122
§¹i häc th¸i nguyªn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------- NguyÔn §×nh V¨n Thùc tr¹ng vμ mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ trang tr¹i ë tØnh B¾c K¹n Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60 - 31 - 10 LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Người hướng dẫn khoa học : T.S §ç Quang Quý Th¸i Nguyªn - 2008

luan van thac si kinh te (23).pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: luan van thac si kinh te (23).pdf

§¹i häc th¸i nguyªn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------------------------------

NguyÔn §×nh V¨n

Thùc tr¹ng vµ mét sè gi¶i ph¸p

ph¸t triÓn kinh tÕ trang tr¹i

ë tØnh B¾c K¹n

Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp

M· sè: 60 - 31 - 10

LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ

Người hướng dẫn khoa học: T.S §ç Quang Quý

Th¸i Nguyªn - 2008

Page 2: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên

cứu đều được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Văn

Page 3: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của

các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu

sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi trong qúa trình học tập và nghiên cứu.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đỗ Quang Quý

là thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường đại học Kinh tế và

QTKD, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế và

QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận và khẳng

định bước đầu trong công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các giáo sư, tiến sỹ và cán bộ

Khoa Sau đại học Trường Đại học Kinh tế và QTKD những người đã trang bị

cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong

quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã

để lại những tài liệu nghiên cứu có giá trị, liên quan đến lĩnh vực mà luận văn

của tôi đề cập và sử dụng làm tiền đề nghiên cứu luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, các chuyên gia của Sở

Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn, Cục

Thống kê tỉnh Bắc Kạn và các đồng nghiệp, lãnh đạo chính quyền các địa

phuơng và các chủ trang trại đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình làm luận văn.

Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia định đã giúp tôi lúc khó khăn,

vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp gần xa

đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008

Nguyễn Đình Văn

Page 4: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 TBCN Tư bản chủ nghĩa

2 PGS-TS Phó Giáo sư - Tiến sỹ

3 TT Trang trại

4 KTTT Kinh tế trang trại

5 CNH Công nghiệp hoá

6 HĐH Hiện đại hoá

7 CSDL Cơ sở dữ liệu

8 SPSS Statiscal Package for Social Sciences

9 GTSX Giá trị sản xuất

10 SXKD Sản xuất kinh doanh

11 UBND Uỷ ban nhân dân

12 KH &CN Khoa học và công nghệ

13 PTNT Phát triển nông thôn

14 HTX Hợp tác xã

15 DĐĐT Dồn điền đổi thửa

Page 5: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................. ................. . ..2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... ......3

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp của luận văn.............. . ........4

5. Bố cục của luận văn......................................................................... . ........4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. .. 5

1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại........................... ..................... .5

1.1.2. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt nam về phát triển KTTT. ....... 23

1.1.3. Lịch sử hình thành và tồn tại trang trại ở Việt Nam và Bắc Kạn . 26

1.1.4. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới

theo nền kinh tế thị trường ...................................................... 31

1.1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ............ 37

1.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... .......38

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .................................38

1.2.2. Phuơng pháp nghiên cứu .......................................................... 38

1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................42

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

TỈNH BẮC KẠN.. .... ................................. 43

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................... 43

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..... ................................................................43

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

2001-2007 .............................................................................. 54

1.1.3. Phân tích SWOT về chiến lược phát triển của Bắc Kạn ............. 68

Page 6: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Bắc Kạn những năm gần đây ...... 70

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại thời gian qua ................... 70

2.3. Phân tích, đánh giá........................................................................... ... 73

2.3.1. Đặc điểm và phương hướng sản xuất của các trang trại tỉnh Bắc Kạn....73

2.3.2. Tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của các trang trại. ............ 74

2.3.3. Vấn đề trong phát triển của các trang trại hiện có... .................... 85

2.3.4. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn .... 86

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI TỈNH BẮC KẠN THỜI GIAN TỚI. .............. 89

3.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại.............................................. .. 89

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ Công nghiệp

hóa - Hiện đại hoá ở Việt nam.................................... ..................89

3.1.2. Quan điểm riêng đối với tỉnh Bắc Kạn..... ...................................94

3.2. Những định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn........... ...96

3.2.1. Căn cứ để định hướng........ ........................................................96

3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn.. .......... 96

3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại............................................. .. .....99

3.3.1. Mục tiêu tổng quát.......... ...........................................................99

3.3.2. Mục tiêu cụ thể................. .........................................................99

3.4. Giải pháp thực hiện......................................................................... ...100

3.4.1. Giải pháp chung cho toàn bộ các trang trại.. .............................100

3.4.2. Giải pháp cho nhóm trang trại......... .........................................109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................111

Kết luận ...........................................................................................111

Kiến nghị.............................................................................................. .112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................113

PHỤ LỤC ..............................................................................................116

Page 7: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương

đối sớm trên thế giới, tuỳ từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác

nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hoá tự chủ với quy mô

lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông

nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất

phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ở nước ta, trang trại đã hình thành và trải qua các giai đoạn lịch sử khác

nhau của sự phát triển. Tuy nhiên, trang trại gia đình chỉ phát triển từ đầu thập

niên 1990 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Luật đất đai ra đời

năm 1993, giao quyền sử dụng đất sản xuất ổn định và lâu dài cho hộ gia đình

nông dân.

Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, kinh tế

hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp

phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của các hộ

nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ

chuyên môn cao đóng góp ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mới

hình thành và phát triển nhưng kinh tế trang trại đã khơi dậy tiềm năng đất

đai, lao động, vốn trong dân cư để đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện bộ mặt

nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại đã nảy sinh nhiều vấn

đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết kịp thời liên quan đến nhận thức,

cơ chế chính sách của Nhà nước: về đất đai, lao động, vốn đầu tư, tư cách pháp

nhân, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại trước pháp luật.v.v... nhằm củng

cố và phát triển loại hình này một cách tích cực, ổn định và bền vững.

Page 8: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau về kinh tế

trang trại ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Nhìn chung, các công trình

nghiên cứu đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực

tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm

tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại

trong nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Tuy vậy, vì sản xuất nông nghiệp được diễn ra trên không gian rộng lớn,

mỗi vùng, thậm chí mỗi tiểu vùng cũng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

và kinh tế - xã hội, nên các trang trại ở mỗi vùng cũng có những đặc điểm

khác nhau. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc bộ, có

tiềm năng thế mạnh về đất đai đồi rừng, nhưng kinh tế trang trại Bắc Kạn còn

rất nhỏ bé cả về số lượng và chất lượng, chưa có đóng góp nhiều cho kinh tế

của tỉnh mà loại hình này có nhiều cơ hội phát triển.

Để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế

trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng những chính

sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền vững tiềm năng

về đất đai ở Bắc Kạn. Việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về kinh tế

trang trại trong tỉnh, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế

trang trại trên địa bàn tỉnh có một ý nghĩa rất quan trọng.

Xuất phát từ thực tế địa phương, với kinh nghiệm công tác trong ngành

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tác giả thời gian qua, đề tài: “Thực

trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn” đã

được chọn để nghiên cứu.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn, từ đó tìm

giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, góp phần xây dựng một nền

Page 9: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao, hiệu quả

và bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nhằm phát hiện ra các yếu

tố trở ngại và những tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn.

- Phân tích hoạt động kinh tế trong trang trại ở tỉnh Bắc Kạn, từ đó tìm ra

được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản

xuất và hiệu quả kinh tế của trang trại.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hoạt động kinh tế của các trang trại cũng như ảnh hưởng của nó đến sự

phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Đối tượng khảo sát: 100% số lượng trang trại hiện có tại thời điểm điều

tra ở tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Nội dung

- Số lượng, cơ cấu, loại hình, phương hướng sản xuất của các trang trại ở

tỉnh Bắc Kạn.

- Tình hình sử dụng đất đai, lao động, vốn, thu nhập, bố trí sản xuất, bố

trí cây trồng của các trang trại.

- Phân tích một số chỉ tiêu đánh gía kết quả, hiệu quả kinh tế của các

trang trại.

3.3.2. Phạm vi về không gian: Toàn bộ tỉnh Bắc Kạn

Page 10: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

3.3.3. Phạm vi thời gian

- Số liệu lịch sử: 7 năm từ 2001-2007.

- Số liệu hiện trạng năm 2006 (tiến hành điều tra năm 2007).

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Tổng hợp và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho

phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn.

- Tìm ra và đánh giá tác động của những yếu tố nội hàm và ngoại hàm

ảnh hưởng đến kết qủa sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế các trang trại

ở vùng nghiên cứu.

- Đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng và mục tiêu để phát triển

kinh tế trang trại thời gian tới.

- Khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để tiếp tục thúc đẩy kinh tế trang

trại phát triển.

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại thời gian tới

Nội dung cụ thể các chƣơng nhƣ sau:

Page 11: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại

1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển trang trại

a) Quan niệm về trang trại

Lịch sử phát triển của nền nông nghiệp thế giới luôn tồn tại hai hình thức

tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung và sản xuất phân tán [26].

Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung trên quy mô diện tích

đất đủ lớn mang tính độc lập đã có từ rất lâu đời. Ngay từ thời đế quốc La mã

đã tồn tại hình thức sản xuất tập trung trên diện tích lớn, lực lượng của yếu là

tù binh và nô lệ. Thời phong kiến ở một số nước châu Âu có hình thức lãnh

địa phong kiến và các trang viên. Ở Trung quốc thời nhà Hán đã có các hoàng

trang, điền trang, đồn điền. Ở Việt nam hình thức sản xuất tập trung đã có từ

thời phong kiến phương Bắc đô hộ.

Về mặt sở hữu thì trang trại hội tụ đủ mọi hình thức sở hữu.

Để biểu đạt loại hình kinh tế này, các nước đều có ngôn từ dùng để chỉ

các hình thức tổ chức sản xuất tập trung (Farm, Farm stedd, Farm house

(Anh); Ferme (Pháp); Fepma (Nga)…) khi chuyển sang tiếng Việt dịch là

trang trại hay nông trại [25]; [19].

- Theo quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp

quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới (WB):

“Nông trại (Farm) của các nước châu Á gió mùa dùng để chỉ một khu đất

canh tác nông nghiệp”.

- Theo PGS -TS Lê Trọng: “Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh

doanh nông nghiệp của một hoặc một số nhóm nhà kinh doanh” [17].

Page 12: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Qua đó “Trang trại” là thuật ngữ dùng để mô tả, chỉ và gắn liền với

hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn, với quy

mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của nền kinh

tế thị trường.

b) Phân loại trang trại

* Phân loại theo nguồn gốc hình thành: Có 3 con đường chính hình

thành trang trại

- Trang trại được hình thành từ khu đất từ thời phong kiến: Đây là các

trang trại hình thành từ các khu đất thuộc sở hữu tư nhân của tầng lớp quý tộc,

địa chủ.

- Trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình: Quá trình sản xuất đã diễn

ra sự phân hoá giữa các hộ. Các hộ sản xuất thuận lợi sẽ phát triển cao hơn về

quy mô và kết quả sản xuất mà hình thành các trang trại [22].

- Trang trại hình thành theo kiểu xí nghiệp TBCN: Các nhà tư bản đầu tư

vốn vào sản xuất nông lâm nghiệp, họ bỏ tiền mua máy móc thiết bị, thuê đất

đai và thuê lao động kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa hình thành các

trang trại.

Hiện nay trang trại gia đình là loại hình trang trại phổ biến ở hầu hết các

nước trên thế giới. Trang trại theo kiểu xí nghiệp tư bản còn tồn tại nhưng

giới hạn trong một số ngành có giá trị cao như chăn nuôi gia súc, đại gia súc

theo huớng xuất khẩu.

* Phân loại trang trại theo hình thức quản lý:

- Trang trại gia đình: Là loại trang trại độc lập tự sản xuất kinh doanh. Mỗi

gia đình có tư cách pháp nhân do một người trong gia đình làm chủ điều hành.

- Trang trại liên doanh: Do vài trang trại hợp nhất để tăng nguồn lực tạo

sức cạnh tranh và sự ưu đãi của nhà nước (ở Mỹ số lượng trang trại này chiếm

10% số lượng và 16% diện tích).

Page 13: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Trang trại loại này được tổ chức

theo nguyên tắc công ty cổ phần (ở Mỹ trang trại loại này chiếm 2,7% và

13,7% diện tích đất đai [7].

- Trang trại uỷ thác: Trang trại mà người chủ uỷ quyền cho người nhà, bạn

bè quản lý điều hành sản xuất (Đài loan thường có loại trang trại này) [15].

* Phân loại trang trại theo phương hướng sản xuất:

- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại này thường kết hợp sản xuất

kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp ngành nghề và dịch vụ.

- Trang trại chuyên môn hoá: Phương hướng sản xuất chỉ phát triển một

ngành hoặc một sản phẩm như sản xuất ngũ cốc, chăn nuôi gia súc.

* Phân loại theo nguồn thu nhập:

- Nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp: Xu thế trang trại loại này đang

giảm dần (năm 1985 Nhật Bản có 15% số trang trại thuộc loại này).

- Trang trại có thu nhập thêm từ bên ngoài trang trại, loại này thường

kinh doanh tổng hợp và xu thế ngày càng tăng.

* Các phương thức điều hành sản xuất:

- Chủ trang trại vừa điều hành vừa trực tiếp tham gia sản xuất: Loại trang

trại này chủ hộ thường là nông dân, hiện nay hình thức này là phổ biến.

- Chủ trang trại và gia đình không ở trang trại nhưng vẫn điều hành sản

xuất: Hình thức này không nhiều nhưng đang có xu hướng phát triển ở các

nước công nghiệp phát triển.

- Chủ trang trại nhỏ có ít ruộng đất, không điều hành sản xuất mà uỷ quyền

cho người thân quản lý trang trại của mình theo từng vụ hay nhiều năm.

* Phân loại theo tiến trình hình thành và phát triển:

Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đi từ bậc

thấp lên bậc cao, từ nền sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá

mà hình thành các trang trại.

Page 14: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

- Hộ nông dân nhỏ: Quy mô sản xuất nhỏ, ruộng đất ít, sản xuất bằng

công cụ thô sơ, mục đích đảm bảo thức ăn cho cuộc sống gia đình.

- Trang trại truyền thống: Đất đai được khai khẩn thêm về diện tích, bắt

đầu có sự tích tụ đất đai, lao động chủ yếu là lao động của gia đình. Sản phẩm

sản xuất ra phần lớn dùng để tiêu dùng.

- Trang trại sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi nhỏ: Quy mô diện tích

được tích tụ lớn hơn, sản xuất được phân định ra với vài loại cây trồng, vật

nuôi chủ yếu, sản xuất phần lớn là thủ công, một phần máy móc.

- Trang trại sản xuất đa dạng hoá: Sản xuất thâm canh có tưới nước, lao

động kết hợp thủ công và máy móc, sản phẩm đa dạng hoá nhằm đảm bảo thu

nhập bền vững, chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hóa.

- Trang trại chuyên môn hoá: Sử dụng lao động gia đình và thuê ngoài,

sản xuất thâm canh đạt hiệu quả cao chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hoá.

- Trang trại tự động hoá: Đang phát triển ở các nước phát triển trên thế

giới trong ngành chăn nuôi, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.

1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế trang trại

Hệ thống lại lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, nhiều nhà nghiên cứu

kinh tế Việt nam và thế giới đã đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại như sau:

- Theo một số học giả phương Tây:

“Hình thức kinh tế trang trại ở các nước này dùng để chỉ một lĩnh vực tổ

chức sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá lớn ở nông nghiệp nông thôn để

phân biệt với hình thức tiểu nông tự túc, tự cấp”.

- Theo PGS - TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông lâm

ngư trại…) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội,

dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội. Bao gồm một số người

lao động nhất định được chủ trang trại tổ chức, trang bị những tư liệu sản xuất

nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu của nền kinh

tế thị trường và được nhà nước bảo hộ” [17].

Page 15: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

- Theo ông Trần Tác, Phó Vụ trưởng - Vụ Kinh tế Trung ương Đảng:

“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong

nông, lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn. Có

sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có

phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra,

có trình độ đưa các thành tựu khoa học, công nghệ mới kết tinh trong hàng

hoá, tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế

xã hội cao”.

- Theo Phó Giáo sư Đào Công Tiên - trường Đại học Kinh tế thuộc Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: “Kinh tế trang trại là một loại hình tổ

chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, phổ biến được hình thành và phát

triển trên nền tảng kinh tế hộ và về cơ bản giữ bản chất kinh tế hộ. Quá trình

hình thành và phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao năng lực sản

xuất dựa trên cơ sở tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó tạo

ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao”.

Tóm lại: Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Kinh

tế trang trại của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất

hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm

mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu

thụ nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số

69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23.6.2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn có hai nhóm đối tượng có thể tham gia đầu tư sản xuất theo

mô hình trang trại, đó là hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực

lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị (gọi chung là hộ gia đình) và

cá nhân. Từ đó, hình thành nên hai loại hình kinh doanh là trang trại gia đình

và trang trại cá nhân.

Page 16: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Trong phạm vi luận văn này tác giả có giới hạn việc nghiên cứu, chỉ tập

trung vào loại hình trang trại gia đình trong hệ thống các loại hình trang trại

đang hoạt động trong cơ chế thị trường ở nước ta. Để làm được điều đó, một

trong những việc quan trọng đầu tiên phải làm là “nhận dạng” một cách đầy

đủ, rõ ràng về loại hình kinh doanh mới này để từ đó có những biện pháp

quản lý phát triển phù hợp.

1.1.1.3. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại

Quan điểm của các nhà kinh điển về tính tất yếu tồn tại kinh tế hộ gia

đình nông dân và kinh tế trang trại.

* Tính tất yếu khách quan của tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân

Không phải bây giờ các nhà kinh tế mới bàn đến vai trò của kinh tế hộ

nông dân đối với sự phát triển nông nghiệp mà ngay từ cuối thế kỷ XIX Mác,

Ăng-ghen đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Lúc đầu

nghiên cứu con đường công nghiệp hoá đặc thù của nước Anh, Mác đã tiên

đoán với quá trình tách người nông dân khỏi ruộng đất một cách ồ ạt thì giai

cấp nông dân bị thủ tiêu và nông nghiệp sẽ được tổ chức lại thành nền đại sản

xuất như trong công nghiệp. Nghĩa là trong nông nghiệp sẽ hình thành các

“Đại điền trang” Tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Quá trình đó

sẽ tách người nông dân ra khỏi tư liệu sản xuất, mà trước hết là ruộng đất.

Sau này kinh nghiệm lịch sử của những nước công nghiệp phát triển đã

làm chuyển biến nhận thức của Mác và ông phải công nhận là những tiên

đoán khái quát ban đầu của mình trước kia về thực tiễn đã không được, không

thiết lập ngay cả ở nước Anh siêu công nghiệp. Bất chấp xu hướng ban đầu

theo kiểu “dọn sạch mặt đất”. Ở nước Anh công nghiệp phát triển, song nông

trại gia đình trên thực tế không sử dụng lao động làm thuê vẫn ngày càng phát

triển và càng tỏ rõ sức sống cũng như hiệu quả của nó.

Page 17: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

Chính vì thế khi viết quyển III của bộ Tư bản chủ nghĩa, Mác đã kết

luận: “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển hình thức sản xuất

nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn

mà là các trang trại gia đình không có lao động làm thuê”.

Ở những nước còn giữ hình thức chia đất thành khoảnh nhỏ giá lúa mì rẻ

hơn ở những nước có phương thức sản xuất Tư bản” [2]. Mác đã khẳng định

do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên “hệ thống Tư bản chủ nghĩa mâu

thuẫn với nghề nông hợp lý hay là nghề nông hợp lý không phù hợp (trái

ngược) với hệ thống Tư bản chủ nghĩa (mặc dù hệ thống này có hỗ trợ cho sự

phát triển kỹ thuật của nông nghiệp) và đòi hỏi phải có hoặc là bàn tay của

người tiểu nông sống bằng lao động của mình, hoặc là sự kiểm soát của

những người sản xuất có liên kết với nhau” [24].

Sau Mác, Ăng-ghen, C. Cauxlay là người kế tục và có những cấu hiến

lớn trong việc truyền bá và phát triển Chủ nghĩa Mác. Trong đó cống hiến

xuất sắc của C. Cauxlay là những công trình nghiên cứu của ông về vấn đề

nông nghiệp. Theo C. Cauxlay nông nghiệp phát triển không cùng một kiểu

với công nghiệp mà theo những đặc thù của nó. C. Cauxlay cho rằng sự khác

nhau quan trọng nhất giữa công nghiệp và nông nghiệp là ở chỗ, trong nông

nghiệp sản xuất thường gắn liền với kinh tế gia đình, lao động trong nông

nghiệp khác với lao động trong công nghiệp. Sản xuất lớn trong nông nghiệp

không phải luôn luôn có ưu thế tuyệt đối so với sản xuất nhỏ trong mọi điều

kiện. Ông đã rất đúng khi cho rằng một doanh nghiệp lớn của nông dân nếu

đem so sánh với một doanh nghiệp nhỏ của nông dân khác trong cùng một khu

vực, cùng một loại cây trồng thì rõ ràng một doanh nghiệp lớn “ưu việt hơn,

nếu không phải về mặt kỹ thuật, thì ít ra cũng về mặt kinh tế”. Cauxlay đã đi

sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh đủ mạnh của

sản xuất nhỏ để chống lại ưu thế của sản xuất lớn trong nông nghiệp. Đó là “sự

Page 18: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

chuyên cần hơn và sự chăm chỉ cần mẫn hơn của người lao động khi anh làm

cho chính bản thân anh ta (đây là điểm khác căn bản với lao động làm thuê)

thấp hơn cả nhu cầu của chính bản thân công nhân nông nghiệp nữa”.

A.V. Trai-a-nốp nhà nông học nổi tiếng của thế giới trong nhiều năm

nghiên cứu phong trào hợp tác xã ở nhiều nước: Italia, Bỉ, Anh, Đức và cả ở

Mỹ la-tinh) để tìm cách vận dụng vào nước Nga Xô-viết đã khẳng định “Hợp

tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế nông dân, sau đó phục vụ cho

nó, và vì thế mà thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không có ý nghĩa

gì cả? Ông còn cho rằng: HTX chỉ xã hội hoá một phần sản xuất và quá trình

này có thể thực hiện không phá vỡ kinh tế hộ nông dân, nghĩa là các hộ nông

dân chỉ hợp tác với nhau phần sản phẩm sản xuất mà làm ăn tập thể có ưu thế

hơn làm ăn của từng hộ riêng lẻ.

V.I. Lê-nin đã kế thừa và phát triển về kinh tế hộ nông dân của C. Mác,

Ăng-ghen và tiếp thu những hạt nhân hợp lý của C. Cauxlay và A.V. Trai-a-nốp.

Lê-nin cho rằng nhân vật chính trong sản xuất nông nghiệp phải là “một chủ

trại tự do trên mảnh đất tự do”, nghĩa là mảnh đất đã dọn sạch khỏi những tàn

tích trung cổ. Đó là kiểu Mỹ” [13].

* Quá trình chuyển từ kinh tế hộ nông dân thành kinh tế trang trại

Các trang trại gia đình được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông,

sau khi phá vỡ cái vỏ bọc tự túc, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá. Về bản

chất kinh tế trang trại là kinh tế sản xuất hàng hoá khác với nền kinh tế tự cấp

tự túc, Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người tiểu nông: “Người chủ

trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra, còn người t iểu nông thì

dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”.

Trong quá trình phát triển kinh tế hộ sẽ vận động theo quy luật là mở

rộng sản xuất hàng hoá, tất yếu sẽ diễn ra quá trình phân hoá giữa các hộ gia

đình. Các hộ sản xuất thành công sẽ trở lên giàu có, những hộ sản xuất không

Page 19: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

thành công hoặc rủi ro trong kinh doanh sẽ trở lên nghèo. Quá trình này

thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ tạo nên sự ngăn cách ngày càng sâu về thu nhập

giữa các tầng lớp dân cư [20].

Trong nền kinh tế thị trường các hộ nông dân chịu sự chi phối của các

quy luật của nền kinh tế thị trường. Những hộ nông dân làm ăn có lãi sẽ mở

rộng quy mô sản xuất, mua thêm đất đai, máy móc, tư liệu sản xuất nên quy

mô càng lớn hơn và thành các hộ giàu trong nông thôn [20].

Ngoài ra dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên

lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, hộ nông dân

thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ chuyển thành hộ sản xuất hàng hoá.

Sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học kỹ

thuật, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm quá trình phân hoá diễn ra

ngày càng nhanh hơn, các hộ giàu sẽ phát triển thành kinh tế trang trại.

Quá trình biến đổi từ hộ nông dân thành kinh tế trang trại là quá trình tự

phát hợp quy luật phát triển của xã hội.

