114
ĐẠI HC QUC GIA THÀNH PHHCHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HC BÁCH KHOA ---------------- ĐOÀN QUANG PHƯƠNG NGHIÊN CU CÁC YU TVHIU QUKINH TKHI LA CHN PHƯƠNG ÁN CC KHOAN NHI HOC CC BARRETTE CHO NHÀ CAO TNG TP.HCM Chuyên ngành: CÔNG NGHVÀ QUN LÝ XÂY DNG Mã sngành : 605890 LUN VĂN THC SĨ TP. HCHÍ MINH, tháng 08 năm 2012

Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------

ĐOÀN QUANG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CỌC KHOAN NHỒI HOẶC CỌC BARRETTE CHO NHÀ CAO TẦNG Ở

TP.HCM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã số ngành : 605890

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2012

Page 2: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cán bộ Hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HỒNG THẨM TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm phản biện 1: ……………………………………………………

Cán bộ chấm phản biện 2: ……………………………………………………

Luận Văn Thạc Sĩ được bảo vệ tại Hội Trường Đại học Bách Khoa, Đại học

Quốc gia TPHCM, ngày …… tháng …… năm 2012.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 ……………………………………………………

2 ……………………………………………………

3 ……………………………………………………

4 ……………………………………………………

5 ……………………………………………………

Chủ tịch Hội đồng Trưởng Khoa

Page 3: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ---oOo---

TP. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : ĐOÀN QUANG PHƯƠNG Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh : 02/07/1984 Nơi sinh: Ninh Thuận

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Khoá : 2009 MSHV: 09080250

1- TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CỌC KHOAN NHỒI HOẶC CỌC BARRETTE

CHO NHÀ CAO TẦNG Ở TP.HCM

2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của 02 phương án Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette.

- Khảo sát và thu thập dữ liệu của các yếu tố trên.

- Nhận định sự khác biệt về sự quan điểm đánh giá các yếu tố của các bên tham gia dự án.

- Phân tích các yếu tố quan trọng bằng phương pháp xếp hạng trị trung bình và EFA.

- Xây dựng hàm mục tiêu kinh tế cho 02 phương án cọc dựa trên các yếu tố chính của từng

phương án cọc để thấy hiệu quả đạt được khi lựa chọn.

- Kiểm tra với số liệu thực tế từ Công ty CPXD Long Giang.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/07/2011

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 01/08/2012

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. DƯƠNG HỒNG THẨM & TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS. DƯƠNG HỒNG THẨM TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Page 4: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. DƯƠNG HỒNG

THẨM và Thầy TS. LƯU TRƯỜNG VĂN, quý Thầy đã tận tâm hướng dẫn và truyền

đạt cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt

nhiều kiến thức chuyên ngành quý giá, từ đó giúp tôi có được nền tảng khoa học để

thực hiện đề tài này, đồng thời giúp tôi phát huy khả năng bản thân trong học tập cũng

như trong công việc.

Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp những kiến thức

và kinh nghiệm thực tế đầy hữu ích trong suốt thời gian tôi học tập cũng như thu thập

dữ liệu để thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng quý đồng nghiệp Công ty CPXD

Long Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình trong qua trình thu thập dữ liệu.

Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn đến Cha mẹ, Anh chị, Vợ cùng các thành

viên khác trong gia đình đã luôn đồng hành, cổ vũ, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi

yên tâm hoàn thành tốt luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2012

Người thực hiện luận văn

Đoàn Quang Phương

Page 5: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đối với các dự án cao tầng hiện tại, phần móng của công trình luôn được tính

toán một cách kỹ lưỡng để chịu toàn bộ tải trọng công trình trong suốt thời gian thi

công và đưa vào sử dụng. Có nhiều phương án móng được tính toán để chịu tải công

trình được đưa ra để lựa chọn, việc lựa chọn này dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó tiêu

chí về yếu tố kinh tế luôn được chú trọng.

Thông qua các nghiên cứu trước và các ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi gồm 24

yếu tố liên quan đến chi phí của 02 phương án cọc: Khoan nhồi và Cọc Barrette, trong

đó bao gồm 14 yếu tố chung, 05 yếu tố riêng cho phương án Cọc khoan nhồi và 05 yếu

tố riêng cho phương án cọc Barrette, có 275 bảng câu hỏi được gửi đi, 88 bảng trả lời

hợp lệ được phân tích. Kết quả phân tích cho thấy còn cho thấy ít có sự khác biệt trong

các xếp hạng các yếu tố giữa các nhóm Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án, Tư vấn Giám

sát và Nhà thầu thi công. Đồng thời thông quan hệ số tương quan Spearman’s rho cho

thấy có sự đồng thuận cao về quan điểm đánh giá các yếu tố giữa các nhóm.

Phân tích số liệu khám phá theo phương pháp thành phần chính PCA cho các yếu

tố của Cọc khoan nhồi đã đưa ra 03 thành phần chính gồm 13 yếu tố, cho cọc Barrette

cũng đưa ra 03 thành phần chính gồm 10 yếu tố.

Cả phương pháp PCA và phương pháp xếp đều đưa ra một số yếu tố chính quan

trọng giống nhau, từ các yếu tố này, tiến hành thu thập số liệu thực tế từ Công ty

CPXD Long Giang và để tiện cho việc so sánh hiệu quả kinh tế, Hàm mục tiêu về chi

phí cho Cọc khoan nhồi và Barrette được thiết lập.

Kết quả kiểm tra 02 Hàm mục tiêu với các dự toán của các công trình thực tiễn

cho thấy kết quả tương đối gần với thực tiễn.

Page 6: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

ABSTRACT

For the current high-rise projects, the project’s foundation should be carefully

calculated to carry the whole load of work during construction and service phase.

Many types of foundations were selected using criteria. Among them, economic factor

is focused.

Thanks to previous studies and expert opinions, the survey (questionnaire)

indicates 24 factors related to the cost of 02 types of pile_ Bored pile and Barrette pile.

There are 14 common factors, together with 05 factors for bored pile and Barrette pile

as well. A total amount of 275 questionnaires were deliveried, 88 available responses

are received for analysis. Results indicate slight difference in the ranking factors

between groups of Investors / Project Management, Consultant and Contractor

furthermore, the correlation coefficient Spearman's rho resulted in a high consensus of

opinion assessment factors between the groups.

Explore Factor Analysis with PCA methods was used for all factors of Bored pile,

its result have 03 major components including 13 factors, and for all factors of Barrette

pile have 03 major components including 10 factors.

Both the PCA method and the Mean Range method gave out same important

factors. With these factors, together with collected actual data from Long Giang

Construction Joint Stock Company, 02 Target functions of cost for Bored pile and

Barrette pile were established.

Checking some Bill of Quantities of many projects with these two Target

functions, the results of cost as function of variables show a good match with real

results.

Page 7: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang i

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................... 1

1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 1

1.2 Xác nhận vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3

1.2.1 Lý do hình thành nghiên cứu .............................................................................. 3

1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.5 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................... 5

1.5.1 Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................. 5

1.5.2 Đóng góp về học thuật ........................................................................................ 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...................................................................................... 7

2.1 Định nghĩa về CKN và Cọc Barrette, phương pháp thi công và nghiệm thu ..... 7

2.1.1 Định nghĩa cọc .................................................................................................... 7

2.1.2 Định nghĩa cọc đổ tại chỗ ................................................................................... 7

2.1.3 Các tiêu chuẩn xây dưng Việt Nam hiện hành để nghiệm thu ........................... 7

2.1.4 Phương pháp thi công cọc .................................................................................. 8

2.2 Sơ lược các nghiên cứu trước ........................................................................... 20

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 20

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 26

3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 28

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................ 28

3.2.2 Kiểm tra thử nghiệm và kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát: ............. 30

3.2.3 Xác định số lượng mẫu: .................................................................................... 31

3.3 Các yếu tố khảo sát ........................................................................................... 32

3.3.1 Các yếu tố chung cho 02 phương án .............................................................. 32

3.3.2 Các yếu tố riêng cho từng phương án ............................................................ 35

3.4 Thông tin chung ................................................................................................ 38

3.4.1 Đơn vị công tác ................................................................................................. 38

3.4.2 Vị trí công tác .................................................................................................... 38

Page 8: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang ii

3.4.3 Số năm kinh nghiệm .......................................................................................... 39

3.5 Công cụ nghiên cứu .......................................................................................... 39

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................................ 40

4.1 Quy trình phân tích số liệu ............................................................................... 40

4.2 Thống kê miêu tả .............................................................................................. 40

4.2.1 Đơn vị công tác ................................................................................................. 41

4.2.2 Số năm kinh nghiệm .......................................................................................... 42

4.2.3 Vị trí đảm nhiệm ............................................................................................... 43

4.2.4 Dự án đã tham gia ............................................................................................. 44

4.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 45

4.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ........................................................ 47

4.4.1 Trị trung bình và xếp các yếu tố: ...................................................................... 48

4.4.2 Sự tương quan về xếp hạng giữa các nhóm tham gia dự án ............................. 50

4.4.3 Nhận xét ............................................................................................................ 51

4.4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí: .......................................................... 51

4.4.3.2 Các yếu tố ít ảnh hưởng đến chi phí: ............................................................. 52

4.5 Phân tích yếu tố khám phá theo phương pháp PCA ............................................ 53

4.5.1 Các yếu tố cọc khoan nhồi: ............................................................................... 53

4.5.1.1 Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett’s Test: ................................. 53

4.5.1.2 Các thành phần chính: ................................................................................... 54

4.5.1.3 Ma trận thành phần........................................................................................ 58

4.5.2 Các yếu tố cọc Barrette : ................................................................................... 60

4.5.2.1 Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett’s Test: ................................. 60

4.5.2.2 Các thành phần chính: ................................................................................... 61

4.5.1.3 Ma trận thành phần........................................................................................ 64

4.6 Xây dựng hàm mục tiêu ....................................................................................... 66

4.6.1 Xây dựng Hàm mục tiêu cho cọc khoan nhồi ................................................... 68

4.6.1.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 68

4.6.1.1 Mã hóa dữ liệu................................................................................................ 71

4.6.1.2 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến ........................................................... 71

4.6.1.3 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .................................................................. 73

4.6.1.4 Hàm mục tiêu ................................................................................................. 76

4.6.2 Xây dựng Hàm mục tiêu cho Cọc Barrette ....................................................... 77

4.6.2.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 77

4.6.2.1 Mã hóa dữ liệu................................................................................................ 76

4.6.2.2 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến ........................................................... 76

Page 9: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang iii

4.6.2.3 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .................................................................. 78

4.6.2.4 Hàm mục tiêu ................................................................................................. 81

4.7 Kiểm tra hàm mục tiêu với các dự toán thực: ...................................................... 82

4.7.1 Dự án Delta River Tower: ................................................................................. 82

4.7.2 So sánh Hiệu quả kinh tế giữa Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette: ..................... 84

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 85

5.1 Kết luận ............................................................................................................. 85

5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 87

5.2.1 Khắc phục yếu tố làm tăng chi phí cọc ............................................................. 87

5.2.2 Nâng cao độ tin cậy của Hàm mục tiêu ............................................................ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 91

Page 10: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các dự án cao tầng đã hoàn thành ................................................................... 1

Bảng 1.2: Các dự án cao tầng đang thi công ................................................................... 2

Bảng 1.3: Các dự án cao tầng được thiết kế tính toán với nhiều phương án móng ........ 3

Bảng 2.1: Thông số yêu cầu của dung dịch khoan ........................................................ 11

Bảng 3.1: Mức độ đồng ý và ảnh hưởng của các yếu tố ............................................... 30

Bảng 3.2: Các yếu tố chung của 02 phương án ............................................................. 32

Bảng 3.3: Các yếu tố đặc trưng cho cọc Barrette .......................................................... 35

Bảng 3.4: Các yếu tố đặc trưng cho cọc Khoan nhồi .................................................... 37

Bảng 4.1: Thống kê kết quả phân phối và thu thập bảng trả lời ................................... 41

Bảng 4.2: Thống kê đơn vị công tác của người trả lời .................................................. 41

Bảng 4.3: Thống kê số năm kinh nghiệm của người trả lời .......................................... 42

Bảng 4.4: Thống kê vị trí công tác đảm nhiệm của người trả lời .................................. 43

Bảng 4.5: Thống kê dự án đã tham gia của người trả lời .............................................. 44

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Anpha các yếu tố ............................................................. 45

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Anpha tổng thể ................................................................ 47

Bảng 4.8: Trị trung bình các yếu tố theo tổng thể và từng nhóm .................................. 48

Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa CĐT/Ban QLDA và Tư vấn Giám sát ..................... 50

Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa CĐT/Ban QLDA và Nhà thầu ............................... 50

Bảng 4.11: Hệ số tương quan giữa Tư vấn Giám sát và Nhà thầu ................................ 51

Bảng 4.12: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test ................................................................... 53

Bảng 4.13: Giá trị Communalities ................................................................................. 55

Bảng 4.14: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test sau khi loại bỏ A11 ................................... 56

Bảng 4.15: Các thành phần chính .................................................................................. 56

Bảng 4.16: Ma trận thành phần...................................................................................... 58

Bảng 4.17: Các yếu tố của 03 thành phần chính ........................................................... 59

Bảng 4.18: Các yếu tố quan trọng theo Phương pháp xếp hạng và PCA ...................... 60

Bảng 4.19: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test ................................................................... 60

Page 11: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Bảng 4.20: Giá trị Communalities ................................................................................. 61

Bảng 4.21 : Chỉ số KMO và Bartlett’s Test sau khi loại bỏ A8, B2 ............................. 62

Bảng 4.22: Các thành phần chính .................................................................................. 62

Bảng 4.23: Ma trận thành phần...................................................................................... 64

Bảng 4.24: Các yếu tố của 03 thành phần chính ........................................................... 65

Bảng 4.25: Các yếu tố quan trọng theo Phương pháp xếp hạng và EFA ...................... 65

Bảng 4.26: Số liệu về Cọc khoan nhồi .......................................................................... 70

Bảng 4.27: Mã hóa loại đất ............................................................................................ 71

Bảng 4.28: Mã hóa kích thước cọc ................................................................................ 71

Bảng 4.29: Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................. 72

Bảng 4.30: Kiểm định F ................................................................................................. 73

Bảng 4.31: Các hệ số hồi qui theo các biến ................................................................... 76

Bảng 4.32: Số liệu về Cọc Barrette ............................................................................... 75

Bảng 4.33: Mã hóa loại đất ............................................................................................ 76

Bảng 4.34: Mã hóa kích thước cọc ................................................................................ 76

Bảng 4.35: Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................. 77

Bảng 4.36: Kiểm định F ................................................................................................. 78

Bảng 4.37: Các hệ số hồi qui theo các biến ................................................................... 81

Bảng 4.38: Dữ liệu công trình Delta River .................................................................... 82

Bảng 4.39: Chi phí qui đổi trên m2 sàn .......................................................................... 83

Bảng 4.40: Mã hóa số liệu ............................................................................................. 83

Bảng 4.41: So sánh kết quả thực tế và tính toán ............................................................ 84

Bảng 4.42: So sánh hiệu quả kinh tế giữa 02 phương án .............................................. 84

Page 12: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Quy trình thi công cọc ..................................................................................... 8

Hình 2.3: Định vị vị trí cọc khoan nhồi và cọc Barrette ............................................... 11

Hình 2.4: Thổi rữa bằng máy nén khí ........................................................................... 15

Hình 2.5: Thổi rữa bằng bơm hút đáy ........................................................................... 16

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 27

Hình 3.2: Sơ đồ thiết kế bảng câu hỏi. ......................................................................... 29

Hình 4.1: Quy trình phân tích số liệu ............................................................................ 40

Hình 4.2: Thống kê kết quả phân phối và thu thập bảng trả lời ................................... 41

Hình 4.3: Thống kê đơn vị công tác của người trả lời .................................................. 42

Hình 4.4: Thống kê số năm kinh nghiệm của người trả lời ........................................... 43

Hình 4.5: Thống kê vị trí công tác đảm nhiệm của người trả lời .................................. 44

Hình 4.5: Thống kê dự án đã tham gia của người trả lời .............................................. 44

Hình 4.6: Quy trình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm trả lời ........................ 47

Hình 4.7: Biểu đồ Scree Plot ......................................................................................... 57

Hình 4.8: Biểu đồ Scree Plot ......................................................................................... 63

Hình 4.9: Ma trận biểu đồ phân tán của biến độc lập và phụ thuộc .............................. 74

Hình 4.10: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán ......................................... 75

Hình 4.11: Đồ thị so sánh phần dư quan sát với pha phối chuẩn kỳ vọng .................... 75

Hình 4.12: Ma trận biểu đồ phân tán của biến độc lập và phụ thuộc ............................ 79

Hình 4.13: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán ......................................... 80

Hình 4.14: Đồ thị so sánh phần dư quan sát với pha phối chuẩn kỳ vọng .................... 80

Hình 5.1: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí ....................................................... 87

Page 13: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

CÁC KÝ HIỆU

CĐT : Chủ đầu tư

QLDA : Quản lý dự án

TVTK : Tư vấn Thiết kế

TVGS : Tư vấn Giám sát

NT : Nhà thầu

CKN : Cọc khoan nhồi

PCA : Principal Component Analysis

EFA : Explore Factor Analysis

Page 14: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu chung

Hiện nay, để đáp ứng về yêu cầu nhà ở, dịch vụ, thương mại…thì việc xây dựng

nhà cao tầng ngày một phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh

(Tp.HCM) nói riêng. Với các dự án cao tầng tiêu biểu đã hoàn thành như sau:

Bảng 1.1: Các dự án cao tầng đã hoàn thành

STT Tòa nhà Chiều

cao (m) Số

tầng

Năm hoàn thành

Khu vực

1 Bitexco Financial Tower 269 68 2010 Tp.HCM

2 Keangnam Hà Nội Landmark Tower 212 48 2011 Hà Nội

3 Saigon Trade Center 145 33 1997 Tp.HCM

4 Trung Hoa Nhan Chinh 136 34 2007 Hà Nội

5 Saigon Pearl 135 m 38 2009 Tp.HCM

6 M5 Tower 124,6 34 2008 Hà Nội

7 Hung Vuong Plaza 120 29 2008 Tp.HCM

8 Sky City Tower 120 31 2010 Hà Nội

9 Da River - Ha Dong 119 34 2010 Hà Nội

10 Sheraton Nhatrang 115,1 33 2010 Nha Trang

11 Kumho Asian Plaza 110 32 2009 Tp.HCM

12 Thuan Kieu Plaza 110 30 1998 Tp.HCM

13 The Manor 1 103 30 2006 Tp.HCM

… …

[Nguồn: http://ketcau.wikia.com]

Page 15: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Và một số dự án đang thi công như sau:

Bảng 1.2: Các dự án cao tầng đang thi công

STT Tòa nhà Chiều cao

(m) Số tầng Khu vực

1 Keangnam Hanoi Landmark Tower 336 70 Hà Nội

2 Lotte Center Hanoi 267 65 Hà Nội

3 Saigon M&C 200 42 Tp.HCM

4 PV Power Landmark Tower 188 40 Tp.HCM

5 Diamond Flower Tower 177 40 Hà Nội

6 Bonday Ben Thanh 170 35 Tp.HCM

7 Saigon Times Square 165 39 Tp.HCM

8 The Everich II 152 37 Tp.HCM

9 Kenton Recidences 150 35 Tp.HCM

10 Nha Trang Plaza Hotel 150 38 Nha Trang

11 EVN Twin Tower 147 33 Hà Nội

12 Dolphin Tower 2 134,5 30 Hà Nội

13 Blooming Tower Danang 131,27 37 Đà Nẵng

14 Richland Emerald 112 38 Tp.HCM

15 The Manor Officetel 106 26 Tp.HCM

16 APEX Tower 100 27 Hà Nội

17 Thao Dien Pearl 114 28 Tp.HCM

18 SSG Tower 240 32 Tp.HCM

… …

[Nguồn: http://ketcau.wikia.com]

Page 16: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Như vậy, để xây dựng các dự án cao tầng thì phương án móng được lựa chọn

nhằm chịu toàn bộ tải trọng công trình luôn được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Có

nhiều phương án móng được đưa ra như: Cọc khoan nhồi, cọc Barrette hoặc kết hợp

đan xen giữa hai loại…

Với thời gian hơn 03 năm công tác tại Phòng đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây

dựng Long Giang, học viên đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều dự án được thiết kế với

nhiều phương án móng để lựa chọn như sau:

Bảng 1.3: Các dự án cao tầng được thiết kế tính toán với nhiều phương án móng

STT Tòa nhà Chủ đầu tư Phương án thiết kế móng

Cọc nhồi Barrette Kết hợp

1 Vietcombank Tower Vietcombank x x

2 Thao Dien Pearl SSG Group x x x

3 SSG Van Thanh Tower SSG Group x x x

4 Delta River Tower Delta Valley x x

… …

Trên cơ sở nhiều phương án được đưa ra, Chủ đầu tư muốn cân nhắc và lựa chọn

giải pháp cho phương án móng sao cho vừa đảm bảo khả năng chịu lực vừa đạt sự tối

ưu về chi phí bằng cách so sánh giá trị kinh tế của các phương án được tính toán và đưa

ra bởi các Nhà thầu tham gia Đấu thầu hoặc Chào giá. Như vậy, yếu tố kinh tế đã đóng

góp vai trò quan trọng trong việc lựa chọn của Chủ đầu tư.

