48
Luận văn Nghiên cu khnăng hp phmt sion kim loi nng trên vt liu hp phchế to tbã mía và thăm dò xlí môi trường

Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

  • Upload
    phi-son

  • View
    50

  • Download
    9

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Luận văn nghiên cứu khả năng hấp phụ của một số ion KL

Citation preview

Page 1: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Luận văn Nghiên cứu khả năng hấp phụ

một số ion kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía

và thăm dò xử lí môi trường

Page 2: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 5 -

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................... 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................... 8

MỞ ĐẦU................................................................................... 9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm kim loại nặng tới sức khoẻ con

người ............................................................................... 11

1.1.1. Chì ........................................................................... 11

1.1.2. Crom........................................................................ 12

1.1.3. Đồng ........................................................................ 12

1.1.4. Mangan .................................................................... 12

1.1.5. Niken ....................................................................... 13

1.2. Quá trình hấp phụ ............................................................. 13

1.2.1. Hiện tượng hấp phụ .................................................. 13

1.2.2. Hấp phụ trong môi trường nước ................................ 14

1.2.3. Động học hấp phụ ..................................................... 15

1.2.4. Cân bằng hấp phụ - Các phương trình đẳng nhiệt hấp

phụ........................................................................... 16

1.3. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ - Bã mía .............................. 19

1.4. Một số phương pháp định lượng kim loại .......................... 22

1.4.1. Phương pháp thể tích ................................................ 22

1.4.2. Phương pháp trắc quang ............................................ 23

Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1. Thiết bị hoá chất ................................................................. 27

2.1.1. Thiết bị..................................................................... 27

2.1.2. Hoá chất ................................................................... 27

Page 3: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 6 -

2.2. Chế tạo và khảo sát một số đặc trưng cấu trúc của vật liệu

hấp phụ ............................................................................ 28

2.2.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ ............................................ 28

2.2.2. Một số đặc trưng cấu trúc của VLHP ......................... 29

2.3. Định lượng các kim loại ...................................................... 31

2.3.1. Dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................... 31

2.3.2. Dựng đường chuẩn xác định Ni2+

............................... 32

2.3.3. Dựng đường chuẩn xác định Mn2+

............................. 33

2.3.4. Định lượng Pb2+

........................................................ 34

2.3.5. Định lượng Cu2+

....................................................... 34

2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP và nguyên liệu .......... 35

2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của

VLHP ................................................................................ 36

2.5.1. Ảnh hưởng của thời gian ........................................... 36

2.5.2. Ảnh hưởng của pH .................................................... 39

2.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ - Cân bằng hấp phụ .............. 41

2.6. Thử xử lí nước thải chứa Cr(VI) ........................................ 45

KẾT LUẬN....................................................................................... 47

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 50

Page 4: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 7 -

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Nồng độ giới hạn của một số kim loại trong nước thải công

nghiệp và nước cấp sinh hoạt............................................. 13

Bảng 1.2 Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng .................... 16

Bảng 1.3 Thành phần hoá học của bã mía ......................................... 20

Bảng 2.1 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ... 31

Bảng 2.2 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................ 32

Bảng 2.3 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Ni2+

....... 32

Bảng 2.4 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Ni2+

............................ 33

Bảng 2.5 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Mn2+

..... 33

Bảng 2.6 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Mn2+

........................... 34

Bảng 2.7 So sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP

đối với Cr(VI), Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

............................. 35

Bảng 2.8 Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ ................. 36

Bảng 2.9 Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với mỗi ion kim loại .... 39

Bảng 2.10 Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ .......................... 40

Bảng 2.11 Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng hấp phụ................... 42

Bảng 2.12 Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir ............. 45

Page 5: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 8 -

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir ................................. 19

Hình 1.2 Đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb ................................ 19

Hình 1.3 Hình ảnh các thành phần hoá học chính của bã mía ............ 21

Hình 2.1 Phổ hồng ngoại của nguyên liệu ........................................ 29

Hình 2.2 Phổ hồng ngoại của VLHP ................................................ 30

Hình 2.3 Ảnh SEM của VLHP và nguyên liệu.................................. 31

Hình 2.4 Đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................................... 32

Hình 2.5 Đường chuẩn xác định Ni2+

............................................... 33

Hình 2.6 Đường chuẩn xác định Mn2+

.............................................. 34

Hình 2.7 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ theo thời gian .......... 38

Hình 2.8 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào pH dung dịch .... 41

Hình 2.9 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào nồng độ ban đầu

của các ion........................................................................ 43

Hình 2.10 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Cr(VI) .......... 43

Hình 2.11 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Cr(VI)......................... 43

Hình 2.12 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Ni2+

.............. 44

Hình 2.13 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Ni2+

............................ 44

Hình 2.14 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Mn2+

............. 44

Hình 2.15 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Mn2+

........................... 44

Hình 2.16 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Pb2+

.............. 44

Hình 2.17 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Pb2+

............................ 44

Hình 2.18 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Cu2+

............. 45

Hình 2.19 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Cu2+

............................ 45

Page 6: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 9 -

MỞ ĐẦU

Do sự phát triển không bền vững mà hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn

nước đang trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia. Ở nước ta, quá trình phát

triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã góp phần tăng trưởng kinh tế,

thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành các khu đô thị

mới, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các vùng... Tuy nhiên, bên cạnh sự

chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường

sinh thái do các khu công nghiệp gây ra. Thực tế, hiện nay rất nhiều nhà máy

ở các khu công nghiệp vẫn hàng ngày thải trực tiếp nước thải có chứa các ion

kim loại nặng với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép ra môi trường. Hậu

quả là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang

bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng.

Có nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng để

tách loại các kim loại nặng ra khỏi môi trường nước. Một trong các phương

pháp đang được nhiều người quan tâm hiện nay là tận dụng các phụ phẩm

nông nghiệp, công nghiệp làm vật liệu hấp phụ các ion kim loại [3,19,20].

Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và

không đưa thêm vào môi trường các tác nhân độc hại khác.

Một trong các nguồn phụ phẩm công nghiệp có khối lượng lớn ở nước

ta là bã mía. Bã mía với thành phần chính là các xenlulozơ và hemixenlulozơ

rất thích hợp cho việc nghiên cứu biến đổi tạo ra các vật liệu hấp phụ để tách

loại các ion kim loại nặng.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả

năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã

mía và thăm dò xử lí môi trường”.

Page 7: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 10 -

Với mục đích đó, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu các nội dung

sau:

1- Chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã mía.

2- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu hấp phụ đối với Cr(VI),

Ni2+

, Mn2+

, Cu2+

và Pb2+

trong môi trường nước.

3- Thử xử lí một mẫu nước thải chứa Cr(VI) của xí nghiệp mạ điện

quân đội bằng vật liệu hấp phụ chế tạo được.

Page 8: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 11 -

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Ảnh hƣởng của sự ô nhiễm kim loại nặng tới sức khoẻ con ngƣời

Ở hàm lượng nhỏ một số kim loại nặng là các nguyên tố vi lượng cần

thiết cho cơ thể người và sinh vật phát triển bình thường, nhưng khi có hàm

lượng lớn chúng lại thường có độc tính cao. Khi được thải ra môi trường, một

số hợp chất kim loại nặng bị tích tụ và đọng lại trong đất, song có một số hợp

chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tạo

điều kiện để các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm,

nước mặt và gây ô nhiễm. Các kim loại nặng có mặt trong nước, đất qua

nhiều giai đoạn khác nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người.

Khi nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng tích tụ trong các mô, tác động đến các

quá trình sinh hóa (các kim loại nặng thường có ái lực lớn với nhóm -SH-

SCH3 của enzim trong cơ thể, vì thế các enzim bị mất hoạt tính, cản trở quá

trình tổng hợp protein của cơ thể). Ở người, kim loại nặng có thể tích tụ vào

nội tạng như gan, thận, xương khớp gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung

thư, thiếu máu, ngộ độc,...[1,13,18]. Dưới đây là tác động của một số kim loại

nặng đến con người.

1.1.1. Chì

Chì thường được sử dụng trong công nghệ sản xuất pin, ắc quy, sản

xuất đạn và tấm bảo vệ phóng xạ,…

Chì là một trong những nguyên tố rất độc hại đối với con người và

động vật. Nó xâm nhập vào cơ thể sống chủ yếu qua con đường tiêu hóa, hô

hấp,… Khi mỗi ngày tiếp xúc một lượng chì cao (>10mg Pb/ngày) trong vài

tuần sẽ gây nhiễm độc nặng. Ăn 1g Pb/lần sẽ chết ngay. Các hợp chất hữu cơ

chứa chì có độc tính cao gấp hàng trăm lần so với các hợp chất vô cơ. Sự

Page 9: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 12 -

nhiễm độc chì có thể gây ra nhiều bệnh như: giảm trí thông minh; các bệnh về

máu, thận, tiêu hóa, ung thư,…[1,9,13,16].