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế hộ và kinh tế trang trại

Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay nhờ đường lối đổi mới của Đảng và

chính sách khuyến khích của Nhà nước, hộ nông dân được thừa nhận là đơn

vị kinh tế tự chủ đã tạo ra động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động,

tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất, quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân.

Nhờ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã có một bước chuyển biến

tương đối toàn diện, mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất

cả các vùng của đất nước.

Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế phát triển của mô hình trang trại

trong thời gian qua cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong tương lai loại hình

phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là trang trại gia đình của hộ nông dân. Về vấn

đề này, Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10.11.1998 của Bộ Chính trị Trung ương

Page 20: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô

hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là

kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn

của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả...”. Đảng và Nhà

nước cũng đã có những chủ trương, chính sách và bước đầu cũng đã tạo dựng

được những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện để các trang trại gia đình

hình thành và phát triển. Tuy nhiên, khung pháp luật về loại hình này còn ở

mức độ rất ban đầu, cần phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh

đó, dưới góc độ pháp lý, còn có nhiều vấn đề lý luận đặt ra, cần được nghiên

cứu, lý giải để tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các quyết tâm chính trị và

pháp lý.

1.1.1.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại

Căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02.02.2000

của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như thực trạng hình

thành và phát triển của trang trại gia đình thời gian vừa qua, có thể thấy trang

trại gia đình ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau [16]:

Thứ nhất: Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế trong lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp.

- Trang trại gia đình là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật

chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thủy sản, đồng thời quá trình

kinh tế trong trang trại gia đình là quá trình khép kín với các khâu của quá

trình tái sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi,

tiêu dùng.

- Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế có một cơ cấu thống nhất, đó

là dựa trên cơ sở hộ gia đình bao gồm chủ hộ và các thành viên khác trong gia

đình. Chủ trang trại (thường là chủ hộ) là người đại diện cho trang trại gia

đình trong các quan hệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang

Page 21: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

trại. Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu

thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh tại trang trại. Đây là

những tố chất rất cần thiết cho một nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường và về cơ bản chúng không có ở người chủ hộ nông dân sản xuất tự

cung tự cấp.

- Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình thuộc quyền

sở hữu hoặc sử dụng (đối với đất đai) chung của các thành viên trong hộ gia

đình. Bằng công sức, tài sản và vốn chung các thành viên của hộ gia đình tiến

hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp dưới hình

thức trang trại gia đình. Đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất

kinh doanh bằng những tài sản chung đó.

- Xuất phát từ bản chất kinh tế của trang trại, nên hoạt động sản xuất

kinh doanh của trang trại gia đình luôn gắn liền với một vị trí diện tích đất đai

nhất định. Thực tế cho thấy, đây vừa là địa điểm sản xuất kinh doanh đồng

thời cũng là trụ sở giao dịch của trang trại gia đình trong các quan hệ nhằm

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong

việc tiếp cận thị trường, không ít trang trại gia đình đã mở thêm các địa điểm

giao dịch gần các trung tâm thương mại lớn nhằm tiếp thị và tiêu thụ sản

phẩm hàng hoá của mình.

- Theo pháp luật hiện nay, trang trại gia đình bước đầu cũng đã được quy

định cho một số quyền và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh

vực như: đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ và môi

trường, bảo hộ, v.v... Trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ này, trang trại gia

đình hoàn toàn tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn

phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức

sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm,...

- Hiện nay, theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3.2.2000 về đăng ký

kinh doanh, trang trại gia đình đang phải đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa

Page 22: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

hộ kinh doanh cá thể. Vấn đề đăng ký kinh doanh cho trang trại gia đình hiện

vẫn chưa được đề cập đến trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, đây là một

việc làm hết sức cần thiết để thể hiện sự chính thức thừa nhận và bảo hộ của

Nhà nước đối với trang trại gia đình, đây còn là cơ sở để một hộ là trang trại

gia đình được hưởng các chính sách ưu tiên và làm nghĩa vụ đối với Nhà

nước. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế

trang trại đã xác định đây là một trong những vấn đề bất cập, cần phải được

giải quyết kịp thời.

Thứ hai: Mục đích chủ yếu của trang trại gia đình là kinh doanh nông

sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của trang trại gia đình. Mục tiêu của

trang trại gia đình là sản xuất nông, lâm, thủy sản để bán, khác hẳn với kinh tế

hộ tự cấp tực túc là chính. Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản

xuất nông lâm ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong

cơ chế thị trường mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Vì vậy, đặc trưng

cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá. Kinh

nghiệm các nước trên thế giới cho thấy tiêu chí giá trị nông sản hàng hoá và

tỷ suất hàng hoá bán ra trong năm luôn luôn được sử dụng làm thước đo chủ

yếu của trang trại. Ở Việt Nam, thực tiễn sản xuất của các trang trại gia đình

trong những năm vừa qua cho thấy, trang trại nào cũng lấy sản xuất hàng hoá

là hướng chính và tỷ suất hàng hoá của các trang trại trại phổ biến từ 70 -

80% đối với những trang trại đã đi vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực

nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo một kết quả điều tra năm 2001

cho thấy: ở nước ta trong năm 2000, giá trị hàng hoá của các trang trại trong

cả nước đạt 4.965,9 tỷ đồng, bình quân một trang trại đạt 81,7 triệu đồng, tỷ

suất hàng hoá là 92,6%. Đặc trưng sản xuất hàng hoá cho phép phân biệt rõ

ràng ranh giới giữa trang trại gia đình với kinh tế hộ nông dân, sản xuất tự cấp

tự túc và với hộ phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

Page 23: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

Thứ ba: Trong trang trại gia đình, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng

đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển

sản xuất hàng hoá.

Trong nông nghiệp cũng như trong các ngành sản xuất vật chất khác, sản

xuất hàng hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập

trung với quy mô nào đó. Do đó, ở các trang trại gia đình sản xuất hàng hoá

chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất,... được tập

trung tới quy mô đủ lớn. Đặc điểm này được quy định bởi chính đặc điểm về

mục đích sản xuất của trang trại. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số

69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát

triển Nông thôn và Tổng cục thống kê, sự tập trung các yếu tố sản xuất của

trang trại gia đình được biểu thị về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu, đó

là: Quy mô diện tích ruộng đất của trang trại (nếu là trang trại chăn nuôi thì là

số lượng gia súc, gia cầm,...) và quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh

của trang trại.

Thực tế cho thấy, các trang trại gia đình có quy mô lớn hơn rất nhiều so

với kinh tế hộ gia đình nông dân. Theo số liệu điều tra năm 1999 của Trường

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho thấy: bình quân một trang trại gia đình

có số vốn là 291,43 triệu đồng, trong đó 91,03% là vốn tự có, quy mô đất đai

bình quân của một trang trại gia đình là 6,338 ha, trong khi đó bình quân đất

đai sản xuất nông nghiệp của một hộ gia đình chỉ là 0,68 ha.

Thứ tư: Lao động trong các trang trại gia đình chủ yếu là dựa trên các

thành viên trong hộ, ngoài ra có thuê mướn lao động.

Lực lượng lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại và các thành

viên trong gia đình, đây là những người có quan hệ huyết thống, gần gũi như:

Cha mẹ, vợ chồng, anh em. Lao động được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, quản

lý điều hành linh hoạt, dễ dàng, hiệu quả lao động cao. Ngoài ra, để phục vụ

Page 24: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trang trại gia đình còn phải thuê mướn lao

động bên ngoài nhất là vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch. Quy mô thuê muớn

lao động trong trang trại tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh của trang

trại. Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại gia đình, đó là :

thuê lao động thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ. Theo thống kê của

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, bình quân 1 trang trại sử dụng 6 lao

động (quy ra thường xuyên), lao động trong gia đình chiếm 45%; hầu hết

trang trại đều có sử dụng lao động thuê ngoài, số lượng lao động thuê ngoài

trong các trang trại chiếm khoảng 55% tổng số lao động trong các trang trại,

trong đó chủ yếu là lao động thời vụ (khoảng 70%). Trang trại chăn nuôi,

nuôi trồng thủy sản do tính chất sản xuất khá ổn định nên sử dụng lao động

thời vụ ít hơn (từ 10 - 20%).

Thứ năm: Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang

trại gia đình ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.

Trong kinh tế hộ gia đình nông dân do tính chất sản xuất đơn giản và

quy mô sản xuất nhỏ với mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy việc điều

hành sản xuất của chủ hộ vẫn còn mang nặng tính gia trưởng, người chủ hộ

chỉ cần có kinh nghiệm sản xuất và cần cù lao động theo kinh nghiệm cha

truyền con nối. Nhưng đối với trang trại gia đình, với mục đích chính là sản

xuất hàng hoá và bị các yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh chi phối ngày

càng nhiều thì cách quản lý theo kiểu gia trưởng không còn phù hợp nữa. Sản

xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi, quy hoạch

ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất, áp dụng các công nghệ

và quy trình sản xuất thâm canh, kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, lợi

nhuận, phân tích kinh doanh... Do vậy việc quản lý, điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh của trang trại đòi hỏi phải dựa trên cơ sở những kiến thức

khoa học và ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đi vào chiều sâu.

Page 25: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

Như vậy, mặc dù cũng dựa trên cơ sở hộ gia đình, nhưng trang trại gia

đình có sự khác biệt rất lớn so với hộ gia đình thể hiện ở mục đích, quy mô và

trình độ sản xuất. Trang trại gia đình đã và đang ngày càng thể hiện rõ tính

chất của một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

nông thôn ở nước ta. Từ những đặc điểm nêu trên, theo chúng tôi, dưới góc

độ pháp lý khái niệm về trang trại gia đình với tư cách là một chủ thể kinh

doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường có thể hiểu như sau: “Trang trại

gia đình là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp, dựa trên cơ sở hộ gia đình, có mục đích chủ yếu là kinh doanh nông

sản hàng hoá, trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung

đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động sản

xuất kinh doanh”.

Khái niệm này vừa thể hiện được bản chất về mặt kinh tế của trang trại

nhưng đồng thời cũng thể hiện được những đặc trưng của loại hình trang trại

gia đình, là cở sở để phân biệt trang trại gia đình với các loại hình kinh doanh

khác đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay.

1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng

Một hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản được xác định là trang trại

theo qui định tại Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000

liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê; Thông

tư số 74/2003/TT - BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/ TTLT/BNN-

TCTK) phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ

bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại sau đây:

1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng

trở lên;

Page 26: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

2. Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ

tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế:

a. Đối với trang trại trồng trọt:

(1) Trang trại trồng cây hàng năm:

- Từ 2 ha trở lên đối với phía Bắc và Duyên hải miền Trung;

(2) Trang trại trồng cây lâu năm:

- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung;

(3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.

b. Đối với trang trại chăn nuôi:

(1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,v.v...

- Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên;

- Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.

(2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v...

- Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở lên, đối

với dê, cừu từ 100 con trở lên;

- Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn

sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.

(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ

2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm

thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).

d. Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp:

Là những trang trại có từ hai hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và

nuôi trồng thuỷ sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về qui mô

hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại.

Việc công nhận và cấp giấy chứng nhận trang trại gia đình là việc làm

cần thiết tạo điều kiện cho loại hình KTTT phát triển. Tuy nhiên để làm được

Page 27: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

điều đó, một trong những việc quan trọng đầu tiên phải làm là xác định một

cách đầy đủ về phạm vi và số lượng của loại hình KTTT để từ đó có những

biện pháp quản lý phù hợp.

1.1.1.6. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế

nông nghiệp và nông thôn

* Theo “ủy ban Quốc gia về Trang trại nhỏ” (NCFS) của Bộ Nông

nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cũng đã công bố một bản báo cáo có tính bước ngoặt

vào năm 1998 với nhan đề “Thời gian hành động”. Trong đó USDA thừa

nhận “Những giá trị công cộng” của trang trại gia đình bao gồm [8]:

- Tính đa dạng: Các trang trại nhỏ chứa đựng tính đa dạng của quan hệ

sở hữu, của hệ thống canh tác, của cảnh quan môi trường, của sự đa dạng sinh

học, của văn hoá và các giá trị truyền thống. Sự phát triển của các trang trại

nhỏ góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, làm tăng sự hấp dẫn của phong

cảnh nông thôn và làm mở rộng không gian sống.

- Những lợi ích về môi trường: Trang trại gia đình có vai trò rất quan

trọng trong việc tạo ra những lợi ích môi trường cho xã hội. Việc đầu tư vào

các trang trại này sẽ cung cấp cho chính phủ một sự chia sẻ trong cương vị

quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

- Trao quyền hợp pháp và chịu trách nhiệm cộng đồng: Các trang trại

nhỏ đã mang lại cho người nông dân một ý nghĩa lớn hơn đối với trách nhiệm

cá nhân và cảm giác được kiểm soát cuộc sống của chính mình, đặc điểm này

không dễ có được đối với công nhân trong các nhà máy. Những chủ trang trại

hoạt động dựa vào những doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ tại địa

phương để đáp ứng các nhu cầu của mình. Điều này có tác dụng rất lớn

trong việc tạo ra cơ hội để mang lại lợi ích lớn hơn đối với cộng đồng và

hạnh phúc của bản thân những người trong trang trại. Ngược lại, những chủ

trang trại nhỏ ở địa phương sẽ tự cảm thấy phải có trách nhiệm cao hơn

Page 28: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

trong việc kiểm soát bất cứ hoạt động tiêu cực nào mà nó có thể gây ra tác

hại đối với cộng đồng.

- Bổn phận của gia đình: Trang trại gia đình có bổn phận nuôi dưỡng

những đứa trẻ lớn lên và thu nhận những giá trị truyền thống. Những kỹ năng

canh tác đã trải qua từ thế hệ này đến thế hệ khác dưới cấu trúc sở hữu gia

đình. Khi những đứa trẻ không tiếp tục làm nông, những kiến thức, kỹ năng

và kinh nghiệm canh tác có thể sẽ bị mất.

Một hình mẫu tương tự ở các nước đang phát triển, trong những cộng

đồng canh tác truyền thống, trang trại gia đình là trung tâm để duy trì cộng

đồng và để tăng cường khả năng chịu đựng của nền sản xuất nông nghiệp.

Trong các trang trại gia đình, hoạt động sản xuất, động viên lao động, hình

thức tiêu thụ, kiến thức về sinh thái và những mối quan tâm chung trong việc

duy trì sự tồn tại lâu dài của trang trại được xem như là một thứ tài nguyên,

nó đóng góp cho sự ổn định và phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế

cũng như với mỗi đơn vị kinh tế cơ sở là gia đình.

* Theo đánh giá của Chính phủ Việt nam tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-

CP ngày 02/02/2000 về Kinh tế trang trại:

Những năm gần đây, kinh tế trang trại đã đóng góp đáng kể vào sự tăng

trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao

động của các hộ nông nghiệp và nông thôn. Sự phát triển của kinh tế trang trại

là động lực mới cho phát triển kinh tế hộ nông dân, bên cạnh đó đã tạo ra các

vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hoá tập trung, làm tăng khối lượng

và giá trị hàng hoá, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

và thực phẩm phát triển, mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Nói

cách khác: sự phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo

hướng CNH, HĐH.

Page 29: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

1.1.2. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu, kinh tế trang trại được hình thành từ rất sớm,

từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến,

từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở châu Âu, nghĩa là

kinh tế trang trại ra đời gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Kinh tế trang

trại được xem là xuất hiện sớm nhất ở Pháp. Sau cuộc đại cách mạng tư sản

Pháp năm 1789, ở Pháp xuất hiện những chủ trại (ferrmier) trong nông

nghiệp. Từ đó kinh tế trang trại phát triển và lan rộng khắp thế giới.

Có thể nói, đến nay trang trại gia đình trở thành mô hình phổ biến nhất

của nông nghiệp thế giới, nó chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất đai canh tác

và số lượng nông sản làm ra. Ví dụ hiện nay ở Mỹ với 2,2 triệu trang trại đã

sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới. ở

Malayxia năm 1992 các trang trại đã xuất ra 40 nước trên 6 triệu tấn [11].

Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia dình có sự biến đổi về số lượng

cũng như quy mô. Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy trong thời kỳ đầu CNH do

lao động nông nghiệp còn đông, khả năng phân công lao động xã hội còn hạn

chế thì số lượng trang trại gia đình tăng lên. Đến thời kỳ công nghiệp hoá phát

triển, khả năng thu hút lao động của công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh

chóng thì số lượng trang trại nông nghiệp bắt đầu giảm đi. Cuối thế kỷ XX số

lượng ở các trang trại gia đình ở các nước đang phát triển ở châu Á tăng 2,5%

mỗi năm, trong khi dó ở các nước công nghiệp phát triển châu Âu giảm

2,35% mỗi năm.

- Quy mô trang trại gia đình lại biến động theo chiều hướng ngược lại

với số lượng trang trại của mỗi quốc gia. Tuỳ điều kiện các nước mà quy mô

trang trại có thể rất khác nhau. Trang trại của các nước châu Á có diện tích

nhỏ, quy mô trang trại chỉ trên dưới một ha như Nhật bản (1,2 ha). Trang trại

của các nước châu Âu lớn hơn, quy mô bình quân trang trại hàng chục ha như

Page 30: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Pháp (29,2 ha); Đan mạch 31,7 ha. Ở một số nước quy mô trang trại gia đình

lên tới hàng trăm ha như ở Mỹ trang trại bình quân 180 ha [4].

Biểu 1.1: Diện tích bình quân 1 TT ở một số nƣớc trên thế giới 1990

Nƣớc Diện tích (ha) Nƣớc Diện tích (ha)

Mỹ 180 Bỉ 14

Anh 64 Pakistan 3,86

Đan mạch 31,7 Thái Lan 4,5

Pháp 29,2 Italia 2

Ấn Độ 20 Inđônêxia 1,77

Hà Lan 16,4 Nhật Bản 1,2

Nhìn chung các trang trại gia đình trên thế giới có những đặc trưng

chung là có trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng ngày càng nhiều khoa học kỹ

thuật và công nghệ sinh học... các trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao

động của hộ gia đình và một số ít lao động thuê ngoài (chủ yếu theo thời vụ).

- Việc cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong các trang trại không

chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ngay cả đối với các trang trại tại các nước

đang phát triển: “Năm 1985, cơ cấu động lực nông nghiệp của các trang trại ở

các nước công nghiệp phát triển có 7% sức người, 10% sức súc vật và 82%

sức máy, cơ điện còn các trang trại của các nước đang phát triển có 25 đến

30% sức người, 50% sức súc vật và 20% sức máy…”. Ngoài ra, các trang trại

còn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sinh học, tin học: “Ở

Mỹ, đến nay đã có 20% trang trại gia đình sử dụng máy tính phục vụ việc lập

trình sản xuất kinh doanh trên đồng ruộng và trong trang trại. Ở Đức 50% các

trang trại quy mô 50 ha trở lên đã sử dụng máy vi tính vào quá trình điều hành

sản xuất…”[5].

- Lao động sử dụng trong trang trại ở Tây Âu và Mỹ đang có xu hướng

giảm dần. Hiện nay ở Mỹ chỉ có từ 1 - 2 lao động/ trang trại; Nhật bản khoảng

3 lao động/ trang trại (1990); Đài loan mỗi trang trại chỉ có 1,3 lao động [7].

Page 31: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Biểu 1.2: Lao động sử dụng trong 1 TT ở một số nƣớc trên thế giới 1990

Đơn vị tính: Người

Tên nƣớc Thái Lan Hàn Quốc Pháp Đức

Lao động/ Tr.Trại (người) 3,7 2,1 2,1 1,2

Số lao động của một trang trại của các nước trên thế giới là từ 2 đến 4 lao

động/ trang trại. Số lượng lao động trong các trang trại không phụ thuộc vào

quy mô sản xuất của trang trại mà phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất.

Thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nước trên Thế giới đã khẳng

định điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự

hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình

công nghiệp hoá đất nước. Ngoài ra trang trại gia đình muốn hoạt động có

hiệu quả cần phải có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước thông

qua các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô như: Chính sách thuế, chính

sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động...

Kinh tế trang trại là những đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, nhưng

các trang trại gia đình có thể tham gia kinh tế hợp tác với nội dung và hình

thức khác nhau. Các hợp tác xã để bảo đảm đầu vào và đầu ra của quá trình

sản xuất với chi phí thấp, lợi nhuận cao để bảo vệ lợi ích lâu dài của trang trại.

* Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển kinh tế trang

trại của thế giới

- Trang trại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá của

các nước. Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước

từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát

triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát

triển. Trong qúa trình công nghiệp hoá kinh tế trang trại đều giữ vị trí xung

kích cung cấp nông sản hàng hoá cho xuất khẩu.

Page 32: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

- Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là

trang trại gia đình, có nguồn gốc từ hộ gia đình vì thế nó phát huy thế mạnh

vốn có của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.

- Thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới lại cho

phép đi đến kết luận: chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là

chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài.

- Trong các giai đoạn ban đầu kinh tế trang trại phát triển theo hướng

kinh doanh tổng hợp bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường sẽ từng bước đi vào chuyên môn hoá.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc

vào quy mô đất đai. ở các nước châu Á như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan

diện tích các trang trại nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất lại rất lớn.

1.1.3. Lịch sử hình thành và tồn tại trang trại ở Việt nam và Bắc Kạn

Nhìn lại lịch sử ta thấy trang trại ở nước ta đã hình thành từ thời nhà

Trần, thời đó gọi là điền trang - nhưng điền trang lúc này chủ yếu là trang trại

của quý tộc phong kiến [9], [10].

Trong sách “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” có ghi: “Năm 1266, triều

đình nhà Trần cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi… triệu

tập dân nghèo khổ không có đất làm nô tỳ đi khai hoang miền ven biển, đắp

đê ngăn mặn, khai phá đất bồi sông Hồng lập thành điền trang rộng lớn” [20].

Khác với thái ấp thời nhà Lý và điền trang thời nhà Lý, điền trang thời

nhà Trần thuộc sở hữu của quý tộc. Nô tỳ bị bóc lột như nông nô. Tức là như

những người nông dân bị phụ thuộc vào ruộng đất - điền trang rộng lớn của

bọn địa chủ quý tộc. Họ bị bóc lột bằng địa tô và lao dịch, có thể bị bán theo

ruộng đất dưới chế độ phong kiến.

Đến thời nhà hậu Lê, nhà nước phong kiến chủ trương mở rộng khai

hoang lập đồn điền (đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại). Lượng lao động

Page 33: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính

đóng đồn ở các địa phương. Đến năm 1481, cả nước có 43 sở đồn điền để cấp

cho họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên (gọi là cấp lộc điền). Lực

lượng sản xuất trong các đồn điền - trang trại - vừa áp dụng chế độ nô tỳ, vừa

chủ yếu là bóc lột trực tiếp bởi phong kiến và phụ thuộc trực tiếp bởi nhà

nước vì luật pháp cấm nông dân bỏ làng ra đi để bắt nông dân không ruộng

phải cày ruộng, nộp thuế, lao dịch và binh dịch.

Đến đời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết

định về khai hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai

hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, nhà nước dùng binh lính và tù nhân bị

lưu đày để khai hoang, hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân khai phá đất

hoang để lập đồn điền - trang trại - phát canh - thu tô.

Đặc biệt thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, họ đã thực hiện chính sách khai

thác thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Họ thấy ngành nông nghiệp là ngành

đấu tư ít vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận cao vì vừa có thể bóc lột được độ

phì nhiêu của đất vừa bóc lột được sức lao động làm thuê đến cùng tận. Năm

1888, Toàn quyền Đông dương ra các Nghị định cho địa chủ thực dân được

quyền lập các đồn điền, Nghị định còn cho phép địa chủ thực dân được quyền

lập các đồn điền rộng lớn mà họ gọi là đất vô chủ. Chỉ sau 2 năm, năm 1890,

số đồn điền trại ấp khắp ba miền Bắc - Trung - Nam được họ thành lập đã lên

tới 108 cái, với diện tích 10.898 ha, quy mô bình quân 100 ha/ 1 đồn điền.

Đến giữa những năm 20, tổng diện tích mà họ chiếm đoạt dưới nhiều thủ đoạn

đã lên đến 270.000 ha (trong đó ở Nam kỳ 308.000; ở Trung kỳ 26.000 và ở

Bắc kỳ 136.000 ha). Tổng số trang trại (đồn điền) đã lên tới 2.350 cái chuyên

trồng cao su, chè, hồ tiêu, dừa, lúa, mía, bông… quy mô vừa, lớn, nhở khác

nhau. Có cái ở Bắc kỳ lên đến 8.515ha. Nhưng bình quân chung ước chừng

200 ha/cái [11], [36].

Page 34: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

Kết quả lợi nhuận siêu gạch họ vơ vét ngày càng nhiều, họ càng thi nhau

phát triển trang trại cả về số lượng và quy mô diện tích đất đai kinh doanh.

