117
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................1 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.....1 2.Tình hình nghiên cứu đề tài...................3 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài....................3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài............................................. 4 5. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài............................................. 4 6. Những đóng góp mới của luận văn..............4 7. Kết cấu của luận văn.........................5 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUN L NH NƯC ĐỐI VI CÔNG TÁC THI HNH ÁN DÂN SỰ................6 1.1. Khi niệm và đặc điểm thi hành n dân sự. . .6 1.1.1 Khi nim thi hnh n dân sự......................6 1.1.2. Đặc điểm của thi hnh n dân sự...................8 1.2. Quản lý nhà nước đối với công tc thi hành n dân sự...................................... 10 1.2.1. Khi nim quản lý nh nước đối với công tc thi hnh n dân sự.............................................. 10 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nh nước đối với công tc thi hnh n dân sự...........................................12

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................1

2.Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................................3

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.......................................................................3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài............................4

5. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.................................4

6. Những đóng góp mới của luận văn.........................................................4

7. Kết cấu của luận văn...............................................................................5

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN LY NHA NƯƠC

ĐỐI VƠI CÔNG TÁC THI HANH ÁN DÂN SỰ........................................6

1.1. Khai niệm và đặc điểm thi hành an dân sự.....................................6

1.1.1 Khai niêm thi hanh an dân sự............................................................6

1.1.2. Đặc điểm của thi hanh an dân sự.....................................................8

1.2. Quản lý nhà nước đối với công tac thi hành an dân sự................10

1.2.1. Khai niêm quản lý nha nước đối với công tac thi hanh an dân sự. 10

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nha nước đối với công tac thi hanh an dân sự.

...................................................................................................................12

1.2.3. Nội dung quản lý nha nước đối với công tac thi hanh an dân sự.. .15

1.3 Tiêu chí hoàn thiện phap luật về quản lý nhà nước đối với công

tac thi hành an dân sự............................................................................17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VA THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUAN LY NHA NƯƠC ĐỐI VƠI CÔNG TÁC THI HANH

ÁN DÂN SỰ CỦA CHDCND LAO VA KINH NGHIỆM XÂY DỰNG,

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CHXHCN VIỆT NAM TRONG LĨNH

VỰC NAY......................................................................................................23

Page 2: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

2.1. Thực trạng phap luật và thực hiện phap luật về quản lý nhà nước

đối với công tac thi hành an dân sự của nước CHDCND Lào............23

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về quản

lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào...23

2.1.2. Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi

hành án dân sự của CHDCND Lào- đối chiếu với pháp luật Việt Nam

..................................................................................................................26

2.1.2.1. Cac quy định về viêc ban hanh văn bản phap luật về quản lý nha

nước đối với công tac thi hanh an dân sự.................................................26

2.1.2.2. Cac quy định về quảnlý đội ngũ can bộ, công chức lam công tac

thi hanh an dân sự.....................................................................................30

2.1.2.3. Cac quy định về quản lý, thực hiên phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ

sở vật chất, kỹ thuật, phương tiên hoạt động của cac cơ quan thi hanh an

dân sự........................................................................................................37

2.1.2.4. Cac quy định về công tac thanh tra, kiểm tra, kiểm sat, giam sat

thi hanh an dân sự.....................................................................................39

2.1.2.5. Cac quy định về giải quyết khiếu nại, tố cao...............................42

2.1.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào.............................................49

2.2. Kinh nghiệm xây dựng, thực hiện phap luật về quản lý nhà nước

đối với công tac thi hành an dân sự của nước CHXHCN Việt Nam. .54

2.2.1. Xây dựng văn bản phap luật về quản lý nha nước đối với công tac

thi hanh an dân sự.....................................................................................54

2.2.2. Xây dựng va quản lý đội ngũ can bộ, công chức lam công tac thi

hanh an dân sự..........................................................................................55

2.2.3. Quản lý, thực hiên phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ

thuật, phương tiên hoạt động của cac cơ quan thi hanh an dân sự..........57

Page 3: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

2.2.4. Công tac thanh tra, kiểm tra, kiểm sat, giam sat thi hanh an dân sự

...................................................................................................................57

2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cao............................................................58

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯƠNG VA GIAI PHÁP HOAN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUAN LY NHA NƯƠC ĐỐI VƠI CÔNG TÁC THI HANH

ÁN DÂN SỰ CỦA CHDCND LAO.............................................................59

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào................................................59

3.2. Một số nội dung hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào.......................................61

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công tác thi

hành án dân sự của CHDCND Lào...........................................................62

KẾT LUẬN....................................................................................................66

DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHAO.....................................................67

TAI LIỆU TIẾNG VIỆT..............................................................................67

TAI LIỆU TIẾNG LAO...............................................................................68

Page 4: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước của dân,do dân, vì

dân. Việc chú trọng tới cuộc sống của nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội

luôn là mục tiêu của chế độ, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là phương

tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa là con đường bảo đảm công

bằng xã hội.

Điều 85 của Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1991

quy định: “Bản an của tòa an nhân dân đã có hiêu lực phap luật thì mọi cơ

quan tổ chức Đảng, cơ quan tổ chức Nha nước, Mặt trận tổ quốc, cơ quan tổ

chức quần chúng, tổ chức xã hội va mọi công dân phải tuân thủ, ca nhân va

cơ quan tổ chức có liên quan phải thực hiên kiên quyết.”[17]

Để đưa các quy định của Hiến pháp vào thực tiễn cuộc sống, đã có các

văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác

thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với mục đích và nguyên

tắc đó, để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc thực thi các bản án, quyết

định của tòa án trên thực tế thì ngoài việc cần phải có một cơ chế thực thi sát

thực còn phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả cũng như cơ chế

kiểm tra, giám sát các hoạt động đó. Mô hình tổ chức quản lý, cơ chế quản lý

thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng đã và đang bộc lộ những

vước mắc bất cập, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án, hệ

thống pháp luật thi hành án những năm qua vẫn chưa được hoàn thiện, thiếu

đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vì chưa được nghiên

cứu xây dựng trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ, chính xác.

Đứng trước sự biến đổi chung về cơ chế quản lý và đời sống xã hội, thi

hành án cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Đã xuất hiện những hạn chế về cơ

Page 5: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

2

chế quản lý điều hành, về tổ chức cán bộ, về bộ máy quản lý… Bên cạnh đó

chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản

lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về thi hành án.

Mặt khác thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án ở nước Lào

có rất nhiều vấn đề đang đòi hỏi cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Biểu hiện

của thực trạng quản lý kém hiệu quả là kết quả thi hành án rất thấp, số lượng

án tồn đọng ngày càng tăng, tình trạng khiếu nại kéo dài gây nhức nhối trong

dư luận nhân dân. Hơn nữa, trên thực tế công tác thi hành án cũng chưa được

các cấp các ngành quan tâm xứng tầm với nhiệm vụ của nó dẫn đến việc quản

lý thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại Việt Nam, công tác thi hành án đã gặt hái được một số thành công

nhất định. Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa

VII đã chủ trương: “Sớm xây dựng va hoan thiên phap luật về thi hanh an

theo hướng tiến tới tập trung nhiêm vụ quản lý nha nước về công tac thi hanh

an vao Bộ Tư phap”. [6] Hệ thống pháp luật thi hành án đã tương đối hoàn

thiện, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp

luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành ándân sự ở nước

CHDCND Lào – Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam” làm đề tài luận văn cao

học luật của mình. Thi hành án là một vấn đề rộng liên quan đến nhiều lĩnh

vực như thi hành án hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự…

Tuy nhiên với khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề đặt ra chỉ

giới hạn trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi

hành án dân sự tại CHDCND Lào và kinh nghiệm Việt Nam đồng thời kiến

nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi

hành án dân sự nói riêng, hoạt động thi hành án nói chung tại CHDCND Lào.

Page 6: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý nhà nước đối với công tác thi hành ándân sự là một vấn đề rất

rộng và luôn là vấn đề thời sự. Trong những năm qua chỉ có một số công trình

nghiên cứu pháp luật liên quan đến lĩnh vực này như: giáo trình Luật học của

trường Đại học quốc gia Lào, hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế… mà

gần như chưa có một công trình khoa học nào đề cập về vấn đề này. Các tài

liệu này nhìn chung, chỉ nghiên cứu bao quát tổng thể nhiệm vụ, quyền hạn

của cơ quan thi hành án mà chưa đi sâu nghiên cứu vào chức năng quản lý

nhà nước về thi hành án.

Việc nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố này cho thấy,

với những mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau, những công trình nghiên cứu này

chủ yếu đề cập đến pháp luật về thi hành án hoặc ở một vài khía cạnh của

quản lý nhà nước về thi hành án. Có công trình có nhắc tới nhưng chưa đi sâu

nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc chế định quản lý nhà

nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc

chế định quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, đồng thời đưa ra phương

hướng và những giải pháp hoàn thiện cũng như thi hành các quy định về quản

lý nhà nước về thi hành án dân sự là một đòi hỏi cấp bách đối với khoa học

pháp lý ở nước Lào.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Phạm vi nghiên cứu đề tài đã chọn là những vấn đề lý luận và thực tiễnvề

quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở Lào. Đề tài này sẽ

nghiên cứu các vấn đề sau đây: Lịch sử, nội dung quản lý nhà nước về thi

hành án dân sự tại Lào, đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các quy định của

pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thi hành án dân sự của Việt Nam

Page 7: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

4

nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước Lào trong quá trình hoàn

thiện pháp luật thi hành án nói chung, hoàn thiện các quy định pháp luật trong

lĩnh vực quản lý nhà nước về thi hành án dân sự nói riêng.

4. Phương phap luận và phương phap nghiên cứu đề tài.

Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận biện chứng

duy vật và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng nhân dân cách

mạng Lào. Ngoài ra, tác giả còn dùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể

như: Phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn

giải, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp,

phương pháp so sánh v.v.

5. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trình bày các quy định của

pháp luật trước đây cũng như hiện tại về lĩnh vực quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự để thấy được quá trình hình thành, phát triển và

hoàn thiện từng bước qua từng giai đoạn của chế định quản lý nhà nước đối

với công tác thi hành án dân sự ở Lào.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là lập luận một cách có sức thuyết

phục về việc cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành trong

lĩnh vực quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, luận văn đưa ra phương

hướng và các giải pháp cụ thể, sát thực tế để hoàn thiện hệ thống các quy định

của pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án

dân sự.

6. Những đóng góp mới của luận văn.

Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu

sớm nhất các quy định pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thi hành án

Page 8: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

5

dân sự sau khi nhà nước Lào ban hành Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi

bổ sung năm 2008).

Luận văn phân tích sâu sắc một số chế định thuộc lĩnh vực quản lý nhà

nước về thi hành án dân sự, chỉ rõ những ưu điểm và thành công cũng như

nêu rõ những nhược điểm, bất cập của các quy định hiện hành về quản lý nhà

nước về thi hành án dân sự.

Luận văn nghiên cứu và phân tích một số quy định pháp luật trong lĩnh

vực quản lý nhà nước về thi hành án dân sự của Việt Nam. Từ đó, rút ra

những kinh nghiệm phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực

quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong điều kiện và hoàn cảnh của Lào.

Luận văn trình bày, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước về thi hành án dân sự ở Lào.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương 1. Một số vấn đề chung về quản lý nha nước đối với công tac thi

hanh an dân sự

Chương 2. Thực trạng phap luật va thực hiên phap luật về quản lý nha

nước đối với công tac thi hanh an dân sự của CHDCND Lao va kinh nghiêm

xây dựng, thực hiên phap luật của CHXHCN Viêt Nam trong lĩnh vực nay.

Chương 3. Phương hướng va giải phap hoan thiên phap luật về quản lý

nha nước đối với công tac thi hanh andân sự của CHDCND Lao.

Page 9: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

6

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN LY NHA NƯƠC ĐỐI VƠI

CÔNG TÁC THI HANH ÁN DÂN SỰ

1.1. Khai niệm và đặc điểm thi hành an dân sự

1.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự

Khoa học pháp lý đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về bản chất của

hoạt động thi hành án dân sự. Điều này thể hiện tập trung ở những quan điểm

được đề cập đến dưới đây.

Quan điểm thứ nhất cho rằnghoạt động thi hành án dân sự là một hoạt

động tư pháp vì nó gắn liền với các giai đoạn tố tụng và được ghi nhận trong

Bộ luật Tố tụng Dân sự[10, Tr 9].Do đó thi hành án dân sự chính là một hoạt

động của tố tụng dân sự. Tuy nhiên, quan điểm này lại không lý giải được

một vấn đề thực tiễn pháp lý đang thừa nhận đó là cơ quan thi hành án dân sự

không phải là cơ quan tiến hành tố tụng, chấp hành viên thi hành án dân sự

không phải là người tiến hành tố tụng.

Quan điểm thứ hai cho rằnghoạt động thi hành án dân sự là một loại

hoạt động hành chính vì bản chất, mục đích của thi hành án khác hoàn toàn

với tố tụng, không thể gắn nó với hoạt động tố tụng dân sự[14, Tr 9].Bởi lẽ,

bản chất và mục đích của tố tụng dân sự là xác định sự thật khách quan của

các vụ án dân sự, vụ việc dân sự để đưa ra các phán quyết đúng theo quy định

của pháp luật. Để có được các phán quyết đó, các cơ quan tiến hành tố

tụng,các cá nhân tiến hành tố tụng tham gia theo một quy trình tố tụng chặt

chẽ, công khai và minh bạch. Còn hoạt động thi hành án dân sự lại là một quy

trình khác với quy trình, thủ tục tố tụng. Xuất phát từ một bản án, quyết định

của tòa án,cơ quan thi hành án dân sự đưa ra một quyết định mang tính hành

chính dựa trên một văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật) để điều chỉnh

Page 10: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

7

hoạt động cá nhân, đối tượng phải có nghĩa vụ thi hành án và chủ thể được thi

hành án. Hơn thế nữa, những người theo quan điểm này còn cho rằng hoạt

động thi hành án dân sự là hoạt động hành chính vì về bản chất, hoạt động

này mang tính chất chấp hành và điều hành, theo đó, mang tính quản lý hành

chính nhà nước rõ nét. Quan điểm này dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành

không quy định cơ quan thi hành án là cơ quan tiến hành tố tụng. Song sự bất

hợp lý là ở chô nếu coi thi hành án dân sự là một hoạt động hành chính thì với

những trường hợp người được thi hành án dân sự không làm đơn yêu cầu thi

hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thể có cơ sở và các

phương pháp hành chính nhưmệnh lệnh, quyền uy để đưa ra các biện pháp thi

hành án dân sự được. Do đó, yếu tố hành chính không đảm bảo.