1.1.2. Crom

Nước thải từ công nghiệp mạ điện, công nghiệp khai thác mỏ, nung đốt

các nhiên liệu hóa thạch,… là các nguồn gây ô nhiễm crom. Crom có trong

nước thải thường gặp ở dạng Cr(III) và Cr(VI). Cr(III) không độc nhưng

Cr(VI) rất độc hại đối với cơ thể người, nó gây nguy hiểm cho gan, thận và

đường hô hấp; gây ra các bệnh về răng, miệng, kích thích da,...[1,9,13,16].

1.1.3. Đồng

Đồng là nguyên tố cần thiết cho cơ thể con người, nhu cầu hàng ngày

của người lớn khoảng 0,033 - 0,050mg/kg thể trọng. Tuy nhiên, nếu hàm

lượng đồng trong cơ thể lớn thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc và có thể gây một số

bệnh về thần kinh, gan, thận; lượng lớn đồng hấp thụ qua đường tiêu hoá có

thể gây tử vong [1,9,13,16].

1.1.4. Mangan

Mangan là một trong các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ con

người trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do mangan được hấp thụ rất ít

qua đường ruột nên hầu như không ai bị ngộ độc do ăn hoặc uống thực phẩm

có chứa nhiều mangan hơn nhu cầu cần thiết (2 - 5mg/ngày). Tuy nhiên, ngộ

độc mangan vẫn có thể xảy ra, gây rối loạn hoạt động thần kinh với biểu hiện

rung giật kiểu Parkinson. Cũng có một số trường hợp ngộ độc mangan là do

nguồn nước uống bị ô nhiễm nặng mangan do rò rỉ từ bãi chôn pin, ắc quy

vào nguồn nước sinh hoạt, uống thuốc có chứa mangan liều cao và kéo dài,

hoặc do tắm hơi nước khoáng có nhiều mangan thường xuyên [1,9,13,16].

Page 10: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 13 -

1.1.5. Niken

Niken được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hoá chất, luyện

kim, điện tử, … Vì vậy, nó thường có mặt trong nước thải. Niken vào cơ thể

chủ yếu qua con đường hô hấp, nó gây ra các triệu chứng khó chịu, buồn nôn,

đau đầu; nếu tiếp xúc nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh trung ương,

gan thận; còn nếu da tiếp xúc lâu dài với niken sẽ gây hiện tượng viêm da,

xuất hiện dị ứng,…[1,9,13,16].

Bảng 1.1. Nồng độ giới hạn của một số kim loại trong nước thải công

nghiệp và nước cấp sinh hoạt. [12]

Stt Tên chỉ tiêu Giá trị giới hạn (mg/l)

Nước thải công nghiệp Nước cấp sinh hoạt

1 Hàm lượng chì 0,10 0,01

2 Hàm lượng crom

0,05 0,05

3 Hàm lượng đồng

2,00 1,00

4 Hàm lượng mangan 0,50 0,50

5 Hàm lượng niken

0,20 0,10

1.2. Quá trình hấp phụ

1.2.1. Hiện tượng hấp phụ

Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách các pha (khí – rắn,

lỏng – rắn, khí – lỏng, lỏng – lỏng). Chất có bề mặt, trên đó xảy ra sự hấp phụ

được gọi là chất hấp phụ; còn chất được tích lũy trên bề mặt chất hấp phụ gọi

là chất bị hấp phụ.

Ngược với quá trình hấp phụ là quá trình giải hấp phụ. Đó là quá trình

đi ra của chất bị hấp phụ khỏi lớp bề mặt chất hấp phụ.

Hiện tượng hấp phụ xảy ra do lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất

bị hấp phụ. Tùy theo bản chất lực tương tác mà người ta phân biệt hai loại hấp

phụ là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học [2,7,11].

Page 11: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 14 -

1.2.1.1. Hấp phụ vật lý

Các phân tử chất bị hấp phụ liên kết với những tiểu phân (nguyên tử,

phân tử, các ion…) ở bề mặt phân chia pha bởi lực liên kết Van Der Walls

yếu. Đó là tổng hợp của nhiều loại lực hút khác nhau: tĩnh điện, tán xạ, cảm

ứng và lực định hướng.

Trong hấp phụ vật lý, các phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ

không tạo thành hợp chất hóa học (không hình thành các liên kết hóa học) mà

chất bị hấp phụ chỉ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề

mặt chất hấp phụ. Ở hấp phụ vật lí, nhiệt hấp phụ không lớn [2,7,11].

1.2.1.2. Hấp phụ hóa học

Hấp phụ hóa học xảy ra khi các phân tử chất hấp phụ tạo hợp chất hóa

học với các phân tử chất bị hấp phụ. Lực hấp phụ hóa học khi đó là lực liên

kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết phối

trí…). Nhiệt hấp phụ hóa học lớn, có thể đạt tới giá trị 800kJ/mol.

Trong thực tế sự phân biệt hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học chỉ là

tương đối, vì ranh giới giữa chúng không rõ rệt. Trong một số quá trình hấp

phụ xảy ra đồng thời cả hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học [2,7,11].

1.2.2. Hấp phụ trong môi trường nước

Trong nước, tương tác giữa một chất hấp phụ và chất bị hấp phụ phức

tạp hơn rất nhiều vì trong hệ có ít nhất là ba thành phần gây tương tác: nước ,

chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Do sự có mặt của dung môi nên trong hệ sẽ

xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh giữa chất bị hấp phụ và dung môi trên bề

mặt chất hấp phụ. Cặp nào có tương tác mạnh thì hấp phụ xảy ra cho cặp đó.

Tính chọn lọc của cặp tương tác phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất bị

hấp phụ trong nước, tính ưa hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước

của các chất bị hấp phụ trong môi trường nước.

Page 12: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 15 -

Trong nước, các ion kim loại bị bao bọc bởi một lớp vỏ các phân tử

nước tạo nên các ion bị hidrat hoá. Bán kính (độ lớn) của lớp vỏ hidrat ảnh

hưởng nhiều đến khả năng hấp phụ của hệ do lớp vỏ hidrat là yếu tố cản trở

tương tác tĩnh điện. Với các ion cùng điện tích thì ion có kích thước lớn sẽ

hấp phụ tốt hơn do có độ phân cực lớn hơn và lớp vỏ hidrat nhỏ hơn. Với các

ion có điện tích khác nhau, khả năng hấp phụ của các ion có điện tích cao tốt

hơn nhiều so với ion có điện tích thấp.

Sự hấp phụ trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi pH. Sự

thay đổi pH không chỉ dẫn đến sự thay đổi về bản chất của chất bị hấp phụ

(các chất có tính axit yếu, bazơ yếu hay trung tính phân li khác nhau ở các giá

trị pH khác nhau) mà còn làm ảnh hưởng đến các nhóm chức trên bề mặt chất

hấp phụ [2,7,11].

1.2.3. Động học hấp phụ

Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ xảy ra chủ yếu trên bề mặt

của chất hấp phụ, vì vậy quá trình động học hấp phụ xảy ra theo một loạt các

giai đoạn kế tiếp nhau:

­ Các chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn

khuếch tán trong dung dịch.

­ Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp

phụ chứa các hệ mao quản - Giai đoạn khuếch tán màng.

­ Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp

phụ - Giai đoạn khuếch tán trong mao quản.

­ Các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai

đoạn hấp phụ thực sự.

Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ

quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ [2,7,10,11].

Page 13: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 16 -

1.2.4. Cân bằng hấp phụ - Các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ

Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị

hấp phụ khi đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ vẫn có thể di chuyển ngược

lại pha mang. Theo thời gian, lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất

rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một

thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp thì quá trình hấp phụ

đạt cân bằng.

Một hệ hấp phụ khi đạt đến trạng thái cân bằng, lượng chất bị hấp phụ

là một hàm của nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của chất bị hấp phụ:

q = f (T, P hoặc C) (1.1)

Ở nhiệt độ không đổi (T = const), đường biểu diễn sự phụ thuộc của q

vào P hoặc C (q = fT(P hoặc C)) được gọi là đường đẳng nhiệt hấp phụ.

Đường đẳng nhiệt hấp phụ có thể được xây dựng trên cở sở lý thuyết, kinh

nghiệm hoặc bán kinh nghiệm tùy thuộc vào tiền đề, giả thiết, bản chất và

kinh nghiệm xử lí số liệu thực nghiệm [2,7,11].

Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng được nêu ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng [11]

Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Phương trình Bản chất sự hấp

phụ

Langmuir .

1 .m

v b p

v b p=

+ Vật lí và hóa học

Henry .v k p= Vật lí và hóa học

Freundlich 1.n

v k p= , (n>1) Vật lí và hóa học

Shlygin-Frumkin-Temkin 1

ln .ov C p

v am

= Hóa học

Brunauer-Emmett-Teller (BET)

( )

( )11.

