60
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN XX : 201X/BTTTT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI VHF CẦM TAY CÓ TÍCH HỢP DSC LOẠI D TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI National technical regulation for handheld VHF radiotelephone equipments with intergrated class D DSC in Maritime communications (Dự thảo)

Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN XX : 201X/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI VHF CẦM TAY CÓ TÍCH HỢP DSC LOẠI D TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI

National technical regulation for handheld VHF radiotelephone equipments with intergrated

class D DSC in Maritime communications

(Dự thảo)

HÀ NỘI - 2012

Page 2: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2

Page 3: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Mục lụcLời nói đầu...................................................................................................................51. QUY ĐỊNH CHUNG.................................................................................................71.1. Phạm vi điều chỉnh........................................................................................................71.2. Đối tượng áp dụng........................................................................................................71.3. Tài liệu viện dẫn.............................................................................................................71.4. Giải thích từ ngữ............................................................................................................81.5. Chữ viết tắt.....................................................................................................................82. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM.......................................102.1. Phần phát.....................................................................................................................102.1.1. Sai số tần số.............................................................................................................102.1.2. Công suất sóng mang.............................................................................................102.1.3. Độ lệch tần số..........................................................................................................112.1.4. Suy giảm độ lệch tần số tại các tần số điều chế trên 3 kHz.............................112.1.5. Công suất kênh lân cận..........................................................................................122.1.6. Phát xạ giả dẫn truyền đến ăng ten......................................................................132.1.7. Bức xạ vỏ và phát xạ giả dẫn khác phần truyền đến ăng ten..........................142.1.8. Tần số quá độ..........................................................................................................152.1.9. Sai số tần số DSC (tín hiệu DSC đã điều chế)...................................................192.1.10. Chỉ số điều chế DSC...............................................................................................192.1.11. Tốc độ điều chế DSC..............................................................................................192.1.12. Truyền phát kênh rỗi trên kênh 70 DSC..............................................................202.1.13. Độ nhạy của bộ điều chế........................................................................................202.1.14. Đáp ứng tần số âm thanh.......................................................................................212.2. Phần thu........................................................................................................................222.2.1. Độ nhạy khả dụng cực đại.....................................................................................222.2.2. Triệt nhiễu đồng kênh.............................................................................................222.2.3. Độ chọn lọc kênh lân cận.......................................................................................232.2.4. Triệt đáp ứng giả......................................................................................................242.2.5. Đáp ứng xuyên điều chế........................................................................................242.2.6. Nghẹt.........................................................................................................................252.2.7. Phát xạ giả dẫn........................................................................................................262.2.8. Phát xạ giả bức xạ...................................................................................................262.2.9. Đáp ứng tần số âm thanh.......................................................................................272.2.10. Năng lực quét của phần thu...................................................................................283. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ....................................................................................294. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN.......................................................295. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................................29Phụ Lục A (Quy định) Máy đo dùng trong đo kiểm công suất kênh lân cận.......30Phụ Lục B (Quy định) Phép đo bức xạ...................................................................32Phụ Lục C (Quy định) Các điều kiện chung của bài đo.........................................41Phụ Lục D (Quy định) Quy định chung về thiết bị.................................................45Phụ Lục E (Quy định) Đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trường..................48TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................50

3

Page 4: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

4

Page 5: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Lời nói đầu

Các quy định kỹ thuật và phương pháp đo của QCVN xx: 201x/BTTTT được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế: EN 302 885 - 01 V1.2.1 (2011-11) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 1: Technical characteristics and methods of measurement”, EN 302 885 - 02 V1.1.1 (2011-09) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive” và EN 302 885 - 03 V1.1.1 (2011-09) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 3: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.3(e) of the R&TTE Directive”.

QCVN xx: 201x/BTTTT “Thiết bị điện thoại VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D trong thông tin hàng hải” do viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện soạn thảo, Vụ khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Thông tư số ....../201x/TT-BTTTT ngày…..Tháng…. năm 201x.

QCVN xx: 201x/BTTTT được biên soạn song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong các trường hợp cần làm rõ, bản tiếng Việt sẽ được áp dụng.

VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

Page 6: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ
Page 7: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

1. QUY ĐỊNH CHUNG1.1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các phương thức đo kiểm cho các thiết bị điện thoại vô tuyến VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D vận hành trên các băng tần đã phân bổ cho nghiệp vụ di động hàng hải sử dụng các phân kênh 25 kHz và 12.5 kHz.

1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

[1] EC Decision 2004/71/EC of 4 September 2003 on essential requirements relating to marine radio communication equipment which is intended to be used on non-SOLAS vessels and to participate in the Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS).

[2] ITU Radio Regulations (2008), appendix 18: "Table of transmitting frequencies in the VHF maritime mobile band".

[3] ITU-R Recommendation SM.332-4: "Selectivity of receivers".

[4] ITU-T Recommendation O.41 (1994): "Psophometer for use on telephone-type circuits".

[5] ETSI TR 102 273 (V1.2.1): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Improvement on Radiated Methods of Measurement (using test site) and evaluation of the corresponding measurement uncertainties".

[6] ANSI C63.5 (2006): "American National Standard for Calibration of Antennas Used for Radiated Emission Measurements in Electro Magnetic Interference".

[7] IEC 60489-3 (Second edition (1988) appendix F): "Methods of measurement for radio equipment used in the mobile services; Part 3: Receivers for A3E or F3E emissions".

[8] ETSI TR 100 028-1 (V1.4.1): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 1”.

[9] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).

[10] ETSI EN 300 225 V1.4.1 (2004-12): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of measurement for survival craft portable VHF radiotelephone apparatus”.

[11] Recommendation ITU-R M.1084-4 (08/2001): “Interim solutions for improved efficiency in the use of the band 156-174 MHz by stations in the maritime mobile service” M Series Mobile, radiodetermination, amateur and related satellite services.

[12] Recommendation ITU-R M.493-8 (1997): “DIGITAL SELECTIVE-CALLING SYSTEM FOR USE IN THE MARITIME MOBILE SERVICE”.

7

Page 8: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

[13] Recommendation ITU-R M.541-7 (1997): “OPERATIONAL PROCEDURES FOR THE USE OF DIGITAL SELECTIVE-CALLING (DSC) EQUIPMENT IN THE MARITIME MOBILE SERVICE”.

[14] Recommendation ITU-T E.161 (2001): “Arrangement of digits, letters and symbols on telephones and other devices that can be used for gaining access to a telephone network”

[15] EN 300 338-5: ”Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of measurement for equipment for generation, transmission and reception of Digital Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and/or VHF mobile service; Part 5: Handheld VHF Class D DSC”

[16] Recommendation ITU-R M.493-13 (2009) “DIGITAL SELECTIVE-CALLING SYSTEM FOR USE IN THE MARITIME MOBILE SERVICE”

1.4. Giải thích từ ngữ1.4.1. Khóa: ngăn chặn một chức năng bằng cách đánh dấu không thể truy cập trong giao diện của người dùng.

1.4.2. Ăng ten có thể tháo được (detachable antenna): Là ăng ten mà người sử dụng có thể tháo hoặc lắp qua cổng kết nối ăng ten được trang bị trên thiết bị.

1.4.3. Điều chế pha G3E (phase-modulation G3E): Điều chế pha cho thoại (Điều chế tần số có nâng biên (nén) 6 dB/octave).

1.4.4. Ăng ten gắn kèm: ăng ten được gắn cố định trên thiết bị và người dùng không thể tháo được.

1.4.5. Chỉ số điều chế (modulation index): Tỷ số giữa độ lệch tần số và tần số điều chế.

1.4.6. Kiểm tra hiệu suất thiết bị (performance check) gồm:

- Tần số và công suất sóng mang của phần phát; và

- Độ nhạy của phần thu.

1.4.7. dBA: tương ứng với 2 x 10−5 Pa

1.5. Chữ viết tắt

ad Độ lệch biên độ amplitude difference

AIS Hệ thống nhận dạng tự động Automatic Identification System

CSP Độ rộng của kênh Channel SPacing

DSC Gọi chọn số Digital Selective Calling

emf Sức điện động electromotive force

EUT Thiết bị được đo kiểm Equipment Under Test

fd Độ lệch tần số frequency difference

FM Điều chế theo tần số Frequency Modulation

FSK Khóa dịch tần Frequency Shift Keying

GNSS Hệ thống vệ tinh hàng hải toàn Global Navigation Satellite System

8

Page 9: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

cầu

GPS Hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System

IF Trung tần Intermediate Frequency

MPFSD Độ lệch tần số cực đại cho phép Maximum Permissible Frequency

Deviation

OATS Nơi kiểm nghiệm vùng mở Open Area Test Site

r.m.s Căn của trung bình bình phương root mean square

RF Tần số vô tuyến Radio Frequency

SINAD Tỷ số tín hiệu trên tạp âm và méo Signal-to-noise and distortion ratio

VHF Tần số rất cao (từ 30 MHz đến 300 MHz) Very High Frequency

VMSR Tỷ số sóng đứng điện áp Voltage Standing Wave Ratio

dB Đơn vị quy đổi tỷ lệ theo logarit cơ số 10 decibel

octQuãng tám trong âm thanh, đơn vị quy đổi tỷ số tần theo logarit cơ số 2

octave

ppm Phần triệu (10−6) parts per million

9

Page 10: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂMThiết bị phải tuân thủ theo quy định chung về thiết bị trong Quy chuẩn này (xem phụ lục D).Các bài đo đã quy định trong Quy chuẩn này phải được thực hiện tại các mẫu thuộc giới hạn biên của thuộc tính môi trường dùng cho đo kiểm đã công khai. Những thuộc tính môi trường này phải tuân theo chuẩn đối với các điều kiện bài đo có trong Quy chuẩn này (xem phụ lục C).Khi chỉ tiêu kỹ thuật thay đổi một cách chủ động với các điều kiện môi trường thì các bài đo phải được thực hiện theo đủ các trường hợp của các điều kiện môi trường như quy định trong Quy chuẩn này để có được sự tin cậy của tính tuân thủ quy định đối với các yêu cầu kỹ thuật. Các điều kiện môi trường này được yêu cầu bởi điều khoản 2 của quyết định 2004/71/EC [1] (các điều kiện môi trường này cũng phải nằm trong các giới hạn biên của thuộc tính môi trường đo đã công khai).Phải tiến hành đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trường theo quy định trong Quy chuẩn này (xem phụ lục E) trước khi tiến hành đo kiểm thiết bị theo các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

2.1. Phần phát2.1.1. Sai số tần số2.1.1.1. Định nghĩaSai số tần số là sự chênh lệch giữa tần số sóng mang đo được và giá trị danh định.

2.1.2. Yêu cầuSai số tần số phải nằm trong khoảng ±1,5 kHz.

2.1.1.3. Phương pháp đoĐo tần số sóng mang khi không điều chế, với phần phát được kết nối với một ăng ten giả (phụ lục C.5). Phép đo được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (phụ lục C.10) và tới hạn (phụ lục C.11).

Phải đặt công tắc công suất đầu ra lần lượt ở vị trí cực đại và cực tiểu khi thực hiện phép đo kiểm này.

2.1.2. Công suất sóng mang2.1.2.1. Định nghĩaCông suất sóng mang là công suất trung bình đưa đến ăng ten giả trong khoảng thời gian một chu kỳ tần số vô tuyến khi không điều chế.

Công suất đầu ra biểu kiến là công suất sóng mang do nhà sản xuất công bố.

2.1.2.2. Yêu cầuCông suất sóng mang trên những kênh thuộc phụ lục 18 của Thể lệ vô tuyến điện [2] trong điều kiện công tắc công suất đầu ra đặt ở mức cực đại, phải nằm trong khoảng 3 W tới 6 W.

Với công tắc công suất đầu ra ở mức cực tiểu, công suất sóng mang nằm giữa khoảng 0,1 W và 1 W.

10

Page 11: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.1.2.3. Phương pháp đoNối phần phát với một ăng ten giả (phụ lục C.5) và đo công suất phát đến ăng ten giả này. Lần lượt thực hiện phép đo trên kênh tần số cao nhất, trên kênh tần số thấp nhất và kênh 16 trong điều kiện đo kiểm bình thường (phụ lục C.10) và trong điều kiện đo kiểm tới hạn (phụ lục C.11).

2.1.3. Độ lệch tần số2.1.3.1. Định nghĩaĐối với mục đích của quy chuẩn này, độ lệch tần số phần phát là sự chênh lệch giữa tần số tức thời của tín hiệu tần số vô tuyến đã điều chế và tần số sóng mang.

2.1.3.2. Yêu cầuĐộ lệch tần số tối đa cho phép là:

- Đối với những phân kênh 25 kHz: ±5 kHz;

- Đối với những phân kênh 12,5 kHz: ±2,5 kHz.

2.1.3.3. Phương pháp đoNối phần phát với một ăng ten giả (phụ lục C.5). Đo độ lệch tần số tại đầu ra bằng một máy đo độ lệch tần số có khả năng đo được độ lệch tần cực đại, do các thành phần xuyên điều chế và hài được tạo ra trong phần phát.

Thay đổi tần số điều chế giữa 300 Hz và 3 kHz. Mức của tín hiệu đo kiểm phải có giá trị bằng 20 dB so với mức tín hiệu được tạo ra trong điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Lần lượt thực hiện phép đo với công tắc công suất đầu ra được đặt ở vị trí cực đại và cực tiểu.

2.1.4. Suy giảm độ lệch tần số tại các tần số điều chế trên 3 kHz2.1.4.1. Định nghĩaĐối với mục đích của quy chuẩn hiện tại này, độ lệch tần số là sự chênh lệch giữa tần số tức thời của tín hiệu tần số vô tuyến đã điều chế và tần số sóng mang.

2.1.4.2. Yêu cầuĐối với các tần số điều chế giữa 3 kHz (cho phân kênh 25 kHz) hoặc 2,55 kHz (cho phân kênh 12,5 kHz) và 6 kHz, độ lệch tần số không được vượt quá độ lệch tần số tại tần số điều chế 3 kHz / 2,55 kHz. Đối với tần số điều chế 6,0 kHz, độ lệch tần không được vượt quá 30,0% của độ lệch tần số tối đa cho phép.