Quan điểm thứ ba cho rằng hoạt động thi án dân sự là hoạt động hành

chính – tư pháp. Có nghĩa là hoạt động này vừa mang tính hành chính, vừa

mang yếu tố của tính tư pháp chứ không thể chỉ có riêng tính hành chính,

hoặc riêng tính tư pháp. [15, Tr 9]

Theo tôi, đây là một quan điểm hết sức hợp lý. Bởi lẽ, thi hành án dân sự

là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do cơ quan thi hành án dân

sự và chấp hành viên thực hiện nhằm đưa quyết định của các bản án, quyết

định về dân sự của tòa án đi vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động thi hành án

dân sự trên thực tế luôn gắn liền với quy trình tố tụng nói chung và quy trình

tố tụng dân sự nói riêng, đồng thời gắn với quyền lực hành pháp,để thông qua

việc tổ chức, điều hành bằng bộ máy đặc biệt của cơ quan hành pháp, những

cá nhân, tổ chức được thi hành án dân sự được nhà nước bảo vệ quyền. Đồng

thời cũng qua hoạt động thi hành án, các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thi

hành án dân sự phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình. Trong trường

hợp không thi hành quyết định thi hành án thì cá nhân, tổ chức đó phải chịu

Page 11: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

8

sự cưỡng chế của nhà nước thông qua các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ

liên quan.

Thi hành án dân sự còn được hiểu theonghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì “thi hanh an dân sự la hoạt động của cac cơ

quan thi hanh an dân sự dựa trên cơ sở chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn va

theo cac trình tự, thủ tục do phap luật quy định nhằm đưa bản an, quyết định

của tòa an ra thi hanh trên thực tế.” [8]

Hiểu theo nghĩa rộng thì “thi hanh an dân sự được xem la cac hoạt động

chỉ đạo, điều hanh hoạt động tac nghiêp va cac hoạt động khac theo quy định

của phap luật để nhằm mục đích đảm bảo cac bản an, quyết định của tòa an

va cac quyết định khac theo quy định của phap luật phải được thi hanh

nghiêm chỉnh trên thực tế.”[8]

Nếu hiểu thi hành án dân sự theo nghĩa này thì hoạt động thi hành án

không chỉ đơn thuần là hoạt động của cơ quan thi hành án do các chấp hành

viên thực hiện mà là tổng hợp nhiều hoạt động tác nghiệp khác nhau của các

cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ.Bao gồm cả cơ quan quản lý, cơ quan theo

dõi, hô trợ hoạt động thi hành án, giám sát và giải quyết khiếu nại về hoạt

động thi hành án dân sự, các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm đảm bảo

cho hoạt động của cơ quan thi hành án được diễn ra đúng quy trình, thủ tục

được pháp luật quy định, đồng thời có chất lượng và hiệu quả trên thực tế.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau song thi hành án dân sự được hiểu

là tổng hợp các hoạt động tác nghiệp của cơ quan thi hành án, chấp hành viên

nhằm mục đích bảo đảm việc thi hành trên thực tiễn các bản án, quyết định

của tòa án về dân sự và các quyết định khác theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ

được pháp luật quy định.

1.1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự có những đặc điểm nổi bật sau:

Page 12: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

9

Thứ nhất, thi hành án dân sự là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Trong đó bao gồm nhiều hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau thực hiện

nên đòi hỏi sự huy động lực lượng không chỉ các cơ quan hành chính nhà

nước mà cả các cơ quan tư pháp và hô trợ tư pháp. Do đó việc thực hiện

quyền lực nhà nước ở hoạt động này là sự phối hợp giữa quyền hành pháp và

quyền tư pháp.

Thứ hai, thi hành án dân sự là hoạt động có mục đích. Đó là việc hiện

thực hóa ý chí của nhà nước thông qua bản án, quyết định của tòa án về một

vụ việc dân sự cụ thể vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động thi hành án dân sự

không chỉ nhằm mục đích giữ vững kỉ cương, phép nước, giá trị của pháp luật

mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức là đối tượng trực tiếp

được thi hành án, đồng thời thi hành án dân sự còn phải đảm bảo lợi ích hợp

pháp của những người có liên quan đến đối tượng là tài sản trong quyết định

thi hành án dân sự đó.

Thứ ba, thi hành án dân sự là hoạt động chủ yếu là thi hành quyết định

của tòa án về một tài sản nhất định nên tính chất dân sự mà tài sản mang lại

quyết định đến bản chất của quan hệ pháp luật là quan hệ pháp luật dân sự.

Việc thi hành án mang tính chất tự nguyện, tự định đoạt từ phía người được

thi hành án dân sự. Do đó, trong quá trình thi hành án dân sự, cơ quan thi

hành án dân sự luôn luôn chú ý và tôn trọng quyền tự nguyện, tự định đoạt và

tự chịu trách nhiệm về các hành vi thực hiện, không thực hiện của người được

thi hành án dân sự.

Thứ tư, thi hành án dân sự là hoạt động có ý nghĩa trong việc xác định

tính hiệu quả của hoạt động tố tụng. Bởi vì trong quá trình thi hành án dân sự,

cơ quan thi hành án, chấp hành viên thi hành án có thể phát hiện ra những sai

lầm của bản án, quyết định của tòa án mà họ đang thi hành thì có quyền kiến

nghị với người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng để bản án

hay quyết định đó được xét xử lại.

Page 13: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

10

1.2. Quản lý nhà nước đối với công tac thi hành an dân sự

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự

Trên thực tế, chưa có một khái niệm nào chuẩn xác về quản lý nhà nước

đối với công tác thi hành án dân sự. Chính vì lẽ đó, để dễ hình dung được nội

hàm của thuật ngữ này, chúng ta sẽ đi từ khái niệm quản lý.

Quản lý là đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu khoa học. Theo từ điển

Bách khoa Lào thì “Quản lý la chức năng va hoạt động của hê thống có tổ

chức thuộc cac giới khac nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội) bảo đảm giữ gìn

một cơ cấu ổn định nhất định duy trì sự hoạt động tối ưu va bảo đảm thực

hiên những chương trình mục tiêu của hê thống đó” [34].Quan niệm chung

nhất về quản lý được sử dụng rộng rãi trong khoa học nghiên cứu và trong

thực tiễn là định nghĩa về quản lý của điều khiển học. Theo quan niệm của

điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá

trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho

hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt

được những mục tiêu đã định trước.

Trong mối quan hệ của quản lý bao gồm nhiều thành phần khác nhau

như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý…

và trong hoạt động quản lý một số yếu tố cần phải chú ý như: yếu tố con

người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố văn hóa… khi

thực hiện hoạt động quản lý.

Có thể nói rằng, quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục

tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lý là một phạm trù

xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay

lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao

động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt

động lao động. Như vậy quản lý xã hội không phải là sản phẩm của sự phân

Page 14: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

11

chia quyền lực mà là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm liên kết và

phối hợp hoạt động chung của con người.

Tóm lại, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến các

đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và

lúc đó có hoạt động chung của con người. Mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý

là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp với các hoạt

động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hành động thống nhất của tập

thể để hướng đến mục tiêu đã định trước. Quản lý được thực hiện bằng tổ

chức và quyền uy nhằm đảm bảo sự phục tùng và tạo sự thống nhất trong

quản lý.

Nói đến quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự là nói đến

hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động thi hành án dân

sự được ổn định và phát triển. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ

thống chính trị, nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được

thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Cùng lúc đó, công dân

cũng có trách nhiệm phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Nhà nước có

trách nhiệm điều tiết để đảm bảo hoạt động thi hành án dân sự thực hiện có

hiệu quả, đóng góp vào sự nghiệp ổn định và phát triển xã hội. Đặc biệt trong

giai đoạn hiện nay khi nước Lào đang hòa mình vào công cuộc hội nhập kinh

tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án

dân sự nói riêng thì đây là một vấn đề hết sức quan trọng.

Qua việc khái quát trên ta có thể hiểu “quản lý nha nước đối với công

tac thi hanh an dân sự la hoạt động thực thi quyền lực nha nước trong lĩnh

vực thi hanh an dân sự nhằm tac động có tổ chức va điều chỉnh bằng quyền

lực nha nước đối với hoạt động thi hanh an dân sự do cac cơ quan nha nước

có thẩm quyền tiến hanh để thực thi những bản an, quyết định của tòa an đã

Page 15: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

12

có hiêu lực thi hanh nhằm đảm bảo lợi ích hợp phap của nha nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội va công dân.”

Cách hiểu này tuy chỉ mang tính tương đối nhưng xét trên phương diện

điều khiển học nó đã xác định được:

Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là nhà

nước mà chủ yếu là các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước được nhà

nước trao quyền quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Khách thể của việc quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là trật tự quản

lý trong việc thực thi những bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp

luật.

Đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là nhà

nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân… thực hiện những hoạt

động liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.

Phương tiện quản lý nhà nước đối với hoạt động thi hành án dân sự là hệ

thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc thi hành

các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực thi hành.

Mục đích của hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là đảm

bảo cho hoạt động thi hành án dân sự diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, đảm

bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước, các tổ chức, công dân và giữ

vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự cũng như quản lý

nhà nước trên các lĩnh vực khác, trước tiên phải tuân theo nguyên tắc cơ bản

của quản lý nhà nước nói chung như nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc

tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa…. Tuy nhiên trong

từng lĩnh vực quản lý có những nét đặc thù của nó, do đó cần thiết phải tuân

Page 16: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

13

thủ một số nguyên tắc có tính riêng biệt. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối

với hoạt động thi hành án dân sự có một số nguyên tắc đặc thù sau đây:

Thứ nhất la nguyên tắc bảo đảm hiêu lực của bản an, quyết định.

Xét xử và thi hành án là hai mặt của quá trình thống nhất và thể hiện

quyền lực nhà nước. Trên thực tế, việc xét xử chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết

định được thi hành. Vì vậy, về nguyên tắc phải đảm bảo hiệu lực của bản án,

quyết định.

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định biểu hiện tính pháp

chế xã hội chủ nghĩa trong thi hành án dân sự. Thực hiện nguyên tắc này

không những làm cho bản án, quyết định có hiệu lực thực tế mà còn bảo đảm

cho nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Nội dung của

nguyên tắc này yêu cầu:

-Khi giải quyết vụ việc dân sự, tòa án phải quyết định áp dụng biện pháp

cần thiết bảo đảm cho việc thi hành án, phải tuyên bản án, quyết định đầy đủ,

rõ ràng, chính xác tạo thuận lợi cho việc thi hành án.

- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định phải

chấp hành đúng và đầy đủ các phán quyết ghi trong bản án, quyết định được

đưa ra thi hành.

- Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật, không được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành

án dân sự, không gây cản trở, khó khăn cho cơ quan thi hành án, chấp hành

viên trong việc tổ chức thi hành án.Những hành vi trái pháp luật như cản trở,

không chấp hành án, can thiệp trái pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị

xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định là nguyên tắc cơ

bản trong tổ chức thực hiện quyền lực của nhà nước nên nhà nước cần phải

Page 17: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

14

tạo ra cơ chế pháp lý cụ thể để đảm bảo nguyên tắc được mọi đối tượng tuân

thủ chặt chẽ trên thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền thuận lợi hơn trong việc quản lý.

Thứ hai la nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hanh an của cac đương sự.

Quyền yêu cầu thi hành án là một trong các quyền cơ bản của đương sự

và là một trong những nội dung quan trọng của việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của đương sự. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, các

đương sự chỉ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu thực hiện

được quyền này trên thực tế, nhất là đối với người được thi hành án.

Thứ ba la nguyên tắc trach nhiêm bồi thường thiêt hại trong thi hanh an

dân sự.

Kết quả thi hành án dân sự phụ thuộc rất lớn vào việc cơ quan thi hành

án dân sự, các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân

sự có thực hiện đúng, đầy đủ các quyền hạn và nhiệm vụ của họ hay không.

Vì vậy việc đề cao trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, các cá nhân,

cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự là cần thiết. Cơ quan

thi hành án dân sự, chấp hành viên, các đương sự và các cá nhân, cơ quan, tổ

chức khác liên quan đến việc thi hành án dân sự phải đề cao trách nhiệm trong

việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật về

thi hành án dân sự. Nếu để xảy ra vi phạm, thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm

về vi phạm, thiệt hại đó. Đồng thời phải bồi thường cho người bị hại theo quy

định của pháp luật. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi nhà nước phải kiên quyết xử

lý nghiêm minh đối với những hành vivi phạm của những người có thẩm

quyền trong các cơ quan nhà nước gây thiệt hại cho đương sự trong thi hành

án dân sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Page 18: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

15

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Mục đích chính, cơ bản nhất của hoạt động thi hành án dân sự là làm cho

các quyết định của tòa án trong bản án hoặc quyết định được đưa ra thi hành

có hiệu lực trong đời sống xã hội. Hoạt động xét xử mặc dù đạt kết quả cao

nhưng thi hành án không có kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì, quyền và

lợi ích hợp pháp của các bên không được đảm bảo.

Để thực hiện tốt được mục đích đó đòi hỏi ngoài việc phải có một bộ

máy trực tiếp thực hiện công tác thi hành án dân sự còn phải có một cơ chế

quản lý công tác thi hành án dân sự hiệu quả. Bởi vì cơ chế quản lý sẽ có tác

động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công tác này. Công tác quản lý thi

hành án dân sự có tác động trực tiếp và hết sức quan trọng đối với hoạt động

thi hành án dân sự. Các hoạt động quản lý thi hành án dân sự tác động trực

tiếp đến các nội dung như: về tổ chức bộ máy; về nhân sự (bổ nhiệm, miễn

nhiệm…); về chế độ chính sách (tiền lương, chế độ phụ cấp…); đến các nội

dung văn bản quản lý…

Nội dung quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự theo Luật

về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của CHDCND Lào

được quy định như sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự :

Nghiên cứu chính sách, pháp luật về việc thi hành án dân sự đề nghị đến

Chính phủ xem xét thông qua;

Phổ biến, giáo dục luật thi hành án dân sự và những quy định khác có

liên quan cho nhân dân, từng lớp người được hiểu và tự giác thực hiện, đồng

thời góp ý kiến về công tác thi hành án dân sự bằng các cách khác.