. .o m m o

Cp p

v p p v C v C p

-= +

-

Vật lí, nhiều lớp

Page 14: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 17 -

Trong các phương trình trên, v là thể tích chất bị hấp phụ, vm là thể

tích hấp phụ cực đại, p là áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí, op là áp suất hơi

bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết ở cùng nhiệt độ. Các

kí hiệu , , ,a b k n là các hằng số.

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ của VLHP

đối với một số ion kim loại nặng trong môi trường nước theo mô hình đường

đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.

Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được xây dựng dựa trên các

giả thuyết:

1) Tiểu phân bị hấp phụ liên kết với bề mặt tại những trung tâm xác định.

2) Mỗi trung tâm chỉ hấp phụ một tiểu phân.

3) Bề mặt chất hấp phụ là đồng nhất, nghĩa là năng lượng hấp phụ trên các

tiểu phân là như nhau và không phụ thuộc vào sự có mặt của các tiểu phân

hấp phụ trên các trung tâm bên cạnh.

Phương trình Langmuir xây dựng cho hệ hấp phụ khí - rắn có dạng:

m

v b.p

v 1+ b.p= (1.2)

Trong đó:

- v, vm lần lượt là thể tích chất bị hấp phụ, thể tích chất bị hấp phụ cực đại.

- p là áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí.

- b là hằng số.

Tuy vậy, phương trình này cũng có thể áp dụng được cho quá trình hấp

phụ trong môi trường nước. Khi đó có thể biểu diễn phương trình Langmuir

như sau:

cb

cb

maxK.C

q = q1+ K.C

(1.3)

Page 15: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 18 -

Trong đó:

- Ccb là nồng độ chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng.

- q, qmax lần lượt là dung lượng hấp phụ và dung lượng hấp phụ

cực đại.

- K là hằng số Langmuir.

Khi nồng độ chất bị hấp phụ là rất nhỏ (K.C << 1) ta có: q = qmax.K.C.

Như vậy, dung lượng hấp phụ tỉ lệ thuận với nồng độ chất bị hấp phụ.

Khi nồng độ chất bị hấp phụ càng lớn (K.C >> 1) thì q® qmax. Tức,

dung lượng hấp phụ sẽ đạt một giá trị không đổi khi tăng nồng độ chất bị hấp

phụ. Khi đó bề mặt chất hấp phụ đã được bão hòa bởi một đơn lớp các phân

tử chất bị hấp phụ.

Phương trình (1.3) chứa hai thông số là qmax và hằng số K. Dung lượng

hấp phụ cực đại qmax có một giá trị xác định tương ứng với số tâm hấp phụ

còn hằng số K phụ thuộc cặp tương tác giữa chất hấp phụ, chất bị hấp phụ và

nhiệt độ. Từ các số liệu thực nghiệm có thể xác định qmax và hằng số K bằng

phương pháp tối ưu hay đơn giản là bằng phương pháp đồ thị.

Với phương pháp đồ thị, phương trình (1.3) được viết thành:

cbcb

max max

C 1 1.C

q q .K q= + (1.4)

Từ số liệu thực nghiệm vẽ đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q theo cb

C .

Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb

có dạng như ở hình 1.1 và hình 1.2.

Page 16: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 19 -

Từ đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb dễ dàng tính được qmax và

hằng số K (max

1OM

K.q= ;

max

1tgα

q= ).

Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir có dạng đơn giản, cho phép

giải thích khá thỏa đáng các số liệu thực nghiệm [2,7,11].

1.3. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ - bã mía

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho ngành mía

đường phát triển. Niên vụ sản xuất mía đường 2006 - 2007, diện tích mía cả

nước là 310,067ha, sản lượng mía thu hoạch đạt khoảng 17 triệu tấn. Theo

quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010, sản lượng đường sản xuất

trong cả nước phấn đấu đạt 1,5 triệu tấn [22, 23].

Phát triển sản xuất mía đường là một định hướng đúng đắn. Tuy nhiên,

các nhà máy sản xuất đường cũng thải ra một lượng không nhỏ bã mía. Theo

tính toán của các nhà khoa học, việc chế biến 10 triệu tấn mía để làm đường

sinh ra một lượng phế thải khổng lồ: 2,5 triệu tấn bã mía. Trước đây 80%

lượng bã mía này được dùng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường,

sinh ra 50.000 tấn tro [22]. Tuy là phế thải nhưng trong tro và bã bùn lại có

O

a

M

cbC

q

Ccb

q

O Ccb

Hình 1.1. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir

Hình 1.2. Đồ thị sự phụ thuộc của

Ccb/q vào Ccb

Page 17: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 20 -

nhiều chất hữu cơ. Các chất này sau sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi

trường và ô nhiễm nguồn nước rất nặng. Bã mía cũng có thể được dùng làm

bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra furfural là

nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng

giảm, nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì bã mía

là nguyên liệu quan trọng để thay thế.

Bã mía chiếm khoảng 26,8 - 32% lượng mía ép. Trong bã mía chứa

trung bình khoảng 50% là nước, 48 ÷ 49% là xơ (trong đó chủ yếu là

xenlulozơ và hemixenlulozơ) 1 ÷ 2% là đường [14,21]. Tùy theo loại mía và

đặc điểm nơi trồng mía mà các thành phần hoá học có trong bã mía khô (xơ)

có thể biến đổi. Hàm lượng % các thành phần hoá học chính của bã mía được

chỉ ra trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Thành phần hoá học của bã mía [14]

Thành phần % khối lượng

Xenlulozơ 40 ÷ 50

Hemixenlulozơ 20 ÷ 25

Lignin 18 ÷ 23

Chất hoà tan khác (tro, sáp, protein, …) 3÷ 5

Xenlulozơ: Xenlulozơ là polisaccarit do các mắt xích α -glucozơ

[C6H7O2(OH)3]n nối với nhau bằng liên kết 1,4-glicozit. Phân tử khối của

xenlulozơ rất lớn, khoảng từ 10000 – 150000u.

Hemixenlulozơ: Về cơ bản, hemixenlulozơ là polisaccarit giống như

xenlulozơ, nhưng có số lượng mắt xích nhỏ hơn. Hemixenlulozơ thường bao

gồm nhiều loại mắt xích và có chứa các nhóm thế axetyl và metyl.

Lignin: Lignin là loại polyme được tạo bởi các mắt xích phenylpropan.

Lignin giữ vai trò là chất kết nối giữa xenlulozơ và hemixenlulozơ.

Page 18: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 21 -

Sự phân bố xenlulozơ, hemixenlulozơ và lignin trong bã mía được chỉ

ra trong hình 1.3.

Hình 1.3. Hình ảnh các thành phần hoá học chính của bã mía [22]

Với thành phần chính là xenlulozơ và hemixenlulozơ, bã mía có thể

biến tính để trở thành vật liệu hấp phụ tốt. Trên thế giới đã có một số nhà

khoa học nghiên cứu biến tính bã mía để làm vật liệu hấp phụ xử lí môi

trường, như các nhà khoa học ở Braxin, Ấn Độ, Malaixia,…[19,20]. Ở nước

ta cũng đã có những công trình nghiên cứu sử dụng bã mía làm vật liệu hấp

phụ, tuy nhiên những nghiên cứu đó mới chỉ ở dạng sử dụng bã mía thô [3].

Trong đề tài này chúng tôi chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã mía bằng cách dùng

anhydrit succinic để hoạt hóa bã mía.

Lignin

Hemixenlulzơ

Xenlulozơ

Page 19: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 22 -

1.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng kim loại

Có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để định lượng các kim

loại. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thể tích để định lượng

chì và đồng; phương pháp trắc quang để định lượng crom, niken và mangan.

1.4.1. Phương pháp thể tích

Phân tích thể tích là phương pháp phân tích định lượng dựa trên sự đo

thể tích của dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ (dung dịch chuẩn)

cần dùng để phản ứng hết với chất cần xác định có trong dung dịch cần phân

tích. Dựa vào thể tích và nồng độ của dung dịch chuẩn đã dùng để tính ra hàm

lượng chất cần xác định có trong dung dịch phân tích.

Dựa theo bản chất của phản ứng chuẩn độ, phương pháp phân tích thể

tích được phân loại làm các loại sau:

- Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ (Phương pháp trung hòa).

- Phương pháp chuẩn độ kết tủa.

- Phương pháp chuẩn độ tạo phức.

- Phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử.

Để định lượng Cu2+

và Pb2+

chúng tôi sử dụng phương pháp chuẩn độ

tạo phức với thuốc thử là EDTA.

EDTA (axit etylen điamintetraaxetic, H4Y) là thuốc thử được ứng dụng

rộng rãi trong phương pháp chuẩn độ tạo phức . Phương pháp chuẩn độ sử

dụng EDTA làm thuốc thử được gọi là phương pháp chuẩn độ complexon.

