383
CÓ THẰNG CUỘI GIÀ ÔM MỘT MỐI MƠ! Để góp mặt với GVMD 5, Tôi ghi lại bài thơ lục bát của Nhạc sĩ Lê Thương soạn và phổ nhạc để anh chị em đọc, suy nghĩ và để cố gắng thể hiện công cuộc của anh chị em mình: Đào tạo công dân tương lai. Bài thơ ấy như sau: Chú Cuội * Lặng yên ta nói Cuội nghe Ở Cung Trăng mãi làm chi?! Có con Dế mèn, sống trong đêm thâu. Hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ! * Đền ơn tiếng Dế nỉ non Trời cho trăng sáng ngàn muôn Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây. * Cầm tay trăng gió hỏi nhau Chị kia quê quán ở đâu? Gió không có nhà – gió bay muôn phương Biền biệt chẳng ngừng, chân trời nước Nam. * Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to Có thằng Cuội già ôm một mối mơ?! *

LêI NGágiupich.org/sites/default/files/giuvungmoiday5_bancuoi.doc  · Web viewĐể góp mặt với GVMD 5, Tôi ghi lại bài thơ lục bát của Nhạc sĩ Lê Thương soạn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LêI NGá

CÓ THẰNG CUỘI GIÀ ÔM MỘT MỐI MƠ!

Để góp mặt với GVMD 5, Tôi ghi lại bài thơ lục bát của Nhạc sĩ Lê Thương soạn và phổ nhạc để anh chị em đọc, suy nghĩ và để cố gắng thể hiện công cuộc của anh chị em mình: Đào tạo công dân tương lai.

Bài thơ ấy như sau: Chú Cuội

* Lặng yên ta nói Cuội nghe

Ở Cung Trăng mãi làm chi?!

Có con Dế mèn, sống trong đêm thâu.

Hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ!

* Đền ơn tiếng Dế nỉ non

Trời cho trăng sáng ngàn muôn

Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây

Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây.

* Cầm tay trăng gió hỏi nhau

Chị kia quê quán ở đâu?

Gió không có nhà – gió bay muôn phương

Biền biệt chẳng ngừng, chân trời nước Nam.

* Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ?!

*

* *

Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Nguyễn Văn Hộ làm nghề dạy học nên nghèo đáo để, song vẫn giữ được giá trị con người của mình.

Trần Văn Lược

BBT: Đã trên tuổi 92, Trưởng Trần Văn Lược vẫn “ôm một mối mơ” mong mỏi thấy ngày Phong trào Hướng Đạo Việt Nam được chính thức công nhận như năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Hội Trưởng danh dự của HĐVN. Tuy rằng ACE ta đã từng hát khúc ca này, nhưng chúng tôi cũng đăng lại bài trên để đồng cảm với Trưởng Bò Rừng Lém, vì hiện giờ cũng có nhiều “thằng Cuội già ôm một mối mơ” chứ không riêng gì Trưởng. Chúng ta đều là những con Dế mèn “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, đem lời hay ý đẹp để giáo dục Thanh-Thiếu-Nhi thành công dân hữu ích cho đất nước. Chúng ta nghèo nhưng vẫn giữ vẻ thanh cao của nếp nhà HĐ.

GVMD

NỐI VÒNG TAY LỚN

Hội Hướng Đạo Việt Nam chưa được chính thức tái lập nên việc sinh hoạt hiện nay của các đơn vị đều là bởi tự phát do đó chưa quy về một mối, vì vậy trong kỳ trại Họp Bạn Hướng Đạo Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 26 vừa qua về phía Việt Nam có khoảng 70 người tham dự gồm có nhiều thành viên của các nhóm hợp lại.

Chủ đề của Trại Họp Bạn là “Hướng Đạo Sinh: kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn” (Scouts: Creating a better world).

Để thực hiện được điều trên, tất cả mọi thành viên phải biết chia sẻ (SHARE) bằng cách đoàn kết (Solidarity), hòa thuận (Harmony), vị tha (Altruism), tôn trọng (Respect) và bình đẳng (Equality).

Đoàn kết thành một khối bất khả phân thì sẽ có sức mạnh của một bó đũa; Hòa thuận với nhau, trên kính dưới nhường, sẽ đem lại một mối giao hảo vững bền; Vị tha là một đức tính tốt của người Hướng Đạo đã được rèn luyện từ lúc còn thơ ấu (Sói con nghĩ đến người khác trước) cho tới lúc trưởng thành (HĐS có bổn phận giúp ích mọi người bất cứ lúc nào) rất phù hợp với điều cơ bản của “Thế giới Đại đồng” (Mình vì mọi người, mọi người vì mình); Tôn trọng lẫn nhau, luôn tuân theo Luật và Lời Hứa; Bình đẳng giữa mọi người, mọi giới sẽ đem lại một cuộc sống hài hòa, thoải mái.

Nhờ tuân thủ những điều trên mà hơn 13.000 trại sinh vui sống với nhau suốt mấy ngày Họp Bạn trong tình huynh đệ Hướng đạo thật tuyệt vời, không hề phân biệt màu da, chủng tộc, tín ngưỡng và ý thức hệ.

Trên một vạn người từ bốn phương họp mặt, tuy chưa hề quen biết thế mà gặp nhau tay bắt mặt mừng như anh em ruột thịt chỉ vì mọi người đều cùng dòng máu HĐ, cùng một lý tưởng sống chung Hòa bình để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Anh em chúng ta cùng một màu da cùng chung dòng giống Tiên Rồng, đã và đang thực hiện lý tưởng HĐ trên quê hương Việt Nam! Tất cả chúng ta hãy nối vòng tay lớn để xây dựng một Hội Hướng Đạo Việt Nam vững mạnh ngang tầm với các Hội bạn trên Thế giới để đánh dấu 80 năm xây dựng và phát triển của phong trào Hướng Đạo Việt Nam và để đáp ứng kỳ vọng của Văn phòng HĐTG Vùng Châu Á Thái Bình Dương đã từng gởi gắm lòng tin nơi chúng ta.

Với niềm tin tưởng đó, chúng tôi xin gởi đến các bạn lời chào: GOOD MORNING.

Sư tử đảm đương TÔN THẤT SAM

TÌM HIỂU NGƯỜI HƯỚNG ĐẠO

BBT: Dưới đây là bài của Luật sư Phan Thanh Hy, cựu Hội Trưởng HĐVN từ 1965-1970, ký ức về 2 người bạn thân đó là TUV Tôn Thất Dương Vân và TUV Nguyễn Hữu Mưu. GVMD đăng lại để tưởng nhớ vị cựu Hội trưởng có nhiều tâm huyết đối với Phong trào, đồng thời giúp ACE biết được đôi nét chấm phá nhưng rất đẹp về tính khí của 2 cựu TUV HĐVN qua ngòi bút của vị Hội trưởng đã từng cọng tác với 2 vị đó trong việc xây dựng Phong trào HĐVN.

Bên đây là hình chụp trước sảnh đường Hội nghị Huấn luyện APR tại Hàn Quốc năm 1968, lần lượt từ phải sang trái:

- LS Phan Thanh Hy, Hội Trưởng

- Tr Huỳnh Văn Diệp, Tổng Ủy Viên

- DCC Lê Mộng Ngọ, Trại Trưởng QG

Tôi có hai người bạn thân, rất thân. Gặp trong hai tuổi đời khác nhau trên hơn hai mươi năm. Hai người bạn mà đời sống đã giúp nhiều cho tôi. Tôi đã thật sự sống với họ và học hỏi với họ trong nhiều năm tháng. Đó là anh Tôn Thất Dương Vân, và anh Nguyễn Hữu Mưu.

Vừa giã từ nhà trường, tuy biết nhiều lý thuyết mà không kinh nghiệm, tôi được chọn làm thẩm phán tại 3 quận quan trọng của tỉnh Quảng Trị, nằm trên con đường số 9, thị xã Đông Hà, đến biên giới Lào Việt. Bộ tư pháp đầu tiên của xứ Việt Nam Độc Lập, chỉ định một thanh niên, có ý muốn trông đợi vào tuổi trẻ để phổ biến tính cách độc lập của tư pháp đối với hành chánh mà không một sự xen lấn nào Hành chánh do một số quan lại cũ hoặc một số cán bộ đảm nhận.

Tôi đến nhiệm sở, một chiếc va li nhỏ làm hành lý dùng một “nhà làng” địa phương làm trụ sở tòa án.

Tôi đang tạm trú nơi gia đình một nông dân thì tình cờ biết được anh Tôn Thất Dương Vân, lúc ấy làm chủ sự Bưu Điện thị xã Đông Hà. Chúng tôi khám phá “đều là Hướng Đạo”. Đủ để chúng tôi mến nhau. Không do dự, anh Vân mời tôi về nhà ở với anh. Một biệt thự của Pháp để lại, vừa dùng để ở và nơi làm việc.

Anh Dương Vân lúc ấy đã lập gia đình. Hai trai, một gái còn nhỏ. Anh hơn tôi gần 10 tuổi.

Tôi trở thành một người trong gia đình mà tôi chia sẻ đời sống thanh đạm.

Anh Vân là người Huế, gốc Hoàng Gia. Chị Vân cũng người Huế.

Anh có những tánh tình đặc biệt của dân Huế và đức tánh của người Hoàng Tộc.

Anh không phải hình ảnh những người thường được gọi là “các mệ”. Anh không cổ vũ một chế độ quân chủ, trên là vua toàn quyền và dưới là dân phải răm rắp nghe theo. Với một học vấn biết nhiều, anh Vân muốn sống trong một xã hội dân chủ.

Anh rất cẩn thận trong lời nói, cách xưng hô. Một sự nhã nhặn quá đáng có thể hiểu nhầm với sự lạnh nhạt, hay sự phân chia giai cấp.

Đối với tôi là bạn Hướng Đạo, mà ít khi anh kêu tôi bằng tên, mà chỉ bằng chức vụ. Lúc đầu tôi phản đối, lấy làm khó chịu cách xưng hô. Mãi về sau anh và gia đình mới kêu bằng tên.

Anh chị lo cho đời sống của tôi thật chu đáo. Khỏi những âu lo, phiền toái hằng ngày, tôi dành suốt thời giờ cho công việc. Đem nhiều kết quả mỹ mãn. Được sự quý mến của đồng bào, cũng một phần nhờ anh Vân.

Phải chung sống với anh Vân mới hiểu được con người. Tìm được trong cái vỏ “thành kiến” cũ kỹ, bản chất mới mẻ của anh.

Anh Vân thẳng tánh, nghĩ sao nói vậy.

Sự bất bằng hiện ngay trên mặt khi anh không cùng ý kiến với người nói chuyện. Nhưng sau đó, anh ôn hòa phản đối... anh không còn vội vàng trong lời nói. Chứng tỏ anh đã suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.

Đối với những người trực thuộc tại sở làm, anh cư xử hòa nhã. Bình dân trong sự đối đãi mà nghiêm trang khi làm việc. Nhưng không câu nệ. Sẵn sàng giúp họ bất cứ ở công tác nào khi họ gặp khó khăn.

Anh Vân rất nghiêm đối với các con. Thương yêu mà không đùa giỡn. Anh áp dụng phương pháp Hướng Đạo trong việc giáo dục các con. Một bầy sói con trong khi Hướng Đạo không được phép hoạt động. Hơn 10 năm sau, bầy sói con này trở thành những trưởng vững của Hướng Đạo Sinh SàiGòn. Hình ảnh của người bố.

Có một đặc tính mà tôi tưởng là mâu thuẫn với con người của anh Vân. Đó là sự giản dị. Có lần, trong một đêm “không trăng, không sao” chúng tôi đã ra ngoài sân, trần truồng như nhộng, nô đùa tắm dưới trận mưa tầm tã của mùa hè Đông Hà. Anh Vân bảo “tại sao phải có cần chút gì để che thân?”. Cũng theo đề nghị của anh, chúng tôi… đã bỏ hết áo quần, tắm ở một cái suối, lúc đi trại tại Pleiku.

Nhưng giản dị không phải là bỏ qua chi tiết. Anh thật chu đáo và tỉ mỉ. Không có việc nào làm lưng chừng.

Rồi chiến tranh lan rộng khi Pháp dùng võ lực để chiếm lại đất nước. Tôi và anh Vân, người theo ủy ban tư pháp, người theo ủy ban hành chánh. Mất liên lạc.