Đối với các tần số điều chế giữa 6 kHz và tần số bằng với khoảng cách phân kênh (phân kênh) mà thiết bị đang sử dụng, độ lệch tần không được vượt quá giới hạn được xác định bằng đáp ứng tuyến tính của độ lệch tần (tính bằng dB) theo tần số điều chế. Bắt đầu tại điểm giới hạn mà tần số điều chế là 6 kHz và có độ dốc là -14,0 dB/oct, những giới hạn này được chỉ ra trong Hình 1.

11

Page 12: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Hình 1 - độ lệch tần số

CHÚ Ý:

Những chữ viết tắt:

f 1 tần số phù hợp thấp nhất

f 2 3,0 kHz (đối với phân kênh 25 kHz), hoặc

2,55 kHz (đối với phân kênh 12,5 kHz)

MPFD độ lệch tần số cực đại cho phép, xem khoản 2.1.3

A độ lệch tần số đo được tại f 2

f cs tần số có giá trị bằng với phân kênh

2.1.4.3. Phương pháp đoPhần phát hoạt động trong các điều kiện đo kiểm bình thường (phụ lục C.10), nối phần phát với một tải như quy định trong phụ lục C.5. Phần phát được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Giữ mức đầu vào của tín hiệu điều chế không đổi, thay đổi tần số điều chế giữa 3 kHz (xem ghi chú) và tần số tương đương với phân kênh mà thiết bị đang sử dụng rồi thực hiện phép đo kiểm độ lệch tần số.

GHI CHÚ: 2,55 kHz đối với phần phát dùng phân kênh 12,5 kHz.

2.1.5. Công suất kênh lân cận2.1.5.1. Định nghĩaCông suất kênh lân cận là một phần tổng công suất đầu ra của phần phát trong các điều kiện điều chế xác định, công suất này nằm trong băng thông xác định có trung tâm là tần số danh định của một trong các kênh lân cận.

Công suất này là tổng công suất trung bình do điều chế, tiếng ù và tạp âm của phần phát gây ra.

12

Độ lệch tần số Tần số âm thanh

Page 13: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.1.5.2. Yêu cầuCông suất kênh lân cận không được vượt quá giá trị sau:

- Với phân kênh 25 kHz: thấp hơn 70 dB so với công suất sóng mang và không cần thấp hơn 0,2 µW;

- Với phân kênh 12,5 kHz: thấp hơn 60 dB so với công suất sóng mang và không cần thấp hơn 0,2 µW.

2.1.5.3. Phương pháp đoLần lượt thực hiện phép đo kiểm này trên kênh tần số thấp nhất, kênh tần số cao nhất và kênh 16.

Đo công suất kênh lân cận bằng một máy đo công suất, máy đo công suất này phải tuân thủ các yêu cầu trong phụ lục A cũng như trong Khuyến nghị ITU-R SM 332-4 [3].

a) Phần phát phải hoạt động tại công suất sóng mang như trong khoản 2.1.2 ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Đấu nối đầu ra của phần phát với đầu vào của máy đo qua bộ suy hao có trở kháng 50 Ω và điều chỉnh suy hao phù hợp để bảo vệ máy đo.

b) Khi phần phát chưa được điều chế, phải điều chỉnh tần số máy đo sao cho đạt được đáp ứng cực đại. Đó là điểm đáp ứng 0 dB. Phải ghi lại thông số thiết lập bộ suy hao của máy đo và kết quả trên dụng cụ đo.

Có thể thực hiện phép đo này với phần phát đã điều chế theo điều chế đo kiểm bình thường, trong trường hợp này phải ghi lại điều kiện đo kiểm cùng với kết quả đo trong báo cáo đo.

c) Điều chỉnh tần số của máy đo ra khỏi tần số sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của máy đo, gần với tần số sóng mang của phần phát nhất, được xuất hiện tại vị trí cách tần số sóng mang danh định là 17 kHz đối với phân kênh 25 kHz hay 8,5 kHz đối với phân kênh 12,5 kHz.

d) Phần phát được điều chế với tần số 1,25 kHz tại mức cao hơn 20 dB so với mức yêu cầu để tạo ra độ lệch tần ± 3 kHz đối với phân kênh 25 kHz hay ± 1,5 kHz đối với phân kênh 12,5 kHz.

e) Điều chỉnh bộ suy hao của máy đo để có được giá trị tương tự như trong bước b) hoặc có mối liên hệ xác định với giá trị đọc tại bước b).

f) Tỷ số giữa công suất kênh lân cận và công suất sóng mang là độ chênh lệch giữa hai giá trị thiết lập bộ suy hao biến đổi của máy đo trong hai bước b) và e), đã chỉnh theo bất kỳ sự khác nhau nào trong cách đọc bộ chỉ thị.

g) Thực hiện lại phép đo với tần số của máy đo được điều chỉnh về phía bên kia của tần số sóng mang.

2.1.6. Phát xạ giả dẫn truyền đến ăng ten2.1.6.1. Định nghĩaPhát xạ giả dẫn truyền đến ăng ten là các phát xạ trên một hay nhiều tần số bên ngoài độ rộng băng tần cần thiết và mức phát xạ giả này có thể được làm giảm đi mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Phát xạ giả này gồm phát xạ

13

Page 14: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

hài, phát xạ ký sinh, các sản phẩm của xuyên điều chế và của quá trình chuyển đổi tần số, nhưng không bao gồm các phát xạ ngoài băng.

2.1.6.2. Yêu cầuCông suất của bất kỳ một phát xạ giả dẫn nào trên bất kỳ một tần số rời rạc nào không được lớn hơn 0,25 µW.

2.1.6.3. Phương pháp đoThực hiện phép đo kiểm phát xạ giả dẫn với phần phát không điều chế được nối đến một ăng ten giả (phụ lục C.5).

Thực hiện phép đo kiểm trong dải tần số từ 9 kHz đến 2 GHz, không bao gồm kênh mà trên đó phần phát đang hoạt động và các kênh lân cận của nó.

Thực hiện phép đo cho từng phát xạ giả bằng một thiết bị đo vô tuyến hoặc một máy phân tích phổ.

2.1.7. Bức xạ vỏ và phát xạ giả dẫn khác phần truyền đến ăng ten2.1.7.1. Định nghĩaBức xạ vỏ bao gồm các phát xạ tại các tần số bị bức xạ bởi cấu trúc và vỏ thiết bị. Các phát xạ này khác với phát xạ của sóng mang và của các thành phần biên tần sinh ra do các quá trình điều chế mong muốn.

Phát xạ giả dẫn khác phần truyền đến ăng ten là phát xạ giả dẫn tại các tần số khác với tần số sóng mang và các thành phần biên tần sinh ra do quá trình điều chế mong muốn, các phát xạ giả dẫn này tạo ra do tính dẫn điện trong dây dẫn và các bộ phận đi kèm với thiết bị.

Thiết bị có ăng ten gắn kèm phải được đo kiểm với ăng ten thông thường phù hợp và phát xạ tần số sóng mang phải được lọc theo các mô tả ở phương pháp đo.

2.1.7.2. Yêu cầuKhi phần phát ở chế độ chờ, các phát xạ giả dẫn khác và bức xạ vỏ thiết bị không được lớn hơn 2 nW.

Khi phần phát ở chế độ hoạt động, các phát xạ giả dẫn khác và bức xạ vỏ thiết bị không được lớn hơn 0,25 µW.

2.1.7.3. Phương pháp đoTrên một vị trí đo được lựa chọn từ phụ lục B, đặt thiết bị trên bàn xoay cách điện tại một độ cao xác định, có vị trí giống với sử dụng bình thường nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Nối cổng đấu nối ăng ten của phần phát với một ăng ten giả, phụ lục C.5.

Định hướng ăng ten đo kiểm theo phân cực dọc và chọn chiều dài của ăng ten đo kiểm phù hợp với tần số tức thời của máy đo.

Nối đầu ra của ăng ten đo kiểm với máy đo.

Đối với bài đo thiết bị có ăng ten tích hợp, một bộ lọc phải được chèn vào giữa ăng-ten đo kiểm và máy đo. Đối với đo đạc phát xạ giả dưới hài thứ hai của sóng mang, sử dụng bộ lọc cao Q có trung tâm là tần số sóng mang phần phát và làm yếu tín hiệu này tối thiểu 30 dB. Đối với đo đạc phát xạ giả tại hài thứ hai và trên hài thứ hai 14

Page 15: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

của sóng mang, sử dụng bộ lọc thông cao với tần số bị chặn ở mức trên 40 dB và tần số cắt của bộ lọc cao tần phải là 1,5 lần tần số sóng mang của phần phát.

Phần phát được bật chạy với chế độ không điều chế, điều chỉnh tần số của máy đo trên dải tần từ 30 MHz đến 2 GHz ngoại trừ tần số của kênh mà tại đó phần phát đang hoạt động và các kênh lân cận của nó.

Tại mỗi tần số mà tại đó phát hiện được thành phần phát xạ giả:

a) Điều chỉnh chiều cao bàn đỡ ăng ten giả trong một khoảng xác định cho đến khi máy đo thu được mức tín hiệu cực đại;

b) Quay máy phát 360 trong mặt phẳng nằm ngang, cho đến khi máy đo thu được mức tín hiệu cực đại;

c) Ghi lại mức tín hiệu cực đại mà máy đo thu được;

d) Thay phần phát bằng một ăng ten thay thế như trong phụ lục B;

e) Định hướng ăng ten thay thế theo phân cực dọc, chọn chiều dài của ăng ten thay thế phù hợp với tần số của thành phần phát xạ giả thu được;

f) Nối ăng ten thay thế với một bộ tạo tín hiệu đã được hiệu chỉnh chuẩn;

g) Đặt tần số của bộ tạo tín hiệu đã hiệu chỉnh chuẩn bằng với tần số của thành phần giả thu được;

h) Nếu cần thiết, phải điều chỉnh bộ suy hao đầu vào của máy đo để làm tăng độ nhạy của nó;

i) Thay đổi chiều cao bàn đỡ ăng ten đo kiểm trong một khoảng xác định để đảm bảo thu được tín hiệu cực đại;

j) Điều chỉnh mức tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế sao cho mức tín hiệu mà máy đo chỉ thị bằng với mức tín hiệu đã ghi nhớ được chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy đo;

k) Ghi lại mức tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế theo mức công suất, đã chỉnh theo thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy đo;

l) Thực hiện lại phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng phân cực ngang;

m) Giá trị công suất bức xạ hiệu dụng của các thành phần phát xạ giả là giá trị lớn hơn trong hai mức công suất đã ghi lại cho mỗi thành phần phát xạ giả tại đầu vào của ăng ten thay thế, được chỉnh để bù cho độ tăng ích của ăng ten, nếu cần;

n) Thực hiện lại phép đo với phần phát ở chế độ chờ.

2.1.8. Tần số quá độ2.1.8.1. Định nghĩaTần số quá độ của phần phát là sự thay đổi theo thời gian của độ chênh lệch tần số phần phát so với tần số danh định của nó khi công suất đầu ra RF được bật và tắt:

- ton: Theo phương pháp đo mô tả ở khoản 2.1.8.3, thời điểm bật phần phát ton

được xác định bởi điều kiện khi công suất đầu ra đo tại đầu cuối ăng ten vượt quá 0,1% công suất danh định;

15

Page 16: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

- t1: Khoảng thời gian bắt đầu tại ton và kết thúc theo Bảng 1;- t2: Khoảng thời gian bắt đầu tại thời điểm kết thúc của t1 và kết thúc theo Bảng

1;- toff: Thời điểm tắt máy được xác định bởi điều kiện khi công suất đầu ra phần

phát giảm xuống dưới 0,1 % của công suất danh định;- t3: Khoảng thời gian kết thúc tại toff và bắt đầu theo Bảng 1.

Bảng 1 - các khoảng thời gian

Khoảng thời gian Giá trị (ms)5,0

20,0

5,0

CHÚ Ý: Trong suốt các khoảng thời gian t 1và t 3 độ chênh lệch tần số không được vượt quá giá trị 25 kHz. Trong khoảng thời gian t 2 độ chênh lệch tần số không được vượt quá giá trị 12,5 kHz.

2.1.8.2. Yêu cầu- Trong khoảng thời gian t1, độ lệch tần số không vượt quá 25 kHz.

- Trong khoảng thời gian t2, độ lêch tần số không vượt quá 12,5 kHz.

- Sau khoảng thời gian t2, độ lệch tần số không vượt quá 1,5 kHz.

- Trước khi bắt đầu khoảng thời gian t3, độ lệch tần số không vượt quá 1,5 kHz.

- Trong khoảng thời gian t3, độ lệch tần số không vượt quá 25 kHz.

2.1.8.3. Phương pháp đo

Hình 2 - Cấu hình đo kiểm

Đưa hai tín hiệu kết nối với bộ tách sóng qua một mạch phối hợp.

Nối phần phát với một bộ suy hao công suất có trở kháng 50 Ω.

Nối đầu ra của bộ suy hao công suất với bộ tách sóng qua một đầu vào của mạch kết hợp.

Nối máy tạo tín hiệu đo kiểm đến đầu vào thứ hai của mạch kết hợp.

Điều chỉnh tần số của tín hiệu đo kiểm bằng với tần số danh định của phần phát.

16

Page 17: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Tín hiệu đo kiểm được điều chế bằng tần số 1 kHz với độ lệch tần bằng ± 25 kHz.

Điều chỉnh mức của tín hiệu đo kiểm bằng 0,1% công suất của phần phát cần đo, mức tín hiệu này được xác định tại đầu vào của bộ tách sóng. Duy trì mức tín hiệu này trong suốt quá trình đo.

Đầu ra độ chênh lệch biên độ (ad) và độ chênh lệch tần số (fd) của bộ tách sóng phải được kết nối với máy hiện sóng có nhớ.

Đặt máy hiện sóng có nhớ hiển thị kênh tương ứng với đầu vào là độ chênh lệch tần số (fd) với sai số ±1 so với tần số danh định, tương ứng với phân kênh có liên quan.

Đặt tốc độ quét của máy hiện sóng có nhớ là 10 ms/một độ chia (div), và thiết lập sao cho sự chuyển trạng thái (trigơ) xảy ra ở 1 độ chia (div) từ mép bên trái màn hình.

