi đó, những kiến thức về xây dựng chương trình học ở nước ta chưa được phổ biến. PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh và PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm khoa Du lịch) đã chỉ đạo chúng tôi xây dựng chương trình học cho hai ngành học Hướng dẫn và Quản trị Du lịch với thời lượng 2,5 năm học. Nguyên tắc cơ bản được xác định là: công nhận những môn học giống nhau giữa ngành học mà chúng tôi dự định mở văn bằng hai với chương trình mà người học đã được học ở bậc đại học mà họ đã có bằng cấp.

Khi xây dựng chương trình bằng hai, một mâu thuẫn phát sinh: chương trình học của các trường không giống nhau về tên gọi và nội dung cũng như thời lượng. Chúng tôi xử lí bằng cách công nhận các môn học có tên giống nhau và có thời lượng ngang bằng hoặc cao hơn so với chương trình văn bằng hai. Kết quả là đã chọn được một danh mục môn học giống nhau. Bây giờ việc còn lại là xử lí các môn học mà người học phải học nếu muốn nhận văn bằng hai. Một cách giản đơn là muốn lấy văn bằng hai, sinh viên phải học tất cả những môn học mà họ không học trong văn bằng thứ nhất. Sẽ dễ dàng nếu tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng khi đó mới có trường ĐH Bách khoa TP.HCM có chương trình đào tạo theo tín chỉ và chưa có trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đúng nghĩa, nên việc người học hoàn thành tất cả các môn học mà họ thiếu là không thể thực hiện. Cách thứ hai là chúng tôi phải đưa ra một chương

Page 44: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

44

trình chung cho tất cả người học nếu đáp ứng được yêu cầu chung là người học phải tốt nghiệp một trong các ngành học trong danh sách mà chúng tôi liệt kê. Cách lựa chọn thứ hai sẽ làm cho việc tổ chức đào tạo theo niên chế sẽ dễ dàng hơn cách thứ nhất. Và đã có hàng trăm người được nhận bằng cử nhân hai như vậy và phần lớn trong số họ hiện đang làm trong ngành du lịch ở các tỉnh thành phía Nam và họ đã khẳng định chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của Cơ sở 2 Khoa Du lịch Đại học Mở Hà Nội tại TP.HCM. Một kinh nghiệm nhỏ trong lúc chúng ta chưa có điều kiện tổ chức đào tạo liên thông như hiện nay từ hành lang pháp lí đến tổ chức thực hiện.

Tôi có một người quen có con theo học một đại học ở Hoa Kì cho biết, con anh đang học năm thứ 2 ở một đại học có tiếng ở TP.HCM, anh cho con đi học ở Hoa Kì vì muốn cháu có điểu kiện học tốt hơn. Trường mà cháu học cho biết, cháu có thể dịch tên môn học, mô tả nội dung, lấy chứng nhận của trường đại học mà cháu học ở Việt Nam cùng bảng điểm thì sẽ được miễn môn học này. Như vậy, có thể giảm được thời gian học ở Hoa Kì, nhưng điều kiện mà trường đưa ra là chỉ công nhận kết quả theo mức “pass” chứ không công nhận điểm theo mức A+, A và B. Và như thế cũng có nghĩa là cháu có thể không nhận được học bổng. Thế là cháu đành học lại, học lại nên điểm rất cao và cháu được nhà trường ở Hoa Kì cấp 50% học phí (khoảng 9000 USD/năm). Vấn đề tại sao các đại học không công nhận điểm học của nhau: đơn giản vì ở Hoa Kì, các trường khi công nhận nhau thì mới có thể liên thông ngang, sinh viên mới được chuyển trường và được công nhận kết quả đã học. Các đại học thường công nhận chương trình của nhau, có thể chuyển đổi khi hai đại học có cùng “đẳng cấp”. Hàng năm các đại học Hoa Kì thường thông báo trên website của mình những ngành học có thể lấy chứng chỉ môn học từ các trường khác với danh sách cụ thể trong thông báo tuyển sinh của mình.

Hiện nay, các đại học Việt Nam chưa làm điều này, dù rằng chương trình của ngành học chúng ta hiện nay giống nhau đến 50-70%. Theo tôi, các trường nên thông báo cho sinh viên có thể nhận các tín chỉ môn học ở các trường khác. Đây là một nét văn hóa cần phải sớm thực hiện. Làm được như vậy có nghĩa là chúng ta đã tạo điều kiện cho người học và hướng tới “cá biệt hóa” việc học tập của mỗi cá nhân – xu hướng học tập trong thế kỉ 21.

Page 45: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

45

Hiện nay, nhiều người học các bậc học thấp thường dựa vào liên thông để có thể có bằng đại học như một số bài báo đã đưa tin với tít “cánh cửa liên thông – cơ may học đại học”, “Liên thông – cứu cánh của những người thi trượt đại học”… nghĩa là học để lấy bằng. Cách đặt vấn đề liên thông như vậy làm cho ý nghĩa của việc học trở nên thấp hơn. Ý nghĩa cao đẹp của liên thông là ở chỗ tạo điều kiện cho mọi người nâng cao trình độ học vấn. Nhưng không phải là bằng mọi cách và càng không phải là cái cách “đi dường vòng” như báo chí phản ánh. Đừng để những người học trung học chuyên nghiệp nghĩ rằng con đường thành công của họ phải là tấm bằng đại học. Vả lại nhu cầu lao động không hẳn phải là có trình độ đại học. Thầy và thợ không thể thay thế trong nhiều công việc. Xã hội cần cả công nhân, kĩ thuật viên như cần một kĩ sư. Trong điều kiện tuyển sinh hiện nay của nước ta, trong điều kiện mà “cung” đại học không thể đáp ứng “cầu” của người học thì vai trò quản lí nhà nước là vô cùng quan trọng. Cần thiết phải xác định cho được bao nhiêu % người học có nhu cầu học liên thông? Và xã hội có nhu cầu sử dụng lao động có bằng cấp liên thông hay không? Biết là khó nhưng Bộ cần phải làm khi giao chỉ tiêu liên thông cho các trường.

Page 46: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

46

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Nguyễn Ngọc Hùng1 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Liên thông trong Giáo dục - Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) đã trở thành chủ trương và nhiệm vụ của toàn ngành Giáo dục - Đào tạo; việc áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình đa giai đoạn để tăng cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực đã được nêu trong Nghị Quyết số 14/NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Đào tạo liên thông cao đẳng (CĐ) lên đại học (ĐH) phải được thiết kế chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo. Do vậy, khối lượng kiến thức và thời gian tổ chức đào tạo cần được tập trung đến tổ hợp các năng lực thực hiện của người sinh viên tốt nghiệp ĐH. Phân tích các yếu tố khi học chương trình ĐH các sinh viên cần phải hội đủ tiềm năng và kinh nghiệm được tích lũy từ khi học CĐ. Vì thế, kế hoạch đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH không đơn thuần là việc so sánh cộng trừ cơ học các chương trình đào tạo ở hai cấp trình độ CĐ/ĐH mà là sự liên kết, tích hợp theo quan điểm hệ thống. Trong đó các chương trình đều phải được xem xét, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đào tạo liên thông và các mối liên hệ giữa khoa học cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành, giữa lý thuyết với thực hành và giữa các khoa học khác đồng thời chương trình liên thông được xây dựng theo HTTC. Quyết định số 2666/QĐ - BGD&ĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) Nam Định đào tạo liên thông từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH các ngành Tin ứng dụng, Công nghệ Hàn, Công nghệ kỹ thuật Điện, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ tự động, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử.

Quyết định số 641/QĐ - ĐHSPKTNĐ ngày 21 tháng 8 năm 2007 đã ban hành Chương trình giáo dục ĐH liên thông từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH. Loại hình đào tạo: Chính quy; Thời gian đào tạo: 1,5 năm.

1 TS, Trưởng phòng đào tạo

Page 47: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

47

Từ thực tế đào tạo liên thông tại trường ĐHSPKT Nam Định trên cơ sở chương trình giáo dục ĐH đã được xây dựng và thực hiện cũng như học tập kinh nghiệm của các trường bạn đã có nhiều năm đào tạo theo HTTC, chúng tôi cho rằng ngoài việc chuẩn bị tốt đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất cho đào tạo… công tác tổ chức và quản lý quá trình đào tạo cũng cần được quan tâm một cách đồng bộ, vì đây là đặc trưng có tính chất quyết định một nhà trường đã tiến hành đào tạo theo HTTC hay chưa?

Với xuất phát điểm của trường ĐHSPKT Nam Định và các yêu cầu đào tạo liên thông theo HTTC, chúng tôi đề xuất lộ trình tổ chức và quản lý quá trình đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH theo HTTC như hình 1.

Hình 1. Lộ trình tổ chức và quản lý quá trình đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học theo HTTC của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

1. Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo liên thông các ngành, chuyên ngành từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH theo HTTC một cách khoa học. Trường

NH đề thi trắc nghiệm

(4)

Dạy học tích cực (5)

Hoàn thiện phòng khảo

thí (6)

Hoàn thiện hệ thống

thông tin ĐT (7)

Tổ chức hệ thống cố vấn học tập (8)

- Hoàn thiện chương trình học - Xây dựng các hướng dẫn về tổ chức đào tạo

(1)

- Tuyển sinh theo học kỳ - Xây dựng KHGD. Lấy HK làm đơn vị học vụ - SV đăng ký học theo các tiến độ - Lớp học tổ chức theo học phần - Áp dụng thang điểm chữ. - Chấm thi bằng máy

(9)

2010 2012 Thời gian

Page 48: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

48

ĐHSPKT Nam Định là trường học đa ngành, đa bậc học và phát triển theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp nên khối lượng thực hành trong các chương trình đào tạo rất lớn; Vì vậy, các học phần thực hành nghề phải được module hoá và có thể dùng chung một số module cơ bản của nghề (hình 2).

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc khối kỹ năng nghề trong các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng công nghệ kỹ thuật và kỹ năng nghề

Trong chương trình đào tạo CĐ, ĐH công nghệ kỹ thuật phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng học phần, module tự chọn vì nó tạo ra lợi thế của đào tạo theo HTTC so với đào tạo theo học chế niên chế bởi sự mềm dẻo, khả năng lựa chọn chương trình học của sinh viên và tiếp cận thị trường lao động… Sơ đồ (H2) minh họa khối kỹ năng nghề trong chương trình đào tạo các hệ: ĐH công nghệ kỹ thuật, CĐ công nghệ kỹ thuật gồm:

- Các kỹ năng cơ bản của ngành nghề.

- Các kỹ năng khác (kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng thao tác, kỹ năng tư duy…).

- Phần in đậm là phần kỹ năng chung của các chương trình đào tạo thực hành (chủ yếu là các kỹ năng cơ bản của ngành nghề). Phần kỹ năng chung được thiết kế thành các module dùng chung cho các bậc ĐH, các hệ đào tạo để thuận lợi cho công tác tổ chức

Phần NLTH (Kỹ năng nghề)

Kỹ năng nghề

Đại học Cao đẳng công nghệ

Kỹ năng cơ bản của nghề

NLT

H k

hác

theo

mục

tiêu

đào

tạo

Page 49: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

49

và quản lý đào tạo, tiết kiệm kinh phí xây dựng chương trình trong đào tạo theo HTTC. Trong quá trình xây dựng chương trình phải phân công nhiệm vụ cụ thể, khoa học, tránh chồng chéo, chủ quan, thiếu ý kiến của các chuyên gia ngoài trường (theo hình 3).

Hình 3. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng chương trình đào tạo liên thông theo HTTC.

Khoa chuyên môn

Hội đồng KH và Đào tạo

Phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế

Hiệu trưởng

Phòng Đào tạo

Phòng khảo thí

- Xây dựng chương trình ngành, chuyên ngành, chương trình chi tiết của học phần theo yêu cầu của trường và tuân thủ chương trình khung. - Sửa chữa khi có ý kiến phản biện

- Gửi chương trình đi phản biện. - Thẩm định chương trình theo quy định, khung chương trình và chương trình khung - Sửa chữa và biên tập tổng thể.

- Cung cấp tài liệu, công cụ - Đề xuất các quy định nội bộ về chương trình trình hiệu trưởng - Hoàn thành các thủ tục giao nhiệm vụ, nghiệm thu và ban hành chương trình - Trình Hiệu trưởng phê duyệt CT

- Ra quyết định ban hành các quy định về chương trình. - Phê duyệt. - Ký quyết định ban hành chương trình

Tổ chức thực hiện chương trình: - Lập kế hoạch đào tạo tổng thể theo CT - Cùng các khoa hoàn thiện kế hoạch chi tiết và tổ vhức đào tạo. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.

Tổ chức đánh giá chương trình về: - Tính khả thi - Các sai sót về nội dung - Khả năng tiếp thu nội dung chương trình của SV

Phản biện ngoài trường

Page 50: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

50

2. Sau khi hoàn thiện chương trình học (H.3), cần khẩn trương chuẩn bị hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo thích hợp (2) từ nhiều nguồn: sử dụng giáo trình của các trường ĐH có uy tín trong và ngoài nước, tự xây dựng… trên cơ sở xây dựng đề cương chi tiết các học phần (3) để công bố cho sinh viên và tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng đề thi trắc nghiệm (4) đáp ứng đủ nhu cầu của người dạy và học.

Đào tạo theo HCTC sẽ phát huy cao độ tính tích cực học tập của sinh viên. Vì vậy, nhà trường phải tạo ra môi trường tự chủ trong học tập, trong đó có hệ thống giáo trình, tài liệu đầy đủ. Song hiện nay số lượng và cơ cấu chuyên môn của giáo trình, tài liệu vừa nghèo lại vừa không phù hợp và được biên soạn cho đào tạo theo niên chế nên cần quy định thống nhất nội dung môn học, nội dung thi theo ngân hàng đề thi…

3. Để có thể thực hiện đào tạo theo HTTC thì phải đổi mới phương pháp giảng dạy từ truyền thống, chủ yếu là thuyết trình sang phương pháp dạy học tích cực lấy sinh viên làm trung tâm. Điều đó cũng đồng nghĩa với thay đổi thói quen dạy - học của người dạy lẫn người học hướng tới giảm khối lượng giờ lên lớp, khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, để có sự đánh giá hiệu quả dạy - học cần tiếp tục triển khai trên cơ sở chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học của giảng viên và tự học của sinh viên.

4. Thành lập phòng khảo thí (6) nhằm mục đích khách quan hóa quá trình dạy học và quá trình kiểm tra đánh giá. Mặt khác, bộ phận khảo thí với các thiết bị chấm thi trắc nghiệm sẽ giảm tải và giảm thời gian chấm thi cho giảng viên, tăng thời gian và độ tin cậy về điểm số cho phòng Đào tạo khi xử lý kết quả học tập. Cần phải tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan. Kinh nghiệm của các trường ĐH đi trước cho thấy rằng:

Tổ chức thi chặt chẽ, nghiêm túc buộc sinh viên phải học nghiêm túc đưa sinh viên về với lợi ích của chính mình là học tập, thu nhận kiến thức; Tổ chức đánh giá khách quan nghĩa là: người dạy độc lập với người ra đề, người chấm thi buộc giảng viên giảng dạy nghiêm túc nghĩa là: đưa người thầy về với giá trị đích thực của nghề nghiệp.

Page 51: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

51

Muốn thực hiện các vấn đề đã nêu, điều cốt yếu là phải tăng dần tỷ lệ các môn học dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan khắc phục được yếu tố chủ quan, cảm tính khi đánh giá của giảng viên, tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí.

5. Quản lý đào tạo liên thông theo HTTC và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.

- Để điều hành hoạt động đào tạo liên thông theo HTTC cần cụ thể hoá các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với nội quy của nhà trường một cách hoàn chỉnh, thống nhất phù hợp với điều kiện và đặc điểm của trường (1) như: quy chế đào tạo, quy chế sinh viên, các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập, học phí, thi và chấm thi, các biểu mẫu về đăng ký học phần, đăng ký tiến độ học nhanh, chậm của sinh viên, có điều chỉnh để tiếp cận với các yêu cầu của đào tạo liên thông theo HTTC.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý trên cơ sở kiện toàn hệ thống thông tin quản lý (7) với phương tiện chủ yếu là công nghệ thông tin gồm có máy tính kết nối Internet và mạng LAN, hệ thống các phần mềm quản lý sao cho giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên có thể cập nhật thông tin liên quan trên mạng nội bộ và trang WEB của nhà trường. Mặt khác phải hoàn chỉnh trung tâm thông tin - thư viện với thư viện điện tử cho sinh viên học tập trong những thời gian có thể.

6. Tổ chức hệ thống cố vấn học tập(8): Trong đào tạo liên thông theo HTTC phải tổ chức hướng dẫn học tập và đánh giá việc rèn luyện của sinh viên một cách thực chất và hiệu quả. Thực hiện công việc này là đội ngũ cố vấn học tập với tư cách là người hướng dẫn và chịu trách nhiệm đối với từng sinh viên về cách thức lựa chọn chương trình, tiến độ, phương pháp học tập, rèn luyện… để đạt hiệu quả cao nhất. Đội ngũ cố vấn học tập phải được chuẩn bị từ bây giờ và tuyển chọn từ những cán bộ, giảng viên, chuyên viên tâm huyết.

Để đảm bảo các điều kiện đào tạo liên thông theo HTTC từ CĐ lên ĐH cần tập trung:

- Để đổi mới mục tiêu đào tạo phù hợp với HCTC, điều cốt lõi đối với người dạy là phải xác định rõ ràng về các mục tiêu đào tạo và khả năng đạt được ở đầu ra của người học (learning outcomes) để làm cơ sở cho việc liên thông và chuyển đổi giữa các cấp bậc đào tạo trong nhà trường.

Page 52: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

52

- Đặc điểm của HTTC là khối lượng kiến thức trong toàn chương trình đào tạo của từng cấp học cần phải tích lũy và được cấu trúc theo hệ thống các module (học phần). Qui định khối lượng kiến thức được sắp xếp phân chia theo khối lượng tín chỉ của từng giai đoạn trong khoá học. Quá trình học tập của người học là quá trình tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần, đơn vị tính khối luợng kiến thức là tín chỉ (TC). Chương trình đào tạo gồm có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn, rất mềm dẻo, cho phép người học dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo, tiết kiệm kinh phí và sử dụng hiệu quả về thời gian của người học. Qui trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, chất lượng học tập được đánh giá chặt chẽ, thuận lợi cho người học khi học liên thông.

- Việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo ĐH, đổi mới việc dạy và việc học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học (PPDH) ĐH.

Đổi mới và hiện đại hoá PPDH chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy đọc trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có khả năng phân tích tổng hợp. Phát triển được năng lực cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.

- Nhà trường phải tính đến việc thay đổi phương thức đánh giá người học. Cách đánh giá kết quả học tập trong HCTC sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như hiện nay mà phải thiết kế lại phương thức đánh giá thường xuyên một cách hiệu quả và công bằng.

- Các điều kiện cần thiết cho đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH theo HTTC:

1. Trang bị cho giảng viên (GV) những kiến thức về lý luận dạy học đại học.

2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy của thầy và việc học của trò: đầu tư cho thư viện, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…

3. Đầu tư thời gian và kinh phí cho GV viết giáo trình.

Page 53: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

53

4. Xây dựng và ban hành quy chế giảng dạy; Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại: multimedia, đồ họa 3 chiều (3-D graphics), thư viện ảo trên internet, thế giới ảo, thao tác từ xa v.v…

5. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng GV về lý luận dạy học ĐH và thành lập các tổ hỗn hợp nghiên cứu về lý thuyết, thực hành và các phương pháp phương tiện dạy học hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Số: 43/2007/QĐ - BGDDT ngày 15 tháng 8 năm 2007

[2] PGS.TSKH - Nguyễn Hữu Đức, TS Nguyễn Đức Hoà - Quản lý và đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Đà Lạt - Bài đăng kỷ yếu hội thảo “Đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học và cao đẳng Việt Nam - Nhận thức và kinh nghiệm triển khai” của VUN tại Đại học Nha Trang tháng 12/2006.

[3] Ban liên lạc các trường ĐH/CĐ Việt Nam (VUN), Đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Hội thảo khoa học lần 2 – năm 2007 tại Đại học dân lập Hải Phòng tháng 9/2007.

Page 54: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

54

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TỪ GÓC NHÌN BÊN NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC

Phạm Văn Luân1 Trường Cao đẳng Bến Tre

Trong lộ trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hiện nay, có thể khẳng định đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ là một động lực quan trọng để các trường ĐH, CĐ thực hiện một sứ mạng mới của mình là “dạy cách học”; rèn luyện, trang bị cho sinh viên một phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ - đó là tính chủ động trong việc học bằng các biện pháp thiết thực, khai thác triệt để công nghệ mới.

Hiện nay, với tốc độ phát triển của đất nước, những thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu xã hội đang tạo ra nhiều áp lực buộc sinh viên phải tiếp cận và theo học ở bậc ĐH; song việc ngồi học ở giảng đường ĐH vẫn chỉ là ước mơ và là điều không dễ thực hiện! Trong trường hợp đó, không có cách nào khác là tập trung trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản và dạy cách học cho sinh viên, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời qua mô hình đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

Nhận thức được vấn đề này, thực hiện chủ trương của ngành, nhiều trường ĐH, CĐ đã quan tâm đầu tư và từng bước thể nghiệm đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) từ nhiều năm qua. Nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề về đào tạo theo HTTC cấp trường, cấp khu vực và toàn quốc đã được tổ chức. Song qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy do tính bức xúc của vấn đề, các trường bước đầu chỉ bàn sâu nội hàm “đào tạo theo HTTC”, ít đề cập hoặc chưa bàn thảo một cách chính thức, thấu đáo vấn đề đào tạo theo HTTC và những hệ lụy đặt ra - vấn đề tuy mang tính “ngoài lề” nhưng theo chúng tôi quyết định không kém phần quan trọng đến tiến độ và sự thành bại của đào theo HTTC trong nhà trường ĐH, CĐ. Với cách tiếp cận này, chúng tôi xin được trao đổi thêm về “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn bên ngoài giảng đường đại học’’. 1 ThS, Phó Trưởng phòng NCKH

Page 55: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

55

1. Nên chăng tìm hiểu vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn giáo dục phổ thông?

Chúng ta đã biết, cách nay gần một thập kỷ, từ ngày 9-12-2000, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 đã thống nhất thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra chỉ thị cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết này và một trong bốn mục tiêu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh (HS). Sự đáp ứng của giáo dục phổ thông gần như đã khẳng định rõ việc đổi mới PPDH là một xu thế. Thực tế triển khai cũng cho thấy tuy còn nhiều hạn chế cần hoàn chỉnh và lộ trình thực hiện không phải đã đủ để đưa ra nhận định chính thức, song những gì diễn ra ở nhà trường phổ thông cho thấy, việc đổi mới PPDH vẫn chỉ là hình thức, sẽ không có “đầu ra” nếu ở những lớp học, bậc học cao hơn quá trình đào tạo của nhà trường ĐH, CĐ vẫn chưa tạo ra môi trường tiếp tục kết nối và "phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS", "lấy HS làm trung tâm", hoặc ứng dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc học, để những tiêu chí này không còn là “khẩu hiệu” mà trở thành thực tiễn sinh động, là thói quen, nề nếp của mỗi sinh viên trên giảng đường ĐH, CĐ. Đây chính là tiền đề vật chất, tinh thần, là nguồn lực quan trọng để giảng viên trường ĐH, CĐ dạy học theo HTTC.

Vấn đề chúng tôi quan tâm nhiều nhất khi nói đến đào tạo liên thông là hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hoặc chỉ đạo chuyên môn chính thức nào để kết nối giữa giáo dục trong nhà trường phổ thông với giáo dục ĐH khi thực hiện đào tạo theo HTTC, xu thế tất yếu mà HS phổ thông sẽ phải theo học. Chính vì vậy, ở các trường phổ thông việc chú trọng đổi mới PPDH gần như chỉ để nhằm mục đích “chạy theo thành tích”, chúng ta có tỷ lệ khá lớn HS giỏi nhưng chưa có tư thế tiếp cận với phương pháp tự học theo mô hình tín chỉ trong tương lai gần. Điều này dễ nhận biết bởi đa số HS lớp 12 vào giảng đường ĐH, CĐ cảm thấy xa lạ với môi trường học tập mới - nơi đòi hỏi có số thời gian làm việc ở nhà (tự học) gấp đôi số tiết lên lớp. HS hoàn toàn bị động và không thích ứng với chế độ học tập mới. Tỉ lệ khá lớn HS giỏi ở phổ thông khi vào ĐH, CĐ lại “đảo chiều”, trở thành tỉ lệ phổ biến: sinh viên (SV) có học lực trung bình,

Page 56: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

56

yếu. Ngay cả ở số sinh viên khá giỏi khi được đánh giá trên “lý thuyết” khi ngồi trên ghế nhà trường đã hoàn toàn bị động, cô thế trên giảng đường nếu không có giảng viên bên cạnh. Vì thế việc đánh giá về mặt thực chất của nhà tuyển dụng khi ra trường làm cho ta không khỏi thất vọng: SV giỏi nhưng không sử dụng được và thiếu những tố chất cần thiết! Thực trạng này không thể quy trách nhiệm cho nhà trường phổ thông, lại càng không thể đổ lỗi cho trường ĐH, CĐ! Nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và nghiêm túc chúng ta có thể nêu ra một số nguyên nhân như:

Cơ chế khuyến khích hoặc chế tài ràng buộc ý thức, trách nhiệm của GV trong việc việc gắn kết giữa rèn luyện phương pháp học tập của HS trong nhà trường phổ thông và phương pháp tự học, học tập ngoài nhà trường để hướng tới mô hình đào tạo tín chỉ khi trải qua lớp 12 và bước vào giảng đường ĐH, CĐ. Minh họa cho nhận định này là tình trạng đáng suy nghĩ: mỗi năm, toàn ngành giáo dục phổ thông, từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước ta có đến hàng vạn sáng kiến, kinh nghiệm về đổi mới PPDH. Đó là chưa kể đến con số tương tự tập thể, cá nhân điển hình, giáo viên dạy giỏi… được khen thưởng. Song khai thác, huy động được bao nhiêu sáng kiến, kinh nghiệm đó để kết nối giáo dục phổ thông – giáo dục ĐH là điều chưa thể khẳng định.

Do đó, để đạt được các mục tiêu tạo ra “nhịp cầu” kết nối ấy một cách hiệu quả chứ không chỉ dừng lại ở hình thức, quả thật còn gặp nhiều gian nan và nhiều người tâm huyết đang “sốt ruột” tự vấn mình. Nên chăng tìm hiểu vấn đề đào tạo theo HTTC từ góc nhìn giáo dục phổ thông? Đặc biệt là chiến lược liên thông, kết nối phương pháp dạy học, xây dựng môi trường học tập, rèn luyện từ mầm non lên đến ĐH; bởi chính nét đặc thù của đào tạo theo HTTC đã đặt ra yêu cầu phải có sự liên thông, và liên thông ở góc nhìn bên ngoài giảng đường ĐH chúng tôi bàn đến chính là một sự chuẩn bị chiến lược, trước một bước cho đào tạo tạo theo tín chỉ ngay ở trường phổ thông.

2. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, động lực thúc đẩy và đưa lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông vào đúng quỹ đạo chiến lược giáo dục của đất nước thời hội nhập

Nghiên cứu kỹ đặc trưng của đào tạo tín chỉ cho thấy, nếu ở phổ thông, thầy cô giáo có chủ đích rèn luyện chuyên môn, đổi mới PPDH thực sự trở thành

Page 57: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

57

nhu cầu, thành thói quen của từng GV trong mỗi giờ lên lớp, chứ không "biểu diễn, minh họa" qua các giờ thao giảng, thi GV giỏi… thì tiêu điểm mà họ hướng tới đã tiếp cận mô hình đào tạo theo tín chỉ! Bởi sự đổi mới PPDH đích thực đó chính là sự chuẩn bị trước cho cách học theo mô hình tín chỉ của SV trong tương lai. Đó phải là một quá trình hợp tác từ nhiều phía: bản thân GV, sự hỗ trợ của phương tiện dạy học, sự động viên, khích lệ của nhà trường, sự đồng thuận của phụ huynh và sau cùng là sự hưởng ứng của HS… trong đó ý thức, trách nhiệm của bản thân mỗi GV là yếu tố quan trọng. Vấn đề đặt ra là để sự đầu tư công sức vào đổi mới PPDH của GV phổ thông đúng hướng, hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để họ tiệm cận với lộ trình đào tạo tín chỉ. Trước hết là ở công đoạn tạo cho HS có phong cách học tập, làm việc tự chủ, làm việc ngoài nhà trường; phải có lộ trình giúp GV thay đổi hình ảnh của GV chỉ là người cầm tay chỉ việc cho HS.

Theo chúng tôi, chính sự chuẩn bị với định hướng đón đầu mô hình đào tạo theo tín chỉ từ nhà trường phổ thông sẽ tạo ra bước đột phá trong đổi mới PPDH. Bước đột phá đó sẽ chính thức là đòn đánh tổng lực vào lối dạy học theo kiểu thuyết giảng, đọc chép, lệ thuộc vào SGK… tạo ra thói quen thụ động ở HS: thầy nói sao, trò ghi vậy, chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ, thắc mắc – một thói quen cần loại trừ trong GV phổ thông hiện nay. Chúng ta đều biết “quán tính” dạy học “độc hành” và một chiều này hiện còn kéo những vết trượt dài trên giảng đường ĐH. Đó cũng chính là rào cản của một bộ phận khá lớn SV khi bước vào môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ. Điều cần thiết nhất và có giá trị “chiến lược” nhất khi chuẩn bị tâm thế học tập theo học chế tín chỉ cho SV ngay từ nhà trường phổ thông chính là phương pháp học tập, là rèn luyện phong cách, xây dựng môi trường học tập ngoài nhà trường theo hướng tạo ra ý thức tự giác học tập, nghiên cứu ở HS. Đây cũng chính là giải pháp hữu hiệu nhất chống lại thói quen thuyết giảng của GV: chủ yếu "rượt đuổi" theo khối lượng kiến thức trong SGK, không quan tâm đến việc tác động vào quá trình nhận thức của HS. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc gắn kết đổi mới PPDH ở nhà trường phổ thông với việc chuẩn bị tâm thế học tập theo học chế tín chỉ cho HS. Có lẽ, đã đến lúc việc bàn thảo đào tạo theo học chế tín chỉ không còn là chuyện của trường ĐH, CĐ, mà là chuyện của xã hội, của cộng đồng và thiết thân nhất là chuyện của nhà trường phổ thông.

Page 58: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

58

Để đào tạo theo HTTC là đòn bẩy đưa lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông vào đúng quỹ đạo chiến lược giáo dục của đất nước, việc đổi mới giáo dục phổ thông cần tập trung nghiên cứu và thực hiện những giải pháp sau:

a. Trọng tâm vẫn là thấm nhuần quan điểm: GV phổ thông phải hướng đến “dạy cách học” cho HS, giúp HS “học cách học”, đây phải là nội dung bao quát của việc dạy và học ở phổ thông hiện nay. Bên cạnh dạy cho HS những kiến thức cơ bản, yêu cầu “dạy và học cách học” ở đây theo lộ trình từng bước nhằm tạo thói quen, niềm hứng thú, say sưa trong học tập, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui; từ đó khơi dậy ý thức tự giác học tập, nuôi dưỡng lòng ham học, hiếu học, mở ra khả năng học suốt đời, “học, học nữa, học mãi” ở HS. Cần khẳng định rằng, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông đã đặt ra yêu cầu phải chú trọng kiến thức nền tảng chứ không phải kiến thức về một chuyên ngành cụ thể, vì chính yêu cầu kiến thức nền tảng ở phổ thông mới tạo ra cho HS nền tảng vững chắc để tiếp tục học tập những chuyên ngành khác ở bậc ĐH, CĐ. Tuy nhiên để nhận thức trên đi vào cuộc sống học đường là cả một vấn đề. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi từ 156 cán bộ quản lý giáo dục (là Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang theo học các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học tại trường CĐ Bến Tre) có đến (149/156) 95,51 % cho rằng mình còn nhận thức mơ hồ về “dạy cách học” và “học cách học”. Bởi vậy nên trong quản lý dạy học họ chưa đủ năng lực để kiểm tra, đánh giá và động viên GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy cách học” cho HS, giúp HS “học cách học”. Đây cũng chính là lý do để họ viện dẫn nào là “…ở phổ thông đây là yêu cầu quá cao” nhưng khi bàn về lợi ích của chiến lược dạy học này thì họ đều đồng ý: giáo dục phổ thông cần phải trang bị những công cụ cơ bản để HS học tập suốt đời (yêu cầu quan trọng để là chủ nhân của công cụ đó chính là khả năng tự học, tự nghiên cứu, ý thức tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, lật ngược vấn đề, đúng nghĩa “học hỏi”).

b. Một trong những yêu cầu hết sức quan trọng và tiên quyết của qui trình đào tạo tín chỉ ở bậc ĐH, CĐ là tính chủ động của SV. Đây là một phẩm chất cần và đủ, nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện công phu từ nhà trường mầm non và suốt quãng đời học tập trong nhà trường phổ thông của SV. Do đó,

Page 59: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

59

nếu vào giảng đường ĐH mới đặt vấn đề rèn luyện tính chủ động học tập, nghiên cứu ở SV là quá muộn. Theo chúng tôi, để nhà trường phổ thông làm tốt vai trò giáo dục, rèn luyện tính chủ động học tập cho HS, điều quan trọng cần tập trung giúp GV phổ thông thực hiện đổi mới phương pháp dạy học từ cách tiếp cận lấy HS làm trung tâm hoặc hướng vào HS, môi trường học tập đó sẽ được phát huy khi HS vào học ở ĐH. Cái đích của đổi mới giáo dục phổ thông được nhận diện qua điểm tương đồng: hướng tới mục tiêu chung, bản chất của quá trình dạy và học lấy người học làm trung tâm là phát huy tính chủ động của người học.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, (139/156) 89,1 % cán bộ quản lý giáo dục ở Bến Tre cho rằng “Hiện nay áp lực chuyên môn của GV khi lên lớp rất lớn, GV rất vất vả, đầu tư công sức nhiều, được bồi dưỡng, chuẩn hóa bài bản, có người đã ”vượt chuẩn” nhưng hiệu quả giáo dục vẫn không như ý. Tuy các trường đang ráo riết triển khai thực hiện cuộc vận động lớn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhưng ngay trong chuyện học hành HS đã không chủ động thì nói gì đến có HS “tích cực”… và nguyên nhân sâu xa theo họ chính là do “Học sinh không chủ động trong học tập”, chỉ học những gì GV dạy, GV nhắc, kiểm tra, những gì ngoài “vùng cấm” đó thì coi như khỏi phải lo… Chính vì vậy, họ rất đồng tình với giải pháp giáo dục hướng đến gia tăng tính chủ động học tập của HS, theo họ, HS không chủ động trong học tập thì không thể nói đến chuyện năng động, sáng tạo của nhà trường và nên chăng Bộ Giáo dục & Đào tạo cần cụ thể hóa tiêu chí “HS tích cực” bằng những hoạt động cụ thể của thầy và trò nhằm rèn luyện từng bước ý thức chủ động trong học tập ở HS.

c. Để có thể hiện thực hóa hai vấn đề trên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) vào quá trình đổi mới giáo dục phổ thông là một giải pháp kỹ thuật và là một lợi thế có tính “cách mạng”. Thực tế cho thấy, CNTT&TT đang và sẽ là đòn bẩy giúp GV phổ thông thực hiện tốt thiên chức của mình, đây cũng chính là phương tiện hữu ích giúp thầy và trò có thể “dạy cách học” và “học cách học”. Từ đó gia tăng tính chủ động trong việc học, giúp HS định hướng tư duy và thái độ của mình đối với cuộc sống. Học tập, rèn luyện trong môi trường CNTT&TT sẽ giúp HS nhanh chóng làm quen và sử dụng

Page 60: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

60

phương tiện học tập hiện đại một cách đúng đắn. Với quan niệm này, hiện nay Công ty truyền thông giáo dục thuộc tập đoàn Dân Xuân – Tp.Hồ Chí Minh đã tiếp cận và giới thiệu máy E-Teacher vào giảng dạy, học tập trong các trường phổ thông ở một số tỉnh, thành phía Nam trong đó có Bến Tre với mong muốn tạo ra một bước ngoặt mới trong ứng dụng CNTT&TT vào cuộc sống học đường. Để triển khai chương trình này, Công ty đã thỏa thuận hợp tác với trường CĐ Bến Tre nghiên cứu và thể nghiệm xây dựng học liệu qua máy E-Teacher, ứng dụng máy E-Teacher vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho cán bộ GV và HS, SV nhà trường. Trước mắt là GV và SV chuyên ngành tiếng Anh, Tin học, Kinh tế của trường. Tuy chỉ ở bước đầu hợp tác song đã sớm có những tín hiệu cho thấy sự hưởng ứng của phụ huynh, GV và HS.

Với những phương tiện học tập hiện đại, vấn đề không chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế, dịch vụ, sản phẩm mới Điều quan trọng hơn cả chính là nhà trường đã góp phần tích cực đưa HS tiếp cận những công cụ, phương tiện học tập, nghiên cứu mới. Qua đó giúp HS chủ động hơn trong việc học, một sự chủ động cần thiết và thích ứng với mô hình đào tạo theo HTTC, một môi trường học tập khai thác và ứng dụng triệt để thành tựu CNTT&TT. Đồng thời đây cũng là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của HS thích nghi với môi trường học tập mới.

Với môi trường học tập có tính ứng dụng CNTT&TT cao, mô hình lớp học truyền thống sẽ tự động biến mất cùng với sự xuất hiện tích cực của mô hình đào tạo theo tín chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội. Hệ quả ưu việt của phương thức đào tạo này là chúng mang lại những lợi thế trong liên kết, liên thông đào tạo phong phú, khả thi hơn nhiều so với mô hình đào tạo theo niên chế trước đây. Trong các mối liên kết, liên thông đó, thiết nghĩ rất cần thiết nghiên cứu và khai thác sự liên thông từ giáo dục ĐH với giáo dục phổ thông trong việc xác lập và phát triển môi trường học tập theo mô hình mới, không chỉ giới hạn trong bốn bức tường lớp học, mà có thể gọi là không biên giới, điều đó làm cho vị trí của giáo dục phổ thông được khẳng định hơn bao giờ hết.

3. Tóm lại: Từ hai khía cạnh của một góc nhìn bên ngoài giảng đường ĐH về bức tranh toàn cảnh đào tạo liên thông theo HTTC, để có thể tạo ra những bước đột phá trong thực hiện đào tạo theo mô hình đào tạo tín chỉ các trường

Page 61: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

61

ĐH, CĐ cần nghiên cứu và có sự gắn kết một cách hệ thống với giáo dục phổ thông. Cần tạo ra sự liên thông trong nhận thức, trong tổ chức và hoạt động của nhà trường phổ thông nhằm mục tiêu thích ứng với hình thức đào tạo tín chỉ một cách thực chất từ tâm thế đến sự nhập cuộc của nhà trường phổ thông, giúp HS có được phong cách, thói quen học tập mới tích cực, chủ động và hiệu quả hơn theo đúng lộ trình và ý nghĩa mong đợi của đào tạo tín chỉ.

Có thể nói, hiện nay nhà trường ĐH, CĐ quá chú trọng đến người thầy khi bàn chuyện đào tạo tín chỉ mà quên đi sự chuẩn bị của SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cho một chế độ học tập mới – đào tạo tín chỉ. Thiết nghĩ, vai trò của nhà trường phổ thông ở vị trí này là hết sức quan trọng. Khai thác vai trò trường phổ thông trong thời điểm này là hết sức hợp tình, hợp lý; đây sẽ là nguồn xung lực quan trọng giúp giáo dục phổ thông khẳng định vị trí của mình và có những đổi mới mạnh mẽ, xứng đáng là “trường học cơ sở, là bậc học nền tảng” của HS trước khi bước chân vào trường ĐH, CĐ.

Chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, trên bình diện ý tưởng, từ góc nhìn “lý luận” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ nhà nước và xã hội, thì không có lý do gì các trường ĐH, CĐ lại để nhà trường phổ thông đứng ngoài cuộc. Bởi hơn hết nhà trường phổ thông hiểu rất rõ chỉ có cách tiếp cận, liên thông với phương pháp, môi trường học tập theo học chế tín chỉ thì chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông mới có cơ sở để cải thiện và nâng cao; giáo dục phổ thông mới có bước chuyển mình thích ứng với quy trình đào tạo tín chỉ. Song đây cũng là một thách thức lớn nếu các trường ĐH, CĐ không phát hiện và khẳng định sự liên thông “đặc biệt” này.

Page 62: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

62

HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

Phạm Thị Ly1 Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM

Năm 2009 đánh dấu một cột mốc trong quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, vì theo Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS), ngày 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục ĐH có 100% vốn nước ngoài hoạt động trong nước. Mức độ cam kết mở cửa sâu và rộng của Việt Nam cùng với xu hướng lưu chuyển ngày càng tăng của giáo dục xuyên biên giới khiến hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam dù muốn dù không cũng sẽ chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của giáo dục quốc tế. Thúc đẩy quá trình liên thông giữa các trường, các hệ đào tạo trong nước và tiến đến liên thông với các trường ĐH nước ngoài là một chủ trương lớn của nhà nước phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Việc nghiên cứu hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu sẽ mang lại cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở Việt Nam một cái nhìn toàn diện và đi vào cốt lõi của vấn đề nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp cho Việt Nam.

1. Tiến trình Bologna với Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu

Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (European Credit Transfer and Accumulation System-ECTS) là sáng kiến của 40 Bộ trưởng Giáo dục các nước châu Âu được đưa ra tại Hội nghị Bologna năm 1999. Mục tiêu của Tiến trình Bologna là tạo ra một không gian chung cho giáo dục ĐH Châu Âu nhằm xây dựng một cơ chế chung, tăng cường sự lưu chuyển của giảng viên và sinh viên, nâng cao sự hợp tác và giao lưu trong lĩnh vực đào tạo ĐH giữa các trường trong phạm vi châu Âu. Sáng kiến này được nêu lên trong một văn bản được gọi là Tuyên ngôn Bologna gồm 6 điều khoản và sau đó tại Prague, tháng 5 năm 2001, được bổ sung thêm 3 điều nữa, mà mục tiêu chung là xây dựng hệ thống tín chỉ nhằm đạt được một hệ thống các văn bằng có thể được diễn giải và 1 TS, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc tế - Viện Nghiên cứu Giáo dục

Page 63: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

63

so sánh với nhau một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho sự lưu chuyển của sinh viên thông qua sự công nhận văn bằng lẫn nhau của các trường, thúc đẩy sự hợp tác của châu Âu trong vấn đề đảm bảo chất lượng và tạo ra một không gian giáo dục ĐH chung cho châu Âu.

ECTS là kết quả của Tiến trình Bologna, thông qua cuộc họp hai năm một lần, bắt đầu từ năm 1999 của Bộ trưởng Giáo dục các nước Châu Âu, mà nội dung chính qua năm lần họp bao gồm các vấn đề có thể tóm tắt như sau: Thông qua một hệ thống văn bằng dễ đọc và có thể so sánh được với nhau, thông qua một hệ thống đào tạo hai vòng: cử nhân và thạc sĩ, xây dựng hệ thống đào tạo theo tín chỉ ECTS với những quy ước chung về thời gian và kết quả học tập. Thúc đẩy học tập suốt đời. Thúc đẩy kết hợp đào tạo và nghiên cứu ở bậc tiến sĩ, xem xét các chương trình đào tạo tiến sĩ theo hướng đào tạo liên ngành và chú trọng những kỹ năng có thể chuyển đổi giữa các ngành khác nhau. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH; tạo ra những cách tiếp cận giáo dục linh hoạt; thúc đẩy hoạt động của những tổ chức đảm bảo chất lượng ở Châu Âu.