Hai mươi năm sau, lúc hành nghề tại Sài Gòn, tôi được biết anh Vân giúp việc cho một cơ quan Kinh Tế Xã Hội tại thủ đô. Tôi bắt liên lạc. Chúng tôi sung sướng gặp lại “Chúng mình là người Hướng Đạo…”

Tạm thời anh Vân để gia đình ở Huế. Tôi mời anh về với chúng tôi. Anh nhận lời một cách tự nhiên. Như mấy mươi năm trước, tôi đã tá túc tại nhà anh. Anh là người ngoại tộc duy nhất, đã chung sống với chúng tôi. Từ trước đến nay, gia đình tôi coi anh, tiếp nhận anh như một người bà con với tất cả thân tình quí mến.

Đến ngày chị Vân và các cháu dọn vào, có nhà riêng. Chúng tôi xa nhau. Nhưng không lâu. Chúng tôi lại có dịp gặp nhau trong Hội Đồng Trung Ương của HĐVN. Trong ba nhiệm kỳ làm Hội trưởng, tôi có may mắn được sự cộng tác của người bạn cố tri. Là tổng thư ký. anh đã tổ chức lại cơ cấu hành chánh của Hội. Lần đầu tiên muốn được độc lập đối với Chánh quyền trong việc giáo dục các đoàn sinh với một tài chánh khá lớn. Anh giúp trưởng Trần Trọng Lân, Thư ký thường trực tại văn phòng, tổ chức đời sống tại Trụ sở của Hội vừa mới xây cất đường Bùi Chu. Nơi ăn chốn ở của các Trưởng từ các tỉnh về Thủ đô. Anh Vân đảm trách Tổng Ủy Viên liên tiếp 2 nhiệm kỳ.

Anh Trần Văn Đường lúc ấy là thủ quỹ rất bằng lòng về nhiều ý kiến xây dựng của anh.

Một số anh em Hướng Đạo cho anh là khó tánh. Đó là một nhận xét sai lầm. Anh Vân, người cẩn thận không chịu bừa bãi, có một quan niệm rõ ràng về đạo đức. Tôi đã biết anh không ngần ngại “sửa sai” một vài Trưởng, dầu họ là bạn thân.

Anh không phải là người “bảo thủ” mù quáng. Anh chỉ trọng những đường lối, tập tục cổ truyền xưa mà anh cho là tốt, còn có thể dùng được, trong một xã hội xáo trộn.

Bên cạnh anh Vân, sống và hành động theo lý trí, tôi gặp một bạn sống nhiều về tình cảm. Đó là anh Nguyễn Hữu Mưu.

Anh Vân người cao và gầy. Anh Mưu thấp và mập hơn, tròn trịa. Nhiều khi có đôi mắt buồn. Tuy nhiên, anh Mưu không hà tiện tiếng cười dòn, vang đến tận xa, cũng như giọng nói.

Anh Mưu người Công giáo, anh Vân Phật giáo, người trầm lặng. người hồn nhiên vui sống, tự nhiên, ít hình thức.

Tôi không nhớ đã gặp anh Mưu trong trường hợp nào. Chỉ biết ngay lúc đầu, chúng tôi mến nhau: đều rất thẳng tánh và tình cảm.

Khi anh là Tổng Ủy Viên của Hội, tôi có nhiều dịp đánh giá và mến phục anh. Anh không kiêu hãnh vì mình là Trưởng cao cấp nhất. Anh sống hòa mình với các Hướng Đạo sinh. Phần lớn để hòa giải các ý kiến bất hòa, vì anh gần các anh chị em hơn tôi. Đó không phải là chuyện dễ. Mỗi Đạo trưởng là một tướng vùng mà! Với một kỹ thuật tổ chức riêng biệt họ cần phải có một sự độc lập nào đó.

Giọng nói ồ ồ, nhưng có khi anh phân tích phải trái, khi cần anh không do dự cắt lời một trưởng.

Trước sự bất bằng nóng giận, bất cứ từ đâu đến, anh không mất bình tĩnh. Lắng tai nghe, chăm chú nghe, rồi trả lời. Vui vẻ trả lời như một xô nước lạnh cho vào một nhóm lửa: Giải thích vì sao mình binh vực một ý kiến của Trưởng này và loại bỏ ý một Trưởng khác.

Anh không phải là người dễ dàng từ bỏ ý kiến của anh. Anh binh vực đến cùng. Đừng tưởng anh vui tính chắc phải dễ dãi.

Anh là hình ảnh một đồng tiền kẽm: ngoài tròn mà trong vuông.

Anh gặp tôi bất cứ khi nào anh muốn. Tôi không thể từ chối dầu bận việc đến đâu. Tại nhà anh, nhà tôi, và ngay cả ở văn phòng, trong một cuộc trà đàm hay bữa ăn thân mật. Vì chúng tôi là hai người bạn thân, tìm một đường sống thích ứng cho Hội, độc lập đối với người ngoài và phù hợp với đường lối giáo dục mà các Trưởng muốn dìu dắt các anh chị em Hướng Đạo.

Không phân biệt Nam, Bắc, Trung. Không chú trọng chuyên môn giỏi. Chúng tôi và nhờ sự nhẫn nại của anh Mưu, đã duy trì tình huynh đệ thật sự giữa anh em. Anh Mưu cũng đã giúp tôi trong việc “hòa giải” giữa “hai phái” của Hội nữ. Đâu chỉ trong thời gian ngắn.

Không may mắn có con, anh MƯU đã dồn tình thương cho những trẻ em đã đến với anh chị… Chị Mưu mở một trường Mẫu Giáo tại Sài Gòn, đó là trường AURORE rất được nhiều tín nhiệm. Kỷ luật chặt chẽ. Kết quả rất tốt. Bên cạnh chị Mưu là giám đốc, có hai em phụ trách điều khiển. Tổ chức theo lối Hướng Đạo.

Những ai chưa biết chị Mưu, cho chị lạnh nhạt, kỳ thật chị rất tình cảm, thân mật. Nhưng anh Mưu bộc lộ tư tưởng rõ ràng hơn.

Là một kỹ sư canh nông, anh giữ chức vụ một Giám đốc. Anh thích cây cảnh, thú vật. Anh có một cái vườn lớn, nhiều loại cây ăn trái, thường lên đó cuối tuần. Sáng thứ hai, đi ngang nhà tôi, trước khi đến sở, anh ghé lại thân mật thăm hỏi, để lại cho tôi nhiều trái cây đem ở vườn về.

Anh Mưu áp huyết thường cao. Một hôm một đường gân máu nhỏ ở đầu bị nghẹt, anh hôn mê phải vào bệnh viện cứu chữa. Anh chị em Hướng Đạo lo sợ sức khỏe anh. Lo ngại là phải vì tình trạng hôn mê dễ dàng trở lại nên chúng tôi khuyên anh bớt hoạt động. Anh không vui mà chúng tôi cũng không vui, vì có cảm tưởng như mất một Trưởng gương mẫu của Phong trào.

Hình như đó là một lý do để anh được phép xuất ngoại sau năm 1975.

Khi qua Pháp, tôi được biết anh chị ở gần Bordeaux. Chưa kịp đi thăm thì một người bạn cho biết anh áp huyết cao, lại bị nghẹt một đường gân máu. Đang hôn mê và cứu chữa tại một bệnh viện Strasburg.

Tôi đến thăm anh tại bệnh viện. Anh như người ngủ say. Tôi nắm tay anh nhiều giờ, chờ mong thấy một tác động nhỏ nào trên nét mặt. Nhưng nó đã không đến, suốt gần một ngày tôi bên cạnh anh. Hôm sau, tôi trở về Paris, vẫn hy vọng anh Mưu sẽ tỉnh lại như có người đã trở lại sau nhiều tuần hôn mê. Tôi đã thất vọng. Một tuần sau, chị Mưu điện thoại cho biết anh đã từ trần. Chị còn nói anh Mưu chắc đợi để gặp tôi rồi mới chết.

Anh Mưu ơi! Tất cả tình thương của anh em Hướng Đạo, hơi nóng của nó lần này không đủ để giữ anh lại trên đường vĩnh biệt!

Anh Vân, Anh Mưu đã ra đi, để lại một sự luyến tiếc cho những Hướng Đạo sinh có dịp tiếp xúc với hai trưởng kỳ cựu. Một cảm tình chắc hẳn sâu đậm.

Hình ảnh của hai anh bạn gần như cả một cuộc đời tôi không thể xóa nhòa trong ký ức. Các anh đã giúp tôi GIỮ VỮNG tinh thần hòa hợp, khoan dung, chân thật, mà người HƯỚNG ĐẠO phải có, để cùng chung sống và phục vụ trong tình thương.

Viết tại Pháp, đầu năm 2000

Phan Thanh Hy

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ CỤ BỒ CÂU RỪNG GAN DẠ

Sáo Dễ Thương

Ông cụ đã trên 70 tuổi đội mũ cha cố, giày đen tất trắng, chiếc áo chùng thâm bao che toàn thân cao lều khều cũng không che dấu được thân mình gầy còm của ông cụ.

Cụ kiên nhẫn lê từng bước trên lề bộ hành của cầu Trường Tiền. Trưa hè gió lộng tưởng chừng có thể hất ông xuống giòng Hương giang… Nhiều người qua đường ái ngại dừng xe lại, mời gọi:

- Cha lên xe con chở đi.

- Không hề chi, không hề chi. Để ta đi bộ cho khỏe.

Vừa nói ông vừa đưa tay khoát lia lịa. Người khách đi đường có thể là 1 sinh viên, 1 hướng đạo sinh, một viên chức… lắc đầu chịu thua. Mọi người đã quen với hình ảnh vị cha già, khuôn mặt thánh thiện thường thả bộ từ hữu ngạn sông Hương sang tả ngạn vào Thành Nội để dạy học ở Viện Hán học rồi quay về giảng ở Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm Huế. Dạy xong cụ lại bách bộ trên đường Lê Lợi, qua Bệnh viện Huế, Tòa Hành chánh Tỉnh, trường Đồng Khánh rồi Quốc học, Luật khoa, Tòa Viện trưởng đến trường Pellerin, nơi có 2 lớp mẫu giáo được ông cụ đỡ đầu. Ông cụ này là LM Nguyễn Văn Thích mà dân Huế thường gọi ngắn gọn một cách thân thương “Cha Thích”. HĐ còn thêm cho Ngài cái tên “Cụ Nguồn Thật” để ca ngợi vị Tổng Tuyên úy HĐCGVN đã có công sáng tác bản nhạc “Nguồn Thật” bất hủ, hát được mọi lúc mọi nơi.

Cụ Bồ câu rừng Gan dạ Nguyễn Văn Thích lìa rừng tính đến nay đã trên 30 năm nhưng nay mỗi khi cất vang tiếng hát những bài ca HĐ ngắn gọn mà đầy ý nghĩa của cụ như bài “Cái nhà, Nguồn Thật, Cầm tay, Chim bay…” thì hình dáng giản dị thân thương của cụ lại gợi nhớ những ngày xưa thân ái. Chúng tôi xin ghi lại đôi nét về cuộc đời kỳ lạ của một nho sinh xuất thân từ cửa Khổng sân Trình lại trở thành một linh mục.

Gia đình: sinh ra và lớn lên trong một danh gia vọng tộc. Thân phụ là cụ Nguyễn Văn Mại làm quan triều Nguyễn với các chức vụ Thị Lang bộ Học, Tuần Vũ Quảng Trị, trước khi về hưu được thăng chức Tổng Đốc hàm Thượng thư, tước vị là Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Tá Đại học sĩ. Thân mẫu là cụ bà Thân thị Vỹ người làng Nguyệt Biều nổi tiếng với vọng tộc Thân trọng.

Ở Huế thời bấy giờ trong dân gian có câu:

Nguyễn khoa đại gia

Thân trọng không nhà

Hà thúc không dân

Ý nói họ Nguyễn khoa có nhiều người thành đạt làm quan lớn, họ Thân trọng đều làm quan ở nhà của Nhà nước, còn họ Hà thúc đều làm quan nên chẳng có ai là thường dân cả.

