220
ĐẠI HC HUTRƢỜNG ĐẠI HC KINH TTRN TLC PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUKINH TTRONG SN XUT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN TNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH THU- NĂM 2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO

SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO

SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Dũng Thể

HUẾ - NĂM 2016

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực

hiện.

Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực

và chính xác.

Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã đƣợc cảm ơn và

các thông tin trích dẫn trong luận án đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Tự Lực

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

Tiếng việt

1 AGROINFO Trung tâm thông tin PTNT

2 BQ Bình quân

3 BVTV Bảo vệ thực vật

4 CCN Cây công nghiệp

5 CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

6 CSTĐ Cao su tiểu điền

7 ĐNN Đất nông nghiệp

8 HQKT Hiệu quả kinh tế

9 KD Kinh doanh

10 KT – XH Kinh tế - Xã hội

11 KTCB Kiến thiết cơ bản

12 KTTV Khí tƣợng Thủy văn

13 KHKT Khoa học kỹ thuật

14 NN&PT Nông nghiệp và phát triển

15 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

16 NPV Giá trị hiện tại thuần

17 QTKT Quy trình kỹ thuật

18 SL Số lƣợng

19 SPNN Sản phẩm nông nghiệp

20 STT Số thứ tự

21 SXNN Sản xuất nông nghiệp

22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

23 TSCĐ Tài sản cố định

24 TT Trung tâm

25 UBND Ủy ban nhân dân

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

iii

STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

Tiếng nước ngoài

26 ANRPC Association of Natural Rubber

Producing Countries

27 BA Break – Even Analysis

28 BCR Benefit Cost Ratio

29 DEA Data Envelopment Analysis

30 GO Gross Output

31 IC Intermediate Consumption

32 IRR Internal rate of Return

33 IRSG International Rubber Study Group

34 IVCR Incremental Value Cost Ratio

35 NPV Net Present Value

36 PBA Partial Budget Analysis

37 VA Value Added

38 VRA Vietnam Rubber Association

39 VRG Vietnam Rubber Group

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

iv

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả các đơn vị và cá nhân đã quan

tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc

hết, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy PGS.TS Bùi Dũng Thể đã giúp

đỡ và hƣớng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm trong suốt quá trình hoàn thành luận án

này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và giáo viên trƣờng Đại học Kinh tế Huế;

các Cán bộ công chức phòng Sau Đại học - Đại học Kinh tế Huế; Lãnh đạo và cán

bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các Huyện Bố Trạch, Lệ Thuỷ và

các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tạo

điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, các hộ gia đình trồng

CSTĐ ở Thị Trấn Nông Trƣờng Lệ Ninh, Thị Trấn Nông trƣờng Việt Trung, xã

Hòa Trạch, xã Tây Trạch và xã Phú Định cùng toàn thể những ngƣời đã giúp đỡ cho

tôi trong quá trình điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu.

Xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy, Cô cùng bạn bè, đồng nghiệp đã quan

tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn sự

quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của cơ quan và gia đình trong thời gian nghiên

cứu và học tập.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và

thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án. Kính mong Quý Thầy, Cô giáo và bạn bè,

đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng đƣợc hoàn

thiện hơn.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn ./.

Tác giả

Trần Tự Lực

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

v

MỤC ỤC Phần 1. MỞ ĐẦU….……….………………………………………….…............

1. Tính cấp thiết của đề tài………...………….……………………………….…..

2. Mục tiêu nghiên cứu….……….…………….…………………………….........

2.1 Mục tiêu chung……………………….….………………………………….

2.2 Mục tiêu cụ thể……………………….….………………………………….

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………...…...........…..

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu...………………….………………………………….

3.2 Phạm vi nghiên cứu..…………………….………………………………….

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………………................

5. Đóng góp mới của luận án……………………………………………………...

Phần 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ..............................………………..........…..

1. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và

cao su trên thế giới …………………………………………………………....…..

1.1. Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và cao su ………….................

1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su ................

2. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và

cao su ở Việt Nam và ở Quảng Bình……………………………………………...

2.1. Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở Việt Nam………..

2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở Việt Nam

2.3. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su ở

tỉnh Quảng Bình…………………………………………………….…………….

3. Kết luận ……………………………………………………………….………..

Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………....….

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN...…...

1.1 Tổng quan về cao su tiểu điền…………………………………….................

1.1.1. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa kinh tế cây cao su…………………….........

1

1

3

3

3

4

4

4

5

5

6

6

6

8

12

12

13

14

15

18

18

18

18

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

vi

1.1.2. Cao su tiểu điền ......................................................................…………...

1.2 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền……………..

1.2.1. Khái niệm rủi ro ………………….....................………………………...

1.2.2. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su………..………

1.2.3. Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su……………………….

1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su.....................

1.3.1. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế...................................................

1.3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su tiểu

điền...........................................................................................................................

1.4 Rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền................

1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp..

1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro......................

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …...

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..................................................................

2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình...............................................................................

2.1.2. Đặc điểm khí hậu và chế độ thuỷ văn........................................................

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên...............................................................................

2.1.4. Tình hình dân số và lao động.....................................................................

2.1.5. Tình hình Kinh tế - Xã hội.........................................................................

2.1.6. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................

2.1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở

tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................

2.2 Khung phân tích...............................................................................................

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................

2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu…......................................................................

2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin….…........................................................

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra chuyên gia...............................................................

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích...............................................................................

21

22

22

23

27

31

31

37

41

41

42

48

48

48

48

50

52

52

53

54

55

57

57

57

58

59

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

vii

Chƣơng 3. RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH

CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ….............................................

3.1 Thực trạng phát triển cao su và cao su tiểu điền tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2008 - 2014.....................................................................................................

3.1.1. Thực trạng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình...........................................

3.1.2. Thực trạng diện tích, năng suất và sản lƣợng cao su tiểu điền tỉnh Quảng

Bình..........................................................................................................................

3.1.3. Thực trạng đất trồng và quy mô phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng

Bình..........................................................................................................................

3.1.4. Thực trạng sử dụng giống cao su ở các hộ cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng

Bình..........................................................................................................................

3.2 Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình.............................................................................................................

3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ cao su tiểu điền khảo sát..............................

3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra.............................................

3.2.1.2. Diện tích cao su của các hộ điều tra.....................................................

3.2.1.3. Tình hình sử dụng lao động và cơ cấu vốn của các hộ điều tra...........

3.2.1.4. Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra......................................

3.2.2. Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình.

3.2.2.1. Phân tích chung rủi ro sản xuất cao su tiểu điền Quảng Bình...............

3.2.2.2. Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình..............................................................................................................

3.2.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong

sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình........................................

3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình..............................................................................................................

3.2.3.1. Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su...............

3.2.3.2. Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra......................

3.2.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền các hộ điều tra..............

69

69

69

70

73

75

77

77

77

78

79

80

81

81

91

93

98

98

99

101

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

viii

3.2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền các

hộ điều tra................................................................................................................

3.2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................................

3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro............................................................................

3.2.4.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu

điền ở tỉnh Quảng Bình ...........................................................................................

3.2.4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh

rủi ro giá bán sản phẩm...........................................................................................

3.2.4.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh

rủi ro lãi suất vay vốn..............................................................................................

3.2.4.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh

rủi ro giá bán sản phẩm và lãi suất vay vốn............................................................

3.2.4.5. Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay với CBA của mô hình

cao su tiểu điền tỉnh Quảng Bình ............................................................................

3.2.5. Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình..............................................................

3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản

xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................

3.2.5.2. Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản

xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN

Ở TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................

4.1. Cơ sở đề ra giải pháp......................................................................................

4.1.1. Cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam.............

4.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình......................

4.1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình........

103

107

112

112

114

116

118

119

121

121

122

124

124

124

125

126

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

ix

4.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất

kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình..................................................

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan.....

4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch......................................

4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật..........................

4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro.............................................

4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình.....

4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết.........................

4.2.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ..............

4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.....................

4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất............................................................

4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất.........................................................

4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu................

4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại.....................

4.2.2.6 Giải pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.................................

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................

1. Kết luận .............................................................................................................

2. Kiến nghị.............................................................................................................

Phần 5. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ.....................................

Phần 6. TÀI IỆU THAM KHẢO …………………….....……………….……

1. Tài iệu Tiếng Việt………………………………………………………....…..

2. Tài iệu nƣớc ngoài ………………………………………………………...….

Phần 7. PHỤ LỤC ……………………………...…………………………...…...

Phụ lục 1: Phát triển cao su và cao su tiểu điền trên thế giới……………………...

Phụ lục 2: Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam………………….………….…

Phụ lục 3: Điều tra đánh giá mức độ bệnh hại trên vƣờn cao su tiểu điền .............

Phụ lục 4: Phân loại mức độ giới hạn các yếu tố đất trồng cao su..........................

Phụ lục 5: Phân tích số liệu điều tra tình hình rủi ro trong sản xuất kinh doanh

cao su tiểu điền của hộ trồng cao su.........................................................................

127

128

128

128

130

130

130

131

131

132

133

134

135

136

138

138

140

142

143

143

148

152

152

158

159

163

164

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

x

Phụ lục 6: Phân tích số liệu điều tra tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và

hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền....................................

Phụ lục 7: Mẫu phiếu điều tra chuyên gia................................................................

Phụ lục 8: Mẫu phiếu điều tra hộ trồng cao su.........................................................

179

186

189

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

xi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Số hiệu Tên bảng Trang

2.1. Diễn biến các yếu tố khí tƣợng trong 14 năm tại Quảng Bình (2000-

2014)..........................................................................................................

48

2.2. Diện tích đất tự nhiên phân theo đối tƣợng sử dụng của tỉnh Quảng

Bình năm 2014....................................................................................

50

2.3. Thang điểm đánh giá khả năng xảy ra rủi ro đối với sản xuất kinh

doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình..................................…...................

65

2.4. Thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại do các loại rủi ro gây ra đối

với sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình…....................…

66

2.5. Ma trận thang điểm rủi ro…............................................................... 66

2.6. Thang điểm đánh giá mức độ rủi ro đối với sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình……………………………........................

67

3.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng cao su tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2000 - 2014.........................................................................................

69

3.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2008 - 2014...........................................................................................

71

3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình................................... 74

3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình ……............................. 75

3.5 Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình.................................. 76

3.6 Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra……………………............ 77

3.7 Diện tích đất trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014….….......... 78

3.8. Tình hình sử dụng lao động và vốn của các hộ điều tra..................... 79

3.9 Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra.................................... 80

3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại của vƣờn

CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1983 - 2014…..…….....................

82

3.11. Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên cây cao su tại Quảng

Bình……………………………………………..…….......................

84

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

xii

Số hiệu Tên bảng Trang

3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối với các loại

bệnh hại phổ biến và rất phổ biến trên cây cao su tỉnh Quảng Bình...

85

3.13. Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất

kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình ......................…......................

86

3.14. Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ điều tra.…….......... 88

3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình..............................................………...….............…

92

3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết

của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.................

94

3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của

các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.......................

95

3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các

hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.............................

96

3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác

của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình........................

97

3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi

ro tài chính của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình

98

3.21. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra................. 98

3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB...................................................... 99

3.23. Giá trị hiện tại ròng (NPV) định mức cho một ha.............................. 105

3.24. Lợi ích chi phí (B/C)........................................................................... 106

3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau............... 107

3.26. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb – Douglas.................... 108

3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro... 113

3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai

đoạn 2008 – 2014................................................................................

118

3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ tỉnh Quảng Bình theo kịch bản... 120

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

xiii

Số hiệu Tên bảng Trang

3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi

ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình..........

121

3.31.

Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng các biện pháp giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình.....................................................................................................

122

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

xiv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên biểu đồ, sơ đồ, hình Trang

1.1. Sơ đồ quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su…………........... 27

2.1. Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình.......................................................................................

56

3.1. Sản lƣợng và năng suất CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 –

2014...................................................................................................

72

3.2. Cơ cấu diện tích CSTĐ theo huyện, thành phố tại tỉnh Quảng Bình

năm 2014...........................................................................................

73

3.3. Cơ cấu sản lƣợng CSTĐ theo huyện, thành phố tại tỉnh Quảng

Bình năm 2014..................................................................................

73

3.4. Diễn biến năng suất CSTĐ qua các tháng trong năm 2014.............. 73

3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014…….............................

90

3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 –

2014...................................................................................................

114

3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 –

2014...................................................................................................

116

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây cao su đƣợc nhân trồng ở Việt Nam kể từ năm 1900, đến năm 1920 diện

tích mới đạt trên 10.000 ha nhƣng đến năm 1945 đã có sự phát triển, diện tích đạt

138.000 ha và sản lƣợng đạt 77.400 tấn. Tuy nhiên, giai đoạn 1945 - 1975 cao su

ngừng phát triển và bị thu hẹp lại do ảnh hƣởng của chiến tranh. Sau năm 1975

chiến tranh chấm dứt, cây cao su đƣợc khôi phục và phát triển trở lại. Đến nay, cao

su Việt nam đã có sự phát triển vƣợt bậc, năm 2013 đã trở thành quốc gia sản xuất

cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới với tổng sản lƣợng đạt 1,043 triệu tấn, tăng

20,8% so với năm 2012. Theo nhận định của Hiệp hội các nƣớc sản xuất cao su

thiên nhiên (Association of Natural Rubber Producing Countries – ANRPC) thì đến

năm 2020 diện tích cao su của Việt Nam sẽ vƣợt mốc 1 triệu ha. Diện tích này đã

vƣợt xa con số quy hoạch đƣợc Chính phủ phê duyệt là 800.000 ha năm 2015 và đạt

1.000.000 ha năm 2020 [10].

Tỉnh Quảng Bình là địa phƣơng có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây

công nghiệp (CCN) lâu năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng

diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi

cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su đƣợc xác định là cây trồng chủ lực và

địa phƣơng đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm

ƣu thế so với các loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha

chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm

2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trƣởng bình quân diện tích giai

đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện

thuận lợi trên cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su

đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ). Trong đó, cao su tiểu điền triển khai muộn

hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhƣng đến nay đã có sự phát triển mạnh, diện tích năm

2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm

60,5% diện tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Có sự phát triển về diện tích

nhƣng năng suất chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

2

phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng đồng nhƣ tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4

tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su

tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dƣới 2 ha/hộ chiếm trên 60%), phân

tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vƣờn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tƣ

các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó ngƣời sản xuất còn phải đối mặt với nhiều

rủi ro nhƣ giá cả thị trƣờng không ổn định, thiên tai, dịch bệnh. Năm 2010 giá giống

tăng đột biến gấp 4 lần so với năm 2009, hiện nay giá giống tƣơng đối ổn định

nhƣng giá nhân công lại tăng cao và giá bán mủ cao su lại giảm mạnh, năm 2011

giá mủ cao su là 20.300 đồng/kg mủ tƣơi, đến năm 2013 giá 10.800 đồng/kg mủ

tƣơi và đến năm 2014 giá 10.000 đồng/kg mủ tƣơi. Năm 2013 cơn bão số 10 đã gây

thiệt hại nặng nề cho cây cao su ở tỉnh Quảng Bình, diện tích giảm 22,31%, sản

lƣợng giảm 3,25% so với năm 2012 và hậu quả này làm sản lƣợng cao su năm 2014

chỉ đạt 3.598,8 tấn, giảm so với năm 2013 là 42,1% và so với năm 2012 là 43,97%

[13], [43]. Mặt khác, tỉnh Quảng Bình có đặc điểm khí hậu gió mùa nên tình hình

sâu bệnh hại ngày càng phát triển, hiện có 10 đối tƣợng bệnh gây hại, 8 đối tƣợng

sâu gây hại trên cây cao su, đáng chú ý là các bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cao có

tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại cao.

Nhƣ vậy, việc phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan

trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế địa phƣơng góp phần nâng cao thu nhập

cho ngƣời dân và giải quyết việc làm nhƣng sản xuất cao su có năng suất, hiệu quả

chƣa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, ngƣời sản xuất còn phải đối

mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chƣa có công trình nghiên cứu về

rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát

triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền. Mặt khác, về lý

luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sản xuất cao su với nhiều phƣơng pháp khác

nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117],

Barlow [74] sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây

cao su; các tác giả Jagath Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn

Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba Priya Ray [104] ngoài sử

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

3

dụng phƣơng pháp điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb -

Douglas, phân tích độ nhạy để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng

đến sản xuất cao su tiểu điền; các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể

[53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế nhƣ NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng

để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh; các tác giả Claire Schaffnit-

Chatterjee [78], Ulrich Hess [110], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil

Simmons [102] đánh giá các rủi trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các

nguyên nhân nhƣ thời tiết, sâu bệnh, biến động giá cả, sản lƣợng theo mùa,... Về

biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực hiện các giải pháp đa

dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Nhƣ vậy,

về lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả

kinh tế trong sản xuất cao su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập

chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chƣa có công trình nào đề cập, xây

dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi

ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phƣơng hay quốc gia.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công

trình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao

su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng thời kết

quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú thêm

về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát triển và là nguồn

tham khảo quan trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển

nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài:

“Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su

tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” đƣợc chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT

góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su thiên nhiên ở Quảng Bình.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận phân tích rủi ro và đánh giá HQKT

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

4

trong SXNN và cao su;

- Phân tích thực trạng rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;

- Đánh giá HQKT và các nhân tố ảnh hƣởng đến HQKT sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi không gian

Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra đƣợc tiến hành

tại 2 huyện trọng điểm cao su là huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích

chiếm trên 82,05% tổng diện tích cao su toàn tỉnh và sản lƣợng chiếm 88,18% tổng

sản lƣợng cao su toàn tỉnh tính đến năm 2014. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu tại

các hộ CSTĐ ở các huyện đã chọn nhƣ sau:

- Huyện Bố Trạch: Điều tra nghiên cứu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã

Tây Trạch, xã Phú Định và thị trấn Nông trƣờng Việt Trung.

- Huyện Lệ Thủy: Điều tra nghiên cứu tại thị trấn Nông trƣờng Lệ Ninh.

3.2.2 Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 – 2014.

- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về rủi ro và HQKT của các hộ CSTĐ đƣợc

thu thập trong năm 2014;

- Các giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.

3.2.3 Phạm vi nội dung

- Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ;

- Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro, không nghiên cứu mối quan hệ giữa

HQKT và rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

5

- Một số giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất

kinh doanh CSTĐ.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận

kinh tế nông nghiệp; đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp

điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và

làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát

triển.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan

trọng và hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và

các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh Quảng Bình.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm,

phƣơng pháp và nội dung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh

doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà nghiên

cứu phát triển nông nghiệp trong nƣớc và quốc tế.

2. Những kết quả nghiên cứu của luận án đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và

làm phong phú thêm tài liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phƣơng và quốc gia

đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà hoạch

định chính sách phát triển nông nghiệp địa phƣơng và quốc gia.

3. Là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất

kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu

truyền thống và hiện đại; các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc

điểm tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung

thực hiện của đề tài.

4. Đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro

và nâng cao HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là

nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách phát

triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

6

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HQKT TRONG SXNN VÀ

CAO SU TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về rủi ro và

HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng. Để có cơ sở khoa học về vấn đề

nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả những công

trình đã thực hiện theo các nội dung sau:

1.1 Phân tích rủi ro trong SXNN và cao su

Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động cùng với ảnh hƣởng

bất lợi của khí hậu toàn cầu đã tác động rất lớn và gây nhiều rủi ro đối với sản xuất

kinh doanh nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng nên đã có rất nhiều học

giả thực hiện các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh cụ thể nhƣ:

Rủi ro về thời tiết, về các yếu tố đầu vào, hay là rủi ro về giá.

Khi đánh giá về rủi ro trong SXNN, các tác giả Claire Schaffnit-Chatterjee

[78] đánh giá sự bất ổn trong SXNN diễn biến theo chiều hƣớng càng ngày càng

phức tạp, những bất ổn đó có thể đến từ những nguyên nhân nhƣ: Thời tiết, biến

động giá cả, sản lƣợng theo mùa, tƣơng quan cung - cầu, biến động giá năng

lƣợng… Chris Bastian [80] nhấn mạnh tất cả rủi ro trong nông nghiệp đều ảnh

hƣởng đến doanh thu của ngƣời sản xuất và việc kiểm soát các rủi ro nhƣ thời tiết,

sâu bệnh, dịch bệnh của ngƣời sản xuất còn hạn chế. World Bank [96] đã tổng hợp

ý kiến khác nhau của các chuyên gia về giải pháp giảm thiểu rủi ro gồm: Các chính

sách của Chính phủ, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm mùa vụ và đa dạng hoá cây trồng.

Không chỉ khái quát các khía cạnh về rủi ro trong SXNN nhƣ trên, Claire Schaffnit-

Chatterjee [78] còn nhấn mạnh việc quản trị rủi ro trong nông nghiệp là hết sức

quan trọng, mặc dù việc giảm rủi ro không phải luôn luôn cải thiện phúc lợi xã hội

nhƣng thất bại trong việc quản trị rủi ro lại làm ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập

của ngƣời nông dân, bình ổn thị trƣờng và khả năng đảm bảo an ninh lƣơng thực.

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

7

Qua đó, đề cập các rủi ro trong SXNN gồm: Rủi ro sản xuất, rủi ro pháp lý, rủi ro

tài chính, rủi ro nguồn nhân lực và rủi ro về giá. Trong đó rủi ro mà ngƣời nông dân

có thể gặp phải là sự thay đổi khí hậu dẫn đến tần suất xảy ra những sự kiện thời tiết

khắc nghiệt tăng, kết hợp thêm vào đó là tình trạng khan hiếm nƣớc, đất canh tác và

năng lƣợng. Về biện pháp quản trị rủi ro, tác giả có cùng quan điểm với các tác giả

trƣớc nhƣ việc đa dạng hoá các hoạt động trên cùng diện tích đất để làm giảm nguy

cơ, phân bổ hợp lý đất đai, các yếu tố đầu vào, bảo hiểm rủi ro về giá và các bảo

hiểm nông nghiệp khác.

Ulrich Hess và các cộng sự [110] nhấn mạnh việc SXNN phụ thuộc rất nhiều

vào thời tiết, các nƣớc đang phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết

mà còn phải chịu đựng gánh nặng của các thảm họa tự nhiên (do điều kiện môi

trƣờng độc hại) qua đó đề cập công cụ quản trị rủi ro thời tiết áp dụng cho các nƣớc

đang phát triển.

Đánh giá về các rủi ro tài chính, cụ thể là rủi ro về giá cả cũng nhƣ cân bằng

cung cầu, các tác giả đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT của sản xuất

CSTĐ là sự biến động của giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến

thu nhập của ngƣời trồng cao su. Cụ thể, các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar

Cacho và Phil Simmons [102] trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất CSTĐ ở

Indonesia đã nhận định giá cả có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn đến thu nhập của ngƣời

nông dân; Somboomsuke và các cộng sự [107] nhận xét giá cả mủ cao su thấp chính

là trở ngại lớn của ngƣời trồng cao su; Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] tập

trung ở các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả.

Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro về giá, tác giả Giovannucci và các cộng sự

[81] đã khái quát thực trạng trồng, khai thác cao su và các CCN khác ở Việt Nam,

qua đó đề cập những rủi ro ngƣời nông dân gặp phải khi canh tác, đặc biệt là các rủi

ro về giá cả, đồng thời nghiên cứu sự biến động giá cả cao su trên thị trƣờng thế

giới và các giải pháp ngƣời nông dân áp dụng, các chính sách của Chính phủ để

phòng tránh các rủi ro này. Cũng nghiên cứu rủi ro về giá cả, Lisa Mariam Varkey

và Pramod Kumar [82] đã khẳng định sự biến động giá là một con dao hai lƣỡi tác

động vào dòng tiền cùng với quyết định đầu tƣ nên cần phải liên kết các biện pháp

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

8

quản lý rủi ro về giá và tiếp cận tín dụng. Đây là một trong những lựa chọn chính

sách quan trọng đối với cây trồng có sự đầu tƣ lớn và dài ngày nhƣ cao su. Nghiên

cứu trƣờng hợp về quỹ bình ổn giá Ấn Độ, khẳng định các quốc gia sản xuất cao su

là ngƣời chấp nhận giá, họ phụ thuộc vào giá cao su quốc tế nên phải so sánh đƣợc

giá trong nƣớc và quốc tế. Qua đó khẳng định sử dụng quỹ bình ổn giá là một trong

những biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát sự biến động của giá cả. Cũng bàn về

vấn đề này, Claire Schaffnit-Chatterjee [78] đã xác định sự biến động giá cả có xu

hƣớng tăng lên và sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự mất cân bằng cung - cầu, qua đó đề xuất

các giải pháp bảo hiểm rủi ro về giá để đảm bảo nguồn thu nhập cho nông dân.

Từ tình hình nghiên cứu rủi ro trong SXNN và sản xuất cao su cho thấy, ngƣời

sản xuất thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên nhƣ thời tiết,

khí hậu; rủi ro do sâu bệnh, kỹ thuật canh tác; rủi ro do sự biến động của giá cả và

rủi ro do sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Và để giảm thiểu các rủi

ro này cần thực hiện các giải pháp nhƣ đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo

hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá.

1.2 Đánh giá HQKT trong SXNN và cao su

Trong SXNN và cao su, HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nƣớc,

chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời sản xuất nên đã có nhiều công trình

nghiên cứu về vấn đề này. Wickremasinghe và các cộng sự [117] đã tổng hợp các

nghiên cứu về sản xuất CSTĐ với những mục tiêu khác nhau đƣợc thực hiện ở Sri

Lanka. Qua đó kết luận, những nghiên cứu trƣớc đây đƣợc sử dụng chủ yếu theo

phƣơng pháp điều tra mẫu; đƣợc kể đến đầu tiên là công trình của Dissanayako

(1963, 1968 và 1978), họ đã cung cấp thông tin sơ bộ về các khía cạnh cụ thể nhƣ

tuổi thọ kinh tế của cây và xu hƣớng trong phƣơng pháp mở rộng cao su; tiếp đến

Jayasuriya và Carrad (1977) đã phân tích kinh tế toàn diện việc trồng lại các cây cao

su dựa trên điều tra mẫu của 165 hộ sản xuất CSTĐ ở các huyện Colombo, Kalutara

và Ratnapura. Tuy nhiên, do sự bất cập của kích thƣớc mẫu đối với những ngƣời

thực sự liên quan đến trồng lại cao su nên kết quả của nghiên cứu này vẫn chƣa

thuyết phục đƣợc. Barlow và các cộng sự [74] đã thực hiện một nghiên cứu kinh tế

toàn diện của CSTĐ dựa trên một khu vực đƣợc lựa chọn khác bằng cách sử dụng

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

9

một mẫu gồm 289 hộ CSTĐ. Mặc dù kích thƣớc mẫu của nghiên cứu này là khá đầy

đủ nhƣng nghiên cứu thiên vị cho CSTĐ, khi chỉ nhắc đến những khía cạnh tích cực

của việc sản xuất kinh doanh CSTĐ mà không đại diện đƣợc cho mức trung bình

của CSTĐ trong khu vực đó. Nghiên cứu của Somboonsuke [105] đã trình bày tình

hình phát triển ngành cao su Thái Lan cho đến trƣớc khủng hoảng kinh tế; đã phân

loại các hệ thống canh tác cao su khác nhau, dựa trên sự đa dạng của các sản phẩm

đƣợc sản xuất bởi các tiểu điền, cơ cấu kinh tế - xã hội và kinh tế nông nghiệp; đã

thực hiện phân loại bắt đầu với các trang trại độc canh cây cao su và sau đó là với

các trang trại có sự kế hợp giữa cao su với ít nhất là ba sản phẩm nông nghiệp

(SPNN) hoặc hai SPNN và một sản phẩm phi nông nghiệp (gia cầm hoặc cá). Ngoài

ra còn có một luận chứng thực nghiệm rằng trong trƣờng hợp cung cấp đầy đủ các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài chính, CSTĐ sẽ chuyển đổi từ mô hình độc

canh thành nhiều mô hình với hệ thống sản xuất phức tạp hơn. Công trình của

Prommee và Somboonsuke [100] đã chỉ ra sự khác biệt giữa các hệ thống canh tác

khác nhau và kết luận độc canh cây cao su có đặc điểm bất lợi hơn so với các hệ

thống khác; chủ của các hộ CSTĐ độc canh có trình độ giáo dục khá thấp, khả năng

sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất cũng là thấp nhất. Tiếp đến Somboonsuke

và các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế cho các hệ thống canh tác tƣơng

tự; đo lƣờng năng lực tài chính và năng suất nông nghiệp đƣợc thực hiện cũng nhƣ

một sự so sánh giữa các hệ thống kinh tế. Các phân tích chỉ ra, tất cả các hệ thống

cao su đều thu đƣợc lợi nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su và các hệ thống

cao su - dứa cho kết quả thấp nhất và kết luận càng đa dạng trong hệ thống cây

trồng thì lợi nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn.

Tiếp tục phân tích các khó khăn chính mà CSTĐ gặp phải, Somboonsuke và

các cộng sự [107] đã xác định trở ngại chính của các hộ sản xuất kinh doanh cao su

là giá thấp, chất lƣợng mủ cao su không đảm bảo, hộ sản xuất không đủ vốn để đầu

tƣ, khó tiếp cận thông tin và các vấn đề với sâu bệnh, dịch bệnh. Bên cạnh đó, đánh

giá việc thiếu lao động gia đình là một hạn chế nhƣng không quan trọng mà nguồn

cung cấp lao động là vấn đề đáng lo ngại, ngày càng tăng do giới trẻ có xu hƣớng di

chuyển vào thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm nhiều hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

10

rằng hạn chế sinh học và kinh tế là nghiêm trọng hơn cả so với những khó khăn về

thể chế và xã hội. Hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây cũng dễ bị tổn thƣơng

hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.

Kế tiếp các công trình trên, các công trình sau này ngoài việc điều tra mẫu,

còn sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh

hƣởng đến sản xuất CSTĐ, nhƣ mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, ma trận

phân tích chính sách (PAM – Policy Analysis Matrix), phân tích độ nhạy. Trong đó

công trình của Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] nghiên cứu ở Sri Lanka đã tập

trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả. Các tác giả

đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT sản xuất CSTĐ là sự biến động của

giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời trồng

cao su. Nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng không có hiệu quả các yếu tố đầu vào

và kết luận không cần tăng các yếu tố đầu vào mà chỉ cần nâng cao hiệu quả sử

dụng là có thể nâng cao lợi nhuận cho các hộ CSTĐ. Công trình của Sarba Priya

Ray [104] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng năng lực sản

xuất trong ngành cao su đã kết luận các chính sách cải cách của Chính phủ về việc

cấp phép tự do hoá thƣơng mại không giúp ngành công nghiệp và nông nghiệp mở

rộng năng lực, các ngành phần lớn sử dụng năng lực sản xuất của ngành mình và

chƣa sử dụng hết năng lực này.

Cũng bàn về vấn đề này Parinya Cherdchom và các cộng sự [98] ngoài việc hệ

thống hoá các trang trại cao su, sự hình thành và phát triển của các hình thức canh

tác, còn trình bày về tổ chức hoạt động sản xuất CSTĐ trong hệ thống các trang trại

ở Thái Lan và tầm quan trọng của cây cao su đối với nền kinh tế của đất nƣớc này.

Mặt khác, công trình sử dụng các mô hình phân tích tính kinh tế thông qua các chỉ

tiêu nhƣ giá trị thu nhập, đo lƣờng HQKT, năng lực tài chính và năng suất sản xuất

của mô hình; sử dụng các chỉ tiêu kinh tế khác nhƣ NPV, IRR đánh giá thẩm định

đầu tƣ. Thực hiện ở một địa phƣơng khác, nhóm tác giả Vongpaphane Manivong và

R.A. Cramb [115] nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình CSTĐ ở Lào

bằng phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát thực tế, kết hợp với dữ liệu không gian

nhằm dự đoán khả năng mở rộng cao su dựa vào tài nguyên thiên nhiên và khả năng

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

11

tiếp cận dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng. Tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu khác,

các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102] đã đánh giá tầm

quan trọng của cây cao su trong nền kinh tế Indonesia; đánh giá sự biến đổi giá cả

làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời trồng CSTĐ; một điểm nổi bật khác nữa là

việc tác giả sử dụng mô hình kinh tế - sinh học vào đánh giá hiệu quả sản xuất giữa

mô hình chuẩn và mô hình thứ hai sau khi đã đƣa các yếu tố rủi ro.

Ngoài các vấn đề trên, khi nghiên cứu HQKT giữa mô hình CSTĐ độc canh

và xen canh với các loại cây trồng NN, các vật nuôi khác, các công trình nghiên cứu

đã có các quan điểm khác nhau. Công trình của tác giả Prommee và Somboonsuke

[100] kết luận mô hình sản xuất cao su độc canh có nhiều điểm bất lợi hơn các mô

hình xen canh khác và để khẳng định thêm quan điểm của mình, Somboomsuke và

các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế và năng lực tài chính cũng nhƣ các

yếu tố đầu ra khác, từ đó đƣa ra kết luận tất cả các hệ thống cao su đều thu đƣợc lợi

nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su có kết quả thấp hơn so với hệ thống cao

su - dứa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng đa dạng trong hệ thống cây trồng thì lợi

nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn; ngƣợc lại với hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây sẽ

dễ bị tổn thƣơng hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.

Khác với quan điểm trên, Viswanathan [99] nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các

mô hình cao su bằng phƣơng pháp phân tích lợi thế so sánh, đã đƣa ra kết luận mô

hình CSTĐ độc canh là mô hình đem lại HQKT cao nhất. Tác giả cho rằng với mô

hình này, ngƣời nông dân gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính bổ sung cho

việc đầu tƣ dài hạn, nhƣng việc tập trung sản xuất một loại cây đem lại năng suất và

chất lƣợng tốt hơn. Cũng đồng quan điểm này, Rodgers và các cộng sự [73] đã kết

luận về mô hình sản xuất CSTĐ độc canh đƣa lại HQKT cao hơn mô hình CSTĐ

kết hợp với các các loại cây trồng khác. Lập luận của quan điểm này cho rằng năng

suất của cây cao su sẽ lớn hơn, chất lƣợng tốt hơn nếu đƣợc chăm sóc kỹ và sử dụng

nhiều lao động từ địa phƣơng hơn do chu kỳ sống của cây cao su dài.

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

12

2. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

TRONG SXNN VÀ CAO SU Ở VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH

2.1 Phân tích rủi ro trong SXNN và cao su ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu về rủi ro đã có rất nhiều tác giả thực hiện nhƣng chủ

yếu đề cập đến những vấn đề chung về rủi ro và rủi ro dự án. Trong lĩnh vực SXNN

và cao su, rủi ro đƣợc xem nhƣ là đặc điểm nội tại nhƣng những nghiên cứu mang

tính điển hình về rủi ro trong lĩnh vực này lại không có nhiều hoặc ít đƣợc công bố.

Các thông tin về rủi ro này phần lớn đƣợc tìm thấy trong các báo cáo điều tra hoặc

báo cáo phát triển của các tổ chức. Tuy nhiên, về lý luận đã có một số tác giả bàn về

rủi ro trong SXNN và cao su, tiêu biểu là công trình của Bùi Thị Gia [21] nghiên

cứu về quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã đề cập

tƣơng đối đầy đủ các lý thuyết về quản trị rủi ro trong nông nghiệp. Trong đó khẳng

định: “Rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp là những tổn thất, những bất trắc, khả

năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được”. Tác giả

đã đề cập đến nhiều cách phân loại rủi ro của các tác giả qua đó đã phân loại rủi ro

trong SXNN thành: Rủi ro sản xuất, rủi ro giá, rủi ro marketing, rủi ro thể chế, rủi

ro liên quan đến con ngƣời gây ra hoặc rủi ro cá nhân, rủi ro tài chính. Bên cạnh đó,

khi nghiên cứu về các mô hình hoá và công cụ nhận dạng rủi ro, tác giả đã đề cập

đến các phƣơng pháp lƣu đồ, phƣơng pháp thanh tra hiện trƣờng, phƣơng pháp

nghiên cứu số liệu thống kê; nghiên cứu về đo lƣờng rủi ro, tác giả đã đề cập đến

phƣơng pháp sử dụng ma trận rủi ro qua các thang đo ảnh hƣởng và thang đo khả

năng xảy ra rủi ro để sắp xếp ƣu tiên các rủi ro, sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để

đo lƣờng các rủi ro có thể xảy ra từ đó xác định những rủi ro cần đƣợc ƣu tiên kiểm

soát và tài trợ khi cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả xác định quy trình rủi ro từ việc

xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, quản trị rủi ro và theo dõi, giám sát

rủi ro. Bên cạnh, đó còn đề cập đến các thái độ đối với rủi ro nhƣ né tránh hay

không thích rủi ro; trung tính hay chấp nhận rủi ro và thích rủi ro hay ngƣời mạo

hiểm từ đó thể hiện thái độ đối với rủi ro bằng mô hình lợi ích kỳ vọng.

Về thực tiễn nghiên cứu rủi ro, tác giả Lữ Bá Văn [62] trong nghiên cứu rủi ro

sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tổng quan về lý luận, làm rõ khái

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

13

niệm về rủi ro và rủi ro trong SXNN, xác định tầm quan trọng của rủi ro, xác định

các loại rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất cà phê nhƣ do biến động của giá, do thiên

tai, do sâu bệnh, do kỹ thuật canh tác, do công nghệ,…Trên cơ sở đó thực hiện

phƣơng pháp nhận dạng rủi ro qua môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội; và thực

hiện phƣơng pháp phân tích rủi ro bằng cách xác định tổn thất trực tiếp và gián tiếp

đối với ngƣời sản xuất và đối với ngƣời kinh doanh. Cũng đề cập đến vấn đề này Lê

Thị Hồng Trân [57] đã sử dụng các phƣơng pháp ma trận đánh giá rủi ro qua việc

xác định tần suất xảy ra và mức độ thiệt hại. Nghiên cứu đã xác định ma trận thang

điểm rủi ro, đề xuất thang điểm đánh giá đối với khả năng xảy ra rủi ro và mức độ

thiệt hại, từ đó đề xuất thang điểm đánh giá mức độ rủi ro. Đi sâu nghiên cứu về rủi

ro sản xuất, tác giả Nguyễn Quốc Nghi [37] đã tiến hành đánh giá thực trạng rủi ro

trong sản xuất của nông hộ, qua đó phân tích phản ứng của nông hộ đối với các rủi

ro nông nghiệp, từ đó xây dựng mô hình liên kết giữa hộ sản xuất với Nhà nƣớc, các

tổ chức tín dụng, nhà cung ứng, nhà thu mua, nhà khoa học và công ty bảo hiểm

nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của các nông hộ.

2.2 Đánh giá HQKT trong SXNN và cao su ở Việt nam

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về HQKT trong

SXNN và cao su. Các công trình đã hệ thống hóa lý luận về HQKT trong SXNN ở

từng lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu của Bùi Nữ Hoàng Anh [2] đã khái quát hóa về

hiệu quả, đƣa ra các quan điểm về HQKT, nội dung và bản chất của HQKT qua đó

nghiên cứu sâu về HQKT trong sử dụng đất nông nghiệp (ĐNN); Phan Sỹ Cƣờng

[11] sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR để tính HQKT sản xuất cam cho các hộ nông

dân; Đoàn Công Qùy [38] sử dụng hệ thống chỉ tiêu nhƣ giá trị sản xuất, giá trị gia

tăng, giá trị sản xuất trên lao động, giá trị gia tăng trên lao động để đánh giá HQKT

sử dụng đất canh tác; Trần Đình Thao [51] sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb –

douglas phản ánh năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tính toán chỉ số

hiệu quả kỹ thuật giao động từ 0,5 đến 0,9 mức bình quân là 0,82%; Nguyễn Khắc

Quỳnh (2010) sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tài chính từng

phần (Partial Budget Analysis – PBA), phân tích chỉ số VCR gia tăng (Incremental

Value Cost Ratio – IVCR), phân tích điểm hòa vốn (Break – Even Analysis (BA))

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

14

để đánh giá HQKT sản xuất lúa lai thƣơng phẩm; Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc

Nghi [29] sử dụng các mô hình tỷ suất lợi nhuận để đánh giá tác động của từng

nhóm rủi ro, cấp độ rủi ro đến HQKT trong chăn nuôi heo thịt và Đỗ Văn Xê [67]

sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế để đánh giá HQKT của mô hình SXNN.

Bàn về phát triển sản xuất cao su và đánh giá HQKT sản xuất cao su các tác

giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá ở các khía cạnh khác nhau. Bùi Dũng

Thể [53] áp dụng phƣơng pháp liên ngành và phƣơng pháp tiếp cận ngành hàng

nông sản để nghiên cứu thực trạng phát triển CSTĐ, đề xuất mô hình trồng cao su

cho các hộ sản xuất và hệ thống giải pháp kinh tế kỹ thuật để phát triển cây cao su

đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới; Mai Văn Xuân (2011) sử dụng hệ số chi

phí nguồn lực trong nƣớc - DRC, mô hình kim cƣơng của M.Porter (Porter „s

Diamond), ma trận phân tích chính sách – PAM để đánh giá khả năng cạnh tranh

của sản phẩm cao su; Phùng Thị Hồng Hà [25] sử dụng phƣơng pháp hiện giá và

phƣơng pháp hạch toán để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất cao su, các yếu tố

tác động đến sự phát triển cây cao su ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Minh Hiếu [28] đã

tiến hành đánh giá hiệu quả của việc phát triển CSTĐ ở thừa Thiên Huế và sử dụng

ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cao su trang trại tại Thừa Thiên Huế; Phạm

Văn Tần [47] đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển CSTĐ ở Thừa

Thiên Huế và đề ra các giải pháp kỹ thuật cho việc phát triển cao su ổn định, bền

vững; Thái Thanh Hà [24] sử dụng phƣơng pháp phân tích đƣờng giới hạn DEA

(Data Envelopment Analysis) để tính toán ra các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ số

hiệu quả chi phí, sau đó sử dụng tiếp hai loại chỉ số này thông qua phƣơng trình hồi

quy Tobit Regression để nhận dạng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có liên quan

nhƣ: trình độ học vấn của chủ hộ, vốn vay đầu tƣ sản xuất cao su, số cây cao su mở

miệng cạo và hệ số kỹ thuật của lao động.

2.3 Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh

Quảng Bình

Ở Quảng Bình đã có một số công trình nghiên cứu về sản xuất cao su ở các

khía cạnh khác nhau. Trong tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học “Giải pháp nâng

cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” các

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

15

công trình đã đánh giá thực trạng, định hƣớng phát triển cây cao su trên địa bàn;

phân tích tiềm năng và rủi ro sơ tuyển giống cao su; thực trạng QTKT cây cao su;

thực trạng về sâu bệnh hại cây cao su; đề xuất các giải pháp thiết lập và duy trì vƣờn

cao su trong vùng gió, bão; các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững

cây cao su trên địa bàn; giải pháp về cơ cấu bộ giống, hƣớng trồng, mật độ trồng tối

ƣu và vành đai bảo vệ chống bão. Cũng bàn về vấn đề này, trong nghiên cứu của Dự

án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung về chuỗi giá trị tiểu

ngành cao su Quảng Bình [19] đã đánh giá khái quát về sự phát triển diện tích, năng

suất cao su quốc doanh và CSTĐ; sơ đồ hóa chuỗi giá trị với năm tác nhân gồm tác

nhân cung cấp yếu tố đầu vào, tác nhân sản xuất, tác nhân chế biến, tác nhân thƣơng

mại và tác nhân tiêu thụ từ đó xác định mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia

chuỗi. Nghiên cứu tiến hành đánh giá các trở ngại và cơ hội của ngành cao su tỉnh

Quảng Bình ở cấp vi mô, cấp trung gian và cấp vĩ mô. Bên cạnh các nghiên cứu

trên, Nguyễn Minh Hiếu [28] đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

từ các cơ quan quản lý và số liệu cơ cấp từ các hộ trồng cao su; phƣơng pháp đo

đếm trực tiếp một số chỉ tiêu trên vƣờn cây nhƣ năng suất, hàm lƣợng mủ, qua đó

phân tích đánh giá khả năng sinh trƣởng của các loại giống, diễn biến năng suất mủ

tƣơi và mủ khô cá thể; đánh giá bệnh hại ở các giống nghiên cứu và đánh giá HQKT

ở các giống cao su nghiên cứu trên địa bàn Huyện Bố Trạch.

3. KẾT LUẬN

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT

trong SXNN và cao su cho thấy:

- Về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro: Đã có các nghiên cứu về rủi ro trong

SXNN theo 3 phƣơng diện gồm: Các yếu tố tác động của thiên nhiên nằm ngoài tầm

kiểm soát của con ngƣời (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào (giống,

phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và các yếu tố tác động của chính phủ các

nƣớc về chính sách cũng nhƣ về khung pháp lý. Một số nghiên cứu khác đề cập việc

kiểm soát rủi ro trong SXNN với các phƣơng pháp nhƣ bảo hiểm theo chỉ số, phân

cấp rủi ro và đƣa ra những công cụ quản trị rủi ro. Về thực tiễn, đã có các nghiên

cứu bàn về rủi ro trong SXNN, các nghiên cứu đề cao vai trò và trách nhiệm của

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

16

ngƣời nông dân, ngƣời nông dân phải biết tối ƣu hoá các công cụ của thị trƣờng để

đối phó với rủi ro; đã đề cập đến khung pháp lý của chính phủ các nƣớc để quản lý

các rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp luật; nghiên cứu mặt hạn chế của nguồn ngân

sách các chính phủ khi đầu tƣ vào SXNN và hạn chế trong việc đàm phán cũng gây

ảnh hƣởng không nhỏ đến việc trợ giúp của chính phủ; nghiên cứu các giải pháp

kiểm soát rủi ro nhƣ đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa vụ, bảo

hiểm theo chỉ số và đƣa ra các công cụ quản lý rủi ro ở các nƣớc phát triển và các

nƣớc đang phát triển.

Nhƣ vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên

thế giới và Việt Nam là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về

rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định

các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

và xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu.

- Về lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT: Trên thế giới đã có các công trình

nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã nghiên cứu lịch

sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò

phát triển cao su và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su;

nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sản xuất cao su kém hiệu quả, các phƣơng pháp

phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT. Về thực tiễn, đã có nhiều

công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất cao su, đặc biệt là ở các nƣớc có thế mạnh

về trồng và sản xuất cao su nhƣ: Ấn Độ, Lào, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái

Lan, Sri Lanka. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có những đặc điểm

riêng biệt nên phƣơng pháp nghiên cứu và phạm trù nghiên cứu là khác nhau. Điển

hình, công trình nghiên cứu về HQKT mô hình CSTĐ ở miền Nam Thái Lan sử

dụng các phƣơng pháp phân tích kinh tế để đánh giá thẩm định đầu tƣ; công trình

nghiên cứu về tiềm năng phát triển cao su của Lào đã đánh giá thực trạng và chính

sách của chính phủ, phân tích các yếu tố đầu vào nhƣ tài nguyên, giá cả, lao

động,…; công trình nghiên cứu quản trị chiến lƣợc mô hình CSTĐ ở Indonesia đã

đánh giá sự ảnh hƣởng của giá thành cao su và sử dụng mô hình kinh tế - sinh học

để tìm ra sự ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan nhƣng mặt hạn chế của mô hình

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

17

này là không trả lời đƣợc điều gì sẽ xảy ra nếu các yếu tố trên cùng biến động đồng

thời. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất cao su đã

sử dụng các phƣơng pháp hiện giá và phƣơng pháp hạch toán để xác định kết quả và

hiệu quả sản xuất cao su; phƣơng pháp phân tích nhân tố và phƣơng pháp phân tích

đƣờng giới hạn (Data Envelopment Analysis - DEA).

Qua kết quả phân tích trên cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều

công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói

riêng nhƣng ở tỉnh Quảng Bình chƣa có một nghiên cứu nào về phân tích rủi ro và

đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Mặt khác, các công trình nghiên cứu

chỉ đề cập chung về rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su;

chƣa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá

hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa

phƣơng hay quốc gia. Vì vậy, để thực hiện để thực hiện nội dung nghiên cứu, luận

án dựa trên các lý luận chung về rủi ro và HQKT để kế thừa các quan điểm, khái

niệm, phƣơng pháp nghiên cứu chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ thể các

lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro. Đồng thời, dựa

trên thực tiễn các công trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các

phƣơng pháp phân tích, đối tƣợng phân tích rủi ro và đánh giá HQKT để từ đó hình

thành khung nghiên cứu và xây dựng các phƣơng pháp cụ thể để nghiên cứu phân

tích rủi ro và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình.

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

18

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ

1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ

1.1.1 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây cao su

1.1.1.1. Đặc điểm của cây cao su

- Nguồn gốc cây cao su: Cây cao su có tên khoa học là “Hévéa Brasillensis”

thuộc họ Euphorbriaceae (họ thầu dầu) và đƣợc tìm thấy trong tình trạng hoang dại

ở vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ). Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ƣớt

(Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador...), lƣợng mƣa trên 2000 mm, nhiệt độ

cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tƣơng

đối giàu dinh dƣỡng, có độ PH từ 4,5 - 5,5 với tầng canh tác dày, thoát nƣớc trung

bình. Vào cuối thế kỷ 19, cây cao su đã đƣợc du nhập và phát triển nhanh ở nhiều

nƣớc trên thế giới [4].

- Đặc điểm sinh học của cây cao su: Cây cao su thay lá vào mùa Đông, thời

gian rụng lá kéo dài từ 20 ngày đến 1 tháng, sau khi rụng hết lá già, lá non bắt đầu

xuất hiện và sau 1 đến 1,5 tháng, tán lá non ổn định. Tuỳ theo giống, điều kiện của

ngoại cảnh (đất đai, khí hậu…), điều kiện thâm canh mà cây cao su có chu kỳ sống

khác nhau. Trong tình trạng hoang dại là một loại cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên

30m, có khi đến 50m, vành thân đạt từ 5m đến 7m, tán lá rộng với mật độ cây thƣa

thớt và sống trên 100 năm. Khi trồng kinh doanh sản phẩm mủ, không gian trồng: 18

- 25m2/ cây (mật độ trồng khoảng 400 - 550 cây/ ha); chu kỳ sống giới hạn từ 30 -

40 năm, trong đó chia làm 2 thời kỳ, thời kỳ KTCB và thời kỳ KD; chiều cao cây

trƣởng thành tối đa là 25-30m và đạt vòng quanh tối đa 1m khi vào cuối niên hạn

khai thác; phát triển bình thƣờng ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm, là cây ƣa sáng,

thời gian và cƣờng độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây càng

nhiều, ánh sáng còn ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng

cho cây; tốc độ gió nếu lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, nếu

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

19

lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s sẽ làm gốc sụp đổ và

dẫn tới giảm năng suất mủ; độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh

trƣởng của cây là trên 75% và là loại cây có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều CCN

dài ngày khác (trừ cây điều) [30], [64].

- Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su: Sản phẩm chính của sản xuất cao

su là mủ nên ngƣời trồng thƣờng không quan tâm nhiều đến sự phân loại quá trình

phát dục của cây mà thƣờng căn cứ vào các giai đoạn cho sản lƣợng mủ khác nhau

từ đó nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện

cho quản lý sản xuất, thông thƣờng chia thành các giai đoạn nhƣ sau [30], [64]:

+ Giai đoạn cây non trong vƣờn ƣơm: Bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất

khỏi vƣờn ƣơm, có thể kéo dài 6 tháng đến 24 tháng (stump lở, stump bầu,…).

+ Giai đoạn KTCB: Khoảng thời gian khoảng 6 đến 8 năm đầu tiên tính từ khi

trồng, là thời gian cần thiết để vòng thân cây cao su đạt 50cm đo cách mặt đất 1m.

+ Giai đoạn khai thác mủ (hay giai đoạn KD): Đây là giai đoạn dài nhất bắt

đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên

về năng suất hàng năm ngƣời ta chia thành 3 thời kỳ:

Thời kỳ khai thác cao su non: Cây vẫn tiếp tục sinh trƣởng mạnh, số lƣợng

cành, nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lƣợng mủ tăng nhanh theo các năm.

Tốc độ tăng sản lƣợng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và

chăm sóc. Thời kỳ này kéo dài chừng 10 – 12 năm.

Thời kỳ khai thác cao su trung niên: Năng suất không tăng thêm và giữ vững ở

mức năng suất đó theo năm. Tuy nhiên, tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trƣớc

đó, hiện tại và giống mà thời kỳ này kéo dài hay ngắn. Nếu vƣờn cây không đƣợc

chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và khai thác cao su non thì khi cây bƣớc vào

thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó

giảm năng suất.

Thời kỳ khai thác cao su già: Là thời kỳ vƣờn cây có hiện tƣợng giảm năng

suất trong nhiều năm liền nhƣng mức giảm và tốc độ giảm năng suất nhanh hay

chậm tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và khai thác các thời kỳ trƣớc đó .

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

20

1.1.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất cao su

Cây cao su là loại CCN có chu kỳ kinh doanh kéo dài nên có nhiều yếu tố ảnh

hƣởng đến năng suất và sản lƣợng nhƣ sau [30], [64]:

- Các nhân tố tự nhiên: Là những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến năng suất sản

xuất cao su nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, giờ chiếu sáng, đất đai. Nếu những yếu tố

này không đạt ngƣỡng cho phép thì cây cao su cho năng suất thấp, vƣợt ngƣỡng cho

phép lớn thì không trồng đƣợc hoặc trồng đƣợc nhƣng cây sẽ chết hoặc bị thiệt hại

nghiêm trọng.

- Các nhân tố xã hội: Là các nhân tố về lao động, tập quán canh tác và phong

tục từng địa phƣơng ảnh hƣởng đến việc tăng năng suất sản xuất cao su. Bên cạnh

đó còn có các nhân tố nhƣ thị trƣờng, các chính sách kinh tế, vốn và cơ sở hạ tầng

ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời sản xuất, tạo đà cho việc phát triển hay kìm hãm lĩnh

vực sản xuất cao su.

- Các nhân tố kinh tế: Là các nhân tố đầu tƣ vật chất, lao động cho việc trồng

và chăm sóc cao su nhƣ giống, phân bón và bảo vệ thực vật. Đây là chi phí vật chất

trực tiếp trong quá trình sản xuất và là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất

và sản lƣợng cao su.

- Các nhân tố kỹ thuật: Là những nhân tố có mức ảnh hƣởng lớn đến năng suất

và sản lƣợng sản xuất cao su nhƣ kỹ thuật làm đất; kỹ thuật thiết kế lô, phóng tiêu

và đào hố; kỹ thuật trồng, mật độ trồng; kỹ thuật làm cỏ, cắt tỉa chồi thƣờng xuyên;

kỹ thuật trồng xen, trồng thảm phủ; kỹ thuật bón phân và công tác phòng bệnh;

công tác phòng chống cháy, chăm sóc mặt cạo, chăm sóc lớp vỏ tái sinh; kỹ thuật

khai thác mủ cao su. Nếu không đảm bảo những nhân tố này, cây cao su sẽ không

phát triển, nhiều sâu bệnh, gặp nhiều hỏa hoạn làm giảm năng suất hay thiệt hại lớn.

1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cây cao su

- Về kinh tế: Cây cao su có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh

tế địa phƣơng và quốc gia. Vì sản phẩm cây cao su chủ yếu là mủ cao su với các đặc

tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi,...và là nguyên liệu không thể

thiếu đƣợc trong đời sống hàng ngày của con ngƣời thông qua các đồ dùng sinh

hoạt. Đồng thời, là nguồn xuất khẩu quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu Việt

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

21

Nam, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. Mặt khác, cây cao su đem lại thu

nhập cao và ổn định cho ngƣời sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và khi hết niên

hạn phải thanh lý thì gỗ cao su là một nguồn kinh tế đáng kể [1].

- Về xã hội: Sản xuất kinh doanh cao su đòi hỏi một lực lƣợng lao động khá

lớn và tƣơng đối ổn định lâu dài trong 20 đến 30 năm. Hiện nay, phát triển sản xuất

kinh doanh cao su đã giải quyết việc làm cho trên 110.000 lao động khối quốc

doanh và trên 77.000 hộ CSTĐ. Nhiều địa phƣơng đã sử dụng cây cao su nhƣ một

giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác do nhu cầu đi lại để sản xuất và vận

chuyển mủ nên đƣờng sá vùng trồng cao su đƣợc phát triển tốt hơn nhờ đó hệ thống

giao thông vùng nông thôn đƣợc nâng cấp [1].

- Về môi trường: Cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ

xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trƣờng rất tốt nhờ vào tán lá

cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất và với chu kỳ trong khoảng 30 năm nên thuận

lợi trong bảo vệ vùng sinh thái đƣợc bền vững [1]. Mặt khác, cây cao su đã hoàn lại

một khối lƣợng chất dinh dƣỡng cho đất nhƣ cây rừng do bộ lá rụng hàng năm. Sản

phẩm của cây cao su là mủ đƣợc tổng hợp từ nƣớc và các bon, nên cây cao su có

nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thụ khí các bonic rất lớn. Do

vậy cây cao su đang đƣợc xem là một giải pháp để giảm tác hại của hiệu ứng nhà

kính do khí các bonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trƣờng.

- Về an ninh quốc phòng: Cây cao su đƣợc trồng nhiều địa bàn khác nhau nhƣ

vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Những nơi này thƣờng chƣa có ngƣời ở nên

khi trồng cao su phải đƣa lao động từ nơi khác đến chăm sóc, khai thác và chế biến

đã tạo ra một vùng dân cƣ mới. Sự tập trung dân cƣ ở đây góp phần để giữ gìn an

ninh quốc phòng.

1.1.2 Cao su tiểu điền

1.1.2.1 Khái niệm CSTĐ

CSTĐ là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu

tƣ hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

CSTĐ có diện tích nhỏ (dƣới 4 ha/hộ) thƣờng trồng không tập trung, nằm rải rác

quanh khu vực cƣ trú của nông dân [59].

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

22

1.1.2.2. Vai trò của CSTĐ

- Giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định

cho ngƣời lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách

bền vững.

- Huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa

nhƣ đất đai, lao động,... góp phần tạo ra khối lƣợng sản phẩm cao su nguyên liệu

ngày càng nhiều cho sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu.

- Đóng vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH. Đồng thời, thay đổi tập quán từ sản xuất

nhỏ, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.

- Mô hình CSTĐ phù hợp với chính sách đổi mới của nhà nƣớc về chủ trƣơng

giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến

kích kinh tế hộ phát triển.

1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ

1.2.1 Khái niệm rủi ro

Bàn về khái niệm rủi ro thì hiện nay trên thế giới có nhiều trƣờng phái đƣa ra

những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng, phong phú

nhƣng tựu trung lại có thể chia làm 2 trƣờng phái lớn: Trƣờng phái truyền thống

(hay còn gọi là trƣờng phái tiêu cực) và trƣờng phái trung hòa [21], [61].

1.2.1.1 Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực)

Theo trƣờng phái này, rủi ro đƣợc coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát,

nguy hiểm,... Thuộc trƣờng phái này, có các định nghĩa nhƣ: Theo Từ điển Tiếng

Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì “Rủi ro là điều không

lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”; theo cố GS. Nguyễn Lân thì “Rủi ro (đồng nghĩa

với rủi) là sự không may” (từ điển Từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, trang 1540);

theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt

hại,...” ; trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn

thất về tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” hay

“Rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Tóm

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

23

lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm

hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn đề không

chắc chắn có thể xảy ra cho con người” [21], [61].

1.2.1.2 Trường phái trung hòa

Theo trƣờng phái này có một số định nghĩa nhƣ sau: “Rủi ro là sự bất trắc có

thể đo lường được” (Frank Knight); “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến sự

xuất hiện những biến đổi không mong đợi” (Allan Willett); “Rủi ro là một tổng hợp

ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer) hay “Rủi ro là giá

trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến” và theo C. Arthur William, Jr.Micheal

L.Smith đã viết: “Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết quả; xuất hiện

trong hầu hết mọi hoạt động của con người, khi có rủi ro người ta không thể dự

đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ

rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào, một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất

không thể đoán trước”[21], [61].

Nhƣ vậy, theo trƣờng phái này thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”

Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau nhất định khi nhìn nhận về

rủi ro, do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực sản xuất và đời sống ở mỗi

thời điểm xảy ra rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa đều quan tâm, đề cập

đến một số vấn đề có mối liên hệ nhƣ sau: (1) Đề cập đến sự không chắc chắn trong

tƣơng lai, sự kiện bất ngờ và không mong đợi. (2) Đề cập tới hậu quả do một hoặc

nhiều nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả, gây ra tổn thất cho

con ngƣời trong tƣơng lai.

Từ những lý luận trên, luận án xác định khái niệm rủi ro nhƣ sau: “Rủi ro là

những biến cố xảy ra ngoài ý muốn; có thể xảy ra bất kì lúc nào, trong mọi lĩnh

vực của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh; sự tồn tại của rủi ro là

một tất yếu khách quan và rủi ro có thể đo lường được”.

1.2.2 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su

1.2.2.1 Rủi ro trong SXNN

Trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp khá đa

dạng về đối tƣợng cũng nhƣ phƣơng pháp. Ở thời kỳ đầu, các nghiên cứu thƣờng

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

24

tập trung ở các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển nhƣ ở Mỹ, EU, Canada,

Australia với mối quan tâm chính là tác động của các yếu tố ngoại vi nhƣ thời tiết,

thiên tai, dịch bệnh đối với SXNN; lựa chọn quyết định sản xuất trong điều kiện rủi

ro; các phƣơng pháp xác định rủi ro; sự cần thiết phải can thiệp của chính phủ trong

SXNN. Kế thừa những nghiên cứu này, các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp

đƣợc mở rộng cả về phạm vi lẫn đối tƣợng nghiên cứu. SXNN ở các nƣớc thế giới

thứ 3 với những đặc thù riêng cũng đã đƣợc quan tâm. Sự biến động của thị trƣờng,

sự tác động qua lại và ảnh hƣởng tổng hợp của các loại rủi ro đối với lựa chọn của

ngƣời sản xuất; các chiến lƣợc giảm thiểu rủi ro đối với cá nhân, cộng đồng và vai

trò của Chính phủ; các phƣơng pháp tiếp cận mới đối với rủi ro, đánh giá lại các

chƣơng trình giảm thiểu rủi ro của Chính phủ. Đây là những nội dung mà các học

giả và nhiều tổ chức nghiên cứu đề cập đến. Bên cạnh đó, nghiên cứu rủi ro còn

hƣớng đến những tác động do biến đổi môi trƣờng khí hậu toàn cầu, những rủi ro

đem đến cho sức khỏe của cộng đồng [21], [61].

Các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp đã đóng góp rất lớn trong việc

hình thành, ứng dụng các chiến lƣợc và công cụ nhằm quản lỷ rủi ro vốn đã và đang

đƣợc thực hiện thành công ở nhiều quốc gia. Từ những luận cứ và phân tích trên,

luận án đƣa ra khái niệm rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ sau:

“Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất như

thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,...

ảnh hưởng và gây thiệt hại đến kết quả và hiệu quả SXNN; những mức thiệt hại

này có thể đo lường được”.

1.2.2.2 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su

- Khái niệm: Trên cơ sở phân tích các khái niệm về rủi ro và đề xuất khái niệm

rủi ro, rủi ro trong SXNN, luận án xác định khái niệm rủi ro trong sản xuất cao su

nhƣ sau “Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất như

thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,...

ảnh hưởng và gây thiệt hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản

xuất kinh doanh cao su.

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

25

- Phân loại: Việc phân loại rủi ro có nhiều loại khác nhau do các cách tiếp cận

khác nhau. Theo phƣơng pháp quản trị rủi ro truyền thống có 4 loại rủi ro, rủi ro

thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp và rủi ro chiến lƣợc; theo đối tƣợng rủi

ro gồm 3 loại, rủi ro tài sản, rủi ro nhân lực và rủi ro trách nhiệm; theo môi trƣờng

hoạt động gồm 2 nhóm, rủi ro môi trƣờng vĩ mô và rủi ro môi trƣờng vi mô. Thực

hiện nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi tiếp cận phân loại rủi ro sản xuất kinh

doanh cao su theo nguồn hình thành nhƣ sau:

Rủi ro trong sản xuất: Đến từ những sự kiện không đoán trƣớc đƣợc của thời

tiết cũng nhƣ những bất định trong sản xuất cao su. Vì SXNN nói chung và cao su

nói riêng chịu tác động nhiều của các yếu tố không kiểm soát đƣợc nhƣ thời tiết,

dịch bệnh, giống,…thậm chí hàng năm sử dụng đầu vào và đầu ra nhƣ nhau nhƣng

năng suất vẫn khác nhau.

Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường: Xuất hiện do những thay đổi không

báo trƣớc của thị trƣờng đầu vào và đầu ra trong sản xuất cao su. Giá đầu vào và

đầu ra cao su thay đổi hàng năm, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra

bấp bênh. Trong khi đó chu kỳ sản xuất dài do đó quyết định sản xuất phải dự báo,

lƣờng trƣớc đƣợc những thay đổi, những rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

Rủi ro thể chế: Xuất hiện do những thay đổi luật pháp của nhà nƣớc hoặc các

quy định từ các cấp chính quyền địa phƣơng gây bất lợi đối với ngƣời sản xuất kinh

doanh cao su gồm: Thay đổi của luật quản lý rừng, thay đổi chính sách vay vốn,

chính sách phát triển kinh tế,... gây bất lợi đối với ngƣời sản xuất kinh doanh cao su.

Rủi ro về con người: Là những biến cố không mong muốn ảnh hƣởng đến điều

kiện, sức khỏe của ngƣời sản xuất kinh doanh cao su nhƣ ốm đau, bệnh tật,... tình

trạng này kéo dài có thể ảnh hƣởng đến sản xuất và tăng chi phí một cách đáng kể.

Rủi ro về kỹ thuật: Là loại rủi ro phát sinh từ việc áp dụng kỹ thuật mới trong

sản xuất cao su nhƣng không phù hợp dẫn đến bị thua thiệt. Khi đƣa một công nghệ

mới vào ngƣời nông dân luôn có câu hỏi rằng, liệu công nghệ mới có đáp ứng đƣợc

mong muốn không? Có thực sự đáp ứng đƣợc chi phí và tăng sản xuất không?

Nhiều công nghệ có tính ƣu việt nhƣng nông dân luôn tiếp thu chậm, tìm thấy mặt

không ƣu việt về chi phí hoặc năng suất khi họ sử dụng lần đầu.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

26

Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng: Rủi ro về mặt tài chính liên quan đến sự an

toàn hoặc mất an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. An toàn tài chính của

doanh nghiệp thể hiện ở khả năng trả nợ và khả năng thanh toán. Khác với rủi ro

trong kinh doanh, nguyên nhân xảy ra rủi ro tài chính là do sử dụng vốn vay. Tăng

vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn của chủ sở hữu, làm tăng cán cân tài chính, tăng

cán cân tài chính làm tăng rủi ro tài chính khi thu nhập giảm. Tỷ trọng vốn vay càng

lớn so với tổng vốn thì hệ số nhân đóng góp vào rủi ro kinh doanh càng cao. Chỉ khi

doanh nghiệp, trang trại tự tài trợ 100% vốn thì không có rủi ro về mặt tài chính.

- Chiến lược quản lý rủi ro: Để giảm thiểu các rủi ro cần có hệ thống chiến

lƣợc quản lý rủi ro theo thời điểm phát sinh nhƣ sau [21], [61]:

Đối với rủi ro chưa phát sinh: Chiến lƣợc phòng tránh rủi ro, theo cơ chế phi

chính thống gồm: Tránh các rủi ro, đa dạng hóa cây trồng hoặc xen canh gối vụ, phân

tán cây trồng, canh tác hỗn hợp, đa dạng hóa nguồn thu nhập, dự trữ đệm hoặc tích lũy

các tài sản có tính lỏng, áp dụng cả kỹ thuật công nghệ canh tác hiện đại. Cũng chiến

lƣợc này, theo cơ chế chính thống có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc gồm:

Hệ thống khuyến nông, cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lƣợng, các chƣơng trình

quản lý sâu bệnh và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với chiến lƣợc chuyển giao rủi ro theo

cơ chế phi chính thống là chia sẻ sản phẩm, chia sẻ các trang thiết bị đầu vào, thiết lập

các nhóm hỗ trợ tự phát; theo cơ chế chính thống có sự điều tiết thị trƣờng là ràng buộc

bằng hợp đồng, hợp đồng giao sau và bảo hiểm.

Đối với rủi ro đã phát sinh: Chiến lƣợc đối mặt với rủi ro theo cơ chế phi

chính thống là cắt giảm tiêu dùng, trì hoãn các hoạt động không quan trọng, bán tài

sản hay theo cơ chế chính thống có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc là:

Cứu trợ xã hội, dãn nợ, khoanh nợ, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ nguyên liệu đầu

vào, tiêu thụ đầu ra, cấp tiền. Bên cạnh đó cơ chế chia sẻ rủi ro dựa vào thị trƣờng là

một trong những chiến lƣợc đang nhận đƣợc sự quan tâm nhƣ bảo hiểm, sản xuất

theo hợp đồng.

Bảo hiểm cây cao su: Là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó

ngƣời bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính cho hộ sản xuất kinh

doanh cao su khi rủi ro xuất hiện. Bảo hiểm có thể đƣợc định nghĩa nhƣ một hợp

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

27

đồng chấp thuận giữa hai bên, ngƣời bảo hiểm là các doanh nghiệp và ngƣời đƣợc

bảo hiểm là hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Theo hợp đồng này, ngƣời bảo hiểm

đồng ý bù đắp những tổn thất đƣợc bảo hiểm (theo hợp đồng bảo hiểm) và các chi

phí dịch vụ cho ngƣời bảo hiểm.

Sản xuất theo hợp đồng: Là hình thức tổ chức gắn kết giữa nông dân và doanh

nghiệp chế biến hoặc kinh doanh cao su bằng hợp đồng 2 chiều quy định các điều

kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hóa.

1.2.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su

1.2.3.1 Một số vấn đề chung về phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là việc cân nhắc mô tả khả năng xảy ra, đánh giá hậu quả của rủi ro

và đề xuất các biện pháp xử lý, theo dõi, kiểm tra và là thành phần quan trọng của quản

trị rủi ro. Là bƣớc quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro, đƣợc thể hiện qua Sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su [20]

Qua Sơ đồ 1.1 cho thấy, để thực hiện theo dõi, giám sát rủi ro trong sản xuất

kinh doanh cao su cần phải thực hiện các bƣớc với nội dung nhƣ sau:

- Xác định bối cảnh và phạm vi quản trị rủi ro: Bƣớc này liên quan đến việc

đƣa ra bối cảnh và xác định các tham số của rủi ro hoặc miền của rủi ro. Phạm vi

quản trị rủi ro có thể là thuộc phạm vi quản trị chiến lƣợc, phạm vi tổ chức hoặc

Xác định bối cảnh và

phạm vi

Xác định

Rủi ro

Phân tích

rủi ro

Đánh giá

Rủi ro

Quản trị

Rủi ro

Theo dõi

Giám sát

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

28

khía cạnh khác. Trong đó phạm vi chiến lƣợc liên quan đến quan hệ giữa tổ chức

và môi trƣờng của nó, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

đối với các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su. Ở phạm vi tổ chức thì quản

trị rủi ro có liên quan đến quá trình đƣa ra và thảo luận các mục đích và mục tiêu,

phân công trách nhiệm đối với từng loại quyết định cho từng ngƣời. Quản trị rủi

ro trong phạm vi này có nghĩa là quản trị toàn diện một tổ chức, cá nhân sản xuất

kinh doanh cao su, hiểu rõ cơ cấu quản trị và hoạt động của nó.

- Xác định rủi ro: Việc xác định rủi ro cần quản trị ở đây là phải tiếp cận

một cách hệ thống để đảm bảo không bỏ sót một loại rủi ro nào. Vì vậy, cần liệt

kê các sự kiện có thể ảnh hƣởng lớn đến kết quả hoạt động của tổ chức, cá nhân

sản xuất kinh doanh cao su. Cụ thể là cần cân nhắc cái gì có thể xảy ra, tại sao và

ảnh hƣởng nhƣ thế nào?

- Phân tích rủi ro: Qua Sơ đồ 1.1 cho thấy phân tích rủi ro là một bƣớc quan

trọng trong quá trình quản trị rủi ro sản xuất kinh doanh cao su. Quá trình phân tích rủi ro

thƣờng chia thành hai bƣớc là cân nhắc khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó.

Bƣớc thứ nhất gọi là phân tích không chính thức sẽ trình bày một cách tổng quát với

những khái niệm nhƣ “rất không có khả năng xảy ra - very unlikely” hoặc “hoàn toàn có

khả năng xảy ra - quite likely” để mô tả các khả năng xảy ra, hoặc các khái niệm nguy

hiểm hoặc “thảm họa” để mô tả hậu quả. Mục đích là để phân chia các sự kiện ra thành

loại có xác suất xảy ra nhỏ hoặc tác động của nó không lớn. Bƣớc thứ hai là phân tích

chính thức. Việc xác định khi nào cần tiến hành phân tích chính thức về rủi ro là quan

trọng, thƣờng có hai trƣờng hợp phân tích chính thức cần tính đến dƣới đây.

Trường hợp thứ nhất: Đối với những quyết định nhanh cần có những chiến lƣợc

nhạy cảm và lợi ích từ việc quyết định riêng biệt có thể không lớn, nhƣng lợi ích tích lũy

qua nhiều giai đoạn có thể làm thay đổi thời gian và nỗ lực ban đầu cũng nhƣ những nỗ

lực tiếp theo cho phân tích. Trƣờng hợp phân tích quyết định nhanh này có thể mở rộng

ứng dụng đối với quản lý dịch vụ khuyến nông bằng các biện pháp canh tác mới.

Trường hợp thứ hai: Đối với những quyết định quan trọng, nếu có những khoảng

cách lớn đáng kể giữa kết quả tốt nhất và xấu nhất. Ví dụ về quyết định đầu tƣ lớn, nông

dân có thể thấy rất có giá trị nếu đầu tƣ mua một trang trại khác để mở rộng quy mô kinh

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

29

doanh đáp ứng mục tiêu dài hạn nhƣng nếu đầu tƣ thì đòi hỏi phải đáp ứng một lƣợng

tiền vay lớn và có thể dẫn đến phá sản nếu mọi việc không đúng. Thực ra một quyết định

hay một loạt các quyết định quan trọng để điều chỉnh các nỗ lực nhằm đạt đƣợc lựa chọn

tốt hơn, không chỉ cân nhắc quyết định có phân tích chính thức hay không phân tích.

Nhiều lựa chọn trong nông nghiệp thực sự là phức tạp và có thể không đƣợc trình bày có

sử dụng phƣơng pháp phân tích chính thức hay không.

- Đánh giá rủi ro: Là bƣớc tiếp theo và có liên quan chặt chẽ với các bƣớc

trên, nó liên quan tới vấn đề xác định các rủi ro hiện tại không còn phù hợp và cần

phải điều chỉnh trong tƣơng lai. Điều chỉnh sự chấp nhận rủi ro cần phải cân

nhắc đến thái độ đối với rủi ro của ngƣời sản xuất cao su. Vấn đề mấu chốt liên

quan đến điều chỉnh thái độ chấp nhận rủi ro bên trong tổ chức đó là mức độ né

tránh rủi ro của ngƣời ra quyết định. Các công ty lớn hoặc tổ chức lớn nhƣ tổ

chức của Nhà nƣớc thì thái độ đối với rủi ro là trung tính, trừ những rủi ro có

tính chất sống còn, nhƣng đối với ngƣời nông sản xuất kinh doanh cao su ở các

nƣớc đang phát triển thì họ lại có thái độ né tránh hoặc không chấp nhận rủi ro.

- Quản trị rủi ro: Là xác định miền lựa chọn để xử lý các rủi ro thông

thƣờng, sau đó đánh giá các lựa chọn đó, chọn lựa chọn phù hợp nhất và thực hiện

nó. Có những rủi ro có thể quản lý đƣợc bằng cách hạn chế khả năng xảy ra, hoặc

giới hạn tối đa hậu quả xấu.

- Theo dõi, giám sát: Mặc dù kế hoạch quản trị rủi ro đã đƣợc xây dựng,

duy trì và thực hiện nhƣng những phƣơng án lựa chọn đều đƣợc dựa trên những

thông tin không hoàn hảo, vì vậy có những phƣơng án có thể không thoả mãn nên

việc theo dõi, giám sát là cần thiết để bảo đảm cho kế hoạch đƣợc thực hiện và

nhằm phát hiện ra những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh trong tƣơng lai.

Nếu có điều chỉnh ở một hoặc nhiều bƣớc thì cần phải làm lại các bƣớc khác cho

phù hợp.

1.2.3.2 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ

- Đặc điểm phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su có ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống

của ngƣời trồng cao su. Do đó cần tiến hành phân tích rủi ro, một trong những bƣớc

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

30

quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro, ta mới

có thể đƣa ra các biện pháp quản lý chúng.

Đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ, việc phân tích rủi ro sẽ giúp nhận dạng

đƣợc các loại rủi ro nhƣ: Rủi ro trong khâu chọn giống (chọn giống xấu hoặc chọn

giống tốt nhƣng trồng ở những vùng trái với quy luật phát triển của nó); rủi ro do

thiên tai thời tiết nhƣ lũ lụt, bão, lốc; rủi ro do dịch bệnh; rủi ro do kỹ thuật canh

tác; rủi ro do giá cả thị trƣờng. Sau khi nhận dạng đƣợc các rủi ro, ta tiến hành phân

tích từng loại rủi ro và đƣa ra các biện pháp quản trị rủi ro nhằm hạn chế, triệt tiêu

rủi ro, giúp cho sản xuất kinh doanh CSTĐ có thể an toàn và phát triển hơn. Nhƣ

vậy, phân tích rủi ro trong sản xuất CSTĐ bao gồm thực hiện các nội dung sau:

Xác định các loại rủi ro: Những rủi ro nào thƣờng phát sinh đối với sản xuất

kinh doanh cao su; loại rủi ro nào là chính và nguy cơ xảy ra các loại rủi ro mới; và

thời gian duy trì từng loại rủi ro là bao lâu?

Đo lường mức độ thiệt hại: Ảnh hƣởng của rủi ro đó đến hộ sản xuất kinh

doanh cao su; mức độ thiệt hại là bao nhiêu đối với từng loại rủi ro và thiệt hại về

rủi ro đó kéo theo thiệt hại về loại rủi ro nào?

Nguyên nhân xảy ra rủi ro: Nguyên nhân đó đến từ phía ngƣời sản xuất hay

đến từ phía tác nhân khác và các nguyên nhân này có thể tự khắc phục đƣợc hay

không?

Chiến lược phòng chống: Đối với các hộ nông dân thì thƣờng phòng rủi ro hay

chống rủi ro? Các biện pháp đó thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Chính thống

hay phi chính thống,…

- Phương pháp áp dụng phân tích rủi ro

Phương pháp nhận dạng rủi ro: Thiết lập hệ thống bảng câu hỏi điều tra, xác

định các loại rủi ro thƣờng xảy ra đối với hộ sản xuất CSTĐ; mức độ tổn thất khi

xảy ra, số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định; các biện pháp

phòng ngừa, tài trợ rủi ro, kết quả đạt đƣợc, những rủi ro chƣa xuất hiện nhƣng có

thể xuất hiện qua đó phân tích đánh giá rủi ro và đề xuất công tác quản trị rủi ro.

Phương pháp lưu đồ: Tiến hành xây dựng lƣu đồ trình bày tất cả các hoạt

động sản xuất kinh doanh cao su của các hộ CSTĐ từ việc cung cấp các yếu tố đầu

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

31

vào, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua đó nhận dạng các rủi ro có thể xảy

ra ở từng khâu, từng công đoạn và tiến hành phân tích xác định mức độ ảnh hƣởng

của từng rủi ro.

Phương pháp thanh tra hiện trường (nghiên cứu tại chỗ): Là phƣơng pháp

nghiên cứu, điều tra trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ CSTĐ từ đó

phân tích đánh giá và nhận dạng các rủi ro, mức độ tác động của chúng từ đó đề

xuất các biện pháp quản trị rủi ro.

Phương pháp phân tích độ nhạy: Là việc xác định những biến số có ảnh

hƣởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ và lƣợng hóa mức độ ảnh

hƣởng của chúng. Phân tích này bao gồm việc kiểm định tác động của sự biến thiên

một số biến chi phí và lợi ích chọn lọc đến IRR và NPV của mô hình CSTĐ.

Phương pháp ma trận rủi ro: Là việc xác định các loại rủi ro, tần suất xảy ra

rủi ro và mức độ thiệt hại do các rủi ro gây ra thông qua các hệ số điểm đƣợc xác

định cho từng mức độ của vấn đề và đƣợc xem xét theo điều tra, khảo sát các hộ

trồng cao su, nhà quản lý,… trên cơ sở đó trình bày thang điểm để đánh giá mức độ

rủi ro của sản xuất kinh doanh cao su.

1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH

DOANH CAO SU

1.3.1 Những vấn đề chung về HQKT

1.3.1.1. Khái niệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu ngƣời sản xuất và là thƣớc đo phản ánh mức độ

thành công của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ƣu.

Trong thực tiễn xét ở nhiều phƣơng diện khác nhau có nhiều cách hiểu và khái niệm

khác nhau về HQKT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định khái niệm HQKT

nhƣ sau:

HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất

kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy

móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

32

Để làm rõ hơn về khái niệm, cần phải phân biệt kết quả với HQKT, phân biệt

HQKT với các chỉ tiêu đo lƣờng HQKT.

Phân biệt kết quả và HQKT: HQKT là phạm trù so sánh thể hiện mối quan hệ

tƣơng quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu đƣợc, còn kết quả kinh tế chỉ là một

yếu tố đƣợc sử dụng để xác định HQKT mà thôi. Thực tiễn cho thấy, kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của một tổ chức hay của cả nền kinh tế đều biểu thị bằng

khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lƣợng hàng hóa, doanh thu bán hàng,...

Kết quả này chỉ phản ánh quy mô hoạt động kinh tế mà chƣa phản ánh đƣợc trình

độ tổ chức sản xuất của một đơn vị hoặc một nền kinh tế nên chƣa trả lời đƣợc các

câu hỏi nhƣ: đƣợc tạo ra bằng cách nào, bằng phƣơng tiện gì và chi phí bao nhiêu?.

Để có thể giải quyết đƣợc vấn đề này, kết quả của quá trình sản xuất phải đƣợc đặt

trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Trong điều kiện giới hạn

nguồn lực, phải tạo ra kết quả sản xuất cao, tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm hàng hóa

cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà

theo Các Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này

so với nền sản xuất khác. HQKT chính là yếu tố thể hiện đƣợc điều này.

Phân biệt HQKT và các chỉ tiêu đo lường HQKT: HQKT là một phạm trù kinh

tế phản ánh chất lƣợng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm

hai mặt định tính và định lƣợng còn các chỉ tiêu đo lƣờng HQKT chỉ phản ánh từng

mặt các quan hệ định lƣợng của HQKT. Mặt khác, các chỉ tiêu đo lƣờng HQKT là

cụ thể, còn HQKT vừa là phạm trù trìu tƣợng vừa là phạm trù cụ thể. Vì HQKT

phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền

kinh tế quốc dân; các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả sản xuất và nguồn lực cho

sản xuất mang các đặc trƣng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội, quan hệ pháp

luật từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở cũng nhƣ thƣợng tầng kiến

trúc nên HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản

xuất xã hội. Ngoài ra, HQKT còn thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh

doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt đƣợc kết

quả cao ở đầu ra với chi phí thấp nhất. HQKT còn là một phạm trù cụ thể vì nó có

thể đo lƣờng đƣợc thông qua mối quan hệ bằng lƣợng giữa kết quả sản xuất với chi

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

33

phí bỏ ra. Trong lúc đó không có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh đƣợc

đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT, mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía

cạnh nào đó của HQKT [2].

Từ các phân tích trên có thể khẳng định việc nâng cao HQKT là nâng cao các

chỉ tiêu đo lƣờng và mức độ đạt đƣợc các mục tiêu định tính theo hƣớng tích cực.

1.3.1.2. Các quan điểm về HQKT

Qua nghiên cứu tài liệu trong nƣớc và thế giới, chúng tôi nhận thấy có 2 quan

điểm về HQKT nhƣ sau:

- Quan điểm truyền thống: Cho rằng HQKT là giá trị còn lại của kết quả sản

xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả kinh tế đƣợc đo bằng lãi. Nhiều tác

giả cho rằng, HQKT đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra,

hay ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ

tiêu hiệu quả này thƣờng là mức sinh lời của đồng vốn đƣợc tính toán khi kết thúc

một quá trình sản xuất kinh doanh [31].

Đánh giá quan điểm truyền thống về HQKT cho thấy chƣa thật toàn diện khi

xem xét ở nhiều phƣơng diện khác nhau. Thứ nhất, chỉ xem xét HQKT đối với quá

trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh và xem xét sau khi đã đầu tƣ. Trong

khi đó, HQKT lại là một vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết

đƣợc kết quả đầu tƣ mà còn giúp chúng ta xem xét trƣớc khi ra quyết định có nên

đầu tƣ hay không và nên đầu tƣ bao nhiêu, đến mức độ nào. Nhƣ vậy, xét trên

phƣơng diện này, quan điểm truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ. Thứ hai, quan

điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt

động sản xuất kinh doanh. Xét theo phƣơng diện này, thu và chi trong tính toán

HQKT là chƣa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, HQKT chỉ bao gồm hai phạm trù cơ

bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần

nhƣ chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt

động đầu tƣ và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế

mà con trên cả các phƣơng diện khác nữa. Mặt khác, có những phần thu lợi hoặc

những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lƣợng hóa đƣợc nhƣng lại đáng kể

thì lại không đƣợc phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này [31].

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

34

- Quan điểm hiện đại: Quan điểm này giải quyết những hạn chế của quan điểm

truyền thống, thể hiện khi tính toán HQKT phải xem xét vào tổ hợp các yếu tố đầu

vào, đầu ra và yếu tố thời gian, cụ thể nhƣ sau:

+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ

này, cần phân biệt rõ ba phạm trù là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối các

nguồn lực và HQKT, cụ thể:

Hiệu quả kỹ thuật: Là số lƣợng sản phẩm có thể đạt đƣợc trên một đơn vị chi

phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ

thuật hay công nghệ áp dụng vào SXNN. Nhƣ vậy hiệu quả kỹ thuật liên quan đến

phƣơng diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản

xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá): Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố

giá sản phẩm và giá đầu vào đƣợc tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên

một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm đƣợc giá của các yếu tố đầu vào, đầu

ra, ngƣời ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt đƣợc lợi

nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân phối, chính là hiệu quả kỹ thuật có tính

đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là hiệu quả về giá.

Hiệu quả kinh tế: Là việc phân bổ có hiệu quả các nguồn lực nhằm đem lại

thặng dƣ cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng. Điều kiện cho việc phân bổ HQKT đƣợc

thể hiện ở ba điểm: (i) giá trị của một loại hàng hoá đƣợc sản xuất bởi một cá nhân

phải bằng với giá chuyển một loại hàng hoá này sang một loại hàng hoá khác, (ii)

giá trị tiêu thụ của các yếu tố trực tiếp phải bằng với chi phí của việc chuyển đổi các

yếu tố đầu vào thành hàng hoá, (iii) các giá trị đƣợc xác định bởi ngƣời tiêu dùng

các yếu tố đầu vào và đầu ra phải bằng với các sản phẩm cận biên [101].

+ Yếu tố thời gian: Các nhà kinh tế đƣơng đại coi thời gian là một yếu tố trong

tính toán hiệu quả; cùng đầu tƣ một lƣợng vốn nhƣ nhau và cùng có tổng doanh thu

bằng nhau nhƣng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểm khác nhau.

Trên cơ sở phân tích các quan điểm về HQKT tác giả nhận thức đƣợc đầy đủ

những ƣu điểm và hạn chế nhằm xem xét kết hợp cả hai quan điểm để nghiên cứu

tính toán HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

35

1.3.1.3. Nội dung và bản chất của HQKT

Dù xét HQKT theo quan điểm truyền thống hay hiện đại thì đều liên quan đến

các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nội dung và bản chất

HQKT đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Về nội dung bao gồm: Xác định các yếu tố đầu vào là chi phí trung gian, chi

phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tƣ và đất đai,...; xác định

các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt đƣợc), là các mục tiêu đạt đƣợc của từng hộ gia

đình, từng cơ sở sản xuất. Mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu chung của nền

kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi đƣợc trên thị trƣờng, các kết

quả đạt đƣợc là khối lƣợng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận.

Về bản chất: HQKT xét về mặt định lƣợng là xem xét, so sánh kết quả thu

đƣợc và chi phí bỏ ra, ngƣời ta chỉ thu đƣợc HQKT khi kết quả thu đƣợc lớn hơn

chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao và ngƣợc lại; xét về mặt

định tính, HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống

sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của

việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu

chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lƣợng là cặp phạm trù của HQKT có

quan hệ mật thiết với nhau [18].

1.3.1.4. Chỉ tiêu HQKT

Chỉ tiêu xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, là mối tƣơng quan so

sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, hay là mối

quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần so sánh cả về giá

trị tuyệt đối và tƣơng đối giữa hai đại lƣợng. Các chỉ tiêu hiệu quả biểu hiện nhƣ

sau:

Công thức 1: H = Q - C

Trong đó H: HQKT

Q: Kết quả thu đƣợc

C: Chi phí bỏ ra

Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao nhƣng chƣa tính đến quy mô sản xuất

lớn hay nhỏ nên không so sánh đƣợc HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

36

khác nhau. Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ rõ

đƣợc mức độ HQKT, nên chƣa giúp cho nhà sản xuất đƣa ra những tác động cụ thể

đến các yếu tố đầu vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT.

Công thức 2: H = Q/C hoặc ngƣợc lại H = C/Q

Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tƣơng đối là cần thiết vì nó nói lên

mặt chất lƣợng của hiện tƣợng. Cách tính này có ƣu điểm là phản ánh đƣợc mức độ

sử dụng các nguồn lực, xem xét đƣợc một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là bao

nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ

nét. Tuy nhiên, cách tính này vẫn có nhƣợc điểm là chƣa thể hiện đƣợc quy mô

HQKT vì thực tế, quy mô khác nhau nhƣng lại có hiệu suất sử dụng vốn nhƣ nhau.

Trong thực tế, khi đánh giá HQKT ngƣời ta thƣờng kết hợp giữa công thức 1

và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá đƣợc HQKT một

cách sâu sắc và toàn diện.

Công thức 3: H = ∆Q - ∆C

Trong đó H: HQKT tăng thêm

∆Q: Kết quả tăng thêm

∆C: Chi phí tăng thêm

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Công thức này thể hiện rõ mức độ

hiệu quả của đầu tƣ thêm và nó đƣợc dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh

toàn diện HQKT hơn.

Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngƣợc lại H =∆C/∆Q

Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tƣ thêm hay tăng thêm chi

phí, nó thƣờng đƣợc sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của việc áp

dụng tiến bộ KHKT. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định đƣợc điểm

tối đa hóa lợi nhuận để đƣa ra những quyết định sản xuất tối ƣu nhất. Tuy nhiên,

chỉ tiêu này chƣa phân tích đƣợc tác động, ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên

nhƣ đất đai, khí hậu... Trong thực tế sản xuất, khi đánh giá HQKT ta thƣờng kết

hợp các công thức lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau.

Nhƣ vậy, việc đánh giá HQKT sẽ chính xác và toàn diện hơn tùy thuộc vào

từng trƣờng hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện của sản xuất.

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

37

1.3.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và CSTĐ

1.3.2.1 Hiệu quả kinh tế nông nghiệp

Nhƣ đã thảo luận, HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng

các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định.

Đối với từng ngành công nghiệp đặc thù thì phạm trù HQKT sẽ đƣợc bàn trong

những khía cạnh cụ thể khác nhau. Trong SXNN, nghiên cứu về HQKT hết sức

quan trọng vì ngành nông nghiệp đã và đang cung cấp nguồn lực sản xuất cho các

ngành và sự tăng trƣởng, phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào HQKT trong

lĩnh vực nông nghiệp nên đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Theo Alexander và

các cộng sự [72] các công trình nghiên cứu về HQKT trong SXNN đã sử dụng

nhiều phƣơng pháp khác nhau, kết quả nghiên cứu đƣợc sử dụng để xây dựng chính

sách nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu dựa trên 3 giai đoạn chính, giai đoạn

1 từ năm 1950 đến năm 1980, giai đoạn 2 nghiên cứu trong những năm 1990 và

giai đoạn 3 từ những năm 2000 và xa hơn nữa. Trƣớc những năm 1990, mục tiêu

chính của nghiên cứu hiệu quả nông nghiệp là xác định hiệu quả kỹ thuật trong

SXNN. Hầu hết các nghiên cứu đã không điều tra mức độ hiệu quả phân bổ nhƣ nó

yêu cầu đầy đủ và chất lƣợng dữ liệu về giá đầu vào mà trong hầu hết các phần gặp

nhiều khó khăn để có đƣợc. Trong những năm 1990, hầu hết các nghiên cứu tập

trung vào việc xác định hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả quy mô

giữa các các trang trại có quy mô khác nhau và các phƣơng pháp khác nhau có thể

mang lại kết quả khác nhau. Trong những năm 2000, nghiên cứu hiệu quả nông

nghiệp chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để xác định

hiệu quả của các hình thức khác nhau trong SXNN (so với các trang trại thông

thƣờng) khi xác định ảnh hƣởng của các chính sách của chính phủ về nông nghiệp

hiệu quả. Các nghiên cứu cũng tìm hiểu đóng góp tƣơng đối của tăng trƣởng đầu

vào, phƣơng thức quản lý, và các yếu tố khác để SXNN có hiệu quả.

Theo Hollas và Stansell (1988), hiệu quả đƣợc định nghĩa theo ba hình thức;

kinh tế, giá cả (phân bổ) và kỹ thuật. HQKT có thể thu đƣợc từ sự tác động chung

của giá cả và hiệu quả kỹ thuật. Các nghiên cứu trƣớc đây về HQKT rất phong phú

với các nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu phổ biến nhất là về hiệu quả kỹ

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

38

thuật là xác định khả năng của một doanh nghiệp để có thể đạt đƣợc sản lƣợng tối

đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào… Tuy nhiên, theo Abdulai và Huffman (2000)

một phƣơng pháp sản xuất là không hiệu quả khi không kết hợp hiệu quả các nguồn

lực, các yếu tố đầu vào khác nhau và giá cả đầu ra giữa các doanh nghiệp. HQKT có

thể đƣợc nghiên cứu trực tiếp nhƣ khả năng của ngƣời nông dân để đạt đƣợc lợi

nhuận tối đa tiềm năng bởi các yếu tố đầu vào và giá cả cho sẵn.

1.3.2.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ

- Khái niệm và ý nghĩa đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ

Qua kết quả phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về HQKT

trong ngành công nghiệp cao su cho thấy, các tác giả không chỉ đề cập về lý luận

mà còn đánh giá trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Sarba Priya Ray [104] đánh giá

hiệu quả về kỹ thuật nhƣ kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật cạo mủ và hiệu quả về phân

bổ các nguồn tài nguyên; Laura Rantala [88] đã đánh giá theo các mô hình sản xuất

khác nhau nhƣ mô hình độc canh và mô hình nông lâm kết hợp; Parinya Cherdchom

và các cộng sự [98] đánh giá thông qua tính toán thu nhập ròng của nông trại và

phân tích tổng lợi nhuận, thu nhập cho lao động gia đình, tỷ lệ hoàn chi phí cố định,

chi phí biến đổi và thẩm định đầu tƣ; Cherdchom và các cộng sự [79] đánh giá hệ

thống canh tác cao su xen canh và đƣa ra lựa chọn các hệ thống canh tác cao su kết

hợp. Nhƣ vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKT trong sản xuất nông

nghiệp và cao su nhƣng chƣa có tài liệu nào đƣa ra khái niệm rõ ràng về “HQKT

trong sản xuất kinh doanh CSTĐ”. Vì vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận

án xác định khái niệm HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ nhƣ sau:

“Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là một phạm trù phản

ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế mà các hộ trồng

cao su bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản

xuất kinh doanh cao su”

Từ khái niệm trên vấn đề đặt ra là vì sao cần đánh giá HQKT trong sản xuất

kinh doanh CSTĐ. Cây cao su là CCN lâu năm có vai trò và ý nghĩa rất lớn về kinh

tế, xã hội, môi trƣờng và an ninh quốc phòng. Mô hình CSTĐ là hình thức tổ chức

sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tƣ hoặc do các tổ chức cho nông

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

39

dân vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Phát triển CSTĐ có vai trò to lớn

trong giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động ở

nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững; huy động

các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa nhƣ đất đai, lao

động... ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng

CNH – HĐH.

Nhƣ vậy, trong bối cảnh phát triển CSTĐ còn gặp nhiều khó khăn do quy mô

nhỏ, phân tán, có vốn đầu tƣ thấp, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa nên khó chuyển

giao áp dụng tiến bộ KHKT đồng bộ, công tác thu gom mủ, chất lƣợng mủ thấp

nhƣng giá thành lại cao; nhiều hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng

cây giống không rõ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác

không đúng quy trình; giá thành làm ra chƣa gắn với khâu chế biến, tiêu thụ dẫn đến

ngƣời dân bị tƣ thƣơng ép giá; gặp nhiều rủi ro do bị tác động nhiều yếu tố nhƣ giá

cả biến động theo chiều hƣớng bất lợi, sự thay đổi thất thƣờng về thời tiết, biến đổi

khí hậu, sự gia tăng thiên tai, dịch bệnh làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất và

khả năng cạnh tranh. Việc nghiên cứu đánh giá HQKT có ý nghĩa quan trọng và

quyết định giúp cho mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia có thể hoạch định đƣợc chính

sách phù hợp, hiệu quả; giúp cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ có các chiến

lƣợc và giải pháp cụ thể giải quyết những tồn tại, khó khăn; lựa chọn đƣợc những

phƣơng án sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập cao, ổn định, tăng khả năng ứng

phó với biến đổi khí hậu là cơ sở quan trọng để nâng hiệu kinh tế, đảm bảo sự phát

triển bền vững.

- Các phương pháp sử dụng đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao su

Phương pháp điều tra mẫu: Là phƣơng pháp điều tra đánh giá sản xuất cao su

về các khía cạnh nhƣ tuổi thọ kinh tế của cây, xu hƣớng trong phƣơng pháp mở

rộng cao su, tình hình phát triển cao su, các mô hình canh tác cao su khác nhau. Bên

cạnh đó, sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát thực tế, kết hợp với dữ liệu

không gian nhằm dự đoán khả năng mở rộng cao su dựa vào tài nguyên thiên nhiên

và khả năng tiếp cận dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

40

Phương pháp sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su: Là phƣơng pháp sử dụng các mô hình

hàm sản xuất Cobb - Douglas, ma trận phân tích chính sách (PAM – Policy

Analysis Matrix), phân tích độ nhạy nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc

sản xuất cao su kém hiệu quả; các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng năng

lực sản xuất trong ngành cao su; sử dụng các chỉ tiêu nhƣ giá trị thu nhập, đo lƣờng

HQKT, năng lực tài chính và năng suất sản xuất và sử dụng các chỉ tiêu kinh tế

khác nhƣ NPV, IRR đánh giá thẩm định đầu tƣ. Xét cụ thể vào việc nghiên cứu

HQKT của cây cao su, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong việc đánh

giá HQKT của các nông trại thƣờng là các phƣơng pháp phân tích ngân sách của

trang trại. Phân tích ngân sách nông nghiệp là một công cụ kinh tế thƣờng đƣợc sử

dụng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động nông nghiệp. Theo đó, sử dụng NPV

để tính lợi nhuận có thể thu đƣợc, các biện pháp thích hợp về lợi nhuận để đầu tƣ

dài hạn, tức là các giá trị hiện tại của lợi ích (doanh thu) nhiều hơn giá trị hiện tại

của chi phí đầu vào và các yếu tố sản xuất trong nƣớc . Về mặt toán học đƣợc định

nghĩa là:

Trong đó, Bt là lợi ích tại năm t, chi phí Ct tại năm t, t là thời gian biểu thị năm

và i là lãi suất chiết khấu. Một khoản đầu tƣ đƣợc đánh giá là có lợi nhuận nếu NPV

lớn hơn 0 và từ đó sử dụng phƣơng pháp phân tích độ nhạy trong nghiên cứu. Việc

sử dụng ma trận phân tích chính sách (PAM) nắm bắt đƣợc những tác động tiềm

năng về giá cả và năng suất do PAM là mô hình tĩnh. Sử dụng phƣơng pháp phân

tích độ nhạy nhằm xem xét các yếu tố nhƣ giá, lãi suất tăng hay giảm ảnh hƣởng

nhƣ thế nào đến khả năng tồn tại và phát triển của mô hình CSTĐ. Bên cạnh đó,

đánh giá HQKT thông qua việc tính toán thu nhập thuần cho phép đo lƣờng tƣơng

đối hiệu quả, công suất và năng suất CSTĐ và thẩm định đầu tƣ. Trong đó, thu nhập

thuần đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng trên mỗi ha cao su và trừ đi tổng chi phí biến

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

41

đổi. Qua đó làm cơ sở so sánh giữa năng suất sản xuất với các yếu tố đầu vào nhƣ

lao động gia đình hoặc tổng chi phí.

Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế - sinh học: Là phƣơng pháp đánh giá

hiệu quả sản xuất giữa mô hình chuẩn và mô hình thứ hai sau khi đã xem xét các

yếu tố rủi ro. Bên cạnh đó kết hợp với phƣơng pháp phân tích lợi thế so sánh để

đánh giá HQKT giữa mô hình CSTĐ độc canh và mô hình CSTĐ kết hợp.

1.4 RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO

SU TIỂU ĐIỀN

1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong SXNN

Trong SXNN có nhiều loại rủi ro tác động đến HQKT của các nông hộ. Tổng

thể tác động của rủi ro SXNN phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nguồn rủi ro

khác nhau. Trong đó sự tƣơng quan giữa các yếu tố rủi ro có thể khác nhau đáng kể,

ảnh hƣởng tới nguy cơ tổng thể của hộ sản xuất kinh doanh. Trƣờng hợp rủi ro có

xu hƣớng xuất hiện cùng nhau nhƣng ngƣợc hƣớng (yếu tố rủi ro có ảnh hƣởng là

tích cực và yếu tố có ảnh hƣởng tiêu cực), có nghĩa là chúng có tƣơng quan âm, có

tác dụng giảm nhẹ khi tiếp xúc với rủi ro tổng thể và do đó ảnh hƣởng đến sự biến

đổi thu nhập của các hộ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, rủi ro mà có tƣơng quan

dƣơng (nghĩa là có xu hƣớng xuất hiện cùng nhau và cùng một hƣớng) điều này có

thể làm trầm trọng thêm các hiệu ứng về biến đổi thu nhập của các hộ sản xuất kinh

doanh. Trong các yếu tố gây rủi ro thì rủi ro về giá cả và năng suất có xu hƣớng ảnh

hƣởng trực tiếp đến các quyết định SXNN. Trong trƣờng hợp không có công cụ

quản lý rủi ro, phân tích HQKT cho thấy trong điều kiện không ổn định, ngƣời sản

xuất sẽ dựa trên "kết quả mong đợi" để làm căn cứ lựa chọn và những ngƣời sản

xuất không thích rủi ro sẽ có xu hƣớng lựa chọn các phƣơng án "nguy cơ thấp, lợi

nhuận thấp và HQKT thấp hơn". Họ có thể lựa chọn các công nghệ sản xuất và cây

trồng có rủi ro thấp mặc dù lựa chọn phƣơng án có rủi ro có khả năng cung cấp cho

lợi nhuận cao hơn, HQKT đạt đƣợc cao hơn. Vì vậy, ngƣời nông dân rất e ngại,

miễn cƣỡng khi áp dụng kỹ thuật sản xuất và công nghệ mới để cải thiện năng suất,

lợi nhuận và HQKT nhƣng có thể gặp nhiều rủi ro. Trong trƣờng hợp có các chính

sách hỗ trợ giảm biến đổi thu nhập nhƣ hỗ trợ giá thị trƣờng, ngƣời nông dân có thể

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

42

sẵn sàng thực hiện các hoạt động có rủi ro cao hơn, duy trì hiệu quả các rủi ro của

danh mục đầu tƣ của họ.

Nhƣ vậy, HQKT trong SXNN bị ảnh hƣởng bởi sự tƣơng quan giữa các yếu tố

rủi ro. Trƣờng hợp các yếu tố rủi ro có tƣơng quan âm, mức độ ảnh hƣởng làm giảm

HQTK thấp hơn trƣờng hợp các yếu tố rủi ro có tƣơng quan dƣơng. Mặt khác,

HQKT trong SXNN và rủi ro có mối quan hệ ngƣợc chiều, khi ngƣời sản xuất chấp

nhận rủi ro sẽ có cơ hội tăng năng suất, HQKT và ngƣợc lại trƣờng hợp ngƣời sản

xuất không thích rủi ro thì năng suất, kết quả và HQKT đạt đƣợc thấp hơn.

1.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế CSTĐ trong bối cảnh sản xuất có rủi ro

1.4.2.1 Sự thiết phải đánh giá HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro

Trong SXNN và cao su, ngƣời sản xuất luôn đối mặt với thách thức là thƣờng

xuyên gặp phải rủi ro. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nền kinh tế thế

giới có nhiều biến động thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp

hơn, đa dạng hơn và ngày càng ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định sản xuất. Bên

cạnh đó, ngoài việc chịu ảnh hƣởng của biến động của giá cả, cung cầu trên thị

trƣờng và chính sách, quy định của Chính phủ, SXNN còn có những đặc điểm riêng

là hoạt động sản xuất đƣợc tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hƣởng lớn của các yếu

tố về điều kiện tự nhiên, đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống

nên chịu tác động của quy luật sinh học, chu kỳ sản xuất thƣờng dài nên việc kiểm

soát và phòng ngừa rủi ro khó thực hiện. Vì vậy, kết quả và hiệu quả sản xuất nông

nghiệp thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động của

điều kiện tự nhiên và KT - XH toàn cầu.

Khi nghiên cứu đánh giá HQKT, việc tính toán chỉ tiêu HQKT và đo lƣờng

mức độ HQKT đạt đƣợc thƣờng diễn ra tại một thời điểm cụ thể nên các kết quả

tính toán chỉ phản ánh hiệu quả thực tế mà hoạt động sản xuất đó đạt đƣợc trong

một thời điểm. Trong điều kiện SXNN có nhiều biến động, việc dựa vào kết quả

này để ra quyết định có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngƣời sản xuất. Vì vậy, phân tích

hiệu quả sản xuất của một ngành hàng không thể chỉ thực hiện trong trạng thái tĩnh

mà còn phải dựa trên những điều kiện bất định trong tƣơng lai thì kết quả nghiên

cứu mới phản ánh toàn diện và thể hiện chính xác nhất HQKT hoạt động sản xuất.

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

43

Đối với những hoạt động sản xuất có chu kỳ sản xuất ngắn thì tác động của rủi

ro không lớn bởi vì ngƣời sản xuất có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra hoặc xác

suất gánh chịu mất mát đƣợc cho là nhỏ và không đáng kể. Trong những hoạt động

có chu kỳ sản xuất dài, tác động của yếu tố bất định đến HQKT rất cao. Đối với sản

xuất cao su năng suất đạt đƣợc mỗi năm khác nhau. Mặt khác lợi nhuận và thu nhập

ngoài chịu ảnh hƣởng của năng suất còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhƣ

giá các yếu tố đầu, giá bán sản phẩm và các yếu tố rủi ro làm tăng chi phí và giảm

lợi nhuận. Vì vậy, nếu phân tích HQKT cây cao su trong một năm sẽ không xác

định đúng có HQKT hay không nên cần phải tính toán các chỉ tiêu HQKT và phân

tích sự biến động các chỉ tiêu này trong bối cảnh rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với ngƣời sản xuất cao su.

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá HQKT trong điều kiện sản uất có rủi ro

Phƣơng pháp đánh giá HQKT sản xuất cao su thƣờng dựa trên các chỉ tiêu

kinh tế hạch toán hàng năm, chỉ tiêu phân tích đầu tƣ dài hạn. Tuy nhiên, để xác

định đƣợc sự tác động của rủi ro đến HQKT cần phải phân tích sự biến động của

các chỉ tiêu đầu dài hạn trong điều kiện tƣơng quan âm hay tƣơng quan dƣơng với

rủi ro. Vì vậy, để đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro thƣờng áp dụng các phƣơng

pháp điều tra, phƣơng pháp phân tích độ nhạy, phƣơng pháp phân tích kịch bản và

phƣơng pháp xác suất.

1.4.2.2.1 Phương pháp điều tra

Đặc điểm sản xuất cao su có chu kỳ sản xuất dài, năng suất và HQKT bị tác

động nhiều yếu tố gây rủi ro nhƣ thời tiết, khí hậu, sâu, bệnh, giá cả,... Bên cạnh đó

CSTĐ là hình thức sản xuất do hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tƣ, quy mô nhỏ,

thƣờng trồng không tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê, xác định

tình hình rủi ro và thiệt hại làm giảm HQKT do các yếu tố nhƣ bão, lũ, sâu bệnh gây

ra. Vì vậy, phải sử dụng phƣơng pháp điều tra về các loại rủi ro ngƣời sản xuất

thƣờng gặp, tần suất và mức độ ảnh hƣởng từng loại rủi ro đến năng suất, thu nhập

của ngƣời sản xuất là cơ sở quan trọng để đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro.

Trên cơ sở đó, luận án sử dụng phƣơng pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

44

hƣởng của các yếu tố gây rủi ro đến lợi nhuận các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ.

Quá trình thực hiện phƣơng pháp này đƣợc xác định qua các bƣớc.

Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tƣợng điều tra

- Mục tiêu điều tra nhằm đánh giá mức độ tác động của các loại rủi ro đến lợi

nhuận của ngƣời sản xuất cao su làm cơ sở đánh giá HQKT sản xuất trong bối cảnh

rủi ro.

- Đối tƣợng điều tra là các hộ sản xuất CSTĐ và các chuyên gia

Bước 2: Xây dựng bảng hỏi điều tra

Xây dựng bảng câu hỏi liên quan đến tình hình rủi ro theo các loại rủi ro. Qua

từng loại rủi ro điều tra xác định số lần bị rủi ro (kể từ lúc trồng, trong năm 2014 và

bình quân 1 ha cao su kể từ khi trồng) và mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhận bình quân

1 ha cao su theo các mức độ khác nhau.

Bức 3: Tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc tiến hành xử lý và tổng hợp qua các bảng để

phân tích mức độ ảnh hƣởng của từng loại rủi ro đến lợi nhuận bình quân 1 ha cao

su làm cơ sở kết luận mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến HQKT sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

1.4.2.2.2 Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis)

Phƣơng pháp phân tích độ nhạy nghiên cứu tác động của rủi ro đến HQKT

nhằm xác định kết quả sản xuất thay đổi nhƣ thế nào khi các yếu tố tác động thay

đổi. Phƣơng pháp này sử dụng những tình huống giả định để phân tích những tình

huống có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Phƣơng pháp này khắc phục đƣợc

nhƣợc điểm của các phƣơng pháp trƣớc đây đã đƣợc dùng trong phân tích rủi ro, do

mỗi lần kiểm định rủi ro chỉ có thể thay đổi một ô bảng tính nên hầu nhƣ không thể

khảo sát tỉ mỉ toàn bộ dãy kết quả có thể, có nghĩa là không thể xác định đƣợc

lƣợng rủi ro đang tác động vào kết quả phân tích hay việc phân tích nhân quả luôn

dẫn đến những ƣớc lƣợng điểm đơn, không cho biết khả năng đạt đƣợc một kết quả

cụ thể nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, kiểm định sự biến thiên một

số biến nhƣ năng suất, giá bán sản phẩm và lãi suất chiết khấu đến IRR và NPV của

mô hình CSTĐ. Quy trình thực hiện phƣơng pháp này qua các bƣớc nhƣ sau:

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

45

Bước 1: Xác định các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất.

Kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến thu nhập của

ngƣời sản xuất làm giảm HQKT là do giá bán cao su giảm và lãi suất cho vay biến

động. Vì vậy, luận án tiến hành đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ trong bối cảnh rủi

ro giá mủ cao su và lãi suất cho vay.

Bước 2: Tính toán các chỉ tiêu

Để xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến HQKT luận án tiến

hành tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR tƣơng ứng với mức giá và lãi suất

thay đổi.

Bước 3: Xử lý và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập tiến hành xử lý và phân tích bằng phần mềm

Crystal Ball. Kết quả phân tích rủi ro và dự báo sẽ đƣợc minh họa qua các đồ thị để

đánh giá sự tăng giảm giá trị NPV, IRR và BCR khi giá và lãi suất thay đổi, từ đó

nhận biết đƣợc những rủi ro tiềm ẩn của hoạt động sản xuất kinh doanh cao su.

1.4.2.2.3 Phương pháp phân tích kịch bản

Phƣơng pháp phân tích kịch bản là dựa trên kinh nghiệm chủ quan đƣa ra các

tình huống dự kiến đối với các biến rủi ro (các biến đầu vào ảnh hƣởng đến hoạt

động sản xuất) nhằm xem xét sự biến đổi của một biến kết quả. Phƣơng pháp này

còn đƣợc gọi là phƣơng pháp phân tích “ what if – cái gì xảy ra, nếu?”. Mục đích

của phƣơng pháp này nhằm xem xét sự biến đổi của các chỉ tiêu HQKT khi có sự

thay đổi của nhiều yếu tố rủi ro trong cùng một thời điểm. Phƣơng pháp này có

nhƣợc điểm là không tính đến xác suất xảy ra của các trƣờng hợp nghiên cứu.

1.4.2.2.4 Phương pháp xác suất

Là phƣơng pháp phân tích dựa trên kết quả sản xuất và tần suất xuất hiện kết

quả. Đối với cây cao su có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài nên chỉ tiêu HQKT đƣợc

sử dụng để tính toán là giá trị hiện tại ròng (NPV) qua đó tính toán giá trị kỳ vọng,

độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chỉ tiêu NPV sẽ cho thấy đƣợc ảnh hƣởng của

rủi ro đến HQKT. Cách thức tính toán giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến

thiên đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

46

1. Giá kỳ vọng (EV: Expected value): là giá trị trung bình gia quyền của các

mức NPV có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Vì giá trị kỳ vọng

chƣa xảy ra nên NPV không chắc chắn hay thu nhập có rủi ro. Để xác định giá trị

kỳ vọng trong sản xuất kinh doanh CSTĐ cần thực hiện các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định các biến rủi ro và tính giá trị NPV

Bƣớc này nhằm xác định giá trị, tần suất xuất hiện và xác suất của các biến rủi

ro. Các biến số rủi ro trong sản xuất CSTĐ gồm giá yếu tố đầu vào, giá bán và năng

suất. Trên cơ sở đó tính giá trị NPV CSTĐ trong từng trƣờng hợp cụ thể.

Bước 2: Tính giá kỳ vọng của NPV theo công thức:

Trong đó: EV: giá trị kỳ vọng của NPV

Pi: Xác suất xảy ra giá trị NPVi

NPVi: Giá trị NPV ở trƣờng hợp i

Bước 3: Nhận xét, đánh giá và kết luận

Trên cơ sở kết quả tính toán, nếu giá trị kỳ vọng NPV càng cao thì rủi ro càng

thấp và ngƣợc lại. Qua đó kết luận HQKT sản xuất CSTĐ trong bối cảnh rủi ro.

2. Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên

- Độ lệch chuẩn đƣợc sử dụng để đo lƣờng sự khác biệt giữa từng mức thu

nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng. Công thức xác định độ lệch chuẩn :

√∑

Qua kết quả độ lệch chuẩn đã tính toán ta có các kết luận nhƣng nhiều khi

không chính xác do độ lệch chuẩn thƣờng chịu ảnh hƣởng của quy mô chuỗi số liệu

nên để đảm bảo tính chính xác cần phải xác định hệ số biến thiên.

- Hệ số biến thiên là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ vọng. Chi

tiêu này tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro. Công thức xác định hệ số biến thiên (CV)

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

47

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về CSTĐ, phân tích rủi ro và đánh

giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ, chƣơng 1 đã xác định đặc điểm sản xuất cao

su và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng cao su. Qua đó xác định

hình thức tổ chức sản CSTĐ; đƣa ra các quan điểm khác nhau về rủi ro, nguồn gốc

rủi ro theo các trƣờng phái khác nhau và làm rõ một số vấn đề chung về phân tích

rủi ro sản xuất xuất kinh doanh CSTĐ; xác định các phƣơng pháp phân tích rủi ro

gồm: Phƣơng pháp nhận dạng, phƣơng pháp lƣu đồ, phƣơng pháp thanh tra hiện

trƣờng, phƣơng pháp phân tích độ nhạy và phƣơng pháp ma trận rủi ro. Tiếp đến,

chƣơng 1 đã đƣa ra các quan điểm khác nhau về HQKT, HQKT trong SXNN và

CSTĐ theo các trƣờng phái khác nhau, đồng thời đƣa ra quan điểm riêng về HQKT

sản xuất kinh doanh CSTĐ và xác định các phƣơng pháp đánh giá HQKT thông qua

tính toán thu nhập ròng của nông trại và tính toán tƣơng đối nhƣ phân tích tổng lợi

nhuận, chi phí cố định và chi phí biến đổi, thẩm định đầu tƣ; hay là việc đánh giá

hiệu suất trên nhiều phƣơng diện khác nhau về kỹ thuật: kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật

cạo mủ; sử dụng các chỉ tiêu kinh tế nhƣ NPV, IRR, BCR, phƣơng pháp phân tích

độ nhạy và ƣớc lƣợng kinh tế lƣợng hàm sản xuất Cobb – douglas để đánh giá các

nhân tố ảnh hƣởng đến HQKT sản xuất CSTĐ. Bên cạnh đó, luận án phát triển vấn

đề lý luận về đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro và xác định các phƣơng pháp

đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro nhƣ phƣơng pháp điều tra khảo sát, phƣơng

pháp phân tích độ nhạy, phƣơng pháp phân tích kịch bản và phƣơng pháp xác suất.

Nhƣ vậy, chƣơng 1 đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản

về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ. Đây là cơ

sở khoa học xác định phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ở chƣơng 2, đồng thời nghiên

cứu thực tiễn và các giải pháp đề xuất ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

48

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Vị trí địa ý và địa hình

- Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Bình nằm ở toạ độ địa lý 16056' đến 18

005' vĩ độ

Bắc và từ 105037' đến 107

010' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía

Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.052 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự

nhiên cả nƣớc. Các đƣờng giao thông quan trọng trên địa bàn gồm: Đƣờng quốc lộ

1A, quốc lộ 15A, quốc lộ 12A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc - Nam; tỉnh lộ

20, 16, 10, 14... và cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Hệ thống sông ngòi gồm có 5 con

sông chính: Sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Nhật Lệ và sông Dinh [13].

- Địa hình: Tỉnh Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc, nơi hẹp nhất theo chiều

Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50 km, dốc dần không đều từ phía Tây sang phía Đông. Phía

Tây là sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn với các đỉnh núi cao trên 1.000m. Càng về

phía Đông, địa hình thấp dần nhƣng do hẹp chiều ngang nên độ dốc tƣơng đối lớn.

Về cấu trúc, 85% tổng diện tích tự nhiên Quảng Bình là vùng rừng núi và gò đồi.

Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành 4 vùng sinh thái: Vùng núi, vùng đồi gò đồi,

vùng đồng bằng và vùng ven biển [13].

2.1.2 Đặc điểm khí hậu và chế độ thủy văn

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là vùng đồi núi nhƣng do nằm ở vĩ độ thấp lại

sát biển, cận rừng nên Quảng Bình có khí hậu diễn biến rất phức tạp của vùng

Duyên hải Miền Trung. Mỗi năm phân chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô nóng, mùa

mƣa kéo dài, với một chu kỳ hạn hán gay gắt và chu kỳ độ ẩm rất cao. Mùa mƣa

thƣờng kèm với rét vì có gió mùa Đông Bắc, mùa nắng thƣờng kèm với gió Tây

Nam khô nóng và hạn hán. Bên cạnh đó, hàng năm thƣờng có nhiều trận bão lụt gây

thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống con ngƣời [13]. Để đánh giá đặc điểm

khí hậu thời gian qua ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tình hình sản xuất kinh doanh cao

su, luận án tổng hợp diễn biến các yếu tố khí tƣợng giai đoạn 2000 - 2014 tại tỉnh

Quảng Bình qua Bảng 2.1.

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

49

Bảng 2.1. Diễn biến các yếu tố khí tƣợng trong 14 năm tại Quảng Bình (2000-2014)

Tháng Nhiệt độ (

0C) Mƣa (mm) Số giờ nắng

(giờ)

Độ ẩm

(%)

Bốc hơi

(mm) TB Max Min /mƣa Số n/mƣa

1 19,5 19,9 12,5 36,5 11 94 88 52,5

2 20,0 22,8 12,9 15,16 12 68 89 42,7

3 22,0 23,9 15,1 32,28 11 103 90 50,5

4 25,5 28,9 18,8 42,52 10 163 86 79,2

5 28,1 31,5 21,6 76,8 11 197 80 111,5

6 30,1 32,2 24,8 62,02 6 219 71 164,9

7 30,0 33,0 24,4 133,18 7 208 71 178,2

8 29,2 34,3 23,8 163,82 11 199 75 143,8

9 27,1 33,3 21,1 475,94 17 136 85 81,9

10 25,7 27,9 19,1 695,96 19 139 87 74,5

11 22,8 25,1 16,2 141,54 15 102 85 74,5

12 19,8 24,1 13,1 68,5 15 70 86 61,9

Cả năm 24,9 33,4 18,6 1944,2 145 1698 83 1116,1

Nguồn: TT KTTV Đồng Hới – Quảng Bình và tính toán của tác giả

Bảng 2.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình/năm của tỉnh Quảng Bình là 24-250C ở

Đồng bằng và 22-230C ở Miền núi; lƣợng mƣa trung bình/năm đạt 1.944mm, khí

hậu chia 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa bắt đầu tháng 9 đến tháng 12, cực đại tháng 10 và

tập trung trong 3 tháng (9, 10 và 11) với tổng lƣợng mƣa 1.313,4 mm (chiếm 67,5%

năm); độ ẩm không khí trung bình/năm là 83%, trong đó thời kỳ có độ ẩm cao nhất

kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, tháng ẩm nhất là tháng 1, 2 và 3 (88- 90%),

thời kỳ khô hanh là tháng 5 đến đến tháng 8, tháng khô nhất là tháng 6 và tháng 7,

độ ẩm trung bình 71-75%; số giờ nắng tƣơng đối nhiều, bình quân 1.698 giờ và

hƣớng gió chủ yếu trong mùa đông là gió Tây bắc (40- 50%), mùa hè là gió Tây và Tây

nam (gần 50%). Đặc biệt, mùa mƣa độ ẩm rất cao, lƣợng mƣa lớn và đồng thời có

bão, với chu kỳ trên 10 năm xuất hiện các cơn bão mạnh, gió giật từ cấp 9 đến cấp

10 có năm giật lên cấp 12 (năm 1983) và trên cấp 14 (năm 2013).

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

50

2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Quảng Bình có hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát

triển SXNN và cao su [13]:

- Tài nguyên đất: Đất tự nhiên tỉnh Quảng Bình đƣợc chia thành hai hệ chính

là đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi, núi với diện tích phân

theo mục đích sử dụng năm 2014 thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Diện tích đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng của tỉnh

Quảng Bình năm 2014

Phân oại mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH 806.527 100,00

I. ĐNN 716.802 88,88

1. Đất SXNN 82.831 10,27

2. Đất lâm nghiệp 630.872 78,22

3. Đất nuôi trồng thủy sản 2.793 0,35

4. Đất làm muối 84 0,01

5. Đất nông nghiệp khác 222 0,03

II. Đất phi nông nghiệp 55.181 6,84

1. Đất ở 5.495 0,68

2. Đất chuyên dùng 28.590 3,54

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 166 0,02

2.2 Đất quốc phòng an ninh 4.938 0,61

2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2.373 0,29

2.4 Đất có mục đích công cộng 21.113 2,62

3. Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 75 0,01

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.013 0,37

5. Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 17.969 2,23

6. Đất phi nông nghiệp khác 39 0,01

III. Đất chƣa sử dụng 34.664 4,28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

51

Qua Bảng 2.2, cho thấy cơ cấu diện tích ĐNN của tỉnh Quảng Bình chủ yếu là

đất SXNN và đất lâm nghiệp. Năm 2014, đất gieo trồng cây lâm nghiệp chiếm

78,2% diện tích đất liền toàn tỉnh và chiếm 88% diện tích ĐNN. Cơ cấu diện tích

ĐNN thực tế phù hợp với đặc điểm đất đai tỉnh Quảng Bình với nhóm đất đỏ vàng

chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát

chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8%. Đất vùng trung du phát triển cây lâm nghiệp

và phát triển cây cao su hầu hết có độ dốc dƣới 300C, tầng đất dày tối thiểu 0,7m, độ

sâu mực nƣớc ngầm lớn hơn 1,2m và không bị ngập úng khi có mƣa, thoát nƣớc tốt,

mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác < 50%, hoá tính đất với hàm lƣợng

mùn tầng đất mặt > 1,0 % và pHkcl: 4-6 [43].

- Tài nguyên nước: Hệ thống sông suối có mật độ 0,8 - 1,1 km/km2 với 5

sông chính, có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tính 243,3

triệu m3. Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh khá phong phú, tuy nhiên phân bố không đều,

mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lƣợng mƣa trong mùa. Thƣờng

vùng đồng bằng ven biển có mực nƣớc ngầm nông và dồi dào, đối với vùng trung

du nƣớc ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô.

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê năm 2014, toàn tỉnh có 630.872 ha

đất lâm nghiệp, chiếm 78,22% đất tự nhiên; trong đó đất rừng sản xuất là 309.253

ha, đất rừng phòng hộ là 198.043 ha, đất rừng đặc dụng là 123.576 ha. Thảm thực

vật rừng Quảng Bình rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý nhƣ

lim, gụ, sến, táu,... và nhiều loại thú quý hiếm. Đặc sản dƣới tán rừng khá phong

phú, đa dạng và có giá trị lớn nhƣ song mây, dƣợc liệu quý, phong lan...

- Tài nguyên động, thực vật: Tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng

sinh học Bắc Trƣờng Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với

nhiều nguồn gen quý hiếm. Động vật có 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297

loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm nhƣ Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La,

Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ... Thực vật có 138 họ,

401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, gụ,

mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

52

- Tài nguyên biển và ven biển: Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km

với 5 cửa sông, có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền, có 4 cảng với

diện tích mặt nƣớc 4 km2, độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn có

thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn đi vào cảng. Những lợi thế này tạo cho Quảng Bình có

một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài

(1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm nhƣ Tôm hùm, Tôm sú, Mực ống...

- Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản nhƣ vàng,

sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát

thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit...

2.1.4 Tình hình dân số và ao động

- Dân số: Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Quảng Bình là 868.174 ngƣời, với

mật độ trung bình là 108 ngƣời/km2. Phần lớn cƣ dân địa phƣơng là ngƣời Kinh.

Dân tộc ít ngƣời thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru Vân Kiều sống tập trung ở

hai huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã ở huyện Bố Trạch, Quảng Ninh,

Lệ Thủy. Dân cƣ phân bố không đều, 80,47% sống ở nông thôn và 19,53% sống ở

thành thị. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện với 159 xã, phƣờng, thị trấn [13].

- Lao động: Tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào, tính đến năm

2014 lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là 532.064 ngƣời; cơ cấu lao động chủ

yếu trong lĩnh vực nông nghiệp; sự phân bố lao động giữa các vùng có sự mất cân

đối, vùng đồi núi chiếm trên 85% diện tích với tài nguyên phong phú, nhƣng chỉ có

gần 30% lao động trong toàn tỉnh, vùng đồng bằng chật hẹp có gần 15% diện tích tự

nhiên nhƣng nguồn lao động tập trung trên 70% trong tổng số lao động [13]. Sự mất

cân đối về phân bố lao động gây nhiều khó khăn cho đầu tƣ phát triển khu vực nông

thôn, đặc biệt phát triển các ngành nghề khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

2.1.5 Tình hình Kinh tế - Xã hội

- Kinh tế: Kinh tế tỉnh Quảng Bình đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, có bƣớc

phát triển mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, ổn định và từng bƣớc tạo lập các

yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Tổng giá trị sản phẩm nội tỉnh liên tục tăng, tính chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế

bình quân giai đoạn 1990-2014 tăng gần 8,8%/năm, đây là mức tăng trƣởng khá so

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

53

với khu vực và bình quân chung của cả nƣớc. Năm 2013, GDP của tỉnh đạt 18.580

tỷ đồng, tăng 60 lần so với năm 1990 và GDP bình quân đầu ngƣời đạt 22,5 triệu,

tăng gấp 50 lần so với năm 1990; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng,

tỷ trọng nông nghiệp chiếm 20,5%, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng 36,3% và tỷ

trọng ngành dịch vụ 43,2%. So với năm 2013, năm 2014 kinh tế tỉnh Quảng Bình

tiếp tục đà phục hồi và tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 7,5%, tăng

0,4%; sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa toàn diện, năng suất lúa, sản lƣợng lƣơng

thực đạt cao nhất từ trƣớc đến nay; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng

3,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10%; ngành du lịch đã thực sự khẳng định

đƣợc thƣơng hiệu, lƣợt khách du lịch đến Quảng Bình trong năm đạt trên 2,7 triệu

lƣợt ngƣời, tăng 97,5% [13], [44].

- Văn hóa – ã hội: Tỉnh có sự quan tâm đầu tƣ phát triển toàn diện và đồng

bộ ngành giáo dục trên các mặt về quy mô, chất lƣợng, điều kiện dạy và học. Đến

nay đã triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục; công

tác xã hội hoá giáo dục đƣợc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội học tập.

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và có những chuyển biến

tích cực; các đề tài nghiên cứu khoa học tập trung thực hiện mục tiêu thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các

thành phần kinh tế. Mặt khác, hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí, phát

thanh truyền hình ngày càng nâng lên về chất lƣợng và hiệu quả hoạt động, đến nay

có trên 90% số xã thu đƣợc truyền thanh, truyền hình của đài trung ƣơng và địa

phƣơng; có 149/159 xã, phƣờng và thị trấn có báo đến trong ngày; 100% xã,

phƣờng và thị trấn đƣợc phủ sóng thông tin di động [13], [44].

2.1.6 Cơ sở hạ tầng

Quảng Bình về cơ bản đã hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống giao thông gồm

đƣờng quốc lộ, đƣờng ven biển, tỉnh lộ, đƣờng liên huyện và liên xã; đã cung cấp hệ

thống điện, nƣớc và các công trình thủy lợi đầy đủ, đảm bảo phục vụ tốt cho ngƣời

dân trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh đang có các chính

sách ƣu tiên đầu tƣ các công trình trọng điểm, có tính chiến lƣợc, tạo đột phá trong

phát triển KT-XH [13], [44]..

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

54

2.1.7 Những thuận lợi và khó khăn trong SXNN và cao su ở Quảng Bình

2.1.7.1 Những thuận lợi

- Vị trí địa lý nằm ở trung điểm đất nƣớc, là đầu mối giao thông và có vị trí

quan trọng trong tuyến đƣờng huyết mạch của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều

kiện thuận lợi mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thƣơng hàng hóa, vận tải

quốc tế thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và du lịch.

- Điều kiện về địa hình, đất đai thổ nhƣỡng của tỉnh phù hợp với điều kiện

phát triển cây cao su. Tuy nhiên, để phát triển cây cao su một cách bền vững thì

công tác quy hoạch cần phải thực hiện tốt.

- Khí hậu gió mùa, nóng, ẩm, mƣa nhiều làm cho hệ động thực vật rất phong

phú và đa dạng; nhiệt độ 25 - 300C, không có sƣơng muối về mùa đông, lƣợng mƣa

trung bình hàng năm trên 1.500mm rất thuận lợi cho phát triển SXNN và cao su.

- Hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc phát triển

ngành nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt có tài nguyên

đất, tài nguyên nƣớc và tài nguyên rừng thuận lợi để phát triển cây cao su.

- Có nguồn lực lao động dồi dào, có khả năng học hỏi nhanh và sáng tạo. Mặt

khác với truyền thống và tập quán cần cù chịu khó của ngƣời nông dân sẽ nâng cao

hiệu quả hoạt động nông nghiệp và cao su.

- Nền kinh tế Quảng Bình đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, có bƣớc phát triển

mạnh đã thúc đẩy phát triển bền vững ngành SXNN và cao su. Mặt khác, chính

quyền địa phƣơng có chủ trƣơng, chính sách kịp thời hỗ trợ ngƣời sản xuất CSTĐ.

- Hệ thống giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Bình đang có sự phát triển toàn diện

tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực các ngành nghề.

- Ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện tốt công tác thủy lợi góp phần

phần nâng cao hiệu quả SXNN và cao su.

2.1.7.2 Những khó khăn

- Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Quảng Bình có nhiều biến đổi phức tạp, sự

gia tăng thiên tai và dịch bệnh, sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính gây

nhiều khó khăn và rủi ro cho SXNN và cao su.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

55

- Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất

đáng báo động dẫn đến nguy cơ ĐNN bị thái hóa, bạc màu.

- Nhận thức của nhiều ngƣời về vai trò của nông nghiệp nói chung và cao su

nói riêng vẫn chƣa tƣơng xứng với sự đóng góp của lĩnh vực này đối với quá trình

phát triển KT -XH tỉnh Quảng Bình. Phát triển công nghiệp và dịch vụ chƣa coi

trọng thị trƣờng nông nghiệp.

- SXNN chủ yếu mang tính tự phát của ngƣời nông dân, còn thiếu sự định

hƣớng, hỗ trợ, tƣ vấn rõ ràng của chính quyền địa phƣơng. Trình độ canh tác của

đại bộ phận nông dân còn thấp và chƣa đáp ứng đƣợc với tiến trình CNH - HĐH

nông nghiệp nông thôn.

- Quy mô sản xuất nhỏ, có vốn đầu tƣ thấp, nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là vốn

vay. Ngƣời sản xuất chƣa mạnh dạn đầu tƣ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn thiếu

kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.

- Giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ vật tƣ, phân bón, công lao động trên thị trƣờng

đầy biến động và tăng cao trong lúc giá bán sản phẩm đầu ra thƣờng có xu hƣớng

biến động giảm.

2.2. KHUNG PHÂN TÍCH

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phân tích rủi ro và đánh giá

HQKT trong sản xuất kinh doanh cao su; để thực hiện mục tiêu và nội dung, luận án

xác định khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

Quảng Bình theo sơ đồ 2.1. Các nội dung trong khung phân tích đƣợc xác định cụ

thể theo một trình tự thống nhất. Đầu tiên, phân tích các yếu tố nhƣ điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, tình hình biến động của thị trƣờng, chính sách vĩ mô, các yếu

tố đầu vào, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp,... tác động nhƣ thế nào đến hộ sản

xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở để xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm

mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của các hộ gia đình. Tiếp

theo, xác định các phƣơng pháp nhận dạng rủi ro, phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro,

phƣơng pháp ma trận rủi ro nhằm phân tích thực trạng rủi ro của các hộ CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, sử dụng phƣơng pháp hạch toán chi phí và kết quả, các

chỉ tiêu đo lƣờng HQKT nhƣ NPV, IRR, BCR và phƣơng pháp phân tích ảnh hƣởng

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

56

của các nhân tố tới năng suất cao su nhằm đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao

su của các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình

Bên cạnh đó, để có cái nhìn tổng thể về HQKT, luận án xác định các phƣơng pháp

điều tra khảo sát, phƣơng pháp kịch bản, phƣơng pháp độ nhạy để đánh giá HQKT

sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân

tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình, luận

án xây dựng hệ thống giải pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất

kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

57

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

Trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình thì huyện Bố Trạch

và huyện Lệ Thủy là các huyện trọng điểm trồng cao su, có quy mô diện tích chiếm

82,05% diện tích cao su toàn tỉnh và sản lƣợng chiếm 88,18% sản lƣợng cao su toàn

tỉnh. Mặt khác, ở huyện Lệ Thủy có Thị trấn Nông Trƣờng Lệ Ninh là địa phƣơng

có diện tích CSTĐ chiếm trên 90% diện tích CSTĐ toàn huyện, ở huyện Bố Trạch

có nhiều địa phƣơng trồng CSTĐ trong đó Thị trấn Nông Trƣờng Việt Trung, xã

Hòa Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Phú Định có diện tích CSTĐ chiếm trên 95% diện

tích CSTĐ toàn huyện. Trên cơ sở phân tích đó, luận án chọn 4 địa điểm điều tra

nghiên cứu là: TT Nông Trƣờng Việt Trung, xã Hòa Trạch, xã Tây Trạch, xã Phú

Định và TT Nông trƣờng Lệ Ninh.

2.3.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.3.2.1 Thông tin thứ cấp

Tiến hành tập hợp và hệ thống hóa tài liệu đã đƣợc công bố qua sách, báo, báo

cáo tổng kết và kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh

doanh cây cao su nói chung và CSTĐ tỉnh Quảng Bình nói riêng. Nguồn tài liệu này

do các đơn vị trong tỉnh cung cấp nhƣ: Cục thống kê, phòng nông nghiệp các huyện,

Sở NN&PTNT, UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tƣ, các doanh nghiệp và nông

trƣờng sản xuất kinh doanh cao su. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu các tài liệu,

giáo trình, tạp chí, báo chuyên ngành, các kết quả nghiên cứu liên quan đến phân

tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao su trong nƣớc và trên thế

giới. Các tài liệu này nhằm cung thông tin nghiên cứu tổng quan, kỹ thuật sản xuất, cơ sở

lý luận, cơ sở thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.

2.3.2.2 Thông tin sơ cấp

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích và địa điểm

nghiên cứu đã xác định, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng câu hỏi liên quan đến

tình hình sản xuất kinh doanh cao su của các hộ CSTĐ về diện tích, đầu tƣ, tổng số

cây, tổng số cây cạo và trình độ học vấn,... Để xác định cỡ mẫu điều tra, chúng tôi

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

58

dựa trên số lƣợng mẫu tổng thể và theo số liệu điều tra năm 2014 tỉnh Quảng Bình

có 4587 hộ CSTĐ nên việc quyết định cỡ mẫu đƣợc thực hiện theo công thức :

Trong đó: n: là số lƣợng hộ CSTĐ xác định cho điều tra

N: là tổng số hộ CSTĐ ở Quảng Bình

e: sai số tiêu chuẩn cho phép

Nhƣ vậy, với N = 4587, độ tin cậy là 95% và P =0,5, cỡ mẫu với sai số cho

phép ±7% ta xác định đƣợc n = 195. Theo tính toán số lƣợng hộ CSTĐ cần điều tra

là 195 hộ. Tuy nhiên, chúng tôi xác định số hộ điều tra là 200 hộ CSTĐ vì việc thu

thập số liệu từ các hộ CSTĐ đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp thống kê phân tầng từ

năm thứ 1 đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su và ứng với mỗi năm chọn 10 hộ

làm đại diện, các hộ này đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Số liệu từ

năm thứ 21 đến năm thứ 30 chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu

cao su, của các chuyên gia và nghiên cứu thực tiễn để ƣớc lƣợng. Nguyên nhân chỉ

điều tra đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su là do sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình chỉ mới thực hiện từ 20 năm trở lại, nên từ năm thứ 21 chƣa có số

liệu thực tiễn để đánh giá. Vì vậy, số liệu từ năm 21 trở về sau theo vòng đời cây

cao su, luận án sử dụng kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su đảm bảo

tính đại diện và chính xác hơn vì đã đƣợc kiểm nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, để

đánh giá mức độ bệnh hại trên cây vƣờn cao su, trên cơ sở hƣớng dẫn của Viện

nghiên cứu cao su Việt Nam [64] và thống kê tình hình bệnh hại của Chi cục Bảo vệ

Thực vật tỉnh Quảng Bình [43] về mức độ phổ biến sâu bệnh hại trên cây cao su tại

Quảng Bình, Luận án thực hiện việc điều tra thu thập thông tin nhƣ sau: Chọn số

điểm, số cây điều tra, cấp bệnh qua Bảng 1 và phân cấp các loại bệnh qua các bảng

từ Bảng 2 đến Bảng 7 - Phụ lục 3.

2.3.3 Phƣơng pháp điều tra chuyên gia

Đây là phƣơng pháp sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ

thuật phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn

cứ cho việc đƣa ra các kết luận có tính khoa học và thực tiễn. Mặt khác, do đặc

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

59

điểm ngành cao su còn rất nhạy cảm với nhiều yếu tố, chu kỳ sản xuất dài trên 30

năm, trong lúc việc tổ chức sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đa số chỉ

mới 20 năm trở lại nên từ năm thứ 21 chƣa có số liệu thực tiễn để đánh giá. Vì vậy,

đánh giá của các chuyên gia về năng suất, chi phí là hết sức quan trọng. Trên cơ sở

đó, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của 30 chuyên gia là các nhà khoa học, các

nhà quản lý nhà nƣớc về cao su nhƣ phòng nông nghiệp các huyện; Sở NN&PTNT;

TT Xúc tiến Thƣơng Mại Sở KHĐT; lãnh đạo các các công ty, nông trƣờng và lãnh

đạo các huyện, xã, thôn, xóm có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sản xuất kinh doanh

cao su. Cách thức điều tra, xây dựng bảng câu hỏi về những vấn đề liên quan đến

phát triển sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình gồm: Các chƣơng trình chính

sách phát triển; những thuận lợi, khó khăn và thách thức; những cơ hội, rủi ro và

các chiến lƣợc cần thiết để phát triển; mức tăng giảm năng suất, chi phí trong các

giai đoạn của chu kỳ sản xuất cao su. Trên cơ sở đó, tiến hành gặp gỡ trao đổi và

xin ý kiến của các chuyên gia vào mẫu phiếu điều tra.

2.3.4 Phƣơng pháp phân tích

2.3.4.1 Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp phân tổ thống kê: Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào

đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

Trong nghiên cứu này năng lực và kinh nghiệm sản xuất của hộ trồng cao su đƣợc

phân theo tiêu thức có tập huấn và chƣa đƣợc tập huấn; chi phí sản xuất đƣợc phân

theo tuổi của cây cao su theo thời kỳ KTCB và thời kỳ KD; phân chia quy mô sản

xuất thành, hộ có quy mô dƣới 2 ha, từ 2 đến 4 ha và trên 4 ha.

- Phương pháp đồ thị thống kê: Là phƣơng pháp trình bày và phân tích các

thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Cụ thể, luận án sử

dụng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê để mô tả diễn biến năng suất cao su, các

loại rủi ro, biến động lãi suất, giá thu mua mủ cao su,…

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Là phân tích các trị số của một chỉ

tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát

triển của hiện tƣợng. Cụ thể nhƣ diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng cao su

cả một giai đoạn hay tình hình sử dụng bộ giống từng giai đoạn,…

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

60

2.3.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất

Để thực hiện phƣơng pháp này phải dựa vào số liệu sơ cấp thu thập tại các hộ

trồng cao su từng năm đối với từng vƣờn cao su ở hai thời kỳ KTCB và thời kỳ KD

về chi phí nhân công, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... theo số hộ, địa bàn

điều tra và phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp đã xác định ở trên.

- Hạch toán chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất cao su đƣợc chia làm hai thời

kỳ, thời kỳ KTCB và thời kỳ KD. Việc hạch toán chi phí sản xuất từng thời kỳ đƣợc

xác định và tập hợp nhƣ sau:

+ Chi phí thời kỳ KTCB: Thời kỳ này kéo dài 7 năm kể từ năm trồng cao su,

chi phí cho thời kỳ này bao gồm chi phí khai hoang, trồng mới (chủ yếu là chi phí

về giống, phân bón, lao động…) và chi phí lãi vay nếu có. Vì cây cao su thuộc CCN

dài ngày, thời kỳ KTCB chƣa khai thác, chƣa có thu nhập nên toàn bộ chi phí phát

sinh thời kỳ này đƣợc tập hợp và hạch toán vào chi phí thời kỳ KD theo phƣơng

pháp khấu hao.

+ Chi phí thời kỳ KD: Bao gồm chi phí nhân công, chi phí phân bón, chi phí

dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao giá trị vƣờn cây và phần chi phí tài chính. Chi

phí khấu hao giá trị vƣờn cây là toàn bộ chi phí thời kỳ KTCB đƣợc phân bổ vào

các năm thời kỳ KD theo phƣơng pháp khấu hao.

- Hạch toán kết quả và hiệu quả sản xuất: Tiến hành tính năng suất thực tế thu

hoạch mủ đối với 1 ha cao su của hộ điều tra, năng suất thu thập thƣờng từ ghi chép,

phỏng vấn hộ CSTĐ và kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm)

liền kề của cơ quan thống kê. Trên cơ sở tổng hợp số liệu tiến hành tính toán các chỉ

tiêu kết quả và hiệu quả nhƣ sau:

+ Giá trị sản xuất bình quân một ha cao su (GO): Là giá trị sản phẩm sản xuất

trong năm của một ha tính theo giá thị trƣờng địa phƣơng, đƣợc xác định bằng công

thức: GO = Qi*Pi

Trong đó: GO: Doanh thu thu đƣợc trên một ha diện tích cây cao su (1.000đ)

Qi: Sản lƣợng mủ của một ha cao su (kg)

Pi: Giá bán 1 kg mủ (1.000đ)

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

61

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thƣờng xuyên bằng

tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong thời gian

sản xuất ra tổng sản phẩm đó.

+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản

xuất đó. Nó là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

VA = GO – IC

+ Thu nhập hổn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi đã trừ đi các

khoản chi phí: khấu hao TSCĐ, thuế, phí (nếu có).

MI = VA – KHTSCĐ – Thuế – Lãi vay ngân hàng (nếu có)

+ Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi chi phí

lao động gia đình và chi phí hiện vật của gia đình.

LN = MI – chi phí lao động gia đình – chi phí hiện vật của hộ

+ GO/IC: Xác định một đồng chi phí trung gian mang lại bao nhiêu đồng giá

trị sản xuất.

+ MI/IC: Xác định một đồng chi phí trung gian mang lại bao nhiêu đồng thu

nhập hỗn hợp.

+ LN/IC: Xác định một đồng chi phí trung gian mang lại bao nhiêu đồng lợi

nhuận kinh tế.

+ VA/IC: Xác định một đồng chi phi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá

trị gia tăng. Hiệu suất này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả.

2.3.4.3 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí

Để tính toán, phân tích kết quả và HQKT sản xuất mủ cao su của các hộ trồng

cao su ở Quảng Bình chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí theo

hai cách: (1) Phân tích lợi ích chi phí hàng năm cho thời kỳ KD và (2) phân tích lợi

ích chi phí cho cả chu kỳ sản xuất kinh doanh. Số liệu sử dụng để thực hiện phƣơng

pháp này dựa vào thông tin sơ cấp đã thu thập tại các hộ trồng cao su và các vùng

trồng cao su đã xác định ở trên. Đối với phƣơng pháp phân tích lợi ích chi phí hàng

năm cho thời kỳ KD, chi phí hàng năm bao gồm chi phí phát sinh trong năm nhƣ

chi phí vật tƣ, dụng cụ sản xuất, lao động, khấu hao vƣờn cây phân bổ và chi phí tài

chính phân bổ. Chi phí KTCB có thể phân bổ đều cho các năm của thời kỳ KD hoặc

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

62

phân bổ theo tỷ trọng sản lƣợng của năm so với cả chu kỳ KD. Giới hạn của phƣơng

pháp này là chỉ đánh giá đƣợc hiệu quả của năm nghiên cứu và mức hiệu quả bị ảnh

hƣởng bởi cách phân bổ chi phí khấu hao hàng năm và các yếu tố khác. Đối với

phƣơng pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ kinh doanh sử dụng các chỉ tiêu

NPV, BCR và IRR. Lợi ích và chí phí phát sinh ở các năm khác nhau đƣợc đƣợc

hiện tại hóa theo mức chiết khấu hợp lý. Các chỉ tiêu đƣợc tính theo công thức sau:

- Chỉ tiêu giá trị ròng hiện thời (NPV)

NPV = 0

1 1

(1 )1

n n

t tt tt t o

B Crr

Trong đó: n: Số năm vòng đời cây cao su

t: Năm đầu tƣ

Bt: Lợi ích của cây cao su năm t

Ct: Chi phí của cây cao su năm t

r : Lãi suất chiết khấu (%/năm)

Nếu NPV > 0 thì việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh cao su có hiệu quả, có sinh

lời nên thực hiện. Ngƣợc lại, nếu NPV < 0, xét về phƣơng diện tài chính, đầu tƣ này

không có hiệu quả và không nên thực hiện.

- Tỷ suất nội hoàn (IRR): là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0, với mức chiết

khấu này thì việc trồng cao su hoàn toàn không thu đƣợc lợi nhuận do các khoản thu

nhập vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí. Ngƣợc lại nếu IRR lớn hơn lãi suất vay

vốn thì sản xuất có hiệu quả. IRR càng lớn thì HQKT càng cao và IRR đƣợc xác

định bằng công thức:

IRR = r1 + (r2 – r1)

| | | |

Trong đó: r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1> 0 gần sát 0 nhất

r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2< 0 gần sát 0 nhất.

NPV: Giá trị hiện tại thực

IRR cần tìm (ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa r1 và r2

- Tỷ lệ lợi - ích trên chi phí (BCR): Phản ánh lợi ích thu đƣợc trên một đơn vị

chi phí sản xuất kinh doanh cao. BCR đƣợc xác định bằng công thức:

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

63

BCR = 0

1 1/

(1 )1

n n

t tt tt t o

B Crr

= PVB/PVC

Trong đó: PVB: Giá trị hiện tại của lợi ích

PVC: Giá trị hiện tại của chi phí

Nếu BCR>1 các khoản thu bù đắp đƣợc các khoản chi phí đã bỏ ra nên việc

đầu tƣ có HQKT và BCR càng lớn thì HQKT càng cao. Nếu BCR<1 các khoản thu

không bù đắp đƣợc chi phí nên việc đầu tƣ không có hiệu quả.

NPV, BCR, IRR đƣợc tính toán với các kịch bản khác nhau. Sự thay đổi của

các chỉ tiêu này cho phép đánh giá đƣợc phần nào mức độ rủi ro trong trồng cao su.

2.3.4.4 Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas

Năng suất là một trong những tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả

của hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan

trọng đánh giá hiệu quả sản xuất cao su, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển

của hộ sản xuất, địa phƣơng và các quốc gia. Về mặt toán học, năng suất là tỷ số

giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra sản

xuất CSTĐ là số lƣợng mủ cao su khai thác đƣợc. Đầu vào đƣợc tính theo các yếu

tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, giống, vật tƣ, phân bón,.... Nhƣ

vậy, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh HQKT sản xuất kinh doanh trong

NN nói chung và cao su nói riêng. Xuất phát từ đó, để đánh giá HQKT sản xuất cao

su, năng suất là một chỉ tiêu để xem xét, đánh giá nhƣng năng suất lại chịu tác động

của các yếu tố đầu vào. Vì vậy, luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-

Douglas để đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ cao su.

Thực tiễn nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất mủ cao su

thu đƣợc trên một ha gồm: Lƣợng phân bón bình quân trên một ha, diện tích của

vƣờn cây, số năm khai thác (hay tuổi của vƣờn cây), mật độ của vƣờn cây, lao động,

vùng trồng và yếu tố kỹ thuật (tham gia tập huấn). Do đó, các yếu tố này đƣợc đƣa

vào mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

Y = A. x1α1

. x2α2

. x3α3

. x4α4

. x5α5

. x6α6

. x7α7

. ∑

Hay: LnY = A + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6 +

+ α7LnX7 + α8K+ β1D1+ β2D2+ β3D3+ β4D4

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

64

Trong đó: Y: năng suất mủ thu đƣợc trên một ha cao su (kg/ha)

X1 : Phân NPK (kg/ha)

X2: Phân chuồng (kg/ha)

X3: Lao động (ngƣời/ha)

X4: Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) (Ngđ/ha)

X5: Diện tích (ha/hộ)

X6: Mật độ cây (Số cây/ha)

X7: Tuổi vƣờn cây (năm)

K: Biến giả tập huấn đƣợc định nghĩa là K = 1 nếu chủ hộ có tham gia

tập huấn và K = 0 nếu chủ hộ không tham gia tập huấn.

Dj: Biến giả vùng trồng cao su (j=1†4): D1 = 1, xã Tây Trạch; D2 = 1, xã

Hòa Trạch; D3 = 1, TT nông trƣờng Việt Trung; D4 = 1, TT nông trƣờng Lệ Ninh;

D1 = D2 = D3= D4 = 0, xã Phú Định.

A: Là hằng số thể hiện tác động của các yếu tố khác đến năng suất mủ

thu đƣợc trên 1 ha cao su ngoài các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất.

αi: Hệ số co giãn, phản ánh mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào Xi

và biến giả tập huấn K đến năng suất mủ thu đƣợc trên một ha cao su.

βj: Hệ số co giãn, phản ánh ảnh hƣởng của biến giả vùng trồng D đến

năng suất mủ thu đƣợc trên một ha cao su.

Trên cơ sở mô hình và số liệu điều tra đã thu thập, luận án sử dụng phần mềm

SPSS để phân tích xử lý. Kết quả phân tích, đánh giá đƣợc mức độ tác động của các

yếu tố đầu vào nhƣ: Lƣợng phân bón, diện tích vƣờn cây, tuổi vƣờn cây, mật độ

cây, lao động,... vùng trồng đến năng suất mủ cao su.

2.3.4.5 Phương pháp nhận dạng rủi ro

Để phân tích, đánh giá rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su thì vấn đề đầu

tiên và cần thiết là phải nhận dạng đƣợc các rủi ro. Trong sản xuất kinh doanh cao

su có nhiều loại rủi ro nhƣ: Rủi ro trong sản xuất; rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị

trường; rủi ro thể chế; rủi ro về con người; rủi ro về kỹ thuật; rủi ro tài chính và rủi

ro tín dụng.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

65

Để thực hiện mục tiêu trên, luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu số liệu

thống kê để nhận dạng các rủi ro. Thực hiện phƣơng pháp này thông qua việc tham

khảo các hồ sơ lƣu trữ tại các xã có trồng cao su, phòng nông nghiệp các huyện và

sở NN&PTNT về những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra trong lĩnh vực sản

xuất kinh doanh cao su. Các thông tin này làm cơ sở phân tích tổn thất theo nguyên

nhân, vị trí, mức độ và các biến số khác. Qua đó tiến hành đánh giá xu hƣớng phát

triển của các tổn thất mà hộ sản xuất kinh doanh cao su phải đối mặt và phân tích

các vấn đề nhƣ: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,… và một số các yếu tố

hiểm họa khác có ảnh hƣởng đến bản chất của sự cố xảy ra.

2.3.4.6 Phương pháp ma trận đánh giá rủi ro

Trên cơ sở nhận dạng các rủi ro, luận án sử dụng phƣơng pháp ma trận rủi ro

(Risk assessment matrix) theo công thức:

Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency)* Mức độ thiệt hại (consequency) (1*)

Ma trận rủi ro này là số điểm đƣợc xác định cho từng mức độ của vấn đề và

đƣợc xem xét theo số liệu điều tra khảo sát. Đối tƣợng điều tra khảo sát là các

chuyên gia và các hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh

Quảng Bình. Nội dung và cách thức thu thập thông tin là đánh giá của các đối tƣợng

điều tra khảo sát về tần suất các yếu tố gây rủi ro và mức độ thiệt hại đến tình hình

sản xuất kinh doanh CSTĐ theo thang điểm đã đƣợc xác định ở Bảng 2.3 và Bảng

2.4. Số liệu thu thập đƣợc thực hiện theo ma trận thang điểm rủi ro ở Bảng 2.5 để

xác định điểm tổng hợp đối với từng loại rủi ro.

Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá khả năng xảy ra rủi ro đối với sản xuất kinh

doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Tần suất xảy ra Điểm Giải thích

Rất cao 5 Có thể xảy ra từ 2 lần mỗi năm và thƣờng xuyên

Cao 4 Có thể xảy ra một lần trong năm

Trung bình 3 Có thể xảy ra một lần trong thời gian 5 năm

Thấp 2 Có thể xảy ra một lần trong thời gian 5 – 10 năm

Rất thấp 1 Có thể xảy ra một lần trên 10 năm

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

66

Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại do các oại rủi ro gây ra đối

với sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ thiệt hại Điểm Giải thích

Nghiêm trọng 5

Vƣờn cao su bị thiệt hại hoàn toàn do bão lũ, không có

thu nhập, không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, mất khả

năng thanh toán,...

Cao 4 Năng suất cao su giảm nghiêm trọng, thu nhập vừa đủ

để trang trải chi phí biến đổi.

Trung bình 3 Năng suất cao su thấp, thu nhập thấp và lợi nhuận thấp.

Thấp 2 Năng suất cao su bị giảm nhẹ, thu nhập ổn định và

đảm bảo lợi nhuận.

Không đáng kể 1 Năng suất cao su giảm không đáng kể, thu nhập và lợi

nhuận đảm bảo.

Bảng 2.5. Ma trận thang điểm rủi ro

Tần suất xảy ra

Mức độ thiệt hại

Không đáng

kể (1) Thấp (2)

Trung

bình (3)

Đáng kể

(4)

Nghiêm

trọng (5)

Rất cao (5) 5x1 (5) 5x2 (10) 5x3 (15) 5x4 (20) 5x5 (25)

Cao (4) 4x1 (4) 4x2 (8) 4x3 (12) 4x4 (16) 4x5 (20)

Trung bình (3) 3x1 (3) 3x2 (6) 3x3 (9) 3x4 (12) 3x5 (15)

Thấp (2) 2x1 (2) 2x2 (4) 2x3 (6) 2x4 (8) 2x5 (10)

Rất thấp (1) 1x1 (1) 1x2 (2) 1x3 (3) 1x4 (4) 1x5 (5)

Ma trận thang điểm rủi ro này là những hệ số điểm đƣợc xác định cho từng

mức độ của vấn đề và đƣợc xem xét theo điều tra và kết quả khảo sát tham khảo ý

kiến của các hộ CSTĐ ở các Bảng 2.3 và 2.4 và là kết quả ma trận đánh giá rủi ro

đƣợc tính theo công thức (1*).

Trên cơ sở điểm tổng hợp đối với từng loại rủi ro theo ma trận thang điểm rủi

ro ở Bảng 2.5 tiến hành đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ rủi ro ở Bảng 2.6

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

67

nhằm phân loại rủi ro theo từng vùng cụ thể: Vùng chấp nhận rủi ro, vùng chấp

nhận rủi ro nhƣng cần có giải pháp giảm thiểu và vùng không chấp nhận rủi ro.

Bảng 2.6. Thang điểm đánh giá mức độ rủi ro đối với sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ rủi

ro Thấp (T)

Trung bình

(TB)

Khá cao

(KC) Cao (C)

Rất cao

(RC)

Thang điểm 1 - 4 6 - 9 10 – 14 15 - 19 20 - 25

Phân vùng Vùng chấp

nhận rủi ro

Vùng chấp nhận rủi ro,

cần có các giải pháp giảm

thiểu rủi ro

Vùng không chấp nhận

rủi ro

Mục tiêu sử dụng phƣơng pháp này là xác định những loại rủi ro nào hộ sản

xuất kinh doanh cao su nên chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao, phƣơng pháp

kiểm soát tổn thất nhƣ thế nào, loại tổn thất nào đƣợc tài trợ, hình thức tài trợ, mức

tài trợ,...

2.3.4.7 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số

có ảnh hƣởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ và lƣợng hóa mức độ

ảnh hƣởng của chúng. Phân tích này bao gồm việc kiểm định tác động của sự biến

thiên một số biến chi phí và lợi ích chọn lọc đến IRR và NPV của mô hình. Cụ thể

để xem xét mô hình CSTĐ, luận án đánh giá các biến số giá mủ cao su và lãi suất

cho vay. Theo nghiên cứu của Jagath Edirisinghe và các cộng sự [81] về việc phân

tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất cao su kém hiệu quả, các tác giả đã tìm ra

nguyên nhân chính làm giảm HQKT của sản xuất CSTĐ là sự biến động của giá cả,

đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời trồng cao su.

Trên cơ sở đó, luận án xác định giá trị NPV của mô hình CSTĐ theo giá và lãi suất

của giai đoạn 2008 – 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ đó tiến hành phân tích

sự biến động giá trị NPV khi giá và lãi suất thay đổi nhằm đánh giá rủi ro tiềm ẩn

của mô hình CSTĐ.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

68

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở khung lý luận nghiên cứu ở chƣơng 1 và đặc điểm tình hình kinh tế

xã hội tỉnh Quảng Bình; chƣơng 2 luận án đã xác định các nội dung về đặc điểm địa

bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, xác

định tỉnh Quảng Bình có hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao

động dồi dào, nền kinh tế đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, sự nghiệp giáo dục - đào

tạo phát triển toàn diện, hệ thống thông tin đảm bảo và cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cao

rất thuận lợi để sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, việc sản xuất cao su còn

phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhƣ: Thiên tai thƣờng xuyên xảy

ra gây thiệt hại nặng nề, nhiều loại dịch bệnh, tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan,

nhận thức của nhiều ngƣời về vai trò của cây cao su vẫn chƣa cao, sản xuất cao su

chủ yếu mang tính tự phát, trình độ sản xuất còn thấp và quy mô sản xuất nhỏ lẻ.

Xuất phát từ đặc điểm đó và khung lý luận đã nghiên cứu ở chƣơng 1, chƣơng 2 tiếp

tục xác định, lựa chọn địa điểm nghiên cứu và xây dựng các phƣơng pháp nghiên

cứu để thực hiện nội dung đề tài gồm: Phƣơng pháp phân tích thống kê, phƣơng

pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất, phƣơng pháp phân tích lợi ích

chi phí, phƣơng pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas, phƣơng pháp

nhận dạng rủi ro, phƣơng pháp ma trận đánh giá rủi ro và phƣơng pháp phân tích độ

nhạy. Nhƣ vậy, chƣơng 2 luận án đã nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội tỉnh Quảng Bình; xác định, lựa chọn địa điểm nghiên cứu và xây dựng

các phƣơng pháp nghiên cứu. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành nghiên

cứu thực hiện các nội dung ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

69

Chƣơng 3

RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU

TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU VÀ CAO SU TIỂU ĐIỀN

TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

3.1.1 Thực trạng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình

Cây cao su đƣợc nhân trồng ở Quảng Bình thời kỳ trƣớc 1975 nhƣng sau năm

1984 mới đƣợc phát triển trong các công ty quốc doanh và bắt đầu có sự phát triển

mạnh về diện tích, năng suất và sản lƣợng kể từ năm 2000 thể hiện qua Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản ƣợng cao su tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2000 – 2014

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích

(ha)

Diện tích KTCB

(ha)

Diện tích KD

(ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản ƣợng

(tấn)

2000 5.884,2 3.906,4 1.977,8 1,00 1.981,0

2001 6.150,3 4.149,8 2.000,5 1,01 2.019,0

2002 6.328,5 4.206,3 2.122,2 0,91 1.926,0

2003 6.557,7 4.208,9 2.348,8 0,90 2.108,0

2004 7.093,2 4.399,4 2.693,8 0,89 2.390,0

2005 7.671,9 4.784,6 2.887,3 0,90 2.585,0

2006 8.149,6 4.485,5 3.664,1 0,84 3.094,2

2007 9.378,4 5.334,1 4.044,3 0,96 3.862,5

2008 11.429,5 7.011,4 4.418,1 1,03 4.542,6

2009 12.393,0 7.404,4 4.988,6 1,05 5.221,7

2010 14.086,2 8.512,5 5.573,7 0,99 5.529,9

2011 15.762,9 9.518,6 6.244,3 0,89 5.542,0

2012 17.507,1 10.829,5 6.677,6 0,96 6.423,1

2013 13.601,5 6.793,5 6.808,0 0,91 6.214,6

2014 17.980,9 13.476,9 4.504,0 0,80 3.598,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2014

Qua Bảng 3.1 ta thấy, năm 2000 diện tích đạt 5.884,2 ha, sản lƣợng đạt 1.981

tấn nhƣng đến năm 2007 diện tích đạt 9.378,4 ha tăng 1,59 lần so với năm 2000 và

sản lƣợng đạt 3.862,5 tăng 1,95% so với năm 2000. Đặc biệt, diện tích và sản lƣợng

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

70

giai đoạn 2007 - 2012 tăng nhanh, năm 2012 diện tích đạt 17.507,1 ha tăng 1,87 lần

so với năm 2007, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 13,29 % và

sản lƣợng đạt 6.423,1 ha tăng 1,66 lần so với năm 2007, tốc độ tăng trƣởng bình

quân giai đoạn 2007 - 2012 là 10,7%. Tăng trƣởng nhanh giai đoạn đoạn 2007 -

2012 nhƣng đến năm 2013 diện tích và sản lƣợng cao su ở tỉnh Quảng Bình đều

giảm do ảnh hƣởng của cơn bão số 10. Sau khi ngƣời dân tích cực khôi phục các

diện tích bị thiệt hại, tổng diện tích tính đến tháng 12/2013 là 13.601,5 ha giảm

22,31% so với năm 2012, kéo theo đó, sản lƣợng cao su năm 2013 chỉ đạt 6.214,6

tấn giảm 3,25 % so với năm 2012, năng suất chỉ đạt 0,91 tấn/ha giảm so với năm

2012 là 5,21%. Địa phƣơng có sản lƣợng giảm nhiều nhất là huyện Bố Trạch giảm

36,2% và huyện Lệ Thủy giảm 13,7% so. Đến năm 2014, sau khi khôi phục và phát

triển diện tích mới, diện tích cao su tỉnh Quảng Bình đạt 17.980,9 tăng 32,2% so với

năm 2013, tăng 2,71% so với năm 2012 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Mặc dù

diện tích tăng trở lại nhƣng sản lƣợng đạt thấp, năm 2014 chỉ đạt 3.598,8 tấn, giảm

so với năm 2013 là 42,1% và so với năm 2012 là 43,97%, nguyên nhân diện tích

cao su thời kỳ KD bị thiệt hại và giảm mạnh do cơn bão số 10 năm 2013 [13], [43].

Kết quả phân tích trên cho thấy, cao su Quảng Bình đã có sự tăng trƣởng lớn

về diện tích và sản lƣợng nhƣng năng suất chƣa cao chỉ đạt khoảng 0,9 – 1,1 tấn mủ

khô/ha thấp hơn các địa phƣơng khác nhƣ tỉnh Quảng Trị có năng suất 1,4 tấn mủ

khô/ha và Nghệ An có năng suất là 1,2 tấn mủ khô/ha [43].

3.1.2 Thực trạng diện tích, năng suất và sản ƣợng CSTĐ Quảng Bình

CSTĐ bắt đầu đƣợc triển khai ở tỉnh Quảng Bình năm 1993, do lúc này ngƣời

dân mới nhận thức đƣợc hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn

327, chƣơng trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi. Tuy

nhiên, nguồn vốn ít, chỉ đảm bảo đƣợc 40 - 50% vốn đầu tƣ nên vƣờn CSTĐ có xu

hƣớng suy giảm và đến năm 1997 nguồn vốn 327 cho trồng cao su không còn nữa

nên mô hình CSTĐ bị gián đoạn. Đến năm 2000, nhờ có dự án đa dạng hóa nông

nghiệp giai đoạn 2000 - 2006 nên mô hình CSTĐ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự

phát triển giai đoạn này chủ yếu là tự phát, kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống chậm

đổi mới; khâu thu hoạch và chế biến chƣa hiệu quả nên diện tích tăng nhƣng năng

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

71

suất và chất lƣợng chƣa cao. Mặt khác, CSTĐ do các hộ gia đình tổ chức sản xuất

kinh doanh nên hạn chế về vốn đầu tƣ, thâm canh và ngƣời dân chƣa chú trọng đến

việc phát triển cây cao su. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phát triển CSTĐ còn

nhiều bất cập; thiếu các cơ chế quản lý thống nhất giữa ngƣời nông dân và chính

quyền địa phƣơng nên năng suất và diện tích thấp hơn so với các nông trƣờng quốc

doanh. Kể từ năm 2007 đến nay, thực hiện chủ trƣơng của tỉnh Quảng Bình về phát

triển cây cao su, các địa phƣơng, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch đƣợc UBND

tỉnh phê duyệt nên mô hình CSTĐ đã có sự tăng nhanh về diện tích, năng suất và

sản lƣợng, thể hiện qua Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.1.

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản ƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2008 – 2014

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích

(ha)

Diện tích

KTCB

(ha)

Diện tích

KD

(ha)

Sản

ƣợng

(tấn)

Năng suất

(tấn/ha)

2008 6.515,0 4.649,0 1.866,0 1589,0 0,85

2009 7.115,0 4.749,0 2.366,0 2.319,0 0,98

2010 8.583,0 6.117,0 2.466,0 2.219,0 0,90

2011 9.408,0 6.666,0 2.742,0 2.524,0 0,92

2012 10.365,7 7.178,5 3.187,2 3.028,0 0,95

2013 8.662,1 5.573,4 3.088,8 2.625,4 0,85

2014 10.876,8 8.200,0 2.676,8 2.080,0 0,78

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả

Qua Bảng 3.2, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2008 – 2012 có mức tăng trƣởng khá cao về mọi mặt, diện tích năm 2012

đạt 10.365,7 ha tăng 1,59 lần so với năm 2008, trong đó diện tích KTCB là tăng

nhanh nhất, diện tích KD nhìn chung khá ổn định qua các năm vì chu kỳ sản xuất

kinh doanh cao su dài và thƣờng sau 7 năm mới đƣa vào khai thác, ở đây ta xét giai

đoạn 5 năm nên chƣa có nhiều biến động. Kết quả ở Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.1 cho

thấy sản lƣợng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có nhiều biến động, tăng nhanh giai đoạn

2008 - 2012, năm 2012 sản lƣợng khai thác đạt 3.028 tấn tăng 90,56% so với năm

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

72

2008. Tuy nhiên, đến năm 2013 do ảnh hƣởng của cơn bão số 10 nên sản lƣợng

giảm mạnh, chỉ đạt 8.662,1 ha giảm 16,4% so với năm 2012 và năm 2014 chỉ đạt

2.080 tấn, giảm so với năm 2013 là 20,8% và so với năm 2012 là 31,3%. Về năng

suất khai thác cũng có nhiều biến động, tăng giai đoạn 2008 - 2012 và giảm giai

đoạn 2012 – 2014, trong đó năng suất năm 2014 đạt thấp nhất, chỉ đạt 0,78 tấn mủ

khô/ha, giảm 17,9% so với năm 2012.

Biểu đồ 3.1: Sản lượng và năng suất CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả

Kết quả phân tích trên cho thấy CSTĐ Quảng Bình đã có sự tăng trƣởng lớn

về diện tích và sản lƣợng nhƣng có sự biến động thất thƣờng, năng suất đạt đƣợc

chƣa cao, chỉ đạt trong khoảng 0,78 – 0,98 tấn mủ khô/ ha thấp hơn so với cao su

đại điền có năng suất từ 0,9 – 1,1 tấn mủ khô/ha và các địa phƣơng khác nhƣ tỉnh

Quảng Trị và tỉnh Nghệ An có năng suất từ 1,2 tấn mủ khô/ha trở lên [43].

Đánh giá sự phân bố cao su thể hiện qua Biểu đồ 3.2 cho thấy, CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình có sự phân bố không đồng đều, huyện Bố Trạch và Lệ Thuỷ là hai

huyện có diện tích CSTĐ lớn nhất, chiếm 73% diện tích CSTĐ toàn tỉnh. Các huyện

còn lại có diện tích chƣa đến 30% diện tích CSTĐ toàn tỉnh nhƣng đang có xu

hƣớng tăng lên trong các năm gần đây. Sự phân bố diện tích CSTĐ có sự khác nhau

ở các địa phƣơng trong tỉnh dẫn đến cơ cấu sản lƣợng cũng khác nhau, qua Biểu đồ

3.3 cho thấy huyện Bố Trạch và Lệ Thuỷ là hai huyện có sản lƣợng lớn nhất chiếm

1.589,00

2.319,00 2.219,00

2.524,00

3.028,00

2.625,40

2.080,00

0,85 0,98

0,90 0,92 0,95 0,85

0,78

0,00

0,20

0,40

0,60

0,80

1,00

1,20

1,40

1,60

1,80

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

2.500,00

3.000,00

3.500,00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng (tấn mủ khô) Năng suất (tấn/ha)

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

73

81% sản lƣợng CSTĐ toàn tỉnh. Các địa phƣơng còn lại có diện tích và sản lƣợng

thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ngƣời dân chƣa có nhiều kinh nghiệm

trong sản xuất cao su nên mới triển khai trồng trong thời gian ngắn.

Đánh giá diễn biến năng suất CSTĐ qua các tháng trong năm 2014 thể hiện

qua Biểu đồ 3.4 cho thấy năng suất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình không có sự đồng đều

giữa các tháng trong năm và càng về cuối năm năng suất càng giảm.

3.1.3 Thực trạng đất trồng và quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.1.3.1 Thực trạng đất trồng CSTĐ tỉnh Quảng Bình

Đất trồng CSTĐ phần lớn là đất trống đồi núi, có thảm thực bì hoặc đất chuyển

từ rừng, trồng hết chu kỳ KD. Đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện ở

Bảng 3.3.

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

74

Bảng 3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Nguồn: Dự án đa dạng hóa NN Quảng Bình

Căn cứ vào mức độ giới hạn các yếu tố đất trồng cao su tại Phụ lục 4. Các

hạng đất trồng cao su có đặc điểm nhƣ sau:

Ia – Chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 1.

Ib – Có 1 yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2.

IIa – Có 2 yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2 trở lên hoặc 1 yếu tố ở mức độ giới

hạn loại 3.

IIb – Có hơn 1 yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3.

III – Có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4.

Qua Bảng 3.3 và đặc điểm các hạng đất trồng cao su cho thấy, ở tỉnh Quảng

Bình chỉ có 5 huyện là có đất trồng đƣợc cây cao su. Trong đó, hai huyện Minh Hóa

và Bố Trạch có đất trồng tốt nhất loại IB, các huyện còn lại có đất trồng chủ yếu là

loại II và tất cả các huyện đều có đất loại III. Thực trạng phân bố nhiều thứ hạng đất

trên một địa bàn gây khó khăn lớn đối với công tác tổ chức sản xuất vì từng loại đất

khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau nên chính quyền địa phƣơng phải có quy

hoạch cụ thể từng vùng đảm bảo việc tổ chức sản xuất phù hợp và có hiệu quả.

3.1.3.2 Thực trạng quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Quy mô phát triển CSTĐ thể hiện khả năng đầu tƣ và tích tụ ruộng đất của

nông hộ, qua số liệu tổng hợp của Sở NN&PTNT và số liệu điều tra năm 2014, luận

án tổng hợp quy mô phát triển CSTĐ tại Quảng Bình năm 2014 qua Bảng 3.4.

STT Địa điểm Hạng đất Địa hình Độ cao tƣơng

đối (m)

1 Minh Hoá I b, IIb, III 2, 3 <400

2 Tuyên Hoá IIb, III 2, 3,4 <400

3 Bố Trạch Ib, IIa, III 1, 2 <300

4 Quảng Ninh II III 2, 3 <200

5 Lệ Thuỷ IIb,III 2, 3 4 <200

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

75

Bảng 3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình năm 2014

STT Quy mô bình quân hộ (ha)

Hộ nông dân Diện tích

Số hộ % Ha %

1 <2 3.204 69,8 5.962,6 54,8

2 2-4 1.085 23,7 3.578,3 32,9

3 >4 298 6,5 1.335,9 12,3

Tổng cộng 4.587 100,0 10.876,8 100,0

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình và số liệu điều tra năm 2014

Qua Bảng 3.4 cho thấy quy mô CSTĐ ở Quảng Bình chủ yếu là nhỏ và vừa

nên mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn trong việc quy hoạch,

đầu tƣ thâm canh, cơ giới hóa cũng nhƣ thiết kế bố trí đai chắn gió, bão.

3.1.4 Thực trạng giống cao su ở các hộ CSTĐ tỉnh Quảng Bình

Giống đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh cao su, sử dụng giống

không có chất lƣợng, không phù hợp với khí hậu thời tiết,… sẽ ảnh hƣởng rất lớn

đến HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hàng năm, tỉnh

đều khuyến cáo về bộ giống cây cao su sử dụng trên địa bàn gồm: RRIM 600,

RRIM 712, RRIC 121, RRIV 4, PB 260, GT1… Đây là những giống đƣợc Tập

đoàn Cao su Việt Nam khuyến cáo trồng khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, mức độ

sử dụng giống theo khuyến cáo chƣa cao và tình hình sử dụng giống thể hiện qua

Bảng 3.5 cho thấy, kể từ năm 2005 trở về trƣớc giống trồng cao su có nguồn gốc

không rõ ràng chiếm gần 50%, điều này ảnh hƣởng đến chế độ chăm sóc khai thác

mủ cũng nhƣ gỗ cao su; từ năm 2014, tình trạng sử dụng giống không có nguồn gốc

rõ ràng giảm, chỉ chiếm 10,15% diện tích sản xuất, tỷ lệ lẫn giống thấp, các dòng vô

tính đƣợc trồng phổ biến gồm: RRIV 4, PB 260, RRIM 600, RRIM 712, RRIC 121,

RRIC 100, RRIV 124. Các loại giống này cho năng suất cao nhƣng khả năng chống

gió bão và sâu bệnh kém. Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực cây cao su

và kinh nghiệm của ngƣời sản xuất lâu năm trên địa bàn tỉnh thì các giống RRIM

712, RRIM 600, GT1 phù hợp với thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Bình nhƣng tỷ lệ hộ

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

76

sử dụng các giống này còn thấp, chỉ chiếm 20,3%.

Bảng 3.5. Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình

Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Sở NN&PT NT Quảng Bình và tính toán

của tác giả

Từ kết quả phân tích trên và thực tiễn nghiên cứu cho thấy, giống sản xuất

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chủ yếu đƣợc lấy từ các tỉnh phía Nam, một số ít hộ đã

trực tiếp vào đến cơ sở sản xuất để lấy, đa số đều hợp đồng qua các tƣ thƣơng nên

nguồn gốc giống không rõ ràng, chất lƣợng chƣa đƣợc đảm bảo, chƣa phù hợp với

khí hậu, thời tiết tỉnh Quảng Bình. Nguyên nhân, do khả năng các đơn vị tự sản xuất

cây giống để cung ứng trên địa bàn còn hạn chế, các Công ty TNHH một thành viên

Lệ Ninh và Công ty TNHH một thành viên Việt Trung sản xuất cây giống chủ yếu

để phục vụ cho trồng mới của đơn vị, chƣa cung ứng giống ra bên ngoài; mặt khác,

công tác quản lý, khuyến nông chƣa tốt và ngƣời dân chƣa có nhiều kinh nghiệm

trong lựa chọn và mua bán giống.

STT Giống Năm 2005 Năm 2014

Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

1 GT1 645,95 14,64 375,3 3,45

2 RRIM 600 421,18 9,55 2.078,3 19,11

3 PB 235 264,77 6,00 78,4 0,72

4 VM 515 289,85 6,57 0 0,00

5 RRIV 6 2,38 0,05 696,6 6,40

6 RRIV 4 59,12 1,34 3.275,6 30,12

7 PB 260 - - 2.596,4 23,87

8 PB 86 - - 796,6 7,32

9 Không rõ nguồn gốc 2.728,95 61,85 979,6 9,01

Cộng 4.412,20 100,00 10.876,8 100,00

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

77

3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN

XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát

3.2.1.1 Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra

Đặc điểm của hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ nhƣ tuổi, trình độ văn hóa, kinh

nghiệm và tham gia tập huấn tác động lớn đến rủi ro và HQKT. Vì vậy, để phân tích rủi

ro và đánh giá HQKT, luận án tổng hợp đặc điểm cơ bản của các chủ hộ sản xuất kinh

doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ

1. Số hộ điều tra hộ 200

2. Tuổi chủ hộ tuổi 39,91

3. Trình độ văn hoá lớp 8

4. Số năm kinh nghiệm trồng cao su

5. Tham gia tập huấn

năm

%

11,9

76

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.6 cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ gần 40 tuổi, là giai đoạn hội tụ

cả yếu tố thể lực và trí lực để thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các chủ hộ

lại có trình độ văn hóa thấp, bình quân là lớp 8, đây là yếu tố ảnh hƣởng đến khả

năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và các phƣơng pháp canh tác có hiệu quả. Về

kinh nghiệm trồng cao su, bình quân hộ có kinh nghiệm gần 12 năm, các hộ ở Thị

trấn nông trƣờng Việt Trung và Thị trấn nông trƣờng Lệ Ninh phần lớn họ là những

công nhân của Công ty cao su Việt Trung và Công ty cao su Lệ Ninh đã nghỉ hƣu

nên có nhiều năm kinh nghiệm về trồng, chăm sóc và khai thác cao su. Các hộ trồng

cao su ở các xã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cao su hạn chế hơn. Tuy nhiên,

các xã này ở huyện có sự phát triển cao su lâu đời và là huyện trọng điểm trồng cao

su của tỉnh Quảng Bình nên đã đƣợc học tập và tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng

cao su. Kết quả khảo sát có 76% hộ điều tra có tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất

cao su do do Phòng nông nghiệp huyện, sở NN&PTNT, các Nông trƣờng và các Dự

án tổ chức thực hiện.

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

78

3.2.1.2 Diện tích cao su của các hộ điều tra

Đối với nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế

đƣợc và trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tƣ cách vừa là đối

tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động. Đất đai có giới hạn về diện tích nhƣng khả

năng sản xuất thì vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, vấn đề

quan trọng là làm sao tận dụng đƣợc đất đai để không ngừng nâng cao năng suất

ruộng đất, năng suất cây trồng. Tình hình đất trồng cao su của các hộ sản xuất kinh

doanh CSTĐ đƣợc thể hiện ở Bảng 3.7

Bảng 3.7. Diện tích đất trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ

1. Diện tích ĐNN

2. Diện tích đất trồng cao su

ha

ha

2,65

1,96

- Diện tích thời kỳ KTCB

- Diện tích thời kỳ KD

ha

ha

0,76

1,2

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.7 cho thấy, diện tích ĐNN bình quân một hộ sử dụng 2,65 ha. Trong

đó có 1,96 ha là diện tích trồng cao su chiếm 73,96% tổng diện tích. Đây là một con

số khá ấn tƣợng cho thấy ngƣời dân đã nhận thức đƣợc giá trị kinh tế to lớn mà cây

cao su mang lại, cho nên phần lớn diện tích đất đều đƣợc các hộ tiến hành trồng cao

su. Bình quân mỗi hộ có diện tích thời kỳ KTCB là 0,76 ha và diện tích thời kỳ KD

chiếm 1,2 ha. Diện tích thời kỳ KTCB là những diện tích cao su đƣợc trồng theo dự

án Đa dạng hóa nông nghiệp và chƣơng trình phát triển cây CSTĐ của UBND

huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thuỷ. Diện tích cao su đang trong thời kỳ KD đƣợc

trồng theo Chƣơng trình 327 của Chính phủ với mục tiêu ban đầu là “phủ xanh đất

trống, đồi núi trọc”, sau một vài năm đi vào khai thác, nhận thấy đƣợc giá trị kinh tế

của cây cao su mang lại cho nên dù vốn của chƣơng trình đã kết thúc nhƣng chính

quyền địa phƣơng các huyện đã tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình mạnh dạn

vay vốn để trồng thêm những diện tích mới.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

79

3.2.1.3 Tình hình sử dụng lao động và cơ cấu vốn của các hộ điều tra

Kết quả tổng hợp tình hình lao động và vốn sản xuất bình quân của các hộ sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện qua Bảng 3.8

Bảng 3.8. Tình hình sử dụng ao động và vốn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ BQ/ha/năm

1. Tình hình sử dụng lao động

- Nhân khẩu ngƣời 4,28

- Tổng số lao động

+ Lao động gia đình

+ Lao động thuê ngoài

3,14

2,58

0,86

1,6

1,32

0,44

2. Cơ cấu vốn đầu tƣ ngđ 52.512

26.792

- Vốn tự có ngđ 11.577 8.792

- Vốn vay ngđ 35.280 18.000

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

- Về tình hình sử dụng lao động: Bảng 3.8 cho thấy, bình quân số nhân khẩu

mỗi hộ là 4,28 ngƣời, trong đó số lao động gia đình bình quân 2,58 lao động, trong

số lao động, lao động thuê ngoài là 0,86 lao động. Nhƣ vậy, đối với các hộ trồng

cao su lao động gia đình là chủ yếu còn lao động thuê ngoài mang tính chất thời vụ

theo ngày hoặc theo tháng vào thời kỳ trồng mới và thời kỳ khai thác.

- Về vốn của các hộ điều tra: Nguồn vốn của các hộ gia đình đầu tƣ sản xuất

kinh doanh cao su chủ yếu là vốn vay từ các chƣơng trình, dự án đa dạng hóa nông

nghiệp, vay từ các hội (nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân…), từ ngân hàng chính sách

của huyện với mức lãi suất ƣu đãi tƣơng đối thấp 0,9%/tháng. Tuy nhiên, do nguồn

vốn từ các chƣơng trình, dự án, cũng nhƣ vốn của các tổ chức hội còn hạn hẹp nên

không phải hộ nông dân nào cũng vay đủ số vốn mình cần. Vốn bình quân của một

hộ năm 2014 là 52,512 triệu đồng, đây là số vốn đảm bảo cho quá trình chăm sóc và

khai thác vƣờn cây của hộ. Trong 52,512 triệu đồng vốn/hộ thì mức vốn tự có bình

quân của mỗi hộ là 11,577 triệu đồng (chiếm 22,05% cơ cấu vốn), vốn vay 35,28

triệu đồng (chiếm 77,95%). Nhƣ vậy, mức vốn vay tƣơng đối cao vì trong năm

2014 hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất, cơ chế cho vay đƣợc nới rộng. Tuy

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

80

nhiên, do diện tích cao su của các hộ không giống nhau cũng nhƣ độ tuổi của mỗi

vƣờn cây là khác nhau nên chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý nghĩa

hơn. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân vốn đầu tƣ cho một ha cao su trong năm

2014 là 26,792 triệu đồng, mức đầu tƣ này của các hộ gia đình đạt tƣơng đối so với

mức đầu tƣ theo định mức kinh tế - kỹ thuật đƣa ra. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy

các hộ gia đình đã nhận thấy đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh cao su đƣa lại hiệu quả

cao nên mạnh dạn vay vốn đầu tƣ.

3.2.1.4 Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra

Thực trạng công tác chăm sóc cao su của các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

đƣợc thể hiện qua Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra

Kỹ thuật

Hộ thực hiện/khu vực điều tra Tổng số

hộ thực

hiện

Tỷ lệ

% Tây

Trạch

Hòa

Trạch

Phú

Định

Việt

Trung

Lệ

Ninh

1. Bón phân chuồng và NPK 40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo quy trình 6 9 11 10 9 45 22,5

- Cao hơn quy trình 0 1 3 2 1 7 3,5

- Thấp hơn quy trình 34 30 26 28 30 148 74

+ Đạt 0 - 25% so với QT

+ Đạt 26 - 50% so với QT

+ Đạt > 50 % so với QT

4 3 2 2 3 14 9,5

6 5 4 5 6 26 17,6

24 22 20 21 21 108 73,0

2. Làm cỏ hàng 40 40 40 40 40 202 100,0

- Thủ công 24 25 20 21 22 112 55,4

- Thủ công + Cơ giới 2 1 4 5 4 16 7,9

- Thủ công + Hóa chất 14 14 16 14 16 74 36,6

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.9 cho thấy tình hình đầu tƣ phân bón tại các vƣờn CSTĐ còn rất hạn

chế, trong 200 hộ điều tra thì chỉ có 45 hộ (chiếm 22,5%) bón theo quy trình khuyến

cáo, hầu hết các hộ này đều có diện tích lớn (từ 3 ha trở lên), có vốn, có trình độ kỹ

thuật và nhiều kinh nghiệm sản xuất cao su; có 148 hộ (chiếm 74%) bón thấp hơn

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

81

quy trình, trong đó số hộ chỉ bón 0 - 25% lƣợng phân bón so với quy trình là 14 hộ

chiếm 9,5%, số hộ bón 26 - 50% lƣợng phân bón so với quy trình là 26 hộ chiếm

17,6% và các hộ bón > 50% so với quy trình là 108 hộ chiếm 73%. Kết quả phân tích

cho thấy, số hộ bón phân thấp hơn quy trình cao là một trong những nguyên nhân

chính làm cho năng suất, chất lƣợng vƣờn CSTĐ Quảng Bình thấp hơn so với cao

su đại điền và cao su các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Trị, Nghệ An. Hiện nay, các nông

hộ thƣờng sử dụng phân bón NPK chuyên dùng cho cây cao su để bón (NPK Ninh

Bình, NPK Việt Nhật, NPK Sao Việt...), một số ít hộ sử dụng phân đơn là đạm urea,

đạm sunfat, phân kali, phân lân và phân vi sinh.

Về công tác làm cỏ trong vƣờn cao su, các hộ nông dân đã có sự quan tâm và

thực hiện nhƣng kỹ thuật làm cỏ chủ yếu là thủ công hay lạm dụng thuốc để trử cỏ

mà chƣa quan tâm, đầu tƣ sử dụng cơ giới. Cụ thể có 55,4% hộ điều tra làm cỏ thủ

công, 36,6% hộ điều tra sử dụng thuốc kết hợp với thủ công, có 7,9% hộ điều tra sử

dụng cơ giới kết hợp với thủ công để trừ cỏ trong vƣờn cao su.

Từ phân tích trên cho thấy công tác đầu tƣ chăm sóc, bón phân tại các vƣờn

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chƣa đƣợc bà con nông dân chú trọng, việc đầu tƣ phân

bón thƣờng thấp hơn và không đúng với quy trình khuyến cáo, đây là nguyên nhân

chính làm CSTĐ sinh trƣởng, phát triển kém, sâu bệnh nhiều và giảm năng suất, sản

lƣợng trong thời gian gần đây.

3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình

3.2.2.1.1 Rủi ro sản xuất

- Rủi ro thiên tai, thời tiết: Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc nên trong năm

thƣờng có 2 luồng gió bão chính là gió Tây Nam và gió Đông Bắc ảnh hƣởng trực

tiếp đến cây cao su. Vào mùa mƣa, nhiệt độ, độ ẩm không khí rất thích hợp cho các

loại dịch hại phát sinh trên cây cao su. Trong các yếu tố trên thì gió bão là nhân tố

gây thiệt hại chủ yếu và lớn nhất cho cây cao su. Qua số liệu tình hình gió, bão tại

tỉnh Quảng Bình từ năm 1983 đến năm 2014 của TT KTTV và số liệu đánh giá mức

độ diện tích cao su bị thiệt hại với các cấp gió bão của Sở NN&PTNT, Luận án tổng

hợp đánh giá mức độ ảnh hƣởng của gió, bão đến sản xuất CSTĐ qua Bảng 3.10.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

82

Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn

CSTĐ tỉnh Quảng bình giai đoạn 1983 - 2014

Cấp gió bão Tần số xuất

hiện

Mức độ diện tích vƣờn cao su

bị thiệt hại (%)

Khả năng xảy ra

trong 31 năm

Từ cấp 12 trở lên 2 40 - 60 0,064

10->11 2 20 - <40 0,064

8->9 3 10 - <20 0,097

6->7 8 2 - <10 0,258

Từ cấp 5 trở xuống 28 <2 0,903

Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả

Qua nghiên cứu thực tiễn và kết quả tổng hợp ở Bảng 3.10 cho thấy, Quảng

Bình là địa phƣơng thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của bão, kể từ năm 1983 đến năm

2014 bình quân mỗi năm có 1,4 cơn bão. Trong đó, số cơn bão ảnh hƣởng mạnh và

gây thiệt hại diện tích cây cao su từ 40% đến 60% là 2, có khả năng xảy ra là 0,064;

số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây su từ 20% đến dƣới 40% là 2,

có khả năng xảy ra 0,064; số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây cao

su từ 10% đến dƣới 20% là 3, có khả năng xảy là 0,097; số cơn bão ảnh hƣởng và

gây thiệt hại cho cây cao su từ 2% đến dƣới 10% là 8, có khả năng xảy là 0,258; số

cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây cao su dƣới 2% là 28, có khả năng

xảy ra là 0,903. Từ kết quả phân tích, ta thấy rằng việc sản xuất kinh doanh cao su ở

Quảng Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng với khả năng

xảy ra khoảng 6,4% trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cây cao su. Để minh chứng

mức độ thiệt hại của CSTĐ khi gặp rủi ro này, luận án tổng hợp tình hình thiệt hại

do bão số 10 gây ra năm 2013 của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đối với cao su

Quảng Bình nhƣ sau: Tổng diện tích cao su bị thiệt hại là 12.174ha/18.220 ha, trong

đó diện tích cao su KTCB là 3.083 ha và diện tích cao su KD là 9.091 ha; trong số

diện tích cao su KTCB bị thiệt hại thì có 911 ha thiệt hại trên 70% là 911 ha, có 132

ha thiệt hại từ 50-70% và 1.819 ha thiệt hại từ 25-50%, còn lại là thiệt hại dƣới

25%; trong số diện tích cao su thời kỳ KD bị thiệt hại thì có 7.680 ha thiệt hại trên

70%, có 1.049 ha thiệt hại từ 50-70%, có 253 ha thiệt hại từ 25-50%, còn lại là thiệt

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

83

hại dƣới 25%. Qua số liệu trên cho thấy, khi gặp gió, bão lớn cao su thời kỳ KD có

mức độ thiệt hại nặng nhất, phần lớn diện tích thiệt hại là do bật gốc và gãy ngang

thân, một số thì bị tét gãy những cành chính. Đối với cao su thời kỳ KTCB thiệt hại

chủ yếu là cây bị nghiêng và một số diện tích bị đổ sát đất. Nguyên nhân CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình có mức độ thiệt hại lớn khi gặp gió bão là do việc tổ chức sản xuất

chƣa tuân thủ khuyến cáo và tuân thủ quy hoạch của địa phƣơng về giống, về vùng

trồng; kỹ thuật canh tác chƣa đảm bảo và còn lơ là chủ quan trong công tác phòng

chống bão lụt đối với cây cao su.

- Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Tỉnh Quảng Bình với đặc điểm khí hậu gió mùa

nên vào mùa mƣa, nhiệt độ, độ ẩm không khí rất thích hợp cho các loại sâu bệnh hại

phát triển trên cây cao su. Để đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây cao su ở tỉnh

Quảng Bình, trên cơ sở số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình năm

2014 và số liệu điều tra; luận án tổng hợp thành phần và mức độ phổ biến sâu bệnh

hại trên cây cao su ở Bảng 3.11, tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh đối với các loại bệnh

hại có mức độ từ phổ biến trở lên ở Bảng 3.12.

Qua kết quả tổng hợp Bảng 3.11 và Bảng 3.12 cho thấy, cây cao su ở Quảng Bình

có 10 đối tƣợng bệnh gây hại, trong đó mức gây hại rất phổ biến đối với vƣờn cao su

trong thời kỳ KTCB là bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá; đối với

vƣờn cao su thời kỳ KD là bệnh phấn trắng, bệnh loét sọc mặt cạo. Kết quả điều tra cho

thấy bệnh phấn trắng có tỷ lệ bị bệnh là 70%, mức độ bị bệnh là 76,4%; bệnh loét sọc

mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh là 75%, mức độ bị bệnh là 71,71%. Đặc biệt, bệnh loét sọc

miệng cạo trên vƣờn cây cao su thời kỳ KD đang ngày càng gia tăng về diện tích và

mức độ gây hại. Bệnh thƣờng gây hại nặng vào những tháng mùa mƣa trên các

vùng ẩm thấp, chăm sóc kém, kỹ thuật cạo mủ không hợp lý. Đối với CSTĐ, do kỹ

thuật cạo mủ không hợp lý nên tình trạng bệnh loét sọc miệng cạo đang ngày một

gia tăng. Một số giống cao su tại Quảng Bình nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo nặng

nhƣ RRIV4, RRIM 600...

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

84

Bảng 3.11. Thành phần và mức độ phổ biến sâu bệnh hại cây cao su tại Quảng

Bình

STT Đối tƣợng gây hại Tên khoa học Bộ phận bị

hại

Mức độ phổ

biến

KTCB KD

I Bệnh hại

1 Bệnh phấn trắng Oidium heveae Lá, chồi +++ +++

2 Bệnh héo đen đầu lá Colletotrichum

gloeosporioides Benz.

Lá, chồi,

cành

+++ +

3 Bệnh loét sọc mặt cạo Phytopthora sp. Mặt cạo - +++

4 Bệnh rụng lá

Corynespora

Corynespora casiicola Lá, chồi,

cành, thân

+++ ++

5 Bệnh rụng lá mùa mƣa Phytopthora sp. Lá ++ ++

6 Bệnh nấm hồng Corticium salmonicolor Thân, cành + +

7 Bệnh nứt vỏ xì mủ Botryodiplodia

theobromae

Thân, cành ++ +

8 Bệnh xì mủ, thối thân Phytopthora sp Thân, cành,

rễ

+ +

9 Bệnh đốm mắt chim Drechslera heveae Lá + +

10 Bệnh rễ nâu Phellinus noxius Rễ + +

II Sâu hại

1 Nhện đỏ Tetranychus urticae Koch Lá, cành ++ -

2 Mối Globitermes sulphureus Thân, cành + +

3 Rệp sáp Lepidosaphes cocculi Thân, cành + +

4 Châu chấu xanh Hypomeces squamosus Lá + +

5 Sâu róm Hyposidra talaca Lá + +

6 Sâu xanh Helicoverpa armigera Lá + +

7 Chấu chấu Dissosteira Carolina Lá, chồi + +

8 Sên Achatina fulica , Lá, chồi,

hút mủ

+ +

Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình

Ghi chú:- không xuất hiện; + ít phổ biến; ++ phổ biến; +++ rất phổ biến

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

85

Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối với các oại

bệnh hại phổ biến và rất phổ biến trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình

oại Bệnh Số cá thể điều

tra (Cây)

Số cá thể bị

hại (Cây)

Tỷ ệ bệnh

(%)

Mức độ bị

bệnh (%)

Phấn trắng 50 35 70 76,4

Héo đen đầu lá 50 32 64 67,2

Loét sọc mặt cạo 100 75 75 71,71

Corynespora 50 30 60 60,04

Rụng lá mùa mƣa 50 25 50 48,4

Nứt vỏ xì mủ 250 130 52 52,8

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Các bệnh khác có mức độ phổ biến và gây thiệt hại thấp hơn nhƣ bệnh rụng lá

Corynesopra, đây là đối tƣợng bệnh rất nguy hiểm, mới xuất hiện tại tỉnh Quảng

Bình trong một vài năm trở lại đây. Bệnh có thể làm khô cành và chết cây đối với

cao su KTCB, làm rụng lá, khô cành đối với cao su khai thác. Kết quả điều tra cho

thấy bệnh Corynespora có tỷ lệ bị bệnh là 60% và mức độ bị bệnh là 60,04%. Mặc dù

bệnh này mới xuất hiện nhƣng có mức độ lây lan nhanh từ vƣờn này sang vƣờn khác

nên thực tế tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh này tƣơng đối cao.

Bệnh héo đen đầu lá chủ yếu gây hại trên cao su thời kỳ KTCB (1-3 năm tuổi),

có tỷ lệ bị bệnh là 64% và mức độ bị bệnh là 67,2%. Bệnh này thƣờng xuất hiện và

gây hại nặng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3, đặc biệt gây hại nặng tại các

vùng có nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, cao su không đƣợc đầu tƣ chăm sóc

hợp lý. Ngoài các đối tƣợng chủ yếu trên thì bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mƣa, nứt

vỏ xì mủ, thối thân... hiện tại có mức độ ít phổ biến nhƣng đang có chiều hƣớng gia

tăng mức độ gây hại, vì vậy cần theo dõi thƣờng xuyên các đối tƣợng này để có

biện pháp phòng trừ kịp thời. Bên cạnh bệnh hại, cao su ở tỉnh Quảng Bình hàng

năm còn gặp sâu hại nhƣng có mức độ ảnh hƣởng không cao và không lớn đến

vƣờn cây cao su nói chung. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số đối tƣợng nguy hiểm

nhƣ nhện đỏ, châu chấu [42].

Kết quả phân tích, xác định nguyên nhân sâu bệnh hại cây cao su là do ngƣời

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

86

dân trong quá trình sản xuất chƣa quan tâm đến các loại sâu, bệnh hại, không nhận

biết đƣợc các loại bệnh hại, không biết thời điểm bệnh gây hại, không biết sử dụng

loại thuốc hóa học nào để trừ bệnh, phòng trừ không đúng lúc và thiếu các thuốc

đặc hiệu để phòng trừ bệnh.

- Rủi ro giống: Thực trạng công tác chọn giống trồng cao su đối với các hộ

CSTĐ còn nhiều bất cập nên dẫn tới rủi ro trong khâu này tƣơng đối cao. Để đánh

giá cụ thể khả năng xảy rủi ro do yếu tố giống, luận án tiến hành điều tra các hộ

CSTĐ và tổng hợp qua Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các oại giống sử dụng tại các hộ sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Giống Diện tích (ha) Tỷ ệ %

- GT1 17,3 4,41

- RRIM 600 75,2 19,18

- RRIV 6 12,7 3,24

- RRIV 4 112,3 28,65

- PB 260 120,5 30,74

- Không rõ nguồn gốc 54 13,78

Cộng 392,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Qua Bảng 3.13, cho thấy tỷ lệ hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình sử dụng giống có

khả năng kháng gió, bão nhƣ giống GT1 và RRIM600 là thấp chỉ chiếm 23,59%; tỷ

lệ sử dụng giống cho năng suất cao nhƣng khả năng chống gió, bão và sâu bệnh

kém nhƣ giống RRIV 6, RRIV 4 và PB 260 là rất cao, chiếm 62,63% và tỷ lệ sử

dụng giống không rõ nguồn gốc là 13,78%. Nguyên nhân tình hình sử dụng giống

nhƣ trên là do ở địa phƣơng chƣa có nhiều đơn vị cung cấp giống, giống chủ yếu

đƣợc mua từ các tỉnh phía Nam, một số ít hộ đã trực tiếp vào đến cơ sở sản xuất để

lấy, còn lại đa số đều hợp đồng qua các tƣ thƣơng tại địa phƣơng cung cấp giống

nên tỷ lệ lẫn giống cao, các dòng vô tính đƣợc trồng phổ biến. Mặt khác, phần lớn

các hộ trồng CSTĐ đều quan tâm đến năng suất của giống mà ít quan tâm đến tính

kháng gió, kháng bệnh, tính thích ứng của giống; không phân biệt đƣợc giống khi

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

87

mua và mua đứt bán đoạn, không có hợp đồng, không có cam kết, không có kiểm

định, không có kiểm soát; cơ cấu giống không tuân thủ theo khuyến cáo và bố trí

vùng trồng không thích hợp với đặc tính của giống. Với tình hình sử dụng giống cao

su nhƣ trên, xác suất gặp tổn thất lớn khi xảy ra các rủi ro do yếu tố thời tiết, khí

hậu, dịch bệnh là rất lớn. Tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và ý

kiến các chuyên gia cho thấy, sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng Bình nếu không

quan tâm đến giống sử dụng dễ gặp rủi ro với mức độ ảnh hƣởng và tổn thất lớn.

- Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật sản xuất có vai trò quan trọng đối với

việc tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT của các hộ sản xuất kinh

doanh CSTĐ.

Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ sản xuất CSTĐ thể hiện qua

Bảng 3.14 cho thấy, tỷ lệ các hộ sản xuất thiết kế lô, hàng, hƣớng trồng, mật độ và

khoảng cách trồng theo khuyến cáo là thấp chỉ 33,5%; tỷ lệ hộ có vành đai bảo vệ

cho vƣờn cao su là rất thấp chỉ đạt 9%; tỷ lệ các hộ có thực hiện cắt chồi dại, cắt bỏ

cành ngang chỉ đạt 57%; tỷ lệ các hộ đƣa vƣờn cao su vào khai thác theo khuyến

cáo đạt 75,5%, còn có trên 20% hộ đƣa vƣờn vào khai thác sớm không theo khuyến

cáo cho từng vùng, từng địa phƣơng; tỷ lệ các hộ thực hiện kỹ thuật khai thác theo

khuyến cáo chỉ đạt 43,5%; tỷ lệ thực hiện bón phân theo khuyến cáo là rất thấp, chỉ

đạt 33,5%; tỷ lệ các hộ thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo thấp, chỉ đạt

34%. Trong đó các hộ thuộc các khu vực nhƣ TT nông trƣờng Việt Trung và TT

nông trƣờng Lệ Ninh có tỷ lệ hộ thực hiện đảm bảo kỹ thuật sản xuất là cao nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng canh tác các vƣờn CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình chƣa đảm bảo kỹ thuật; công tác thiết kế lô, hàng và hƣớng trồng không đúng;

không có vành đai bảo vệ; phòng chống cháy lơ là, chủ quan; khai thác không đúng

chế độ cạo; thiết kế, mở miệng cạo sai hƣớng, không đúng vị trí, độ dốc; tùy tiện

trong việc mở việng cạo mới và thời vụ cạo mũ. Bên cạnh đó, tỷ lệ các hộ sản xuất

trồng cao su theo mật độ và khoảng cách trồng đã khuyến cáo còn thấp. Đây là

những yếu tố làm giảm năng suất, kết quả và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình.

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

88

Bảng 3.14. Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ điều tra

Các yếu tố kỹ thuật

Hộ thực hiện/khu vực điều tra Tổng số

hộ thực

hiện

Tỷ lệ

% Tây

Trạch

Hòa

Trạch

Phú

Định

Việt

Trung

Lệ

Ninh

1. Thiết kế lô, hàng,

hƣớng trồng, mật độ và

khoảng cách trồng

40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo khuyến cáo 9 11 14 17 16 67 33,5

- Không theo khuyến cáo 31 29 26 23 24 133 66,5

2. Vành đai bảo vệ 40 40 40 40 40 200 100,0

- Có vành đai 1 2 2 7 6 18 9

- Không có vành đai 39 38 38 33 34 182 91

3. Cắt chồi dại, cắt bỏ

cành ngang 40 40 40 40 40 200 100,0

- Có thực hiện 19 18 23 28 26 114 57

- Không thực hiện 21 22 17 12 14 86 43

4. Vƣờn đƣa vào khai thác 40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo khuyến cáo 28 29 29 32 33 151 75,5

- Không theo khuyến cáo 12 11 11 8 7 49 24,5

5. Kỹ thuật khai thác 40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo khuyến cáo 13 12 15 24 23 87 43,5

- Không theo khuyến cáo 27 28 25 16 17 113 56,5

6. Bón phân 40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo khuyến cáo 9 11 14 17 16 67 33,5

- Không theo khuyến cáo 31 29 26 23 24 133 66,5

7. Phòng trừ sâu bệnh 40 40 40 40 40 200 100,0

- Theo khuyến cáo 10 9 12 19 18 68 34

- Không theo khuyến cáo 30 31 28 21 22 132 66

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

89

Qua kết quả phân tích trên, có thể kết luận CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chƣa áp

dụng đúng kỹ thuật trong khâu trồng nhƣ thiết kế lô, hàng, mật độ và khoảng

cách,… gây nhiều rủi ro nhƣ gãy đổ do gió, bão, sâu bệnh hại, năng suất thấp.

Nguyên nhân còn có tình trạng trên là do cao su ở tỉnh Quảng Bình mới phát triển,

các vùng trồng mới chủ yếu chuyển đổi từ đất SXNN, đất rừng sản xuất và đất rừng

tự nhiên nghèo kiệt, phần lớn đều mang tính tự phát, thiết kế hàng trồng theo địa

hình của thửa đất; công tác khai hoang, chuẩn bị đất trồng cây cao su thƣờng chậm

so với thời vụ, thời vụ trồng mới thƣờng tập trung vào tháng 9 - 10, trùng với mùa

mƣa bão; thiết kế lô, hàng trồng, hƣớng, mật độ và khoảng cách trồng không tuân

thủ theo khuyến cáo, có xu hƣớng trồng quá dày (5m x 3m; 5m x 2,5m; 5m x 2m);

không có vành đai bảo vệ hoặc có thì mỏng chƣa phát huy đƣợc tác dụng [43], [66].

Về công tác chăm sóc bảo vệ vƣờn cây còn nhiều bất cập nhƣ: Lạm dụng

thuốc diệt cỏ; bón phân chƣa đảm bảo theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây cao su (bón

phân qua chẩn đoán dinh dƣỡng), thời vụ bón phân tùy tiện, bón không đúng và

không đủ định lƣợng; không tủ gốc giữ ấm và giữ ẩm cho cây; không cắt bỏ chồi

dại, cắt tỉa cành ngang không hữu hiệu, tỉa chồi có kiểm soát thực hiện chƣa thƣờng

xuyên và thƣờng chậm; lơ là, chủ quan phòng chống cháy; công tác quản lý, bảo vệ

vƣờn cây còn buông lỏng; công tác phát hiện, phòng, trừ các loại sâu bệnh hại còn

yếu, còn thiếu (thiếu kiến thức, thiếu thuốc). Với thực trạng chăm sóc bảo vệ vƣờn

cây nhƣ trên làm cho cây không đủ chất dinh dƣỡng, phát triển chậm, bị sâu bệnh

do không phát hiện đƣợc hoặc không có cách trừ sâu bệnh,…

Về kỹ thuật khai thác mủ cây cao su chƣa đảm bảo: Vƣờn đƣa vào khai thác

chƣa đạt tiêu chuẩn về độ dày của vỏ cạo và bề vòng thân cây ghép; khai thác

không đúng chế độ cạo; thiết kế, mở miệng cạo sai hƣớng, không đúng vị trí, không

đúng độ dốc; tùy tiện trong việc mở miệng cạo mới và thời vụ cạo mủ; tay nghề cạo

mủ còn yếu; dụng cụ cạo mủ không tuân thủ theo đúng thiết kế; chƣa áp dụng các

biện pháp che mƣa cho cây cạo; công tác phòng trừ sâu bệnh hại còn yếu, đặc biệt

là đối với các bệnh phát sinh và gây hại trên mặt cạo. Với kỹ thuật khai thác nhƣ

trên gây nhiều rủi ro nhƣ, cây cao su ít mủ, thời gian khai thác giảm, nhiều sâu

bệnh, cây không đảm bảo dinh dƣỡng, cao su bị chặt phá, bị ăn cắp mất mủ,…

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

90

Về sử dụng phân bón và chế độ dinh dƣỡng cho cây cao su còn nhiều bất cập

gây rủi ro cao, cụ thể: Bón phân không đúng thời vụ; số lần bón/năm chƣa quy

chuẩn; bón không đúng loại phân, không đủ định lƣợng; quá lạm dụng phân bón vô

cơ; thiếu hoặc không có điều kiện để bón bổ sung phân hữu cơ; vị trí bón phân

không phù hợp với cây cao su, với địa hình; bón phân qua lá vẫn đang ở mức độ

hạn chế. Với thực trạng này không đảm bảo chất dinh dƣỡng cho cây dẫn đến cây

cao su có năng suất thấp, tăng chi phí và giảm hiệu quả.

3.2.2.1.2 Rủi ro thị trường và tài chính đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ

Thực tiễn sản xuất kinh doanh CSTĐ cho thấy, nhóm rủi ro về thị trƣờng tập

trung chủ yếu là do sự biến động của giá cả. Trong giai đoạn 2008 – 2014 giá các

yếu tố đầu vào nhƣ giá giống, phân bón, giá nhân công phục vụ sản xuất CSTĐ luôn

có nhiều biến động, chủ yếu là biến động tăng. Để đánh giá tình hình này, luận án

tổng hợp tình hình biến động giá mủ cao su qua biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.5 cho thấy từ năm 2008 – 2009 giá mủ cao su thấp nhƣng cuối 2009

đến năm 2010 và đầu năm 2011 giá mủ cao su nhảy vọt kéo theo giá các yếu tố đầu

vào tăng nhanh. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2011 đến nay giá mủ cao su giảm rất

6,2 6,9

13

20,3

13,5

10,8 10

17 17,5

11,5 12,5

15

10 9

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

0

5

10

15

20

25

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá (Nghìn đồng/kg mủ nước) Lãi suất (%)

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

91

nhanh trong lúc đó giá các yếu tố đầu vào lại không thay đổi và vẫn giữ ở mức cao.

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy khả năng xảy ra rủi ro thị trƣờng về giá nhân công

tăng và giá bán sản phẩm giảm là cao và ảnh hƣởng lớn đến kết quả, HQKT sản

xuất kinh doanh của các hộ CSTĐ; giá các yếu tố đầu vào nhƣ giá giống, giá thuốc

và giá phân bón hàng năm đều tăng nhƣng mức tăng không lớn và ảnh hƣởng không

nhiều đến kết quả, HQKT sản xuất kinh doanh của các hộ CSTĐ.

Rủi ro tài chính mà các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ gặp phải chủ yếu là lãi

suất tín dụng thay đổi. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức vay vốn để sản xuất lớn, theo số liệu điều tra mỗi

hộ vay bình quân là 67,18% vốn đầu tƣ nên việc biến động lãi suất tăng sẽ gây ra

rủi ro lớn. Mặt khác, đối tƣợng mà các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình tiếp

cận đƣợc chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại đóng trên địa bàn, họ rất khó tiếp

cận và ngại tiếp cận nguồn vốn từ hình thức tín dụng thuê tài chính vì thủ tục, thiếu

hiểu biết về hình thức này và mức phí lại quá cao. Thực tế này gây hạn chế cho các

hộ sản xuất về khả năng mở rộng quy mô sản xuất, khả năng đầu tƣ đổi mới công

nghệ, mở rộng thị trƣờng, khả năng tiếp cận thông tin từ đó làm nảy sinh rất nhiều

rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, lãi suất cho vay

tƣơng đối thấp và ổn định, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2014 lãi suất tín dụng có sự

biến động lớn thể hiện qua Biểu đồ 3.5. Từ phân tích cho thấy, nguyên nhân rủi ro

lãi suất là do độ chênh lệch lãi suất, biên độ lãi suất, lãi suất cơ bản và quyền chọn.

Các hộ nông dân thƣờng không có đủ tiềm lực tài chính hay nguồn vốn tự huy động

để sản xuất kinh doanh cao su mà chủ yếu là vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc

thậm chí phải vay từ các cá nhân. Các khoản vay này thƣờng chịu lãi suất cao, đòi

hỏi phải có tài sản thế chấp mà lãi suất lại biến động nhiều gây tổn thất lớn.

3.2.2.2 Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình

Trên cơ sở phƣơng pháp phân tích đã xác định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đánh giá và xác định tình hình rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình tại các Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 ở Phụ lục 5 từ đó phân vùng rủi ro đối với

sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình tại Bảng 3.15.

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

92

Bảng 3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình

Vùng

rủi ro

Tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh rủi ro

Phá

sản

Không có

hiệu quả

Hiệu quả thấp Hiệu quả Hiệu quả cao

Chấp

nhận

Rét hại, nắng hại, các loại

bệnh nhƣ rụng lá, nấm

hồng sâu, mối, rệp, sáp,

sên; kỹ thuật khai thác

không đảm bảo; giá các yếu

tố đầu vào tăng.

Các loại

sâu nhƣ

mối, rệp

sáp, sên

Không gặp

rủi ro

Chấp

nhận

kèm

theo

biện

pháp

giảm

thiểu

Gió bảo mạnh, cháy rừng,

bệnh phấn trắng, bệnh héo

đen đầu lá, bệnh loét sọc

mặt cạo, rụng lá

corynespora, các rủi ro do

giống, thiết kế lô hàng và

hƣớng trồng, mật độ và

khoản cách, vành đai bảo

vệ, giữ ẩm và giữ ấm, cắt

bỏ chồi thƣờng xuyên, chủ

quan phòng cháy, quản lý

vƣờn buông lỏng,

Rét hại,

nắng hại,

các loại

bệnh nhƣ

rụng lá,

nấm hồng

sâu, mối,

rệp, sáp,

sên; kỹ

thuật khai

thác không

đảm bảo;

giá các yếu

tố đầu vào

tăng.

Các loại sâu

gây hại nhƣ:

mối, rệp sáp,

sên

Không

chấp

nhận

Tất cả các

loại rủi

ro

Nhu cầu thị trƣờng thay

đổi

Nhu cầu

thị trƣờng

thay đổi

Giá bán sản

phẩm giảm,

nhu cầu thị

trƣờng thay

đổi.

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.15 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình phải đối

mặt với nhiều rủi ro. Ngƣời sản xuất kinh doanh CSTĐ đứng trƣớc các lựa chọn:

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả cao nhƣng phải đối mặt với rủi ro do

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

93

gió bảo mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ nghiêm trọng khi xảy ra.

Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên phân loại rủi ro này trong vùng chấp

nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Về rủi ro sâu bệnh hại, các loại sâu bệnh

hại nhƣ mối, rệp sáp, sên gây ảnh hƣởng thấp đến việc đạt hiệu quả và hiệu quả cao

trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nên rủi ro này phân trong vùng

chấp nhận. Đối với các loại bệnh nhƣ phấn trắng, héo đen đầu lá, loét sọc mặt cạo,

rụng lá corynesora và các loại bệnh khác có mức ảnh hƣởng và xác suất xảy ra cao

nên gây ảnh hƣởng ở mức trung bình và khá cao đến việc đạt hiệu quả và hiệu quả

cao trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nên rủi ro này phân ở vùng

chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu.

Về rủi ro do giống ở mức độ thiệt hại là trung bình và khá cao đến hiệu quả và

hiệu quả cao của mô hình do các nguyên nhân nhƣ giống không rõ nguồn gốc,

giống cho năng suất thấp, giống không phù hợp thời tiết, đất đai và thổ nhƣỡng nên

các loại rủi ro này cũng nằm trong vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu,

cũng nằm trong vùng này là các loại rủi ro do kỹ thuật canh tác nhƣ thiết kế lô hàng

và hƣớng trồng không đúng, mật độ và khoảng cách trồng không phù hợp, quản lý

vƣờn buông lỏng, phòng trừ sâu bệnh còn yếu,…Về rủi ro do yếu tố thị trƣờng thì

mức rủi ro do giá giống tăng, thuốc hóa học tăng, giá sản phẩm tăng ảnh hƣởng đến

hiệu quả ở mức trung bình nên nằm trong vùng chấp nhận kèm theo giải pháp giảm

thiểu. Tuy nhiên, ảnh hƣởng đến hiệu quả cao có mức rủi ro cao là giá bán sản

phẩm giảm, nhu cầu thị trƣờng thay đổi nên nằm trong vùng không chấp nhận.

3.2.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp né tránh, giảm thiểu rủi ro của các

hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đối với rủi ro thiên tai, thời tiết

đƣợc tổng hợp qua Bảng 3.16.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

94

Bảng 3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời

tiết của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

% % %

1.Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió 0 0 20 10 180 90

2. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 80 40 60 30

3. Giống đƣợc khuyến cáo sử dụng ở tỉnh

Quảng Bình 50 25 70 35 80 40

4. Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình 50 25 126 63 24 12

5. Chọn giống có khả năng chống gió 0 0 30 15 170 85

6. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật 10 5 120 60 70 35

7. Áp dụng biện pháp khắc phục vƣờn cao

su sau khi bị gió, bảo, lũ 50 25 140 70 10 5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.16 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình có mức độ

sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro do thiên tai rất thấp, cụ thể: Đối với biện

pháp trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió, tỷ lệ các ý kiến thống nhất không sử

dụng là 90%, chỉ có 10% đánh giá là có mức sử dụng trung bình; đối với biện pháp

chọn giống có khả năng chống gió, tỷ lệ các ý kiến thống nhất không sử dụng là

85%, chỉ có 15% đánh giá là có mức sử dụng trung bình. Tỷ lệ các ý kiến đều thống

nhất trên 60% cho rằng các hộ có sử dụng ở mức độ trung bình các biện pháp nhƣ:

Giống có nguồn gốc rõ ràng, giống đƣợc khuyến cáo sử dụng, áp dụng các biện

pháp kỹ thuật hay khắc phục vƣờn cao su sau khi bị gió, bão, lũ.

Sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh Quảng Bình không chỉ gặp rủi ro thiên tai

thời tiết mà còn gặp nhiều loại rủi ro khác gây ảnh hƣởng lớn đến kết quả và

HQKT. Trong đó, rủi ro do sâu bệnh hại đang là rủi ro có xác suất xảy ra cao và gây

tổn thất lớn cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Để đánh giá tình hình sử dụng

các biện pháp né, tránh và giảm thiểu các rủi ro này, Luận án tiến hành điều tra,

tổng hợp và đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp của hộ sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua Bảng 3.17.

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

95

Bảng 3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của

các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

% % %

1. Chọn giống kháng bệnh tốt 0 0 90 45 110 55

2. Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh 20 10 120 60 60 30

3. Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ 50 25 150 75 0 0

4. Tăng cƣờng công tác chăm sóc 60 30 120 60 20 10

5. Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 70 35 82 41 48 24

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Qua Bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ các ý kiến đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro

bằng cách chọn giống kháng bệnh tốt với mức độ không sử dụng là 55%, mức độ

trung bình là 45%; đối với biện pháp chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh cũng

ở mức thấp, tỷ lệ các ý kiến thống nhất không sử dụng là 30% và sử dụng trung

bình là 60%. Đối với các biện pháp lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu, tăng cƣờng

công tác chăm sóc và tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh có mức sử dụng cao

hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ không sử dụng vẫn cao, cụ thể: Biện pháp tập huấn kỹ thuật

phòng trừ sâu bệnh, tăng cƣờng công tác chăm sóc thứ tự có tỷ lệ ý kiến thống nhất

24% và 10% là không sử dụng.

Phân tích thực trạng sử dụng giống cao su các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng giống không có nguồn gốc rõ ràng cao

và giống có khả năng kháng gió, kháng bệnh thấp gây nhiều rủi ro. Đánh giá tình

hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu, né tránh rủi ro này của các hộ CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.18 cho thấy, các hộ đã có biện pháp sử dụng nhằm

giảm thiểu rủi ro do giống, cụ thể: Biện pháp sử dụng bằng cách mua giống có

nguồn gốc rõ ràng, tỷ lệ các ý kiến thống nhất ở mức độ nhiều là 30%, ở mức độ

trung bình là 50% và ở mức độ không sử dụng là 20%; đối với biện pháp sử dụng

giống đƣợc khuyến cáo trồng tại Quảng Bình có tỷ lệ ý kiến thống nhất 45% là

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

96

không sử dụng, 45% là sử dụng ở mức trung bình và 10% là sử dụng ở mức nhiều.

Tỷ lệ này cho thấy đã có nhiều hộ quan tâm đến việc sử dụng giống theo khuyến

cáo nhƣng vẫn còn nhiều hộ chƣa sử dụng.

Bảng 3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các

hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

% % %

1. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 100 50 40 20

2. Giống đƣợc khuyến cáo sử dụng 20 10 90 45 90 45

3. Giống cho năng suất cao 30 15 150 75 20 10

4. Giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình 50 25 80 40 70 35

5. Giống phù hợp với đất đai, thổ nhƣỡng 10 5 130 65 60 30

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Đánh giá biện pháp sử dụng giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình, tỷ lệ mức

sử dụng nhiều là 25%, sử dụng trung bình là 40% và không sử dụng là 35%. Về

biện pháp sử dụng giống phù hợp với đất đai, thổ nhƣỡng, tỷ lệ mức sử dụng nhiều

là 5%, sử dụng trung bình là 65% và không sử dụng là 30%. Qua kết quả trên cho

thấy, các hộ sản xuất chƣa thực sự quan tâm đến việc giảm thiểu rủi ro do giống nên

có mức tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra; tình hình này phù hợp với thực trạng sử dụng

giống trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Ngoài các rủi ro do thiên tai, sâu bệnh,... thì kỹ thuật canh tác đang là một yếu

tố gây rủi ro lớn đối với các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình làm

giảm năng suất và HQKT thấp. Tuy nhiên, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình chƣa có nhiều biện pháp và các biện pháp đã sử dụng chƣa có hiệu quả

để giảm thiểu rủi ro này. Bảng 3.19 cho thấy, các hộ đã sử dụng 4 biện pháp để

giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác, trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tập huấn nắm

bắt kỹ thuật canh tác cao nhất với mức sử dụng nhiều là 35%, trung bình là 41% và

không sử dụng là 24%. Mặc dù quan tâm và đƣợc tập huấn kỹ thuật nhƣng tỷ lệ hộ

sử dụng đúng QTKT vẫn ở mức trung bình là cao nhất chiếm 65%; tỷ lệ hộ sử dụng

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

97

nhiều biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ vƣờn cây ở mức không sử dụng cao nhất

chiếm 55%; tỷ lệ hộ áp dụng đúng kỹ thuật khai thác ở mức sử dụng trung bình là

cao nhất chiếm 60%.

Bảng 3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật

canh tác của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

% % %

1. Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác 70 35 82 41 48 24

2. Thực hiện đúng QTKT về công tác

trồng 20 10 130 65 50 25

3. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật

chăm sóc, bảo vệ vƣờn cây 10 5 80 40 110 55

4. Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác

mủ cao su 10 5 120 60 70 35

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Kết quả phân tích cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình đã

quan tâm sử dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro do kỹ thuật canh tác nhƣ: Tập

huấn nắm bắt kỹ thuật, thực hiện đúng QTKT về công tác trồng, áp dụng nhiều biện

pháp kỹ thuật chăm sóc bảo vệ vƣờn cây, áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao

su. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ không sử dụng các biện pháp trên còn cao, thấp nhất là

24% và cao nhất là 55%.

Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và tài chính,

kết quả thể hiện qua Bảng 3.20 cho thấy, tình hình sử dụng các biện pháp giảm

thiểu rủi ro này của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình là rất

thấp, cụ thể có 100% ý kiến thống nhất cho rằng không sử dụng biện pháp mua bảo

hiểm; 60% cho rằng không sử dụng biện pháp giảm tỷ trọng vốn vay và 90% ý kiến

cho rằng không sử dụng biện pháp sản xuất cao su theo hợp đồng; chỉ có biện pháp

thu thập thông tin đầy đủ và biện pháp can thiệp của chính quyền địa phƣơng là có

mức sử dụng từ trung bình trở lên chiếm 55%.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

98

Bảng 3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi

ro tài chính của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

% % %

1. Thu thập thông tin đầy đủ 30 15 80 40 90 45

2. Sản xuất cao su theo hợp đồng 0 0 20 10 180 90

3. Mua bảo hiểm 0 0 0 0 200 100

4. Đƣợc sự can thiệp của chính quyền

địa phƣơng 30 15 80 40 90 45

5. Giảm tỷ trọng vốn vay 10 5 70 35 120 60

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Từ phân tích trên cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình có xu hƣớng hành xử trung tính hoặc ít ƣa thích với rủi ro do thiên nhiên nhƣ

bão, lũ,…và thái độ đối với rủi ro còn thiếu nghiêm túc; họ biết khi sản xuất kinh

doanh cao su với chu kỳ sản xuất dài sẽ gặp nhiều rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch

bệnh và thị trƣờng nhƣng mức độ quan tâm của họ là không cao nên mức độ không

sử dụng hay sử dụng ở mức trung bình các biện pháp để giảm thiểu rủi ro là rất cao.

3.2.3 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình

3.2.3.1 Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su

Quy mô diện tích đất trồng cao su có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đầu tƣ

sản xuất kinh doanh cao su của các hộ gia đình. Kết quả điều tra về diện tích, năng

suất và sản lƣợng cao su của các hộ điều tra đƣợc thể hiện trong bảng 3.21

Bảng 3.21. Diện tích, năng suất, sản ƣợng cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung

Diện tích trồng Ha 1,96

Diện tích thu hoạch Ha 1,2

Năng suất (mủ khô) Tạ/ha 9,65

Sản lƣợng (mủ khô) Tấn 0,965

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

99

Qua bảng 3.21 cho thấy diện tích trồng cao su bình quân hộ là 1,96 ha, diện

tích cao su đang trong thời kỳ KD bình quân hộ là 1,2 ha. Số liệu về diện tích bình

quân các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ điều tra ở tỉnh Quảng Bình so với diện tích

bình quân chung của các tỉnh thành khác ở Việt Nam là thấp, điều này khẳng định

quy mô sản xuất của các hộ là nhỏ. Về năng suất bình quân đạt 9,6 tạ mủ khô/ha với

mức sản lƣợng là 0,96 tấn mủ khô so với năng suất bình quân chung của ngành cao

su Việt Nam năm 2012 là 17,1 tạ mủ khô/ha và cao su quốc doanh ở Quảng Bình là

11,2 tạ mủ khô/ha thì còn thấp hơn nhiều.

3.2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra

- Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB

Thời kỳ KTCB kéo dài 7 năm, chi phí cho thời kỳ này bao gồm chi phí khai

hoang, trồng mới (chủ yếu là chi phí về giống, phân bón, lao động…). Thời kỳ này

thu nhập từ vƣờn cao su chƣa có, vì vậy phần chi phí này sẽ đƣợc bù đắp trong giai

đoạn kinh doanh của cây cao su. Xử lý số liệu điều tra xác định chí phí 1 ha cao su

thời kỳ KTCB qua Bảng 3.22.

Bảng 3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB (ĐVT:1000đ)

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

I. Chi phí vật tƣ 5.400 3.965 3.825 4.140 4.245 4.350 4.495 30.420

1. Giống 3.000 350 3.350

2. Phân bón 1.050 1.365 1.575 1.890 1.995 2.100 2.245 12.220

3. Thuốc BVTV 1.350 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 14.850

II. Chi lao động 11.250 2.700 2.700 2.700 2.700 3.000 3.300 28.350

III. Chi lãi vay 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 11.340

IV. Tiền đƣợc hỗ trợ - 1.600 -1.600

Tổng chi phí 16.670 8.285 8.145 8.460 8.565 8.970 9.415 68.510

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.22 cho thấy, năm 1 là năm có chi phí cao nhất trong giai đoạn KTCB

vì là năm đầu tƣ ban đầu nên chịu nhiều khoản đầu tƣ và có mức lớn hơn so với các

năm còn lại nhƣ chi phí về giống; chi phí thuê nhân công khai hoang, làm đất, gieo

trồng, chăm sóc,… Tổng chi phí đầu tƣ 1 ha cao su năm đầu tiên là 16.670 nghìn

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

100

đồng đã trừ đi khoản tiền đƣợc hỗ trợ, trong đó chi phí lao động chiếm 67,5%, chủ

yếu là chi phí khai hoang làm đất và trồng mới và trong số chi phí lao động này thì

chi phí thuê lao động khá lớn (chiếm trên 60% chi phí lao động), lớn hơn nhiều so

với chi phí lao động gia đình (chỉ chiếm gần 30%) do trong năm này các công việc

nhƣ san ủi mặt bằng, đào hố, thiết kế đào hố…đều phải thuê. Nhƣng trong năm này,

các hộ đƣợc địa phƣơng hỗ trợ cho kinh phí trồng mới gồm tiền giống 600.000đ/ha,

tiền khai hoang 1.000.000đ/ha. Kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 thời kỳ KTCB thì

chi phí bình quân mỗi năm thấp hơn nhiều so với năm thứ nhất, vì những năm này

các hộ CSTĐ đã giảm chi phí về giống, lao động và phân bón. Tính từ năm thứ 2

bình quân 1 ha cao su trồng lại khoảng 60 - 100 cây do bị chết hoặc không đạt tiêu

chuẩn và phải trồng lại. Chi phí lao động giảm xuống vì kể từ năm này, công lao

động chủ yếu là bón phân, làm cỏ nên khối lƣợng công việc không nhiều. Tuy

nhiên, chi phí phân vô cơ các năm từ thứ 2 đến năm thứ 7 trong thời kỳ KTCB bình

quân mỗi năm tăng lên nhiều so với năm thứ 1 điều này là do trong năm đầu tiên

cây mới đƣợc đem ra trồng bộ rể còn yếu nên khả năng hấp thụ các chất vô cơ còn

kém vì thế đến năm thứ 2 ngƣời ta mới tiến hành bón thêm phân vô cơ để cây hấp

thụ dần. Bắt đầu từ năm 2 trở đi, mức đầu tƣ của các hộ tƣơng đối ổn định chỉ tập

trung vào chi phí chăm sóc và phân bón. Tuy nhiên, do định mức phân bón đối với

từng năm và khả năng của các hộ khác nhau nên mức đầu tƣ bình quân mỗi hộ cũng

có sự khác nhau nhất định dẫn đến tổng chi phí qua các năm có chênh lệch nhƣng

không đáng kể.

- Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KD

Chi phí thời kỳ KD gồm chi phí nhân công, chi phí phân bón, chi phí dụng cụ

sản xuất, chi phí khấu hao giá trị vƣờn cây và phần chi phí tài chính. Nhƣ vậy, thời

kỳ này có thêm phần chi phí khấu hao giá trị vƣờn cây là các khoản đầu tƣ trong 7

năm thời kỳ KTCB của 1 ha cao su. Kết quả tính toán xác định chi phí khấu hao

bình quân mỗi năm thời kỳ kinh doanh là 2.979.000đ. Ngoài ra, với mức vay vốn

bình quân 1 ha là 18.000.000 đồng với lãi suất bình quân là 9% trong 1 năm thì

hàng năm các hộ gia đình phải trả khoản tiền vay là 1.620.000 đồng. Tổng hợp chi

phí thời kỳ KD của các hộ trồng CSTĐ đƣợc thể hiện qua Bảng 3 và Bảng 4 của

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

101

Phụ lục 6 cho thấy, thời kỳ KD chi phí bình quân năm mỗi ha cao su tăng hơn rất

nhiều so với thời kỳ KTCB. Nguyên nhân thời kỳ này vƣờn cao su khai thác nên

các hộ trồng cao su tăng chi phí vật tƣ, lao động, bổ sung chi phí dụng cụ sản xuất

và chi phí khấu hao vƣờn cây. Cụ thể, nhƣng năm đầu tiên (từ năm thứ nhất đến

năm thứ sáu) thời kỳ KD có mức chi phí bình quân 1 ha trong 1 năm là 31.528

nghìn đồng thấp hơn so với các năm tiếp theo (từ năm thứ 7 đến năm thứ 15) thời

kỳ KD có mức chi phí bình quân năm trên 1 ha là 34.928 nghìn đồng và đây là

những năm có chi phí cao nhất do những năm này tần suất và năng suất khai thác

trên một ha cao su cao nhất, nhu cầu chất dinh dƣỡng của cây cao nên ngƣời dân

phải tăng chi phí vật tƣ và các chi phí khác để đảm cho vƣờn cây phát triển tốt và

cho năng suất cao. Bắt đầu từ năm thứ 16 thời kỳ KD chi phí bình quân năm một ha

cao su có xu hƣớng giảm dần cho đến năm thứ 23. Nguyên nhân do năng suất khai

thác có xu hƣớng giảm dần nên nên các hộ CSTĐ giảm chi phí thuê lao động, chi

phí vật tƣ và chăm sóc vƣờn cây.

3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra

Sản phẩm sản xuất cây cao su là mủ cao su và đƣợc tiêu thụ hoàn toàn, không

để lại với mục đích “tự cấp”. Mặt khác, chu kỳ sống của cây cao su khá dài, mức

đầu tƣ trồng mới và chăm sóc hàng năm lớn. Vì vậy, kết quả sản xuất cao su có ý

nghĩa to lớn đối với cuộc sống của các hộ gia đình, quyết định cơ cấu cây trồng của

họ. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán của

tác giả thể hiện qua Bảng 5 ở Phụ lục 6 cho thấy:

- Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất vƣờn cao su có xu hƣớng tăng nhanh

qua các năm kể từ năm thứ 8 đến năm thứ 20. Vƣờn cao su ở năm thứ 8 có giá trị

sản xuất bình quân 1 ha trong 1 năm là 27.000 nghìn đồng đến năm 14 là 67.000

nghìn đồng tăng hơn 2,48 lần, nguyên nhân là ở năm 8 vƣờn cây bắt đầu khai thác,

sản phẩm thu bói nên năng suất thấp những năm tiếp theo năng suất tăng lên. Và kể

từ năm thứ 21 trở về sau, giá trị sản xuất có xu hƣớng giảm xuống, giảm nhẹ từ năm

thứ 21 đến năm thứ 26 và giảm mạnh từ năm năm 27 đến năm 30. Cụ thể, ở năm 20

giá trị sản xuất bình quân 1 ha trong 1 năm là 65.000 nghìn đồng; đến năm thứ 21 là

63.000 nghìn đồng giảm hơn 3%; đến năm thứ 26 là 42.000 nghìn đồng giảm gần

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

102

35,38% và năm thứ 27 là 37.000 nghìn đồng giảm 43,07% và năm 30 là 25.000

giảm gần 61,5%.

- Chi phí trung gian (IC): Những hộ bắt đầu khai thác từ năm thứ nhất thời kỳ

KD phải đầu tƣ khoản IC bình quân 1 ha trong 1 năm là 9.354 nghìn đồng cao hơn

so với năm khai thác thứ 2 trở về sau. Nguyên nhân, do năm này vƣờn cao su thu

bói phải đầu tƣ mức phân bón cao và là năm đầu tiên khai thác nên phải đầu tƣ dụng

cụ khai thác. Những năm tiếp theo có IC thấp hơn và tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên,

kể từ năm thứ 19 trở về sau thời kỳ KD, IC có xu hƣớng giảm xuống, nguyên nhân

do những năm này năng suất giảm nên giảm chi phí thuê nhân công, chi phí vật tƣ

và các chi phí khác.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 ha cao su trong một

năm thời kỳ KD tăng dần qua các năm kể từ năm bắt đầu khai thác. Cụ thể, năm bắt

đầu khai thác là năm vƣờn cây su đạt 8 tuổi có thu nhập hỗn hợp 13.048 nghìn đồng

thì năm thứ 9 là 31.686 nghìn đồng tăng 2,4 lần và tăng dần đến đỉnh điểm là năm

thứ 12 đạt 49.760 nghìn đồng tăng 3,8 lần. Kể từ năm thứ 13 trở về các năm sau thu

nhập hỗn hợp có xu hƣớng giảm xuống nhƣng không đáng kể, đến năm thứ 25 đạt

29.295 nghìn đồng giảm so với năm thứ 12 hơn 1,69 lần và thực sự giảm mạnh kể

từ năm thứ 26 đến năm thứ 30, đến năm thứ 29 chỉ đạt 14.652 nghìn đồng giảm

3,39 lần. Trên thực tế các hộ gia đình thƣờng không hạch toán công lao động gia

đình vào tổng chi phí sản xuất của mình nên họ chỉ quan tâm đến mức MI bình quân

1 ha cao su trong năm. Tuy nhiên, để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh cao su, luận án sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế để phản ánh kết quả

cuối cùng của hoạt động này.

- Lợi nhuận kinh tế (LN): Lợi nhuận kinh tế của 1 ha cao su bình quân trong 1

năm của vƣờn cây khai thác ở các độ tuổi khác nhau có sự khác nhau. Mức lợi

nhuận đạt thấp nhất là những hộ khai thác năm đầu tiên thời kỳ KD, vì thời gian này

các hộ khai thác bói vƣờn cây nên sản lƣợng mủ còn thấp, trong khi đó phần chi phí

cho bón phân, lao động và chi phí vật tƣ khá cao do phải đảm bảo chất lƣợng vƣờn

cây cho các năm khai thác sau này nên năm này chƣa có lợi nhuận. Nhƣng kể từ

năm khai thác thứ hai tức năm vƣờn cao su đạt 9 tuổi lợi nhuận đã có và không

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

103

ngừng tăng đến năm thứ 12 lợi nhuận đạt 34.760 nghìn đồng tăng 2,08 lần so với

năm khai thác thứ 2. Đạt đƣợc điều này là do chi phí các năm này ổn định không

tăng trong lúc năng suất tăng nhanh dẫn đến MI tăng nhanh qua các năm. Kể từ năm

sản xuất thứ 13, lợi nhuận vẫn đạt mức cao và ổn định cho đến năm sản xuất thứ 21

và có xu hƣớng giảm xuống kể từ năm sản xuất thứ 22 và đến năm sản xuất thứ 24

bắt đầu giảm mạnh cho đến năm sản xuất thứ 30.

Từ kết quả phân tích trên, cho thấy sản xuất kinh doanh cao su tuy còn gặp

nhiều khó khăn, thách thức nhƣng mức thu nhập đem lại cho ngƣời trồng cao su là

cao. Trong thời gian qua, phát triển cao su đã đƣa lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời

dân địa phƣơng, nâng cao mức sống cho họ, đồng thời củng cố lòng tin về mô hình

trồng CSTĐ của các hộ gia đình ở tình Quảng Bình.

3.2.3.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra

HQKT là mục tiêu, là động lực thúc đẩy các hộ gia đình quyết định nên mở

rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất và tập trung đầu tƣ để phát triển kinh doanh hay

không. Vì vậy, đánh giá HQKT sẽ là phiến diện nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc

phân tích các chỉ tiêu của kết quả sản xuất nhƣ giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp,

lợi nhuận kinh tế, mà chúng ta cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu về hiệu suất sử

dụng các yếu tố đầu vào nhằm tìm ra những vấn đề chƣa hợp lý để khắc phục, đồng

thời phải phân tích thêm các chỉ số dài hạn để xem việc đầu tƣ sản xuất đó có thực

sự đạt hiệu quả hay không. Từ kết quả xử lý Bảng 5, Phụ lục 6, luận án đánh giá

HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ qua các chỉ tiêu nhƣ sau:

- Chỉ tiêu: GO/IC, MI/IC, LN/IC: Kết quả cho thấy, kể từ năm bắt đầu khai

thác cứ đầu tƣ 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,39 đồng

thu nhập hỗn hợp. Kể từ năm khai thác thứ hai trở về sau giá trị sản xuất và thu

nhập hỗn hợp không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy, cơ bản các hộ sản xuất

kinh doanh CSTĐ đã có sự đầu tƣ hợp lý, có sự tiết kiệm các khoản chi phí và mức

đầu tƣ phù hợp với khả năng của từng hộ. Chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét hiệu quả sản

xuất kinh doanh của các nhóm hộ đó là chỉ tiêu LN/IC, kết quả phân tích chỉ tiêu

này, cho thấy đều tăng lên qua mỗi năm thời kỳ KD, cụ thể: Kể từ năm khai thác

thứ 2, các hộ có vƣờn cây độ tuổi này cứ 1 đồng chi phi bỏ ra thu về đƣợc 1,91 đồng

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

104

lợi nhuận, con số này thay đổi cao kể từ năm khai thác thứ 3 là 2,21 đồng và giữ

mức lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra cho đến năm khai thác thứ 12, bắt đầu năm

khai thác thứ 13 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra mới có xu hƣớng giảm xuống,

chỉ đạt 1,84 đồng và giảm mạnh đến năm sản xuất thứ 27 chỉ đạt 0,87 đồng và đến

năm sản xuất thứ 30 thì vƣờn cao su hầu nhƣ không còn đem lại lợi nhuận.

Qua kết quả phân tích ta thấy sản xuất kinh doanh CSTĐ có chi phí đầu tƣ lớn,

thời gian kinh doanh dài với nhiều rủi ro thách thức nhƣng mô hình này ở tỉnh

Quảng Bình hiện đang có hiệu quả; thu nhập của các hộ gia đình có sản xuất CSTĐ

đang ngày càng tăng lên theo chiều hƣớng tốt; kết quả kinh doanh năm sau luôn cao

hơn năm trƣớc; luôn đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đời sống của ngƣời nông

dân đang dần đƣợc cải thiện.

- Chỉ tiêu dài hạn: NPV, IRR, B/C: Cây cao su là CCN dài ngày nên việc xác

định GO, IC và VA của năm 2014 trên thực tế còn nhiều hạn chế vì vậy bên cạnh

đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu trên, luận án còn đánh giá qua các chỉ tiêu dài hạn

nhƣ NPV, IRR, B/C. Để thực hiện vấn đề này, xem việc trồng CSTĐ nhƣ là một

quá trình đầu tƣ dài hạn và xác định giá cao su theo mức giá bình quân. Cụ thể trong

năm 2014, giá cao su tại địa phƣơng luôn biến động và sụt giảm mạnh nên từ điều

tra thực tế chúng tôi chọn mức giá 10.000đ/kg mủ nƣớc để tính toán vì đa số các hộ

điều tra ở đây đều bán ở mức giá này. Trên cơ sở số liệu thu thập, tính toán cho thấy

1 ha CSTĐ với chu kỳ sản xuất 30 năm cho khoản thu nhập trên 500 triệu đồng.

Đánh giá xem việc đầu tƣ CSTĐ có hiệu quả không, luận án sử dụng mức

chiết khấu theo lãi cho vay của Ngân hàng NN&PTNT cho các hộ nông dân vay sản

xuất kinh doanh năm 2014 là 9% và số liệu điều tra hộ để tính toán các giá trị NPV,

B/C, IRR. Kết quả tổng hợp, tính toán đƣợc thể hiện qua các Bảng 3.23, Bảng 3.24

và Bảng 3.25.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

105

Bảng 3.23. Giá trị hiện tại ròng NPV định mức cho một ha

Năm HSCK

r=9%

NS mủ

nƣớc(kg/ha)

DT

(1000đ) Chi phí

Thu

nhập PV

PV cộng

dồn

1 0,9174 0 0 16.670 -16.670 -15.293,6 -15.294

2 0,8417 0 0 8.285 -8.285 -6.973,3 -22.267

3 0,7722 0 0 8.145 -8.145 -6.289,4 -28.556

4 0,7084 0 0 8.460 -8.460 -5.993,3 -34.550

5 0,6499 0 0 8.565 -8.565 -5.566,7 -40.116

6 0,5963 0 0 8.970 -8.970 -5.348,5 -45.465

7 0,5470 0 0 9.415 -9.415 -5.150,3 -50.615

8 0,5019 2.700 27.000 28.952 -1.952 -979,8 -51.595

9 0,4604 4.500 45.000 28.314 16.686 7.682,9 -43.912

10 0,4224 6.000 60.000 32.204 27.796 11.741,5 -32.171

11 0,3875 6.400 64.000 32.709 31.291 12.126,4 -20.044

12 0,3555 6.800 68.000 33.240 34.760 12.358,4 -7.686

13 0,3262 6.700 67.000 33.754 33.246 10.844,0 3.158

14 0,2992 6.700 67.000 35.113 31.887 9.542,1 12.701

15 0,2745 6.600 66.000 34.891 31.109 8.540,6 21.241

16 0,2519 6.600 66.000 34.871 31.129 7.840,5 29.082

17 0,2311 6.600 66.000 35.052 30.948 7.151,3 36.233

18 0,2120 6.500 65.000 35.118 29.882 6.334,9 42.568

19 0,1945 6.500 65.000 35.156 29.844 5.804,4 48.372

20 0,1784 6.500 65.000 35.156 29.844 5.325,2 53.697

21 0,1637 6.300 63.000 34.854 28.146 4.607,4 58.305

22 0,1502 6.000 60.000 34.145 25.855 3.882,9 62.188

23 0,1378 5.800 58.000 33.680 24.320 3.350,9 65.539

24 0,1264 5.000 50.000 31.810 18.190 2.299,4 67.838

25 0,1160 4.500 45.000 30.705 14.295 1.657,8 69.496

26 0,1064 4.200 42.000 30.095 11.905 1.266,6 70.762

27 0,0976 3.700 37.000 28.917 8.083 789,0 71.551

28 0,0895 2.900 29.000 26.241 2.759 247,0 71.798

29 0,0822 2.600 26.000 25.598 402 33,0 71.831

30 0,0754 2.500 25.000 24.669 331 25,0 71.856

30 0,0754 110.000 110.000 8.290,8 80.147

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

106

Bảng 3.24. Lợi ích chi phí (B/C)

Năm HSCK

r=9%

Doanh

thu

Chi

phí

GTHT

(DT)

GTHT

(CP)

Cộng dồn

DT

Cộng dồn

CP

1 0,9174 0 16.670 0 15.293,58 0,00 15.293,58

2 0,8417 0 8.285 0 6.973,32 0,00 22.266,90

3 0,7722 0 8.145 0 6.289,43 0,00 28.556,33

4 0,7084 0 8.460 0 5.993,28 0,00 34.549,61

5 0,6499 0 8.565 0 5.566,66 0,00 40.116,27

6 0,5963 0 8.970 0 5.348,52 0,00 45.464,79

7 0,5470 0 9.415 0 5.150,33 0,00 50.615,12

8 0,5019 27.000 28.952 13.550,39 14.530,18 13.550,39 65.145,30

9 0,4604 45.000 28.314 20.719,25 13.036,37 34.269,64 78.181,66

10 0,4224 60.000 32.204 25.344,65 13.603,13 59.614,29 91.784,79

11 0,3875 64.000 32.709 24.802,10 12.675,66 84.416,39 104.460,44

12 0,3555 68.000 33.240 24.176,36 11.817,94 108.592,75 116.278,38

13 0,3262 67.000 33.754 21.853,97 11.009,96 130.446,72 127.288,34

14 0,2992 67.000 35.113 20.049,51 10.507,38 150.496,23 137.795,72

15 0,2745 66.000 34.891 18.119,51 9.578,89 168.615,74 147.374,62

16 0,2519 66.000 34.871 16.623,40 8.782,95 185.239,15 156.157,57

17 0,2311 66.000 35.052 15.250,83 8.099,48 200.489,98 164.257,05

18 0,2120 65.000 35.118 13.779,59 7.444,74 214.269,57 171.701,79

19 0,1945 65.000 35.156 12.641,83 6.837,39 226.911,40 178.539,18

20 0,1784 65.000 35.156 11.598,01 6.272,84 238.509,41 184.812,02

21 0,1637 63.000 34.854 10.312,98 5.705,56 248.822,39 190.517,58

22 0,1502 60.000 34.145 9.010,90 5.127,97 257.833,29 195.645,55

23 0,1378 58.000 33.680 7.991,32 4.640,44 265.824,61 200.285,99

24 0,1264 50.000 31.810 6.320,25 4.020,89 272.144,86 204.306,88

25 0,1160 45.000 30.705 5.218,55 3.560,78 277.363,41 207.867,66

26 0,1064 42.000 30.095 4.468,49 3.201,92 281.831,89 211.069,58

27 0,0976 37.000 28.917 3.611,49 2.822,51 285.443,38 213.892,09

28 0,0895 29.000 26.241 2.596,90 2.349,86 288.040,29 216.241,94

29 0,0822 26.000 25.598 2.136,02 2.103,01 290.176,31 218.344,95

30 0,0754 25.000 24.669 1.884,28 1.859,33 292.060,58 220.204,28

30 0,0754 110.000 0 8.290,82 0,00 300.351,41 220.204,28

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

107

Bảng 3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau

Lãi suất chiết khấu NPV (1000đ)

0,08 99.723

0,09 80.147

0,10 63.893

0,11 50.347

0,12 39.021

0,13 29.523

0,14 21.537

0,15 14.806

0,16 9.122

0,17 4.315

0,18 243

0,19 -3.209

IRR = 18%

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Qua số liệu tính toán với lãi suất chiết khấu là 9% xác định NPV đạt 80.147

ngđ/ha; IRR = 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ và B/C

= 1,36> 0. Kết quả cho thấy tỷ số giữa khoản thu nhập với khoản chi phí trong suốt

thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,36 lần. Từ các phân tích trên ta kết luận

việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh CSTĐ là đúng vì có HQKT.

3.2.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKT sản xuất kinh

doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu đã xác định và số liệu điều tra các hộ

trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình năm 2014, luận án sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để

phân tích xử lý. Qua kết quả ƣớc lƣợng hàm Cobb – Douglas ở Bảng 3.26, Bảng 2 -

Phụ lục 6 và phƣơng trình hồi quy (**) tiến hành kiểm định sự phù hợp của hàm hồi

quy với giá trị F - Statistic = 62,176 > F0,05 [k-1, n - k] = 1,805 cho phép bác bỏ giả

thuyết là tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết không

phải tất cả các hệ số hồi quy riêng đều đồng thời bằng 0. Hệ số xác định bội (R2)

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

108

của mô hình có giá trị 0,864, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nhƣ phân

NPK, phân chuồng, lao động,...giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất

mủ cao su. Mặt khác, xem xét các nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF (Variance

inflation factor), ta thấy giả thiết đặt ra có VIF nằm trong khoảng từ 1 đến 5 nhỏ

hơn 10, tức là không có hiện tƣợng đa cộng tuyến từ đó kết luận giả thuyết đặt ra

phù hợp với mô hình. Nhƣ vậy, mô hình đƣa ra là hợp lý và phù hợp với thực tế ở

mức ý nghĩa α = 1%.

Bảng 3.26. Kết quả ƣớc ƣợng hàm sản xuất Cobb-Douglas

Tên biến Mức độ

ảnh hƣởng t-Stat P-value VIF

Hằng số (LnA) Constant 1,643 1,338 0,184

X1 - Phân NPK 0,134 2,188 0,031 1,7

X2 - Phân chuồng 0,409 4,454 0,000 2,1

X3 - Lao động 0,360 2,076 0,040 3,2

X4 - Thuốc BVTV 0,413 4,192 0,000 3,0

X5 - Diện tích 0,071 3,004 0,003 1,1

X6 - Mật độ -0,253 -2,234 0,027 1,1

X7 – Tuổi 0,010 3,358 0,001 1,8

K - Tập huấn 0,048 2,613 0,010 1,1

D1 - xã Tây Trạch 0,144 2,947 0,004 5,4

D2 - xã Hòa Trạch 0,142 3,080 0,003 4,6

D3 – TT nông trƣờng Việt

Trung 0,181 4,192 0,000 4,1

D4 – TT nông trƣờng Lệ Ninh 0,160 4,231 0,000 2,9

R2 0,864

F 62,176 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

Phƣơng trình hồi quy (**):

Y = 1,643. X10,134

.X20,409

. X30,36

. X40,413

.X50,071

.X6(-0,253)

.

.X70,01

.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

109

Hay: LnY = 1,643 + 0,134.LnX1 + 0,409.LnX2 + 0,36.LnX3 + 0,413.LnX4

+0,071.LnX5 + (-0,253)LnX6 +0,01.LnX7 + 0,048K+ 0,144.D1+ 0,142.D2+

0,181.D3+ 0,16.D4

Qua Bảng 3.26 và phƣơng trình hồi quy (**) cho thấy các hệ số αi của các biến

lƣợng phân chuồng, thuốc bảo vệ thực vật, diện tích, tuổi, tập huấn đều dƣơng với

mức ý nghĩa thống kê 99%; hệ số αi của các biến lƣợng phân NPK, lao động đều

dƣơng với mức ý nghĩa thống kê 95%; ngoại trừ hệ số αi của biến mật độ âm với

mức ý nghĩa thống kê 95%. Nhƣ vậy, ngoài biến mật độ các biến đƣa vào mô hình

đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với mức nghĩa αi <5%

tức là độ tin cậy của các biến giải thích trên 95%. Xét cụ thể từng biến ta thấy, hệ số

α biến phân bón NPK bằng 0,134, có nghĩa nếu ta tăng 1% lƣợng phân NPK trong

điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,134% với mức ý

nghĩa α=0,031<0,05 tức là độ tin cậy trên 95% điều này cho thấy biến phân bón

NPK có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất của mủ cao su; hệ số α biến phân chuồng

có giá trị 0,409, có nghĩa nếu ta tăng 1% lƣợng phân chuồng trong điều kiện các yếu

tố khác không thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,409% với độ tin cậy trên 99% điều

này cho thấy biến phân chuồng có ảnh hƣởng lớn và tích cực đến năng suất của mủ

cao su; hệ số α biến thuốc BVTV có giá trị 0,413 có nghĩa nếu ta tăng 1% tiền thuốc

BVTV trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,413%

với độ tin cậy trên 99%. Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng của phân NPK, phân chuồng và

thuốc BVTV đối với năng suất mủ cao su là cao nên các hộ gia đình nếu biết đầu tƣ

bón các loại phân và phun thuốc hợp lý sẽ làm năng suất tăng lên. Kết quả phân tích

này phù hợp với thực tiễn sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình, nhiều hộ bón phân

NPK và phân chuồng chƣa đảm bảo định lƣợng theo tiêu chuẩn loại đất, vùng trồng

nên những hộ này có năng suất thấp hơn những hộ bón đủ phân; mặt khác có nhiều

hộ chƣa am hiểu kỹ thuật sản xuất cao su, không biết phát hiện, phòng trừ sâu bệnh

nên việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ chƣa đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ

thuật, nhiều hộ sử dụng chƣa đủ liều lƣợng hoặc không phòng trừ hết các loại sâu

bệnh dẫn đến năng suất thấp. Ngoài các biến trên, biến lao động có hệ số α bằng

0,36 có nghĩa nếu ta tăng 1% công lao động trong điều kiện các yếu tố khác không

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

110

thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,36% với độ tin cậy trên 95%. Kết quả này phù hợp

với thực tiễn sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vì nhiều hộ tổ chức sản

xuất chƣa đảm bảo công lao động theo định mức dẫn đến việc bón phân, chăm sóc

và khai thác mủ cao su chƣa đảm bảo kỹ thuật và kịp thời nên những hộ này có

năng suất thấp hơn những hộ đảm bảo công lao động, vì vậy khi tăng công lao động

thì năng suất tăng lên đƣợc xem là hợp lý.

Tƣơng tự với các biến trên nhƣng biến diện tích có mức ảnh hƣởng đến năng

suất mủ cao su thấp hơn, cụ thể khi tăng 1% diện tích trong điều kiện các yếu tố

khác không thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,071% với độ tin cậy trên 95%. Điều này

không phù hợp với lý thuyết vì tất cả đều tính trên 1 ha. Tuy nhiên, thực tế chứng

minh có sự khác biệt năng suất giữa hộ sản xuất CSTĐ có quy mô nhỏ và hộ có quy

mô lớn hơn vì hộ có quy mô nhỏ hơn thƣờng không có khả năng đầu tƣ thâm canh,

chăm sóc và áp dụng các tiến bộ KHKT trong trồng, chăm sóc và khai thác bằng hộ

có quy mô lớn dẫn đến năng suất của các hộ này thấp hơn vì vậy khi tăng 1% diện

tích làm năng suất sản xuất mủ tăng lên là phù hợp. Tƣơng tự biến diện tích, biến

tuổi có hệ số hệ số α bằng 0,01, có nghĩa nếu ta tăng tuổi của vƣờn cây lên 1% trong

điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất sẽ tăng 0,01% với mức ý

nghĩa α=0,027<0,05 tức là độ tin cậy trên 95% từ đó kết luận tăng tuổi cây cao su

cũng làm năng suất tăng lên. Kết quả này là phù hợp vì cao su là CCN dài ngày, chu

kỳ sống kéo dài khoảng 30 năm. Tại Quảng Bình kể từ năm thứ 8 vƣờn cao su cho

mủ và bắt đầu đƣợc khai thác, năm này năng suất mủ còn thấp, trong khoảng 1800 –

2500 kg mủ tƣơi trên ha; sang năm thứ 9 năng suất mủ bắt đầu cao và đạt khoảng

3000 – 4800 kg mủ tƣơi trên ha, kể từ năm thứ 10 đến năm thứ 20 năng suất mủ thu

đƣợc tăng dần qua các năm giao động trong khoảng 5000 – 7000 kg mủ tƣơi trên ha

nhƣng sang đến năm 21 thì tốc độ tăng năng suất cầm chừng lại, từ năm thứ 26 trở

đi cây bắt đầu già, năng suất bắt đầu có xu hƣớng giảm. Trong mô hình này, chúng

tôi chỉ nghiên cứu vƣờn cao su đến 20 tuổi nên nên năng suất mủ của cây tăng dần

qua các năm. Vì vậy kết quả phân tích tuổi vƣờn cây tăng lên tác động tăng năng

suất mủ cao su là hợp lý và phù hợp với thực tiễn.

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

111

Khác với các biến trên, biến mật độ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với năng suất mủ

cao su thu đƣợc. Cụ thể, giữ các yếu tố khác không đổi, khi mật độ cây trên 1 ha

diện tích tăng lên 1% thì năng suất mủ thu đƣợc giảm trung bình vào khoảng

0,253% với độ tin cậy trên 95%. Qua thực tiễn nghiên cứu cho thấy, nhiều hộ

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thƣờng có xu hƣớng trồng dày hơn so với khuyến cáo mật

độ trồng cao su theo vùng trồng theo loại đất nhằm phòng tránh cây chết do thời

tiết, khí hậu và sâu bệnh nhƣng thực tế nhiều vƣờn cây không bị rủi ro này dẫn đến

mật độ dày và các hộ lại không thực hiện chặt tỉa đảm bảo đúng mật độ nên không

đảm bảo không gian cho cây phát triển, thiếu chất dinh dƣỡng và dễ sâu bệnh dẫn

đến những vƣờn cao su này cho năng suất thấp hơn những vƣờn cao su có mật độ

đảm bảo. Vì vậy, kết quả mô hình khi tăng mật độ làm giảm năng suất là phù hợp

với thực tiễn sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

Phân tích sự ảnh hƣởng của công tác tập huấn kỹ thuật đối với năng suất sản

xuất cao su cho thấy biến tập huấn có hệ số α bằng 0,048 có nghĩa xét trong điều

kiện sản xuất bình thƣờng vƣờn cao su của các hộ có tham tập huấn cao hơn vƣờn

cao su của các hộ không tham gia tập huấn là 0,048% với độ tin cậy trên 99%. Kết

quả này phù hợp lý luận và thực tiễn vì cao su là CCN dài ngày đòi hỏi việc trồng,

chăm sóc và khai thác phải đảm bảo đúng kỹ thuật mới cho năng suất cao, giảm

thiểu đƣợc rủi ro do sâu bệnh, thiên tai,...Vì vậy, trong thực tiễn những hộ đƣợc tập

huấn thƣờng đảm bảo kỹ thuật sản xuất hơn những hộ chƣa tập huấn nên năng suất

sản xuất vƣờn cao su của những hộ này cao hơn là hợp lý.

Không chỉ đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ phân NPK, phân chuồng,...

đến năng suất sản xuất, chúng tôi còn đánh giá xem có sự khác biệt năng suất giữa

các vùng trồng khác nhau hay không. Kết quả điều tra, phân tích 5 vùng trồng ở 2

huyện trọng điểm trồng CSTĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy, năng suất sản

xuất vƣờn CSTĐ ở Thị trấn nông trƣờng Việt Trung cho năng suất cao hơn các

vùng khác và vƣờn cao su ở xã Phú Định cho năng suất thấp nhất. Cụ thể, trong

điều kiện sản xuất bình thƣờng, đầu tƣ các yếu tố đầu vào nhƣ nhau, nếu tăng 1%

các yếu tố đầu vào thì năng suất cao su ở Thị trấn nông trƣờng Việt Trung cao hơn

so với xã Phú Định là 0,181%, Thị trấn nông trƣờng Lệ Ninh là 0,021%, xã Tây

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

112

Trạch là 0,037% và xã Hòa Trạch là 0,039% với độ tin cậy trên 99%. Tƣơng tự,

cùng đầu tƣ các yếu tố đầu vào nhƣ nhau, nếu tăng 1% các yếu tố đầu vào thì năng

suất cao su ở Thị trấn nông trƣờng Lệ Ninh cao hơn so với xã Phú Định là 0,16%,

xã Tây Trạch là 0,016% và xã Hòa Trạch là 0,018% với độ tin cậy trên 99%. Trong

3 xã có trồng cao su ở huyện Bố Trạch thì cây cao su ở Xã Tây Trạch là có năng

suất cao nhất. Cụ thể cùng đầu tƣ các yếu tố đầu vào nhƣ nhau, nếu tăng 1% các yếu

tố đầu vào thì năng suất cao su ở xã Tây Trạch cao hơn so với xã Phú Định là

0,144% xã Hòa Trạch là 0,002% với độ tin cậy trên 99%.

Ngoài các yếu tố đã đƣa vào mô hình, năng suất mủ cũng chịu ảnh hƣởng của

các yếu tố khác nhƣ thời tiết, giống, độ dốc vƣờn cao su và loại đất. Nhƣng các yếu

tố này không đƣa vào mô hình hàm sản xuất. Vì các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình sử dụng nhiều loại giống khác nhau nên độ chính xác của biến

này là không cao. Tƣơng tự, thông tin về độ dốc và vƣờn cao su các hộ cung cấp có

độ chính xác không cao hơn nữa độ dốc của đất không có ý nghĩa nhiều một khi đã

có những quy định về độ dốc tối đa cho đất trồng cao su là không quá 25 độ.

3.2.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

trong bối cảnh rủi ro

3.2.4.1 Đánh giá chung HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình trong bối cảnh rủi ro

Qua phân tích tình hình rủi ro ở trên cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ thiên tai, thời tiết, dịch

bệnh, giống, kỹ thuật canh tác, tài chính, thị trƣờng với mức tổn thất khác nhau. Đối

với rủi ro do thiên tai thời tiết thƣờng có mức tổn thất lớn, tuy nhiên xác suất xảy ra

thấp, đối với các loại rủi ro khác thì mức tổn thất thấp nhƣng xác suất xảy ra lại cao.

Để xác định rõ trong các điều kiện rủi ro đó, hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ có đảm

bảo kết quả và đạt HQKT, luận án tiến hành điều tra đánh giá mức độ tác động của

rủi ro đến lợi nhuận hộ trồng cao su, kết quả đƣợc tổng hợp qua Bảng 3.27.

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

113

Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro

Loại rủi ro

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận hộ

trồng CSTĐ (%)

Lớn nhất

(maximum)

Nhỏ nhất

(minimum)

Trung bình

(mean)

Thiên tai, thời tiết 200 100 100 4 26,83

Sâu bệnh hại 200 100 30 1 8,28

Giống 177 88,5 20 1 5,11

Kỹ thuật canh tác 197 98,5 35 2 12,26

Giá giống 177 88,5 5 0,03 0,84

Giá thuốc hóa học 200 100 7 0,09 1,5

Giá phân bón 200 100 7 0,1 1,6

Giá nhân công 200 100 10 0,2 2,2

Giá bán sản phẩm giảm 198 99 20 1 7,54

Nhu cầu thị trƣờng

thay đổi 0 0 - - -

Thiếu vốn sản xuất 200 100 15 0,5 6,54

Lãi suất vay tăng 200 100 17 0,5 6,34

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.27 cho thấy, 100% ý kiến đều đánh giá và xác định mức độ ảnh hƣởng

đến lợi nhuận của hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình khi xảy ra rủi

ro thiên tai, thời tiết có tổn thất: Lớn nhất là 100%, trung bình là 26,83% và nhỏ

nhất là 4%; tiếp đến là rủi ro do yếu tố kỹ thuật canh tác, nếu xảy ra có mức tổn thất

lớn nhất là 35%, trung bình là 12,26 % và nhỏ nhất là 2%. Ngoài 2 loại rủi ro này

thì các rủi ro do giá bán sản phẩm giảm, lãi suất tăng, giống không đảm bảo, sâu

bệnh hại nếu xảy ra ở mức lớn cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến HQKT của các hộ

sản xuất cao su. Từ kết quả phân tích cho thấy, để đảm bảo HQKT sản xuất kinh

doanh, các hộ trồng CSTĐ phải có các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu các

rủi ro, đảm bảo khi rủi ro xảy ra gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận ở mức thấp nhất.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

114

3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro

giá bán sản phẩm

Trên cơ sở phƣơng pháp phân tích đã xác định, chúng tôi sử dụng số liệu điều

tra các yếu tố đầu vào của hộ CSTĐ năm 2014, lãi suất cho vay của Ngân hàng

NN&PTNT năm 2014 là 9%. Qua đó chúng tôi xác định NPV của mô hình CSTĐ

theo sự biến thiên của giá mủ cao su giai đoạn 2008 - 2014. Sử dụng phần mềm

Crystal ball phân tích cho kết quả ở Biểu đồ 3.6 và các Biểu đồ ở Phụ lục 5.

Biểu đồ 3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Qua biểu đồ 3.6 và các biểu đồ ở Phụ lục 5 cho thấy với mức lãi suất cho vay

là 9%, khả năng để NPV 1 ha CSTĐ lớn hơn 0 là cao với xác suất là 98%. Phần lớn

khả năng khi NPV ở vào khoảng 30.000 cho đến 300.000 nghìn đồng. Xét mối quan

hệ trực tiếp giữa giá và NPV thì có thể thấy, giá cả tác động khá lớn đến sự thay đổi

của NPV. Khoảng giá thay đổi vào mức từ 6.000đ/kg đến 20.000đ/kg. Tuy nhiên,

mức thay đổi của NPV là rất lớn, từ mức -28.495 đến 383.706 nghìn đồng. Xét trên

kết quả phân tích độ nhạy, kết luận đầu tiên có thể rút ra đó là giá mủ cao su có liên

quan trực tiếp đến giá trị NPV thu đƣợc; mức phụ thuộc của NPV và giá cả là khá

cao, khi mà khoảng NPV thu đƣợc là khá lớn. Tuy nhiên, câu hỏi cụ thể đặt ra là,

với các khoảng giá trị của NPV mong đợi là khác nhau, thì xác suất xảy ra là nhƣ

thế nào, xác suất có đáng tin cậy để đƣa ra kết luận về giả thiết của nghiên cứu hay

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

115

không. Kết quả từ mô hình phân tích độ nhạy, NPV của các hộ CSTĐ dao động

trong khoảng từ - 28.495 đến 383.706 nghìn đồng với giá trị trung bình vào khoảng

181.416 nghìn đồng. Các giá trị Base Case, Mean và Median đều ở vào mức

180.000 nghìn đồng, nhƣ vậy trong kịch bản cho sẵn này, mức NPV cơ bản là vào

khoảng 180.000 nghìn đồng. Bƣớc đầu phân tích kết quả số liệu cho thấy các hộ

CSTĐ sẽ đạt đƣợc NPV dƣơng với mức lãi suất cố định và giá thay đổi. Đi vào cụ

thể xét từng trƣờng hợp NPV, xét tỷ lệ mà tại đó NPV âm hay nói cách khác là

khoảng giá trị mà các hộ nông dân không nên sản xuất CSTĐ (khoảng giá trị mà ta

cần xét có màu xanh) thể hiện qua Biểu đồ 1 - Phụ lục 5, mô hình đã cho ta một kết

quả rất khả quan, khi mà chỉ có khoảng 1,07% khả năng xảy ra là NPV sẽ bé hơn 0,

so với mức lãi suất và giá nhƣ đã đƣa ra. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi xét mức NPV lớn

hơn 0, đồng nghĩa với việc xét khả năng mà các hộ nên tiếp tục sản xuất CSTĐ, thì

tỷ lệ ở vào khoảng 98% thể hiện qua Biểu đồ 2 - Phụ lục 5. Nhƣ vậy, ta có thể chắc

chắn rằng, với mức lãi suất duy trì nhƣ năm 2014 là 9% thì các hộ sản xuất kinh

doanh CSTĐ sẽ thu đƣợc NPV dƣơng. Cũng trên mô hình đã chạy, xét NPV theo

các khoảng giá trị thu đƣợc thì tỷ lệ thay đổi không đáng kể đối với NPV có giá trì

lớn hơn 30.000 hay 60.000 nghìn đồng, khi mà khả năng của 2 trƣờng hợp này là

vào khoảng 95,23% và 90,48% thể hiện qua Biểu đồ 3, Biểu đồ 4 ở Phụ lục 5. Điều

này càng ủng hộ cho giả thiết đƣa ra, đó là các hộ nông dân trồng CSTĐ sẽ thu

đƣợc lợi nhuận. Giới hạn giá trị NPV ở trong các khoảng mà tần suất xảy ra nhiều

nhất, ví dụ ở trong khoảng từ 30.000 đến 270.000 nghìn đồng thì xác suất nằm trong

khoảng 77% (Biểu đồ 6, Phụ lục 5). Tƣơng tự nhƣ vậy, ở trong khoảng NPV đạt giá

trị từ 50.000 nghìn đồng đến 270.000 nghìn đồng và từ khoảng 80.000 nghìn đồng

đến 270.000 nghìn đồng thì xác suất tƣơng ứng là 75% và 69% (Biểu đồ 7 và Biểu

đồ 8 Phụ lục 5). Mặc dù khoảng NPV mong muốn là khá cao, mức xác suất để xảy

ra vẫn ở mức đáng tin cậy. Thu hẹp một lần nữa các khoảng giá trị NPV, lần này

câu hỏi đặt ra là nếu các hộ trồng cao su, muốn thực sự có NPV thu về ở mức cao,

cụ thể là vào khoảng 130.000 nghìn đồng đến 270.000 nghìn đồng thì độ tin cậy là

bao nhiêu? Xét theo mô hình, nếu cho giá trị NPV chạy theo các khoảng từ

130.000; 135.000; 145.000; 170.000 đến 270.000 nghìn đồng thì mức độ tin cậy sẽ

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

116

tƣơng ứng là 53%, 50%, 48% và 41% thể hiện qua các Biểu đồ 9 đến 14 của Phụ

lục 5.

Nhƣ vậy, kết quả phân tích độ nhạy, cho thấy giá cao su biến đổi với mức lãi

suất cố định và với mức lãi suất nhƣ năm 2014 thì các hộ vẫn nên trồng CSTĐ, khi

mà giá trị NPV là lớn hơn 0 ở hầu hết các trƣờng hợp và nằm ở khoảng 98%. Trong

tƣơng lai, khi mà lãi suất ngân hàng càng đƣợc quản lý chặt, đƣợc duy trì mức lãi

suất trần và sàn cố định, thì với mức lãi suất trung bình là 9% nhƣ năm 2014 việc

đầu tƣ CSTĐ là có hiệu quả.

3.2.4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro

lãi suất vay vốn

Sau khi phân tích độ nhạy NPV của hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ theo giá

bán, tiếp tục phân tích độ nhạy của NPV đối với sự biến động của lãi suất, với mức

lãi suất thay đổi theo các mức từ năm 2008 đến năm 2014 và giá bán mủ cao su là

10.000 đồng. Sử dụng phần mềm Crystal ball phân tích cho kết quả ở Biểu đồ 3.7

Biểu đồ 3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Tƣơng tự nhƣ khi phân tích độ nhạy của giá cả đối với NPV, kết quả thu đƣợc

cũng không ngoài dự đoán, khi mà lãi suất cũng có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá trị

NPV thu đƣợc. Tuy nhiên, biên độ về khoảng giá trị mà NPV dao động trong mức

thấp hơn khi so sánh với kết quả thu đƣợc ở mô hình giữa giá và NPV. Nhìn chung,

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

117

với mức giá là 10 nghìn đồng thì NPV có giá trị lớn hơn 0 trong mọi trƣờng hợp của

lãi suất biến động theo giai đoạn 2008 - 2014. Tuy nhiên mức NPV thu đƣợc không

quá cao mà chỉ dao động trong khoảng từ 1.168 đến 79.781 nghìn đồng. Và trƣờng

hợp cơ bản (Base Case) là NPV sẽ ở mức 63.983 nghìn đồng. Nhƣ đã phân tích

tổng quan, khi xét cụ thể NPV ở từng trƣờng hợp, khả năng NPV âm là bằng 0 và

khả năng NPV dƣơng là 100% thể hiện qua Biểu đồ 15 và Biểu đồ 16 ở Phụ lục 5.

Nhƣ vậy, với mức giá nhƣ của năm 2014 là 10.000 đồng thì các hộ nên sản xuất cao

su. Khi mà NPV đƣa lại trên tất cả các sự biến đổi của lãi suất theo giai đoạn 2008 –

2014 đều mang giá trị tích cực. Tƣơng tự nhƣ phân tích NPV biến đổi theo giá,

trong mô hình này ta chọn các khoảng giá trị NPV, tƣơng đƣơng với các câu hỏi là

để đạt mức NPV nhƣ mong muốn thì mức độ chắc chắn là bao nhiêu? Xét khoảng

giá trị mong muốn đầu tiên, với giá trị NPV chạy trong khoảng từ 20.000 nghìn

đồng và từ 30.000 nghìn đồng đến 80.000 nghìn đồng thì xác suất để đạt đƣợc mức

NPV này là 78% và 63% thể hiện qua Biểu đồ 17 và Biểu đồ 18 ở Phụ lục 5. Cũng

câu hỏi tƣơng tự, với mức giá trị NPV trong khoảng 40.000 nghìn đồng đến 80.000

nghìn đồng, thì độ chắc chắn để các hộ trồng cao su đạt đƣợc mức NPV này là 47%

thể hiện qua Biểu đồ 19 ở Phụ lục 5 và khi xét đối với khoảng NPV từ 20.000 nghìn

đồng đến 80.000 nghìn đồng là 80% thể hiện qua Biểu đồ 20 ở Phụ lục 5. Cuối

cùng, khi thử các khoảng NPV đạt giá trị cao nhất theo mức giá 10.000 đồng ở các

khoảng NPV từ 46.000 nghìn đồng, 55.000 nghìn đồng và 60.000 nghìn đồng thì

kết quả về độ tin cậy vẫn là ở mức tốt, cụ thể là 38%, 26% và 18% thể hiện qua các

Biểu đồ 21, Biểu đồ 22 và Biểu đồ 23 ở Phụ lục 5.

Nhƣ vậy, sau khi chạy mô hình độ nhạy một chiều cho giá trị NPV theo lãi

suất và giá của năm 2014 (9% và 10.000 đồng) thì kết quả thu đƣợc ở 2 mô hình

đều rất khả quan. Hầu hết NPV thu đƣợc của mô hình CSTĐ đều lớn hơn 0 trong

hầu hết mọi trƣờng hợp. Khi xét các khoảng NPV cụ thể, mà tại đó ngƣời nông dân

mong muốn đạt đƣợc thì kết quả về độ tin cậy vẫn cao, để đạt mức NPV ở từng

trƣờng hợp đều lớn hơn 50%. Vì vậy, kết quả phân tích cho thấy mặc dù có rủi ro

nhƣng mô hình CSTĐ vẫn có hiệu quả nếu mức giá cả và lãi suất vẫn dao động

quanh mức của năm 2014.

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

118

3.2.4.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro

giá bán sản phẩm và lãi suất vay vốn

Khi phân tích NPV theo sự biến động của từng yếu tố giá cả và lãi suất cho

thấy sản xuất kinh doanh CSTĐ dù có rủi ro nhƣng vẫn có hiệu quả. Kết quả là nhƣ

thế nào nếu cả 2 yếu tố trên thay đổi đồng thời. Để giải quyết vấn đề này, luận án sử

dụng phân tích độ nhạy 2 chiều để xét giá trị NPV khi cả 2 yếu tố đồng thời thay

đổi. Xác định khung giá sản phẩm mủ CSTĐ tại Quảng Bình từ năm 2008-2014 dao

động trong khoảng 6.200 đồng đến 20.300 đồng và mức lãi suất cho vay dao động

trong khoảng 9% đến 17,5%. Kết quả mô hình thể hiện qua Bảng 3.28.

Bảng 3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và ãi suất biến thiên theo

giai đoạn 2008 – 2014

Giá(Nghìn đồng)

Lãi suất (%)

6,2 6,9 13,0 20,3 13,5 10,8 10

17,0 -35.483 -28.543 35.833 112.528 41.086 12.720 4.315

17,5 -35.609 -28.255 31.940 104.321 36.897 10.127 2.194

11,5 -34.498 -19.958 106.747 258.377 117.132 61.050 44.433

12,5 -35.208 -22.447 88.754 221.831 97.869 48.648 34.065

15,0 -35.845 -26.515 54.794 152.098 61.459 25.470 14.806

10,0 -32.697 -14.904 140.148 325.702 152.857 84.227 63.893

9 -30.836 -10.392 167.765 380.970 182.368 103.512 80.147

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.28 cho thấy, với mức giá mủ cao su quá thấp, thấp hơn 7.000đ/kg thì

NPV ở trong tất cả các trƣờng hợp đều bị âm. Mức giá từ 7.000đ/kg trở lên thì NPV

trong các trƣờng hợp này đều dƣơng, thậm chí trong trƣờng hợp lãi suất cho vay lên

cao nhất nhƣ năm 2009 là 17,5% thì NPV vẫn lớn hơn 0 trong tất cả các trƣờng hợp

giá cao su từ 10.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, mức giá hiện nay đang duy trì ở mức

10.000đ/kg, vì vậy NPV dƣơng và có giá trị lớn.

Trong trƣờng hợp cả 2 yếu tố đều thay đổi, thì trƣờng hợp NPV đạt giá trị cao

nhất là 325.702 nghìn đồng tại mức giá 20.300 đồng và mức lãi suất là 10%. Xét

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

119

đến trƣờng hợp xấu nhất, khi mà giá ở mức thấp là 6.200 đồng và lãi suất ở mức cao

nhất là 17.5% thì NPV sẽ là -35.609 nghìn đồng.

Nhƣ vậy, sau khi sử dụng phƣơng pháp phân tích độ nhạy 2 chiều, thì kết quả

thu đƣợc cũng rất khả quan. Nếu xét theo tình hình giá cao su hiện nay, khi mà

nhiều năm liền giá giữ ở mức giá từ 10,000đ/kg mủ tƣơi trở lên thì NPV luôn luôn

là khả quan và NPV trong các trƣờng hợp này không bị ảnh hƣởng quá nhiều bởi

mức lãi suất thay đổi. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đang sử dụng các công cụ tài khoá

nhằm quản lý chặt lãi suất ngân hàng, khi áp dụng lãi suất trần và sàn luôn ở mức

thấp và ổn định, đây là điều kiện để hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ nâng cao HQKT.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình

sản xuất kinh doanh cao su nhƣ giá bán, lãi suất,...gây rủi ro và tổn thất cho các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, với mức giá giao động từ 7.000 đồng/1kg

mủ tƣơi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các

trƣờng hợp đều dƣơng, kết quả này phản ánh việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình là có HQKT cao.

3.2.4.5 Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay với CBA của mô hình

CSTĐ

Tiếp tục đánh giá sự ảnh hƣởng của giá bán sản phẩm cao su và lãi suất cho

vay đến CBA mô hình sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi thực hiện kịch

bản giá bán sản phẩm và lãi suất thay đổi so với giá và lãi suất theo số liệu điều tra

là 10.000 đồng và 9%. Kết quả tổng hợp qua bảng 3.29 cho thấy NPV, IRR và BCR

khá nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào.Tuy nhiên khả năng để

NPV<0 trong tất cả các tình huống là khá thấp. Với sự tăng giảm của giá, cũng nhƣ

sự thay đổi của lãi suất chiết khấu thì NPV trong tất cả các trƣờng hợp NPV>0. Nói

cách khác, khi lãi suất và giá thay đổi quanh mức kịch bản năm 2014, thì các hộ

CSTĐ cũng không bị lỗ. Khi giá giảm, từ 10-20% điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến

doanh thu của các hộ kinh doanh CSTĐ, kịch bản này dẫn đến sự giảm sút đáng kể

của NPV, IRR, BCR. Cụ thể IRR trong các kịch bản này thấp hơn hẳn các kịch bản

khác, chỉ đạt 12,02% đối với mức giá giảm 20% tƣơng đƣơng 8.000 đồng. BCR

giảm từ 1,36 xuống còn 1,10 (giảm 0,26 lần).

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

120

Bảng 3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ Quảng Bình theo kịch bản

Kịch bản NPV (1.000đ/ha) IRR (%) BCR (lần)

Giá 10.000đ và lãi suất 9% (2014) 80.147 18% 1,36

1. Giá thay đổi, lãi suất 9%

- Giảm 10% 50.941 15,3% 1,23

- Giảm 15% 36.338 13,7% 1,17

- Giảm 20% 21.735 12,02% 1,10

- Tăng 10% 109.353 20,4% 1,50

- Tăng 15% 123.956 21,46% 1,56

- Tăng 20% 138.559 22,19% 1,63

2. Lãi suất thay đổi, giá cố định 10.000đ

- Tăng 10% 65.387 18,00% 1,33

- Tăng 15% 58.871 18,07% 1,31

- Tăng 20% 52.864 18,00% 1,29

- Giảm 10% 97.595 18,00% 1,40

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Các kết quả phân tích cho thấy, ngay cả khi lãi suất giảm nhiều (20%), sản

xuất CSTĐ vẫn có lợi nhuận. Trong khi đó, với mức giá tăng đồng nghĩa với doanh

thu tăng, thì các chỉ số NPV, IRR và BCR cũng tăng. Ví dụ với mức giá tăng 20%,

NPV tăng hơn 58.000 và chỉ số BCR tăng 0,27 lần so với kịch bản năm 2014.

Tƣơng tự nhƣ vậy, mức lãi suất và giảm cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến các chỉ số

NPV và BCR, tuy nhiên đối với IRR thì mức thay đổi không quá rõ rệt. Khi lãi suất

tăng 20% so với kịch bản năm 2014, thì NPV giảm khoảng 28.000 và BCR giảm

0,07 lần. Khi lãi suất giảm vào mức 10% thì NPV tăng khoảng 17.000 và BCR tăng

0.04 lần. Nhƣ vậy, khi so sánh với kịch bản năm 2014, mặc dù các chỉ tiêu CBA

thay đổi theo sự tăng giảm của các yếu tố về giá cũng nhƣ lãi suất chiết khấu nhƣng

NPV luôn đạt kết quả >0.

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

121

3.2.5 Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro

sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Kết quả đánh giá của chuyên gia về các loại rủi ro và mức độ ảnh hƣởng đến

lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.30.

Bảng 3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi

ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Các oại rủi ro Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận

Cao Khá cao Trung bình Thấp

1. Thiên tai Tần suất (ngƣời) 23 7 - -

Tỷ lệ (%) 23,3 76,7 - -

2. Sâu bệnh hại Tần suất (ngƣời) 6 8 14 2

Tỷ lệ (%) 20 26,7 46,7 6,7

3. Giống Tần suất (ngƣời) 4 7 10 9

Tỷ lệ (%) 13,3 23,3 33,3 30,0

4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (ngƣời) 6 11 10 3

Tỷ lệ (%) 20 36,7 33,3 10

5. Giá đầu vào tăng Tần suất (ngƣời) 1 5 15 9

Tỷ lệ (%) 3,3 16,7 50,0 30,0

6. Giá đầu ra giảm Tần suất (ngƣời) 15 10 4 1

Tỷ lệ (%) 50 33,3 13,3 3,3

7. Lãi vay tăng Tần suất (ngƣời) 5 11 12 2

Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 40,0 6,7

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.30 cho thấy các chuyên gia đều thống nhất cho rằng nếu thiên tai xảy

ra nhƣ gió, bão sẽ gây ảnh hƣởng và tổn thất cao nhất đến lợi nhuận hộ sản xuất

kinh doanh CSTĐ và có trên 80% ý kiến đánh giá rủi ro giá đầu ra giảm là một yếu

gây tổn thất ở mức khá cao đến cao. Về các rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

122

canh tác, giá đầu vào tăng, hầu hết các ý kiến đều thống nhất sự ảnh hƣởng đến lợi

nhuận ở mức trung bình đến khá cao.

3.2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất

kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Kết quả đánh giá của chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro

trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện qua Bảng 3.31.

Bảng 3.31. Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu

rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Các oại rủi ro Mức độ sử dụng

Cao Khá cao Trung bình Thấp

1. Thiên tai Tần suất (ngƣời) - - 8 22

Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3

2. Sâu bệnh hại Tần suất (ngƣời) 6 10 13 1

Tỷ lệ (%) 20,0 33,3 43,3 3,3

3. Giống Tần suất (ngƣời) 5 11 13 1

Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 43,3 3,3

4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (ngƣời) 4 11 15 -

Tỷ lệ (%) 13,3 36,7 50,0 -

5. Giá đầu vào tăng Tần suất (ngƣời) - 12 16 -

Tỷ lệ (%) - 43,3 56,7 -

6. Giá đầu ra giảm Tần suất (ngƣời) 1 1 12 16

Tỷ lệ (%) 3,3 3,3 40,0 53,3

7. Lãi vay tăng Tần suất (ngƣời) - - 8 22

Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Qua bảng 3.31 cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình hầu nhƣ

chƣa có biện pháp nhằm phòng chống hay giảm thiểu rủi ro thiên tai, rủi ro giá đầu

ra giảm và rủi ro do lãi vay tăng; có trên 80% ý kiến của chuyên gia đều thống nhất

đánh giá các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đã sử dụng các biện pháp để giảm thiểu

rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật canh tác và đánh giá ở mức sử dụng là từ

trung bình đến khá cao.

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

123

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 luận án đã phân tích thực trạng phát triển, rủi ro và đánh giá HQKT

sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình qua đó kết luận, CSTĐ tỉnh Quảng

Bình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn phát triển nhất là từ năm

2008 – 2014 có sự tăng trƣởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Tuy

nhiên, năng suất và hiệu quả chƣa cao, năng suất chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ

khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng

đồng nhƣ tỉnh Quảng trị và Nghệ An. Mặt khác, CSTĐ có quy mô nhỏ, phân tán, đa

số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tƣ các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó

khăn trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác. Bên cạnh

đó, sản xuất cao su còn gặp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro do thiên tai thời tiết xảy ra

gây tổn thất lớn nhất, kế đến là rủi ro do kỹ thuật canh tác, do sâu bệnh hại, giống

và giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, các hộ sử dụng các biện pháp để giảm thiểu các rủi

ro này chƣa cao, còn nhiều hộ không sử dụng. Kết quả đánh giá HQKT với số liệu

điều tra năm 2014, chu kỳ sản xuất 30 năm, mức chiết khấu 9%, giá bán 10.000đ/kg

mủ tƣơi, xác định đƣợc giá trị ròng hiện thời của CSTĐ là 80.147 nghìn đồng/ha và

tỷ suất sinh lời nội bộ là 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các

hộ. Mặt khác đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sản xuất cao su hàm sản

xuất Cobb – Douglas cho thấy, ngoài biến mật độ các biến đƣa vào mô hình nhƣ

phân bón, diện tích, tập huấn... đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ

cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro, cho kết luận trong

điều kiện không gặp rủi ro sản xuất cao su sẽ có hiệu quả cao, trong điều kiện gặp

rủi ro lợi nhuận giảm và làm giảm hiệu quả với mức độ tùy thuộc từng loại rủi ro.

Tiếp đến, phân tích sự biến thiên giá trị NPV theo giá mủ và lãi suất giai đoạn 2008

– 2014 với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tƣơi trở lên và lãi suất giao động từ

17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trƣờng hợp đều dƣơng. Kết quả phân tích

trên phản ánh việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình còn gặp

khó khăn và đối mặt với nhiều rủi ro nhƣng vẫn có có HQKT cao.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

124

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HQKT TRONG

SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Để xây dựng các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT trong sản xuất

kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và có hiệu quả,

tác giả dựa trên các cơ sở sau:

4.1.1 Cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam

Cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực nhƣ sản xuất

ôtô, bao tay cao su, đồ chơi,… Trong đó ngành công nghiệp chế tạo săm lốp chiếm

từ 60-70% sản lƣợng cao su đƣợc sản xuất nên việc tiêu thụ cao su có quan hệ mật

thiết với tăng trƣởng kinh tế thế giới. Theo Hiệp hội Các nƣớc Sản xuất Cao su

Thiên nhiên (ANRPC) ƣớc tính sản lƣợng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2015 đạt

11,18 triệu tấn, tăng 5% so với 2014. Bên cạnh đó, ngành cao su Việt nam còn có

nhiều thuận lợi và cơ hội khi đƣợc Nhà nƣớc công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp

phần phát triển kinh tế đất nƣớc, vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng

nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi

trƣờng; về thu hút vốn đầu tƣ, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu

hút vốn đầu tƣ, công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài thông qua các công ty cổ phần,

liên doanh hoặc 100% vốn nƣớc ngoài. Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu

cũng giúp các nhà sản xuất trong nƣớc tiết kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc,

nguyên liệu cần nhập vì trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc không đủ đáp ứng.

Đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng

(TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thƣơng

mại tự do khác, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu cao su nhƣ: Tạo

lợi thế cạnh tranh về nhập khẩu do một số sản phẩm cao su Việt Nam và một số

nƣớc khi nhập vào Hoa Kỳ, đây là cơ hội để các khu công nghiệp và ngành cao su

Việt Nam đón làn sóng đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm tận dụng ƣu

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

125

đãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế, đồng thời ngành có điều kiện hợp tác, liên

doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội phát triển, ngành cao su Việt Nam vẫn

phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Cao su tự nhiên là mặt hàng chịu nhiều tác

động của các yếu tố bên ngoài nhƣ thời tiết, khí hậu, giá dầu thô, tình hình kinh tế

thế giới…nên rất khó dự đoán tình hình cung, cầu cũng nhƣ giá cả. Ngoài ra, việc

nâng cao chất lƣợng cao su xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản

phẩm, đa dạng hóa thị trƣờng cũng là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành. Bên cạnh

đó, chất lƣợng sản phẩm chƣa đồng đều, thƣơng hiệu chƣa mạnh và các yếu tố về

chính sách bán hàng, nhân lực, chi phí sản xuất,...còn yếu. Mặt khác, còn phải cạnh

tranh với nguồn cao su nguyên liệu nhập khẩu, cạnh tranh với các sản phẩm cao su

của các nƣớc cùng xuất khẩu vào thị trƣờng đƣợc ƣu đãi thuế; và kinh tế thế giới

phục hồi yếu, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm hơn nguồn cung, dẫn

đến tồn kho lên cao, làm giá suy giảm liên tục từ năm 2012, gây ảnh hƣởng đến

doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của ngƣời lao động trong ngành

cao su. Ngoài những thách thức trên, sản xuất cao su Việt Nam chƣa sản xuất đƣợc

cao su tổng hợp từ dầu thô do công nghiệp hóa dầu chƣa phát triển mạnh nên phải

nhập 100% , cao su thiên nhiên nhập khẩu phần lớn là tạm nhập tái xuất và đang có

xu hƣớng tăng.

4.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình

Xuất phát từ cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam;

thực trạng phát triển cao su Quảng Bình có quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ thấp, kỹ thuật

sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở chế biến, thời tiết khí hậu tỉnh Quảng

Bình có nhiều biến động phức tạp; và căn cứ vào quy hoạch phát triển cao su Việt

nam và Quảng Bình đến năm 2020, luận án xác định mục tiêu và định hƣớng phát

triển cao su tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:

- Để đảm bảo thực hiện quy hoạch của tỉnh đến năm 2020, diện tích cao su đạt

23.000 ha, trong đó diện tích đƣa vào khai thác 15.000 ha, sản lƣợng 19.500 tấn mủ

khô (năng suất bình quân đạt 1,3 tấn/ha) cần mở rộng diện tích cây cao su trên các

đối tƣợng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó xem xét chuyển đổi những diện

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

126

tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng

cao su nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp.

- Để đảm bảo sản xuất cao su đúng QTKT cần đẩy mạnh công tác khuyến

nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào tạo nâng

cao trình độ cho ngƣời lao động trong sản xuất và khai thác cao su.

- Quy hoạch, đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến mủ,

tiêu thụ sản phẩm cao su và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản

xuất. Cụ thể, đầu tƣ đƣờng liên vùng và đƣờng nối từ đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ vào các

vùng trồng cao su; nâng cấp và xây dựng mới các vƣờn ƣơm; phát triển các dịch vụ

cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, vật tƣ, phân bón.

- Phát triển đa dạng về các loại hình tổ chức sản xuất cao su và có các chủ

trƣơng, chính sách đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, định hƣớng mô

hình sản xuất với 2 mô hình, mô hình liên kết (CSTĐ) gồm nông dân có đất, các

doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mô hình tự chủ (cao su

đại điền) gồm các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng, tự

chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức, ngƣời

sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi. Mặt khác

đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cao

su; xây dựng thƣơng hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lƣợng sản phẩm hàng hóa;

thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

4.1.3 Thực trạng sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện

tích và sản lƣợng không ngừng tăng nhanh góp phần đáng kể trong sự phát triển

kinh tế địa phƣơng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, giải quyết việc làm và đang

đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đƣợc quy hoạch phát triển cao su

Quảng Bình đến năm 2015, định hƣớng 2020 của tỉnh. Tuy nhiên, năng suất và hiệu

quả chƣa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa

phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng đồng nhƣ tỉnh Quảng trị, Nghệ An. Bên

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

127

cạnh đó, quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ giá cả thị trƣờng

không ổn định, thiên tai và dịch bệnh.

Thực trạng tình hình phát triển CSTĐ tỉnh Quảng Bình nhƣ trên do các

nguyên nhân sau:

- Kỹ thuật sản xuất của các hộ CSTĐ còn nhiều hạn chế; hộ sản xuất lựa chọn

và sử dụng giống chƣa phù hợp với khí hậu, thời tiết, tỷ lệ lẫn giống cao, dòng vô

tính đƣợc trồng phổ biến; công các chọn đất, thiết kế lô, hàng trồng, hƣớng trồng,

mật độ và khoảng cách trồng chƣa tuần thủ quy trình khuyến cáo; bón phân chƣa

đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho cây; công tác chăm sóc và bảo vệ vƣờn cây nhƣ

bấm ngọn, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, làm sạch cỏ,...chƣa thực hiện thƣờng xuyên

và có hiệu quả.

- Quy mô sản xuất nhỏ, có vốn đầu tƣ thấp, nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là vốn

vay. Ngƣời sản xuất chƣa mạnh dạn đầu tƣ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn thiếu

kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.

- Thiếu các cơ sở chế biến mủ, gỗ cao su đảm bảo đám ứng nhu cầu sản xuất

cao su trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cao su chƣa

đảm bảo, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất còn thiếu và yếu.

- Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Quảng Bình có nhiều biến đổi phức tạp, sự

gia tăng thiên tai và dịch bệnh gây nhiều khó khăn và rủi ro cho sản xuất cao su nói

chung và CSTĐ nói riêng. Tuy nhiên, ngƣời sản xuất có mức độ quan tâm chƣa

cao, chƣa có biện pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu và sâu

bệnh.

- Quan hệ buôn bán chƣa đƣợc xây dựng trên nền tảng pháp lý‎, thiếu sự phản

hồi từ ngƣời tiêu dùng đến các khâu kinh doanh và sản xuất, thiếu các luồng thông

tin hai chiều và thông tin tới các nhà chức trách. Hệ thống phân phối phần lớn vẫn

còn hoạt động theo kiểu "Mạnh ai nấy làm".

4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HQKT SẢN

XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát

triển triển kinh tế địa phƣơng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và giải quyết việc

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

128

làm. Tuy nhiên, phát triển mô hình này thời gian qua còn nhiều hạn chế, quá trình

sản xuất còn đối mặt với nhiều rủi ro dẫn đến chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm

và HQKT chƣa cao. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT, cần phải thực

hiện đồng bộ các giải pháp theo hai nhóm nhƣ sau:

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản ý nhà nƣớc hữu quan

4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch

Chính quyền địa phƣơng tỉnh Quảng Bình cần có các giải pháp về cơ chế,

chính sách và quy hoạch nhƣ sau:

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia,

các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu phát triển CSTĐ trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích, tạo điều kiện ngƣời dân phát huy tối đa nguồn lực và các doanh

nghiệp đầu tƣ sản xuất theo hƣớng liên kết “4 nhà”.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nƣớc đã ban hành nhƣ chính

sách "Doanh nghiệp hợp đồng với nông dân tiêu thụ sản phẩm", "ƣu đãi về đất đai

cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp"; "chính sách tín dụng ƣu

đãi" và chính sách đào tạo lao động nghề cho khu vực nông thôn, . . .

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển cao su đến năm

2020; quy hoạch cụ thể các vùng trồng đƣợc cao su và khuyến cáo kỹ thuật sản xuất

phù hợp với từng vùng trồng.

4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật

- Về tài chính: Chính quyền cấp xã huyện cần giảm bớt các thủ tục hành

chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp ngƣời dân giảm bớt các chi phí không cần

thiết trong việc làm thủ tục vay vốn; cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của

các chƣơng trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ

động trong hoạt động vay vốn cũng nhƣ trong sản xuất. Các ngân hàng, tổ chức tín

dụng cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các hộ sản

xuất kinh doanh CSTĐ có thể phát huy hết khả năng kinh doanh của mình. Mặt

khác, cần phải tạo lòng tin cho họ về hiệu quả của mô hình CSTĐ, giúp họ yên tâm

để tiến hành đầu tƣ sản xuất, xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả; giúp họ sử

dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

129

mục đích; tạo dựng cho họ cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn

khác để đầu tƣ vào vƣờn cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật.

- Về đất đai: Chính quyền địa phƣơng cần có quy hoạch cụ thể và có kế hoạch

bố trí sử dụng đất hợp lý phù hợp với đặc tính tự nhiên của đất, điều kiện thủy lợi

hiện có và đặc điểm sản xuất của ngành. Cần tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su

mở rộng thêm diện tích, có các biện pháp quy hoạch cụ thể để giao đất cho từng hộ

gia đình.

- Về công nghệ: Chính quyền địa phƣơng các cấp cần hỗ trợ doanh nghiệp,

ngƣời sản xuất đầu tƣ công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến. Cụ thể, đầu

tƣ công nghệ để chọn tạo giống cao su thích ứng với điều kiện bất thuận của biến

đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị

trƣờng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón; đầu tƣ công nghệ trong quản lý cây

trồng, cơ giới hóa canh tác và đặc biệt là ở khâu chế biến vì sản phẩm cao su Quảng

Bình chƣa đƣợc bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số

lƣợng và chất lƣợng. Vì vậy, việc đầu tƣ các nhà máy chế biến ở địa phƣơng để thu

mua mủ, chế biến, dự trữ và xuất khẩu sẽ góp phần đẩy mạnh liên kết ngang và

giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Về kỹ thuật: Chính quyền địa phƣơng các cấp cần hỗ trợ ngƣời sản xuất

nâng cao kỹ thuật sản xuất. Cụ thể, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và khai

thác cao su; thời gian mở lớp tập huấn theo hai thời kỳ sinh trƣởng của cây cao su,

thời kỳ đầu KTCB và thời kỳ đầu KD. Đặc biệt, đầu mỗi vụ khai thác mủ cần tiến

hành tập huấn kỹ thuật cạo mủ cho các hộ sản xuất vì đây là thời kỳ yêu cầu kỹ

thuật cao và ảnh hƣởng nhiều đến kết quả của cả quá trình sản xuất cao su. Bên

cạnh đó, cần nâng cao nhận thức cho ngƣời sản xuất ý thức đƣợc việc nắm bắt kỹ

thuật canh tác cao su sẽ góp phần nâng cao năng suất cũng nhƣ thu nhập để họ tích

cực tham gia các lớp tập huấn và tạo cho họ có tâm lý phải làm đúng QTKT nhƣ một

thói quen để tránh hiện tƣợng xem nhẹ, chỉ thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt mà không để

ý đến lợi ích lâu dài của vƣờn cây. Mặt khác, phải thành lập Ban quản lý chất lƣợng

vƣờn cây để kiểm tra và giám sát quy trình chăm sóc, khai thác và thu mua sản

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

130

phẩm... Điều này cần sự tham gia của chính quyền và ý thức chấp hành của ngƣời

dân, để việc trồng cao su thật sự là cơ hội làm giàu cho ngƣời dân địa phƣơng.

4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro

- Chính quyền địa phƣơng phải khuyến cáo cho ngƣời sản xuất về các loại rủi

ro thƣờng gặp trong quá trình sản xuất cao su; các biện pháp cần thiết để phòng và

giảm thiểu các loại rủi ro này.

- Cơ quan khuyến nông cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân sản xuất các giải pháp

phòng và giảm thiểu các rủi ro. Đối với rủi ro do thời tiết khí hậu, hƣớng dẫn ngƣời

sản xuất sử dụng các biện pháp nhƣ: Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió; khôi

phục vƣờn cao su bị thiệt hại sau gió, bão và tham gia bảo hiểm cho vƣờn cao su.

Đối với rủi ro do sâu bệnh hại, cần tập huấn, chuyển giao QTKT trong phòng trừ

sâu, bệnh; khuyến cáo sử dụng các giống kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thời

tiết Quảng Bình. Bên cạnh đó cơ quan chuyên môn cần thƣờng xuyên kiểm tra, theo

dõi vƣờn cây cao su để sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại cây cao su để có những

khuyến cáo và hƣớng dẫn ngƣời sản xuất phòng trừ.

4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình

- Chính quyền địa phƣơng các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp,

các đơn vị kinh doanh và cá nhân cung cấp các dịch vụ nhƣ vật tƣ, máy móc thiết bị

đảm bảo thƣờng xuyên và ổn định cho ngƣời sản xuất kinh doanh cao su.

- Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng và dự báo; phát triển chính sách hỗ trợ

hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Để thực hiện vấn đề này, tỉnh cần thu thập thông tin

đầy đủ, chính xác và dự báo “cầu” giúp cho việc quy hoạch và điều tiết nguồn “cung”

ổn định hàng năm nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững.

- Sở NN&PT Nông thôn tỉnh Quảng Bình cần triển khai lồng ghép xây dựng

các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận dụng diện tích khi cây cao su chƣa khép

tán, tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu

nhập cho ngƣời trồng mới cây cao su trong thời KTCB.

4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết

Thực tiễn phân tích cho thấy quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá

trị sản phẩm cao su Quảng Bình khá lỏng lẻo, không có tính ổn định và bền vững

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

131

trong dài hạn. Vì vậy chính quyền địa phƣơng cần xây dựng liên kết dọc giữa các

tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa

lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác liên kết ngang

cần đƣợc duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định

vùng nguyên liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý

chất lƣợng tại nguồn. Bên cạnh đó, tỉnh cần thu thập thông tin đầy đủ và dự báo “cầu”

chính xác giúp cho việc qui hoạch và điều tiết nguồn “cung” ổn định hàng năm nhằm

phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện các chính sách tăng cƣờng hỗ

trợ tích cực và có hiệu quả thực hiện các liên kết ngang và dọc trong chuỗi; nâng

cao năng lực các tác nhân tham gia chuỗi; nâng cao số lƣợng và chất lƣợng cán bộ

khuyến nông; nâng cao kiến thức về cách tiếp cận chuỗi giá trị đến cán bộ quản lý

các ngành và các cấp, các tác nhân và hỗ trợ chuỗi. Ngoài ra, cần có những chính

sách vĩ mô khuyến khích các công ty xuất khẩu có điều kiện xây dựng các nhà máy

chế biến cao su tại các vùng quy hoạch trồng cao su trong tỉnh để kết nối trực tiếp

với nông dân trồng cao su, cụ thể nhƣ chính sách cho vay với lãi suất thấp hoặc

giảm lãi suất đến 0% trong một số năm kinh doanh đầu tiên nhằm phát triển các mô

hình liên kết dọc và liên kết ngang một cách hiệu quả.

4.2.2 Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền

4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Ngƣời sản xuất cao su cần phải có lòng tin về hiệu quả mô hình CSTĐ, mạnh

dạn đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ sản xuất, hạn

chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích; tạo dựng cách thức làm ăn độc

lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tƣ vào vƣờn cao su đảm bảo định

mức kinh tế kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần thay đổi tập quán canh tác, tăng cƣờng đầu

tƣ thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ và cải tạo đất; kết hợp

giữa khai thác và đầu tƣ cải tạo đất; mở rộng diện tích theo hƣớng nông - lâm kết

hợp nhằm thu lợi mỗi năm trong khi chờ cây cho mủ ổn định. Mặt khác, cần mạnh

dạn liên kết đầu tƣ công nghệ trong quá trình sản xuất và khai thác nhƣ: Đầu tƣ

công nghệ để lai tạo giống cao su thích ứng với điều kiện bất thuận của biến đổi khí

hậu, chống chịu sâu bệnh, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trƣờng và

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

132

nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón; đầu tƣ công nghệ trong quản lý cây trồng, cơ

giới hóa canh tác; sử dụng những những giống tốt trên thế giới và ở các địa phƣơng

khác mà phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phƣơng.

4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

- Ngƣời sản xuất cao su phải có tâm lý làm đúng QTKT nhƣ một thói quen,

tránh hiện tƣợng xem nhẹ, chỉ thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt mà không để ý đến lợi ích

lâu dài của vƣờn cây; phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và

khai thác; phải nắm bắt QTKT trƣớc khi tổ chức sản xuất kinh doanh; và phải nhận

thức đƣợc việc nắm bắt kỹ thuật canh tác sẽ góp phần nâng cao năng suất cũng nhƣ

thu nhập.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng QTKT trong tất cả các khâu của

quá trình sản xuất và khai thác. Cụ thể, khâu chọn giống, ngƣời sản xuất cần sử

dụng những giống có năng suất, chất lƣợng và giá trị kinh tế cao nhƣng phải phù

hợp với các vùng trong tỉnh. Để thực hiện vấn đề này có thể mua giống từ các vƣờn

nhân, vƣờn ƣơm giống trên địa bàn hoặc mua giống ở các địa phƣơng khác nhƣng

quá trình mua giống phải có hợp đồng, có cam kết tại các cơ sở uy tín và tin cậy.

Khâu chọn đất, phải theo khuyến cáo và quy hoạch của tỉnh, đất là vùng gò đồi, các

vùng đất kín gió vùng miền núi dọc trục đƣờng Hồ Chí Minh; không chọn đất quá

bằng phẳng gần biển, san gió và đất thung lũng có nhiều phù sa; quá trình khai

hoang cần phải dọn sạch tàn dƣ thực vật, cây rừng vì đây là một trong những nguồn

nấm bệnh, mối gây hại cho cao su sau khi trồng; đối với các vùng đất bằng phẳng,

thƣờng bị ngập úng phải thiết kế vƣờn trồng có hệ thống mƣơng tiêu nƣớc tốt, đặc

biệt là các vƣờn phía dƣới chân đồi. Bên cạnh đó, công tác trồng phải đảm bảo đúng

QTKT và khuyến cáo của tỉnh về đào hố, mật độ trồng, hƣớng trồng và thời vụ

trồng.

- Về công tác bón phân và chế độ dinh dƣỡng cho cây: Thực hiện bón phân

phải đảm bảo đúng thời vụ, đúng thời điểm và thời kỳ cây cần dinh dƣỡng; duy trì

số lần bón phân/năm đúng định kỳ; bón đúng loại phân đã đƣợc khuyến cáo, bón

đúng định lƣợng; tăng cƣờng bón bổ sung phân bón hữu cơ; làm các hố tích mùn

giữ ẩm; tăng cƣờng công tác ép xanh; chỉ sử dụng phân bón đa phức của các cơ sở

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

133

sản xuất phân bón đã đƣợc kiểm định và công bố chất lƣợng. Việc bón phân phải

tùy theo địa hình, hiện trạng thực bì có trên băng; chẩn đoán dinh dƣỡng và tiến tới

thực hiện việc bón phần thông qua chẩn đoán dinh dƣỡng.

- Về công tác chăm sóc, bảo vệ vƣờn cây: Các hộ sản xuất cần nâng cao nhận

thức về vai trò quan trọng của chăm sóc, bảo vệ vƣờn cây đến năng suất và chất

lƣợng sản phẩm cao su. Triển khai hƣớng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, khuyến

cáo các loại thuốc kích thích tăng trƣởng cho cây, các loại thuốc phòng trừ sâu

bệnh, công tác kiểm tra, phát hiện và điều trị sâu bệnh kịp thời. Về công tác làm cỏ

cần thực hiện thƣờng xuyên và phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây; quá

trình làm cỏ phải đảm bảo đúng kỹ thuật, không quá lạm dụng thuốc diệt cỏ. Bên

cạnh đó, cần thƣờng xuyên thực hiện công tác tủ gốc, giữ ẩm và tạo tán bấm ngọn

đúng QTKT đảm bảo cây cao su phát triển tốt, giảm ảnh hƣởng và thiệt hại khi có

gió, bão. Về công tác bảo vệ vƣờn cây, phải thƣờng xuyên phát dọn thực bì, tạo

đƣờng băng cản lửa, làm chòi canh và thƣờng xuyên canh gác bảo vệ để phát hiện

cháy kịp thời; khi xảy ra cháy cần huy động lực lƣợng và trang thiết bị chữa cháy để

dập lửa. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống hàng rào và hào ngăn không cho gia

súc vào khu vực trồng cao su.

- Về công tác khai thác mủ cao su: Các hộ trồng cao su phải thƣờng xuyên

tham gia tập huấn, nắm bắt đầy đủ kỹ thuật khai thác mủ cao su. Cụ thể, về tiêu

chuẩn cây cạo, kỹ thuật thiết kế miệng cạo, đƣờng cạo và yêu cầu về dao cạo.

4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất

- Hộ sản xuất cao su cần hợp tác và hợp đồng với các nhà cung ứng đầu vào để

mua với sản lƣợng lớn và chất lƣợng cao có chiết khấu trên doanh số mua (ít nhất là

5%) điều này giảm đƣợc chi phí lƣu thông và còn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi

của nhà cung cấp đầu vào về việc trả dần.

- Tăng cƣờng và quản lý tốt các chƣơng trình kỹ thuật sản xuất, khai thác

nhằm giảm lƣợng đầu vào cả về giống cũng nhƣ vật tƣ để tăng sản lƣợng khai thác.

Bên cạnh đó cần thực hiện bán sản phẩm đầu ra qua hợp đồng nhằm giảm chi phí

lƣu thông, chi phí giao dịch và tăng giá bán.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

134

- Tăng cƣờng và phát triển liên kết dọc với doanh nghiệp nhằm rút ngắn kênh

thị trƣờng chuỗi, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung gian (kể cả giảm chi phí

đầu vào và chi phí tăng thêm). Ngoài ra, giảm chi phí lƣu thông và tiếp thị bằng

cách tăng cƣờng các liên kết ngang giữa các hộ sản xuất cao su với nhau.

4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu

Sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình gặp rủi ro do thời tiết, khí hậu là khá cao

nhƣng vẫn nằm trong vùng rủi ro chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên các hộ sản xuất cần

thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

- Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió: Việc thiết kế đai rừng chắn gió

có chiều cao cây vành đai 3 tầng, bề rộng của đai rừng trong một khoảng nhất định,

nhỏ nhất phải trồng đƣợc 06-08 hàng cây. Khi bề rộng của đai rừng càng lớn thì phạm

vi chắn gió càng tăng lên nhƣng để đảm bảo diện tích sản xuất và khả năng chắn gió

của đai rừng thì nên trồng đai rừng có bề rộng từ 10-20m. Tuy nhiên, tùy thuộc vào

diện tích sản xuất để xác định bề rộng đai rừng cho phù hợp. Khoảng cách giữa các đai

rừng thƣờng gấp 30 - 40 lần chiều cao đai rừng. Đối với những vùng có địa hình phức

tạp, độ dốc trên 150 thì khoảng cách giữa các đai ngắn hơn, từ 10 - 20 lần chiều cao đai

rừng. Đối với điều kiện đất đai và khí hậu Quảng Bình nên đƣa một số cây vào

trồng nhƣ: Phi lao, bạch đàn liễu và cây keo lá tràm,... để làm đai rừng chắn gió cho

cây cao su.

- Khôi phục vườn cao su bị thiệt hại sau gió, bão: Rà soát và đánh giá lại

chính xác diện tích và tỷ lệ thiệt hại đối với từng vƣờn cây và từng thời kỳ để có biện

pháp phục hồi. Trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp cụ thể đối với từng vƣờn cây,

nếu vƣờn bị thiệt hại nhẹ trên diện tích mới trồng tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến

hành dựng cây lại cho thẳng đứng và cắm cọc để giữ cho cây không bị nghiêng khi

có gió, đào rảnh thoát nƣớc xung quanh vƣờn cây không để nƣớc đọng lại ở gốc sau

khi mƣa dẫn đến gây thối gốc, chết cây, xới phá váng, vun đất vào gốc cây, tủ gốc

để chống xói mòn, giúp cho cây sinh trƣởng phát triển tốt. Trên diện tích cao su

KTCB và cao su KD, những cây bị nghiêng, đổ tiến hành cƣa tỉa bớt tán, sau đó kéo

dựng lại, dùng cọc chống và buộc cố định vào thân cây, đồng thời đắp đất vào gốc

cho cây đứng thẳng; đối với những cây bị gãy cành, ngọn với tỷ lệ gãy khoảng 30%

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

135

cần xử lý bằng cách cƣa vát khoảng 30o phần cành, ngọn bị gãy sau đó xử lý vết cƣa

bằng thuốc Vaseline để chống nhiễm bệnh và giúp cây phục hồi; những vƣờn cây

trồng đƣợc 2-3 năm có tỷ lệ đổ bật gốc, gãy dƣới 60% số cây, để tránh thiệt hại nên

tiến hành dựng lại cây, cƣa vát những cây gãy trên 2m sau đó xử lý vết cƣa bằng

thuốc Vaseline để chống nhiễm bệnh và tiến hành chăm sóc để sớm khai thác, đồng

thời trồng dặm bằng cây bầu có tầng lá phát triển tốt và chú ý tăng lƣợng phân bón

lót để cây phát triển nhanh bằng với số cây trong vƣờn. Trên những vƣờn cây thiệt

hại nặng có tỷ lệ cây gãy, tét thân (trong phạm vi từ mặt đất đến 2m), đổ hoặc bật

gốc, trên 60% diện tích cần phải cƣa thanh lý để giải phóng vƣờn cây và tiến hành

trồng mới trong các năm tiếp theo; những vƣờn cây không có khả năng phục hồi,

tiến hành thanh lý sớm để tận dụng thân cây làm gỗ nguyên liệu và giải phóng đất;

sau khi thanh lý xong tiến hành làm đất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến

hành trồng mới cao su khi đến thời vụ. Trƣớc mắt nên trồng một số cây ngắn ngày

nhƣ: Sắn, dƣa hấu để tận dụng quỹ đất và nâng cao thu nhập.

- Tham gia bảo hiểm cho vườn cao su: Bảo hiểm cây cao su thực sự là giải

pháp đối với ngƣời trồng cao su, vì khi bảo hiểm vƣờn cây, ngƣời trồng cao su

không phải lo lắng khi bị thiệt hại do thiên tai hay hỏa hoạn gây ra. Đối tƣợng đƣợc

bảo hiểm là các cây cao su thuộc mọi độ tuổi, gồm cả các cây trong thời kỳ KTCB

và cây ở thời kỳ KD. Ngƣời sản xuất cao su ở Quảng Bình cần tiến hành bảo hiểm

cho cây cao su, vì tần suất xuất hiện các cơn bão mạnh ngày càng tăng nên việc mua

bảo hiểm cho cây cao su sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời trồng, và hạn chế đƣợc

rất nhiều thiệt hại, rủi ro có thể gặp phải trong điều kiện sản xuất nhƣ hiện nay.

4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại

Do đặc điểm khí hậu gió mùa nên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình rất dễ bị các

loại sâu bệnh hại phát sinh, các hộ sản xuất cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần thƣờng xuyên tham gia tập huấn, chuyển giao QTKT phòng trừ sâu,

bệnh hại cây cao su để áp dụng đúng QTKT trong phòng trừ sâu bệnh hại.

- Cần phải thực hiện tốt các giải pháp về chọn giống kháng bệnh tốt, phù hợp

điều kiện thời tiết tỉnh Quảng Bình và tăng cƣờng công tác chăm sóc, bảo vệ vƣờn

cây nhƣ đã đề cập ở trên.

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

136

- Phải áp dụng đúng QTKT trong phòng trừ sâu bệnh và theo khuyến cáo,

hƣớng dẫn của cơ quan chuyên môn. Bên cạnh sử dụng thuốc đúng bệnh, đối với

bệnh nấm hồng cần thƣờng xuyên vệ sinh vƣờn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do

bị bệnh để hạn chế lây lan. Đối với bệnh khô ngọn, khô cành cần bón phân cân đối,

diệt cỏ dại, phòng trừ bệnh lá không gây vết thƣơng cho cây. Đối với bệnh loét sọc

mặt cạo và thối mốc mặt cạo không cạo khi cây còn ƣớt, không cạo phạm, cạo sát

và ở những vùng thƣờng xảy ra bệnh hoặc vƣờn cây có miệng cạo gần mặt đất phải

bôi thuốc phòng định kỳ 1 lần trong tháng, đối với các tháng mƣa dầm có thể bôi 2

lần trong tháng, khi cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan.

4.2.2.6 Giải pháp ây dựng mô hình nông lâm kết hợp

Triển khai lồng ghép xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận

dụng diện tích khi cây cao su chƣa khép tán, tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp

để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu nhập cho ngƣời trồng mới cây cao su trong

thời KTCB. Công tác này phải thực hiện phù hợp với đặc điểm từng vùng trồng.

- Vùng trồng trên đất bằng có độ dốc dƣới 15 độ cần bố trí vƣờn trồng trong 2

năm đầu trồng các loại cây nhƣ: Dƣa, ngô, khoai lang, khoai môn, kê gừng, cây

dong riềng, sắn,... Những vùng phát triển chăn nuôi bò, dê cá,... cần bố trí trồng xen

những năm đầu các loại cỏ nhƣ cỏ voi, cỏ sả,... nhƣng không đƣợc chăn thả gia súc

trong vƣờn trồng.

- Vùng trồng cao su có độ dốc trên 15 độ trồng thảm phủ cây đậu Kusdu trên

vƣờn cây cao su trong thời kỳ KTCB. Bên cạnh đó, trồng xen cây lạc dại trên vƣờn

cây cao su trong thời kỳ KTCB và cả thời kỳ KD. Cây lạc dại là loại cây họ đậu, rễ

có nhiều nốt sần cố định đạm, cây không cao nên trồng để tạo thảm xanh, chống rửa

trôi và tăng chất hữu cơ cho cây cao su.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

137

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 luận án xác định các cơ sở đề ra giải pháp và xây dựng các giải

pháp nhằm pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình gồm: Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch nhằm đảm bảo

cho ngƣời dân có điều kiện sản xuất, phát huy tối đa nguồn lực để phát triển sản

xuất cao su và giảm thiểu các rủi ro; giải pháp về lao động, chú trọng công tác tập

huấn quy trình kỹ thuật và nâng cao nhận thức ngƣời sản xuất canh tác đúng QTKT

nhằm đảm bảo đủ lao động sản xuất cao su về số lƣợng và chất lƣợng; giải pháp về

kỹ thuật sản xuất chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật về chọn giống tốt, phù hợp

với điều kiện khí hậu, thời tiết, đầu tƣ công tác lai tạo, phát triển vƣờn nhân, ƣơm

giống, công tác chọn đất trồng phải theo khuyến cáo và quy hoạch, công tác trồng

phải đảm bảo đúng mật độ, hƣớng trồng và thời vụ trồng phù hợp, sử dụng phân

bón đúng thời vụ, số lần bón phù hợp loại phân theo khuyến cáo và theo từng thời

kỳ phát triển cao su, nâng cao nhận thức cho ngƣời sản xuất về phòng trừ sâu bệnh,

làm sạch cỏ, tủ gốc, tạo tán bấm ngọn, về công tác khai thác mủ cao su phải tăng

cƣờng tập huấn QTKT và đánh giá trình độ tay nghề ngƣời cạo mủ, đầu tƣ công

nghệ trong khâu chế biến và bảo quản; giải pháp về chi phí sản xuất giải quyết các

vấn đề về hợp tác với các nhà cung ứng đầu vào, tăng cƣờng và quản lý tốt QTKT

trong sản xuất và khai thác, tăng cƣờng và phát triển liên kết dọc giữa doanh nghiệp

và hộ sản xuất; giải pháp về tài chính, đất đai và công nghệ đảm bảo cho hộ sản

xuất mở rộng quy mô, tăng nguồn vốn đầu tƣ và áp dụng tiến bộ khoa học trong sản

xuất và khai thác; giải pháp giảm thiểu rủi ro thời tiết, khí hậu bằng cách trồng đai

rừng và các loại cây chắn gió, khôi phục vƣờn cao su bị thiệt hại sau gió, bão và

tham gia bảo hiểm cho vƣờn cao su; giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại

bằng cách chọn các giống kháng bệnh tốt, phát hiện và phòng ngừa bệnh, lựa chọn

thuốc hóa học đặc hiệu để phòng trừ; giải pháp về các dịch vụ sản xuất đảm bảo

cung ứng đầy đủ và kịp thời vật tƣ, ổn định giá cả và phát triển hệ thống thông tin

thị trƣờng, dự báo; và giải pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp chú trọng công

tác trồng xen canh các loại cây đối với từng vùng trồng cao su.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

138

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và

HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhƣng ở tỉnh Quảng Bình chƣa

có một nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về

rủi ro trong SXNN; chƣa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân

tích rủi ro, đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại

một địa phƣơng hay quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa các quan điểm, khái

niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro

và đánh giá HQKT trong sản xuất cao su; đồng thời, xây dựng khung nghiên cứu và

các phƣơng pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

2. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao su nói

chung và CSTĐ nói riêng. CSTĐ triển khai muộn so với lịch sử phát triển cao su ở

tỉnh Quảng Bình nhƣng đến nay đã có sự phát triển mạnh, diện tích năm 2014 đạt

10.876,8 ha chiếm 60,5% diện tích cao su toàn tỉnh và tăng 1,67 lần so với năm

2008. Tuy nhiên, năng suất còn thấp, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn

nhiều so với các địa phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng đồng nhƣ tỉnh

Quảng trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất 1,2 tấn mủ

khô/ha [43]. Mặt khác, CSTĐ có sự phân bố không đồng đều ở các địa phƣơng, chủ

yếu tập trung ở huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy; quy mô sản xuất nhỏ, phân tán,

đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tƣ các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó

khăn trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác. Các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình bên cạnh có các thuận lợi nhƣ tuổi

chủ hộ, số năm kinh nghiệm trồng cao su, tham gia tập huấn, lao động và cơ cấu lao

động thì còn gặp một số khó khăn nhƣ trình độ văn hóa bình quân còn thấp, một số

huyện mới trồng có ít kinh nghiệm và chƣa đƣợc tập huấn kỹ thuật, vốn vay chiếm

tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tƣ.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

139

3. Về rủi ro sản xuất cao su. Các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Trong đó, rủi ro sản xuất là do ảnh hƣởng

của thiên tai, thời tiết, sâu bệnh hại, chọn giống, kỹ thuật canh tác; và rủi thị trƣờng

và tài chính là do sự biến động của giá cả, lãi suất. Kết quả phân tích cho thấy, trong

rủi ro sản xuất thì rủi ro do gió bảo mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ

ảnh hƣởng nghiêm trọng đến HQKT khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro

này thấp nên các loại rủi do các yếu tố này nằm trong vùng chấp nhận kèm theo các

biện pháp giảm thiểu. Các loại rủi ro do sâu bệnh nhƣ bệnh phấn trắng, héo đen đầu

lá, loét sọc mặt cạo có xác suất xảy ra cao nhƣng mức ảnh hƣởng trung bình đến

HQKT nên phân loại rủi ro này ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu.

Các rủi ro do các yếu tố khác nhƣ giống, kỹ thuật canh tác đều nằm ở vùng chấp

nhận. Về rủi ro do yếu tố thị trƣờng thì mức rủi ro do giá giống tăng, thuốc hóa học

tăng, giá sản phẩm tăng ảnh hƣởng đến hiệu quả ở mức trung bình nên nằm trong

vùng chấp nhận kèm theo giải pháp giảm thiểu. Riêng rủi ro do giá bán giảm có

mức độ ảnh hƣởng cao đến HQKT, tuy nhiên sự biến động giá bán sản phẩm cao su

trong thời gian theo xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn ở ngƣỡng cho phép, đầu tƣ sản

xuất kinh doanh cao su vẫn có hiệu quả. Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp

giảm thiểu rủi ro cho thấy các hộ sản xuất chƣa có các biện pháp để giảm thiểu rủi

do thời tiết, khí hậu và giá bán. Tuy nhiên đã có sự quan tâm sử dụng các biện pháp

giảm thiểu rủi ro do giống, kỹ thuật canh tác.

4. Kết quả đánh giá HQKT cho thấy sản xuất kinh doanh CSTĐ là có hiệu

quả, với số liệu điều tra năm 2014, chu kỳ sản xuất 30 năm, mức chiết khấu 9%, giá

bán 10.000đ/kg mủ tƣơi, xác định đƣợc giá trị ròng hiện thời của CSTĐ là 80.147

nghìn đồng/ha và tỷ suất sinh lời nội bộ là 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân

hàng hiện tại của các hộ. Đánh giá kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb – Douglas

cho thấy, các yếu tố đƣa vào giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất mủ

cao su; trong đó, ngoài biến mật độ các biến đƣa vào mô hình đều có tác động tích

cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong

điều kiện rủi ro cho thấy, các hộ CSTĐ trong điều kiện không gặp rủi ro sẽ có hiệu

quả cao, trong điều kiện gặp rủi ro lợi nhuận giảm và làm giảm hiệu quả với mức độ

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

140

tùy thuộc từng loại rủi ro. Trong trƣờng hợp gặp rủi ro do gió bão mạnh với mức

ảnh hƣởng lớn nhất có thể làm giảm 100% lợi nhuận và ở mức trung bình là giảm

26,8% lợi nhuận, các rủi ro khác có mức độ ảnh hƣởng thấp hơn nhƣng vẫn có mức

độ ảnh hƣởng lớn nhƣ rủi ro giá bán sản phẩm giảm, lãi suất tăng hay rủi ro do kỹ

thuật canh tác không đảm bảo. Để xem xét trong điều kiện rủi ro nhƣ hiện nay đầu

tƣ CSTĐ có đảm bảo hiệu quả, tác giả phân tích sự biến thiên giá trị NPV theo giá

mủ và lãi suất giai đoạn 2008 – 2014 cho thấy, với mức giá giao động từ

7.000đ/1kg mủ tƣơi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong

tất cả các trƣờng hợp đều dƣơng. Kết quả phân tích này cho thấy trong bối cảnh rủi

ro việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vẫn có HQKT cao.

5. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh

Quảng Bình, cần thiết phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhóm giải pháp đối với

các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan và nhóm giải pháp đối với hộ sản xuất kinh

doanh CSTĐ.

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Cơ quan quản ý nhà nƣớc hữu quan:

- Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần có các chính sách cụ thể để phát

triển sản xuất kinh doanh CSTĐ về cung cấp thông tin, dự báo tƣơng đối dài hạn về

giá cả thị trƣờng cho các hộ nông dân một cách kịp thời và thiết thực. Có những

phƣơng hƣớng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, thực hiện đa dạng

hóa trong SXNN gắn với những lợi thế của vùng. Đảm bảo giá các yếu tố đầu vào

cho các nông hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận

các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc; cần có các chƣơng trình tín dụng hỗ trợ các hộ

gia đình trồng cao su để họ có đủ vốn cho sản xuất tăng quy mô vƣờn cây; có cơ

chế để phát triển hình thức tín dụng thƣơng mại giữa các thành viên trong chuỗi

cung ứng; thực hiện chính sách hỗ trợ ngƣời trồng cao su mua bảo hiểm vƣờn cây,

chính sách vay vốn lãi suất thấp và tổ chức thực hiện liên kết hợp đồng thu mua sản

phẩm theo giá bảo hiểm ngay đầu vụ giữa doanh nghiệp và hộ trồng cao su.

- Chính quyền địa phƣơng các cấp cần phối hợp với cán bộ khuyến nông các

cấp thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

141

các hộ sản xuất kinh doanh cao su. Tăng cƣờng công tác khuyến nông, chuyển giao

QTKT trong sản xuất, khai thác và hƣớng dẫn cụ thể để giúp ngƣời sản xuất phòng

ngừa thiên tai, dịch bệnh, canh tác đúng QTKT đảm bảo nâng cao HQKT và giảm

thiểu rủi ro. Bên cạnh đó cần điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế

chu đáo khu vực và vùng trồng cụ thể.

- Hiệp hội cao su Việt Nam cần tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan Quản lý

Nhà nƣớc Trung ƣơng và Địa phƣơng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, kỹ năng

quản lý, khoa học công nghệ, thị hiếu, giá cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; liên kết,

bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trƣờng, đầu cơ gây

tổn hại đến lợi ích chung; tích cực tham gia và đóng vai trò ngày càng lớn đối với

các tổ chức cao su quốc tế nhƣ: ANRPC, IRCO, IRSG. Mặt khác, phải đa dạng hóa

thị trƣờng xuất khẩu cao su, tránh dồn quá nhiều vào một thị trƣờng (Trung Quốc)

nhƣ hiện nay; hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến, thay đổi công nghệ, khuyến cáo

các hộ nhanh chóng thay giống cây mới và điều hành và sử dụng quỹ Bảo hiểm xuất

khẩu cao su linh hoạt, đúng đắn.

- Các cơ sở thu gom và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao su cần đảm bảo lợi

ích và xác định rõ vai trò chủ chốt của hộ trồng vì họ là cơ sở mấu chốt để ngành cao

su tồn tại và phát triển. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng áp dụng

tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo quản, chế biến và xuất khẩu, nâng cao chất

lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, xúc tiến thƣơng mại và mở rộng thị trƣờng

tiêu thụ sản phẩm cao su trong và ngoài nƣớc.

2.2 Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su

Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su, xác định vai trò

làm chủ thực sự trên diện tích của mình, chủ động nâng cao chất lƣợng vƣờn cây;

thƣờng xuyên bổ sung các kiến thức về kinh tế thị trƣờng, kiến thức kỹ thuật trồng,

chăm sóc, khai thác cao su cũng nhƣ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; đa dạng

hóa hoạt động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi giá cao su xuống thấp, không

nên trồng tự phát và quá nhanh diện tích cao su, cần thực hiện theo quy hoạch của

địa phƣơng.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

142

PHẦN 5. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

[1] Trần Tự Lực (2014), A risk analysis of smallholder rubber production in

Quang Binh Province, Tạp chí Đại học Huế (Journal of Economics and

Development), T. 113, S. 14 (2015).

[2] Trần Tự Lực, Bùi Dũng Thể (2014), Phát triển mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng

Bình, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số: 23.2014.

[3] Trần Tự Lực (2014), Nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình, Tạp

chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số: 7.2014.

[4] Trần Tự Lực (2014), Đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình, Tạp

chí KHCN Đại học Đà Nẵng, Số: 11(72).2013.

[5] Trần Tự Lực (2013), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình, Tạp

chí Khoa học Kinh tế, trƣờng ĐHKT Đà Nẵng, Số: 04(4).2013.

[6] Trần Tự Lực (2013), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất

CSTĐ ở Quảng Bình, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Viện nghiên cứu kinh tế và phát

triển, trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động - XH Số: 19 -112.

[7] Bùi Dũng Thể, Trần Tự Lực và các tác giả (2014), Lựa chọn các giải pháp

kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây cao su đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn

mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp bộ, Đại học Huế.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

143

PHẦN 6. TÀI IỆU THAM KHẢO

1. Tài iệu tiếng Việt

[1]. AGROINFO (2008 - 2014), Báo cáo ngành hàng thường niên ngành cao

su Việt Nam các năm 2008 đến 2014 và triển vọng 2015.

[2]. Bùi Nữ Hoài Anh (2013), Giải pháp nâng cao HQKT trong sử dụng ĐNN

tại Yên Bái giai đoạn 2012 – 2020, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Thái

Nguyên.

[3]. Lê Quốc Anh, Đặng Thị Hải, Đào Thế Anh (2012), Nghiên cứu chuỗi giá

trị mận Mộc châu, Sơn la, Báo cáo của dự án Aciar Tây Bắc.

[4]. Bách khoa toàn thƣ Wikipedia Tiếng Việt, Cao su, http://vi.wikipedia.org

[5]. Ban quản lý kỹ thuật, Tập đoàn Cao su Việt Nam (2009): Hiện trạng trồng

và phát triển cao su.

[6]. Nguyễn Ngọc Châu (2012), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án

Tiến sỹ Kinh tế nông nghiệp, Đại học Huế.

[7] Nguyễn Khoa Chi (2000), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su, Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

[8]. Caosuvietnam.saigonnet.vn (2010), Hiện trạng phát triển CSTĐ ở VN sản

lượng chưa tương xứng với diện tích, http://midlandrubber.com.vn

[9]. Công ty Cổ phần chứng khoán Thiên Việt (2014), Báo cáo ngành cao su

tự nhiên, http://www.tvs.vn.

[10]. Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (1014), Báo cáo ngành cao su săm

lốp, http://www.fpts.com.vn/

[11]. Phan Sỹ Cƣờng (2000), Đánh giá HQKT cây cam ở huyện Nghĩa Đàn –

Nghệ An, khoá luận tốt nghiệp đại học, trƣờng Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

[12]. Cục thống kê của Bộ NN&PTNT (2011).

[13]. Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình (2013).

[14]. Đặng Ngọc Dinh (1999), Phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi Bắc

Trung Bộ, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

144

[15]. Bùi Quang Duẩn (2012), Những thách thức và giải pháp phát triển

chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắc Nông. Tài liệu bản quyền dự án 3EM Đắk Nông.

[16]. Phan Thành Dũng (2004), Kỹ thuật bảo thực vật cây cao su, Tổng công

ty cao su Việt Nam, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, Nhà xuất nông nghiệp TP.

Hồ Chí Minh.

[17]. Phan Thành Dũng (2005), Tuyển non dòng vô tính cao su kháng bệnh,

Đề tài nghiên cứu chọn tạo bộ giống cao su thích hợp cho vùng sinh thái, TP Hồ chí

Minh.

[18]. Phạm Ngọc Dũng (2007), Nghiên cứu HQKT sản xuất cà phê nhân của

các hộ nông dân huyện Đăk Song – Tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại

học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[19]. Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung

(2006), Báo cáo phân tích chuỗi giá trị tiểu ngành cao su tỉnh Quảng Bình,

http://www.smnr – cv.org.

[20]. Phạm Văn Đức (2002), Khảo nghiệm một số giống cao su lai tạo và nhập

nội trên vùng đất đỏ Đồng Phú - Bình Phước, Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ nông học,

Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

[21]. Bùi Thị Gia (2005), Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh

nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp - Hà Nội.

[22]. Hiệp hội cao su Việt Nam (2007), Bản tin cao Su Việt Nam, số 14/2006,

http://www.vra.com.vn/web.

[23]. Hiệp hội cao su Việt Nam (2014), Thông tin chuyên đề cao su, số

th5/2014, http://www.vra.com.vn/web.

[24]. Thái Thanh Hà (2009), Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên

của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum bằng phương pháp phân tích đường giới hạn

(DEA) và hồi quy Tobit Regression, Tạp chí KH&CN, ĐH Đà Nẵng, số 4 (33).

[25]. Phùng Thị Hồng Hà (2010), Phát triển cây cao su ở Thừa Thiên Huế,

Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 620.

[26]. Trần Thị Thúy Hoa và công sự (2000), Khả năng phát triển của một số

dòng vô tính cao su trên vùng ít thuận lợi, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

145

[27]. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Giáo trình CCN, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[28]. Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Bích Thuỷ (2012), Một số kết quả nghiên

cứu về giống CSTĐ tại huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học, Đại

học Huế, số 2 tập 71.

[29]. Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Ngọc Yến và Võ

Văn Phong, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong chăn nuôi heo thịt ở

Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ.

[30]. Nguyễn Thị Huệ (2006), Cây cao su, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

[31]. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông

thôn, http:wwww.clst.ac.vn/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/01/16.htm.

[32]. Trần Tiến Khai (2011), Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông

nghiệp, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

[33]. Huỳnh Văn Khiết (2000), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao

chất lượng vườn CSTĐ ở giai đoạn KTCB tại Đắc Lắc.

[34]. Võ Thị Thanh Lộc (2009), Chuỗi giá trị bưởi Vỉnh Long, Viên nghiên cứu

phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.

[35]. Nguyễn Văn Nam (2002), Rủi ro tài chính - thực tiễn và phương pháp

đánh giá, NXB Tài chính.

[36]. Nguyễn Trang Nhung, Vũ Thùy Ninh (2014), Báo cáo Thường niên

ngành cao su năm 2013 - triển vọng năm 2014, Công ty cổ phần phân tích và dự

báo thị trƣờng Việt Nam (AgroMonitor).

[37]. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Nguyễn Đinh Yến Oanh và Võ Văn

Phong, Xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn

nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ.

[38]. Đoàn Công Quỳ (2006), Đánh giá HQKT sử dụng đất canh tác ở các xã

vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, số 25, (vie), tr 79-84, 93.

[39]. Nguyễn Khắc Quỳnh (2010), Đánh giá HQKT sản xuất lúa lai thương

phẩm ở các hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, luận án tiến sỹ Kinh tế,

Trƣờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

146

[40]. Huỳnh Văn Sáu (2006), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su

Việt Nam theo quan điểm của Micheal Porter, Tạp chí Phát triển kinh tế (TP

HCM), Số 193 - tr.16 -19.

[41]. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng

công nghiệp Việt Nam.

[42]. Nguyễn Minh Sơn (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su

của Việt Nam, Tạp chí Kế toán, số 74, tr 26-27.

[43]. Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tỉnh Quảng Bình, Trƣờng Đại học Nông

Lâm Huế (2014), Báo cáo hội thảo khoa học các giải pháp nâng cao hiệu quả và

phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

[44]. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Quảng Bình (2013), Những thành tựu Kinh tế -

Xã hội nổi bật sau 25 năm tái lập tỉnh và định hướng phát triển trong thời gian tới.

[45]. Minh Phƣơng (2008), Điều chỉnh dự án "Đa dạng hóa nông nghiệp giai

đoạn 2" thành dự án "Phát triển CSTĐ", Vietstock.vn.

[46]. Thái Quang (2008), Cao su Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, Tạp chí

Con số và sự kiện, số 04, trang 21-23.

[47]. Phạm Văn Tần, Hồng Bích Ngọc, Bùi Dũng Thể (2014), Nghiên cứu tình

hình sản xuất CSTĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển bền

vững, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 1, Tập 89.

[48]. Ông Thị Đan Thanh (1985), Một số vấn đề về tổ chức lãnh thổ sản xuất

cao su ở Việt Nam (áp dụng đối với vùng Đông Nam Bộ).

[49]. Nguyễn Tri Thanh, Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su tỉnh Quảng

Bình

[50]. Đỗ Kim Thành, Phan Đình Thảo, Nguyễn Năng, Mai Văn Sơn

(2006),“Hiện trạng khai thác mủ cao su của Việt Nam và một số nước trên thế

giới”. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 03, tr 20-25.

[51]. Trần Đình Thao (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu

tại Sơn La”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp trƣờng Đại học Nông Nghiệp

I, 4(1), tr 76-79.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

147

[52]. Mai Chiến Thắng (2004), Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức quản lý

ngành cao su Việt Nam.

[53]. Bùi Dũng Thể (2014), Lựa chọn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát

triển cây cao su đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung

Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Công nghệ cấp bộ, CTB-2012-09-08, Đại học

Huế.

[54]. Nguyễn Văn Tiêm (1993), Những vấn đề kinh tế chủ yếu để nâng cao

HQKT sản xuất cao su ở miền Đông Nam Bộ.

[55]. Tổng công ty cao su Việt Nam (2004), Quy trình kỹ thuật cao su, NXB

Nông Nghiệp.

[56]. TT Tin học và Thống kê Bộ NN&PTNT (2013), Kết quả thực hiện kế

hoạch 12 tháng năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

[57]. Lê Thị Hồng Trân, Trần Thị Tuyết Giang (2009), Nghiên cứu bước đầu

đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,

Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 12 số 06.

[58]. Vũ Văn Trƣờng (2004), Xây dựng phương pháp tính trữ lượng gỗ của

các giống cao su phổ biến tại Đông Nam Bộ, Luận văn thạc sỹ khoa học nông

nghiệp, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

[59]. Đinh Xuân Trƣờng (2000), Nghiên cứu mô hình CSTĐ ở Việt Nam, Báo

cáo tổng kết, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

[60]. Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Văn Sơn, Đào Thế Anh và cộng sự ( 2010),

Nghiên cứu chuỗi giá trị ngô Sơn la, Báo cáo của dự án Aciar Tây Bắc.

[61]. Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao

động - Xã Hội, Hà Nội.

[62]. Lữ Bá Văn (2007), Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu Cà phê của Việt

Nam - Thực trạng và giải pháp, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[63]. Viện chính sách và chiến lƣợc PTNNNT - Bộ Nông nghiệp

&PTNT(2005), Chuỗi giá trị nho của Ninh Thuận, http://agro.gov.vn/.

[64]. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (2012), Quy trình kỹ thuật cây cao su,

http://www.rriv.org.vn

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

148

[65]. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (1996), Báo cáo kết quả thực hiện

chương trình khuyến nông cao su nông hộ tại hội nghị định hướng phát triển cao su

các tỉnh Duyên hải Miền trung, NXB Nông nghiệp.

[66]. Nguyễn Xuân Vĩnh (2014), Một số giải pháp phát triển CSTĐ thích ứng

với biến đổi khí hậu ở Quảng Bình, Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật công nông nghiệp

Quảng Bình.

[67]. Đỗ Văn Xê (2010), Phân tích HQKT của mô hình canh tác nông nghiệp:

nghiên cứu trường hợp huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học trƣờng

Đại học Cần Thơ, 13 (113-119).

[68]. Mai Văn Xuân (2011), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của nông sản

phẩm miền Trung Việt Nam trong thị trường hội nhập, Báo cáo tổng hợp đề tài,

Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Huế.

2. Tài iệu nƣớc ngoài

[69]. ARNPC, 2010.

[70]. Adrian Antonio Monge (2007), Economics of Rubber Wood for

Smallholding Owner in Traditional Rubber Production Areas in the South of

Thailand, MsC thesis, University of Helsinki, Finland.

[71]. Agriculture & Rural Development Department, World Bank, Managing

Agricultural Production Risk, Contemporary Economics.

[72]. Alexander B.Darku, Stavroula Malla and Kien C.Tran, (2013), Historical

Review of Agricutural Efficiency Studies, Erca Research Network.

[73]. A. Rodgers, Bonar M. Sinaga, and Suseno Budidarsono, Economic

analysis of Smallholder Rubber Agroforesty System efficiency In Jambi, Indonesia,

Economic Analysis of Smallholder Rubber Agroforesty System Efficiency.

[74]. Barlow, C. And Muharrminto (1982), Smallholder rubber in South

Sumatra to Wards Economic im provement. Bogor, Balai Pennelitian Perkebunan.

[75]. B. C. Asogwa and O. Abu (2013), Agricultural Risk Management and

Production Efficiency among Peasant Farmers in Benue State, Nigeria, University

of Agriculture.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

149

[76]. Boris E. Bravo-Ureta and Antonio E. Pinheiro (1993), Efficiency Analysis

of Developing Country Agriculture: A review of the frontier Function Literature,

Agricultural and Resource Economics Review, Vol 22, No 1.

[77]. Buncha Somboonsukeand Ganesh P.Shirakoti (2001), Small holders of

Rubber – based forming systems in SongKhla Province Thailand: Problems and

potential solutions, Sasetsart J.(Soc.Sci).

[78]. Claire Schaffnit-Chatterjee (2010), Risk Management in Agriculture

[79]. Cherdchom, P., Prommee, P. & Somboonsuke, B. 2002. Economic

Performances of Small Holding Rubber-based Farms in Southern Region Thailand:

Case Study in Khao Phra, Phijit, and Khlong Phea Communities, Songkhla

Province, Kasetsart Journal of Social Sciences 23: 151-167. ISSN 0125-8370

[80]. Chris Bastian, Risk and Resilience in Agriculture – Managing Your

Production Risk: An Overview of the Tools You Can Use, University of Wyoming.

[81]. D. Giovannucci, B. Lewin, R. Swinkels, P. Varangis, Vietnam:

Agricultural Price Risk Management, Agriculture and Rural Development

Department, World Bank, Washington, USA. 2002.

[82]. IRSG(2010).

[83]. Jagath Edirisinghe, Wasana Wijesuriya and C. Bogahawatte(2010), Profit

efficiency of smallholder rubber farmers in Kegalle, Kalutara and Ratnapura

districts, Journal of the Rubber Research Institute of Sri Lanka, 90, 64-78.

[84]. Jean-Paul Chavas and Michael Aliber (1993), An Analysis of Economic

Efficiency in Agriculture: A Nonparametric Approach, Journal of Agricultural and

Resource Economics, 18(1): 1-16.

[85]. John Ruggiero (2000), Theory and Methodology Measuring technical

effciency, European Journal of Operational Research 121 / 138-150.

[86]. Joshi, L. (2005), Improving the Productivity of Rubber Smallholdings

through Rubber Agroforestry Systems: a project supported by the Common Fund

for Commodities, September 5.-8.2005, Hat Yai. Scientific report.

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

150

[87]. Kaplinsky, R. and M. Morris (2001), A Handbook for Value Chain

Research, Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University

of Sussex.

[88]. Laura Rantala (2006), Rubber plantation performance in the Northeast

and East of Thailand in relation to environmental condition, MsC thesis, University

of Helsinki, Finland.

[89]. Lisa Mariam Varkey and Pramod Kumar (2013), Price Risk Management

and Access to Finance for Rubber. Growers: The Case of Price Stabilisation Fund

in Kerala, Indian Journal of Agricultural Economics, Vol.68, No.1.

[90]. Le Thanh Loan, Dang Hai Phuong, and Vo Hung (2006),“Cashewnut

supply chains in Vietnam: A case study in Dak Nong and Binh Phuoc provinces in

Vietnam”, Southeast Asian Network for Agroforestry Education.

[91]. Marije Boomsma (2006), “Market Scan for Promising Upland Farm

Products from Son La Province”. SNV.

[92]. Martin S. et al (2008) “Understanding and improving the performance

of traditional vegetable supply chains in the Central provinces of Vietnam”, Acta

Horticulturae 749.

[93]. Moustier, Phan Thi Giac Tam, Dao The Anh, Vu Trong Binh: Nguyen

Thi Tan Loc (2009), The role of farmer organization in supplying supermarkets

with quality food in Vietnam. In Food Policy, vol. 35, pp 69-78. doi: 10.1016/j.

foodpol. 2009.08.003.

[94]. Nguyen Khac Minh and Giang Thanh Long (2009), Efficiency Estimates

for the Agricultural Production in Vietnam: A Comparison of Parametric and non-

parametric Approaches, Agricutural Economics Review, Vol 10, No 2.

[95]. Hoang Thi Thanh Nga (2009), Upgrading strateging for the rubber value

chain of smallholder in Bo Trach Distric, Quang Bình Province.

[96]. New Approaches to Agricultural Risk Management in Developing

Countries, World Bank.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

151

[97]. Nik Hashim Nik Mustpha (2011), Technical Efficiency for Rubber

Smallholders Under Risda’s Supervisory System Using Stochastic Frontier

Analysis, Journal of Sustainability Science and Management, Vol 6 /No 1/156-168.

[98]. Parinya Cherdchom, Paratta Prommee and Buncha somboonsuke (2002),

Economic performances of small holding rubber - based farms in southern region

ThaiLan: Case study in Khao Phara, Phijit, anh Khlong Pheo communities

songkhla province, Kasetsart J (Soc. Sci) 23: 151 – 166.

[99]. P.K. Viswanathan, Emerging Smallholder Rubber Farming Systems in

India and Thailand: A Comparative Economic Analysis, Asian Journal of

Agriculture and Development, Vol. 5, No. 2.

[100]. Prommee P. & Somboonsuke B. (2001), Factors influencing farming

systems transformation process analysis from small holding rubber-based farming

system in Songkhla province, Southern Thailand, Kasetsart Journal, Social Science

22: 75-89.

[101]. Richard L. Kilmer and Walter J. Armbruster (1984), Methods for

Evaluating Economic Efficience in Agricutural Marketing, Journal of Agricutural

Economics.

[102]. Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons (1999),

Management strategies for indonesia small – holder production in south Sumatra: a

bioeconomic analysis, No.99 – 14.

[103]. Rolf Fare, Shawna Grosskopf (1997), Profit efficiency, Farrell

decompositions and the Mahler inequality, Economics Letters 57/ 283–287.

[104]. Sarba Priya Ray (2011), Economic Efficiency in Indian Rubber

Industry, Vol 5/Issue /82-89, Contemporary Economics.

[105]. Somboonsuke B. (2001), Recent evolution of rubber-based farming

systems in Southern Thailand, Kasetsart Journal, Social Science 22: 61-74.

[106]. Somboonsuke B., Cherdchom P. & Prommee P. (2002), Economic

performance of small holding rubber-based farms in Southern Thailand: Case study

in Khao Phra, Phijit and Khlong Phea communities, Songkhla province, Kasetsart

Journal, Social Science 23: 151-166.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

152

[107]. Somboonsuke B., Shivakoti G. P. & Demaine H. (2002), Rubber-based

farming systems in Thailand: Problems, potential, solutions and constrains, Journal

of Rural Development. 21(1): 85-113.

[108]. Nguyen Phu Son et al (2005) “Some Solutions for Limiting Risks and

Disadvantages in Agricultural Production of Farm Households in Can Tho

Province”.

[109]. Thomas G. Weyman-Jones, Productive efficiency in a regulated

industry, The area electricity boards of England and Wales.

[110]. Ulrich Hess, Kaspar Richter, Andrea Stoppa, Weather Risk

Management for Agriculture and Agri-Business in Developing Countries, IFC,

World Bank and Procom Agr, Rome.

[111]. Verkuijl H. (ed) (2006), Chain empowerment: Supporting African

farmers to develop markets, published by KIT, Faida MaLi and IIRR.

[112]. Verkuijl H. (ed) (2006)“Chain empowerment: Supporting African

farmers to develop markets”, published by KIT, Faida MaLi and IIRR,6.

[113]. Verkuijl H. (ed) (2006),“Chain empowerment: Supporting African

farmers to develop markets”, published by KIT, Faida MaLi and IIRR, 2006.

[114]. Vongpaphane Manivong (2007), The Economics potential for

smallholder rubber production in northern Laos, University of Queensland.

[115]. Vongpaphane Manivong and R. A. Cramb (2007), Economics of

Smallholder Rubber Production in Northen Laos.

[116]. Wibawa, G., Joshi, L., van Noordwijk, M. & Penot, E. 2005, Rubber

Agroforestry System (RAS) Technologies: Opportunities for optimising smallholder

rubber systems. 21 p. In: Appraisal meeting on ”Improving the Productivity of

Rubber Smalholdings through Rubber Agroforestry Systems”, Hat Yai, Thailand.

[117]. Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992), A review of

studies on rubber small holder sector in Sri Lanka with special reference to cost of

production.

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

153

PHẦN 7. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHÁT TRIỂN CAO SU VÀ CSTĐ TRÊN THẾ GIỚI

Bảng 1.Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới

giai đoạn 2002 -2005

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

SL % SL % SL % SL %

Sản xuất

Thái Lan 2.615 35,6 2.876 36,0 2.984 34,5 2.911 32,8

Indonesia 1.630 22,2 1.792 22,4 2.066 23,9 2.270 25,6

Malaysia 890 12,1 986 12,3 1.169 13,5 1.131 12,8

Ấn Độ 641 8,7 707 8,8 743 8,6 771 8,7

Trung Quốc 468 6,4 480 6,0 486 5,6 428 4,8

Việt Nam 372 5,1 380 4,8 415 4,8 436 4,9

Cosdivoa 120 1,6 127 1,6 142 1,6 153 1,7

Các nƣớc khác 608 8,3 644 8,1 640 7,4 762 8,6

Tiêu thụ

Trung Quốc 1.310 17,4 1.485 18,6 1.630 19,6 1.826 20,9

Hoa Kỳ 1.111 14,7 1.079 13,5 1.144 13,8 1.159 13,3

Nhật Bản 749 9,9 784 9,8 815 9,8 859 9,8

Ấn Độ 680 9,0 717 9,0 745 9,0 786 9,0

Malaysia 408 5,4 421 5,3 403 4,8 386 4,4

Hàn Quốc 326 4,3 333 4,2 352 4,2 370 4,2

Một số nƣớc khác 2.962 39,3 3.147 39,5 3.230 38,8 3.356 38,4

Thế giới 7.546 100,0 7.966 100,0 8.319 100,0 8.742 100,0

Xuất khẩu

Thái Lan 2.354 45,0 2.573 45,2 2.627 42,5 2.581 40,9

Indonesia 1.502 28,7 1.660 29,2 1.875 30,4 2.075 32,9

Malaysia 430 8,2 510 9,0 680 11,0 660 10,5

Viêt Nam 325 6,2 325 5,7 351 5,7 371 5,9

Một số nƣớc khác 621 11,9 619 10,9 642 10,4 622 9,9

Thế giới 5.232 100,0 5.687 100,0 6.175 100,0 6.309 100,0

Nguồn : Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

154

Bảng 2. Sản ƣợng và tốc độ tăng trƣởng cao su thiên nhiên ở một số nƣớc trên

thế giới giai đoạn 2009 - 2011

STT Nƣớc Sản ƣợng (nghìn tấn) Tốc độ tăng trƣởng (%)

2009 2010 2011* 2009 2010 2011*

1 Thái Lan 3.164 3.252 3.375 2,4 2,8 3,8

2 Indonesia 2.440 2.736 2.891 - 11,3 12,1 5,7

3 Malaysia 857 939 975 - 20,1 9,6 3,8

4 Ấn Độ 820 851 900 - 6,9 3,8 5,8

5 Việt Nam 711 755 780 7,8 6,1 3,4

6 Trung Quốc 643 647 685 17,4 0,5 5,9

7 Sri Lanka 137 153 159 6,0 11,7 4,0

8 Philippines 98 99 107 - 4,9 1,1 8,6

9 Cambodia 35 42 63 81,1 22,3 50,0

Cộng 8.905 9.472 9.936 - 3,8 6,4 4,9

Nguồn: IRSG và ARNPC, 2010

Bảng 3. Năng suất cao su đại điền và tiểu điền thế giới giai đoạn 1965 - 2009

ĐVT: kg/ha

Năm 1965 1970 1980 1991 1995 2001 2007 2009

Tiểu điền 239 483 507 550 580 795 1.451 1.546

Đại điền 560 722 746 1.100 1.300 1.532 1.752 1.778

Tổng 799 1.205 1.253 1.650 1.880 2.327 1.753,5 1.779,5

Nguồn: Rubber statistical buletin, 2009

Bảng 4. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nƣớc trên thế giới giai

đoạn 2006 – 2011

STT Nƣớc Tiêu thụ (nghìn tấn)

2006 2007 2008 2009 2010 2011*

1 Trung Quốc - 2.750,0 2.745,0 3.040,0 3.300,0 3.500,0

2 Ấn Độ 815,0 851,0 881,0 905,0 944,0 974,0

3 Thái Lan 321,0 374,0 398,0 399,0 459,0 450,0

4 Malaysia 383,0 450,0 468,0 469,6 458,0 490,0

5 Indonesia 355,0 391,0 414,0 422,0 439,0 460,0

6 Việt Nam 65,0 80,0 100,0 120,0 140,0 150,0

7 Sri Lanka 63,1 73,9 80,1 84,9 107,0 110,0

8 Philippines 54,0 70,2 66,3 72,6 61,0 57,0

9 Cambodia 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Cộng 2056,1 5040,1 5152,4 5513,1 5908,2 6190,7

Nguồn: IRSG và ARNPC, 2010

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

155

Bảng 5. Diện tích cao su trồng mới một số nƣớc trên thế giai đoạn 2005 - 2012

ĐVT: Nghìn ha

Nƣớc 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thái Lan 123 110 161 221 90 100 79 50

Indonesia 47 97 98 42 31 53 47 56

Malaysia 6 3 8 17

Ấn Độ 17 22 23 30 26 26 24 25

Việt Nam 30 42 35 77 55 75 88 79

Trung Quốc 38 28 107 66 48 59 60 51

Sri Lanka 1 2 2 3 3 1 3 3

Cambodia 6 10 113 27 31 27 32 38

Philippines 2 16 22 16 8 13 26 20

Myanmar 25 71 86 52 37 43 27 32

Lào 4 6 11 25 25 25 25 25

Tổng 293 404 658 565 354 425 429 396

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

156

Biểu đồ 2. Sản ƣợng cao su toàn cầu giai đoạn 2000 – 2013(Nguồn IRSG)

Biểu đồ 3. Tỷ trọng sản ƣợng cao su toàn cầu giai đoạn 2000 - 2013

Biểu đồ 4. Tình hình tiêu thụ cao su thế giới giai đoạn 2000 – 2013 (NguồnIRSG)

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

157

Biểu đồ 5. Năng suất cao su đại điền và tiểu điền thế giới giai đoạn 1965 – 2009

Bảng 6. Sản ƣợng cao su đại điền và tiểu điền trên thế giới qua các năm

Năm Sản ƣợng (nghìn tấn)

Tỷ lệ (%) Tổng số Đại điền Tiểu điền

1989 5.150 1.450 3.700 71,84

1997 6.420 1.760 4.660 72,58

2007 7.368 2.523 4.845 65,75

2009 7.769 2.644 5.125 66,18

2011* 8.000 2.700 5.300 66,25

Nguồn: Rubber statistical buletin, 2009

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

1965 1970 1980 1991 1995 2001 2007 2009

239

483 507

550 580

795

1451

1546

560

722 746

1100

1300

1532

1752 1778 N

ăng s

uất

(kg/h

a)

Tiểu điền Đại điền

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

158

Phụ lục 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở VIỆT NAM

Bảng 1. Thực trạng phát triển cao su thiên nhiên tại Việt Nam

giai đoạn 2000 - 2013

Năm Tổng diện

tích (ha)

Diện tích cho

mủ (ha)

Sản ƣợng

Tấn

Năng suất

Tấn/ha

2000 413.000 232.000 291.000 1,25

2001 416.000 241.000 313.000 1,30

2002 429.000 243.000 298.000 1,23

2003 441.000 267.000 364.000 1,36

2004 454.000 301.000 419.000 1,39

2005 483.000 334.000 482.000 1,44

2006 522.000 356.000 555.000 1,56

2007 556.000 373.000 602.000 1,61

2008 631.000 399.000 660.000 1,65

2009 678.000 422.000 724.000 1,72

2010 749.000 439.000 752.000 1,71

2011 834.000 472.000 812.000 1,72

2012 910.500 505.800 863.600 1,71

2013 955.700 545.600 949.100 1,74

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

Biểu đồ 1. Tình hình cung cầu cao su thế giới giai đoạn 2010 - 2013

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

159

Phụ lục 3: ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỆNH HẠI TRÊN VƢỜN

CÂY CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Để đánh giá mức độ bệnh hại trên vƣờn CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình, chỉ tiến hành

điều tra và đánh giá các loại bệnh hại xuất hiện trên vƣờn cao su từ mức độ phổ biến

đến rất phổ biến theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Quảng Bình [43].

Từ đó xác định số cây điều tra, cấp bệnh và phân cấp các bệnh theo các bảng sau.

Bảng 1. Số cây điều tra và cấp bệnh

Loại bệnh Điểm điều tra Số cây/điểm Tổng số cây Cấp bệnh

Phấn trắng 5 10 50 0 - 5

Héo đen đầu lá 5 10 50 0 - 5

Loét sọc mặt cạo 5 20 100 0 - 7

Corynespora 5 10 50 0 - 5

Rụng lá mùa mƣa 5 10 50 0 - 5

Nứt vỏ xì mủ 5 50 250 0 - 5

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Bảng 2. Phân cấp bệnh phấn trắng dựa trên toàn bộ tán cây

Cấp bệnh Trên cành Màu sắc lá

1 Đốm trắng hoặc đốm dầu

nhìn lâu mới thấy bệnh

Lá ổn định xanh đậm

2 ¼ số lá trên cành có bệnh,

đốm bệnh rải rác trên lá

Tán xanh và có lá non rụng

3 ½ số lá có bệnh Tán lá xanh đọt chuối và có vài cành

rụng lá

4

Nấm phủ kín lá hoặc ½ số lá

héo, lá biến dạng

Tán lá xanh đọt chuối hơn ½ số cành

rụng hết lá, lá còn lại quăn vàng và

rụng nhiều dƣới đất

5 Nấm phủ kín lá hoăc ½ số lá

héo, lá biến dạng

Hơn ½ số cành rụng hết lá. Trên cành

chỉ còn lại cuống lá, lá phủ kín đất

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam [64]

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

160

Bảng 3. Phân cấp bệnh héo đen đầu á theo triệu chứng trên á

Cấp bệnh Triệu chứng

0 Không bệnh

1 Một vài vết bệnh hoặc đốm dầu, nhìn kỹ mới thấy

2 Các vết bệnh chiếm đến 1/8 diện tích lá (12.5%)

3 Các vết bệnh chiếm trên 1/8 đến 1/4 diện tích lá (>12.5% - ≤ 25% )

4 Các vết bệnh chiếm trên 1/4 đến 1/2 diện tích lá (>25% - ≤ 50%)

5 Các vết bệnh chiếm trên 1/2 diện tích lá (>50%) hoặc lá rụng

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Ghi chú: Đánh giá theo từng chồi, lấy lá chét giữa và 3-5 lá/chồi, lá giữa nếu

bị rụng đƣợc đánh giá cấp 5

Bảng 4. Phân cấp bệnh rụng á mùa mƣa

Cấp

bệnh Tầm nhìn á Trái

á rụng

dƣới đất

0 Xanh bình

thƣờng

Xanh bình

thƣờng

1 Tới gần mới

thấy lá vàng

Rất khó tìm Rất ít trái thối

mốc

Lá rụng rất ít

2

Tới gần mới

thấy lá vàng

Dễ nhìn thấy lá

vàng, vài cành lá

rụng

Thối mốc ¼ số

trái trên cây

Lá rụng rất ít

3

Thấy từ xa dễ

dàng

Lá vàng nhiều

hoặc rụng ¼ số

lá trên cành

½ tổng số trái bị

thối

Lá rụng nhiều

và nhìn rõ khi

vào lô

4 Lá rụng ½ số lá

trên cành

¾ tổng số trái bị

thối

Lá trải một lớp

mỏng

5 Lá rụng ¾ số lá

trên cành

Khó nhìn thấy

trái xanh

Lá trải kín mặt

đất

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Ghi chú: Lá vàng và lá xanh rụng dƣới đất là đặc điểm chính để đánh giá

mức độ nặng nhẹ của bệnh rụng lá mùa mƣa.

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

161

Bảng 5. Phân cấp bệnh Corynespora dựa trên toàn bộ tán cây

Cấp bệnh Mức độ bị hại

Cấp 0 Không bệnh

Cấp 1 Một vài vết bệnh, nhìn kỹ mới thấy

Cấp 2 Có nhiều vết bệnh trên tán lá

Cấp 3 Ít hơn ¼ tán lá bị rụng

Cấp 4 Từ ¼ - ½ tán lá bị rụng

Cấp 5 Trên ½ tán lá bị rụng, có nhiều cành bị chết

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Bảng 6. Phân cấp bệnh oét sọc mặt cạo

Mức độ Cấp bệnh Mức độ bị hại

Rất nhẹ 1 Có sọc đen nhỏ rải rác trên đƣờng cạo

Nhẹ

2 Một sọc hay nhiều sọc bệnh gộp lại khoảng 3- 4cm CDMC

3 Các sọc bệnh gộp lại chiếm 1/8 – ¼ CDMC

4 Sọc bệnh lan rộng gắn liền nhau, chiếm ¼ - ½ CDMC

Trung

bình 5

Vỏ bệnh loét sọc ƣớt mềm chiếm trên ½ CDMC, ngày khô

thấy mốc trắng, có mủ chảy

Nặng 6 Các vết loét to chiếm ¼ - ½ DTMC phát triển lên trên vỏ

tái sinh, nƣớc rỉ vàng chảy ra

Rất nặng 7 Các vết loét chiếm trên ½ DTMC

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Ghi chú: - Cấp 1 đến cấp 5: sọc bệnh tính theo chiều dài miệng cạo (CDMC)

- Cấp 6 đến cấp 7: bệnh hại tính theo diện tích mặt cạo (DTMC)

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

162

Bảng 7. Phân cấp bệnh Botryodiplodia

Cấp bệnh Mức độ bị hại

1

Vết bệnh rải rác trên thân, kích thƣớc < 5mm, tổng kích thƣớc vết bệnh

gộp lại chiếm từ ≤12.5% diện tích phần vỏ tính từ vị trí phân cành trở

xuống

2

Vết bệnh rải rác trên thân, kích thƣớc < 5mm, tổng kích thƣớc vết bệnh

gộp lại chiếm từ ≤ 25% diện tích phần vỏ tính từ vị trí phân cành trở

xuống

3

Vết bệnh rải rác trên thân, kích thƣớc < 5mm, tổng kích thƣớc vết bệnh

gộp lại chiếm từ >25% - ≤ 50% diện tích phần vỏ tính từ vị trí phân cành

trở xuống

4

Vết bệnh xuất hiện >50 % - ≤ 75% diện tích phần vỏ trên thân tính từ vị

trí phân cành trở xuống hoặc các vết bệnh liên kết lại với nhau làm xuất

hiện nhiều vết nứt hoặc thối vỏ trên than

5

Vết bệnh liên kết trên thân làm vỏ bị nứt tạo thành từng mảng có thể tách

lớp vỏ ra khỏi thân dễ dàng, có mủ rỉ ra trên đƣờng nứt, vỏ bị thối nhũn

hoặc các vết bệnh xuất hiện trên thân ≥75% diện tích phần vỏ tính từ vị

trí phân cành trở xuống

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

163

Phụ lục 4: PHÂN OẠI MỨC ĐỘ GIỚI HẠN CÁC YẾU TỐ ĐẤT

TRỒNG CAO SU

STT Các yếu tố giới

hạn

Mức độ giới hạn

0 1 2 3 4

1 Độ sâu tầng đất =

H (cm) >200 (H0)

>150-200

(H1)

>120-150

(H2)

80-120

(H3)

<80

(H4)

2 Thành phần cơ

giới = T

50% cát +

50 % sét

và thịt

(T0)

50% - 70%

sét và thịt

(T1)

50% - 70%

cát (T2)

70 - 90%

cát hoặc

70 - 90 %

sét (T3)

>90%

cát

3

Mức độ kết von,

đá sỏi = Đ (% thể

tích)

<10% (Đ0) 10-30%

(Đ1)

30-50%

(Đ2)

>50 – 70%

(Đ3)

>70%

(Đ4)

4

Hàm lƣợng mùn

của lớp đất mặt 0-

30cm = M(%)

4% (M0) >2.5 – 4%

(M1)

1-2.5%

(M2) <1% (M3)

5

Chiều sâu mực

nƣớc ngầm = W

(cm)

>200 (W0) >150 –

200 (W1)

120 – 150

(W2)

80 – 120

(W3)

<80

(W2)

6 Độ dốc = D% <8 (D0) 8 – 12

(D1)

>12 – 20

(D2)

>20 – 30

(D3)

>30

(D4)

Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

164

Phụ lục 5: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH RỦI RO

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ CỦA HỘ TRỒNG CAO SU

Bảng 1. Bảng kết quả phân oại rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ

theo cao địa điểm điều tra

Các loại rủi ro

TT Nông

trƣờng việt

trung

TT Nông

trƣờng lệ

ninh

Hòa

trạch

Tây

Trạch

Phú

Định

I. Rủi ro do thiên tai, thời tiết

1. Do gió bão mạnh Rủi ro trung bình Rủi ro cao

2.Do rét hại Rủi ro trung bình

3. Do nắng hạn Rủi ro trung bình

4. Do cháy rừng Rủi ro trung bình Rủi ro cao

II. Rủi ro do sâu bệnh hại

1. Do bệnh phấn trắng Rủi ro cao

2. Do héo đen đầu lá Rủi ro cao

3. Do bệnh loét sọc mặt cạo Rủi ro cao

4. Do rụng lá corynespora Rủi ro cao

5. Do rụng lá mùa mƣa Rủi ro trung bình

6. Do bệnh nấm hồng Rủi ro trung bình

7. Nứt võ xì mủ Rủi ro trung bình

8. Xì mủ thối thân Rủi ro trung bình

9. Đốm mắt chim Rủi ro trung bình

10. Do rễ nâu Rủi ro trung bình

11. Sâu nhện đỏ Rủi ro trung bình

12. Sâu châu chấu Rủi ro trung bình

13. Do mối Rủi ro thấp

14. Do rệp sáp Rủi ro thấp

15. Do sên Rủi ro thấp

III. Rủi ro do giống

1. Không rõ nguồn gốc Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

2. Năng suất thấp Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

3. Không hợp thời tiết Rủi ro thấp Rủi ro thấp

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

165

4. Không hợp đất đai, thổ nhƣỡng Rủi ro thấp Rủi ro thấp

IV. Do kỹ thuật canh tác

1. Thiết kế lô hàng và hƣớng không

đúng

Rủi ro thấp Rủi ro cao

2. Mật độ và khoảng cách không

phù hợp

Rủi ro thấp Rủi ro cao

3. Không có vành đai bảo vệ Rủi ro thấp Rủi ro cao

4. Không giữ ấm và giữ ẩm đƣợc Rủi ro thấp Rủi ro cao

5. Không cắt bỏ chồi thƣờng xuyên Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

6. Chủ quan trong phòng cháy Rủi ro trung bình

7. Quản lý vƣờn buông lỏng Rủi ro trung bình

8. Phòng trừ sâu bệnh còn yếu Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

9. Khai thác không đạt tiêu chuẩn Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

10. Chế độ cạo không đúng Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

11. Mở miệng cạo không đúng Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

12. Tùy tiện mở miệng cao Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

13. Tay nghề cạo còn yếu Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

14. Dụng cụ cạo mủ không theo

thiết kế

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

15. Chƣa áp dụng biện pháp che

mƣa khi cạo

Rủi ro thấp

16. Bón phân không đúng thời vụ Rủi ro thấp

17. Bón không đúng phân Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

18. Quá lạm dụng phân vô cơ Rủi ro trung bình Rủi ro thấp

19. Thiếu hoặc không có phân hữu

Rủi ro thấp Rủi ro thấp

20. Vị trí bón phân không hợp với

địa hình

Rủi ro thấp

21. Thiếu hoặc không có phần vô

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

22. Bón phân không theo chẩn đoán

dinh dƣỡng

Rủi ro trung bình

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

166

V. Rủi ro do yếu tố thị trƣờng

1. Giá giống tăng Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

2. Giá thuốc hóa học tăng Rủi ro trung bình

3. Giá phân bón tăng Rủi ro thấp

4. Giá nhân công tăng Rủi ro trung bình Rủi ro thấp

5. Giá bán sản phẩm giảm Rủi ro cao

6. NC thị trƣờng thay đổi Rủi ro thấp

VI. Rủi ro do tài chính

1. Thiếu vốn sản xuất Rủi ro thấp Rủi ro trung bình

2. Lãi suất tăng Rủi ro trung bình

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 2. Bảng ma trận rủi ro đối với sản xuất CSTĐ

Các oại rủi ro

Mức độ thiệt hại do các oại rủi ro gây ra

Phá

sản

Không có

hiệu quả

Hiệu quả

thấp

Hiệu

quả

Hiệu

quả cao

I. Rủi ro sản xuất

1. Thiên tai thời tiết

1. Do gió bão mạnh 1x4 1x5 1x5 1x5 1x5

2.Do rét hại 1x2 2x2 2x2 3x2 4x2

3. Do nắng hạn 1x2 2x2 2x2 3x2 4x2

4. Do cháy rừng 1x2 2x2 2x3 3x3 4x3

2. Sâu bệnh hại

1. Do bệnh phấn trắng 1x2 2x2 3x3 3x3 4x3

2. Do héo đen đầu lá 1x2 2x2 3x3 3x3 4x3

3. Do bệnh loét sọc mặt cạo 1x2 2x2 3x3 3x3 4x3

4. Do rụng lá corynespora 1x2 2x2 3x3 3x3 4x3

5. Do rụng lá mùa mƣa 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

6. Do bệnh nấm hồng 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

7. Nứt vỏ xì mủ 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

8. Xì mủ thối thân 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

9. Đốm mắt chim 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

10. Do rễ nâu 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

167

11. Sâu nhện đỏ 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

12. Sâu châu chấu 1x2 2x1 2x2 3x2 4x2

13. Do mối 1x1 1x1 2x1 2x2 3x2

14. Do rệp sáp 1x1 1x1 2x1 2x2 3x2

15. Do sên 1x1 1x1 2x1 2x2 3x2

3. Giống

1. Không rõ nguồn gốc 1x2 2x2 3x2 4x2 5x2

2. Năng suất thấp 1x2 2x2 3x2 4x2 5x2

3. Không hợp thời tiết 1x2 2x2 3x2 3x2 4x2

4. Không hợp đất đai, thổ nhƣỡng 1x2 2x2 3x2 3x2 4x2

4. Kỹ thuật canh tác

1. Thiết kế lô hàng và hƣớng không

đúng

1x2 2x2 3x2 4x2 4x3

2. Mật độ và khoảng cách không

phù hợp

1x2 2x2 3x2 4x2 4x3

3. Không có vành đai bảo vệ 1x2 2x2 3x2 4x2 4x3

4. Không giữ ấm và giữ ẩm đƣợc 1x2 2x2 3x2 4x2 4x3

5. Không cắt bỏ chồi thƣờng

xuyên

1x1 1x2 2x2 3x2 4x2

6. Chủ quan trong phòng cháy 1x4 2x4 3x4 3x4 4x4

7. Quản lý vƣờn buông lỏng 1x2 2x2 3x2 3x3 4x3

8. Phòng trừ sâu bệnh còn yếu 1x2 2x2 3x2 3x3 4x3

9. Khai thác không đạt tiêu chuẩn 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

10. Chế độ cạo không đúng 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

11. Mở miệng cạo không đúng 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

12. Tùy tiện mở miệng cao 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

13. Tay nghề cạo còn yếu 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

14. Dụng cụ cạo mủ không theo

thiết kế

1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

15. Chƣa áp dụng biện pháp che

mƣa khi cạo

1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

16. Bón phân không đúng thời vụ 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

168

17. Bón không đúng phân 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

18. Quá lạm dụng phân vô cơ 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

19. Thiếu hoặc không có phân hữu

1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

20. Vị trí bón phân không hợp với

địa hình

1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

21. Thiếu hoặc không có phân vô cơ 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

22. Bón phân không theo chẩn

đoán dinh dƣỡng

1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

II. Rủi ro do yếu tố thị trƣờng

1. Giá giống tăng 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

2. Giá thuốc hóa học tăng 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

3. Giá phân bón tăng 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

4. Giá nhân công tăng 1x1 1x2 2x2 3x2 3x3

5. Giá bán sản phẩm giảm 1x2 2x2 2x2 4x3 5x3

6. Nhu cầu thị trƣờng thay đổi 1x4 1x4 1x5 2x5 3x5

III. Rủi ro do tài chính

1. Thiếu vốn sản xuất 1x1 1x2 2x2 3x2 4x2

2. Lãi suất tăng 1x1 1x2 2x2 3x3 4x3

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 3. Kết quả ma trận rủi ro đối với sản xuất CSTĐ

oại rủi ro

Mức độ thiệt hại do các oại rủi ro gây ra

Phá

sản

Không có

hiệu quả

Hiệu quả

thấp

Hiệu

quả

Hiệu

quả cao

I. Rủi ro sản xuất

1. Thiên tai thời tiết

1. Do gió bão mạnh T T KC KC KC

2.Do rét hại T T T TB TB

3. Do nắng hạn T T T TB TB

4. Do cháy rứng T T TB TB KC

2. Do sâu bệnh hại

1. Do bệnh phấn trắng T T TB TB KC

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

169

2. Do héo đen đầu lá T T TB TB KC

3. Do bệnh loét sọc mặt cạo T T TB TB KC

4. Do rụng lá corynespora T T TB TB KC

5. Do rụng lá mùa mƣa T T T TB TB

6. Do bệnh nấm hồng T T T TB TB

7. Nứt vỏ xì mủ T T T TB TB

8. Xì mủ thối thân T T T TB TB

9. Đốm mắt chim T T T TB TB

10. Do rễ nâu T T T TB TB

11. Sâu nhện đỏ T T T TB TB

12. Sâu châu chấu T T T TB TB

13. Do mối T T T T TB

14. Do rệp sáp T T T T TB

15. Do sên T T T T TB

3. Do giống

1. Không rõ nguồn gốc T T TB TB KC

2. Năng suất thấp T T TB TB KC

3. Không hợp thời tiết T T TB TB TB

4. Không hợp đất đai, thổ nhƣỡng T T TB TB TB

4. Do kỹ thuật canh tác

1. Thiết kế lô hàng và hƣớng

không đúng

T T TB TB KC

2. Mật độ và khoảng cách không

phù hợp

T T TB TB KC

3. Không có vành đai bảo vệ T T TB TB KC

4. Không giữ ấm và giữ ẩm đƣợc T T TB TB KC

5. Không cắt bỏ chồi thƣờng

xuyên

T T TB TB TB

6. Chủ quan trong phòng cháy T TB KC KC C

7. Quản lý vƣờn buông lỏng T T TB TB KC

8. Phòng trừ sâu bệnh còn yếu T T TB TB KC

9. Khai thác không đạt tiêu chuẩn T T T TB TB

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

170

10. Chế độ cạo không đúng T T T TB TB

11. Mở miệng cạo không đúng T T T TB TB

12. Tùy tiện mở miệng cạo T T T TB KC

13. Tay nghề cạo còn yếu T T T TB KC

14. Dụng cụ cạo mũ không theo

thiết kế

T T T TB KC

15. Chƣa áp dụng biện pháp che

mƣa khi cạo

T T T TB KC

16. Bón phân không đúng thời vụ T T T TB KC

17. Bón không đúng phân T T T TB KC

18. Qúa lạm dụng phân vô cơ T T T TB KC

19. Thiếu hoặc không có phân hữu

T T T TB KC

20. Vị trí bón phân không hợp với

địa hình

T T T TB KC

21. Thiếu hoặc không có phần vô

T T T TB KC

22. Bón phân không theo chẩn

đoán dinh dƣỡng

T T T TB KC

II. Rủi ro do yếu tố thị trƣờng

1. Giá giống tăng T T T TB TB

2. Giá thuốc hóa học tăng T T T TB TB

3. Giá phân bón tăng T T T TB TB

4. Giá nhân công tăng T T T TB TB

5. Giá bán sản phẩm giảm T T T TB C

6. Nhu cầu thị trƣờng thay đổi T TB TB KC C

III. Rủi ro do tài chính

1. Thiếu vốn sản xuất T T T TB TB

2. Lãi suất tăng T T T TB KC

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Ghi chú: T – Thấp; TB – Trung Bình; KC – Khá cao; C - Cao

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

171

Biểu đồ 1. Xác suất để NPV<0 khi giá biến thiên trong giai đoạn 2008 - 2013

Biểu đồ 2. Xác suất để NPV>0 khi giá biến thiên trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 3. Xác suất để NPV đạt từ 35.157,5 đến 390.000 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

172

Biểu đồ 4. Xác suất để NPV đạt từ 60.492,5 đến 390.000 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 5. Xác suất để NPV đạt từ 10.878,1 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 6. Xác suất để NPV đạt từ 31.990,6 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

173

Biểu đồ 7. Xác suất để NPV đạt từ 50.640 đến 267.395,2 khi giá biến thiên trong

giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 8. Xác suất để NPV đạt từ 80.197,5 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 9. Xác suất để NPV đạt từ 92.865,1 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

174

Biểu đồ 10. Xác suất để NPV đạt từ 107.995,7 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 11. Xác suất để NPV đạt từ 128.756,3 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 12. Xác suất để NPV đạt từ 34.034,5 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

175

Biểu đồ 13. Xác suất để NPV đạt từ 141.775,7 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 14. Xác suất để NPV đạt từ 159.369,5 đến 267.395,2 khi giá biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 15. Xác suất để NPV <0 khi ãi suất biến thiên trong

giai đoạn 2008 – 2014

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

176

Biểu đồ 16. Xác suất để NPV > 0 khi ãi suất biến thiên trong

giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 17. Xác suất để NPV đạt từ 20.558 đến 80.000 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 18. Xác suất để NPV đạt từ 30.602 đến 80.000 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

177

Biểu đồ 19. Xác suất để NPV đạt từ 40.905 đến 80.000 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 20. Xác suất để NPV đạt từ 19.952 đến 78.481 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 21. Xác suất để NPV đạt từ 38.134 đến 78.481 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

178

Biểu đồ 22. Xác suất để NPV đạt từ 46.619 đến 78.481 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Biểu đồ 23. Xác suất để NPV đạt từ 53.892 đến 78.481 khi ãi suất biến thiên

trong giai đoạn 2008 – 2014

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

179

Phụ lục 6: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ÁP DỤNG

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN

XUẤT KINH DOANH CSTĐ CỦA HỘ TRỒNG CAO SU

Bảng 1. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác ở vƣờn cao su

Các địa điểm điều tra

TT Nông

trƣờng Việt

Trung

TT Nông

trƣờng Lệ

Ninh

Phú

Định

Hòa

Trạch

Tây

Trạch

Thời vụ khai thác 15/4 đến 15/1 năm sau

Chế độ khai thác 1/2S4-5d/19m/12.ET.2,5% Pa3/y

Tỷ lệ hộ bón

lót trồng mới

(%)

Phân chuồng (%) 100 100 100 100 100

Lƣợng bón (kg/ha/năm) 2.040 1.754 1.730 1.820 2.015

Super lân (%) 80,00 50,00 53,33 40,00 63,33

Lƣợng bón (kg/ha/năm) 1.700 2.000 1.000 1.500 1.900

Tỷ lệ hộ bón

thúc thời kỳ

KTCB (%)

Phân NPK (%) 83,33 76,67 66,67 80,00 93,33

Lƣợng bón (kg/ha/năm) 4.000 3.350 3.500 3.000 4.500

Tháng bón 2-9 2-9 2-9 2-9 2-9

Tỷ lệ hộ bón

thúc thời kỳ

KD (%)

Phân NPK (%) 70,00 80,00 76,67 73,33 90,00

Lƣợng bón (kg/ha/năm) 5.000 5.000 5.000 4.500 5.500

Tháng bón 2-9 2-9 2-9 2-9 2-9

Thuốc BVTV

(%)

Không sử dụng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Chỉ trừ cỏ 3,33 20,00 13,33 10,00 16,67

Chỉ trừ nấm 13,33 3,33 0,00 0,00 0,00

Trừ cỏ & trừ nấm 86,67 86,67 86,67 83,34 90,00

Các loại bệnh

hại (%)

Loét sọc mặt cạo 28,17 7,00 10,69 20,41 8,00

Khô miệng cạo 0,00 0,00 3,92 2,04 8,00

Phấn trắng 38,80 29,40 29,53 20,41 28,00

Nấm hồng 28,80 23,50 25,49 30,61 20,00

Héo đen đầu lá 6,41 5,88 8,80 8,47 4,00

Xì mủ cao su 10,41 11,77 11,77 14,29 12,00

Nứt vỏ 4,47 29,40 9,80 4,08 40,00

-cạo xuôi; 1/2S-theo đường xoắn ốc nửa chu vi thân cây; d-số ngày cạo; m-số tháng cạo;

ET.2,5%-dùng thuèc kÝch thÝch Ethephon 2,5%; Pa-Bôi trên vỏ tái sinh; 3/y-3 lần/năm

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

180

Bảng 2. Phân tích số liệu điều tra hộ CSTĐ qua mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas

Model Summaryb

Mo

del R

R

Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Change Statistics

Durbin-

Watson

R Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 0,930a 0,864 0,851 0,09699 0,864 62,176 12 117 0,000 0,991

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Y - Nang suat 8,6960 0,25087 130

X1 - phan NPK 6,9652 0,18655 130

X2 - Phan chuong 7,8904 0,13560 130

X3 - Lao dong 5,0623 0,08937 130

X4 - Thuoc BVTV 5,5186 0,15035 130

X5 - Dien tich 0,6969 0,38070 130

X6 - Mat do 6,1409 0,08031 130

X7- Tuoi 14,0077 3,76540 130

K - Tap huan 0,5692 0,49710 130

D1 - Xa Tay Trach 0,2077 0,40722 130

D2 - Xa Hoa Trach 0,2000 0,40155 130

D3 - TTNTVT 0,2000 0,40155 130

D4 - TT NTLN 0,1846 0,38949 130

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 7,018 12 0,585 62,176 0,000a

Residual 1,101 117 0,009

Total 8,119 129

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 7,9358 8,9682 8,6960 0,23325 130

Residual -,25148 ,27530 0,00000 0,09237 130

Std. Predicted

Value -3,259 1,167 0,000 1,000 130

Std. Residual -2,593 2,839 0,000 0,952 130

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

181

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Correlations Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Zero-

order Partial Part

Tolera

nce VIF

1 (Constant) 1,643 1,228 1,338 0,184

X1 - Phan NPK 0,134 0,061 0,099 2,188 0,031 0,590 0,198 0,07 0,562 1,780

X2 -Phan chuong 0,409 0,092 0,221 4,454 0,000 0,700 0,381 0,15 0,470 2,126

X3 - Lao dong 0,360 0,173 0,128 2,076 0,040 0,684 0,188 0,07 0,304 3,288

X4 -Thuoc BVTV 0,413 0,099 0,247 4,192 0,000 0,803 0,361 0,14 0,332 3,009

X5 - Dien tich 0,071 0,024 0,108 3,004 0,003 0,235 0,268 0,10 0,903 1,107

X6 - Mat do -0,253 0,113 -0,081 -2,234 0,027 -0,309 -0,202 -0,07 0,884 1,131

X7- Tuoi 0,010 0,003 0,157 3,358 0,001 0,609 0,296 0,11 0,530 1,887

K - Tap huan 0,048 0,019 0,096 2,613 0,010 0,203 0,235 0,08 0,861 1,161

D1 - Xa Tay Trach 0,144 0,049 0,234 2,947 0,004 0,272 0,263 0,10 0,184 5,436

D2 - Xa Hoa Trach 0,142 0,046 0,227 3,080 0,003 0,220 0,274 0,10 0,214 4,678

D3 – TT NTVT 0,181 0,043 0,289 4,192 0,000 0,182 0,361 0,14 0,244 4,100

D4 - TT NTLN 0,160 0,038 0,248 4,231 0,000 0,133 0,364 0,14 0,336 2,973

Correlations

Nang suat Tap huan xa TT Xa HT TT NTVT TT NTLN

Nang

suat

Pearson Correlation 1 0,203* 0,272** 0,220* 0,182* 0,133

Sig. (2-tailed) 0,020 0,002 0,012 0,038 0,132

N 130 130 130 130 130 130

Tap

huan

Pearson Correlation 0,203* 1 -0,167 0,124 -0,070 0,174*

Sig. (2-tailed) 0,020 0,057 0,159 0,429 0,048

N 130 130 130 130 130 130

xa TT

Pearson Correlation 0,272** -0,167 1 -0,256** -0,256** -0,244**

Sig. (2-tailed) 0,002 0,057 0,003 0,003 0,005

N 130 130 130 130 130 130

Xa HT Pearson Correlation 0,220* 0,124 -0,256** 1 -0,250** -0,238**

Sig. (2-tailed) 0,012 0,159 0,003 0,004 0,006

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

182

N 130 130 130 130 130 130

TT

NTVT

Pearson Correlation 0,182* -0,070 -0,256** -0,250** 1 -0,238**

Sig. (2-tailed) 0,038 0,429 0,003 0,004 0,006

N 130 130 130 130 130 130

TT

NTLN

Pearson Correlation 0,133 0,174* -0,244** -0,238** -0,238** 1

Sig. (2-tailed) 0,132 0,048 0,005 0,006 0,006

N 130 130 130 130 130 130

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlations

Nang

suat

Phân

NPK

Phân

chuong

Lao

dong

Thuoc

BVTV

Dien

tich Mat do Tuoi

Nang

suat

Pearson

Correlation 1 0,590** 0,700** 0,684** 0,803** 0,235** -0,309** 0,609**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,007 0,000 0,000

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Phân

NPK

Pearson

Correlation 0,590** 1 0,371** 0,518** 0,559** 0,094 -0,230** 0,350**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,288 0,009 0,000

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Phân

chuong

Pearson

Correlation 0,700** 0,371** 1 0,473** 0,701** 0,047 -0,205* 0,308**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,592 0,019 0,000

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Lao

dong

Pearson

Correlation 0,684** 0,518** 0,473** 1 0,597** 0,074 -0,212* 0,424**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,400 0,016 0,000

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Thuoc

BVTV

Pearson

Correlation 0,803** 0,559** 0,701** 0,597** 1 0,136 -0,247** 0,408**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,123 0,005 0,000

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

183

Dien

tich

Pearson

Correlation 0,235** 0,094 0,047 0,074 0,136 1 -0,046 0,134

Sig. (2-tailed) 0,007 0,288 0,592 0,400 0,123 0,605 0,129

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Mat do

Pearson

Correlation -0,309** -0,230** -0,205* -0,212* -0,247** -0,046 1 -0,126

Sig. (2-tailed) 0,000 0,009 0,019 0,016 0,005 0,605 0,152

N 130 130 130 130 130 130 130 130

Tuoi

Pearson

Correlation 0,609** 0,350** 0,308** 0,424** 0,408** 0,134 -0,126 1

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,129 0,152

N 130 130 130 130 130 130 130 130

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

184

Bảng 3. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh từ năm 8 đến năm 20 (ĐVT: 1000đ)

Chỉ tiêu Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20

1. Chi phí trung gian 9.354 8.715 12.605 13.110 13.641 14.156 15.514 15.292 15.272 15.453 15.519 15.557 15.557

- Vật tƣ 7.310 7.310 7.835 8.360 8.885 9.410 10.760 11.285 11.285 11.495 11.495 11.600 11.600

- Dụng cụ sản xuất 1.294 355 270 250 256 246 254 257 237 208 274 207 207

- Thuê LĐ 750 1.050 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500 3.750 3.750 3.750 3.750 3.750 3.750

2. CP LĐ gia đình 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000

3. Khấu hao vƣờn cây 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979

4. CP tài chính 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620

Tổng chi phí 28.952 28.314 32.204 32.709 33.240 33.754 35.113 34.891 34.871 35.052 35.118 35.156 35.156

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

Bảng 4. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh từ năm 21 đến năm 30(ĐVT: 1000đ)

Chỉ tiêu Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30

1. Chi phí trung gian 15.256 14.546 14.081 12.211 11.106 10.497 9.318 7.393 6.750 6.570

- Vật tƣ 10.751 10.342 10.686 10.461 9.350 8.901 8.914 7.263 6.630 6.470

- Dụng cụ sản xuất 755 455 245 250 256 246 254 130 120 100

- Thuê LĐ 3.750 3.750 3.150 1.500 1.500 1.350 150 0 0 0

2. CP LĐ gia đình 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 14.250 14.250 13.500

3. Khấu hao vƣờn cây 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979 2.979

4. CP tài chính 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620

Tổng chi phí 34.854 34.145 33.680 31.810 30.705 30.095 28.917 26.241 25.598 24.669

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

185

Bảng 5. Các chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ qua các năm

trong thời kỳ kinh doanh

Năm NS GO IC MI LN GO/IC MI/IC LN/IC

8 2.700 27.000 9.354 13.048 -1.952 2,89 1,39 -0,21

9 4.500 45.000 8.715 31.686 16.686 5,16 3,64 1,91

10 6.000 60.000 12.605 42.796 27.796 4,76 3,40 2,21

11 6.400 64.000 13.110 46.291 31.291 4,88 3,53 2,39

12 6.800 68.000 13.641 49.760 34.760 4,98 3,65 2,55

13 6.700 67.000 14.156 48.246 33.246 4,73 3,41 2,35

14 6.700 67.000 15.514 46.887 31.887 4,32 3,02 2,06

15 6.600 66.000 15.292 46.109 31.109 4,32 3,02 2,03

16 6.600 66.000 15.272 46.129 31.129 4,32 3,02 2,04

17 6.600 66.000 15.453 45.948 30.948 4,27 2,97 2,00

18 6.500 65.000 15.519 44.882 29.882 4,19 2,89 1,93

19 6.500 65.000 15.557 44.844 29.844 4,18 2,88 1,92

20 6.500 65.000 15.557 44.844 29.844 4,18 2,88 1,92

21 6.300 63.000 15.256 43.146 28.146 4,13 2,83 1,84

22 6.000 60.000 14.546 40.855 25.855 4,12 2,81 1,78

23 5.800 58.000 14.081 39.320 24.320 4,12 2,79 1,73

24 5.000 50.000 12.211 33.190 18.190 4,09 2,72 1,49

25 4.500 45.000 11.106 29.295 14.295 4,05 2,64 1,29

26 4.200 42.000 10.497 26.905 11.905 4,00 2,56 1,13

27 3.700 37.000 9.318 23.083 8.083 3,97 2,48 0,87

28 2.900 29.000 7.393 17.009 2.759 3,92 2,30 0,37

29 2.600 26.000 6.750 14.652 402 3,85 2,17 0,06

30 2.500 25.000 6.570 13.831 331 3,81 2,11 0,05

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

186

Phụ ục 7: PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO CÁC CHUYÊN GIA

Kính chào ông (bà)!

Chúng tôi đang nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả

kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình”. Chúng tôi muốn biết ý kiến

của Ông (Bà) về một số chủ đề. Kính mong Ông (Bà) vui lòng trả lời các câu hỏi dƣới

đây:

1. Vai trò của cao su tiểu điền đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh?

Rất quan trọng Quan trọng Phụ trợ Không quan trọng

2. Điều kiện thời tiết, khí hậu đối với sự phát triển ngành sản xuất kinh doanh cao su

của tỉnh?

Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

3. Hệ thống tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển ngành sản xuất kinh doanh cao

su của tỉnh?

Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

4. Số lƣợng lao động đối với sự phát triển cao su tiểu điền?

Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

5. Chất lƣợng lao động đối với sự phát triển cao su tiểu điền?

Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

6. Nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình đối với sự phát triển ngành sản xuất kinh doanh cao

su của tỉnh?

Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

7. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ đối với sự phát triển ngành sản xuất cao su của tỉnh?

Giao thông: Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

Điện: Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

Nƣớc: Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi

Thông tin liên lạc: Rất thuận lợi Bình thƣờng

Thuận lợi Không thuận lợi

8. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến sự phát triển của ngành CSTĐ của

tỉnh, sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên từ 1→4?

Vốn Lao động Giống Kỹ thuật

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

187

9. Trong quy trình kỹ thuật sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền, ngƣời nông dân

thƣờng gặp khó khăn ở khâu nào nhiều nhất?

Trồng Chăm sóc Khai thác Chế biến Bảo quản

10. Đánh giá về trình độ kỹ thuật chuyên môn của ngƣời nông dân sản xuất kinh doanh

cao su tiểu điền?

Cao Khá Trung bình Thấp

11. Theo Ông (Bà) chất lƣợng hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, thông tin của địa phƣơng đối với

các hộ kinh doanh cao su tiểu điền nhƣ thế nào?

- Kỹ thuật: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Vật tư: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Tín dụng: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Hệ thống thông tin: Cao Khá cao Trung bình Thấp

12. Theo ông (bà), để tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình, cần nâng cao sự hợp tác giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cao su

nào, sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên từ 1→5

Hộ sản xuất - Hộ sản xuất Hộ sản xuất - Nhà cung ứng đầu vào

Hộ sản xuất - Nhà thu gom Hộ sản xuất - Nhà chế biến

Hộ sản xuất - Nhà thƣơng mại

13. Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình hiện tại nhƣ thế

nào?

- Diện tích : Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Sản lượng: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Năng suất: Cao Khá cao Trung bình Thấp

14. Các nhân tố tham gia chuỗi giá trị cao su ảnh hƣởng đến sự phát triển cao su tiểu

điền?

- Nhà cung ứng đầu vào: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Nông dân sản xuất: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Nhà thu gom: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Nhà chế biến: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Nhà thương mại: Cao Khá cao Trung bình Thấp

15. Mức độ thu hút vốn đầu tƣ phát triển mô hình cao su tiểu điền tỉnh Quảng Bình

Cao Khá Trung bình Kém

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

188

16. Các loại rủi ro ngƣời sản xuất cao su tiểu điền thƣờng gặp và mức độ ảnh hƣởng

đến lợi nhuận?

Các loại rủi ro Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận

- Thiên tai: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Sâu bệnh hại: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Giống: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Kỹ thuật canh tác: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Biến động giá cả đầu vào Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Biến động giá cả đầu ra: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Lãi suất vay vốn tăng: Cao Khá cao Trung bình Thấp

17. Mức độ sử dụng các biện pháp né tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất của các hộ nông

dân?

Các loại rủi ro Mức độ sử dụng các biện pháp của hộ nông dân

- Thiên tai: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Sâu bệnh hại: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Giống: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Kỹ thuật canh tác: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Biến động giá cả đầu vào Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Biến động giá cả đầu ra: Cao Khá cao Trung bình Thấp

- Lãi suất vay vốn tăng: Cao Khá cao Trung bình Thấp

18. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Bình nên ƣu tiên tập trung đầu tƣ phát triển

mạnh mô hình cao su tiểu điền tại các địa điểm nào sau đây, xếp theo thứ tự ƣu tiên?

Thành phố Đồng Hới Huyện Bố Trạch Huyện Quảng Trạch

Thị xã Ba Đồn Huyện Minh Hóa Huyện Quảng Ninh

Huyện Tuyên Hóa

Xin Quý Ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân:

Họ tên: ……………………………………………………………………………………

Chức danh nghề nghiệp : ………………………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến của Quý Ông (Bà)!

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

189

Phụ ục 8: MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU

Ngƣời phỏng vấn: …………………………………............ Ngày:..…/……/..............

I. Thông tin về NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN

1.1. Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:…………………………..... 1.2. Địa chỉ: thôn …….................... Xã ……...…...... Huyện: ………..

1.3. Giới tính: ............. 1.4. Tuổi: ................ 1.5. Trình độ văn hóa: lớp ........... 1.6. Bắt đầu trồng cao su năm: ............

II. Thông tin về các NGUỒN ỰC CƠ BẢN CỦA HỘ

2.1. Số ngƣời đang sống trong gia đình:…… ...... 2.2. Số nam: .......... 2.3 Số ao động: .. ...........

2.4 Tình hình đất đai của nông hộ (chú ý điều tra DT đất trồng cao su)

ao động Giới tính Năm sinh Trình độ ( ớp) Nghề nghiệp

2.3a. LĐ 1

2.3b. LĐ 2

2.3c. LĐ 3

2.3d. LĐ 4

2.3e. LĐ 5

Chỉ tiêu đất đai ĐVT Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mƣớn Khác

2.4. Tổng DT đất của hộ ha

2.4a. DT đất ở ha

2.4b. DT đất SX NN ha

2.4c. DT đất NTTS ha

2.4d. DT đất lâm nghiệp ha

2.4d1. DT đất trồng cao su ha

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

190

2.6 Thu nhập của hộ năm 2014

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ

2.6 .1Trồng trọt:

Trong đó:

+ Cao su

2.6.2 Chăn nuôi

2.6.3 Thu khác

TỔNG

III. Thông tin về CÁC VƢỜN CÂY CAO SU CỦA HỘ NĂM 2014

3.1 Ông/bà hiện có bao nhiêu VƢỜN cao su: .................. Trong đó,

Số VƢỜN gia đình trồng:........... Số VƢỜN của gia đình mua: ...........

Vƣờn cao su

của hộ

Diện

tích

(ha)

Độ dốc

(độ)

oại đất Giống cao

su

Số cây

(cây)

Tuổi cây

(năm)

Sản ƣợng mủ

khô

(kg/ha)

Năng suất

mủ tƣơi

(kg/ha)

Thời gian cạo mủ

Mấy tháng, từ

tháng ? đến tháng ?)

3.1a: Vƣờn 1

3.1b: Vƣờn 2

2.5. Nguồn vốn vay trồng cao su Năm vay Số tiền vay

(1000đ)

ãi / tháng

(%)

Thời hạn

(tháng)

Hiện tại còn nợ

(1000 đ)

2.5a.

2.5b.

2.5c.

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

191

3.1c: Vƣờn 3

3.1d: Vƣờn 4

3.1e. Vƣờn 5

3.1f. Vƣờn 6

3.1g. Vƣờn 7

Ghi chú: + D1 = Dưới 15 độ, D2 = 15-25 độ, D3 = trên 25 độ

+ Giống cao su: PB235, PB255, PB260, RRIM 600, RRIV2, RRIV3, RRIV4, VM515

3.2. Chi phí/đầu vào cho trồng, chăm sóc, thu hoạch năm 2014 cho mỗi vƣờn cao su

VƢỜN VƢỜN 1 VƢỜN 2 VƢỜN 3 VƢỜN 4 VƢỜN 5 VƢỜN 6 VƢỜN 7

Tuổi cây (thông tin ở câu 3.1)

Diên tích vƣờn cây (thông tin ở câu 3.1)

3.2a Chi phí phát quang, đào hố (1000 đ)

3.2.b1 Giống cao su (1000 đ)

3.2.b2 Giống cây trồng xen (1000 đ)

3.2.c Phân chuồng năm 2014

- Tự sản xuất (tạ)

- Mua (tạ)

3.2.d Phân bón vô cơ năm 2014

+ Phân NPK (kg)

+ Phân đạm (kg)

+ Phân lân (kg)

+ Phân kali (kg)

+ Phân Vi sinh. (kg)

+ Phân khác (ghi cụ thể)

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

192

3.2.e Thuốc bệnh, kích thích năm 2014

+ Tên thuốc ……………. (đvt: ……………)

+ Tên thuốc ……………. (đvt: ……………)

+ Tên thuốc ……………. (đvt: ……………)

+ Tên thuốc ……………. (đvt: ……………)

+ Tên thuốc ……………. (đvt: ……………)

3.2.f. ao động chăm sóc, bảo vệ năm 2014

+ Gia đình tự chăm sóc, bảo vệ... (ngày công)

+ Thuê chăm sóc, bảo vệ (1000 đ)

3.2.g ao động Cạo mủ cao su năm 2014

+ Gia đình tự cạo (công)

+ Thuê ngƣời (1000 đ)

3.2.h Chi phí công cụ, dụng cụ (1000 đ)

+ Phƣơng tiện vận chuyển (1000 đ)

+ Dụng cụ cạo mủ (1000 đ)

3.2.h Chi phí khác (1000 đ)

3.3 Tình hình sử dụng giống cây cao su :

A, Các loại giống cao su hộ trồng:

Vƣờn Tên Giống

(xem câu 3.1)

Nguồn cung cấp giống Kiến thiết cơ bản Lý do chọn giống (đánh dấu ô thích hợp)

Mua tại công

ty cao su tỉnh

Mua tại dự án

(tên dự án)

Từ tƣ

nhân

Nguồn

khác

Năm

trồng

Năm

cạo mủ

Dễ bán/

giá cao

Khuyến

cáo KN

Theo hộ

khác

Lý do

khác

Vƣờn 1

Vƣờn 2

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

193

Vƣờn 3

Vƣờn 4

Vƣờn 5

Vƣờn 6

Vƣờn 7

3.4 Tình hình sâu, bệnh, cỏ dại và biện pháp phòng trừ :

3.4.1 Tình hình sâu bệnh hại

Vƣờn Bệnh năm 2014 (tên

bệnh)

Sâu hại 2014

(tên sâu hại)

Nguyên nhân gây bệnh (đánh dấu X ) Số lần bị sâu

bệnh hại từ úc

trồng

Giống

kém

Chăm sóc

kém

Thời tiết Đất không

phù hợp

Khác

Vƣờn 1

Vƣờn 2

Vƣờn 3

Vƣờn 4

Vƣờn 5

Vƣờn 6

Vƣờn 7

Ghi chú: + Bệnh (Phấn trắng, rụng lá mùa mưa, loét sọc mặt cạo, khô ngọn khô cành, cháy nắng, héo đen đầu lá, thối mốc mặt cạo, khô miệng cạo, nứt

vỏ, nấm hồng, rễ trắng, rễ đỏ, rễ nâu, khô mũ,...);

+ Sâu (Sâu ăn lá, sâu ăn hoa, sâu ăn vỏ,...).

3.4.2 Biện pháp phòng trừ đã sử dụng

Vƣờn Bệnh năm 2014 (tên

bệnh)

Biện pháp phòng trừ đã sử dụng Sâu hại 2014 (tên sâu

ở mục 3.4.1)

Biện pháp phòng trừ đã sử dụng

Vƣờn 1

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

194

Vƣờn 2

Vƣờn 3

Vƣờn 4

Vƣờn 5

Vƣờn 6

Vƣờn 7

3.4.3 Gia đình áp dụng biện pháp gì để phòng trừ cỏ dại năm 2014

Vƣờn cao su Phun thuốc Máy cắt cỏ Cuốc xới Che phủ đất

Vƣờn 1

Vƣờn 2

Vƣờn 3

Vƣờn 4

Vƣờn 5

Vƣờn 6

Vƣờn 7

3.5 Kỹ thuật khai thác

Kỹ thuật khai thác của hộ Vƣờn 1 Vƣờn 2 Vƣờn 3 Vƣờn 4 Vƣờn 5 Vƣờn 6 Vƣờn 7

3.5a Thời vụ cạo (tháng) Mở miệng cạo

Nghỉ cạo

Tiến hành cạo

3.5b Phần cạo (số cây /phần cạo)

3.5c Độ sâu cạo mũ cách

tƣợng tầng

Từ 1-1,3mm

>1,3mmm

<1mm

3.5d Kỹ thuật cạo Cạo miệng xuôi

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

195

Cạo miệng ngƣợc

3.5e Chế độ cạo, cƣờng

độ cạo (S/2 d/3 6d/7)

Phần miệng cạo

Ngày cạo/lần

Lần cạo/tuần

Ngày nghỉ cạo

3.6 Kỹ thuật sơ chế sau khi khai thác

Kỹ thuật sơ chế Mũ đông Mũ tƣơi Khác Không sơ chế

1.

2.

3.

4.

5.

3.7 Tình hình rủi ro

3.7.1 Số lần bị rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận bình quân 1 ha cao su

Các oại rủi ro các nông hộ thƣờng gặp Số lần bị rủi ro

trong năm 2014

Số lần bị rủi ro

kể từ úc trồng

Số lần bị rủi ro bình quân 1

ha cao su kể từ khi trồng

đến khi thanh ý

Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Rủi ro rản xuất của nông hộ

1. Thiên tai, thời tiết

2. Sâu bệnh hại

3. Giống

4. Kỹ thuật canh tác

Rủi ro thị trường của nông hộ

1. Giá giống

2. Giá thuốc hóa học

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

196

3. Giá phân bón

4. Giá nhân công

5. Giá bán sản phẩm

6. Nhu cầu thị trƣờng thay đổi

Rủi ro tài chính của nông hộ

1. Thiếu vốn sản xuất

2. Lãi suất vay vốn tang

3.7.2 Khả năng ảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đối với các hộ trồng cao su

Các oại rủi ro các nông hộ thƣờng gặp

Khả năng xảy ra Mức độ ảnh hƣởng

Rất cao Cao Trung

bình Thấp Rất thấp

Nghiêm

trọng Nhiều

Trung

bình Ít (nhỏ)

Không

đáng kê‟

Rủi ro thiên tai, thời tiết

1. Gió bão mạnh

2. Rét hại

3. Nắng hạn

4. Cháy rừng

Rủi ro do bệnh

1. Bệnh phấn trắng

2. Bệnh héo đen đầu lá

3. Bệnh loét sọc mặt cạo

4. Bệnh rụng lá Corynespora

5. Bệnh rụng lá mùa mƣa

6. Bệnh nấm hồng

7. Bệnh nứt vỏ xì mủ

8. Bệnh xì mủ, thối than

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

197

9. Bệnh đốm mắt chim

10. Bệnh rễ nâu

Rủi ro do sâu

1. Nhện đỏ

2. Châu chấu

3. Mối

4. rệp sáp

5. Sên

Rủi ro do giống

1. Giống không rõ nguồn gốc

2. Giống cho năng suất thấp

3. Giống không phù hợp với thời tiết

4. Giống không phù hợp với đất đai, thổ

nhƣỡng

Rủi ro do kỹ thuật canh tác

1. Thiết kế lô, hàng và hƣớng trồng

không đúng

2. Mật độ và khoảng cách trồng không

đúng

3. Không có vành đai bảo vệ

4. Tủ gốc giữ ấm và giữ ẩm cho gốc

không thực hiện

5. Cắt chồi dại, cắt bỏ cành ngang không

thƣờng xuyên

6. Phòng chống cháy lơ là, chủ quan

7. Quản lý, bảo vệ vƣờn cây buông lỏng

8. Phát hiện, phòng trừ các loại sâu bệnh

còn yếu

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

198

9. Vƣờn đƣa vào khai thác không đạt tiêu

chuẩn

10. Khai thác không đúng chế độ cạo

11. Thiết kế, mở miệng cạo sai hƣớng,

không đúng vị trí, không đúng độ dốc

12. Tùy tiện trong việc mở miệng cạo

mới và thời vụ cạo mủ

13. Tay nghề cạo mủ còn yếu

14. Dụng cụ cạo mủ không tuân đúng

thiết kế

15. Chƣa áp dụng các biện pháp che mƣa

cho cây cạo

16. Bón phân không đúng thời vụ

17. Bón không đúng loại phân, không đủ

định lƣợng

18. Quá lạm dụng phân bón vô cơ

19. Thiếu hoặc không có điều kiện để

bón bổ sung phân hữu cơ

20. Vị trí bón phân không phù hợp với

cây cao su, với địa hình

21. Bón phân qua lá vẫn đang ở mức độ

hạn chế

22. Chƣa thực hiện đƣợc việc bón phân

qua chẩn đoán dinh dƣỡng của cây qua

đất và lá

Rủi ro thị trường

1. Giá giống tang

2. Giá thuốc hóa học tang

3. Giá phân bón tang

4. Giá nhân công tang

5. Giá bán sản phẩm giảm

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

199

6. Nhu cầu thị trƣờng thay đổi

Rủi ro tài chính của nông hộ

1. Thiếu vốn sản xuất

2. Lãi suất vay vốn tang

3.7.3 Các biện pháp né tránh hoặc giảm thiểu tổn thất đối với các rủi ro

Các oại rủi ro Các biện pháp né tránh hoặc giảm thiểu tổn thất đối với các rủi ro Mức độ sử dụng

Nhiều Trung bình Không sử dụng

1. Rủi ro thiên tai, thời tiết

Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió

Giống có nguồn gốc rõ ràng

Giống đƣợc khuyến cáo sử dụng ở Quảng Bình

Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình

Chọn giống có khả năng chống gió

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Áp dụng biện pháp khắc phục vƣờn cao su sau khi bị gió, bảo, lũ

Khác………………………………

2. Rủi ro dịch bệnh

Chọn giống kháng bệnh tốt

Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh

Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ

Tăng cƣờng công tác chăm sóc

Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Khác………………………………

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

200

3. Rủi ro về giống

Giống có nguồn gốc rõ rang

Giống đƣợc khuyến cáo sử dụng

Khác………………………………

4. Rủi ro do kỹ thuật canh tác

Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về công tác trồng

Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ vƣờn cây

Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao su

Khác………………………………

5. Rủi ro thị trƣờng

Thu thập thông tin đầy đủ

Sản xuất cao su theo hợp đồng

Khác……………………………………………………………………

………..

6. Rủi ro tài chính

Đƣợc sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng

Giảm tỷ trọng vốn vay

Tự tài trợ vốn, thu hút hỗ trợ vốn từ các dự án

Khác……………………………………………….

3.8. Tình hình tiêu thụ năm 2014

Chỉ tiêu Mủ tƣơi Mủ đông

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

201

3.3.a Tổng khối lƣợng tiêu thụ năm 2014 (tấn)

3.3 b. Bán ở đâu?

+ Bán tại vƣờn (kg)

+ Bán tại nhà (kg)

+ Bán ở nơi khác (kg) .............

3.3.c. Bán cho ai?

+ Thu gom nhỏ địa phƣơng (kg)

+ Thu gom lớn của vùng/tỉnh (kg)

+ Công ty chế biến (kg)

+ Bán cho ngƣời khác (kg) ................

3.9. Các dịch vụ mà gia đình Ông/ Bà có tiếp cận sử dụng

oại dịch vụ Nguồn/Đơn vị cung cấp chủ yếu Đánh giá chất ƣợng

Rất kém =1, Kém=2, TB=3, Khá=4, Tốt = 5

1. Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cạo

mủ cao su

Khuyến nông huyện/tỉnh

Dự án cao su tỉnh

2. Cung cấp vật tƣ

Các doanh nghiệp tƣ nhân

Công ty cao su

3. Cung cấp thông tin thị trƣờng

Báo chí, internet, tivi

Ngƣời thu gom

Xã, phƣờng, địa phƣơng

4. Dịch vụ tín dụng Ngân hàng, tổ chức tín dụng

Dự án

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

202

3.10. Các ý kiến khác

Xin ông (bà) cho biết thêm một vài ý kiến bằng cách đánh dấu (v) vào chỗ trống.

1. Ông (bà) có thiếu vốn sản xuất không? a. Không □ b.Có □

Nếu CÓ xin ông (bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau:

2. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu? ………….triệu đồng

3. Ông (bà) vay nhằm mục đích gì?

a. Trồng cao su □ b. Phát triển trồng trọt/lâm nghiệp □ c. Phát triển chăn nuôi □ d.Mục đích khác □

4. Ông (bà) muốn vay từ đâu?............................

5. Lãi suất vay cho trồng cao su bao nhiêu thì phù hợp?.......................Thời hạn vay:…………….

6. Nhu cầu đất trồng cao su của gia đình?

a. Thừa □ b.Đủ □ c. Thiếu □ d. Rất thiếu □

Nếu trả lời là c và d thì ông (bà) vui lòng trả lời tiếp những câu dƣới:

7. Ông (bà) có muốn mở rộng thêm diện tích trồng cao su trong thời gian tới không?

a. Có □ b. Không □

Xin ông(bà) cho biết lý do?…………………………………………………………………………………………………………………………………

8. Ông bà mở rộng bằng cách nào?

a. Khai hoang □ b. Đấu thầu □ c. Mua lại □ d. Cách khác (Ghi rõ)…………

9. Vì sao Ông(bà) mở rộng thêm quy mô?

a. Sản xuất có lời □ b. Có vốn sản xuất □ c. Có lao động □ d. Ý kiến khác ……………..

10. Ông bà có dự định chuyển một phần DT cây cao su sang cây trồng khác không?

a.Có □ b. Không □

Nếu có là cây gì? ……………………………………………….Trên loại đất nào? ………………………………………………………………………

11. Ông bà có cần tiếp cận thêm kỹ thuật sản xuất không?

a.Có □ b. Không □

Nếu có thì cần tiếp cận thêm kỹ thuật gì :

a. Kỹ thuật ƣơm cây □ b. Kỹ thuật chăm sóc □ c. Kỹ thuật khai thác □ d. Kỹ thuật khác :.....................................................................

12. Ông bà nếu có tiền có đầu tƣ mua máy móc, công cụ để sản xuất không?

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

203

a.Có □ b. Không □

Nếu có vốn ông bà sẽ mua loại máy móc gì: .............................................

13. Thông tin về giá cả ông (bà) có đƣợc từ đâu?.........................................................

14. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phƣơng để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

15. Những khó khăn chính của gia đình trong trồng. chăm soc, khai thac và quan lý cao su ? (Chọn 5 ô ưu tiên và đánh dấu vào ô thích hợp)

+ Thiếu vốn □ + Diện tích hạn chế □ + Chất lƣợng đất xấu □ + Thiếu lao động □ + Thiếu thuật SX □

+ Bán mủ khó khăn □ + Mua đầu vào khó khăn □ + Sâu bệnh hại □ + Công cụ sản xuất □ + Thên tai □

16. Từ kinh nghiệm trồng cao su của mình mong ông bà cho biết ý kiến :

Giồng cao su phù hợp với đất đại khí

hậu địa phƣơng là giống nào ?

Tên giống (không có ý kiến = 0)

…………………………………

Ƣu điểm của giồng :

Mật độ trồng phù hợp ? (cây/ha) ..................................................cây/ha

Khoảng cách giữa các cây :....................m

Khoảng cách giữa các hàng :..................m

Nếu trồng mật độ cao/thấp thí sao ?

Cây trồng xen trong thời kỳ KTCB Tên cây trồng xen : Tại sao chọn cây trồng xen này:

Phƣơng pháp cạo mủ thích hợp ? Tên phƣơng pháp cạo mủ : Ƣu điểm của phƣơng pháp cạo mủ này :

GIÁ CẢ MỦ CAO SU VÀ MỘT SỐ ĐẦU VÀO TẠI XÃ ĐIỀU TRA NĂM 2014

(Dùng để phỏng vấn nhóm hộ nông dân)

Mủ cao su và đầu vào Giá Biến động giá so với các năm qua

(0= không đổi, 1= ít, 2=nhiều)

Tăng lên Giảm xuống Không đổi Thất thƣờng

MỦ CAO SU – mủ tuơi (1000 đ/kg)

MỦ CAO SU – mủ đông (1000 đ/kg)

+ Phân NPK (1000 đ/kg)

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do

204

+ Phân đạm (1000 đ/kg)

+ Phân lân (1000 đ/kg)

+ Phân kali (1000 đ/kg)

+ Phân Vi sinh. (1000 đ/kg)

+ Phân chuồng (1000đ/tạ)

Giá thuê lao động (1000 đ/công)

+ Tên thuốc BVTV …….. (1000 đ/… ……)

+ Tên thuốc BVTV …….. (1000 đ/… ……)

+ Tên thuốc BVTV …….. (1000 đ/… ……)

+ Tên thuốc BVTV …….. (1000 đ/… ……)