170
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung tham khảo từ các công trình khác đều được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả viết chung với các tác giả khác đều được sự đồng ý trước khi đưa vào luận án. Các kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác ngoài các công trình của tác giả. Bình Định, Ngày 20 tháng 02 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Tường Loan

LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung

tham khảo từ các công trình khác đều được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả viết

chung với các tác giả khác đều được sự đồng ý trước khi đưa vào luận án. Các

kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình

khác ngoài các công trình của tác giả.

Bình Định, Ngày 20 tháng 02 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Tường Loan

Page 2: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM TỪ 6 - 10

TUỔI ............................................................................................................. 4

1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi 6 - 10 ................................................. 4

1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi .................................................................. 6

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA

HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC ....................................................... 12

1.2.1. Các nghiên cứu về hình thái............................................................................................. 12

1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lý ................................................................................................ 19

1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng ....................................................................................... 26

1.2.4. Các nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao .......................................................... 30

1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................... 34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 38

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................................................... 38

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................................. 38

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 38

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 38

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................... 38

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................................... 38

2.3.3. Cỡ mẫu ................................................................................................................................ 38

2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................................................ 40

2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH

XÁC ĐỊNH ................................................................................................. 44

2.4.1. Các biến số về dân số ........................................................................................................ 44

Page 3: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

2.4.2. Các biến số, chỉ số về hình thái ....................................................................................... 44

2.4.3. Các biến số, chỉ số về sinh lý ........................................................................................... 46

2.4.4. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI .................................................................................... 48

2.4.5. Các biến số về trí tuệ ......................................................................................................... 48

2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ ...................................................... 50

2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................... 50

2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 52

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 53

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH

...................................................................................................................... 53

3.1.1. Các đặc điểm hình thái ..................................................................................................... 53

3.1.2. Các chỉ số chức năng sinh lý ........................................................................................... 67

3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học Bình Định ......................... 76

3.1.4. Hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học Bình Định ................................. 79

3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở HỌC

SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH ................................................................ 87

3.2.1. Tương quan giữa IQ và một số chỉ số sinh học ............................................................ 87

3.2.3. Tương quan giữa kích thước vòng đầu và một số chỉ số sinh học ............................ 92

3.2.4. Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác ................ 93

3.2.5. Tương quan giữa dung tích sống và một số chỉ số hình thái ...................................... 94

Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 97

4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ............................................................. 97

4.1.1. Chiều cao của học sinh 6 - 10 tuổi .................................................................................. 97

4.1.2. Cân nặng của học sinh 6 - 10 tuổi ................................................................................. 100

4.1.3. Vòng ngực của học sinh 6 - 10 tuổi .............................................................................. 104

4.1.4. Vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi ................................................................................ 106

4.1.5. BMI và chỉ số Pignet của học sinh 6 - 10 tuổi ............................................................ 107

4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ ................................................................ 110

Page 4: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

4.2.1. Tần số tim của học sinh 6 - 10 tuổi ............................................................................... 110

4.2.2. Huyết áp của học sinh 6 - 10 tuổi .................................................................................. 111

4.2.3. Dung tích sống của học sinh 6 - 10 tuổi ....................................................................... 112

4.2.4. Thị lực của học sinh 6 - 10 tuổi ..................................................................................... 115

4.2.5. Thính lực của học sinh 6 - 10 tuổi ................................................................................. 118

4.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI CỦA HỌC SINH 6 - 10

TUỔI. ........................................................................................................ 119

4.4. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH 6 - 10 TUỔI ... 125

4.4.1. Điểm IQ của học sinh 6 - 10 tuổi .................................................................................. 125

4.4.2. Trí nhớ của học sinh 6 - 10 tuổi ..................................................................................... 127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129

1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 129

1.1. CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI .......................................................................................... 129

1.2. CÁC CHỈ SỐ SINH LÝ ................................................................................................. 130

1.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI ......................................................... 131

1.4. CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ................... 131

1.5. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC .................................. 131

2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.....................................133

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 135

PHỤ LỤC.....................................................................................................150

Page 5: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BMI

CDC

CI

cs

GTSH

HSSH

IQ

SD

SDD

TC - BP

VDD

VDDQG

NCHS

TTDD HCM

UNICEF

WHO

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

( Centers for Disease Control and Prevention)

Khoảng tin cậy (Confident Interval)

Cộng sự.

Giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ XX

Hằng số sinh học

Trí thông minh (Intelligence Quotient)

Độ lệch chuẩn.

Suy dinh dưỡng

Thừa cân - béo phì

Viện dinh dưỡng.

Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Trung tâm thống kê sức khỏe Mỹ (National Center for

Health Statistic).

Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children,s

Fund)

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Page 6: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

SỐ

HIỆU

TÊN BẢNG

Trang

1.1

2.1

2.2

2.3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

3.20

Tỷ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường

Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới, tuổi và địa điểm

Phân bố mẫu nghiên cứu về dung tích sống

Phân bố mẫu nghiên cứu về thính lực

Chiều cao của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Chiều cao của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Bách phân vị về chiều cao của học sinh tiểu học Bình Định

Cân nặng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Bách phân vị về cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định

Vòng ngực của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Chỉ số BMI của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Chỉ số BMI của học sinh tiểu học ở các khu vực nghiên cứu

Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Tần số tim của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính.

Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

28

41

41

41

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

Page 7: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

3.21

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

3.27

3.28

3.29

3.30

3.31

3.32

3.33

3.34

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

4.7

4.8

4.9

4.10

4.11

4.12

4.13

Dung tích sống của 250 học sinh theo tuổi và giới tính

Điểm thị lực hai mắt của học sinh tiểu học Bình Định

Thị lực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Thính lực của 902 học sinh tiểu học theo giới tính

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Điểm IQ của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu.

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo giới tính

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tiểu học theo giới

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo khu vực nghiên cứu

So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh tiểu học

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa dung tích sống với giới

tính, tuổi, chiều cao và cân nặng

Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu nước ngoài

Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu ngoài nước

Vòng ngực của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Vòng đầu của học sinh Bình Định (2016) và của GTSH (2003)

Chỉ số BMI của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

Chỉ số Pignet của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

Tần số tim của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

Huyết áp của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

Dung tích sống của học sinh trong nghiên cứu của nhiều tác giả

So sánh tình trạng dinh dưỡng của HS Bình Định năm 2016 và 2009

Điểm test Raven của học sinh Bình Định (2016) và học sinh Hà Nội (2002)

73

74

75

75

77

78

80

81

82

83

84

86

87

96

98

99

100

101

105

106

107

109

110

111

113

120

126

Page 8: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

DANH MỤC CÁC HÌNH

SỐ

HIỆU TÊN HÌNH Trang

2.1

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

Sơ đồ quá trình chọn mẫu và nghiên cứu các chỉ số sinh học

Mức tăng chiều cao của học sinh qua các độ tuổi

Chiều cao của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Mức tăng cân nặng của học sinh qua các độ tuổi

Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Mức tăng vòng ngực của học sinh qua các độ tuổi

Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Mức tăng vòng đầu của học sinh qua các độ tuổi

Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Sự thay đổi chỉ số BMI của học sinh qua các độ tuổi

Chỉ số BMI của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Sự thay đổi chỉ số Pignet của học sinh qua các độ tuổi

Chỉ số Pignet của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Sự thay đổi nhịp tim của học sinh qua các độ tuổi

Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Sự thay đổi huyết áp tâm thu của học sinh qua các độ tuổi

Huyết áp tâm thu của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Sự thay đổi huyết áp tâm trương của học sinh qua các độ tuổi

Huyết áp tâm trương của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Mức tăng dung tích sống của học sinh qua các độ tuổi

43

54

55

56

57

59

59

61

61

63

64

65

66

67

69

69

71

71

73

73

Page 9: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

3.20

3.21

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

3.27

3.28

3.29

3.30

3.31

3.32

3.33

3.34

3.35

3.36

3.37

3.38

Tình hình thính lực của 902 học sinh ở Quy Nhơn

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học theo tuổi

Mức tăng IQ của học sinh tiểu học qua các độ tuổi

Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu.

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo tuổi

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tiểu học theo tuổi

Tương quan giữa IQ và BMI

Tương quan giữa IQ và vòng đầu

Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Tương quan giữa BMI và vòng đầu

Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao

Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng

Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực

76

79

80

80

82

85

88

88

89

89

90

91

91

92

92

93

94

94

95

Page 10: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển xã hội, yếu tố con người đóng vai trò quan

trọng, đặc biệt là trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em là

tương lai của mọi quốc gia, do đó, sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ của trẻ

luôn được quan tâm hàng đầu. Sự tăng trưởng của trẻ em chịu sự tác động của

nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v.. Nhằm phát triển thể

lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi góp phần tăng sức khỏe,

tuổi thọ người Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định về

việc phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2030” vào ngày 28/4/2011 [72].

Sự sinh trưởng và phát triển của con người trãi qua nhiều giai đoạn,

trong đó thời kỳ trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhất vì đây là giai đoạn nền

tảng cho sự phát triển sau này. Sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ được

đánh giá qua các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng

đầu, vòng đùi, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số Pignet,v.v., chỉ

số trí tuệ (IQ), trí nhớ hoặc các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp, dung

tích sống, thị lực…

Theo các nhà khoa học, các chỉ tiêu sinh học, nhất là những chỉ tiêu

nhân trắc cần được tiến hành nghiên cứu theo chu kỳ 10 năm một lần để làm

cơ sở đánh giá sự phát triển con người nói chung và trẻ em nói riêng. Từ đó

đề ra các biện pháp nâng cao thể lực và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Từ 1975 đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên đã ảnh

hưởng rõ nét đến sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ của trẻ. Đã có nhiều công

trình nghiên cứu các chỉ số sinh học của người Việt Nam như công trình

“Hằng số sinh học người Việt Nam” của Nguyễn Tấn Gi Trọng; “Bàn về đặc

điểm tăng trưởng của người Việt Nam” của Lê Nam Trà, hay nhóm đề tài do

Page 11: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

2

Tạ Thúy Lan chủ trì “Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học và trí tuệ ở học sinh và

sinh viên”….Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung ở những thành

phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở các địa phương

như Bình Định còn rất ít.

Để tìm hiểu thực trạng tăng trưởng của trẻ em Bình Định, chúng tôi tiến

hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học

tại tỉnh Bình Định” nhằm đánh giá sự tăng trưởng thể chất và trí tuệ của trẻ

em Bình Định, góp phần vào việc nghiên cứu sự tăng trưởng của trẻ em Việt

Nam.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá thực trạng tăng trưởng một số đặc điểm sinh học của học

sinh lứa tuổi tiểu học tại một số địa bàn đặc trưng thuộc tỉnh Bình Định trong

giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái, sinh lý, dinh

dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao, thông qua các chỉ số xác định năng lực

trí tuệ ở học sinh lứa tuổi tiểu học tỉnh Bình Định.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh tiểu học tại tỉnh

Bình Định (cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu, BMI và Pignet).

- Nghiên cứu các chỉ số sinh lý của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định

(tần số tim, huyết áp, dung tích sống, thị lực và thính lực).

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI của trẻ em lứa tuổi tiểu học

tại tỉnh Bình Định.

- Nghiên cứu một số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học

tỉnh Bình Định (IQ, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác)

- Xác định mối tương quan giữa một số chỉ số sinh học của học sinh

tiểu học và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và năng lực

trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định.

Page 12: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

3

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Bổ sung các chỉ số về hình thái, sinh lý và trí tuệ của trẻ từ 6 - 10 tuổi

ở khu vực Miền trung - Tây nguyên, góp phần làm phong phú kho dữ liệu về

giá trị sinh học người Việt Nam.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho các cơ quan, tổ

chức chăm sóc sức khỏe đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể

lực và năng lực trí tuệ của trẻ em.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

- Góp phần đánh giá các chỉ số về hình thái, chức năng, dinh dưỡng và

trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định. Các dẫn liệu trong luận án có thể

được sử dụng làm thông số tham chiếu trong các nghiên cứu và giảng dạy về

đặc điểm tăng trưởng của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học để đánh giá đúng

thực trạng thể lực, sự tăng trưởng thể lực cũng như năng lực trí tuệ của học

sinh tiểu học ở mỗi vùng miền khác nhau trong tỉnh, từ đó giúp các trường

vận dụng sư phạm tương tác và dạy học cá thể hóa học sinh đạt hiệu quả hơn.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề

- Chương 1. Tổng quan tài liệu

- Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3. Kết quả nghiên cứu

- Chương 4. Bàn luận

- Kết luận và kiến nghị

Page 13: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM TỪ 6 - 10 TUỔI

1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi 6 - 10

Một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là quá trình sinh

trưởng và phát triển. Sự sinh trưởng và phát triển diễn ra liên tục, đồng thời

trong suốt cả cuộc đời con người và khác nhau ở các giai đoạn. Ở trẻ em, sự

sinh trưởng và phát triển có những đặc điểm riêng. Từ thế kỷ thứ XVIII, theo

J.J Rousseau - nhà triết học nổi tiếng người Pháp đã khẳng định “Trẻ em

không phải là người lớn thu nhỏ” [136]. Mỗi giai đoạn của trẻ em có những

đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lý khác nhau.

Hiện nay, sự phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở trẻ em

vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi có những đặc điểm

hình thái, sinh lý cơ bản, đây là nhóm tuổi nằm giữa hai mức tăng trưởng

nhanh là tuổi mẫu giáo và lứa tuổi dậy thì.

Theo Nguyễn Quang Quyền (1984), từ 7 đến 10 tuổi nữ có tốc độ tăng

trưởng chiều cao nhanh hơn nam nhưng từ 11 tuổi trở đi nam tăng trưởng

chiều cao nhanh hơn nữ. Trẻ ở giai đoạn thiếu nhi lớn (từ 7 đến 10 - 11 tuổi ở

nữ và từ 7 đến 12 - 13 tuổi ở nam) tăng nhiều về chiều dài các chi nên người

gầy đi. Thân bắt đầu có dáng dấp người lớn, ngực không tròn mà bè ngang,

bụng bé lại, vai nở, chi dưới dài ra, hình thái chuyển tiếp từ giai đoạn bụ bẫm

ngây thơ sang giai đoạn cứng cáp, biết suy nghĩ của người lớn [64].

Theo Trần Trọng Thủy (2006), trẻ 6 tuổi bắt đầu phát triển về chiều

cao, chiều ngang phát triển chậm hơn nên tuổi này trông trẻ không bụ bẫm

lắm. Thần kinh các em phát triển hoàn thiện dần, đi vào ổn định gần như

người lớn. Trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Hệ tuần hoàn tương

đối hoàn chỉnh như người lớn. Trẻ 6 lên 7 tuổi có chiều cao tăng nhanh, đạt 7

Page 14: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

5

- 10 cm/năm, có thể gọi là thời kỳ vươn dài ra. Trẻ 8 - 10 tuổi, sự tăng trưởng

chậm lại, chỉ đạt 3 - 5 cm/năm nên gọi là thời kỳ tròn người, ở trẻ nữ khung

chậu phát triển mạnh để thích nghi với chức năng sinh sản sau này. Đến tuổi

dậy thì chiều cao lại tiếp tục tăng nhanh, đạt 5 - 8 cm/năm (đây là thời kỳ thứ

hai của sự vươn dài người ra). Giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ

thuộc theo một tỉ lệ nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường cùng một lứa tuổi,

những trẻ cao hơn có cân nặng lớn hơn [74].

Theo Nguyễn Văn Lê (1997), trẻ tiểu học đang trong thời kỳ tăng

trưởng. Hàng năm, trẻ cao thêm trung bình 4 - 5 cm và nặng thêm khoảng 2 -

2,5 kg; vòng ngực tăng thêm 1,5 - 2 cm. Xương ít chất vô cơ, nhiều chất hữu

cơ và nước nên mềm. Hệ xương phát triển nhanh hơn so với các cơ quan bộ

phận khác, đặc biệt là các xương dài. Các xương ở cổ tay, cổ chân còn nhiều

sụn, khớp xương chưa vững chắc. Cơ có nhiều nước, ít đạm và mỡ. Sau 7 tuổi

các cơ nhỏ phát triển mạnh giúp các động tác của trẻ tinh vi hơn, lực co cơ

tăng dần. Tỷ lệ cơ so với cơ thể ở trẻ 8 tuổi khoảng 27,2% [48].

Nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan (2011) cho thấy, thời

kỳ 6 - 7 tuổi diễn ra sự thay răng. Chiều cao trung bình tăng 4 - 5 cm/năm,

khối lượng cơ thể tăng khoảng 2 - 3 kg/năm. Cơ tay, cơ chân tăng trưởng

mạnh làm các động tác mạnh mẽ hơn. Từ 9 - 10 tuổi trở đi, các xương bàn tay

phát triển khá hoàn chỉnh nên các hoạt động tinh vi và chính xác hơn. Cuối

thời kỳ này sự tăng trưởng mạnh xảy ra ở cả hai giới nhưng nữ nhanh hơn

nam. Đến 10 tuổi nữ vượt nam về cả chiều cao và cân nặng, tạo nên điểm giao

chéo thứ nhất của đường cong tăng trưởng [46].

Một số tác giả cho rằng hệ tuần hoàn trẻ 6 - 10 tuổi có cơ tim chưa phát

triển đầy đủ, nhịp tim nhanh và lòng mạch rộng. Nhịp thở của trẻ 7 tuổi là 20

- 22 lần/phút và dung tích phổi là 1.300 - 1.400 cm3, đến 10 tuổi chỉ còn 18 -

20 lần/phút nhưng dung tích phổi đạt 2.000 - 2.100 cm3. Hệ thần kinh có

nhiều thay đổi, trẻ 7 tuổi não không tăng trưởng nhiều nhưng đến 9 - 10 tuổi

Page 15: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

6

đã gần bằng người trưởng thành, đạt 1.300 g. Hệ thống tín hiệu 2 phát triển

chưa đầy đủ và quá trình myelin hóa diễn ra mạnh mẽ là yếu tố cơ bản đảm

bảo sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh [44], [74].

Theo Tạ Thúy Lan (2003), cùng với hệ thần kinh, các hệ cơ quan khác

cũng có nhiều thay đổi. Khối lượng tim lúc 6 tuổi gấp 6 lần so với sơ sinh,

nhịp tim là 85 - 90 lần/phút. Từ 7 - 12 tuổi khối lượng tim tăng lên 92 - 143 g

ở nam và 87,5 - 143 g ở nữ. Lúc 8 - 10 tuổi khối lượng hai lá phổi đạt 455 -

495 g, thể tích phút tăng dần ở trẻ từ 7 - 12 tuổi. Ở độ tuổi học sinh tiểu học,

chức năng của các cơ quan phân tích đạt đến sự hoàn thiện. Hệ thần kinh cấp

cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy các em chuyển dần từ trực

quan sinh động sang tư duy trừu tượng [44].

Từ 9 - 10 tuổi khả năng khái quát hóa lý luận của trẻ tốt hơn. Các phẩm

chất tư duy chuyển dần từ cụ thể sang trừu tượng. Tuy nhiên, hoạt động phân

tích tổng hợp ở trẻ 6 - 10 tuổi còn mang tính chất sơ đẳng. Trẻ 6 tuổi khả năng

tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Trẻ 10 tuổi, tưởng

tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển.

[38], [44]….Nhìn chung, học sinh ở lứa tuổi tiểu học đang trong giai đoạn

hoàn thiện về tâm sinh lý. Trẻ rất hiếu động, ưa tìm tòi khám phá, ham chơi.

1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi

1.1.2.1. Các đặc điểm về hình thái

Các chỉ số hình thái là tiêu chí cơ bản để đánh giá thể lực của mỗi

người. Thể lực là năng lực vận động của con người [64]. Thể lực là điều kiện

cơ bản đảm bảo cho các hoạt động học tập, lao động. Có nhiều chỉ tiêu để

đánh giá thể lực ở người như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng

bụng, vòng đùi, vòng cánh tay, Pignet, BMI, v.v. Chúng tôi chỉ đề cập một số

chỉ tiêu cơ bản.

- Chiều cao: Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng thường

được dùng trong các cuộc điều tra thể lực ở người. Chiều cao chịu ảnh hưởng

Page 16: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

7

của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động thể lực... Nếu được

chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng cao hơn thế hệ trước. Giai đoạn từ 3 đến

10 tuổi đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng tăng trưởng chiều cao. Sự

tăng trưởng chiều cao của con người có thể chia làm ba giai đoạn là: tăng

trưởng chậm, giai đoạn dậy thì và giai đoạn sau dậy thì [26], [51].

- Cân nặng: Cân nặng là một trong những chỉ tiêu hình thái cơ bản sau

chiều cao. Khối lượng cơ thể người có hai phần: Phần cố định chiếm 1/3 gồm

xương, da, các tạng và thần kinh; phần thay đổi chiếm 2/3 bao gồm 3/4 khối

lượng các cơ, 1/4 là mỡ và nước. Hiện tượng tăng cân là do tăng phần thay

đổi có liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng [64].

- Vòng ngực: Đây cũng là một trong những chỉ tiêu đặc trưng của cơ

thể người. Ở mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ cân đối giữa chiều cao đứng và đường

kính ngang ngực. Sự tăng trưởng của vòng ngực có liên quan mật thiết với sự

tăng trưởng khối lượng cơ thể. Ngoài ra, mức độ tăng trưởng của lồng ngực

có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của mỗi người [64].

- Vòng đầu: Chu vi vòng đầu phản ánh sự tăng trưởng của dung lượng

não. Khi mới sinh khối lượng não trẻ khoảng 350 g và khi 1 tuổi đã 1.000 g.

Ở trẻ 2 tuổi não đạt khoảng 1.200 g. Não người trưởng thành khoảng 1.250 g

ở nữ và 1.400 g ở nam. Như vậy, sự phát triển não bộ chủ yếu diễn ra từ lúc

sơ sinh đến tuổi chập chững biết đi. Vì thế cần theo dõi sự phát triển não bộ

của trẻ bằng số đo vòng đầu [63].

Thể lực là một thông số tổng hợp nên muốn đánh giá chính xác cần dựa

vào mối tương quan giữa các chỉ số giải phẫu và sinh lý. Loại chỉ số đơn giản

gồm hai kích thước chiều cao, cân nặng như: BMI, Broca, Kaup; loại phức

tạp gồm nhiều chỉ số hơn như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, đó là

các chỉ số Pignet, Hitz, QVC…. Mỗi chỉ số có giá trị và ý nghĩa sinh học khác

nhau. Trong đó, hai chỉ số cơ bản và thường dùng nhất là BMI và Pignet.

Page 17: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

8

- BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy

hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet

đưa ra năm 1832. Nhược điểm duy nhất của BMI là không thể tính được

lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức

khỏe tương lai. Năm 1997, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch

chuẩn (-2SD) của các chỉ số cân nặng/tuổi (W/A), chiều cao/tuổi (H/A) và cân

nặng/chiều cao (W/H) so với quần thể tham chiếu NCHS để coi là suy dinh

dưỡng hoặc béo phì [110].

- Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet đã được quốc tế thừa nhận từ lâu và là

một trong những chỉ số chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong những

nghiên cứu thể lực ở người. Pignet là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa

chiều cao với cân nặng và chu vi vòng ngực. So sánh trong cùng một nhóm

trẻ, nữ luôn có Pignet lớn hơn nam. Điều này chứng tỏ học sinh nam có thể

lực tốt hơn học sinh nữ [64].

1.1.2.2. Các đặc điểm về sinh lý

Sức khỏe con người còn phụ thuộc vào các chỉ số sinh lý cơ bản như

nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, khả năng phản xạ, độ tinh nhạy của mắt, tai…

- Tần số tim: Là số lần tim co bóp trong một đơn vị thời gian (thường

là một phút). Hoạt động của tim diễn ra theo chu kỳ tạo ra lực đẩy giúp máu

lưu thông trong hệ mạch. Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và trạng

thái cơ thể. Công suất tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích co tim [76].

- Huyết áp: Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong

khi vận chuyển. Huyết áp là kết quả tổng hợp sức co bóp của tim, sức cản của

thành mạch, khối lượng và độ quánh của máu. Huyết áp đo được khi tim co

gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Khi tim giãn, không có sức đẩy

của tim nhưng máu vẫn lưu thông trong hệ mạch nhờ tính đàn hồi của thành

mạch tạo nên huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Mức

chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương gọi là huyết áp hiệu

Page 18: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

9

số. Khi huyết áp hiệu số thấp (khoảng dưới 20mmHg) sẽ gây ra hiện tượng

kẹt huyết áp nên tuần hoàn máu ứ trệ. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào độ tuổi,

giới tính và hoạt động của con người [74], [76].

- Dung tích sống: Dung tích sống (VC: Vital capacity) là lượng khí sau

khi đã hít vào tận lực và thở ra hết sức. Dung tích sống gồm khí lưu thông, khí

dự trữ hít vào và khí dự trữ thở ra.

+ Khí lưu thông (TV: Tidal volume) là lượng khí thu được khi hít vào

và thở ra thông thường.

+ Khí dự trữ hít vào (IRV: Inspiratory reserve volume) là lượng khí sau

khi đã hít vào thông thường, nếu cố gắng hít vào tận lực sẽ đưa thêm vào phổi

một lượng khí nữa.

+ Khí dự trữ thở ra (ERV: Expiratory reserve volume) là lượng khí sau

khi đã thở ra thông thường, nếu cố gắng thở ra hết sức sẽ đẩy ra thêm một

lượng khí nữa.

+ Khí cặn (RV: Residual volume) là lượng khí còn lại sau khi đã thở ra

hết sức. Nó đảm bảo cho phổi không bị xẹp hoàn toàn [14], [106]. Do đó,

công thức tính dung tích sống như sau: VC = TV + IRV + ERV.

Dung tích sống phụ thuộc vào kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều cao.

Sự tương quan giữa dung tích sống với tuổi và chiều cao có một quy luật nhất

định. Dung tích sống của nam cao hơn nữ. Ở trẻ nhỏ hơn 16 tuổi các chỉ số

chức năng thông khí phổi tăng lên theo tuổi. Song chức năng thông khí phổi

còn phụ thuộc vào tư thế khi đo, đo ở tư thế nằm thường thấp hơn tư thế đứng

và ngồi [91].

- Thị lực: Thị lực là khả năng mắt phân biệt rõ các chi tiết của vật. Hay

nói cách khác thị lực là khả năng mắt phân biệt được 2 điểm ở gần nhau [3].

Thị lực là điều cần thiết để giúp trẻ thành công trong học tập. Theo Hội

ngăn ngừa người mù ở Mỹ (Prevent Blindness America) [138], một trong bốn

trẻ ở tuổi đi học có vấn đề thị lực. Hiện nay, tình trạng giảm thị lực ở trẻ ngày

Page 19: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

10

càng tăng. Có hai nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực là do di truyền và

sử dụng mắt quá mức. Suy giảm thị lực ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời

sống của mỗi người.

- Thính lực: Thính lực của người bình thường không hoàn toàn giống

nhau. Khi khả năng nghe bị giảm gọi là khiếm thính. Dùng đơn vị decibel

(dB) khi đề cập đến mức độ, độ lớn hay âm lượng và đơn vị Hertz (Hz) khi đề

cập đến độ cao thấp hay tần số của âm thanh tiếng nói.

Ngưỡng nghe của người bình thường là dưới 25 dB, nếu ngưỡng nghe

trong khoảng 25 - 40 dB là khiếm thính nhẹ; 41 - 60 dB là khiếm thính vừa;

từ 61 - 90 dB là khiếm thính nặng và trên 90 dB là khiếm thính rất nặng [19].

Khiếm thính có thể do nhiều nguyên nhân như do dẫn truyền, do tiếp

nhận ốc tai, do thần kinh thính giác hay khiếm thính hỗn hợp. Khiếm thính

xảy ra càng sớm hoặc để càng lâu thì hậu quả càng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh

khiếm thính có thể dẫn đến câm, đối với trẻ lớn ảnh hưởng đến ngôn ngữ, làm

thay đổi tính nết. Vì vậy, kiểm tra thính lực giúp phát hiện và can thiệp sớm là

rất cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ [20], [98].

1.1.2.3. Các đặc điểm về dinh dưỡng

- Suy dinh dưỡng (SDD) protein - năng lượng (Protein - Energy

Malnutrition: PEM): SDD protein - năng lượng là dạng thiếu dinh dưỡng trầm

trọng. Thuật ngữ SDD protein - năng lượng do Jelliffe nêu lần đầu tiên vào

năm 1959. Theo ông, các thể bệnh SDD đều liên quan đến khẩu phần ăn thiếu

protein và năng lượng ở các mức độ khác nhau và đặc biệt là thiếu các vi chất

dinh dưỡng. Thuật ngữ SDD để chỉ những người không đủ cân nặng hay

không đủ sức khỏe, không đủ tiêu chuẩn cân nặng so với chiều cao [122]. Đối

với trẻ em, SDD ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng

và ảnh hưởng đến trí tuệ.

- Thừa cân, béo phì (TC - BP): Có nhiều khái niệm về TC - BP nhưng

WHO đã đưa ra định nghĩa:

Page 20: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

11

+ Thừa cân (TC) là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so

với chiều cao.

+ Béo phì (BP) là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường

một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. BP ở trẻ

em là mối đe dọa lâu dài tới sức khỏe, tuổi thọ và làm gia tăng nguy cơ đối

với các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, viêm xương khớp…BP ở trẻ

còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về tâm

lí và học tập. Do đó, sự gia tăng TC - BP ở trẻ đang là một trong những mối

quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn cầu [146].

Bên cạnh các đặc điểm sinh học thể hiện sự tăng trưởng thể chất, các

chỉ tiêu để đánh giá tinh thần của trẻ cũng được quan tâm từ rất sớm.

1.1.2.4. Các đặc điểm về hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ từ 6 - 10 tuổi

- Trí thông minh (IQ): Việc đưa ra một định nghĩa về trí thông minh

không dễ dàng. Wechsler (1955) định nghĩa “Thông minh là khả năng tổng

hợp của mỗi con người để hành động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và

để tác động hiệu quả vào môi trường” [43]. Năm 1983, Howard Gardner đã

đưa ra quan niệm về trí thông minh “Là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc

tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một

hay nhiều môi trường văn hóa”; trí thông minh không chỉ được đo lường duy

nhất qua IQ. Ông cũng đưa ra thuyết đa trí tuệ là có nhiều loại trí thông minh

như: Trí thông minh về toán học, logic; trí thông minh về ngôn ngữ, lời nói;

trí thông minh về thị giác, không gian; trí thông minh về vận động; trí thông

minh về âm nhạc; trí thông minh hướng ngoại; trí thông minh hướng nội

[118] và năm 1996, ông đã bổ sung thêm hai loại là trí thông minh hướng về

thiên nhiên (naturalist) và trí thông minh về sự tồn tại (existential). Cũng

trong năm này, Jensen R. cho rằng “Thông minh cũng như luồng điện, có nó

dễ hơn xác định nó” [93]…Vậy có nhiều quan niệm khác nhau về trí thông

minh, nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện khả năng thích ứng của mỗi

Page 21: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

12

người với hoàn cảnh sống nhất định. Một trong các điều kiện cần thiết để phát

huy trí thông minh là khả năng ghi nhớ hay còn gọi là trí nhớ.

- Trí nhớ: Trí nhớ là một dạng hoạt động thần kinh cấp cao ảnh hưởng

nhiều đến đời sống của con người, là thành phần quan trọng của trí tuệ. Có thể

hiểu trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện lại những sự vật, hiện tượng mà con

người đã cảm giác, suy nghĩ và hành động. Có tác giả cho rằng “Trí nhớ là sự

vận dụng một khái niệm đã biết trước, là kết quả của những thay đổi xảy ra

trong hệ thần kinh” [49], [94].

Có nhiều cách phân loại trí nhớ. Nếu chia theo thời gian tồn tại gồm:

trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ trung hạn và trí nhớ dài hạn. Nếu theo quá trình hình

thành thì có trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ

logic và trí nhớ phản xạ. Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế nhớ, nhưng

nhìn chung có ba thuyết chính: Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov I. P.;

thuyết điều kiện hóa của Skinner B. F. và thuyết phân tử của Conell M. C.và

Thomson. Các quan niệm đều cho rằng, sự vật, hiện tượng trong thế giới xung

quanh tác động vào các giác quan gây ra cảm giác. Từ những cảm giác đơn lẻ,

bộ não sẽ phân tích, tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn về các sự vật, hiện

tượng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não. Trí nhớ của con người là một

quá trình hoạt động phức tạp, bản chất là quá trình hình thành đường liên hệ

thần kinh tạm thời trên vỏ não, giúp lưu giữ và tái hiện chúng [43], [44].

Tóm lại, sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao thể hiện qua năng lực nhận

thức và xúc cảm cá nhân. Nó được hình thành và thể hiện trong những điều

kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù

hợp, nhằm đạt các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống cá nhân và xã hội.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA

HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC

1.2.1. Các nghiên cứu về hình thái

1.2.1.1. Trên thế giới

Page 22: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

13

Trên thế giới, từ thời cổ đại đã có những khái niệm đầu tiên về hình

thái sinh lý ở người. Thế kỷ XIII, Tenon đã xem cân nặng là một chỉ số quan

trọng để đánh giá thể lực. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XVIII, nghiên cứu hình

thái sinh lý mới trở thành một ngành khoa học thực sự. Mối liên hệ giữa hình

thái và môi trường sống cũng đã được nghiên cứu từ rất sớm, đại diện là các

nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski [34].

Công trình đầu tiên về tăng trưởng chiều dài ở người là “Wachstum der

menschen in die Lange” của J. A. Stoeller được xuất bản ở Đức năm 1729,

tuy nhiên, trong sách này chưa có các số liệu đo đạc cụ thể [121].

Nghiên cứu cắt ngang về tăng trưởng ở người được trình bày đầu tiên

trong luận án tiến sĩ của Christina Friedrich Jumpert vào năm 1754 ở Đức.

Ông đã tìm hiểu chiều cao, cân nặng và một số chỉ số khác ở nam và nữ từ 1 -

25 tuổi tại trại trẻ mồ côi Hoàng Gia ở Berlin và một vài nơi khác ở Đức [77].

Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao được Philibert Guéneau de

Montbeilard thực hiện trên con trai của mình trong 18 năm, mỗi năm ông đo 2

lần cách nhau 6 tháng, từ khi đứa bé được sinh ra (1759) đến 18 tuổi (1777),

nghiên cứu này đã được trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu về tăng

trưởng từ giữa thế kỷ XX đến nay [77].

Cuối thế kỷ XIX, trong cuốn “Các yếu tố nhân trắc học đại cương”,

Geogres Olivier và Topinard (1885) là những người đầu tiên đưa ra thuật ngữ

“Nhân trắc học cơ thể”, đánh dấu một mốc quan trọng trong nghiên cứu nhân

trắc học [42]. Kể từ đó các nghiên cứu nhân trắc ngày càng phong phú, phát

triển song song với lịch sử phát triển nhân chủng học. Tùy theo mục đích

nghiên cứu có thể chia ra: Nhân trắc nhân chủng học - chuyên nghiên cứu

hình thái các chủng tộc loài người; Nhân trắc học đường - nghiên cứu sự phát

triển và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh; Nhân trắc y học - nghiên

cứu sự phát triển của trẻ em theo từng lứa tuổi, phân loại tình trạng thể lực và

Page 23: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

14

dinh dưỡng, xác định những thay đổi do bệnh lý; Nhân trắc công nghiệp hay

ergonomie phục vụ cho lĩnh vực đồ dùng, dụng cụ và phương tiện sản xuất…

Năm 1891, Bowdich đã công bố mẫu chuẩn tham khảo đầu tiên về sự

tăng trưởng, sử dụng các đường cong biểu diễn dựa trên các bách phân vị của

Galton [121]. Năm 1914, Rudolf Martin được xem là người đặt nền móng cho

nhân trắc học hiện đại với tác phẩm “Giáo trình về nhân học” năm 1919 và

“Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê” năm 1942, trong đó ông đã đề xuất

và hoàn chỉnh một hệ thống dụng cụ đo đạc, đề ra các phương pháp nghiên

cứu trong nhân trắc học, đặc biệt là ứng dụng toán thống kê sinh học trong

nghiên cứu nhân trắc. Từ đó đến nay các phương pháp và những dụng cụ đo

của Rudolf Martin vẫn được dùng trong nghiên cứu nhân trắc ở nhiều nước

trên thế giới [34].

Năm 1962, Baskirop P. N. xuất bản tác phẩm “Học thuyết về sự phát triển

thể lực con người” nêu lên các quy luật phát triển ở người dưới ảnh hưởng của

điều kiện sống. Năm 1954, F. Vandervael, một thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn

sách giáo khoa về nhân trắc học, ông đưa ra những nhận xét về quy luật phát

triển thể lực theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và xây dựng những đặc trưng

thống kê trung bình cộng và độ lệch chuẩn [34].

Đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác

như di truyền, sinh hóa, toán thống kê….., việc nghiên cứu thể lực con người

đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như Liên Xô cũ, Trung Quốc,

Mỹ, Pháp, Đức, Rumani…với hàng trăm công trình khoa học. Hầu hết các

công trình này đều cho rằng tốc độ tăng trưởng của con người đạt mức cao

nhất ở lứa tuổi dậy thì do ảnh hưởng của hormone giới tính, nhưng đến một

giai đoạn nào đó sự tăng trưởng sẽ chậm dần và ngừng [49].

Theo Urưxon, sự tăng trưởng chiều cao ở nam sẽ ngừng lúc 19 tuổi và

ở nữ lúc 17 - 18 tuổi; theo Bunak (1941), X.I. Galperin (1956), Toxniewicz

(1968), Tanner (1979) thì sự tăng trưởng chiều cao ở nam kéo dài đến 25 tuổi.

Page 24: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

15

Các nghiên cứu này cũng đã cho thấy yếu tố môi trường sống ảnh hưởng

mạnh đến sự tăng trưởng. Nhiều tác giả đã chia cuộc đời con người thành ba

giai đoạn: tăng tiến, ổn định và suy giảm. Trong đó đáng chú ý là sơ đồ phát

triển cá thể sau khi sinh ở người đã được Hội nghị toàn Liên Xô cũ thông qua.

Sơ đồ này đã thể hiện sự tăng trưởng ở người vào những thời kỳ khác nhau

khá chi tiết [97], [121]. Năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học được

thành lập, đánh dấu sự phát triển của ngành nhân trắc học trên thế giới. Tuy

nhiên, các nghiên cứu về nhân trắc kể trên chủ yếu là mô tả hoặc sử dụng

thông tin về hình thái để ứng dụng trong thực tiễn mà chưa tìm hiểu nguyên

nhân hay ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên các chỉ số nhân trắc [34].