Khi thi đỗ Phó bảng cụ Mại được triều đình Huế bổ nhậm làm Tri Phủ An Nhơn, Bình Định, cụ rời nguyên quán là làng Niêm Phò, Quảng Điền, Thừa Thiên để vào An Nhơn trấn nhậm. Ngày 22.9.1891 cụ bà sinh hạ người con thứ 2, đặt tên là Nguyễn Hy Thích (Cụ Thượng Mại có mấy chục người con, trong số đó có nhiều con trai, nhiều người sinh hoạt HĐ, nổi tiếng nhất là người con thứ 13 – Trưởng Nguyễn Hy Đơn. Tr Đơn là một giáo học uyên thâm của Nha Học Chánh Trung Việt, đã được Tôn Nhơn Phủ mời làm thầy giáo dạy riêng cho Thái tử Bảo Long.

Về HĐ là bậc thầy của các Trưởng tiên khởi ở miền Trung như Tôn Thất Dương Vân, Nguyễn Thúc Toản, Tôn Thất Đông, Nguyễn Tấn Đức, Nguyễn Hòe. Tr Đơn dự trại Bạch Mã đầu tiên năm 1937 do DCC Raymond Schlemmer làm Trại Trưởng kiêm Khóa Trưởng. Tr Đơn rất tài hoa, đặc biệt là về thư họa, trong sổ khóa của kỳ trại Bạch mã 1937 Trưởng đã phác thật linh động, mô tả cảnh sinh hoạt của trại, dưới mỗi bức họa lại ghi chú bằng những câu thơ quen thuộc của ca dao tục ngữ hay thi ca Việt Nam.

Dưới bức ảnh LM Georges Lefas đang hì hục chặt tre đem về làm thủ công trại, ghi:

“Chém tre đẳng gỗ trên ngàn,

Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai”.

Dưới bức họa mô tả cảnh các khóa sinh đang làm cầu trên dòng suối Hoàng Yến nằm vắt ngang giữa Trại trường ghi:

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ, suối ghềnh bắc ngang.

Tiếc thay Tr Hy Đơn ra đi quá sớm. Không rõ vì sao Tr Nguyễn Thúc Toản có được cuốn sổ khóa quí giá này. Năm 2003 cụ Báo Nghiêm chỉnh lìa rừng, bây giờ không biết cuốn sổ này lưu lạc nơi đâu. Xin xem thêm bài của Tr Trần Văn Hồng viết về Tr Hy Đơn có đăng trong số này).

Trở lại chuyện LM Nguyễn Văn Thích: năm lên 4 tuổi đã học chữ Hán do thân phụ dạy nhưng sau đó lại ra Huế học tại trường Pellerin. Năm 1910 đậu Cao Đẳng Tiểu học và học 1 năm sư phạm.

Năm 1911 theo thân phụ vào Nha Trang và làm trợ giáo ở trường Tiểu học của Tỉnh lỵ.

Ngày 29.6.1911 chịu phép rửa tội theo đạo Công giáo mặc dù gia đình phản đối kịch liệt.

Năm 1917 nghỉ dạy để ra Quảng Trị xin vào học ở Tiểu chủng viện An Ninh. Sự kiện nầy như một cơn địa chấn trong dòng tộc, trước đó cụ thân sinh đã nhốt ông trong phòng, ông đã dỡ mái ngói để thoát ra và hóa trang thành con gái để ra Quảng Trị. Ban đầu tu viện không nhận vì ông đã 26 tuổi, mới thành Ki tô hữu có 6 năm nhưng sau thấy ông quá mộ đạo nên Giám mục Allis đặc cách cho vào chủng viện. Sau 2 năm thì chuyển vào Đại chủng viện ở Phú Xuân (Huế).

Ngày 18.12.1926 tại nhà thờ Phủ Cam thầy sáu Giuse Maria Nguyễn Văn Thích được thụ phong Linh mục (lúc 35 tuổi). Lần lượt Cha được bổ nhiệm giữ các chức vụ sau: giáo sư Dòng Thánh Tâm, giáo sư trường trung học Providence, trường Pellerin, cha sở Xuân Long, giáo sư trung học Khải Định (Quốc học Huế), giáo sư các trường Đại học Huế, SàiGòn, ĐàLạt và Viện Hán học Huế.

Năm 1956 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng văn hóa Thừa Thiên Huế.

Mọi người ghi nhận cha Thích có những phẩm chất đáng quý: lòng từ thiện bao la. Cha Thích là vị giáo sư thâm niên lại dạy nhiều giờ nên lương rất cao nhưng cuối tháng đôi lúc phải vào ăn nhờ ở trường Pellerin vì tiền lương ông đã đem phân phát cho viện cô nhi, viện bài lao, trường mẫu giáo Hương Linh (do ông sáng lập). Các học sinh, sinh viên nghèo thường đến xin tiền và cha không từ chối một ai. Mỗi sáng Chúa nhật, Cha thường đến các công viên tặng quà, tập hát và múa cho các sói con.

Chuyện kể: khi làm cha sở ở Kim Long, có 1 người vào vườn nhà thờ trộm 1 quày chuối non, thấy cha người ấy hoảng hốt định bỏ chạy, cha gọi lại ôn tồn bảo: - “Ăn trộm là điều không tốt, nhưng chắc anh túng quá nên phải làm càn. Lần sau, nếu cần anh cứ vào xin tử tế. Quày chuối này còn non chát lắm, ta cho anh chút tiền về mua ít tôm, tép gì đó nấu với chuối mới ăn được”.

Nhà văn hóa: cụ dạy quốc văn tại các trường trung học, Hán văn và Triết Đông tại các trường Đại học. Sáng lập và là cây bút chính của tờ báo “Vì Chúa”, viết rất nhiều bài bằng Pháp ngữ và Việt ngữ đăng trong các báo với bút hiệu: Jont.

Cụ còn là 1 nhạc sĩ với những bài hát ngắn gọn dành cho thanh thiếu nhi, nổi tiếng nhất là bài Nguồn Thật và bài Cái nhà của ta. Cha cũng là 1 nhạc công tài hoa chơi được đàn violon, harmonica, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh. Cha cũng đã xuất bản cuốn “Sảng Đình thi tập”, lời thơ lúc thì mộc mạc chân quê, lúc thì tràn ngập triết lý Đông Tây kim cổ.

Trước sau cha Nguyễn Văn Thích là 1 tu sĩ thánh thiện, với tinh thần Nho giáo kết hợp hài hòa với Kitô giáo. Một nghệ sĩ tài hoa với văn thơ thi họa, vừa mộc mạc chân quê, vừa đậm màu triết lý.

Đời Hướng Đạo:

Khác với cuộc đời tu sĩ đầy sóng gió và gay cấn, đời HĐ của Cha Thích êm đềm xiết bao.

Từ những năm 1936-1937 khi làm tuyên úy và giáo sư tại trường Trung học Providence, cha Thích đã sinh hoạt với các trưởng HĐ trẻ dạy ở trường này như cha Georges Lefas, Langrand, Tạ Quang Bửu.

Năm 1941 HĐVN mở trại họp bạn toàn quốc tại đồi Quảng Tế, Huế do Tr Tạ Quang Bửu DCC Tráng + Thiếu làm Trại Trưởng. Cha Nguyễn Văn Thích trong bộ đồng phục Tráng sinh đã tập cho các Tráng sinh bài ca Hướng Đạo trong đó có các câu:

…HĐ nào phải chỉ không lo chi đời

Đời ta có mục đích là ta lo việc ích

… Hướng Đạo nào phải sức yếu gan hèn

Đường ta tuy nặng gánh mà không bao giờ tránh.

Mắt đoái giang sơn, lòng phải gắng hơn.

Hướng Đạo nào thở vắn than dài

(mà phải) Xướng hát nghêu ngao cười với gian lao.

Năm 1942 Cha Thích được chuyển làm Tuyên úy và giáo sư trường Pellerin thì ở đây đã có đoàn HĐ Pellerin rồi. Lúc đó Cha đã 51 tuổi nhưng hòa mình tích cực với đoàn này. Thiếu Trưởng là một giáo sư trẻ tuổi người Việt (Tr Trần Trọng Sanh (hiện còn sống), thân phụ của Tr Trần Trọng An Sơn (Sư tử Kiêu hùng) và Sư huynh Trần Trọng An Phong (Nai Nhớ nguồn).

Năm 1949 Cha Thích được bầu làm Tổng Tuyên úy HĐCG tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1953 họp đại hội tại nhà thờ thánh Vinh Sơn (Hà Nội) cha được bầu vào Ban Tuyên úy CG toàn quốc.

Năm 1953 đại hội huynh trưởng HĐ toàn quốc họp tại Tùng Nguyên ĐàLạt dưới dạng 1 trại họp bạn do Tr Gà Hùng biện làm Trại Trưởng, cha Thích được bầu giữ chức Tổng Tuyên úy HĐCG VN thay thế LM Georges Lefas mãn nhiệm.

Năm 1956 Cha dự Trại Tùng Nguyên và giữa khung cảnh bao la hùng vĩ của tạo vật, Cha đã sáng tác bài ca của mọi thời đại, bài “Nguồn Thật”.

Từ đó về sau, dù tuổi đã cao, Cha vẫn đều đặn dự Trại trường, đêm đêm cùng dự lửa trại và thỉnh thoảng xin tháp tùng theo các toán thám du. Rồi sau 1 ngày băng rừng vượt suối để đi vào một Bản Thượng và tối hôm đó có thú rừng mới xuất hiện là Bồ Câu Rừng Gan dạ.

Đặc biệt năm 1959 Cha đã cùng 7 huynh trưởng khác dẫn 50 Thiếu sinh HĐVN dự Trại họp bạn HĐ Châu Á-Thái Bình Dương tại Makiling, Phillipines. Hình ảnh đẹp là LM mặc áo trắng say sưa đánh nhịp hát vang.

Đèo cao – Dô ta

Thì mặc đèo cao.

Nhưng lòng yêu nước.

Còn cao hơn đèo.

Những ngày trại sau đó hễ thấy HĐ áo nâu thì họ vui vẻ chào: “Dô ta Việt Nam”.

Năm 1966 khi dự lễ sinh nhật BP tại Lửa Hồng (Huế) Cha ngồi cạnh Đại Đức Châu Toàn, chuyện trò vui vẻ lắm. Để giúp vui Cha vừa hát vừa múa một bài ngắn, tôi chỉ còn nhớ đoạn sau:

…Ăn cơm Chúa, múa tối ngày.

Múa thật hay, múa vì a a Chúa.

Tiếng A A A vang dội để tán thưởng. Chờ cho dứt tiếng, Cha nói: Chúa đây là vua chúa chứ không phải Đức Chúa Trời.

Buổi trưa các trưởng dùng cơm tại chỗ do phu nhân các Tr Tôn Thất Đông, Lê Cảnh Đạm, Lê Viêm… nấu nướng; mỗi người 1 dĩa cơm phủ đầy thịt ba chỉ, tôm chấy, dưa leo thái mỏng bóp thấu trông thật hấp dẫn nhưng Cha Thích đã đến ngồi vào bàn cơm chay nói với Đại Đức Châu Toàn: “Ngài sớt cho tôi một chén”.

Tính cách thân ái, giản dị của Cha đã làm mọi người quí mến.

Đại Hội Đồng năm 1972 lúc đó Bồ Câu Rừng tuy vẫn còn “gan dạ” nhưng thấy sức khỏe đã sút giảm nên xin từ nhiệm trách vụ Tổng Tuyên úy để về hưu dưỡng ở Huế và rồi bảy năm sau người dân rừng già nhất của Rừng HĐVN đã lìa rừng trong một ngày lạnh ở Huế (10.12.1979) thọ 88 tuổi.

Xin trích 4 câu thơ của cụ trong Sảng Đình thi tập để kết thúc bài này:

Thôi thôi đừng nghĩ việc đời

Mây tan phú quí, sóng đời vinh hoa.

Muôn vàn điều việc chóng qua

Đời là cảnh tạm, người là phù du.

Tưởng nhớ Trưởng Nguyễn Hy Đơn

Tâm Đơn tối thượng quang khuê tảo

Hướng Đạo tài hoa lưu đức phương

TĐG

Lời giới thiệu:

Trưởng Nguyễn Hy Đơn sinh ngày: 10 tháng 5 năm 1904 (Giáp Thìn). Con cụ Phó Bảng Nguyễn Văn Mại và Cụ Bà Phan Thị Kiểu; người làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Xuất thân: Diplôme tốt nghiệp sư phạm Giáo học. Thanh tra tiểu học, sau khi thôi giữ chức Hiệu Trưởng trường Tiểu học Paul Bert. Đông Cung Giáo Đạo (1944-1945). Trưởng Ty Tiểu học Thừa Thiên (1945-1946).

