8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Lạc Dương: Phối hợp đảm bảo an toàn lĩnh vực thông tin và truyền thông TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5206 - THỨ SÁU NGÀY 21/12/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC, THÁNG 5/1957 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ ĐỨC ĐAM LÀM VIỆC TẠI LÂM ĐỒNG: Muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Xuất khẩu lao động: Hiệu quả từ thu nhập đến chất lượng nhân lực TRANG 6 “Má Hoa” làm thiện nguyện TRANG 5 KINH TẾ Đạ Huoai tiếp tục đà tăng trưởng TRANG 3 TRANG 2 Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo trong thành phố luôn đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được Thành ủy - HĐND - UBND, UBMTTQ quan tâm thực hiện đồng bộ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Năm 2018, Lâm Đồng cấp mới 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 123 tỷ đồng. Trong ảnh: Chế biến cà phê tại Nhà máy TINO thuộc Khu Công nghiệp Phú Hội. Ảnh: V.Báu Khó khăn trong nhập khẩu giống hoa TRANG 7 Thị trường nội địa tăng 100% so với năm 2017, các sản phẩm tơ lụa được xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất được đánh giá là bước tiến dài, ngoạn mục của ngành tơ lụa Bảo Lộc năm 2018. TRANG 3 Tơ lụa Bảo Lộc một năm thăng hoa Lâm Đồng xây dựng vị thế quốc tế XEM TIẾP TRANG 2 Khi MTTQ tham gia xây dựng chính quyền Sáng 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ VN tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Theo báo cáo của lãnh đạo UBND tỉnh tại buổi làm việc, năm 2018, Lâm Đồng đã hoàn thành toàn diện 17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến đạt trên 7.100 tỷ đồng, bằng 111% so với dự toán Trung ương, bằng 105% dự toán địa phương, tăng 10,1% so cùng kỳ. Cụ thể, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng 8,59% (KH 8,5 - 8,7%);... Phó Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Lâm Đồng xây dựng vị thế quốc tếbaolamdong.vn/upload/others/201812/29216_Bao_lam_dong_ngay_21.12.2018.…VĂN HÓA - XÃ HỘI. Lạc Dương: Phối hợp đảm bảo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

VĂN HÓA - XÃ HỘILạc Dương:

Phối hợp đảm bảo an toàn lĩnh vực thông tin

và truyền thôngTRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5206 - THỨ SÁU NGÀY 21/12/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC

TỔNG CỤC, THÁNG 5/1957

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ ĐỨC ĐAM LÀM VIỆC TẠI LÂM ĐỒNG:

Muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTXuất khẩu lao động:

Hiệu quả từ thu nhập đến chất lượng nhân lực

TRANG 6

“Má Hoa” làm thiện nguyện

TRANG 5

KINH TẾĐạ Huoai tiếp tục đà tăng trưởng

TRANG 3

TRANG 2

Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo trong thành phố luôn đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được Thành ủy - HĐND - UBND, UBMTTQ quan tâm thực hiện đồng bộ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Năm 2018, Lâm Đồng cấp mới 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 123 tỷ đồng. Trong ảnh: Chế biến cà phê tại Nhà máy TINO thuộc Khu Công nghiệp Phú Hội. Ảnh: V.Báu

Khó khăn trong nhập khẩu giống hoaTRANG 7

Thị trường nội địa tăng 100% so với năm 2017, các sản phẩm tơ lụa được xuất khẩu

sang các thị trường khó tính nhất được đánh giá là bước tiến dài, ngoạn mục của ngành tơ lụa Bảo Lộc năm 2018.

TRANG 3

Tơ lụa Bảo Lộc một năm thăng hoa

Lâm Đồng xây dựng vị thế quốc tếXEM TIẾP TRANG 2

Khi MTTQ tham gia xây dựng chính quyền

Sáng 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ VN tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Theo báo cáo của lãnh đạo UBND tỉnh tại buổi làm việc, năm 2018, Lâm Đồng đã hoàn thành toàn diện 17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến đạt trên 7.100 tỷ đồng, bằng 111% so với dự toán Trung ương, bằng 105% dự toán địa phương, tăng 10,1% so cùng kỳ.

Cụ thể, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng 8,59% (KH 8,5 - 8,7%);...

Phó Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

2 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Theo phản ánh của ông Trần Đình Dũng - UVBTV Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Đà Lạt: Cùng với việc bày tỏ sự vui mừng

trước sự phát triển chung của thành phố, bà con nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, các vụ vi phạm hình sự vẫn còn cao, thiệt hại tài sản lên đến nhiều tỷ đồng. Tình trạng vi phạm môi trường, đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, san gạt đất trái phép, xây dựng trái phép còn xảy ra. Hoạt động về gian lận thương mại, giả nhãn mác nông sản Đà Lạt còn xảy ra với hình thức tinh vi hơn. Tình trạng “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi hoạt động trái quy định đã gây thất thoát, thiệt hại lớn cho một bộ phận người dân thiếu hiểu biết, cần vay vốn nhưng rất khó tiếp cận ngân hàng. Tình trạng “cò tiếp thị” dịch vụ du lịch chưa được xử lý triệt để. Văn hóa trong ứng xử kinh doanh đôi lúc, đôi nơi còn chưa mang nét văn hóa lành mạnh của người Đà Lạt. Nhiều khu quy hoạch, dự án trong thành phố triển khai quá chậm, việc xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu quy hoạch dân cư triển khai rất chậm gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, chất lượng sống của nhân dân. Công tác đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư vẫn còn bất cập chưa được tháo gỡ…

Từ rất nhiều những tồn tại trên, nhân dân thành phố cũng kiến nghị và mong muốn lãnh đạo thành phố Đà Lạt sớm quan tâm, giải quyết những tồn tại trên. Đặc biệt, nhân dân mong muốn về lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần được tăng cường và giữ vững, đảm bảo sự an toàn cho nhân dân, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm “tín dụng đen”, côn đồ hoành hành gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Nhờ nắm rõ về tình hình dư luận xã hội tại địa phương, thời gian qua, UBMTTQ thành phố Đà Lạt đã kịp thời phản ánh lên cấp trên và chú trọng tuyên truyền, định hướng trong nhân dân. Ngoài ra, MTTQ còn phát huy vai trò của

Khi MTTQ tham gia xây dựng chính quyềnNăm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo trong thành phố luôn đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được Thành ủy - HĐND - UBND, UBMTTQ quan tâm thực hiện đồng bộ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Để tăng cường hiệu quả công tác xây dựng chính quyền thành phố ngày càng vững mạnh, năm 2018, UBMTTQ TP Đà Lạt đã tổ chức nhiều chương trình đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với nhân dân nhằm lắng nghe những kiến nghị, bức xúc từ nhân dân để có biện pháp giải quyết chỉ đạo kịp thời các vấn đề phát sinh.

Ngoài ra, MTTQ cấp xã, phường cũng đã tổ chức được 22 cuộc giám sát thuộc thẩm quyền tại cơ sở. MTTQ thành phố đã chủ trì tổ chức được 2 đợt giám sát với 2 nội dung về những vấn đề nổi cộm trong nhân dân. Đồng thời, tổ chức được hội nghị góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với 200 lượt người dân tham dự. Phối hợp với Công an thành phố Đà Lạt tổ chức được 114 diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” với 3.903 lượt người tham dự cùng 482 lượt ý kiến góp ý. Qua đó, giúp công tác phối hợp, phát hiện, tố giác tội phạm giữa nhân dân với công an được tăng cường hơn.

Đặc biệt, Ban Thường trực UBMTTQ TP Đà Lạt đã cùng phối hợp với Thường trực HĐND, các ban HĐND, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố thực hiện các đợt giám sát đối với nhà tạm giữ của Công an thành phố, giám sát việc truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan khối nội chính nhằm đảm bảo sự công minh, công bằng, đúng pháp luật.

Để phát huy vai trò giám sát từ cơ sở, trong năm 2019, UBMTTQVN TP Đà Lạt cũng đề nghị chính quyền thành phố chỉ đạo các xã, phường nghiêm túc thực hiện việc thông báo các danh mục công trình, dự án đầu tư trên địa bàn ngay từ đầu năm và tạo điều kiện tốt nhất cho Ban giám sát đầu tư cộng đồng hoạt động hiệu quả. NGUYỆT THU

Kịp thời biểu dương các tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc tại khu dân cư sẽ góp phần khích lệ tinh thần thi đua trong nhân dân. Ảnh: N.Thu

các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc, nhà tu hành tích cực vận động bà con tín đồ tham gia vào các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng khu phố xanh - sạch - đẹp… Hiện, thành phố đã xây dựng được hai khu dân cư kiểu mẫu, đó là Tổ dân phố 3, Phan Chu Trinh và thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ. Xây dựng được hai mô hình “Giáo xứ Thánh Mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp” và “Chùa Viên Giác xã Xuân Trường xanh - sạch - đẹp”. Bên cạnh đó, thành

phố còn xây dựng được bốn mô hình khu dân cư đồng bào có đạo không có tội phạm, 16 mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường, 6 mô hình vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, 187 tổ tự quản về an ninh trật tự, 70 tổ dân phố không có tội phạm, 70 tuyến đường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lắp đặt được 781 mắt camera theo tinh thần xã hội hóa do nhân dân thành phố đóng góp, qua đó đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các tổ dân phố, nhân dân rất yên tâm và đồng thuận cao.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm việc tại Lâm Đồng... TIẾP TRANG 1

... tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 5,2% (KH 4,8 - 5,3%); sản lượng rau các loại đạt 2,1 triệu tấn, tăng 6,0%; sản lượng hoa các loại 2,79 tỷ cành, tăng 1,6% so với cùng kỳ; sản lượng cà phê nhân 495.744 tấn, tăng 4,6%; sản lượng chè búp tươi 135.268 tấn, giảm 7,7%; sản lượng điều 8.232 tấn, tăng 85,6%; diện tích cây dâu tằm 7.407 ha, tăng 30,8%; sản lượng lá dâu 127.330 tấn, tăng 22,7%...