Ngày nay các công trình nghiên cứu về chỉ số nhân trắc ở người đã

được nhiều cá nhân, tập thể và tổ chức trên thế giới quan tâm (như WHO,

CDC…) [101], [102], [132], [144],… nên ngày càng đa dạng phong phú,

nhằm đưa ra các chỉ số chuẩn của con người hiện đại, làm cơ sở cho các

chương trình giáo dục, chăm sóc hay hoạch định các chiến lược phát triển xã

hội trong tương lai.

1.2.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu về nhân trắc học cũng bắt đầu từ rất sớm.

Mondiere (1875) là người đầu tiên nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao và

cân nặng của trẻ. Những năm 30 của thế kỷ XX, tại Viễn Đông Bác Cổ, sau

đó là trường Đại học Y khoa Đông Dương (1936 - 1944) đã xuất hiện một số

công trình nghiên cứu về nhân trắc học. Một trong những công trình đầu tiên

đáng chú ý là của Huard P. và Bigot A. (1938) nghiên cứu “Những đặc điểm

nhân chủng và sinh học của người Đông Dương”. Tiếp đến là “Hình thái học

người và giải phẫu thẩm mỹ học” của Huard P. và Đỗ Xuân Hợp (1939)

nghiên cứu trên 897 nữ sinh Hà Nội từ 5 đến 18 tuổi. Các công trình này chưa

xử lý bằng toán xác xuất thống kê nên bị hạn chế phần nào, song đây cũng là

những công trình có giá trị để so sánh với các nghiên cứu sau này [16], [34].

Page 25: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

16

Trong thời kỳ chống Pháp, việc nghiên cứu bị gián đoạn và chỉ bắt đầu

phục hồi khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Sau 1954, để phục vụ nhu cầu xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiều công trình điều tra y tế cơ bản về

con người ở các lứa tuổi đã được nhiều nhà khoa học tiến hành. Lúc này toán

thống kê đã được dùng trong xử lý nên các số liệu chính xác hơn. Hàng loạt

các nghiên cứu đã được thực hiện như Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang

Quyền (1959), Phạm Văn Cường và cs (1962), Nguyễn Thị Lệ (1964), Chu

Văn Tường (1967), Trần Tích Cảnh (1969), Nguyễn Đình Khoa (1969 -

1973), v.v. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về các giai đoạn phát triển

và những chỉ số thể lực của con người Việt Nam [11], [16].

Năm 1967 và 1975 với hai Hội nghị sinh học do Nguyễn Tấn Gi Trọng

chủ trì tại Hà Nội đã tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu về nhân trắc

học của nhiều nhà khoa học trong hơn 15 năm. “Hằng số sinh học người Việt

Nam” được xuất bản năm 1975 đã hệ thống hơn 30 chỉ số hình thái, sinh lý,

sinh hóa như: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu,

vòng bụng, BMI, Pignet, QVC, Hitz, Vervaek… kích thước, trọng lượng các

phủ tạng người ở các độ tuổi…Song do hoàn cảnh chiến tranh nên phương

tiện nghiên cứu, xử lý số liệu còn nhiều thiếu thốn, chưa đồng bộ và các

nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nên tính đại diện chưa

cao, nhưng đáng tin cậy [49], [81].

Từ 1975 đến nay, nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực ở người Việt

Nam đã được triển khai khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và kể cả những vùng

dân tộc ít người. Nguyễn Hải và cs (1977 - 1978) đã nghiên cứu ở học sinh 6 -

18 tuổi tại Huế, Phan Hồng Minh và cs (1979 - 1980) nghiên cứu học sinh từ

7 - 17 tuổi ở Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Hậu Giang; từ 1993 đến

nay các tác giả như Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn, Mai Văn Hưng, Trần Thị

Loan… đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ trên

Page 26: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

17

học sinh, sinh viên ở Quy Nhơn, Thanh Hóa, Hà Nội [11], [17], [27], [34],

[49], [77], [78]…

Đào Huy Khuê (1991) nghiên cứu 36 chỉ tiêu hình thái, kích thước của

1.478 trẻ từ 6 - 17 tuổi ở thị xã Hà Đông - Hà Tây. Tác giả nhận thấy hầu hết

các chỉ số hình thái đều tăng dần theo tuổi nhưng tăng trưởng không đều.

Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) nghiên cứu 31 chỉ tiêu hình thái thể lực với

phương pháp “nghiên cứu dọc” trên 101 học sinh 7 - 16 tuổi ở một trường phổ

thông cơ sở Thực nghiệm Hà Nội trong vòng 10 năm (1980 - 1990) và đưa ra

nhiều kết luận về sự tăng trưởng các kích thước ở cơ thể người. Theo tác giả,

trẻ nữ phát triển mạnh lúc 11 - 12 tuổi và trẻ nam là 13 - 15 tuổi. Cân nặng

tăng nhanh lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam [16].

Nghiêm Xuân Thăng (1993) nghiên cứu 17 chỉ số hình thái trên người

Việt Nam từ 1 - 25 tuổi ở một số vùng Nghệ Tĩnh cho thấy, sự phát triển cơ

thể trẻ không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau, có 3 thời kỳ trẻ tăng trưởng

nhanh là 5 - 7 tuổi, 10 - 11 tuổi và 13 - 14 tuổi. Khí hậu khắc nghiệt ở vùng

Nghệ Tĩnh đã ảnh hưởng đến cấu trúc hình thái con người ở đây. Các chỉ số

chiều cao, cân nặng, vòng ngực, Pignet, Broca…của cư dân Nghệ Tĩnh phần

lớn thấp hơn so với các chỉ số này của người Việt Nam, theo tác giả đây là

đặc trưng của người dân vùng khí hậu nóng khô và nóng ẩm [70].

Năm 1997, Lê Nam Trà và cs nghiên cứu trên 7.111 học sinh từ 6 - 15

tuổi ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội và 1.928 học sinh ở thị xã Thái Bình cho

thấy cân nặng, chiều cao, vòng đầu ở trẻ tăng dần theo tuổi. Cân nặng tăng

nhanh nhất lúc 12 - 14 tuổi ở nam và lúc 11 - 13 tuổi ở nữ. Chỉ số Pignet tăng

dần đến 12 tuổi ở nam và 11 tuổi ở nữ, sau đó giảm dần [77].

Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs (1996) nghiên cứu 8.000 người từ 1 - 55

tuổi ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam nhận thấy, chiều cao của nam tăng

nhanh đến 18 tuổi và nữ đến 14 tuổi. Các tác giả cho rằng có quy luật gia tăng

về chiều cao ở người Việt Nam là cứ 20 năm tăng khoảng 4 cm [16], [38].

Page 27: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

18

Trần Văn Dần và cs (1996 - 1997) nghiên cứu 13.747 học sinh từ 8 -14

tuổi ở Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình với các chỉ số chiều cao, cân nặng và

vòng ngực trung bình nhận thấy, so với số liệu trong HSSH (1975) thì trẻ em

những vùng này có chiều cao tăng trưởng tốt hơn, nhất là trẻ ở thành phố và

thị xã, các khu vực nông thôn chưa thấy rõ sự thay đổi [11].

Trần Thị Loan (2002), Lê Đình Vấn (2002), Hoàng Hà Tư (2008)

nghiên cứu học sinh 6 - 17 tuổi ở Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế. Các công

trình này đều cho thấy chiều cao, cân nặng, vòng ngực… của trẻ tăng dần

theo tuổi và tăng nhanh nhất ở tuổi dậy thì [49], [86].

Theo Lê Nam Trà (2006), chiều cao của người Việt trong 100 năm so

với số liệu của Mondiere (1875), Madrolle (1937) và năm 1975 gần như

không thay đổi. Giai đoạn 1975 - 2000, chiều cao nam thanh niên tăng chậm;

trung bình 1,1 cm qua mỗi thập kỷ [78].

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, chiều cao nam thanh

niên Việt Nam là 162,3 cm và nữ là 152,4 cm. Đến 2014, chiều cao người

Việt Nam trong độ tuổi 20 - 24 đạt 164,4 cm ở nam và 153,4 cm ở nữ (sau 14

năm đã tăng 2,1 cm ở nam và 1,0 cm ở nữ). Nếu tính riêng tại các thành phố

thì nam giới nước ta cao 167,4 cm, nữ cao 154,7 cm; vùng nông thôn nam có

chiều cao thấp hơn là 164,1 cm và nữ là 153,2 cm, đây là mức tăng nhanh nếu

so với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên vẫn chưa bằng Nhật Bản khi

ở nam tăng 2,8 cm và ở nữ tăng 2,5 cm trong vòng 15 năm [6]. Vậy nhìn

chung chiều cao của thanh niên Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Thanh niên Việt Nam cao ngang với thanh niên Indonesia, Philippines

nhưng thấp hơn so với Singapore (nam: 171 cm và nữ: 160 cm), Nhật Bản

(nam: 171,5 cm và nữ: 158 cm), Thái Lan (nam: 167,5 cm và nữ: 157,3 cm),

Malaysia (nam: 168,4 cm và nữ: 157,7 cm), Trung Quốc (nam: 172,1 cm và

nữ: 160 cm) và thấp hơn thanh niên Hàn Quốc khoảng 9,4 cm (nam: 173,9 cm

và nữ: 161,1 cm)…. Thanh niên Hà Lan cao nhất thế giới (nam - 184 cm và

Page 28: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

19

nữ - 170 cm). Sau đó đến thanh niên Na Uy (nam - 182 cm và nữ - 169 cm)…

Đặc biệt, sự tăng chiều cao đang thể hiện rõ nhất ở trẻ em. Nếu như năm

2000, chiều cao bé trai 5 tuổi trung bình của nước ta chỉ đạt 100,6 cm thì đến

2010 đã tăng lên 109,9 cm [82].

Theo WHO, chiều cao đạt lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng

thành. Ví dụ, nếu chiều cao trẻ lúc 3 tuổi là 85,3 cm thì khi trưởng thành sẽ là

158 cm; hoặc nếu trẻ 3 tuổi cao 94,5 cm thì khi trưởng thành sẽ là 170,9 cm.

Điều này hứa hẹn chắc chắn chiều cao thanh niên Việt Nam ở các thế hệ sau

sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh [128].

Một trong những nguyên nhân giúp chiều cao trẻ em Việt Nam tăng

trưởng nhanh trong thời gian qua là nhờ thành quả chương trình giảm SDD

thấp còi. WHO và UNICEF đánh giá Việt Nam là nước có mức giảm SDD ấn

tượng nhất. Theo WHO, có hai thời kỳ chiều cao người Việt Nam thua kém

chiều cao của các nước là lúc từ 6 - 12 tháng và lúc 6 - 11 tuổi. Do đó, để

nâng cao tầm vóc người Việt Nam cần có những tác động phù hợp vào các

giai đoạn tăng trưởng quan trọng này [88].

Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt

Nam về hình thái, thể lực con người nói chung và lứa tuổi học đường nói

riêng ngày càng phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu của các công trình có

khác nhau nhưng đều cho thấy các chỉ số thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, thời

gian và khu vực. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có những giai

đoạn trẻ tăng vọt, có sự khác nhau ở trẻ giữa các vùng sinh thái, các dân tộc…

1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lý

1.2.2.1. Trên thế giới

Từ sinh lý học (physiology) xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ

thứ XIX mới được Claude Bernard đề xuất. Sinh lý học xuất hiện do nhu cầu

chữa bệnh ở người. Từ thế kỷ IV trước Công nguyên (TCN), nhà danh y

Page 29: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

20

người Hy Lạp Hippôcrate (460 - 370 TCN) đã cho rằng, cơ thể con người có

bốn loại dịch và từ đó ông phân biệt có bốn loại tính khí ở người [76].

Aritstôt (384 - 322 TCN), nhà triết học và khoa học vĩ đại thời Cổ Hy

Lạp đã cho rằng tim là cơ quan vận chuyển máu. Sau đó, Galien (129 - 200)

người La Mã đã đưa ra quan điểm đúng về phân loại xương. Ông đã miêu tả

được các phần của não bộ và 7 đôi dây thần kinh sọ não. Suốt 13 thế kỷ tiếp

theo, dưới ách thống trị của giáo hội, sinh lý học không được phát triển nên

gọi là “Đêm dài trung cổ”. Thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XIV - XVI) cùng với

sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp chuyển sang giai đoạn

tư bản chủ nghĩa, ngành khoa học tự nhiên trong đó có khoa học nghiên cứu

về con người phát triển lại và xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng [47].

Bruxen (Italia), Vezali A. (1514 - 1564) là người đầu tiên nghiên cứu

và hệ thống hóa về cấu tạo cơ thể người. Năm 1962, nhà giải phẫu và sinh lý

học vĩ đại người Anh, Harvey W. (1578 - 1657) đã viết cuốn “Nghiên cứu

giải phẫu về vận động của tim và máu ở động vật” trình bày hoạt động các

vòng tuần hoàn trong cơ thể. Ông đã đề xuất ý tưởng về sự kết nối giữa động

mạch và tĩnh mạch, điều này được Manpighi M. (1628 - 1694) và Sumlianxki

A. M. (1748-1795) sau này khẳng định.

Thế kỷ XVII, hàng loạt phát minh được công bố nhờ sự ra đời của kính

hiển vi. Năm 1622, Azeli K. (1581 - 1626) đã phát hiện ra dịch gian bào, đây

là cơ sở cho nghiên cứu hệ bạch huyết sau này.

Người đầu tiên đưa ra khái niệm về phản xạ là Decac R. (1596 - 1650).

Chức năng của các dây thần kinh gắn liền với tên tuổi của Bell (1774 - 1842)

và Majendi (1783 - 1855). Học trò của Majendi là Claude Bernard (1813 -

1873), đã có nhiều phát minh quan trọng về sinh lý học, ông đã tìm ra vai trò

của nước bọt và dịch tụy, vai trò của gan đối với việc tổng hợp gluxit và duy

trì lượng đường huyết. Muller I. (1801 - 1858) đã nghiên cứu về các cơ quan

Page 30: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

21

phân tích. Cuối thế kỷ XIX, Pavlov đã bổ sung kiến thức về sinh lý hoạt động

thần kinh cấp cao, chủ yếu nghiên cứu về hoạt động phản xạ của não bộ [47].

Việc đưa ra học thuyết tế bào năm 1839 của hai nhà bác học Schwann

T. và Schleiden M. ở thế kỷ XIX đã tạo điều kiện cho sinh y học tiếp tục phát

triển. Đã có nhiều công trình sinh lý học có giá trị gắn liền với các nhà khoa

học như Setrenov I. M. (1829 - 1905), Vedenxki N. E. (1852 - 1922),

Ukhtomxki (1877 - 1942), Xamoilov A. F. (1867 - 1930),v.v.. Đặc điểm của

sinh lý học lúc này là các phương pháp thực nghiệm mổ xẻ còn gọi là thí

nghiệm cấp diễn được sử dụng phổ biến [47], [76].

Từ thế kỷ XIX, huyết áp động mạch và tần số tim được các nhà khoa

học quan tâm. Nhiều tác giả cho rằng trẻ lứa tuổi học đường có huyết áp tăng

dần theo tuổi. Chỉ số huyết áp tối đa/ huyết áp tối thiểu ở trẻ 10 tuổi là 100/65

mmHg [74].

Panaven V.V. đã theo dõi sự biến đổi huyết áp tối đa, huyết áp tối

thiểu, huyết áp hiệu số ở trẻ 7 - 17 tuổi theo từng năm và nhận thấy huyết áp ở

trẻ tăng dần nhưng tăng không đều, có lúc nhanh, có lúc chậm. Thời điểm

huyết áp tăng vọt ở nữ là lúc 9 tuổi và 12 tuổi, ở nam là lúc 9 tuổi, 12 tuổi và

13 tuổi. Theo Fedorova E. V. và Zasukhina V. N. thì huyết áp tăng vọt ở cả

nam và nữ là lúc 7 - 8 tuổi [80].

Một số tác giả cho rằng có sự thay đổi huyết áp theo giới tính. Theo

Frolkis V.V. huyết áp hầu như giống nhau ở nam và nữ lúc dưới 5 tuổi, từ 5 -

9 tuổi, huyết áp nam cao hơn nữ. Ông cũng cho rằng có sự khác nhau về

huyết áp động mạch của trẻ em ở các nước. Theo Fedorova E. V. và

Kaluifnaia, lúc 8 - 12 tuổi nam có huyết áp cao hơn nữ [133].

Korotkow đã dùng phương pháp đo gián tiếp để đo huyết áp động mạch

và đến nay phương pháp này vẫn còn phổ biến. Nhiều tác giả cho rằng có sự

khác biệt về huyết áp của nam và nữ từ 5 tuổi trở lên, huyết áp của nữ thường

cao hơn nam và huyết áp cũng chịu ảnh hưởng của môi trường [49], [70].

Page 31: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

22

Theo số liệu khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng ở trẻ em tại Hoa Kỳ cho

thấy, huyết áp thay đổi theo tuổi, giới tính, chiều cao và có mối tương quan

với chỉ số khối của cơ thể. Huyết áp chịu ảnh hưởng của chủng tộc, mức độ

trưởng thành sinh học, tầng lớp xã hội, môi trường và yếu tố di truyền [125].

Đối với chức năng hô hấp, việc đo dung tích sống, lưu lượng hô hấp

cũng được đề cập từ rất sớm. Năm 1846, Hutchinson đã chế tạo ra dụng cụ đo

thể tích khí của phổi, ông được coi là người đi tiên phong trong nghiên cứu về

thể tích, dung tích và lưu lượng hô hấp ở người [106].

Từ 1952 - 1968, nhiều tác giả như Camphell, Bernstein và Cotes nghiên

cứu các chỉ số như thể tích, dung tích và lưu lượng thở. Đầu thế kỷ XX, việc

nghiên cứu các chức năng phổi đã có nhiều tiến bộ. Các tác giả cho rằng, có

sự khác biệt về dung tích sống theo giới. Nam thường có dung tích sống cao

hơn nữ [91], [106].

Cùng với các chỉ số sinh lý chức năng bên trong, sự phát triển thể lực ở

trẻ còn được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan phân tích, trong đó quan

trọng nhất là cơ quan phân tích thị giác và thính giác.

Những năm 70 của thế kỷ XIX, vấn đề cận thị ở lứa tuổi học đường

mới được biết đến, trước đó các nhà nghiên cứu cho rằng cận thị là bệnh khó

phòng và khó chữa. Hiện nay việc nghiên cứu, điều tra về cận thị đã được

nhiều nước quan tâm. Trên thế giới hiện có khoảng 37 triệu người mù và 124

triệu người thị lực thấp có nguy cơ dẫn đến mù, trong đó tật khúc xạ chiếm

khoảng 25,72%. Theo ước tính của Kovin Naidoo thuộc tổ chức ICEE

(International Center of Eye care Education) là đến 2020 tật khúc xạ và nhu

cầu về kính sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu (độ 5,3 tỷ người), trong đó cận thị

chiếm khoảng 33% (độ 3 tỷ người). Theo điều tra của Pokharel G. P. và cs

(2000) cho thấy, trẻ từ 5 - 15 tuổi bị giảm thị lực chủ yếu do tật khúc xạ [95].

Tỷ lệ trẻ cận thị ngày càng tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới và số

công trình nghiên cứu về vấn đề này ngày càng nhiều. Nguyên nhân chính là

Page 32: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

23

do nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh hoạt của cuộc sống

hiện đại ngày càng cao, cường độ học tập nhiều, căng thẳng, kích thước bàn

ghế không đúng tiêu chuẩn, tư thế ngồi học không đúng, thiếu ánh sáng, nhất

là tình trạng sử dụng vi tính hoặc xem ti vi quá nhiều. Các nghiên cứu còn cho

thấy, tỉ lệ học sinh bị giảm thị lực tăng dần theo độ tuổi [7], [96], [113].

Ngành thính học đã có nhiều tiến bộ giúp cho việc chẩn đoán và xác

định mức độ khiếm thính, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngày càng mau

chóng và chính xác. Trước thập niên 70 của thế kỷ XX, các phương pháp để

chẩn đoán khiếm thính mang tính chủ quan. Năm 1940 phương pháp đo thính

lực đơn âm (Pure tone audiometry) xuất hiện. Năm 1950 con người đã biết

đến đo thính lực lời (Speech audiometry). Đến thập niên 70, nghiệm pháp đo

khách quan đầu tiên ra đời là phương pháp đo nhĩ lượng và đo phản xạ cơ bàn

đạp (Impedance measurements) [109].

Bước phát triển nhảy vọt trong chẩn đoán thính học là từ thập kỷ 80 khi

các kỹ thuật đo điện thính giác thân não ABR (Auditory Brainstem

Response), OAE (Otoacoustic Emissions) (OAE: Là nghiệm pháp đo kích gợi

âm ốc tai, trong kích gợi âm ốc tai có 2 phương pháp chính là TEOAE -

Transient Evoked Otoacoustic Emissions: Đo âm ốc tai kích gợi thoáng qua

và DPOAE - Distortion product otoacoustic emissions: Đo kích gợi âm ốc tai

méo) ra đời. Những năm 1990, con người đã biết đến kỹ thuật đo âm ốc tai

(OAEs), và gần đây là đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ASSR)

nhằm xác định khiếm thính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [20], [98].

1.2.2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu trong “Hằng số sinh học người

Việt Nam” (1975) cho thấy, huyết áp động mạch ở trẻ từ 3 - 15 tuổi tăng dần.

Chỉ số huyết áp khác nhau ở những trạng thái đo (khi đứng cao hơn khi ngồi,

khi nằm) và vị trí đo [81]. Các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi người bình

thường đã được nghiên cứu từ những năm 50. Trong HSSH cũng đã trình bày

Page 33: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

24

dung tích sống người Việt Nam từ 4 - 60 tuổi theo chiều cao và giới tính. Các

nghiên cứu cho thấy, dung tích sống của trẻ tăng dần theo tuổi và phụ thuộc

vào chiều cao cơ thể. Cùng một độ tuổi trẻ nam luôn có dung tích sống cao

hơn trẻ nữ [49], [81].

Theo Đoàn Yên và cs (1993), tần số tim và huyết áp ở người Việt Nam

biến đổi có chu kỳ. Nhịp thở, dung tích sống, thể tích khí lưu thông và thể tích

phút của người Việt Nam từ 6 - 79 tuổi có sự biến đổi không đều. Từ sơ sinh

đến 19 tuổi, dung tích sống tăng nhanh, sau đó đi vào ổn định ở cả hai giới.

Từ 30 tuổi chỉ số này bắt đầu giảm. Dung tích sống và huyết áp động mạch

người Việt Nam luôn nhỏ hơn người Châu Âu và Châu Mỹ [91].

Nguyễn Văn Mùi (1996) nghiên cứu tần số tim và huyết áp trẻ 7 - 15

tuổi ở ngoại thành Hải Phòng nhận thấy, tần số tim của nam và nữ giảm dần,

huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi. Huyết áp tâm thu

của nam 7 - 9 tuổi cao hơn nữ; từ 10 - 15 tuổi không có sự thay đổi lớn. Huyết

áp tâm trương của nam từ 7 - 13 tuổi lớn hơn so với nữ [49].

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trẻ em Hà Nội từ 1 - 17 tuổi cho thấy,

trẻ nam từ 1 - 6 tuổi tốc độ giảm tần số tim tương đối nhanh và đều, từ 6 - 17

tuổi tốc độ giảm chậm dần. Trẻ nữ 6 - 7 tuổi có mức giảm tần số tim tương

đối nhanh hơn so với các giai đoạn khác. Cùng một độ tuổi, tần số tim ở nam

và nữ cũng khác nhau. Từ 1 - 5 tuổi tần số tim của nam thấp hơn nữ, từ 6 - 12

tuổi tần số tim nam và nữ gần bằng nhau. Về huyết áp lại tăng dần từ 6 - 17

tuổi. Cùng một độ tuổi huyết áp của nữ cao hơn so với nam khoảng 2 - 3

mmHg. Dung tích sống ở nam tăng trung bình 0,26 lít/năm, nữ tăng 0,15

lít/năm. Thời điểm tăng nhanh dung tích sống xảy ra cùng lúc thời điểm tăng

nhanh chiều cao cơ thể của trẻ [49].

Theo Trần Trọng Thủy (2006), Lê Thanh Vân (2008), huyết áp của trẻ

thấp hơn người lớn và tăng dần theo tuổi. Trẻ 6 tuổi có huyết áp tối đa/ huyết

áp tối thiểu là 103,8/63,6 mmHg, lúc 15 tuổi là 110/70 mmHg [74], [76]…

Page 34: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

25

Nghiên cứu của Nghiêm Xuân Thăng (1993) trên người dân Nghệ An -

Hà Tĩnh cho thấy, tần số hô hấp và dung tích sống chịu ảnh hưởng của khí

hậu. Ở nhiệt độ 30 - 320C, độ ẩm 70 - 80% thì dung tích sống đạt giá trị lớn

nhất. Cùng một điều kiện sống, nam luôn có dung tích sống cao hơn nữ [70].

Theo Trịnh Bỉnh Dy (1994) dung tích sống ở trẻ phụ thuộc vào sự phát

triển của hệ hô hấp, vào số lượng, kích thước phế nang và tăng dần theo tuổi.

Ngoài ra dung tích sống còn chịu ảnh hưởng của đặc điểm hình thái như chiều

cao, cân nặng, giới tính. Tác giả cho rằng tốc độ gia tăng các thông số chức

năng phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, chiều cao, vòng

ngực….nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là tuổi, chiều cao và giới tính [14].

Một trong những công trình nghiên cứu về hình thái, sinh lý có giá trị

nhất trong những năm gần đây là “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình

thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [4] của tập thể các nhà khoa học, y học trên

cả nước. Công trình đã cung cấp nhiều số liệu về hình thái, sinh lý của người

Việt Nam từ sơ sinh đến trên 60 tuổi. Đây là một công trình khoa học có ý

nghĩa vì không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà còn

có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Tình trạng giảm thị lực đang ngày càng gia tăng ở học sinh. Theo công

bố của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, năm 2002 tỷ lệ học sinh bị tật khúc

xạ là 26,14%. Năm 2002, tại thành phố Hồ Chí Minh, trẻ em đầu cấp có tỉ lệ

giảm thị lực do tật khúc xạ là 25,3% nhưng đến năm 2007 đã là 39,35%. [5].

Theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009), tỷ lệ trẻ bị bệnh và mức

độ cận tăng lên đáng kể, ở tiểu học là 18%, trung học cơ sở là 25,5%; trung

học phổ thông là 49,7%...và ngày càng có nhiều nghiên cứu về tình hình thị

lực của trẻ em trên cả nước [13], [68], [87], [92]...

Các nghiên cứu cho thấy, thị lực ở trẻ giảm do tác động của nhiều yếu

tố. Ở thành phố, không gian sống hẹp, tầm nhìn hạn chế, sức ép học tập cao,

các hình thức giải trí như vô tuyến, vi tính, trò chơi điện tử ngày càng nhiều.

Page 35: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

26

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường ham chơi, chưa có ý thức giữ gìn, vệ sinh mắt nên dễ

sa đà vào các hoạt động vô bổ như chơi game trên máy tính, điện thoại,

Ipad….nên làm tăng gánh nặng về thị giác [37].

Bên cạnh thị lực, thính lực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe

con người. Theo WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 360 triệu người

khiếm thính (chiếm 5,3% dân số). Năm 2014, bệnh viện phụ sản Hà Nội đã

khám sàng lọc khiếm thính 38.331 trẻ sơ sinh và phát hiện có 688 ca khiếm

thính (chiếm 1,5%), tỷ lệ này có thể cao hơn trong cuộc sống vì có trường hợp

trẻ giảm dần thính lực trong quá trình trưởng thành. Hàng năm nước ta có

khoảng 940.000 trẻ ra đời (theo ASEANstats ngày 30/9/2015), với tỷ lệ 1,5%

thì mỗi năm nước ta có thêm gần 15.000 trẻ khiếm thính, trong đó khiếm

thính do di truyền chiếm trên 50% số trường hợp [22].

Trẻ khiếm thính do di truyền, sinh non, sinh thiếu tháng thường chiếm

tỷ lệ cao [22], [90]. Đây là một loại khuyết tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự

phát triển của trẻ vì nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng

không tốt đến sự phát triển ngôn ngữ và cuộc sống của trẻ sau này.

Nhìn chung số công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý ở người

ngày càng nhiều. Các kết quả đều cho thấy, ở trẻ em huyết áp không khác

nhiều giữa hai giới nhưng sau tuổi dậy thì đã thể hiện rõ sự khác biệt. Dung

tích sống ở nam cao hơn nữ, các chỉ số huyết áp, dung tích sống tăng dần

nhưng nhịp tim giảm dần theo tuổi. Học sinh tiểu học hiện nay tình hình giảm

thị lực ngày càng gia tăng và tăng dần theo tuổi. Vấn đề thính lực ảnh hưởng

nhiều đến sự phát triển của trẻ nên cần được kiểm tra và phát hiện sớm để

điều trị kịp thời nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt.

1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng

1.2.3.1. Trên thế giới

Page 36: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

27

Từ trước công nguyên (TCN) các nhà y học đã quan tâm đến vấn đề ăn

uống và dinh dưỡng. Hypôcrát (460 - 377 TCN) đã chỉ ra vai trò của thức ăn

đối với việc bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh.

Năm 1751, G.E. Hamberger (người Đức) đưa ra bảng đo chiều cao của

trẻ độ tuổi 1, 4, 13 và 18. Năm 1726, Stoller A. J. (người Đức) đã viết một

cuốn sách về sự tăng trưởng chiều dài ở người. Những năm tiếp theo, nghiên

cứu về sự tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của con người tiếp tục được

thực hiện và hoàn thiện dần về mặt phương pháp. Năm 1956, Gomez - một

thầy thuốc người Mexico, đã dựa vào cân nặng theo tuổi để xếp loại mức độ

SDD các trẻ em trong bệnh viện mặc dù cách phân loại này chưa phân biệt

được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay đã kéo dài. Để khắc phục

điều này, Waterlow J. C. đã đưa ra cách phân loại dựa vào cân nặng theo

chiều cao (đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng hiện tại) và chiều cao theo

tuổi (đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng trường diễn). Từ năm 1970, WHO

đề nghị sử dụng bảng số liệu quần thể NCHS/WHO làm quần thể tham khảo

quốc tế để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [42], [145].

Tháng 12/1992, hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng được tổ chức tại

Roma. Kết thúc hội nghị, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh

toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh SDD. Sau đó, nhiều hội nghị dinh dưỡng

được tổ chức. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok năm

1983, tại Oaka năm 1987. Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng họp tại Seoul năm

1989, tại Montrean năm 1993 và tại Hà Nội năm 2008 … [88].

Tháng 12/2000, Liên hợp quốc thông qua mục tiêu phát triển thiên niên

kỷ, trong đó có mục tiêu dinh dưỡng là giảm nhẹ và thanh toán một số vấn đề

dinh dưỡng vào năm 2020. Từ đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc,

các công trình nghiên cứu về SDD, đặc biệt ở trẻ em được tiến hành ở nhiều

quốc gia trên thế giới. Theo WHO năm 2012, cả thế giới có khoảng 500 triệu

trẻ SDD, trong đó châu Á chiếm khoảng 150 triệu [145].

Page 37: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

28

Trong khi SDD đang còn là vấn nạn thì ngày nay cả thế giới phải đối

mặt với tình trạng TC - BP. Theo WHO năm 2005, trẻ từ 6 - 17 tuổi bị TC là

khoảng 155 triệu em (chiếm 10%), khoảng 30 - 45 triệu trẻ BP (chiếm 2 -

3%), tỷ lệ trẻ bị TC - BP ở các Châu lục và thế giới được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tỷ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường [146]

Khu vực Thừa cân (%) Béo phì (%)

Toàn cầu 7,6 2,7

Châu Mỹ 23,6 8,2

Châu Âu 15,0 4,6

Cận Đông 9,7 6,2

Châu Á – Thái Bình Dương 4,1 1,0

Châu Phi - cận Sahara 1,1 0,2

BP đã trở thành một bệnh khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, năm 1980 tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 - 11 tuổi là

6,5%; đến 2008 đã tăng gấp ba lần (19,6%), đây là mối đe dọa tiềm ẩn trong

tương lại. Ở các nước đang phát triển BP tồn tại song song với SDD, tình

trạng này ở thành phố nhiều hơn nông thôn [110].

Năm 2009, chính phủ Hoa Kỳ đã công bố BP là một bệnh dịch quốc

gia. Ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ, số liệu thống kê tình trạng người BP

tăng nhanh chóng, ngày càng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa béo

phì, tim mạch và bệnh trầm cảm ở trẻ [120], [142]. Theo WHO, TC - BP ở trẻ

em đang xảy ra khắp các châu lục [146].

1.2.3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam tỷ lệ SDD đang giảm dần, năm 1999 tỷ lệ trẻ SDD thấp còi

là 38,7%; năm 2001 là 34,8%; năm 2010 còn 29,3% và năm 2011 là 27,5%.

Nhưng theo UNICEF, năm 2012 Việt Nam có tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD

thấp còi vẫn cao, đứng thứ 13 trên thế giới. Theo thống kê trên thì cứ khoảng

Page 38: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

29

3 - 4 trẻ có một trẻ bị SDD nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tầm

vóc người Việt Nam [84].

Điều tra trên 11.917 trẻ từ 0 - 15 tuổi của VDDQG ở các vùng nông

thôn trong cả nước và 9.410 học sinh Hà Nội cho thấy, chiều cao và cân nặng

của trẻ em Việt Nam luôn thấp hơn theo khuyến nghị của WHO. Một nghiên

cứu khác ở trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi cho thấy, mức tăng cân của trẻ nước ta

trong 3 tháng đầu không khác so với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn

nhưng sau đó giảm dần, giảm nhiều nhất là ở trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi và 6 - 11

tuổi [25], [88]. Do đó, chiến lược Dinh dưỡng quốc gia 2011 - 2020 và tầm

nhìn 2030 đã khẳng định, nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của

các cấp, các ngành và mọi người dân, phấn đấu đến 2030 tỉ lệ trẻ SDD thấp

còi giảm xuống dưới 20% và SDD thể nhẹ cân giảm dưới 10% [88].

Tình trạng TC - BP ở nước ta có tốc độ gia tăng rất nhanh. Trong 10

năm (2000 - 2010), tỷ lệ trẻ em BP tăng lên gấp 9 lần. Tại các khu vực trung

tâm thành phố, tỷ lệ BP đã vượt ngưỡng 12%. Tình trạng gia tăng tỉ lệ TC -

BP diễn ra nhiều nhất ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học (21%

TC và 17,1% BP) [71], [130].

Năm 2009, khi nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 6 -

10 tuổi ở Bình Định, tác giả Võ Văn Toàn cho rằng, tỷ lệ SDD của trẻ em

thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ 6 tuổi tỷ lệ SDD là 14,97%; 7 tuổi - 11,85%; 8 tuổi

- 12,86%; 9 tuổi - 33,13% và trẻ 10 tuổi là 38,36%. Tình trạng SDD có sự

chênh lệch rất lớn giữa các khu vực, tỷ lệ cao nhất là ở miền núi, tiếp đến là

nông thôn và thấp nhất là khu vực thành thị. Tỷ lệ TC - BP cũng thay đổi theo

lứa tuổi. Trẻ 6 tuổi TC - BP là 13,2%; 7 tuổi - 13,33%; 8 tuổi - 15,63%; 9 tuổi

- 9,54% và 10 tuổi là 7,82%. TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành thị [75].

Số liệu tổng hợp của Lê Nguyễn Bảo Khanh về tình trạng dinh dưỡng

và xu hướng tăng trưởng của trẻ lứa tuổi học đường cho thấy, tại thành phố

Page 39: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

30

Hồ Chí Minh tỉ lệ TC - BP ở học sinh tăng nhanh, năm 1995 là 2,5%; năm

1998 là 12,2% và đến 2005 đã là 17,1% [40].

Nghiên cứu của VDD cho thấy, tỷ lệ TC - BP ở trẻ 6 -17 tuổi tại các

trường học ở Hà Nội đã tăng từ 2,6% năm 1995 lên 5,6% năm 2000. Tỷ lệ

này chiếm cao nhất ở học sinh 6 - 10 tuổi (8,8% - 9,9%), trẻ nam TC - BP

nhiều hơn trẻ nữ và trẻ ở các quận nội thành TC - BP cao hơn so với các khu

vực xa trung tâm. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai 1996 - 1997 cho thấy,

có 18,36% trẻ dưới 15 tuổi tới khám bệnh bị TC - BP [58].

Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu về tình hình dinh

dưỡng của học sinh lứa tuổi học đường ngày càng phong phú và được tiến

hành trên nhiều vùng miền trong và ngoài nước. Các kết quả đều cho thấy, tỷ

lệ trẻ SDD đang có xu hướng giảm nhưng TC - BP ngày càng gia tăng.

1.2.4. Các nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao

1.2.4.1. Trên thế giới

- Các nghiên cứu về trí tuệ: Có tài liệu cho rằng trắc nghiệm đã có từ

năm 2200 TCN, nhưng mãi đến thế kỷ XIX mới trở thành đối tượng nghiên

cứu của nhiều ngành khoa học [52].

Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ test là Francis Galton (1822-1811) và

ông đã xây dựng phòng thực nghiệm nhân trắc vào năm 1884 ở London.

Thuật ngữ test được sử dụng rộng rãi sau khi cuốn “Các trắc nghiệm đo lường

trí tuệ” của nhà tâm lý học người Mỹ là Cattell J.Mc (học trò Galton) ra đời

năm 1890 tại NewYork, trong đó ông đã đưa ra 50 mẫu trắc nghiệm và các

trắc nghiệm này đã được sử dụng hơn nửa thế kỷ qua [2].

Năm 1905, sử dụng trắc nghiệm trí tuệ đã phổ biến rộng rãi trên thế

giới khi nhà tâm lý học người Pháp - Alfred Binet (1857-1911) cộng tác với

bác sĩ tâm thần Theodore Simon (1873-1961) thực hiện nghiên cứu trí tuệ trên

trẻ 3 - 15 tuổi. Các ông đã xây dựng trắc nghiệm trí tuệ Binet - Simon với 50

bài tập dùng cho trẻ em. Năm 1908 trắc nghiệm này được xuất bản lần thứ hai

Page 40: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

31

với số bài test nhiều hơn. Sau đó, hàng loạt trắc nghiệm do Munsterberg H.

(1863-1916) xây dựng năm 1910 được dùng vào công tác tuyển chọn nghề

nghiệp, góp phần cho nghiên cứu trắc nghiệm phát triển [52].