Sinh hoạt Hướng Đạo:

- Tráng Sinh đồng thời với Võ Thành Minh, Tạ Quang Bửu, tên Rừng: Bagheera Bạch Mã.

- Tráng Trưởng Tráng Đoàn Thần Kinh

- Đạo Trưởng Đạo Thần Kinh - Huế

- Tham dự trại Họp Bạn Quảng Tế 1941 (trong Ban Quản Trại).

Mất vào đầu năm 1947.

Sói đắn đo Kính ghi

Bao nhiêu năm qua, trong tâm trí tôi thỉnh thoảng lại hiện về hình ảnh một vị Hướng Đạo Sinh tiền bối mà tôi có cơ duyên được chiêm ngưỡng! Đó là Trưởng Nguyễn Hy Đơn.

Nhớ lại, hồi ấy… cách đây hơn nửa thế kỷ, vào những năm đầu thập niên 40, thế kỷ 20. Gia đình tôi thuê nhà ở đường Lục Bộ - bây giờ là đường Nguyễn Chí Diễu – thuộc phường Thái Trạch, Thành Nội, Huế. Ba tôi là một công chức hạng thường, thư ký công chánh, ngạch Bảo Hộ - song song với ngạch Nam Triều. Mạ tôi lo việc nội trợ, như bao bà Mẹ Huế thời bấy giờ; mặc dầu bà đã học hết bậc yếu lược, bậc tiểu học. Lo việc nội trợ, nhưng mạ tôi có rất ít thì giờ ở cùng gia đình chồng con ở trên Dinh. Phần lớn thì giờ bà ở làng Đông Xuyên để phụng dưỡng ông bà nội chúng tôi. Vì mạ tôi là con dâu trưởng.

Khoai lang củ sượng, củ trân

Làm dâu họ Trần khó lắm ai ơi!

Tôi còn nhớ nhà chúng tôi ở lúc bấy giờ mang số 11, đường Lục bộ, đối diện là nhà Chú Thím Huấn. Vừa có quan hệ gia đình, lại là hàng xóm tốt – bà con xa, láng giềng gần – hai yếu tố ấy cộng lại, làm hai gia đình càng thêm thân quen, gần gũi hơn. Mạ tôi nhờ Thím Huấn để mắt chỉ bảo chị em chúng tôi.

Lúc bấy giờ tôi đang học lớp “Enfantin và Preparatoire” trường Garçon, tại Ngã Tư Anh Danh – bây giờ là góc đường Đinh Tiên Hoàng, Mai Thúc Loan. Là con trai đầu lòng, lại là cháu nội đích tôn, nên được nuông chiều hết mực, do đó cậu ấm nhác học, học dốt! Ba tôi phải mời Précepteur dạy kèm. Thầy dạy kèm chị em chúng tôi là anh Nguyễn Ngật học trò khó Quảng Nam. Chúng tôi thường gọi thân mật là Anh Thầy. Anh là một Tráng Sinh trong tráng đoàn của Trưởng Nguyễn Hy Đơn.

Trong mắt trẻ thơ của tôi lúc bấy giờ nhìn các Tráng Sinh như những hiệp sĩ huyền thoại và mơ ước được đi chơi sì-cút.

Chú Huấn là một huynh trưởng Hướng Đạo, một Tráng Trưởng, một Đạo Trưởng đất Thần Kinh. Tôi thường nhìn trộm với ánh mắt thèm thuồng, khâm phục.

Nhà Chú Thím Huấn nằm sâu trong một ngôi vườn vuông vức, mặt trước giáp đường Lục Bộ, là một hàng rào cây bông cẩn - dâm bụt – hoa đỏ như lồng đèn năm cánh. Trên lối vào trước ngõ có một cây đào đến mùa rất sây trái. Trái đào hình quả chuông, mơn mởn hồng, giống như nước da của chủ nhân, đặc biệt là đôi môi luôn nở nụ cười tươi rạng rỡ! Tôi là bạn học với người con thứ tư của Chú Thím – Cu Bon, tức là Nguyễn Hy Văn. Do vậy tôi thường qua chơi nhà chú và tha hồ ăn đào!

Nhà Chú Thím kết nối theo hình chữ L, từ ngoài đi vào bên tay trái là gian nhà chính, rồi đến một gian nhà ngang. Nhưng gian nhà thu hút trí tò mò của tôi là căn phòng đầu trên tách biệt, nơi chỉ dành riêng cho những buổi họp hàng tháng của các vị Hướng Đạo Sinh.

Những lúc bên trong có hội họp, tôi thường đứng ngoài hàng rào nhìn vào, bạo dạn vào tận cửa kính, dán mắt nhìn vào cho rõ các vị Hướng Đạo phong cách uy nghi nghiêm chỉnh. Nhưng khi họ hát múa thì không thể nào đoán được tuổi tác.

Vào hè, Anh Thầy của chị em chúng tôi xin phép Thầy Cô – Anh gọi Ba Mạ tôi như vậy – nghỉ phép 10 ngày để đi trại đâu tận trên núi Bạch Mã. Dưới con mắt và trí tưởng tượng của tôi lúc bấy giờ thì những cuộc cắm trại như vậy là “đi lên núi” tầm sư học đạo.

Chú Huấn vóc dáng thanh cao, vừng trán vuông rộng, biểu lộ người thông minh, mẫn tiệp. Đặc biệt đôi môi của chú luôn ửng hồng! Mãi sau này học truyện Kiều khi đọc đến câu:

“Anh hoa phát tiết ra ngoài…”

Tôi bỗng giật mình nghĩ về chú !

Lúc bấy giờ chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tác động đến các nước Đông Dương. Kinh thành Huế của nước An Nam đã đôi lần nghe tiếng còi báo động phảng phất mùi chiến tranh. Tôi đã tận mắt thấy những sỹ quan Nhật mang kiếm dài, cưỡi ngựa. Nhưng đối với chúng tôi, những cậu học trò nhỏ, thì đó là dịp vui thích, đua nhau chạy ào ra hầm núp máy bay. Với tôi, học trò nhác, luôn cầu mong có còi báo hiệu “Phòng Thủ Thụ Động” trong các buổi học !

… Rồi Nhật đảo chánh

Việt Minh giành chính quyền

Vua Bảo Đại thoái vị

Toàn quốc tiêu thổ kháng chiến

Vỡ mặt trận Huế!

Ủy ban hành chánh kháng chiến ra lệnh tản cư. Dân quân Thành Thuận Hóa (tên của Thành Huế sau CMT8-1945) nhiệt tình ủng hộ đưa rơm, ớt bột, hồ tiêu… đốt bọn Tây thực dân ở nhà hàng Morin cháy rụi không còn một mống !?

Gia đình Chú Thím Huấn cùng gia đình chúng tôi ra Bến Tượng thuê đò tản cư về làng Đông Xuyên, quê nội của tôi.

Làng Đông Xuyên, nếu tính theo đường bộ tỉnh lộ, cách thành Huế khoảng 14 cây số; nhưng theo đường chim bay thì gần hơn nhiều. Vì vậy, cứ khoảng chiều tối dân làng cùng với dân tản cư kéo nhau ra xem lửa cháy sáng rực trời từ hướng trên Dinh, mà lòng khấp khởi mừng, hy vọng sẽ tái chiếm thành Huế trong nay mai. Ngã ba con sông nhánh của Bồ giang ngay trước khu vườn gia đình tôi gần cầu Đông Hồ, tụ điểm dừng chân từ tuyến trước của các bộ phận hành chánh và thương binh. Bấy giờ nơi đây bổng nhiên trở thành “Khu Phố tản cư” đông vui với nhiều quán xá, nhiều khách vãng lai.

Những tháng cuối năm 1946, làng chúng tôi tiếp nhận thêm nhiều thương binh. Trường học, đình làng, nhà thờ họ… trở thành trạm xá. Tất cả anh chị em hai gia đình chúng tôi đều tự nguyện tham gia công việc cứu thương, an ủi các chiến sĩ Giải Phóng Quân bị thương đưa về điều trị. Chúng tôi hăng say làm việc không kể ngày đêm.

Ba tôi, chú Huấn, cậu Phủ Vui, cùng nhiều vị khác nữa là công chức trong các cơ quan của Nhà Nước Cách Mạng, tạm thời dừng chân tại đây để chờ chỉ thị của chính quyền hướng dẫn ra Liên Khu 4 (Thanh, Nghệ, Tĩnh). Bộ phận quan yếu đi trước, bộ phận chuyên môn dân sự theo sau. Trong lúc đó mấy ông bà nầy thường nấu cháo, chè, gánh lên trường học (dùng làm bệnh viện), tiếp tế, thân hành đút và ủy lạo thương binh.

Sau này, khi lớn lên tôi mới biết chú Huấn là cách gọi thân mật trong gia đình bởi chú là quan Huấn Đạo, tức là Thanh Tra bậc Tiểu Học. Quan chức thời bấy giờ thường dùng xe kéo gọng đồng để đi làm việc. Nhưng chú Huấn không ưa thích loại phương tiện “ngựa người”! Chú dùng xe đạp.

Chú Huấn theo Tây học nhưng là con dòng Nho gia. Thân phụ của chú là Cụ Phó Bảng Nguyễn Văn Mại, hiệu Tiểu Cao, người làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền. Ngài làm quan đến chức Thượng Thư, nhưng có tinh thần tân tiến, thương dân nghèo làm lụng vất vả một nắng hai sương mà không đủ ăn. Nên khi vừa nghỉ hưu, Cụ Thượng xin khai khẩn đất hoang ở thượng nguồn sông Bồ, kêu gọi dân trong huyện đến lập ấp cải thiện dân sinh. Tuyệt nhiên cụ Tiểu Cao không dành lấy tấc đất làm tư điền, tư thổ.

Được hấp thụ giáo dục gia đình rất nghiêm minh nên Trưởng Nguyễn Hy Đơn rất tinh thông Hán học, thấm nhuần văn hóa Đông Phương, Khổng Mạnh, lại am tường phương pháp giáo dục của B.P. Do vậy, Trưởng còn được đề cử dạy Đông Cung thái Tử Bảo Long. Cũng nên nhắc lại Vua Bảo Đại đã tặng cho Hội Hướng Đạo Đông Dương một khu rừng trên núi Bạch Mã để làm nơi huấn luyện Huynh Trưởng.

Trưởng Nguyễn Hy Đơn tham gia PTHĐ Trung Kỳ cuối thập niên 30, cùng thời với Trưởng Dã Mã, Tạ Quang Bửu. Trưởng Dã Mã đã làm chúa tể Hội Đồng Rừng đặt tên cho Trưởng Đơn: Báo – Bagheera... Sau này, trước lúc xuất ngoại Trưởng Dã Mã còn ghé lại thăm từ biệt gia đình Trưởng Đơn. Trong dịp này Trưởng Dã Mã đã móc hết túi còn được mấy đồng bạc trao tất cả cho “người Bạn Đường Trăm Năm” của Trưởng Nguyễn Hy Đơn và nhắn nhủ: “Chị ở lại, giữ gìn sức khỏe, cố gắng nuôi dạy các cháu thành tài”. Trưởng Dã Mã đã không cầm được nước mắt khi quay gót ra đi. Sau đó, chúng ta đã được nghe tiếng sáo của Trưởng vọng về từ hồ Leman, Thụy Sỹ.

“Tiếng sáo Lê-Măn khơi tỉnh thức”

Sđd

Trưởng Nguyễn Hy Đơn, từng tham dự trại Họp Bạn Toàn quốc tại Rừng Quảng Tế (Thừa Thiên) với tư cách thành viên Ban Tổ Chức Trại. Trong dịp này, Trưởng Đơn đã cậy nhờ hiền nội và huy động con cháu phục vụ suốt thời gian Trại.

Trưởng Nguyễn Hy Đơn đã từng đảm nhận các trọng trách: Tráng Trưởng Tráng Đoàn Thần Kinh, Đạo Trưởng Đạo Thuận Hóa.