Nhiều mô hình liên kết sản xuất phát huy hiệu quả và đạt kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện; đến nay, toàn tỉnh có 125 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ có hợp đồng liên kết lâu dài, tăng 52 chuỗi so cùng kỳ, với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 35 HTX, 42 THT, cơ sở nhỏ lẻ và 12.570 hộ nông dân; chăn nuôi tiếp tục phát triển.

Đến cuối năm 2018, tỉnh có 87/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75% tổng số xã và tăng 12 xã so với năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều còn 2,91%, giảm 1% so với năm 2017, tương đương khoảng 3.100 hộ thoát nghèo trong năm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá; chất lượng dịch vụ du lịch được cải thiện; du lịch canh nông phát triển mạnh và ngày càng có tính chuyên nghiệp cao, là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Khai thác có hiệu quả các chuyến bay đến Sân bay Liên Khương từ: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn

Quốc… Trong năm 2018, có 6,5 triệu lượt khách du lịch đến Lâm Đồng, tăng 10,3% so với năm 2017.

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính trong các lĩnh vực: du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2017, Lâm Đồng xếp thứ 3 về ứng dụng công nghệ thông tin trên 63 tỉnh, thành phố.

Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đã thành lập và đưa Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2018; đồng thời chỉ đạo củng cố, kiện toàn bộ phận một cửa tại UBND cấp huyện và cấp xã. Việc thực hiện tinh giản bộ máy và sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực; UBND tỉnh đã ban hành quyết định sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, qua đó giảm được 11 đơn vị; đối với các huyện, thành phố giảm 15 đơn vị…

Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành cũng đã nêu một số ý kiến về các lĩnh vực du lịch, y tế, khoa học công nghệ… của tỉnh. Quan tâm đến việc Lâm Đồng đang xây dựng thành phố thông minh theo đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nêu ý kiến rằng, tỉnh cần phải làm tốt công tác lưu trữ dữ liệu trên các lĩnh vực để phục

vụ rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân. Thứ trưởng nêu một số thông tin về vấn đề số hóa hiện nay đang được triển khai khá hiệu quả ở một số địa phương để tỉnh tham khảo và đề nghị tỉnh cần nhanh chóng số hóa các dữ liệu về địa chính, bản đồ chi tiết từ thành thị đến nông thôn, sớm cập nhật số hóa từ số nhà đến từng thửa ruộng, vùng kinh tế...

Hiện thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ở mức cao hơn so với bình quân chung của cả nước, nhờ có sự bứt phá thành công của công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển của nông nghiệp công nghệ cao. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã nhấn mạnh đến hai ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay mà tỉnh đang rất quan tâm đầu tư để thúc đẩy phát triển là nông nghiệp và du lịch. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh, nông nghiệp hiện vẫn là “đầu tàu phát triển kinh tế” của tỉnh với giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích là 169 triệu đồng/ha; gần 55.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Du lịch cũng phát triển đều mỗi năm, tuy nhiên, vẫn chưa như kỳ vọng vì vẫn đang gặp những khó khăn và hạn chế nhất định trong xây dựng các mô hình du lịch mới, hiện vẫn chủ yếu dựa vào các sản phẩm du lịch truyền thống lâu nay.

Về xây dựng thành phố thông minh, Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết, Lâm Đồng đã bắt đầu rất sớm và đang tập trung trên 9 lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, quản lý đô thị…

Tỉnh cũng đang xây dựng thành phố thông minh trên cơ sở kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia.

Chủ tịch Đoàn Văn Việt đã kiến nghị Phó Thủ tướng quan tâm, tham mưu Thủ tướng để giúp tỉnh sớm hoàn thành xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; qui hoạch Sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế để giúp tỉnh có hướng mở trong phát triển kinh tế vì hiện nay Sân bay Liên Khương đã mở rộng các tuyến bay quốc tế và hoạt động rất hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng những kết quả tỉnh đã đạt được và đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và khoa học…

Liên quan đến việc xây dựng đô thị thông minh theo quyết định của Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Căn bản nhất là hạ tầng dữ liệu không gian, tỉnh phải sớm xây dựng cho được hạ tầng dữ liệu này thì mới có thể làm được đô thị thông minh. Hạ tầng dữ liệu không gian phải bao gồm tất cả các dữ liệu của các cơ quan nhà nước đến dữ liệu của người dân, tất cả phải được số hóa theo hệ thống, trải rộng từ thành thị đến nông thôn và trên mọi lĩnh vực để Nhà nước và nhân dân đều có thể cùng khai thác, sử dụng. Đây sẽ là nền tảng để xây dựng thành công thành phố thông minh và thúc đẩy tất cả các ngành, lĩnh vực phát triển...”. NGUYỄN NGHĨA

3 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018KINH TẾ

Đạ Huoai tiếp tục đà tăng trưởngNăm 2018, kinh tế Đạ Huoai tiếp tục đà tăng trưởng với tổng giá trị sản xuất các ngành đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng cây sầu riêng đã mang lại nguồn thu hơn 800 tỷ đồng.

Thu hơn 800 tỷ đồng từ sầu riêngTheo thống kê, toàn huyện Đạ Huoai hiện

có khoảng 2.760 ha sầu riêng các loại; trong đó, có 1.950 ha đã cho thu hoạch. Vụ thu hoạch năm nay, tổng sản lượng sầu riêng của toàn huyện ước đạt khoảng 20.000 tấn; trong đó, sầu riêng ghép các giống Thái Lan (Mong Thong, Ri6, Đô Na) đạt khoảng 14.676 tấn và sầu riêng hạt là 5.364 tấn; năng suất bình quân đạt khoảng 11,2 tấn/ha.

So với năm 2017, sản lượng sầu riêng của toàn huyện tăng khoảng 9.800 tấn. Trong đó, riêng sản lượng sầu riêng ghép tăng hơn 8.000 tấn. Ngoài việc tăng nhanh về sản lượng, năm nay sầu riêng Đạ Huoai cũng được giá. Theo đó, sầu riêng ghép được thương lái thu mua từ 45 - 50 ngàn đồng/kg; sầu riêng hạt có giá từ 15 - 17 ngàn đồng/kg. Với tổng sản lượng và giá bán như trên, ước tính năm 2018, cây sầu riêng đã mang lại cho người dân Đạ Huoai nguồn thu hơn 800 tỷ đồng. Trong đó, nhiều hộ dân có được nguồn thu nhập từ 2 - 4,5 tỷ đồng/hộ.

Ông Lưu Tiến Chinh - Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai cho biết: “Xác định, sầu riêng là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện đã xây dựng vùng sản xuất sầu riêng công nghệ cao với tổng diện tích 300 ha. Trong năm, huyện đã hỗ trợ sản xuất sầu riêng VietGAP cho 3 hợp tác xã và tổ hợp tác, với diện tích được cấp giấy chứng nhận 87,5 ha, nâng tổng số diện tích sầu riêng VietGAP của toàn huyện lên 154,8 ha; đồng thời, cấp 7.200 tem nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai” cho 25 hộ nông dân. Để cây sầu riêng phát triển bền vững và mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, thời gian tới, Đạ Huoai sẽ hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình chăm sóc sầu riêng “3 trong 1” (bón phân, tưới nước và xịt thuốc bằng hệ thống tự động); đồng thời, đầu tư thâm canh và tăng diện tích, sản lượng sầu riêng VietGAP”.

Tiểu thủ công nghiệp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn Đạ Huoai. Ảnh: K.Phúc

Tơ lụa Bảo Lộc một năm thăng hoa Thị trường nội địa tăng 100% so với năm 2017, các sản phẩm tơ lụa được xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất được đánh giá là bước tiến dài, ngoạn mục của ngành tơ lụa Bảo Lộc năm 2018.

Bằng những nỗ lực không ngừng, thành phố Bảo Lộc đang dần khẳng định vị trí “thủ phủ” tơ lụa Việt Nam.