- Tập trung quản lý chuyên nghiệp :

Chỉ đạo, quản lý và thanh tra chuyên nghiệp về công tác thi hành án dân

sự trong cả nước;

Page 19: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

16

Nghiên cứu phân tích nguyên nhân bản án không thể thi hành đề nghị

đến bộ phận có liên quan để nghiên cứu giải pháp;

Thay đổi, đình chỉ, miễn, hủy bỏ quyết định của Phòng và Đơn vị thi

hành án trái pháp luật hoặc đề nghị đến bộ phận khác hủy bỏ văn bản của

mình không phù hợp với công tác thi hành án dân sự hoặc pháp luật, đồng

thời hướng dẫn việc thi hành án dân sự làm cho có sự đúng đắn;

Phối hợp với chính quyền địa phương và bộ phận khác có liên quan trong

quản lý công tác thi hành án dân sự;

Hợp tác quốc tế về quản lý công tác thi hành án dân sự;

Thường xuyên báo cáo tình hình thi hành án trong cả nước lên Chính phủ.

- Quản lý công tác nhân sự :

Bổ nhiệm, thuyên chuyển, miễn nhiệm Phòng Trưởng, Phó Phòng trưởng

theo yêu cầu của Sở tư pháp tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có liên

quan;

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chịu trách nhiệm công tác thi hành

án về mặt chính trị - ý thức, đạo đức, chuyên nghiệp.

- Quản lý nguồn thu – chi, cơ sở vật chất :

Quản lý việc thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ

thuật, phương tiện hoạt động cho cơ quan thi hành án dân sự của chính quyền

địa phương các cấp thông qua ngành tư pháp ;

Quản lý nguồn thu – chi trong thi hành án dân sự đúng theo pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự :

Page 20: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

17

Với chức năng là cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Bộ tư pháp có

quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự để đảm bảo công tác thi hành

án dân sự minh bạch, công bằng, đúng pháp luật.

1.3 Tiêu chí hoàn thiện phap luật về quản lý nhà nước đối với công

tac thi hành an dân sự

Nói quản lý nhà nước là nói tới hoạt động của nhà nước, nói tới các quá

trình tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước bằng pháp luật

đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước ở đây không phải là quản lý tổ chức chính trị mà là hoạt

động chấp hành và điều hành của nhà nước, được thực hiện trước hết và chủ

yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp

hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước,

nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công

cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của nhà nước. Nhà nước

quản lý thi hành án bằng pháp luật. Và để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ

thống pháp luật đó thì phải dựa trên các tiêu chí nhất định.

Tiêu chí là những chuẩn mực, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại

một sự vật, hiện tượng. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối

với công tác thi hành án dân sự là những dấu hiệu, chuẩn mực dựa vào đó để

nhận biết, đánh giá được mức độ hoàn thiện của pháp luật về quản lý nhà

nước đối với công tác thi hành án dân sự là tốt hay chưa tốt, đạt hay chưa đạt.

Xác định tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác

thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn

trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy

mạnh cải cách hành chính.

Page 21: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

18

Những tiêu chí đó – xét về mặt lý thuyết, là những yếu tố làm nên giá trị

của hệ thống; xét về mặt thực tiễn, là những điều kiện đòi hỏi công tác xây

dựng pháp luật phải đáp ứng để bảo đảm và phát huy vai trò to lớn của nhà

nước về thi hành án. Có thể phân chia các tiêu chí nêu trên thành 3 loại cơ bản

sau đây:

Thứ nhất,tiêu chí về nội dung :

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự được

coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung cơ bản

sau đây:

- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về

phát triển công tác thi hành án dân sự.

- Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách

khách quan, tính phù hợp của pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác

thi hành án dân sự thể hiện sự tương quan giữa trình độ của pháp luật về thi

hành án dân sự với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở

môi thời kỳ phát triển cũng như hệ thống pháp luật nói chung.

- Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở những tiêu chí như tính công khai, minh bạch,

dân chủ và xã hội hoá...

Thứ hai,tiêu chí về hình thức thể hiện qua các khía cạnh sau đây :

- Tính toàn diện của hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự.  Tính toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ

hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá

mức độ hoàn thiện của pháp luật về thi hành án dân sự. Cũng như đối với hệ

thống pháp luật, tính toàn diện là tiêu chuẩn để “định lượng” pháp luật về thi

hành án dân sự, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu để “định

tính” chúng. Tính toàn diện đòi hỏi pháp luật về thi hành án dân sự phải có

Page 22: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

19

đầy đủ các chế định pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự và thể hiện thống nhất trong hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định

pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.

- Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự hợp thành hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thi

hành án dân sự nói riêng. Điều đó đòi hỏi xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp

luật về thi hành án dân sự phải bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

từ Hiến pháp là đạo luật gốc đến Luật thi hành án dân sự và các luật có liên

quan.

- Bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và khả thi. Tính minh bạch của pháp

luật được thể hiện ở sự công khai, chính xác, mục đích rõ ràng của cơ quan

ban hành pháp luật và cơ quan tổ chức thực thi pháp luật và quan trọng hơn

đó là gắn với những bảo đảm để người dân có thể tiếp cận với các quy định

của pháp luật để tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án

dân sự không chỉ là củng cố toàn diện về hình thức và nội dung pháp luật mà

còn đánh giá sự tác động của các quy định pháp luật đối với chính trị, kinh tế

- xã hội và hiệu quả của sự tác động đó. Hiệu quả của pháp luật về quản lý

nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự chính là khả năng tác động vào

các quan hệ xã hội về thi hành án dân sự. Hiệu quả của pháp luật về quản lý

nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự phải được đánh giá gắn liền với 

hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án dân sự và kết quả chính trị, kinh

tế - xã hội mà pháp luật mang lại. Muốn vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công

chức, chấp hành viên, đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá đội ngũ chấp hành viên, trong

Page 23: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

20

đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác

phong, đạo đức, lối sống, đồng thời mở rộng dân chủ, xây dựng cơ chế kiểm

tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; phát hiện kịp thời

những yếu kém, bất cập để khắc phục, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm

pháp luật của cán bộ, công chức, chấp hành viên của đơn vị thi hành án và tổ

chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án.

- Hình thức văn bản

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, trong

đó được phân ra theo thứ bậc cao thấp khác nhau là Hiến pháp, luật và các

văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Pháp luật về quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự được coi là hoàn thiện phải bảo đảm sự đầy đủ và

toàn diện từ quy định về thi hành án trong Hiến pháp đến Luật thi hành án dân

sự, các luật có liên quan, các văn bản dưới luật. Ngoài ra, các văn bản quy

phạm pháp luật về thi hành án dân sự phải được ban hành đúng thẩm quyền

có hình thức kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý.

- Kĩ thuật lập pháp

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ

thuật lập pháp cao, yêu cầu này cũng đúng đối với pháp luật về quản lý nhà

nước đối với công tác thi hành án dân sự. Điều này đòi hỏi quá trình xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự phải được tiến hành theo những

nguyên tắc tối ưu, xác định chính xác cơ cấu nội tại của pháp luật về thi hành

án dân sự, được biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cô đọng, lôgíc, chính

xác và một nghĩa, đồng thời mang tính phổ thông và ổn định cao. Việc bảo

đảm kỹ thuật lập pháp là điều kiện quan trọng để bảo đảm tính chính xác về

nội dung, bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự dễ hiểu, hiểu thống nhất và dễ thực hiện.

Thứ ba,tiêu chí về tổ chức thực hiện :

Page 24: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

21

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự được

coi là hoàn thiện không chỉ được thể hiện ở chô được ban hành dưới hình thức

một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải

đi vào cuộc sống, phải làm cho nhân dân nắm được một cách đầy đủ và hiểu

được nội dung của các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự được ban hành

qua các giai đoạn. Muốn vậy, phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền,

giải thích pháp luật và cần phải sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo

dục và nâng cao ý thức pháp luật... cho nhân dân.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự được

coi là hoàn thiện còn phải được thể hiện thông qua hoạt động thực hiện và áp

dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó đặc biệt là đội ngũ

chấp hành viên, do vậy phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội

ngũ cán bộ, công chức thi hành án mà trước hết là các chấp hành viên. Muốn

vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, chấp hành viên, đẩy mạnh tiêu

chuẩn hoá đội ngũ chấp hành viên, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn

chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự được

coi là hoàn thiện còn được thể hiện thông qua hiệu quả việc kiểm tra, giám sát

quá trình thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án

dân sự và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với

công tác thi hành án dân sự. Phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ

Page 25: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

22

quan làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nhà

nước đối với công tác thi hành án dân sự.

Để làm tốt công tác này, cần nâng cao năng lực và phẩm chất cho

những người làm công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời mở rộng dân chủ, xây

dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân;

phát hiện kịp thời những yếu kém, bất cập để khắc phục, xử lý nghiêm mọi

hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, chấp hành viên và tổ chức,

cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.

Page 26: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

23

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUAN

LY NHA NƯƠC ĐỐI VƠI CÔNG TÁC THI HANH ÁN DÂN SỰ CỦA

CHDCND LAO VA KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT CỦA CHXHCN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC NAY.

2.1. Thực trạng phap luật và thực hiện phap luật về quản lý nhà

nước đối với công tac thi hành an dân sự của nước CHDCND Lào.

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về

quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào.

Từ khi nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời cho đến nay, nhà

nước Lào đã thực hiện chức năng quản lý toàn bộ xã hội trong phạm vi toàn

quốc.

Đối với hoạt động thi hành án, nhà nước Lào đã thể chế hóa những chủ

trương, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành các quy phạm

pháp luật, đồng thời thực thi quyền lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thi

hành án dân sự ở Lào. Trong quá trình quản lý nhà nước đối với công tác thi

hành án dân sự, các văn bản pháp luật cũng đã được điều chỉnh, bổ sung cho

phù hợp với những thay đổi của tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.

* Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990.

Sau khi đã giải phóng và thống nhất đất nước, thành lập nhà nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 2 tháng 12 năm 1975, đến năm 1990 là giai

đoạn mà tổ chức và hoạt động thi hành án chưa được dựa trên một văn bản

pháp luật chính thức có hiệu lực pháp lý cao do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành. Ở cấp trung ương Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát

nhân dân tối cao là một ngành nghiệp vụ thuộc Bộ tư pháp. Ở cấp tỉnh Tòa án

nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thuộc về Sở tư pháp tỉnh nhưng

Page 27: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

24

hai cơ quan này vẫn chưa có quyền hạn và nhiệm vụ rõ rệt. Trong giai đoạn

này Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 53/TTCP ngày 15 tháng 12

năm 1976 về việc truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm để áp dụng tạm thời.

Quyết định này chỉ nhấn mạnh về những vụ án hình sự. Trong thời kì này

cũng không xuất hiện các vụ án dân sự và các vụ án khác mà chủ yếu là các

vụ án hình sự. Do đó nhà nước Lào không tổ chức cơ quan thi hành án riêng

mà việc xử lý vụ án hình sự xảy ra theo quyết định này thuộc về thẩm quyền

của cơ quan công an và có sự tham gia của đại diện cơ quan tư pháp ngành

tòa án và viện kiểm sát, mặt trận tổ quốc và các cơ quan khác có liên quan,

còn việc giải quyết các tranh chấp dân sự do các cơ quan hành chính nhà nước

có liên quan phối hợp giải quyết.

Có thể thấy trong thời kì này tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt

động của cơ quan thi hành án dân sự chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và

tổ chức thi hành án dân sự chưa có được vị trí tương xứng với yêu cầu của

nhiệm vụ đặt ra. Nhưng tình trạng xét xử xong không được thi hành không

chiếm tỉ lệ cao trong lượng án phải thi hành hàng năm, bởi khi xét xử vụ án

thì tòa án đã xem xét luôn về điều kiện và biện pháp thi hành và ghi rõ trong

bản án.

* Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004.

Đến năm 1989 Hội đồng nhân dân tối cao khóa III (tên gọi Quốc Hội lúc

ấy) đã ban hành luật số 32/HĐNDTC ngày 23 tháng 12 năm 1989 về Tòa án

nhân dân và ban hành Luật tố tụng dân sự số 09/09/HĐNDTC ngày 29 tháng

11 năm 1990. Trong Luật tố tụng dân sự này đã có 4 điều quy định về việc thi

hành án dân sự trong đó chỉ nói chung chung về việc thi hành án dân sự, và

thẩm quyền của việc thi hành án dân sự thuộc về thư ký tòa án.

Năm 1991 Hội đồng nhân dân tối cao đã ban hành Hiến pháp của nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 15 tháng 8 năm 1991. Điều 85 của

Page 28: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

25

Hiến pháp Lào năm 1991 đã quy định: “Bản an của Tòa an nhân dân đã có

hiêu lực phap luật thì mọi cơ quan tổ chức Đảng, cơ quan tổ chức Nha nước,

Mặt trận tổ quốc, cơ quan tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội va mọi công

dân phải tuân thủ, ca nhân va cơ quan tổ chức có liên quan phải thực hiên

kiên quyết.”[17]

Đến năm 1996 và 2001, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân lần

lượt tách ra khỏi Bộ tư pháp và trở nên độc lập với nhau thì việc thi hành án

dân sự đã giao cho cơ quan tư pháp thực hiện nhưng vẫn chưa có văn bản nào

quy định về vấn đề này mà vẫn chỉ áp dụng điều 85 của Hiến pháp Lào năm

1991 và 4 điều của Luật tố tụng dân sự Lào năm 1990.

Như vậy, so với giai đoạn trước đó thì trong giai đoạn này công tác thi

hành ándân sự đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo ra sự chuyển biến sau

nhiều năm trì trệ.

* Giai đoạn từ năm 2004 đến nay.

Để phát huy những điều khoản quy định tại điều 85 của Hiến pháp năm

1991, Hội nghị thường xuyên lần thứ 5 của Quốc Hội khóa V đã thông

qua Luật về thi hành án dân sự trong buổi hội nghị sáng ngày 15 tháng 5 năm

2004 và đã sửa đổi, bổ sung vào tháng 7 năm 2008. Luật này quy định những

nguyên tắc, thủ tục, trình tự, phương pháp và biện pháp thi hành án dân sự.

Đó là một văn bản làm nền căn bản cho việc thi hành án dân sự được thực

thihiệu quả.

Theo quy định của luật này thì mô hình tổ chức thi hành án dân sự gồm

có cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan

quản lý thi hành án dân sự bao gồm Bộ tư pháp ở cấp trung ương, Sở tư pháp

ở cấp tỉnh, và Phòng tư pháp ở cấp huyện. Còn cơ quan thi hành án dân sự

bao gồm : Phòng thi hành án dân sự ở cấp tỉnh và Đơn vị thi hành án dân sự ở

Page 29: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

26

cấp huyện. Cơ quan thi hành án dân sự là một tổ chức phụ thuộc vào ngành tư

pháp về mặt tổ chức, biên chế và kinh phí, trụ sở.

Như vậy, về cơ chế quản lý thi hành án dân sự theo Luật về thi hành án

Lào năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cho thấy pháp luật hiện hành tại

Lào đã xây dựng được cơ chế quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh

thổ, tạo ra cơ chế quản lý tương đối phù hợp.