1.2 Xác nhận vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Lý do hình thành nghiên cứu

Như đã nêu trên việc lựa chọn phương án móng cho dự án rất quan trọng vì nó là

nền tảng chịu mọi tải trọng của công trình, việc lựa chọn dựa vào nhiều yếu tố như cấu

Page 17: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

tạo địa tầng của địa chất, qui mô, vị trí công trình, diện tích xây dựng, sự đáp ứng của

công nghệ hiện hành đối với yêu cầu công năng của dự án, năng lực thi công của Nhà

thầu, năng lực của đơn vị TVKT, TVGS, năng lực tài chính của CĐT… Phương án

móng được lựa chọn luôn phải đạt tối ưu về chi phí và đảm bảo chất lượng. Trong giới

hạn của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu 02 loại cọc là: Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette.

Như vậy, yếu tố nào là quan trọng quyết định đến chi phí của từng loại cọc? Đối với

mỗi phương án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể cho CĐT như thế nào?

Từ đó đặt ra cho học viên một nhu cầu nghiên cứu về Hiệu quả kinh tế đạt được

khi lựa chọn phương án cọc khoan nhồi hoặc cọc Barrette cho Nhà cao tầng ở

Tp.HCM nhằm hỗ trợ cho CĐT cũng như đơn vị TVKT có thể dễ dàng lựa chọn

phương án thi công móng giữa 02 phương án trên.

Ngoài ra, môi trường làm việc của học viên là Công ty CPXD Long Giang với số

năm hoạt động là 18 năm, chuyên thi công Cọc khoan nhồi, cọc Barrette và Tường vây

nên việc thu thập dữ liệu để thực hiện đề tài tương đối thuận lợi.

1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí của từng loại cọc, mức độ ảnh hưởng như

thế nào?

- Đối với các nhóm tham gia dự án như CĐT/ Ban QLDA, TVTK, TVGS, NT thì

quan điểm đánh giá về sự quan trọng của các yếu tố của từng nhóm giống nhau không?

- Hiệu quả kinh tế mang lại của 02 phương án Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette

như thế nào? Chênh lệch về chi phí cụ thể ra sao?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của 02 phương án Cọc khoan nhồi

và Cọc Barrette.

- Khảo sát và thu thập dữ liệu của các yếu tố trên.

- Nhận định sự khác biệt về sự quan điểm đánh giá các yếu tố của các bên tham

gia dự án.

Page 18: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

- Phân tích các yếu tố quan trọng bằng phương pháp phương pháp xếp hạng trị trung

bình và EFA.

- Xây dựng phương trình hàm mục tiêu kinh tế cho 02 phương án cọc dựa trên

các yếu tố chính của từng phương án cọc để thấy hiệu quả đạt được khi lựa chọn.

- Kiểm tra Hàm mục tiêu với số liệu thực tế từ Công ty CPXD Long Giang.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 07/2011 đến

tháng 08/2012.

- Địa điểm: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt

Nam.

- Tính chất riêng biệt của đối tượng nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu là nhà cao

tầng đã và đang thi công có sử dụng phương án móng là Cọc khoan nhồi hoặc Cọc

Barrette ở khu vực Tp.HCM.

- Quan điểm phân tích: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả

kinh tế của từng phương án cọc trong giai đoạn thi công dưới quan điểm của Nhà thầu

thi công.

1.5 Đóng góp của nghiên cứu

1.5.1 Đóng góp về mặt thực tiễn

Trên cơ sở phân tích về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chi phí của 02

phương án cọc và xây dựng Hàm mục tiêu về hiệu quả kinh tế của từng phương án

nhằm giúp cho CĐT và đơn vị TVTK biết được lợi ích của phương án được lựa chọn,

từ đó, dễ dàng quyết định lựa chọn phương án cọc.

1.5.2 Đóng góp về học thuật

- Là một đề tài khoa học, đưa ra những vấn đề đã được giả quyết như thiết lập yếu

tố quan trọng ảnh hưởng về chi phí của 02 phương án Cọc khoan nhồi và Barrette, xây

Page 19: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

dựng Hàm mục tiêu về chi phí cho từng loại cọc, những kết luận hữu ích được rút ra,

những kiến nghị và giải pháp cần thiết. Đồng thời bên cạnh đó là những hạn chế chưa

thể giải quyết, ít nhiều cũng giúp cho những đề tài sau tham khảo và phát triển rộng và

cao hơn từ những hạn chế này.

- Đề tài này giúp cho học viên hiểu biết rõ hơn những yếu tố Kinh tế của 02 phương

án móng trên thông qua sự hướng dẫn của Giảng viên, sự đóng góp ý kiến của các

chuyên gia và số liệu thu thập từ Công ty.

Page 20: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Định nghĩa về CKN và Cọc Barrette, phương pháp thi công và nghiệm thu

2.1.1 Định nghĩa cọc

Cọc thuộc loại móng sâu là loại móng khi tính sức chịu tải theo đất nền có kể đến

thành phần ma sát xung quanh móng với đất và có nhiều chiều sâu chôn móng khá lớn

so với bề rộng móng (Châu Ngọc Ẩn, 2005).

Hiện tại những loại cọc thông thường được sử dụng tại Việt Nam như sau: cọc cừ

tràm, cọc xi măng đất, cọc xi măng cát, cọc ép tiết diện vuông, cọc ép ly tâm, cọc

khoan nhồi đường kính nhỏ, cọc khoan nhồi đường kính lớn, cọc Barrette với nhiều

loại tiết diện... Trong giới hạn của đề tài, học viên chỉ đề cập đến 02 loại cọc thông

dụng ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Tp. HCM được ứng dụng trong quá trình thi

công nhà cao tầng là Cọc khoan nhồi (tiết diện tròn) và Cọc Barrette (tiết diện chữ

nhật).

2.1.2 Định nghĩa cọc đổ tại chỗ

Cọc đổ tại chỗ là loại cọc được đúc bê tông tại chỗ vào lỗ trống được đào hoặc

khoan trong lòng đất, tiết diện tròn, hình chữ nhật… Để ổn định thành vách các lỗ

trống này trong đất dễ bị sạt lở, có thể sử dụng ống vách hoặc sử dụng bùn khoan

Bentonite (Châu Ngọc Ẩn, 2005).

2.1.3 Các tiêu chuẩn xây dưng Việt Nam hiện hành để nghiệm thu

Các Tiêu chuẩn Xây Dựng Việt Nam (TCXDVN) hiện hành áp dụng cho quá

trình thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi như sau:

- TCXDVN 326-2004 “Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”

- TCXD 206-1998 “Cọc khoan nhồi – Yêu cầu về chất lượng thi công”

- TCXDVN 269-2002 “ Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc

trục”

Page 21: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

- TCXDVN 358-2005 “Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định

tính đồng nhất của bê tông”

- TCVN 4453-1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Qui phạm

thi công và nghiệm thu”

2.1.4 Phương pháp thi công cọc

Theo TCXDVN 326-2004 “Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm

thu” và theo các đề tài nghiên cứu trước của các tác giả Hoàng Thanh Vân (2007) -

Nghiên cứu các phương pháp tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi cho khu vực

Tp.HCM; Trần Bảo Phương (2008) – Nghiên cứu xác định khả năng chịu tải của cọc

khoan nhồi có khuyết tật… được tóm tắt lại theo qui trình sau:

Hình 2.1: Quy trình thi công cọc

a) Các công tác chuẩn bị

� Chuẩn bị vật liệu:

- Bê tông được sử dụng thông thường là bê tông thương phẩm có cấp phối và độ

sụt thực hiện theo yêu cầu của Hồ sơ thiết kế.

Page 22: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

- Nước dùng để trộn bêtông phải sạch, không chứa các ion axit và các tạp chất. Bê

tông được vận chuyển từ trạm trộn tới công trình và đổ trực tiếp từ xe chở bê tông. Bê

tông đổ cọc đảm bảo các điều kiện sau:

+ Trước khi thi công trình cấp phối cho Tư vấn và đúc mẫu để thí nghiệm

kiểm tra. Thời gian từ lúc trộn đến lúc đổ không nên vượt quá thời gian ninh kết của bê

tông.

+ Bê tông khi đổ phải có độ dính kết và linh động cao, nếu dùng phụ gia phải

được đơn vị Tư vấn giám sát chấp thuận.

- Thép được dùng có thể là các sản phẩm do các nhà máy trong nước hoặc liên

doanh sản xuất. Mỗi lô thép được vận chuyển đến công trường sẽ được lấy mẫu kéo để

kiểm tra cường độ. Cốt thép là loại thép có cường độ chịu kéo cao tương ứng với các

quy định của TCXDVN hiện hành.

- Ống siêu âm phải đảm bảo về khả năng chịu áp lực, thông thường có 02 ống siêu

âm thường được sử dụng là ống thép và ống nhựa, tùy thuộc theo yêu cầu của Hồ sơ

thiết kế mà ống siêu âm được lựa chọn phù hợp.

� Các công tác chuẩn bị cho thi công khoan cọc như sau :

- Trước khi thi công cọc khoan nhồi hoặc cọc Barrette, tập hợp đầy đủ và nghiên

cứu kỹ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu về khảo sát địa chất

công trình...và khảo sát các công trình ngầm trong mặt bằng thi công như: điện, cáp

quang, hệ thống cấp thoát nước…

- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí các tim mốc, hệ trục công

trình, đường vào, vị trí đặt các thiết bị cơ sở, khu vực thi công lồng thép, kho và các

công trình phụ trợ. Kỹ sư hiện trường phải nắm chắc hồ sơ thiết kế cọc như: địa chất

công trình, đường kính, cấu tạo cốt thép, bê tông, các cao độ: đáy cọc, đáy đài, cao độ

cắt cọc, cấu tạo ống siêu âm...

Page 23: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

- Căn cứ các thiết bị dự kiến sử dụng và đã được duyệt, lập tiến độ thi công chi

tiết cho từng cọc nhằm đảm bảo theo đúng yêu cầu Ban Quản lý dự án. Từ đó, lập tiến

độ thi công tổng thể và sơ đồ khoan cho toàn bộ khu cọc.

- Chuẩn bị các mẫu bảng biểu và nhật ký công trường theo dõi quá trình thi công

và quản lý chất lượng thi công.

- Chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị, vật tư thi công và các thiết bị thí nghiệm

kiểm tra độ sụt của bê tông, dung dịch bentonite, đo độ sâu cọc..v.v.

- Dung dịch Bentonite đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho công tác thi công.

- Chuẩn bị đầy đủ lưu lượng và đảm bảo chất lượng nguồn nước trộn dung dịch

khoan.

- Hệ thống cung cấp điện phải an toàn và đáp ứng được công suất của máy móc

thiết bị thi công.

- Kiểm tra và đảm bảo chắc chắn tất cả các thiết bị trong tình trạng hoạt động tốt

và sẵn sàng làm việc .

- Vị trí của máy phải an toàn chắc chắn và thuận tiện.

b) Dung dịch khoan

- Dung dịch khoan bao gồm nhiều loại như Bentonite, API, Polyme… được sản

xuất trong nước hoặc ngoại nhập. Tác dụng của dung dịch khoan là chống sập thành

vách, bình ổn áp lực và làm giảm ma sát trong quá trình khoan.

- Dung dịch khoan phải phù hợp với đặc điểm địa chất hố khoan và thường xuyên

được kiểm tra các thông số kỹ thuật trong quá trình khoan và đổ bê tông. Các thông số

kỹ thuật của dung dịch khoan tuân thủ theo bảng sau:

Page 24: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Bảng 2.1: Thông số yêu cầu của dung dịch khoan

STT Danh mục Đơn vị Chỉ tiêu kỹ thuật Dụng cụ

1 Độ nhớt Giây (s) 18÷45(500/700ml) Phễu côn + Đồng hồ

2 Tỷ trọng g/ml 1.05÷1.15 Cân đo tỷ trọng

3 Hàm lượng cát % <6 Ống thủy tinh

4 Độ pH 0-14 7÷9 Giấy quỳ

c) Định vị hố khoan

- Công tác định vị căn cứ vào tài liệu thiết kế, mốc định vị công trình và mặt bằng

bố trí cọc để xác định vị trí tim cọc và vị trí các góc của cọc Barrette theo đúng thiết

kế. Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng 02 máy kinh vĩ giao hội hoặc máy

kinh vĩ điện tử.

- Sai số cho phép của vị trí tim cọc là : +/-50mm

- Đồng thời lập các mốc phụ bằng các cọc thép để chuyển tim và kiểm tra lại tim

cọc khi thi công hạ ống vách tạm thời. Các điểm này phải được bảo vệ và duy trì cho

đến khi hạ và kiểm tra xong ống vách.

Hình 2.3: Định vị vị trí cọc khoan nhồi và cọc Barrette

Page 25: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

d) Công tác khoan cọc

� Hạ ống vách

- Sau khi định vị vị trí tim cọc, tiến hành khoan với tốc độ chậm đến chiều sâu

bằng chiều dài ống vách và thực hiện hạ ống vách. Chiều dài ống vách được xác định

căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất, ống vách phải được hạ với chiều sâu tối thiểu qua

các lớp đất yếu bên trên, chiều dài ống vách thông thường là 6 ÷ 9m.

- Ống vách có tác dụng bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, tránh mọi trường

hợp sập lở đất bề mặt do tác động của các thao tác khi thi công và đồng thời tạo điều

kiện thuận lợi cho việc neo giữ lồng cốt thép, ống vách phải được hạ thẳng đứng và kê

chắc chắn tránh bị xô, lệch, trượt trong quá trình thi công, đầu trên ống vách cao hơn

mặt đất ít nhất 20cm dể tránh cho bùn đất chảy vào trong hố khoan. Vị trí ống vách, độ

thẳng đứng phải được kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra nghiệm thu trước khi khoan tiếp.

Các yêu cầu kỹ thuật về hạ ống vách:

+ Sai số về toạ độ : ± 50mm

+ Sai số về độ thẳng đứng : ≤ 1%

� Khoan tạo lỗ

- Khoan tạo lỗ thông thường được thực hiện bằng gàu xoay là biện pháp phổ biến

nhất trong thi công hạng mục cọc nhồi và sử dụng gàu cơ hoặc gàu thủy lực cho Cọc

Barrette.

- Trước khi tiến hành khoan, cân chỉnh chính xác độ nằm ngang của máy khoan

và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc hoặc nivo nước. Vị trí máy khoan

đứng phải được gia cố chắc chẵn bằng các tấm tôn hoặc tấm bê tông.

- Dung dịch khoan được bơm vào hố khoan khi khoan đạt độ sâu 1.5 ÷ 2 mét và

liên tục trong suốt quá trình khoan để duy trí áp lực vào thành hỗ khoan. Dung dịch

khoan phải luôn được kiểm tra đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong qúa trình thi

Page 26: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

công. Mực dung dịch khoan luôn duy trì cao hơn mực nước ngầm trong hố khoan tối

thiểu là 1.5mét.

- Mùn khoan và dung dịch Bentonite lẫn đất được vận chuyển ngay ra xa khỏi vị

trí hố khoan hoặc tích trữ trong các thùng chứa, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng hố

khoan và gây cản trở cho các thao tác thi công.

- Cần khoan phải luôn giữ thẳng đứng trong suốt quá trình khoan, tim cần khoan

trùng với tim cọc và thường xuyên được kiểm tra bằng máy kinh vĩ.

- Công tác khoan được tiến hành liên tục trong phạm vi một cọc, tránh hiện tượng

lắng cặn và sập thành vách do gián đoạn. Trong quá trình khoan phải theo dõi, mô tả

mặt cắt địa chất của các lớp đất đá khoan qua và thể hiện bằng các báo cáo chi tiết. Ở

các điểm có địa tầng sai khác nhiều so với hồ sơ khảo sát địa chất ban đầu phải tiến

hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký, báo cáo với đơn vị thiết kế và các Nhà tư

vấn để có biện pháp kỹ thuật xử lý phù hợp.

- Tốc độ khoan phải khống chế thích hợp với từng địa tầng khoan qua. Gầu khoan

được đưa lên, xuống từ từ và xoay để tránh ảnh hưởng chân không và ma sát với thành

hố khoan gây sập vách.

- Dùng mũi khoan bằng hợp kim cứng khi gặp các lớp địa chất như : lớp sỏi cuội

to, bột cát kết, sét kết, .v.v..

- Hố khoan thường xuyên được kiểm tra về độ thẳng đứng, đường kính cũng như

tình trạng thành vách dưới sự giám sát của các kỹ sư tư vấn.

- Các công tác trên được duy trì tới khi khoan đến cao độ thiết kế.

� Công tác kiểm tra và làm sạch sơ bộ

Sau khi khoan đạt tới độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu xác nhận,

tiến hành chờ lắng trong khoảng 1 ÷ 2 (giờ) và dùng gàu vét vét cặn lắng vệ sinh đáy

hố khoan trước khi hạ lồng thép.

Page 27: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

� Tập kết và xử lý mùn khoan

Mùn khoan khi đưa lên được lưu trữ trung chuyển vào các thùng chứa và vận

chuyển ra khỏi công trường bằng ô tô tự đổ có bạt che phủ để tránh ô nhiễm môi

trường.

e) Gia công và hạ lồng thép

- Lồng thép được gia công theo đúng Hồ sơ thiết kế.

- Quá trình gia công thép cần chú ý: bãi gia công thép phải được đổ đá sạch sẽ,

thép được bảo quản che mưa và kê cách mặt đất.

- Công tác hạ cốt thép tiến hành ngay sau khi được sự đồng ý của tư vấn giám sát:

nghiệm thu hố khoan về chiều sâu, độ thẳng đứng, tình trạng thành vách, đường kính,

độ sạch.v.v.

- Các lồng thép được liên kết chắc chắn theo đúng thiết kế và có số mối nối thép

chủ là tối thiểu. Các con kê bê tông hoặc thép được sử dụng để đảm bảo chiều dày lớp

bê tông bảo vệ cốt thép.

- Cần có biện pháp kỹ thuật để tránh cốt thép bị tụt hoặc bị đẩy trồi: các mối nối

phải thật đảm bảo, lồng thép sau khi hạ được liên kết chặt chẽ với ống vách ở phía trên.