Năm 1912, nhà tâm lý học người Đức Wilhelm Stern (1817-1938) đã

đưa ra khái niệm hệ số thông minh (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ và

xem nó như là chỉ số phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên, một số tác giả cho

rằng cách tính chỉ số trí tuệ đã xuất hiện từ năm 1905, khi trắc nghiệm trí tuệ

đầu tiên của Binet - Simon ra đời. Theo Binet, IQ được tính theo công thức là

IQ = (MA/CA)*100. Trong đó, MA là tuổi trí tuệ và CA là tuổi thực của

người được trắc nghiệm [43], [52].

Năm 1936, Raven J.C. xây dựng bộ trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn,

là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh và đã được sử dụng rộng

rãi để đo năng lực tư duy trên diện rộng. Năm 1960, test Raven được Unesco

chính thức cho phép sử dụng để đo trí tuệ con người từ 6 - 65 tuổi [43], [73].

Năm 1939, Wechsler D. (1896-1981) đưa ra thang Wechsler Bellevue

dùng cho người lớn. Năm 1949 ông đưa ra test WISC dành cho trẻ 5 - 15 tuổi,

năm 1955 ông đưa ra test WAIS là loại thang đo được biến đổi dành cho

người từ 16 tuổi trở lên. Năm 1967 ông đưa ra trắc nghiệm WPPSI dành cho

trẻ 4 - 6 tuổi, các trắc nghiệm này đã được sử dụng trong một thời gian dài.

Năm 1983 Howard Gardner đã viết cuốn “Frames of Mind” có thể dịch là

“Cơ cấu trí khôn”, trong đó công bố các nghiên cứu về sự đa dạng của trí

thông minh vì theo ông có nhiều loại trí thông minh khác nhau…Hiện nay đã

có tới 2.100 trắc nghiệm về trí tuệ khác nhau và khoảng 500 trắc nghiệm về

nhân cách đã được xuất bản [52], [118].

Ngày nay các loại test thông minh đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

- Các nghiên cứu về trí nhớ: Trí nhớ của chúng ta là riêng tư và “bên

trong” nhưng không có nó chúng ta không thể thực hiện được những hành

Page 41: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

32

động “bên ngoài” như trò chuyện, nhớ những cuộc hẹn, nhớ gương mặt bạn,

thực thi ý tưởng, thành công trong công việc hay thậm chí tập đi [94].

Trước Công nguyên, Aristos cho rằng trí nhớ được quyết định bởi mối

liên hệ giữa các thuộc tính, các vật tác động vào ta. Thế kỷ XVII, D.Haclli,

G.Hop (Anh) đưa ra học thuyết liên tưởng. Theo thuyết này coi sự liên tưởng

là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ [49].

Năm 1959, Buret đã làm thí nghiệm trên chuột với phản xạ “đạp cần

câu cơm”, qua đó ông cho rằng bán cầu đại não là nơi lưu giữ thông tin [44].

Năm 1960, Hyden đưa ra sơ đồ về cơ chế nhớ. Theo Hyden, cơ sở của

trí nhớ là sự thay đổi cấu trúc của phân tử axit ribonucleic (ARN). Còn theo

Conell M.C. và Jacobson thì trí nhớ có liên quan đến lượng axit

dezoxyribonucleic (ADN) trong các nơron. Penpild W. cho rằng, trong não có

trung khu nhớ nên mọi kích thích tác động lên cơ thể đều được lưu giữ lại.v.v.

Thế kỷ XX Pavlov cho rằng phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên

các đường liên hệ thần kinh tạm thời ở vỏ não là cơ sở của sự ghi nhớ [44].

1.2.4.2. Ở Việt Nam

- Các nghiên cứu về trí tuệ: Ở Việt Nam, việc sử dụng test để đánh giá

năng lực trí tuệ phát triển chậm hơn so với thế giới và còn nhiều hạn chế.

Nước ta đã du nhập một số loại test như WISC (1987), test Gills (1987) và

test Raven (1991)... trong đó test Raven được sử dụng phổ biến. Năm 1962 -

1963 đã có công trình thực nghiệm về trí nhớ trên học sinh Việt Nam của tập

thể cán bộ tổ Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội [2].

Trần Trọng Thủy (1989) là một trong những tác giả đầu tiên nghiên

cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam qua test Raven. Tác giả đã xác

định được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển của trí tuệ

học sinh. Đồng thời cũng đề cập đến mối tương quan giữa sự phát triển thể

lực và trí tuệ. Tác giả cho thấy, sự phân phối theo IQ của học sinh Việt Nam

Page 42: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

33

gần với sự phân phối chuẩn, trình độ trí tuệ giữa học sinh nông thôn và thành

thị có sự khác biệt [73].

Theo Ngô Công Hoàn (1991), các loại test thử nghiệm trên học sinh

Việt Nam, đã được nghiên cứu và xem xét nghiêm túc qua các cuộc Hội thảo

khoa học, các công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu trẻ em. Nhiều

trắc nghiệm đã được sử dụng để phân loại học sinh ở một số nơi [28].

Gần đây nhóm tác giả Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan, Mai Văn Hưng…

đã có hàng loạt nghiên cứu về năng lực trí tuệ của học sinh các lứa tuổi trên

nhiều vùng miền, nhiều dân tộc của cả nước. Hầu hết, các nghiên cứu cho

thấy năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối tương quan

thuận với học lực. Giữa năng lực trí tuệ và chỉ số Pignet có mối tương quan

nghịch, giữa năng lực trí tuệ và BMI có mối tương quan thuận, nhưng hệ số

tương quan thấp, điều đó chứng tỏ thể lực ít ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ

[45], [49].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh ngày

càng nhiều và được thực hiện ở nhiều nơi trên cả nước. Có nhiều thuật ngữ,

khái niệm liên quan đến trí tuệ như trí khôn, trí nhớ, trí lực, trí thông minh...

Các thuật ngữ này cũng được coi là thuộc tính của trí tuệ. Mỗi thuật ngữ có

sắc thái riêng và được dùng vào những hoàn cảnh nhất định.

- Các nghiên cứu về trí nhớ: Ở Việt Nam, Phạm Minh Hạc là người đầu

tiên nghiên cứu trí nhớ. Năm 1971, ông đã cho thấy vai trò của thùy trán và

thùy đỉnh trong việc lưu giữ thông tin nhưng trong đó thùy đỉnh chiếm vai trò

quan trọng hơn. Trịnh Văn Bảo (1994) nghiên cứu trí nhớ trên học sinh lớp 6

trường trung học cơ sở năng khiếu Marie - Curie và trường Tô Hoàng ở Hà

Nội cho thấy trí nhớ của học sinh trường năng khiếu tốt hơn trí nhớ của nhóm

học sinh bình thường [49], [52].

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trên 1.519 học sinh từ 6 - 17 tuổi tại

quận Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần theo

Page 43: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

34

tuổi nhưng tốc độ tăng không đều, ở trẻ 6 - 11 tuổi tăng nhanh và ở trẻ 11 - 17

tuổi tăng chậm dần [49].

Nhìn chung, những năm gần đây các công trình nghiên cứu về hoạt

động thần kinh cấp cao, trong đó chủ yếu nói về trí thông minh IQ, trí nhớ hay

khả năng phản xạ của trẻ ở các độ tuổi, ở các vùng miền, các dân tộc ngày

càng nhiều trên thế giới và Việt Nam.

1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài khoảng

110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên 607.133 km², diện tích

vùng lãnh hải 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có

tọa độ 14042'10 Bắc, 108055'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực

Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai,

điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp Biển

Đông với bờ biển dài 134 km và điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao

Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ là 13°36'33 Bắc, 109°21'

Đông. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng trong phát

triển kinh tế - xã hội của miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ

ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.

Bình Định cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh

649 km về phía Nam.

- Tổ chức hành chính gồm 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành

phố Quy Nhơn), 1 thị xã (An Nhơn), 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh,

Vĩnh Thạnh), 2 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn), 4 huyện đồng bằng (Hoài

Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước). Toàn tỉnh có 21 phường, 12 thị trấn và

126 xã. Dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội, có thể chia thành ba khu vực sinh

thái là thành thị, nông thôn và miền núi.

+ Vùng thành thị: Gồm thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn. Thành

phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Vùng thành

Page 44: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

35

thị có tổng diện tích là 530 km2; dân số 470,9 nghìn người với mật độ trung

bình là 888,5 người/ km2, riêng Quy Nhơn có mật độ trên 1165 người/ km2.

Có 55 trường tiểu học với 1.162 lớp, có 48 cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia

100%, tỷ lệ hộ dân đạt chuẩn văn hóa cao nhất tỉnh là 94,13%. Có nhiều khu

công nghiệp, di tích lịch sử văn hóa, có nhiều tuyến đường giao thông quan

trọng, có cảng Quy Nhơn là một trong những cảng lớn của cả nước.

+ Vùng nông thôn: Gồm 4 huyện đồng bằng có địa hình bằng phẳng.

Tổng diện tích là 1.878 km2 với 761,9 nghìn người, mật độ trung bình 405,7

người/km2. Có 120 trường tiểu học với 2.178 lớp. Có 77 cơ sở y tế, đạt chuẩn

quốc gia về y tế 97,38%; hộ dân đạt chuẩn văn hóa là 93,60%, thấp hơn vùng

thành thị. Đây là những huyện thuần nông, công nghiệp kém phát triển, có

nhiều làng nghề truyền thống như bánh tráng nước dừa, thảm xơ dừa ở Hoài

Nhơn; làng võng trân Thái Phú, bún hủ tiếu Hòa Đại ở Phù Cát…

+ Vùng miền núi: Gồm 5 huyện miền núi và trung du, nằm dọc theo

chiều dài của dãy Trường Sơn. Các huyện này trải dài từ phía bắc (huyện An

Lão) đến phía nam (huyện Vân Canh) của tỉnh. Tổng diện tích là 3.663 km2

với 291,8 nghìn người, mật độ trung bình 81 người/ km2. Có 68 trường tiểu

học với 1.114 lớp. Có 61 cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế 79,84%. Hộ

dân đạt chuẩn văn hóa là 89,68%; thấp nhất trong ba khu vực. Vùng miền núi

có nhiều dân tộc cùng chung sống.

- Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, gồm có vùng núi, đồng bằng và

vùng ven biển. Vùng núi có nhiều dãy núi cao với độ cao trung bình 500 -

1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (An Lão), có nhiều loài động

thực vật quí như gỗ lim, trắc, cẩm lai, gấu, voi, gà lôi…nhưng hiện nay tình

hình phá rừng ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ gen và khí hậu của

tỉnh. Vùng đồng bằng nằm trên lưu vực các con sông hoặc ven biển và được

ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Vùng ven

biển có các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển. Có bán

Page 45: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

36

đảo Phương Mai và 33 đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là Cù Lao Xanh (Nhơn

Châu) có ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1899. Cảng Quy Nhơn là cảng

tổng hợp quốc gia.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Bình Định là một trong những tỉnh chịu

ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình 27,40C. Tổng lượng

mưa là 2.518 mm/năm, độ ẩm trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình là

2.509,3 giờ. Có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 thường gây ra lũ lụt;

mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8 thường gây ra hạn hán. Bình Định có đồng

ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, nhiều tài

nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện.

- Sông ngòi khá nhiều, các sông không lớn, độ dốc cao, ngắn do ảnh

hưởng của địa hình. Sông có hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2

tỷ m³; tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Kôn,

La Tinh và Hà Thanh. Có đầm Thị Nại lớn, thuận lợi phát triển cảng biển. Bờ

biển có nhiều đầm, cửa biển và đảo. Có 3 đầm lớn Thị Nại, Trà Ổ và đầm

Nước Ngọt. Có 5 cửa biển: Tam Quan, An Dũ, Hà Ra, Đề Gi và Quy Nhơn.

- Dân số của tỉnh khoảng 1.524.600 người (2016) với mật độ trung bình

là 255,1 người/km². Phân bố không đều, vùng thành thị chiếm 31,08% với

mật độ khá đông (trên 800 người/km2) vùng nông thôn và miền núi chiếm

68,92% dân số và dân cư thưa thớt (dưới 300 người/km2). Ngoài dân tộc Kinh

còn có gần 40.000 người thuộc các dân tộc khác, trong đó chủ yếu là dân tộc

Chăm, BaNa và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.

- Tình hình kinh tế của tỉnh trong 5 năm gần đây phát triển nhanh

chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 9,2%/năm. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông, lâm, thủy sản tăng 4,12%; công

nghiệp, xây dựng tăng 9,17%; dịch vụ tăng 8,52%. Hoạt động công nghiệp

chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,53%. Tỷ lệ hộ nghèo

giảm dần: năm 2010 là 16%; năm 2014 là 11,3%; năm 2015 là 9,1% và năm

Page 46: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

37

2016 chỉ còn 7,5%. Thu nhập bình quân đầu người ở vùng thành thị là

3.734.000 đồng/ tháng, vùng nông thôn là 2.110.100 đồng/ tháng. Nhìn chung

kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao.

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội thể dục thể thao được đẩy mạnh, làm phong

phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tính đến tháng 6/2016, cả tỉnh

có 344/654 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia (chiếm 52,6%). Riêng bậc

tiểu học năm 2010 chỉ có 50% trường đạt chuẩn quốc gia nhưng đến năm

2016 đã có 74,8%. Mạng lưới y tế ngày càng hoàn thiện. Cả tỉnh có 186 cơ sở

y tế, tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia về y tế là 92,5%. Số bác sĩ bình quân trên một

vạn dân tăng dần (năm 2010 là 5,5 bác sĩ/vạn dân đến 2016 là 9,9 bác sĩ/vạn

dân). Năm 2010 có khoảng 20% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD và phấn đấu đến 2020

giảm xuống còn 5%, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng cao.

- Hệ thống giao thông khá đồng bộ và gồm đủ các loại đường giao

thông. Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài tỉnh. Quốc lộ 19 nối liền cảng Quy

Nhơn với Tây Nguyên, hạ Lào và đông bắc Campuchia. Hệ thống giao thông

nội tỉnh khá hoàn chỉnh, đảm bảo lưu thông thông suốt giữa các vùng núi,

đồng bằng và ven biển. Tỉnh đang có dự án xây dựng đường cao tốc Quảng

Ngãi - Bình Định và đường cao tốc Bình Định - Nha Trang, góp phần đưa

tỉnh nhà ngày càng phát triển ngang tầm với các thành phố lớn trong khu vực

Miền Trung - Tây Nguyên [75], [83].

Page 47: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

38

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh từ 6 - 10 tuổi ở các trường tiểu học tại tỉnh Bình Định.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Học sinh từ 6 - 10 tuổi ở các trường tiểu học tỉnh Bình Định năm 2016.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Học sinh không có bệnh mạn tính và không mang dị tật hình thái,

không có dấu hiệu tâm sinh lý không bình thường.

- Học sinh lớn hay nhỏ hơn tuổi theo quy định vào lớp.

- Học sinh vắng mặt trong ngày thu thập các số liệu.

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2017.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang có so sánh.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp quan sát với biểu mẫu thu thập số liệu (phụ lục 1).

2.3.3. Cỡ mẫu

Vì nghiên cứu có nhiều biến số và chỉ số liên quan đến các đặc điểm

sinh học của học sinh, vì thế các cỡ mẫu sau sẽ được tính:

2.3.3.1. Cỡ mẫu điều tra các biến số và chỉ số về hình thái, sinh lý

Cỡ mẫu điều tra các biến số và chỉ số về hình thái của học sinh dựa

vào biến số dinh dưỡng được tính như sau:

- Bước 1: Cỡ mẫu được tính theo công thức [30], [55]:

DE

Trong đó:

Page 48: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

39

+ n1 là cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nhất cần đạt được cho mỗi khối lớp;

+ p là tỷ lệ học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường, chọn p =

87,3 [71];

+ d là sai số tuyệt đối, chọn d = 0,05;

+ là hệ số tin cậy ứng với 95% độ tin cậy = 1,96;

+ DE là hệ số ảnh hưởng thiết kế mẫu = 2;

Thay vào công thức ta có: n1 = 341.

- Bước 2: Có 5 khối lớp và 3 khu vực nghiên cứu nên cỡ mẫu cho

nghiên cứu là n2 = n1 x 5 x 3 = 5.115.

- Bước 3: Dự kiến bỏ cuộc 10% nên cỡ mẫu cuối cùng cần thu thập là

n = 5.115 + (5.115 x 10)/100 = 5.627 học sinh.

Cỡ mẫu đã điều tra đạt yêu cầu là 6.514 ( > 5.627) học sinh trong đó

khu vực thành thị có 2.335 học sinh, khu vực nông thôn có 2.139 học sinh và

khu vực miền núi có 2.040 học sinh nên đảm bảo độ tin cậy.

2.3.3.2. Cỡ mẫu điều tra dung tích sống và thính lực

Do điều kiện nghiên cứu và để thuận lợi trong thu thập mẫu, chúng tôi

chỉ tiến hành tại trường tiểu học Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn.

* Cỡ mẫu đo dung tích sống:

- Bước 1: Cỡ mẫu đo dung tích sống được tính theo công thức [55]:

Trong đó:

+ n1 là cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nhất cần đạt được cho mỗi khối lớp;

+ là độ lệch chuẩn của quần thể, chọn = 20 ml;

+ d là sai số tuyệt đối, chọn d = 6 ml;

+ là hệ số tin cậy 95% = 1,96;

Thay vào công thức ta có: n1 ~ 43,

Page 49: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

40

- Bước 2: Do có 5 khối lớp nên cỡ mẫu cần cho nghiên cứu cuối cùng

là n = n1 x 5 = 43 x 5 = 215.

Chúng tôi đã chọn 250 học sinh ở năm khối lớp nên đảm bảo cỡ mẫu.

* Cỡ mẫu đo thính lực: Tiến hành theo 2 bước:

- Bước 1: Dùng phiếu điều tra thính lực (phụ lục 4) để sàng lọc những

học sinh có vấn đề về thính lực.

- Bước 2: Tiến hành đo nhĩ lượng đồ những trường hợp có vấn đề về

thính lực (là những phiếu đánh dấu “Có” từ 3 mục trở lên ở phiếu điều tra

bước 1). Ở bước 1 chúng tôi chọn cỡ mẫu theo cách lấy mẫu khi biết tổng thể

với công thức sau [42], [55]:

ni = N / [1+N (e)2]

Trong đó:

+ ni là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần lấy;

+ N là số lượng mẫu tổng thể, N = 6.514;

+ e là sai số chuẩn, chọn e = 4% (độ tin cậy 96%);

Thay vào công thức ta có: n= 6.514/ [1+6.514 x (0,04)2 ] = 570,28.

Dự kiến bỏ cuộc 10% nên cỡ mẫu cuối cùng cần thu thập là:

n = 570 + (570 x 10)/100 = 627.

Thực tế đã tiến hành điều tra 902 học sinh nên đảm bảo cỡ mẫu.

Số học sinh được nghiên cứu phân bố ở các bảng 2.1, 2.2 và 2.3.

2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu

2.3.4.1. Kỹ thuật chọn mẫu điều tra các chỉ số, biến số về hình thái, sinh lý

Bình Định có tất cả 247 trường tiểu học được phân bố ở 11 huyện thị,

trong đó có 4 huyện đồng bằng gồm Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy

Phước; 5 huyện miền núi và trung du (gọi chung là miền núi) là An Lão, Hoài

Ân, Tây Sơn, Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Vùng thành thị gồm thành phố Quy

Nhơn và thị xã An Nhơn. Dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội, Bình Định được

chia thành 3 tầng là 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.

Page 50: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

41

Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới, tuổi và địa điểm

Địa

điểm Giới

Tuổi Tổng

6 7 8 9 10

Thành

thị

Nam 277 273 211 228 241 1.180

Nữ 243 204 235 218 255 1.155

Tổng 470 477 446 446 496 2.335

Nông

thôn

Nam 223 222 215 219 215 1.094

Nữ 206 201 207 202 229 1.045

Tổng 429 423 422 421 444 2.139

Miền

núi

Nam 205 200 209 200 210 1.024

Nữ 201 203 202 208 202 1.016

Tổng 406 403 411 408 412 2.040

Chung

Nam 655 695 635 647 666 3.298

Nữ 650 608 644 628 686 3.216

Tổng 1.305 1.303 1.279 1.275 1.352 6.514

Bảng 2.2. Phân bố mẫu nghiên cứu về dung tích sống

Giới Tuổi

Tổng 6 7 8 9 10

Nam 25 24 22 26 29 126

Nữ 25 27 26 25 21 124

Chung 50 51 48 51 50 250

Bảng 2.3. Phân bố mẫu nghiên cứu về thính lực

Giới Tuổi

Tổng 6 7 8 9 10

Nam 86 93 94 80 96 449

Nữ 84 82 96 93 98 453

Chung 170 175 190 173 194 902

Page 51: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

42

Quá trình chọn mẫu được thực hiện qua các giai đoạn sau [42]:

- Giai đoạn 1: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với 3 tầng bằng kỹ

thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

+ Vùng thành thị: chọn 1 đơn vị là thành phố Quy Nhơn;

+ Vùng nông thôn: chọn 2 đơn vị là huyện Tuy Phước và Phù Cát;

+ Vùng miền núi: chọn 2 đơn vị là huyện An Lão và Vân Canh.

- Giai đoạn 2: Chọn mẫu chùm

+ Xây dựng khung mẫu với các đơn vị mẫu là các trường tiểu học

(chùm) ở các huyện, thành phố được chọn;

+ Liệt kê tổng số học sinh tiểu học của mỗi trường theo mỗi khối lớp;

+ Số chùm được chọn của mỗi tầng = số học sinh/341;

+ Sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn các chùm vào mẫu.

Các trường được chọn là:

+ Thành phố Quy Nhơn: chọn 4/25 trường tiểu học là các trường Hải

Cảng, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây và Trần Phú.

+ Huyện Tuy Phước và Phù Cát: chọn 6/61 trường tiểu học là các

trường Thị trấn Tuy Phước 1, Phước Sơn, Phước Thắng, thị trấn Ngô Mây 1,

Cát Tiến và Cát Minh 1.

+ Huyện Vân Canh và An Lão: chọn 8/20 trường tiểu học là các trường

Canh Vinh 1, Canh Vinh 2, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh 1, thị trấn An Lão,

An Dũng, An Tân và An Vinh.

- Giai đoạn 3: Chọn học sinh vào mẫu

Chọn học sinh tiểu học đủ các tiêu chuẩn trong các chùm đưa vào mẫu

nghiên cứu và là đơn vị quan sát.

2.3.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu điều tra dung tích sống và thính lực

Để thuận lợi cho điều kiện lấy mẫu, chúng tôi chọn học sinh tiểu học

trường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn để đo dung tích sống và thính lực

- Chọn ngẫu nhiên mỗi khối 2 lớp (vì mỗi lớp trung bình có khoảng 30

- 35 học sinh); đo dung tích sống của một số học sinh trong các lớp đã chọn.

- Chọn ngẫu nhiên 6 lớp ở mỗi khối để điều tra thính lực (hình 2.1).

Page 52: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

43

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh lý, dinh dưỡng và hoạt

động thần kinh cấp cao), xét mối tương quan giữa các chỉ số sinh học

Đo dung tích sống

(250 học sinh )

Kiểm tra thính lực

(902 học sinh)

Hình 2.1. Sơ đồ quá trình chọn mẫu và nghiên cứu các chỉ số sinh học

HỌC SINH TIỂU HỌC

BÌNH ĐỊNH

Thành phố

Quy Nhơn

Huyện Phù Cát

và Tuy Phước

Huyện An Lão

và Vân Canh

Tổng số 25

trường tiểu học

Tổng số 61

trường tiểu học

Tổng số 20

trường tiểu học

Chọn ngẫu nhiên

4 trường

Chọn ngẫu nhiên

6 trường

Chọn ngẫu nhiên

8 trường

Điều tra được 2.335

học sinh

Điều tra được 2.139

học sinh

Điều tra được 2.040

học sinh

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 53: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

44

2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH

XÁC ĐỊNH

2.4.1. Các biến số về dân số

2.4.1.1. Tuổi

- Biến số rời rạc;

- Tuổi của đối tượng nghiên cứu được tính theo quy ước Quốc tế và

Việt Nam là quy đổi về tháng hay năm gần nhất [30], [144].

Ví dụ: Trẻ 6 tuổi là trẻ có số tháng tuổi từ 72 đến 83 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 -10 tuổi là trẻ có số tháng tuổi từ 72 đến 131 tháng tuổi.

2.4.1.2. Giới tính

Biến số nhị phân: Nam/nữ.

2.4.1.3. Nơi ở

Biến số danh mục: Thành thị; nông thôn; miền núi.

2.4.2. Các biến số, chỉ số về hình thái

2.4.2.1. Chiều cao

- Biến số liên tục, giá trị được tính bằng centimet (cm);

- Cách xác định: Sử dụng thước gỗ đo chiều cao đứng của UNICEF,

chính xác đến 0,1 cm. Khi đo học sinh đứng trên nền phẳng, hai gót chân sát

nhau, mắt nhìn thẳng, đảm bảo 4 điểm: chẩm, lưng, mông và gót chân chạm

vào thước đo. Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và mép trên của

vành tai nằm trên cùng đường thẳng nằm ngang. Trẻ đứng thẳng, vai và tay

buông tự do hai bên người, đầu gối không chùng, dịch thanh chặn nhẹ nhàng

đến khi chạm vào đỉnh đầu. Khi đọc thì tầm mắt người đo phải ngang với

thanh chặn của thước đo [17], [64], [101].

2.4.2.2. Cân nặng

- Biến số liên tục, đơn vị kilogram (kg);

- Cách xác định: Sử dụng cân TANITA Nhật Bản có độ chính xác đến

0,1 kg. Cân được đặt trên mặt phẳng ngang. Trước mỗi lần cân cần kiểm tra

Page 54: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

45

độ chính xác của cân. Đối tượng đứng thẳng trên cân sao cho trọng tâm rơi

vào điểm giữa của cân. Khi cân đối tượng mặc quần áo mỏng, không mang

mũ, giầy, dép, cân xa bữa ăn và phải đứng yên giữa bàn cân [17], [64], [101].

2.4.2.3. Vòng ngực

- Biến số liên tục, đơn vị cm;

- Cách xác định: Dùng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ

chính xác đến 0,1 cm. Mỗi thước dùng đo không quá 100 đối tượng. Khi đo

trẻ ở tư thế đứng thẳng, vòng dây trước ngực vuông góc với cột sống, đi qua

xương bả vai (ở phía sau) và mũi ức (phía trước ngực) sao cho mặt phẳng của

thước dây song song với mặt đất. Số đo được xác định bằng số trung bình

cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra cố sức. Người được

đo ở tư thế đứng thẳng, không giơ hai tay lên cao, hai tay duỗi thẳng dọc hai

bên đùi, tư thế đứng tự nhiên [11], [101].

2.4.2.4. Vòng đầu

- Biến số liên tục, đơn vị cm;

- Cách xác định: Dùng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ

chính xác đến 0,1 cm. Mỗi thước dùng đo không quá 100 đối tượng. Khi đo

trẻ ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây quanh đầu, phía trước mép dưới của

thước sát cung lông mày, phía sau qua ụ chẩm. Người đo đứng phía bên

người được đo, chú ý dây đo không bị vẹo, lệch hay bị xoắn [63], [101].

2.4.2.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)

- Biến số liên tục;

- BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (mét)]2 [81], [110], [129].

BMI được dùng để đánh giá mức độ gầy béo của một người.

2.4.2.6. Chỉ số Pignet

- Biến số liên tục;

- Chỉ số Pignet = Cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình

(cm)]. [64], [81]

Page 55: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

46

2.4.3. Các biến số, chỉ số về sinh lý

2.4.3.1. Tần số tim và huyết áp động mạch

- Biến số liên tục;

+ Tần số tim được tính bằng nhịp/phút;

+ Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu: mmHg.

- Cách xác định:

+ Được xác định bằng máy đo huyết áp Omron hiệu HEM 8712. Máy

được tự động bơm lên nhờ sử dụng pin, có độ chính xác ± 3mmHg hoặc ± 2%

trị số đọc được đối với huyết áp và tần số tim là ± 5% giá trị đọc được.

+ Khi đo trẻ thoải mái, ngồi trên ghế khoảng cách giữa ghế và mặt bàn

là 25 - 30 cm, lưng thẳng, đặt bàn chân xuống nền nhà phẳng, trẻ ngồi yên,

không cử động, không nói chuyện và không ăn uống. Nhiệt độ phòng đo

không quá nóng hay quá lạnh. Đo tay trái. Nghỉ ngơi độ 15 phút trước khi đo.

+ Quy trình đo như sau:

* Kiểm tra máy trước khi đo và so sánh với máy đo huyết áp thủy ngân.

* Quấn vòng bít (dành cho trẻ 6 - 10 tuổi, có độ rộng 10 cm và độ dài

20 cm) quanh cánh tay trái, không quấn trên lớp áo dày và không xoắn tay áo

quá chặt. Mép dưới của vòng bít phải cách khuỷu tay từ 1 - 2 cm. Dán miếng

dính để cố định vòng bít.

* Đặt tay trên bàn sao cho vòng bít ở ngang tim, bàn tay mở, giữ

nguyên tư thế trong suốt quá trình đo.

* Ấn phím START/STOP máy sẽ tự động đo và hiển thị kết quả nhịp

tim, huyết áp. Sau khi ghi kết quả xong ấn phím START/STOP để tắt máy.

* Tiến hành đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 phút và lấy kết quả trung

bình. Nếu kết quả 3 lần đo chênh lệch nhiều thì cho đối tượng nghỉ 15 - 20

phút, sau đó đo lại [24].

2.4.3.2. Dung tích sống (Vital capacity: VC)

- Biến số liên tục, giá trị dung tích sống được tính bằng lít;

Page 56: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

47

- Cách xác định:

+ Được xác định bằng máy đo dung tích kế hiệu SPIROLAB III của Ý.

+ Kiểm tra máy trước khi đo, giải thích cho học sinh mục đích đo để

đạt được kết quả chính xác.

+ Người được đo không hoạt động gắng sức trong vòng 30 phút trước

khi đo, không mặc quần áo quá chật làm hạn chế ngực và bụng. Không ăn quá

no trong vòng 2 giờ trước khi đo. Những dữ liệu về giới tính, tuổi, chiều cao,

cân nặng phải được khai thác và nhập vào máy để tính giá trị tham chiếu.

+ Quy trình đo như sau:

* Nhập các dữ liệu cần thiết về giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng.

* Chuẩn bị dụng cụ đo. Sau đó hướng dẫn trẻ cách hít thở.

* Trẻ ngậm ống ngậm, thở ra chậm sau đó hít vào hết sức và thở ra nhẹ

nhàng, không gắng sức. Quá trình hít vào và thở ra từ 5 - 6 giây. Số lần thực

hiện không quá 4 lần, sau đó chọn kết quả VC lớn nhất [4], [14].

2.4.3.3. Thị lực

- Biến số rời rạc;

- Các xác định:

+ Thị lực được xác định bằng bảng LANDOLT với vòng hở chữ C, trẻ

cần chỉ ra hướng của khe hở.

+ Quy trình đo như sau:

* Treo bảng thị lực trong phòng được chiếu sáng đồng đều, hướng

chiếu sáng thuận lợi theo hướng nhìn và ngang tầm mắt của học sinh.

* Người được đo đứng cách bảng thị lực 5 m. Đo mắt phải trước, mắt

trái sau. Người đo dùng que (que có đầu nhỏ, dài khoảng 60 cm) chỉ phía dưới

chữ, cách chữ độ 2 mm. Ghi thị lực tương ứng với hàng chữ nhỏ nhất mà học

sinh còn đọc được (ít nhất nhận biết 2/3 chữ trong một hàng). Nếu chỉ thấy

hàng trên cùng tương ứng với D = 50,0 thị lực sẽ là 5/50, quy ra hệ thập phân

là 1/10. Qua đây có thể xác định được tình trạng giảm thị lực của mắt [5].

Page 57: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

48

2.4.3.4. Thính lực

- Biến số thứ hạng với các giá trị: Sức nghe bình thường; giảm sức

nghe mức độ nhẹ, vừa, nặng và sâu.

- Cách xác định:

+ Kiểm tra sàng lọc 902 học sinh 6 - 10 tuổi bằng phiếu điều tra thính

lực (phụ lục 4). Những trường hợp có nghi ngờ về thính lực (được xác định

qua phiếu điều tra) tiếp tục được đo nhĩ lượng đồ.

+ Quy trình đo như sau

* Kiểm tra ống tai ngoài và màng nhĩ bằng đèn soi tai.

* Lấy ráy tai và dị vật (nếu có).

* Kiểm tra lại ống tai ngoài và màng nhĩ để đánh giá sơ bộ tình trạng

ống tai ngoài sạch và màng nhĩ không có dấu hiệu viêm nhiễm tai giữa.

* Đo âm ốc tai OAE (Otoacoustic Emissions) hay TEOAE (Transient

Evoked Otoacoustic Emissions) bằng máy đo Maico Eroscan [19].

2.4.4. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI

- Biến số danh mục với các giá trị: SDD gầy còm mức độ nặng, SDD

gầy còm mức độ vừa, bình thường, thừa cân, béo phì;

- Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng: dựa vào BMI, theo tuổi và giới

so với quần thể tham chiếu của WHO (2007) [61], [104], [129], [144].

- SDD thể gầy còm mức độ nặng: BMI < - 3SD;

- SDD thể gầy còm mức độ vừa: - 3SD ≤ BMI < - 2SD;

- Bình thường: - 2SD ≤ BMI ≤ + 1SD

- Thừa cân: +1SD < BMI ≤ + 2SD;

- Béo phì: BMI > +2SD .

2.4.5. Các biến số về trí tuệ

2.4.5.1. Năng lực trí tuệ (IQ)

- Biến số rời rạc: đơn vị tính là điểm.

- Cách xác định:

Page 58: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

49

+ Chỉ số trí tuệ được xác định bằng test Raven. Test Raven gồm 5 bộ

A, B, C, D, E với 60 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc phức tạp dần từ

khuôn hình 1 đến khuôn hình 12 của mỗi bộ và từ bộ A đến bộ E (loại dùng

cho người bình thường từ 6 - 65 tuổi). Mỗi học sinh được phát 1 quyển test

Raven và 1 phiếu trả lời (phụ lục 2). Học sinh làm bài trắc nghiệm một cách

độc lập sau khi đã được hướng dẫn với thời gian từ 45 - 60 phút. Mỗi nhóm

đối tượng nghiên cứu tối đa khoảng 50 học sinh, được thực hiện tại phòng học

yên tĩnh.

+ Chấm điểm từng bài theo khóa điểm của test Raven (1956) (phụ lục

2). Mỗi bài đúng 1 điểm, điểm tối đa là 60. Sau đó cộng điểm thô của tất cả

các bộ A, B, C, D, E. Tổng số điểm ghi vào cột tổng số. Đối chiếu với chuẩn

kì vọng của từng bộ A, B, C, D, E. Lấy điểm thực trừ điểm kì vọng, nếu hiệu

số dao động trong khoảng ± 2 thì cho phép dùng kết quả đó. Nếu vượt quá ± 2

thì loại bỏ. Tổng số điểm thực trừ điểm kì vọng của tất cả các bộ phải ≤ 6.

Phiếu nào không đạt hai tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

+ Sau khi xử lí thô để loại trừ những trường hợp không hợp lệ, đổi

điểm Test Raven sang điểm IQ theo công thức sau: 10015

SD

XXiIQ

Trong đó: x: điểm Test Raven, X : trị số trung bình cộng, SD: độ lệch

chuẩn của toàn quần thể nghiên cứu [52], [73].

2.4.5.2. Trí nhớ

- Biến số rời rạc với giá trị là điểm trí nhớ;

- Cách xác định:

+ Được xác định bằng phương pháp Nechaiev [49]. Nghiên cứu trí nhớ

bằng cách sử dụng bảng số trên đó có 12 số có 2 chữ số.

+ Xác định trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách cho học sinh xem bảng

số trong 120 giây, không được ghi chép, sau đó dành 120 giây cho học sinh

Page 59: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

50

độc lập ghi lại những số nhớ được, không cần theo thứ tự. Kết quả được đánh

giá dựa vào số chữ số nhớ đúng (phụ lục 3.1).

+ Xác định trí nhớ ngắn hạn thính giác bằng cách đọc to, rõ cho học

sinh nghe một bảng số gồm 12 số có 2 chữ số (khác với bảng số của test trí

nhớ thị giác) trong 120 giây. Sau đó yêu cầu học sinh ghi lại một cách độc lập

trong vòng 120 giây các số nhớ được. Kết quả được đánh giá dựa vào số chữ

số nhớ đúng (phụ lục 3.2).

2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ

Đây là một công trình nghiên cứu có cỡ mẫu lớn, có rất nhiều biến số vì

thế để giảm sai số, những biện pháp sau đã được thực hiện:

- Chọn mẫu xác suất; cỡ mẫu điều tra đạt yêu cầu đề ra.

- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên:

+ Tập huấn kiến thức cơ bản về các chỉ số sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi

cho cộng tác viên điều tra và giám sát.

+ Tập huấn cách sử dụng các công cụ được sử dụng điều tra có kết hợp

đóng vai hỏi thử và thực hành tại cộng đồng trước khi tiến hành điều tra.

- Có kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ với từng địa điểm

nghiên cứu.

- Chỉ sử dụng 3 nhóm điều tra để hạn chế tối đa sai số quan sát.

- Triển khai giám sát tích cực trong quá trình thực hiện đề tài.

- Kiểm tra từng phiếu thu thập thông tin, làm sạch số liệu, mã hóa trước

khi nhập vào máy tính.

- Viết chương trình kiểm soát lỗi để tránh sai sót khi nhập liệu.

2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu sau khi làm sạch, nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data

3.1 và được chuyển sang phần mềm Stata 10.0 để phân tích.

- Nghiên cứu dùng giá trị tuyệt đối và giá trị tỷ lệ % để mô tả biến phân

loại. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn dùng để mô tả biến định lượng.

Page 60: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

51

- Để so sánh tỷ lệ, chúng tôi sử dụng kiểm định χ2; để so sánh các giá

trị trung bình, chúng tôi sử dụng t - test. Kết quả được báo cáo là p < 0,05

hoặc p > 0,05.

- Để so sánh các giá trị trung bình của 3 nhóm, chúng tôi sử dụng test

ANOVA, nếu có ít nhất một cặp khác biệt có ý nghĩa thống kê thì ghi p <

0,05.

- Để tính các tham số thống kê, chúng tôi sử dụng các công thức sau

[30], [42]:

+ Giá trị trung bình: ),....2,1(1 nin

x

x

n

i

i

Trong đó: : giá trị trung bình; xi: giá trị của từng quan sát, n là số quan

sát.

+ Độ lệch chuẩn: n

xx

s

n

i

i

1

2)(

+ Sai số chuẩn của trung bình: n

sSEM

(SEM: standard error of

mean)

+ Phép kiểm định Student’s t: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị

trung bình: t = ; trong đó: =

: giá trị trung bình nhóm 1; : giá trị trung bình nhóm 2, n1: cỡ mẫu

của nhóm 1; n2: cỡ mẫu của nhóm 2.