Màn hình sẽ hiển thị tín hiệu đo kiểm 1 kHz một cách liên tục.

Sau đó trên máy hiện sóng có nhớ đặt chuyển trạng thái (trigơ) trên kênh tương ứng với đầu vào là độ chênh lệch biên độ (ad) tại sườn lên của mức đầu vào thấp.

Sau đó bật phần phát, không điều chế, để tạo ra xung chuyển trạng thái (trigơ) và hình ảnh trên màn hình hiển thị.

Kết quả của sự thay đổi về tỷ số giữa công suất tín hiệu đo kiểm và công suất đầu ra phần phát, do tỷ lệ bắt giữ của bộ tách sóng, sẽ tạo ra hai phần riêng biệt trên màn hình, một phần biểu diễn tín hiệu đo kiểm 1 kHz, phần thứ hai biểu diễn sự thay đổi tần số của phần phát theo thời gian:

- ton là thời điểm triệt được hoàn toàn tín hiệu đo kiểm 1 kHz;

- Các khoảng thời gian t1 và t2 được xác định trong Bảng 1 được dùng để xác định khuôn dạng thích hợp;

- Ghi lại kết quả độ lệch tần số theo thời gian;

- Vẫn bật phần phát.

Đặt máy hiện sóng có nhớ để chuyển trạng thái (trigơ) trên kênh tương ứng với đầu vào độ chênh lệch biên độ (ad) ở sườn xuống của mức đầu vào cao, và đặt sao cho chuyển trạng thái (trigơ) xảy ra tại 1 độ chia (div) từ mép bên phải của màn hình:

- Sau đó tắt phần phát;

- toff là thời điểm khi tín hiệu đo kiểm 1 kHz bắt đầu tăng;

- Khoảng thời gian t3 được cho trong bảng 1, dùng để xác định khuôn dạng thích hợp;

- Ghi lại kết quả độ lệch tần theo thời gian.

Điều kiện bật:

17

Page 18: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Điều kiện tắt:

Hình 3 - Quan sát t1 và t2, và t3 trên máy hiện sóng

18

Page 19: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.1.9. Sai số tần số DSC (tín hiệu DSC đã điều chế)

2.1.9.1. Định nghĩaSai số tần số đối với trạng thái B và trạng thái Y là sự khác nhau giữa tần số đo được từ bộ giải điều chế và giá trị danh định.

2.1.9.2. Yêu cầuTần số đo được từ bộ giải điều chế tại bất cứ thời điểm nào đối với trạng thái B phải nằm trong khoảng 2100 Hz ± 10 Hz và đối với trạng thái Y phải nằm trong khoảng 1300 Hz ± 10 Hz.

2.1.9.3. Phương pháp đoKết nối ăng ten giả với phần phát như trong phụ lục C.5. và phần giải điều chế FM phù hợp. Phần phát được đặt ở kênh 70.

Đặt phần phát ở chế độ phát liên tục trạng thái B hoặc trạng thái Y.

Đo đạc kết quả tín hiệu ở đầu ra đã được giải điều chế, lần lượt đối với cả hai trang thái liên tục B và Y.

Phép đo kiểm được thực hiện dưới điều kiện đo thông thường (phụ lục C.10) và điều kiện đo kiểm tới hạn (xem phụ lục C.11).

2.1.10. Chỉ số điều chế DSC2.1.10.1. Định nghĩaChỉ số điều chế DSC là chỉ số điều chế trong trạng thái B và trạng thái Y.

2.1.10.2. Yêu cầuChỉ số điều chế phải là 2,0 ± 10 %.

2.1.10.3. Phương pháp đoThiết lập cho phần phát phát liên tục tín hiệu B và Y. Đo đạc độ lệch tần số.

2.1.11. Tốc độ điều chế DSC2.1.11.1. Định nghĩaTốc độ điều chế DSC là tốc độ dòng bit đo bằng bit/giây.

2.1.11.2. Yêu cầuTần số đo được phải trong khoảng 600 Hz ± 30 ppm tương ứng với tốc độ điều chế là 1200 baud.

2.1.11.3. Phương pháp đoĐặt phần phát ở chế độ phát dạng điểm liên tục.

Đầu ra RF của phần phát, được làm yếu đi một cách phù hợp, được kết nối với một bộ giải điều chế FSK đã hiệu chỉnh chuẩn thông qua một bộ giải điều chế tần số tuyến tính. Giới hạn băng thông đầu ra của bộ giải điều chế FSK bằng một bộ lọc tần thấp với tần số cắt là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.

Đo đạc tần số đầu ra.

19

Page 20: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.1.12. Truyền phát kênh rỗi trên kênh 70 DSC2.1.12.1. Định nghĩaPhép đo kiểm này xác định xem liệu phần phát có khả năng chặn việc truyền đi tín hiệu của những cuộc gọi DSC nếu kênh 70 ở chế độ bận, trừ trường hợp với những cuộc gọi hiểm nguy và an toàn.

2.1.12.2. Yêu cầuNếu định dạng cuộc gọi là hiểm nguy (distress) hoặc loại cuộc gọi hiểm nguy khác (nếu có trên thiết bị), cuộc gọi khẩn cấp (urgency) hoặc cuộc gọi an toàn (safety) trong các cuộc gọi DSC đã truyền, thì cuộc gọi phải được truyền đi trong khi máy tạo tín hiệu vẫn bật.

Với các cuộc gọi không thuộc các dạng trên, cuộc gọi không được truyền cho tới khi máy tạo tín hiệu được tắt.

2.1.12.3. Phương pháp đoKết nối đầu ra phần phát với một dụng cụ đã hiệu chỉnh chuẩn để giải mã và in ra nội dung thông tin về thứ tự các cuộc gọi được tạo ra bởi thiết bị.

Kết nối đầu vào phần thu với bộ tạo tín hiệu. Đặt bộ tạo tín hiệu tạo ra tần số của kênh 70 (156,525 MHz) và điều chế tín hiệu RF bằng những tín hiệu DSC dạng mẫu điểm, xem phụ lục C.4. Thực hiện phép đo kiểm tại mức sóng RF bằng +6 dBµV (emf).

Trong trường hợp đầu vào phần thu và đầu ra phần phát được kết hợp tại một cổng chung, thì cần phải tổng hợp tại dụng cụ đã hiệu chỉnh chuẩn để việc giải mã và in ra nội dung thông tin về thứ tự các cuộc gọi với bộ tạo tín hiệu qua một mạch phối hợp phù hợp, xem phụ lục C.2. Cần phải bảo vệ máy tạo tín hiệu đối với công suất đầu ra của thiết bị thông qua một bộ suy hao.

Đối với mỗi loại cuộc gọi DSC mà thiết bị hỗ trợ, cần thực hiện lần lượt:

- Đầu ra của bộ tạo tín hiệu phải được bật.- Đặt phần phát để phát cuộc gọi DSC.- Đầu ra của bộ tạo tín hiệu phải được tắt.

2.1.13. Độ nhạy của bộ điều chế2.1.13.1. Định nghĩaĐặc tính kỹ thuật này thể hiện khả năng tạo ra điều chế hoàn toàn của máy phát khi đưa một tín hiệu tần số âm thanh tương ứng với mức thoại trung bình thông thường vào mi-crô.

2.1.13.2. Yêu cầuVới mức âm lượng âm thanh đưa tới micro như ở phương pháp đo, độ nhậy của bộ điều chế thể hiện bởi độ lệch tần số tương ứng. Độ lệch tần số phải nằm giữa ±1,5 kHz và ±3 kHz.

20

Page 21: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.1.13.3. Phương pháp đoChọn một kênh thuộc phân kênh 25 kHz và khởi động máy phát. Đưa một tín hiệu âm thanh có tần số 1 kHz với mức âm là 94 dBA vào mi-crô. Đo độ lệch tần số sau điều chế.

2.1.14. Đáp ứng tần số âm thanh2.1.14.1. Định nghĩaĐáp ứng tần số âm thanh là độ lệch tần của phần phát theo hàm của tần số điều chế.

2.1.14.2. Yêu cầuĐáp ứng tần số âm thanh phần phát (đặc tuyến độ lệch tần của phần phát) phải nằm trong khoảng +1 dB và -3 dB so với đường thẳng có độ nghiêng 6 dB/oct đi qua điểm chuẩn (xem Hình 4).

Hình 4 - Đáp ứng tần số âm thanh phần phát

2.1.14.3. Phương pháp đoĐưa vào máy phát tín hiệu điều chế có tần số 1 kHz, đo độ lệch tần số tại đầu ra. Điều chỉnh mức tín hiệu âm đầu vào sao cho độ lệch tần là ±1 kHz. Đây là điểm chuẩn trong Hình 4 (1 kHz tương ứng với 0 dB).

Sau đó thay đổi tần số điều chế giữa 300 Hz và 3 kHz (2,55 kHz đối với phân kênh 12,5 kHz) và giữ mức của tín hiệu tần số âm thanh không đổi như đã được xác định ở trên.

Chỉ thực hiện phép đo này trên trên một kênh (xem phụ lục C.6 và C.7)

21

Tần số điều chế

Độ lệ

ch tầ

n, tí

nh th

eo d

B tư

ơng

đư

ơng

vớ

i mứ

c ch

uẩn

ở 1

kH

z

Page 22: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.2. Phần thu2.2.1. Độ nhạy khả dụng cực đại2.2.1.1. Định nghĩaĐộ nhạy khả dụng cực đại của phần thu là mức thu thấp nhất (emf) tại đầu vào phần thu, hoạt động tại tần số danh định. Khi đưa tới đầu vào phần thu điều kiện điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4), mức tín hiệu này sẽ tạo ra:

- Trong tất cả các trường hợp, công suất đầu ra tần số âm thanh bằng ít nhất 50% của công suất đầu ra biểu kiến (Công suất đầu ra tần số âm thanh biểu kiến là giá trị được nhà sản xuất quy định, là công suất cực đại tại đầu ra); và

- Tỷ số SINAD phải bằng 20 dB, đo tại đầu ra phần thu qua một mạch lọc tạp nhiễu thoại như trong Khuyến nghị ITU-T O.41 [4].

2.2.1.2. Yêu cầuTrong điều kiện đo kiểm bình thường, độ nhạy khả dụng cực đại cho các phân kênh 25 kHz và phân kênh 12,5 kHz không được vượt quá +6 dBµV (emf) và không được quá +12 dBµV (emf) trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

2.2.1.3. Phương pháp đoThực hiện phép đo trên kênh tần số thấp nhất, kênh tần số cao nhất và trên kênh 16.

Tín hiệu đo kiểm được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4) tại tần số sóng mang bằng với tần số danh định của phần thu. Đưa tín hiệu đo kiểm này đến đầu vào phần thu. Nối một tải tần số âm thanh và một dụng cụ đo tỷ số SINAD (qua một mạch lọc tạp nhiễu thoại như quy định trong 2.13.1) với các đầu ra của phần thu.

Mức tín hiệu đo kiểm phải được điều chỉnh cho đến khi đạt được tỷ số SINAD bằng 20 dB, bằng cách sử dụng mạch tạp nhiễu cùng với việc điều chỉnh công suất tần số âm thanh của phần thu để tạo ra mức ít nhất 50% của công suất đầu ra biểu kiến. Trong các điều kiện đó, mức của tín hiệu đo kiểm tại đầu vào phần thu là giá trị của độ nhạy khả dụng cực đại.

Thực hiện phép đo trong các điều kiện đo kiểm bình thường (phụ lục C.10) và tới hạn (phụ lục C.11).

Trong điều kiện đo kiểm tới hạn, đối với các phép đo lường về độ nhạy thì sự thay đổi cho phép của công suất đầu ra phần thu phải trong khoảng ± 3 dB so với 50% công suất đầu ra biểu kiến.

2.2.2. Triệt nhiễu đồng kênh2.2.2.1. Định nghĩaTriệt nhiễu đồng kênh là khả năng của phần thu thu tín hiệu đã điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của tín hiệu được điều chế không mong muốn tại tần số danh định của phần thu.

2.2.2.2. Yêu cầuTỷ số triệt nhiễu đồng kênh tại tần số bất kỳ của tín hiệu không mong muốn trong dải tần số xác định, phải nằm trong khoảng:

- -10 dB và 0 dB đối với những phân kênh 25 kHz;

22

Page 23: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

- -12 dB và 0 dB đối với những phân kênh 12,5 kHz.

2.2.2.3. Phương pháp đoĐưa hai tín hiệu đầu vào đến phần thu qua một mạch phối hợp (phụ lục C.2). Tín hiệu mong muốn là tín hiệu được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Tín hiệu không mong muốn được điều chế tại tần số 400 Hz với độ lệch tần là ±3 kHz (xem chú ý). Cả hai tín hiệu đầu vào trong bài đo đều có tần số tại tần số danh định của phần thu. Lần lượt lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn dịch đi ±3 kHz.

Đặt mức đầu vào của tín hiệu mong muốn đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại đã đo ở điều khoản 2.2.1. Sau đó điều chỉnh độ lớn của tín hiệu không mong muốn (trọng số tạp nhiễu) cho đến khi tỷ số SINAD tại đầu ra của phần thu giảm xuống bằng 14 dB.

Tỷ số triệt nhiễu đồng kênh là tỷ số giữa mức tín hiệu không mong muốn và mức tín hiệu mong muốn tại đầu vào phần thu tính bằng dB, khi SINAD giảm xuống một giá trị xác định.

CHÚ Ý: Đối với những phân kênh 12,5 kHz độ lệch tần số và độ dịch của tín hiệu không mong muốn là ±1,5 kHz.

2.2.3. Độ chọn lọc kênh lân cận2.2.3.1. Định nghĩaĐộ chọn lọc kênh lân cận là khả năng của phần thu cho phép thu tín hiệu mong muốn đã được điều chế tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng đã cho khi có mặt của một tín hiệu đã điều chế không mong muốn. Tín hiệu không mong muốn này có tần số khác với tần số của tín hiệu mong muốn một khoảng bằng với khoảng phân kênh kênh danh định.