Ông Đoàn Kim Đình - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cho biết: Năm 2018 là năm phát triển vượt bậc của ngành tơ tằm TP Bảo Lộc. Hiện nay, toàn tỉnh có 5.000 ha dâu tằm, trong đó TP Bảo Lộc có diện tích trồng khoảng 500 ha, hướng đến năm 2020 diện tích dâu tằm sẽ ổn định từ 500-600 ha. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, ươm tơ ngày càng phát triển, toàn tỉnh có 28 doanh nghiệp, riêng Bảo Lộc đã có 23 doanh nghiệp ươm tơ và dệt vải. Các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc hiện đã được chế biến đến khâu cuối cùng, kể cả các công đoạn khó nhất để cho ra đời các sản phẩm hoàn thiện, xuất sang các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Ả Rập…

Trong năm 2018, sản lượng tơ lụa toàn tỉnh đạt 1.000 tấn thì riêng Bảo Lộc là 950 tấn, sản lượng lụa đạt trên 3 triệu m2.

Công nghệ sản xuất, chế biến tơ lụa và các sản phẩm dệt may từ tơ lụa của TP Bảo Lộc đã được đầu tư bài bản với nhiều thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất

Trình diễn thời trang lụa Bảo Lộc tại Festival Hoa năm 2017. Ảnh: D.Thương

Đạt và vượt 15 chỉ tiêu kế hoạch Để đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh

tế - xã hội đề ra từ đầu năm, huyện Đạ Huoai đã chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, chỉ đạo sản xuất trên các lĩnh vực. Trong đó, quan tâm công tác hỗ trợ, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… đã giúp địa phương thực hiện đạt và vượt kế hoạch 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra từ đầu năm. Nhờ vậy, trong năm 2018, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện hơn 2.300 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 25,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 8,3% và dịch vụ tăng 15%.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Đạ Huoai tập trung thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia

tăng và phát triển bền vững”. Chủ động hướng dẫn người dân thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh thâm canh, ứng dựng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao thu nhập. Nếu như năm 2017, sản lượng cây điều xem như mất trắng do dịch bệnh gây hại thì năm nay, năng suất ước đạt 5,4 tạ/ha, đạt 96% kế hoạch.

Đặc biệt, cây ăn trái duy trì đà tăng trưởng mạnh cả diện tích, lẫn sản lượng với tổng diện tích cây ăn trái hiện nay hơn 3.500 ha, tăng 11,6%; tổng sản lượng đạt hơn 21.000 tấn, tăng 7%.

Cùng với đó, địa phương cũng đã chú trọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại một số xã phía Nam, nên sản lượng kén đạt hơn 230

tấn, tăng 5%. Bên cạnh đó, trong khi đàn trâu, bò giảm do giá cả biến động xuống thấp thì đàn heo và gia cầm đã duy trì đà tăng trưởng trở lại và vượt kế hoạch đề ra.

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, bên cạnh duy trì những ngành sản xuất đã có như mây tre đan truyền thống và công nghiệp chế biến thì trên địa bàn còn xuất hiện một số ngành sản xuất mới như đan mây gia công, bê tông nhựa nóng… nâng tổng số cơ sở sản xuất lên con số 46 (tăng 4 cơ sở so với cùng kỳ). Tổng giá trị sản xuất của ngành trong năm đạt gần 940 tỷ đồng, tăng 8,6%. Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn cũng có nhiều khởi sắc khi đạt 671 tỷ đồng, tăng 10%. Trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước là 510 tỷ đồng và đầu tư công là 161 tỷ đồng để triển khai thực hiện 60 hạng mục công trình.

Qua thống kê, hiện nay, Đạ Huoai có hơn 1.000 doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Nhờ vậy, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của địa phương đạt gần 1.560 tỷ đồng, tăng 7%. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng và ước đạt 13,6 triệu USD, tăng 5%. Hệ thống cơ sở du lịch, dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ với 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút khoảng 123 ngàn lượt khách đến tham quan, mua sắm mang lại doanh thu khoảng 55 tỷ đồng, tăng 15%. Kinh tế tập thể tiếp tục tăng số lượng, quy mô và hoạt động hiệu quả. Hiện toàn huyện có 10 hợp tác xã và 17 tổ hợp tác, thu hút gần 300 thành viên tham gia.

Với đà tăng trưởng trong năm, đã tăng mức thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện lên mức hơn 40 triệu đồng/người/năm; đồng thời, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,37%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn 4,39%. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Đạ Huoai thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 120 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch; thu ngân sách huyện quản lý đạt 102 tỷ đồng, đạt 123% dự toán.

KHÁNH PHÚC

cao, thân thiện với môi trường. Địa phương cũng đã hỗ trợ người dân chuyển đổi từ giống cũ sang giống mới cho năng suất cao. Việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ trồng, thâm canh giống dâu đến kỹ thuật nuôi tằm chất lượng cao đã giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng kén đầu vào cho sản xuất tơ lụa.

Nói về tơ lụa Bảo Lộc, nhà thiết kế thời

trang Mỹ Hạnh chia sẻ: Năm 2018 phải nói là một năm tạo được nhiều dấu ấn và bước tiến ngoạn mục của ngành tơ lụa Việt Nam mà trong đó Bảo Lộc luôn dẫn vị trí cao nhất. Sau một thời gian dài khủng hoảng, ngành tơ lụa Việt đã thực sự hồi sinh, và Bảo Lộc là nơi “ươm tơ” mở lối cho tơ lụa Việt. Nếu như trước kia, tơ lụa chỉ xuất sang nước ngoài thì năm 2018, thị trường nội địa đã tăng lên

đột biến 100%. Các sản phẩm tơ lụa không chỉ được dùng trong lĩnh vực thời trang mà tơ lụa Bảo Lộc nay còn xuất khẩu để sử dụng trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ bản, trang trí nội thất…

Theo ông Phạm Xuân Sanh - Công ty TNHH Dệt tơ tằm Việt Silk cũng cho hay, tơ lụa Bảo Lộc thật sự đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là chất lượng tơ lụa đã đáp ứng được những yêu cầu khó tính nhất. Ấn tượng nhất là thị trường nội địa, nếu như năm 2012 các công ty dệt may sử dụng 100% là tơ lụa nhập từ Trung Quốc thì đến năm 2018 đã sử dụng trên 70% tơ lụa Lâm Đồng, và chắc chắn năm 2019 con số này chỉ còn 10% tơ lụa Trung Quốc.

Con đường kết nối tơ lụa Bảo Lộc với những trị trường khác nhau còn tạo cơ hội cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận nhiều thương hiệu lụa. Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh và các doanh nghiệp tơ lụa tại Bảo Lộc đã thành lập Vietnam Silk House (Nhà tơ lụa Việt Nam) với hai cơ sở tại TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc để trưng bày sản phẩm của sáu doanh nghiệp ở Bảo Lộc và nhiều địa phương khác.Chặng đường hồi sinh tơ lụa và con đường đầy gian nan nối giá trị thương mại cho sợi tơ của những người tâm huyết và các doanh nghiệp đã thu được “trái ngọt” sau nhiều năm nỗ lực vun xới, xây dựng TP Bảo Lộc thực sự được biết đến là “thủ phủ tơ lụa” Việt Nam.

DIỄM THƯƠNG

Tôn vinh tơ lụa cùng thổ cẩm Chương trình biểu diễn Lụa Bảo Lộc và thổ cẩm Lâm Đồng sẽ diễn ra vào ngày 26/12 tới tại Công viên Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt. Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển.Được biết, 10 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ươm tơ dệt lụa và 11 nhà thiết kế nổi tiếng trong cả nước, như nhà thiết kế Mỹ Hạnh, Thanh Thúy, Ngọc Hân… sẽ đem đến Đà Lạt những bộ sưu tập mới nhất trên chất liệu tơ lụa Bảo Lộc và thổ cẩm của người bản địa K’Ho, Châu Mạ. Chương trình sẽ có sự tham gia của 50 người mẫu chuyên nghiệp, 40 học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân và 5 cô gái người K’Ho, Mạ.

4 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ngoại giao kinh tếvà hiệu quả thiết thựcThực hiện ngoại giao kinh tế thu

hút đầu tư, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài tới làm ăn, hỗ trợ là một trong những ưu tiên của Lâm Đồng. Làm sao để việc giao tiếp, phối hợp hoạt động của hai bên hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài thực thi công việc dễ dàng, đúng luật luôn được chính quyền Lâm Đồng coi trọng. Và cũng vì vậy, nhiều hoạt động kinh tế, giao thương sôi động đã và đang được triển khai rộng khắp.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Lâm Đồng đạt 661 triệu USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Trong năm 2018, Lâm Đồng cấp mới 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 123,52 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,2 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 104 dự án vốn FDI còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 11.776,37 tỷ đồng, quy mô diện tích 2.337,49 ha; trong đó, có 88 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện là 8.747,34 tỷ đồng, bằng 74,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án FDI tại Lâm Đồng do các tổ chức và cá nhân người nước ngoài của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, tập trung chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Lâm Đồng cũng thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội tham gia một số hội chợ, triển lãm quốc tế được tổ chức trong nước và nước ngoài, đồng thời thông tin, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ quốc tế. Đã có 3 doanh nghiệp Lâm Đồng đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp và du lịch.