Cho đến nay ECTS vẫn là hệ thống tín chỉ duy nhất đã được thử nghiệm và áp dụng thành công trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Đây là cuộc tái cấu trúc giáo dục ĐH lớn nhất từ trước đến nay ở Châu Âu. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nước ngoài và qua đó nâng cao chất lượng cũng như mức độ lưu chuyển của sinh viên ở châu Âu. Gần đây ECTS đang được phát triển trở thành một hệ thống tích lũy tín chỉ để được áp dụng ở cấp trường, cấp khu vực, cấp quốc gia, và ở toàn châu Âu.

2. Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu là gì?

Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ châu Âu là một hệ thống lấy người học làm trung tâm, dựa trên khối lượng công việc sinh viên được yêu cầu phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu của khóa học, những mục tiêu này được cụ thể hóa qua kết quả học tập cần đạt của khóa học và những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học.

ECTS dựa trên nguyên tắc coi khối lượng công việc mà một sinh viên học toàn thời gian phải thực hiện trong một năm học có thể đo lường được bằng định mức 60 tín chỉ, tương đương khoảng 1500-1800 giờ mỗi năm và như vậy mỗi tín chỉ tương ứng với 25-30 giờ. Nhưng tín chỉ không phải là một hệ thống tính đếm

Page 64: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

64

thời gian, không phải cứ hoàn tất 25-30 giờ học tập là đạt được một tín chỉ, mà tín chỉ trong hệ thống ECTS chỉ có thể đạt được sau khi người học làm tốt những công việc được yêu cầu, và kết quả học tập được đánh giá một cách thích hợp. Vì vậy cốt lõi của việc xây dựng một hệ thống tín chỉ có thể chuyển đổi được lẫn nhau giữa các trường chính là sự thống nhất khi xác định nội dung của những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học, những gì sinh viên sẽ biết, sẽ hiểu, và sẽ làm được sau khi hoàn thành một đơn vị trong tiến trình học tập.

Khối lượng công việc của sinh viên trong hệ thống ECTS bao gồm thời gian cần thiết để hòan thành tất cả các hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như tham dự bài giảng, tham gia seminar, tự học, chuẩn bị các đề tài/dự án và tham gia thi. Tín chỉ được phân bổ cho tất cả các phần của chương trình học: các mô-đun (module), các môn học (course), thực tập, thực hiện luận văn... và phản ánh số lượng công việc mỗi phần yêu cầu để đạt được mục tiêu cụ thể của phần ấy trong mối liên hệ với tổng số khối lượng công việc cần thiết để hoàn tất một năm học.

Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận qua hệ thống điểm số của ECTS, được cho theo thang bậc A, B, C, D, E. Thực ra ở Châu Âu có nhiều hệ thống cho điểm khác nhau, vì vậy mà hệ thống điểm số ECTS được xây dựng là nhằm giúp các trường có thể chuyển dịch kết quả học tập của sinh viên ở trường mình sang một trường khác. Điểm số ECTS không nhất thiết thay thế điểm số của sinh viên vốn đã được đánh giá theo hệ thống cho điểm của trường gốc mà họ theo học. Mỗi trường tự quyết định sẽ áp dụng thang điểm của ECTS vào hệ thống của mình như thế nào.

Hiện nay ECTS đang có mối liên hệ với 45 quốc gia, 16 triệu sinh viên và 4000 trường ĐH trên toàn thế giới, trong đó có những trường đã có lịch sử hoạt động hơn 800 năm và những trường vừa mới thành lập. Tất cả những trường này đều đồng ý áp dụng những quy tắc chung cho việc cấp bằng, cấp chứng chỉ, công nhận tín chỉ và kết quả học tập của sinh viên ở những trường khác trong hệ thống.

Page 65: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

65

3. Phương hướng hội nhập ECTS của Việt Nam

Giáo dục ĐH Việt Nam còn một chặng đường dài để tiến đến chỗ được công nhận chuyển đổi tín chỉ với các trường ĐH của các quốc gia trong hệ thống ECTS. Câu hỏi về giá trị của các tín chỉ đương nhiên gắn với vấn đề hệ thống bảo đảm chất lượng. Có thể bắt đầu bằng việc so sánh đối chiếu những khả năng đạt được tương ứng với các loại bằng cấp. Bằng cử nhân của hệ thống Châu Âu dựa trên kết quả học tập của sinh viên về các mặt:

- Những tri thức và sự hiểu biết được xây dựng trong quá trình học tập.

- Khả năng lập luận và giải quyết vấn đề.

- Khả năng thu thập, xử lý và diễn giải thông tin.

- Khả năng giao tiếp với giới chuyên gia và với người nghe thông thường ngoài lãnh vực chuyên môn.

- Những kỹ năng học tập cần thiết để có thể tiến hành những nghiên cứu ở bậc cao hơn một cách chủ động.

Bằng Thạc sĩ dựa trên:

- Tri thức và sự hiểu biết làm tăng cao những gì họ đã đạt được ở bậc cử nhân.

- Khả năng có thể áp dụng tri thức và kỹ năng vào những môi trường mới và không quen thuộc với họ.

- Khả năng kết hợp các tri thức xà xử lý những trường hợp phức tạp.

- Khả năng trình bày các kết luận một cách tuyệt đối rõ ràng, không chút mơ hồ.

- Khả năng tiến hành các nghiên cứu độc lập.

Bằng Tiến sĩ dựa trên:

- Hiểu biết có hệ thống về một lãnh vực tri thức nhất định và làm chủ những phương pháp nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đó.

- Tự hình dung những vấn đề cần nghiên cứu, có khả năng thiết kế và thực hiện những nghiên cứu quan trọng.

Page 66: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

66

- Có đóng góp cho việc mở rộng biên giới của tri thức.

- Biết phân tích trên tinh thần phản biện, biết đánh giá và tổng hợp những ý tưởng mới mẻ và phức tạp.

- Có khả năng thúc đẩy tiến bộ xã hội về văn hóa hay công nghệ kỹ thuật.

Từ những tiêu chí chung nhất trên đây, cần thực hiện các bước đối sánh (benchmark) trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, tài liệu và phương tiện học tập giữa Việt Nam và các nước để tiến đến chuẩn chất lượng trong đào tạo ĐH và sau ĐH cho Việt Nam.

Một vấn đề khác cũng cần được đặt ra là ngôn ngữ giảng dạy. Một trong những mục tiêu quan trọng của ECTS là tăng cường sự trao đổi và lưu chuyển giảng viên và sinh viên sẽ không thực hiện được nếu họ không có một ngôn ngữ chung để trao đổi, cho dù họ có cùng một nền tảng tri thức và kỹ năng. Trong thời đại toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức ngày nay, khó có thể hình dung một nhà khoa học có thể hoạt động trong sự cô lập với giới chuyên môn trên phạm vi quốc tế. Vì vậy trong tương lai Việt Nam sẽ cần có những đơn vị đào tạo sau ĐH chất lượng cao với định hướng hội nhập quốc tế và phương tiện giảng dạy là tiếng Anh, vì ngôn ngữ này đã trở thành ngôn ngữ thống trị trong giới học thuật toàn cầu.

4. Kết luận

Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo là một xu thế tất yếu. Sau nhiều thập kỷ cô lập, Việt Nam cần những nỗ lực lớn lao để chuyển đổi hệ thống giáo dục ĐH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Xây dựng hệ thống đào tạo theo tín chỉ để thực hiện liên thông là một chủ trương hết sức đúng đắn, tuy nhiên, quá trình này cần gắn với cải cách về hệ thống thi cử và đánh giá chất lượng học tập, gắn với cải cách trong việc xây dựng và thiết kế chương trình. Ở cấp độ sâu hơn, quá trình này cần gắn với việc xác định mục tiêu của giáo dục.

Page 67: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Briller V.(tổng thuật) (2007) Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu. Phạm Thị Ly dịch. Tài liệu tham khảo lớp Tập huấn Đào tạo Theo Tín chỉ do Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức tháng 5-2007.

2. ECTS-European Credit Transfer System. Truy cập tại địa chỉ: http://www.aic.lv/ace/ace_disk/ECTS/Abo_ECTS.htm

3. ECTS Users Guide. Truy cập tại địa chỉ: www.hrk.de/de/ download/dateien/ECTSUsersGuide.pdf

4. ECTS Key Features. Địa chỉ: www.bologna.msmt.cz/?id

5. ECTS- Facilitator of Changes. Địa chỉ: www.seua.am/eng/seminar

6. The German ECTS Experiences. Địa chỉ: www.coe.int/t/dg4/ highereducation/EHEA2010/Moscow08/The%20German%20ECTS%20Experience.pdf

Page 68: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

68

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Lê Đức Ngọc1 CAMEEQ

1. Đặt vấn đề:

Đào tạo liên thông và liên thông trong đào tạo đại học (ĐH) là một nhu cầu khách quan trong bối cảnh giáo dục ĐH đang được đại chúng hóa và phát triển trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Đào tạo liên thông dọc (phần lớn là liên thông lên, nhưng cũng có thể có liên thông xuống) là sự liên thông giữa các ngành nghề và các hình thức đào tạo theo các bậc học (trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ), ĐH và sau ĐH) để có thể nhận được văn bằng hoặc chỉ đơn thuần là phát triển chuyên môn để tìm việc làm. Đào tạo liên thông ngang là sự liên thông giữa các ngành nghề và các hình thức đào tạo trong cùng một bậc học để có thể chuyển đổi chuyên môn nhanh chóng, đáp ứng thị trường nguồn nhân lực.

- Nhu cầu của Khách hàng: Do cạnh tranh khốc liệt, nền kinh tế thị trường: luôn tạo ra các khủng hoảng vốn nhân lực; luôn có phá sản và thất nghiệp; luôn có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới. Do vậy, khách hàng của dịch vụ giáo dục ĐH đòi hỏi có một cơ chế vận hành đào tạo nguồn nhân lực linh hoạt và đảm bảo chất lượng. Đó là một học chế trong đó người học có thể được chọn các kiến thức để học, người học được chuyển đổi chuyên môn, nghề nghiệp một cách thuận lợi và ít tốn kém. Học chế tín chỉ với cơ chế liên thông đủ mạnh mới đáp ứng được các yêu cầu đó.

- Nhu cầu của Dịch vụ: Bản thân các cơ sở làm dịch vụ giáo dục ĐH cũng có nhu cầu liên thông: để cho sản phẩm của mình có đầu ra hấp dẫn hơn; để tiết kiệm nguồn lực (không phải tuyển thêm nhân sự, không phải đầu tư thêm các cơ sở vật chất và trang thiết bị tốn kém...) mà vẫn có đầu vào đảm bảo chất lượng.

1 PGS.TS, Giám đốc TT Kiểm định, Đo lường và Đánh giá chất lượng Giáo dục – Hiệp hội các trường ĐH&CĐ ngoài công lập

Page 69: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

69

Tất cả những điều kể trên đã dẫn đến nhu cầu về tổ chức và quản lý đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục ĐH ở nước ta hiện nay là rất cấp thiết. Bản tham luận này xin được trao đổi một số ý kiến về một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục ĐH nhằm góp phần định hướng tổ chức và quản lý đào tạo liên thông đảm bảo chất lượng.

2. Công bố chương trình giáo dục được mô đun hóa một cách hệ thống:

Điều kiện đầu tiên là các cơ sở dịch vụ phải công bố công khai chương trình giáo dục được modun hoá một cách hệ thống. Chương trình được mô đun hóa một cách hệ thống là chương trình mà bất cứ một môn học nào trong chương trình cũng được mô đun hóa theo 2 hay 3 cấp độ: nhập môn, cốt lõi và chuyên ngành (thí dụ môn Thống kê sẽ gồm 3 mô đun: I- Nhập môn thống kê (chỉ gồm các khái niệm cơ bản), II- Thống kê (thống kê mô tả và thống kê suy diễn) và III- Thống kê chuyên ngành (trong Kinh tế, trong Hoá học ...). Trên cơ sở sự mô đun hoá này mà khách hàng chọn học, các cơ sở dịch vụ chấp nhận chuyển đổi và liên thông theo các chứng chỉ mà khách hàng tích luỹ được.

3. Công bố chuẩn kiến thức cho từng mô đun:

Chuẩn kiến thức mà các cơ sở dịch vụ công bố đó là các chương trình chi tiết của từng modun được soạn kỹ (có mục tiêu của từng kiến thức trong mô đun: sau khi học được, người học nắm kiến thức đó đến mức nào? và có thể sử dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề gì?); hoặc là ngân hàng câu hỏi và bài tập của mô đun (có các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập cho từng kiến thức một trong mô đun). Nhờ chuẩn kiến thức này mà người học và cơ sở dịch vụ biết được cụ thể, chi tiết nội dung các mô đun này và ra các quyết định chuyển đổi liên thông đảm bảo chất lượng.

4. Công bố chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập của mô đun:

Chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập của các mô đun mà các cơ sở dịch vụ sử dụng phải được công bố thông qua 3 đại lượng sau: 1- Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm. 2- Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm. 3- Tiêu chuẩn của câu nhiễu.

Page 70: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

70

Vào năm 1982, khối ASIAN đã thoả thuận 3 tiêu chuẩn trắc nghiệm trên như sau:

*Thang tiêu chuẩn của Độ khó P:

Khoảng giá trị: 0,05 - 0,95

Rất dễ 0,91 - 0,95

Dễ 0,76 - 0,90

Trung bình: 0,25 - 0,75

Khó: 0,10 - 0,24

Rất khó: 0,05 - 0,09

*Tiêu chuẩn của độ phân biệt D đối với câu hỏi trắc nghiệm chấp nhận được:

D bằng 10% của tổng số người dự thi nếu P nằm trong khoảng 0,25 - 0,75

D bằng 5% của tổng số người dự thi nếu P nằm ngoài khoảng trên.

*Tiêu chuẩn đối với câu nhiễu:

1 - Số thí sinh chọn câu nhiễu ít nhất bằng 3% của tổng số người dự thi.

2 - Ít nhất là số thí sinh chọn câu nhiễu trong cả hai nhóm điểm cao và điểm thấp là như nhau. Câu nhiễu càng hiệu quả nếu như càng nhiều thí sinh trong nhóm điểm thấp chọn nó so với nhóm điểm cao.

Trên cơ sở chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập công bố, các cơ sở dịch vụ mới có thể ra các quyết định chính xác, đảm bảo chất lượng về công nhận chuyển đổi chứng chỉ, về xếp hạng và đánh giá người tốt nghiệp theo chương trình của mình một khi chấp nhận cho chuyển đổi, liên thông.

5. Công bố Qui chế liên thông dọc và liên thông ngang:

Cuối cùng, các cơ sở dịch vụ căn cứ vào các công bố nêu trên, các kết quả Kiểm định chất lượng và Qui chế cấp văn bằng chứng chỉ của Nhà nước để biên soạn và công bố Qui chế liên thông (dọc và ngang) của cơ sở mình. Người học sẽ căn cứ vào qui chế này để lựa chọn chuyển đổi liên thông. Và chính các cơ sở dịch vụ lại căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng để ra các quyết định

Page 71: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

71

hoặc tư vấn về chọn đầu ra cho sản phẩm của mình cũng như chọn đầu vào cho các chuyển đổi, liên thông.

6. Kết luận:

Một khi đã coi giáo dục ĐH là một loại dịch vụ phi doanh lợi, thì bản chất đào tạo liên thông là một loại hoạt động kinh tế phi doanh lợi, mang lại hiệu quả cao cho các cơ sở giáo dục ĐH cũng như cho khách hàng.

Nước ta là một nước kinh tế chưa phát triển mạnh, nên tiêu chuẩn hiệu quả cần được ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ một chính sách hay một chiến lược nào. Do đó mở rộng và đẩy mạnh đào tạo liên thông là một trong những kế sách chiến lược phát triển nguồn nhân lực quan trọng. Tuy nhiên, hiệu quả cao cần phải kèm theo chất lượng. Chúng tôi cho rằng, cần phải nhanh chóng ban hành các qui định hữu hiệu về tổ chức và quản lý đào tạo liên thông mà về cơ bản đã được nêu ở phần trên trong bản tham luận này để tạo ra quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở dịch vụ giáo dục ĐH hoạt động có hiệu quả và chất lượng trong bối cảnh hiện nay.

Page 72: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

72

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ BÀI TOÁN KHÓ GIẢI CHO CÁC TRƯỜNG

CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG

Lê Thị Hương Quê 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Phương thức đào tạo theo tín chỉ được hình thành và phát triển để phục vụ cho các mục đích cụ thể của nền giáo dục Mỹ vào cuối thể kỷ 19 và cho đến nay nó đã vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ. Đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được áp dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu từ những năm 1960 với hơn 40 quốc gia Châu Âu có các cơ sở đào tạo đại học, việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ cũng khác nhau. Ở Châu Á, tín chỉ cũng được áp dụng mạnh mẽ trong đào tạo ở các nước Nhật bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Trung Quốc. Phương thức đào tạo theo tín chỉ cũng được áp dụng ở các nước thuộc khối Liên hiệp Anh ở Nam Thái Bình Dương như: Australia, New Zealand…

Việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ phải quan điểm lấy người học làm trung tâm, người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. Bài viết này muốn làm rõ thế nào là tín chỉ; ưu điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ và khó khăn khi áp dụng phương thức đào tạo này ở các trường Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) địa phương.

1. Tín chỉ là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về tín chỉ, khoảng 60 định nghĩa khác nhau, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của chương trình học. Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lý và nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều

1 ThS, Giảng viên

Page 73: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

73

nhất có lẽ là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quann thuộc ĐH Washington. Cách hiểu của ông về tín chỉ như sau:

Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn cụ thể, bao gồm: 1. Thời gian lên lớp; 2. Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khoá biểu; 3. Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…; đối với môn học lý thuyết một tín chỉ là một gìờ lên lớp (với 2 giờ chuẩn bị bài) trong tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở sudio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ trong một tuần. (Bản dịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Theo cách hiểu của PGS.TS Hoàng Văn Vân khoa sau ĐH – ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:

Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích luỹ trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: 1. Học tập trên lớp; 2. Học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên); 3. Tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài... Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn.

Như vậy, có 7 điểm cần phải làm rõ từ định nghĩa về tín chỉ này. Thứ nhất, hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành, và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy - học này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên (giáo viên giảng bài, hướng dẫn, sinh viên nghe giảng, thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên...), hình thức thứ ba không có sự tiếp xúc giữa giáo viên và sinh viên (giáo viên giao nội dung để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành). Ba hình thức tổ chức dạy - học này tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó, một giờ tín chỉ lên lớp bao gồm 1 tiết (50 phút) giáo viên giảng bài và 2 tiết sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà; một giờ tín chỉ thực hành bao gồm 2 tiết giáo viên hướng dẫn, điều khiển và giúp đỡ sinh viên thực hành, thực tập; và một giờ tín chỉ tự học bao

Page 74: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

74

gồm 3 tiết sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành theo những nội dung giáo viên giao và những gì sinh viên thấy cần phải nghiên cứu hoặc thực hành thêm (những hoạt động học tập này có thể được thực hiện ở nhà hoặc ở trong phòng thí nghiệm, trong studio...).

Thứ hai, trong ba hình thức tổ chức dạy - học, cụ thể là trong ba kiểu giờ tín chỉ, lượng kiến thức sinh viên thu được có thể khác nhau nhưng để thuận tiện cho việc tính toán (giờ chuẩn cho giáo viên, kinh phí cho từng môn học, nhân lực để phục vụ cho dạy - học...), ba kiểu giờ tín chỉ này được coi là có giá trị ngang nhau.

Thứ ba, có hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn: đó là, một giờ tín chỉ (a credit hour) và một tín chỉ (a credit). Trong các tài liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Âu - Mỹ, hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay cho nhau, chỉ chung một giá trị. Trong cách hiểu của chúng tôi, tín chỉ và giờ tín chỉ là hai khái niệm có nội dung khác. Theo đó, một tín chỉ gồm 15 giờ tín chỉ, thực hiện trong một học kỳ, kéo dài 15 tuần, mỗi tuần 01 giờ tín chỉ.

Thứ tư, có thể có những môn học chỉ gồm một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có thể có những môn học gồm nhiều hơn một kiểu giờ tín chỉ. Trong mọi trường hợp, công thức tính cho mỗi môn học là không đổi: 1+ 0 + 2 cho môn học thuần lý thuyết, 0+ 2 + 1 cho môn học thuần thực hành, thực nghiệm, và 0+ 0 + 3 cho môn học thuần tự học.

Thứ năm, người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ được cấp bằng theo hình thức tích lũy đủ tín chỉ, và đánh giá theo thang điểm A, B, C, D, F trong đó F là mức chưa đạt yêu cầu phải học và thi lại tín chỉ đó.

Thứ sáu, định nghĩa tín chỉ trên mới đo năng lực học tập của người học thông qua thời lượng và số lượng tín chỉ được tích luỹ, nó chưa đo được mục tiêu hay chất lượng đầu ra của quá trình học tập. Tuy nhiên người học được cấp bằng không chỉ phụ thuộc vào số tín chỉ mà họ tích lũy đủ mà còn phụ thuộc vào điểm trung bình chung quy định cho từng thời kỳ, từng kiểu văn bằng (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Những quy định này phần lớn là do từng trường ĐH quyết định.

Cuối cùng, thứ bảy, khác với phương thức đào tạo truyền thống, phương thức đào tạo theo tín chỉ xem tự học như là một thành phần hợp pháp trong cơ

Page 75: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

75

cấu giờ học của sinh viên: ngoài việc nghe giảng và thực hành trên lớp, sinh viên được giao những nội dung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu; những nội dung này được đưa vào thời khoá biểu để phục vụ cho công tác quản lý và phải đưa vào nội dung các bài kiểm tra thường xuyên và bài thi hết môn học.

2. Ưu điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ

Thứ nhất, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Đây là phương thức đưa giáo dục ĐH về với đúng nghĩa của nó, người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.

Thứ hai, chương trình được thiết kế theo phương thức đào tạo tín chỉ bao gồm một hệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khối kiến thức cận chuyên ngành. Mỗi khối lượng kiến thức đều có số lượng môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng tín chỉ được yêu cầu. Sinh viên có thể tham khảo giáo viên hoặc cố vấn để chọn những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành một văn bằng và để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của mình.

Thứ ba, sinh viên được cấp bằng khi đã tích luỹ đầy đủ số lượng tín chỉ do trường ĐH quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điện kiện để được cấp bằng tuỳ theo khả năng và nguồn lực của mình.

Thứ tư, phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu của người học như là những người sử dụng kiến thức và nhu cầu của các nhà sử dụng lao động trong các tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức quản lý hành chính nhà nước.

Thứ năm, phương thức đào tạo này sẽ tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo ĐH trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh những ưu điểm cho giáo viên và sinh viên còn có các lợi ích cho các nhà quản lý giáo dục. Vì nó vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là thước đo hiệu quả của giáo viên; là cơ sở để các trường ĐH tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực; và là cơ sở để báo các số liệu của trường cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan. Một khi thước đo giờ tín chỉ được

Page 76: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

76

phát triển và kiện toàn, việc sử dụng nó như là một phương tiện giám sát bên ngoài, để báo cáo và quản lý hành chính hữu hiệu hơn.

Chính vì thế mà đào tạo theo tín chỉ có sức hấp dẫn với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngày nay, trong xu thế hội nhập vừa tạo ra thời cơ đồng thời vừa là thách thức đối với nước ta trên lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Việt Nam đang trên đà phát triển vì vậy cần có tư duy mới để bứt phá đưa đất nước phát triển điều đó phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục nước nhà, tạo ra con người chủ động, tích cực, sáng tạo. Muốn vậy, cần có hệ thống giáo dục hợp lý, để nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo cho hệ thống trung học chuyên nghiệp (THCN), CĐ, ĐH cần chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Phương thức đào tạo này có ý nghĩa to lớn trong việc hội nhập và tiến dần đến phương thức đào tạo tiên tiến, tạo nhiều cơ hội cho người học - chủ nhân tương lai của đất nước.

3. Bài toán khó giải với các trường CĐ, ĐH địa phương khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Thế giới sử dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ đã lâu, còn ở nước ta năm học 2005- 2006 đẩy nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường ĐH, CĐ, THCN và phấn đấu đến năm 2010 hầu hết các trường CĐ, ĐH đều áp dụng hình thức đào tạo này. Hiện nay, một số trường ĐH đã áp dụng hình thức đào tạo này như: ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Đà Lạt; ĐH Cần Thơ, ĐH Thủy sản Nha Trang, ĐH Quốc gia HN, ĐH Dân lập Thăng Long... Nhìn chung, đây là những trường ĐH có quy mô lớn về chỉ tiêu đào tạo, về mã ngành đào tạo, về số lượng sinh viên, về cơ sở vật chất, lại nằm ở các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước nên có rất nhiều thuận lợi trong việc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ.

• Khó khăn của các trường CĐ, ĐH địa phương khi áp dụng hệ thống tín chỉ

Các trường CĐ, ĐH địa phương (tỉnh) có đặc thù là quy mô nhỏ về mã ngành đào tạo, về chỉ tiêu đào tạo, về số lượng thí sinh tham gia, về cơ sở vật chất, có những trường còn rất “trẻ”, mới thành lập được vài năm như: ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), ĐH Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), ĐH DL Vạn Xuân (Nghệ An).... còn các trường CĐ thì chủ yếu được chuyển lên từ các trường THCN (mỗi tỉnh có ít

Page 77: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

77

nhất 2 trường CĐ) cho nên khi chuyển từ đào tạo theo niên chế – học phần sang hệ thống tín chỉ thì gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:

Về phía nhà trường:

- Thiếu cơ sở vật chất, phòng ốc không đảm bảo để có thể chứa 100sv/lớp thậm chí hơn nữa; phương tiện dạy học nghèo nàn; hệ thống thư viện quy mô nhỏ; tài liệu tham khảo kém phong phú. Khi áp dụng theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải đọc tài liệu, nghiên cứu bài tập về nhà rất nhiều trong khi đó thư viện không đáp ứng được.

- Chỉ tiêu đào tạo của trường lại có hạn, các ngành đào tạo thay đổi từng năm theo nhu cầu của địa phương, có ngành được mở rộng, có ngành bị gián đoạn nhiều khóa. Từ đó, có ngành số lượng sinh viên đăng ký rất đông, ngành lại rất ít dẫn tới khó khăn cho nhà trường về tổ chức lớp học.

- Lớp học không còn theo lớp cố định mà thường xuyên phải di chuyển từ lớp này sang lớp khác nên rất khó khăn trong quản lý sinh viên, sự liên kết giữa sinh viên - lớp học - nhà trường rất lỏng lẻo và làm cho phong trào đoàn, hội sinh viên hoạt động không hiệu quả.

Về phía giảng viên:

- Đã quen với kiểu lên lớp truyền thống chủ yếu là thầy giảng - trò ghi, thầy nói- trò nghe, phương pháp dạy học một chiều. Chưa có phương pháp dạy học tích cực tạo tình huống cho sinh viên, chưa phát huy tính tích cực của các em.

- Với khối lượng kiến thức lớn nhưng không đi vào trọng tâm bài giảng mà thường dàn trải gây mất thời gian và không đạt hiệu quả. Chuẩn bị bài đến lớp chưa chu đáo, thiếu thực tiễn, sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng chưa nhiều. Giảng viên gặp khó khăn trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên vì lớp học quá đông.

- Nhiều giảng viên chưa có cách nhìn và nhận thức đúng về dạy học trong hệ thống đào tạo tín chỉ, ngại thay đổi và chưa nhiệt tình trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học.

Page 78: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

78

Về phía sinh viên:

- Thói quen, tư duy thụ động được hình thành từ phổ thông, chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, thiếu tính tích cực; ngại sự tranh luận, diễn thuyết giữa đám đông; không đọc tài liệu, chuẩn bị bài đến lớp, nếu có cũng chỉ là qua quýt, đối phó.

- Lớp học đông người khó chú ý tập trung cao trong giờ học nên hiệu quả giờ học kém. Sinh viên còn thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm cho nên giờ thảo luận nhóm chủ yếu nhóm trưởng làm việc còn các bạn khác gần như không tham gia.

- Khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo, thư viện của trường tài liệu không đầy đủ; với khối lượng kiến thức rất nặng nhiều sinh viên muốn học ngành 2 cũng rất vất vả.

Với những khó khăn trên tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn của các trường CĐ, ĐH địa phương

• Những giải pháp giải quyết khó khăn cho các trường CĐ, ĐH địa phương khi áp dụng hệ thống tín chỉ

Thứ nhất, phía nhà trường cần khắc phục cơ sở vật chất bằng cách tìm kiếm nguồn đầu tư kinh phí từ phía các doanh nghiệp, cá nhân, sự hỗ trợ của tỉnh để mua sắm tài liệu, tư liệu, máy chiếu... Để quản lý được sinh viên theo hệ thống tín chỉ thì phòng công tác sinh viên cần tạo phối hợp với khoa, đoàn, hội sinh viên, phòng đọc, phòng thí nghiệm với phòng Đào tạo một cách có hiệu quả như hàng tháng hoặc hàng quý có sự đối thoại giữa ban lãnh đạo nhà trường với sinh viên để hiểu được tâm tư nguyện vọng của sinh viên nhằm xây dựng chiến lược cho nhà trường. Nhà trường cũng cần xây dựng một chương trình học hợp lý cho từng đối tượng sinh viên, hệ TC khác hệ CĐ, hệ CĐ khác hệ ĐH và tránh sự chồng chéo khi sinh viên học liên thông. Ngoài môn học bắt buộc ra, những môn tự chọn nhà trường cần tư vấn, định hướng, giải thích cho sinh viên hiểu, tránh tình trạng môn quá đông người học môn lại quá ít người tham gia vì sinh viên thường theo bạn, thấy bạn học mình cũng học chứ chưa có định hướng tương lai. Vấn đề quan trọng nữa là nhà trường làm sao để đạt đến mục tiêu là

Page 79: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

79

tín chỉ của sinh viên trường mình cũng phải được công nhận ở các trường khác và ngược lại.

Thứ hai, phía đội ngũ giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày và thảo luận cho sinh viên. Tôi còn nhớ nhận xét của một nhà nghiên cứu nước ngoài “người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy thông minh biết giải thích, người thầy xuất sắc biết minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Ngoài ra, người dạy phải đảm nhiệm thêm ít nhất ba vai trò nữa, đó là cố vấn cho quá trình học tập; người tham gia vào quá trình học tập; và người học và nhà nghiên cứu.

Với tư cách cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như khi hướng dẫn thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt lõi, quan trọng để giảng mà nếu không có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội được, tạo điều kiện cho người học tiếp thu và khám phá tiếp kiến thức. Như vậy trong quá trình học tập, người dạy sẽ giúp cho chính mình hiểu được người học: hiểu được những gì họ cần trong quá trình học tập và những gì họ có thể tự làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ này cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát; giúp người học hiểu rõ hơn những ý định của họ để qua đó họ có thể phát huy được vai trò chủ động và sáng tạo, và những nguồn lực của chính họ để học tốt môn học; hướng dẫn tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế nhất của giáo dục hiện đại: học đi đôi với hành.

Vai trò của người tham gia vào quá trình dạy - học, người dạy hoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học. Với tư cách vừa là cố vấn vừa là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm một vai trò bổ sung nữa, đó là, nguồn tham khảo cho người học, giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy học và nghiên cứu.

Với vai trò là người học người nghiên cứu, với tư cách là một thành viên tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy ở một mức độ nào đó, có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ khó khăn và trách nhiệm học tập với họ. Khi thực hiện được vai trò người học thì người dạy mới phát huy

Page 80: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

80

được vai trò tích cực của người học, lúc đó lựa chọn được phương pháp và thủ thuật phù hợp. Với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có thể đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy - học nói chung, bản chất của quá trình học của một môn học nói riêng. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu, người học sẽ ý thức được rằng dạy - học là một nhiệm vụ liên nhân - một nhiệm vụ mà cả người dạy và người học đều có trách nhiệm tham gia, trong đó học có vai trò trung tâm, dạy có vai trò hỗ trợ, và mục tiêu học tập chi phối toàn bộ quá trình dạy - học. Nhà trường cần có những buổi tập huấn cho giảng viên hiểu đúng bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ, để từ đó đưa ra những phương pháp dạy học thích hợp, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”.

Thứ ba, phía sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, người học phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với các thành viên trong nhóm và trong lớp học và với người dạy.

Chúng ta thấy sinh viên ĐH trong xã hội hiện đại không chỉ là những người thu nhận kiến thức thụ động từ giáo viên, từ sách vở mà điều quan trọng họ phải là những người biết cách học như thế nào. Nhiều công trình nghiên cứu về tâm lí học ĐH cho thấy rằng sinh viên có những nhu cầu, động cơ học tập và những chờ đợi khác nhau về ngành học, một môn học, và trong quá trình học tập họ thường xuyên điều chỉnh kế hoạch của họ cho phù hợp với những mục tiêu của môn học. Kiến thức thường được xác định lại khi sinh viên khám phá nhiều hơn về nó và trong khi xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình, sinh viên có thể nhận ra rằng các chiến lược học tập trước đó của họ có thể không còn phù hợp nữa và có thể thay thế bằng các chiến lược học tập mới phù hợp hơn. Quá trình điều chỉnh này được gọi là quá trình đàm phán với chính mình trong thu nhận và tạo kiến thức. Từ thực tế này yêu cầu người học phải có thêm một vai trò nữa, đó là người cùng đàm phán trong nhóm và trong lớp học. Đối với sinh viên năm thứ nhất nhà trường có thể tổ chức những buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm phương pháp học tập của các sinh viên xuất sắc năm cuối để có thêm kiến thức về cách thức học cho hiệu quả.

Page 81: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

81

Bài viết trên đây đã tham khảo qua một số hội thảo bàn về đào tạo theo tín chỉ và đưa ra một số đề xuất cho các trường CĐ, ĐH địa phương để các nhà giáo dục tham khảo thêm. Với thực trạng của các trường CĐ, ĐH địa phương hiện nay thì việc áp dụng theo hệ thống tín chỉ quả là bài toán khó giải. Hiện nay, trong xu thế hội nhập việc sử dụng hình thức đào tạo theo phương phức tín chỉ là rất cần thiết, nó đáp ứng được mục tiêu đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, tùy và điều kiện của mỗi trường mà có những hình thức phù hợp khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Vân, Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất, và những hàm ý cho phương pháp giảng- dạy ở bậc đại học, Hội nghị triển khai đào tạo theo tín chỉ của ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

2. “Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Huế, 2009

3. Lê Thị Hương Quê, Phương thức đào tạo theo tín chỉ: hình thức phổ biến ở các nước trên thế giới, Kỷ yếu hội thảo khoa học nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐH Hà Tĩnh, 2008

Page 82: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

82

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG LÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO NGẮN NHẤT, KINH TẾ NHẤT

Phùng Rân1 Trường Cao Đẳng Viễn Đông Tp. HCM

1. Hiểu biết thực sự là con đường duy nhất để tiến thân và phát triển xã hội

Cách đây không lâu, trong thời kỳ bắt đầu từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, ở nước ta xuất hiện hiện tượng “bằng giả” hoặc “bằng thật học giả”. Chính những hiện tượng đó đã làm chậm sự phát triển của đất nước trong một thời.

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong cơ chế thị trường, chỗ cho những cơ hội ấy ngày càng thu hẹp và chắc chắn sẽ mất đi. Xã hội muốn phát triển, cá nhân muốn thịnh vượng thì trên mọi lĩnh vực, trên mọi cương vị cần có những con người trung thực, có đức, có tài. Lớp người này không phải từ trên trời rơi xuống mà họ chính là kết quả của sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp mà Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu.

Trước đòi hỏi bức bách của sự phát triển, mỗi cá nhân muốn tồn tại và vươn lên không còn con đường nào khác là phải thường xuyên tích lũy sự hiểu biết, cập nhật kiến thức. Khái niệm “học tập suốt đời” trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người. Mặt khác truyền thống từ xa xưa tới nay của nhân dân ta là dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng lo cho con cháu ăn học tới nơi tới chốn.

Rõ ràng nhu cầu “học tập suốt đời” không chỉ là nguyên vọng của từng cá nhân trong xã hội mà còn là nhu cầu của sự phát triển đất nước. Điều đó đòi hỏi Đảng ta, Nhà nước ta mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức một xã hội học tập có hiệu quả.

Từ năm 2001 đến nay ngành giáo dục nước ta đã thực hiện được 8 năm “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010” và hiện nay đã

1 PGS.TS, Hiệu trưởng

Page 83: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

83

dự thảo đến lần thứ 14 “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.

Kỳ vọng thì có rất nhiều, nhưng nếu giải pháp không phù hợp, thiếu thực thi, hành động không quyết liệt thì kết quả chắc chắn sẽ không như mong muốn.

Trong hàng loạt các giải pháp, giải pháp đào tạo liên thông là một giải pháp khả thi đồng thời là phương thức đào tạo ngắn nhất và kinh tế nhất nhằm đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người học.

Ngắn nhất bởi vì nếu thiết kế một qui trình liên thông hợp lý sẽ tránh được nhiều trùng lắp không cần thiết, rút ngắn thời gian tích lũy và cập nhật kiến thức cho người học.

Kinh tế nhất vì thời gian học tập được rút ngắn, chi phí cho quá trình học tập (về thời gian, về tiền bạc, về công sức) cũng được giảm thiểu.

2. Vài nét về thực trạng đào tạo liên thông hiện nay

Nhiều năm nay đào tạo liên thông đã trở thành thông tin thời thượng trong các quảng cáo tuyển sinh của hầu hết các trường và các bậc học.

Việc cấp phép đào tạo liên thông được thực hiện theo cơ chế “xin cho” tức là trường đào tạo xin và Bộ Giáo dục và Đào tạo cho.

Thực hiện liên thông trong nội bộ từng trường và giữa các trường với nhau hầu như là tự phát, tự liên hệ cam kết với nhau mà chưa có những qui định, qui trình, qui phạm mang tính chuẩn mực thống nhất trong ngành.

Với thực trạng như vậy nên chưa thể có những thông tin đầy đủ và chuẩn xác về nhiều mặt của phương thức đào tạo này.

3. Một số trao đổi nhằm triển khai có hiệu quả đào tạo liên thông

a. Cần có sự thống nhất cao trong lãnh đạo và chỉ đạo từ Bộ xuống cơ sở về các vấn đề sau:

- Đào tạo liên thông là một nhu cầu của xã hội mà ngành giáo dục phải có nhiệm vụ đáp ứng.

Page 84: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

84

- Thay cho cơ chế xin cho bằng những qui định, qui trình, qui phạm cụ thể đồng thời với việc tăng cường công tác đôn đốc kiểm tra.

- Giao quyền quyết định việc đào tạo liên thông cho Hiệu trưởng các trường trên tinh thần khuyến khích việc đào tạo liên thông.

b. Hình thức đào tạo liên thông

Trong thực tế có hai nhu cầu về đào tạo liên thông:

- Đào tạo liên thông dọc (cùng ngành, cùng nghề từ thấp lên cao).

- Đào tạo liên thông ngang (chuyển ngành trong cùng nhóm ngành và khác nhóm ngành).

Hiện nay ở nước ta phổ biến là hình thức đào tạo liên thông dọc, riêng về nhu cầu đào tạo liên thông ngang ngày càng nhiều nhưng chưa được nghiên cứu để giải quyết, đặc biệt là trong công tác đào tạo sau đại học.

c. Điều kiện thực hiện đào tạo liên thông

Điều kiện quan trọng nhất có tính tiên quyết để đào tạo liên thông có hiệu quả là thiết kế chương trình đào tạo hợp lý, mang tính kế thừa và có tổ chức.

Phương pháp thiết kế chương trình liên thông hợp lý nhất là thiết kế chương trình thành các khối mô đun kiến thức, bên cạnh đó là các mô đun phụ trợ (bổ sung). Từ đó chúng ta có thể lắp ghép được thành các chương trình phù hợp thỏa mãn với tính kế thừa.

Muốn làm được như vậy cần tổ chức các hội đồng khoa học đủ sức để thực hiện (tương tự như các hội đồng khối ngành và khối đồng ngành khi xây dựng chương trình khung).

Đặc biệt để thiết kế chương trình liên thông ngang cần tổ chức các hội đồng khoa học liên ngành thực khách quan vì sự phát triển của đất nước.

4. Một số kết luận mong muốn

Để chủ trương đào tạo liên thông đi vào thực tế có hiệu quả cần trao đổi thống nhất một số điểm sau:

- Đào tạo liên thông (kể cả liên thông dọc và liên thông ngang) là một nhu cầu cấp thiết của xã hội mà ngành ta có trách nhiệm phải đáp ứng.

Page 85: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

85

- Để nhanh chóng phát triển đào tạo liên thông cần hủy bỏ cơ chế xin cho, thay vào đó bằng những qui định, qui trình, qui phạm cụ thể, khoa học đi đôi với việc thường xuyên đôn đốc kiểm tra.

- Điều kiện tiên quyết để thực thi việc đào tạo liên thông có hiệu quả là tổ chức thiết kế chương trình đào tạo hợp lý.

- Chương trình đào tạo liên thông nên thiết kế thành các mô đun kiến thức và các mô đun bổ sung để dễ dàng lắp ghép thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh.

- Cần đặc biệt chú ý quan tâm việc đào tạo liên thông ngang, vì đây là nhu cầu chuyển đổi ngành nghề trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương trong cả nước hiện nay và sau này.

Page 86: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

86

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRONG VIỆC PHÂN LUỒNG HỌC SINH HIỆN NAY

Nguyễn Ngọc Tài1 Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM

1. Một số đặc điểm nổi bật trong việc đào tạo liên thông

Tp. Hồ Chí Minh đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH). Để thực hiện nhiệm vụ đó vấn đề quan trọng là chú trọng nguồn nhân lực, đó là lực lượng lao động được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết tham gia vào lực lượng sản xuất. Nguồn nhân lực đó phải được đào tạo một cách chu đáo. Có được một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sức hấp dẫn lớn để thu hút đầu tư nước ngoài.

Để có được một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ thì vấn đề đặt ra là các trường có đào tạo nghề phải thu hút đội ngũ học sinh (HS) vào học nghề. Thực tế hiện nay rất nhiều HS phổ thông đã chọn nghề để học không phù hợp với bản thân. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến tương lai các em mà còn gây hậu quả xấu cho xã hội như sự phân bố không hợp lý nguồn lực cần đào tạo. Một số ngành nghề có quá đông HS đăng ký, một số ngành mà xã hội có nhu cầu nhưng lại ít HS tham gia, HS đăng ký thi vào các trường đại học (ĐH) nhiều mà ít đăng ký vào các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Đây là vấn đề thời sự kéo dài gây nhức nhối cho xã hội hiện nay nói chung và cho thành phố nói riêng. Điều này gây quá tải cho công tác tuyển sinh cao đẳng (CĐ) - ĐH hàng năm, gây lãng phí lớn cho gia đình HS và cho xã hội. Những HS trung học phổ thông (THPT) vì nhiều lý do khách quan, chủ quan có thể không thi đỗ vào một trường CĐ hay ĐH nào đó thì con đường chọn vào các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là dễ dàng nhất. Tuy nhiên để cho các HS này có thể mạnh dạn chọn lựa việc đi học theo định hướng này cần có một cơ chế tạo điều kiện cho các em có thể có khả năng học tập suốt đời sau khi tốt nghiệp TCCN hay CĐ, đó là vấn

1 ThS, Giám đốc TT Nghiên cứu Giáo dục đại học – Viện Nghiên cứu Giáo dục

Page 87: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

87

đề đào tạo liên thông (ĐTLT) của các trường. Chúng ta cần có những nhận định đúng về công tác ĐTLT ở nước ta hiện nay.