- Việc hạ lồng thép được thực hiện từ từ, nhẹ nhàng tránh va đập vào thành hố

khoan.

- Khi hạ lồng thép đến cao độ thiết kế thì tiến hành treo cố định lồng thép vào

ống vách, tránh mọi chuyển vị lồng trong quá trình đổ bê tông.

f) Làm sạch hố khoan

- Theo tiêu chuẩn TCXDVN 206 -1998, chiều dày cặn lắng cho phép đối với cọc

chống là ≤5cm và cọc chống + neo là ≤10cm. Do vậy, khi chiều dày cặn lắng vượt quá

Page 28: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

giới hạn cho phép phải tiến hành làm sạch hố khoan bằng phương pháp thổi rữa.

Phương pháp này được thực hiện theo nguyên lý chuyển dung dịch khoan sạch từ nơi

trạm cấp đến hố khoan và thu hồi dung dịch khoan có chứa mùn, cặn khoan trong hố

khoan. Hiện nay có 02 phương pháp thổi rữa: Thổi rữa bằng máy nén khí và Thổi rữa

bằng bơm hút đáy.

� Thổi rửa bằng máy nén khí:

Công tác thổi rửa được thực hiện bằng ống đổ bê tông kết hợp với ống dẫn mềm

bơm khí nén xuống nằm bên trong ống đổ. Áp lực khí nén được giữ thường xuyên là

1,5 lần áp lực cột dung dịch tại đáy hố khoan và lưu lượng khí > 15m3/phút. Dung dịch

khoan hoà lẫn (ngậm) mùn khoan ở dưới đáy hố khoan được áp lực khí nén đẩy lên và

ra khỏi hố khoan bằng ống D90. Một phần được tái chế để sử dụng lại và một phần có

chất lượng xấu hơn sẽ bị loại thải. Cần bổ xung dung dịch mới vào hố khoan khi dung

dịch trong hố tụt khoảng 1.5m so với cao độ đỉnh ống vách.

Hình 2.4: Thổi rữa bằng máy nén khí

� Thổi rửa bằng bơm hút đáy:

Page 29: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Cũng căn cứ theo nguyên tắc trên, công tác thổi rữa này được thực hiện kết hợp

giữa ống đổ bê tông và bơm hút đáy, do công suất của bơm tương đối lớn (9KW) nên

vị trí bơm hút đáy thường đặt cách mũi cọc từ 15 ÷ 20m. Theo phương pháp này thì

thời gian thổi rữa được rút ngắn lại và hố khoan được sạch mùn khoan và căn lắng hơn.

Do đó, phương pháp này được áp dụng phổ biến.

Hình 2.5: Thổi rữa bằng bơm hút đáy

g) Đổ bê tông

� Lắp đặt ống đổ

- Ống đổ (ống tremie) là các ống thép có đường kính ngoài 273 mm, đường kính

trong 250mm, tổ hợp của các đoạn ống dài L = 1m, 2m, 3m và 6m. Các đoạn ống được

liên kết với nhau bằng gen và có gioăng chống thấm. Chiều dài ống đổ phải tới tận đáy

hố khoan, khoảng cách giữa đáy ống đổ và đáy hố khoan tuỳ thuộc vào đường kính hố

khoan (thường khoảng 20cm) và luôn luôn có biện pháp ống đổ dự phòng.

- Ống đổ bê tông và mối nối phải đảm bảo kín, cách nước, luôn luôn kiểm tra

chiều dài khi nối ống, tháo ống trong quá trình đổ.

Page 30: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

- Đoạn ống đầu tiên phải được nút kín bằng bóng cao su hoặc bọt xốp dày >5cm

để tạo nút chân không nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc trực tiếp của mẻ bê tông

đầu với dung dịch khoan.

� Quá trình đổ bê tông

- Trước khi đổ bê tông, cần có kế hoạch chặt chẽ về việc cung cấp bê tông giữa

đơn vị thi công và đơn vị cung cấp. Cụ thể, bê tông phải đảm bảo cung cấp đủ về số

lượng, chất lượng, liên tục không gián đoạn.

- Cấp phối và độ sụt bê tông đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo các yêu cầu thiết

kế.

- Công tác đổ bê tông được thực hiện sao cho bê tông cấp cho cọc liên tục không

bị gián đoạn, tránh bê tông bị phân tầng.

- Bê tông trong ống đổ phải đủ độ cao và luôn luôn lớn hơn áp lực dung dịch xung

quanh. Ống đổ có thể được nâng lên hạ xuống trong quá trình cấp bê tông nhưng không

được thao tác quá mạnh và nhiều để tránh bê tông bị phân tầng và gây sập thành vách.

Trong quá trình đổ, ống đổ được tháo dần ra song phải được tính toán đảm bảo luôn

nằm ngập trong bê tông với chiều sâu không nhỏ hơn 2m. Việc đổ bê tông diễn ra liên

tục tạo thành dòng chảy tự do và bê tông chiếm chỗ đẩy dần dung dịch khoan ra khỏi

hố khoan.

- Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra theo dõi lượng bê tông

đổ tương ứng với các mức cao độ bê tông trong hố khoan bằng thước dây và dọi để kịp

thời điều chỉnh cao độ chân ống cho phù hợp và kiểm soát được chất lượng thành vách

hố khoan, phát hiện kịp thời trường hợp hố khoan bị sụt lở hoặc thu hẹp.

- Quá trình đổ bê tông được thể hiện trong các báo cáo chi tiết theo các biểu mẫu

có sẵn và có sự xác nhận của cán bộ thi công và tư vấn giám sát.

Page 31: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

h) Rút ống vách

- Ống vách cần được rút lên ngay trong thời gian địa chất xung quanh chưa cố

kết chắc chắn và bê tông còn có độ dẻo và chưa ninh kết nhằm đảm bảo bê tông không

bị kéo theo khi rút ống và phá vỡ kết cấu ban đầu của bê tông.

- Trong quá trình rút ống vách phải đảm bảo ống được giữ thẳng đứng và đồng

trục với cọc. Rút ống phải từ từ và nhẹ nhàng để bê tông có đủ thời gian choán hết

khoảng không phía sau ống vách mà không bị trộn lẫn với bùn đất.

- Sau khi ống chống được rút lên cần kiểm tra khối lượng bê tông và cao độ đầu

cọc nhằm đảm bảo tiết diện cọc không bị thu nhỏ và bê tông không bị lẫn bùn đất xung

quanh do áp lực của đất, nước, mùn khoan...Trong trường hợp cần thiết phải bổ sung

ngay bê tông trong quá trình rút ống.

i) Lấp đầu cọc (đối với cọc đại trà)

- Cọc sau khi đổ bê tông đến cao độ thiết kế và bê tông cọc đã ninh kết sẽ được

lấp lại để đảm bảo tránh các tác động của bên ngoài đến sự hình thành cường độ cọc và

đồng thời trả lại mặt bằng thi công các cọc tiếp theo. Việc lấp đầu cọc được tiến hành

ngay sau khi bê tông ninh kết. Vật liệu dùng để lấp đầu cọc có thể dùng đất cấp II, đá

dăm, gạch vỡ hoặc cát thô đầm kỹ.

- Để đảm bảo thuận lợi cho máy thi công di chuyển trên công trường phải tiến

hành lấp đầu cọc ngay sau khi thi công xong.

j) Hoàn thiện đầu cọc (đối với cọc thí nghiệm):

- Sau khi ống vách đã được rút lên, lúc này tôn bảo vệ đầu cọc có vai trò như ống

vách giữ cho đầu cọc được toàn vẹn. Tiến hành vệ sinh khu vực xung quanh đầu cọc

bằng cách bơm bỏ Ben bẩn và bê tông xấu.

Page 32: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

- Tiếp tục đổ xả bê tông lên đầu cọc và hoàn thiện bề mặt đầu cọc bằng bay, thước

nivo… sao cho bằng phẳng, các ống siêu âm được bịt và cố định cẩn thận.

- Cao độ đỉnh cọc thí nghiệm sau khi hoàn thiện thường cao hơn so với cao độ

mặt đất hiện hữu tại vj trí cọc là 30cm nhằm thuận lợi cho công tác thí nghiệm sau này.

- Trong quá trình chờ bêtông ninh kết, tránh mọi ảnh hưởng có sự rung động bằng

lực tác động đến cọc.

� Qui trình kiểm tra chất lượng thi công cọc (đối với cọc thí nghiệm) bao gồm các

công tác sau:

- Thí nghiệm Koden (kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trong quá trình khoan)

- Thí nghiệm siêu âm (kiểm tra độ đồng nhất của bê tông sau khi bê tông được

ninh kết 14/28 ngày tuổi)

- Thí nghiệm khoan mùn mũi cọc (kiểm tra chất lượng mũi cọc sau khi bê tông

đạt đủ cường độ)

- Thí nghiệm biến dạng lớn PDA (Pile Dynamic Analyzer) hoặc thử tĩnh theo

phương pháp tải trọng ép dọc trục (kiểm tra khả năng chịu tải thực tế của cọc sau khi

bê tông đạt đủ cường độ)

Ứng với mỗi công tác đều được giám sát và nghiệm thu đúng theo tiêu chuẩn và

theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt.

Page 33: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.2 Sơ lược các nghiên cứu trước

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

� Jianye Ching, Horn Da Lin, Ming Tso Yen (2010) đưa ra phương pháp xác

định hệ số chịu tải của cọc khoan nhồi dựa trên kết quả thí nghiệm thử tĩnh đầy đủ.

Trong thực tế nhiều cọc thử tĩnh không thực hiện đến mức phá hũy mà chỉ đến 02 lần

tải trọng thiết kế, do đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc xác định đầy đủ các

thông tin. Nghiên cứu này đã xây dựng một khuôn khổ xác suất để có thể cung cấp đầy

đủ các thông tin để hiệu chỉnh sức chịu tải của cọc và được áp dụng tại Đài Loan.

� Limin Zhang và Florence L.F Chu (2010) phát triển các yếu tố về thiết kế khả

năng chịu tải giới hạn của cọc khoan nhồi đường kính lớn, đề cập đến sự ảnh hưởng

của hệ số nhóm cọc đến tổng độ lún của từng cọc, từ đó các yếu tố này đưa ra giới hạn

độ lún cho phép ở mức độ an toàn trong giai đoạn thiết kế. Để giải quyết vấn đề này tác

giả đã tổ hợp 5 phương pháp khoan cọc đường kính lớn trong đất và 6 phương pháp

khoan cọc đường kính lớn trong đá.

� Limin Zhang (2006) đưa ra vấn đề kiểm tra chất lượng thường xuyên về độ

tin cậy của cọc khoan nhồi và được tiến hành bằng cách khoan lõi mũi cọc với ba

trường hợp như sau: mũi cọc không có khuyết tật, mũi cọc có khuyết tật và tiến hành

xử lý khuyết tật, mũi cọc có khuyết tật và không được xử lý. Sử dụng phương pháp

Bayes đưa ra xác suất khả năng xuất hiện của từng trường hợp, đồng thời tiến hành cập

nhật lại dộ tin cậy của cọc theo thời gian và phương pháp xử lý, mức độ cải thiện độ tin

cậy của cọc phụ thuộc chi tiết cụ thể của cọc.

� C.E.Ho (2002) nghiên cứu các đặc tính của cọc khoan nhồi trong trường hợp

có lớp vữa Jet Grouting. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lớp vữa đã làm tăng khả

năng chịu tải dọc trục và độ ổn định cho cả loại cọc chịu nén và cọc chịu kéo, sự gia

tăng này phụ thuộc vào bề dày cũng như cấu trúc của lớp vữa.

Page 34: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 21

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

� San Shyan Lin, Jen Cheng Liao, Kun Jui Wang (2010) nghiên cứu khả năng

chịu tải của cọc Barrettee trong đá andesit thông thử tải cọc, được tiến hành trên 02 cọc

chịu nén và chịu kéo. Căn cứ trên biểu đồ thể hiện đường cong t-z ở vị đầu cọc và dọc

theo thân cọc, đặc biệt tại vị trí có lớp đá andesit.

� Narong Thasnanipan (2004) nghiên cứu sự phát triển của công nghệ thi công

phần móng bằng cọc khoan nhồi và cọc barrette ở Thái Lan trong khoảng thời gian 30

năm sắp tới.

� Narong Thasnanipan, Muhammad Ashfaq Anwar, Aung Win Maung và P.

Tangseng (1999) nghiên cứu về cọc khoan nhồi đường kính 1.5m và cọc Barrette

1.5x3m, cùng chiều dài cọc 57.5m và trong cùng một dự án. Phương án cọc Barrette

được chọn để chịu tải trọng của vách cứng với tải trọng 6,000 tấn và cọc khoan nhồi

được sử dụng để chịu tải các khu vực lân cận với sức mang nhỏ hơn.

� D. Q. Li, L. M. Zhang và W. H. Tang (2006) nghiên cứu vấn đề chi phí và lợi

ích của việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi thường xuyên. Tác động của một kiểm

tra đảm bảo chất lượng về độ tin cậy của cọc có thể qui chuyển đổi về mặt chi phí. Mô

hình về chi phí – lợi ích được thiết lập, vai trò của một chương trình đảm bảo chất

lượng được định lượng thông qua những thay đổi về xác suất của sự thất bại của cọc

trước và sau khi thực hiện chương trình. Kết quả cho thấy khả năng cập nhật sự thất bại

có thể nhỏ hơn đáng kể so với trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng.

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

� Trần Văn Phước (2006) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc

khoan nhồi trong công trình cầu đã đề cập đến các yếu tổ ảnh hưởng như sau:

“Thiết bị và biện pháp thi công có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cọc

khoan nhồi, việc lựa chọn này phụ thuộc vào điều kiện địa chất khu vực xây dựng và

khả năng huy động thiết bị của đơn vị thi công”

Page 35: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 22

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

“Thời gian thi công cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cọc, đặc

biệt khi cọc thi công trong điều kiện có sử dụng dung dịch Bentonite để ổn định thành

vách hố khoan. Cần rút ngắn thời gian giữa công tác tạo lỗ và đổ bê tông đến mức thấp

nhất”

“Độ linh hoạt, khả năng tự lèn của bê tông, phương pháp, thời gian đổ bê tông,

thao tác rút ống đổ, tác động của mực nước ngầm… ảnh hưởng đến chất lượng của bê

tông của cọc khoan nhồi”

“Công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi là công tác rất quan trọng trong

suốt quá trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng sau cùng của cọc khoan nhồi”

� Hoàng Thanh Vân (2007) nghiên cứu các phương pháp tính sức chịu tải của

cọc khoan nhồi cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập đến sức chịu tải theo

kết quả xuyên tiêu chuẩn theo công thức của tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205-

1998 cho ta kết quả nhỏ hơn so với kết quả nén tĩnh tại hiện trường từ 11.7 -37.7%, tuy

nhiên biên sai số dao động là nhỏ nhất so với các phương pháp trên, do đó có thể dùng

trong thiết kế sơ bộ cho khu vực Tp.HCM.

� Trần Bảo Phương (2008) nghiên cứu xác định khả năng chịu tải của cọc

khoan nhồi có khuyết tật đã đưa ra một số kết luận sau:

“ Khi đường kính lỗ khoan lớn hoặc nhỏ hơn sai số cho phép thì sức chịu tải của

cọc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Khi bê tông bị phân tầng, không đạt chất lượng thì

tùy thuộc vào mức độ và vị trí của khuyết tật mà ta có thể kết luận ảnh hưởng của

khuyết tật đến sức chịu tải của cọc. Khi lồng thép bị tụt thì tùy vào vị trí của khuyết tật

và kết quả tính toán cụ thể ta có thể kết luận ảnh hưởng của khuyết tật đến sức chịu tải

của cọc. Khi chiều dày mũi mùn lớn hơn cho phép thì sức chịu tải của cọc sẽ bị ảnh

hưởng lớn vì khi đó xem như sức chịu tải của cọc chỉ có ma sát bên”

� Lê Hồng Quí (2009) nghiên cứu giải pháp gia tăng thành phần ma sát trong

sức chịu tải của cọc Barrette bằng công nghệ phun vữa áp lực đưa ra 03 kết luận sau:

Page 36: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

“ Cọc Barrette phun vữa là giải pháp cải tiến cho cọc khoan nhồi truyền thống: Sử

dụng cọc Barrette cho phép tăng diện tích tiếp xúc với đất nền xung quanh cọc lên 20%

so với cọc khoan nhồi có cùng tiết diện ngang. Giải pháp cọc Barrette phun vữa cho

phép giảm đáng kể chiều dài cọc, với tải trọng thiết kế P=1900T ở dự án Sài gòn

M&C, nếu không phun vữa, chiều dài cọc tính toán tối thiểu là 51m ứng với độ lún

1,87cm, sau khi phun vữa tăng ma sát, chiều dài cọc giảm còn 25m ứng với độ lún

4,34cm. Việc giảm chiều dài cọc sẽ tăng độ chính xác của phương pháp thử PIT trong

thí nghiệm đánh giá chất lượng cọc”

“Ảnh hưởng của vữa phun đối với các thành phần của sức kháng bên: Ảnh hưởng

lớn đến hai thành phần là dung trọng γ và lực dính C, còn thành phần góc ma sát trong

ϕ ảnh hưởng không đáng kể và có thể lấy giá trị trung bình cho đất sau khi phun vữa là

ϕpv= 30o khi phân tích bằng phần mềm Plaxis. Sự gia tăng giá trị của dung trọng γ là

đáng kể với đất cát và ít hơn với đất sét. Lực dính C cũng tăng, đăc biệt là với đất cát,

do vữa tạo ra các liên kết xi măng kết dính khung hạt đất nền nên tăng sức chống cắt,

điều này rất có ý nghĩa trong việc hạn chế tác hại của hiện tượng hóa lỏng các tầng đất

cát quanh cọc ở vùng chịu ảnh hưởng động đất”

“Sức chịu tải của cọc Barrette bằng phương pháp phần tử hữu hạn: Với cọc không

phun vữa có chiều dài tính toán là 51m, có độ lún là 2,98cm ứng với tải trọng

P=1900T, kết quả này tương đồng với kết quả tính toán phương pháp giải tích. Khi đạt

đến tải trọng nén tĩnh, độ lún của cọc có sự sai lệch lớn theo hướng bất lợi so với kết

quả thí nghiệm nén tĩnh hiện trường, kết quả nén tĩnh hiện trường cho thấy sức chịu tải

thực tế của cọc phun vữa lớn hơn so với tính toán theo phương pháp giải tích và

phương pháp phần tử hữu hạn”

� Nguyễn Thanh Xuân (2010) nghiên cứu đánh giá độ tin cậy các phương pháp

thiết kế móng cọc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra 04 kết luận sau:

“Phương pháp tính toán theo hợp lý nhất cho khu vực khảo sát thực hiện đề tài

này (Quận 7 và khu vực lân cận) là sử dụng phương pháp theo chỉ tiêu cơ lý của đất

Page 37: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 24

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

(TCXD 195 -1997), đường kính cọc hợp lý nhất là D800, D1000 và chiều dài hợp lý

nhất là khoảng L=40m-50m”

“Khi sử dụng cọc với các đường kính D800 và D1000 có chiều dài yêu cầu lớn

hơn (>50m, nhưng phải đạt yêu cầu về độ mảnh theo điều kiện chống lật của kết cấu)

thì nên sử dụng phương pháp tính toán theo chỉ tiêu cường độ đất nền (Terzaghi)”

“Khi sử dụng cọc có đường kính lớn (D>1000) thì nên sử dụng phương pháp tính

theo kết quả xuyên tiêu chuẩn SPT (Nhật Bản)”

“Ngoài ra khi sử dụng các phương pháp khác như phương pháp theo chỉ tiêu

cương độ đất nền (TCXD 205-1998) thì nên sử dụng các hệ số điều kiện (mf-hệ số làm

việc của đất ở thành cọc, mR- hệ số làm việc của đất dưới mũi cọc, …) ở cận dưới, sử

dụng hệ số an toàn (FSs- hệ số an toàn áp dụng cho ma sát bên, FSp- hệ số an toàn áp

dụng cho sức chịu tải dưới mũi cọc) ở cận trên. Còn theo phương pháp xuyên tiêu

chuẩn SPT (TC XD 205-1998) thì sử dụng hệ số an toàn ở cận dưới”

� Nguyễn Huy Cường (2010) phân tích đánh giá sức chịu tải của cọc bằng

phương pháp thử động biến dạng lớn (PDA) và kết quả nén tĩnh đã đưa ra 05 kết luận

sau:

“Sức chịu tải của cọc theo phương pháp thử động biến dạng lớn trên cơ sở mô

hình CAPWAP (Case Pile Wave Analyses Program) tương đồng với kết quả nén tĩnh

cọc hiện trường nếu được thực hiện đến tải trọng cực hạn”

“Sức chịu tải của cọc từ kết quả nén tĩnh cọc hiện trường thường thường chưa đạt

đến giá trị cực hạn không cho phép đánh giá chính xác sức chịu tải của cọc”

“Theo điều kiện địa chất khu vực hệ số Jc (hệ số cản nhớt) của mô hình Case có

giá trị khác biệt và thường nhỏ hơn giá trị trung bình 0,7 theo đề nghị của Case”

“Sự phân bố ma sát đơn vị theo chiều sâu của đất nền thu nhận từ kết quả thử

động biến dạng lớn hợp lý với điều kiện địa tầng đối với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

hạ cọc bằng phương pháp đóng hay ép và không tuân theo qui luật qua các lớp đất đối

với cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ thi công bằng phương pháp khoan nhồi”

Page 38: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

“Sức chịu tải của cọc theo ma sát chiếm tỷ lệ đáng kể từ 50 – 82% đối với cọc đúc

sẵn hạ cọc bằng phương pháp đóng hay ép, chiếm 75-85% trong cọc bê tông đổ tại chỗ

thi công cọc bằng phương pháp khoan nhồi trong tổng sức chịu tải của cọc”

Page 39: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được công việc thành các bước sau:

Bước 1: Phỏng vấn các kỹ sư, chuyên gia, giám đốc dự án đang hoạt động tại Tp

.HCM hoặc qua các báo cáo, tạp chí chuyên ngành để xác định các nhân tố dẫn đến

tranh chấp, các chiến thuật được sử dụng trong đàm phán thương lượng và các kết quả

đạt được.