2.1.2. Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi

hành án dân sự của CHDCND Lào – đối chiếu với pháp luật Việt Nam

2.1.2.1. Cac quy định về viêc ban hanh văn bản phap luật về quản lý

nha nước đối với công tac thi hanh an dân sự

Việc ban hành văn bản pháp luật nói chung và ban hành pháp luật về

quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án nói riêng được thực hiện theo

những thủ tục, trình tự đã quy định trong pháp luật, nhất là Hiến pháp nước

CHDCND Lào và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 19/QH ngày

12 tháng 7 năm 2012.

Điều 59 Hiến pháp nước CHDCND Lào và điều 18 Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật đã quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề

nghị xây dựng dự thảo pháp luật hoặc sửa đổi pháp luật bao gồm:

- Chủ tịch nước;

- Ủy ban thường vụ Quốc Hội;

- Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Mặt trận tổ quốc và cơ quan quần chúng cấp trung ương. (Cơ quan

quần chúng bao gồm: Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội liên

hiệp phụ nữ và Hội liên hiệp công đoàn.) [17]

Page 30: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

27

Điều 19 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về thủ

tục, trình tự xây dựng và sửa đổi pháp luật được thực hiện như sau:

1. Xây dựng kế hoạch xây dựng và sửa đổi pháp luật;

2. Xây dựng dự thảo;

3. Bộ tư pháp thẩm định;

4. Chính phủ xem xét dự thảo;

5. Quốc Hội xem xét thông qua dự thảo;

6. Chủ tịch nước ra lệnh công bố pháp luật. [19]

Về việc ban hành hoặc sửa đổi pháp luật về thi hành án dân sự thì trước

hết Bộ trưởng Bộ tư pháp với tư cách là thành viên của Chính phủ thông qua

Chính phủ đề nghị tới Quốc Hội chính là Ủy ban thường vụ Quốc Hội để yêu

cầu xây dựng dự thảo, sửa đổi, bổ sung hoặc hoàn thiện pháp luật về thi hành

án. Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã xem xét thông qua trao cho Bộ tư

pháp xây dựng dự thảo. Bộ trưởng Bộ tư pháp phân công cho Cục quản lý thi

hành án dân sự làm chủ trì xây dựng dự thảo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ

trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ tư pháp. Sau khi đã xây dựng dự thảo thì Cục

quản lý thi hành ándân sự sẽ gửi dự thảo đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ và địa phương nhất là Phòng thi hành án và Đơn vị thi

hành án trên cả nước để lấy ý kiến. Sau khi đã thu được những ý kiến đóng

góp thì Cục quản lý thi hành án dân sự phải tổng kết ý kiến, phối hợp với Cục

pháp luật thẩm định hoàn chỉnh dự thảo. Sau khi đã hoàn chỉnh thì Bộ trưởng

Bộ tư pháp gửi dự thảo tới Văn phòng Chính phủ xem xét đưa vào Hội nghị

của Chính phủ thảo luận. Sau khi đã thông qua tại Hội nghị của Chính phủ thì

Chính phủ mới trình đến Quốc Hội, sau khi Ủy ban thường vụ Quốc Hội nhận

được dự thảo thì giao cho Ủy ban Pháp luật xem xét rồi báo cáo lên Ủy ban

thường vụ Quốc Hội xem xét đưa vào Hội Nghị đại biểu Quốc Hội thông qua.

Pháp luật sẽ được thông qua khi có hơn nửa số đại biểu Quốc Hội tham gia

Page 31: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

28

đại hội biểu quyết thông qua. Sau khi pháp luật đã thông qua tại Hội nghị

Quốc Hội thì Ủy ban thường vụ Quốc Hội đề nghị Chủ tịch nước ra lệnh về

việc công bố pháp luật.

Sau khi luật đã được công bố, Chính phủ chịu trách nhiệm phổ biến, giáo

dục những quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ sẽ ra pháp lệnh

hướng dẫn việc thi hành luật. Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ ra quyết định chỉ đạo

trực tiếp đến những vấn đề cơ bản hoặc những vấn đề khó khăn trong pháp

luật để áp dụng trên thực tiễn.

Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp là tổ chức tham mưu

cho Bộ trưởng Bộ tư pháp về công tác thi hành án dân sự. Có trách nhiệm

nghiên cứu, xây dựng những văn bản dưới luật đối với công tác thi hành án

dân sự trình Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét ra quyết định hoặc đề nghị Thủ

tướng Chính phủ ra quyết định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của

cơ quan thi hành án dân sự từng giai đoạn.

Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trước khi luật về thi hành ánsố

03/QH ngày 15 tháng 5 năm 2004 ra đời thì không có Pháp lệnh nào quy định

về việc thi hành án dân sự và hiện tại cũng thiếu các quy định cụ thể hóa cho

các nội dung còn chung chung trong Luật thi hành án.

Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm

vụ quan trọng hàng đầu, với mục tiêu có một hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật về thi hành án đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, Chính phủ Việt Nam

đã thường xuyên chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có

liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án

dân sự. Hiện nay, ngoài việc ban hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì

Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành

luật này như:

Page 32: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

29

Nghị quyết của Quốc hội khóa XII số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008

về việc thi hành Luật thi hành án dân sự 2008;

Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự 2008

về thủ tục thi hành án;

Nghị định của Chính phủ số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định

về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ

Chí Minh;

Nghị định của Chính phủ số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ

quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm

công tác thi hành án dân sự;

Thông tư của Bộ Tài chính số 166/2009/TT-BTC ngày 18/8/2009 hướng

dẫn xử lý một số tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập

quyền sở hữu nhà nước ;

Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính số 04/2009/TTLT-

BTP-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà

nước để thi hành án…

Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2011, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối

hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành 09 thông tư và thông tư liên

tịch, Bộ Quốc phòng ban hành 01 thông tư về thi hành án dân sự, nâng tổng

số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự và

Nghị quyết của Quốc hội về thi hành luật này lên 22 văn bản. [16]

Các văn bản, đề án còn lại, trong đó có các đề án lớn như Đề án rà soát,

xử lý việc thi hành án dân sự tồn đọng, đề án cơ cấu, xác định vị trí công tác

trong hệ thống thi hành án dân sự giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục được khẩn

trương xây dựng và hoàn thiện đề trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.

Page 33: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

30

2.1.2.2. Cac quy định về quản lý đội ngũ can bộ, công chức lam công

tac thi hanh an dân sự

Đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự bao gồm những nhân

viên trong cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự có hai cấp :

ở cấp tỉnh gọi là Phòng thi hành án dân sự, ở cấp huyện gọi là Đơn vị thi hành

án dân sự.

Về cơ cấu nhân viên của Phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh đã quy định

tại Điều 15 luật về thi hành ánLào năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) bao

gồm: Trưởng phòng; Phó trưởng phòng; chấp hành viên, chuyên viên và một

số cán bộ quản lý. Trưởng Phòng thi hành án dân sự được giữ chức vụ Phó

giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố.[18]

Trưởng phòng và phó trưởng phòng thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ

tư pháp bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Giám

đốc Sở tư pháp tỉnh thông qua Cơ quan tổ chức cán bộ của tỉnh theo quy định

tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 404/TTCP ngày 23 tháng 11 năm

2007 về tổ chức, hoạt động của Bộ tư pháp.

Còn chấp hành viên của Phòng thi hành án dân sự thì chưa có quy định

rõ là ai có quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm. Từ khi có luật

về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đến nay trên cả nước

chưa có trường hợp nào bổ nhiệm chấp hành viên thành văn bản mà chỉ do

Giám đốc Sở tư pháp sắp xếp những người đã học xong môn pháp luật và có

đủ điều kiện theo quy định tại điều 22 luật thi hành án năm 2004(sửa đổi, bổ

sung năm 2008) vào Phòng thi hành án chịu trách nhiệm thi hành các bản án

và coi là chấp hành viên. Còn ai chưa đạt được tiêu chuẩn, nhất là người có

trình độ pháp luật nhưng chưa có kinh nghiệm về công tác thi hành án dân sự,

chủ yếu là những người mới vào làm và những người thuyên chuyển từ

chuyên ngành công tác khác vào làm trong cơ quan thi hành án dân sự được

Page 34: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

31

coi là chuyên viên, và một số cán bộ quản lý trong Phòng thi hành án dân sự

cũng là Giám đốc Sở tư pháp tỉnh phân công làm việc tại Phòng thi hành án

dân sự.

Về cơ cấu tổ chức nhân viên của Đơn vị thi hành án dân sự cấp huyện đã

quy định tại Điều 18 luật về thi hành ánLào năm 2004(sửa đổi, bổ sung năm

2008) bao gồm: Trưởng Đơn vị; Phó trưởng Đơn vị; chấp hành viên, chuyên

viên, và một số cán bộ quản lý. Trưởng Đơn vị thi hành án được giữ chức

vụphó Phòng tư pháp huyện, thị trấn.

Trưởng Đơn vị thi hành án là do Tỉnh trưởng bổ nhiệm, thuyên chuyển,

miễn nhiệm theo quy định tại khoản 13 Điều 14 Luật về chính quyền địa

phương số 03/QH ngày 21 tháng 10 năm 2002 đã quy định “Tỉnh trưởng có

quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm Trưởng phòng và phó

Trưởng phòng của văn phòng Tỉnh Trưởng, Phó huyện trưởng ; Trưởng

phòng và Phó trưởng phòng của Văn phòng huyện Trưởng ; Phó phòng

chuyên ngành cấp huyện và công chức nhân viên khác theo quy định của pháp

luật. ”

Phó trưởng Đơn vị thi hành án do huyện Trưởng bổ nhiệm, thuyên

chuyển hoặc miễn nhiệm theo quy định tại khoản 12 Điều 27 Luật về chính

quyền địa phương đã quy định “Huyên Trưởng có quyền Bổ nhiêm, thuyên

chuyển hoặc miễn nhiêm trưởng, phó trưởng cac đơn vị chuyên nganh của

huyên va nhân viên khac theo quy định của phap luật”[20]. Nếu đúng theo

quy định của điều này thì Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự vẫn là Huyện

Trưởng bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm, nhưng vì tại điều 18 luật

về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định « Trưởng

Đơn vị thi hành án dân sự được giữchức vụ phó Phòng tư pháp huyện, cho

nên quyền bổ nhiệm Phó Phòng tư pháp là Tỉnh trưởng theo khoản 13 điều 14

luật về Chính quyền địa phương cho nên Huyện Trưởng chỉ được bổ nhiệm,

Page 35: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

32

chuyển chức hoặc miễn nhiệm Phó Đơn vị thi hành án dân sự huyện. Đồng

thời trong trường hợp mà Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự không giữ chức

Phó Phòng tư pháp huyện thì việc bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm

Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự huyện do Huyện Trưởng.

Về cấp chức vụ quản lý của công chức cơ quan thi hành án dân sự được

thực hiện theo những quy định của Quyết định số 99/TTCP ngày 23 tháng 6

năm 2008 về chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào. Trưởng phòng

thi hành án dân sự nào giữ chức vụ Phó giám đốc Sở tư pháp tỉnh là thuộc vào

công chức quản lý loại số 4 theo quy định tại khoản 5.4.5 điều 5 của Quyết

định số 99/TTCP. Và nếu Trưởng phòng thi hành án dân sự nào không giữ

chức vụ Phó giám đốc Sở tư pháp tỉnh thì thuộc vào công chức quản lý loại số

5 theo quy định tại khoản 5.5.4 của Quyết định số 99/TTCP. Còn Phó phòng

thi hành án dân sự thuộc vào công chức quản lý loài số 6 theo quy định tại

khoản 5.6.4 của quyết định số 99/TTCP.

Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự nào giữ chức vụ Phó phòng tư pháp

huyện là thuộc vào công chức quản lý loại số 5 theo quy định tại khoản 5.5.6

điều 5 của Quyết định số 99/TTCP. Và nếu Trưởng đơn vị thi hành án dân sự

nào không giữ được chức vụ Phó phòng tư pháp huyện thì thuộc vào công

chức quản lý loại số 6 theo quy định tại khoản 5.6.3 của Quyết định số

99/TTCP. Còn Phó trưởng đơn vị thi hành án dân sự thuộc vào công chức

quản lý loại số 7 theo quy định tại khoản 5.7 của quyết định số 99/TTCP.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng thi hành

án dân sự cấp tỉnh được quy định tại Điều 20 Luật về thi hành án Lào năm

2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008): “Trưởng phòng va Trưởng đơn vị thi hanh

an dân sự có quyền chỉ đạo, hướng dẫn va kiểm tra hoạt động công tac của

Phòng va Đơn vị thi hanh an. Đồng thời có nghĩa vụ chịu trach nhiêm đối với

Sở tư phap tỉnh, thanh phố hoặc Phòng tư phap huyên, thị trấn về viêc thi

hanh an theo quy định tại điều 16 của luật nay. 

Page 36: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

33

Phó trưởng phòng va Đơn vị thi hanh an la người giúp viêc cho Trưởng

Phòng va Đơn vị va chịu trach nhiêm nao đó theo phân công của Trưởng

Phòng va Đơn vị. Trong trường hợp Trưởng Phòng va Đơn vị bận rộndo

nguyên nhân nao đó thì Phó trưởng phòng va đơn vị được ủy thac la người

điều hanh công tac thay.”

Tiêu chuẩn và điều kiện của chấp hành viên đã quy định tại Điều 22 Luật

về thi hành ánnăm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008),chấp hành viên phải có

tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

1. Công dân Lào có đủ 25 tuổi trở lên;

2. Có quan điểm lập trường giai cấp, và kiên định về chính trị;

3. Có đạo đức tốt, có trách nhiệm đối với công tác, trung thành với tổ

quốc,với quyền lợi của nhà nước, tập thể và công dân, có sự giao tiếp tốt;

4. Có kiến thức, tinh thần dũng cảm, kiên nhẫn, có khả năng thuyết phục

thi hành án;

5. Có trình độ trung cấp luật trở lên hoặc được đào tạo bộ môn luật và

được đào tạo về việc thi hành án;

6. Có kinh nghiệm về việc thi hành án tối thiểu là 2 năm;

7. Có sức khỏe tốt.

Đối với người sẽ làm Trưởng phòng thi hành án dân sự thì ngoài những

tiêu chuẩn, điều kiện trên phải là người có phương pháp làm việc tốt, có kinh

nghiệm công tác thi hành án tối thiểu là 5 năm và có trình độ cao cấp luật trở

lên. Còn Trưởng đơn vị thi hành án dân sự phải có kinh nghiệm tối thiểu là 3

năm và có trình độ trung cấp luật trở lên.