Người ta thường dùng EDTA dưới dạng muối đinatri Na2H2Y, thường gọi là

complexon III (nhưng vẫn quen quy ước là EDTA). EDTA tạo phức bền với

các cation kim loại và trong hầu hết các trường hợp phản ứng tạo phức xảy ra

theo tỉ lệ 1:1.

n+ 4- (n-4)M Y Y+ (1.5)

Page 20: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 23 -

Các phép chuẩn độ complexon thường tiến hành khi có mặt các chất tạo

phức phụ để duy trì pH xác định nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện kết tủa hidroxit

kim loại. Để xác định điểm dừng trong chuẩn độ complexon, người ta thường

dùng một số loại thuốc thử như: eriocrom đen T (ET-OO), murexit, 1-(2-

piridinazo) 2- naphtol (PAN), 4-(2-piridinazo) rezoxin (PAR ),…[4,6,17].

1.4.1.1. Nguyên tắc của phép chuẩn độ định lượng chì bằng EDTA

Pb2+

tạo phức bền với EDTA ở pH trung tính hoặc kiềm, song cũng rất

dễ thủy phân, do đó trước khi tăng pH ta cho Pb2+

tạo phức với tactrat rồi mới

tiến hành chuẩn độ, chỉ thị là ET-OO [4,6,15,17].

1.4.1.2. Nguyên tắc của phép chuẩn độ định lượng đồng bằng EDTA

Dựa trên phản ứng tạo phức bền của Cu2+

với EDTA:

2 2 22

2 24 2 4

+ - - +Cu +H Y CuY +2H

+ - -CuH Ind +H Y CuY +H Ind

Chỉ thị là murexit 1% trong NaCl, pH =8 [4,6,15,17].

1.4.2. Phương pháp trắc quang

1.4.2.1. Nguyên tắc

Phương pháp trắc quang là phương pháp phân tích được sử dụng phổ

biến nhất trong các phương pháp phân tích hóa lý. Nguyên tắc chung của

phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định một cấu tử X nào đó, ta

chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo sự hấp thụ ánh

sáng của nó và suy ra hàm lượng chất cần xác định X.

Cơ sở của phương pháp là định luật hấp thụ ánh sáng Bouguer-

Lambert-Beer. Biểu thức của định luật:

oIA lg εLCI

= = (1.6)

Trong đó:

- Io, I lần lượt là cường độ của ánh sáng đi vào và ra khỏi dung dịch.

Page 21: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 24 -

- L là bề dày của dung dịch ánh sáng đi qua.

- C là nồng độ chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch.

- ε là hệ số hấp thụ quang phân tử, nó phụ thuộc vào bản chất của chất

hấp thụ ánh sáng và bước sóng của ánh sáng tới ( ( )ε = f λ ).

Như vậy, độ hấp thụ quang A là một hàm của các đại lượng: bước

sóng, bề dày dung dịch và nồng độ chất hấp thụ ánh sáng.

( )A = f λ,L,C (1.7)

Do đó, nếu đo A tại một bước sóng λ nhất định với cuvet có bề dày L

xác định thì đường biểu diễn A = f(C) phải có dạng y = a.x là một đường

thẳng. Tuy nhiên, do những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng của

dung dịch (bước sóng của ánh sáng tới, sự pha loãng dung dịch, nồng độ H+,

sự có mặt của các ion lạ) nên đồ thị trên không có dạng đường thẳng với mọi

giá trị của nồng độ. Và biểu thức 1.6 có dạng:

( )b

xλA = k.ε.L. C (1.8)

Trong đó:

- Cx: nồng độ chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch.

- k: hằng số thực nghiệm.

- b: hằng số có giá trị 0 < b 1£ . Nó là một hệ số gắn liền với nồng độ Cx.

Khi Cx nhỏ thì b = 1, khi Cx lớn thì b < 1.

Đối với một chất phân tích trong một dung môi xác định và trong một

cuvet có bề dày xác định thì ε = const và L = const. Đặt K = k.ε.L ta có:

A = K.C (1.9)

Với mọi chất có phổ hấp thụ phân tử vùng UV-Vis, thì luôn có một giá

trị nồng độ giới hạn Co xác định, sao cho:

- Với mọi giá trị Cx < Co: thì b = 1, và quan hệ giữa độ hấp thụ quang A

và nồng độ Cx là tuyến tính.

Page 22: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 25 -

- Với mọi giá trị Cx > Co: thì b < 1 (b tiến dần về 0 khi C x tăng) và quan

hệ giữa độ hấp thụ quang A và nồng độ Cx là không tuyến tính.

Phương trình (1.8) là cơ sở để định lượng các chất theo phép đo phổ

hấp thụ quang phân tử UV-Vis (phương pháp trắc quang). Trong phân tích

người ta chỉ sử dụng vùng nồng độ tuyến tính giữa A và C, vùng tuyến tính

này rộng hay hẹp phụ thuộc vào bản chất hấp thụ quang của mỗi chất và các

điều kiện thực nghiệm, với các chất có phổ hấp thụ UV-Vis càng nhạy, tức

giá trị e của chất đó càng lớn thì giá trị nồng độ giới hạn Co càng nhỏ và vùng

nồng độ tuyến tính giữa A và C càng hẹp [5,17].

1.4.2.2. Các phương pháp phân tích định lượng bằng trắc quang

Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng một chất bằng phương

pháp trắc quang. Từ các phương pháp đơn giản không cần máy móc như:

phương pháp dãy chuẩn nhìn màu, phương pháp chuẩn độ so sánh màu,

phương pháp cân bằng màu bằng mắt… Các phương pháp này đơn giản,

không cần máy móc đo phổ nhưng chỉ xác định được nồng độ gần đúng của

chất cần định lượng, nó thích hợp cho việc kiểm tra ngưỡng cho phép của các

chất nào đó xem có đạt hay không. Các phương pháp phải sử dụng máy quang

phổ như: phương pháp đường chuẩn, phương pháp dãy tiêu chuẩn, phương

pháp chuẩn độ trắc quang, phương pháp cân bằng, phương pháp thêm,

phương pháp vi sai,… Tùy theo từng điều kiện và đối tượng phân tích cụ thể

mà ta chọn phương pháp thích hợp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng

phương pháp đường chuẩn để định lượng các cation kim loại.

Phương pháp đường chuẩn: Từ phương trình cơ sở A = k.(Cx)b về

nguyên tắc, để xây dựng một đường chuẩn phục vụ cho việc định lượng một

chất trước hết phải pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ chất hấp thụ

ánh sáng nằm trong vùng nồng độ tuyến tính (b = 1). Tiến hành đo độ hấp thụ

Page 23: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 26 -

quang A của dãy dung dịch chuẩn đó. Từ các giá trị độ hấp thụ quang A đo

được dựng đồ thị A = f(C), đồ thị A = f(C) gọi là đường chuẩn.

Sau khi có đường chuẩn, pha chế các dung dịch cần xác định trong điều

kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn. Đo độ hấp thụ quang A của chúng

với điều kiện đo như khi xây dựng đường chuẩn (cùng dung dịch so sánh,

cùng cuvet, cùng bước sóng) được các giá trị Ax. Áp các giá trị Ax đo được

vào đường chuẩn sẽ tìm được các giá trị nồng độ Cx tương ứng [5].

1.4.2.3. Định lượng Cr(VI), Ni2+

, Mn2+

bằng phương pháp trắc quang

a) Định lượng Cr(VI)

Trong môi trường axit, Cr(VI) phản ứng với 1,5-diphenylcacbazit tạo

thành một phức chất màu tím đỏ thích hợp cho việc định lượng Cr(VI) theo

phương pháp trắc quang. Hàm lượng Cr(VI) được xác định theo cường độ hấp

thụ màu của phức chất ở bước sóng λ = 540nm với cuvet 1cm [12,17].

b) Định lượng Ni2+

Ion Ni2+

trong môi trường amoniac yếu có mặt chất oxy hóa mạnh sẽ

tạo thành với dimetylgyoxim một phức màu đỏ, cường độ màu tỉ lệ với nồng

độ niken. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định niken trực tiếp ở nồng

độ từ 0,2÷5,0mg/l. Độ hấp thụ màu của phức được đo ở bước sóng

λ = 520nm , cuvet 1cm [12,17].

c) Định lượng Mn2+

Dùng kali pesunfat và chất xúc tác là ion Ag+ trong môi trường axit để

oxi hóa Mn2+

đến MnO4-. Hàm lượng MnO4

- được xác định bằng phương

pháp trắc quang với máy trắc quang vùng UV-Vis ở bước sóng λ = 540nm

với cuvet 1cm [12,17].

Page 24: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 27 -

CHƢƠNG 2

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1. Thiết bị, hóa chất

2.1.1. Thiết bị

- Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV 1700 Phamaspec (Shimadzu - Nhật

Bản), máy quang phổ hồng ngoại IR Prestige 21 (Shimadzu - Nhật Bản).

- Máy lắc, máy nghiền bi, máy khuấy từ, máy đo pH, tủ sấy, cân điên tử

bốn số,…

- Bộ sohxlet thuỷ tinh; các loại pipet, buret, bình tam giác, cốc, bình định

mức; chén sứ…

2.1.2. Hóa chất

Các hóa chất được dùng là các hóa chất có độ tinh khiết phân tích hoặc

tinh khiết hóa học.