2.2.3.2. Yêu cầuĐối với những phân kênh 25 kHz: Trong điều kiện đo kiểm bình thường độ chọn lọc kênh lân cận không được nhỏ hơn 70 dB, và không được nhỏ hơn 60 dB trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

Đối với những phân kênh 12,5 kHz: Trong điều kiện đo kiểm bình thường độ chọn lọc kênh lân cận không được nhỏ hơn 60 dB, và không được nhỏ hơn 50 dB trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

2.2.3.3. Phương pháp đoThực hiện phép đo trên kênh tần số thấp nhất, kênh tần số cao nhất và trên kênh 16.

Đưa hai tín hiệu đầu vào phần thu qua một mạch phối hợp (phụ lục C.2). Tín hiệu mong muốn có tần số bằng với tần số danh định của phần thu, được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Tín hiệu không mong muốn được điều chế bởi tần số 400 Hz với độ lệch tần là ±3 kHz đối với các phân kênh 25 kHz hoặc ±1,5 kHz đối với các phân kênh 12,5 kHz, tại tần số của kênh ngay phía trên tần số của tín hiệu mong muốn (cao hơn tần số của tín hiệu mong muốn là 25 kHz hoặc 12,5 kHz).

Đặt mức của tín hiệu mong muốn đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại đã đo ở điều khoản 2.2.1. Sau đó điều chỉnh độ lớn của tín hiệu không mong muốn cho đến khi tỷ số SINAD tại đầu ra của phần thu giảm xuống bằng 14 dB.

23

Page 24: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Thực hiện lại phép đo với tần số của tín hiệu không mong muốn thấp hơn tần số của tín hiệu mong muốn (25 kHz hoặc 12,5 kHz).

Độ chọn lọc kênh lân cận là giá trị thấp hơn trong hai tỷ số tính bằng dB giữa mức tín hiệu không mong muốn và mức tín hiệu mong muốn tại kênh lân cận cao hơn và kênh lân cận thấp hơn kênh danh định.

Thực hiện lại phép đo trong điều kiện đo kiểm tới hạn (phụ lục C.11), đặt mức của tín hiệu mong muốn đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại dưới các điều kiện như trên.

2.2.4. Triệt đáp ứng giả2.2.4.1. Định nghĩaTriệt đáp ứng giả là khả năng của phần thu cho phép phân biệt giữa tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định và một tín hiệu không mong muốn tại bất kỳ một tần số nào khác có đáp ứng thu.

2.2.4.2. Yêu cầuTại bất kỳ tần số nào cách tần số danh định của phần thu nhiều hơn 25 kHz, tỷ số triệt đáp ứng giả không được nhỏ hơn 70 dB.

2.2.4.3. Phương pháp đoĐưa hai tín hiệu vào phần thu qua một mạch phối hợp (phụ lục C.2). Tín hiệu mong muốn là tín hiệu tại tần số danh định của phần thu và được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Tín hiệu không mong muốn được điều chế bởi tần số 400 Hz với độ lệch tần là ±3 kHz.

Đặt mức của tín hiệu mong muốn đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại quy định tại điều khoản 2.2.1. Điều chỉnh mức của tín hiệu không mong muốn bằng +86 dBµV (emf). Sau đó quét tần số của tín hiệu này trên dải tần từ 100 kHz đến 2000 MHz.

Tại mỗi tần số có đáp ứng giả, điều chỉnh mức đầu vào (điều chỉnh trọng số tạp nhiễu) cho đến khi tỷ số SINAD giảm xuống còn 14 dB.

Triệt đáp ứng giả là tỷ số tính bằng dB giữa mức tín hiệu không mong muốn và mức tín hiệu mong muốn tại đầu vào phần thu khi tỷ số SINAD giảm xuống bằng 14 dB.

2.2.5. Đáp ứng xuyên điều chế2.2.5.1. Định nghĩaĐáp ứng xuyên điều chế là khả năng của phần thu cho phép thu một tín hiệu đã điều chế mong muốn mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của nhiều tín hiệu không mong muốn có mối quan hệ tần số xác định với tần số của tín hiệu mong muốn.

2.2.5.2. Yêu cầuTỷ số đáp ứng xuyên điều chế không được nhỏ hơn 68 dB.

2.2.5.3. Phương pháp đoBa bộ tạo tín hiệu A, B, C đưa tín hiệu vào phần thu qua một mạch phối hợp (phụ lục C.2). Tín hiệu mong muốn A, có tần số bằng với tần số danh định của phần thu,

24

Page 25: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Tín hiệu không mong muốn B không được điều chế, có tần số cao hơn (hoặc thấp hơn) 50 kHz so với tần số danh định của phần thu. Tín hiệu không mong muốn thứ hai, C, được điều chế bởi tần số 400 Hz với độ lệch tần là ±3 kHz, tín hiệu này có tần số cao hơn (hoặc thấp hơn) 100 kHz so với tần số danh định của phần thu.

Đặt mức của tín hiệu mong muốn A đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại quy định ở điều khoản 2.2.1. Điều chỉnh và giữ sao cho độ lớn của hai tín hiệu không mong muốn luôn bằng nhau và tỷ số SINAD tại đầu ra của phần thu giảm xuống bằng 14 dB. Điều chỉnh một chút tần số của tín hiệu B để tạo ra sự suy giảm tỷ số SINAD cực đại. Mức của hai tín hiệu không mong muốn sẽ được điều chỉnh lại để khôi phục tỷ số SINAD bằng 14 dB.

Đáp ứng xuyên điều chế là tỷ số tính theo dB giữa mức của các tín hiệu không mong muốn và mức của tín hiệu mong muốn tại đầu vào của phần thu khi tỷ số SINAD giảm xuống bằng 14 dB.

2.2.6. Nghẹt2.2.6.1. Định nghĩaNghẹt là sự thay đổi (thường là suy giảm) công suất đầu ra mong muốn của phần thu hoặc là sự suy giảm tỷ số SINAD do một tín hiệu không mong muốn tại tần số khác.

2.2.6.2. Yêu cầuĐối với bất kỳ tần số nào nằm trong dải tần số xác định, ngoại trừ tại các tần số có đáp ứng giả (điều khoản 2.2.4), mức nghẹt không được nhỏ hơn 90 dBµV (emf),.

2.2.6.3. Phương pháp đoĐưa hai tín hiệu vào phần thu qua một mạch phối hợp (phụ lục C.2). Tín hiệu mong muốn là tín hiệu có tần số bằng với tần số danh định của phần thu, được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Ban đầu tắt tín hiệu không mong muốn và đặt mức của tín hiệu mong muốn đến giá trị tương ứng với độ nhạy khả dụng cực đại.

Điều chỉnh công suất đầu ra của tín hiệu mong muốn bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến, trong trường hợp điều chỉnh công suất theo bước thì tại bước đầu tiên công suất đầu ra của phần thu tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến. Tín hiệu không mong muốn không được điều chế và được quét tần số giữa +1 MHz và +10 MHz, giữa -1 MHz và -10 MHz so với tần số danh định của phần thu. Có thể thực hiện đo đạc này tại các mốc (offset) tần số của tín hiệu không mong muốn tại các giá trị xấp xỉ 1 MHz, 2 MHz, 5 MHz, và 10 MHz.

Tại tất cả các tần số trong các dải nói trên, mức đầu vào của tín hiệu không mong muốn sẽ được điều chỉnh sao cho tín hiệu không mong muốn gây ra:

a) Mức đầu ra của tín hiệu mong muốn giảm đi 3 dB; hoặc

b) Tỷ số SINAD giảm xuống còn 14 dB tại đầu ra phần thu khi sử dụng mạch lọc tạp nhiễu thoại như trong Khuyến nghị ITU-T O.41 [4], và bất kỳ sự suy giảm nào xảy ra trước thì ghi chú lại giá trị đó.

25

Page 26: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

2.2.7. Phát xạ giả dẫn2.2.7.1. Định nghĩaCác phát xạ giả dẫn từ phần thu là các thành phần phát xạ tại bất kỳ tần số nào, xuất hiện tại cổng đầu vào phần thu.

2.2.7.2. Yêu cầuCông suất của bất kỳ một thành phần phát xạ giả dẫn nào trong dải tần từ 9 kHz đến 2 GHz không được vượt quá 2 nW.

2.2.7.3. Phương pháp đoMức của phát xạ giả phải là mức công suất được đo tại ăng ten.

Đo các bức xạ giả dẫn theo mức công suất của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào tại các cực đầu vào của phần thu. Nối các cực này với một máy phân tích phổ hoặc thiết bị đo điện áp chọn tần có trở kháng đầu vào là 50 Ω và bật phần thu.

Nếu thiết bị đo không được hiệu chỉnh chuẩn theo mức công suất đầu vào, thì mức của bất kỳ thành phần phát xạ giả nào đo được phải được xác định bằng một phương pháp thay thế có sử dụng một bộ tạo tín hiệu (tham khảo khoản 2.1.7.3).

Các phép đo được thực hiện trên dải tần số từ 9 kHz đến 2 GHz.

2.2.8. Phát xạ giả bức xạ2.2.8.1. Định nghĩaCác phát xạ giả bức xạ từ phần thu là các thành phần phát xạ tại bất kỳ tần số nào bị bức xạ từ vỏ và cấu trúc của thiết bị.

Thiết bị ăng ten gắn kèm phải được đo kiểm với một ăng ten thông thường phù hợp.

2.2.8.2. Yêu cầuCông suất của bất kỳ bức xạ giả nào trong dải tần từ 30 MHz đến 2 GHz không đươc vượt quá 2 nW.

2.2.8.3. Phương pháp đoTại một vị trí đo được lựa chọn theo phụ lục B, đặt thiết bị trên một trụ đỡ cách điện ở một độ cao xác định, tại vị trí gần với khi sử dụng bình thường nhất do nhà sản xuất qui định.

Định hướng ăng ten đo kiểm theo phân cực dọc, chiều dài của ăng ten đo kiểm được chọn tương ứng với tần số tức thời của phần thu đo, hoặc dùng ăng ten băng rộng phù hợp.

Nối đầu ra của ăng ten đo kiểm với máy đo.

Phần thu được bật chạy với chế độ không điều chế, điều chỉnh tần số của máy đo trong dải tần số từ 30 MHz đến 2 GHz.

Tại mỗi tần số phát hiện có thành phần bức xạ giả:

a) Điều chỉnh độ cao của ăng ten đo kiểm trong dải độ cao qui định cho đến khi máy đo thu được mức tín hiệu cực đại;

26

Page 27: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

b) Sau đó, quay máy thu 360 trong mặt phẳng nằm ngang cho đến khi máy đo thu được mức tín hiệu cực đại;

c) Ghi lại mức tín hiệu cực đại mà máy đo thu được;

d) Thay phần thu bằng một ăng ten thay thế như trong phụ lục B;

e) Định hướng ăng ten thay thế theo phân cực dọc, điều chỉnh chiều dài ăng ten thay thế tương ứng với tần số của thành phần giả thu được;

f) Nối ăng ten thay thế đến một bộ tạo tín hiệu đã được hiệu chỉnh;

g) Tần số của bộ tạo tín hiệu đã hiệu chuẩn được đặt đến tần số của thành phần giả thu được;

h) Nếu cần thiết, điều chỉnh bộ suy hao đầu vào máy đo để làm tăng độ nhạy của máy đo;

i) Điều chỉnh độ cao ăng ten đo kiểm trong dải qui định để đảm bảo thu được tín hiệu cực đại;

j) Điều chỉnh mức tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế sao cho mức tín hiệu mà máy đo chỉ thị bằng với mức tín hiệu đã ghi nhớ khi đo thành phần giả, chú ý hiệu chỉnh đối với những thay đổi của bộ suy hao đầu vào trong việc thiết lập máy đo;

k) Ghi lại mức đầu vào ăng ten thay thế theo mức công suất, chú ý những hiệu chỉnh đã thực hiện đối với bộ suy hao đầu vào trong việc thiết lập máy đo;

l) Thực hiện lại phép đo khi định hướng ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng để phân cực ngang.

m) Giá trị công suất bức xạ hiệu dụng của các thành phần giả là mức công suất lớn hơn trong hai mức công suất của thành phần giả đã ghi lại tại đầu vào ăng ten thay thế, chú ý sửa bù đối với độ tăng ích của ăng ten nếu cần.

2.2.9. Đáp ứng tần số âm thanh2.2.9.1. Định nghĩaĐáp ứng tần số âm thanh là sự thay đổi mức đầu ra tần số âm thanh của phần thu theo hàm của tần số điều chế của tín hiệu đã điều chế thu được với độ lệch tần không đổi.

2.2.9.2. Yêu cầuĐáp ứng tần số âm thanh phần thu không được chênh lệch nhiều hơn +1 dB hoặc -3 dB so với đường thẳng đặc tính mức đầu ra là hàm của tần số âm thanh đi qua điểm chuẩn đo tại 1 kHz có độ nghiêng là 6 dB/oct (xem Hình 5).

Thiết bị đã có chứng nhận an toàn nội tại thì không cần thiết phải tuân theo những giới hạn dưới 700 Hz.

27

Page 28: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Hình 5 - Đáp ứng tần số âm thanh phần thu

2.2.9.3. Phương pháp đoTín hiệu đo kiểm có mức +60 dBµV (emf), tại tần số sóng mang bằng với tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường (phụ lục C.4). Đưa tín hiệu này đến cổng ăng ten máy thu dưới các điều kiện cho trong phụ lục C.2.

Điều chỉnh tần số âm thanh của máy thu sao cho tạo ra mức công suất bằng 50% của công suất ra biểu kiến (Giá trị được nhà sản xuất qui định). Duy trì mức đã điều chỉnh này trong suốt phép đo.

Sau đó giảm độ lệch tần xuống còn 1 kHz và mức đầu ra âm thanh là điểm chuẩn trong Hình 5 (1 kHz tương ứng với 0 dB).

Giữ cho độ lệch tần không đổi trong khi tần số điều chế biến đổi giữa 300 Hz và 3 kHz, sau đó đo mức đầu ra.

Lần lượt thực hiện lại phép đo với tần số tín hiệu đo kiểm là tần số thấp và cao hơn tần số danh định của máy thu là 1,5 kHz.

Thực hiện phép đo kiểm này chỉ trên một kênh (xem phụ lục C.7).