Theo quy định tại Điều 21 Luật về thi hành ánnăm 2004 (sửa đổi, bổ

sung năm 2008)thì chấp hành viên có những quyền và nhiệm vụ sau đây:

Page 37: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

34

1. Nghiên cứu bản án đã có hiệu lực và các văn bản khác để chuẩn bị tổ

chức thi hành. Trong công tác thi hành án, chấp hành viên phải thi hành đúng

nội dung của bản án, đúng quy định và trình tự của luật này;

2. Yêu cầu Trưởng phòng hoặc đơn vị thi hành án để đề nghị tòa án đã ra

bản án có hiệu lực giải thích bằng văn bản về vấn đề chưa rõ;

3. Triệu tập đương sự để thông báo nội dung bản án cho biết đồng thời

hướng dẫn, thuyết phục và khuyến khích thi hành;

4. Xác minh tài sản và điều kiện khác của người phải thi hành án để thi

hành án;

5. Phối hợp với bộ phận có liên quan để tổ chức thi hành án;

6. Yêu cầu Trưởng Phòng, Đơn vị thi hành án ra quyết định kê biên, tịch

thu tài sản, di chuyển, quyết định đưa đến cơ quan, quyết định phạt tiền và

yêu cầu nhân viên cảnh sát có biện pháp đối với người phải thi hành án cố ý

trốn tránh việc thi hành án không cho ra nước ngoài và quyết định khác về thi

hành án;

7. Báo cáo về việc thi hành án mà mình được phân công cho Trưởng

Phòng, Đơn vị thi hành án;

8. Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác về thi hành án theo quy định của

pháp luật.

Trong Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy

định những điều mà chấp hành viên không được làm hoặc gọi là những điều

cấm đối với chấp hành viên. Điều 50 luật về thi hành án đã quy định “Cấm

chấp hành viên có những hành vi sau đây:

1. Kìm hãm lôi kéo, thiên vị, lựa chọn thi hành lệnh, quyết định, bản án,

phán quyết đã có hiệu lực;

2. Thờ ơ, lơ là và vô trách nhiệm trong thực hiện công tác;

3. Có thái độ không xứng đáng trong thực hiện công tác;

Page 38: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

35

4. Lạm dụng quyền, chức vụ, nhiệm vụ để trục lợi;

5. Nhận hối lộ.”

Nếu chấp hành viên nào làm xâm phạm những điều cấm đã quy định

trong pháp luật về thi hành án thì sẽ bị xử phạt theo từng trường hợp nặng hay

nhẹ từ cảnh cáo, kỷ luật, phạt dân sự và phạt hình sự theo quy định từ Điều 55

đến Điều 58 của Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Chấp hành viên có công tác xuất sắc trong thi hành luật này, kể cả cá

nhân, tổ chức khác đã phối hợp và góp phần vào công tác thi hành án sẽ được

khen thưởng hoặc chính sách khác theo pháp luật theo quy định tại điều 53

Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). [18]

Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về quản lý đội ngũ công chức thi

hành án dân sự. Điều 17 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về phân

ngạch chấp hành viên. Theo đó, chấp hành viên gồm có ba ngạch: Chấp hành

viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp. Đây là một

quy định mới đã khắc phục được những hạn chế so với quy định cũ trước đó.

Theo Điều 14, 15, 16 Luật thi hành án dân sự 2008 thì:

“Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện quản lý công chức của cơ

quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan

quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Cơ quan thi hành án cấp quân khu phối hợp với các cơ quan chức năng

của quân khu trong việc quản lý cán bộ của cơ quan thi hành án cấp quân khu

theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc

phòng.

Cơ quan thi hành án cấp huyện thực hiện quản lý công chức theo hướng

dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.”

Để xác định rõ hơn chức trách, nhiệm vụ, năng lực, trình độ của các

ngạch chấp hành viên, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Nội vụ quy định về

Page 39: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

36

tiêu chuẩn ngạch chấp hành viên, ngày 28/10/2010, Bộ trưởng Bộ nội vụ đã kí

ban hành Thông tư số 10/2010/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp

vụ các ngạch công chức chấp hành viên và thư kí thi hành án dân sự.

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 3.022 chấp hành viên, trên 476 thẩm tra

viên. Công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

đội ngũ chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án tiếp tục được duy

trì và thực hiện có hiệu quả. Năm 2013, Học viện tư pháp đã và đang đào tạo

nghiệp vụ thi hành án cho hơn 400 học viên. Toàn ngành tiếp tục tăng cường

công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công chức làm công tác thi

hành án, đã tập huấn nghiệp vụ kế toán cho hơn 800 kế toán nghiệp vụ thi

hành án, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về

thi hành án cho hơn 1000 đối tượng là lãnh đạo phụ trách và cán bộ trực tiếp

làm công tác này, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động của thừa phát lại

cho trên 100 đối tượng… [13, Tr 40]

Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác thi hành án

dân sự tiếp tục được quan tâm thực hiện bảo đảm đúng quy định. Chính phủ

Việt Nam đã giao Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan

nghiên cứu, trình Chính phủ quy định chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của hệ

thống thi hành án dân sự, quy định lại chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề

cho các chức danh tư pháp thuộc các cơ quan thi hành án dân sự phù hợp với

cơ cấu ngạch mới, tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên nghề đối với các chức

danh tư pháp trong ngành thi hành án dân sự. Nhìn chung, công tác tổ chức,

nhân sự lãnh đạo của cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục được củng cố, kiện

toàn. Việc quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo các cục và chi cục thi hành án dân

sự có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp với Ban thường vụ, Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh và cấp huyện. Kỉ cương, kỉ luật công tác trong toàn ngành tiếp

tục được quan tâm, chấn chỉnh kịp thời.

Page 40: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

37

2.1.2.3. Cac quy định về quản lý, thực hiên phân bổ kinh phí, bảo đảm

cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiên hoạt động của cac cơ quan thi hanh an

dân sự

Theo những quy định tại Luật thi hành án dân sự Lào năm 2004 (sửa đổi,

bổ sung năm 2008) thì cơ quan thi hành án dân sự là một tổ chức thuộc vào

ngành tư pháp. Ở cấp tỉnh thì Phòng thi hành ándân sự là một tổ chức thuộc

Sở tư pháp tỉnh theo quy định tại điều 14 luật thi hành án dân sự năm 2004

(sửa đổi, bổ sung năm 2008). Còn ở cấp huyện thì Đơn vị thi hành án dân sự

là một tổ chức thuộc Phòng tư pháp huyện theo quy định tại điều 17 luật thi

hành án dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Điều 59 Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy

định về ngân sách hoặc kinh phí sử dụng vào công tác thi hành án như sau:

«Cơ quan quản lý va cơ quan thi hanh an dân sự sử dụng ngân sach nha

nước. Để đảm bảo cho viêc thi hanh an dân sự của cơ quan thi hanh an dân

sự, nha nước cần cung cấp ngân sach cho xứng đang ». Điều 60 quy định về

việc quản lý và sử dụng ngân sách : « Ngân sach của cơ quan quản lý va cơ

quan tổ chức thi hanh an dân sự la dùng vao trong viêc hoạt động chỉ đạo,

khuyến khích, thanh tra va tổ chức thi hanh an.

Viêc quản lý va sử dụng ngân sach phải phù hợp với phap luật về ngân

sach nha nước. » [18]

Cho nên việc quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật

chất, kỹ thuật, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án là do nhà nước

bảo đảm thông qua cơ quan tư pháp thực hiện. Ở nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào thì kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ công

tác của cơ quan tư pháp địa phương do chính quyền địa phương cung cấp.

Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này có điểm khác với pháp luật

Lào. Theo Điều 14, 15, 16 Luật Thi hành án dân sự Việt Nam thì:

Page 41: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

38

“Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện quản lý cơ sở vật chất,

kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa

phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc

Bộ Tư pháp.

Cơ quan thi hành án cấp quân khu phối hợp với các cơ quan chức năng

của quân khu trong việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt

động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ

quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

Cơ quan thi hành án cấp huyện thực hiện quản lý cơ sở vật chất, kinh phí

và phương tiện hoạt động theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án

dân sự cấp tỉnh.”

Hàng năm, trên cơ sở dự toán được giao, Bộ Tư pháp đã có Quyết định

dự toán, phân bổ dự toán cho các đơn vị thuộc bộ. Năm 2010, tổng kinh phí

cấp phát cho toàn ngành thi hành án dân sự là 700 tỷ 213 triệu đồng (trong đó

kinh phí giao thực hiện tự chủ là 568 tỷ 459 triệu đồng, kinh phí giao không

tự chủ là 131 tỷ 754 triệu đồng. Năm 2011, tổng kinh phí cấp phát cho toàn hệ

thống cơ quan thi hành án dân sự là 893 tỷ 2 triệu đồng trong đó kinh phí giao

thực hiện chế độ tự chủ là 738 tỷ 497 triệu đồng, kinh phí giao không thực

hiện chế độ tự chủ là 154 tỷ 505 triệu đồng.[16]

Về cơ chế phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp trong mua

sắm trang thiết bị kĩ thuật được Bộ Tư pháp giao cho Tổng cục thi hành án

dân sự và các Cục thi hành án dân sự.

Năm 2010 Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư trang thiết bị, phương

tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2011 – 2015”. Bộ

Tư pháp ký Quyết định số 254/QĐ-BTP ngày 14/10/2010 ban hành tiêu

chuẩn, định mức trang bị xe ô tô chuyên dùng cho các cơ quan thi hành án

dân sự địa phương.

Page 42: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

39

Năm 2011 tổng số vốn đã cấp cho các cơ quan thi hành án dân sự địa

phương là 184 tỷ 170 triệu đồng, trong đó 143 tỷ 400 triệu cho 128 dự án xây

dựng trụ sở làm việc và 40 tỷ 770 triệu cho 66 dự án xây dựng kho vật chứng.

Tổng khối lượng thực hiện tính đến ngày 30/9/2011 là 300 tỷ 248 triệu đồng,

tổng số vốn đã giải ngân là 148 tỷ 600 triệu đồng, đạt khoảng 81% kế hoạch

năm. [16]

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án xây dựng trụ sở làm việc, kho vật

chứng còn chậm, việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản tại một số đơn vị

còn chưa tốt, hiệu quả chưa cao, chô ở, đời sống thu nhập của cán bộ, công

chức công tác thi hành án dân sự còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

2.1.2.4. Cac quy định về công tac thanh tra, kiểm tra, kiểm sat, giam

sat thi hanh an dân sự

Theo quy định trong Luật về thi hành án Lào năm 2004 (sửa đổi, bổ sung

năm 2008) các cơ quan có quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát đối

với công tác thi hành án dân sự bao gồm cơ quan thanh tra bên trong và cơ

quan thanh tra bên ngoài. Trong đó cơ quan thanh tra bên trong bao gồm: Bộ

tư pháp, Sở tư pháp tỉnh, và Phòng tư pháp huyện (điều 45). Còn cơ quan

thanh tra bên ngoài bao gồm Quốc Hội và Viện kiểm sát nhân dân (điều 47).

Theo Điều 46 cơ quan thanh tra bên trong có những quyền hạn, nhiệm vụ

sau đây:

1. Thanh tra tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của chấp hành viên;

2. Thanh tra trách nhiệm, hoạt động và kế hoạch làm việc của chấp hành viên;

3. Thanh tra việc quản lý và sử dụng nguồn thu – chi về thi hành án.

Điều 48 quy định quyền và nhiệm vụ của Quốc Hội trong thanh tra việc

thi hành án

Còn cơ quan thanh tra bên ngoài có quyền hạn và nhiệm vụ đối với

công tác thi hành án như: Quốc Hội tiến hành thanh tra việc thi hành án theo

Page 43: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

40

quy định tại luật về kiểm soát của Quốc Hội số 09/QH ngày 22 tháng 10 năm

2004. Việc giám sát của Quốc Hội, hoặc đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu

cử (tỉnh) thì chủ yếu là giám sát khi có khiếu nại của nhân dân về việc thi

hành án gửi đến Văn phòng đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử hoặc Quốc

Hội thì Quốc Hội mới có căn cứ tổ chức việc kiểm tra, giám sát.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện kiểm sát đối với việc thanh tra, giám

sát công tác thi hành án được quy định tại điều 49 luật về thi hành án năm

2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) trong thanh tra thi hành án, Viện kiểm sát

nhân dân có những quyền và nhiệm vụ chính sau đây:

1. Yêu cầu cơ quan thi hành án cùng cấp báo cáo tình hình thi hành án;

2. Yêu cầu cơ quan thi hành án cùng cấp tổ chức thi hành các bản án đã

có hiệu lực nhưng bị kéo dài hoặc vướng mắc trong thi hành để thúc đẩy việc

thi hành và phối hợp với nhau trong việc giải quyết;

3. Kiểm tra tính đúng đắn của việc thi hành án nhất là việc tuân theo

pháp luật, việc trả nợ dân sự, việc thu và nộp án phí, tiền phạt vào ngân sách

nhà nước,việc tịch thu tài sản làm sở hữu công;

4. Yêu cầu Bộ Tư pháp hoặc Phòng thi hành án ra quyết định tạm đình

chỉ, thay đổi, miễn hoặc hủy bỏ việc thi hành án theo quy định tại điều 43 của

luật này;

5. Khởi kiện người không thi hành án và người có hành vi vi phạm pháp

luật khác về việc thi hành án để cho tòa án nhân dân xem xét theo điều 173 và

các điều khác của luật hình sự khi nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án

[18].

Điều 12 Luật thi hành án dân sự năm 2008 của Việt Nam quy định:

“Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát

hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác trong

thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Page 44: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

41

Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân

sự, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi

hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.”

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được thiết lập theo hệ thống dọc từ

trung ương đến địa phương dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp là cơ quan chịu

trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân

sự trong phạm vi cả nước. Ở địa phương cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

chịu trách nhiệm và báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án đối với

cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, đồng thời có trách

nhiệm giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác quản lý về thi hành

án dân sự và báo cáo công tác thi hành pháp luật dân sự trước hội đồng nhân

dân cùng cấp khi có yêu cầu. Ở cấp huyện cũng tương tự, cơ quan thi hành án

dân sự chịu trách nhiệm và báo cáo công tác tổ chức, hoạt động trước cơ quan

thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư

pháp, đồng thời có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công

tác quản lý nhà nước về thi hành án dân sự và báo cáo công tác thi hành án

dân sự trước hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu. Việc quy định trách

nhiệm tham mưu trực tiếp của cơ quan thi hành án dân sự đối với ủy ban nhân

dân cùng cấp là hết sức cần thiết giúp cho cơ quan thi hành án dân sự có điều

kiện thuận lợi hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Tuy nhiên việc cơ quan thi hành án dân sự thực hiện chế độ báo cáo và

chịu sự chỉ đạo của chính quyền và cấp ủy địa phương không có nghĩa là

không bảo đảm tính độc lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi

hành án dân sự. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân các cấp trong công

tác thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 cũng

đã có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó ủy ban

Page 45: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

42

nhân dân có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên

quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn, chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi

hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an

toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân

sự cùng cấp mà không can thiệp vào nghiệp vụ chuyên sâu về trình tự, thủ tục

thi hành án, có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thủ trưởng,

phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, yêu cầu cơ quan thi hành

án dân sự cùng cấp báo cáo và kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa

phương…

Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã tạo cơ chế bảo đảm nâng cao tính

độc lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự nhưng

không có nghĩa là không có cơ chế giám sát để bảo đảm cho cơ quan thi hành

án dân sự hoạt động đúng pháp luật, tránh sự lạm dụng quyền lực gây thiệt hại

cho các bên đương sự, tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước. Theo đó, Luật thi

hành án dân sự năm 2008 quy định cơ chế giám sát hoạt động thi hành án dân

sự từ bên ngoài thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân

dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ

quan thi hành án dân sự của chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có

liên quan đến việc thi hành án dân sự nhằm đảm bảo việc thi hành án kịp thời,

đầy đủ, đúng pháp luật.