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ dựa vào các yếu tố trên, sau đó gửi

bảng khảo sát sơ bộ đến những kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia

để tham khảo ý kiến và đánh giá nhằm tu chỉnh và hoàn thiện trước khi đưa ra bảng

câu hỏi chính thức.

Bước 3: Từ kết quả khảo sát sử dụng phương pháp Phân tích dữ liệu khám phá

thông qua PCA để đánh giá yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến chi phí của 02 phương

án Cọc khoan nhồi và cọc Barrette.

Bước 4: Xây dựng Hàm mục tiêu về chi phí của Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette

(tính theo đơn vị VNĐ/m2)

Bước 5: Đánh giá lại kết quả phân tích thông qua số liệu thu thập từ các dự án

thực tế đã thi công (thuộc Công ty CPXD Long Giang).

Bước 6: Đưa ra kết luận và kiến nghị.

Page 40: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm.

Tham khảo các nghiên cứu trước, tạp chí, sách báo, mạng…

Đặt vấn đề: Nghiên cứu các yếu tố về hiệu quả kinh tế khi lựa chọn phương cọc khoan nhồi hoặc cọc Barrette cho nhà cao tầng ở Tp.HCM

Phân tích các yếu tố về mặt kỹ thuật của Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette

Phân tích các yếu tố về mặt chi phí của Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette

Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

Khảo sát thử nghiệm, tham khảo ý kiến các chuyên gia

Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát chính thức

Phân phát và thu thập số liệu

Phân tích số liệu thu thập

Đánh giá các yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến chi phí

Xây dựng hàm mục tiêu chi phí cho CKN và Cọc Barrette

Đánh giá, kiểm tra kết quả phân tích bằng số liệu thực tế từ Công ty

Kết luận và kiến nghị

Page 41: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thu thập dữ liệu

Trong bài nghiên cứu này có hai phương pháp thu thập dữ liệu:

1. Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, được gửi đến các giám đốc, phó giám đốc,

giám đốc dự án, chuyên gia, kỹ sư, các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành thuộc

các công ty xây dựng đang thực hiện dự án tại Việt Nam.

2. Thu thập dữ liệu trực tuyến thông qua internet, bằng cách gửi đến các đối tác,

đồng nghiệp, các chuyên gia…

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Mục đích của bảng câu hỏi là thu thập dữ liệu. Các câu hỏi được thiết kế dưới

dạng trắc nghiệm, người được phỏng vấn chỉ cần đánh dấu vào những câu trả lời mà họ

cho là phù hợp với quan điểm của mình nhất. Các câu hỏi được đưa ra dựa trên cơ sở

tham khảo từ các chuyên gia của các nhà thầu, các chủ đầu tư, chuyên gia quản lý dự

án, hay lấy từ tài liệu, sách báo, các nghiên cứu trước đây.

Quá trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát theo sơ đồ sau:

Page 42: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.2: Sơ đồ thiết kế bảng câu hỏi.

3.2.1.1 Giới thiệu chung

Giới thiệu sơ lược về tên đề tài và mục đích của nghiên cứu, phần này được đặt ở

phần đầu tiên của bảng câu hỏi.

3.2.1.2 Hướng dẫn cách trả lời

Nhằm để người trả lời không có sự nhầm lẫn hoặc ngỡ ngàng trong các chọn

phương án trả lời câu hỏi.

Tham khảo tài liệu, sách báo, nghiên cứu có sẵn

Liệt kê các yếu tố cần khảo sát

Sơ bộ phát triển bảng câu hỏi

Thử nghiệm bảng câu hỏi

Duyệt lần cuối trước khi phân phối bảng câu hỏi

Ý kiến GVHD

Câu hỏi dễ hiểu, xúc tích, đủ nội dung

Bảng câu hỏi sẵn sàng cho thu thập dữ liệu

Phù hợp

Không phù hợp

Page 43: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bảng câu hỏi này sử dụng thang đo mức độ là thang đo Likert nhằm chia mức độ

ảnh hưởng lên các yếu tố thành 5 khoảng đo như sau:

Bảng 3.1: Mức độ đồng ý và ảnh hưởng của các yếu tố

Mức độ đồng ý các yếu tố Mức độ ảnh hưởng các yếu tố

Điểm Mức độ đồng ý

Điểm Mức độ ảnh hưởng

1 Rất không đồng ý

1 Không ảnh hưởng

2 Hơi không đồng ý

2 Ít ảnh hưởng

3 Không có ý kiến

3 Ảnh hưởng trung bình

4 Hơi đồng ý

4 Khá ảnh hưởng

5 Rất đồng ý

5 Rất ảnh hưởng

3.2.2 Kiểm tra thử nghiệm và kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát:

Kiểm tra thử nghiệm (pilot test) là phần rất quan trọng trong việc thiết kế bảng

câu hỏi, căn cứ vào thông tin phản hồi từ những người trả lời, đặc biệt những khi gửi

bảng câu thử nghiệm, tác giả gửi đến những người có kinh nghiệm trong ngành lâu

năm và có mối quan hệ gần gũi để dễ dàng tiếp nhận những ý kiến đóng góp về những

thiếu xót hoặc không rõ ràng. Từ đó, tác giả sẽ điều chỉnh lại bảng câu hỏi nhằm thu

thập dữ liệu được chính xác hơn.

Trong bài nghiên cứu này các số liệu được thu thập chủ yếu bằng phương pháp

câu hỏi. Do đó độ tin cậy của thông tin thu thập từ bảng câu hỏi quyết định sự chính

xác của bài nghiên cứu. Để kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi trong bài nghiên cứu

này tác giả sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy hệ số Cronbach’s Anpha (αααα). Hệ

số α được tính theo biểu thức sau:

pN

Np

)1(1 −+=α

Trong đó:

N : số mục hỏi.

p : hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.

Page 44: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Theo tác giả Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi α >0.7 thì

chúng ta có thể kết luận thông tin khảo sát là đáng tin cậy. Việc kiểm định độ tin cậy

của thông tin khảo sát sẽ được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS 16.

3.2.3 Xác định số lượng mẫu:

Sau khi đã hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tiến hành phát bảng câu hỏi. Theo Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Tác giả sách Thống kê ứng dụng trong Kinh tế -

Xã hội 2007), tác giả xác định cở mẫu cần thiết trong ước lượng tỷ lệ tổng thể có công

thức sau:

N =2

22/ )1.(.

e

ppZ −α

Trong đó:

22/αZ : là giá trị tra bảng phân phối chuẩn căn cứ trên độ tin cậy 1 -α .

e : là độ rộng của ước lượng.

p : tỷ lệ thành công.

Căn cứ thông tin từ các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn:

Độ tin cậy 95% nên 1-α =0.95 → tra bảng 2/αZ =1.96.

Chọn độ rộng của ước lượng e =0.1

Chọn p=0.3 cho bảng câu hỏi khảo sát

Thay vào công thức ta có:

N=2

2

08.0

86.014.096.1 xx= 81 mẫu.

Số lượng mẫu yêu cầu để đưa vào phân tích > 81 mẫu.

Page 45: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Các yếu tố khảo sát

3.3.1 Các yếu tố chung cho 02 phương án

Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 14 yếu tố chung giữa 02 phương án, các yếu tố

này được phân tích từ các nghiên cứu trước và hỏi ý kiến các chuyên gia, từ đó khảo

sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí. Các yếu tố được tổng

hợp theo bảng sau:

Bảng 3.2: Các yếu tố chung của 02 phương án

MH Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chi phí CKN và Cọc Barrette

A1 Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2 Qui mô của dự án (số lượng tầng, diện tích xây dựng...)

A3 Vị trí xây dựng dự án

A4 Sự đáp ứng của Công nghệ thi công hiện hành

A5 Sự an toàn quá mức trong thiết kế

A6 Mật độ cọc trên mặt bằng

A7 Chiều dài cọc và kích thước cọc

A8 Khả năng xảy ra khuyết tật và khắc phục

A9 Sự biến động về giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu

A10 Thời gian thi công dự án

A11 Năng lực của đơn vị thi công

A12 Năng lực của đơn vị Tư vấn thiết kế

A13 Năng lực của đơn vị Tư vấn giám sát

A14 Năng lực tài chính của Chủ đầu tư

Với mỗi yếu tố đều có đặc tính riêng và có sự ảnh hưởng riêng về chi phí chung

cho hạng mục cọc.

Page 46: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Yếu tố A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền theo lý thuyết tính toán sức chịu tải của

cọc trong giáo trình Nền Móng - Châu Ngọc Ẩn thì yếu tố này ảnh hưởng rất lớn khả

năng chịu tải của cọc và theo nghiên cứu Hoàng Thanh Vân (2007) cũng chứng minh

rõ ràng về vấn đề này. Do đó, theo TCXD 184-1997 yêu cầu tiến hành khảo sát địa

chất của dự án trước khi tiến hành xây dựng dự án.

Yếu tố A2: Qui mô của dự án, đối với mỗi loại dự án đều có qui mô khác nhau

do nguồn kinh phí của Chủ đầu tư, công năng sử dụng, chiều cao tầng, hệ số sử dụng

đất … mà qui mô được thay đổi, từ đó cũng ảnh hưởng đến lượng tải trọng công trình

mà hệ móng cọc phải mang.

Yếu tố A3: Vị trí xây dựng dự án, ứng với mỗi vị trí, địa điểm khác nhau trên

khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì có sự thuận lợi và khó khăn riêng, từ đó ít nhiều

cũng ảnh hưởng đến phương án móng cọc được lựa chọn.

Yếu tố A4: Sự đáp ứng của công nghệ hiện hành, đây là yếu tố liên quan đến

phương pháp xây dựng, với sự phát triển của công nghệ và khoa học ngành xây dựng

cũng có sự biến chuyển theo, các thiết bị thi công cọc khoan nhồi và cọc Barrette ngày

càng đa dạng và phổ biến. Vào những năm 1990, khi đó công nghệ thi công cọc ép đã

được áp dụng rộng rãi nhưng công nghệ thi công cọc nhồi và Barrette còn nhiều hạn

chế, do đó việc xây dựng các dự án cao tầng khi có tải trọng lớn bị hạn chế theo khả

năng chịu tải của cọc ép. Sự phát triển của công nghệ thi công cọc nhồi và cọc Barrette

đã tạo điều kiện trong sự lựa chọn phương án cọc cho công trình.

Yếu tố A5: Sự an toàn quá mức trong thiết kế, theo cơ sở lý thuyết khi tính toán

khả năng chịu tải của cọc trong giáo trình Nền Móng – Châu Ngọc Ẩn, công thức số

3.16 trang 171 thuộc chương 3 – Cọc chịu tải thẳng đứng – thì hệ số an toàn cho mũi

và thân cọc thường được lấy là 2 và 3. Theo Hoàng Thanh Vân (2007) cho thấy khả

năng chịu tải của cọc theo kết quả nén tĩnh tại hiện trường luôn lớn hơn tính toán lý

thuyết từ 11.7 - 37.7%, như vậy sự an toàn quá mức trong thiết kế cọc ít nhiều cũng

ảnh hưởng đến chi phí cọc.

Page 47: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Yếu tố A6: Mật độ cọc trên mặt bằng, đối với mỗi công trình sẽ có tải trọng khác

nhau mà hệ móng cọc phải mang và mỗi cấu kiện cọc sẽ chịu tải trọng khác nhau, đơn

vị Thiết kế có thể lựa chọn phương án nhiều cọc nhỏ hoặc ít cọc lớn cho một đài móng,

điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chủng loại, kích thước, chiều sâu cọc được lựa

chọn.yếu tố này ảnh hưởng đến hệ số nhóm cọc khả năng chịu tải của từng cọc.

Yếu tố A7: Chiều dài cọc và kích thước cọc, đối với từng loại kích thước cọc và

chiều dài cọc khác nhau thì chi phí thi công hoàn thiện cọc cũng khác nhau.

Yếu tố A8: Khả năng xảy ra khuyết tật và xử lý, theo nghiên cứu của Trần Bảo

Phương (2008) và Nguyễn Văn Sĩ (2007) đã đưa ra nhiều nguyên nhân xảy ra khuyết

tật và phương pháp xử lý, đối với mỗi trường hợp khuyết tật sẽ có phương pháp khắc

phục khác nhau và chi phí thực hiện khác nhau.

Yếu tố A9: Sự biến động về giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu, đây là yếu tố ảnh

hưởng đến thành phần chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công của tất cả công tác.

Sự biến động càng lớn thì sự thay đổi về chi phí càng cao.

Yếu tố A10: Thời gian thi công dự án, thời gian thi công phải phù hợp với qui

mô, đặc điểm của công trình, thời gian quá ngắn đối với các dự án có khối lượng thực

hiện lớn sẽ gây ra nhiều sự cố và khiếm khuyết, và ngược lại sẽ gây nên sự thất thoát

về chi phí cho cả Nhà thầu lẫn Chủ đầu tư và Ban QLDA.

Yếu tố A11: Năng lực thi công của Nhà thầu, Nhà thầu là đơn vị trực tiếp thực

hiện công việc xây lắp dưới sự giám sát của Ban QLDA theo Hồ sơ thiết kế được phê

duyệt, với mỗi Nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm, cách tổ chức thực hiện dự án,

biện pháp thi công… và dự toán cho việc hoàn hành hạng mục của dự án hoặc của cả

dự án là khác nhau. Chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến chi phí thi công dự án.

Yếu tố A12: Năng lực của đơn vị Tư vấn Thiết kế, theo yêu cầu của Chủ đầu tư

về công năng, qui mô và đặc điểm của dự án, đơn vị Thiết kế tiến hành tính toán kết

cấu chịu lực, lập bản vẽ kiến trúc, bản vẽ thiết kế thi công tạo thành Hơ sơ thiết kế cho

dự án, và bắt buộc Nhà thầu phải thực hiện theo. Như vậy, khi năng lực của đơn vị

Page 48: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế tốt, sẽ hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình lập Hồ sơ thiết kế, giảm chi

phí cho Chủ đầu tư.

Yếu tố A13: Năng lực của đơn vị Tư vấn Giám sát, để đảm bảo cho việc Nhà

thầu thực hiện đúng theo Hồ sơ thiết kế, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vê

sinh môi trường của dự án đạt theo yêu cầu thì đòi hỏi đơn vị Tư vấn Giám sát phải có

năng lực tốt, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư và Nhà thầu cùng thực

hiện dự án nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, sự cố có thể xảy ra và giảm thiểu sự hao tổn

chi phí cho dự án.

Yếu tố A14: Năng lực của đơn vị Chủ đầu tư, Chủ đầu tư là đơn vị bỏ nguồn

vốn ra để thực hiện dự án và việc đánh giá năng lực thường dựa vào khả năng tài chính

của Chủ đầu tư.

3.3.2 Các yếu tố riêng cho từng phương án

Đối với mỗi phương án đều có nhưng đặc điểm riêng do phương pháp thi công

riêng nên có những yếu tố phụ được bổ sung thêm để làm rõ về vấn đề chi phí cho từng

loại phương pháp.

3.3.2.1 Các yếu tố đặc trưng cho phương án cọc Barrette

Các yếu tố sau đây được phân tích cụ thể hơn từ các yếu tố chung bên trên và là

yêu tố đặc trưng liên quan đến cọc Barrette

Bảng 3.3: Các yếu tố đặc trưng cho cọc Barrette

MH Kinh nghiệm lựa chọn phương án Cọc Barrette

B1 Địa chất có sức kháng xuyên (SPT)<80

B2 Sức mang tải của cọc >3000T

B3 Dự án có thi công tường vây để tiết kiệm chi phí vận chuyển thiết bị

B4 Kết hợp đan xen kết cấu giữa Cọc Barrette và Tường vây để giảm chi phí

B5 Sử dụng phương pháp Jet Grouting làm tăng ma sát cọc, nhằm giảm chiều dài cọc.

Page 49: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Yếu tố B1: Địa chất có sức kháng xuyên (SPT)<80, phương pháp khoan tạo cọc

Barrette chủ yếu dựa vào trọng lượng của gàu đào và lực hấp dẫn của trái đất. Gàu đào

thường được sử dụng là 02 loại chính: Gàu cơ (công tác đóng mở miệng gàu được thực

hiện bằng cáp) và Gàu thủy lực (công tác đóng mở miệng gàu được thực hiện bằng

bơm thủy lực). Gàu cơ có tính linh hoạt hơn nhưng chỉ phù hợp với địa chất ở trạng

thái vừa, yếu và chiều sâu đào hạn chế, còn Gàu thủy lực có khả năng đào với địa chất

rắn hơn. Tuy nhiên cả hai loại gàu này đều gặp nhiều khó khăn khi địa chất có sức

kháng xuyên (SPT)>80. Con số “80” dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia ở Công

ty CPXD Long Giang với số năm thi công trong hạng mục móng cọc trên 10 năm.

Yếu tố B2: Sức mang tải của cọc >3000T, do đặc trưng của cọc Barrette có tiết

diện lớn và thể tích lớn hơn cọc khoan nhồi nên thông thường được lựa chọn để chịu

tải trọng lớn cho công trình.