Trưởng Tôn Thất Đông là tráng sinh trong Tráng Đoàn do Trưởng Nguyễn Hy Đơn làm Tráng Trưởng. Trong thời gian sinh hoạt với Trưởng Đơn, Trưởng Đông còn ghi lại một kỷ niệm:

“Kính nhớ Trưởng Nguyễn Hy Đơn”

“Lúc tôi còn học cấp 1, Trưởng Đơn đã là giáo viên trường Tiểu học Paul Bert (bây giờ là trường tiểu học Thượng Tứ). Trưởng rất đẹp trai: má hồng, môi son. Tôi tốt nghiệp trường Sư Phạm, đi dạy ở Bình Định 8 năm. Khi được đổi về dạy ở Huế, thì Trưởng Nguyễn Hy Đơn đã là một quan Huấn Đạo...”

... “Trưởng giới thiệu cho tôi vào chơi ở toán Trần Bình Trọng, một toán công chức. Trong toán có anh Duy, em của chị Đơn. Tôi được cử làm toán phó. Một hôm anh Toán Trưởng đến gặp tôi bảo rằng: “Trong các cuộc hội thảo ở Toán anh em ít phát biểu. Anh Toán Trưởng nghĩ ra một cái kế: trong buổi họp tuần sau, anh sẽ đưa ra đề tài thảo luận: “Có nên lấy vợ bé không?!” Anh Toán Trưởng dặn: “tôi chủ trương “Không”, còn Đông phải chủ trương “Có” để xem anh em có ai phát biểu gì lạ không? Vâng lời, đến hôm họp toán, tôi ngụy biện đủ điều để chứng minh rằng nên lấy “hầu”. Một tuần sau, gặp anh Tráng Trưởng (Trưởng Nguyễn Hy Đơn) hỏi tôi: “Đông ơi, có định lấy hầu không mà hôm kia hùng hồn vậy? Tôi thưa lại, tuân lời anh Toán Trưởng thì nói vậy thôi, còn chuyện thực hành thì phải chờ gương của anh...”

... “Trưởng là một nhà giáo mẫu mực. Năm 1945, sau khi Bảo Đại thoái vị, Trưởng được đề cử làm Trưởng Ty Tiểu Học Thừa Thiên”

Sói đắn đo

Trần văn Hồng

PHẦN GHI THÊM

Trong sự thành công của một trưởng HĐ đều có thấp thoáng bóng dáng của một người đàn bà, đó là hiền nội. Nay nhân nói về Tr Hy Đơn, xin có đôi dòng về cụ bà Nguyên Phương, một hiền thê, hiền mẫu đã thay chồng nuôi dạy 6 người con nên người và đặc biệt bà đã yêu người chồng Hướng Đạo đến nỗi bà không muốn cho con sinh hoạt HĐ vì sợ bộ đồng phục HĐ gợi nhớ đến người chồng thân yêu.

Cụ bà là Nguyễn Thị Phức, pháp danh Nguyên Phương. Sinh ngày 28.10 Tân Hợi, mất ngày 7.5 Nhâm Ngọ (2002) thọ 92 tuổi.

Thuở ấy với quan niệm khuê môn bất xuất nên bà chỉ học văn hóa rất ít. Nhà ở cạnh trường Paul Bert, nơi đó có thầy giáo Nguyễn Hy Đơn nổi tiếng đẹp trai, tài hoa và dạy giỏi.

Bà Phức kể lại: cụ Nguyễn Văn Mại là nhà nho làm quan đến chức Thượng thư nhưng lại có đầu óc tân tiến không tin dị đoan nên đã lấy “Kim môn khánh niệm” của mình để tổ chức đám cưới tập thể cho 3 người con cùng lúc. Dân gian cho như thế là điều không hay, xui xẻo, sẽ bị gãy đổ (Riêng Trưởng Đơn với cụ bà được hưởng 15 năm hạnh phúc).

Tổ ấm của họ là nhà số 12 đường Lục Bộ (Thành nội, Huế). Cụ bà kể cho các cháu: ông bà mua đất tự thuê xây dựng cho phù hợp với óc thẩm mĩ của ông, một con người tài hoa, đồng thời phù hợp với túi tiền khiêm tốn của một nhà giáo thanh bạch. Nơi đây mệ hưởng hạnh phúc tuyệt vời bên người chồng mà mệ kính phục vì những đức tính quí báu dòng máu Nho giáo, kiến thức uyên thâm và tinh thần… Hướng Đạo… Ông rất thông minh, đậu đầu kỳ thi Huấn đạo và được chọn làm thầy dạy riêng cho Thái tử Bảo Long. Về sau ông được bổ làm Huấn đạo Thừa Thiên rồi làm Giám đốc Nha Học Chánh. Năm 1947 thì mất để lại người vợ trẻ mới 36 tuổi với 6 người con bé bỏng.

Đứa lên hai, ba; đứa mũi chảy vẫn còn.

Đứa lòng khòng, đứa chưa tròn niên thiếu.

Đứa tóc còn xanh,

Đứa trăng còn khuyết.

Bỏ tuổi thơ đi theo mẹ ngược xuôi.

Không nghề nghiệp, thiếu vốn liếng, cố gắng lắm bà mới mở được 1 cửa hàng xén nhỏ hẹp trong chợ Xép (gần cửa Đông Ba) để tần tảo nuôi con.

Góa phụ trẻ nhan sắc mặn mà nên nhiều người rắp tâm bắn sẻ. Bà bèn xuống tóc, nhuộm răng đen quyết tâm thủ tiết thờ chồng nuôi con.

Trời Phật thật công minh; qua bao nhiêu thăng trầm trôi nổi, chịu đủ mọi đắng cay… Cuối cùng thì cụ bà Nguyên Phương đã sống chan hòa hạnh phúc bên đàn con cháu thành đạt.

Năm 2002 cụ giã từ cõi tạm bên cạnh 72 con, dâu, rể, cháu, chắt nội ngoại.

Sáo Dễ Thương

BBT: Cùng lúc với Trưởng SDT viết tiểu sử LM. JM Nguyễn Hy Thích, vị Tổng Tuyên Úy CG của HĐVN, GVMD nhờ Trưởng Sói Đắn Đo viết thêm tiểu sử của Trưởng Nguyễn Hy Đơn, tuy là bào đệ của Cha Thích, nhưng là người có rất nhiều ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của Cụ Sảng Đình.

Trưởng Nguyễn Hy Đơn là một trong những Trưởng kỳ cựu nhất của HĐ Trung kỳ, là bậc tiền bối của các Trưởng Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Toản, Tôn Thất Đông, Nguyễn Duy Thu Lương… GVMD xin đăng tải trong chuyên mục “Uống nước nhớ nguồn” nhân dịp kỷ niệm 80 năm HĐVN.

Trưởng Sói Đắn Đo đã có công sưu tập hình chân dung của Trưởng Nguyễn Hy Đơn và phu nhân. Rất tiếc là hình chụp trên 70 năm thành thử đã mờ nên không thể in khổ lớn, chúng tôi đành in cỡ nhỏ để được sắc nét hơn. Khi nào chúng tôi liên lạc được với gia đình để kiếm được hình rõ đẹp hơn sẽ in hình chân dung lớn để anh chị em HĐ chiêm ngưỡng.

GIA TÀI QUÝ GIÁ CỦA CỤ HƯƠU NÓNG TÍNH

Năm 2000, cụ Hươu Nóng Tính lìa rừng, có trưởng nói: “Hổ chết để da, Hươu ra đi để tiếng”. Ngẫm lại không sai.

Hôm nay tại chùa Tây Tạng ở Bình Dương, trời nắng gắt vẫn không cản nỗi những anh chị em Hướng Đạo tấp nập về dự lễ giỗ lần thứ 10 của Tr Trần Trung Du. Cả thảy khoảng độ 120 người.

Về thân quyến thì ngoài chị Trần Trung Du (bà Nguyễn Thị Ngọc Anh), con trai, con dâu, con gái và 2 cháu nội. Chị Như Quỳnh (Pháp danh Diệu Hạnh), con gái cả là ni cô tu ở chùa này lo sắp xếp mọi chuyện.

Về phía HĐ thì phần nhiều là huynh trưởng nhiều thế hệ: thế hệ thứ nhất là các Tráng huynh như Hoàng Kỳ Anh, Hoàng Trung Ký, anh chị Bùi Văn Đức, Tiểu Bình, Nguyễn Viết Thông, Trần Trọng Thảo, Lê Ngọc Bưu, Phạm Văn Nhơn. Thế hệ thứ 2 là các Trưởng trung niên: Trần Minh Thiện, Ngọc Nga, Diệu Quỳnh, Phạm Đông, Hồ Viết Lĩnh, Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Hanh (Ngựa Ngang) Trần Văn Chương, Nguyễn Thanh Sơn (Voi Lăn Xả), Cao Bá Hưng, Nguyễn Thị Anh Đào, Vũ Quang Phúc, Nguyên Phổ.

Thế hệ thứ 3 là những em mà khi Bạch Đằng sinh hoạt, những năm cuối của thập niên 1990 các em mới chỉ là Sói con mà nay đã là huynh trưởng cốt cán của Đạo Bạch Đằng: Kha Trưởng Nguyễn Thành Cát, Akela Mai Chi, Akela Ngô Chí Chương, Akela Hoàng Minh, Anh Thư, Thiện Chi, Trang, Hoàng Anh, Nghi Thanh, Đông Tùng Minh, Hồ Viết Huy, Minh Tuấn.

Ngoài ra một số phụ huynh cũng đến dự, trong đó có Bs Hương, trong ban Bảo trợ.

Trên đây là thành phần cơ bản của Bạch Đằng. Đặc biệt còn có một số huynh trưởng các đơn vị khác cũng đã không quản ngại đường xa về dự lễ giỗ, như các trưởng: Tuấn Mã Trần Xê của An Hải, Đà Nẵng; Sơn Miêu Bửu Mai, Bạch Đằng, Huế, anh chị Diệp Thu Hương, Phan Văn Hùng, LĐ Nguyễn Trãi, Vũ Anh Tuấn, Tráng đoàn 812, Nguyễn Ngọc Hà (Đạo Cửu Long xưa), Lê Ngọc Bưu và Tráng sinh Lê Thị Ngọc Tuyết (Tây Sơn), Hoàng Thị Lý (Quảng Tế, Huế), Trần Trung Phúc, Nguyễn Phước Ái Huy (Ban ĐH), Trần Sung (Tráng Trưởng Hải Đăng), Ngô Minh Khiêm (Hải Đăng).

Buổi lễ diễn ra thật trang trọng và thân mật: sau khi cúng Phật và cầu nguyện siêu thăng tịnh độ ở Chánh điện, cúng cơm và thọ trai ở hậu liêu. Nữ tráng Ngọc Tuyết đã thành thật thố lộ “Đây là lần đầu tiên em vào Chùa lễ Phật và cũng là lần đầu tiên được dùng cơm chay, thật tuyệt vời và hạnh phúc cho em quá”.

Tuyết ơi, em sẽ thấy hạnh phúc được nhân đôi khi biết rằng trong 10 bàn tiệc hôm nay không phải chỉ mình em ngoại đạo mà còn có nhiều người khác nữa, có cả các anh chị Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, Khổng giáo…

Và em cũng đừng ngạc nhiên khi gặp các khuôn mặt này hiện diện ở một nguyện đường Công Giáo hay Thánh Thất nào đó để cầu nguyện. Hòa đồng tôn giáo là đặc trưng của HĐ. Đây là “gia bảo” quý giá nhất của “con nhà Hướng Đạo”. HĐ khuyến khích mọi thành viên có tín ngưỡng nhưng không cần biết anh chị theo tôn giáo nào.

*

* *

Sau khi nhận túi trái cây “lộc Phật”, mọi người lục tục ra về. Anh Bửu Mai, vị hoàng thân vui tính chở tôi về Saigòn. Đại lộ Bình Dương thênh thang không một bóng cây. Sợ trúng nắng tôi bèn bàn với anh Mai rẽ vào tiểu lộ Lái Thiêu.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, con đường nhỏ phủ đầy bóng cây vừa im vừa mát làm con mèo núi chao đảo mấy lần vì buồn ngủ nên chúng tôi tạt vào 1 quán vườn bên đường, để nghỉ chân. Một cô bé chừng 18 đôi mươi đon đả ra chào:

- Hai anh dùng gì?