Nếu t 1,96 (p ≤ 0,05) thì sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình có ý

nghĩa thống kê.

Nếu t < 1,96 (p > 0,05) thì sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình

không có ý nghĩa thống kê.

Page 61: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

52

+ Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình tools-data

Analysis - regression theo công thức:

Trong đó: r: hệ số tương quan giữa hai đại lượng x, y;

xi: giá trị đại lượng x,

yi: giá trị đại lượng y

n: cỡ mẫu.

Với: r ≥ 0,7: tương quan chặt

0,3 ≤ r < 0,7 : tương quan trung bình

r < 0,3 : tương quan yếu

0 < r ≤ 1 : gọi là tương quan thuận (x↑, y↑)

-1 ≤ r ≤ 0 : gọi là tương quan nghịch (x↑, y↓)

2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực

về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực

chung của quốc tế. Nghiên cứu không gây nguy hiểm và tác dụng xấu đến đối

tượng nghiên cứu. Tất cả các đối tượng đều tự nguyện tham gia. Tất cả các số

liệu thu thập được nếu mang tính chất cá nhân đều được giữ bí mật.

Page 62: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

53

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH

3.1.1. Các đặc điểm hình thái

3.1.1.1. Chiều cao của học sinh tiểu học

Chiều cao là một trong những chỉ tiêu hình thái cơ bản, được dùng

thường xuyên trong các cuộc điều tra về nhân trắc học ở người. Kết quả

nghiên cứu chiều cao của 6.514 học sinh tiểu học từ 6 - 10 tuổi tại tỉnh Bình

Định được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Chiều cao của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Chiều cao (cm)

1- 2 p Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 117,09 ± 6,06 - 117,31 ± 6,07 - 116,87 ± 6,04 - 0,44 > 0,05

7 122,34 ± 6,13 5,25 123,06 ± 6,09 5,75 121,51 ± 6,08 4,64 1,55 < 0,05

8 127,84 ± 6,09 5,50 127,84 ± 6,02 4,78 127,84 ± 6,16 6,33 0,00 > 0,05

9 132,76 ± 6,47 4,92 133,22 ± 6,21 5,38 132,28 ± 6,71 4,44 0,94 < 0,05

10 138,16 ± 7,16 5,40 137,70 ± 6,79 4,48 138,61 ± 7,47 6,33 -0,91 < 0,05

Tăng trung bình/năm 5,27 5,10 5,44

Bảng 3.1. cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần từ 6 - 10 tuổi. Trẻ

6 tuổi có chiều cao trung bình là 117,09 ± 6,06 cm và trẻ 10 tuổi là 138,16 ±

7,16 cm. Nữ có tốc độ tăng chiều cao hàng năm cao hơn nam (nữ tăng 5,44

cm/năm, nam tăng 5,10 cm/năm), chiều cao trẻ nữ tăng vọt lúc 8 và 10 tuổi

(6,33 cm/năm). Lúc 6 và 8 tuổi, chiều cao của nam và nữ không có sự khác

biệt (p > 0,05). Ở 7 và 9 tuổi, nam cao hơn nữ (p < 0,05) nhưng ở 10 tuổi nữ

cao hơn nam (p < 0,05). Hình 3.1 thể hiện rõ mức tăng chiều cao hàng năm ở

trẻ qua các độ tuổi.

Page 63: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

54

Hình 3.1. Mức tăng chiều cao của học sinh qua các độ tuổi

Chiều cao của học sinh ở các khu vực thể hiện qua bảng và hình 3.2.

Bảng 3.2. Chiều cao của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Chiều cao (cm)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 119,49 ± 5,18 118,16 ± 5,47 113,96 ± 6,21 < 0,05

7 125,15 ± 6,10 123,11 ± 5,30 120,15 ± 5,72 < 0,05

8 130,07 ± 5,88 128,27 ± 5,22 125,14 ± 5,91 < 0,05

9 134,69 ± 5,52 133,80 ± 6,57 130,90 ± 5,90 < 0,05

10 140,06 ± 6,23 137,99 ± 7,19 134,68 ± 5,79 < 0,05

Nữ

6 118,83 ± 6,02 116,84 ± 5,34 114,53 ± 5,92 < 0,05

7 123,37 ± 6,27 120,88 ± 5,85 120,26 ± 5,68 < 0,05

8 129,52 ± 5,83 127,98 ± 5,89 125,76 ± 6,22 < 0,05

9 134,87 ± 6,13 123,57 ± 6,67 129,28 ± 6,12 < 0,05

10 141,36 ± 7,03 139,38 ± 7,07 134,26 ± 6,48 < 0,05

Chung

6 119,15 ± 5,63 117,52 ± 5,44 114,24 ± 6,07 < 0,05

7 124,39 ± 6,23 122,05 ± 5,67 120,20 ± 5,70 < 0,05

8 129,78 ± 5,85 128,13 ± 5,55 125,44 ± 6,06 < 0,05

9 134,78 ± 5,82 133,21 ± 6,64 130,08 ± 6,06 < 0,05

10 140,73 ± 6,68 138,70 ± 7,15 134,47 ± 6,13 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Page 64: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

55

Hình 3.2. Chiều cao của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Bảng và hình 3.2 cho thấy, học sinh thành thị có chiều cao cao hơn học

sinh nông thôn, học sinh nông thôn cao hơn học sinh miền núi (p < 0,05). Để

xây dựng chuẩn chiều cao của học sinh Bình Định, chúng tôi lập bách phân vị

ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bách phân vị về chiều cao của học sinh tiểu học Bình Định

Điểm bách

phân vị thứ

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 103 103 110 108 114 115 120 117 122 123

5 108 107 113 112 118 118 124 122 127 126

10 110 109 115 114 120 120 126 124 130 128

25 113 113 119 117 124 123 129 128 133 133

50 117 117 123 121 128 128 133 132 137 138

75 121 121 127 125,5 132 132 137 136 142 144

90 125 124 131 129 135 136 141 141 147 148

95 127 126 134 131 138 138 144 144 150 151

99 132 131 137 137 143 143 148 150 155 156

* Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo cm.

Bảng 3.3 cho thấy, điểm trung vị chiều cao ở độ tuổi 6 và 8 giống nhau

giữa hai giới; lúc 7 và 9 tuổi nam cao hơn nữ (nam: 123 cm và 133 cm, nữ:

121cm và 132 cm). Lúc 10 tuổi nam thấp hơn nữ (nam: 137 cm, nữ: 138 cm).

0

50

100

150

6 7 8 9 10Tuổi

Chiều cao (cm)

Thành phố

Nông thôn

Miền núi

Page 65: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

56

3.1.1.2. Cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định

Cân nặng là chỉ tiêu hình thái cơ bản thứ hai trong các cuộc điều tra

nhân trắc học. Cân nặng trung bình của học sinh Bình Định được tổng kết qua

bảng 3.4 và hình 3.3.

Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Cân nặng (kg)

1 - 2

p

Chung

n= 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng

6 22,18 ± 5,45 - 22,63 ± 5,84 - 21,72 ± 4,99 - 0,91 < 0,05

7 24,49 ± 6,18 2,31 25,47 ± 6,74 2,84 23,38 ± 5,25 1,66 2,09 < 0,05

8 27,88 ±7,23 3,39 27,58 ± 7,21 2,11 28,18 ± 7,25 4,80 -0,6 > 0,05

9 30,17 ± 7,49 2,29 31,03 ± 7,81 3,45 29,27 ± 7,05 1,09 2,10 < 0,05

10 33,71 ± 9,56 3,54 34,67 ± 10,67 3,64 32,77 ± 8,25 3,50 1,90 < 0,05

Tăng trung bình/năm 2,88 3,01 2,76

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi.

Trẻ 6 tuổi có cân nặng trung bình là 22,18 ± 5,45 kg; nhưng đến 10 tuổi là

33,71 ± 9,56 kg. Mức tăng trung bình ở nam cao hơn nữ (nam tăng 2,91

kg/năm, nữ tăng 2,76 kg/năm). Nam có cân nặng cao hơn nữ cùng độ tuổi (p

< 0,05) riêng lúc 8 tuổi nữ cân nặng hơn nam (p > 0,05), hình 3.3 thể hiện rõ

điều này.

Hình 3.3. Mức tăng cân nặng của học sinh qua các độ tuổi

0

2

4

6

7 8 9 10Tuổi

kg Chung

Nam

Nữ

Page 66: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

57

Bảng 3.5. Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Cân nặng (kg)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 26,77 ± 5,54 21,63 ± 4,72 19,13 ± 4,33 < 0,05

7 29,59 ± 7,14 24,01 ± 4,54 21,46 ± 4,89 < 0,05

8 32,83 ± 7,68 26,67 ± 4,99 23,21 ± 5,03 < 0,05

9 36,17 ± 8,20 29,33 ± 6,23 27,03 ± 5,41 < 0,05

10 41,02 ± 12,50 32,48 ± 7,65 29,61 ± 6,74 < 0,05

Nữ

6 24,98 ± 5,01 20,39 ± 3,88 19,13 ± 3,66 < 0,05

7 26,12 ± 5,62 22,97 ± 4,43 21,03 ± 4,36 < 0,05

8 33,49 ± 7,15 25,98 ± 5,12 24,26 ± 5,31 < 0,05

9 33,89 ± 6,52 27,84 ± 6,05 25,85 ± 5,85 < 0,05

10 37,84 ± 8,27 32,39 ± 6,89 26,81 ± 4,77 < 0,05

Chung

6 25,84 ± 5,34 21,04 ± 4,37 19,13 ± 4,00 < 0,05

7 28,11 ± 6,75 23,51 ± 4,47 21,24 ± 4,63 < 0,05

8 33,17 ± 7,01 26,33 ± 5,06 23,72 ± 5,19 < 0,05

9 35,05 ± 7,60 28,61 ± 6,18 26,43 ± 5,66 < 0,05

10 39,39 ± 10,65 32,43 ± 7,26 28,24 ± 6,02 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Hình 3.4. Cân nặng của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

0

10

20

30

40

50

6 7 8 9 10

Tuổi

Cân nặng (kg)

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 67: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

58

Bảng 3.5 và hình 3.4 cho thấy, học sinh thành phố có cân nặng cao

nhất, sau đó là học sinh nông thôn và thấp nhất là học sinh miền núi (p <

0,05). Đánh giá chuẩn cân nặng của học sinh qua bách phân vị ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Bách phân vị về cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định

Điểm bách

phân vị thứ

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 14 13,5 15 15 17 18 19 18 20 20

5 15 15 17 16 19 19 21 20 23 22

10 16 16 18 18 20 20 23 22 24 24

25 18 18 20 19 22 22 25 24 27 26

50 21 21 24 22 26 27 29 28 32 31

75 26 25 30 27 32 33 36 34 40 39

90 31 29 35 30 39 38 42 40 49 44,5

95 34 31 39 34 41 42 45 42 59 47

99 37 35 44 37 46 47 51 47 69 54,5

* Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo kg.

Bảng 3.6 cho thấy, ở điểm trung vị, cân nặng của nam và nữ giống

nhau lúc 6 tuổi; Ở 8 tuổi nữ cân nặng cao hơn nam. Các độ tuổi còn lại nam

có cân nặng cao hơn nữ.

3.1.1.3. Vòng ngực của học sinh tiểu học Bình Định.

Vòng ngực thể hiện sự phát triển bề ngang của cơ thể. Kết quả nghiên

cứu vòng ngực của 6.514 học sinh Bình Định được trình bày qua bảng 3.7.

Bảng 3.7 cho thấy, số đo vòng ngực của học sinh tăng dần từ 6 - 10

tuổi. Lúc 6 tuổi, vòng ngực của trẻ là 59,91 ± 6,64 cm, 10 tuổi là 68,71 ± 8,10

cm. Nam có số đo vòng ngực lớn hơn nữ lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi ( p < 0,05). Ở

trẻ 8 tuổi, nữ có vòng ngực lớn hơn nam (p > 0,05). Vòng ngực mỗi năm tăng

trung bình 2,20 cm, trong đó nam có tốc độ tăng ít hơn nữ. Hình 3.5 thể hiện

rõ tốc độ tăng vòng ngực của học sinh qua các lứa tuổi.

Page 68: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

59

Bảng 3.7. Vòng ngực của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Vòng ngực (cm)

1- 2

p

Chung

n= 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 59,91 ± 6,64 - 60,34 ± 6,97 - 59,47 ± 6,27 - 0,87 < 0,05

7 61,77 ± 6,87 1,86 62,56 ± 7,15 2,22 60,89 ± 6,44 1,42 1,67 < 0,05

8 64,14 ± 7,42 2,37 64,11 ± 7,71 1,55 64,16 ± 7,12 3,27 -0,05 > 0,05

9 65,76 ± 6,68 1,62 67,04 ± 6,46 2,93 64,44 ± 6,64 0,28 2,60 < 0,05

10 68,71 ± 8,10 2,95 68,87 ± 8,14 1,83 68,55 ± 8,06 4,11 0,32 > 0,05

Tăng trung bình/năm 2,20 2,13 2,27

Hình 3.5. Mức tăng vòng ngực của học sinh qua các độ tuổi

Vòng ngực trung bình của 6.514 học sinh ở ba khu vực thể hiện qua

bảng 3.8 và hình 3.6. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh thành thị có vòng

ngực lớn hơn học sinh ở nông thôn và miền núi (p < 0,05).

Hình 3.6. Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

0

1

2

3

4

5

7 8 9 10

Tuổi

cm Chung

Nam

Nữ

0

20

40

60

80

6 7 8 9 10Tuổi

VNTB (cm)

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 69: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

60

Bảng 3.8. Vòng ngực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Vòng ngực (cm)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 65,40 ± 6,80 56,31 ± 4,87 59,14 ± 5,57 < 0,05

7 67,30 ± 7,03 59,16 ± 5,52 59,85 ± 5,06 < 0,05

8 69,75 ± 8,32 62,01 ± 5,09 60,57 ± 5,94 < 0,05

9 71,16 ± 6,41 64,87 ± 4,69 64,73 ± 5,88 < 0,05

10 74,60 ± 7,94 66,04 ± 5,28 65,18 ± 7,08 < 0,05

Nữ

6 63,57 ± 6,47 54,87 ± 3,64 59,25 ± 4,62 < 0,05

7 64,47 ± 7,23 58,41 ± 5,12 59,73 ± 5,06 < 0,05

8 68,72 ± 7,07 61,54 ± 5,36 61,54 ± 6,05 < 0,05

9 68,84 ± 6,24 62,56 ± 5,19 61,65 ± 5,91 < 0,05

10 74,25 ± 8,03 66,31 ± 6,02 63,91 ± 5,50 < 0,05

Chung

6 64,45 ± 6,69 55,62 ± 4,37 58,19 ± 5,11 < 0,05

7 66,09 ± 7,25 58,81 ± 5,34 58,80 ± 5,06 < 0,05

8 69,29 ± 7,70 61,78 ± 5,22 61,05 ± 6,01 < 0,05

9 70,03 ± 6,42 63,76 ± 5,07 63,16 ± 6,08 < 0,05

10 74,42 ± 7,48 66,18 ± 5,67 64,55 ± 6,38 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA.

3.1.1.4. Vòng đầu của học sinh tiểu học Bình Định

Số đo vòng đầu là chỉ tiêu hình thái thể hiện sự phát triển của não bộ.

Kết quả nghiên cứu chỉ số vòng đầu của 6.514 học sinh tiểu học Bình Định

được thể hiện qua bảng 3.9. Kết quả cho thấy, vòng đầu của học sinh tăng dần

từ 6 đến 10 tuổi. Lúc 6 tuổi, số đo vòng đầu là 51,48 ± 1,67 cm; lúc 10 tuổi là

53,29 ± 1,82 cm. Vòng đầu của nam lớn hơn nữ lúc 7 và 9 tuổi (p < 0,05). Mức

tăng vòng đầu qua mỗi năm là 0,45 cm; nữ có mức tăng thấp hơn nam (nữ

tăng 0,42 cm/năm và nam tăng 0,49 cm/năm), điều này thể hiện qua hình 3.7.

Page 70: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

61

Bảng 3.9. Vòng đầu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Vòng đầu (cm)

1 -

2 p

Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 51,48 ± 1,67 - 51,50 ± 1,65 - 51,45 ± 1,68 - 0,05 > 0,05

7 51,89 ± 1,71 0,41 51,98 ± 1,72 0,48 51,78 ± 1,68 0,33 0,20 < 0,05

8 52,16 ± 1,73 0,27 52,09 ± 1,73 0,11 52,23 ± 1,72 0,45 -0,14 > 0,05

9 52,65 ± 1,76 0,49 52,91 ± 1,73 0,82 52,39 ± 1,76 0,16 0,52 < 0,05

10 53,29 ± 1,82 0,64 53,47 ± 1,83 0,56 53,12 ± 1,79 0,73 0,35 > 0,05

Tăng trung bình/năm 0,45 0,49 0,42

Hình 3.7. Mức tăng vòng đầu của học sinh qua các độ tuổi

Kích thước vòng đầu của học sinh tiểu học ở ba khu vực thành thị,

nông thôn và miền núi được thể hiện qua bảng 3.10 và hình 3.8.

Hình 3.8. Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

7 8 9 10

Tuổi

cmChung

Nam

Nữ

48

50

52

54

56

6 7 8 9 10

Tuổi

Vòng đầu (cm)

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 71: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

62

Học sinh thành thị có kích thước vòng đầu lớn nhất trong ba khu vực.

Bảng 3.10. Vòng đầu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Vòng đầu (cm)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 52,72 ± 1,56 50,56 ± 1,05 51,16 ± 1,45 < 0,05

7 53,06 ± 1,73 51,08 ± 1,11 51,52 ± 1,46 < 0,05

8 53,26 ± 1,72 51,29 ± 0,95 51,74 ± 1,57 < 0,05

9 53,68 ± 1,45 51,76 ± 1,22 53,29 ± 1,85 < 0,05

10 54,72 ± 1,56 52,17 ± 1,16 53,38 ± 1,70 < 0,05

Nữ

6 52,44 ± 1,59 50,62 ± 1,11 51,11 ± 1,68 < 0,05

7 52,50 ± 1,80 51,15 ± 1,16 51,68 ± 1,74 < 0,05

8 53,38 ± 1,60 51,40 ± 1,16 51,74 ± 1,62 < 0,05

9 53,37 ± 1,68 51,74 ± 1,27 51,98 ± 1,79 < 0,05

10 54,51 ± 1,61 52,08 ± 1,19 52,55 ± 1,45 < 0,05

Chung

6 52,58 ±1,58 50,59 ± 1,08 51,14 ± 1,57 < 0,05

7 52,82 ±1,78 51,11 ± 1,13 51,60 ± 1,61 < 0,05

8 53,32 ± 1,66 51,35 ± 1,06 51,74 ± 1,69 < 0,05

9 53,53 ± 1,57 51,75 ± 1,24 52,62 ± 1,93 < 0,05

10 54,61 ± 1,59 52,12 ± 1,17 52,97 ± 1,63 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Trên đây là một vài chỉ tiêu cơ bản về hình thái của trẻ, tuy nhiên, để

đánh giá thể lực một cách đầy đủ, người ta còn dựa vào một số chỉ số tổng

hợp, thông dụng nhất là BMI và Pignet.

3.1.1.5. BMI của học sinh tiểu học Bình Định

Trên cơ sở chiều cao và cân nặng, BMI trung bình của 6.514 học sinh

Bình Định được xác định qua bảng 3.11 và hình 3.9.

Page 72: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

63

Bảng 3.11. Chỉ số BMI của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

BMI (kg/m2)

1 - 2

p

Chung

n= 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 16,02 ± 2,96 - 16,26 ± 3,14 - 15,78 ± 2,75 - 0,48 < 0,05

7 16,19 ± 3,04 0,17 16,62 ± 3,30 0,36 15,71 ± 2,64 -0,07 0,91 < 0,05

8 16,89 ± 3,41 0,68 16,70 ± 3,34 0,08 17,08 ± 3,48 1,37 -0,38 < 0,05

9 16,96 ± 2,95 0,07 17,34 ± 3,47 0,64 16,57 ± 2,84 -0,51 0,77 < 0,05

10 17,46 ± 3,88 0,50 18,05 ± 4,42 0,71 16,88 ± 3,16 0,31 1,17 < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,36 0,45 0,28

Hình 3.9. Sự thay đổi chỉ số BMI của học sinh qua các độ tuổi

BMI ở nam học sinh lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi cao hơn nữ (p < 0,05). Mức

tăng BMI trung bình qua mỗi năm chung cho cả hai giới là 0,36. Lúc 8 tuổi

BMI của trẻ nữ tăng vọt cao hơn so với nam (p < 0,05). Cũng như các chỉ số

hình thái khác, BMI của học sinh ở các khu vực sinh thái cũng khác nhau, thể

hiện qua bảng 3.12 và hình 3.10.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ba khu vực nghiên cứu, học sinh

thành thị có chỉ số BMI cao nhất, tiếp đến là học sinh nông thôn và thấp nhất

là học sinh miền núi (p < 0,05).

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5

7 8 9 10

Tuổi

kg/m2 Chung

Nam

Nữ

Page 73: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

64

Bảng 3.12. Chỉ số BMI của học sinh tiểu học ở các khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

BMI (kg/m2)

p (*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 18,64 ± 3,14 15,36 ± 2,30 14,59 ± 2,21 < 0,05

7 18,70 ± 3,47 15,74 ± 2,16 14,75 ± 2,43 < 0,05

8 19,24 ± 3,48 16,13 ± 2,30 14,71 ± 2,33 < 0,05

9 19,79 ± 3,62 16,30 ± 2,79 15,66 ± 2,20 < 0,05

10 20,70 ± 5,30 16,91 ± 3,05 16,19 ± 2,76 < 0,05

Nữ

6 17,60 ± 2,77 14,86 ± 2,10 14,52 ± 2,05 < 0,05

7 17,02 ± 2,71 15,65 ± 2,28 14,45 ± 2,25 < 0,05

8 19,83 ± 3,38 15,75 ± 2,25 15,23 ± 2,47 < 0,05

9 18,53 ± 2,76 15,72 ± 2,49 15,33 ± 2,48 < 0,05

10 18,80 ± 3,24 16,57 ± 2,70 14,80 ± 1,85 < 0,05

Chung

6 18,10 ± 3,00 15,12 ± 2,22 14,55 ±2,13 < 0,05

7 17,98 ± 3,27 15,70 ± 2,22 14,60 ±2,34 < 0,05

8 19,55 ± 3,44 15,94 ± 2,28 14,97 ± 2,41 < 0,05

9 19,17 ± 3,29 16,02 ± 2,66 15,50 ± 2,35 < 0,05

10 19,72 ± 4,45 16,73 ± 2,88 15,51 ± 2,46 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Hình 3.10. Chỉ số BMI của học sinh theo khu vực nghiên cứu

0

5

10

15

20

25

6 7 8 9 10

Tuổi

Chỉ số BMI (kg/m2)Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 74: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

65

3.1.1.6. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học Bình Định

Pignet trung bình của 6.514 học sinh trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Chỉ số Pignet

1- 2

p

Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ (3)

n2 = 3.216

X ± SD Tăng X ± SD Tăng X ± SD Tăng

6 35,00 ± 8,52 - 34,33 ± 8,93 - 35,67 ± 8,04 - -1,34 < 0,05

7 36,37 ± 9,06 1,37 35,04 ± 9,29 0,71 37,57 ± 8,48 1,90 -2,53 < 0,05

8 35,82 ± 10,70 -0,55 36,15 ± 11,07 1,11 35,50 ± 10,31 -2,07 0,65 > 0,05

9 36,83 ± 9,80 1,01 35,15 ± 10,11 -1,00 38,56 ± 9,16 3,06 -3,41 < 0,05

10 35,74 ± 12,18 -1,09 34,16 ± 12,72 -0,99 37,28 ± 11,43 -1,28 -3,12 < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,19 0,04 0,40

Hình 3.11. Sự thay đổi chỉ số Pignet của học sinh qua các độ tuổi

Bảng 3.13 cho thấy, chỉ số Pignet của học sinh từ 6 - 10 tuổi ở Bình

Định có lúc tăng có lúc giảm. Mức giảm nhiều nhất là ở trẻ 10 tuổi. Cùng một

độ tuổi chỉ số Pignet của nam thấp hơn nữ, chứng tỏ trẻ nam có thể lực tốt

hơn trẻ nữ (trừ lúc 8 tuổi nhưng p > 0,05). Hình 3.11 cho thấy mức tăng giảm

chỉ số Pignet qua các năm. Chỉ số Pignet của học sinh ở ba vùng được trình

bày qua bảng 3.14 và hình 3.12. Kết quả cho thấy, ở tất cả các độ tuổi, học

sinh thành thị có chỉ số Pignet thấp nhất so với hai khu vực còn lại (p < 0,05).

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

7 8 9 10Tuổi

Chung

Nam

Nữ

Page 75: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

66

Bảng 3.14. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Chỉ số Pignet

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 27,32 ± 8,16 40,22 ± 5,74 35,70 ± 7,17 < 0,05

7 28,26 ± 8,66 39,94 ± 6,96 38,84 ± 6,38 < 0,05

8 27,49 ± 11,93 39,58 ± 7,30 41,36 ± 7,73 < 0,05

9 27,36 ± 8,93 36,60 ± 8,45 39,15 ± 7,43 < 0,05

10 24,44 ± 13,03 39,46 ± 7,98 39,89 ± 9,13 < 0,05

Nữ

6 30,28 ± 7,81 41,58 ± 5,26 36,14 ± 6,01 < 0,05

7 32,79 ± 9,32 39,50 ± 7,18 39,47 ± 6,49 < 0,05

8 27,31 ± 9,24 40,45 ± 7,22 39,95 ± 7,96 < 0,05

9 32,13 ± 8,62 42,18 ± 6,84 41,78 ± 8,01 < 0,05

10 29,26 ± 11,43 40,68 ± 9,13 43,54 ± 7,17 < 0,05

Chung

6 28,85 ± 8,11 40,87 ± 5,55 35,92 ± 6,62 < 0,05

7 30,20 ± 9,22 39,73 ± 7,06 39,19 ± 6,44 < 0,05

8 27,39 ± 10,59 40,01 ± 7,27 40,67 ± 7,87 < 0,05

9 29,69 ± 9,09 40,84 ± 7,81 40,49 ± 7,83 < 0,05

10 26,92 ± 12,46 40,09 ± 8,61 41,68 ± 8,41 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Hình 3.12. Chỉ số Pignet của học sinh theo khu vực nghiên cứu

0

10

20

30

40

50

6 7 8 9 10Tuổi

Chỉ số Pignet

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 76: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

67

Bên cạnh những thay đổi các chỉ số hình thái bên ngoài, sự phát triển

của trẻ còn thể hiện qua hoạt động chức năng bên trong cơ thể. Điều này thấy

rõ qua các chỉ số sinh lý.

3.1.2. Các chỉ số chức năng sinh lý

3.1.2.1. Tần số tim của học sinh tiểu học Bình Định

Tần số tim của 6.514 học sinh được trình bày qua bảng 3.15 và sự thay

đổi tần số tim ở các độ tuổi qua hình 3.13.

Bảng 3.15. Tần số tim của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Tần số tim (nhịp/phút)

1- 2

p

Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 92,08 ± 9,04 - 92,07 ± 9,26 - 92,10 ± 8,81 - -0,03 > 0,05

7 90,38 ± 8,35 -1,70 90,15 ± 8,45 - 1,92 90,64 ± 8,23 - 1,46 -0,49 > 0,05

8 86,50 ± 8,68 -3,88 86,26 ± 8,76 - 3,89 86,72 ± 8,60 - 3,92 -0,46 > 0,05

9 84,48 ± 8,77 -2,02 84,37 ± 8,96 - 1,89 84,64 ± 8,58 - 2,08 -0,27 > 0,05

10 83,35 ± 8,89 -1,13 83,68 ± 8,26 - 0,69 83,03 ± 9,46 - 1,61 0,65 > 0,05

Tăng trung bình/năm -2,18 - 2,10 - 2,27

Hình 3.13. Sự thay đổi nhịp tim của học sinh qua các độ tuổi

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, tần số tim của học sinh tiểu học giảm dần

theo tuổi. Trẻ 6 tuổi có tần số tim trung bình là 92,08 ± 9,04 nhịp/phút; trẻ 10

-5

-4

-3

-2

-1

0

7 8 9 10

Tuổi Nhịp/phút

Chung

Nam

Nữ

Page 77: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

68

tuổi là 83,35 ± 8,89 nhịp/phút. Mức giảm trung bình qua mỗi năm là 2,18

nhịp/phút. Mức giảm nhịp tim của nữ nhiều hơn nam (qua mỗi năm nam giảm

2,10 nhịp/phút; nữ giảm 2,27 nhịp/phút). Mức giảm nhịp tim mạnh nhất ở trẻ

8 tuổi. Tần số tim của học sinh ở các khu vực thể hiện qua bảng 3.16 và hình 3.14.

Bảng 3.16. Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Tần số tim (nhịp/phút)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 92,89 ± 11,54 92,14 ± 5,88 91,08 ± 9,38 > 0,05

7 90,39 ± 10,68 90,04 ± 5,46 89,94 ± 7,73 > 0,05

8 87,14 ± 10,48 85,71 ± 4,35 85,99 ± 10,11 > 0,05

9 84,42 ± 10,65 84,00 ± 5,79 84,60 ± 9,71 > 0,05

10 83,43 ± 9,56 83,67 ± 6,63 83,97 ± 8,17 > 0,05

Nữ

6 91,70 ± 10,16 92,67 ± 5,17 91,99 ± 9,96 > 0,05

7 90,89 ± 10,44 90,85 ± 5,25 90,19 ± 8,16 > 0,05

8 87,37 ± 9,75 86,51 ± 5,29 86,18 ± 9,83 > 0,05

9 84,70 ± 10,25 84,30 ± 5,31 84,89 ± 9,26 > 0,05

10 83,18 ± 9,98 82,41 ± 8,37 83,52 ± 9,96 > 0,05

Chung

6 92,27 ± 10,85 92,39 ± 5,55 91,53 ± 9,67 > 0,05

7 90,61 ± 10,57 90,43 ± 5,37 90,06 ± 7,94 > 0,05

8 87,26 ± 10,09 86,10 ± 4,84 86,08 ± 9,96 > 0,05

9 84,56 ± 10,44 84,14 ± 5,56 84,75 ± 9,46 > 0,05

10 83,30 ± 9,77 83,02 ± 7,60 83,75 ± 9,09 > 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Kết quả bảng 3.16 cho thấy, tần số tim của học sinh ở cả ba khu vực

đều giảm dần từ 6 đến 10 tuổi. Không có sự khác biệt về tần số tim ở các lứa

tuổi tại các khu vực nghiên cứu (p > 0,05), có thể thấy rõ qua hình 3.14.

Page 78: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

69

Hình 3.14. Tần số tim của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

3.1.2.2. Huyết áp của học sinh tiểu học Bình Định

Huyết áp tâm thu của học sinh được thể hiện qua bảng 3.17 và hình 3.15.

Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Huyết áp tâm thu (mmHg)

1 - 2 p Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 102,58 ± 5,98 - 102,27 ± 6,63 - 102,90 ± 5,23 - - 0,63 > 0,05

7 104,88 ± 8,15 2,30 104,80 ± 8,15 2,53 104,97 ± 8,15 2,07 - 0,17 > 0,05

8 105,76 ± 7,99 0,88 105,77 ± 8,34 0,97 105,75 ± 7,63 0,78 0,02 > 0,05

9 108,65 ± 10,22 2,89 108,52 ± 10,32 2,75 108,80 ± 10,13 3,05 - 0,28 > 0,05

10 110,22 ± 9,77 1,57 110,47 ± 10,02 1,95 109,98 ± 9,52 1,18 0,49 > 0,05

Tăng trung bình/năm 1,91 2,05 1,27

Hình 3.15. Sự thay đổi huyết áp tâm thu của học sinh qua các độ tuổi

75

80

85

90

95

6 7 8 9 10Tuổi

Tần số tim (nhịp/phút) Thành thị

Nông thôn

Miền núi

0

1

2

3

4

7 8 9 10Tuổi

mmHg Chung

Nam

Nữ

Page 79: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

70

Huyết áp tâm thu của trẻ tăng dần từ 6 - 10 tuổi. Huyết áp tâm thu ở trẻ

6 tuổi và 10 tuổi lần lượt là 102,58 ± 5,98 mmHg và 110,22 ± 9,77 mmHg.

Trung bình mỗi năm tăng 1,91 mmHg. Sự khác biệt về huyết áp tâm thu giữa

nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở tất cả các độ tuổi.

Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu ở các lứa tuổi tại các khu

vực nghiên cứu (p > 0,05) thể hiện qua bảng 3.18 và hình 3.16.

Bảng 3.18. Huyết áp tâm thu của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Huyết áp tâm thu (mmHg)

p(*)

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 102,44 ± 7,72 102,26 ± 5,21 102,11 ± 6,72 > 0,05

7 104,54 ± 8,93 104,95 ± 5,03 104,98 ± 9,72 > 0,05

8 105,21 ± 9,93 105,62 ± 4,75 106,50 ± 9,39 > 0,05

9 108,31 ± 12,84 108,58 ± 6,58 108,68 ± 10,49 > 0,05

10 110,92 ± 13,52 110,39 ± 5,49 110,04 ± 8,86 > 0,05

Nữ

6 102,73 ± 4,55 102,92 ± 5,13 103,07 ± 6,07 > 0,05

7 104,50 ± 9,33 104,65 ± 5,60 105,77 ± 8,96 > 0,05

8 105,78 ± 8,37 105,29 ± 4,68 106,18 ± 9,06 > 0,05

9 109,80 ± 11,39 108,45 ± 8,24 108,09 ± 10,36 > 0,05

10 109,55 ± 11,38 110,05 ± 5,60 110,44 ± 10,45 > 0,05

Chung

6 102,59 ± 6,28 102,57 ± 5,18 102,59 ± 6,41 > 0,05

7 104,52 ± 9,09 104,81 ± 5,30 105,37 ± 9,34 > 0,05

8 105,51 ± 9,14 105,46 ± 4,71 106,35 ± 9,22 > 0,05

9 109,04 ± 12,16 108,52 ± 7,42 108,38 ± 10,42 > 0,05

10 110,21 ± 12,47 110,22 ± 5,54 110,24 ± 9,66 > 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

Page 80: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

71

Hình 3.16. Huyết áp tâm thu của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Huyết áp tâm trương của học sinh cũng tăng dần từ 6 - 10 tuổi.

Bảng 3.19. Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Huyết áp tâm trương (mmHg)

1 - 2 p Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng 1 ±SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 63,39 ± 2,90 - 63,09 ± 1,84 - 63,68 ± 3,65 - - 0,59 < 0,05

7 64,33 ± 4,52 0,94 64,18 ± 4,89 1,09 64,50 ± 4,04 0,82 - 0,32 > 0,05

8 65,68 ± 4,21 1,35 65,79 ± 4,28 1,61 65,56 ± 4,14 1,06 0,23 > 0,05

9 66,61 ± 4,99 0,93 66,64 ± 4,98 0,85 66,59 ± 4,50 1,03 0,05 > 0,05

10 67,44 ± 4,78 0,83 67,21 ± 4,84 0,57 67,66 ± 4,71 1,07 - 0,45 > 0,05

Tăng trung bình/năm 1,01 1,03 1,00

Hình 3.17. Sự thay đổi huyết áp tâm trương của học sinh qua các độ tuổi

0

0.5

1

1.5

2

7 8 9 10

Tuổi

mmHg Chung

Nam

Nữ

95

100

105

110

115

6 7 8 9 10Tuổi

HA tâm thu (mmHg)

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Page 81: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

72

Bảng 3.19 cho thấy, huyết áp tâm trương của trẻ 6 tuổi và 10 tuổi lần

lượt là 63,39 ± 2,90 mmHg và 67,44 ± 4,78 mmHg. Tăng trung bình 1,01

mmHg/năm. Mức tăng chung cho cả hai giới cao nhất lúc 8 tuổi, có thể thấy

qua hình 3.17. Huyết áp tâm trương của học sinh ở ba khu vực nghiên cứu thể

hiện qua bảng 3.20 và hình 3.18.

Bảng 3.20. Huyết áp tâm trương của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Huyết áp tâm trương (mmHg)

p(*) Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 63,15 ± 2,08 62,91 ± 1,06 63,20 ± 2,18 > 0,05

7 64,66 ± 5,94 63,35 ± 1,41 64,46 ± 5,66 < 0,05

8 65,93 ± 4,53 65,74 ± 1,90 65,71 ± 5,61 > 0,05

9 66,46 ± 5,36 66,91 ± 3,55 66,55 ± 5,83 > 0,05

10 67,22 ± 5,59 67,13 ± 3,26 67,27 ± 5,26 > 0,05

Nữ

6 63,51 ± 3,88 64,14 ± 1,49 63,43 ± 4,74 > 0,05

7 64,35 ± 4,61 64,47 ± 1,77 64,69 ± 4,95 > 0,05

8 65,46 ± 4,24 65,67 ± 2,53 65,56 ± 5,23 > 0,05

9 66,83 ± 5,85 66,60 ± 3,49 66,32 ± 5,27 > 0,05

10 67,56 ± 5,46 67,50 ± 3,15 67,97 ± 5,17 > 0,05

Chung

6 63,34 ± 3,14 63,50 ± 1,42 63,32 ± 3,68 > 0,05

7 64,53 ± 5,41 63,88 ± 1,69 64,58 ± 5,31 < 0,05

8 65,68 ± 4,38 65,70 ± 2,23 65,64 ± 5,42 > 0,05

9 66,64 ± 5,60 66,76 ± 3,52 66,43 ± 5,54 > 0,05

10 67,40 ± 5,52 67,32 ± 3,21 67,61 ± 5,22 > 0,05 (*) Ghi chú: p của test ANOVA

Sự khác nhau về huyết áp tâm trương của học sinh giữa các khu vực

không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).