Yếu tố B3: Dự án có thi công tường vây để tiết kiệm chi phí vận chuyển thiết bị,

do tường vây và cọc Barrette có biện pháp kỹ thuật thi công tương tự nhau nên thiết bị

thi công có thể sử dụng cho cả hai trường hợp, như vậy có thể tiết kiệm một khoảng chi

phí trong công tác tập kết và giải thể thiết bị.

Yếu tố B4: Kết hợp đan xen giữa cọc Barrette và tường vây, theo hồ sơ mời chào

giá cho gói thầu VIB-TC-02 “Thi công cọc khoan nhồi đại trà, Barrette, tường vây, đào

đất tầng hầm, sàn hầm 3 và các hạng mục phụ đi kèm” thuộc dự án Tòa nhà Văn phòng

Vietbank tại địa điểm 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, Tp.HCM. Dự án này đã sử

dụng cọc Barrette dày 800, sâu 60 với tường vây dày 800, sâu 30m, trong quá trình đào

đất tầng hầm, cọc Barrette có vai trò như tương vây, chịu áp lực ngang của đất. Nhưng

trong quá trình thi công phần hầm và phân thân thì cọc Barrette tham gia chịu tải trọng

công trình. Như vậy, cọc Barrette trong trường hợp này đã đảm nhận 02 chức năng và

làm giảm chi phí thi công.

Yếu tố B5: Sử dụng phương pháp Jet Grouting làm tăng ma sát hông, giảm

chiều dài cọc, với cùng diện tích ngang, cọc Barrett luôn có tiết diện lớn hơn cọc

khoan nhồi (được chứng minh ở Phụ lục), theo Lê Hồng Quí (2009) khi áp dụng

Page 50: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 37

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

phương pháp phun vữa thì sẽ giảm chiều dài cọc, như vậy với việc áp dụng công nghệ

Jet Grouting sẽ làm giảm chi phí cọc.

3.3.2.2 Các yếu tố đặc trưng cho phương án cọc khoan nhồi

Bảng 3.4: Các yếu tố đặc trưng cho cọc Khoan nhồi

STT Kinh nghiệm lựa chọn phương án Cọc khoan nhồi

C1 Không tốn chi phí thi công tường dẫn hướng (bằng BTCT)

C2 Thời gian thi công 01 cấu kiện cọc Barrette lớn hơn cọc khoan nhồi

C3 Do thể tích đào cọc Barrette lớn nên khả năng xảy ra khuyết tật lớn hơn

C4 Tải trọng mà cọc khoan nhồi phải mang nhỏ (<3000T)

C5 Khoan cắm với lớp đất có số SPT lớn (>80)

Yếu tố C1: Không tốn chi phí thi công tường dẫn hướng, khác với cọc Barrette,

cọc khoan nhồi không cần sử dụng tường dẫn hướng, tường dẫn hướng được làm bằng

bê tông cốt thép, dày 200÷400, sâu 1,0÷1,2m nhằm giữ ổn định và định hướng có hố

đào cho cọc Barrette. Sau khi thi công xong cọc Barrette, tường dẫn hướng bị phá bỏ

trong quá trình đào đất tầng hầm, đây là yếu tố làm tăng chi phí khi lựa chọn phương

án cọc Barrette.

Yếu tố C2: Thời gian thi công một cấu kiện cọc Barrette lớn hơn cọc khoan

nhồi, do kích thước cọc khoan nhồi thông thường bé hơn so với cọc Barrette và

phương pháp khoan sử dụng moment xoắn dẫn động từ đầu cần khoan nên thời lượng

thi công 01 cấu kiện cọc khoan nhồi thường bé hơn thi công 01 cọc Barrette, điều này

cũng một phần giảm thiểu đi các xự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công và giảm

chi phí.

Page 51: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Yếu tố C3: Do thể tích đào của cọc Barrette lớn nên khả năng xảy ra khuyết tất

lớn hơn, với thời gian thi công, công nghệ thi công phức tạp và thể tích lớn hơn nên

cọc Barrette có khả năng xảy ra khuyết tật cao hơn cọc khoan nhồi. Theo Nguyễn Văn

Sĩ (2007) và Trần Bảo Phương (2008) tùy theo từng loại khuyết tật mà có phương pháp

xử lý và chi phí khắc phục tương ứng.

Yếu tố C4: Tải trọng cọc khoan nhồi phải mang nhỏ, đây là đặc trưng có thể nói

cơ bản nhất khi lựa chọn cọc khoan nhồi cho việc chịu các tải trọng nhỏ (từ 500T đến

3000T). Đối với các dự án có qui mô nhỏ và vừa thì việc lựa chọn cọc khoan nhồi cho

việc chịu tải công trình luôn được xem xét và cân nhắc trước.

Yếu tố C5: Khoan cắm vào lớp địa chất có SPT >80, theo phương pháp thi công

khoan tạo lỗ thông qua dẫn động từ cần khoan có moment xoắn lớn nên có thể pháp

hủy lớp địa chất có SPT>80, như vậy căn cứ vào yếu tố này mà Tư vấn Thiết kế có thể

lựa chọn phương pháp cọc sao cho phù hợp.

3.4 Thông tin chung

Phần này nhằm phân loại người trả lời bảng câu hỏi thuộc lĩnh vực đang hoạt

động, số năm kinh nghiệm, loại dự án đã tham gia… để đánh giá kết quả khảo sát trên

nhiều khía cạnh, quan điểm khác nhau và cho ra kết quả chính xác hơn.

3.4.1 Đơn vị công tác

Đơn vị công tác của người trả lời ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khảo sát, nhằm

để đánh giá cách nhìn nhận trên các phương diện khác nhau về sự quan trọng ít hay

nhiều của các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Đơn vị công tác được phân ra thành các

nhóm gồm: Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án; Tư vấn Thiết kế; Tư vấn Giám sát; Nhà

thầu thi công và Khác.

3.4.2 Vị trí công tác

Vị trí công tác cũng ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận của các yếu tố khảo

sát, vị trí được chia làm các nhóm gồm: Giám đốc/ Phó giám đốc; Các trưởng/ phó

Page 52: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

phòng ban; Chi huy trưởng/ chỉ huy phó; Kỹ sư quản lý chất lượng và khối lượng; Kỹ

sư hiện trường.

3.4.3 Số năm kinh nghiệm

Số năm kinh nghiệm làm việc nhằm đánh giá mức độ tin cậy của khảo sát, được

chia thành các nhóm sau: Dưới 3 năm; Từ 3 đến 5 năm; Từ 5 đến 8 năm; Trên 8 năm.

3.5 Công cụ nghiên cứu

- Sử dụng hệ số Cronbach’s Anpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo của các

yêu tố chi phí.

- Sử dụng phương pháp Xếp hạng trị trung bình các yếu tố giữa các nhóm tham

gia dự án để đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng các yếu tố, đồng thời kết hợp hệ số

tương quan Hạng Spearman’s rho để đánh giá tương quan về quan điểm đánh giá

giữa các nhóm.

- Sử dụng phương pháp phân tích dự liệu khám phá EFA thông qua phân tích

thành tố chính Principal Component Analysis (PCA) để đánh giá yếu tố chính và phụ.

- Sử dụng Mô hình hồi qui tuyến tính bội và số liệu công ty để xây dựng Hàm

mục tiêu cho 02 phương án cọc: Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette

- Sự dụng số liệu thu thập từ công ty đang công tác để kiểm tra lại kết quả đã

phân tích từ bảng khảo sát.

Page 53: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.1 Quy trình phân tích số liệu

Hình 4.1: Quy trình phân tích số liệu

4.2 Thống kê miêu tả

Tổng cộng có 275 bảng câu hỏi được phân phát và số bảng phản hồi là 106 bảng

trong đó có 94 bảng hợp lệ và 12 bảng không hợp lệ. Căn cứ theo số lượng mẫu yêu

cầu như ở Mục 3.2.3 Chương III thì số lượng bảng trả lời hợp lệ lớn hơn số lượng

mẫu tối thiểu (94>81) nên dữ liệu có thể tiến hành phân tích.

Thống kê mô tả

Kiểm tra độ tin cậy số liệu khảo sát

Phân tích các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn của 02 phương án cọc

Xây dựng hàm mục tiêu về chi phí cho từng phương án cọc

Số liệu thu thập

So sánh kết quả phân tích và số liệu thu thập từ các dự toán của công ty

Page 54: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH S

Bảng 4.1:

Trả lời đạt yêu c

Trả lời không đạ

Không trả lời

Tổng cộng

Hình 4.2:

4.2.1 Đơn vị công tác

Đơn vị công tác của ng

yếu tố từ các nhóm tham gia d

Bảng 4.

Chủ đầu tư/ Ban QLDA

Tư vấn thiết kế

Tư vấn giám sát

Nhà thầu thi công

Khác

Tổng cộng

61.45%

Trang 41

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

: Thống kê kết quả phân phối và thu thập bảng tr

Tần suất Tỷ lệ (%) Tích l

êu cầu 94 34.18%

i không đạt yêu cầu 12 4.36%

169 61.45%

275

Thống kê kết quả phân phối và thu thập bảng tr

ủa người trả lời bảng câu hỏi thể hiện phương di

các nhóm tham gia dự án.

ng 4.2: Thống kê đơn vị công tác của người trả

Số lượng Tỷ lệ (%) Tích l

/ Ban QLDA 28 29.79%

4 4.26%

26 27.66%

u thi công 34 36.17%

2 2.13%

94

34.18%

4.36%

61.45%

Trả lời đạt yêu c

Trả lời không đạ

Không trả lời

p bảng trả lời

Tích lũy (%)

34.18%

38.55%

100.00%

p bảng trả lời

ương diện đánh giá các

i trả lời

Tích lũy (%)

29.79%

34.04%

61.70%

97.87%

100.00%

t yêu cầu

i không đạt yêu cầu

Page 55: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 42

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.3: Thống kê đơn vị công tác của người trả lời

Theo kết quả thống kê cho thấy, số lượng người trả lời bảng câu hỏi chủ yếu đang

công tác ở đơn vị Chủ đầu tư/ Ban QLDA (28), Tư vấn giám sát (26) và Nhà thầu (30),

trong khi đó số lượng của đơn vị Tư vấn thiết kế (4) và Khác (2) chiếm tỷ lệ rất ít,

không có ý nghĩa về mặt thống kê nên loại trừ 6 kết quả này. Như vậy, số lượng mẫu

đưa vào phân tích sau khi loại trừ là 88 mẫu.

Theo số lượng và phần trăm người tham gia trả lời bảng câu hỏi là đã hoặc đang

công tác tại đơn vị Nhà thầu thi công, chiếm đến 36,17%. Như vậy, với việc phân tích

dưới góc nhìn của Nhà thầu thi công tương đối phù hợp với số lượng người trả lời.

4.2.2 Số năm kinh nghiệm

Số năm kinh nghiệm của người trả lời bảng câu hỏi rất quan trọng đến giá trị của

dữ liệu, những người đạt thâm niên trong ngành càng cao thì càng có giá trị.

Bảng 4.3: Thống kê số năm kinh nghiệm của người trả lời

Số lượng Tỷ lệ (%) Tích lũy (%)

Dưới 3 năm 20 22.73% 22.73%

Từ 3 đến 5 năm 23 26.14% 48.86%

Từ 5 đến 8 năm 25 28.41% 77.27%

Trên 8 năm 20 22.73% 100.00%

Tổng cộng 88

29.79%

4.26%27.66%

36.17%

2.13%

Chủ đầu tư/ Ban QLDA

Tư vấn thiết kế

Tư vấn giám sát

Nhà thầu thi công

Khác

Page 56: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 43

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.4: Thống kê số năm kinh nghiệm của người trả lời

Từ số liệu thống kê trên cho thấy, số lượng và phần trăm người tham gia trả lời có

số năm trên 3 năm rất cao (68), do đó số liệu phân tích sẽ đáng tin cậy hơn.

4.2.3 Vị trí đảm nhiệm

Với mỗi vị trí đảm nhiệm của người trả lời khác thì cách nhìn nhận về mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố cũng sẽ khác nhau.

Bảng 4.4: Thống kê vị trí công tác đảm nhiệm của người trả lời

Số lượng Tỷ lệ (%) Tích lũy (%)

Giám đốc/ P. Giám đốc 5 5.68% 5.68%

Trưởng/ P. Phòng ban 11 12.50% 18.18%

Chỉ huy trưởng/ phó 15 17.05% 35.23%

Kỹ sư hiện trường 56 63.64% 98.86%

Khác 1 1.14% 100.00%

Tổng cộng 88

22.73%

26.14%

28.41%

22.73%

Dưới 3 năm

Từ 3 đến 5 năm

Từ 5 đến 8 năm

Trên 8 năm

Page 57: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 44

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.5: Thống kê vị trí công tác đảm nhiệm của người trả lời

4.2.4 Dự án đã tham gia

Bảng 4.5: Thống kê dự án đã tham gia của người trả lời

Số lượng Tỷ lệ (%) Tích lũy (%)

Dân dụng và công nghiệp 46 52.27% 52.27%

Cầu đường 38 43.18% 95.45%

Cảng biển 3 3.41% 98.86%

Khác 1 1.14% 100.00%

Tổng cộng 88

Hình 4.5: Thống kê dự án đã tham gia của người trả lời

5.68%12.50%

17.05%

63.64%

1.14%

Giám đốc/ P. Giám đốcTrưởng/ P. Phòng banChỉ huy trưởng/ phóKỹ sư hiện trườngKhác

52.27%

43.18%

3.41% 1.14%

Dân dụng và công nghiệp

Cầu đường

Cảng biển

Khác

Page 58: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 45

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Với đặc tính ngành nghề, phương án sử dụng cọc khoan nhồi hoặc cọc Barrette

chủ yếu được áp dụng cho các dự án Dân dụng và Công nghiệp; Cầu đường, theo số

liệu thống kê trên, phần trăm người tham gia trả lời đã tham gia dự án thuộc 02 lĩnh

trên chiếm đến 52,27% và 43,18%. Còn thuộc vào các dự án loại khác rất bé, phù hợp

với mục đích của khảo sát.

4.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Như đã giới thiệu trong Mục 3.2.2 Chương 3, hệ số Cronbach’s Anpha được sử

dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các yếu tố. Khi hệ số này nằm trong khoảng

0,7< α<0,8 thì số liệu có thể sử dụng được, còn nếu α>0,8 thì số liệu phân tích là tốt.

Sau đây là giá trị Cronbach’s Anpha các yếu tố.

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Anpha các yếu tố

Item-Total Statistics

No. Code List of Items

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

1 A1 Cau tao dia tang cua dat nen 75.443 101.928 0.810

2 A2 Qui mo du an 75.489 103.931 0.815

3 A3 Vi tri xay dung du an 76.659 98.917 0.804

4 A4 Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh

76.295 100.142 0.809

5 A5 Su an toan qua muc trong thiet ke 77.068 94.018 0.796

6 A6 Mat do coc tren mat bang 76.875 97.559 0.807

7 A7 Chieu dai coc va kich thuoc coc 76.398 95.346 0.805

8 A8 Kha nang xay ra khuyet tat va khac phuc

76.773 92.270 0.793

Page 59: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 46

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

9 A9 Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu

77.148 94.219 0.801

10 A10 Thoi gian thi cong du an 76.557 98.020 0.806

11 A11 Nang luc cua Nha thau thi cong 76.739 94.862 0.798

12 A12 Nang luc cua Tu van Thiet ke 76.114 96.815 0.805

13 A13 Nang luc cua Tu van Giam sat 77.091 92.727 0.792

14 A14 Nang luc cua Chu dau tu 77.000 95.034 0.799

15 B1 Dia chat co suc khang xuyen (SPT)<80

75.739 101.758 0.811

16 B2 Suc mang tai cua coc >3000T 76.466 91.815 0.790

17 B3 Du an co thi cong tuong vay de tiet kiem chi phi tap ket thiet bi

76.341 96.710 0.802

18 B4 Ket hop dan xen ket cau giua coc Barrette va Tuong vay

76.261 96.126 0.801

19 B5 Su dung Jet Grouting lam tang ma sat hong, giam chieu dai coc

76.557 100.502 0.811

20 C1 Khong ton chi phi thi cong tuong dan huong

77.034 90.539 0.791

21 C2 Thoi gian thi cong 01 cau kien CKN < coc Barrette

76.068 97.926 0.804

22 C3 Do the tich coc Barrette lon nen kha nang xay ra khuyet tat cao hon

76.364 100.671 0.809

23 C4 Tai trong ma CKN phai mang nho (<3000T)

76.727 93.419 0.797

24 C5 Co the khoan cam vao lop dia chat co SPT >80

76.352 96.231 0.802

Page 60: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 47

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Anpha tổng thể

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.809 24

Hệ số Cronbach’s Anpha tổng thể là 0.809, như vậy số liệu thu thập là tốt, có thể

tiến hành phân tích

4.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

Hình 4.6: Quy trình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm trả lời

Tính trị trung bình các yếu tố theo tổng thể và theo từng nhóm đơn vị công tác của người trả lời

Xếp hạng các yếu tố từ cao đến thấp theo trị trung bình

Đánh giá sơ bộ các yếu tố xếp hạng cao nhất và thấp nhất

Kiểm tra sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm

Số liệu thu thập

Đánh giá tương quan trong cách xếp hạng giữa các nhóm và tổng thể

Hệ số tương quan Spearman giữa các nhóm

Nhận xét

Page 61: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 48

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.4.1 Trị trung bình và xếp các yếu tố:

Theo quy trình trên, căn cứ theo sự ảnh hưởng của các yếu tố đã được mã hóa từ

1 đến 5 trong bảng câu hỏi, tiến hành tính toán trị trung bình của tổng thể và của từng

nhóm người thuộc các đơn vị đang công tác. Các loại nhóm đơn vị công tác đã được

thống kê vào Mục 4.1 trên, sau đây là trị trung bình của các yếu tố trong tổng thể và

trong từng nhóm.

Bảng 4.8: Trị trung bình các yếu tố theo tổng thể và từng nhóm

MH

Total CĐT/Ban QLDA TVGS Nhà thầu

Trung bình

Xếp hạng

Trung bình

Xếp hạng

Trung bình

Xếp hạng

Trung bình

Xếp hạng

A1 4.364 1 4.321 1 4.423 2 4.353 1

A2 4.318 2 4.250 2 4.462 1 4.265 2

A5 4.068 3 4.036 3 4.154 3 4.029 3

C2 3.739 4 3.643 6 3.885 4 3.706 5

A12 3.693 5 3.750 5 3.500 8 3.794 4

A13 3.545 6 3.536 7 3.615 6 3.500 8

A4 3.511 7 3.357 11 3.500 9 3.647 6

B3 3.466 8 3.429 8 3.423 11 3.529 7

C4 3.455 9 3.214 14 3.654 5 3.500 9

C3 3.443 10 3.286 13 3.615 7 3.441 10

A9 3.409 11 3.857 4 2.962 17 3.382 11

B2 3.341 12 3.286 12 3.500 10 3.265 13

B5 3.250 13 3.357 10 3.038 14 3.324 12

A10 3.250 14 3.393 9 3.231 13 3.147 16

A3 3.148 15 2.964 18 3.308 12 3.176 15

Page 62: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 49

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

B1 3.080 16 3.214 15 2.885 18 3.118 18

A11 3.068 17 3.143 16 2.808 19 3.206 14

A7 3.034 18 3.000 17 3.000 16 3.088 19

A8 2.932 19 2.821 21 3.000 15 2.971 20

A14 2.807 20 2.571 24 2.654 22 3.118 17

C1 2.773 21 2.714 23 2.731 20 2.853 22

B4 2.739 22 2.786 22 2.692 21 2.735 24

C5 2.716 23 2.893 19 2.346 23 2.853 21

A6 2.659 24 2.857 20 2.231 24 2.824 23

Nhận thấy có 05 yếu tố thuộc tổng thể cũng như các nhóm trả lời đánh giá có độ

ảnh hưởng lớn đến chi phí như sau:

A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2: Qui mô của dự án

A5 : Sự an toàn quá mức trong thiết kế

C2: Thời gian thi công một cấu kiện Cọc khoan nhồi nhỏ hơn Barrette

A12: Năng lực của đơn vị Tư vấn Thiết kế

Và 05 yếu tố có độ ảnh hưởng kém đến chi phí:

A14: Năng lực Chủ đầu tư

C1: Không tốn chi phí thi công tường dẫn hướng

B4: Kết hợp đan xen kết cấu giữa cọc Barrette và Tường vây

C5: Có thể khoan cắm vào lớp địa chất có SPT>80

A6: Mật độ cọc trên mặt bằng

Khi xem xét giữa trị trung bình của tổng thể và của từng nhóm, không có sự khác

biệt lớn cho các yếu tố có sự ảnh hưởng lớn và ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, cần phải tiến

hành kiểm tra sự tương quan giữa các nhóm tham gia dự án.