Bửu Mai cười nói:

- Anh mụ mệ nội…

Cô bé tần ngần, tôi giải thích:

- Hai ông đây đều quá tuổi 70, cháu nội ngoại cỡ tuổi bằng cô. Vậy cháu gọi 2 tôi bằng ông cho phải phép. Cháu cho chúng tôi 2 trái dừa Xiêm.

Nằm đong đưa trên võng dưới tán cây râm mát, vừa thưởng thức nước dừa ngọt lịm, tai nghe chim hót, mùi hoa bưởi, hoa ngâu phảng phất thì còn gì thú bằng.

Bửu Mai lật báo Tuổi trẻ đọc cho tôi nghe chuyện mấy cô nữ sinh giải quyết chuyện xích mích bằng cách thượng cẳng chân hạ cẳng tay như bọn du đảng. Tệ hơn nữa chúng còn xúm nhau đánh hội đồng thật man rợ làm 1 nữ sinh gục ngã. Anh Mai đọc đến đây thì ngưng bặt chỉ còn nghe tiếng ngáy đều đều. Tôi thèm sự thoải mái của anh và cố dỗ giấc ngủ bằng những ý nghĩ miên man. Giá mà các em được sinh hoạt HĐ thì đâu đến nỗi. Tôi cười thầm vì ý nghĩ đội đá vá trời của mình.

Nghĩ đến chuyện buổi sáng hôm nay thấy cụ Hươu Nóng Tính quả là người may mắn: cụ ra đi đã 10 năm vẫn để lại niềm thương nỗi nhớ trong anh em được như vậy nhờ lúc sinh tiền cụ đem hết tâm huyết phục vụ phong trào. Cụ coi HĐ như 1 tín ngưỡng và cụ ra sức phụng thờ tín ngưỡng đó. Trong phong trào có hàng vạn huynh trưởng nhưng mấy ai hào sảng như cụ: có tiền là dành ưu tiên cho HĐ, mỗi khi chi tiền để tổ chức trại, hội đoàn, cứu giúp anh em là cụ vui hẳn lên.

Gia tài quý giá nhất mà cụ để lại là hiền thê (bà Nguyễn Thị Ngọc Anh). Có người bảo bà Ngọc Anh tuy chưa 1 ngày chơi HĐ nhưng lại là người tạo ra 1 tráng trưởng Trần Trung Du. Khi cụ Hươu lìa rừng thay vì ẩn mình như bao phu nhân khác thì chị Du lại xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt HĐ để giữ gìn hình ảnh mẫu mực của phu quân.

Các người con của Tr Du gồm 4 trai 3 gái, đó là Trần Thị Như Quỳnh, Trần Trung Sơn, Trần Trung Hà, Trần Thị Thanh Huyền, Trần Trung Hòa, Trần Thị Phương Lan, Trần Trung Lương.

Những người con này có người là dân HĐ, có người không, có người đồng ý và cũng có người không thích cách chơi HĐ thái quá của cha già, nhưng tất cả đều răm rắp tuân mệnh như đội sinh tuân hành lệnh đội trưởng, cho đến nay dù cụ Hươu đã lìa rừng, lệnh ấy vẫn còn hiệu lực. Có ai đến nhà Tr Du mồng 2 tết sẽ thấy ở đấy là 1 cái chợ ồn ào náo nhiệt vì đạo Bạch Đằng đến chúc tết.

Họ thích cái thích của cha, họ vui nỗi vui của cha. Cho nên Tr Hươu lìa rừng đã 10 năm, ánh hào quang vẫn còn sáng chói.

Điểm hay khác là khi ra đi Trưởng Du còn đơn vị, đó là Liên đoàn Bạch Đằng mà hôm nay đã lên Đạo với 3 LĐ: Bạch Đằng 1, Bạch Đằng 2 và Vân Cừ với những khuôn mặt thân quen luôn gắn bó với đơn vị.

Cả vạn huynh trưởng HĐ có mấy ai được như Tr Du.

*

* *

Bốn giờ chiều chúng tôi giã từ cái quán vườn mát mẻ. Trên đường về Bửu Mai nằng nặc đòi viếng mộ phần Tr Du. Tôi phải chìu và dẫn đường đi. Chỗ an nghỉ của anh thật khiêm tốn và giản dị nằm trong vườn chùa Pháp Bửu. Nhiều cây nhang đang cháy chứng tỏ có ai đó vừa đến viếng mộ.

Tha ma buổi chiều lộng gió, những cánh hoa mong manh rơi rụng trên mộ. Anh Mai chu đáo sắp xếp lại những bó hoa rồi kêu lên:

- Mười bó tất cả, chắc là gia đình dâng 10 bó hoa để biểu hiện 10 năm thương nhớ.

Tôi cười thầm vì sự tưởng tượng thơ mộng của Bửu Mai, từ tờ mờ sáng nay anh Vũ Anh Tuấn và tôi đã đến đây rưới nước rửa bụi cho mộ phần, dâng 1 bó hoa tươi, thắp nén nhang tưởng nhớ cụ Hươu Nóng Tính. Như vậy 10 bó hoa này là của các nhóm khác nhau.

Con số 10 tròn trịa, trùng hợp ngẫu nhiên linh ứng. Ngày giỗ lần thứ 20 chắc sẽ có 20 tràng hoa. Điều đó không có gì chắc chắn nhưng phần chắc là lúc ấy tôi không còn nữa để đến đây ngồi đếm hoa.

Sáo Dễ Thương

Phạm Văn Nhơn

Tự sự của Gấu Cần Mẫn

HOA HƯỚNG ĐẠO

Gấu Cần Mẫn

Trần Trung Phúc

Cầm tấm hình mà Nhiếp ảnh gia Cao Đàm chụp Gấu Cần Mẫn năm 1961 với lời đề tặng: "Thân tặng anh Phúc người đã làm nở "CÁNH HOA HƯỚNG ĐẠO". Đến tuổi thất thập cổ lai hy, mình mới nhận ra được sự mong ước kỳ vọng của Nhiếp ảnh gia Cao Đàm thì người đã ra đi về nơi vĩnh hằng rồi.

Ngày ấy, năm 1961, Gấu Cần Mẫn mới 23 tuổi là Thiếu trưởng Thiếu đoàn Lê Văn Duyệt, Đạo Tân Bình về dự khóa III Tùng Nguyên HHR ngành Thiếu cùng với Quý Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương (lúc đó đương chức TUV/HĐVN 1960- 1962), LM Đinh Quang Điện, Phạm Quang Lộc, Ngô Anh Giang, Nguyễn Quý Thục, Phạm Văn Mạnh, Ngô Viết Hoàng, Phạm Quang Chánh và một trưởng (lâu quá quên mất tên rồi!), tất cả mười khóa sinh, mà Huấn luyện viên và Trưởng phục vụ lại đông gấp rưỡi số trại sinh tham dự. Khóa trại gồm có 3 đội:

- Đội Hổ, đội trưởng Trưởng Thu Lương

- Đội Trâu, đội trưởng Trần Trung Phúc

- Đội Mãnh Sư, đội trưởng Nguyễn Quý Thục

Tuy trại sinh có 10 người, tụi mình rất hăng say trong học tập, ghi chép từng chi tiết của bài khóa và những kinh nghiệm cầm đoàn được các Trưởng Huấn luyện viên truyền đạt rất tận tình. Làm sao quên được những lời truyền đạt cho nghề Trưởng của Quý Trưởng: Trại trưởng Cung Giũ Nguyên, Cò yêu đời Tôn Thất Đông, Sói trầm lặng Mai Liệu, Hoàng đa ngôn Vũ Thanh Thông, Cáo vui vẻ Nguyễn Xuân Long, Mèo ưa rình Lê Gia Mô, Báo lý luận Trần Trung Hợp, Sư tử đảm đang Tôn Thất Sam, v.v. . . Những ngày đi thám du Langbian đầy hứng thú và hữu ích cho công tác huấn luyện sau này được thể hiện qua lập lộ trình Gilwell do Trưởng Lê Phỉ hướng dẫn.

Những buổi sáng còn hơi sương, trong gió bấc, mưa phùn, trại sinh đã thức dậy tập thể dục tự nhiên, vượt qua các chướng ngại vật từ trại thiếu chạy qua khu vực bàn thờ tôn giáo, vào đại lộ Baden Powell, xuống hồ Than Thở và Trưởng Hoẵng đa ngôn ra lệnh: "Tất cả xuống hồ, bơi ra đầu cầu". Chà! đến đây mới có sự cố xảy ra: Cha Đinh Quang Điện không bơi được (?) - Không sao, xin cha cứ xuống kéo áo chùng đen lên và nhúng đôi chân xuống nước quá đầu gối là được rồi (Trưởng Thông nói) - Lại còn trưởng Ngô Anh Giang, người mập mạp, đẫy đà, thích uống sữa bò đặc cũng không biết bơi, thế là "a lê hấp" cởi bỏ y phục tay vịn lan can cũng lần ra tới đầu cầu, chỉ thấy thương cho cha Điện, đôi chân nhúng nước bị gió heo may vờn nhè nhẹ làm người lạnh run, phải vội vàng tụt áo chùng che khuất đôi chân. Còn tụi mình thì bơi, vùng vẫy thỏa thích vì được ngâm trong nước, gió không làm gì được, mọi người có cảm tưởng như đang được tắm trong nước ấm vậy. Thời gian trôi qua mau, tuổi thanh niên đã dứt, bước sang tuổi trung niên, qua các khóa huấn luyện BR/LDT-UV do Trưởng DCC Tôn Thất Đông làm khóa trưởng. Khóa học đã đưa đến cho mình nhiều điều thú vị và điểm quan trọng nhất là cách điều hành người lớn, là các trưởng thuộc liên đoàn và các vị phụ huynh trong Ban bảo trợ Liên đoàn cũng như phối hợp được các sinh hoạt của các đơn vị đi vào mục đích của Hướng Đạo.

Năm 1970, được trao trách nhiệm là Huấn luyện viên của toán Huấn luyện Miền III. Năm 1971 và 1973 tham dự NTC1 và NTC2 do Trưởng LT Lê Mộng Ngọ làm Khóa Trưởng và Trưởng Tôn Thất Sam làm Bảo Huynh. Năm 1974 về dự khóa ôn luyện Trưởng tổ chức tại dòng Đồng Công - Thủ Đức. Năm 1972 được trao trách nhiệm phụ tá Huấn luyện viên trưởng cho LT Vũ Thanh Thông, trưởng Miền III Huấn luyện. Năm 2007, Hội đồng LT/BĐH/HĐVN trao trách nhiệm Huấn luyện viên trưởng (LT) phụ trách toán Huấn luyện ngành Thiếu.

Kể từ ngày đầu tiên về Trại Trường đào tạo Huynh trưởng HĐVN đến nay đã nửa thế kỷ qua đi, các Trưởng lão HLV đã đem hết tinh anh truyền lại cho thế hệ đàn em, với mong ước mỗi anh em chúng ta là một viên gạch xây dựng vững chắc cho căn nhà Hướng Đạo.

HOA HƯỚNG ĐẠO lúc nào cũng ở trong tâm chúng ta, sẽ bừng nở rạng rỡ, nếu thực sự chúng ta sống theo Luật Hướng Đạo với tấm lòng nhân hậu và công minh.

LTS: Đầu thập niên 1970 Trưởng Trần Trung Phúc đã từng đảm nhiệm chức vụ Đạo Trưởng Đạo Tân Bình – một trong những Đạo kỳ cựu của HĐVN mà chỉ riêng Đạo này đã có đến 4 LT: Trần Văn Lược, Vũ Thanh Thông, Trần Trung Hợp và Trần Trung Phúc.

Những ai đã từng theo học các khóa HL ở Tùng Nguyên từ năm 1958 đến 1975 đều biết đến kỳ công của Trại sinh khóa Bạch Mã Gấu Cần Mẫn, người đầu tiên dám leo lên cành cao chót vót của cây thông cổ thụ cao nhất Tùng Nguyên để móc dây cờ của toàn trại.