ĐTLT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Liên thông có mục tiêu chính là đào tạo cho đất nước một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực, trình độ thỏa mãn với đòi hỏi ngày một tăng của thị trường lao động trong và ngoài nước. ĐTLT là một trong các nhiệm vụ chính trị của các trường, thực hiện chính sách phân luồng HS, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Nếu nhìn từ góc độ quản lý và người học thì liên thông là một chính sách đưa lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với từng loại trường cụ thể thì chính sách liên thông lại có những tác động khác nhau.

Đối với các trường TCCN và CĐ, nhất là các trường ngoài công lập, thì nhu cầu liên thông dường như bức thiết hơn vì họ muốn tạo thêm "đầu ra" cho sinh viên (SV) và tất nhiên điều kiện thu hút "đầu vào" mạnh hơn. Trong khi đó, một số trường ĐH, đặc biệt là những trường ĐH lớn lại không mặn mà lắm.

ĐTLT đang đối mặt với hai khó khăn. Khó khăn thứ nhất là vì ngày nay nhu cầu của người học ngày càng lớn nhưng mức độ đáp ứng của hình thức liên thông lại giới hạn. Một số trường ĐH chỉ chấp nhận tuyển HS, SV chính quy của trường. Trong khi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đối tượng tuyển sinh chương trình liên thông không hạn chế phải tốt nghiệp đúng trường dự thi liên thông. Giải thích về quy định này, các lãnh đạo ở các trường ĐH trên có giải thích rằng sở dĩ trường họ ưu tiên cho những HS, SV đã tốt nghiệp tại trường là do số lượng tốt nghiệp TCCN, CĐ hằng năm lên tới mấy ngàn, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh liên thông thì có giới hạn, nếu mở rộng đối tượng sẽ rất căng thẳng. Do chỉ tiêu ít, việc thi vào hệ liên thông đối với nhiều HS cũng là cả vấn đề. Khó khăn thứ hai là cùng với vấn đề đầu vào hẹp, HS thông cũng như trường ĐTLT còn đối mặt với một việc khác là chương trình đào tạo ở các trường trung cấp rất khác nhau, gây nhiều khó khăn cho trường ĐTLT. Cũng từ khó khăn này, các trường đặt ra một khóa học gọi là để bổ túc, chuẩn hóa kiến thức cho người học. Điều này cũng làm hạn chế ý nghĩa của việc ĐTLT.

Rõ ràng khi thực hiện vấn đề ĐTLT, các nhà quản lý giáo dục còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nghiên cứu và xin

Page 88: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

88

đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong công tác liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.

2. Cơ sở khoa học về liên thông Giáo dục phổ thông - Giáo dục chuyên nghiệp

2.1. Cơ sở khoa học của việc liên thông

Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong quá trình đổi mới GD-ĐT ở nước ta hiện nay và đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới. Để từng bước giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu về cơ sở khoa học và giải pháp liên thông nội dung GD-ĐT trong các loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp bậc trung học vừa mang tính cơ bản vừa có tính cấp bách góp phần hình thành và phát triển bậc trung học mới ở nước ta.

2.2. Cơ sở khoa học của liên thông nội dung GD-ĐT các loại hình phổ thông và chuyên nghiệp ở bậc trung học

Sự thống nhất mục tiêu đào tạo và sự hình thành nhân cách của các loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp bậc trung học. Tùy theo từng loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp mà chúng ta có những mục tiêu đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, sự liên thông đó đều phải hướng vào mục tiêu đào tạo chung được xác định ở Nghị quyết TW 4 (1993) về đổi mới GD-ĐT là: "Đào tạo những người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỹ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước".

Tùy loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp mà nội dung đào tạo có thành phần, cấu trúc và dung lượng kiến thức, kỹ năng các phần học khác nhau, song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và phản ảnh những nội dung GD-ĐT về khoa học, công nghệ và nhân văn. Giáo dục khoa học (xã hội, tự nhiên) công nghệ và nhân văn là nội dung giáo dục nền tảng của tất cả các loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp.

Từ sự phân tích trên mức độ đồng nhất cho phép chúng ta thiết kế các chương trình chung (có phân hóa về trình độ và dung lượng kiến thức, kỹ năng cho từng loại hình trường) đảm bảo sự liên thông trong bậc trung học.

Page 89: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

89

2.3. Thiết kế chương trình chung cho các loại hình trường phổ thông trung học và dạy nghề

Dựa trên kết quả phân tích mức độ giao thoa mục tiêu và mối liên kết giữa các nội dung GD-ĐT trường THPT và chuyên nghiệp, chúng ta có thể thiết kế một số chương trình dùng chung cho các loại hình trường theo cấu trúc phân đoạn:

Giai đoạn 1: Chương trình cơ bản dùng chung cho các loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp.

Giai đoạn 2 : Chương trình được nâng cao phân hóa theo hướng phân ban ở THPT và hướng phân ngành, phân nghề ở các trường chuyên nghiệp.

Trước mắt, có thể thiết kế chương trình giáo dục xã hội - công dân chung cho các loại hình trường ở bậc trung học và một số chương trình chung có phân đoạn và phân định mục tiêu cho từng loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do giới hạn đề tài cho nên vấn đề này cần định ra một mục tiêu khác.

2.4. Giáo dục kỹ thuật công nghệ trong nhà trường phổ thông

Một trong những đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay là sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai các loại hình công nghệ mới đặc biệt là lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, sinh học, năng lượng ... Thành công của các nước công nghiệp chứng minh hiệu quả to lớn của một chính sách phát triển kỹ thuật công nghệ khôn ngoan bao gồm một mặt tranh thủ các điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước để phát triển nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành sản xuất trong nước và mặt khác là có chính sách giáo dục kỹ thuật công nghệ thích hợp nhằm đào tạo một đội ngũ lao động kỹ thuật đồng bộ có chất lượng cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng có hiệu quả các loại hình kỹ thuật công nghệ được chuyển giao và trên cơ sở đó từng bước nghiên cứu phát triển để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong lĩnh vực kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại.

Ở các nước công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp... giáo dục kỹ thuật công nghệ là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục phổ

Page 90: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

90

thông và được phân hóa phù hợp với yêu cầu phân ban và phân luồng đào tạo HS trong các trường trung học.

Khi nói đến liên thông, người ta thường nghĩ phải có một “tổng công trình sư” gọt giũa các chương trình để khi lắp ghép với nhau chương trình các môn học phải liền mạch, phần thiếu sẽ không quá thiếu, phần trùng lắp không quá nhiều. Ví dụ, trong chương trình đào tạo trung cấp điện, HS phải học vật lý, kỹ thuật điện và những môn học này cũng phải hoàn chỉnh để người học có thể đi làm.

Trong chương trình đào tạo bậc ĐH, SV cũng phải học các môn đó nhưng ở mức độ cao hơn. Để có thể liên thông - không phải lặp lại hết những điều đã học ở bậc trung cấp - chương trình các môn học như vậy ở bậc trung cấp phải chấp nhận xây dựng cao hơn chương trình bình thường và phép cộng hai chương trình đó là một chương trình có thể không thật hoàn chỉnh.

Khi có hai yếu tố đó mới có thể xây dựng chương trình liên thông. Cái thiếu hiện nay là không có người tổng chỉ huy. Việc liên thông chỉ khả thi nếu xác định đúng ai làm, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu.

3. Đào tạo liên thông là một trong những giải pháp góp phần trong việc phân luồng học sinh trong quy mô cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam là thành viên tổ chức WTO, giáo dục Việt Nam đứng trước những thử thách mới:

- Sự thay đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra nhanh chóng. Những kiến thức và kỹ năng của người lao động được đào tạo trước đó mau chóng lỗi thời do hàm lượng tri thức tăng lên trong nhiều nghề. Giáo dục cần cung cấp cho người học năng lực làm việc và năng lực tiếp cận kiến thức kỹ năng mới khi môi trường làm việc luôn biến đổi.

- Như vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo là một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống giáo dục nói chung và của giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. ĐTLT là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ bậc này tới một hoặc một số bậc

Page 91: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

91

học khác trong hệ thống đào tạo có thể xem là một trong các giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng nêu trên.

- Để giải quyết được vấn đề phân luồng và đào tạo được những kỹ thuật viên giỏi, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trước hết chúng ta cần thiết lập cơ chế liên thông giữa các cấp đào tạo khác nhau. Cơ chế này sẽ có tác dụng mạnh mẽ trong ổn định tâm lý HS, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho công dân có thể học tập suốt đời. ĐTLT là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục, nó giúp chúng ta tránh được lãng phí thời gian và tiền bạc trong đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay nó còn là công cụ tích cực giúp chúng ta tránh được sự mất cân đối trong đào tạo nhân lực khoa học công nghệ.

Kinh nghiệm ĐTLT ở một số nước cho biết: Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng mô hình đào tạo này từ lâu và ngay ở nước ta, dù chưa được áp dụng một cách rộng rãi song mô hình ĐTLT cũng đã được thực hiện ở một số cơ sở.

- Ở Nhật Bản: Mô hình ĐTLT được bắt đầu từ sự phân luồng HS từ bậc THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS được chọn theo ba hướng đi khác nhau: THPT (3 năm), THCN (3 năm) và CĐCN (5 năm). Sau khi kết thúc 3 năm trung học (phổ thông hay chuyên nghiệp) HS có thể theo học hệ ĐH ngắn hạn (2 năm), ĐH kỹ thuật (4 năm), ĐH tổng hợp (4 năm) hoặc vào năm thứ 4 bậc CĐCN. Sau khi tốt nghiệp bậc CĐCN, SV có thể thi vào năm thứ 3 bậc ĐH (kỹ thuật hay tổng hợp), số còn lại ra làm việc hoặc tiếp tục nâng cao sau ĐH. Chúng ta thấy, dù đi theo đường thẳng kiểu hàn lâm (THCS, THPT, ĐH, sau ĐH) hay đi theo đường đào tạo chuyên nghiệp thời gian kết thúc mỗi bậc đào tạo đều như nhau, những HS tốt nghiệp hệ CĐ có thể chuyển tiếp lên đến bậc ĐH cao nhất trong hệ thống giáo dục mà không bị gián đoạn.

- Ở Pháp: Sự liên thông giữa các cấp học cũng diễn ra tương tự. Những SV tốt nghiệp hệ CĐ (2 năm) được chuyển tiếp vào năm thứ 3 bậc ĐH. Việc học chuyển tiếp của SV được hội đồng nhà trường quyết định và đề nghị dựa trên kết quả học tập, qua thực tế chúng ta thấy trung bình có khoảng 50% số lượng SV tốt nghiệp hệ CĐ ở Pháp đi làm ngay và trên 25% được chuyển tiếp vào học năm thứ 3 ĐH. Những SV theo học hệ CĐ có điều kiện học tiếp sẽ tốt nghiệp

Page 92: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

92

ĐH cùng năm với những SV vào ĐH trực tiếp và sau đó dĩ nhiên những SV này có thể học tiếp lên đến bậc ĐH cao nhất.

Việc tuyển thẳng những SV vào học những bậc học cao hơn (như ở Pháp) hay thi tuyển SV vào bậc cao hơn (như ở Nhật) được khống chế bởi trình độ SV và kết quả học tập ở những bậc học trước đó. Tỷ lệ học tiếp như vậy rất hạn chế (khoảng 25% ở Pháp hiện nay).

Đối với liên thông THCN-CĐ, những HS đủ điều kiện được tuyển thẳng vào học năm thứ nhất bậc CĐ, không qua kỳ thi tuyển. Điều này sẽ giúp chúng ta tuyển được những HS có trình độ thực hành cao vào hệ CĐ.

Đối với liên thông từ CĐ-ĐH, những SV đủ điều kiện phải qua kỳ thi tuyển để vào học năm thứ tư bậc ĐH.

4. Kết luận

Loại hình ĐTLT là một loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm, đó là tạo điều kiện cho người học có điều kiện nâng cao kiến thức, nhất là đối với những người đang công tác để họ có thể vừa học vừa làm, giúp cho họ có cơ hội vươn lên để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chuyên môn, cũng như tay nghề trong nền kinh tế thị trường. Việc tổ chức học liên thông là một mô hình rất hay, tạo điều kiện cho những sinh viên không đủ điều kiện bước trực tiếp vào trường đại học được tiếp tục thực hiện ước mơ của mình bằng quyết tâm và ý chí vươn lên. ĐTLT nếu được tổ chức chặt chẽ từ khâu tuyển đầu vào, quá trình học tập đến tốt nghiệp với những chương trình liên thông hợp lý, thì những SV ra trường sau khi được ĐTLT đều đạt trình độ tốt, là những cử nhân có kiến thức đầy đủ có khả năng đáp ứng thị trường lao động. ĐTLT đã đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) PGS-TS. Lý Ngọc Sáng, ThS. Nguyễn Ngọc Tài– Chất lượng đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở DN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

Page 93: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

93

2) PGS-TS Lý Ngọc Sáng, ThS Nguyễn Ngọc Tài – Giải pháp khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực tại TPHCM.

3) Nguyễn Đình Chính – Đào tạo lao động hành nghề cho CNH-HĐH đất nước – Báo nhân dân ngày 24/11/1997.

4) Đặng Danh Ánh – DN, nổi lo còn đó – Báo nhân dân ngày 15/12/1997.

5) Th.S Hoàng Ngọc Vân, PGS-TS Thái Bá Cần – Mô hình đào tạo nghề và khả năng ứng dụng ở Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh 1998.

6) Võ Hồng Quỳnh – DN gắn với TTLĐ – Báo tuổi trẻ ngày 02/4/1998.

7) Dự án phát triển DN TP.Hồ Chí Minh đến năm 2000 và sau đó.

8) H.M.Bissman – Cố vấn DN của ILO – Phương pháp DN theo Module.

9) Sở GD-ĐT – Một số ý kiến phân luồng mở rộng qui mô đào tạo nghề.

10) TS. Lưu Đức Tiến – Phân luồng HS phổ thông vào con đường nghề nghiệp.

11) ThS. Phạm Đức Khiêm – Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp HS THPT nhằm phân luồng HS vào THCN – 8/2005.

12) TS. Nguyễn Trần Nghĩa – Giải pháp nâng cao hiệu quả việc phân luồng HS phổ thông vào hệ thống GD-NN tại TP.Hồ Chí Minh – Kỷ yếu hội thảo khoa học tháng 11/2006.

Page 94: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

94

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Nguyễn Ngọc Tài1 Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM

1. Thực trạng việc thực hiện đào tạo liên thông giữa các trường Đại học – Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 về đào tạo liên thông (ĐTLT), và đã cho phép hơn 60 trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) được thực hiện hoạt động ĐTLT trên tổng số các cơ sở giáo dục ĐH toàn quốc, kể cả liên thông ngang giữa các ngành và liên thông dọc từ hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) lên hệ CĐ, từ hệ CĐ lên hệ ĐH và từ hệ TCCN lên hệ ĐH.

Quyết định này là một cơ hội lớn cho học sinh, sinh viên cũng như các công nhân muốn học lên các hệ tiếp theo, học tập để nâng cao trình độ và nó đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội .

Khi thực hiện ĐTLT, các trường ĐH, CĐ và TCCN đã gặp một số khó khăn về các mặt như:

- Quy mô của hoạt động ĐTLT

- Về nội dung, chương trình ĐTLT

- Quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành

Trong giáo dục ĐH chúng ta có 2 bậc ĐH và CĐ, việc mà các nhà quản lý giáo dục cần phải quan tâm là đào tào đội ngũ các nhà nghiên cứu, kỹ sư thực hành như thế nào cho tương thích với bậc học. Vì vậy cần phải xác định rõ sự khác biệt giữa việc đào tạo này.

Ở nước ngoài, việc liên thông từ ngành này sang ngành khác, từ trường này sang trường khác được thực hiện rất dễ dàng. Nhưng ở Việt Nam chưa thể

1 ThS, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Giáo dục đại học – Viện Nghiên cứu Giáo dục

Page 95: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

95

chế hóa việc này, ngay trong cùng một trường cũng không liên thông ngang được mà chủ yếu là liên thông dọc.

Các cơ sở giáo dục cần phải được trang bị một số kiến thức để có thể hiểu rộng về hệ thống liên thông. Cần phải thể hiện văn hóa liên thông, vì vậy Luật Giáo dục cần quy định rõ về cách thức liên thông như thế nào và trong hệ thống liên thông và phải thể hiện cụ thể trong từng cấp học nhằm đạt được chất lượng tốt nhất.

Chúng ta phải nhìn nhận các ưu điểm của ĐTLT: đó là con đường rất rộng mở, đặc biệt là đào tạo từ TC-CĐ. Như vậy học chế tín chỉ rất phù hợp với ĐTLT.

Khi thực hiện ĐTLT các trường đã gặp một số vấn đề cần thống nhất như:

- Quy định được học liên thông phải có 1 năm làm việc về ngành nghề đó hoặc học viên tốt nghiệp loại khá thì được liên thông ngay. Vậy mục tiêu của Bộ GD&ĐT khi đưa ra điều kiện này có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay? Nếu cho rằng qua một năm làm việc tay nghề học viên sẽ thích hợp hơn cho việc học kế tiếp thì sẽ nảy sinh một mâu thuẫn là đã khẳng định các trường đào tạo bậc dưới (chủ yếu là tay nghề) chưa tốt. Yêu cầu này cần phải bàn thêm.

- Khi xét tốt nghiệp ĐTLT chỉ xét kết quả trong 2, 3 năm gây nên mâu thuẫn là kết quả giữa thí sinh ĐTLT cao hơn thí sinh chính quy. Chúng ta cần xét cả điểm của cả hai giai đoạn.

- Bộ đã quy định cho các trường tự thỏa thuận liên thông nhưng thực tế các trường đều bỏ qua khâu này. Mặt khác, tuy cùng một chương trình, một ngành nhưng chất lượng sinh viên ở trường này với trường kia có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là giữa trường công lập và dân lập. Do vậy, một số trường công lập đã quyết định không tuyển sinh viên ở các trường dân lập liên thông lên ĐH để giữ cho chất lượng đào tạo được bảo đảm. Các trường muốn liên thông phải tự khẳng định mình bằng chất lượng đào tạo.

- Mỗi trường đào tạo TC, CĐ, ĐH theo chương trình thiết kế riêng của trường mình dẫn đến chất lượng không đồng bộ. Cần xây dựng khung

Page 96: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

96

chương trình và chương trình khung ở 3 cấp học cụ thể để tạo điều kiện liên thông giữa các trường.

Hiện nay, đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH thời gian chỉ từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, do đó cần phải xem xét đầu ra của sinh viên hệ đào tạo này, bởi thực tế nhiều sinh viên ĐH hệ chính quy học 4 -5 năm nhưng khi ra trường chỉ chuyên sâu một lĩnh vực, thiếu hẳn sự nhanh nhạy, không đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chúng ta chưa có quy chế chuẩn mực và thống nhất trong quản lý, điều hành ĐTLT, một số trường còn đào tạo theo mục đích lợi nhuận cục bộ, coi nhẹ việc tuyển sinh và chất lượng đào tạo, “mềm hóa” những quy định của Bộ GD&ĐT để giữ số lượng sinh viên cho trường mình, gây khó khăn cho các trường khác khi tuyển sinh.

Việc thiết kế chương trình học ở bậc ĐH không đơn thuần chỉ thêm các môn học mà bậc CĐ hay TCCN chưa có. Cái khó chính là ở những môn học trùng tên đã được học ở bậc dưới sẽ được tái cấu trúc như thế nào để vừa bổ sung kiến thức vừa nâng cao trình độ nhận thức của người học.

Để giải quyết bất cập khi liên thông giữa trường này với trường khác, một số nhà quản lý giáo dục cho rằng trước khi liên kết đào tạo, cần phải xem trường nào có khung chương trình tương đối phù hợp với chương trình đào tạo của trường mình, rồi ngồi lại cùng trao đổi để đưa ra một chương trình thống nhất.

Một vấn đề cần xem xét nữa đó là vai trò "văn hóa" trong quan hệ trao đổi giữa các trường ĐH, làm sao để các trường được kiểm định chủ động có những quy định chấp nhận tín chỉ của nhau, tạo điều kiện cho người học có thể lựa chọn việc học ở nơi nào mình muốn mà vẫn có thể có được tấm bằng ĐH tại trường mà họ đăng ký theo học. “Nét văn hóa” này còn được thể hiện bằng một việc làm cụ thể quan niệm của lãnh đạo các trường là tôn trọng các trường có bậc đào tạo thấp hơn, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ ra cho các trường còn thiếu gì để bổ sung, để có thể liên thông được với trường mình trong tương lai, thay vì “chỉ đi riêng” với một số trường thân thuộc.

Đứng về phía quyền lợi của người học, đề nghị các trường cần phổ biến rộng rãi “lộ trình liên thông” cụ thể để học sinh, sinh viên biết sau khi tốt nghiệp

Page 97: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

97

một ngành nghề nào đó và những cơ sở giáo dục này sẽ chào đón họ, nhất là những học sinh, sinh viên khẳng định được khả năng tiếp tục học tập của mình. Làm sao để tự bản thân mỗi người học có thể tự đến các cơ sở giáo dục này để đăng ký dự tuyển mà không cần phải có sự can thiệp của trường cũ.

2. Kết luận:

ĐTLT là một việc làm thiết thực đáp ứng nhu cầu học nữa học mãi của toàn xã hội. Tuy nhiên khi thực hiện đào tạo liên thông giữa các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ phù hợp nhiều hơn so với các trường còn đào tạo theo niên chế.Vì vậy việc ban hành Luật cho ĐTLT sẽ rất cần thiết vì nó sẽ là kim chỉ nam cho các trường khi thực hiện ĐTLT.

Một vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội là chúng ta muốn khắc phục sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực khi nguồn nhân lực đang đào tạo cho xã hội bị khủng hoảng vì “thừa thầy, thiếu thợ”. Các nhà quản lý giáo dục đang muốn phân luồng học sinh THCS và THPT để đào tạo tốt nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội. ĐTLT là một cánh cửa rộng mở giải quyết rất tốt cho việc phân luồng này.

Tuy nhiên hiện nay một số trường đang tận dụng ưu điểm của ĐTLT để chiêu sinh vào TCCN và CĐ nhưng bản thân các trường này cũng không dám khẳng định là học sinh của họ sau khi tốt nghiệp sẽ liên thông ở đâu, trường ĐH nào chấp nhận? Các ngành kỹ thuật như cơ khí, điện, ô tô, cắt may, công nghệ thông tin… còn có nhiều trường ĐH để liên thông. Các ngành nghề khác như nhóm kinh tế, nhóm hành chánh, ngân hàng, thông tin lưu trữ, nhóm khoa học xã hội… tìm được trường để chấp nhận cho liên thông là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy việc ĐTLT nên được thực hiện ở tất cả các nhóm ngành nghề thì mới đạt được sự công bằng trong giáo dục.

Page 98: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

98

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN THÔNG CỦA VĂN BẰNG TÚ TÀI CỘNG

HAI NĂM CỦA QUỐC TẾ SANG CAO ĐẲNG VIỆT NAM

Võ Minh Thái1 Trường Đại học Hoa Sen

Bài viết nhằm mục đích nêu lên tính hợp lý và hợp xu thế khi cho phép các văn bằng tú tài cộng hai năm của các chương trình quốc tế liên thông sang văn bằng cao đẳng Việt Nam trong bối cảnh giáo dục Việt Nam chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời điểm qua các lợi ích dễ nhận thấy nhất của học chế tín chỉ và mô tả sâu hơn lợi ích của nó trong việc liên thông (giữa các bậc học, giữa các trường). Kinh nghiệm của trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS) trong việc liên thông các văn bằng của trường với các trường đối tác nước ngoài sẽ minh họa cho tính linh hoạt của tín chỉ mà vẫn bảo đảm tính đặc thù, nhất quán và chất lượng của các chương trình, các bậc học khác nhau của các trường. Cuối cùng, cơ sở cho việc kiến nghị cho phép các văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế liên thông sang văn bằng cao đẳng Việt Nam dựa trên tính hợp lý và chặt chẽ trong phạm vị học chế tín chỉ, quá trình thực hiện đã từ khá lâu việc liên thông văn bằng giữa các nước trên thế giới xét theo tín chỉ, và kinh nghiệm tốt đẹp trong việc thực hiện liên thông từ văn bằng của Việt Nam sang các văn bằng quốc tế.

1. Tín chỉ và lợi ích của nó:

Người ta có thể nhìn nhận các lợi ích (cũng như các bất lợi) của tín chỉ từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các lợi ích nổi bật nhất là:

- Sự linh hoạt: tín chỉ như là một đơn vị để đánh giá thành quả học tập của sinh viên và vì thế dựa trên đó, dễ dàng tạo điều kiện cho sinh viên học tiếp sau khi nghỉ giữa chừng, liên thông, chuyển ngành, chuyển trường…

- Hiệu quả trong đảm bảo chất lượng: vì việc quy về tín chỉ như là một đơn vị của hoạt động giảng dạy và học tập khá đơn giản nên công tác đảm bảo

1 Trợ lý Hiệu trưởng

Page 99: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

99

chất lượng, nếu nhắm vào các đơn vị tín chỉ như vậy, sẽ rất rõ ràng, hiệu quả và dễ đo lường.

- Hiệu quả trong quản lý: khái niệm tín chỉ có tính chất minh bạch, dễ áp dụng, dễ diễn giải, vì thế rất tiện trong công tác quản lý giảng dạy (phân công công việc, tính toán khối lượng giảng dạy, kết quả học tập…) và tài chính (phân bổ kinh phí, tính toán hiệu suất đầu tư…).

- Hiệu quả trong quan hệ công chúng: việc đo bằng tín chỉ rất dễ hiểu với công chúng, người ta dễ dàng quy ra được thời gian cần đầu tư, ngân sách cho việc học, so sánh mức học phí…

2. Tín chỉ và liên thông:

Như vậy mục đích quan trọng của việc đưa vào học chế tín chỉ là tạo sự linh hoạt trong việc học cho sinh viên về thời gian lẫn môn học, nơi chốn, qua đó kết nối được các khoa, các trường với nhau. Nhờ tín chỉ, sinh viên có thể: học các môn ở các khoa khác nhau trong một trường, học nhiều trường trong một nước, học nhiều trường ở các nước khác nhau, tạm dừng việc học để đi làm hoặc cho một mục đích khác và sau đó tiếp tục học, cuối cùng vẫn đi đến một bằng cấp đã hoạch định trước.

Về tổng thể thì mỗi trường có triết lý, mục tiêu đào tạo khác nhau, cách kết cấu chương trình trong cùng một ngành cũng khác nhau nhưng cách xét theo tín chỉ giúp mở rộng cửa cho sinh viên đến từ những trường khác. Vì tuy tổng thể chương trình có thể khác nhưng vẫn có thể xét tương đương những môn liên quan, phần khối lượng kiến thức liên quan. Khối lượng kiến thức và kỹ năng tính theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS) chẳng hạn, có tham vọng kết nối tất cả các trường ở Châu Âu tham gia đăng ký vào khối này, tạo sự cơ động, kết nối “phẳng” giữa giảng viên, sinh viên của những trường đó, tạo điều kiện chuyển đổi tín chỉ (công nhận kết quả học tập giữa các trường) cho những văn bằng nằm trong hệ thống đó. Một mặt nào đó, thống nhất đơn vị tín chỉ này giống như thống nhất đồng tiền chung Châu Âu vậy. Tất nhiên là kinh tế và đặc thù văn hóa của mỗi nước vẫn khác nhau, đồng tiền chung Châu Âu là một phương tiện kết dính. ECTS cũng vậy, nó không có ý định so sánh, đánh đồng các trường tham gia vào cùng một hệ quy chiếu mà chỉ mong muốn kết nối được các trường với nhau, tạo được cộng hưởng tốt từ sự trao đổi học thuật, trao đổi

Page 100: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

100

giảng viên, sinh viên. Sinh viên đặc biệt có lợi vì mở rộng được kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm sống khi qua nhiều nước khác nhau. Việc thống nhất một hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu như vậy góp phần tạo nên một “thế giới phẳng” trong giáo dục đại học (hoặc đó cũng có thể là hệ quả của thế giới phẳng).

Khi xét theo đơn vị tín chỉ như vậy thì người ta xóa đi được những tranh luận về sự khác nhau trong triết lý đào tạo giữa các bậc học khác nhau, ranh giới khó vượt qua nhất cho việc học “liên thông” của sinh viên. Tất nhiên, tín chỉ không xóa hẳn được ranh giới đó nhưng nó là một cây cầu. Chỉ trong nước Mỹ, cách tính một đơn vị tín chỉ giữa các bang cũng khác nhau. Tuy vậy, khi xét cho sinh viên chuyển trường học tiếp hoặc chuyển từ cao đẳng lên đại học người ta chỉ cần so sánh cách tính một đơn vị tín chỉ mà không đặt trọng tâm vào việc triết lý và thứ bậc của trường kia như thế nào, vì việc đó, một phần lớn, đã thể hiện trong cách tính một tín chỉ (cách tính một tín chỉ có thể khá công phu và chi tiết, thể hiện nhiều mặt, xin tham khảo cách tính đơn vị tín chỉ của Châu âu).

Ở Châu Âu, việc liên thông giữa các bậc học vẫn có từ trước đến nay, tuy rằng mỗi nước có hệ thống giáo dục và các cách liên thông của những bậc học khác nhau. Việc tham gia vào tiến trình Bologna cùng với hệ thống ECTS của Châu Âu đang giúp việc liên thông giữa các bậc học và giữa các nước trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trước kia, để so sánh và liên thông giữa các bậc học (thể hiện qua hệ thống văn bằng) của các nước, thường thì Bộ trưởng Giáo dục của hai nước ký một thỏa ước song phương để công nhận tương đương các văn bằng và cho “liên thông” (ví dụ văn bằng DEA, DESS của Pháp được công nhận để làm tiến sĩ ở Đức và ngược lại văn bằng Diplom của Đức được công nhận để làm tiến sĩ ở Pháp). Ngày nay thì giữa các nước đã tham gia tiến trình Bologna và ECTS thì việc xét liên thông, học tiếp chỉ cần dựa trên số tín chỉ.

3. Kinh nghiệm liên thông dựa vào tín chỉ của trường ĐHHS

Trường ĐHHS đã thực hiện “liên thông” theo cách đánh giá tín chỉ với các trường nước ngoài. Trong hệ Kỹ thuật viên (KTV) của ĐHHS, các chương trình đồ họa và mạng máy tính được công nhận những tín chỉ tương đương với trường Lake Washington Technical College (LWTC) ở bang Washington, Mỹ và đã có sinh viên của hệ KTV Hoa Sen theo học tiếp lấy bằng cao đẳng của

Page 101: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

101

trường LWTC. Việc công nhận các tín chỉ tương đương này đã dựa trên việc đánh giá đề cương môn học, xem xét cách giảng dạy, thảo luận, dự giờ từ trường LWTC. Các chương trình đào tạo cử nhân của đối tác nước ngoài như của United Business Institute (UBI) của vương quốc Bỉ cũng công nhận các tín chỉ của hệ KTV Hoa Sen và nhận các học viên đã có bằng KTV Hoa Sen và kinh nghiệm làm việc để học tiếp 2 năm trong chương trình UBI lấy bằng cử nhân.

Việc liên thông ngang bậc dựa vào tín chỉ cũng được ĐHHS thực hiện với các trường nước ngoài như Curtin University và Deakin University của Úc. Sinh viên đang học tại ĐHHS cũng lấy các tín chỉ tương đương tại Suffolk University, Mỹ và quay lại hoàn tất văn bằng tại ĐHHS.

Tất cả các thỏa thuận liên thông và công nhận tín chỉ mà ĐHHS đã thực hiện với các trường nước ngoài đều dựa trên việc đánh giá tín chỉ, hoàn toàn không dựa trên bậc học. Việc sinh viên học bậc học nào không quan trọng mà quan trọng là số tín chỉ được tính như thế nào (bao nhiêu giờ học, giờ thực hành, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá, kiến thức, kỹ năng mà sinh viên có được thông qua môn học…). ĐHHS không khó khăn khi làm việc với các trường bạn trên phương diện này. Như trên đã nêu, việc đánh giá liên thông dựa trên tín chỉ đã xóa đi quan niệm cao thấp không vượt qua được giữa các bậc học. Các trường đối tác với ĐHHS đều là những trường có uy tín, kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ và cũng nằm trong một hệ thống thứ bậc giáo dục rõ ràng ở nước họ. Thế nhưng ĐHHS cũng ngạc nhiên thú vị thông qua kinh nghiệm làm việc với họ rằng việc đánh giá thực chất được “đầu ra”, có nghĩa là đánh giá được những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên có sau khi học, thông qua việc đánh giá từng tín chỉ mới là quan trọng, chứ họ không quan tâm nhiều đến bậc học. Tốt nghiệp ở bậc học cao hơn, ít nhất là từ bậc cử nhân trở xuống, có nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức, kỹ năng hơn, đo bằng lượng tín chỉ. Và từ bậc học thấp hơn (đo bằng số lượng tín chỉ ít hơn), thì đơn giản là sinh viên phải bổ sung thêm một khối lượng kiến thức, kỹ năng còn thiếu (đo bằng lượng tín chỉ cần bổ sung) để có một bằng cấp cao hơn. Việc liên thông từ các chương trình KTV (2 năm) của ĐHHS với các đại học ngoài nước trở nên dễ dàng nếu thực chất “đầu ra” được chứng minh qua tín chỉ.

Page 102: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

102

4. Kiến nghị

Như các phần trên đã nêu, vì xu hướng dựa trên tín chỉ đang phát triển rất mạnh ở các nước và việc tạo sự linh động trong học tập của sinh viên thông qua đó cũng rất lớn, trong đó có việc liên thông, nên việc liên thông từ các văn bằng của Việt Nam lên các văn bằng cao hơn của nước ngoài là rất dễ thực hiện về mặt nguyên tắc, có nghĩa là chỉ cần chứng minh được thực chất “đầu ra” của văn bằng đó. Việc liên thông của các văn bằng của nước ngoài lên các văn bằng cao hơn của Việt Nam lại gặp khó khăn (hiện tại chưa vượt qua được đối với bậc cao đẳng, cử nhân) vì yếu tố đánh giá “đầu vào” qua kỳ thi tuyển quốc gia. Xu thế chung là đánh giá theo hệ tín chỉ, mà hệ tín chỉ thì chỉ quan tâm đến “đầu ra”, đến thành quả cuối cùng của mỗi bậc học để xét học thêm bao nhiêu nữa để hoàn tất một bậc học cao hơn. Việc đánh giá như vậy là hợp lý và hợp xu thế hội nhập.

Chúng tôi kiến nghị cùng với việc đưa vào học chế tín chỉ ở Việt Nam thì việc xét liên thông từ các văn bằng bậc thấp hơn của các chương trình quốc tế (tú tài cộng 2 năm) lên các văn bằng bậc cao hơn của Việt Nam (cao đẳng, cử nhân) cũng dựa trên cách đánh giá tín chỉ. Làm như vậy sẽ tạo sự nhất quán trong việc đưa hệ thống tín chỉ vào Việt Nam, tạo sự linh hoạt, có lợi cho sinh viên và sự hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào nền giáo dục của thế giới.

Page 103: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

103

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC - LỊCH SỬ, VAI TRÒ VÀ

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trần Thị Thìn1 - Nguyễn Thị Hạnh2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh kinh tế, thị trường lao động rộng mở đòi hỏi người lao động được đào tạo ngày càng có trình độ cao hơn, rộng hơn, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Đào tạo liên thông (ĐTLT) là hình thức đào tạo đáp ứng cao nhất yêu cầu này.

Việt Nam đã phát triển các dạng tương tự của (ĐTLT) như hàm thụ, tại chức, vừa làm, vừa học... ĐTLT thực sự mới bắt đầu thí điểm 5 năm lại đây nên rất mới mẻ, còn nhiều hạn chế và trở ngại, vì thế tìm hiểu lịch sử, học hỏi kinh nghiệm của các nước, các trường để vận dụng linh hoạt vào nước ta vào từng trường một cách hợp lý là cần thiết.

ĐTLT và đào tạo theo tín chỉ thường song hành với nhau, trong đó đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện để thực hiện ĐTLT và ĐTLT dựa trên hệ thống tín chỉ mà người học đã tích lũy. Thực hiện bất cứ hình thức đào tạo nào cũng phải phù hợp với đối tượng, nhất là phương pháp dạy học (PPDH) biểu hiện rõ hơn sự năng động, sáng tạo, đúng kỹ thuật và đầy nghệ thuật của người thầy. Vậy cần vận dụng PPDH trong ĐTLT theo hệ thống tín chỉ như thế nào?

2. Đào tạo liên thông - vài nét lịch sử và vai trò

2.1. Vài nét lịch sử đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đào tạo liên thông

* Vài nét về lịch sử đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Tín chỉ, hệ thống tín chỉ (Credid system) là hệ đánh giá một cách định lượng kiến thức và kỹ năng của người học được người học nhận thức số tín chỉ phải giành được cho mỗi ngành.

1 TS, Phó bộ môn Tâm lý – Giáo dục học 2 TS, Khoa Tự nhiên

Page 104: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

104

- Hệ thống đào tạo theo HCTC đã xuất hiện khởi đầu từ trường ĐH Havard (USCS - US Credid System) cách đây hơn 100 năm. Hệ thống này đến nay đã được Canada, các nước Châu Mỹ Latinh, Nhật Bản, Philippines, Thailand, Indonesia, Nigeria, Lesoto áp dụng, nhằm dảm bảo quyền tự do học thuật, được học tập của sinh viên, có đặc điểm là tích lũy tín chỉ, tính theo số giờ lên lớp. Sinh viên học 4 năm với 15 tín chỉ/1 kọc kỳ

Năm 1987, ECTS (European Credit Transfer System) Châu Âu ra đời và đến 1997 các nước liên minh Châu Âu và Đông Âu áp dụng, có đặc điểm chuyển đổi tín chỉ, sinh viên học 3- 4 năm và 30 tín chỉ/ 1 kọc kỳ. Năm 1993, UCTS (University Credit TransFer System) của UMAP) - Hệ thống chuyển đổi các trường ĐH Châu Á - Thái Bình Dương mở ra ở các nước Australia, Brunei, Singapore, Cambodia, Nhật Bản, Mông Cổ, có đặc điểm chuyển đổi tín chỉ, sinh viên cần học 4 năm và 30 tín chỉ/1 kọc kỳ. Đầu thập niên 90 CATS (Credit Accummulation and TransFer System) Anh, rất phức tạp đã được sử dụng ở Vương Quốc Anh, có đặc điểm vừa chuyển đổi, vừa tích lũy tín chỉ. Sinh viên học 3 năm với 60 tín chỉ/1 kọc kỳ. Ba hệ thống này đều nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do và chuyển đổi học tập của sinh viên, được tính giờ lên lớp và ngoài lớp.

Hiện nay, ở Việt Nam phần lớn các trường bậc đại học (ĐH) đang thực hiện quy chế 25 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), để chuyển dần học chế đào tạo theo học phần kết hợp với niên học sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC).

Do thiếu quyết đoán của lãnh đạo các cấp, do cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, do giảng viên và sinh viên chưa chủ động, tích cực trong dạy và học, còn nhiều tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá... nên một số trường đào tạo theo HTTC không hoàn toàn thực hiện đúng nghĩa đào tạo theo HTTC.

* Vài nét về lịch sử đào tạo liên thông

- Do người học có nhu cầu muốn tiếp tục học lên mà không phải học lại những gì đã học nên nhiều quốc gia có chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người học theo hình thức ĐTLT.

Page 105: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

105

- Cùng với việc đào tạo theo tín chỉ, ĐTLT đã thực hiện khoảng 100 năm nay (từ năm 1896, Viện trưởng - Viện trưởng Đại học Chicago R. Harper đã chia chương trình đào tạo 4 năm ở đại học Chicago thành hai cấp gọi là 2 năm đầu (junior college) và 2 năm cuối (senior college) nhằm chuyển tiếp đào tạo.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở bậc ĐH các nước đã tiến hành ĐTLT như Anh, New Zealand, Australia, Hoa kỳ, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản… sinh viên học trường ĐH nhỏ 2 năm được công nhận tín chỉ và chuyển sang học tiếp các năm sau của trường đào tạo từ 4 năm trở lên cùng ngành hoặc khác ngành, để đạt văn bằng cao hơn.

- Ở Việt Nam, trước 1975, ở miền Bắc thực chất đã thực hiện ĐTLT để nâng cao trình độ cho người lao động theo các hình thức không chính quy, học tại chức, chuyên tu, thậm chí dưới dạng nhỏ hẹp học chuyên đề, tập huấn có cấp chứng chỉ… và có thể dùng chứng chỉ đó học chuyển tiếp, liên kết một chương trình đào tạo nào đó. Ở miền Nam, thời kỳ này, một số ĐH Quốc gia và trường cộng đồng đã ĐTLT thay cho liên kết, chuyển tiếp.

Năm 1993 - 1995 dạy học ở ĐH chia làm 2 giai đoạn. Chứng chỉ đại cương có thể liên thông làm điều kiện để thi chuyển giai đoạn 2 nhưng đến năm học 1998 -1999 thì xoá bỏ hẳn kỳ thi chuyển giai đoạn.

Năm 2004, Bộ GD&ĐT tổ chức thí điểm ĐTLT và đã được khẳng định trong Điều 6, 32, 35, 38, 41 của Luật Giáo dục - 2005.

Năm 2006 - 2007, nhiều trường đã tiến hành ĐTLT.

Năm 2008 nhiều trường ĐH thực hiện đào tạo theo HTTC và đang bàn luận tìm cách cải tiến đào tạo để có thể chấp nhận tín chỉ của nhau. Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho ĐTLT theo tín chỉ. Các trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên liên thông với các trường ĐH trong khu vực.

2.2. Vai trò của ĐTLT theo HTTC

ĐTLT là hình thức đào tạo nâng cao trình độ có tính chất tiếp nối bậc đào tạo thấp hơn trước đó, người học được chấp nhận kiến thức kỹ năng được ghi nhận bằng tín chỉ không cần học lại nội dung đã học, do vậy nó có vai trò rất quan trọng:

Page 106: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

106

- ĐTLT là hình thức đào tạo linh hoạt, tạo cơ hội cho người lao động được đào tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động của xã hội, phát triển xã hội học tập.

- ĐTLT theo hệ thống tín chỉ tiết kiệm được công sức, thời gian, kinh tế.

- ĐTLT giúp người học học tập suốt đời và giúp chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt, thích hợp với thị trường lao động rộng mở, năng động.

3. Vận dụng phương pháp dạy học trong ĐTLT theo HTTC.

3.1. Khái niệm và yêu cầu vận dụng

+ "PPDH là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung DH và chính nhờ vậy mà đạt được những mục tiêu dạy học" [1, trg 63]

+ Yêu cầu vận dụng:

PPDH phải phù hợp với nội dung dạy học. ĐTLT có nội dung có tính chuyển tiếp cao, đòi hỏi sử dụng phương pháp và tổ chức dạy học năng động.