Page 63: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 50

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.4.2 Sự tương quan về xếp hạng giữa các nhóm tham gia dự án

Để đánh giá sự tương quan về quan điểm đánh giá giữa các nhóm tham gia dự án,

hệ số tương quan Spearman’s rho được lựa chọn, nếu hệ số này càng gần tiến đến 1 thì

sự tương quan của các nhóm là lớn. Số liệu từ Bảng 4.8 được đưa vào SPSS để tiến

hành phân tích.

Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa CĐT/Ban QLDA và Tư vấn Giám sát

Correlations

CDT/ Ban

QLDA

Tu van giam

sat

Spearman's rho CDT/ Ban QLDA Correlation Coefficient 1.000 .780**

Sig. (2-tailed) . .000

N 24 24

Tu van giam sat Correlation Coefficient .780** 1.000

Sig. (2-tailed) .000 .

N 24 24

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa CĐT/Ban QLDA và Nhà thầu

Correlations

CDT/ Ban

QLDA Nha thau

Spearman's rho CDT/ Ban QLDA Correlation Coefficient 1.000 .887**

Sig. (2-tailed) . .000

N 24 24

Nha thau Correlation Coefficient .887** 1.000

Sig. (2-tailed) .000 .

N 24 24

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 64: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 51

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.11: Hệ số tương quan giữa Tư vấn Giám sát và Nhà thầu

Correlations

Nha thau

Tu van giam sat

Spearman's rho Nha thau Correlation Coefficient 1.000 .892**

Sig. (2-tailed) . .000

N 24 24

Tu van giam sat Correlation Coefficient .892** 1.000

Sig. (2-tailed) .000 .

N 24 24

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Theo kết quả từ Bảng 4.9, Bảng 4.10 và Bảng 4.11 cho thấy các hệ số tương

quan giữa các nhóm tương đối cao, như vậy có sự đồng thuận về quan điểm đánh giá

giữa các nhóm tham gia dự án về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của 02 phương án

cọc.

4.4.3 Nhận xét

Với 24 yếu tố ban đầu được đưa vào phân tích, thông qua phương pháp xếp hạng

và hệ số tương quan về quan điểm đánh giá giữa các nhóm tham gia dự án cho thấy các

yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng một cách cụ thể hơn. Từ Bảng 4.8, bằng kiến

thức đã được học và kinh nghiệm công tác trong ngành, tiến hành phân tích một vài

yếu tố có ảnh hưởng lớn và ảnh hưởng nhỏ như sau:

4.4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí:

Yếu tố A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

Đây là yếu tố mang tính chất khách thể nhưng có tác động trực tiếp đến khả năng

chịu tải của cọc, ứng với mỗi loại địa chất sẽ tạo cho cọc một khả năng chịu tải khác

nhau, nó quyết định đến chủng loại, kích thước và chiều sâu cọc được lựa chọn để chịu

tải trọng công trình. Ngoài ra, xét về phương diện thi công, đối với mỗi loại địa chất sẽ

có đơn giá thi công khác nhau, đất càng có độ chặt, rắn lớn thì chi phí càng cao và

ngược lại.

Page 65: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 52

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Yếu tố A2: Qui mô dự án

Đây là yếu tố mang tính chất chủ thể, là ý định, yêu cầu về công năng của dự án

từ phía CĐT. Đối với dự án có qui mô càng lớn thì tải trọng công trình càng cao và chi

phí cho kết cấu móng chịu toàn bộ tải trọng công trình sẽ cao tương ứng.

4.4.3.2 Các yếu tố ít ảnh hưởng đến chi phí:

Yếu tố C5: Có thể khoan cắm vào lớp địa chất có SPT>80

Đây là yếu tố riêng của Cọc khoan nhồi, thể hiện sự đáp ứng của thiết bị máy móc

trong phương án khoan xuyên qua lớp đất có trạng thái rắn, do thiết bị khoan Cọc nhồi

có thể tạo ra được moment xoắn lớn từ trục khoan theo phương pháp dẫn động, còn

thiết bị tạo lỗ Cọc Barrette thường sử dụng trọng lực gàu đào và kết hợp một phần với

thủy lực nên không thể tạo ra khả năng xuyên phá lớn. Yếu tố này nhằm hổ trợ trong

việc quyết định lựa chọn phương án cọc. Tuy nhiên, trong khu vực Tp.HCM đa số địa

chất đều có SPT<80 nên sự đánh giá của các bên về sự ảnh hưởng yếu tố này là hợp lý.

Yếu tố A6: Mật độ cọc trên mặt bằng

Mật độ cọc trên mặt bằng được tính bằng tổng diện tích ngang của cọc / tổng diện

tích mặt bằng tính từ mép hàng cọc ngoài cùng. Trong trường hợp đơn vị TVTK chọn

cọc có tiết diện nhỏ nhưng nhiều cọc hoặc tiết diện lớn và ít cọc thì mật độ có thể

không thay đổi. Trên quan điểm đó, các nhóm tham gia dự án đánh giá yếu tố này ít

quan trọng nhất.

Page 66: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 53

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.5 Phân tích yếu tố khám phá theo phương pháp PCA

Phân tích yếu tố khám phá (EFA- Explore Factor Analysis) theo phương pháp

phân tích thành tố chính PCA là phương pháp thống kê nhằm xác định các yếu tố chính

và quan trọng có sự ảnh hưởng lớn đến lớn đến kết quả phân tích, từ đó bỏ bớt đi các

yếu tố phụ, ít quan trọng.

4.5.1 Các yếu tố cọc khoan nhồi:

4.5.1.1 Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett’s Test:

KMO: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số

này yêu cầu phải lớn hơn 0.5 thì đủ điều kiện phân tích, còn nhỏ hơn 0.5 thì các nhân

tố không có khả năng không thích hợp với các dự liệu (Hoàng Trọng, Mộng Ngọc).

Bartlett’s Test: đại lượng Bartlett dùng để kiểm tra sự đồng nhất trong ma trận

tương quan tổng thể, để đảm bảo cho dữ liệu khảo sát phù hợp với PCA kết quả dự liệu

phân tích cho kiểm định này phải có mức ý nghĩa (Sig) rất nhỏ.

Kết quả phân tích KMO và Bartlett’s Test cho các yếu tố cọc khoan nhồi thể hiện

theo bảng sau:

Bảng 4.12: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .582

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 500.648

df 171

Sig. .000

Như vậy, nhận thấy các chỉ số KMO và mức độ ý nghĩa Sig đều đạt theo yêu cầu,

điều đó chứng tỏ sự phù hợp của dữ liệu phân tích.

Page 67: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 54

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.5.1.2 Các thành phần chính:

Các thành phần chính được xác định thông quan đại lượng Communalities,

phương pháp Varimax và phương pháp Eigen Value.

Communalities: là đại lượng biến thiên của một biến được giải thích với các biến

khác. Trong đó, Extraction Communalities là sự thay đổi của mỗi biến được giải thích

bởi nhóm nhân tố và để phù hợp cho PCA thì yêu cầu phải >0,5 (Nguyễn Thanh Tuấn,

2009). Initial Communalities là tỷ lệ biến thiên của một biến được giải thích bởi các

biến còn lại, trong PCA thì hệ số này luôn bằng 1 đối với tất cả các biến.

Phương pháp Varimax là phương pháp xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu

hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, giúp tăng cường khả năng giải

thích các nhân tố (Hoàng Trọng, Mộng Ngọc).

Phương pháp Eigen Value là phương pháp nhằm xác định các thành phần chính,

để cho các thành phần chính có ý nghĩa tốt thì Eigen Value≥≥≥≥1 (Hoàng Trọng, Mộng

Ngọc).

Tiến hành phân tích sự phù hợp về đại lượng Communalities của các yếu tố, kết

quả như sau:

Page 68: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 55

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.13: Giá trị Communalities

Communalities

Initial Extraction

Cau tao dia tang cua dat nen 1.000 .729

Qui mo du an 1.000 .712

Vi tri xay dung du an 1.000 .771

Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh 1.000 .745

Su an toan qua muc trong thiet ke 1.000 .684

Mat do coc tren mat bang 1.000 .768

Chieu dai coc va kich thuoc coc 1.000 .754

Kha nang xay ra khuyet tat va khac phuc 1.000 .532

Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu 1.000 .653

Thoi gian thi cong du an 1.000 .782

Nang luc cua Nha thau thi cong 1.000 .433

Nang luc cua Tu van Thiet ke 1.000 .628

Nang luc cua Tu van Giam sat 1.000 .718

Nang luc cua Chu dau tu 1.000 .585

Khong ton chi phi thi cong tuong dan huong 1.000 .699

Thoi gian thi cong 01 cau kien CKN < coc Barrette 1.000 .576

Do the tich coc Barrette lon hon nen kha nang xay ra khuyet tat cao hon

1.000 .770

Tai trong ma CKN phai mang nho (<3000T) 1.000 .672

Co the khoan cam vao lop dia chat co SPT >80 1.000 .734

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhận thấy yếu tố Năng lực của Nhà thầu thi công (A11) có Extraction

Communalities là 0.433<0.5, không đạt yêu cầu nên loại yếu tố này.

Sau khi loại bỏ yếu tố A11, tiến hành kiểm tra lại các hệ số KMO và Bartlett’s

Test, và kết quả vẫn đạt yêu cầu.

Page 69: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 56

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.14: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test sau khi loại bỏ A11

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .579

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 463.575

df 153

Sig. .000

Với các yếu tố đạt yêu cầu, thực hiện phân tích các thành phần chính với phép

quay Varimax, kết quả các thành phần chính như sau:

Bảng 4.15: Các thành phần chính

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.859 21.438 21.438 2.404 13.357 13.357

2 2.053 11.403 32.841 2.247 12.481 25.838

3 1.790 9.942 42.783 1.830 10.168 36.006

4 1.520 8.446 51.229 1.717 9.538 45.544

5 1.257 6.985 58.215 1.651 9.171 54.714

6 1.116 6.199 64.414 1.457 8.093 62.807

7 1.007 5.594 70.008 1.296 7.201 70.008

8 .883 4.904 74.912

9 .815 4.530 79.442

10 .646 3.591 83.033

11 .620 3.447 86.479

12 .582 3.232 89.712

13 .500 2.779 92.491

14 .400 2.221 94.711

15 .304 1.691 96.402

16 .241 1.340 97.742

17 .219 1.215 98.957

18 .188 1.043 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 70: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 57

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Kết quả phân tích cho thấy bao gồm có 07 thành phần chính có thể giải thích

70.008% sự biến thiên của các yếu tố.

Hình 4.7: Biểu đồ Scree Plot

Biểu đồ Scree Plot cho thấy từ thành phần thứ 1 đến thành phần thứ 2 có sự khác

biệt lớn về giá trị Eigenvalue, và từ thành phần thứ 7 trở đi, giá trị của Eigenvalue ít

thay đổi.

Page 71: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 58

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.5.1.3 Ma trận thành phần

Sau khi phân tích các thành phần chính ta có ma trận thành phần như sau :

Bảng 4.16: Ma trận thành phần

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7

Cau tao dia tang cua dat nen .221 .567 .478 -.099 -.198 .186 .176

Qui mo du an -.024 .166 .585 .462 -.213 -.265 -.109

Vi tri xay dung du an .370 -.282 .587 .202 .094 .410 .081

Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh

.177 -.109 .718 -.166 .303 -.043 .271

Su an toan qua muc trong thiet ke .620 .145 -.121 .086 -.014 .319 -.388

Mat do coc tren mat bang .351 .631 -.159 .336 .300 .085 -.109

Chieu dai coc va kich thuoc coc .395 .640 .016 -.032 .416 -.096 .088

Kha nang xay ra khuyet tat va khac phuc .657 -.066 .103 -.109 .277 -.065 -.070

Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu .531 .386 -.119 -.338 -.253 -.029 -.166

Thoi gian thi cong du an .345 -.390 .271 -.331 .098 -.086 -.583

Nang luc cua Tu van Thiet ke .327 -.381 -.072 -.109 .328 -.466 .239

Nang luc cua Tu van Giam sat .705 .141 -.108 -.112 -.079 -.391 .101

Nang luc cua Chu dau tu .581 -.244 .100 -.346 -.231 .019 -.119

Khong ton chi phi thi cong tuong dan huong

.694 -.125 -.190 .196 -.328 -.077 .179

Thoi gian thi cong 01 cau kien CKN < coc Barrette

.404 -.375 -.074 .385 -.121 .300 .066

Do the tich coc Barrette lon hon nen kha nang xay ra khuyet tat cao hon

.286 -.043 -.240 -.499 .000 .437 .429

Tai trong ma CKN phai mang nho (<3000T)

.561 -.097 -.027 .345 -.391 -.203 .199

Co the khoan cam vao lop dia chat co SPT >80

.403 -.292 -.307 .415 .464 .110 -.014

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 7 components extracted.

Page 72: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 59

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Theo Bảng 4.15 có 03 nhóm thành phần chính bao gồm các yếu tố được tóm tắt theo bảng sau

Bảng 4.17: Các yếu tố của 03 thành phần chính

MH Danh mục yếu tố Factor loading

Thành phần 1

A5 Su an toan qua muc trong thiet ke 0.620

A8 Kha nang xay ra khuyet tat va khac phuc 0.657

A9 Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu 0.531

A13 Nang luc cua Tu van Giam sat 0.705

A14 Nang luc cua Chu dau tu 0.581

C1 Khong ton chi phi thi cong tuong dan huong 0.694

C4 Tai trong ma CKN phai mang nho (<3000T) 0.561

Thành phần 2

A1 Cau tao dia tang cua dat nen 0.567

A6 Mat do coc tren mat bang 0.631

A7 Chieu dai coc va kich thuoc coc 0.640

Thành phần 3

A2 Qui mo du an 0.585

A3 Vi tri xay dung du an 0.587

A4 Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh 0.718

Nhận xét:

Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.8 và Bảng 4.17 cho thấy có một số yếu tố được

đánh giá là quan trọng theo cả 02 phương pháp phân tích:

Page 73: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 60

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.18: Các yếu tố quan trọng theo Phương pháp xếp hạng và PCA

MH Các yếu tố

PP Xếp hạng Phương pháp EFA

Trung bình

Xếp hạng

Factor loading

Thành phần

A1 Cau tao dia tang cua dat nen 4.364 1 0.567 2

A2 Qui mo du an 4.318 2 0.585 3

A5 Su an toan qua muc trong thiet ke 4.068 3 0.620 1

A13 Nang luc cua Tu van giam sat 3.545 6 0.705 1

A4 Su dap ung cua cong nghe hien hanh 3.511 7 0.718 3

C4 Tai trong CKN phai mang <3000T 3.455 9 0.561 1

Và đặc biệt là 03 yếu tố A1; A2; A5; đều được đánh giá có sự ảnh hưởng lớn từ

02 phương pháp. Như vậy 03 yếu tố này có sự tác động mạnh mẽ đến chi phí. Tuy

nhiên bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về tầm quan trọng về cách đánh giá của 02

phương pháp đối với một số yếu tố khác.

4.5.2 Các yếu tố cọc Barrette :

4.5.2.1 Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett’s Test:

Tương tư như Các yếu tố của Cọc khoan nhồi ta có các kết quả sau

Bảng 4.19: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .620

Bartlett’s Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 465.569

df 171

Sig. .000

Page 74: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 61

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Như vậy, nhận thấy các chỉ số KMO và mức độ ý nghĩa Sig đều đạt theo yêu cầu,

điều đó chứng tỏ dự liệu phân tích phù hợp.

4.5.2.2 Các thành phần chính:

Bảng 4.20: Giá trị Communalities

Communalities

Initial Extraction

Cau tao dia tang cua dat nen 1.000 .698

Qui mo du an 1.000 .510

Vi tri xay dung du an 1.000 .642

Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh 1.000 .632

Su an toan qua muc trong thiet ke 1.000 .724

Mat do coc tren mat bang 1.000 .712

Chieu dai coc va kich thuoc coc 1.000 .642

Kha nang xay ra khuyet tat va khac phuc 1.000 .486

Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu 1.000 .655

Thoi gian thi cong du an 1.000 .634

Nang luc cua Nha thau thi cong 1.000 .502

Nang luc cua Tu van Thiet ke 1.000 .599

Nang luc cua Tu van Giam sat 1.000 .586

Nang luc cua Chu dau tu 1.000 .643

Dia chat co suc khang xuyen (SPT)<80 1.000 .652

Suc mang tai cua coc >3000T 1.000 .413

Du an co thi cong tuong vay de tiet kiem chi phi tap ket thiet bi

1.000 .773

Ket hop dan xen ket cau giua coc Barrette va Tuong vay 1.000 .574

Su dung Jet Grouting lam tang ma sat hong, giam chieu dai coc

1.000 .803

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Theo Bảng 4.20 có 02 yếu tố là Khả năng xảy ra khuyết tật và khắc phục (A8),

Sức mang tải của cọc >3000T (B2) có giá trị Extraction <0.5, không đạt yêu cầu nên

loại bỏ đi các yếu tố này.

Page 75: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 62

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Kiểm tra lại hệ số KMO và và Bartlett’s Test, cho thấy vẫn đạt yêu cầu

Bảng 4.21 : Chỉ số KMO và Bartlett’s Test sau khi loại bỏ A8, B2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .582

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 384.286

df 136

Sig. .000

Bảng 4.22: Các thành phần chính

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance Cumulative % Total

% of

Variance Cumulative %

1 3.227 18.984 18.984 2.235 13.149 13.149

2 2.390 14.059 33.043 2.099 12.348 25.496

3 1.741 10.241 43.284 1.986 11.685 37.181

4 1.605 9.441 52.725 1.849 10.874 48.055

5 1.161 6.828 59.554 1.652 9.719 57.774

6 1.009 5.934 65.487 1.311 7.714 65.487

7 .927 5.450 70.937

8 .858 5.050 75.987

9 .689 4.055 80.043

10 .670 3.942 83.984

11 .595 3.502 87.486

12 .478 2.809 90.296

13 .437 2.568 92.864

14 .408 2.403 95.267

15 .341 2.007 97.274

16 .264 1.553 98.827

17 .199 1.173 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 76: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 63

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Kết quả cho thấy có 06 thành phần chính có thể giải thích được 65.487% sự biến

thiên của các yếu tố.

Hình 4.8: Biểu đồ Scree Plot

Biểu đồ Scree Plot cho thấy giữa thành phần 1, thành phần 2 và thành phần 3 có

sự biến đổi lớn về giá trị Eigenvalue, từ thành phần thứ 3 trở đi các giá trị của

Eigenvalue ít thay đổi.