NÉT MỚI TRONG HAI TẬP GVMD SỐ 3 VÀ 4

Tôi gọi là mới có nghĩa là có thêm tiết mục mới; có thêm một số cây bút mới; có thêm một số đơn vị mới tham gia… so với hai số cũ là số một và số hai. Trong bài này, tôi viết dưới góc nhìn từ người đọc về tập kỷ yếu chứ không phải nhận định hay phê bình gì cả. Với tư cách gì mà phê với bình, mà chỉ là thưởng ngoạn tác phẩm, vả lại là người Hướng Đạo, thấy người nào nói hay, làm giỏi thì “hoan hô anh này một cái... hoan hô anh này, …chúng mình hoan hô” đơn giản và vui vẻ thế thôi.

Sau khóa HHR LĐT-UV 2008, tập Kỷ yếu GIỮ VỮNG MỐI DÂY ra đời, phát hành nội bộ, nhằm mục đích giữ chặt mối dây quyến luyến đoàn kết của các ACE trong khóa, và cũng để thông tin, trao đổi những hiểu biết về phong trào Hướng Đạo… Khi tập kỷ yếu số 1 đến tay ACE thì được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ, khuyến khích và đề nghị nên mở thêm nhiều tiết mục mới. Do vậy, nên từ KỶ YẾU số 3 trở đi ngoài những mục cũ, còn có những mục mới như: mục Uống nước nhớ nguồn; Có thêm nhiều cây bút tham gia; Chuyên mục huấn luyện; Nhiều đơn vị góp mặt…

1.- Mục Uống nước nhớ nguồn:

Mục này nhằm giới thiệu các trưởng lão thành, kỳ cựu của Hướng Đạo Việt Nam, như viết về Trưởng LT Báo Vui Lê Văn Ngoạn trong bài “Cụ Báo Vui chưa có tên rừng” của Nam Trân; Trưởng Gấu Kiên Nhẫn Bạch Văn Quế trong bài “Người quản lý trại trường Bạch mã năm xưa: Trưởng Gấu kiên nhẫn Bạch Văn Quế” của Sói Đắn Đo Trần Văn Hồng hay Trưởng Gà Cần Mẫn Đoàn Lai trong bài “Chân dung trưởng Gà Cần Mẫn Đoàn Lai” của Sáo Dễ Thương, trong tập Kỷ Yếu số 3.

Nhưng đến tập Kỷ Yếu số 4, mục này dành năm mươi trang để giới thiệu về “những cây cổ thụ của Hướng Đạo Việt Nam”. Mở đầu phần này, BBT dành hẳn một trang, trang trí rất đẹp, màu sắc rực rỡ, nổi bật trên nền đỏ viền tím với mấy hàng chữ lớn màu vàng: Các Trưởng khai đường mở lối Hướng Đạo Việt Nam. Ngăn cách bởi hoa huệ và phía dưới mấy hàng chữ màu trắng: “Các Trại Trưởng Quốc gia, Các Tổng Ủy viên, từ khởi đầu đến 1975. Lần lượt những trang bên trong, mỗi Trưởng được dành một trang. Đầu tiên là Trưởng DCC Tạ Quang Bửu, tiếp đến là Trưởng Tôn Thất Dương Vân, đến Trưởng DCC Cung Giũ Nguyên, Trưởng Trần Điền, đến Trưởng DCC Mai Liệu, Trưởng DCC Lê Mộng Ngọ, Trưởng Võ Thanh Minh, Trưởng Hoàng Đạo Thúy, Trưởng Trần Văn Khắc, Trưởng Phan Như Ngân, Trưởng Vũ Văn Hoan, Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương, Trưởng Nguyễn Hữu Mưu, Trưởng Huỳnh Văn Diệp và sau cùng là Trưởng LT Trần Văn Lược. Chắc khó nhọc lắm BBT mới tìm được những tấm ảnh quý hóa đó, vì có những trưởng đi tham gia kháng chiến, có trưởng lìa rừng đã lâu. Nếu nhìn kỹ có những trưởng không phải mặc áo HĐ mà là áo lính rồi nhờ kỹ thuật vi tính thêm khăn quàng… BBT làm được như vậy là quá hay, nhờ vậy mà ACE HĐ biết được hình ảnh các vị lão làng của HĐVN. Có điều BBT không sắp xếp theo trình tự hay là vì dưới mỗi tấm ảnh đều có ghi chú về Trại Trưởng, Tổng Ủy viên với năm tháng là đủ rồi.

Những trang tiếp theo, có một loạt bài viết về các Trưởng, nhằm góp phần minh họa giúp cho người đọc hiểu thêm về cuộc đời của các trưởng như bài:

Người Sáng lập HĐVN của BBT Giữ Vững Mối Dây. Bài viết cho biết Trưởng Trần Văn Khắc và Trưởng Hoàng Đạo Thúy “có thể là một trong những người đã sáng lập HĐVN” Bài viết tuy ngắn gọn, nhưng phần nào đã giải đáp thắc cho một số ACE trước đây.

Bài “Cánh Sếu trời Nam” của Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam nói rất nhiều về cuộc đời thường và cuộc đời HĐ của Trưởng Trần Văn Khắc. Với tư cách là người công dân Trưởng Khắc là người làm ăn lương thiện mà thành phố Dalat ai cũng biết. Với tư cách là chủ gia đình thì Trưởng là người mẫu mực, rất chu toàn với vợ, với con. Quả thực Trưởng Khắc sống quá khiêm tốn, là cây cổ thụ của HĐVN, là một trong những người sáng lập ra phong trào HĐVN. Trưởng sống ở Dalat khá lâu, vậy mà ACE HĐ Lâm Viên đại đa số chỉ biết Trưởng là cựu HĐ thôi, chứ ít người biết gì thêm về Trưởng…

Tiếp theo cũng của Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam là bài “DCC Tạ Quang Bửu, Trại trưởng huấn luyện đầu tiên của Hướng Đạo VN”. Trong bài này Trưởng Sam viết về Trưởng Tạ Quang Bửu rất đầy đủ: từ tiểu sử, đến tác phẩm, đến con người toàn năng, trích dẫn những nhận định về nhân cách của Trưởng Bửu, sau đó nói đến người Trưởng HĐ và cuối cùng có trích một số câu chuyện trong Báo Hồn Việt. Qua bài này, nó giúp cho ACE hiểu biết về Trưởng lão thành Tạ Quang Bửu.

Cùng trong loạt bài “Uống nước nhớ nguồn” này Trưởng Sư Tử Đảm đương lấy lại bài “Một đóa hồng dành cho người anh cả” đã đăng trong cuốn “Lưu niệm mừng lễ thượng thọ Bát thập niên” viết về Trưởng Bò Rừng Lém, cách đây mười năm và nay có bổ sung một số chi tiết mới. Trong bài viết, Trưởng Sam hết lời tôn vinh trưởng Trần Văn Lược. Và có điều đáng chú ý là những điều Trưởng Sam nhận xét mười năm trước đây thì nay Trưởng Lược vẫn giữ được những nét tốt đẹp đã có… Đoạn cuối bài này Trưởng Sam kết luận: “Đây cũng là một kỷ lục Guiness của HĐVN vì từ trước đến giờ chưa có Trưởng TUV nào sống trên 90 tuổi mà còn hòa đồng với ACE vậy.”

Trưởng Gấu Tận Tâm, “già làng” Đạo Lâm Viên, nay đã ngoài tám mươi cũng tham gia với bài “Cuộc gặp lần cuối với Anh Vũ Văn Hoan tại Hà nội”. Bài viết không dài, vừa là như một thông tin cho mọi người biết một trưởng từng là Tổng Ủy Viên HĐVN giai đoạn 1951-1952 đã lìa Rừng vào lúc 5 giờ sáng ngày 30-9-2009, đồng thời thể hiện lòng thương tiếc một “đại thụ” đã lìa rừng. Sự ra đi của Trưởng Hoan là nỗi đau, là sự mất mát lớn của ACE HĐ.

Sáo Dễ Thương cũng đóng góp hai bài với chủ đề này :

Bài “Tưởng nhớ Đại Đức Châu Toàn, Tổng cố vấn giáo hạnh HĐVN”. Phong trào Hướng Đạo nhằm giáo dục cho thanh thiếu niên một cách toàn diện, cho nên về mặt tín ngưỡng tâm linh cũng được quan tâm đúng mức. Sự hiện diện của Đại Đức Thích Châu Toàn là Tổng cố vấn giáo hạnh cho HĐ Phật giáo Việt nam là điển hình. Đại Đức đến với HĐ cũng là duyên, Thầy đã dày công xây đắp đạo tâm cho ACE HĐ trong 10 năm. Với thời gian ấy tuy không nhiều nhưng công đức của Bồ Câu Đạo Hạnh là vô lượng, đạo hạnh là vô biên. Quả thật cuộc đời là vô thường, chỉ tiếc Thầy viên tịch quá sớm, quá đột ngột. Dẫu biết rằng “Hoa khai kiến Phật”, nhưng không khỏi làm cho người trần ngậm ngùi luyến nhớ, thương tiếc.

Bài “Mèo Ưa Rình gặp Ngựa Rừng” của Sáo Dễ Thương. Bài này viết về cuộc gặp gỡ của Trưởng LT Lê Gia Mô và một số Trưởng kỳ cựu gặp Trưởng Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh. Trưởng Võ Thanh Minh, nguyên là TUV HĐ Trung Kỳ, Tổng thư ký Liên Hội HĐ Đông dương, là người năm 1954 đã sang Thụy Sỹ ngồi bên lề hội nghị Geneve để thổi sáo kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và tuyệt thực phản đối việc chia cắt đất nước. “Một con người mà cuộc đời thật mà như bịa, như huyền thoại”. Câu chuyện kể lại, hôm Lễ khai mạc Khóa Dự bị Kha vừa xong thì Khóa Trưởng Lê Gia Mô và các Trưởng thấy “ổng” (vị huynh trưởng ấy) đến và Trưởng nói “Tráng sinh đến nhận việc” (xin phục vụ trại). Công việc diễn tiến sau đó làm cho từ Trưởng Báo Nghiêm Chỉnh Nguyễn Thúc Toản, Gà Hùng Biện Trần Điền, cho đến Trưởng Đông, Trưởng Đạm, Trưởng Hòe, Trưởng Đệ, Trưởng Tuân…; từ cụ Tổng Ủy Viên cho đến Khóa trưởng, Đạo trưởng thấy bậc hiệp sĩ, trưởng thượng đã xuống sân quét rác thì mọi người đều lục tục xuống theo. Việc ấy càng làm cho người đọc vừa ngỡ ngàng vừa khâm phục một vị trưởng đầy quyền biến đầy thông minh, xốc vác và qua đó ta thấy được tinh thần HĐ của các bậc đàn anh. Một câu chuyện thật mà như chuyện đùa…

Phần cuối tiết mục này là một bài thơ “Con ngựa hoang trên ngọn núi Hồng” viết về Trưởng Võ Thanh Minh. Với bài thơ không dài mà Nguyễn Xuân Hoàng Quân gần như tóm tắt hết những nét chính về Trưởng Võ Thanh Minh. Ngay tựa bài thơ cũng chính là tên Rừng của Trưởng. Một người hết lòng yêu nước thương nòi, bằng những việc làm cụ thể, nhưng ước vọng không thành. Dẫu vậy hình ảnh người Hướng Đạo Hiệp sĩ ấy đẹp đẽ lạ thường:

“Từng sợi tóc yêu người trong ý nghĩ.

Từng tình nồng thương nước vẫn miên man.

Tiếng sáo đó

Bên hồ xanh

héo hắt.

Nức nở buồn giọt lệ khóc mai sau”.

……………….

Bóng ngựa cũ bên đồi vang tiếng hí

Đỉnh non Hồng sương khói đẹp như mơ.

Sau khi đọc một loạt bài văn xuôi, đến khi đọc bài thơ “Con ngựa hoang trên ngọn núi Hồng” của Nguyễn Xuân Hoàng Quân, người đọc bỗng thấy nhẹ nhàng nhờ tính thi nhạc, tiết tấu trong bài thơ mới đã làm ta thoải mái. Nhờ cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh thơ mang tính đặc trưng in đậm dấu ấn nhân vật làm cho người đọc khi sảng khoái, khi đau nhói, khi luyến tiếc ngậm ngùi.