PPDH phù hợp với trình độ, đặc điểm của người học. Trong ĐTLT, đối tượng có nhiều nhóm khác nhau. Người dạy phải phát huy vốn kinh nghiệm, kiến thức đã có của người học để họ chiếm lĩnh kiến thức mới.

PPDH phù hợp với phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Hiện nay phương tiện dạy học của phần lớn các trường còn đơn giản, truyền thống, tổ chức dạy học chủ yếu theo hình thức lớp - bài. Do vậy, cần đổi mới theo hướng kết hợp các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại và lồng các hình thức tự học, thảo luận nhóm ... vào hình thức học trên lớp.

3.2. Một số nhóm PPDH tích cực vận dụng trong ĐTLT theo HTTC.

Cần vận dụng tổ hợp phương pháp trong ĐTLT theo HTTC, đáng chú ý là nhóm PPDH tích cực, PPDH hợp tác, PPDH theo module...

* PPDH tích cực:

Page 107: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

107

- PPDH tích cực là nhóm các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp người học có cách học để chủ động tự học. Có ba tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do và tự giáo dục.

- Đặc trưng của PPDH tích cực:

+ Tổ chức các hành động của người học: người học tự giác hoạt động tự khám phá tri thức, gắn học với làm, hình thành kỹ năng, phát huy tiềm năng sáng tạo dưới sự tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên.

+ Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp tự học là cốt lõi của phương pháp dạy học và là mục tiêu của dạy học, là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Phương pháp tích cực giúp cho người học có kỹ năng và thói quen tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo hứng thú, động cơ học tập bên trong, nâng cao hiệu quả học tập, có thể ứng dụng rộng rãi và học suốt đời.

+ Tăng cường học cá thể và phối hợp với học tập hợp tác: mỗi người học nỗ lực trí tuệ lĩnh hội tri thức; theo đó mà có sự phân hóa về cường độ hoàn thành nhiệm vụ, tạo quan hệ hợp tác, học hỏi thầy và bạn, phát triển tình cảm tập thể, tình bạn.

+ Kết hợp đánh giá của giáo viêc và tự đánh giá của người học nhận định chính xác thực trạng. Người học năng động, sáng tạo, biết cách tự kiểm tra đánh giá để điều chỉnh cách học.

* PPDH theo module

- PPDH theo module là một tổ hợp phương pháp phức tạp và chuyên hóa theo hướng công nghệ dạy học. Module dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc theo cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học, trong đó chứa cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể trọn vẹn.

- Module dạy học có 4 đặc trưng:

+ Bao gồm một tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức cho một chủ đề trí dục được xác định rõ ràng.

Page 108: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

108

+ Được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học cụ thể có thể đo lường được.

+ Chứa đựng hệ thống chủ đề, chủ điểm (text) điều khiển quá trình dạy học, đảm bảo thống nhất hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra đánh giá để phân hóa con đường lĩnh hội tiếp theo.

+ Có khả năng thích nghi tốt với hệ dạy học phân hóa - cá thể hóa: người học có thể có nhiều con đường, cách thức khác nhau để chiếm lĩnh nội dung trí dục, bảo đảm cho người học tiến theo nhịp độ riêng, đi tới mục tiêu chung.

- Công cụ của Module: Bản hướng dẫn, giáo trình, phương tiện tương ứng và các test.

- Một số phương pháp vận dụng trong dạy học theo module như phương pháp nêu, giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận và phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan với nhiều loại test phục vụ mục đích khác nhau: test vào, test trước, test trung gian, test ra.

* PPDH hợp tác

- PPDH hợp tác là nhóm PPDH mở cho lớp, nhóm nhằm hoàn thành dự án trên cơ sở tự nguyện có sự phân công nhiệm vụ.

- Người học hoạt động tích cực, tự nguyện, bộc lộ năng lực, tính cách và được uốn nắn, phát triển ý thức cộng đồng trách nhiệm, ý thức tổ chức tập thể, khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội.

Phương pháp này được sử dụng có hiệu quả hơn trong hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, làm báo tường, dạy học một số môn học như âm nhạc, lao động...

- PPDH hợp tác có thể sử dụng một số PPDH cụ thể như nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm nhỏ, PPDH theo dự án, nêu - giải quyết vấn đề...

Trong các PPDH nêu trên, phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm nhỏ có tác dụng tạo nhu cầu nhận thức, kích thích tư duy của người học và tăng cường tương tác sư phạm.

+ Dạy học nêu - giải quyết vấn đề có cấu trúc gồm 3 bước như sau:

Page 109: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

109

(1). Nêu vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

a. Tạo tình huống có vấn đề

b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh

c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết

(2). Giải quyết vấn đề đặt ra

a. Đề xuất các giả thuyết

b. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

c. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

( 3). Kết luận

a. Thảo luận kết quả và đánh giá

b. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu

c. Phát biểu kết luận

d. Đề xuất vấn đề mới.

- Dạy học nêu - giải quyết vấn đề có 4 mức độ tích cực khác nhau ở người học:

+ Mứcđộ 1:

- Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề;

- Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên;

- Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của sinh viên.

+ Mức độ 2:

- Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để sinh viên tìm ra cách giải quyết vấn đề;

- Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề;

- Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá.

+ Mức độ 3:

Page 110: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

110

- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống;

- Sinh viên phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp;

- Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần;

- Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá.

+ Mức độ 4:

- Sinh viên tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết;

- Sinh viên giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả.

Giáo viên xây dựng các loại bài tập, sử dụng nhiều loại tình huống có vấn đề giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề, hình thành cách học, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ gồm các bước sau:

( 1). Làm việc chung cả lớp:

a. Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

b. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

(2). Làm việc theo nhóm:

a. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

b. Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi.

c. Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc nhóm.

(3). Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:

a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

b. Thảo luận chung

c. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

Page 111: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

111

Phương pháp này giúp hình thành kỹ năng học tập (phân tích, tổng hợp, tư duy phê phán, sáng tạo, kỹ năng ngôn ngữ ) và kỹ năng xã hội (lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, bày tỏ ý kiến của mình, ứng phó với các tình huống, vấn đề tranh luận, đánh giá ý kiến người khác... ) cho người học. Khi sử dụng phương pháp này cần chống việc gây ồn, khắc phục tình trạng không bình đẳng giữa các cá nhân, thiếu tự chủ trong nhận xét đánh giá...

4. Kết luận và kiến nghị:

ĐTLT theo HTTC là hình thức đào tạo mới nhưng sẽ phát triển tốc độ nhanh vì đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Để đạt hiệu quả đào tạo cao cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

* Nhà trường tổ chức biên soạn chương trình, quy định nội dung và tài liệu học tập mạng tính linh hoạt và liên thông

* Giáo viên cần nắm vững chương trình, nội dung; có trình độ chuyên môn, liên môn, trình độ nghiệp vụ; sáng tạo và nhạy cảm; vận dụng kết hợp các phương pháp, chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm mỗi phương pháp. Cần thiết kế và hoàn thiện dần hệ dạy học tối ưu hướng vào việc phân hoá - cá thể hoá: mềm hóa chương trình, khuyến khích tự chọn nội dung và thời gian học theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội.

* Kết hợp nhiều cách thức kiểm tra, đánh giá nhất là bằng trắc nghiệm khách quan, bài tập tự học, tự nghiên cứu, bài thu hoạch, bài thực hành, bài tập lớn...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS, (dự án dào tạo GV THCS), Nxb ĐHSP.

2. Bộ GD & ĐT, (2008), Quy định "Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học" Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 112: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

112

3. Nguyễn Hữu Châu - Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007) Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo GV trung học cơ sở theo chương trình mới, Bộ GD& ĐT, Dự án ĐT GV THCS, Hà Nội

4. Ngô Tấn Lực, Liên thông trong đào tạo đại học

5. Nhiều tác giả (2007), Đổi mới PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo (Kỷ yếu HTKH lần 2 Vun)

6. Các thông tin trên mạng Internet về đào tạo liên thông và đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường bậc Đại học...

Page 113: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

113

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO TÍN CHỈ MẤY VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA

Hà Hồng Vân1 - Nguyễn Trí Thành2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang

Mở đầu

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC), lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học (ĐH) Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo HTTC, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Ở nước ta có nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ: “Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo ĐH, cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)…”. Sau Nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI là các quyết định số 37/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020… Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo HTTC, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở ngoài nước. Bên cạnh đó, trường ĐH Bách khoa Tp.HCM và ĐH Cần Thơ đã triển khai đào tạo theo HTTC từ nhiều năm nay và đã đạt được kết quả nhất định. Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH và Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã mở ra một hướng đào tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

1 ThS, Hiệu trưởng 2 Trưởng phòng Đào tạo

Page 114: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

114

1. Những thuận lợi và khó khăn của đào tạo liên thông và đào tạo theo tín chỉ

1.1. Đào tạo liên thông

Mô hình đào tạo liên thông (ĐTLT) đã được Bộ GD&ĐT thí điểm thực hiện từ năm 2002, đến nay cả nước đã có khoảng hơn 36 trường ĐH và trên 51 trường CĐ được phép đào tạo liên thông. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, mô hình này vẫn chưa được tổng kết đánh giá hiệu quả, trong khi những bất cập được nêu ra thì nhiều vô kể.

Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác.

Quy định về đào tạo liên thông nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao.

• Đối tượng đào tạo liên thông

- Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc bằng tốt nghiệp CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ TC lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ TC lên trình độ ĐH, người có bằng tốt nghiệp TC phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

- Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ TC hoặc CĐ được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, vấn đề liên thông ở nước ta có một số khó khăn:

- Chương trình thiếu đồng bộ;

Page 115: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

115

- Không cập nhật thường xuyên;

- Nội dung chồng chéo;

- Không đảm bảo tính kế thừa liên thông;

- Mỗi trường có cơ chế tuyển sinh riêng do đó sinh viên muốn liên thông ở trường khác phải bổ sung kiến thức theo trường mình muốn liên thông. Quan trọng hơn là khâu tuyển sinh giống như 1 lần tuyển sinh nữa.

1.2. Đào tạo theo tín chỉ

Hệ thống chuyển đổi tín chỉ là một hệ thống được sử dụng cho tất cả các thành phần (hay môn học) của một chương trình học. Tất cả số lượng tín chỉ gộp lại sẽ giúp cho sinh viên có được bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hay một bằng cấp chuyên môn nào đó. Tín chỉ được sử dụng để đo lường khối lượng công việc của một sinh viên theo các hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như lên lớp nghe giảng, tham dự seminar, hoặc tự học... Các tiêu chí này quyết định các đặc trưng cụ thể của các hệ thống tín chỉ khác nhau trong những khoá học gần giống nhau trên thế giới.

• Thuận lợi khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ

- Việc chuyển đổi quy trình đào tạo theo niên chế sang HTTC là xu hướng chung của giáo dục ĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo, là một trong bảy bước đi quan trọng trong đổi mới giáo dục ĐH giai đoạn 2006-2020, đã được Chính phủ thể chế hóa bằng quyết định;

- Giúp sinh viên hình dung và định lượng ra tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình học tập của mình trong nhà trường;

- Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc học tập dựa vào năng lực và điều kiện của mình, làm chủ thời gian và công việc;

- Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp sinh viên không bị mất đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như việc học của họ bị gián đoạn;

- Giúp sinh viên có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống.

Page 116: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

116

Cũng cần nói thêm, học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

• Những khó khăn khi triển khai hệ thống tín chỉ

Đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo của nó là hướng đến sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học và nó yêu cầu sự nỗ lực học lớn hơn của cả giáo viên và sinh viên. Tuy nhiên, việc triển khai HTTC sẽ gặp rất nhiều khó khăn về phía những người trực tiếp thực hiện:

- Trước hết, đối với sinh viên, những người đến từ các trường phổ thông còn duy trì những khuôn mẫu cứng nhắc khi bước vào trường ĐH sẽ hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, HTTC tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời gian để làm quen (sinh viên phải tăng thời gian tự học, phải coi những giờ tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà là một phần của nội dung môn học, trong khi đó điểm đầu vào của sinh viên một số trường tương đối thấp).

- Chương trình đào tạo chưa hợp lý về cấu trúc vi mô, giới hạn thời gian cho từng khóa học;

- Các mô hình đào tạo liên thông giữa các chương trình, các trường trong nước và quốc tế đến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển mạnh. Chất lượng đào tạo hệ ĐH không chính quy còn có hạn chế. Một số bộ môn do quy mô đào tạo hàng năm lớn hơn nhiều so với trước đây, nên chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là giáo viên trẻ;

Page 117: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

117

- Chưa có số liệu thông tin phản hồi hoàn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chưa có khảo sát đáng kể nào để lấy ý kiến người học cho từng loại hình đào tạo, và do đó chưa có những đúc kết thực tiễn từ người dạy theo phương thức đào tạo đang hiện hành;

- Người học chưa quen với mô hình đào tạo này do điều kiện chủ quan và khách quan của các trường và do các dịch vụ phục vụ cho mô hình này chưa đáp ứng kịp với yêu cầu;

- Đội ngũ cố vấn học tập còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học;

- Nhiều trường đã xây dựng chuẩn mực chung về chương trình và đánh giá kiểm tra nhưng sự công khai hóa đến sinh viên còn hạn chế;

- Việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm.

- Đối với giảng viên phải có thời gian để đầu tư nhiều hơn vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác mà HTTC đòi hỏi (người thầy phải giảm bớt thời gian thuyết giảng, tăng thời gian thảo luận, làm bài tập, tăng thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà). Hơn nữa, HTTC làm cho mức độ tự do của giảng viên giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và lớp học xác định phân bố trong suốt cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời gian cho các hoạt động khác ở ngoài trường. Đồng thời việc đăng ký học phần cho học kỳ kế tiếp đòi hỏi phải có kịp thời kết quả đánh giá các học phần của kỳ trước, điều này cũng rất khó khăn với những trường có nhiều môn học phải thỉnh giảng;

- Về các tổ chức sinh hoạt tập thể trong cộng đồng sinh viên có hai loại lớp học: lớp khóa học gồm các sinh viên đăng ký vào học cùng ngành đào tạo ở năm đầu tiên, lớp học phần gồm các sinh viên cùng học một học phần. Lớp khóa học giữ cố định trong cả khóa học, nơi hình thành các tổ chức đoàn thể của sinh viên. Lớp học phần thường là tạm thời, nơi thông báo các thông tin về học tập và tổ chức các sinh hoạt học tập liên quan đến học phần. Sự cá thể hóa cao độ quá trình học tập sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt động tập thể

Page 118: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

118

và các phong trào chung như tổ chức Đoàn TN, Hội SV… đây chính là hạn chế đào tạo theo HTTC

- Số lượng giảng viên và cán bộ công nhân viên ít lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy cũng như trong công tác cố vấn học tập cũng sẽ là những hạn chế;

- Cán bộ làm công tác quản lý, nhất là quản lý đào tạo thì qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ gần như hoàn toàn mới lại chưa được huấn luyện.

2. Một số khuyến nghị

Để có thể đạt được một sự thay đổi trôi chảy và vững chắc từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và đào tạo liên thông, Bộ GD&ĐT cần cung cấp cho các trường:

- Một kế hoạch rõ ràng về các bước phải thực hiện.

- Một lộ trình chuyển đổi hợp lý để đạt được từng bước.

- Những nguồn lực cần thiết (tiền bạc, việc đào tạo những cán bộ chuyên trách, cơ sở hạ tầng và thiết bị)

- Cải cách việc đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học và tạo ra một hệ thống khích lệ thích hợp để đáp ứng mục tiêu giáo dục của Việt Nam cả trước mắt và lâu dài.

- Việc chuyển sang HTTC sẽ cho phép tiến đến xây dựng một chương trình đào tạo có thể so sánh được với các trường ĐH khác cũng đang áp dụng HTTC trên phạm vi quốc tế, điều này sẽ là thuận lợi rất lớn để đào tạo liên thông giữa các trường. Ở cấp độ căn bản nhất, điều này bao gồm:

a. Thống nhất về số tín chỉ và môn học tiêu chuẩn: những tín chỉ và môn học này sẽ có thể chuyển đổi được giữa các trường đại học trong nước, cũng như với các trường trong phạm vi quốc tế.

b. Các trường nên hợp tác nhau để xây dựng khung chương trình chung để tạo thuận lợi trong công tác liên thông đào tạo. Các trường ĐH lớn có nhiều kinh nghiệm nên hỗ trợ các trường mới thành lập về công tác này. Một chương trình đào tạo và cơ cấu tổ chức tập trung vào việc học tập.

Page 119: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

119

c. Đặt ra tiêu chuẩn đánh giá tương tự nhau để đảm bảo chuẩn kiến thức cho sinh viên giữa các trường, giúp sinh viên trường này có thể dễ dàng học liên thông ở trường kia.

d. Xây dựng một đội ngũ giáo viên vượt trội trong giảng dạy (qua đó củng cố uy tín của trường ĐH, CĐ và chất lượng đào tạo của nhà trường) và khen thưởng cho họ một cách tương xứng về mặt khối lượng công việc, thù lao và cơ hội thăng tiến. Các trường gần nhau nên trao đổi giảng viên để họ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp sư phạm, các buổi sinh hoạt chuyên đề với những người đang làm việc trong các lãnh vực khác nhau, nhằm nâng cao trình độ của giảng viên.

e. Kết hợp những viện nghiên cứu độc lập với các trường ĐH để tạo ra những trung tâm nghiên cứu nhằm giúp giảng viên và sinh viên gắn bó với cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Trao đổi cán bộ chuyên viên giữa các viện nghiên cứu và các trường ĐH với nhiệm kỳ hai năm. Giao nhiệm vụ cho cả các viện nghiên cứu và các trường ĐH phải nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị cho những vấn đề của Việt Nam và của thế giới. Khuyến khích các giải pháp và cách tiếp cận đa ngành thông qua việc thành lập những nhóm chuyên viên đa ngành tại các viện nghiên cứu và những lớp học có các dự án xuyên ngành ở các trường ĐH. Thúc đẩy các tập đoàn, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ liên hệ với trường ĐH trong những dự án liên kết nhằm giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra, cũng như tạo cơ hội thực tập cho sinh viên và mời các giảng viên đến trình bày một vấn đề nào đó.

f. Các trường có thể hợp tác mời chuyên gia quốc tế - những người có hiểu biết về Việt Nam và có kinh nghiệm sư phạm, để làm việc với các nhóm chuyên gia Việt Nam và đưa ra những tư vấn cụ thể trong từng bộ môn chuyên ngành, nhằm tạo một sự thống nhất khoa học về số môn học, tín chỉ và cơ chế liên thông. Thêm vào đó, các trường cũng có thể xem xét khả năng gửi các nhóm giảng viên và nhà quản lý ra nước ngoài để học tập về phương pháp, về việc quản lý và về những quan điểm triết lý quan trọng chi phối việc tổ chức một hệ thống giáo dục ĐH xuất sắc.

Page 120: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng về việc Ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng về việc Ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.

3. Chính phủ. Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam. TS. Nguyễn Kim Dung Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

5. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển năng lực cá nhân của người học. PGS.TS. Phan Quang Thế, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.

6. Chuyển sang học chế tín chỉ: cần thay đổi chương trình đào tạo và vai trò của giáo viên. Zjhra, Michelle; Bản dịch của TS. Phạm Thị Ly.

Page 121: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

121

PHẦN 2

Page 122: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

122

Page 123: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

123

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Nguyễn Vĩnh An1 Trường Đại học Cần Thơ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu nhân lực của xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và số lượng. Đáp ứng nhu cầu đó là một thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo. Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 10-12% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được tham gia đào tạo ở các trường đại học; số rất lớn còn lại sẽ học ở các trường cao đẳng, trung cấp hoặc tham gia lao động sản xuất không thông qua đào tạo. Và hàng năm các cơ sở đào tạo này sẽ cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề nhất định tùy theo cấp độ được đào tạo. Một bộ phận những người được đào tạo này có nhu cầu học tập nâng cao trình độ đã đặt ra nhiệm vụ mới là đào tạo liên thông mà đặc biệt là các cơ sở đào tạo bậc đại học.

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là trường trọng điểm trong khu vực, bên cạnh việc hỗ trợ công tác đào tạo cho các trường trong khu vực còn phải làm nhiệm vụ đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học nhằm vừa tận dụng nguồn lực của trường vừa tạo động lực phát triển cho các trường cao đẳng và đặc biệt là các trường cao đẳng cộng đồng. Năm 2006, trường ĐHCT đã đề nghị và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học 8 ngành đào tạo.

Để chuẩn bị cho công tác này, trường đã tiến hành gửi thư khảo sát hiện trạng đào tạo và dự kiến những ngành sẽ đào tạo của các trường cao đẳng trong khu vực để nắm bắt nhu cầu và khuynh hướng trong tương lai; mời tất cả các trường này trao đổi thống nhất chủ trương và nghiên cứu tất cả các chương trình đào tạo (CTĐT) mà các trường đang áp dụng. Các hội thảo tiếp tục được tổ chức để xây dựng CTĐT liên thông đối với những ngành đang được đào tạo tại các trường cao đẳng.

1 Trưởng phòng Đào tạo

Page 124: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

124

Việc xây dựng CTĐT liên thông khá phức tạp; do CTĐT bậc cao đẳng đang áp dụng ở các trường cao đẳng trong khu vực có sự chênh lệch đáng kể về khối lượng kiến thức (từ 159 đến 214 đơn vị học trình - ĐVHT). Mức độ chênh lệch này đã gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng CTĐT liên thông – làm thế nào có được một CTĐT chung dựa trên nền của các CTĐT rất khác nhau như vậy? Những nguyên tắc cơ bản sau đây đã được quán triệt khi xây dựng CTĐT liên thông:

CTĐT liên thông chú trọng trang bị cho sinh viên kiến thức về lý luận; cần được xây dựng theo hướng tăng cường những học phần tự chọn bắt buộc, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng tốt nhất những ưu thế của mình. Mặt bằng kiến thức của bậc đại học làm đích phải đạt; đảm bảo tính kế thừa kiến thức giữa 2 bậc học và không trùng lắp kiến thức đã học. Nguyên tắc này đã đặt ra cho các đơn vị quản lý đào tạo và các khoa nhiều công việc phải thực hiện: khoa quản lý ngành học và trường cao đẳng cần trao đổi cụ thể để so sánh mức độ chênh lệch về kiến thức giữa 2 bậc học; từ đó xác định khối lượng kiến thức cần được trang bị:

- Đối với kiến thức chung: khoa học cơ bản, khoa học Mác-Lênin, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất: sự chênh lệch sẽ được giải quyết ở 2,5 tháng bổ sung kiến thức cho sinh viên sau khi đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh (chỉ áp dụng đối với khóa tuyển sinh năm 2006, các năm sau không còn hình thức này). Môn Tin học đại cương không dạy lại phần căn bản, mà chỉ chú trọng phần ứng dụng vào chuyên ngành (tin học chuyên ngành).

- Đối với kiến thức chuyên ngành: phần lớn các học phần sử dụng chương trình của các ngành chính quy; khi cần thiết, sẽ thiết kế những học phần dạy riêng cho hệ liên thông, số lượng học phần thiết kế dạy riêng cho sinh viên liên thông tùy thuộc vào mức độ chênh lệch kiến thức giữa 2 bậc học của một ngành học cụ thể.

Với những nguyên tắc đó, CTĐT cho hệ liên thông đã được thiết kế cho năm 2006 với khối luợng ĐVHT dao động từ 74 đến 102 ĐVHT và cần phải học bổ sung kiến thức từ 15 đến 25 ĐVHT (xem Bảng 1).

Bảng 1: CTĐT liên thông năm 2006

Page 125: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

125

TT Ngành

Kiến thức

bổ sung

Kiến thức

chính khóa

1 Công nghệ thực phẩm 18 ĐVHT 89 ĐVHT

2 Nuôi trồng thủy sản 15 ĐVHT 80 ĐVHT

3 Tin học 18 ĐVHT 99 ĐVHT

4 Kế toán 25 ĐVHT 93 ĐVHT

5 Chăn nuôi 18 ĐVHT 74 ĐVHT

6 Tài chính - Ngân hàng 25 ĐVHT 95 ĐVHT

7 Quản trị kinh doanh 25 ĐVHT 94 ĐVHT

8 Kỹ thuật điện 17 ĐVHT 102 ĐVHT

Từ năm 2007, trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ (TC), CTĐT của tất cả các ngành, hệ đào tạo được xây dựng lại, đơn vị đo lường khối lượng kiến thức tính bằng TC, và không còn hình thức bổ sung kiến thức sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh liên thông (xem Bảng 2).

Bảng 2: CTĐT liên thông từ năm 2007

TT Ngành

Kiến thức toàn khóa học

Thời gian

thiết kế

1 Công nghệ thực phẩm 55 TC 1,5 năm

2 Nuôi trồng thủy sản 54 TC 1,5 năm

3 Tin học 53 TC 1,5 năm

4 Chăn nuôi 55 TC 1,5 năm

5 Kế toán 68 TC 2,0 năm

Page 126: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

126

6 Tài chính - Ngân hàng 68 TC 2,0 năm

7 Quản trị kinh doanh 68 TC 2,0 năm

8 Kỹ thuật điện 70 TC 2,0 năm

Việc đào tạo liên thông của trường được áp dụng theo hình thức đào tạo chính qui, tập trung. Phương thức tổ chức đào tạo theo học chế TC đã tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh viên trúng tuyển vào ngành có số lượng ít vẫn có thể tham gia học tập hoàn thành khóa học.

Về quy chế đào tạo, trong 2 năm 2006 và 2007, trường áp dụng Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ban hành kèm theo Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05.12.2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2008, được thay thế bằng Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13.02.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tình hình tổ chức tuyển sinh những năm qua:

Năm 2006: chỉ tiêu 260 và tuyển được 4 ngành với số liệu ở Bảng 3.

Bảng 3: Thống kê số liệu tuyển sinh liên thông năm 2006

TT Ngành Dự thi Trúng tuyển

Ghi chú

1 Công nghệ thực phẩm 42 37

2 Nuôi trồng thủy sản 20 20

3 Tin học 31 23

4 Kế toán 6 5

Tổng 99 85

Page 127: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

127

Đến thời điểm hiện tại, sinh viên đào tạo liên thông khóa năm 2006 đã tốt nghiệp và đạt tỉ lệ xấp xỉ 90%.

Năm 2007: chỉ tiêu 150 và tuyển được 6 ngành với số liệu ở Bảng 4.

Bảng 4: Thống kê số liệu tuyển sinh liên thông năm 2007

TT Ngành Dự thi Trúng tuyển

Ghi chú

1 Công nghệ thực phẩm 22 22

2 Nuôi trồng thủy sản 41 41

3 Tin học 53 41

4 Kế toán 7 7

5 Quản trị kinh doanh 1 1

6 Kỹ thuật Điện 3 1

Tổng 127 113

Năm 2008: chỉ tiêu 150 và tuyển đủ 8 ngành với số liệu ở Bảng 5.

Bảng 5: Thống kê số liệu tuyển sinh liên thông năm 2008

TT Ngành Dự thi Trúng tuyển

Ghi chú

1 Chăn nuôi 5 5

2 Công nghệ thông tin 62 48

3 Công nghệ thực phẩm 59 48

4 Kế toán 40 39

5 Kỹ thuật Điện 7 1

Page 128: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

128

6 Nuôi trồng thủy sản 89 62

7 Quản trị kinh doanh 6 3

8 Tài chính - Ngân hàng 16 15

Tổng 284 221

Nhìn vào thực trạng công tác đào tạo liên thông của trường trong những năm qua, có thể nhận định như sau:

1. Tỉ lệ thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh hệ đào tạo liên thông hàng năm khá cao, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu tuyển sinh của trường ở 2 năm 2006 và 2007; một số ngành mặc dù có sinh viên tốt nghiệp ở các trường cao đẳng nhưng vẫn có ít thí sinh đăng ký dự thi. Điều đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về nguồn tuyển hàng năm như: điều kiện phải học tập ở xa nơi sinh sống (trước đây học cao đẳng ở tỉnh nhà) tạo ra sự ngán ngại tiếp tục học tập nâng cao; không nắm bắt thông tin tuyển sinh; đã có việc làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng lo ngại đi học tiếp sẽ bị mất việc; cần phải đi làm ngay giải quyết mưu cầu cuộc sống…

2. Giảng viên có nhận xét tốt về khả năng học tập các học phần chuyên ngành của sinh viên liên thông so với sinh viên bình thường. Tỉ lệ tốt nghiệp của hệ đào tạo liên thông khá cao, cho thấy sinh viên thích ứng được với CTĐT liên thông của trường.

3. Phương thức đào tạo tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo sinh viên liên thông.

* Đề nghị với Bộ chủ quản:

Để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của công tác đào tạo liên thông tại các cơ sở đào tạo, trường kiến nghị với Bộ như sau:

- Cho phép các trường được tự chủ tuyển sinh và đào tạo liên thông như Quy chế đào tạo bằng 2. Nghĩa là cho phép trường đào tạo đối với tất cả các ngành mà trường đang được phép đào tạo hệ chính quy và có sinh viên tốt nghiệp 2 khóa (không cần phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay).

Page 129: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

129

Bởi vì, có thực hiện như vậy mới vừa tận dụng nguồn sẵn có của Trường vừa đáp ứng kịp nhu cầu của người học trong từng giai đoạn nhất định.

- Quy chế đào tạo liên thông cần có chính sách tuyển thẳng đối với những học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên đầu tư học tập tốt và sẽ là động lực giúp nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cung cấp nguồn cho tuyển sinh liên thông.

Page 130: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

130

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐH QUỐC GIA TP. HCM

Lê Khắc Cường1 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM

1. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu thí điểm đào tạo liên thông (continuing education). Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định: “Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác”. Sau 8 năm thí điểm, hiện có khoảng trên 100 trường CĐ, ĐH trong cả nước thực hiện việc đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) lên CĐ/ĐH hoặc CĐ lên ĐH.

Có người cho rằng đây là một “con đường vòng” để đạt mục đích có học vấn và/hoặc tay nghề cao hơn, tránh đối mặt với “chông gai thử thách” do không đủ năng lực đi theo con đường thẳng từ trung học phổ thông lên ĐH vì chỉ tiêu tuyển sinh thường chỉ bằng 1/8 đến 1/4 so với số thí sinh có nhu cầu vào ĐH2. Có lẽ nên quan niệm liên thông như là những bước đi kế tiếp nhau trong lộ trình học tập của một con người, để tránh cho người học tâm lý tự ti, thua kém người khác vì đi đường vòng. Cách quan niệm như vậy cũng đúng hơn với thực tế đào tạo trên thế giới. Nhiều nước, nhiếu trường có hình thức ghi danh, xét tuyển thay vì thi tuyển nhưng vẫn có hình thức đào tạo liên thông.

Có nhiều phương thức để đạt được một trình độ học vấn nào đó phụ thuộc vào năng lực tư duy, khả năng kinh tế, và cả ý muốn của từng cá nhân. Người có năng lực vừa phải thường chọn con đường chậm mà chắc: từ trung học phổ thông/trung học cơ sở > TCCN > CĐ > ĐH. Con đường này vẫn là con đường

1 TS, Trưởng phòng Đào tạo 2 Xem Đặng Quỳnh Nga, Vấn đề đào tạo liên thông trong giai đoạn hiện nay, http://www.cdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Dao%20tao%20lien%20thong.doc.

Page 131: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

131

thẳng nhưng chậm hơn vì trong hành trình có những lúc tạm dừng do quy định1 hay do thủ tục kéo dài, người học phải chờ đợi các khoá học… Người có hoàn cảnh khó khăn chọn hình thức đi từng bước để có thể trang trải chi phí học tập bằng những công việc thời vụ hoặc lâu dài chen vào quá trình học tập. Có người muốn, chẳng hạn sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, TCCN hoặc CĐ, đi làm một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, để xem mình thiếu gì, cần gì về kiến thức và/hoặc tay nghề trước khi bước vào môi trường ĐH.

2. Ở các nước phát triển, việc nâng cao trình độ để thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, cũng như thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời bằng nhiều hình thức bên cạnh hình thức “full time” là hết sức phổ biến. Lướt qua trang chủ của website Trường ĐH Columbia (School for Continuing Education) đã thấy bao nhiêu là chương trình cho nhiều đối tượng khác nhau2. Do còn hạn chế về nguồn lực, nhất là nhân lực và cơ sở vật chất, một số trường ĐH, CĐ của Việt Nam chưa đủ sức để tổ chức nhiều chương trình đa dạng và phong phú như thế. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nỗ lực của giới ĐH nhằm chuyển đổi để phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế, nhất là các trường tại các trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHKHXH&NV – ĐHQG TPHCM), hoạt động đào tạo liên thông (trước đây được gọi là hệ hoàn thiện, hệ hoàn chỉnh kiến thức) được bắt đầu từ năm 2005. Nhận thấy nhu cầu hoàn chỉnh bậc ĐH ngành tiếng Anh là rất lớn, nhất là của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh bậc phổ thông cơ sở, được sự cho phép của ĐHQG TPHCM, trường đã mở thí điểm đào tạo liên thông từ bậc CĐ lên ĐH ngành Ngữ văn Anh (Tiếng Anh) với khoá đầu tiên với 161 sinh viên, 1 Nhân đây, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định “Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển; Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển” vì không cần thiết. 2 Để thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động, từ năm học 1998-1999, Trường mở chương trình đào tạo song ngữ Nga-Anh. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo với thời gian 5 năm, sinh viên được nhận cùng lúc 2 bằng: bằng đại học tiếng Nga và bằng cao đẳng tiếng Anh. Sinh viên có thể tiếp tục học liên thông từ 1,5 – 2 năm để lấy tiếp bằng đại học tiếng Anh.

Page 132: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

132

trong đó có cả những sinh viên của chương trình đào tạo Song ngữ Nga – Anh của trường1. Đến nay đã có 4 khoá, với trên 700 sinh viên, trung bình 176 sinh viên/khoá. Chương trình đào tạo được thiết kế trong 3 học kỳ (1,5 năm) gồm 79 tín chỉ thuộc 2 khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương (12 tín chỉ) và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (67 tín chỉ). Số học phần bắt buộc là 50 tín chỉ, số học phần tự chọn: 13 tín chỉ, thi cuối khoá: 4 tín chỉ. Như vậy chương trình này bằng khoảng 50% thời lượng của chương trình đào tạo bậc ĐH theo hệ niên chế của trường trước đâyi. Để được công nhận tốt nghiệp, sinh viên phải tích luỹ tối thiểu 75 tín chỉ, dự thi cuối khoá (tương đương 4 tín chỉ) và thi đạt môn chính trị. Ngoài ra, sinh viên còn tự tích luỹ chứng chỉ tin học đại cương và chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai trình độ theo quy định của ĐHQGTPHCM. Sinh viên học theo hình thức tập trung vào các buổi tối trong tuần.

Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm, tháng 12/2008, ĐHQG TPHCM cho phép trường tiếp tục đào tạo ngành này và hai ngành mới là Thư viện – Thông tin và Văn hoá học, cũng theo hình thức liên thông từ CĐ lên ĐH. Hai ngành nữa đang được xem xét là Ngữ văn Pháp (Tiếng Pháp) và Lưu trữ học. Chương trình đào tạo theo hình thức liên thông của các ngành đều có so sánh, cân nhắc so với chương trình đào tạo bậc CĐ của các trường có ngành học/nhóm ngành học có liên quan. Nguyên tắc là không dạy lại những kiến thức mà sinh viên đã học trong chương trình CĐ. Trường cũng đang cân nhắc việc có nên tiếp tục thực hiện việc thi tốt nghiệp như hiện nay, hay hoàn toàn theo quy chế của học chế tín chỉ: tích luỹ đủ tín chỉ thì tốt nghiệp. Một điểm mới là, trước đây, đào tạo liên thông ngành Ngữ văn Anh chỉ tổ chức tại trường thì dự kiến trong năm 2009, ở cả 3 ngành, trường sẽ liên kết với một số tỉnh, thành như Nha Trang, Huế… để đào tạo theo nhu cầu địa phương.

Do chỉ mới đào tạo một ngành, lại chưa liên kết với trường khác trong đào tạo liên thông, nên chúng tôi chưa gặp phải những khó khăn như kiểu chương trình đào tạo, quy trình đào tạo… mỗi trường một phách khó tương thích mà dư luận đã nêu. Chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh bậc CĐ, tuỳ theo loại hình trường, cũng có những khác biệt nhất định. Có trường thiên về sư phạm, có trường chủ yếu hướng theo lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng, du lịch, biên phiên 1 Hiện trường đang rà soát chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ và giảm xuống còn 140 tín chỉ, không kể Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất.

Page 133: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

133

dịch… Tuy nhiên do đều là chương trình đào tạo tiếng nước ngoài nên chủ yếu vẫn xoay quanh việc nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình cho tương thích với từng đối tượng do vậy cũng không quá phức tạp.

Page 134: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

134

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG LÊN ĐẠI HỌC CHO BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ

Đỗ Văn Dũng1 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, cả nước có khoảng 100 trường đào tạo 48 nghề bậc Cao đẳng nghề (CĐN). Một số trường đã có sinh viên tốt nghiệp hệ CĐN. Theo ông Trần Trung Dũng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, học viên học hệ CĐN đều có nhu cầu học liên thông lên đại học (ĐH), tuy nhiên nhu cầu chính đáng này của nhiều học viên lại đang bị cản trở vì chưa có quy chế liên thông cho bậc học này. Chính điều này cũng khiến các trường CĐN khó tuyển học viên mặc dù điều kiện xét tuyển khá dễ dàng.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với các trường dạy nghề trong doanh nghiệp vào tháng 12/2008 cũng đã nhấn mạnh công việc trọng tâm trong năm nay là phải gấp rút xây dựng các chương trình liên thông cho bậc CĐN.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, nhằm tạo điều kiện cho người học các chương trình CĐN có cơ hội học tập nâng cao, ngay từ giữa năm 2008, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) TP.HCM đã xúc tiến việc xây dựng chương trình liên thông lên ĐH cho 10 ngành học hệ CĐN, bao gồm: Công nghệ chế tạo máy, công nghệ cơ điện tử, công nghệ may, công nghệ ô tô, công nghệ nhiệt điện lạnh, công nghệ điện tử viễn thông, điện công nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ xây dựng và công nghệ hóa học.

Trong bài viết này, tác giả chủ yếu trình bày những vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình liên thông lên ĐH cho bậc CĐN với ví dụ cho ngành công nghệ ô tô.

1 PGS.TS, Phó Hiệu trưởng

Page 135: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

135

2. Các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng chương trình

Ở các nước, các trường ĐH thường không xây dựng chương trình liên thông cho bậc CĐN mà chỉ thường chỉ có một chương trình đào tạo chung với các chuẩn đầu ra được xây dựng kỹ lưỡng. Các trường ĐH sẽ thương lượng với cơ sở đào tạo CĐN về các tín chỉ được công nhận theo các kiểu khác nhau thông qua việc ký kết các thỏa thuận. Thỏa thuận về công nhận tín chỉ sẽ chỉ rõ lượng và loại tín chỉ được công nhận tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường. Chuẩn đầu vào ĐH như nhau không phân biệt giữa học sinh tốt nghiệp phổ thông và sinh viên tốt nghiệp CĐN. Sinh viên hệ CĐN sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn tùy thuộc vào số tín chỉ được miễn. Thường thì số tín chỉ được công nhận không nhiều và tùy thuộc vào chất lượng và chương trình đào tạo của từng trường. Số sinh viên CĐN theo học các chương trình ĐH ở Úc cũng chiếm tỷ lệ khá nhỏ, khoảng 7%. Một điểm thuận lợi lớn ở các nước là chương trình đào tạo các bậc học đều được xây dựng dưới dạng tín chỉ nên rất dễ xem xét công nhận. Ngay cả học sinh phổ thông trung học ở Mỹ và ở Úc hiện nay cũng có thể đăng ký học trước một số tín chỉ được công nhận để thời gian học ĐH ít đi.

Ở nước ta, do đặc thù đào tạo và chất lượng sinh viên đầu vào từ bậc CĐN không cao nên phương án chỉ có một chương trình đào tạo ĐH và chuẩn đầu vào chung là không khả thi vì như vậy sẽ khó thu hút sinh viên thi vào ĐH chính quy. Vì vậy, việc xây dựng một chương trình liên thông lên ĐH riêng cho bậc học này là sự chọn lựa phù hợp.

Chương trình liên thông cho bậc CĐN của trường ĐH SPKT TP.HCM được thiết kế dựa vào các nguyên tắc sau:

Chương trình liên thông cho bậc CĐN phải đảm bảo chuẩn đầu ra và chất lượng đào tạo của kỹ sư ngành công nghệ ô tô.

Nội dung đào tạo đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống và đặc biệt là phải phù hợp với trình độ đầu vào khác nhau theo đặc điểm địa lý của người tốt nghiệp bậc CĐN.

Chương trình được xây dựng theo học chế tín chỉ.

Thời gian đào tạo trong 2 năm và có thể kéo dài tùy thuộc vào khả năng và điều kiện học tập của người học.

Page 136: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

136

3. Khó khăn và thuận lợi khi xây dựng chương trình

- Khó khăn:

• Chưa có chủ trương và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo phép liên thông giữa CĐN với ĐH.

• Chương trình khung đào tạo các ngành nghề trên cả nước chưa có sự thống nhất chung, chưa do một cơ quan quản lý giáo dục cấp quốc gia tổ chức thiết kế, thay đổi và chịu trách nhiệm.

• Chưa có chuẩn cấp quốc gia (national qualification standard) về các trình độ đào tạo từ công nhân đến tiến sỹ.

• Chưa có chuẩn đầu ra cho các bậc học.

• Chương trình CĐN khi xây dựng chưa chú ý đến tính liên thông.

• Sinh viên bậc CĐN hầu như không học các môn khoa học cơ bản.

• Các môn cơ sở ngành ô tô như Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật nhiệt cũng được tích hợp phần khoa học cơ bản vào trong môn học. Như vậy, kiến thức sinh viên nhận được về khoa học cơ bản như Toán cao cấp, Lý, Hóa rất rời rạc và không thể được công nhận khi học lên ĐH.

• Phần chuyên ngành của chương trình CĐ bao gồm các module tích hợp lý thuyết và thực hành, với thời gian học thực hành chiếm đến 2/3. Tuy vậy, nếu xem xét kỹ đề cương chi tiết các môn học, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều kiến thức và kỹ năng khá lạc hậu vẫn còn đưa vào trong khi có rất ít kiến thức mới. Việc xem xét công nhận các module này tương đương với các 27 tín chỉ thực hành của chương trình đào tạo bậc ĐH (xem phụ lục) gặp nhiều khó khăn vì sinh viên bậc CĐN tuy học nhiều nhưng kỹ năng nghề không cao và không được cập nhật các công nghệ hiện đại. Hơn nữa, 27 tín chỉ thực hành trong chương trình đào tạo ĐH không chỉ đơn thuần cung cấp kỹ năng nghề cho sinh viên mà còn giúp hình thành tư duy kỹ thuật cũng như phương pháp thí nghiệm.

- Thuận lợi:

• Được sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ.

• Được sự ủng hộ của các trường CĐN và người học.

Page 137: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

137

• Các chương trình đào tạo của trường ĐHSPKT được xây dựng theo hướng công nghệ và đã có chuẩn đầu ra.

• Trường được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình cho khối ngành công nghệ nên đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình.

• Trường là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng chương trình liên thông cho bậc công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp.

• Trường có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề.

• Sự phối hợp và mối quan hệ giữa trường với các trường CĐN khá tốt.