Page 82: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

73

Hình 3.18. Huyết áp tâm trương của học sinh theo khu vực nghiên cứu

3.1.2.3. Dung tích sống của học sinh tiểu học Bình Định

Bảng 3.21. Dung tích sống của 250 học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi

Dung tích sống (lít)

1- 2

p

Chung (n = 250) Nam (n1 = 126) Nữ (n2 = 124)

X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng

6 1,13 ± 0,30 - 1,25 ± 0,30 - 1,00 ± 0,25 - 0,25 < 0,05

7 1,43 ± 0,37 0,30 1,47 ± 0,31 0,22 1,40 ± 0,42 0,40 0,07 > 0,05

8 1,70 ± 0,41 0,27 1,85 ± 0,47 0,38 1,56 ± 0,30 0,16 0,29 < 0,05

9 1,73 ± 0,36 0,03 1,86 ± 0,27 0,01 1,60 ± 0,40 0,04 0,26 < 0,05

10 2,00 ± 0,49 0,27 2,17 ± 0,50 0,31 1,76 ± 0,38 0,16 0,41 < 0,05

Tăng trung bình/năm 0,22 0,23 0,19

Hình 3.19. Mức tăng dung tích sống của học sinh qua các độ tuổi

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

7 8 9 10

Tuổi

Lít Chung

Nam

Nữ

60

62

64

66

68

6 7 8 9 10Tuổi

HA tâm trương (mmHg) Thành phố

Nông thôn

Miền núi

Page 83: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

74

Bảng 3.21. cho thấy, dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi.

Trẻ 6 tuổi có dung tích sống trung bình là 1,13 ± 0,30 lít, 10 tuổi là 2,00 ±

0,49 lít. Tăng trung bình 0,22 lít/năm. Dung tích sống ở trẻ nam cao hơn trẻ

nữ cùng độ tuổi (p < 0,05). Mức tăng dung tích sống thể hiện qua hình 3.19.

Dựa vào chiều cao và năm tuổi, chúng tôi xây dựng công thức tính

dung tích sống của trẻ Bình Định ngày nay theo phương trình hồi quy sau:

Ở nam : VC = 2,6174 H + 0,0266 A - 2,0949

Ở nữ : VC = 3,1108 H + 0,0565 A - 2,7199

Trong đó: VC: Dung tích sống (lít), H: chiều cao (m), A: tuổi (năm) .

3.1.2.4. Thị lực của học sinh tiểu học Bình Định

Thị lực của 6.514 học sinh tiểu học Bình Định trình bày ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Điểm thị lực hai mắt của học sinh tiểu học Bình Định

Thị

lực/10

Mắt phải Mắt trái p

SL % SL %

1 0 0,00 0 0,00

2 74 1,14 83 1,27 > 0,05

3 48 0,74 46 0,71 > 0,05

4 99 1,52 103 1,58 > 0,05

5 193 2,96 202 3,10 > 0,05

6 92 1,41 71 1,09 > 0,05

7 142 2,18 130 2,00 > 0,05

8 204 3,13 229 3,52 > 0,05

9 245 3,76 254 3,90 > 0,05

10 5417 83,16 5396 82,84 > 0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm thị lực của mắt phải và mắt trái ở học

sinh dao động từ 2/10 đến 10/10. Tỷ lệ trẻ bị giảm thị lực mắt trái (17,16%) cao hơn

Page 84: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

75

mắt phải (16,84%) với p > 0,05. Bảng 3.23 cho thấy, tình hình thị lực của học sinh

ở các khu vực sinh thái khác nhau.

Bảng 3.23. Thị lực của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Thị lực

Thành thị Nông thôn Miền núi

Tổng

p SL % SL

% SL

%

Mắt

phải

10/10 1.776 76,06 1.817 84,95 1.824 89,41 5.417 83,16 < 0,05

< 10/10 559 23,94 322 15,05 216 10,59 1.097 16,84 < 0,05

Mắt

trái

10/10 1.782 76,32 1.784 83,40 1.830 82,84 5.396 82,84 < 0,05

< 10/10 553 23,68 355 16,60 210 17,16 1.118 17,16 < 0,05

Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt phải cao nhất ở thành thị (23,94%), sau

đó đến nông thôn (15,05%) và thấp nhất là miền núi (10,59%) (p < 0,05).

Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt trái cao nhất ở thành thị (23,68%), sau

đó đến miền núi (17,16%) và thấp nhất là nông thôn (16,60%) (p < 0,05).

3.1.2.5. Thính lực của học sinh tiểu học Bình Định

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.24 và hình 3.20.

Bảng 3.24. Thính lực của 902 học sinh tiểu học theo giới tính

Khả năng

thính lực

Chung Nam Nữ

SL % SL % SL %

Tổng 902 100 449 100 453 100

Bình thường 899 99,67 447 99,55 452 99,78

Giả

m t

hín

h l

ực Tổng 3 0,33 2 0,22 1 0,11

Nhẹ 1 0,11 0 0 1 0,11

Vừa 1 0,11 1 0,11 0 0

Nặng 1 0,11 1 0,11 0 0

Kết quả điều tra 902 học sinh từ 6 -10 tuổi ở thành phố Quy Nhơn,

Bình Định đã sàng lọc ra 118 em cần kiểm tra thính lực. Trong 118 em đã

kiểm tra, 10 em có test OAE không bình thường nhưng khi chuyển sang đo

Page 85: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

76

thính lực đơn âm vẫn có kết quả bình thường. Khi đo OAE của 108 em còn lại

có 62 trẻ qua hai tai, 21 em qua OAE ở một tai và 25 em không qua OAE cả

hai tai. Số em không vượt qua OAE phát hiện 3 em có vấn đề về thính lực: 1

em nữ 7 tuổi nghe kém mức độ nhẹ ở tai trái, 1 em nam 8 tuổi nghe kém mức

độ nhẹ và trung bình và 1 em nam 9 tuổi nghe kém mức độ nặng hai tai, đã

được can thiệp bằng máy trợ thính.

Bảng 3.24 cho thấy, số học sinh có thính lực bình thường là 899 em

(chiếm 99,67%), có 3 em giảm thính lực (chiếm 0,33%). Trong đó mỗi mức

nhẹ, vừa và nặng có 1 em (chiếm 0,11%).

Xét về giới tính, số học sinh bị giảm thính lực ở nam là 2 em, chiếm

0,44%, cao hơn so với học sinh nữ, ở nữ chỉ có 1 em chiếm 0,22%.

Xét theo độ tuổi, thính lực giảm xuất hiện ở trẻ 7, 8 và 9 tuổi. Mỗi lứa

tuổi có 1 em nên chiếm tỉ lệ 0,11% trong tổng số học sinh được nghiên cứu.

99.67

0.33%

TL bình thường

Giảm TL

Hình 3.20. Tình hình thính lực của 902 học sinh ở Quy Nhơn

Các chỉ số hình thái và sinh lý đã thể hiện sự phát triển thể chất của học

sinh tiểu học Bình Định giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển toàn diện

về thể lực ở trẻ được thể hiện rõ qua tình trạng dinh dưỡng.

3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học Bình Định

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của 6.514 học sinh tiểu học Bình Định

được trình bày ở bảng 3.25, 3.26 và hình 3.21.

Page 86: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

77

Bảng 3.25. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Giới

tính

TTDD

theo

BMI

Tuổi

6 7 8 9 10

SL % SL % SL % SL % SL %

Nam

SDD* 18 2,75 26 3,74 16 2,52 21 3,25 18 2,70

SDD** 63 9,62 65 9,35 60 9,45 41 6,34 49 7,36

BT 350 53,44 358 51,51 358 56,38 362 55,95 379 56,91

TC 74 11,30 104 14,96 96 15,12 113 17,47 110 16,52

BP 150 22,90 142 20,43 105 16,54 110 17,00 110 16,52

Nữ

SDD* 21 3,23 11 1,81 6 0,93 10 1,59 26 3,79

SDD** 52 0,08 58 9,54 53 8,23 51 8,12 64 9,33

BT 382 58,77 394 64,80 369 57,30 428 68,15 444 64,72

TC 123 18,92 104 17,11 124 19,25 104 16,56 129 18,80

BP 72 11,08 41 6,74 92 14,29 35 5,57 23 3,35

Chung

SDD* 39 2,99 37 2,84 22 1,72 31 2,43 44 3,25

SDD** 115 8,81 123 9,44 113 8,84 92 7,22 113 8,36

BT 732 56,09 752 57,71 727 56,84 790 61,96 823 60,87

TC 197 15,10 208 15,96 220 17,20 217 17,02 239 17,68

BP 222 17,01 183 14,04 197 15,40 145 11,37 133 9,84

SDD*: SDD thể gầy còm mức độ nặng; SDD**: SDD thể gầy còm mức độ vừa.

Qua bảng 3.25 và 3.26 cho thấy, trẻ SDD thể gầy còm mức độ nặng là 2,66%.

Chiếm tỷ lệ cao nhất là ở trẻ 10 tuổi (3,25%), thấp nhất ở trẻ 8 tuổi (1,72%), trẻ nam

chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ nữ (nam: 3,00%; nữ: 2,30%).

Trẻ SDD thể gầy còm mức độ vừa chiếm 8,54%. Tỷ lệ cao nhất ở trẻ 7 tuổi

(9,44%) và thấp nhất ở trẻ 9 tuổi (7,22%), trẻ nữ có tỷ lệ cao hơn nam (nữ: 8,64%;

nam: 8,43%).

Page 87: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

78

Trẻ có tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở mức bình thường là 58,70%; tỷ lệ cao

nhất ở trẻ 9 tuổi (61,96%); thấp nhất ở trẻ 6 tuổi (56,09%). Trẻ nữ có tình trạng dinh

dưỡng theo BMI ở mức bình thường nhiều hơn nam (nữ: 62,72%; nam: 54,79%).

Trẻ TC chiếm 16,60%. Tỷ lệ TC cao nhất ở trẻ 10 tuổi (17,68%) và thấp nhất ở

trẻ 6 tuổi (15,10%). Trẻ nữ TC nhiều hơn nam (nữ: 18,16% nam: 15,07%).

Trẻ BP chiếm tỷ lệ 13,51%. Trẻ 6 tuổi có tỷ lệ BP cao nhất (17,01%) và

thấp nhất ở trẻ 10 tuổi (9,84%). Tỷ lệ trẻ nam BP cao hơn trẻ nữ (nam:

18,71%; nữ: 8,18).

Bảng 3.26. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính TTDD

Chung

n = 6.514

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

p

SL % SL % SL % SL %

Nam

SDD* 99 3,00 7 0,59 24 2,19 68 6,64

SDD** 278 8,43 18 1,53 93 8,50 167 16,31

BT 1.807 54,79 403 34,15 743 67,92 661 64,55 < 0,05

TC 497 15,07 268 22,71 152 13,89 77 7,52

BP 617 18,71 484 41,02 82 7,50 51 4,98

Nữ

SDD* 74 2,30 10 0,87 20 1,91 44 4,33

SDD** 278 8,64 17 1,47 98 9,38 163 16,04

BT 2.017 62,72 547 47,36 767 73,40 703 69,19

TC 584 18,16 367 31,77 132 12,63 85 8,37 < 0,05

BP 263 8,18 214 18,53 28 2,68 21 2,07

Chung

SDD* 173 2,66 17 0,73 44 2,06 112 5,49

SDD** 556 8,54 35 1,50 191 8,93 330 16,18

BT 3.824 58,70 950 40,69 1510 70,59 1364 66,86 < 0,05

TC 1.081 16,60 635 27,19 284 13,28 162 7,94

BP 880 13,51 698 29,89 110 5,14 72 3,53

SDD*: SDD thể gầy còm mức độ nặng; SDD**: SDD thể gầy còm mức độ vừa.

Page 88: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

79

Bảng 3.26 cho thấy, có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng theo BMI

ở các khu vực nghiên cứu (p < 0,05). Ở miền núi, tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm

mức độ nặng và SDD thể gầy còm mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba

khu vực (lần lượt là 5,49% và 16,18%). TC và BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở

thành thị (lần lượt là 27,19% và 29,89%). Trẻ nam có tỷ lệ SDD và BP cao

hơn trẻ nữ (p < 0,05). Có thể thấy rõ tình trạng dinh dưỡng theo BMI của trẻ em lứa

tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định theo độ tuổi qua hình 3.21.

Hình 3.21. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học theo tuổi

Bên cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần quyết định mọi hoạt

động tư duy. Sức khỏe tinh thần được thể hiện qua một số hoạt động thần

kinh cấp cao ở trẻ.

3.1.4. Hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học Bình Định

Hoạt động thần kinh cấp cao có thể được đánh giá qua nhiều chỉ số

song ở đây chúng tôi quan tâm đến điểm IQ và trí nhớ của trẻ.

3.1.4.1. Điểm IQ của học sinh tiểu học Bình Định

Trên cơ sở điểm test Raven, tiến hành xác định điểm IQ của 6.514 học

sinh Bình Định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.27 và hình 3.22. Kết quả cho

thấy, điểm IQ của học sinh tăng dần theo tuổi, lúc 6 tuổi là 87,46 ± 9,57 điểm

và 10 tuổi là 110,81 ± 10,50 điểm, mức tăng trung bình là 5,86 điểm/năm.

Page 89: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

80

Bảng 3.27. Điểm IQ của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính

Tuổi

Chỉ số IQ

1 - 2

p

Chung

n = 6.514

Nam

n1 = 3.298

Nữ

n2 = 3.216

X ± SD Tăng X ± SD Tăng X ± SD Tăng

6 87,46 ± 9,57 - 87,41 ± 9,38 - 87,51 ± 9,77 - - 0,10 > 0,05

7 96,77 ± 11,88 9,39 97,47 ± 11,96 10,06 95,97 ± 11,73 8,46 1,50 < 0,05

8 102,95 ± 11,93 6,18 102,47 ± 12,29 5,00 103,42 ± 11,55 7,45 - 0,95 > 0,05

9 107,54 ± 10,67 4,59 107,94 ± 9,93 5,47 107,14 ± 11,37 3,72 0,80 > 0,05

10 110,81 ± 10,50 3,27 110,33 ± 10,36 2,39 111,28 ± 10,61 4,14 - 0,95 > 0,05

Tăng trung bình/năm 5,86 5,73 5,94

Hình 3.22. Mức tăng điểm IQ của học sinh tiểu học qua các độ tuổi

Điểm IQ của học sinh ba khu vực thể hiện ở bảng 3.28 và hình 3.23.

Hình 3.23. Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

0

2

4

6

8

10

12

7 8 9 10

Tuổi

Điểm Chung

Nam

Nữ

0

50

100

150

6 7 8 9 10Tuổi

IQ trung bình Thành phố

Nông thôn

Miền núi

Page 90: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

81

Bảng 3.28. Điểm IQ của học sinh tiểu học theo khu vực nghiên cứu

Giới

tính Tuổi

Chỉ số IQ

p(*) Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

X ± SD X ± SD X ± SD

Nam

6 87,37 ± 9,84 90,68 ± 9,54 83,88 ± 7,17 < 0,05

7 100,54 ± 13,82 101,73 ± 4,62 88,56 ± 10,08 < 0,05

8 106,14 ±12,50 106,10 ± 7,57 95,03 ± 12,70 < 0,05

9 110,02 ± 11,04 109,21± 5,28 104,19 ± 11,40 < 0,05

10 114,07 ± 9,59 111,66 ± 6,15 104,68 ± 12,14 < 0,05

Nữ

6 89,03 ± 10,47 88,70 ± 8,45 84,45 ± 9,51 < 0,05

7 98,96 ± 14,33 99,06 ± 5,69 86,48 ± 11,89 < 0,05

8 106,65 ±11,70 105,82 ± 7,02 97,20 ± 12,64 < 0,05

9 111,06 ± 11,11 109,14 ± 5,43 101,07 ± 13,28 < 0,05

10 115,50 ± 9,74 112,05 ± 5,47 105,10 ± 12,98 < 0,05

Chung

6 88,23 ± 10,20 89,73 ± 9,08 84,16 ± 8,40 < 0,05

7 99,86 ± 14,04 100,46 ± 5,45 89,24 ± 10,46 < 0,05

8 106,41 ± 12,07 105,97 ± 7,30 96,10 ± 12,70 < 0,05

9 110,53 ± 11,07 109,18 ± 5,35 102,60 ± 12,48 < 0,05

10 114,80 ± 9,68 111,86 ± 5,80 104,88 ± 12,54 < 0,05

(*) Ghi chú: p của test ANOVA

IQ của học sinh ở ba khu vực và tăng dần từ 6 - 10 tuổi (p < 0,05).

3.1.4.2. Trí nhớ của học sinh tiểu học Bình Định

- Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh tiểu học Bình Định

Bảng 3.29 cho thấy, khả năng nhìn và nhớ được 4 số chiếm tỷ lệ cao

nhất ở cả nam và nữ, nhưng nam ít hơn nữ (nam: 18,68% và nữ: 19,09%).

Khả năng nhìn và nhớ được 8 đến 12 số, ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam

(nữ là 44,35% và nam là 41,88%) với p > 0,05. Vậy nữ học sinh có trí nhớ thị

giác tốt hơn nam học sinh.

Page 91: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

82

Bảng 3.29. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh tiểu học theo giới tính

Điểm trí

nhớ

Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) p

SL % SL %

0 29 0,88 52 1,59 < 0,05

1 160 4,85 145 4,51 > 0,05

2 523 15,86 426 13,25 < 0,05

3 589 17,86 554 17,23 > 0,05

4 616 18,68 614 19,09 > 0,05

5 512 15,52 493 15,33 > 0,05

6 359 10,89 389 12,10 > 0,05

7 212 6,43 242 7,52 > 0,05

8 150 4,55 144 4,48 > 0,05

9 80 2,43 73 2,27 > 0,05

10 34 1,03 39 1,21 > 0,05

11 23 0,70 23 0,72 > 0,05

12 11 0,33 23 0,72 < 0,05

Trí nhớ thị giác ở các độ tuổi thể hiện qua hình 3.24.

Hình 3.24. Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tiểu học theo tuổi

0

5

10

15

20

25

30

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

%

Điểm

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

Page 92: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

83

Hình 3.24 cho thấy, trẻ 6 tuổi nhìn và nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất

(28,43%). Trẻ 7 và 8 tuổi nhìn và nhớ được 4 số chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt

là 24,10% và 21,89%). Trẻ 9 tuổi nhìn và nhớ 5 số chiếm tỉ lệ cao nhất

(20,31%). Trẻ 10 tuổi nhìn và nhớ 6 số chiếm tỉ lệ cao nhất (19,30%). Vậy trẻ

càng lớn trí nhớ thị giác càng tăng. Trẻ sống ở các khu vực sinh thái khác

nhau có trí nhớ thị giác khác nhau, điều này thể hiện qua bảng 3.30.

Bảng 3.30. Điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Điểm

trí

nhớ

Thành thị

n = 2.335

Nông thôn

n = 2.139

Miền núi

n = 2.040

p

SL % SL % SL %

0 34 1,46 12 0,56 34 1,67 < 0,05

1 93 3,98 78 3,65 134 6,57 < 0,05

2 282 12,08 307 14,35 360 17,65 < 0,05

3 374 16,02 409 19,12 360 17,65 < 0,05

4 393 16,83 451 21,08 386 18,92 < 0,05

5 382 16,36 358 16,74 265 12,99 < 0,05

6 293 12,55 231 10,80 224 10,98 > 0,05

7 185 7,92 127 5,94 142 6,96 < 0,05

8 140 6,00 83 3,88 71 3,48 < 0,05

9 75 3,21 31 1,45 47 2,30 < 0,05

10 39 1,67 23 1,08 11 0,54 < 0,05

11 29 1,24 14 0,65 3 0,15 < 0,05

12 16 0,69 15 0,70 3 0,15 < 0,05

Bảng 3.30 cho thấy, khả năng nhìn và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao

nhất ở học sinh miền núi (miền núi: 43,54%, nông thôn: 37,68%, thành thị:

33,54%). Nhìn và nhớ được 4 và 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh nông

thôn (nông thôn: 37,82%, thành thị: 33,19%, miền núi: 31,91%). Nhìn và nhớ

Page 93: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

84

được từ 6 số trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (thành thị:

33,28%, miền núi: 24,56%, nông thôn: 24,50%) với p < 0,05.

- Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh tiểu học Bình Định

Trí nhớ ngắn hạn thính giác của 6.514 học sinh thể hiện ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Điểm trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh tiểu học theo giới tính

Điểm trí

nhớ

Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) p

SL % SL %

0 195 5,91 151 4,70 < 0,05

1 385 11,67 387 12,03 > 0,05

2 714 21,65 522 16,23 < 0,05

3 692 20,98 625 19,43 > 0,05

4 533 16,16 499 15,52 > 0,05

5 364 11,04 439 13,65 > 0,05

6 215 6,52 271 8,43 < 0,05

7 93 2,82 140 4,35 < 0,05

8 69 2,09 91 2,83 > 0,05

9 26 0,79 51 1,59 < 0,05

10 7 0,21 18 0,56 < 0,05

11 4 0,12 14 0,44 < 0,05

12 1 0,03 8 0,25 < 0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nam khả năng nghe và nhớ được 2 số

chiếm tỷ lệ cao nhất (21,65%). Ở nữ khả năng nghe và nhớ được 3 số chiếm

tỷ lệ cao nhất (19,43%). Tỷ lệ nam nghe và nhớ được 0, 2, 3 và 4 số cao hơn

so với nữ, các trường hợp còn lại nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Như vậy, nữ

học sinh có trí nhớ thính giác tốt hơn nam học sinh.

Page 94: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

85

Trí nhớ thính giác theo độ tuổi thể hiện qua hình 3.25. Tỷ lệ trẻ tiểu học

có khả năng nghe và nhớ từ 2 đến 6 số chiếm cao nhất. Trẻ 6, 7 tuổi nghe và

nhớ được 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ 8, 9 tuổi nghe và nhớ được 3 số

chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ 10 tuổi nghe và nhớ được 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất.

Như vậy, trẻ càng lớn trí nhớ thính giác càng tốt.

Hình 3.25. Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tiểu học theo tuổi

Trẻ sống ở các khu vực khác nhau có trí nhớ thính giác khác nhau, điều

này thể hiện qua bảng 3.32.

Khả năng nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành

thị (19,44%) và nông thôn (23,38%). Học sinh miền núi có khả năng nghe và

nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (19,46%) .

Khả năng nghe và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh

nông thôn (48,76%), sau đó đến học sinh miền núi (37,20%) và thấp nhất là

học sinh thành thị (23,64%) với p < 0,05.

Khả năng nghe và nhớ từ 4 đến 12 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh

thành thị (56,91%), sau đó đến học sinh miền núi (45,01%) và thấp nhất là

học sinh nông thôn (27,85%) với p < 0,05. Như vậy, học sinh thành thị có trí

nhớ ngắn hạn thính giác tốt nhất trong ba khu vực nghiên cứu.

0

5

10

15

20

25

30

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

%

Điểm

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

Page 95: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

86

Bảng 3.32. Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo khu vực nghiên cứu

Điểm

trí

nhớ

Thành thị

n1 = 2.335

Nông thôn

n2 = 2.139

Miền núi

n3 = 2.040

p

SL % SL % SL %

0 61 2,61 173 8,09 112 5,49 < 0,05

1 169 7,24 353 16,50 250 12,25 < 0,05

2 322 13,79 517 24,17 397 19,46 < 0,05

3 454 19,44 500 23,38 363 17,79 < 0,05

4 415 17,77 293 13,70 324 15,88 < 0,05

5 356 15,25 168 7,85 279 13,68 < 0,05

6 220 9,42 79 3,69 187 9,17 < 0,05

7 136 5,82 28 1,31 69 3,38 < 0,05

8 107 4,58 19 0,89 34 1,67 < 0,05

9 57 2,44 3 0,14 17 0,83 < 0,05

10 20 0,86 2 0,09 3 0,15 < 0,05

11 12 0,51 2 0,09 4 0,20 < 0,05

12 6 0,26 2 0,09 1 0,05 > 0,05

- So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác của học sinh tiểu học Bình Định

Kết quả so sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

của học sinh tiểu học Bình Định được trình bày ở bảng 3.33.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ ghi nhớ từ 0 đến 4 số bằng trí

nhớ thính giác cao hơn tỷ lệ trẻ ghi nhớ bằng trí nhớ thị giác (p < 0,05).

Tỷ lệ trẻ ghi nhớ từ 5 đến 12 số bằng trí nhớ thị giác cao hơn tỷ lệ trẻ

ghi nhớ bằng trí nhớ thính giác (p < 0,05).

Do đó, ở trẻ lứa tuổi tiểu học khả năng ghi nhớ bằng thị giác tốt hơn

ghi nhớ bằng thính giác.

Page 96: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

87

Bảng 3.33. So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh tiểu học

Điểm trí

nhớ

Trí nhớ thị giác Trí nhớ thính giác

p SL % SL %

0 80 1,23 346 5,31 < 0,05

1 305 4,68 772 11,85 < 0,05

2 949 14,57 1.236 18,97 < 0,05

3 1.143 17,55 1.317 20,22 < 0,05

4 1.230 18,88 1.032 15,84 < 0,05

5 1.005 15,43 803 12,33 < 0,05

6 748 11,48 486 7,46 < 0,05

7 454 6,97 233 3,58 < 0,05

8 294 4,51 160 2,46 < 0,05

9 153 2,35 77 1,18 < 0,05

10 73 1,12 25 0,38 < 0,05

11 46 0,71 18 0,28 < 0,05

12 34 0,52 9 0,14 < 0,05

Trên đây là một số chỉ số sinh học của học sinh tiểu học tỉnh Bình

Định. Giữa các chỉ số sinh học có sự tương quan với nhau ở cơ thể trẻ.

3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở HỌC

SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH

3.2.1. Tương quan giữa IQ và một số chỉ số sinh học

3.2.1.1 Tương quan giữa IQ và tình trạng dinh dưỡng

Để đánh giá mối tương quan giữa IQ của trẻ và tình trạng dinh dưỡng

theo BMI, chúng tôi xét hệ số tương quan (r) giữa IQ và BMI.

Kết quả cho thấy, IQ tương quan thuận với BMI. Hệ số tương quan

chung là 0,2138 trong đó hệ số tương quan ở nam là 0,2124, ở nữ là 0,2200 (p

Page 97: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

88

< 0,05) nên là tương quan yếu (r < 0,03). Mối tương quan giữa IQ và BMI thể

hiện qua hình 3.26 và được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y

= 0,872x + 86,596.

Hình 3.26. Tương quan giữa IQ và BMI

3.2.1.2. Tương quan giữa IQ và vòng đầu ở trẻ

Mối tương quan giữa IQ và chu vi vòng đầu của trẻ được thể hiện qua

hình 3.27.

Hình 3.27. Tương quan giữa IQ và vòng đầu

Ở trẻ tiểu học, IQ tương quan thuận và yếu với kích thước vòng đầu.

Hệ số tương quan chung là 0,2896 trong đó hệ số tương quan ở nam là

6080

100

120

140

10 20 30 40BMI (kg/m2)

Y = 0,872x + 86,569

R2 = 0,0457

IQ

6080

100

120

140

45 50 55 60

IQ

Vòng đầu (cm)

Y = 2,152x - 11,459

R2 = 0,0839

Page 98: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

89

0,2929; ở nữ là 0,2875 (p < 0,05). Mối tương quan giữa chỉ số thông minh IQ

và vòng đầu được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

y = 2,152x -11,459.

3.2.1.3. Tương quan giữa IQ và trí nhớ ở trẻ

Giữa IQ với trí nhớ ngắn hạn thị và trí nhớ ngắn hạn thính giác có mối

tương quan thuận qua hình 3.28 và 3.29

Hình 3.28. Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Hình 3.29. Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn thính giác

6080

100

120

140

0 5 10 15

IQ

Điểm trí nhớ

thị giác

Y = 2,952x + 88,171

R2 = 0,224

6080

100

120

140

0 5 10 15

IQ

Điểm trí nhớ

thính giác

Y = 2,567x + 92,306

R2 = 0,152

Page 99: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

90

Hình 3.28 cho thấy, IQ và trí nhớ ngắn hạn thị giác có tương quan

thuận ở mức trung bình (r > 0,3) với hệ số tương quan chung là 0,4732. Hệ số

tương quan ở nam là 0,4869, ở nữ là 0,4602 (p < 0,05). Có thể biểu diễn bằng

phương trình hồi quy tuyến tính: y = 2,952x + 88,171

Hình 3.29 thể hiện mối tương quan thuận ở mức trung bình giữa IQ với

trí nhớ thính giác (r > 0,3). Hệ số tương quan chung là 0,3900; hệ số ở nam là

0,3866 và ở nữ là 0,3965 (p < 0,05). Tương quan giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn

thính giác thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính: y = 2,567x + 92,306.

3.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và một số chỉ số sinh học

3.2.2.1. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và vòng đầu

Mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và vòng đầu được

xác định qua tương quan giữa BMI và kích thước vòng đầu ở trẻ qua hình 3.30.

Hình 3.30. Tương quan giữa BMI và vòng đầu

Hình 3.30 cho thấy, BMI tương quan thuận ở mức trung bình với kích

thước vòng đầu của học sinh (vì r > 0,3). Hệ số tương quan chung là 0,3272,

trong đó hệ số tương quan ở nam là 0,3207, ở nữ là 0,3312 (p < 0,05) và được

biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,596x - 14,483.

3.2.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ

Để xác định mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ,

1020

3040

45 50 55 60

BMI

(kg/m2

)

Vòng đầu (cm)

Y = 0,596x - 14,483

R2 = 0,107

Page 100: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

91

chúng tôi đánh giá sự tương quan giữa BMI với trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác

qua hình 3.31 và 3.32.

Hình 3.31. Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Hình 3.31 cho thấy, giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thị giác có tương quan

thuận và yếu. Hệ số tương quan chung là 0,1357 trong đó hệ số tương quan ở

nam là 0,1558 và ở nữ là 0,1202 (p < 0,05) với phương trình hồi quy tuyến

tính: y = 0,207x + 15,794.

Hình 3.32. Tương quan giữa BMI và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Hình 3.32 cho thấy, BMI tương quan thuận và yếu với trí nhớ ngắn hạn

thính giác. Hệ số tương quan chung là 0,2033, trong đó hệ số tương quan ở

1020

3040

0 5 10 15

BMI

(kg/m2

)

Điểm trí nhớ

thị giác

Y = 0,207x + 15,794

R2 = 0,018

1020

3040

0 5 10 15

BMI

(kg/m2

)

Điểm trí nhớ

thính giác

Y = 0,328x + 15,576

R2 = 0,041

Page 101: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

92

nam là 0,2153 và ở nữ là 0,2157 (p < 0,05). Phương trình hồi quy tuyến tính

thể hiện sự tương quan như sau: y = 0,328x + 15,576.

Vậy ở trẻ tình trạng dinh dưỡng theo BMI ít ảnh hưởng đến trí nhớ.

3.2.3. Tương quan giữa kích thước vòng đầu và một số chỉ số sinh học

Tương quan giữa vòng đầu với trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn

hạn thính giác thể hiện qua hình 3.33 và hình 3.34.

Hình 3.33. Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thị giác

Hình 3.34. Tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Hình 3.33 cho thấy, kích thước vòng đầu tương quan thuận và yếu với

trí nhớ ngắn hạn thị giác. Hệ số tương quan chung cho cả hai giới là 0,2168;

4550

5560

0 5 10 15

Vòng đầu

(cm)

Điểm trí nhớ

thị giác

Y = 0,181x + 51,501

R2 = 0,047

4550

5560

0 5 10 15

Vòng đầu

(cm)

Điểm trí nhớ

thính giác

Y = 0,268x + 51,377

R2 = 0,091

Page 102: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

93

trong đó hệ số tương quan ở nam là 0,2374 và ở nữ là 0,1995 (p < 0,05).

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự tương quan: y = 0,181x + 51,501.

Hình 3.34 cho thấy, tương quan giữa vòng đầu và trí nhớ ngắn hạn

thính giác là tương quan thuận ở mức trung bình. Hệ số tương quan chung cho

hai giới là 0,3029. Hệ số tương quan ở nam là 0,3258 và ở nữ là 0,3216 (p <

0,05) với phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,268x + 51,377.

Như vậy, ở trẻ em lứa tuổi tiểu học kích thước vòng đầu có ảnh hưởng

đến trí nhớ.

3.2.4. Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính

giác được thể hiện ở hình 3.35. Kết quả cho thấy, trí nhớ thị giác tương quan

thuận với trí nhớ thính giác (r > 0,3) ở mức trung bình. Hệ số tương quan

chung là 0,5397, trong đó hệ số tương quan ở nam là 0,5551 và ở nữ là 0,5270

(p < 0,05). Sự tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn

thính giác qua phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,569x + 2,433.

Hình 3.35. Tương quan giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Vậy, giữa trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác có tương

quan rõ nét, trẻ có trí nhớ thị giác tốt thì trí nhớ thính giác cũng tốt và ngược lại.

05

1015

0 5 10 15

Điểm trí nhớ

thị giác

Điểm trí nhớ

thính giác

Y = 0,569x + 2,433

R2 = 0,291

Page 103: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

94

3.2.5. Tương quan giữa dung tích sống và một số chỉ số hình thái

3.2.5.1. Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao ở học sinh tiểu học

Hình 3.36. Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao

Hình 3.36 cho thấy, giữa dung tích sống và chiều cao của trẻ có tương

quan thuận ở mức chặt (vì r > 0,7). Hệ số tương quan chung là 0,9237; trong

đó hệ số tương quan ở nam và nữ lần lượt là 0,9548 và 0,9504 (p < 0,05).

Phương trình thể hiện sự tương quan là: y = 0,033x - 2,704.

3.2.5.2. Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng ở học sinh tiểu học

Hình 3.37. Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng

1,5

3,0

2,5

2,0

1,0

0,5

100 120 140 160

VC (lít)

Chiều cao (cm)

Y = 0,033x - 2,704

R2 = 0,853

3,0

2,5

2,0

1,5

1,0

0,5

20 30 40 50 60

VC (lít)

Cân nặng (kg)

Y = 0,032x + 0,529

R2 = 0,595

Page 104: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

95

Hình 3.37 cho thấy, dung tích sống tương quan thuận ở mức chặt (r >

0,7) với cân nặng và hệ số tương quan chung là 0,7715; trong đó hệ số tương

quan ở nam là 0,7930 và ở nữ là 0,7465 (p < 0,05). Phương trình hồi quy

tuyến tính biểu diễn mối tương quan này là: y = 0,032x + 0,529.

3.2.5.3. Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực ở học sinh tiểu học

Dung tích sống tương quan thuận với vòng ngực ở mức trung bình (0<

r < 0,7). Hệ số tương quan chung là 0,6284; trong đó hệ số tương quan ở nam

là 0,6602 và ở nữ là 0,5711 (p < 0,05). Mối tương quan giữa dung tích sống

và vòng ngực thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,026x -

0,210; có thể thấy rõ qua hình 3.38

Hình 3.38. Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực

Vậy ở trẻ 6 -10 tuổi, giữa dung tích sống và các chỉ số hình thái có mối

tương quan thuận; trong đó tương quan chặt chẽ nhất với chiều cao, sau đó

với cân nặng và tương quan ở mức trung bình với kích thước vòng ngực ở trẻ.

Dung tích sống là một chỉ tiêu sinh lý thể hiện thể lực của trẻ. Song

muốn xác định cần có máy đo và kỹ thuật đo rất phức tạp. Vì vậy, để thuận

lợi trong việc xác định dung tích sống, chúng tôi xây dựng phương trình hồi

quy tuyến tính đa biến quan bảng 3.34.

3,0

2,5

2,0

1,5

1,0

0,5

50 60 70 80 90

VC (lít)

Vòng ngực (cm)

Y = 0,026x - 0,210

R2 = 3,394

Page 105: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

96

Bảng 3.34. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa dung tích sống theo giới

tính, tuổi, chiều cao và cân nặng

VC (lít) Hằng số α Các hệ số β p 95% CI

Chiều cao (cm)

- 2,194

0,025 < 0,05 0,021 - 0,028

Cân nặng (kg) 0,003 < 0,05 0,0007 - 0,006

Tuổi 0,052 < 0,05 0,035 - 0,069

Giới 0,066 < 0,05 0,033 - 0,099

Từ bảng 3.34, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được viết như

sau:

VC (lít) = - 2,194 + 0,025 chiều cao (cm) + 0,003 cân nặng (kg)

+ 0,052 tuổi + 0,066 giới (1: nam; 0: nữ).

Tóm lại, có nhiều chỉ số sinh học góp phần thể hiện sự phát triển thể

chất và tinh thần của trẻ em. Giữa các chỉ số có mối tương quan thuận, do đó

cần có sự chăm sóc trẻ chu đáo về mọi mặt để giúp trẻ phát triển toàn diện và

hợp lý.

Page 106: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

97

Chương 4

BÀN LUẬN

“Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6 - 10 tuổi là giai đoạn có tốc độ phát

triển chậm hơn nhưng lại tích lũy các chất dinh dưỡng cho sự phát triển thể

lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này” [25]. Vì vậy, để đánh giá sự

phát triển của trẻ em Bình Định, chúng tôi tiến hành so sánh với các nghiên

cứu trong và ngoài nước.

Trước đây, "Hằng số sinh học người Việt Nam" [81] công bố năm

1975 được xem là kim chỉ nam cho các công trình nghiên cứu con người ở

nước ta. Ngày nay, với trình độ khoa học kỹ thuật, tình hình kinh tế, xã hội

của đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ nên “Các giá trị sinh học người

Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [4] là tiêu chí để đánh giá sự

phát triển của người Việt Nam. Trên thế giới, theo các nhà khoa học, để đánh

giá trẻ từ 0 đến 2 tuổi nên theo chuẩn của WHO, đối với người từ 2 tuổi trở

lên thì kết quả nghiên cứu của tổ chức CDC được xem là tiêu chuẩn chung

đánh giá sự sinh trưởng và phát triển ở người [102], [103].

4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

4.1.1. Chiều cao của học sinh 6 - 10 tuổi

Chiều cao của học sinh nam và nữ từ 6 - 10 tuổi theo nghiên cứu của

các tác giả trong nước được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 cho thấy, học sinh từ 6 - 10 tuổi có chiều cao tăng dần. Học

sinh Bình Định cao hơn học sinh cùng độ tuổi trong các nghiên cứu năm

2002, 2003, 2007, 2009 và 2013 (p < 0,05). Học sinh Bình Định thấp hơn học

sinh Thủ Dầu Một nhưng cao hơn so với học sinh cùng độ tuổi trong nghiên

cứu của người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX [4] (p < 0,05),

được xem là chỉ số chuẩn của người Việt Nam hiện nay. Điều này cho thấy sự

ảnh hưởng của điều kiện sống đến sự tăng trưởng của trẻ.