Các dự án hỗ trợ của Đông Flander, Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được triển khai, mang lại luồng gió mới cho nông nghiệp địa

Lâm Đồng xây dựng vị thế quốc tếLà địa phương không có đường biên giới trên bộ, không có đường biên giới trên biển nhưng hoạt động ngoại giao của Lâm Đồng vẫn sôi động. Hướng tới mục tiêu tiếp tục xây dựng vị thế, thương hiệu Lâm Đồng trên bình diện quốc tế; chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng vun đắp, thu hút đầu tư hiệu quả và tạo dựng những thiện cảm của bè bạn bốn phương.

phương. Bên cạnh đó, Lâm Đồng tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ hai tỉnh Champasak và Bolykhamxay của nước bạn Lào về nông nghiệp và giáo dục, xiết chặt tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai quốc gia, hai dân tộc.

Với viện trợ phi chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận 45 chương trình, dự án và viện trợ phi dự án. Tổng giá trị giải ngân năm 2018 đạt 1.534.728 USD, chủ yếu trong lĩnh vực chăm sóc y tế, giáo dục, môi trường; qua đó, đã góp phần nâng cao năng lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Ngoại giao văn hóa và hình ảnh Lâm ĐồngViệc Đà Lạt được bình chọn trên

báo NewYork Times là một trong 52 điểm đến trên thế giới năm 2016 đã khiến thương hiệu thành phố du lịch càng được khẳng định. Bởi vậy, Lâm Đồng hết sức hỗ trợ các nhà báo, hãng thông tấn, truyền thông tới với thành phố cao nguyên. Năm 2018, Lâm Đồng đó 62 phóng viên báo chí thuộc 5 đoàn truyền thông tới đưa tin, quay hình với nội dung chủ yếu về du lịch, văn hóa.

Nhằm đưa hình ảnh Lâm Đồng ra với bè bạn, tỉnh thường xuyên phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc tế trên địa bàn tỉnh. Từ các giải thể thao Giải đua xe đạp nữ Quốc tế Bình Dương mở rộng tranh Cúp Biwase năm 2018 thu hút 90 vận động viên đến từ 8 quốc gia; Giải Siêu Marathon quốc tế Dalat Ultra

Trail 2018, thu hút 2.317 vận động viên đến từ 38 quốc gia tham gia thi đấu; Giải Xe đạp địa hình toàn quốc mở rộng DaLat Victory Challenge 2018, thu hút 46 vận động viên của 16 nước đăng ký tham gia thi đấu... đã xây dựng thương hiệu Lâm Đồng như điểm đến đích thực cho nhiều môn thể thao hấp dẫn. Tiếp tục công tác sưu tầm tranh, ảnh, các ấn phẩm, tài liệu đĩa DVD làm phong phú thêm khu vực triển lãm hình ảnh nghệ thuật truyền thống các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng để phục vụ các đoàn khách ngoại giao nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương nói riêng và khu vực Nam Tây Nguyên nói chung, đồng thời xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc đậm nét dân gian, dân tộc bản địa Lâm Đồng tại các chương trình, sự kiện đối ngoại của tỉnh.

Lâm Đồng cũng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như hết sức hỗ trợ khi công dân nước ngoài gặp sự cố tại Lâm Đồng. Từ chuyện du khách bị bệnh, gặp tai nạn bất ngờ, Lâm Đồng đều thực hiện vai trò “chủ nhà” chu đáo, gây ấn tượng tốt cho bản thân họ cũng như gia đình, bạn bè. Với những kiều bào Lâm Đồng ở nước ngoài, tỉnh xây dựng mối quan hệ hết sức trọng thị, nghĩa tình, luôn xác định họ là người con Việt Nam. Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi gặp mặt kiều bào trên địa bàn tỉnh với gần 250 kiều bào đang đầu tư, sinh sống ở nước ngoài và trên địa bàn tỉnh về quê đón tết cùng thân nhân tham dự. Xây dựng hình ảnh Lâm Đồng đẹp, thân thiện trong mắt bạn bè là con đường đưa Lâm Đồng ra với thế giới.

DIỆP QUỲNH

Chuyên gia Bỉ làm việc tại Đà Lạt. Ảnh: D.Quỳnh

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt: Nhiều công trình công bố trên tạp chí quốc tế

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết, trong năm 2018, cán bộ trong Viện thông qua nghiên cứu các đề tài khoa học đã công bố 51 công trình trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước cùng những báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế.

Cụ thể, đã công bố 20 công trình nghiên cứu ở tạp chí quốc tế, trong đó 15 bài trên ISI; 3 bài trên Scopus và 2 bài trên Open acess. So với năm 2017 thì năm nay công trình công bố quốc tế cao hơn 8 công trình.

Với các tạp chí khoa học quốc gia, Viện đã công bố 16 công trình, vượt hơn 4 công trình so với năm 2017. Cùng đó, trong năm Viện có 6 báo cáo tại các hội nghị quốc tế, 8 báo cáo tại các hội nghị trong nước.

VIẾT TRỌNG

Ngày 19/12, tại Đà Lạt, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38 đã chính thức khai mạc. Tham dự lễ có ông Vũ Đức Đam - UV BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; nhà báo Trần Bình Minh - UV BCH TW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Lê Quang Tùng - Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW; ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; cùng hơn 800 nhà báo làm truyền hình đến từ các đài truyền hình TW và địa phương, các hãng phim, các công ty sản xuất chương trình truyền hình.

Với chủ đề “Tôn vinh đam mê, khuyến khích đổi mới, cập nhật xu hướng”, liên hoan lần này đã nhận được 496 tác phẩm của 106 đơn vị thuộc 9 thể loại: phóng sự, phim tài

liệu, chương trình chuyên đề - khoa giáo, chương trình giao lưu - đối thoại - tọa đàm, chương trình tiếng dân tộc thiểu số, chương trình thiếu nhi, chương trình ca múa nhạc, chương trình sân khấu, phim truyện truyền hình.

Cùng với việc tìm ra các giải thưởng xứng đáng cho từng tác phẩm, tại Liên hoan diễn ra hai hội thảo có chủ đề “Mạng xã hội và truyền hình”, “Giải pháp sử dụng thiết bị cơ động, nhỏ gọn cho sản xuất chương trình” với tinh thần khuyến khích

đổi mới - bắt kịp xu hướng - hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó, triển lãm ảnh của những người làm truyền hình tác nghiệp ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh là dịp để các đồng nghiệp báo hình cùng nhau nhìn lại những khoảnh khắc về những nơi mình đến, những miền đất mình đã đi qua.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định những đóng góp của báo chí truyền hình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trước yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân trong cả nước, thông tin truyền hình phải nhanh, thậm chí cực nhanh, phải chính xác, thậm chí tuyệt đối chính xác và phải có định hướng... Thời đại số và mạng xã hội vừa là thời cơ, vừa

LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 38:

Tôn vinh đam mê, khuyến khích đổi mới, cập nhật xu hướng

Triển lãm ảnh “Những người làm truyền hình” thu hút sự quan tâm của công chúngvà các phóng viên, nhà báo.

là thách thức của người làm truyền hình. Phải biến thách thức thành cơ hội. Phải đến với nhân dân, phục vụ nhân dân bằng cả tấm lòng. Bởi vì, trong muôn vàn thông tin về một sự kiện, ai kể câu chuyện đó bằng trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim khán giả”.

Liên hoan Truyền hình được tổ chức hàng năm, không chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ, thắp lên ngọn lửa tình yêu với nghề, đồng thời còn là dịp hội tụ, tôn vinh những sản phẩm truyền hình xuất sắc nhất qua một năm lao động sáng tạo không mệt mỏi. Đây cũng là dịp những người làm truyền hình trong cả nước cùng ngồi lại với nhau định hướng cho ngày mai, cho tương lai của truyền hình, không ngừng thích ứng với công nghệ vì sự phát triển của nền báo chí chính thống. Liên hoan sẽ kéo dài đến hết ngày 22/12.

QUỲNH UYỂN

Đam Rông:Tăng cường công tác xây dựng bộ máyvà tổ chức cán bộ

Năm 2018, UBND huyện Đam Rông đã tiến hành luân chuyển, điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 35 công chức, xét nghỉ hưu 4 công chức, thôi việc 3 công chức; cử 15 cán bộ, công chức cấp huyện và 103 cán bộ, công chức cấp xã đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời, sáp nhập 6 đơn vị sự nghiệp theo Quyết định 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Nhờ làm tốt công tác cán bộ, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương. VĂN TÂM

5 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Khi được hỏi về bà Võ Thị Kim Hoa, trong cảm nhận của nhiều tiểu thương, bà

Hoa là một người phụ nữ rất nhân hậu, luôn hết lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù bản thân chỉ buôn bán nhỏ lẻ, lời lãi hàng ngày kiếm được cũng chẳng là bao, nhưng trong công tác từ thiện, nhân đạo của địa phương, bà Hoa luôn hăng hái đi đầu, đóng góp và vận động cả bạn bè, người thân cùng chung tay giúp đỡ người nghèo khó với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Và tại Chợ Liên Nghĩa, đã từ lâu rồi, mọi người thường gọi bà là “má Hoa” thân thương.