4. Kết quả:

10 chương trình đào tạo liên thông cho bậc CĐN đã được thiết kế hoàn chỉnh với khung dưới đây:

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (ĐVHT)

Cấp

đào tạo

Thời gian

đào tạo

Khối lượng

kiến thức toàn khóa

(ĐVHT)

Kiến thức giáo dục đại cương

(ĐVHT)

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Thực tập và

thi tốt nghiệp

(ĐVHT)

Liên thông cho CĐN

2 năm 101 45 56 14 23 19

So với chương trình liên thông cho CĐ kỹ thuật, chương trình liên thông cho CĐN có thời gian đào tạo dài hơn 0,5 năm vì có ít kiến thức được công nhận. Hầu như sinh viên phải học hết phần kiến thức đại cương của chương trình đào tạo chính quy. Ngành công nghệ ô tô có phần thực tập cũng được bố trí 12 tín chỉ nhằm cập nhật các kỹ năng mới. Như vậy, số tín chỉ được công nhận tương đương là 15. Một số môn học cơ sở ngành cũng được giảm.

Page 138: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

138

5. Kết luận

Sau một thời gian làm việc tích cực, trường ĐHSPKT TP.HCM đã xây dựng xong 10 chương trình đào tạo liên thông cho bậc CĐN. Trong thời gian tới, trường sẽ tổ chức hội thảo góp ý cho các chương trình này. Đây là cơ sở để trường có một chương trình hoàn chỉnh nhằm trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai nhằm tạo điều kiện cho người học bậc CĐN có điều kiện học nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ cũng như nhu cầu của người học.

PHỤ LỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

1. CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG NGHỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ (DO TỔNG CỤC DẠY NGHỀ BAN HÀNH)

Thời gian học lý thuyết: 1110h; Thời gian học thực hành: 2190h.

1.1. DANH MỤC MÔN HỌC, MODULE ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ

PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC,

MODULE ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, module (giờ)

Trong đó

MH,

Tên môn học, mô đun Năm học

Học kỳ

Tổng số

LT TH

I Các môn học chung 450 450

MH 01 Chính trị 2 III 90 90

MH 02 Pháp luật 2 III 30 30

MH 03 Giáo dục thể chất 1 I 60 60

MH 04 Giáo dục quốc phòng 1 I 75 75

Page 139: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

139

MH 05 Tin học 2 IV 75 75

MH 06 Ngoại ngữ 1 I, II 120 120

II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

540 420 120

MH 07 Điện kỹ thuật 1 II 45 45

MH 08 Điện tử cơ bản 1 II 45 45

MH 09 Cơ kỹ thuật 1 I 60 60

MH 10 Vật liệu cơ khí 1 I 30 30

MH 11 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

1 II 30 30

MH 12 Vẽ kỹ thuật 1 I 45 45

MH 13 An toàn lao động 2 III 15 15

MĐ 14 Thực hành nguội cơ bản 1 I 80 80

MĐ 15 Thực hành hàn cơ bản 1 I 40 40

MH 16 Công nghệ khí nén - thuỷ lực ứng dụng

3 V 30 30

MH 17 Nhiệt kỹ thuật 3 V 45 45

MH 18 Vẽ AutoCAD 3 V 45 45

MH 19 Tổ chức quản lý sản xuất 3 V 30 30

Page 140: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

140

II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2100 480 1620

MĐ 20 Kỹ thuật chung về ô tô 1 I 70 30 40

MĐ 21 Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền

1 II 205 45 160

MĐ 22 Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí

1 II 95 15 80

MĐ 23 Sửa chữa - BD hệ thống bôi trơn và làm mát

2 III 95 15 80

MĐ 24 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

2 III 150 30 120

MĐ 25 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

2 III 190 30 160

MĐ 26 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa

2 III 150 30 120

MĐ 27 Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị điện ô tô

2 IV 150 30 120

MĐ 28 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống truyền động

2 IV 245 45 200

MĐ 29 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống di chuyển

2 IV 95 15 80

MĐ 30 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái

2 IV 55 15 40

MĐ 31 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh

2 IV 110 30 80

Page 141: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

141

MĐ 32 Chẩn đoán ô tô 3 VI 105 45 60

MĐ 33 Sửa chữa - BD hệ thống phun xăng điện tử

3 VI 165 45 120

MĐ 34 Sửa chữa - BD bơm cao áp điều khiển bằng điện tử

3 VI 110 30 80

MĐ 35 Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô

3 VI 110 30 80

Tổng cộng 3090 1350 1740

1.2 MÔN HỌC, MODULE ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học,

module (giờ)

Trong đó

Mã MH,

Tên môn học, module

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn) Năm học Học kỳ

Tổng số Giờ

LT Giờ TH

MĐ 36 Thực hành mạch điện cơ bản 1 II 40 40

MĐ 37 Sửa chữa - bảo dưỡng mô tô - xe máy

2 III 125 45 80

MĐ 38 Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa ô tô

2 IV 35 15 20

MĐ 39 Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

2 III 70 30 40

MĐ 40 Kỹ thuật kiểm định ô tô 2 IV 70 30 40

Page 142: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

142

MĐ 41 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống điều khiển bằng khí nén

3 VI 110 30 80

MĐ 42 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh ABS

3 V 110 30 80

MĐ 43 Sửa chữa - bảo dưỡng hộp số tự động ô tô

3 VI 100 30 70

Tổng cộng: 660 210 450

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

(ĐÀO TẠO CỬ NHÂN 3 năm)

2.1. Chuẩn đầu ra của cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ ô tô gồm:

a. Tư tưởng chính trị

• Cử nhân cao đẳng Công nghệ ô tô có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân và có đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

• Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Công nghệ ô tô. Có lòng tự hào nghề và yêu nghề.

• Có tác phong công nghiệp.

b. Kiến thức:

• Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt để có được nhận thức đúng đắn về cộng đồng và xã hội.

• Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa.

Page 143: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

143

• Có những kiến thức cần thiết về Ngoại ngữ, để tiếp cận được các thông tin về xã hội, kỹ thuật và ngành Công nghệ ô tô.

• Có những kiến thức về cơ sở liên ngành, cơ sở ngành tốt để tạo điều kiện tốt cho việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ ô tô.

• Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghệ ô tô.

c. Kỹ năng làm việc:

• Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Công nghệ ô tô: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô- máy động lực, lắp ráp ô tô-máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng…

• Kỹ năng về chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống của ô tô- máy động lực và các lĩnh vực liên quan.

• Kỹ năng lái xe cơ bản.

• Kỹ năng làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo. Kỹ năng phát hiện và giải đáp các vấn đề thuộc lĩnh vực ô tô- máy động lực.

• Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo.

• Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng viết báo cáo kỹ thuật.

• Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc và hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ ô tô.

• Sử dụng được các phần mềm vi tính văn phòng, mô phỏng, ứng dụng trong kỹ thuật: Microsoft Office, CAD, Matlab,...

d. Nơi làm việc:

Sau khi tốt nghiệp những cử nhân cao đẳng công nghệ ô tô có thể thích ứng nhanh và đảm nhiệm các công việc đúng chuyên ngành đào tạo tại:

• Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực.

• Các cơ sở sửa chữa ô tô - máy động lực.

• Các trạm đăng kiểm ô tô.

Page 144: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

144

• Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô - máy động lực.

• Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng...

e. Học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, những cử nhân cao đẳng công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có khả năng:

• Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

• Tiếp tục học ở trình độ đại học.

2.2. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng - Ngành Công nghệ ô tô

2.3. Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (ĐVHT)

Cấp

đào tạo

Thời gian đào tạo

Khối lượng

kiến thức toàn khóa

(ĐVHT)

Kiến thức giáo dục đại cương

(ĐVHT)

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Thực tập và

thi tốt nghiệp

(ĐVHT)

Cao đẳng

3 năm 141 46 60 39 21 35

2.4 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

3.1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 10

1. Những ng.lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

Page 145: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

145

3. Đường lối CM của Đảng CSVN 3

3.1.2 Toán và khoa học tự nhiên 26

1. Toán cao cấp A1 (CĐ) 5

2. Hoá đại cương A1 (CĐ) 3

3. Vật lý đại cương A1 (CĐ) 4

4. Toán cao cấp A2 (CĐ) 3

5. Thí nghiệm Vật lý đại cương 1

6. Toán cao cấp A3 (CĐ) 3

7. Vật lý đại cương A2 (CĐ) 2

8. Nhập môn tin học 5

3.1.3 Ngoại ngữ 10

1. Anh văn 1 (CĐ) 4

2. Anh văn 2 (CĐ) 4

3. Anh văn chuyên ngành CKĐ (CĐ) 2

3.1.4 Giáo dục thể chất và quốc phòng 3

1. Giáo dục thể chất 1 1

2. Giáo dục thể chất 2 1

3. Giáo dục thể chất 3 (CĐ) 1

4. Giáo dục quốc phòng 165 tiết

1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành

Page 146: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

146

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1. An toàn LĐ và Môi trường công nghiệp (CĐ)

2

2. Hình họa - Vẽ kỹ thuật (CĐ) 4

3. Cơ lý thuyết (CĐ) 4

4. Kỹ thuật điện (CĐ) 3

5. AutoCad 2

6. Cơ học lưu chất ứng dụng 3

7. Kỹ thuật nhiệt (CĐ) 2

8. Dung sai kỹ thuật đo (CĐ) 2

9. Vật liệu học 3

10. Kỹ thuật điện tử (CĐ) 3

11. TN đo lường cơ khí (CĐ) 1

12. Sức bền vật liệu (CĐ) 4

13. Cơ sở Nguyên lý - Chi tiết máy 3

14. Công nghệ kim loại (CĐ) 3

Cộng 39

1.3 Khối kiến thức chuyên ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1. Nhập môn ngành công nghệ ô tô 2

2. Thiết bị xưởng & nhiên liệu, dầu mỡ 2

Page 147: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

147

3. Động cơ đốt trong (CĐ) 5

4. Hệ thống điện và điện tử ô tô 5

5. Ô tô (CĐ) 5

6. Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2

Cộng 21

1.4 Khối kiến thức thực tập

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1. TT Nguội 2

2. TT sửa chữa thân vỏ xe 3

3. TT Động cơ 1 3

4. TT Ô tô 1 3

5. TT Điện ô tô 1 3

6. TT Động cơ 2 3

7. TT Ô tô 2 3

8. TT Động cơ Diesel 3

9. TT Điện ô tô 2 3

10. Thực tập tốt nghiệp 4

Cộng 30

1.5 Khối kiến thức tốt nghiệp

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

Page 148: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

148

1. Các môn học tốt nghiệp :

2. Chuyên đề 1 (TN) 2

3. Chuyên đề 2 (TN) 1

4. Chuyên đề 3 (TN) 2

Cộng 5

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

(ĐÀO TẠO KỸ SƯ CÔNG NGHỆ 4 năm)

3.1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho ngành công nghệ ô tô và các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô-máy động lực. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ ô tô.

2. Chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ ô tô gồm:

a. Tư tưởng chính trị

• Kỹ sư Công nghệ ô tô có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân và có đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

• Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Công nghệ ô tô. Có lòng tự hào nghề và yêu nghề.

• Có tác phong công nghiệp.

b. Kiến thức:

• Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của

Page 149: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

149

Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng HCM, CNXH khoa học, kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt để có được nhận thức đúng đắn về cộng đồng và xã hội.

• Có những kiến thức cần thiết về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa để giải quyết những vấn đề tính toán trong kỹ thuật.

• Có những kiến thức cần thiết về Ngoại ngữ, để tiếp cận được các thông tin về xã hội, kỹ thuật và ngành Công nghệ ô tô.

• Có những kiến thức về cơ sở liên ngành, cơ sở ngành tốt để tạo điều kiện tốt cho việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ ô tô.

• Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghệ ô tô.

c. Kỹ năng làm việc:

• Kỹ năng thiết kế, tính toán về động học; động lực học; sức bền: động cơ, các cụm chi tiết và nhiều hệ thống khác (hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển trên ôtô…. ) và đề ra các giải pháp công nghệ.

• Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Công nghệ ô tô: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô- máy động lực, lắp ráp ô tô- máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng…

• Kỹ năng về thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống của ô tô-máy động lực và các lĩnh vực liên quan.

• Kỹ năng lập trình và điều khiển điện động cơ, điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô-máy động lực.

• Kỹ năng lái xe cơ bản.

• Kỹ năng làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo. Kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ô tô- máy động lực.

• Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo.

• Kỹ năng nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô-máy động lực..

• Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng viết báo cáo kỹ thuật.

Page 150: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

150

• Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc và hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ ô tô.

• Sử dụng được các phần mềm vi tính văn phòng, mô phỏng, ứng dụng trong kỹ thuật: Microsoft Office, CAD, Matlab, LabVIEW, Proteus, AVR Studio...

d. Nơi làm việc:

Sau khi tốt nghiệp những Kỹ sư công nghệ ô tô có thể thích ứng nhanh, đảm nhiệm và quản lý các công việc đúng chuyên ngành đào tạo tại:

• Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực.

• Các cơ sở sửa chữa ô tô - máy động lực.

• Các trạm đăng kiểm ô tô - máy động lực.

• Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô -máy động lực.

• Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô - máy động lực.

• Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng...

e. Học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, những Kỹ sư công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có khả năng:

• Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

• Có khả năng học đại học văn bằng hai.

• Tiếp tục học ở trình độ sau đại học.

3.2 Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư công nghệ - Ngành Công nghệ ô tô

3.3 Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (ĐVHT) Cấp

đào tạo

Thời gian

đào tạo

Khối lượng

kiến thức toàn khóa

Kiến thức giáo dục đại cương

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Thực tập và

thi tốt nghiệp

Page 151: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

151

(ĐVHT) (ĐVHT) (ĐVHT)

Đại học

4 năm 182 62 80 41 39 40

3.4 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 14

4. Những ng.lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

6. Đường lối CM của Đảng CSVN 3

7. Kinh tế học đại cương 2

8. Nhập môn Logic học 2

1.2 Toán và khoa học tự nhiên 33

9. Toán cao cấp A1 3

10. Toán cao cấp A2 3

11. Hóa đại cương A1 3

12. Toán cao cấp A3 3

13. Xác suất thống kê 3

14. Vật lý đại cương A1 3

15. Phương pháp tính 2

16. Thí nghiệm Vật lý 1

Page 152: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

152

17. Toán cao cấp A4 2

18. Vật lý đại cương A2 2

19. Vật lý đại cương A3 3

20. Nhập môn tin học 5

1.3 Ngoại ngữ 15

4. Anh văn 1 4

5. Anh văn 2 4

6. Anh văn 3 4

7. Anh văn chuyên ngành (CKĐ) 3

1.4 Giáo dục thể chất và quốc phòng 5

5. Giáo dục thể chất 1 1

6. Giáo dục thể chất 2 1

7. Giáo dục thể chất 3 3

8. Giáo dục quốc phòng 165 tiết

1.5Khối kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

15. Cơ lý thuyết 4

16. Hình họa - Vẽ kỹ thuật 4

17. Kỹ thuật điện 3

18. Kỹ thuật nhiệt 2

Page 153: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

153

19. Dung sai kỹ thuật đo 2

20. TN Đo lường cơ khí 1

21. Kỹ thuật điện tử 3

22. Cơ học lưu chất ứng dụng 3

23. Sức bền vật liệu 4

24. Vật liệu học 3

25. Đồ họa kỹ thuật trên máy tính 3 (2+1)

26. Nguyên lý - Chi tiết máy 4

27. Công nghệ kim loại 3

28. An toàn LĐ và Môi trường Công nghiệp 2

Cộng 41

1.6 Khối kiến thức chuyên ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

7. Nhập môn ngành công nghệ ô tô 2

8. Động cơ đốt trong 1 4

9. Vi xử lý ứng dụng 2

10. Động cơ đốt trong 2 3

11. Ô tô 1 3

12. Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2

13. Hệ thống điện động cơ 4

Page 154: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

154

14. Thiết bị xường & nhiên liệu, dầu mỡ 2

15. Ô tô 2 4

16. HT điện thân xe và điều khiển tự động ô tô 3

17. Quản lý Dịch vụ ô tô 2

18. Thí nghiệm Động cơ và ô tô 2

19. Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô 2

20. HT điều hòa & thiết bị tiện nghi trên ô tô 2

21. Chuyên đề 1 (nhiên liệu mới ) 2

22. Chuyên đề 2 (xe điện - xe lai ) 2

23. Chuyên đề 3 (các hệ thống mới trên động cơ ô tô ) 2

24. Chuyên đề 4 (HT an toàn và ổn định ô tô ) 2

25. Chuyên đề 5 (Ô nhiễm môi trường ) 2

(Chọn 1 trong 5)

Cộng 39

1.7 Khối kiến thức thực tập

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

11. TT Nguội 2

12. TT Kỹ thuật lái xe 1

13. TT Ô tô 1 3

14. TT Động cơ 1 3

15. TT Động cơ 2 3

Page 155: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

155

16. TT Ô tô 2 3

17. TT Điện ô tô 1 3

18. TT sửa chữa thân vỏ xe 3

19. TT Động cơ Diesel 3

20. TT Điện ô tô 2 3

21. TT Thử nghiệm ô tô 2

22. Thực tập tốt nghiệp 4

Cộng 33

1.8 Khối kiến thức tốt nghiệp

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

5. Khoá luận tốt nghiệp 7

6. Các môn học tốt nghiệp : 7

7. Chuyên đề 1(TN) 1

8. Chuyên đề 2 (TN) 1

9. Chuyên đề 3 (TN) 1

10. Tiểu luận tốt nghiệp 4

Cộng 7

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG CHO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT

4.1 Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo

Cấp Thời Khối Kiến Kiến thức cơ sở ngành và

Thực

Page 156: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

156

chuyên ngành (ĐVHT)

đào tạo gian

đào tạo

lượng kiến thức toàn khóa

(ĐVHT)

thức giáo dục đại cương

(ĐVHT)

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

tập và

thi tốt nghiệp

(ĐVHT)

Hoàn chỉnh Đại học

1,5 năm

75 23 33 4 29 19

4.2 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 6

9. Chuyên đề lý luận Mác – Lênin 2

10. Kinh tế học đại cương 2

11. Nhập môn Logic học 2

1.2 Toán và khoa học tự nhiên 10

21. Xác suất thống kê 3

22. Toán cao cấp A4 2

23. Vật lý đại cương A3 3

24. Phương pháp tính 2

1.3 Ngoại ngữ 7

8. Anh văn 4

Page 157: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

157

9. Anh văn chuyên ngành (CKĐ) 3

1.4 Khối kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

29. Nguyên lý - Chi tiết máy (CT) 2

30. Thiết bị thủy khí 2

Cộng 4

1.5 Khối kiến thức chuyên ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

26. Động cơ đốt trong (c.tiếp) 5

27. Vi xử lý ứng dụng 2

28. Ô tô (c.tiếp) 5

29. Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô 2

30. Thí nghiệm Động cơ và ô tô 2

31. Hệ thống điện động cơ và điện thân xe 5

32. HT điều hòa & thiết bị tiện nghi trên ô tô 2

33. Quản lý Dịch vụ ô tô 2

34. Chuyên đề 1 (nhiên liệu mới) 2

35. Chuyên đề 2 (xe điện - xe lai) 2

36. Chuyên đề 3 (các hệ thống mới trên động cơ ô tô) 2

37. Chuyên đề 4 (hệ thống an toàn và ổn định ô 2

(Chọn 2 trong 6)

Page 158: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

158

tô)

38. Chuyên đề 5 (Ô nhiễm môi trường) 2

39. Chuyên đề 6 (Lập trình LabVIEW) 2

Cộng 29

1.6 Khối kiến thức thực tập

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 TT Kỹ thuật lái xe 1

2 TT Động cơ (ctiếp) 3

3 TT Ô tô 3

4 TT chẩn đoán trên xe 2

5 TT Điện ô tô 3

Cộng 12

1.7 Khối kiến thức tốt nghiệp

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 Khoá luận tốt nghiệp/ thi tốt ngiệp 7

Các môn học tốt nghiệp :

1 Chuyên đề 1 (TN) 1

2 Chuyên đề 2 (TN) 1

3 Chuyên đề 3 (TN) 1

4 Tiểu luận tốt nghiệp 4

Page 159: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

159

Cộng 7

5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG KHỐI K 3/7

5.1 Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (ĐVHT)

Cấp

đào tạo

Thời gian

đào tạo

Khối lượng

kiến thức toàn khóa

(ĐVHT)

Kiến thức giáo dục đại cương

(ĐVHT)

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Thực tập và

thi tốt nghiệp

(ĐVHT)

ĐH

Khối K

4 năm 184 67 85 45 40 32

5.2 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 14

1 Những ng.lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

3 Đường lối CM của Đảng CSVN 3

4 Kinh tế học đại cương 2

5 Nhập môn Logic học 2

1.2 Toán và khoa học tự nhiên 36

6 Toán cao cấp A1 (K) 4

Page 160: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

160

7 Toán cao cấp A2 3

8 Vật lý đại cương A1 3

9 Hóa đại cương A1 3

10 Toán cao cấp A3 (K) 4

11 Xác suất thống kê 3

12 Vật lý đại cương A2 (K) 3

13 Nhập môn tin học 5

14 Toán cao cấp A4 2

15 Phương pháp tính 2

16 Vật lý đại cương A3 3

17 Thí nghiệm Vật lý 1

1.3 Ngoại ngữ 17

18 Anh văn 1 (K) 5

19 Anh văn 2 (K) 5

20 Anh văn 3 4

21 Anh văn chuyên ngành (CKĐ) 3

1.4 Giáo dục thể chất và quốc phòng 5

22 Giáo dục thể chất 1 1

23 Giáo dục thể chất 2 1

24 Giáo dục thể chất 3 3

Page 161: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

161

25 Giáo dục quốc phòng 165 tiết

1.5 Khối kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

26 Hình họa - Vẽ kỹ thuật 4

27 Cơ lý thuyết (K) 5

28 Kỹ thuật điện 3

29 Kỹ thuật nhiệt 2

30 Cơ học lưu chất ứng dụng B (K_CKĐ) 4

31. Sức bền vật liệu (K) 5

32. Dung sai kỹ thuật đo 2

33. Đồ họa kỹ thuật trên máy tính 3(2+1)

34. TN đo lường cơ khí 1

35. Vật liệu học 3

36. Kỹ thuật điện tử 3

37. Nguyên lý - Chi tiết máy (K) 5

38. Công nghệ kim loại 3

39. An toàn LĐ và Môi trường công nghiệp 2

Cộng 45

1.6 Khối kiến thức chuyên ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

Page 162: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

162

40 Động cơ đốt trong 1 4

41 Ô tô 1 3

42 Động cơ đốt trong 2 3

43 Vi xử lý ứng dụng 2

44 Quản lý Dịch vụ ô tô 2

45 Ô tô 2 4

46 Hệ thống điện động cơ 4

47 Thí nghiệm Động cơ và ô tô 2

48 HT điều hòa & TB tiện nghi trên ô tô 2

49 Thiết bị xưởng & nhiên liệu, dầu mỡ 2

50 HT điện thân xe và ĐK tự động ô tô 3

51 Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô 2

52 Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2

53 Lập trình LabVIEW 3

54 Chuyên đề 1 (nhiên liệu mới) 2

55 Chuyên đề 2 (xe điện - xe lai) 2

56 Chuyên đề 3 (các hệ thống mới trên động cơ ô tô) 2

57 Chuyên đề 4 (hệ thống an toàn và ổn định ô tô) 2

58 Chuyên đề 5 (Ô nhiễm môi trường) 2

(Chọn 1 trong 5)

Page 163: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

163

Cộng 40

1.7 Khối kiến thức thực tập

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 TT Kỹ thuật lái xe 1

2 TT Động cơ 4

3 TT Ô tô 4

4 TT Động cơ Diesel 3

5 TT Điện ô tô 4

6 TT sửa chữa thân vỏ xe 3

7 TT chẩn đoán trên xe 2

8 Thực tập tốt nghiệp 4

Cộng 25

1.8 Khối kiến thức tốt nghiệp

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 Khoá luận tốt nghiệp 7

Các môn học tốt nghiệp : 7

1 Chuyên đề 1 (TN) 1

2 Chuyên đề 2 (TN) 1

3 Chuyên đề 3 (TN) 1

4 Tiểu luận tốt nghiệp 4

Page 164: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

164

Cộng 7

6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ CHO CAO ĐẲNG NGHỀ

6.1 Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành (ĐVHT)

Cấp

đào tạo

Thời gian

đào tạo

Khối lượng

kiến thức toàn khóa

(ĐVHT)

Kiến thức giáo dục đại cương

(ĐVHT)

Tổng số

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Thực tập và

thi tốt nghiệp

(ĐVHT)

Liên thông ĐH

2 năm 101 45 56 14 23 19

6.2 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

KhỐi kiến thức đại cương: giống chương trình dành cho khối K 3/7

Khối kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 Cơ lý thuyết 4

2 Nguyên lý - Chi tiết máy (CT) 2

3 Sức bền vật liệu 4

4 Vi xử lý ứng dụng 2

5 Kỹ thuật nhiệt (CT) 2

Cộng 14

Khối kiến thức chuyên ngành

Page 165: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

165

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 Động cơ đốt trong 1 3

2 Động cơ đốt trong 2 2

3 Ô tô 1 2

4 Ô tô 2 3

5 Hệ thống điện động cơ 3

6 Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động ô tô 2

7 Thí nghiệm Động cơ và ô tô 2

8 HT điều hòa & thiết bị tiện nghi trên ô tô 2

9 Quản lý Dịch vụ ô tô 2

10. Chuyên đề 1 (nhiên liệu mới) 2

11 Chuyên đề 2 (xe điện - xe lai) 2

12. Chuyên đề 3 (các hệ thống mới trên động cơ ô tô) 2

13. Chuyên đề 4 (hệ thống an toàn và ổn định ô tô) 2

14. Chuyên đề 5 (Ô nhiễm môi trường) 2

15. Chuyên đề 6 (Lập trình LabVIEW) 2

(Chọn 1 trong 6)

Cộng 23

Khối kiến thức thực tập

Page 166: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

166

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 TT Động cơ (nâng cao) 3

2 TT Ô tô(nâng cao) 3

3 TT Điện ô tô (nâng cao) 3

4 TT sửa chữa thân vỏ xe 3

Cộng 12

Khối kiến thức tốt nghiệp

STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ

1 Khoá luận tốt nghiệp/ thi tốt nghiệp 7

Các môn học tốt nghiệp :

1 Chuyên đề 1 (TN) 1

2 Chuyên đề 2 (TN) 1

3 Chuyên đề 3 (TN) 1

4 Tiểu luận tốt nghiệp 4

Cộng 7

Page 167: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

167

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

Nguyễn Tiến Đào1- Hoàng Thị Minh Huệ2 Trường Đại học Dân lập Phương Đông

1. Giới thiệu:

Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Phương Đông được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994 - là một trong các trường dân lập đầu tiên. Trường đã tổ chức đào tạo được 15 năm, với số lượng tốt nghiệp ra trường trên 16.000 lượt người. Qui mô hiện tại gần 10.000 người học tập tại trường. Chỉ tiêu năm 2009 là 2000 ĐH, 300 CĐ, 400 TCCN, 1200 đào tạo liên thông và vừa làm vừa học cho ĐH, 400 cho CĐ.

Trường ĐHDL Phương Đông được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khóa tuyển sinh 2005.

Chủ trương đào tạo liên thông của Đảng và Nhà nước là cơ hội để người dân học tập liên tục, học tập suốt đời, bổ sung kiến thức để hoạt động và làm việc trong mọi lĩnh vực, phù hợp với chủ trương xã hội hóa và đào tạo theo nhu cầu. Trường ĐHDL Phương Đông đã có thời gian hơn 2 năm chuẩn bị và năm 2006, Bộ GD&ĐT cho phép trường tổ chức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ và trường đã tổ chức thi tuyển cho 4 khóa. Mỗi năm 2 đợt thi vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm. Khóa đầu tiên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ tốt nghiệp ra trường trong năm 2009 này.

Điều kiện và thời gian đào tạo liên thông tại trường ĐHDL Phương Đông

Bậc học Chính quy Liên thông lên

Hệ TGĐT(năm) Hệ TGĐT(năm)

Môn thi

Điều kiện cùng

ngành

Điểm chuẩn

1 TS, Trưởng phòng Đào tạo 2 ThS, Chuyên viên Phòng Đào tạo

Page 168: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

168

Bậc học Chính quy Liên thông lên

Hệ TGĐT(năm) Hệ TGĐT(năm)

Môn thi

Điều kiện cùng

ngành

Điểm chuẩn

TCCN 2 CĐ 3 năm 1,5

TCCN 2 ĐH 4 năm 2,5

TCCN 2 ĐH4,5năm 3

TCCN 2 ĐH 5 năm 3,5

2 môn ĐC, 1 môn

cơ sở ngành

CĐ 3 ĐH 4 năm 1,5

CĐ 3 ĐH4,5năm 2

CĐ 3 ĐH 5 năm 2,5

1 môn cơ sở, 1 môn

Chuyên ngành

TC→CĐ

CĐ→ĐH

TB: 1năm làm việc

TC→ĐH:

3 năm làm việc

Từ

điểm sàn

thi TS

3chung trở lên (năm tương ứng)

Lãnh đạo trường giám sát và chỉ đạo việc thực hiện đào tạo liên thông tuân thủ đúng các quy chế quy định, quy trình Bộ GD&ĐT:

- Lập dự án trình Bộ GD&ĐT quyết định gồm các điều kiện: Chuẩn bị điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để tổ chức đào tạo, chương trình giáo dục hệ liên thông. Chương trình giáo dục (CTGD) hệ liên thông được thiết kế trên nguyên tắc so sánh CTGD bậc học trước với CTGD chính quy, nếu thời lượng và nội dung môn học/học phần đảm bảo >=80% thì sẽ được miễn trừ trong chương trình giáo dục hệ liên thông.

- Soạn thảo đề cương chi tiết môn học/học phần, bài giảng, tài liệu, đề thi. Riêng khâu đề thi Bộ chưa có ngân hàng đề nên trường vẫn tổ chức soạn thảo đề thi theo đúng các khâu quy định của quy chế hệ Trung cấp lên Cao đẳng, Trung cấp lên Đại học thi 3 môn: 2 môn đại cương, 1 môn cơ sở ngành; hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học thi 2 môn: 1 môn cơ sở ngành, 1 môn chuyên ngành.

- Thu nhận hồ sơ, bồi dưỡng chuyển đối kiến thức, tổ chức thi, tuyển.

- Tổ chức đào tạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức quản lý, hoạt động giảng dạy - học tập tại trường và các cơ sở liên kết đào tạo.

Page 169: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

169

Hiện tại trường ĐHDL Phương Đông đã ký hợp đồng liên kết đào tạo với gần 20 cơ sở giáo dục là các trường trung cấp, trường cao đẳng, công ty giáo dục… để cùng phối hợp tạo nguồn tuyển thí sinh thi liên thông và hợp tác cùng đào tạo.

2. Một số kinh nghiệm qua 4 khoá tổ chức đào tạo liên thông tại trường ĐHDL Phương Đông:

- Để đào tạo liên thông có chất lượng cần chuẩn bị đủ các điều kiện về đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ để đảm bảo chất lượng đào tạo không thua kém chất lượng đào tạo chính quy tập trung.

- Đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, thư viện điện tử, sách, tài liệu giáo trình, bài giảng...

- Về thời gian học liên thông: nên đào tạo theo hệ thống tín chỉ dựa trên số tín chỉ của chương trình chính khóa, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức, xây dựng CTGD liên thông đảm bảo có cùng chất lượng đào tạo như hệ thống chính quy.

Nếu tính theo thời gian có thể xác định tổng thời gian học liên thông cộng với thời gian đã tốt nghiệp bậc học trước đó đảm bảo nhiều hơn thời gian đào tạo chính khóa từ 1 đến 2 học kỳ.

2.1. Những thuận lợi trong tổ chức đào tạo liên thông tại trường

- Đào tạo theo tín chỉ linh hoạt thời gian cho người học theo học các lớp môn của chính khoá, văn bằng 2,…

- Đội ngũ quản lý, giảng viên và cơ sở vật chất, tài liệu học tập luôn sẵn sàng, kế thừa từ hệ chính quy.

2.2. Khó khăn

- Các trường chưa công bố chương trình giảng dạy kèm theo đề cương chi tiết nên khó xác định các học phần học tiếp bậc tiếp theo của hệ liên thông. Chương trình giảng dạy của các trường không giống nhau, chưa kể chất lượng đào tạo không đồng đều nên khó xác định để công nhận kết quả học tập theo tín chỉ, học phần/môn học và kết quả toàn khoá học để được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông.

Page 170: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

170

- Chưa đề cập đến nội dung môn học thì rất nhiều trường hệ Trung cấp thậm chí còn không ghi thời lượng học tập các môn học trong sổ học tập. Do đó, rất khó tham khảo để điều chỉnh chương trình giảng dạy liên thông của nhà trường cho phù hợp.

- Quy chế đào tạo liên thông đưa ra quy định về đối tượng liên thông tại điều 4 chưa hợp lý: “Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển”. Với thời gian sau 1 năm hay 3 năm đi làm mới đươc theo học sẽ gặp một số trở ngại đối với các thí sinh:

- Với quy định của Bộ GD&ĐT, để tốt nghiệp với tấm bằng hệ chính quy người học phải theo học hình thức học ban ngày, tập trung liên tục mới được công nhận. Như vậy đã đi làm thì khó mà bố trí được thời gian.

- Tâm lý ngại theo học, tinh thần học phân tán.

- Kiến thức sau 3 năm rơi rụng, không thể tốt như khi được học liên tục.

- Với các đối tượng học xong nhưng chưa xin được việc làm, muốn theo học tiếp thì cũng không có cơ hội?!.

Đây là điểm chưa phù hợp trong quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của người học.

3. Một số kiến nghị:

- Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh điểm a, b của điều 4 trong Quy định Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Page 171: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

171

- Bộ GD&ĐT nên định hướng và chỉ đạo các trường cần thiết phải công bố chương trình giảng dạy kèm theo đề cương chi tiết môn học/học phần và công khai công nhận hay không công nhận chương trình giảng dạy của nhau.

- Các trường cần phối hợp, liên kết hợp tác đào tạo chặt chẽ để cùng nhau cải thiện việc thực hiện công nhận kết quả học tập của người học. Đây là vấn đề cốt lõi để đào tạo liên thông có ý nghĩa thực sự là liên thông theo hệ thống tín chỉ và có ý nghĩa với nhu cầu người học.

Page 172: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

172

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ MỞ RA CƠ HỘI MỚI CHO ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

Nguyễn Văn Hạ1 Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Trường Cao đẳng Công nghệ (CĐCN) Viettronics được thành lập năm 2003, theo Quyết định số 2445/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 29/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáodục & Đào tạo (GD&ĐT). Qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, Trường CĐCN Viettronics với phương châm: Sáng tạo - Hiệu quả - Hội nhập - Phát triển, đã có bước phát triển nhanh. Hiện nay trường có quy mô gần 5000 học sinh, sinh viên, với 7 ngành, 14 chuyên ngành đào tạo ở 3 bậc đào tạo: trung cấp nghề (TCN), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và cao đẳng (CĐ). Trường CĐCN Viettronics mang đặc trưng Công nghệ.

Trường CĐCN Viettronics đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo liên thông từ trình độ TCCN lên trình độ CĐ thuộc các nghành công nghệ kỹ thuật điện tử, tin học và kế toán. Đồng thời, Trường CĐCN Viettronics đã liên kết với các trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thương mại, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Công đoàn… đào tạo liên thông lên trình độ ĐH thuộc các ngành công nghệ và kinh tế trước hết cho các học sinh, sinh viên của trường. Đào tạo liên thông các trình độ ở trường CĐCN Viettronics được thực hiện theo Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, TCCN, CĐ và ĐH, ban hành kèm theo Quyết định số 49/2002/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Quy định về đào tạo liên thông trình độ CĐ và ĐH, ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13/02/2008 của Bộ GD&ĐT.

Qua thực tế đào tạo liên thông của trường CĐCN Viettronics trong những năm qua đã khẳng định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH là phương thức đào tạo có giá trị thực tiễn quan trọng trong việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, xây dựng một xã hội học tập, đảm bảo quá trình đào tạo được diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao.

1 TS, Phó Hiệu trưởng

Page 173: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

173

Mặt khác, đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH trong hệ thống đào tạo theo niên chế đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định.

Một là, chuẩn đầu vào của một chương trình đào tạo liên thông CĐ, ĐH là các sinh viên từ các trường TCCN, CĐ khác nhau. Sự khác nhau này trước hết là do chương trình đào tạo của các trường chưa thực sự theo một chuẩn chung. Điều này có nguyên nhân khách quan là do quy định việc xây dựng chương trình đào tạo do các trường chủ động; đến năm 2007 Bộ GD&ĐT mới ban hành chương trình khung một số ngành đào tạo CĐ công nghệ (Công nghệ tự động, điện tử…; một số ngành khác chương trình khung cũng còn đang trong quá trình soạn thảo).

Hai là, hiện nay chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH của một ngành nào đó được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT cũng khác nhau. Chương trình đào tạo của mỗi trường được xây dựng thường mang đặc trưng, sắc thái riêng về hướng chuyên sâu và chuyên ngành, hoặc liên ngành. Do đó sinh viên được đào tạo từ các trường khác nhau là phản ánh thực chất khác nhau về chuẩn đầu vào hệ đào tạo liên thông.

Để khắc phục tình trạng đầu vào khác nhau khi tuyển sinh đào tạo liên thông thì phải chuẩn hoá đầu vào bằng việc người học liên thông phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông. Đây quả là một khó khăn cho cả quá trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo liên thông của các trường khi đào tạo theo niên chế.

Đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH hiện nay có cơ hội rất thuận lợi do ngành giáo dục ĐH đã và đang có những đổi mới rất căn bản:

- Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung cho các ngành đào tạo trình độ CĐ và ĐH. Chương trình đào tạo CĐ và ĐH của một ngành đào tạo được các trường thiết kế theo chuẩn chung từ chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Những học phần, môđun cốt lõi do chương trình khung quy định được đảm bảo, do đó về cơ bản đảm bảo sự kế thừa, liên thông dọc giữa chương trình CĐ và ĐH.

- Cuộc vận động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn” bước đầu có hiệu quả. Các trường CĐ đã có cơ chế đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn

Page 174: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

174

kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT. Sinh viên tốt nghiệp CĐ của các trường ngày càng đạt chuẩn hơn.

- Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mở ra cơ hội mới cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Hiện nay một số trường ĐH, CĐ đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ; các trường còn lại, trong đó có trường CĐCN Viettronics, đã và đang hoàn thiện việc cụ thể hóa Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, thiết kế lại chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống thông tin quản lý… thực hiện lộ trình đến năm 2009- 2010 chuyển sang đào tao theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo thuận lợi cho liên thông ngang và liên thông dọc giữa những ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên được bảo lưu những tín chỉ đã tích luỹ và chỉ cần đăng ký tích luỹ đủ những tín chỉ thuộc chương trình liên thông theo ngành mà mình muốn. Việc học kiến thức bổ sung có thể không cần phải tổ chức học riêng trước khi tuyển sinh như còn đào tạo theo niên chế, mà được coi như là môn học tiên quyết và được tính như là tín chỉ cần tích lũy để sinh viên đạt được trình độ ngang hay cao hơn của một ngành nào đó ở một trường CĐ hoặc ĐH khác.

Trong quá trình chuẩn bị cho chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐCN Viettronics, chúng tôi nhận thấy đào tạo theo hệ thống tín chỉ có đặc trưng mang tính ưu việt đặc biệt đối với đào tạo liên thông. Đó là kiến thức và kỹ năng được cấu trúc thành các môđun; sinh viên tích luỹ theo từng tín chỉ phù hợp với cá nhân của mình. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ không cần phải có khoá học bổ sung kiến thức để chuẩn hoá đầu vào như trước đây đào tạo theo niên chế (nếu liên thông cùng ngành). Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đầu vào không nhất thiết phải giống nhau: tuỳ theo số tín chỉ cần tích luỹ để đạt trình độ ĐH mà sinh viên đăng ký; thời gian kết thúc học liên thông để có văn bằng cũng có thể khác nhau. Đây là một ưu điểm nổi bật của đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, khắc phục được khó khăn trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo niên chế trước đây.

Page 175: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

175

Để đảm bảo tính kế thừa và tích hợp, giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ ở các trình độ khác trong đào tạo liên thông giữa các trường CĐ và ĐH, chúng tôi xin góp một số ý kiến sau đây:

Một là, các trường ĐH nên liên kết, hỗ trợ tư vấn với các trường CĐ trong khu vực (với hình thức tổ chức “Hội đồng trưởng khoa” các ngành đào tạo liên thông của các trường trong khu vực), trao đổi chương trình, tham vấn trong việc xây dựng chuẩn đào tạo, kể cả thiết kế chương trình đào tạo, không chỉ dừng ở tên và khối lượng học phần (tín chỉ) mà cả đề cương chi tiết môn học.

Hai là, chương trình đào tạo liên thông cần được xây dựng mang tính mềm dẻo, tăng tính lựa chọn, phù hợp với đối tượng đầu vào trong đào tạo liên thông. Chương trình đào tạo liên thông được thông báo cho các trường CĐ và quảng bá rộng rãi trên mạng cho người học tìm hiểu, lựa chọn.

Đào tạo liên thông là một tất yếu của thời đại, của xã hội học tập. Tuy rằng phương thức đào tạo này được triển khai với thời gian chưa nhiều, nhưng theo sự đổi mới của giáo dục ĐH, hệ đào tạo liên thông chắc chắn sẽ phát triển cả về số lượng và chất lượng, xứng đáng được quan tâm của các cơ sở đào tạo. Trường CĐCN Viettronics rất mong được liên kết, hỗ trợ của các trường ĐH, CĐ, trước hết là các trường khu vực đồng bằng Bắc bộ trong việc đào tạo liên thông, đáp ứng nhu cầu người học.

Page 176: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

176

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐÀO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG

TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Bùi Văn Hạt1 Trường Đại học Hà Tĩnh

1. Mở đầu:

Khác với đào tạo theo niên chế, hình thức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các học viên. Học viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập của mình sao cho thích hợp nhất chứ không ấn định một công thức cố định cho tất cả các học viên. Với việc được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, giúp cho HV dễ dàng thay đổi chuyên ngành, thay đổi môn học trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.

Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh các chương trình đào tạo trình độ đại học hiện hành của trường với chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm của các ngành tương ứng.

Tuy nhiên khi thực hiện việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ chúng ta cũng lại nhận thấy rất rõ mặt trái của việc đào tạo theo hình thức này tại thời điểm hiện nay.

2. Những khó khăn trong chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

Theo chúng tôi, khi chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất về phía người học: Tính chủ động của học viên còn đang rất thấp. Họ chưa quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của nhà trường. Vì vậy dẫn tới

1 Trưởng khoa Sư phạm Tự nhiên

Page 177: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

177

tình trạng nhiều người không biết nhà trường sẽ tổ chức môn học nào trong mỗi học kỳ và kế hoạch học tập của họ sẽ ra sao? Học viên chưa có thói quen coi những giờ tự học, những buổi chuẩn bị là một phần của môn học.

Thứ hai về phía người dạy: Để thực hiện đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ, lịch giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, trong khi việc thực hiện đầy đủ các giờ lên lớp theo đúng lịch trình của từng tuần học hiện nay là chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng giảng viên giảng dạy một môn học còn hạn chế, thêm vào đó mỗi giảng viên lại phải cùng hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Ngoài ra còn phải nói tới một nguyên nhân nữa cũng từ phía người dạy là thầy chưa quen thiết kế những chương trình ngoài giờ lên lớp cho học viên. Giáo trình áp dụng cho học chế tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình niên chế.

