92
i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHAN THANH HIỀN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO BỘ LỌC TÍCH CỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN 2021

Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

PHAN THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO BỘ LỌC TÍCH CỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

THÁI NGUYÊN – 2021

Page 2: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

PHAN THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO BỘ LỌC TÍCH CỰC

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

MÃ SỐ: 9520216

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN DUY CƯƠNG

2. GS.TSKH. HORST PUTA

THÁI NGUYÊN – 2021

Page 3: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng

dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn và các nhà khoa học. Các tài liệu tham khảo đã

được trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công

bố trên bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 03 năm 2021

Tác giả

PHAN THANH HIỀN

Page 4: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận án tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ về công tác

tổ chức và chuyên môn của Khoa Điện, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp

Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên; của Bộ môn Điều khiển tự động, Viện Điện

- Đại học Bách khoa Hà nội. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới hai cơ sở đào

tạo này, đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu và hoàn thành luận án.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể

hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Duy Cương, GS.TSKH. Horst Puta, những người

Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng chuyên

môn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Điện tử, Bộ môn Điện tử viễn

thông trường Đại học kỹ thuật công nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận

lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết

đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để

hoàn thành khóa học.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 3 năm 2021

Tác giả luận án

PHAN THANH HIỀN

Page 5: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 2

MỤC LỤC .......................................................................................................... 3

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 7

DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ 8

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 11

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 11

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 12

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................... 12

4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 12

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................ 13

6. Bố cục của luận án .................................................................................................................. 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 16

1.1 Sóng hài trong lưới điện và giải pháp lọc sóng hài ............................................................. 16

1.1.1 Sóng hài trong lưới điện ...................................................................................................... 16

1.1.2 Giải pháp lọc sóng hài ......................................................................................................... 22

1.2 Bộ lọc công suất tích cực và các vấn đề trong thiết kế bộ lọc công suất tích cực. ........... 22

1.2.1 Tổng quan về bộ lọc công suất tích cực ............................................................................. 22

1.2.2 Các vấn đề trong thiết kế bộ lọc tích cực. .......................................................................... 23

a. Cấu trúc bộ lọc tích cực ....................................................................................................... 23

b. Tính toán xác định dòng bù sóng hài. ................................................................................ 25

c. Tính toán thông số bộ nghịch lưu ....................................................................................... 28

1.3 Các nghiên cứu trong nước, ngoài nước và định hướng nghiên cứu của đề tài. .............. 29

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước. ................................................................................................ 29

1.3.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài. ............................................................................................ 30

1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................................... 30

1.5 Kết luận chương 1 .................................................................................................................. 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BỘ LỌC CÔNG SUẤT TÍCH CỰC32

2.1 Cấu trúc bộ lọc công suất tích cực kiểu song song.............................................................. 32

Page 6: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

4

2.2 Tìm dòng điện tham chiếu dựa theo lý thuyết công suất phản kháng tức thời (p,q) ....... 34

2.2.1 Biến đổi Clarke (Clarke transformation) ........................................................................... 35

2.2.2 Lý thuyết công suất tức thời ................................................................................................ 36

2.2.3 Ứng dụng công suất tức thời trong tính toán dòng bù sóng hài ...................................... 41

2.3 Kết luận chương 2 .................................................................................................................. 44

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO BỘ LỌC CÔNG SUẤT

TÍCH CỰC ........................................................................................................ 45

3.1 Cấu trúc điều khiển của bộ lọc công suất tích cực .............................................................. 45

3.2 Bộ điều khiển dải trễ (Hysteresis current control -HCC) thiết kế dựa trên mô hình toán

xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời p-q ........................................................................... 48

3.2.1 Bộ điều khiển dải trễ (HCC) thích nghi dựa vào cơ chế chỉnh định mờ thiết kế dựa

trên mô hình toán xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời p-q ............................................ 51

3.3 Thiết ké bộ lọc công suất tích cực trên cơ sở bộ điều khiển PI .......................................... 57

3.3.1 Mạch vòng phụ..................................................................................................................... 58

3.3.2 Mạch vòng tính toán dòng điện đặt ia, ib, ic ........................................................................ 58

3.3.3 Bộ điều khiển dòng điện bù cho bộ lọc công suất tích cực .............................................. 59

3.3.4 Sử dụng giải thuật di truyền (GA) tối ưu hóa tham số của bộ lọc công suất tích cực ba

pha kiểu song song ......................................................................................................................... 61

3.4. Kết luận chương 3 ................................................................................................................... 64

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRÊN MATLAB – SIMULINK ..... 65

4.1 Sơ đồ tổng quan hệ thống bộ lọc công suất tích cực ba pha theo lý thuyết công suất tức

thời p-q xây dựng trên MATLAB/SIMULINK ......................................................................... 65

4.1.1 Kết quả mô phỏng khi sử dụng bộ lọc tích cực với phương pháp điều khiển Hysteresis

current controller ............................................................................................................................ 66

4.1.2 Kết quả mô phỏng khi sử dụng bộ lọc tích cực với phương pháp điều khiển Hysteresis

current controller chỉnh định tham số bằng mờ .......................................................................... 70

4.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống bộ lọc công suất tích cực ba pha theo lý thuyết công suất tức

thời p-q xây dựng trên MATLAB – SIMULINK .................................................................... 73

4.3 Kết quả mô phỏng của đề xuất sử dụng giải thuật di truyền (GA) tối ưu tham số bộ lọc

tích cực với cấu trúc bộ điều khiển tỷ lệ - tích phân.................................................................... 73

Page 7: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

5

4.3.1 Số liệu đầu vào ..................................................................................................................... 73

4.3.2 Kết quả .................................................................................................................................. 74

4.3.3 Nhận xét ................................................................................................................................ 76

4.4 Kết luận chương 4 .................................................................................................................. 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77

1. Kết luận: ...................................................................................................................................... 77

2. Kiến nghị ..................................................................................................................................... 77

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80

Page 8: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

6

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

APF

Active power filter

Bộ lọc công suất tích cực

GA

Genetic Algorithm

Giải thuật di truyền

HCC Hysteresis current controller Bộ điều khiển dải trễ

THD Total Harmonic Distortion Tổng méo sóng hài

DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc

FFT Fast Fourier Transform

Biến đổi Fourier nhanh

LPF Low Pass Filter Bộ lọc thông thấp

VSI

Voltage Source Inverter Nghịch lưu nguồn áp

LQG Linear Quadratic Gausian Điều khiển Gauss tuyến tính - bậc hai

LQR Linear Quadratic Regulator Bộ điều khiển tuyến tính bậc hai

LTI Linear Time - Invariant Hệ thống tuyến tính bất biến theo

thời gian

MIMO Multiple Input Multiple Output Nhiều đầu vào nhiều đầu ra

MPC Model Prediction Control Điều khiển mô hình dự báo

PD Proportional–Derivative Điều khiển tỉ lệ - vi phân

PID Proportional–Integral–Derivative Điều khiển tỉ lệ - tích phân - vi phân

ANFIS

Adaptive Network-based Fuzzy

Inference System

Mạng thích nghi trên nền suy luận

mờ

PWM Pulse Width Modulation Điều chế độ rộng xung

rad radian Đơn vị đo góc

rpm revolutions per minute Vòng/phút

s second Giây

SISO Single Input Single Output

Một đầu vào một đầu ra

VDC Volts Direct Current Điện áp một chiều

Page 9: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3-1 Trạng thái đóng mở của IGBT thông qua quá trình phóng nạp tụ C ....... 50

Bảng 3-2 Luật mờ .................................................................................................... 57

Bảng 4-1 Các thông số của hệ thống mô phỏng trên matlab .................................. 65

Bảng 4-2 So sánh kết quả bộ lọc tích cực với bộ điều khiển HCC và HCC thích

nghi .......................................................................................................................... 72

Bảng 4-3 Các thông số của hệ thống mô phỏng trên matlab ................................... 73

Page 10: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Sóng cơ bản và các sóng hài ................................................................... 16

Hình 1-2: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển .......................................... 18

Hình 1-3: Dòng điện lưới gây bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển ......... 19

Hình 1-4: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển ...................... 19

Hình 1-5: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển ................................................ 20

Hình 1-6: Dòng điện gây ra bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 30o ................................................................................................................... 20

Hình 1-7: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha góc điều khiển alpha bằng 30o . 20

Hình 1-8: Dòng điện gây ra bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 90o ................................................................................................................... 21

Hình 1-9: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha góc điều khiển alpha bằng 90o . 21

Hình 1-10: Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tích cực .............................................. 22

Hình 1-11: Sơ đồ khối tổng quát của bộ lọc tích cực .............................................. 23

Hình 1-12: Phân loại bộ lọc tích cực theo cấu trúc ................................................. 23

Hình 1-13: Cấu trúc Shunt APF .............................................................................. 24

Hình 1-14: Cấu trúc bộ lọc Series APF ................................................................... 24

Hình 1-15: Cấu trúc bộ lọc kết hợp bộ lọc tích cực và bộ lọc thụ động .................. 25

Hình 1-16: Thuật toán xác định dòng bù trong hệ d-q ............................................ 27

Hình 1-17: Mô hình bộ lọc tích cực theo ly thuyết p-q ........................................... 28

Hình 1-18: Bộ nghịch lưu. ....................................................................................... 28

Hình 2-1: Cấu trúc cơ bản của bộ lọc công suất tích cực kiểu song song ............... 32

Hình 2-2: Sơ đồ cấu trúc của khâu dòng điện tham chiếu dựa trên lý thuyết p-q ... 35

Hình 2-3: Chuyển đội hệ tọa độ abc sang α – β....................................................... 35

Hình 2-4: Công suất tức thời của hệ 3 pha .............................................................. 37

Hình 2-5: Các thành phần công suất của lý thuyết p-q trong tọa độ a-b-c. ............. 41

Hình 2-6: Các thành phần bù công suất p , q , 0p và 0p theo tọa độ a-b-c ............. 42

Hình 2-7: Tổng quan về ma trận chuyển đổi cho quá trình tìm dòng điện tham chiếu

theo lý thuyết p-q sử dụng biến đổi Clarke. ............................................................ 43

Page 11: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

9

Hình 3-1: Cấu trúc tổng quát của hệ thống lọc công suất tích cực ba pha kiểu song

song .......................................................................................................................... 45

Hình 3-2: Cấu trúc xác định dòng điện đặt dựa theo lý thuyết công suất tức thời p-

q. .............................................................................................................................. 48

Hình 3-3: Cấu trúc bộ lọc công suất tích cực ba pha sử dụng bộ điều khiển dải trễ

(HCC) cho dòng điện ............................................................................................... 48

Hình 3-4: Cấu trúc và nguyên lý của bộ điều khiển dải trễ (HCC) ........................ 48

Hình 3-5: Bộ điều khiển dải trễ PWM dòng điện .................................................... 50

Hình 3-6: Một số dạng hàm liên thuộc cơ bản ........................................................ 52

Hình 3-7: Hàm liên thuộc của biến ngôn ngữ T(tuổi) ............................................. 53

Hình 3-8: Cấu trúc bộ điều khiển HCC thích nghi sử dụng cơ cấu chỉnh định mờ 55

Hình 3-9: Bộ điều khiển dòng điện dải trễ dựa trên cơ cấu chỉnh định mờ ............ 56

Hình 3-10: Hàm liên thuộc giữa đầu vào và đầu ra ................................................. 56

Hình 3-11: Cấu trúc điều khiển bộ lọc tích cực sử dụng bộ điều khiển PI.............. 57

Hình 3-12: Cấu trúc bộ điều khiển PI cho Vdc ......................................................... 58

Hình 3-13: Bộ điều khiển PI điều khiển dòng bù sóng hài ..................................... 60

Hình 3-14: Tác động Uđk đến tín hiệu đóng mở IGBT ............................................ 60

Hình 3-15: Cấu trúc tổng quát của giải thuật di truyền ........................................... 62

Hình 4-1: Mô hình của bộ lọc tích cực ba pha mắc song song dựa theo lý thuyết

công suất tức thời p-q thực hiện trên phần mềm Matlab/Simulink ......................... 65

Hình 4-2: Điện áp ba pha của hệ thống khi chưa có bộ lọc tác động ..................... 66

Hình 4-3: Dòng điện pha A ảnh hưởng bởi nguồn sóng hài (chỉnh lưu cầu) khi

không có bộ lọc. ....................................................................................................... 66

Hình 4-4: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi không có bộ lọc

................................................................................................................................. 67

Hình 4-5: Dòng bù mà bộ lọc tích cực cần tạo ra ................................................... 67

Hình 4-6: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC với dải trễ

(+/-0.5) ..................................................................................................................... 68

Hình 4-7: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ của bộ HCC

là (+/- 0.5) ................................................................................................................ 68

Page 12: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

10

Hình 4-8: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC là (+/- 0.5) .................................................................... 69

Hình 4-9: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC với dải trễ

(0) ............................................................................................................................. 69

Hình 4-10: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ của bộ HCC

là (0) ........................................................................................................................ 70

Hình 4-11: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC là (0) ............................................................................. 70

Hình 4-12: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC với dải trễ

được thích nghi bởi cơ cấu chỉnh định mờ .............................................................. 71

Hình 4-13: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ của bộ

HCC được thích nghi bằng cơ cấu chỉnh định mờ .................................................. 71

Hình 4-14: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC được thích nghi bởi cơ cấu chỉnh định mờ .................. 72

Hình 4-15: Mô hình của bộ lọc tích cực ba pha mắc song song dựa theo lý thuyết

công suất tức thời pq thực hiện trên phần mềm Matlab/Simulink .......................... 73

Hình 4-16: Kết quả chạy mô phỏng giải thuật di truyền GA ................................. 74

Hình 4-17: Dòng điện 3 pha sau khi đưa bộ lọc tích cực vào ................................. 74

Hình 4-18: Phân tích FFT tín hiệu dòng điện .......................................................... 75

Hình 4-19: Đáp ứng điện áp trên tụ (Vdc) sau khi có bộ điều khiển PI ................... 75

Hình 4-20: Dòng bù sóng hài .................................................................................. 75

Page 13: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

11

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống truyền tải điện có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các phụ tải

tiêu thụ điện năng, tùy theo tính chất của hộ tiêu thụ điện nên đặc tính của tải cũng

rất khác nhau. Các phụ tải công nghiệp bao gồm động cơ được điều khiển bằng các

bộ biến tần đóng cắt tần số cao, lò điện cao tần, các động cơ bão hòa; các phụ tải

thương mại trong các tòa nhà cao tầng, các máy biến áp bão hòa, các đèn LED,

máy tính, các hệ thống điện toán lưu trữ dữ liệu,… Tất cả những loại thiết bị này là

nguyên nhân gây nên sóng hài trong lưới điện và có thể sinh ra các vấn đề về chất

lượng hệ thống điện. Bởi vì, trong các tải loại này thường sử dụng bộ biến đổi điện

tử công suất có các thiristo, IGBT chuyển mạch làm thay đổi dạng sóng dòng điện,

điện áp. Tính phi tuyến của phụ tải tiêu thụ phát sinh sóng hài trên lưới điện. Sóng

hài gây ra tổn hao không mong muốn, hiện tượng rung của các thiết bị điện, gây sai

số cho các thiết bị đo và làm nhiễu các thiết bị điện tử trong cho hệ thống điện, làm

giảm chất lượng điện năng của nguồn điện.

Hiện nay với sự phát triển của công nghiệp và hiện đại hóa các tải phi tuyến

được sử dụng rất nhiều trên lưới điện đã tạo ra lượng lớn sóng hài trên toàn hệ

thống điện. Khống chế mức thải sóng hài trên lưới điện để hạn chế ảnh hưởng của

chúng tới các thiết bị tiêu dùng khác và đảm bảo chất lượng điện năng là điều tất

yếu.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng hài người ta dùng chỉ số THD, theo

tiêu chuẩn IEEE Std 519, THD của dòng điện trong hệ thống nên nhỏ hơn 5%. Để

giảm ảnh hưởng của sóng hài, người ta sử dụng bộ lọc tích cực, bộ lọc tích cực mắc

phía trước một nhóm phụ tải có nhiệm vụ bù các sóng hài bậc cao và bù công suất

phản kháng thông qua một nghịch lưu nguồn áp để điều chỉnh dòng cấp bù lên lưới.

Như vậy, việc nghiên cứu điều khiển các bộ lọc tích cực để giảm sóng hài do các

tải phi tuyến tạo ra là vấn đề cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng điện năng cho

lưới điện. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Nghiên cứu thiết kế bộ điều

Page 14: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

12

khiển cho bộ lọc tích cực” góp phần giảm sóng hài và nâng cao chất lượng điện

năng

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Phân tích sóng hài gây ra bởi các tải phi tuyến và nghiên

cứu thiết bộ điều khiển cho bộ lọc tích tích cực hoạt động nhằm giảm sóng hài nâng

cao chất lượng điện năng.

Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài đặt ra các nhiệm vụ chính sau:

- Phân tích sóng hài gây ra bởi tải phi tuyến với hệ thống truyền tải 3 pha 4

dây.

- Thực hiện các bộ điều khiển kinh điển cho bộ lọc tích cực và đề xuất nâng

cao chất lượng cho các bộ điều khiển.