Page 77: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 64

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.5.1.3 Ma trận thành phần

Từ 06 thành phần chính, ma trận thành phần được thiết lập :

Bảng 4.23: Ma trận thành phần

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

Cau tao dia tang cua dat nen .314 -.347 .555 .266 -.164 .284

Qui mo du an .028 .113 .637 .157 .138 -.102

Vi tri xay dung du an .300 .270 .261 .401 -.101 -.175

Su dap ung cua cong nghe thi cong hien hanh .241 .453 .437 .402 -.044 .112

Su an toan qua muc trong thiet ke .585 -.199 -.079 .092 .162 -.550

Mat do coc tren mat bang .426 -.438 .347 -.375 -.022 -.277

Chieu dai coc va kich thuoc coc .514 -.394 .340 -.256 .024 .161

Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu .597 -.446 -.180 .069 -.047 .283

Thoi gian thi cong du an .362 .294 -.246 .411 .376 .227

Nang luc cua Nha thau thi cong .580 .005 -.367 .033 .072 -.261

Nang luc cua Tu van Thiet ke .347 .451 -.230 -.215 .172 .383

Nang luc cua Tu van Giam sat .724 -.003 -.136 -.182 -.218 .020

Nang luc cua Chu dau tu .571 .205 -.355 .331 -.340 -.079

Dia chat co suc khang xuyen (SPT)<80 .051 .603 .223 -.278 .345 -.188

Du an co thi cong tuong vay de tiet kiem chi phi tap ket thiet bi

.343 .699 .178 -.381 -.033 -.101

Ket hop dan xen ket cau giua coc Barrette va Tuong vay

.439 .305 .136 -.427 -.207 .233

Su dung Jet Grouting lam tang ma sat hong, giam chieu dai coc

.288 -.338 .024 .045 .456 .126

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 6 components extracted.

Theo Bảng 4.23 có 03 nhóm thành phần chính bao gồm các yếu tố được tóm tắt

theo bảng sau :

Page 78: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 65

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.24: Các yếu tố của 03 thành phần chính

MH Danh mục yếu tố Factor loading

Thành phần 1

A5 Su an toan qua muc trong thiet ke 0.585

A7 Chieu dai coc va kich thuoc coc 0.514

A9 Su bien dong ve gia ca vat tu, nhien lieu 0.597

A11 Nang luc cua Nha thau thi cong 0.580

A13 Nang luc cua Tu van Giam sat 0.724

A14 Nang luc cua Chu dau tu 0.571

Thành phần 2

B1 Dia chat co suc khang xuyen (SPT)<80 0.603

B3 Du an co thi cong tuong vay de tiet kiem chi phi tap ket thiet bi 0.699

Thành phần 3

A1 Cau tao dia tang cua dat nen 0.555

A2 Qui mo du an 0.637

Nhận xét :

Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.7 và Bảng 4.24 cho thấy có một số yếu tố được

đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn theo 02 phương pháp phân tích.

Bảng 4.25: Các yếu tố quan trọng theo Phương pháp xếp hạng và EFA

MH Các yếu tố

PP Xếp hạng Phương pháp EFA

Trung bình

Xếp hạng

Factor loading

Thành phần

A1 Cau tao dia tang cua dat nen 4.364 1 0.555 3

A2 Qui mo du an 4.318 2 0.637 3

A5 Su an toan qua muc trong thiet ke 4.068 3 0.585 1

A13 Nang luc cua Tu van giam sat 3.545 6 0.724 1

B2 Du an co thi cong tuong vay de tiet kiem chi phi tap ket thiet bi

3.466 8 0.699 2

Page 79: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 66

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Cũng tương tự như các yếu tố của Cọc khoan nhồi, có 03 yếu tố A1; A2; A5 được

đánh giá quan trọng theo cả 02 phương pháp phân tích. Một lần nữa, tầm quan trọng

của 03 yếu tố được khẳng định.

Khi so sánh cách thành phần chính của Cọc khoan nhồi (Bảng 4.17) và Cọc

Barrette (Bảng 4.24), nhận thấy có các yếu tố giống nhau yếu tố như sau:

A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2: Qui mô dự án

A5: Sự an toàn qua mức trong thiết kế

A9: Sự biến động về giá cả vật tư, nhiên liệu

A13: Năng lực của TVGS

A15: Năng lực của CĐT

Các yếu tố này phản ảnh các tính chất chung của 02 phương án cọc, trên phương

diện lựa chọn, phương án cọc nào cũng sẽ bị chi phối bởi các yếu tố này.

Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố khác biệt như sau trong thành phần chính bởi

hai loại cọc này có sự khác biệt nhau về phương pháp thi công.

4.6 Xây dựng hàm mục tiêu

Theo kết quả phân tích từ phương pháp Xếp hạng và EFA cho thấy có một số yếu

tố chính được đánh giá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chi phí cọc. Do sự hạn chế về

mặt thời gian nên không thể xây dựng Hàm mục tiêu dựa trên nhiều yếu tố nên chỉ

chọn 02 yếu tố sau:

A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2: Qui mô của dự án

� Đối với yếu tố A1:

Như đã phân tích đặc tính yếu tố ở Mục 3.3.1 Chương 3, ứng với mỗi loại địa

chất thì chi phí khoan tạo lỗ cọc sẽ khác nhau. Theo hạn chế của đề tài, chỉ nghiên cứu

các dự án cao tầng thuộc khu vực Tp. HCM nên theo nhìn nhận chung địa chất trên

Page 80: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 67

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

toàn khu vực không có đá phong hóa, chỉ số SPT trên toàn khu vực sẽ dao động từ 0

đến 80. Với kinh nghiệm lập dự toán tại phòng Đấu thầu của công ty, tác giả chia địa

chất trên khu vực thành 02 loại : Đất loại 1 (có SPT<40) và Đất loại 2 (có

40<SPT<80). Ứng với mỗi loại thì sẽ có đơn giá khoan khác nhau.

� Đối với yếu tố A2:

Qui mô của dự án được thể hiện qua chiều cao tầng, tải trọng công trình, diện tích

mặt bằng công trình…, thông qua các đặc tính chính này, tác giả tiến hành thu thập số

liệu để mã hóa qui mô dự án. Tuy nhiên, để chịu được tải trọng công trình thì đặc tính

về cọc không thể thiếu, tác giả thu thập thêm các đặc tính như sau : Mật độ cọc, kích

thước cọc, sức mang của loại cọc (Ptk) và số tiền thực tế từ các dự toán để thi công.

Như vậy Qui mô được thể hiện qua 04 yếu tố : Số tầng, Kích thước cọc, Ptk và Mật độ

cọc.

� Chi phí Y:

Chi phí Y được tính theo giá trị trên mét vuông sàn xây dựng, đây là yếu tố phụ

thuộc vào các yếu tố trên và cũng là mục tiêu cuối cùng trong công tác so sánh và lựa

chọn, chi phí được xây dựng theo Mô hình hồi qui tuyến tính bội với Hàm mục tiêu

như sau:

Y = ββββo+ββββ1Soiltype+ββββ2Load+ββββ3Dim+ββββ4Density+ββββ5Storey

Trong đó :

β1,…,5: các hệ số cần tìm

Soiltype : loại đất

Load : Sức mang tải Ptk của loại cọc (tấn)

Dim : kích thước cọc

Density : Mật độ cọc

Storey : số tầng

Y : chi phí (VNĐ/m2 sàn)

Page 81: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 68

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Để so sánh được hiệu quả kinh tế giữa phương án Cọc khoan nhồi đối với Cọc

Barrette, từ phương trình hồi qui tuyến tính bội sẽ tiến hành xây dựng từng hàm mục

tiêu chi phí riêng cho từng phương án cọc. Mỗi phương án cọc sẽ có các hệ số β khác

nhau.

4.6.1 Xây dựng Hàm mục tiêu cho cọc khoan nhồi

4.6.1.1 Thu thập dữ liệu

Số liệu được thu thập từ các công trình đã tiến hành đấu thầu, chào giá hoặc các

dự án đã và đang thi công của công ty, bên cạnh đó kết hợp với một số thông tin từ

báo, tạp chí, mạng… để thể hiện đầy đủ và rõ ràng các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Số lượng công trình đã được thu thập dữ liệu cho phương án Cọc khoan nhồi bao

gồm 12 dự án, trong đó số liệu 11 dự án được đưa vào phân tích để thiết lập Hàm hồi

qui và 01 dự án dùng để kiểm tra kết quả của hàm.

Tổng hợp số liệu được thể hiện qua Bảng 4.26:

Page 82: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 70

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.26: Số liệu về Cọc khoan nhồi

STT Tên dự án

Loại đất Qui mô dự án Loại cọc Diện tích mặt bằng

Mật độ cọc

Số tầng

Chi phí thi công

(VNĐ/m2) Loại

1 Loại

2 Ptk (tấn) SL cọc ĐK

(mm) L cọc (m)

1 Thao Dien Pearl x 850 122 1200 53.4

4878 0.051 31 899,368.89 900 96 1200 58.85

2 SSG Tower x 1100 23 1300 70

5230 0.056 32 1,109,580.79 1200 147 1300 80 1400 37 1500 80

3 Vietcombank Tower x 1250 77 1500 61.54

2940 0.088 39 1,149,065.43 1200 70 1500 56.54

4 Cao ốc Kỳ Hòa x 300 32 1000 35.5 640 0.039 10 919,382.19

5

Cao ốc VP và Căn hộ cao cấp 144/22 Điện Biên Phủ

x 210 8 800 44 870 0.045 14 1,034,365.95

550 45 1000 51

6 Cao ốc văn phòng Nguyễn Lâm

x 400 58

1000 43.1

880 0.052 15 943,019.16

7 Tòa nhà văn phòng Vietbank

x 550 47

1000 60

820 0.045 20 919,881.40

8 Trụ sở Xổ số Kiến thiết Tp.HCM

x 500 97

1000 52

1670 0.046 17 966,030.67

9 Lim Tower x 1000 77 1200 67.5 1040 0.084 34 1,038,579.97

10 Nhà khách Thành Ủy x 415 48 1000 52.15 795 0.047 16 993,265.97

11 Robot Tower x 350 38 800 45.05 480 0.040 12 946,463.82

Page 83: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 71

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.1.1 Mã hóa dữ liệu

� Biến Soiltype:

Bảng 4.27: Mã hóa loại đất

MH Loại đất -Soiltype Số SPT

1 Đất loại 1 <40

2 Đất loại 2 từ 40 đến 80

� Biến Dim:

Bảng 4.28: Mã hóa kích thước cọc

MH Đường kính – Dim

(mm) Loại

1 ≤ 800 Nhỏ

2 Từ 800 đến ≤ 1000 Trung bình

3 Từ 1000 đến ≤ 1200 Lớn

4 Từ 1200 đến ≤ 1400 Khá lớn

2 > 1400 Rất lớn

� Các biến khác: Sức mang tải Ptk, Mật độ cọc và Số tầng, được lấy theo

giá trị thực tế và không mã hóa.

Sau khi mã hóa các biến, đưa dữ liệu vào SPSS phân tích, tuy nhiên để Mô hình

hồi qui tuyến tính bội được thực hiện, cần phải kiểm tra điều kiện về sự tương quan của

các biến.

4.6.1.2 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến

Sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mức độ tương quan của các biến,

kết quả phân tích từ SPSS như sau:

Page 84: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 72

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.29: Hệ số tương quan giữa các biến

Correlations

Soiltype Ptk Dim Density Storey Cost

Soiltype Pearson Correlation

1 -.821** -.593 -.627* -.770** -.636*

Sig. (2-tailed) .002 .054 .039 .006 .036

N 11 11 11 11 11 11

Ptk Pearson Correlation

-.821** 1 .900** .729* .931** .763**

Sig. (2-tailed) .002 .000 .011 .000 .006

N 11 11 11 11 11 11

Dim Pearson Correlation

-.593 .900** 1 .716* .897** .591

Sig. (2-tailed) .054 .000 .013 .000 .055

N 11 11 11 11 11 11

Density Pearson Correlation

-.627* .729* .716* 1 .848** .708*

Sig. (2-tailed) .039 .011 .013 .001 .015

N 11 11 11 11 11 11

Storey Pearson Correlation

-.770** .931** .897** .848** 1 .640*

Sig. (2-tailed) .006 .000 .000 .001 .034

N 11 11 11 11 11 11

Cost Pearson Correlation

-.636* .763** .591 .708* .640* 1

Sig. (2-tailed) .036 .006 .055 .015 .034

N 11 11 11 11 11 11

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nhận thấy các biến có sự tương quan thuận và tương quan nghịch với nhau và giá

trị tương quan đều có thể xem là đáng kể. Đồng thời giá trị Sig nhìn chung có thể chấp

nhận được.

Page 85: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 73

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.1.3 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cần phải kiểm tra sự

tuyến tính của biến phụ thuộc với tất cả các biến độc lập thông qua kiểm định F. Trong

trường hợp biến phụ thuộc tuyến tính với tất cả các biến độc lập thì khi đó phương

trình hồi qui tuyến tính bội không còn ý nghĩa, khi đó, β1=β2=β3=β4=β5=0.

Giả thuyết Ho: β1=β2=β3=β4=β5=0

Tiến hành sử dụng kiểm định F để đánh giá về giả thuyết Ho, từ SPSS ta có kết

quả phân tích sau:

Bảng 4.30: Kiểm định F

ANOVAb

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 6.309E10 5 1.262E10 7.242 .024a

Residual 8.712E9 5 1.742E9

Total 7.180E10 10

a. Predictors: (Constant), Storey, Soiltype, Density, Dim, Ptk

b. Dependent Variable: Cost

Với giá trị Sig=0.024 (rất nhỏ) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ Ho, như vậy mô

hình hội quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu.

Bên cạnh đó, độ phân tán của biến độc lập và biến phụ thuộc được thể hiện theo

ma trận phân tán sau:

Page 86: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 74

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.9: Ma trận biểu đồ phân tán của biến độc lập và phụ thuộc

Phân tích phần dư được thực hiện, các số dư thể hiện sự khác biệt giữa quan sát

và giá trị dự đoán thông qua Hình 1.10, nếu phần dư phân tán ngẫu nhiên so với

đường thẳng tung độ bằng 0 thể hiện sự phù hợp của phần dư.

Page 87: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 75

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.10: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán

Hình 4.11: Đồ thị so sánh phần dư quan sát với pha phối chuẩn kỳ vọng

Page 88: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 76

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.1.4 Hàm mục tiêu

Từ số liệu đã thỏa được yêu cầu về tương quan Pearson và Sig, ta có được bảng

sau:

Bảng 4.31: Các hệ số hồi qui theo các biến

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. B Std. Error Beta

1 (Constant) 704253.031 133009.429 5.295 .003

Soiltype 44365.015 57666.691 .273 .769 .048

Ptk 478.906 144.359 2.160 3.317 .021

Dim -45235.960 41324.636 -.548 -1.095 .032

Density 4.816E6 1.585E6 .946 3.039 .029

Storey -12241.695 5253.881 -1.470 -2.330 .067

a. Dependent Variable: Cost

Hàm mục tiêu về chi phí cho phương án Cọc khoan nhồi (VNĐ/m2):

Y = 704,253+44,365Soiltype+479Load-45,235Dim+4.8x106Density-12,242Storey

Page 89: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 77

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.2 Xây dựng Hàm mục tiêu cho Cọc Barrette

4.6.2.1 Thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập tương tự như Cọc khoan nhồi, số lượng công trình đã được

thu thập dữ liệu cho phương án Cọc Barrette bao gồm 12 dự án, trong đó số liệu 11 dự

án được đưa vào phân tích để thiết lập Hàm hồi qui và 01 dự án dùng để kiểm tra kết

quả của hàm.

Tổng hợp số liệu được thể hiện qua Bảng 4.32:

Page 90: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 75

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.32: Số liệu về Cọc Barrette

STT Tên dự án Loại đất Qui mô dự án Loại cọc Diện tích

mặt bằng (m2)

Mật độ cọc

Số tầng

Chi phí thi công (VNĐ/m2) Loại

1 Loại

2 Ptk (tấn) SL cọc

Kích thước (mm)

L cọc (m)

1 Thao Dien Pearl x

2800 11 1000x5600 60.25

4878 0.055 31 1,205,383.38

3100 4 1000x6200 60.25 3400 6 1000x6800 60.25 5200 2 1000x10400 60.25 1200 44 800x2800 60.25 1400 8 1000x2800 60.25

2 SSG Tower x 1800 36 1000x2800 80

5230 0.074 32 1,330,196.96 2400 75 1000x3800 80

3 Vietcombank Tower x 1100 113 800x2800 56.54 2940 0.086 39 1,193,490.17 4 Cao ốc Kỳ Hòa x 650 14 600x2800 40.6 620 0.038 10 1,057,870.56

5

Cao ốc VP và Căn hộ cao cấp 144/22 Điện Biên Phủ

x 750 28 600x2800 45 870 0.054 14 1,153,999.12

6 Cao ốc văn phòng Nguyễn Lâm

x 850 26 800x2800 40 880 0.050 15 1,062,189.86

7 Tòa nhà văn phòng Vietbank

x 1100 25 800x2800 60 820 0.051 20 1,130,233.19

8 Trụ sở Xổ số Kiến thiết Tp.HCM

x 900 46 800x2800 45 1670 0.046 17 1,073,345.99

9 Nhà khách Thành Ủy x 850 23 600x2800 48 795 0.049 16 1,210,059.44 10 Robot Tower x 820 18 600x2800 45 480 0.063 12 1,123,651.97

11 New Pearl x 600 12 600x2800 41

450 0.062 16 1,100,968.54 700 2 600x2800 51 1600 1 1500x2800 51

Page 91: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 76

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.2.1 Mã hóa dữ liệu

� Biến Soiltype:

Bảng 4.33: Mã hóa loại đất

MH Loại đất -Soiltype Số SPT

1 Đất loại 1 <40

2 Đất loại 2 từ 40 đến 80

� Biến Dim:

Bảng 4.34: Mã hóa kích thước cọc

MH Kích thước – Dim (mm) Loại

1 Từ 600x2800 đến 800x2800 Nhỏ

2 Từ 800x2800 đến 1000x2800 Trung bình

3 Từ 1000x2800 đến 1200x2800 Lớn

4 Từ 1200x2800 đến 1200x3800 Khá lớn

2 > 1200x3800 Rất lớn

� Các biến khác: Sức mang tải Ptk, Mật độ cọc và Số tầng, được lấy theo

giá trị thực tế và không mã hóa.

Tương tư như Cọc khoan nhồi, cần phải kiểm tra điều kiện về sự tương quan của

các biến.

4.6.2.2 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến

Sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mức độ tương quan của các biến,

kết quả phân tích từ SPSS như sau:

Page 92: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 77

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.35: Hệ số tương quan giữa các biến

Correlations

Soiltype Ptk Dim Density Storey Cost

Soiltype Pearson Correlation

1 -.643* -.555 -.585 -.740** -.695*

Sig. (2-tailed) .023 .046 .039 .009 .018

N 11 11 11 11 11 11

Ptk Pearson Correlation

-.643* 1 .873** .499 .738** .808**

Sig. (2-tailed) .023 .000 .048 .009 .003

N 11 11 11 11 11 11

Dim Pearson Correlation

-.555 .873** 1 .506 .840** .578

Sig. (2-tailed) .046 .000 .042 .001 .063

N 11 11 11 11 11 11

Density Pearson Correlation

-.585 .499 .506 1 .716* .655*

Sig. (2-tailed) .039 .048 .042 .013 .029

N 11 11 11 11 11 11

Storey Pearson Correlation

-.740** .738** .840** .716* 1 .692*

Sig. (2-tailed) .009 .009 .001 .013 .018

N 11 11 11 11 11 11

Cost Pearson Correlation

-.695* .808** .578 .655* .692* 1

Sig. (2-tailed) .018 .003 .063 .029 .018

N 11 11 11 11 11 11

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 93: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 78

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Nhận thấy các biến có sự tương quan thuận và tương quan nghịch với nhau và giá

trị tương quan đều có thể xem là đáng kể. Đồng thời, giá trị Sig nhìn chung có thể chấp

nhận được.