Thứ ba về việc quản lý đào tạo theo tín chỉ: Việc đăng ký học chưa được thực hiện bằng máy tính mà chủ yếu vẫn làm thủ công. Nếu số lượng tuyển sinh tăng lên với bậc sau đại học thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích phòng học không đáp ứng được.

Thứ tư là “quán tính” của việc dạy - học, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo theo kiểu niên chế còn rất lớn. Do vậy, muốn đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, trước hết cần có sự thống nhất quan điểm của mọi cấp, sự chấp nhận và ủng hộ của lãnh đạo trường, của đội ngũ giảng viên và học viên.

Thứ năm về cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đầy đủ (thiếu phòng học, thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu đa năng, mạng internet yếu, giáo trình đạt chuẩn, tài liệu học tập, các phần mềm…).

Thứ sáu, sự chuẩn bị của trường chưa đầy đủ, và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng khung chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy cũng như việc học tập của học viên trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, do học viên được chọn giảng viên, nên việc quản lý học viên gặp nhiều khó khăn.

3. Đề nghị một số giải pháp

Những khó khăn kể trên chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể khắc phục được trong khoảng thời gian không xa.

Page 178: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

178

Thứ nhất, có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập.

- Các giảng viên phải hiểu biết đầy đủ về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá và có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại.

- Các chuyên viên của phòng Đào tạo đại học được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý đào tạo trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc này.

- Có đội ngũ cố vấn học tập nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của học viên, tư vấn cho học viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của học viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác.

Thứ hai, xây dựng lại chương trình đào tạo theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện tại và tương lai của đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Thứ ba, việc quản lý đào tạo. Việc đăng ký học được thực hiện bằng máy tính. Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi phương pháp học và đào tạo ở các cấp độ khác nhau giúp học viên hiểu đúng và đầy đủ hơn về loại hình đào tạo này. Song song với việc này cần đưa các thông tin về đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ lên mạng internet giúp HV nắm được thông tin dù họ đang ở đâu, bởi vì học viên có quyền lựa chọn: học cái gì? học lúc nào? học ở đâu? học ai? Hình thành trung tâm tư vấn cho HV về các vấn đề học tập.

Thứ tư, phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên phấn đấu. Đối với giảng viên trẻ, cần phải có những yêu cầu thật cụ thể để họ phấn đấu. Ngược lại, trường cũng nên có chế độ chính sách hỗ trợ cho việc bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới.

Thứ năm, có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đảm bảo yêu cầu đào tạo.

- Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ tốn thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp;

Page 179: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

179

- Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của học viên và tạo điều kiện cho học viên tự học ngoài giờ lên lớp;

- Có hệ thống giáo trình đạt chuẩn, phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý học viên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ v.v…

- Có hệ thống mạng internet hoạt động ổn định giúp cho việc trao đổi thông tin giữa trường và học viên, giúp học viên tự học tập.

Thứ sáu, đổi mới phương pháp dạy học. Khâu quan trọng nhất để rút ngắn quá trình chiếm lĩnh phương thức đào tạo mới này là khâu làm việc theo nhóm. Theo đó, đội ngũ trợ giảng, điều kiện phòng ốc, giảng đường, không gian giáo dục phải được chuẩn bị chu đáo. Làm việc theo nhóm là khâu quan trọng nhất vì nó tác động trước hết tới sinh viên và kéo theo các khâu khác như giảng dạy lí thuyết và học liệu cùng vận hành.

Thứ bảy, quy mô đào tạo. Trong đào tạo liên thông theo theo hệ thống tín chỉ sẽ không còn câu hỏi bao nhiêu học viên trong một lớp nữa. Thay vào đó là bao nhiêu học viên học một môn học. Quy mô người học lớn có ảnh hưởng đến việc triển khai các công việc đào tạo? Chắc chắn có! Như thế, khó khăn về quy mô người học sẽ phải chấp nhận và được giải quyết bằng việc tổ chức học nhiều thời gian khác nhau cho một môn học và có nhiều giảng viên cùng giảng một môn học. Điều kiện cần có tiếp theo là hình thành nhóm các học viên cùng một môn học, trong đó có người điều phối chung và có đủ phòng học để sắp xếp. Điều kiện 1 không khó nhưng điều kiện 2 là một thách thức đối với trường ta ngay cả trong 5-10 năm nữa

4. Kết luận và kiến nghị

Rõ ràng chúng ta không thể bàn lùi việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ được, những ưu điểm của loại hình đào tạo này và những thành công của nó ở các nước trên thế giới đã là một minh chứng cho thấy tính tất yếu của việc đào tạo theo hình thức này. Mục tiêu đã được xác định rõ, các bước tiến hành cũng đã được bắt đầu. Vấn đề chỉ còn là việc triển khai chuyển đổi mô hình đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ được làm như thế nào và đến đâu chỉ còn là thời gian để xác định hiệu quả cho việc thực hiện phương thức đào tạo này .

Page 180: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

180

Để thực hiện tốt quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo này cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

- Có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập, hình thành trung tâm tư vấn cho học viên về các vấn đề học tập; tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của học viên, tư vấn cho học viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của học viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác.

- Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn và nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới.

- Lựa chọn quy mô đào tạo hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giảng viên, Hà Nội - 2009.

[2] Biền Văn Minh (2009), Đổi mới việc biên soạn giáo trình môn học thích ứng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHSP –ĐH Huế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Huế ngày 22/03/2009, tr: 195-199.

[3] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...).

[4] Một số trang Web.

Page 181: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

181

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH Y, DƯỢC HƯỚNG GIẢI QUYẾT NHU CẦU NHÂN LỰC Y TẾ

ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Lương Xuân Hiến1 Trường Đại học Y Thái Bình

Trường Đại học (ĐH) Y Thái Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được thành lập năm 1968. Trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh phía Bắc; là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sỹ cho hai nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho việc dự báo, dự phòng và điều trị các bệnh phổ biến, đặc thù của khu vực đồng bằng sông Hồng; khám chữa bệnh, góp phần phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực với công nghệ và kỹ thuật cao.

Qua 41 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của khu vực cũng như của toàn quốc. Trường đã đào tạo trên 12 nghìn bác sỹ ở trình độ ĐH và trên 2 nghìn bác sỹ ở trình độ trên ĐH cho Việt Nam; trên 500 bác sỹ cho hai nước bạn Lào và Capuchia; hoàn thành trên 1.000 đề tài nghiên cứu khoa học. Trường đã được nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Những năm gần đây, thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trường đã tích cực phấn đấu, đưa trường bước sang giai đoạn phát triển mới; giai đoạn đào tạo đa cấp, đa ngành với quy mô ngày càng lớn nguồn nhân lực y tế nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ; mở rộng và triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1 PGS.TS, Hiệu trưởng

Page 182: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

182

1. Một số nét cơ bản về trường

1.1. Cơ cấu tổ chức

- Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và 4 Phó Hiệu trưởng

- Trường có 60 đơn vị gồm 11 phòng, ban chức năng, 49 khoa, bộ môn, Bệnh viện đa khoa thuộc trường; Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khoẻ nông thôn; Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật Y Dược; Trung tâm Ngoại ngữ; Trung tâm Tin học

1.2. Nhân lực

Hiện trường có 430 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ giảng dạy trên 300 có trình độ sau ĐH 86%, có 10 Phó Giáo sư, 19 Tiến sĩ (ngoài ra còn có 23 Thạc sĩ đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nước), 23 Bác sỹ CKII, 152 Thạc sỹ, 40 Bác sỹ CKI, 77 giảng viên chính, 11 nhà giáo ưu tú và 125 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng tại các cơ sở thực hành và các trường ĐH trong nước.

1.3. Các ngành, chuyên ngành đào tạo

Trường đào tạo 3 cấp: ĐH, Sau ĐH, Trung học, ở 3 hệ: hệ dài hạn, hệ ngắn hạn và hệ tại chức.

+ Đào tạo ĐH gồm: Bác sĩ đa khoa hệ dài hạn 6 năm cho Việt Nam, Lào, Campuchia; Bác sĩ đa khoa hệ ngắn hạn 4 năm; Bác sĩ Y học cổ truyền hệ 4 năm và hệ 6 năm; Bác sĩ Y học dự phòng; Đại học Dược hệ dài hạn 5 năm và hệ 4 năm; Cử nhân Điều dưỡng hệ 4 năm và hệ 4 năm vừa làm vừa học.

+ Đào tạo Sau ĐH gồm: Tiến sĩ Y tế công cộng; Cao học Y tế công cộng, Cao học Nội khoa; Bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Chấn thương chỉnh hình, Nội, Nội tiêu hoá, Ngoại tiêu hoá, Sản phụ khoa và Y học cổ truyền; Bác sỹ nội trú Nội khoa; Bác sỹ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa định hướng ở 15 chuyên ngành lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Ngoài ra, trường còn đào tạo Trung học Dược và các văn bằng chứng chỉ về Tin học, Ngoại ngữ.

1.4. Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Page 183: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

183

Trường thực hiện nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật mới, nghiên cứu y tế công cộng. Trong đó, có nhiều đề tài nghiên cứu hướng cộng đồng và nghiên cứu triển khai kỹ thuật mới đã mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Năm 2007, trường đã vận hành Labo Y sinh học phân tử và đang từng bước triển khai kỹ thuật PCR, xác định điểm đột biến gen, giải trình tự gen ứng dụng trong chẩn đoán một số bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng; kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học; chẩn đoán sớm dị tật trước sinh, hỗ trợ sinh sản...

1.5. Công tác hợp tác quốc tế

Trường là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sỹ cho hai nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia

Trường là thành viên của Tổ chức Hợp tác Đại học Pháp ngữ Thế giới

Hiện trường đã hợp tác quan hệ song phương với 3 đối tác: Thái Lan, CHLB Đức, Hungary và hợp tác với Hà Lan, Mỹ thông qua các Tổ chức phi chính phủ. Hợp tác với 5 trường ĐH: Mahidol, Chulalongkorn của Thái Lan, Greifswald của CHLB Đức, Pesc của Hungary và Đại học Quảng Tây Trung Quốc. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ, hỗ trợ bệnh viện trường, hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

1.6. Bệnh viện trường

Bệnh viện trường là đơn vị trực thuộc trường ĐH Y Thái Bình có 4 phòng chức năng, 11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 4 khoa chức năng, khu khám bệnh đa khoa với 14 phòng khám chuyên khoa.

Với quy mô hiện tại 100 giường bệnh, 4 phòng mổ, 8 phòng tiểu phẫu và đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, hiện đang triển khai nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tiên tiến như: điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, mổ nội soi ổ bụng, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, phẫu thuật Phaco lạnh, phẫu thuật nội soi tai mũi họng, 18 máy thận nhân tạo, máy chụp CT Scaner. Trung bình 1 ngày 450 bệnh nhân đến khám và điều trị. Nhà trường

Page 184: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

184

đang hoàn thành dự án xây dựng BV 15 tầng trong trường với quy mô 300 gường bệnh.

2. Vấn đề đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình:

2.1. Sự cần thiết của đào tạo liên thông trình độ ĐH đối với ngành Y, Dược

Đào tạo nguồn nhân lực y, dược trình độ ĐH là vấn đề được ngành y tế và xã hội hết sức quan tâm. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ trên đầu người dân được coi là một chỉ tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành y tế, thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nghị quyết 46/NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 đề ra mục tiêu đến năm 2010 có 7 bác sĩ và 1 dược sĩ/10000 dân, đến năm 2020 tăng lên 8 bác sĩ và 2-2,5 dược sĩ/10000 dân.

Để đáp ứng các mục tiêu này, công tác đào tạo có một vị trí quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, mặc dù đã rất cố gắng nhưng các cơ sở đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu đặt ra vì chất lượng đào tạo không cho phép các trường tăng nhanh chỉ tiêu một cách ồ ạt, hàng năm dân số tiếp tục tăng lên và luôn có một số lượng cán bộ đến tuổi nghỉ chế độ không thể tiếp tục công tác. Một thực trạng khác cũng cần nói đến là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ được đào tạo chính quy, sau khi tốt nghiệp ra trường thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thậm chí nhiều cán bộ đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa cũng có xu hướng chuyển vùng về miền xuôi. Các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn (miền núi, biên giới, hải đảo...) tỷ lệ thí sinh dự thi ĐH, cao đẳng (CĐ) chính quy thấp, tỷ lệ lựa chọn ngành y, dược còn thấp hơn trong khi điểm chuẩn đầu vào các trường này thường xuyên ở tốp cao. Số thi đỗ khi ra trường cũng có xu hướng ở lại các thành phố hoặc vùng đồng bằng.

Kết quả thống kê cho thấy hiện nay cả nước mới chỉ đạt 6,4 bác sĩ và 1,2 dược sĩ trên 10000 dân. Gần 1/3 số xã, phường, thị trấn hoàn toàn không có bác

Page 185: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

185

sĩ. Một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng thiếu hụt bác sĩ và dược sĩ hết sức trầm trọng. Đồng Tháp: 4,2 bác sĩ và 0,2 dược sĩ/10000 dân, Lai Châu: 3,3 bác sĩ và 0,1 dược sĩ/10000dân...

Thực trạng đó đã được ngành y tế nhìn nhận và có những giải pháp tháo gỡ. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số cơ sở đào tạo trong đó có trường ĐH Y Thái Bình đã được giao nhiệm vụ đào tạo nâng cấp các cán bộ có trình độ y sĩ lên thành bác sĩ, gọi là hệ đào tạo chuyên tu, có lúc được gọi là hệ ngắn hạn, hệ không chính quy. Hàng năm, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh trên cơ sở cụ thể hoá Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT. Do đặc thù của ngành, đối tượng tuyển sinh và tiêu chuẩn tuyển sinh thường được quy định rất chặt chẽ. Sau này hệ chuyên tu mở rộng thêm cho các ngành khác như dược, điều dưỡng, kỹ thuật y học. Có thể nói số lượng bác sĩ, dược sĩ chuyên tu ra trường hàng năm đã đáp ứng một phần đáng kể số nguồn nhân lực thiếu hụt của ngành. Quan trọng hơn, đội ngũ cán bộ này sau khi tốt nghiệp lại trở về công tác tại các cơ sở, các địa phương, giải quyết tình trạng phân bố không đồng đều nguồn nhân lực giữa các khu vực, các vùng miền.

2.2. Tình hình đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình

Trường ĐH Y Thái Bình đào tạo bác sĩ hệ chuyên tu ngay từ những năm đầu thành lập (năm1968). Đã có nhiều tên gọi khác về loại hình đào tạo này: hệ chuyên tu, hệ không chính quy, hệ ngắn hạn, hệ bổ túc kiến thức. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH, đào tạo chuyên tu được coi như hình thức đào tạo liên thông trình độ ĐH.

Trong một thời gian dài trường chỉ có một ngành đào tạo bác sĩ đa khoa, đối tượng đào tạo là y sĩ (tốt nghiệp các trường trung cấp y). Thời gian đào tạo lúc đầu là 3 năm tập trung, từ năm 2001 nâng lên 4 năm tập trung. Từ năm 1983 có thêm ngành bác sĩ y học cổ truyền, đến năm 2006 thêm dược sĩ ĐH, cử nhân ĐH điều dưỡng. Công tác tuyển sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT. Thời gian thi tuyển được bố trí cùng đợt với thi tuyển sinh hệ chính quy. Trường ra đề thi theo chương trình đào tạo trung cấp, nội dung ôn tập và ngân hàng đề thi do Bộ quy định. Qua nhiều năm thực hiện, công tác tuyển sinh nói chung và tuyển sinh hệ liên thông nói riêng luôn được Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đánh giá tốt.

Page 186: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

186

Tổ chức đào tạo hệ liên thông có những đặc điểm riêng. Người học là những cán bộ trung cấp đã có thời gian tối thiểu 3 năm công tác chuyên môn, sau khi học xong lại trở về cơ sở tiếp tục công tác. Vì thế, mặc dù chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Y tế và của Bộ GD&ĐT nhưng đã được trường điều chỉnh theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành, thiết thực với cộng đồng. Một điều kiện thuận lợi là trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm giảng dạy thực hành bệnh viện và cộng đồng. Các bệnh viện, địa phương cũng tạo nhiều điều kiện cho trường triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Kết quả là sau 40 năm (1968-2008), trong tổng số trên 12000 bác sĩ tốt nghiệp của trường đã có 6700 bác sĩ hệ liên thông trong đó có 84 bác sĩ cho nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia.

Hiện nay, trường có 4 mã ngành đào tạo liên thông trình độ ĐH với tổng số 1425 sinh viên, cụ thể như sau:

+ Bác sĩ đa khoa: 978

+ Bác sĩ Y học cổ truyền: 177

+ Dược sĩ ĐH: 212

+ Cử nhân ĐH điều dưỡng: 58

Riêng mã ngành cử nhân ĐH Điều dưỡng đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.

Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế và phù hợp đặc thù của ngành, Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đối tượng này của Bộ Y tế đã có những thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học và các địa phương, cơ sở như mở rộng vùng tuyển sinh, rút ngắn thâm niên chuyên môn (trước đây là 5 năm, hiện nay giảm còn 3 năm, phù hợp với quy chế đào tạo liên thông của Bộ GD&ĐT), không bắt buộc người đi học phải làm ở tuyến y tế cơ sở, dành một phần chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho các địa phương có khó khăn, các ngành khó tuyển dụng (ví dụ như bác sĩ chuyên ngành pháp y), công nhận bằng tốt nghiệp tương đương bằng chính quy (người học được học tiếp các bâc đào tạo cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ)... Hiện nay, trường ĐH Y Thái Bình là một trong số ít các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm và uy tín về đào tạo liên thông trình

Page 187: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

187

độ ĐH ngành y, dược của cả nước, hiện có học viên của 18 tỉnh thành về học, số đông là các tỉnh miền núi phía Bắc.

2.3. Một số kiến nghị:

- Thông tư hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Y tế cần phù hợp với Quy chế của Bộ GD&ĐT và có sự ổn định trong một số năm để các cơ sở đào tạo và các địa phương có thể xây dựng kế hoạch tuyển sinh và quy hoạch cán bộ.

- Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo trung cấp thực hiện thống nhất về chương trình và văn bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho người học khi đi học liên thông trình độ đào tạo (một số cơ sở đào tạo y sĩ đa khoa định hướng chuyên khoa nhưng lại ghi trong văn bằng là y sĩ chuyên khoa, theo thông tư tuyển sinh không được dự thi hệ liên thông bác sĩ đa khoa).

Với số thí sinh đã được cấp bằng, đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cho phép các cơ sở đào tạo ngoài văn bằng có thể căn cứ chương trình và kết quả đào tạo trung cấp của thí sinh để quyết định có chấp nhận đối tượng dự thi hay không.

- Các tỉnh có kế hoạch điều chỉnh kinh phí để có thể hỗ trợ thêm cho người đi học (ngoài lương) để họ yên tâm học tập và đạt kết quả tốt hơn.

Page 188: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

188

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ NGÀNH SƯ PHẠM MĨ THUẬT - GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN

Nguyễn Đình Kỳ1 Trường Đại học Đồng Tháp

Đào tạo liên thông nói chung và đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC) nói riêng là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục đào tạo. Đây được coi là bài toán mang tính hệ thống nhằm giải quyết vấn đề chất lượng. Về lâu dài, mô hình đào tạo liên thông theo HTTC sẽ là một trong những giải pháp làm giảm sức ép về thi cử vào đại học (ĐH), giảm tình trạng ôn luyện ĐH, cao đẳng (CĐ) tràn lan hiện nay. Măt khác đào tạo liên thông theo HTTC là giải pháp chuyển hóa năng lực người học có tính mềm dẻo, năng động đáp ứng như cầu nguồn nhân lực xã hội trong thời đại mới.

Trên thế giới hình thức đào tạo theo HTTC đã tồn tại hơn một thế kỷ qua, cho đến nay nó vẫn được xem là một hình thức đào tạo tiên tiến, vượt trội so với hình thức đào tạo tạo truyền thống (đào tạo theo niên chế học phần). Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo HTTC không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.

Với vai trò là một trường ĐH trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học 2008 trường ĐH Đồng Tháp được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh khóa liên thông đầu tiên trong đó có ngành Sư phạm Mĩ thuật cho cả hai trình độ: từ Trung cấp Mĩ thuật (TCMT) lên Cao đẳng Sư phạm Mĩ thuật (CĐSPMT) và từ CĐSPMT lên Đại học Sư phạm Mĩ thuật (ĐHSPMT).

Thực tế triển khai thực hiện chương trình đào tạo liên thông theo HTTC ngành Sư phạm Mĩ thuật trong gần một năm qua đã bộc lộ nhiều lợi thế cũng

1 Phó trưởng bộ môn Mỹ thuật – Khoa Nghệ thuật

Page 189: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

189

như những hạn chế nhất định trong điều kiện cụ thể của Bộ môn, Khoa, Nhà trường và các đơn vị liên kết đào tạo.

1. Những lợi thế: 1.1. Vị trí của bộ môn: Nằm trong hệ thống các trường CĐ, ĐH thuộc

khu vực miền Tây Nam Bộ, Bộ môn Mĩ thuật khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp là đơn vị duy nhất được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ ĐH. Với nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật phổ thông cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên lợi thế trong đào tạo liên thông theo HTTC của bộ môn. Phần lớn các giáo viên đang giảng dạy mĩ thuật phổ thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đều có trình độ Trung cấp (TC), CĐ, do vậy nhu cầu được đào tạo để chuyển hóa một trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng cao cũng như khả năng tham gia vào hoạt động mĩ thuật chung của địa phương.

1.2. Vị trí địa lý: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm địa lý khép kín, trải rộng, khoảng cách giữa tỉnh này và tỉnh kia dao động trong khoảng 50 km. Hơn nữa đối tượng liên thông chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường cơ sở cho nên thời gian học tập không ổn định, chính vì vậy khi chuyển sang học tập theo HTTC giáo viên có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đăng kí môn học, lịch học và thậm chí là địa điểm học tập, bởi Bộ môn Mĩ thuật, khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp đào tạo hình thức này ở nhiều điểm trường và nhiều tỉnh thành khác nhau. Do vậy học viên có thể linh động đăng kí học tập, tích lũy đầy đủ các tín chỉ theo yêu cầu của chương trình để hoàn thành khóa học.

1.3. Chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo liên thông theo HTTC ngành Sư phạm Mĩ thuật khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp được xây dựng dựa trên nền tảng của chương trình đào tạo ĐH hệ chính quy kết hợp chương trình CĐ chính quy. Đảm bảo nguyên tắc kế thừa và nâng cao trình độ theo hướng chuyên sâu. + Chương trình CĐ Mỹ thuật liên thông theo HTTC:

STT

MÃ HỌC

TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN

HỌC KỲ

Page 190: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

190

PHẦN CHỈ

LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ 10 1 2 3 4

1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác - Lênin 5 5

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2

3 Đường lối cách mạng của Đảng

CSVN 3 3

KIẾN THỨC NGÀNH 35

1 Hình họa 1 2 2

2 Hình họa 2 2 2

3 Hình họa 3 3 3

4 Trang trí 1 2 2

5 Trang trí 2 2 2

6 Trang trí 3 2 2

7 Giải phẫu 1 1

8 Kí họa 1 2 2

9 Kí họa 2 2 2

10 Bố cục 1 2 2

11 Bố cục 2 3 3

12 Bố cục 3 3 3

13 Phương pháp DHMT 1 2 2

Page 191: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

191

14 Phương pháp DHMT 2 2 2

15 Lịch sử Mĩ thuật Thế giới 3 3

16 Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam 2 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 5

TỔNG CỘNG 50 15 15 15 5

+ Chương trình ĐH Mĩ thuật liên thông theo hệ thống tín chỉ:

STT

MÃ HỌC

PHẦN TÊN HỌC PHÂN

SỐ TÍN CHỈ

HỌC KỲ

KIẾN THỨC NGÀNH 45 1 2 3 4

1 Hình họa 1 4 4

2 Hình họa 2 5 5

3 Hình họa 3 5 5

4 Bố cục kỹ thuật chất liệu 1 5 5

5 Bố cục kỹ thuật chất liệu 2 5 5

6 Bố cục kỹ thuật chất liệu 3 5 5

7 Bố cục kỹ thuật chất liệu 4 5 5

8 Thực tập Mĩ thuật 1 2 2

9 Thực tập Mĩ thuật 2 2 2

10 Mĩ thuật học 2 2

11 Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật 3 3

Page 192: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

192

12 Đường lối văn hóa Đảng CSVN và lý luận GD

2 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 5

TỔNG CỘNG 50 15 15 15 5

Với khối lượng kiến thức của chương trình, với sự phân phối thời gian học tập như trên, thực tế trong thời gian đào tạo vừa qua đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu kiến thức của người học.

1.4. Giá trị của tín chỉ được thực hiện như sau: - 1 gIờ tín chỉ = 50 phút. - 1 giờ lý thuyết + 2 giờ tự học. - 1 giờ thực hành + 1 giờ thực hành + 1 giờ tự học. - 1 giờ tự học + 3 giờ tự học.

Với các giá trị trên nếu so sánh với cách thực hiện theo niên chế học phần thì rõ ràng chương trình này đã tạo điều kiện cho sinh viên học tập, làm việc với chuyên môn tốt hơn. Bên cạnh đó chương trình còn phát huy vai trò của người học “người học không chỉ là người tiếp nhận tri thức mà còn là người tạo ra tri thức”.

2. Hạn chế trong quá trình đào tạo: Những hạn chế ở đây không phải là sự hạn chế về quy chế, hình thức đào

tạo của chương trình đào tạo theo HTTC mà chủ yếu là ở lịch sử đào tạo, ở tính liên thông chương trình và các yếu tố bổ trợ để thực hiện chương trình.

2.1. Tính liên thông chương trình: Chương trình đào tạo liên thông theo HTTC hiện nay vẫn là chương trình do các trường CĐ, ĐH chủ động xây dựng, chưa có một chương trình khung thống nhất nào của Bộ GD&ĐT ban hành. Do vậy chưa có sự thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường CĐ, ĐH khi đào tạo cùng chuyên ngành, hạn chế đến việc giao lưu học tập của người học, điều này đi ngược lại quan điểm của hình thức đào tạo theo HTTC. Lịch sử hình thành và phát triển của hình thức đào tạo theo HTTC đã nêu: có một yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến đến tính ưu việt của hình thức đào tạo này là “tạo ra một môi trường giao lưu học tập năng động, sinh viên không những thuận lợi

Page 193: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

193

trong việc chuyển trường học ở môi trường trong nước mà kể cả khi chuyển ra học tập ở nước ngoài”.

2.2. Lịch sử chương trình của người học: Chương trình đào tạo của các học viên trước đây là chương trình đào tạo theo niên chế học phần xây dựng không có tính đồng bộ hệ thống cấu trúc các môn học. Ví dụ trong chương trình đào tạo CĐSPMT có ít nhất 4 chương trình đào tạo: chương trình 45 đơn vị học trình, chương trình 1, chương trình một môn và chương trình hai môn. Mỗi chương trình lại có khối lượng và nội dung kiến thức khác nhau do đó kiến thức và kĩ năng của học viên trong cùng một lớp học là không đồng đều đã gây rất nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo.

2.3. Các yếu tổ bổ trợ: Cơ sở vật chất tại trường cũng như ở các đơn vị liên kết về cơ bản chưa

đáp ứng tốt về điều kiện phòng học, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống tư liệu học tập để cho sinh viên thực hiện giờ tự học. Do đó sinh viên vẫn chủ yếu học tập ở lớp có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên bộ môn. Điều này không phù hợp với tôn chỉ của đào tạo theo HTTC.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo HTTC phải đáp ứng được tính mềm dẻo và linh hoạt của hệ thống quản lý đào tạo này. Hệ thống giảng đường phải đa dạng có sức chứa lớn, trung bình và nhỏ để tổ chức các lớp lý thuyết, thảo luận, thực hành… Các giảng đường đều phải được trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy cố định, làm việc tin cậy và ổn định. Thư viện phải tăng cường các nguồn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Toàn bộ các hệ thống này phải hoạt động một cách mềm dẻo để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên. Có như vậy hình thức đào tạo liên thông theo HTTC mới phát huy được tính ưu việt của nó.

2.4. Nhận thức của giảng viên về đào tạo theo HTTC: Phần lớn giảng viên đã quen với cách dạy học truyền thống nên khi

chuyển sang đào tạo theo HTTC chưa phát huy được vai trò của người học, vai trò tổ chức chỉ đạo học tập. Giảng viên còn chưa thực sự nắm vững quy chế, quy trình đào tạo theo HTTC dẫn đến tình trạng hoài nghi, hoặc phạm phải những thiếu sót mang tính cơ bản. VD: triển khai nội dung giảng dạy, quy trình đánh giá, điều kiện học lại của sinh viên… tạo nên sự chồng chéo giữa các khâu thực

Page 194: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

194

hiện. Giảng viên còn chưa cô đọng được lượng kiến thức trong từng đơn vị tín chỉ, từng học phần dẫn đến tình trạng dạy học tràn lan không đi vào trọng tâm.

2.5. Đội ngũ cố vấn học tập và sinh viên: Sinh viên không đầu tư nghiên cứu kĩ Quy chế đào tạo mặc dù Quy chế

đào tạo có thể Download trực tiếp từ Website của trường, không đề nghị được tư vấn học tập, không quan tâm đến những tư vấn của nhà trường, không biết rút học phần trong thời hạn còn cho phép chính là nguyên nhân đẩy một số sinh viên đến những sai lầm khi đăng ký học phần và phải gánh chịu hậu quả là kết quả học tập kém và có thể bị buộc thôi học.

Những sinh viên có kết quả học tập kém, nói chung là những sinh viên lười học, hay bỏ tiết học, luôn về nhà chơi vào cuối tuần, lười cập nhật thông tin, không đổi mới được phương pháp học tập.

Cán bộ tư vấn học tập: Một phần trách nhiệm trong việc đăng ký học phần không đúng với sức học là vai trò tư vấn của giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập) còn tương đối mờ nhạt. Một số thầy cô chủ nhiệm khi ký xác nhận vào bảng đăng ký học phần mà không hề tư vấn cho sinh viên. Vấn đề chấm và xử lý điểm cho sinh viên nói chung còn chậm nên cũng gây khó khăn cho việc đăng ký học phần của sinh viên.

Page 195: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

195

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Phạm Thế Long1 Học viện Kỹ thuật Quân sự

Cách đây 43 năm, ngày 08/8/1966, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 146/CP về việc thành lập phân hiệu 2 Đại học Bách khoa, tiền thân của Học viện Kỹ thuật quân sự ngày nay và thuộc quyền quản lý của Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ của phân hiệu 2 Đại học Bách khoa là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật các loại hình đào tạo có trình độ đại học phục vụ yêu cầu riêng biệt của các quân, binh chủng chuyên môn thuộc lực lượng vũ trang.

Ngày 15/9/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có công văn số 128/TCCN, giới thiệu phân hiệu 2 Đại học Bách khoa với các Bộ, các cơ quan hữu quan nêu rõ nhiệm vụ cụ thể của Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa có các hình thức đào tạo như sau:

- Đào tạo dài hạn tập trung: Tuyển chọn những cán bộ, chiến sỹ, công nhân quốc phòng có trình độ văn hóa lớp 10 để đào tạo kỹ sư.

- Bổ túc cán bộ trung cấp và tương đương trong Quân đội để chuyển lên kỹ sư (đào tạo chuyên tu, chuyển cấp (Liên thông) – NBS).

- Đào tạo sinh viên năm thứ 5 của các trường đại học để trở thành kỹ sư chuyên sâu phục vụ cho Quân đội (đào tạo chuyển tiếp – NBS).

- Hướng dẫn học tại chức cho cán bộ đã có trình độ chỉ huy quản lý kỹ thuật có điều kiện học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, do phải tập trung lực lượng cho nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nên học viên thuộc hệ đào tạo chuyển cấp, chuyển tiếp mới chỉ thực hiện được 3 khóa với 600 kỹ sư quân sự tốt

1 GS.TSKH, Giám đốc

Page 196: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

196

nghiệp ra trường. Và từ năm 1987 trở lại đây việc đào tạo chuyển cấp được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Từ thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đã cho thấy nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật trong Quân đội đã trở lên cấp bách. Vì vậy, học viện đã xây dựng chương trình đào tạo 2 năm dành cho cán bộ kỹ thuật thuộc khối các quân, binh chủng hợp thành và cho đến nay các lớp đào tạo theo loại hình này đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Quốc phòng cho phép chuyển thành đào tạo cao học chỉ huy quản lý kỹ thuật.

Ngày 01/6/1994 Đảng ủy quân sự Trung ương ra nghị quyết 93/ĐUQSTW về “tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy” nhằm mục tiêu đại học hóa trình độ học vấn của đội ngũ sỹ quan và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở hoàn thành tốt chức vụ được giao, thực hiện sự chuyển tiếp vững chắc các thế hệ cán bộ và đáp ứng một cách vững chắc nhu cầu về chất lượng và số lượng cán bộ và nhân viên chuyên môn, kỹ thuật các cấp, các ngành của các loại lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, lực lượng sản xuất quốc phòng và kinh tế, làm nòng cốt vững chắc xây dựng quân đội nhân dân thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Từ nghị quyết 93/ĐUQSTW và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ đi học, học viện đã tổ chức đào tạo loại hình chuyển cấp đại học tại các trung tâm thuộc 3 khu vực Bắc – Trung – Nam, cụ thể:

- Khu vực Miền Bắc: Tại Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp.

- Khu vực Miền Trung; Tại Học viện Hải quân và Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin.

- Khu vực Miền Nam: Tại Trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhempíc và Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Công binh.

Page 197: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

197

Học viện đã xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo 2 đối tượng học viên:

- Học 4 học kỳ dành cho học viên đã tốt nghiệp hệ cao đẳng kỹ thuật.

- Học 6 học kỳ dành cho học viên đã tốt nghiệp hệ trung cấp kỹ thuật.

Kể từ khi có nghị quyết 93/ĐUQSTW đến nay đã có 3.669 học viên chuyển cấp tốt nghiệp ra trường, trong đó:

- Bạn Lào và Cămpuchia: 56 học viên.

- Tại Học viện Phòng không – Không quân: 110 học viên.

- Tại Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp: 51 học viên.

- Tại Học viện Hải quân: 25 học viên

- Tại Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin: 158 học viên.

- Tại Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Công binh: 131 học viên.

- Tại Trường Cao đẳng kỹ thuật VinHempic: 166 học viên.

- Tại Học viện Kỹ thuật quân sự: 2972 học viên.

Học viện có đội ngũ giáo viên vào tốp hàng đầu các trường đại học trong cả nước, hơn 80% có trình độ sau đại học, trong đó có hơn 250 tiến sỹ khoa học và tiến sỹ; 367 thạc sỹ; gần 80 giáo sư, phó giáo sư; 100 % là đảng viên, có cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo rất đồng bộ và hiện đại, nhưng chỉ tiêu đào tạo cán bộ cho quân đội chỉ ở mức hạn chế, vì vậy việc mở rộng các loại hình đào tạo nhất là đào tạo chuyển cấp đại học là rất đúng đắn và cần thiết. Nó không những góp phần củng cố lực lượng cán bộ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phát huy tiềm năng trí tuệ và cơ sở vật chất sẵn có, mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nguồn nhân lực làm công tác kỹ thuật cho quân đội.

Với tinh thần đó, những năm qua trong công tác đào tạo nói chung, đào tạo chuyển cấp nói riêng, học viện luôn chú trọng những mặt sau:

- Lãnh đạo, Chỉ huy học viện thường xuyên quán triệt chủ trương, quan điểm đổi mới trong công tác đào tạo, luôn chăm lo bồi dưỡng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đội ngũ cán bộ

Page 198: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

198

làm công tác quản lý giáo dục. Luôn chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng.

- Luôn quan tâm tới chất lượng đào tạo, do vậy học viên sau khi tốt nghiệp ra trường và trở về công tác ở mọi miền đất nước đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Học viện luôn có sự gắn bó chặt chẽ với các đơn vị, các lực lượng ngoài học viện kể cả các trường đại học ở nước ngoài để liên kết, phối hợp đào tạo, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và kinh tế .

- Lãnh đạo, Chỉ huy học viện luôn chú trọng việc xây dựng các yếu tố đảm bảo cho chất lượng giáo dục và đào tạo, chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định về đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng.

- Công tác tuyển sinh được tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, công bằng đảm bảo tuyển chọn được những học viên giỏi.

- Chương trình đào tạo luôn được cập nhật, bổ sung những nội dung mới và tiên tiến, kế hoạch học tập được bố trí khoa học, vì vậy ngừời học luôn được tiếp cận với những nội dung mới và chủ động trong việc xây dựng quá trình học tập của mình.

- Hệ thống các phòng thí nghiệm, phòng học chuyên dùng, trang thiết bị của nhà xưởng, thao trường, bãi tập luôn được bổ sung và đổi mới để phục vụ cho công tác đào tạo.

- Công tác biên soạn giáo trình luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức, thư viện của học viện hiện có hàng chục ngàn đầu sách đủ để phục vụ cho cán bộ, giáo viên, học viên học tập và nghiên cứu. Phòng đọc, phòng mượn, phòng Internet khang trang, tiện lợi.

Công tác đào tạo nói chung, đào tạo chuyển cấp tại học viện nói riêng trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của nhiệm vụ đại học hóa trình độ học vấn của đội ngũ sỹ quan và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để họ hoàn thành tốt chức vụ được giao, thực hiện sự chuyển tiếp vững chắc các thế hệ cán

Page 199: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

199

bộ, đáp ứng một cách vững chắc nhu cầu về chất lượng và số lượng cán bộ và nhân viên chuyên môn, kỹ thuật các cấp, các ngành của các loại lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, lực lượng sản xuất quốc phòng và kinh tế.

Những gì học viện đã làm được trong thời gian qua càng khẳng định: Đào tạo chuyển cấp là sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng tốt nhu cầu của các đơn vị trong toàn quân, của xã hội nói chung và của người học nói riêng.

Page 200: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

200

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Ở TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM – ĐH HUẾ

Biền Văn Minh1 - Phạm Quang Chinh2 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

1. Mở đầu

Tháng 12 năm 2008 trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt cho phép trường chính thức được đào tạo liên thông trình độ cao đẳng lên đại học.

Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh các chương trình đào tạo trình độ đại học hiện hành của trường với chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm của các ngành tương ứng.

Việc chuyển từ đào tạo đại học hệ chuyên tu (niên chế) sang đào tạo đại học liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là một bước chuyển mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, song sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

2. Những thách thức trong đào tạo liên thông theo HTTC

Theo chúng tôi, khi tổ chức đào tạo liên thông theo HTTC sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và cố vấn học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo còn quá mỏng và nhận thức chưa đầy đủ về việc đào tạo liên thông theo HTTC.

Thứ hai, sự chuẩn bị của trường chưa đầy đủ, và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng khung chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy

1 PGS.TS, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm. 2 TS, Phó Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm.

Page 201: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

201

cũng như việc học tập của sinh viên trong đào tạo liên thông theo HTTC, do sinh viên được chọn giảng viên, nên việc quản lý sinh viên gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình. Chương trình xây dựng chủ yếu dựa vào khung chương trình giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý) và được so sánh với chương trình cao đẳng của các ngành tương ứng để cắt bỏ các học phần trùng lặp. Tuy nhiên, mức độ kiến thức của từng học phần chưa được chú trọng, việc tăng cường thực hành chưa được quan tâm đúng mức, tính cập nhật còn thiếu… Đây là một hạn chế khi chúng ta muốn hội nhập với các trường khác trong khu vực và thế giới.

Thứ tư, “quán tính” của việc dạy - học, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo theo kiểu niên chế còn rất lớn. Do vậy, muốn đào tạo liên thông theo HTTC, trước hết cần có sự thống nhất quan điểm của mọi cấp, sự chấp nhận và ủng hộ của lãnh đạo trường, của đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Thứ năm, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đầy đủ (thiếu phòng học, thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu đa năng, mạng internet yếu, giáo trình đạt chuẩn, tài liệu học tập, các phần mềm…).

3. Đề nghị một số giải pháp

Trong hoàn cảnh hiện nay những khó khăn trên là điều tất yếu không thể giải quyết ngay được. Tuy nhiên, ở mức độ đơn vị trường, chúng tôi xin có một số đề nghị sau:

Thứ nhất, có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập.

* Các giảng viên phải hiểu biết đầy đủ về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá và có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Để đảm bảo điều này, trường phải tổ chức các đợt tập huấn cho đội ngũ giảng viên của các khoa về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá trong đào tạo liên thông theo HTTC.

* Các chuyên viên của phòng Đào tạo đại học được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý đào tạo trong đào tạo liên thông theo HTTC, về kỹ thuật

Page 202: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

202

xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc này.

* Có đội ngũ cố vấn học tập vững vàng - là những giảng viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về chương trình đào tạo để hướng dẫn SV chọn môn học và xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này, làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của sinh viên, tư vấn cho sinh viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của sinh viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác.

Thứ hai, xây dựng lại chương trình đào tạo theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện tại và tương lai của đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Khi xây dựng khung chương trình đào tạo nên rà soát lại những phần, những nội dung đã có trong chương trình cao đẳng để bỏ bớt những học phần, những nội dung không cần thiết, tránh dạy trùng lặp; bổ sung các học phần mới tự chọn có kiến thức mới thiết thực và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, có đủ giáo trình đạt chuẩn cho mỗi môn học.

Một giáo trình đạt chuẩn là giáo trình có chức năng không chỉ truyền đạt và tái tạo thông tin, điều khiển hoạt động dạy và học, tạo động cơ hứng thú học tập, ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá mà còn là một công cụ dạy học đa chức năng [1][2].

Giáo trình được biên soạn phải phù hợp chương trình đào tạo, phục vụ mục tiêu đào tạo, mang tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính sư phạm. Nội dung được viết theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ, đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giảm tỉ lệ giờ diễn giảng, tăng thời lượng tự học của sinh viên; công khai hoá mục tiêu đào tạo, thể hiện đậm nét mục tiêu “học để dạy”; công khai hoá yêu cầu kiểm tra đánh giá, tạo cơ hội cho SV phát triển năng lực tự đánh giá, liên hệ thực tế, dạy và học ở trường phổ thông và phải tạo cơ hội cho sinh viên nắm chắc chương trình trung học phổ thông.

Về hình thức trình bày: Đầu giáo trình có mục tiêu của chương trình môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, phần giữa có mục tiêu từng chương,

Page 203: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

203

tương quan giữa kênh chữ và kênh hình hợp lý, cuối mỗi chương có phần tóm tắt, câu hỏi, bài tập, cuối giáo trình có bảng trắc nghiệm khách quan giúp sinh viên tự kiểm tra hoặc có các câu hỏi hướng dẫn ôn tập toàn giáo trình và cần có bảng tra cứu, bảng tài liệu tham khảo của tác giả khi biên soạn, tài liệu đọc thêm cho sinh viên khi học giáo trình[1],[3]. Thứ tư, thay đổi cách sử dụng giáo trình trong dạy học. Theo chúng tôi, trước khi lên lớp giảng viên phải chuẩn bị: a) Lập kế hoạch giảng dạy: Không chỉ chú ý đến nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên mà phải chú ý đến hoạt động học tập của sinh viên; những gì sinh viên phải làm trước và sau khi nghe giảng trên lớp. Quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo là những gì sinh viên làm chứ không phải là những gì giảng viên làm.