Theo chia sẻ của bà Hoa, bà vốn yêu thích công việc thiện nguyện từ nhỏ, bởi được giúp đỡ người khác, được chung tay chia sẻ cùng những số phận không may là bà luôn cảm thấy hạnh phúc. Cũng từ suy nghĩ đó, nhiều số phận không may nhờ sự giúp đỡ kịp thời của bà đã phần nào vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. Bà kể, mỗi dịp ngày rằm hàng tháng, bà đều đi thăm những hoàn cảnh khó khăn, đó là những người già neo đơn, mồ côi cha mẹ, nhất là những hoàn cảnh ở vùng xa, vùng sâu. Chia sẻ với chúng tôi, bà Hoa bộc bạch: “Bản thân cũng từ khó

khăn đi lên, nên hơn ai hết tôi rất thông cảm và thấu hiểu với những người nghèo khổ. Khi được biết đến những hoàn cảnh đáng thương, tôi luôn cố gắng kêu gọi cả bạn bè và người thân có ít góp ít, có nhiều góp nhiều để chia sẻ phần nào những khó khăn của họ. Chỉ cần những việc làm đều xuất phát từ chữ tâm thì đều đáng quý”.

Nói rồi, bà Hoa cũng chia sẻ thêm, không phải lúc nào công việc thiện nguyện cũng thuận lợi, suôn sẻ. Nhiều lúc bà cũng cảm thấy tủi thân vì có những người không hiểu được việc làm của mình, họ cho rằng bà quá rảnh, hay “vác tù và hàng tổng”, thích đi nhiều nơi chẳng qua là thích đi chơi… Nhưng rồi, sau những phút yếu lòng ấy, khi nghĩ đến niềm vui của những mảnh đời bất hạnh khi được sẻ chia, giúp đỡ, bà lại nhanh chóng vượt qua, lại tiếp tục quyên góp, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương để giúp đỡ được thật nhiều người, để họ có thêm nghị lực, vươn lên trong cuộc sống.

Người ta thường nói, những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim, và cũng chính bởi tấm lòng thiện nguyện của mình, bà Hoa ngày càng được nhận sự cảm mến và chung tay của mọi người, những mạnh thường quân tìm đến bà cũng nhiều hơn để cùng bà thực hiện những việc làm ý nghĩa. Người góp gạo, người thì góp quần áo, người góp chút mắm muối… ai có

gì góp đó, quan trọng là tấm lòng. Cô Nguyễn Thị Mây, buôn bán tạp hóa cạnh quầy của bà Hoa cho biết: “Biết chị Hoa lâu rồi và cũng hiểu những việc chị ấy làm đều xuất phát từ trái tim nên mỗi khi chị ấy khởi xướng, chị em tiểu thương chúng tôi ai có gì góp nấy, chung nhau của ít lòng nhiều!”, cô Nguyễn Thị Hà, tiểu thương đang buôn bán ngành hàng ăn tại chợ cũng cười cho biết:

“Nhìn bà Hoa nhỏ nhỏ vậy thôi chứ vẫn còn khỏe lắm, khỏe để làm từ thiện chứ! Tôi cũng học hỏi được từ chị nhiều lắm, học từ chị để yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ người khác, bởi đó là việc nên làm mà”.

Với nụ cười tươi, bà Hoa bảo, trong hành trình thiện nguyện của mình, chuyện vui, buồn bà đều trải qua và cũng có cả những câu chuyện “thật như đùa”. Nói rồi bà kể: “Hàng ngày tôi buôn bán tại chợ, hễ có trường hợp nào đau, ốm, người ta lại gọi tôi, mặc dù tôi không phải là bác sỹ. Có trường hợp người thanh niên bị tai nạn giao thông mất máu, nếu để lâu rất nguy kịch đến tính mạng, mọi người cũng mang vào gặp tôi. Lúc đó, tôi phải tức tốc gọi xe chở đến bệnh viện và chia sẻ phần tiền ít ỏi của mình để cứu kịp thời cho người thanh niên ấy”. Và còn rất nhiều những hoàn cảnh khác đã gặp trong cuộc sống mà bà Hoa không thể kể hết. Bởi bà luôn tâm niệm, chẳng cần phải nhớ mình đã giúp đỡ được bao nhiêu người, mà chỉ cầu mong mình có sức khỏe đi làm kiếm tiền, để cùng chung tay giúp đỡ được nhiều mảnh đời vượt qua khó khăn trong cuộc sống và để những hoàn cảnh đó thật sự tìm thấy sự sẻ chia.

NHẬT MINH

“Má Hoa” làm thiện nguyện

Bắt đầu được triển khai từ tháng 5/2017, việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Công an huyện và Phòng Văn hóa - Thông tin giúp huyện Lạc Dương tăng cường hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên lĩnh vực văn hóa và thông tin, nhất là trong thông tin và truyền thông.

Căn cứ vào Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh Lâm Đồng và Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch trong

công tác đảm bảo ANTT trên lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; tháng 5/2017, Công an huyện Lạc Dương và Phòng Văn hóa - Thông tin đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác đảm bảo ANTT lĩnh vực văn hóa và thông tin trên địa bàn huyện.

Theo đó, bên cạnh những trách nhiệm riêng của mỗi bộ phận được quy định rõ tại Quy chế, các đội nghiệp vụ Công an huyện và bộ phận nghiệp vụ Phòng Văn hóa - Thông tin còn có trách nhiệm cùng nhau phối hợp về trao đổi thông tin; thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; phối hợp xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp đảm bảo ANTT trong tổ chức các sự kiện văn hóa, gia đình, thể dục,

thể thao và du lịch.Trong đó, việc phối hợp quản

lý trong lĩnh vực thông tin, truyền thông được chú trọng thực hiện. UBND huyện Lạc Dương đã chỉ đạo Công an huyện tích cực, chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân biết về tình trạng của các loại tội phạm hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của hình thức phạm tội này gây ra.

Đặc biệt, với đặc thù là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ còn hạn chế, 2 đơn

vị thường xuyên về địa bàn các thôn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền cho bà con hiểu rõ về những hậu quả do loại tội phạm này gây ra. Đồng thời, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân dễ hiểu, dễ nhớ, từ đó nắm rõ và phòng tránh.

Từ ngày 18 đến ngày 26/10/2018, Công an huyện và Phòng Văn hóa - Thông tin đã tiến hành đợt kiểm tra công tác bí mật nhà nước về lĩnh vực thông tin, truyền thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn. Năm 2018, Đội kiểm tra liên ngành về lĩnh vực Internet, trò chơi điện tử công cộng của huyện cũng đã tiến hành 2 lượt kiểm tra các hộ

vực thông tin và truyền thông bước đầu đã thu lại được những kết quả tích cực. Nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn huyện đã được nâng lên. Người dân đã biết cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lừa đảo của các loại tội phạm hiện nay.

Nhờ thực hiện tốt quy chế phối hợp nên thời gian qua, trên địa bàn huyện đã hạn chế đến mức thấp nhất các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của loại tội phạm trên lĩnh vực thông tin và truyền thông; không cho các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động của mạng Internet và các trang mạng xã hội để bôi nhọ, nói xấu, lôi kéo nhân dân chống phá Đảng, chống phá Nhà nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa 2 lực lượng vẫn còn gặp một số hạn chế như số lượng cán bộ, công chức làm công tác công nghệ thông tin trên địa bàn huyện còn hạn chế, trình độ, năng lực mới cơ bản đáp ứng một phần nhiệm vụ. Công tác phối hợp chưa thường xuyên, do tính chất công việc của các ngành khác nhau.

Do vậy, bên cạnh việc trang bị các phần mềm chuyên ngành, nghiệp vụ nhằm sớm phát hiện tội phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, việc mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc cho cán bộ, công chức nói chung và nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng là vô cùng cần thiết.

VIỆT QUỲNH

Lạc Dương: Phối hợp đảm bảo an toànlĩnh vực thông tin và truyền thông

kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử trên địa bàn.

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lạc Dương, qua một năm triển khai quy chế, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng sử dụng mạng thông tin, truyền thông, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,... để trục lợi hay tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Nhờ thực hiện tốt quy chế mà đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi bôi nhọ cán bộ lãnh đạo cấp cao, nói xấu Đảng, Nhà nước, lôi kéo nhân dân tham gia chống Đảng, chống Nhà nước.

Nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho công tác đảm bảo ANTT trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Lạc Dương đang từng bước được trang bị các thiết bị, phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, an ninh thông tin như trang bị phầm mềm diệt virus cho máy tính, các thiết bị tường lửa (Firewall), hệ thống lưu trữ dữ liệu, thiết bị bảo mật và chặn lọc thư rác. Trong năm 2018, UBND huyện được Sở Thông tin và Truyền thông đầu tư, cấp 300 phần mềm diệt virus BKAV bản quyền, vì vậy an ninh thông tin, bí mật thông tin của các cơ quan nhà nước thuộc huyện được giữ vững, không xảy ra tình trạng lộ, lọt thông tin hay bị lấy cắp thông tin.

Theo đánh giá từ ông Cao Anh Tú - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lạc Dương, quá trình triển khai thực hiện quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh

Việc tuyên truyền giúp bà con vùng sâu, vùng xa biết cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lừa đảo của các loại tội phạm hiện nay. Ảnh: V.Quỳnh

Có tấm lòng nhân hậu, hết lòng với những việc làm thiện nguyện là những nhận xét của các tiểu thương ở Chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) dành cho bà Võ Thị Kim Hoa, sinh năm 1947, hiện là tiểu thương buôn bán nhỏ tại đây.

Bà Hoa (bên phải) đang bán hàng cho khách. Ảnh: N.Minh

6 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Năm 2018, tỉnh Lâm Đồng đã vượt chỉ tiêu hơn 108,3% về xuất khẩu lao động (XKLĐ) so với kế hoạch. Đây sẽ là đóng góp lớn về phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao khi họ hết thời hạn hợp đồng về nước.

Triển khai đồng bộ từ đầu nămNgay đầu năm, Phòng Việc làm

- An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lâm Đồng đã xây dựng và tham mưu cho lãnh đạo ban hành Kế hoạch triển khai công tác việc làm - XKLĐ năm 2018; cùng đó là văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tại địa phương. Mặt khác, Sở LĐ-TB&XH phối hợp Chi nhánh Ngân hàng CSXH xây dựng kế hoạch vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm. Sở cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) phối hợp các ngành, đoàn thể, địa phương, trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp XKLĐ… tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm để giới thiệu việc làm cho người lao động.

Những giải pháp đồng bộ khác như: Xây dựng kế hoạch ghi chép và cập nhật cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động năm 2018 trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn cho cán bộ LĐ-TB&XH cấp huyện; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký trúng tuyển đi làm việc có thời hạn ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Tổ chức các lớp đào tạo tiếng, đào tạo nghề hỗ trợ cho người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng của đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó còn là tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát công tác vay vốn giải quyết việc làm, XKLĐ…

Phát huy hiệu quả Trưởng Phòng Việc làm - An

toàn lao động Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã XKLĐ sang thị trường các nước Nhật Bản, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Malaysia 650/600 người,

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

Hiệu quả từ thu nhập đến chất lượng nhân lực

tăng 6% so với năm 2017.

“Đặc biệt, trong số 650 lao động làm việc ở nước ngoài có tới gần 80% thuộc thị trường Nhật Bản. Đây là thị trường có mức thu nhập rất cao, vừa là môi trường đào tạo kỹ năng làm việc kỹ thuật hiện đại và tác phong lao động chuyên nghiệp”.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Phòng Việc làm - An toàn

lao động

Thực tế, mỗi suất đầu tư để XKLĐ được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước nên chi phí rất thấp. Trong lúc, bình quân mỗi lao động nước ngoài hàng tháng gửi về nhà từ 20-25 triệu đồng sau khi trừ chi phí, vì vậy đầu tư XKLĐ có hệ số an toàn rất cao. Với nguồn nhân lực này, sẽ là nguồn bổ sung quý cho địa phương Lâm Đồng, đặc biệt hai lĩnh vực kinh tế mũi nhọn: sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của nền công nghiệp 4.0, số lao động tại các nước khi trở về sẽ thích ứng dễ dàng đối với các nhà tuyển trạch. Theo Phó Giám đốc Trung tâm DVVL, Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng Nguyễn Thanh Phong, số lao động thuộc diện XKLĐ của tỉnh về đều có việc làm ổn định, số còn lại tự phát triển kinh tế thuận lợi nhờ số vốn tài chính đã tích lũy. Ông Dũng cho biết thêm, thị trường lao động Nhật Bản hiện còn có

nhu cầu cao về các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe nhưng chưa đáp ứng được số lượng. Được biết, tháng 12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua chủ trương tạo điều kiện thuận lợi hơn nhằm tăng cường thu hút nhân lực nhập khẩu. Thị trường Nhật Bản tiếp tục mở ra nhiều ưu việt đối với lao động Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Để tiếp tục đạt những mùa “bội thu” Trước hết, chính sách vay vốn

XKLĐ đối với đối tượng có mức thu nhập thấp tuy HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 79 và UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp thực hiện nhưng chưa triển khai được. Tỉnh cần chủ động triển khai những chính sách kịp thời thu hút lao động nói chung, trong đó có lao động từ nước ngoài hết thời hạn nói riêng. Bởi việc “chảy máu chất xám” về thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đối tượng XKLĐ (vốn được chuẩn bị đầu đi bài bản, công phu, có chất lượng với hơn 80% trúng tuyển chính thức và không có người lao động nào bỏ trốn về nước) cần nhìn nhận nghiêm túc từ các ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh. Trong lúc, mỗi năm trên địa bàn tỉnh từ 20 - 30 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đến phối hợp với địa phương. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, năm 2018, Trung tâm này đã đào tạo tiếng và các kỹ năng cho 86 ứng viên đi lao động tại Nhật Bản và kết quả 100% trúng tuyển xuất cảnh.

Chất lượng đào tạo tốt nhưng thu hút tuyển sinh còn hạn chế. Ông Phong mong muốn công tác quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa việc đào tạo ngoài luồng, qua đó giúp người XKLĐ đến được với Trung tâm DVVL.

Năm 2019 , ngành LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp về XKLĐ như: điều tra nắm bắt nhu cầu tham gia XKLĐ; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ XKLĐ và những thông tin thị trường XKLĐ trực tiếp thôn, xã, khu phố, các ngành, đoàn thể và người lao động. Tăng cường phối hợp liên ngành ở địa phương, trong đó tập trung giữa ngành LĐ-TB&XH, Tỉnh Đoàn, Hội Phụ nữ với doanh nghiệp XKLĐ. Tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tư vấn XKLĐ, phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp XKLĐ trong công tác tư vấn, tuyển dụng. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề XKLĐ tại các địa phương trọng điểm trong tỉnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ được trực tiếp tư vấn, tuyển chọn lao động xuất khẩu tại các phiên giao dịch này. Kết nối nhu cầu của doanh nghiệp và nguyện vọng của người lao động đăng ký đi XKLĐ, để kịp thời đào tạo nghề, đào tạo tiếng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho lao động khi tham gia phỏng vấn XKLĐ tại một số thị trường có thu nhập cao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

HIỂN ĐẠT

Một khóa đào tạo XKLĐ Nhật Bản tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng. Ảnh: H.Đ

Năm 2018: Ngành Tòa án giải quyết xét xử trên 6.300 vụ án các loạiTheo báo cáo tại kỳ họp cuối

năm của HĐND tỉnh, năm 2018, Tòa án hai cấp đã thụ lý 8.138 vụ án các loại, tăng 257 vụ so với cùng kỳ năm

trước. Trong đó, đã giải quyết được 6.376 vụ, đạt tỷ lệ 78,6%. Trong tổng số các loại án thụ lý có 7.704 vụ sơ thẩm, cấp tỉnh là 303 vụ, 434 vụ phúc thẩm.

Riêng về loại tội phạm hình sự, trong năm 2018 chủ yếu là tội trộm cắp tài sản, ma túy, cố ý gây thương tích, vi phạm luật giao thông, đánh bạc, tổ chức

đánh bạc gá bạc. Đặc biệt, riêng tội phạm giết người có 26 vụ với 46 bị cáo, hủy hoại rừng là 15 vụ với 48 bị cáo.

N.THU

ĐÀ LẠT: Vi phạm trật tự xây dựng gia tăng

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tăng cao trong năm 2018.

Cụ thể, tính từ 15/12/2017 đến 15/11/2018, các ngành chức năng đã phát hiện 188 vụ vi phạm trật tự xây dựng trong thành phố, tăng 127 trường hợp so với cùng kỳ.

Trong 188 vụ vi phạm trên có 106 trường hợp xây dựng, cải tạo không phép; 82 trường hợp còn lại xây dựng, cải tạo sai phép.

Bên cạnh yêu cầu đình chỉ thi công tất cả các vụ vi phạm trên, UBND thành phố đã ban hành 164 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư cùng 1 quyết định xử phạt đối với đơn vị thi công với tổng số tiền phạt 3,2 tỷ đồng. Đến nay, đã có 95 trường hợp nộp phạt với số tiền 1,9 tỷ đồng và trên 78 trường hợp chấp hành tháo dỡ công trình vi phạm.