2.1.2.5. Cac quy định về giải quyết khiếu nại, tố cao

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự được thực hiện

theo quy định của Luật khiếu nại 07/QH ngày 09 tháng 11 năm 2005.

Tại điều 2 Luật khiếu nại năm 2005 đã quy định “Khiếu nại la tai liêu

của công dân, tổ chức đề nghị đến cơ quan có liên quan để xem xét giải quyết

về hanh vi, quyết định của cơ quan, ca nhân ma mình cho la vi phạm phap

Page 46: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

43

luật va xâm phạm đến lợi ích của nha nước, tập thể, quyền va lợi ích hợp

phap của mình.

Khiếu nại gồm 3 loại sau đây:

- Khiếu nại đến cơ quan hanh chính nha nước gọi la kiến nghị;

- Khiếu nại đến cơ quan điều tra - thanh tra, viên kiểm sat, tòa an gọi la

khởi kiên ;

- Khiếu nại đến Quốc Hội gọi la yêu cầu công bằng.”

Trong điều 8 Luật khiếu nại năm 2005 đã quy định: “Khiếu nại chỉ được

đê đến tổ chức có thẩm quyền hữu quan trong xem xét giải quyết”.

Như vậyLuật khiếu nại của Lào năm 2005 không quy định rõ về việc

khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với công tác thi hành án dân sự, mà chỉ

quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói chung. Cho nên đối với

khiếu nại về thi hành án dân sự người dân có thể gửi đơn khiếu nại tới nhiều

cơ quan có liên quan nhất là các cơ quan có quyền thanh tra, kiểm tra, giám

sát hoạt động thi hành án dân sự như các cơ quan thanh tra bên trong và cơ

quan thanh tra bên ngoài đã quy định tại điều 45 và 47 của Luật thi hành án

dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Nếu khiếu nại đối với quyết định hoặc hành vi của Đơn vị thi hành án

cấp huyện hoặc chấp hành viên cấp huyện thì người khiếu nại có thể gửi đơn

khiếu nại tới Phòng tư pháp huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Phòng thi

hành án cấp tỉnh. Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết nhưng người

khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có

thể khiếu nại tới các cơ quan mình đã gửi đơn khiếu nại cấp trên tiếp theo

hoặc gửi tới Văn phòng đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử (tỉnh) để tiếp

tục giải quyết. Nếu Văn phòng đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử không

giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn chưa đồng ý thì

Page 47: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

44

người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp tới Quốc Hội và Quốc Hội là cơ

quan giải quyết khiếu nại cấp cao nhất.

Nếu khiếu nại đối với quyết định hoặc hành vi của Phòng thi hành án cấp

tỉnh và chấp hành viên của Phòng thi hành án cấp tỉnh thì người khiếu nại có

thể gửi đơn khiếu nại tới Sở tư pháp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục

quản lý thi hành án thuộc Bộ tư pháp. Nếu không được giải quyết hoặc giải

quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì

người khiếu nại có thể khiếu nại tới Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Văn

phòng đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử (tỉnh) để tiếp tục giải quyết. Nếu

Văn phòng đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử không giải quyết hoặc đã

giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn chưa đồng ý thì người khiếu nại có thể

khiếu nại trực tiếp tới Quốc Hội và Quốc Hội là cơ quan giải quyết khiếu nại

cấp cao nhất.

Việc giải quyết khiếu nại của viện kiểm sát, khi nhận được đơn khiếu nại

có thể áp dụng quyền hạn, và nhiệm vụ của mình đối với công tác thi hành án

dân sự theo điều 49 Luật thi hành án dân sự năm 2004(sửa đổi, bổ sung năm

2008) và điều 51 Luật về viện kiểm sát nhân dân số 10/QH ngày 26 tháng 11

năm 2009 như sau:

1. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp báo cáo tình hình thi

hành án;

2. Yêu cầu cơ quan thi hành ándân sự cùng cấp tổ chức thi hành các bản

án đã có hiệu lực nhưng bị kéo dài hoặc vướng mắc trong thi hành để thúc

đẩy việc thi hành và phối hợp với nhau trong việc giải quyết;

3. Kiểm tra tính đúng đắn của việc thi hành án dân sự nhất là việc tuân

theo pháp luật, việc trả nợ dân sự, việc thu và nộp án phí, và tiền phạt vào

ngân sách nhà nước.

4. Việc tịch thu tài sản làm sở hữu công;

Page 48: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

45

5. Yêu cầu Bộ Tư pháp hoặc Phòng thi hành án ra quyết định tạm đình

chỉ, thay đổi, miễn hoặc hủy bỏ việc thi hành án theo quy định tại điều 43 của

Luật thi hành án dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008);

6. Khởi kiện người không thi hành án và người có hành vi vi phạm pháp

luật khác về việc thi hành án để cho Tòa án nhân dân xem xét theo điều 173 và

các điều khác của luật hình sự khi nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án.

Việc giải quyết khiếu nại của Quốc Hội được thực hiện theo thủ tục,

trình tự quy định tại điều 25 Luật khiếu nại như sau:

1. Nghiên cứu, xem xét khiếu nại và tổng kết thông tin, chứng cứ thêm

nếu cần thiết;

2. Ra quyết định giải quyết khiếu nại;

3. Thông báo kết quả giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại và bộ

phận có liên quan để tổ chức thực hiện;

4. Theo dõi, kiểm tra viêc chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại.

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải

quyết khiếu nại của đại biểu Quốc Hội tại khu vực bầu cử thì có thể khiếu nại

tiếp đến Quốc Hội để xem xét giải quyết cấp cuối cùng.

Nếu vấn đề người khiếu nại đã khiếu nại về việc thi hành án nhưng có

liên quan đến nội dung của bản án thì Quốc Hội yêu cầu phải có chứng cứ,

thông tin mới có thể làm thay đổi bản án, Quốc Hội sẽ đề nghị Viện kiểm sát

nhân dân tối cao xem xét lại các vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái

thẩm. [24]

Pháp luật Việt Nam quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành ándân sự cụ

thể hơn, với những giai đoạn của quá trình thi hành án như sau:

- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án dân sự trước khi áp dụng

biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được

quyết định hoặc biết được hành vi đó.

Page 49: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

46

- Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là 03

ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10

ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30

ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30

ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà

người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì

thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào

thời hạn khiếu nại.

Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết

định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với từng loại hành vi khác nhau được

quy định như sau:

- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp

bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15

ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn

khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày

thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày kể từ

ngày thụ lý đơn khiếu nại

Page 50: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

47

Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì

thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ

ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì

thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày

thụ lý đơn khiếu nại.

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

về hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,chấp

hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại

hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân, cơ quan, tổ chức.

Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền, yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của

mình, yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo, yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

Người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan

đến nội dung tố cáo, nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình, chịu trách nhiệm trước

pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Người bị tố cáo có quyền được thông báo về nội dung tố cáo; đưa ra

bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; được khôi

phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được

bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra và yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

Người bị tố cáo có các nghĩa vụ giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp

thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu

cầu, chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Page 51: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

48

có thẩm quyền, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp

luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo được quy định như

sau: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền

quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có

trách nhiệm giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo là thủ trưởng cơ quan thi

hành án dân sự thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp

hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có

trách nhiệm giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo là thủ trưởng cơ quan thi

hành án cấp quân khu thì thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ

Quốc phòng có trách nhiệm giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với việc

phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90

ngày.

Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải

quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ tục giải quyết tố cáo

được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật,

xử lý nghiêm minh người vi phạm, áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn

chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành

nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách

nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất,

mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu

gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Page 52: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

49

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện

kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng

cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.

Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và

trình tự, thủ tục xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý

vi phạm hành chính.

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi

phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật thi

hành án dân sự 2008 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.1.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Mặc dù luật thi hành án dân sự của Lào còn chưa đầy đủ, cần sửa đổi bổ

sung một số điều để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhưng bên cạnh

đó công tác thi hành án cũng đã đạt được một số ưu điểm về mặt thực tiễn. Cụ

thể là:

- Lãnh đạo các cấp liên tục quan tâm đến việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổng

kết đánh giá và rút kinh nghiệm về việc thi hành án dân sự và đã hai lần tiến

hành hội nghị rút kinh nghiệm về việc thi hành án dân sự toàn quốc bao gồm

các giám đốc Sở tư pháp, Phòng trưởng Phòng thi hành án dân sự tỉnh, thành

phố. Hội nghị đã đánh giá, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động thực hiện công

tác toàn diện của cơ quan thi hành án dân sự trong vòng thời gian 5 năm vừa

qua để hoàn thiện cơ quan thi hành án dân sự về mặt chính trị, ý thức, tổ chức,

quy hoạch làm việc, thái độ trong thi hành án dân sự, bảo đảm cho việc thi

hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, có hiệu lực và hiệu quả.

Page 53: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

50

- Dần hoàn thiện cơ quan thi hành án dân sự từ trên xuống dưới, nhất là

việc kiểm tra lại, xác định lại những chức vụ và bố trí chấp hành viên vào

Cục, Phòng và Đơn vị thi hành án dân sự trong cả nước, đồng thời hoàn thiện

cơ chế quy hoạch làm việc, cơ chế phối hợp với cơ quan tổ chức có liên quan

trong thi hành án dân sự có sự thống nhất và hiệu quả.

- Dần hoàn thiện việc xây dựng sổ tay thi hành án dân sự, đó là một văn

bản quan trọng căn bản cho cán bộ công chức quản lý và chấp hành viên cả

nước được áp dụng trong thực hiện công tác trên thực tế trong phạm vi nhiệm

vụ của mình. Đồng thời quan tâm đến việc đào tạo chấp hành viên, rút kinh

nghiệm trong thi hành các bản án nhất là các bản án gặp khó khăn phức tạp.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác thi hành án nước ngoài, nhất là

việc đã mời Phó Tổng cục thi hành án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam sang phát biểu ý kiến và thảo luận về việc thi hành án dân sự. Đó là một

kinh nghiệm rất tốt cho Lào hoàn thiện cơ quan thi hành án. Đồng thời Lào

cũng đang cho dịch một số văn bản quan trọng như: luật, nghị quyết, quyết

định về thi hành án của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm tài

liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và áp dụng để hoàn thiện tổ chức, hoạt

động của cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án Lào.

- Chấp hành viên cả nước đều có sự kiên trì cao, kiên quyết dẻo dai,

không nao núng đối với những thách thức, thử thách và những dư luận xã hội

phê phán, chê bai, vẫn phấn đấu tổ chức thi hành án theo vai trò và nhiệm vụ

của mình. Trong 8 tháng vừa qua được thi hành án xong 1.095 vụ án, so với

năm trước tăng lên 8,6% và bằng 50,60% của các vụ việc trong năm và bằng

9,48% của tất cả các vụ việc hiện có ; Trong đó có 580 vụ án hình sự và 515

vụ án dân sự. Trong những vụ việc đã thi hành xong này Viện kiểm sát nhân

dân tối cao đã yêu cầu hủy bỏ việc thi hành án 4 vụ việc, trong đó được ra

quyết định hủy bỏ 2 vụ việc rồi còn 2 vụ đã ra quyết định không hủy bỏ.

Page 54: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

51

Đồng thời có thể thu lại nợ, tiền bồi thường thiệt hại nộp cho cá nhân và nhà

nước. [30]

- Bộ tư pháp đã chủ động chỉ đạo và tổ chức hội nghị liên hiệp với cơ

quan tổ chức có liên quan nhất là Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,

Quốc Hội, Ủy ban thanh tra trung ương để bàn bạc tìm những giải pháp đối

với các bản án gặp khó khăn phức tạp.

- Bộ tư pháp đã áp dụng ngân sách riêng của mình 55.000.000 kip để tiến

hành việc xây dựng hệ thống thông tin thống kê vụ án rõ ràng, bao gồm các

nhóm: vụ án dân sự, vụ án hình sự, đang thi hành, không thể thi hành được,

vv…

So với những vụ án đang được thi hành hiện nay thì những thành quả

nêu trên vẫn còn nhỏ nhưng nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy sự

kiên trì cao của cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án trong việc tổ chức thi

hành điều 85 của Hiến pháp và luật về thi hành án thông qua thực hiện công

việc trên thực tế, từ đó cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án sẽ rút ra được

nhiều bài học kinh nghiệm.

Song song với những điểm đã đạt được như trên thì việc thi hành án vẫn

còn có những nhược điểm và tồn tại cần được tiếp tục khắc phục, như :

- Dù đã rất quan tâm đến việc đào tạo giáo dục về mặt chính trị, ý thức

cho cán bộ công chức trong phạm vi lĩnh vực công tác thi hành án nhưng vẫn

có một số chấp hành viên chưa kiên định về mặt chính trị, ý thức, quan điểm,

thái độ, đạo đức, công tác chưa xứng đáng, chưa đúng, và chưa minh bạch.

Điều này chính là nguyên nhân cho việc có những dư luận xã hội phê phán

đối với chấp hành viên về nhiều mặt như: thi hành án chậm, có lựa chọn thi

hành, thi hành không đúng bản án, việc bán tài sản có nhiều lúc chủ sở hữu

không được tham gia trong cuộc định giá, bán vv…

Page 55: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

52

- Quy hoạch làm việc của một số cơ quan thi hành án chưa được hoàn

thiện, còn có trường hợp làm việc vô kế hoạch, còn thực hiện công tác theo

thói quen, tục lệ từng làm, có nhiều trường hợp bố trí vụ án cho Chấp hành

viên làm riêng để chấp hành viên áp dụng trục lợi.