2.1.2.1. Chuẩn bị các dung dịch gốc [8,12]

a) Dung dịch Cr(VI) 1000mg/l: Hòa tan 2,8285g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở

1000C) trong nước cất sau đó định mức đến 1000ml.

b) Dung dịch Ni2+

1000mg/l: Hoà tan 4,9533g Ni(NO3)2.6H2O trong 20ml

dung dịch HNO3 10%, đun nhẹ cho tan hết, định mức tới vạch.

c) Dung dịch Mn2+

1000mg/l: Hòa tan 2,7480g MnSO4 (đã nung ở 500oC)

trong 10ml axit sunfuric 1:4. Thêm nước cất đến 1000ml.

d) Dung dịch Pb2+

0,01M: Hòa tan 3,3121g trong 20ml dung dịch HNO3

10% đun nhẹ cho tan hết, cho vào bình định mức 1000ml thêm nước cất tới

vạch.

e) Dung dịch Cu2+

0,01M: Hòa tan 2,4160g Cu(NO3)2.3H2O vào nước rồi

cho vào bình định mức 1000ml, thêm nước tới vạch.

Các dung dịch có nồng độ thấp hơn được pha chế từ dung dịch gốc.

Page 25: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 28 -

2.1.2.2. Chuẩn bị các chất chỉ thị, thuốc thử [8,12]

a) Dung dịch 1,5-diphenylcacbazit 0,1% trong rượu etylic: Hòa tan 0,5g

1,5-diphenylcacbazit trong 100ml rượu etylic 950, cho vào bình định mức

500ml, thêm nước tới vạch. Đựng dung dịch trong bình thủy tinh màu và bảo

quản trong tủ lạnh.

b) Dung dịch dimetylgyoxim 1,2%: Hòa tan 1,2g dimetylgyoxim tinh

khiết trong axeton và pha thêm nước cất đến 1000 ml.

c) Dung dịch AgNO3 10%: Hoà tan 104g AgNO3 trong nước cất, cho vào

bình định mức 1000ml, thêm nước cất đến vạch.

d) Dung dịch K2S2O8 bão hòa: Hòa tan K2S2O8 trong 1000ml nước cất đến

khi K2S2O8 thêm vào không tan được nữa, lọc lấy phần dung dịch.

e) Dung dịch EDTA 0,01M: Hòa tan 1,8612g EDTA trong nước cất, cho

vào bình định mức 500ml, thêm nước cất đến vạch. Bảo quản trong bình thủy

tinh màu nâu.

f) Thuốc thử eriocrom T đen (ET-OO) 0,02% trong NaCl: Trộn đều 0,02g

ET-OO trong 9,98g NaCl khan.

g) Dung dịch kali natri tartrat 1M: Hòa tan hoàn toàn 28,222g

KNaC4H4O6.4H2O trong nước, cho vào bình định mức 100ml và định mức tới

vạch.

2.2. Chế tạo và khảo sát một số đặc trƣng cấu trúc của vật liệu hấp phụ

2.2.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ

Bã mía được xử lí sơ bộ bằng cách ngâm trong nước cất 3 - 4 giờ, rửa

sạch sau đó sấy khô ở 1000C trong 24 giờ. Bã mía khô được nghiền nhỏ bằng

máy nghiền bi, rây và rửa bằng nước cất nóng trong 1giờ, sấy khô ở 1000C.

Cuối cùng bột bã mía được rửa bằng hệ dung môi n-hexan : etanol (1:1) trên

hệ thống sohxlet trong 4 giờ, sấy khô thu được nguyên liệu.

Page 26: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 29 -

Tiếp theo nguyên liệu được hoạt hoá bằng anhydrit succinic trong môi

trường pyridin. Rửa nguyên liệu thu được lần lượt bằng rượu etylic 950, nước

cất cuối cùng là rượu etylic 950; lọc, sấy ở 80

0C trong 30 phút. Nguyên liệu

thu được tiếp tục được trộn với dung dịch NaHCO3 bão hòa, khuấy đều trong

30 phút; lọc, rửa lần lượt bằng nước cất, rượu etyilic 950 chúng tôi thu được

vật liệu hấp phụ (VLHP) [19].

2.2.2. Một số đặc trưng cấu trúc của VLHP

2.2.2.1. Phổ hồng ngoại của VLHP

Cấu trúc của VLHP được phân tích qua phổ hồng ngoại của VLHP và

so sánh với phổ hồng ngoại của nguyên liệu. Kết quả được chỉ ra ở hình 2.1

và hình 2.2.

Hình 2.1. Phổ hồng ngoại của nguyên liệu

Page 27: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 30 -

Hình 2.2. Phổ hồng ngoại của VLHP

So sánh phổ hồng ngoại của nguyên liệu bã mía trước và sau khi xử lí

bằng anhydrit succinic thành VLHP cho thấy có sự dịch chuyển các đỉnh hấp

thụ 1728,66cm-1

, 1711,30cm-1

đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm

cacbonyl C = O (hình 2.1) sang các đỉnh 1724,80cm-1

, 1713,23cm-1

(hình 2.2)

với cường độ mạnh hơn. Điều này chứng tỏ anhydrit succinic đã acrylat hóa

nhóm hydroxyl của bã mía tạo ra một liên kết este và giải phóng một nhóm

chức axit cacboxylic [19].

2.2.2.2. Ảnh SEM của VLHP

Để khảo sát đặc điểm bề mặt của VLHP, chúng tôi đã tiến hành chụp

ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) bề mặt của VLHP và nguyên liệu. Kết

quả thu được được chỉ ra trong hình 2.3.

Page 28: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 31 -

(a) Nguyên liệu (b) VLHP

Hình 2.3. Ảnh SEM của VLHP và nguyên liệu

Qua ảnh SEM của VLHP và nguyên liệu có thể thấy bề mặt VLHP xốp

hơn nhiều so với bề mặt của nguyên liệu

2.3. Định lƣợng các kim loại

2.3.1. Dựng đường chuẩn xác định Cr(VI)

Chuẩn bị 6 bình định mức dung tích 50ml, đánh số từ 0 đến 5 và lần

lượt cho vào mỗi bình các dung dịch theo bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Cr(VI)

Mẫu

Dung dịch (ml) 0 1 2 3 4 5

Dung dịch Cr(VI) chuẩn 2mg/l 0,0 0,5 1,0 5,0 10,0 25,0

H2SO4 1:1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

H3PO4 đặc 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1

1,5-diphenylcacbazit 0,1% 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0

Nước cất tới vạch

Lắc đều các bình định mức, để yên 10 phút rồi đo độ hấp thụ quang A

của dãy dung dịch chuẩn ở bước sóng λ = 540nm với cuvet 1cm. Từ độ hấp

Page 29: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 32 -

thụ quang đo được dựng đường chuẩn xác định Cr(VI). Kết quả được chỉ ra ở

bảng 2.2 và hình 2.4.

Bảng 2.2. Số liệu dựng đường chuẩn

xác định Cr(VI)

Stt Nồng độ

(mg/l)

Độ hấp thụ

quang A

1 0,02 0,002

2 0,04 0,013

3 0,20 0,088

4 0,40 0,203

5 1,00 0,504

Hình 2.4. Đường chuẩn xác định Cr(VI)

2.3.2. Dựng đường chuẩn xác định Ni2+

Lấy 6 bình định mức dung tích 100ml, đánh số từ 0 đến 5 và lần lượt

cho vào mỗi bình các dung dịch theo bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Ni2+

Mẫu

Dung dịch (ml) 0 1 2 3 4 5

Dung dịch Ni2+

chuẩn 1mg/l 0,0 2,5 5,0 10,0 20,0 50,0

Nước brom bão hoà 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0

Amoniac 12,0 12,0 12,0 12,0 12,0 12,0

Dimetylgyoxim 1,2% trong axeton 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0

Nước cất tới vạch

Đo độ hấp thụ quang A của dãy dung dịch trên với cuvet 1cm ở bước

sóng λ = 520nm . Từ đại lượng độ hấp thụ quang đo được dựng đường chuẩn

xác định Ni2+

. Kết quả được chỉ ra ở bảng 2.4 và hình 2.5.

Page 30: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 33 -

Bảng 2.4. Số liệu dựng đường chuẩn

xác định Ni2+

Stt Nồng độ (mg/l)

Độ hấp thụ quang A

1 0,025 0,002

2 0,050 0,006

3 0,100 0,063

4 0,200 0,133

5 0,500 0,346

Hình 2.5. Đường chuẩn xác định Ni2+

2.3.3. Dựng đường chuẩn xác định Mn2+

Lấy 6 bình định mức dung tích 100ml, đánh số từ 0 đến 5 và lần lượt

cho vào mỗi bình các dung dịch theo bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Mn2+

Mẫu

Dung dịch (ml) 0 1 2 3 4 5

Dung dịch Mn2+

chuẩn 5 mg/l 0,0 0,5 1,0 2,0 5,0 10,0

Nước cất 50,0 49,5 49,0 48,0 45,0 40,0

Axit sunfuric đặc 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Bạc nitrat 10% 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Kali pesunfat bão hòa 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0

Nước cất tới vạch

Lắc đều mỗi khi thêm các dung dịch, để yên 45 phút rồi tiến hành đo độ

hấp thụ quang A tại bước sóng λ = 540nm với cuvet 1cm. Từ độ hấp thụ

quang đo được dựng đường chuẩn xác định Mn2+

. Kết quả được chỉ ra ở bảng

2.6 và hình 2.6.