VIẾT TRỌNG

Lạc Dương để xảy ra 58 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Theo thông tin từ UBND huyện Lạc Dương, đến cuối tháng 11/2018, toàn huyện đã xảy ra 58 vụ vi phạm liên quan đến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích vi phạm 28.056 m2, thiệt hại 419.740 m3 lâm sản, trong đó có 3 vụ hình sự. So với cùng kỳ năm 2017 đã giảm 19 vụ, diện tích vi phạm giảm 30%, tuy nhiên, lâm sản thiệt hại tăng 28%. Theo đánh giá của UBND huyện, trong năm 2018, công tác quản lý và bảo vệ rừng, đất đai, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô được chỉ đạo và tiến hành thường xuyên; lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời, đúng quy định các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Bên cạnh đó, diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho các hộ dân, đơn vị tập thể thực hiện tốt hợp đồng giao khoán được mở rộng với tổng diện tích 104.142 ha (tăng 4.584 ha)/3.056 hộ dân và 13 đơn vị tập thể, thực hiện trồng cây rừng thay thế đạt 29 ha, trồng thêm 450 ha cây phân tán, giải tỏa 50,8 ha đất rừng lấn chiếm trái phép.

V.QUỲNH

Cắt 95 số điện thoại quảng cáo sai quy định

UBND TP Đà Lạt cho biết, việc tiếp nhận phản ánh thông tin quảng cáo rác, quảng cáo sai quy định trên địa bàn thành phố qua mạng xã hội Zalo đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dân. Năm 2018 đã gửi thông báo lên Sở Thông tin và Truyền thông 216 số điện thoại sai quy định, cắt 95 số.

Để ngăn chặn các hoạt động quảng cáo “rác” gây mất mỹ quan thành phố, UBND TP đã công bố số điện thoại đường dây nóng của Phòng Văn hóa - Thông tin (0912903178) đồng thời được mở tài khoản Zalo để tiếp nhận những phản ảnh bằng điện thoại hoặc hình ảnh từ người dân về tình hình dán quảng cáo sai quy định trên địa bàn.

DIỄM THƯƠNG

7 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Để nâng cao giá trị sản phẩm hoa Lâm Đồng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,

vấn đề đặt ra là cần nhập nội một số giống hoa cho hiệu quả, năng suất, chất lượng và có khả năng xuất khẩu.

Theo phản ánh của các đơn vị trồng hoa trên địa bàn tỉnh, những khó khăn trong nhập khẩu giống cũng đồng nghĩa với việc hoa Đà Lạt - Lâm Đồng chỉ có 10% được xuất khẩu, 90% còn lại là nội tiêu vì không có giấy phép PRA (kiểm dịch thực vật phân tích nguy cơ dịch hại) từ nước nhập khẩu giống hoa.

Ông Trương Ðức Phú - Giám đốc Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên (HIVICO), Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết, nhìn chung, đa số các hộ nông dân sản xuất hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có bản quyền, chủ yếu là dân tự làm giống hoặc do các cơ sở nuôi cấy mô cung ứng; cây giống rau hoa làm ra bị thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, làm giảm sút về năng suất và chất lượng rau, hoa... Hiện nay, có đến 90% giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh được nhập khẩu từ hơn 20 quốc gia trên thế giới. Lượng giống nhập khẩu tương đương gần 3,6 tấn hạt giống rau và 95,4 triệu hạt, củ giống hoa các loại. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nhập khẩu giống của Việt Nam là phải chủ động xin nhập khẩu, đồng thời trồng khảo nghiệm để biết xem tình hình dịch bệnh thế nào để có thể nhân rộng trồng giống mới theo nhu cầu của thị trường.

Khó khăn trong nhập khẩu giống hoaCho đến nay các giống hoa mới của Lâm Đồng chủ yếu được nhập về từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Người trồng hoa tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu các giống hoa được thị trường ưa chuộng. Và, khó khăn lớn nhất nằm ở cơ chế kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu.

Theo thống kê, sản lượng hoa Đà Lạt hiện đạt khoảng 2,4 tỷ cành mỗi năm, mang lại thu nhập rất lớn cho nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc khơi thông nhập khẩu giống hoa nhằm giúp các tổ chức, cá nhân trồng thêm những giống hoa mới, có chất lượng và sản lượng cao là việc làm cần thiết.

Việc nhập khẩu giống cây trồng và xuất khẩu sản phẩm thực vật nông nghiệp của Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định mang tính quốc tế. Chính vì vậy, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong thực hiện PRA. Qua đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hoa Đà Lạt tiến hành liên hệ các đối tác nước ngoài để mua bản quyền và nhập khẩu giống hoa; đồng thời, tập trung

hỗ trợ nông dân tiếp cận giống hoa mới, giống có bản quyền từ nước ngoài thông qua các doanh nghiệp này.

Theo ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, ngoài khó khăn về kiểm dịch PRA thì hiện nay cái khó vẫn là việc tổ chức sản xuất, đánh giá thị trường xuất khẩu và nội tiêu của các doanh nghiệp. Hiện, nhiều doanh nghiệp cũng đang đề xuất với cơ quan chức năng cho nhập thương mại giống hoa. Tuy nhiên, khi nhập thương mại về, đầu tiên phải đánh giá về mặt kỹ thuật có phù hợp với điều kiện ở Lâm Đồng; tiếp đến là phải tìm hiểu thị trường hiện đang chuộng loại nào để từ đó có kế hoạch sản xuất. Hiện tại, một số doanh nghiệp tham gia dự án nhập khẩu giống vẫn chưa hiểu về sản phẩm mình nhập, chưa tìm hiểu thị hiếu trong nước và xuất khẩu khiến cho việc nhập thương mại sẽ không bền vững.

Lâm Đồng đã và đang tổ chức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp - nông dân sản xuất các giống hoa mới có bản quyền, phù hợp với phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến thương mại xuất khẩu. Thông qua công tác nhập khẩu và mua bản quyền giống, các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau; doanh nghiệp - hợp tác xã; doanh nghiệp - nông dân, là một hướng đi bền vững, góp phần tích cực hình thành “Trung tâm giao dịch rau, hoa Đà Lạt” và đẩy mạnh tái cơ cấu trồng trọt của tỉnh. Bên cạnh đó, hiện đại hóa sản xuất hoa theo hướng tiếp cận đa ngành thông qua hoạt động nhập nội và xuất khẩu hoa theo thông lệ quốc tế. Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất hoa theo bản quyền phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

HOÀNG YÊN

Công ty Đà Lạt Hasfarm trồng khảo nghiệm các loại giống bản quyền mới. Ảnh: H.Y

ĐÀ LẠT: Lắp đặt thêm 160 thùng ráccông cộng trên các tuyến phố

Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt cho biết đang chuẩn bị lắp đặt

thêm 160 thùng rác công cộng trên các tuyến phố và tại các công viên trong

thành phố trong tháng 12 này nhân dịp Đà Lạt chào mừng 125 năm hình thành

và phát triển. Đồng thời, Công ty cũng đang phối

hợp với chính quyền và các đoàn thể phường, xã trong thành phố vận động

người dân bỏ rác đúng giờ vào ban đêm, thực hiện tốt việc thu gom rác thải

sinh hoạt; đồng thời vận động người dân và khách du lịch bỏ rác vào các

thùng rác công cộng lắp sẵn ven đường để giữ gìn đường phố Đà Lạt sạch đẹp.

Tổng kinh phí mua số thùng rác công cộng đặt trên các tuyến phố và

công viên trong đợt này trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

VIẾT TRỌNG

Tăng cường phòng, chống tham nhũng trong năm 2019UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban

hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2019.

Theo đó, mục đích yêu cầu của công tác PCTN mà UBND tỉnh đặt ra nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCTN; Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác PCTN; Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành công tác PCTN và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải

pháp PCTN trên địa bàn tỉnh theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;…

Để thực hiện, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, tập trung quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, pháp luật về PCTN như: Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị và

Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI); Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”;…

Đồng thời, việc triển khai PCTN phải được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng ngừa tham nhũng qua hình thức công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chú trọng tăng cường phát hiện tham

nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; xử lý những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng. Kịp thời động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng;...