2.2.10. Năng lực quét của phần thu2.2.10.1. Định nghĩaPhép đo kiểm này đưa ra xác xuất nhận được một cuộc gọi DSC một cách chính xác trên kênh 70 trong khi phần thu đang quét giữa kênh 70 và kênh khác.

2.2.10.2. Yêu cầuThiết bị phải nhận được chính xác tối thiểu 95% các cuộc gọi DSC trong khi quét.

2.2.10.3. Phương pháp đoGửi 100 cuộc gọi DSC tới thiết bị.

28

Tần số điều chế

Mứ

c đầ

u ra

âm

than

h (d

B tư

ơng

đư

ơng

vớ

i mứ

c ch

uẩn

ở 1

kH

z

Page 29: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝThiết bị vô tuyến thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂNCác tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy các thiết bị điện thoại VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D dùng trong thông tin hàng hải và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN- Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức

triển khai quản lý các thiết bị điện thoại VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D dùng trong thông tin hàng hải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

- Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

29

Page 30: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phụ Lục A(Quy định)

Máy đo dùng trong đo kiểm công suất kênh lân cậnA.1. Chỉ tiêu kỹ thuật của máy đo công suấtMáy đo công suất bao gồm một bộ trộn, bộ lọc trung tần IF, một bộ tạo dao động, bộ khuếch đại, bộ suy hao biến đổi và thiết bị chỉ thị r.m.s. Có thể sử dụng một máy đo điện áp r.m.s được hiệu chỉnh chuẩn theo dB thay cho bộ suy hao biến đổi có chỉ thị giá trị r.m.s. Các đặc tính kỹ thuật của máy đo công suất được cho ở hình A.1 (xem Khuyến nghị ITU-T MS 332-4 [3]).

A.1.1. Bộ lọc trung tần (IF)Bộ lọc IF phải nằm trong giới hạn của đặc tính chọn lọc sau đây.

Hình A.1 - Giới hạn đặc tính chọn lọc của bộ lọc IFCác đặc tính chọn lọc phải đảm bảo các khoảng phân cách tần số giữa tần số trung tần của kênh thu với tần số trung tâm danh định của kênh lân cận có giá trị như trong Bảng A.1.

Bảng A.1 - Đặc tính chọn lọcPhân kênh Khoảng cách tần số của đường cong bộ lọc so với tần số trung

tâm danh định của kênh lân cận (kHz)D1 D2 D3 D4

12,5 kHz 3 4,25 5,5 9,525 kHz 5 8,0 9,25 13,25

Các điểm suy hao không được vượt quá các giá trị dung sai cho trong Bảng A.2.

Bảng A.2 - Các điểm suy hao gần sóng mang

Phân kênhKhoảng dung sai (kHz)

D1 D2 D3 D4

12,5 kHz +1,35 0,1 -1,35 -5,3530

Xa sóng mang

Gần sóng mang

Page 31: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

25 kHz +3,1 0,1 -1,35 -5,35

Bảng A.3 - Các điểm suy hao xa sóng mangPhân kênh Khoảng dung sai (kHz)

D1 D2 D3 D412,5 kHz ±2,0 ±2,0 ±2,0 +2,0

-6,025 kHz ±3,5 ±3,5 ±3,5 +3,5

-7,5

Độ suy hao tối thiểu của bộ lọc ngoài các điểm suy hao 90 dB (như trong hình A.1) phải bằng hoặc lớn hơn 90 dB.

A.1.2. Bộ chỉ thị độ suy haoBộ chỉ thị độ suy hao phải có dải chỉ thị tối thiểu là 80 dB và độ chính xác cho việc đọc chỉ thị là 1 dB.

A.1.3. Bộ chỉ thị giá trị r.m.sThiết bị phải chỉ thị chính xác các tín hiệu không có dang Sin theo tỷ lệ lên đến 10:1 giữa giá trị đỉnh và giá trị r.m.s.

A.1.4. Bộ tạo dao động và bộ khuếch đạiBộ tạo dao động và bộ khuếch đại phải được thiết kế sao cho khi đo công suất kênh lân cận của một máy phát không điều chế có nhiễu thấp, nhiễu nội của thiết bị không làm ảnh hưởng đến kết quả đo, sẽ mang lại giá trị đo được nhỏ hơn -90 dB.

31

Page 32: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

Mâm quay

Vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến

Anten đo kiểm

QCVN xx:201x/BTTTT

Phụ Lục B(Quy định)

Phép đo bức xạB.1. Các vị trí đo kiểm và sự bố trí chung cho các phép đo có liên quan đến các trường bức xạPhụ lục quy định này giới thiệu ba vị trí đo kiểm khả dụng thông thường nhất, phòng không dội, phòng không dội với mặt đáy và Vị trí đo kiểm vùng mở (OATS), có thể được sử dụng cho các đo kiểm bức xạ. Ba vị trí đo kiểm này thường được kể đến như những vị trí đo kiểm trường tự do. Cả phép đo tuyệt đối lẫn phép đo tương đối đều có thể được thực hiện trong những phòng đo hay vị trí đo này.

Phòng đo phải được kiểm tra ở nơi những phép đo tuyệt đối sẽ được thực hiện. Thủ tục kiểm tra chi tiết được mô tả trong TR 102 273 [5] tại các phần 2, 3 và 4 có liên quan.

CHÚ Ý: Để bảo đảm khả năng tái tạo và khả năng truy nguyên của các phép đo bức xạ, ba vị trí đo kiểm này phải được sử dụng trong các phép đo kiểm.

B.1.1. Phòng đo không dộiPhòng không dội là hộp kín, thường được che chắn bên trong các bức tường, sàn nhà và trần nhà của nó được che phủ bởi vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến, thường là loại bọt mút urethane hình kim tự tháp. Phòng thường chứa một giá đỡ anten ở một đầu và một mâm quay ở đầu còn lại. Phòng không dội điển hình được mô tả trong hình B.1.

Hình B.1 - Phòng không dội điển hình

32

Giá đỡ anten

Giá đỡ anten

Độ dài dải: 3 m hoặc 10 m

Page 33: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Vật liệu che chắn phòng và vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến cùng làm việc đồng thời tạo nên môi trường được kiểm soát cho những mục đích đo kiểm. Loại phòng đo kiểm này cố gắng mô phỏng điều kiện không gian tự do.

Vật liệu che chắn cung cấp không gian đo kiểm, với các mức đã giảm của can nhiễu từ những tín hiệu xung quanh và những hiệu ứng bên ngoài khác, trong khi vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến giảm thiểu những phản xạ không mong muốn từ các bức tường và trần nhà, thứ có thế ảnh hưởng đến các phép đo. Trong thực tế, việc che chắn để triệt nhiễu xung quanh ở mức cao (từ 80 dB đến 140 dB) là khá dể dàng, thông thường ước lượng nhiễu xung quanh nhỏ không đáng kể.

Mâm quay xoay có thể quay 3600 trong mặt phẳng ngang và nó được sử dụng để đỡ mẫu đo kiểm (EUT) ở độ cao thích hợp (ví dụ 1 m) phía trên mặt đáy. Phòng phải đủ rộng để cho phép khoảng cách đo tối thiểu là 3 m hoặc 2(d1+d2)

2/λ (m), chọn giá trị nào lớn hơn (xem B.2.5). Khoảng cách sử dụng trong các phép đo thực tế phải được ghi lại cùng với những kết quả đo kiểm.

Phòng không dội thường có nhiều lợi thế hơn các phương tiện đo kiểm khác. Phòng không dội có nhiễu xung quanh tối thiểu, những phản xạ sàn nhà, trần nhà và tường tối thiểu và không phụ thuộc vào thời tiết. Tuy nhiên có một số sự bất lợi bao gồm khoảng cách đo hạn chế và việc sử dụng tần số thấp hơn bị giới hạn do kích thước của những bộ hấp thụ hình kim tự tháp. Để cải thiện hiệu năng tần số thấp, cấu trúc phối hợp đá lát ferit và bộ hấp thụ bọt mút urethane thường được sử dụng.

Tất cả các dạng đo kiểm sự phát xạ, độ nhạy và độ miễn nhiễm đều có thể được thực hiện trong phạm vi phòng không dội mà không bị hạn chế.

B.1.2. Phòng đo không dội với mặt đáy tiếp đấtPhòng đo không dội với mặt đáy tiếp đất là hộp kín, thường được che chắn, những bức tường bên trong và trần nhà của nó được che phủ bởi vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến, thường là loại bọt mút urethane hình kim tự tháp. Sàn nhà làm bằng kim loại, không bị che chắn và tạo thành mặt đáy. Phòng thường gồm có cột anten ở một đầu và mâm quay ở đầu kia. Phòng đo không dội với mặt đáy điển hình được mô tả trong Hình B.2.

Loại phòng đo này cố gắng mô phỏng OATS lý tưởng mà đặc tính cơ bản của nó là mặt đáy truyền dẫn hoàn hảo với kích thước vô hạn.

33

Page 34: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

Từ 1m

đến 4m

Cột anten

Mâm quay

Mặt đáy

Độ dài dải: 3 m hoặc 10 m

Cột anten

QCVN xx:201x/BTTTT

Hình B.2 - Phòng không dội điển hình với mặt đáy tiếp đấtTrong trường hợp này mặt đáy tạo ra đường phản xạ mong muốn, như vậy tín hiệu thu được bởi anten thu là tổng các tín hiệu từ đường truyền dẫn tới và đường truyền dẫn phản xạ. Điều này tạo ra mức tín hiệu thu duy nhất với mỗi chiều cao của anten truyền dẫn (hoặc EUT) và anten thu phía trên mặt đáy.

Cột anten cho phép có thể thay đổi dễ dàng độ cao (từ 1 m đến 4 m) để vị trí anten đo kiểm có thể chọn tối ưu để đạt được tín hiệu ghép cực đại giữa các anten hoặc giữa EUT và anten đo.

Mâm quay có khả năng quay 3600 theo mặt phẳng ngang và nó được dùng để đỡ mẫu đo (EUT) ở độ cao quy định, thường là 1,5 m trên mặt đáy. Phòng phải đủ rộng để thực hiện phép đo ở khoảng cách tối thiểu là 3 m hoặc 2(d1+d2)

2/λ (m), chọn giá trị nào lớn hơn (xem B.2.5). Khoảng cách sử dụng trong các phép đo thực tế sẽ được ghi lại cùng những kết quả đo.

Việc đo kiểm phát xạ bao gồm: thứ nhất là “hiệu chỉnh” cường độ trường từ EUT bằng cách nâng lên và hạ thấp anten thu trên cột (để thu được giao thoa tăng cực đại của những tín hiệu tới và phản xạ từ EUT) và sau đó quay mâm quay để cho một “đỉnh” nằm trong mặt phẳng phương vị. Tại độ cao này của anten thử trên cột anten, biên độ của tín hiệu thu được ghi lại. Tiếp theo, EUT được thay thế bởi một anten thay thế (được định vị tại tâm khối hoặc tâm pha của EUT), nó được nối tới một máy tạo tín hiệu. Tín hiệu một lần nữa lại được làm “đỉnh” và đầu ra máy tạo tín hiệu được điều chỉnh đến mức, đã ghi trong giai đoạn một, lại được đo trên thiết bị thu.

Các đo kiểm độ nhạy máy thu được đo trên mặt đáy cũng gồm việc “hiệu chỉnh” cường độ trường bằng việc nâng lên và hạ thấp anten thử trên cột để thu được giao thoa tăng cực đại của những tín hiệu tới và phản xạ, trường hợp này này sử dụng một anten đo đã được định vị tại tâm khối hoặc tâm pha của EUT trong bài đo. Một 34

Anten đo kiểm

Vật liệu hấp thụ sóng vô

tuyến

Page 35: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

hệ số biến đổi được rút ra. Anten thử vẫn ở cùng độ cao đối với giai đoạn hai, trong lúc đó anten đo được thay thế bởi EUT. Biên độ của tín hiệu phát bị giảm đi để xác định mức cường độ trường mà tại đó EUT đạt được đáp ứng danh định.

B.1.3. OATSOATS gồm có mặt đáy, một mâm quay ở một đầu và một cột anten có độ cao thay đổi ở đầu còn lại. Trong trường hợp lý tưởng, mặt đáy là truyền dẫn lý tưởng và rộng vô hạn. Trong thực tế, với tính truyền dẫn tốt có thể đạt được, thì kích thước mặt đáy phải bị hạn chế. Một OATS điển hình được mô tả ở hình B.3.

Hình B.3 - Một OATS điển hìnhMặt đáy tạo ra một đường phản xạ mong muốn, sao cho tín hiệu nhận được bởi anten thu là tổng của các tín hiệu nhận được từ những đường truyền trực tiếp hoặc phản xạ. Pha của hai tín hiệu này tạo ra một mức nhận duy nhất cho mỗi độ cao của anten truyền dẫn (hoặc EUT) và anten thu ở trên mặt đáy.

Việc xác định chất lượng của vị trí liên quan tới các vị trí anten, mâm quay, khoảng cách đo và những bố trí khác vẫn như đối với phòng không dội với mặt đáy tiếp đất. Trong những phép đo bức xạ, OATS cũng được sử dụng như phòng đo không dội có mặt đáy tiếp đất.

Việc bố trí đo điển hình chung đối với các vị trí thử với mặt đáy tiếp đất được trình bày trong hình B.4.

35

Độ dài dải: 3 m hoặc 10 mMâm quay

Mặt đáy quay

Cột anten quay

Các anten ngẫu cực quay

Page 36: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Hình B.4 - Bố trí đo trên vị trí thử với mặt đáy tiếp đất(OATS thiết lập cho việc đo phát xạ giả)

B.1.4. Anten thửMột anten thử luôn luôn được sử dụng trong các phương pháp đo phát xạ. Trong đo kiểm phát xạ (ví dụ sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, các phát xạ giả và công suất kênh lân cận) anten thử được sử dụng để phát hiện trường của EUT trong một giai đoạn của phép đo và trường của anten thay thế trong giai đoạn khác. Khi vị trí thử được sử dụng để đo các đặc trưng của thiết bị thu (ví dụ độ nhạy và các tham số miễn trừ khác nhau) thì anten được sử dụng như một thiết bị phát.