Page 31: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 34 -

Bảng 2.6. Số liệu dựng đường chuẩn

xác định Mn2+

Stt Nồng độ

(mg/l)

Độ hấp thụ

quang A

1 0,02 0,006

2 0,05 0,016

3 0,10 0,030

4 0,20 0,066

5 0,30 0,098

Hình 2.6. Đường chuẩn xác định Mn2+

2.3.4. Định lượng Pb2+

Dùng pipet lấy chính xác 10ml dung dịch Pb2+

vào bình tam giác dung

tích 250ml. Thêm 20ml nước cất, 5ml dung dịch KNaC4H4O6 1M, lắc đều rồi

thêm 5ml dung dịch đệm amoni và một ít chỉ thị ET-OO. Đun nóng nhẹ đến

khoảng 500C và tiến hành chuẩn độ Pb

2+ bằng EDTA 0,01M. Chuẩn độ đến

khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu xanh thì ngừng chuẩn độ. Ghi thể

tích EDTA đã chuẩn độ. Nồng độ Pb2+

(mol/l) được tính theo công thức:

2+EDTA

0,01.VC

Pb 10= (2.1)

2.3.5. Định lượng Cu2+

Dùng pipet lấy chính xác 10ml dung dịch Cu2+

cần xác định vào bình

tam giác dung tích 100ml. Thêm 5ml dung dịch NH4Cl 5% và dùng dung dịch

NH3 1N chỉnh pH dung dịch đến 8. Chuẩn độ Cu2+

bằng EDTA 0,01M cho

đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng nhạt sang màu tím thì ngừng chuẩn

độ. Ghi số ml EDTA đã chuẩn độ. Nồng độ Cu2+

(mol/l) được tính theo công

thức:

2+EDTA

0,01.VC

Cu 10= (2.2)

Page 32: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 35 -

2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP

Lấy 6 bình tam giác dung tích 100ml, cho vào 3 bình mỗi bình 0,5g

VLHP và 3 bình còn lại, mỗi bình 0,5g nguyên liệu; thêm vào mỗi bình 50ml

dung dịch chứa ion kim loại có nồng độ xác định. Tiến hành lắc trên máy lắc

trong 120 phút, lọc thu lấy phần dung dịch. Xác định nồng độ ion kim loại

còn lại trong dung dịch. Dung lượng hấp phụ q (mg/g) và hiệu suất hấp phụ H

(%) của VLHP và nguyên liệu đối với mỗi kim loại được xác định theo công

thức:

( )o ocb cbC -C .50 C -C

q1000.0,5 10

= = (2.3)

o cb

o

C -CH .100

C= (2.4)

Trong đó: Co, Ccb là nồng độ của ion ban đầu và sau khi hấp phụ (mg/l).

Các kết quả được chỉ ra trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. So sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP đối với

Cr(VI), Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

Ion

Nguyên liệu VLHP

Co

(mg/l)

Ccb

(mg/l)

H

(%)

q

(mg/g)

Co

(mg/l)

Ccb

(mg/l)

H

(%)

q

(mg/g)

Cr(VI) 105,00 83,13 20,83 2,19 105,20 39,00 62,93 6,62

Ni2+

100,00 33,54 66,46 6,65 100,40 1,67 98,34 9,87

Mn2+

97,05 70,05 27,82 2,70 97,00 11,86 87,77 8,51

Pb2+

2380,50 2297,70 3,48 8,28 2380,50 2080,35 12,61 30,01

Cu2+

633,60 614,40 3,03 1,92 633,60 307,20 51,52 32,64

Kết quả bảng 2.7 cho thấy cả nguyên liệu và VLHP đều có khả năng

hấp phụ các ion kim loại: Cr(VI), Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

. Tuy nhiên, so

sánh dung lượng hấp phụ cũng như hiệu suất hấp phụ của VLHP và nguyên

liệu đối với mỗi ion kim loại chúng tôi nhận thấy khả năng hấp phụ của

Page 33: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 36 -

VLHP tốt hơn nguyên liệu rất nhiều. Điều này phù hợp với những kết quả

được chỉ ra ở mục 2.2.2 về một số đặc trưng cấu trúc của VLHP.

2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng hấp phụ của VLHP

2.5.1. Ảnh hưởng của thời gian

Lấy 7 bình tam giác dung tích 100ml, đánh số từ 1 đến 7 và lần lượt

cho vào mỗi bình 0,5g VLHP và 50ml dung dịch chứa ion kim loại có nồng

độ xác định. Tiến hành sự hấp phụ trong các khoảng thời gian khác nhau: từ

10 ¸ 120 phút với Cr(VI), Pb2+

, Ni2+

và từ 5 ¸ 90 phút với Mn2+

, Cu2+

. Xác

định nồng độ của ion kim loại còn lại sau mỗi khoảng thời gian đó. Các kết

quả được chỉ ra trong bảng 2.8, hình 2.7.

Bảng 2.8. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ

Ion Thời gian (phút) Co (mg/l) Ccb (mg/l) H (%) q (mg/g)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Cr(VI)

10 240,00 107,00 55,42 13,30

20 240,00 101,50 57,71 13,85

30 240,00 96,00 60,00 14,40

45 240,00 97,00 59,58 14,30

60 240,00 96,50 59,79 14,35

90 240,00 94,00 60,83 14,60

120 240,00 94,00 60,83 14,60

Ni2+

10 168,40 4,08 97,58 16,43

20 168,40 3,38 97,99 16,47

40 168,40 4,00 97,62 16,53

60 168,40 2,86 98,30 16,56

80 168,40 2,80 98,34 16,56

100 168,40 2,80 98,34 16,56

120 168,40 2,78 98,35 16,56

Page 34: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 37 -

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Mn2+

5 88,00 21,70 75,34 6,63

10 88,00 11,30 87,16 7,67

20 88,00 10,80 87,73 7,72

30 88,00 10,70 87,84 7,73

45 88,00 10,00 88,64 7,80

60 88,00 10,00 88,64 7,80

90 88,00 9,60 89,09 7,84

Pb2+

10 2691,00 2359,80 12,31 33,12

20 2691,00 2318,40 13,85 37,26

40 2691,00 2256,30 16,15 43,47

60 2691,00 2173,50 19,23 51,75

80 2691,00 2173,50 19,23 51,75

100 2691,00 2173,50 19,23 51,75

120 2691,00 2173,50 19,23 51,75

Cu2+

5 633,60 458,88 27,61 17,6

10 633,60 311,68 50,84 32,21

20 633,60 300,80 52,53 33,28

30 633,60 298,88 52,69 33,39

45 633,60 302,08 52,36 33,17

60 633,60 300,80 52,53 33,28

90 633,60 300,80 52,53 33,28

Page 35: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 38 -

0

10

20

30

40

50

60

0 20 40 60 80 100 120 140Thời gian (phút)

q (

mg/g

)

Cr(VI)

Ni2+

Mn2+

Pb2+

Cu2+

Cr(VI)

Ni2+

Mn2+

Pb2+

Cu2+

Hình 2.7. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ theo thời gian

Từ các kết quả ở bảng 2.8 và hình 2.7, chúng tôi thấy:

- Với Cr(VI): Trong khoảng thời gian khảo sát (10÷120 phút), từ 10 đến

90 phút đầu dung lượng hấp phụ Cr(VI) của VLHP tăng nhanh, từ 90 phút trở

đi dung lượng hấp phụ tăng chậm và tương đối ổn định. Do đó, chúng tôi cho

rằng thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Cr(VI) là 90 phút và chọn khoảng

thời gian này để nghiên cứu tiếp theo đối với Cr(VI).

- Với Ni2+

: Trong khoảng thời gian khảo sát (10÷120 phút) dung lượng

hấp phụ của VLHP đối với Ni2+

thay đổi không nhiều (16,43÷16,56mg/g).

Tuy nhiên, chúng tôi thấy sau 60 phút dung lượng hấp phụ là tương đối ổn

định. Do đó, chúng tôi cho rằng thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Ni2+

60 phút và chọn khoảng thời gian này để nghiên cứu tiếp theo đối với Ni2+

.

- Với Mn2+

: Trong khoảng thời gian khảo sát (5÷90 phút), từ 45 phút trở

đi dung lượng hấp phụ Mn2+

của VLHP tăng chậm và tương đối ổn định. Do

đó, chúng tôi cho rằng thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Mn2+

là 45 phút

và chọn khoảng thời gian này để nghiên cứu tiếp theo đối với Mn2+

.