Tính đến năm 1930, thực dân Pháp đã chiếm đọat 1,2 triệu ha, bằng 1/7 trong

tổng diện tích đất canh tác của nước ta lúc bấy giờ để lập trên dưới 4.000 đồn

điền - trang trại với quy mô bình quân chừng 300 ha/cái.

Phương thức kinh doanh của các chủ đồn điền - trang trại như sau:

- Từ đầu đến giữa những năm 1920 là phát canh thu tô theo lối phong kiến.

- Từ sau những năm 1920 đến trước cách mạng tháng Tám 1945 họ

cưỡng mộ công nhân vào làm các đồn điền - trang trại và bóc lột người lao

động hết sức tàn nhẫn, vô nhân đạo, thậm chí họ còn dùng xác chết của công

nhân ở các đồn điền để bón cho cây cao su…

- Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975.

+ Ở miền Nam: các loại đồn điền tư bản, thực dân ở những vùng địch

tạm chiến vẫn tồn tại và phát triển.

+ Ở miền Bắc: Nhà nước tiến hành tịch thu các đồn điền của thực dân

Pháp và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển

một số thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của nhà nước. Đến năm 1957, nhà

nước đã chính thức thành lập các nông, lâm trường quốc doanh. Từ những

năm 1958 đến năm 1960 các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, quy

mô thôn đã được thành lập, rồi lên bậc cao, quy mô liên thôn, đến quy mô xã

có tính phổ biến trên toàn miền Bắc. Các hình thức đó đã có tác dụng lớn

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như xây dựng hệ thống

thủy lợi, cải tạo đồng ruộng… nên sau năm 1975 cũng được áp dụng ở miền

Nam đã được quốc hữu hóa như ở miền Bắc trước đây.

- Từ 1975 đến 1986:

Như trên đã nói, sau khi giải phóng miền nam những đồn điền - trang trại

kiểu Tư bản chủ nghĩa đã được Nhà nước tịch thu và chuyển thành những

nông trường quốc doanh.

Page 35: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Nói chung, thời kì hòa bình, khôi phục và phát triển nền kinh tế cả nước

theo hướng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và vẫn áp dụng mô hình cũ - xây

dựng nền kinh tế nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch, tập trung. Chỉ có 2

hình thức kinh tế chủ yếu (trong thành phần kinh tế Xã hội chủ nghĩa) là nông

trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã bộc lộ nhiều khuyết tật cần

được đổi mới.

- Từ 1986 đến nay: Đảng và Chính phủ đã công nhận sự tồn tại tất yếu, vai

trò của kinh tế trang trại và đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển.

+ Nghị quyết 10 (tháng 4 năm 1987) của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế

quản lý kinh tế nông nghiệp khẳng định: Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ,

khuyến khích phát triển.

+ Luật đất đai năm 1993 khẳng định ruộng đất là của Nhà nước, Nhà

nước giao cho hộ nông dân và các tổ chức kinh tế sử dụng ổn định, lâu dài.

+ Nghị định 02/CP (1994) quy định giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức

và cá nhân, hộ gia đình thời hạn 50 năm.

+ Nghị định 03/CP (1994) quy định giao khoán kinh doanh rừng và đất

rừng lâu dài cho các cá nhân, hộ gia đình.

+ Nghị định 64/CP (1999) quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình

và các cá nhân ổn định lâu dài, thời hạn 20 năm.

+ Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02 /02/2000 của Chính phủ về

kinh tế trang trại;

+ Thông tư số: 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính

hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại;

+ Thông tư số: 23/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2000 của Bộ Lao

động thương binh và xã hội hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người

lao động làm việc trong các trang trại [1];

Page 36: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

+ Các Thông tư Liên tịch số: 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000

và 62/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT,

Tổng cục Thống kê và hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại [12];

Các chính sách trên đã đi vào cuộc sống làm chuyển biến nền nông

nghiệp nước ta. Trong quá trình phát triển này, một loại hình tổ chức sản xuất

mới trong nông nghiệp ra đời: Một số hộ nông dân, cá nhân đã tích luỹ kinh

nghiệm sản xuất, tích tụ đất đai, đầu tư thâm canh chuyển sang sản xuất hàng

hoá hình thành nên các trang trại đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát

triển kinh tế nước ta.

* Tóm lược lịch sử hình thành kinh tế trang trại ở Bắc Kạn

- Thời kỳ phong kiến, pháp thuộc Bắc Kạn là một tỉnh có chế độ “Thổ

ty” của người Tày là tộc người đa số ở địa phương. Việc một số quan lại được

vua chúa ban thưởng nhiều đất đai trong thời kỳ phong kiến là một thực tế,

tuy nhiên với đặc điểm của nền kinh tế tự cấp tự túc nên có thể nói trang trại

chưa hình thành vào thời gian này.

- Thời kỳ thuộc pháp: Thực dân pháp thực hiện việc khai thác thuộc địa

rất mạnh ở Bắc Kạn, tuy nhiên chỉ đơn thuần là khai thác khoáng sản. Việc

lập đồn điền trồng cây hàng hoá tập trung tại địa phương là không có, họ chỉ

du nhập một số giống cây để trồng thử nghiệm ở địa phương.

- Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và xây dựng CNXH ở miền

Bắc: Các hợp tác xã nông nghiệp ra đời cũng là việc các hộ gia đình có nhiều

ruộng đất đã hiến hoặc góp hoa lợi vào hợp tác. Cùng với nó là việc vận động

định canh định cư đưa người Dao và Mông “hạ sơn” và vào hợp tác xã để

cùng có ruộng.

- Thời kỳ đổi mới kinh tế: Vấn đề đổ vỡ của các hợp tác xã nông nghiệp

cũng dẫn tới việc tự phát đòi lại ruộng đất ông cha. Rất nhiều hộ gia đình kinh

tế mới và định canh định cư vì không còn ruộng nước canh tác đã tiến hành

Page 37: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

lập trại tại các vùng đầu nguồn sông, suối để làm kinh tế nông lâm kết hợp.

Chính sách hỗ trợ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo chương

trình 327 đã được chính quyền địa phương triển khai và nhân dân tích cực

tham gia. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện chính sách hỗ trợ dãn dân

thực hiện chương trình 327 cho hàng nghìn hộ trên địa bàn tỉnh. Trong bối

cảnh như vậy đã hình thành nên một loại hình kinh tế mới, đó là các trang trại

tách biệt ra khỏi các khu dân cư làng bản lâu đời. Đại đa số các trang trại này

là của những gia đình nông dân bị sức ép do mất đất canh tác sau thời kỳ đòi

lại “ruộng đất ông cha” ở Bắc Kạn cuối những năm 1980, còn lại một số ít là

của công nhân viên chức, bộ đội phục viên và tiểu thương có điều kiện về

kinh tế.

1.1.4. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta từ khi đổi mới

theo nền kinh tế thị trƣờng

* Giai đoạn 1989-1999:

Để “đổi mới” về kinh tế, ở Đại hội VI (12/1986) Đảng đã chỉ ra, trong

thời kỳ quá độ ở nước ta là “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần” và tiếp

đến (4/1989) trong nông nghiệp có Nghị Quyết VI năm 1989, Đảng chỉ ra

rằng “gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh doanh tự chủ” đồng thời,

luật doanh nghiệp tư nhân cũng được công bố ngày 3/1/1991. Đó chính là

những cơ sở để hệ thống trang trại phát triển với tốc độ và quy mô càng cao

lớn hơn.

Trên thực tế từ năm 1989 đến 1999, từ Nam Bộ đến các tỉnh đồng bằng

Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên hoặc tới các tỉnh miền núi

phía Bắc đã hình thành từng loại trang trại. Các loại trang trại này chuyên

môn hóa sản xuất lúa, mía, cà phê, cao su, cây ăn quả, chè,… và chăn nuôi

các loại lợn, gia cầm, trâu bò. Hoặc chuyên môn hóa lúa kết hợp hợp lý các

ngành với quy mô từ nhỏ, vừa, lớn đến cực lớn. quy mô diện tích đất kinh

Page 38: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

doanh phổ biến là trên dưới 5 ha đến 10 - 20 - 30, thậm chí đến hàng trăm ha

(như ngư trại khai hoang lấn biển nuôi trồng thủy sản nông thôn của ông

Nguyễn Văn Khanh ở huyện An Hải - Hải Phòng có diện tích kinh doanh từ

246 - 300 ha).

Có trang trại rộng hàng nghìn hoặc hơn 200 ha đất canh tác hay làm trại

trồng rừng cũng có hơn 200 ha. Các chủ trang trại hầu hết đã sử dụng lực

lượng cơ khí, nhất là máy kéo và lao động làm thuê. Giá trị tổng sản phẩm

của các trang trại loại nhỏ phổ biến là trên dưới 100 đến 200 triệu, loại vừa

200 triệu đến 1 tỷ, loại lớn 1 tỷ đến 5 tỷ, loại cực lớn là trên 5 tỷ.

Nhìn chung, các trang trại đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nơi kể cả

vùng đồng bằng sông Hồng là nơi đất hẹp người đông. Nhưng phát triển

nhanh nhất là ở các tỉnh huyện trung du, miền núi và nhiều tỉnh của Nam Bộ

hoặc ở vùng đất mới khai hoang, lấn biển.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 1989 tổng số có

5.125 trang trại, đến năm 1992 đã tăng lên đến 13.246 trang trại, nhiều hơn

gấp 2,53 lần. Đến ngày 1/7/1999 cả nước có 90.167 trang trại, tăng gấp 6,8

lần so với năm 1989. Diện tích đất trong kinh doanh nông nghiệp trong cùng

thời gian từ năm 1989 đến năm 1992 đã tăng từ 22.946 ha lên 58.282 ha, gấp

2,54 lần, đến năm 1999 tăng lên 396.282 ha, gấp 6,81 lần so với năm 1992 và

gấp 17,29 lần so với năm 1989. Vốn đầu tư của các trang trại cả nước, nếu tính

từ khi mới thành lập ở năm 1989 của 5.125 trang trại có chừng 513.677 triệu

đồng thì đến năm 1999 của 90.167 trang trại đã đầu từ đến 18.030.000 triệu

đồng nhiều hơn gấp 35,1 lần. Điều đó phản ánh trình độ đầu tư thâm canh, áp

dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của

các trang trại trong 10 năm qua đã dần dần tăng lên. Tổng giá trị sản phẩm

bình quân của các trang trại trong những năm 1997-1999 được chừng 9.575 tỷ

đồng/năm chiếm 7,89% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là tỷ suất

Page 39: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

nông sản hàng hoá của các trang trại ở năm 1992 chiếm 78,6% thì năm 1999

đã tăng lên đến 86,74% [17].

Như vậy, trong 10 năm (1989-1999) kinh tế trang trại đã phát triển với

tốc độ ở những năm sau tăng nhanh hơn những năm trước. Thêm vào đó cần

lưu ý là ở những vùng có bình quân diện tích ruộng đất nông nghiệp cao và có

truyền thống sản xuất hàng hoá như đồng bằng sông Cửu Long và những

vùng trung du miền núi (có nhiều đất trống đồi trọc) hoặc ở các vùng khai

hoang lấn biển (như Cồn Ngạn, H. Giao Thuỷ, T. Nam Định) thì tốc độ và

quy mô phát triển trang trại rất nhanh.

* Giai đoạn 2000-2006:

Sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang

trại, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan

trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản [21].

- Số lượng trang trại (1) tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp

phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Biểu 1.3: Số lƣợng trang trại phân theo vùng ở Việt nam 2000 - 2006

Đơn vị tính: Trang trại

Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Cả nƣớc 57.069 61.017 61.787 86.141 110.832 114.362 113.730

Đồng bằng sông Hồng 1646 1834 1939 5.031 8.131 9.637 13.863

Đông Bắc 2793 3201 3210 4.859 4.984 5.473 4704

Tây Bắc 282 135 163 367 400 395 522

Bắc Trung Bộ 4084 3013 3216 4.842 5.882 6.706 6.756

Duyên hải Nam Trung Bộ 3122 2904 2943 6.509 6.936 7.138 7.808

Tây Nguyên 3589 6035 6223 6.650 9.450 9.623 8.785

Đông Nam Bộ 9586 12705 12126 14.938 18.921 18.808 16.867

Đồng bằng sông Cửu Long 31967 31190 31967 42.945 56.128 56.582 54.425

Nguồn: Tổng cục Thống kê

(1)

Theo tiêu chí trang trại được qui định trong Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Page 40: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong

cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113.730 trang trại, so với

năm 2001 tăng 52.713 trang trại (-86,4%), so với năm 2004 tăng 2.898

trang trại (-2,5%). Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây

Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui

mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số

lượng trang trại nhiều nhất. Ba vùng này có 80.077 trang trại, chiếm 70,4%.

Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54.425 trang trại chiếm gần 50%

số trang trại cả nước. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và

có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng

cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi,

nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tỷ trọng trang trại

trồng cây hàng năm giảm từ 35,6% (năm 2001), xuống còn 28,7% (năm

2006); trang trại trồng cây lâu năm từ 27,2% giảm xuống còn 20,2%; trang

trại chăn nuôi từ 2,9% tăng lên 14,7%; trang trại nuôi trồng thuỷ sản từ

27,9% tăng lên 30,1% trong thời gian tương ứng. Vùng Đồng bằng sông

Cửu Long có 54.425 trang trại; trong đó 24.425 trang trại trồng cây hàng

năm, chiếm 44,9% số lượng trang trại của vùng, 25.147 trang trại nuôi

trồng thuỷ sản, chiếm 46,2%. Đông Nam Bộ có 16.867 trang trại chiếm

14,8% của cả nước; trong đó 9537 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 56,5%

số lượng trang trại của vùng, 3.839 trang trại chăn nuôi, chiếm 22,8%. Tây

Nguyên có 8.785 trang trại, chiếm 7,7% của cả nước; trong đó 7.046 trang

trại trồng cây lâu năm, chiếm 80,2% số lượng trang trại của vùng. Đồng

bằng sông Hồng có 13.863 trang trại chiếm 12,2% của cả nước, trong đó

7.562 trang trại chăn nuôi, chiếm 54,5% của vùng.

- Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng

đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp.

Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do

Page 41: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm

2001 (bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng

năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu

năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất

nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông

Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang

trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các

trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho

việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá,

thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

- Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập

cho lao động nông thôn.

Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động

làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ

chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại

là lao động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp

và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn

thuê mướn lao động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây

lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu

nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 17,5 triệu

đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao

động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua

đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất,

trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,… có rất ít lao động

đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc,

chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản

Page 42: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

phẩm,... Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có

trình độ chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ

trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi.

Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là

29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu

đồng so năm 2001 (-90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang

trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng

so năm 2001) do chủ yếu trang trại trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, tiếp

đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (-100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông

Cửu Long 206,6 triệu đồng (-135,2 triệu đồng); Đồng bằng sông Hồng 200,9

triệu đồng (-94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (-90,5 triệu đồng);

Đông Bắc 192,1 triệu đồng (-107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải

Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm

cần ít vốn hơn. Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại

từ 500 triệu đồng trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương,

Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày

càng lớn, gắn với thị trường.

Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19.826 tỷ

đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9

lần so năm 2001. Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao

nhất là vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu

đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu

đồng; Đông Bắc 139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng;

Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng.

Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006

Page 43: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu

đồng gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao

là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên

96,2%, Đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%.

Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6.979 tỷ

đồng gấp 3,5 lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là

35,2% (giảm 0,2% so năm 2001). Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại

61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so năm 2001. Mức chênh lệch giữa các vùng, các

địa phương về thu nhập bình quân 1 trang trại còn lớn: cao nhất là Đông Nam

Bộ 85,2 triệu đồng gấp hơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ

38,3 triệu đồng,

Đồng bằng sông Cửu Long 64 triệu đồng, Đông Bắc 52,3 triệu đồng,

Đồng bằng sông Hồng 47,6 triệu đồng. Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu

sản xuất, kinh doanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng

do chịu ảnh hưởng của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh

doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ

38,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 24,6%.

1.1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn

- Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ

thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển

trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển.

- Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là

trang trại gia đình. Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là

chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài.

- Điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự

hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình

công nghiệp hoá đất nước.

Page 44: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

- Trang trại gia đình muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước thông qua các chính sách và các

công cụ quản lý vĩ mô như: Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng,

chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động...

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc

vào quy mô đất đai.

- Số lượng lao động trong các trang trại không phụ thuộc vào quy mô

sản xuất của trang trại mà phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất.

- Các trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động của hộ gia đình và

một số ít lao động thuê ngoài (chủ yếu theo thời vụ).

- Trang trại ngày nay được trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng ngày

càng nhiều khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học ...

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Trong những năm qua, kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Kạn đã phát triển

thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế trang trại của tỉnh

Bắc Kạn?

- Hiệu quả kinh tế của các trang trại tỉnh Bắc Kạn thế nào?

- Giải pháp nào thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn?

1.2.2. Phuơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận đề tài

* Phương pháp tiếp cận duy vật: Nghiên cứu trên quan điểm duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Đây được coi là phương

pháp chung, định hướng cho cả quá trình nghiên cứu luận văn này.

* Phương pháp tiếp cận dựa trên quan điểm kinh tế: Tiếp cận kinh tế trang

trại theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội kết hợp phát triển bền vững.

Page 45: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

- Tiếp cận kinh tế trang trại theo hướng kinh tế thị trường: Mối quan hệ

giữa chủ trang trại với thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra; xem

xét, xác định thế mạnh là gì? Lợi thế so sánh cụ thể? So sánh về mức độ gắn

bó với thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có hướng khắc phục;

định hướng đầu tư để phát triển kinh tế trang trại như thế nào, chọn hướng sản

xuất kinh doanh dịch vụ nào cho phù hợp với yêu cầu của thị trường; vấn đề

liên kết liên doanh, cạnh tranh trong sản xuất trang trại…

- Tiếp cận kinh tế trang trại theo hướng kinh tế hộ: Đây là phương pháp

tiếp cận cơ bản và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu kinh tế trang trại.

Kinh tế trang trại chủ yếu được hình thành từ nền tảng kinh tế hộ. Do vậy tiếp

cận để nghiên cứu, phân tích nó phải vận dụng các lý thuyết liên quan đến

kinh tế hộ.

* Phương pháp tiếp cận hệ thống. Tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp

cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống

mối quan hệ nhất định.

- Tiếp cận hệ thống dọc: Tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu là

theo quản lý xã hội gồm: Trung ương - tỉnh - huyện - xã - làng, bản, thôn,

xóm - hộ gia đình...; theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trương,

chính sách vĩ mô của nhà nước có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông

dân, trang trại; hệ thống các chính sách, quy định của các bộ ngành Trung

ương để triển khai các chủ trương chính sách vĩ mô nêu trên; hệ thống các chủ

trương, quy định của địa phương có liên quan...

- Tiếp cận hệ thống ngang: Chủ yếu là hệ thống các trang trại có cùng

một ngành nghề sản xuất; hệ thống các trang trại có trong cùng một thời điểm,

một giới hạn địa lý nhất định như một xã, một huyện, hay trong toàn tỉnh...

Trang trại là một bộ phận gắn bó hữu cơ trong hệ sinh thái miền núi, gắn với

môi trường, nguồn nước...

Page 46: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

1.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và

gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đã được công bố chính thức của cơ quan

thống kê các cấp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các trường đại học,

các cơ quan nghiên cứu; thông tin trên internet, các báo cáo chuyên đề, các tài

liệu, xuất bản phẩm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát: Điều tra trực

tiếp qua phỏng vấn các chủ trang trại để lấy thông tin theo nội dung phiếu

điều tra đã được chuẩn bị. Tác giả là người trực tiếp thực hiện công việc này,

bởi số trang trại ở Bắc Kạn không lớn và hơn nữa là thông tin được đầy đủ và

tin cậy hơn. Bao gồm các công việc sau đây:

+ Xây dựng mục tiêu, lĩnh vực điều tra và đối tượng điều tra, từ đó lập

phiếu điều tra để tiến hành điều tra;

+ Tiến hành điều tra tổng thể các trang trại hiện có trong tỉnh tại thời

điểm điều tra;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin sơ cấp bằng hệ thống bảng

tính Excel phục vụ cho việc phân tích, đánh giá.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - RRA (Rapid Rural Appraisal):

Dựa trên các thông tin được thu thập từ trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn

khi cần thiết các đối tượng khác ngoài chủ trang trại với câu hỏi không được

chuẩn bị trước. Phương pháp này chủ yếu để kiểm chứng lại thông tin điều tra

chủ trang trại.

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn bán cấu trúc để lấy thông tin từ

một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ chuyên gia đại diện các ngành, địa phương

trong lĩnh vực nghiên cứu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về

vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích được chính xác hơn,

không mang tính chủ quan của người làm luận văn.

Page 47: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

- Phương pháp thống kê, mô tả: Lập danh sách và sắp xếp theo trình tự

riêng biệt các yếu tố kinh tế, xã hội môi trường; đặc tính giống nhau, tiêu

biểu, chung, phổ biến của các trang trại tỉnh Bắc Kạn; cập nhật, hệ thống hoá

những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương

pháp thống kê, mô tả được sử dụng chủ yếu trong phần phân tích tiềm năng

và đánh giá thực trạng.

- Phương pháp phân tích, đánh giá theo cách so sánh chuỗi: Trên cơ sở

chuỗi số liệu có được, tiến hành phân tích, rút ra các quy luật phát triển của

vấn đề nghiên cứu và trực tiếp đưa ra các phán đoán định tính dựa trên các số

liệu đã có: tăng hay giảm; mức và tốc độ tăng, giảm diễn ra như thế nào, so

sánh với khả năng của địa phương là thấp hay cao...

- Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo: So sánh chéo

với các địa phương khác để xác định một cách khách quan mục tiêu, kết quả

của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổ thống kê đối tượng nghiên cứu: Phân tổ các trang

trại thành những nhóm loại hình sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu chí trang

trại hiện hành và diễn tả bằng các biểu thống kê. Việc phân tổ theo tiêu chí

như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất từ quá trình nghiên cứu đến công tác

quản lý nhà nước về kinh tế trang trại.

- Phương pháp phân tích, tính toán những chỉ số thống kê, những đại

lượng trung bình và hệ số tương đối... tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh

hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai, lao động), so sánh kết

quả các loại hình trang trại, dự báo xu hướng phát triển của trang trại.

- Kiểm định thống kê bằng phương pháp so sánh cặp đôi sử dụng phần

mềm SPSS (Statiscal Package for Social Sciences).

- Phương pháp phân tích SWOT (Strength Weakness Opportunity

Threat) để phát hiện vấn đề cơ bản phát triển kinh tế trang trại.

Page 48: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là giá trị bằng tiền của các sản phẩm

được bán ra ở trang trại, bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán

ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất, thường là một năm. Được tính bằng sản

lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá một đơn vị sản phẩm.

Cách tính: GO = ∑PiQi Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

Pi: Giá của sản phẩm hàng hoá thứ i

Qi: Lượng sản phẩm hàng hoá i

- Chi phí trung gian: (IC: Intermediate cost) là toàn bộ các khoản chi phí

vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí

dịch vụ và lao động thuê.

Cách tính: IC = ∑Cij Trong đó: IC: là chi phí trung gian

Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm j

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ cho các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất

kinh doanh (ở đây tính là năm).

Cách tính: VA = GO - IC

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

- Hiệu quả sử dụng lao động: Giá trị gia tăng (VA)/ lao động;

- Hiệu quả sử dụng vốn: Giá trị gia tăng (VA)/ vốn;

- Hiệu quả sử dụng đất: Giá trị gia tăng (VA)/ ha đất trang trại;

- Tỷ suất hàng hoá.

Page 49: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

TỈNH BẮC KẠN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ ngày 01/01/1997, đến nay tỉnh có 8 đơn vị

hành chính, gồm 7 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ với 122 xã, phường, thị trấn.

Tổng diện tích tự nhiên 4.857,21 km2, dân số trung bình năm 2006 trên

30 vạn người, với 7 dân tộc anh em gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa,

Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, ở vị trí trung

tâm các tỉnh thuộc Việt Bắc cũ, có toạ độ địa lý 21o48’ đến 22

o44’ độ vĩ Bắc,

105o26’ đến 106

o15’ độ kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây

giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Bắc giáp

tỉnh Cao Bằng.

Thị xã tỉnh lỵ Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc. Quốc lộ

3 qua tỉnh dài 123,5 km là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã

hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.

Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác

trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu

biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Bắc Kạn là tỉnh miền núi là nơi hội tụ của một hệ thống nếp núi có dạng

hình cánh cung như: cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc

nên có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều

dạng địa hình như: thung lũng, núi cao, núi trung bình và núi đá vôi... núi đá

Page 50: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở.

- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam,

có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-

30o, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam

huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.

- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân

Sơn - Yến Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.

- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha, độ sâu

khoảng 20 - 30 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu

du lịch lý tưởng.

- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung

du lên miền núi, độ cao bình quân từ 300 - 400 m so với mặt nước biển, đây

là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yến Lạc. Tuy độ cao

không lớn, độ dốc bình quân 26o nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các

thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.

2.1.1.3. Điều kiện thời tiết - khí hậu, thuỷ văn

Thời tiết - khí hậu: Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa

hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22,50C, tháng 2 có nhiệt độ thấp

nhất khoảng 15,70C, tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ khoảng 28

0C. Do

địa hình phức tạp nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác nhau, nhìn

chung khí hậu của Bắc Kạn tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ

sinh thái đa dạng.

Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông

Bắc về mùa Đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900

mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2, mùa mưa từ tháng 2 đến

tháng 9 chiểm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí

Page 51: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

trung bình 82-85%.

2.1.1.4. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn năm 2006 là 486.842 ha, trong đó

đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 372.186 ha chiếm 76%, đất

phi nông nghiệp là 18.816 ha chiếm 4,0% và đất chưa sử dụng là 95.839 ha

chiếm 20%. Nhìn chung đất đai trong tỉnh Bắc Kạn tương đối màu mỡ, nhiều

nơi tầng đất dầy, có hàm lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm

nghiệp. Tuy nhiên ở một số nơi như Ngân Sơn, Bạch Thông do lớp thảm thực

vật bị mất trong nhiều năm nên đất bị sói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất

mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

Những loại đất chính của tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha được phân bố ở ven sông

Cầu, sông Năng, sông Bắc Kạn và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, thị

xã Bắc Kạn. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi

trong phát triển nông nghiệp thâm canh.

- Đất phù sa ngòi suối: loại đất này có 10.067 ha phân bố dọc theo các

triền suối thuộc lưu vực sông Năng, sông Cầu và sông Bắc Kạn. Đất có thành

phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu

khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo và sắt

nhôm di động cao.

- Đất dốc tụ trồng lúa nước: với diện tích 2.249 ha, phân bố xen kẽ với

các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình

phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều

sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.

- Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.242 ha phân bố rải rác ở các

huyện thị nhưng tập trung ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm do thường xuyên

bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình.

Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.

Page 52: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400

ha phân bố ở huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn. Đất có tầng đất

dày trên 1 m và nằm trên dườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo

lân và lượng nhôm di động cao.

- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất này có diện tích

lớn bằng 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này có

thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm

lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.

- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với 48.977 ha loại đất

này phân bố ở Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn. Thành phần

cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất

có phản ứng trung tính.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện

tích lớn nhất (162.255 ha), phân bố ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới.

Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn

có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lịa nghèo, đất chua.

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân

bố ở hầu khắp các huyện song nhiều nhất là Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông. Tầng

đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng

trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch: với diện tích 14.632 ha,

loại đất này phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình,

thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất

chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.

- Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích

64.200 ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và

Na Rì. Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân

giải. Loại đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.

Page 53: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của Bắc Kạn cụ thể như sau:

Biểu 2.4: Tình hình sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn 2001-2006

Đơn vị tính: ha

Loại đất Năm

2001

Năm

2005

Năm

2006

Tổng diện tích tự nhiên 485.721 486.842 486.842

I. Đất nông nghiệp 332.232 371.767 372.186

1. Đất sản xuất nông nghiệp 30.024 37.798 37.710

2. Đất lâm nghiệp 301.718 333.058 333.564

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 486 861 877

4. Đất nông nghiệp khác 4 50 35

II. Đất phi nông nghiệp 15.622 18.582 18.816

1. Đất ở 2.124 2.345 2.346

2. Đất chuyên dùng 7.901 10.684 10.821

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4 4

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 105 166 172

4. Đất sông, suối, mặt nước chuyên dụng 5.492 5.382 5.470

5. Đất phi nông nghiệp khác 1 3

III. Đất chƣa sử dụng 137.867 96.493 95.839

1. Đất bằng chưa sử dụng 5.334 3.345 3.423

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 122.480 88.516 87.837

3. Núi đá không có rừng cây 10.053 4.632 4.579

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn

- Đất nông nghiệp: đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã

hội chiếm 76%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế chỉ có 37.710

ha chiếm 4,0% diện tích tự nhiên. Hiện tại hệ số sử dụng đất khoảng 1,91 lần

Page 54: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

và so với các tỉnh khác trong vùng tương đối thấp.

+ Đất trồng cây hàng năm có 32.142 ha chiếm 6,7% trong đó trồng lúa

là 18.736 ha . Đất trồng cây hàng năm còn lại có 13.965 ha chủ yếu gieo trồng

các loại rau, màu, đậu tương (2.558 ha), ngô (14.637 ha), lạc, bông, vùng v.v.

Đất trồng cây lâu năm có 5.567 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Năng suất

cây trồng hàng năm và lâu năm ở Bắc Kạn không cao, bình quân mới chỉ

bằng 60 đến 70% so với năng suất có thể đạt được. Nguyên nhân cơ bản là

nông dân chưa thâm canh mà chủ yếu là quảng canh với nguồn giống chưa

bảo đảm.

+ Đất lâm nghiệp có 420.990,5 ha, chiếm 86,4% diện tích tự nhiên,

trong đó rừng tự nhiên là chủ yếu khoảng 224.151,4 ha (chiếm đến 53,2% đất

lâm nghiệp) nhưng chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới phục hồi; rừng trồng

39.352,5 ha chiếm hơn 9,34% đất lâm nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: trong 5 năm vừa qua diện tích đất phi nông

nghiệp tăng chậm, năm 2000 có 15.622 ha (chiếm 3,22% diện tích tự nhiên)

đến năm 2005 tăng lên 18.582 ha (chiếm 3,82% diện tích tự nhiên) và năm

2007 là 18.816 ha (chiếm 3,9% diện tích tự nhiên).

- Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống trong 5 năm

vừa qua khoảng 42 nghìn ha xấp xỉ 8,6% và hiện nay còn 95.839 ha, chiếm

khoảng 19,68%. Đất chưa sử dụng độ dốc thấp có diện tích rất hạn chế (ước

tính dưới 15%) mà chủ yếu là đất chưa sử dụng có độ dốc lớn với diện tích

chiếm trên 85% hiện nay, chủ yếu dùng vào phát triển lâm nghiệp (rừng

phòng hộ).

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất

chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 80 ngàn ha. Hiện

nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. năng suất

cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản

Page 55: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 - 1,4

lần so với năng suất hiện nay.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km,

lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Các con sông Năng chảy

qua huyện Ba Bể là phụ lưu của Sông Gâm, Sông Phó Đáy bắt nguồn từ

huyện Chợ Đồn là phụ lưu của Sông Lô; Sông Bắc Giang bắt nguồn từ huyện

Na Rì, Sông Ngân Sơn bắt nguồn từ huyện Ngân Sơn là phụ lưu của sông Kỳ

Cùng; suối Nà Vài bắt nguồn từ huyện Ngân Sơn là phụ lưu của Sông Bằng

Giang chảy về tỉnh Cao Bằng và sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn chảy

về tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ

thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ và ngắn, độ dốc lớn nên

nhiều thác ghềnh. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa

nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn

nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,7 tỷ

m3, hàng năm tiếp nhận 2-2,5 tỷ m

3 nước mưa. Hiện nay việc khai thác tài

nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có giải pháp khai

thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Trong

tương lai cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế dòng chảy

chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa nước cho sinh

hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài

nguyên nước của tỉnh.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Do đặc điểm lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất

có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Bắc Kạn có tài nguyên khoáng sản

tương đối đa dạng, phong phú rất đặc trưng. Trong các khoáng sản đa dạng và

phong phú của Bắc Kạn thì vàng, chì, kẽm, quặng sắt là khoáng sản có tiềm

năng lớn nhất.

Page 56: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tương đối phong phú, đa

dạng và giầu tiềm năng, trong đó quặng chì-kẽm, quặng vàng, quặng sắt và

khoáng sản làm vật liệu xây dựng là có trữ lượng công nghiệp. Song để khai

thác và sử dụng có hiệu quả góp phần làm giầu cho tỉnh đòi hỏi phải có sự

đầu tư lớn về điều tra khảo sát, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật...

2.1.1.7. Tài nguyên rừng

Đến năm 2006 Bắc Kạn có 333.564,37 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có

rừng là 263.503,9 ha, rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5 ha

và đất chưa có rừng là 157.484,6 ha. Độ che phủ của rừng chiếm 55%.

Cơ cấu rừng so với tổng diện tích đất lâm nghiệp như sau: rừng sản xuất

276.557,3 ha, chiếm 65,69%; rừng phòng hộ 118.449,2 ha, chiếm 28,14%;

rừng đặc dụng 25.984 ha, chiếm 6,17%. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm

trên 63.000 m3.

Nếu như năm 1997 diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 95%

thì đến năm 2005 diện tích rừng tự nhiên còn 85%. Trong diện tích rừng tự

nhiên, rừng giàu và trung bình chỉ chiếm có khoảng 9%, diện tích rừng phục

hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50% và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%.

Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông

nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của

Bắc Kạn chiếm khoảng 65 - 66%, Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao lưu

giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy núi

không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc

Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gien quý hiếm, hiện có

khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống,

trong đó có 64 loài đã đưa vào sách đỏ Việt nam, đặc biệt có 10 loài đặc hữu

của Việt nam. Về thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và

phát triển, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt nam.

Page 57: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

Tóm lại, rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng,

ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những

trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc

Việt nam.

2.1.1.8. Tài nguyên du lịch

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên,

khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam.

- Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử

văn hoá Quốc gia năm 1996, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công

nhận là di sản thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch

hàng năm.

- Căn cứ địa cách mạng - ATK Chợ Đồn: Đây là một trong những khu

căn cứ mà Bác Hồ và các cán bộ cấp cao của Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc

trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

- Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động

Nà Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

2.1.1.9. Về dân số và lao động

Năm 2007 dân số toàn tỉnh ước khoảng 305,8 nghìn người với 7 dân tộc

anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh

chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%; mật độ

dân số bình quân 62,8 người/km2, dân số nông thôn chiếm 85% và dân số

thành thị 15%. Số người trong độ tuổi lao động là: 200.460 người (chiếm

65,5% tổng dân số).

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2007 khoảng 169

nghìn người chiếm 85% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao

Page 58: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.

Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm

vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Đến năm 2007, khu vực công nghiệp - xây

dựng mới thu hút được khoảng 6,3%, khu vực dịch vụ mới thu hút được

khoảng 15,4%; còn lại khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 78,3%

trong tổng số lao động. Trình độ nguồn nhân lực của Bắc Kạn vào loại thấp so

với mức bình quân chung của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần

17% (mức bình quân chung của cả nước là 28%), trong đó qua đào tạo nghề

là 9,5%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,25%, trình độ

trung cấp 5,2%, công nhân kỹ thuật chỉ có 1,2%.

* Dự báo phát triển dân số

Phát triển dân số được dự báo với phương án mức sinh trung bình, dựa

theo khuôn khổ dự báo phát triển dân số của cả nước đến năm 2010 và 2020

theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với quy luật phát triển

kinh tế xã hội và căn cứ vào thành tựu đạt được về dân số trong những thập

kỷ vừa qua.

Kết quả dự báo cho thấy trong giai đoạn từ năm 2006 2020 dân số

Bắc Kạn bước vào thời kỳ dân số “vàng”(2) với cơ cấu dân số trong tuổi lao

động (nam 15 - 60, nữ từ 15 - 55 tuổi) chiếm tới 62,10% vào năm 2010 và

62,5% vào năm 2020. Thời kỳ thời kỳ dân số vàng sẽ tạo ra cho Bắc Kạn

một thách thức lớn về tạo công ăn việc làm cho dân số trong độ tuổi lao

động, tuy nhiên đây là một cơ hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động mà nếu

phát huy tốt sẽ là một yếu tố phát triển cực kỳ quý báu đối với Bắc Kạn

trong thời kỳ quy hoạch mới.

2 Dân số “vàng” chỉ thời kỳ cơ cấu lao động trong tổng dân số đạt mức cao từ 55% trở lên.

Page 59: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

Biểu 2.5: Dân số và dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Đơn vị tính: 1.000 người

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020

Nhịp độ tăng

bình quân

2006 -

2010

2011-

2015

2016 -

2020

Tổng dân số 300,2 317,1 334,1 352,0 1,10 1,05 1,05

Trong đó:

- Thành thị 46,2 63,3 63,3 133,5 6,5 7,5 8,0

% so tổng số 15,39 19,96 27,2 37,93

- Dân số trong tuổi lao động 185,0 196,6 207,1 218,2 1,22 1,05 1,05

% so tổng số 61,62 62,1 62,2 62,5

Nguồn: Quy hoạch tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2006-2020.

2.1.1.10. Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc

Kạn trong những năm vừa qua tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn

1997-2007 đạt 22,15%/ năm. Năm 1997 thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh

mới chỉ đạt 16.761 triệu đồng thì đến năm 2007 thu ngân sách nhà nước trên

địa bàn đã đạt 123.316 triệu đồng. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình

quân đạt 8%. Tính chung nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát

triển trên địa bàn (bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung cho

ngân sách địa phương) đều tăng dần qua các năm, bình quân giai đoạn 2001-

2005 ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển tăng 31,64%/ năm, năm

2005 nguồn vốn ĐTPT thuộc ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 71,41% trong

tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Các nguồn lực ngoài ngân sách: Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà

nước như nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân,

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn song vẫn còn chiếm tỷ trọng

nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội do chưa khơi dậy và thu hút được tiềm

Page 60: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

năng to lớn của các nguồn vốn này đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả chính thức tổng điều tra vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 của

Tổng cục Thống kê, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước năm 2004 chiếm tỷ

trọng gần 30% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn. Trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn vốn các doanh nghiệp trong và ngoài

nước đăng ký đầu tư vào địa bàn đã đạt trên 2000 tỷ đồng. Trong những năm

tới tỉnh Bắc Kạn cần có chính sách hợp lý nhằm khơi dậy được tiềm năng to

lớn từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước thu hút vào các hoạt động

đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đối với nguồn vốn ODA: Đây là một trong những nguồn lực quan

trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Bắc Kạn. Trong những năm gần

đây nguồn ODA dành cho Bắc Kạn tăng nhanh đặc biệt là trong năm 2006 và

2007 nguồn vốn ODA dành cho lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi của Bắc Kạn

tăng vọt so các năm trước.

Như vậy, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, và con người của tỉnh Bắc

Kạn khá đa dạng, phong phú. Trong đó tiềm năng về khoáng sản và tài

nguyên rừng là một thế mạnh lớn. Bên cạnh đó nguồn lao động tuy không lớn

song cũng là một tiềm năng để phát triển. Ngoài ra Bắc Kạn còn có nguồn tài

nguyên về lịch sử, văn hoá xã hội khá đặc trưng cho vùng và có khả năng thu

hút được sự chú ý, quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy có thể

khẳng định tiềm năng của Bắc Kạn có thể tạo được tốc độ tăng trưởng cao

nếu phát huy hết khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có của tỉnh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007

2.1.2.1. Đánh giá chung

* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn tăng cao trong giai đoạn

2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,85%/năm. Trong 2

Page 61: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP không đều do nền kinh tế gặp

nhiều bất lợi của ngoại cảnh. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt

9,66% song đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 12,55% với tổng GDP tính

theo giá hiện hành đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2006, cao

hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của giai đoạn trước.

Biểu 2.6: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Bắc Kạn, vùng TDMN Bắc Bộ

và cả nƣớc thời kỳ 2001-2005

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

tăng trƣởng kinh tế Bắc Kạn

Vùng TDMN

Bắc Bộ Cả nƣớc

Giai đoạn 2001 - 2005 11,85 10,2 7,50

Trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng 27,87 17,0 10,2

- Nông lâm thuỷ sản 5,89 5,9 3,8

- Dịch vụ 16,13 10,9 7,00

* Về cơ cấu kinh tế:

- Giai đoạn 2001-2005: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,

tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống còn 41,96% (giảm 16,28% so

với năm 2000); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều

tăng: công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,83% trong cơ cấu kinh tế,

dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,21% (tăng 10,24% so với năm 2000).

- Giai đoạn 2006-2007: Trong 2 năm 2006 và năm 2007 nền kinh tế có

nhiều biến động lớn, sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp và sự tăng

trưởng đột biến trong năm 2007 của ngành nông nghiệp làm cơ cấu kinh tế

của tỉnh thay đổi. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp lên đến 45%, ngành

công nghiệp-xây dựng giảm còn 18,56% và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng

36,44% vào năm 2007.

Page 62: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

Biểu 2.7: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP theo giá hiện

hành (tỷ đồng) 561.026 652.225 718.996 901.840 1.060.400 1.235.458 1.514.334

- Nông lâm nghiệp 300.433 340.387 365.564 411.813 444.929 501.370 681.495

- Công nghiệp -

Xây dựng 106.879 129.602 150.893 179.223 231.518 258.030 281.083

- Dịch vụ 153.714 182.236 202.539 310.804 383.953 476.058 551.756

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100 100

- Nông lâm nghiệp 53,55 52,19 50,84 45,66 41,96 40,58 45,00

- Công nghiệp -

Xây dựng 19,05 19,87 20,99 19,87 21,83 20,89 18,56

- Dịch vụ 27,40 27,94 28,17 34,46 36,21 38,53 36,44

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua đạt cao song chưa

bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh

tế còn khá nhỏ bé (GDP giá hiện hành năm 2007 bằng 0,15% GDP cả nước).

* Đầu tư xã hội và thu nhập bình quân đầu người:

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, giai đoạn 1997 -

2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 27%/năm từ 122 tỷ đồng

năm 1997 lên trên 830 tỷ đồng năm 2005. Trong 2 năm 2006 - 2007 cùng với

các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn,

tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng, tính riêng trong năm 2007

tổng mức vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên địa bàn ước đạt trên 2.000 tỷ

đồng. Tuy nhiên đến nay khối lượng vốn đầu tư đã đăng ký được giải ngân

không cao.

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay

được tăng lên đáng kể, năm 1997 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn

Page 63: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

mới chỉ là 1,35 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2007 GDP bình quân đầu người

đã đạt đến con số 4,95 triệu đồng/ người/ năm, (khoảng 310 USD). Tuy chỉ tiêu

này còn thấp so với cả nước (năm 2007 cả nước đạt 830 USD/người/năm) song

kết quả thực hiện trong 10 năm qua cũng là một thành tựu đáng khích lệ.

* Về hoạt động xuất nhập khẩu:

Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên địa bàn tỉnh

trong những năm qua không lớn, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không ổn

định qua các năm, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong 10 năm qua mới

chỉ đạt 6,357 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 6,3 triệu USD (mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu là quặng và tinh quặng khoáng sản), giá trị nhập khẩu thấp so

tổng kim ngạch XNK hàng năm.

* Về thu ngân sách địa phương:

Thu ngân sách trong những năm vừa qua tốc độ đạt cao song mới đạt hơn

6% so với GDP. Năm 2007 thu ngân sách đạt 123,316 tỷ đồng gấp 4,2 lần so với

năm 2001. Bình quân 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng thu ngân sách bình

quân đạt 22,52%/ năm, tính chung cả giai đoạn 2001-2007 đạt 22,25%/ năm.

Biểu 2.8: Thu ngân sách địa phƣơng qua các năm 2001 - 2007

Chỉ tiêu Năm

2001

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Bình quân giai

đoạn (%)

2001-

2005

2001-

2007

Thu ngân sách

nhà nước (tỷ

đồng)

29,036 70,411 107,821 123,316 22,52 25,25

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn trong những năm qua tuy đã đạt

được tốc độ cao song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ

cao hơn cả nước song quy mô còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp

Page 64: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

hơn nhiều so với mức bình quân chung cuả cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở

mức cao (trên 30%), kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ chưa tạo được tiềm lực kinh tế to lớn.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

a) Ngành công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng

trưởng GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 28,86%/ năm. Vào

năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,55 lần so với năm 2000 và năm

2006 đạt 185,9 tỷ đồng tăng 12,67% so với năm 2005, năm 2007 ước thực

hiện đạt 189,031 tỷ đồng, tăng 1,7% so năm 2006. Đến nay, Bắc Kạn đã hình

thành hầu hết các ngành công nghiệp tuy còn rất nhỏ bé, trong đó rõ rệt nhất

là nhóm ngành chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác chiếm 54,58%, công

nghiệp chế biến chiếm 41,08% và công nghiệp phân phối điện nước chiếm

4,34% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Quặng sắt khai thác năm

2006 đạt 207 nghìn tấn, quặng chì-kẽm 25 nghìn tấn, giấy đế 2.155 tấn, xi

măng 22,8 nghìn tấn, Clanhke đạt 18,4 nghìn tấn, gỗ xẻ xây dựng 7 nghìn m3,

lắp ráp ô tô 200 chiếc... Các ngành công nghiệp như khai thác và chế biến

khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản đang được các nhà đầu

tư quan tâm, đã có một số dự án được triển khai thực hiện. Một số cơ sở công

nghiệp trọng điểm có quy mô nhỏ và vừa đã được đầu tư xây dựng như : Liên

doanh may công nghiệp công suất 2,2 triệu sản phẩm/ năm ; nhà máy lắp ráp

và đóng mới ô-tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe/ năm; nhà máy sản

xuất giấy đế Trung Hoà - Chợ Đồn công suất 2.55 tấn/ năm. Tỷ trọng công

nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 11% năm 2000 lên 21% năm 2005.

Đến năm 2005 toàn tỉnh có tới 1.423 cơ sở sản xuất công nghiệp gấp 1,6

lần năm 2000, thu hút 6533 lao động gấp 1,8 lần năm 2000, hầu hết các sản

phẩm công nghiệp trong 5 năm 2001 - 2005 đều tăng khá.

Page 65: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Công nghiệp Bắc Kạn năm 2006 và 2007 tăng trưởng chậm lại so với thời

kỳ 2001 - 2005 là do một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn chưa tìm

được đầu ra như công nghiệp xi măng, lắp ráp ô-tô nên sản xuất cầm chừng,

một số dự án đưa vào sản xuất chậm...

Biểu 2.9: Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2001-2007

Đơn vị tính: tỷ đồng (giá cố định 1994)

Chỉ tiêu 2001 2005 2006 2007

Tăng trƣởng BQ

2001-2005 %

Tổng giá trị sản xuất 46,4 164,9 185,9 189,031 28,86

- Công nghiệp khai thác 10,7 71,3 72,4 73,2 46,2

- Công nghiệp chế biến 33 83,3 101,3 103 20,3

- CN phân phối điện nước 2,7 9,9 12,1 12,83 30,1

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng

đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng

trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt

26,47%/ năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2007 tính theo giá so sánh

1994 gấp 5,47 lần so với năm 2000.

Tóm lại, qua nghiên cứu các số liệu về tình hình phát triển sản xuất của

ngành công nghiệp và xây dựng cho thấy tính phát triển bền vững của công

nghiệp Bắc Kạn không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác và sơ chế khoáng sản vẫn chiếm

tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành vì vậy không tạo được tích luỹ và mở rộng

sản xuất. Công nghệ sản xuất của ngành là công nghệ trung bình thấp, chưa

tạo được giá trị tăng thêm cao, chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông trong

dây chuyền sản xuất vì vậy giá trị sản xuất có thể cao song mức độ đóng góp

của ngành đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.

Page 66: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

b) Ngành nông - lâm - thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp giai đoạn

2001-2005 đạt bình quân 5,91%, năm 2006 GTSX của ngành tăng trưởng

chậm lại do gặp nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng

GTSX toàn ngành chỉ đạt 4,6%. Năm 2007 sản xuất nông nghiệp được phục

hồi do đó tốc độ tăng GTSX cao hơn những năm trước, ước đạt trên 13%.

Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển

biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và cơ bản đảm bảo an ninh

lương thực tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ

nông lâm thuỷ sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản

xuất thêm nhiều hàng hoá, tạo thêm việc làm cho nhân dân.

Biểu 2.10: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2007

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2006 2007

Tăng

trƣởng

2001-2005

(%)

Tổng GTSX (Giá

CĐ 94) Tỷ đồng 328,274 509,320 532,741 626,096 5,91

Nông nghiệp Tỷ đồng 280,859 409,197 423,374 501,173 7,81

Lâm nghiệp Tỷ đồng 99,031 96,509 104,937 119,503 -0,51

Thuỷ sản Tỷ đồng 2,384 3,614 4,430 5,420 8,67

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-

2005 đạt bình quân 5,89%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi

phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24%

năm 2000 xuống còn 41,96% vào năm 2005.

Page 67: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

* Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 87.545 tấn năm 2000

lên 148.544 tấn (2007). Diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.233 ha sản lượng đạt

92.939 tấn và ngô là trên 16.133 ha và sản lượng đạt 55.605 tấn (2007). Bước

đầu đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp ngắn

ngày như đậu tương khoảng 2.126 ha (2007), thuốc lá khoảng 600 ha (2007),

lạc trên 500 ha và mía 232 ha, phân bố trên hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh.

Riêng cây chè có trên 100 ha (2006) và ước khoảng gần 300 ha (2007), chất

lượng cao tại các huyện Chợ Mới, Ba Bể và vùng chè tuyết shan, phân bố tại

một số xã của các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể và Bạch Thông.

Bắc Kạn thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông

nghiệp và nông thôn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt

là sử dụng giống lai vào sản xuất với tỷ lệ diện tích trồng giống mới là lúa:

30%, ngô: 90%, thuốc lá: 100%, tỷ lệ giống lợn mới: 40%. Năng năng suất,

sản lượng cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, năng suất lúa đạt 43,77

tạ/ha (2007); ngô đạt 34,47 tạ/ha (2007).

Bắc Kạn còn phải kể đến diện tích trồng cây ăn quả đạt khoảng 4.000 ha

trong đó cam quýt cho thu hoạch trên 800 ha, vải 400 ha, nhãn 240 ha, mận,

mơ 1.300 ha. Tổng sản lượng quả các loại của Bắc Kạn khá lớn đến gần 5.000

tấn, trong đó cam quýt trên 1000 tấn, mơ mận trên 2000 tấn và còn lại là vải

nhãn v.v...

- Chăn nuôi: Mặc dù dịch bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của gia

súc nhưng so với tốc độ hàng năm vẫn phát triển khá về cả đàn lợn, đàn bò.

Bên cạnh đó gia súc, gia cầm trong tỉnh cũng phát triển khá với chất lượng

rất tốt.

Page 68: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

Biểu 2.11: Thống kê gia súc gia cầm tỉnh Bắc Kạn 2001 - 2007

Đơn vị tính: 1000 con

TT Hạng mục Thời gian

2001 2005 2006 2007

1 Trâu 87,0 84,0 83,86 93,82

2 Bò 32,5 40,0 40,19 88,18

3 Lợn 157,2 175,2 144,2 175

4 Gia cầm 1.527,5 1.513,0 1.128,87 1335,1

- Về dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ nông nghiệp đã có bước tiến bộ

(chiếm gần 5%), tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nông

nghiệp. Thực hiện tốt chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với các mặt

hàng chính sách. Hiện tại đã đưa tỷ lệ lúa giống mới đạt khoảng 30% và ngô

lai đạt trên 70%.

* Ngành lâm nghiệp

Toàn tỉnh có 263.503 ha rừng, độ che phủ đạt 55,18% năm 2007 trong

đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 224 nghìn ha và rừng trồng xấp xỉ 40 nghìn

ha. Tình hình phân chia 3 loại rừng của tỉnh như sau: rừng đặc dụng là 25.582

ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam

Xuân Lạc; rừng phòng hộ là 94.127,7 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông

suối như sông Cầu, sông.v.v... Rừng sản xuất là 268.339 ha phân bố ở hầu

khắp các huyện trong tỉnh.

Tuy nhiên theo quy hoạch lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn 124 nghìn ha là

đất chưa có rừng. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất

lượng có thể xem xét cải tạo trồng rừng nguyên liệu khoảng 158 nghìn ha.

Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản.

Đối với diện tích rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên

cứu khoa học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo

đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn

thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Page 69: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Giá trị kinh tế lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành lâm

nghiệp ổn định trong những năm vừa qua. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm

nghiệp giai đoạn 1997-2000 tăng trưởng bình quân 10,07% tuy nhiên trong

giai đoạn 2001-2005 tổng GTSX của ngành không tăng và giữ mức 96 đến 99

tỷ đồng (giá so sánh 1994). Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành tăng thêm

hơn 8 tỷ đồng (giá 1994) so với năm 2005.

* Ngành thuỷ sản

Tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 đạt 3,614 tỷ đồng (giá

1994), tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 1997.

Tính đến năm 2006, diện tích nuôi trồng mặt nước đang khai thác và

nuôi trồng thuỷ sản đạt 789 ha. Bắc Kạn còn 967 ha đất có khả năng chuyển

đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Cơ cấu giống gồm cá trắm, cá mè trắng, cá trôi,

cá chép, cá rô phi và cá trê lai, cá quả, cá chim trắng. Cá chim trắng chiếm tỷ

lệ tới 36%, tiếp theo là cá trôi với tỷ lệ 29%, cá chép có tỷ lệ 22% và cá mè tỷ

lệ 10%.

Kết luận về ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Ngành nông nghiệp Bắc

Kạn có bước tăng trưởng khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh

tế. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định và liên tục tăng trưởng, ngành

lâm nghiệp còn khá yếu và chưa được quy hoạch đầu tư đúng với tiềm năng.

Thuỷ sản Bắc Kạn không có được các điều kiện phát triển thuận lợi song cũng

đã phát huy hết tiềm năng và đóng góp và tăng trưởng chung. Tuy nhiên nông

nghiệp của tỉnh vẫn phát triển nhỏ lẻ, phân tán và không được đầu tư và quy

hoạch tốt do vậy các kết quả đạt được mang tính tự phát và chịu nhiều tác

động của các điều kiện bên ngoài.

c) Thương mại và dịch vụ

Khu vực dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn đã có những bước tiến khá vững chắc.

Năm 1997, khi bắt đầu tái lập tỉnh, GDP do khu vực dịch vụ tạo ra là 103 tỷ

Page 70: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

đồng theo giá hiện hành, chiếm 28,8% tổng GDP trên địa bàn thì đến năm

2007 khu vực dịch vụ đóng góp 551,746 tỷ đồng chiếm 36,44% GDP. Nếu

xét về mặt quy mô của khu vực dịch vụ thì giá trị tăng gấp 5,35 lần năm 1997

và nếu so với năm 2000 gấp 4,32 lần. Đây là những kết quả khả quan để Bắc

Kạn có thể phát triển các ngành dịch vụ trong những năm tới.

Năm 2007 ngành du lịch Bắc Kạn đón được 100.305 lượt khách, gấp

4,17 lần so với năm 2000 trong đó khách nội địa tăng từ 21.588 lượt khách

năm 2000 lên 94.342 lượt khách năm 2007. Doanh thu du lịch năm 2007 đạt

21,1 tỷ đồng gấp 5,56 lần năm 2000. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với t iềm

năng và lợi thế thì sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh chưa tương xứng

với tiềm năng.

Dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn phát triển còn mang tính tự phát là chủ yếu,

chưa hình thành nên những ngành dịch vụ chủ chốt có tính chất quyết định

cho sự phát triển của tỉnh như: dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ

thương mại.. mà còn tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình

độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như: thương

nghiệp (chủ yếu là bán buôn, bán lẻ, vận tải thô sơ).

Hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chưa phát triển

đồng bộ, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh mới có 63 chợ trong đó chủ yếu vẫn

là các chợ phiên, cả tỉnh có 01 siêu thị tại trung tâm thị xã mới đi vào hoạt

động kinh doanh trong năm 2007.

2.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

* Mạng lưới đường bộ

Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,

đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm với tổng chiều dài 1.166 km. Do

địa hình vùng núi phức tạp nên hệ thống đường giao thông của tỉnh rất nhiều

cầu cống với trên 1.000 km đường bộ đã có tới 195 cây cầu và 1.673 cống.

Page 71: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và các được tỉnh lộ đều bắt đầu từ

trục quốc lộ 3.

Trong thời kỳ 2001 - 2006 đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới trên 500

km đường huyện, trên 1.000 km đường liên xã, liên thôn đạt tỷ lệ 100% xã có

đường ô-tô đến trung tâm xã.

Đường liên xã tổng chiều dài trên 1.000 km, đạt tiêu chuẩn giao thông

nông thôn (GTNT) loại A, B, mặt đường là đất cấp phối tự nhiên. Ngoài ra hệ

thống đường GTNT thôn xóm có chiều dài khoảng 4.000 km đạt tiêu chuẩn

GTNT loại B, không tính vào mạng lưới giao thông đường bộ. Về chất lượng

nhìn chung tuy có được cải thiện song vẫn thấp so với nhu cầu, còn nhiều

tuyến chưa được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là những tuyến nằm ở miền núi

và các tuyến đường huyện xã.

* Hiện trạng hệ thống điện

Bắc Kạn là tỉnh có hệ thống lưới điện trên đà phát triển gắn với hệ thống

lưới điện toàn quốc. Nếu như năm 1997 còn gần 100 xã chưa có lưới điện quốc

gia, thì đến năm 2006 đã đạt 100% số phường, xã có lưới điện quốc gia, năm

2007 tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 83,1% tăng 24% so với năm 2000.

Lưới điện hạ thế của tỉnh phát triển rộng khắp trên các địa bàn các xã.

Tuy nhiên số lượng trạm biến áp của các xã ít, chỉ có 1 đến 2 trạm biến áp.

Bán kính cấp điện đến các hộ lớn có chiều dài từ trạm biến áp đến các hộ dân

từ 4 đến 5 km, sử dụng dây dẫn nhỏ không đảm bảo kỹ thuật nên tổn thất điện

áp lớn đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

* Về kết cấu hạ tầng thuỷ lợi

Tính đến nay được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và từ các

nguồn vốn khác, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, nâng cấp 2.019 công trình thuỷ lợi

phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm xây dựng và nâng cấp 319 công trình, đưa diện tích tưới

chủ động lên 5.868 lúa 2 vụ, tăng 3.800 ha so với năm 2000.

Page 72: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

Chương trình kiên cố hoá kệnh mương qua 4 năm đã giải quyết nước

tưới cho những cánh đồng có diện tích nhỏ, phân tán. Nâng diện tích tưới chủ

động hiện nay lên 10.000 ha lúa vụ xuân và lúa vụ mùa, ngoài ra còn phục vụ

tưới mía, thuốc lá và các cây hoa màu khác.

2.1.2.4. Thực trang các lĩnh vực văn hoá - xã hội

* Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh Bắc Kạn đã được công nhận hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập

giáo dục tiểu học. Năm 2005 tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo là

79,2% tăng 23,2% so với năm 2000; tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng tuổi

là 89,3%.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các bậc học được nâng lên,

toàn ngành năm 2005 đã có 40 thạc sỹ, 92,7% giáo viên mầm non, 98% giáo

viên tiểu học; 95,9% giáo viên THCS, 97% giáo viên THPT đạt chuẩn.

Đã thành lập trường dạy nghề, trường trung học Sư phạm đã được nâng

cấp thành trường cao đẳng Sư phạm.

Chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt. Trình độ hiểu

biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được

nâng cao, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng.

* Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và

phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. 100%

xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt

động. Công tác y tế dự phòng: nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế

và đẩy lùi, tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm đã giảm rõ rệt, nhất là

các bệnh được phòng ngừa bằng vắc xin tiêm chủng.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình: Mô hình gia đình có từ 1 đến 2

con được chấp nhận rộng rãi, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm

Page 73: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

là 1,16%; tuy nhiên chất lượng dân số ở Bắc Kạn ở mức độ thấp, trẻ em dưới

5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm tới 34% (2005).

* Về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

Tính đến nay toàn tỉnh có 100% số làng bản có quy ước, hương ước được

cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hoá dân gian truyền

thống được khôi phục và phát triển. Năm 2007 toàn tỉnh có 39.916/ 60.505 hộ

được công nhận là gia đình văn hóa, đạt 61,01%; Số làng văn hóa được công

nhận năm 2007 là 133 làng, đạt 48,8%. Trang bị, cấp hòm sách cho các xã đặc

biệt khó khăn đạt 103/122 xã, phường, thị trấn.

Tỷ lệ hộ được nghe đài đạt 80% năm 2005, tăng gấp 2 lần so với năm

2000; tổng số sách, báo xuất bản 1,05 triệu bản, tăng 0,35 triệu bản so với

năm 2000.

Hoạt động sự nghiệp thể dục - thể thao của tỉnh đã có bước phát triển cả

về phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Tỷ lệ số người

thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng từ 6,58% năm 2001 lên 17,4%

năm 2005 và đến năm 2007 là 20,5% dân số thường xuyên tập luyện thể dục

thể thao.

* Đời sống nhân dân và công tác xoá đói giảm nghèo

Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước được nâng lên ổn

định. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 3,5 nghìn lao động, giảm

tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4,5% và thời gian sử dụng lao

động ở khu vực nông thôn tăng lên 80%.

Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều

kết quả bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình 134,135,

186, chương trình giảm nghèo… tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 50,87% năm 2005

xuống còn 34,43% năm 2007 và dự kiến đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn

dưới 20%.

Page 74: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với số vốn lên

tới hàng ngàn tỷ đồng đã xây dựng được nhiều công trình cấp nước sinh hoạt

tự chảy, cấp nước từ bơm điện, bơm tay, bể chứa tại một số thị trấn, các xã

vùng cao, nâng tỷ lệ dân số được dùng nước sạch từ 23% năm 2000 lên 55%

vào năm 2005. Tỷ lệ các hộ có hố xí và xử dụng hố xí hợp vệ sinh còn thấp

nhất là ở vùng nông thôn.

2.1.3. Phân tích SWOT về chiến lƣợc phát triển của Bắc Kạn

Qua một số cuộc hội thảo về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh gần đây mà tác giả được tham gia; bằng phương pháp tổng hợp và phân

tích, sau đây là những nhận định tổng quát làm căn cứ để xác định định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng

trong giai đoạn tiếp theo.

* Những tiềm năng và lợi thế

- Bắc Kạn là tỉnh có tài nguyên rừng khá phong phú, đất lâm nghiệp

tương đối lớn vì vậy tài nguyên đất rừng và rừng là lợi thế lớn nhất mà tỉnh

Bắc Kạn có được cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Tiềm năng du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hoá - lịch sử của Bắc

Kạn là rất lớn: Vườn quốc gia Ba Bể; thêm vào đó Bắc Kạn còn có nhiều di

tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được xếp hạng.

- Nhân dân vùng chiến khu xưa, có tinh thần cách mạng, trung thành

tuyệt đối chủ trương, đường lối của Đàng.

* Những hạn chế và khó khăn:

- Do địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao lại bị chia cắt mạnh bởi

các lũng sâu; thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại diễn ra

trên diện rộng và kéo dài.

- Kinh tế tự nhiên sản xuất nông nghiệp là chính, trình độ sản xuất thấp.

- Dân cư nông thôn ở phân tán, trình độ dân trí thấp bị đè nặng bởi phong

tục tập quán lạc hậu.

Page 75: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

* Điểm mạnh

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn qua của Bắc Kạn cao

hơn so với bình quân vùng Đông Bắc và cả nước.

- Đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người dân ở các địa bàn trong tỉnh.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển nhanh.

- Đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của nhân dân được cải thiện.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương được

bảo đảm.

* Điểm yếu

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa hình thành ngành kinh tế mũi

nhọn; nguồn lực cho đầu tư phát triển rất hạn chế.

- Nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu khả năng cạnh tranh thấp: giá

thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, hoặc chưa

được đầu tư đồng bộ

- Tỷ lệ đói nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

- An ninh, xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.

* Những cơ hội phát triển

- Sự tăng cường hỗ trợ của Chính phủ, của các địa phương, doanh nghiệp

trong nước, các nguồn tài trợ của quốc tế giúp Bắc Kạn phát triển thu hẹp

khoảng cách với các tỉnh khác trong giai đoạn tới.

- Hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội tiếp cận về thị trường cho các sản phẩm

đặc trưng của tỉnh như rau quả sạch, sản phẩm nông nghiệp sạch, lâm sản,

- Các nguồn tài chính đầu tư cho phát triển đồng bộ và có hiệu quả hệ

thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã được ghi vào kế hoạch.

Page 76: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

- Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào mục

tiêu giảm nghèo một cách bền vững.

- Cơ hội tiếp cận việc làm cho mọi người dân và các hoạt động phát triển

bền vững khác sẽ giảm thiểu các nguy cơ bất ổn về xã hội.

* Những thách thức chủ yếu

- Phát triển công nghiệp thành ngành mũi nhọn trong điều kiện hạn chế.

- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao, có

hiệu quả và bền vững.

- Xã hội hoá đầu tư, phân cấp quản lý khai thác, duy tu sửa chữa phát

huy hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có.

- Tư tưởng kinh tế bao cấp, trông chờ ỷ lại còn nặng trong lĩnh vực quản

lý nhà nước và đại bộ phận dân cư.

- Phát huy vai trò dân chủ thực sự trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

Tóm lại: Như vậy một trong những vấn đề cơ bản nhất của Bắc Kạn để

phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới là phải xây dựng một nền nông

nghiệp sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao, có hiệu quả và bền vững

trong điều kiện kinh tế hộ hiện nay giữ vai trò độc tôn. Để giải bài toán này,

có một con đường là phát triển kinh tế trang trại từ kinh tế hộ để vừa phát huy

được tiềm năng về đất đai đồi rừng vừa hạn chế được mặt trái của kinh tế hộ

là sự phân tán, manh mún.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI BẮC KẠN THỜI

GIAN QUA

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại thời gian qua

Do là tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, vì vậy số liệu thống kê về kinh tế

trang trại ở Bắc Kạn những năm trước đây không có đầy đủ và thống nhất.

Page 77: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

Biểu 2.12: Số lƣợng các trang trại của Bắc Kạn, vùng Đông Bắc và cả

nƣớc 2000 - 2006

Đơn vị tính: Trang trại

Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Cả nƣớc 57.069 61.017 61.787 86.141 110.832 114.362 113.730

Vùng Đông Bắc 2.793 3.201 3.210 4.859 4.984 5.473 4.704

Hà Giang 172 181 181 223 162 173 154

Cao Bằng 18 12 13 14 58 54 55

Bắc Kạn 1 12 12 14 21 24 21

Tuyên Quang 77 68 68 84 83 99 77

Lào Cai 6 201 188 193 122 129 213

Yên Bái 695 839 857 877 928 1030 319

Thái Nguyên 320 379 379 429 661 662 588

Lạng Sơn 5 77 77 158 127 126 27

Quảng Ninh 568 863 857 1277 1219 1323 1379

Bắc Giang 752 377 386 1140 1146 1364 1401

Phú Thọ 179 192 192 450 457 489 470

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Là một tỉnh có tiềm năng về đất đai đồi rừng, một hộ lâm nghiệp có bình

quân 4 ha đất rừng và hộ nông nghiệp có gần 0,6 ha đất nông nghiệp. Tuy

nhiên số lượng trang trại của tỉnh rất ít. Năm 2001 tỉnh có 12 trang trại và đến

năm 2006 mới có 21 trang trại đạt tiêu chí. Như vậy Bắc Kạn là tỉnh có số

lượng trang trại ít nhất trong vùng Đông Bắc Bắc bộ.

Số lượng trang trại tăng không đều: Năm 2005 đã tăng lên đến 24 trang

trại, tuy nhiên đến 2006 lại giảm xuống 21 trang trại, điều này có thể rút ra

nhận xét là kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chưa ổn định.

Danh sách các trang trại thường xuyên có sự biến động về chủ thể trong

khi số lượng trang trại là không đổi. Phân tích sau đây giúp chúng ta thấy

được điều này:

(Do điều tra thống kê về trang trại chỉ 2 năm mới tiến hành 1 lần, bởi

vậy chúng tôi chỉ có điều kiện phân tích số liệu giữa 2 kỳ gần đây nhất).

Page 78: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

Biểu 2.13: Tình hình biến động trong các trang trại giữa 2 kỳ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2004

Năm

2006

Tăng/

giảm

(+/-)

I. Số lƣợng trang trại Cái 21 21 0

II. Lao động của trang trại Ngƣời 157 79 -78

- Lao động của chủ hộ trang trại Người 51 60 +9

- Lao động thuê ngoài thường xuyên Người 11 19 +8

- Lao động thuê ngoài thời vụ Người 95 36 -59

III. Đất đang sử dụng của trang trại

(1+2+3+4) Ha 200,06 196,622 -3,438

1. Tổng số đất nông nghiệp Ha 63,93 57,009 -6,921

Chia ra: - Đất trồng cây hàng năm Ha 19,43 17,61 -1,82

- Đất trồng cây lâu năm Ha 34,5 39,399 +4,899

- Đất trồng cỏ Ha 10 -10

2. Đất lâm nghiệp Ha 114,15 136,832 +22,682

3. Diện tích mặt nước nuôi trồng

thuỷ sản Ha 2,25 2,781 +0,531

4. Đất khác Ha 19,73 -19,73

IV. Số lƣợng gia súc, gia cầm và chăn

nuôi khác

1. Trâu Con 42 87 +45

2. Bò Con 227 259 +32

3. Lợn (không kể lợn sữa) Con 129 328 +199

4. Gia cầm Con 2.917 2.783 -134

5. Dê Con 116 147 +31

6. Ong Tổ 35 96 +61

V. Tổng số vốn sản xuất của trang trại 1.000đ 1.598.000 2.726.500 +1.128.500

VI. Thu nhập của trang trại 1.000đ 702.000 1.156.624 +454.624

VII. Giá trị sản lƣợng hàng hoá và

dịch vụ 1.000đ 1.036.000 1.736.763 +700.763

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Kạn

Page 79: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

Số liệu ở biểu trên có thể cho ta rút ra một số nhận xét sau:

- Số lượng lao động trong các trang trại giảm, tuy nhiên lại tăng lao động

của chủ hộ trang trại;

- Đất lâm nghiệp và cây ăn quả tăng cho thấy xu thế phát triển trang trại

theo hướng lâm nghiệp và cây ăn quả;

- Quy mô sản xuất của các trang trại có xu hướng tăng qua số liệu về

tổng vốn sản xuất, thu nhập và giá trị sản lượng hàng hoá.

2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Phân tích đặc điểm và phƣơng hƣớng sản xuất của các trang trại

* Đặc trưng chủ yếu của trang trại Bắc Kạn là trang trại kinh doanh

tổng hợp gắn với kinh tế đồi rừng: Cây công nghiệp dài ngày (chè Shan, quế,

hồi), cây ăn quả (quýt, cam, mơ, hồng không hạt), cây lâm nghiệp (trúc, mỡ).

Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).

Số liệu điều tra năm 2006. Tổng số có 21 trang trại thuộc địa bàn 6

huyện, thị trong tỉnh (trừ huyện Pác Nặm và thị xã Bắc Kạn). Với 6 loại hình

kinh doanh chính:

Biểu 2.14: Số lƣợng các trang trại phân theo loại hình sản xuất 2006

Đơn vị tính: Trang trại

Số

T

T

Loại hình

trang trại

Số

lƣợng

(T.Tr)

Tỷ lệ

(%)

< 2 ha 2 ha ≤

< 4 ha

4 ha ≤

< 10 ha ≥ 10 ha

SL % SL % SL % SL %

Tổng số 21 100 3 14,29 4 19,05 9 42,86 5 23,81

1 Trang trại tổng hợp 10 47,62 1 4,76 2 9,52 4 19,05 3 14,29

2 Trang trại cây ăn quả 3 14,29 1 4,76 2 9,52

3 Trang trại chăn nuôi 3 14,29 2 9,52 1 4,76

4 Trang trại lâm nghiệp 2 9,52 1 4,76 1 4,76

5 Trang trại cây hàng năm 2 9,52 2 9,52

6 Trang trại cây lâu năm 1 4,76 1 4,76

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Page 80: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

- Trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm đa số với 10 trang trại, chiếm tỷ

lệ 47,62%;

- Trang trại cây ăn quả 3 trang trại, chiếm tỷ lệ 14,29%;

- Trang trại chăn nuôi 3 trang trại, chiếm tỷ lệ 14,29%;

- Trang trại lâm nghiệp 2 trang trại, chiếm tỷ lệ 9,52%;

- Trang trại cây hàng năm 2 trang trại, chiếm tỷ lệ 9,52%;

- Trang trại cây lâu năm 1 trang trại, chiếm tỷ lệ 4,76%.

* Diện tích đất sản xuất của các trang trại không lớn và toàn bộ là trang

trại gia đình:

- Dưới 2 ha có 3 trang trại, chủ yếu là trang trại chăn nuôi, chiếm tỷ lệ

14,29%;

- Đa số là trang trại có diện tích từ 4 ha đến 10 ha, chiếm tỷ lệ 42,86%;

- Trang trại có diện tích trên 10 ha có 5 trang trại, chiếm tỷ lệ 23,81%.

Trang trại lớn nhất có diện tích 31 ha, tập trung chủ yếu ở trang trại lâm

nghiệp, cây ăn quả và tổng hợp.

2.3.2. Phân tích, đánh giá tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong các

trang trại tỉnh Bắc Kạn

2.3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất trong các trang trại

Tổng diện tích của các trang trại năm 2006 là 196,6 ha: đất nông nghiệp

56,9 ha chiếm 29%; đất lâm nghiệp là 136,8 ha chiếm 69,61%; đất nuôi trồng

thủy sản có diện tích không đáng kể 2,78 ha chiếm 1,41% tổng diện tích các

trang trại. Diện tích bình quân một trang trại là 9,36 ha; đất nông nghiệp là

2,71 ha/ trang trại; đất lâm nghiệp là 6,52 ha/ trang trại.

Phần đất tạm giao đấu thầu, thuê chỉ có 1 hộ với diện tích 1.400m2 trong

loại hình trang trại cây lâu năm.

Page 81: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Biểu 2.15: Tình hình sử dụng đất theo các loại hình trang trại năm 2006

Đơn vị tính: ha

Chỉ t iêu

Diện tích

B Q chu ng

(ha /1

T.T r)

B Q p hân th eo lo ại hình tran g t rại

Tổ ng

h ợp

Câ y ă n

quả

Chă n

nuô i

Lâ m

ngh iệp

Câ y h àng

nă m

Câ y lâu

nă m

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

DT đấ t t rang t rạ i sử

dụng 9.3 6 10 0 9,6 7 10 0 7,0 4 10 0 2,5 6 10 0 20,08 10 0 7,7 8 10 0 15,4 10 0

1. Đ ất n ô ng ng hiệ p 2,7 1 29 2,6 8 27, 7 4,9 8 70, 8 0,6 4 24, 9 1,4 7 7,3 2,6 8 34, 4 5,1 33, 1

1.1 . Đ ất c ây h àn g nă m 0,8 4 8,9 6 0,8 3 8,6 0,3 2 4,5 0,4 2 16, 5 0,8 5 4,2 2,1 3 27, 4 1,1 7,1

Tr .đ ó: Đ ất lú a n ư ớ c 0,4 5 4,7 9 0,4 4 4,5 0,2 3 3,3 0,3 0 11, 8 0,4 0 2,0 0,8 3 10, 7 0,9 6 6,2

1.2 . Đ ất c ây l âu n ă m 1,8 8 20, 04 1,8 4 19, 1 4,6 7 66, 3 0,2 1 8,3 0,6 2 3,1 0,5 5 7,1 4,0 26, 0

- Đ ất C C N lâ u nă m 0,3 1 3,2 7 0,2 8 2,9 0,3 2 1,6 3,0 19, 5

- Đ ất câ y ăn q u ả 1,5 7 16, 77 1,5 6 16, 2 4,6 7 66, 3 0,2 1 8,3 0,3 0 1,5 0,5 5 7,1 1,0 6,5

2. Đ ất lâ m n ghi ệp 6,5 2 69, 61 6,8 7 71, 1 2,0 0 28, 4 1,9 0 74, 2 18, 50 92, 1 4,7 0 60, 4 10, 0 64, 9

- Tr. đ ó: Đ ất r ừ ng t r ồn g 2,3 7 25, 27 3,3 0 34, 1 0,5 0 7,1 0,1 9 7,4 5,4 0 26, 9 0,4 0 5,1 3,0 19, 5

3. Đ ất n u ôi thu ỷ s ản 0,1 3 1,4 1 0,1 2 1,2 0,0 6 0,8 0,0 3 1,0 0,1 2 0,6 0,4 0 5,1 0,3 1,9

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Diện tích đất của trang trại lâm nghiệp là lớn nhất với 20,08 ha/ 1 trang

trại. Diện tích trang trại chăn nuôi là nhỏ nhất với 2,56 ha/ trang trại. Trang

trại cây hàng năm thường nằm ở ven đô cho nên không có lợi thế về đất đai,

thường kết hợp với chăn thả cá nên có diện tích đất thuỷ sản lớn: bình quân

0,4 ha/ trang trại.

2.3.2.2. Nguồn nhân lực trong các trang trại

Lao động của trang trại: Các trang trại năm 2006 đã sử dụng 79 lao động.

Gồm 60 lao động của chủ hộ trang trại; 19 lao động thuê mướn thường xuyên

và 36 lao động mướn thời vụ quy đổi là 45,48%.

Page 82: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Biểu 2.16: Tình hình sử dụng lao động theo các loại hình trang trại

năm 2006

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu

Bình

quân

chung

BQ phân theo loại hình trang trại

Tổng hợp Cây ăn

quả

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp Cây HN

Cây lâu

năm

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1. Lao động BQ 1 trang

trại 3,8 100 3,0 100 2,0 100 6,3 100 5,0 100 3,5 100 7,0 100

1.1. Lao động của hộ

chủ BQ 1 trang trại 2,9 76,06 2,4 80,0 3,0 47,4 5,0 100 3,5 100 4,0 57,1

1.2. Lao động thuê

mướn BQ 1 trang trại 0,9 23,94 0,6 20,0 1,0 50,0 3,3 52,6 3,0 42,9

2. Trình độ chuyên môn

kỹ thuật của LĐ trong

T.T

2.1. Chưa qua đào tạo 3,4 89,89 2,7 90,0 1,0 50,0 6,3 100 4,5 90,0 3,5 100 6,0 85,7

2.2. Sơ cấp, CNKT 0,1 1,33 1,0 14,3

2.3. Trung cấp 0,2 6,38 0,3 10,0 0,3 16,5 0,5 10,0

2.4. Cao đẳng

2.5. Đại học 0,1 1,33 0,3 16,5

3. Lao động thuê mướn

lúc thời vụ cao nhất 1,7 45,48 3,1 103,3 1,0 15,8 1,0 20,0

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Các trang trại đã thu hút một lực lượng lao động ở nông thôn, góp phần

giải quyết được công ăn việc làm mang lại thu nhập cho hộ. Trang trại chăn

nuôi là trang trại thuê mướn nhiều lao động nhất (3,3 lao động/ TT) và sau đó

là trang trại cây lâu năm (khoảng 3 lao động/ TT).

Bình quân một trang trại có gần 4 lao động, trong đó lao động thuê mướn

ngoài không cao vì phụ thuộc vào tính chất thời vụ nông - lâm nghiệp. Trình

độ lao động của trang trại chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo

chiếm tới 89,89% và thực hiện các công việc thuần tuý giản đơn do chủ trang

Page 83: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

trại điều khiển. Lao động có trình độ đại học quá thấp, chiếm tỷ lệ khiêm tốn

với 1,33%.

2.3.2.3. Trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các trang trại Bắc Kạn

Các trang trại thường trang bị phổ biến ở một vài loại máy chủ yếu là máy

kéo đa năng công suất nhỏ (loại cầm tay dưới 15 mã lực); máy vận tải nông

dụng, máy bơm nuớc, máy xay xát, máy tuốt, đập có động cơ công suất nhỏ.

Biểu 2.17: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật theo các loại hình

trang trại năm 2006

Đơn vị tính: cái

Danh mục máy móc, thiết bị

Tổng số Chia theo loại hình trang trại

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Tổng

hợp

Cây

ăn

quả

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Cây

hàng

năm

Cây

lâu

năm

1. Máy kéo trung (trên 12CV đến dưới 35CV)

1 4,8 1

2. Máy kéo nhỏ (từ 12CV trở xuống)

5 23,8 1 1 1 1 1

3. Ô tô (tổng số) 1 4,8 1

Trong đó: Ô tô vận tải hành

khách và hàng hoá

4. Máy phát điện 1 4,8 1

5. Máy tuốt có động cơ 5 23,8 3 1 1

6. Lò, máy sấy sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản

1 4,8 1

7. Máy chế biến lương thực

(xay xát, đánh bóng, phân loại …)

7 33,3 2 1 2 1 1

8. Máy chế biến gỗ (cưa, xẻ,

phay, bào…) có động cơ 4 19,0 3 1

9. Bình phun thuốc trừ sâu có động cơ

4 19,0 3 1

10. Máy bơm nước dùng cho

sản xuất nông, lâm thuỷ sản 11 52,4 4 2 1 2 1 1

11. Máy chế biến thức ăn gia súc (nghiền, trộn, phân loại …)

6 28,6 2 3 1

12. Máy chế biến thức ăn thuỷ

sản (nghiền, trộn, ép đùn…) 3 14,3 2 1

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Page 84: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

Cơ sở vật chất nhà xưởng: Hầu như là rất đơn giản dựa trên cơ sở cơ

ngơi sinh hoạt và chuồng trại gia đình. Trang trại chăn nuôi gia súc lớn vẫn

còn tồn tại hình thức chăn nuôi bán nhốt, chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo hình

thức thả vườn.

Mức độ cơ giới hoá: 1 phần khâu làm đất với 6 trang trại chiếm tỷ lệ

28,6% trang trại có máy cày kéo (cày trụ, bánh lồng); gieo cấy hoàn toàn thủ

công; khâu chăm sóc mới giải quyết được nước tưới (11 trang trại có máy

bơm chiếm tỷ lệ 52,4%); phun thuốc trừ sâu có động cơ có ở 4 trang trại; hỗ

trợ một phần thu hoạch lúa; chế biến mới có máy xay xát lương thực (7 trang

trại) và cưa, xẻ gỗ (4 trang trại). Trong tổng số 21 trang trại mới chỉ có 1 trang

trại có 1 xe ô-tô tải nhẹ.

Nhìn qua biểu trên đây, chúng ta có thể thấy bức tranh tổng thể của các

trang trại đang trong thời kỳ ban đầu của sản xuất hàng hoá: Đó là máy kéo

nhỏ làm đất - giải quyết nước tưới lúc thiếu mưa - đỡ gánh nặng khâu thu

hoạch - chế biến lương thực để bán và làm dịch vụ.

2.3.2.4. Yếu tố vốn sản xuất của trang trại

Tổng vốn đầu tư của các chủ trang trại năm 2006 là 2,73 tỷ đồng đồng,

chủ yếu là vốn đầu tư của chủ trang trại với 2,3 tỷ đồng chiếm 84%, trong khi

đó vốn vay ngân hàng chỉ có 290 triệu đồng chiếm 18,8%. Bình quân vốn đầu

tư sản xuất của một trang trại là 129,8 triệu đồng.

Vốn lưu động của các trang trại tập trung vào các lĩnh vực kinh tế như sau:

Nông nghiệp 55,6%; Công nghiệp - xây dựng 21,8%; còn lại là các ngành lâm

nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ khác là 21,6%.

Page 85: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Biểu 2.18: Tình hình vốn sản xuất theo các loại hình trang trại năm 2006

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Bình quân

chung

Chia theo loại hình trang trại

Tổng hợp Cây ăn

quả Chăn nuôi

Lâm

nghiệp

Cây hàng

năm

Cây lâu

năm

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

I. TỔNG VỐN

SXKD 129,8 100

141,

1 100 91 100 170,3 100 44,8 100 21 100 400 100

1. Vốn chủ trang trại 109,3 84 115,

3 81,7 81 89,0 153,7 90,2 38,3 85,5 16 76,2 330 82,5

2. Vốn vay 13,9 11 18,8 13,3 10 11,0 16,7 9,8 6,5 14,5 5 23,8

Tr. đó: Vay NH, tổ

chức TD 10,1 8 13,2 9,4 10 11,0 16,7 9,8

3. Vốn khác 6,7 5 7 5,0 70 17,5

II. VỐN LƢU

ĐỘNG) 66,7 100 74,7 100 45,9 100 38,4 100 31,5 100 19,3 100 300 100

A. Phân theo

nguồn vốn

1. Vốn chủ trang trại 54,9 82,3 58,1 77,8 45,9 100 37,7 98,3 31,5 100 14,3 74,0 230 76,7

2. Vốn vay 8,5 12,7 16,6 22,2 0,7 1,7 5 26,0

Tr. đó: Vay NH, tổ

chức TD 5,2 7,8 11 14,7

3. Vốn khác 3,3 5,0 70 23,3

B. Phân theo ngành

kinh tế

1. Nông nghiệp 37,1 39,7 47,5 63,5 45,9 100 33,5 87,2 19,5 61,9 13,8 71,4 15,0 5,0

2. Lâm nghiệp 4,5 4,8 8,9 11,9 1,4 3,7 0,5 1,6

3. Thuỷ sản 6,1 6,5 9,4 12,6 0,2 0,4 11,5 36,5 5,5 28,6

4. Công nghiệp - xây

dựng 14,5 15,5 2,0 2,7 285, 95,0

5. Thương nghiệp

6. Dịch vụ khác 3,8 4,1 7,0 9,4 3,3 8,7

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

2.3.2.5. Quy mô sản xuất của các trang trại

Quy mô sản xuất các trang trại còn nhỏ, sản lượng hàng hoá thấp và chủ

yếu là tiêu thụ tại thị trường địa phương. Trồng trọt: Năm 2006 diện tích gieo

trồng lúa 15,5 ha; ngô 6,4 ha, chè hái búp 5,4 ha, cam quýt 10,3 ha, nhãn 1,9,

Page 86: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

vải 2,3 ha. Chăn nuôi: trâu 87 con, bò 258 con, lợn 328 con, gà 2.380 con...

Diện tích chăn thả cá 5,4 ha.

Biểu 2.19: Quy mô sản xuất theo các loại hình trang trại năm 2006

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

BQ

chung/

1trang

trại

Chia theo loại hình trang trại

Tổng

hợp

Cây

ăn

quả

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Cây

hàng

năm

Cây

lâu

năm

1. Cây hàng năm

- Cây lúa ha g.tr 0,74 0,83 0,2 0,5 0,8 0,8 1,92

- Cây ngô ha g.tr 0,30 0,23 0,05 0,44 0,53 0,75 0,1

2. Cây lâu năm

- Cây chè ha 0,26 0,29 0,23 0,03 2,0

- Cam, quýt ha 0,49 0,01 3,4 0,04

- Nhãn ha 0,09 0,13 0,17 0,05 0,03

- Vải ha 0,11 0,11 0,17 0,11 0,05 0,15 0,03

3. Chăn nuôi

- Đàn bò con 12,33 8,1 36,67 7,5 1,5 50

- Đàn trâu con 4,14 4,6 0,33 6,67 3,5 6,5 0

- Đàn lợn con 15,62 13,9 2,67 43,33 18 7 1

Tr. đó: Lợn nái SS con 1,76 1,4 1 4 3 0,5 1

- Đàn Gà con 113,33 162 83,33 33,33 90 65 100

Tr. đó: Đẻ trứng con 7,62 2,9 13,67 6,67 15 40

4. Thuỷ sản

- Diện tích chăn thả cá ha 0,26 0,31 0,06 0,03 0,12 0,45 0,9

Tr. đó: Thâm canh ha 0,03 0,07 0,03

5. Lâm nghiệp

- Gỗ m3 2,8 2,8 1 11,5 5

- Củi tấn 1,1 1,4 1 2

6. Dịch vụ phi nông,

lâm, thuỷ sản tr.đồng 9,43 14,16 7,23 2,35 30

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Page 87: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

- Cam, quýt bình quân 3,4 ha/ trang trại cây ăn quả. Cây ăn quả khác

diện tích không đáng kể.

- Đàn trâu, bò của trang trại chăn nuôi bình quân vào khoảng 40 - 45 con/

trang trại. Lợn nái sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống của

chính các trang trại.

- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là thả vườn, chưa chăn nuôi công nghiệp,

tập trung ở loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp.

- Thuỷ sản còn quá nhỏ bé: 0,9 ha chăn thả/ trang trại trong loại hình

trang trại cây lâu năm.

- Lâm nghiệp cho sản phẩm còn quá khiêm tốn.

- Ngành nghề, dịch vụ trong các trang trại chưa phát triển. Thu nhập đều

nhất là trang trại tổng hợp với bình quân 14,16 triệu đồng/ trang trại.

2.3.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh trong các trang trại

Giá trị sản phẩm sản xuất của 21 trang trại đã tạo ra được một số lượng

sản phẩm đáng kể. Năm 2006, tổng thu của các trang trại là 2.155 triệu đồng,

bình quân một trang trại 102,6 triệu đồng. Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ

bán ra của các trang trại đạt 1.737 triệu đồng.

GO bình quân của trang trại cây ăn quả và trang trại lâm nghiệp đạt cao

hơn so với các loại hình trang trại khác. Thu từ hoạt động phi nông, lâm, thuỷ

chiếm tỷ trọng không đáng kể, bình quân 9,4 triệu đồng/ trang trại (chiếm

9,19%) tập trung chủ yếu ở loại hình kinh doanh tổng hợp.

Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại mới đạt có 55,1 triệu đồng.

Giá trị sản phẩm và dịch vụ bình quân bán ra của 1 trang trại là 82,2 triệu

đồng. Nhìn chung thu nhập bình quân của các trang trại chưa cao vì một số

trang trại chưa đến điểm hoàn vốn.

Page 88: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Biểu 2.20: Giá trị sản xuất theo các loại hình trang trại năm 2006

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng

số

Chia theo loại hình trang trại

Tổng hợp Cây ăn quả Chăn nuôi Lâm nghiệp Cây hàng

năm

Cây lâu

năm

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

A. Giá trị tổng

sản phẩm 102,6 100 106,9 100 124,4 100 97,3 100 123,6 100 46,8 100,0 80,2 100,0

I. Thu từ nông,

lâm, thuỷ sản 93,2 90,81 92,7 86,75 124,4 100 90,1 92,57 123,6 100 44,4 95,0 50,2 62,6

1. Nông nghiệp 81,7 79,65 77,3 72,30 121,5 97,71 84,8 87,15 109,0 88,20 33,2 70,9 40,2 50,1

1.1. Trồng trọt 33,6 32,78 24,0 22,45 99,3 79,83 9,7 9,97 30,3 24,50 19,5 41,7 39,8 49,6

- Cây lúa 8,8 8,59 9,4 8,81 2,8 2,23 4,8 4,97 9,6 7,73 11 23,5 27 33,7

- Cây ngô 2,8 2,71 3,0 2,78 0,24 0,19 2,2 2,22 3,2 2,63 6,8 14,6 1,2 1,5

- Cây chè 0,8 0,74 0,4 0,33 2,3 1,82 0,2 0,3 7,5 9,4

- Cam, quýt 8,7 8,50 60,4 48,56 2 2,5

- Nhãn 0,7 0,68 0,6 0,54 2 1,61 1,2 0,97 0,5 0,6

- Vải 0,8 0,78 0,5 0,46 2,3 1,88 0,2 0,19 0,4 0,32 1,5 3,2 0,6 0,7

1.2. Chăn nuôi 48,1 46,87 53,3 49,85 22,2 17,88 75,1 77,19 78,7 63,71 13,7 29,2 0,4 0,5

- Trâu 10,3 10,09 18,4 17,17 2,6 2,67 10,5 8,50 2,5 5,3

- Bò 7,3 7,08 8,1 7,59 13,8 14,21 15 12,14

- Lợn 22,5 21,97 21,6 20,17 8,1 6,52 50,6 51,95 34,2 27,67 6,8 14,4

- Gà 3,0 2,91 2,9 2,75 3,8 3,08 1,2 1,28 7,2 5,85 1,9 4,0

2. Lâm nghiệp 3,7 3,60 4,4 4,11 0,1 0,08 4,4 4,55 8,0 6,49 4 5,0

2.1. Gỗ 2,1 2,05 3,1 2,87 0,5 0,51 4,0 3,26 4 5,0

2.2. Củi 0,8 0,80 1,3 1,23 0,1 0,08 1,3 1,30

3. Thuỷ sản 7,8 7,56 11,1 10,35 2,8 2,21 0,8 0,86 6,6 5,30 11,3 24,1 6 7,5

3.1. Cá 4,2 4,13 3,8 3,51 2,8 2,21 0,5 0,51 6,6 5,30 11,3 24,1 6 7,5

II. Hoạt động phi

nông, lâm, thuỷ 9,4 9,19 14,2 13,25 7,2 7,43 2,4 5,0 30 37,4

1. Công nghiệp 2,3 2,26 3,4 3,14 3,5 3,60 2,4 5,0

2. Thương nghiệp 1,4 1,39 30 37,4

3. Vận tải 5,1 5,01 10,8 10,11

4. Dịch vụ khác 0,5 0,52 3,7 3,83

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Page 89: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

2.3.2.7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các trang trại

Biểu 2.21: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo các loại hình

trang trại năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT

Loại hình trang trại

TT

Cây

ăn quả

(n=3)

TT cây

hàng

năm

(n=2)

TT cây

lâu năm

(n=1)

TT

chăn

nuôi

(n=3)

TT

Lâm

nghiệp

(n=2)

TT

Tổng

hợp

(n=10)

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 81.007 27.300 48.510 47.875 68.779 52.931

VA/lao động 1000đ/lđ 40.503 8.400 6.930 13.096 15.609 19.157

VA/vốn Lần 0,88 1,60 0,12 0,49 1,791 0,44

VA/ diện tích 1000đ/ha 12.115 3.466 3.122 24.466 4.774 9.300

Tỷ suất hàng hoá % 93,94 68,62 46,13 78,94 88,32 76,28

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại

Căn cứ vào số liệu phân tích ở bảng trên, chúng tôi dùng phương pháp

kiểm định thống kê so sánh cặp đôi bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê

SPSS (Statiscal Package for Social Sciences) để kiểm định độ tin cậy, lý do là

kích thước các nhóm có độ lệch lớn, nhất là đối với nhóm trang trại cây lâu

năm chỉ có 1 trang trại (cụ thể xin xem phụ lục12 - 16 luận văn).

Kết quả qua phân tích, đánh giá rút ra như sau:

* Giá trị gia tăng của trang trại:

Giá trị gia tăng của trang trại cây ăn quả là 81 triệu đồng/ trang trại, VA

của nó cao hơn trang trại chăn nuôi (gấp 1,69 lần) và trang trại tổng hợp (1,53

lần). Như vậy, loại hình cây ăn quả đã phát huy tiềm năng của địa phương và

đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Hiệu quả sử dụng lao động (VA/ lao động)

Trang trại cây ăn quả có giá trị gia tăng/ 1 lao động cao hơn 2 lần so với

trang trại kinh doanh tổng hợp. Đây thể hiện một đặc điểm của là các ngành

Page 90: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

nghề phi nông, lâm, thủy sản ở vùng nông thôn giá trị dịch vụ thường không

cao. Đồng thời cũng khẳng định thêm rằng cây ăn quả là thế mạnh và góp

phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương.

* Hiệu quả sử dụng vốn của trang trại (VA/ vốn)

Trang trại lâm nghiệp có VA thu được là 1,791 đồng/ 1đồng vốn bỏ ra

cao nhất so với các loại hình trang trại khác: Tổng hợp (gấp khoảng 4 lần);

chăn nuôi (gấp gần 4 lần); cây ăn quả (gấp khoảng 2 lần) và cây hàng năm

(gấp khoảng 1,1 lần).

Sở dĩ trang trại lâm nghiệp có VA/ vốn cao là vì suất đầu tư trên một

đơn vị diện tích trong các trang trại trồng rừng thường không lớn. Bên cạnh

đó đất đai lâm nghiệp ở Bắc Kạn cơ bản là tốt cho nên góp phần giảm chi phí

cho nhà đầu tư.

* Hiệu quả sử dụng đất (VA/ diện tích)

Trang trại chăn nuôi có VA thu được là 24,446 triệu đồng/ 1 ha đất trang

trại, gấp 2 lần so với VA thu được từ 1 ha đất ở trang trại cây ăn quả. Tuy

nhiên số liệu này cũng cho thấy các trang trại chăn nuôi ở tỉnh thường không

có đồng cỏ chăn thả khép kín và chi phí chuồng trại là không lớn (hình thức

chăn nuôi quảng canh).

* Tỷ suất hàng hoá

Trang trại cây ăn quả có tỷ suất hàng hoá lớn nhất so với các trang trại

cây hàng năm, chăn nuôi, lâm nghiệp và tổng hợp. Các trang trại trồng cam,

quýt hiện nay có tới 70% diện tích cho thu hoạch và sản phẩm này có giá trị

hàng hoá hiện tại cao.

Tỷ suất hàng hoá thấp nhất là trang trại cây hàng năm với 68,62%, cho

thấy là với các loại cây lương thực ngắn ngày như lúa, ngô có giá trị hàng hoá

không cao và sản phẩm chủ yếu là tiêu dùng nội bộ.

Page 91: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

2.3.3. Phân tích SWOT tìm vấn đề cơ bản phát triển kinh tế trang trại

Qua các ý kiến các nhà chuyên môn, nhà quản lý các cấp tỉnh, huyện và

xã; thông tin điều tra trực tiếp từ các chủ trang trại, chúng tôi xây dựng bảng

phân tích SWOT để tìm ra vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh

Bắc Kạn như sau:

Bảng 2.22: Ma trận SWOT về kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn năm 2007

Điểm mạnh (Strength):

- Vốn tự có là chủ yếu;

- Dịch bệnh ít xảy ra và không gây

hậu quả lớn;

- Chưa gây hậu quả vê môi trường;

- Sản phẩm đặc thù, đảm bảo an toàn

thực phẩm;

- Không có khó khăn trong tiêu thụ

sản phẩm;

- Thu nhập không cao nhưng ổn định.

Điểm yếu (Weakness):

- Số lượng trang trại phát triển chậm;

- Quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ

thuật, công nghệ ở mức độ thấp;

- Lao động chưa qua đào tạo là chủ

yếu;

- Năng suất cây trồng, vật nuôi thấp;

- Sản phẩm hầu như tiêu thụ sản

phẩm tại địa phương;

- Thu nhập bình quân/ trang trại thấp.

Cơ hội (Opportunity):

- Được ưu tiên thuê đất ở những vùng

quy hoạch tập trung làm KTTT;

- Sự hỗ trợ về kỹ thuật của địa

phương thông qua thực hiện các

chương trình, dự án;

- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được

đầu tư tập trung và đồng bộ ở các

vùng quy hoạch;

- Tham gia các khoá đào tạo nâng cao

kiến thức quản lý, kỹ thuật, tay nghề;

- Có điều kiện tiếp cận với các nhiều

nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi;

- Hội nhập sâu tạo điểu kiên tiếp cận

thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thách thức (Threat):

- Tích tụ đất đai khó khăn;

- Địa vị pháp lý và đăng ký kinh

doanh của chủ trang trại;

- Khả năng tiếp nhận, ứng dụng khoa

học công nghệ hiện đại trong sản

xuất kinh doanh;

- Chất lượng nông sản phẩm hàng

hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hệ thống phân phối, liên kết tiêu

thụ sản phẩm;

- Phòng trừ dịch bệnh nguy hiểm gắn

với bảo vệ môi trường sống.

Page 92: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

Tóm lại: Các trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tại thời điểm nghiên

cứu về quy mô còn nhỏ. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn

yếu, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác do trình độ quản lý, trình độ lao

động hầu hết là phổ thông, sản phẩm hàng hoá các trang trại không lớn và

thiếu sức cạnh tranh. Thu nhập bình quân một lao động trong các trang trại

còn thấp.

2.3.4. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn

* Thiếu quy hoạch định hướng phát triển: Tỉnh chưa thực hiện được việc

phân vùng kinh tế, quy hoạch đất đai để dành cho phát triển kinh tế trang trại.

Diện tích rừng và đất rừng tuy nhiều nhưng manh mún không có diện

tích tập trung nên hiện nay để có một khu đất liền khoảnh khoảng 30 - 50 ha

mà không vướng vào quy hoạch khác là rất hiếm.

* Quản lý đất đai bất cập, tích tụ tập trung đất khó khăn:

- Hiện nay ở nông thôn Bắc Kạn phổ biến có tình trạng một hộ có tới vài

chục mảnh ruộng, như vậy tương ứng là vài chục sổ đỏ. Các hộ nhận đất,

nhận rừng chủ yếu căn cứ vào đất nương rẫy cũ của gia đình từ trước, mang

tính tự phát là chính. Để đảm bảo tính công bằng khi phân chia đất ruộng cho

các hộ phải có các loại đất khác nhau, nên đến nay tình trạng manh mún, nhỏ

lẻ là khó khắc phục.

- Do đặc điểm xã hội và tâm lý của người dân miền núi đó là các vấn đề

về ruộng đất ông cha, bao chiếm đất đai do tập quán nương rẫy... trong khi

các nhà nước chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.

* Tổ chức bên trong của các trang trại còn nhiều yếu kém: Nhiều chủ

trang trại còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế. Việc đào tạo bồi

dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức

cả phía chủ trang trại lẫn cơ quan quản lý nhà nước.

Page 93: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

* Môi trường xã hội còn nhiều trở ngại: Đặc thù miền núi, các hộ nông

dân của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là dân tộc thiểu số có phong tục tập quán, lối

sống, tâm lý, văn hóa phong phú, có nhiều mặt tích cực song mặt hạn chế

cũng rất lớn. Tới nay tập quán chăn thả rông trâu, bò vẫn là một trở ngại lớn

cho sản xuất nông nghiệp.

* Môi trường đầu tư kinh doanh, tư pháp chưa thuận lợi:

- Cho đến hết năm 2006 mới chỉ có 2 trang trại thực hiện đăng ký

kinh doanh, chính vì vậy sự trợ giúp của nhà nước đối với các trang trại

rất còn hạn chế.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh hàng năm hạn chế, nhu cầu đô thị

hoá lớn nên bố trí vốn xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện,

nước sinh hoạt cho nông thôn chưa được nhiều. Tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật cho nông thôn chậm.

- Thị trường lao động chưa hình thành cho nên việc kiếm lao động ổn

định làm tại trang trại đang là một vấn đề khó đối với các trang trại. Thị

trường tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá còn nhỏ hẹp.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm đã thực hiện được nhiều mô hình

thử nghiệm thành công, song tính hiệu quả thấp, việc nhân rộng trong sản

xuất đại trà ra các hộ nông dân không thực hiện được. Cán bộ khuyến nông -

khuyến lâm ở cơ sở còn quá ít, chưa sâu sát với nông dân để nắm bắt nhu cầu

và trực tiếp giúp đỡ kỹ thuật sản xuất cho các hộ gia đình nông dân.

* Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại còn bị buông lỏng:

- Các cơ quan quản lý không nắm được chính xác số lượng trang trại

cũng như hoạt động kinh tế của các trang trại. Số liệu thống kê theo các kênh

của cơ quan quản lý nhà nước cũng không có sự thống nhất: Theo thống kê

của ngành Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn năm 2004 số liệu là 64 trang trại,

trong khi đó số liệu của Cục Thống kê tỉnh cùng thời điểm chỉ có 21 trang trại

đạt tiêu chí.

Page 94: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

- Quản lý về vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm,

chất lượng nông sản hàng hoá... đang còn để ngỏ.

Tóm lại: Tuy còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình phát triển,

nhưng cũng có thể khẳng định rằng: Phát triển kinh tế theo hướng trang trại

gia đình; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu

để các hộ nông dân Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo

hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

Page 95: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI TỈNH BẮC KẠN THỜI GIAN TỚI

3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp

hóa - hiện đại hoá ở Việt nam

3.1.1.1. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong

nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy

mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,

nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ

nông, lâm, thuỷ sản

Việc phát triển kinh tế trang trại nên đi theo trình tự từ đơn giản lên hiện

đại, lấy việc phát triển kinh tế hộ làm tiền đề để hình thành kinh tế trang trại,

tránh sử dụng các công cụ kích thích kinh tế trực tiếp để tạo ra một hệ thống

các trang trại phong trào, không có tính ổn định và bền vững.

Xây dựng các hộ gia đình thành các hộ kinh tế tự chủ. Nhiều địa phương

miền núi vẫn còn tồn tại hai loại gia đình: Gia đình lớn và gia đình nhỏ. Các

gia đình lớn, do tác động của cơ chế làm ăn mới, do những khó khăn ngày

càng không thể khắc phục về lương thực, thực phẩm ngày càng phân rã nhanh

hơn (đây là khuynh hướng tích cực). Nói chung, ở các tỉnh miền núi phía Bắc,

các gia đình nhỏ (hay là tiểu gia đình) là tế bào của xã hội. Loại hình gia đình

này có khả năng thích ứng linh hoạt nhất với nền nông nghiệp tiểu nông. Việc

giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình là rất đúng hướng và cần phải xúc tiến

nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề giao và nhận đất rừng

là chỗ phải xác định rõ ràng quyền sở hữu và quyền thừa kế của người nông

dân đề người nông dân thực sự yên tâm sản xuất, đầu tư lâu dài theo kiểu

canh tác trang trại trên các mảnh đất mà họ đã nhận.

Page 96: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

Kinh tế trang trại là lực lượng xung kích đi đầu trong sản xuất nông sản

hàng hóa, đồng thời cũng là lực lượng đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH&CN

nông nghiệp trong thời kỳ đi lên CNH. Kinh tế trang trại không đơn nhất mà

rất đa dạng về đặc điểm, tiềm năng kinh tế kỹ thuật và qui mô sản xuất. Trang

trại ở vùng đồi núi khác trang trại vùng đồng bằng, và vùng ven biển. Trang

trại sản xuất lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái, khác trang trại chăn

nuôi trâu bò, lợn, gà, nuôi trồng thủy sản, và khác trang trại trồng rừng, vì vậy

mỗi loại trang trại trong từng thời kỳ có những yêu cầu về KH&CN khác

nhau. Kinh tế trang trại lại có qui mô nhỏ, vừa, lớn, do đó khả năng tiếp thu

và ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng khác nhau. KH&CN nông nghiệp chỉ đem

lại hiệu quả kinh tế khi các trang trại lựa chọn đúng được loại hình, mức độ

phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và khả năng kinh tế kỹ thuật cụ thể của từng

trang trại.

Trang trại là nơi có thể đẩy mạnh ứng dụng khoa công nghệ làm tác nhân

quan trọng để phát triển công nghệ sau thu hoạch: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản,

chế biến và thị trường (marketting) - nâng cao giá trị kinh tế của nông sản phẩm

hàng hoá. Khi khả năng nguồn cung trong trang trại không đủ thì nó giúp tiêu

thụ sản phẩm cho nông dân và cung cấp dịch vụ (vật tư, kỹ thuật v.v...) cho các

hộ gia đình xung quanh địa bàn. Với hiệu quả kinh tế được trực tiếp thấy và

điều kiện sản xuất trong vùng không có gì khác biệt nhiều, các hộ nông dân

trong vùng sẽ học tập làm theo mô hình làm kinh tế của các trang trại này.

3.1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất

đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền

vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói

giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp cần phải đáp ứng các nhu cầu ngày một tăng của

xã hội trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế. Vì vậy muốn phát triển bền

vững, cách cơ bản để giải quyết vấn đề này là tăng năng suất. Do nhu cầu cấp

bách, hiện nay có khuynh hướng là nhiều vùng đất vốn không thích hợp cho

Page 97: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

sản xuất nông nghiệp cũng được huy động để sản xuất, điều này sẽ gây ra

những tác động không tốt cho môi trường do đó nó cần được ngăn chặn.

Để được bền vững trong thời hạn dài, việc phát triển kinh tế trang trại

cũng phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Nhân dân địa phương cần phải

được tham gia trong việc bảo vệ và quản lý lâu bền các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Họ cần phải được chia sẻ những lợi ích của các nguồn tài nguyên

thiên nhiên từ các khu vực mà họ sinh sống. Vì vậy, để phát triển bền vững

các chủ trang trại phải gắn kết được lợi ích của mình với lợi ích cộng đồng.

Việc đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật trong các trang trại nhằm nâng cao năng

lực sản xuất, giảm tổn thất do sâu bệnh, bảo vệ tài nguyên đất và nước v.v... sẽ tạo

ra hạt nhân tốt để kích thích các đối tượng khác cùng áp dụng. Vì vậy cần

khuyến khích các chủ trang trại, các nông dân đầu tư vào việc sử dụng đất

một cách bền vững bằng cách giao cho họ quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài

và tạo điều kiện thuận lợi cho họ sở hữu về các nguồn lợi sản sinh từ đất đai.

Phát triển các cách sử dụng lâu bền về công nghệ sinh học, và các trang

trại sẽ đóng vai trò là cầu nối để chuyển giao công nghệ này một cách an toàn

hợp lý, cho cộng đồng cư dân địa phương, đặc biệt là chuyển giao cho các hộ

nông dân đang sản xuất các cây trồng, vật nuôi tương tự.

Sự bền vững của nông nghiệp nông thôn còn đòi hỏi trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp, cần phải có các chính sách để khuyến khích chủ trang trại

sử dụng các biện pháp quản lý sản xuất tổng hợp nhằm tránh tình trạng các

chủ trang trại vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên lạm dụng quá mức các chất

hoá học để kiểm soát sâu bệnh, diệt trừ cỏ dại hoặc sử dụng các chất kích

thích tăng trưởng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... gây ra những tác hại

lâu dài cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Việc phát triển kinh tế trang trại là bước đi tất yếu của nền sản xuất nông

nghiệp nước ta trên con đường CNH, HĐH. Tuy nhiên do đặc điểm ở nông

Page 98: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

thôn Việt nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng tồn tại tính cộng đồng làng xã

rất cao nên khi đẩy mạnh phát triển KTTT cần phải tính đến yếu tố này.

Nghĩa là các trang trại phải dựa trên nền tảng gia đình là chủ yếu, lao động

chủ yếu trong trang trại là người nhà hoặc bà con làng xóm. Trang trại phải là

một hạt nhân văn hoá của làng xã về mặt cấu trúc, không nên biến trang trại

thành một thực thể độc lập với cộng đồng làng xã.

Mục đích của chương trình chống nghèo khó là làm cho mọi người có

khả năng tốt hơn để có một cuộc sống theo lối bền vững. Sự phát triển kinh tế

trang trại ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa là cần thiết

vì nó có khả năng tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân thiếu

việc làm ngày hôm nay và cho những lực lượng lao động đang lớn lên.

3.1.1.3. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại

gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước

chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp,

thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn

Trên thực tế, sau nhiều lần tiến hành giao đất canh tác cho nông dân, đến

nay đất nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn rất manh mún. Tại miền Bắc bình

quân 6.637m2/ hộ, miền Nam 10.757m2/ hộ. Vì vậy, để tiến đến sản xuất

hàng hoá, Nhà nước không chỉ dừng lại ở những giải pháp chung chung mà

phải có những việc làm thiết thực đẩy nhanh tốc độ DĐĐT, tích tụ ruộng đất.

Cần có cơ chế quản lý, khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa",

phấn đấu để mỗi hộ có 1 - 2 thửa ruộng; khuyến khích việc cho thuê hoặc

chuyển nhượng ruộng đất nhưng để sản xuất, nhằm đẩy nhanh quá trình tích

tụ ruộng đất ở nông thôn, tạo điều kiện để hình thành các trang trại quy mô

lớn, sản xuất khối lượng hàng hóa lớn. Theo các chuyên gia, tích tụ ruộng đất

phải đi đôi với phát triển ngành nghề, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. GS. Nguyễn Lân Dũng cho

Page 99: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

rằng, để trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, lao động nông

nghiệp phải giảm xuống chỉ còn 23%, phải chuyển khoảng 50% lao động

nông nghiệp hiện nay sang các ngành kinh tế khác, đi đôi với tích tụ đất đai

để có thể cơ giới hoá các khâu canh tác và thu hoạch. Ngoài ra, chính sách đất

đai phải tạo điều kiện và thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp hiện có và khai thác nhanh đất hoang hoá đang còn chiếm một diện

tích lớn.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện

thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, nâng cao trình độ công nghệ chế biến,

công nghệ sau thu hoạch. Chú trọng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ

nông sản cả trong và ngoài nước. Nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế hộ

nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, nông lâm trường, kinh tế

trang trại gắn với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Nhà nước khuyến khích,

hỗ trợ đầu tư ban đầu thoả đáng cho việc chuyển lao động và dân cư đến

những nơi khó khăn nhưng giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí xung yếu về an

ninh, quốc phòng, tạo đà phát triển nhanh cho những vùng này để giảm sự

cách biệt. Giải quyết các vướng mắc về chính sách và thể chế để tạo động lực

mới thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển vững chắc. Đề cao trách

nhiệm và tính năng động, sáng tạo của nhiều địa phương, ban ngành trong

việc tạo thuận lợi cho nông dân, các thành phần kinh tế có nhu cầu và khả

năng mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông

thôn theo đúng pháp luật.

Về cầu lao động, để nông thôn thực sự phát triển bền vững theo hướng

CNH HĐH, trước hết phải phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó

có làng nghề và kinh tế trang trại, nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn.

Thực tế cho thấy các loại hình kinh tế này có khả năng áp dụng khoa học kỹ

thuật tốt hơn và có tiềm lực kinh tế để sẵn sàng đầu tư khi cần thiêt. Kinh tế

Page 100: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

trang trại có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm theo hướng xuất khẩu và hình

thành các thị trường nông sản ngay tại địa phương.

Như vậy kinh tế trang trại là lực lượng xung kích đi đầu trong sản xuất

nông sản hàng hóa, đồng thời cũng là lực lượng đi đầu trong ứng dụng tiến bộ

KH&CN nông nghiệp thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2. Quan điểm riêng đối với tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ vào kết qủa nghiên cứu của đề tài, đối với tỉnh Bắc Kạn chúng tôi

thấy cần thêm một số quan điểm sau:

* Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển

nền nông nghiệp hàng hoá gắn với việc phát triển các trang trại phù hợp với

tiểu vùng sinh thái và công nghệ sinh học. Chuyển dịch cơ cấu trong nông

nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng

trồng trọt; phát triển ngành nghề nông thôn để chuyển một số lao động nông

nghiệp sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp.

Hình thành các vùng kinh tế trang trại tập trung theo quy hoạch của tỉnh

dành cho các cây trồng, vật nuôi hàng hoá có lợi thế so sánh. Ưu tiên cho phát

triển các trang trại mới tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm được quy hoạch

cho các cây trồng, vật nuôi hàng hoá mũi nhọn, vừa khuyến khích và có cơ

chế kích thích sự phát triển nội tại của các cơ sở hiện có điều kiện, phát triển

thành loại hình kinh tế trang trại.

Cần quan tâm phát triển các trang trại sử dụng nhiều lao động. Hiện nay

vấn đề lao động đến độ tuổi không có công ăn việc làm ổn định ở nông thôn

là rất quan trọng. Rất nhiều người lao động nông nghiệp ở thị xã Bắc Kạn và

các khu công nghiệp bị mất đất trong quá trình đô thị hoá. Họ đang có tiền do

đền bù giải phóng mặt bằng, tuy nhiên tìm ra một công việc có thu nhập ổn

đinh đối với họ là một vấn đề khó. Việc phát triển kinh tế trang trại còn giải

quyết tận gốc làn sóng di dân ra đô thị trong quá trình đô thị hoá và cùng với

nó là tệ nạn xã hội và sự cách biệt giàu nghèo.

Page 101: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

* Khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành nghề,

đa dạng hoá các loại hình kinh tế ở nông thôn miền núi, khắc phục tư tưởng

và thói quen của việc điều hành nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc với sự

chi phối lớn của kinh tế tự nhiên.

Các nghề thủ công ở miền núi kém phát triển làm cho quá trình đô thị

hoá chậm chạp, mật độ tập trung dân cư thấp, nhu cầu xã hội về tiêu thụ các

sản phẩm thủ công chưa đủ cho các nghề này tách khỏi nghề nông. Theo đó,

cần phải cấy nghề hình thành làng thủ công ở các vùng miền núi như các làng

thủ công ở đồng bằng Bắc bộ.

* Về phương diện kinh tế, kinh doanh miền núi có các thế mạnh riêng,

vừa mang tính phổ biến, vừa có yếu tố đặc thù. Nói chung thì các thế mạnh

của miền núi thể hiện rõ ràng nhất ở hai khả năng cụ thể:

+ Thâm canh đất rừng, vườn rừng

+ Chăn nuôi gia súc lớn (chủ yếu là đàn trâu, bò)

Thực chất đây chính là mô hình kinh tế nông - lâm hay lâm - nông kết

hợp có tác dụng kích thích sự phát triển của khuynh hướng sản xuất hàng hoá.

* Bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học

Sự tổn thất về đa dạng sinh học đang diễn ra ngày một gay gắt, chủ yếu

là do sự phá huỷ môi trường sinh sống, sự khai thác quá mức, sự ô nhiễm và

do việc đưa vào nuôi trồng các loài động và thực vật nhập ngoại một cách

không thích hợp. Sự suy giảm về đa dạng sinh học xảy ra phần lớn là do con

người, và trong đó chính cách khai thác tận diệt tự nhiên để phục vụ cho mục

đích tối đa hoá lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải chịu một

phần trách nhiệm.

Để đảm bảo sự đa dạng sinh học, ngoài việc cần tiến hành các nghiên

cứu dài hạn về tầm quan trọng của sự đa dạng sinh học đối với những hệ sinh

thái sản xuất ra hàng hoá và cho những lợi ích về môi trường nhằm có biện

Page 102: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

pháp tích cực để bảo vệ các nguồn gien quý. Tỉnh còn cần phải khuyến khích

các chủ trang trại, nông dân áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với

tự nhiên và các loài sinh vật hoang dã nhằm duy trì và phát triển thêm sự đa

dạng sinh học.

Việc thực hiện cơ chế phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích thu được

do sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật và tài nguyên gien giữa nơi tạo ra và

nơi sử dụng các nguồn tài nguyên này cũng có tác dụng tốt trong vấn đề này.

Nhân dân địa phương phải được chia sẻ những lợi ích về kinh tế và thương

mại của những nguồn sinh học đa dạng mà họ đã có công duy trì, phát triển và

tạo mới.

3.2. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH

BẮC KẠN

3.2.1. Căn cứ để định hƣớng

- Căn cứ Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) Đảng Cộng sản Việt nam

“Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai

đoạn 2001-2010”;

- Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ

về chủ trương phát triển kinh tế trang trại;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ IX nhiệm

kỳ 2005 - 2010;

- Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020;

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này.

3.2.2. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn

3.2.2.1. Phương hướng chung

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Kạn lần thứ IX đã định hướng phát

triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010: “Phát triển nông - lâm -

ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo lương thực, tăng nông sản

hàng hoá. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn

Page 103: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

lực. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng, miền. Tăng cường các biện pháp

ứng dụng hoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện

tích. Mở rộng phát triển mô hình kinh tế trang trại và trồng rừng kinh tế…”.

3.2.2.2. Định hướng cơ bản phát triển kinh tế trang trại

* Đối với nông nghiệp, vừa chú trọng đầu tư thâm canh, chuyên môn hoá

vừa kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất

kinh doanh.

Về sản xuất lương thực, trọng tâm là lúa nước và ngô lai trên cơ sở thâm

canh giống mới có năng suất cao.

Về cây công nghiệp ngắn ngày phát triển mạnh thuốc lá, đậu tương, đỗ

xanh và đỗ đen, lạc và mía v.v. trên cơ sở sử dụng giống mới vầ sản xuất theo

dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Trồng thâm canh, tạo vành đai thực phẩm cho thị xã Bắc Kạn đối với các

loại rau đậu theo hướng sạch; trồng hoa thương phẩm các loại phục vụ cho

nhu cầu thị trường.

Về cây ăn quả, tập trung phát triển tính tới nhu cầu thị trường các loại

cây như nhãn, vải thiều, mận, cam quýt, hồng không hạt v.v... trên cơ sở chất

lượng giống tốt và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

* Đối với chăn nuôi: Tập trung phát triển nuôi trâu bò thịt, dê, lợn nạc,

gia cầm theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp. Trước mắt áp dụng mô

hình chăn nuôi bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc và gia cầm ở vùng

bằng và trên vùng đồi.

Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch và đặc biệt chú trọng chất

lượng con giống. Phát triển mạnh chăn nuôi trên cơ sở thúc đẩy việc chế biến

thức ăn gia súc và nhu cầu thị trường.

Page 104: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

* Vừa chú trọng trồng rừng sản xuất vừa kết hợp với trồng rừng phòng

hộ để bảo vệ môi trường sinh thái, bên cạnh đó phát triển mạnh sản xuất lâm

sản ngoài gỗ để có nguồn thu nhập trước mắt từ rừng

Tăng cường trồng rừng nguyên liệu để cung cấp nguyên liệu cho chế

biến, chú trọng các loài cây mọc nhanh, loại gỗ sản phẩm đáp ứng thị hiếu của

người tiêu dùng. Trước mắt tập trung vào các các loại như hồi, thảo quả, sa

nhân, chè đắng, song mây v.v... nhưng với cách làm thận trọng theo phương

châm có kết quả mới tiếp tục triển khai trên quy mô rộng và có đầu tư lớn.

Chú trọng phát triển trang trại theo hướng SXKD tổng hợp gắn với đồi

rừng là thế mạnh của địa phương. Gắn phát triển trang trại với kinh doanh

dịch vụ như du lịch sinh thái, tham quan học tập... gắn sản xuất với tiêu dùng

trong địa phương, gắn sản xuất với môi trường nhằm gia tăng tổng năng suất

đầu ra (TFP).

* Phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp

đối với các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá hồi, chình v.v... ở những

nơi có đủ điều kiện nhằm mang lại hiệu quả cao

* Đẩy mạnh ứng dụng khoa công nghệ ở các trang trại làm tác nhân

quan trọng để phát triển công nghệ sau thu hoạch: Thu hoạch, sơ chế, bảo

quản, chế biến và thị trường (marketting) - Nâng cao giá trị kinh tế của nông

sản phẩm hàng hoá.

* Bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với du lịch và dịch vụ. Phát triển

ngành nghề dịch vụ, gắn với du lịch sinh thái ở những trang trại gắn với làng

nghề truyền thống, gắn với địa danh về tài nguyên du lịch tự nhiên như hồ Ba

Bể; các khu vực du lịch lịch sử - văn hoá, lễ hội sẽ tạo ra sức hút du khách và

mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Page 105: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

3.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

3.3.1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển và mở rộng mô hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng nhằm

khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần

giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản

xuất nông - lâm - ngư nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

với từng vùng; lấy trang trại cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp

làm đột phá về hiệu quả kinh tế. Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ mới

để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Định hướng đến 2020: xác định kinh tế trang trại và kinh tế đồi rừng là

hình thức kinh tế chủ yếu để khai thác tốt nhất những lợi thế trong nông

nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc

tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại với

phương châm: chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững; coi trọng bảo vệ

môi sinh, môi trường.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Từ nay đến năm 2010 số lượng trang trại hàng năm tăng bình quân 30%.

Phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây

có giá trị kinh tế cao, từng bước phát triển thành các trang trại tổng hợp.

- Phấn đấu đưa diện tích đất sử dụng để phát triển kinh tế trang trại lên

500 ha năm 2010, tăng 300 ha so với năm 2006.

- Doanh thu bình quân cho một trang trại tăng: 1,3-1,5 lần so với năm

2006, trong đó: trang trại cây ăn quả tăng 1,7-2,0 lần; chăn nuôi tăng 1,4-1,6

lần; lâm nghiệp và tổng hợp tăng 1,2-1,4 lần.

- Đến năm 2010, 100% các trang traị có mức thu nhập hàng hoá và dịch

vụ theo giá thực tế đạt trên 100 triệu đồng/ năm;

- Nâng cao tỷ suất nông lâm sản hàng hoá trong tổng giá trị nông sản

phẩm và dịch vụ của các trang trại bình quân đạt 80%.

Page 106: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

3.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.4.1. Giải pháp chung cho toàn bộ các trang trại

3.4.1.1. Quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù

hợp với từng vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên của tỉnh và từng huyện, thị

Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều

kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh phát triển đồng đều trên cơ sở hình

thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển

kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn. Cụ thể:

- Đối với vùng núi: Với độ cao trung bình từ 500 - 750m, mật độ dân cư

thưa thớt, chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính. Về cơ

bản mô hình trang trại ở vùng này là trang trại lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế,

cây bản địa lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mô hình trang trại nông - lâm kết

hợp, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm theo các dự án.

- Đối với vùng đồi núi thấp: với chức năng vừa phòng hộ, vừa khai thác

kinh tế nên các thành phần trong mô hình kinh tế trang trại ở đây có thể kết

hợp nông - lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công

nghiệp (hồi, quế, thông, bạch đàn, keo...), cây ăn quả, vừa phát triển chăn

nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, lợn). Phát triển các trang trại trồng rừng kinh tế

(cây lấy gỗ), cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi đại gia súc,

trồng cây ngắn ngày theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.

- Đối với vùng đồng bằng: Với nhiệm vụ chiến lược là vùng kinh tế trọng

điểm, đảm bảo vững chắc an toàn lương thực cho cả tỉnh, tạo sản phẩm hàng

hoá đạt chất lượng cao cho thị trường. Vì vậy, phát triển mô hình trang trại

nông nghiệp toàn diện như: trang trại trồng trọt (thâm canh cây lúa chất lượng

cao, cây thực phẩm, trang trại lúa cá), chăn nuôi (lợn, gia cầm), nuôi trồng

thuỷ sản, dịch vụ hoặc kết hợp các mô hình trên.

- Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở dùng chung do nhà nước đầu

tư theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trước mắt bao

gồm các công trình chủ yếu: Đường giao thông vùng, đường điện hạ thế.

Page 107: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

- Quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi: cần cách xa khu vực dân

cư tập trung, có biện pháp xử lý tránh ô nhiễm môi trường.

3.4.1.2. Giải pháp về đất đai

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho

các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Thực hiện

đầy đủ các chính sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nông nghiệp.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ

trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp

giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có

nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.

- Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc ở các địa phương khác, các

doanh nghiệp có nguyện vọng và khả năng lập nghiệp đầu tư vốn phát triển

trang trại được UBND xã sở tại cho thuê đất sản xuất.

- Miễn tiền thuế sử dụng đất cho các trang trại đối với các xã vùng núi,

vùng đặc biệt khó khăn và giảm 50% cho các xã vùng đồng bằng trong 5 năm

đối với diện tích đất vượt hạn điền.

- Miễn tiền thuê đất 7 năm đối với các xã vùng núi, và 3 năm đối với các

xã vùng đồng bằng, vùng khai hoang phục hoá…

- Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều

kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh

hoặc kết hợp. Khi hết thời hạn giao đất theo NĐ64/CP (năm 2014), tiến hành

giao lại ruộng đất có điều chỉnh theo hướng tập trung, quy mô diện tích lớn,

tạo điều kiện để các hộ dân an tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

- Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, mặt nước cho hộ gia

đình, tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế trang trại.

- Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các hộ dân vùng đồi núi để phát triển

kinh tế lâm nghiệp, trong giao đất phải căn cứ vào quỹ đất trống đồi núi trọc ở

Page 108: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

địa phương, nhu cầu và khả năng đầu tư trồng rừng, tránh tình trạng đất giao

không sản xuất hoặc sử dụng không hết diện tích, giữ đất trong khi các hộ có

nhu cầu không có đất trồng rừng. Đồng thời, ưu tiên các hộ ở địa phương đó,

hộ có ý chí vươn lên làm giàu; mặt khác cần khuyến khích những người có vốn

ở nơi khác để đầu tư phát triển kinh tế trang trại theo hợp đồng sử dụng đất. Hộ

gia đình sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và khả năng sử dụng đất vượt hạn

điền của địa phương được UBND xã xét thuê đất phát triển kinh tế trang trại.

3.4.1.3. Giải pháp về đầu tư và vốn

- Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với

phát triển kinh tế trang trại như: thành lập quỹ cho vay kinh tế trang trại từ

huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho

vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn

so với quy định hiện nay của ngân hàng. Thực hiện Quyết định số

423/QĐ/NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy

định chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Triển khai thực

hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính

phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao đất,

thuê, nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải

quyết việc làm để cho vay phát triển kinh tế trang trại. Các tổ chức chính trị

xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…) bố trí một phần kinh phí từ các nguồn

vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi… ở các vùng quy

hoạch kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các

hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là đầu tư

công nghệ chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư

xây dụng các mô hình kinh tế trang trại và nhân diện rộng.

Page 109: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

- Các trang trại được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp

luật về đất đai khi thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng,

trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích các vùng nước tự nhiên chưa có đầu

tư cải tạo vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản.

- Chính sách của tỉnh: hỗ trợ 01 triệu đồng/trang trại mới thành lập; các

chính sách khác áp dụng theo quy định chính sách hàng năm của tỉnh.

3.4.1.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ

- Việc đầu tiên là cần chú trọng công tác thông tin KH&CN cho các chủ

trang trại. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho

nông dân cả nghèo lẫn giàu. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông

riêng đối với các hộ nông dân - trang trại sản xuất hàng hóa là lực lượng xung

kích, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH&CN, tổ chức các câu lạc bộ khuyến

nông cho các chủ trang trại theo ngành sản xuất, như các trang trại sản xuất

lúa hàng hóa, sản xuất chè, cây ăn quả, nuôi gà, vịt, nuôi lợn, nuôi trâu bò,

nuôi trồng thủy sản, trồng rừng với qui mô vừa và lớn, khối lượng hàng hóa

nhiều ở từng địa phương, đi vào từng chuyên đề thiết thực.

- Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông,

khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công

nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản

phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp

chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các

điển hình thành công ra nhiều trang trại khác.

- Phổ biến cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù

hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch

các vùng chuyên canh ở địa phương, đặc biệt đối với các loại cây trồng dài

ngày để giúp các trang trại lựa chọn phương hướng sản xuất phù hợp.

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng

dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các

Page 110: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

trung tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân

trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp

với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương

cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.

- Trên cơ sở quy hoạch về phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm

2010 của tỉnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại sản xuất giống cây trồng,

vật nuôi tại địa phương để cung cấp giống tại chổ.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để sản xuất kinh doanh có lợi, các trang trại

nước ta phải lựa chọn và ứng dụng KH&CN thích hợp, hỗn hợp và tổng hợp.

KH&CN thích hợp là sử dụng các loại vật tư kỹ thuật, động lực, công

cụ và công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật của

sản xuất, của từng trang trại, và yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị

trường tiêu thụ.

KH&CN hỗn hợp là sử dụng đan xen giữa các cấp độ công nghệ khác

nhau (cổ truyền kết hợp với hiện đại, thủ công kết hợp với cơ khí v.v...)

trong các công đoạn sản xuất chế biến các loại nông sản, nhằm sử dụng

hợp lý nhất các yếu tố kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản

phẩm.

KH&CN tổng hợp là sử dụng đồng bộ các công nghệ sinh học, hóa học,

cơ điện trong chu trình sản xuất, chế biến nông sản của các trang trại,

huy động sức mạnh tổng hợp của KH&CN, tạo ra hợp lực đem lại hiệu

quả kinh tế cao.

3.4.1.5. Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ

thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân cụ thể:

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách

thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trại mà còn cho cả

những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trại.

Page 111: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

- Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh

tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính

sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và

quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định phương hướng kinh

doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ

trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, tham quan,

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan như Sở

Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân…

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách

hướng vào tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động

làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật.

3.4.1.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Tổ chức dự báo thị trường, mở rộng hình thức thông tin kinh tế.

- Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu

thụ sản phẩm.

- Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng

khâu bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản.

- Nhà nước cùng các tổ chức kinh tế có các biện pháp thu mua, chế biến,

dự trữ, điều hoà cung cầu để giữ giá ổn định một số mặt hàng thiết yếu nhằm

bảo vệ lợi ích chính đáng cuả nhà kinh doanh và người tiêu dùng.

- Các cơ sở chế biến nông, lâm sản có ý nghĩa quyết định tới chất lượng

hàng hoá nông sản. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo chiều dọc phải là

quá trình từ sản xuất, gắn với chế biến và tiêu thụ hàng hoá.

Page 112: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

- Cần khuyến khích, hỗ trợ cho sự ra đời của các cơ sở chế biến nông

sản như cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Chế biến hoa quả mơ, chuối,

nhãn, vải...

3.4.1.7. Môi trường kinh doanh và tư pháp

Tiến hành cấp đăng ký kinh doanh cho các trang trại có đủ điều kiện.

Đăng ký kinh doanh cho trang trại gia đình là một việc làm hợp lý và hết sức

cần thiết. Hiện tại mới có 2 trong tổng số 21 trang trại của Bắc Kạn mới đã

đăng ký kinh doanh (vào khoảng 9,5%).

Thông qua đó, giúp cho Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của

mình đối với loại hình trang trại gia đình. Mặt khác, để đảm bảo quyền tự do

kinh doanh và tinh thần cải cách thủ tục hành chính hiện nay, không cần thiết

phải đặt ra thủ tục cấp giấy chứng nhận cho trang trại gia đình. Việc thỏa mãn

các tiêu chí của trang trại gia đình sẽ được các hộ gia đình chứng minh thông

qua các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký kinh doanh (ví dụ như giấy tờ

chứng minh quyền sử dụng đất, báo cáo tóm tắt tình hình sản xuất kinh

doanh,...). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là cơ sở pháp lý duy nhất

chứng minh tư cách pháp lý của trang trại gia đình.

Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường; khuyến khích các thành phần kinh

tế cùng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng SX hàng

hóa. Xây dựng HTX mô hình mới là một giải pháp quan trọng giúp cho kinh

tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá ổn định vững chắc. Xây dựng

HTX kiểu mới vừa là giải pháp vừa là xu thế và mục tiêu của phát triển kinh

tế hộ nông dân, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.

Phân vùng kinh tế và phân bổ lại lao động dân cư. Trong điều kiện đặc

điểm điều kiện tự nhiên không đồng nhất, cần có những tiêu chuẩn phân vùng

nhỏ cho các huyện thị. Tuy không tạo thành vùng chuyên canh lớn thì cũng

tạo ra một lượng sản phẩm đủ lớn cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy

Page 113: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

phân bố lại lao động dân cư hiện nay cư trú rất phân tán, nhất là vùng cao,

vùng sâu,vùng xa.

Tổ chức công tác truyền thông giúp cho các hộ vượt qua tâm lý an phận,

tâm lý tự ti, phong tục tập quán sản xuất tự túc, tự cấp, sản xuất manh mún

nhỏ lẻ để tăng cường nghị lực vượt qua khó khăn trước mắt, tích cực nỗ lực

trong sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền chủ trương chính sách của Trung

ương cũng như địa phương về phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn tới.

Phổ biến quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng kinh tế trang trại trong tỉnh

cho tất cả các đối tượng có nhu cầu làm trang trại để thu hút đầu tư. Thông

tin, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các trang trại điển hình tạo

ra động lực trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn.

Bằng các phương thức cụ thể:

Tổ chức hội thảo

Phát sóng trên đài truyền hình, trên báo địa phương

Phát tờ rơi, tờ bướm

3.4.1.8. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của

trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất

kinh doanh, khuyết khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại

hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích

tụ ruộng đất tràn lan.

- Xác định các loại hình trang trại và hình thức kinh doanh để có sự quản

lý thống nhất và phù hợp với từng loại hình trang trại, nhất là loại hình trang

trại có thuê mướn nhiều lao động mà chủ trại không trực tiếp tham gia sản

xuất trong trang trại.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm

đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và môi

trường sinh thái.

Page 114: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm

bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ qui trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và

làm giàu đất, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

theo pháp luật. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về

tài sản và các lợi ích khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình

sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại

giống cây trồng, vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có

hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hoá các đối tượng nuôi, trồng.

3.4.1.9. Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại

- Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm trao

đổi kinh nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao

hiệu quả kinh tế.

- Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo từng loại hình

trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh

và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép

giá của các tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các tổ hợp tác, chủ trang trại với các hộ

dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm

nông sản.

Tóm lại: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thực

hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Chính vì vậy, chương trình này cần được

sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban

ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở một cách đồng bộ, tạo sự đột phá quan trọng

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Page 115: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

3.4.2. Giải pháp cho nhóm trang trại

3.4.2.1. Trang trại trồng trọt

Nên tập trung vùng ven đô, vùng có lợi thế so sánh cao; đồng thời

chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp, không chủ động được nước tưới

sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Về cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển mạnh thuốc lá, đậu tương, đỗ

xanh, đỗ đen, lạc và mía v.v. trên cơ sở sử dụng giống mới và sản xuất theo

dây truyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Trồng thâm canh, tạo vành đai thực phẩm cho thị xã đối với các loại

rau, đậu theo hướng sạch; trồng hoa thương phẩm các loại phục vụ cho nhu

cầu thị trường.

Về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày tập trung phát triển tính tới nhu

cầu thị trường các loại cây như hồng không hạt, cam, quýt, chè, v.v trên cơ sở

giống mới và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển để hình thành

các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến: hình thành

1000 ha cam, quýt nguyên liệu tại Thị xã Bắc Kạn; Bạch Thông; Chợ Đồn;

Chè Shan tuyết và chè chất lượng cao; Vùng trồng đỗ tương, thuốc lá, khoai

môn 700 ha tại Bạch Thông, Ba Bể, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới; 500 ha Hồng

không hạt tại Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn;

3.4.2.2. Trang trại chăn nuôi

Một là về giống, vật nuôi, tiếp tục sử dụng con giống tốt trong nước, khuyến

khích các chủ trang trại, doanh nghiệp nhập nguồn gien, giống có năng suất chất

lượng cao: Chương trình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng giống bò lai

Sind; chương trình móng cái hoá đàn lợn nái, nuôi lợn hướng lạc, lợn siêu lạc;

phát triển đa dạng đàn gia cầm trong chăn nuôi có khả năng tăng trọng nhanh như

các giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sắc-sô, ngan Pháp;

Hai là về thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và nhà máy chế biến phải

ký hợp đồng, bảo đảm cung cấp ổn định và chất lượng thức ăn tốt.

Ba là công nghệ chuồng trại, người chăn nuôi phải nghiên cứu các mẫu

Page 116: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

chuồng trại, áp dụng các loại máng ăn, uống, phù hợp với từng vật nuôi.

3.4.2.3. Trang trại lâm nghiệp

Đối với diện tích rừng nghèo kiệt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cải

tạo và trồng lại rừng để nâng cao giá trị sử dụng rừng và đất rừng. Đối với

diện tích đất trống, thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng tạo vùng nguyên

liệu tập trung, theo hướng đầu tư thâm canh gắn với công nghiệp chế biến, kết

hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Loài cây chính cho trồng rừng sản xuất: Keo, thông, mỡ, trúc... để tạo

vùng nguyên liệu cho sản xuất ván MDF, ván ghép thanh, sản xuất giấy. Diện

tích trồng rừng nguyên liệu khoảng 40 nghìn ha tập trung ở các huyện Chợ

Mới, Chợ Đồn, Ba Bể để sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng, vật liệu xây

dựng và đồ gỗ mỹ nghệ.

Đầu tư trồng 10 nghìn ha trúc sào ở thị xã Bắc Kạn, Ba Bể, Pác Nặm để

có thể sản xuất 4-5 triệu trúc đoạn/ năm.

Đầu tư trồng rừng theo cơ chế sạch (CDM) trên diện tích đất trống, đồi

núi trọc ở các huyện Pắc Nậm, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn, Chợ Mới,

Bạch Thông.

3.3.2.4. Trang trại thuỷ sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa, hồ tự nhiên và

nuôi cá lồng trên các sông, suối. Trong nuôi thủy sản sử dụng giống mới như

rô phi đơn tính, cá tra, cá basa, tôm càng xanh,

Nghiên cứu giúp các địa phương, các chủ trang trại, các hộ gia đình nuôi

trồng thủy sản xây dựng phương án đổi đất dồn ao để tạo điều kiện cho việc

hình thành các trang trại thủy sản sản xuất tập trung với quy mô lớn, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc đầu tư nuôi thâm canh công nghiệp. Có chính sách thu

hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để hình thành nên các cơ

sở sản xuất thủy sản tập trung. Đây chính là những mô hình nuôi trồng thủy

sản theo hướng công nghiệp, để cho các chủ trang trại, các hộ gia đình tham

quan học tập; đồng thời cũng là cơ sở dịch vụ đầu vào con giống, thức

ăn,.v.v... và tiêu thụ sản phẩm.

Page 117: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Kinh tế trang trại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát

triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nó cho phép khai thác, sử dụng

triệt để tiềm năng về đất đai, đặc biệt ở những vùng đồi núi như Bắc Kạn hiện

nay mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội.

2. Tuy mới hình thành và phát triển ở nước ta nói chung và Bắc Kạn nói

riêng, kinh tế trang trại đã khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ,

phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp. Nó đã và đang góp phần tạo ra quan

hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của một vùng ảnh hưởng

rất lớn đến phát triển kinh tế trang trại. Chính sự kết hợp giữa sự đa dạng với

sự lựa chọn loại hình đem lại giá trị kinh tế cao trong kinh doanh trang trại ở

Bắc Kạn hiện nay đã thể hiện sự năng động của các trang trại. Tuy nhiên số

lượng, quy mô cũng như trình độ sản xuất kinh doanh của các trang trại của

Bắc Kạn còn hạn chế và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu bởi nền kinh

tế địa phương còn mang nặng tính tự nhiên, thị trường nhỏ hẹp.

4. Thực trạng kinh tế trang trại ở Bắc Kạn cho thấy, các nguồn lực của

các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế

mang lại cũng chưa cao. Tuy nhiên, qua thực tế cũng có thể kết luận rằng:

nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doạnh của các trang trại ở đây

không phải do quy mô đất đai của trang trại mà do sự lựa chọn loại hình kinh

doanh phát huy lợi thế so sánh của địa phương; trình độ quản lý của chủ trang

trại đã mang lại nhiều trang trại có quy mô đất đai nhỏ nhưng có tỷ suất nông

sản hàng hoá lớn.

Page 118: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

5. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình kinh doanh có hiệu quả

nhất ở Bắc Kạn cũng chính là khai thác và sử dụng nguồn lực là lợi thế so

sánh của địa phương. Cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc kết hợp với lâm

nghiệp hiện tại vẫn hướng đi mang lại hiệu quả tốt nhất cho các chủ trang trại.

Tuy nhiên điều kiện tự nhiên không đồng nhất, quản lý đất đai manh mún là

một trở ngại để phát triển sản xuất với quy mô lớn.

6. Cũng như các loại hình kinh tế mới hình thành khác, kinh tế trang trại

cần một môi trường chính sách, thể chế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển

ổn định, bền vững. Vai trò của công tác truyền thông, nâng cao năng lực của

chủ trang trại, hỗ trợ thị trường v.v... trong phát triển kinh tế trang trại là

những vấn đề mà các cấp chính quyền cần phải quan tâm.

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Ở nước ta, vị trí chính thức của trang trại gia đình đã có hơn 8 năm hình

thành và phát triển. Đã đến lúc cần phải nhìn lại để thấy rõ mặt mạnh, mặt còn

hạn chế của chính sách pháp luật về trang trại gia đình. Trên cơ sở tổng kết

thực tiễn phát triển trang trại gia đình, Nhà nước cần ban hành một luật hoặc

pháp lệnh về trang trại gia đình tạo khung pháp lý cho hoạt động của loại hình

này, trong đó xác định rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các điều kiện để được

xác định là trang trại gia đình, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, quyền và

nghĩa vụ của trang trại.

Với một tư cách pháp lý độc lập, một địa vị pháp lý bình đẳng với các

chủ thể kinh doanh khác sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để trang trại gia đình

tự tin, chủ động bước vào “sân chơi” lớn - nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần như ở nước ta hiện nay.

Page 119: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2000), Thông tư hướng dẫn áp

dụng một số chế độ làm việc trong các trang trại, Hà Nội.

2. Các Mác - Tư bản, Quyển 3 tập 1, NXB Sự thật Hà nội 1960.

3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn

năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Điền, Nông nghiệp nước Mỹ - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.

5. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế Trang trại

gia đình trên thế giới và châu Á, NXB Thống kê.

6. Trần Đức, Kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.

7. Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Khánh Quắc (1999), Kinh tế nông nghiệp

gia đình nông trại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đào Hữu Hoà (2005), Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình

phát triển một nền nông nghiệp bền vững, Trường đại học Kinh tế Đà

Nẵng, Đà Nẵng.

9. Hoàng Văn Hoa, Hoàng Thị Quý, Phạm Huy Vinh (1999), Quá trình

phát triển kinh nghiệm trang trại ở Việt nam và một số nước trên thế

giới - Bài học kinh nghiệm; Thực trạng và giải pháp phát triển kinh

tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam,

Trường đại học KTQD, Hà Nội.

10. Trần Văn Hưng, Hoàng Văn Chính (2000), Kinh tế trang trại gia đình

nông lâm nghiệp, Hà Nội.

11. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, NXB thống kê 1993

12. Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tổng cục Thống kê (2003), Thông tư

liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, Hà Nội.

Page 120: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

114

13. Mác - Ăng ghen toàn tập, bản tiếng Nga - tập 25 phần II, Matxcơva 1961.

14. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn (2004), Báo cáo tình hình phát

triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ khi có Nghị quyết

03/NQ-CP, Bắc Kạn.

15. Lê Duy Phong (2001), Kinh tế trang trại sau 1 năm thực hiện Nghị

quyết 02/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ; Kinh tế trang trại sau 1

năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP, Trường ĐHKT thành phố

HCM, Vũng Tàu.

16. Lê Trường Sơn (2004), Trang trại gia đình - một loại hình doanh

nghiệp mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam, Tạp chí Khoa học

pháp lý, (Số 3, 2004).

17. Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị

trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

18. Trần Tác (2001), “Một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển

kinh tế trang trại ở Việt nam”, Kinh tế trang trại sau một năm thực

hiện Nghị quyết 03/NQ-CP, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh, Vũng Tàu.

19. Nguyễn Thị Thắc (1999), Thực trạng và những giải pháp phát triển

kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế nông

nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

20. Đoàn Quang Thiệu (2001), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát

triển hệ thống nông lâm kết hợp ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ,

Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.

21. Tổng cục Thống kê (2007), Báo cáo sơ bộ kết quả cuộc Tổng điều tra

nông thôn, nông nghiệp năm 2006, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Tuấn (2000), Quản lý trang trại trong nền kinh tế thị

trường, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

Page 121: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2006), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã

hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, Bắc Kạn.

24. V.I. Lê-nin toàn tập - tập 17, NXB tiến bộ Matxcơva 1978.

25. Viện Kinh tế (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt nam, NXB

khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Ngô Bằng Việt (2001), Đánh gía hiệu quả kinh tế của một số mô hình

trang trại điển hình ở huyện miền núi Đoan Hùng, Phú Thọ, Luận văn

cử nhân kinh tế, Thái Nguyên.

Page 122: luan van thac si kinh te (23).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

116

PPHHỤỤ LLỤỤCC