Anten thử cần phải được đặt lên trên một bệ đỡ có khả năng cho phép anten được sử dụng hoặc trong phân cực ngang hoặc phân cực thẳng đứng, trên các vị trí mặt đáy tiếp đất (ví dụ những phòng không dội với mặt đáy tiếp đất và OATS), bệ đỡ còn cho phép độ cao của tâm anten trên mặt đất được thay đổi trong phạm vi xác định (thường từ 1 m đến 4 m).

Ở dải tần số từ 30 MHz đến 1000 MHz, các anten lưỡng cực (cấu tạo theo ANSI C63.5) thường được sử dụng. Với những tần số bằng hoặc trên 80 MHz, những lưỡng cực cần có chiều dài nhánh ứng với cộng hưởng tại tần số đo kiểm. Dưới 80 MHz, những nhánh lưỡng cực ngắn hơn được sử dụng. Tuy nhiên, để đo kiểm phát xạ giả, việc phối hợp các ăng ten dạng nón kép (bicones) và anten dàn lưỡng cực chu kỳ loga (thường gọi là “những dàn chu kỳ loga”) có thể được dùng để phủ toàn bộ băng tần từ 30 MHz đến 1000 MHz. Trên 1000 MHz, các anten loa còi dẫn sóng nên được dùng mặc dù anten chu kỳ loga cũng có thể vẫn sử dụng được.

CHÚ THÍCH: Độ tăng ích của anten loa nói chung có liên quan với bức xạ đẳng hướng.

B.1.5. Anten thay thếAnten thay thế được dùng để thay thế EUT cho những phép đo kiểm trong đó một tham số truyền dẫn (ví dụ sai số tần số, công suất phát xạ hiệu dụng, các phát xạ giả và công suất kênh lân cận) đang được đo. Với những phép đo trong dải tần số từ 30 MHz đến 1000 MHz, anten thay thế sẽ như một anten lưỡng cực (xây dựng theo

36

Bộ suy hao 10 dB

Độ dài dải: 3 m hoặc 10 mMâm quay

Anten đo kiểm

Bộ nguồn nuôi

Vôn kế hiện số

Thiết bị thu

Đường phản xạ

Đường tới

Từ 1

m đ

ến

4m

Page 37: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

ANSI C63.5 [6]). Với những tần số từ 80 MHz trở lên, những lưỡng cực cần có chiều dài nhánh lưỡng cực cộng hưởng tại tần số đo. Dưới 80 MHz, những chiều dài nhánh lưỡng cực ngắn hơn được sử dụng. Với những phép đo trên 1000 MHz thì dùng loa còi dẫn sóng (ăng ten loa). Tâm của anten này sẽ trùng với tâm pha hoặc tâm khối (như mô tả trong phương pháp đo) của EUT mà nó đã thay thế.

B.1.6. Anten đoAnten đo được sử dụng trong những phép đo kiểm trên EUT trong đó một tham số thu (ví dụ độ nhạy và các phép đo miễn trừ khác nhau) đang được đo. Mục đích của nó là cho phép đo được cường độ điện trường ở lân cận EUT.

Với những phép đo trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, anten đo sẽ như một anten lưỡng cực (xây dựng theo ANSI C63.5 [6]). Với những tần số từ 80 MHz trở lên, những lưỡng cực cần có chiều dài nhánh lưỡng cực được cộng hưởng tại tần số đo kiểm. Dưới 80 MHz, những chiều dài nhánh lưỡng cực phải ngắn hơn. Tâm của anten này sẽ trùng với tâm pha hoặc tâm khối (như mô tả trong phương pháp đo) của EUT.

B.2. Hướng dẫn sử dụng các vị trí đo kiểm bức xạMục này mô tả chi tiết những thủ tục, cách bố trí thiết bị đo và việc kiểm tra phải tiến hành trước khi thực hiện bất cứ phép đo bức xạ nào. Những sơ đồ này là chung cho các loại vị trí đo kiểm đã được mô tả trong phụ lục này.

B.2.1. Kiểm tra vị trí đo kiểmKhông phép đo nào được tiến hành trên một vị trí đo mà không có sự chứng nhận chắc chắn của việc kiểm tra. Các thủ tục kiểm tra đối với những loại vị trí đo kiểm khác nhau mô tả trong phụ lục này (ví dụ phòng đo không dội, phòng đo không dội với mặt đáy tiếp đất và OATS) đã cho ở TR 102 273 [5] mục 2, 3 và 4, tương ứng.

B.2.2. Chuẩn bị EUTCác nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về EUT bao gồm tần số hoạt động, độ phân cực, điện áp nguồn, và mặt tham chiếu. Thông tin bổ sung có liên quan, đặc trưng cho kiểu của EUT, sẽ bao gồm: công suất sóng mang, phân kênh, có những chế độ hoạt động khác nhau hay không (ví dụ các chế độ công suất cao hay thấp) và nếu hoạt động là liên tục hoặc theo chu kì hoạt động cực đại (ví dụ 1 phút bật, 4 phút tắt)

Nếu cần thiết, nên có bệ đỡ có kích thước nhỏ nhất để nâng EUT trên mâm quay. Bệ đỡ này cần phải làm từ vật liệu có điện dẫn thấp, hằng số điện môi tương đối nhỏ (nhỏ hơn 1,5) như xốp polystyrene, gỗ thơm, vân vân.

B.2.3. Các nguồn công suất cung cấp cho EUTMọi phép đo kiểm phải thực hiện với nguồn nuôi ở bất kỳ nơi nào có thể, bao gồm cả các phép đo trên EUT đã được thiết kế chỉ dùng nguồn pin. Trong mọi trường hợp, các dây dẫn nguồn cần phải được nối tới những đầu cấp nguồn của EUT (và được kiểm tra bằng vôn kế hiện số) nhưng nguồn pin phải sẵn sàng, cách điện với phần còn lại của thiết bị, có thể bằng cách đặt dải băng trên những chỗ tiếp xúc của nó.

Tuy nhiên sự có mặt những cáp tải điện này có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu đo lường của EUT. Với lý do này, chúng cần phải được làm "trong suốt" không ảnh hưởng tới

37

Page 38: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

việc đo kiểm. Điều này có thể đạt được bằng việc dẫn chúng đi ra xa khỏi EUT và xuống đến màn chắn, mặt đáy hay tường của thiết bị (khi thấy thích hợp) bởi những đường ngắn nhất có thể. Cần thận trọng đề phòng để giảm thiểu việc tác động trên những dây dẫn này (ví dụ những dây dẫn có thể xoắn với nhau, nạp tải những viên ferrite ở khoảng cách 0,15 m hay nạp tải theo cách khác).

Các chi tiết phải được lưu lại trong báo cáo đo kiểm.

B.2.4. Thiết lập điều khiển âm lượng cho phép đo kiểm tiếng nói tương tựNếu không có thông báo nào khác, trong mọi phép đo thiết bị thu đối với tiếng nói tương tự, điều khiển mức âm lượng của thiết bị thu cần phải được điều chỉnh để có ít nhất 50% công suất âm thanh đầu ra danh định. Trong trường hợp những điều khiển âm lượng theo từng bậc, điều khiển âm lượng phải được đặt ở bậc thứ nhất để cho được công suất ra ít nhất 50% công suất âm thanh đầu ra danh định. Điều khiển này không được điều chỉnh lại trong khoảng giữa những điều kiện thử nghiệm bình thường và giới hạn trong các phép đo kiểm.

B.2.5. Chiều dài phạm vi đoChiều dài phạm vi đo cho mọi kiểu đo kiểm cần phải phù hợp để có thể thực hiện việc kiểm tra đối với trường xa của EUT, nghĩa là chiều dài phạm vi đo phải lớn hơn hoặc bằng:

[2(d1+d2 )2] λ

Trong đó:

- d1 là kích thước lớn nhất của EUT/lưỡng cực sau khi thay thế (m);

- d2 là kích thước lớn nhất của anten đo kiểm (m);

- λ là chiều dài bước sóng tần số đo.

Cần lưu ý rằng trong phần thay thế của phép đo này, với anten thử và anten thay thế là các lưỡng cực nửa bước sóng, thì chiều dài phạm vi đo tối thiểu cho phép kiểm tra trường xa sẽ là:

Điều này sẽ được ghi chú lại trong báo cáo đo kiểm, mỗi điều kiện đó không được thỏa mãn thì sẽ làm tăng thêm độ không bảo đảm của phép đo vào các kết quả.

CHÚ Ý 1: Với phòng không dội hoàn hảo, không có phần âm lượng nào của EUT, tại bất kì góc quay nào của mâm quay bị lọt ra ngoài “vùng yên lặng” của căn phòng tại tần số danh định của phép đo.

CHÚ Ý 2: “Vùng yên lặng” là thể tích bên trong phòng không dội (không có mặt đáy tiếp đất) trong đó đặc tính quy định đã được chứng thực bởi đo kiểm, hoặc được bảo đảm bởi người thiết kế/nhà sản xuất phòng. Đặc tính được quy định thường là tính phản xạ của những tấm hấp thụ hoặc tham số có liên quan trực tiếp (chẳng hạn sự giống nhau của tín hiệu về biên độ và pha). Tuy nhiên cần chú ý rằng, các mức định nghĩa của vùng yên lặng có xu hướng thay đổi.

CHÚ Ý 3: Đối với phòng không dội có mặt đáy tiếp đất, phải có khả năng quét được hết chiều cao, từ 1 m tới 4 m, muốn vậy không một phần nào của anten

38

Page 39: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

đo kiểm được lại gần dưới 1 m với các tấm hấp thụ. Với cả 2 dạng phòng không dội, tính phản xạ của những tấm hấp thụ không được xấu hơn -5 dB.

CHÚ Ý 4: Đối với cả hai phòng không dội có mặt đáy và OATS, không có phần nào của bất kỳ anten nào lại gần dưới 0,25 m với mặt đáy tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình đo. Khi những điều kiện này không được thỏa mãn, thì các phép đo không nên được thực hiện.

B.2.6. Bố trí vị tríCác dây cáp cho cả hai đầu của các vị trí đo cần phải được chuyển đi xa theo chiều ngang khỏi khu vực kiểm tra tối thiểu là 2 m (nếu không tường phía sau sẽ bị ảnh hưởng, trong trường hợp cả hai kiểu phòng không dội) và sau đó chúng phải được hạ xuống theo phương thẳng đứng và ra ngoài hoàn toàn hoặc mặt đáy hoặc màn chắn (cho phù hợp hợp) tới thiết bị thử. Cần thận trọng đề phòng để giảm thiểu việc nhặt lên đối với những dây dẫn đó (thí dụ bằng cách định vị bằng các hạt ferrite, hoặc bằng cách khác). Việc định tuyến và bố trí các dây cáp nên được đồng nhất với việc thiết lập sự kiểm tra.

CHÚ Ý: Đối với những vị trí đo kiểm phản xạ đất (những phòng không dội có các mặt đáy tiếp đất và OATS) bao gồm trống cuộn cáp với cột anten, thì có thể không thỏa mãn yêu cầu 2 m.

Dữ liệu hiệu chỉnh chuẩn cho mọi phần của thiết bị đo cần phải khả dụng và có giá trị. Với những ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế, các dữ liệu bao gồm cả độ tăng ích tương đối với một bức xạ đẳng hướng (hay hệ số anten) đối với tần số đo kiểm cũng như VSWR của anten đo và anten thay thế cũng cần được biết.

Dữ liệu hiệu chỉnh chuẩn trên tất cả các dây cáp và những bộ suy giảm phải tính đến cả tổn hao ngoài và VSWR trong suốt toàn bộ dải tần số của các phép đo kiểm. Mọi VSWR và những gia trị tổn hao ngoài cần phải được ghi trong tờ kết quả cho phép đo kiểm riêng biệt.

Mỗi khi có yêu cầu, những hệ số hiệu chỉnh/ những bảng được yêu cầu, phải có sẵn.

Với tất cả các phần khác nhau của thiết bị, sai số cực đại của chúng phải được biết cùng với sự phân bố lỗi, ví dụ:

- Suy hao cáp: ±0,5 dB với phân bố chữ nhật

- Máy đo: 1,0 dB (độ lệch chuẩn) độ chính xác mức tín hiệu với phân bố nhiễu Gaussian.

Khi bắt đầu các phép đo, hệ thống cần thực hiện kiểm tra đối với các thành phần của thiết bị đo kiểm sẽ được sử dụng tại vị trí đo kiểm.

B.3. Sự hợp nối của các tín hiệuB.3.1. Khái quátSự hiện diện của các phần dẫn trong trường bức xạ có thể gây ra sự nhiễu loạn của trường này do đó phần dẫn góp phần làm cho đo kiểm không được rõ ràng. Những nhiễu loạn này có thể giảm thiểu tối đa bằng cách sử dụng các phương pháp hợp nối phù hợp, với việc thực hiện sự cách ly tín hiệu và tối thiểu trường nhiễu (ví dụ sự hợp nối về âm học và về quang học).

39

Page 40: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

B.3.2. Các tín hiệu dữ liệuSự cách ly có thể được thực hiện bằng cách sử dụng quang học, siêu âm hoặc hồng ngoại. Sự nhiễu loạn trường bức xạ có thể giảm thiểu tối đa bằng cách dùng sự kết nối bằng sợi quang phù hợp. Những kết nối bức xạ siêu âm hoặc tia hồng ngoại yêu cầu những đo kiểm phù hợp để giảm thiểu tối đa tạp âm bao quanh.

B.3.3. Các tín hiệu tương tự và thoạiKhi không có giá cắm đầu ra âm thanh, bộ nối âm học sẽ được dùng.

Khi sử dụng bộ nối âm học, cần chú ý để tạp âm bao quanh không ảnh hưởng đến kết quả đo.