Page 107: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

98

Bảng 4.1. Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Giới

tính Tuổi

Trần

Thị

Loan

(2002)

GTSH

(2003)

Hoàng

Hà Tư

và cs

(2007)

Võ Văn

Toàn

(2009)

Mai

Văn

Hưng

(2013)

Ng T

Thu

Hiền

(2015)

Ng T

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 112,58 107,20 112,9 114,83 111,67 118,77 117,31

7 117,35 111,41 119,6 119,26 116.86 124,71 123,06

8 122,23 117,31 125,3 125,27 121.71 128,85 127,84

9 126,56 121,24 129,5 128,74 126.29 132,82 * 133,22

10 130,80 126,03 136,1 134,76 131.07 138,54 137,70

Nữ

6 110,35 106,45 114,2 113,22 110.04 118,04 116,87

7 116,06 110,62 119,9 118,92 115.40 123,72 121,51

8 121,28 116,50 124,5 124,26 120.91 128,12 127,84

9 126,46 121,12 128,2 128,81 126.14 135,06 132,28

10 132,40 126,11 135,5 135,12 131.42 139,99 138,61

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Mức tăng chiều cao trung bình qua mỗi năm của học sinh năm 2002 là

4,29 cm; 2003 - 4,82 cm; 2007 - 5,57 cm; 2009 - 5,23 cm; 2013 - 5,10 cm;

2015 - 5,30 cm và học sinh Bình Định năm 2016 là 5,27 cm/năm, tăng nhanh

nhất là lúc 8 tuổi. Cùng một địa bàn nghiên cứu nhưng học sinh năm 2016 có

mức tăng cao hơn và diễn ra sớm hơn học sinh năm 2009 [75]. Vậy, qua 7

năm (2009 - 2016), học sinh Bình Định có mức tăng trung bình 0,47 cm/năm.

Theo Lê Nam Trà chiều cao của học sinh Hà Nội từ 1980 - 1990 tăng trung

bình 4,68 cm ở nam và 4,44 cm ở nữ [49]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy,

chiều cao người Việt Nam tăng trung bình 0,4 cm/năm [33]. Vậy tốc độ tăng

chiều cao của học sinh Bình Định hiện nay là khá tốt và xảy ra sớm hơn.

So sánh học sinh Bình Định với học sinh cùng độ tuổi theo nghiên cứu

của một số tác giả nước ngoài được trình bày ở bảng 4.2. Kết quả cho thấy,

chiều cao của học sinh Bình Định cao hơn so với nghiên cứu của NCHS năm

Page 108: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

99

1981 (p < 0,05), trừ lứa tuổi 9 và 10 ở cả nam và nữ (p > 0,05) nhưng thấp

hơn so với kết quả nghiên cứu của tổ chức WHO (2007) [144] (trừ lúc 6 tuổi

ở nữ) và của học sinh Hoa Kỳ (2007 - 2010) [102] (p < 0,05). So sánh với một

số nước khác, chiều cao của học sinh Bình Định cũng thấp hơn. Năm 2014,

trẻ 10 tuổi ở Hy Lạp cao trung bình là 148 cm, ở Australia là 150,29 cm; ở

Mỹ là 155 cm [33], [108]…

Bảng 4.2. Chiều cao học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu nước ngoài

Giới

tính Tuổi

NCHS

(1981)

WHO

(2007)

CDC

(2007-2010) Ng T Tường

Loan (2016)

Nam

6 116,10 118,63 119,3 117,31

7 121,70 124,29 125,4 123,06

8 127,00 129,71 131,6 127,84

9 132,22 * 134,96 137,9 133,22

10 137,50 * 140,19 142,3 137,70

Nữ

6 114,60 108,02 119,2 116,87

7 120,63 112,93 124,6 121,51

8 126,44 129,26 131,3 127,84

9 132,22 * 135,29 137,0 132,28

10 138,31 * 141,54 144,5 138,61

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Tốc độ tăng chiều cao của học sinh Bình Định thấp hơn so với học sinh

các nước. Học sinh Bình Định năm 2016 lúc 10 tuổi chỉ cao 137,70 cm ở nam

và 138,61 cm ở nữ ( p < 0,05).

Học sinh khu vực thành thị có chiều cao cao hơn học sinh nông thôn và

học sinh miền núi có chiều cao thấp nhất trong ba khu vực (bảng 3.2), điều

này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả [11], [17], [27], [54]…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả [4], [49],

[81] là chiều cao của trẻ có tương quan thuận và chặt chẽ ( r = 0,9237) với

Page 109: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

100

dung tích sống, điều này liên quan đến chức năng hô hấp ở trẻ em. Do đó,

muốn cải thiện chiều cao cần giáo dục trẻ rèn luyện hít thở sâu nhằm tăng

cường dung tích sống, thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao. Đồng thời, cần lưu

ý đến chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực để giúp chiều cao tăng trưởng

tốt, từ đó làm tăng dung tích sống, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và

cải thiện giống nòi người Việt Nam

Vậy học sinh tiểu học Bình Định có chiều cao tăng nhanh lúc 8 tuổi,

sớm hơn các nghiên cứu trước (9 hoặc 10 tuổi). Nữ có tốc độ tăng nhanh và

diễn ra sớm hơn nam. Điều này cho thấy nữ dậy thì sớm hơn nam và gia tốc

phát triển của trẻ em ngày nay.

4.1.2. Cân nặng của học sinh 6 - 10 tuổi

So sánh cân nặng của học sinh qua các nghiên cứu trong nước và ngoài

nước được thể hiện ở bảng 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3. Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Giới

tính

Tuổi

Trần

Thị

Loan

(2002)

GTSH

(2003)

Hoàng

Hà Tư

và cs

(2007)

Văn

Toàn

(2009)

Mai

Văn

Hưng

(2013)

Nguyễn

T. Thu

Hiền

(2015)

Ng T.

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 18,95 16,56 18,9 19,55 19,73 25,65 22,63

7 21,08 17,59 20,9 21,80 22,34 28,21 25,47

8 22,90 19,53 23,7 24,35 24,74 30,82 27,58

9 24,65 21,05 25,7 25,90 26,54 32,67 31,03

10 27,78 23,22 30,5 28,59 28,63 38,12 34,67

Nữ

6 17,14 15,99 19,8 18,39 18,65 24,72 21,72

7 19,79 16,91 20,8 20,86 20,07 26,88 23,38

8 22,16 18,80 22,80 23,28 23,03 28,52 28,18

9 23,83 20,55 23,2 25,01 25,06 32,15 29,27

10 26,68 22,62 29,4 27,95 27,46 36,15 32,77

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Page 110: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

101

Học sinh Bình Định năm 2016 có cân nặng tăng dần từ 6 - 10 tuổi phù

hợp với nhiều nghiên cứu trước đây [4], [17], [49], [75]....Mức tăng nhiều

nhất ở nữ lúc 8 tuổi và ở nam lúc 10 tuổi. Ở tất cả các độ tuổi, học sinh Bình

Định có cân nặng cao hơn các kết quả nghiên cứu năm 2002, 2003, 2007,

2009 và 2013 (p < 0,05) và thấp hơn kết quả nghiên cứu năm 2015 (p < 0,05).

Mức tăng trung bình của học sinh năm 2002 là 2,63 kg/năm; 2003 là

1,67 kg/năm; 2007 là 2,7 kg/năm; 2009 là 2,37 kg/năm; 2013 là 2,22 kg/năm;

2015 là 2,99 kg/năm và 2016 là 2,88 kg/năm. So sánh cân nặng của học sinh

tiểu học Bình Định năm 2009 [75] và 2016 cho thấy, qua 7 năm cân nặng của

các em đã tăng trung bình 0,59 kg/năm (p < 0,05). Như vậy, tùy cùng một địa

bàn nghiên cứu nhưng học sinh năm 2016 có cân nặng cao hơn và diễn ra sớm

hơn, điều này được giải thích bằng sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của

tỉnh và nước ta trong thời gian gần đây.

Bảng 4.4. Cân nặng của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu nước ngoài

Giới

tính

Tuổi NCHS

(1981)

WHO

(2007)

CDC

(2007-2010)

Ng.T.Tường

Loan (2016)

Nam

6 20,70 21,58 24,3 22,63

7 22,91 24,03 26,7 25,47

8 25,30 26,63 31,3 27,58

9 28,12 29,46 36,6 31,03

10 31,40 32,60 40,0 34,67

Nữ

6 19,50 21,15 23,6 21,72

7 21,83 23,55 * 26,8 23,38

8 24,81 26,44 31,9 28,18

9 28,54 29,85 35,5 29,27

10 32,52* 33,58 41,1 32,77

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05).

Page 111: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

102

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, cân nặng của học sinh Bình Định (2016)

cao hơn học sinh cùng độ tuổi của quần thể NCHS (1981) và của WHO

(2007) [144] (trừ ở nữ lúc 9 và 10 tuổi) (p < 0,05), thấp hơn so với học sinh

Hoa Kỳ (2007 - 2010) [102] ở tất cả các độ tuổi (p < 0,05). Vậy điều kiện

sống, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đã tác động đến sự tăng cân của trẻ em.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tăng trưởng của trẻ chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng chi phối 32%, sau đó là di truyền (23%), sự

rèn luyện thể lực (20%) và môi trường sống (25%, bao gồm các điều kiện như

ánh sáng, giấc ngủ, tình trạng sức khỏe) [25].

Qua nghiên cứu cho thấy, cân nặng của trẻ tương quan thuận chặt chẽ

(r = 0,7715) với dung tích sống, do đó, cần chú ý giáo dục trẻ rèn luyện cơ

quan hô hấp và tăng cân hợp lý, góp phần nâng cao thể lực.

Trong ba khu vực, học sinh thành thị có sự tăng trưởng tốt nhất, sau đó

đến học sinh vùng nông thôn và kém nhất là học sinh vùng núi, điều này cho

thấy sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường sống [11], [34], [70].

Khi nghiên cứu trên 9.410 trẻ ở Hà Nội và 11.917 trẻ sống ở vùng nông

thôn, tác giả Nguyễn Thị Thu Hậu [26] cho thấy, cân nặng và chiều cao trẻ Hà

Nội hơn hẳn trẻ nông thôn. Trẻ càng lớn khoảng cách này càng xa. Ví dụ lúc

5 tuổi chiều cao của trẻ Hà Nội hơn trẻ nông thôn 5 cm nhưng đến 15 tuổi đã

hơn 10 cm, qua đó cho thấy chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đã chi phối sự

tăng trưởng của trẻ. Do đó, cần có các biện pháp tác động đến những yếu tố

này nhất là ở những vùng khó khăn như: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng,

cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao như

protein, vitamin A, vitamin D, Lysin, Canxi, sắt, kẽm, Iot….Giáo dục trẻ tăng

cường vận động bằng cách tăng số tiết giáo dục thể chất trong nhà trường, cần

có thêm sân chơi cho trẻ, tăng cường các hoạt động thể lực như đi bộ, bơi lội,

bóng chuyền, giáo dục trẻ và người lớn ý thức thích vận động, tránh những trò

Page 112: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

103

chơi như vi tính, xem tivi…..sẽ góp phần cải thiện sự tăng trưởng chiều cao,

cân nặng nhằm tăng cường sức khỏe thể chất cho trẻ [8], [25], [50].

Mỗi nước có những chương trình hành động khác nhau nhằm nâng cao

thể lực, tầm vóc trẻ em. Chẳng hạn, Singapore chú trọng đến vấn đề cho trẻ

vận động (trung bình mỗi tuần có 3 tiết thể dục). Hàn Quốc quan tâm đến các

vận động đi, đứng, ngồi đúng tư thế hay không cho trẻ mặc quần áo quá chật.

Hoa Kỳ có mức sống cao; vấn đề chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng được quan

tâm và khuyến khích trẻ vận động (chơi bóng rổ là môn thể thao được yêu

thích ở nước này)… nhờ vậy đã hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ [99], [114].

Qua nghiên cứu học sinh ở các nước đang phát triển cho thấy, các chỉ

số chiều cao, cân nặng, BMI chịu ảnh hưởng của nhiều hoạt động tích cực và

lành mạnh trong môi trường [114], [116]. Nghiên cứu ở Đan Mạch [105] cho

thấy, chiều cao của trẻ 8 - 11 tuổi thay đổi theo mùa, trẻ cao hơn mức trung

bình vào tháng 1 và tháng 4…..Như vậy, muốn trẻ em Việt Nam phát triển

chiều cao tối ưu, có tầm vóc tương đương với các nước trong khu vực và trên

thế giới, chúng ta cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa như tạo nhiều sân

chơi để tăng cường vận động, hạn chế các trò chơi có hại, thụ động…Đối với

các vùng nông thôn và miền núi, chính phủ cần có nhiều chính sách ưu đãi về

cả thể chất và tinh thần cho trẻ. Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng,

môi trường sống để giúp trẻ phát triển cân đối [8], [15], [26], [56], [143]….

Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã có

nhiều thay đổi [83]. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ở giai đoạn

2006 - 2010 là 13%, nhưng đến 2011 - 2015 đã tăng 15%. GDP/người của

người dân Bình Định năm 2009 là 900 USD nhưng năm 2015 đã là 2.200

USD. Vấn đề giáo dục ngày càng phát triển tốt, số trường tiểu học đạt chuẩn

quốc gia đạt gần 80%. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, GDP tăng trưởng

16,5% và GDP/người sẽ đạt 4.000 USD. Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh đã giảm

(năm 2013 là 0,46%, năm 2014 còn 0,34%…) do đó các bậc phụ huynh thuận

Page 113: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

104

lợi về nhiều mặt (kinh tế, thời gian, trình độ nhận thức….) để chăm sóc trẻ,

điều này đã góp phần tăng chỉ số phát triển con người [35]. Nhà trường và gia

đình cần phối hợp hơn nữa giúp trẻ ăn ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao vì

khi trẻ ngủ hoocmon sinh trưởng được tiết ra, kích thích sự tăng trưởng ở trẻ

[26]. Giáo dục trẻ vui chơi lành mạnh, tăng cường các hoạt động thể lực hợp

lý. Ngoài ra, cần có các chương trình hành động về chăm sóc sức khỏe cho trẻ

nhiều hơn như giáo dục kiến thức sức khỏe cho bà mẹ, kiến thức dinh dưỡng,

tiêm chủng phòng bệnh, tạo môi trường sống trong lành, chống ô nhiễm [34].

Tóm lại, sự tăng trưởng của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định

năm 2016 tốt hơn so với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây ở trong nước

là do điều kiện sống của nước ta ngày càng được cải thiện. Song so với trẻ em

trong khu vực và một số nước trên thế giới còn thấp hơn. Do đó, nếu muốn

phát triển tầm vóc người Việt Nam trong tương lai cần quan tâm ngay từ bây

giờ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến

sự tăng trưởng của trẻ là yếu tố nội sinh như di truyền, chủng tộc, nội tiết,

tuổi, giới tính và yếu tố ngoại sinh như dinh dưỡng, rèn luyện, điều kiện kinh

tế - xã hội, bệnh lý…nên cần tác động tích cực và đồng bộ đối với tất cả các

yếu tố trên để giúp trẻ phát triển tối ưu [1], [15], [26], [34], [56].

4.1.3. Vòng ngực của học sinh 6 - 10 tuổi

Chu vi vòng ngực ở học sinh tiểu học trong nghiên cứu của các tác giả

thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 cho thấy, học sinh từ 6 - 10 tuổi có kích thước vòng ngực tăng

dần. Ở tất cả các độ tuổi, học sinh Bình Định có vòng ngực lớn hơn các kết

quả nghiên cứu năm 1996, 2002, 2003, 2009 và 2013 (p < 0,05). Học sinh

Thủ Dầu Một năm 2015 có vòng ngực lớn hơn học sinh Bình Định (trừ học

sinh nữ 8 và 10 tuổi) (p < 0,05); điều này được lý giải như chỉ số chiều cao và

cân nặng vì trên cơ thể người có sự tương quan giữa các chỉ số chiều dọc và

bề ngang của cơ thể [64]. Theo HSSH người Việt Nam [81], Thẩm Thị Hoàng

Page 114: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

105

Điệp [16], Trần Thị Loan [49] thì vòng ngực trẻ tăng dần từ 6 - 10 tuổi và

mức tăng trung bình hàng năm ở học sinh nam lần lượt là: 1,71 cm; 1,34 cm

và 0,99 cm; ở học sinh nữ lần lượt là 1,32 cm; 1,42 cm và 0,94 cm, như vậy

thấp hơn so với mức tăng của học sinh Bình Định năm 2016 (nam tăng 2,13

cm/năm, nữ tăng 2,27 cm/năm).

Bảng 4.5. Vòng ngực của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu trong nước

Giới

tính

Tuổi

Thẩm

Thị

Hoàng

Điệp

(1996)

Trần

Thị

Loan

(2002)

GTSH

(2003)

Văn

Toàn

(2009)

Mai

Văn

Hưng

(2013)

Ng Thị

Thu

Hiền

(2015)

Ng Thị

Tường

Loan

(2016)

p

Nam

6 53,08 57,42 52,92 56,66 57,43 61,89 60,34

< 0,05

7 54,54 58,24 53,40 58,48 58,51 65,74 62,56

8 55,78 59,15 54,82 61,01 59,65 66,34 64,11

9 56,97 60,26 56,17 62,37 60,55 67,77 67,04

10 58,44 61,18 57,80 64,12 61,76 72,08 68,87

Nữ

6 51,57 54,78 51,10 55,35 54,50 60,53 59,47

7 52,93 55,65 52,07 56,76 55,66 62,83 60,89

8 53,75 56,64 53,46 59,00 57,03 63,42 64,16

9 55,62 57,55 54,94 61,00 57,88 65,78 64,44

10 57,25 58,52 56,56 62,92 58,88 66,92 68,55

Học sinh tiểu học Bình Định năm 2009 [75] có vòng ngực tăng trung

bình là 1,87 cm/năm, thấp hơn so với năm 2016 (2,20 cm/năm). Điều này cho

thấy sự tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn hiện nay tốt hơn so với trước đây.

Mặt khác, sau 7 năm (2009 - 2016) trẻ có vòng ngực tăng thêm 4,06 cm ở

nam, trung bình mỗi năm tăng thêm 0,58 cm. Vòng ngực ở nữ qua 7 năm tăng

4,50 cm, trung bình mỗi năm tăng 0,64 cm. Như vậy, nữ có tốc độ tăng vòng

ngực cao hơn nam, điều nay liên quan đến sự phát triển giới tính và nét đẹp

hình thể.

Page 115: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

106

Kích thước vòng ngực của trẻ có tương quan thuận ở mức trung bình ( r

= 0,6284) với dung tích sống. Do đó, cần giáo dục trẻ rèn luyện thể dục thể

thao, hít thở không khí trong lành để hỗ trợ sự tăng trưởng lồng ngực và nâng

cao dung tích sống. Vậy các chỉ số hình thái đã ảnh hưởng đến hoạt động hô

hấp, từ đó chi phối sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ.

Tóm lại, sự phát triển chu vi vòng ngực của trẻ tiểu học Bình Định phù

hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả là tăng dần theo tuổi, song diễn

ra sớm hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, kết quả này phù hợp với quy

luật phát triển cá thể. Trẻ em ngày nay có chiều cao và cân nặng tăng thì chu

vi vòng ngực cũng tăng.

4.1.4. Vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi

Vòng đầu của học sinh lứa tuổi tiểu học ít được các nhà khoa học quan

tâm hơn so với trẻ dưới 36 tháng tuổi, vì não bộ trẻ phát triển mạnh trong thời

kỳ bào thai và 3 năm đầu đời, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại [63], [127].

Bảng 4.6. Vòng đầu của học sinh Bình Định (2016) và của GTSH (2003)

Giới tính Tuổi GTSH (2003) Ng.T.Tường Loan (2016) p

Nam

6 50,09 51,50

< 0,05

7 50,23 51,98

8 50,54 52,09

9 50,91 52,91

10 51,22 53,47

Nữ

6 49,24 51,45

7 49,33 51,78

8 49,74 52,23

9 50,12 52,39

10 50,49 53,12

Kết quả cho thấy, vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi tại Bình Định trung

bình là 51 - 54 cm , cao hơn so với kích thước vòng đầu của học sinh cùng độ

tuổi của chuẩn người Việt Nam trong GTSH [4] ( p < 0,05) như bảng 4.6.

Page 116: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

107

Theo nghiên cứu năm 2012 của Đinh Ngọc Đệ, kích thước vòng đầu

trung bình của trẻ từ 6 - 12 tuổi là 50 - 52 cm [15]. Một số nghiên cứu khác

cho rằng vòng đầu trung bình của học sinh 6 - 10 tuổi là 50 - 54 cm [63]. Kết

quả điều tra kích thước vòng đầu của học sinh các độ tuổi của WHO như sau:

lúc 6 tuổi là 48 - 52,5 cm, 7 tuổi: 48,2 - 54 cm, 8 tuổi: 48,6 - 54,2 cm, 9 tuổi:

48,8 - 54,6 cm và lúc 10 tuổi là 48,9 - 54,8 cm [127]. Học sinh tiểu học Thổ

Nhĩ Kỳ năm 2015 [132], có kích thước vòng đầu là 48 - 56,5 cm…

Chu vi vòng đầu, kích thước cơ thể và trí nhớ có tương quan thuận nên

cần chú ý chế độ dinh dưỡng, an toàn để giúp não bộ trẻ phát triển tốt. Mặt

khác, cần tăng cường rèn luyện trí nhớ cho trẻ thông qua các hoạt động trí tuệ

như học tập, trò chơi….Như vậy, chu vi vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi ở

Bình Định có sự tăng trưởng tốt vì nằm trong giới hạn bình thường [119].

4.1.5. BMI và chỉ số Pignet của học sinh 6 - 10 tuổi

Bảng 4.7. BMI của học sinh Bình Định (2016) và nghiên cứu của nhiều tác giả

Giới

tính

Tuổi Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

GTSH

(2003)

CDC

(2007-

2010)

Nguyễn

Thị

Thu

Hiền

(2015)

Nguyễn

Thị

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 - 14,48 14,47 16,8 18,08 16,26

7 13,9 15,15 14,22 16,9 17,46 16,62

8 14,5 15,28 14,21 17,9 18,41 16,70

9 13,9 15,38 14,36 18,9 18,35 17,34

10 14,2 16,02 14,64 19,6 19,51 18,05

Nữ

6 - 14,20 14,21 16,5 17,32 15,78

7 14,5 14,74 13,85 17,1 16,75 15,71

8 14,6 14,87 13,87 18,3 17,27 * 17,08

9 14,8 14,98 14,00 18,7 17,39 16,57

10 15,3 15,11 14,24 19,5 18,29 16,88

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Page 117: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

108

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, BMI của học sinh Bình Định ở tất cả các độ

tuổi đều cao hơn so với kết quả nghiên cứu ở các năm 1998, 2002 và GTSH

2003 (p < 0,05) do học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có cân nặng và

chiều cao lớn hơn học sinh trong các nghiên cứu này.

BMI của học sinh Bình Định thấp hơn so với học sinh trong nghiên cứu

2015 [27] và học sinh Hoa Kỳ (2007 - 2010) [102] cùng độ tuổi (p < 0,05).

Điều này hoàn toàn hợp lý vì BMI được xác định trên cơ sở chiều cao và cân

nặng, nhưng cả hai chỉ số này của học sinh trong nghiên cứu 2015 và học sinh

Hoa Kỳ đều cao hơn học sinh Bình Định.

Học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có BMI nằm trong khoảng 15

- 18. Theo các tác giả [58], [64], [75] đối với trẻ từ 5 - 10 tuổi, nếu BMI < 13

là SDD, BMI từ 13 - 17 là bình thường và BMI > 17 là BP điều này chứng tỏ

tình trạng dinh dưỡng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có thể

trạng chủ yếu ở mức bình thường.

BMI có mối tương quan thuận ở mức trung bình với kích thước vòng

đầu, tương quan thuận mức yếu với các hoạt động trí tuệ như điểm IQ, trí nhớ

của trẻ. Do đó, cần giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng đúng mức để có

thể trạng cân đối và trí tuệ minh mẫn. Cùng với BMI, chỉ số Pignet cũng góp

phần thể hiện thể lực của trẻ. Pignet của học sinh trong các nghiên cứu được

trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 cho thấy, Pignet của học sinh Bình Định năm 2016 thấp hơn

Pignet của học sinh cùng độ tuổi trong các nghiên cứu năm 1975, 1998, 2002

và 2003 ( p < 0,05) nhưng cao hơn so với kết quả năm 2015 ở học sinh Thủ

Dầu Một (p < 0,05). Chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sống

trên các vùng miền của đất nước đã chi phối sự phát triển thể lực ở trẻ.

Theo tác giả Nguyễn Quang Quyền [64], có thể dựa vào chỉ số Pignet

để đánh giá thể lực trẻ, nếu Pignet < 23: cực khỏe, 23 - 28,9: rất khỏe, 29 -

34,9: khỏe, 35 - 41: trung bình, 41 - 47: yếu, 47,1 - 53: rất yếu và > 53: cực

Page 118: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

109

yếu. Chỉ số Pignet của học sinh Bình Định dao động trong khoảng từ 34 - 39

nên chủ yếu ở mức sức khỏe trung bình và khỏe.

Bảng 4.8. Chỉ số Pignet của học sinh Bình Định (2016) và nghiên cứu của nhiều tác giả

Giới

tính

Tuổi HSSH

Việt

Nam

(1975)

Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

GTSH

(2003)

Nguyễn

Thị Thu

Hiền

(2015)

Nguyễn

Thị

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 - - 36,65 - 30,68 34,33

7 37,77 39,4 38,02 40,29 31,78 35,04

8 37,95 39,0 40,28 42,80 31,43 36,15

9 38,27 41,2 43,83 43,84 32,20 35,15

10 40,32 42,6 43,04 44,82 27,79 34,16

Nữ

6 - - 38,35 - 33,05 35,67

7 40,05 40,3 41,27 41,56 32,71 37,57

8 39,62 39,8 43,02 44,04 35,81 * 35,50

9 40,84 40,4 45,54 45,44 37,40 38,56

10 42,34 39,5 47,95 46,82 36,97 * 37,28

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Tóm lại, học sinh tiểu học Bình Định năm 2016 có các chỉ số chiều cao,

cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, mức tăng trưởng của các chỉ số này cao hơn

và xảy ra sớm hơn so với các nghiên cứu trước đây nhưng vẫn thấp hơn so với

các kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới ở những năm gần đây.

BMI và Pignet của học sinh Bình Định nằm trong giới hạn bình thường và

khỏe, chứng tỏ học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết có cơ thể phát

triển cân đối và thể lực tốt. Qua sự tăng trưởng của các chỉ số hình thái đã cho

thấy tình hình kinh tế, xã hội của nước ta ngày càng phát triển tốt.

Bên cạnh các chỉ tiêu hình thái và thể lực, các chỉ số sinh lý cũng góp

phần thể hiện tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Page 119: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

110

4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ

4.2.1. Tần số tim của học sinh 6 - 10 tuổi

Sự co bóp của tim ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi cơ thể. Tần số tim

của học sinh tiểu học trong các nghiên cứu được thống kê qua bảng 4.9.

Bảng 4.9 cho thấy, trẻ từ 6 -10 tuổi có tần số tim giảm dần, điều này

phù hợp với quy luật phát triển vì mặc dù nhịp tim giảm nhưng do trẻ càng

lớn, cơ tim càng khỏe, thể lực tốt hơn nên nhưng vẫn đảm bảo tống đủ lượng

máu đi nuôi cơ thể [74], [76].

Bảng 4.9. Tần số tim của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu

Giới

tính

Tuổi

Đoàn

Yên và

cs

(1993)

Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

Võ Văn

Toàn

(2009)

Nguyễn

Thị Tường

Loan

(2016)

Nam

6 100,8 - 92,37 * 88,53 92,07

7 92,5 94,0 90,45 * 88,75 90,15

8 92,5 90,3 88,72 83,72 86,26

9 91,7 89,6 86,87 86,62 84,37

10 85,4 88,5 84,98 85,52 83,68

Nữ

6 92,0 * - 90,88 87,07 92,10

7 90,7 * 86,2 90,12 87,16 90,64

8 91,4 84,0 88,63 86,01 86,72

9 90,3 78,3 86,87 86,00 84,64

10 84,4 78,2 85,45 86,59 83,03

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05).

Nếu so sánh qua các năm, tần số tim trẻ ít có sự thay đổi theo thời gian.

Trong nghiên cứu 1993 của Đoàn Yên và cs [91] thấy tần số tim của nam dao

động từ 85 - 101 nhịp/phút, nữ là 84 - 92 nhịp/phút. Kết quả của Trần Thị

Loan năm 2002 [49], tần số tim nam 6 - 10 tuổi là 84 - 93 nhịp/phút và nữ học

Page 120: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

111

sinh là 85 - 91 nhịp/phút. Tần số tim của học sinh Bình Định năm 2009 [75] ở

nam là 85 - 89 nhịp/phút và nữ là 86 - 88 nhịp/ phút, theo GTSH năm 2003

[4], tần số tim trẻ 7 - 11 tuổi là 69 - 126 nhịp/phút. Học sinh trong nghiên cứu

của chúng tôi có tần số tim là 82 - 93 nhịp/phút nằm trong chuẩn chung của

trẻ em Việt Nam [4]. Tốc độ giảm tần số tim nhiều nhất là ở độ tuổi 9 lên 10,

có thể sự thay đổi này do ảnh hưởng của tuổi tiền dậy thì.

Vậy tần số tim của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định năm 2016

phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây [4], [49], [74]…

4.2.2. Huyết áp của học sinh 6 - 10 tuổi

Bảng 4.10 cho thấy chỉ số huyết áp ở trẻ tăng dần từ 6 - 10 tuổi.

Bảng 4.10. Huyết áp của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu

Giới

tính

Tuổi

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương

Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

Văn

Toàn

(2009)

Nguyễn

Thị

Tường

Loan

(2016)

Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

Võ Văn

Toàn

(2009)

Nguyễn

Thị

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 - 88,72 95,15 102,27 - 48,68 62,75 63,09

7 94,0 90,65 96,95 104,80 58,0 49,47 64,16* 64,18

8 95,7 91,88 100,87 105,77 59,9 50,37 67,37 65,79

9 96,5 92,57 102,71 108,52 61,2 51,92 69,59 66,64

10 98,3 93,03 104,78 110,47 62,2 54,85 69,18 67,21

Nữ

6 - 90,35 94,79 102,90 - 50,92 64,35 63,68

7 86,3 92,13 97,23 104,97 46,5 52,12 63,81 64,50

8 88,6 93,78 98,99 105,75 47,7 53,45 66,62 65,56

9 89,4 95,27 103,12 108,80 50,0 55,47 70,09 66,59

10 99,0 96,17 104,03 109,98 54,6 57,62 69,51 67,66

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05).

Page 121: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

112

Học sinh năm 1998 và 2002 [49] có chỉ số huyết áp tâm thu và tâm

trương lần lượt là 85 - 100/45 - 65 mmHg, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu

năm 2009 và 2016 (p < 0,05). Huyết áp tâm thu của học sinh năm 2009 và

2016 lần lượt là 94 - 105 mmHg và 102 - 111 mmHg, huyết áp tâm trương lần

lượt là 62 - 71 mmHg và 62 - 78 mmHg. Học sinh Ấn Độ năm 2015 lúc 6 tuổi

có huyết áp trung bình ở nam là 96,55 mmHg và ở nữ là 99,69 mmHg; lúc 10

tuổi là 102,20 mmHg ở nam và 101,16 mmHg ở nữ [137].

Trẻ càng lớn huyết áp càng tăng là do sự biến đổi cấu trúc của hệ tuần

hoàn. Ở trẻ em, khi lớn cơ tim khỏe hơn, buồng tim rộng ra nên lưu lượng

máu tăng, vì vậy, mỗi lần tim co sẽ tống đi lượng máu nhiều hơn. Mặt khác,

trẻ càng lớn thành mạch dày hơn nên làm chỉ số huyết áp tăng [74], [125].

So sánh các kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em ngày nay có huyết áp

cao hơn những năm trước. Điều này do ảnh hưởng của lối sống thụ động và

khẩu phần ăn thay đổi làm tình trạng thừa cân béo phì gia tăng nên đã ảnh

hưởng đến chỉ số huyết áp. Chỉ số huyết áp cao là một vấn đề cần lưu tâm, vì

bệnh lý tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa. Tăng huyết áp dễ dẫn đến gia

tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao hay tai biến ở tuổi trưởng

thành, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ của cộng đồng [80], [137].

4.2.3. Dung tích sống của học sinh 6 - 10 tuổi

Kết quả nghiên cứu của các tác giả về dung tích sống ở học sinh tiểu

được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11 cho thấy, dung tích sống ở học sinh tăng dần từ 6 đến 10

tuổi. Nam có dung tích sống cao hơn nữ cùng độ tuổi. Dung tích sống của trẻ

Bình Định năm 2016 cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi trong các nghiên cứu

năm 1993, 1998, 2002 ( p < 0,05) và 2003 (trừ nam 7 tuổi và nữ 10 tuổi).

Điều này cho thấy thể lực của trẻ ngày càng được cải thiện vì dung tích sống

cao thể hiện hoạt động tích cực của hệ hô hấp trong việc lấy và thải khí, mặc

khác, lượng khí hít vào nhiều hơn sẽ đảm bảo lượng oxy lên não nhiều giúp

Page 122: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

113

tăng cường hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể. Nhiều tác giả cho thấy có

mối tương quan giữa dung tích sống và một số yếu tố hình thái.

Bảng 4.11. Dung tích sống của học sinh Bình Định (2016) và một số nghiên cứu

Giới

tính

Tuổi

Đoàn

Yên và

cs

(1993)

Nguyễn

Văn

Mùi

(1998)

Trần

Thị

Loan

(2002)

VC của

trẻ BĐ

(tính theo

công thức

2002)

GTSH

(2003)

Nguyễn

Thị

Tường

Loan

(2016)

Nam

6 0,81 - 0,815 0.72 - 1,25

7 0,83 0,76 0,862 0.98 1,62 1,47

8 0,93 0,90 1,007 1.23 1,73 1,85

9 1,19 1,09 1,121 1.46 1,87 * 1,86

10 1,27 1,19 1,381 1.76 1,94 2,17

Nữ

6 0,78 - 0,773 0.88 - 1,00

7 0,74 0,68 0.886 1.04 1,36 * 1,40

8 1,03 0,87 1,047 1.24 1,48 * 1,56

9 1,06 0,98 1,151 1.42 1,63 * 1,60

10 1,15 1,21 1,253 1.63 1,94 1,76

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05).

Năm 2002 Trần Thị Loan [49] đã đưa ra công thức tính dung tích sống

ở trẻ tiểu học theo phương trình hồi quy như sau:

Ở nam: VC = 2,0879 H + 0,1451 A - 2,6456.

Ở nữ : VC = 2,588 H + 0,0415 A - 2,4435.

Năm 2016, chúng tôi có công thức tính dung tích sống của trẻ là:

Ở nam: VC = 2,6174 H + 0,0266 A - 2,0949.

Ở nữ: VC = 3,1108 H + 0,0565 A - 2,7199.

Trong đó: VC: Dung tích sống (lít), H: chiều cao (m), A:tuổi (năm).

Nếu tính dung tích sống của trẻ em ngày nay tính theo chiều cao và

năm tuổi bằng công thức của tác giả Trần Thị Loan [2002] thì thấp hơn so với

Page 123: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

114

theo công thức của chúng tôi. Ví dụ: Trẻ nam 7 tuổi cao 1,2 m, nếu tính theo

công thức của tác giả năm 2002 thì dung tích sống là 0,88 lít nhưng theo công

thức 2016 là 1,32 lít.

Mặt khác, trẻ em ngày nay có chiều cao cao hơn so với trước đây, nên

dung tích sống đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, học sinh nữ lúc 8 tuổi, theo

nghiên cứu của chúng tôi, dung tích sống trung bình là 1,56 lít nhưng theo

công thức của tác giả Trần Thị Loan (2002) chỉ là 1,24 lít (cột 6 bảng 4.11).

Vì vậy, nếu dựa vào chiều cao và năm tuổi để xác định dung tích sống sẽ có

nhiều hạn chế do các chỉ số nhân trắc chịu chi phối của yếu tố môi trường.

Ngoài ra, giữa dung tích sống và các chỉ số hình thái có mối tương quan

thuận nên chúng tôi đã xây dựng các phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

VC theo chiều cao: y = 0,033x - 2,704;

VC theo cân nặng: y = 0,032x + 0,529;

VC theo vòng ngực: y = 0,026x - 0,210.

Tuy nhiên, muốn tính dung tích sống cho trẻ một cách chính xác, chúng ta

nên kết hợp nhiều chỉ số hình thái, do đó, nên dùng công thức sau:

VC (lít) = - 2,194 + 0,025 chiều cao (cm) + 0,003 cân nặng (kg)

+ 0,052 tuổi + 0,066 giới (1: nam; 0: nữ).

Dung tích sống có mối tương thuận với chiều cao, cân nặng và vòng

ngực nên việc chăm sóc để trẻ tăng trưởng tốt các chỉ số hình thái cơ bản là

nền tảng để nâng cao sức khỏe. Mặt khác, rèn luyện cơ quan hô hấp để tăng

dung tích sống sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng thể chất ở trẻ.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt

động hô hấp, nhất là ô nhiễm môi trường không khí. Theo thống kê và phân

tích của WHO năm 2012, trên thế giới có khoảng 7 triệu trường hợp tử vong

do các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường. Mỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ

em tử vong vì các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm

Page 124: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

115

không khí. WHO cũng dự tính khoảng 3 - 5% trẻ em trên thế giới bị khuyết

tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường [140].

Ở Việt Nam, số trường hợp mắc bệnh do ô nhiễm môi trường đang

ngày càng gia tăng. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 của thành phố Hồ Chí Minh,

so sánh số liệu năm 1996 và 2005 cho thấy, số trẻ bị bệnh hen suyễn tăng từ

3.047 lên đến 11.491, viêm tai giữa tăng từ 441 lên 1.999 ca, nhiễm khuẩn hô

hấp dưới tăng từ 2.727 trường hợp lên 3.772… Theo báo cáo năm 2014, Hà

Nội là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, không khí tại Hà Nội đã

vượt quy chuẩn cho phép, hàm lượng bụi cao hơn gấp 1 - 2 lần. Trong một

nghiên cứu khác, có đến 72% hộ gia đình mắc bệnh do ô nhiễm không khí

trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra. Vì vậy, việc chống ô nhiễm môi trường,

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là rất cần thiết, nhằm cải

thiện hoạt động hô hấp góp phần tăng cường sức khỏe [34], [126].

Sự phát triển mạnh của các khu đô thị, khu công nghiệp….đã chặt phá

nhiều cây xanh, làm giảm khí oxy và tăng khí cacbonic, cùng với các khí thải

đã góp phần làm liệt các tiêm mao trong hệ thống lọc của đường dẫn

khí….Tất cả những nguyên nhân trên đã làm hủy hoại dần các tế bào phổi,

giảm lượng oxy nuôi tế bào…, đây là những nguyên nhân chính làm tình

trạng sức khỏe con người giảm sút mà trong đó trẻ em luôn chịu hậu quả nặng

nề nhất vì đang trong giai đoạn phát triển [34], [133], [140].