- Việc thi hành quyết định, bản án có hiệu lực nói chung còn chậm

chạp, có nhiều trường hợp làm đi làm lại nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây phiền

hà cho những người được thi hành án. Có một số trường hợp không thi hành

theo thủ tục, trình tự được quy định tại pháp luật, việc quản lý, kiểm soát, xác

định tài sản vẫn chưa đạt hiệu quả xứng đáng, còn có một số trường hợp chỉ

nhấn mạnh đến việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế một chiều mà chưa tính

đến việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của nhà nước chưa chặt chẽ,

trong cùng một vụ việc nhưng nhiều cơ quan vẫn có nhiều quan điểm không

thống nhất, vừa có người ra quyết định để tạm đình chỉ vừa có người ra quyết

định cho tiếp tục thi hành làm cho việc thi hành án gặp khó khăn, bị kéo dài.

Vì những nhược điểm, tồn tại nêu trên, đến bây giờ vẫn còn có các bản

án đã có hiệu lực mà đang thi hành và một số không thể thi hành được là

10.489 vụ, trong đó có vụ án dân sự là 3.570 vụ, và vụ án hình sự là 6.951 vụ.

Trong đó đang thi hành là 7.543 vụ chiếm 71,91%, không thể thi hành được

2.317 vụ. [30] Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu đưa vụ án để kiểm tra

lại, nhưng chưa có quyết định tạm đình chỉ việc thi hành. Nguyên nhân dẫn

đến những bất cập nêu trên là do:

Thứ nhất, về nhân sự vẫn thiếu thốn về số lượng và còn hạn chế về chất

lượng và kinh nghiệm. Hiện nay trên cả nước Lào chỉ có 360 chấp hành viên

(kể cả những người đang đi học tập, đào tạo và những cán bộ mới tuyển vào

cơ quan) trong đó trưởng phòng thi hành án dân sự chủ yếu không giữ chức

vụ phó giám đốc sở tư pháp tỉnh và trưởng đơn vị thi hành án dân sự chủ yếu

Page 56: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

53

không giữ chức vụ phó phòng tư pháp huyện, và chấp hành viên chưa được

bổ nhiệm theo quy định của Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung

năm 2008) làm cho không thể thực hiện đầy đủ vai trò của mình theo pháp

luật.

Số lượng chấp hành viên bình quan với số lượng vụ việc phải thi hành

thì môi người sẽ được phân công thi hành 40-50 vụ việc trong cùng một thời

gian. Chẳng hạn tại thủ đô Viêng Chăn môi người được phân công 100-150

vụ việc trong cùng một thời gian. Ngoài ra trên cả nước còn có 41 huyện chưa

thành lập Đơn vị thi hành án. Đồng thời cơ quan thi hành án chưa được quan

tâm xứng đáng, trụ sở, kinh phí, phương tiện cần thiết đều thiếu thốn dẫn đến

việc thi hành gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, bởi sự hiểu biết, thấm nhuần, tôn trọng và thi hành điều 85 của

Hiến pháp và luật thi hành án của lãnh đạo, chính quyền, ngành và các cơ

quan khác chưa sâu sắc, nghiêm chỉnh và thống nhất làm cho có nhiều tổ chức

của Đảng, Nhà nước hoặc cá nhân lãnh đạo các cấp thụ lý đơn khiếu nại, tố

cáo của đương sự đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật để xem xét

và cho ý kiến trái Hiến pháp, pháp luật và nội dung của bản án làm cho người

phải thi hành án được áp dụng để kéo dài thời gian, trốn tránh thi hành án.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật về thi hành án chưa đầy đủ. Bản thân

luật thi hành án vẫn chỉ nhấn mạnh về mặt có tính chất quản trị hô trợ, không

phù hợp với cơ cấu kinh tế thị trường, có một số quy định chưa phù hợp; cơ

cấu phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ.

Những tồn tại này đã được xem xét, bàn bạc nhiều lần nhưng vẫn chưa

có phương án giải quyết, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội đối với lĩnh vực thi

hành án, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giải pháp xứng đáng,

nghiêm túc để thi hành một cách dứt khoát.

Page 57: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

54

2.2. Kinh nghiệm xây dựng, thực hiện phap luật về quản lý nhà

nước đối với công tac thi hành an dân sự của nước CHXHCN Việt Nam

2.2.1. Xây dựng văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với công

tác thi hành án dân sự

Ở Việt Nam, trước khi Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày

14 tháng 11 năm 2008 ra đời thì công tác thi hành án dân sự đã trải qua một

thời gian dài và rút ra rất nhiều kinh nghiệm để hoàn chỉnh cho luật thi hành

án dân sự này ra đời thành một luật phong phú và có đầy đủ các điều khoản

trong hệ thống thi hành án dân sự. Nhất là đã có nhiều Pháp lệnh trước khi

luật này, đó là Pháp lệnh số 23-LCT/HĐNN8 ngày 28 tháng 8 năm 1989 ;

Pháp lệnh ngày 17 tháng 4 năm 1993; Pháp lệnh về thi hành án dân sự số

13/2004/PL-UBTVQH11 ngày 14 tháng 1 năm 2004…

Nhưng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì trước khi Luật về thi

hành án số 03/QH ngày 15 tháng 5 năm 2004 ra đời thì không có Pháp lệnh

nào quy định về việc thi hành án dân sự. Cho nên, dù Luật về thi hành án

củaLào ra đời sớm hơn Luật thi hành án dân sự của Việt Nam nhưng về nội

dung Luật thi hành án Lào chỉ quy định chung chung và chưa quy định chi tiết

về các biện pháp cưỡng chế thi hành án cho nên ngay sau khi đã ban hành vẫn

còn nhiều vấn đề cần sửa đổi và bổ sung. Sau khi thi hành luật này, 4 năm sau

đến năm 2008 Quốc Hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị quyết số

04/QH ngày 25 tháng 7 năm 2008 nhưng vẫn còn hạn chế nhiều mặt.

Chính vì vậy cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ Luật thi hành án dân

sự Việt Nam để vận dụng và hoàn thiện Luật về thi hành án của Lào nhất là

những thủ tục, trình tự thi hành án và các biện pháp bảo đảm cưỡng chế thi

hành án. Theo quan điểm của tác giả thì cũng không cần khẩn cấp sửa đổi và

bổ sung Luật về thi hành án của Lào hiện hành ngay lập tức nhưng cần áp

dụng các quy định của luật Việt Nam cho việc nghiên cứu và xây dựng những

Page 58: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

55

văn bản dưới luật để cụ thể hóa những biện pháp mà Luật thi hành án của Lào

đã quy định chung chung sao cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn, từ đó rút

kinh nghiệm và trong một thời gian nhất định mới có thể hoàn thiện, bổ sung

hoặc sửa đổi Luật thi hành án Lào hiện hành.

2.2.2. Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác

thi hành án dân sự.

Nổi trội nhất là chấp hành viên, vì chấp hành viên là trọng tâm của công

tác thi hành án. Tại điều 17 Luật thi hành án dân sự của Việt Nam số

26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã quy định :

1. Chấp hành viên là người được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các

bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có

ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành

viên cao cấp.

2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm chấp hành

viên.    

Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên 

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết,

có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để

hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các

điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên sơ cấp.

3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các

điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trung cấp:

Page 59: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

56

a) Có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;

b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên trung cấp.

4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các

điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên cao cấp:

a) Có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;

b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên cao cấp.

5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan

quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trong quân đội.

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên

trung cấp và chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy

định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chuyển công tác

đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên ở

ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.

7. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn

quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10

năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp hoặc đã có

thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm

chấp hành viên cao cấp.

Theo quy định hiện hành của nước CHDCND Lào, chấp hành viên

không có cấp, đồng thời cũng chưa quy định rõ ai là người có quyền bổ nhiệm

chấp hành viên khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cho nên dù

Luật thi hành án Lào đã ra đời từ năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2008) đến

nay trên cả nước vẫn chưa có chấp hành viên nào được bổ nhiệm chính thức.

Một lý do cũng vì chấp hành viên không có cấp cho nên dù được bổ nhiệm

hay không vẫn như nhau, chỉ khi nào thấy ai có đủ tiêu chuẩn thì phân công

cho người đó thực hiện nhiệm vụ của chấp hành viên. Chính vì vậy nên chấp

Page 60: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

57

hành viên tại Lào không được sử dụng đầy đủ các quyền hạn và nhiệm vụ của

mình theo quy định của pháp luật, vì không được bổ nhiệm cho nên một số

quyền của chấp hành viên do người đứng đầu cơ quan thi hành án thực hiện.

2.2.3. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất,

kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự

Tại Việt Nam, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện quản lý cơ

sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự

tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân

sự thuộc Bộ Tư pháp. Cơ quan thi hành án cấp quân khu phối hợp với các cơ

quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí và

phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn,

chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan thi

hành án cấp huyện thực hiện quản lý cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện

hoạt động theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Về cơ chế phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp trong mua

sắm trang thiết bị kĩ thuật được Bộ Tư pháp giao cho Tổng cục thi hành án

dân sự và các Cục thi hành án dân sự.

Như vậy, hiện nay cơ quan thi hành án dân sự của CHXHCN Việt Nam

đã độc lập về trụ sở, kinh phí, có những phương tiện cần thiết để phục vụ

công tác một cách hiệu quả. Nhưng ở bên Lào cơ quan thi hành án dân sự còn

thuộc về cơ quan tư pháp cho nên vẫn chưa đảm bảo được về kinh phí, cơ sở

vật chất áp dụng vào công tác thi hành án dân sự.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát thi hành án

dân sự

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát thi hành án dân sự được

chú trọng và quy định rõ ràng, cụ thể trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Page 61: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

58

Còn tại Lào, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước CHDCND Lào hiện

nay chưa chú trọng đến những nguyên nhân gây những vấn đề hạn chế trong

cơ quan thi hành án mà chủ yếu là chỉ muốn kiểm tra về mặt công tác mà

chưa kiểm tra về mặt tổ chức, điều kiện.

2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo pháp luật Việt Nam, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,

tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo

quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 và quy định khác của pháp luật có

liên quan.

Còn trong Luật thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của

nước CHDCND Lào chưa quy định rõ về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về

thi hành án. Cho nên việc khiếu nại về thi hành án được thực hiện theo Luật

khiếu nại, vì vậy đã làm cho nó thêm phần phức tạp, không rõ ràng, các cơ

quan thụ lý đơn khiếu nại cũng không có căn cứ để giải quyết. Cho nên trên

thực tiễn có nhiều trường hợp cùng một lúc có thể khiếu nại tới rất nhiều cơ

quan ví dụ vừa khiếu nại tới Bộ tư pháp, vừa khiếu nại tới Viện kiểm sát, vừa

khiếu nại tới Quốc Hội, và có khi khiếu nại tới cơ quan thanh tra nhà nước và

Chính quyền địa phương hoặc Chính phủ. Và các cơ quan được thụ lý đơn

khiếu nại này cũng không thể biết được rằng có cơ quan khác đang thụ lý

cùng một đơn khiếu nại. Vì vậy việc giải quyết không có sự phối hợp và

không thống nhất, có cơ quan giải quyết thế này, có cơ quan cho giải quyết

thế kia dẫn đến việc không biết thi hành như thế nào.

Page 62: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

59

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯƠNG VA GIAI PHÁP HOAN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

QUAN LY NHA NƯƠC ĐỐI VƠI CÔNG TÁC THI HANH ÁN DÂN SỰ

CỦA CHDCND LAO

3.1. Phương hướng hoàn thiện phap luật về quản lý nhà nước đối

với công tac thi hành an dân sự của CHDCND Lào

Công tác quản lý nhà nước bao gồm việc xây dựng pháp luật và tổ chức

thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Như trên đã phân tích,

pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự

của CHDCND Lào dù đã đạt được một số ưu điểm nhất định nhưng vẫn

không thể tránh khỏi một số điểm bất cập.

Thực tế hiện nay ở Lào cho thấy quá trình tổ chức thi hành án dân sự còn

nhiều vụ việc bị kéo dài, không thể thi hành dứt điểm ngay được bởi các lý do

như phải thi hành theo định kì hàng tháng, quý kéo dài trong nhiều năm, phải

áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tài sản kê biên, tổ chức bán đấu giá

nhiều lần nhưng không có người mua, cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của tổ

chức, cá nhân chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho việc thi hành án, vụ việc thi

hành án phức tạp cần có thời gian và sự chỉ đạo, phối hợp của nhiều cấp,

nhiều ngành v.v… Ngoài ra pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với

hoạt động thi hành án dân sự còn chưa được sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng,

việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng

dẫn thi hành luật thi hành án chưa được quy định dẫn đến việc khó khăn,

vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, vẫn có sự chồng chéo giữa các cơ

quan chức năng và quan hệ phối hợp trong công tác thi hành án dân sự có lúc,

có nơi còn chưa kịp thời. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thiếu quyết liệt,

việc kiểm tra công tác phân loại hồ sơ thi hành án tuy đã được quan tâm

Page 63: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

60

nhưng chuyển biến còn chậm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với

cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự còn chưa thường xuyên,

công tác quy hoạch, bổ nhiệm, chuyển ngạch chấp hành viên, đào tạo, bồi

dưỡng nhất là nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý còn chậm và chưa đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ.

Để khắc phục những nhược điểm đó, theo báo cáo của Ban chấp hành

Trung ương Đảng lần thứ IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra

phương hướng “Sớm xây dựng va hoan thiên phap luật về thi hanh an dân sự

theo hướng tiến tới tập trung nhiêm vụ quản lý nha nước đối với công tac thi

hanh an dân sự vao Bộ Tư Phap”. [33]

Như vậy, có thể rút ra phương hướng chung của việc hoàn thiện pháp

luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự là hoàn thiện hệ

thống cơ chế, chính sách về công tác thi hành án dân sự. Để đạt được điều đó

cần tiếp tục tăng cường việc hoàn thiện cơ quan quản lý và cơ quan thi hành

án để chặt chẽ, vững bềnvề mặt chính trị, ý thức, kế hoạch làm việc làm cho

chấp hành viên có quan điểm đúng và minh bạch; Tăng cường tạo điều kiện

thuận lợi và giải quyết vấn đề phương tiện, kinh phí, trang thiết bị - kỹ thuật

cần thiết cho cơ quan thi hành án; Tăng cường cơ chế phối hợp với cơ quan tổ

chức có liên quan một cách chặt chẽ và hòa hợp nhằm bảo đảm việc thi hành

án nhanh chóng, đúng pháp luật, nghiêm túc và hiệu quả. Phấn đấu tạo bước

đi đột phá trong công tác thi hành án. Tích cực giáo dục, phổ biến điều 85 của

Hiến pháp và Luật về thi hành án để các đối tượng hiểu biết sâu, đều khắp

giúp họ có kiến thức, ý thức tuân thủ bản án; Kiên quyết thi hành án đúng

hiến pháp, đúng pháp luật, và đúng nội dung của bản án.