B.3.3.1. Mô tả bộ nối âm học

Bộ nối âm học chứa một cái phễu nhựa, một ống âm học và một micro có kết nối với bộ khuyếch đại phù hợp. Các vật liệu dùng để làm giả cái phễu và ống phải có tính dẫn thấp và có hằng số điện môi thấp (ví dụ thấp hơn 1,5):

- Ống âm học phải có chiều dài đủ để nối giữa EUT với micro nằm tại vị trí không làm nhiễu trường RF. Ống âm học phải có đường kính trong khoảng 6 mm và có độ dày khoảng 1,5 mm và phải mềm dẻo linh hoạt để không gây cản trở khi xoay bàn xoay;

- Phễu nhựa phải có đường kính thích hợp với kích cỡ của loa trong EUT, có cao su bọt mềm gắn vào thành của nó, nó phải vừa với một đầu của ống âm học và micro phải vừa với đầu còn lại của ống. Việc bố trí trung tâm của phễu tại vị trí có thể tái tạo liên quan tới EUT là rất quan trọng, vì vị trí trung tâm đó có ảnh hưởng lớn đến đáp ứng tần số sẽ được đo. Điều này có thể đạt được bằng cách đặt EUT trong một cái gá âm học phù hợp, được cung cấp bởi nhà sản xuất, trong đó chiếc phễu là một thành phần không thể thiếu;

- Micro phải có đặc tính đáp ứng phẳng với khoảng biến thiên tối đa 1 dB trên dải tần từ 50 Hz đến 20 kHz, với dải động tuyến tính ít nhất là 50 dB. Độ nhậy của micro và mức đầu ra âm thanh trên máy thu phải phù hợp để đo tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm ít nhất là 40 dB tại mức đầu ra âm thanh danh định của EUT. Kích cỡ của nó phải nhỏ một cách thích hợp để vừa với ống âm học;

- Mạch sửa tần số phải sửa đáp tuyến tần số của bộ âm học sao cho có kết quả khi đo lường SINAD âm học (xem IEC 60489-3 [7], phụ lục F).

B.3.3.2. Sự hiệu chỉnh chuẩn

Mục đích của sự hiệu chỉnh chuẩn của bộ âm học là để xác định tỷ lệ SINAD âm học tương ứng với tỷ lệ SINAD tại đầu ra máy thu.

40

Page 41: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phụ Lục C(Quy định)

Các điều kiện chung của bài đoC.1. Bố trí các kết nối RF tới thiết bịC.1.1. Các kết nối RF tới thiết bị ăng ten cố địnhĐối với những thiết bị không có cổng gắn ăng-ten, nhà sản xuất phải chuẩn bị thiết bị tạm thời có cổng kết nối và có điện trở 50 Ω được sử dụng như cổng ra/vào RF.

C.1.2. Kết nối RF tới thiết bị có ăng ten có thể tháo đượcThiết bị có một cổng gắn ăng ten phải được kiểm tra bằng cách dùng cổng gắn ăng ten như là cổng thu phát sóng vô tuyến.

Trong trường hợp thiết bị có nhiều hơn một cổng gắn ăng ten thì những cổng này được dùng như bình thường để kết nối với ăng ten có thể tháo được với thiết bị đang xét.

C.2. Bố trí các tín hiệu đo kiểm cho đầu vào máy thuCác nguồn tín hiệu đo kiểm phải được nối đến đầu vào máy thu sao cho trở kháng đưa đến đầu vào máy thu là 50 Ω, cho dù đưa một hay nhiều tín hiệu đo kiểm đồng thời vào máy thu.

Phải biểu diễn mức của tín hiệu đo kiểm theo emf tại các thiết bị đầu cuối nối đến máy thu.

Tần số danh định của máy thu là tần số sóng mang của kênh được chọn.

Tín hiệu kiểm tra DSC (khoản 2.2.10) phải là những cuộc gọi DSC tuân theo Khuyến nghị của ITU-R M.493-13 [16] với mức tín hiệu là +6 dBµV (sức điện động). Tín hiệu kiểm tra chuẩn cho bộ giải mã DSC VHF phải là tín hiệu điều pha tại kênh 70 VHF với chỉ số điều chế bằng 2. Tín hiệu điều chế phải có tần số danh định là 1700 Hz và độ xê dịch tần số trong khoảng ±400 Hz với tốc độ điều chế là 1200 baud

C.3. Tiện ích tắt âm thanhTrừ khi có các chỉ dẫn khác, chức năng tắt âm thanh máy thu không được hoạt động trong khoảng thời gian thực hiện phép đo kiểm.

C.4. Điều chế đo kiểm bình thườngĐối với điều chế đo kiểm bình thường, tần số điều chế phải là:

1 kHz và độ lệch tần số là ±3 kHz đối với những phân kênh 25 kHz;

1 kHz và độ lệch tần số là ±1,5 kHz đối với những phân kênh 12.5 kHz.

Đối với những thử nghiệm độ phù hợp của DSC và mục đích bảo trì, thiết bị phải có những chức năng không cho phép truy cập tới phần hoạt động cho phép tạo ra một chuỗi tín hiệu liên tục B hoặc Y và chuỗi mẫu dấu chấm.

Thêm vào đó đối với những thử nghiệm về độ phù hợp, thiết bị VHF phải có những chức năng không thể truy cập tới phần hoạt động đối với việc tạo ra một sóng mang chưa được điều chế.

41

Page 42: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

C.5. Ăng ten giảKhi thực hiện phép đo kiểm với một ăng ten giả, ăng ten này phải có tải 50 không bức xạ và không phản xạ.

C.6. Bố trí đưa các tín hiệu đo kiểm cho đầu vào máy phátTrong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các tín hiệu đang điều chế tần số âm thanh đưa vào máy phát phải do một bộ tạo tín hiệu tạo ra và đưa vào máy phát qua các đầu nối thay cho bộ chuyển đổi micrô.

C.7. Các kênh đo kiểmNhững kiểm tra về độ thích hợp cho việc hoạt động ở phân kênh 25 kHz phải được thực hiện trên kênh 16.

Những kiểm tra về độ thích hợp cho việc hoạt động ở phân kênh 12,5 kHz phải được thực hiện trên kênh 276.

Những kiểm tra về độ thích hợp cho DSC phải được thực hiện trên kênh 70.

C.8. Giải thích kết quả đoViệc giải thích các kết quả ghi trong báo cáo đo kiểm đối với các phép đo phải được thực hiện như sau:

- So sánh các giá trị đo được với chỉ tiêu tương ứng để quyết định xem thiết bị có đáp ứng được các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này không;

- Phải ghi lại giá trị độ không đảm bảo đo cho mỗi thông số trong báo cáo đo kiểm;

- Giá trị sai số đo kiểm đã ghi lại cho mỗi thông số phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị trong Bảng C.1

Với những phương pháp kiểm tra, dựa theo Quy chuẩn này, những hình về độ bất định phép đo được tính toán theo TR 100 028-1 [8] và phải tương ứng với hệ số mở rộng k = 1,96 hoặc k = 2 (cung cấp mức độ tin cậy 95% và 95,45% theo thứ tự tương ứng trong trường hợp mà tính chất phân tán độ bất định phép đo là bình thường (Gausian)).

Bảng C.1 được dựa trên những hệ số mở rộng như trên.

Bảng C.1 - Các giá trị cực đại của sai số đo kiểm tuyệt đốiCác thông số Sai số cực đạiTần số RF ±1x10-7

Công suất RF ±0,75 dBĐộ lệch tần số cực đại:- Trong khoảng từ 300 Hz đến 6 kHz của tần số điều chế ±5%- Trong khoảng từ 6 kHz đến 25 kHz của tần số điều chế ±3 dBGiới hạn về độ lệch ±5%Công suất kênh lân cận ±5 dBPhát xạ giả dẫn của phần phát ±4 dBCông suất đầu ra âm tần ±5 dBCác đặc tính về biên độ của bộ giới hạn máy thu 1,5 dBĐộ nhạy tại 20 dB SINAD ±3 dBPhát xạ dẫn của phần thu ±3 dB

42

Page 43: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phép đo hai tín hiệu ±4 dBPhép đo ba tín hiệu ±3 dBPhát xạ bức xạ của phần phát ±6 dBPhát xạ bức xạ của phần thu ±6 dBThời gian chuyển đổi quá độ của phần phát ±20%Tần số đột biến của phần phát ±250 HzNghẹt phần thu (chế độ song công) ±0,5 dB

C.9. Các điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độC.9.1. Các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạnPhải thực hiện các phép đo kiểm trong các điều kiện đo kiểm bình thường và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời tại phụ lục C.11.1 và C.11.2), khi có quy định.

C.9.2. Nguồn điện đo kiểmTrong khi thực hiện phép đo, nguồn điện cung cấp cho thiết bị phải có khả năng tạo ra các điện áp đo kiểm bình thường và tới hạn quy định trong phụ lục C.10.2 và phụ lục C.11.2.

Trở kháng trong của nguồn điện đo kiểm phải đủ bé để không ảnh hưởng đến kết quả đo kiểm. Phải đo điện áp của nguồn điện tại đầu vào của thiết bị.

Trong thời gian thực hiện phép đo, phải duy trì điện áp của nguồn điện trong khoảng sai số ±3% của mức điện áp bắt đầu phép đo.

C.10. Các điều kiện đo kiểm bình thườngC.10.1. Nhiệt độ và độ ẩm bình thườngCác điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ bình thường cho phép đo phải nằm trong giới hạn sau đây:

- Nhiệt độ: từ +150 C đến +400 C;

- Độ ẩm tương đối: từ 20% đến 80%.

Khi độ ẩm tương đối thấp hơn 20%, phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

C.10.2. Nguồn điện bình thườngC.10.2.1. Nguồn ắc quyKhi thiết bị được thiết kế để hoạt động bằng nguồn ắc quy, điện áp đo kiểm bình thường là điện áp danh định của ắc quy theo công bố của nhà sản xuất.

C.10.2.2. Các nguồn điện khácKhi thiết bị hoạt động bằng các nguồn điện khác, điện áp đo kiểm bình thường phải do nhà xản suất thiết bị công bố.

C.11. Các điều kiện đo kiểm tới hạnNếu không có quy định khác, các điều kiện đo kiểm tới hạn có nghĩa là EUT phải được đo kiểm đồng thời tại nhiệt độ cao hơn và tại giới hạn trên của điện áp cung cấp, cũng như tại nhiệt độ thấp hơn và tại giới hạn dưới của điện áp cung cấp.

43

Page 44: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

C.11.1. Nhiệt độ tới hạnĐối với các phép đo tại nhiệt độ tới hạn, phải thực hiện phép đo trong phụ lục C.12, tại nhiệt độ tới hạn thấp -150 C và tại nhiệt độ tới hạn cao +550 C.

C.11.2. Nguồn điện đo kiểm tới hạnC.11.2.1. Nguồn ắc quy

Điện áp đo kiểm tới hạn trên phải là điện áp của cực ắc quy (ắc quy mới hoặc ắc quy đã sạc đầy) khi tải được sử dụng bởi thiết bị ở nhiệt độ bình thường trong điều kiện thu với tiện ích âm thanh hoạt động làm câm âm thanh.

Điện áp đo kiểm tới hạn dưới phải là 0,85 lần giá trị xác định ở trên.

Trường hợp thiết bị được trang bị ắc quy có điện áp không đồng nhất thì điện áp đo kiểm tới hạn trên phải là điện áp cao nhất ở cực pin và điện áp đo kiểm tới hạn dưới phải là 0,85 lần điện áp đo kiểm tới hạn trên khi ắc quy có điện áp thấp nhất.

C.11.2.2. Các nguồn điện khác

Khi hoạt động với các nguồn điện khác, điện áp đo kiểm tới hạn phải là giá trị được công khai bởi nhà sản xuất thiết bị.

C.12. Thủ tục đo kiểm tại nhiệt độ tới hạnPhải tắt thiết bị trong khoảng thời gian tạo sự ổn định nhiệt độ.

Trước các phép đo kiểm dẫn tại nhiệt độ cao, phải đặt thiết bị trong buồng đo cho đến khi đạt được sự cân bằng nhiệt độ. Sau đó bật thiết bị trong điều kiện phát công suất cao tại điện áp bình thường cho đến khi bộ đếm thời gian phát kết thúc được kích hoạt và thiết bị được trở lại chế độ chờ. Sau đó thiết bị sẽ thể hiện những đặc điểm có liên quan tới tài liệu Quy chuẩn này.

Đối với phép đo kiểm tại nhiệt độ thấp, phải đặt thiết bị trong buồng đo cho đến khi đạt được sự cân bằng về nhiệt độ và sau đó phải bật thiết bị sang chế độ chờ hoặc chế độ thu trong một phút. Sau đó thiết bị phải thể hiện những đặc điểm có liên quan tới tài liệu Quy chuẩn này.

44

Page 45: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phụ Lục D(Quy định)

Quy định chung về thiết bịD.1. Cấu trúc thiết bịNhà sản xuất phải công bố tuân thủ các quy định trong phụ lục này và phải đưa ra các tài liệu có liên quan.

Các cấu trúc về cơ khí, điện và việc lắp ráp hoàn thiện thiết bị phải tuân thủ thiết kế tốt theo mọi phương diện, thiết bị phải được thiết kế phù hợp cho việc sử dụng trên tàu thuyền.

Tất cả các nút điều khiển trên thiết bị phải có kích thước phù hợp để việc điều khiển được dễ dàng, số lượng nút điều khiển phải ở mức tối thiểu để có thể vận hành tốt và đơn giản.

Tất cả các bộ phận của thiết bị dùng để kiểm soát trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng phải dễ dàng tiếp cận. Các bộ phận của thiết bị phải được nhận biết dễ dàng.

Các tài liệu kỹ thuật liên quan phải được cung cấp kèm theo thiết bị.

Nghiệp vụ di động hàng hải VHF sử dụng các kênh tần số đơn và cả các kênh hai tần số. Đối với các kênh hai tần số thì khoảng cách giữa tần số thu và tần số phát là 4,6 MHz (Xem phụ lục 18 “Thể lệ Vô tuyến điện” [2]).

Thiết bị phải tích hợp với phần thu GPS hoặc GNSS.

Thiết bị phải có mức độ bảo vệ tối thiểu là IP54.

Thiết bị phải có khả năng hoạt động trên kênh đơn tần số và hai tần số với điều khiển bằng tay (đơn công).

Thiết bị phải có màu phân biệt nó với thiết bị VHF không cố định được ghi rõ trong EN 300 225 [10].