4.6.2.3 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình

Tương tự như phương án CKN, cần kiểm tra sự tuyến tính của biến phụ thuộc với

tất cả các biến độc lập.

Giả thuyết Ho: β1=β2=β3=β4=β5=0

Tiến hành sử dụng kiểm định F để đánh giá về giả thuyết Ho, từ SPSS ta có:

Bảng 4.36: Kiểm định F

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 5.845E10 5 1.169E10 7.167 .025a

Residual 8.156E9 5 1.631E9

Total 6.661E10 10

a. Predictors: (Constant), Storey, Density, Ptk, Soiltype, Dim

b. Dependent Variable: Cost

Với giá trị Sig=0.024 (rất nhỏ) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ Ho, như vậy mô

hình hội quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu.

Page 94: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 79

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.12: Ma trận biểu đồ phân tán của biến độc lập và phụ thuộc

Page 95: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 80

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Hình 4.13: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán

Hình 4.14: Đồ thị so sánh phần dư quan sát với pha phối chuẩn kỳ vọng

Page 96: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 81

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.6.2.4 Hàm mục tiêu

Từ số liệu đã thỏa được yêu cầu về tương quan Pearson và Sig, ta có được bảng sau:

Bảng 4.37: Các hệ số hồi qui theo các biến

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. B Std. Error Beta

1 (Constant) 907235.045 132723.333 6.836 .001

Soiltype 5474.037 43537.073 .034 .126 .045

Ptk 203.160 60.402 1.239 3.363 .020

Dim -70925.120 32583.135 -1.015 -2.177 .051

Density 1.466E6 1.648E6 .208 .889 .015

Storey -4371.326 3841.563 .506 1.138 .037

a. Dependent Variable: Cost

Hàm mục tiêu về chi phí cho phương án Cọc Barrette:

Y = 907,235+5,474Soiltype+203Load-70,925Dim+1,47x106Density-4,371Storey

Nhận xét:

Từ 02 Hàm mục tiêu về chi phí của Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette có một số

nhận xét sau:

- Có sự đồng biến giữa 03 biến độc lập Soiltype, Load, Density đối với biến phụ

thuộc Chi phí Y, điều này là hợp lý vì khi độ rắn địa chất (Soiltype), Sức mang Ptk

(Load), Mật độ cọc (Density) tăng sẽ làm cho chi phí thi công tăng.

- Có sự sự nghịch biến của 02 biến độc lập Dim và Storey đối với biến phụ thuộc

Chi phí Y, điều này cũng phù hợp vì khi chiều cao tầng tăng (tổng diện tích sàn tăng)

Page 97: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 82

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

nhưng diện tích xây dựng không đổi dẫn đến hệ số sử dụng đất tăng, do đó chi phí cho

mỗi m2 sàn sẽ giảm.

- Khi xét về “dấu” đứng trước các biến độc lập của 02 phương trình hàm mục tiêu

đều tương tự nhau,điều này cho thấy sự đồng nhất về xu hướng tăng hoặc giảm chi phí

cọc của 02 phương án theo 05 biến độc lập trên.

4.7 Kiểm tra hàm mục tiêu với các dự toán thực:

Sau quá trình phân tích số liệu ở trên, các hàm mục tiêu được thiết lập cho từng

phương án cụ thể:

� Cọc khoan nhồi:

Y = 704,253+44,365Soiltype+479Load-45,235Dim+4.8x106Density-12,242Storey

� Cọc Barrette:

Y = 907,235+5,474Soiltype+203Load-70,925Dim+1,47x106Density-4,371Storey

Tiến hành kiểm tra độ chính xác của 02 Hàm mục tiêu thông qua các số liệu thực

tế từ bảng Tổng hợp dự toán Đấu thầu và Chào giá các công trình (Phụ lục), cụ thể

như sau:

4.7.1 Dự án Delta River Tower:

Đây là dự án được thiết kế theo 02 phương án móng: Phương án Cọc khoan nhồi

và Phương án Cọc Barrette. Theo số liệu từ bảng dự toán công ty ta có các giá trị sau:

Bảng 4.38: Dữ liệu công trình Delta River

STT Phương

án

Đất loại

1

Qui mô dự án

Loại cọc Mật độ cọc

Số tầng

Tổng diện

tích sàn (m2)

Chi phí thi công (VNĐ) Ptk

(tấn) SL cọc

Kích thước (mm)

L cọc (m)

1 Cọc khoan nhồi

x 1050 62 1200 72 0.057 31 28120 29,703,926,578

2 Cọc Barrette

x 2200 28 1000x2800 70 0.064 31 28120 33,030,019,176

Page 98: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 83

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Từ tổng chỉ phí thi công cho mỗi phương án cọc và tổng diện tích sàn xây dựng ta

có được chi phí được tính trên m2 như sau:

Bảng 4.39: Chi phí qui đổi trên m2 sàn

STT Phương án Tổng diện tích

sàn (m2) Chi phí thi

công (VNĐ) Chi phí qui đổi

(VNĐ/m2)

1 Cọc khoan nhồi 28120 29,703,926,578 1,056,327.40

2 Cọc Barrette 28120 33,030,019,176 1,174,609.50

Theo qui định ở cách mã hóa ở mục 4.6.1.1 và 4.6.2.1 ta có bảng dữ liệu được mã

hóa sau:

Bảng 4.40: Mã hóa số liệu

STT Phương án Đất

loại 1 Ptk (tấn)

Kích thước (mm)

Mật độ cọc

Số tầng

1 Cọc khoan nhồi 1 1050 3 0.057 31

2 Cọc Barrette 1 2200 3 0.064 31

Thay các hệ số vào Hàm mục tiêu của Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette ta có giá

trị như sau:

� Chi phí Cọc khoan nhồi (VNĐ/m2):

Y = 704,253+44,365x1+479x1050-45,235x3+4.8x106x0.057-12,242x31=1,009,961

� Chi phí Cọc Barrette (VNĐ/m2):

Y = 907,235+5,474x1+203x2200-70,925x3+1,47x106x0.064-4,371x31=1,105,113

So sánh kết quả từ phương trình Hàm mục tiêu và số liệu thực tế:

Page 99: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 84

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Bảng 4.41: So sánh kết quả thực tế và tính toán

STT Phương án Giá trị thực tế

(VNĐ/m2) Giá trị từ Hàm mục tiêu

(VNĐ/m2) Chênh lệch

(%)

1 Cọc khoan nhồi 1,056,327 1,009,961 4.389

2 Cọc Barrette 1,174,610 1,105,113 5.917

Với giá trị chênh lệch của Cọc khoan nhồi là 4.389%, và cọc Barrette là 5.917%

cho thấy Hàm mục tiêu về chi phí đáng tin cậy.

4.7.2 So sánh Hiệu quả kinh tế giữa Cọc khoan nhồi và Cọc Barrette:

Dự án Delta River Tower được thiết kế với 02 án cọc và cho kết quả chênh lệch

giữa 02 phương án theo thực tế cũng như theo tính toán của Hàm mục tiêu như sau :

Bảng 4.42: So sánh hiệu quả kinh tế giữa 02 phương án

STT Giá trị (VNĐ/m2) Cọc khoan

nhồi Cọc Barrette

Chênh lệch (%)

1 Thực tế 1,056,327 1,174,610 11.197

2 Hàm mục tiêu 1,009,961 1,105,113 9.421

Từ Bảng 4.42 cho thấy Chi phí thi công theo phương án cọc Barrette luôn cao

hơn so với cọc khoan nhồi, chênh lệch về chí phí từ 9,421% đến 11,971%.

Page 100: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 85

PHỤ LỤC

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Với sự phát triển của xã hội, nhà cao tầng đã trở nên phổ biến ở Việt Nam và

phương án móng phù hợp để chịu toàn bộ tải trọng công trình luôn được tính toán và

lựa chọn kỹ, vừa đảm bảo khả năng chịu lực vừa hợp lý về kinh tế. Đề tài xác định các

yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí thực hiện phần móng cọc, 24 yếu tố có sự ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh tế của 02 phương án Cọc khoan nhồi và Barrette được đưa ra phân

tích. Qua số liệu phân tích cho thấy kết quả sau:

1. Bằng phương pháp Xếp hạng trị trung bình và Hệ số tương quan hạng

Spearman’s rho cho thấy các nhóm tham gia dự án có sự đồng thuận rất cao về quan

điểm đánh giá sự ảnh hưởng về kinh tế của các yếu tố. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này

chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa thể hiện rõ được trọng số đóng góp của từng yếu tố

quan trọng đến chi phí.

2. Bằng phương pháp phân tích thành tố chính PCA, các yếu tố quan trọng từ

các thành phần chính đã được lượng hóa thông qua sự giải thích độ biến thiên, cả Cọc

khoan nhồi và Cọc Barrette đều có 03 thành phần chính, trong đó có 06 yếu tố giống

nhau như sau:

A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2: Qui mô dự án

A5: Sự an toàn qua mức trong thiết kế

A9: Sự biến động về giá cả vật tư, nhiên liệu

A13: Năng lực của TVGS

A15: Năng lực của CĐT

Đặc biệt trong 06 yếu tố trên có 03 yếu tố là A1, A2, A5 cũng được đánh giá có sự

ảnh hưởng lớn theo phương pháp Xếp hạng trị trung bình (03 yếu tố này có trị trung

Page 101: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 86

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

bình cao nhất). Như vậy, theo 02 phương pháp đánh giá khác nhau về sự ảnh hưởng

của yếu tố đã đưa ra được những yếu tố chung.

3. Từ những yếu tố chính trên, tiến hành xây dựng phương trình Hàm mục tiêu về

chi phí cho 02 phương án cọc, thực tế khi xây dựng Hàm mục tiêu bao gồm đầy đủ các

yếu tố chính sẽ cho ra kết quả gần đúng với thực tế hơn nhưng do sự hạn chế về thời

lượng và chi phí thực hiện nên tác giả tập trung vào 02 yếu tố quan trọng nhất là:

A1: Cấu tạo địa tầng của đất nền

A2: Qui mô dự án

Từ 02 yếu tố này, tiến hành mã hóa thành định lượng thông qua các biến độc lập

sau : Soiltype, Load, Dim, Density và Storey và biến phụ thuộc là Chi phí Y (được tính

bằng VNĐ/m2 sàn). Và hàm mục tiêu được xây dựng dựa trên phương trình hồi qui

tuyến tính bội :

Y = ββββo+ββββ1Soiltype+ββββ2Load+ββββ3Dim+ββββ4Density+ββββ5Storey

Thu thập số liệu từ các dự toán thực tế của 13 công trình từ Công ty CPXD Long

Giang, 12 công trình được đưa vào phân tích và kết quả đạt được như sau:

� Hàm mục tiêu về chi phí của Cọc khoan nhồi (VNĐ/m2 sàn):

Y = 704,253+44,365Soiltype+479Load-45,235Dim+4.8x106Density-12,242Storey

� Hàm mục tiêu về chi phí của Cọc Barrette (VNĐ/m2 sàn):

Y = 907,235+5,474Soiltype+203Load-70,925Dim+1,47x106Density-4,371Storey

Tiến hành kiểm tra kết quả phân tích thông qua 01 dự án còn lại, kết quả cho thấy

độ chênh lệch từ giá trị thực tế từ dự toán và giá trị từ Hàm mục tiêu <6%. Điều đó thể

hiện độ chính xác của Hàm mục tiêu tương đối cao.

Khi đánh giá sự chênh lệch về Hiệu quả kinh tế của phương án Cọc khoan nhồi

đối với Cọc Barrette cho toàn bộ phần móng cọc của 01 dự án được thiết kế theo 02

phương án cọc, cho thấy Chi phí thực hiện theo phương pháp Cọc khoan nhồi thấp hơn

Page 102: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 87

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

so với Cọc Barrette khoảng 11, 197% tổng chí phí đối với dự toán thực tế và 9,421%

tổng chi phí đối với Hàm mục tiêu.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Khắc phục yếu tố làm tăng chi phí cọc

Đối với 03 yếu tố chính: Cấu tạo địa tầng của đất nền (A1), Qui mô dự án (A2) và Sự an toàn quá mức trong thiết kế (A5) thì mỗi yếu tố phản ảnh mỗi phương diện khác nhau:

Hình 5.1: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí

Trong 03 yếu tố này, thì:

- Yếu tố A1: Mang tính khách thể thuộc và về tự nhiên nên không thay đổi.

- Yếu tố A2: Thể hiện ý định đầu tư của CĐT, là đặc tính riêng của dự án, nếu

thay đổi yếu tố này thì chủ định ban đầu của CĐT cũng thay đổi, nên yếu tố này không

nên thay đổi.

Page 103: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 88

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Yếu tố A5: đây là yếu tố có sự tác động của đơn vị TVTK, thể hiện sự tính toán

chưa chặt chẽ, do đó kiến nghị đơn vị TVTK nâng cao độ chính xác trong tính toán để

đưa ra loại cọc hợp lý, tránh sự lãng phí về khả năng chịu tải của cọc.

Thể và chủ thể thì không thể đưa ra biện pháp khắc phục vì đó là đặc tính riêng

của dự án. Nhưng đối với yếu tố Sự an toàn quá mức trong thiết kế thì có sự tác động

của bên tham gia dự án, yếu tố này được chi phối bởi nhiều bởi đơn vị TVTK, do đó có

thể hạn chế sự tăng chi phí cho cọc thì yêu cầu đơn vị TVTK cần có sự tính toán thật

kỹ để đưa ra loại cọc, tiết diện cọc phù hợp nhất với sức mang tải yêu cầu từ qui mô

công trình.

5.2.2 Nâng cao độ tin cậy của Hàm mục tiêu

Khi so sánh độ chính xác của 02 Hàm mục tiêu đối với số liệu thực tế từ dự toán

được nêu ở Mục 5.1, vẫn còn tồn tại sự khác biệt bởi:

- Phương trình Hàm mục tiêu chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến chi phí.

- Số liệu đưa vào xây dựng phương trình Hàm mục tiêu còn tương đối nhỏ (12

công trình) và số liệu để kiểm tra tương đối ít (1 công trình). Do đó, cần bổ sung nhiều

hơn (>30) dự án để khẳng định hơn độ chính xác của Hàm.

Với những hạn chế này, thì đây cũng là hướng mở của đề tài để các đề tài sau

được phát triển sâu và nâng cao hơn.

Page 104: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS – Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc

– Nhà xuất bản thống kê

2. Nền Móng – Châu Ngọc Ẩn – Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp.HCM

3. Cơ học đất – Châu Ngọc Ẩn – Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp.HCM

4. TCXDVN 326-2004: “Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”

5. TCXDVN 358-2005: “Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định

tính đồng nhất của bê tông”

6. TCXDVN 269-2002: “Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc trục”

7. TCXDVN 206-1998: “Cọc khoan nhồi – Yêu cầu chất lượng thi công”

8. Jianye Ching - 2010; Calibrating Resistance Factors of Single Bored Piles Based

on Incomplete Load Test Information. American Society of Civil Engineers.

9. Bengt H. Fellenius – 2010; Combination of O-Cell Test and Conventional

Head-Down Test. American Society of Civil Engineers.

10. Jianye Ching, Horn Da Lin, Ming Tso Yen - 2010; Calibrating Resistance

Factors of Single Bored Piles Based on Incomplete Load Test Results. American

Society of Civil Engineers.

11. San Shyan Lin, Jen Cheng Liao, Kun Jui Wang, 2010; Load Capacity of Drilled

Shafts Socketed in Andesite Rock. American Society of Civil Engineers.

12. L. M. Zhang, 2010; Impact of Routine Quality Assurance on Reliability of

Bored Piles. American Society of Civil Engineers.

13. Daping Xiao – 2009; Bored Pile Post-Grouting Technology and Its Engineering

Application. American Society of Civil Engineers.

14. D. Q. Li, L. M. Zhang and W. H. Tang, 2006; Cost-Benefit Analysis of

Routine Quality Assurance for Bored Piles. American Society of Civil Engineers.

15. C. E. Ho, 2002; Characteristics of Bored Piles Installed through Jet Grout

Layer. American Society of Civil Engineers.

Page 105: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16. Narong Thasnanipan, 2004; Current Practice and Future Trends of Cast-In-Place

Deep Foundation in Thailand. American Society of Civil Engineers.

17. San-Shyan Lin, Jen-Cheng Liao, Kun-Jui Wang, and Y. K. Lin, 2002, Barrette of

Over 50,000 kN Ultimate Capacity Constructed in the Multi-Layered Soil of Bangkok.

American Society of Civil Engineers.

18. Narong Thasnanipan, Muhammad Ashfaq Anwar, Aung Win Maung and P.

Tangseng, 1999, Performance Comparison of Bored and Excavated piles, in the

layered soils of Bangkok. Asian Institute of Technology, Pathumthani, ThaiLand.

18. Trần Văn Phước (2006). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc

khoan nhồi trong công trình cầu. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách Khoa Thành

phố Hồ Chí Minh.

19. Hoàng Thanh Vân (2007). Nghiên cứu các phương pháp tính sức chịu tải của cọc

khoan nhồi cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học

Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Trần Bảo Phương (2008). Xác định khả năng chịu tải của cọc khoan nhồi có

khuyết tật. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Lê Hồng Quí (2009). Nghiên cứu giải pháp gia tăng thanh phần ma sát trong sức

chịu tải của cọc Barrette bằng công nghệ phun vữa áp lực. Luận văn thạc sĩ, trường

Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Thanh Xuân (2010). Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy các phương pháp

thiết kế móng cọc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, trường Đại

học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Huy Cường (2010). Phân tích đánh giá sức chịu tải của cọc bằng phương

pháp thử dộng biến dạng lớn (PDA). Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách Khoa

Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 106: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 91

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chứng minh giả thuyết: Với cùng một diện tích mặt cắt ngang thì cọc

Barrette có chu vi lớn hơn cọc khoan nhồi.

Lời giải:

Giả sử cọc Barrette và cọc khoan nhồi có tiết diện như sau:

a

b

d

- Công thức tính diện tích:

Cọc Barrette: S1=a.b (1) Cọc khoan nhồi: S2 = 4

2dΠ

(2)

- Công thức tính chu vi:

Cọc Barrette: C1=2(a+b) (3) Cọc khoan nhồi: C2 = Π.d (4)

- Theo giả thuyết ta có: S1=S2 ⇔ a.b = 4

2dΠ

→ d= 2Π

ba. (5)

Thay (5) vào (4) ta có: C2 = 2ΠΠ

ba.= 2 ba..Π (6)

- Theo bất đẳng thức Cauchy ta có :

a+b ≥ ba.2 ⇔ 2(a+b) ≥ ba.42 > 2 ba..Π hay (3)>(6),

Như vậy, C1 > C2, điều phải chứng minh.

Page 107: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 92

PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Các số liệu từ Công ty CPXD Long Giang

Page 108: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 93

PHỤ LỤC

Page 109: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 94

PHỤ LỤC

Phụ lục 3: Bảng Câu hỏi khảo sát

Page 110: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 95

PHỤ LỤC

Page 111: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 96

PHỤ LỤC

Page 112: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 97

PHỤ LỤC

Page 113: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 98

PHỤ LỤC

Page 114: Luan Van Thac Si, Doan Quang Phuong, 2012

Trang 99

PHỤ LỤC

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Đoàn Quang Phương

Ngày sinh: 02/07/1984 Nơi sinh: Ninh Thuận

Địa chỉ liên lạc: 86/102 Âu Cơ, P.9, Q. Tân Bình, Tp.HCM

Điện thoại: 0906 676 587

Email: [email protected]

[email protected]

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

2003 - 2008: Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM

2009 - 2012: Học viên Cao học Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

2008 - 2010: Kỹ sư công trường thuộc Công ty CPXD Long Giang

2010 - 2012: Chuyên viên Đấu thầu thuộc Công ty CPXD Long Giang