- Thiết kế bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực bằng các bộ diều khiển kinh điển

và hiện đại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu

Mô hình bộ lọc tích cực song song để phát dòng điện bù lên lưới điện có phụ

tải phi tuyến làm việc, nhằm đưa dòng điện lưới về dạng hình sinh với độ méo

THD [] cho phép.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Nghiên cứu cơ sở toán học cho bộ lọc tích cực, tính toán tối ưu các thông số

cho bộ lọc tích cực;

+ Lựa chọn và xây dựng chi tiết cấu trúc điều khiển cho cho bộ lọc tích cực.

Thiết kế bộ điều khiển nâng cao cho bộ lọc tích cực bằng các phương pháp điều

khiển hiện đại.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

như sau:

- Nghiên cứu ly thuyêt:

Page 15: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

13

Phân tích, tổng hợp các kiến thức cơ sở toán học của hệ thống truyền tải 3 pha

4 dây với tải phi tuyến. Đánh giá các nghiên cứu đã được công bố trên các bài báo,

tạp chí, các tài liệu tham khảo về bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực. Nghiên cứu bộ

điều khiển hiện đại và ứng dụng bộ điều khiển kinh điển và hiện đại cho bộ lọc tích

cực.

- Nghiên cứu về thực nghiệm bằng mô phỏng:

+ Sử dụng công cụ Matlab-Simulink để mô phỏng kiểm chứng các nhận định

lý thuyết và các thuật toán mà luận án đề xuất;

+ Kiểm chứng kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm sát với điều kiện của

thực tế, tức là tiến hành thí nghiệm để đánh giá chất lượng bộ điều khiển (khi điều

kiện cho phép).

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Luận án đã có các đóng góp cụ thể như sau:

+ Sử dụng thành công lý thuyết công suất tức thời p,q áp dụng vào tính toán

dòng điện đặt theo dòng điện và điện áp đo được trên tải, chuyển đổi sang hệ quy

chiếu hai pha (α-β) và ba pha (a,b,c), để tạo ra các xung kích cho IGBT;

+ Thiết kế được bộ điều khiển dải trễ (HCC) thích nghi dựa vào cơ chế chỉnh

định mờ trên cơ sở mô hình toán xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời p,q;

+ Ứng dụng thành công giải thuật di truyền (GA - Genetic Algorithm) tối ưu

hóa các tham số cho bộ điều lọc tích cực, trong đó có cả bộ điều khiển PI.

-Ý nghĩa khoa học của luận án:

+ Luận án sử dụng các phương pháp điều khiển tiên tiến và giải thuật tối ưu

để nâng cao hiệu quả của các bộ điều khiển kinh điển và hiện đại (HCC, PID) ứng

dụng trong bộ điều khiển bộ lọc công suất tích cực;

+ Đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu bộ điều khiển cho bộ lọc tích

cực giúp giảm sóng hài và nâng cao chất lượng điện năng.

- Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

+ Luận án góp phần nâng cao chất lượng lọc sóng hài của các bộ lọc tích cực,

giảm tác hại sóng hài trên lưới điện, tăng tuổi thọ cho các thiết bị, tăng độ chính

xác cho các thiết bị đo lường,…;

Page 16: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

14

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành điều

khiển và tự động hóa, học viên cao học và các nghiên cứu sinh quan tâm nghiên

cứu về thiết kế bộ điều khiển cho hệ phi tuyến; các vấn đề trong quá trình thiết kế

bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực.

6. Bố cục của luận án

Nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, phần mở đầu và phần

kết luận được bố cục như sau:

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương này trình bày tổng quan về sóng hài và các tác động sóng hài gây ra

trên lưới điện; Bộ lọc công suất tích cực cùng các vấn đề trong quá trình thiết kế bộ

lọc công suất tích cực. Thông kê, phân tích các giải pháp đã dược đề xuất trong

nước và quốc tế về thiết kế bộ lọc công suất tích cực.

Chương 2. Cơ sở toán học của bộ lọc công suất tích cực

Chương 2 đưa ra cấu trúc của bộ lọc công suất tích cực dạng song song và

hoạt động của bộ lọc. Từ đó, tính toán các tham số của bộ lọc, ứng dụng lý thuyết

công suất tức thời p,q để tính toán dòng bù đặt đầu vào cho bộ điều khiển bộ lọc

tích cực

Chương 3. Thiết kế bộ điều khiển cho bộ lọc công suất tích cực

Trên cơ sở toán học được nêu ở chương 2, chương này xây dựng các bộ

điều khiển cho bộ lọc công suất tích cực. Bao gồm:

- Ứng dụng bộ điều khiển Fuzzy chỉnh định tham số bộ điều khiển dải trễ

(HCC-Hysteresis current controller) giúp nâng cao chất lượng bộ điều khiển và

giảm tần số đóng cắt IGBT;

- Tối ưu hóa các tham số cho bộ lọc tích cự sử dụng bộ điều khiển PI bằng

giải thuật di truyền (GA-Genetic Algorithm);

Chương 4. Kết quả mô phỏng trên Matlab/Simulink

Trên cơ sở lý thuyết và kết quả mô phỏng hoạt động bộ điều khiển ứng dụng

cho bộ lọc công suất tích cực được đề xuất, chứng minh ở chương 2, chương 3.

Trong chương này, luận án xây dựng mô hình bộ lọc công suất tích cực với tải phi

Page 17: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

15

tuyến là bộ biến đổi xoay chiều – xoay chiều 3 pha và kiểm chứng lại tính đúng đắn

của lý thuyết đã đề xuất bằng mô phỏng trên Matlab – Simulink.

Page 18: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sóng hài trong lưới điện và giải pháp lọc sóng hài

1.1.1 Sóng hài trong lưới điện

a. Sóng hài

Sóng hài là sóng điều hòa bậc cao có tần số là bội số của tần số sóng cơ bản.

Trong lưới điện sóng cơ bản của nguồn cấp là sóng sin tần số 50Hz, các sóng có tần

số 150Hz, 250Hz lần lượt là các sóng hài bậc 3, bậc 5. Sóng hài gây nhiễu, ảnh

hưởng trực tiếp tới chất lượng lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng

điện hài cao hơn mức độ giới hạn cho phép. Các thiết bị điện trên lưới điện không

hoạt động được với các sóng hài. Vì vậy sóng hài sẽ bị chuyển hóa sang dạng nhiệt

năng và gây tổn hao.

Hình 1-1: Sóng cơ bản và các sóng hài

Chuỗi Fourier được sử dụng rộng rãi trong tính toán sóng hài. Bất kỳ sóng

tuần hoàn nào cũng có thể biểu thị dưới dạng chuỗi Fourier như sau:

0 0 0

1

( ) ( cos( ) sin( ))n n

h

f t A A h t B h t

(1.1)

0 0

1

( sin( ))n h

h

A C h t

Trong đó:

Page 19: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

17

f t là hàm tuần hoàn tần số 0f , tần số góc 0 02 f , chu kỳ 0 0

1 2T

f

.

1 0 1sinC t là thành phần cơ bản.

0sinh hC h t là các thành phần sóng hài bậc h với biên độ hC , tần số

0hf , góc pha h Các hệ số của chuỗi Fourier được tính như sau:

2

0

0 0

1 1

2

T x

A f t dt f t dxT

Trong đó: 0x t (1.2)

2

0

0 0

2 1cos cos

T x

hA f t h t dt f t hx dxT

(1.3)

2

0

0 0

2 1sin sin

T x

hB f t h t dt f t hx dxT

(1.4)

2 2

h h hC A B ; ar hh

h

Actg

B

Các sóng hài có thể được tính toán một cách độc lập hoặc kết hợp các sóng

hài khác nhau để có dạng tổng quát. Biên độ sóng hài là thành phần quan tâm chính

vì nó ảnh hưởng chính đến hệ thống.

Một tham số quan trọng để đánh giá tác động của sóng hài là hệ số méo

dạng (Total Harmonic Distortion):

2

1

1

n

n

X

THDX

(1.5)

Trong đó:

- 1X là biên độ thành phần cơ bản

- nX là biên độ thành phần sóng hài bậc n

Từ công thức (1.5), để đánh giá độ méo dòng điện và điện áp ta sử dụng hệ

số méo dạo dòng điện và hệ số méo dạng điện áp:

2

1

1

n

n

I

I

THDI

(1.6)

Page 20: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

18

Trong đó:

- 1I là biên độ dòng điện cơ bản

- nI là biên độ dòng điện hài bậc n

2

1

1

n

n

V

V

THDV

(1.7)

Trong đó:

- 1V là biên độ điện áp cơ bản

- nV là biên độ điện áp hài bậc n

Trên thế giới đưa ra một số tiêu chuẩn như IEEE 519-2014, IEC 1000-4-3 về

giới hạn thành phần sóng điều hòa bậc cao trên lưới, đối với mỗi loại tải qui định

THD < 5%, riêng đối với tải kỹ thuật số THD < 3%.

b. Nguyên nhân phát sinh sóng hài

Nguyên nhân phát sinh sóng hài do các tải phi tuyến như các tải công

nghiệp: Các thiết bị điện tử công suất, lò hồ quang, máy hàn, bộ khởi động điện tử,

đóng mạch máy biến áp công suất lớn… Các tải dân dụng: Đèn phóng điện chất

khí, tivi, máy photocopy, máy tính, lò vi sóng….

Ta xét sóng hài gây ra bởi mốt số tải phi tuyến như:

- Chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển

Hình 1-2: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển

Page 21: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

19

Dạng sóng dòng điện trên pha A của nguồn cấp cho chỉnh lưu

Hình 1-3: Dòng điện lưới gây bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển

Hình 1-4: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển

Ta thấy dòng điện đầu vào bộ chỉnh lưu cầu ba pha không điều khiển có độ

méo rất lớn 35.01%THD . Các thành phần sóng điều hòa này là do tính phi tuyến

của bộ chỉnh lưu cầu gây ra. Trong đó các thành phần sóng điều hòa bậc 5, 7, 11,

13 là chủ yếu

- Chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển

Page 22: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

20

Hình 1-5: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển

Trường hợp góc điều khiển alpha bằng 30o

Dòng điện pha A cuả nguồn gây ra bởi bộ chỉnh lưu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 30o

Hình 1-6: Dòng điện gây ra bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 30o

Hình 1-7: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha góc điều khiển alpha bằng 30o

Page 23: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

21

Trường hợp góc điều khiển alpha bằng 90o

Dòng điện pha A cuả nguồn gây ra bởi bộ chỉnh lưu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 90o

Hình 1-8: Dòng điện gây ra bởi bộ chỉnh lưu cầu 3 pha với góc điều khiển alpha

bằng 90o

Hình 1-9: Phổ của dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha góc điều khiển alpha bằng 90o

Ta thấy khi tăng góc điều khiển alpha thì dạng tín hiệu dòng của tải tăng độ

méo thể hiện ở hệ số méo dạng THD với góc điều khiển alpha bằng 30o là 34.42%

và góc điều khiển alpha bằng 90o thì THD = 122.52%.

c. Tác hại sóng hài

Sóng hài có thể làm cho cáp điện bị quá nhiệt, phá hỏng cách điện. Động cơ

cũng có thể bị quá nhiệt hoặc gây tiếng ồn và sự dao động của momen xoắn trên

rotor dẫn tới sự cộng hưởng cơ khí và gây rung. Tụ điện quá nhiệt và trong phần

lớn các trường hợp có thể dẫn tới phá huỷ chất điện môi. Các thiết bị hiển thị sử

Page 24: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

22

dụng điện và đèn chiếu sáng có thể bị chập chờn, các thiết bị bảo vệ có thể ngắt

điện, máy tính lỗi và thiết bị đo cho kết quả sai.

1.1.2 Giải pháp lọc sóng hài

Việc loại bỏ sóng hài bằng các bộ lọc cộng hưởng LC chủ yếu theo các

phương pháp:

- Cuộn cảm nối tiếp

- Bộ lọc thụ động

- Bộ lọc thụ động mắc song song và nối tiếp

- Bộ lọc tích cực

- Máy biến áp Zigzag

1.2 Bộ lọc công suất tích cực và các vấn đề trong thiết kế bộ lọc công suất

tích cực.

1.2.1 Tổng quan về bộ lọc công suất tích cực

Bộ lọc công suất tích cực (APF - Active Power filter) là bộ lọc sử dụng các

phân tử điện tử công suất để lọc các sóng hài bậc cao trên hệ thống điện bằng cách

tạo nên các sóng hài bằng và ngược pha với sóng hài phát sinh trong mạch. Bộ lọc

tích cực nhằm giảm sóng hài dòng điện và bù công suất phản kháng.

Hình 1-10: Nguyên ly hoạt động của bộ lọc tích cực

Trên hình 1.10 ta thấy tổng của sóng hài do nguồn Inguồn và sóng hài do bộ lọc

tích cực phát ra Ilọc bằng không. Tuy nhiên các sóng này luôn thay đổi, do đó bộ lọc

Page 25: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

23

tích cực cần được điều khiển theo tín hiệu dạng sóng nguồn và dạng sóng tải và

được phản ảnh qua phản hồi dòng điện. Nhờ bộ lọc tích cực chất lượng điện áp

cũng được nâng lên và tổn hao công suất trong lưới sẽ giảm đi.

Sơ đồ khối tổng quát của bộ lọc tích cực:

Hình 1-11: Sơ đồ khối tổng quát của bộ lọc tích cực

Trong sơ đồ này tín hiệu dòng điện và điện áp tải thông qua thiết bị đo lường

được đưa đến khối tính toán tín hiệu đặt để thực hiện tính toán dòng tổng sóng hài.

Sau khi xác định được tổng sóng hài cần bù đưa ra tín hiệu đặt cho bộ điều khiển.

Bộ điều khiển (Controller) điều khiển mạch công suất (Power Circuit) để phát dòng

bù sóng hài tức thời với vector dòng có cùng độ lớn nhưng ngược pha với sóng hài

tổng.

1.2.2 Các vấn đề trong thiết kế bộ lọc tích cực.

a. Cấu trúc bộ lọc tích cực

Bộ lọc tích cực có thể cấu trúc theo các dạng như sau [84]:

Hình 1-12: Phân loại bộ lọc tích cực theo cấu trúc

Cấu trúc Shunt APF:

Page 26: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

24

Hình 1-13: Cấu trúc Shunt APF

Đây là cấu trúc được sử dụng rộng dãi trong các ứng dụng bộ lọc tích cực. Cấu

trúc này bao gồm một nguồn VSI được kết nối trực tiếp vào hệ thống.

Cấu trúc Series APF:

Hình 1-14: Cấu trúc bộ lọc Series APF

Series APF được kết nối với hệ thống thông qua biến áp cách ly. Trong cấu trúc

này thì tín hiệu bù sóng hài được đưa vào thông qua biến áp (vf).

Cấu trúc Hybrid APF:

Page 27: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

25

Hình 1-15: Cấu trúc bộ lọc kêt hợp bộ lọc tích cực và bộ lọc thụ động

Hybrid APF là sự kết hợp giữa bộ lọc tích cực và bộ lọc thụ động, kế thừa ưu

điềm của hai bộ lọc thụ động và tích cực. Hybrid APF tăng hiệu quả bộ lọc và tối

ưu chi phí trong thiết kế.

b. Tính toán xác định dòng bù sóng hài.

Một trong những bước để thiết kế bộ lọc tích cực là cần phải xác định dòng bù

hài chính xác và nhanh. Về thực chất dòng bù hài chính là đảo dòng hài trên tải. Có

rất nhiều phương pháp để xác định dòng hài trên tải như biến đổi Fourier nhanh

(FFT/Fast Fourier Transfrorm), lý thuyết công suất tức thời p – q, lý thuyết hệ qui

chiếu d – q đồng bộ, sử dụng các bộ lọc tương tự hoặc số thích hợp để tách các

thành phần hài.

Các phương pháp tính toán sóng hài dựa trên miền tần số:

Phương pháp này dựa trên phân tích Furier. Trong lớp phương pháp này có 3

phương pháp chính là phương pháp DFT (Discrete Fourier Transform),

phương pháp FFT (Fast Fourier Transform), phương pháp RDFT (Recursive

Discrete Fourier Transform).

- Phương pháp DFT (Discrete Fourier Transform): là thuật toán biến đổi cho

các tín hiệu rời rạc, kết quả của phép phân tích đưa ra cả biên độ và pha của

thành phần sóng điều hòa mong muốn theo công thức sau:

Page 28: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

26

1 1

0 0

2. . . 2. . .( ). os . ( ).sin

N N

n n

h n h nX x n c j x n

N N

(1.8)

Ta có thể viết dưới dạng sau:

2 2

arctan

h hr hi

h hr hi

hih

hr

X X jX

X X X

X

X

(1.9)

Trong đó:

+ N là số mẫu trong một chu kỳ tần số cơ bản

+ x(n) là tín hiệu đầu vào (dòng hoặc áp) ở thời điểm n

+ Xh là vecto Fourier của sóng điều hòa bậc h của tín hiệu vào, hX là

biên độ của vecto hX , h là góc pha của vecto hX

+ hrX là phần thực của vector hX

+ hiX là phần ảo của vector hX

Mỗi thành phần điều hòa xác định từ đó tổng hợp lại trong miền thời gian để

tạo tín hiệu bù cho bộ điều khiển.