Một loạt bài nằm trong tiêu đề “Uống nước nhớ nguồn” có đoạn kể lại tiểu sử, sự nghiệp, hoặc câu chuyện về các trưởng: có người thì tài hoa, có người mẫu mực liêm khiết, có người khiêm tốn thật thà, có người thông minh quyền biến… mỗi người mỗi vẻ đáng trân trọng. Kể cả hôm nay và sau này ai muốn tìm hiểu HĐVN, phải chăng đây là một trong những tư liệu họ cần. Ngay cả trong ACE Hướng Đạo nó cũng là tài liệu để chúng ta nghiên cứu tham khảo. Dĩ nhiên, chúng ta mong rằng Tập Kỷ yếu GVMD cung cấp cho chúng ta nhiều bài viết về các Trưởng thêm nữa. Ngay trong tập Kỷ yếu số 2 đã có viết về các trưởng rồi, nhưng phải đến số 3 và nhất là số 4 mới được tập trung và thành một đề mục rõ ràng. Cho nên đây là nét mới so với số 1, số 2 là vậy.

2.- Một nét mới nữa là có thêm nhiều cây bút tham gia trong hai số này đó là: Trưởng Bò Rừng Lém Trần Văn Lược, Sơn Ca Ngoài Trời Nguyễn Thúc Tuân, Sói Đắn Đo Trần Văn Hồng, Beo Vui vẻ Tôn Thất Cảnh, Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân, Voi hoạt bát Tiến Lộc, Trưởng Đại bàng Vui Trần Văn Hợp, Trưởng Phạm Xuân Vỹ, Vành Khuyên Nhã Nhặn Đoàn Thu Hương, Phượng Hoàng Điềm Đạm Đoàn Thị Lan Hương, Kao La Tận tâm, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Hổ Dũng mãnh Tôn Thất Tý, Gấu Điềm đạm Ngô Văn Phương, Voi Khờ Nguyễn Văn Minh, Nguyễn văn Thuất, một số cây bút trẻ Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Hồ Tường Khang của các Tráng đoàn Cần Thơ và có hai cựu Hướng Đạo sinh ở Huế là Anh Nguyễn Đình Hiền và chị Sơn ca Kiên Trì Qua Thị Hồng Loan… Với sự tham gia đông đảo của ACE làm cho gia đình Kỷ Yếu GV càng đông vui, nhiều tay vỗ nên kêu. Với số lượng bài nhiều, cho nên ở đây tôi chỉ trích dẫn vài ba bài:

- Trưởng Voi Hoạt Bát tham gia ngay từ tập Kỷ Yếu số 3 rất khiêm tốn với bài “The giving tree Cây xả kỷ”. Bài viết dưới dạng song ngữ Anh-Việt. Trong phần ghi chú của BBT có ghi: “Chuyện dành cho con nít nhưng người lớn đọc cũng nhức đầu. Hình bóng và hành động của cây táo trong truyện khiến ta nhớ đến hình ảnh một huynh trưởng Hướng đạo suốt đời xả thân phụng sự trẻ em”. Trong tập Kỷ Yếu số 4, Voi Hoạt Bát tham gia với bài nhạc “Tuổi xanh”. Rừng Lâm Viên có nhiều ông Voi: Voi Nhẹ Dạ, Voi Văn Nghệ (Bồ Bạch Mai, đã lìa rừng), Voi hoạt Bát… Hai ông voi kể sau, ông nào cũng “phốp pháp, phúc hậu” và nhất là văn nghệ đầy mình, thật đáng gườm...

- Trưởng Đại Bàng Vui tham gia với GVMD ngay từ số 3 với bài “Vị trí, nhiệm vụ và điều kiện để trở thành trưởng đơn vị HĐ: Bầy trưởng, Thiếu trưởng, Tráng trưởng, Liên đoàn trưởng, Đạo trưởng”. Đến kỳ GVMD số 4, Trưởng tham gia với bài “Trưởng Cung giũ Nguyên với công cuộc huấn luyện trưởng HĐ”. Trưởng Đại Bàng Vui là cánh chim đầu đàn của GHX. Năm 1980, Trưởng đã qui kết một số trưởng GHX tìm những tài liệu huấn luyện HĐ cũ, và lần lượt tổ chức các khóa huấn luyện với sự tham gia của các trưởng LT và ALT. Đặc biệt là được Trưởng DCC Cung Giũ Nguyên chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ. GHX đã tổ chức được 8 khóa BR. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn, thế mà GHX đã làm những việc thiết thực, hữu ích cho Hướng Đạo Việt Nam là quá hay.

- Trong tập Kỷ Yếu số 4, bài viết làm cho mọi người chú ý nhiều có lẽ là bài “Khẳng định một niềm tin” của Trưởng Gấu Điềm Đạm Ngô Văn Phương. Điều dễ hiểu là tất cả ACE Hướng Đạo đang mong đợi được sinh hoạt trở lại, thì Trưởng Phương lại khẳng định điều đó và tin chắc như vậy: “Phong trào Hướng Đạo Việt Nam đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi”. Nghe nó sướng làm sao! giống như người đang đi trong sa mạc được tiếp nước, như người con đang đói sữa được mẹ cho bú, thật là hả hê, sảng khoái. Trong bài Trưởng Phương viết rất khéo. Lập luận chặt chẽ, lý lẽ vững chắc. Trình bày có lý, có tình, đầy tính thuyết phục:

Mở đầu tác giả khẳng định Phong trào Hướng Đạo “đang thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh” và Phong trào Hướng Đạo đã được “chính Unesco, Cơ Quan Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc cũng đã thừa nhận và bằng một việc làm cụ thể là công nhận Phong Trào Hướng Đạo là phong Trào có đóng góp quan trọng cho Hòa Bình Thế Giới và bảo vệ môi trường”

.Về mặt pháp lý, tác giả viết “ Hội Hướng Đạo Việt Nam đã được chính phủ Việt Nam Dân chủ Công Hòa công nhận và cho phép hoạt động từ ngày 07-02-1946” và “Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Danh Dự Hội Trưởng”. Và Trưởng trích lời của Đại Tướng Mai Chí Thọ gởi cho Ban tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhận làm Danh Dự Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam: “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời Bác Hồ đã công nhận Hội Hướng Đạo Việt Nam là tổ chức quần chúng hợp pháp. Trên cơ sở những tài liệu đó, Hội Hướng Đạo Việt Nam đương nhiên có quyền công khai hoạt động.”

Về mặt thực tế lịch sử: Tác giả trích dẫn thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi cho Hội HĐVN: “Hướng Đạo Việt Nam thế hệ 45-46 là những người con của dân tộc, tuyệt đại bộ phận đã hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ tham gia kháng chiến, cứu nước góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ Quốc, nhiều anh em đã trở thành cán bộ ưu tú của cách mạng, có những đồng chí đã trở nên những cán bộ giữ trọng trách trong Quân Đội” Rồi tiếp theo tác giả dẫn chứng hàng loạt những Hướng Đạo sinh đã là những người yêu nước mà tên của họ đã được ghi danh trên những con đường từ Nam chí Bắc hiện nay.

Cách dùng câu văn nghị luận đầy tính thuyết phục như :

“ … ….một điều chắc chắn và không ai có thể phủ nhận được là……..

…… Chúng ta tuyệt đối tin tưởng nhà nước…………

………. Chúng ta càng khẳng định niềm tin tưởng trên đây là chính xác,……..

…….. Trên những cơ sở rõ ràng minh bạch như trên, chúng ta có quyền khẳng định một niềm tin ………..

Sau khi đọc bài của Trưởng Gấu Điềm Đạm, ta có cảm tưởng như ta vừa được Trưởng truyền thêm lửa nhiệt tình Hướng Đạo cho chúng ta. Nỗi ước mong Phong trào Hướng Đạo sớm được hoạt động từ lâu, nay đã trở thành “niềm tin”, như Trưởng Phương đã “Khẳng định”.

Trong hai số 3 và 4 của tập Kỷ Yếu còn rất nhiều những cây bút rất nhiệt tình, rất sắc nét, rất duyên dáng và cũng rất di dỏm mới tham gia sau này: như bài “Hướng Đạo là một cuộc chơi”, một bài viết quá khéo và quá hay của Nguyễn Văn Thuất, bài “Những giây phút chạnh lòng” của Voi Khờ Nguyễn Văn Minh….. và còn nhiều bài nữa. Được sự hướng ứng tham gia đông đảo ngày càng nhiều của ACE, có lẽ đó là điều mong muốn của Gia đình GVMD để “….. Càng đông chúng ta càng vui nhiều, càng vui nhiều, càng ĐOÀN KẾT nhiều “.

3.- Một nét mới nữa trong hai số vừa rồi là Chuyên mục huấn luyện. Mục đích của mục này được ghi rất rõ trong LTS: “Trong chuyên mục này, GVMD sẽ thường xuyên dành một số trang để trình bày những đường lối hoặc tài liệu huấn luyện, hoặc trả lời thư độc giả thắc mắc muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến huấn luyện và Phong trào HĐ.” Mục này vừa ra đời đã được ACE “truy vấn” ngay và Sư tử Đảm đương cũng đã “gở rối tơ lòng” cho một số ACE “chiếu cố” vừa mời đã đến.

4.- Có nhiều Đơn vị tham gia :

Sự hiện diện của GHX, của các Trưởng HĐ Đaklak Ban Mê Thuột, Đakbla Kontum, Bình Định… hoặc bằng bài viết hoặc bằng hình ảnh sinh hoạt… ngày càng nhiều đơn vị tham gia góp sức cho tập Kỷ Yếu làm tăng thêm nhiều nét mới đáng trân trọng.

Như nhan đề bài viết là Nét mới trong hai tập Kỷ Yếu 3 và 4, chính vì vậy cho nên những mục nào đã có trong hai số đầu, ….tôi không nói đến ở đây. Và kể cả những gì còn hạn chế, những sơ suất do in ấn… tôi cũng không đề cập đến trong bài này.

Thật lòng mà nói, trong hai tập Kỷ Yếu sau này có thêm được nhiều tiết mục mới, có nhiều đơn vị, nhiều ACE tham gia góp sức, nhờ vậy Tập Kỷ Yếu phong phú hơn, khang trang và đẹp đẽ hơn. Chúng tôi mong rằng Tập Kỷ Yếu Giữ Vững Mối Dây là giềng mối đoàn kết, là nơi giao lưu gặp gỡ của những người bắt tay trái, và cũng là nơi nối vòng tay lớn của ACE HĐ.

Chồn Kiên Tâm Đinh Quang Diêm

Ña daïng

Baøi hoïa nguyeân vaàn cuûa Toân Thaát Tyù

Hoå Duõng maõnh

ÔÛ ñôøi: Coù Thaät, coù giaû, coù gian phi...

Daáu hình, che maët, thaät thaàn kyø!

Nhaät nguyeät roïi soi ngaøn tia saùng

Baèng höõu ñònh daïng baäc coá tri,

Moät ngaøy Höôùng ñaïo, löu thieân coå

Muoân ñôøi giöõ vöõng Luaät Bi Pi

Ñaõ höùa, cuøng chôi, luoân tuaân Luaät

Thaúng ñöôøng, vöõng böôùc, cöù theá ñi.

Saøi thaønh, heø Canh Daàn 2010

Những mốc son của HĐVN trên hành trình 80 năm

Thế là Hướng Đạo Việt Nam đã trải qua một chặng đường 80 năm. Một quãng thời gian của một đời người nhưng đã có biết bao thế hệ cùng tham gia, lớp trước đi qua thì lớp sau tiếp nối… có nhiều gia đình đạt “tam đại đều lên đường (RS)”… cùng nhau xây dựng một phong trào giáo dục Thanh – Thiếu – Niên để đào tạo nên những công dân hữu dụng cho đất nước.

Để đánh dấu những mốc thời gian trong quá trình phát triển của Phong trào, chúng tôi xin ghi lại những sự kiện (events) lớn: các cuộc Họp bạn của HĐS VN.

Nói về Họp bạn thì có nhiều thứ: Họp bạn Đạo, Họp bạn Châu, Họp bạn Miền, Họp bạn của các Ngành và Họp bạn Toàn quốc. Nếu kể hết tất cả thì số trang của đặc san này không đủ để ghi lại, nên sau đây chỉ đề cập những cuộc Họp bạn Toàn quốc hay Họp bạn chung cho tất cả các miền.

* 1935 – HỌP BẠN HUYNH ĐỆ (FRATERNITÉ): Đây là cuộc Họp bạn đầu tiên của HĐVN được tổ chức tại Sân vận động Mayer ở Sàigòn từ ngày 28.12.1935 đến 01.01.1