C.PHONG

Trên 95% cơ giới hóa khâu làm đất

Khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, diện tích sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt trên 95% khâu làm đất được cơ giới

hóa. Trong đó, tỷ lệ cơ giới hóa 100% khâu làm đất trên cây chè và cây hoa;

từ 96% đến gần 98,8% các loại cây lúa, bắp, đậu, rau; hơn 16% đến 40% cây cà

phê và cây chè. Tỷ lệ 5% khâu làm đất sản xuất nông

nghiệp còn lại trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng chưa được cơ giới hóa vì

nhiều nguyên nhân như giao thông khó khăn, địa hình dốc cao…

Cùng với đó, tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa trong khâu chăm sóc cây

trồng ở Lâm Đồng như phun thuốc, bón phân, tưới nước, băm cỏ, vắt sữa… đạt tỷ lệ từ 20-30%. Và khâu thu hoạch với tỷ lệ cơ giới hóa cao nhất là cây lúa (98,8%), tiếp đến cây bắp (87,5%); chè

(13,5%)…VŨ VĂN

ĐAM RÔNG: 400 lao động nông thôn được đào tạo nghề trong năm 2018Năm 2018, ngành chức năng

trên địa bàn huyện Đam Rông đã tổ chức được 17 lớp đào tạo nghề cho gần 400 lao động nông thôn. Các nghề được đào

tạo bao gồm: sửa chữa máy nông nghiệp, gò hàn, sửa xe máy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi và một số ngành nghề phi nông nghiệp khác. Qua

các lớp đào tạo nghề đã góp phần tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Nhiều lao động sau khi được

đào tạo đã mở các cơ sở sửa chữa xe máy, hàn xì phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

VĂN TÂM

Phục dựng không gian văn hóa của đồng bào Churu

Các cơ quan chuyên trách của huyện Đơn Dương đang phối hợp với Trung

tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng triển khai kế hoạch sưu tầm, hệ

thống hóa, chỉnh lý dân ca và phục dựng không gian văn hóa của đồng bào

Churu trên địa bàn. Theo đó, UBND các xã Lạc Xuân,

Próh, Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương tập hợp các già làng, nghệ nhân, người

có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Churu để tiếp cận, thu thập tư liệu, hệ thống hóa các bài dân ca, dân

vũ Churu, xác định các công trình sưu tầm đã được công bố.

Như gặp gỡ nghệ nhân Tou Neh Ma Bio (60 tuổi, thôn Diom, xã Lạc

Xuân) ghi âm các làn điệu dân ca còn lưu giữ, ghi chép ý nghĩa, xuất

xứ… Đến ngày 26/12, Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng hoàn thành CD

các bài dân ca Churu, sau đó tổ chức giới thiệu trong chương trình phục

dựng không gian văn hóa Churu tại thôn Diom, xã Lạc Xuân, huyện Đơn

Dương vừa nêu…MẠC KHẢI

8 THỨ SÁU 21 - 12 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

STT Tên đơn vị Mã số thuế Địa chỉ Số tiền thuế nợ, tiền phạt VPHC và tiền chậm nộp đến 30/11/2018

Nội dung/Ghi chú

Tổng cộng 30.936

1 Công ty TNHH Tâm Châu

5800234888 Số 11 Kim Đồng, BảoLộc, Lâm Đồng

1.313 QĐ số 3414/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

2 Chi nhánh Công ty TNHH Tâm Châu, Nhà hàng Tâm Châu

5800234888-001

Số 249A Trần Phú, BảoLộc, Lâm Đồng

495 QĐ số 3416/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

3 Chi nhánh Công ty TNHHTâm Châu - Di Linh

5800234888-003

Số 521 Hùng Vương, TT Di Linh, huyện Di Linh, Lâm Đồng

256 QĐ số 3415/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

4 Chi nhánh Công ty TNHHTâm Châu - Lộc An

5800234888-004

Lộc An, Bảo Lâm, Lâm Đồng

756 QĐ số 3413/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

5 Công ty TNHH Bá Thiên

5800003369 Số 74 Huỳnh ThúcKháng, Phuờng 2, Bảo Lộc, Lâm Đồng

3.196 VB số 5440/CT-QLN ngày 09/11/2018 Đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh

6 Công Ty TNHH SX-CB Nông sản Địa cầu

5800586199 Số 28/3, Lê Hồng Phong, P4, Đà Lạt

23 QĐ số 2921/QĐ-CT ngày 11/7/2017 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

7 Công ty TNHH Nam Tiến

5800456270 16/1 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9, TP Đà lạt

107 QĐ số 2012/QĐ-CT ngày 14/5/2018 v/v áp dụng biện phápcưỡng chế thông báo hóa đơn không còn sử dụng

8 CN miền Nam Cty TNHH MTV Sông Đà 10.1

5900320001-002

Thôn 1, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

1.130 QĐ số 538/QĐ-CT ngày 06/02/2018 v/v áp dụng biện phápcưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Danh sách công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế lớn, chây ỳ(Danh sách kèm theo Thông báo 6033/TB-CT ngày 14/12/2018)

9 Cty TNHH Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Nam Lâm

5800496097 Số 439 QL 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

62 QĐ số 1033/QĐ-CT ngày 23/3/2017 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

10 Cty CP Hoàng Huy Lâm Đồng

5801183611 Số 104 Bạch Đằng, Phường 7, thành phố Đà Lạt

233 QĐ số 4107/QĐ-CT ngày 28/8/2018 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

11 Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố

5800894549 Thôn 2, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng

15.589 QĐ số 3555/QĐ-CT ngày 20/7/2018 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

12 Công ty TNHH Xây lắp Thương mại Hoàng Long Phát

5801208979 33, Đồng Tâm, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng

50 QĐ số 4327/QĐ-CT ngày 11/10/2017 v/v cưỡng chế bằng biện pháp đề nghị thu hồi GPKD

13 Công ty TNHH Đá Hóa An 1

3600436763 Số 002-003 - Khu Chung cư 5 tầng, đường Nguyễn Ái Quốc, xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

1.342 QĐ số 4345/QĐ-CT ngày 12/9/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

14 Công ty TNHH Kiến trúc vàXây dựng Nhà đẹp

5800593326 Lô 90 - Thị trấn LiênNghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

388 QĐ số 5907/QĐ-CT ngày 06/12/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

15 Công ty TNHH TM & TT Tuấn Thiện

0302637236 855 Quốc lộ 20, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng

5.760 QĐ số 5072/QĐ-CT ngày 23/10/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng

16 CN Công ty CP Truyền hình cáp NTH - Trung tâm giải trí Starlight tại Bảo Lộc

6000499598-009

Khu phố 3, phường B’lao, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng

122 QĐ số 5800/QĐ-CT ngày 29/11/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

17 DNTN Tia Nắng 5800462482 Thôn 2, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

114 QĐ số 4438/QĐ-CT ngày 18/9/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn sử dụng

ĐVT: Triệu đồng

QUỐC TẾ THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận

QSD đất của Đặng Thành Hiệp sử dụng đất tại xã Đoàn Kết với các thông tin cụ thể như sau:+ Thửa đất số 10, diện tích 3.224 m2 đất CLN, tờ bản đồ xã Đoàn Kết số 12.+ Thửa đất số 11, diện tích 920 m2 đất CLN, tờ bản đồ xã Đoàn Kết số 12.+ Thời hạn sử dụng đất: 15/10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu N 562814 được UBND huyện Đạ Huoai cấp cho hộ ông Lưu

Văn Toàn ngày 26/12/1998, số vào sổ theo dõi cấp giấy 00161.Ngày 24/2/2006, hộ ông Lưu Văn Toàn đã chuyển nhượng thửa đất trên bằng giấy viết tay

cho Lê Văn Nay nhưng chưa lập thủ tục chuyển nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu N 562814 cho ông Lê Văn Nay quản lý và sử dụng.

Ngày 10/8/2006, hộ ông Lê Văn Nay đã chuyển nhượng thửa đất trên bằng giấy viết tay cho ông Đặng Thành Hiệp nhưng chưa lập thủ tục chuyển nhượng theo quy định; đồng thời giao Giấy chứng nhận bản gốc số hiệu N 562814 đứng tên ông Lưu Văn Toàn cho Đặng Thành Hiệp quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai thông báo:Hộ ông Lưu Văn Toàn ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ

huyện Đạ Huoai để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông

tỉnh Lâm Đồng, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu chi nhánh không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Đặng Thành Hiệp tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Trong phiên giao dịch ngày 19/12, giá dầu thế giới phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước, khi số liệu của Mỹ cho thấy nhu cầu khá mạnh đối với các chế phẩm dầu mỏ.

Cụ thể, khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,98 USD (hay 1,74%) lên 57,24 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 0,96 USD (2,08%) và đóng phiên ở mức 47,20 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 497.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14/12 vừa qua, ít hơn mức dự đoán giảm 2,4 triệu thùng giới phân tích đưa ra trước đó, trong khi lượng dự trữ các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu dùng để sưởi ấm, giảm 4,2 triệu thùng, trái ngược với dự đoán tăng 573.000 thùng.

Nhu cầu đối với các sản phẩm dầu chưng cất đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng

1/2003, qua đó thúc đẩy hoạt động mua vào.Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu trong phiên

này phần nào bị thu hẹp sau khi quyết định tăng lãi suất của Fed đẩy đồng USD đi lên, khiến dầu - hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này - trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Giá dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ đã giảm hơn 30% kể từ đầu tháng 10 vừa qua do nguồn cung gia tăng.

Các nước sản xuất dầu trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng này đã nhất trí giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày tổng cộng nhằm hạn chế nguồn cung và thúc đẩy giá dầu.

Nhưng phải đến tháng tới, thỏa thuận này mới được thực hiện và sản lượng của các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Saudi Arabia đang ở các mức cao kỷ lục. TTXVN

Giá dầu phục hồi nhờ dấu hiệu khá tích cực về nhu cầu