Thiết bị phải có khả năng hoạt động trên tất cả các kênh được xác định trong bản Thể lệ Vô tuyến điện, phụ lục 18 [2], trong phần chú ý m) và e)

Những kênh VHF tăng thêm cho dịch vụ hàng hải ngoài những kênh đã được đưa ra ở phụ lục 18 của Thể lệ Vô tuyến điện [2] có thể cũng được cung cấp bởi những cục quản lý liên quan. Những kênh này phải được xác đinh rõ ràng để sử dụng theo như các cục liên quan và được truy cập qua những thao tác tích cực để kích hoạt sự sử dụng những kênh này nhưng phải cung cấp những tùy chọn cho phép khóa bất kỳ hoặc tất cả những kênh thêm này nếu được yêu cầu từ cục quản lý có liên quan.

Nếu phân kênh 12,5 kHz được cung cấp trong thiết bị, nó phải phù hợp với khuyến nghị M.1084-4 của ITU-R [11].

Thiết bị phải được thiết kế để sao cho việc sử dụng kênh 70 cho các mục đích khác với DSC là không được phép (xem Khuyến nghị ITU-R M.493-8 [12] và Khuyến nghị ITU-R M.541-7 [13]) và việc sử dụng những kênh AIS1 và AIS2 cho những mục đích khác AIS cũng không được phép.

Chức năng quét hoặc đồng hồ đa năng có thể được cung cấp nhưng phải cung cấp những tùy chọn để khóa hay không khóa những chức năng này.

45

Page 46: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Nếu thiết bị được lắp với cổng ăng-ten phụ, thì việc kết nối đồng thời của cả hai ăng-ten phụ và ăng-ten thường phải được ngăn chặn.

Thiết bị không được phát nếu có bất kỳ bộ phận tạo tần số nào trong phần phát chưa khoá.

Thiết bị không được phát trong thời gian chuyển kênh.

D.2. Điều khiển và chỉ thịThiết bị phải có bộ chọn kênh và phải chỉ rõ số đăng ký, như trong Phụ lục 18 của “Thể lệ Vô tuyến điện” [2]. Số đăng ký kênh phải luôn rõ ràng trong bất kỳ điều kiện chiếu sáng nào.

Kênh 16 phải được đánh dấu một cách rõ ràng. Việc chọn kênh 16, cần được ưu tiên bằng những phương tiện sẵn sàng có khả năng sử dụng được (ví dụ qua một nút được đánh dấu rõ ràng). Sự lựa chon kênh 16 dù bằng cách nào đều phải tự động đặt cho cường độ máy phát lên mức cực đại. Mức năng luợng này có thể được hạ xuống sau đó bởi những thao tác điều khiển bằng tay nếu cần.

Vị trí của bảng điều khiển đầu vào của thiết bị cho phép nhập những giá trị từ 0 đến 9 phải tuân thủ theo Khuyến nghị ITU-T E.161 [14].

Thiết bị phải có thêm các nút điều khiển và chỉ thị như sau:

- Nút bật/tắt cho thiết bị kèm theo chỉ thị thấy được thiết bị đang hoạt động;

- Một nút Nhấn Để Nói (push to talk) không khoá, vận hành bằng tay để bật máy phát kèm theo một chỉ thị thấy được máy phát đã được kích hoạt và tạo điều kiện giới hạn thời gian truyền không quá tối đa 5 phút. Một loa báo hiệu ngắn và một chỉ thị có thể được cung cấp để chỉ ra khi nào sự truyền sóng sẽ tự động ngắt trong khoảng trước 10 giây. Bắt buộc phải có khả năng khởi động lại nút Nhấn Để Nói và kích hoạt lại máy phát sau kỳ hạn 10 giây;

- Một công tắc để hạ công suất đầu ra của máy phát không lớn hơn 1 W khi công suất đầu ra RF lớn hơn 1 W;

- Một nút điều khiển độ lớn công suất tần số âm thanh;

- Một nút điều khiển tắt âm thanh;

- Một bộ hiển thị để báo rằng máy phát đang hoạt động.

Thiết bị cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Người sử dụng không được truy nhập tới bất kỳ nút điều khiển nào sẽ gây ra sự sai hỏng các tính năng kỹ thuật của thiết bị nếu điều khiển sai.

D.3. Mi-cro và loaThiết bị phải được có một mi-crô tích hợp và một loa tích hợp.

Trong quá trình phát sóng, đầu ra của phần thu phải ở chế độ câm lặng.

D.4. Các biện pháp an toànPhải có các biện pháp để bảo vệ thiết bị tránh các ảnh hưởng của hiện tượng quá áp và quá dòng.

46

Page 47: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phải có các biện pháp để tránh các hỏng hóc cho thiết bị do sự thay đổi cực tính đột ngột của nguồn điện.

Khi các cực của ăng ten được nối hở mạch hoặc ngắn mạch trong một khoảng thời gian tối thiểu là 5 phút thì không được gây hỏng thiết bị.

Để không gây hư hỏng do điện áp tĩnh điện tạo ra tại các cực ăng ten, phải có đường dẫn điện một chiều từ các thiết bị đầu cuối ăng ten đó xuống vỏ máy với trở kháng không được vượt quá 100 kΩ.

Thông tin trong các thiết bị nhớ tạm thời phải được lưu giữ khi bị mất nguồn điện trong khoảng thời gian đến 60 giây.

D.5. Ghi nhãnTất cả các núm điều khiển, các bộ phận, các chỉ thị và các cực đều phải được ghi nhãn một cách rõ ràng.

Các chi tiết về bất kỳ nguồn điện cung cấp bên ngoài nào cho thiết bị phải được chỉ dẫn rõ ràng trên thiết bị.

Thiết bị phải được đánh dấu một cách rõ ràng không có tẩy xóa trên mặt ngoài với các thông tin về nhà sản xuất, kiểu đăng ký của thiết bị và số xê ri của đơn vị thiết bị.

Khoảng cách an toàn cho la bàn phải được chỉ rõ trên thiết bị.

D.6. Thời gian chuyển kênhSự bố trí chuyển kênh cần phải đảm bảo sao cho thời gian cần thiết để chuyển việc sử dụng từ kênh này sang bất kỳ một kênh nào khác không được vượt quá 5 giây.

Thời gian cần thiết để thay đổi từ phát thành thu hoặc ngược lại không được vượt quá 0.3 giây.

D.7. Các loại đặc điểm điều chế và bức xạThiết bị phải sử dụng điều chế pha, G3E (điều chế tần số có nâng biên 6 dB/oct) cho thoại, và G2B cho báo hiệu gọi chọn số (DSC).

Thiết bị phải được thiết kế để hoạt động tốt với các phân kênh 12,5 kHz và 25 kHz.

D.8. Dung lượng pinThiết bị phải có thời gian hoạt động tối thiểu trong 4 giờ với những chu trình năng suất 80, 10, 10 (80% hoạt động ở chế độ chờ, 10% Tx và 10% Rx) tại nhiệt độ bình thường (phụ lục C.10.1).

Thời gian hoạt động tối thiểu sẽ thỏa đáng khi:

Pin được sạc đầy, hoặc

Những pin khô mới được lắp vào máy (khi thích hợp).

D.9. Chức năng gọi chọn số DSCThiết bị phải tuân theo tiêu chuẩn EN 300 338-5 [15] cho tất cả các khía cạnh của chức năng DSC.

47

Page 48: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phụ Lục E(Quy định)

Đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trườngNếu không có quy định nào khác, trong khoảng thời gian đo kiểm, thiết bị phải được nối đến một nguồn cung cấp điện được công nhận tính tuân thủ các bài đo về điện. Đo kiểm chất lượng này được thực hiện bằng cách sử dụng điện áp đo kiểm bình thường (xem phụ lục C.10.2).

Việc kiểm tra hiệu suất bao gồm: kiểm tra sai số tần số của máy phát (khoản 2.1.1), công suất sóng mang của máy phát (khoản 2.1.2) và độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu (khoản 2.2.1). Những bài kiểm tra hiệu suất này phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (phụ lục C.10).

E.1. Thử rơiE.1.1. Định nghĩaPhép thử này mô phỏng những ảnh hưởng của việc rơi tự do của thiết bị trên boong tàu kết quả từ việc đánh rơi thiết bị.

E.1.2. Phương pháp đoKiểm tra này phải bao gồm chuỗi 6 lần đánh rơi, mỗi lần trên mỗi mặt khác nhau của thiết bị.

Kiểm tra này phải được thực hiện dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.

Bề mặt kiểm tra phải là một miếng gỗ cứng đặc với bề dầy tối thiểu 150 mm và khối lượng từ 30 kg trở lên.

Chiều cao của phần thấp nhất của thiết bị so với bề mặt kiểm tra tại thời điểm thả rơi phải là (1000 ± 10) mm.

Thiết bị phải được cấu hình để sử dụng như trong trường hợp hoạt động bình thường trong kiểm tra này.

Cuối bài kiểm tra, thiết bị phải được kiểm tra hiệu suất và sau đó phải được kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng bên ngoài. Các dấu hiệu này được ghi chép lại trong báo cáo đo lường.

E.1.3. Yêu cầuThiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra hiệu suất.

Không có bất kỳ sự biến dạng nào của thiết bị có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Chức năng cảnh báo cứu nạn phải không bị kích hoạt.

Nút cảnh báo cứu nạn phải hoạt động như yêu cầu sau bài kiểm tra.

E.2. Thử nhiệt độSự chống chọi đối với ảnh hưởng về nhiệt độ của thiết bị là khả năng duy trì đặc tính điện và cơ ban đầu của thiết bị sau khi thực hiện các phép thử nhiệt độ.

E.2.1. Nung khôE.2.1.1. Định nghĩa

48

Page 49: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

Phép kiểm tra này xác định khả năng hoạt động tại nhiệt độ cao và thay đổi về nhiệt độ của thiết bị.

E.2.1.2. Phương pháp đo

Đặt EUT trong buồng đo có độ ẩm tương đối và nhiệt độ bình thường. Sau đó bật EUT và các thiết bị điều khiển nhiệt độ. Sau đó nâng nhiệt độ lên và duy trì tại (+55 3) 0C. Sau thời gian thử nhiệt từ 10 giờ đến 16 giờ trong buồng đo tại nhiệt độ (+55 3) 0C thì kiểm tra hiệu suất của EUT. Vẫn duy trì nhiệt độ của buồng đo (+55 3) 0C trong toàn bộ khoảng thời gian kiểm tra hiệu suất thiết bị. Khi kết thúc kiểm tra, đưa EUT trở về các điều kiện môi trường bình thường hoặc đến các điều kiện môi trường cho phép kiểm tra tiếp theo. Tốc độ tăng hoặc giảm nhiệt độ của buồng đo tối đa là 1 0C/phút.

E.2.1.3. Yêu cầu

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu của phép kiểm tra hiệu suất.

E.2.2. Nung ẩmE.2.2.1. Định nghĩa

Phép kiểm tra này nhằm xác định khả năng hoạt động của thiết bị trong điều kiện độ ẩm cao.

E.2.2.2. Phương pháp đo

Đặt EUT trong buồng đo có độ ẩm tương đối và nhiệt độ bình thường. Sau đó tăng nhiệt độ đến (+40 2) 0C và độ ẩm tương đối đến (93 3) % trong khoảng thời gian (3 0,5) giờ. Duy trì các điều kiện này trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Các thiết bị điều khiển môi trường đo kiểm phải được bật khi kết thúc thời gian này. Sau đó 30 phút bật EUT, hoặc ngay sau khoảng thời gian thử nhiệt khi có sự đồng ý của nhà sản xuất, duy trì EUT ở trạng thái hoạt động tối thiểu 2 giờ trong khoảng thời gian tiến hành kiểm tra hiệu suất của thiết bị. Trong toàn bộ thời gian tiến hành kiểm tra hiệu suất thiết bị, phải duy trì độ ẩm tương đối và nhiệt độ của buồng đo như đã xác định. Khi kết thúc thời gian kiểm tra, vẫn để EUT trong buồng đo, giảm nhiệt độ của buồng đo xuống nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giờ. Khi kết thúc toàn bộ phép kiểm tra, đưa EUT về các điều kiện môi trường bình thường hoặc đến các trạng thái yêu cầu cho phép đo kiểm tiếp theo. Tốc độ tăng hoặc giảm nhiệt độ của buồng đo tối đa là 1 0C/phút.

E.2.2.3. Yêu cầu

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu của phép kiểm tra hiệu suất.

E.2.3. Chu trình nhiệt thấpE.2.3.1. Định nghĩa

Các phép kiểm tra này xác định khả năng của thiết bị hoạt động tại nhiệt độ thấp, đồng thời cũng cho phép thiết bị thể hiện khả năng khởi động tại nhiệt độ thấp.

E.2.3.2. Phương pháp đo

Đặt EUT trong buồng đo có nhiệt độ và độ ẩm tương đối bình thường. Sau đó giảm nhiệt độ phòng và duy trì tại (-15 3) 0C trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Các thiết bị điều khiển môi trường đo kiểm phải được bật khi kết thúc thời gian

49

Page 50: Lời nói đầu - mic.gov.vnmic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/5/QC-tb-VHF-cam... · Web viewQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ

QCVN xx:201x/BTTTT

này. Sau đó 30 phút, bật EUT và duy trì trạng thái hoạt động trong tối thiểu 2 giờ, trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra hiệu suất của thiết bị. Trong toàn bộ thời gian tiến hành kiểm tra chất lượng duy trì nhiệt độ của buồng đo tại (-15 3) 0C. Khi kết thúc phép kiểm tra, đưa EUT trở về các điều kiện môi trường bình thường hoặc điều kiện cần thiết cho phép đo kiểm tiếp theo. Tốc độ tăng hoặc giảm nhiệt độ nhiệt độ buồng đo tối đa là 1 0C/phút.

E.2.3.3. Yêu cầu

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu của phép kiểm tra hiệu suất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

EN 302 885 - 01 V1.2.1 (2011-11): Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 1: Technical characteristics and methods of measurement.

EN 302 885 - 02 V1.1.1 (2011-11): Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.

EN 302 885 - 03 V1.1.1 (2011-09): Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC; Part 3: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.3(e) of the R&TTE Directive

50