- Phương pháp Fast Fourier Transform (FFT)

Các bước thực hiện phương pháp FFT:

+ Lấy mẫu dòng điện tải và tính toán biên độ và pha của từng thành phần

sóng điều hòa (ứng với mỗi tần số khác nhau).

+ Số lượng mẫu trong một chu kỳ càng lớn thì giá trị fmax càng lớn.

+ Tách thành phần dòng cơ bản từ dòng đầu vào. Dễ dàng thực hiện việc

này bằng cách thiết lập tần số từ 0 đến 50 Hz sau đó thực hiện FFT-1

(IFFT) để có tín hiệu trong miền thời gian bao gồm biên độ và pha

của mỗi thành phần sóng điều hòa. Việc tính toán này thực hiện trong

mỗi chu kỳ của dòng chính để đảm bảo rằng FFT tính toán hoàn tất

trong một chu kỳ để tránh méo do phổ tần số.

+ Tổng hợp dòng bù từ các thành phần sóng điều hòa.

Page 29: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

27

Ưu điểm của phương pháp FFT là có thể tác động tới từng thành phần sóng điều

hòa theo ý muốn nhưng có khối lượng tính toán rất lớn.

Các phương pháp tính toán sóng hài dựa trên miền thời gian:

Phương pháp này có ưu điểm hơn là khối lượng tính toán ít hơn so với

phương pháp dựa trên miền tần số. Theo lớp phương pháp này có một số phương

pháp như: phương pháp trên khung tọa độ dq, phương pháp dựa trên thuyết p-q…

- Phương pháp xác định dòng bù trong hệ dq: theo phương pháp này có thể xác

định toàn bộ dòng bù hoặc có thể lựa chọn từng thành phần sóng điều hòa cần

bù.

Thuật toán thể hiện phương pháp:

HPF

Filtering

PLL

abcib

ic

dq abc

dqia

*

d d di i i

*

q q qi i i

~di

~qi

aubu

cu

*

ai

*

ci

*

bi

Hình 1-16: Thuật toán xác định dòng bù trong hệ d-q

Phép quay khung tọa độ dq quay với góc quay của tần số cơ bản. Khi

đó trong khung tọa độ dq thành phần dòng với tần số cơ bản coi như thành phần

dòng một chiều và thành phần sóng điều hòa như thành phần dòng xoay chiều. Sau

đó sử dụng bộ lọc thông cao tách ra thành phần xoay chiều, thành phần này chính là

thành phần của các sóng điều hòa bậc cao.

Sau khi tính được dòng bù cần thiết trong hệ dq ta cần chuyển sang hệ tọa độ chuẩn

abc. Biến đổi từ abc sang dq như sau:

2 2os os os

3 32

3 2 2sin sin sin

3 3

a

d

b

q

c

ic c ci

ii

i

(1.10)

Page 30: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

28

- Phương pháp xác định dòng bù dựa trên lý thuyết p-q.

Thuyết p-q hay thuyết công suất tức thời được đưa ra bởi Akagi vào năm

1983 với mục đích là để điều khiển mạch lọc tích cực.

Mô hình bộ lọc tích cực theo lý thuyết p-q:

Hình 1-17: Mô hình bộ lọc tích cực theo ly thuyêt p-q

c. Tính toán thông số bộ nghịch lưu

Bộc lọc công suất tích cực sử dụng bộ nghịch lưu để tạo ra tín hiệu có độ lớn

bằng – ngược pha với tín hiệu tổng sóng hài trên lưới.

C

IGBT

T1 T2 T3

T4 T5 T6

Hình 1-18: Bộ nghịch lưu.

Hai tham số cần tính toán trong bộ nghịch lưu:

Công suất của bộ IGBT: Công suất của bộ nghịch lưu phụ thuộc vào

công suất của dòng hài cần bù.

Giá trị của tụ C: Tụ điện C đóng vai trò điều tiết dòng sóng hài thông

qua quá trình phóng nạp tụ [65].

Page 31: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

29

Xây dựng cấu trúc bộ điều khiển.

Bộ điều khiển đóng vai trò trung tâm trong bộ lọc tích cực, thực hiện điều khiển

mạch công suất (IGBT, MOSFET...) để phát dòng bù sóng hài theo đúng tính toán

dòng bù sóng hài cần thiết. Bộ điều khiển này có thể được thiết kế trên cơ sở các bộ

điều khiển PID, Fuzzy, Noron… Chất lượng của bộ lọc tích cực phụ thuộc chính

vào việc thiết kế bộ điều khiển này.

Đề tài tập trung xây dựng bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực, thực hiện mô

phỏng, kiểm chứng thực tế và so sánh với các kết quả của các công trình đã công

bố.

1.3 Các nghiên cứu trong nước, ngoài nước và định hướng nghiên cứu của

đề tài.

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước.

Hiện tại ở Việt Nam thường sử dụng các bộ lọc thụ động để lọc sóng hài.

Việc nghiên cứu bộ lọc tích cực để lọc sóng hài và bù công suất phản kháng còn

khá mới mẻ chưa có nhiều công trình được công bố.

Bài báo [95] trình bày nghiên cứu về giảm sóng hài dòng điện của hệ thống

điện gây ra bởi bộ chỉnh lưu cầu ba pha tải R-L. Trên cơ sở đó xây dựng cấu trúc

điều khiển và bộ điều khiển mờ để điều khiển AF thông qua giải pháp tách dòng

điện hài bằng bộ lọc thông dải. Kết quả nghiên cứu đã được mô phỏng, kiểm chứng

trên phần mềm Matlab/Simulink.

Bài báo trình bầy phương pháp xác định thành phần sóng hài của dòng điện

tải phi tuyến theo thời gian thực bằng mạng nơ ron tuyến tính thích nghi (Adaptive

Linear/Adaline neural network). Mạng nơron Adaline được học online với thuật

toán Windrow-Hoff (W-H) cải tiến để đảm bảo quá trình học của mạng nhanh và

luôn hội tụ. Kết quả mô phỏng trên Matlab cho thấy mạng Adaline với thuật học

W-H cải tiến có thể xác định dòng điện hài chính xác trong một chu kỳ lấy mẫu của

thiết bị đo số với tần số lấy mẫu lớn hơn 10kHz.

Như vậy, ta thấy các công trình đang nghiên cứu chủ yếu tập trung xây dựng

thuật toán nhận dạng sóng hài chưa thiết kế các bộ điều khiển APF có thể ứng dụng

trên thực tế.

Page 32: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

30

1.3.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài.

Ở nước ngoài, đã có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề lọc sóng hài và bù

công suất phản kháng để tăng chất lượng điện năng. Trong đó đưa ra phương pháp

tính toán dòng sóng hài và cấu trúc điều khiển cho bộ APF với các bộ điều khiển

khác nhau. Trong phần này tác giả tập trung phân tích các bài báo đề cập xây dựng

bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực.

Các bài báo [9], [23], [34], [39], [55], [63], [82], [86], [91], [96] xây dựng bộ

điều khiển dải trễ (HCC-Hysteresis current controller) để ứng dụng cho bộ

lọc công suất tích cưc. Đây là bộ điều khiển kinh điển, đơn giản giúp tính

toán mô tả được cấu trúc bộ lọc công suất tích cực. Tính toán dòng bù sóng

hài, thực hiện điều khiển bộ nghich lưu IGBT trên cơ sở bộ điều khiển HCC.

Các bài báo cũng chỉ ra chất lượng bộ điều khiển HCC phụ thuộc vào độ lớn

dải trễ. Dải trễ càng nhỏ thì chất lượng bộ điều khiển tăng, tuy nhiên tần số

đóng cắt IGBT tăng.

Các bài báo [6], [9], [76]–[78], [84], [87], [25]–[27], [34], [36], [53], [61],

[71] xây dựng bộ lọc công suất tích cực trên với cấu trúc bộ điều khiển PI.

Bộ điều khiển PI được thiết kế cho ổn định điện áp trên tụ C của bộ nghịch

lưu IGBT và bộ điều khiển dòng bù sóng hài trên cơ sở tính toán dòng bù cần

thiết bằng lý thuyết công suất tức thời p-q. Trên cơ sở phân tích của các bài

báo đã công bố ta thấy chất lượng của bộ lọc công suất tích cực thiết kế trên

nền bộ điều khiển PI phụ thuộc nhiều vào bộ tham số bộ điều khiển PI.

Các bài báo [1], [29], [83], [49], [51], [57], [67]–[71] thiết kế bộ điều khiển

MPC cho bộ lọc công suất tích cực. Bộ điều khiển dự báo được thiết kế tính

toán trên tính toán dòng bù sóng hài d-q.

1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở phân tích các kết quả đã được công bố trên các công trình, bài báo

trong nước và quốc tế luận án sẽ từng bước giải quết các vấn đề sau:

- Lựa chọn phương pháp lọc sóng hài và xây dựng cấu trúc cho bộ lọc tích

cực song song;

Page 33: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

31

- Ứng dụng các bộ điều khiển hiện đại nâng cao hiệu quả cho bộ lọc công

suất tích cực.

- Sử dụng giải thuật tối ưu (GA) để chỉnh đinh tham số cho bộ lọc tích cực

và bộ điều khiển kinh điển,.

1.5 Kết luận chương 1

Trong chương 1, đã trình bầy tổng quan về sóng hài trên lưới điện, nguyên

nhân và tác hại của sóng hài cùng các tiêu chuẩn đánh giá ảnh hưởng sóng hài

trên lưới điện. Trên cơ sở các giải pháp lọc sóng hài, luận án tập trung giải pháp

lọc tích cực và đưa ra các định hướng chính cho thiết kế bộ lọc tích cực.

Phân tích các công trình công bố trong nước và quốc tế về thiết kế bộ điều

khiển cho bộ lọc tích cực, trên cơ sở đó đưa ra hướng nghiên cứu của luận án.

Page 34: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

32

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BỘ LỌC CÔNG SUẤT

TÍCH CỰC

2.1 Cấu trúc bộ lọc công suất tích cực kiểu song song

Trong chương 1 đã dưa ra ba cấu trúc cơ bản của bộ lọc công suất tích cực:

Bộ lọc song song (Shunt APF), Bộ lọc nối tiếp (Series APF), bộ lọc kết hợp

(Hybrid APF). Sau khi đánh giá so sánh, định hướng trong luận án sẽ sử dụng cấu

trúc bộ lọc song song (Shunt APF).

SAPF (Shunt Active Power Filter) là một bộ nghịch lưu nguồn áp ba pha

được sử dụng để ổn định hiệu suất của hệ thống công suất bằng việc tạo ra các dòng

điện tham chiếu cho mạch cầu IGBT nhằm làm giảm hoặc triệt tiêu các sóng hài

bậc cao và bù công suất phản kháng.

Hình 2-1: Cấu trúc cơ bản của bộ lọc công suất tích cực kiểu song song

Trong đó: + iS là dòng điện của nguồn phát

+ iC là dòng điện của bộ lọc tích cực

+ iL là dòng điện tải.

Ta có: S C Li i i (2.1)

Bộ lọc công suất tích cực kiểu song song (SAPF) có thể làm giảm tổn hao

lưới điện bằng việc nâng cao hệ số công suất và triệt tiêu các thành phần sóng hài

Page 35: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

33

bậc cao, bên cạnh đó SAPF cũng làm giảm sụt áp trên đường dây truyền tải mà

không cần sử dụng các máy biến áp tăng áp. SAPF sẽ làm tăng khả năng truyền tải

công suất định mức (công suất tác dụng) của các trạm biến thế, do vậy SAPF có thể

giảm thời gian hoạt động trong trường hợp quá tải [23].

Việc xác định vị trí đặt bộ lọc cần phải được tính toán theo một số

nguyên tắc như:

o Giảm thiểu tối đa thời gian truyền, khoảng cách lan truyền của sóng

điều hòa trên đường dây. Điều này được thực hiện bằng việc đặt thiết bị

lọc gần nguồn phát sinh sóng điều hòa.

o Đặt thiết bị lọc giữa nguồn với các thiết bị nhạy cảm với sóng điều hòa

để hạn chế ảnh hưởng của sóng điều hòa tới thiết bị.

o Để thực hiện chức năng này bộ lọc AF hoạt động như một bộ nguồn ba

pha tạo ra dòng điện thích hợp bơm lên đường dây. Dòng điện này sẽ

triệt tiêu các sóng điều hòa bậc cao sinh ra bởi tải phi tuyến là thành

phần ngược pha với tổng sóng điều hòa dòng điện bậc cao.

Theo hình 2.1 ta có thể phân tích thành phần dòng điện tải iL thành tổng của

dòng cơ bản và dòng sóng điều hòa bậc cao:

S C L C F Hi i i i i i (2.2)

Trong đó: + iF là dòng điện tần số cơ bản

+ iH là tổng các dòng sóng điều hòa bậc cao

Do vậy để dòng điện nguồn sin: S Fi i thì:

0C H C Hi i i i (2.3)

Như vậy, hoạt động của bộ lọc công suất tích cực đảm bảo phát được dòng

điện iC có vector dòng cùng độ lớn vector dòng tổng sóng hài nhưng ngược pha. Để

thực hiện được chức năng này, bộ lọc công suất tích cực cần đảm bảo thực hiện 2

vấn đề sau:

- Trên cơ sở tín hiệu dòng (iL), điện áp (V) đo được từ tải trên hệ thống

để tính toán dòng bù tổng sóng hài ( *

C Hi i ).

Page 36: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

34

- Bộ điều khiển dòng thực hiện điều khiển vòng kín có phản hồi để

thực hiện điều khiển đóng/cắt IGBT phát ra dòng iC đưa lên lưới sao

cho *

C Ci i . Nội dung thiết kế bộ điều khiển được phân tích chi tiết

trong chương 3 luận án.

Các phương pháp ước tính dòng điện đặt trên miền thời gian và trên miền

tần số cũng đã được giới thiệu trong chương 1, trong đó phải kể đến các phương

pháp chính được thảo luận trong tài liệu tham khảo [24] và chúng được phân loại

như sau:

- Miền tần số (sử dụng phương pháp biến đổi FFT);

- Miền thời gian.

Từ các công trình nghiên cứu đi trước chỉ ra rằng nhược điểm lớn của phương

pháp FFT là chất lượng đáp ứng thấp trong quá trình quá độ. Các mẫu FFT phải

được thực hiện trong một chu kỳ và bất cứ một quá độ nào ở dạng sóng của dòng

điện sẽ dẫn tới sai lệch ở đầu ra của dòng điện bù, để tránh gặp phải vấn đề đó

SAPF cần phải được ngắt ra khỏi lưới trong quá trình quá độ. Phương pháp trừ tín

hiệu dòng điện hình sin cũng có chung nhược điểm như là phương pháp FFT [24].

Từ đó, luận án tập trung vào việc sử dụng phương pháp tìm dòng điện tham chiếu

theo lý thuyết công suất tức thời p,q.

2.2 Tìm dòng điện tham chiếu dựa theo lý thuyết công suất phản kháng tức

thời (p,q)

Trên cơ sở lý thuyết p,q, dòng điện tham chiếu được tính theo dòng điện và

điện áp đo, rồi chuyển đổi sang hệ quy chiếu (α,β) sử dụng phương pháp chuyển

đổi Clarke, từ đó dòng chuyển đổi được sử dụng để tạo ra các xung kích IGBT sau

quá trình ước tính dòng ba pha tham chiếu sử dụng biến đổi ngược Clarke, chi tiết

của phương pháp này được thảo luận trong tài liệu [8].

Trên Hình 2.2 thể hiện sơ đồ khối của khâu tính dòng điện tham chiếu dựa

theo lý thuyết p-q. Hình 2.2 chỉ ra ma trận chuyển đổi chi tiết của khâu tính dòng

điện tham chiếu, phần này sẽ được giải thích chi tiết bằng các phương trình toán

học và các phép biến đổi.

Page 37: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

35

Hình 2-2: Sơ đồ cấu trúc của khâu dòng điện tham chiêu dựa trên ly thuyêt p-q

Trong đó p và q là công suất thực và công suất phản kháng tiêu thụ bởi các

thành phần sóng hài. Vòng chỉnh định điện áp DC được dùng để thích nghi điện áp

trên tụ điện của mạch nghịch lưu theo một giá trị điện áp được xác định trước. Sai

lệch của dòng điện mong muốn trên tụ điện và giá trị biến thiên của nó được xét

đến trong phần tính công suất của sóng hài.

2.2.1 Biến đổi Clarke (Clarke transformation)

Phương pháp biến đổi Clarke được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu điện áp và

dòng điện đo được từ hệ quy chiếu (a, b, c) sang hệ quy chiếu (α,β) như trên hình

2.3. Phương pháp này giúp làm giảm khối lượng cần tính toán và cho phép tách bộ

điều khiển công suất thực và công suất phản kháng [26].

/iα

/iβ

i*b / / ib

/ ia

/ i*c / i*b

/ ic i*c /

i*a /

/ i*b

/ i*c

Hình 2-3: Chuyển đội hệ tọa độ abc sang α – β

Page 38: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

36

Thuật ngữ công suất phản kháng tức thời được xác định là giá trị duy nhất

đối với các dạng sóng dòng điện và điện áp ba pha bao gồm cả các dạng sóng méo

sử dụng công suất tức thời trên phần trục ảo [2]. Bộ bù công suất phản kháng tức

thời có chức năng loại bỏ các dòng điện của thành phần sóng hài bậc cao.