Page 36: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 39 -

- Với Pb2+

: Trong khoảng thời gian khảo sát (10÷120 phút), từ 10 đến 60

phút đầu dung lượng hấp phụ của VLHP đối với Pb2+

tăng nhanh, từ 60 phút

trở đi dung lượng hấp phụ tăng chậm và tương đối ổn định. Do đó, chúng tôi

cho rằng thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Pb2+

là 60 phút và chọn

khoảng thời gian này để nghiên cứu tiếp theo đối với Pb2+

.

- Với Cu2+

: Trong khoảng thời gian khảo sát (5÷90phút), từ 5 đến 10 phút

đầu dung lượng hấp phụ Cu2+

của VLHP tăng nhanh, từ 10 đến 20 phút tiếp

theo dung lượng hấp phụ tăng chậm và sau 20 phút dung lượng hấp phụ Cu2+

là tương đối ổn định. Do đó, chúng tôi cho rằng thời gian đạt cân bằng hấp

phụ đối với Cu2+

là 20 phút và chọn khoảng thời gian này để nghiên cứu tiếp

theo đối với Cu2+

.

Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với mỗi ion kim loại được chỉ ra ở

bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với mỗi ion kim loại

Ion Cr(VI) Ni2+

Mn2+

Pb2+

Cu2+

Thời gian đạt cân bằng (phút) 90 60 45 60 20

Qua bảng 2.9 chúng ta thấy với mỗi ion thời gian đạt cân bằng hấp phụ

là khác nhau. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi khả năng hấp phụ của VLHP với

mỗi ion là khác nhau. Ngoại trừ Cr(VI) tồn tại ở dạng anion, các ion Ni2+

,

Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

tuy có cùng điện tích nhưng có kích thước khác nhau nên

tương tác giữa chúng với các tâm hấp phụ trên bề mặt VLHP là khác nhau.

2.5.2. Ảnh hưởng của pH

Lấy 5 bình tam giác dung dịch 100ml, đánh số từ 1 đến 5 và lần lượt

cho vào mỗi bình 0,5g VLHP và 50ml dung dịch chứa ion kim loại có nồng

độ xác định ở các giá trị pH khác nhau (Cụ thể: Cr(VI) từ 1,35÷7,33; Ni2+

từ

1,47÷6,24; Pb2+

từ 1,00÷4,94; Cu2+

từ 1,80÷5,21). pH của các dung dịch được

Page 37: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 40 -

điều chỉnh bằng dung dịch HNO3 10% hoặc dung dịch NaOH 0,1N. Tiến

hành sự hấp phụ trong khoảng thời gian cân bằng đối với mỗi ion đã xác định

được ở mục 2.5.1, xác định nồng độ của ion còn lại trong dung dịch. Các kết

quả thu được được chỉ ra trong bảng 2.10 và hình 2.8.

Bảng 2.10. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ

Ion pH Co (mg/l) Ccb (mg/l) H (%) q (mg/g)

Cr(VI)

1,35 223,00 98,00 56,05 12,50

2,21 223,00 105,00 52,91 11,80

3,00 223,00 106,20 52,38 11,68

4,34 223,00 110,79 50,32 11,22

5,07 223,00 111,00 50,22 11,20

6,21 223,00 105,91 52,91 11,80

7,33 223,00 113,00 49,33 11,00

Ni2+

1,47 184,80 16,43 91,11 16,84

2,40 184,80 8,87 95,20 17,59

4,06 184,80 4,44 97,60 18,04

5,10 184,80 3,70 98,00 18,11

6,24 184,80 7,11 96,15 17,77

Pb2+

1,00 2670,30 2370,15 11,24 30,02

2,16 2670,30 2297,70 13,95 37,26

3,06 2670,30 2194,20 17,83 47,61

4,06 2670,30 2152,80 19,38 51,75

4,94 2670,30 2090,70 21,71 57,96

Cu2+

1,80 633,60 612,30 3,36 2,13

2,30 633,60 366,90 42,09 26,67

3,02 633,60 300,8 52,53 33,28

3,90 633,60 298,67 52,86 33,49

5,21 633,60 299,73 52,69 33,39

Page 38: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 41 -

0

10

20

30

40

50

60

70

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

q (

mg

/g)

Cr(VI)

Ni

Pb

Cu

Cr(VI)

Ni2+

Pb2+

Cu2+

Hình 2.8. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào pH dung dịch

Các kết quả ở bảng 2.10 và hình 2.8 cho thấy khoảng pH tối ưu cho sự

hấp phụ của VLHP đối với mỗi ion kim loại: Cr(VI) pH=1÷2; Ni2+

pH=5÷6,

Pb2+

pH=4÷5 và Cu2+

pH=4÷5. Riêng đối với Mn2+

chúng tôi chỉ khảo sát ở

khoảng pH từ 1÷2.

2.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ - Cân bằng hấp phụ

2.5.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ

Lấy 5 bình tam giác dung tích 100ml, đánh số từ 1 đến 5 và lần lượt

cho vào mỗi bình 0,5g VLHP và 50ml dung dịch chứa ion kim loại với các

nồng độ khác nhau xác định (Cụ thể: Cr(VI) từ 102,00÷739,00 mg/l; Ni2+

từ

56,00÷754,00mg/l; Mn2+

từ 88,00÷450,00mg/l; Pb2+

từ 252,54÷2424,60mg/l;

Cu2+

từ 60,80÷632,53mg/l). Tiến hành sự hấp phụ trong khoảng thời gian và

pH tối ưu với mỗi ion kim loại đã xác định được ở mục 2.5.1 và 2.5.2, xác

định nồng độ của ion kim loại còn lại trong dung dịch. Kết quả được chỉ ra

trong bảng 2.11 và hình 2.9.

Page 39: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 42 -

Bảng 2.11. Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng hấp phụ

Ion Co (mg/l) Ccb (mg/l) H (%) q (mg/g)

Cr(VI)

102,00 38,30 62,45 6,37

184,00 86,50 52,99 9,75

326,00 157,50 51,69 16,85

398,00 202,00 49,25 19,60

739,00 442,00 40,19 29,70

Ni2+

56,00 0,38 99,32 5,56

192,00 11,60 93,96 18,04

293,00 22,74 92,24 27,03

412,00 61,00 85,19 35,10

754,00 162,00 78,51 59,20

Mn2+

88,00 7,40 91,59 8,06

185,00 16,60 91,03 16,84

260,00 24,60 90,54 23,54

375,00 37,60 89,97 33,74

450,00 59,30 86,82 39,07

Pb2+

252,54 182,16 27,87 7,04

606,51 459,54 24,23 14,70

1211,00 945,99 21,88 26,50

1800,90 1500,80 16,66 30,01

2442,60 2074,10 15,08 36,85

Cu2+

60,80 18,13 70,18 4,27

162,13 50,13 69,08 11,20

312,53 105,60 66,21 20,69

478,93 215,47 55,10 26,35

632,53 297,60 52,95 33,49

Page 40: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 43 -

0

10

20

30

40

50

60

70

0 500 1000 1500 2000 2500 3000Nồng độ ban đầu Co (mg/l)

q (

mg/g

)Cr(VI)

Ni

Mn

Pb

Cu

Cr(VI)

Ni2+

Mn2+

Pb2+

Cu2+

Hình 2.9. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào nồng độ ban đầu của các ion

Các kết quả ở bảng 2.11 và hình 2.9 cho thấy trong khoảng nồng độ đã

khảo sát với mỗi ion: Cr(VI) từ 102 đến 739mg/l; Ni2+

từ 56 đến 754mg/l;

Mn2+

từ 88 đến 450mg/l; Pb2+

từ 252,54 đến 2442,6mg/l; Cu2+

từ 60,8 đến

632,53mg/l, khi tăng nồng độ, dung lượng hấp phụ của VLHP đối với các kim

loại đều tăng; còn hiệu suất hấp phụ giảm dần.