Muốn đạt được mục đích đó thì Luật về thi hành án 2004 (sửa đổi, bổ

sung năm 2008) cần phải có các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp

Page 64: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

61

lý cho việc thực hiện các hoạt động trong công tác thi hành án. Nhiều vấn đề

cần được quy định cụ thể, rõ ràng hơn khi thực hiện.

3.2. Một số nội dung hoàn thiện phap luật về quản lý nhà nước đối

với công tac thi hành an dân sự của CHDCND Lào

Luật Thi hành án năm 2004 của Lào được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý

cho việc thực hiện các hoạt động trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên

trong Luật này còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, do đó

cần phải có những văn bản pháp luật cụ thể hóa cơ chế pháp lý, cơ chế thi

hành, phương thức lãnh đạo, quản lý và mô hình tổ chức của công tác thi hành

án dân sự nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công

tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Có thể nêu ra một số vấn đề cần được hoàn thiện trong các quy định của

pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay như :

Thứ nhất, theo pháp luật hiện nay chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi

hành các bản án, quyết định và được xác định là trung tâm của hoạt động thi

hành án dân sự thì chưa phù hợp trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu

cầu. Vì thế cần sửa đổi theo hướng hoạt động thi hành án dân sự phải là trách

nhiệm của bên được thi hành án và bên phải thi hành án, chấp hành viên chỉ là

nhân vật hô trợ.

Thứ hai, các quy định hiện nay thiếu sự bảo đảm an toàn pháp lý cho

Chấp hành viên tương tự như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. Vì vậy

cần có quy định về cơ chế bảo đảm an toàn pháp lý cho chấp hành viên tương

tự như các chức danh tư pháp này.

Thứ ba, cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức

hữu quan trong thi hành án dân sự. Bởi mặc dù Luật về thi hành án 2004 (sửa

đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan,

Page 65: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

62

tổ chức hữu quan trong thi hành án dân sự tuy nhiên công tác thi hành án dân

sự thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành nhưng pháp luật hiện hành chưa

quy định rõ trách nhiệm của các ngành phải tham gia hoặc hô trợ hoạt động

thi hành án, đặc biệt là trách nhiệm của tòa án, do đó cần quy định cụ thể hơn

về vấn đề này.

Thứ tư, các quy định hiện hành chưa quy định nhiệm vụ của cơ quan thi

hành án dân sự về việc thi hành cácbản án, quyết định dân sự của toà án nước

ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được toà án CHDCND Lào

công nhận và cho thi hành tại CHDCND Lào, nên phải nghiên cứu và quy

định rõ về vấn đề này.

Thứ năm, như trên đã phân tích, trong Luật thi hành án dân sự năm

2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của nước CHDCND Lào chưa quy định rõ

về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Cho nên việc

khiếu nại về thi hành án dân sự được thực hiện theo luật khiếu nại, vì vậy làm

cho nó phức tạp, không rõ rệt, các cơ quan thụ lý đơn khiếu nại cũng không

có căn cứ để giải quyết. Việc giải quyết không có sự phối hợp, thống nhất

giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau. Vì vậy cần quy định việc khiếu nại

và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong Luật thi hành án dân sự để

làm căn cứ trong việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.

3.3. Một số giải phap nâng cao hiệu quả thực thi phap luật về công

tac thi hành an dân sự của CHDCND Lào

Thứ nhất, Quốc Hội cần giúp chỉ đạo, vận động và giáo dục đào tạo các

cơ quan tổ chức Đảng, cơ quan tổ chức Nhà nước, cơ quan tổ chức quần

chúng, và cơ quan tổ chức xã hội về ý thức, thái độ và sự nhận thức, hiểu biết

đúng đắn và thống nhất đối với quy định tại điều 85 của Hiến pháp: « Bản an

của Tòa an nhân dân đã có hiêu lực phap luật, mọi cơ quan tổ chức Đảng, cơ

Page 66: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

63

quan tổ chức Nha nước, Mặt trận tổ quốc, cơ quan tổ chức quần chúng, cơ

quan tổ chức xã hội va mọi công dân phải tuân thủ, ca nhân va cơ quan tổ

chức có liên quan phải thực hiên kiên quyết. »

Thứ hai, tăng cường sự quan tâm đến công tác thi hành án, tạo điều kiện

thuận lợi, cung cấp nhân sự và phương tiện cần thiết cho cơ quan thi hành án

để có khả năng hoạt động toàn vẹn và đầy đủ vai trò của mình. Đồng thời cần

cho cơ quan thi hành án được báo cáo công tác trước hội nghị của Đảng, Nhà

nước các cấp kể cả hội nghị của Chính phủ.

Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua ngân sách kinh phí để

mua phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng cơ quan thi hành án cho

xứng đáng.

Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền xem xét và hướng dẫn chỉ đạo các bản án

không thể thi hành được, nhất là: hình phạt tiền của người đang thi hành hình

phạt tù, người phải thi hành án là người nghèo khổ, không biết nơi cư trú của

người phải thi hành án, người phải thi hành án là người nước ngoài, người

phải thi hành án đã chết và không có người thừa kế hoặc có người thừa kế

nhưng người thừa kế là người nghèo khổ không thi hành được nghĩa vụ đó…

Thứ năm, thi hành án cần căn cứ vào điều kiện và thời hạn đã quy định

của pháp luật, cần phối hợp với cơ quan thi hành án trước, không nên chỉ căn

cứ vào đơn yêu cầu của đương sự một chiều đồng thời nghiên cứu đến khả

năng hoặc tính khả thi trong việc thi hành án nhất là việc ra quyết định tịch

thu, kê biên tài sản v.v…

Thứ sáu, cần nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án xứng đáng với vai

trò và nhiệm vụ chính trị của mình, (theo kinh nghiệm của CHXHCN Việt

Nam thì ở cấp trung ương có Tổng Cục thi hành án trực thuộc Bộ tư pháp, cấp

tỉnh, thành phố có Cục thi hành án; cấp huyện có Chi cục thi hành án trực

thuộc Cục thi hành án có tư cách vai trò cao trong phối hợp với các cơ quan tổ

Page 67: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

64

chức có liên quan). Đồng thời đề nghị cần có công ty chấp nhận mua nợ có

liên quan đến bản án hoặc có Phòng dịch vụ thi hành án tư nhân, nghiên cứu

áp dụng kinh nghiệm của CHXHCN Việt Nam về việc thành lập Phòng dịch

vụ thi hành án tư nhân tại thủ đô.

Thứ bảy, cần tăng cường công tác quản lý chỉ đạo ngành, tăng cường

sự phối hợp với các cấp các ngành quản lý, chỉ đạo thi hành án, thực hiện tốt

nguyên tắc quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, tranh thủ tối đa sự lãnh đạo

của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Giúp Bộ trưởng Bộ tư

pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp tỉnh trong

công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ

nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối

với công tác thi hành án dân sự.

Trong thời gian tới cần tập trung một số công tác như sau :

a) Tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện cơ quan thi hành án, nhất là cấp

huyện, nhấn mạnh về việc hoàn thiện mặt chính trị, ý thức tổ chức và kế

hoạch làm việc của chấp hành viên trong cả nước. Lựa chọn người có đủ tiêu

chuẩn, điều kiện vào cơ quan thi hành án và kiên quyết đào thải những người

không có năng lực; Quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo chấp hành viên để

họ có kiến thức, kĩ năng trong công tác của mình và có trách nhiệm cao.

b) Tiếp tục phổ biến áp dụng sổ tay thi hành án gắn với việc tạo cơ chế thi

hành án chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn làm căn cứ cho việc thi hành án cả nước.

c) Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Luật về thi hành án, hoàn thiện Quyết

định của Bộ trưởng Bộ tư pháp số 12/BTP ngày 19 tháng 3 năm 2008 về việc

bán tài sản đấu thầu, để nâng cao nó thành Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ về định giá, bán đấu thầu và giao tài sản. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu

ra các văn bản hướng dẫn về mặt chuyên môn về việc thi hành án, nhất là: xử

lý vật chứng, việc tính toán tiền lãi, tiền nuôi dưỡng con cái vv… để làm căn

cứ cho việc thi hành án.

Page 68: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

65

d) Đưa cán bộ cấp trung ương xuống trợ giúp cấp tỉnh để chỉ đạo trực

tiếp trên thực tế thi hành án. Để đảm bảo cho các tỉnh phải đạt được mục tiêu

giải quyết 60-70% số vụ việc.

e) Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thống kê các loại việc rõ rệt, tìm giải

pháp và biện pháp phù hợp để áp dụng giải quyết các vụ việc gặp khó khăn

phức tạp.

f) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát của Đảng ủy, Ban chỉ đạo

của Bộ đối với công tác thi hành án thường xuyên. Đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi cho cơ quan thi hành án được hoạt động theo vai trò, quyền hạn và

nhiệm vụ của mình theo những quy định của pháp luật.

g) Quan tâm tăng cường hợp tácquốc tế, nhất là với các nước bạn bè

chiến lược như Việt Nam, Trung Quốc để nghiên cứu tìm ra những bài học tốt

của các nước này áp dụng vào việc hoàn thiện cơ quan thi hành án của mình

có sự phù hợp, chặt chẽ và bền vững thêm.

Page 69: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

66

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự là một nội dung quan

trọng của công tác quản lý tư pháp ở Lào. Thực trạng pháp lý và thực tiễn công

tác thi hành án dân sự ở Lào hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có một

cuộc “cách mạng” cả về lý luận và thực tiễn để nhằm mục đích cuối cùng là bảo

đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,

công bằng, công lý và đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

dân, vì dân trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân

công, phối hợp của các cơ quan nhà nước.Trong thực hiện quyền lập pháp,

quyền hành pháp, quyền tư pháp; việc hoàn thiện tổ chức và quản lý nhà nước về

thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ văn minh, xử lý nghiêm các biểu hiện xâm phạm đến quyền và lợi

ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành án

dân sự trên thực tế.

Bên cạnh đó quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự cũng là

một nội dung cơ bản của quản lý nhà nước. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là một yêu cầu cấp thiết. Vấn đề quản lý

nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự trước hết phải đảm bảo việc thực thi

tốt nhất các bản án, quyết định của tòa án trên thực tế, mặt khác phải đảm bảo sự

chặt chẽ của hoạt động này. Muốn như vậy trước hết phải tìm ra được một cơ

chế thi hành án phù hợp với điều kiện thực tiễn của Lào hiện nay, sau đó phải

tìm ra được một mô hình quản lý cơ chế đó hiệu quả. Hiện nay ngoài việc tích

cực tìm ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng còn phải

nhanh chóng nghiên cứu và triển khai trên thực tế các hoạt động xã hội hóa thi

hành án để tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động này.

Page 70: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

67

DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHAO

TAI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013.

2. Luật thi hành án dân sự Việt Nam năm 2008.

3. Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về thi

hành Luật thi hành án dân sự.

4. Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục

thi hành án dân sự.

5. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ

quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm

công tác thi hành án dân sự.

6. Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

7. Giáo trình Luật Hành Chính – trường Đại học Luật Hà Nội.

8. Giáo trình Luật thi hành án dân sự - trường Đại học Luật Hà nội.

9. Từ điển Luật học (1999) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Phạm Thị Thu Nga (2004) – Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Luật học –

Trường đại học Luật Hà Nội.

11.Trần Văn Quảng (2004) – Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi

hành án dân sự Việt Nam – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Luật Hà Nội.

12.Trần Quang Thái (2003) – Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án

dân sự ở Việt Nam – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Luật Hà Nội.

Page 71: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

68

13.Dương Thị Thục (2012) - Quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt

động thi hành án dân sự - Luận văn thạc sỹ - Trường đại học Luật Hà Nội.

14. Đậu Thị Thủy (2004) – Quản lý nhà nước về Thi hành án dân sự qua

thực tế ở Thanh Hóa – Luận văn thạc sỹ Luật học – Trường đại học Luật Hà

Nội.

15. Một số bài viết trong số chuyên đề thi hành án dân sự (2010) - Tạp chí

dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp.

16. Báo cáo sơ kết hai năm thi hành án dân sự năm 2011 của Bộ Tư pháp.

TAI LIỆU TIẾNG LAO

17.Hiến pháp CHDCND Lào năm 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2003).

18.Luật về thi hành án Lào 2004 (sửa đổi bổ sung 2008).

19.Luật ban hành văn bản pháp luật CHDCND Lào số 19/QH ngày 12

tháng 7 năm 2012.

20.Luật về chính quyền địa phương của CHDCND Lào số 03/QH ngày 21

tháng 10 năm 2002.

21.Luật về Quốc Hội Lào số 04/QH ngày 15 tháng 12 năm 2010.

22.Luật về Viện kiểm sát nhân dân Lào số 10/QH ngày 26 tháng 11 năm

2009.

23.Luật về Chính phủ nước CHDCND Lào số 02/QH ngày 6 tháng 5 năm

2003.

24.Luật khiếu nại Lào số 07/QH ngày 09 tháng 11 năm 2005.

25.Luật tố tụng dân sự Lào năm 1990 (sửa đổi bổ sung năm 2004, 2012).

26.Kế hoạch tổng quan về việc phát triển nhà nước pháp quyền của

CHDCND Lào từ đây đến năm 2020.

27.Nghị quyết số 82/TTCP ngày 19 tháng 5 năm 2003 về công chức nước

CHDCND Lào.

Page 72: LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

69

28.Nghị quyết số 99/TTCP ngày 23 tháng 6 năm 2008 về chức vụ quản lý

của công chức CHDCND Lào.

29.Quyết định của Thủ tướng chính phủ về tổ chức, hoạt động của Bộ tư

pháp Lào số 404/TTCP ngày 23 tháng 11 năm 2007.

30.Quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp Lào số 094/BTP ngày 26 tháng 6

năm 2008 về tổ chức, hoạt động của Sở tư pháp tỉnh, thành phố.

31. Báo cáo sơ kết hai năm thi hành Luật về thi hành án năm 2012 của Bộ

Tư pháp Lào.

32.Sổ tay về việc ban hành văn bản pháp luật (2004) - Nhà xuất bản Nhà

nước. Hô trợ in do dự án UNDP-Quốc Hội Lào.

33.Sổ tay về việc tổ chức phổ biến pháp luật (2009) - Quốc Hội - Hô trợ in

do vốn ASIA.

34. Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân

cách mạng Lào.

35. Từ điển Bách khoa Lào (2003) – Nhà xuất bản và phát hành sách Quốc

gia Lào.