Để xử lý các giá trị toán học tức thời của các dạng sóng dòng điện và điện áp

tức thời của mạch ba pha, ta biểu thị các đại lượng của chúng dưới dạng các vectơ

tức thời. Trong hệ quy chiếu abc, thì ba trục được cố định trên cùng một mặt

phẳng, pha được phân tách với nhau bởi góc 2π/3 như ở hình 2.3. Các vectơ tức

thời Vabc, Iabc được đặt tương ứng với các trục tọa độ abc. Nếu chúng ta giả sử hệ

thống là hệ ba pha cân bằng thì điện áp và dòng điện trên hệ tọa độ (α, β) được đưa

ra ở phương trình (2.3 – 2.4) như sau:

1/ 2 1/ 212

03 3 / 2 3 / 2

a

b

c

vv

vv

v

(2.3)

1/ 2 1/ 212

03 3 / 2 3 / 2

a

b

c

ii

ii

i

(2.4)

Công thức tính điện áp và dòng điện trên hệ abc từ hệ (α, β).

012

1/ 2 3 / 23

1/ 2 3 / 2

a

b

c

vv

vv

v

(2.5)

012

1/ 2 3 / 23

1/ 2 3 / 2

a

b

c

ii

ii

i

(2.6)

2.2.2 Lý thuyết công suất tức thời

Công suất tức thời [65] được tính toán trên cơ sở dòng điện và điện áp tức

thời, được áp dụng cho hệ 3 pha có trung tính hay không có trung tính. Công suất

tức thời không chỉ có giá trị trong trạng thái ổn định mà cả trạng thái quá độ. Lý

Page 39: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

37

thuyết công suất tức thời linh hoạt và hiệu quả trong việc thiết kế bộ điều khiển cho

các bộ điều hòa công suất dựa trên các phần tử công suất.

Hình 2-4: Công suất tức thời của hệ 3 pha

Trong đó:

2 cos

22 cos

3

22 cos

3

a v

b v

c v

v t V t

v t V t

v t V t

2 cos

22 cos

3

22 cos

3

a I

b I

c I

i t I t

i t I t

i t I t

(2.7)

Sử dụng phép biến đổi trục tọa độ abc sang trục tọa độ (α, β).

3 cos

3 sin

v

v

v V t

v V t

3 cos

3 sin

I

I

i I t

i I t

(2.8)

Biểu diễn vector điện áp và dòng điện trên hệ tọa độ (α, β).

3

3 cos sin

3 v

v v

j t

e V t j te v jv

e Ve

(2.9)

3

3 cos sin

3 I

I I

j t

i I t j ti i ji

i Ve

(2.10)

Ta có công suất biểu kiến tức thời:

*. .s e i v jv i ji v i v i j v i v i p jq (2.11)

Trong đó: p v i v i là công suất hiệu dụng tức thời

Page 40: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

38

q v i v i là công suất phản kháng tức thời

Áp dụng công thức (2.8), ta có:

3 cosp VI với V I (2.12)

3 sinq VI với V I (2.13)

Trên cơ sở lý thuyết p-q của mạch 3 pha, ta phát triển tính toán với trường hợp tổng

quát với hàm điện áp và dòng điện là khai triển của một chuỗi Fourier:

1

2 sin , ,k kn n kn

n

v t V t k a b c

(2.14)

1

2 sin , ,k kn n kn

n

i t I t k a b c

(2.15)

Với n là bậc của sóng hài, n=1 là sóng hài cơ bản.

Biểu diễn (2.14) và (2.15) dạng vector:

1 1

, ,k kn kn kn

n n

V V V k a b c

(2.146

1 1

, ,k kn kn kn

n n

I V I k a b c

(2.17)

Phép biến đổi thành phần đối xứng áp dụng cho các sóng hài điện áp và

dòng điện sẽ là:

0

2

2

11 11

13

1

n an

n bn

n cn

V V

V V

V V

với 2 /31 120

jo e

(2.18)

0

2

2

11 11

13

1

an n

bn n

cn n

V V

V V

V V

(2.19)

Các hàm sóng hài khác có thể triển khai tương đương theo công thức (2.19).

Do đó viết lại sóng hài theo thành phần đối xứng trong miền thời gian cho các biểu

thức của sóng hài bậc n trong hệ tọa độ abc.

Page 41: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

39

0 0

0 0

0 0

2 sin 2 sin

2 sin

2 sin 2 sin 2 / 3

2 sin 2 / 3

2 sin 2 sin 2 / 3

2 sin 2 / 3

an n n n n n n

n n n

bn n n n n n n

n n n

cn n n n n n n

n n n

v t V t V t

V t

v t V t V t

V t

v t V t V t

V t

(2.20)

Tương tự biểu diễn dòng điện

0 0

0 0

0 0

2 sin 2 sin

2 sin

2 sin 2 sin 2 / 3

2 sin 2 / 3

2 sin 2 sin 2 / 3

2 sin 2 / 3

an n n n n n n

n n n

bn n n n n n n

n n n

cn n n n n n n

n n n

i t I t I t

I t

i t I t I t

I t

i t I t I t

I t

(2.21)

Áp dụng biến đổi trục tọa độ abc sang (α, β).

1 1

1 1

0 0 0

1

3 sin 3 sin

3 sin 3 sin

6 sin

n n n n n n

n n

n n n n n n

n n

n n n

n

v V t V t

v V t V t

v V t

(2.22)

1 1

1 1

0 0 0

1

3 sin 3 sin

3 sin 3 sin

6 sin

n n n n n n

n n

n n n n n n

n n

n n n

n

i I t I t

i I t I t

i I t

(2.23)

Tử (2.11), ta có:

0 0 00 0

0

0

p v i

p v v i

q v iv

(2.24)

Biểu diễn lý thuyết công suất tức thời dưới dạng biểu thức sau:

Page 42: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

40

0 0 0

p p p

q q q

p p p

(2.25)

Thay thế v(2.22), (2.23) vào biểu thức (2.24) và biến đổi ta có:

0 0 0 0 0

1

3 cosn n n n

n

p V I

(2.26)

1 1

3 cos 3 cosn n n n n n n n

n n

p V I V I

(2.27)

1 1

3 sin 3 sinn n n n n n n n

n n

q V I V I

(2.28)

0 0 0 0 0

1 1

0 0 0 0

1 1

3 cos

3 cos

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m n

p V I t

V I t

(2.29)

1 1

1 1

1 1

1 1

3 cos

3 cos

3 cos

3 cos

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

p V I t

V I t

V I t

V I t

(2.30)

Page 43: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

41

1 1

1 1

1 1

1 1

3 sin

3 sin

3 sin

3 sin

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

m n m n m n

m nm n

q V I t

V I t

V I t

V I t

(2.31)

Trong đó:

- 0p công suất tức thời của nguồn chuyển đến tải thông qua thành phần thứ tự 0

- 0p công suất tức thời thành phần xoay chiều, trao đổi giữ nguồn và tải thông

qua thành phần thứ tự 0. Công suất p0 chỉ tồn tại trên hệ thống 3 pha 4 dây.

- p là thành phần công suất trung bình tải tiêu thụ tại tần số 50Hz, tương ứng là

năng lượng mong muốn nguồn cung cấp cho tải.

- p là thành phần công suất tiêu thụ tại các sóng điều hòa bậc cao, được trao

đổi giữa nguồn và tải.

- q là thành phần công suất phản kháng trung bình tải tiêu thụ tại tần số 50Hz

- q là thành phần công suất phản kháng tại các sóng điều hòa bậc cao, được

trao đổi giữa nguồn và tải.

Hình 2-5: Các thành phần công suất của ly thuyêt p-q trong tọa độ a-b-c.

2.2.3 Ứng dụng công suất tức thời trong tính toán dòng bù sóng hài

Lý thuyết công suất tức thời được ứng dụng vào quá trình tính toán và thiết

kế bộ lọc công suất tích cực một cách hiệu quả trên cơ sở những ưu điểm sau:

Page 44: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

42

- Lý thuyết công suất tức thời áp dụng cho hệ 3 pha

- Lý thuyết cho phép áp dụng với hệ thống 3 pha cân bằng và 3 pha không cân

bằng, hệ thống có hoặc không có sóng hài ở cả điện áp và dòng điện

- Tính toán tức thời nên cho phép tốc độ đáp ứng nhanh với hệ thống.

- Tính toán đơn giản trên cơ sở các phép chuyển đổi hệ trục tọa độ.

Hình 2-6: Các thành phần bù công suất p , q , 0p và 0p theo tọa độ a-b-c

Như các biểu thức phân tích trên và biểu diễn trên hình 2.6 thì p là thành

phần duy nhất tải cần nhận, còn các thành phần khác sẽ được trao đổi thông qua bộ

lọc SAPF. 0p là thành phần được cung cấp từ nguồn đến tải, nó sẽ trao đổi với bộ

SAPF để truyền đến tải mà không phụ thuộc vào hoạt động của bộ SAPF.

Phân tích trên cho thấy bộ SAPF chỉ cần bù các thành phần p và 0p và các

thành phần này được trao đổi tức thời giữa bộ SAPF và tải. Thành phần công suất

phản kháng q được bù thông qua bộ SAPF mà không phụ thuộc vào dung lượng tụ

C. Như vậy công suất bộ lọc tích cực cần bù:

AF

AF

p p

q q

(2.32)

Và dòng cần bù:

*

2 2*

1c

c

v vi p

v v qv vi

(2.33)

Page 45: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

43

Tuy nhiên do điện áp trên tụ là không ổn định, do đó để đảm bảo điện áp

trên tụ không đổi thì nguồn cần cung cấp một công suất losep để duy trì điện áp

trên tụ không đổi. Bởi vậy, công thức tính dòng bù cần thiết trong hệ αβ khi kết

hợp cả chức năng lọc sóng điều hòa và bù công suất phản kháng:

*

2 2*

1c lose

c

v vi p p

v vv v qi

(2.34)

Từ công thức này, ta tính được dòng bù trong hệ tọa độ abc.

*

*

*

*

*

1 0

2 1 3

3 2 2

1 1

2 2

ca

c

cb

c

cc

ii

ii

i

(2.35)

Phép biến đổi ngược này nhằm tìm ra dòng ba pha đặt cho bộ nghịch lưu IGBTs, từ

đó có thể sử dụng bộ điều khiển dải trễ (hysteresis current control -HCC) kết hợp

bộ phát xung PWM để kích mở các cặp van IGBTs nhằm điều chỉnh dòng điện bù

do bộ nghịch lưu có thể tạo ra.

Các bước tính toán dòng bù sóng hài được thực hiện theo cấu trúc hình 2.7.

Hình 2-7: Tổng quan về ma trận chuyển đổi cho quá trình tìm dòng điện tham

chiêu theo ly thuyêt p-q sử dụng biên đổi Clarke.

Page 46: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

44

2.3 Kết luận chương 2

Trên cơ sở đa dạng của cấu trúc bộ lọc công suất tích cực, chương 2 đã lựa

chọn cấu trúc của bộ lọc công suất tích cực dạng song song và phân tích hoạt động

của bộ lọc tích cực kiểu này. Từ đó, tính toán các tham số của bộ lọc, ứng dụng lý

thuyết công suất tức thời p,q để tính toán dòng bù đặt đầu vào, có thể sử dụng cho

mạch vòng điều khiển ngoài bộ điều khiển bộ lọc tích cực như (2.34) và (2.35). Kết

quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là cơ sở toán học cho các phương pháp điều khiển

bộ lọc tích cực sẽ được trình bày trong chương 3.

Page 47: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

45

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO BỘ LỌC CÔNG

SUẤT TÍCH CỰC

3.1 Cấu trúc điều khiển của bộ lọc công suất tích cực

Cấu trúc điều khiển của bộ lọc công suất tích cực ba pha kiểu song song (SAPF)

được đưa ra theo hình 3.1.

Hình 3-1: Cấu trúc tổng quát của hệ thống lọc công suất tích cực ba pha kiểu

song song

Đầu tiên dòng điện cần bù được tính toán dựa theo điện áp và dòng điện tải

thông qua khối tính toán dòng điện tham chiếu (Reference compensation current

calculator), tiếp đến bộ điều khiển dải trễ (HCC) được áp dụng cho mạch vòng điều

khiển dòng điện (Current controller), tín hiệu đầu ra của bộ điều khiển là khối tạo

xung kích (Switching logic pulses) để kích dẫn các cặp van IGBTs. Biên độ và

dạng tín hiệu đầu ra của bộ nghịch lưu ba pha sử dụng IGBTs được tự động chỉnh

định bởi sự thay đổi tần số đóng cắt IGBTs sao cho dòng điện bù mong muốn bám

theo dòng bù tham chiếu. Phương pháp nhận diện dòng bù tham chiếu phổ biến

nhất được thực hiện dựa trên lý thuyết công suất tức thời p-q đề xuất bởi Akagi và

các đồng tác giả. Theo như lý thuyết p-q thì tín hiệu dòng điện và điện áp trên hệ

Page 48: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

46

quy chiếu abc được chuyển đổi sang hệ quy chiếu αβ0 sử dụng phép biến đổi

Clarke [9].

Điện áp nguồn ba pha được tính toán theo phương trình (3.1).

0

1 1 1

2 2 2

2 1 11

3 22

3 30

2 2

a

b

c

v v

v v

v v

(3.1)

Dòng điện tải ba pha được tính toán theo phương trình (3.2).

0

1 1 1

2 2 2

2 1 11

3 22

3 30

2 2

a

b

c

i i

i i

i i

(3.2)

Trong đó ila, ilb, ilc là dòng tải và va, vb , vc là điện áp tải (bằng điện áp lưới, do tính

chất tải cân bằng). Dựa trên cơ sở lý thuyết công suất tức thời p-q thì công suất tiêu

thụ và công suất phản kháng được xác định bởi phương trình (3.3) và (3.4).

v v ip

iq v v

(3.3)

Công suất trên miền α-β có thể được tách thành giá trị công suất trung bình

và giá trị công suất biến thiên tương ứng với thành phần tần số cơ bản và các thành

phần sóng hài.

Công suất tải được tính theo công thức:

v v ip

iq v v

(3.4)

Công suất p, q có thể được tách ra 2 thành phần:

+ Thành phần một chiều p , q tương ứng với thành phần cơ bản của dòng

tải.

+ Thành phần điều hòa bậc cao p~ , q~

Page 49: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

47

p p p (3.5)

q q q (3.6)

Khi đó, tổng công suất tức thời xác định bởi tải:

3_ phaP p q p p q q (3.7)

Trong đó:

+ p: Thành phần công suất tác dụng P3_pha

+ q: Thành phần công suất phản kháng P3_pha

Nguồn chỉ cung cấp thành phần công suất một chiều của tải và công suất tổn

hao của bộ nghịch lưu.

Mạch lọc tích cực có nhiệm vụ cung cấp thành phần công suất xoay chiều

của p và công suất phản kháng q.

Khi đó ta có công suất cung cấp bởi mạch lọc:

AF

AF

p p

q q

(3.8)

Và dòng cần bù:

*

2 2*

1c

c

v vi p

v v qv vi

(3.9)

Tuy nhiên do điện áp trên tụ là không ổn định, do đó để đảm bảo điện áp trên tụ

không đổi thì nguồn cần cung cấp một công suất p0 để duy trì điện áp trên tụ

không đổi. Bởi vậy, công thức tính dòng bù cần thiết trong hệ αβ khi kết hợp cả

chức năng lọc sóng điều hòa và bù công suất phản kháng:

*

0

2 2*

1c

c

v vi p p

v vv v qi

(3.10)

Từ công thức này, ta tính được dòng bù trong hệ tọa độ abc.

*

*

*

*

*

1 0

2 1 3

3 2 2

1 1

2 2

ca

c

cb

c

cc

ii

ii

i

(3.11)

Page 50: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

48

Thuật toán điều khiển dựa trên thuyết p-q.Tổng quan về cấu trúc xác định

dòng điện tham chiếu được thể hiện trên Hình 3.2.

Hình 3-2: Cấu trúc xác định dòng điện đặt dựa theo ly thuyêt

công suất tức thời p-q.

3.2 Bộ điều khiển dải trễ (Hysteresis current control -HCC) thiết kế dựa

trên mô hình toán xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời p-q

Hình 3.3: Cấu trúc bộ lọc công suất tích cực ba pha sử dụng bộ điều khiển

dải trễ (HCC) cho dòng điện

Page 51: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

49

Bộ điều khiển dải trễ dòng điện (HCC) [10] là phương pháp đơn giản và được sử

dụng phổ biến nhất với độ ổn định cao, đáp ứng nhanh và thích ứng với điều kiện

tải thay đổi, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là tần số đóng cắt

của IGBTs phụ thuộc vào tính chất của tải. Tần số đóng cắt IGBTs được xác định

bởi sai lệch giữa dòng điện tham chiếu và dòng điện thực với các ngưỡng cho phép

(HB+) và (HB-). Do vậy dòng điện thực sẽ được hiệu chỉnh sao cho bám dòng tham

chiếu trong một dải trễ cho trước (hysteresis band). Hàm sai lệch được tính theo

phương trình (3.12).

, ,i r i f ie i i (3.12)

Trong đó:

ie : là sai lệch dòng của pha i,

r : ký hiệu cho dòng tham chiếu,

f : ký hiệu cho dòng đầu ra của bộ lọc công suất tích cực,

I : ký hiệu cho A, B, C nghĩa là pha A, B, C.

Với đầu vào là sai lệch dòng giữa dòng đặt và dòng đầu ra của bộ lọc thì cấu trúc

của bộ điều khiển dải trễ (HCC) kết hợp với bộ tạo xung kích mở IGBTs được đưa

ra ở hình 3.4.

Hình 3.4: Cấu trúc và nguyên ly của bộ điều khiển dải trễ (HCC)

Nguyên lý hoạt động đóng cắt được thiết lập bởi luật dưới đây:

Nêu sai số dòng điện thấp hơn cận dưới (HB-) thì trạng thái chuyển mạch sẽ ở mức

cao (SSon).

Page 52: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

50

1i one HB SS

(3.13)

Nêu sai số dòng điện lớn hơn cận trên (HB+) thì trạng thái chuyển mạch sẽ ở

mức thấp (SSoff).

0i offe HB SS (3.14)

Nêu sai lệch dòng điện nằm trong dải từ cận dưới (HB-) đên cận trên (HB+),

thì trạng thái chuyển mạch sẽ giữ nguyên như trạng thái trước đó (SSremain).

( _ )i remainHB e HB SS SS pre state

(3.15)

Hoạt động của bộ điều khiển dải trễ mô tả quá trình trao đổi năng lượng giữa bộ lọc

tích cực và tải hệ thống như trên hình 3.5 sau:

Hình 3-5: Bộ điều khiển dải trễ PWM dòng điện

Bảng 3-1 Trạng thái đóng mở của IGBT thông qua quá trình phóng nạp tụ C

0fki và 0fkdi

dt

T1 = Off và T4 = On

D1 = On và D4 = Off

Nạp tụ C1

0fki và 0fkdi

dt

T1 = On và T4 = Off

D1 = Off và D4 = Off

Page 53: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

51

Phóng tụ C1

0fki và 0fkdi

dt

T1 = Off và T4 = Off

D1 = Off và D4 = On

Nạp tụ C2

0fki và 0fkdi

dt

T1 = Off và T4 = On

D1 = Off và D4 = Off

Phóng tụ C2

Độ rộng của dải trên và dải dưới trong bộ điều khiển dải trễ ảnh hưởng trực

tiếp đến chất lượng của bộ điều khiển. Trên cơ sở lý thuyết thì động rộng dải này

càng nhỏ thì sai số giữa giá trị đặt và giá trị điều khiển càng nhỏ. Tuy nhiên trên

thực tế độ rộng dải trễ này không thể bằng 0 mà phụ thuộc vào tần số đóng cắt của

bộ nghịch lưu IGBT. Mỗi bộ IGBT có tần số đóng cắt cực đại theo nhà sản xuất,

tần số đóng cắt càng lớn thì tổn hao công suất càng cao và tuổi thọ thiết bị giảm.

3.2.1 Bộ điều khiển dải trễ (HCC) thích nghi dựa vào cơ chế chỉnh định mờ

thiết kế dựa trên mô hình toán xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời

p-q

Đối với bộ điều khiển dải trễ (HCC), thì chất lượng bám của dòng bù phụ

thuộc vào dải trễ (HB+) và (HB-). Nếu dải trễ HB (dải từ ngưỡng thấp tới ngưỡng

cao) tăng, tần số đóng cắt IGBTs (f_s) giảm, tuy nhiên THD tăng, ngược lại nếu dải

trễ nhỏ, THD sẽ giảm nhưng tần số đóng cắt IGBTs tăng rất cao. Điều này có thể

dẫn tới hệ thống không có tính khả thi do cấu trúc mạch lực phụ thuộc vào đặc tính

của [21] IGBTs, nếu tần số đóng cắt của IGBTs hạn chế sẽ dẫn tới mạch nghịch lưu

không đáp ứng được. Do đó tác giả đề xuất bộ điều khiển dòng dải trễ thích nghi sử

dụng cơ cấu chỉnh định mờ.

3.2.1.1 Bộ điều khiển mờ

Logic mờ được phát triển từ lý thuyết tập mờ thực hiện lập luận một cách xấp

xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển. Lôgic mờ có thể được coi là

mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các

bài toán phức tạp.

- Cơ sở toán học của logic mờ

Page 54: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

52

+ Tập mờ

Tập mờ được coi là phần mở rộng của tập kinh điển. Nếu X là một không gian

nền (một tập nền) và những phần tử của nó được biểu thị bằng x, thì một tập mờ A

trong X được xác định bởi một cặp các giá trị:

, |

( ) 1

AA x x x X

x

AVí i 0

(3.16)

Trong đó A(x) được gọi là hàm liên thuộc của x trong A -viết tắt là MF

(Membership Function). Nó không còn là hàm hai giá trị như đối với tập kinh điển

nữa, mà là một hàm với một tập các giá trị hay còn gọi là một ánh xạ. Tức là, hàm

liên thuộc ánh xạ mỗi một phần tử của X tới một giá trị liên thuộc trong khoảng

[0,1].

0 20 40 60 80 1000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Do p

hu t

huoc

(a)MF hinh tam giac

0 20 40 60 80 1000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Do p

hu t

huoc

(b) MF hinh thang

0 20 40 60 80 1000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Do p

hu t

huoc

(c) MF Gaussian

0 20 40 60 80 1000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Do p

hu t

huoc

(d) MF Generalized Bell

Hình 3-6: Một số dạng hàm liên thuộc cơ bản

Các hàm liên thuộc được xây dựng từ những hàm cơ bản như: Kết nối hành vi,

hàm bậc nhất, hình thang, hình tam giác, hàm phân bố Gaussian, đường cong

xichma, đường cong đa thức bậc hai và bậc ba

- Các phép toán trên tập mờ

Tương tự như các tập kinh điển, những phép toán cơ bản trên tập mờ là phép

hợp, phép giao và phép phủ định cũng được định nghĩa thông qua hàm liên thuộc.

Page 55: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

53

Phép giao

Điểm giao nhau của hai tập mờ A và B được xác định tổng quát bởi một ánh xạ

nhị phân T, tập hợp của hai hàm liên thuộc sẽ là như sau:

xxTx BABA , (3.17)

Phép hợp

Giống như điểm giao nhau mờ, phép toán kết hợp mờ được xác định khái quát

bằng một ánh xạ nhị phân S

xxSx BABA , (3.18)

Phép phủ định

Phủ định (Negation) là một trong các phép toán logic cơ bản. Để

suy rộng chúng ta cần tới toán tử N gọi là toán tử phủ định mờ.

- Luật nếu –thì mờ

Biên ngôn ngữ:

Hình 3-7: Hàm liên thuộc của biên ngôn ngữ T(tuổi)

Một biến ngôn ngữ được đặc trưng bởi tập năm yếu tố (x,T(x),X,G,M) trong đó

x là tên của biến; T(x) là tập hợp các thuật ngữ của x, nó là các giá trị ngôn ngữ hay

thuật ngữ ngôn ngữ; X là không gian nền; G là luật cú pháp tạo ra các thuật ngữ

trong T(x); và M là luật ngữ nghĩa liên kết mỗi giá trị ngôn ngữ A với nghĩa M(A)

của nó, M(A) xác định một tập mờ trên X.

Luật nêu-thì mờ

Một luật nếu-thì mờ (còn gọi là luật mờ, phép kéo theo mờ, hoặc câu điều kiện

mờ) thường có dạng: Nêu x là A thì y là B

Page 56: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

54

Trong đó A,B là các giá trị ngôn ngữ được xác định bởi các tập mờ trong không

gian nền X và Y. Thông thường “x là A” được gọi là tiên đề hay giả thuyết, còn “y

là B” được gọi là kết quả hay kết luận. Các ví dụ của luật nếu-thì mờ rộng khắp

trong các diễn giải ngôn ngữ hàng ngày như:

- Nếu áp suất cao thì thể tích nhỏ

- Nếu đường trơn thì việc lái xe rất nguy hiểm

- Nếu quả cà chua màu đỏ thì nó chín

Luật nếu-thì mờ thường được viết tắt dưới dạng AB miêu tả quan hệ giữa hai

biến x và y, điều này cho thấy rằng luật nếu-thì mờ xác định một quan hệ hai ngôi R

trên không gian tích XxY.

- Suy diễn mờ

Suy diễn mờ, còn được gọi là suy diễn xấp xỉ là một giải thuật suy luận nhằm

thu được kết luận từ một tập các luật nêu-thì mờ được coi như chân lý. Luật cơ bản

của phép suy luận truyền thống với hai giá trị logic là modus ponens, từ luật này ta

có thể suy luận ra mệnh đề B từ mệnh đề A và phép kéo theo R A B . Có thể

minh hoạ luật modus ponens :

Giả thiết 1 (sự kiện) : x là A

Giả thiết 2 (luật) : Nêu x là A thì y là B

Suy diễn (kết luận) : y là B

Tuy nhiên, trong suy diễn của con người, luật modus ponens được sử dụng theo

cách thức xấp xỉ điều này được minh hoạ như sau:

Giả thiết 1 (sự kiện) : x là A’

Giả thiết 2 (luật) : Nêu x là A thì y là B

Suy diễn (kết luận) : y là B’

Trong đó A’ gần với A và B’ gần với B. Khi A, B, A’, B’ là các tập mờ trên các

không gian nền tương ứng thì giải thuật trên được gọi là suy luận xấp xỉ hay suy

diễn mờ. Ta có thể thành lập giải thuật suy diễn mờ như sau:

Gọi A, A’ và B là các tập mờ trên không gian X, X và Y. Giả thiết phép kéo theo

mờ A B được diễn giải như một quan hệ mờ trên không gian XxY thì tập mờ

B suy ra từ “x là A” và luật mờ “nêu x là A thì y là B” được xác định bởi:

Page 57: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

55

)],()([)],(),(min[max)(''

' yxxyxxy RAxRAxB

(3.19)

Hay tương đương:

)(''' BAARAB (3.20)

3.2.1.2 Ứng dụng bộ điều khiển mờ điều chỉnh thích nghi giá trị dải trễ trong bộ

điều khiển dải trễ

Hình 3-8: Cấu trúc bộ điều khiển HCC thích nghi sử dụng cơ cấu chỉnh định mờ

Sơ đồ cấu trúc bộ điều khiển HCC thích nghi sử dụng bộ điều khiển mờ để

chỉnh định giá trị của dải trễ. Trên sơ đồ cấu trúc điều khiển này giá trị dải trễ HB

của bộ điều khiển dải trễ sẽ không được đặt cố định mà thay đổi. Giá trị của HB sẽ

được bộ điều khiển mờ chỉnh định trên cơ sở tín hiệu sai lệch dòng đặt và dòng

phản hổi cùng với vi phân của giá trị sai lệch dòng.

Page 58: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

56

Hình 3-9: Bộ điều khiển dòng điện dải trễ dựa trên cơ cấu chỉnh định mờ

Trong trường hợp này thì bộ điều khiển mờ giúp tối giản sai số dòng điện

bằng cách thích nghi dải trễ với đầu vào là sai số dòng điện và tốc độ thay đổi của

sai số đó.

Nếu thì (3.21)

Nếu thì (3.22)

Trong đó thì sai số dòng điện; là cận trên; cận dưới; giá trị

nền; is giá trị được tính toán tự động bằng bộ điều khiển mờ.

Mờ hóa ngõ vào được đặc trưng bởi các biến ngôn ngữ như là: NB – âm

mạnh, NS – âm vừa, Z – Không, PS – dương vừa, PB – dương mạnh đối với đầu

vào (ei(t) , dei(t)/dt), và đầu ra ( ). Các hàm liên thuộc được lựa chọn như ở hình

bên dưới.

NB NS Z PS PB

0

1

-0.5 -0.25 0 0.50.25

µei

ei(t)

NB NS Z PS PB

0

1

-0.1 -0.05 0 0.10.05

µ∆I

NB NS Z PS PB

0

1

-5 -2.5 0 52.5dei(t)/dt

µdei(t)/dt

∆I

Hình 3-10: Hàm liên thuộc giữa đầu vào và đầu ra

Số đầu vào là 2 và số hàm liên thuộc là 5 do đó ta có bảng luật hợp thành gồm 25

luật được đưa ra ở bảng 3.2.

Page 59: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

57

Bảng 3-2 Luật mờ

dei(t)/dt

ei(t) NB NS Z PS PB

NB NB NB NS NS Z

NS NS NS NS Z PS

Z NS NS Z PS PB

PS NS Z Z PS PB

PB Z PS PS PS PB

3.3 Thiết kế bộ lọc công suất tích cực trên cơ sở bộ điều khiển PI

Cấu trúc của bộ lọc công suất tích cực điển hình như trên hinh 3.11. Trong

đó, sử dụng bộ điều khiển PI. Sách lược điều khiển bộ lọc công suất tích cực gồm

hai mạch vòng: mạch vòng ngoài dùng để xác định dòng điện đặt cần bù icref dựa

trên dòng tải iL,dòng điện cần bù này là lượng đặt cho mạch vòng trong hay dòng

điện mong muốn mà bộ inverter phải tạo ra được để đưa lên lưới nhằm mục đích bù

sóng hài và công suất phản kháng; mạch vòng trong có nhiệm vụ điều khiển tạo ra

dòng bù iC sao cho bám được dòng điện cần bù icref bằng cách điều chỉnh nghịch

lưu cầu ba pha toàn phần nguồn áp.

VSI

IGBT

abc

αβ

abc

αβ

Vαβ ilαβ

ila,b,c Va,b,c

LPF

p qabc

αβ PIUdk

Calculator

p,q

Calculator

irα ,irβ PI

ira,b,c

q

p

p

ifa,b,c

ifa,b,c

La,b,c

irα,β

p0 p

V*dc

Vdc

T1,…,6

Va,b,c

C

Vdc VSI

IGBT

Logic

Operators

NonLinear

Load

-

Hình 3-11: Cấu trúc điều khiển bộ lọc tích cực sử dụng bộ điều khiển PI

Page 60: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

58

Giả thiết dòng điện qua tải phi tuyến bị méo do sóng hài iL , bộ lọc công suất

tích cực sẽ đo dòng iL và tính toán để đưa lên lưới dòng điện bù iC sao cho dòng

điện qua nguồn iS = iL + iC luôn là hình sin. Có nghĩa là các nguồn sóng hài của tải

sinh ra sẽ được bù hết bằng iC.

3.3.1 Mạch vòng phụ

Để thực hiện mạch vòng điều khiển ngoài, tức là tạo ra dòng điện cần bù, ta

cần thêm một mạch vòng phụ, mạch vòng này có nhiệm vụ xác định công suất tác

dụng tổn thất, nhằm phục vụ cho việc tính toán dòng điện cần bù. Công suất tổn

thất được xác định bằng bộ điều khiển PI nhằm duy trì một điện áp một chiều (DC)

trên tụ của bộ inverter bằng hằng số. Hàm truyền để xác định bộ điều khiển PI cho

mạch vòng phụ này có dạng:

ex

exex

( )1

KG s

T s (3.23)

Trong đó: ex 0 ex/ 2 ; 2 / cK R v T RC , R là điện trở của tụ điện có dung lượng

C, vco là điện áp danh định của tụ.

Bộ điều khiển PI cho điện áp Vđc có cấu trúc điều khiển như trên hình 3.12.

KpC

KiC

V*dc evdc

1

s

Vdc

p0

Hình 3-12: Cấu trúc bộ điều khiển PI cho Vdc

Công suất P0 để duy trì điện áp trên tụ điện (Vdc) không đổi được tính toán

như sau:

0

1pC iC vdcp K K e

s

(3.24)

3.3.2 Mạch vòng tính toán dòng điện đặt ia, ib, ic

Hiện nay, có một số phương pháp tập trung cải thiện hơn nữa đáp ứng của

mạch vòng tính toán dòng điện đặt ia, ib, ic như: lựa chọn mạch lọc LPF sao cho lọc

Page 61: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

59

tốt hơn nữa các thành phần bậc cao chỉ còn lại duy nhất thành phần sóng cơ bản

[11]. Ngoài ra việc chỉnh định tốt hơn nữa tham số bộ điều khiển PI cũng được đề

cập đến trong các công trình [12], [13] bằng cách xác định chính xác các giá trị R,

vc0 và C của bộ lọc công suất tích cực, xét đến sự trôi thông số, cũng có thể cải

thiện bằng một số biện pháp điều khiển thích nghi. Ngoài ra, một số công trình còn

nghiên cứu sử dụng mạng Neural [8], [21], [22], mờ [77], [78] và wavelet để điều

khiển cho bộ lọc công suất tích cực. Mặt khác để nâng cao chất lượng mạch điều

khiển bộ lọc công suất tích cực, một số biện pháp cải tiến tham số bộ điều khiển PI

của mạch vòng phụ cũng đã được xem xét, ví dụ như sử dụng phương pháp tối ưu

PSO [28]. Khi xét đến điện áp nguồn không là lý tưởng (non-ideal mains voltage),

tài liệu trình này một kỹ thuật bù sử dụng hai bộ lọc thông thấp cho hai điện áp

nguồn trên hệ tọa độ dq .

3.3.3 Bộ điều khiển dòng điện bù cho bộ lọc công suất tích cực

Đối với mạch vòng dòng điện bù cho bộ lọc công suất tích cực hiện nay có

rất nhiều phương pháp để thiết kế bộ điều khiển như: điều khiển PI hay còn gọi là

điều khiển tần số cố định hoặc điều khiển dòng trễ [23], [24], [34], [63]; kỹ thuật

điều khiển SFX-ADF [4], [5]; kỹ thuật điều chế Delta hoặc Dead– Beat [9], [10].

Mạch vòng trong là mạch vòng được nhiều nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu

và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện đặc tính động học, bù hiệu quả và triệt để

sóng hài, giảm THD, cải thiện đặc tính quá độ, cải thiện đáp ứng đối với tính dao

động của lưới phi tuyến,… Hiện nay, việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại có khả

năng như mạng nơron [21] điều khiển mờ, tuy nhiên nếu áp dụng một mình cho

mạch vòng trong trong một chừng mực nhất định có thể cải thiện thêm về mặt động

học nhưng việc thực thi thực tiễn hoàn toàn khó khăn vì khó đáp ứng được về mặt

tốc độ xử lý và khối lượng tính toán, do vậy những phương pháp đó hiện tại mới

dừng ở mặt lý thuyết.

Bộ điều khiển PI thực hiện điều khiển dòng bù sóng hài dòng điện bù cho bộ

lọc công suất tích cực được giới thiệu như trên Hinh 3.13.

Page 62: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

60

ira,b,c

ifa,b,c

ei

T1

T2

T3

T4T5

T6

1

sKi

Kp

TWC

Udk,i

Logic

Operators

Hình 3-13: Bộ điều khiển PI điều khiển dòng bù sóng hài

Tín hiệu điều khiển 3 pha được tính theo công thức sau:

, , ,

1dk a dk b dk c p i iU U U K K e

s

(3.25)

Bộ điều khiển PI thiết kế kết hợp với tín hiệu sóng mang tam giác (TWC) để

thực hiện thay đổi độ rộng xung đóng mở chuyển mạch trong IGBT.

Sóng mang hình tam giác có biên độ chuẩn hóa 1 và tần số 50 kHz, do đó tín

hiệu điều khiển tại đầu ra bộ điều khiển dùng bù sóng hài cũng được chuẩn hóa

trong dải từ 0 – 1. Tín hiệu điều khiển 3 pha sẽ kết hợp bộ chuyển mạch logic xung

để tạo ra 6 xung đóng mở cho bộ nghịch lưu IGBT như minh họa trên hình 3.14.

Udk,iTWC

T1

T4

T

Q

Q

Hình 3-14: Tác động Uđk đên tín hiệu đóng mở IGBT

Như vậy, để thiết kế bộ lọc tích cực trên cơ sở bộ điều khiển PI cần xây

dựng mô hình toán học chính xác của hệ thống. Việc tính toán các tham số cho 02

bộ điều khiển PI và một số tham số khác (Lf, Cdc, V*dc) là phức tạp.

Bộ điều khiển PI có những ưu điểm như đáp ứng nhanh, phù hợp với đặc

tính động học rất nhanh của mạch vòng trong, dễ dàng cài đặt và chỉnh định, thực

thi bằng mạch analog. Tuy nhiên, nhược điểm của bộ điều khiển PI là động học

Page 63: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

61

không đầy đủ (inadequate) vì giới hạn dải tần của bộ điều khiển, do đó bộ lọc tích

cực công suất có thể không đáp ứng được yêu cầu khi tải có bậc phi tuyến cao [13].

Để cải thiện đặc tính động học và chất lượng của bộ lọc người ta có giải

pháp sử dụng bộ PI, sau đó bổ xung thêm các khâu feedforward để cải thiện thêm

đặc tính động học và chất lượng lọc sóng hài của bộ lọc tích cực công suất, trong

đó có sử dụng kỹ thuật bù dòng hài trên hệ tọa độ dq. Kỹ thuật này sử dụng hai

khâu feedforward song song với hai bộ điều khiển PI trên hai trục dq cho phép

giảm tính phức tạp khi thực hiện trên bộ vi xử lý thực [24]. Trong tài liệu [25] sử

dụng kỹ thuật ADP (adaptive dynamic programming) để thiết kế hai bộ điều khiển

feedforwad nhằm bù thêm đặc tính động học cho hai bộ điều khiển PI trên hệ dq,

kỹ thuật này sử dụng mạng nơron với hàm mục tiêu sao cho hai dòng id và iq và

bám theo một cách hiệu quả với dòng đặt, làm tăng tốc độ của bộ điều khiển PI dẫn

tới khả năng bù sóng hài cao hơn.

3.3.4 Sử dụng giải thuật di truyền (GA) tối ưu hóa tham số của bộ lọc

công suất tích cực ba pha kiểu song song

3.3.4.1. Cấu trúc tổng quát

Giải thuật di truyền [36] (GA) là một phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên toàn

cục mô phỏng các quá trình tiến hóa tự nhiên. Giải thuật bắt đầu một cách không có

tri thức về lời giải chính xác và hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng từ môi trường

bằng cách khai thác quá trình tiến hóa (tức là sinh sản, lai tạo và đột biến) để đi đến

giải pháp tốt nhất.

Một thuật toán di truyền thường được khởi tạo với một quần thể ngẫu nhiên

gồm từ 20-100 cá thể. Quần thể thường được đại diện bởi một chuỗi số thực hoặc

nhị phân được gọi là nhiễm sắc thể. Việc đánh giá hiệu quả của một nhiễm sắc thể

được đo bằng hàm mục tiêu, hàm mục tiêu gán cho mỗi nhiễm sắc thể một số tương

ứng được gọi là giá trị fitness. Theo cách này, fitness của mỗi nhiễm sắc thể được

tính và các thuật toán tìm kiếm các nhiễm sắc thể thích hợp nhất được áp dụng

(sinh sản, lai tạo và đột biến).

Sơ đồ tổng quát cho việc thực hiện giải thuật di truyền được mô tả trong

Hinh 3.15 như sau:

Page 64: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

62

Hình 3-15: Cấu trúc tổng quát của giải thuật di truyền

- Bước 1: Khởi tạo ngẫu nhiên một quần thể ban đầu gồm N cá thể (nhiễm sắc

thể) trong không gian tìm kiếm (Các đáp án ban đầu của bài toán);

- Bước 2: Xác định giá trị hàm mục tiêu (fitness) cho mỗi cá thể trong quần

thể;

- Bước 3: Kiểm tra điều kiện hội tụ của giải thuật. Nếu điều kiện thỏa mãn thì

dừng lại và trả về cá thể tốt nhất cùng với giá trị hàm mục tiêu, nếu không

thì tiếp tục thực hiện bước 4

- Bước 4: Tạo ra quần thể mới bằng chọn lọc (selection) từ các cá thể hiện tại

có, lai ghép chéo (crossover), đồng thời tạo ra các đột biến (mutation) trong

quần thể mới theo một xác xuất lai ghép và xác suất đột biến nhất định; Các

cá thể trong quần thể mới sinh ra được thay thế cho các cá thể cho các quần

thể cũ; Sau bước này, giải thuật được lặp lại từ bước 2 cho đến khi điều kiện

hội tụ thỏa mãn.

Bắt đầu

Kết thúc

Khởi tạo

Hội tụ?

Hàm mục tiêu

Chọn lọc

Lai tạo

Đột biến

Y

N

Page 65: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

63

Như vậy, bằng cách bắt đầu tại N điểm độc lập (kích thước quần thể) và tìm

kiếm song song, GA tránh được cực trị địa phương cũng như việc hội tụ tới các giải

pháp tối ưu phụ. Theo cách này, GA đã được chứng minh là có khả năng định vị

khu vực hiệu suất cao trong các không gian phức tạp mà không gặp phải những khó

khăn liên quan đến số chiều của không gian như các kỹ thuật gradient hoặc các

phương pháp dựa trên thông tin về đạo hàm.

3.3.4.2. Tối ưu hóa tham số của bộ lọc công suất tích cực ba pha kiểu song song sử

dụng GA

Như đã trình bày ở trên, một số tham số của hệ thống SAPF cần được tối ưu

hóa để lưu trữ giá trị tối thiểu của tổng méo hài. Các tham số này bao gồm cuộn

cảm Lf, tụ điện liên kết DC Cdc, điện áp liên kết DC V*dc, KpC, KiC của liên kết DC

DC bộ bù điện áp và Kp, Ki của bộ điều khiển dòng PI.

Nguyên tắc làm việc GA để tối ưu hóa các tham số của SAPF [11] được minh

họa thông qua sơ đồ được hiển thị trong Hình 3.16 theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Khởi tạo các tham số của giải thuật di truyền như kích thước quần thể (N),

số thế hệ (G), xác suất lai tạo (Pc), xác suất đột biến (Pm). Khởi tạo ngẫu nhiên một

quần thể gồm N cá thể, mỗi cá thể là một bộ 7 biến cần tối ưu ( Lf, Cdc, V*dc, KpC,

KiC, Kp, Ki). khoảng giá trị của các biến là Lf = [0.7, 1.5] mH, Cdc =[0.5, 5] mF, V*dc

= [600, 1200] V, KpC =[50, 1000], KiC =[50, 1000], Kp =[50, 1000], Ki =[50,

1000].

Bước 2: Tính toán giá trị thích nghi của mỗi cá thể trong quần thể. Ở đây, giá trị

THD được chọn làm hàm mục tiêu:

(3.5)

Bước 3: Kiểm tra điều kiện dừng của giải thuật. Điều kiện dừng ở đây là khi THD

nhỏ hơn một giá trị cho trước hoặc giải thuật đạt đến số thế hệ G. Nếu điều kiện

thỏa mãn thì dừng lại và trả về cá thể tốt nhất cùng với giá trị hàm mục tiêu, nếu

không thì tiếp tục thực hiện bước 4

Page 66: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

64

Bước 4: Thực hiện các phép toán của GA như chọn lọc, lai tạo, đột biến để tạo ra

quần thể mới. Sau đó, giải thuật được lặp lại từ bước 2 cho đến khi đạt đến điều

kiện dừng.

Hoạt động của GA phụ thuộc vào việc lựa chọn một số tham số như kích

thước quần thể N, số thế hệ G, phương pháp biểu diễn các cá thể, phép toán chọn

lọc, phép toán lai tạo cùng với xác suất lai tạo Pc, phép toán đột biến và xác suất

đột biến Pm. Trong quá trình cài đặt giải thuật di truyền để tối ưu hóa tham số của

bộ lọc công suất tích cực ba pha kiểu song song, luận án đã thử nghiệm thay đổi

một số tham số của giải thuật theo phương pháp “thử sai” và tìm ra các tham số phù

hợp cho giải thuật GA như sau:

- Số lượng thế hệ tối đa G= 40, kích thước quần thể là N=40, các cá thể được

biểu diễn bằng số thực.

- Phép chọn lọc được tiến hành theo phương pháp giải đấu

- Lựa chọn phép đột biến đồng nhất với xác suất Pm=0,08

- Lựa chọn phép lai tạo phân tán chéo với xác suất Pc=0,8.

3.4. Kết luận chương 3

Trên cơ sở toán học được nêu ở chương 2, chương 3 đã xây dựng được

các bộ điều khiển cho bộ lọc công suất tích cực. Bao gồm: Xác định dòng điện

đặt bằng lý thuyết công suất tức thời p,q, ứng dụng kết quả này để thiết kế các bộ

điều khiển mạch vòng ngoài cho bộ lọc công suất tích cực, giúp nâng cao chất

lượng bộ điều khiển và giảm tần số đóng cắt IGBT cũng như giảm giá trị THD.

Thiết kế bộ điều khiển hiện đại (HCC thích nghi chỉnh định mờ) và tối ưu tham số

cho bộ lọc tich cực cũng như bộ điều khiển PI cho mạch vòng dòng điện (mạch

vòng trong), góp phần nâng cao hiệu quả bộ lọc công suất tích cực. Từ kết quả của

chương 3, sẽ tiến hành đánh giá chất lượng và hiệu quả làm việc của bộ lọc công

suất tích cực thông qua mô phỏng Matlab – Simulink trong chương 4.

Page 67: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

65

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRÊN MATLAB – SIMULINK

-

4.1 Sơ đồ tổng quan hệ thống bộ lọc công suất tích cực ba pha theo lý thuyết

công suất tức thời p-q xây dựng trên MATLAB/SIMULINK

Hình 4-1: Mô hình của bộ lọc tích cực ba pha mắc song song dựa theo ly thuyêt

công suất tức thời p-q thực hiện trên phần mềm Matlab/Simulink

Bảng 4-1 Các thông số của hệ thống mô phỏng trên matlab

Thông số của hệ thống

Nguồn Tải phi tuyến Shunt APF

Diode bridge with Resistor

(

Page 68: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

66

4.1.1 Kết quả mô phỏng khi sử dụng bộ lọc tích cực với phương pháp điều

khiển Hysteresis current controller

Hình 4-2: Điện áp ba pha của hệ thống khi chưa có bộ lọc tác động

Hình 4-3: Dòng điện pha A ảnh hưởng bởi nguồn sóng hài (chỉnh lưu cầu) khi

không có bộ lọc.

Phân tích THD dòng điện của pha khi không có bộ lọc tích cực thì tổng méo

sóng hài của hệ thống là 29.97%

Page 69: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

67

Hình 4-4: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi không có bộ lọc

Như vậy ta có thể thấy được khi không có bọ lọc tác động dòng pha A bị

méo dạng không còn Sin, phân tích phổ cho thấy THD = 29,97%.

Tính toán dòng hài cần bù

Hình 4-5: Dòng bù mà bộ lọc tích cực cần tạo ra

Mô phỏng với dải trễ HB = ± 0.5.

Dòng hài bù do bộ nghịch lưu tạo ra với bộ điều khiển HCC (HB = ± 0.5)

Page 70: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

68

Hình 4-6: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC

với dải trễ (+/-0.5)

Dòng điện pha A sau khi sử dụng bộ lọc tích cực với bộ điều khiển HCC (HB = ±

0.5)

Hình 4-7: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ của

bộ HCC là (+/- 0.5)

Phân tích phổ tín hiệu dòng pha A khi sử dụng bộ lọc tích cực với bộ điều khiển

HCC (HB = ± 0.5)

Page 71: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

69

Hình 4-8: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC là (+/- 0.5)

Sau khi sử dụng bộ lọc tích cực được điều khiển bởi bộ HCC với dải trễ cố định

( ) thì THD là 10.21% và tần số đóng cắt ( ) vào khoảng 30 kHz.

Mô phỏng với dải trễ HB = 0

Hình 4-9: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC

với dải trễ (0)

Dòng điện pha A sau khi sử dụng bộ lọc tích cực với bộ điều khiển HCC (HB = 0)

Page 72: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

70

Hình 4-10: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ

của bộ HCC là (0)

Phân tích phổ tín hiệu dòng pha A khi sử dụng bộ lọc tích cực với bộ điều khiển

HCC (HB = 0)

Hình 4-11: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC là (0)

4.1.2 Kết quả mô phỏng khi sử dụng bộ lọc tích cực với phương pháp điều

khiển Hysteresis current controller chỉnh định tham số bằng mờ

Dòng bù được tạo ra sau bộ điều khiển HCC chỉnh định tham số bằng mờ.

Page 73: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

71

Hình 4-12: Dòng bù tạo ra bởi bộ lọc điều khiển bởi bộ điều khiển HCC với dải trễ

được thích nghi bởi cơ cấu chỉnh định mờ

Dòng điện pha A sau khi sử dụng bộ điều khiển HCC với tham số chỉnh định

bằng bộ điều khiển mờ.

Hình 4-13: Dòng điện của pha A khi có tác động của bộ lọc với dải trễ của bộ

HCC được thích nghi bằng cơ cấu chỉnh định mờ

Phân tích phỏ tín hiệu dòng điện pha A khi sử dụng bộ điều khiển HCC với

tham số chỉnh định bằng bộ điều khiển mờ.

Page 74: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

72

Hình 4-14: Dạng sóng dòng điện và THD của dòng điện pha A khi có bộ lọc và dải

trễ của bộ điều khiển HCC được thích nghi bởi cơ cấu chỉnh định mờ

Chúng ta có thể tổng hợp kết quả mô phỏng theo bảng sau đây:

Bảng 4-2 So sánh kêt quả bộ lọc tích cực với bộ điều khiển HCC và HCC thích

nghi

THD và tần số đóng cắt IGBT ( )

HB = ( ) HB = 0 HB thích nghi

bằng mờ

Kết quả mô phỏng chứng minh rằng khi hệ thống được lọc bởi bộ lọc tích cực

kiểu mắc song song với dải trễ của bộ điều khiển HCC được thích nghi bởi cơ cấu

chỉnh định mờ cho kết quả THD của hệ thống là nhỏ nhất (1.54%), và tần số có thể

chấp nhận được là 60kHz

Page 75: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

73

4.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống bộ lọc công suất tích cực ba pha theo lý thuyết

công suất tức thời p-q xây dựng trên MATLAB – SIMULINK

Hình 4-15: Mô hình của bộ lọc tích cực ba pha mắc song song dựa theo ly thuyêt

công suất tức thời pq thực hiện trên phần mềm Matlab/Simulink

Bảng 4-3 Các thông số của hệ thống mô phỏng trên matlab

Thông số của hệ thống

Nguồn Tải phi tuyến Shunt APF

Diode bridge with Resistor

(

4.3 Kết quả mô phỏng của đề xuất sử dụng giải thuật di truyền (GA) tối ưu

tham số bộ lọc tích cực với cấu trúc bộ điều khiển tỷ lệ - tích phân

4.3.1 Số liệu đầu vào

Hàm mục tiêu: Độ méo sóng hài THD theo đơn vị phần trăm (%)

Kích thước quần thể = 40.

Số lượng tham số được lựa chọn chỉnh định = 7 bao gồm (Lf, Cdc, V*dc, KpC,

KiC, Kp, Ki).

Page 76: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

74

Số lần gieo cho giải thuật di truyền GA=40.

4.3.2 Kết quả

Hình 4-16: Kêt quả chạy mô phỏng giải thuật di truyền GA

Thông số sau khi chạy GA:

Giá trị THD tốt nhất = 0.0148 (1.48%)

Các tham số tối ưu của bộ lọc tích cực SAPF: Lf =2.05mH; Cdc =4.9mF;

V*dc =875; KpC =30; KiC = 40; Kp = 0.5; Ki =5.

Hình 4-17: Dòng điện 3 pha sau khi đưa bộ lọc tích cực vào

Page 77: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

75

Hình 4-18: Phân tích FFT tín hiệu dòng điện

Hình 4-19: Đáp ứng điện áp trên tụ (Vdc) sau khi có bộ điều khiển PI

Hình 4-20: Dòng bù sóng hài

Page 78: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

76

4.3.3 Nhận xét

- Bộ điều khiển PI là bộ điều khiển kinh điển do vậy NCS muốn khai thác để

có thể hiểu và phân tích hoạt động của bộ lọc tích cực một cách rõ ràng. Mô phỏng

bộ lọc tích cực trên Matlab/Simulink từ đó có thể thiết kế các bộ điều khiển nâng

cao ứng dụng vào bộ lọc tích cực.

- Đề xuất sử dụng giải thuật di truyền (GA) để tối ưu các tham số bộ lọc tích

cực. Thực hiện mô phỏng tìm được bộ tham số tối ưu cho bộ lọc tích cực sử dụng

bộ điều khiển PI.

- Kết quả mô phỏng cho thấy khi hệ thống không sử dụng bộ lọc tích cực giá

trị THD = 29,97% và sau khi sử dụng bộ lọc tích cực thiết kế trên cơ sở bộ điều

khiển HCC thích nghi mờ THD = 1,54% và bộ điều khiển PI với tham số được tối

ưu bằng giải thuật di truyền (GA) thì THD = 1,48%.

4.4 Kết luận chương 4

Bộ điều khiển HCC thích nghi chỉnh định mờ áp dụng cho bộ lọc công suất

cho kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín hiệu dòng điện trên lưới khi có tác động của

bộ lọc tích cực đã có dạng hình sin với tần số cơ bản và có THD là 1,54%. Giá trị

THD này nhỏ hơn giá trị chuẩn cho phép (5%).

Điều khiển bộ lọc tích cực sử dụng bộ điều khiển PI, đây là bộ điều khiển

kinh điển. Kết quả mô phỏng của phương pháp này có thể để tham khảo thiết kế

các bộ điều khiển nâng cao ứng dụng vào bộ lọc tích cực.

Luận án đề xuất sử dụng giải thuật di truyền (GA) để tối ưu các tham số bộ

lọc tích cực và bộ điều khiển PI. Kết quả mô phỏng cho thấy khi hệ thống không sử

dụng bộ lọc tích cực giá trị THD = 29,97% và sau khi sử dụng bộ lọc tích cực thiết

kế trên cơ sở bộ điều khiển PI với tham số được tối ưu bằng giải thuật di truyền

(GA) thì THD = 1,48%.

Page 79: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Khi thiết kế bộ lọc tích cực thì vấn đề điều khiển đóng vai trò trung tâm,

nhằm thực hiện điều khiển mạch công suất (IGBT, MOSFET,...) phát dòng bù sóng

hài theo đúng tính toán dòng bù sóng hài cần thiết. Các bộ điều khiển trong luận án

này, được xây dựng cho bộ lọc công suất tích cực trước hết dựa trên nên tảng các

bộ điều khiển kinh điển (PI) để phân tích chi tiết các vấn đề trong thiết kế bộ lọc

công suất tích cực. Từ đó, làm cơ sở ứng dụng các bộ điều khiển hiện đại như: logic

mờ, nơron và các giải thuật gen (GA) tối ưu để chỉnh đinh tham số cho bộ lọc tích

cực và các bộ điều khiển kinh điển,... nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho bộ lọc

công suất tích cực và giảm chỉ số THD[%].

Bằng nỗ lực của bản thân, tác giả cũng đã hết sức cố gắng để đạt được một

số đóng góp mới bước đầu như sau:

1. Đã xây dựng được cơ sở toán học vững chắc để làm căn cứ thiết kế các bộ

điều khiển phù hợp cho bộ lọc tích cực như đề xuất phương pháp công suất tức thời

p,q để tính được giá trị dòng điện đặt i, i, ia, ib, ic, phục vụ cho thiết kế điều khiển.

2. Thiết kế được bộ điều khiển dải trễ (HCC) thích nghi dựa vào cơ chế

chỉnh định mờ trên cơ sở mô hình toán xây dựng theo lý thuyết công suất tức thời

p,q;

3. Ứng dụng giải thuật di truyền (GA-Genetic Algorithm) tối ưu hóa các

tham số cho bộ lọc tích cực và bộ điều khiển PI và điều khiển dự báo; Nhờ có GA

mà bộ điều khiển PI đạt chỉ tiêu THD = 1,48% như tần số chuyển mạch rất lớn gây

tổn hao công suất.

Các mục tiêu nghiên cứu của luận án đặt ra đã được đáp ứng đầy đủ, có

nhiều triển vọng để áp dụng vào thực tiễn.

2. Kiến nghị

Nội dung luận án đã có một số đóng góp mới về điều khiển bộ lọc tích cực,

nhưng chỉ để cập được một số vấn đề còn rất hẹp về điều khiển bộ lọc tích cực cho

tải trong lĩnh vực công nghiệp nói chung. Nghiên cứu về điều khiển bộ lọc tích cực

còn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học chuyên ngành và NCS với

Page 80: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

78

các vấn đề sau: Thiết kế các bộ lọc tích cực phù hợp cho các tải phi tuyến không

đối xứng gây nên THD [] lớn; Vừa lọc sóng hài vừa kết hợp bù cos cho lưới

điện,...

Page 81: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

79

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phan Thanh Hien, Dang Van Huyen, Nguyen Duy Cuong, “Harmonic

Elimination based on Fuzzy Logic in combination with Hysteresis Control

Algorithm”, IEEE International Conference on Systems Science and

Engineering 2017;

2. Dang Van Huyen, Phan Thanh Hien, Nguyen Duy Cuong, “Design of

Dynamic-Static Var Compensation based on Microcontroller for Improving

Power Factor”, IEEE International Conference on Systems Science and

Engineering 2017;

3. Phan Thanh Hien, Dang Van Huyen, Nguyen Duy An,Nguyen Duy Cuong,

Optimizing Parameters of The Shunt Active Power Filter Using Genetic

Algorithm, The 9th International Conference, KSE 2017, Hue, Vietnam,

October 19-21, 2017;

4. Phan Thanh Hiền, Đặng Văn Huyên, Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Duy

Cương "Design of shunt active power filter based on the classical PID

controller for eleminating harmonics", , Tạp chí NCKH & Công nghệ quân sự,

ISSN 1859 – 1043 - Số Đặc san 08 - 2018, 179-188.

5. Phan Thanh Hiền, Nguyễn Hải Bình, Vũ Duy Hưng “Nghiên cứu ứng dụng

giải thuật di truyền (GA) để tối ưu hóa tham số cho bộ lọc công suất tích cực

kiểu song song”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học thái nguyên, ISSN

1859 – 2171, 2734 – 9098, số 08/2021

Page 82: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T. quang Tuan and P. X. Minh, “Điều khiển dự báo thích nghi trên cơ sở mô

hình mờ và thuật giải di truyền cho hệ phi tuyến bất định,” vol. 49, no. 2, pp.

37–44, 2011.

[2] A. M. Fahmy, A. K. Abdelsalam, and A. B. Kotb, “4-Leg Shunt Active

Power Filter With Hybrid Predictive Fuzzy-Logic Controller,” IEEE Int.

Symp. Ind. Electron., pp. 2132–2137, 2014, doi: 10.1109/ISIE.2014.6864947.

[3] S. Rahmani, A. Hamadi, K. Al-Haddad, and L. A. Dessaint, “A combination

of shunt hybrid power filter and thyristor-controlled reactor for power

quality,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 61, no. 5, pp. 2152–2164, 2014,

doi: 10.1109/TIE.2013.2272271.

[4] J. Mossoba and P. W. Lehn, “A controller architecture for high bandwidth

active power filters,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 18, no. 1 II, pp.

317–325, 2003, doi: 10.1109/TPEL.2002.807101.

[5] Y. Tian and Q. Jiang, “A dual-current-loop control method based on system

current detection for LCL-filter-based Active Power Filters,” IECON Proc.

(Industrial Electron. Conf., no. 2012, pp. 8498–8503, 2013, doi:

10.1109/IECON.2013.6700559.

[6] Y. Qu and G. Chen, “A frequency adaptive strategy for composite current

controller of Shunt Active Power Filters,” IEEE Int. Symp. Ind. Electron., pp.

324–329, 2014, doi: 10.1109/ISIE.2014.6864633.

[7] G. Adam, A. G. Stan, and G. Livinţ, “A Matlab-Simulink approach to shunt

active power filters,” Proc. - 25th Eur. Conf. Model. Simulation, ECMS

2011, vol. 6, no. Cd, pp. 205–210, 2011.

[8] A. Sabo, N. I. Abdul Wahab, M. A. Mohd Radzi, and N. F. Mailah, “A

modified artificial neural network (ANN) algorithm to control shunt active

power filter (SAPF) for current harmonics reduction,” CEAT 2013 - 2013

IEEE Conf. Clean Energy Technol., pp. 348–352, 2013, doi:

10.1109/CEAT.2013.6775654.

[9] S. A. Koya and M. Alsumiri, “A modified fuzzy hysteresis controller for

Page 83: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

81

shunt active power filter,” 3rd Renew. Energies, Power Syst. Green Incl.

Econ. REPS GIE 2018, pp. 1–5, 2018, doi:

10.1109/REPSGIE.2018.8488866.

[10] S. R. Durdhavale and D. D. Ahire, “A Review of Harmonics Detection and

Measurement in Power System,” Int. J. Comput. Appl., vol. 143, no. 10, pp.

975–8887, 2016.

[11] H. Yi et al., “A source-current-detected shunt active power filter control

scheme based on vector resonant controller,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 50,

no. 3, pp. 1953–1965, 2014, doi: 10.1109/TIA.2013.2289956.

[12] J. Afonso, C. Couto, and J. Martins, “Active Filters with Control Based on

the p-q Theory,” IEEE Ind. Electron. Soc., vol. 47, pp. 5–10, 2000.

[13] M. Angulo, D. A. Ruiz-Caballero, J. Lago, M. L. Heldwein, and S. A. Mussa,

“Active power filter control strategy with implicit closed-loop current control

and resonant controller,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 60, no. 7, pp.

2721–2730, 2013, doi: 10.1109/TIE.2012.2196898.

[14] N. Bianchi and M. Dai Pre, “Active power filter control using neural network

technologies,” IEE Proceedings-Electric Power Appl., vol. 150, no. 2, pp.

139–145, 2003, doi: 10.1049/ip-epa.

[15] M. Qasim and V. Khadkikar, “ADALINE based control strategy for three-

phase three-wire UPQC system,” Proc. Int. Conf. Harmon. Qual. Power,

ICHQP, pp. 586–590, 2014, doi: 10.1109/ICHQP.2014.6842793.

[16] L. Asiminoaei, F. Blaabjerg, S. Hansen, and P. Thøgersen, “Adaptive

compensation of reactive power with shunt active power filters,” IEEE

Trans. Ind. Appl., vol. 44, no. 3, pp. 867–877, 2008, doi:

10.1109/TIA.2008.921366.

[17] J. Fei and Z. Wang, “Adaptive control of active power filter using RBF

neural network,” 2013 IEEE Int. Conf. Mechatronics Autom. IEEE ICMA

2013, pp. 767–772, 2013, doi: 10.1109/ICMA.2013.6618013.

[18] S. Haykin, Adaptive Filter Theory. .

[19] J. Fei, S. Hou, Y. Xue, and M. Hua, “Adaptive fuzzy backstepping control of

Page 84: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

82

three-phase active power filter,” IEEE Int. Conf. Control Autom. ICCA, pp.

1001–1006, 2014, doi: 10.1109/ICCA.2014.6871057.

[20] S. Hou and J. Fei, “Adaptive fuzzy sliding control with fuzzy sliding term for

three-phase active power filter,” IEEE Int. Conf. Control Autom. ICCA, no.

2612012, pp. 1318–1323, 2013, doi: 10.1109/ICCA.2013.6564895.

[21] J. Fei, Z. Wang, X. LU, and L. DENG, “Adaptive RBF Neural Network

Control Based on Sliding Mode Controller for Active Power Filter,” pp.

3288–3293, 2013.

[22] J. Fei and Z. Wang, “Adaptive RBF neural network control for three-phase

active power filter,” Int. J. Adv. Robot. Syst., vol. 10, 2013, doi:

10.5772/56535.

[23] G. Adam, A. G. Stan, and G. Livint, “An adaptive hysteresis band current

control for three phase shunt active power filter U sing Fuzzy logic,” EPE

2012 - Proc. 2012 Int. Conf. Expo. Electr. Power Eng., vol. 1, no. Epe, pp.

324–329, 2012, doi: 10.1109/ICEPE.2012.6463910.

[24] M. Kale and E. Ozdemir, “An adaptive hysteresis band current controller for

shunt active power filter,” Electr. Power Syst. Res., vol. 73, no. 2, pp. 113–

119, 2005, doi: 10.1016/j.epsr.2004.06.006.

[25] Q. N. Trinh and H. H. Lee, “An enhanced current control strategy for three-

phase shunt active power filters with repetitive controllers,” 2013 Int. Conf.

Electr. Mach. Syst. ICEMS 2013, vol. 60, no. 12, pp. 1543–1548, 2013, doi:

10.1109/ICEMS.2013.6713278.

[26] R. K. Gupta, S. Jena, and B. Chitti Babu, “Analysis of PR controller for

eliminating double frequency oscillations in DC-link of 3-F shunt APF

during source disturbances,” 2013 Students Conf. Eng. Syst. SCES 2013, pp.

5–10, 2013, doi: 10.1109/SCES.2013.6547576.

[27] G. L. Luo, “APF DC voltage fuzzy control simulation study,” Proc. - 2012

Int. Conf. Comput. Meas. Control Sens. Network, C. 2012, pp. 163–166,

2012, doi: 10.1109/CMCSN.2012.42.

[28] M. Qasim and V. Khadkikar, “Application of artificial neural networks for

Page 85: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

83

shunt active power filter control,” IEEE Trans. Ind. Informatics, vol. 10, no.

3, pp. 1765–1774, 2014, doi: 10.1109/TII.2014.2322580.

[29] M. J. Nekooei, “Application of Hybrid Fuzzy Logic Controller for

Controlling AFR Engine Application of Hybrid Fuzzy Logic Controller for

Controlling AFR Engine,” vol. 5, no. October, pp. 11–20, 2017.

[30] M. Qasim, P. Kanjiya, and V. Khadkikar, “Artificial-neural-network-based

phase-locking scheme for active power filters,” IEEE Trans. Ind. Electron.,

vol. 61, no. 8, pp. 3857–3866, 2014, doi: 10.1109/TIE.2013.2284132.

[31] N. Zhou, J. Wang, Q. Wang, N. Wei, and X. Lou, “Capacity calculation of

shunt active power filters for electric vehicle charging stations based on

harmonic parameter estimation and analytical modeling,” Energies, vol. 7,

no. 8, pp. 5425–5443, 2014, doi: 10.3390/en7085425.

[32] S. S. Patnaik and A. K. Panda, “Cascaded three-level inverter based shunt

active filter for power conditioning application,” 2013 Annu. IEEE India

Conf. INDICON 2013, 2013, doi: 10.1109/INDCON.2013.6726133.

[33] Z. Chen, M. Chen, and Z. Wang, “Closed-loop control modeling and

dynamic performance analysis of 400 Hz active filter,” Diangong Jishu

Xuebao/Transactions China Electrotech. Soc., vol. 29, no. 12, pp. 50–57,

2014, doi: 10.1109/ifeec.2013.6687482.

[34] R. J. Patel, J. C. Patel, and P. J. Patel, “Comparison of vector-based

hysteresis current control schemes for three-phase three wire shunt active

power filter,” India Int. Conf. Power Electron. IICPE, 2012, doi:

10.1109/IICPE.2012.6450417.

[35] M. Ucar and E. Ozdemir, “Control of a 3-phase 4-leg active power filter

under non-ideal mains voltage condition,” Electr. Power Syst. Res., vol. 78,

no. 1, pp. 58–73, 2008, doi: 10.1016/j.epsr.2006.12.008.

[36] M. H. Alham, M. A. M. Hassan, and E. E. D. A. El-Zahab, “Control of the

Shunt Active Power Filter using artificial intelligence techniques,” 2013 Int.

Conf. Control. Decis. Inf. Technol. CoDIT 2013, pp. 202–207, 2013, doi:

10.1109/CoDIT.2013.6689544.

Page 86: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

84

[37] Y. P. Obulesu, “Control Strategy for Three Phase Shunt Active Power Filter

with Minimum Current Measurements,” Int. J. Electr. Comput. Eng., vol. 1,

no. 1, pp. 31–42, 2011, doi: 10.11591/ijece.v1i1.23.

[38] D. Grabowski and M. Maciazek, “Cost effective allocation and sizing of

active power filters using genetic algorithms,” 12th Int. Conf. Environ.

Electr. Eng. EEEIC 2013, pp. 467–472, 2013, doi:

10.1109/EEEIC.2013.6549561.

[39] Y. Kobayashi and H. Funato, “Current control method based on hysteresis

control suitable for single phase active filter with LC output filter,” 2008 13th

Int. Power Electron. Motion Control Conf. EPE-PEMC 2008, pp. 479–484,

2008, doi: 10.1109/EPEPEMC.2008.4635312.

[40] D. Wang, J. Zhao, W. Zhang, and Y. Zhou, “Design and analysis of hybrid

active power filter based on sliding mode control under variable network

frequency,” 2013 Int. Conf. Electr. Mach. Syst. ICEMS 2013, pp. 1571–1576,

2013, doi: 10.1109/ICEMS.2013.6713345.

[41] C. Lam and M. Wong, Design and Control of Hybrid Active Power Filters.

2014.

[42] D. Zujun and L. Baolian, “Design and research on active power filter in three

phase four wire system,” Proc. - 2013 4th Int. Conf. Digit. Manuf. Autom.

ICDMA 2013, pp. 441–444, 2013, doi: 10.1109/ICDMA.2013.103.

[43] S. Ravindra, V. C. V. Reddy, and S. Sivanagaraju, “Design of Shunt Active

Power Filter to eliminate the harmonic currents and to compensate the

reactive power under distorted and or imbalanced source voltages in steady

state,” Int. J. Eng. Trends Technol., vol. 2, no. 3, pp. 20–24, 2011.

[44] Q. Dai, X. Zou, H. Shi, and G. Wang, “Design of the APF for radar power

system based on multi-resolution control,” IET Conf. Publ., vol. 2013, no.

617 CP, 2013, doi: 10.1049/cp.2013.0238.

[45] A. H. Budhrani, K. J. Bhayani, and A. R. Pathak, “Design Parameters of

Shunt Active Filter for Harmonics Current Mitigation,” PDPU J. Energy

Manag., vol. 2, no. 2, pp. 59–65.

Page 87: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

85

[46] V. K. Gonuguntala, A. Fröbel, and R. Vick, “Direct Model Predictive

Control Based Mitigation of Harmonics Using Active Power Filter,” vol. 1,

no. 16, pp. 432–437, 2018.

[47] F. Briz, P. Garcia, M. W. Degner, D. Diaz-Reigosa, and J. M. Guerrero,

“Dynamic behavior of current controllers for selective harmonic

compensation in three-phase active power filters,” IEEE Trans. Ind. Appl.,

vol. 49, no. 3, pp. 1411–1420, 2013, doi: 10.1109/TIA.2013.2253537.

[48] P. Dang, T. Ellinger, and J. Petzoldt, “Dynamic interaction analysis of APF

systems,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 61, no. 9, pp. 4467–4473, 2014,

doi: 10.1109/TIE.2013.2289896.

[49] S. Mollov, R. Babuška, J. Abonyi, and H. B. Verbruggen, “Effective

optimization for fuzzy model predictive control,” IEEE Trans. Fuzzy Syst.,

vol. 12, no. 5, pp. 661–675, 2004, doi: 10.1109/TFUZZ.2004.834812.

[50] T. Li and J. Fei, “Feedback linearization control of a shunt active power filter

using a fuzzy controller,” Int. J. Adv. Robot. Syst., vol. 10, 2013, doi:

10.5772/56787.

[51] H. S. Molina, J. D. Rojas, and L. M. Tamayo, “Finite set model predictive

control to a shunt multilevel active filter,” COMPEL - Int. J. Comput. Math.

Electr. Electron. Eng., vol. 34, no. 1, pp. 279–300, 2015, doi:

10.1108/COMPEL-03-2013-0087.

[52] Y. L. Huang, H. H. Lou, J. P. Gong, and T. F. Edgar, “Fuzzy model

predictive control,” IEEE Trans. Fuzzy Syst., vol. 8, no. 6, pp. 665–678,

2000, doi: 10.1109/91.890326.

[53] L. Jiang and L. Ping, “Fuzzy predictive control and its applications,” IFAC

Proc. Vol., vol. 32, no. 2, pp. 1010–1013, 1999, doi: 10.1016/s1474-

6670(17)56170-4.

[54] Y. Chu, S. Wang, and R. Crosier, “Grid active power filters using cascaded

multilevel inverters with direct asymmetric switching angle control for grid

support functions,” Conf. Proc. - IEEE Appl. Power Electron. Conf. Expo. -

APEC, pp. 1332–1338, 2013, doi: 10.1109/APEC.2013.6520472.

Page 88: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

86

[55] P. M. Shah, M. M. Lokhande, V. A. Shah, and C. P. Gor, “Hardware

implementation of single-phase Shunt Active Power Filter with hysteresis

current control loop for rectifier type load,” 2014 IEEE Int. Conf. Power

Electron. Drives Energy Syst. PEDES 2014, 2014, doi:

10.1109/PEDES.2014.7042030.

[56] M. Kale and E. Özdemir, “Harmonic and reactive power compensation with

shunt active power filter under non-ideal mains voltage,” Electr. Power Syst.

Res., vol. 74, no. 3, pp. 363–370, 2005, doi: 10.1016/j.epsr.2004.10.014.

[57] M. Adam, Y. Chen, and X. Deng, “Harmonic current compensation using

active power filter based on model predictive control technology,” J. Power

Electron., vol. 18, no. 6, pp. 1889–1900, 2018, doi:

10.6113/JPE.2018.18.6.1889.

[58] S. K. Khadem, M. Basu, and M. F. Conlon, “Harmonic power compensation

capacity of shunt active power filter and its relationship with design

parameters,” IET Power Electron., vol. 7, no. 2, pp. 418–430, 2014, doi:

10.1049/iet-pel.2013.0098.

[59] M. Killian, B. Mayer, and M. Kozek, Hierachical fuzzy MPC concept for

building heating control, vol. 19, no. 3. IFAC, 2014.

[60] C. Lascu, L. Asiminoaei, I. Boldea, and F. Blaabjerg, “High performance

current controller for selective harmonic compensation in active power

filters,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 22, no. 5, pp. 1826–1835, 2007,

doi: 10.1109/TPEL.2007.904060.

[61] S. Ke, Y. Chen, S. Huang, and X. Huang, “Hoo Robust Control of APF

Considering the Parameter Perturbation of the Grid-connected Reactor,”

2013 4th IEEE PES Innov. Smart Grid Technol. Eur. (ISGT Eur. Oct. 6-9,

Copenhagen Hoo, 2013.

[62] M. Miloševic, “Hysteresis current control in three-phase voltage source

inverter,” pp. 1–15, 2003.

[63] M. H. Antchev, M. P. Petkova, and A. Kostov, “Hysteresis current control of

single-phase shunt active power filter using frequency limitation,” Proc.

Page 89: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

87

IASTED Int. Conf. Energy Power Syst., pp. 228–232, 2007.

[64] G. W. Chang, R. C. Hong, and H. J. Su, “IEEE standard 1459-based

reference compensation current strategy for three-phase three-wire shunt

active power filter control,” Proc. Int. Conf. Harmon. Qual. Power, ICHQP,

pp. 551–555, 2014, doi: 10.1109/ICHQP.2014.6842756.

[65] A. Hirofumi, W. Edson Hirokazu, and A. Mauricio, INSTANTANEOUS

POWER THEORY AND APPLICATIONS TO POWER CONDITIONING.

WILEY-INYERSCIENCE.

[66] M. S. Hamad, M. I. Masoud, and B. W. Williams, “Medium-voltage 12-pulse

converter: Output voltage harmonic compensation using a series APF,” IEEE

Trans. Ind. Electron., vol. 61, no. 1, pp. 43–52, 2014, doi:

10.1109/TIE.2013.2248337.

[67] L. Tarisciotti et al., “Model Predictive Control for Shunt Active Filters with

Fixed Switching Frequency,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 53, no. 1, pp. 296–

304, 2017, doi: 10.1109/TIA.2016.2606364.

[68] A. K. Al-Othman, M. E. Al Sharidah, N. A. Ahmed, and B. N. Alajmi,

“Model predictive control for shunt active power filter in synchronous

reference frame,” J. Electr. Eng. Technol., vol. 11, no. 2, pp. 405–415, 2016,

doi: 10.5370/JEET.2016.11.2.405.

[69] R. G. Iturra, M. Cruse, K. Mutze, C. Dresel, I. Soleimani, and P. Thiemann,

“Model predictive control for shunt active power filter with harmonic power

recycling capability,” 2018 Int. Conf. Smart Energy Syst. Technol. SEST

2018 - Proc., 2018, doi: 10.1109/SEST.2018.8495890.

[70] S. Kumaresan and H. H. Sait, “Model Predictive Control of Shunt Active

Filter for Power Quality Improvement in Distribution systems,” Int. J.

Comput. Sci. Eng., vol. 6, no. 9, pp. 108–115, 2018, doi:

10.26438/ijcse/v6i9.108115.

[71] K. Rameshkumar, V. Indragandhi, K. Palanisamy, and T. Arunkumari,

“Model Predictive Current Control of Single Phase Shunt Active Power

Filter,” Energy Procedia, vol. 117, pp. 658–665, 2017, doi:

Page 90: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

88

10.1016/j.egypro.2017.05.168.

[72] J. H. Lee and C. E. Garc, “Modeling and Identification,” pp. 93–108, 2002,

doi: 10.1142/9789812777911_0005.

[73] M. R. Amer, O. A. Mahgoub, and S. A. Zaid, “New hysteresis control

method for three phase shunt active power filter,” IMECS 2011 - Int.

MultiConference Eng. Comput. Sci. 2011, vol. 2, pp. 942–947, 2011.

[74] M. Qasim, P. Kanjiya, and V. Khadkikar, “Optimal current harmonic

extractor based on unified ADALINEs for shunt active power filters,” IEEE

Trans. Power Electron., vol. 29, no. 12, pp. 6383–6393, 2014, doi:

10.1109/TPEL.2014.2302539.

[75] F. Krim, “Parameters estimation of shunt active filter for power quality

improvement,” 2011 5th Int. Power Eng. Optim. Conf. PEOCO 2011 - Progr.

Abstr., no. June, pp. 306–311, 2011, doi: 10.1109/PEOCO.2011.5970393.

[76] N. Gotherwal, S. Ray, N. Gupta, and D. Saxena, “Performance comparison of

PI and fuzzy controller for indirect current control based shunt active power

filter,” 1st IEEE Int. Conf. Power Electron. Intell. Control Energy Syst.

ICPEICES 2016, 2017, doi: 10.1109/ICPEICES.2016.7853460.

[77] K. S. Rani and K. Porkumaran, “Performance evaluation of pi and fuzzy

controller based shunt active power filter,” Eur. J. Sci. Res., vol. 61, no. 3,

pp. 381–389, 2011.

[78] S. Mikkili and A. K. Panda, “PI and fuzzy logic controller based 3-phase 4-

wire shunt active filters for the mitigation of current harmonics with the id-iq

control strategy,” J. Power Electron., vol. 11, no. 6, pp. 914–921, 2011, doi:

10.6113/JPE.2011.11.6.914.

[79] M. S. Hamad, A. M. Fahmy, and M. Abdel-Geliel, “Power quality

improvement of a single-phase grid-connected PV system with fuzzy MPPT

controller,” IECON Proc. (Industrial Electron. Conf., pp. 1839–1844, 2013,

doi: 10.1109/IECON.2013.6699411.

[80] H. Abu-Rub, J. Guziński, Z. Krzeminski, and H. A. Toliyat, “Predictive

current control of voltage-source inverters,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol.

Page 91: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

89

51, no. 3, pp. 585–593, 2004, doi: 10.1109/TIE.2004.825364.

[81] C. Xu, L. Chen, S. Cai, R. Qin, B. Pang, and L. Sui, “Research on reference

signal of shunt active power filter,” Proc. - 3rd Int. Conf. Instrum. Meas.

Comput. Commun. Control. IMCCC 2013, pp. 1041–1044, 2013, doi:

10.1109/IMCCC.2013.231.

[82] H. Vahedi, A. Sheikholeslami, and M. T. Bina, “Reverse direction of

hysteresis bandwidth calculation to fix the switching frequency employed in

active power filter,” World Appl. Sci. J., vol. 15, no. 7, pp. 1007–1011, 2011.

[83] Y. Wen, L. Chen, D. Duan, and J. Liu, “Robust Fuzzy MPC for Station-

keeping of A Multi-vectored Propeller Airship Based on Path Following

Method,” 2018 15th Int. Conf. Control. Autom. Robot. Vision, ICARCV 2018,

no. 1, pp. 889–894, 2018, doi: 10.1109/ICARCV.2018.8581311.

[84] P. K. Joshi and B. Shabbir S, “Simulation of Single Phase Shunt Active

Power Filter for Domestic Non-linear Loads,” pp. 43–48, 2013.

[85] J. Wang, M. Qin, and G. Yang, “Simulation of three-phase three-wire APF

with modified one-cycle control based on space vector,” 2012 IEEE Innov.

Smart Grid Technol. - Asia, ISGT Asia 2012, pp. 1–5, 2012, doi:

10.1109/ISGT-Asia.2012.6303273.

[86] M. H. Antchev, M. P. Petkova, H. M. Antchev, V. T. Gourgoulitsov, and S.

S. Valtchev, “Study of a single-phase series active power filter with

hysteresis control,” Proceeding Int. Conf. Electr. Power Qual. Util. EPQU,

pp. 138–143, 2011, doi: 10.1109/EPQU.2011.6128921.

[87] F. Ma, Z. Zhang, E. Wang, and B. Hu, “The design and research of generator

wave filter based on the APF and Zig-zag transformers,” Proc. 2013 IEEE

Int. Conf. Veh. Electron. Safety, ICVES 2013, pp. 234–237, 2013, doi:

10.1109/ICVES.2013.6619638.

[88] W. Yafang, G. Juping, C. Ruixiang, Q. Ling, and C. Juan, “The multi-

modular shunt APF based on direct current control and frequency doubling

carrier phase-shifted SPWM,” 2013 IEEE ECCE Asia Downunder - 5th IEEE

Annu. Int. Energy Convers. Congr. Exhib. IEEE ECCE Asia 2013, no. I, pp.

Page 92: Luận án Tiến sỹ kỹ thuật

90

867–871, 2013, doi: 10.1109/ECCE-Asia.2013.6579206.

[89] L. Chen, J. Huo, W. Wang, and J. Chen, “The research of control method for

active power filter based on voltage space vector,” 2013 25th Chinese

Control Decis. Conf. CCDC 2013, pp. 2253–2258, 2013, doi:

10.1109/CCDC.2013.6561311.

[90] H. Huang, H. Xue, X. Liu, and H. Wang, “The study of Active Power Filter

using a universal harmonic detection method,” 2013 IEEE ECCE Asia

Downunder - 5th IEEE Annu. Int. Energy Convers. Congr. Exhib. IEEE

ECCE Asia 2013, pp. 591–595, 2013, doi: 10.1109/ECCE-

Asia.2013.6579158.

[91] S. Gautam and R. Gupta, “Three-level inverter based shunt active power

filter using generalized hysteresis current control method,” ICPCES 2010 -

Int. Conf. Power, Control Embed. Syst., pp. 1–6, 2010, doi:

10.1109/ICPCES.2010.5698634.

[92] Y. F. Wang and Y. W. Li, “Three-phase cascaded delayed signal cancellation

PLL for fast selective harmonic detection,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol.

60, no. 4, pp. 1452–1463, 2013, doi: 10.1109/TIE.2011.2162715.

[93] P. C. S. Furtado, M. C. B. P. Rodrigues, H. A. C. Braga, and P. G. Barbosa,

“Two-phase, three-Wire shunt active power filter using the single-phase P-Q

theory,” 2013 Brazilian Power Electron. Conf. COBEP 2013 - Proc., pp.

1245–1250, 2013, doi: 10.1109/COBEP.2013.6785275.

[94] P. M. Grady and M. Grady,

“Understanding_Power_System_Harmonics_Grady_April_2012(2),” no.

April, 2012.

[95] H. Phan Van and T. Huynh Ngoc, “Ứng dụng logic mờ điều khiển bộ lọc tích

cực cho việc giảm sóng hài dòng điện,” vol. 1, no. 42, pp. 21–26, 2011.

[96] H. Bellatreche, M. Bounekhla, and A. Tlemcani, “Using fuzzy logic and

hysteresis current control to reduce harmonics in three level NPC shunt

active power filter,” Proc. 2016 8th Int. Conf. Model. Identif. Control.

ICMIC 2016, pp. 5–9, 2017, doi: 10.1109/ICMIC.2016.7804286.