4.2.4. Thị lực của học sinh 6 - 10 tuổi

Học sinh tiểu học Bình Định năm 2016 trong nghiên cứu của chúng tôi

có tỷ lệ giảm thị lực tăng dần từ 6 đến 10 tuổi. Trong ba khu vực, học sinh

thành phố có tỷ lệ giảm lực cao hơn học sinh nông thôn, học sinh miền núi tỷ

lệ giảm thị lực thấp nhất, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều

tác giả [3], [13], [79]. Như vậy yếu tố môi trường và độ tuổi đã ảnh hưởng rõ

nét đến thị lực trẻ.

Page 125: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

116

Bệnh viện Mắt tỉnh Bình Định nghiên cứu năm 2012 cho thấy, có đến

27% học sinh 7 - 18 tuổi giảm thị lực; năm 2015 khảo sát trên 2.348 học sinh

đầu cấp của các khối lớp 1 (6 tuổi), lớp 6 (11 tuổi), lớp 10 (16 tuổi) ở các

trường nội thành của Quy Nhơn có 21% học sinh bị tật khúc xạ. Tỷ lệ đeo

kính ở học sinh tiểu học là 2%, học sinh trung học là 28%. Tỉ lệ cận thị ở nữ

cao hơn nam, vùng nội thị cao hơn vùng ngoại thành [79].

Học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ giảm thị lực tăng dần

theo tuổi, cụ thể lúc 6 tuổi có 10,36% học sinh bị giảm thị lực, 7 tuổi -

10,90%, 8 tuổi - 13,84%, 9 tuổi - 17,41% và tỷ lệ cao nhất là ở trẻ 10 tuổi

chiếm 19,57%. Do đó, tỷ lệ chung của trẻ 6 - 10 tuổi giảm thị lực là 14,42%.

Học sinh ở thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất (23,81%); tiếp đến là vùng nông

thôn (16,11%) và thấp nhất là miền núi (13,60%).

Tình hình giảm thị lực ở trẻ em lứa tuổi học đường đang ngày càng gia

tăng ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới, trong đó tật khúc xạ là một trong

những nguyên nhân chính.

Châu Á có tỷ lệ cận thị cao nhất thế giới. Ở Đài Loan, nghiên cứu từ

năm 1983 đến năm 2004 cho thấy, tỷ lệ trẻ 6 - 7 tuổi cận thị đã tăng từ 5,8%

lên 21%; ở Hồng Kong là 12%. Ở Singapore, Saw S. (2002) nghiên cứu trên

trẻ 6 - 7 tuổi đã phát hiện 29% cận thị. Năm 2010, qua nghiên cứu của

Yingyong P. - Thái Lan có 12,7% trẻ 6 - 12 tuổi bị cận thị. Ở Malaysia, khi

nghiên cứu trên 4.634 trẻ từ 7 - 9 tuổi, Goh P. đã phát hiện có 9,8% trẻ bị cận

thị [6], [117], [138]…

Ở nước ta, tình hình cận thị học đường ngày càng gia tăng. Trịnh Công

Huấn và cs (2006) nghiên cứu tại Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ cho thấy, tỷ lệ

cận thị ở thành phố là 31,85%; thị xã 14%; nông thôn là 8,53% và tăng dần

theo cấp học. Cấp tiểu học là 7,26%, cấp trung học cơ sở là 18,9% và trung

học phổ thông là 29,6% [13].

Page 126: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

117

Năm 2009, tỷ lệ học sinh Hà Nội bị cận thị chiếm khoảng 37%, tại Hải

Phòng là 36%. Trong 10 năm gần đây (từ năm 1998 - 2009), tỷ lệ học sinh bị

tật khúc xạ ở các bậc học tăng gấp đôi, đặc biệt ở các trường chuyên, lớp chọn

tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60% [57], [68].

Năm 2010, nghiên cứu ở học sinh Hải Phòng thấy, trẻ 6 tuổi ở nội

thành có tỷ lệ giảm thị lực là 12,7%, ngoại thành là 7,69%. Trẻ 7 tuổi tỷ lệ

này là 19,46% và 6,19%; trẻ 8 tuổi là 26,36% và 2,7%; trẻ 9 tuổi là 28,32% và

5,75%; trẻ 10 tuổi là 23,62% và 5,19%. Tỷ lệ chung trẻ ở nội thành có thị lực

giảm là 16,42%, cao hơn ngoại thành (6,13%) [57].

Năm 2016, Hoàng Quang Bình nghiên cứu trên 2.717 học sinh từ 6 - 14

tuổi ở Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ học sinh nội thành bị tật khúc xạ là 27,87% và

học sinh ngoại thành là 14,07%. Học sinh có bố mẹ cận thị bị cận thị cao gấp

2,33 lần so với học sinh có bố mẹ không cận thị [3].

Năm 2016, Nguyễn Đức Nhâm nghiên cứu trên 1.417 học sinh 6 - 10

tuổi ở Hải Phòng cho thấy, tỷ lệ học sinh 6 tuổi bị giảm thị lực là 8,55%

nhưng đến 10 tuổi số em thị lực giảm đã là 52,36%, đặc biệt thị lực giảm

nhanh nhất ở lứa tuổi từ 9 lên 10 [59].

Thực nghiệm đã chứng minh với điều kiện chiếu sáng nhỏ hơn 100 Lux

thì học sinh có tỷ lệ giảm thị lực cao gấp 2,97 lần khi điều kiện chiếu sáng cao

hơn 100 Lux. Ngồi học sai tư thế (cúi thấp, nhìn gần…) cũng ảnh hưởng đến

thị lực. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ bị giảm thị lực tăng theo số năm

học và có mối tương quan thuận với thời gian tự học. Trẻ càng lớn hoạt động

thị lực tăng do áp lực của việc học tập, đọc và sử dụng các phương tiện nhìn

gần nên tỷ lệ giảm thị lực tăng [36], [37].

Trẻ bị giảm thị lực ngày càng gia tăng ở mọi miền, mọi quốc gia, châu

lục trên thế giới. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn mắt, đặc

biệt là ở trẻ em cần quan tâm nhiều hơn vì đây là lứa tuổi mà mắt đang trong

giai đoạn phát triển và hoàn thiện.

Page 127: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

118

4.2.5. Thính lực của học sinh 6 - 10 tuổi

Tại tỉnh Bình Định, việc kiểm tra thính lực chưa được các cơ sở y tế,

giáo dục quan tâm nhiều, trừ khi các bậc phụ huynh có nhu cầu. Hiện nay, ở

nước ta có ba hướng giáo dục trẻ khuyết tật là giáo dục hòa nhập, giáo dục

bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt với khoảng 107 cơ sở. Tại thành phố

Quy Nhơn có một cơ sở là trường Hy Vọng với chức năng giáo dục trẻ khuyết

tật trong tỉnh, vì vậy, số học sinh khuyết tật ở các trường học đại trà rất ít.

Chúng tôi nghiên cứu trên 902 học sinh tiểu học qua hai bước là kiểm

tra sàng lọc và đo OAE, chỉ phát hiện ba em bị giảm thính lực (chiếm 0,33%).

Đặc biệt, có một em nam bị khiếm thính nặng, đã mang máy trợ thính. Học

sinh này sinh năm 2007 nhưng đang học lớp 2 (lẻ ra là lớp 4) với khả năng

học tập bị hạn chế. Qua đây có thể thấy, khiếm thính đã ảnh hưởng nhiều đến

hoạt động tư duy, trí tuệ, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và mọi

sinh hoạt trong cuộc sống của con người.

Trẻ sơ sinh nước ta bị điếc cao gấp 3 lần so với trẻ trên thế giới (trẻ sơ

sinh bị điếc trên thế giới là 0,1%, Việt Nam là 0,27% ). Theo thống kê, tính

đến năm 2011, nước ta có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó trẻ khiếm

thính chiếm 12,43%. Điều này có thể do ảnh hưởng của chiến tranh hoặc do

cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ từ khi còn trong bào thai [65], [90]. Theo

WHO năm 2014 có khoảng 5% dân số thế giới, tương ứng với khoảng 360

triệu người bị nghe kém, trong đó có khoảng 32 triệu là trẻ dưới 15 tuổi [98].

Điếc có thể gây ra những hậu quả nặng nề, trước hết là đối với việc

luyện tập ngôn ngữ, sau đó ảnh hưởng đến tính nết của trẻ. Điếc càng nặng và

xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng vì dễ dẫn đến câm và suy

giảm trí tuệ. Nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp giáo dục, phục hồi

chức năng kịp thời sẽ giảm nhẹ các hậu quả do khiếm thính gây ra. Ngày nay

với sự phát triển của khoa học, việc sàng lọc phát hiện trẻ khiếm thính thường

được tiến hành sớm và can thiệp đúng lúc [67], [90].

Page 128: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

119

Trẻ khiếm thính hiện nay chưa được kiểm tra, phát hiện vẫn có ở bậc

tiểu học. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới nghe kém ở trẻ là do bẩm sinh và

nguyên nhân mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh gồm di truyền, nhiễm khuẩn,

dùng kháng sinh trong thời kỳ mang thai, đẻ non, cân nặng sơ sinh thấp, thiếu

ôxy, vàng da sau sinh…. trong đó di truyền là nguyên nhân quan trọng hàng

đầu. Nguyên nhân mắc phải bao gồm viêm màng não, viêm tai mạn tính, sử

dụng một số loại kháng sinh gây ngộ độc tai, chấn thương vùng đầu, tiếng ồn,

hay do độ tuổi, trong đó tiếng ồn và viêm tai mạn tính là hai nguyên nhân thường

gặp nhất…Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ việc kiểm tra thính lực nên đưa vào

chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm phát hiện sớm những trẻ có

vấn đề thính lực để khắc phục kịp thời [20], [90].

Sự phát triển các chỉ số hình thái, chức năng góp phần thể hiện hoạt

động sinh lý bình thường của trẻ. Song sức khỏe toàn diện còn được đánh giá

qua tình trạng dinh dưỡng.

4.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI CỦA HỌC SINH 6 - 10 TUỔI

Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển tối ưu

các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Lúc này trẻ

cần tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì - là

giai đoạn có nhiều biến đổi nhanh về thể chất và tâm lý nhưng cũng là giai

đoạn dễ tổn thương nếu thiếu hụt về dinh dưỡng [12]. Do đó, nghiên cứu tình

trạng dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.

Học sinh tiểu học Bình Định năm 2016 có tỷ lệ SDD thể gầy còm mức

độ nặng và vừa là 11,19%, trong đó nam cao hơn nữ (nam: 11,43%, nữ:

10,94%). Trẻ SDD ở miền núi chiếm tỷ lệ cao nhất (21,67%); sau đó đến

nông thôn (10,99%) và thấp nhất là ở thành thị (2,23%).

Tình trạng TC - BP ở học sinh Bình Định năm 2016 ngày càng gia

tăng. Tỷ lệ TC chiếm 16,60% và BP là 13,51%. Nam có tỷ lệ TC thấp hơn nữ

(nam:15,07%, nữ: 18,16%) nhưng BP cao hơn nữ (nam: 18,71%, nữ: 8,18%).

Page 129: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

120

Trẻ TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở vùng thành thị và thấp nhất là ở miền núi.

Trẻ TC ở vùng thành thị, nông thôn và miền núi lần lượt là: 27,19%; 13,28%

và 7,94%. Trẻ BP ở vùng thành thị, nông thôn và miền núi lần lượt là:

29,89%; 5,14% và 3,53%.

Để thấy rõ tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh 6 - 10 tuổi ở

Bình Định qua thời gian, chúng tôi tiến hành so sánh ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. So sánh tình trạng dinh dưỡng của HS Bình Định năm 2016 và 2009 [75] Tình trạng

dinh dưỡng

Năm nghiên

cứu

Tuổi

6 7 8 9 10

SDD

2009 14,97 11,85 * 12,86 33,13 38,36

2016 11,8 12,28 10,56 9,65 11,61

TC - BP

2009 13,2 13,33 15,63 9,54 7,82

2016 32,11 30,00 32,60 28,39 27,52

( * là p > 0,05, còn lại là p < 0,05)

Bảng 4.12 cho thấy, tỷ lệ trẻ SDD năm 2016 so với năm 2009 giảm ở các

độ tuổi 6, 8, 9 và 10 (p < 0,05) trừ trẻ 7 tuổi nhưng không đáng kể (p > 0,05).

Vậy tình trạng SDD của học sinh từ 6 - 10 tuổi ở tỉnh Bình Định giảm dần

qua các năm. TC - BP ngày càng tăng ở tất cả các độ tuổi từ 6 đến 10. Năm

2009 trẻ 6 - 10 tuổi ở Bình Định có tỷ lệ TC - BP là 11,90% (trong đó TC:

7,42% và BP: 4,48%) nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 30,12% (TC: 16,61%

và BP: 13,51%) (p < 0,05), điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của

nhiều tác giả trong và ngoài nước [23], [39], [60], [123], [141]...

Từ 2010 - 2012, nghiên cứu trên 3.600 trẻ từ 0,5 - 11 tuổi ở thành thị và

nông thôn cho thấy, tỷ lệ trẻ SDD ở các năm 2000, 2010 và 2011 giảm dần,

lần lượt là 30,8%; 21,5% và 18,1%. Trong khi đó TC - BP tăng dần, lần lượt

là 0,7%; 8,2% và 11,6%. Khu vực chiếm tỷ lệ SDD cao nhất là miền núi, sau

Page 130: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

121

đó đến nông thôn và thấp nhất là thành thị. Trong khi đó tỷ lệ TC - BP có tỷ

lệ cao nhất ở vùng thành thị và thấp nhất ở miền núi [115], [124].

Tình hình trẻ SDD và TC - BP khác nhau ở các khu vực sinh thái và

thời điểm nghiên cứu. Năm 2011, kết quả điều tra tình hình SDD thấp còi của

trẻ em tại 6 tỉnh thành (Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Huế, thành phố Hồ

Chí Minh và Bến Tre) của Việt Nam là 13,7% ở lứa tuổi 6 - 9 và 18,2% ở

lứa tuổi 9 - 11 [40]. Năm 2012, học sinh tiểu học Quận 5 thành phố Hồ Chí

Minh có 2,3% SDD và 21,2% TC [69]. Năm 2014, kết quả nghiên cứu tại

một số trường tiểu học ở Nghĩa Đàn, Nghệ An có 21,5% học sinh SDD thể nhẹ

cân và thấp còi là 17,8% [62]. Năm 2015, học sinh tiểu học SDD ở Hải

Phòng là 2,15% [6], ở Thủ Dầu Một là 5,7% ở nam và 8,91% ở nữ [27]….

Trước 1995 ở Việt Nam chưa thấy TC - BP nhưng sau đó liên tục có

những báo cáo về vấn đề này. Năm 1997, học sinh tiểu học Hà Nội có tỷ lệ

TC - BP là 4,1%, đến năm 2000 là 8,0% [21]. Tại Nha Trang, tỷ lệ TC - BP

tăng nhanh từ 2,7% năm 1997 lên 5,88% năm 2001. Các nghiên cứu tại thành

phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TC - BP ở học sinh 6 - 11 tuổi năm 1997 là

12,2% nhưng năm 2012 đã tăng lên 38,5% [23], [24]…

Tại Huế năm 2003 có 2,4% học sinh tiểu học bị TC - BP, năm 2005 là

6,4%; năm 2007 tỷ lệ TC ở trẻ nam là 3,9%, nữ là 4,8% và đến năm 2009 là

7,98% trẻ TC - BP [10], [86] … Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hưng ở trẻ

6 - 11 tuổi cho thấy trẻ TC - BP có thời gian hoạt động tĩnh tại (chơi cờ, vẽ

tranh, xem truyền hình, học bài, học thêm…) là 224 phút/ngày, trong khi ở

nhóm đối chứng là 203 phút/ngày. Thời gian xem truyền hình, chơi điện tử

của nhóm TC - BP là 79,6 phút/ngày, trong khi nhóm đối chứng là 53,3

phút/ngày [89]. Học sinh tiểu học tại Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm

2008 - 2009 có tỷ lệ TC - BP là 28,5%. Năm 2009, học sinh tiểu học Tây

Ninh có tỷ lệ TC là 20,3%, BP là 13,7% [1], [12]…

Page 131: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

122

Năm 2010 nghiên cứu của Đặng Oanh và cs trên 1.800 học sinh tiểu

học ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, trẻ có cha TC - BP có nguy cơ TC -

BP cao gấp 2,3 lần; trẻ có mẹ TC - BP có nguy cơ TC - BP gấp 1,9 lần trẻ

không có cha hoặc mẹ TC - BP [87].

Năm 2012, điều tra tại 2 trường tiểu học của thành phố Hồ Chí Minh

cho thấy tỷ lệ TC - BP của trường tiểu học Hồ Thị Kỷ đã là 54,4% và trường

tiểu học Phú Hòa Đông là 31,2% [29]….

Năm 2013, tỷ lệ học sinh 7 - 11 tuổi ở Thái Bình bị BP là 1,6% [71], ở

Quận Hải Châu - Đà Nẵng là 17,5% (TC là 10,8% và BP là 6,7%) [18], ở

quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là 39,9% [53]. Như vậy, cùng một thời gian nghiên

cứu nhưng học sinh ở Hà Nội có tỷ lệ TC - BP nhiều nhất, sau đó là ở Đà Nẵng

và thấp nhất là học sinh Thái Bình. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của điều

kiện sống đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Năm 2015, kết quả nghiên cứu thực trạng TC - BP trên 500 học sinh ở

trường tiểu học Thịnh Quang Quận Đống Đa, Hà Nội cho thấy, tỷ lệ TC trung

bình là 22,2%; ở nam cao hơn nữ 1,1 % (nam: 22,8% và nữ: 21,7%). Tỷ lệ BP

trung bình là 16% và ở nam cao hơn nữ (nam: 19,9% và nữ: 12,2%). Trẻ nam

có nguy cơ mắc TC - BP gấp 1,45 lần trẻ nữ. Cũng trong năm 2015, kết quả

nghiên cứu 470 học sinh lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hải Phòng đã phát

hiện đến 49,3% em bị TC [66]…Như vậy, tình trạng trẻ TC - BP đang tăng

lên hàng năm ở nhiều nơi trên cả nước.

Ở các khu vực sinh thái khác nhau, tỷ lệ TC - BP khác nhau. Nghiên cứu

ở Huế năm 2007 cho thấy, học sinh ở thành thị có tỷ lệ TC - BP là 22,5%,

đồng bằng là 12,0% và miền núi là 2,0% [86]. TC - BP ở vùng thành thị Việt

Nam là 32,8%; ở Malaysia là 22,4%; Thái Lan là 18,7% và ở Indonesia là

10,7%. Ở vùng nông thôn Việt Nam có 7,5% TC - BP; ở Malaysia có 18,1%;

ở Thái Lan 13,9% và ở Indonesia 5% [134]…

Page 132: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

123

Sự gia tăng nhanh TC - BP có liên quan đến sức khỏe cộng đồng nên

cần được can thiệp sớm. Nguyễn Thị Cự nghiên cứu ở Huế cho thấy, có 40%

trẻ TC - BP bị gan nhiễm mỡ; 17,5% bị tăng lipid máu [10]… Trẻ em thành

thị có mức hoạt động thể lực thấp là do thiếu không gian. Ngoài ra, trẻ

thành thị thường có nhiều tiện nghi sinh hoạt hơn như các phương tiện giao

thông cơ giới, các hoạt động giải trí tĩnh tại... De Jong (2011) cho rằng, trẻ

xem truyền hình trên 1,5 giờ/ngày có nguy cơ thừa cân cao gấp 1,7 lần so với

trẻ xem truyền hình ít [107]. Nhiều tác giả cho rằng, trẻ thành thị và nhóm

trẻ ở các gia đình có mức kinh tế xã hội cao, các gia đình khá giả thường có

mức hoạt động thể lực thấp nên cũng làm tăng tình trạng TC - BP. Trẻ 6 - 11

tuổi có 47,3% đạt mức khuyến nghị về hoạt động thể lực, trong đó tỷ lệ

này ở trẻ thành thị (32,5%) thấp hơn so với trẻ em nông thôn (59,9%) [8],

[29], [85], [99], [131]….

Tình trạng trẻ SDD đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, vấn đề

này còn phụ thuộc vào điều kiện sống ở các khu vực. Hơn 10 năm qua, tỷ

lệ thiếu dinh dưỡng đã giảm rõ rệt, nhưng tốc độ giảm khác nhau giữa các

vùng trong cả nước. Khu vực thành thị có tốc độ giảm nhanh nhất, khu vực

miền núi có tốc độ giảm chậm nhất. Số trẻ em phục hồi SDD đã tăng lên kể

từ năm 2010. Tuy nhiên, thấp còi vẫn còn rất phổ biến trong tất cả các

vùng, đặc biệt là ở miền núi và nông thôn [31]….

Sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội ngày nay đã tạo thuận lợi cho

các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ, dẫn tới giảm tỷ lệ SDD chung.

Tuy nhiên, sự hạn chế trong kiến thức nuôi con cũng có thể là lý do làm tỷ lệ

trẻ lớn (9, 10 tuổi) SDD còn khá cao [85]. Nền kinh tế phát triển đã mang lại

cho cuộc sống đô thị nhiều thay đổi như thực phẩm dồi dào, thức ăn công

nghiệp tràn lan, phương tiện máy móc gia đình đa dạng làm giảm hoạt động

tay chân. Trẻ ăn nhiều thức ăn mỡ có thể mắc thừa cân, béo phì gấp 10 lần trẻ

Page 133: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

124

khác. Những trẻ ngủ trưa ít hơn 1 giờ và ngủ đêm ít hơn 8 giờ đều có nguy cơ

TC - BP cao gấp hơn 2 lần những trẻ ngủ nhiều giờ hơn [66], [100].

Qua nghiên cứu cho thấy, BP xảy ra khi năng lượng ăn vào vượt quá nhu

cầu cần thiết trong thời gian dài, có thể do tăng ăn uống hoặc giảm hoạt động

thể lực hoặc do cả hai lý do trên. Trên 90% nguyên nhân BP là do ăn uống,

chế độ vận động, sinh hoạt không phù hợp; 10% là do di truyền và bệnh lý,

thường gặp trong các bệnh lý về gen, nội tiết. Kết quả nghiên cứu ở học sinh

Hà Nội năm 2013 cho thấy, học sinh ăn đồ ăn nhanh có nguy cơ TC - BP cao

gấp 1,75 lần so với những học sinh không ăn đồ ăn nhanh. Học sinh thích ăn

thịt mỡ có nguy cơ TC - BP cao gấp 1,53 lần so với học sinh không thích ăn

thịt mỡ. Các yếu tố như thói quen ăn sáng, ăn sau 21 giờ và thích ăn đồ xào

rán chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với tình trạng TC -

BP của học sinh tiểu học [21], [128].

Một nghiên cứu ở trẻ 6 - 11 tuổi tại Mỹ năm 2012 cho thấy, chế độ ăn

rau, trái cây và giảm chất béo tại gia đình có tác dụng tốt trong phòng chống

TC - BP. Theo dõi cân nặng trẻ được xem là biện pháp tốt trong việc phát

hiện sớm để phòng ngừa TC - BP. Giáo dục dinh dưỡng và khuyến khích

hoạt động thể chất tại trường học, gia đình, cộng đồng có tác dụng làm

giảm tỷ lệ TC - BP [139], [142].

Tỷ lệ TC - BP ở học sinh lứa tuổi nhỏ (6, 7 tuổi) ngày càng tăng. Đây là

một hiện tượng không có lợi về mặt sức khỏe cộng đồng. Bởi vì tích lũy mỡ

là hiện tượng tự nhiên ở lứa tuổi tiền dậy thì. Nhưng nếu hiện tượng này diễn

ra càng sớm thì càng có nguy cơ BP về sau (ở trẻ lớn và người trưởng thành).

Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì sẽ kéo theo những hậu quả như

làm gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn lipit máu,

xương khớp hay thậm chí là ung thư. Như vậy, BP có xu hướng trẻ hóa,

không tốt cho sức khỏe của thế hệ tương lai [10], [53]. Cùng với sức khỏe thể

chất, sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng.

Page 134: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

125

4.4. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH 6 - 10 TUỔI

4.4.1. Điểm IQ của học sinh 6 - 10 tuổi

Trí tuệ là một loại hình hoạt động tư duy bậc cao ở người, nó liên quan

đến mọi hoạt động thể chất và tinh thần. Việc nghiên cứu trí tuệ đã được

nhiều ngành khoa học quan tâm như tâm lý học, sinh lý học, xã hội học, tâm

thần học và cả toán học…Trí tuệ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi

được xác định qua điểm test Raven. Điểm test thay đổi theo lứa tuổi, trẻ càng

lớn điểm test trung bình càng cao. Điểm test Raven của học sinh ở các thời

điểm, địa bàn khác nhau không giống nhau.

Trong nghiên cứu 1995, học sinh từ 6 đến 10 tuổi ở thành phố Quy

Nhơn (trung tâm của tỉnh Bình Định) có điểm test Raven lần lượt là 11,3 ;

13,6 ; 18,2 ; 23,4 và 28,7 điểm [49], nhưng năm 2016 học sinh ở Bình Định

có điểm test Raven lần lượt là 18,31; 29,67; 34,71; 37,86; 41,35 (p < 0,05).

Như vậy, trẻ cùng một địa bàn nghiên cứu nhưng qua 21 năm (1995 - 2016)

điểm trí tuệ đã tăng đáng kể, chẳng hạn lúc 7 tuổi, điểm test Raven của học

sinh năm 2016 đã tăng 118% so với học sinh năm 1995 (từ 13,6 điểm lên

29,67 điểm). Tiếp tục so sánh điểm test Raven của học sinh Bình Định 2016

và học sinh Hà Nội năm 2002 qua bảng 4.13.

Bảng 4.13 cho thấy, điểm test Raven của học sinh trong nghiên cứu của

chúng tôi cao hơn điểm test Raven của học sinh Hà Nội năm 2002 ở các độ

tuổi từ 7 đến 10 (p < 0,05). Ở trẻ 6 tuổi điểm test Raven của học sinh hai khu

vực khác nhau không đáng kể (p > 0,05). Vậy yếu tố môi trường sống và độ

tuổi đã ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ. IQ có thể hiểu là

khả năng học hỏi nhanh, vốn từ vựng, khả năng giải quyết vấn đề và thích

nghi tốt với môi trường mới. Vậy trẻ càng lớn hoạt động tư duy càng tốt.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, IQ ở trẻ từ 6 - 10 tuổi tăng

dần ở cả 3 vùng sinh thái là nhờ sự tích lũy tri thức sau mỗi năm học, tích

lũy qua quá trình học tập. IQ ở trẻ thể hiện rõ sự ảnh hưởng của môi trường

Page 135: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

126

sống, trẻ thành phố có nhiều điều kiện tốt hơn (điều kiện dinh dưỡng, chăm

sóc, học tập…) nên thuận lợi cho sự phát triển. Trẻ em vùng miền núi còn

nhiều hạn chế về mọi mặt nên IQ thấp hơn so với khu vực nông thôn và thành

thị, điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác [45], [111], [112]….

Bảng 4.13. Điểm test Raven của học sinh Bình Định (2016) và học sinh Hà Nội (2002)

Giới

tính Tuổi

Trần Thị Loan

(2002)

Nguyễn Thị Tường

Loan (2016) p

Nam

6 17,78 18,34 > 0,05

7 18,17 27,03 < 0,05

8 23,06 31,36 < 0,05

9 26,65 36,06 < 0,05

10 32,02 38,13 < 0,05

Nữ

6 19,09 18,41 > 0,05

7 20,73 25,75 < 0,05

8 24,65 32,16 < 0,05

9 28,43 35,37 < 0,05

10 33,62 38,94 < 0,05

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, điểm IQ tương quan thuận với tình

trạng dinh dưỡng nhưng ở mức yếu (r = 0,2138), điều này phù hợp với

nhiều nghiên cứu khác [41], [111], [112]. Theo Lê Nguyễn Bảo Khanh

(2016), IQ không liên quan tới khẩu phần dinh dưỡng nhưng có mối liên

hệ mật thiết với tuổi, trình độ học vấn của mẹ, chỉ số thịnh vượng của gia

đình - những yếu tố liên quan tới khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng dài

hạn của trẻ [41]. Vậy IQ của trẻ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

trong dài hạn nên trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý càng

sớm càng tốt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tốt về nhận thức và

trí tuệ sau này [32]. IQ cũng có mối tương quan thuận với BMI, kích thước

Page 136: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

127

vòng đầu và trí nhớ, do đó, chăm sóc và giáo dục là hai hoạt động không

thể tách rời đối với trẻ em.

4.4.2. Trí nhớ của học sinh 6 - 10 tuổi

Kết quả nghiên cứu trên trẻ em Bình Định cho thấy, trí nhớ ngắn hạn thị

giác và thính giác tăng dần theo tuổi. Mức tăng không chênh lệch nhiều ở các

độ tuổi. Điều này thể hiện sự phát triển ngày càng hoàn thiện của não bộ về cả

cấu trúc và chức năng. Song trong giai đoạn 6 - 10 tuổi, não trẻ phát triển tăng

dần đều chứ chưa thể hiện sự tăng vọt rõ nét. Trẻ càng lớn khả năng ghi nhớ

càng tốt, điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả [43], [44], [49]…

Ở các khu vực sinh thái khác nhau, điểm trí nhớ của học sinh cũng khác

nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm học sinh nhìn và nhớ được từ 6

số trở lên ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến khu vực nông

thôn và thấp nhất là khu vực miền núi. Nhóm học sinh nghe và nhớ được từ 4

số trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành thị (p < 0,05).

Khả năng nhớ từ 0 - 3 số nhờ thính giác chiếm tỷ lệ cao hơn thị giác.

Khả năng nhớ từ 4 - 12 số nhờ thị giác chiếm tỷ lệ cao hơn thính giác. Kết

quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước

đây. Khả năng tiếp thu tri thức của trẻ là 10% qua nghe, 83% qua nhìn. Khả

năng ghi nhớ kiến thức sau khi học là 20% qua nghe và 30% qua nhìn. Nếu

kết hợp nghe và nhìn thì khả năng nhớ được kiến thức đạt 50% do có sự

tương quan thuận giữa trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác. Chính vì vậy, đối

với trẻ em, việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học là cần thiết [9].

Trẻ 6 - 10 tuổi có trí nhớ tốt dần do quá trình myelin hóa các sợi trục

thần kinh tăng dần theo lứa tuổi, các nơron ngày càng hoàn thiện về cấu trúc

và chức năng nên giúp khả năng dẫn truyền và lưu thông tin tốt hơn, do đó,

ghi nhớ được tăng cường, điều này đã giúp trẻ thuận lợi trong quá trình học

tập, tiếp thu tri thức ngày càng nhiều và phức tạp [44]. Học sinh nữ luôn có

điểm trí nhớ cao hơn học sinh nam cùng độ tuổi. Không có sự khác biệt trong

hoạt động trí tuệ nhưng các em nữ thường chăm chỉ, cẩn thận và chịu khó hơn

nên thường có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam.

Page 137: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

128

Tóm lại, nguyên nhân của sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi

và các kết quả nghiên cứu khác trong và ngoài nước là do khác nhau về môi

trường sống, khu vực nghiên cứu và điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát

triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Học sinh từ 6 - 10 tuổi tại Bình

Định có các chỉ số hình thái, sinh lý, dinh dưỡng và hoạt động thần kinh cấp

cao phát triển phù hợp với sự tăng trưởng theo quy luật chung. Tuy nhiên, trẻ

em ngày nay có gia tốc tăng trưởng sớm hơn so với trước đây. Sự khác nhau

về các đặc điểm sinh học của học sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn và

miền núi cho thấy ảnh hưởng của môi trường sống lên sự tăng trưởng của trẻ.

Sự tương quan thuận giữa các chỉ số hình thái với trí tuệ, giữa hình thái với

tình trạng dinh dưỡng, giữa một số chỉ số hình thái với trí thông minh, trí nhớ,

giữa chỉ số hình thái và sinh lý với nhau trên cơ thể trẻ, cho thấy cơ thể con

người là một khối thống nhất, không thể tách rời. Do đó, trẻ em cần có sự

chăm sóc chu đáo về mọi mặt để phát triển toàn diện, cân đối và hợp lý.

Page 138: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

129

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực, sinh lý, dinh dưỡng và

một số hoạt động thần kinh cấp cao của 6.514 học sinh từ 6 - 10 tuổi ở khu

vực thành thị, nông thôn và miền núi của tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một

số kết luận sau:

1.1. CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI

- Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực và vòng đầu trung bình

của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng

khác nhau, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm.

+ Chiều cao trung bình trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 117,09 cm; 122,34 cm;

127,84 cm; 132,76 cm 138,16 cm. Mức tăng trung bình hàng năm 5,27 cm, ở

nam là 5,10 cm và nữ là 5,44 cm. Mức tăng đạt cao nhất lúc 8 tuổi. Nữ tăng

trưởng chiều cao nhanh hơn nam tạo giao chéo tăng trưởng ở thời điểm 9 lên

10. Học sinh thành thị có chiều cao cao nhất và học sinh miền núi có chiều

cao thấp nhất.

+ Trẻ 6 - 10 tuổi có cân nặng trung bình lần lượt là 22,18 kg ; 24,49 kg ;

27,88 kg ; 30,17 kg và 33,71 kg. Trung bình mỗi năm tăng 2,88 kg, trong đó nam

tăng nhanh hơn nữ, nam tăng 3,01 kg và nữ tăng 2,76 kg. Mức tăng đạt cao

nhất ở nữ lúc 8 tuổi và ở nam lúc 10 tuổi. Học sinh thành thị có cân nặng cao

nhất, học sinh miền núi có cân nặng thấp nhất.

+ Vòng ngực trung bình ở trẻ 6 tuổi là 59,91 cm; 7 tuổi - 61,77 cm; 8

tuổi - 64,14 cm; 9 tuổi - 65,76 cm và 10 tuổi là 68,71 cm. Trung bình mỗi

năm tăng 2,20 cm. Nữ tăng 2,27 cm nhiều hơn nam, nam tăng 2,13 cm. Vòng

ngực tăng nhanh ở trẻ nữ lúc 8 và 10 tuổi, trẻ nam lúc 9 tuổi. Học sinh ở thành

thị có chu vi vòng ngực lớn nhất trong ba khu vực.

+ Trẻ 6 - 10 tuổi có kích thước vòng đầu trung bình lần lượt là 51,48 cm;

51,89 cm; 52,16 cm; 52,65 cm và 53,29 cm. Trung bình mỗi năm tăng 0,45

Page 139: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

130

cm. Vòng đầu tăng nhanh ở trẻ 9 lên 10 tuổi. Học sinh ở thành thị có số đo

vòng đầu lớn hơn học sinh nông thôn và miền núi.

- Trẻ 6 - 10 tuổi có BMI trung bình lần lượt là: 16,02 kg/m2; 16,19

kg/m2; 16,89 kg/m2; 16,96 kg/m2 và 17,46 kg/m2, trung bình mỗi năm tăng

0,36 kg/m2. Mức tăng BMI đạt cao nhất lúc 8 tuổi ở nữ và 10 tuổi ở nam.

Trong ba khu vực, BMI của học sinh thành thị cao nhất, BMI của học sinh

miền núi thấp nhất.

- Trẻ 6 - 10 tuổi có chỉ số Pignet thay đổi khác nhau ở các độ tuổi. Mức

tăng trung bình hàng năm là 0,19. Nữ có chỉ số Pignet cao hơn nam cùng độ

tuổi. Học sinh thành thị có chỉ số Pignet thấp hơn học sinh nông thôn và miền

núi.

1.2. CÁC CHỈ SỐ SINH LÝ

- Tần số tim của học sinh giảm dần từ 6 đến 10 tuổi. Tần số tim trung

bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 92,08 nhịp/phút ; 90,38 nhịp/phút; 86,50

nhịp/phút; 84,48 nhịp/phút và 83,35 nhịp/phút. Trung bình mỗi năm giảm

2,18 nhịp/phút. Nhịp tim giảm mạnh ở trẻ 8 tuổi.

- Học sinh lứa tuổi tiểu học có huyết áp tăng dần. Huyết áp tâm thu trung

bình khoảng 102 - 111 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 1,91 mmHg. Huyết

áp tâm trương trung bình khoảng 63 - 68 mmHg, trung bình mỗi năm tăng

1,01 mmHg.

- Dung tích sống trung bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là: 1,13 lít, 1,43 lít;

1,70 lít; 1,73 lít và 2,00 lít. Trung bình mỗi năm tăng 0,23 lít ở nam và 0,19 lít

ở nữ. Dung tích sống ở trẻ nam cao hơn nữ cùng độ tuổi. Có thể xác định

dung tích sống dựa vào chiều cao, cân nặng, vòng ngực và năm tuổi theo các

phương trình hồi quy tuyến tính.

Các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp ở học sinh tiểu học Bình Định

không có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu.

Page 140: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

131

- Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ học sinh 6 - 10 ở

Bình Định bị giảm thị lực là 14,42%. Học sinh ở thành thị bị giảm thị lực

nhiều nhất (chiếm 23,81%); sau đó đến học sinh nông thôn (16,11%) và thấp

nhất là học sinh miền núi (13,60%.)

- Học sinh có thính lực bình thường chiếm 99,67%. Tỷ lệ trẻ có vấn đề

về thính lực là 0,33%. Cần giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh tai.

1.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI

Trẻ 6 - 10 tuổi bị SDD thể gầy còm mức độ nặng là 2,66%; SDD thể gầy

còm mức độ vừa là 8,54%; TC và BP lần lượt là 16,60% và 13,51%. Trẻ SDD

chiếm tỷ lệ cao nhất ở miền núi. Trẻ TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành thị.

Tình trạng TC - BP đang có xu hướng trẻ hóa.

1.4. CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO

- IQ của học sinh tăng dần theo tuổi. IQ trung bình của trẻ từ 6 - 10 tuổi

lần lượt là 87,46; 96,77; 102,95; 107,54 và 110,81 điểm. Trung bình mỗi năm

tăng 5,73 điểm ở nam và 5,94 điểm ở nữ. Học sinh miền núi có IQ thấp nhất

trong ba khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.

- Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác tăng dần theo tuổi. Học sinh

thành thị có trí nhớ tốt hơn học sinh nông thôn và miền núi. Trẻ tiểu học khả

năng ghi nhớ bằng mắt tốt hơn bằng tai nên cần tăng cường phương pháp trực

quan trong dạy học ở tiểu học.

1.5. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC

- IQ có mối tương quan thuận với tình trạng dinh dưỡng, vòng đầu, trí

nhớ thị và trí nhớ thính giác.

- Tình trạng dinh dưỡng có mối tương quan thuận với vòng đầu, trí nhớ

thị giác và trí nhớ thính giác.

- Kích thước vòng đầu có mối tương quan thuận với trí nhớ thị giác và trí

nhớ thính giác.

Page 141: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

132

- Trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận với trí nhớ thính giác.

- Dung tích sống có mối tương quan thuận với chiều cao, cân nặng và

vòng ngực. Ở trẻ có thể xác định dung tích sống theo chiều cao, cân nặng,

tuổi và giới tính bằng phương trình hồi quy tuyến tính.

Vậy giữa các đặc điểm sinh học có mối tương quan thuận từ mức yếu

đến mức chặt chẽ, sự tương quan giữa các đặc điểm sinh học trên cơ thể trẻ có

thể được biểu diễn bằng các phương trình hồi quy tuyến tính. Do đó, các biện

pháp chăm sóc và giáo dục nhằm nâng cao thể chất và tinh thần ở trẻ cần

được thực hiện đồng bộ, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện và tối ưu.

2. KIẾN NGHỊ

- Các đặc điểm sinh học ở trẻ có mối tương quan thuận với nhau, do đó,

khi xây dựng các chương trình, chiến lược phát triển con người cần được tiến

hành đồng bộ trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, môi

trường….mới mong đạt được mục tiêu phát triển toàn diện.

- Cần tiến hành hướng nghiên cứu trên ở nhiều lứa tuổi khác nhau tại

tỉnh Bình Định, góp phần xây dựng chuẩn giá trị sinh học con người Bình

Định. Đây sẽ là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức hoạch định chiến lược chăm

sóc con người nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam và phát triển kinh tế,

xã hội tỉnh nhà.

- Nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các chỉ số sinh học ở trẻ em nói

riêng và con người nói chung trên nhiều vùng miền, nhiều dân tộc của cả

nước, nhằm bổ sung các giá trị sinh học con người trong thời kỳ đổi mới.

Giúp các cơ quan chức năng đề ra kế hoạch cho hướng phát triển con người

và xã hội hợp lý nhất, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Page 142: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

133

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Một số chỉ số sinh lý tuần

hoàn của học sinh 6 - 10 tuổi tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Sinh lý học Việt

Nam, Tập 21 số 3 tháng 9/2017. Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Sinh lý học

Việt Nam, chỉ số ISSN 1859 - 2376, trang 83 - 87.

2. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Nghiên cứu một số chỉ số

hình thái và mối tương quan với dung tích sống ở học sinh tiểu học thành phố

Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Giáo dục số 399 (kỳ 1 - 2/2017) chỉ số

ISSN 2354-0753, trang 59-61.

3. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, (2017), Nghiên cứu năng

lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học

Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, Vol 126, No 1A (2017), chỉ số ISSN 1859 -

1388, trang 175 - 184; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4343.

4. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, Võ Văn Toàn (2016),

Thực trạng thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học thuộc khối trường

bán trú và không bán trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo cáo

Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị Khoa

học Sinh học Quốc gia lần thứ 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định

xuất bản số 283 LK-TN/QĐ-NXB ĐHQGHN 12/5/2016. Tr 479 - 486.

5. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Một số chỉ số nhân

trắc và dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại các huyện đồng bằng tỉnh Bình

Định năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 28 số 8/2017. Tổng Hội Y học

Việt Nam xuất bản, chỉ số ISSN 0868 - 2836, trang 322 - 328.

6. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Thực trạng dinh

dưỡng của học sinh tiểu học tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định năm 2016,

Page 143: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

134

Tạp chí Y học thực hành số đặc biệt Xuân Đinh Dậu 2017 do Bộ Y tế phát

hành, số 1 (1032), chỉ số ISSN 1859-1663, trang 76-80.

7. Trương Quang Đat, Nguyen Thi Tương Loan (2017), Nutritional status

of primary school pupils in 2016 in moutainous districts of Binh Dinh

province, Vietnam Journal of Medicine & Pharmacy, Volume 13 N01, Ha Noi

tháng 4/2017, Index ISSN 0866 - 7942, pp 87 - 92.

8. Nguyễn Thị Tường Loan (2016) , Phương pháp đánh giá sự phát triển

thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội

thảo Khoa học Quốc Gia “Đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục”, NXB Đại học Huế, QĐ xuất bản số 52/QĐ/ĐHH-NXB

cấp ngày 10/5/2016. Tr 164-171.

9. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh

hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định, Tạp chí

Khoa học và công nghệ - ĐH Khoa học, Đại học Huế, chỉ số ISSN 2354 -

0842. Tập 1 số 7 tháng 2/2017, trang 127 - 136.

10. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển thể lực và trí lực của học

sinh lứa tuổi tiểu học tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa

học trường Đại học Quy Nhơn, chỉ số ISSN 1859 - 0357, tập 11 số 3/2017,

trang 113 - 121.

Page 144: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Vương Thuận An và cs (2010), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố

liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6 - 11 tại trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Tây

ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14,

phụ bản số 2 năm 2010, tr. 306 - 311.

[2] Đỗ Hồng Anh (1991), Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam, Tạp chí

Nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội, số 10/1991, tr. 44 - 46.

[3] Hoàng Quang Bình (2016), Thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số

trường tiểu học và trung học sơ sở Cần Thơ năm học 2013 - 2014, Tạp chí Y

học Việt Nam tháng 5 số 1 năm 2016, tr. 187 - 191.

[4] Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập

kỷ 90 - thế kỷ XX, NXB Y học, Hà Nội.

[5] Bộ Y tế (2012), Y tế trường học - Sách dùng cho cán bộ y tế trường học,

NXB Y học, Hà Nội.

[6] Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt Nam năm

2014. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[7] Dương Tòng Chinh, Trần Anh Tuấn (2014), Tình hình tật khúc xạ học

sinh đầu và cuối cấp I tại thành phố Long Xuyên - An Giang, Tạp chí Y học

thành phố Hồ Chí Minh, tập 18 số 1 năm 2014, tr. 99 - 103.

[8] Nguyễn Hữu Chính và cs (2016), Tìm hiểu mô hình hoạt động thể lực

của trẻ em Việt Nam nhóm tuổi từ 0,5 đến 11 tuổi và các yếu tố liên quan, Tạp

chí Dinh dưỡng và Thực phẩm tập 12 số 1 tháng 1/2016, tr. 18 - 26.

[9] Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Dạy học phân hóa dựa vào phong

cách học tập của học sinh, Tạp chí Giáo dục tháng 12/2014, tr 35 - 37.

[10] Nguyễn Thị Cự (2013), Nghiên cứu tình trạng gan nhiễm mỡ và nồng

độ lipid máu ở trẻ thừa cân - béo phì tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế,

Tạp chí Y học thực hành (864) số 3/2013, tr. 109 -114.

Page 145: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

136

[11] Trần Văn Dần và cs (1997), Một số nhận xét sự phát triển thể lực của

học sinh lứa tuổi 8 - 14 trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong

thập niên 90, “Bàn về đặc điểm tăng trưởng của người Việt Nam”, Đề tài KX

07 - 07, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX - 07, tr. 480 - 490.

[12] Đỗ Thị Ngọc Diệp và cs (2011), Thừa cân, béo phì và một số đặc điểm

dịch tễ học ở học sinh tiểu học tại quận 10, Tp HCM năm học 2008 - 2009,

Thời sự Y học số 12/2011 số 67, tr. 3 - 6.

[13] Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp

phòng chống cận thị ở học sinh THCS khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên,

Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên.

[14] Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hường, Nguyễn Văn Tường (1994), Bàn

về người có chức năng hô hấp bình thường, Kỷ yếu công trình NCKH Viện

lao và bệnh phổi, tr. 11-13.

[15] Đinh Ngọc Đệ (2016), Chăm sóc sức khỏe trẻ em, NXB Giáo dục Đại

học.

[16] Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền và cs (1996), Một số

nhận xét về sự phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam

từ 1 - 55 tuổi, “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người

Việt Nam”, NXB Y học, Hà Nội, tr. 68 - 71.

[17] Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2013), Nghiên cứu một số chỉ số

hình thái của học sinh từ 6 - 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, tạp chí Y học Việt Nam,

số 141, tr. 45 - 57.

[18] Trần Thị Diệp Hà, Phan Thị Bích Ngọc (2015), Nghiên cứu thực trạng

thừa cân - béo phì và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học quận Hải

Châu thành phố Đà Nẵng năm 2013, Tạp chí Y học Việt Nam số 1, tập 431

tháng 6/2015, tr. 118 - 122.

[19] Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Anh Dũng, Võ Thanh Quang (2015), Tuổi

phát hiện, chẩn đoán và đeo máy trợ thính của học sinh trường khiếm thính

Page 146: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

137

Hải Phòng, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 8 (168) 2015 - số đặc biệt,

tr. 420 - 423.

[20] Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (2017), Đặc điểm dịch tễ lâm

sàng, thính lực đồ và kết quả điều trị 129 bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh

viện Tai Mũi Họng Trung ương, Tạp chí Y học thực hành 1 (1032)/2017, số

đặc biệt xuân Đinh Dậu, tr. 30 - 33.

[21] Hoàng Đức Hạnh, Đan Thị Lan Hương (2016), Một số yếu tố liên quan

đến tình trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học Hà Nội, năm 2013, Tạp

chí Y học dự phòng Tập XXVI, số 2 (175) 2016, tr. 87 - 90.

[22] Phạm Vũ Hồng Hạnh và cs (2017), Bước đầu ứng dụng kỹ thuật giải

trình tự gen thế hệ mới xác định đột biến gen liên quan khiếm thính bẩm sinh,

Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Sinh lý học

Việt Nam, Tập 21 số 3, tháng 9/2017, tr. 1 - 5.

[23] Trần Thị Minh Hạnh và cs (2012), Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu

học tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm tập 8 số 3

tháng 7/ 2012, tr. 39 - 45.

[24] Trần Thị Minh Hạnh và cs (2016), Cảnh báo thừa cân béo phì và tăng

huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng

và thực phẩm tập 12 số 4 tháng 7/2016, tr. 16 - 23.

[25] Nguyễn Thị Thu Hậu (2011), Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 6

tháng đến 10 tuổi, NXB Phụ nữ.

[26] Nguyễn Thị Thu Hậu (2011), Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều

cao tối ưu, NXB Phụ nữ.

[27] Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Hiệp (2015), Nghiên cứu thể

lực của học sinh tiểu học ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Tạp

chí Đại học Thủ Dầu Một 3 (22)/2015, tr. 43 - 50.

[28] Ngô Công Hoàn (1991), Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ

ở học sinh phổ thông, Thông tin Khoa học Giáo dục số 26, tr. 15 - 20.

Page 147: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

138

[29] Vũ Quỳnh Hoa và cs (2013), Can thiệp dinh dưỡng và vận động

phòng chống thừa cân, béo phì trên học sinh tiểu học, một số kết quả ban đầu,

Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, Tập 9, số 3 tháng 8/2013, tr. 18 - 22.

[30] Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011), Thống nhất về phương pháp

đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học, Tạp chí Dinh dưỡng và

Thực phẩm tập 7 số 2 tháng 6/2011, tr. 1 - 8.

[31] Lê Thị Hợp, Phí Ngọc Quyên (2016), Tình hình dinh dưỡng toàn cầu

hiện nay và kêu gọi hành động phòng chống các thể suy dinh dưỡng, Tạp chí

Dinh dưỡng và Thực phẩm tập 12 số 4 tháng 7/2016, tr. 1- 4.

[32] Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai, Bùi Thị Nhung (2016), Thực trạng và giải

pháp đẩy mạnh chương trình dinh dưỡng học đường nhằm cải thiện thể lực

và trí lực của trẻ em Việt Nam, tạp chí DD&TP 12 (1) - 2016, tr 1 - 6.

[33] Vương Bình Huy (2014), Kiến thức cơ thể người, NXB Thanh Niên -

Sách do CTTNHH văn hóa và truyền thông quốc tế chuyển nhượng bản

quyền.

[34] Mai Văn Hưng (2017), Đặc điểm hình thể người Việt Nam theo vùng

sinh thái (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[35] Đào thị Minh Hương (2014), Tăng trưởng kinh tế và phát triển con

người: Một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu con

người 3 (72), Viện Hàn lâm KHXHVN, Viện Nghiên cứu con người, tr. 3 -

12.

[36] Lê Thị Thanh Hương và cs (2014), Kiến thức phòng chống bệnh cận thị

học đường của học sinh tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội năm học 2010 -

2011 và 2011 - 2012, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 7(156), tr. 231 -

234.

[37] Lê Thị Thanh Hương và cs (2017), Một số yếu tố liên quan đến các

bệnh lý học đường và sử dụng dịch vụ y tế ở học sinh tiểu học tại một quận

Page 148: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

139

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 2010 - 2012, Tạp chí Y học dự phòng Tập 27,

số 2 (190), tr. 162 - 166.

[38] Trần Quế Kham, Trần Văn Dần (2014), Bảo vệ sức khỏe học đường

(sách chuyên khảo), NXB Y học Hà Nội.

[39] Lê Nguyễn Bảo Khanh và cs (2012). Đánh giá tình trạng dinh

dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh phổ thông khu vực thành thị,

nông thôn và miền núi. Đề tài NCKH cấp Bộ đã nghiệm thu theo QĐ

2579/QĐ-BYT

[40] Lê Nguyễn Bảo Khanh và cs (2016), Thiết kế và thực hiện khảo sát

dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) tại Việt Nam, Tạp chí Dinh dưỡng và

Thực phẩm tập 12 số1 tháng 1/2016, tr. 13 - 17.

[41] Lê Nguyễn Bảo Khanh và cs (2016), Tìm hiểu mối liên quan giữa tình

trạng dinh dưỡng và IQ của trẻ tiểu học Việt Nam, Tạp chí Dinh dưỡng và

thực phẩm tập 12 số1 tháng 1/2016, tr. 53 - 59.

[42] Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tể học dinh dưỡng, NXB Y

học Hà Nội.

[43] Trần Kiều (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB Chính trị Quốc gia.

[44] Tạ Thúy Lan (2003), Sinh lý học thần kinh, NXB ĐHSP Hà Nội.

[45] Tạ Thúy Lan, Trần Thị Minh, Mai Văn Hưng (2015), Năng lực trí tuệ

của học sinh tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Thuận

Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt tháng 10/2015, tr. 64 - 66.

[46] Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2011), Sinh lý học trẻ em, NXB Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

[47] Tạ Thúy Lan và cs (2012), Giải phẫu sinh lí người qua hình ảnh, phần

I - Nhập môn Giải phẫu sinh lí học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.

[48] Nguyễn Văn Lê (1997), Sinh lý vệ sinh trẻ em (Cơ sở khoa học của việc

nuôi dạy trẻ lứa tuổi từ 2 đến 11), NXB Giáo dục.

Page 149: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

140

[49] Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của

học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh

học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

[50] Trần Thị Loan, Dương Thị Nga (2015), Đánh giá thể lực học sinh 6 -

14 tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội qua hoạt động chạy (theo tiêu chuẩn của

Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Sinh lý học tập 19, số 4, tháng 12/2015, tr.

5 - 10.

[51] Quý Long, Kim Thư (2013), Cẩm nang chỉ đạo trọng tâm Công tác y tế

- Giáo dục thể chất trong trường học, Nhà xuất bản Y học.

[52] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Mai Văn Hưng (2012), Trắc nghiệm trí tuệ, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[53] Trương Tuyết Mai và cs (2013), Tình trạng thừa cân, béo phì và rối

loạn lipid máu ở trẻ 4 đến 9 tuổi tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà

Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩ, tập 9, số 3 tháng 8/2013, tr. 53 - 57.

[54] Trần Thị Minh, Mai Văn Hưng, Tạ Thúy Lan (2015), Thể lực của học

sinh trường tiểu học Chiềng Ly, trường trung học cơ sở Chiềng Ly và Thôm

Mòn - huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng

10/2015, tr. 67 - 70.

[55] Nguyễn Trương Nam (2014), Phương pháp xác định cỡ mẫu, Viện

nghiên cứu Y - Xã hội học.

[56] Hoàng Thị Đức Ngàn và cs (2016), Học sinh tiểu học hoạt động thể lực

chưa hợp lý - Kết quả nghiên cứu ở một số trường tiểu học tại Hải Phòng,

Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm tập 12 số 2 tháng 4/2016, tr. 10 - 16.

[57] Đặng Anh Ngọc và cs (2010), Thực trạng cận thị, mối liên quan giữa

cận thị và điều kiện chiếu sáng tự nhiên ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở

Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành số 2 (705), tr 111 - 113.

[58] Trần Thị Xuân Ngọc và cs (2011), Hiệu quả truyền thông giáo dục dinh

dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại một số

Page 150: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

141

trường tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực

phẩm tập 7 số 2 tháng 6/2011, tr. 48 - 52.

[59] Nguyễn Đức Nhâm (2016), Thực trạng thị lực của học sinh trường tiểu

học Lê Hồng Phong Hải Phòng lứa tuổi 6 - 10, Tạp chí Y học Việt Nam,

tháng 3 - số 1 - 2016, tr. 68 - 74.

[60] Bùi Thị Nhung và cs (2013), Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu

học tại nội thành Hà Nội năm 2011, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 1

(136)/ 2013, tr. 49 - 53.

[61] Bùi Thị Nhung, Trần Quang Bình (2014), Đánh giá tình trạng dinh

dưỡng của trẻ 6 - 10 tuổi tại huyện Từ Liêm theo các tiêu chuẩn Quốc tế, Tạp

chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 11(160)/ 2014, tr. 76 - 79.

[62] Bùi Thị Nhung và cs (2014), Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng

và vi chất dinh dưỡng của sử dụng "Sữa tươi tiệt trùng sữa học đường - có

đường" của học sinh mẫu giáo và tiểu học của huyện Nghĩa Đàn, Đề tài cấp

cơ sở của Viện Dinh dưỡng.

[63] Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc (2013), Tăng trưởng

đầu - mặt, NXB Giáo dục Việt Nam.

[64] Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và những ứng dụng

nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

[65] Vũ Văn Sản, Đoàn Thị Hồng Hoa, Đoàn Thị Nguyệt Ánh (2013),

Nghiên cứu kiến thức - thái độ xử trí của bà mẹ về viêm tai giữa ở trẻ nhỏ tuổi

học đường tại Bệnh viện trẻ em ở Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành, 5

(870)/2013, tr. 14 - 16.

[66] Bùi Thị Minh Thái và cs (2016), Thực trạng và một số yếu tố liên quan

tới thừa cân béo phì ở học sinh trường tiểu học Thịnh Quang, quận Đống Đa,

Hà Nội năm 2015, Tạp chí Y học dự phòng Tập XXVI, số 2(175), tr. 124 -

128.

Page 151: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

142

[67] Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2011), Trình độ phát triển trí tuệ của học

sinh khiếm thính tiểu học qua test Gille, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm

Hà Nội 56 (2011), tr 166 - 170.

[68] Vũ Thị Thanh, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Thị Phúc (2014), Nghiên cứu

một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học và

trung học cơ sở của thành phố Hà Nội năm 2009, Tạp chí Y học thực hành, 4

(914), tr. 62- 65.

[69] Nguyễn Doãn Thành, Dương Tiểu Phụng, Ngô Ngọc Thùy Nhiên

(2012), Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học quận 5 thành phố Hồ

Chí Minh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16 số 3, tr. 540 - 545.

[70] Nghiêm Xuân Thăng (1993), Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và

nóng ẩm lên một số chỉ tiêu sinh lý ở người và động vật, Luận án Tiến sĩ Sinh

học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[71] Trần Đình Thoan và cs (2013), Nhận xét về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ

em tiểu học huyện Tiền Hải, Thái Bình qua một số chỉ số nhân trắc, Tạp chí Y

học thực hành, 5 (869), tr. 155 - 157.

[72] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định về việc phê chuẩn “Đề án

tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030”,

Hà Nội 28/4/2011.

[73] Trần Trọng Thủy (1989), Tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh

bằng test Raven, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 6, tr.19 - 21.

[74] Trần Trọng Thủy (2006), Sinh lý học trẻ em, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[75] Võ Văn Toàn (2009), Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì ở

trẻ em tiểu học tại Bình Định và đề xuất các biện pháp phòng tránh. Đề tài

Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Quy Nhơn.

[76] Võ Văn Toàn, Lê Thị Phượng (2013), Giải phẫu Sinh lý người và động

vật, NXB Giáo dục Việt Nam.

Page 152: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

143

[77] Lê Nam Trà, Trần Đình Long (1997), Tăng trưởng ở trẻ em “Bàn về

đặc điểm tăng trưởng của người Việt Nam”, Đề tài KX 07 - 07, Chương trình

KHCN cấp Nhà nước KX - 07, tr 6 - 36.

[78] Lê Nam Trà (2006), Khuynh hướng tăng trưởng thế tục về chiều cao và

cân nặng của trẻ em Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 2000, Tạp chí Nghiên

cứu con người số 4 (25) Đại học Y Hà Nội, tr. 28-35.

[79] Nguyễn Thanh Triết, Nguyễn Văn Thành (2013), Đánh giá tỷ lệ tật

khúc xạ và các nguyên nhân giảm thị lực ở học sinh tại thành phố Quy Nhơn,

Tạp chí Nhãn khoa số 31, năm 2013, tr. 42 - 49.

[80] Trần Đỗ Trinh (1996), Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam,

“Kết quả bước đầu nghiên cứu chỉ tiêu sinh học người Việt Nam”, NXB Y

học Hà Nội, tr. 146-150.

[81] Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam,

NXB Y học Hà Nội.

[82] Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh (2014), Dinh dưỡng trẻ

em: Tiếp cận từ cộng đồng trường học và bệnh viện, Hội nghị dinh dưỡng

thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 3.

[83] Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê, NXB thống kê.

[84] Lê Danh Tuyên và cs (2016), Liệu có thay đổi về xu hướng dinh dưỡng

tại Việt Nam hay không, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm tập 12 số1 tháng

1/2016, tr 7- 12.

[85] Lê Thị Tuyết, Bùi Thị Nhung, Trần Quang Bình (2014), Mối liên hệ

giữa một số đặc điểm của gia đình với bệnh béo phì ở học sinh tiểu học nội

thành Hà Nội, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, tập 18 số 3, tháng 10/2014, tr.

42 - 48.

[86] Hoàng Hà Tư và cs (2008), Nghiên cứu tình trạng thừa cân và một số

yếu tố liên quan của học sinh tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007, Tạp

chí Y học thực hành số 596 - 2008, tr. 123 - 129.

Page 153: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

144

[87] Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2009), Báo động về bệnh tật học

đường, Tài liệu tập huấn Y tế học đường năm 2009.

[88] Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (2012), Chiến lược Quốc gia về dinh

dưỡng giai đoạn 2011 - 2020, NXB Y học, Hà Nội.

[89] Ngô Thị Xuân và cs (2015), Tỷ lệ thừa cân, béo phì học sinh tiểu học

thành phố Bắc Ninh năm 2015, Tạp chí Nhi khoa, tập 8 số 5 (10), tr 56 - 60.

[90] Nguyễn Tuyết Xương, Khu Thị Ánh Dung, Nguyễn Anh Dũng (2014),

Tổng quan các nguyên nhân nghe kém ở trẻ em, Tạp chí Y học thực hành, 1

(902)/2014, tr 29 - 32.

[91] Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy (1993), Biến động một số thông số hình thái,

chức năng trong quá trình phát triển cá thể, Bộ Y tế Hà Nội.

[92] Trần Hải Yến và cs (2011), Khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại

thành phố Hồ Chí Minh, Công trình nghiên cứu - TCNK số 7, Bệnh viện Mắt

Trung ương, Bộ Y tế.

TÀI LIỆU DỊCH

[93] H.J.Jeysencuyk (2003), Trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ, NXB Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

[94] Jonathan K. Foster (2016), Dẫn luận về trí nhớ (Memory a very short

introduction), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

[95] Al Wadaani FA, Amin TT, Ali A, Khan AR. (2012), Prevalence and

pattern of refractive errors among primary school children in Al Hassa,

Saudi Arabia., Glob J Health Sci. 2012 Nov 11;5 (1):125-34.

[96] Bakar NF, Chen AH, Noor AR, Goh PP. (2012), Comparison of

refractive error and visual impairment between Native Iban and Malay in a

formal government school vision loss prevention programme, Malays J Med

Sci. 2012 Apr;19 (2):48-55.

Page 154: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

145

[97] Barry, Bogin (1999), Patterns of Human growth, Cambridge University

press.

[98] Beswick R. et al (2013), Which risk factors predict postnatal hearing

loss in children?, J AmAcad Audiol, 24(3), pp 205-13.

[99] Bilinska L., Kryst L.(2017), Effectiveness of a school - based

intervention to reduce the prevalence of overweight and obesityin children

aged 7 - 11 years from Poland, Anthropol. Anz. PrePub-Article J. Biol. Clin.

Anthropol. Published online May 2017.

[100] Caputo E., Talarico V., Mattace F. (2012), Diet and lifesyle of a cohort of

primary school children, [PubMed].

[101] CDC. National health and nutrition Examination survey NHANES (2013),

Anthropometry procedures manual, January 2013

[102] CDC. National Center for Health Statistics. (2012), Anthropometric

reference data for children and adults: United states, 2007 -2010, Hyattsville,

Maryland October 2012, DHHS Publication No. (PHS) 2013 - 1602.

[103] CDC. Laurence M., Grummer Strawn (2010), Use of World Health

Organization and CDC Growth Charts for Children Aged 0 - 59 Months in the

United States, Errata: Vol. 59, No. RR-9, Weekly, September 17, 2010 /

59(36);1184

[104] De Onis M. (2015), the ECOG’S eBook on child and Adolescent

obesity, World Health Organization Reference Curves. In M.L. Frelut (Ed.)

[105] Dalskov SM, Ritz C, Michaelsen KF and partner (2015), Seasonal

variations in growth and body composition of 8-11 years old Danish children,

[PubMed]

[106] Dugdale A.E. and Margaret Moeri (1968), Normal Values of forced

Vital Capacity (FVC) Forced Expiratory volume (FEV10) and peak flow rate

(PFR) in children, From the department of child health, University of

Queensland, Australia, 43, pp 229.

Page 155: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

146

[107] E.de Jong, T. L. Visscher, R. A. Hirasing, et al. (2011), Association

between TV viewing, computer use and overweight, determinants and

competing activities of screen time in 4 - to 13-year-old children. Int J Obes

(Lond).

[108] Ebrahim G. (1985), Growth and growth chart primary health care in

Viet Nam, Child heath and its prmotion II, pp. 52 - 63.

[109] Edizer D.T.(2015), Recovery of Idiopathic sudden sensorineural

hearing loss, The Journal International Advanced Otology, 11(2), pp 122 -

126.

[110] Eknoyan - Garabed (2007), “Adolphe Quetelet (1796 - 1874) - the average

man and indices of obesity”, Nephrology Dialysis Transplantation 23 (1), 47 - 51.

[111] Ghazi1 H.F. et al (2012), Nutritional Status, Nutritional Habit and

Breakfast Intake in Relation to IQ among Primary School Children in

Baghdad City, Iraq, Pakistan Journal of Nutrition 11 (4): 379 - 382.

[112] Ghazi H.F. et al (2013), Intelligence Quotient (IQ) Relationship with

Energy Intake and Micronutrient Com - position among Primary School

Children in Baghdad City, Iraq, Pakistan Journal of Nutr. 12(2)200-204.

[113] Ghosh S. et al (2012), Visual impairment in urban school children of

lowincome families in Kolkata, India, Indian J Public Health. 2012 Apr - Jun;

56 (2):163 - 7.

[114] Gomes TN, Zhu W, Eisenmann J, Maia JA (2014), Multilevel

analyses of school and children's characteristics associated with physical

activity, [PubMed].

[115] Government of Vietnam (2012), National nutrition Strategy 2011 -

2020, Hanoi, 2012.

Page 156: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

147

[116] Gretchen A Stevens, Mariel M Finucane và cộng sự (2012), Trends in

mild, moderate, and severe stunting and underweight, and progress towards

MDG 1 in 141 developing countries, The Lancet, (380), pp 824 - 834.

[117] Guo Y., Liu L. J., Xu L. et al. (2013), Outdoor activity and myopia

among primary students in rural and urban regions of Beijing,

Ophthalmology, 120(2): 277 - 83 [PubMed].

[118] Howard Gardner (1983), Frames of mind (theory of multiple

intelligences), A division of harper Collins Publishern.

[119] Horm Res Paediatr (2011), Association between head circumference

and body size, Original paper 75, pp 213 - 219.

[120] IDI & WPRO (2000), The Asia-pacific perspective: Redefimy obesity

and its treatment, Health Communications Austraulia pty Limited, February

2000.

[121] James Mourilyam Tanner (1981), A history of the study of human

growth, Cambridge University Press.

[122] Jelliffe DB (1996), Assessment of nutritional of population, WHO.

[123] Justin Mc Curry (2012), No end in sight for North Korea’s

malnutrition crisis, The Lancet, (379), pp 602.

[124] Khanh B. N. L, Hợp T. L, Anh V. Đ. N (2013), Double burden of

undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS

study in 0,5 - 11 year - old children, Br J Nutr, 110 Suppl 3, pp 45 - 56.

[125] Larkins. N, Banks E., Cunasekera H. (2017), Blood pressure among

Australian Aboriginal children, J Hypertens. 2017 May 18.

[126] Linda Meeks, Philip Heit, Randy Page (1996), Comprehensive school

health education, Meeks Heit publishing company, chapter 10 - personal

health, pp 235-245.

[127] Medlineplus (2014), Head circumference, Bethesda, MD:

National Library of Medicine; Available.

Page 157: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

148

[128] Michael L. Teague, Sara .C. Mackenzie, David M. Rosenthal (2007),

Your health today, chapter 8, pp 169-190.

[129] Multicentre Growth Reference Study Group (2006), The child

Growthstandards: Length/height - for - age, weight - for - age, weight - for -

lenght, and bodymax index - for - age, Method and development, WHO.

[130] National Institute of Nutrition (2011), Vietnam: Nutrition situation in

2010, Hanoi, 2011

[131] Nicholas Freudenberg (2011), The social science of obesity, The

Lancet, (378), page 760.

[132] Neyzi O. et al (2015), Reference Values for Weight, Height, Head

Circumference, and Body Mass Index in Turkish Children, J Clin Res Pediatr

Endocrinol 2015;7(4):280-293 DOI: 10.4274/jcrpe.2183

[133] Paul M. Insel, Walton T. Roth (2014), Core concepts in health,

Chapter 11, pp 236-257, New York.

[134] Rinaldi A.E., Gabriel G.F., Moreto F., Corrente J.E. (2016), Dietary

factors associated with metabolic syndrome and its components in overweight

and obese Brazilian schoolchildren: a cross-sectional study, [PubMed].

[135] Rudnicka AR, Kapetanakis VV, Wathern AK, et al (2016), Global

variations and time trends in the prevalence of childhood myopia, a

systematic review and quantitative meta - analysis: implications for etiology

and early prevention, Br J Ophthalmol. 2016; 100: 882 - 890.

[136] Santrock I. W. (2001), Child development, Boston: Mc Graw Hill,

pp.584 - 590.

[137] Sayeemuddin M, Sharma D, Pandita A, Sultana T, Shastri S (2015),

Blood pressure profile in school children (6-16 years) of southern India: a

prospective observational study [PubMed].

[138] Shah R.L., Huang Y., Guggenheim J.A., Williams C. (2017), Time

outdoors at specific ages during early childhood and the risk of incident

Page 158: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

149

myopia, Invest Ophthalmol Vis Sci. 2017 Feb 1;58(2):1158-1166. doi:

10.1167/iovs.16-20894 [PubMed].

[139] Sawamoto R. et al (2017), Predictors of successful long-

term weight loss maintenance: a two-year follow-up, Biopsychosoc Med. 2017

Jun 6;11:14. doi: 10.1186/s13030-017-0099-3. Collection 2017. PMID

[140] Sunnegardh, Bratterby E. (1987), Maximal oxygen uptake,

anthropometry and physical activity in a randomly selected sample of 8 and

13 year old children in Sweden, European journal of Applied Physiology

Volume 56, Number 3/ May.

[141] Unicef and National Institute of Nutrition (2012), Vietnam: General

Nutrition Survey 2009 - 2010, Hanoi, 2012.

[142] Vanhelst J, Baudelet JB, Fardy PS, Ulmer Z (2016), Prevalence of

overweight, obesity, underweight and normal weight in French youth from

2009 to 2013 [PubMed].

[143] Zong XN, Li H (2013), Construction of a new growth references for

China based on urban Chinese children: comparison with the WHO growth

standards, [PubMed]

[144] World Health Organization (2007), Heigh - for - age Girls (Boys) 5 to

19 years, weight - for - age Girls (Boys) 5 to 19 years and BMI - for - age

Girls (Boys) 5 to 19 years (percentiles), Who reference.

[145] World Health Organization (2012), Global database on child growth

and malnutrition. Geneva: Geneva.

[146] World Health Organization (2012), Obesity and overweight,

who.int/mediacentre/factsheets.

Page 159: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

150

PHỤ LỤC

1. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

A. Thông tin cá nhân (Học sinh tự ghi):

Họ và tên học sinh……………………………………… Giới tính: Nam – Nữ.

Lớp:…..........................Trường:……………………………………………..

Sinh ngày…………tháng……….....năm…………… Dân tộc:………..….…

Nơi ở:…………………………………Thành phố/Huyện….………………….

B. Thực hiện làm test Raven theo hướng dẫn của giáo viên.

SET A SET B SET C SET D SET E

1 4

2 5

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng số

Điểm kỳ

vọng

Độ lệch

Page 160: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

151

C. Test trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác (Học sinh ghi) :

1. Các số em đã nghe và nhớ được:………………..................................

………………………………………………………………………………….

2. Các số em đã nhìn và nhớ được:………………….........……………

……………………………………………………………..………………..

D. Điều tra chỉ số hình thái - sinh lý của học sinh (người điều tra ghi):

Chiều cao: ………cm. Cân nặng:………….kg. Vòng đầu:……………..cm

Vòng ngực TB:……..…………..cm. Nhịp tim:………….………...nhịp/phút

Huyết áp……..……………………………………………….………...mmHg.

Dung tích sống:………………………………....lít

Thị lực: MP…………….….MT………………......

Ngày nghiên cứu Người nghiên cứu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Page 161: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

152

2. TEST RAVEN

2.1. BẢNG ĐIỂM KỲ VỌNG THEO NHÓM CỦA TEST RAVEN

TC A B C D E TC A B C D E TC A B C D E

6 4 1 1 0 0 24 9 7 4 3 1 42 11 10 9 9 3

7 5 1 1 0 0 25 10 7 4 3 1 43 12 10 9 9 3

8 5 2 1 0 0 26 10 7 5 3 1 44 12 10 9 9 4

9 6 2 1 0 0 27 10 7 5 4 1 45 12 10 9 9 5

10 6 3 1 0 0 28 10 7 6 4 1 46 12 10 10 9 5

11 7 3 1 0 0 29 10 7 6 5 1 47 12 10 10 9 6

12 7 4 1 0 0 30 10 7 6 5 2 48 12 11 10 9 6

13 7 4 1 1 0 31 10 7 7 5 2 49 12 11 10 10 6

14 8 4 1 1 0 32 10 8 7 5 2 50 12 11 10 10 7

15 8 4 2 1 0 33 11 8 7 5 2 51 12 11 11 10 7

16 8 4 3 1 0 34 11 8 7 6 2 52 12 11 11 10 8

17 8 5 3 1 0 35 11 8 7 7 2 53 12 11 11 11 8

18 8 5 3 2 0 36 11 8 8 7 2 54 12 12 11 11 8

19 8 6 3 2 0 37 11 9 8 7 2 55 12 12 11 11 9

20 8 6 3 2 1 38 11 9 9 8 2 56 12 12 12 11 9

21 8 6 4 2 1 39 11 9 8 8 3 57 12 12 12 11 10

22 9 6 4 2 1 40 11 10 8 8 3 58 12 12 12 12 10

23 9 7 4 2 1 41 11 10 9 8 3 59 12 12 12 12 11

2.2. KHÓA ĐIỂM TEST RAVEN

STT A B C D E

1 4 2 8 3 7

2 5 6 2 4 6

3 1 1 3 3 8

4 2 2 8 7 2

5 6 1 7 8 1

6 3 3 4 6 5

7 6 5 5 5 1

8 2 6 1 4 6

9 1 4 7 1 3

10 3 3 6 2 2

11 4 4 1 5 4

12 5 5 2 6 5

Page 162: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

153

A2

A1

Page 163: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

154

E12

E11

Page 164: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

155

3. TEST TRÍ NHỚ NGẮN HẠN

3.1. BẢNG TEST TRÍ NHỚ THỊ GIÁC

13 91 47 39

65 83 19 51

23 94 71 87

3.2. BẢNG TEST TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC

52 73 14 97

95 17 49 86

21 35 81 61

4. PHIẾU KIỂM TRA THÍNH LỰC HỌC SINH

Họ và tên học sinh:……………………………………lớp:…………..

Ngày tháng năm sinh:…………………………………Giới tính:…….

Đây là những câu hỏi trắc nghiệm giúp kiểm tra nhanh khả năng nghe

của trẻ. Mong phụ huỵnh phối hợp trả lời giúp phát hiện con em mình có vấn

đề về thính lực để điều trị kịp thời. Xin cảm ơn sự hợp tác của quý phụ huynh.

Hãy trả lời bằng cách đánh dấu vào ô Có hoặc Không.

Câu hỏi trắc nghiệm Có Không

1. Trẻ từng bị viêm tai giữa………………………………………………

2. Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của trẻ có vấn đề về thính

giác…………………………………………………...............................

3. Trẻ cảm thấy khó hiểu những người đối thoại nói gì mặc dù trẻ nghe

được tiếng họ nói…………………………………………………………

4. Trẻ thường yêu cầu người đối thoại lặp lại những gì họ vừa nói……...

5. Trẻ khó có thể nghe hay hiểu nếu không nhìn đối diện người đối thoại

6. Trẻ chỉ nghe được với âm thanh lớn…………………………………...

7. Trẻ thường gặp khó khăn khi nói chuyện ở nơi ồn ào…………………

8. Nhiều người than phiền rằng trẻ hay nói lớn tiếng…………………….

9. Trẻ ngồi rất gần khi xem tivi và bật âm thanh tương đối lớn………….

10. Khi bạn nói chuyện với trẻ, trẻ thường xuyên hỏi lại bạn rằng“Gì cơ

ạ?”………………………………………………………………………..

11. Khi đối thoại, trẻ thường chú ý hình miệng của người đối thoại……..

Page 165: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

156

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Page 166: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

157

2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU

ĐO VÒNG NGỰC VÀ VÒNG ĐẦU

Page 167: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

158

ĐO DUNG TÍCH SỐNG

Page 168: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

159

Page 169: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

160

CÁC BƯỚC KIỂM TRA THÍNH LỰC

Page 170: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1227/LuanAn.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

161

HỌC SINH LÀM TEST RAVEN

KIỂM TRA TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH