86
Lời nói đầu ---- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang. Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh). Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích: Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua. Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn. BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu - tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2016_4_26_11_8_876merge.pdf · vụ cho công tác ... Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường

Embed Size (px)

Citation preview

Lời nói đầu

----

Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang.

Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh).

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích:

Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo;

Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;

Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua.

Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn.

BAN BIÊN TẬP

MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 2(99).2016

KHOA HỌC XÃ HỘI

Khảo sát mức độ hài lòng của du khách quốc tế tại một số điểm du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long The level of satisfaction survey of international tourist at some places of ecotourism in the Mekong delta

Phan Thị Dang 1

Đề xuất quy trình phù hợp cho việc xây dựng các KPI trong đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp Việt Nam Proposing appropriate processes for creating KPIs in performance appraisal of Vietnamese companies

Bùi Văn Danh, Nguyễn Dương Tôn Nữ Hoàng Anh 6

Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Measures to apply interactive pedagogical view in teaching education at University of Education, The University of Danang

Lê Thị Duyên 9

Vai trò của lao động đối với tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng The role of labor in the economic growth in Danang city

Nguyễn Thị Thu Hà 14

Ứng dụng thẻ điểm cân bằng cho công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO) Applying the balanced scorecard to Khanh Hoa seaproduct exploitation and service enterprise (KHASPEXCO)

Phan Thị Xuân Hương, Trần Đình Khôi Nguyên, Nguyễn Văn Ngọc 19

Nghiên cứu khả năng ứng dụng social wifi marketing đối với các mô hình kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng Researching on the applicability of social wifi marketing for business models in Danang city

Đàm Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Nam Hải 24

Thực trạng hoạt động thanh toán qua đơn vị chấp nhận thẻ (POS) tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015 The status quo of card payment activities through points of sale (POS) in Vietnam in the period 2014-2015

Cái Quang Kiên, Nguyễn Thu Hà 28

Khả năng áp dụng chương trình tiếng Anh theo phương pháp dạy ngoại ngữ dựa vào nội dung cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Possibility of applying content-based instruction to English language programs for freshmen and sophomores at department of international studies, University of Foreign Language studies, The University of Danang

Lê Thị Phương Loan 32

Ứng phó với khó khăn tâm lý của học sinh lớp 12 trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng Responses to the psychological difficulties of 12th grade students of Thai Phien high school in Danang city

Phạm Thị Mơ, Phạm Thị Xuân Hường 37

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh The impact of capital structure on firm’s performance: evidence from manufacturing and processing businesses listed on Hochiminh stock exchange

Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Hồng Trang 43

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam: thực trạng và giải pháp Development of preschool management staff in Que Son district, Quang Nam province: status quo and solutions

Lê Đình Sơn, Phan Duy Phương 48

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Kon Tum Solutions to improve efficiency in the training and development of public officials in Kon Tum province

Phan Thị Thanh Trúc 52

Quản lý chất lượng tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng: thực trạng và giải pháp Quality control at Unversity of Foreign Language studies, The University of Danang: status quo and solutions

Đặng Vinh, Phan Thị Yến 57

KHOA HỌC NHÂN VĂN

Biến đổi văn hóa nhà ở của người Mường ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội Cultural change in Muong people’s housing in Thanh Hoa in the period of socio-economic innovation

Hoàng Thế Hải, Quách Công Năm 62

Định vị từ trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu tiếng Anh và tiếng Việt Terms of location in English and Vietnamese metaphorical expressions of love

Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thư 67

Bàn về quá trình vận động của truyện trinh thám Việt Nam Discussion on the process of mobilization of the Vietnam detective story

Nguyễn Phong Nam, Nguyễn Thành Khánh 71

Cấu trúc quyền lực nhà nước trong triết học pháp quyền của G.W.F. Hegel Structure of state power in G.W.F. Hegel’s philosophy of law

Phan Thành Nhâm 74

Nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ tri nhận về biển trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt A contrastive study of conceptual metaphor related to “sea”/ “biển” in English and Vietnamese songs

Hồ Thị Kiều Oanh, Huỳnh Thị Mỹ Dung 79

Con người phức cảm trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI Humans with complexes in Vietnamese novels in the early decade of the XXI century

Văn Thị Phương Trang 83

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 1

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ TẠI

MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

THE LEVEL OF SATISFACTION SURVEY OF INTERNATIONAL TOURIST

AT SOME PLACES OF ECOTOURISM IN THE MEKONG DELTA

Phan Thị Dang

Trường Đại học Cần Thơ; [email protected]

Tóm tắt - Nghiên cứu này được thực hiện ở một số điểm du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long như khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, vườn quốc gia Tràm Chim và khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Tác giả phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 115 du khách quốc tế (là những người thông thạo về tiếng Anh) khi đến du lịch tại ba địa điểm trên. Về thời gian lấy mẫu được thực hiện trong 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2015). Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá mức độ hài lòng của du khách dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị cảm nhận và giá trị mong đợi, đồng thời cũng sử dụng SPSS và phương pháp thống kê, phân tích dựa trên kết quả điều tra bảng hỏi du khách quốc tế để bàn về những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của du khách. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp giúp du lịch sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển phù hợp hơn.

Abstract - This research was realised at some places of ecotourism in the Mekong Delta such as Tra Su landscape protected area, Tram Chim national park and Gao Giong ecotourism zone. The author interviewed by questionnaire with 115 international travelers (who speak English fluently) while traveling at this three locations. About the time for the sampling was made in 6 months (from february to july in 2015). In this research, the author evaluated the level of the satisfaction of tourist based on the difference of perception and expectation; the author also used SPSS and statistics, analysis methods based on questionnaire survey of international tourists to analysis the factors that have strongly influenced to the satisfiction of visitors. So that, the author has some methods to help ecotourism in Mekong Delta more appropriately.

Từ khóa - sự hài lòng; du lịch sinh thái; khu bảo vệ cảnh quan; vườn quốc gia; rừng tràm Trà Sư; Tràm Chim; Gáo Giồng; đồng bằng sông Cửu Long.

Key words - Satisfaction; ecotourism; landscape protected area; national park; Tra Su forest; Tram Chim; Gao Giong; MeKong Delt.

1. Đặt vấn đề

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình phát triển mạnh

trong những năm gần đây và nhận được sự quan tâm đặc

biệt của chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu cũng

như du khách trong và ngoài nước. DLST cũng như những

loại hình du lịch khác, sự hài lòng của du khách khẳng định

về dự định quay trở lại hoặc giới thiệu cho du khách khác

đến địa điểm du lịch đó. Đặc biệt, sự hài lòng của du khách

về DLST còn thể hiện bởi bản chất ưu việt của DLST như

lợi ích mang lại cho cộng đồng, gìn giữ cảnh quan, môi

trường và văn hóa bản địa [1].

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá những

khía cạnh ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế

(là những du khách thông thạo về tiếng Anh) khi đến ba địa

điểm DLST ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): khu

bảo vệ cảnh quan (KBVCQ) rừng tràm Trà Sư (An Giang),

vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim và khu DLST Gáo

Giồng (Đồng Tháp). Đây là ba địa điểm DLST tiêu biểu

của vùng đất ngập nước và ba địa điểm này cũng nhận được

sự quan tâm nhiều của các học giả trong và ngoài nước.

Đồng thời, tác giả phân tích những nhân tố ảnh hưởng

mạnh đến sự hài lòng của du khách quốc tế, từ đó đề xuất

giải pháp nhằm giúp DLST ở ba địa điểm trên phát triển

hài hòa, phù hợp hơn. Trên cơ sở nghiên cứu ở ba địa điểm

này, bài viết giúp các điểm DLST khác có thể rút ra những

kinh nghiệm cần thiết khắc phục những nhược điểm để việc

tổ chức DLST được hoàn thiện hơn.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp tiếp cận

Mức độ hài lòng của du khách là “kết quả của sự tương

tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi” [8]. Sự chênh lệch

giữa giá trị mong đợi và cảm nhận về sản phẩm du lịch tác

động đến cảm xúc của du khách sẽ quyết định mức độ hài

lòng của du khách đối với sản phẩm đó [8]. Công thức

S = P – E (Satisfaction = Perception - Expectation) để đo

khoảng cách giữa giá trị cảm nhận và mong đợi. Nếu P = E

thì giá trị cảm nhận bằng giá trị mong đợi, du khách cảm

thấy hài lòng; nếu P > E thì giá trị cảm nhận lớn hơn giá trị

mong đợi, du khách cảm thấy vượt mức hài lòng; nếu

P < E thì giá trị cảm nhận nhỏ hơn giá trị mong đợi, du

khách cảm thấy dưới mức hài lòng.

2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp trong tài liệu được thu thập từ sách, báo,

tạp chí và trên internet. Nguồn dữ liệu này được xử lý bằng

phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích và tổng hợp nhằm

đảm bảo tính giá trị và tính phù hợp đối với những dữ liệu

được thừa kế.

2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu phỏng vấn 115 du khách quốc tế (là những

người thông thạo tiếng Anh) bằng bảng hỏi trong thời gian

6 tháng (02/2015-07/2015). Các địa điểm lấy mẫu là

KBVCQ rừng tràm Trà Sư – An Giang (40 mẫu), VQG

Tràm Chim – Đồng Tháp (40 mẫu) và khu DLST Gáo Giồng

– Đồng Tháp (35 mẫu). Phương pháp lấy mẫu là phi xác xuất

thuận tiện. Sau khi sàng lọc còn lại 115 mẫu hợp lệ.

Phần mềm SPSS 16.0 for Windows được dùng để xử lý

bảng hỏi thông qua các phương pháp sau: thống kê mô tả,

kiểm định Chi – bình phương, kiểm định trị trung bình của

hai mẫu phối hợp từng cặp (Paired – Samples T - Test),

đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale Reliability Analysis),

phân tích tương quan giữa hai biến số (sử dụng hệ số tương

quan Pearson) và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory

Factor Analysis).

2 Phan Thị Dang

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Khái quát mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 46,5% nam và 53,5% nữ với

cơ cấu độ tuổi dưới 25 (18,5%), từ 25 – 34 (12,5%), từ

35 – 44 (15,5%), từ 45 – 54 (24,5%) và trên 54 (29%).

Trình độ văn hóa của du khách phần lớn là đại học (37%),

cao đẳng (27,5%), trên đại học (16,5%), trung cấp (15,5%)

và trung học phổ thông (3,5%). Nghề nghiệp của du khách

đa phần là cán bộ hưu trí (27,5%), kinh doanh – buôn bán

(21%), cán bộ viên chức (17,5%), sinh viên (16,5%), công

nhân (11,5%), nông dân (4,5%), cảnh sát – quân đội (1%)

và khác (0,5%). Về quốc tịch của khách du lịch thì đa phần

là Úc (17,4%), Anh (15,6%), Pháp (13,9%), Mỹ (12,1%),

Nhật (11,3%), các quốc gia khác của Châu Âu (8,7%), Hàn

Quốc (7,8%), Tây Ban Nha (7%), Nga (3,5%), Trung Quốc

(1,8%) và khác (0,9%).

Những yếu tố hấp dẫn du khách khi lựa chọn DLST là

khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp (31,5%); khí hậu

trong lành, mát mẻ (27%); sự đa dạng các loài sinh vật

(21,5%); sự thân thiện, mến khách của người dân địa

phương (15%); thích hợp cho hoạt động dã ngoại, cắm trại

(3,5%) và thưởng thức đặc sản (1,5%).

Về những hoạt động của du khách khi đến các địa điểm

DLST ở ĐBSCL gồm: tham quan cảnh quan (38,5%); tìm

hiểu các loài động thực vật (30,5%); tìm hiểu đời sống

người dân địa phương (21%); thưởng thức đặc sản (9,5%)

và các hoạt động khác (0,5%).

3.2. Mức độ hài lòng của du khách về một số địa điểm

DLST ở ĐBSCL

3.2.1. Về cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

Mức độ hài lòng của du khách đối với các biến đo lường

về cơ sở hạ tầng ở các điểm DLST này như Bảng 1.

Bảng 1. Mức độ hài lòng của du khách

về cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

STT Biến đo lường P – E Biểu

hiện Kết luận

1

2

3

4

Đường sá vào địa điểm tham quan thuận tiện

Bãi đỗ xe rộng rãi, sạch sẽ

Bến thuyền đón tiếp khách

rộng rãi, an toàn

Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ

- 0,45**

- 0,30**

- 0,31**

- 0,22**

P < E

P < E

P < E

P < E

Dưới mức hài lòng

Dưới mức hài lòng

Dưới mức hài lòng

Dưới mức hài lòng

**: Mức ý nghĩa thống kê, α ≤ 0,01- Nguồn: Kết quả điều tra du

khách năm 2015, n = 115

3.2.2. Về cơ sở lưu trú

Đối với cơ sở lưu trú tại điểm DLST và vùng đệm, còn

nhiều bất cập và du khách cảm thấy chưa hài lòng về cơ sở

lưu trú thể hiện qua các biến như: sạch sẽ, thoáng mát, tiện

nghi (-0,20**); nhân viên phục vụ chuyên nghiệp (-0,21**)

và vị trí thuận lợi (-0,30**) – tất cả các biến đo lường điều

ở dưới mức hài lòng (P < E).

3.2.3. Về phương tiện vận chuyển tham quan

DLST tại Trà Sư, Tràm Chim và Gáo Giồng đều có

phương tiện vận chuyển tham quan dựa vào xuồng máy và

xuồng chèo tay. Du khách đánh giá dưới mức hài lòng về

các biến đo lường về phương tiện vận chuyển tham quan:

có đầy đủ áo phao (- 0,20**); rộng rãi, thoải mái (- 0,21**);

độ an toàn cao (- 0,25**); tốc độ phù hợp (- 0,17**); tiếng

ồn động cơ nhỏ (- 0,15**); nhân viên có tính chuyên nghiệp

cao (- 0,21**).

3.2.4. Về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí

Về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí ở các địa điểm

này được thể hiện thông qua các biến đo lường như: sự rộng

rãi, thoáng mát, sạch sẽ ở khu nhà ăn (-0,25**); có nhiều

sản phẩm, hàng lưu niệm (-0,542**) và các dịch vụ giải trí

phù hợp với DLST (-0,19**). Mức độ hài lòng của du khách

về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí ở dưới mức hài

lòng (P < E).

3.2.5. Về an ninh, trật tự, an toàn

Du khách không hài lòng về: tình trạng chèo kéo, thách

giá (-0,25**); có ăn xin (-0,33**); có trộm cắp (-0,30**) và

bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tại các địa điểm DLST (-0,21**).

Tất cả các biến đo lường đều ở dưới mức hài lòng (P < E).

3.2.6. Về hướng dẫn viên DLST

Tại ba địa điểm DLST này chưa thực sự có hướng dẫn

viên DLST để phục vụ du khách, các đoàn du khách đến đây

thường là do hướng dẫn viên của công ty du lịch phụ trách.

Hướng dẫn viên của các công ty du lịch không thể hiểu hết

về địa bàn cư trú của cộng đồng địa phương cũng như không

thể truyền tải đầy đủ đến du khách về địa điểm DLST, vì vậy

họ không thể đáp ứng những yêu cầu của du khách. Mức độ

hài lòng của du khách về hướng dẫn viên DLST ở các biến

đo lường như sau: sự thân thiện, lịch sự và nhiệt tình (0,40**);

tính chuyên nghiệp cao (-0,40**); có kỹ năng thuyết trình

(-0,30**) và kiến thức tổng hợp tốt (-0,27**) (P < E).

3.2.7. Về giá cả các loại dịch vụ

Giá cả các dịch vụ chưa hợp lí và du khách đánh giá ở

dưới mức hài lòng (P < E). Các biến đo lường được dùng là:

giá vé tham quan phù hợp (-0,59**); giá cả ăn uống phù hợp

(-0,55**); giá cả các mặt hàng mua sắm phù hợp (-0,55**).

3.2.8. Về công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh

quan

Các địa điểm DLST này chưa đáp ứng và du khách chọn

ở dưới mức hài lòng (P < E); các biến đó lường được dùng

như: bảo vệ các loài động thực vật (- 0,24**); hoạt động

tuần tra, bảo vệ của nhân viên (- 0,31**); hoạt động giáo

dục môi trường của nhân viên và hướng dẫn viên (- 0,20**).

Nguồn thu từ những hoạt động DLST tại ba địa điểm trên

được ban quản lý chi cho công tác bảo tồn cảnh quan và

môi trường tự nhiên [3]. Trong đó, một phần nguồn thu từ

việc bán vé cho du khách tại các điểm DLST trên được chi

trực tiếp cho công tác bảo tồn hệ sinh thái và công tác quản

lý. Bên cạnh đó nguồn thu khác như cho thuê dịch vụ ăn

uống tại khu trung tâm của các địa điểm cũng được bổ sung

vào công tác bảo tồn cảnh quan và quản lý.

3.2.9. Về lợi ích DLST mang lại cho cộng đồng địa phương

Du khách đánh giá ở dưới mức hài lòng (P < E), được

thể hiện qua các biến đo lường như: tạo ra nhiều việc làm

(-0,33**); hỗ trợ nghề truyền thống, nghề thủ công (-0,32**);

giúp cho việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi (-0,36**). Một

trong những nguyên tắc của DLST là mang lại lợi ích kinh

tế cho cộng đồng địa phương và thu nhập trực tiếp cho

người dân địa phương sống gần các địa điểm DLST. Ở

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 3

những địa điểm trên, DLST đã và đang giúp cộng đồng địa

phương gia tăng lợi ích kinh tế hoặc tăng thu nhập trực tiếp

của họ. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế và thu nhập trực tiếp vào

hoạt động du lịch của người dân còn ở mức thấp, điều này

được thể hiện qua việc rất nhiều lao động trẻ đi làm ở các

khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc nơi khác thay vì tham

gia vào hoạt động du lịch ở đây.

Tóm lại, du khách đánh giá dưới mức hài lòng về tất cả

các biến đo lường về DLST ở ba địa điểm trên. Từ đó cho

thấy DLST ở ba địa điểm đó còn nhiều hạn chế và cần phải

có những giải pháp phù hợp để giúp DLST ở đây phát triển

hài hòa, phù hợp hơn.

Ở Bảng 2, du khách chỉ đánh giá khá hài lòng 2 tiêu chí

trên 9 tiêu chí (dưới 4 điểm). Mức độ hài lòng chung của

du khách đạt 3,43 điểm, ở mức bình thường về loại hình

DLST ở ba địa điểm trên.

Bảng 2. Mức độ hài lòng của du khách về

các vấn đề liên quan đến DLST

STT Tiêu chí Số trung

bình Đánh giá

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

Cơ sở lưu trú

Phương tiện vận chuyển tham quan

Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí

An ninh, trật tự, an toàn

Hướng dẫn viên DLST

Giá cả các loại dịch vụ

Công tác giáo dục môi trường và bảo

tồn cảnh quan

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho

cộng đồng địa phương

3,38

3,43

3,36

3,35

3,53

3,35

3,54

3,34

3,35

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Khá hài lòng

Bình thường

Khá hài lòng

Bình thường

Bình thường

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2015, n = 115

Bảng 3. Sự tương quan giữa mức độ hài lòng, dự định quay trở

lại và giới thiệu đến người khác

Mức độ hài

lòng

Tương quan Pearson 1

Sig. (2-phía)

Sự quay trở

lại

Tương quan Pearson ,655** 1

Sig. (2-phía) ,000

Giới thiệu Tương quan Pearson ,727**

1 Sig. (2-phía) ,000

**: Mức ý nghĩa ≤ 0,01 - Nguồn: Kết quả điều tra du khách

năm 2015, n = 115

Bảng 3 cho thấy: mức ý nghĩa = 0,01; độ tin cậy là

99% (kiểm định Pearson, 2 – phía); mức độ hài lòng tương

quan thuận với dự định quay lại ở những lần tiếp theo của

du khách. Theo Cao Hào Thi [4], |r| < 0,4: tương quan yếu;

|r| = 0,4 – 0,8: tương quan trung bình; |r| > 0,8: tương quan

mạnh. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hai biến, r =

0,655, tương quan trung bình. Và từ Bảng 3 cho thấy mức

độ hài lòng tương quan thuận với dự định giới thiệu du lịch

đến du khách khác. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa

hai biến, r = 0,727, tương quan trung bình.

Mức độ hài lòng của du khách về DLST ở Trà Sư, Tràm

Chim và Gáo Giồng có sự khác nhau. Tại ba địa điểm

DLST trên thì Trà Sư và Tràm Chim được du khách đánh

giá ở mức khá hài lòng. Tiếp đến Gáo Giồng ở mức bình

thường. Theo kết quả điều tra thì Trà Sư và Tràm Chim còn

ít bị tác động của yếu tố con người và môi trường, cảnh

quan còn giữ được nét hoang sơ hơn. Tuy nhiên, việc thay

đổi các tuyến quan sát chim cò ở Trà Sư làm nhiều du

khách tỏ ra lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của

chúng. Với VQG Tràm Chim thì nhiều du khách tỏ ra lo

ngại sự ảnh hưởng của con người đến môi trường cư trú

của các loài động thực vật, đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ

(nhiều du khách đã đi đến đây nhiều lần để được quan sát

Sếu đầu đỏ nhưng không thể, họ cho rằng vì yếu tố con

người đã làm cho loài vật này sợ). Đối với Gáo Giồng thì

nhiều du khách tỏ ra không hài lòng về việc thương mại

hóa tại địa điểm DLST này vì các dịch vụ ăn uống, giải trí

đã đi ngược với những yêu cầu, nguyên tắc của DLST.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du

khách

Tác giả sử dụng 9 biến đo lường để phân tích nhân tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của du khách: (1) Cơ sở hạ tầng phục

vụ DLST; (2) Cơ sở lưu trú; (3) Phương tiện tham quan;

(4) Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; (5) An ninh, trật tự

và an toàn; (6) Hướng dẫn viên DLST; (7) Giá cả các dịch

vụ; (8) Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan;

(9) Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng.

Để loại bỏ những biến đo lường có hệ số tương quan

biến - tổng hiệu chỉnh (corrected item - total correclation)

nhỏ hơn 0,3 (do không đủ độ tin cậy) [2] và đảm bảo

Cronbach’s Alpha từ 0,8 – 1 thì thang đo lường là tốt, từ

0,7 – 0,8 thì thang đo lường sử dụng được. Sau khi đánh

giá độ tin cậy của thang đo các biến ở Bảng 4 cho thấy,

không có biến nào có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0,5

và Cronbach’s Alpha = 0,845. Vậy thang đo lường các biến

là tốt, do đó 9 biến đo lường đều phù hợp để phân tích nhân

tố khám phá ở các bước tiếp theo.

Bảng 4. Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Cronbach’s Alpha =0,845

Tương quan

biến – tổng

hiệu chỉnh

Cronbach’s

Alpha nếu

loại biến này

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

Cơ sở lưu trú

Phương tiện vận chuyển tham quan

Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí

An ninh, trật tự, an toàn

Hướng dẫn viên DLST

Giá cả các loại dịch vụ

Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn

cảnh quan

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng

đồng

0,745

0,662

0,750

0,738

0,728

0,659

0,731

0,740

0,767

0,843

0,815

0,838

0,832

0,836

0,814

0,838

0,840

0,845

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2015, n = 115

Bảng 5. Kiểm định KMO and Bartlett’s

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser – Meyer – Olkin Measure

of sampling adequacy

Bartlett’s Test of Sphericity

Approx.Chi –

square

df

Sig.

.873

392.389

21

0.000

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2015, n = 115

4 Phan Thị Dang

Dùng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin

Measure of sampling adequacy) và Bartlett (Bartlett’s Test

of Sphericity) để kiểm tra mức độ phù hợp của dữ liệu.

Theo Lê Văn Huy [2] thì KMO ≥ 0,9: rất tốt; KMO ≥ 0,8:

tốt; KMO ≥ 0,7: được; KMO ≥ 0,6: tạm được; KMO ≥ 0,5:

xấu và KMO < 0,5: không thể chấp nhận được. Nếu kiểm

định Bartlett có giá trị Sig. > 0,05 không nên áp dụng phân

tích nhân tố [2]. Sau khi kiểm định, chỉ số KMO của dữ

liệu = 0,873 và Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05: có ý

nghĩa thống kê (Bảng 5). Dữ liệu thích hợp cho phân tích

nhân tố khám phá.

Trong phân tích nhân tố, tác giả sử dụng phép trích

Principal Components với phép quay Varimax. Dựa vào

bảng ma trận nhân tố (Bảng 6), ta thấy các biến đo lường

đều có phần chung với một và chỉ một nhân tố.

Bảng 6. Ma trận nhân tố

STT Biến đo lường Nhân tố

1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

Cơ sở lưu trú

Phương tiện vận chuyển tham quan

Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí

An ninh, trật tự, an toàn

Hướng dẫn viên DLST

Giá cả các loại dịch vụ

Công tác giáo dục môi trường và bảo

tồn cảnh quan

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho

cộng đồng

0,650

0,649

0,879

0,640

0,882

0,880

0,639

0,889

0,888

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2015, n = 115

Nhằm đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích

nhân tố khám phá, cần loại những biến đo lường có hệ số

tải nhân tố không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố. Hệ số nhân

tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân

tích nhân tố khám phá [5], [6], [7] 0,3 < Hệ số tải nhân tố

≤ 0,4 được xem là đạt mức tối thiểu, 0,4 < Hệ số tải nhân

tố ≤ 0,5: quan trọng, hệ số tải nhân tố > 0,5: có ý nghĩa

thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn 0,3 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0,4

thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên

chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55, nếu cỡ mẫu

khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân tố là 0,75 [5], [6], [7].

Mẫu nghiên cứu là 115, vì vậy biến đo lường được chọn

khi có hệ số tải nhân tố > 0,55. Từ Bảng 6 cho thấy, tất cả

các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55.

Từ Bảng 7, có phương trình nhân tố khám phá như sau:

F = 0,175X1 + 0,172X2 + 0,205X3 + 0,168X4 + 0,220X5

+ 0,210X6 + 0,167X7 + 0,221X8 + 0,222X9

Sự hài lòng của du khách đối với DLST ở một số địa

điểm tại ĐBSCL chịu sự tác động của 9 nhân tố X1 (Cơ sở

hạ tầng phục vụ DLST), X2 (Cơ sở lưu trú), X3 (Phương

tiện vận chuyển tham quan), X4 (Dịch vụ ăn uống, mua

sắm, giải trí), X5 (An ninh, trật tự, an toàn), X6 (Hướng

dẫn viên DLST), X7 (Giá cả các loại dịch vụ), X8 (Công

tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan), X9 (Lợi ích

DLST mang lại cho cộng đồng). Trong đó, X9, X8, X5, X6

và X3 có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách

vì có điểm số nhân tố lớn nhất lần lượt là: 0,222, 0,221,

0,220, 0,210 và 0,205.

Bảng 7. Ma trận điểm số nhân tố

STT Biến đo lường Nhân tố

1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST (X1)

Cơ sở lưu trú (X2)

Phương tiện vận chuyển tham quan (X3)

Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí (X4)

An ninh, trật tự, an toàn (X5)

Hướng dẫn viên DLST (X6)

Giá cả các loại dịch vụ (X7)

Công tác giáo dục môi trường và bảo

tồn cảnh quan (X8)

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho

cộng đồng (X9)

0,175

0,172

0,205

0,168

0,220

0,210

0,167

0,221

0,222

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2015, n = 115

4. Kết luận

Từ sự phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp

để giúp DLST ở đây phát triển theo hướng phù hợp hơn:

- Bến thuyền cần nâng cấp rộng hơn và xây dựng thêm

thanh an toàn để trẻ em và người già có thể dựa vào khi đi

xuống thuyền. Xây dựng thêm nhà vệ sinh để đáp ứng yêu

cầu của du khách về sự sạch sẽ, an toàn.

- Cơ sở lưu trú phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tiện

nghi. Cần tập huấn cho nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

hơn, thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh).

- Cung cấp đầy đủ áo phao cho du khách. Thay thế bằng

thuyền chạy bằng động cơ bằng thuyền chèo tay nhằm đảm

bảo tốc độ phù hợp. Đào tạo nhân viên chèo xuồng tay có

tính chuyên nghiệp hơn, có nghiệp vụ du lịch hơn và thông

thạo tiếng Anh.

- Việc xây dựng các nhà hàng, cửa hàng phải tuân theo

những nguyên tắc về DLST.

- Đảm bảo tại các điểm du lịch và không có tình trạng

ăn xin nhằm tạo sự thoải mái cho du khách. Những ảnh

hưởng của tiếng ồn cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo

sự yên lặng cho du khách ở điểm DLST.

- Mỗi địa điểm nên có những hướng dẫn viên có kiến

thức tổng hợp, có trình độ về ngoại ngữ (tiếng Anh) và khả

năng diễn đạt, tác phong chuyên nghiệp.

- Giá cả cần được niêm yết rõ ràng và có phiên dịch ra

tiếng Anh.

- Nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường đối

với nhân viên và cộng đồng địa phương. Hướng dẫn viên

cần lồng ghép giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan

khi hướng dẫn du khách.

- Khuyến khích người dân sản xuất, khôi phục lại một

số nghề truyền thống để cung cấp cho du khách. Đẩy mạnh

liên kết với những hộ dân có điều kiện cho du khách lưu

trú tại nhà dân.

Tóm lại, để DLST phát triển đúng với bản chất thì cần đẩy

mạnh đào tạo về nhân lực (đặc biệt là hướng dẫn viên DLST),

gìn giữ những nét đẹp văn hóa bản địa và bảo tồn cảnh quan

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 5

và môi trường tự nhiên hoang sơ. Thêm vào đó, việc tạo điều

kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLST

cũng cần được chú trọng hơn về chiều sâu và chiều rộng. Các

địa điểm DLST cần có những lớp ngắn hạn tập huấn cho cộng

đồng địa phương vùng đệm về nghiệp vụ du lịch.

Những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường tự

nhiên và văn hóa bản địa do các hoạt động du lịch gây ra

tại các địa điểm DLST trên là không tránh khỏi và vấn đề

đạt ra là giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu

cực. Tại những địa điểm trên, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh

giá những tác động tiêu cực từ việc tổ chức du lịch ảnh

hưởng đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa.

Trong phát triển DLST, khách du lịch giữ một vai trò

quan trọng để đưa địa điểm DLST đó đến với nhiều du

khách khác hơn và đặc biệt là việc họ tham gia vào việc gìn

giữ, bảo tồn cảnh quan, môi trường và văn hóa bản địa của

cộng đồng địa phương. Chính vì vậy, mỗi nhận thức và

hành động của du khách đều có ảnh hưởng đến sự phát triển

của địa điểm DLST mà họ đến thăm. Vì vậy, sự tồn tại và

phát triển của DLST phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, hành

động của mỗi khách du lịch.

Để ngành công nghiệp du lịch của vùng đồng bằng sông

Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung phát triển bền

vững thì cần phải lập kế hoạch và tăng trưởng bền vững

của ngành, đồng thời cũng cần có những giải pháp để đảm

bảo phát triển du lịch không vượt quá các sức chứa xã hội

và môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[2] Lê Văn Huy, Phân tích nhân tố và kiểm định Cronbach-Alpha,

https://www.scribd.com/doc/43261603/Ch-III-Factor-Analysis-

Cronbach-Alpha, truy cập ngày 10/07/2015.

[3] Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

[4] Cao Hào Thi, Tương quan hồi quy và tuyến tính, http://fita.hua.edu.vn/tthieu/files/TinUD/Ly%20thuyet%20Tuong%

20quan--Hoi%20quyy.pdf, truy cập ngày 10/07/2015.

[5] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, Nxb Hồng Đức.

[6] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, Nxb Hồng Đức.

[7] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nxb Hồng Đức.

[8] Oliver L., R., “A Cognitive Model of the Antecedents and Consequences of Satisfaction Decisions”, Journal of Marketing

Research, Vol. 17, No. 4, 1980, pp. 460-469.

(BBT nhận bài: 14/08/2015, phản biện xong: 19/11/2015)

6 Bùi Văn Danh, Nguyễn Dương Tôn Nữ Hoàng Anh

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÙ HỢP CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC KPI TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

PROPOSING APPROPRIATE PROCESSES FOR CREATING KPIS IN PERFORMANCE APPRAISAL OF VIETNAMESE COMPANIES

Bùi Văn Danh1, Nguyễn Dương Tôn Nữ Hoàng Anh2 1Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; [email protected]

2Trường Cao đẳng Bách Việt TP. Hồ Chí Minh; [email protected]

Tóm tắt - Hiện nay, việc sử dụng các KPI trong đánh giá thực hiện công việc của các công ty dần được phổ biến, nhằm bảo đảm nhân viên thực hiện đúng các trách nhiệm của mình và góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng, hiệu quả hơn, dễ thực hiện hơn.Tuy nhiên, do nhầm lẫn giữa các khái niệm KRI, PI và KPI, cũng như không có một quy trình phù hợp, nên nhiều doanh nghiệp đã thất bại hoặc xây dựng nên những KPI không chuẩn xác. Bài viết này đề xuất một quy trình xây dựng các KPI phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự áp dụng triển khai tốt nhất việc đo lường, báo cáo và cải thiện hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên.

Abstract - Today, the use of KPIs in performance appraisal of the companies is more and more popular to ensure that staff can comply with their responsibilities and to contribute to making performance appraisal become transparent, clear, specific, fair, more effective and easier to implement. However, due to confusion between the concepts KRI, PI and KPI, as well as not having a consistent process, many Vietnamese companies have failed to build standard KPIs. This article proposes a suitable process of KPIdevelopment for Vietnamese companies so that they can deploy the application of measurement as well as report and improve the performance appraisal of their employees.

Từ khóa - Chỉ số hiệu suất chính yếu (KPI); chỉ số đánh giá kết quả chính yếu (KRI); chỉ số hiệu suất (PI); quy trình; đánh giá thành tích nhân viên.

Key words - KPI; KRI; PI; Processes; Performance Appraisal.

1. Đặt vấn đề

Đánh giá thành tích là quá trình đánh giá nhân viên thực hiện công việc của họ như thế nào khi so sánh với một tập tiêu chuẩn. Đánh giá thành tích là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên của công tác quản trị nguồn nhân lực, được dùng để thiết lập mức lương thưởng hoặc kỷ luật nhân viên, cũng là căn cứ để đề bạt hoặc cho nghỉ việc. Đánh giá thành tích cũng nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên, xác định tiềm năng, hoạch định cơ hội và định hướng phát triển cho nhân viên [1].

Để công tác đánh giá thành tích tốt, cần hội đủ ba nhóm yếu tố: thứ nhất, phải có quy trình đánh giá hợp lý, rõ ràng, công khai; thứ hai, phải có tập hợp các tiêu chuẩn đánh giá chính xác, công bằng, phù hợp; thứ ba, phải có đội ngũ đánh giá khách quan, trung thực, công bằng, nắm rõ quy trình và tiêu chuẩn đánh giá. Phạm vi của nghiên cứu này giới hạn trong nhóm yếu tố thứ hai là tập hợp các tiêu chuẩn đánh giá, tập trung vào quy trình xây dựng các chỉ số hiệu suất chính yếu (KPI). Khoảng một vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã tự xây dựng hoặc thuê tư vấn bên ngoài xây dựng KPI vận hành trong doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp tỏ ra quan tâm đến lĩnh vực này đến mức hễ cứ nhắc đến đánh giá thành tích là mong muốn xây dựng KPI. Tuy nhiên số doanh nghiệp thành công khi xây dựng và sử dụng KPI lại rất ít, chủ yếu do nhầm lẫn giữa các khái niệm KRI, PI và KPI, cũng như không có một quy trình phù hợp.

Nghiên cứu này không đi sâu vào việc xác định nội dung các KPI. Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất một quy trình xây dựng các KPI phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự áp dụng triển khai việc đo lường, báo cáo và cải thiện hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phân biệt KRI, PI và KPI

Thuật ngữ chỉ số đo lường hiệu suất dùng trong quản trị để đo lường, báo cáo và cải thiện hiệu suất thực hiện công việc.Việc xây dựng các chỉ số này thường dựa trên ba loại thông tin: Thông tin trên cơ sở nhân cách (Trait-based Information), thông tin trên cơ sở hành vi (Behavior-based Information), thông tin trên cơ sở kết quả (Result-based Information) [2].

Các chỉ số này được phân loại thành:

- Chỉ số kết quả chính yếu (Key Result Indicator- KRI): Là kết quả của nhiều hoạt động phối hợp, gắn với toàn công ty hay bộ phận, thường được đánh giá định kỳ, cho biết bạn đã làm được những gì.

- Chỉ số hiệu suất (Performance Indicator-PI): Hướng vào các phương diện hoạt động, gắn với cá nhân hay nhóm, thường được đánh giá thường xuyên, cho biết bạn cần phải làm gì.

- Chỉ số hiệu suất chính yếu (Key Performance Indicator- KPI): Tập trung vào một số phương diện hoạt động, chủ yếu gắn với cá nhân, thường được đánh giá thường xuyên, cho biết bạn phải làm gì để tăng đáng kể hiệu suất.

Có quá nhiều PI, nên các nhà quản trị phải lựa chọn những chỉ số giúp cho việc ra quyết định phù hợp. Như vậy, KPI là chỉ số trọng yếu đánh giá thực hiện công việc, hoặc chỉ số hiệu suất chính yếu. KPI là các chỉ số đánh giá phi tài chính, chịu tác động từ ban giám đốc và đội ngũ quản trị cấp cao, đòi hỏi nhân viên phải hiểu và có hành động điều chỉnh. Việc sử dụng các KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm bảo đảm nhân viên thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí, chức danh cụ thể cũng như góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, các KPI

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 7

còn giúp các nhà quản trị ra quyết định nhanh hơn và có hướng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên tốt hơn.

Trong thực tế, nhiều công ty xác định số lượng và nội dung KPI không chính xác, không thực tế hoặc quá chi tiết. Theo Kaplan và Norton, mỗi công ty chỉ nên có không quá 20 KPI [5]. Hope và Fraser đề xuất dưới 10 KPI [4]. Còn David Parmenter thì đề nghị quy tắc 10/80/10, tức là mỗi công ty chỉ nên có 10 KRI, 80 PI và 10 KPI [3].

2.2. Các điều kiện tiên quyết cho việc thiết kế và triển khai một quy trình xây dựng KPI

Trước hết, để có một quy trình xây dựng KPI phù hợp, cần có sự cam kết và quyết tâm của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ quản trị cấp cao, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cấp quản trị và nhân viên. Đây là điều kiện tiên quyết để có sự đồng thuận của tất cả các cấp trong việc tuân thủ quy trình.

Điều kiện tiếp theo là doanh nghiệp phải liên kết được các thước đo hiệu suất với chiến lược của tổ chức. KPI không phải là mục tiêu, nhưng trước tiên KPI được coi là hiệu quả khi có liên quan mật thiết với mục tiêu chiến lược của tổ chức, của bộ phận và của cá nhân. Những KPI không phù hợp sẽ nguy hiểm cho tổ chức bởi nó sẽ hướng mọi người trong tổ chức đi sai hướng hoặc thậm chí khuyến khích họ có những hành động không phù hợp.

Một điều kiện tiên quyết khác cho việc triển khai xây dựng KPI là doanh nghiệp phải thực hiện phân tích công việc, và kết quả cuối cùng của hoạt động này là hệ thống các bản mô tả công việc (Job Description- JD) và bản tiêu chuẩn công việc (Job Specification- JS) cho tất cả chức danh, vị trí công việc. Khi áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu suất của một chức danh hay vị trí công việc, nhà quản trị sẽ phải dựa vào bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng.

Mặt khác, việc xây dựng thành công một hệ thống KPI của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của doanh nghiệp, đặc biệt là áp lực của môi trường kinh doanh, sự hoàn thiện và thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự, cũng như năng lực của phòng nhân sự trong việc đề ra và thực hiện các biện pháp đo lường, báo cáo và cải tiến hiệu suất. Quá trình này cần một đội ngũ đánh giá có năng lực, khách quan và công bằng. Do đó, việc lựa chọn, huấn luyện và tạo động lực làm việc cho đội ngũ này có vai trò đặc biệt quan trọng.

Cuối cùng, một chuyên gia tư vấn dự án ở bên ngoài tổ chức với năng lực phù hợp và am hiểu doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công cho lĩnh vực này, vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ít am hiểu các vấn đề liên quan đến KPI và rất khó thành công nếu tự thiết kế và triển khai quy trình xây dựng KPI cho riêng mình.

2.3. Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (Vinhem Hà Tiên), tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên, chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 1964. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính hiện nay của công ty là xi măng và các sản phẩm từ xi măng, công suất thiết kế 7,3 triệu tấn xi măng/năm, với 2 nhà máy và 4 trạm nghiền. Ngoài ra, công ty còn sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp, xuất nhập khẩu xi măng và nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây

dựng khác, doanh bất động sản, cùng các dịch vụ bến cảng, kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ.

Đầu năm 2014, Công ty đã ra thông báo chính thức về việc ban hành Quy trình xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện KPI tại Công ty [6]. Theo đó, quy trình xây dựng KPI tại Công ty bao gồm những bước sau:

Bước 1: Mục tiêu của Công ty. Mục tiêu chiến lược do Công ty ban hành.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu của đơn vị. Phòng Chiến lược phát triển và Xây dựng cơ bản dựa vào mục tiêu chiến lược của Công ty, xây dựng và ban hành mục tiêu của đơn vị. Hai bước trên triển khai vào tháng 11 hàng năm.

Bước 3: Trình duyệt. Các đơn vị trực thuộc Công ty dựa vào mục tiêu do Phòng Chiến lược phát triển và Xây dựng cơ bản ban hành để xây dựng mục tiêu riêng của đơn vị và trình Ban Tổng giám đốc phê duyệt.

Bước 4: Thông báo triển khai xây dựng KPI. Phòng Tổ chức Hành chính ban hành các thông báo hoặc hướng dẫn triển khai xây dựng KPI. Các đơn vị trực thuộc theo thông báo hoặc hướng dẫn triển khai xây dựng KPI tại đơn vị mình.

Bước 5: Xác định mục tiêu của các bộ phận trực thuộc đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Công ty phân bổ mục tiêu của đơn vị mình cho các bộ phận trực thuộc đơn vị. Các bộ phận trực thuộc đơn vị xây dựng mục tiêu của bộ phận mình.

Bước 6: Xây dựng KPI của các bộ phận, cá nhân trực thuộc đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng KPI và triển khai đến từng bộ phận, cá nhân của đơn vị mình. Phần trọng số đánh giá của từng KPI do Trưởng đơn vị thống nhất xây dựng. Các bước từ 3 đến 6 triển khai vào tháng 12 hàng năm.

Bước 7: Tập hợp lưu hồ sơ. Phòng Tổ chức Hành chính là đơn vị tập hợp KPI của các phòng, ban tại văn phòng chính. Phòng Hành chính Nhân sự là đơn vị tập hợp KPI của các đơn vị thuộc nhà máy, trạm nghiền, xí nghiệp và các ban quản lý dự án đang hoạt động tại các đơn vị, báo cáo về Phòng Tổ chức Hành chính. Bước này triển khai vào đầu tháng 1 của năm sau.

Bước 8: Đánh giá kết quả thực hiện. Các đơn vị trực thuộc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị, cá nhân và báo cáo về Phòng Tổ chức Hành chính/ Hành chính Nhân sự. Triển khai hàng tháng, hàng quý trong năm.

Sau đây là vài nhận xét về quy trình xây dựng KPI tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1:

- Đã có quan tâm xây dựng mục tiêu chiến lược của công ty và mục tiêu của đơn vị, làm cơ sở để xây dựng các KPI. Tuy nhiên, quy trình nói trên không nhắc gì đến việc hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và thiết lập hệ thống các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, cũng là những cơ sở quan trọng của việc xây dựng các KPI.

- Mục tiêu chiến lược của công ty, cùng với sứ mệnh, tầm nhìn, cần được xác định và tuyên bố rõ ràng, ổn định. Do đó, lịch trình ban hành mục tiêu chiến lược của công ty vào tháng 11 hàng năm cần được điều chỉnh thành việc xác định hoặc xác định lại mục tiêu chiến lược mà thôi.

- Tương tự như vậy, các KPI cần được xây dựng tương đối hoàn chỉnh một lần, không phải xây dựng hàng năm như trong quy trình. Mặt khác, thực tế cho thấy, việc xác định các KPI phù hợp khá phức tạp, không thể giao hoàn toàn cho các đơn vị tự làm như trong quy trình. Cần

8 Bùi Văn Danh, Nguyễn Dương Tôn Nữ Hoàng Anh

có một nhóm chuyên trách, phối hợp với các đơn vị, với sự hỗ trợ của các nhà tư vấn, để xây dựng một hệ thống KPI đồng bộ của tất cả đơn vị trong công ty. Hàng năm chỉ cần rà soát để thay đổi những KPI tỏ ra không còn phù hợp.

- Quá trình triển khai xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các KPI cần có sự nhất trí, cam kết và tham gia của tất cả các cấp lãnh đạo và nhân viên. Do đó, việc nâng cao nhận thức về KPI và công tác truyền thông, huấn luyện có tác động quan trọng đến mức độ thành công của quá trình này. Trong nội dung này, nhà tư vấn và nhóm chuyên trách, trong đó có sự tham gia thường trực của nhân viên phòng nhân sự, đóng vai trò quan trọng.

3. Kết quả nghiên cứu và Bình luận

Dựa vào các điều kiện tiên quyết và nghiên cứu trường hợp nêu trên, kết hợp với kinh nghiệm tư vấn và nghiên cứu một số mô hình xây dựng KPI đã triển khai trong thực tế, chẳng hạn của WMC Resources Ltd [7], của Tổng công ty Công nghiệp- Bao bì- In Liksin [8], của Phòng Công trình Liên doanh Phú Mỹ Hưng [9], tác giả đề xuất một quy trình xây dựng KPI phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị: Gồm 5 bước chính:

* Bước 1: Xác định hoặc xác định lại sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các KPI được xây dựng sau này sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, chiến lược kinh doanh đề ra trong bước này.

* Bước 2: Thiết lập (nếu chưa thực hiện) hoặc rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh (nếu đã thực hiện) hệ thống các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc. Công việc này có thể mất nhiều thời gian và công sức, nhưng nếu chưa làm thì chưa thể xây dựng KPI.

Nếu 2 bước trên đã được thực hiện tốt, doanh nghiệp có thể triển khai ngay từ bước 3.

* Bước 3: Chọn tư vấn và thu hút sự cam kết của đội ngũ quản trị cấp cao. Chuyên gia tư vấn sẽ tạo điều kiện khích lệ sự quan tâm của đội ngũ quản trị cấp cao thông qua các buổi hội thảo, cung cấp thông tin liên quan, đồng thời giúp thành lập và lựa chọn các thành viên nhóm dự án của bước kế tiếp.

* Bước 4: Chuẩn bị công tác tổ chức, nhân sự. Thành lập nhóm dự án triển khai KPI, làm việc toàn thời gian, báo cáo trực tiếp lên tổng giám đốc. Tùy quy mô doanh nghiệp, có thể chọn khoảng 2-4 người có năng lực từ các bộ phận, trong đó nên có ít nhất 1 người từ bộ phận quản trị nguồn nhân lực. Tất cả các bộ phận của doanh nghiệp phải chỉ định người có trách nhiệm liên lạc và trao đổi thông tin với nhóm dự án này. Chuyên gia tư vấn sẽ cùng làm việc và kết hợp chặt chẽ với nhóm dự án.

* Bước 5: Xây dựng dự án. Lên kế hoạch và quy trình thực hiện cùng các bên liên quan, kiểm tra lại các điều kiện thực hiện, thu thập dữ liệu. Ngoài ra, cần xây dựng các kế hoạch truyền thông, đào tạo, hỗ trợ và phối hợp giữa các bộ phận liên quan.

-Giai đoạn xây dựng hệ thống KPI: Gồm các bước sau:

* Bước 6: Xác định các KRI và các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Sau khi phát động triển khai

dự án, nhóm dự án cần xác định các vấn đề thiết yếu để duy trì sức mạnh của doanh nghiệp. Từ đó, tiến hành xác định các KRI của các bộ phận. Chính các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp và các KRI đó sẽ giúp định hình hệ thống PI và KPI.

* Bước 7: Xây dựng các PI nhóm và cá nhân. Nhóm dự án sẽ tập hợp, lưu lại, kiểm tra, đối chiếu, cập nhật và hoàn chỉnh các PI từ các dữ liệu thu thập trong quá trình trao đổi với các cấp quản trị, rà soát lại cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, những báo cáo thường kỳ và nghiên cứu bên ngoài.

* Bước 8: Lựa chọn và tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI. Thực chất của bước này là lựa chọn các PI có sức thuyết phục nhất để hình thành hệ thống KPI. Cần bảo đảm tất cả các chỉ số được chọn đều mang những đặc trưng của một KPI.

- Giai đoạn áp dụng và điều chỉnh KPI: Bao gồm các bước:

* Bước 9: Áp dụng KPI. Xây dựng khung báo cáo ở tất cả các cấp, tổ chức các chương trình đào tạo và truyền thông thích hợp. Có thể giải thể nhóm dự án do đã kết thúc giai đoạn xây dựng hệ thống KPI, nhưng cần duy trì một nhân viên bộ phận quản trị nguồn nhân lực tiếp tục theo dõi quá trình áp dụng KPI và đưa ra các điều chỉnh ở bước sau.

* Bước 10: Điều chỉnh các KPI để bảo đảm phù hợp với các thay đổi của doanh nghiệp. Cần xem xét các yếu tố then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp ít nhất mỗi năm một lần, thảo luận và có thể tổ chức hội thảo với các bên liên quan để nhận diện những KPI không cón phù hợp và tiến hành chỉnh sửa định kỳ.

4. Kết luận

Bài báo này đã đề xuất một quy trình phù hợp, có thể là dự thảo cho một quy trình chuẩn, của việc xây dựng các KPI, từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, đến giai đoạn áp dụng và điều chỉnh. Đây có thể là một tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm triển khai việc đo lường, báo cáo và cải thiện hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Phương Đông, tr 223.

[2] Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi (2011), sđd, tr 220.

[3] David Parmenter (2008), Key Performance Indicators, John Wiley & Sons.

[4] Jeremy Hope, Robin Fraser (2003), Beyond Budgeting: How Managers Can Break Free from the Annual Performance Trap, Harvard Business School Press, Boston.

[5] Robert s. Kaplan, David P.Norton (1996), Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action, Harvard Business School Press, Boston.

[6] Thông báo số 0005/2014/TB-TGĐ, ký ngày 03/1/2014 tại TP Hồ Chí Minh, về việc ban hành Quy trình xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện KPI tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1.

[7] Wmc Environment, Health & Safety Management System, Guideline- Establishing ESH KPIs and KBIs, Owner: Chris Bradshaw, DocsOpen Ref: 133482.

[8] Đoàn Ngọc Hà (2010), Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại Tổng công ty Công nghiệp- Bao bì- In Liksin, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TPHCM.

[9] GS. Lê Kiều và cộng sự (2007), Ứng dụng kỹ thuật thang điểm (balanced scorecard) để đánh giá chiến lược kinh doanh của một Công ty Kinh doanh Bất động sản, T/C Kinh tế Xây dựng, số 1/2007.

(BBT nhận bài: 15/10/2015, phản biện xong: 28/02/2016)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 9

BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MEASURES TO APPLY INTERACTIVE PEDAGOGICAL VIEW IN TEACHING EDUCATION AT UNIVERSITY OF EDUCATION, THE UNIVERSITY OF DANANG

Lê Thị Duyên

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Quan điểm sư phạm tương tác là hướng mới trong cải cách giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Quan điểm này dựa trên việc xem xét mối quan hệ tác động qua lại của cả ba yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục là người dạy, người học và môi trường. Để tăng cường mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này có thể áp dụng các biện pháp như: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin; xây dựng các chuẩn năng lực bao gồm các chuẩn năng lực về kiến thức và các chuẩn năng lực về tương tác xã hội; xây dựng các bài tập tình huống gắn liền với ngữ cảnh; xây dựng môi trường học tập phù hợp, thân thiện trong dạy học; đa dạng hóa các loại hình, phương pháp và chủ thể tham gia trong quá trình kiểm tra đánh giá. Kết quả thực nghiệm sư phạm khi vận dụng các biện pháp này đã chứng minh tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề ra.

Abstract - Interactive pedagogical view is a new direction in the current education reform in order to improve teaching quality. This view is based on a review of the relationship and the interaction of all three elements involved in the educational process, namely teachers, students and the environment. To enhance the interactive relationship among these factors,we may apply such measures as: using active teaching methods;increasing the use of teaching facilities and information technology;building capacity standards including standards in knowledge capacity and competency standards in social interaction; developing case studies connected with the context; building a friendly and appropriate learning environment in teaching; diversifying forms and methods of testing and assessment with the involvement of students. Pedagogical Experimental results when applying these measures have proven the effectiveness and feasibility of the proposed measures.

Từ khóa - sư phạm tương tác; vận dụng quan điểm; biện pháp; giáo dục học; Đại học Đà Nẵng.

Key words - Interactive Pedagogy; apply view; solution; education; The University of Danang.

1. Đặt vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học từ lâu đã trở thành yêu cầu phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Điều 5, Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[3].

Quan điểm sư phạm tương tác (SPTT) là một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tác giả Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy cho rằng SPTT là cách tiếp cận hoạt động dạy học dựa trên việc xem xét mối quan hệ, tác động qua lại giữa ba nhân tố người dạy, người học và môi trường trong hoạt động sư phạm [1].

Việc vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn giáo dục học (GDH) giúp đáp ứng được mục tiêu hình thành năng lực cho người học, giúp tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên (SV). Đồng thời tiếp cận này giúp giảng viên (GV) dạy GDH có cái nhìn năng động, toàn diện hơn, không bỏ qua bất kỳ yếu tố nào có lợi cho việc tổ chức, thiết kế hoạt động dạy một cách hiệu quả [2].

Dựa vào thực trạng vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp vận dụng quan điểm này trong dạy học bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa;

- Đảm bảo sự tương tác giữa người dạy, người học và môi trường;

- Đảm bảo vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học;

- Đảm bảo tính thực tiễn và phát triển.

2.2. Các biện pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

2.2.1. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phát huy sự chủ động, sáng tạo và tương tác của người học

a. Mục tiêu của biện pháp

Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học để tổ chức hoạt động nhận thức của SV trong các giờ học môn GDH.

2.2.2. Nội dung của biện pháp

Trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện giảng dạy môn GDH GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm; phương pháp xử lý bài tập tình huống; phương pháp dạy học dự án; phương pháp sắm vai; phương pháp thực hành.

2.2.3. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

a. Mục tiêu của biện pháp

Vận dụng quan điểm SPTT nhằm thay đổi nhận thức, kĩ thuật, cường độ sử dụng phương tiện dạy học nhất là các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ học môn GDH.

b. Nội dung biện pháp

Trên cơ sở các phương pháp, kĩ thuật dạy học đã được

10 Lê Thị Duyên

xác định, GV lựa chọn, thiết kế, sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ tối đa quá trình hình thành tri thức, kĩ năng mới cho người học, góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập của SV.

2.2.4. Xây dựng các chuẩn năng lực cần hình thành trong từng bài, từng chương, trong đó bao gồm các chuẩn năng lực về kiến thức và các chuẩn năng lực về tương tác xã hội

a. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng các chuẩn năng lực, trong đó có bao gồm các chuẩn năng lực về kiến thức và các chuẩn năng lực về tương tác xã hội sẽ giúp định hướng cho quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm SPTT.

b. Nội dung của biện pháp

Dựa trên việc phân tích yếu tố người học, nội dung dạy học, nhu cầu của xã hội và lý luận về các yếu tố của quá trình SPTT xác định các chuẩn năng lực, bao gồm:

* Chuẩn năng lực về kiến thức: Hệ thống tri thức mà người học cần hình thành trong hoạt động dạy học.

* Chuẩn năng lực về tương tác xã hội, gồm năng lực:

- Năng lực tìm kiếm thông tin;

- Năng lực giải quyết và xử lý tình huống;

- Năng lực tương tác với bạn bè và thầy cô trong hoạt đông học tập;

- Năng lực sáng tạo và tư duy phê phán trong hoạt động học tập.

2.2.5. Xây dựng các bài tập tình huống gắn liền với ngữ cảnh môi trường xã hội trong dạy học GDH

a. Mục tiêu của biện pháp

Từ việc giải quyết các bài tập tình huống gắn liền với các ngữ cảnh môi trường sẽ giúp người học tích cực trong quá trình học tập, giúp quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn và những biến đổi của môi trường xã hội.

b. Nội dung biện pháp

Trên cơ sở xác định các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, cũng như xem xét thực tiễn giáo dục hiện nay, xem xét những biến đổi của môi trường xã hội tác động đến giáo dục để xây dựng các tình huống dạy học (tình huống dạy học mang tính tương tác xã hội). Trong quá trình người học giải quyết các tình huống đó, sẽ nhận thức được các nội dung học tập và hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng.

2.2.6. Xây dựng môi trường học tập phù hợp, thân thiện trong dạy học

a. Mục tiêu của biện pháp

Vận dụng quan điểm SPTT nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, trong đó GV chủ động thể hiện năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm khéo léo, SV tự tin, mạnh dạn, năng động, thành công trong học tập và cuộc sống.

b. Nội dung của biện pháp

Tác động đến các chủ thể của quá trình giao tiếp sư phạm về nhận thức và kĩ năng xây dựng mối quan hệ giao tiếp - hợp tác, xây dựng bầu không khí lớp học tích cực, cởi mở, thân thiện.

2.2.7. Đa dạng hóa các loại hình, phương pháp và chủ thể tham gia trong quá trình kiểm tra đánh giá

a. Mục tiêu của biện pháp

Vận dụng quan điểm SPTT để thay đổi nhận thức, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDH của GV, từ đó thu được kết quả học tập môn GDH của SV một cách toàn diện hơn, chính xác hơn.

b. Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở các qui định đánh giá trong chương trình môn GDH và các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá dạy học, nhà trường, khoa, GV giảng dạy môn học sử dụng kết hợp nhiều loại hình và phương pháp khác nhau để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDH của SV theo hướng kích thích tính tích cực, nỗ lực học tập không ngừng của SV, đáp ứng yêu cầu dạy học môn GDH theo quan điểm SPTT.

2.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp trên đây được đề xuất đều nhằm thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong toàn bộ quá trình dạy học môn GDH theo quan điểm SPTT. Song giữa các giải pháp, biện pháp đều có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau góp phần thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các thành tố của quá trình dạy học, nhất là ba thành tố: người dạy - người học - môi trường, làm tăng tính tích cực, chủ động, sự hứng thú, tham gia đầy trách nhiệm của SV Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng vào quá trình học tập môn GDH, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH trong nhà trường.

2.3. Thực nghiệm (TN) sư phạm biện pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH

2.3.1. Mục đích TN sư phạm

TN nhằm xác định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề ra trong quá trình dạy học môn GDH.

2.3.2. Nội dung TN

Tác giả chỉ tiến hành TN kết hợp các biện pháp trong dạy học môn GDH theo quan điểm SPTT vào thực thi tổ chức các bài dạy ở chương 2 của môn GDH 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quá trình giáo dục. Trong chương này, để vận dụng các biện pháp đề ra, tác giả tiến hành xây dựng các chuẩn năng lực, thiết kế các tình huống dạy học mang tính ngữ cảnh gắn liền với thực tế dựa vào chuẩn năng lực đã xây dựng, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng các đánh giá dựa vào khả năng vận dụng kiến thức để xử lý tình huống sư phạm.

2.3.3. Đối tượng TN

Tổ chức TN được tiến hành trên 2 lớp 13SPT (sư phạm Toán) và 13SPT (sư phạm tin) tại trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trong đó lớp 13SPT có sĩ số là 45 SV được chọn là lớp TN và lớp 13SPT có sĩ số là 50 sinh viên được chọn là lớp đối chứng (ĐC). Phương thức lựa chọn hai nhóm được xét tương đương nhau về các phương diện: trình độ, học lực, khả năng nhận thức, sĩ số, nội dung, môn học, tài liệu học tập và chỉ có sự khác biệt về phương thức tổ chức quá trình dạy học môn GDH.

2.3.4. Tiến trình thực nghiệm

a. Chuẩn bị TN:

Chọn lớp TN và lớp ĐC;

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 11

Xây dựng các chuẩn và thang đánh giá trong TN;

Xây dựng kế hoạch bài dạy theo chuẩn và thang đánh giá đã xây dựng.

b. Tiến hành TN sư phạm

Phát phiếu khảo sát đầu vào của lớp TN và lớp ĐC;

Tiến hành dạy học TN các biện pháp (lớp TN) và lớp ĐC vẫn dạy theo cách thức cũ;

Phát phiếu khảo sát đầu ra của lớp TN và lớp ĐC.

c. Xử lý kết quả TN

Sử dụng các công thức toán học để xử lý kết quả.

2.3.5. Xây dựng chuẩn năng lực và thang đánh giá TN

a. Chuẩn đánh giá yếu tố người học

*Chuẩn về mặt kiến thức:

Dựa trên kết quả nắm rõ tri thức của người học, gồm các tiêu chí sau: Giỏi (9 - 10 điểm); Khá (7 - 8 điểm); Trung bình (5 - 6 điểm); Yếu kém (0 - 4 điểm). Dựa vào thang đánh giá nêu trên, chúng tôi xây dựng đáp án, biểu điểm cho bài kiểm tra.

* Chuẩn về năng lực tương tác xã hội

- Thứ nhất là năng lực trong tương tác người học – môi trường, gồm các tiêu chí:

Khả năng đọc và tìm các tài liệu liên quan đến bài học;

Khả năng truy cập và khai thác thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng internet và hệ thống thư tín điện tử;

Khả năng vận dụng kiến thức về xã hội, biến đổi xã hội hiện nay để giải quyết các tình huống sư phạm liên quan.

- Thứ hai là lực năng trong tương tác người học – người dạy, gồm các tiêu chí:

Chú ý lắng nghe và quan sát để thông hiểu những yêu cầu, chỉ dẫn làm việc hoặc hoạt động của GV;

Đặt câu hỏi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến học tập;

Tích cực phát biểu, trình bày những vấn đề mà giáo viên yêu cầu;

Chủ động chia sẻ tình cảm, băn khoăn, trăn trở về học tập và cuộc sống đối với giáo viên;

Năng lực quan sát và đọc được những biểu hiện không lời của GV và có những điều chỉnh về hành vi, thái độ cho phù hợp.

- Thứ ba là năng lực trong tương tác người người học – người học, gồm các tiêu chí:

Tin tưởng vào bản thân, bạn học và khả năng thành công của nhóm học tập;

Không ngại tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ học tập;

Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong nhóm, trong lớp vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống và nhiệm vụ học tập;

Tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hướng tới nhiệm vụ học tập chung;

Năng lực điều chỉnh tương tác nhóm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

b. Chuẩn đánh giá yếu tố người dạy

GV xác định mục tiêu dạy học rõ ràng;

GV xây dựng các bài tập tình huống thực tiễn phù hợp với hoạt động dạy học;

GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp, kích thích được tính tích cực của người học;

GV luôn đưa ra các bài tập và yêu cầu đòi hỏi bạn phải tìm kiếm tài liệu và vận dụng những kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề;

GV sử dụng các biện pháp, hình thức kiểm tra phát huy đúng năng lực người học;

GV cởi mở, thân thiện, khuyến khích người học trong quá trình dạy học;

GV thiết kế các học liệu và phương tiện dạy học đa dạng, phong phú, kích hoạt được người học.

c. Chuẩn đánh giá yếu tố môi trường

Chất lượng của ánh sáng, âm thanh phục vụ dạy học tốt; phòng học yên tĩnh và được thiết kế hợp lí;

Phòng học được sắp xếp thuận tiện cho người học di chuyển, trao đổi;

Phương tiện, thiết bị dạy học đầy đủ, kích hoạt được người học;

Học liệu phục vụ học tập đa dạng, phong phú và thuận lợi để người học tìm kiếm hoặc khai thác;

Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp thân thiện, gần gũi, gắn bó.

2.3.6. Kết quả TN sư phạm

a. Kết quả đánh giá người học

*Kết quả về mặt nhận thức

Nội dung kiểm tra là kiến thức phần chương 2 của học phần GDH 2: Những vấn đề chung về lý luận giáo dục. Yêu cầu SV phải đạt được các mức độ nhận thức: nhớ, hiểu, vận dụng giải quyết bài tập và tình huống giáo dục trong thực tiễn. Chúng tôi đánh giá bài kiểm tra của SV dựa trên tiêu chí đã xây dựng ở mục 2.3.5 từ kết quả bài làm của SV, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình, tính phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của hai lớp và thu được kết quả như sau:

- Kết quả khảo sát đầu vào thực nghiệm

Bảng 1. Kết quả kiểm tra nhận thức trước TN

Điểm xi

Tần số lớp TN (f1) Tần số lớp ĐC (f2) 1 0 0 2 0 0 3 0 1 4 1 1 5 4 5 6 17 18 7 14 17 8 8 7 9 1 1

10 0 0 Tổng số SV: ∑fi 45 50

Điểm trung bình: X 6,60 6,48

Phương sai: � 1,06 1,21

Độ lệch chuẩn: � 1,030 1,100 Hệ số biến thiên: Cv(%) 16,06 18,67

12 Lê Thị Duyên

Bảng 2. Kết quả kiểm tra nhận thức trước TN theo mức độ nhận thức

Nhóm Tổng số bài

Kết quả các bài kiểm tra (%)

Yếu kém Trung bình Khá Giói

TN 45 2,22 46,67 31,11 20,00

ĐC 50 4,00 46,00 34,00 16,00

Xét Bảng 1 và Bảng 2, chúng ta thấy có sự tương đồng về trình độ của hai lớp là khá cao: điểm trung bình bài kiểm tra trước TN của lớp TN là 6,60 còn lớp ĐC là 6,48; độ lệch chuẩn của điểm kiểm tra trước TN của cả hai lớp TN, ĐC lần lượt là 1,03 và 1,10 đều đảm bảo độ tin cậy và chênh lệch nhau không nhiều; hệ số biến thiên của điểm số lớp TN là 16,06% và lớp ĐC là 18,67% là đảm bảo độ tin cậy; trình độ của SV về phần kiến thức “Giáo dục học 2” của hai nhóm khá đồng đều, đa phần ở mức độ trung bình.

- Kết quả khảo sát đầu ra thực nghiệm

Sau khi tiến hành dạy TN, chúng tôi tổ chức kiểm tra, đánh giá và thu được kết quả như sau:

Bảng 3. Kết quả kiểm tra nhận thức sau TN

Điểm xi

Tần số lớp TN (f1) Tần số lớp ĐC (f2)

1 0 0

2 0 0

3 0 0

4 0 1

5 3 6

6 12 16

7 16 17

8 11 8

9 3 2

10 0 0

Tổng số SV: ∑fi 45 50

Điểm trung bình: X 6,97 6,62

Phương sai: � 1,07 1,18

Độ lệch chuẩn: � 1,034 1,087

Hệ số biến thiên: Cv(%) 14,83 16,42

Bảng 4. Kết quả kiểm tra nhận thức sau TN xét theo mức độ nhận thức

Nhóm Tổng số bài

Kết quả các bài kiểm tra (%)

Yếu kém Trung bình Khá Giói

TN 45 0 33,33 35,56 31,11

ĐC 50 2,00 44,00 34,00 20,00

Qua Bảng 3 và Bảng 4 chúng ta thấy có sự khác biệt về điểm kiểm tra sau TN của lớp TN và lớp ĐC. Cụ thể, lớp TN điểm giỏi chiếm 31,11% trong khi lớp ĐC điểm giỏi chỉ chiểm 20,00%. Tuy nhiên, xét ở điểm trung bình cộng và các giá trị khác (như Bảng 3) thì chúng ta thấy sự khác biệt giữa hai lớp sau thực nghiệm là không nhiều. Cụ thể, điểm trung bình kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC 0,35 điểm (6,97 – 6,62). Trong khi mức chênh lệch của 2 lớp trước TN là 0,12 (6,60- 6,48); độ lệch chuẩn của lớp TN (1,07) thấp hơn lớp ĐC (1,18) cũng chính vì thế hệ số biến thiên (hệ số phân tán) trong điểm số của lớp TN thấp hơn lớp ĐC.

Qua kết quả nhận thức có sự khác nhau trong mức độ nhận thức của lớp TN và lớp ĐC khi vận dụng quan điểm

SPTT trong dạy học môn GDH. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không nhiều giữa việc dạy học theo hình thức trước và dạy học theo quan điểm SPTT.

* Kết quả đánh giá về năng lực tương tác xã hội

Bảng 5. Kết quả đánh giá về năng lực tương tác xã hội của yếu tố người học

TT Chuẩn năng lực TN (%) ĐC (%)

1 Tương tác người học – môi trường

1.1 Khả năng đọc và tìm các tài liệu liên quan đến bài học

51,11 30,00

1.2 Khả năng truy cập và khai thác thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng internet và hệ thống thư tín điện tử

60,00 26,00

1.3 Khả năng vận dụng kiến thức về xã hội, biến đổi xã hội hiện nay để giải quyết các tình huống sư phạm liên quan

84,44 24,00

2 Tương tác người học – người dạy

2.1 Chú ý lắng nghe và quan sát để thông hiểu những yêu cầu, chỉ dẫn làm việc hoặc hoạt động của GV

31,11 32,00

2.2 Đặt câu hỏi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến học tập

46,67 28,00

2.3 Chủ động chia sẻ tình cảm, băn khoăn, trăn trở về học tập và cuộc sống đối với giáo viên

26,67 12,00

2.4 Năng lực quan sát và đọc được những biểu hiện không lời của GV và có những điều chỉnh về hành vi, thái độ cho phù hợp

20,00 18,00

3 Tương tác người học - người học

3.1 Tin tưởng vào bản thân, bạn học và khả năng thành công của nhóm học tập

42,22 34,00

3.2 Không ngại tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ học tập

57,78 30,00

3.3

Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong nhóm, trong lớp vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống và nhiệm vụ học tập

57,78 60,00

3.4 Tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hướng tới nhiệm vụ học tập chung

66,67 38,00

3.5 Năng lực điều chỉnh tương tác nhóm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế

71,11 42,00

Trung bình cộng (%) 51,29 31,16

b. Kết quả đánh giá người dạy

Bảng 6. Kết quả đánh giá về năng lực tương tác xã hội của yếu tố người dạy

TT Chuẩn năng lực TN (%) ĐC (%)

1 Giáo viên xác định mục tiêu dạy học rõ ràng

75,56 78,00

2 Giáo viên xây dựng các bài tập tình huống thực tiễn phù hợp với hoạt động dạy học

91,11 38,00

3 Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp, kích thích được tính tích cực của người học

86,67 58,00

4

Giáo viên luôn đưa ra các bài tập và yêu cầu đòi hỏi bạn phải tìm kiếm tài liệu và vận dụng những kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề

82,22 36,00

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 13

5 Giáo viên sử dụng các biện pháp, hình thức kiểm tra phát huy đúng năng lực người học

48,89 50,00

6 Giáo viên cởi mở, thân thiện, khuyến khích người học trong quá trình dạy học

80,00 42,00

7 Giáo viên thiết kế các học liệu và phương tiện dạy học đa dạng, phong phú, kích hoạt được người học

64,44 66,00

Trung bình cộng (%) 75,56 52,57

c. Kết quả đánh giá yếu tố môi trường

Bảng 7. Kết quả đánh giá về năng lực tương tác xã hội của yếu tố môi trường

TT Chuẩn năng lực TN (%) ĐC (%)

1 Chất lượng của ánh sáng, âm thanh phục vụ dạy học tốt; phòng học yên tĩnh và được thiết kế hợp lí

40,00 32,00

2 Phòng học được sắp xếp thuận tiện cho người học di chuyển, trao đổi

48,89 58,00

3 Phương tiện, thiết bị dạy học đầy đủ, kích hoạt được người học

64,44 40,00

4 Học liệu phục vụ học tập đa dạng, phong phú và thuận lợi để người học tìm kiếm hoặc khai thác

37,78 42,00

5 Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp thân thiện, gần gũi, gắn bó

57,78 60,00

Trung bình cộng 49,78 46,00

Kết quả khảo sát về năng lực tương tác xã hội cho thấy có sự khác biệt rõ ràng hơn giữa lớp TN và lớp ĐC. Cụ thể là tương tác thể hiện ở yếu tố người học, xét điểm trung bình cộng thì lớp TN là 51,29% trong khi lớp ĐC chỉ có 31,16%; ở yếu tố người dạy thì điểm trung bình cộng của lớp TN là 75,56% trong khi lớp ĐC là 52,57% và xét ở yếu tố môi trường thì mức độ chênh lệch là không nhiều như lớp TN là 49,78%; lớp ĐC là 46,00%, có điều này là do trong quá trình dạy TN yếu tố môi trường ít có sự thay đổi (phòng học, không gian học tập như cũ, lớp học đông).

Nhận xét cụ thể ở từng tiêu chí thì ở yếu tố người học khả năng vận dụng kiến thức về xã hội, biến đổi xã hội hiện nay để giải quyết các tình huống sư phạm liên quan ở lớp TN có tới 84,44% SV lựa chọn, trong khi ở lớp ĐC con số này là 24,00% hay năng lực điều chỉnh tương tác nhóm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế lớp TN là 71,11%, còn lớp ĐC là 42,00%. Con số này cho thấy có sự tương tác cao hơn giữa người học với các yếu tố khác của quá trình dạy học khi vận dụng các biện pháp của quan điểm sư phạm tương tác. Xét

cụ thể các tiêu chí của yếu tố người dạy ta thấy “Giáo viên xây dựng các bài tập tình huống thực tiễn phù hợp với hoạt động dạy học” lớp TN là 91,11, còn lớp ĐC là 38%, hay “Giáo viên luôn đưa ra các bài tập và yêu cầu đòi hỏi bạn phải tìm kiếm tài liệu và vận dụng những kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề” - lớp TN là 82,22%. còn lớp ĐC con số này là 36,00%. Như vậy, sự tương tác ở yếu tố người dạy là cao hơn rất nhiều so với sử dụng cách dạy học ở lớp ĐC.

Như vậy, khi vận dụng các biện pháp của quan điểm SPTT vào dạy học môn GDH ta thấy về mặt kiến thức thì không có sự chênh lệch nhiều, cả hai lớp dạy vẫn đảm bảo và ngang nhau. Nhưng về chuẩn tương tác xã hội thì ở lớp TN là cao hơn so với lớp ĐC. Kết quả TN sư phạm trên đã phần nào khẳng định hiệu quả của quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH.

3. Kết luận

SPTT là cách tiếp cận hoạt động dạy học, đặc biệt nhấn mạnh các mối quan hệ qua lại giữa ba nhân tố người học, người dạy và môi trường trong hoạt động sư phạm.

Kết quả TN sư phạm vận dụng các biện pháp quan điểm SPTT trong dạy học môn GDH bước đầu đã cho thấy tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề ra.

Từ kết quả trên, chúng tôi đề xuất một số các khuyến nghị như sau:

- Nhà trường cần tăng cường trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy học. Đồng thời bố trí phòng học cho các lớp rộng rãi, thoáng mát. Mỗi lớp không quá 50 sinh viên.

- Giáo viên cần nâng cao năng lực dạy học và giáo dục trong tổ chức các hoạt động dạy học, trong đó có tính đến các tương tác sư phạm giữa ba yếu tố người dạy – người học và môi trường.

- Trong đánh giá hiệu quả dạy học của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, ngoài đánh giá về mặt kiến thức, cần đánh giá mặt tương tác giữa các yếu tố và xem đó như là yêu cầu bắt buộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác thầy - trò trên lớp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3] Luật Giáo dục (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

(BBT nhận bài: 13/11/2015, phản biện xong: 27/11/2015)

14 Nguyễn Thị Thu Hà

VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

THE ROLE OF LABOR IN THE ECONOMIC GROWTH IN DANANG CITY

Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Lao động được coi là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, là nhân tố then chốt quyết định tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá đúng và khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tận dụng lợi thế cạnh tranh đã và đang là một vấn đề được quan tâm của tất cả các quốc gia, địa phương, trong đó có Đà Nẵng – một thành phố đầu tàu kinh tế của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá vai trò của lao động trong tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thời gian qua và đề xuất một số giải pháp sử dụng lao động hợp lý hơn nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh về lao động, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.

Abstract - Labor is one of the most important inputs in the production process and is the key factor that determines the growth of an economy. However, how to appreciate and exploit the labor potential as well as to take advantage of its competitive advantage has been the concern of all nations and cites, including Danang city – a leading economic city in the Central Region and Central Highlands. The paper aims to assess the role of labor in the economic growth of Danang in the period 2000-2014 and recommend some measures to use the labor source more effectively to make the most use of its competitive advantage, contributing to the development of Danang city.

Từ khóa - lao động; phát triển; tăng trưởng kinh tế; vai trò; thành phố Đà Nẵng.

Key words - labor; development; economic growth; the role; Danang city.

1. Đặt vấn đề

Trong các yếu tố sản xuất thì sức lao động được xem là

một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng và có tính chất quyết

định đến việc chuyển hóa nguyên liệu thô và các giá trị hữu

hình khác thành các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng của

quá trình sản xuất. Khi xem xét các nhân tố cấu thành của quá

trình sản xuất trong một nền kinh tế nhất định, chúng ta đều

nhận thấy rằng, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển

của nền kinh tế ấy, nhà sản xuất hay chính phủ không thể

không quan tâm đến yếu tố lao động. Làm thế nào để đánh giá

đúng và khai thác hết tiềm năng lao động, tận dụng lợi thế

cạnh tranh, đó là một vấn đề đang được sự quan tâm của tất cả

các quốc gia, địa phương.

Đà Nẵng là một thành phố lớn, trung tâm kinh tế khu

vực Miền Trung và Tây Nguyên. Qua gần 20 năm tách tỉnh

và phát triển, một trong những thành tựu của thành phố là

đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đồng tâm nhất

trí, một lực lượng lao động có chất lượng cao, đáp ứng kịp

với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên,

cho đến nay, trên phương diện lý luận, việc nghiên cứu chỉ

ra vai trò của lao động đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế

của Đà Nẵng trong thời gian qua vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Mục tiêu bài viết là đánh giá vai trò của lao động đối với

tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong thời

gian qua, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm sử

dụng nguồn lực lao động chất lượng cao một cách hợp lý

hơn để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh về lao động, góp

phần vào sự phát triển chung của Thành phố.

2. Thực trạng lao động ở Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014

2.1. Về số lượng lao động

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang nổi lên là địa

phương có nền kinh tế phát triển nhanh, chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên tiếp nhiều năm liền dẫn đầu

cả nước. Việc xác định Đà Nẵng là một trong những đô thị

lớn của cả nước theo Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính

trị với vai trò là trung tâm kinh tế xã hội lớn của Miền

Trung và cả nước, một trong các nhóm giải pháp trọng tâm

được thành phố xây dựng là: Duy trì tăng trưởng kinh tế

nhanh và bền vững với tốc độ tăng bình quân trên 14%

năm, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại. Phát triển

công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành có

hàm lượng công nghệ cao. Điều này đã cho thấy quyết cao

của Trung ương trong việc đưa Đà Nẵng trở thành đô thị

văn minh, hiện đại và để đạt được mục tiêu đó, chúng ta

không thể không kể đến vai trò của lực lượng lao động có

chất lượng cao đã và đang góp phần quyết định vào tốc độ

phát triển của thành phố [2].

Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất

lượng cao, Đà Nẵng không chỉ quan tâm đến chất lượng,

mà còn chú ý đến cả số lượng và cơ cấu của nguồn lao động

(Hình 1).

Hình 1. Lực lượng lao động và tốc độ tăng lao động

của Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014 Lực lượng lao động của thành phố không ngừng tăng

lên qua các năm, nếu như năm 2000 chỉ mới đạt 318.639

người (chiếm 44,08% dân số) thì đến năm 2014 đã lên tới

538.175 người (chiếm 53,6% dân số Đà Nẵng), đây được

xem là lợi thế của Đà Nẵng. Với nguồn nhân lực dồi dào

và có chất lượng cao như hiện nay, đây được xem là động

lực quan trọng giúp thành phố thu hút được các nguồn lực

đầu tư trong và ngoài nước nhằm đạt được các mục tiêu

0.000

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

.0

100000.0

200000.0

300000.0

400000.0

500000.0

600000.0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ

bộ

2014

Tổng lực lượng

lao động

Tốc độ tăng

lao động

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 15

phát triển trung và dài hạn. Tuy nhiên, qua biểu đồ 1 chúng

ta cũng dễ dàng nhân thấy rằng, số lượng lao động của

thành phố không ngừng gia tăng qua các năm, nhưng tốc

độ tăng của lao động lại biến động và có không ổn định.

Trong đó, mức tăng lao động thấp nhất là năm 2006, giảm

xuống chỉ còn 1,76% so với cùng kỳ năm trước, đến năm

2011 tăng đột biến lên đến 6,65%, nhưng năm 2012 lại sụt

giảm chỉ còn 2,85% [1].

So với các thành phố trực thuộc Trung ương khác của cả

nước, Đà Nẵng được xem là một thành phố trẻ, năng động, là

“thành phố đáng sống”, đặc biệt với chương trình Thành phố

5 không, Thành phố 3 có trong những năm qua đã cho thấy

việc sử dụng lao động trên địa bàn thành phố luôn đạt ở mức

cao [4]. Việc tạo việc làm và giải quyết việc làm luôn được

các cấp, các ngành của Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Vì vậy, tỷ

lệ lao động có việc làm của thành phố luôn đạt con số ấn tượng

so với các địa phương khác trong cả nước.

Bảng 1. Tỷ lệ lao động của thành phố Đà Nẵng

Năm 2000 2006 2007 2012 2013 2014

Tỷ lệ LĐ có

việc làm 94,05 93,60 92,66 95,67 95,28 95,52

Tỷ lệ LĐ thất

nghiệp 5,95 6,40 7,34 4,33 4,72 4,48

Tỷ lệ HSSV

trong LLLĐ 22,09 22,17 21,70 25,17 25,64 25,84

Nguồn: Niêm giám thống kê Đà Nẵng qua các năm

Số liệu Bảng 1 cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ

lệ học sinh, sinh viên tăng mạnh trong giai đoạn 2000-

2014, thể hiện nguồn lực lao động có sẵn để huy động cho

phát triển kinh tế của Đà Nẵng khá dồi dào. Cụ thể:

- Giai đoạn 2000 - 2006: Lực lượng lao động tăng từ

318.639 người năm 2000 lên 393.277 người vào năm 2006.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm trong thành phố lại

giảm sút 0,45% từ 94,05% năm 2000 xuống còn 93,60%

năm 2006.

- Giai đoạn 2007 - 2014: Giai đoạn này lực lượng lao

động tăng nhanh và đạt mức 539.100 người năm 2014. Như

chúng ta đã biết, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập

Tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều này đã tạo nên cú

hích để nước ta nói chung, Đà Nẵng nói riêng có những

bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó phải kể đến việc thành phố đã chủ động tạo ra

môi trường làm việc năng động, đề ra nhiều chính sách, chế

độ tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài từ các nơi về làm

việc cho Đà Nẵng. Vì vậy, lao động dịch chuyển từ các địa

phương khác về Đà Nẵng tìm kiếm việc làm tăng cao trong

giai đoạn này, dẫn đến tỷ lệ lao động có việc làm tăng

nhanh lên 95,52% (năm 2014) [1].

Nhìn chung, sự gia tăng về số lượng lao động trong giai

đoạn 2000-2014 của thành phố đạt kết quả khá ấn tượng.

Để có được kết quả đó là nhờ việc thực hiện các chính sách

đãi ngộ, thu hút nhân tài, cải thiện môi trường, cơ sở vật

chất của Đà Nẵng. Xuất phát từ sự thay đổi trong chính

sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ chế thông thoáng,

môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài

nước, Đà Nẵng không chỉ tranh thủ thu hút đầu tư từ các

nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài

Loan, Trung Quốc... đầu tư cho những dự án lớn mang tính

đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thu hút được

nhiều lao động từ các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam

về làm việc, cùng với đó là lực lượng lao động có chất

lượng cao từ nhiều địa phương dịch chuyển về, làm cho lực

lượng lao động của thành phố tăng nhanh và chiếm tỷ lệ

lớn trong dân số. Với nguồn lao động dồi dào và có chất

lượng như hiện nay, đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy

sự phát triển của Đà Nẵng, đồng thời cũng là thách thức

cho thành phố trong vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc

làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

2.2. Cơ cấu lao động

2.2.1. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Việc phân bổ lao động hiện nay cho thấy, sự dịch

chuyển về cơ cấu lao động giữa các thành phân kinh tế là

quy luật tất yếu của sự phát triển.

Hình 2. Tỷ trọng lao động có việc làm phân

theo thành phần kinh tế

Từ Hình 2 ta thấy lực lượng lao động trong các thành

phần kinh tế có sự phân hóa rõ rệt. Lao động thuộc khu vực

kinh tế nhà nước có xu hướng chuyển qua làm việc cho các

khu vực kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước

ngoài. Cụ thể, khu vực ngoài nhà nước tập trung lượng lao

động lớn nhất, tăng 15,9% từ 66,86% năm 2011 lên 82,76%

năm 2014. Trong khi đó lao động ở khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài có sự giảm nhẹ xuống còn 5,16% vào năm

2014. Nguyên nhân của việc chuyển dịch lao động này là

do thành phố ngày càng tạo ra nhiều cơ hội và môi trường

làm việc năng động, chính sách đãi ngộ hấp dẫn cho các

doanh nghiệp ngoài vào đầu tư làm ăn tại Đà Nẵng. Không

chỉ vậy, thành phố còn tạo điều kiện bằng hành lang pháp

lý để các doanh nghiệp kinh tế tư nhân phát huy được thế

mạnh, tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời có những chính

sách đãi ngộ hợp lý, tạo niềm tin để giữ chân các nhà đầu

tư. Chính điều này đã góp phần để các doanh nghiệp tư

nhân mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lực lượng

lao động từ các thành phần kinh tế khác về làm việc. Từ

biểu đồ trên còn cho thấy, tỷ trọng lao động thuộc khu vực

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng không đáng kể, thậm

chí có xu hướng giảm. Nguyên nhân của tình trạng trên có

nhiều, nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu vẫn là

do điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng quá khốc liệt (mưa bão

nhiều hơn các địa phương khác ở hai đầu đất nước). Bởi

vậy, quy mô sản xuất và nguồn vốn đầu tư cũng như lực

lượng lao động thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài có tăng, nhưng không đáng kể [1].

.000

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ trọng

DV

(%)

Tỷ trọng

CN-XD

(%)

Tỷ trọng

NLTS

(%)

16 Nguyễn Thị Thu Hà

2.2.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Là một thành phố trẻ, năng động và cùng với đó là điều

kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch

vụ, nên khi xem xét cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thì

việc mất cân đối trong cơ cấu lao động giữa các ngành kinh

tế cũng là một tất yếu.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển

dịch trong phân bổ lực lượng lao động theo hướng tích cực,

cụ thể: giảm tỷ trọng lao động ngành nông, lâm nghiệp,

thủy sản (NLTS), tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp

- xây dựng (CN-XD), và dịch vụ (DV).

Hình 3. Tỷ trọng lao động tham gia vào các ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng

tất yếu của quá trình phát triển của Đà Nẵng trong giai đoạn

hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng

giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát

huy thế mạnh của thành phố.

Từ Hình 3 ta thấy, tỷ trọng lao động trong ngành NLTS

giảm mạnh từ 28,49% năm 2000 xuống 7,43% năm 2013 và

còn 4,12% năm 2014. Ngược lại, tỷ trọng lao động trong

ngành DV tăng lên rõ rệt từ 37,81% năm 2000 tăng lên

56,48% năm 2013 và 70,61% năm 2014. Tỷ trọng lao động

thuộc nhóm ngành CN - XD tương đối ổn định và không có

nhiều biến động [1]. Sự chuyển dịch lao động từ nhóm ngành

NLTS sang các ngành CN - XD và DV là điều tất yếu. Bởi

vì nhóm các ngành DV không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế

cao hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong đóng góp vào GDP

của thành phố, mà còn khẳng định chính sách phát triển đúng

hướng của Đà Nẵng nhằm phát huy được những lợi thế cạnh

tranh và những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi.

Hình 4. Tốc độ tăng lao động trong các ngành kinh tế

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tốc độ tăng lao động ở

thành phố Đà Nẵng trong 14 năm qua có sự biến động

mạnh. Trong giai đoạn đầu 2001 - 2004, lao động trong

nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) có xu

hướng giảm, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

(NLTS) tăng, giảm bất thường và có giai đoạn giảm sâu,

nhóm ngành dịch vụ (DV) cũng có xu hướng tăng giảm

không ổn định. Cụ thể, mức tăng lao động bình quân giai

đoạn của ngành NLTS là -1,51%, ngành CN - XD là -

0,23% và ngành DV là -2,64%. Giai đoạn 2004 - 2008 là

giai đoạn lao động có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất, bắt

đầu có sự dịch chuyển lao động trong các ngành theo sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố như lao động làm

việc trong ngành nông nghiệp chuyển dần sang làm việc

trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2008 -

2014, tình hình lao động tương đối ổn định, trong năm 2014

tốc độ tăng lao động ngành DV đạt 4,58%, ngành CN -XD

là 3,96% và ngành NLTS là -1,56% [1].

Với chính sách của thành phố là: Phát triển công nghiệp

có chọn lọc, tập trung vào những ngành có hàm lượng công

nghệ cao; Xây dựng và phát triển nhanh dịch vụ, đầu tư

phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập

trung phát triển những sản phẩm có tính đặc thù; Xây dựng

Đà Nẵng thành đầu mối quá cảnh và giao lưu hàng hoá,

dịch vụ của miền Trung -Tây Nguyên, khu vực ASEAN,

thì việc chuyển dịch lao động từ nhóm ngành NLTS và CN

- XD qua nhóm ngành DV là một xu thế tất yếu [4].

2.3. Về chất lượng lao động

Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước

và hội nhập với thế giới, đến nay chất lượng nguồn nhân

lực ở Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng, về cơ bản

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, và có thể nói còn một khoảng cách khá

xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Không

chỉ vậy, nhìn vào cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

của Đà Nẵng, chúng ta còn thấy những bất cập lớn. Điều

này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng và

phát triển thành phố nói chung, đồng thời cũng là bài toán

nan giải của Đà Nẵng trong việc đào tạo và tạo việc làm

cho người lao động sau đào tạo.

Hình 5. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn

Qua hình vẽ trên ta thấy, lực lượng lao động thành phố

được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và

tay nghề, chất lượng lao động ngày càng tăng, có thể đáp

ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở

thành phố cũng như ở cả khu vực Miền Trung.

Tỷ lệ lao động được đào tạo qua trung học, cao đẳng và

đại học tăng lên đáng kể trong những năm qua. Điển hình là

lao động được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học tăng gấp

đôi từ 10% năm 2000 lên 21% năm 2014. Ngược lại, số lượng

công nhân kỹ thuật giảm nhẹ trong giai đoạn 2000-2014 từ

9% năm 2000 xuống 8% năm 2014. Mặt khác, lao động không

có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảm theo thời gian, từ

76,24% năm 2000 giảm xuống còn 64,32% năm 2014 [1].

Những con số trên đã phần nào thể hiện cố gắng của thành phố

.000

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

Tỷ trọng

DV

(%)

Tỷ trọng

CN-XD

(%)

Tỷ trọng

NLTS

(%)

-40.000

-30.000

-20.000

-10.000

.000

10.000

20.000

30.000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng

LĐ trong NLTS

Tốc độ tăng

LĐ trong CN-XD

Tốc độ tăng

LĐ trong DV

9%

5%10%

76%

8%

7%

21%

64%

Công nhân kỹ

thuật

Trung học Cao đẳng, đại học Khác

Năm 2000 Năm 2014

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 17

trong việc nâng cao chất lượng và trình độ tay nghề của người

lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Tuy

nhiên, chúng ta vẫn nhận thấy sự mất cân đối trong cơ cấu lao

động của Đà Nẵng hiện nay, nguồn lao động có chất lượng

cao vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu lao động,

trong khi đó lao động phổ thông hoặc chưa qua đào tạo vẫn

chiếm tỷ trọng lớn.

2.4. Đóng góp của lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh

tế của thành phố

Như trên đã đề cập, nguồn lực con người - lao động

được xem là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của

lực lượng sản xuất xã hội. Vì vậy, khi nói đến sự phát triển

mọi mặt của Đà Nẵng trong thời gian qua, chúng ta không

thể không đề cập đến đóng góp của yếu tố con người - lực

lượng lao động của thành phố. Mức đóng góp của lao động

đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố được thể hiện

qua hình vẽ dưới đây:

Hình 6. Tỷ trọng đóng góp của lao động tới tăng trưởng

và tốc độ tăng GDP giai đoạn 2000 – 2014

Nhìn vào Hình 6 ta thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của

thành phố khá cao, bình quân khoảng 8% so với cả nước và

liên tục tăng trưởng ổn định trong 15 năm qua. Trong đó,

mức đóng góp của lao động cao, tương đối ổn định và chiếm

tỷ trọng khá lớn trong tăng trưởng GDP. Giai đoạn đầu đóng

góp của lao động tới tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng chiếm vai

trò không nhỏ với tỷ trọng đóng góp là 99,697% (năm 2004),

góp phần thúc đẩy tăng trưởng, làm cho tốc độ tăng GDP

của thành phố tăng liên tục trong những năm 2000-2005.

Năm 2006, thiên tai và dịch bệnh phát sinh nên kinh tế của

thành phố bị đình trệ, lao động mất việc do nhà máy, cơ sở

sản xuất bị phá hủy, làm cho mức đóng góp của lao động vào

tăng trưởng GDP giảm mạnh từ 12,34% năm 2005 xuống

0,57% năm 2006, cùng với đó là tốc độ tăng GDP cũng sụt

giảm chỉ còn 9,14% năm 2006. Tuy nhiên, từ sau năm 2007,

thành phố bắt đầu khôi phục kinh tế, lấy lại quỹ đạo tăng

trưởng như ban đầu, nên mức đóng góp của lao động vào

GDP đã tăng lên 21,53% năm 2008. Đặc biệt, năm 2012 là

năm ghi nhận mức đóng góp vượt trội của lao động, đạt

196,99% trong tăng trưởng kinh tế của thành phố. Năm

2013, tình hình kinh tế của nước ta rơi vào tình trạng khó

khăn, nên các nhà đầu tư và doanh nghiệp tại Đà Nẵng cũng

khó tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, thiếu vốn sản xuất, do

vậy tăng trưởng kinh tế giảm sút còn 8,37% và mức đóng

góp của lao động vào tăng trưởng GDP cũng chỉ còn 7,57%.

Đến năm 2014, thành phố tăng trưởng nhanh trở lại với tốc

độ tăng trưởng GDP là 12,15% và lao động tiếp tục đóng vai

trò quan trọng với tăng trưởng thành phố với mức đóng góp

vào tăng trưởng GDP Đà Nẵng là 38,32% [4].

Để phân tích rõ hơn đóng góp của lao động đối với tăng

trưởng kinh tế Đà Nẵng, tác giả sử dụng mô hình kinh tế

lượng nhằm đánh giá tác động của lao động đến tăng

trưởng kinh tế thành phố. Cụ thể:

Mô Hình 1 nhằm đánh giá tác động của tổng lực lượng

lao động đến tăng trưởng kinh tế.

Ln(gGDP) = + *Ln(L) = -19,183 + 2,797*L

Trong đó: gGDP là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm

trên địa bàn thành phố (%);

L là tổng lực lượng lao động (Người).

Kết quả hồi quy cho thấy, khi lực lượng lao động tăng

1% thì GDP của thành phố tăng 2,97% (với Sig < 0,05 và

R2 = 0,987, nghĩa là mô hình có ý nghĩa thống kê và có thể

sử dụng để phân tích, biến yếu tố lao động giải thích được

98,7% biến động của GDP).

Đối với lao động thì trình độ chuyên môn, kỹ thuật của

lao động đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế

thành phố, chính vì vậy mô hình 2 nhằm đánh giá tác động

lao động theo trình độ với tăng trưởng kinh tế.

Ln(gGDP) = 0 + 1*Ln(CNKT) + 2*Ln(TH)

+ 3*Ln(CDDH) + 4*Ln(Tren DH)

= -13,52 + 0,33*(CNKT) + 0,23*(TH)

+ 0,45*(CĐĐH) + 1,56*(Trên ĐH)

Trong đó:

gGDP là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn

thành phố (%);

CNKT: Số lượng lao động là công nhân kỹ thuật;

TH: Số lượng lao động ở bậc Trung học;

CDDH: Số lượng lao động có bằng Cao đẳng, đại học;

Trên DH: Số lượng lao động có bằng trên đại học.

Kết quả hồi quy mô hình 2 cho thấy: Trong điều kiện

các yếu tố khác xem như không đổi, lao động ở các trình

độ khác nhau tăng 1% thì GDP thành phố sẽ tăng lên, cụ

thể, tăng 0,33% (dành cho lao động là CNKT), 0,23%

(dành cho lao động bậc TH), 0,45% (dành cho lao động bậc

CĐĐH) và 1,56% (dành cho lao động có bằng trên ĐH).

Thêm vào đó, 0 mang dấu âm có nghĩa là nếu lao động

phổ thông, không có bằng cấp tăng 1% thì sẽ làm cho GDP

thành phố giảm 13,52%.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy, lao động có trình độ

càng cao càng đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế

thành phố. Với Sig < 0,05 và R2 = 0,997 nghĩa là mô hình

có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng để phân tích, biến

lao động theo trình độ chuyên môn giải thích được 99,7%

biến động của GDP.

Tóm lại, mặc dù số lượng lao động thành phố qua các

năm có sự biến động lớn, nhưng nhìn chung lao động vẫn là

yếu tố quan trọng, đóng góp tỷ trọng khá lớn và ổn định trong

tăng trưởng kinh tế thành phố. Lao động có trình độ càng cao

thì càng đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế thành phố.

3. Một số giải pháp

Qua việc phân tích thực trạng lao động ở Đà Nẵng thông

qua việc đánh giá số lượng lao động, sự phân bố lao động

.000

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

.000

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

Tỷ trọng

đóng góp

của L

gGDP

18 Nguyễn Thị Thu Hà

theo khu vực và ngành kinh tế, chất lượng lao động và đóng

góp của lao động tới tăng trưởng kinh tế thành phố, tác giả

đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn

chế, đồng thời phát huy hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của

lực lượng lao động thành phố, đó là:

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực. Cần đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp, các

ngành, xã hội về học nghề, đào tạo nghề; tăng cường các

điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề; hoàn

thiện cơ chế, chính sách, và tăng cường quản lý nhà nước;

đẩy mạng xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề.

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực lao động tại

các trường học và dạy nghề; đề cao vấn đề thực hành so

với học lý thuyết, học đi đôi với hành; xây dựng thêm các

trung tâm, cơ sở vật chất, mô hình về một số ngành nghề

mà hiện nay ở các trường đào tạo nhằm tạo định hướng và

bước đầu tạo nền tảng sơ khai trong ý thức sinh viên về

công việc mình sẽ làm trong tương lai. Gia tăng các mức

đầu tư và hỗ trợ cho cá nhân vượt khó trong học tập: học

bổng, hỗ trợ chi phí… Đưa mô hình các ngành nghề hiện

tại vào lộ trình học để sinh viên có thể hiểu và xác định

xem ngành nghề tương lai có phù hợp với khả năng và niềm

yêu thích của mình hay không.

Thứ hai, cần quan tâm hơn nữa đến đời sống người lao

động. Tăng lương và có các hình thức khen thưởng khi người

lao động gia tăng năng suất và chất lượng công việc. Thành

phố cần có những chính sách nhằm hỗ trợ vốn cho người lao

động và các doanh nghiệp sau các biến động thiên tai và

khủng hoảng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn

ưu đãi nhằm khuyến khích tạo công ăn việc làm cho người

lao động, giảm bớt áp lực về thất nghiệp. Thực hiện đầy đủ

các chính sách bảo hộ lao động, an sinh xã hội như bảo hiểm

xã hội, nhà ở… để người lao động an tâm sản xuất. Tổ chức

và đào tạo nghề cho lao động phổ thông nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, đồng thời khuyến khích người lao

động tự tạo việc làm cho bản thân. Nâng cao trình độ ngoại

ngữ cho lao động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại các

khu vực có tiềm năng du lịch: biển, trung tâm thành phố…

Thứ ba, cần đầu tư phát triển các thế mạnh hiện có của

thành phố nhằm tạo việc làm cho người lao động. Hiện tại

công việc dành cho lao động phổ thông, đặc biệt là trong

ngành nông nghiệp ở thành phố vẫn còn tồn tại, điển hình như

mô hình trồng rau ở khu vực xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang

và phường Bắc Mỹ An. Tuy nhiên, nhu cầu đầu ra cho các sản

phẩm của người dân chưa cao, dẫn đến một số hộ thay đổi đất

canh tác và ngành nghề, không tạo nên việc làm ổn định cũng

như không thu hút được nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này,

trong khi đây là mô hình giúp phát triển một phần về kinh tế

cũng như du lịch ở Đà Nẵng. Do đó, thành phố cần chú trọng

phát triển cũng như hỗ trợ đầu ra cho lĩnh vực này như: Mở

các gian hàng tại các chợ lớn, siêu thị và khu mua sắm ẩm

thực; mở rộng thị trường rau sạch sang các tỉnh lân cận; hỗ trợ

vốn cho nông dân; mở các khóa học đào tạo về mô hình trồng

rau sạch, đồng thời tuyên truyền mọi người về ý thức đạo đức

kinh doanh trong các chương trình này nhằm tạo niềm tin cho

người tiêu dùng…

Xây dựng kép các mô hình trồng cây sạch với du lịch

sinh thái nhằm thu hút khách du lịch và tăng nguồn lao

động cho lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp. Phát triển nguồn

lao động đáp ứng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực ở Đà

Nẵng: tiềm năng về biển; du lịch dịch vụ; nông-lâm-ngư

nghiệp… Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp để phát

triển và giải quyết việc làm cho người lao động ở Đà Nẵng.

Đặc biệt là ở khu vực huyện Hòa Vang, khu vực nhiều tiềm

năng về lao động và đất đai.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố chống lại và

giảm thiểu hậu quả sau thiên tai. Giúp lực lượng lao động

không bị biến động và sụt giảm. Nâng cao chất lượng lao

động hiện có, đặc biệt là lao động trong các ngành du lịch

dịch vụ ở các mảng: tiếng Anh, giao tiếp, hiểu biết về văn

hóa lịch sử, trình độ chuyên môn… Tăng cường chính sách

thu hút, đãi ngộ nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh

viên xuất sắc mới ra trường tìm được công việc phù hợp

với chuyên môn, có điều kiện thuận lợi nhất để cống hiến

tuổi trẻ cho xã hội. Hình thành và mở rộng các chương trình

giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực trên địa bàn

thành phố, nhằm nâng cao tình hữu nghị và tạo niềm tin

cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp vốn và xây

dựng các chương trình, dự án tại Đà Nẵng, góp phần gia

tăng việc làm cho lao động khu vực ngoài nhà nước và khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Kết luận

Qua phân tích thực trạng lực lượng lao động Đà Nẵng ta

thấy nguồn lực lao động thành phố khá dồi dào với tỷ lệ dân

số trong độ tuổi lao động tăng, sự chuyển dịch cơ cấu lao

động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố,

thành phố đã chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, số lượng lao động trẻ chưa

qua đào tạo còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ, có

trình độ vẫn còn cao. Cơ cấu đào tạo có chuyển biến, nhưng

còn chậm, chưa phù hợp với thành phố phát triển theo hướng

công nghiệp. Điều này phần nào đã tác động xấu đến sự tăng

trưởng kinh tế của thành phố. Chính vì vậy, thành phố cần

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm hơn

nữa đến đời sống người lao động và khuyến khích các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đầu tư nhằm tạo việc làm cho

người lao động. Đó là những giải pháp thiết yếu nhằm phát

huy hơn nữa vai trò lao động, góp phần vào sự phát triển

chung của thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Niêm giám Thống kê Đà Nẵng

qua các năm, NXB Thống kê Đà Nẵng.

[2] Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, Hội thảo khoa học “Đào tạo nghề - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”, 2014.

[3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành

phố Đà Nẵng: http://www.danang.gov.vn.

[4] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tình hình phát triển

kinh tế - xã hội Đà Nẵng qua các năm.

(BBT nhận bài: 06/12/2015, phản biện xong: 29/01/2016)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 19

ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG CHO CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA (KHASPEXCO)

APPLYING THE BALANCED SCORECARD TO KHANH HOA SEAPRODUCT EXPLOITATION AND SERVICE ENTERPRISE (KHASPEXCO)

Phan Thị Xuân Hương1, Trần Đình Khôi Nguyên2, Nguyễn Văn Ngọc1 1Trường Đại học Nha Trang; [email protected]; [email protected] 2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected];

Tóm tắt - Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một công cụ quản trị chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động hiện đại đang được các doanh nghiệp trong nước tiếp cận. Tuy nhiên áp dụng BSC đòi hỏi nhiều công sức và thời gian thử nghiệm từng bước đối với công cụ này trong bối cảnh của Việt Nam. Bài báo trình bày quy trìnhtriển khai BSC cho công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO). Nghiên cứu này đã xây dựng bản đồ chiến lược, các chương trình hành động và hệ thống các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của công ty theo cả bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển. Qua quá trình triển khai, chúng tôi xác định được những khó khăn phát sinh trong thực tế cũng như những khuyến nghị liên quan đến quá trình ứng dụng BSC vào DNCB thủy sản.

Abstract - The Balanced Scorecard (BSC) is a modern strategic management and performance measurement tool that has been approached by domestic businesses in Vietnam. However, the application of BSC requires great effort and gradual testing time in the Vietnamese context. This paper presents the process of applying BSC to Khanh Hoa Seaproduct Exploitation and Service Enterprise (KHASPEXCO). We have built up a strategy map, action plans, and a system of key performance indicators for KHASPEXCO in four aspects: finance, customer, internal process, and learning & growth.Through the implementation of BSC, we have identified difficulties that arise from the reality, thereby proposing some suggestions concerning the application of the BSC to aquatic product processing companies.

Từ khóa - Bản đồ chiến lược; chỉ số then chốt đánh giá hiệu suất công việc; chế biến thủy sản; mục tiêu chiến lược; thẻ điểm cân bằng.

Key words - strategy map; key performance indicators; aquatic product processing; strategic objectives; Balanced Scorecard

1. Đặt vấn đề

Trong số những công cụ và phương pháp quản trị đã được vận dụng trong những năm gần đây (quản trị chất lượng toàn diện; quản trị quy trình kinh doanh; hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (DN); quản trị quan hệ khách hàng và quản trị dựa trên giá trị), thì thẻ điểm cân bằng (BSC) vẫn được xem

là một trong những công cụ thành công nhất [1]. Theo kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý do hãng tư vấn Bain & Company công bố, BSC đã được xếp vị trí thứ 5 trong năm 2013, đứng sau Hoạch định chiến lược (Strategic Planning), Quản trị Quan hệ khách hàng, Khảo sát mức độ gắn kết của người lao động (Employee Engagement Surveys), và chuẩn đối sánh (Benchmarking) [2]. BSC khắc phục được nhược điểm của phương pháp đánh giá truyền thống ở chỗ những phép đo của BSC thể hiện sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: tài chính; khách hàng; quy trình kinh doanh nội bộ; và học hỏi và phát triển. Nó được xem như một công cụ thực thi chiến lược, giúp định hướng các hoạt động tương lai, căn chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại hay các nhiệm vụ sao cho cân xứng với tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, cải thiện các mối quan hệ giao tiếp, giám sát hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược.

Hiện nay, việc nghiên cứu và áp dụng sâu rộng của phương pháp BSC trong các DN ở Việt Nam còn chưa phổ biến, đặc biệt là với các DNCB thủy sản. Vấn đề trên một phần là do nguồn gốc của phương pháp BSC xuất phát từ mô hình của các DN ở các nước phát triển. Theo một số chuyên gia quản trị DN, việc áp dụng BSC trong chiến lược lãnh đạo của các DN là rất cần thiết, đặc biệt là những công ty có định hướng quản lý theo mục tiêu và định hướng quản lý theo hiệu quả công việc. Tuy nhiên ứng dụng BSC là không đơn giản, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu, thử

nghiệm từng bước. Khi áp dụng vào DN vừa và nhỏ thì BSC cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, tình hình, đặc điểm riêng và văn hóa quản lý của DN.

Để thí điểm việc ứng dụng BSC đối với ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu: “Ứng dụng thẻ điểm cân bằng cho Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO)”. KHASPEXCO được xem là điển hình trong chế biến thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa. Triển khai xây dựng BSC cho DNCB thủy sản Khánh Hòa thông qua một DNCB thủy sản được lựa chọn sẽ giúp xác định được những thuận lợi cũng như các khó khăn vướng mắc phát sinh trong thực tế áp dụng mô hình này. Nhờ đó, có thể đúc kết được những kinh nghiệm cho quá trình áp dụng BSC vào DNCB thủy sản, giúp các DN này ngày một phát triển ổn định, cân bằng và bền vững trong xu thế cạnh tranh, hội nhập và toàn cầu hóa. Trong bài viết này, phương pháp cũng như quy trình xây dựng và triển khai BSC được trình bày một cách khái quát theo hệ thống. Từ đó có thể nhân rộng và áp dụng mô hình này cho các DN khác trong ngành.

2. Cơ sở lý thuyết

Hiện tại có nhiều quy trình xây dựng và triển khai BSC khác nhau, tuy nhiên chuẩn tắc nhất có thể kể đến là quy trình 9 bước do Balanced Scorecard Institute đề xuất [3] được minh họa trên Hình 1. Các bước được tóm tắt như sau:

Bước 1: Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của công ty (Assessment).

Ở bước này, sử dụng các phương pháp đánh giá như phân tích SWOT, phân tích mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter, kết hợp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các

20 Phan Thị Xuân Hương, Trần Đình Khôi Nguyên, Nguyễn Văn Ngọc

cấp lãnh đạo của công ty. Nếu DN đã có sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, các mục tiêu rõ ràng từ trước thì bước này có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu các yếu tố trên dù đã có nhưng chưa rõ ràng, dễ hiểu thì vẫn phải thực hiện phỏng vấn và phân tích lại để làm rõ nội dung của nó.

- Bước 2: Xác định chiến lược của công ty (Strategy).

Chiến lược là cách để mô tả rằng làm thế nào mà sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi kết hợp với nhau để xây dựng nên phương cách để thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và các chương trình hành động hoặc sáng kiến. Chiến lược đúng đắn giúp công ty đạt được mục tiêu mong muốn trong tương lai. Nó tồn tại ở ba cấp: cấp công ty, cấp phòng ban và cấp cá nhân. Trong quá trình xây dựng chiến lược, nó thường được xây dựng từ trên xuống, tức là bắt đầu từ cấp công ty.

- Bước 3: Xây dựng các mục tiêu cho từng khía cạnh của BSC (Objectives).

Trong quá trình đưa ra các mục tiêu chiến lược, cần phải xem xét các mục tiêu này dưới 4 khía cạnh của BSC. Thường dùng phương pháp động não (brainstorming) khi họp hội đồng thành viên xây dựng BSC để đưa ra nhiều mục tiêu. Sau đó dựa vào một số tiêu chí như có gắn kết với chiến lược hay không, có độ ưu tiên cao không... để rút gọn lại còn khoảng từ 6 - 12 mục tiêu. Tùy từng DN cụ thể mà số lượng các mục tiêu có thể khác nhau.

Mục tiêu chiến lược được ví như cội rễ của hệ thống BSC. Mục tiêu chiến lược đúng tạo được nền tảng thành công cho quá trình chuyển tải chiến lược, đo lường hoạt động, xác định các chương trình hành động.

- Bước 4: Liên kết mục tiêu vào trong chiến lược công ty, tức là xây dựng bản đồ chiến lược (Strategy map).

Sau khi xác định được mục tiêu và thiết lập các chỉ tiêu cho từng khía cạnh thì tiến hành liên kết mục tiêu vào trong chiến lược phát triển của DN theo mối quan hệ nhân quả. Sự liên kết theo mối quan hệ nhân quả này chính là thiết lập bản đồ chiến lược công ty. Bản đồ chiến lược kết nối sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của công ty với mục tiêu, hành động của DN từ đó mang đến giá trị cho công ty.

- Bước 5: Xây dựng các chỉ số đo lường KPI (Performance measure).

Sau khi đã có những mục tiêu chiến lược ở bước 3, cần có một công cụ để có thể đánh giá được quá trình thực hiện những mục tiêu đó, đó chính là các KPI. Đây có thể nói là một trong những bước quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình thực hiện BSC. Các KPI chính là cây cầu nối giữa chiến lược của DN với những hoạt động hàng ngày của DN. KPI là các chỉ số lượng hóa được (đo đếm, so sánh được), là bằng chứng để cho thấy mức độ mà ở đó các mục tiêu chiến lược đạt được qua một thời điểm cụ thể nào đó.

Phương pháp AHP (phương pháp phân tích thứ bậc) [7] (vai trò và vị trí của phương pháp AHP trong ứng dụng của BSC được thể hiện trên Hình 2) được dùng để xác định được các KPI nào là quan trọng khi xây dựng hệ thống quản trị chiến lược dựa theo BSC. Đồng thời xác định được trọng số hay mức độ của các KPI đóng góp vào tổng thể của BSC. Việc lựa chọn KPI theo phương pháp này được dựa trên 4 tiêu chí: Mối quan hệ với mục tiêu chiến lược; Định nghĩa rõ ràng, dễ hiểu; Khả năng định lượng; Khả năng thu thập dữ liệu [4].

Hình 2. Vai trò của AHP trong ứng dụng của BSC

- Bước 6: Xây dựng các sáng kiến / chương trình hành động (Initiatives).

Đối với mỗi mục tiêu và phép đo trong các khía cạnh của BSC sẽ có các chương trình hành động để có thể hoàn thành chúng. Các chương trình hành động này thường có vai trò như một dự án và do đó cũng có mục đích, thời gian và ngân sách cụ thể dành cho nó.

- Bước 7: Theo dõi, kiểm soát và phân tích hoạt động (Performance Analysis).

Quá trình ứng dụng BSC được bắt đầu bằng cách áp dụng các phần mềm đo lường hiệu quả hoạt động để thu được các thông tin. Bước này chuyển các dữ liệu đa dạng về chủng loại thành thông tin và kiến thức, giúp người lãnh đạo ra quyết định tốt hơn bởi vì thông tin về mọi hoạt động thực của DN được truy xuất một cách nhanh chóng.

- Bước 8: Chuyển tải và triển khai chiến lược (Cascade/Alignment).

Pha đầu tiên trong việc truyền đạt chiến lược là huấn luyện và định hướng cho cấp phòng ban. Người đứng ra huấn luyện là đại diện của cấp công ty. Việc huấn luyện giúp cho họ bắt kịp với phương pháp và nội dung công việc, hiểu được các chiến lược tổng thể và công việc họ phải làm để mang lại đóng góp cho công ty. Sau đó, chiến lược cấp công ty được cụ thể hóa xuống cấp phòng ban tương ứng với chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó. Truyền đạt và triển khai chiến lược trong BSC chia công ty thành ba cấp: cấp công ty; cấp phòng ban/bộ phận và cấp cá nhân. Theo nhiều chuyên gia, với các công ty vừa và nhỏ lần đầu áp dụng BSC thì chỉ nên áp dụng cho cấp công ty và cấp phòng ban. Đồng thời cần phải được điều chỉnh BSC cho phù hợp với quy mô, tình hình và đặc điểm riêng của DN.

Hình 1. Quy trình xây dựng và triển khai BSC theo 9 bước

Phép phân tích AHP

Các mục tiêu chiến

lược

Danh sách các phép đo

có thể lựa chọn

Các phép đo quan

trọng (KPI)

cùng với trọng số

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 21

- Bước 9: Đánh giá (Evaluation)

Do chiến lược của DN muốn thực hiện phải có quá trình và có sự hiệu chỉnh, nên quá trình thiết kế BSC cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vậy, không nên cho rằng đã xây dựng được một bộ BSC hoàn hảo cho DN. Không những thế, khi môi trường kinh doanh thay đổi, chiến lược của DN cũng phải thay đổi theo, khi đó BSC sẽ hỗ trợ việc thay đổi được diễn ra một cách trơn tru và bản thân những yếu tố cấu thành nên BSC như mục tiêu, các phép đo, giá trị mục tiêu, các chương trình hành động cũng sẽ thay đổi tương ứng. Do đó, bước cuối cùng trong một chu kỳ BSC là đánh giá xem bản BSC mới xây dựng còn những thiếu sót nào cần chỉnh sửa bổ sung hoặc thậm chí phải loại bỏ những chỗ chưa phù hợp, để từ đó dần dần xây dựng được một sản phẩm BSC phù hợp nhất cho DN.

3. Đặc trưng về nguồn nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản và của doanh nghiệp

3.1. Đặc trưng về mùa vụ

Mùa vụ cung cấp nguyên liệu cho các DNCB thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ khai thác thủy sản. Trong mùa vụ chính (quý 2 và quý 3), nguồn nguyên liệu dồi dào đòi hỏi nhà máy phải làm hết công suất, công nhân phải làm việc tăng ca và tăng khối lượng sản phẩm. Ngược lại, từ quý 4 năm nay cho tới quý 1 năm sau được xem là thời điểm khan hiếm nguyên liệu của DN. Đặc trưng về mùa vụ của nguyên liệu có ảnh hưởng xấu đến sự duy trì tính liên tục và ổn định trong sản xuất, đến sự chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch chào bán sản phẩm cũng như kí kết hợp đồng XK của DN.

3.2. Đặc trưng về tính mau ươn, chóng thối và sự đa dạng kích thước của nguyên liệu

Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng là giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, làm tăng giá trị thực phẩm của các sản phẩm thủy sản, nhưng lại làm giảm thời gian bảo quản của chúng. Ngoài ra, nguyên liệu thủy sản còn có tính đa dạng về kích thước được thể hiện qua số lượng con trên một đơn vị khối lượng. Do đặc điểm này mà giá của nguyên

liệu thủy sản cùng chủng loại có sự dao động rất lớn tùy thuộc vào độ tươi và kích cỡ của chúng.

4. Các nội dung chính khi ứng dụng BSC cho KHASPEXCO

Có thể nói, quá trình áp dụng BSC được chia làm 2 giai đoạn chính, nhưng theo một vòng kín: xây dựng và triển khai áp dụng. Sau mỗi chu kỳ đánh giá, BSC được cải tiến và điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn. Trong chín bước áp dụng BSC đã nêu trong mục 2, mỗi bước đều đòi hỏi nhiều nội dung và công sức xây dựng theo các phương pháp khác nhau, trong đó xây dựng bản đồ chiến lược và KPI là hai nội dung quan trọng nhất trong khâu thiết kế BSC [5, 6]. Do khuôn khổ của bài báo, ở đây chỉ đề cập đến kết quả xây dựng BSC cho KHASPEXCO thông qua một số bước quan trọng nhất.

4.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược, các KPI và các chương trình hành động

KHASPEXCO đã và đang thực hiện chiến lược tập trung (chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu). Chiến lược này đặt ưu tiên cho việc đáp ứng nhu cầu của những nhóm nhỏ khách hàng, hướng đến các thị trường không quá khó tính, không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, dồn sức tập trung vào việc đáp ứng các đơn đặt hàng đa dạng về chủng loại và kích cỡ. Tương ứng với 4 khía cạnh BSC, chúng tôi xây dựng 9 mục tiêu chiến lược [5] và 19 KPI cùng với các trọng số của chúng [6](Hình 3). Để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra cần phải có chương trình hành động. Sáu chương trình hành động được thông qua và được truyền thông dưới dạng khẩu hiệu cho dễ nhớ, đó là: (1) Chương trình hành động kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào: Sẵn sàng tiếp nhận nguyên liệu – Không chậm trễ, không nhiêu khê; (2) Chương trình hành động Kiểm soát tốt lượng tồn kho: Tích cực, nỗ lực giảm thời gian tồn kho nguyên liệu; (3) Chương trình hành động Tiết kiệm điện, nước: Tiết kiệm điện, nước – Ích trước, lợi sau; (4) Chương trình hành động ưu tiên chạy cấp đông vào giờ thấp điểm: Ưu tiên chạy cấp đông vào giờ thấp điểm – Tiết kiệm là quốc sách;

Hình 3. Các mục tiêu và các KPI cùng với trọng số của nó trong bốn khía cạnh BSC áp dụng cho KHASPEXCO

22 Phan Thị Xuân Hương, Trần Đình Khôi Nguyên, Nguyễn Văn Ngọc

(5) Chương trình hành động Chia sẻ cho nhau, giúp mau tiến bộ; (6) Chương trình hành động học tập nâng cao tay nghề cho công nhân: Tổ chức các buổi học tập nâng cao tay nghề cho công nhân - Học thầy không tầy học đồng nghiệp. Một số chương trình hành động có thể nhằm vào nhiều mục tiêu có quan hệ nhân quả với nhau.

4.2. Theo dõi và phân tích hoạt động

Để theo dõi KPI và phân tích tình hình hoạt động của công ty, chúng tôi đề nghị sử dụng phần mềm được lập dựa trên MS.Excel để giảm thiểu chi phí sử dụng và có thể dễ dàng thay đổi và cải tiến theo mục đích và yêu cầu của công ty. Việc nhập liệu cũng rất đơn giản theo cách truyền thống khi công ty thường sử dụng Excel để lưu dữ liệu báo cáo. File Exccel chương trình gồm nhiều worksheet, trong đó có một trang chính để theo dõi tiến trình tổng thể, các trang nhập dữ liệu cho KPI và trang thống kê kết quả (Hình 3). Để theo dõi việc thực hiện KPI, có thể quan sát đồng hồ chỉ thị toàn bộ KPI tại thời điểm hiện tại (Hình 4). Nếu kim đồng hồ nghiêng về màu xanh đậm, cho thấy việc thực hiện KPI có chiều hướng tốt (vượt mức 100%) và ngược lại, nếu kim đồng hồ nghiêng sang màu đỏ. Vùng màu vàng là vùng cảnh báo khi mà chỉ tiêu đạt dưới mức 75%. Công cụ này sẽ giúp cho công ty nắm bắt được thực trạng của từng KPI cũng như thực trạng của các KPI trong từng khía cạnh hoặc cho tổng thể bốn khía cạnh của BSC. Nhờ vậy, lãnh đạo công ty sẽ có được bức tranh toàn diện về các KPI tại những thời điểm cần thiết, từ đó có cơ sở để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục hoặc có những nhận định đúng đắn để đề ra các quyết định quản lý hiệu quả.

Diễn biến giá trị của các KPI theo thời gian được thể hiện bằng bảng số và đồ thị trực quan, để giúp người quản lý dễ dàng theo dõi diễn biến của các KPI ở trên worksheet Nhap_du_lieu. Trên đồ thị còn có đường biểu diễn xu hướng (trend line) của dữ liệu. Nó hỗ trợ người quản lý phân tích và rút ra kết luận từ dữ liệu, và cuối cùng là đưa ra các quyết định nếu cần thiết. Các quyết định này có thể đơn giản là khắc phục các vấn đề do khuynh hướng kém của một KPI nào đó.

4.3. Chuyển tải và triển khai chiến lược

Cấp phòng ban phải xây dựng bản đồ chiến lược cho riêng họ dựa trên bản đồ chiến lược cấp công ty bằng cách như sau: Một số mục tiêu chiến lược được lấy y nguyên từ mục tiêu cấp công ty, một số mục tiêu được cụ thể hóa theo chức năng và nhiệm vụ chuyên biệt của phòng ban (Hình 5). Thông thường

BSC được xây dựng đến cấp cá nhân. Tuy nhiên, trong đặc điểm của các DN vừa và nhỏ như KHASPEXCO, việc này thường dừng lại ở cấp phòng ban. Người đứng đầu các phòng ban sẽ là cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp. Một vài mục tiêu có liên quan đến nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau, nhưng dễ dàng quy trách nhiệm và tạo một đầu mối quản lý thống nhất, mỗi mục tiêu được gán cho một phòng ban chịu trách nhiệm chính. Ví dụ, mục tiêu Duy trì lực lượng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng được giao cho phòng Tổ chức – Hành chính quản lý, nhưng việc đào tạo và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động sẽ do Xưởng sản xuất trực tiếp thực hiện, ngoài ra phòng Kế toán - Tài chính phải phối hợp trong việc lập kế hoạch về chi phí đào tạo và thi nâng bậc.

4.4. Đánh giá

Đánh giá hệ thống BSC là quá trình đánh giá chính phương pháp luận của nó, chứ không nhấn mạnh đánh giá dữ liệu hoặc kết quả. Xét về mặt kết quả theo các chỉ số, Bảng 1 cho thấy khía cạnh tài chính đạt mức 119,75%, khía cạnh Khách hàng đạt 94,24%, khía cạnh Quy trình nội bộ đạt 98,59% và khía cạnh Học hỏi & phát triển đạt mức 106,43%. Kết quả trung bình của các khía cạnh có xét đến trọng số là 101,79%. Về mặt con số thì cho thấy mục tiêu chung đạt so với yêu cầu. Mặc dù khía cạnh tài chính vượt mức chỉ tiêu đến 19,75%, nhưng khía cạnh khách hàng và quy trình nội bộ có kết quả thấp hơn mục tiêu đề ra, nên kết quả cuối cùng theo cách tiếp cận BSC của toàn công ty tụt xuống mức chỉ xấp xỉ 101,79%. Với kết quả này thì khía cạnh khách hàng và quy trình nội bộ cần phải được cải thiện bằng cách điều chỉnh chương trình hành động cho phù hợp nhằm mục đích giữ vững uy tín đối với khách hàng và tăng cường sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.

Bảng 1. Kết quả thực hiện các khía cạnh của BSC

Khía cạnh Trọng

số Progress trung bình

cả năm

Tài chính 17,7% 119,75%

Khách hàng 34,2% 94,24%

Quy trình nội bộ 36,1% 98,59%

Học hỏi & phát triển 12,0% 106,43%

Total Progress trung bình 101,79%

Thông qua phỏng vấn và lấy ý kiến người đứng đầu công ty và lãnh đạo các phòng ban, họ cho rằng BSC là

Hình 4. Hiển thị kết quả tổng thể về tình hình của doanh nghiệp theo phương pháp BSC trên nền Excel,

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 23

công cụ quản trị có triển vọng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự hoài nghi về hiệu quả của BSC, trong khi đó việc triển khai ứng dụng BSC lại đòi hỏi sự quan tâm không nhỏ cả về thời gian và tiền bạc cho chúng. Chi phí đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong thời gian huấn luyện và tư vấn trải dài cả quá trình thực hiện.

5. Kết luận và đề xuất

Nghiên cứu này đã cụ thể hóa quy trình xây dựng và áp dụng BSC cho Công ty TNHH MTV XK Thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO) theo chín bước chuẩn tắc do Balanced Scorecard Institute đề xuất, nhưng phù hợp với điều kiện của các DN Việt Nam và đã giúp công ty xây dựng được bản đồ chiến lược để chuyển tải được sứ mệnh, mục tiêu chiến lược và chương trình hành động xuống toàn bộ công nhân viên cấp phòng ban. Ngoài ra, nghiên cứu này đã xây dựng được bộ các chỉ số then chốt đo lường hiệu quả hoạt động KPI một cách khoa học theo cách tiếp cận BSC nhằm giúp công ty theo dõi và đánh giá liên tục tình hình hoạt động của công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, giúp công ty phát triển đúng hướng mục tiêu chiến lược.

Xây dựng và ứng dụng BSC là một chu kỳ khép kín như đã trình bày ở Hình 1. Sau mỗi chu kỳ áp dụng sẽ tiến hành đánh giá để điều chỉnh và sửa đổi những gì không phù hợp. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, chiến lược của DN cũng phải thay đổi theo, những yếu tố cấu thành nên BSC như mục tiêu, KPI, giá trị đích của KPI, các chương trình hành động cũng sẽ thay đổi theo một cách tương ứng. Tuy nhiên có thể kết luận rằng, áp dụng BSC sẽ giúp cho việc quản lý chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động của công ty trở nên chuyên nghiệp hơn. Các con số chỉ báo của BSC đã giúp cho giám đốc và các nhân viên lãnh đạo có được bức tranh toàn cảnh về tình hình của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ chú trọng đến các con số tài chính như trước đây, giúp họ điều hành doanh nghiệp theo đúng hướng mục tiêu và phát triển bền vững.

Ngoài các kết quả tích cực đạt được, còn có nhiều vấn đề cần phải được tháo gỡ, đó là vẫn còn gặp phải một số rào cản thuộc về thuộc tính cố hữu của BSC khi áp dụng cho KHASPEXCO. Đó là khó khăn trong việc điều tra khảo sát quan điểm của người lao động trong công ty và ý kiến hoặc thái độ của khách hàng, nhà cung cấp nguyên liệu và các bên có liên quan đối với các khía cạnh của BSC. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa quản lý vẫn còn tồn tại. Một số cán bộ quản lý chưa sẵn sàng với sự đổi mới, sự không đồng thuận hay sự không muốn thay đổi của họ gây cản trở trong quá trình biến chiến lược thành hành động. Do đó, BSC làm gia tăng công việc quản lý và tạo ra nhiều áp lực cho nhân viên. Chế độ lương thưởng phù hợp, sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và sự tư vấn của các chuyên gia là các giải pháp phá vỡ các rào cản ứng dụng BSC cho KHASPEXCO và có thể khái quát lên đối với các DN vừa và nhỏ Việt Nam. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Barnabè, F.(2011), "A“system dynamics-based Balanced Scorecard” to support strategic decision making - Insights from a case study",International Journal ofProductivity and Performance Management - Emerald Group Publishing Limited. 60(No. 5): p. 446-473.

[2] Brief, B. (2013), Management Tools & Trends 2013, May 08, 2013.

[3] Balanced Scorecard Institute, Building & Implementing a Balanced Scorecard: Nine Steps to Success [Trực tuyến]. Địa chỉ:

[4] https://balancedscorecard.org/Resources/The-Nine-Steps-to Success, [Truy cập:1/2/2015].

[5] Niven, P.R. (2006), Balanced scorecard step-by-step: Maximising performance and maintaining results, Wiley; 2 edition

[6] Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên (2014), “Xây dựng bản đồ chiến lược cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa”, Phát triển Kinh tế, (289): p.108-127

[7] Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên (2015), “Xây dựng các chỉ số then chốt đánh giá thực hiện công việc (KPI) theo hướng tiếp cận BSC cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa”, Kinh thế & Phát triển, (212), p: 82-93.

[8] Saaty, T.L. (1980), The Analytical Hierarchy Process McGraw-Hill, New York.

(BBT nhận bài: 30/06/2015, phản biện xong: 14/10/2015)

Hình 5. Triển khai chiến lược từ cấp công ty xuống cấp phòng ban

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 1

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG SOCIAL WIFI MARKETING ĐỐI VỚI CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

RESEARCHING ON THE APPLICABILITY OF SOCIAL WIFI MARKETING FOR BUSINESS MODELS IN DANANG CITY

Đàm Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Nam Hải

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Các phương thức Marketing truyền thống đang dần trở nên lỗi thời và ít hiệu quả. Khách hàng ngày nay không còn bị thu hút và tin tưởng nhiều vào những kênh Marketing đó nữa. Thay vào đó, Marketing bằng các phương tiện Internet đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu. Vì lẽ đó các mô hình kinh doanh sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh hơn bao giờ hết và buộc phải có phương pháp marketing hiệu quả hơn để sinh tồn. Social Wifi Marketing (khi người dùng truy cập Wifi miễn phí, quảng cáo sẽ hiển thị trên thiết bị di động trong thời gian chờ đăng nhập Wifi) có thể xem là một giải pháp tình huống hữu hiệu. Bài báo này nhằm mục đích tìm ra được những mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng Social Wifi Marketing, điều kiện áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Social Wifi Marketing tại thị trường Đà Nẵng.

Abstract - Traditional marketing methods are gradually becoming obsolete and less effective. Nowadays customers are no longer fascinated and much convinced by those marketing tools. Instead, Marketing through the Internet has become an inevitable trend. As a result, business models are facing more competition than ever, which entails the implementation of effective marketing methods for survival. SocialWifi Marketing (when users access free Wifi, advertisements will be displayed on the screen of their mobile devices while waiting to log into the Wifi) can be considered as an effective solution for the current situation. This article is aimed at finding out the appropriate business models for the application of Social WifiMarketing, application conditions, and factors influencing the effectiveness of Social Wifi Marketing in Da Nang market.

Từ khóa - mô hình kinh doanh; Social Wifi Marketing; điều kiện áp dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả; quảng cáo trên internet.

Key words - business models; Social Wifi Marketing; application conditions; factors influencing the effectiveness; internet advertising.

1. Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng được xem là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Từ thực tế đó, Marketing đã và đang trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng thông qua các công cụ Marketing [1]. Ngoài ra, Marketing còn giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc nắm bắt được thời cơ, nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách đáp ứng những nhu cầu, tạo được lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Các phương thức Marketing truyền thống đã trở nên lỗi thời và giảm tính hiệu quả. Khách hàng hiện nay không còn bị thu hút và tin tưởng nhiều vào những kênh Marketing đó nữa. Thay vào đó, Internet đã mở ra thời kỳ mới, giúp người tiêu dùng, giúp khách hàng dễ dàng có thông tin họ mong muốn. Với xu thế bùng nổ Internet hiện nay, việc Marketing online thông qua quảng bá Website sẽ giúp việc thu hút được lượng khách hàng lớn với chi phí thấp nhất [6]. Trước khi mua sắm, khách hàng thường tìm hiểu thông tin trực tuyến để tham khảo và đưa ra lựa chọn tốt nhất. Đó là điều thuận lợi khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ qua Internet. Một bước tiến nữa về Internet đó là khách hàng không chỉ tìm kiếm và bấm chuột nữa, mà trong thời đại Marketing trực tuyến này, khách hàng ngày càng thông minh. Họ luôn tham khảo ý kiến từ bạn bè của mình và sử dụng các công cụ truyền thông xã hội để có thông tin chính xác hơn.

Sự phát triển mạnh mẽ của Social Wifi Marketing trên thế giới đã đem lại thành công cho rất nhiều những nhãn hàng lớn [4], song khái niệm Social Wifi Marketing vẫn còn

khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Từ đó mục tiêu của đề tài là tìm ra được những mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng Social Wifi Marketing, điều kiện áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Social Wifi Marketing tại thị trường thành phố Đà Nẵng. Qua đó giúp các mô hình kinh doanh tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng mà không hề tạo cảm giác khó chịu như nhiều loại quảng cáo trên Internet khác.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Công cụ sử dụng

Phần mềm SPSS (Statistical Product and Services Solutions) là một phần mềm thống kê, thường được sử dụng trong nghiên cứu điều tra xã hội học, phân tích kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu thị trường [2]. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả xây dựng cơ sở lý luận bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp về Social Wifi Marketing qua những bài báo, tài liệu, cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao [1]. Từ đó tác giả đưa ra những giả thuyết ban đầu.

Phương pháp khảo sát: Sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp. Phần mềm SPSS được sử dụng để nhập, xử lý và phân tích số liệu.

2.2. Cơ sở nghiên cứu

Từ thông tin có được qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả đề xuất các giả thuyết và được mã hóa thành các biến như dưới đây.

2 Đàm Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Nam Hải

2.2.1. Khái niệm Social Wifi Marketing

(HIEU 1) Là phương tiện truyền thông xã hội, môi trường tương tác mang tính công cộng [4];

(HIEU 2) Diễn ra trên nền tảng Internet [4];

(HIEU 3) Người dùng tự quyết định nội dung quảng cáo [5];

(HIEU 4) Các thành viên tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp hai chiều và/hoặc đa chiều một cách chủ động [4];

(HIEU 5) Sử dụng WiFi làm phương tiện để lan tỏa thông tin tiếp thị tới những người đang hiện diện xung quanh ở một khu vực nhất định [4];

(HIEU 6) Quảng cáo sẽ hiển thị toàn màn hình trên thiết bị di động của người dùng trong thời gian chờ đăng nhập wifi miễn phí, đủ để người dùng ghi nhớ về sản phẩm [4];

(HIEU 7) Quảng cáo sẽ kèm theo những thao tác đơn giản kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến như Facebook, Twitter… để thông điệp marketing được chia sẻ đến cộng đồng một cách tự nhiên nhất [4].

2.2.2. Đặc điểm của Social Wifi Marketing

(DAC DIEM 1) Thông tin được lan tỏa tự động tới những khách hàng tiềm năng đang sử dụng Wifi trong khu vực xung quanh điểm phát sóng Wifi [4];

(DAC DIEM 2) Việc tiếp thị trở nên cực kỳ hiệu quả với chi phí thấp [5];

(DAC DIEM 3) Việc tiếp thị được thực hiện dưới sự cho phép của khách hàng, không làm cho khách hàng có cảm giác khó chịu [4];

(DAC DIEM 4) Các ứng dụng hỗ trợ Social Wifi Marketing có khả năng chạy trên hầu hết các điện thoại thông minh, sử dụng hệ thống truyền tải dữ liệu mạnh mẽ, ổn định, và có khả năng gắn kết chặt chẽ với Facebook, Google +…[5];

(DAC DIEM 5) Thực hiện Social Wifi Marketing không quá phức tạp và không đòi hỏi nhiều ở mô hình kinh doanh, dù là một quán ăn nhỏ hay một cửa hàng trung bình cũng có thể áp dụng [4].

2.2.3. Những mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng Social Wifi Marketing

Theo công ty Phoenix Media JSC Truyền thông Phượng Hoàng (phoenixmedia.com.vn), một trong những công ty tiên phong trong việc áp dụng Social Wifi Marketing tại Việt Nam, có một số mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng như: quán Cafe, nhà hàng, khách sạn, Wifi công cộng, địa điểm tổ chức sự kiện, các công ty kinh doanh, bệnh viện, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí…

2.2.4. Điều kiện áp dụng Social Wifi Marketing

(DIEU KIEN 1) Mô hình kinh doanh phải phù hợp để áp dụng Social Wifi Marketing [3];

(DIEU KIEN 2) Các sản phẩm và dịch vụ của mô hình kinh doanh phải mang tính thường nhật (sản xuất và kinh doanh thường xuyên) [3];

(DIEU KIEN 3) Mô hình kinh doanh phải hoạt động suốt thời gian áp dụng Social Wifi Marketing [3];

(DIEU KIEN 4) Mô hình kinh doanh phải có nhà cung cấp dịch vụ Social Wifi Marketing, phải trả phí ban đầu và phí duy trì nếu có [4];

(DIEU KIEN 5) Lãnh đạo mô hình kinh doanh và nhân viên phải có hiểu biết về công nghệ và hợp tác áp dụng Social Wifi Marketing [3].

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp Social Wifi Marketing

(YEU TO 1) Văn minh và thói quen tiêu dùng [3];

(YEU TO 2) Phạm vi phủ sóng của thiết bị phát sóng wifi [3];

(YEU TO 3) Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật [3];

(YEU TO 4) Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước [3];

(YEU TO 5) Loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ …[3];

(YEU TO 6) Sự bảo mật của hệ thống Wifi [3];

(YEU TO 7) Quan điểm lãnh đạo và sự hợp tác của nhân viên [3].

3. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

3.1. Đặc điểm và quy mô mẫu

Số lượng mẫu khảo sát của đề tài là 100, bao gồm các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ trên khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling), lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những địa điểm có nhiều khả năng gặp được đối tượng khảo sát.

3.2. Phân tích thống kê mô tả

3.2.1. Tỷ lệ sử dụng Social Wifi Marketing

Hình 1. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng Social Wifi Marketing

Chỉ có 18% mô hình kinh doanh có sử dụng Social Wifi Marketing.

3.2.2. Tỷ lệ giữa các mô hình kinh doanh sử dụng Social Wifi Marketing

Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ giữa các mô hình kinh doanh

sử dụng Social Wifi Marketing

18%

82%

Có Không

16.67%

5.55%

66.67%

11.11%

Nhà hàng

Wifi công cộng

Quán Café

Khách sạn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 3

Trong các mô hình kinh doanh sử dụng Social Wifi Marketing thì quán Cafe là mô hình kinh doanh nhiều nhất với 66,67%. Thấp hơn quán Cafe là nhà hàng (16,67%) và khách sạn (11,11%). Thấp nhất là Wifi công cộng với 5,55%.

3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khái niệm Social Wifi Marketing

Hình 3. Biểu đồ giá trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng

đến khái niệm Social Wifi Marketing

Hầu hết các nhân tố trong khái niệm Social Wifi Marketing đều có giá trị trung bình ≥ 4, như vậy các mô hình kinh doanh hiểu khá đúng về khái niệm Social Wifi Marketing.

3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm Social Wifi Marketing

Hình 4. Biểu đồ giá trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng

đến đặc điểm Social Wifi Marketing

Hầu hết các nhân tố trong đặc điểm Social Wifi Marketing đều có giá trị trung bình ≥ 4, như vậy các mô hình kinh doanh hiểu khá đúng về đặc điểm Social Wifi Marketing.

3.3. Phân tích hồi quy

3.3.1. Phân tích hồi quy mô hình 1 - điều kiện áp dụng

Sau khi chạy phân tích tương quan và phân tích hồi quy lần 1 để loại các biến không đạt yêu cầu, tiến hành phân tích hồi quy lần 2 ta có Bảng 1 như sau:

Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 lần 2

STT Giả thuyết Biến Nội dung Kết quả

1 DIEU KIEN 2

X2 Beta chuẩn hóa 0,622

2 Sig. 0,000

3 DIEU KIEN 4

X4 Beta chuẩn hóa 0,434

4 Sig. 0,004

5 Sig. của kiểm định F 0,000

6 R bình phương hiệu chỉnh 0,756

7 Hằng số Beta - 0,487

8 Sai số chuẩn 0,189

Phương trình hồi quy:

Y = 0,622*X2 + 0,434*X4 – 0,487 ± 0,189

Từ phương trình hồi quy, có thể thấy rằng các hệ số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0 cho thấy các biến độc lập có mối tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc. Có nghĩa là khi những biến này phát triển theo hướng tích cực, thì khả năng áp dụng được Social Wifi Marketing cũng tăng lên theo chiều thuận.

3.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 2 - các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

Sau khi chạy phân tích tương quan và phân tích hồi quy lần 1 để loại các biến không đạt yêu cầu, tiến hành phân tích hồi quy lần 2 thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 2 lần 2

STT Giả thuyết Biến Nội dung Kết quả

1 YEU TO 1 X1

Beta chuẩn hóa 0,271

2 Sig. 0,004

3 YEU TO 2 X2

Beta chuẩn hóa 0,281

4 Sig. 0,006

5 YEU TO 3 X3

Beta chuẩn hóa 0,176

6 Sig. 0,042

7 YEU TO 5 X5

Beta chuẩn hóa 0,174

8 Sig. 0,019

9 YEU TO 6 X6

Beta chuẩn hóa 0,281

10 Sig. 0,006

11 Sig. của kiểm định F 0,000

12 R bình phương hiệu chỉnh 0,956

13 Hằng số Beta - 0,612

14 Sai số chuẩn 0,102

Phương trình hồi quy:

Y = 0,271*Z1 + 0,281*Z2 + 0,176*Z3 + 0,174*Z5

+ 0,281*Z6 - 0,612 ± 0,102

Từ phương trình hồi quy, có thể thấy rằng các hệ số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0 cho thấy các biến độc lập có mối tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc. Có nghĩa là khi những biến này phát triển theo hướng tích cực thì mức độ hiệu quả của Social Wifi Marketing cũng tăng lên theo chiều thuận.

4. Bàn luận

Bài nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra, tìm ra được những mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng Social

4.394.67

4.94

3.06

3.72

4.17 4.11

0

1

2

3

4

5

HIEU1 HIEU2 HIEU3 HIEU4 HIEU5 HIEU6 HIEU7

Giá trị trung bình

3.72

4.78 4.72

4.114.28

0

1

2

3

4

5

DACDIEM 1

DACDIEM 2

DACDIEM 3

DACDIEM 4

DACDIEM 5

Giá trị trung bình

4 Đàm Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Nam Hải

Wifi Marketing, điều kiện áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Social Wifi Marketing tại thị trường thành phố Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp có sự nhất quán trong phần khái niệm, đặc điểm, các mô hình kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa thực tế và cơ sở lý thuyết, chỉ có 2 trong 5 giả thuyết về điều kiện áp dụng được thừa nhận và 5 trong 7 giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Social Wifi Marketing được thừa nhận. Điều này có thể được lý giải bởi sự khác biệt giữa thị trường thành phố Đà Nẵng và các thị trường khác được nghiên cứu trong những dữ liệu thứ cấp.

Nghiên cứu có thể giúp các mô hình doanh nghiệp ở Đà Nẵng nhận biết mô hình kinh doanh của mình có phù hợp và đủ điều kiện áp dụng Social Wifi Marketing hay không, và khi áp dụng thì nên chú ý các yếu tố nào để đạt hiệu quả cao.

Ưu điểm của đề tài nghiên cứu là sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát, sử dụng phần mềm hỗ trợ, theo đúng trình tự nghiên cứu, khách quan trong đo lường và thu thập số liệu... Tuy nhiên, bên cạnh đó, đề tài có những nhược điểm như số lượng đối tượng khảo sát chưa nhiều; Đà Nẵng là một thị trường tương đối lớn và phát triển nên kết quả nghiên cứu không áp dụng được cho các thị trường nhỏ, chưa phát triển.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có 18% các mô hình kinh có sử dụng Social Wifi Marketing. Như vậy ở Đà Nẵng, phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến. Mô hình kinh doanh lý tưởng nhất để áp dụng Social Wifi Marketing là quán Cafe, tiếp đến là nhà hàng, khách sạn, Wifi công cộng,… Theo kết quả khảo sát, hầu hết các nhân tố trong khái niệm và đặc điểm Social Wifi Marketing đều có giá trị trung bình ≥ 4, như vậy các mô hình kinh doanh hiểu khá đúng về khái niệm và đặc điểm Social Wifi Marketing. Những mô hình kinh doanh có thể áp dụng Social Wifi Marketing là quán Cafe, nhà hàng, khách sạn, Wifi công cộng, địa điểm tổ chức sự kiện, các công ty kinh doanh, bệnh viện, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí…

Có hai điều kiện áp dụng Social Wifi Marketing cho các mô hình kinh doanh tại thị trường thành phố Đà Nẵng. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là “Các sản phẩm và dịch vụ

của mô hình kinh doanh phải mang tính thường nhật (sản xuất và kinh doanh thường xuyên)” (hệ số beta chuẩn hóa 0,622); thứ 2 là “Mô hình kinh doanh phải có nhà cung cấp dịch vụ Social Wifi Marketing, phải trả phí ban đầu và phí duy trì nếu có” (hệ số beta chuẩn hóa 0,434). Có năm yếu tố tác động đến hiệu quả của Social Wifi Marketing tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là “Phạm vi phủ sóng của thiết bị phát sóng Wifi” và “Sự bảo mật của hệ thống Wifi” (hệ số beta chuẩn hóa 0,281); thứ 3 là “Văn minh và thói quen tiêu dùng” (hệ số beta chuẩn hóa 0,271); thứ 4 là “Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật” (hệ số beta chuẩn hóa 0,176); Thứ 5 là “Loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…” (hệ số beta chuẩn hóa 0,174).

5. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả cho rằng Social Wifi Marketing là giải pháp marketing hiện đại và hiệu quả cho các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ tại thị trường Đà Nẵng.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã cho thấy tình hình áp dụng Social Wifi Marketing tại thành phố Đà Nẵng, những loại mô hình kinh doanh phù hợp để áp dụng Social Wifi Marketing, những điều kiện áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương thức này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Anh Sơn, Giáo trình nghiên cứu Marketing, Tài liệu giảng dạy, Trường Đại học Đà Lạt, 1999.

[2] Đào Trung Kiên, SPSS là gì và các ứng dụng, http://nghiencuudinhluong.com/gioi-thieu-ve-spss/, Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.

[3] Nguyễn Đăng Dậu và Nguyễn Xuân Tài, Giáo trình Quản lý công nghệ, Tài liệu giảng dạy, Bộ môn Quản lý công nghệ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[4] Vương Nhân, Social Wifi Marketing, Giải pháp internet marketing,http://jetland.vn/tin-tuc/social-wifi-marketing-giai-phap-internet-marketing-202.html, Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2014.

[5] Vũ Việt Dũng, Social Wifi Marketing một bước tiến lớn của công nghệ marketing 2014, http://www.giaiphapso.info/giai-phap-so/social-wifi-marketing-mot-buoc-tien-lon-cua-cong-nghe-marketing-2014/, Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2014.

[6] Nguyễn Việt, Vai trò của marketing online đối với doanh nghiệp, http://tapchikhcn.udn.vn//. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2014.

(BBT nhận bài: 22/09/2015, phản biện xong: 11/10/2015)

28 Cái Quang Kiên, Nguyễn Thu Hà

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ (POS) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2015

THE STATUS QUO OF CARD PAYMENT ACTIVITIES THROUGH POINTS OF SALE (POS) IN VIETNAM IN THE PERIOD 2014-2015

Cái Quang Kiên, Nguyễn Thu Hà

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Thanh toán thẻ - phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển, trong đó hoạt động thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ qua điểm chấp nhận thẻ (POS) đem lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2013 – 2015, hoạt động thanh toán qua POS cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể: doanh số thanh toán qua POS tăng, số lượng ATM, POS/EDC tăng, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua POS tăng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển POS có dấu hiệu tăng chậm, hiệu quả hoạt động thanh toán qua POS thấp. Vì vậy, cần những giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán thẻ qua POS tại Việt Nam.

Abstract - Card payment isa major method of payment in developed countries, whereby payment for goods and services through POS brings numerous benefits for people involved. In Vietnam, in the period 2013 - 2015, payment through POS also resulted in significant growth with increases in payment revenue through POS, number of ATMs and POS/EDC as well as the number of transactions and transactional values via POS. However, the POS growth rate was still slow; payment operations through POS also showed lowefficiency. Therefore, appropriate measures should be taken to promote cashless payment in order to boost the development of paymentactivities through POS in Vietnam.

Từ khóa - POS; thẻ thanh toán; doanh số thanh toán qua POS; thị trường thẻ; dịch vụ thẻ ATM; kinh doanh dịch vụ thẻ.

Key words - POS; payment card; paymentrevenue through POS; card market; ATM card service; card service business.

1. Đặt vấn đề

Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 xác định mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2014-2015 là “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ”.

Cụ thể, để tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS), phấn đấu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM)giai đoạn 2011-2015 theo mục tiêu Đề án, ngày 12/11/13 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản số 8413/NHNN-TT về việc đẩy mạnh thanh toán qua POS đến hết năm 2015 và văn bản số 02/KH-NHNN ngày 27/12/2013 về Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014-2015. Mục tiêu của Kế hoạch này là nâng dần số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ; phấn đấu đạt mục tiêu trên cả nước có khoảng 200.000 POS được lắp đặt và số lượng giao dịch đạt khoảng 80 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2014, khoảng 250.000 POS được lắp đặt và số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2015 [4,tr2].

Thực tế, tại Việt Nam trong những năm trở lại đây, giai đoạn 2011-2015 sử dụng thanh toán Thẻ Ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking, ví điện tử, mobie banking…) đang trở thành “điểm nhấn” chủ yếu trong công tác triển khai hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế. Nhận thức chung của xã hội về tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt nâng dần lên, hoạt động thanh toán thẻ qua POS đã có chuyển biến rõ nét, các đơn vị chấp nhận thẻ đã có nhận thức tích cực về thanh toán thẻ qua POS và phối hợp tích cực với các NHTM trong việc mở rộng hoạt động thanh toán thẻ qua POS. Dịch vụ thanh toán thẻ và thanh toán điện tử đang ngày càng cho thấy vai trò quan

trọng trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh TTKDM.

Do đó, việc đánh giá những mặt đạt được, cũng như những mặt hạn chế trong hoạt động thanh toán qua đơn vị chấp nhận thẻ (POS) tại Việt Nam có phù hợp với định hướng của đề án TTKDTM mà chính phủ đề ra hay không đồng thời tìm ra nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục cũng như đưa ra những định hướng cho giai đoạn 2016- 2020 là một nghiên cứu rất cần thiết.

2. Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán qua đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam

Giai đoạn 2011- 2015 được xem là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ các loại hình sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (SPDVNH) hình thành từ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển vượt bậc, điển hình là sản phẩm thẻ. Tính đến quí 3/2015, đã có 96,26 triệu thẻ ngân hàng được phát hành trong cả nước.

2.1. Số lượng và tốc độ tăng trưởng thẻ ngân hàng tăng dần qua các năm giai đoạn 2011-2015

Hình 1.Số lượng thẻ ngân hàng giai đoạn 2008-2015

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 29

2.2. Hệ thống máy ATM, POS, các kênh internet banking, mobile banking được chú trọng phát triển

Hình 2.Số lượng các thiết bị ATM, POS/EDC (Nguồn:

NHNNVN)

Từ năm 2011 đến năm 2014, số lượng ATM tăng gần 1,5 lần trong khi số lượng POS đã tăng gần 2,5 lần (Hình 2). Tính đến thời điểm cuối quí 3 năm 2015, số lượng thiết bị ATM là 16.857 (thiết bị) và 208.474 (thiết bị) POS/EDC [1] đạt 83,389 % so với mục tiêu 250.000 POS/EDC cuối năm 2015 [4, tr2].

Hệ thống, cơ sở hạ tầng ATM, POS/EDC được trang bị, tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2011-2015, làm tăng khả năng sẵn sàng phục vụ cho chủ thẻ, tạo sự thuận lợi trong hoạt động thanh toán qua thẻ tại Việt Nam ngày càng phát triển.

2.3. Doanh số giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2013-2015

Bảng 1a. Doanh số giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC giai đoạn 2013-2015(Nguồn: Vụ Thanh toán – NHNNVN)

Chỉ tiêu Quí 3/2013 Quí 3/2014 Quí 3/2015

Số lượng GD qua

ATM (món) 123.778.797 153.686.770 171.831.698

Doanh số GD qua

ATM (tỷ đồng) 246.002 311.014 399.081

Số lượng GD qua

POS/EFTPOS/EDC

(món)

6.178.510 8.326.711 14.120.511

Doanh số GD qua

POS/EFTPOS/EDC

(tỷ đồng)

36.134 41.299 47.778

Bảng 1b. Lượng tăng và tốc độ tăng doanh số giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC giai đoạn 2013-2015

(Nguồn: Vụ Thanh toán – NHNNVN và tính toán của tác giả)

Thời gian Năm 2014/2013 Năm 2015/2014

Chỉ tiêu Số tuyệt đối

(ĐVT)

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

(ĐVT)

Số tương đối (%)

Số lượng GDqua ATM (món)

29.907.973 24,162 18.144.928 11,806

Doanh số GD qua ATM(tỷ đồng)

65.012 26,42 88.067 28,316

Số lượng GD qua POS/EFTPOS/EDC (món)

2.148.201 34,768 5.793.800 69,58

Doanh số GD qua POS/EFTPOS/EDC (tỷ đồng)

5.165 14,294 6.479 15,688

Qua Bảng 1, ta thấy hoạt động giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC tăng dần qua 3 năm giai đoạn 2013 –

2015 cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Trong đó, năm 2015 so với 2014 số lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC tăng mạnh, 69,58% tương ứng tăng 5.793.800 (món). Điều này cho thấy mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014-2015 là nâng dần số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ đã phần nào được đáp ứng.

2.4. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm dần trong giai đoạn 2011-2015

Theo đó, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống 12- 13% hiện nay, và dự kiến dưới 11% vào cuối năm 2015 (Hình 3) [3,tr2].

Hình 3. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán

(Nguồn: NHNNVN)

2.5. Số lượng tài khoản ngân hàng cá nhân đã tăng mạnh trong những năm gần đây

Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân ở đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ).

Tính đến cuối quý 3/2015, tổng số tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân là 57,867 triệu tài khoản tương ứng với số dư 181.734 tỷ đồng, đã tăng gấp hơn 13 lần so với năm 2005 và gấp khoảng 28 lần so với năm 2000. Trong đó, số người dân có tài khoản tại ngân hàng hiện ước tính đạt 57,867 triệu người (chiếm 64,29 % dân số), đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011- 2015 là tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số.

Hình 4. Số lượng tài khoản cá nhân ngân hàng (Nguồn: NHNNVN)

3. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ

Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động thanh

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

Số lượng TK (Triệu TK)

Số dư TK(Tỷ đồng)

30 Cái Quang Kiên, Nguyễn Thu Hà

toán thẻ tại Việt Nam, vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục như sau:

Thứ nhất, số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam tăng dần qua các năm, giai đoạn 2008 đến hết quí 3 năm 2015 (Hình 1). Nhưng có khoảng 50% số thẻ thanh toán đang lưu hành là không hoạt động, tức không phát sinh bất cứ giao dịch nào. Còn theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thẻ ngân hàng, con số này là khoảng 70%. Điều đó cho thấy thị trường thẻ thanh toán vẫn chưa phát triển đúng như mục tiêu của nó. Đó là thay thế các giao dịch bằng tiền mặt.

Về phía ngân hàng, họ cũng dễ gặp rủi ro về chi phí nếu chỉ muốn tăng trưởng về số lượng. Tại triển lãm ngành Ngân hàng Việt Nam 2015, ước tính chi phí các ngân hàng Việt đang phải gánh là trên 10 USD trên mỗi đầu thẻ, trong khi ở các nước khác là dưới 1 USD. Giả sử lấy chi phí bình quân chỉ khoảng 5 USD cùng tỉ lệ 50% thẻ không hoạt động, ước tính các ngân hàng đã tốn khoảng 5.000 tỉ đồng. Tất nhiên, ngoài chi phí phát hành thẻ, các ngân hàng còn phải tốn thêm tiền duy trì thẻ, chăm sóc khách hàng, đầu tư vào hệ thống an ninh bảo mật tốn kém.

Thứ hai, mặc dù doanh số thanh toán qua POS tăng trong giai đoạn 2013 – 2015, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2014-2015, theo đó doanh số thanh toán năm 2015 tăng 6.479 (tỷ đồng) so với năm 2014, tuy nhiên việc thanh toán thẻ qua đơn vị chấp nhận thẻ còn thấp so với các nước trong khu vực, tính liên kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không cao, dẫn đến việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua POS nói chung là chậm và chưa tương ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế có hệ thống thanh toán hướng dần tới phi tiền mặt. Điều này thể hiện qua Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Thực trạng doanh số thanh toán qua POS giai đoạn 2013-2015

(Nguồn: Vụ thanh toán – NHNNVN và tính toán của tác giả)

TT Doanh số GD qua POS/EDC

(tỷ đồng) (1)

Số lượng thẻ phát hành (triệu thẻ)

(2)

Bình quân doanh số giaodịch/thẻ/quí (đồng/thẻ/quí) (3) = (1) / (2)

Quí 3/2013 36.134 62,93 574.194

Quí 3/2014 41.299 76,13 542.480

Quí 3/2015 47.778 96,26 496.447

Giai đoạn 2013-2015, doanh số thanh toán qua POS tăng dần. Nguyên nhân có được kết quả trên là do nhận thức về thanh toán thẻ qua POS tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, mức bình quân giao dịch/thẻ/quí lại giảm dần trong giai đoạn 2013-2015 (Bảng 2, cột 3) và tỷ lệ này là thấp so với các nước trong khu vực. Ta thấy, theo quí 3 năm 2015, bình quân một thẻ có doanh số thanh toán qua POS là 496.447 (đồng/quí), như vậy bình quân khoảng 165.482,333 (đồng/thẻ/tháng). Đây là doanh số thanh toán quá thấp, so với mức trung bình cả nước và trong khu vực.

Mặt khác, trở ngại còn nằm ở phí thanh toán. Một số các cửa hàng, doanh nghiệp vẫn tính phí từ 1-1,5% đối với những khách hàng quẹt thẻ, khiến họ không mặn mà với việc dùng thẻ thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán qua đơn vị

chấp nhận thẻ.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng thanh toán phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Mặc dù, số lượng thiết bị ATM, POS/EDC tăng dần qua các năm (Hình 2), tuy nhiên hệ thống chấp nhận thẻ còn hạn chế, gây khó khăn cho chủ thẻ khi sử dụng hằng ngày. Tại các điểm bán hàng, số lượng máy POS dù có tăng lên trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa phủ kín hệ thống.

Theo báo cáo khảo sát toàn cầu về ngân hàng bán lẻ năm 2014 của Công ty Kiểm toán Ernst & Young, 75% trong tổng số hơn 90 triệu dân Việt Nam vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng, mật độ chi nhánh ngân hàng, máy rút tiền tự động (ATM), máy POS trên đầu người hiện vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Hệ thống máy chấp nhập thẻ tín dụng (POS) của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam chỉ có 1 POS/1.000 người, trong khi tại Hàn Quốc tỷ lệ này là 50 POS/1.000 người [Nilson Report-2013].

4. Kết luận và giải pháp

4.1. Kết luận

Có thể nói, với nỗ lực của ngành ngân hàng và nhận thức chung của xã hội về tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động thanh toán thẻ qua POS đã có chuyển biến rõ nét, các đơn vị chấp nhận thẻ đã có nhận thức tích cực về thanh toán thẻ qua POS và phối hợp tích cực với các NHTM trong việc mở rộng hoạt động thanh toán thẻ qua POS. Bên cạnh việc sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy giao dịch tự động (ATM), chủ thẻ đã dần quen với việc dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại những nơi có lắp đặt POS. Các NHTM đã tích cực tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán thẻ qua POS và mạnh dạn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ như lắp đặt POS mới, kết nối liên thông hệ thống, nâng cấp đường truyền, liên kết với các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ (trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, v.v), các đơn vị cung cấp dịch vụ công (trường học, bệnh viện) để phát hành thẻ và lắp đặt POS. Một số NHTM đã triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với khách hàng dùng thẻ thanh toán qua POS, phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp để nghiên cứu triển khai việc thanh toán thẻ qua mPOS. So với thanh toán qua thẻ POS, thanh toán qua mPOS có nhiều ưu điểm và chi phí đầu tư thấp hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: giao dịch qua thẻ chủ yếu vẫn là giao dịch rút tiền mặt, chiếm hơn 80%; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phân bố chưa đều; chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung về công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ thanh toán còn chưa ổn định, nên ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán. Số lượng và giá trị thanh toán qua POS còn thấp; tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ chưa khắc phục triệt để.

Như vậy, nghiên cứu trên đây đã góp phần đánh giá, tổng kết thực trạng hoạt động thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015, trên cơ sở đó giúp cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các NHTM và các bên liên quan nắm bắt được các thực tế trong hoạt động thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ, từ đó có thể đưa ra các giải pháp và chính sách

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 31

kinh doanh phù hợp với đơn vị mình trong thời gian tới.

4.2. Giải pháp

Trên thực tế, thanh toán thẻ - thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, thẻ thanh toán cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, để dịch vụ thẻ thanh toán phát triển bền vững và hiệu quả, cần những giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, đòi hỏi sự chủ động và trách nhiệm của ngành Ngân hàng nhưng cũng đòi hỏi phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ, ngành chức năng, sự ủng hộ của đông đảo người dân, các doanh nghiệp và tổ chức khác. Đồng thời, phát triển thị trường thẻ thanh toán, ngân hàng đặt trong mối quan hệ và bối cảnh phát triển TTKDTM trong nền kinh tế; cụ thể hiện nay: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen TTKDTM trong bộ phận dân cư. Cụ thể, trong thời gian tới, một số giải pháp được đưa ra nhằm đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ như sau [1,tr21]:

Một là, NHNN tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng, cần tiếp tục nghiên cứu sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại.

Hai là, NHNN phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc các biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán qua POS. NHNN phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền qui định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ba là, NHNN phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các qui đinh, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi pham pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn thẻ nội địa Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh, an toàn,bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ, đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán.

Bốn là, NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy

đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống. Ngoài ra, NHNN phối hợp với Bộ Công thương trong việc yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS và chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán qua POS theo đúng qui định hiện hành; đảm bảo thực hiện nghiêm túc qui định này trong thực tế.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.

Sáu là, các NHTM cần tập trung phát triển hệ thống máy ATM, POS/EDC phù hợp, có chất lượng cao, hoạt động ổn định. Cụ thể:

- NHTM xây dựng lộ trình, nhiệm vụ triển khai cụ thể, giao chỉ tiêu phù hợp từng năm để đạt được mục tiêu đề ra trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua POS theo Chương trình tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS.

- Tiếp tục phát triển và bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới POS, đảm bảo hiệu quả, thực chất. Tăng cường lắp đặt, điều chỉnh lại địa điểm lắp đặt máy POS theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ như siêu thi, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, du lịch…; lựa chọn một số địa bàn thí điểm phát triển thanh toán thẻ qua POS phù hợp với điều kiện ở nông thôn.

- Nâng cao chất lượng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ, POS trên toàn quốc; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thực sự đi vào cuộc sống; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS qua từng năm; phát triển POS theo hướng làm từng bước vững chắc, triển khai tại các khu vực, đối tượng thuận lợi, có tiềm năng trước, tạo sự lan tỏa, mở rộng dần ra toàn xã hội.

- Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội…).

Bảy là, tập trung xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Tiên (2012), “Định hướng phát triển thị trường thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 10(355), tháng 5,19-21,31.

[2] Ngân hàng nhà nước (2013, 2014, 2015), Việt Nam, Số liệu công bố về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Website NHNN.

[3] Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Đinh Đạt (2015), “Phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2015- Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 3-2015.

[4] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.

(BBT nhận bài: 29/11/2015, phản biện xong: 02/12/2015)

32 Lê Thị Phương Loan

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY NGOẠI NGỮ DỰA VÀO NỘI DUNG CHO SINH VIÊN NĂM 1, 2

KHOA QUỐC TẾ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

POSSIBILITY OF APPLYING CONTENT - BASED INSTRUCTION TO ENGLISH LANGUAGE PROGRAMS FOR FRESHMEN AND SOPHOMORES AT DEPARTMENT OF

INTERNATIONAL STUDIES, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, THE UNIVERSITY OF DANANG

Lê Thị Phương Loan

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Phương pháp dạy ngoại ngữ dựa vào nội dung (CBI)ngày càng trở nên phổ biến trong những khóa học song ngữ chuyên ngành, nơi tiếng Anh được sử dụng như phương tiện để truyền tải nội dung chuyên ngành. Rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh CBI đem lại hiệu quả trong việc cung cấp cho sinh viên tiếp cận với ngữ cảnh có ý nghĩa và tài liệu xác thực. Bài nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát ý kiến của 107 sinh viên về khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy đa số sinh viên (67,32%) cho rằng chương trình tiếng Anh thiết kế theo CBI là hoàn toàn khả thi, và 78,21% sinh viên cho biết sẵn lòng tham gia vào khóa học này.

Abstract - There has been a global interest in different approaches in teaching immersion content courses in which English is employed as a vehicle to deliver content instructions. In this sense, the Content -based Instruction (CBI) approach has been put into practice in a variety of language learning educational contexts in which its benefits have been supported by a number of research on theoretical foundations and empirical experiments. CBI provides learners with access to meaningful contexts and authentic materials. Using the qualitative method, this paper presents surveys of 107 sophomores and juniors at the Department of International Studies (DIS), University of Foreign Languague Studies, the University of Danang on the possibility of applying the CBI approach to the English language programs for freshmen and sophomores at DIS. The results are very positive. Most of the survey participants (67.32%) agree that applying CBI to the English program for freshmen and sophomores are feasible, and 78.21% believe that they will attend such a course.

Từ khóa - phương pháp dạy ngoại ngữ dựa vào nội dung; khả năng áp dụng hiệu quả; tiếng Anh; kiến thức chuyên ngành; Chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2.

Key words - content - based Instruction; effective application; English language; content knowledge; B1, B2 English skill programs.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay phương pháp giảng dạy ngoại ngữ dựa vào nội dung (Content-based Instruction-CBI) ngày càng được áp dụng phổ biến hơn trong giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ. Trong phương pháp này, ngôn ngữ được giảng dạy dựa vào nội dung chuyên ngành (content), qua đó khuyến khích người học tiếp cận với ngôn ngữ nhiều hơn bằng việc sử dụng tiếng Anh để suy nghĩ và thảo luận. CBI cũng chú trọng nhu cầu của người học theo lý thuyết “lấy người học làm trung tâm”. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai [8].

Chương trình tiếng Anh hoàn toàn mới theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR) tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - Đại học Đà Nẵng được áp dụng từ năm 2012 trong chủ trương đào tạo liên thông sinh viên các ngành trong ba khoa Tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên ngành và Quốc tế học. Thành công của chương trình là đạt được sự đồng bộ trong thiết kế chương trình, mục tiêu, nội dung giảng dạy, và phương pháp đánh giá đối với các học phần tiếng Anh cho sinh viên năm 1, 2 của các khoa. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, chương trình đã xuất hiện một số bất cập đối với các cấp quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy, và sinh viên khoa Quốc tế học các khóa từ 2012 đến nay. Cụ thể, một số sinh viên cho rằng chương trình tiếng Anh theo hướng tích hợp bốn kĩ năng thực hành ngoại ngữ quá chú trọng ngữ pháp, vì thế giảm

mạnh thời lượng giao tiếp (kĩ năng Nghe và Nói), đồng thời hạn chế từ vựng chuyên ngành. Một số giáo viên gặp khó khăn trong quá trình soạn bài giảng yêu cầu tích hợp cả bốn kĩ năng theo giáo trình mới. Đối với cấp quản lý, hiện việc một số giáo viên có ý kiến về đổi giáo trình đã chọn sẵn cũng gây khó khăn với các khoa vì những giáo trình này được quy định sử dụng cho cả 3 khoa có chương trình liên thông. Vì vậy, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát trên đối tượng sinh viên năm 2 và 3 khoa Quốc tế học (vì đã hoàn thành đầy đủ các chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2), từ đó đề xuất một số giải pháp để chương trình có thể triển khai hiệu quả, để kết cấu tổng thể chương trình tiếng Anh phù hợp hơn với nhu cầu, đặc điểm của người học và nguồn lực hiện có tại khoa Quốc tế học.

2. Tổng quan về phương pháp dạy ngoại ngữ dựa vào nội dung (CBI) và chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2

2.1. Phương pháp CBI là gì?

Phương pháp CBI, theo Snow (2001, tr.303) là “sự tích hợp mục tiêu giảng dạy và chủ đề môn học” [7]. Stoller & Grabe (1997) cho rằng sự kết hợp giảng dạy ngôn ngữ và nội dung sẽ thúc đẩy quá trình lĩnh hội kiến thức. Nói cách khác, CBI giúp người học có cơ hội sử dụng kiến thức chuyên ngành (KTCN) và ngôn ngữ mục tiêu để thực hiện những nhiệm vụ có tính chất phức tạp tăng dần [8]. Singer (1990) nhấn mạnh khi người học được tiếp cận với tài liệu biên soạn theo chủ đề, họ có khả năng ghi nhớ và lĩnh hội thông tin tốt hơn [6]. Theo

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 33

đó, CBI chú trọng cả mục tiêu về ngôn ngữ lẫn nội dung kiến thức lĩnh hội. Sự tích hợp ngôn ngữ và nội dung cung cấp ngữ cảnh để người học thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, học thuật, những kĩ năng và sự thành thạo ngôn ngữ mục tiêu.

CBI bắt đầu được chú ý từ chương trình song ngữ của Canada từ những năm 1960. Trong suốt 2 thập kỉ sau đó, Canada triển khai chương trình giảng dạy tiếng Pháp như ngôn ngữ hai trong trường học để người học (nói tiếng Anh) có thể lĩnh hội tiếng Pháp thông qua chương trình sử dụng ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp. Chương trình được triển khai ở các cấp học từ tiểu học đến trung học cơ sở theo mức độ sử dụng ngôn ngữ hai khác nhau (30%, 70% và 100%). Đặc điểm của CBI là nội dung đóng vai trò quyết định, là điểm xuất phát hoặc nguyên tắc tổ chức của khóa học. Nội dung ở đây được hiểu là thông tin hay chủ đề mà người học lĩnh hội hoặc giao tiếp thông qua ngôn ngữ chứ không phải là ngôn ngữ được sử dụng để truyền đạt nội dung [5]. Bất cứ bài học ngôn ngữ nào cũng phải bao hàm nội dung. Nội dung là phương tiện kết nối bài học và bài tập. Trong các phương pháp giảng dạy truyền thống, ngữ pháp, kĩ năng, chức năng là những chi tiết được quyết định đầu tiên, sau đó mới đến nội dung. Ví dụ, trong bài học về Thì Tương lai đơn (Simple Future Tense), các cấu trúc ngữ pháp, ngữ cảnh giao tiếp, bài đọc hiểu, câu hỏi thực hành, v.v. đều xoay quanh Thì Tương lai đơn. Tuy nhiên, trong CBI, nội dung sẽ được quyết định trước, sau đó đến các lựa chọn về ngữ pháp, kĩ năng, chức năng. Ví dụ trong bài học về Đàm phán quốc tế, các bài đọc/nghe hiểu, câu hỏi thực hành, ngữ cảnh giao tiếp sẽ xoay quanh chủ đề đàm phán quốc tế. Ngữ pháp sẽ được khai thác dựa trên các bài đọc hiểu hoặc nghe hiểu.

Brinton, Snow & Wesche (1989) cho rằng CBI cung cấp cho người học ngữ cảnh có ý nghĩa (meaningful context) và ngữ liệu đầu vào dễ hiểu (comprehensive input) - hai yếu tố quan trọng giúp người học lĩnh hội ngôn ngữ (Krashen, 1985). Ngoài ra, CBI được xây dựng dựa trên phân tích nhu cầu, trình độ, và mục tiêu học tập của người học; vì thế, các nhà ngôn ngữ học cho rằng CBI có thể thỏa mãn một số nhu cầu của người học, cụ thể:

(1) CBI sử dụng tài liệu xác thực (authentic materials) trong giảng dạy. Tài liệu xác thực được hiểu là những tài liệu được dùng trong đời thực, trong giảng dạy tiếng mẹ đẻ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, và không có mục đích dạy ngôn ngữ. Điều này đòi hỏi nỗ lực của người dạy trong việc hiệu chỉnh và soạn bài giảng để có thể sử dụng tài liệu xác thực làm tài liệu giảng dạy.

(2) CBI, lấy người học làm trung tâm, giúp tạo động cơ học tập cho người học, giúp họ năng động và làm chủ hoạt động học tập và không bị phụ thuộc nhiều vào người dạy.

(3) CBI chú trọng truyền thụ cả ngôn ngữ và nội dung, vì vậy việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ được thực hiện đối với cả 2 thành tố này [1], [4].

2.2. Các mô hình của phương pháp CBI

Các mô hình của CBI khác biệt với nhau bởi ngữ cảnh, mức độ truyền thụ, và mức độ chú trọng ngôn ngữ hay nội dung. Theo Brinton, Snow & Wesche (1989), ba mô hình phổ biến nhất của CBI là (1) Mô hình dựa vào chủ đề

1 Đề cương chi tiết học phần Kĩ năng tiếng B1, B2 - Chương trình đào tạo khoa QTH

(theme-based model); (2) Mô hình chuyển đổi (sheltered model); và (3) Mô hình cộng tác (adjunct model). Theo đó, (1) được sử dụng chủ yếu trong các khóa học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, trong đó giáo viên có kiến thức cả về ngôn ngữ và chuyên ngành. Đồng thời, nội dung bài kiểm tra cũng tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ. Trong (2), KTCN được xem là trọng tâm, và có phần lấn át hoạt động học ngôn ngữ, bài kiểm tra vì thế cũng đánh giá khả năng lĩnh hội KTCN hơn là ngôn ngữ. Mô hình (3) cho thấy sự kết hợp của 2 giáo viên, một người phụ trách giảng dạy ngôn ngữ và người kia dạy KTCN. Người học sẽ được kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ trong giờ học ngôn ngữ, và kiểm tra KTCN trong giờ học môn chuyên ngành [1]. Mô hình dựa vào chủ đề được sử dụng phổ biến hơn cả, vì sự linh động và dễ triển khai. Trong mô hình này, chủ đề, được chọn lựa kĩ càng dựa trên phân tích nhu cầu, trình độ của người học và mục tiêu của bài học, là “kim chỉ nam” giúp người dạy thiết kế bài giảng dựa vào tài liệu xác thực.

2.3. Tổng quan về chương trình Kĩ năng tiếng B1 và B2 tại Khoa Quốc tế học

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quốc tế học được thực hiện theo hình thức tín chỉ với tỷ lệ các học phần tiếng Anh chiếm lần lượt là 46/148 (niên khóa 2012-2016) và 53/149 (niên khóa 2013-2017) tổng số tín chỉ toàn khóa. Sinh viên năm 1, 2 (của niên khóa 2011-2015 và 2012-2016) học chương trình tiếng Anh riêng rẽ từng kĩ năng, ví dụ các học phần Nghe 1, Nói 1, Viết 1, Đọc 1 được dạy trong học kì đầu tiên, mỗi học phần hai tín chỉ. Tương tự, trong các học kì sau, các kĩ năng vẫn được dạy riêng theo giáo trình do Khoa tiếng Anh biên soạn (lưu hành nội bộ). Tuy nhiên, từ năm học 2012-2013 trở đi, chương trình tiếng Anh hoàn toàn mới được thiết kế tích hợp các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và Ngữ pháp thành các học phần có tên gọi Kĩ năng tiếng B1, B2 từ KNTB1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 đến KNTB2.1, 2.2, 2.3, 2.4, và 2.5. Các học phần này đều có số tín chỉ là 04 và được sử dụng chung cho bốn học kì đầu tiên của sinh viên ba khoa: Khoa tiếng Anh, Khoa tiếng Anh chuyên ngành và Khoa Quốc tế học. Đây là chương trình tiếng Anh nằm trong chủ trương đào tạo liên thông sinh viên các ngành trong ba khoa của Trường ĐHNN theo CEFR.

Mục tiêu của chương trình1 Kĩ năng tiếng B1, B2 là giúp sinh viên: “nắm được các ý chính khi Nghe/Đọc văn bản chuẩn về những đề tài phổ thông; xử lý các tình huống có khả năng xảy đến khi đi đến những nơi sử dụng ngôn ngữ đó; sản sinh ra các ngôn bản có tính liên kết về đề tài quen thuộc, phù hợp với sở thích cá nhân; miêu tả những trải nghiệm, sự kiện, ước mơ, hi vọng, ước muốn và lý giải gọn gàng cho các ý kiến và kế hoạch được vạch ra”. Như vậy, chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2 tập trung phát triển kĩ năng tiếng Anh giao tiếp tổng quát, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản trong các tình huống giao tiếp thông thường như ở siêu thị, công sở, đi du lịch, v.v. Tuy nhiên, chương trình kéo dài bốn học kì, và số lượng chủ điểm về kinh tế, chính trị hay quan hệ quốc tế rất hạn chế. Vì vậy, đến học kì 5, khi phải học một số môn chuyên ngành tích hợp tiếng Anh và tiếng Việt (chủ yếu là slide bằng tiếng Anh và giáo viên giảng bài bằng tiếng Việt) sinh viên rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với hàng loạt từ chuyên ngành mà nhẽ

34 Lê Thị Phương Loan

ra nên được trang bị cho các em từ học kì trước đó.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu, phiếu điều tra và phỏng vấn. Chúng tôi phát ra 107 phiếu khảo sát về khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh tại Khoa Quốc tế học, trong đó có 57 sinh viên khóa 2012 và 50 sinh viên khóa 2013. Đặc biệt, có 36 sinh viên lớp Chất lượng cao ở các khóa 2012 và 2013 tham gia trả lời. Đối tượng khảo sát là sinh viên hai khoá 2012-2016 (học chương trình cũ) và khoá 2013-2017 (chương trình mới) vì các em đã hoàn thành hết chương trình tiếng Anh năm 1,2 và tham dự học phần Tiếng Anh nâng cao (tiếng Anh chuyên ngành) trong năm 3 (thiết kế theo CBI). Chúng tôi cũng phỏng vấn hai trong tổng số ba giáo viên đã và đang tham gia giảng dạy học phần Tiếng Anh nâng cao tại Khoa Quốc tế học từ năm 2013 đến 2015, và hai giáo viên này cũng đã tham gia giảng dạy một số học phần Kĩ năng tiếng B1, B2 cho các lớp có sinh viên tham gia khảo sát. Như vậy, hai giáo viên này có thể so sánh được năng lực tiếng Anh của sinh viên các khoá 2012-2016, 2013-2017 (đối tượng tham gia khảo sát) và 2011-2015 (niên khoá bắt đầu thực hiện chủ trương liên thông ba khoa).

Cấu trúc của Phiếu khảo sát bao gồm ba phần: Phần Một giới thiệu về CBI; Phần Hai gồm các câu hỏi về tính khả thi khi áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên năm 1,2; Phần Ba là một số thông tin cá nhân của người trả lời. Trong tổng số 17 câu hỏi (được thiết kế theo thang đo Likert từ Hoàn toàn đồng ý (1) đến Hoàn toàn không đồng ý (5)) ở Phần Hai, có 07 câu hỏi về lợi ích khi áp dụng CBI, 02 câu về thực trạng một số giáo trình của học phần Kĩ năng tiếng B1, B2, 02 câu về khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh, 01 câu về đội ngũ giảng dạy, 01 câu về tỷ lệ giữa tiếng Anh và KTCN theo mong muốn của sinh viên (thiết kế dựa trên lý thuyết phân tích nhu cầu người học, theo CBI). Kết quả, tổng số phiếu phát ra và thu vào qua hai hình thức gửi thư điện tử và phát trực tiếp là 107, trong đó theo quan sát của chúng tôi có 06 phiếu có nhiều giá trị khuyết thiếu (missing values) xảy ra ngẫu nhiên, vì vậy có thể loại trừ khả năng thiên lệch nội sinh (endogenous bias). Như vậy, chỉ có 101 phiếu được sử dụng để làm mẫu.

4. Kết quả nghiên cứu và bình luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Hiểu biết về CBI

Phần Một trong Phiếu khảo sát giới thiệu khái quát về CBI: Chúng tôi đã đến từng lớp học phần, giải thích cho sinh viên về CBI, sau đó phát Phiếu khảo sát. Kết quả, sau khi nghe giải thích 33,66% chọn mức độ hiểu biết về CBI là Hiểu nhiều, 49,5% chọn Hiểu một chút, trong khi chỉ 3,96% sinh viên Hiểu sâu sắc, 11,88% chọn Không hiểu lắm và 0,99% Hoàn toàn không hiểu. Như vậy, đa số sinh viên (87,12%) tham gia trả lời có hiểu biết cơ bản về CBI.

4.1.2. Hứng thú và động lực học tiếng Anh của người học

Theo kết quả, có 84,16% sinh viên trả lời hiện đang có hứng thú với việc học tiếng Anh, và chỉ 5,94% trả lời không có hứng. Sau khi nghe giới thiệu về CBI, 77,23% sinh viên cho rằng học tích hợp tiếng Anh và KTCN khiến việc học

tiếng Anh thú vị hơn, trong khi 16,83% tỏ ra lưỡng lự thì 6,25% không đồng tình.

4.1.3. Lợi ích của CBI

Phiếu khảo sát gồm bảy câu hỏi liên quan đến lợi ích của CBI. Đối với động lực học tiếng Anh, 60,39% đồng ý rằng CBI sẽ tạo động lực học tiếng Anh cho sinh viên và 38,61% có câu trả lời trung lập. Trong khi 83,17% sinh viên cho rằng CBI sẽ khiến việc học tiếng Anh có ý nghĩa hơn, thì 78.21% cho rằng tiếng Anh sẽ đóng vai trò quan trọng hơn với CBI.

Về hiệu quả học tập, 61,38% cho rằng người học sẽ đạt được hiệu quả tối đa khi học tiếng Anh theo CBI, tuy nhiên, có 28,71% tỏ vẻ lưỡng lự và 9,9% (10 sinh viên) không đồng tình.

Đối với sự chuẩn bị KTCN và năng lực ngoại ngữ, 83,17% sinh viên đồng ý rằng CBI giúp chuẩn bị kĩ năng ngoại ngữ và KTCN cho các học kì sau tại khoa, 72,28% cho rằng CBI giúp sinh viên mở rộng kiến thức xã hội. Đặc biệt, 88,12% có câu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý đối với khả năng tìm được việc làm nếu sinh viên nắm vững KTCN bằng tiếng Anh.

4.1.4. Thực trạng chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2 tại Khoa Quốc tế học

Đối với các giáo trình hiện đang được sử dụng trong chương trình Kĩ năng tiếng B1, B2 như PET Results, FCE Results, Solutions, 37,62% sinh viên cho rằng chương trình tiếng Anh trong bốn học kì đầu tiên hiện chưa cung cấp đủ tiếng Anh và KTCN cần thiết cho sinh viên Quốc tế học. Trong khi 35,64% đồng ý rằng chương trình từ KNTB1.1 đến KNTB2.5 đang rất thú vị và bổ ích thì có đến 42,57% tỏ vẻ lưỡng lự và 15,84% không đồng ý, đặc biệt có 5,94% hoàn toàn không đồng ý.

4.1.5. Khả năng áp dụng CBI

Phần lớn sinh viên (78,21%) sau khi nghe giải thích về CBI cho biết sẵn lòng tham gia vào chương trình tiếng Anh được thiết kế theo CBI; chỉ có 14,85% tỏ vẻ lưỡng lự và 6,93% chọn không tham gia khóa học. Đặc biệt, 67,32% sinh viên cho rằng CBI có khả năng áp dụng vào chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học. Tuy nhiên, 23,76% có ý kiến trung lập.

4.1.6. Giáo viên

Có 66,33% sinh viên cho rằng đội ngũ giáo viên hiện nay của khoa đủ khả năng học thuật để đảm nhiệm giảng dạy các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh. Đây chính là nguồn nhân lực phục vụ chủ trương giảng dạy các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh của ĐHNN, kịp thời hội nhập với xu thế sử dụng ngoại ngữ như một công cụ để giao tiếp và truyền tải KTCN.

Tuy nhiên, khi phỏng vấn hai giáo viên cơ hữu dạy tiếng Anh tại khoa thì phản hồi của các cô khá tương đồng khi so sánh trình độ sinh viên hai khoá 2012-2016 và 2013-2017. Cụ thể, đối với môn Tiếng Anh nâng cao trong học kì 5, giáo viên cho rằng sinh viên khoá 2013 có sự chuẩn bị yếu hơn về năng lực tiếng Anh (chưa thể viết bài luận khoảng 250 từ trở lên, hạn chế từ vựng chuyên ngành) so với khoá 2012-2016 học chương trình cũ.

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 35

Bảng 1. Kết quả Phiếu khảo sát

STT Câu hỏi Hoàn toàn

đồng ý Đồng ý

Lưỡng lự/ Trung lập

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

1 Hiện bạn đang có hứng thú với việc học tiếng Anh. 29,7% 54,46% 9,9% 4,95% 0,99%

2 Giảng dạy tích hợp KTCN và ngoại ngữ khiến việc học tiếng Anh thú vị hơn.

16,83% 60,4% 16,83% 3,96% 1,98%

3 Phương pháp CBI tạo động lực học tiếng Anh cho SV. 19,8% 40,59% 38,61% 0% 0,99%

4 CBI giúp SV mở rộng kiến thức xã hội. 20,79% 51,49% 18,81% 6,93% 1,98%

5 Sinh viên sẽ đạt được hiệu quả học tập tối đa khi học tiếng Anh với CBI. 14,85% 46,53% 28,71% 9,9% 0%

6 CBI giúp tiếng Anh đóng vai trò quan trọng hơn (đối với SV không chuyên ngữ).

28,71% 49,5% 15,84% 3,96% 1,98%

7 CBI giúp chuẩn bị KTCN và kĩ năng ngoại ngữ cho SV tham gia các khóa học chuyên ngành bằng tiếng Anh trong năm 3.

27,72% 55,45% 12,87% 2,97% 0,99%

8 Giảng dạy tích hợp KTCN và ngoại ngữ khiến việc học tiếng Anh có ý nghĩa hơn.

28,71% 54,46% 7,92% 7,92% 0%

9 Nắm vững KTCN bằng tiếng Anh giúp SV dễ tìm việc sau khi tốt nghiệp. 51,49% 36,63% 8,91% 0,99% 1,98%

10 Các giáo trình hiện đang sử dụng trong các học phần Kĩ năng tiếng như PET Results, FCE Results, Solutions đã đảm bảo đủ tiếng Anh và khối lượng KTCN cần thiết cho SV Quốc tế học.

10,89% 17,82% 33,66% 30,69% 6,93%

11 Chương trình Kĩ năng tiếng từ KNTB1.1 đến KNTB2.5 hiện nay đang rất thú vị và bổ ích.

5,94% 29,7% 42,57% 15,84% 5,94%

12 CBI có khả năng áp dụng vào chương trình tiếng Anh dành cho SV năm 1,2 khoa Quốc tế học.

19,8% 47,52% 23,76% 7,92% 0,99%

13 Bạn sẵn lòng tham gia chương trình tiếng Anh theo CBI. 28,71% 49,5% 14,85% 4,95% 1,98%

14 Giáo viên nên tập trung dạy KTCN (ví dụ: kinh tế, quan hệ quốc tế) nhiều hơn là dạy kĩ năng ngôn ngữ (ví dụ: ngữ pháp, cấu trúc câu, v.v.) trong giờ học tiếng Anh.

16,83% 24,75% 34,65% 19,8% 3,96%

15 Học Chương trình tiếng Anh thiết kế theo CBI khiến SV dễ bị căng thẳng vì vừa phải học tiếng Anh vừa phải học KTCN bằng tiếng Anh.

8,91% 30,69% 36,63% 19,8% 3,96%

16 Chương trình tiếng Anh thiết kế theo CBI đòi hỏi SV phải học chăm chỉ hơn vì vừa phải học tiếng Anh vừa phải học KTCN bằng tiếng Anh.

39,6% 42,57% 7,92% 4,95% 4,95%

17 Giáo viên khoa Quốc tế học có đủ khả năng để dạy các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh.

21,78% 44,55% 25,74% 4,95% 2,97%

Hình 1. Tỷ lệ tiếng Anh và kiến thức chuyên ngành

4.1.7. Tỷ lệ giữa tiếng Anh và nội dung chuyên ngành

Trong Phiếu khảo sát, câu 3 tham khảo ý kiến sinh viên về tỷ lệ giữa tiếng Anh và KTCN để tác giả có cơ sở đề xuất xây dựng kết cấu chương trình tiếng Anh theo CBI. Phản hồi của các em được tóm tắt trong Hình 4.1; trong đó, 58,59% sinh viên cho rằng tỷ lệ chuẩn nhất là 50:50. Đáng ngạc nhiên, mặc dù đây là chương trình tiếng Anh, số sinh viên muốn học tập trung vào KTCN với tỷ lệ 25:75 chiếm tới 24,24%, điều này cho thấy sinh viên ý thức được tầm quan trọng của KTCN. Ngoài ra, có 17,17% muốn học tiếng Anh nhiều hơn với tỷ lệ 75:25. Tuy nhiên, câu hỏi về sự tập trung của giáo viên có phản hồi khá thú vị. Khoảng 41,58% sinh viên ý kiến rằng giáo viên nên tập trung dạy

KTCN nhiều hơn kĩ năng ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh. Khoảng 34,65% sinh viên có câu trả lời trung lập và 23,76% ý kiến ngược lại.

4.1.8. Khó khăn khi áp dụng CBI

Mặc dù khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh tương đối cao (67,32%), để có thể áp dụng CBI một cách hiệu quả đòi hỏi sinh viên và giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với chương trình học thuần ngoại ngữ. Tuy nhiên, có thể vì chưa được trải nghiệm nhiều với CBI mà phản hồi của sinh viên về khó khăn khi áp dụng CBI khá là khác biệt. Cụ thể, 39,6% cho rằng việc học đồng thời cả tiếng Anh và KTCN dễ tạo áp lực khiến người học căng thẳng hơn. Có 36,63% đưa ý kiến trung lập, trong khi tỷ lệ không đồng tình là 23,76%. Mặc dù vậy, có đến 82,17% ý thức cần phải chăm chỉ hơn để có thể theo kịp chương trình thiết kế theo CBI.

4.2. Bình luận và kiến nghị

4.2.1. Bình luận

Kết quả từ phiếu điều tra đã giúp phác họa phần nào bức tranh ý kiến sinh viên về khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh tại khoa. Đa số (78,21%) sẵn lòng theo học chương trình tiếng Anh thiết kế theo CBI và 67,32% sinh viên tin vào khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng

100%

75%

50%

25%25%

75%

100%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

0% 17.17% 58.59% 24.24% 0%

Tiếng Anh

Kiến thức chuyên ngành

36 Lê Thị Phương Loan

Anh dành cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học. Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh CBI đem lại nhiều lợi ích cho người học: tiếp cận với ngữ cảnh có ý nghĩa và tài liệu xác thực, mở rộng kiến thức học thuật về văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, và khả năng sử dụng tiếng Anh để thảo luận một số vấn đề chuyên ngành (Short, 1991; Chadran & Esarey, 1997; Iakovos, 2011). [2], [3], [9]. Thực tế, CBI đã được thử nghiệm trong học phần Tiếng Anh nâng cao, với các chủ điểm từ kinh tế, đối ngoại, chính trị, văn hóa, v.v, mà sinh viên Khoa Quốc tế học tham gia trong học kì 5, và đa số sinh viên rất hứng thú với giờ học này.

4.2.2. Kiến nghị

Để áp dụng thành công CBI vào kết cấu chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học, bài báo đề xuất một số kiến nghị, cụ thể:

a. Về chương trình

Đa số ý kiến (58,59%) đề xuất chương trình tiếng Anh theo CBI nên được thiết kế theo tỷ lệ tiếng Anh và KTCN là 50:50 để sinh viên có thể phát triển năng lực ngoại ngữ và mở rộng KTCN Quốc tế học. Tài liệu dùng cho học phần này là những tài liệu xác thực do giáo viên biên soạn để phù hợp với mục tiêu vừa giảng dạy tiếng Anh vừa bổ sung KTCN về chủ điểm cụ thể cho sinh viên. Giáo viên cũng có thể tham khảo những trang báo chính thống như CNN, BBC, The Economist, The Financialist và TED Talks để lấy tư liệu xác thực. Các chủ điểm trong suốt khóa học được giáo viên xây dựng dựa trên khảo sát nhu cầu/sở thích của sinh viên và mục tiêu của khóa học (ví dụ chủ điểm trong các học phần về kinh tế, ngoại giao, chính trị, an ninh). Hình thức kiểm tra, đánh giá nên được thực hiện theo mô hình CBI theo chủ đề: vừa kiểm tra kĩ năng tiếng Anh, vừa kiểm tra KTCN theo chủ điểm.

b. Về đội ngũ giảng viên

Giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong CBI, từ thiết kế bải giảng dựa trên tài liệu xác thực, phát triển ngân hàng đề thi, đến công tác phát triển kiến thức chuyên môn. Tham gia dạy các học phần tiếng Anh thiết kế theo CBI đòi hỏi giáo viên nắm vững KTCN và kĩ năng truyền đạt lượng kiến thức đó bằng tiếng Anh. Vì vậy, lãnh đạo khoa cần nghiên cứu các yếu tố hạn chế về nguồn lực (đội ngũ cơ hữu giảng dạy tiếng Anh rất ít - chỉ có 6 giáo viên/khoảng 700 sinh viên), và cân nhắc các hình thức khuyến khích giáo viên tích cực áp dụng CBI (ví dụ nâng hệ số giờ giảng đối với học phần theo CBI hoặc tính vào giờ nghiên cứu khoa học). Lãnh đạo khoa nên khuyến khích các giáo viên hiện đang dạy chuyên ngành (thuộc Tổ Quan hệ quốc tế, Tổ Châu Á học) thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, v.v.) để đáp ứng điều kiện tham gia đứng lớp một số học phần tiếng Anh theo CBI.

c. Về người học

Người học nên xác định mục tiêu và nhu cầu học tập ngay từ khi bắt đầu, bởi chương trình tiếng Anh theo CBI chú trọng cả KTCN và tiếng Anh trong mỗi bài học. Ngoài ra, sinh viên cũng cần làm giàu vốn KTCN (tăng cường đọc sách, báo, tạp chí chuyên ngành, tham gia viết bài nghiên cứu khoa học) để có thể tham gia thảo luận chủ điểm bằng tiếng Anh.

5. Kết luận

Tóm lại, trong phương pháp CBI, việc học ngôn ngữ và KTCN xảy ra đồng thời, trong đó nội dung đóng vai trò quyết định ngôn ngữ. Ba mô hình phổ biến của CBI khác biệt với nhau bởi ngữ cảnh, mức độ truyền thụ và mức độ chú trọng ngôn ngữ hay nội dung. Bài viết này nghiên cứu ý kiến sinh viên về khả năng áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên năm 1, 2 Khoa Quốc tế học. Kết quả, trong số 101 mẫu phiếu điều tra có 67,32% sinh viên trả lời đồng ý về khả năng áp dụng CBI; đặc biệt, hơn 2/3 sinh viên đồng ý sẽ tham gia khóa học được thiết kế theo CBI. Điều này cho thấy CBI hoàn toàn có khả năng áp dụng vào kết cấu chương trình tiếng Anh cho sinh viên năm 1,2 Khoa Quốc tế học. Tuy nhiên, để có thể áp dụng CBI một cách hiệu quả, lãnh đạo khoa và trường cần xem xét một số kiến nghị cụ thể về chương trình, đội ngũ giảng viên và người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Brinton, D.M., Snow, M.A., & Wesche, M.B. (1989). Content-based second language instruction. Boston: Heinle & Heinle

[2] Chadran, J. & Esarey, E. (1997). Content-based instruction: An lndonesian example. In S.B. Stryker & B.L. Leaver(Eds.) Content-based instruction in foreign language education: Models and Methods.Washington DC: Georgetown University Press.

[3] Iakovos, T. (2011). Content-based Instruction in the Teaching of English as a Foreign Language. Review of European Stuies, vol. 3, No. 1, Jun 2011.

[4] Krashen, S. (1985). The input hypothesis: Issues and Implications. London: Longman.

[5] Richards, J. C. (2006). Communicative Language Teaching Today. New York: Cambridge University Press.

[6] Singer, M. (1990). Psychology of language: An introduction to sentence and discourse processing. Hillsdale, NJ: L. Erlbaum.

[7] Snow, M. A. (2001). Content-based and immersion models for second and foreign language teaching. In M. Celce-Murcia (Ed.), Teaching English as a second or foreign language (pp.303-318). Boston: Heinle & Heinle

[8] Stoller, F. L.& Grabe, W. (1997). A six-T’s approach to content-based instruction. In M. A. Snow & D. M. Brinton (Eds.), The content-based classroom: Perspectives on integrating language and content, (pp.78- 94). New York: Longman.

[9] Short, D. (1991) Integrating language and content instruction: Strategies aid techniques. NCBE Program Inforination Guide Series, No. 7, Fall. Retrieved in Sep., 2015 from:

http://www.ncbe.gwu.edu/ncbepubs/pigs/pig7.htm

(BBT nhận bài: 23/09/2015, phản biện xong: 08/12/2015)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 37

ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 12

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

RESPONSES TO THE PSYCHOLOGICAL DIFFICULTIES OF 12TH

GRADE STUDENTS OF THAI PHIEN HIGH SCHOOL IN DANANG CITY

Phạm Thị Mơ1, Phạm Thị Xuân Hường2 1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

2Sinh viên lớp 11CTL, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt - Ứng phó là những nỗ lực của cá nhân để giải quyết các vấn đề của chính mình trong quá trình phát triển. Có ba nhóm ứng phó tiêu biểu là đối diện với khó khăn và hành động (ứng phó tích cực); tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội (ứng phó tương đối tích cực); lảng tránh khó khăn và tự trách mình (ứng phó chưa tích cực). Ứng phó cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Qúa trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy học sinh lớp 12 Trường THPT Thái Phiên Đà nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong học tập, chọn nghề, quan hệ xã hội. Sự ứng phó của các em trước những vấn đề này chủ yếu ở mức tích cực và tương đối tích cực, có sự khác biệt xét ở góc độ giới tính, học lực và chịu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, giáo viên.

Abstract - Responses are personal efforts to solve individual problems in the development process. There are three typical types of responses: facing difficulties and actions (positive response); seeking social support (relatively positive response); avoiding problems and blaming oneself (negative response). The individual responses are influenced by a lot of factors. Our research does show that 12th grade students of Thai Phien High school, Danang city suffer a variety of difficulties, especially in study, choosing careers and social relationships. Their responses are mainly positive and relatively postive. The difference in these responses depends on gender, learning aptitude and the influence of families, friends and teachers.

Từ khóa - ứng phó; khó khăn tâm lý; học sinh trung học phổ thông, giúp đỡ; lảng tránh; tự trách mình

Key words - response; psychological difficulties; highschool students, help; evasive; blame oneself

1. Đặt vấn đề

Sự thành công trong từng lĩnh vực của mỗi người phụ

huộc vào khả năng ứng phó của người ấy trước những khó

khăn của bản thân. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

(THPT) là lứa tuổi hình thành sự định hướng vào tương lai

[5, tr.87]. Do vậy, việc đối diện với những lựa chọn mang

tính chất quan trọng ở giai đoạn bước ngoặt cuộc đời khiến

cho học sinh có thể gặp phải những khó khăn về mặt tâm

lý. Vậy các em đã ứng phó với khó khăn này ra sao? Năm

2015 là năm đầu tiên của sự đổi mới về hình thức thi tốt

nghiệp phổ thông và thi vào đại học, điều đó đã làm cho sự

lo lắng, căng thẳng của các em tăng thêm. Học sinh lớp 12

Trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng không nằm

ngoài qui luật này. Nhằm góp phần làm sáng tỏ thực trạng

khó khăn tâm lý và sự ứng phó của học sinh lớp 12 trong

tình hình đổi mới thi cử và đưa ra những biện pháp giúp

các em vượt khó trong bước ngoặt của cuộc đời, chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng phó với khó khăn tâm

lý của học sinh lớp 12 Trường THPT Thái Phiên, thành

phố Đà Nẵng”. Bài viết sau đây được rút ra từ những kết

quả nghiên cứu đó.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết về ứng phó với khó khăn tâm lý của

học sinh THPT

2.1.1. Khái niệm về khó khăn tâm lý và ứng phó

- Khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh

trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh

hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ

thể [3].

- Ứng phó là một vấn đề phức tạp được tiếp cận nghiên

cứu ở nhiều góc độ khác nhau, do vậy có những định nghĩa

khác nhau về ứng phó. Theo quan điểm của Lazarus và

Folkman (1984), “Ứng phó là những nỗ lực không ngừng

thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết

các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi

trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách

thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ” [4, tr.47].

2.1.2. Phân loại ứng phó với khó khăn tâm lý

Có nhiều cách phân loại ứng phó, tùy thuộc vào mục

đích, nội dung nghiên cứu. Trong đó hướng phân loại khá

hợp lý và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là quan điểm

của các tác giả Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal đề xuất

năm 1989 [4, tr.57]. Họ tích hợp và khái quát các chiến

lược ứng phó đã được nghiên cứu và chia ứng phó thành

hai nhóm lớn: nhóm đối đầu (tập trung vào vấn đề, tập

trung vào cảm xúc) và nhóm lảng tránh.

- Nhóm đối đầu tập trung vào vấn đề: Là những nỗ lực

nhằm thay đổi các tác nhân gây stress bằng cách quyết tâm,

kiên trì và trực tiếp hành động. Xem xét lại vấn đề xảy ra,

nhìn nhận các sự kiện theo chiều hướng tích cực hơn và có

tính xây dựng.

- Nhóm đối đầu tập trung cảm xúc gồm có “tìm kiếm

hỗ trợ xã hội” và “bộc lộ cảm xúc”: Là nỗ lực tìm đến sự

giúp đỡ để giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm lời khuyên

và chia sẻ cảm xúc, tâm sự với những người thân hay bạn

bè. Cố gắng đối diện không né tránh và giải tỏa các cảm

giác căng thẳng, lo lắng ra bên ngoài.

- Nhóm lảng tránh: Không có bất cứ suy nghĩ hoặc hành

động nào liên quan đến sự kiện căng thẳng. Hy vọng những

điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn.

Đổ lỗi cho bản thân, che dấu cảm xúc đối với các tình

huống gây stress trước bạn bè và người thân.

Sự ứng phó của mỗi con người trước khó khăn phụ

38 Phạm Thị Mơ, Phạm Thị Xuân Hường

thuộc vào nhiều yếu tố:

- Những yếu tố khách quan như đặc điểm của các tác

nhân gây ra khó khăn tâm lý, chỗ dựa xã hội như gia đình,

bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức, tôn giáo, tín ngưỡng...

- Những yếu tố chủ quan như đặc điểm lứa tuổi, giới tính,

đặc điểm nhân cách gồm năng lực, tính cách, khí chất.

2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh Trường THPT Thái

Phiên thành phố Đà Nẵng

Trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng là

trường công lập. Năm học 2014 - 2015 số lượng học sinh

(HS) của trường là 2568 em, trong đó khối 10 có 863 HS,

khối 11 có 859 HS, khối 12 có 846 HS. Trên cơ sở số lượng

HS lớp 12, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 210 em làm đối

tượng khảo sát trong quá trình nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung bảng

hỏi có hai phần: Phần một gồm 12 câu hỏi đươc xây dựng

theo nguyên tắc rõ ràng, dễ hiểu, đơn trị, phù hợp với nội

dung nghiên cứu, được điều tra thử, chỉnh sửa trước khi

điều tra chính thức. Phần hai là phiên bản rút gọn của

Carver công bố năm 1997. Đây là công cụ đánh giá hành

vi ứng phó thường được sử dụng khi cá nhân đối diện với

khó khăn.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ nhằm mục đích tìm

hiểu số lượng HS, kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình...

của các em.

- Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung,

kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được qua

khảo sát bằng phiếu hỏi trên diện rộng.

- Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi loại bỏ những

phiếu không đảm bảo độ tin cậy, số HS được khảo sát chính

thức còn 198 em. Trong đó: Nam có 106 (53,5%),

nữ 92 em (46,5%); HS giỏi 6 em (3%), khá 76 em (38,4%),

trung bình 116 em (58,6%). Dựa vào cơ sở lý luận chúng

tôi xét ứng phó của HS ở ba nhóm loại: đối diện với khó

khăn và hành động (ứng phó tích cực); tìm kiếm sự hỗ trợ

xã hội (ứng phó tương đối tích cực); lảng tránh khó khăn

và tự trách mình (ứng phó chưa tích cực). Kết quả được

tính toán bằng phần mềm SPSS 20.0. Quá trình thực hiện

các phương pháp được tiến hành trong tháng 5 năm 2015.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý của HS lớp 12 Trường

THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng

a. Mức độ hài lòng của HS về cuộc sống

Tổng kết số liệu cho thấy đa số HS được hỏi có thái độ

tích cực với cuộc sống hiện tại (khá hài lòng 60,6%; rất hài

lòng 15,1%). Sự hài lòng hay không hài lòng với cuộc sống

của mỗi cá nhân liên quan tới nhiều vấn đề như mức độ

thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu, quan hệ tình cảm, thái

độ và kết quả hoạt động học tập, lao động… của bản thân.

Chúng tôi nhận được câu trả lời của HS trong thời điểm các

em đang dốc sức vào học tập để thi cử. Vì vậy số liệu trên

chứng tỏ đa số HS đã nhận thức và chấp nhận những khó

khăn các em đang phải vượt qua như một sự tất yếu. Sự

không hài lòng hay ít hài lòng thể hiện cuộc sống của cá

nhân có những vấn đề bất ổn. Số HS có biểu hiện này tuy

không nhiều (18,2% & 6,1%), song các em cần được quan

tâm giúp đỡ để vượt qua khó khăn. Bởi lẽ trạng thái tâm lý

không tích cực này nếu không được giải quyết sẽ kìm hãm

sự phát huy khả năng của bản thân, ảnh hưởng tới kết quả

của kỳ thi có ý nghĩa quyết định tương lai của các em.

b. Những khó khăn tâm lý của học sinh

Tổng kết ý kiến tự đánh giá của HS về mức độ khó khăn

của mình theo thứ tự (1 khó khăn nhiều nhất… 8 khó khăn

ít nhất). Tính điểm trung bình (ĐTB) của sự khó khăn trong

từng lĩnh vực kết quả thu được như sau:

Bảng 1. Những khó khăn tâm lý chung của học sinh

STT Các khó khăn ĐTB Thứ tự

1 Học tập 2,8 1

2 Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương

lai (việc chọn nghề) 3,18 2

3 Quan hệ với bạn bè, với tập thể lớp 3,4 3

4 Vấn đề sức khỏe, thay đổi cơ thể 4,78 4

5 Tình yêu tuổi học trò 5,1 5

6 Quan hệ với cha mẹ, anh chị em 5,17 6

7 Quan hệ với thầy cô giáo 5,27 7

8 Tài chính 5,66 8

Kết quả thể hiện ở Bảng 1 cho thấy HS gặp khó khăn

lớn nhất là ở các vấn đề học tập (ĐTB = 2,8), chọn nghề

(ĐTB = 3,18), quan hệ với bạn bè và tập thể lớp

(ĐTB = 3,4). Những vấn đề các em gặp khó khăn ít hơn là

sức khỏe, tình yêu tuổi học trò, quan hệ với cha mẹ, anh chị

em, thầy cô giáo, tài chính. Kết quả này phản ánh đúng thực

trạng cuộc sống và đặc điểm tâm lý HS lớp 12. Trong hoàn

cảnh đổi mới phương thức thi cử và khó kiếm việc làm sau

khi tốt nghiệp đại học của thanh niên, các em lo lắng là điều

tất yếu. Ngày nay kinh tế khá lên, hầu hết các gia đình đầu

tư, lo lắng nhiều cho con cái trong việc học hành. Trong

quan hệ với người lớn HS thanh niên biết tỏ thái độ tích

cực với định hướng và chỉ dẫn của họ. Điều này lý giải tại

sao các em ít gặp khó khăn trong tài chính và những quan

hệ với người lớn. Các em coi trọng quan hệ bạn bè, có nhu

cầu cao về tình bạn. Bạn bè ảnh hưởng sâu sắc tới nhân

cách của các em. Nhưng số liệu cho thấy HS gặp khá nhiều

khó khăn trong quan hệ với bạn bè và tập thể lớp. Hiện

tượng này phải chăng có mối liên hệ với tình trạng bạo lực

giữa HS với nhau ngày càng gia tăng như nhiều phương

tiện thông đại chúng đã phản ánh. Đây là vấn đề rất đáng

phải quan tâm đối với các nhà sư phạm.

2.3.2. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS lớp 12 Trường

THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng

a. Mức độ sử dụng các cách ứng phó của HS

Tổng kết câu trả lời trong phần 2 của phiếu hỏi, chúng

tôi thu được kết quả thể hiện sự ứng phó của HS như sau.

Điểm trung bình của ứng phó với khó khăn tâm lý ở HS

khá cao (ĐTB = 2,71). Trong đó nhóm “Đối diện với khó

khăn và hành động” được thực hiện nhiều nhất

(ĐTB = 3,00); nhóm “Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội”

(ĐTB = 2,97) và nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách

mình” là HS thực hiện ít nhất (ĐTB = 2,16). Xét theo từng

nhóm ứng phó, kết quả thể hiện tại Bảng 2 dưới đây.

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 39

Bảng 2. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS

Cách Mức độ sử dụng ĐTB ĐLC

ứng phó Không Ít TB Nhiều

Nhóm “Đối diện với khó khăn và hành động”

Tự tách mình

khỏi vấn đề 2 17,2 49,5 31,3 3,05 0,75

Tích cực tác

động vào

hoàn cảnh

1 23,2 30,3 45,5 3,15 0,63

Sắp xếp lại

mọi việc một

cách tích cực

7,1 38,4 32,3 22,2 2,79 0,63

Lập kế hoạch 2 27,3 32,3 38,4 3,02 0,63

Chấp nhận

hoàn cảnh 7,1 26,3 24,2 42,4 3,03 0,74

Nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội”

Hỗ trợ về

mặt tình cảm 9,1 19,2 27,3 44,4 3,02 0,74

Hỗ trợ về

mặt công cụ 6,1 30,6 34,3 29,2 2,92 0,73

Nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình”

Chối bỏ 29,3 48,5 12,1 10,1 2,2 0,78

Sử dụng chất

kích thích 74,7 9,1 7,1 9,1 1,58 0,93

Không hành

động 26,3 51,5 17,2 5,1 2,19 0,74

Thể hiện

tiêu cực 23,2 56,6 11,1 9,1 2,26 0,71

Cười nhạo 39,4 41,4 11,1 8,1 2,03 0,76

Y tố thần linh 30,3 36,4 19,2 14,1 2,28 0,9

Tự trách mình 20,2 33,3 25,3 21,2 2,55 0,87

- Đối với nhóm “Đối diện với khó khăn và hành động”

phần lớn các cách ứng phó đều được thực hiện ở mức trung

bình và nhiều. Tuy nhiên cách “Sắp xếp lại mọi việc một

cách tích cực” để vượt qua khó khăn là chưa cao (38,4% ít

và 7,1% không). Điều này chứng tỏ sự ứng phó tích cực của

các em chưa đạt tới sự hoàn hảo. Bởi lẽ việc sắp xếp lại một

cách tích cực mọi công việc của mình để vượt qua khó khăn,

không chỉ thể hiện sự nhận thức sâu sắc những vấn đề bản

thân phải đối mặt, mà còn thể hiện ý chí quyết tâm của cá

nhân nhằm vượt qua khó khăn đó. Ngoài ra số liệu còn thể

hiện không có sự chênh lệch lớn giữa các cách ứng phó.

- Các cách ứng phó thuộc nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã

hội” gồm tìm kiếm hỗ trợ về mặt tình cảm và tìm kiếm hỗ

trợ về mặt công cụ, phương tiện được HS sử dụng ở mức

trung bình và nhiều. Cách ứng phó này cũng thể hiện mặt

tích cực, tuy nhiên mức độ không cao bằng cách đối diện

với khó khăn và hành động. Bởi lẽ khi bế tắc trong cuộc

sống nếu được người khác quan tâm, chia sẻ, động viên

giúp đỡ, cá nhân sẽ được giải tỏa về mặt tâm lý, trở nên vui

vẻ, có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là động lực lớn giúp

con người vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề một cách

nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này cho thấy sự cần

thiết phải có sự quan tâm, chia sẻ về mặt tình cảm và giúp

đỡ phương tiện vượt khó từ phía gia đình, thầy cô và mọi

người đối với các em.

- Số liệu còn cho thấy đa phần HS không hoặc ít sử

dụng các cách thuộc nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách

mình” để ứng phó với khó khăn. Nhìn chung kết quả khảo

sát thể hiện tính tích cực của HS trong ứng phó với khó

khăn tâm lý.

b. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS xét ở góc độ

giới tính

Tổng kết số liệu ứng phó với khó khăn tâm lý thể hiện

ở góc độ giới, kết quả có được như sau:

Bảng 3. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS (ở góc độ giới tính)

Các cách ứng phó ĐTB

Sig Nam Nữ

Đối diện với khó khăn và hành động

Tự tách mình khỏi vấn đề 3,02 3,17 0,165

Tích cực tác động vào hoàn cảnh 3,20 3,17 0,000

Sắp xếp lại mọi việc một cách tích cực 2,78 2,81 0,004

Lập kế hoạch 2,97 3,18 0,018

Chấp nhận hoàn cảnh 2,95 3,12 0,095

Điểm trung bình 2,98 3,09

Tìm kiếm hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ về mặt tình cảm 2,77 3,24 0,000

Hỗ trợ về mặt công cụ 2,79 3,02 0,024

Điểm trung bình 2,78 3,13

Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình

Chối bỏ 2,26 2,15 0,322

Sử dụng chất kích thích 1,86 1,34 0,000

Không hành động 2,15 2,21 0,540

Thể hiện tiêu cực (gây gổ, buồn …) 2,25 2,27 0,815

Cười nhạo 2,21 1,87 0,02

Yếu tố thần linh 2,15 2,40 0,48

Tự trách mình 2,52 2,57 0,721

Điểm trung bình 2,20 2,11

Chú thích: Nếu sig > 0.05 kết luận không có sự khác biệt giữa

các nhóm khách thể, còn nếu sig < = 0.05 thì kết luận có sự

khác biệt giữa các nhóm khách thể.

Số liệu thu được tại Bảng 3 chứng tỏ rằng:

- Nhóm ứng phó “Đối diện với khó khăn và hành động”,

ứng phó của nam và nữ có sự khác biệt ở các cách tích cực

tác động vào hoàn cảnh (sig = 0,000 < 0,05), sắp xếp lại

mọi việc một cách tích cực (sig = 0,004 < 0,05), lập kế

hoạch (sig = 0,018 < 0,05). Với cách tự tách mình khỏi vấn

đề (sig = 0,165 > 0,05) và chấp nhận hoàn cảnh (sig = 0,095

> 0,05) thì không có sự khác biệt.

- Các cách thuộc nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” thì nam

và nữ đều có sự khác biệt, vì hỗ trợ về mặt tình cảm

(sig = 0,000) và hỗ trợ về mặt công cụ (sig = 0,024) đều < 0,05.

- Với nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình”, ứng

phó của nam và nữ có sự khác biệt ở cách sử dụng chất kích

thích (sig = 0,000 < 0,05); cười nhạo (sing = 0,02 < 0,05).

Còn lại ứng phó bằng những cách chối bỏ, không hành

động, thể hiện tiêu cực, yếu tố thần linh, tự trách mình

không có sự khác biệt giữa nam và nữ vì tất cả những cách

này đều có sig > 0,05

40 Phạm Thị Mơ, Phạm Thị Xuân Hường

- Số liệu Bảng 3 còn thể hiện điểm trung bình trong

từng nhóm ứng phó của nữ và nam là khác nhau: Với nhóm

“Đối diện khó khăn và hành động”, ĐTB của nam (2,98)

nhỏ hơn ĐTB của nữ (3,09). Với nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ

xã hội”, ĐTB của nam (2,78) cũng nhỏ hơn ĐTB của nữ

(3,13). Trong khi đó ở nhóm “lẩn tránh khó khăn và tự trách

mình”, ĐTB của nam (2,20) lại lớn hơn ĐTB của nữ (2,11).

Như vậy trước khó khăn, cả nam và nữ đều chọn cách ứng

phó tích cực nhiều hơn là ứng phó tiêu cực và nữ ứng phó

tích cực hơn nam.

- Xét từng cách ứng phó trong mỗi nhóm cũng có sự

khác nhau giữa nam và nữ.

Với nhóm “Đối diện với khó khăn và hành động” cách

ứng phó biểu hiện tính tích cực rõ nhất là “tích cực tác động

vào hoàn cảnh” thì nam (ĐTB = 3,20) cao hơn nữ (ĐTB =

3,17). Còn cách sắp xếp lại mọi công việc một cách tích

cực và lập kế hoạch ở nữ (ĐTB là 2,81 & 3,18) đều cao

hơn nam (ĐTB là 2,78 & 2,98).

Ở nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội”, mọi cách tìm kiếm

ở nữ đều cao hơn ở nam. Điều đó chứng tỏ khi ứng phó tích

cực, nam lựa chọn nhiều cách tích cực tác động đến hoàn

cảnh, còn nữ lựa chọn nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội.

Đối với nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình”,

những cách biểu hiện ứng phó tiêu cực rõ nhất là “không

hành động”, “tự trách mình’, “ thể hiện tiêu cực” thì ĐTB

ở nữ đều cao hơn ĐTB ở nam. Trong khi đó “Sử dụng chất

kích thích” thì ở nam (“ĐTB =1,86) cao hơn ở nữ (ĐTB =

1,34). Điều này cho thấy sự ứng phó tiêu cực của HS cũng

thể hiện rõ đặc điểm của giới tính.

c. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS xét ở góc độ

học lực

Kết quả khảo sát thể hiện qua số liệu tại Bảng 4 cho thấy:

- Đối với nhóm “Đối diện khó khăn và hành động”, HS

lớp 12 có học lực loại giỏi có ĐTB (3,11) cao hơn ĐTB của

HS có học lực loại khá (3,00). HS khá có ĐTB cao hơn

ĐTB của HS có học lực trung bình (2,85).

- Với nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội”, ĐTB của HS giỏi

(2,96) và ĐTB của HS khá (2,97) chênh lệnh không nhiều

và đều cao ĐTB của HS trung bình(2,53)

- Với nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình”,

ĐTB của HS giỏi (2,19) và TB của HS khá (2,16) lại ít hơn

ĐTB của HS trung bình (2,27).

- Trong từng nhóm ứng phó, HS có học lực khác nhau

lựa chọn cách ứng phó cũng khác nhau:

Trong nhóm “đối diện với khó khăn và hành động”, ba

cách ứng phó có sự khác biệt giữa HS giỏi, HS khá và HS

trung bình là tích cực tác động vào hoàn cảnh (sig = 0,037

< 0,05), sắp xếp lại mọi việc một cách tích cực (sig = 0,044

< 0,05), lập kế hoạch (sig = 0,005 < 0,05). Đây cũng là

những cách thể hiện rõ nhất tính tích cực của sự ứng phó

của cá nhân trước khó khăn.

Bảng 4. Ứng phó với khó khăn tâm lý của HS xét ở góc độ học lực

Các cách

ứng phó

ĐTB Sig

TB Khá Giỏi

Đối diện với khó khăn và hành động

Tự tách 3,00 3,08 0,305

mình khỏi

vấn đề

3,12

Tích cực tác

động vào

hoàn cảnh

2,83 3,11 3,25 0,037

Sắp xếp lại

mọi việc một

cách tích cực

2,33 2,72 2,87 0,044

Lập kế hoạch 3,01 3,11 3,33 0,005

Chấp nhận

hoàn cảnh 3,06 3,01 3,00 0,543

Điểm trung

bình 2,85 3,00 3,11

Tìm kiếm hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ về

mặt tình cảm 2,17 2,97 3,09 0,008

Hỗ trợ về

mặt công cụ 2,89 2,97 2,83 0,702

Điểm trung

bình 2,53 2,97 2,96

Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình

Chối bỏ 2,26 2,11 2,33 0,376

Sử dụng chất

kích thích 1,83 1,63 1,53 0,000

Không hành

động 2,5 2,19 2,16 0,015

Thể hiện tiêu

cực (gây gổ,

buồn phiền…)

2,33 2,17 2,17 0,308

Cười nhạo 2,00 2,04 2,33 0,564

Yếu tố thần

linh 2,16 2,46 2,33 0,002

Tự trách

mình 2,83 2,54 2,53 0,013

Điểm trung

bình 2,27 2,16 2,19

Điểm trung bình của mỗi cách ứng phó trong nhóm này

ở HS giỏi đều cao hơn HS khá, HS khá cao hơn HS trung

bình.

Với nhóm “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” giữa các loại HS

có sự khác biệt về tìm kiếm tình cảm (Sig = 0,008 < 0,05).

Đối với nhóm “Lẩn tránh khó khăn và tự trách mình”,

có sự khác biệt giữa các loại HS ở những cách sau: Sử dụng

chất kích thích (sig = 0,000 < 0,05), không hành động (sig

= 0,015 < 0,05), yếu tố thần linh (sig = 0,002 < 0,05), tự

trách mình (sig = 0, 013 < 0,05). Tổng ĐTB của ba cách

lẩn tránh trước khó khăn biểu hiện mức độ tiêu cực rõ nhất

là “không hành động, thể hiện tiêu cực, tự trách mình” ở

HS giỏi thấp nhất (2,28), ở HS khá (ĐTB = 2,30) thấp hơn

HS trung bình (ĐTB = 2,55).

Những số liệu trên đây chứng tỏ, mức độ tích cực trong

ứng phó của HS phụ thuộc vào năng lực học tập của các

em. HS có học lực càng cao thì có cách ứng phó tích cực

càng nhiều, ứng phó tiêu cực càng ít.

d. Ứng phó với khó khăn tâm lý trong từng loại hoạt

động của HS.

Kết quả khảo sát cách ứng phó của HS trong từng loại

hoạt động cho thấy:

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 41

- Trong học tập, phần lớn HS có cách ứng phó tương

đối tích cực là 78,8%, số HS tích cực không nhiều, chỉ có

7,1%. Còn lại 14,1% chưa tích cực. Quan sát thực tế cũng

cho thấy phần đông số HS được khảo sát vẫn tìm thầy để

học thêm những môn liên quan tới việc xét tuyển vào đại

học theo nguyện vọng của mình. Các em cũng rất quan tâm

đến những thông tin liên quan đến dạng đề thi theo hướng

đổi mới “hai trong một” để tìm ra cách học phù hợp.

- Trong lĩnh vực chọn nghề, có tới 33,3% số HS được

hỏi chưa có cách ứng phó tích cực; số tích cực 44,4%;

tương đối tích cực là 22,2%. Như vậy sự thụ động khi ứng

phó với khó khăn trong việc chọn nghề của HS là không ít.

Phương pháp trò chuyện với nhiều học sinh cũng cho kết

quả là có nhiều trường hợp các em chọn nghề theo ý của

cha mẹ hoặc theo ý của bạn bè. Có những em băn khoăn

không biết chọn trường nào vì học xong đại học, ngành nào

cũng khó xin việc, học trường nghề thì không thích. Thực

tế này đòi hỏi quá trình giáo dục hướng nghiệp phải tác

động đến mặt nhận thức của HS để các em thấy rằng không

nhất thiết cứ phải học đại học mới có nghề theo ý muốn.

- Trước khó khăn trong quan hệ với người khác, phần

lớn HS có cách ứng phó tích cực.

Quan hệ với bạn bè: Ứng phó tích cực 51,5%; tương

đối tích cực 35,4%; chưa tích cực 13,1%.

Quan hệ với người thân: Ứng phó tích cực 64,6%;

tương đối tích cực 4%; chưa tích cực 31,3%. Điều này được

lý giải bởi nét văn hóa của người Việt Nam vẫn còn tồn tại

ở nhiều gia đình hiện nay, đó là con cái phải nghe theo lời

cha mẹ.

* Ứng phó với khó khăn tâm lý trong từng loại hoạt

động của HS xét ở góc độ giới tính

Bảng 5. Ứng phó với khó khăn tâm lý trong từng loại hoạt động

của HS xét ở góc độ giới tính

Ứng phó với khó khăn ĐTB

Sig Nam Nữ

Trong học tập 1,87 1,98 0,01

Trong chọn nghề 1,98 2,23 0,047

Trong mối quan hệ với bạn bè 2,24 2,51 0,007

Trong mối quan hệ với người thân 2,21 2,43 0,102

Điểm trung bình 2,08 2,28

Số liệu Bảng 5 chứng tỏ ứng phó với khó khăn trong

học tập, trong chọn nghề, trong quan hệ với bạn bè của HS

là có sự khác biệt giữa nam và nữ, vì tất cả những yếu tố

này đều có sig < 0,05. Riêng ứng phó với khó khăn trong

mối quan hệ với người thân thì không có sự khác biệt giữa

nam và nữ (sig = 0,102 > 0,05). ĐTB của ứng phó với khó

khăn trong các loại hoạt động ở nữ (2,28) cao hơn nam

(2,08). Số liệu này làm sáng tỏ thêm nhận định mà chúng

tôi đã rút ra ở nội dung trên là khi phải đối mặt với những

khó khăn trong cuộc sống thì các em nữ thường ứng phó

tích cực hơn so với những em nam.

* Ứng phó với khó khăn tâm lý trong từng loại hoạt

động của HS xét ở góc độ học lực

- Số liệu Bảng 6 chứng minh rằng, có sự khác biệt về ứng

phó trong học tập và chọn nghề giữa HS giỏi, HS khá và HS

trung bình (sig = 0,015 & 0,024 < 0,05). Điểm trung bình

của ứng phó trong hai loại hoạt động này của những HS có

năng lực học tập loại giỏi cao hơn HS khá, HS khá cao hơn

HS trung bình. Như vậy khả năng ứng phó của HS trong học

tập và chọn nghề có sự ảnh hưởng bởi yếu tố năng lực. Học

sinh có năng lực học tập càng cao, sự ứng phó trước khó

khăn trong học tập và chọn nghề càng tích cực.

Bảng 6. Ứng phó với khó khăn tâm lý trong từng loại hoạt động

của HS xét ở góc độ học lực

Khó khăn trong quan hệ với người khác mang những đặc

trưng riêng. Ứng phó trong lĩnh vực này phụ thuộc khá nhiều

vào đặc điểm khí chất, tính cách, tình cảm của mỗi người.

Loại ứng phó này không có khác biệt (sig = 0,061 & 0,994)

giữa những học sinh có năng lực học tập khác nhau.

2.3.3. Các yếu tố tác động đến ứng phó với khó khăn tâm

lý của HS lớp 12 Trường THPT Thái Phiên, TP Đà Nẵng

Kết quả nghiên cứu phản ánh các yếu tố tác động đến

ứng phó với khó khăn của HS như sau:

- Ứng phó của các em chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi

gia đình (ĐTB = 2,67). Điều này phản ánh đặc trưng văn

hóa Việt Nam, dù con cái đã lớn khôn thì cha mẹ vẫn luôn

là chỗ dựa, hỗ trợ con cái từ vật chất đến tinh thần trong

lúc khó khăn.

- Sau gia đình bạn bè là những người có ảnh hưởng nhiều

đến ứng phó của HS (ĐTB = 2,46). Nguyên nhân là do quan

hệ bạn bè thân thiết ở tuổi học sinh THPT mang tính bền

vững sâu sắc, các em sẵn sàng chia sẻ những băn khoăn, bế

tắc và giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.

- Thầy cô giáo là người có ảnh hưởng ít nhất đối với

khả năng ứng phó trước khó khăn của các em

(ĐTB = 2,23). Đây là vấn đề cần lưu tâm, bởi lẽ hơn ai hết

thầy cô là những người có tri thức khoa học và tri thức sư

phạm. Nhiệm vụ giáo dục của nhà trường không chỉ dạy tri

thức khoa học mà còn dạy học sinh kỹ năng sống, trong đó

có kỹ năng biết vượt khó để thành công trong cuộc sống.

3. Kết luận

Qúa trình khảo sát thực trạng ứng phó của HS lớp 12

trường THPT Thái Phiên, TP Đà Nẵng năm học 2014-2015

có được kết quả như sau: Phần lớn học sinh lớp 12 Trường

THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng gặp khó khăn trong

học tập, chọn nghề và quan hệ với người khác. Nhìn chung

ứng phó của các em trước những khó khăn theo hướng tích

cực (đối đầu với khó khăn và hành động, tìm kiếm sự hỗ

trợ) nhiều hơn là ứng phó theo hướng tiêu cực (lấn tránh

khó khăn và tự trách mình). Ứng phó của HS có sự khác

biệt xét theo giới tính và học lực. HS nữ ứng phó tích cực

hơn HS nam. Trong ứng phó tích cực, nam lựa chọn nhiều

cách tích cực tác động đến hoàn cảnh, nữ lựa chọn nhiều

cách tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Mức độ tích cực trong ứng

Ứng phó với khó khăn ĐTB Sig

TB Khá Giỏi

Trong học tập 1,89 1,95 2 0,015

Trong chọn nghề 1,97 2,19 2,33 0,024

Trong mối quan hệ với

bạn bè 2,48 2,33 2,33 0,061

Trong mối quan hệ với

người thân 2,33 2,34 2,33 0,994

Điểm trung bình 2,19 2,20 2,25

42 Phạm Thị Mơ, Phạm Thị Xuân Hường

phó của HS phụ thuộc vào năng lực học tập của các em.

HS có học lực càng cao thì có cách ứng phó tích cực

càng nhiều, ứng phó tiêu cực càng ít. Riêng ứng phó với

khó khăn trong quan hệ với người khác của HS thì không

có sự khác biệt xét theo giới và năng lực học tập. Ứng phó

của các em chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ gia đình và bạn

bè, ít chịu ảnh hưởng từ phía thầy cô giáo.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có khuyến nghị:

Giáo viên bộ môn cần quan tâm nhiều hơn nữa để giúp

các em vượt qua khó khăn trong học tập. Nhà trường cần

chú ý nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hướng

nghiệp, tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, trong

đó chú trọng đến kỹ năng tự lập, vượt khó và kỹ năng hợp

tác với bạn bè, hợp tác với người khác. Nội dung, hình thức

rèn luyện những kỹ năng trên phải phù hợp với từng loại

HS có năng lực học tập khác nhau và phù hợp với đặc điểm

giới tính của các em. Đối với gia đình, cần tạo môi trường

thuận lợi về vật chất và tinh thần, giúp các em vượt khó,

nhưng không bao cấp, không làm thay. Cần quan tâm đến

bạn bè của con cái, phát huy vai trò của bạn bè đối với việc

hình thành phát triển nhân cách của các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Thị Tú Anh, Ứng phó với khó khăn của sinh viên thiệt thòi Đại

học Huế, Đề tài dự án PHE, 2009.

[2] Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông”, Tạp

chí Tâm lý học số 2 (95), 2- 2007, Tr 36 – tr42.

[3] Nguyễn Thị Thu Huyền, Thực trạng khó khăn tâm lý trong quá trình

giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường CĐSP Kỹ Thuật Vinh, Luận văn thạc sỹ, 2002.

[4] Phan Thị Mai Hương, Các cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học Xã hội, 2007.

[5] Lê Quang Sơn, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đà Nẵng, 2011.

(BBT nhận bài: 29/09/2015, phản biện xong: 14/12/2015)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 43

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THE IMPACT OF CAPITAL STRUCTURE ON FIRM’S PERFORMANCE: EVIDENCE FROM MANUFACTURING AND PROCESSING BUSINESSES LISTED

ON HOCHIMINH STOCK EXCHANGE

Trần Thị Bích Ngọc1, Phạm Hồng Trang2 1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

2K45-TCNH, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích sử dụng dữ liệu bảng với mẫu gồm 68 doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (HOSE) giai đoạn 2009-2013 và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán (ROE và ROA) và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường (chỉ số Tobin’s Q). Kết quả cho thấy rằng cấu trúc vốn có ảnh hưởng nghịch biến và rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ hội tăng trưởng tác động thuận chiều đến ROE, ROA nhưng nghịch chiều đến chỉ số Tobin's Q. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp cũng có tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Abstract - This study investigates the impact of capital structure on firm's performance using a panel data sample of 68 Vietnamese manufacturing and processing businesses listed on Hochinhminh Stock Exchange (HOSE) during the period 2009-2013 and the impact of capital structure on both firm’s accounting performance (ROE, ROA) and market performance measures (Tobin's Q). The results show that firm capital structure has a significantly negative effect on firm's performance. On the other hand, it is pointed outthat firm growth opportunities are positively related to ROE, ROA but negatively related to Tobin's Q. Firm size is found to have a positive and significant impact on market performance measures.

Từ khóa - cấu trúc vốn; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; cơ hội tăng trưởng; quy mô doanh nghiệp; mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

Key words - capital structure; firm’s performance; growthopportunities; firm size; panel data regression models.

1. Giới thiệu

Quyết định về cấu trúc vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra. Một trong những mục tiêu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới đó là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp và quản trị công ty.

Trong quá khứ, một số nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Huỳnh Anh Kiệt (2010) xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường (Chỉ số Tobin’s Q) của 162 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE năm 2008, nhưng chỉ sử dụng dữ liệu chéo và phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất. Ngược lại, Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu tối ưu hơn, dữ liệu bảng, để nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn, quy mô và tăng trưởng doanh thu đến hiệu quả hoạt động của các công ty Thủy sản niêm yết trên HOSE giai đoạn 2008-2013, nhưng chưa xem xét đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp, mà chỉ sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu. Tương tự, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) cũng sử dụng dữ liệu bảng, nhưng chỉ nghiên cứu chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của 217 doanh nghiệp sau cổ phần hóa niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trước nghiên cứu này, chưa có bài viết nào vừa sử dụng dữ liệu bảng vừa xem xét

tác động của cấu trúc vốn đến cả hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường (chỉ số Tobin’s Q) và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán (ROE và ROA) của doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành dẫn đầu sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Đây là ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp với cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành chiếm trên 85% và được coi là một trong những tiêu chí để xem xét một nước đã chuyển thành nước công nghiệp hay chưa. Tăng trưởng sản xuất nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo cũng góp phần quan trọng cho kết quả xuất khẩu hàng năm. Đây là nhóm ngành hàng có tốc độ gia tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Chính vì vậy, việc sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường (chỉ số Tobin’s Q) và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán (ROE và ROA) của doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết.

Phần tiếp theo của bài báo được thiết kế như sau: Phần 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; Phần 3 giới thiệu giả thuyết nghiên cứu; Phần 4 giới thiệu phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu; Phần 5 tóm tắt kết quả và Phần 6 kết luận.

2. Cơ sở lý thuyết

Theo lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại của Modigliani và

44 Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Hồng Trang

Miller (1958), giả định thị trường vốn là hoàn hảo và việc đánh thuế được bỏ qua, giá trị của doanh nghiệp không phụ thuộc vào cấu trúc vốn. Năm 1963, Modilligani và Miller (M&M) đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo M&M, với thuế thu nhập doanh nghiệp, cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp, sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ. Tiếp đó, Jensen và Meckling (1976) giới thiệu các khái niệm về chi phí đại diện (Agency Theory) và chỉ ra rằng chi phí đại diện cơ bản được tạo ra bởi sự tách rời quyền sở hữu và kiểm soát của các công ty, theo đó các nhà quản lý có xu hướng tối đa hóa lợi ích riêng của họ, chứ không phải là giá trị của công ty. Vì vậy, việc sử dụng nhiều nợ hoặc tăng tỷ lệ trả cổ tức sẽ làm giảm dòng tiền tự do vì doanh nghiệp phải chịu áp lực chi trả lãi và gốc của nợ, đồng thời tăng tỷ lệ trả cố tức sẽ làm tăng lợi ích của cổ đồng và giảm mức độ phân tán của các quyết định đầu tư. Một lý thuyết khác về cấu trúc vốn, đó là lý thuyết trật tự phân hạng phát triển bởi Myer và Majluf (1984). Lý thuyết này phát biểu rằng các quyết định đầu tư được tài trợ trước tiên bởi thu nhập giữ lại, tiếp đó là nợ và cuối cùng là những đợt phát hành cổ phiếu mới.

Tuy nhiên, trong thực tế do tồn tại chi phí phá sản, chi phí đại diện và những bất hoàn hảo của thị trường như chi phí giao dịch, thông tin bất cân xứng,... nên mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, có ba trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của doanh nghiệp là đồng biến. Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanh nghiệp theo sổ sách kế toàn bằng cách sử dụng dữ liệu mẫu gồm 50 công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE năm 2008. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan thuận chiều và rõ rệt giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của công ty. Mặt khác, khi Tian & Zeitun (2007) xem xét các tác động cuả cấu trúc vốn đến hiệu quả của công ty ở Jordan, sử dụng dữ liệu bảng không cân đối gồm 167 công ty Jordan giai đoạn 1989-2003, kết quả cho thấy cấu trúc vốn của công ty có tác động tiêu cực đáng kể lên chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán (ROE và ROA) và theo giá trị thị trường (chỉ số Tobin’ Q). Huỳnh Anh Kiệt (2010) nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE năm 2008 và cũng tìm ra rằng cấu trúc vốn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho thấy kết quả hỗn hợp. Điển hình như Abor (2007) vừa kết luận rằng nợ ngắn hạn và tổng số nợ có mối quan hệ đồng biến đáng kể về mặt thống kê với lợi nhuận trên tổng tài sản, vừa khẳng định mối liên hệ nghịch biến giữa nợ dài hạn với ROA.

Ngoài ra, đa số tác giả khi nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt đồng của doanh nghiệp thường sử dụng một số biến kiểm soát như: quy mô của các doanh nghiệp và cơ hội tăng trưởng. Ví dụ, tác giả Đoàn Ngọc Phúc (2014) sử dụng hai biến kiểm soát này và tìm ra mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa thống kê giữa quy mô doanh

nghiệp và cơ hội tăng trưởng với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam.

3. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam của Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) Huỳnh Anh Kiệt (2010), Đoàn Ngọc Phúc (2014), nghiên cứu này đặt ra các giả thiết sau:

H1: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tác động đồng biến đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

H2: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tác động nghịch biến đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

H3: Quy mô của doanh nghiệp làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H4: Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu

Tham khảo các nghiên cứu trước đây, 3 biến phụ thuộc sử dụng trong nghiên cứu này gồm: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Tian & Zeitun, 2007; Abor, 2005) đo bằng Lợi nhuận thuần sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra hiệu quả của công ty theo Abdel Shahid (2003) đo bằng Lợi nhuận thuần sau thuế/Tổng tài sản để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán và chỉ số Tobin’s Q (Huỳnh Anh Kiệt, 2010; Tian & Zeitun, 2007) đo bằng (Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + Giá trị sổ sách của nợ) / Giá trị sổ sách của tổng tài sản, được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Bốn biến độc lập gồm: Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (SDTA); Tỷ lệ nợ dài hạn/Tổng tài sản (LDTA); Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản (TDTA) và Tỷ lệ tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu (TDTE) đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Huỳnh Anh Kiệt, 2010; Tian và Zeitun, 2007). Ngoài các biến về cấu trúc vốn, quy mô của các doanh nghiệp (SIZE) đo bằng logarit cơ số tự nhiên của Tổng tài sản và cơ hội tăng trưởng (GROWTH) đo bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng được đưa vào xem xét với vai trò là các biến kiểm soát (Huỳnh Anh Kiệt, 2010; Tian và Zeitun, 2007).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng (Panel data) với các mô hình sau:

Mô hình Pooled OLS (Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu dạng gộp) là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số không đổi theo thời gian và theo các cá nhân.

Mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed effect model - FEM) có đưa thêm sự khác nhau về các công ty hay từng đơn vị theo thời gian, tức là tung độ gốc trong mô hình hồi quy được phép khác nhau giữa các cá nhân. Mô hình FE phù hợp trong những tình huống mà tung độ gốc của từng cá nhân có thể tương quan với một hay nhiều biến độc lập.

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model - REM) giả định rằng tung độ gốc của một đơn vị

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 45

riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một tập hợp lớn hơn nhiều với một trị trung bình không đổi. Giả định thông thường mà mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên đưa ra là các thành phần sai số cá nhân không tương quan với nhau và không tự tương quan giữa các đơn vị không gian và theo chuỗi thời gian.

Dạng đơn giản của các mô hình trên như sau:

Mô hình Pooled OLS: Yit = α + β0Xit + uit Mô hình FE: Yit = αi + β0Xit + uit Mô hình RE: Yit = α + β0Xit + ei + uit

(i=1,2,…,N; t= 1,2,…,T)

Trong đó:

Yit là biến phụ thuộc (của doanh nghiệp i trong thời gian t);

Xit là biến độc lập (của doanh nghiệp i trong thời gian t);

α, β0 là các ước lượng hồi quy;

uit là phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp;

ei là thành phần sai số theo không gian.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các Báo cáo tài chính gồm doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, khối lượng cổ phiếu, giá cuối kì, tổng tài sản, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ và vốn chủ sở hữu (Nguồn: tổng hợp từ web cophieu68.vn) của 68 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được niêm yết trên HOSE trước năm 2008 để có dữ liệu bảng cân đối trong 5 năm từ năm 2009 đến 2013 với 340 quan sát. Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được tính bằng tích của khối lượng và giá cuối kì (giá giao dịch) của cổ phiếu vào ngày giao dịch cuối cùng trong năm.

Quy trình hồi quy được tiến hành như sau:

Bước 1: Thống kê mô tả mẫu.

Bước 2: Thực hiện hồi quy với dữ liệu bảng theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM theo mô hình tổng quát như sau:

HQHD(it) = f {CTV(it), SIZE(it), GROWTH(it)}

Với HQHD(it) là các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i trong thời gian t, gồm có ROE, ROA và Tobin’s Q;

CTV(it) là các biến đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp i trong thời gian t, gồm có SDTA, LDTA, TDTA và TDTE;

SIZE(it) là quy mô của doanh nghiệp i trong thời gian t, được tính bằng Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản;

GROWTH(it) là tốc độ tăng trưởng, được tính bằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu.

Bước 3: Thực hiện kiểm định F hạn chế và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp trong ba mô hình trên.

Bước 4: Thực hiện các kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và phụ thuộc chéo đối với mô hình được lựa chọn.

Bước 5: Khắc phục các khuyết tật của mô hình.

5. Kết quả nghiên cứu

5.1. Thống kê mô tả mẫu

Hình 1 miêu tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu. Giá trị trung bình của tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của

ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức 13,22%, trong khi giá trị trung bình của tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) chỉ có 7,76%. Thống kê mô tả mẫu cũng cho thấy rằng chỉ số Tobin’s Q trung bình ngành là 0,86 nhỏ hơn 1.

Hình 1. Biểu đồ thống kê mô tả mẫu

Các giá trị trung bình của tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản lần lượt là 46,61%, 40,15% và 6,46%. Có thể thấy rằng tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Mặt khác, giá trị trung bình của tỉ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo lên đến 128,88%.

5.2. Kết quả nghiên cứu

Kiểm định nghiệm đơn vị trên dữ liệu bảng được thực hiện cho tất cả các biến sử dụng trong phân tích. Kết quả 3 kiểm định Levin, Lin & Chu; Im, Pesaran và Shin và PP-Fisher Chi-square cho thấy tất cả các biến không có nghiệm đơn vị với mức ý nghĩa 5%.

Nghiên cứu đã thực hiện hồi quy với dữ liệu bảng theo cả ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Cả hai kiểm định F hạn chế và kiểm định Hausman đều cho thấy rằng FEM là mô hình phù hợp nhất và vì vậy, mô hình FE được sử dụng trong nghiên cứu này.

Phương trình hồi quy với FEM như sau: ROEit = αi + β0SDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (1) ROEit = αi + β0LDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (2)

ROEit = αi + β0TDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (3)

ROEit = αi + β0TDTEit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (4)

ROAit= αi + β0SDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (5)

ROAi = αi + β0LDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (6)

ROAit= αi + β0TDTAit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (7)

ROAit= αi + β0TDTEit + β1SIZEit + β2GROWTHit + uit (8)

Tobin’s Qit=αi+β0SDTAit+β1SIZEit+β2GROWTHit +uit (9)

Tobin’s Qit=αi+β0LDTAit+β1SIZEit+β2GROWTHit+uit (10) Tobin’s Qit=αi+β0TDTAit+β1SIZEit+β2GROWTHit+uit (11) Tobin’s Qit=αi+β0TDTEit+β1SIZEit+β2GROWTHit+uit (12)

Trong đó: αi, β0, β1 và β2 là các tham số ước lượng và uit là sai số ngẫu nhiên.

Các kiểm định các giả thuyết liên quan đến mô hình gồm:

Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến thông qua ma trận hệ số tương quan.

Kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Modified Wald.

Kiểm định phụ thuộc chéo bằng kiểm định Pesaran.

-4

0

4

8

12

16

20

AAM

- 09

AGF

- 10

BBC

- 11

CLC

- 12

DCL -

13

DMC

- 09

DRC

- 10

GDT

- 11

HAP

- 12

HSI -

13

IMP

- 09

L10 -

10

LIX -

11

MPC

- 12

PAC

- 13

SBT

- 09

SRC

- 10

TCR

- 11

TS4 -

12

TYA

- 13

VIS

- 09

VTB

- 10

ROE ROA TOBIN'SQSDTA LDTA TDTATDTE GROWTH LOG(SIZE)

46 Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Hồng Trang

Sau khi thực hiện các kiểm định trên, một số mô hình gặp các vấn đề và được khắc phục như sau:

Mô hình (2), (5), (6) và (8): phương sai số thay đổi; được khắc phục bằng phương pháp sai số chuẩn Rogers.

Mô hình (1), (3), (4) và (7): hiện tượng phương sai sai số thay đổi và phụ thuộc chéo; khắc phục bằng cách sử dụng sai số chuẩn Driscoll and Kraay.

Mô hình (9), (10), (11) và (12): hiện tượng phụ thuộc chéo, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong phương trình, khắc phục bằng cách sử dụng sai số chuẩn Driscoll and Kraay.

Kết quả hồi quy với FEM sau khi giải quyết các vấn đề có thể ảnh hưởng đến ước lượng mô hình được tổng hợp ở các bảng 1, 2 và 3. Kết quả ở các bảng trên cho thấy:

Thứ nhất, cấu trúc vốn đại diện bởi tỉ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu có tác động nghịch biến và đáng kể đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán (ROE và ROA). Kết quả này trái ngược với lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976). Mối tương quan âm giữa tỉ số nợ ngắn hạn và ROE cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2007). Kết quả cũng chỉ ra rằng tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản không có mối quan hệ rõ ràng với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này khác với mối quan hệ đồng biến trong nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014). Điều này có thể được giải thích bởi việc rất nhiều doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian hoạt động của mình không sử dụng nợ dài hạn hay sử dụng rất ít nợ dài hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Nhìn chung, dựa vào các kết quả ở trên, giả thuyết H1 bị bác bỏ.

Bảng 1. Kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến ROE

Bảng 2. Kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến ROA

Bảng 3. Kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến chỉ số Tobin's Q

Chú thích: ***, **, *: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Thứ hai, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỉ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu có tác động nghịch biến và rõ ràng đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp (Tobin’s Q). Điều này trái với lý thuyết đánh đổi đã được đề ra trong lý thuyết cấu trúc vốn. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt (2010) cũng kết luận rằng hai tỉ số này có tác động nghịch biến đáng kể với hiệu quả công ty được đo bằng chỉ số Tobin’s Q. Tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ nghịch biến không có ý nghĩa thống kê với chỉ số Tobin’s Q trong nghiên cứu này, nhưng có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt (2010). Điều này có thể được giải thích bởi hầu hết các nhà đầu tư vẫn phụ thuộc vào chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán để đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Ngược lại, tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản lại có mối tương quan cùng chiều với chỉ số Tobin’s Q. Nói cách khác, kết luận này hỗ trợ lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976), nhưng trái ngược với nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt (2010). Từ các kết quả ở trên, giả thuyết H2 được chấp nhận.

Thứ ba, quy mô của doanh nghiệp dường như không có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Kết quả này trái với kết quả của Đoàn Ngọc Phúc (2014). Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp làm tăng hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp (đối với biến cấu trúc vốn SDTA, LDTA và TDTE), và vì vậy giả thuyết H3 được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước đó của Tian & Zeitun (2007), nhưng trái ngược với mối quan hệ nghịch biến đối với các biến TDTE và LDTA trong nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt (2010).

Thứ tư, cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động đồng biến và rõ ràng đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán (ROE và ROA). Kết quả này ủng hộ nghiên cứu của và Tian & Zeitun (2007) và Đoàn Ngọc Phúc (2014). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp tác động nghịch biến và rõ ràng đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Điều này trái với kết luận của Huỳnh Anh Kiệt (2010). Có thể giải thích mối tương quan nghịch biến này là do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hiệu quả. Thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại thông tin bất cân xứng, tâm lý chạy theo đám đông và nhiều doanh nghiệp có giá trị thị trường rất thấp dẫn đến mối quan hệ nghịch biến giữa cơ hội tăng trưởng và hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do vậy, giả thuyết H4 rằng cơ hội tăng trưởng có mối tương

ROE

Phương trình

SDTA (1)

Phương trình

LDTA (2)

Phương trình

TDTA (3)

Phương trình

TDTE (4)

C -0,09916

(-0,08)

1,186112**

(2,37)

-0,269533

(-0,17)

-0,8408633

(-0,68)

Cấu trúc vốn -0,6737429**

(-2,60)

0,1383735

(0,86)

-0,7232957**

(-2,16)

-0,1689652***

(-4,79)

LOGSIZE 0,0355432

(0,36)

-0.0781991**

(-2,15)

0,0527575

(0,43)

0,0858442

(0,93)

GROWTH 0,0785703***

(5,35)

0,0811659**

(2,25)

0,0791241***

(5,37)

0,0586314***

(6,67)

R2 0,1309 0,0505 0,1279 0,2752

ROA

Phương trình

SDTA (5)

Phương trình

LDTA (6)

Phương trình

TDTA (7)

Phương trình

TDTE (8)

C 0,5043851

(1,14)

1,064992***

(4,59)

0,2935623

(0,54)

0,6108182

(1,66)

Cấu trúc vốn -0,3002183**

(-2,4)

-0,0521836

(-0,77)

-0,3900165***

(-3,74)

-0,038602**

(-2,56)

LOGSIZE -0,0225828

(-0,64)

-0,0718535***

(-4,28)

-0,0028123

(-0,07)

-0,0354157

(-1,27)

GROWTH 0,0277746***

(2,7)

0,02905**

(2,55)

0,0278166***

(6,93)

0,0238143**

(2,51)

R2 0,2198 0,1128 0,2645 0,1899

TOBINSQ

Phương trình

SDTA (9)

Phương trình

LDTA (10)

Phương trình

TDTA (11)

Phương trình

TDTE (12)

C -3,513164

(-1,45)

-2,472843

(-1,27)

-3,303587

(-1,24)

-3,239631

(-1,65)

Cấu trúc vốn -0,5291832**

(-2,18)

0,3984738***

(5,09)

-0,395732

(-1,20)

-0,0608272***

(-13,21)

LOGSIZE 0,3339761*

(1,82)

0,2410428*

(1,69)

0,3166973

(1,55)

0,3044244**

(2,12)

GROWTH -0,0418032**

(-2,17)

-0,0400671**

(-2,13)

-0,0408473**

(-2,21)

-0,0478155**

(-2,38)

R2 0,0936 0,0766 0,0810 0,0837

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 47

quan cùng chiều với chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp có thể được chấp nhận.

6. Kết luận và một số kiến nghị

6.1. Kết luận

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 68 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009-2013 với 340 quan sát. Để lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng với 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM và thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình. Các kết quả từ mô hình phù hợp FE sau khi khắc phục các khuyết tật cho thấy rằng cấu trúc vốn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đo lường bằng ROE, ROA và chỉ số Tobin’s Q. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng phát triển bởi Myer và Majluf (1984).

Ngoại trừ tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, các yếu tố cấu trúc vốn đều có ảnh hưởng nghịch biến và rõ ràng đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Tương tự, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản cũng có mối tương quan nghịch biến với hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Một phát hiện khá thú vị là tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động đồng biến và rõ ràng đến chỉ số Tobin’s Q, trong khi tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản lại không có mối quan hệ rõ ràng nào với chỉ số Tobin’s Q.

Ngoài ra, cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực và đáng kể đến giá trị của doanh nghiệp đại diện bởi ROE và ROA, nhưng lại tác động tiêu cực đến chỉ số Tobin’s Q. Quy mô của doanh nghiệp tác động đồng biến đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp lại không rõ ràng.

6.2. Một số kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, một số kiến nghị cho doanh nghiệp và nhà đầu tư được rút ra như sau:

6.2.1. Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo cần nhận thức rằng cấu trúc vốn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này nên điều chỉnh tỉ lệ nợ bằng cách giảm tỷ lệ sử dụng vốn vay hay cụ thể là giảm việc sử dụng nợ ngắn hạn trong cấu trúc vốn của mình vì tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm giảm tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cũng như tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Giảm tỉ lệ nợ ngắn hạn cũng giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường. Thay vào đó, các doanh nghiệp ngành này nên tiếp cận nguồn vốn dài hạn vì nó không tác động nghịch biến đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp, mà lại tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Không những vậy, các doanh nghiệp ngành này cũng cần tận dụng tốt hơn nữa lợi thế theo quy mô của doanh nghiệp để hướng đến hiệu quả hoạt

động theo sổ sách kế toán. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu cũng cần được chú trọng để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

6.2.2. Đối với nhà đầu tư

Những nhà đầu tư quan tâm đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo không nên đầu tư vào các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu cao mà nên lựa chọn đầu tư vào những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.

Mặt khác, những nhà đầu tư quan tâm đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường của doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nợ dài hạn hơn là sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đáng được cân nhắc khi lựa chọn đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abdel Shahid, S., “Does Ownership Structure Affect Firm Value? Evidence from The Egyptian Stock Market”, Working Paper, 2003.

[2] Damodar N.Gujarati, Kinh tế lượng cơ sở, Chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Phương pháp nghiên cứu II, Bài đọc, 2011.

[3] Nguyễn Minh Kiều, Phân tích Tài chính, Bài 13: Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của công ty, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2007.

[4] Abor, J., “The Effect of Capital Structure on Profitability: Empirical Analysis of Listed Firms in Ghana”, Journal of Risk Finance, 6(5), Emerald Group Publishing Limited, 2005, 438-45.

[5] Abdul,G. K., “The Relationship of Capital Structure Decisions with Firm Performance: A Study of the Engineering Sector of Pakistan”, International Journal of Accounting and Financial Reporting, 2(1), Macrothink Institute, 2012, 2162-3082.

[6] Christopher Nell, Stefan Zimmermann, Summary based on Chapter 12 of Baltagi: Panel Unit Root Tests, 2011, 1-7.

[7] Daniel Hoechle, “Robust standard errors for panel regressions with cross-sectional dependence”, The Stata Journal, 7(3), 2007, 281-312.

[8] Đoàn Ngọc Phúc, “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phàn hóa ở Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 7(219), 2014, 72-80.

[9] Huỳnh Anh Kiệt, “Capital structure and firm performance: case study: listed companies in hochiminh stock exchange”, Master thesis, 2010.

[10] Jensen, M. C., & Meckling, W. H., “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure”, Journal of Financial Economics, 3(4), 1976, 305-360.

[11] Myers, S.C. & Majluf, N.S., “Corporate financing and investment decisions when firms have information the investors do not have”, Journal of Finance and Economics, 13, 1984, 187-221.

[12] Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hương, “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động các công ty Thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam”, Hội thảo quốc tế cùng doanh nghiệp Vượt qua thử thách - Quản lý đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2014, 1-5.

[13] Trần Hùng Sơn and Trần Viết Hoàng, “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 2008, 218.

[14] Zeitun & Tian, “Capital structure and corporate performance: Evidence from Jordan”, Australasian Accounting Business and Finance Journal, 1(4), 2007, 40-61.

[15] http://hsx.vn/

[16] http://www.gso.gov.vn/

[17] http://www.stata.com/

[18] http://www.cophieu68.vn

(BBT nhận bài: 15/07/2015, phản biện xong: 08/01/2016)

48 Lê Đình Sơn, Phan Duy Phương

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

DEVELOPMENT OF PRESCHOOL MANAGEMENT STAFF IN QUE SON DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE: STATUS QUO AND SOLUTIONS

Lê Đình Sơn1, Phan Duy Phương2 1Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Học viên Cao học Quản lý giáo dục K28, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Trường mầm non là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu đầu tiên của cả quá trình giáo dục con người trong xã hội hiện đại. Giáo dục mầm non đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Sự nghiệp đổi mới nền giáo dục Việt Nam chỉ đạt được thành công vững chắc, nếu có sự quan tâm của các địa phương ngay từ bậc học này. Giáo dục mầm non là tự nguyện, nên sự phát triển bậc học này phụ thuộc nhiều vào vai trò, năng lực của cán bộ quản lý các nhà trường. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở địa phương nghiên cứu.

Abstract - Preschools, which belong to the national education system, conduct the first phase in the whole process of human education in the modern society. Preschool education lays the primary foundation for the physical, intellectual, emotional and aesthetic development of children. Only when local authorities take interest in this phase can Vietnam’s education innovation obtain solid achievements. Preschool education is voluntary, thus the development of this educational level depends much on various roles and capacities of the chool management staff. This paper presents the research results from a study on the status quo of preschool management staff in Que Son district, Quang Nam province, thereby proposing solutions to the development of this staff in order to improve the quality of child care in this locality.

Từ khóa - giáo dục; quản lý; thực trạng; giải pháp; trường mầm non.

Key words - education; management; status quo; solution; preschool.

1. Đặt vấn đề

Giáo dục mầm non (GDMN) là khâu đầu tiên của cả quá trình giáo dục con người trong xã hội hiện đại. GDMN đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Vai trò của GDMN đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung, và sự nghiệp đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói riêng được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu. Song, GDMN là tự nguyện, nên sự phát triển bậc học này phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), đặc biệt là CBQL các trường MN.

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của GDMN, những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế. Để phát triển GDMN của huyện đáp ứng yêu cầu chung của công cuộc đổi mới giáo dục, cần có các giải pháp có tính dài hạn, thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bài báo trình bày một số đề xuất về giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng ở địa phương này.

2. Khái niệm về phát triển đội ngũ CBQL trường MN

Theo nghĩa rộng, đội ngũ CBQL trong ngành GD&ĐT được hiểu là tập hợp những người làm công tác QLGD, bao gồm các cán bộ, công chức trong cơ cấu bộ máy tổ chức của các cơ quan QLGD từ trung ương đến địa phương, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy quản lý tại các nhà trường, cơ sở nghiên cứu, dịch vụ thuộc ngành GD&ĐT. Theo nghĩa hẹp, đó là các công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lý trong các cơ quan giáo dục, nhà trường. Đối với trường MN, đó là Hiệu trưởng (HT), Phó Hiệu trưởng (PHT), Tổ trưởng Tổ

Chuyên môn hoặc Tổ Văn phòng. Từ góc độ khoa học QLGD, tùy theo tiếp cận nghiên cứu lựa chọn, phạm vi đối tượng CBQLGD có thể mở rộng hoặc thu hẹp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đối tượng CBQL ở cấp độ quản lý cơ sở giáo dục. Cụ thể, đó là HT và PHT trường MN, những người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong đó, quy mô được thể hiện bằng số lượng. Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí nhân sự về nhiệm vụ, độ tuổi, chuyên môn, nghiệp vụ và các yếu tố khác liên quan đến cấu trúc tổ chức của bộ máy quản lý. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL. Chất lượng theo Từ điển Tiếng Việt là phạm trù triết học, biểu thị “phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [4]. Chất lượng theo định nghĩa của ISO 9000:2005 là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” [3]. Phát triển đội ngũ CBQL về mặt chất lượng là tác động nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực của CBQL nhằm đảm bảo rằng đội ngũ CBQL có khả năng đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra trong hiện tại và tương lai.

Phát triển đội ngũ CBQL là một khái niệm tổng hợp, nó bao gồm cả yêu cầu phát triển nghề nghiệp, cả đào tạo, bồi dưỡng, cả tăng tiến về số lượng, chất lượng và tạo môi trường sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Phát triển đội ngũ CBQLGD là một bộ phận của hệ thống phát triển nguồn nhân lực giáo dục. Ở góc độ khoa học QLGD, phát triển đội ngũ CBQL trường MN thực chất là thực hiện các khâu: xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; thực hiện tuyển chọn, đào tạo; sắp xếp, bổ nhiệm, sử dụng; bồi dưỡng cũng như tạo môi trường và động cơ thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ này.

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 49

3. Thực trạng đội ngũ CBQL trường MN huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.1. Mạng lưới trường, lớp và quy mô GDMN của huyện

Trải qua gần 30 năm đổi mới, cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp GDMN của tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng ngày càng phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được xây dựng, phân bố rộng khắp, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các gia đình.

Năm học 2015-2016 toàn huyện có 15 trường MN (trên tổng số 14 xã, thị trấn). Trong đó có 4 trường hạng 1 và 11 trường hạng 2 (theo quy định phân hạng của Bộ GD&ĐT). Tổng số nhóm, lớp: 100; tổng số học sinh: 2615 cháu; 100% trẻ ở lại bán trú. Ngoại trừ thị trấn Đông Phú có 2 trường, mỗi xã hiện mới chỉ có 1 trường. Mặc dù tỷ lệ huy động trẻ đến trường năm sau cao hơn năm trước, song cho đến nay tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp mới chỉ đạt 75% [5]. Với tầm quan trọng của GDMN như đã nêu, để sự nghiệp đổi mới giáo dục của huyện có nền tảng phát triển vững chắc, phải quan tâm trước hết đến việc phát triển trường, lớp và gia tăng quy mô GDMN của huyện.

3.2. Số lượng và cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBQL các trường MN

Năm học 2015-2016, huyện Quế Sơn có 33 CBQL bậc MN, trong đó có 15 HT và 18 PHT. Theo quy định hiện hành [2], biên chế CBQL các trường MN hiện còn chưa đủ. Đảm bảo về số lượng CBQL các trường MN là cần thiết để giúp cho các trường giải quyết tốt công tác chỉ đạo chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL có điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Cơ cấu về tuổi CBQL trường MN [5]: 18,1% ở độ tuổi 50 - 54; 30,3% độ tuổi 45 - 49; 6,06 % độ tuổi 41- 44; 42,4% độ tuổi 31 - 40 và 3,03% dưới 30 tuổi. Số liệu cho thấy, CBQL trường MN huyện Quế Sơn ở độ tuổi 40 trở lên khá đông (54,46%, trong đó độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 18,1%). Ở độ tuổi này, CBQL có nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác chuyên môn và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn sức khỏe của chị em thường bị giảm sút (CBQL trường MN hiện nay đều là nữ). Chị em có nhiều kinh nghiệm công tác, nhưng cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan, ngại tiếp thu cái mới. Qua trao đổi với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện được biết, đội ngũ CBQL có nhiều hạn chế, khó khăn khi chỉ đạo đổi mới công nghệ trong dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Trong bối cảnh đổi mới GDMN hiện nay, độ tuổi của CBQL có ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai các chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

3.3. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ CBQL

Dữ liệu thống kê [5] cho thấy, đội ngũ CBQL trường MN huyện Quế Sơn đều có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn. Trong đó, 75,8% có trình độ đại học, 24,2% - trình độ cao đẳng. Có 17 CBQL đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 51,6%); 26 CBQL đã qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý (tỷ lệ 78,7%). Một số CBQL tự trang bị thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng sử dụng vi tính, ứng xử, giao tiếp xã hội và chủ động tìm tòi học hỏi, rèn luyện,

nâng cao nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn (cao đẳng, đại học) của CBQL đều do đào tạo tại chức không tập trung. Việc ứng dụng thành tựu mới trong GDMN còn hạn chế.

3.4. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng khảo sát với các tiêu chí đánh giá được thiết kế dựa theo những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL quy định tại Thông tư của Bộ GD&ĐT [1]. Các nhóm tiêu chí đánh giá bao gồm: (1) về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; (2) về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; (3) về năng lực quản lý trường MN và (4) năng lực tổ chức công tác phối hợp với gia đình trẻ và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả và trưng cầu ý kiến của 15 CBQL và chuyên viên Phòng GD&ĐT, 33 CBQL và 55 giáo viên các trường MN huyện Quế Sơn được tổng hợp trong Bảng 1.

Bảng 1. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường MN huyện Quế Sơn

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

TỶ LỆ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (%)

TỐT KHÁ TB

1. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

86,4 11,7 1,9

2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

26,3 60,2 13,5

3. Năng lực tổ chức, quản lý trường mầm non

17,5 77,6 4,9

4. Năng lực tổ chức công tác phối hợp với gia đình trẻ và xã hội

18,5 67,0 14,5

Kết quả khảo sát cho thấy “Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp” của CBQL các trường MN được đánh giá cao. Các tiêu chí khác được đánh giá ở mức độ từ trung bình khá đến khá.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Kết quả khảo sát trình bày trong Bảng 2 cho thấy vấn đề này cần có nhiều hơn sự quan tâm của các cấp QLGD trong huyện.

Bảng 2. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường MN của huyện Quế Sơn

(Điểm đánh giá lựa chọn từ 1 đến 5)

TT NỘI DUNG Điểm TB đánh giá

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL được xác định rõ và khả thi

3,36

2 Có kế hoạch dài hạn bồi dưỡng đội ngũ kế cận, trẻ hóa đội ngũ CBQL

3,20

3 Quan tâm và có biện pháp thích hợp thúc đẩy hoạt động tự bồi dưỡng của CBQL

3,37

4 Có chính sách hiệu quả nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL

3,41

5 Sử dụng hợp lý CBQL sau đào tạo 3,28

Dữ liệu thống kê và kết quả khảo sát (Bảng 1) cho thấy đội ngũ CBQL các trường MN huyện Quế Sơn có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ công tác trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, những tác động quản lý của địa

50 Lê Đình Sơn, Phan Duy Phương

phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường MN chưa được đánh giá cao (các tiêu chí Bảng 2 có điểm trung bình từ 3,20 - 3,41). Để đưa GDMN của huyện tham gia có hiệu quả vào công cuộc đổi mới giáo dục đang triển khai hiện nay ở nước ta, cần có giải pháp toàn diện trong phát triển đội ngũ CBQL các trường MN.

4. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN của huyện

Giải pháp tổng thể phát triển đội ngũ CBQL các trường MN của huyện được đề xuất bao gồm các nội dung cơ bản sau:

4.1. Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của các cấp

GDMN hiện được xem là tự nguyện, vì vậy nhận thức của người dân về GDMN có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển quy mô của bậc học này cũng như sự phát triển ổn định của đội ngũ CBQL các trường MN. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền có vai trò định hướng cho nhận thức chung của xã hội, và do đó quyết định cả sự phát triển của GDMN ở địa phương nói chung, phát triển đội ngũ CBQL các trường MN nói riêng.

Phòng GD&ĐT cần tham mưu cho Huyện ủy đưa nội dung lãnh đạo công tác phát triển GDMN vào nghị quyết của Huyện ủy và các nghị quyết chuyên đề, đồng thời chỉ đạo UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể liên quan quan tâm đầu tư hợp lý cho GDMN, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của GDMN. Trên cơ sở đó, có chính sách lâu dài phát triển đội ngũ CBQL bậc học này.

4.2. Quy hoạch đội ngũ CBQL các trường MN

Quy hoạch có vai trò định hướng cho các hoạt động xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL. Quy hoạch CBQL các trường MN phải tính đến xu thế phát triển GDMN theo chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay. Tiến trình quy hoạch cần được triển khai theo các bước sau:

Bước 1: Thông qua khảo sát, đánh giá đội ngũ CBQL các trường MN của huyện, tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, độ tuổi, chất lượng đội ngũ CBQL.

Bước 2: Dự báo nhu cầu về CBQL các trường MN từng giai đoạn.

Bước 3: Xác định nguồn bổ sung CBQL và lập danh sách dự nguồn.

Bước 4: Hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ theo quy hoạch.

Bước 5: Lập kế hoạch tiến trình, tiến độ thực hiện quy hoạch.

4.3. Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật cho đội ngũ CBQL theo yêu cầu đổi mới GDMN

Đây là nội dung trọng tâm, cần thiết để đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MN, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục hiện nay, đội ngũ CBQL các trường cần được bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật để có đủ khả năng làm đầu kéo, thúc đẩy và tổ chức đổi mới toàn diện nhà trường. Cần triển khai các công việc sau:

- Dự báo sự phát triển GDMN của huyện, về quy mô trường lớp, nhu cầu CBQL các trường MN giai đoạn 2015-2020;

- Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường MN về số lượng, chất lượng, cơ cấu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng;

- Phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp cho từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn;

- Lựa chọn phương thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, hiệu quả, chú trọng tiếp thu các thành tựu mới của GDMN thế giới.

4.4. Tạo môi trường thúc đẩy tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL

Các nội dung sau cần được quan tâm:

- Xây dựng và phát động phong trào thi đua học tập vươn lên trong toàn ngành Giáo dục địa phương, trong đó CBQL giữ vai trò nòng cốt;

- Giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQL trường MN hiểu và thấm nhuần sâu sắc mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng;

- Tổ chức cho đội ngũ CBQL trường MN và các đối tượng trong quy hoạch CBQL xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trong dài hạn và từng năm học;

- Xác định và triển khai các chuyên đề về đổi mới công tác chuyên môn, hoạt động quản lý trong nhà trường nhằm thúc đẩy sự sáng tạo trong CBQL;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, tham quan học hỏi kinh nghiệm giữa các trường; khuyến khích vận dụng, sáng tạo các cách làm mới, hiệu quả; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL;

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng.

4.5. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL

Nội dung này vừa góp phần tạo nên sự ổn định mới, có chất lượng cao hơn của các nhà trường, đồng thời cũng tạo tiền đề cho việc triển khai các sáng kiến quản lý của đội ngũ CBQL trường MN. Các vấn đề sau cần quan tâm:

- Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quy trình bổ nhiệm. Người được bổ nhiệm là cán bộ trong quy hoạch, đồng thời phải trình bày đề án công tác của mình trong nhiệm kỳ. Không bổ nhiệm lại quá hai nhiệm kỳ ở một trường học. Nên tổ chức thi tuyển để chọn CBQL.

- Việc luân chuyển CBQL cần được tiến hành hàng năm theo trình tự: Phòng GD&ĐT phối hợp với Pḥòng Nội vụ xây dựng kế hoạch luân chuyển; UBND huyện thảo luận, phê duyệt kế hoạch; Pḥòng GD&ĐT tổ chức gặp gỡ trao đổi, thông báo kế hoạch cho các đối tượng liên quan và làm việc với Đảng ủy, UBND, Chi bộ nơi CBQL đang công tác cũng như nơi CBQL sẽ chuyển đến công tác về kế hoạch luân chuyển; Các trường chuẩn bị các điều kiện làm việc của CBQL đến nhận công tác; Sau một thời gian xác định, CBQL được luân chuyển báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ mới và trình bày dự kiến kế hoạch công tác. Trên cơ sở

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 51

đó thực hiện việc luân chuyển.

4.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL

Định kỳ thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN là hoạt động cần thiết, giúp đưa ra biện pháp điều chỉnh và thúc đẩy nâng cao hiệu quả công tác này.

Các nội dung sau cần triển khai:

- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường MN của các cấp quản lý trong huyện;

- Kiểm tra, thanh tra công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch của Cấp ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường;

- Kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác tổ chức, nhân sự các cấp quản lý;

- Kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác quản lý các mặt hoạt động của nhà trường;

- Kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học, lề lối làm việc, phong cách tổ chức lãnh đạo, uy tín của HT, PHT và tình hình thực hiện nhiệm vụ của CBQL trong quy hoạch. Trên cơ sở đó có biện pháp thúc đẩy.

Công tác kiểm tra, thanh tra được tổ chức nề nếp sẽ giúp thực hiện dân chủ và công bằng trong đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo và sử dụng đội ngũ CBQL các trường MN. Đồng thời, sự sâu sát của lãnh đạo cấp huyện qua thanh tra, kiểm tra sẽ giúp tạo môi trường thúc đẩy học tập, vươn lên trong đội ngũ, góp phần kiến tạo bầu không khí thân thiện, hợp tác tích cực giữa lãnh đạo, CBQL và giáo viên, nhân viên trong các nhà trường. Dựa vào thực tế tình hình các nhà trường qua kiểm tra, thanh tra, Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu, xây dựng và đề nghị huyện có chính sách, chế độ thích hợp, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ phấn đấu vươn lên. Đối với môi trường CBQL đều là nữ,

một chính sách, chế độ hỗ trợ hợp lý cùng với sự động viên, khích lệ luôn là cần thiết.

5. Kết luận

CBQL các nhà trường được ví như người nhạc trưởng. “Bản nhạc giao hưởng” chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MN huyện Quế Sơn có đồng điệu và thu hút hay không, phụ thuộc trước hết vào người chỉ huy “dàn nhạc”.

Trong bối cảnh hiện nay, GDMN huyện Quế Sơn cần tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn. CBQL các trường MN ngày nay cần có trình độ cao hơn, có khả năng quản lý, lãnh đạo giỏi hơn, có tầm nhìn chiến lược xa hơn. Phát triển đội ngũ CBQL trường MN do vậy là công việc cấp thiết, cần được quan tâm ở tất cả các nội dung, tính đến cả công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cũng như tổ chức bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ kế cận. Những đề xuất trên đây chỉ có thể xem là các hàm ý chính sách được đề nghị trên cơ sở nghiên cứu thực trạng. Để đưa GDMN của huyện tham gia có hiệu quả vào công cuộc đổi mới giáo dục đang triển khai hiện nay ở nước ta, cần có những nghiên cứu sâu hơn về từng biện pháp quản lý với sự tham gia của các cấp quản lý trong huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD & ĐT (2011), Thông tư số 17/2011/TT- BGDĐT ngày 14/4/2011 quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, Hà Nội.

[2] Bộ GD & ĐT, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, Hà Nội.

[3] Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học Hà Nội.

[5] Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Sơn (2015), Báo cáo thống kê năm học 2014-2015, Lưu trữ huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

(BBT nhận bài: 02/12/2015, phản biện xong: 23/12/2015)

52 Phan Thị Thanh Trúc

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI KON TUM

SOLUTIONS TO IMPROVE EFFICIENCY IN THE TRAINING AND DEVELOPMENT OF PUBLIC OFFICIALS IN KON TUM PROVINCE

Phan Thị Thanh Trúc

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; [email protected]

Tóm tắt - Bài viết tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời gian vừa qua của tỉnh Kon Tum. Tác giả khảo sát 154 nhân viên và 48 cán bộ quản lý tại các phường, xã, ban ngành về hoạt động đào tạo nói chung chứkhông tập trung vào một công việc cụ thể. Những hạn chế của công tác này như hiện các đơn vị xác định nhu cầu đào tạo dựa vào kếhoạch hàng năm của tỉnh, kế hoạch đào tạo không căn cứ vào nhu cầu đào tạo cũng như thực trạng thực hiện công việc, các chương trình học còn mang nặng hình thức, lý thuyết, ít liên hệ thực tế, các đơn vị chưa có quy định đánh giá sau đào tạo.... Do vậy cần xây dựng lại quy trình đào tạo phù hợp, quan tâm đến nhóm tự đi học, các đơn vị cần xây dựng chính sách đánh giá sau đào tạo. Những biện pháp này nhằm hướng tới nâng cao năng lực cho cán bộ,công chức và giảm thiểu được kinh phí dành cho đào tạo của tỉnh Kon Tum.

Abstract - This paper focuses on evaluating the efficiency of the training and development of public officials in Kon Tum over the last period. Focusing ongeneral training activities rather than any specific tasks,the researcher conducted a survey on 154 employees and 48 management staff members in wards, communes and departments, which shows that there remain some limitations as follows: agencies still determine training needs based on the province's annual plan; the training plan is not based on training needs as well asthe status quo of the task performance; training programs are still theoreticallybiased with little reference to reality; agencies have no regulations for post-training evaluation,... Therefore, it isnecessary to rebuild relevant training processes with attention paid to spontaneous groups and to develop policies forpost-training evaluation. These measures are aimed at enhancing public officials’ capacity and minimize Kon Tum’s training expenses.

Từ khóa - đào tạo; bồi dưỡng; cán bộ công chức; tỉnh Kon Tum; nhân viên.

Key words - training; development; public officials; Kon Tum province; staff.

1. Đặt vấn đề

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thành công trong môi trường cạnh tranh. Về khía cạnh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước. Ngày nay, không chỉ doanh nghiệp cạnh tranh, mà địa phương, các quốc gia cũng phải cạnh tranh nhau trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay thì công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao xem là mang lại lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI, các nhà đầu tư bên ngoài.

Do vậy, nhiều chỉ số như PCI, PAPI (chỉ số đo lường hiệu quả hành chính công cấp tỉnh) được công bố nhằm cung cấp bức tranh đầy đủ, chi tiết về môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn địa phương đầu tư. Song song với đó, mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được xác định hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp.

Để thực hiện được chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nhà nước đủ về số lượng, đảm

bảo chất lượng và cơ cấu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính.

Mặt khác, CBCC không những là người thực thi các chính sách, chiến lược, kế hoạch của cơ quan, tổ chức, mục tiêu quốc gia mà họ còn là cầu nối giữa các nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp. Chính vì vậy, đội ngũ CBCC phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một nội dung quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính của cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.

Bài viết hướng tới nhìn nhận và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC hiện nay của tỉnh Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2014

Căn cứ vào quyết định số 33/2010/QĐ-UBND, quyết định số 1374/QĐ-TTg và báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015 của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum thì tỉnh đã cử 523 CBCC, viên chức đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học (trong đó đào tạo trình độ tiến sỹ và tương đương: 02; thạc sỹ và tương đương: 48; đào tạo trình độ đại học: 443); đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp cho 380 CBCC cấp xã.

Đào tạo trình độ đại học cho CBCC và dự nguồn: 302

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 53

người, trong đó có 91 học viên ngành Kinh tế phát triển, 65 học viên ngành Luật, 52 học viên ngành Nông học vàHành chính, 74 học viên lớp Khuyến nông và Phát triển nông thôn, 07 học viên chuyên ngành Quân sự cơ sở.

Ngoài ra, hiện nay tỉnh đang triển khai tổ chức đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Quản lý nhà nước cho 80 CBCC và dự nguồn cấp xã.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức và theo chức danh lãnh đạo, quản lý cho 1000 CBCC (760 CBCC cấp tỉnh, huyện, và 240 CBCC cấp xã).

Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 30.000 lượt CBCC (từ cấp tỉnh đến cấp xã, kể cả viên chức các đơn vị sự nghiệp) và bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho 2690 đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho khoảng 1000 lượt CBCC.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 30.000 lượt CBCC (trong đó có 18.000 lượt CBCC cấp xã) và bồi dưỡng kỹ năng cho 2690 đại biểu hội đồng các cấp (trong đó có 1.850 lượt đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã), đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho khoảng 1000 lượt CBCC (trong đó có 600 lượt CBCC cấp xã).

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Kon Tum, trong thời gian qua chất lượng đội ngũ CBCC tăng lên đáng kể, minh họa như bảng sau:

Bảng 1.Thống kê về trình độ đào tạo của CBCC năm 2014 của tỉnh Kon Tum

Nguồn tri thức

Thực trạng đội ngũ tri thức năm 2009 và năm 2014

Tổng Tiến sỹ

và thạc sỹ năm 2014

Tiến sỹ và thạc sỹ năm 2009

Đại học năm 2014

Đại học năm 2009

Khối hành chính nhà nước

1.607 94 34 1.513 1.392

Khối Đảng, Đoàn thể

761 39 19 722 536

Khối sự nghiệp phân theo khu vực

7.362 362 103 7.000 3.373

Khối cán bộ công chức cấp xã

665 0 0 665 118

Khối cơ quan, đơn vị Trung ương

500 7 03 493 860

Tổng 10.895 502 159 10.393 6279

Nguồn: Thống kê của Phòng CBCC Sở nội vụ năm 2014

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBCC tỉnh Kon Tum

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn về công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC, trên cơ sở kế thừa các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước, các nguồn thông tin khác nhau về đào tạo và bồi dưỡng, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả công tác

đào tạo và bồi dưỡng CBCC. Tác giả tiến hành khảo sát dựa vào mô hình hệ thống đào tạo của Goldstein, 1993, Training in Organizations trích trong Nguyễn Quốc Tuấn (2009) và bảng hỏi được thiết kế theo Quyết định số: 4524/BNV-ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCcủa Bộ nội vụ.

Bảng câu hỏi được xây dựng với hai đối tượng: Cán bộ quản lý và nhân viên tham gia khóa đào tạo. Mục tiêu của khảo sát đối tượng quản lý nhằm tìm hiểu quy trình đào tạo hiện nay đối với khu vực công. Khảo sát đối tượng nhân viên để đánh giá sau khóa học họ có thay đổi và cải thiện được hiệu quả công việc; lắng nghe những ý kiến không hài lòng đối với hoạt động này.

Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy hay thông qua đường dẫn trên mạng internet thông qua công cụ Google Docs. Bảng hỏi được chuyển email đến các cơ quan, ban ngành thông qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp khác.

Trong đề tài này, do giới hạn về kinh phí cũng như thời gian, nhóm nghiên cứu thu thập 154 phiếu khảo sát nhân viên (bằng giấy và thông qua Google docs) và 48 phiếu với cán bộ quản lý (bằng giấy và thông qua Google docs) trên tổng 100 phiếu phát ra. Mẫu cụ thể như sau:

Bảng 2.Thống kê số mẫu khảo sát CBCC trên địa bàn tỉnh Kon Tum

TT Đơn vị Số mẫu

Nhân viên Cán bộ quản lý

1 Phường Lê Lợi 19 5

2 Phường Thống Nhất 7 3

3 Phường Thắng Lợi 15 2

4 Phường Quang Trung 9 3

5 Phường Ngô Mây 12 5

6 Phường Duy Tân 15 4

7 Sở Công Thương 11 3

8 Sở văn hóa và thể thao 13 4

9 Sở tài nguyên và môi trường 9 3

10

Các đơn vị khác như huyện Đăk Hà, phòng giáo dục huyện, cấp xã tại địa phương khác

7 7

11 Thông qua Goole.docs 37 9

Tổng 154 48

3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBCC tỉnh Kon Tum

Theo Ngô Thành Can (2008) thì quá trình đào tạo, bồi dưỡng bắt đầu bằng khâu xác định nhu cầu đào tạo công chức và đây là khâu quan trọng nhất. Thông thường việc xây dựng nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở của chức năng, nhiệm vụ của công chức, trên cơ sở năng lực thực hiện công việc của họ. Để xác định nhu cầu đào tạo của công chức, phải trả lời được các câu hỏi: Công việc của họ là gì? Họ đã làm được những gì? Yêu cầu họ phải làm được những gì? Họ cần được đào tạo, bồi dưỡng những gì để đáp ứng yêu cầu của công việc? Khâu này cần phân biệt rõ nhu cầu

54 Phan Thị Thanh Trúc

đào tạo của tổ chức, của cá nhân trong tổ chức và các mong muốn cá nhân.

Theo kết quảkhảo sát có 91,7% cán bộ quản lý cho rằng nhu cầu đào tạo của nhân viên được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của tỉnh. Trong số 154 nhân viên được khảo sát, có 30 nhân viên chưa từng tham gia khóa đào tạo nào kể từ lúc được nhận vào đơn vị. Xét về nhu cầu đào tạo, thì 97% đi đào tạo theo kế hoạch của cơ quan, 3 % là do cá nhân tự đi đào tạo (kinh phí do họ tự chi trả và theo mong muốn cũng như nhu cầu của họ). Nhu cầu đào tạoCBCC hiện nay được xác định dựa vào: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 29/2012/ NĐ- CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 1374/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015; Thông tư số 03/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/ NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo và bồi dưỡng công chức. Thêm vào đó, công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC còn căn cứ theo Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 23/08/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

Để tìm hiểu hoạt động xác định nhu cầu đào tạo có được các đơn vị thực hiện hay không, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL với câu hỏi: “Cách thức xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị được tiến hành qua những bước nào?”. Căn cứ theo các bước xác định nhu cầu đào tạo của Goldstein (1993), thì có 18,75% đồng ý đơn vị làm rõ yêu cầu, xác định vấn đề cần đào tạo, xác định những nhiệm vụ mới, cũng như căn cứ vào mong muốn và nguyện vọng của nhân viên, 56,25% không có kế hoạch để tiến hành xác định nhu cầu như lên kế hoạch phân tích tổ chức, phần tích công việc, hay xác định những sai sót thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và hành vi sai lệch từ việc thực hiện công việc của nhân viên và những thiếu hụt trong công việc, 25% đồng ý là có thực hiện hoạt động xác định mục tiêu và nội dung đào tạo trước.

Bước tiếp theo của hệ thống đào tạo và bồi dưỡng cần xây dựng kế hoạch đào tạo. Cần xác định xem với nhu cầu đào tạo của công chức thì họ phải tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng nào phù hợp để bảo đảm rằng sau khóa học họ thực hiện công việc tốt hơn. Xây dựng kế hoạch đào tạo phải trả lời được các câu hỏi: Ta đang ở đâu? (thực trạng tình hình, đánh giá nhu cầu đào tạo) Ta muốn đi đâu? (mục tiêu hướng tới) Ta đến đó bằng cách nào? (phương tiện, phương thức thực hiện) và Làm sao biết được ta đã đến đó? (đánh giá mức độ đạt được). Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải xác định được nội dung các khóa học, tài liệu đào tạo, giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, kinh phí và công tác tổ chức quản lý khóa học.Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo theo công thức PRACTICE: Practical - Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable - Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới đây, Time limit - Thời gian giới hạn, Important - Quan trọng, Challenging - Thách thức, khác trước, Elective - Tuyển chọn, tổng hợp. Theo Nguyễn Hữu Hải (2008) hiện tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác đào

tạo và bồi dưỡng mang tính chất chung chung, không rõ ràng nên chương trình đào tạo không phù hợp với người được đào tạo.

Kết quả phỏng vấn cho thấy có 48,8% nhân viên đồng ý với tiêu chí “Khóa đào tạo gắn với thực tiễn, tình huống thực tế gặp phải mà Anh/Chị đang công tác”, hơn 50% không đồng ý. Một số nhân viên cho biết các khóa đào tạo mà họ tham gia chỉ mang tính hình thức, tập trung, lớp học quá đông nên giáo viên chủ yếu dạy lý thuyết, chưa liên hệ với thực tiễn.

Hình 1. Thống kê đánh giá chương trình đào tạo của nhân viên

Nguồn: Dữ liệu của tác giả

Hầu hết CBCC đồng ý với ý kiến “khóa đào tạo liên quan đến công việc”, nhưng chỉ 45,3% áp dụng kiến thức được học vào trong công việc bởi vì đa phần các khóa học của nhân viên chỉ là học lại nghị định, nghị quyết hay thông tư mới. Song song với đó, trong quá trình học tập, CBCC vẫn phải thực hiện công việc tại cơ quan nên hiệu quả đào tạo thấp. Theo ý kiến một số CBCC khác cho biết, mỗi khóa đào tạo được tập trung lượng lớn CBCC ở nhiều độ tuổi khác nhau nên khóa học chỉ mang tính chất chung chung, thiếu định hướng cụ thể, thiếu những mặt chuyên môn cụ thể cho công việc.

Hình 2. Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc trước và sau đào

tạo của nhân viên (Nguồn: Dữ liệu của tác giả)

Hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng sau đào tạo hiện nay còn nhiều hạn chế bởi có 5,8% CBCC đánh giá hoàn toàn

21,7%

15,7%

11%

33%

36%

038%

52,7%

29,7%

37,8%

36%

38,8%

15,6%

11%

16%

8,5%

Sau khóa đào tạo, Anh/chị ápdụng được kiến thức vào thựchiện công việc

Khóa đào tạo gắn với thực tiễn,tình huống mà anh chị đang làm

Khóa đào tạo liên quan đến côngviệc của anh/chị

Giảng viên sử dụng nhữngphương pháp kiểm tra, đánh giáphù hợp

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Không ý kiến Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

5,8%

21,7%

40,7%

25,4%

6,4%

Hoàn toàn không cải thiện Không cải thiện

Không ý kiến Cải thiện

Cải thiện tốt

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 55

không cải thiện, không có sự thay đổi nào trước và sau đào tạo, 21,7% không cải thiện, 40,7% không có ý kiến, chỉ có 31,8% cho rằng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng có hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả làm việc.

Nguyên nhân được CBCC cho biết chính là đa số các khóa đào tạo mà họ tham gia chủ yếu là học luật, thông tư, nghị định mới của chính phủ ban hành, nên các khóa tập huấn này chỉ nhắc lại kiến thức họ đã nghiên cứu trước nên hiệu quả đào tạo thấp.

Trong quá trình trao đổi với CBCC về hoạt động này, có 21,4% số CBCC tự đi đào tạo và kinh phí của họ tự chi trả, việc đào tạo dựa vào nhu cầu mong muốn của chính bản thân nên sau đào tạo kết quả cải thiện trước và sau đào tạo tốt,bởi vì họ cam kết với mục tiêu cần đạt được cao hơn. Thêm vào đó, khi trao đổi với các cán bộ quản lý, thì nhóm này được đánh giá rất cao bởi chất lượng công việc thực hiện cũng như năng lực của nhóm này rất tốt. Tuy nhiên, một hạn chếvới nhóm CBCC tự đi học chính là họ nếu không nằm trong diện được quy hoạch được đào tạo thì sau khi hoàn thành khóa học, nếu họ chưa được vào biên chế hay cân nhắc trong nhóm cán bộ nguồn thì họ vẫn phải chờ nhóm được quy hoạch vào, nếu còn thừa chỉ tiêu mới đến bản thân của họ, mặc dù chất lượng sau đào tạo là như nhau. Điều này là rào cản khiến cho bản thân người CBCC thiếu vắng những nỗ lực cần thiết cho việc học, và tự học để nâng cao kỹ năng, kiến thức.

Ngoài ra, 100% cán bộ quản lý đều cho biết “đơn vị có đặt ra các yêu cầu sau khi nhân viên hoàn thành khóa đào tạo”, nhưng có 64,9% cho biết hiện “đơn vị không có những quy định đánh giá nhân viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo”. Chính điều này, là những khó khăn hạn chế khiến cho nhân viên đi học chỉ mang tính đối phó, còn gây tốn kém về chi phí.

Tóm lại, trong thời gian vừa qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC gặt hái nhiều thành công, cải thiện và nâng cao được năng lực của CBCC. Nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế như:

Thứ nhất: Các đơn vị xác định nhu cầu đào tạo đều căn cứ theo kế hoạch hàng năm của tỉnh, chính quyền cấp trên, mà không phải là từ phân tích tổ chức, đặc điểm yêu cầu công việc, bản thân nhân viên...

Thứ hai: Do kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng CBCC không căn cứ vào nhu cầu và mong muốn của nhân viên cũng như thực trạng công việc của họ, nên đào tạo chỉ mang tính hình thức, chung chung, chưa đi sâu sát, chưa bám sát thực tiễn thực hiện công việc.

Thứ ba: Trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng, CBCC vẫn thực hiện công việc tại cơ quan nên họ không thể tập trung cho việc học, và bản thân người học vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, quá trình học vẫn làm việc cá nhân, nên hiệu quả thấp.

Thứ tư: Đối với nhóm CBCC tự đi học, tự bỏ kinh phí đi đào tạo, học tập giúp họ có thể tự nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện công việc tốt hơn, nhưng có thể không được tổ chức, cơ quan công nhận. Điều này phần nào là rào cản khiến CBCC giảm thiểu năng lực tự học của họ.

Thứ năm: Các cơ quan, đơn vị cho nhân viên tham gia các khóa học hàng năm của tỉnh, nhưng không có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tỉnh Kon Tum

Trong những năm gần đây, khi mà Việt Nam gia nhập WTO và gần đầy là TPP, thì xây dựng một nền hành chính công chuyên nghiệp, minh bạch là điều cần thiết. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng (ĐTBD) CBCC là cấp thiết hiện nay. Song song với đề án đào tạo đội ngũ tri thức tỉnh giai đoạn 2011-2020, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất,quy trình ĐTBDcần đảm bảo: Xác định nhu cầu ĐTBD, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch ĐTBD và đánh giá ĐTBD. Cần tính đến một loạt các yếu tố liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình này như thể chế, ngân sách, chương trình tài liệu, giảng viên và năng lực tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của cơ sởđào tạo cũng như năng lực và động lực học tập của học viên. Xác định nhu cầu ĐTBDlà bước cơ bản, quan trọng để xác định xem CBCC cần ĐTBDcái gì, loại năng lực nào cần và loại nào không cần đào tạo. Xác định nhu cầu ĐTBD cần dựa trên luận thuyết chính là:

Nhu cầu ĐTBD = Năng lực cần có của CBCC – Năng lực hiện có của CBCC

Như vậy, cần quan tâm ĐTBD chủ yếu cho những người có năng lực làm việc chưa đáp ứng được mức độ năng lực cần có cho vị trí công việc của họ. Cách thức đánh giá nhu cầu đào tạo là dựa trên sự so sánh giữa mức độ thành thạo công việc của CBCC với mức độ quan trọng của công việc mà họ đảm nhận. Hoặc có thể căn cứ vào đánh giá của người dân khi họ tiếp xúc với CBCC để xác định danh sách nhân viên cần được ĐTBD.

Thứ hai, sau khi xác định căn cứ vào nhu cầu và đề xuất của CBCC cần đào tạo, đơn vị sẽ lên kế hoạch đào tạo và gửi lên cấp trên để tổ chức những lớp đào tạo sâu sát với công việc mà họ đang thực hiện hoặc có thể liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để giúp nhân viên đó có thể cải thiện những kỹ năng thực hiện công việc. Chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng của quy trình ĐTBD, không có chương trình tốt, ĐTBD sẽ không mang lại hiệu quả cao. Chương trình ĐTBD cần phải dựa trên thực tế công việc của CBCC và quy trình ĐTBD cần phải bắt đầu từ các bản mô tả công việc của CBCC. Bản mô tả công việc này giúp giảng viên xác định các kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và thái độ (Attitude) (viết tắt là KSA) cần thiết để thực hiện công việc. Trên cơ sở mức độ KSA của học viên hiện có để xác định khoảng thiếu hụt về năng lực là nhu cầu cần thiết để ĐTBD nhằm thu hẹp khoảng cách thiếu hụt năng lực này. Chỉ khi tìm ra được khoảng thiếu hụt năng lực, các giảng viên mới thiết kế được chương trình ĐTBD phù hợp.

Thứ ba, theo kiến nghị của một số CBCC thì kế hoạch ĐTBDhàng năm của tỉnh nên được xây dựng đầu năm bởi vì bản thân CBCC có thể lên kế hoạch sắp xếp, tổ chức công việc cho hợp lý, tránh trường hợp vừa đi học vừa lo hoàn thành công việc tại cơ quan.

Thứ tư, sau khi kết thúc khóa đào tạo, đơn vị nên tổ chức đánh giá lại hiệu quả sau đào tạo. Có thể thông qua khảo sát ý kiến của người dân, các giới hữu quan khi họ đến giao dịch với CBCC đó để đánh giá mức độ thay đổi

56 Phan Thị Thanh Trúc

trước và sau đào tạo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ năm, nhóm nhân viên tự đào tạo và tự học, giúp giảm thiểu rất lớn những kinh phí đào tạo của nhà nước, nhưng lại thiếu vắng những chính sách thu hút và phát triển đối với nhóm này. Do vậy, đây là nhóm đối tượng cũng cần được sự quan tâm và nên có những chính sách khuyến khích CBCC tự học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Thành Can, “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao lực thực thi công vụ”,Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5/2009, Học viện Hành chính, Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[2] Ngô Thành Can, Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 5/2008, Bộ nội vụ, 2008.

[3] Nguyễn Hữu Hải, “Về tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9/2008, Học viện Hành chính quốc gia, tr14-17.

[4] Nguyễn Quốc Tuấn, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2009, tr 191-217.

[5] Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Kon Tum từ nay đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

[6] Quyết định số 4524/BNV- ĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, Hà Nội ngày 27 tháng 10 năm 2014.

[7] Quyết định số 1374/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015.

(BBT nhận bài: 10/11/2015, phản biện xong: 30/11/2015)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 57

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

QUALITY CONTROL AT UNVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES,

THE UNIVERSITY OF DA NANG: STATUS QUO AND SOLUTIONS

Đặng Vinh, Phan Thị Yến

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

[email protected]; [email protected]

Tóm tắt - Quản lý chất lượng không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu trong các đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt hiện nay, sự cạnh tranh về hàng hóa và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực, do vậy cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học. Như vậy, việc tiếp cận quản lý chất lượng (QLCL) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) là một yêu cầu cấp thiết nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

Abstract - Quality control is not only applied in manufacturing and trading businesses but also a powerful tool in administrative units. In the competitions of consumers' goods and technologies which inevitably lead to that of human resources, educational reforms are needed to meet the social needs of human resources. Rivalry in education in terms of human resources refers to the races in educational quality and effectiveness at tertiary level. Therefore, in the international economic integration, the application of quality control model into the improvement of quality management ability of the University of Foreign Language Studies is an urgent matter in achieving the goal of providing high quality human resource for the society.

Từ khóa - quản lý chất lượng; nguồn nhân lực; chiến lược; chuẩn đầu ra; chất lượng.

Key words - quality control; human resources; strategy; learning outcomes; quality.

1. Đặt vấn đề

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã

khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn

định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao;

tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn

sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là

phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền

giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân

lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát

triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội

và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức

đối với sự nghiệp phát triển giáo dục [1].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhưng quan trọng nhất, quyết

định sự thành công vẫn là nguồn nhân lực. Muốn có được

nguồn nhân lực có chất lượng cao, cần phải có những hoạt

động tích cực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà

trước hết phải bắt đầu từ công tác giáo dục và đào tạo.

Thách thức trong giáo dục là tạo ra sản phẩm có chất lượng

cao phù hợp với yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được điều

này, các cơ sở giáo dục phải cải tiến hệ thống quản lý để

đáp ứng các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, phát triển

chất lượng đào tạo.

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN đã và đang xây

dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tiến đến kiểm

định chất lượng trường. Vì vậy việc áp dụng và vận hành

một hệ thống QLCL trong các hoạt động của nhà trường là

rất cần thiết. QLCL với phương châm cải tiến liên tục,

hướng vào khách hàng sẽ tạo ra chất lượng giáo dục đáp

ứng theo yêu cầu của xã hội. Hiện nay, vấn đề chất lượng

dạy học đang được xã hội rất quan tâm, vì vậy việc tiếp cận

và vận dụng một mô hình QLCL là hướng lựa chọn phù

hợp cho quản lý dạy học ở các trường đại học nói chung và

trường ĐHNN nói riêng.

Chính vì thế không chỉ dựa vào các quy chế đào tạo của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của nhà trường,

mà các trường đại học cần xây dựng một hệ thống quản lý

theo một mô hình tối ưu để cạnh tranh trong giai đoạn hiện

nay. Đồng thời tiến đến hoàn thành công tác kiểm định chất

lượng trường đại học theo lộ trình phát triển của giáo dục

hiện nay.

2. Quan điểm quản lý chất lượng ở trường đại học

2.1. Khái niệm chất lượng

Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá, trong tiêu

chuẩn ISO 9000: 2000, đã đưa ra định nghĩa sau:

“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một

tập hợp các đặc tính vốn có” [3].

Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố,

ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Yêu cầu được công bố là được nêu ra dưới dạng tài liệu

hay bằng lời. Yêu cầu quy định trong một hợp đồng là một

dạng yêu cầu đã được công bố.

Chất lượng là một vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn

thấy được và cảm nhận được nó một cách trực tiếp bằng

các giác quan của mình, không thể đo lường bằng những

công cụ đo thông thường. Vì vậy, nhiều học giả đã cố gắng

lý giải chất lượng thông qua các điều kiện đảm bảo chất

lượng đầu vào, quá trình và đầu ra.

Chất lượng là: “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ

58 Đặng Vinh, Phan Thị Yến

bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này

phân biệt với sự vật (sự việc) khác [4].

Chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự

vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật

này khác sự vật kia”[6].

Chất lượng là: “Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh

hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các

thông số cơ bản” [7].

Tóm lại, cần dựa vào chuẩn để đánh giá mức độ chất

lượng của các thành tố trong hệ thống nói riêng và tổng thể

của hệ thống nói chung. Chất lượng giáo dục được đánh

giá là mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn chỉ phù hợp

trong điều kiện mục tiêu thiết kế chuẩn xác, đáp ứng được

nhu cầu xã hội.

2.2. Quản lý chất lượng

Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được

mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo.

Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được

phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách

và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người

tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo

theo các ngành nghề cụ thể [2].

- Quản lý chất lượng là một quá trình được xây dựng

thực hiện theo các nội dung sau [8]:

Tóm lại, quản lý chất lượng đào tạo là hệ thống các hoạt

động phối hợp để định hướng, tổ chức, đảm bảo, cải tiến

và kiểm soát cơ sở đào tạo về chất lượng; là sự tác động có

mục tiêu, có hệ thống, có hiệu lực và hiệu quả của chỉnh

thể quản lý đến quá trình dạy và học.

2.3. Cấp độ quản lý chất lượng

Việc quản lý chất lượng là quản lý theo chuẩn gồm 3

hoạt động chính đó là: Xác lập chuẩn, đánh giá thực trạng

đối chiếu với chuẩn, và nâng thực trạng lên ngang bằng với

chuẩn, được tiến hành đồng thời, liên tục cho đến hết vòng

đời của sản phẩm. Nhà quản lý sử dụng các hoạt động đó

như thế nào, vào lúc nào là phụ thuộc vào trình độ phát

triển quản lý chất lượng của tổ chức. Quản lý chất lượng

gồm có các cấp độ sau:

Nếu chỉ vận dụng khi đã có thành phẩm và nhằm loại

bỏ phế phẩm thì đó là Kiểm soát chất lượng.

Vận dụng trong suốt quá trình sản xuất và phòng ngừa

phế phẩm thì đó là Đảm bảo chất lượng.

Trường hợp luôn cải tiến, luôn nâng cao chuẩn cho phù hợp

yêu cầu khách hàng thì đó là quản lý chất lượng tổng thể.

Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý

chất lượng tổng thể là ba cấp độ của quản lý chất lượng và

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

3. Quản lý chất lượng ở Trường ĐHNN - ĐHĐN

3.1. Sự cấn thiết áp dụng mô hình QLCL vào hệ thống

quản lý trường đại học

Hiện nay, đã có nhiều mô hình QLCL được thiết lập

cho GDĐH và được các trường đại học áp dụng. Tuy nhiên

việc chọn lựa một mô hình tối ưu cho quản lý các hoạt động

của nhà trường chưa được chú trọng. Việc áp dụng một hệ

thống QLCL sẽ giúp cho nhà trường quản lý các hoạt động

một cách xuyên suốt. Bởi vì bản chất của QLCL là thể hiện

khả năng hợp nhất, huy động nỗ lực, đóng góp của tất cả

các thành viên trong tổ chức nhằm tập trung vào chất

lượng, thể hiện văn hóa chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng và cải tiến liên tục [7].

Trường ĐHNN đã xây dựng hệ thống QLCL theo ISO

9001:2000 và vận hành các công việc theo quy trình. Tuy

nhiên, việc vận hành chưa triệt để nên dẫn đến vẫn còn nhiều

bất cập. Bởi lẽ hệ thống ISO chưa chú trọng đến các vấn đề

đo lường, đánh giá, phân tích, cải tiến chất lượng để thỏa mãn

khách hàng. Vẫn còn 20-25% sinh viên chưa thực sự hài lòng

(đánh giá mức độ trung bình) về đội ngũ giảng viên trong việc

tổ chức lên lớp. Việc thông báo kết quả học tập chỉ có 32%

sinh viên hài lòng. Thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên các

đơn vị chức năng có đến 15% sinh viên không đồng ý.

Từ những bất cập của công tác quản lý hiện tại và

những điểm tối ưu trong mô hình QLCL giúp cho tổ chức

nâng cao chất lượng quản lý trong toàn bộ các hoạt động.

Bởi vì với mô hình quản lý truyền thống, cơ cấu quản lý

tập trung vào phân chia thứ bậc và quyền lực tập trung vào

nhà quản lý. Điều này không phát huy được năng lực của

các thành viên trong tổ chức. Trong khi đó, QLCL sử dụng

phân quyền để quản lý các hoạt động, vì vậy mỗi thành viên

phát huy hết năng lực trong công việc.

Hệ thống QLCL hiện đại đều phát huy quyền tự chủ của

mỗi cá nhân trong tổ chức, hệ thống thông tin được chia sẻ

công khai cho toàn thể và phát huy quyền dân chủ trong

việc ra quyết định. Điều này được thể hiện rõ nhất trong

các nguyên tắc quản lý chất lượng [2].

3.2. Vận dụng hệ thống quản lý chất lượng tại Trường

ĐHNN - ĐHĐN

3.2.1. Quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Năng lực quản lý và lãnh đạo có tính quyết định sự phát

triển của nhà trường và cũng là yếu tố then chốt trong việc

áp dụng hệ thống quản lý. Chính vì thế việc cam kết của

lãnh đạo sẽ mang lại thành công cho tổ chức trong việc thay

đổi hệ thống quản lý.

Bên cạnh đó, nguồn lực là phương tiện để phát triển và

duy trì hệ thống. Đối với trường ĐHNN, nguồn lực (nhân

lực, vật lực) đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu của một mô

hình quản lý.

Quản lý chất lượng

Hoạch định chất

lượng

- Xác định mục tiêu

- Xây dựng tiêu

chuẩn

- Chương trình, giáo trình, kế hoạch

Tổ chức

- Tổ chức hệ thống

- Tổ chức bộ máy

- Tổ chức thực hiện

Đảm bảo chất

lượng

Các nhân tố và điều kiện đảm bảo chất lượng

Cải tiến liên tục

- Giáo trình,

chương trình,

phương tiện,

phương pháp

Kiểm soát chất

lượng

- Kiểm định,

thanh tra, kiểm tra

Hình 1. Quá trình xây dựng quy trình QLCL

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 59

Đội ngũ giảng viên ngày càng được trẻ hóa, hiện có

48,95% giảng viên có tuổi dưới 40, trong đó 67,5% có trình

độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Quản lý các yếu tố tạo nên chất lượng như chương trình,

mục tiêu, kế hoạch, phương pháp, kiểm tra đánh giá, thông tin.

Quản lý các yếu tố bên ngoài như chính sách nhà nước,

cơ chế quản lý… Các hoạt động của nhà trường phải vận

hành và đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng trong cơ chế

thị trường. Việc thực hiện chiến lược giáo dục đại học, nhà

trường đã thực hiện đổi mới đảm bảo không chỉ đáp ứng nhu

cầu trong nước mà hướng đến khu vực và thế giới.

3.2.2. Quy mô đào tạo của Trường ĐHNN - ĐHĐN

Nhà trường đang đảm nhiệm đào tạo 13 ngành với 20

chuyên ngành bậc đại học, 2 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 1

chuyên ngành bậc tiến sĩ.

Số lượng sinh viên nhập học qua các năm được thể hiện

ở Bảng 1.

Bảng 1. Số lượng người học nhập học trong 5 năm gần đây

Năm ĐH chính

quy

ĐH liên

thông

Cao

học

Nghiên

cứu sinh

Học viên

nước ngoài

2010 1.222 110 75 0 36

2011 1.505 100 100 0 22

2012 1.672 87 125 0 60

2013 1.499 0 85 5 52

2014 1.688 0 55 5 15

Nguồn: Ban Đào tạo - ĐHĐN

3.2.3. Khảo sát ý kiến người học

Khi người học được tham gia ý kiến để cải tiến chất

lượng là lúc hệ thống QLCL được vận hành. Kết quả khảo

sát 676 sinh viên trước khi tốt nghiệp năm 2015:

a. Về chương trình đào tạo (CTĐT)

Để đánh giá mức độ đáp ứng của công tác QLCL đào

tạo, việc khảo sát ý kiến người học là một trong những cơ

sở cải tiến CTĐT để ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu

người học và xã hội.

Bảng 2. Ý kiến của người học về chương trình đào tạo

Ý kiến đánh giá

(%)

CTĐT có

mục tiêu

rõ ràng

CTĐT có

mục tiêu

phù hợp với

yêu cầu xã

hội

Cấu trúc chương

trình đào tạo

mềm dẻo, tạo

nhiều thuận lợi

cho sinh viên

Khối lượng

CTĐT vừa

phải so với

thời lượng

quy định

Tỷ lệ phân

bố giữa lý

thuyết và

thực hành

hợp lý

Nội dung

CTĐT phù

hợp với

mục tiêu

đào tạo

CTĐT

có tính

thực tiễn

cao

Chuẩn đầu ra

của ngành học

nêu rõ kiến thức,

kỹ năng và phẩm

chất người học

cần đạt được

Hoàn toàn không

đồng ý 4,9 5,2 5,6 6,1 7,7 5,2 4,9

5,9

Không đồng ý 5,3 4,1 12,3 4,2 25,4 6,6 15,2 10,3

Bình thường 35,7 30,4 43,3 31,2 36,3 36,3 43,8 32,2

Đồng ý 42,4 46,7 32,2 48,7 24,7 41,7 29,4 41,2

Hoàn toàn đồng ý 11,7 13,6 6,6 9,8 5,9 10,2 6,7 10,4

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục

Người học được khảo sát các yếu tố tác động đến chất

lượng đào tạo sau khi đã hoàn thành khóa học tại trường,

mỗi tiêu chí được đánh giá bằng 5 mức độ: Hoàn toàn đồng

ý; đồng ý; bình thường; không đồng ý; hoàn toàn không

đồng ý.

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy người học đồng ý với các

tiêu chí từ 29,4-46,7% và hoàn toàn đồng ý từ 5,9-13,6%.

Có nhiều ý kiến không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý

với các tiêu chí khảo sát. Điều này cho thấy chất lượng

quản lý đào tạo của Trường cũng cần phải quan tâm để sớm

cải tiến các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL đào tạo, chi tiết ở

Bảng 2.

b. Về tổ chức đào tạo

Đối với công tác tổ chức đào tạo, có nhiều ý kiến chưa

hài lòng về các nội dung như thư viện chưa có đủ tài liệu

học tập, chưa thông báo kết quả học tập kịp thời… Tuy

nhiên, tỷ lệ hài lòng đối với các nội dung về tổ chức đào

tạo cũng khá cao. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Ý kiến của người học về tổ chức đào tạo

Ý kiến đánh giá

(%)

Người học

có đủ tài liệu

chính thức

cho từng

môn học

Công tác tổ

chức đào tạo

của Khoa tạo

thuận lợi cho

người học

Công tác tổ

chức đào tạo

của nhà trường

tạo thuận lợi

cho người học

Thư viện có

đủ tư liệu

tham khảo

cho hầu hết

các môn học

Nhà trường

có đủ trang

thiết bị

phục vụ

dạy học

Điều kiện sử

dụng các

trang thiết bị

phục vụ học

tập dễ dàng

Việc kiểm tra,

đánh giá kết quả

học tập của người

học được thực

hiện công bằng

Kết quả học

tập được

thông báo

đến người

học kịp thời

Hoàn toàn không

đồng ý 5,2 4,7 4,8 8,0 5,8 6,5 6,0 11,1

Không đồng ý 2,7 6,4 7,3 14,7 16,1 17,7 6,3 22,6

Bình thường 17,2 34,3 36,1 40,8 37,9 37,8 33,9 33,4

Đồng ý 53,5 44,2 42,4 30,1 33,0 31,9 42,4 26,1

Hoàn toàn đồng ý 21,4 10,4 9,4 6,4 7,1 6,1 11,5 6,8

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục

60 Đặng Vinh, Phan Thị Yến

c. Về quản lý đào tạo

Mặc dù, Trường ĐHNN đã tiến hành xây dựng hệ thống

QLCL ISO 9001 từ năm 2013, nhưng việc áp dụng chưa

triệt để. Chính vì vậy, kết quả khảo sát 676 sinh viên tốt

nghiệp năm 2015 (Hình 2) đã có 15,6% ý kiến không đồng

ý và 5,1% ý kiến hoàn toàn không đồng ý về thái độ phục

vụ của cán bộ, nhân viên các phòng chức năng.

Có 4,9% hoàn toàn không đồng ý và 4,6% không đồng ý

về việc nhà trường có các quy định nội dung giải quyết

công việc, về thời gian giải quyết công việc có 9,3% không

đồng ý. Trong khi đó có các nội dung khảo sát có từ 37,4 -

46,5% đánh giá công tác quản lý đào tạo của trường ở mức

bình thường.

Công tác quản lý đào tạo được triển khai thực hiện chặt

chẽ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo.

100% chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định, có

chuẩn đầu ra và chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ.

d. Về các hoạt động khác của Trường

Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên,

có tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên; quan tâm chăm

sóc sức khỏe cho sinh viên, đảm bảo 100% sinh viên được

tham gia bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ chính

sách của người học.

Đối với hoạt động giảng dạy, người học chưa hài lòng về

việc đảm bảo giờ lên lớp của người dạy vì chỉ có 64,1% ý

kiến đánh giá người dạy đảm bảo đúng giờ lên lớp. Chính vì

vậy, hoạt động giảng dạy cũng chưa đạt được kết quả tốt.

Tỷ lệ người học không hài lòng về các hoạt động khác

của Trường tương đối thấp, chỉ từ 2,3-12,9%, trong đó các

hoạt động đoàn, hội có tỷ lệ không hài lòng là 12,9%.

e. Về quản lý công tác nghiên cứu khoa học

Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao

khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên được nghiệm

thu trong 5 năm gần đây:

Bảng 4. Số lượng đề tài NCKH của cán bộ giảng viên

TT Phân loại đề tài Số lượng

2010 2011 2012 2013 2014

1 Cấp Nhà nước - - - - -

2 Cấp Bộ* 3 7 9 1 1

3 Cấp ĐHĐN 7 9 17 3

4 Cấp trường 7 2 8 11 11

Tổng 10 9 16 28 15

NCKH trong sinh viên cũng được nhà trường quan tâm,

số lượng đề tài tăng nhanh trong các năm qua, chất lượng

cũng được nâng cao.

Sinh viên khá hài lòng về việc nhà trường tạo điều kiện

trong công tác NCKH, có 87,5% đánh giá tốt và rất tốt công

tác này.

3.3. Giải pháp vận dụng hệ thống QLCL tại trường

ĐHNN - ĐHĐN

QLCL được áp dụng để cải tiến một cách nhất thể các

hoạt động trong mọi cấp của tổ chức. Việc áp dụng hệ

thống QLCL đối với Trường ĐHNN - ĐHĐN sẽ góp phần

mang lại hiệu quả quản lý tối ưu trong giai đoạn cạnh tranh

và tiến đến kiểm định chất lượng trường đại học.

Để vận dụng được hệ thống QLCL trong tổ chức, cần

chú trọng các giải pháp sau:

3.3.1. Tăng cường nhận thức về QLCL cho cán bộ, viên

chức và sinh viên trong toàn trường

Đặc trưng của QLCL là coi trọng tính nhân văn, coi trọng

con người. Điều đó thể hiện bằng việc tạo điều kiện cho con

người trong tổ chức được đào tạo và huấn luyện thường xuyên

để nâng cao năng lực công tác và quản lý. Học giả Ishikawa

về quản lý chất lượng người Nhật cho rằng: “Quản lý chất

lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo”.

Chính vì vậy việc tăng cường nhận thức cho cán bộ viên chức,

sinh viên trong toàn trường sẽ đem lại thế mạnh trong việc xây

dựng hệ thống QLCL cho Nhà trường.

Ngoài ra, nâng cao nhận thức về QLCL trong Nhà

trường sẽ tạo ra “văn hóa chất lượng”, một tổ chức lành

mạnh nhằm nâng cao thỏa mãn khách hàng.

3.3.2. Đảm bảo mọi thành viên trong trường cam kết thực

hiện các giải pháp chất lượng

Một hệ thống QLCL được vận hành trôi chảy phụ thuộc

vào tính nhất quán của mỗi thành viên trong tổ chức. Vì vậy,

cần xây dựng sự đồng thuận giữa lãnh đạo và cán bộ viên

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Thái độ của

CB, nhân

viên

Quy định

nội dung

giải quyết

Quy định

thời gian

giải quyết

5.1 4.6 4.5

15.6 4.9 4.8

46.5

39.7 37.4

27.244.1 45.3

5.6 6.7 8

Hình 2. Ý kiến của người học về quản lý đào tạo

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không

đồng ý

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Các hoạt

động đoàn,

hội

Hoạt động

văn thể mỹ

Hoạt động

thể dục thể

thao

Hoạt động

bảo hiểm

Chế độ

chính sách

12.9 8.7 10.1 4 2.3

36.929.6 29.1

14.6 19.7

39.448.8 48.6

59.4 56.3

10.8 12.9 12.2 22.121.6

Hình 3. Ý kiến của người học về các hoạt động

của Trường

Không hài lòng Không có ý kiến Hài lòng Rất hài lòng

4968

194167

0

100

200

300

2012 2013 2014 2015

Hình 4. Số lượng đề tài NCKH sinh viên

Đề tài

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 61

chức về vấn đề chất lượng, tiên quyết là đội ngũ phải có nhận

thức thấu suốt về ý nghĩa và sự cần thiết phải nâng cao chất

lượng đào tạo; tổ chức học tập về QLCL, tiến hành cam kết

giữa Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giảng viên về việc

ứng dụng QLCL trong nhà trường. Đây là giải pháp có tính

quyết định cho tính khả thi của các giải pháp khác.

3.3.3. Xây dựng nhóm chất lượng và phân định trách

nhiệm cụ thể cho từng nhóm

Cần xây dựng các nhóm chất lượng cụ thể theo từng

lĩnh vực hoạt động và thực hiện theo nguyên tắc mọi người

cùng tham gia. Để nhóm hoạt động có hiệu quả cần có sự

hỗ trợ của những chuyên gia về chất lượng, cần có những

lợi ích cụ thể của nhóm. Đặc biệt, xây dựng các kế hoạch

hành động cụ thể đối với mỗi nhóm chất lượng cho từng

công việc cụ thể.

Mỗi thành viên được phân định trách nhiệm, quyền hạn

sẽ nâng cao ý thức, phát huy sáng kiến và tính tự chủ để

hoàn thành công việc.

3.3.4. Thiết lập các mục tiêu chất lượng

Thiết lập các mục tiêu chất lượng ngay từ đầu để tiến

hành các hoạt động QLCL có hiệu quả. Căn cứ mục tiêu

chiến lược, xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị,

từng nhóm chất lượng để dễ dàng đánh giá mức độ đáp ứng

mục tiêu và cải tiến kịp thời.

3.3.5. Xây dựng và áp dụng QLCL trong các hoạt động của

nhà trường

Trên cơ sở của việc kiểm định chất lượng, xây dựng kế

hoạch áp dụng QLCL vào các hoạt động của nhà trường.

Qua thực tế các kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều ý

kiến chưa hài lòng với các hoạt động của nhà trường. Vì vậy

từng bước xây dựng mô hình QLCL dựa vào 12 đặc trưng

cơ bản để hướng đến mục tiêu giữ ổn định khách hàng, giảm

chi phí và thời gian giải quyết các vấn đề, khuyến khích và

tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức, có chính sách

và hệ thống các phương pháp về sự cải tiến liên tục đảm bảo

mọi thành viên hiểu và tuân thủ.

Vận hành hệ thống QLCL có hiệu quả ở mọi công đoạn

cần thực hiện trên cơ sở vòng tròn quản lý PDCA: lập kế

hoạch (Plan), triển khai thực hiện (Do), kiểm tra quá trình

thực hiện (Check), thông qua các kết quả thu được để đề ra

những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu

trình với những thông tin đầu vào mới (Action). Khi áp

dụng mô hình QLCL vào các hoạt động của Trường, mỗi

thành viên sẽ trở thành nhà quản lý phần việc của mình. Vì

vậy, không những nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn

cải thiện hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí cho toàn bộ

hệ thống nhờ vào nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu. Giải

pháp này có tính lâu dài phù hợp với tình hình phát triển và

cạnh tranh của nhà trường trong giai đoạn hội nhập.

4. Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở giáo dục nước ta

đang chuẩn bị cho công tác kiểm định chất lượng. Chính vì

vậy, việc áp dụng một hệ thống QLCL vào công tác quản lý

của nhà trường là vấn đề được quan tâm. Và mô hình QLCL

được lựa chọn áp dụng trong quản lý các hoạt động trường

đại học giúp cải tiến chất lượng dịch vụ - đào tạo của trường.

Ngoài ra, vận dụng QLCL giúp nhà trường có công cụ để

xây dựng hệ thống minh chứng phục vụ cho công tác kiểm

định chất lượng trường đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020.

[2] Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3] TCVN ISO 8402: 1999, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ và định nghĩa.

[4] Trương Văn Hùng (2010), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thanh Niên.

[5] Nguyễn Như Ý (Chủ biên 2003), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[6] Phan Thị Yến (2014), Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Quốc tế học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN, Luận văn Thạc

sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Đại học Đà Nẵng.

[7] F.W.Taylor (1947), Scientific Management: Comprising shop

management, the principles of scientific management and testimony before the special house committee, Publisher: Harper

[8] Juran, J. M., & Gryna, F. M. Juran's Quality Control Handbook (4 ed.). New York: McGraw-Hill, 1988

[9] http://iso.hufi.vn/

[10] http://nangsuatchatluong.quatest3.com.vn/

(BBT nhận bài: 01/09/2015, phản biện xong: 06/11/2015)

62 Hoàng Thế Hải, Quách Công Năm

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH HÓA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ - XÃ HỘI

CULTURAL CHANGE IN MUONG PEOPLE’S HOUSING IN THANH HOA IN THE PERIOD OF SOCIO-ECONOMIC INNOVATION

Hoàng Thế Hải1, Quách Công Năm2 1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Trường Đại học Hồng Đức; [email protected]

Tóm tắt - Văn hóa nhà ở là một trong những bản sắc nổi bật của đồng bào Mường. Nhưng hiện nay, nhà sàn Mường đang mất dầnđi một cách tự phát với tốc độ ngày càng nhanh. Để giúp cho việc bảo tồn có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sựbiến đổi văn hóa nhà ở của người Mường ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới. Trong sự biến đổi ấy, cái gì là tích cực, cái gì là hạn chế, cái gì cần bảo tồn và bảo tồn như thế nào? Thông qua sửdụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, điền dã... cho thấy bức tranh về nhà sàn truyền thống của người Mường ở Thanh Hóa đã thay đổi rất nhiều, ở nhiều bản làng, nhiều ngôi nhà vẫn được gọi là nhà sàn, nhưng hình thức truyền thống chỉ còn giữ được ởmức tương đối. Có nhiều nguyên nhân như tốc độ đô thị hoá, xây dựng đời sống văn hoá mới, sự hư hại xuống cấp….Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn ngôi nhà truyền thống người Mường ở Thanh Hóa.

Abstract - Housing culture is one of the prominent identities of Muong people. However, these days Muong stilt houses are disappearing spontaneously at an increasingly rapid pace. To facilitate the effective preservation of the houses, we have conducted a study to evaluate cultural change in the housing of the Muong people in Thanh Hoa during the innovation period. What positive and negative aspects are included in such a change? What should be preserved and in what way? By means of survey methods, interviews, fieldwork,… the study shows that pictures of the traditional stilt houses of the Muong in Thanh Hoa have undergone numerous changes. In many villages, the so-called stilt houses only retain little of their traditional character. This has been brought about by many causes such as urbanization speed, new cultural life establishment, degradation,..., whereby this paper proposes a number of measures to preserve traditional houses of the Muong people in Thanh Hoa.

Từ khóa - văn hoá; biến đổi văn hóa; nhà ở; người Mường; Thanh Hóa.

Key words - culture; cultural change; housing; Muong people;Thanh Hoa.

1. Đặt vấn đề

Thanh Hoá là vùng đất cổ, con người đã có mặt ở đây từ rất sớm và phát triển liên tục kéo dài từ thời tiền sử, biểu hiện qua văn hoá núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn cho đến văn hóa Đông Sơn với đỉnh cao là nhà nước Văn Lang - Âu Lạc của các vua Hùng và tiếp tục phát triển đến ngày nay.

Trong các giai đoạn lịch sử, sự giao thoa văn hoá và di cư, nhập cư tộc người từ Thanh Hoá đến các khu vực khác và ngược lại diễn ra thường xuyên, tạo cho dân cư Thanh Hoá đa dạng về mặt tộc người. Đến nay, ở Thanh Hoá có 7 tộc người đang cùng nhau sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Hmông, Thổ, Dao, Khơ Mú.

Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào). Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 người Mường ở Thanh Hóa hiện có dân số khoảng 35 vạn người, tập trung chủ yếu ở khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc).

Về đặc điểm kinh tế, người Mường ở Thanh Hóa sống định canh, định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

Về tổ chức đời sống, người Mường ở Thanh Hóa sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Làng bản Mường sống tập trung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà. Các bản mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn nữa. Bản làng thường dựng nơi gần nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất.

Trong xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc không tránh khỏi những tác động làm biến đổi các giá trị văn hoá. Các sắc thái văn hoá của dân tộc Mường ở Thanh Hóa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, trong đó có văn hóa nhà ở và nó cũng đang biến đổi theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.

- Về mặt tích cực: Việc chuyển từ nhà sàn truyền thống sang nhà xây gạch hiện đại đã di dời các công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi nhà ở nên đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, nhà xây gạch hiện đại hạn chế việc phá rừng lấy gỗ làm nhà. Ngoài ra, nguyên vật liệu sử dụng để xây nhà gạch hiện đại thường có sẵn trên thị trường, thuận tiện cho việc xây dựng...

- Về mặt tiêu cực, cuộc sống hiện đại đã khiến cho ngôi nhà sàn đang vắng dần trong những bản làng của người Mường. Ở những vùng sâu, số nhà sàn còn giữ được nhiều hơn, nhưng cũng đã có những thay đổi về kiểu dáng và đa số được thay mái lá cọ, cỏ gianh bằng mái ngói hoặc Proximăng. Sự mất đi của những mái nhà sàn Mường là sự

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 63

mất đi của một kiểu kiến trúc có giá trị lịch sử, sự mất đi của một không gian văn hoá thiêng liêng, chứa đựng trong lòng nó một lối sống giàu nhân bản và đạo lý truyền thống. Mất nhà sàn cũng là sự đánh mất một phần lịch sử, một phần cái riêng của bản sắc văn hoá Mường.

Nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa nhà ở của người Mường tại Thanh Hóa đã lựa chọn 3 xã thuộc 3 huyện khác nhau của Thanh Hóa là xã Thành Vân (huyện Thạch Thành), xã Giao An (huyện Lang Chánh) và xã Điền Quang (huyện Bá Thước) để tiến hành điều tra khảo sát vì các lí do sau:

- Đây là 3 xã có người Mường chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của xã (xã Thành Vân dân tộc Mường chiếm 47,7%, xã Điền Quang người Mường chiếm 51%, xã Giao An dân tộc Mường chiếm 33%) [1].

- Mỗi xã có đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Nếu người Mường ở Thành Vân chủ yếu di cư từ Hòa Bình vào, có nền kinh tế khá phát triển thì người Mường ở Điền Quang chủ yếu là người Mường gốc, có lịch sử hàng ngàn năm, đời sống kinh tế khó khăn. Đối với xã Giao An nằm ở vùng sâu vùng xa, nhân khẩu ít nhưng lại tiếp giáp với nước Lào [1].

Thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, trong đó chủ yếu là phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điền dã... kết quả thu được cho thấy khá rõ bức tranh biến đổi văn hóa nhà ở của người Mường ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để để xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa nhà ở của người Mường ở Thanh hóa nói riêng và dân tộc Mường trên cả nước nói chung.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Nhà ở cổ truyền

Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, ven sông ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Làng bản mường sống tập trung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà.

Hình 1. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường ở Thanh Hóa

Người Mường rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình. Theo quan niệm của người Mường, làm nhà không được ngược hướng với đồi

núi, chính vì vậy, bề ngoài, nhà của người Mường có vẻ không theo một quy luật nào. Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa vào đồi gò, cửa hướng ra khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt. Nhà dựng ở ven sông thì mặt có thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong... Tất cả những cái tưởng chừng là "lộn xộn" đó lại tạo cho bản làng của người Mường cảm giác vừa vững vàng vừa cởi mở với những nét độc đáo riêng.

Ngôi nhà sàn của người Mường chủ yếu được làm bằng gỗ, tre nứa, mái làm bằng rạ hoặc cỏ. Trước kia nhà sàn to, rộng có thể chứa hàng trăm người.

Kết cấu ngôi nhà sàn thường được dựng theo cơ sở “vì kèo”, đúng hơn là một mạng trung gian giữa “vì cột” và “vì kèo’’, các cột gỗ được lắp ráp và nối lại với nhau thành bộ khung chắc chắn mà không cần một dây buộc hay đinh sắt vít lại. Ngôi nhà sàn Mường, cũng như những ngôi nhà Rông của các dân tộc Tây Nguyên thật sự là những nét kiến trúc độc đáo, tinh vi của dân tộc Việt Nam. Nhà sàn Mường thường rất cao, từ mặt đất lên đến sàn nhà có thể đến 3-4m, dưới gầm nhà sàn là không gian được sử dụng để sinh hoạt như chỗ đặt cối xay thóc, gạo, để đồ dùng sản xuất như cày, cuốc, bừa, và đặc biệt là chỗ để giữ gia súc, gia cầm về đêm. Một ngôi nhà sàn thường có hai cầu thang lên, cầu thang trước là dành cho khách, cho chủ nhà. Từ cầu thang này lên sẽ bước vào không gian trang trọng, linh thiêng nhất ngôi nhà sàn, đó là chỗ tiếp khách và không gian thờ cúng tổ tiên; còn cửa sau sẽ dẫn lên gian bếp và nơi sinh hoạt của những người đang sống trong ngôi nhà.

Không gian trong nhà sàn được chia theo chiều dọc, không có vách ngăn như chiều ngang mà chỉ ước lệ: bên trên thuộc nửa nhà sau và bên dưới thuộc nửa nhà trước. Đây là quy ước thể hiện khi phân định chỗ ngồi cho mọi người trong nhà. Những người lớn tuổi, những người thuộc thế hệ cao hơn hay người có danh vọng… thường được ngồi bên trên, còn bên dưới dành cho những ai có vị thế ngược lại.

Trong ngôi nhà sàn Mường, phần không gian dành làm nơi thờ cúng tổ tiên rất được tôn trọng. Trước bàn thờ tổ tiên ngày nay đồng bào Mường thường đặt một chiếc sập và chỉ những người lớn tuổi, người chủ nhà, hay những ai có danh vọng mới được ngồi trên chiếc sập này, còn đàn bà con gái thì không được phép tiếp cận với những khu vực linh thiêng như là bàn thờ tổ tiên. Chiếc sập này cũng là nơi để những ngày Lễ -Tết con cháu, họ hàng đặt những đồ cúng lễ dâng lên ông bà tổ tiên nhân dịp cuối năm.

Trong ngôi nhà sàn Mường thường thấy có ba mặt bàn có độ cao khác nhau, phần dưới cùng, ở giữa là không gian sinh hoạt của con người, còn phần trên cùng gần giáp mái nhà là phần gác xép. Đây là chỗ đồng bào Mường dựng các bồ, cót thóc rời. Gác xép cũng là nơi để khung cửi và những đồ đạc khác.

Trong những ngôi nhà sàn truyền thống rất ít đồ dùng trong nhà. Người Mường tiếp khách, ăn và khi ngủ họ chải chiếu ngay trên nhà sàn nên không gian trong ngôi nhà sàn cổ rất thoáng và rộng rãi.

Bản của người Mường, mỗi làng có một ngôi đình, vốn là một dạng kiến trúc công cộng đặc trưng của Làng Việt. Dạng đình lớn của người Mường thường do các thợ người

64 Hoàng Thế Hải, Quách Công Năm

Việt dựng, kiến trúc và bài trí gần giống đình Việt. Một số đình có cấu trúc nhà sàn. Tại đình người Mường không chỉ thờ cúng Thành hoàng làng mà còn thờ cúng Thần Nông, Phật, Thần Núi, Thần Sông… Họ cũng có hội đình với nhiều lễ hội văn hóa dân gian. Đình làng bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh, thời gian và con người, làm mất đi cái vẻ huyền bí, cổ kính của đặc trưng văn hóa làng Việt [2].

2.2. Nhà ở trong thời kì đổi mới

Kể từ năm 1986 khi đất nước ta tiến hành cải cách mở cửa cho đến nay, sự hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa đã khiến cho nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc trong cả nước nói chung và của dân tộc Mường ở Thanh Hóa nói riêng có sự biến đổi mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi rõ rệt nhất là văn hóa ở, hay cụ thể hơn là biến đổi của ngôi nhà ở. Sau những năm dài chiến tranh, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đất rừng bị thu hẹp hoặc đều đã có chủ, nên nguyên vật liệu để làm một ngôi nhà theo kiểu cổ truyền là vô cùng khó khăn. Thay vào các nguồn vật liệu xưa như tre, gỗ, nứa, lá là các vật liệu xây dựng mới – sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa như xi măng, sắt, thép, tấm lợp tôn [1].

Về kiểu dáng ngôi nhà cũng có sự thay đổi rất lớn. Đi vào các làng bản của người Mường hiện nay, người ta thường bắt gặp các ngôi nhà theo kiểu dáng ngôi nhà ở nông thôn người Việt và quan trọng hơn là những ngôi nhà này do các kíp thợ người Việt từ miền xuôi lên xây dựng. Các ngôi sàn kiểu Mường, do chính người Mường dựng ngày càng vắng bóng trong các làng bản của người Mường. Chỉ còn một số ít các bản ở vùng sâu vùng xa, nhưng cũng mang tính nhà sàn cách tân [1].

Tương tự như trong trang phục truyền thống, ngôi nhà truyền thống của người Mường biến mất một cách nhanh chóng trong khoảng từ 3 đến 5 thập niên trở lại đây. Từ số liệu điều tra xã hội học, có thể nhìn thấy bức tranh về nhà ở truyền thống của người Mường ở Thanh Hóa đã thay đổi quá nhiều, trong nhiều bản nhiều ngôi nhà vẫn được gọi là nhà sàn, nhưng hình thức truyền thống chỉ còn giữ được ở mức tương đối. Còn những ngôi nhà sàn truyền thống đặc trưng thì hầu như chỉ còn trong kí ức. Cụ thể như sau:

Xét chung trên toàn huyện (Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh), số liệu Bảng 1 cho thấy: Nhà cấp 4 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 73,3%, nhà tranh tre nứa lá chiếm 6,4%, nhà sàn chỉ chiếm 8,5%. Các loại hình nhà khác chiếm tỉ lệ không đáng kể: Nhà mái bằng một tầng chiếm 6,7%, nhà gỗ 2,6%, đặc biệt nhà bằng hai tầng trở lên chiếm 2,4% [4].

Bảng 1. Các loại hình nhà ở ở Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh

Loại hình Thạch Thành (%)

Bá Thước

(%) Lang

Chánh (%) Chung

(%)

Nhà tre, nứa, lá 2,4 5,3 11,7 6,4

Nhà ngỗ 1,0 2,0 4,7 2,6

Nhà cấp 4 77,1 72,3 70,5 73,3

Nhà sàn 0,7 19,3 5,5 8,5

Nhà mái bằng 1 tầng 13,0 1,1 6,0 6,7

Nhà mái bằng 2 tầng trở lên

5,8 0,0 1,6 2,4

Tổng số 100 100 100 100

Kết quả này cho thấy rằng: Loại hình nhà cấp 4 - loại hình nhà của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã được người Mường đưa vào thay thế mô hình nhà sàn truyền thống với tỉ lệ lớn. Nhà mái bằng một tầng, nhà mái bằng hai tầng, loại hình nhà kiên cố hiện đại chiếm vị trí khá nhỏ.

Trong tổng số 300 người được phỏng vấn “hiện tại gia đình sử dụng loại hình nhà nào?”, thì có đến 220 người trả lời sử dụng nhà cấp bốn, 19 người trả lời sử dụng nhà tranh tre nứa lá, 25 người trả lời sử dụng nhà sàn và 20 người trả lời sử dụng nhà một tầng, 8 người trả lời sử dụng nhà gỗ và 7 người trả lời sử dụng nhà mái bằng hai tầng [4].

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tuy người Mường ở đây vẫn cư trú ở môi trường tự nhiên cũ, song văn hóa ở, hay cụ thể hơn là các ngôi nhà ở so với trước kia đã thay đổi đến mức đáng kinh ngạc. Nhà sàn đang dần biến mất trên các bản làng của người Mường, thay thế vào đấy là những ngôi nhà cấp bốn tiện lợi hơn, giá trị xây dựng rẻ hơn và phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.

Xét riêng tại các xã: Tại xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Hình 2) cho thấy tỉ lệ sử dụng các loại hình nhà ở của người Mường cũng gần như đồng nhất với tỷ lệ trên bình diện các huyện ở trên. Cụ thể, tỉ lệ nhà ở cấp bốn của người Mường ở xã Điền Quang chiếm 80%, nhà sàn chiếm 10%, nhà tranh tre nứa lá, nhà mái bằng một tầng chiếm 6% và 5%.

Hình 2. Tỉ lệ sử dụng các loại nhà ở của người Mường ở xã Điền Quang, huyện Bá Thước

Tại xã Giao An, huyện Lanh Chánh (Hình 3) cho thấy có một điểm khác biệt so với mặt bằng chung của huyện Bá Thước và Lang Chánh. Cụ thể: Tỉ lệ sử dụng nhà cấp bốn của người Mường là thấp hơn (chỉ 72%), tỉ lệ sử dụng nhà tranh tre nứa lá lại cao hơn ở Bá Thước (10%). Riêng loại hình nhà mái bằng một tầng của người Mường đã có tín hiệu sáng hơn của Bá Thước, khoảng 6%. Còn loại hình nhà sàn chỉ 5% [4].

Hình 3. Tỉ lệ sử dụng các loại nhà ở của người Mường

ở xã Giao An, huyện Lanh Chánh

0

20

40

60

80

Nhà tranh tre

nứa lá

Nhà gỗNhà cấp

bốnnhà sàn

Nhà mái bằng 1

tầng

63

80

105

0

20

40

60

80

Nhà tranh tre

nứa ;á

Nhà gỗ Nhà cấp

bốnNhà sàn

Nhà mái bằng 1

tầng

Nhà mái bằng 2

tầng

104

72

5 71

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 65

Tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (Hình 4) cho thấy loại hình nhà ở của người Mường có nhiều sự khác biệt so với mặt bằng chung của các huyện và của hai xã ở trên. Cụ thể: Tỉ lệ nhà ở cấp bốn là 70%, tỉ lệ nhà sàn là rất nhỏ, hầu như không có (trên toàn xã hiện giờ chỉ có vài ba ngôi nhà sàn mới dựng). Ngược lại, mô hình nhà mái bằng một tầng và hai tầng lại cao hơn so với ở Bá Thước và Lanh Chánh, tỉ lệ là 10% và 5%. Nguyên nhân là do địa bàn này nằm gần thị xã, thị trấn, lại nằm trên địa bàn kinh tế phát triển, có một số nhà máy, xí nghiệp nên đời sống của người dân được nâng cao. Điều này phản ánh mức sống khá cao của người dân tộc thiểu số ở khu vực này [4].

Hình 4. Tỉ lệ sử dụng các loại nhà ở của người Mường

ở xã Thành Vân, huyện Thạch Thành

Hình 5. Ngôi nhà sàn kiểu mới của Người Mường ở Thanh Hóa

Hình 6. Ngôi nhà sàn kiểu mới của Người Mường ở Thanh Hóa

Hiện nay có nơi người Mường vẫn làm nhà sàn, nhưng đã không dùng gầm sàn làm nơi để nhốt gia cầm, gia súc như xưa, mà làm chuồng trại gia súc xa nhà. Có nơi đồng bào Mường vẫn làm nhà sàn, nhưng là kiểu “nhà sàn cải tiến” với cột bê tông cốt thép và lợp ngói, tôn… chứ không phải làm bằng các loại tranh, gỗ quý hiếm như xưa nữa. Và phong cách trang trí, bố trí không gian trong ngôi nhà sàn hiện nay cũng khác xưa rất nhiều, gỗ thì được đánh bóng và sơn màu rất đẹp, sử dụng nhiều vật liệu mới để xây dựng, thậm chí là thay đổi cả kiến trúc ngôi nhà, ở trong nhà thì được chia ra nhiều phòng với chức năng khác nhau… Những thay đổi như vậy tuy vẫn giữ được cái khung của nhà sàn, nhưng cũng làm cho ý nghĩa văn hóa của ngôi nhà sàn bị mai một đi khá nhiều [Hình 5, 6].

Trong tương lai ngôi nhà sàn sẽ còn vắng bóng hơn nữa trong các bản làng của người Mường. Qua câu hỏi trắc nghiệm “Ông/bà, anh/chị thích ở loại nhà nào?” kết quả thu được như sau: Tại huyện Lang Chánh, 57% số người được hỏi thích nhà một tầng xây bằng gạch; 36% thích nhà hai tầng trở lên; chỉ 3% thích kiểu nhà sàn xây bằng gạch và bê tông và 1% chọn nhà sàn truyền thống. Tại huyện Thạch Thành, 71% thích nhà một tầng hoặc nhà xây lợp mái ngói; 27% thích nhà hai tầng trở lên và chỉ có 1,5% thích nhà sàn truyền thống. Tại huyện Bá Thước, 85% người được hỏi thích loại nhà kiên cố một tầng hoặc xây lợp ngói; 6% thích loại nhà kiên cố hai tầng trở lên; chỉ có 5% chọn loại nhà truyền thống [4].

Từ sự phân tích trên cho thấy, sự tiện lợi của ngôi nhà sàn có sức sống hàng nghìn năm chỉ phù hợp trong điều kiện môi trường cảnh quan tự nhiên còn hoang vu, nhiều thú dữ, lầy lội, ẩm ướt, gỗ và nguyên liệu làm nhà chất lượng tốt, khai thác tự do, dễ dàng… Mặt khác, lại sẵn có tập quán đổi công, nợ công, vay mượn hiện vật, nên người miền núi cố gắng dựng được một ngôi nhà sàn để sử dụng không phải là một việc quá khó khăn. Nhưng sau này khó khăn lớn nhất để có thể xây dựng được một ngôi nhà sàn truyền thống chính là nguồn nguyên vật liệu, cụ thể là nguồn gỗ khan hiếm dần, do điều kiện tự nhiên thay đổi, rừng bị tàn phá, con người khai thác quá khả năng tái tạo của rừng. Do đó, dù người dân có mong muốn xây dựng căn nhà sàn như cha ông từng ở cũng trở nên phi hiện thực. Trong khi đó, nhà cấp bốn - một kiểu loại kiến trúc với kết cấu cột, vì kèo khá đơn giản, phần mái lợp cũng có thể sử dụng khá linh hoạt nhiều nguyên vật liệu tranh, tre, nứa, lá và cao hơn là ngói và sau nay là bro-xi măng - với kiến trúc đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ... cho nên đã trở nên phổ biến, thay thế nhà sàn truyền thống.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự biến mất những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường ở Thanh Hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường và thay vào đó là những ngôi nhà cấp bốn hay các kiểu nhà khác. Theo chúng tôi, có những nguyên nhân chủ yếu như:

- Xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc không tránh khỏi những tác động làm biến đổi các giá trị văn hoá, trong đó có văn hóa nhà ở của dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

- Do tốc độ đô thị hoá, kinh tế xã hội phát triển, đời

0

10

20

30

40

50

60

70

Nhà tranh

tre nứa lá

Nhà gỗNhà cấp

bốnNhà sàn

Nhà mái bằng 1

tầng

Nhà mái bằng 2

tầng

21

70

0.7 105

66 Hoàng Thế Hải, Quách Công Năm

sống của đồng bào Mường được nâng cao, nên những giá trị văn hóa truyền thống dần mất đi, thay vào đó là những giá trị văn hóa mới được hình thành.

- Hưởng ứng phong trào vận động người dân xây dựng đời sống văn hoá mới, đưa chuồng trại, gia súc, trâu bò, ra khỏi gầm nhà sàn, ra xa làng bản để giữ gìn vệ sinh, nhiều gia đình thực hiện rất nghiêm túc, chuyển xuống nhà đất, đã tạo ra phong trào cùng nhau dỡ nhà sàn, xây nhà gạch.

- Do sự hư hại xuống cấp trong quá trình sử dụng, công tác bảo tồn còn nhiều hạn chế, nhu cầu và thị hiếu của người dân về ngôi nhà sàn cổ truyền cũng giảm dần, nên nhiều ngôi nhà sàn bị dỡ bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và bê tông.

2.4. Biện pháp bảo tồn và phát huy văn hóa nhà sàn của người Mường ở Thanh Hóa

Qua con số thống kê trên cho chúng ta thấy một thực trạng đáng báo động đang diễn ra, là nhà sàn Mường ở Thanh Hóa đang dần biến mất ngay tại vùng Mường. Sự mất đi của những mái nhà sàn Mường là sự mất đi của một kiểu kiến trúc có giá trị lịch sử, sự mất đi của một không gian văn hoá thiêng liêng, mất đi bản sắc văn hoá Mường. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa nhà sàn trong cuộc sống đương đại cần chú ý những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường các biện pháp ưu tiên kiểm kê, xếp hạng những ngôi nhà sàn nào còn nguyên gốc, hoặc đang có nguy cơ hư hỏng xuống cấp để có biện pháp bảo tồn và phát huy phù hợp.

- Giáo dục, vận động bà con bảo tồn nhà sàn trên cơ sở giúp họ hiểu được giá trị của nhà sàn và ý nghĩa kinh tế, văn hoá lâu dài của nó.

- Cần có kế hoạch ngăn ngừa nạn phá bỏ nhà sàn, bê tông hoá nhà ở tại những xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

- Ngoài một số dự án bảo tồn văn hoá trên địa bàn tỉnh hiện nay, mỗi huyện nên chọn một vài bản làng còn giữ được nhiều nhà sàn theo phong cách Mường cổ để đầu tư giữ gìn, gắn với phát triển du lịch.

- Nâng cao vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa nhà sàn, gắn với các hoạt động văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống”, tức là bảo tồn nhà sàn ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách,

chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.

Để làm tốt những giải pháp trên, vấn đề then chốt là chúng ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, công nhận nhà sàn và văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường là di sản văn hóa dân tộc cần được gìn giữ và phát huy, là môi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường. Bởi vậy, nếu chúng ta có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn dân và các cấp, các ngành tham gia, hưởng ứng, chắc chắn rằng khi hội tụ đủ sức mạnh tổng hợp ấy thì nhất định công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhà sàn dân tộc Mường nói chung và dân tộc Mường ở Thanh Hóa nói riêng sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Mường.

3. Kết luận

Bức tranh về nhà ở truyền thống của người Mường ở Thanh Hóa đã thay đổi rất nhiều, trong nhiều bản nhiều ngôi nhà vẫn được gọi là nhà sàn, nhưng hình thức truyền thống chỉ còn giữ được ở mức tương đối. Còn những ngôi nhà sàn truyền thống đặc trưng thì hầu như đã biến mất, thay thế vào đó là những ngôi nhà kiên cố được xây dựng bằng những vật liệu mới. Có nhiều nguyên nhân như: xu hướng hội nhập và giao lưu văn hóa; tốc độ đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hoá mới; do sự hư hại xuống cấp... Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá nhà ở dân tộc Mường ở Thanh Hóa. Hy vọng rằng công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói chung sẽ đạt được những thành tựu tốt đẹp hơn và bản sắc văn hoá nhà ở của người Mường ở Thanh Hóa nói riêng sẽ ngày càng được tôn vinh, xứng đáng là niềm tự hào cho cả dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vương Anh, “Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa”, Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc Hòa Bình xuất bản, tr. 208 - 212. 1995.

[2] Lương Quỳnh Khuê (chủ nhiệm đề tài), Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2008.

[3] Bùi Tuyết Mai (chủ biên), Người Mường ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 1999.

[4] Quách Công Năm, Biến đổi văn hóa nhà ở của người Mường ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hoa Trung – Trung Quốc, 2015.

(BBT nhận bài: 27/09/2015, phản biện xong: 19/11/2015)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 67

ĐỊNH VỊ TỪ TRONG CÁC DIỄN ĐẠT ẨN DỤ TÌNH YÊU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

TERMS OF LOCATION IN ENGLISH AND VIETNAMESE METAPHORICAL EXPRESSIONS OF LOVE

Phan Văn Hòa1, Hồ Trịnh Quỳnh Thư2 1Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2NCS Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Theo quan điểm tri nhận, ẩn dụ về bản chất mang tính ý niệm chứ không mang tính ngôn ngữ [17]. Vì vậy, nó là hiện tượng tư duy. Hầu hết các ý niệm trừu tượng, đặc biệt là tình yêu, đều được mô tả thông qua ẩn dụ. Ản dụ tình yêu đã được nghiên cứu khá nhiều. tuy nhiên, định vị từ dùng trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu hầu như chưa được quan tâm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các diễn đạt ẩn dụ tình yêu chứa từ ngữ định vị trong hơn 980 bài thơ tình tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả khảo sát cho thấy từ ngữ định vị trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu khá phong phú ở cả hai ngôn ngữ. Nhiều điểm tương đồng cũng được tìm thấy với lý giải về “tính phổ quát của ẩn dụ” [7]. Tuy nhiên, khác biệt văn hóa dẫn đến khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ, điều này không ngoại lệ đối với các diễn đạt ẩn dụ tình yêu chứa các từ ngữ định vị.

Abstract - Metaphor, according to cognitive view, is fundamentally conceptual [17]. It is not in language but in thought. Most abstract domains, especially love are described by metaphors. Metaphors of love have been much studied till now. However,terms of location which are used in metaphorical expressions of love have hardly been mentioned in detail.Therefore in this paper, we only focus on investigating the terms of location in linguistic metaphors of love in over 980 English and Vietnamese love poems. The findings are rather interesting with the diversity of these terms in love metaphorical expressions in the two languages. They are also relatively similar between English and Vietnamese by virtue of the ‘universality of metaphors’ [7]. Concurrently, there are also some dissimilarties detected between English and Vietnamese because of the influences of Western and Eastern culture on the ways of using language in expressing love.

Từ khóa - ẩn dụ; diễn đạt ẩn dụ; tình yêu; định vị từ; tiếng Anh; tiếng Việt.

Key words - metaphors; metaphorical expressions; love; terms of location; English; Vietnamese.

1. Đặt vấn đề

Tình yêu là một khái niệm trừu tượng; hầu như không có định nghĩa nào có thể thỏa mãn được hiện tượng này. Vì vậy, tùy vào cách suy nghĩ, cách hiểu và trải nghiệm riêng mà mỗi người có những mô tả khác nhau về nó. Các diễn đạt về tình yêu phần lớn mang tính ẩn dụ. Kovecses [5] đã tìm thấy 17 ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong tiếng Anh, kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của Lakoff và Johnson [7] về ẩn dụ tri nhận nói chung và ẩn dụ tình yêu nói riêng.

Từ đó, nhiều nghiên cứu ẩn dụ tình yêu theo hướng tri nhận tiếp tục ra đời, cả đơn ngữ lẫn song ngữ; nhiều nghiên cứu đơn ngữ là tiếng Anh như của Kovecses, Tessari, tiếng Trung của Chang và Li, tiếng Việt của Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Hà… Những nghiên cứu song ngữ thường so sánh đối chiếu các ẩn dụ tình yêu trong tiếng Anh với một ngôn ngữ khác như tiếng Ba Tư (Iran), tiếng Trung, tiếng Việt... Đồng thời, một số ẩn dụ như TÌNH YÊU LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT (LOVE IS A UNITY), TÌNH YÊU LÀ MỘT VẬT CHỨA (LOVE IS A CONTAINER) và TÌNH YÊU LÀ HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ (LOVE IS A VALUABLE COMMODITY) được Kövecses [5], Tessari [13], Beger & Jakel [2], Szelid [12] cho là quan trọng hay có vai trò chính yếu, giúp chúng ta cảm nhận và hiểu khái niệm trừu tượng này.

Nói đến hàng hóa hay vật chứa, chúng ta có thể nghĩ đến vị trí của nó trong không gian. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu ẩn dụ tình yêu nào dựa trên cứ liệu là các diễn đạt chứa sự định vị trong không gian. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và làm rõ giá trị của các từ ngữ định vị được sử dụng trong các diễn đạt tình yêu theo quan

điểm ngôn ngữ học tri nhận.

Tình yêu là một khái niệm rộng với nhiều nội dung khác nhau như tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu vạn vật, v.v. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ khai thác tìm hiểu tình yêu đôi lứa qua các diễn đạt ẩn dụ trong thi ca có chứa các từ ngữ định vị.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận

Khác với quan điểm truyền thống, thuyết ẩn dụ tri nhận xem ẩn dụ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ, mà còn là hiện tượng tư duy. Đó là sự ý niệm hóa một khái niệm trừu tượng (miền đích) trên cơ sở một khái niệm khác ít trừu tượng hơn (miền nguồn) thông qua các ánh xạ. Tập hợp ánh xạ của ẩn dụ tri nhận có kết cấu chặt chẽ, một chiều, bất đối xứng, được thể hiện qua cấu trúc MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN (TARGET DOMAIN IS/AS SOURCE DOMAIN), chứa các diễn đạt ẩn dụ (metaphorical expressions), còn gọi là ẩn dụ ngữ học (linguistic metaphors) gồm từ, cụm từ hoặc câu [6] (Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ ánh xạ

Thuyết ẩn dụ ý niệm khẳng định tính phổ quát của ẩn

68 Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thư

dụ [7], nghĩa là, ẩn dụ ý niệm có nhiều nét tương đồng giữa các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng phải phù hợp với ý thức ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của người bản ngữ như Lakoff và Turner [8] nói, trong một phạm vi nào đó, ẩn dụ mang nét đặc trưng văn hóa riêng.

2.2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Xác định ẩn dụ

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu là các từ ngữ định vị được sử dụng trong diễn đạt tình yêu trong thi ca, chúng tôi khảo sát, phân tích 15 tập thơ tình với 491 bài thơ tiếng Anh và 491 bài tiếng Việt, chọn lọc và tổng hợp các diễn đạt ẩn dụ theo tiêu chí xác định ẩn dụ của Pragglejaz Group [9] gồm 4 bước: (i) Đọc để hiểu nội dung văn bản; tiếp theo, (ii) xác định từ vựng; sau đó, (iii) xét các từ ngữ đi trước và sau nó, xác định liệu nó có một nghĩa lâm thời nào khác, trái với nghĩa cơ bản; nếu có, (iv) đó là ẩn dụ.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp mô tả, thống kê, so sánh đối chiếu được chúng tôi áp dụng để thực hiện nghiên cứu nhằm tìm kiếm và xác định các diễn đạt ẩn dụ, các ẩn dụ ý niệm về tình yêu; thống kê và so sánh kết quả khảo sát để tìm ra sự tương đồng cũng như khác biệt giữa các diễn đạt tiếng Anh và tiếng Việt.

3. Kết quả nghiên cứu và nhận xét

3.1. Kết quả nghiên cứu

Khảo sát hơn 980 bài thơ tình tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tìm thấy 5 ẩn dụ ý niệm dưới 529 diễn đạt ẩn dụ có yếu tố định vị trong không gian, gồm 338 diễn đạt tiếng Anh và 191 diễn đạt tiếng Việt. Trong đó, giới từ được sử dụng nhiều nhất ở cả hai thứ tiếng (x. Bảng 1, 2).

Bảng 1. Loại từ về sự định vị trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu tiếng Anh

Loại từ SL Từ định vị

Giới từ 203

at, above, after, around, before, below, beneath, beside, between, beyond, by, from, in, inside, underneath,next to, on, out (of), over, under, upon, with, within

Động từ 3 imprison,immure, surround

Danh từ 21 East, inside, place, centre, extremity, direction, mile, end, Garden of Eden, paradise, heaven

Tính từ 21 this, that, near, close, far, inner

Khác 90 share one space, close, close beside, side by side, where, there, here, yonder

Bảng 2. Loại từ về sự định vị trong các diễn đạt ẩn dụ về tình yêu tiếng Việt

Loại từ SL Từ định vị

Giới từ 91 ở, giữa, ngoài, trong, bên, trên, dưới, sau, trước, kề, từ, đến

Danh từ 34 nguồn, tâm bão, quán trọ, thành Nam, cửa, miền, lối, bến, vỉa hè, đích, phương/hướng, chỗ, điểm cuối, bề ngoài, trung khúc, nẻo đường

Tính từ 45 gần, xa, giăng giăng, ngổn ngang Động từ 8 trú, đối diện, qua,chìm, nổi, cách

Khác 13 chung bến, này, đây, nơi, cuối đất cùng trời, chốn nào

3.2. Nhận xét

3.2.1. Định vị từ trong diễn đạt ẩn dụ tình yêu tiếng Anh

Từ điển Cambridge [3] định nghĩa sự định vị là việc xác định vị trí hoặc địa điểm của một vật. Hầu hết các vật thể tồn tại trong vũ trụ đều có một vị trí nào đó trong không gian. Vì vậy, việc xác định vị trí có vai trò khá quan trọng trong nhận thức và trải nghiệm của con người. Tình yêu, khi được cảm nhận như một thực thể, cũng có vị trí của nó.

(1) But love, first learned in a lady’s eyes

Lives not alone immured in the brain

(Tình yêu lần đầu trong mắt người phụ nữ không cô đơn trong suy nghĩ)

(Shakespeare, Love labour lost)

Rõ ràng, tình yêu ở đây được ý niệm hóa như một thực thể có thể nhìn thấy. Vì vậy, vị trí của nó được xác định: “in lady’s eyes” (trong mắt người phụ nữ). Đồng thời, nó còn được tìm thấy “in the brain” (trong suy nghĩ). Giới từ “in” giúp chúng ta định vị được tình yêu.

Tình yêu trong câu thơ trên là vật được định vị; vật định vị của nó là “lady’s eyes” và “brain”. Ngoài ra, bản thân tình yêu cũng được xem như là một vật định vị:

(2) Though we might have it out with words,

I’m in love with you.

(Dù không nói ra nhưng anh vẫn yêu em)

(Gordon, My love is something separate)

Cũng giới từ “in” nhưng với “in love”, tình yêu được xác định như một vật chứa, ở đó có I and you (tôi và em). Hay nói cách khác, những người trong mối quan hệ yêu đương này đã được định vị. Ngoài giới từ “in”, còn có nhiều giới từ khác cũng với chức năng định vị được dùng trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu (x. Bảng 1).

Trở lại ví dụ 1, chúng ta có thể thấy rằng, tình yêu không chỉ được định vị bởi giới từ “in” mà còn bằng động từ “immure” (giam hãm). Khi bị giam, nó được xác định ở trong một không gian bị bao bọc xung quanh, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Bên cạnh giới từ và động từ, danh từ, tính từ và trạng từ cũng được tìm thấy trong các diễn đạt định vị này:

(3) He that brings this love to thee

Little knows this love in me

(Người mang tình yêu này của tôi đến cho em không biết tôi yêu em)

(Shakespeare, As you like it)

(4) For all my life you’ll be my heart’s true center

(Cả đời này em sẽ là trung tâm đích thực của trái tim tôi)

(Gordon, You have an angel face…)

(5) you're where my happiness begins

(anh là nơi hạnh phúc của tôi bắt đầu)

(Bryan, Blue without you)

Tính từ chỉ định “this” (này), danh từ “center” (trung tâm) và trạng từ “where” (nơi) là những từ giúp định vị tình yêu. Với “this”, tình yêu được xác định như một thực thể có vị trí gần với người nói. Danh từ “center” chỉ ra vị trí

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 69

trung tâm, điểm giữa của một vật. Hình ảnh “heart” (tim) là biểu tượng của tình yêu về mặt văn hóa [16], biểu tượng của sự sống về mặt sinh học [18]. Vì vậy trong ví dụ 4, người được yêu chiếm vị trí trung tâm của trái tim, một vị trí rất quan trọng đem lại tình yêu và sự sống cho người kia. Hơn nữa, đây cũng là nơi hạnh phúc được tìm thấy (x. ví dụ 5) bởi vì hạnh phúc và tình yêu thường đồng hành với nhau như Gordon [4] từng kết luận, tình yêu là thành phần quan trọng nhất của hạnh phúc.

Tóm lại, nhờ các định vị từ, tình yêu trở nên cụ thể và dễ hình dung hơn. Định vị từ tiếng Anh được dùng trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu cũng khá phong phú, gồm các loại từ chính như danh từ, tính từ, động từ, trạng từ và loại từ khác như giới từ.

3.2.2. Định vị từ trong diễn đạt ẩn dụ tình yêu tiếng Việt

Tương tự trong tiếng Anh, định vị từ tiếng Việt cũng xuất hiện khá đa dạng trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu.

(6) Đây chùm thương nhớ, khóm yêu thương

(Xuân Diệu, Dâng)

(7) Trong trái tim người này còn có người kia không - hay đã chết? (Nguyễn Phong Việt, Có thể chỉ một ngày).

Cả “đây” và “trong” đều là các từ định vị trong tiếng Việt. Chỉ định từ “đây” nhằm nhấn mạnh sự tồn tại của tình yêu được mô tả như thực vật trong chùm và khóm. Với “đây”, ta cảm giác như tình yêu ở ngay trước mắt hay ngay bên cạnh. Khác một chút, từ “trong” không gợi cảm giác có thể nhìn thấy lồ lộ như “đây” mà kín đáo hơn. Tương tự như “in” trong tiếng Anh, giới từ “trong” giúp tình yêu (với hình ảnh trái tim (ví dụ 7) được hiểu như là một vật chứa, ở đó có người mình yêu. Rõ ràng, tình yêu ở ví dụ 7 là vật định vị trong khi nó là vật được định vị trong ví dụ 6. Ở một vị trí khác, tình yêu được Nguyễn Du mô tả:

(8) Giữa đường đứt gánh tương tư

(Truyện Kiều, câu 725)

Ở đây, tình yêu được ý niệm hóa như một cuộc hành trình; tuy nhiên, chuyến đi này không đến được đích như mong đợi mà phải dừng lại giữa chừng, “giữa đường đứt gánh”. Từ “giữa đường” diễn đạt rõ vị trí của tình yêu, của cặp đôi trong mối quan hệ yêu đương của họ.

Ngoài các trạng từ, các loại từ khác cũng tham gia định vị tình yêu trong tiếng Việt.

(9) Người giai nhân: bến đợi dưới cây già

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt

(Xuân Diệu, Mời yêu)

(10) Anh là gì mà em không xa nổi

Chấp nhận sống một cuộc đời gần gũi

(Bùi Kim Anh, Đi tìm)

(11) Tôi một mình đối diện với tình không

(Xuân Diệu, Dối trá)

Không giống động từ “đối diện” trong (11) chỉ rõ vị trí cố định của tình yêu (nó ở ngay trước mặt “tôi”), “qua” trong (9) chỉ sự di chuyển, không cố định. Tình yêu ở đây là một thể thống nhất của bến-thuyền; và đặc biệt hơn, chính đó là nhân tố định vị và được định vị. Động từ “qua” làm cho cái thể thống nhất thuyền-bến trở nên lỏng lẻo, rời

rạc; diễn tả một tình yêu không có cái kết tốt đẹp. Đồng thời, động từ này cũng giúp xác định vị trí của thuyền (hay là người đàn ông trong mối quan hệ), không dừng lại ở bến (người phụ nữ). Cũng được mô tả thông qua ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT nhưng trong (10), mối quan hệ này khá tốt đẹp nhờ các diễn đạt “không xa nổi” và “cuộc đời gần gũi”. “Xa” và “gần” là những tính từ có thể giúp xác định vị trí, cụ thể ở đây là vị trí của hai người trong mối quan hệ yêu đương của họ, luôn gần nhau và không thể xa nhau.

Tóm lại, tương tự tiếng Anh, các định vị từ trong các diễn đạt ẩn dụ tiếng Việt cũng tương đối phong phú với nhiều loại từ như giới từ, danh từ, tính từ, động từ… Nhờ nó mà tình yêu trong tiếng Việt trở nên phong phú, đa dạng và hữu hình hơn.

3.2.3. Sự giống và khác nhau giữa các định vị từ tiếng Anh và tiếng Việt trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu

Theo thống kê (Bảng 1 và 2), có thể dễ dàng nhận ra phần lớn các định vị từ là giới từ cả trong tiếng Anh và tiếng Việt. Số lượng các từ ngữ định vị tiếng Anh trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu chiếm 60,17%. Con số này là 47,64% trong tiếng Việt.

Vì ẩn dụ mang tính phổ quát [7], các ẩn dụ ý niệm được tìm thấy ở hai ngôn ngữ hoàn toàn giống nhau gồm 5 miền nguồn: đồ vật, thể thống nhất, cuộc hành trình, vật chứa và sinh vật sống. Hơn nữa, các từ ngữ định vị trong các diễn đạt ẩn dụ cũng tương đối giống nhau. Ví dụ, tiếng Anh dùng từ định vị “in” (in one’s eyes, in love, in heart…) thì trong tiếng Việt có từ “trong” với nghĩa tương đương (trong mắt, trong tình yêu, trong tim,…). Một trường hợp khác, “đây” trong (6) mang nét nghĩa tương đương với chỉ định từ tiếng Anh “this” như trong ví dụ 3. Ngoài ra còn rất nhiều cặp từ định vị có nghĩa tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt như this-đây, near-gần, far-xa, direction-phương/hướng, place/where-nơi, beside-bên, next to-kề…

Tuy nhiên, dù các ẩn dụ giống nhau nhưng do ngôn ngữ mang sắc thái văn hóa, các diễn đạt ẩn dụ ở hai ngôn ngữ khác nhau chắc chắn có nhiều điểm khác nhau. Một trong những điểm khác nhau đó là tần số sử dụng (x. Bảng 3).

Có thể thấy rằng, ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh, chiếm 32,84%. Trong khi trong tiếng Việt nó chỉ chiếm gần 22%, xếp thứ 3. Miền nguồn được ưa chuộng nhất ở đây là THỂ THỐNG NHẤT (chiếm 27,75%) so với một tỉ lệ khiêm nhường hơn (15,09%) trong tiếng Anh. Sự khác nhau này có thể xuất phát từ quan niệm sống khác nhau giữa hai vùng văn hóa: Phương Đông và Phương Tây.

Bảng 3. Ẩn dụ ý niệm về tình yêu dưới các diễn đạt ẩn dụ chứa từ ngữ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt

ẨN DỤ

TÌNH YÊU LÀ…

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

Tần số Tần suất

Tần số Tần suất

VẬT CHỨA 92 27,21 31 16,23

CUỘC HÀNH TRÌNH 61 18,05 51 26,70

SINH VẬT SỐNG 23 6,80 14 7,33

ĐỒ VẬT 111 32,84 42 21,99

THỂ THỐNG NHẤT 51 15,09 53 27,75

70 Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thư

Văn hóa Phương Tây coi trọng kết quả, coi trọng giá trị [10;11], mà giá trị thường gắn với các đồ vật. Vì vậy không khó để hiểu vì sao tình yêu, thứ luôn được xem là quan trọng và quý giá thường được ý niệm hóa như một đồ vật trong tiếng Anh. Hơn nữa, văn hóa Phương Tây xem tình yêu là những trải nghiệm, khao khát cá nhân và vì quyền lợi riêng [14]. Vì vậy, nó cũng giống như những thứ vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích riêng. Trái lại, người Phương Đông thường đặt tình yêu trong mối quan hệ lợi ích ngoài cá nhân [14]. Ngoài ra, người Phương Đông khá thụ động, ngại thay đổi [1]. Vì vậy, họ luôn hướng về sự bền chặt không thay đổi; đó có thể là lý do để ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT xuất hiện nhiều trong tiếng Việt.

Một điểm khác nhau khá thú vị nữa, đó là trong tiếng Anh, các từ Garden of Eden (vườn Địa Đàng), paradise, heaven (thiên đường) thường được dùng như những điểm đến lý tưởng trong tình yêu: arrive at Eden’s door, find my Garden of Eden (Bryan), sail for paradise, enter heaven (Gordon); nhưng chúng hầu như không được sử dụng trong tiếng Việt. Vườn Địa Đàng và thiên đường được hiểu là nơi hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt trong Cơ đốc giáo và đạo Hồi [3] – tôn giáo của người Phương Tây. Vì vậy, yêu nhau, người Phương Tây sẽ hướng về nơi này như là nơi lý tưởng của họ. Trong khi đó, người Việt thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp, cuộc sống của họ gắn liền với các yếu tố tự nhiên như đất – nước [16]; các yếu tố này ăn sâu trong tư tưởng và trở thành các diễn đạt ngôn ngữ thường ngày của họ. Vì vậy, không như trong tiếng Anh, đích đến trong tiếng Việt khá đơn giản, đó có thể là một miền đất như về với miền cứ náu nỗi nhớ anh (Hồ Lan Phương), đến anh miền băng giá (Hoàng Thị Minh Khanh) hay chỉ là cái bến như cặp bến, đậu lại bến này (Xuân Diệu), bến lương duyên (Nguyễn Bính)…

4. Kết luận

Định vị từ có thể được tìm thấy khá phong phú trong các diễn đạt ẩn dụ tình yêu tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Vì tính phổ quát của ẩn dụ mà hầu hết các ý niệm miền nguồn được xác định giống nhau ở cả hai ngôn ngữ. Không những thế, tiếng Anh và tiếng Việt còn gặp nhau ở các từ ngữ định vị được thể hiện qua các cặp từ mang nét nghĩa tương đương.

Tuy nhiên, ngôn ngữ là “yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất” [15]. Do đó, sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng, lối sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách sử dụng ngôn ngữ, dẫn đến nhiều trường hợp khác nhau trong cách mô tả tình yêu cùng với các định vị từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đặc biệt, thông qua các

diễn đạt ẩn dụ chứa từ ngữ định vị, chúng tôi có thể kết luận ẩn dụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất trong tiếng Anh là TÌNH YÊU LÀ MỘT ĐỒ VẬT (LOVE IS AN OBJECT) và trong tiếng Việt là TÌNH YÊU LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT (LOVE IS A UNITY).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bagozzi et al. (1999), “The role of culture and gender in the relationship between positive and negative affect”, Cognition and Emotion, 13, 641 – 672.

[2] Beger A. & Jäkel O. (2009): “ANGER, LOVE and SADNESS revisited: Differences in Emotion Metaphors between Experts and Laypersons in the Genre Psychology Guides”, Metapher und Wissenstrasfer – Metaphor and Knowledge Transfer (metaphorik.de 16), Polzin-Haumann et al. (eds), 87-108, Hannover: Wehrhahn Verlag

[3] Cambridge Advanced Learner’sDictionary (2005), Cambridge University Press.

[4] Gordon R.M. (2008), An expert look at Love, Intimacy and Personal Growth, 2nd Ed., IAPT Press.

[5] Kövecses, Z. (2000), Metaphor and Emotion: Language, Culture and Body in human feeling, Cambridge: Cambridge University Press.

[6] Lakoff, G. (1993), The Contemporary Theory of Metaphor, 2nd Edition, Cambridge: Cambridge University Press.

[7] Lakoff, G. and Johnson, M. (1980), Metaphors We Live By, The University of Chicago Press, Chicago and London.

[8] Lakoff, G. and Turner, M. (1989), More Than Cool Reason: A Field Guide to Poetic Metaphor, Chicago: University of Chicago Press.

[9] Pragglejaz Group (2007), “MIP: A Method for Identifying Metaphorically used Words in Discourse”, Metaphor and Symbol, 22(1), 1-39.

[10] Richard J.K. (2012), The Unusual Reality of Depression, AuthorHouse.

[11] Shanifian F. et al. (2008), Culture, Body and Language: Conceptualizations of internal Body Organs across Cultures and Languages, Mouton de Gruyter, Germany.

[12] Szelid V. (2010), “Flowers of Love: Cognitive Linguistic Analysis of Moldavian Southern Csángó Folksongs”, Acta Universitatis Sapientiae, Philologica, 2 (2), 221-236.

[13] Tessari H. (2006), “Is love a tender thing?” Metaphors of the word love in Shakespeare’s plays, Studi Linguistici e Filologici Online 4.1, 131-174.

[14] Valsiner J. (2012), The Oxford Handbook of Culture and Psychology, Oxford University Press, New York.

[15] Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB Khoa học Xã hội.

[16] Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Trần Ngọc Thêm (2011), Trần Văn Cơ – Những khái niệm Ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến Văn hóa học, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/thu-vien-so-sach-anh-video/tu-sach-van-hoa-hoc/2055-tran-van-co-nhung-khai-niem-ngon-ngu-hoc-tri-nhan-lien-quan-den-van-hoa-hoc.html

[18] http://www.britannica.com/science/human-cardiovascular-system

(BBT nhận bài: 15/01/2016, phản biện xong: 28/02/2016)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 71

BÀN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM

DISCUSSION ON THE PROCESS OF MOBILIZATION OF THE VIETNAM DETECTIVE STORY

Nguyễn Phong Nam1, Nguyễn Thành Khánh2 1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Trường Đại học Duy Tân; [email protected]

Tóm tắt - Truyện trinh thám là một thể loại văn học mới ở Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, nó mới xuất hiện và phát triển nhảy vọt ngay sau đó. Thể loại này có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Tuy nhiên, quá trình vận động của nó lại hết sức ngắn ngủi. Bài viết phân tích con đường hình thành và những đặc điểm cơ bản của thể loại. Theo đó, truyện trinh thám ra đời trong bối cảnh văn học dân tộc đang được hiện đại hóa. Nó là kết quả từ việc mô phỏng, tiếp biến tác phẩm văn học nước ngoài. Phương thức sáng tạo này đã sớm đưa lại những thành tựu cụ thể, nhưng cũng có những giới hạn nhất định. Nó chỉ tạo được sự gặp gỡ, hòa nhập có tính chất thời điểm chứ không thể đưa văn học bắt nhịp được với văn học thế giới. Sự khác biệt về hoàn cảnh xã hội, tâm thức văn hóa cộng đồng và tâm thế sáng tạo của nhà văn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.

Abstract - Detective story is a new literary genre in Vietnam. In the early 20th century, this literary genre emerged and developed by leaps and bounds after that. This genre has an important role in the literary history. However, the mobilization of the Vietnam detective story took place in a short time. The paper analyzes the path of formation and the basic characteristics of the detective story genre in Vietnam. Accordingly, the detective story was born in the context when national literature was being modernized. It resulted from the simulation and continuation of foreign literature. This innovative method soon brought about concrete achievements but also has certain limitations. It only creates temporary meeting and agreement and thus can not help Vietnam literature keep pace with world literature. The differences in social context, community cultural consciousness and the writer’s mind of creativity is the main reason for the hinderance to the development of the detective story genre.

Từ khóa - truyện trinh thám; quy luật; thể loại văn học; hiện đại hóa; mô phỏng.

Key words - detective stories; rules; literary genres;modernization; simulation.

1. Đặt vấn đề

Trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, truyện trinh thám là một hiện tượng rất đáng chú ý. Ngay từ khi mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, thể loại văn học này lập tức thu hút được sự chú ý của độc giả. Và chỉ trong vòng vài thập niên phát triển, nó đã trở thành một xu hướng văn học, với diện mạo khá rõ ràng. Với hàng trăm tác phẩm, cùng những tên tuổi lớn như Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Bửu Đình, Lê Hoằng Mưu… truyện trinh thám đã xác lập được vị trí quan trọng trong đời sống văn học nước nhà. Tuy nhiên, khoảng thời gian hưng thịnh của nó lại hết sức ngắn ngủi. Từ giữa thế kỷ XX trở đi, văn học trinh thám đã nhanh chóng rơi vào cảnh “thoái trào”. Càng về sau, số nhà văn chuyên viết về thể loại này càng thưa thớt; ngày càng hiếm những tác phẩm tạo được dấu ấn đối với độc giả. Số phận lịch sử của văn học trinh thám Việt Nam, trên thực tế, gần như được định đoạt chỉ trong vòng mấy chục năm.

Đây quả là một hiện tượng khá bất thường bởi xét về nguồn gốc, truyện trinh thám Việt Nam vốn nảy sinh trên cơ sở tiếp biến từ Phương Tây. Thế nhưng trong khi văn học trinh thám đương đại của thế giới vẫn phát triển đều đặn, thì ở Việt Nam, tình hình lại khác hẳn. Tiến trình vận động của thể loại văn học này đã ngưng trệ một cách khó hiểu. Đến đây, có một vài câu hỏi nảy sinh: Thực sự thì điều gì đã xảy ra đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam? Đâu là nguyên nhân chủ yếu có thể chi phối số phận lịch sử của thể loại văn học này? Trả lời vấn đề trên là điều không hề dễ dàng, nhưng hết sức cần thiết. Bởi lẽ nếu làm rõ được hiện tượng này, những chuyện hệ trọng hơn trong đời sống văn học dân tộc cũng sẽ phần nào được sáng tỏ.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Diện mạo lịch sử của truyện trinh thám Việt Nam

Trên thế giới, truyện trinh thám ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX (*). Tuy vậy, phải đến 1887, với sự xuất hiện nhân vật thám tử Sherlock Holmes trứ danh của Sir Arthur Doyle trở đi thì thể loại văn học này mới trở nên thịnh hành và phát triển mạnh mẽ. Tất nhiên càng về sau, truyện trinh thám càng đa dạng hơn về nội dung chứ không chỉ là những câu chuyện về quá trình điều tra, khám phá ra tội ác, nhưng nhìn chung, mô hình thể loại về cơ bản là ổn định. Điều này đã được các nhà nghiên cứu văn học và chính các nhà văn như S.S.Van Dine (1922), Raymond Chandler (1941) đúc kết thành các “quy tắc” thể loại.

Truyện trinh thám Phương Tây được xây dựng dựa trên “lý thuyết trò chơi”, “câu đố” (nguyên tắc cơ bản ở đây là đố - giải đố). Nó đề cao phương pháp suy lý để khám phá điều bí ẩn. Mô hình cốt truyện của một tác phẩm trinh thám (cổ điển) tiêu biểu thường được mở đầu bằng một vụ án (hình sự, trộm cướp) với các dấu vết hiện trường; nhân vật thám tử xuất hiện, tiến hành điều tra, thẩm vấn nghi can, nhân chứng, nghiên cứu các chứng cứ; truyện kết thúc bằng việc thám tử bạch hóa thông tin vụ án, chỉ ra kẻ thủ ác cũng như động cơ gây án của tội phạm. Điều đó có nghĩa là khi “câu đố” được giải mã thì trò chơi kết thúc.

Ở Việt Nam, truyện trinh thám ra đời khá muộn. Nhà văn Biến Ngũ Nhy được coi là người “khơi nguồn cho một dòng mạch tiểu thuyết mới trong văn xuôi hiện đại Việt Nam – tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp” [1, tr.163] với tác phẩm Kim thời dị sử (tên khác là Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), xuất hiện vào năm 1917. Trên thực tế, Kim thời dị sử là tên gọi chung cho một series gồm nhiều truyện về các nhân vật trộm cướp, các vụ án… như Ăn trộm nhứt hạng

72 Nguyễn Phong Nam, Nguyễn Thành Khánh

(1917), Ăn trộm của Chà, Mật thám truyện (1921), Chủ nợ bất nhơn (1921)… Trước khi in thành sách, các truyện này đều đã đăng trên tờ Công luận báo.

Tuy là người đóng vai trò khai mở lối truyện trinh thám ở Việt Nam, song dường như bản thân Biến Ngũ Nhy cũng không thật sự có ý niệm rành mạch về thể loại. Điều này cũng không có gì khó hiểu. Đối với kẻ suốt đời gắn với nghề y như ông, viết các truyện về mật thám, trộm cướp, án mạng... xem ra cũng là một cái thú “chơi ngang” của bậc tài tử mà thôi; nó không quá khác biệt so với những sách khác về y khoa như Nam nữ hôn nhân, Phong tình bịnh chướng, hay biên khảo, du ký như Hát cải lương, Thủ Dầu Một du ký, Vũng Tàu du ký… cũng do ông chấp bút. Người có ý thức rõ ràng về thể loại trinh thám lại chính là Nam Đình Nguyễn Thế Phương. Khác với Biến Ngũ Nhy, Nguyễn Thế Phương (1906-1978) là một nhà báo - nhà văn chuyên nghiệp. Trong số 22 cuốn tiểu thuyết của nhà văn này, có nhiều truyện được viết theo mô hình truyện trinh thám Phương Tây như Bó hoa lài (1930), Vô oan trái (1931), Khép cửa phòng thu (1933), Chén thuốc độc (1934)… Trong số này đáng chú ý là tác phẩm mang tiêu đề Huyết lệ hoa. Nó được khởi đăng trên Đông Pháp thời báo từ số 2300 (ngày 2/2/1928) kéo dài đến số 740 (5/ 7/ 1928) thì dừng, dù truyện chưa kết thúc. Khác với các sách khác (tác giả thường gọi chung là tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết, ái tình tiểu thuyết), Huyết lệ thu được tác giả gọi đích danh là “trinh thám tiểu thuyết”. Điều này cho thấy trong tư duy của nhà văn, quan niệm về thể loại truyện trinh thám đã hình thành một cách rõ nét.

Nhìn chung, đối với thể loại trinh thám, giai đoạn này chủ yếu mang tính chất thử nghiệm, tìm hướng đi; thời gian chỉ kéo dài trong khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm chỉ mới mang “màu sắc trinh thám”, chứ chưa phải là những truyện trinh thám đúng nghĩa.

Giai đoạn tiếp theo của truyện trinh thám Việt Nam diễn ra trong khoảng hai thập niên, bắt đầu từ những năm ba mươi cho đến giữa thế kỷ XX. Đây là lúc nở rộ của văn xuôi trinh thám với những gương mặt nổi bật như Bửu Đình, Lê Hoằng Mưu, Thúy Am, Cuồng Sĩ, Vũ Đình Tuyết, nhất là Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Thế Lữ không chỉ là vị chủ súy của Thơ Mới (1932-1945) mà ông khuấy động văn đàn với các tác phẩm như Vàng và máu (1934), Lê Phong làm thơ (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Những nét chữ (1939), Lê Phong và Mai Hương (1939), Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940)… Khác với Thế Lữ, Phạm Cao Củng gần như chỉ chuyên về thể loại trinh thám. Những truyện đáng chú ý của ông là Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Một cái tết rùng rợn của Kỳ Phát (1937), Máu đỏ lòng son (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Ba viên ngọc bích (1938), Người một mắt (1940), Nhà sư thọt (1941), Kỳ Phát giết người (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Hàm răng mài nhọn (1942), Chiếc gối đẫm máu (1942), Đôi hoa tai của Bà Chúa (1942)… Theo đánh giá của Vũ Ngọc Phan, tác phẩm của nhà văn họ Phạm “tuy không phải là những kiệt tác (…) nhưng nếu xét truyện trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi tương đối, người ta thấy đến nay ở nước ta, trong loại này, tiểu thuyết của Phạm Cao Củng vẫn là những tiểu thuyết khá hơn cả” [5, tr.684].

Có thể thấy rất rõ đây chính là giai đoạn thịnh đạt nhất của thể loại truyện trinh thám. Nó thu hút mạnh mẽ lớp độc

giả bình dân, “trung lưu trí thức” (chữ của Vũ Ngọc Phan), góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của văn xuôi hiện đại. Thế nhưng thời hoàng kim của trinh thám Việt chỉ diễn ra rất ngắn ngủi.

Kể từ giữa thế kỷ XX trở đi, văn học trinh thám bước vào giai đoạn “thoái trào”. Đây là lúc đất nước bị phân chia thành hai Miền và văn học cũng chịu chung số phận. Mặc dù văn học mỗi miền vận động theo những đường hướng, mục tiêu, tính chất khác nhau, song đối với thể loại trinh thám nói riêng, ở Miền Bắc cũng như Miền Nam đều rơi vào tình cảnh ngưng trệ. Ở Miền Nam, nơi sinh xuất thể loại truyện trinh thám Việt, sau ít năm phát triển cầm chừng, đến những năm bảy mươi thì gần như đứt mạch hoàn toàn. Ở Miền Bắc, tình hình cũng không khá hơn. Sau một thời gian khá dài vắng bóng (ngoại trừ các truyện dịch từ văn học Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc…), cuối cùng truyện trinh thám Việt được biến tấu để thành ra một lối truyện được gọi là “truyện cảnh giác”, “truyện phản gián”. Sau năm 1975, chút hồi quang thể loại dường như được nhen nhóm trở lại với loạt truyện về các điệp viên, các nhân vật tình báo (**), song thực ra, đó là một khuynh hướng khác (thường được gọi là “văn học tư liệu”, “chân dung lịch sử”). Như vậy, lịch sử của thể loại truyện trinh thám Việt Nam, về cơ bản, đã được an bài ngay trong nửa đầu thế kỷ XX.

2.2. Lý giải con đường vận động của thể loại trinh thám Việt Nam

Toàn bộ thời gian vận động của thể loại trinh thám Việt Nam, tính từ tác phẩm khởi đầu (1917) cho đến khi đạt đến đỉnh cao, rồi chững lại, nếu tính ra chỉ non nửa thế kỷ, không hơn. Hiện tượng này gợi nhớ đến Phong trào Thơ Mới (1932-1945). Cuộc “cách mạng thi ca” được khởi sự sau đó ít lâu, cũng nhanh chóng lên đến đỉnh cao và kết thúc chặng đường vinh quang gần như đồng thời với truyện trinh thám. Một sự trùng hợp của lịch sử văn học rất đáng suy nghĩ (!). Tại sao số phận của truyện trinh thám Việt Nam lại diễn tiến theo một lộ trình chóng vánh như vậy?

Bàn về nguyên nhân sự thăng trầm của các thể loại văn học, có ý kiến cho rằng chính hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 đã đẩy văn học vào tình cảnh “chín sớm” như thế. Thực ra, sự biến động của đời sống chính trị xã hội ảnh hưởng đến văn chương nói chung, truyện trinh thám nói riêng là điều không cần bàn cãi, song đó không phải là nguyên nhân chính. Vấn đề ở đây, chủ yếu liên quan đến quy luật vận động của bản thân văn học.

Cũng có quan niệm cho rằng chính năng lực của nhà văn là nguyên nhân chính dẫn đến sự ngưng trệ của các hiện tượng văn học. Xét về logic thì không sai; bởi nếu coi văn chương là một hoạt động xã hội, thì chính người “sản xuất” ra sản phẩm phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai khác. Thế nhưng liệu có thỏa đáng khi nói nhà văn Việt Nam kém tài năng? Bởi trên thực tế, xét về năng khiếu, tư chất, văn nhân Việt không hề kém cạnh đồng nghiệp ngoại quốc. Hãy nhìn vào thành tựu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam chặng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sẽ thấy thực chất không phải như vậy. Họ đã làm được điều tưởng chừng bất khả thi, đó là kiến tạo một nền văn học hoàn toàn mới, về cơ bản có thể xếp ngang tầm với các nền văn học tiên tiến khác trên thế giới chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Phải gọi đấy là kỳ tích, một công việc công việc không dành cho những kẻ bất tài. Vì thế, cái nguyên nhân chủ yếu chi phối số phận của

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 73

một thể loại văn học trong trường hợp này không chỉ ở năng lực, năng khiếu cá nhân; vấn đề mấu chốt ở đây, theo chúng tôi, liên quan đến tâm thế sáng tạo của nhà văn. Chữ “tâm thế” trong trường hợp này được hiểu như một sự ý thức, một sự xác quyết về tư tưởng… của người cầm bút.

Tâm thế sáng tạo của nhà văn nước ta từ thời trung đại bước sang hiện đại, về cơ bản, là tâm thế “chấp nhận học hỏi” của kẻ đi sau; có thể diễn đạt bằng chữ “phỏng theo” mà Hồ Biểu Chánh đã dùng trong hồi ký khi nói về kinh nghiệp viết văn của ông. Đây là một ý nghĩ đã hằn sâu vào tâm thức của các thế hệ Nho sĩ và truyền đến các thế hệ sau. Thế nên có một thực tế hiển nhiên là lịch sử văn học nước ta luôn vận động trong tình trạng “bám đuổi” văn học nước ngoài (từ Trung Quốc rồi đến các nước Phương Tây). Cái đích đến trong cuộc chạy đua (để “hiện đại hóa”) thực ra chỉ thu vào hẹp vào chỗ làm sao bắt kịp với thiên hạ. Để có thể tiến nhanh, giải pháp “đi tắt” được lựa chọn thông qua việc tiếp thu và hoán cải sản phẩm của Phương Tây (một số người gọi là “tiếp biến”). Và chính điều này sẽ dẫn đến hiện tượng “nhanh nở chóng tàn”, phát triển rất nhanh nhưng không bền vững, không thể tiến xa của văn học Việt Nam mà thể lọai trinh thám là một ví dụ điển hình.

So với thể loại văn học trinh thám của Phương Tây, thể loại này ở nước ta có những điểm khác biệt quan trọng. Điều khác biệt trước tiên chính là nội dung câu chuyện. Truyện trinh thám Việt Nam rất hiếm trường hợp tỏ ra “thuần chủng”, thuần nhất; thường là pha phách, đa tạp về nội dung. Sự kết hợp giữa truyện thám tử, truyện vụ án với truyện kinh dị, phiêu lưu, mạo hiểm, kỳ tình… trong mỗi tác phẩm, tạo nên một hiện tượng “đa thể loại” rất khó định nghĩa. Đây gần như là một sự trái chiều so với quy luật vận động của truyện trinh thám Phương Tây; ở đấy sự phong phú chủ yếu bộc lộ trên “cấp độ” thể loại (với trinh thám cổ điển, trinh thám kinh dị, trinh thám đen, trinh thám hình sự…) chứ rất hiếm khi hợp nhập vào trong từng tác phẩm.

Lối truyện “hỗn hợp” về nội dung và tính chất, đường biên thể loại không rõ là dấu hiệu đặc trưng của văn học giao thời. Chính Thế Lữ cũng chủ trương “tôn chỉ đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam nên mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với Á Đông để gây một lối viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu” [2, tr.416-417]. Tất nhiên, lối văn đó có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu độc giả ở một thời điểm nhất định, nhưng không thể đi xa trong hành trình của văn học. Lý do thật đơn giản, chính sự ôm đồm (về nội dung, mục đích và cả phong cách nghệ thuật) đã cản trở sự phát triển của nó. Cũng vì thế nên hầu hết những tác giả đã thành danh ở địa hạt này, chỉ sau một thời gian ngắn, khi nhận ra giới hạn của cơ chế “tiếp biến” này, họ đều ngừng nghỉ hoặc rẽ sang lối khác.

Cảm nhận về giới hạn của truyện trinh thám theo lối truyện mô phỏng, tiếp biến này thể hiện rõ nhất qua trường hợp Phạm Cao Củng. Với tư cách một kiện tướng của thể loại trinh thám, những sáng tác quan trọng nhất của ông chủ yếu xuất hiện trong vòng một thập niên, mà đỉnh điểm là năm 1942. Về sau này, ông viết ít và gần như là đổi hướng. Khi nhìn lại sự nghiệp của mình, nhà văn đưa ra một kết luận khá bất ngờ vì nhuốm màu bi quan. Theo ông, nhà văn ta không thể đạt đến thành công như truyện trinh thám Phương

Tây. Lý do là vì hoàn cảnh xã hội, đời sống văn hóa khác quá nhau, nhưng quan trọng hơn là bởi cách nghĩ, cách viết của nhà văn ta không giống họ. Trong Hồi ký Phạm Cao Củng có đoạn: “Sự thực, viết truyện trinh thám ở nước ta rất khó, vì dân ta vốn tính bình dị, ngay trong xã hội ít thấy xảy ra những vụ trộm hay án mạng khả dĩ có thể gọi là ly kỳ, bí mật. (…). Chính vì thế mà luôn luôn tôi chỉ ao ước viết được những truyện trinh thám mà việc rất có thể xảy ra được trong xã hội Việt Nam, và vai chính cần phải có được những tính cách hoàn toàn Việt Nam” [3, tr.62].

Cái ao ước của Phạm Cao Củng là vô vọng bởi mâu thuẫn không thể hóa giải giữa “mô hình Phương Tây” và tâm thức văn hóa Việt Nam. Việc trình bày một câu chuyện trinh thám hiện đại theo mô thức “nhân – quả”, hoặc “thiện ác đáo đầu chung hữu báo” truyền thống theo nguyên lý tiếp biến chỉ là giải pháp nhất thời. Với cơ chế “cải tiến” trong sáng tạo văn chương thì chỉ có thể thành công trước mắt chứ về lâu dài là không thể. Muốn có tác phẩm văn học mang tầm vóc nhân loại thì mô phỏng, tiếp biến không bao giờ là giải pháp tối ưu.

3. Kết luận

Truyện trinh thám Việt Nam được hình thành trong bối cảnh văn học dân tộc đang trong quá trình hiện đại hóa. Cũng như hầu hết các thể loại thuộc phương thức tự sự khác, lộ trình của nó được khởi đi từ việc các nhà văn học tập, mô phỏng, tiếp biến tác phẩm văn học nước ngoài. Phương thức sáng tạo này đã sớm đưa lại những thành tựu cụ thể. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, truyện trinh thám Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, với một diện mạo khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đó chỉ là sự gặp gỡ, “giao cắt” có tính chất thời điểm, chứ chưa phải đã bắt nhịp được với sự phát triển của văn học trinh thám Phương Tây. Sự khác biệt về hoàn cảnh xã hội và tâm thức văn hóa cộng đồng đã khiến cho các nhà văn dù nỗ lực đến đâu, cũng không thể xóa bỏ được khoảng cách. Con đường “tiếp biến”, cải tiến trong văn học chỉ nên là giải pháp tình thế, không thể là kế sách lâu dài, lại càng không thể thay thế cho nỗ lực tự thân. Đó cũng chính là bài học về quy luật vận động của văn học nói chung, thể loại truyện trinh thám Việt Nam nói riêng.

CHÚ THÍCH

(*). Tác phẩm Murders trong nhà xác Rue của Edgar Allen Poe xuất bản năm 1841 được coi là truyện trinh thám đầu tiên trên thế giới.

(**). Có thể kể đến các truyện như X30 phá lưới của Đặng Thanh viết về điệp viên Phan Thúc Định, Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) lấy nguyên mẫu là sĩ quan tình báo Phạm Ngọc Thảo…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Kim Anh (chủ biên, 2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[2] Phạm Đình Ân (2006), Thế Lữ - Tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Phạm Cao Củng (2012), Hồi ký Phạm Cao Củng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[4] Thế Lữ (1997), Truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[5] Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.

(BBT nhận bài: 18/01/2016, phản biện xong: 18/02/2016)

74 Phan Thành Nhâm

CẤU TRÚC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA G.W.F. HEGEL

STRUCTURE OF STATE POWER IN G.W.F. HEGEL’S PHILOSOPHY OF LAW

Phan Thành Nhâm

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; [email protected]

Tóm tắt - Vấn đề quyền lực nhà nước chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong triết học pháp quyền của Hegel. Với Hegel, Nhà nước quân chủ lập hiến chính là thành tựu quan trọng của xã hội đương thời và là một mô hình nhà nước lý tưởng. Trong Nhà nước quân chủ lập hiến có sự phân công và thống nhất của giữa các quyền lực nhà nước, bao gồm quyền lực của quốc vương (tính cá biệt), quyền lực hành pháp (tính đặc thù) và quyền lực lập pháp (tính phổ biến). Ở Hegel, tuy không có sự tách biệt một cách tuyệt đối giữa các quyền lực nhà nước, nhưng trong triết học pháp quyền của Hegel vẫn thể hiện rõ tư tưởng về một Nhà nước pháp quyền hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước, từ đó chỉ ra những giá trị đối với thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Abstract - The issue of state power occupies an important position in Hegel's philosophy of law. For Hegel, the State of constitutional monarchy is a significant achievements of contemporary society and is an ideal state model. In a constitutional monarchy State , there is an assignment and agreement among the powers of the State, including the power of the monarch (individuality), the executive power (characteristics) and the legislative power (popularity). Although in Hegel ‘s law philosophy, there is no absolute separation among state powers, it still reflects the idea of a modern state ruled by law. Within the scope of this article, the author will focus on the basic content of Hegel's conception of state power, which indicates the practical value for building a state of law in Vietnam.

Từ khóa - quyền lực; nhà nước; triết học; pháp quyền, Hegel. Key words - power; state; philosophy; law; Hegel.

1. Đặt vấn đề

Học thuyết về nhà nước trong triết học pháp quyền của Hegel là sự phản ánh sâu sắc thực tiễn Tây Âu và nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, là sự kế thừa và phát triển tư tưởng về nhà nước trong lịch sử triết học phương Tây từ cổ đại đến cận hiện đại, nhất là tư tưởng của các triết gia lớn như Plato, Aristotle, Montesquieu, Rousseau, Kant, Fichte,... Tuy nhiên, việc lý giải học thuyết về nhà nước trong triết học pháp quyền của Hegel đã được tiến hành với những chiều kích khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Chủ nghĩa Marx đã tìm kiếm và khai thác những hạt nhân hợp lý và cách mạng trong triết học pháp quyền của Hegel - nhất là phép biện chứng của Hegel trong lĩnh vực chính trị - xã hội để xây dựng nên triết học duy vật về lịch sử và học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, chủ nghĩa Hegel mới, nhất là chủ nghĩa Hegel mới ở Đức lại khai thác những nội dung bảo thủ trong học thuyết chính trị - xã hội của Hegel để xây dưng nên một hệ tư tưởng phản động phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa phát xít Đức. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về triết học pháp quyền của Hegel nói chung và học thuyết về nhà nước của Hegel nói riêng mới được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa tương xứng với vị thế của Hegel trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Vì vậy, việc nghiên cứu học thuyết về nhà nước, nhất là nghiên cứu quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước là thực sự cần thiết và có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết chặt lọc những giá trị tinh túy nhất ẩn chứa trong những quan niệm ấy.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Vài nét về tiểu sử và triết học pháp quyền của Hegel

G.W.F. Hegel sinh năm 1770 tại Stuttgart, từng là sinh viên thần học trong những năm 1788 – 1793 tại một trường ở gần Tubingen. Ở đó, Hegel có được tình bạn với các sinh

viên cùng thời, như nhà thơ vĩ đại trong tương lai, Fridrich Holderlin, và F.D.E. Schelling, người mà sau này cùng với Hegel trở thành một trong những đại biểu của triết học Đức nửa đầu thế kỷ XIX. Tình bạn này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư tưởng triết học của Hegel, và trong một thời gian, cuộc sống tư duy của ba con người này đan quyện vào nhau hết sức chặt chẽ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hegel làm gia sư tại một số gia đình ở Bern, rồi Frankfurt, nơi ông viết những tác phẩm đầu tiên về chủ đề tôn giáo. Năm 1801, ông chuyển đến Jena, một thị trấn của bang Weimar, nơi Schelling trước đó cũng đã dời đến. Ở đó, ông đã được “rèn luyện”, và cho đến 1804 thì có sự cộng tác với Schelling. Trong thời gian này, triết học Hegel chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Schelling – người đã từng chịu ảnh hưởng, nhưng cũng đang trong tiến trình thoát khỏi tư tưởng của J.G. Fichte. Năm 1802, Hegel xuất bản tác phẩm triết học đầu tiên của mình, Sự khác nhau giữa hệ thống triết học của Fichte và hệ thống triết học của Schelling, trong đó ông lập luận rằng cách tiếp cận của Schelling thành công tại chính vấn đề mà Fichte thất bại trong công trình hệ thống hóa chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm của Kant, và thông qua đó mà hoàn thiện tư tưởng này.

Năm 1807, Hegel xuất bản Hiện tượng học tinh thần. Schelling cho rằng sự chỉ trích sâu cay trong Lời tựa của tác phẩm này là nhằm vào ông, và tình bạn của họ đã chấm dứt một cách đột ngột. Việc Jena bị quân đội Napoleon chiếm đóng đã khiến trường đại học tại đây phải đóng cửa, và Hegel cũng rời khỏi nơi này. Trong một thời gian ngắn ông làm biên tập viên cho một tờ báo ở Bamberg, và sau đó, từ năm 1808 đến 1816, là hiệu trưởng và giáo viên triết học của một trường trung học tại Nuremberg. Trong khoảng thời gian này ông viết và xuất bản Khoa học Lôgíc. Năm 1816, ông đảm nhận cương vị giáo sư triết học tại Đại học Berlin, vị trí được xem là danh giá nhất trong giới triết học Đức.

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 75

Khi còn ở Heidelberg, ông đã xuất bản Bách khoa toàn thư các khoa học triết học. Cũng như Khoa học lôgíc (“Đại lôgíc”), Bách khoa toàn thư các khoa học triết học cũng được chia thành ba phần: Phần thứ nhất là một phiên bản tóm lược Khoa học lôgíc (được gọi là “Tiểu lôgíc”); Phần thứ hai, Triết học tự nhiên; và Phần thứ ba, Triết học tinh thần. Giống như hình mẫu tam đoạn thức trong Triết học tinh thần, kết quả dẫn đến những triết lý về tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan và tinh thần tuyệt đối. Thành phần đầu tiên tạo nên triết học về tư duy; thành phần cuối cùng đưa đến triết học về nghệ thuật, về tôn giáo và về chính triết học. Triết học về tinh thần khách quan liên quan đến những hình mẫu khách quan về các tác động xã hội và các thể chế văn hóa, mà trong đó “tinh thần” được khách quan hóa. Trong phần Tinh thần khách quan của Triết học tinh thần, Hegel đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của triết học pháp quyền, bắt đầu từ Pháp luật (sở hữu, hợp đồng, và pháp quyền chống lại sự phi pháp), đến Luân lý (mục đích, ý định và phúc lợi, thiện và ác) và kết thúc ở Đời sống đạo đức (gia đình, xã hội dân sự, nhà nước và lịch sử thế giới).

Những ý tưởng của Hegel về nhà nước và pháp quyền trong triết học tinh thần khách quan tiếp tục được ông phát triển và hoàn thiện trong cuốn sách có nhan đề Các nguyên lý của triết học pháp quyền (1821) đã được Hegel xuất bản như sách giáo khoa cho các bài giảng của ông tại Berlin, về bản chất nó tương xứng như một phiên bản phát triển hơn nữa phần “Tinh thần khách quan” trong Triết học tinh thần. Tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền có kết cấu theo mô hình tam đoạn thức hay được Hegel ưa dùng, gồm 3 phần, mỗi phần lại gồm 3 chương, nghiên cứu ba lĩnh vực quan trọng của triết học pháp quyền là Pháp quyền trừu tượng, Luân lý và Đời sống đạo đức.

Trong “Pháp quyền trừu tượng”, Hegel bàn đến quan niệm về sở hữu, tiếp theo đó là hợp đồng và sự phi pháp. Điều được quan tâm đặc biệt ở đây là việc Hegel đã luận chứng triết học đối với quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân với tư cách là những nhân thân. Với Hegel thì quyền sở hữu tài sản là một quyền tự nhiên của con người. Tuy nhiên, Hegel đã đi xa hơn và cũng là một điểm khác biệt lớn so với quan điểm của các nhà triết học mácxít sau này, là ông đã khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn của quyền tư hữu tài sản.

Trong Phần hai của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền có tiêu đề là “Luân lý” cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa pháp quyền và luân lý (đạo đức), giữa triết học pháp quyền và đạo đức học của Hegel. Điều này được thể hiện trong sự triển khai khái niệm pháp quyền trong lĩnh vực luân lý. Sự phát triển tiếp theo của tinh thần được Hegel triển khai trong Phần ba “Đời sống đạo đức”. Đây là phần quan trọng nhất trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học của pháp quyền của Hegel. Mô hình tam đoạn thức thu nhỏ của Hegel được thể hiện rất rõ trong sự khai triển nội dung của nó. Đầu tiên là những quan điểm tiến bộ của Hegel về gia đình, và đây cũng là nội dung dễ hiểu nhất mà những nhà nghiên cứu triết học có thể thấy ở hệ thống triết học của Hegel. Bởi Hegel là người ủng hộ cho chế độ hôn nhân một vợ một chồng vốn được ghi nhận trong giáo lý của Kitô giáo, ông đề cao chức năng của gia đình và hôn 1 Mômen (Moment) là từ khó dịch trọn nghĩa. Khi Hegel nhấn mạnh tính tương hỗ qua lại và tính không thể tách rời của những bộ phận của một cái toàn bộ hay của tính toàn thể, ông thường gọi chúng là những Moment.

nhân tự nguyện dựa trên tình yêu nam nữ. Tuy nhiên, nội dung có giá trị nhất và cũng là nội dung gây tranh cãi nhiều nhất là quan niệm của Hegel về nhà nước.

2.2. Sự phân chia và thống nhất quyền lực nhà nước trong triết học pháp quyền của G.W.F. Hegel

Trong lịch sử triết học phương Tây, tư tưởng về quyền lực nhà nước đã có những bước phát triển vượt bậc vào thời kỳ Khai sáng Pháp, nhất là trong tư tưởng triết học của Montesquieu, khi tam quyền phân lập đã trở thành một nguyên tắc cơ bản cho sự phân chia và hoạt động của bộ máy quyền lực nhà nước – đây cũng là điểm nổi bật trong triết học chính trị của Montesquieu. Tuy nhiên, trong triết học pháp quyền, Hegel không đồng tình với mô hình tam quyền phân lập, bởi theo ông, “nếu các quyền lực – tức những cái được gọi là quyền hành pháp và quyền lập pháp – đạt được sự độc lập – tự tồn, thì sự phá hủy Nhà nước đã lập tức được thiết định ”[4, tr.725].

Ở Hegel, tuy có sự phân biệt giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, nhưng đó chỉ là sự phân biệt giữa các mômen1 cấu thành của một hệ thống quyền lực nhà nước thống nhất. Do đó, thay vì phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lực lập pháp, hành pháp, và tư pháp giống như Montesquieu, Hegel lại chủ trương phân chia quyền lực nhà nước tương ứng với cấu trúc tư biện của Khái niệm: tính phổ biến – quyền lập pháp; tính đặc thù – quyền hành pháp; tính cá biệt - quyền lực của quốc vương trong chính thể quân chủ lập hiến. Còn riêng quyền lực tư pháp và cảnh sát nằm trong quyền hành pháp và thuộc về xã hội dân sự.

Theo cấu trúc của mômen quyền lực nhà nước, đúng lẽ, Hegel phải triển khai quyền lực lập pháp trước, nhưng trong triết học pháp quyền, ông lại bắt đầu từ quyền lực của quốc vương – tức bắt đầu từ tính cá biệt chứ không phải là tính phổ biến giống như tiến trình lôgíc quen thuộc của Hegel. Điều này dường như cho thấy sự băn khoăn, do dự và giằng xé nội tâm của Hegel trước diễn biến phức tạp của thời cuộc, của thực tiễn chính trị đầy biến động lúc bấy giờ. Nhưng, Hegel đã biện minh điều này như sau: “Ta bắt đầu với quyền lực của quốc vương, tức là, với mômen của tính cá biệt, vì nó bao hàm trong mình ba mômen của Nhà nước xét như một cái toàn thể. Nói khác đi, cái “Tôi” là cái cá biệt nhất đồng thời là cái phổ biến nhất” [4, tr.737].

Quan niệm của Hegel về quyền lực của quốc vương là một trong những nội dung tư tưởng gây ra sự phản ứng gay gắt từ phía các nhà triết học macxit sau này, bởi nó chứa đựng những yếu tố duy tâm thần bí và cả sự thỏa hiệp của Hegel trước Nhà nước Phổ. Tính chất duy tâm và thần bí được thể hiện ngay trong những lý giải của Hegel về nguồn gốc quyền lực của quốc vương. Theo Hegel, quyền lực của quốc vương là cái gì đó thiêng liêng giống như là biểu tượng của quốc gia dân tộc trong thế giới hiện đại và quyền lực của quốc vương là mặc nhiên không cần phải chứng minh. Nguồn gốc sinh đẻ tự nhiên chính là yếu tố quan trọng quyết định một cá nhân có được vị trí của một quốc vương. Việc thừa nhận nguồn gốc tự nhiên và tính chất thừa kế đối với duy nhất vị trí quốc vương đã gây ra sự phê phán và e ngại ở nhiều người đối với nguy cơ của sự yếu

76 Phan Thành Nhâm

kém về tài năng cũng như phẩm chất đạo đức của vị quốc vương. Tuy nhiên, “trong một Nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh, vấn đề đặt ra cho cơ quan quyền lực tối cao chỉ là một quyết định hình thức, và tất cả những gì cần đến ở một vị quốc vương là nói “Đồng ý” và đặt dấu chấm lên chữ “I” (…) Trong một chính thể quân chủ có nề nếp, phương diện khách quan chỉ là công việc của luật pháp, còn vị quốc vương chỉ đơn thuần bổ sung thêm vào đó cái “Ta muốn” chủ quan của mình thôi [4, tr. 752].

Nhìn chung, quyền lực của quốc vương trong chính thể quân chủ lập hiến giống như quyền lực của một nguyên thủ quốc gia trong các mô hình Nhà nước hiện đại ngày nay. Trước hết, quốc vương có quyền ân xá đối với những kẻ phạm tội, và quyền ân xá này theo Hegel là một trong những sự thừa nhận cao nhất về sự tôn nghiêm của Tinh thần (ở Việt Nam, quyền ân xá là quyền đặc thù của Chủ tịch nước với tư cách là một nguyên thủ quốc gia). Tiếp đó quốc vương còn có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm những cá nhân trong chừng mực hoạt động của những cá nhân ấy có quan hệ trực tiếp với quốc vương; và mômen cuối cùng của quyền lực quốc vương có liên quan đến cái phổ biến tự mình và cho mình, hiện diện một cách chủ quan trong lương tâm của quốc vương, trong hiến pháp và pháp luật xét như một cái toàn bộ.

Trong triết học pháp quyền của Hegel, vấn đề quyền lực của quốc vương gắn liền với vấn đề chủ quyền Nhà nước. Xét về chủ quyền đối ngoại của Nhà nước, quốc vương là người có trách nhiệm trực tiếp và duy nhất trong việc chỉ huy lực lượng vũ trang, xử lý quan hệ với các Nhà nước khác thông qua các sứ thần, quyết định về chiến tranh và ký kết các hiệp ước, công ước quốc tế và khu vực, hay nói cách khác quốc vương với tư cách là nguyên thủ quốc gia là người đại diện cho một quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, chủ quyền đối ngoại là một cái gì đó hạn chế hơn nếu so sánh với chủ quyền đối nội, bởi theo Hegel, trong chính thể quân chủ phong kiến thời xưa, Nhà nước tất nhiên có chủ quyền đối ngoại, nhưng về mặt chủ quyền đối nội, không chỉ bản thân vị quốc vương mà cả Nhà nước đều không có. Hegel cho rằng, sẽ là một sự ngộ nhận rất thông thường khi đánh đồng chủ quyền với chủ nghĩa chuyên chế, bởi theo ông, chủ nghĩa chuyên chế là tình trạng vô pháp luật nói chung, ở đó, ý chí đặc thù xét như là ý chí đặc thù của một ông vua hay là của nhân dân đều được xem như pháp luật hoặc có ý nghĩa thay thế cho pháp luật, trong khi đó chủ quyền nhà nước phải được tìm thấy trong tình trạng hợp pháp và hợp hiến, tức là trong một nhà nước quân chủ lập hiến, khi mà hiến pháp và pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho quyền lực của quốc vương và quốc vương cai trị phải dựa vào chúng. Với quan niệm như vậy, cho dù những luận giải của Hegel về quyền lực của quốc vương còn nhiều hạn chế, mang tính chất duy tâm và khiên cưỡng thì cũng không thể phủ nhận rằng xét một cách tổng thể học thuyết về nhà nước của ông thể hiện rõ một Nhà nước pháp quyền thực sự.

Tiếp sau quyền lực của quốc vương, Hegel bàn đến quyền lực hành pháp. Theo Hegel, nhiệm vụ của quyền lực hành pháp là giữ vững pháp luật và các lợi ích phổ biến của Nhà nước, đảm bảo luật pháp và công lý được thực thi. Ở Hegel, quyền lực hành pháp bao gồm cả quyền tư pháp và

cảnh sát, tức là các quyền lực có quan hệ trực tiếp đến các công việc đặc thù của xã hội dân sự và có quan hệ mật thiết với quyền lực của quốc vương. Hegel viết: “Việc thực thi và áp dụng các quyết định của quốc vương, và, nói chung, việc tiếp tục thực hiện và giữ vững các quyết định, các luật lệ, định chế và tổ chức đã có vì mục đích chung v.v… được phân biệt với bản thân các quyết định. Nói chung, nhiệm vụ thâu gồm này thuộc về quyền hành pháp.” [4, tr. 762]

Trong lý luận về quyền hành pháp, Hegel đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công chức, viên chức – những người làm việc trực tiếp trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hegel cho rằng, “những thành viên của chính phủ và đội ngũ công chức hình thành nên bộ phận chính yếu của tầng lớp trung lưu, hiện thân cho trí tuệ được đào luyện và ý thức pháp luật của quần chúng” [4, tr. 772]. Như vậy, tầng lớp trung lưu bao gồm những viên chức nhà nước - những người có ý thức chính trị và trình độ giáo dục nổi bật nhất, là trụ cột của Nhà nước về phương diện tính tôn trọng pháp luật và trí tuệ. Vì thế, theo Hegel, Nhà nước nào không có tầng lớp trung lưu thì vẫn chưa đạt đến cấp độ cao. Khác với vị trí quốc vương chủ yếu do dòng dõi và nguồn gốc tự nhiên của việc sinh đẻ mang lại, những cá nhân để có thể làm việc và đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong các cơ quan hành pháp cần phải có tri thức và sự chứng minh về năng lực của mình. Do đó, Nhà nước luôn đảm bảo bất kỳ công dân nào cũng có cơ hội trở thành công chức, viên chức nhà nước – tức trở thành tầng lớp phổ biến của xã hội nếu hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết. Ngoài ra, Hegel còn yêu cầu công chức trong khi thực thi công vụ phải biết hy sinh việc thỏa mãn những mục đích chủ quan của mình, và qua đó mang lại cho họ quyền tìm thấy sự thỏa mãn trong việc hoàn thành nghĩa vụ và chỉ trong việc này mà thôi. Bởi vậy, mối quan hệ giữa các công chức với cơ quan nhà nước không phải được thiết lập đơn thuần trên cơ sở quan hệ hợp đồng, mặc dù có sự thỏa thuận giữa hai bên. Người công chức không phải được thuê như một nhân viên để làm công việc ngẫu nhiên, mà phải biến quan hệ của mình thành mối quan tâm chủ yếu của sự hiện hữu đặc thù và mang tính tinh thần của chính mình. Vì thế, nhiệm vụ của người công chức phải thực hiện, trong tính cách trực tiếp của nó, là một giá trị tự mình và cho mình; và “để cho sự trong sạch, tôn trọng pháp luật và khoan hòa trong cung cách hành xử của các viên chức trở thành tập tục thì cần phải có sự giáo dục về đạo đức và trí tuệ…” [4, tr. 772].

Với sự tinh tế của mình, trong quan niệm về quyền lực hành pháp, Hegel đã sớm nhận thấy nguy cơ lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan công quyền, từ những người công chức và viên chức nhà nước. Việc chống lại sự lạm dụng quyền lực từ phía cơ quan công quyền và các viên chức nhà nước, theo Hegel, “một mặt, là trách nhiệm trực tiếp của hệ thống cấp bậc trong bộ máy nhà nước, nhưng mặt khác, nằm trong thẩm quyền chính đáng của những hội đoàn, những tổ chức địa phương ngăn chặn không cho sự tùy tiện chủ quan của các quan chức được can thiệp vào công việc riêng của mình và bổ sung sự kiểm soát từ bên dưới cho sự kiểm soát từ bên trên vốn không thể theo dõi đến tận cá nhân” [4, tr. 770 – 771].

Như vậy, trong quan niệm của Hegel, những hạn chế của việc kiểm soát Nhà nước từ bên trên chủ yếu là do lợi

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 77

ích chung của quan chức câu kết lại thành phe nhóm chống lại cấp trên lẫn dân chúng. Do đó, cần có sự kiểm soát của các tổ chức, hiệp hội trong xã hội dân sự và cần sự can thiệp cao hơn của quốc vương. Nhìn chung, quan niệm về quyền hành pháp trong học thuyết về Nhà nước của Hegel chứa đựng những điểm tiến bộ, đặc biệt là việc đề cao vai trò, trách nhiệm, những phẩm chất đạo đức và tài năng của công chức, viên chức nhà nước.

Trong triết học pháp quyền của Hegel, quyền lực lập pháp tương ứng với mômen tính phổ biến trong cấu trúc tư biện của quyền lực nhà nước. Vì vậy, trong quan niệm của Hegel, sự phân biệt giữa quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp giống như là sự phân biệt giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong cùng mômen quyền lực nhà nước, đó là sự phân biệt khái quát giữa đối tượng của một sự ban bố luật pháp với những gì dành cho việc quy định của các cơ quan hành chính hay các điều chỉnh của chính quyền. Cái trước chỉ bao gồm những gì hoàn toàn có tính phổ biến về nội dung – tức những quy định pháp luật, trong khi cái sau bao gồm cái đặc thù cũng như những cách thức và phương tiện để các biện pháp được thực thi. Như vậy, ở Hegel, tuy có sự phân biệt giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, nhưng giữa chúng không tồn tại một cách độc lập, mà ngược lại, quyền lực lập pháp xét như cái Toàn bộ thường xuyên chịu sự tác động của mômen quân chủ như là quyền lực của sự quyết định tối hậu; và thứ hai là quyền hành pháp như là mômen tư vấn. Hay nói một cách khác, quyền lực của quốc vương, quyền hành pháp, quyền lập pháp trong quan niệm của Hegel là có sự thống nhất, không tách rời nhau. Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel cho rằng,“một trong những quan niệm sai lầm về Nhà nước là cho rằng các thành viên của hành pháp cần được loại ra khỏi các cơ quan lập pháp như đã xảy ra, chẳng hạn, trong Quốc hội lập hiến [của Pháp]. Ở nước Anh, các bộ trưởng phải là các thành viên của Nghị viện và điều ấy là đúng đắn, vì những ai tham gia chính phủ thì phải liên kết với quyền lập pháp chứ không phải đối lập lại nó. Quan niệm về cái gọi là sự độc lập của các quyền lực cần phải độc lập với nhau, thậm chí hạn chế nhau. Nhưng, nếu chúng độc lập với nhau thì sự thống nhất của Nhà nước – vốn là đòi hỏi cao nhất – sẽ bị thủ tiêu”[4, tr. 778 – 779].

Hạt nhân trong học thuyết về quyền lập pháp của Hegel chính là lý luận về quyền cử đại biểu từ các tầng lớp trong xã hội dân sự tham gia vào công việc của Nhà nước. Với Hegel, các tầng lớp của xã hội dân sự chỉ có thể tham gia vào các công việc chính trị của Nhà nước một cách gián tiếp thông qua cơ chế cử đại biểu và ông không đồng tình với quan điểm cho rằng mọi cá nhân đều có thể tham gia vào công việc phổ biến của Nhà nước, bởi quan điểm ấy muốn tìm cách gieo vào cơ chế hữu cơ của Nhà nước một yếu tố dân chủ nhưng không có hình thức hợp lý tính. Do đó, ý tưởng của Hegel về việc tham gia của nhân dân vào quyền lập pháp phải được thực hiện dưới hình thức đại diện các tầng lớp được tổ chức, chứ không phải từ những đại biểu được bầu bởi những nhân thân riêng tư và cô lập như ngày nay. Như thế, những công dân riêng lẻ chỉ tham gia vào quyền lực chính trị một cách gián tiếp, thông qua các nhóm hay các tổ chức, hiệp hội trong xã hội dân sự, vì chỉ trong phạm vi của hiệp hội, cộng đồng, cá nhân mới đạt tới sự quy

định hiện thực và sống động như là cái phổ biến, và cánh cửa luôn rộng mở cho cá nhân có thể tham gia bất kỳ tầng lớp nào, kể cả tầng lớp phổ biến nếu đủ năng lực. Các đại biểu được bầu từ các tầng lớp trong xã hội dân sự chính là những người nắm rõ các hoạt động của viên chức nhà nước ở cấp dưới vốn ít được cấp trên của họ biết đến, và dựa vào sự phê bình, góp ý của các đại biểu, nhất là sự phê bình công khai sẽ buộc các viên chức phải tiếp thu và áp dụng những ý kiến sáng suốt ấy trước và trong khi thực hiện các đề án của họ, phù hợp với những động cơ trong sáng nhất. Vì vậy, những cá nhân được bầu phải dành cho cái phổ biến sự ủng hộ cơ bản và không được đặt lợi ích phổ biến dưới lợi ích đặc thù của một cộng đồng hay một hiệp hội.

3. Đánh giá

Trong triết học pháp quyền, Hegel chủ yếu nghiên cứu quyền lực nhà nước trong mô hình Nhà nước quân chủ lập hiến với ba mômen quyền lực: quyền lực của quốc vương (tính cá biệt), quyền hành pháp (tính đặc thù) và quyền lập pháp (tính phổ biến). Ở Hegel, quyền lực nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc có sự phân chia và thống nhất không giống với thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu – một học thuyết pháp quyền đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều chính trị gia, nhiều nhà tư tưởng hiện đại. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, học thuyết của Hegel về quyền lực nhà nước là một bước thụt lùi so với tư tưởng của các Nhà Khai sáng Pháp. Tuy nhiên, ở đây, tôi nhận thấy những điểm tích cực đáng ghi nhận ở Hegel với tư cách là một trong những triết gia đã sớm nhận ra những hạn chế của mô hình tam quyền phân lập, nhận thấy những nguy cơ phá vỡ tính thống nhất cần thiết của quyền lực nhà nước; và một điều tinh tế hơn là ở chỗ Hegel đã ngầm tách quyền tư pháp ra khỏi mômen quyền lực nhà nước để gửi gắm nó trong xã hội dân sự - một lĩnh vực nằm ngoài Nhà nước. Vì thế, trong triết học pháp quyền, Hegel luôn khẳng định tính tối cao của pháp luật và tầm quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hoạt động của tòa án phải diễn ra một cách công khai và tuân theo những thủ tục tố tụng. Hegel cho rằng, bất kỳ “thành viên nào trong xã hội dân sự cũng có quyền có mặt cũng như có nghĩa vụ trình diện trước tòa và chỉ chấp nhận quyết định của tòa khi tranh tụng về quyền của mình” [4, tr. 589]. Sự độc lập tư pháp không những quan trọng cho việc bảo tồn sự tối thượng của Hiến pháp và hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực hợp hiến, mà còn quan trọng trong việc bảo vệ các cá nhân. Các phán quyết của tòa án không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan chính quyền nào, và họ cũng không bị giới hạn bởi ý muốn tạm thời của quần chúng. Nhiều khi quyết định của tòa án thông qua các thẩm phán còn có thể đi ngược lại ý muốn của quần chúng. Như vậy, trong triết học pháp quyền của Hegel, vẫn có được tính độc lập tương đối của quyền tư pháp so với các quyền lực nhà nước khác – Đây là đặc trưng quan trọng và là điều kiện không thể thiếu để có được Nhà nước pháp quyền trong hiện thực. Điều này càng cho thấy tính hiện đại và sự tương thích giữa quan niệm về Nhà nước của Hegel với học thuyết về Nhà nước pháp quyền.

Ngoài ra, Hegel nhận thấy việc phân tán hay tách biệt quyền lực càng lớn, càng sâu thì việc kiểm soát quyền lực

78 Phan Thành Nhâm

càng bị hạn chế và càng ít có tính khả thi. Sự chuyên biệt hóa cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Hegel cho rằng, việc đồng nhất (tức là quyền lực tập trung vào một chỗ) hoặc tách biệt hoàn toàn các cơ quan quyền lực của Nhà nước đều không phải là phương án tối ưu. Bởi vậy, theo Hegel, trong Nhà nước pháp quyền không nhất thiết phải có sự phân quyền hay phân công thuần túy dựa trên chức năng chuyên biệt mà nên có sự phân công quyền lực trong sự thống nhất. Mặc dù mô hình tam quyền phân lập được đa số quốc gia phương Tây hiện đại như Anh, Mỹ, Pháp lựa chọn, nhưng những ý tưởng của Hegel về sự phân công và thống nhất quyền lực nhà nước lại có nhiều điểm tương đồng với lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Như vậy, tam quyền phân lập rõ ràng không phải là điều kiện và tiêu chí bắt buộc, không phải là con đường duy nhất để có được Nhà nước pháp quyền. Về điểm này, học thuyết về quyền lực nhà nước của Hegel đã chứa đựng những điểm mới làm phong phú thêm lý luận về Nhà nước pháp quyền hiện đại. Trong triết học pháp quyền, Hegel luôn nhấn mạnh đến tính thống nhất của quyền lực nhà nước và không đồng tình với thuyết tam quyền phân lập của Nhà Khai sáng Pháp, nhưng trong quan niệm của Hegel vẫn thể hiện rõ tư tưởng về một Nhà nước pháp quyền và Nhà nước hiến định. Theo dịch giả Bùi Văn Nam Sơn thì điều này được thể hiện rõ ở ba phương diện: thứ nhất, Nhà nước không phải là bộ máy quyền lực đơn thuần mà được cai quản bởi pháp luật như là tồn tại hiện có của ý chí tự do; thứ hai, là Nhà nước hiến định theo nghĩa của công pháp đối nội và đối ngoại; và sau cùng là Nhà nước áp dụng luật dân sự và hình sự theo quy trình tố tụng minh bạch. Hegel luôn xem việc bảo đảm bằng định chế cho những quyền hạn cá nhân cụ thể trong gia đình, nghề nghiệp, sự quản trị và thực thi công lý, hiệp hội và sự đại diện chính trị là ưu việt hơn quyền hạn danh nghĩa. Việc không nhấn mạnh đến cơ chế bảo vệ những quyền cá nhân, kể cả quyền của thiểu số trước sự lạm quyền có thể có của Nhà nước đúng là một chỗ yếu trong phác đồ của Hegel.

Nhưng cũng không vì thế mà có thể tước bỏ tính hiện đại trong mô hình của Hegel, khi ông nhấn mạnh yêu cầu khá quen thuộc ngày nay về một sự kết hợp giữa Nhà nước pháp quyền và Nhà nước xã hội. Vì vậy, giá trị của những quan điểm của Hegel về Nhà nước là ở chỗ, chức năng bạo lực, cưỡng bức của nó không chiếm vai trò quan trọng lắm. Điều chủ yếu – đó là định hướng xã hội và pháp lý của hoạt động Nhà nước, bản chất định hướng sâu sắc, tính lý trí và hữu ích của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân.

4. Kết luận

Nhìn chung, trong triết học pháp quyền, Hegel đã phân chia quyền lực nhà nước theo cấu trúc tam đoạn thức quen thuộc gồm quyền lực của quốc vương, quyền hành pháp và quyền lập pháp tương ứng với ba mômen: tính cá biệt, tính đặc thù và tính phổ biến của Khái niệm. Việc phân chia quyền lực nhà nước như vậy cho thấy sự khiên cưỡng và gượng ép của Hegel, nhưng, đúng như Engels đã nhận xét thì đằng sau những kết cấu gượng gạo trong các công trình nghiên cứu của Hegel chứa đựng vô vàn những tư tưởng quý báu mà đến nay vẫn còn có giá trị. Vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề quyền lực nhà nước trong triết học pháp quyền của Hegel chúng ta thấy rằng, thực chất cấu trúc quyền lực không chỉ gồm ba mômen: quyền lực của quốc vương, quyền lực hành pháp và quyền lực lập pháp mà còn có quyền lực tư pháp và sức mạnh của công luận hay tự do ngôn luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, Triết học pháp quyền Hegel, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

[2] G.W.F. Hegel, Philosophy of Mind, Oxford Clarendon Press, 1894.

[3] G.W.F. Hegel, Bách khoa thư các khoa học triết học I - Khoa học lôgíc, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.

[4] G.W.F.Hegel, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010.

[5] Paul Redding, Thông diễn học của Hegel, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006.

(BBT nhận bài: 08/12/2015, phản biện xong: 08/01/2016)

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 83

CON NGƯỜI PHỨC CẢM TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

HUMANS WITH COMPLEXES IN VIETNAMESE NOVELS IN THE EARLY DECADE OF THE XXI CENTURY

Văn Thị Phương Trang

Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông, TP. Hội An; [email protected]

Tóm tắt - Trong quá trình nghiên cứu vô thức, Freud đã khám phá ra rằng, trong cõi sâu thẳm của con người luôn tồn tại những mặc cảm. Con người thường có xu hướng tự soi và mặc cảm với chính mình. Sự mặc cảm cũng là một trạng thái của vô thức, ngay cả khi con người cố ý thức về mình thì hút sâu trong tâm hồn ấy vẫn tồn tại những cảm giác mặc cảm. Trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, các nhà văn đã thể hiện một cách chân thật và sinh động những ngóc ngách bên trong tâm hồn con người. Hình tượng con người phức cảm trở thành một kiểu nhân vật, được khắc họa với tất cả những ẩn ức, những nỗi đau trở thành nỗi trăn trở trên từng trang viết. Ở phạm vi bài viết ngắn này, người viết đi sâu vào các kiểu con người như: con người với mặc cảm hoạn, con người với mặc cảm thân phận, con người với mặc cảm oedipe...

Abstract - While researching into unconsciousness, Freud discovered that there always exist complexes in the innermost of the human heart. Humans tend to self-reflect and feel complexes about themselves. A complex is a state of unconsciousness, which exists in the deep corner of the soul even when we are in full self-awareness. In Vietnamese novels published in the early decade of the 21st century, their authors have made a true vivid account of every nook and cranny in the human soul. The image of humans with complexes has become a type of character depicted with all their writhes and pains that became great concerns on every single page of the novels. In the scope of this paper, the researcher provides an insight into the following types of human: one with an emasculation complex, one with a complex about their status, one with an Oedipus complex, …

Từ khóa - mặc cảm hoạn; mặc cảm thân phận; mặc cảm oedipe;vô thức; con người phức cảm.

Key words - emasculation complex; status complex; Oedipus complex; unconsciousness; humans with complexes.

1. Đặt vấn đề

Trong quá trình nghiên cứu về vô thức, Freud cũng đã khám phá ra trong cõi sâu thẳm con người luôn tồn tại những mặc cảm. Con người thường có xu hướng tự soi và mặc cảm với chính mình. Từ ngàn xưa, con người đã tự đặt mình trong mối tương quan với vũ trụ để tự thấy mình thật nhỏ bé. Sự mặc cảm cũng là một trạng thái của vô thức, ngay cả khi con người cố ý thức về mình thì hút sâu tâm hồn ấy vẫn cảm giác những mặc cảm. “Mặc cảm vốn là một cơ chế tâm lý, diễn ra trong tất cả các mối quan hệ xã hội của con người, là trạng thái có thật trong đời sống con người, bị dồn nén trở thành những ẩn ức sinh lý, có thể bùng phát thành hành vi cụ thể” [6, tr. 60]. Freud đã gọi tên những mặc cảm ấy là mặc cảm thân phận, mặc cảm tàn phế, mặc cảm oedipe. Chính sự dằn xé giữa những mặc cảm sẽ đẩy con người vào ám ảnh, ẩn ức. Các nhà tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ XXI thường tập trung khắc họa con người phức cảm như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, để từ đó phản ánh hiện thực cuộc đời với muôn ngàn ngả rẽ với tất cả những suy tư, trăn trở...

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Con người với mặc cảm thân phận

Học trò của Freud - Alfried Adler cũng đã tìm hiểu về mặc cảm tự ti của con người. Đó là trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người khi nhu cầu bản năng bị kiềm nén, là mâu thuẫn mặc cảm về thân phận, về những sự tồn tại của mình trong cuộc đời khi sự tồn tại ấy không thể mang lại cho con người sự thỏa mãn trong ý thức. Nhân vật trong tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ XXI luôn mang trong mình cảm giác về sự bất hạnh, sự thiệt thòi khi chính họ cũng đã chịu nhiều mất mát từ hoàn cảnh. Họ tự thu mình trong lớp vỏ bọc, tự cách xa thế giới bên ngoài để sống trong nỗi giày vò, ám ảnh chính mình.

Xuân Từ Chiều của Y Ban đã chạm đến nỗi mặc cảm thân phận của những người đàn bà. Muôn đời, dù xã hội có phát triển đến đâu thì những người đàn bà vẫn không thể thoát khỏi số kiếp của mình dù chỉ trong ý thức. Nhiều khi chính họ đã vùi dập mình, rồi tự họ rước lấy mặc cảm thân phận như một định mệnh không thể thoát. Ngay cả người phụ nữ có vẻ rất hiện đại, có học thức như Xuân cũng cay đắng nhận ra “đời nào thì phụ nữ cũng chịu thiệt thòi, em ơi. Nhà nghèo cũng tại mình, chồng hư cũng tại mình, không con không cái cũng tại mình” [4, tr. 75]. Ba người đàn bà là ba thân phận, ba số kiếp nhưng cùng những thăng trầm và bất hạnh. Trong ba người đàn bà ấy, Chiều là người chịu đựng nhiều nhất, khốn khổ nhiều nhất và tự trói mình trong mặc cảm. Người đàn bà ấy không phải chết vì nghèo khổ, túng thiếu hay bệnh tật, mà chết vì cô đơn, vì lạc lõng, vì mặc cảm tự ti của mình.

Thường phụ nữ là người hay mặc cảm về thân phận. Người nào càng nhạy cảm, càng mong manh, càng hay suy nghĩ, lại càng hay tự trói mình vào những mặc cảm tự ti như thế. Tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ hay xoáy sâu vào thân phận phụ nữ. Mai Trừng của Hồ Anh Thái cũng mang trong mình nỗi mặc cảm thân phận. Cái sứ mệnh trừng phạt cái Ác kia trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người và của chính cô, buộc cô phải trốn mình vào cửa Phật, và bỏ đi từ sau cái đêm chuông chùa đột nhiên biến mất. Những số kiếp đàn bà trở nên rẻ mạt trong thân phận người vợ bị ruồng rẫy, thân phận gái điếm, hay một cái gì tương tự. Đó là nỗi oán hận của bà Phước khi bị chồng ruồng bỏ. Hay nỗi mặc cảm của Giang – một phóng viên nhà báo mới ra trường, chấp nhận đánh đổi một đêm để nhận lấy tờ giấy quyết định gấp làm tư, lộ rõ chữ ký và con dấu biên chế tại cơ quan ông. Giang đã ôm nỗi nhục nhã, dằn vặt khi phát hiện mình có thai. Bản năng người mẹ không thể vượt qua nỗi mặc cảm khi “ngoài nỗi

84 Văn Thị Phương Trang

day dứt, tôi còn rất sợ có thêm một cái mặt lưỡi cày và một nhân cách hèn hạ. Khi đó tôi sẽ căm thù chính con mình đẻ ra. Tôi cố gắng nhớ lại cái giây phút papa làm điều đó với tôi để may ra có thể loại giả thiết đó đáng xấu hổ kia. Nhưng tất cả chỉ càng củng cố thêm giả thiết ấy hoàn toàn có căn cứ” [1, tr. 69]. Và rồi, sau bao nhiêu đau đớn, dằn vặt người đàn bàn khổ khổ ấy chọn giải pháp tự tay giết chết con mình – đứa con chưa kịp tượng hình. Sự tồn tại của nó chính là nỗi mặc cảm ghê gớm đối với cô cho đến khi cái khối nhầy đó vừa trôi ra khỏi cơ thể. Rõ ràng, Giang đã phải trải qua một quá trình tâm lý đau đớn, phức tạp giữa bao nhiêu dằn vặt. Cuộc sống đày ải tâm hồn con người vào những ngõ cụt, để bật lên những tiếng bi thương.

Con người muôn đời vẫn luôn trăn trở về mình. Và họ càng đau đáu hơn khi nhận ra chính mình. Đó là nguồn gốc của nỗi mặc cảm thân phận, là bi kịch muôn kiếp mà chính con người phải chịu đựng, phải tự đày đọa mình. Nghèo khổ, bệnh tật cũng dễ đẩy người ta vào mặc cảm. Bạch Đàn trong Hồ sơ một tử tù cũng đã từng rơi vào nỗi mặc cảm thân phận khi lần đầu tiên bước vào giảng đường đại học. Thằng bé trong Giã biệt bóng tối suốt đời sống trong nỗi tủi nhục, hèn hạ khi đồng tiền đã đẩy nó vào cái thân phận không phải của một con người. Bóng tối bao phủ quanh nó là bóng đêm của tội lỗi, của nghiệt ngã mà cuộc đời đã trút hết lên nó, và đồng thời là thứ bóng đêm đông đặc đầy mặc cảm đang đè nén lên tâm hồn nó. “Bóng tối bọc chặt lấy tôi. Tôi thấy mình cứ chìm mãi vào khoảng đen ngòm, y như lúc tôi rơi xuống hố nước thải.” [3, tr. 85]. Ở Thiên thần sám hối, nỗi mặc cảm tội lỗi của người gã bốc vác sau khi đã giết người trở thành một ám ảnh. Có lúc, anh ta sống những ngày lạ lùng. “Đêm nào cũng ướt sũng rượu, lầm lì như đá, tránh xa bất cứ chỗ nào có đông người. Khi ngủ anh thường ôm ghì lấy em như không chịu nổi phải đối mặt với bóng tối” [1, tr. 23]. Thậm chí, nỗi ám ảnh tội lỗi đã đi vào ý thức khi hắn tỉnh dậy. Những tiếng rên, tiếng gào hú, những tiếng cười man dại như sự ẩn ức, ám ảnh về những tội lỗi không thể nào giải thoát. Không có sự trừng phạt nào kinh khủng hơn khi mình tự ám ảnh chính mình, tự cảm giác về tội lỗi của mình. Đó vừa là quá trình tự ý thức, vừa dằn vặt mình từ trong vô thức. Dường như, từ nỗi mặc cảm tự ti của mình, con người luôn có ý thức vươn lên, bứt phá để thoát khỏi những dằn vặt, ám ảnh. Đó là quá trình con người ta tự ý thức, tự tịnh tiến đến phần Người để thoát dần khỏi phần Con.

Suy cho cùng, bất kỳ một trang văn nào cũng đều hướng đến phận người và sự đau đáu về phận người. Khi chạm đến nỗi mặc cảm thân phận của con người, các ngòi bút tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ XXI đã thể hiện nỗi đồng cảm sâu sắc và tình yêu thương con người vô hạn. Đằng sau hiện thực cuộc đời là những hiện thực tâm trạng đầy đau đớn.

2.2. Con người với mặc cảm hoạn

Mặc cảm hoạn có thể hiểu là những tổn thương, những mất mát trong chiều sâu tinh thần, trở thành nỗi ám ảnh đeo đuổi dai dẳng hằn sâu trong đời sống của con người, có thể họ ý thức nhưng có khi nó tồn tại trong vô thức. Kiểu mặc cảm này thường xuất phát từ những mất mát trong quá khứ, nhưng lại tạo nên những chấn động trong hiện tại, dẫn đến những suy nghĩ, hành động có phần cực đoan, thậm chí bấn loạn. Nỗi mặc cảm này là “mọi tổn thương, mọi thương tích hay mọi cú sốc, thường là về thể chất hay cấu trúc, nhưng

cũng cả về tinh thần dưới một hình thức cú sốc xúc cảm tạo ra một rối loạn ít hay nhiều kéo dài của các chức năng tinh thần” [5, tr. 227].

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú bao giờ cũng chịu một tuổi thơ không lành lặn và đầy mất mát. Họ thường là những con người bị bỏ rơi, sống trong sự thiếu vắng tình yêu thương của bố hoặc mẹ. Những mặc cảm tuổi thơ bao giờ cũng gây ra những chấn động tâm lý không nhỏ đến sự phát triển tâm lý người. Thạch trong Nháp được sống trong một gia đình đầy đủ vật chất, nhìn bề ngoài anh có một cuộc sống tương đối sung túc, ấm cúng... nhưng sâu thẳm trong tâm hồn Thạch vẫn có nỗi mặc cảm riêng về sự ra đi của mẹ. “Tôi từng mang một tâm hồn tổn thương nặng nề vì sự chia tay của bố mẹ, và vì tôi hoàn toàn có thể hiểu những nỗi khổ tâm hay đớn đau trong cái cõi thẳm sâu kia của Đại.”[13, tr. 5]. Sự tổn thương trong ký ức tuổi thơ đã trở thành nỗi bất hạnh giống đực trong Thạch. Hải cũng từng bị bỏ rơi giống Thạch. Sự thiếu vắng vòng tay mẹ khiến Hải lớn lên trong nỗi tự ti, đầy mặc cảm. Hải sống thu mình trong thế giới của sự cô độc. Tâm cận trong Hồ sơ một tử tù cũng mang nỗi mặc cảm khi mẹ bỏ rơi hai bố con theo người đàn ông khác.

Mai trong Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng) cũng ám ảnh trong mình nỗi mặc cảm hoạn với một tuổi thơ không lành lặn, kiếm tìm và cố níu những điều không có. Hình ảnh Cha trở thành nỗi khát vô cùng trong tâm hồn Mai. Cha trở thành một ý niệm, một ước mơ thấp thoáng, mong manh thôi nhưng lại không bao giờ đổ vỡ. “Tôi muốn vào ngày ấy cha tôi thấy tôi đã mang nét duyên con gái nhỏ bé, tôi muốn được ở bên trong vòng tay êm ái mạnh mẽ của cha khi tôi còn thơ dại và cần được ôm ấp” [7, tr. 49]. Nỗi khát khao thôi thúc như cuốn phăng tất cả những mặc cảm trước đó để tuổi hai mươi không thể đợi mà phải băng qua đường để tìm cha... Có điều, càng gặm nhắm nỗi mặc cả mất mát, Mai càng cảm thấy oán hận cha mình, càng cảm thấy mình bị bỏ rơi đến hai lần khi mình còn là loài cá đầu to nằm cong queo trong lòng đại dương chật hẹp trong bụng của người mẹ chửa hoang và khi hai mươi năm sau con cá đã ra khỏi lòng đại dương để đi tìm cha. Nhân vật An My trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng từng chịu những mất mát từ nỗi đau chiến tranh, từng ám ảnh bởi cái chết của mẹ, tiếng kêu cứu của em, sự ra đi của cha... tất cả đã xoáy vào tâm hồn cô một lỗ hổng không thể nào lành lặn. “Tôi chợt nhận ra rằng mình không biết làm gì vào ngày mai này và tất cả mọi ngày mai sau đó” [8, tr. 163]. Và trong nỗi mặc cảm ám ảnh, cô như chìm vào vô thức, hoảng hốt lắng nghe tiếng nói ma mị nào đó trong góc hồn mình, và chợt nhận ra chết có nghĩa là không còn ai có thể tiếp tục làm điều mình bỏ dở, không còn ai ám ảnh mình nữa dù chỉ trong giấc mơ, không còn nỗi sợ hãi, không cảm giác.... Viết về nỗi mặc cảm tàn phế trong tâm hồn những con người đầy mất mát, các ngòi bút tiểu thuyết đương đại đã mang đến cho tác phẩm giá trị riêng, đầy nhân bản và sâu sắc.

Bên cạnh những tổn thương tuổi thơ, những mặc cảm mất mát trong đời sống hiện tại cũng đẩy con người vào bi kịch. Sự tàn phế trong bản năng tính dục cũng trở thành nỗi mặc cảm không thể dứt. Đó là sự bất lực tình dục của Đại trước Duyên, của Thạch trước Me trong tiểu thuyết Nháp. Bi kịch cuộc đời của Đại và Thạch cũng từ đó mà ra. Sự tàn phế trong khả năng làm một con người bình thường đã

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(99).2016 85

đẩy Đại xa Duyên, đã khiến Thạch thành tội phạm. Nhân vật anh họa sỹ trồng chuối trong Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái cũng mang trong mình nỗi mặc cảm như thế, và từ trong ám ảnh tâm hồn đã biến anh thành một con người kỳ quái, vượt ra những điều bình thường thường thấy. Cái chủ nghĩa khỏa thân của anh chàng họa sỹ này cũng như một sở thích, một khoái cảm đặc biệt khi được cởi hết mở hết, khi “chim để ngoài quần”, đến nỗi chính quyền phường phải lập kế hoạch bắt quả tang, phải mai phục, phải ập vào giáo dục tại trận. “Gã nhảy dựng lên đung đưa lay lắc lủng lẳng. Gã đưa tay chỉ. Vào chỗ nhạy cảm nhất. Giáo chủ đây. Giáo đồ đây.” [11, tr. 25]. Bất cứ một biểu hiện tâm lý bất thường nào cũng ám ảnh từ những mặc cảm tiềm tàng trong vô thức hay tiềm thức. Nhân vật tôi trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh mang một mặc cảm hoạn. Không phải ngẫu nhiên khi cô gái dở người nũng nịu “Sờ vào ngực em đi, trong mơ em thấy anh làm thế mà” [2, tr. 23], anh chàng vừa ngượng, vừa sợ vừa thương hại, đến khi cô gái quay ngoắt lại chửi anh bất lực thì mọi cảm xúc dồn nén như không kìm được. Đàn ông thường ý thức sức mạnh và bản lĩnh nòi giống sinh tồn của mình. Mặc cảm nhất trong người đàn ông chính là khi ý thức được nỗi xót xa của chính mình. Giống như nỗi bất lực của con Đực không thể là chính mình... và biến thành lòng thù hận.

Cuộc sống không bao giờ là trọn vẹn và lành lặn, nhưng con người lại có xu hướng tìm kiếm những gì tròn trịa. Và chính sự mâu thuẫn ấy thường tạo ra bi kịch trong tâm hồn. Nỗi mặc cảm mất mát, tổn thương... thường khiến con người luôn trong trạng thái bất lực. Những nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI thường trói mình trong nỗi mặc cảm giày vò như thế!

2.3. Con người với mặc cảm oedipe

Xuất phát từ thần thoại Hy Lạp, câu chuyện vua Oedipe bị buộc vào lời nguyền số phận, nên đã giết cha và lấy mẹ, Freud đã nghiên cứu về mặc cảm tính dục ấu thơ của con người và cho rằng, mỗi người đều có những ham muốn Oedipe dù từ ý thức, họ sợ hãi trước điều đó. Với Freud, ông cũng đã gây ra nhiều tranh cãi khi cho rằng con người từ khi là một đứa trẻ mới chào đời đã mang trong mình những ham muốn tính dục giống loài. Mặc cảm oedipe là sự lặp lại những mặc cảm thuở ấu thơ trước cha hoặc mẹ, luôn tồn tại trong mỗi con người ở dạng vô thức. Có điều, mặc cảm ấy có sự bùng phát mạnh mẽ, đôi khi che lấn cả phần ý thức của con người. Mặc cảm là một trạng thái tâm lý nhưng lại có khả năng chi phối mọi hành động và suy nghĩ của con người.

Hiểu được tinh thần rất con người của thuyết Phân tâm học, các nhà tiểu thuyết đương đại cũng đã thể hiện thành công những góc khuất âm thầm mà mãnh liệt trong thế giới nội tâm người. Mặc cảm Oedipe luôn ám ảnh trong thế giới nhân vật của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... trở thành một miền vô thức sâu thẳm khó lý giải. Mặc cảm Oedipe trong Xuân Từ Chiều là những mâu thuẫn xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu. “Thế mày với mẹ chồng vẫn hục hặc à? Em làm sao dám hục hặc với mẹ chồng, chỉ có bà ấy cứ soi mói em từng li từng tý. Chồng em thích ăn cua cáy, em phải giã giã lọc lọc, mất bao thời gian chế biến vậy mà bà ấy còn nói gióng, chị cho con tôi ăn vớ ăn vẩn. Chị Xuân cười khì khì. Sao chị lại cười? Bà mẹ chồng nào

cũng vậy mà em, đừng tức làm gì” [4, tr. 199]. Mẹ chồng – nàng dâu luôn là chuyện muôn thuở của mọi góc nhà. Từ những người phụ nữ đầy yêu thương, thấu hiểu, phút chốc họ trở nên nhỏ nhen, hậm hực... Mỗi người đều bị sai khiến bởi thứ mặc cảm oedipe mà không biết.

Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipe đã mang nỗi mặc cảm giết cha, lấy mẹ, ông phải ôm trong lòng nỗi ám ảnh ghê gớm, sống lang thang như một kẻ hành khuất tự trừng phạt mình. Điều này đã được Tạ Duy Anh khắc họa thành bi kịch gia đình trong Thiên thần sám hối. Chính nỗi đau bị bỏ rơi của những đứa trẻ đã ung lên trong chúng thái độ thù hằn, những phản ứng cực đoan. Người mẹ trong tác phẩm Thiên thần sám hối đã cảm nhận được nỗi đau khổ tột cùng của con mình khi hiểu ra... chính mình là kết quả của một cuộc cưỡng dâm, chính mình là bóng đêm vây hãm cuộc đời người mẹ khốn khổ. “Nó đổi tính nết đến phát sợ. Nó quỳ xuống như xin lỗi tôi nhưng trong ánh mắt nó lóe lên những ý nghĩ man dại. Tôi rất biết tính nó. Chuyện đã đến thế tôi nói ra tất cả, không giấu nó bất cứ điều gì. Tôi mô tả cả bề ngoài bố nó, cơ quan trước đây bố nó làm việc, nơi mà tôi đã từng mò đến. Nó hỏi khá kỹ về cái đêm kinh hoàng của đời tôi và chỉ khẽ nói: Ra là thế. Tôi đã ra đời trong sự nguyền rủa của các người” [1, tr. 80]. Và rồi, chính đứa con trai trong nỗi mặc cảm thương mẹ và hận bố, nó đã cầm dao giết bố nó. “… hắn trừng mắt: Tôi không có quá khứ. Quỷ sứ đã tạo ra tôi chứ không phải ông ta” [1, tr. 83]. Phải trải qua một quá trình giày vò đau đớn, đầy mặc cảm thì đứa con mới hành động như thế! Phải có tình yêu thương mẹ đến sâu sắc thì đứa con mới cảm nhận được sự mất mát, tủi nhục của mẹ và nó không còn cách nào khác ngoài hành động giết bố. Cuộc đời mãi là bi kịch nếu con người cứ mãi chìm trong mặc cảm, trong sự thù hận, ấm ức đến nhấn chìm cả ý thức!

Cuộc sống hiện đại cuốn con người vào những vòng xoáy tình dục, tình yêu không chân chính mà bản thân họ dù có ý thức cũng không thể cưỡng nỗi ma lực cuốn hút của chính nó. Đó là những mối quan hệ tình cảm bất chấp đạo lý và luân thường đẩy người trong cuộc vào ám ảnh tội lỗi. Đó cũng là một biểu hiện khác của mặc cảm oedipe. Đó không hẳn là giết cha cướp mẹ mà là sự chiếm hữu, tranh giành vô lý trong tình yêu. Lan trong Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng) có lẽ cả đời cũng không thể tha thứ cho mình khi rơi vào mối quan hệ tình cảm của Liên và người tình của chị. Chưa kể, cô đã vô tình giết chết đứa cháu của mình để che giấu đi sự lầm lỡ của mình. “Buổi tối mẹ giả vờ đi ngủ rồi trốn ra ngoài đi chơi với cha. Cha đưa mẹ về. Mẹ quyến luyến. Cha quyến luyến. Cha không chịu về. Cha vào phòng của hai chị em. Người cha và mẹ đầy mùi cỏ ướt. Cha nằm giữa hai chị em. Cha còn hôn chị Liên mãi. Tay ông đặt lên ngực dì lúc hôn chị Liên. Chị Liên quay mặt ra ngoài khóc. Ông xoay người lại, lấy tay bịt miệng dì, tay kia cha cởi áo dì và kéo lưng quần. Dì sợ quá. Dì muốn ngất đi” [7, tr. 231]. Và kết qủa... dì sinh con sau mẹ chín ngày... Giọt nước mắt của dì Lan là nỗi mặc cảm đầy ám ảnh.

Trong T mất tích (Thuận) bên cạnh thân phận cô đơn của con người hiện đại, vẫn day dứt cảm giác vừa tội lỗi vừa đê mê khi nghĩ về Anna – người đàn bà trước đó của bố mình. Hay Trong nước giá lạnh của Võ Thị Xuân Hà, ám ảnh mặc cảm của đại úy Quân không chỉ ở những nghi ngờ, về con đường mà hắn đã đi tồn tại đan xen giữa tội lỗi

86 Văn Thị Phương Trang

và ý thức, mà còn là sự thất bại của lý trí trước cảm xúc, và khát vọng chiếm hữu khi hắn phá vỡ cuộc sống yên bình của Tư Nam. Họ trở thành những tâm hồn không lành lặn với nỗi mặc cảm về những hành động trong lúc cuồng nộ và bản năng chi phối. Giọt nước mắt của đại úy Quân là sự cuộn xé của lương tâm khi chiếm đoạt Tư Nam, khi đánh mất góc lung linh tình yêu của cô bé có gương mặt như hoa Tiên Tử, phá vỡ những khoảnh khắc đẹp trong hắn, và điều quan trọng hơn, hắn đã phá vỡ mái ấm bình yên của người con gái ấy, phá vỡ hạnh phúc của cô. Không phải ngẫu nhiên mà một người từng sống nơi nòng súng và mưa bom lửa đạn cùng từng có những phút yếu mềm như thế.

Dưới góc nhìn phân tâm học, mặc cảm oedipe là nỗi đau khổ, day dứt, lo toan tội lỗi. Đó không chỉ hiểu một cách đơn giản là nỗi sợ loạn luân, giết cha, yêu mẹ mà còn được hiểu ở một góc nhìn rộng hơn, nỗi dằn vặt về những tội lỗi từ yêu thương mà ra. Yêu thương nhiều khi cũng trở thành nguồn gốc của tội ác. Và trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI, không ít nhân vật đã tự đày mình vào chốn yêu thương nghiệt ngã ấy. Họ hằn học, tranh giành, chiếm đoạt và chính họ lại tự xé rách tâm hồn mình trong nỗi mặc cảm không nguôi.

3. Kết thúc vấn đề

Từ góc nhìn phân tâm học để khai thác hiện thực đời sống và hiện thực tâm hồn nhân vật, các nhà tiểu thuyết đương đại đã phơi bày cả những mặt trái xã hội và nỗi đau trong mỗi nhân vật. Những vấn đề về vô thức, tâm linh hay

cả những vấn đề mặc cảm của con người đã thể hiện một cách chân thực, sinh động. Đó là bức tranh về hiện thực tâm hồn, đằng sau một hiện thực ngổn ngang về đời sống. Bao nhiêu trăn trở, tâm tư của con người như được phơi bày, bộc bạch cùng những buồn vui, ẩn ức... Bước vào thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, người đọc tìm thấy chính mình. Đằng sau hiện thực trần trụi đáng lên án, người đọc vẫn thấy xót xa niềm thương cảm. Cuộc đời buồn như một tiếng thở dài đầy cô đơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tạ Duy Anh (2004),Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[2] Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân vật, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.

[3] Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[4] Y. Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[5] David Staford–Clark (2002), Freud đã thực sự nói gì, Nxb Thế giới.

[6] Hồ Thế Hà – Nguyễn Thành (chủ biên) (2015), Phân Tâm học với văn học, Nxb Đại học Huế.

[7] Đoàn Minh Phượng (2007), Mưa ở kiếp sau, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[8] Đoàn Minh Phượng (2006), Và khi tro bụi, Nxb Trẻ, Hà Nội.

[9] Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.

[10] Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[11] Hồ Anh Thái (2009), Mười lẻ một đêm, Nxb Lao động, Hà Nội.

[12] Nguyễn Đình Tú (2002), Hồ sơ một tử tù, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

[13] Nguyễn Đình Tú (2008), Nháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội,.

[14] Nguyễn Đình Tú (2010), Kín, Nxb Văn học, Hà Nội.

(BBT nhận bài: 18/09/2015, phản biện xong: 21/12/2015)