2.5.3.2. Cân bằng hấp phụ

Từ các kết quả thu được chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ với

mỗi ion kim loại theo mô hình đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.

a) Crom

0

5

10

15

20

25

30

35

0 100 200 300 400 500

Ccb (mg/l)

q (

mg/g

)

Hình 2.10. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir đối với Cr(VI)

y = 0.0201x + 6.1641

R2 = 0.956

0

5

10

15

20

0 100 200 300 400 500

Ccb (mg/l)

Ccb

/q (

g/l

)

Hình 2.11. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào

Ccb của Cr(VI)

Page 41: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 44 -

b) Niken

0

10

20

30

40

50

60

70

0 50 100 150 200

Ccb (mg/l)

q (

mg

/g)

Hình 2.12. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir đối với Ni2+

y = 0.0153x + 0.4165

R2 = 0.9292

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

0 50 100 150 200Ccb (mg/l)

Ccb

/q (

g/l

)

Hình 2.13. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào

Ccb của Ni2+

c) Mangan

0

10

20

30

40

50

0 20 40 60 80

Ccb (mg/l)

q (

mg

/g)

Hình 2.14. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir đối với Mn2+

y = 0.0113x + 0.7887

R2 = 0.9283

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

0 20 40 60 80

Ccb (mg/l)

Ccb

/q (

g/l

)

Hình 2.15. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào

Ccb của Mn2+

d) Chì

0

10

20

30

40

0 500 1000 1500 2000 2500

Ccb (mg/l)

q (

mg

/g)

Hình 2.16. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir đối với Pb2+

y = 0.0165x + 22.774

R2 = 0.9779

0

10

20

30

40

50

60

0 1000 2000 3000

Ccb (mg/l)

Ccb

/q (

g/l

)

Hình 2.17. Sự phụ thuộc của Ccb/q

vào Ccb của Pb2+

Page 42: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 45 -

e) Đồng

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0 50 100 150 200 250 300 350

Ccb(mg/g)

q (

mg

/l)

Hình 2.18. Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir đối với Cu2+

y = 0.0184x + 3.6563

R2 = 0.9635

0

2

4

6

8

10

0 100 200 300 400Ccb (mg/l)

Ccb

/q (

g/l

)

Hình 2.19. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào

Ccb của Cu2+

Từ mô hình đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với mỗi kim loại,

chúng tôi tính được các giá trị dung lượng hấp phụ cực đại qmax và các hệ số

Langmuir K với mỗi kim loại:

Bảng 2.12. Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir

Ion Cr(VI) Ni2+

Mn2+

Pb2+

Cu2+

Dung lượng hấp phụ cực đại

qmax (mg/g) 49,75 65,36 88,50 60,61 54,35

Hằng số Langmuir K 0,0033 0,0367 0,0143 0,0007 0,0050

2.6 . Thử xử lí nƣớc thải chứa Cr(VI)

Mẫu nước được lấy tại bể thải của phân xưởng mạ điện, xí nghiệp mạ

điện quân đội chưa qua xử lí. Nước thải được lấy và bảo quản theo đúng

TCVN 4574-88.

- Dụng cụ lấy mẫu: chai polyetylen sạch.

- Mẫu lấy xong được cố định bằng 5ml HNO3 đặc.

Lấy ba bình tam giác dung tích 100ml, đánh số các bình từ 1 đến 3, cho

vào mỗi bình 50ml nước thải và 0,5g VLHP. Tiến hành hai lần sự hấp phụ

Page 43: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 46 -

trong các điều kiện thời gian và pH tối ưu cho sự hấp phụ Cr(VI) đã xác định

được. Xác định nồng độ Cr(VI) còn lại trong dung dịch. Kết quả thu được:

- Nồng độ Cr(VI) trong nước thải: 326mg/l.

- Nồng độ Cr(VI) còn lại sau một lần hấp phụ: 303mg/l. Giảm 7,06% so

với nồng độ ban đầu.

- Nồng độ Cr(VI) còn lại sau hai lần hấp phụ: 290mg/l. Giảm 11,04% so

với nồng độ ban đầu.

Như vậy, sau hai lần hấp phụ kết quả cho thấy VLHP có khả năng tách

loại Cr(VI) trong nước thải và nếu tiến hành liên tiếp nhiều lần thì có thể làm

giảm hàm lượng Cr(VI) trong nước thải tới giới hạn cho phép.

Page 44: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 47 -

KẾT LUẬN

1. Đã chế tạo được VLHP từ bã mía và khảo sát một số đặc điểm cấu trúc và

bề mặt của VLHP.

1.1. Khảo sát cấu trúc VLHP qua phổ hồng ngoại của VLHP cho thấy các

phân tử anhydrit succinic đã este hóa các nhóm hydroxyl trên bã mía.

1.2. Khảo sát đặc điểm bề mặt của VLHP qua ảnh SEM cho thấy bã mía

sau khi hoạt hóa có cấu tạo xốp hơn so với bã mía khi chưa hoạt hóa.

2. Đã khảo sát khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP đối với Cr(VI),

Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

. Kết quả cho thấy cả nguyên liệu và VLHP đều hấp

phụ được các ion kim loại này trong dung dịch. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ

của VLHP đối với các ion kim loại này là tốt hơn nhiều so với nguyên liệu.

3. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự hấp phụ của VLHP đối

với Cr(VI), Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

. Kết quả thu được cho thấy:

3.1. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ:

- Cr(VI): 90 phút.

- Ni2+

: 60 phút.

- Mn2+

: 45 phút.

- Pb2+

: 60 phút.

- Cu2+

: 20 phút.

3.2. Khoảng pH tối ưu:

- Đối với Pb2+

và Cu2+

: pH=4÷5.

- Đối với Ni2+

: 5÷6.

- Đối với Cr(VI) : 1÷2.

3.3. Nồng độ ban đầu: Trong các khoảng nồng độ đã khảo sát với các ion

kim loại, khi nồng độ ion kim loại tăng dung lượng hấp phụ của

VLHP đối với các ion kim loại tăng.

Page 45: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 48 -

4. Xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với Cr(VI),

Ni2+

, Mn2+

, Pb2+

và Cu2+

. Cụ thể dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối

với các ion kim loại là:

- Cr(VI): 49,75mg/g.

- Ni2+

: 65,36mg/g.

- Mn2+

: 88,50mg/g.

- Pb2+

: 60,61mg/g.

- Cu2+

: 54,35mg/g.

5. Đã thử xử lí một mẫu nước thải chứa Cr(VI) của nhà máy mạ điện quân

đội. Kết quả cho thấy VLHP có khả năng tách loại Cr(VI) trong môi trường

nước.

Page 46: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 49 -

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

Hoàng Ngọc Hiền, Lê Hữu Thiềng, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion

Ni2+

trong môi trường nước trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía và ứng

dụng vào xử lí môi trường”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái

Nguyên, số 2 (46), tập 2, năm 2008, trang 118 – 121.

Page 47: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 50 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (chủ biên) (2000), Độc học môi trường, Nxb ĐH Quốc gia TP.

HCM

2. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lí nước và

nước thải, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Trịnh Ngọc Châu, Triệu Thị Nguyệt, Vũ Đăng Độ (2001), “Nghiên cứu

khả năng sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để hấp thụ một số ion

kim loại nặng trong nước thải”, Tuyển tập các công trình khoa học, Hội

nghị khoa học lần thứ hai - ngành Hoá học, trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Tinh Dung (2002), Hóa học phân tích, phần III: Các phương

pháp định lượng hoá học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-Vis, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Trần Tứ Hiếu (2004), Hóa học phân tích, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Huề (1982), Giáo trình hóa lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. P.P. Koroxtelev (1974), Chuẩn bị dung dịch cho phân tích hoá học

(Người dịch: Nguyễn Trọng Biểu, Mai Hữu Đua,…), Nxb Khoa học và kĩ

thuật, Hà Nội.

9. Hoàng Nhâm (2001), Hóa vô cơ tập ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Trần Văn Nhân, Hồ Thị Nga (2005), Giáo trình công nghệ xử lí nước

thải, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

11. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (1998), Hóa lí tập

II, Nxb Giáo dục, Hải Phòng.

12. Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5945-2005, TCVN 5502-2003, TCVN 4573-

88, TCVN 4574-88, TCVN 4577-88, TCVN 4578-88.

Page 48: Luận Văn Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng Trên Vật Liệu Hấp Phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 51 -

13. Trịnh Thị Thanh (2001), Độc học, môi trường và sức khoẻ con người,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Hồ Sĩ Tráng (2005), Cơ sở hoá học gỗ và xennluloza, tập 1, Nxb Khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Lâm Minh Triết, Diệp Ngọc Sương (2000), Các phương pháp phân tích

kim loại trong nước và nước thải, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Tp Hồ Chí

Minh.

16. Nguyễn Đức Vận (2004), Hóa vô cơ tập 2: Các kim loại điển hình, Nxb

Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

17. David Harvey (2000), Modern Analytical Chemistry, McGraw-Hill, The

United States of America..

18. Jaakko Paasivirta (1991), Chemical E toxicalog, Lewis Publishers.

19. Osvaldo Karnitz Jr, L.V.A. Gurgel, J.C.P. de Melo, V.R. Botaro, T.M.S.

Melo, R.P.de Freitas Gil and L.F. Gil (2007), “Adsorption of heavy metal

ion from aqueous single metal solution by chemically modified sugarcane

bagasse”, Bioresource Technology, 98, 1291-1297.

20. Umesh K. Garg and Dhiraj Sud (2005), “Optimization of process

parameters for removal of Cr(VI) from aqueous solutions using modified

sugarcane bagasse”, Electronic Journal of Environmental, Agricultural

and Food Chemistry, 4(6), 1150-1160.

21. Yong-Jae Lee (2005), “Oxidation of sugarcane bagasse using a

combination of hypochlorite and peroxide”, B.Sc., Chonnam National

University.

Các trang web

22. http://www.thanhthanhcong.com.

23. http://faostat.fao.org.