Hiện nay đa số giảng viên khi xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học thường chú ý nhiều về nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên, hoặc trình chiếu Slide trên phần mềm M.PowerPoint là phần quan trọng nhất, rất “khiêm tốn” thời lượng dành cho sinh viên thảo luận, làm bài tập, bài kiểm tra...

b) Biên soạn tài liệu hướng dẫn học giáo trình:

Phần mục tiêu cần chỉ rõ những gì sinh viên phải đạt được, dựa vào đó để sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu.

Phân bổ nội dung thời lượng các bài giảng lí thuyết, thực hành, seminar với chủ đề cần thảo luận, kế hoạch tham quan thực tế, các bài tập... Đặc biệt cần lưu ý xác định giáo trình chính và các tài liệu tham khảo phải đọc.

Lập kế hoạch thời gian học trên lớp để trang bị kiến thức mới, chỉ dẫn cách thực hiện có hiệu quả các hoạt động học trước và sau khi nghe giảng.

c) Dạy cho sinh viên biết cách đọc giáo trình và tài liệu tham khảo

* Hướng dẫn sinh viên nâng cao năng lực đọc:

Tóm tắt đoạn đã đọc → tìm ý chính → so sánh các cách trình bày khác nhau về cùng một vấn đề → tổng hợp những nội dung đã đọc bằng một đoạn viết ngắn.

* Nên hướng dẫn cho sinh viên luyện tập các kỹ năng:

- Đọc lướt các đề mục trong giáo trình để xác định vấn đề cần đọc

- Ghi ra bên lề hoặc trong vở những ghi chú trong khi đọc

Page 204: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

204

- Ghi ra giấy những câu hỏi nảy sinh trong khi đọc

- Gạch chân hoặc đánh dấu những ý quan trọng.

Thứ năm, có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đảm bảo yêu cầu đào tạo.

- Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ tốn thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp;

- Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của SV và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp;

- Có hệ thống giáo trình đạt chuẩn, phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý sinh viên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ v.v…

- Có hệ thống mạng internet hoạt động ổn định giúp cho việc trao đổi thông tin giữa trường và sinh viên, giúp sinh viên tự học tập.

Thứ sáu, việc quản lý đào tạo. Việc đăng ký học được thực hiện bằng máy tính. Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi phương pháp học và đào tạo ở các cấp độ khác nhau giúp sinh viên hiểu đúng và đầy đủ hơn về loại hình đào tạo này. Song song với việc này cần đưa các thông tin về đào tạo liên thông theo HTTC lên mạng internet giúp sinh viên nắm được thông tin dù họ đang ở đâu, bởi vì sinh viên có quyền lựa chọn: học cái gì? học lúc nào? học ở đâu? học ai? Hình thành trung tâm tư vấn cho sinhvieen về các vấn đề học tập[4], [5].

Thứ bảy, phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên phấn đấu. Đối với giảng viên trẻ, cần phải có những yêu cầu thật cụ thể để họ phấn đấu. Ngược lại, trường cũng nên có chế độ chính sách hỗ trợ cho việc bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới.

4. Kết luận

Việc chuyển từ đào tạo đại học hệ chuyên tu (niên chế) sang đào tạo liên thông theo HTTC là một bước chuyển mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Để thực hiện tốt quá trình đào tạo này cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Page 205: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

205

- Có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập, hình thành trung tâm tư vấn cho sinh viên về các vấn đề học tập; tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của sinh viên, tư vấn cho sinh viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của sinh viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác.

- Cần mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình đào tạo. Tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo.

- Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn và nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giáo viên, Hà Nội - 2009.

[2] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB ĐHSP.

[3] Biền Văn Minh (2009), Đổi mới việc biên soạn giáo trình môn học thích ứng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHSP –ĐH Huế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Huế ngày 22/03/2009, tr: 195-199.

[4] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...).

[5] Một số trang Web.

Page 206: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

206

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI

Lê Quang Tân1 Trường CĐ Sư Phạm Đồng Nai

1. Mở đầu

Theo định hướng của trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đồng Nai, từ nay đến 2010 song song với việc phát triển chương trình đào tạo mới, sẽ triển khai tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng (CĐ) lên trình độ đại học (ĐH), liên kết đào tạo liên thông lên trình độ ĐH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học liên thông, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh chương trình đào tạo trình độ ĐH hiện hành với các chương trình đào tạo của trường có đào tạo bậc CĐ, thời gian đào tạo 2 năm; việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đối tượng liên thông là những sinh viên đã có bằng tốt nghiệp CĐ các ngành học tốt nghiệp loại khá trở lên được tham dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp, tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Môn thi tuyển gồm môn cơ sở ngành và môn kiến thức ngành.

Trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề “Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

a. Thuận lợi

1 Giảng viên, Khoa Tự nhiên

Page 207: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

207

- Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới giáo dục ĐH, trong đó có đề cập đến vấn đề từng bước chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ.

- Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phổ cập đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các trường ĐH kể từ năm học 2010-2011.

- Sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong trường.

- Có sự hỗ trợ tích cực của Ban Giám hiệu và cán bộ giảng viên của trường CĐSP Đồng nai.

- Kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo trong nước.

- Xu thế tất yếu về sự phát triển giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.

b. Những khó khăn trong việc triển khai đào tạo liên thông

Theo chúng tôi, khi chuyển đổi đào tạo liên thông từ CĐSP lên ĐHSP theo hệ thống tín chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, về phía người học: tính chủ động của sinh viên còn đang rất thấp. Họ chưa quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin cần thiết. Vì vậy dẫn tới tình trạng nhiều người không biết nhà trường sẽ tổ chức môn học nào trong mỗi học kỳ và kế hoạch học tập của họ sẽ ra sao. Người học chưa có thói quen coi những giờ tự học, những buổi tự chuẩn bị là một phần của môn học.

Thứ hai, về phía người dạy: để thực hiện đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, lịch giảng dạy phải được thực hiện nghiêm ngặt, trong khi việc thực hiện đầy đủ các giờ lên lớp theo đúng lịch trình của từng tuần học hiện nay là chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng giảng viên giảng dạy một môn học còn hạn chế, thêm vào đó, mỗi giảng viên lại phải cùng hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Ngoài ra, còn phải nói tới một nguyên nhân nữa cũng từ phía người dạy là người thầy

Page 208: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

208

chưa quen thiết kế những chương trình ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Giáo trình áp dụng cho hệ thống tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình niên chế.

Thứ ba, về kinh nghiệm: bước đầu thực hiện nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Sự thay đổi phương thức đào tạo đồng nghĩa với việc xóa bỏ một thói quen đã thành nếp ở giai đoạn đầu trong quản lý đào tạo sẽ có nhiều phức tạp, khi mà mỗi một sinh viên có một kế hoạch học tập riêng,

Thứ tư, do số giảng viên cơ hữu còn quá ít, cơ sở vật chất của chúng ta còn nghèo nàn, kể cả phòng học, phương tiện dạy học, lẫn tư liệu học tập cho sinh viên.

Thứ năm, sự chuẩn bị chưa đầy đủ và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy cũng như việc học tập của sinh viên, thiếu chuyên gia am hiểu về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên chọn giáo viên, nên việc quản lý sinh viên rất khó, trong khi đó quy chế vẫn cứng nhắc không thay đổi.

Thứ sáu, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình: Chương trình chủ yếu gọt bớt số tiết, còn nội dung chưa thay đổi nhiều. Việc tăng cường thực hành chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ bảy, cơ sở vật chất nhất là các phòng thí nghiệm, phòng học chưa chuẩn bị đầy đủ.

Thứ tám, đội ngũ giảng viên đáp ứng theo yêu cầu hiện nay còn mỏng và chưa nhận thức đầy đủ.

2.2. Những giải pháp chính trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐSP Đồng Nai.

Để triển khai đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐSP Đồng Nai cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng chượng trình, quản lý kế hoạch giảng dạy và quản lý sinh viên, xây dựng chương trình phải mềm dẻo, thay thế các học phần không còn phù hợp. Phòng chức năng của trường cần bàn bạc vụ thể với giáo vụ các

Page 209: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

209

khoa để tránh sự trùng lặp giờ của giảng viên, tiết kiệm thời gian di chuyển của sinh viên, hạn chế thời gian trống không cần thiết và tránh trùng các buổi thực hành giữa các lớp.

Thứ hai, cần mạnh dạn trong việc làm mới chương trình đào tạo.

Thứ ba, tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Thứ tư, đào tạo cán bộ trẻ để trở thành những giảng viên giỏi, đồng thời phải có chế độ thích hợp để khuyến khích.

Thứ năm, hình thành trung tâm tư vấn cho sinh viên về các vấn đề học tập.

Thứ sáu, tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để cố vấn học tập cung cấp những thông tin, phản ánh ý kiến nguyện vọng của sinh viên cho khoa một cách thường xuyên.

3. Kết luận

- "Vạn sự khởi đầu nan", nhưng chúng ta không thể không làm. Bước đột phá trong chuyển đổi phương thức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ CĐ lên ĐH sẽ góp phần đưa nền giáo dục ĐH nước ta hòa cùng nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới.

- Lựa chọn quy mô đào tạo hợp lý.

- Với quyết tâm cao của mọi thành viên trong tập thể nhà trường, chúng ta tin rằng, dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng sẽ khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Page 210: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

210

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giảng viên, Hà Nội - 2009.

2. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...).

3. Một số trang Web.

Page 211: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

211

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG CON ĐƯỜNG VÒNG ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ CAO HƠN

Nguyễn Phước Tài1 Trường Đại học Đồng Tháp

Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyểt định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và ngày 04/09/2008 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5830/VPCP-KGVX “Về việc đổi tên Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp thành Trường ĐH Đồng Tháp” với chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

- Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Quy định mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ năm 2010 tất cả các trường ĐH và Cao đẳng (CĐ) sẽ chuyển sang một hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hiện tại có 08 trường ĐH ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bắt đầu thực hiện loại hình đào tạo theo học chế tín chỉ (ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp, ĐH ở Vĩnh Long, ĐH Tiền Giang, ĐH Trà Vinh).

Nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế. Do vậy, đòi hỏi phải đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng một nguồn nhân lực lành nghề và đồng bộ. Với mục đích đó, việc đào tạo liên thông là một cơ hội cho người lao động có tay nghề thấp được học lên để nâng cao tay nghề.

1 Chuyên viên phòng Thanh tra đào tạo

Page 212: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

212

Đào tạo liên thông theo hình thức học chế tín chỉ là một điều còn rất mới lạ đối với một số trường đang hình thành lộ trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Riêng đối với một số trường, việc đào tạo theo học chế tín chỉ đã xây dựng lộ trình tương đối ổn định thì việc đào tạo liên thông là cơ hội cho các trường thực hiện có hiệu quả theo mô hình này. Hình thức đào tạo liên thông là cơ hội cho người lao động chưa có điều kiện học ngay ở bậc học cao.

Năm 2002 Bộ GD&ĐT đã có Quy định tạm thời về đào tạo liên thông Dạy nghề (DN), Trung học chuyên nghiệp (THCN), CĐ và ĐH ban hành kèm theo quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thay thế Quyết định 49 về đào tạo liên thông.

Đào tạo liên thông là một hình thức đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học ở trình độ thấp được học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề (liên thông dọc) hoặc có thể chuyển sang ngành đào tạo khác (liên thông ngang).

Việc đào tạo liên thông ở trường Đại học Đồng Tháp được bắt đầu vào năm 2003, trường đã mở thí điểm 2 lớp liên thông là sư phạm (SP) Toán và SP Văn. Năm học 2008 - 2009 trường đã mở rộng quy mô tuyển sinh có khoảng 1.300 học viên theo học các ngành trong chuyên ngành SP như: SP Toán, SP Tin, SP Vật lý, SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, SP Giáo dục tiểu học, SP Mầm non, SP Giáo dục thể chất, SP Giáo dục Chính trị, SP Sinh, SP Hoá, SP Kỹ thuật công nghiệp, SP Địa, SP Lịch sử. Đồng thời nhà trường đang áp dụng phương thức học tập theo học chế tín chỉ đối với khóa học 2008 – 2010 và trở về sau đối với tất cả các hệ liên thông.

Căn cứ theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì năm 2009 nhà trường sẽ tuyển sinh đào tạo liên thông theo hình thức đào tạo tín chỉ như sau:

1. Đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng:

STT Ngành tuyển Mã ngành Môn thi

Page 213: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

213

Chính quy Vừa làm vừa

học

1 Giáo dục Tiểu học

C76 C76-2

Toán và PPDH

Tiếng Việt và PPDH

2 GDMN C77 C77-2 TLH & GDH

Văn học

3 Tin học ứng dụng

C79 C79-2

Lý thuyết tổng hợp

Thực hành nghề nghiệp

2. Đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học:

Mã ngành

STT Ngành tuyển Chính quy

Vừa làm vừa học

Môn thi

1 Sư phạm Toán học 101 101-2 Giải tích

Đại số

2 Sư phạm Tin học 102 102-2 Toán rời rạc

Kỹ thuật lập trình

3 Sư phạm Vật lý 103 103-2

Cơ - Nhiệt đại cương

Điện - Quang đại cương

4 Sư phạm KTCN 104 104-2 Vẽ kỹ thuật

Cơ kỹ thuật

Page 214: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

214

5 Công nghệ thông tin

105 105-2 Toán rời rạc

Kỹ thuật lập trình

6 Sư phạm Hóa học 201 201-2 Hóa vô cơ

Hóa hữu cơ

7 Sư phạm Sinh học 301 301-2 Động vật học

Sinh lý thực vật

8 Sư phạm KTNN 302 302-2 Sinh lý cây trồng

Chăn nuôi

9 Kế toán 403 403-2 Nguyên lý kế toán

Kế toán tài chính

10 Sư phạm Ngữ văn 601 601-2 Văn học Việt Nam

Tiếng Việt

11 Sư phạm Lịch sử 602 602-2 Lịch sử Việt Nam

Lịch sử thế giới

12 Sư phạm Địa lý 603 603-2 Địa lý đại cương

Địa lý Việt Nam

13 Sư phạm GDCT 604 604-2 Triết học Mác-Lênin

KTCT Mác-Lênin

14 Sư phạm Tiếng Anh

701 701-2 Nghe và nói

Đọc, viết và ngữ pháp

15 Tiếng Anh 702 702-2

Nghe và nói

Đọc, viết và ngữ pháp

Page 215: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

215

16 Sư phạm Âm nhạc 801 801-2

NK1 (Hát và xướng âm)

NK2 (Đàn và Hòa âm)

17 Sư phạm Mỹ thuật 802 802-2

Hình họa (đen trắng)

Trang trí

18 Giáo dục Tiểu học 901 901-2 Toán cao cấp

Tiếng Việt

19 Giáo dục Mầm non 902 902-2

Tiếng Việt – Văn học

CS & GD trẻ mầm non

20 Giáo dục Thể chất 903 903-2 Lý thuyết ĐK – TD

Thực hành ĐK – TD

• Tổ chức đào tạo liên thông cả hai hình thức cụ thể như sau:

- Chính quy: Người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ hệ chính quy.

- Vừa làm vừa học: Để giúp học viên thuận tiện cho việc học để bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn của mình, từ năm học 2008 -2009 trường ĐH Đồng Tháp sẽ chuyển hình thức đào tạo chuyên tu sang hình thức đào tạo hệ vừa làm vừa học. Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp, người học được cấp bằng tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ hình thức vừa làm vừa học.

Page 216: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

216

• Kinh phí và thời gian đào tạo:

- Kinh phí đào tạo được lấy từ nguồn thu học phí người học. Mức thu học phí được quy định cho từng ngành đào tạo và theo đúng quy định hiện hành của Liên Bộ Tài chính – GD&ĐT.

- Thời gian đào tạo là 2 năm.

• Điều kiện để được học liên thông:

- Các ngành đào tạo liên thông từ trình độ TC lên trình độ CĐ tuyển những người đã tốt nghiệp TC cùng ngành đào tạo. Các ngành đào tạo liên thông từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH tuyển những người đã tốt nghiệp CĐ cùng ngành đào tạo; riêng ngành Giáo dục Chính trị tuyển cả những người đã tốt nghiệp ĐHSP hoặc CĐSP một ngành khác.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Được cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho đi học.

Chương trình đào tạo liên thông được xây dựng trên cơ sở, nền tảng của chương trình khung THCN, CĐ do Bộ GD&ĐT ban hành và được thiết kế phù hợp nhằm kế thừa (những môn đã được học ở chương trình trước) và bổ sung (những môn không có trong chương trình đào tạo trước) vào chương trình đào tạo. Chương trình khung của hệ đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các trường đào tạo với nhau nhằm thừa nhận tín chỉ của nhau để giúp cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi ngành học hoặc có thể chuyển trường (dựa vào quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Khi đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ cần tập trung:

- Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại để phục vụ cho việc giảng dạy.

- Tăng cường công tác hướng nghiệp, tư vấn về liên thông kịp thời để phụ huynh và học sinh nắm bắt, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp ở các trường phổ thông giúp cho các em nhìn nhận lại sức học của mình mà có sự lựa chọn đúng đắn.

Page 217: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

217

- Đảm bảo chất lượng đào tạo của trường, thời gian lên lớp của giảng viên. Phải có ít nhất 2 giảng viên cùng chuyên ngành để người học dễ dàng lựa chọn giảng viên dạy.

- Xây dựng chương trình học cho từng ngành phải có sự kế thừa, nâng cao, mở rộng của từng môn học ở hệ đào tạo trước.

VD: Khi liên thông lên học SP Toán các học viên sẽ được học lại các môn đã học ở hệ đào tạo trước như: Phương pháp (3 tín chỉ); Hình học Azin oclit (4 tín chỉ)... Những môn chưa được học ở hệ đào tạo trước và bắt buộc học ở chương trình liên thông như: Lý thuyết Galois (3 tín chỉ); Độ đo tích phân (3 tín chỉ),…

- Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập am hiểu về chương trình đào tạo tín chỉ để hướng dẫn, tư vấn cho người học.

- Chú ý vào nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội để đào tạo.

- Thời gian đào tạo phải phù hợp.

Đào tạo liên thông theo học chế là một hình thức đào tạo mới. Tuy nhiên hình thức này sẽ là điều kiện giúp cho người học nâng cao trình độ, chuyên môn. Đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học được đón nhận nhiều nhất tại trường Đại học Đồng Tháp do chương trình này phù hợp với người học vừa nâng cao trình độ mà vẫn bảo đảm hoàn thành tốt công tác. Đào tạo liên thông là con đường thứ 2 để có trình độ đại học cho những học sinh kém may mắn không đậu trực tiếp vào đại học, đồng thời đào tạo liên thông góp phần rất to lớn trong việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phước Tài – Đào tạo liên thông tại trường Đại học Đồng Tháp.

2. Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 218: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

218

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG: BƯỚC ĐI CÒN NHIỀU TRĂN TRỞ VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP

Lưu Thanh Tâm1 – Trần Hồng Hoàng2 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ (ĐHKTCN) TP.HCM thực tế đã triển khai tuyển sinh đào tạo liên thông từ cao đẳng (CĐ) lên đại học (ĐH) từ năm 2007, năm 2008 vẫn tiếp tục và phát triển mở rộng hơn liên thông từ trung cấp (TC) lên CĐ và năm 2009 mở rộng thêm là liên thông từ TC lên ĐH. Hiện nay tại TP.HCM, nhu cầu học liên thông các bậc học là rất lớn, nhất là loại hình liên thông từng cấp bậc (từ TC lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH), đó là nhu cầu có thực của xã hội cần phải đáp ứng. Do vậy trong hội nghị này, thiết nghĩ chúng ta nên cùng nhau trao đổi thẳng thắn nhằm có được hướng tốt nhất mà hiện tại trong đào tạo liên thông cần để tổ chức đào tạo liên thông có hiệu quả tốt hơn.

Trường ĐHKTCN TP.HCM dù là trường còn rất mới trong việc triển khai đào tạo liên thông (đến nay chưa có khóa đào tạo liên thông nào tốt nghiệp), chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng hôm nay chúng tôi cũng cố gắng đưa ra được thực trạng hiện tại mà trường đã làm trong thời gian vừa qua với hy vọng chia sẻ cùng các trường bạn những điều đã làm, để được học hỏi nhiều hơn từ những trường có kinh nghiệm đào tạo nhiều năm trong lĩnh vực này nhằm khắc phục những tồn tại và cải tiến để phát triển chung trong đào tạo liên thông, góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước là học tập không ngừng với mọi đối tượng.

Về cấu trúc chương trình đào tạo, trường thiết kế chương trình học liên thông cho từng cấp bậc liên thông là khác nhau, nhưng vẫn bám sát theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành, trung thành đúng với chuẩn đầu ra tương đương với các bậc trình độ đào tạo CĐ, ĐH chính quy của trường tuyển sinh theo “3 chung” của Bộ GD&ĐT với đối tượng là học sinh phổ thông.

1 TS, Phó Hiệu trưởng 2 CN

Page 219: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

219

Vì tất cả các trình độ liên thông đều đào tạo chính quy nên trường vẫn phải đảm bảo đầy đủ các khối lượng kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành), các loại kiến thức bổ trợ, kiến thức điều kiện và các chuẩn quy định do trường đề ra như: Anh văn điều kiện, Tin học điều kiện trước khi tốt ngihệp phải đạt chuẩn giống như sinh viên chính quy với đối tượng là học sinh phổ thông ứng với từng bậc học là CĐ hay ĐH.

Đối với đối tượng học sinh phổ thông tuyển sinh theo “3 chung” của Bộ GD&ĐT, trường đã tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, áp dụng quy chế 43 từ khóa tuyển sinh 2008 (các khóa còn lại tuyển sinh trước đó chưa tốt nghiệp vẫn đào tạo theo niên chế, vẫn áp dụng theo quy chế mềm dẻo: QC25). Tuy nhiên với loại hình liên thông thì trường vẫn áp dụng theo niên chế và hoàn toàn thực hiện theo đúng quy chế 25 của Bộ GD&ĐT ban hành. Bản thân trường vẫn muốn triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ với quy chế 43 của Bộ GD&ĐT vì những ưu điểm hiện tại của nó, nhưng thực tế tại trường vẫn còn nhiều khó khăn về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất trang thiết bị, cũng như đội ngũ phục vụ đào tạo khi mà đối tượng học liên thông tại trường là những người đã có việc làm tại TP.HCM và các tỉnh lân cận tập trung về trường học vào các buổi tối trong tuần. Do vậy việc tổ chức giảng dạy đào tạo và mời giảng là rất khó khăn và khó đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện đúng như cách triển khai học tập theo tín chỉ như các sinh viên học ban ngày (chỗ này rất mong được học hỏi nhiều từ các trường bạn).

Ngay cả như việc triển khai theo niên chế cũng vấp phải những khó khăn nhất định: Ví dụ theo quy định thời lượng học tập và khối lượng bắt buộc thì buổi tối có thời gian thực học ít hơn ban ngày nên số tuần học không thể đúng 15 tuần như quy định của Bộ (trong quy chế 25 hoặc 43) mà thường nhiều hơn nên 1 học kỳ sẽ được học “dài” hơn, hoặc là phải dung hòa tìm sự giao thoa hợp lý nhất giữa giảng viên và sinh viên, nên đôi khi khó có thể dàn trãi hết tất cả các môn học trong 1 học kỳ (15 tuần) để cùng bắt đầu và cùng kết thúc trong 1 học kỳ, mà đôi khi phải tổ chức cuốn chiếu từng môn nào đó cho phù hợp…. (điều này lại không phù hợp theo quy định cứng nhắc của quy chế là phải kéo dài 15 tuần và đồng loạt học các môn hết trong 1 học kỳ). Vì nếu học dàn trãi

Page 220: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

220

các môn học trong một học kỳ thì rất có thể có sinh viên nào đó đúng thời điểm sắp thi lại bận đi công tác đột xuất của cơ quan thì phải mất rất nhiều môn hoặc bỏ thi nhiều môn hơn và đương nhiên là sẽ không tạo được nhiều thuận lợi, sinh viên sẽ ít đồng thuận hơn là học cuốn chiếu (nếu có bỏ học, bỏ thi vì công tác thì cũng bị thiệt ít môn học hơn nên sẽ dễ có cơ hội trả nợ hơn)… Hoặc là tổ chức các môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng… cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Ngay cả như áp dụng đúng quy chế của Bộ GD&ĐT thì việc xét lên lớp theo từng học kỳ (QC 43) học theo từng năm học (QC 25) cũng rất khó khăn vì thời gian học của các bậc liên thông một bậc học (từ TC lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH) thường là rất ngắn (thường là 3 học kỳ, tương đương 1,5 năm).

Vì nhu cầu học liên thông hiện tại là rất lớn (theo khảo sát của chúng tôi) và mục tiêu đào tạo, tiêu chí, điều kiện ban đầu đề ra là phải đảm bảo chuẩn đầu ra tương đương với trình độ chính quy, cấp bằng chính quy nên chúng tôi rất quan tâm đến những khó khăn nêu trên và muốn khắc phục tốt nhất để thuận lợi hơn trong tổ chức đào tạo. Và nhân đây cũng muốn đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận những điều chỉnh nhỏ về hình thức tổ chức đào tạo theo thực tế để thuận lợi hơn cho người học loại hình liên thông.

Ngoài ra Trường chúng tôi cũng có được những thuận lợi chung là người học rất ham học và thật sự là cần học để hiểu biết, với kinh nghiệm 13 năm tổ chức đào tạo các trình độ CĐ, ĐH chính quy nên về chương trình đào tạo và triển khai chương trình cũng giúp chúng tôi tự tin hơn trong từng bước tự hoàn chỉnh mình.

Trên đây là những khó khăn thuận lợi chung trong việc triển khai đào tạo liên thông mà Trường chúng tôi muốn chia sẽ tại hội nghị, rất mong đại biểu các trường góp ý và giúp kinh nghiệm để chúng tôi được áp dụng tốt hơn với những khó khăn trên.

Page 221: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

221

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG CĐ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT THANH HOÁ

Lê Văn Tạo1 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, yêu cầu chất lượng lao động ngày một cao hơn, tác động sâu sắc đến sự đổi mới đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học (ĐH). Các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) ở Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu tự hoàn thiện, chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong những năm gần đây. Đây là một cơ hội để các trường đổi mới cơ cấu bộ máy, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức dạy và học. Đặc biệt tạo ra môi trường thuận lợi trong đào tạo liên thông qua giữa các cấp học.

Các trường CĐ sẽ có một lộ trình chuyển đổi khác hơn so với các Học viện và các trường ĐH, do những điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và đội ngũ cán bộ giảng viên. Xu thế chuyển đổi là tất yếu, là quy luật phát triển chung của giáo dục ĐH, các trường CĐ phải quyết tâm và phấn đấu nhiều hơn nếu không muốn tách mình ra khỏi hệ thống.

Một trong những yêu cầu rất căn bản là các trường CĐ phải chứng minh chất lượng đào tạo của mình ở từng ngành học mới có thể khớp nối, chuyển tiếp, liên thông với các trường ĐH (đặc biệt là các trường ĐH có uy tín). Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cấu trúc chương trình, chất lượng giảng dạy của hệ thống tín chỉ trong mỗi ngành đào tạo ở trường CĐ có thể dễ dàng liên thông được với các trường ĐH.

Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ ban hành khung chương trình đào tạo có tính tổng quát cho mỗi ngành ở bậc học CĐ và ĐH, việc xác định nội dung chi tiết và khối lượng kiến thức cho học phần, tín chỉ trong mỗi môn học là do từng trường quyết định. Do vậy, khi tổ chức đào tạo liên thông giữa các trường CĐ và ĐH sẽ diễn ra việc đánh giá lại các điều kiện cho phép đào tạo chuyển tiếp từ bậc học CĐ lên ĐH như thế nào?

1 TS, Hiệu trưởng

Page 222: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

222

Nếu các trường ĐH và CĐ không có một mối quan hệ trao đổi thường xuyên về thông tin chương trình đào tạo thì rất khó đảm bảo sự tương đồng, thống nhất cả về cấu trúc chương trình và chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thông tín chỉ.

Như vậy, đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nội bộ các trường ĐH tự tổ chức cho sinh viên trong trường mình học chuyển tiếp từ CĐ lên ĐH. Nhưng sẽ rất khó khăn khi thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ giữa các trường CĐ và ĐH (nếu chúng ta mong muốn chất lượng được đảm bảo tốt).

Trường CĐ Văn hoá - Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hoá có 13 chuyên ngành đào tạo ở bậc CĐ (Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật, Thiết kế thời trang, Việt Nam học, Tiếng anh thương mại, Thư ký văn phòng, Hội hoạ, Quản lý văn hoá, Thông tin thư viện, Thanh nhạc, Nhạc cụ phương tây, Nhạc cụ truyền thống, Diễn viên sân khấu, Kịch - điện ảnh, Diễn viên ca kịch truyền thống). Trong đó 50% các ngành đào tạo có nhu cầu đào tạo liên thông (Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật, Thiết kế thời trang, Tiếng anh thương mại, Hội hoạ, Quản lý văn hoá). Các ngành học đều được chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2008-2009 (áp dụng theo nhóm trường có ngành học đặc thù)

Nhu cầu đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm (Hệ tại chức cũ) hàng năm ở trường CĐ VHNT Thanh Hóa có tới 1.300 sinh viên, thời gian học 4 năm. Nếu đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ 18 tháng, chắc chắn đó là giải pháp kinh tế, rút ngắn thời gian, đảm bảo được giá trị của 3 năm đào tạo CĐ trước đó cho người học.

Vấn đề đặt ra là những trở ngại trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ đối với các trường CĐ là gì?

Trước hết là sự thống nhất về chương trình đào tạo trong mỗi ngành học của các trường CĐ và ĐH có tương đồng không? Làm thế nào để các trường CĐ có ngành đào tạo sớm điều chỉnh chương trình đào tạo của mình theo định hướng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ với những trường ĐH mà mình lựa chọn là đối tác liên kết.

Page 223: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

223

Nếu các trường ĐH xác định tốt quyền lợi và trách nhiệm khi hợp tác liên kết với các trường CĐ với sự giúp đỡ, tư vấn về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên; đồng thời các trường CĐ có ý thức tận dụng mối quan hệ hợp tác trên để nâng cao chất lượng đào tạo thì chắc chắn kết quả sẽ rất thuận lợi. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ giúp sự nhích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ hợp tác giữa các trường ĐH và CĐ, tiền đề cho mô hình các ĐH mở rộng ảnh hưởng thị trường và cơ hội để các trường CĐ trở thành thành viên (theo nghĩa là hợp tác ổn định, lâu dài, toàn diện) với các trường ĐH.

Vấn đề thứ 2 là việc đánh giá, kiểm soát chương trình liên thông theo hệ thống tín chỉ (theo đúng nghĩa cả về cấu trúc, nội dung, thời lượng, tiến trình và chất lượng) cho từng ngành học được xác định ở từng học phần và tín chỉ ở cả hai giai đoạn (CĐ và hoàn chỉnh chương trình ĐH).

Trên thực tế, các trường ĐH thường giải quyết đào tạo liên kết với các cơ sở ngoài trường mình như một công việc làm thêm, ít quan tâm một cách đầy đủ, nên chương trình đào tạo cho hệ vừa học vừa làm hay liên thông ít được kiểm soát chặt chẽ. Nếu các trường CĐ lựa chọn trường ĐH nào đấy làm đối tác đào tạo liên thông lâu dài cho ngành học nào thì nên tạo điều kiện để các trường ĐH tư vấn, đánh giá (kiểm soát) chương trình đào tạo ở giai đoạn CĐ. Như vậy sẽ rất thuận lợi cho giai đoạn học liên thông lên ĐH.

Vấn đề thứ 3 là công tác phối hợp quản lý sinh viên, quản lý chương trình ở giai đoạn liên thông. Thông thường các trường CĐ liên kết đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ chủ yếu giải quyết cho số sinh viên của mình sau tốt nghiệp được học hoàn chỉnh bậc ĐH theo quy định tại Quyết định: 06/2008/Bộ GD&ĐT. Do vậy, số lượng sinh viên sẽ không nhiều, dễ dẫn đến việc đăng ký học cùng tiến độ. Quy mô thiết kế lớp học sẽ có nhiều điểm tương đồng với các lớp học truyền thống (đào tạo theo niên chế cũ). Tuy nhiên, việc quản lý chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học vẫn theo quy định của đào tạo tín chỉ.

Các trường CĐ sẽ phải tự điều chỉnh mình cho tương thích mô hình, cách thức đào tạo tín chỉ của trường ĐH liên kết, nhằm đảm bảo tốt các yêu cầu về chất lượng giờ học, giờ nghiên cứu, thực hành. Đặc biệt đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ bậc CĐ lên ĐH chỉ có thời lượng trung bình là 18 tháng nên những yêu cầu đặt ra trong tư vấn học tập, nghiên cứu cho sinh viên phải được

Page 224: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

224

đảm bảo tốt thông qua chất lượng dịch vụ đào tạo ở các trường CĐ phải tương thích theo chương trình liên thông (thư viện, xưởng thực hành, thí nghiệm…).

Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn trình bày là giải pháp tài chính trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ. Đây là một nội dung quan trọng chi phối khả năng tổ chức đào tạo liên kết của các trường CĐ và ĐH có thành công hay không? Thông thường ngoài sự tự điều chỉnh, nâng cấp đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các trường CĐ để có thể tương thích mô hình đào tạo với các trường ĐH, thì yếu tố xây dựng mức đóng học phí cho người học sẽ là vấn đề quan tâm của sinh viên. Nếu cùng ngành học liên thông theo hệ thống tín chỉ tại các trường ĐH có mức học phí là A thì mức học phí đó sẽ tăng ít nhất 20% nếu đặt tại các trường CĐ. Vấn đề đặt ra là các trường CĐ phải có định hướng gắn kết hợp tác lâu dài với những trường ĐH mà mình lựa chọn liên kết đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ và phát huy tốt các giá trị tư vấn, hợp tác từng bước đảm bảo tốt các yêu cầu về sự tương đồng trong chương trình đào tạo, chất lượng, đội ngũ giảng viên.

Những đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ cho sinh viên, tinh giảm các khâu quản lý hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để có thể bổ sung đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo liên thông (theo chuẩn của các trường ĐH) sẽ là điều kiện cho việc giảm mức chi phí đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại các trường CĐ.

Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ đối với các trường CĐ là một thách thức mới, nhưng sẽ là một động lực quan trọng giúp cho các trường tự đổi mới và phát triển, hội nhập giáo dục ĐH ngày một tốt hơn.

Page 225: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

225

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Trần Thị Thìn1 Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An

1. Đặt vấn đề

Đổi mới giáo dục, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo là yêu cầu cấp bách. Nâng cao trình độ chuẩn đào tạo giảng viên lên ít nhất một bậc so với trình độ chuẩn mà luật 2005 đã ban hành sẽ phải thực hiện trong vài năm tới. Song, việc thực hiện giải pháp bồi dưỡng, đào tạo tiếp nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo hiện có chủ yếu thực hiện theo hình thức không chính quy, vừa làm, vừa học, từ xa... Đây là những hình thức, theo đánh giá từ nhiều nguồn thông tin là còn hạn chế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đa số người học được nâng cao chưa tương xứng với bằng cấp được nhận. Khắc phục hạn chế này, đào tạo liên thông (ĐTLT) theo hệ chính quy, hình thức tập trung, có thể nâng cao, mở rộng trình độ NH trong thời gian ngắn, hiệu quả cao hơn.

Hiện nay, nhiều trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) phát triển thành trường đa ngành, ngoài đào tạo trình độ CĐSP và ngoài sư phạm, cùng các cơ sở giáo dục khác vẫn tuyển hoặc xét tuyển để đào tạo trình độ trung cấp sư phạm (TCSP) ngành mầm non, tiểu học và ngành nhạc, họa, trung cấp (TC) thiết bị, thí nghiệm, TC quản trị - văn phòng, hành chính - văn thư, thư viện, kế toán, du lịch… ĐTLT là hình thức đào tạo thu hút được phần lớn học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên có đủ tiêu chuẩn lựa chọn học tiếp nâng cao trình độ.

Đến năm 2010, các trường đại học (ĐH) thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, nếu các tín chỉ được công nhận rộng rãi trong toàn hệ thống giáo dục thì sẽ mở ra khả năng ĐTLT giữa các trường, các cơ sở đào tạo.

Như vậy, ĐTLT theo hệ thống tín chỉ là một hình thức hữu hiệu, tất yếu được thực hiện trong nhà trường ĐH nói chung và trường CĐSP nói riêng. 1 TS, Phó trưởng Bộ môn Tâm lý – Giáo dục hoc

Page 226: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

226

2. Vài nét lý luận về đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

a. Đào tạo liên thông

* ĐTLT giống đào tạo liên tục ở chỗ đều nâng cao trình độ cho người học, nhưng khác ở chỗ ĐTLT thực hiện hình thức chính quy, tập trung và có thể chuyển sang một ngành khác, còn đào tạo liên tục thực hiện không chính quy theo một ngành. ĐTLT theo hệ thống tín chỉ là hình thức đào tạo chuyển tiếp nâng cao trình độ đã được đào tạo trước đó, hoặc học thêm một một trình độ khác thuộc ngành nghề mới trên cơ sở người học đã tích luỹ những kiến thức, kỹ năng nhất định được ghi nhận bằng tín chỉ. Đây là hình thức đào tạo linh hoạt, tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời, thúc đẩy phát triển xã hội học tập, tiết kiệm công sức, thời gian, tiền của.

* ĐTLT gồm các hình thức sau:

- Liên thông“lên” để nhận một văn bằng cao hơn trong một ngành ("lên - dọc") hoặc các ngành khác nhau để chuyển một văn bằng gần với ngành đã học có trình độ cao hơn "lên - xiên".

- Liên thông“ngang” để nhận bằng cấp thứ hai cùng bậc do yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp.

- Liên thông“xuống” để nhận bằng cấp dù thấp hơn nhưng thiết thực với người học để tham gia thị trường lao động tức thời.

a. Đào tạo theo học chế tín chỉ

* Tín chỉ, hệ thống tín chỉ (Credid system) là hệ đánh giá một cách định lượng kiến thức và kỹ năng của người học.

* Chức năng tín chỉ như một “thẻ tín dụng” ghi nhận những kiến thức, kỹ năng NH đã đạt được có thể tích lũy và chuyển đổi linh hoạt. Đặc trưng tín chỉ là tích lũy kết quả học có tính mềm dẻo, tính hiệu quả về chi phí, khả năng thích ứng, tính cạnh tranh và đào thải, phát huy được tính tích cực hoạt động và giao tiếp đối với cả giáo viên và người học trong quá trình đào tạo. Thời lượng theo nội dung chương trình và số năm đào tạo mà quy định số lượng các chứng chỉ và chia đều cho các kỳ học. Tính trung bình ở bậc ĐH, tín chỉ tương đương với học

Page 227: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

227

lực 16 tuần học. Trong đó tỷ lệ thời gian là 1/3 lên lớp, 2/3 tự học và xin tư vấn từ GV.

3. Thực trạng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

Hiện tại, các trường không thống nhất quy trình, chương trình, chưa chấp nhận nhau về tín chỉ, chỉ tiêu đào tạo còn do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quản lý... gây khó khăn cho ĐTLT.

3.1. Thực trạng đào tạo giáo viên theo hình thức vừa làm, vừa học

Thực chất đây là biến dạng ĐTLT hệ không chính quy, không tập trung.

Hiện nay, hình thức đào tạo vừ học vừa làm là hình thức chủ yếu để nâng cao trình độ cho giáo viên ở các trường sư phạm bậc ĐH và được đào tạo theo học chế học phần, thời gian thực hiện vào các kỳ nghỉ hè hoặc ngày nghỉ. Mỗi trường đào tạo tiếp cho hàng nghìn học viên thuộc các hệ bồi dưỡng, đào tạo giáo viên các ngành mầm non, tiểu học, các ngành thuộc trung học cơ sở, trung học phổ thông tại trường - cơ sở đào tạo khác, ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện, liên kết ở các trường khác.

* Về số lượng giáo viên được đào tạo ở trường CĐSP Nghệ An.

Từ năm 2007 trở về trước hàng năm trường CĐSP Nghệ An đào tạo trên dưới 4000 giáo viên thuộc theo hình thức vừa làm vừa học đầy đủ các ngành. Hai năm nay số lượng này giảm đáng kể: Năm 2007 - 2008 từ hệ TCSP lên CĐSP có 785 giáo viên mầm non, 343 giáo viên tiểu học, từ CĐ lên ĐH có 65 giáo viên tiểu học, 840 giáo viên trung học cơ sở. Năm 2008 - 2009 từ hệ TCSP lên CĐSP có 352 giáo viên mầm non, 102 giáo viên tiểu học, từ CĐ lên ĐH trên dưới 600 học viên.

Từ năm 2009 chỉ còn hệ CĐSP lên ĐHSP đào tạo liên kết với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội.

* Về thi tuyển:

- Đối tượng dự thi là giáo viên đã được đào tạo chuyên môn sư phạm có nguyện vọng đào tạo tiếp, được phòng giáo dục, nhà trường - nơi công tác cho phép dự thi.

Page 228: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

228

- Thi tuyển theo quy định của Bộ: Thi 2 môn. Môn thi ghép Tâm lý học (TLH) với giáo dục học và môn chuyên ngành kết hợp phương pháp dạy học bộ môn đối với giáo viên CĐSP lên ĐHSP. Tâm lý - giáo dục, môn toán, môn văn đối với giáo viên THSP tiểu học và mầm non lên CĐSP tiểu học và CĐSP mầm non.

Những năm trước có khống chế chỉ tiêu, nguồn tuyển dồi dào, chủ yếu do các trường SP công lập thực hiện nên thi tuyển khá nghiêm túc. Các học viên có thể được cấp hoặc tự túc kinh phí đào tạo.

Khoảng 4 năm lại đây nhiều cơ sở tham gia đào tạo theo hình thức liên kết, các trường cạnh tranh nhau nên nhiều trường tổ chức thi tuyển mang tính hình thức vì ôn tập sát nội dung thi, coi thi, chấm thi dễ dãi để học viên có thể đạt điểm cao.

* Về nội dung, chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học

Hiện nay, mỗi trường tự xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết theo kiểu riêng.

VD: Đào tạo giáo viên ngành mầm non trình độ THSP lên CĐSP hình thức vừa làm vừ học, chương trình của trường CĐSP Nghệ An rút gọn nội dung của CĐ mầm non chính quy. Môn TLH có 75 tiết trong đó có 30 tiết cho TLH Đại cương và 45 tiết cho TLH lứa tuổi và sư phạm. Trong khi đó trường CĐSP Trung Ương thì bỏ qua phần TLH Đại cương và dành 90 tiết cho TLH Trẻ em (TLH trẻ em 1 là 30 tiết và TLH Trẻ em 2 là 60 tiết, có cho bổ sung nội dung mới)

Đào tạo cử nhân theo hình thức vừa làm vừa học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội và khoa Sư phạm-trường ĐH Quốc gia khác nhau một số học phần. Trong chương trình của trường ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ dành 45 tiết cho môn TLH (giáo viên phải củng cố tất cả nội dung cơ bản của TLH Đại cương, Lứa tuổi và Sư phạm, TLH người thầy giáo, có cập nhật đưa vào một số các quan điểm lý luận mới) và 45 tiết cho môn Giáo dục học và nghiên cứu khoa học, không có học phần Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT... Trong khi đó khoa SP-trường ĐH Quốc gia Hà Nội có 75 tiết cho TLH (TLH 1 - Đại cương 30 tiết và TLH 2 - lứa tuổi SP 45 tiết, đưa vào nhiều nội dung mới, hiện đại và thiết

Page 229: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

229

thực như tư vấn nghề, tư vấn lứa tuổi thanh - thiếu niên, tư vấn học tập… Môn Giáo dục học (GDH) là 90 tiết chia làm 3 học phần, ngoài ra có 30 tiết riêng cho nghiên cứu khoa học và 30 tiết cho học phần Quản lý Nhà nước và Quản lý giáo dục - môn học trước đây sinh viên TCSP chưa được học.

Như vậy, giữa các trường chưa có sự thống nhất về quan điểm và cách thức xây dựng chương trình, chưa có chương trình khung thống nhất, chương trình chi tiết khác nhau khá nhiều.

- Qua thăm dò lãnh đạo, cán bộ Phòng Đào tạo và các giáo viên một số trường được biết, mỗi trường khi xây dựng chương trình thường so sánh chương trình TC, CĐ đã học và chương trình chính quy, tập trung có bằng tương đương CĐ, ĐH tìm chỗ khác nhau để bổ sung nội dung mới.

Về thời lượng không phải ở môn học nào chương trình CĐSP cũng nhiều tiết hơn THSP. Chẳng hạn môn TLH chương trình THSP và chương trình CĐSP đều 105 tiết, nhưng nội dung ở CĐ khái quát cao hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên nội dung cơ bản một số môn giữa hai chương trình khác nhau không nhiều, nhất là phần đại cương.

* Về phương pháp, phương tiện và tổ chức dạy học

Do người học học cả ngày, mỗi ngày từ 9 - 10 tiết trong thời tiết nóng bức của ngày hè hoặc vào thứ bảy, chủ nhật và học "cuốn chiếu" riêng từng học phần nên cả giáo viên và người học đều căng thẳng và mệt mỏi. Giáo viên thường trừ 10 - 20% thời gian cho người học làm kiểm tra và thực hành ở nhà nên giảm thời gian học và khó đánh giá khách quan kết quả học tập. Người học đi học không chuyên cần vì nhiều lý do khác nhau như do phải đi tập huấn chuyên đề hoặc bận họp, dạy thêm vào ngày nghỉ, bận việc riêng...

Tổ chức dạy học cơ bản là là hình thức lên lớp. Phương pháp dạy học chủ yếu là giảng giải minh họa bằng lời, đôi khi có thảo luận nhóm nhỏ, ít có cơ hội vấn đáp và thu thông tin phản hồi. Phương tiện chính là phấn bảng, lời nói và tài liệu học tập do giáo viên tự biên soạn, lưu hành nội bộ. Kiểu đào tạo này, giáo viên vừa thụ động vừa khó kiểm tra, đánh giá thường xuyên, không sát đối tượng. Giáo viên hay "thông cảm" cho người học thu hẹp nội dung thi, kiểm tra, nên đánh giá thường cao hơn so với chất lượng học tập của người học.

Page 230: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

230

Với cách thức đào tạo như vậy thì tất yếu hiệu quả và chất lượng dạy học sẽ hạn chế, khó đạt được mục tiêu nâng trình độ cho người học.

a. Thực trạng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

Năm 2004 Bộ GD&ĐT cho thí điểm ĐTLT.

Đến năm học 2006 - 2007 nhiều trường bậc ĐH tiến hành ĐTLT "lên" theo hình thức học phần kết hợp với niên chế.

Trường CĐSP Nghệ An chưa ĐTLT theo tín chỉ, nhưng định hướng ĐTLT theo học phần kết hợp niên chế đã thông báo cho sinh viên biết ngay khi vào học chính quy để các em phấn đấu đạt điều kiện dự thi.

Năm học 2009 - 2010 các trường nói chung, trường CĐSP Nghệ An đều đã dự kiến, dự báo và thông báo điều kiện và chỉ tiêu tuyển để ĐTLT cho giáo viên ngành mầm non, tiểu học, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị - thí nghiệm….

* Về số lượng

Năm học 2008 - 2009 các trường sư phạm và cơ sở giáo dục khác liên kết với trường sư phạm đã có chỉ tiêu ĐTLT. Trường CĐSP Nghệ An dự kiến thực hiện ĐTLT cho khoảng 410 học viên từ trình độ TC lên CĐ gồm ngành sư phạm mầm non (100) , sư phạm tiểu học (100), sư phạm âm nhạc (30), sư phạm mỹ thuật (30) và ngành thiết bị - thí nghiệm (100), quản trị - văn phòng (50) [trích Báo cáo trình Hội nghị Đại biểu Cán bộ công chức năm 2008 - 2009]

* Về thi tuyển

Theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, ĐTLT từ trình độ TC lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp. Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với ĐTLT từ trình độ TC lên trình độ ĐH, người có bằng tốt nghiệp TC phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ TC hoặc CĐ được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Page 231: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

231

- Nguồn thi tuyển dồi dào nhưng chất lượng đầu vào vẫn thấp. Bản thân năng lực học tập của học sinh, sinh viên hệ THSP còn hạn chế. Một số được đào tạo bài bản ở trường CĐSP, song phần đông do các trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác cũng xét tuyển đào tạo giáo viên mầm non hệ TCSP, hoặc CĐSP, trung cấp thiết bị - thí nghiệm và tổ chức đào tạo theo hình thức liên kết.

- Về phương thức tuyển sinh, đối với những lớp ĐTLT có đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp TC, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề). Đối với những lớp ĐTLT có đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp CĐ, các thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn của kiến thức ngành.

* Về chương trình - nội dung

Chương trình đào tạo liên thông thí điểm của các trường sư phạm chưa thể hiện rõ tính liên thông trong nội dung, chương trình. Cụ thể là: hầu hết giữ nguyên các học phần của chương trình CĐ tiểu học chính quy. Nội dung cơ bản đã học ở THSP vẫn được học lại, bổ sung nội dung mới chưa đáng kể nhất là các môn chung. Về thời gian trung bình giảm xuống 1/4 cho mỗi học phần, nên cường độ học tập sẽ tăng lên.

- Một số trường dự kiến cải biên chương trình đào tạo không chính quy sang ĐTLT vì thời gian đào tạo gần bằng nhau. Điều đó không được phù hợp vì đối tượng khác nhau, hình thức tập trung khác với tại chức.

Hiện nay, Trường CĐSP Nghệ An đang chuẩn bị soạn chương trình chi tiết ĐTLT. Phòng Đào tạo dự kiến giao nhiệm vụ cho giảng viên biên soạn dựa trên chương trình khung của Bộ, dựa vào các chương trình CĐSP các ngành chính quy, không chính quy, tham khảo chương trình trường thí điểm để xây dựng chương trình chi tiết cho ĐTLT.

- Đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường sư phạm bậc ĐH hiện nay mới tiến hành được vài năm. Chẳng hạn, trường ĐH Vinh, đào tạo công nghệ thông tin liên thông từ CĐ lên ĐH liên thông trong 2006 - 2008. Các môn học thuộc

Page 232: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

232

của hệ CĐ 2 năm sau đều được học lại những nội dung cơ bản và có nâng cao. Các ngành học khác tình trạng tương tự.

* Về phương pháp, phương tiện và tổ chức dạy học

Cả hai đối tượng sinh viên vừa tốt nghiệp và giáo viên qua giảng dạy xếp chung lớp học. Mỗi loại đối tượng có thế mạnh và hạn chế khác nhau. Sinh viên vừa tốt nghiệp vẫn còn nhớ các kiến thức lý thuyết không cần phải học lại, chỉ cần củng cố và mở rộng nâng cao thêm. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn sư phạm ở các em còn ít, chưa có nhiều kỹ năng nên cần tăng cường thực tế sư phạm. Ngược lại, giáo viên đã qua giảng dạy, có kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp nên không cần nhiều thời gian và nội dung thực hành nghề, song kiến thức lý thuyết mai một cần dạy lại những kiến thức cơ bản làm cơ sở cho thực tiễn. Do vậy, tổ chức lớp học có thể phát huy tốt thế mạnh của mỗi loại đối tượng nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Để phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ và ĐTLT, trường đang xây dựng 6 - 10 phòng học đáp ứng trên 100 sinh viên/phòng

Việc tổ chức dạy học theo hình thức tập trung, cơ bản vẫn lên lớp trên số đông người học thì khó có thể vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực.

4. Kết luận và kiến nghị

Nhìn chung, hầu hết các trường CĐSP còn nhiều khó khăn, lúng túng trong ĐTLT, kể cả các trường tham gia thí điểm. Giữa các trường chưa có những đồng thuận trong việc xây dựng chương trình, cách thi tuyển... Dạy học trên một đối tượng mới chắc chắn khó có thể tìm kiếm ngay được phương pháp và tổ chức dạy học hợp lý, khoa học. Để ĐTLT sớm đi vào quỹ đạo đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, phát huy được thế mạnh và vai trò của nó thì đòi hỏi tất cả các cấp quản lý, nhà trường giảng viên và học sinh, sinh viên phải chủ động tích cực thực hiện đúng chức trách, vai trò của mình:

- Bộ GD&ĐT cần tổ chức nghiên cứu để ban hành chương trình khung hợp lý, các trường cần dựa trên chương trình khung của Bộ để biên soạn chương trình chi tiết, nhằm tránh tình trạng quá "linh hoạt", dẫn đến khác nhau quá nhiều trong việc chọn học phần, phân phối thời lượng và nội dung cho các học

Page 233: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

233

phần hay tín chỉ của các trường kể cả chương trình đào tạo ban đầu TC hay CĐ. Bộ cần ưu tiên chỉ tiêu thi tuyển cho các trường SP công lập có thương hiệu lâu dài và chất lượng cao, bảo đảm lực lượng giảng viên và cơ sở vật chất đào tạo tại cơ sở. Tránh tình trạng liên kết quá nhiều, bị động thời gian, hợp đồng giảng viên không bảo đảm chất lượng dạy học.

- Các trường cần thi tuyển cần nghiêm túc đúng theo quy định và quy chế mới hy vọng có đầu vào tương đối tốt. Các trường thống nhất có thể giảm số lượng để bảo đảm chất lượng, có biện pháp chống kiểu cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường bằng thi cử thiếu nghiêm túc.

Các trường sớm chuẩn bị và chuẩn bị tốt nội dung, chương trình theo đúng quy định của Bộ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo tín chỉ nói chung và ĐTLT theo tín chỉ nói riêng. Cần có sự hợp tác, cộng tác trách nhiệm, chia sẻ trong việc xây dựng nội dung chương trình giữa các trường với nhau khi có chung mã ngành đào tạo. Từ đó các trường mới có thể thực hiện liên thông "ngang" giữa các trường. Nhà trường giao cho giảng viên có trình độ và kinh nghiệm tham gia xây dựng nội dung chương trình, nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung, viết tài liệu dạy học sao cho đảm bảo củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản đã có, mở rộng bổ sung mới cập nhật nội dung hiện đại, thiết thực,đúng mức.

- Giảng viên nghiên cứu kỹ nội dung, biết phát huy vốn kinh nghiệm của người học đúng lúc, đúng chỗ, tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới phương tiện và hình thức dạy học để tổ chức cho người học học tập có hiệu quả cao nhất.

- Người học thực sự biết nắm cơ hội ĐTLT, tích cực, chủ động học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT, (2008), Quy định "Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học" Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 234: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

234

2. Ngô Tấn Lực, Liên thông trong đào tạo đại học.

3. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoang, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình mới, Bộ GD&ĐT, Dự án ĐT GV THCS, Hà Nội.

4. Nhiều tác giả (2007), Đổi mới PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo (Kỷ yếu HTKH lần 2 Vun)

5. Luật GD, 2005

6. Các thông tin trên mạng Internet về đào tạo liên thông và đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường bậc ĐH...

Page 235: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

235

PHỤ LỤC

Page 236: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

236

BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM (VUN)

NHIỆM KỲ 2006 – 2008 (Trường Đại học Đà Lạt)

Vào tháng 5 năm 2000, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo

“Nâng cao chất lượng đào tạo” tại Đại học Quốc gia Hà Nội với sự tham gia của hơn 70 đại biểu đại diện cho 52 trường đại học trong cả nước. Trong bối cảnh đổi mới quản lí đào tạo đại học và thực hiện Luật giáo dục, các trường đại học được trao quyền tự chủ nhiều hơn đồng thời phải nâng cao trách nhiệm xã hội hơn nữa thì việc tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả đào tạo đại học và sau đại học là hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên, các đại biểu đã thống nhất ý kiến đề nghị Đại học Quốc gia làm đầu mối Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN). Ban liên lạc có trách nhiệm tổ chức ít nhất mỗi năm một lần Hội nghị toàn thể và một số Hội nghị chuyên gia để trao đổi kinh nghiệm quản lí và tổ chức đào tạo tại một trong các trường thành viên. Những sinh hoạt này tạo điều kiện cho các trường gặp gỡ, giao lưu, trao đổi về học thuật, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo trong các trường, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trên thế giới. Sau hai nhiệm kì (2000-2002 do lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ tịch; 2003-2005 do lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm chủ tịch), ngày 24 tháng 11 năm 2005, tại Hội nghị thường niên lần thứ VI với 75 trường tham gia, Ban liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VUN) họp tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã bầu trường Đại học Đà Lạt làm Chủ tịch VUN nhiệm kỳ 2006-2008.

Với tư cách Chủ tịch VUN từ tháng 04/2006 đến tháng 10/2008, trường Đại học Đà Lạt đã thể hiện tốt vai trò đầu mối cho các hoạt động thường niên của Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam. Trong nhiệm kỳ của mình, trường Đại học Đà Lạt đã tiến hành tổ chức thành công 5 cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc cùng nhiều hoạt động khác, cũng như thường xuyên xúc tiến

Page 237: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

237

lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập “Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”.

Căn cứ trên đề cương hoạt động của Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, nhiệm kỳ 2006 - 2008 VUN đã có các hoạt động sau đây:

- Về mặt tài chính: Cuối năm 2005 trường Đại học Đà Lạt đã nhận bàn giao kinh phí hoạt động từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội và tiến hành thu niên liễm theo quy định của VUN là hai triệu đồng/trường/năm (2.000.000 đồng/trường/năm) đối với các trường thành viên.

- Về các hoạt động chuyên môn:

Năm 2006:

Vào ngày 14 - 15/4/2006 Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề: “Kiểm định chất lượng giáo dục – ISO – Nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” tại trường Đại học Đà Lạt. Hội thảo đã thu hút 335 đại biểu đến từ 145 trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục và cơ quan kiểm định – ISO trong cả nước về tham dự. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các đại biểu từ các cơ quan văn hóa – giáo dục, các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Tiền phong, Báo Lâm Đồng… Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 24 tham luận của các nhà khoa học từ khắp nơi trong cả nước gửi về. Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận xung quanh các vấn đề còn khá mới mẻ tại Việt Nam như: Nhận thức về kiểm định chất lượng tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam: xuất phát điểm – rào cản – giải pháp; Nội dung (Bộ tiêu chuẩn) – quy trình và tổ chức kiểm định chất lượng; Kiểm định và hậu kiểm định; Kiểm định chất lượng và ISO: góc nhìn so sánh – kinh nghiệm kết hợp. Các ý kiến thảo luận đều thống nhất cho rằng: việc đánh giá chất lượng theo Quyết định 38 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đánh giá thực trạng hiện có và kết quả đạt được của nhà trường còn việc áp dụng ISO 9001: 2000 chính là việc xây dựng các quá trình để giúp nhà trường đạt được các tiêu chuẩn và tiêu chí của Bộ đã đề ra. Đảm bảo chất lượng là công việc phải làm lâu dài, phải được tích lũy thường xuyên và tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng quy trình cho phù hợp.

Page 238: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

238

Tài liệu tại Hội thảo gồm:

- Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại - Ngô Cương

- Học từ những chú khỉ – Rung Kaewdang.

Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ hai năm 2006 diễn ra trong hai ngày 22 và 23/12 tại Trường Đại học Nha Trang với chủ đề: “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”. Đến dự hội thảo có TS. Lê Viết Khuyến – Phó Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khách mời tham dự hội thảo là GS.TS. Lương Ngọc Toản – Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội thảo lần này có 320 đại biểu đến từ 123 trường đại học, cao đẳng, trung tâm và học viện trong cả nước về tham dự; ngoài ra còn có một số cơ quan văn hóa giáo dục và các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Tiền phong, Tạp chí Giáo dục, Báo Khánh Hòa, Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa. Các vấn đề thảo luận bao gồm: Mô tả đặc trưng học chế tín chỉ - so sánh với học chế niên chế; Tình hình áp dụng học chế tín chỉ ở các nước trên thế giới; Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Việt Nam – Bài học kinh nghiệm của các trường đã áp dụng học chế tín chỉ; Những điều kiện cần thiết để triển khai học chế tín chỉ; Lộ trình chuẩn bị triển khai theo học chế tín chỉ; Dự thảo quy chế học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tham luận đã thống nhất chỉ ra rằng: đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo đại học mở không có khuôn mẫu để áp dụng chung cho các trường đại học; song, mô hình đào tạo này đã và đang mở ra khả năng để mỗi trường phát huy được tối đa năng lực và sự sáng tạo của riêng mình, để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đại học, dễ dàng đáp ứng nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực trong và ngoài nước trong xu hướng toàn cầu hóa. Việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở hệ thống giáo dục đại học sẽ có giá trị như một cuộc cải cách lớn, lớn hơn nữa là một cuộc cách mạng nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới, tạo sự bình đẳng chung về chất lượng và giá trị văn bằng.

Tài liệu tại Hội thảo gồm:

Page 239: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

239

- Phương pháp thiết kế và đánh giá nghiên cứu trong giáo dục (phần 1 – từ chương 1 đến chương 12)của các tác giả Jack R.Fraenkel và Norman E.Wallen (tái bản lần thứ 5).

- Dự thảo lần VI quy chế khung về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ do Vụ Đại học và Sau Đại học ấn hành.

Cũng trong Hội thảo, thay mặt Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trường Đại học Đà Lạt kết nạp thêm một số thành viên mới, nâng tổng số các trường thành viên VUN lên con số 209 trường. Một điểm nhấn quan trọng nữa trong Hội thảo này là các đại biểu đã thảo luận vấn đề tiến tới thành lập “Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”. Về vấn đề này, các đại biểu đại diện các trường và Hội đồng thường trực Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (gồm ba mươi thành viên) đã có nhiều ý kiến phát biểu, trong đó đều nhất trí đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ sớm thành lập Hiệp hội và trong chức năng của mình, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của Hiệp hội.

Năm 2007:

Ngày 14-15/04/2007, Ban liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Giáo dục đại học – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập” tại Trường Đại học Đà Lạt. Khách mời tham dự hội thảo là GS.TS. Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. GS.TS. Vũ Ngọc Hải – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội thảo đã thu hút 302 đại biểu từ 123 trường đại học, cao đẳng, trung tâm và học viện trong cả nước về tham dự. Đặc biệt, có sự tham dự của GS. CHANG ZIN FU – Hiệu trưởng Trường Đại học Chi Nan và 16 đại biểu đến từ Đại học Chi Nan, Diwan, Học viện Chiayi (Đài Loan). Ban tổ chức đã nhận được 9 báo cáo của các giáo sư đến từ các trường đại học của Đài Loan và 24 tham luận của các học giả trong nước gửi về tham dự. Tại Hội thảo lần này, các báo cáo tham luận đã tập trung phân tích và chỉ rõ thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện hội nhập với thế giới. Các báo cáo và ý kiến phát biểu đều cho rằng, ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa và nhất là khi nước ta đã là thành viên của WTO, hợp tác quốc tế của giáo dục đại học không thể mở rộng chỉ ở bề nổi mà cần ở cả chiều sâu. Điều

Page 240: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

240

quan trọng cần được quan tâm và có tiến trình thực hiện đó là chủ động hội nhập và liên thông trong tư thế bình đẳng và cạnh tranh được với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Hội thảo VUN lần này có sự tham dự của các giáo sư đồng nghiệp đến từ các trường đại học Đài Loan đã góp phần chia sẻ thông tin với những vấn đề mang tính thời sự trong quá trình không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học, nhất là trong bối cảnh mà cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với giáo dục đại học Việt Nam trở nên rõ ràng và cụ thể hơn bao giờ hết. Tài liệu tại Hội thảo gồm:

- Phương pháp thiết kế và đánh giá nghiên cứu trong giáo dục (phần 2 – từ chương 13 đến chương 24)của các tác giả Jack R.Fraenkel và Norman E.Wallen (tái bản lần thứ 5).

Trong Hội thảo lần này, thay mặt Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trường Đại học Đà Lạt kết nạp thêm một số thành viên mới, nâng tổng số các trường thành viên VUN lên con số 227 trường.

Ngày 14/9/2007 Hội thảo thường niên lần thứ hai trong năm được tổ chức tại Hải Phòng, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận hai vấn đề trọng tâm trong giáo dục đại học hiện nay, đó là “Đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín chỉ” và “Xây dựng hệ thống thông tin quản lí đào tạo”. Đến dự hội thảo có TS. Phan Mạnh Tiến – Phó Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội thảo lần này có 381 đại biểu đến từ 120 trường đại học, cao đẳng, trung tâm và học viện trong cả nước về tham dự, ngoài ra còn có sự hiện diện của một số cơ quan văn hóa giáo dục và phóng viên các báo, đài Trung ương và địa phương về tham dự. Hội thảo đã nhận được 34 tham luận của các nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước gửi về tham dự. Hai nội dung trọng tâm được các đại biểu tham gia thảo luận, đó là việc đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín chỉ và xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng của giáo dục đại học nước nhà. Các báo cáo cũng nhấn mạnh: việc chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ là yêu cầu mà đảm bảo chất lượng và là công việc phải làm lâu dài, phải được tích lũy từng phần, trong đó việc đổi mới phương pháp dạy –

Page 241: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

241

học đóng vai trò then chốt. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu đổi mới, hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới.

Tài liệu tại Hội thảo là:

- Conference on Higher education – opportunity and challence in globalization and intergrative context

Cũng tại Hội thảo này, Thường trực Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN) đã ra tuyên bố chung về công tác tổ chức và sẽ phối hợp với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (VIPUA) nhất trí cùng nhau làm thủ tục văn bản trình Bộ Nội vụ về việc thành lập tổ chức hội chung cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước không phân biệt công lập và ngoài công lập. Hội nghị cũng thống nhất cử Ban Trù bị VUN gồm các trường: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng tham gia cùng với VIPUA để hoàn thành công tác tổ chức thành lập Hiệp hội.

Ngày 04/12/2007 tại Văn phòng Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, Ban Trù bị tổ chức Đại hội đã họp và nhất trí phối hợp xây dựng kế hoạch cụ thể mở rộng đối tượng thành tổ chức hội chung cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Để xúc tiến việc chuẩn bị nội dung và thủ tục trình Bộ Nội vụ xin tổ chức Đại hội Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Ban trù bị Đại hội đã mời các trường đến họp với nội dung: góp ý kiến cho Dự thảo điều lệ Hiệp hội…, đăng ký tham gia Hiệp hội, bàn kế hoạch tổ chức Lễ hội giáo dục Việt Nam. Cuộc họp được bố trí cho các trường đại học, cao đẳng từ Huế trở ra họp vào ngày 25/01/2008 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Các trường đại học, cao đẳng từ TP. Đà Nẵng trở vào họp tại Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn.

Ngày 28/06/2008 tại Trường Đại học Thăng Long – Hà Nội, VIPUA và VUN đã họp bàn mời tham gia Ban vận động thành lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Ngày 25/08/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 5538/QĐ-BGDĐT công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội các trường đại học và

Page 242: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

242

cao đẳng Việt Nam gồm 15 thành viên do ông Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, Ủy viên UBTW MTTQVN, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm Trưởng ban.

Ngày 16-17/10/2008, tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Đến dự hội thảo có TS. Phùng Khắc Bình – Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khách mời tham dự hội thảo là GS.TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam – Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam.

Hội thảo lần này có 230 đại biểu đến từ 125 trường đại học, cao đẳng, trung tâm và học viện trong cả nước về tham dự. Hội thảo đã nhận được 24 tham luận của các nhà khoa học trong cả nước gửi đến. Nội dung của Hội thảo đã thảo luận những vấn đề chính như: Việc quản lý sinh viên cần được hiểu như là việc hỗ trợ sinh viên, công tác giúp đỡ sinh viên; Quản lý sinh viên đòi hỏi vừa phải phân định một cách rõ ràng trách nhiệm, vừa phải có sự phối hợp giữa các khoa, phòng, ban; Sinh viên phải được quản lý với tư cách cá nhân, trong tư cách thành viên của nhóm, của lớp sinh viên, của lớp học phần; Nhà trường dạy cho sinh viên cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nên việc quản lý cần phải đa dạng, chặt chẽ, thường xuyên, linh hoạt. Đổi mới công tác sinh viên là một yêu cầu khách quan không lệ thuộc vào mong muốn cá nhân mà là sự chuyển dịch của cả hệ thống đòi hỏi phải xác định các giải pháp thích hợp cho vấn đề quản lý cá nhân người học trong quá trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng. Công tác sinh viên phải được coi như một mảng của công tác đào tạo, như một mảng của công tác tổ chức, như một mảng của hoạt động dịch vụ cộng đồng trong nhà trường. Trường nào làm tốt công tác sinh viên thì sẽ tăng cường tính cạnh tranh và đảm bảo được chất lượng đào tạo cũng như tạo được sức hút hơn đối với người học. Tài liệu tại Hội thảo là:

- Thiết kế và đánh giá công tác sinh viên – Tất Tiểu Bình

Page 243: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

243

Tại Hội thảo này, Hội đồng thường trực Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đã họp để tổng kết công tác và nhất trí cử trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch VUN trong thời gian tới.

Sau Hội thảo, trường Đại học Đà Lạt đã tiến hành bàn giao tài liệu và kinh phí của VUN cho trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Các tài liệu bàn giao gồm có:

- Phiếu đăng ký gia nhập VUN.

- Danh sách các trường gia nhập VUN.

- Danh sách Hội đồng thường trực VUN.

- Phiếu đăng ký tham dự Hội thảo.

- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí năm 2008.

Năm 2008 Trường Đại học Đà Lạt chờ bàn giao nhiệm kỳ chủ tịch VUN mới nên không thu niên liễm năm 2008 và kinh phí bàn giao sau hội thảo còn lại là 32.439.822đ cho trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Page 244: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

244

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG THÀNH VIÊN VUN ĐẾN NĂM 2008

STT TÊN TRƯỜNG ĐỊA CHỈ

1. HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN Km 9 đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

2. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Km 10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

3. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 77 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội

4. HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ 141 Chiến Thắng, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

5. HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 100 Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

6. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

7. HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Trung Sơn Trầm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

8. HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội

9. HỌC VIỆN QUÂN Y Thị xã Hà Đông, Hà Nội

10. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Số 8, Phan Huy Chú, Hà Nội

11. PHÂN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

12. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Nhà E3, 144 đường Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

13. ĐHQG HN - ĐẠI HỌC

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 334 đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

14. ĐHQG HN - ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

336 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

15. ĐHQG HN - ĐẠI HỌC

NGOẠI NGỮ Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

16. ĐHQG HN - ĐẠI HỌC

KINH TẾ Nhà E 4, 144 đường Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

17. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Page 245: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

245

18. ĐHTN - ĐẠI HỌC

KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

19. ĐHTN - ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Đường 3/2, Tích Lương, TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên

20. ĐHTN - ĐẠI HỌC

NÔNG LÂM Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

21. ĐHTN - ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM P. Quang Trung, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

22. ĐHTN - ĐẠI HỌC

Y KHOA Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

23. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 01 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

24. ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 169 Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà Nội

25. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội

26. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Xã Yên Thọ - Huyện Đông Triều – Quảng Ninh

27. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 13 - 15 Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

28. ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 235 Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội

29. ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 257 Hàn Thuyên, TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định

30. ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội

31. ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 450 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Q.9, Tp.HCM

32. ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 171 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng

33. ĐẠI HỌC HÀNG HẢI 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

34. ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC 307 Lê Lai, P. Đông Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

35. ĐẠI HỌC HOA LƯ Kỳ Vỹ, Ninh Nhất, TX.Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

36. ĐẠI HỌC HÀ TĨNH Số 447 đường 26/3, P. Đại

Page 246: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

246

Nài, TP. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

37. ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Phường Hùng Vương, TX. Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ

38. ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

456 Minh Khai, Q. Hai Bà Trung, Hà Nội

39. ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 207 Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

40. ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI Km 10 Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

41. ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ (Bộ Y tế) 229 Nguyễn Lương Bằng, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

42. ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 43 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

43. ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Thị Trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

44. ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 87 Nguyễn Chí Thanh, Q.Đống Đa, Hà Nội

45. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Cơ sở phía Bắc: 91 đường Chùa Láng, P.Láng thượng, Đống Đa, Hà Nội

46. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Cơ sở phía Nam : số 15 đường D 5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM

47. ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

48. ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Số 243 Khuất Duy Tiến, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

49. ĐẠI HỌC RĂNG – HÀM – MẶT 40A Tràng Thi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

50. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 136 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

51. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Phường Xuân Hoà, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

52. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên

53. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

Đường Phù Nghĩa, Phường Lộc Hạ, TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định

Page 247: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

247

54. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH Phường Hưng Dũng, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An

55. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI Xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

56. ĐẠI HỌC TÂY BẮC Phường Quyết Tâm, Thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La

57. ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

Từ Sơn - Bắc Ninh

58. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Đường Hồ Tùng Mậu, P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

59. ĐẠI HỌC THỦY LỢI 175 Tây Sơn, Q.Đống Đa, Hà Nội

60. ĐẠI HỌC VINH 182 Lê Duẩn, TP.Vinh, Tỉnh Nghệ An

61. ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 55 Giải Phóng, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

62. ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đăng Giang, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

63. ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH 373 đường Lý Bôn, TP.Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

64. ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 138 Giảng Võ, phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội

65. TRƯỜNG CÁN BỘ THƯƠNG MẠI TW P. Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

66. ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG Phường Dư Hàng Kênh, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

67. ĐẠI HỌC DL PHƯƠNG ĐÔNG 201B, phố Trung Kính, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

68. ĐẠI HỌC THĂNG LONG Phường Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

69. CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS Số 118 Cát Bi, Q.Hải An, TP.Hải Phòng

70. CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ 24 Thái học 2, Thị trấn Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương

71. CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY Xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

72. CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG Số 2 Nguyễn Bình, Q.Ngô

Page 248: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

248

Quyền, TP.Hải Phòng

73. CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 54 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

74. CAO ĐẲNG HOÁ CHẤT Tiên Kiên, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

75. CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG

Đường Lương Định Của, khu 8, phường Hải Tân, TP.Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

76. CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH

Đường Hoàng Công Chất, P.Quang Trung, TP.Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

77. CAO ĐẲNG KỸ THUẬT KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH

Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương

78. CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN

Phường Thịnh Đán, Tp.Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

79. CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM P. Mai Dịch, đường Hồ Tùng Mậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

80. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH Km 10, P.Đại Phúc, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

81. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG Km4, Đề Thám, Thị xã Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng

82. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN Phường Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

83. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG Phường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang

84. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM Phường Lê Hồng Phong, Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

85. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI Đường Dương Quảng Hàm, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

86. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY Thị trấn Thường Tín, Chương Mỹ, Hà Nội

87. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HẢI DƯƠNG Đường Nguyễn Thị Duệ, P. Thanh Bình, TP. Hải Dương , Tỉnh Hải Dương

88. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HƯNG YÊN Đường Chu Văn An, phường An Tảo, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

89. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH Đường Võ Thị Sáu, phường

Page 249: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

249

Chăm Mát, TX.Hoà Bình, Tỉnh Hòa Bình

90. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI 002 Lê Quý Đôn, phường Cốc Lếu, Thị xã Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

91. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN Khối Đèo Giang, phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

92. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH 813 đường Trương Chinh, TP.Nam Định, Tỉnh Nam Định

93. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN Xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Tỉnh Nghệ An

94. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH Phường Nam Khê, Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

95. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA Xã Chiềng Sinh, Thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La

96. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH Đường Chu Văn An, Phường Quang Trung, TP.Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

97. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN Đường Quang Trung, phường Thịnh Đán, TP.Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

98. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TUYÊN QUANG Km 7, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang

99. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH PHÚC Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

100. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 387 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

101. CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH HƯNG YÊN

Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

102. CAO ĐẲNG VĂN THƯ LƯU TRỮ TW 1 36, Đường Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

103. CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

104. CAO ĐẲNG VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT NGHỆ AN

Đường Phùng Chí Kiên, X16, Hưng Lộc, Tp. Vinh, Nghệ An

105. CAO ĐẲNG Y TẾ NGHỆ AN 161 Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng, TP.Vinh, Tỉnh Nghệ An

Page 250: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

250

106. CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA 177 phố Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

107. HỌC VIỆN HẢI QUÂN Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

108. ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN 184 Nguyễn Văn Linh, Tp.Đà Nẵng

109. ĐẠI HỌC DÂN LÂP PHÚ XUÂN 28 Nguyễn Tri Phương, Tp. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

110. ĐẠI HỌC DÂN LẬP YERSIN 01 Tôn Thất Tùng, P. 8, Tp.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

111. ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 01 Phù Đổng Thiên Vương, Tp.Đà Lạt, Lâm Đồng

112. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 41 Lê Duẩn, Tp.Đà Nẵng

113. ĐHĐN- ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA 41 Lê Duẩn, Tp.Đà Nẵng

114. ĐHĐN- ĐẠI HỌC

KINH TẾ 71 Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng

115. ĐHĐN- ĐẠI HỌC

NGOẠI NGỮ 131 Lương Nhữ Lộc, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

116. ĐHĐN- ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM 48 Cao Thắng, Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

117. ĐHĐN- CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ 41 Lê Duẩn, Tp.Đà Nẵng

118. ĐHĐN-- CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 41 Lê Duẩn, Tp.Đà Nẵng

119. ĐẠI HỌC HUẾ Số 03, Lê Lợi, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

120. ĐH HUẾ - ĐẠI HỌC

KHOA HỌC Số 77, Nguyễn Huệ, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

121. ĐH HUẾ- ĐẠI HỌC

KINH TẾ Số 22 Phùng Hưng, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

122. ĐH HUẾ- ĐẠI HỌC

NÔNG LÂM 102 Phùng Hưng, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

123. ĐH HUẾ- ĐẠI HỌC

NGHỆ THUẬT Khu Đại nội, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

124. ĐH HUẾ- ĐẠI HỌC

NGOẠI NGỮ Số 3, Lê Lợi, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

125. ĐH HUẾ - ĐẠI SƯ PHẠM Số 32-34 Lê Lợi, Tp.Huế,

Page 251: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

251

HỌC Tỉnh Thừa Thiên Huế

126. ĐH HUẾ- ĐẠI HỌC

Y DƯỢC Số 3, Ngô Quyền, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

127. ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 566 Núi Thành, TP. Đà Nẵng

128. ĐẠI HỌC NHA TRANG 02 Nguyễn Đình Chiểu, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

129. ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 986 Quang Trung, Thị xã Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

130. ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 312 Lý Thường Kiệt, P. Bắc Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

131. ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 102 Hùng Vương, Thị xã Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

132. ĐẠI HỌC QUY NHƠN 170 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

133. ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

134. ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

44 đường Dũng Sĩ, Q.Thanh Khê, Tp.Đà Nẵng

135. CAO ĐẲNG Giao thông Vận tải II 28 Ngô Xuân Thu, phường Hòa Hiệp, Q.Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng

136. CAO ĐẲNG Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng 143 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh, Q.Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng

137. CAO ĐẲNG Sư phạm Đà Lạt 29 đường Yersin, phường 10, Tp.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

138. CAO ĐẲNG Sư phạm Đắc Lắk 349 Lê Duẩn, Tp.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

139. CAO ĐẲNG Sư phạm Gia Lai 126 Lê Thánh Tôn, Tp.Plây Cu, Tỉnh Gia Lai

140. CAO ĐẲNG Sư phạm Thừa Thiên Huế 123 Nguyễn Huệ, Tp.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

141. CAO ĐẲNG Sư phạm Kon Tum 17 Nguyễn Huệ, Thị xã KonTum, Tỉnh KonTum

142. CAO ĐẲNG Sư phạm Nha Trang 01 Nguyễn Chánh, Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

143. CAO ĐẲNG Sư phạm Ninh Thuận Thị trấn Khánh Hải, Huyện

Page 252: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

252

Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận

144. CAO ĐẲNG Sư phạm Quảng Trị Km3, Quốc lộ 9B, Thị xã Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

145. CAO ĐẲNG Sư phạm Trung ương Nha Trang

Đồng Đế, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

146. CAO ĐẲNG Tài chính Kế toán Thị trấn La Ngà, Huyện Từ Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi

147. CAO ĐẲNG Xây dựng Số 3 24 Nguyễn Du, phường 7, Thị xã Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên

148. HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 104 Nguyễn Văn Trỗi, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

149. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH Khu phố 6, phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

150. ĐHQGTPHCM- ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, Q.10, TP.Hồ Chí Minh

151. ĐHQGTPHCM- ĐẠI HỌC

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.Hồ Chí Minh

152. ĐHQGTPHCM- ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.Hồ Chí Minh

153. ĐHQGTPHCM- ĐẠI HỌC

QUỐC TẾ Khu phố 6, phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

154. ĐHQGTPHCM- ĐẠI HỌC

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 34 Trương Định, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

155. ĐHQGTPHCM KHOA KINH TẾ Khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

156. ĐẠI HỌC AN GIANG 25 Đường Võ Thị Sáu, Tp.Long Xuyên, Tỉnh An Giang

157. ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN Km 18, Tp.Hồ Chí Minh đi Biên Hòa

158. ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU 80 Trương Công Định, P. 3, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

159. ĐẠI HỌC BÁN CÔNG MARKETING 306 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 01, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Page 253: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

253

160. ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG

98 Ngô Tất Tố, phường 19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

161. ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 108 Võ Thị Sáu, P.8, Thị xã Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

162. ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG 504 Đại lộ Bình Dương phường Hiệp Thành, TX.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

163. ĐẠI HỌC CẦN THƠ Đường 3/2, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

164. ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN 179A Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

165. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

Số 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh

166. ĐẠI HỌC DÂN LẬP CỬU LONG Quốc lộ 1 A, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long

167. ĐẠI HỌC DÂN LẬP CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

354 Bến Chương Dương, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

168. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HỒNG BÀNG 215 Điện Biên Phủ, P. 15, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

169. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG 239 Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TPHCM

170. ĐẠI HỌC DÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

144/24 Điện Biên Phủ, P25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

171. ĐẠI HỌC DÂN LẬP LẠC HỒNG Số 10 Liên tỉnh Lộ 24, phường Bửu Long, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

172. ĐẠI HỌC DÂN LẬP NGOẠI NGỮ TIN HỌC TP.HCM

155 Sư Vạn Hạnh nối dài, Q.10, Tp.Hồ Chí Minh

173. ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN HIẾN AA2 đường D2, Văn Thánh Bắc, phường 25, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

174. ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

175. ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, Thị xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

176. ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 2, đường D3, khu Văn

Page 254: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

254

TP.HCM Thánh Bắc, phường 25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

177. ĐẠI HỌC HOA SEN 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

178. ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 196 Paster, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh

179. ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh

180. ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 02 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh

181. ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HCM 5 Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

182. ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM 36 Tôn Thất Đạm, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

183. ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM Khu phố 6, phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

184. ĐẠI HỌC SÀI GÒN 273 An Dương Vương, P.3, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

185. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

1-3 Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

186. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM 280 An Dương Vương, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh

187. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM

639 Nguyễn Trãi, Q. 5, Tp.Hồ Chí Minh

188. ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 119 Ấp Bắc, P. 5, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

189. ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM

Khu phố 6, phường Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

190. ĐẠI HỌC TRÀ VINH Số 126, Quốc lộ 53, Khóm 4, P. 5, TX. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh

191. ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM 51 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, Tp.Hồ Chí Minh

192. ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Nhà số 3 – 4, Khu I, Trường ĐH Cần Thơ, đường 30/4, TP. Cần Thơ

193. ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 217 Hồng Bàng Q.5, Tp.Hồ Chí Minh

Page 255: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

255

194. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 97 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh

195. CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT 778/B1 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

196. CAO ĐẲNG BÁN CÔNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Đường Trần Văn Trà, Khu phố 1, phường Tân Phú, Q.7, Tp.Hồ Chí Minh

197. CAO ĐẲNG BẾN TRE Ấp 1, Xã Sơn Đông, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

198. CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

199. CAO ĐẲNG DÂN LẬP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM

12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

200. CAO ĐẲNG DÂN LẬP KINH TẾ KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG

Số 530, Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

201. CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3 189 Kinh Dương Vương, phường 12, Quận6, Tp.Hồ Chí Minh

202. CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 287 Phan Đình Phùng, Q. Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh

203. CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ

09 Cách mạng Tháng 8, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

204. CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP II

Số 20 Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, Q.9, Tp.Hồ Chí Minh

205. CAO ĐẲNG KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KP 5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

206. CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VINHEMPIC 189 Nguyễn Oanh, phường 10, Q.Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh

207. CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH VĨNH LONG

Số 1B Nguyễn Trung Trực, phường 8, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

208. CAO ĐẲNG MỸ THUẬ TRANG TRÍ ĐỒNG NAI

368 Quốc lộ I, phường Trung Dũng, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Page 256: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

256

209. CAO ĐẲNG NGUYỄN TẤT THÀNH 298 A - 300 A Nguyễn Tất Thành, P. 13, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh

210. CAO ĐẲNG SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH TP.HCM

125 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

211. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU 689 Cách mạng Tháng 8, Phường Long Toàn, Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

212. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH DƯƠNG Phường Phú Hòa, Tx. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

213. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CÀ MAU 155 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, TP. Cà Mau

214. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI Phường Tân Hiệp, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

215. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG Khu phố 6, phường Rạch Sỏi, Thị xã Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

216. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRÀ VINH 287 Phạm Ngũ Lão, phường 1, Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh

217. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

73 Nguyễn Huệ, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

218. CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẪU GIÁO TRUNG ƯƠNG 3 TP.HCM

182 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, Tp.Hồ Chí Minh

219. CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - HẢI QUAN B2/1A Đường 385, P. Tăng Nhơn Phú A, Q.9, Tp.Hồ Chí Minh

220. CAO ĐẲNG XÂY DỰNG MIỀN TÂY Số 20B phố Cơ Điều, phường 3, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

221. CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 2 190 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Page 257: Kỷ yếu Hội thảo : " Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ "

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

257

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VUN 2009

STT TÊN TRƯỜNG ĐỊA CHỈ 1 HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội 2 ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

GIA ĐỊNH 285/291 Cách mạng Tháng 8, quận 10, Tp.Hồ Chí Minh

3 ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN 3A Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh

4 CAO ĐẲNG CẦN THƠ 209 đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

5 CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG CÀ MAU 126 đường 3/2, phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

6 CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP DỆT MAY THỜI TRANG TP.HCM

586 Kha Vạn Cân, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

7 CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM 554 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

8 CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT KIÊN GIANG

425 Mạc Cửu, Vĩnh Thanh, Tp.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

9 CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT QUẢNG NAM

431 Hùng Vương, Tp.Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

10 CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

236B Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

11 CAO ĐẲNG Y TẾ BÌNH THUẬN 274 Nguyễn Hội, Tp.Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

12 CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI KP9 P.tân Biên, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

13 CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI 35 phố Đoàn Thị Điểm, Q.Đống Đa, Hà Nội

14 CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA 84 Quang Trung, Tp.Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

15 CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ Phường Trường Thịnh, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ

16 CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH 290 Phố Phan Bá Vành, P.Quang Trung, Tp.Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

17 CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN P.Thịnh Đán, Tp.Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

18 CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG 14A Thống Nhất, Bình Thọ, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh