169
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI NGUYỄN TUẤN ANH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES KỂ TỪ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á ĐẾN NAY Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh 2. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình Hà Nội, 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES KỂ TỪ SAU

CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á ĐẾN NAY

Ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh

2. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình

Hà Nội, 2019

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN TUẤN ANH

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ........................................................... 6

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 6

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 10

1.3 Đánh giá chung về công trình đã công bố ........................................................... 14

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LỰA CHỌN CHÍNH

SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI

CHÍNH CHÂU Á ..................................................................................................... 16

2.1 Những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế ............................................ 16

2.2 Cơ sở thực tiễn của việc hoạch định chính sách kinh tế ..................................... 30

Chương 3: CHỦ TRƯƠNG, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI

CHÍNH CHÂU Á ...................................................................................................... 46

3.1 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Joseph Estrada (1998-2001) .................................................................. 46

3.2 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo (2001-2010) ................................................. 63

3.3 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Benigno Aquino III (2010-tháng 6/2016).............................................. 88

Chương 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA

PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á VÀ

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA................................................. 117

4.1 Đánh giá chung về chính sách kinh tế từ sau khủng hoàng tài chính Châu Á .. 117

4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................... 136

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

AEC : ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFMA : Agriculture and Fisheries

Modernization Act

Luật Hiện đại hóa nông nghiệp và ngư

nghiệp

AFTA : ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

AMC : Asset Management Company Công ty Quản lý Tài sản

APEC : Asia – Pacific Economic

Cooperation

Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương

ARMM : Autonomous Region in Muslim

Mindanao

Khu vực tự trị hồi giáo ở Mindanao

ASEAN : Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA : ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

BIR : Bureau of Internal Revenue Cục Ngân sách Nội địa

BIS : Bank for International Settlements Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

BOC : Bureau of Customs Cục Hải Quan

BOI : Board of Investment Cục Đầu tư Philippines

BPO : Business Process Outsourcing Dịch vụ kinh doanh thuê ngoài

BSP : Bangko Sentral ng Pilipinas Ngân hàng Trung ương Philippines

CAR : Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

CARP :

Comprehensive Agrarian Reform

Program

Chương trình cải cách ruộng đất toàn

diện

CARS : Comprehensive Automotive

Resurgence Strategy

Chiến lược phục hồi toàn diện ngành ô tô

CEPT : Common Effective Preferential Tariff Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

CNIS : Comprehensive National Industrial

Strategy

Chiến lược công nghiệp quốc gia toàn

diện

CPI : Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

CRK : Clark International Airport Sân bay quốc tế Clark

DBCC : Development Budget Coordination

Committee

Ủy ban Điều phối Ngân sách phát triển

DBP : Development Bank of the Philippines Ngân hàng Phát triển Philippines

DOA : Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp

DTI : Department of Trade and Industry Bộ Công Thương

EDC : Export Development Council Uỷ ban Phát triển Xuất khẩu

FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài

FED : Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ

FIA : Foreign Invesment Act Luật đầu tư nước ngoài

FTA : Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

GATT : General Agreement on Tariffs and

Trade

Hiệp định chung về Thuế quan và

Thương mại

GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GIR : Gross International Reserves Tổng dự trữ ngoại hối

GNP : Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

GOCC : Government-owned and controlled

corporation

Doanh nghiệp/tập đoàn thuộc sở hữu nhà

nước

GSIS :

Government Service Insurance

System

Hệ thống bảo hiểm

HĐTT : Hội đồng Tiền tệ

HTNH : Hệ thống ngân hàng

IMF : International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IPA : Investment Promotion Agency Cơ quan Xúc tiến Đầu tư

IPP : Investment Priorities Plan Kế hoạch ưu tiên đầu tư hàng năm

IRC : Interest Rate Corridor Công cụ hàng lang lãi suất

IT : Information Technology Công nghệ thông tin

IT-BPM : Information Technology Business

Process Management

Dịch vụ quản lý quy trình kinh doanh

công nghệ thông tin

KHTCCA : Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á

KHTCTC : Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

LEDAC :

Legislative Executive Development

Advisory Council

Ủy ban Tư pháp

LGU : Local Government Unit Đơn vị chính quyền địa phương

MB : Monatary Board Ủy ban Tiền tệ

MBO : Micro-banking Offices Văn phòng ngân hàng vi mô

MFI : Micro-financial Institution Thể chế tài chính vi mô

MRP : Manufacturing Resurgence Program Chương trình phục hồi ngành chế tạo

MSME : Micro, Small and Medium

Enterprises

Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

MTEF : Medium-term Expenditure

Framework

Khung khổ chi tiêu trung hạn

MTPDP : Medium term Philippine

Development Plan

Kế hoạch Phát triển Philippine trung hạn

NAIA : Ninoy Aquino International Airport Sân bay quốc tế Ninoy Aquino

NBFI : Nonbank Financial Institutions Các thể chế tài chính phi ngân hàng

NEDA : National Economic and Development

Authority

Cơ quan Phát triển kinh tế Quốc gia

NFA : National Food Authority Cơ quan Lương thực quốc gia

NHĐN : Ngân hàng đa năng

NHHT : Ngân hàng hợp tác

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

NHNT : Ngân hàng nông thôn

NHTK : Ngân hàng tiết kiệm

NHTM : Ngân hàng thương mại

NPA : Non-performing assests Tài sản không sinh lời

NPC : National Power Corporation Tập đoàn Điện lực quốc gia

NPL : Non-performing Loan Nợ xấu

NSC : National Security Council Ủy ban An ninh Quốc gia

NSCB : National Statistical Coordination

Board

Ủy ban Điều phối và Thống kê quốc gia

NSO : National Statistic Organization Cơ quan Thống kê quốc gia

ODF : Overnight deposit facility Tiền gửi qua đêm

OECD : Organisation for Economic Co-

operation and Development

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

OLF : Overnight Lending facilities Cho vay qua đêm

OTOP : One Town One Product Chương trình mỗi làng một sản phẩm

PDIC : Philippine Deposit Insurance

Corporation

Tập đoàn Bảo đảm Tiền gửi Philippines

PEDP : Philippine Export Development Plan Kế hoạch Phát triển xuất khẩu

PEZA : Philippines Economic Zone

Authority

Đặc khu Kinh tế Philippines

PIDS : Philippine Institute for Development

Studies

Viện Nghiên cứu Phát triển Philippines

PSA : Philippine Statistic Authority Cơ quan Thống kê Philippines

PSE : Philippines Stock Exchange Thị trường Chứng khoán Philippines

R&D : Research and Development Nghiên cứu và Phát triển

ROE : Return On Equity Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRR : Reverse Repurchase Rate Lãi suất mua lại nghịch đảo

SBGFC : The Small Business Guarantee and

Finance Corporation

Công ty tài chính và Bảo lãnh doanh

nghiệp nhỏ

SEC : Securities and Exchange Commission Ủy ban Chứng khoán Philippines

SONA : State of Nation Address Thông điệp Quốc gia

SPV : Special Purpose Vehicles Công cụ cho vay với mục tiêu đặc biệt

SSS : Social Security System Hệ thống an sinh xã hội

TDF : Term Deposit Facility Công cụ đấu giá tiền gửi có kỳ hạn

TKVL : Tài khoản vãng lai

TRP : Tariff Reform Program Chương trình Cải cách thuế quan

VAT : Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng

WB : World Bank Ngân hàng Thế giới

WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ trọng FDI vào ASEAN, 1992-1997 (Đơn vị: %) ................................ 40

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của một số nước ASEAN trước KH (Đơn vị: %) ............ 41

Bảng 3.1: Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở ASEAN, .............. 61

1990-1999 (Đơn vị: %) ............................................................................................. 61

Bảng 3.2: Các mức cắt giảm lãi suất chính sách của BSP ở giai đoạn KHTCTC .... 69

Bảng 3.3: Một số kết quả kinh tế vĩ mô giai đoạn Arroyo (Đơn vị: %) ................... 79

Bảng 3.4: Tình hình tài khoá giai đoạn Arroyo (Đơn vị: Triệu Peso) ...................... 80

Bảng 3.5: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô dưới thời Arroyo (Đơn vị: Tỷ USD) ........... 82

Bảng 3.6: Một số chỉ số liên quan tới lĩnh vực xuất khẩu ........................................ 84

Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị gia tăng của một số ngành chính (Đơn vị: %) ................... 84

Bảng 3.8: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh của một số nước Đông Nam Á .................... 85

Bảng 3.9: Kết quả thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô (Đơn vị: %) ..............108

Bảng 3.10: Tỷ lệ chi tiêu cơ sở hạ tầng/GDP ở giai đoạn Aquino III (Đơn vị:%) .112

Bảng 4.1: Tốc độ tăng và tỷ trọng chi tiêu trong GDP (Đơn vị: %) .......................120

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của các ngành vào GDP .....................121

(Đơn vị: %) ..............................................................................................................121

Bảng 4.3: Cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Đơn vị: Tỷ USD) .............122

Bảng 4.4: So sánh mức thuế ở 1 số quốc gia ASEAN ............................................127

Bảng 4.5: Rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ........131

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giai đoạn 2001-2009 (Đơn vị: %) ............. 82

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ NPL và NPA (Đơn vị: %) ........................................................... 83

Biểu đồ 3.3: Giá trị giao dịch ròng với nước ngoài và mức vốn hóa thị trường chứng

khoán (Đơn vị: Tỷ Peso) .................................................................................. 88

Biểu đồ 3.4: Lộ trình phát triển ngành công nghiệp chế tạo ...................................102

Biểu đồ 3.5: Khung Chiến lược Công nghiệp quốc gia toàn diện (CNIS) .............104

Biểu đồ 3.6: Xếp hạng mức độ hài lòng về kết quả kinh tế - xã hội qua ...............116

các giai đoạn Tổng thống ........................................................................................116

Biểu đồ 4.1: Tình hình lạm phát ở Philippines, 1998-2016 (Đơn vị: %) ................118

Biểu đồ 4.2: Diễn biến lãi suất chính sách, 1998-2016 (Đơn vị: %) ......................119

Biểu đồ 4.3: Sự phân bổ GDP giữa các vùng miền, 2010-2015 (Đơn vị: %) .........133

Biểu đồ 4.4: Thu nhập bình quân đầu người theo khu vực, ....................................133

năm 2009 và 2015 (Đơn vị: Peso) ...........................................................................133

Hộp 3.1: Chiến lược Phục hồi Ngành ô tô toàn diện (CARS) ................................103

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (KHTCCA), khi nói tới

Philippines, người ta thường gọi là “sick man of Asia” như để ám chỉ sự thất bại

hay thụt lùi của quốc gia này trong quá trình phát triển kinh tế khi so sánh với các

quốc gia khác trong khu vực.1 Tuy nhiên, từ sau KHTCCA đến nay, mặc dù vẫn còn

bất ổn ở giai đoạn đầu, song nhìn tổng thể, kinh tế Philippines dần phục hồi và phát

triển tương đối tốt. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi nói tới kinh tế

Philippines, nhiều báo cáo và nghiên cứu bắt đầu dùng những thuật ngữ hết sức “có

cánh” như “Hổ mới ở châu Á” hay “sự thần kỳ tiếp theo của châu Á” [176],… để

chỉ những thành tựu kinh tế nổi bật của Philippines.2 Theo dự báo trung và dài hạn,

Philippines sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và

thậm chí còn lọt vào vị trí một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.3

Sự thành công hay thất bại của một quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế

phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của các chiến lược, chính

sách phát triển kinh tế quốc gia. Từ sau KHTCCA, chính phủ Philippines dưới các

thời kỳ Tổng thống khác nhau có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế vĩ mô

(cụ thể là chính sách tài khóa và tiền tệ) cũng như các cải cách cơ cấu (như là chính

sách thương mại và đầu tư, chính sách phát triển ngành kinh tế, chính sách phát

triển doanh nghiệp,…) nhằm cải thiện và nâng tầm vị thế của nền kinh tế

Philippines trong khu vực. Đặc biệt, giai đoạn gần đây những chính sách phát triển

kinh tế dưới thời Tổng thống Aquino III đã đem lại những kết quả rất đáng chú ý,

giúp Philippines nổi lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động và tăng

trưởng nhanh nhất trong khu vực. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những

1 Từng là một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước,

Philippines đã dần đánh mất đi vị thế này và bị các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á

vượt xa về trình độ phát triển. Xem thêm: [174]. 2 Từ sau KHTCTC năm 2008, trong khi nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU,…và các nước trong

khu vực tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn để phục hồi, kinh tế Philippines lại nổi lên trở thành điểm sáng tăng

trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân trên 6% giai đoạn 2010-2016 và trở thành một trong những nền kinh

tế năng động và tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín như Moody, Fitch, Standard

and Poor cũng đưa ra các đánh giá rất tích cực về các chỉ số đầu tư, tín dụng và năng lực cạnh tranh của

Philippines. 3 Theo dự báo của công ty kiểm toán toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC), Philippines sẽ vượt qua Thái

Lan và Malaysia và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (chỉ đứng sau Indonesia) và là

nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới vào năm 2050. Xem thêm: [148]

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

2

chính sách kinh tế của Philippines trong giai đoạn từ sau cuộc KHTCCA đến nay là

hết sức cần thiết để giúp quốc gia này có thể rút ra những bài học thành công cũng

như thất bại và từ đó có thể đưa ra đường hướng chính sách phát triển hợp lý hơn

trong giai đoạn tới.

Cùng là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam và

Philippines lại có nhiều đặc điểm tương đồng như quy mô dân số, cơ cấu kinh tế

xuất phát từ nông nghiệp truyền thống, trình độ phát triển,…Mặc dù vậy, nghiên

cứu về Philippines nói chung và chính sách kinh tế của nước này nói riêng ở Việt

Nam thời gian qua vẫn còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra,

đề tài nghiên cứu này cũng còn khá mới mẻ, bởi lẽ những chính sách kinh tế dưới

thời Tổng thống Aquino III diễn ra cách đây chưa lâu và nhiều nội dung chính sách

vẫn tiếp tục được kế thừa và áp dụng dưới thời Tổng thống đương nhiệm Duterte.

Do vậy, có thể nói, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Philippines, cả khía cạnh

thành công và thất bại của các chính sách kinh tế là thực sự cần thiết, có tính thời sự

và có giá trị tham khảo về cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Với

những lý do trên, vấn đề: “Chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích của Luận án

Luận án nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines trong giai đoạn từ sau

khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino III,

tập trung làm rõ những chính sách kinh tế nổi bật và đánh giá thành công và hạn chế

của các chính sách này để rút ra bài học kinh nghiệm chung.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách kinh tế;

- Cơ sở thực tiễn lựa chọn chính sách kinh tế ở Philippines từ sau khủng hoảng

tài chính châu Á;

- Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Philippines ở

ba giai đoạn Tổng thống: Joseph Estrada (1998-2001), Gloria Macapagal Arroyo

(2001-2010), Begnino Aquino III (2010-tháng 6/2016). Trong đó, một số nội dung

chính bao gồm: chủ trương, quan điểm lựa chọn chính sách, nội dung một số chính

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

3

sách kinh tế nổi bật và đánh giá thành công và hạn chế của các chính sách kinh tế

tương ứng với mỗi giai đoạn Tổng thống.

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm chung từ việc nghiên cứu chính sách kinh tế

của Philippines.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Luận án nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines. Trong đó, luận án tập

trung vào một số chính sách kinh tế nổi bật ở từng giai đoạn Tổng thống để có thể

làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

3.2. Phạm vi

+ Về thời gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines từ giai đoạn Tổng

thống Estrada cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino III (1998 - 06/2016).

Tuy nhiên, ở những phần cần thiết, đề tài có thể đề cập, liên hệ với các giai đoạn

trước để có thể có cơ sở đối chiếu và đánh giá chính sách giữa các giai đoạn.

+ Về không gian:

Luận án nghiên cứu về Philippines. Tuy nhiên, để làm rõ một số luận điểm, đề tài

có thể so sánh với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

+ Về nội dung:

Nghiên cứu chính sách công nói chung và chính sách kinh tế là lĩnh vực khoa

học phức tạp và mang tính liên ngành, đòi hỏi phải xem xét và phân tích chính sách

trong mối quan hệ với các vấn đề thể chế chính trị, xã hội, văn hóa…Trong phạm vi

Luận án này, tác giả chỉ tập trung vào làm rõ những đường hướng và điều chỉnh lớn

trong các chính sách kinh tế ở cấp quốc gia chứ không đề cập tới chính sách ở cấp

địa phương hoặc cấp vùng. Các nghiên cứu chuyên sâu vào từng chính sách cụ thể

sẽ được tiếp tục thực hiện ở những nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, do việc hoạch

định và thực thi chính sách ở Philippines có sự khác nhau giữa các giai đoạn Tổng

thống nên trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ phân chia nội dung nghiên cứu

tương ứng theo giai đoạn cầm quyền của các tổng thống. Kể từ sau cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ châu Á (gọi tắt là khủng hoảng tài chính châu Á hay

KHTCCA) tới tháng 6/2016, Philippines đã trải qua các giai đoạn cầm quyền của 3

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

4

Tổng thống bao gồm: Joseph Estrada (1998-2001), Gloria Macapagal Arroyo

(2001-2010), Benigno Aquino III (2010-tháng 6/2016).

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và biện chứng duy vật, và ngoài

việc vận dụng một số lý thuyết của kinh tế học quốc tế, Luận án sử dụng một số

phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng để

làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc lựa chọn và kết quả thực hiện chính

sách kinh tế ở Philippines giữa các giai đoạn.

- Phương pháp phân kỳ lịch sử: dùng để làm rõ, phân tích và đánh giá nội dung

chính sách kinh tế của Philippines giữa các giai đoạn Tổng thống.

- Phương pháp phân tích thống kê đơn giản: Đề tài sử dụng một số phép thống

kê như giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, tần suất,…được mô tả thông qua các bảng

biểu, sơ đồ…

- Phương pháp mô tả, diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả

bối cảnh tác động từ bên ngoài và bên trong đến việc lựa chọn chính sách. Bên cạnh

đó, các nội dung cơ bản của các chính sách kinh tế sẽ được trình bày.

- Phương pháp quy nạp: Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá các thành

công và hạn chế của các chính sách kinh tế của Philippines và các bài học chung rút

ra từ việc nghiên cứu.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách kinh tế.

Thứ hai, làm rõ cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn chính sách kinh tế ở

Philippines từ sau KHTCCA.

Thứ ba, hệ thống hóa những nội dung cơ bản bao gồm: chủ trương, quan điểm

lựa chọn chính sách và một số chính sách kinh tế nổi bật mà Philippines tiến hành

từ sau KHTCCA đến hết nhiệm kỳ Tổng thống Aquino III. Đây cũng là cơ sở để

các nhà nghiên cứu có thể so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách

kinh tế của Philippines với các nước trong khu vực và Việt Nam.

Thứ tư, luận án bổ sung và cập nhật có hệ thống số liệu và chính sách kinh tế về

kinh tế Philippines, đóng góp vào nguồn tài liệu còn đang hạn chế ở Việt Nam.

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, Luận án khái quát, hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế về chính

sách kinh tế và cơ sở lý luận để lựa chọn chính sách kinh tế của các nước đang phát

triển, trong đó có Philippines. Đó là: lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, lý

thuyết kinh tế học của chủ nghĩa tự do mới, lý thuyết về chủ nghĩa dân túy, Đồng

thuận Washington,…

Về mặt thực tiễn, Luận án không những đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu

Philippines ở Việt Nam mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản

lý chính sách của Việt Nam.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, Mở đầu và Kết luận, các trang bìa,

mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, danh mục công trình của tác

giả, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chương.

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới

đề tài.

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn chính sách kinh tế của

Philippines từ sau khủng hoảng tài chính châu Á.

- Chương 3: Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế của

Philippines từ sau khủng hoảng tài chính châu Á.

- Chương 4: Đánh giá chung về chính sách kinh tế của Philippines từ sau

khủng hoảng tài chính châu Á và một số bài học kinh nghiệm rút ra.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Xét tổng thể, tình hình nghiên cứu về Philippines nói chung và chính sách kinh

tế Philippines nói riêng ở Việt Nam là tương đối ít ỏi, thiếu tính cập nhật và tập

trung vào một số ít chuyên gia, nhà nghiên cứu. Phần lớn công trình nghiên cứu về

kinh tế Philippines ở giai đoạn trước được đặt trong bối cảnh nghiên cứu chung với

kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có thể kể tới một số công trình tiêu

biểu như: Phạm Nguyên Long (1997), Nguyễn Thu Mỹ (2001), Phạm Đức Thành

(2001),…Các nghiên cứu này tập trung phân tích và làm rõ chiến lược phát triển ở

cả khía cạnh kinh tế và xã hội của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có

Philippines ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX. Có thể cho rằng đây là những công

trình nghiên cứu rất có giá trị trong việc cung cấp cái nhìn tổng thể và khái quát

chung về con đường phát triển của Philippines cũng như các quốc gia láng giềng ở

khu vực trong bối cảnh Việt Nam cũng vừa mới bắt đầu công cuộc Đổi mới.

Liên quan tới chủ đề nghiên cứu của Luận án, có thể kể tới một số công trình

tiêu biểu sau. Đinh Quý Độ (1997) làm rõ những đặc trưng cơ bản và khái quát nhất

của nền kinh tế Philippines trong giai đoạn đầu những năm 1990 thông qua phân

tích một số vấn đề như: cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp và

công nghiệp, hệ thống tài chính – ngân hàng và hoạt động kinh tế đối ngoại. Đi sâu

hơn vào cải cách kinh tế của Philippines ở giai đoạn trước KHTCCA, Phạm Thị

Thanh Bình (1994) đề cập tới chính sách phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng

và các cải cách thuế và tài khóa. Nghiên cứu chỉ ra chính phủ Philippines có những

cải cách hệ thống ngân hàng (HTNH) đáng kể ở giai đoạn đầu những năm 1990

thông qua quá trình củng cố và sáp nhập các ngân hàng, phân tách các loại hình

ngân hàng theo chức năng và phạm vi hoạt động ở mức độ chuyên sâu hơn. Bên

cạnh đó, chính phủ Philippines cũng tiến hành quá trình tư nhân hóa các ngân hàng

trong giai đoạn này. Những điều chỉnh trong chính sách tài chính – ngân hàng này

được tác giả đánh giá là huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ người dân và

là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách quốc gia. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

7

chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của HTNH vẫn chưa được giải quyết

và vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bối cảnh bên ngoài có nhiều biến động. Đối với

chính sách thuế và tài khóa, nghiên cứu cũng đánh giá chương trình cải cách thuế

quan giai đoạn 1970-1980 không có nhiều chuyển biến và thiếu hiệu quả, trong đó

vai trò mờ nhạt của các tổ chức thuế là một trong những nguyên nhân dẫn tới nạn

tham nhũng và sự trì trệ trong quá trình cải cách.

Nguyễn Văn Hà (1998) tập trung phân tích những chính sách cải cách chủ yếu

của Philippines ở giai đoạn Tổng thống Corazon Aquino và Ramos bao gồm: cải

cách nền tài chính quốc gia, cải cách khu vực kinh tế nhà nước, phát triển nông

nghiệp, chính sách thương mại và đầu tư. Trong cải cách tài chính, tác giả phân tích

và làm rõ các cải cách thuế khóa và quản trị thuế với việc tăng cường kiểm tra và

giám sát các cơ quan quản lý thuế cùng với nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách

qua việc tập trung vào các chương trình ưu tiên giải quyết các vấn đề bức thiết của

xã hội và cắt giảm chi tiêu trong các chương trình đầu tư xây dựng kém hiệu quả.

Tác giả đánh giá nhờ các biện pháp thận trọng và chặt chẽ này tình hình tài khóa

được cải thiện căn bản. Đối với cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tác giả cho rằng

chương trình tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước dưới thời Tổng thống Ramos được

đẩy mạnh ở một số lĩnh vực quan trọng như dầu khí, hàng không, năng

lượng,…Trong cải cách nông nghiệp, tác giả nhấn mạnh vào chương trình cải cách

ruộng đất với các quy định hạn điền đối với từng loại cây trồng, chăn nuôi, thủy

sản,…cũng như quy định trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê. Về cải cách

chính sách thương mại và đầu tư, tác giả phân tích những điều chỉnh của chính phủ

Philippines nhằm khuyến khích và thúc đẩy đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công

nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước

ngoài. Nghiên cứu đánh giá những điều chỉnh, cải cách chính sách của chính phủ

Philippines trong giai đoạn cuối thập kỷ 80 tới giữa thập kỷ 90 giúp nền kinh tế

phục hồi và phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, KHTCCA có tác động mạnh tới nền

kinh tế Philippines.

Đề cập sâu vào các chính sách kinh tế cụ thể, Phạm Thị Thanh Bình (2001) làm

rõ cải cách tài chính và cải cách trong lĩnh vực ngân hàng của chính phủ Philippines

tiến hành trong và những năm đầu sau KHTCCA. Đối với lĩnh vực tài khóa, tác giả

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

8

phân tích các biện pháp chính sách của chính phủ Philippines nhằm ứng phó với tác

động của khủng hoảng với việc nhấn mạnh vào cải cách thuế, đẩy mạnh quá trình tư

nhân hoá các công ty nhà nước, cải cách thị trường vốn và cắt giảm chi tiêu chính

phủ. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chính phủ Philippines đưa ra một loạt

biện pháp nhằm ổn định đồng Peso, tăng cường và thắt chặt các quy định nhằm

kiểm soát các giao dịch ngoại hối và đưa ra các biện pháp xử phạt nặng đối với các

ngân hàng và cá nhân vi phạm các quy định giao dịch ngoại hối. Bên cạnh đó, chính

phủ không can thiệp vào tỷ giá hối đoái và cũng không bán ngoại tệ để bảo vệ đồng

Peso và tăng nguồn dự trữ Đô la Mỹ. Các biện pháp nhằm tăng cường giám sát hoạt

động của ngân hàng cũng được tiến hành. Hàng loạt vụ sáp nhập và mua lại giữa

các ngân hàng được thực hiện ngay sau khủng hoảng. Đồng thời, chính phủ

Philippines cũng mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động trong

hệ thống tài chính của Philippines nhằm tạo môi trường cạnh tranh hơn và nâng cao

chất lượng dịch vụ. Tác giả nhận định cải cách tài chính ngân hàng mà chính phủ

Philippines tiến hành ngay sau KHTCCA đem lại kết quả nhất định trong hạn chế

tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.

Xem xét từ khía cạnh chính sách kinh tế đối ngoại, Phạm Thị Thanh Bình

(2003) làm rõ những nguyên nhân dẫn tới việc điều chỉnh chính sách kinh tế đối

ngoại của Philippines ở thời điểm đó. Tác giả chỉ ra những điều chỉnh chính trong

chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm: 1) khuyến khích và đa dạng hoá xuất khẩu

thông các ưu đãi về thuế và tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu; 2) tiến

hành tự do hoá trong lĩnh vực thương mại và hoạt động của các ngân hàng nước

ngoài; 3) thu hút đầu tư FDI và 4) giảm nợ nước ngoài bằng cách đưa ra loại chứng

khoán nợ đặc biệt với thời hạn 5 năm và cho phép các nhà đầu tư tham gia vào việc

mua bán tài sản các doanh nghiệp nhà nước… Cũng đề cập tới vấn đề hội nhập kinh

tế và tự do hoá thương mại của Philippines, có thể kể đến công trình nghiên cứu của

Vũ Thanh Hương (2013), tác giả cho rằng Philippines tích cực thúc đẩy quá trình tự

do hóa trong khu vực và thực hiện nghiêm túc các cam kết CEPT và ATIGA. Tuy

nhiên, bài viết cũng chỉ ra so với các nước ASEAN-6 khác, mức độ dỡ bỏ thuế quan

của Philippines thuộc loại thấp nhất và Philippines vẫn chưa tận dụng được các cơ

hội giảm thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu sang các nước

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

9

ASEAN, trong khi các nước ASEAN tận dụng khá tốt từ việc cắt giảm thuế của

Philippines.

Từ góc độ chính sách ngành kinh tế, Phạm Thị Thanh Bình (2004) chỉ ra rằng

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Philippines trong giai đoạn 1986-2000

diễn ra ngược lại so với các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp

của ngành công nghiệp vào GDP ở Philippines đã giảm xuống trong khi lĩnh vực

công nghiệp đã tăng đáng kể ở các nước khác trong khu vực.

Lê Thị Ái Lâm (2011) đánh giá khái quát tình hình kinh tế xã hội thông qua một

số chỉ số vĩ mô chính như tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát, tình hình tài khóa,

hệ thống tài chính, vấn đề việc làm, nghèo đói và bất bình đẳng. Nghiên cứu cũng

đề cập tới một số chính sách kinh tế chủ yếu nhằm lý giải thành công và hạn chế

của các kết quả kinh tế trong giai đoạn này. Theo đó, tác giả cho rằng sau

KHTCCA, chính phủ Philippines tập trung vào các biện pháp tiền tệ thắt chặt nhằm

ổn định thị trường tài chính và kiểm soát lạm phát. Đồng thời, theo tác giả, các biện

pháp tài khóa nhằm thay đổi hệ thống thuế và quản trị thuế thông qua tăng thuế giá

trị gia tăng (VAT) và mở rộng diện chịu thuế giúp cải thiện tình hình thâm hụt ngân

sách và nợ nước ngoài. Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra những cải cách

từ giai đoạn trước KHTCCA cùng với Luật Ngân hàng chung năm 2000 giúp củng

cố HTNH. Mặc dù vậy, các khoản vay kém chất lượng và vấn đề nợ khó đòi chưa

giải quyết được. Cũng liên quan tới cải cách tài chính và ngân hàng sau KHTCCA,

Lê Thị Thanh Hương (2010) cũng chỉ ra những cải cách tài chính và HTNH của

Philippines tiến hành từ đầu những năm 2000 đạt được một số kết quả tích cực

trong việc cải thiện môi trường cạnh tranh và tính minh bạch cho hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cho rằng rủi ro liên quan tới nợ xấu vẫn là vấn đề chưa

giải quyết được.

Xem xét từ khía cạnh mô hình phát triển, Lưu Ngọc Trịnh và Vũ Bá Thể (2014)

tập trung phân tích và đánh giá những điều chỉnh trong mô hình tăng trưởng của

Philippines từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 (KHTCTC) đến

những năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống Aquino III. Các tác giả chỉ ra những bế tắc

lớn trong mô hình phát triển của Philippines: thành quả tăng trưởng kinh tế không

giúp cải thiện nghèo đói, chính phủ yếu kém, tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

10

kiều hối chứ không phải xuất khẩu hay FDI, tăng trưởng không đi kèm với cải thiện

trong các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế,…Nghiên cứu cũng chỉ ra những định

hướng cải cách trong giai đoạn đầu của chính quyền Tổng thống Aquino III với việc

chú trọng hơn vào chính sách phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo;

chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, cải thiện môi

trường kinh doanh, các chính sách xã hội… để giải quyết việc làm cho lực lượng lao

động và giảm nghèo. Các tác giả nhận định rằng những cải cách này bước đầu mang lại

kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các công trình nghiên cứu ở quốc tế về Philippines đa dạng và phong phú hơn.

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế Philippines, trong đó có một số công

trình xem xét và đánh giá trực tiếp và cụ thể các chính sách kinh tế của Philippines

trong những giai đoạn qua.

Các công trình nghiên cứu liên quan tới chính sách thương mại và đầu tư

Ở giai đoạn trước KHTCCA, Pante và Medalla (1990) tập trung phân tích và

đánh giá chính sách thương mại và công nghiệp của Philippines trong giai đoạn

1980-1990, đặc biệt sau sự sụp đổ của lĩnh vực công nghiệp và chế tạo. Các tác giả

chỉ ra những cải cách theo định hướng thị trường của Philippines nhằm tham gia

chủ động vào xuất khẩu, loại bỏ các méo mó trong cơ cấu ưu đãi, khôi phục khu

vực tư nhân. Nghiên cứu này cho rằng chương trình cải cách thương mại đã thành

công trong việc loại bỏ dần bảo hộ, song vẫn chưa thể tạo ra thay đổi lớn trong lĩnh

vực xuất khẩu và nông nghiệp. Cơ cấu xuất khẩu vẫn bất cân đối, chỉ tập trung vào

một số sản phẩm như chất bán dẫn, may mặc và máy móc, thiết bị điện tử. Những

sản phẩm này phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào mà

không có hoặc ít sự kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Điều này dẫn tới năng

suất lao động trong các ngành ít được cải thiện và tăng trưởng xuất khẩu không đem

lại nhiều ích lợi cho nền kinh tế. Timberman (1998) cũng đề cập tới các cải cách

thương mại và tự do hoá của Philippines trong giai đoạn những năm 1990. Một số

công trình nghiên cứu cũng đề cập tới những cải cách tự do hóa thương mại sau

khủng hoảng như công trình nghiên cứu của Tetangco (2007) với việc nhấn mạnh

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

11

vai trò của cải cách tự do hoá thương mại, đặc biệt là các chương trình giảm thuế

quan trong việc ứng phó và giảm thiểu tác động từ KHTCCA.

Các báo cáo đánh giá định kỳ (Trade Policy Review) của Ban Thư ký WTO và

chính phủ Philippines nhằm cập nhật, đánh giá chính sách thương mại và các chính

sách liên quan cũng như tình hình thực hiện các cam kết hội nhập trên các lĩnh vực

của Philippines. Kể từ sau KHTCCA đến nay, chính phủ Philippines và Ban Thư ký

WTO đã công bố các báo cáo ở các năm 1999, 2005, 2012, 2018.

Liên quan tới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều công trình

nghiên cứu tập trung xem xét các điều chỉnh chính sách FDI của Philippines từ khi

ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (FIA) năm 1991. Hầu hết các công trình này cho

rằng Philippines có nỗ lực đáng kể nhằm tự do hoá các chính sách FDI, đặc biệt

việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài góp vốn 100% trong tất cả các lĩnh vực

nằm ngoài Danh sách Hạn chế Đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Philippines thu hút

FDI bằng việc đưa ra các ưu đãi đầu tư như là thuế. M. Aldaba, M. và Aldaba, T.

(2010) cho rằng việc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu

các sản phẩm công nghệ cao và tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Philippines. Tuy

nhiên, hiệu quả thu hút FDI là khá hạn chế và bị bỏ xa so với các nước trong khu

vực. Aldaba, M. (2007) chỉ ra hệ thống ưu đãi đầu tư của Philippines rất phức tạp

trong khi môi trường đầu tư yếu kém đã cản trở việc thu hút FDI vào Philippines.

Bên cạnh đó, tác động lan toả của FDI tới các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn

chế vì năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp trong nước và thiếu khả

năng hấp thụ công nghệ và tri thức được chuyển giao. Cơ cấu phân bổ FDI có sự

chuyển dịch từ các ngành công nghiệp chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là lĩnh

vực tài chính và viễn thông. Các nghiên cứu cũng đề xuất chính phủ Philippines cần

thông qua cách tiếp cận toàn diện hơn, tập trung vào việc kết hợp chính sách công

nghiệp để cải thiện và phát triển các doanh nghiệp cung ứng đầu vào trong nước.

Bên cạnh đó, cần thiết lập môi trường thuận lợi để tạo tác động lan toả của FDI

cũng như tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào các công đoạn cao hơn

của chuỗi giá trị công nghiệp. Ngoài ra, năm 2016, OECD cũng công bố Báo cáo

đánh giá của về chính sách đầu tư của Philippines (OECD Investment Policy

Reviews). Báo cáo này nhằm cung cấp nguồn thông tin đầu vào liên quan các xu

hướng và chính sách đầu tư.

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

12

Các công trình nghiên cứu liên quan tới chính sách tài chính – tiền tệ

Có khá nhiều nghiên cứu đánh giá các cải cách tài chính ở giai đoạn trước

KHTCCA, tiêu biểu là các nghiên cứu của Lamberte (1993), Intal và Llanto (1998),

Malcolm Cook (2008). Các nghiên cứu này làm rõ được những cải cách chủ yếu

trong lĩnh vực tài chính mà chính phủ Philippines tiến hành từ những năm 1980 bao

gồm: (i) tăng cường các quy định an toàn; (ii) hạn chế các méo mó giá trong các

quyết định tín dụng và (iii) mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia hệ

thống tài chính trong nước. Theo đó, nghiên cứu của Intal và Llanto (1998),

Malcolm (2008) đều cho rằng những cải cách tài chính này có hiệu quả đáng kể

trong phát triển hệ thống tài chính. Cụ thể, các cải cách tài chính thúc đẩy sự phát

triển của các thể chế tài chính và độ sâu tài chính; cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và phát

triển các dịch vụ mới của ngân hàng.

Có nhiều nghiên cứu cũng đánh giá tác động của KHTCCA tới hệ thống tài

chính Philippines. Về cơ bản, có sự khá thống nhất về quan điểm khi cho rằng lĩnh

vực tài chính của Philippines ít chịu tác động hơn so với các quốc gia khác trong

khu vực. Tuy nhiên, cách luận giải cho vấn đề này còn có sự khác nhau. Có luồng

quan điểm ủng hộ hệ thống tài chính Philippines ít bị tác động hơn so với các nước

khác trong khu vực là nhờ những cải cách quan trọng trong lĩnh vực tài chính bắt

đầu từ hơn 1 thập kỷ trước đó (Llanto, 1998; Malcolm, 2008). Trong khi đó, luồng

quan điểm khác lý giải rằng hệ thống tài chính của Philippines ít bị ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng là do nó chưa phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên

ngoài, chứ không phải là do sự thành công của các cải cách trước đó mang lại

(Lamberte, 1993). Nghiên cứu này cho rằng quá trình tự do hóa tài chính ở

Philippines giai đoạn trước khủng hoảng vẫn chưa mang lại những thay đổi căn bản

trong hệ thống tài chính, thậm chí một số mục tiêu cải cách có sự mâu thuẫn…

Từ sau KHTCCA, các nghiên cứu có xu hướng đi sâu phân tích vào từng cấu

phần của hệ thống tài chính. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu về các cải

cách trong lĩnh vực ngân hàng như là nghiên cứu của Malcolm (2008), Takayashi

(2007), BBVA (2014); các nghiên cứu về thị trường vốn của Bautista và Socorro

(1998), Antonio và Abola (2005), Shinozaki (2014), Abola (2016); các nghiên cứu

về cơ sở hạ tầng tài chính của Navarro và Llanto (2014). Về cơ bản, các nghiên cứu

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

13

trên chỉ ra được những điều chỉnh chủ yếu trong từng lĩnh vực cụ thể của hệ thống

tài chính và đánh giá thành quả và hạn chế của các điều chỉnh này.

Liên quan tới chính sách tài khóa, củng cố lĩnh vực tài khoá cũng là một trong

những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Philippines nhằm tăng cường hiệu quả thu

thuế, cải thiện thu ngân sách và giảm nợ cũng như để tăng chi tiêu vào cơ sở hạ

tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản. Chính phủ Philippines ứng dụng các chương

trình số hoá nhằm cải thiện hiệu quả thu thuế và hạn chế hành vi trốn thuế. Mức

VAT cũng được điều chỉnh tăng từ 10% lên 12% từ năm 2005 nhằm cải thiện

nguồn thu ngân sách [166]. Công trình nghiên cứu của Lim Chong Yah (2002)

cũng bổ sung thêm các đánh giá so sánh về chính sách tài khoá, mô hình chi tiêu và

cải cách thuế của Philippines với các nước Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Thái

Lan, Singapore và Malaysia.

Liên quan tới chính sách phát triển ngành kinh tế, nhiều công trình nghiên cứu

chỉ ra sự phát triển bất cân đối giữa các ngành là một trong những nguyên nhân

quan trọng dẫn tới tăng trưởng thiếu bền vững và không đem lại sự cải thiện về chất

lượng cuộc sống cho đại đa số người dân Philippines trong những giai đoạn qua.

WB (2013) chỉ ra sự thất bại của Philippines trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế

để có thể tiến hành công nghiệp hoá [174]. Sự phát triển trì trệ trong lĩnh vực công

nghiệp khiến cho ngành dịch vụ phải hấp thụ lực lượng dư thừa trong ngành nông

nghiệp. Tuy nhiên, hơn 75% số lượng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ là công việc

đòi hỏi ít kĩ năng, thu nhập thấp và ít có cải thiện về năng suất lao động. Medalla

(1998) đánh giá cụ thể những thay đổi cơ bản trong ngành chế tạo từ sau cải cách

của Philippines. Theo đó, tác giả nhận định ngành chế tạo trở nên cạnh tranh và

phân bổ nguồn lực tốt hơn. Tuy nhiên, việc thiếu những điều chỉnh chính sách tỷ giá

hối đoái kịp thời đi kèm với các cải cách đề ra gây cản trở đối với sự phát triển của

ngành. Trong khi đó, Sanjaya Lall (2000) nhận định năng lực cạnh tranh của ngành

công nghiệp của Philippines yếu kém do tập trung chủ yếu vào sản phẩm bán dẫn.

Hơn thế, sự phát triển sản phẩm này chỉ được chuyên môn hoá vào các công đoạn

lắp ráp cuối cùng và kiểm định – các công đoạn dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh ở

việc gia nhập ngành và thay đổi công nghệ. Tác giả cho rằng sự phát triển công

nghệ trong ngành công nghiệp của Philippines có nhiều bất cập vì thiếu sự nhất

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

14

quán trong mục tiêu của chương trình và sự phối hợp thực hiện giữa các các cơ

quan quản lý. Abernica và Tecson (2003) chỉ ra những yếu kém trong việc hấp thụ

và bắt chước tri thức và công nghệ của Philippines. Nghiên cứu đề xuất cần xác

định rõ vai trò và lộ trình phát triển công nghệ trong kế hoạch phát triển quốc gia.

Từ đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm bảo sự kết nối hiệu quả hơn

giữa các ngành. Thêm nữa, cải cách hệ thống giáo dục cũng sẽ không chỉ đáp ứng

các yêu cầu kĩ năng công nghiệp mà còn tạo ra nguồn lực lao động lớn các kỹ sư và

các nhà khoa học để có thể tiến hành các hoạt động R&D trong tương lai. ADB

(2012) chỉ ra rằng trong khi các nền kinh tế châu Á khác thành công trong việc tăng

năng suất lao động của nền kinh tế và chuyển dịch lao động từ các ngành có năng

suất lao động thấp sang những ngành có năng suất cao thì trong 3 thập kỷ qua, năng

suất lao động của Philippines chỉ tăng 10%. Mặc dù ngành dịch vụ đóng góp lớn

nhất vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, song năng suất lao động của ngành

vẫn không có nhiều cải thiện. Trong khi đó, ngành công nghiệp phát triển trì trệ và

không thể tạo ra đủ việc làm cho lao động. Nghiên cứu này đánh giá năng lực yếu

kém của các doanh nghiệp trong việc mở rộng và nâng cấp các sản phẩm công

nghiệp là nguyên nhân thất bại của ngành này trong giai đoạn qua. Đồng thời,

nghiên cứu cho rằng chính phủ cần phải chủ động hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp

nâng cấp và đa dạng hóa công nghiệp.

1.3 Đánh giá chung về công trình đã công bố

Trên cơ sở xem xét các tài liệu liên quan về Philippines ở trên, có thể đưa ra một

số nhận xét sau:

- Về các công trình trong nước, có thể thấy tình hình nghiên cứu trong nước về

Philippines nói chung và chính sách kinh tế của Philippines nói riêng vẫn còn rất

hạn chế so với việc nghiên cứu các quốc gia khác trong khu vực. Chưa có bất cứ

công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống về chính sách kinh tế với

tư cách là đối tượng nghiên cứu chính mà chỉ có một số nghiên cứu thảo luận một

số chính sách cụ thể. Bên cạnh đó, số lượng sách, bài tạp chí và các tư liệu tham

khảo khác là rất ít và chỉ tập trung vào một vài chuyên gia, nhà nghiên cứu về

Philippines. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về kinh tế

Philippines thậm chí còn ít được quan tâm hơn so với giai đoạn trước. Đây là

khoảng trống nghiên cứu khá lớn trong bối cảnh nền kinh tế Philippines đạt được

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

15

những kết quả kinh tế rất ấn tượng khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực

Đông Nam Á kể từ sau KHTCTC.

- Về các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, các công trình đóng góp rất quan

trọng về mặt khoa học, giúp người đọc có thể nắm bắt tương đối đầy đủ quá trình

phát triển kinh tế xã hội của Philippines. Mặc dù có sự đồng thuận khi nhiều nhà

nghiên cứu cho rằng nền kinh tế này có nhiều yếu kém và bất hợp lý, song cách giải

thích và góc nhìn giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn có khác nhau và nhiều điểm

chưa thống nhất. Có khá nhiều nghiên cứu luận giải hạn chế trong quá trình phát

triển của Philippines ở khía cạnh chính trị như là vấn đề tham nhũng, chủ nghĩa thân

quen, thân hữu, ảnh hưởng của các giới chóp bu và các thể chế chính trị khác đối

với kinh tế Philippines. Các nghiên cứu nhìn từ góc độ kinh tế cũng không phải là

ít, song chủ yếu tập trung vào một số ngành, lĩnh vực đơn lẻ của nền kinh tế chứ

chưa xem xét dưới góc độ nguyên nhân từ mặt chính sách. Nhiều nghiên cứu cố

gắng xem xét một số chính sách kinh tế cụ thể, chưa nhìn nhận một cách toàn diện

và hệ thống chính sách kinh tế để lý giải vấn đề này. Bên cạnh đó, chưa có công

trình nghiên cứu nào làm rõ một cách hệ thống chủ trương, chính sách phân theo

giai đoạn chính quyền tổng thống trong giai đoạn qua. Đặc biệt, những điều chỉnh

chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau KHTCTC, cụ thể giai đoạn Tổng thống

Aquino III nắm quyền vẫn còn chưa được cập nhật trong khi giai đoạn này chứng

kiến một số cải cách, đổi mới tương đối quan trọng. Đây là một trong những khoảng

trống cần được bổ sung.

Những điểm Luận án sẽ đi sâu

Trên cơ sở tổng quan về các công trình nghiên cứu nêu trên, một mặt, kế thừa và

sử dụng tích cực các thành quả nghiên cứu trước, mặt khác, nghiên cứu sinh tập

trung phân tích một số nội dung chính sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế, cơ sở khoa

học và thực tiễn của việc lựa chọn chính sách kinh tế của chính phủ Philippines kể

từ sau KHTCCA.

- Làm rõ và đánh giá chủ trương, quan điểm lựa chọn chính sách và nội dung một

số chính sách kinh tế quan trọng cũng như kết quả đạt ở từng giai đoạn tổng thống.

- Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của các chính sách kinh tế của Philippines

từ sau KHTCCA đến năm 2016, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

16

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KINH

TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á

2.1 Những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế

2.1.1 Quan niệm và cách tiếp cận trong nghiên cứu chính sách kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm và phân loại chính sách kinh tế

Có khá nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ “chính sách” được các nhà

nghiên cứu đưa ra và thảo luận. William Jenkin (1978) cho rằng chính sách là tập

hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của nhà chính trị gắn liền với việc lựa

chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó. Peters (1990) quan niệm

rằng chính sách là tổng thể các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay

gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân. William N. Dunn (1992) nhìn nhận

chính sách công là sự kết hợp phức tạp giữa những lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao

gồm cả các quyết định không hành động, được đưa ra bởi chính phủ. Charle L.

Cochran and Eloise F. Malone (1995) xem chính sách là các quyết định chính trị để

thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội. Kraft và Furlong

(2004) cho rằng chính sách là một quá trình hành động hoặc không hành động của

chính quyền để giải quyết các vấn đề công. Nó bao gồm mục tiêu, cách thức và tổ

chức triển khai thực hiện được chấp thuận một cách chính thức...Như vậy, có thể

thấy quan niệm về chính sách khá đa dạng và không có một khái niệm chung nào

được các học giả thống nhất sử dụng, mà tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh

nghiên cứu nhất định. Mặc dù vậy, có thể rút ra một số vấn đề trong tiếp cận nghiên

cứu chính sách trong đề tài này như sau:

Thứ nhất, chính sách là công cụ quan trọng được chính phủ hay nhà nước đưa ra

nhằm định hướng, chỉ dẫn hành động hay không hành động đối với những mục tiêu

nhất định. Để có thể triển khai trong thực tiễn, chính sách thường được thể chế hóa

thành các quy định pháp luật. Ở đây có thể thấy sự khác biệt giữa chính sách và quy

định pháp luật. Trong khi chính sách là chủ trương, tư tưởng, quan điểm định hướng

của chính phủ thông qua chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển trong ngắn,

trung hoặc dài hạn,...thì quy định pháp luật là việc thể chế hóa chính sách thành các

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

17

quy tắc cụ thể, có tính rằng buộc pháp lý và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh

của Nhà nước. Nếu đồng nhất chính sách với một văn bản đơn lẻ thì có thể dẫn tới

thiếu hụt, bỏ sót thông tin hoặc thiếu tính hệ thống. Đặc biệt, nhiều chính sách lớn,

chẳng hạn như chính sách phát triển các ngành kinh tế, có thể bao gồm tập hợp của

rất nhiều chính sách kèm theo như chính sách phát triển nông nghiệp (cải cách

ruộng đất, chính sách tín dụng,...), chính sách phát triển công nghiệp (chính sách

phát triển ngành công nghiêp ô tô, ngành may mặc,....), chính sách phát triển ngành

dịch vụ (chính sách phát triển ngành công nghệ thông tin, viễn thông,...), hoặc cũng

bao gồm một số chính sách khác như chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh,

chính sách thương mại,...Do vậy, nghiên cứu chính sách đòi hỏi xem xét bao quát

tổng thể các chủ trương, quan điểm phát triển, những mục tiêu tổng quát của chính

phủ để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Như vậy, mặc dù phức tạp hơn song

nghiên cứu mới có thể đảm bảo tính khách quan và hệ thống.

Thứ hai, mặc dù trong lĩnh vực khoa học chính sách chưa có một quy trình

hoạch định chính sách thống nhất, chuẩn mực do sự khác biệt về thể chế chính trị và

cách thức tổ chức quyền lực nhà nước giữa các quốc gia, song thông thường, khi

nghiên cứu chính sách thường tập trung vào xem xét hai khía cạnh chính bao gồm:

Hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách (thực thi chính sách). Việc

xem xét trên các khía cạnh này cho phép các nhà nghiên cứu thấy được sự vận động

liên tục, tính logic và biện chứng giữa các bước của quy trình chính sách với những

thay đổi điều kiện bên ngoài tác động vào quá trình này. Bởi nếu nghiên cứu tách

rời giữa việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách có thể dẫn tới những

đánh giá phiến diện, thiếu khách quan: hoặc đổ lỗi cho việc hoạch định chính sách

sai lầm để che giấu những yếu kém trong thực thi, điều hành; hoặc đổ lỗi cho việc

thực thi yếu kém để bào chữa cho các chính sách sai lầm. Ngoài ra, việc xem xét,

đánh giá không chỉ về nội dung chính sách mà còn cả quá trình triển khai giúp việc

nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hơn đối với cơ quan hoạch định chính sách để có

các biện pháp điều chỉnh, bổ sung phù hợp với bối cảnh thực tế.

Dựa trên cơ sở xem xét ở trên, trong phạm vi đề tài này, chính sách kinh tế được

hiểu là: “Hệ thống quan điểm, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu cũng như việc

triển khai thực thi của chính phủ nhằm giải quyết một (hay một số) vấn đề kinh

tế nhất định trong một giai đoạn cụ thể”.

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

18

Vai trò của chính sách kinh tế

Thứ nhất, chính sách kinh tế có vai trò định hướng các mục tiêu, hành động của

các chủ thể kinh tế theo những mục tiêu, đường hướng phát triển kinh tế đã định

trước của nhà nước/chính phủ. Trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật

khách quan, chính sách kinh tế là sự can thiệp của Nhà nước/chính phủ vào hoạt

động kinh tế thông qua những đường hướng, chỉ dẫn chung để sử dụng và phát huy

các nguồn lực hiệu quả và kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của

Nhà nước. Vai trò định hướng được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất trong chính

sách phát triển kinh tế.

Thứ hai, chính sách kinh tế đóng vai trò điều tiết, cân bằng lại các hệ quả từ thất

bại thị trường mang lại. Mặc trái của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định, phân

hóa giàu nghèo, tình trạng độc quyền, suy thoái môi trường,…Điều này buộc Nhà

nước phải can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách nhằm điều tiết và khắc

phục sự mất cân đối trong sử dụng nguồn lực cũng như các hành vi của các chủ thể

tham gia hoạt động kinh tế. Ví dụ, Nhà nước ban hành chính sách thuế thu nhập

nhằm điều tiết sự mất cân đối quá lớn của nhóm người giàu và người nghèo trong

xã hội,…

Thứ ba, chính sách kinh tế có vai trò tạo tiền đề và khuyến khích phát triển.

Thông qua thiết lập khung khổ, cơ sở nền tảng, chính sách kinh tế được Nhà nước

sử dụng nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững và tạo động lực kích thích cho phát

triển kinh tế xã hội. Ví dụ, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tạo ra môi trường

cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi các

doanh nghiệp trong nước phải đổi mới, cải tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh trên

thị trường.

Phân loại chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế có thể được phân chia theo nhiều góc độ khác nhau như lĩnh

vực tác động (chính sách tài chính, chính sách tiền tệ ngân hàng, chính sách kinh tế

đối ngoại, chính sách nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...), theo hiệu lực thời gian

(chính sách ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), hay theo ảnh hưởng chính sách lên

tổng cầu hay tổng cung (chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách cơ cấu kinh tế). Đề

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

19

tài này tập trung xem xét chính sách kinh tế theo góc nhìn từ chính sách vĩ mô và

chính sách cơ cấu.

Chính sách kinh tế vĩ mô là can thiệp của chính phủ lên tổng cầu nhằm ổn định

kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách quan trọng trong

chính sách kinh tế vĩ mô là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

- Chính sách tài khóa là những điều chỉnh thuế và chi tiêu của chính phủ nhằm

đạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn. Thông qua can thiệp vào thuế

như thu nhập và các loại thuế khác, chính phủ có thể làm thay đổi thu nhập và chi

tiêu của khu vực tư nhân, từ đó tác động đến tổng cầu và sản lượng. Trong khi đó,

chi tiêu của chính phủ là khoản chi để mua các hàng hoá, dịch vụ của khu vực công

cộng hay còn gọi là đầu tư công cộng của chính phủ. Thông qua công cụ này, chính

phủ cũng có thể can thiệp trực tiếp tới tổng cầu và sản lượng.

- Chính sách tiền tệ: là các biện pháp của chính phủ (cụ thể là Ngân hàng Trung

ương) nhằm can thiệp vào mức cung tiền và lãi suất để tác động tới tín dụng, qua đó

hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm và giá cả theo mục tiêu đề ra. Hai công cụ

chủ yếu của chính sách tiền tệ đó là mức cung ứng về tiền và lãi suất. Khi chính phủ

thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân

và làm thay đổi tổng cầu và sản lượng.

Chính sách cơ cấu là sự can thiệp của chính phủ lên tổng cung nhằm mục tiêu

nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh

tế. Để đạt mục tiêu này, chính phủ thông qua các biện pháp điều chỉnh, sắp xếp, cơ

cấu lại các thể chế nội tại của nền kinh tế đang cản trở hoạt động của thị trường,

năng lực sản xuất và và tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Một số chính sách cơ

cấu chủ yếu như chính sách thương mại và đầu tư, chính sách hội nhập kinh tế quốc

tế, chính sách cạnh tranh, chính sách phát triển ngành kinh tế, chính sách quản trị,

chính sách phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ,...

2.1.1.2 Hoạch định chính sách kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng

Hoạch định chính sách kinh tế được coi là bước khởi đầu trong chu trình chính

sách kinh tế. Đây là bước đặc biệt quan trọng bởi nếu công tác hoạch định chính

sách đúng đắn, khoa học sẽ góp phần đưa ra được chính sách tốt, là tiền đề để chính

sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả tích cực. Ngược lại, nếu việc hoạch

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

20

định chính sách sai sẽ dẫn tới những chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu

tính khả thi có thể mang lại hậu quả to lớn trong quá trình quản lý cũng như tới sự

phát triển chung của nền kinh tế. Tác động của việc hoạch định chính sách sai lầm

còn có khả năng ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù

quy trình hoạch định chính sách có sự khác nhau giữa các quốc gia tùy thuộc vào

thể chế chính trị và quy định pháp luật nhưng về cơ bản có thể bao gồm một số

bước chính sau: (1) lập chương trình nghị sự (xác định vấn đề cần ra chính sách,

xác định mục tiêu, lựa chọn phương án chính sách; (2) thông qua và thể chế hóa

chính sách.

Các nhân tố chính ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách kinh tế bao gồm:

các mô hình/ lý thuyết kinh tế, bối cảnh chính trị, kinh tế -xã hội thực tế ở từng giai

đoạn, năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách.

Các mô hình/lý thuyết kinh tế: Chủ thể hoạch định chính sách là chính phủ mà

cụ thể ở đây là đội ngũ các nhà hoạch định chính sách kinh tế (trong tiếng Anh,

thường gọi những người này là: economic manager, technocrats, hay policy

makers). Họ thường là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và chịu ảnh hưởng nhất

định bởi các tư tưởng, trường phái hay học thuyết kinh tế phổ biến và cũng được áp

dụng ở nhiều quốc gia khác. Thông qua việc tổng kết lý thuyết, kinh nghiệm của

các nước kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, các nhà hoạch định chính sách có thể

lồng ghép ở mức độ nhất định trong quá trình hoạch định chính sách. Một số tư

tưởng, trường phái lý thuyết kinh tế chính bao gồm: Lý thuyết Keynes, lý thuyết

kinh tế học chủ nghĩa tự do mới, mô hình chủ nghĩa dân túy,... sẽ được đề cập tới ở

mục sau.

Bối cảnh chính sách: Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới

việc định hình các chính sách của chính phủ trong bối cảnh cụ thể. Nói cách khác,

việc hoạch định chính sách cần phải đảm bảo sự phù hợp với tình hình kinh tế,

chính trị, xã hội cả bên ngoài và trong nước tại một thời điểm hay giai đoạn nhất

định. Chẳng hạn, việc hoạch định chính sách kinh tế của các chính phủ trong bối

cảnh khủng hoảng kinh tế sẽ hoàn toàn khác với giai đoạn bình thường. Do vậy,

việc nghiên cứu bối cảnh đề xuất chính sách là yêu cầu quan trọng trong quá trình

phân tích chính sách.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

21

Năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách:

Chủ thể chính của quá trình hoạch định chính sách là nhà lãnh đạo và đội ngũ cố

vấn chính sách nên đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng công tác hoạch

định chính sách.

2.1.1.3 Thực thi chính sách kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng

Từ chủ trương, quan điểm của chính phủ, các kế hoạch, chiến lược và chính

sách được thông qua và đưa vào triển khai thông qua các chương trình và dự án.

Hay nói cách khác, giai đoạn thực thi chính sách là bước cụ thể hóa các giải pháp

trên văn bản của chính phủ thành các kết quả thực tế. Đây là bước phức tạp và chịu

tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm: bản chất phức tạp của các chính sách kinh tế,

các yếu tố về môi trường thực thi chính sách (môi trường chính trị, môi trường kinh

tế, lịch sử-văn hóa,...), chủ thể thực thi chính sách và các bên liên quan.

Tính phức tạp của chính sách: Như đã đề cập ở trên, chính sách không chỉ đơn

thuần là một văn bản quy phạm pháp luật đơn lẻ như quyết định tăng hay giảm lãi

suất..., mà thường là tập hợp một loạt hành động, giải pháp, công cụ kèm theo đặt

trong một chiến lược, kế hoạch tổng thể của chính phủ. Hơn nữa, quá trình thực thi

tác động tới nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội như lợi ích doanh nghiệp,

người tiêu dùng,... Việc xảy ra mâu thuẫn hay xung đột lợi ích giữa các bên trong

quá trình thực thi chính sách là điều khó tránh khỏi. Do vậy, việc triển khai thực

hiện cũng trở nên phức tạp.

Môi trường thực thi chính sách: Cũng như trong quá trình hoạch định chính

sách, bối cảnh có ảnh hưởng quan trọng tới thực thi chính sách. Thông thường, môi

trường thực thi chính sách được chia thành: môi trường kinh tế, môi trường chính trị

- an ninh, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường quốc tế.

- Môi trường chính trị - an ninh: Ở những quốc gia có thể chế chính trị khác

nhau việc thực thi chính sách cũng khác nhau. Hơn nữa, những biến động chính trị

như thay đổi chính phủ không những dẫn tới thay đổi chính sách mà cả cách thức

thực thi chính sách. Các quốc gia hay khu vực có môi trường chính trị an ninh bất

ổn, chẳng hạn khu vực Mindanao ở Philippines việc triển khai chính sách gặp rất

nhiều khó khăn, thậm chí không thể triển khai chính sách.

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

22

- Môi trường kinh tế ổn định hay bất ổn cũng có tác động lớn tới việc thực thi

các chính sách của chính phủ. Chẳng hạn, chính phủ có thể triển khai thực hiện

chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thuận lợi và chủ động hơn trong điều kiện kinh

tế ổn định hay tăng trưởng tốt, song việc thực thi có thể gặp nhiều trở ngại, thậm chí

bị đình trệ hay dở dang nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái hay khủng hoảng.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Quá trình thực thi chính sách công cũng có thể bị

ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và văn hóa như trình độ dân trí, tôn giáo, phong tục,

tập quán, hay định kiến về một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, yếu tố địa lý và môi

trường (thiên tai,...) cũng tác động tới quá trình thực thi và kết quả chính sách.

- Môi trường quốc tế: Những thay đổi từ bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới có

tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc thực thi chính sách của từng quốc gia, đặc

biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay.

Chủ thể thực thi chính sách:

Bên cạnh tính phức tạp của chính sách và môi trường cho chính sách được triển

khai, nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong quá trình thực thi chính sách.

Chính phủ và đặc biệt là người lãnh đạo còn được xem là ‘nhạc trưởng’ hay ‘kiến

trúc sư trưởng’ phải có đủ năng lực dẫn dắt, điều hành bộ máy hành chính triển khai

các chính sách. Bên cạnh đó, việc triển khai các chính sách công không thể thực hiện

bởi một cơ quan đơn lẻ nào, mà thường đòi hỏi sự tham gia phối hợp quản lý của

nhiều cơ quan và tổ chức ở các cấp, ngành khác nhau. Nếu các cơ quan thực thi chính

sách có thể phối hợp tốt việc triển khai thực hiện chính sách sẽ hiệu quả hơn; ngược

lại nếu có mâu thuẫn giữa các cơ quan việc thực thi trở nên rất khó khăn.

Các bên liên quan: Ngoài các cơ quan nhà nước, các chủ thể khác như người

dân, doanh nghiệp,...cũng có thể ảnh hướng tới việc thực thi chính sách do động cơ,

lợi ích và mục tiêu của mỗi bên khác nhau.

2.1.2 Cơ sở lý thuyết để lựa chọn chính sách kinh tế

2.1.2.1 Lý thuyết kinh tế học của John Maynard Keynes

John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh. Tác phẩm

quan trọng nhất của Keynes là “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ

(The general theory of employment, interest and money) được xuất bản năm 1936

sau khi thế giới chứng kiến cuộc Đại suy thoái kinh tế năm 1929-1933. Tác phẩm

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

23

được giới kinh tế học phương Tây đánh giá là cuộc cách mạng trong kinh tế học bởi

những điểm mới trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi

của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu.

Một trong những điểm quan trọng mà Keynes đưa ra trong tác phẩm là lý thuyết

chống khủng hoảng và thất nghiệp. Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong khắc

phục khủng hoảng. Khác với các nhà kinh tế học cổ điển khi cho rằng những cuộc

khủng hoảng kinh tế chu kỳ được thị trường tự điều chỉnh, Keynes đề ra giải pháp

là tăng tổng cầu để chống suy thoái và thất nghiệp. Theo Keynes, khi tổng cầu tăng

sẽ kích thích sản xuất, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và cần tuyển thêm lao

động, từ đó vấn đề thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc gia tăng lên. Theo

đó, cách làm tăng tổng cầu cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua sử dụng

công cụ chủ yếu là chính sách tài khóa gồm thuế và chi tiêu ngân sách. Trong đó,

Keynes nhấn mạnh phần chi tiêu của chính phủ và cho rằng chính phủ nên đưa ra

các gói kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế công cộng. Các chương

trình này có tác động dây chuyền tới nền kinh tế khi vừa tạo ra việc làm và vừa tăng

cầu tư liệu sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của cá nhân tăng sẽ

kích thích khu vực tư nhân phát triển và cải thiện niềm tin về môi trường kinh

doanh. Sự can thiệp của chính phủ được giải thích qua mô hình số nhân như sau:

∆ Y

k = --------- hay ∆Y = k. ∆ I

∆ I

Theo Keynes, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia: Y) thì phải gia

tăng đầu tư (I). Số nhân đầu tư (k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư (∆Y) với

gia tăng thu nhập (∆ I). Mô hình trên cho biết rằng khi có một lượng đầu tư thêm, thu

nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức tăng đầu tư. Thu nhập được chia thành

tiêu dùng và tiết kiệm, đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư.

Từ đó, Tiết kiệm (S) = Đầu tư (I). Đây cũng là mô hình tăng trưởng kinh tế của

Keynes. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công

nhân và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập

tăng là tiền đề tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây chuyền,

khuếch đại thu nhập quốc dân. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư kéo theo sự gia tăng thu

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

24

nhập. Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh hậu quả tích cực của chính

sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm.

Ngoài ra, Keynes cũng cho rằng nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách

tăng cung tiền và chấp nhận mức lạm phát có kiểm soát. Để làm tăng cung tiền, chính

phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất. Khi tăng cung tiền cũng làm gia

tăng sản lượng và thu nhập của nền kinh tế. Ông cho rằng giữa hai vấn nạn của nền

kinh tế tư bản là lạm phát và thất nghiệp thì thất nghiệp nguy hiểm hơn nhiều. Lạm

phát có thể tự động được giải quyết khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng.

Trong các thành phần của tổng cầu, chính phủ cũng có thể kích thích tiêu dùng

của hộ gia đình (C) thông qua chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập cùng

với các biện pháp kích thích đầu tư. Khi thuế giảm, thu nhập của hộ gia đình tăng

lên và kéo theo tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng. Nếu đầu tư cùng tăng với tiết kiệm

tổng cầu tăng và thu nhập quốc dân tăng.

Như vậy, lý thuyết của Keynes chỉ ra nền kinh tế thị trường không phải hoàn

hảo và không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối. Do vậy, để thúc đẩy tăng trưởng

đều đặn, nhà nước phải can thiệp thông qua các chính sách điều tiết. Trên cơ sở lý

thuyết này của Keynes, các nhà kinh tế tiếp tục phát triển thành trường phái kinh tế

Keynes trong điều kiện mới trên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân của khủng

hoảng, thất nghiệp, tác động của tiêu dùng, đầu tư tư nhân lên tổng cầu và tiếp tục

ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thông qua các chính sách khuyến

khích đầu tư và tiêu dùng. Trường phái Keynes phát triển việc phân tích nền kinh tế

từ trạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân tích động, dài hạn; đưa ra các lý thuyết dao

động kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

Cho tới nay, nhiều chính phủ của các nước trên thế giới vận dụng lý thuyết của

Keynes trong khôi phục và phát triển kinh tế ở những giai đoạn khó khăn, đặc biệt

là các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong đó, hai cuộc khủng hoảng gần đây nhất là

KHTCCA và KHTCTC làm rối loạn tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu. Sau mỗi

cuộc khủng hoảng, các nền kinh tế lại rơi vào suy thoái dẫn đến tình trạng sản xuất

đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua

trên thị trường thế giới bị thu hẹp,…Chính vào thời điểm này, các lý thuyết của

Keynes về chống khủng hoảng và thất nghiệp đã cho thấy giá trị của nó.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

25

Như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chính phủ Philippines

cũng áp dụng lý thuyết của Keynes như là giải pháp hữu hiệu để đối phó với các

cuộc khủng hoảng. Thông qua các biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế

như chính sách tài khóa và tiền tệ, nền kinh tế Philippines đã nhanh chóng khắc

phục và vượt qua khủng hoảng. Đặc biệt, giai đoạn sau KHTCTC năm 2008 tới nay,

trong khi nền kinh tế thế giới vẫn phục hồi trì trệ và yếu kém thì Philippines lại cho

thấy sự phục hồi mạnh mẽ và trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng

trưởng nhanh nhất khu vực châu Á. Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng này chủ

yếu là nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư và tiêu dùng và hướng tới mục tiêu

thúc đẩy tiêu dùng trong nước của chính quyền Tổng thống Begnino Aquino III.

2.1.2.2 Lý thuyết kinh tế học của chủ nghĩa tự do mới

Từ thập kỷ 70 đến 80 của thế kỷ XX, mô hình kinh tế theo lý thuyết Keynes trở

nên không có hiệu lực khi hệ thống tư bản rơi vào tình trạng lạm phát cao và khủng

hoảng nợ. Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới cũng có sự biến động mạnh mẽ với

xu hướng phục hồi của nền kinh tế thị trường tự do. Đáng chú ý là sự thành công

của mô hình kinh tế hướng vào xuất khẩu của một số nền kinh tế châu Á như Hồng

Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore trở thành giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

mạnh mẽ. Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự do mới. Gọi là trỗi dậy bởi

chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism) có nguồn gốc sâu xa từ những tư tưởng kinh tế

của trường phái kinh tế học tư sản Cổ điển với đặc trưng nổi bật là đề cao chủ nghĩa

tự do kinh tế. Các nhà kinh tế ủng hộ thuyết tự do mới đã phê phán gay gắt Học

thuyết kinh tế của Keynes khi cho rằng nguồn gốc của mọi sự bất ổn, đặc biệt là

lạm phát hay khủng hoảng đã xảy ra trên thực tế không phải do cơ chế tự điều tiết

mà chính là do cách thức can thiệp của nhà nước, can thiệp quá sâu hoặc là áp đặt

vào quá trình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp. Trong khi đó, thuộc tính tự

nhiên vốn có của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là tính tự ổn định, bền vững và

từ đó luôn dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thuyết tự do mới cũng công khai

thừa nhận một số vai trò, chức năng điều tiết nhất định của nhà nước đối với nền

kinh tế như đảm bảo sự ổn định vĩ mô mà trong đó trước hết là ổn định mức cung

về tiền tệ. Trên cơ sở này, các nhà kinh tế theo thuyết tự do mới điều chỉnh lại hệ

thống lý luận cho phù hợp hơn với thực tế mới. Theo đó, mô thức nền kinh tế phải

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

26

đạt được đồng thời hai yêu cầu sau: (1) Phải khai thác triệt để những ưu việt vốn có

của nền kinh tế thị trường; (2) Phải có sự điều tiết của nhà nước với cách thức mới

để khắc phục những sai lệch của thị trường.

Thuyết tự do mới phát triển mạnh ở nhiều quốc gia vào những năm 1980, điển

hình nhất là các khuynh hướng ở Mỹ và ở Đức. Chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ được

hiện thực hoá ở trường phái trọng tiền hiện đại, trọng cung hiện đại và kinh tế vĩ mô

kỳ vọng duy lý. Về cơ bản, quan điểm của các trường phái này khá đồng nhất với

nhau. Chúng đều coi nền tảng của kinh tế thị trường hiện tại vẫn là sở hữu tư nhân,

vẫn đánh giá cao vai trò của khu vực tư nhân trong tạo ra hiệu năng kinh tế, đánh

giá cao tác dụng của cơ chế tự điều tiết thông qua giá cả thị trường và cạnh tranh; đưa

ra cách lập luận mới về vai trò của nhà nước; biến lý luận tự điều tiết của kinh tế thị

trường thành lý luận giá cả thị trường và lý luận về cạnh tranh. Bên cạnh đó, mỗi

trường phái lại đưa ra những quan điểm, cách lập luận riêng của mình xung quanh

việc giải quyết quan hệ giữa thị trường và nhà nước. Trong khi đó, chủ nghĩa tự do

mới ở Đức bắt đầu xuất hiện từ sau Thế chiến II. Về nguyên tắc, trường phái này bám

sát vào quan điểm truyền thống của Phái Cổ điển, nhưng họ không dừng lại ở việc

mô phỏng các quan điểm đó mà còn đưa ra nhiều cách nhìn mới, trên cơ sở tổng kết

những kinh nghiệm lịch sử của nền kinh tế thị trường ở nửa sau thế kỷ XX.

Lý thuyết chủ nghĩa tự do mới trở thành lý thuyết chính thống mới được thực hiện

ở nhiều nước đang phát triển, thông qua các chính sách do WB và IMF đề xuất trên

các nội dung chủ đạo gồm: (i) tự do hoá thị trường bằng việc bỏ kiểm soát giá cả, tự

do hoá tài chính, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động; (ii) tự

do hoá thương mại thông qua xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu, giảm thuế quan, áp dụng

tỷ giá hối đoái thực tế, (iii) tiến hành tư nhân hoá và (iv) hạn chế sự can thiệp trực

tiếp của chính phủ vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu; thay vào đó, khuyến khích

chính phủ tập trung vào việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công và tạo dựng môi

trường kinh doanh lành mạnh nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại và khuyến khích

thu hút đầu tư nước ngoài, v.v…

Như các nền kinh tế khác ở ASEAN, KHTCCA diễn ra trong bối cảnh

Philippines tiến hành các cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa. Từ năm 1986,

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

27

Philippines thực hiện những cải cách cơ cấu theo hướng tự do hóa nền kinh tế, trong

đó đẩy mạnh tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước và mở cửa một số ngành quan

trọng như vận tải, viễn thông, ngân hàng và sản xuất điện. Bên cạnh đó, Philippines

cũng tham gia vào các cam kết, hiệp định thương mại quốc tế để mở rộng thị trường

cho hàng hóa và dịch vụ...Ngay cả giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, Philippines

vẫn phần nào áp dụng các biện pháp như tiếp tục tự do hóa thương mại thông qua

đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đẩy mạnh

tư nhân hóa, khuyến khích xuất khẩu, thu hút FDI cũng như cải thiện năng lực quản

trị nhà nước để điều hành, quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn. Điều này giúp

Philippines vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và đi vào quỹ đạo phát triển mới.

2.1.2.3 Đồng thuận Washington

Đồng thuận Washington (Washington Concensus) là chương trình cải cách kinh

tế được các tổ chức: IMF, WB, Bộ Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải

qua khủng hoảng kinh tế. Chương trình này bao gồm mười chính sách như sau:

(i) Kỷ luật trong thực thi chính sách tài chính;

(ii) Chuyển hướng chi tiêu công cộng sang đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở

hạ tầng;

(iii) Cải cách hệ thống thuế - Kéo giãn đường cong thuế: Giảm thuế suất đối

với các nhóm thuế cao theo tỷ lệ (điển hình là thuế đánh vào mức thu nhập

trên trung bình), tăng thuế suất đối với các nhóm thuế thấp theo tỷ lệ (điển

hình là thuế đánh vào mức thu nhập dưới trung bình); giảm thuế suất biên;

(iv)Để thị trường quy định lãi suất, song giữ lãi suất thực tế dương và ở mức thấp;

(v) Chế độ tỷ giá hối đoái cạnh tranh;

(vi) Tự do hóa thương mại: thay thế các hạn chế định lượng bằng các loại

thuế quan thống nhất và ở mức thấp;

(vii) Mở cửa cho FDI;

(viii) Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước;

(ix) Loại bỏ các quy định ngăn cản xâm nhập thị trường và ngăn cản cạnh

tranh, ngoại trừ những quy định chính đáng liên quan đến an toàn, môi

trường và bảo vệ người tiêu dùng; giám sát cẩn thận các thể chế tài chính;

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

28

(x) Củng cố khung pháp lý đảm bảo quyền sở hữu.

Về cơ bản, Đồng thuận Washington được đánh giá là chương trình cải cách

hướng tới ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tự do hóa, hội nhập kinh tế cũng như đi

kèm với việc đẩy mạnh giám sát và thực thi các chính sách đó. Đã có nhiều nước

hưởng ứng thực hiện và đạt được thành công nhất định như các nước Mỹ La tinh và

các nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, cũng có một số nước thất bại trong thực hiện

như Brazil vì tự do hóa quá nhanh dẫn tới khủng hoảng kinh tế năm 2001. Một số

nước ở châu Á cũng rơi vào tình trạng tương tự khi tiến hành tự do hóa tài khoản

vốn quá nhanh. Điều này là cơ sở để Joseph Stiglitz và Dani Rodrik chỉ trích rằng

Đồng thuận Washington thiếu sự cải cách thể chế toàn diện.

2.1.2.4 Mô hình chủ nghĩa dân túy với việc hướng tới dân nghèo

Mô hình nhà nước dân túy (tiếng Anh gọi là Populist State) là kiểu vận hành mà

nhà nước hay chính phủ lựa chọn và sử dụng tư tưởng chủ nghĩa dân túy (populism)

vào quá trình quản lý và điều hành quốc gia đó. Cho tới nay, định nghĩa và cách

nhìn nhận về nhà nước dân túy vẫn chưa thống nhất và rõ ràng giữa các nhà khoa

học chính trị. Mặc dù vậy, vẫn có những đặc điểm chung mà nhiều nhà nghiên cứu

thường hay đề cập khi phân tích về mô hình nhà nước dân túy.

Thứ nhất, nhà nước dân túy là kiểu nhà nước mà các nhà lãnh đạo thường theo

đuổi những chính sách được đa phần dân chúng ủng hộ, tuyên bố đứng về phía nhân

dân, bảo vệ quyền lợi của người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội và chống lại các

tầng lớp hưởng đặc quyền, đặc lợi [98, tr.5]. Họ thường hứa hẹn giải quyết các bất

bình đẳng trong xã hội, tăng thu nhập và việc làm cho người nghèo thông qua các

chính sách xã hội như chính sách trợ giá hàng hóa, miễn phí chăm sóc y tế, giáo

dục,…Tuy nhiên, thường các chính sách này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn

mà không bền vững và có khả năng cao là nguyên nhân gây ra các bất ổn kinh tế và

chính trị ở các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng tiếp cận

quyền lãnh đạo với tính cá nhân cao, tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ

quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế như đảng phái chính trị [98, tr.2]. Họ

cố gắng phát triển mối quan hệ trực tiếp, không qua trung gian, với “nhân dân” mà

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

29

họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của người

dân vào một hành động tức thời…Cách tiếp cận mang tính cá nhân đối với quyền

lãnh đạo chính là điều làm cho mô hình nhà nước dân túy trở thành mối đe dọa đối

với các thiết chế dân chủ. Các nền dân chủ tự do hiện đại được xây dựng chung

quanh sự chia sẻ quyền lực, trong đó tòa án, liên bang, lập pháp và truyền thông tự

do giữ vai trò kiểm soát quyền lực hành pháp. Tất cả những thiết chế này đều có

tiềm năng trở thành vật cản trở đạt tới các mục tiêu của nhà nước dân túy; và do đó

chúng trở thành những mục tiêu tấn công trực tiếp. Điều này thường thấy ở các

nước châu Mỹ Latin giai đoạn 1940-1960, khi chủ nghĩa dân túy phát triển mạnh

mẽ lấn át và chèn ép sự phát triển của các tổ chức phát triển [111, tr.15].

Trong giai đoạn những năm 1950, các chính sách kinh tế quốc gia cùng với

chương trình xã hội cho người dân thường được xem là những công cụ cơ bản của

mô hình nhà nước dân túy. Vì thế, nhiều học giả ở giai đoạn đó thường coi các

chính sách chủ yếu của nhà nước dân túy là các chính sách hướng nội và theo chủ

nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, sau khi bị sụp đổ do sự thống trị quyền lực của quân đội ở

nhiều nước châu Mỹ Latin vào những năm 1960, 1970, mô hình nhà nước dân túy

phục hồi trở lại đi kèm những điều chỉnh nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế chính

trị mới ở khu vực và toàn cầu những năm 1980 và 1990. Những nhân tố này là điều

kiện ra đời mô hình nhà nước dân túy kiểu mới (neo-populist state). Các nước như

Brazil, Peru và sau đó là Đông Âu sử dụng mô hình chủ nghĩa dân túy cùng với việc

ban hành các chính sách kinh tế định hướng thị trường. Như vậy, chủ nghĩa dân túy

mới là sự kết hợp giữa nền chính trị dân túy và tự do hóa kinh tế nhằm thực hiện các

điều chỉnh kinh tế mà không gây ra sự bất ổn về kinh tế và chính trị.

Mô hình nhà nước dân túy là một trong những đặc điểm chủ đạo trong nền chính trị

của Philippines kể từ khi chế độ độc tài của Ferdinand Marcos bị lật đổ năm 1986.

Những người kế nhiệm luôn hiểu rõ nếu muốn trở thành người lãnh đạo đất nước các

chính sách đưa ra phải hướng tới người nghèo, giải quyết nghèo đói và công bằng xã

hội. Song phần lớn các cam kết của các Tổng thống đều không đạt được theo mục tiêu

đề ra và hệ quả của các chính sách kinh tế dân túy là các bất ổn kinh tế và chính trị.

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

30

2.2 Cơ sở thực tiễn của việc hoạch định chính sách kinh tế

2.2.1 Hoạch định chính sách kinh tế và tầm ảnh hưởng của Tổng thống ở

Philippines

2.2.1.1 Hoạch định chính sách kinh tế ở Philippines

Có nhiều cơ quan khác nhau của chính phủ tham gia vào quá trình hoạch định

chính sách như: Cơ quan Phát triển Kinh tế Quốc gia (NEDA) với các chính sách

kinh tế-xã hội, Uỷ ban An ninh Quốc gia (NSC) với các vấn đề về quốc phòng và an

ninh; Uỷ ban Tư pháp (LEDAC) với các chương trình nghị sự về pháp lý nói chung;

và cả các cơ quan cấp địa phương (LGU),... Mặc dù khác nhau về vai trò và mức độ

tham gia của các cơ quan này, song NEDA là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về

việc hoạch định chính sách phát triển của quốc gia.4 Cụ thể, NEDA có trách nhiệm

điều phối các hoạt động xây dựng chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển ở

các cấp và chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các các tư vấn chính sách cho

Tổng thống, Quốc hội và Cơ quan Hành pháp. Trước năm 2017, cơ cấu của NEDA

bao gồm: Hội đồng NEDA và Ban Thư ký. Trong đó, chủ tịch Hội đồng là Tổng

thống và các thành viên là lãnh đạo các Bộ ngành. Tuy nhiên, hiện nay Hội đồng

NEDA được tái cơ cấu thành Hội đồng NEDA ExCom với vị trí Chủ tịch là Tổng

thống và Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch kinh tế xã hội. Các thành viên bao

gồm: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nội các, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng

Ngân sách và Quản lý. Hội đồng NEDA ExCom có chức năng: (1) Xây dựng định

hướng chính sách và giải quyết các vấn đề chính sách liên quan tới một số cơ quan

hoặc lĩnh vực kinh tế xã hội cụ thể; (2) Đề xuất các kế hoạch và chương trình phát

triển thống nhất với các chủ trương chính sách được Tổng thống lựa chọn.

Ở giai đoạn hoạch định chính sách: Trước khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thổng

mới, NEDA đề xuất một Chương trình nghị sự cho các vấn đề phát triển ưu tiên

trong giai đoạn của Tổng thống đó. Các cơ quan chính phủ như Cơ quan Thống kê

quốc gia (NSO), Ủy ban Điều phối và Thống kê Quốc gia (NSCB), Viện Nghiên

cứu Phát triển Philippines (PIDS), và các cơ quan liên quan tham gia vào quá trình

thảo luận và đánh giá Chương trình nghị sự này. Sau khi thống nhất được Chương

4 NEDA được thành lập với vai trò điều phối chương trình và kế hoạch phát triển khu vực và quốc gia theo

Quyết định Tổng thống 1 (21/9/1972) và Sắc lệnh 230 (22/7/1987).

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

31

trình nghị sự tới bước thể chế hóa thông qua Kế hoạch Phát triển Philippines trung

hạn (MTPDP) và thường được Tổng thống công bố tại Thông điệp Quốc gia (State

of Nation Address-SONA) đầu tiên. MTPDP bao gồm các nội dung liên quan tới

các định hướng chính sách của chính quyền mới, bao gồm: các vấn đề chính sách

quốc gia, xóa đói giảm nghèo, các lĩnh vực trọng điểm: công nghệ thông tin, du

lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, cải cách ruộng đất, môi trường, giáo

dục, y tế, nhà ở và các chính sách đối ngoại... Dựa trên Chương trình nghị sự này,

Quốc hội cùng các cơ quan Lập pháp của chính phủ và các bên liên quan sẽ tiếp tục

thảo luận và đối thoại để cụ thể hóa các chính sách bằng các quy định pháp luật.

2.2.1.2 Tầm ảnh hưởng của Tổng thống đối với việc hoạch định và thực thi

chính sách

Theo Hiến pháp, Philippines là nền dân chủ đại nghị theo Tổng thống chế (hay

chế độ Tổng thống), trong đó Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước và vừa là

người đứng đầu chính phủ trong một hệ thống đa đảng [137]. Tổng thống cũng là

Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines. Vị trí và vai trò trung tâm của Tổng

thống có ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định và triển khai thực thi các chính sách

phát triển kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ, Tổng thống Philippines có quyền lực ở

cả ba lĩnh vực hành pháp, lập pháp và tư pháp – đây là sự khác biệt với các chế độ

quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, cộng hòa lưỡng tính và các chế độ chính trị

khác như chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về quyền lực hành pháp, Tổng thống có quyền lực quản lý đất nước cao nhất và

không phải chia sẻ quyền lực với bất cứ cơ quan nào hay cá nhân nào quyền lực, kể

cả Phó Tổng thống. Tổng thống Philippines có quyền lực lớn bởi vì Tổng thống

được bầu trực tiếp từ nhân dân thông qua bầu cử chứ không phải do Quốc hội bầu

hay tự phong hay do thừa kế truyền ngôi như một số nước khác. Tổng thống không

phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, các thành viên nội các của Tổng thống cũng

không phải là thành viên của Quốc hội và cũng không chịu trách nhiệm trước Quốc

hội mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Vì thế, Tổng thống có toàn quyền thi

hành chính sách, luật pháp được Quốc hội thông qua trên phạm vi toàn quốc. Bên

cạnh đó, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan chức cao cấp của cơ quan hành

pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp; nội các chỉ đóng vai trò cố vấn cho Tổng

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

32

thống và các Bộ trưởng đóng vai trò là những thư ký giúp việc cho Tổng thống ở từng

lĩnh vực cụ thể. Tổng thống đóng vai trò “nhạc trưởng” chỉ đạo và điều hành hoạt động

của tất cả các bộ và các cơ quan này nhằm tạo ra sự nhất quán trong hoạch định và thực

thi chính sách. Có thể thấy, Tổng thống Philippines có quyền lực tập trung hơn so với

thủ tướng của các nước cộng hòa đại nghị hay quân chủ lập hiến.

Về quyền lực lập pháp: Theo Hiến pháp Philippines, quyền lập pháp được trao

cho Quốc hội Philippines bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Tuy nhiên, Tổng thống

Philippines vẫn có quyền tác động đến quá trình lập pháp của Quốc hội, từ giai đoạn

đầu tiên đến khi dự luật có thể thành luật. Thông thường, khi Tổng thống mới lên

nhậm chức sẽ đưa ra các chủ trương, nghị trình phát triển thông qua Kế hoạch Phát

triển Trung hạn 6 năm (trùng với nhiệm kỳ của Tổng thống) và những định hướng

chính sách này được Quốc hội ưu tiên xem xét thảo luận trước. Tổng thống cũng có

quyền phủ quyết bất kỳ dự luật nào được Quốc hội thông qua trừ khi có hai phần ba

thành viên trong mỗi viện không đồng ý với quyết định của Tổng thống.

Về lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp quy định quyền tư pháp được trao cho Tòa án

Tối cao Philippines và các tòa án cấp thấp được thành lập theo luật. Tuy nhiên, tất

cả các Thẩm phán của Tòa án tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm. Hơn nữa, Tổng

thống có quyền đưa ra lệnh ân xá hoàn toàn hay có điều kiện cho bất kỳ ai, ngay cả

khi bị luận tội. Tổng thống cũng có quyền rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù

và giảm bớt tiền phạt do Tòa án áp dụng.

Như vậy, sự tập trung quyền lực này tạo nên một vị thế quan trọng của Tổng

thống trong chính phủ Philippines và vì thế có thể thấy tầm ảnh hưởng to lớn của

Tổng thống tới việc hoạch định và thực thi các chiến lược, chính sách phát triển của

quốc gia.

2.2.2 Chính sách phát triển kinh tế của Philippines trước KHTCCA và các

vấn đề đặt ra

2.2.2.1 Chính sách phát triển kinh tế ở những giai đoạn trước

- Giai đoạn những năm 1950: Chính sách tái thiết và phát triển công nghiệp

Trong giai đoạn này, chính quyền Tổng thống Manuel Roxas đề ra Kế hoạch

Phát triển 5 năm lần thứ nhất của Philippines (1949-1953) hay còn gọi là Kế hoạch

Cuaderno 1949. Kế hoạch Cuaderno được đưa ra trong bối cảnh đất nước vừa giành

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

33

được độc lập từ Mỹ năm 1946. Mục tiêu của chính sách trong giai đoạn này là cải

cách cơ cấu để đưa Philippines chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền

công nghiệp và ít bị phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Chính phủ sử dụng gói

ngân sách 1,7 tỷ Peso để đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

và công nghiệp, vận tải, truyền thông, nhà ở, khai thác mỏ,… Để thực thi Kế hoạch,

chính phủ đề xuất thiết lập cơ quan trung tâm để quản lý và điều phối các cơ quan

chính phủ [121].

Tiếp sau đó, chính phủ dưới thời Tổng thống Ramon Magsaysay đưa ra Chương

trình Phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1957-1961) với mục tiêu nâng cao chất lượng

cuộc sống cho người dân Philippines. Các mục tiêu cụ thể của Chương trình bao

gồm: Một là, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm mức 6%;

Hai là, giảm thiểu đáng kể tình trạng đói nghèo và thất nghiệp. Để thực hiện các

mục tiêu này, chính phủ đưa ra một số biện pháp như: (i) thiết lập chương trình xây

dựng năng lực trong lĩnh vực công nghiệp; (ii) xây dựng chính sách tiền tệ và tín

dụng hỗ trợ lớn hơn cho khu vực sản xuất tư nhân; (iii) thiết lập chính sách tỷ giá

hối đoái hiệu quả nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và đồng thời loại bỏ dần việc can

thiệp để tạo ra sự cạnh tranh tự do trên các thị trường; (iv) xây dựng chính sách thuế

quan nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ việc loại bỏ kiểm soát giao dịch ngoại hối;

(v) sử dụng chính sách tài khoá để bổ sung ngân sách nhà nước và tăng quy mô đầu

tư vào lĩnh vực sản xuất của khu vực tư nhân; (vi) thúc đẩy sản xuất theo hướng đa

dạng hoá và chính sách ổn định giá; (vii) điều chỉnh chính sách thương mại nhằm

mở rộng ra các thị trường nước ngoài; (viii) chính sách phát triển xã hội với mục

tiêu phát triển kĩ năng, công nghệ và nghiên cứu, y tế, giáo dục, lao động và cơ sở

hạ tầng dịch vụ công. Để triển khai Chương trình này, chính phủ sử dụng gói ngân

sách 2 tỷ Peso và kêu gọi thêm 3,5 tỷ Peso từ khu vực tư nhân. Trong Chương trình

này, chiến lược của chính phủ là tập trung ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân

phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (các ngành công

nghiệp thay thế nhập khẩu) [122].

- Giai đoạn những năm 1960: Phát triển kinh tế xã hội tổng hợp

Đầu những năm 1960, chính quyền Tổng thống Diosdado Macapagal đưa ra

Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội tổng hợp 5 năm (1961-1964). Mặc dù về cơ

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

34

bản, mục tiêu chính sách vẫn được duy trì từ giai đoạn trước, song một trong những

điểm quan trọng của chiến lược phát triển giai đoạn này là việc chính phủ loại bỏ sự

kiểm soát vào hoạt động giao dịch ngoại hối. Để thực hiện các mục tiêu chính sách,

chính phủ sử dụng nguồn vốn đầu tư hàng năm là 2,4 tỷ Peso và 12,053 tỷ Peso cho

cả giai đoạn với việc chủ yếu huy động từ nguồn tiết kiệm trong nước cùng với các

công cụ khác như các chính sách tiền tệ, tài khoá và thương mại [123]. Tuy nhiên,

việc bãi bỏ kiểm soát ngoại hối đã gây ra thiệt hại từ việc bảo hộ các ngành công

nghiệp trong nước và hệ quả là chính phủ đã phải tăng thuế.

- Giai đoạn những năm 1970 tới giữa những năm 1980: Chế độ Thiết quân luật

Ở giai đoạn đầu dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos, chính phủ lần đầu

tiên đưa ra Chương trình Phát triển 4 năm (1972-1975). Mặc dù mục tiêu chính

sách vẫn giống như các giai đoạn trước, song chính quyền Marcos đưa ra chủ

trương đánh giá và điều chỉnh khung khổ chính sách kinh tế theo hướng loại bỏ

bảo hộ và hướng tới tự do hoá [124]. Tuy nhiên, để tiếp tục nắm giữ quyền lực,

Marcos tiến hành Thiết quân luật (Martial Law) từ năm 1973-1986 và nền kinh

tế đã lại liên tiếp rơi vào khủng hoảng.

- Giai đoạn 1986-1992: Tạo lập nền tảng chính sách theo hướng tự do

Chính quyền Tổng thống Corazon Aquino đưa ra Kế hoạch Phát triển Trung hạn

(1987-1992) với việc lần đầu tiên đưa mục tiêu giảm nghèo đói vào chương trình

nghị sự cùng với các mục tiêu khác bao gồm: tạo thêm việc làm với năng suất cao

hơn, thúc đẩy công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở mức

6,8%. Để đạt được những mục tiêu này, chính quyền Aquino đề xuất hai chính sách

trọng tâm: (1) thúc đẩy tự do hoá kinh tế và (2) tạo cơ hội việc làm. Trong đó, chính

sách thúc đẩy tự do hoá gồm giảm thuế quan và loại bỏ các định kiến về vấn đề lao

động trong các luật. Chiến lược tạo việc làm được chính phủ Aquino tập trung vào

khu vực nông thôn qua việc đẩy nhanh cải cách ruộng đất trong lĩnh vực nông

nghiệp, mở rộng sản xuất nông nghiệp dựa vào lợi thế cạnh tranh. Chính phủ cho

rằng việc tập trung phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp tăng cầu của khu vực này

và từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và tăng cơ hội việc làm

trong ngành công nghiệp [127].

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

35

Chính phủ sử dụng các công cụ như ngân sách, hệ thống thuế, hệ thống tiền tệ, tín

dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái để thực hiện Kế hoạch. Trong đó, phần lớn ngân sách được

dành ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, nguồn nhân lực, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hoá gia

đình, nhà ở, dịch vụ xã hội và các tổ chức cộng đồng. Trong quá trình triển khai, chính

phủ đóng vai trò khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực tư nhân

được xác định đóng góp chủ lực vào quá trình phát triển kinh tế [127].

- Giai đoạn 1992-1998: Đẩy mạnh cải cách tự do

Trong giai đoạn này, chính quyền Tổng thống Fidel Ramos đưa ra Kế hoạch

Phát triển Trung hạn (1993-1998) với mục tiêu ưu tiên là phát triển con người. Các

mục tiêu cụ thể của Kế hoạch: (a) giảm chỉ số nghèo đói từ 39,2% năm 1991 xuống

còn khoảng 30% năm 1998; (b) tăng bình quân hàng năm khoảng 1,1 triệu việc làm

trong giai đoạn 1994-1998; (c) tăng trưởng GNP bình quân 5,7-7,4% và tăng trưởng

GDP bình quân từ 3,4-4,4% năm 1994 lên 8,1-9,8% năm 1998; (d) tỷ lệ lạm phát

giảm từ 9-10% năm 1994 xuống còn 4% năm 1998; (e) tốc độ tăng trưởng dân số

giảm từ 2,36% năm 1990 xuống dưới 2% năm 1998 [128].

Chính phủ đề ra chiến lược nhằm tiếp tục các chính sách tự do hoá, bãi bỏ các

quy định. Công cụ chính để đạt được mục tiêu là nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ khu

vực tư nhân, chỉ khoảng 6% là từ khu vực công. Các công cụ huy động vốn khác là

thuế, chi tiêu, vay trong nước và nước ngoài, cung tiền, ngoại thương và tỷ giá hối

đoái. Để triển khai, chính phủ cũng đưa ra các chương trình làm việc cụ thể trong

một số ngành như khoa học và công nghệ, phát triển và sản xuất các sản phẩm và

dịch vụ, các hoạt động R&D và mua sắm công nghệ,…[128]

2.2.2.2 Những hạn chế, bất cập trong chính sách kinh tế của Philippines trước

KHTCCA

Như trên đã đề cập, sau khi kết thúc giai đoạn độc tài của chính quyền Marcos,

chính quyền từ thời Tổng thống Corazon Aquino và Ramos chủ trương tiến hành

hàng loạt cải cách chính sách kinh tế theo hướng tự do, bãi bỏ các quy định và đẩy

mạnh quá trình tư nhân hóa. Những chính sách này giúp cho nền kinh tế Philippines

dần phục hồi và đóng góp vào tăng trưởng và giảm nghèo.5 Tuy nhiên, bên cạnh đó,

các chính sách kinh tế giai đoạn này cũng còn tồn tại hạn chế và bất cập sau:

5 Tăng trưởng GNP bình quân hàng năm đạt 4,9% trong giai đoạn 1993-1996 (tăng cao nhất ở mức 7,2% vào

năm 1996). Chỉ số nghèo đói đã giảm từ 39,9% năm 1991 xuống còn 32,1% năm 1997. Xem thêm: [129].

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

36

Thứ nhất, các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn chưa thể tạo dựng ổn định vĩ mô cho

tăng trưởng bền vững. Trong đó, các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vẫn

còn nhiều hạn chế và yếu kém dẫn tới việc Philippines thường xuyên rơi vào khủng

hoảng thâm hụt tài khóa, đồng Peso biến động mạnh, từ đó tác động tới tăng trưởng

kinh tế. Trong chính sách tiền tệ, cho tới cuối những năm 1980, NHTW (lúc đó là

Central Bank of Philippines) vẫn phải đảm nhiệm cả vấn đề thâm hụt tài khóa của

chính phủ nên thường xuyên rơi vào tình trạng thua lỗ lớn.6 Điều này buộc chính

quyền Ramos ban hành Luật NHTW năm 1993 với việc đổi tên thành Bangko

Sentral ng Pilipinas (BSP) và chức năng của BSP đã được điều chỉnh tập trung vào

mục tiêu then chốt là ổn định giá cả. Tuy nhiên, với việc cho phép tự do hóa dòng

vốn và giao dịch ngoại hối từ năm 1992, BSP gặp rất nhiều khó khăn trong kiểm

soát đồng thời hai mục tiêu cung tiền và tỷ giá hối đoái. Đến năm 1995, BSP điều

chỉnh chính sách tiền tệ theo khung khổ tỷ giá sang mục tiêu tổng cung tiền gắn với

mục tiêu lạm phát ở một mức độ nhất định. Mặc dù vậy, việc đồng Peso bị phá giá

khi KHTCCA xảy ra đã cho thấy những hạn chế của chính sách tiền tệ và đặt ra yêu

cầu cần điều chỉnh sang khung khổ chính sách tiền tệ mới sau khủng hoảng. Trong

chính sách tài khóa, mặc dù có sự điều chỉnh đáng kể từ giai đoạn Corazon Aquino

với việc đưa ra chương trình cải cách thuế toàn diện, đặc biệt là hệ thống VAT,

song hiệu quả thu thuế vẫn rất hạn chế dẫn tới vấn đề tài khóa thiếu ổn định và

thường xuyên rơi vào thâm hụt, đặc biệt cuối giai đoạn Tổng thống Ramos.7 Vấn đề

đặt ra đối với chính phủ Philippines sau KHTCCA là điều chỉnh các chính sách tiền

tệ và tài khóa sao cho hợp lý và hiệu quả để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó

6 Trong giai đoạn 1983-1993, BSP luôn trong tình trạng thâm hụt với việc thiệt hại hàng năm luôn ở mức trên

10 tỷ Peso, mức thiệt hại luôn cao hơn 15 lần so với thu nhập ròng của NHTW. Bên cạnh đó, BSP đã mất

khoảng 100 tỷ Peso trong việc đảm bảo tỷ giá cho các khoản vay khu vực tư nhân, trong đó phần lớn là các

công ty thân hữu với chính quyền Marcos. Xem thêm: [107, tr.102-103]. 7Trước KHTCCA, chính quyền Ramos đã khởi công 3 dự án cơ sở hạ tầng chính ở Metro Manila bao gồm:

hệ thống đường sắt hạng nhẹ, sửa chữa và mở rộng tuyến đường cao tốc Northern Luzon, đường cao tốc trên

cao. Bên cạnh đó, chính quyền Ramos cũng dành một lượng đáng kể ngân sách cho các chương trình xã hội

gồm có: (i) “Chương trình Lưới an sinh” nhằm hỗ trợ tín dụng và kỹ thuật phát triển sinh kế và cho người

nghèo; (ii) Chương trình Trợ cấp Lúa gạo nhằm cung cấp gạo với mức chi phí hợp lý cho người nghèo. ; (iii)

triển khai mạnh mẽ các chương trình an sinh xã hội như Hệ thống Bảo hiểm (GSIS) và Hệ thống an sinh xã

hội (SSS) cung cấp hỗ trợ cho các công nhân bị mất việc làm và thiết lập Ủy ban Quốc gia chống nghèo đói

nhằm giám sát các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Kết quả là, thâm hụt ngân sách tăng

nhanh chóng từ 7,8 tỷ Peso trong 8 tháng đầu năm 1997 lên 22,7 tỷ Peso cùng kỳ năm 1998. Nguồn: [129].

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

37

hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn, tránh lặp lại tình trạng tăng trưởng theo chu kỳ ở

những giai đoạn trước.

- Chính sách tài chính – ngân hàng chưa tạo ra những thay đổi căn bản trong

cấu trúc hệ thống tài chính. Trước KHTCCA, HTNH chiếm vị trí thống trị trong hệ

thống tài chính của Philippines. Xét về quy mô tài sản, tổng tài sản của HTNH

chiếm tới hơn 78% năm 1995 và đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp tín dụng

cho nền kinh tế [62]. Cơ cấu tài chính vẫn không thay đổi: các tập đoàn lớn mà

đứng đằng sau là các gia đình có thế lực sở hữu và kiểm soát các NHTM nhằm phục

vụ cho lợi ích của các tập đoàn này. Hệ quả là, các chính sách tự do hoá tài chính

tăng cường sức mạnh độc quyền của các tập đoàn này thông qua việc kiểm soát khả

năng tiếp cận tới nguồn vốn ngân hàng. Các rủi ro hệ thống liên quan tới lĩnh vực

ngân hàng là một trong những vấn đề lớn nhất của hệ thống tài chính Philippines

trước KHTCCA [129].

Trong khi đó, chính sách phát triển các thể chế tài chính phi ngân hàng (NBFI)

và thị trường vốn còn chưa được chú trọng.8 Tỷ trọng tài sản của khu vực NBFI

không những được cải thiện mà còn sụt giảm trước khủng hoảng (chỉ chiếm trên

21% tổng tài sản của hệ thống tài chính). Mặc dù thị trường vốn của Philippines

hình thành từ rất sớm song hoạt động của thị trường vốn thiếu hiệu quả và đóng góp

hạn chế vào hệ thống tài chính.9 Thị trường chứng khoán của Philippines (PSE)

cũng là một trong những thị trường thành lập sớm nhất ở châu Á.10 Quy mô của

PSE vẫn khá nhỏ với chỉ có 6 công ty niêm yết trên sàn PSE cho tới năm 1997.

8 Ngoài Ngân hàng trung ương (NHTW), khu vực ngân hàng của Philippines bao gồm 5 loại hình: (1) các

ngân hàng đa năng (NHĐN); (2) các NHTM (NHTM); (3) các ngân hàng tiết kiệm (NHTK); (4) các ngân

hàng nông thôn (NHNT); (5) các ngân hàng đặc biệt của chính phủ (NHĐBCP), gồm có Ngân hàng Quốc gia

Philippines - PNB, Ngân hàng Phát triển Philippines-DBP và Ngân hàng Đầu tư Hồi giáo Al-Amanah. Trong

khi đó, cơ cấu khu vực NBFI bao gồm: quỹ trợ cấp hưu trí, các công ty tài chính tư nhân, các công ty bảo

hiểm, các nhà đầu tư và công ty tài chính, các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán, các tổ chức tiết kiệm

phi ngân hàng. Nguồn: [62]. 9 Năm 1966, Philippines là nước đầu tiên ở châu Á phát hành Tín phiếu kho bạc và thành lập Hiệp hội các

nhà kinh doanh thị trường tiền tệ chính thức. Giai đoạn trước KHTCCA 1997-98, thị trường trái phiếu, đặc

biệt là trái phiếu chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất trong thị trường vốn. Mặc dù vậy, về cơ bản, hoạt

động của thị trường này vẫn phát triển yếu kém bởi sự hoạt động thiếu hiệu quả của thị trường đấu giá sơ cấp

trong khi thị trường thứ cấp chưa phát triển. Xem thêm: [62]. 10 Năm 1927, thị trường Chứng khoán Manila (MSE) ra đời; tiếp theo đó Thị trường Chứng khoán Makati

(1963). Sau đó, hai sàn chứng khoán này sát nhập thành Thị trường Chứng khoán Philippines (PSE) vào năm

1992. Xem thêm: [53].

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

38

Mặc dù ít chịu tác động từ cuộc KHTCCA hơn so với các quốc gia trong khu

vực như Thái Lan và Indonesia, song chính phủ Philippines cũng thấy rõ vấn đề cấp

bách trong việc điều chỉnh chính sách tài chính – ngân hàng, đặc biệt trong việc cải

thiện khung khổ pháp lý và giám sát hệ thống cũng như nâng cao tính hiệu quả của

các trung gian tài chính và tính ổn định để ứng phó với sự biến động của các dòng

vốn đầu cơ ngắn hạn. Vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng cần được đẩy mạnh. Ngoài

ra, việc hợp tác giám sát tài chính và tiền tệ trong khu vực cũng là vấn đề đặt ra nhằm

nâng cao khả năng đối phó với các cú sốc kinh tế ở trong nước và bên ngoài.

- Chính sách thương mại vẫn mang nặng tính bảo hộ làm suy giảm năng lực

cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế và các lĩnh vực khác của nền kinh tế

Từ đầu những năm 1980, cũng như các quốc gia trong khu vực, chính phủ

Philippines đã tiến hành chính sách tự do hóa thương mại với việc rỡ bỏ dần các

hàng rào thuế quan và phi thuế quan vào các mặt hàng. Đối với các hàng rào phi

thuế quan, việc dỡ bỏ được bắt đầu theo chương trình tự do hoá nhập khẩu giai đoạn

1986-1989 thông qua loại bỏ dần các hạn chế về nhập khẩu, đặc biệt là các thủ tục

quy định cấp phép nhập khẩu. Đến năm 1996, hầu hết các hàng rào phi thuế quan

được dỡ bỏ, ngoại trừ mặt hàng gạo. Các hạn chế cấm nhập khẩu và giấy phép nhập

khẩu chỉ được duy trì vì các lý do an ninh và sức khoẻ [181]. Trong khi đó, chính

phủ Philippines tiến hành loại dần hàng rào thuế quan thông qua các Chương trình

cải cách thuế quan (TRP). Khi KHTCCA xảy ra, Philippines đang thực hiện

Chương trình Cải cách thuế quan III (TRP III).11 Mục tiêu của chính phủ nhằm

hướng tới mức thuế quan thống nhất là 5% vào năm 2005. Tính đến lúc đó, mức

thuế quan danh nghĩa trung bình của Philippines giảm xuống từ 42% năm 1980

xuống còn 15,87% năm 1995 [147]. Một số ngành như: viễn thông, vận tải và chế

biến dầu đã bớt được bảo hộ so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, đó chỉ là mức bảo

11 Chương trình cải cách thuế giai đoạn I (TRP I): được khởi đầu từ năm 1982 nhằm giảm căn bản thuế quan

danh nghĩa trung bình và mức độ bảo hộ cao. TRP cũng đã rỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu cho 1332 dòng sản

phẩm vào giai đoạn 1986 -1989. Chương trình cải cách thuế giai đoạn II (TRP II): bắt đầu từ năm 1991. TRP

2 đã đưa ra một sắc luật thuế mới với việc thu hẹp phạm vi những dòng thuế chính xuống trong vòng từ 3-

30% và cho phép hạn ngạch định lượng thuế quan cho 153 sản phẩm nông nghiệp và cơ cấu lại thuế cho 48

loại hàng hóa. Với việc Philippines gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 1994, chính phủ đã

cam kết dỡ bỏ các rào cản nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm ngoại trừ gạo và thay vào

đó là đưa ra mức thuế quan cao. Số sản phẩm nông nghiệp được điều chỉnh đã giảm xuống còn 3% năm 1996

và hầu hết các hạn chế định lượng được rỡ bỏ năm 1998, ngoại trừ mặt hàng gạo.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

39

hộ hiệu quả trung bình tính trên tất cả các ngành. Một số ngành như nông nghiệp có

mức độ bảo hộ cao hơn nhiều so với các ngành khác, đặc biệt lĩnh vực chế biến thực

phẩm trong ngành nông nghiệp có mức bảo hộ rất cao.12 Hệ quả là, năng suất lao

động và năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp giảm xuống. Bên cạnh đó,

chính sách bảo hộ cao cũng làm suy giảm dòng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng công

cộng và dịch vụ hỗ trợ cho ngành. Hơn thế nữa, hàng rào bảo hộ mậu dịch này còn

hạn chế việc tiếp cận nguồn hàng nhập khẩu do bị đánh thuế cao cũng như làm tăng

giá của hàng hóa trong nước, đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu lên dẫn tới làm

giảm khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường thế giới và tác động tiêu cực tới

hoạt động xuất khẩu [129]. Ngoài ra, mức độ bảo hộ cao còn tác động gián tiếp tới

lĩnh vực du lịch vì giá cả tiêu dùng ở Philippines cao, không hấp dẫn khách du lịch.

Sự bất hợp lý trong chính sách tỷ giá và tín dụng cũng là một trong những nguyên

nhân tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế. Trước

KHTCCA, việc định giá quá cao đồng Peso làm ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu,

ngoại trừ hai ngành phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu đầu vào như thiết bị máy móc

vận tải và ngành điện tử [181]. Trong khi đó, sự tham gia của khu vực tư nhân vào

hoạt động kinh tế đối ngoại là rất hạn chế và luôn bị phân biệt đối xử so với các công

ty quốc doanh, đặc biệt trong giai đoạn chính quyền Marcos nắm quyền. Hầu như tất

cả các dự án đầu tư, các ưu đãi và hỗ trợ tập trung vào các tập đoàn, doanh nghiệp

quốc doanh trong khi hầu hết các dự án này không hiệu quả hoặc bị tham nhũng. Lợi

nhuận thu được trong các dự án có lãi rơi vào tay của một nhóm nhỏ có thế lực thao

túng nền kinh tế và chính trị Philippines [55]. Các chính sách tín dụng hầu như không

đến được với khu vực doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và

vì thế dẫn tới những yếu kém trong hoạt động kinh tế đối ngoại [181].

- Các chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều hạn chế và thiếu hiệu

quả. Mặc dù Philippines là một trong những nước đưa ra luật đầu tư nước ngoài

sớm nhất ở trong khu vực Đông Nam Á, song trước KHTCCA, tình hình thu hút

dòng vốn nước ngoài rất hạn chế khi so sánh với các quốc gia trong khu vực [62].

Trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Aquino và sau đó là Ramos, hàng loạt

12Năm 1995, mức độ bảo hộ của ngành nông nghiệp là 36% trong khi ngành chế tạo là 25%. Nguồn: [181]

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

40

chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư được đưa ra.13 Tuy nhiên, những chính sách này

vẫn còn thiếu rõ ràng và phức tạp về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, chính sách thu hút

FDI cũng có sự bất cân đối lớn. Trong khi ngành chế tạo được đầu tư và phát triển

rất sâu để có thể đa dạng hóa sản phẩm thì các lĩnh vực khác như sản xuất nông

nghiệp, thực phẩm chế biến,…lại không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu

tư. Hơn nữa, với khả năng quản lý yếu kém cùng với môi trường chính trị bất ổn

làm giảm hiệu quả của các khoản vay nợ và vì thế nợ nước ngoài ngày càng chồng

chất. Cũng chính vì những nguyên nhân này kết hợp với cơ sở hạ tầng yếu kém làm

hạn chế việc thu hút dòng vốn nước ngoài vào Philippines [39].

Bảng 2.1: Tỷ trọng FDI vào ASEAN, 1992-1997 (Đơn vị: %)

Quốc gia 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Trung

bình

Singapore 19 31 47 40 39 41 36,2

Malaysia 45 33 24 20 19 15 26,0

Thái Lan 18 12 7 9 9 15 22,7

Indonesia 15 13 11 21 25 22 17,8

Philippines 1 8 8 7 6 5 5,8

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn:[39]

- Chính sách phát triển ngành kinh tế bất hợp lý và thiếu ổn định dẫn tới sự

phát triển nhanh trong của ngành dịch vụ và tụt hậu trong lĩnh vực công nghiệp

và nông nghiệp

13 Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Corazon Aquino đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư mới. Ví

dụ như, Sắc lệnh số 63 có hiệu lực từ ngày 7/11/1986 quy định những nhà đầu tư từ 500 triệu USD trở lên có

thể được hưởng sự ưu đãi hơn về nơi cư trú, chuyển ngoại hối lợi nhuận về nước…Sau đó, chính phủ lại tăng

thêm các ưu đãi đối với các khoản đầu tư mới mà được Cục Đầu tư Philippines (BOI) phê chuẩn trong vòng

5 năm, như là: có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất,…Đến năm 1992, Tổng

thống Ramos ban hành và sửa đổi Luật FDI nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thu hút các nhà đầu tư

nước ngoài, bao gồm thực hiện một loạt các biện pháp theo đuổi Luật Đầu tư nước ngoài mà Aquino ban

hành như: tự do hóa đầu tư nước ngoài; dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài; Luật khuyến

khích đầu tư RA 5186; Luật khuyến khích xuất khẩu RA 6135; Luật điều chỉnh Hoạt động kinh doanh nước

ngoài RA 5455;… Năm 1992, chính phủ thông qua Luật Tự do Ngoại hối nhằm cho phép tự do hóa giao dịch

tiền tệ và mở rộng thời hạn cho thuê đất đai từ 50 năm lên 70 năm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp

theo đó, Luật Tự do hóa gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài được ban hành năm 1994. Nguồn:

[181].

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

41

So với các quốc gia ASEAN-5, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Philippines diễn

ra khá nhanh với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ ở thời điểm trước

KHTCCA. Cụ thể, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 41,6% năm 1987 lên 46,3% năm

1995. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ ở Philippines cao hơn nhiều so với các

nước ASEAN-5 khác trong cùng giai đoạn (thậm chí ngành dịch vụ của Thái Lan

còn bị sụt giảm). Điều này có được là do những cải cách trong lĩnh vực dịch vụ theo

hướng tự do hoá từ giai đoạn chính quyền bà Aquino.14

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của một số nước ASEAN trước KH (Đơn vị: %)

Indonesia Malaysia Thái Lan Philippines

Nông nghiệp

1987 23,3 20,0 15,7 24,0

1990 19,4 15,2 12,5 21,9

1995 17,1 12,9 11,2 21,6

Công nghiệp

1987 36,3 38,5 33,3 34,4

1990 39,1 42,2 37,2 34,5

1995 41,8 41,1 39,2 32,1

Dịch vụ

1987 40,4 41,5 51,0 41,6

1990 41,5 42,6 50,3 43,6

1995 41,1 45,6 49,6 46,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2001)

Mặc dù vậy, có thể thấy một nghịch lý rằng trong khi tỷ trọng lĩnh vực công

nghiệp trên GDP của hầu hết các quốc gia trong khu vực đều tăng do tiến hành công

nghiệp hoá và chuyển đổi kinh tế lĩnh vực công nghiệp của Philippines lại sụt giảm.

14 Cải cách đầu tiên bắt đầu với việc mở cửa lĩnh vực sản xuất điện năng vào năm 1987 với việc loại bỏ sự

độc quyền của Tập đoàn Điện lực Quốc gia, kêu gọi khu vực tư nhân đầu tư và tham gia vào hoạt động sản

xuất điện năng. Tiếp theo đó, chính quyền Ramos tiến hành cải cách tự do hóa trong lĩnh vực viễn thông và

thông tin liên lạc từ đầu những năm 1990. Sau đó, ngành vận tải hàng không cũng được bãi bỏ các qui định,

chấm dứt sự độc quyền của hãng Hàng không Quốc gia Philippines vào giữa những năm 1990. Cụ thể, các

rào cản về tuyến bay và tần suất bay nội địa và sự kiểm soát của chính phủ vào giá vé và phí đã được bãi bỏ.

Tiếp đó, ngành nước cũng được tư nhân hoá qua hình thức đấu thầu vào cuối những năm 1990. Xem thêm:

[45]

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

42

Tỷ trọng của ngành công nghiệp giảm từ 34,4% năm 1987 xuống còn 32,1% năm

1995, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực [62]. Ở giai đoạn này, năng

lực cạnh tranh của ngành sụt giảm do tập trung chủ yếu vào sản phẩm bán dẫn và

giá trị gia tăng thấp do chỉ tham gia được vào công đoạn lắp ráp cuối cùng và kiểm

định – các công đoạn dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh ở việc gia nhập ngành và

thay đổi công nghệ. Ngoài ra, chính sách phát triển ngành công nghiệp của

Philippines có nhiều bất cập vì thiếu sự nhất quán trong mục tiêu của chương trình

và sự phối hợp thực hiện giữa các các cơ quan quản lý.

Giai đoạn trước năm 1986, lĩnh vực nông nghiệp gần như bị bỏ rơi. Đến thời

Tổng thống Aquino và Ramos, các chính sách phát triển nông nghiệp được dần

được chú trọng hơn với việc đưa ra Chương trình Cải cách ruộng đất (CARP). Tuy

nhiên, trên thực tế, Chương trình CARP đã gặp rất nhiều khó khăn và cản trở trong

quá trình thực hiện, đặc biệt là do sự phản đối của giới địa chủ - những người họ

hàng của bà Aquino [7, tr.104]. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp chịu tác động

của trận hạn hán lịch sử do bị tác động bởi hiện tượng El Nino năm 1998 và

KHTCCA.

Bên cạnh những bất cập về chính sách, quá trình thực thi chính sách cũng có

những hạn chế. Về mặt khách quan, môi trường thực thi chính sách có nhiều rào

cản, khó khăn. Chính quyền Tổng thống Aquino và Ramos điều hành chính sách

trong bối cảnh phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng để lại dưới thời

độc tài Marcos, cùng với đó là bất ổn chính trị do nhiều có nhiều cuộc đảo chính và

sự chống đối chính sách của các nhóm lợi ích cũng như bị tác động nặng nề bởi

thiên tai. Về mặt chủ quan, việc thiếu hụt nguồn lực, yếu kém trong quản lý ngân

sách, đặc biệt là sự yếu kém về năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước ở cả cấp

TW và địa phương dẫn tới những hạn chế trong kết quả cải cách chính sách ở giai

đoạn này. Philippines xếp hạng thứ 46/49 về hiệu quả của chính phủ trong giải

quyết vấn đề liên quan tới tham nhũng. Trong khi đó, Chỉ số Cảm nhận tham nhũng

năm 1997 cũng xếp hạng Philippines là quốc gia có mức độ tham nhũng lớn thứ hai

ở Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia [129]. Nhiều vụ nhận hối lộ ở các cấp bị

phát hiện, song chỉ số ít được giải quyết ở tòa án. Ngoài ra, việc thiếu cơ chế đồng

thuận giữa các cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề chính

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

43

sách quan trọng như tư nhân hóa, việc làm, cải cách thuế và tài chính, tự do hóa

thương mại và đầu tư,... cũng là rào cản trong việc triển khai chính sách [130].

2.2.2.3 Bối cảnh và xu thế bên ngoài tác động tới chính sách kinh tế từ sau

KHTCCA đến nay

Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa: Đây là xu thế khách quan do sự

phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, đòi hỏi các nền kinh tế đang phát triển

phải điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế

nhằm tận dụng lợi thế tối đa trong việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, tiếp cận và

nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng kinh

tế đối ngoại,… Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng tạo ra những

thách thức to lớn đối với cải cách chính sách ở các quốc gia đang phát triển như

Philippines. Việc thực hiện tự do hoá nền kinh tế quá nhanh và thiếu chủ động dẫn

đến hậu quả to lớn. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho tính phụ thuộc của

nền kinh tế vào bên ngoài ngày càng lớn. Do vậy, tăng trưởng kinh tế chứa đựng rủi

ro và bất ổn khó lường do phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,

các dòng vốn đầu cơ ngắn hạn,… Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á là

minh chứng rõ ràng khi các nước này thực hiện các chính sách tự do hóa tài khoản

vốn quá nhanh mà thiếu các cải cách và khung khổ giám sát đi kèm dẫn tới hậu quả

rơi vào khủng hoảng nhanh chóng. Do vậy, các quốc gia đang phát triển như

Philippines phải có chính sách thực hiện mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc

tế một cách chủ động và từng bước vững chắc. Đặc biệt, các chính sách phát triển

kinh tế cần phải chú trọng đúng mức tới thị trường trong nước, coi đây là cơ sở tiên

quyết để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã

hội và phát triển bền vững, trong khi đó thực hiện đồng thời các chính sách nhằm

tận dụng nguồn lực bên ngoài. Trong giai đoạn từ sau KHTCCA đến nay, hầu hết

các chính quyền Tổng thống từ Estrada cho tới Aquino III đều chủ trương mở cửa

và hội nhập kinh tế qua việc tham gia vào thể chế song phương, đa phương và khu

vực. Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài được

đưa ra. Tuy nhiên, có thể nói các chính sách hướng tới việc cân bằng thị trường

trong nước với bên ngoài vẫn còn hạn chế và chỉ được đẩy mạnh ở giai đoạn cầm

quyền của Aquino III.

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

44

Thứ hai, cách mạng khoa học – công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế tri

thức: Cùng với xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ

và cũng như xu hướng sự chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng quan

trọng trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia. Đối

với các quốc gia đang phát triển như Philippines, điều này vừa tạo ra cơ hội lẫn

thách thức. Một mặt, nhờ các thành tựu khoa học công nghệ, các quốc gia kém phát

triển có thể đón bắt và tận dụng cơ hội để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bắt kịp với

các quốc gia phát triển. Mặt khác, xu hướng này cũng có thể làm gia tăng khoảng

cách phát triển giữa nhóm các nước phát triển có lợi thế vốn và công nghệ cao với

các nước đang phát triển như Philippines. Điều này buộc các nước kém phát triển

hơn phải tìm kiếm một phương thức phù hợp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có

thể rút ngắn con đường phát triển. Trong giai đoạn qua, chính phủ Philippines tiến

hành những cải cách chính sách mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ nhằm tận

dụng lợi thế so sánh về nguồn nhân lực dồi dào, sử dụng thành thạo tiếng Anh với

chi phí rẻ. Chính vì vậy, lĩnh vực dịch vụ cụ thể trong các ngành dịch vụ tài chính,

BPO, chăm sóc khách hàng của Philippines đạt thành tựu hết sức ấn tượng, luôn

đóng góp lớn hơn so với ngành công nghiệp và nông nghiệp trong tăng trưởng kinh

tế trong nhiều năm qua.

Gần đây, “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay còn được gọi là “Cách

mạng công nghiệp 4.0” được đề cập nhiều tới trong nhiều diễn đàn kinh tế toàn cầu

với việc nhấn mạnh xu hướng mới về tác động của sự phát triển của khoa học công

nghệ đối với các nền kinh tế. Theo đó, sự phát triển mạnh hơn về công nghệ thông

tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác

thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo,

tự động hóa, công nghệ sinh học,…sẽ có những tác động lớn tới việc hoạch định

chính sách phát triển kinh tế của Philippines và các quốc gia.

Thứ ba, tình hình kinh tế - chính trị thế giới diễn biến phức tạp và nhiều bất ổn.

Từ sau KHTCCA, nền kinh tế thế giới đã trải qua hàng loạt các bất ổn, ảnh hưởng

tới Philippines và nhiều quốc gia trong khu vực như KHTCTC, khủng hoảng nợ

công châu Âu,… Bên cạnh đó, diễn biến bất ổn về giá dầu, các yếu tố chính trị như

khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, hay tác động của biến đổi khí hậu,…cũng tác động

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

45

tiêu cực tới các nền kinh tế. Gần đây, xu hướng bảo hộ thương mại và chủ nghĩa

dân tộc gia tăng ở nhiều quốc gia và khu vực có thể gây ra những rào cản đối với nỗ

lực thúc đẩy tự do thương mại và ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới…

Để ứng phó với những tác động tiêu cực này, nhiều quốc gia trong đó có

Philippines đưa ra các chính sách tiền tệ linh hoạt thông qua cung tiền, lãi suất và tỷ

giá để điều tiết dòng vốn, tăng cường giám sát các thị trường tài chính, tiền tệ, đẩy

mạnh tái cơ cấu HTNH…cùng với chính sách tài khóa. Tuy nhiên, hiệu quả của các

chính sách này đòi hỏi thời gian cũng như gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách

nhiêm trọng.

Ngoài ra, các nước còn sử dụng một số chính sách khác như chính sách điều

hành giá, tăng hoặc giảm trợ cấp, chính sách về thương mại; đầu tư… Đặc biệt, biện

pháp tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng vào củng cố và thúc đẩy

phát triển thị trường trong nước được nhiều nước và Philippines sử dụng nhằm cân

bằng và giảm thiểu rủi ro trước các biến động của kinh tế thế giới.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

46

Chương 3

CHỦ TRƯƠNG, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

KINH TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á

3.1 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Joseph Estrada (1998-2001)

Joseph Ejercito Estrada sinh ngày 19 tháng 4 năm 1937 tại Manila, là Tổng

thống thứ 13 của Philippines, nhiệm kỳ 1998-2004. Mặc dù vậy, trên thực tế giai

đoạn cầm quyền của Estrada chỉ kéo dài chưa được một nửa nhiệm kỳ khi ông bị

cáo buộc liên quan tới tham nhũng và buộc phải từ chức vào ngày 20/01/2001.

Trong giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi của mình, Estrada đã đưa ra một số chính

sách nhằm ổn định nền kinh tế sau KHTCCA cùng với một số chính sách dân túy

hướng tới dân nghèo. Song do năng lực điều hành yếu kém cũng như việc sử dụng

quyền lực Tổng thống để trục lợi cá nhân của Estrada dẫn tới những hệ quả tiêu cực

cho nền kinh tế và chính quyền các tổng thống sau đó.

3.1.1 Chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế

Chính quyền Tổng thống Estrada đưa ra Kế hoạch Phát triển Trung hạn

Philippines 1999-2004 (MTPDP 1999-2004) với mục tiêu tổng thể là giảm đói

nghèo [129]. So sánh với chính quyền Ramos tầm nhìn phát triển dưới thời Estrada

có sự chú trọng tới khía cạnh phát triển công bằng, cụ thể trong việc giảm nghèo đói và

cải thiện phân phối thu nhập. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền Estrada chủ

trương tập trung vào 6 nội dung ưu tiên bao gồm: (1) Phát triển nông thôn, (2) Cung

cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh, (4) Phát triển cơ sở hạ

tầng bền vững, (5) Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, (6) Cải cách quản trị.

Thúc đẩy phát triển nông thôn: chính quyền Estrada đề xuất Chương trình Hiện

đại hóa toàn diện lĩnh vực nông nghiệp (AFMA), đặc biệt nhấn mạnh tới các chính

sách thu hút vốn và công nghệ trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp thay

vì chỉ tiến hành tái phân bổ ruộng đất thông qua các cải cách ruộng đất như ở giai

đoạn trước. Mục tiêu của chính phủ nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của lĩnh

vực nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo an ninh

lương thực.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

47

Cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản: chủ trương ưu tiên phân bổ nguồn lực phát

triển các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo, nhà ở,

phúc lợi xã hội và các chương trình an sinh xã hội khác.

Tăng năng lực cạnh tranh: Estrada chủ trương tiếp tục thực hiện các chính sách

tự do hóa và tư nhân hóa nhằm tạo ra sự cạnh tranh cho thị trường trong nước.

Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững: Cùng với cam kết bãi bỏ quy định và tư nhân

hóa, chính phủ chủ trương hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc cải thiện các dịch vụ

cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, nước, vận tải, viễn thông. Đặc biệt, chính quyền

Estrada chú trọng vào cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm tăng cường kết nối

các khu vực này tới thị trường hàng hóa, dịch vụ của cả nước và quốc tế.

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô: Các định hướng chính sách mà chính quyền

Estrada đề xuất bao gồm: (a) tăng cường công khai thông tin về các thị trường tài

chính và vốn; khả năng giám sát và các quy định pháp lý của các cơ quan liên quan

tới lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp; (b) chi tiêu chính phủ hợp lý và thực thi

nghiêm kỷ luật tài khóa; (c) đẩy mạnh HTNH; (d) thúc đẩy các chính sách nhằm

tăng tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế.

Cải cách quản trị: Chính phủ chủ trương đẩy mạnh vai trò các bên liên quan

như chính quyền trung ương, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự

trong việc thực hiện các chương trình, chính sách. Bên cạnh đó, khu vực công được

tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh phối hợp và chia sẻ trách nhiệm và nguồn lực giữa

chính quyền trung ương với các LGU. Ngoài ra, Estrada chủ trương đẩy mạnh các

hoạt động ngoại giao kinh tế cũng như đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng.

Mục tiêu xuyên sốt của chính sách kinh tế dưới thời Estrada là ổn định kinh tế vĩ

mô sau khủng hoảng và giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn. Cụ thể, mục tiêu tăng

trưởng kinh tế vĩ mô trong nhiệm kỳ của Estrada: tăng trưởng GNP bình quân 5,2-

5,6%; tăng trưởng GDP bình quân từ 4,7-5,3%; lạm phát giảm từ 8-9% năm 1999

xuống 4-5% năm 2004; tăng trưởng xuất khẩu bình quân 14,8-15,4% giai đoạn

1999-2004 và tăng trưởng nhập khẩu bình quân 15,9-16,8%; tổng thu ngân sách

tăng từ 16,6%/GNP năm 1999 lên 19,3% năm 2004; thu ngân sách từ thuế tăng từ

15,1% năm 1999 lên 18,4% năm 2004 [129].

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

48

3.1.2 Quan điểm lựa chọn chính sách

Chính quyền Tổng thống Estrada tiếp quản nền kinh tế trong bối cảnh

Philippines và các nền kinh tế trong khu vực vẫn đang chịu tác động tiêu cực từ

KHTCCA. Về kinh tế, tăng trưởng GNP của Philippines sụt giảm mạnh, từ mức

5,2% năm 1997 xuống còn 0,1% năm 1998 – mức tăng trưởng thấp nhất từ đầu

những năm 1990. Đồng Peso bị mất giá mạnh so với đồng USD, từ mức 30,5

Peso/USD tháng 8/1997 xuống mức 43.17 Peso/USD năm 1998 [62]. Cùng với đó,

do không đủ ngoại tệ và việc duy trì mức lãi suất cho vay quá cao khiến cho nền

kinh tế bị đình trệ sản xuất. Điều này tác động tới niềm tin của các nhà đầu tư nước

ngoài và hệ quả là thị trường chứng khoán Philippines bị sụt giảm mạnh. Từ tháng

7/1997 đến tháng 6/1998, thị trường mất đi 60% giá trị tính bằng đồng Peso. Cuộc

khủng hoảng cũng đã làm giảm mạnh khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Tỷ lệ lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng sụt giảm từ mức 16,34% năm 1996 xuống

chỉ còn 6,6% năm 1998. Tổng giá trị các khoản nợ xấu đã tăng lên từ 5,5% năm

1997 lên 7% năm 1998 [129]. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp bị tác động nặng

nề nhất do không chỉ có tác động của cuộc KHTCCA mà còn bị ảnh hưởng bởi trận

hạn hán kỷ lục năm 1998. Tương tự, ngành công nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể, đặc

biệt hai ngành tăng trưởng rất tốt trước khủng hoảng là ngành xây dựng và chế tạo

giảm mạnh do nhu cầu trong nước sụt giảm. Những ảnh hưởng về mặt kinh tế này

cũng kéo theo các tác động về mặt xã hội.

Trong bối cảnh này, chính quyền Estrada trước hết tập trung vào các chính sách

nhằm bình ổn nền kinh tế với việc việc thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng nhằm

mục tiêu ổn định giá cả. Estrada cũng chủ trương kế thừa chính sách tự do hóa của

người tiền nhiệm Ramos kết hợp với việc sử dụng các chính sách dân túy hướng tới

người nghèo ở khu vực nông thôn. Có thể nói, mặc dù vẫn còn một số hạn chế do

giai đoạn trước để lại, song khách quan mà nói có thể thấy Estrada lên nắm quyền

trong bối cảnh tương đối thuận lợi khi mà những chính sách tự do hóa kinh tế được

bắt đầu từ thời Corazon Aquino và đẩy mạnh dưới thời Ramos vẫn đang mang lại

những kết quả tích cực tới tổng thể nền kinh tế ở giai đoạn Estrada. Nhiều đánh giá

đồng tình rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Philippines ít chịu

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

49

ảnh hưởng hơn so với các nước trong khu vực là nhờ những chính sách cải cách,

đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính từ đầu những năm 1990 của chính

quyền Ramos. Điều này có ảnh hưởng lớn tới quyết định duy trì các cải cách tự do

hóa cũng như đề cao vai trò của nhà nước trong quá trình cải cách của Estrada.

Trong MTPDP 1999-2004, khu vực tư nhân được xác định giữ vai trò đầu tầu trong

tạo ra việc làm; trong khi đó vai trò của chính phủ tập trung vào “việc giảm thiểu

các rào cản cho việc gia nhập và thông tin méo mó…; thúc đẩy và tạo lập các điều

kiện cho các thị trường cạnh tranh…; thiết lập sân chơi cạnh tranh cho các hoạt

động kinh tế, cung cấp các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng thiết yếu và thực hiện

các chương trình và chính sách hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo” [129]. Giống như

người tiền nhiệm Ramos, Estrada đề xuất một số sửa đổi trong Hiến pháp 1987 với

việc chú trọng vào tự do hóa kinh tế nhằm rỡ bỏ rào cản trong sở hữu đất đai và tài

sản của người nước ngoài.

Trong suốt giai đoạn chiến dịch tranh cử cho tới khi lên nắm quyền và điều hành

đất nước, Estrada luôn thể hiện mình là nhà lãnh đạo mang đậm chất dân túy với

chủ trương chính sách hướng tới người nghèo. Tư tưởng lãnh đạo dân túy này xuất

phát từ xuất thân cũng như sự nổi tiếng của Estrada trước khi trở thành Tổng thống.

Từng có ý định nối nghiệp kỹ sư theo người cha khi theo học tại Học viện Công

nghệ Mapua, Estrada bỏ học giữa chừng và trở thành diễn viên đóng phim kể từ

năm 1957. Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Estrada.

Với việc tham gia hàng trăm bộ phim trong vai người anh hùng đứng lên bảo vệ

người dân nghèo, đấu tranh chống lại những chủ đất tham lam, băng nhóm tội ác,

cảnh sát và chính trị gia tham nhũng,... Estrada được đông đảo người dân nghèo ở

nông thôn hâm mộ và trở thành diễn viên điện ảnh và nhà sản xuất phim nổi tiếng

của Philippines ở những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX.15 Đây là những lợi thế to lớn

đối với Estrada để ông có thể tham gia vào sự nghiệp chính trị sau đó. Từ năm

1969, Estrada bắt đầu tham gia vào chính trị với vị trí Thị trưởng của thị trấn San

15 Estrada đã giành được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật

Philippines (FAMAS) như giải thưởng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất cho các phim Markang Rehas

(1962), Geron Busabos (1964), Ang Batang Quiapo (1965), Ito ang Pilipino (1966), Patria Adorada (1969),

Kumander Alibasbas (1981),…. Ngoài ra, Estrada cũng sản xuất hơn 70 bộ phim và đạt giải thưởng nhà sản

xuất phim xuất sắc năm 1983. Xem thêm: [82].

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

50

Juan nằm ở ngoại ô thủ đô Manila và giữ vị trí này trong vòng 16 năm đến năm

1986. Trong giai đoạn này, Estrada đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo

như cung cấp học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ chi phí mai táng

cho các gia đình nghèo, chia đất đai và cung cấp nhà ở miễn phí cho những người

lấn chiếm đất đai trái phép tự nguyện rời khỏi các khu ổ chuột trong thành phố và

cung cấp sinh kế cho những người dân có thu nhập thấp.16 Những đóng góp này tiếp

tục giúp Estrada trở thành Thượng Nghị sĩ giai đoạn 1987-1992 và Phó Tổng thống

Philippines dưới thời của Tổng thống Ramos nhiệm kỳ 1992-1998. Trong quá trình

vận động tranh cử Tổng thống năm 1998, Estrada thành lập phong trào Đấu tranh

của những người yêu nước với việc hướng tới tầng lớp dân nghèo và trung lưu.

Điều này thể hiện ở việc trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Estrada nhận

mình là nhà cải cách và đứng về phía người nghèo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử

bầu cử tổng thống ở Philippines mà đa số người thuộc tầng lớp trung lưu bỏ phiếu

dựa trên các vấn đề kinh tế - xã hội chứ không phải dựa trên nhóm sắc tộc hay khu

vực thông qua các liên minh bầu cử [116]. Điều này một lần nữa giúp Estrada giành

chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử, với tỉ lệ ủng hộ cao nhất trong các cuộc bầu

cử tổng thống từng có ở Philippines và trở thành một trong những vị tổng thống

nhận được sự ủng hộ cao nhất của dân chúng Philippines.17 Như vậy, có thể thấy

yếu tố cá nhân - sự nổi tiếng của diễn viên điện ảnh với hình ảnh luôn đấu tranh và

bảo vệ lẽ phải, cho người nghèo đưa Estrada trở thành Tổng thống.

Tư tưởng, triết lý dân túy của Estrada tiếp tục được đẩy mạnh khi ông lên nắm

quyền điều hành đất nước. Trong bài phát biểu nhậm chức diễn ra vào ngày

30/06/1998, Estrada tuyên bố bảo vệ lợi ích cho những người nghèo: “bình minh

của ngày mới đến với đại bộ phận dân chúng Philippines khi chính một người từ

tầng lớp này đứng lên lãnh đạo, dẫn dắt họ” [138]. Estrada nhấn mạnh ông muốn

16 Xem thêm: http://erap.ph/409/about-erap/erap-para-sa-mahirap/ truy cập 20/01/2017. 17 Quá trình tranh cử tổng thổng của Estrada đối diện với nhiều khó khăn và sự chống đối. Trước hết, đối thủ

lớn nhất của Estrada trong chạy đua vị trí Tổng thống là Jose de Venecia, Chủ tịch Hạ viện và là người được

Tổng thống Ramos ủng hộ. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn quyền lực ở Philippines chỉ trích và chống đối các

dự thảo mang tính chất dân túy của Estrada. Giáo hội Công giáo La mã Philippines cũng không ủng hộ

Estrada do ông có 4 người con với người phụ nữ khác. Tuy nhiên, Estrada nhận được sự ủng hộ của Imelda

Marcos, vợ góa của cựu chủ tịch Ferdinand Marcos và sau đó là thành viên của Quốc hội. Estrada giành được

40% số phiếu bầu, áp đảo so với đối thủ chính Venecia (chỉ được 15,9% phiếu). Xem thêm: [77, tr.33].

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

51

được mọi người dân Philippines nhớ đến vì đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm

nghèo cho hàng triệu người và “Đấu tranh chống nghèo đói không chỉ là một chính

sách mà còn là sự đam mê” (The war on poverty is not just a policy but a passion)

[138]. Có thể nói, chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành Tổng thống

Philippines của Estrada được xem là mở ra cơ hội trỗi dậy của mô hình nhà nước

dân túy ở Philippines [149]. Trong giai đoạn nắm quyền, Estrada đã xây dựng

Chương trình Chống nghèo đói với giá trị 25 tỷ Peso (0,5 tỷ USD) với mục tiêu đưa

10 triệu người dân Philippines thoát khỏi nghèo đói trong nhiệm kỳ của ông. Theo

đó, các chính sách dân túy của Estrada tập trung vào Chương trình hỗ trợ cho 100

hộ gia đình nghèo nhất ở mỗi thành phố và thị xã trên toàn quốc (có 1600 thành phố

và thị xã), đặc biệt tạo cơ hội việc làm cho các hộ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng

[109, tr.347-348]. Chính quyền Estrada cũng mở rộng chương trình Lưới an toàn

dưới thời Ramos thông qua chương trình trợ cấp lương thực và bổ sung thêm

chương trình việc làm công cộng. Đối với chương trình trợ cấp lương thực, chính

quyền Estrada đưa ra một số chương trình khác như Chương trình Tiếp cận hệ

thống bán lẻ cho người nghèo như chuỗi cửa hàng Sari-Sari, Chợ Cộng đồng

(Palengke and Bayan). Đối với chương trình việc làm công cộng, chính phủ Estrada

cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ ở khu vực nông thôn để tạo thêm

việc làm [109,tr.34]. Bên cạnh đó, chính quyền Estrada cũng triển khai chương trình

Linis Bayan nhằm cung cấp việc làm cho những người bị mất việc trong giai đoạn

khủng hoảng. Việc đưa ra hàng loạt chính sách dân túy của Estrada trong bối cảnh tài

chính quốc gia thiếu hụt để lại hậu quả nghiêm trọng về vấn đề tài khóa.

3.1.3 Một số chính sách kinh tế chính

Trong thời gian chưa đầy 3 năm cầm quyền của mình, chính quyền Estrada hầu

như chỉ có thể tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định lại nền kinh

tế sau KHTCCA, trong khi đó mặc dù một số chính sách cơ cấu cũng được đề xuất

song đã không thể triển khai trong thực tiễn.

3.1.3.1 Chính sách tiền tệ và tỷ giá

Để có thể đưa nền kinh tế ổn định lại sau KHTCCA, chính quyền Estrada chủ

trương tập trung vào chính sách tiền tệ nhằm giữ mức lạm phát trong nước thấp và

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

52

ổn định để hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng. Mục tiêu của Estrada là đưa lạm phát

giảm từ 8-9% năm 1999 xuống còn 4-5% vào năm 2004. Mức lãi suất chính sách

cũng phải đảm bảo “thống nhất với mục tiêu thúc đẩy tín dụng và đầu tư nhưng

không đánh đổi với mục tiêu ổn định giá cả” [129]. Theo đó, mức lãi suất sẽ dần

được thắt chặt lại khi mà các điều kiện thị trường được cải thiện sau khủng hoảng.

Mục tiêu đề ra của chính quyền Estrada là giảm lãi suất trái phiếu chính phủ dần từ

10,5-11,5% năm 1999 xuống còn 6,9-7,9% năm 2004 [129].

Về cơ bản, chính sách tiền tệ dưới thời Estrada không có sự thay đổi so với giai

đoạn Ramos với việc chú trọng vào mục tiêu tổng cung tiền và mục tiêu lạm phát ở

mức độ nhất định. Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá dưới thời

Estrada có nhiều khó khăn. Ngoài tác động của KHTCCA, hàng loạt tác động bên

ngoài khác như: giá dầu thế giới cao kỷ lục trong năm 2000 và việc FED thắt chặt

chính sách tiền tệ bắt đầu từ tháng 2/2000 đã có tác động mạnh tới đồng Peso cũng

như các đồng tiền khác trong khu vực. Trong giai đoạn 1999-2000, đồng Peso bị

mất giá 11,5% so với đồng USD, giao dịch bình quân ở mức 44,19Peso/USD năm

2000. Đặc biệt, đồng Peso mất giá kỷ lục vào ngày 31/10/2000 với mức giao dịch

51,68 Peso/USD [62]. Trong bối cảnh này, chính quyền Estrada tiến hành chính

sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát tình hình lạm phát trong khi vẫn đảm bảo

mức thanh khoản của nền kinh tế. Trong năm 2000, BSP phải tăng lãi suất chủ cơ

bản liên tiếp trong tháng 5, tháng 9 và tháng 10 với tổng cộng 625 điểm nhằm đối

phó với việc thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa các tài sản đồng Peso và đồng Đô la

Mỹ cũng như để giảm áp lực lạm phát do tác động từ việc giá dầu tăng và đồng

Peso mất giá [62]. BSP cũng tăng yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với nhu cầu và

tiết kiệm về đồng Peso của các ngân hàng.

3.1.2.2 Chính sách tài khóa

Chính quyền Estrada chủ trương xiết chặt kỷ luật tài khóa và cải cách hệ thống

thuế theo hướng hiệu quả và đơn giản. Mục tiêu của chính phủ là: (i) tăng nguồn thu

ngân sách từ 16,6%/GNP năm 1999 lên 19,3%/GNP năm 2004, trong đó thu ngân

sách từ thuế tăng từ 15,1%/GNP năm 1999 lên 18,4%/GNP năm 2004; (ii) giảm thâm

hụt ngân sách từ 68,4 tỷ Peso (2,2%/GNP) năm 1999 xuống còn 15,5 tỷ Peso

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

53

(0,4%/GNP) vào năm 2001, trở về mức cân bằng vào những năm sau đó và đạt thặng

dư 36,8 tỷ Peso (0,7%/GNP) vào năm 2004 [129]. Về phân bổ ngân sách, chính

quyền Estrada đặt ưu tiên chi tiêu vào các dịch vụ xã hội với tỷ lệ được duy trì ở mức

42,1% tổng ngân sách trong nhiệm kỳ. Ngân sách cho các dịch vụ kinh tế cũng được

cải thiện, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Cải cách thuế: Cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á sau

KHTCCA, chính quyền Estrada thực hiện chương trình kích cầu nhằm khuyến

khích tiêu dùng, đầu tư và sản xuất toàn xã hội. Chính phủ đề xuất các loại thuế ưu

đãi và trợ cấp như miễn trừ hoặc giảm thuế, hoàn thuế và các khoản bảo lãnh nhằm

tránh gây méo mó giá cả và nguồn lực. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả thu thuế,

chính phủ yêu cầu tăng trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các cơ quan

thuế. Đối với các nhóm khó truy thu thuế, chính phủ cũng tính đến việc đánh thuế

tiêu dùng thay vì thu nhập. Chính phủ cũng tiến hành một số biện pháp cải cách

hành chính khác như hệ thống hóa dữ liệu trên máy tính đối với một số thành phố

có nguồn thuế lớn,… Ngoài ra, các nguồn thu nhập thụ động và nguồn thu nhập từ

việc kinh doanh tự do cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Cải cách chi tiêu: chính quyền Estrada coi đây là công cụ quan trọng để thực

hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Vì thế, chủ trương của chính phủ là ưu tiên chi

ngân sách vào Chương trình AFMA nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tăng năng

suất lao động ở khu vực nông thôn. Để thực hiện chương trình này, chính phủ yêu

cầu các LGU tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo cơ chế chia sẻ

chi phí. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất một số cải cách trong quản lý chi tiêu

như thực hiện phân bổ ngân sách theo khung chi tiêu ngân sách trung hạn (3 năm)

cùng với việc giao thẩm quyền liên quan tới lĩnh vực tài chính cho người đứng đầu

cơ quan cùng với việc đẩy mạnh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình phân bổ

ngân sách. Để tiết kiệm ngân sách nhà nước, chính phủ cũng tiến hành tái cơ cấu bộ

máy chính phủ với việc hạn chế tuyển các vị trí mới và tinh gọn dần bộ máy. Ngoài

ra, trong quá trình tái cơ cấu, chính phủ cấm mở rộng thêm các cơ quan hay chương

trình mới. Việc phân bổ và sử dụng ngân sách ở cấp địa phương được giám sát chặt

chẽ hơn. Bên cạnh việc phân bổ 40% tổng thu ngân sách cho các LGU, chính phủ

khuyến khích các LGU huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân…

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

54

3.1.2.3 Chính sách tài chính – ngân hàng

Sau KHTCCA, cũng như nhiều nước khác trong khu vực, chính quyền Estrada

ưu tiên tập trung đưa ra một số biện pháp nhằm củng cố khung khổ giám sát và

pháp lý để ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng, trong đó bao gồm: (i) tăng hình

phạt đối với việc không tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý; (ii) cải thiện các cơ chế

giám sát ngân hàng; (iii) thông qua các tiêu chuẩn giám sát ngân hàng theo chuẩn

mực quốc tế; (iv) cải thiện các quy định về báo cáo và tính minh bạch của các ngân

hàng; (v) đẩy mạnh các chương trình nâng cao năng lực cho các chuyên gia và

thanh tra giám sát ngân hàng; (vi) thông qua các quy định tương tự đối với các

NBFI, thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh.

Về thực thi chính sách, ngay sau KHTCCA, BSP tăng cường các biện pháp thận

trọng như: tăng cơ sở vốn, thúc ép quá trình sáp nhập và mua lại của các ngân hàng

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống, đưa ra các quy định cao hơn và phân

loại các khoản vay chặt chẽ hơn.

Để cải thiện cơ sở vốn, BSP quy định tăng vốn tối thiểu từ 20-67% so với mức ở

giai đoạn cuối năm 1998 (mức độ tăng tùy thuộc loại ngân hàng) và đưa ra các hình

phạt tài chính và phi tài chính đối với việc không tuân thủ quy định về vốn tối thiểu.

Bên cạnh đó, BSP yêu cầu các ngân hàng thiết lập mức dự phòng rủi ro chung (2%)

và dự phòng rủi ro thêm đối với các khoản vay và các tài sản rủi ro khác. Ở thời

điểm 15/4/1999, tổng mức trích lập dự phòng rủi ro là 5% đối với các khoản vay

trên, 25% đối với các khoản vay không đủ tiêu chuẩn nhưng được đảm bảo, 25%

đối với các khoản vay không đủ tiêu chuẩn và không được đảm bảo, 50% đối với

các khoản nợ khó thu hồi, 100% đối với tổn thất cho vay [62]. Trước đó, các ngân

hàng không phải trích lập dự phòng cho hai khoản vay đầu tiên. Các ngân hàng

không tuân thủ sẽ bị phạt. BSP cũng đưa ra tiêu chuẩn chặt chẽ hơn đối với các

khoản vay quá hạn qua việc giảm thời gian vay nợ.

Chính quyền Estrada cũng thúc đẩy tiến hành sáp nhập và mua lại các ngân hàng

trong năm 1999. Vụ mua lại 72% tổng tài sản của NHTM Quốc tế Philippines

(PCIB) của Tập đoàn Ngân hàng Cổ phiếu (EBC) với giá trị 31,8 tỷ Peso được xem

là lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng ở thời điểm đó. Bên cạnh đó, chính phủ đã sáp

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

55

nhập 53 NHTM thành 4 ngân hàng chính và thu hút thêm các ngân hàng nước ngoài

nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh tốt hơn trong lĩnh vực

tài chính ngân hàng. Đồng thời, để tăng năng lực cạnh tranh trong hệ thống tài

chính, các cơ quan tiền tệ không can thiệp vào tỷ lệ lãi suất, dỡ bỏ các quy định cấm

mở các NHTM và nới lỏng các quy định đối với chi nhánh ngân hàng một cách

đáng kể. Do vậy, số lượng ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng tăng lên mạnh mẽ

trong vòng 5 năm. Những biện pháp này tạo động lực cho các ngân hàng phải đánh

giá lại lợi thế cạnh tranh và đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể. Trong năm

1999, BSP cũng đưa thêm một số cải cách trong lĩnh vực tài chính, trong đó đáng kể

nhất là yêu cầu công bố các báo cáo để tăng cường kỷ luật và tính minh bạch của thị

trường.18 Đối với các ngân hàng mới thành lập, BSP ban hành tiêu chí chặt chẽ hơn

cho việc cấp chứng nhận năng lực. Nhằm cải thiện chất lượng hoạt động quản lý

ngân hàng, BSP cũng được trao quyền lớn hơn khi mà việc tuyển chọn lãnh đạo

ngân hàng từ cấp phó chủ tịch trở lên cũng như quy định về quyền lợi và trách

nhiệm của Hội đồng Giám đốc và các lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng sẽ phải

được thông qua trước bởi BSP. BSP cũng sửa đổi hệ thống xếp hạng ngân hàng từ

CAMEL (mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, lợi nhuận và thanh

khoản) sang CAMELS (thêm yếu tố hệ thống). Các biện pháp giám sát gián tiếp các

ngân hàng cũng được thông qua như: áp đặt mức trần 20% trên tổng các khoản cho

vay đối với các ngân hàng liên quan tới lĩnh vực bất động sản, giảm giá trị khoản

vay từ 70% xuống 60% đối với lĩnh vực bất động sản.

Luật Ngân hàng chung sửa đổi (RA 8791) theo đề xuất của chính quyền Estrada

cũng thông qua và ban hành năm 2000 nhằm hài hoá hoá tiêu chuẩn trong lĩnh vực

ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và cải thiện quy định giám sát. Thông qua Luật

này, chính quyền Estrada khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia vào hệ

thống tài chính, đặc biệt các ngân hàng nước ngoài có thể mua lại 100% các ngân

hàng đang gặp khủng hoảng trong vòng 7 năm.

18 Nội dung cụ thể gồm: (i) yêu cầu các ngân hàng cung cấp các thông tin về tỷ lệ nợ xấu, loại tài sản và mức

trích lập dự phòng rủi ro cụ thể từng quý; (ii) mở rộng nội dung báo cáo hàng ngày về tỷ lệ cho vay và huy

động tiền gửi của các ngân hàng; (iii) các kiểm toán viên bên ngoài của các ngân hàng có nghĩa vụ báo cáo

BSP các nhân tố có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng để cải thiện chất lượng kiểm toán; (iv) xây dựng hệ

thống chứng nhận kiểm toán viên bên ngoài của các ngân hàng…Xem thêm: [62].

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

56

Ngoài ra, Estrada cũng đẩy mạnh chính sách tín dụng với ưu tiên phát triển cơ

sở hạ tầng nông thôn để hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp. Các khoản vay trong lĩnh

vực nông nghiệp cũng được phép kéo dài thời hạn trả nợ lên tới 5 năm. Các ngân

hàng hợp tác và tổ chức tài chính chính phủ và tư nhân hỗ trợ cho tăng trưởng ở khu

vực nông thôn. Năm 2000, chính quyền Estrada đưa ra chương trình tài chính vi mô

nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. BSP tập trung vào đẩy mạnh môi trường chính

sách pháp lý phù hợp, tập huấn và nâng cao năng lực thông qua một số chính sách

cụ thể sau:

- Cung cấp các khoản vay tài chính vi mô dưới 150 nghìn Peso cho cho các

lĩnh vực cơ bản, các hộ nghèo để phát triển kinh doanh (Thông tư số 272);

- Rỡ bỏ lệnh cấm cấp phép cho các NHTK và NHNT mới nhằm tăng cường sự

tham gia của các ngân hàng cung cấp tài chính vi mô (Thông tư số 273);

- Đưa ra quy định pháp lý cho việc thành lập các chi nhánh của các ngân hàng

cung cấp tài chính vi mô (Thông tư số 340, 365,369);

- Cung cấp trọng số rủi ro thấp hơn đối với danh mục cho vay tài chính vi mô

của các ngân hàng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển của các SME

(Thông tư số 364).

3.1.2.4 Chính sách phát triển ngành kinh tế

Dưới thời Estrada, phát triển nông nghiệp là chính sách ưu tiên hàng đầu nhằm thực

hiện mục tiêu tạo việc làm và giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn. Estrada chủ trương

đẩy mạnh AFMA ban hành năm 1997 dưới thời Ramos, cải cách ruộng đất và đa dạng

hóa các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn. Mục tiêu tăng trưởng bình quân trong

lĩnh vực nông nghiệp ở mức 2,6%-3,4% trong giai đoạn 1999-2004 [129].

Mặc dù chủ trương và mục tiêu tham vọng như vậy, song chính quyền Estrada

chỉ đưa ra được Sắc lệnh cấm chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục

đích công nghiệp hay xây dựng trong vòng 5 năm để đảm bảo hiện đại hóa nông

nghiệp và ngư nghiệp, tập trung đảm bảo an ninh lương thực và giảm đói nghèo vào

năm 1998 [6, tr.78]. Trong khi đó, việc thực hiện chính sách cải cách ruộng đất tiếp

tục chậm trễ. Đến năm 2000, tổng cộng mới có 753.407 ha các khu vực phát triển

nông nghiệp và ngư nghiệp chiến lược được xác định (Theo mục tiêu của Chương

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

57

trình Cải cách ruộng đất, chính quyền Estrada mới chỉ phân bổ được 67,5% nguồn

quỹ đất) và vẫn còn 2,62 triệu ha vẫn chưa được thực hiện theo CARP [130]. Điều

này xuất phát từ một số yếu tố như thiếu hụt nguồn tài chính. Năm 2000, nguồn

ngân sách chính phủ thông qua cho việc mua lại đất CARP chỉ là 600 triệu Peso

(bằng 10% so với yêu cầu đề ra). Sự thiếu hợp tác của các địa chủ trong việc bán

đất cho chính phủ cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình cải cách ruộng đất. Bên

cạnh đó, trong số 1,2 triệu ha đất thuộc chương trình CARP, có tới 858.745 ha hay

75% là đất thiếu tính pháp lý như không xác định rõ nguồn gốc hay không có giấy

tờ. Tình hình bất ổn ở một số khu vực như khu vực V (67 nghìn ha) và tỉnh Basilan

(3218 ha) cũng làm ảnh hưởng tới việc thực hiện CARP [181].

Các chính sách tự do hóa trong một số ngành và dịch vụ dưới thời Ramos tiếp

tục được chính quyền Estrada duy trì mà không có những điều chỉnh, cải cách lớn

hơn nào được đưa ra.

3.1.4 Một số thành tựu và hạn chế

Tính từ khi nhậm chức vào ngày 30/06/1998 cho tới khi bị buộc phải từ chức ở

thời điểm giữa nhiệm kỳ (01/2001), chính quyền Estrada điều hành nền kinh tế mới

được có 2,5 năm. Do thời gian cầm quyền quá ngắn ngủi nên chính quyền Estrada

không thể thực hiện các mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ. Một số chính sách mà

chính quyền của Estrada tiến hành vẫn còn dở dang. Tuy nhiên, có thể đưa ra một

số kết quả kinh tế trong giai đoạn chính quyền Estrada.

3.1.4.1 Thành công

Thứ nhất, mặc dù lên nắm quyền điều hành đất nước trong bối cảnh nền kinh tế

có nhiều khó khăn, đặc biệt chịu ảnh hưởng của cuộc KHTCCA, song các chính

sách kinh tế của chính quyền Estrada trong giai đoạn đầu đã đóng góp vào quá

trình phục hồi nền kinh tế và ổn định vĩ mô. Cụ thể, tăng trưởng GDP được cải thiện

nhanh chóng, đạt 3,4% năm 1999 và tăng lên 4% năm 2000. Thặng dư tài khoản

vãng lai tăng lên mức kỷ lục, đạt 9,5% GNP năm 1999 và tăng lên 11,8% năm

2000. Điều này làm tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia từ 27,3%/GNP năm 1999 lên

28,7%/GNP năm 2000. Bên cạnh đó, tổng dự trữ ngoại hối (GIR) của nền kinh tế

cũng tăng lên. Cụ thể, GIR đạt khoảng 15 tỷ USD trong năm 1999 và 2000, đủ trang

trải cho 4,4 – 4,5 tháng nhập khẩu [130].

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

58

Bên cạnh đó, với các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và kịp

thời của chính quyền Estrada mang lại kết quả tích cực. Lạm phát đã được kiểm

soát chặt chẽ và giảm từ 6,7% năm 1999 xuống còn 4,4% năm 2000, vượt cả mục

tiêu 5-6% của chính phủ đề ra, và cải thiện hơn nhiều so với mức 6,7% năm 1999

[130]. Ngoài việc điều hành thực thi chính sách tốt của các cơ quan tiền tệ thì điều

kiện thời tiết thuận lợi giúp phục hồi trong lĩnh vực nông nghiệp và giữ ổn định giá

cả các mặt hàng thiết yếu. Đến tháng 12/2000, trong bối cảnh áp lực lạm phát giảm

xuống cũng như thị trường ngoại hối tương đối ổn định, BSP giảm lãi suất cơ bản

với 150 điểm để thúc đẩy các hoạt động kinh tế [62].

Việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng trong giai đoạn ngay sau KHTCCA

của chính quyền Estrada giúp hệ thống tài chính của Philippines phục hồi nhanh

chóng so với các nước trong khu vực. Cuối năm 1998, tỷ lệ nợ xấu ở mức 11,01%

tổng các khoản cho vay của HTNH, giảm 49 điểm phần trăm so với thời điểm cuối

tháng 9 trước đó (11,5%) [62]. Mức vốn hóa của hệ thống tài chính tiếp tục được

mở rộng, đạt 484,465 tỷ Peso tháng 12/1998, tăng 3,02% so với tháng 6 trước đó và

tương ứng 16,18% tổng tài sản hệ thống.

Thứ hai, nhờ tiếp tục duy trì các chính sách tự do hóa của người tiền nhiệm

Ramos, xuất khẩu được tăng cường mặc dù chịu ảnh hưởng của KHTCCA. Đặc

biệt, xuất khẩu các mặt hàng điện tử và chất bán dẫn đã tăng nhanh chóng từ sau

khủng hoảng. Tỷ trọng xuất khẩu của hai mặt hàng này trên tổng giá trị xuất khẩu

tăng từ 34,3% năm 1997 lên 60% năm 2000.

3.1.4.2 Hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, sự yếu kém trong chính sách tài khóa của chính quyền Estrada tiếp

tục gây ra bất ổn. Tình hình tài khoá không những được giải quyết mà còn trở nên

trầm trọng hơn dưới thời Estrada. Thâm hụt tài khoá tăng từ mức 111,7 tỷ Peso năm

1999 và tăng lên 134,2 tỷ Peso năm 2000 [130]. Nguồn thu ngân sách thấp hơn so

với mục tiêu dự kiến. Tổng thu ngân sách chỉ ở mức 15,2%/GNP năm 1999 và thậm

chí còn giảm xuống mức 14,7%/GNP năm 2000. Nguồn thu từ thuế giảm xuống còn

13,7% năm 1999 và chỉ còn 13,2% năm 2000. Những yếu kém trong tài khoá đã

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

59

làm tăng nợ chính phủ lên mức 2,2 nghìn tỷ Peso năm 2000 (tương ứng với 65,3%

GDP) [130]. Như vậy, mặc dù quyết tâm cao trong đề xuất chính sách cải cách tài

khóa, song việc thực thi chính sách của chính quyền Estrada lại có nhiều yếu kém

và hạn chế. Nguồn thu ngân sách không đạt chỉ tiêu đề ra chủ yếu là do yếu kém

nguồn thu thuế từ một số lĩnh vực như ngân hàng và xây dựng. Hơn nữa, các chính

sách kinh tế dân túy của Estrada tập trung vào các dự án chống nghèo đói có ngân

sách quá lớn đã làm cho vấn đề thâm hụt tài khóa không được giải quyết mà ngày

càng trở nên trầm trọng hơn. Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới yếu kém trong thu

ngân sách là chính quyền Estrada đã chậm trễ trong việc đẩy mạnh các chương trình

tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước để có thể bổ sung vào ngân sách nhà nước. Như

vậy, có thể cho rằng sự thiếu năng lực trong quản lý tài khóa của chính quyền

Estrada là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chi tiêu vượt xa so với ngân sách dự kiến.

Hệ quả của việc yếu kém trong thực thi chính sách tài khóa dẫn tới nợ chính phủ

tăng lên và tạo ra áp lực tăng lãi suất và ảnh hưởng tới sự phục hồi của khu vực tư

nhân giai đoạn sau khủng hoảng.

Thứ hai, các chính sách tài chính – ngân hàng chưa giải quyết được các yếu

kém của hệ thống và vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mức nợ xấu của HTNH cũng

tiếp tục tăng lên trong khi các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong xoá

nợ ở ngân hàng do lãi suất ngày càng tăng và sự mất giá của đồng Peso trong hai

quý cuối năm 2000. Tính tới tháng 12/2000, mức nợ xấu của HTNH là 245,8 tỷ

Peso (tương ứng 15,1% so với tổng mức dư nợ cho vay của các NHTM ở thời điểm

đó). Tổng tài sản nợ xấu của các NHTM tăng lên 374 tỷ Peso (12,4% tổng tài sản)

[62]. Bên cạnh đó, chính quyền Estrada về cơ bản vẫn chưa giải quyết được các yếu

kém trong HTNH bao gồm: (a) hạn chế pháp lý trong việc đánh giá các khoản tiền

gửi liên quan tới rủi ro rửa tiền; (b) giám sát thiếu chặt chẽ các cơ quan tiền tệ trong

các hoạt động ngân hàng; (c) năng lực thực thi của các cơ quan hành pháp yếu kém

trong việc ngăn ngừa các hành vi trục lợi tài sản ngân hàng.

Hoạt động của thị trường vốn vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt là sự thiếu hụt các

công cụ nhằm cung cấp tài chính dài hạn cho khu vực doanh nghiệp. Các loại thuế

đánh vào các công cụ vốn thứ cấp cũng không khuyến khích sự phát triển của thị

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

60

trường. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiết kiệm thấp cho thấy yếu kém của lĩnh vực phi ngân

hàng trong thị trường vốn. Philippines tiếp tục là nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm thấp

nhất trong ASEAN [62].

Thứ ba, mặc dù được coi là ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của chính

quyền Estrada, song lĩnh vực nông nghiệp hầu như không có sự cải thiện. Tăng

trưởng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn thấp

[130]. Mặc dù là nước sản xuất gạo, song Philippines phải nhập khẩu gạo do sản

xuất không đủ nhu cầu. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình nông dân vẫn thấp và

không được đa dạng hóa. Điều này là do chính sách cải cách ruộng đất và hiện đại

hóa ngành nông nghiệp tiếp tục bị trì hoãn trong giai đoạn chính quyền Estrada.

Thứ tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gặp nhiều do khó khăn từ rào

cản chính sách. Mặc dù tăng trưởng của ngành chế tạo được phục hồi song năng lực

cạnh tranh của ngành bị ảnh hưởng bởi chỉ tập trung vào một số mặt hàng xuất

khẩu, các ngành sản xuất trong nước có năng suất lao động thấp, chi phí lao động và

giá điện tăng, sự chần chừ của các nhà sản xuất nội địa trong cải thiện năng lực

cạnh tranh và thiếu sự liên kết các ngành trong nước. Ngoài ra, tác động của lãi suất

cao cũng cản trở sự mở rộng ngành chế tạo ở cuối năm 2000. Lĩnh vực dịch vụ phục

hồi khá mạnh dưới thời Estrada nhờ nhu cầu dịch vụ viễn thông gia tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, dịch vụ tài chính vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề nợ xấu ngân

hàng. So với các nước ASEAN, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

của Philippines giai đoạn Estrada vẫn thấp hơn khá nhiều. Dưới thời Estrada, tăng

trưởng trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chịu ảnh hưởng tiêu cực do một

số yếu tố: (i) sự sụt giảm tăng trưởng của một số đối tác thương mại chính; (ii) tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á và (iii) các bất ổn kinh tế chính

trị trong nước. Những yếu kém cơ cấu trong cơ sở hạ tầng, quy định pháp lý làm

ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các ngành. Trong khi các SME chiếm tới

99% tổng số doanh nghiệp và thu hút 67% lực lượng lao động, song khu vực này

chỉ đóng góp 33% vào tổng sản lượng của nền kinh tế. Tiềm năng phát triển của các

SME vẫn bị hạn chế trong tiếp cận tín dụng, nguyên liệu và công nghệ cũng như

thiếu thông tin thị trường [130].

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

61

Bảng 3.1: Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở ASEAN,

1990-1999 (Đơn vị: %)

Công nghiệp Dịch vụ Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ

Indonesia 7,8 5,4 9,2

Thái Lan 6,7 5,5 9,4

Việt Nam 13,0 8,6 27,7

Myanmar 10,1 6,6 7,5

Philippines 3,4 3,9 9,6

Malaysia 9,4 7,6 11,0

Nguồn:[173]

Thứ năm, các chính sách kinh tế dưới thời Estrada chưa giải quyết được vấn đề

việc làm. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Estrada cải thiện được

phần nào tình trạng thất nghiệp và mất việc làm do tác động của KHTCCA và trận

hạn hán năm 1998. Số lao động được tuyển dụng tăng từ 0,7% năm 1998 lên 3,8%

năm 1999, vượt so với mục tiêu chính phủ đề ra (trong mức 2,8-3,2%) [130]. Ngành

nông nghiệp và dịch vụ đóng góp chính vào việc tạo việc làm cho nền kinh tế trong

giai đoạn này với tăng trưởng việc làm tương ứng là 6,3% và 3,5%, vượt mục tiêu

chính quyền Estrada ở mức 2,8-3,2%. Tuy nhiên, tổng số việc làm lại sụt giảm 1%

vào năm 2000. Điều đáng nói là mặc dù ngành công nghiệp tăng trưởng song lao

động trong ngành này lại giảm xuống. Số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa hay phải

cắt giảm lao động vẫn còn rất lớn trong giai đoạn cầm quyền của Estrada. Tỷ lệ thất

nghiệp tăng từ 10,1% năm 1998 lên 11,2% năm 2000, vượt qua mục tiêu mà chính

phủ Estrada đề ra trong năm 2000 (8,8-9,4%). Trong khi đó, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn

duy trì ở mức gần 22% [130]. Như vậy, các cam kết của chính quyền Estrada trong

tạo việc làm cho người dân bị thất bại. Chính quyền của ông vẫn chưa thay đổi được

các yếu kém cơ cấu để hấp thụ lượng lao động lớn hơn. Tăng trưởng việc làm trong

năm 1999 chủ yếu là do điều kiện thời tiết thuận lợi và các chính sách, chương trình

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

62

hỗ trợ của chính phủ chứ không phải nhờ vào sự tăng trưởng trong đầu tư và xuất

khẩu. Điều này làm cho kết quả mở rộng việc làm thiếu bền vững.

Thứ sáu, sự yếu kém trong năng lực điều hành và thực thi chính sách của chính

quyền Estrada cũng dẫn tới hạn chế trong kết quả của các chính sách kinh tế. Mặc

dù trở thành Tổng thống với sự ủng hộ rất lớn của người dân, song Estrada bị đánh

giá là “không đủ năng lực điều hành nền kinh tế, thiếu sự quyết tâm trong việc đẩy

mạnh cải cách, có khuynh hướng và tư tưởng thân hữu và phong cách lãnh đạo khác

thường [150,tr. 22]. Estrada bị cáo buộc sử dụng quyền lực cá nhân để can thiệp vào

các cơ quan chính phủ để xóa tội cho các tập đoàn, nhóm thân hữu. Ví dụ như

trường hợp của Dante Tan liên quan tới việc thao túng giá chứng khoán hay trường

hợp của Lucio Tan (nhà tài trợ lớn nhất cho chiến dịch tranh cử của Estrada) với các

cáo buộc gian luận thuế. Estrada cũng can thiệp vào một số thương vụ thâu tóm và

mua lại các doanh nghiệp lớn. Thông qua ảnh hưởng trực tiếp của mình hoặc qua

việc mua cổ phiếu bắt buộc qua quỹ hưu trí công, Estrada tạo điều kiện để thâu tóm

các doanh nghiệp tư nhân để thu lợi cho các nhóm thân hữu của mình hoặc để kiếm

các khoản hoa hồng từ việc bán cổ phiếu [55]. Đặc biệt, lời khai của các nhân viên

ngân hàng chứng kiến Estrada ký giả mạo tài khoản ngân hàng với tên khác [55,

tr.60]. Nhiều thương vụ mua lại bất động sản và các tài sản không rõ nguồn gốc khác

liên quan tới Estrada cũng không được làm sáng tỏ.

Bên cạnh đó, chương trình nghị sự chính sách của Estrada được xem là thiếu

định hướng rõ ràng vì có sự chia rẽ trong nội các. Đội ngũ cố vấn chính sách kinh tế

của Estrada phần lớn kiên trì theo đuổi triết lý tiếp tục các cải cách kinh tế theo

hướng tự do trong thương mại, chính sách công nghiệp, khung khổ pháp lý, mua

sắm công và lĩnh vực tài chính. Ngoài các giải pháp đối phó với tình hình thâm hụt

lớn hơn, chính quyền Estrada không có điều chỉnh lớn nào về định hướng chính

sách kinh tế.

Như vậy, mặc dù nền kinh tế mở và đa dạng hơn sau các cải cách tự do hóa, song

chính quyền Estrada không đem lại thành quả kinh tế như mục tiêu đề ra mà còn để

lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế do nạn chủ nghĩa thân hữu. Vào tháng

10/2000, 1 thống đốc địa phương cáo buộc Estrada nhận hối lộ 200 triệu Peso từ hệ

thống xổ số bất hợp pháp tên là Jueteng. Phe đối lập với Estrada cũng đệ trình đơn

khiếu nại luận tội với 4 tội danh: móc nối và tham nhũng, nhận hối lộ, vi phạm Hiến

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

63

pháp và phản bội lòng tin của người dân. Sau đó, phe đối lập thu thập được 115 chữ

ký (so với mức yêu cầu là 73 chữ ký) ở Hạ viện để luận tội tổng thống [72]. Các cuộc

biểu tình quy mô lớn nổ ra tại Manila để yêu cầu Estrada từ chức. Cuối cùng, Estrada

phải từ nhiệm chức vụ Tổng thống sau gần 3 năm cầm quyền.

3.2 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo (2001-2010)

Gloria Macapagal-Arroyo (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1947) là tổng thống thứ 14

của Philippines. Bà là nữ nguyên thủ quốc gia thứ hai sau Tổng thống Corazon

Aquino. Arroyo là con gái của cố Tổng thống Diosdado Pangan Macapagal (nhiệm

kỳ 1961-1965). Sau khi Estrada phải từ chức do cuộc cách mạng EDSA 219, Arroyo

trở thành tổng thống thứ 14 của Philippines vào ngày 20/1/2001 cho tới hết nhiệm kỳ

và tiếp tục chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2004-2010. Trong giai

đoạn cầm quyền, chính quyền Arroyo đưa ra một số cải cách chính sách đáng chú ý,

trong đó đặc biệt là chính sách tài khóa và tập trung đẩy mạnh chính sách phát triển

ngành dịch vụ như du lịch và công nghệ thông tin, góp phần tạo ra những chuyển

biến kinh tế đáng kể trong giai đoạn cầm quyền.

3.2.1 Chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế

Chính quyền Arroyo đưa ra Kế hoạch Phát triển giữa kỳ giai đoạn 2001-2004

ngay sau khi lên thay thế Estrada, song nội dung chính của Kế hoạch này về cơ bản

không có sự khác biệt nhiều so với Kế hoạch trước đó dưới thời Estrada. Sau khi lên

nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào năm 2004, chính quyền Arroyo đưa ra Kế hoạch Phát triển

Philippines Trung hạn 2004-2010 (MTPDP 2004-2010) với mục tiêu nhằm: (1) Tạo ra

10 triệu việc làm; (2) Xây dựng thêm trường học và các cơ sở vật chất cho học sinh và

cung cấp học bổng cho các học sinh nghèo; (3) Đảm bảo cân bằng ngân sách; (4) Thúc

đẩy quá trình phi tập trung hóa qua kết nối các mạng lưới giao thông và công nghệ

thông tin; (5) Cung cấp điện và nước tới tất cả các vùng trên cả nước; (6) hình thành

các khu vực trung tâm mới ở Luzon, Visayas và Mindanao; (7) Phát triển khu vực

Clark và Subic trở thành trung tâm dịch vụ và logistics tốt nhất ở khu vực; (8) Phát

triển hệ thống bầu cử tự động; (9) Thiết lập hòa bình và ổn định ở Mindanao và các

khu vực xung đột; (10) hài hòa dân tộc [131].

19 EDSA là bốn chữ cái đầu của Epifano de los Santos Avenue, một xa lộ thuộc Vùng đô thị Manila là địa

điểm chính diễn ra các cuộc biểu tình lật đổ Marcos-EDSA 1, Estrada- EDSA 2

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

64

Để đạt được những mục tiêu này, chính quyền Arroyo đưa ra chiến lược tăng

trưởng tập trung vào các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm ổn định

kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, Arroyo chủ trương tiến hành các chính sách nhằm cải

thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

(MSME), đầu tư cơ sở hạ tầng. Một số lĩnh vực ưu tiên đầu tư ở giai đoạn Arroyo

bao gồm: các ngành công nghiệp IT, BPO, du lịch, may mặc và thời trang, dịch vụ y

tế, chăm sóc sức khỏe, điện tử, ô tô, đóng tàu [131].

3.2.2 Quan điểm lựa chọn chính sách

Ngay khi lên nắm quyền, chính quyền Arroyo phải đối mặt với thách thức lớn ở

trong và ngoài nước. Ở trong nước, tình hình thâm hụt tài khóa trở nên trầm trọng

do hậu quả để lại của chính quyền Estrada. Bên cạnh đó, những người ủng hộ tổng

thống bị phế truất Estrada, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo ở các vùng nông thôn tiến

hành nhiều cuộc biểu tình để yêu cầu Arroyo từ chức và phóng thích cũng như phục

hồi chức vụ cho Estrada. Các cuộc biểu tình biến thành bạo động lớn và khiến nhiều

người bị thương (đây còn gọi là vụ EDSA 3). Sự bất ổn chính trị này có tác động

không nhỏ tới việc thực hiện các chính sách kinh tế của chính quyền Arroyo ngay

sau khi lên nắm quyền. Trong khi đó, những biến động về chính trị và kinh tế trên

thế giới cũng có tác động rất lớn vào nền kinh tế Philippines. Cụ thể là cuộc tấn

công khủng bố vào nước Mỹ diễn ra vào ngày 11/9/2001 làm cho nhu cầu của các

thị trường trên thế giới, đặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật giảm xuống tác

động tiêu cực tới thị trường xuất khẩu của Philippines cũng bị ảnh hưởng theo.20

Xuất khẩu giảm kéo theo cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng nề và buộc chính phủ

Philippines phải vay nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, vụ khủng bố ở Mỹ cũng làm cho

các thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán...bị tác động mạnh và làm cho gần

1300 doanh nghiệp nhà nước phải đóng cửa năm 2001.21 Bối cảnh này buộc chính

quyền Arroyo phải tập trung vào các biện pháp chính sách ổn định tăng trưởng kinh

tế ở giai đoạn đầu lên nắm quyền. Với nền tảng chuyên môn về kinh tế, Arroyo

20 Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của Philippines đã giảm 13,5% xuống còn 2,939 tỷ USD so với mức

3,398 tỷ USD cùng kỳ của năm 2000. Xem thêm: [6]. 21 Trên thị trường ngoại hối, đồng Peso bị phá giá với mức giá giảm mạnh so với mục tiêu chính phủ đề ra

trong khi trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán của Philippines đã giảm 33,67% vào tháng 10/2001.

Nguồn: [6].

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

65

quyết tâm đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng thông qua các cải cách theo

chủ nghĩa tự do mới trong những tháng đầu nhiệm kỳ của mình.22 Chính quyền của

bà chủ trương tiếp tục các cải cách chính sách định hướng thị trường. Bên cạnh đó,

để có thể giữ được quyền lực trong thể chế chính trị Philippines, Arroyo cũng áp

dụng tư tưởng chủ nghĩa dân túy của những người tiền nhiệm đó là việc xây dựng

hình ảnh mạnh mẽ, quyết liệt trong đấu tranh chống nghèo đói và bảo vệ lợi ích của

tầng lớp người nghèo. Kể từ sau vụ EDSA 3, Arroyo cũng trở nên quyết liệt và

cứng rắn hơn khi tuyên bố “sẽ nghiền nát” (“We will crush you”) với phe đối lập

[89, tr.14]. Tư tưởng dân túy của chính quyền Arroyo cũng được thể hiện rõ ràng

trong các tuyên bố và chính sách của bà. Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày

20/01/2001, Arroyo tuyên bố “sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói

trong vòng 1 thập kỷ” [139].

3.2.3 Một số chính sách kinh tế chính

3.2.3.1 Chính sách tài khóa

Trong giai đoạn đầu cầm quyền (2001-2004), Arroyo chưa giải quyết được vấn

đề thâm hụt tài khóa theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, mức thâm hụt ngân sách tăng lên

4,6% GDP, trong đó Tập đoàn Điện lực quốc gia (NPC), Cơ quan Vận tải Tàu điện

(LRTA) và Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) có mức thâm hụt ngân sách lớn

nhất. Thâm hụt ngân sách tăng dẫn tới nợ công tăng lên mức 137,5% GDP vào năm

2003 [131]. Do vậy, chính quyền Arroyo chủ trương đẩy mạnh cải cách thuế và

quản lý chi tiêu.

Đối với cải cách thuế, Arroyo tập trung tăng cường hiệu quả thu thuế qua: (a)

các giải pháp ngắn hạn nhằm cải thiện quản trị thuế; (b) các biện pháp trung hạn

nhằm tái cơ cấu hệ thống thuế; (c) các ưu đãi tài khoá hợp lý. Theo đó, chính quyền

Arroyo tiến hành điều chỉnh chính sách tài khóa thông qua hai Sắc lệnh quan trọng

liên quan tới thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng thuốc lá và chất có cồn

(RA 9334) và thuế VAT (RA 9337).

22 Trước khi quyết định tham gia vào hoạt động chính trị, Arroyo là giảng viên chuyên ngành kinh tế ở một

số trường đại học lớn như Đại học Philippines (University of the Philippines) và trường Ateneo de Manila

University trong giai đoạn 1977-1987. Trong giai đoạn này, bà đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ Kinh tế

tại Ateneo de Manila University năm 1978 và Tiến sỹ kinh tế của trường University of the Philippines

Diliman năm 1985.

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

66

- Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và chất cồn:

Kể từ khi chính phủ ban hành Sắc lệnh số 8240 (RA 8240) vào ngày 01/10/199623,

mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đánh vào các sản phẩm thuốc lá và chất có cồn

được tính toán dựa trên mức giá bán lẻ ròng của mỗi chi nhánh. Sắc lệnh 9334 (RA

9334) ban hành năm 2004 quy định tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các

sản phẩm thuốc lá trong mức từ 18% - 80% và mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào

các sản phẩm chứa cồn là 22% trong năm 2005.

- Cải cách Luật VAT: Vào tháng 4/2005, Quốc hội phê chuẩn đề xuất cải cách

thế VAT của chính quyền Arroyo thông qua Sắc lệnh số 9337 (RA 9337). Cụ thể,

Luật thuế VAT được cải cách theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng tác động, bao

gồm: các ngành năng lượng và điện, các sản phẩm dầu, các dịch vụ y tế và pháp lý,

các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm và cả các hoạt động mang tính

nghệ thuật. Bên cạnh đó, Luật này cũng đã chuyển đổi hệ thống thuế VAT của

Philippines từ VAT loại tiêu dùng (consumption – type VAT) sang thuế VAT loại

thu nhập (income – type VAT).24 Để giảm thiểu tác động vào người tiêu dùng, Luật

thuế VAT mới này đã giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng kerosene,

diesel và nhiên liệu. Bên cạnh đó, nó cũng xóa bỏ thuế thu nhập trong nhượng

quyền thương mại ở một số dịch vụ: phân phối năng lượng và dịch vụ các hãng

hàng không nội địa; rỡ bỏ thuế vận tải thông thường đối với vận chuyển trong nước;

và tăng thuế VAT đầu vào của các nhà chế biến sản phẩm nông nghiệp (như các

nhà chế biến mỳ, cá và đường) từ 1,5% lên mức 4%. Hơn nữa, thông qua RA 9337,

chính quyền Arroyo cũng tăng tạm thời mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32%

lên 35%,25 và nâng mức thuế của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân

hàng lên 7% (so với mức 5% trước đó). Tiếp đó, chính quyền Arroyo đã thông

qua điều chỉnh tăng mức thuế VAT từ 10% lên 12% vào tháng 1/2006.

Bên cạnh việc điều chỉnh hệ thống thuế, chính quyền Arroyo đẩy mạnh năng lực

quản trị của các cơ quan thu thuế. Một số điều chỉnh mang tính hành chính được

23 Pháp lệnh 8240 (RA 8240) đưa ra sự điều chỉnh từ việc đánh thuế dựa trên giá trị từng sản phẩm, dịch vụ

(còn được gọi là mức thuế ‘ad valorem’) sang việc đánh thuế theo một mức cụ thể. 24 Thuế VAT-loại tiêu dùng: loại thuế mà các nhà sản xuất được hoàn thuế cho việc đánh thuế vào các

nguyên liệu đầu vào của họ, bao gồm việc mua sắm các hàng hóa vốn. Thuế VAT-loại thu nhập: loại thuế mà

các nhà sản xuất được hoàn thuế cho các khoản thuế đánh vào tất cả các yếu tố đầu vào của họ nhưng mức

hoàn trả này được giới hạn chỉ cho một phần vốn khấu hao. 25 Luật thuế VAT mới quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tạm thời lên mức 35% và sau đó sẽ

được giảm xuống mức 30% bắt đầu vào năm 2009.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

67

chính phủ thực hiện như là: điều chỉnh trong thực hành quản lý, bao gồm việc xây

dựng các đơn vị đặc biệt cho việc thu thuế các đơn vị trả thuế lớn, áp dụng biện

pháp tin học hóa... Để tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả trong hệ

thống mua sắm chính phủ, chính quyền Arroyo ban hành Luật Cải cách mua sắm

chính phủ có hiệu lực tháng 1/2003. Theo đó, việc mua sắm chính phủ được tiến

hành thông qua Hệ thống Mua sắm điện tử. Bên cạnh đó, các cơ quan như Cục

Ngân sách Nội địa (BIR) ban hành quy trình và thủ tục liên quan đến việc đăng kí

nộp thuế và kiểm toán. Một số chương trình mà BIR thực hiện bao gồm: (i) Cải

thiện hệ thống đăng kí cho người nộp thuế bằng việc mở rộng đăng kí thuế; (ii) Sử

dụng thông tin của bên thứ ba từ các cơ quan khác để xác thực những thông tin của

người nộp thuế cung cấp. Danh sách các cơ quan này bao gồm: BSP, BOC, SEC và

các LGU,…; (iii) Mở rộng các hoạt động đăng kí và thanh toán điện tử để cải thiện

dịch vụ thu thuế và nâng cao tính thực thi cũng như tạo thuận lợi cho quá trình kiểm

toán; (iv) Thiết lập hệ thống kiểm toán dựa trên rủi ro; (v) Quy định các hỗ trợ công

nghệ thông tin đầy đủ cho BIR và BOC có thể đạt được các mục tiêu trên. Đồng

thời, BIR và BOC cũng bắt đầu thực hiện hai chương trình liên quan đến hành vi

trốn thuế và lậu thuế. Hai chương trình này được Bộ Tài chính khởi xướng nhằm

điều tra và truy tố các cá nhân và tổ chức trốn thuế và lậu thuế.

Đối với quản lý chi tiêu: Chính quyền Arroyo đưa ra một số biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả trong quản lý chi tiêu bao gồm: cải cách dịch vụ dân sự để tăng

cường tính hiệu quả và linh hoạt; tăng trách nhiệm cho các LGU,…Ngoài ra, chính

quyền Arroyo cũng đẩy mạnh quản lý các quỹ trợ cấp hưu trí thông qua một số giải

pháp đẩy mạnh tài chính bao gồm: tăng các khoản đóng góp, tăng cường tính thực

thi, cân đối các lợi ích và thận trọng hơn trong các chủ trương đầu tư nhằm tránh

gây thâm hụt cho khu vực công [131].

3.2.3.2 Chính sách tiền tệ và tỷ giá

Chính quyền Arroyo tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá thả nổi nhằm giảm sự biến

động tỷ giá và hạn chế đầu cơ. Một trong những điều chỉnh quan trọng trong chính

sách tiền tệ dưới thời Arroyo đó là việc chuyển sang thực hiện theo khung khổ lạm

phát mục tiêu (Inflation targeting framework). Chính quyền Arroyo thông qua BSP

đã thông qua khung khổ lạm phát mục tiêu nhằm ổn định giá cả và tạo môi trường

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

68

thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và cân bằng kể từ ngày 1/2002.26 Chính

sách tiền tệ trước đó được điều chỉnh từ mục tiêu tỷ giá hối đoái dưới thời Ramos

sang mục tiêu tổng cung tiền có gắn với mục tiêu lạm phát ở giai đoạn Estrada. Tuy

nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ của BSP trở nên phức tạp và khó khăn hơn

khi tự do hóa tài chính ngày càng gia tăng buộc BSP phải tập trung vào mục tiêu

lạm phát.

Chính sách tiền tệ này tập trung vào mức lạm phát thấp và ổn định. Theo đó,

DBCC cùng với BSP thiết lập các mục tiêu lạm phát hàng năm. BSP thông báo mục

tiêu lạm phát giai đoạn 2 năm tiếp theo để giúp các thành phần kinh tế có thể đưa ra

các kế hoạch, dự báo thị trường chắc chắn hơn. Đến năm 2006, chính quyền Arroyo

điều chỉnh khung khổ chính sách tiền tệ theo mức lạm phát mục tiêu cụ thể theo

biên độ rộng hơn nhằm giúp các cơ quan tiền tệ linh hoạt hơn trong việc ổn định giá

cả. Bên cạnh đó, chính phủ cũng ấn định mức lạm phát mục tiêu trung hạn nhằm cải

thiện khả năng dự báo lạm phát mang tính dài hạn hơn, tạo cơ sở chắc chắn hơn cho

các quyết định tiêu dùng và đầu tư [62].

Để đạt được lạm phát mục tiêu, BSP sử dụng một số công cụ chính sách tiền

tệ chính như lãi suất mua lại nghịch đảo (reverse repurchase - RRP) hoặc tỷ lệ đi

vay. Ngoài ra, một số công cụ chính sách tiền tệ khác cũng được sử dụng như:

công cụ TDF, ODF, OLF, yêu cầu dự trữ bắt buộc, chứng khoán của chính phủ

do BSP nắm giữ.

Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh KHTCTC năm 2008: Để ứng phó

với tác động của cuộc khủng hoảng, BSP tiến hành các biện pháp nới lỏng chính

sách tiền tệ và bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính song đồng thời cũng giám

sát chặt chẽ những biến động giá cả của nền kinh tế.

- Giảm lãi suất chính sách: BSP cắt giảm lãi suất lần lượt thành 5 đợt với tổng

cộng 200 điểm cơ bản trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 7/2009 [62]. Lãi

suất vay qua đêm giảm xuống 4%. Mục tiêu của BSP là thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế và hạn chế suy giảm các hoạt động kinh tế bằng cách giảm chi phí đi vay cho các

doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc giảm lãi suất của BSP làm giảm thiểu tác động

tiêu cực do suy thoái kinh tế mang lại cũng như cải thiện niềm tin của các nhà đầu

tư và người tiêu dùng.

26 Đạo luật Cộng hòa RA 7653

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

69

Bảng 3.2: Các mức cắt giảm lãi suất chính sách của BSP ở giai đoạn KHTCTC

Thời điểm Mức giảm (Điểm cơ bản)

18/12/2008 50

29/01/2009 50

05/03/2009 25

16/04/2009 25

28/05/2009 25

07/07/2009 25

Nguồn: [62]

- Các biện pháp tăng thanh khoản: BSP đã tiến hành một số biện pháp bơm đồng

USD để tăng thanh khoản của hệ thống tài chính và giúp các ngân hàng tránh tình

trạng thiếu hụt nguồn ngoại tệ. BSP sử dụng công cụ hợp đồng repo đồng USD để

tăng thanh khoản đồng USD trên thị trường ngoại hối và đảm bảo nguồn tín dụng

cho hoạt động nhập khẩu và các hoạt động khác. Ủy ban Tiền tệ (MB) sử dụng trái

phiếu ngoại tệ như là tài sản thế chấp cho các khoản vay. Bên cạnh các biện pháp

tái cấp vốn ngoại tệ, BSP cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác nhằm cung cấp

thanh khoản và tín dụng cho HTNH. Chẳng hạn, ngày 7/11/2008, BSP tăng ngân

sách tái chiết khấu từ 20 tỷ Peso lên 40 tỷ Peso. Ngày 14/11/2008, BSP giảm yêu

cầu dự trữ 2 điểm phần trăm. Sau đó, ngày 02/03/2009, BSP tiếp tục tăng ngân sách

tái chiết khẩu từ 40 tỷ Peso lên 60 tỷ Peso nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng

cung cấp các khoản cho vay tới khách hàng [62].

- BSP cũng đưa ra Quỹ Bảo đảm tín dụng ở nửa cuối năm 2008 để giúp các doanh

nghiệp SME tiếp cận tài chính mà không cần tài sản thế chấp với các ngân hàng.

- Để củng cố niềm tin trong HTNH, ngày 30/10/2008, MB cũng thông qua quy

định hướng dẫn tổ chức tài chính tiến hành phân loại lại các tài sản. Các tổ chức tài

chính được phép phân loại các nguồn đầu tư vào trái phiếu và tài sản. Bên cạnh đó,

mức bảo hiểm tiền gửi tối đa cũng được tăng từ 250 nghìn Peso lên 500 nghìn Peso.

Ngoài ra, BSP cũng tăng cường phối hợp với các bên nhằm ứng phó với

KHTCTC. Hiệp hội Ngân hàng Philippines thông qua một số biện pháp như cắt

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

70

giảm một nửa các khoản mua sắm trên thị trường ngoại hối từ mức 50 triệu USD

xuống 25 triệu USD để giảm áp lực cầu về đồng USD. Bên cạnh đó, BSP cũng sử

dụng các biện pháp truyền thông về các mục tiêu chính sách và các cam kết rằng

BSP đảm bảo thanh khoản của hệ thống tài chính và hỗ trợ tăng trưởng và ổn định

kinh tế cũng như neo kỳ vọng lạm phát đề ra để củng cố niềm tin của thị trường

thông qua tăng cường chia sẻ thông tin, thảo luận và hợp tác với ngân hàng trung

ương của các nước khác trong khu vực ở các diễn đàn, hội thảo…

Các biện pháp ứng phó của BSP mang lại hiệu quả. Giảm lãi suất thúc đẩy niềm

tin thị trường và người tiêu dùng trong phục hồi kinh tế. Năm 2009, tăng trưởng

GDP thực tế tăng 1,1%, lạm phát bình quân ở mức 3,2%, phù hợp mục tiêu chính

phủ đề ra (2,5-4,5%) [62]. Việc kiểm soát tốt lạm phát cũng đã giúp BSP giảm lãi

suất để hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất thị trường giảm xuống sau quyết định giảm lãi

suất của BSP, mức lãi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn (T-bill) giảm từ 5,4% năm

2008 xuống còn 4,2% năm 2009. Tăng trưởng thanh khoản được duy trì ổn định ở

mức 8,3% năm 2009 cho thấy nguồn tài chính đủ để hỗ trợ cho các nhu cầu tín dụng

của doanh nghiệp và hộ gia đình. Tỷ giá đồng Peso so với đồng USD cũng khá ổn

định. Đến ngày 29/12/2009, đồng Peso tăng khoảng 2,9% so với đồng USD. Cán cân

thanh toán thặng dư ở mức 5,3 tỷ USD năm 2009 nhờ cải thiện trong cán cân tài

khoản vãng lai. Điều này giúp tăng mức dự trữ quốc tế lên 44,2 tỷ USD năm 2009,

cao hơn 9 lần so với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ [62].

3.2.3.3 Chính sách tài chính – ngân hàng

Liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, chính quyền Arroyo tiếp tục đẩy mạnh giải

quyết vấn đề nợ xấu của HTNH thông qua thành lập các công ty quản lý tài sản

tư nhân. Trong đó, chính phủ đóng vai trò tạo môi trường thuận lợi cho các ngân

hàng giải quyết các khoản nợ xấu, bao gồm cải thiện quy tắc và thủ tục định giá

tài sản,…

Bên cạnh đó, chính phủ tăng cường sức mạnh pháp lý cho BSP trong xử lý các

rủi ro hệ thống liên quan tới hành vi rửa tiền: Các cơ quan giám sát của BSP bị hạn

chế trong xử lý rủi ro này do luật bảo mật các khoản tiền gửi ngân hàng. Để giải

quyết vấn đề này, chính quyền Arroyo đề xuất tăng quyền lực giám sát của BSP

thông việc ban hành Luật Ngân hàng TW mới với việc: (a) mở rộng năng lực giám

sát và thực thi của BSP qua việc tiến hành kiểm tra ít nhất 1 lần mỗi năm; (b) đưa ra

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

71

các tiêu chí chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng trong vấn đề thanh khoản và quản

chế; (c) gia tăng hình phạt đối với các ngân hàng vi phạm. BSP cũng nỗ lực chuyển

đổi các biện pháp giám sát dựa trên đánh giá rủi ro. Cụ thể, chính quyền Arroyo

thông qua Luật Chống rửa tiền ban hành năm 2001 và bổ sung sửa đổi năm 2003

cho phép giám sát hoạt động rửa tiền tốt hơn với việc hạ ngưỡng có thể giám sát từ

4 triệu Peso xuống 0,5 triệu Peso [62].

Năm 2003, Quốc hội thông qua Luật Cơ chế cho vay với mục tiêu đặc biệt

(Special Purpose Vehicle – SPV) nhằm cung cấp khung khổ pháp lý cho các ngân

hàng bán các tài sản không tạo ra thu nhập cho các bên thứ ba. Sau đó, Luật Chứng

khoán hóa được ban hành năm 2004 tiếp tục đẩy mạnh cho Luật SPV thông qua tạo

môi trường cho việc chứng khoán hóa như 1 công cụ tạo ra các nguồn tài chính dài

hạn để hỗ trợ các hoạt động kinh tế. BSP cũng cho phép các công ty tín dụng thành

lập Quỹ Tín dụng đầu tư đơn vị thay cho Quỹ Tín dụng chung trước đó (đây là loại

hình gần giống quỹ tương hỗ nhằm tập hợp các nhà đầu tư nhỏ thành nguồn quỹ lớn

để có thể tiếp cận các cơ hội lớn mà các nhà đầu tư đơn lẻ không thể tiếp cận).

Đồng thời, BSP phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo thời gian thực

(Real Time Gross Settelements System) bao gồm các thị trường cổ phiếu, trái phiếu,

tiền tệ và ngoại hối.

Chính quyền Arroyo cũng tiếp tục thúc đẩy phát triển các thị trường vốn thông

qua 1 số biện pháp: (a) loại bỏ các loại thuế nhằm khuyến khích sự phát triển của thị

trường; (b) phát triển và sử dụng các công cụ nợ và công cụ vốn mới. Trong đó, các

công cụ vốn mới là nguồn vốn dài hạn bổ sung các công cụ cho vay ngắn và trung

hạn của Ngân hàng; (c) khuyến khích sự tham gia thị trường lớn hơn nữa qua việc:

nới lỏng các yêu cầu về quốc tịch của người tham gia thị trường quỹ tương hỗ; các

công ty đầu tư được mua và bán chứng khoán bên ngoài Philippines và các công ty

đầu tư nước ngoài cũng được mua và bán chứng khoán ở Philippines.

3.2.3.4 Chính sách phát triển ngành kinh tế

Điều chỉnh chính sách phát triển ngành kinh tế dưới thời Tổng thống Arroyo tập

trung vào: (i) tăng sức cạnh tranh và đa dạng hóa của ngành nông nghiệp và ngư

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để tăng trưởng bền vững và năng lực cạnh

tranh tổng thể của nền kinh tế và từ đó đóng góp vào giảm nghèo và (ii) tập trung

phát triển một số ngành/lĩnh vực ưu tiên có lợi thế cạnh tranh và tạo nhiều việc làm,

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

72

đặc biệt là các ngành kinh doanh liên quan đến công nghệ thông tin như trung tâm

liên lạc, dịch vụ BPO, du lịch,… (iii) tăng cường hỗ trợ MSME [131].

Chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá: Chính quyền

Arroyo đặt ra một số mục tiêu cải cách ngành nông nghiệp bao gồm: (a) mở rộng

quy mô sản xuất; (b) tăng hiệu quả sản xuất và phân phối so với các nước trong khu

vực; (c) phân phối lại lợi ích thu được từ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, chính phủ

đề ra hai nội dung điều chỉnh chính: Thứ nhất, phát triển ít nhất 2 triệu ha đất cho

sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong giai đoạn 2004-2010 để tạo ra tối thiểu 2 triệu

việc làm (tương đương 1 việc làm/1 ha). Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ đề ra

các biện pháp thực hiện sau: (1) Thiết lập khung khổ và các cơ chế bao gồm các

hiệp định đối tác công tư để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang

sản xuất nông nghiệp hàng hoá: Xác định và ưu tiên dành 2 triệu ha đất cho hoạt

động sản xuất nông nghiệp hàng hoá; Nâng cao năng lực cho người nông dân để

hình thành và quản lý các hợp tác xã sản xuất, chế biến ở các quỹ đất sản xuất nông

nghiệp hàng hoá ưu tiên; Nâng cao năng lực cho các cán bộ từ cấp trung ương tới

địa phương, các phòng/nhóm công nghiệp, các hội nông dân, các thương lái, môi

giới,…; Tổ chức các chương trình quy mô lớn có sự tham gia của người dân về

thâm canh và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản, đặc biệt các loại có giá trị

cao; Chuyển đổi các quỹ đất nông nghiệp nhàn rỗi thành đất dành cho sản xuất nông

nghiệp hàng hoá để tận dụng tối đa các nguồn lực; Phát triển các chương trình phát

triển thị trường và đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp; Biến Mindanao thành

trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Philippines (đặc biệt là phát triển khu

vực sản xuất thực phẩm Halal) [131]. Thứ hai, chính quyền Arroyo cũng tập trung

hỗ trợ thông tin thị trường, tín dụng và xây dựng năng lực cho các hộ sản xuất nhằm

đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp so

với mức chung của khu vực. Bên cạnh đó, chính phủ khuyến khích tăng cường áp

dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các điều chỉnh nhằm tăng cường hiệu quả

hệ thống giao thông và hậu cần trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được đẩy mạnh.

Chính sách phát triển du lịch và các ngành ưu tiên có tiềm năng tăng trưởng cao

Chiến lược Du lịch Quốc gia

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

73

Trong Kế hoạch Phát triển giai đoạn 2004-2010, chính quyền Tổng thống

Arroyo xác định rõ ngành du lịch là một trong những ngành then chốt và ưu tiên

hàng đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Arroyo đưa ra chiến lược

tổng thể cho phát triển ngành du lịch thông qua Chiến lược Du lịch Quốc gia. Chiến

lược này tập trung vào các gói sản phẩm du lịch và đẩy mạnh xúc tiến các địa điểm du

lịch hấp dẫn như: Cebu/Bohol/Camiguin, Palawan, Manila, Davao, Baguio/Banaue và

Boracay,... Bên cạnh các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, chính phủ cũng tập

trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ở một số thị trường mục tiêu mới có tiềm năng bao

gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Hồng Kong,…[131].

Bên cạnh đó, Chính phủ Philippines đề ra kế hoạch xây dựng các Khu du lịch

Ưu tiên qua việc thiết lập các khu kinh tế du lịch ở các điểm du lịch ưu tiên để huy

động đầu tư; đồng thời hình thành Ban Quản lý Khu Kinh doanh Du lịch để quản lý

chiến lược và chính sách phát triển tổng thể. Ngoài ra, chính phủ cũng loại bỏ các

rào cản về thủ tục đối với các dòng vốn đầu tư và khách du lịch đến Philippines.

Chính quyền Arroyo chủ trương đẩy mạnh các chương trình du lịch sinh thái, du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm,…

Bên cạnh lĩnh vực du lịch, chính quyền Arroyo cũng tập trung vào một số lĩnh

vực ưu tiên có tiềm năng tăng trưởng cao nhằm mở rông cơ hội việc làm như ngành

dịch vụ công nghệ thông tin, ô tô, điện tử, khai thác mỏ, chăm sóc sức khỏe, đóng

tàu, may mặc thời trang; trang sức, nông nghiệp (thực phẩm). Bên cạnh việc cung

cấp các gói hỗ trợ đầu tư, chính quyền Arroyo cũng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào

các thị trường ưu tiên như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore.

3.2.4.5 Chính sách phát triển các doanh nghiệp MSME

Kể từ sau khủng hoảng tới nay, chính phủ cũng đã cung cấp một số các chương

trình hỗ trợ cho các SME. Theo Kế hoạch Phát triển Trung hạn 2004-2010, chính

phủ Philippines hỗ trợ tín dụng, công nghệ và quảng cáo cho 3 triệu doanh nghiệp

siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSME) qua chương trình “Big Brother – Small Brother”.

Một chương trình khác là “One Town-One Product” (OTOP) hỗ trợ tín dụng cho

các địa phương phát triển các sản phẩm mà mình có lợi thế cạnh tranh. Theo đó,

chính phủ phân bổ 1 triệu Peso (18.200 USD) cho các SME ở địa phương vay với

mức lãi suất tối đa là 10%/năm. Vào năm 2003, Công ty Tài chính và Bảo lãnh

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

74

Doanh nghiệp nhỏ (SBGFC)27 đã phát triển một chương trình cho vay có tên viết tắt

là Sulong để các SME có thể tiếp cận tốt hơn tới nguồn tín dụng. Chương trình này

là sự hợp tác giữa các thể chế tài chính của chính phủ như là Land Bank of the

Philippines, Ngân hàng Phát triển Philippines (DBP), Cơ quan Tín dụng Xuất –

Nhập khẩu Philippines, Quỹ Hỗ trợ Sinh kế Quốc gia...Mức lãi suất được cố định ở

mức 9%/ năm cho các khoản vay ngắn hạn, 11,25%/năm cho các khoản vay trung

hạn và 12,75%/năm cho các khoản vay dài hạn. Đây được coi là một chương trình

hiệu quả với hơn 35,3 tỷ Peso (tức là gần 640 triệu USD) đã hỗ trợ được 368 nghìn

SME kể từ năm 2003 [131].

Một số cơ quan chính phủ cũng tham gia vào hoạt động hỗ trợ các doanh

nghiệp. Với vai trò là cơ quan quan trọng nhất quản lý các SME, Bộ Công Thương

(DTI) đã thiết kế các chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của SME tới

thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, DTI cũng có các chương trình đào

tạo để cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết để các doanh nghiệp có thể cạnh

tranh được trên thị trường quốc tế. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tham gia vào

hỗ trợ công nghệ cho các SME thông qua Chương trình Nâng cấp Công nghệ cho

các Doanh nghiệp qua một số lĩnh vực như: i) đánh giá nhu cầu công nghệ; ii) đào

tạo kỹ thuật về các kỹ năng quản lý hệ thống; iii) tư vấn kĩ thuật;...Một số cơ quan

khác cũng tham gia vào cung cấp các dịch vụ thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm

hoặc công nghệ như là: Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm, Viện Phát triển

Công nghệ, Viện Xúc tiến và Ứng dụng Công nghệ,..

3.2.4.6 Chính sách thương mại và đầu tư

Chính quyền Arroyo tiếp tục cam kết đẩy mạnh chính sách tự do hóa thương

mại với việc tập trung vào các cải cách thuế quan. Theo đó, Chương trình cải cách

thuế thứ IV (TRP IV) được đưa ra vào năm 2001 nhằm điều chỉnh cơ cấu thuế quan

hướng tới mức chung từ 0-5% vào năm 2004, ngoại trừ một vài sản phẩm nông

nghiệp và chế tạo nhạy cảm [131]. Mục tiêu của TRP IV nhằm tăng năng lực cạnh

tranh và đơn giản hóa cơ cấu thuế quan. Tiếp sau đó, tháng 10 và tháng 12/2003,

chính phủ của tổng thống Arroyo đã ban hành các Sắc lệnh số 241 và 264 để điều

27Năm 1991, Chính phủ Philippines thông qua phần quan trọng nhất của luật về SME – Magta Carta. Đơn vị

này có vai trò hợp nhất tất cả các chương trình phát triển SME của chính phủ vào một khung khổ thể chế

duy nhất. Trong đó, SBGFC được thành lập để giải quyết các nhu cầu tài chính của SME.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

75

chỉnh cơ cấu thuế theo xuất xứ của các sản phẩm (cụ thể, mức thuế suất đối với các

sản phẩm được sản xuất tại địa phương được điều chỉnh tăng trong khi mức thuế đối

với các sản phẩm được sản xuất không từ địa phương được điều chỉnh thấp nhất có

thể). Điều này dẫn tới việc tăng thuế vào nhóm các sản phẩm nông nghiệp và chế

tạo. Tuy nhiên, trên thực tế giai đoạn cải cách thương mại dưới thời bà Arroyo chỉ

mang ý nghĩa hình thức mà không dẫn tới bất kỳ một sự cải thiện thực chất nào

trong thuế danh nghĩa trung bình và bảo hộ hiệu quả. Cũng thời điểm này, sự thất

bại của vòng đàm phán Doha cũng như những bế tắc trong quá trình đưa ra quyết

định của hầu hết các sáng kiến WTO đã dẫn tới một làn sóng FTA mới trong khu

vực và song phương. Vì thế, các biện pháp cắt giảm thuế quan từ năm 2004 được

thực hiện theo lịch trình CEPT. Philippines thực hiện đúng cam kết vào tháng

9/2009 về việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu ASEAN xuống 0% vào năm 2010,

ngoại trừ một số mặt hàng nhạy cảm.28 Chương trình công tác về tạo thuận lợi

thương mại cũng đã được xây dựng và đưa vào thực hiện.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

Chính quyền Arroyo cũng thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu với việc

đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và thị trường mới.29

Về chiến lược sản phẩm, chính quyền Arroyo chủ trương nâng cao chuỗi giá trị

của các sản phẩm. Sau KHTCCA, bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất

khẩu có thế mạnh như thiết bị điện tử, may mặc và các ngành dịch vụ thuê ngoài

công nghệ thông tin (IT-BPO), chính phủ Philippines cũng chú trọng vào việc đa

dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khôi phục lại các sản phẩm xuất khẩu

truyền thống ở giai đoạn trước.30

Về chiến lược thị trường, chính quyền Arroyo chủ động tham gia và tối đa hóa

lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, nhắm tới các thị trường mới nổi có mức

28Các mặt hàng nhạy cảm của Philippines bao gồm: thịt lợn, gia cầm, khoai lang, ngô, đường và gạo. Trong

đó, gạo là mặt hàng duy nhất nằm trong danh sách mặt hàng nhạy cảm cao. 29Theo Kế hoạch Phát triển Xuất khẩu giai đoạn 2015-17, chính phủ Philippines xác định định hướng phát

triển của lĩnh vực xuất khẩu, bao gồm: (1) đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu mới và thị trường mới; (2)

xác định và phát triển năng lực xuất khẩu của các sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường thế giới; (3) giải

quyết các nút thắt cản trở khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu; (4) thúc đẩy các hàng hóa và dịch vụ có tiềm

năng cạnh tranh. Xem thêm: PEDP 2015-2017. 30 Philippines đã có những điều chỉnh nhằm khôi phục lại các sản phẩm xuất khẩu truyền thống qua việc thúc

đẩy cơ cấu sản xuất nông nghiệp và dỡ bỏ các bảo hộ sản xuất. Theo đó, chính phủ đã ban hành đạo luật Hiện

đại hóa ngành nông nghiệp và ngư nghiệp AFMA (Agricultural and Fisheries Modenization Act) vào năm

1997.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

76

tăng trưởng cao và thu hút các công ty nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất sang

Philippines. Theo đó, bên cạnh phát triển các thị trường truyền thống như Mỹ, EU

và Nhật Bản, Arroyo chủ động theo đuổi chính sách đa dạng hóa quan hệ và đẩy

mạnh hợp tác với các nền kinh tế mới nổi [20]. Trong các thể chế tham gia, hợp tác

trong khu vực ASEAN được coi là ưu tiên số một của Philippines. Như đã nói ở

trên, từ năm 2004, hầu hết các biện pháp cắt giảm thuế quan được thực hiện theo

lịch trình và cam kết của Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ASEAN

(AFTA-CEPT) và sau đó là khuôn khổ ASEAN theo Hiệp định Thương mại hàng

hóa ASEAN (ATIGA)31. Bên cạnh đó, Philippines cũng tham gia vào các thể chế

hội nhập ASEAN +1, +3 và +6. Trong khuôn khổ ASEAN +1, Philippines đã tiến

hành tự do thương mại hàng hóa theo khuôn khổ của Hiệp định Thương mại hàng

hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) và ASEAN – Hàn Quốc (AKTIGA). Theo đó,

ACFTA được chính phủ phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 19/07/2005 và AKTIGA

được phê chuẩn vào ngày 17/07/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Tiếp đó,

Philippines phê chuẩn Hiệp định thiết lập FTA giữa ASEAN – Úc và New Zealand

vào ngày 21/10/2009 và thực hiện các cam kết thương mại hàng hóa với hai nước

này vào ngày 01/01/2010. Philippines cũng đã tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh

tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản vào ngày 24/12/2008 và thực hiện từ ngày

01/07/2010. Điểm đáng chú ý là, Philippines tiến hành ký kết hiệp định thương mại

song phương đầu tiên với Nhật Bản - Hiệp định Đối tác kinh tế Philippines – Nhật

Bản (PJEPA) vào ngày 08/10/200832. Chính phủ cũng phê chuẩn Hiệp định Thương

mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ vào ngày 27/04/2010 và có hiệu lực từ tháng

7/2011. Gần đây nhất, vào ngày 28/4/2016, Philippines ký kết hiệp định thương mại

tự do với các quốc gia thành viên của Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (EFTA)33.

Sự chuyển dịch chiến lược về mặt thị trường này của chính quyền Arroyo bắt

31Hiệp định ATIGA thay thế cho Hiệp định CEPT trước đây và nó hợp nhất tất cả các cam kết thuế quan hiện

hành và các thỏa thuận liên quan đến thương mại hàng hoá thành một Hiệp định duy nhất. Philippines đã phê

chuẩn hiệp định ATIGA vào ngày 11/08/2009 và nó có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng một năm 2010 theo Sắc

lệnh số 850. 32 PJEPA miễn thuế cho 80% các sản phẩm xuất khẩu từ Philippines đến Nhật Bản (khoảng 7476 sản phẩm

như thực phẩm, may mặc, nội thất, linh phụ kiện máy móc, điện tử, hóa chất,…. Nguồn: Department of

Trade and Investment. 33 EFTA bao gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

77

nguồn từ một số lý do sau. Thứ nhất, các thị trường mới nổi ở khu vực có nhu cầu

tiêu dùng rất lớn. Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do, trong đó quan trọng nhất

là các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực tác động tới sự dịch

chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ ba, việc Trung Quốc tham gia vào WTO làm

thay đổi to lớn cấu trúc mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, biến khu vực

châu Á – Thái Bình Dương trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng. Điều này

khiến Philippines phải điều chỉnh chiến lược thị trường hướng vào khu vực này, chủ

yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN [181].

Để thúc đẩy và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, chính quyền Arroyo

tiến hành các cải cách nhằm tự do hóa đầu tư, bãi bỏ các quy định và đẩy mạnh quá

trình tư nhân hóa. Chính phủ đưa ra Danh sách hạn chế Đầu tư nước ngoài thứ 5

(Sắc lệnh số 95 ban hành tháng 4/2002) nhằm thu hút người nước ngoài tham gia

vào các lĩnh vực chế tạo và sửa chữa liên quan đến quốc phòng. Tiếp đó, chính phủ

cũng cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tự do đầu tư vào Philippines với

một số điều kiện nhất định bao gồm: (i) nguồn vốn góp tối thiểu 2,5 triệu USD hoặc

vốn đầu tư tối thiểu cho một cửa hàng là 830 nghìn USD; hoặc (ii) tập trung vào các

sản phẩm cao cấp với mức vốn góp tối thiểu là 250 nghìn USD.

Chính quyền Arroyo tiếp tục sửa đổi và đưa ra Danh sách hạn chế Đầu tư nước

ngoài thứ 6 (Sắc lệnh số 389 ban hành tháng 30/11/2004 và có hiệu lực từ ngày

7/1/2005). Trong đó, chính quyền Arroyo điều chỉnh nội dung thứ 7 trong Danh

sách loại A về giới hạn sở hữu nước ngoài đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên

theo quy định Hiến pháp các luật cụ thể. Điều chỉnh thứ hai liên quan tới sở hữu đất

tư nhân hay Luật Công cụ cho vay với mục tiêu đặc biệt được bổ sung với quy định

giới hạn sở hữu nước ngoài là 40% đối với đất tư nhân (Chương XII, Khoản 7 Hiến

pháp Philippines). Chính quyền Arroyo không điều chỉnh Danh sách loại B (bao

gồm việc giới hạn sở hữu nước ngoài vì các lý do an ninh, quốc phòng,…). Từ năm

2002, chính quyền Arroyo cũng điều chỉnh Kế hoạch ưu tiên đầu tư hàng năm (IPP)

với việc thu hẹp lĩnh vực kinh tế ưu tiên để tăng tính tập trung và hiệu quả với mục

tiêu tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước ở cấp TW và địa phương [131].

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

78

3.2.4 Một số thành tựu và hạn chế

Arroyo là tổng thống đầu tiên có thời gian giữ chức vị lâu nhất kể từ sau khi chế

độ độc tài Marcos kết thúc. Như đã đề cập ở trên, trong vòng 10 năm (2001-2010),

chính quyền Arroyo có một số điều chỉnh, cải cách chính sách quan trọng nhằm

khắc phục những hệ quả do chính quyền Estrada để lại và tạo dựng nền tảng tăng

trưởng bền vững qua một số chính sách cơ cấu. Mặc dù vậy, chính sách kinh tế dưới

thời Arroyo vẫn chưa giải quyết được những yếu kém cố hữu ở các giai đoạn trước.

3.2.4.1 Thành công

Thứ nhất, những điều chỉnh, cải cách trong chính sách tiền tệ và tài khóa của

chính quyền Arroyo có đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô mặc dù môi trường

chính sách có nhiều khó khăn trong suốt thời gian cầm quyền. Trong giai đoạn đầu

nắm quyền, tình trạng thâm hụt tài khóa nghiêm trọng để lại từ chính quyền Estrada

cùng với các bất ổn chính trị, an ninh từ các nhóm ủng hộ Estrada có tác động

không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Trong khi đó, nền

kinh tế cũng đối mặt với một loạt thách thức từ các nhân tố bên ngoài như tình hình

căng thẳng về chính trị-an ninh sau vụ khủng bố ở Mỹ vào ngày 11/9, sự sụt giảm

tăng trưởng của ngành điện tử và công nghệ thông tin và giá dầu tiếp tục tăng. Mặc

dù vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cải thiện tốt hơn so với người tiền nhiệm Estrada

với tăng trưởng GNP bình quân giai đoạn 2001-2003 đạt 4,5% và tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân đạt 4% [62]. Tình hình lạm phát được kiểm soát tốt hơn nhờ Arroyo

đã tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ thận trọng theo khung khổ lạm phát mục tiêu.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát bắt đầu tăng lên từ năm 2004 khi giá dầu mỏ và các

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ở trên thế giới tăng lên trong bối cảnh tình hình bất

ổn chính trị ở Iraq và nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh. Lạm phát tăng từ 3% năm

2003 lên 4,8% năm 2004 [62]. Cùng với đó, chính quyền Arroyo cũng phải đối mặt

với một loạt thách thức từ bên ngoài kể từ sau khi tái đắc cử Tổng thống như giá dầu

mỏ tăng cao, nhu cầu thế giới về các mặt hàng điện tử giảm và đặc biệt KHTCTC.

Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của Philippines trong giai đoạn 2004-2010 về cơ bản

vẫn được cải thiện đáng kể (Bảng 3.3).

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

79

Bảng 3.3: Một số kết quả kinh tế vĩ mô giai đoạn Arroyo (Đơn vị: %)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GNP 6,9 5,4 5,4 7,5 6,4 4,0 7,2

GDP 6,4 5,0 5,3 7,1 3,7 1,1 7,3

Nông nghiệp 5,2 2,0 3,8 4,9 3,1 0,0 -0,5

Công nghiệp 5,2 3,8 4,5 6,8 4,9 -0,9 12,1

Dịch vụ 7,7 7,0 6,5 8,1 3,1 2,8 7,1

Tiêu dùng cá nhân 5,9 4,8 5,5 5,8 4,7 4,1 5,3

Tiêu dùng chính phủ 1,4 2,3 10,4 6,6 0,4 10,9 2,7

Xuất khẩu 15,0 4,8 13,4 5,5 -2,0 -13,4 25,6

Nhập khẩu 5,8 2,4 1,8 -4,1 0,8 -1,9 20,7

Tỷ lệ thất nghiệp 11,8 8,7 8,0 7,3 7,4 7,5 7,3

Tỷ lệ thiếu việc làm 17,6 21,0 22,6 20,1 19,3 19,1 18,7

Nguồn: [132]

Lĩnh vực tài khóa được cải thiện

Các cải cách trong chính sách tài khóa với việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt

đối với sản phẩm nước uống có cồn và thuốc lá và VAT đem lại những kết quả khá

tích cực. Trong giai đoạn 2004-2010, tổng thu ngân sách tăng đều qua các năm,

ngoại trừ năm 2009 do tác động của KHTCTC (Bảng 3.4). Các biện pháp tăng

cường hiệu quả thu thuế dưới thời Arroyo giúp cải thiện đáng kể nguồn thu từ thuế

và tiếp tục đóng góp lớn nhất vào tổng thu ngân sách của chính phủ. Trong đó,

nguồn thu ngân sách từ thuế tăng tương ứng, từ 604,9 tỷ Peso (12,5% GDP) năm 2004

lên 1049 tỷ Peso (14,2% GDP) năm 2008 [132]. Kết quả là, thâm hụt ngân sách giảm từ

3,9% GDP trong giai đoạn 2000-2004 xuống mức 2,7% GDP năm 2005, 1,1% GDP

năm 2006 và gần như trở lại trạng thái cân bằng với mức 0,2% GDP năm 2007. Ngoài

ra, sự cải thiện tình hình tài khóa của chính phủ, các tổ chức an sinh xã hội, chính quyền

địa phương giúp nguồn tài chính lĩnh vực công chuyển từ thâm hụt ở mức 235,9 tỷ Peso

(tương ứng với 5% GDP) năm 2004 sang thặng dư ở mức 21,3 tỷ Peso (tương ứng với

0,3% GDP) năm 2007 [132]. Điều này làm cho mức độ thâm hụt ngân sách trong giai

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

80

đoạn từ 2004 đến trước KHTCTC năm 2008 giảm đáng kể.

Bảng 3.4: Tình hình tài khoá giai đoạn Arroyo (Đơn vị: Triệu Peso)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng thu NS 706.718 816.159 979.638 1.136.560 1.202.905 1.123.211 1.207.926

Thu từ thuế 604.964 705.615 859.857 932.937 1.049.179 981.631 1.093.643

Tổng chi 893.776 962.938 1.044.429 1.149.001 1.271.022 1.421.743 1.522.384

Thặng

dư/thâm hụt -187.058 -146.779 -64.791 -12.441 -68.117 -298.532 -314.458

Nguồn: [132]

Chính sách tiền tệ thận trọng và tập trung vào mục tiêu lạm phát giúp ổn định

kinh tế vĩ mô mặc dù có tăng ở một số thời điểm do chịu áp lực bởi các cú sốc từ

phía cung. Chỉ số CPI của nền kinh tế dưới thời Arroyo có xu hướng giảm dần vào

giai đoạn cuối (3,8% năm 2010), đạt trung bình ở mức 5,6% giai đoạn 2004-2010.

Đặc biệt, lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 2,8% trong vòng 21 năm vào năm 2007 [62].

Trong khi đó, trước khi chuyển sang khung khổ lạm phát mục tiêu, mức lạm phát

bình quân giai đoạn 1995-2001 ở mức 6,9%. Mặc dù nhảy vọt lên mức 9,3% năm

2008 do cuộc KHTCTC khi giá cả hàng hóa thế giới tăng mạnh, song ngay sau đó

mức lạm phát được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2009 và 2010 với mức lạm phát

lần lượt là 3,2 và 3,8% [132]. Có thể thấy, chính sách tiền tệ theo khung khổ lạm

phát mục tiêu mang lại những kết quả đáng kể đối với ổn định giá cả kể từ khi

thông qua dưới thời Arroyo. Bên cạnh đó, việc điều hành này cũng đã giúp cho các

chủ thể kinh tế nắm bắt được mục tiêu chính sách của chính phủ và trên cơ sở này

có các kế hoạch, mục tiêu chắc chắn hơn, từ đó góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, các chính sách thúc đẩy sự phát triển của các ngành ưu tiên giúp cải

thiện cán cân thanh toán. Trong nhiệm kỳ thứ hai của Arroyo, tình hình cán cân

thanh toán tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Cụ thể, cán cân thanh toán bắt đầu

chuyển sang thặng dư từ năm 2005 ở mức 2,4 tỷ USD. Đến cuối nhiệm kỳ của

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

81

Arroyo, thặng dư cán cân thanh toán tăng lên 14,4 tỷ USD (tương ứng với 4,5%

GDP) năm 2010 [132]. Mức thặng dư này có được là nhờ sự tăng ổn định của

nguồn kiều hối, doanh thu từ xuất khẩu lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là ngành BPO) và

nguồn thu từ du lịch. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm là

6,5% trong giai đoạn 2004-2010 [132]. Trong đó, đóng góp của ngành du lịch bình

quân giai đoạn 2004-2009 là 6,12% GDP. Mặc dù chịu ảnh hưởng của KHTCTC

năm 2008, tình hình xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng 34,8% vào

năm 2010 khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi. Như vậy, có thể thấy những

chính sách phát triển các ngành ưu tiên phát huy hiệu quả thông qua cải thiện nguồn

thu từ hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu của Philippines dưới

thời Arroyo được cải thiện với việc đa dạng hóa hơn không còn phụ thuộc quá

nhiều vào một số thị trường lớn như giai đoạn trước. Ngoài các thị trường truyền

thống như Mỹ, EU và Nhật Bản, Philippines tiếp tục theo đuổi chính sách đa dạng

hóa quan hệ và đẩy mạnh hợp tác với các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn

Độ và các thị trường mới ở khu vực châu Á. Trong giai đoạn 2006-2010, thị trường

xuất khẩu hàng hóa chính của Philippines là khu vực Đông Á (chiếm tới 60% tổng

giá trị xuất khẩu), trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tới 23% - chiếm tỷ trọng

cao nhất, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 20%. Thị trường xuất khẩu lớn

thứ hai của Philippines là Mỹ với 19%, EU là 18% [132].

Sự cải thiện mạnh mẽ trong cán cân thanh toán quốc tế làm tăng nguồn dự trữ

ngoại hối và hỗ trợ chính quyền Arroyo xử lý vấn đề nợ nước ngoài cũng như đảm

bảo ổn định cho hoạt động nhập khẩu. Cụ thể, tỷ lệ nợ nước ngoài của Philippines

giảm mạnh từ mức là 63,3% GDP năm 2004 xuống còn 33,1% năm 2010 [62].

Đồng thời, chỉ số GIR tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2004-2010, từ mức 16,2 tỷ

USD năm 2004 lên mức 62,4 tỷ USD năm 2010. Tính tới cuối năm 2010, với mức

GIR như vậy có thể đảm bảo trang trải chi phí tương ứng với 10,3 tháng nhập khẩu

hàng hoá và dịch vụ [132]. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp chính quyền

Arroyo có thể ứng phó tốt hơn với các cú sốc bên ngoài.

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

82

Bảng 3.5: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô dưới thời Arroyo (Đơn vị: Tỷ USD)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tài khoản vãng lai 1,6 2,0 5,3 7,1 3,6 9,4 8,5

Cán cân HH & DV -7,5 -9,1 -6,6 -6,1 -11,7 -6,7 -8,4

Cán cân thu nhập -0,1 -0,3 -1,3 -0,9 0,1 -0,2 0,3

Các chuyển khoản 9,2 11,4 13,2 14,2 15,2 16,2 16,6

Tài khoản vốn 0,0 0,0 0,1 0,0 0,1 0,1 0,1

Cán cân thanh toán -0,3 2,4 3,8 8,6 0,1 6,4 14,4

Kiều hối 8,6 10,7 12,8 14,4 16,4 17,9 19,4

GIR 16,2 18,5 23,0 33,8 37,6 44,2 62,4

Nợ nước ngoài/GDP (%) 63,3 55,0 45,9 38,5 32,6 34,89 33,1

Nguồn: [132]

Thứ ba, các điều chỉnh cải cách chính sách tài chính –ngân hàng với việc chú

trọng củng cố khung khổ pháp lý và giám sát thận trọng và quản trị doanh nghiệp đã

giúp hệ thống tài chính tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đặc biệt giúp

Philippines tránh được các tác động tiêu cực của KHTCTC và nhanh chóng phục

hồi. Mức độ rủi ro của HTNH được cải thiện đáng kể trong giai đoạn Arroyo. Tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu của hệ thống luôn cao hơn mức tiêu chuẩn của BSP (10%) và

tiêu chuẩn quốc tế (8%). Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của HTNH cũng giảm mạnh

trong giai đoạn cầm quyền của Arroyo (Biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giai đoạn 2001-2009 (Đơn vị: %)

Nguồn: [132]

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

83

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ NPL và NPA (Đơn vị: %)

Nguồn: [132]

Thứ tư, chính sách kinh tế dưới thời Arroyo giúp cải thiện tình hình thu hút FDI.

Nếu không tính tác động của KHTCTC năm 2009, tổng các dự án đầu tư được phê

duyệt tăng đều trong suốt giai đoạn qua. Hai ngành chế tạo và điện tử được đầu tư

nhiều nhất, chiếm hơn một nửa giá trị tổng các dự án đầu tư được phê duyệt. Tiếp

theo đó là ngành tài chính, bất động sản và các dịch vụ tư nhân (chiếm tới 78% tổng

giá trị đầu tư). Trong giai đoạn 2004-2009, các dự án đầu tư trực tiếp tăng khoảng

7,8% [132]. Sau đó, dưới tác động của KHTCTC, dòng đầu tư đã giảm 32,3% trong

năm 2009 và tăng lại vào năm 2010. Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia đứng đầu về

các dự án FDI vào Philippines. Gần đây, các dự án FDI của Hà Lan, Anh và Hàn

Quốc cũng có xu hướng tăng lên. Một điểm đáng chú ý khác, hầu hết các dự án đầu

tư vào PEZA là ngành điện tử và bán dẫn.

3.2.4.2 Hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, mặc dù chính sách tài khóa có nhiều cải thiện tích cực, song vẫn chưa

thể tạo ra cơ cấu thu ngân sách ổn định để có thể ứng phó với các cú sốc bên ngoài.

Tỷ trọng đóng góp từ nguồn thuế tiêu thụ đặc biệt không có nhiều thay đổi dưới thời

Arroyo (21% năm 2004 và 22% năm 2009) [132]. Trong khi đó, nguồn thu ngân

sách ngoài thuế vẫn rất yếu kém. KHTCTC năm 2008 đã làm ảnh hưởng tới hoạt

động kinh doanh và buộc chính phủ ban hành một số biện pháp cắt giảm thuế trong

năm 2009 và 2010 và dẫn tới thu ngân sách giảm ngay lập tức. Cụ thể, thu ngân

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

84

sách giảm từ 16,2% GDP năm 2008 xuống còn 14,6% GDP năm 2009. Nguồn thu

từ thuế giảm xuống còn 12,8% GDP năm 2009 – mức thấp nhất trong khu vực ASEAN

(mức trung bình của ASEAN là 14,9% GDP). Thâm hụt ngân sách tăng lên 3,9% GDP

trong khi đó thâm hụt khu vực công là 3,3% GDP năm 2009 [132]. Một trong những

nguyên nhân đó là yếu kém trong vấn đề quản trị hoạt động của các GOCC.

Thứ hai, chính sách thương mại vẫn chưa tạo ra cơ cấu xuất khẩu hợp lý mà vẫn

phụ thuộc rất lớn vào các ngành chế tạo với ba nhóm ngành chính: đồ điện tử, may

mặc và thiết bị máy móc. Số lượng mặt hàng xuất khẩu và chỉ số đa dạng hoá không

có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đây (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Một số chỉ số liên quan tới lĩnh vực xuất khẩu

1998 2005 2010

Số sản phẩm XK 223 227 226

Chỉ số tập trung 0.420 0.356 0.313

Chỉ số đa dạng hoá 0.628 0.620 0.602

Nguồn: [181]

Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị gia tăng của một số ngành chính (Đơn vị: %)

1991-2000 2001-2011

Nông nghiệp 20,8 13,0

Công nghiệp 34,1 32,7

Khai thác mỏ 1,3 1,0

Chế tạo 24,3 23,2

Xây dựng 5,5 5,0

Điện, khí gas và nước 3,0 3,6

Dịch vụ 43,4 54,3

Vận tải, Viễn thông, Kho chứa 6,0 7,7

Thương mại 15,0 16,5

Tài chính 4,4 6,0

Dịch vụ tư nhân 6,8 9,9

Nguồn: [181]

Bên cạnh đó, sự phát triển ấn tượng của ngành công nghiệp điện tử Philippines

không còn giữ được đà tăng trưởng cao ở giai đoạn những năm 2000 khi nó phải

cạnh tranh về giá cả lao động ở các thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Tăng

trưởng của ngành điện tử trong giai đoạn 2000-2011 là 3,9%, mức tăng gần như

thấp nhất so với các ngành khác (chỉ tăng cao hơn so với ngành nông nghiệp). Hơn

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

85

nữa, giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu vẫn không được cải thiện nhiều so

với giai đoạn trước khủng hoảng. Đặc biệt, giá trị gia tăng của ngành chế tạo còn

giảm xuống 23,2% trong giai đoạn 2001-2011 so với mức 24,3% giai đoạn 1991-

2000 [181].

Thứ ba, mặc dù có sự cải thiện trong thu hút FDI dưới thời Arroyo, song nếu

nhìn tổng thể, dòng vốn FDI vào Philippines còn rất hạn chế, thậm chí thấp hơn

nhiều khi so sánh với dòng vốn FDI vào các quốc gia khác trong khu vực Đông

Nam Á. Xét về tỷ trọng vốn FDI trên tổng GDP, Philippines và Indonesia là hai

nước có tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực. Điều này cho thấy còn nhiều rào cản và

hạn chế trong chính sách thu hút FDI, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ bao gồm

các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; vận tải và kho chứa; dịch vụ bất động

sản; quản trị công và quốc phòng; bảo hiểm xã hội và giáo dục. Chỉ số cạnh tranh

của Philippines vẫn bị xếp hạng rất thấp so với các quốc gia Malaysia, Thái Lan và

Indonesia. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của Philippines còn bị giảm xuống

trong giai đoạn 2004-2010. Cụ thể, xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của

Philippines giảm từ 66 năm 2004 xuống còn 87 năm 2010; chỉ số thể chế công cũng

giảm mạnh từ 85 năm 2004 xuống còn 113 năm 2010 [179].

Bảng 3.8: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh của một số nước Đông Nam Á

Quốc gia

Chỉ số cạnh tranh

toàn cầu

Chỉ số môi

trường vĩ mô*

Chỉ số thể chế

công**

2004 2010 2004 2010 2004 2010

Malaysia 29 24 27 42 34 43

Thái Lan 32 36 26 22 37 60

Philippines 66 87 60 76 85 113

Indonesia 72 54 64 52 76 58

(Ghi chú: * Chỉ số môi trường vĩ mô được tính toán dựa trên sự ổn định kinh tế

vĩ mô, rủi ro tín dụng quốc gia và sự lãng phí trong chi tiêu chính phủ; **Chỉ số thể

chế công được đánh giá dựa trên thước đo về tính thực thi của luật pháp và mức độ

cạnh tranh).

Nguồn: [179]

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

86

Theo đánh giá của WB, chi phí kinh doanh ở Philippines và Indonesia cao hơn

nhiều so với các quốc gia Đông Á khác. Các chỉ số liên quan tới tham nhũng như

số lượng thủ tục, chi phí đăng kí kinh doanh và thời gian thực thi hợp đồng ở

Philippines thuộc loại cao nhất trong khu vực. Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh

Toàn cầu năm 2010, chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể của Philippines được xếp

hạng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và gần với của Indonesia và Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng thiếu hụt và chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh tổng thể của quốc gia và khả năng thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, các thủ tục

kinh doanh rườm rà và chi phí năng lượng cao, mạng lưới giao thông kém hiệu

quả làm tăng chi phí sản xuất và hệ quả là tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, chính sách tài chính – ngân hàng cũng chưa thay đổi mang tính cơ cấu.

Cơ cấu hệ thống tài chính vẫn phát triển thiếu cân đối với sự chi phối chủ yếu của

HTNH (chiếm trên 80% tổng tài sản hệ thống tài chính). Trong khi đó, sự phát triển

của NBFI và thị trường vốn còn rất hạn chế. Cơ cấu HTNH vẫn không có nhiều

thay đổi với sự chênh lệch lớn trong tỷ trọng đóng góp vào tổng tài sản của hệ

thống. Cụ thể, trong khi các ngân hàng tư nhân trong nước vẫn tiếp tục giữ vị trí

thống trị (56,9%) các NHNT và NHHT chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3,1%) [62]. Tỷ

trọng tài sản của các chi nhánh/công ty con của ngân hàng nước ngoài duy trì ở mức

thấp 13,2% (so với mức giới hạn pháp lý 30% mà chính phủ đưa ra từ khi mở cửa

tự do hoá ngành ngân hàng năm 1994).34 Bên cạnh đó, mặc dù HTNH đóng vai trò

chủ yếu trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho các hoạt động kinh tế trong nước,

song nếu so sánh với các nước trong khu vực thì vẫn rất hạn chế. Cụ thể, tính bình

quân trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ cấp tín dụng của HTNH Philippines là 56,9%,

thấp hơn so với Singapore (91%), Malaysia (129,6%), Thái Lan (130,2%) [132].

Mặt khác, tỷ lệ NPL của HTNH Philippines cũng cao nhất so với các nước trong

khu vực. Ở thời điểm tháng 12/2007, mức NPL của Philippines là 4,5%, cao hơn

Thái Lan (4,4%), Malaysia (2,4%), Indonesia (2,9%), Singapore (1,8%). Trong đó,

34 Xem thêm: Section 3, RA No.7721 (An Act Liberalizing the Entry and Scope of Operations of Foreign

Banks in the Philippines).

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

87

các NHTM trong nước có tỷ lệ NPL cao nhất hệ thống với mức 7,5% [62]. Sự phát

triển của HTNH và các tổ chức tài chính vẫn chủ yếu tập trung ở các khu vực trung

tâm mà chưa được mở rộng ra các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực nông thôn.

Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng chỉ tập trung vào các khu vực đô thị phát triển và

có mức thu nhập cao như Vùng Thủ đô Quốc gia, Central Luzon, CALABARZON.

Trong khi đó, khoảng 37% các địa phương không có văn phòng hay chi nhánh ngân

hàng.35 Mức độ tiếp cận khách hàng của các ngân hàng Philippines cũng bị bỏ xa so

với các nước khác trong khu vực. Mật độ ATM trên 100 nghìn dân của Philippines chỉ

là 14,3, thấp xa so với Singapore (49,8), Malaysia (54,0), Thái Lan (71,3). Trong đó,

phần lớn các ATM cũng được đặt tại các khu vực phát triển như Vùng Thủ đô Quốc

gia (chiếm 47,5% tổng số ATM), Luzon (28,6%), Visayas (13%) [132].

Trong giai đoạn Arroyo, thị trường chứng khoán Philippines được mở rộng hơn

với số lượng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng từ 12 công

ty năm 2003 lên 259 công ty năm 2011 [132]. Tuy nhiên, mức vốn hóa thị trường

vẫn còn khá nhỏ so với các nước ASEAN-5. Hơn nữa, mức vốn hóa thị trường sụt

giảm vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của Arroyo (từ mức 54% GDP năm 2002 xuống

còn 45,8% năm 2009) [62]. Điều này làm cho thị trường vốn trong nước của

Philippines có quy mô nhỏ nhất ở châu Á. Hơn nữa, độ sâu tài chính cả Philippines

vẫn chưa được cải thiện dưới thời Arroyo. Tỷ lệ M2/GDP vẫn dưới mức 50%, thấp

hơn mức trung bình của ASEAN-5 (Độ sâu tài chính của Malaysia và Thái Lan là

trên 100%). Điều này cho thấy sự phát triển thiếu cân đối của hệ thống tài chính

Philippines trong giai đoạn qua. Đây cũng là thách thức của Philippines trong việc

huy động nguồn lực tài chính vào phát triển kinh tế. Ngoài ra, những cải cách trong

khung khổ pháp lý và giám sát rủi ro vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tuân thủ theo

chuẩn mực quốc tế. Cùng với đó, việc chưa chú trọng áp dụng công nghệ vào phát

triển hệ thống cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của hệ thống.

35 Năm 2007, mật độ văn phòng ngân hàng tập trung cao nhất ở NCR với 2659 văn phòng (chiếm 34,5% tổng

số văn phòng ở cả nước), tiếp theo là khu vực CALABARZON với 1164 văn phòng (15,1%) và Central

Luzon với 816 văn phòng (10,6%). Tính cộng gộp thì mật độ tập trung văn phòng ngân hàng ở 3 khu vực này

chiếm tới 60,2%. Nguồn: [62].

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

88

Biểu đồ 3.3: Giá trị giao dịch ròng với nước ngoài và mức vốn hóa thị trường

chứng khoán (Đơn vị: Tỷ Peso)

Nguồn: [62]

Thứ năm, chính sách kinh tế của chính quyền Arroyo tiếp tục không thể giải

quyết vấn đề nghèo đói theo mục tiêu đề ra. Chỉ số nghèo đói của Philippines đã

tăng từ 24,9% năm 2003 lên 26,5% năm 2009 [132]. Chính quyền Arroyo không

thể thực hiện được mục tiêu giảm nghèo đưa ra mà còn làm tình hình càng trở nên

trầm trọng hơn. Như vậy, giống như chính quyền Estrada và những người tiền

nhiệm trước, chính sách kinh tế dưới thời Arroyo chưa thể giải thách thức kinh tế và

xã hội quan trọng đó là nghèo đói và bất bình đẳng.

3.3 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Benigno Aquino III (2010-tháng 6/2016)

Tổng thống Benigno Aquino III (tên đầy đủ là Simeon Cojuangco Aquino III) là

vị Tổng thống thứ 15 của Philippines nhiệm kỳ 2011-2016. Ông sinh ngày 8-2-1960

tại Manila, là con thứ 3 trong 5 người con của vợ chồng cố Thượng nghị sĩ Benigno

Servillano Aquino Jr. (còn gọi là “Ninoy”) và cố Tổng thống Maria Corazon

Sumulong Cojuangco Aquino (nhiệm kỳ 1986-1992). Aquino III tốt nghiệp cử nhân

kinh tế tại Trường Đại học Ateneo de Manila năm 1981. Aquino III chiến thắng và

trở thành Tổng thống Philippines năm 2010. Trong giai đoạn cầm quyền, chính

quyền Aquino III tạo ra sự thay đổi lớn cho nền kinh tế Philippines nhờ một số cải

cách chính sách kinh tế đáng chú ý.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

89

3.3.1 Chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế

Chính quyền Aquino III đã đưa ra Kế hoạch Phát triển trung hạn giai đoạn 2011-

2016 (MTPDP 2011-2016) với chủ trương theo đuổi chiến lược tăng trưởng bao

trùm. Mục tiêu của MTPDP 2011-2016 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đủ nhanh

và ổn định để tạo ra việc làm và giảm nghèo [132].

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bao trùm, chính quyền Aquino III chủ trương

tập trung vào một số vấn đề trọng tâm: (i) phát triển cơ sở hạ tầng cứng, (ii) quản trị

công, (iii) phát triển nguồn nhân lực và (iv) tạo việc làm.

(i) Phát triển cơ sở hạ tầng cứng: là một trong những nhiệm vụ cấp bách và

quan trọng mà Aquino III chủ trương đề xuất. Aquino III đề ra kế hoạch chi tiết

trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng hệ thống

vận tải và hậu cần đa phương thức nhằm kết nối các khu vực sản xuất ở nông thôn,

vùng sâu vùng xa tới các thị trường và các dịch vụ xã hội. Chính quyền Aquino III

cho rằng mức đầu tư thấp và có xu hướng giảm trong những giai đoạn qua là rào

cản đối với tăng trưởng trong dài hạn và tạo việc làm của Philippines. Trong khi đó,

mức tiết kiệm lại dư thừa dẫn tới thiếu hụt cơ hội phát triển của nền kinh tế. Cơ sở

hạ tầng yếu kém và mạng lưới logistics nghèo nàn thường được xem là một trong

những rào cản chính đối với đầu tư và tăng trưởng của Philippines [40]. Mạng lưới

giao thông như cảng, sân bay, đường sắt của Philippines có chất lượng thuộc loại

thấp nhất ở Đông Nam Á…Do vậy, chính quyền Aquino III cho rằng cần phải tăng

chi tiêu đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong nhiệm kỳ của mình.

(ii) Tăng cường minh bạch và hiệu quả trong quản trị công: Chính quyền Tổng

thống Aquino III coi việc xây dựng thể chế quản trị vững chắc cũng là nền tảng

quan trọng trong thực hiện chiến lược tăng trưởng bao trùm. Aquino III cho rằng

thể chế quản trị yếu kém là rào cản lớn đối với đầu tư và sự bất ổn định chính trị

cùng với mất niềm tin vào chính phủ của giai đoạn trước bắt nguồn từ các cáo buộc

liên quan tới tham nhũng trong các dự án kinh tế và gian lận trong các hoạt động

chính trị. Philippines bị xếp hạng thấp so với các quốc gia khác trong thực thi luật

và hợp đồng và các chính sách về cạnh tranh. Việc tham gia của khu vực tư nhân

vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế đấu thầu

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

90

không minh bạch, thường khuyến khích sự móc nối, tạo điều kiện cho tham

nhũng,… Các vấn đề tồn tại trong nhiều năm qua của Philippines bao gồm chi phí

điện và xây dựng rất cao làm ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của một số ngành quan

trọng như nông nghiệp, hàng hải, hàng không, năng lượng, xi măng và ngân hàng.

Việc trục lợi chính sách không chỉ ở các cơ quan hành pháp mà còn ở các cơ quan

lập pháp và tòa án tối cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc đầu tư vào ngành bị

cản trở bởi các vấn đề quyền tài sản và chính sách thiếu nhất quán. Quyền tài sản ở

khu vực nông thôn không được đảm bảo… Do vậy, chính quyền Aquino III xác

định tập trung vào chính sách cải cách thể chế quản trị nhằm trước hết lấy lại niềm

tin của dân chúng và sau đó là thu hút đầu tư [132].

(iii) Phát triển nguồn nhân lực: Bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Chính

quyền Aquino III coi đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ then chốt để

duy trì tăng trưởng dài hạn.

(iv) Mở rộng cơ hội việc làm: Chính quyền Aquino III chủ trương mở rộng các

kênh cơ hội việc làm, bao gồm cả việc làm chính thức (được trả lương) và công việc

tự do, cả ở trong nước hay nước ngoài. Đối với khu vực việc làm chính thức, chính

phủ đẩy mạnh các ngành có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh

đó, chính quyền Aquino III chủ trương tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận nguồn

tín dụng vi mô và hỗ trợ kỹ thuật, kết nối thị trường,…Chính phủ sẽ phối hợp với

các thể chế tài chính vi mô để hỗ trợ cho tăng trưởng bao trùm. Ngoài ra, chính phủ

cũng mở rộng các kênh tạo việc làm khác như các chương trình phát triển dựa vào

cộng đồng.

Ngoài những mục tiêu này, chính quyền Aquino III cũng chủ trương tạo dựng

nền tảng vĩ mô ổn định với việc duy trì lạm phát thấp và tài khóa lành mạnh để hỗ

trợ tăng trưởng bao trùm.

3.3.2 Quan điểm lựa chọn chính sách

Trước khi Aquino III lên nắm quyền, những kết quả yếu kém của quá trình phát

triển kinh tế - xã hội ở Philippines được nhìn nhận ở 3 khía cạnh sau: Thứ nhất, tốc

độ tăng trưởng kinh tế của Philippines thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Chính quyền Aquino III cho rằng nền kinh tế cần phải tăng trưởng ở mức độ hợp lý

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

91

để có thể tạo ra việc làm cho đại bộ phận dân chúng và giảm nghèo đói. Trải qua

giai đoạn từ đầu những năm 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm

chỉ đạt 3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, tăng

trưởng dân số ở Philippines bình quân hàng năm là trên 2%. Điều này làm cho thu

nhập bình quân đầu người chỉ tăng 2% trong giai đoạn 1980-2009, chậm hơn nhiều

so với Malaysia (4 lần), Thái Lan (5 lần), Trung Quốc (11 lần) [132]. Thứ hai, lợi

ích, kết quả của quá trình phát triển không được chia sẻ đồng đều tới người dân hay

nói cách khác, phần lớn người dân không được hưởng lợi từ quá trình phát triển

kinh tế. Mặc dù tình hình việc làm được cải thiện dưới nhiệm kỳ của Tổng thống

Arroyo, song tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở Philippines vẫn còn rất cao so với

một số nước trong khu vực.36 Theo Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG),

Philippines cam kết thực hiện giảm tỷ lệ nghèo cùng cực xuống 1 nửa, từ mức

33,1% năm 1991 xuống 16,6% năm 2015. Tuy nhiên, trước khi Aquino III lên cầm

quyền, tỷ lệ người nghèo vẫn chiếm tới hơn ¼ (26,5%) tổng dân số năm 2009.

Trong khi đó, dân số Philippines vẫn tiếp tục tăng với mức bình quân 2%/năm trong

giai đoạn 1981-2009. Điều này cho thấy số lượng người nghèo và các hộ nghèo

thực tế tăng lên trong giai đoạn này. Theo số liệu của NSCB, chỉ số nghèo của

Philippines giai đoạn 2007-2008 là 26,5%, cao hơn nhiều so với các nước khác như

Trung Quốc (4,2%), Indonesia (14,2%), Malaysia (3,6%), Thái Lan (8,5%), Việt

Nam (13,5%). Một trong những nguyên nhân của tăng trưởng nhưng vẫn nghèo ở

Philippines là do tình trạng bất bình đẳng cao. Trong giai đoạn 1990-2009, hệ số

Gini (thường được sử dụng để đo lường mức độ bất bình đẳng) của Philippines vẫn

giữ nguyên ở mức 0,44-0,45, trong khi đó ở Indonesia và Việt Nam là 0,38-0,39

[132]. Như vậy, có thể thấy nghịch lý ở đây là có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và

bất bình đẳng trong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia, song tăng trưởng kinh tế

chậm vẫn làm tăng vấn đề bất bình đẳng ở Philippines. Thứ ba, niềm tin của người

dân đối với chính phủ giảm sút nghiêm trọng do tình trạng tham nhũng và thể chế

chính trị yếu kém.

36 Tỷ lệ thất nghiệp ở mức bình quân 10% giai đoạn 1990-2005 và 7,5% giai đoạn 2006-2010. Tình trạng

thiếu việc làm cũng gia tăng với tỷ lệ đạt 18-20% giai đoạn 2006-2010. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở 1 số

nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan chỉ ở mức 4% [132].

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

92

Để giải quyết thách thức trên, trong nhiệm kỳ của mình, chính quyền Aquino III

tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tự do hóa và cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các chính

sách tiền tệ và tài khóa cũng được chú trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ

cho tăng trưởng.

3.3.3 Một số chính sách kinh tế chính

3.3.3.1 Các cải cách chính sách tài khóa

Để có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn, chính phủ Aquino III xác định trước hết

môi trường kinh tế vĩ mô cần phải được ổn định. Ở những giai đoạn trước, sự yếu

kém trong chính sách tài khóa dẫn tới những thâm hụt tài khóa nghiêm trọng và làm

giảm đầu tư của chính phủ vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ

xã hội, từ đó dẫn tới tác động ngược trở lại đối với tăng trưởng kinh tế và giới hạn

sự tiếp cận của người nghèo với các thành quả kinh tế mà quốc gia đạt được. Hơn

nữa, như phân tích ở trên, mặc dù những điều chỉnh, cải cách chính sách tài khóa

dưới thời Arroyo có những cải thiện nhất định, song tác động KHTCTC năm 2008

buộc chính quyền Arroyo sử dụng các gói kích thích kinh tế và làm cho tình hình

thâm hụt tài khóa trở nên nặng nề hơn. Trong bối cảnh này, chính quyền Aquino III

xác định chính sách tài khóa là một trong những công cụ quan trọng để củng cố và

mở rộng không gian tài khóa cùng với điều chỉnh cơ cấu đầu tư ưu tiên vào lĩnh vực

cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục. Trong Chiến lược tổng thể về lĩnh vực tài khóa

trong trung hạn, chính quyền Aquino III đặt mục tiêu tăng nguồn thu thuế lên mức

15,6%/GDP. Cùng với đó, mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách ngoài thuế ở mức

trung bình 1,2%/GDP để có thể giảm thâm hụt tài khóa xuống mức 2% /GDP vào

năm 2013 và duy trì ở mức này cho tới 2016 [132].

Các chính sách tài khóa dưới thời Aquino III tập trung vào thực hiện đồng bộ

một số biện pháp sau: (1) Cải cách quản trị thuế; (2) cải cách chính sách thuế và

nguồn thu ngoài thuế; (3) cải cách chính sách chi tiêu; và (4) cải cách quản lý nợ.

Về cải cách quản trị thuế, đây là nội dung ưu tiên mà chính quyền Aquino III

xác định cần phải tập trung giải quyết trước khi tiến hành các cải cách về hệ thống

thuế. Một số biện pháp cải cách quản trị thuế chính quyền Aquino III đưa ra như:

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

93

Thiết lập hệ thống đăng kí tất cả những người nộp thuế; Sử dụng dữ liệu bên thứ ba

để xác định mức cơ sở thuế; Duy trì chương trình kiểm toán thuế hiệu quả và minh

bạch; Đào tạo và tăng cường năng lực cho nhân viên của Cục Ngân sách Nội địa và

Cục Hải quan; Xây dựng quy định thuế minh bạch và thống nhất; Thiết lập các tiêu

chuẩn đánh giá phù hợp; Thiết lập quy định thưởng phạt hiệu quả hơn.

Về cải cách hệ thống thuế, chính quyền Aquino III ưu tiên tập trung vào cải

thiện hệ thống ưu tiên tài khóa và ban hành luật về nghĩa vụ tài khóa. Việc điều

chỉnh lại các ưu tiên tài khóa giúp tiết kiệm ngân sách chính phủ trong những lĩnh

vực không quan trọng và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên hơn như ưu đãi trong

lĩnh vực xuất khẩu. Trong khi đó, luật nghĩa vụ tài khóa sẽ là bước đi cần thiết để

chính phủ Aquino III đẩy mạnh củng cố kỷ luật tài khóa ở tất cả các cấp của chính

phủ. Chính phủ ưu tiên tiến hành các điều chỉnh về mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối

với các sản phẩm rượu và thuốc lá. Ngoài ra, để tăng thu ngân sách ngoài thuế,

chính quyền Aquino III cũng tập trung vào điều chỉnh nhiều loại phí và lệ phí được

cố định suốt thập kỷ trước đó. Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh việc bán đấu

giá các tài sản [132] …

Trong cải cách chi tiêu ngân sách, thách thức lớn nhất đối với chính quyền

Aquino III là duy trì mức đầu tư ổn định vào các lĩnh vực mang lại hiệu quả như cơ

sở hạ tầng, y tế và giáo dục, trong khi đó giảm thiểu các khoản chi tiêu lãng phí và

thiếu hiệu quả. Chi tiêu công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giảm từ mức 2,4% giai

đoạn 1995-2000 xuống mức 1,8% giai đoạn 2001-11 (thấp hơn nhiều so với các

nước trong khu vực). Tương tự, chi tiêu công vào giáo dục cơ bản giảm từ

3,4%/GDP năm 1998 xuống còn 2,9% năm 2002 và còn 2,2% năm 2008 [132]. Để

giải quyết thách thức này, chính quyền Aquino III đề ra một số cải cách quản lý chi

tiêu công, đó là: (i) Khung khổ Chi tiêu trung hạn (MTEF) là công cụ để phân bổ

nguồn lực và dự trù nguồn ngân sách theo kế hoạch ngân sách trong nhiều năm; (ii)

Khung chỉ số hiệu năng cho phép chính phủ đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực

tốt nhất; (iii) Thông qua Dự thảo Luật nghĩa vụ tài khóa nhằm đẩy mạnh kỷ luật tài

khóa trong khu vực công; (iv) Chương trình tinh giản hóa bộ máy chính phủ thông

qua việc cắt giảm các đơn vị có chức năng chồng chéo và thiếu hiệu quả; (v) Cải

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

94

cách trong lĩnh vực mua sắm công của chính phủ với áp dụng công nghệ hiện đại

hơn vào Hệ thống Mua sắm điện tử chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung

cấp dịch vụ, tăng tính minh bạch và cạnh tranh trong mua sắm công; (vi) Tăng

cường hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu lãng phí và tình trạng tham

nhũng; (vii) Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các chi tiêu

ngân sách của các cơ quan chính phủ thông qua việc yêu cầu tất cả bộ ban ngành

của chính phủ, bao gồm cả các đơn vị tự chủ tài chính đưa thông tin ngân sách hoạt

động được duyệt và tình trạng sử dụng ngân sách của các chương trình/dự án lên

website của các đơn vị bắt đầu từ năm 2011; (viii) Hệ thống Quản lý tài chính công

và Hệ thống Thông tin quản lý tài chính tích hợp nhằm hài hòa hóa và tích hợp các

hệ thống ngân sách, kế toán, kiểm toán của chính phủ để tăng tính minh bạch, hiệu

quả hoạt động; (ix) thông qua ngân sách hàng năm đúng hạn; (x) Đẩy mạnh chức

năng giám sát đối với các doanh nghiệp/tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước thông qua

việc thiết lập Ủy ban Doanh nghiệp Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ, chính quyền Aquino III cũng tập trung ngân sách thực hiện

chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho người nghèo qua hai chương trình: Kapit-

bisig Laban sa Kahirapan (KALAHI-CIDSS) và Pantawid Pamilyang Pilipino

Program (Chương trình 4P). Đối với Chương trình KALAHI-CIDSS, chính phủ và

chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các dự án có quy mô nhỏ

được chính người dân địa phương tự lập kế hoạch và quản lý. Chương trình này đạt

được những hiệu quả nhất định trong việc tạo ra lợi ích kinh tế, cải thiện cơ sở hạ

tầng ở nông thôn và đáp ứng nhu cầu cộng đồng địa phương. Trong khi đó, Chương

trình 4P là chương trình hỗ trợ tiền mặt có điều kiện của chính quyền Aquino III

dành cho người nghèo để họ trang trải chi phí giáo dục và y tế cho con cái của mình

với một số điều kiện nhất định. Chính phủ cho rằng thông qua tăng cường đầu tư

cho người nghèo vào y tế và giáo dục sẽ làm tăng tính hiệu quả và bền vững của

chính sách giảm nghèo.

Trong cải cách quản lý nợ, chính quyền Aquino III chủ trương thành lập một

đơn vị trong Bộ Tài chính đảm nhiệm tiến hành các giao dịch và hoán đổi nợ ở thời

điểm phù hợp nhằm cải thiện tính hiệu quả. Bên cạnh đó, các công cụ quản lý cũng

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

95

được đa dạng hóa hơn. Đồng thời, chính phủ cũng xiết chặt giám sát ở mức cao nhất

với tất cả các dự án có nguồn vốn đi vay ở bất kể loại hình nào.

3.3.3.2 Chính sách tiền tệ và tỷ giá

Để hỗ trợ cho tăng trưởng bền vững và giảm thiểu các tác động từ bên ngoài,

chính quyền Aquino III chủ trương tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hối đoái linh

hoạt cùng với chính sách tiền tệ theo khung khổ lạm phát mục tiêu nhằm kiểm soát

lạm phát ở mức thấp và ổn định. Trong giai đoạn 2010-14, BSP đưa ra biên độ mục

tiêu lạm phát là 4±1% [62]. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lạm phát

được duy trì ở trong phạm vi đề ra cùng với chính sách tỷ giá linh hoạt giúp giảm

thiểu tác động của các cú sốc bên ngoài. Trong năm 2015 và 2016, lạm phát giảm

xuống mức mục tiêu đề ra do giá lương thực và nhiên liệu giảm. Ngày 3/6/2016,

BSP chính thức sử dụng công cụ hàng lang lãi suất (IRC) nhằm tác động tới mức lãi

suất thị trường ngắn hạn sát lại với lãi suất chính sách của BSP. Công cụ IRC làm

giảm đáng kể sự biến động lãi suất. Hiện nay, BSP sử dụng công cụ cho vay qua

đêm là mức lãi suất trần, còn lãi suất tiền gửi qua đêm là mức lãi suất sàn và mức

lãi suất trung tâm là lãi suất đi vay hay lãi suất cho vay nghịch đảo. Sự điều chỉnh

này cho phép BSP chủ động hơn trong việc điều hành tiền tệ.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đẩy mạnh việc quản lý nợ nước ngoài và nguồn dự

trữ ngoại hối, trong đó chú trọng tới việc nâng cao vai trò của dòng kiều hối vào

phát triển kinh tế thông qua việc nâng cao kiến thức tài chính của lao động

Philippines ở nước ngoài và người nhận kiều hối cũng như đưa ra các biện pháp để

hướng các dòng kiều hối qua thi trường tài chính và vào các lĩnh vực đầu tư có lợi

cho sự phát triển kinh tế.

3.3.2.3 Chính sách tài chính – ngân hàng

Để thực hiện tăng trưởng bao trùm, chính quyền Aquino III chủ trương phát

triển hệ thống tài chính bao trùm và đặt mục tiêu phát triển hệ thống tài chính tầm

cỡ khu vực [132]. Để đạt mục tiêu này, trong nhiệm kỳ của mình, Aquino III có

những nỗ lực cụ thể trong phát triển hệ thống tài chính sâu rộng hơn, đặc biệt các

chính sách phát triển HTNH thông qua việc loại bỏ các giới hạn, quy định đối với

các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào trong nước mặc dù bối cảnh nhiều nền kinh tế

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

96

mới nổi có xu hướng thắt chặt các quy định đối với sự tham gia của các ngân hàng

nước ngoài kể từ sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2009

[59]. Những cải cách chính sách dưới thời Aquino III tập trung vào: (i) cải cách

khung khổ pháp lý và biện pháp thận trọng theo chuẩn mực quốc tế, (ii) nâng cao

năng lực cạnh tranh của hệ thống và (iii) tài chính bao trùm.

Cải cách khung khổ pháp lý và các biện pháp thận trọng theo chuẩn mực quốc

tế: Một trong những yếu tố quan trọng trong cải cách ngân hàng đó là đảm bảo môi

trường pháp lý phải theo kịp với các rủi ro và thách thức từ sau khủng hoảng. Do

vậy, việc xây dựng khung khổ pháp lý và các biện pháp thận trọng theo tiêu chuẩn

quốc tế là yếu tố tiên quyết. Sau KHTCTC, BSP thông qua khung khổ Basel III về

vốn nhằm tăng cường năng lực ứng phó với các cú sốc bên ngoài.37 Cụ thể, các quy

định đối với các ngân hàng theo Basel III được thông qua bao gồm: i, Mức dự

phòng bảo toàn vốn: 2,5%; ii, chỉ số an toàn vốn cấp 1 (CET1) cũng được yêu cầu

nếu các NHTM và NHĐN muốn phân bổ vốn (Thông tư số 781 ban hành ngày

15/1/2013); iii, Hệ số đòn bẩy (leverage ratio) ở mức 5% (Thông tư số 881 ban

hành 9/6/2015); Hệ số đảm bảo thanh khoản (liquidity coverage ratio) đối với các

tài sản có độ thanh khoản cao là 100% (Thông tư số 905 ban hành ngày 10/3/2016)

và các ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống phải tăng tỷ lệ CET1 lên

3,5% (Thông tư số 856 ban hành ngày 29/10/2014). Việc áp dụng khung khổ Basel

III chỉ áp dụng với các NHTM và NHĐN. Trong khi đó, đối với các NHTK, NHNT

và NHHT, BSP đưa ra quy định linh hoạt hơn trong việc thực hiện yêu cầu về tiêu

chuẩn vốn. Cụ thể, từ năm 2010, BSP ban hành Khung an toàn vốn sửa đổi dành

cho các ngân hàng này (hay còn gọi Khung Basel 1.5). Theo đó, các ngân hàng này

chỉ phải thay đổi 1 số điều kiện so với khung Basel 1 áp dụng trước đây.38 Điều này

cho thấy BSP nỗ lực thực hiện các cải cách khung khổ pháp lý về tiêu chuẩn vốn

phù hợp với chuẩn mực quốc tế trên cơ sở xem xét lộ trình thực hiện phù hợp với

điều kiện thực tế của hệ thống.

37 Khung Basel III được Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) giới thiệu vào năm 2010 nhằm bổ

sung và tăng cường khung pháp lý giám sát ngân hàng từ sau KHTCTC. 38 Về rủi ro tín dụng, tín dụng ngoại tệ liên quan tới BSP sẽ được điều chỉnh trọng số rủi ro từ 0% lên 100%

và được phân thành các giai đoạn trong thời gian 3 năm. Tín dụng nội tệ vẫn tiếp tục được duy trì trọng số rủi

ro là 0%. Các tài sản đảm bảo là động sản và bất động sản có mức trọng số rủi ro cao hơn, từ mức 100% lên

150% và được thực hiện dần trong thời gian 3 năm. Nguồn: Thông tư số 688 ban hành ngày 26/5/2010.

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

97

Liên quan tới quản trị doanh nghiệp, BSP đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về

các tiêu chuẩn quản trị đối với các ngân hàng, đặc biệt nhấn mạnh vào năng lực của

Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên; đánh giá và kiểm soát nội bộ và các hoạt động

rủi ro. Theo đó, tiêu chí bổ nhiệm đội ngũ Ban giám đốc và quản lý cấp cao của

ngân hàng có yêu cầu cao hơn về năng lực quản trị (Thông tư số 889 ban hành ngày

02/11/2015). BSP cũng sửa đổi quy định về tiêu chí đánh giá và lựa chọn các nhân

viên tín dụng với việc bổ sung thêm yêu cầu kinh nghiệm.39 Về kiểm soát hệ thống

nội bộ, các ngân hàng phải đưa ra Hệ thống Tuân thủ, trong đó vị trí Giám đốc pháp

chế và tuân thủ giám sát việc thiết kế Hệ thống, đẩy mạnh việc thực hiện và chịu

trách nhiệm đảm bảo tính tin cậy và chính xác của tất cả các văn bản tới BSP. Người

được bổ nhiệm vị trí này bắt buộc phải là chuyên gia cao cấp và phải được Uỷ ban

Tiền tệ thông qua trước. Đối với các quy định quản lý rủi ro liên quan, BSP điều

chỉnh các quy định về các khoản cho vay liên quan tới bất động sản của các NHĐN

và NHTM, đặc biệt tập trung vào các biện pháp chống tập trung tín dụng vào hoạt

động cho vay bất động sản thương mại. Theo đó, BSP quy định mức giới hạn cho vay

bất động sản là 20%. Ngoài ra, BSP cũng thông qua một số biện pháp quản lý rủi ro

như: cập nhật Quy định về chống rửa tiền, trong đó nhấn mạnh vào việc áp dụng các

hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm40 và bổ sung thêm các biện pháp

nhằm chống lại các hoạt động đầu cơ, đặc biệt là trong giao dịch ngoại hối kỳ hạn

không chuyển giao gốc (non-deliverable forwards-NDF).

Liên quan tới đẩy mạnh việc thực thi và giám sát ngân hàng, BSP đưa ra các quy

định về báo cáo nhằm cải thiện tính công bằng và minh bạch của hệ thống. Theo đó,

các NHTM, NHĐN và NHTK phải nộp báo cáo hàng quý về tình hình cho vay bất

động sản để BSP theo dõi tình hình thị trường bất động sản và thị trường tín dụng.

Bên cạnh đó, BSP cũng thắt chặt khuôn khổ pháp lý và thực hiện chương trình xây

dựng năng lực cho đội ngũ giám sát ngân hàng. Cụ thể, BSP triển khai hệ thống đào

39 Các nhân viên ngân hàng phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về hoạt động tín dụng hoặc có ít nhất 3 năm

kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng và hoàn thành chương trình tập huấn thời gian 1 năm ở các tổ chức tín

dụng được BSP chấp nhận; hoặc tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm nhân viên ngân hàng và tham gia chương

trình đào tạo tối thiểu 1 năm ở các tổ chức tín dụng được BSP chấp nhận (Thông tư số 665 ban hành ngày

4/9/2009). 40 Thông tư số 706 ban hành 5/1/2011.

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

98

tạo và tuyển dụng nhân viên mới và cho phép các nhân viên cũ có thể nghỉ hưu

sớm. Đội ngũ giám sát mới phải trải qua chương trình đào tạo toàn diện trong

khoảng thời gian từ 3,5-4 năm.41 Ngoài ra, BSP cũng bổ sung Bảng Giám sát Tài

chính (Financial Surveillance Dashboard) như là công cụ giám sát tài chính vĩ mô

chủ động để xác định và ứng phó với rủi ro hệ thống.42 Hoạt động đẩy mạnh giám

sát còn được BSP tiến hành thông qua quá trình đối thoại chính sách và giám sát ở

cấp khu vực và quốc tế. Với vai trò là cơ quan đại diện của Philippines trong IMF

và là thành viên của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN +3 (AMRO),

BSP tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động giám sát thường xuyên

nhằm đánh giá các điều kiện kinh tế vĩ mô, rủi ro tiềm ẩn và triển vọng của

Philippines. Ngoài ra, BSP cũng đẩy mạnh hợp tác với các đối tác, cụ thể BSP ký

kết biên bản ghi nhớ về giám sát ngân hàng với Ngân hàng TW Thái Lan vào tháng

12/2017. Đây này là nền tảng vững chắc cho giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ

chức ngân hàng giữa hai nước.

Cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh của HTNH

Trên cơ sở cải thiện khung khổ pháp lý và giám sát rủi ro, BSP tiếp tục từng

bước dỡ bỏ các rào cản đối với tính cạnh tranh của HTNH thông qua: i) thúc đẩy tự

do hóa đối với các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào trong nước, đồng thời rỡ bỏ

các rào cản cấp phép cho các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng ở trong nước; ii) tiếp

tục củng cố, sắp xếp và hoàn thiện hệ thống và iii) tăng cường đào tạo kiến thức tài

chính, ứng dụng khoa học công nghệ và hội nhập, hợp tác quốc tế.

Việc mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia vào HTNH đã được bắt

đầu thực hiện dưới thời Tổng thống Fidel Ramos. Tuy nhiên, mức độ tham gia của

các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Philippines có nhiều giới hạn.43

Sau 20 năm từ sau KHTCCA, dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, các ngân

hàng nước ngoài được phép tự do đầu tư vào HTNH Philippines. Hiện nay, các

41 Xem thêm: Bài phỏng vấn Phó Thống đốc BSP Nestor Espenilla Jr.,

http://www.philstar.com/banking/2017/02/07/1669693/phl-banking-system-stronger-after-crisis 42 Bảng giám sát tài chính là tổng hợp các chỉ số kinh tế, tài chính, thị trường ngân hàng quan trọng để BSP

có thể tham khảo nhanh chóng trong quá trình điều hành. 43 Theo Đạo luật số 7721 ban hành ngày 14/10/1994, các ngân hàng nước ngoài được tham gia đầu tư vào

Philippines qua ba cách: (i) sở hữu tối đa 60% cổ phiếu biểu quyết của các ngân hàng trong nước, (ii) thiết

lập 1 ngân hàng con ở Philippines hoặc (iii) mở 1 chi nhánh với đầy đủ chức năng ngân hàng.

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

99

ngân hàng nước ngoài được phép sở hữu tối đa 100% cổ phiếu biểu quyết của các

ngân hàng trong nước và được mở 5 chi nhánh với đầy đủ chức năng của ngân

hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài cũng có quyền tham gia vào các thủ

tục tịch thu tài sản và sở hữu tài sản thế chấp tương tự như các ngân hàng trong

nước.44 Ngoài ra, Luật này cũng bãi bỏ quy định giới hạn số lượng ngân hàng nước

ngoài được phép hoạt động ở Philippines. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới

việc thực hiện Khung khổ Hội nhập Ngân hàng ASEAN.45 Mặc dù vậy, để đảm bảo

kiểm soát hệ thống, chính phủ vẫn đặt ra điều kiện 60% tổng tài sản của HTNH

Philippines phải thuộc các ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế

mới nổi có xu hướng thắt chặt các quy định đối với sự tham gia của các ngân hàng

nước ngoài thì đây là nỗ lực lớn của chính quyền Aquino III nhằm thúc đẩy và tạo

dựng môi trường cạnh tranh của HTNH.

Chính phủ cũng chủ trương dỡ bỏ các rào cản trong việc mở rộng quy mô và

mạng lưới của các ngân hàng trong nước nhưng đồng thời cũng thúc đẩy quá trình

củng cố và sáp nhập của các ngân hàng. BSP cho phép thiết lập chi nhánh ngân

hàng ở 8 thành phố ở Metro Manila bao gồm: Makati, Mandaluyong, Manila,

Parânque, Pasay, Pasig, Quezon City và San Juan.46 Đồng thời, BSP cũng cho phép

tự do hóa mở rộng mạng lưới nhằm thiết lập thêm các điểm tiếp cận các dịch vụ

ngân hàng ở các khu vực kém phát triển. Gần đây, chính phủ cũng cho phép các

ngân hàng/chi nhánh ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô được phép

chuyển đổi sang ngân hàng/chi nhánh ngân hàng thông thường cũng như để cho

phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ở các

khu vực chiến lược.

Chính phủ cũng đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống qua việc thúc đẩy sáp

nhập, củng cố để các ngân hàng. BSP ban hành quy định về ưu đãi cho các vụ củng

44 Theo Đạo luật số 10641 ban hành ngày 18/7/2014. 45Khung khổ ABIF nhằm thiết lập tiêu chuẩn quy định thống nhất giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực ngân

hàng cũng như thúc đẩy năng lực của các ngân hàng trong nước qua việc thiết lập môi trường cạnh tranh khi

tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn. 46 Quy định mới này có hiệu lực từ 1/7/2014 và sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: các

NHĐN, NHTM, bao gồm cả các NHTK có mạng lưới chi nhánh hạn chế ở các khu vực Metro Manila sẽ

được nộp hồ sơ và thành lập các chi nhánh cho tới 30/6/2014. Giai đoạn 2: cho phép tất cả các ngân hàng

được mở chi nhánh ở các khu vực nói trên. Các NHNT và NHHT không được phép mở rộng chi nhánh theo

quy định này.

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

100

cố và sáp nhập của các ngân hàng. Một trong số biện pháp khuyến khích của chính

phủ là Chương trình Tăng cường cho các NHNT nhằm khuyến khích việc củng cố,

sáp nhập giữa các NHNT và NHTK.47

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chính phủ cũng đẩy mạnh ứng dụng ngân

hàng kĩ thuật số (digital banking) vào phát triển hệ thống. Ví dụ, từ tháng 12/2015,

BSP phát triển Hệ thống Thanh toán bán lẻ quốc gia trở thành chương trình trọng

điểm phát triển tài chính kỹ thuật số. Hệ thống này giúp phát triển ngành ngân hàng

hướng tới hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả và tin cậy hơn. Hệ thống thanh toán

bù trừ séc điện tử (Electronic Clearing of checks) thông qua hệ thống kiểm tra hình

ảnh cũng là một trong những giải pháp được áp dụng để nâng cao hiệu quả của hệ

thống thanh toán trong nước. Ngoài ra, chính phủ cũng tìm kiếm các cách thức mới

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của HTNH thông qua việc hợp tác với các các quốc

gia và khu vực. Hiện nay, BSP đã có thoả thuận hợp tác với Uỷ ban Tiền tệ

Singapore để thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành dịch vụ tài chính như triển khai các

dự án công nghệ tài chính,…BSP cũng tập trung vào nâng cao năng lực của các bên

tham gia vào HTNH như thường xuyên tổ chức toạ đàm về kiến thức tài chính cho

các ngân hàng và khách hàng về tài chính vi mô.

Cải cách hệ thống theo hướng tài chính bao trùm

Để giải quyết những hạn chế trong tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính

cho người dân, chính quyền Aquino III đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tài chính

bao trùm. Chính phủ tập trung vào: (i) ban hành các quy định mới về các sản phẩm

và dịch vụ tài chính vi mô để các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của các MSME

(như các sản phẩm tài chính nhà ở, khoản vay nông nghiêp vi mô hay bảo hiểm vi

mô)48; (ii) mở rộng thêm các điểm tiếp cận tới dịch vụ ngân hàng ở các khu vực

47 SPRB được Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Philippines hỗ trợ tài chính và BSP hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm

cải thiện việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khu vực nông thôn. 48 Sản phẩm tài chính vi mô nhà ở là công cụ giúp chính phủ giải quyết vấn đề thiếu hụt chỗ ở của những

người nghèo. Các ngân hàng đang tham gia vào hoạt động tài chính vi mô có thể bổ sung thêm sản phẩm này

vào hoạt động kinh doanh với 1 số quy định về thận trọng (Thông tư số 678). Đối với các khoản vay nông

nghiệp vi mô (Micro-Agri Loans): đối tượng hướng tới của sản phẩm này là các hộ nông dân nhỏ lẻ. Theo

đó, họ sẽ được vay tối đa 150 nghìn Peso trong vòng 12 tháng. Để có thể cung cấp dịch vụ tài chính này, các

ngân hàng cần phải vượt qua được 1 số quy định nghiêm ngặt của BSP như có đủ năng lực, công nghệ và các

cơ chế quản lý rủi ro thích hợp (Thông tư số 680). Các sản phẩm bảo hiểm vi mô (microinsurance products)

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

101

kém phát triển. BSP cho phép mở rộng mạng lưới các ngân hàng qua việc thành lập

các văn phòng ngân hàng (OBO) và văn phòng ngân hàng vi mô (Micro-Banking

Offices-MBO) ở các khu vực chưa có dịch vụ ngân hàng. Về tính chất, hai loại hình

OBO và MBO có quy mô nhỏ hơn so với chi nhánh hay văn phòng mở rộng của các

ngân hàng. Các OBO và MBO tập trung vào các khách hàng tài chính vi mô và các

hoạt động giao dịch kiều hối. Hiện nay, các MBO cung cấp được 1 số sản phẩm và

dịch vụ tài chính như các khoản cho vay tài chính vi mô (microfinance loans), cho

vay mua nhà, các khoản cho vay doanh nghiệp vi mô (microenterprise loans),…Gần

đây nhất, BSP giới thiệu thêm loại hình “branch-lite” với chức năng hoạt động

tương tự như 1 chi nhánh ngân hàng chỉ loại trừ 1 số hoạt động phức tạp có mức độ

rủi ro cao.

3.3.3.4 Chính sách phát triển ngành kinh tế

Điểm khác biệt rõ ràng nhất trong chính sách phát triển ngành kinh tế giữa chính

quyền Aquino III với chính quyền Tổng thống Arroyo và Estrada đó chính là sự chú

trọng vào chính sách phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công

nghiệp chế tạo. Có thể thấy, chính sách công nghiệp dưới thời Estrada và Arroyo

hầu như không được chú trọng và điều này dẫn tới kết quả yếu kém trong chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, thất bại trong việc tạo việc làm và giảm nghèo đói ở Philippines

trong nhiều năm qua. Chính vì thế, Aquino III đưa ra mục tiêu phát triển ngành

công nghiệp và dịch vụ cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và là trụ cột quan trọng đóng

góp vào mục tiêu tăng trưởng bao trùm và tạo việc làm [132]. Trong nhiệm kỳ của

mình, Aquino III có những chính sách mang tính chiến lược để phục hồi lại ngành

công nghiệp mà chính quyền Tổng thống trước đó đã không thể giải quyết. Cụ thể,

chính quyền Aquino III tập trung thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp

chế tạo với Chương trình Phục hồi ngành chế tạo (Manufacturing Resurgence

Program –MRP) như là bước đầu tiên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và

cải thiện năng suất lao động. Tiếp theo đó, chính phủ đưa ra Chương trình Công

nghiệp Quốc gia Toàn diện (CNIS) với cách tiếp cận rộng hơn thông qua việc tăng

nhằm hỗ trợ những ngành có nhiều bất lợi như nông nghiệp. Các NHTK, NHNT hay NHHT được phép cung

cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

102

cường sự liên kết với các ngành dịch vụ và nông nghiệp và gần đây nhất, chính phủ

đưa ra Chiến lược Công nghiệp Đổi mới sáng tạo bao trùm (Chiến lược I3S).

- Chương trình Phục hồi ngành chế tạo (MRP)

Chính quyền Aquino III đưa ra chương trình MRP nhằm khôi phục các ngành

công nghiệp hiện có, đẩy mạnh phát triển các ngành để có thể tham gia vào các

mạng lưới sản xuất khu vực ASEAN và toàn cầu.49 Đáng chú ý là, chính quyền

Aquino III không chỉ đề xuất mục tiêu ngắn hạn mà còn đưa ra được tầm nhìn mang

tính trung và dài hạn cho ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2025.

Chương trình MRP đặt mục tiêu tăng tỷ trọng đóng góp của ngành chế tạo lên

30% GDP và 15% tổng số việc làm vào năm 2020. Để có thể đạt mục tiêu này,

MRP tập trung vào 5 nhiệm vụ chính: (i) giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng và chuỗi

giá trị; (ii) mở rộng thị trường trong nước; (iii) đầu tư phát triển nguồn nhân lực và

đào tạo kĩ năng; (iv) phát triển các MSME và đầu tư đổi mới/công nghệ; (v) xúc

tiến các hoạt động quảng bá và giải quyết các yếu kém liên quan tới cơ sở hạ tầng,

dịch vụ hỗ trợ,… Một trong những chiến lược điển hình mà chính quyền Aquino III

đưa ra là Chương trình Chiến lược Phục hồi Ngành ô tô toàn diện (CARS).

Biểu đồ 3.4: Lộ trình phát triển ngành công nghiệp chế tạo

Nguồn: http://industry.gov.ph/manufacturing-resurgence-program/.

49 Xem thêm: http://industry.gov.ph/manufacturing-resurgence-program/

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

103

- Khung khổ Chiến lược Công nghiệp quốc gia Toàn diện (CNIS)

Mục tiêu của CNIS mà chính quyền Aquino III đề xuất là tạo dựng các ngành

công nghiệp có năng lực cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và tăng cường sự kết nối giữa

các ngành trong nước với khu vực và thế giới. Cũng giống Chương trình MRP,

CNIS thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của các ngành vào các mạng lưới sản xuất khu

vực và toàn cầu và giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khác với MRP,

CNIS còn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng mềm của cả ba

ngành nông nghiệp, chế tạo và dịch vụ. CNIS xác định 5 ngành ưu tiên bao gồm:

chế tạo, du lịch, cơ sở hạ tầng và hậu cần, quản lý quy trình kinh doanh và công

nghệ thông tin (IT-BPM) và thực phẩm. Mục tiêu tổng thể là sản xuất nhiều hơn với

chất lượng việc làm tốt hơn để đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm50.

50 Nguồn: http://industry.gov.ph/comprehensive-national-industrial-strategy/

Hộp 3.1: Chiến lược Phục hồi Ngành ô tô toàn diện (CARS)

CARS được thông qua Sắc lệnh số 182 năm 2015 nhằm “thu hút đầu tư mới,

thúc đẩy nhu cầu và thực hiện hiệu quả các quy định nhằm phục hồi ngành công

nghiệp ô tô của Philippines và phát triển ngành này trở thành trung tâm sản xuất

ô tô tầm khu vực”. Chương trình này bắt nguồn từ nhu cầu đẩy mạnh các chương

trình phát triển phương tiện xe cơ giới để kết hợp với đổi mới, chuyển giao công

nghệ, bảo vệ môi trường và phát triển SME và để tính toán các biện pháp để

tham gia sâu hơn vào các mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu và cơ hội tạo

việc làm. Chương trình bao gồm sản xuất phương tiện (3 loại phương tiện 4

bánh) và chế tạo linh kiện như vỏ bọc thân xe, các bộ phận cơ bản và quan trọng

không được sản xuất ở Philippines và các thiết bị kiểm tra cho các loại phương

tiện/linh kiện. Mỗi loại này sẽ sản xuất tối đa là 200 nghìn chiếc. CARS cung cấp

ưu đãi tài chính bao gồm Hỗ trợ đầu tư cố định và Ưu đãi sản lượng. Hỗ trợ tài

chính của CARS sẽ là 27 tỷ Peso trong 6 năm.

(Nguồn: http://industry.gov.ph/cars-program/).

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

104

Biểu đồ 3.5: Khung Chiến lược Công nghiệp quốc gia toàn diện (CNIS)

Nguồn: http://industry.gov.ph/comprehensive-national-industrial-strategy/

Ngoài chính sách phát triển ngành công nghiệp, chính quyền Aquino III cũng đề

xuất các chính sách đi kèm nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các ngành, đặc biệt

chú trọng vào: (i) các chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; (ii) các

chính sách nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả.

Để cải thiện môi trường kinh doanh: Chính quyền Aquino III tập trung vào ba

vấn đề: cải thiện năng lực quản trị, đẩy mạnh họat động của các khu kinh tế và tăng

cường xây dựng thương hiệu quốc gia. Về cải thiện năng lực quản trị, chính phủ

Philippines tập trung vào một số biện pháp sau: (a) Lồng ghép các thủ tục hành

chính và minh bạch hóa thông qua việc cải thiện Hệ thống Đăng kí và cấp phép

kinh doanh cho các doanh nghiệp mới ở cả cấp trung ương và địa phương. Việc cải

thiện hệ thống này không những giảm thiểu thời gian mà còn hạn chế vấn đề tham

nhũng do không cần tương tác trực tiếp giữa người làm thủ tục và cơ quan hành

chính; (b) Tạo dựng môi trường chính sách nhất quán, rõ ràng và có thể dự báo

được nhằm tăng niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong đó, chính quyền Aquino III

định hướng xây dựng chiến lược công nghiệp quốc gia toàn diện. Bên cạnh đó,

chính quyền Aquino III cũng đưa ra nội dung cải cách chính sách cụ thể trong trung

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

105

hạn như: Sửa đổi Sắc lệnh Đầu tư số 226 (Omnibus Investment Code 1987) để thúc

đẩy đầu tư; Đẩy mạnh khung khổ pháp lý và thể chế như Ban hành Luật Chống Độc

quyền và Luật Cạnh tranh để ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại, cạnh

tranh không lành mạnh; Cải cách trong lĩnh vực hàng không nhằm cho phép các

hãng hàng không trong nước và nước ngoài mở rộng hoạt động và đảm bảo sự kết

nối quốc tế; Quy hoạch Sử dụng đất để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phát triển

du lịch địa phương; Sửa đổi Thuế quan và Qui định Hải quan để hỗ trợ các chính

sách thương mại; Sửa đổi Luật Lao động để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao

động và đảm bảo các chính sách lao động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; Cải cách ưu

đãi thuế cho hoạt động R&D; Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ; Sửa đổi Luật “Barangay

Micro Business Enterprises” để hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ,…; (c) Thúc đẩy

thương mại điện tử và tự động hóa nhằm giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả trong

cung ứng dịch vụ công; (d) Khuyến khích mô hình hợp tác công tư. Về các biện pháp

đẩy mạnh hoạt động các Khu Kinh tế, Chính quyền Aquino III cũng tập trung khuyến

khích phát triển các khu kinh tế và khu kinh tế đặc biệt qua việc cung cấp ưu đãi và hỗ

trợ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, một trong những chủ

trương đáng chú ý của chính quyền Aquino III là đẩy mạnh thương hiệu, bản sắc quốc

gia thông qua các chiến dịch quảng bá không chỉ nhằm đưa Philippines trở thành điểm

đầu tư và du lịch mà còn là nhà sản xuất/cung ứng các sản phẩm và dịch vụ có chất

lượng ngang tầm thế giới. Cụ thể, chính phủ Aquino III đề ra chiến lược “Thương hiệu

Philippines” (Brand Philippines) với mục tiêu tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được

chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Về cải thiện năng suất lao động: Chính phủ Aquino III đưa các biện pháp chính

bao gồm: xây dựng văn hóa cạnh tranh, chú trọng vào thúc đẩy đầu tư và ưu tiên

phát triển các ngành tạo ra nhiều việc làm và tăng cường hỗ trợ cho các MSME.

Dưới thời Aquino III, các ngành/lĩnh vực ưu tiên được xác định là những ngành có

tiềm năng tăng trưởng cao, lợi thế cạnh tranh và tạo ra nhiều việc làm, bao gồm: Du lịch;

Dịch vụ kinh doanh thuê ngoài (BPO); Điện tử; Khai thác mỏ; Nhà ở; nông nghiệp chế

biến; Logistic; Đóng tàu; Cơ sở hạ tầng; Các ngành công nghiệp có tiềm năng tăng

trưởng cao (nội thất, trang sức, thiết bị và linh kiện xe máy, dệt may). Chính quyền

Aquino III đưa ra chủ trương và định hướng phát triển cụ thể đối với từng ngành, từng

lĩnh vực gắn với lợi thế cạnh tranh ở từng khu vực trong ngắn và trung hạn.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

106

Trong số các ngành ưu tiên này, lĩnh vực du lịch được đặc biệt chú trọng. Chính

quyền Aquino III coi du lịch là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại

hóa cơ sở hạ tầng, phát triển công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Trong nhiệm kỳ Aquino III, một số biện pháp nhằm phát triển ngành du lịch bao

gồm: (i) Khuyến khích đa dạng hóa các địa điểm du lịch, trong đó có việc mở ra các

khu du lịch mới và các sản phẩm du lịch; (ii) Huy động sự tham gia của các chính

quyền địa phương trong đề xuất kế hoạch, quản lý và điều hành phát triển du lịch để

đảm bảo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng cũng như bền vững về mặt

xã hội và môi trường; (iii) Thiết lập tiêu chuẩn chung của quốc gia đối với các dịch

vụ và cơ sở hạ tầng du lịch để đảm bảo chất lượng tốt nhất và phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế; (iv) Xây dựng Kế hoạch Phát triển du lịch quốc gia, trong đó xác

định các địa điểm và sản phẩm du lịch chiến lược, thị trường mục tiêu và kế hoạch

quảng bá hình ảnh,…Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch phát

triển du lịch của địa phương; (v) Khuyến khích các địa phương phát triển các dịch vụ

và sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch sinh thái để tạo ra việc làm và

giảm nghèo; (vi) Thực hiện các chương trình và chiến dịch xúc tiến du lịch trong

nước và nước ngoài thông qua các kênh truyền thống và mạng xã hội cũng như cộng

đồng người Philippines làm việc ở nước ngoài.

3.3.2.5 Chính sách phát triển các SME

Khác với các chính quyền trước, chính quyền Aquino III chú trọng đặc biệt tới

phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển của các MSME thông qua

nhiều chương trình hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất trong nước cũng như thúc đẩy xuất

khẩu. Có thể nêu một số chương trình điển hình gồm: Chương trình Mỗi làng một

sản phẩm (OTOP), chính sách phát triển cụm công nghiệp,…

Chương trình OTOP: Chương trình Mỗi làng một sản phẩm (One Town, One

Product -OTOP) là chương trình hỗ trợ của chính phủ cho các MSME. Mục tiêu của

chương trình là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương thông qua việc phát

triển và thúc đẩy các sản phẩm hoặc dịch vụ có đặc trưng văn hóa bản địa và có lợi

thế cạnh tranh. Xuất phát từ Nhật Bản, mô hình OTOP đã được áp dụng ở nhiều nước

với các loại hình khác nhau. Ở Philippines, mặc dù chương trình OTOP được triển

khai từ năm 2002 dưới thời Arroyo, song phải đến giai đoạn chính quyền Aquino III,

chương trình mới thực sự được đẩy mạnh mở rộng và là một trong những chính sách

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

107

quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở các địa phương. Đến nay, Chương trình

đã tạo ra 33.964 MSME ở 1518 thị trấn và thành phố; tạo ra 668 nghìn việc làm, tổng

số vốn đầu tư vào Chương trình là 7,4 tỷ Peso, doanh thu bán hàng trong nước 12,3 tỷ

Peso, nguồn thu từ xuất khẩu là 522 triệu USD.51 Hiện nay, chương trình OTOP tiếp

tục được nâng cấp thành chương trình “OTOP Next Gen” với việc tập trung nâng cấp

công nghệ trong quá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung

và cải thiện chất lượng và tính sáng tạo trong sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, phát triển

thương hiệu,... Chính phủ cũng đưa các sản phẩm OTOP vào các hệ thống phân phối

bán lẻ như Chiến dịch “Go Lokal!” cũng như tạo điều kiện các sản phẩm OTOP tham

gia các hội chợ triển lãm thương mại trong nước và quốc tế để giới thiệu và quảng bá

hình ảnh. Bên cạnh đó, các MSME cũng được hỗ trợ trong việc thiết kế, đóng gói,

đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Các sản phẩm OTOP chủ yếu là thực

phẩm, thời trang, sản phẩm nông nghiệp chế biến (cà phê, dầu dừa, cacao,…), các sản

phẩm công nghiệp, nội thất gia đình, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… Các sản phẩm

sáng tạo và chất lượng cao của các MSME trong nước được hỗ trợ tiếp cận hoàn toàn

miễn phí tới thị trường trong nước và toàn cầu thông qua các đối tác bán lẻ của DTI.

Hiện nay, Go Lokal có 500 sản phẩm (tạp chí, vở, tranh treo tường, nội thất, mũ, túi

xách, cà phê, rượu hoa quả,…) tới từ 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều chuỗi cửa

hàng bán lẻ đã hợp tác để thực hiện chương trình này như SM Kultura, Robinson’s,

Glorietta, Rustan’s và Enchanted Kingdom.

Chính sách phát triển Cụm công nghiệp: Trong giai đoạn chính quyền Aquino

III, mô hình cụm công nghiệp như: tre, chuối, dừa, cà phê, nội thất, ICT, xoài, khai

thác mỏ, dầu cọ, cao su, du lịch, …. cũng là một trong những chính sách quan trọng

nhằm thực hiện mục tiêu “Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sáng tạo và cạnh tranh

toàn cầu”.52 Để hỗ trợ các SME tham gia vào mô hình này, chính phủ cung cấp các

hỗ trợ tài chính và thị trường đầu ra cho các sản phẩm của các cụm công nghiệp.

Ngoài ra, trong giai đoạn Aquino III cũng đưa ra chiến lược thúc đẩy xuất khẩu

các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ. Sự phát triển các sản phẩm này được kết nối chặt

chẽ với các lĩnh vực khác như du lịch hay các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu

tư nhằm mở rộng thành các chuỗi sản phẩm và dịch vụ [132]. Một điểm đáng chú ý

51 HTTPS://WWW.DTI.GOV.PH/PROGRAMS-PROJECTS/OTOP

52 https://www.dti.gov.ph/programs-projects/industry-clusters

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

108

khác, chính quyền Aquino III cũng chú ý phát triển các thị trường dựa trên yếu tố

văn hóa (Culture – Based Markets), bao gồm Halal53, Kosher54 và cộng đồng người

Philippines ở nước ngoài. Đây là những thị trường có tính đặc thù cao và rất tiềm

năng cũng như khá ổn định về nhu cầu. Vì thế, chính phủ Philippines xác định nó là

một trong những chiến lược xuất khẩu trong giai đoạn tới [132].

3.3.4 Một số thành tựu, hạn chế

3.3.4.1 Thành công

Thứ nhất, các chính sách kinh tế dưới thời Aquino III giúp ổn định lại nền kinh

tế sau KHTCTC và đưa Philippines trở thành nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn

định. Mặc dù mức tăng trưởng đạt được vẫn còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra,

song mức tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2010-2016 đạt 6,1%, cao

nhất từ năm 1978.

Bảng 3.9: Kết quả thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô (Đơn vị: %)

Mục tiêu Thực hiện

2014 2015 2016 2014 2015 2016

Tăng trưởng GDP 6,5-7,5 7,0-8,0 7,0-8,0 6,2 5,9 6,8

Tăng trưởng nông

nghiệp -0,9-0,1 2,0-3,0 2,5-3,5 1,7 0,1 -1,3

Tăng trưởng công

nghiệp 9,8-11,0 8,6-9,7 9,3-10,3 7,8 6,0 8,0

Tăng trưởng dịch vụ 6,0-6,9 6,8-7,8 7,2-8,1 6,2 6,8 7,5

Tỷ lệ thất nghiệp 6,7-6,9 6,6-6,8 6,5-6,7 6,6 6,3 5,5

Tỷ lệ thiếu việc làm 19 18 17 18,4 18,7 18,3

Giảm nghèo 22,5 21,6

Nguồn: NEDA (2017)

53 Thuật từ này liên quan tới cộng đồng người Hồi giáo. Nó có thể là thực phẩm, đồ uống hoặc các đồ dùng

cá nhân mà người đạo Hồi được phép sử dụng. Trái nghĩa với ‘Halal’ là ‘Haram’, nó là những thứ bị cấm đối

với người theo đạo này. Trên thế giới có khoảng 1,5 tới 1,8 tỷ người tiêu dùng là người Hồi giáo và tốc độ

tăng dân số hàng năm của người theo đạo này là khoảng 3%, nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số thế giới

(2,3%). Đây là một thị trường rất lớn và tổng giá trị thương mại thực phẩm của thị trường này được ước tính

là khoảng 150 tỷ USD/ năm. 54 Thuật từ này liên quan tới thực phẩm của người Thiên chúa giáo. Thị trường đồ ăn Kosher ước tính tiêu

thụ khoảng 150 tỷ USD mỗi năm.

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

109

Thứ hai, những biện pháp tài khóa của chính quyền Aquino III cũng giúp ổn

định kinh tế trong giai đoạn này. Cụ thể, giai đoạn 2010-2015, thu ngân sách tăng từ

13,4% lên 15,8%, trong đó nguồn thu từ thuế tăng từ 12,2% lên 13,6%. Sự cải thiện

này cho phép chính quyền Aquino III có thể đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ

tầng và các dự án kinh tế - xã hội. Chi tiêu chính phủ vào các lĩnh vực thiết yếu tăng

từ 13,6% năm 2010 lên 14,4% năm 2015, đặc biệt chi tiêu vào cơ sở hạ tầng tăng

trưởng bình quân 28,4%. Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng trên GDP tăng từ 1,8% năm

2010 lên 5% năm 2016. Tỷ lệ nợ/GDP giảm từ 52,4 xuống 44,8%. Thặng dư tài

khoản vãng lai đạt bình quân 3,3% GDP. Tổng dự trữ quốc tế tiếp tục tăng từ 62,4

tỷ USD lên 80,7 tỷ USD trong cùng giai đoạn nhờ nguồn thu từ thương mại dịch vụ

và kiều hối ổn định. Đặc biệt, xếp hạng tín dụng của Philippines được cải thiện

mạnh mẽ dưới thời Aquino III.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong giai đoạn 2010-2016 cũng là

nhờ chính sách tiền tệ thận trọng. Chính sách tiền tệ tiếp tục gắn chặt với việc duy

trì mức lãi suất thấp và ổn định đã thúc đẩy hoạt động đầu tư và tiêu dùng trong

nước. Các khoản vay cá nhân, doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Khu vực tư nhân chiếm tới 85% các hoạt động kinh tế. Mức lãi suất thấp cũng là

nhân tố quan trọng dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các ngành ngân hàng, tài

chính, BPO, ô tô và bất động sản.

Thứ tư, cải cách ngân hàng dưới thời Aquino III giúp hệ thống tài chính và ngân

hàng phát triển ổn định trong bối cảnh hệ thống tài chính toàn cầu có nhiều biến

động khó lường từ sau KHTCTC đến nay như cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực

châu Âu, tăng trưởng kinh tế yếu kém ở các nền kinh tế phát triển, bế tắc tài khoá ở

Mỹ…, Cụ thể, tổng tài sản của HTNH tăng trưởng liên tục từ sau KHTCTC. Tính

tới cuối năm 2017, tổng tài sản của hệ thống đạt 15.160,6 tỷ Peso, cao hơn gấp đôi

so với thời điểm năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ sau khủng hoảng tới

nay đạt trên 8%/năm và dao động ở mức 12%/năm từ năm 2016 tới nay. Trong đó,

sự phát triển mạnh mẽ của NHĐN và NHTM giai đoạn qua đóng góp quan trọng

vào sự phát triển chung của hệ thống với mức tài sản năm 2017 đạt 13.763 tỷ Peso

(chiếm 90,8% tổng tài sản hệ thống). Đồng thời, các NHNT và NHHT cũng đã có

sự cải thiện lớn so với thời điểm KHTCTC với mức tài sản là 229 tỷ Peso (chiếm

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

110

8,1% tài sản hệ thống). Xét về chất lượng tài sản, tỷ lệ NPL cũng đã giảm mạnh so

với thời điểm KHTCTC, từ 4,5% năm 2007 xuống còn 1,7% năm 2017. Hoạt động

cho vay của hệ thống tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 2 chữ số [62]. Mặc dù cho vay

liên quan tới lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn, song mức độ rủi ro đã giảm

xuống. Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng của HTNH cũng tiếp tục được cải thiện mạnh

so với giai đoạn khủng hoảng. Theo số liệu mới nhất của BSP, mức lợi nhuận ròng

của hệ thống năm 2017 đạt 167,7 tỷ Peso (so với mức 62,9 tỷ Peso năm 2007).

Cùng với việc cải thiện chất lượng tài sản và thanh khoản cao, các ngân hàng cũng

thực hiện tương đối tốt các tiêu chuẩn về vốn. Tỷ lệ CAR của các NHTM và NHĐN

đạt 15,7%, cao hơn so với tiêu chuẩn đề ra của BSP và BIS. Các ngân hàng cũng

duy trì được mức CET1 cao. Điều này cho thấy những cải cách nhằm đẩy mạnh

khung khổ pháp lý và giám sát rủi ro ngành ngân hàng trong giai đoạn qua đã phát

huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tài chính bao trùm, cho tới nay HTNH đạt những kết

quả rõ ràng trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của người dân tới các sản phẩm và

dịch vụ ngân hàng thông qua thành lập các EO, OBO, MBO,... Quan trọng hơn, sự

hiện diện của các loại hình này ở các khu vực kém phát triển tạo cơ hội sử dụng các

dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống.

Bên cạnh đó, HTNH cũng cung cấp nguồn tín dụng ổn định để hỗ trợ cho các

MSME trong giai đoạn qua.

HTNH Philippines trở nên cạnh tranh hơn nhờ sự tăng cường tham gia của các

ngân hàng nước ngoài cũng như ứng dụng công nghệ tài chính mới. Nhờ cải cách tự

do hoá đối với các ngân hàng nước ngoài, số lượng ngân hàng nước ngoài được Uỷ

ban Tiền tệ thông qua và cho phép hoạt động ở Philippines tăng mạnh trong thời

gian qua. Chỉ riêng trong năm 2017, có 4 ngân hàng nước ngoài được BSP cấp phép

thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện. Theo thống kê của BSP, hầu hết các

chi nhánh và công ty con của các ngân hàng nước ngoài đều đến từ khu vực châu Á

- Thái Bình Dương. Thị trường mục tiêu của FBB là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

lao động Philippines làm việc ở nước ngoài và các dự án tài chính. Các ngân hàng

cũng tận dụng các cơ hội để áp dụng công nghệ vào trong quá trình hoạt động. Tính

tới tháng 12/2016, có 23 ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

111

di động, 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ internet banking, 30 ngân hàng cung cấp

dịch vụ phát hành tiền điện tử và 23 ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính di động

thông qua ứng dụng điện thoại [62].

Thứ năm, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cải thiện đáng kể. Nguồn FDI tăng

mạnh từ 1,9 tỷ USD năm 2011 lên 7,9 tỷ USD năm 2016. Trong đó, Hà Lan, Úc,

Mỹ, Nhật Bản và Singapore là nguồn cung cấp FDI chủ yếu cho Philippines. Dòng

FDI vào Philippines vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế tạo, tiếp đến là các lĩnh

vực điện, khí gas, nước, và các dịch vụ bảo hiểm và bất động sản.

Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế dưới thời Aquino III mang lại lợi ích người nghèo.

Theo đánh giá của Rogier van den Brink, nhà Kinh tế trưởng của World Bank về

điều hành kinh tế giảm nghèo và ở Philippines, người nghèo bắt đầu hưởng lợi từ

những kết quả kinh tế trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể, Brink chỉ ra trong giai

đoạn này mức thu nhập của nhóm 40% dân số nghèo nhất tăng nhanh hơn so với

nhóm giàu nhất và tỷ lệ nghèo đói đã giảm 2,1 điểm phần trăm. Nếu chính phủ duy

trì được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 6% thì theo dự báo của

Brink thu nhập bình quân đầu người của Philippines tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1

thập kỷ, tăng 5 lần trong hai thập kỷ và 11 lần trong vòng 3 thập kỷ. 55

3.3.4.2 Hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, chính sách tài khóa cần tiếp tục được cải thiện do hệ thống thuế vẫn

còn phức tạp và thiếu hiệu quả dẫn tới yếu kém trong thu ngân sách. Nhiều biện

pháp miễn giảm và đối xử đặc biệt cũng như các rào cản trong quản trị thuế như

luật bí mật ngân hàng…

Bên cạnh đó, những cải cách trong chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực cơ sở hạ

tầng vẫn không đáp ứng được sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa. Về chất lượng

cơ sở hạ tầng tổng thể, Philippines bị thua kém xa so với Singapore, Malaysia,

Indonesia và Thái Lan. Tỷ lệ giải ngân bình quân thực tế giảm từ 96,4% giai đoạn

2004-2009 xuống 91,7% giai đoạn 2010-2015.

Hệ thống giao thông: Mặc dù được mở rộng song vẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu phát triển. Ở thời điểm năm 2015, hệ thống giao thông của Philippines hoàn

55 Phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh Manila Times lần thứ 3 ngày 23/2/2016.

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

112

thành được 97,19% (31.412 km) tuyến đường quốc lộ, 61,80% (15.377 km) đường

nội đô và 26,85% (31.075 km) đường tỉnh lộ…Tuy nhiên, Philippines vẫn chỉ xếp

hạng thứ 97/140 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ [179]. Tương tự,

chất lượng hạ tầng đường sắt của Philippines chỉ xếp hạng 84/140 quốc gia do chỉ

có 3 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 76,9 km ở Metro Manila và Southern

Luzon. Trong khi đó, hệ thống giao thông kết nối Luzon với và thành phố Visayas

và Mindanao vẫn mới chỉ đang bắt đầu triển khai. Việc thiếu hụt hạ tầng giao thông

đã dẫn tới tăng chi phí và giảm hiệu quả của các hoạt động kinh doanh cũng như

gây ra tình trạng tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các hệ thống giao

thông hàng không và đường thủy cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và

chất lượng hạ tầng. Năm 2015, lĩnh vực vận tải hàng không vượt 25,8% so với mục

tiêu tăng 52,51 triệu hành khách trong nước và quốc tế [133]. Tuy nhiên, tình trạng

tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng ở các sân bay lớn như Ninoy Aquino International

Airport (NAIA) và Clark International Airport (CRK). Về nguồn nước: 14,5% trên

tổng số 22,7 triệu hộ gia đình chưa được tiếp cận nguồn nước sạch [133]. Trong khi

đó, mặc dù chính phủ ban hành các chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh trong sản

xuất và cung ứng điện, song nguồn cung điện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử

dụng. Giá điện ở Philippines vẫn ở mức cao nhất ở châu Á.

Bảng 3.10: Tỷ lệ chi tiêu cơ sở hạ tầng/GDP ở giai đoạn Aquino III (Đơn vị:%)

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Mục tiêu 1,60 2,20 2,50 3,50 4,00 5,10

Thực tế 1,81 2,06 2,66 2,74 4,33 5,12

Nguồn: [133]

Thứ hai, mặc dù hệ thống tài chính – ngân hàng tiếp tục được củng cố trong thời

gian qua song cũng đặt ra một số vấn đề chính sách. Chính phủ cần tiếp tục bổ sung

và hoàn thiện khung khổ pháp lý và giám sát rủi ro đối với hệ thống tài chính nói

chung và HTNH nói riêng. Đặc biệt, BSP cần tiếp tục đẩy mạnh quản trị doanh

nghiệp và các tiêu chuẩn quản lý rủi ro để đảm bảo sự ổn định của HTNH. Trong

giai đoạn qua, hoạt động cho vay của các ngân hàng vẫn tập trung phần lớn vào lĩnh

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

113

vực bất động sản trong khi lại ít được đưa vào lĩnh vực sản xuất. Điều này tạo ra các

nguy cơ đối với sự an toàn của hệ thống và đòi hỏi BSP phải có những biện pháp

giám sát chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các rủi ro liên quan tới việc

sử dụng và phụ thuộc vào công nghệ cũng ngày càng tăng như các rủi ro thanh toán

qua các thẻ ngân hàng quốc tế, an ninh mạng,… Bên cạnh đó, BSP cần tiếp tục đẩy

mạnh cải cách hệ thống theo hướng tài chính bao trùm để hỗ trợ cho các khu vực

kém phát triển tiếp cận tốt hơn đối với dịch vụ và sản phẩm tài chính. Bên cạnh đó,

chính phủ cũng phải nâng cao năng lực thực thi các chính sách tài chính bao trùm.

Trong giai đoạn qua, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tín dụng cho

các MSME và các cải cách nông nghiệp, song mức độ phân bổ tín dụng vẫn chưa

thực hiện được theo yêu cầu đặt ra. Cụ thể, theo quy định, tỷ lệ tín dụng hỗ trợ cho

các MSME phải là 10% tổng tín dụng của hệ thống. Trong khi đó, nguồn tín dụng

cho MSME thực tế chỉ đạt được 8,2% năm 2017, đặc biệt tín dụng cho các MSE chỉ

đạt được 3,3% so với mức quy định 8%.56 Đối với lĩnh vực nông nghiệp, HTNH

phải phân bổ 15% tổng tín dụng vào lĩnh vực này (trong khi chỉ thực hiện được ở

mức 12,6%). Đặc biệt, nguồn tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho cải cách ruộng đất rất

thấp, chỉ chiếm 1% so với mức quy định 10%.

Các cải cách chính sách theo hướng tự do hoá cần phải tiếp tục được tiến hành

và đẩy mạnh hơn nữa để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của HTNH trong thời

gian tới. Đối với các ngân hàng nước ngoài, BSP phải phối hợp với các cơ quan

chính phủ liên quan nhằm tiếp tục loại bỏ những rào cản pháp lý đối với việc tham

gia đầu tư vào thị trường trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho phép

thành lập các ngân hàng nội địa mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động. Ngoài

ra, chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cũng như chất lượng

nguồn nhân lực trong hoạt động giám sát hệ thống.

Thứ ba, chính sách phát triển ngành kinh tế dưới thời Aquino III tiếp tục góp

phần chuyển dịch cơ cấu, song tốc độ cải cách cần phải được đẩy nhanh, bền vững

và mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho nền kinh tế. Trong giai đoạn Aquino III,

đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào tăng trưởng tiếp tục suy giảm và không đạt

56 Theo Đạo luật số 8289 và 9501 về hỗ trợ tín dụng cho các MSME.

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

114

được so với mục tiêu chính phủ đề ra. Tỷ trọng đóng góp trung bình của ngành

nông nghiệp vào GDP ở mức 10% trong giai đoạn 2013-2015 [133]. Điều đáng nói

là, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân chỉ đạt 1% trong giai đoạn này,

thậm chí sụt giảm 1,3% trong ba quý đầu năm 2016 [133]. Sự tăng trưởng chậm

cùng với lượng lao động nông nghiệp giảm xuống làm giảm năng suất lao động của

ngành. Cụ thể, tăng trưởng năng suất lao động bình quân hàng năm của ngành nông

nghiệp chỉ ở mức 2,9% trong giai đoạn 2013-2015, thấp hơn nhiều so với năng suất

lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ. Những kết quả yếu kém trong lĩnh vực

nông nghiệp vẫn chủ yếu là do chính sách của chính phủ chưa giải quyết được hạn

chế cố hữu từ những giai đoạn trước để lại, đặc biệt là hạn chế trong tiếp cận tới

nguồn tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và trang

thiết bị yếu kém. Khoảng 39% các hộ nông dân không tiếp cận được nguồn tín dụng

chính thức. Ngoài ra, việc cơ giới hóa nông nghiệp thấp và trang thiết bị và hệ

thống tưới tiêu thiếu thốn. Trong khi đó, đầu tư R&D vào phát triển công nghệ và

quản lý thấp. Chương trình cải cách ruộng đất vẫn chưa hoàn thành sau vài thập kỷ

thực hiện mua lại và phân bổ ruộng đất vẫn chưa hoàn thành. Sự liên kết giữa khu

vực sản xuất và thị trường cũng như việc cam kết sản xuất theo tiêu chuẩn còn thiếu

đã dẫn tới năng lực cạnh tranh yếu kém của các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra,

lĩnh vực nông nghiệp cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực do tác động của thiên

tai và biến đổi khí hậu trong giai đoạn này.

Thứ tư, các chính sách dưới thời Aquino III vẫn còn giới hạn sự tham gia của

các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, tạo ra rào cản trong cạnh tranh,

đầu tư, thương mại của Philippines. Mặc dù tăng lên đáng kể trong nhiệm kỳ của

Aquino III, song lượng FDI vào Philippines vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia

trong khu vực Singapore (65,3 tỷ USD), Indonesia (18,7 tỷ USD), Malaysia (9,8 tỷ

USD) năm 2015.57 Sự hạn chế trong thu hút FDI vẫn chủ yếu là do những rào cản

về mặt chính sách khi mà sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực vẫn còn bị hạn

chế cũng như các cải cách chính sách chưa được thực hiện đầy đủ. Nhiều quy định

và rào cản pháp lý trong việc cấp phép và đăng kí kinh doanh vẫn còn. Bên cạnh đó,

57 Association of Southeast Asian Nations. Foreign Direct Investment Statistics. Retrieved from

http://asean.org/?static_ post=foreign-direct-investment-statistics

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

115

những yếu kém cơ cấu trong 1 số ngành dẫn tới dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc

bên ngoài. Xuất khẩu tập trung vào 1 vài sản phẩm và thị trường. Trong khi đó,

năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước bị bỏ xa

so với các quốc gia khác. Ngoài ra, các vấn đề chính trị và an ninh cũng là rào cản

đối với các nhà đầu tư.

Như vậy, nhìn chung các chính sách kinh tế trong giai đoạn chính quyền Aquino

III đạt được những kết quả tích cực hơn so với các giai đoạn trước đó. Điều này thể

hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn Aquino III đạt cao nhất so

với các giai đoạn tổng thống trước đó. Khách quan mà nói, chính quyền Aquino III

cũng thừa hưởng một số thành quả của các chính sách kinh tế ở các giai đoạn tổng

thống trước để lại như chương trình cải cách thuế VAT và chi tiêu ngân sách dưới

thời Arroyo cũng như các chính sách mở cửa tự do hóa của Ramos trong các lĩnh

vực viễn thông và hàng không từ đầu những năm 1990 đã mang lại sự phát triển

mạnh mẽ của ngành BPO, vận tải hàng không và du lịch hiện nay. Mặc dù vậy, có

thể nói đóng góp lớn nhất của các chính sách kinh tế dưới thời Aquino III đó là thiết

lập được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và vững chắc. Chuyên gia kinh tế về

Philippines của World Bank, Karl Kendrick Chua nhận định rằng đóng góp quan

trọng của chính quyền Aquino III đối với kinh tế Philippines là củng cố các nền

tảng kinh tế vĩ mô và cải thiện vấn đề tài khóa [175]. Trong bối cảnh nền kinh tế

luôn rơi vào tình trạng khủng hoảng và bất ổn ở những giai đoạn trước đó thì đóng

góp này của chính quyền Aquino III có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Karl

Kendrick Chua cho rằng: “chúng ta không thể kỳ vọng giải quyết những yếu kém

(của nền kinh tế) trong 6 thập kỷ chỉ trong 6 năm”. Chua đã miêu tả Philippines như

một cậu học sinh cần môi trường tốt để phát triển: “Bất kỳ đứa trẻ nào phải sống

trong 1 gia đình mà bố mẹ đánh cãi nhau như cơm bữa, anh chị nhậu nhẹt và say

thuốc (phiện) suốt ngày và cũng không có những thứ cơ bản nhất như nước uống

hay sách giáo khoa thì chúng sẽ có khoảng thời gian rất khó khăn để học hỏi và phát

triển”.58 Cũng theo Khảo sát của Social Weather Stations, người dân Philippines có

mức độ hài lòng cao nhất đối với kết quả kinh tế xã hội đạt được dưới thời Aquino

58 Dẫn lại từ bài viết trên Rappler, “Beyond the numbers: How Aquino fueled the economy”,

https://www.rappler.com/business/economy-watch/136536-president-aquino-economy-legacy

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

116

III.59 Vào cuối nhiệm kỳ, mức độ hài lòng về thành tựu đạt được dưới thời Aquino

III là +29, cao nhất so với các giai đoạn Tổng thống trước đây (tốt hơn Tổng thống

Ramos được xếp hạng +19 năm 1998).

Biểu đồ 3.6: Xếp hạng mức độ hài lòng về kết quả kinh tế - xã hội qua

các giai đoạn Tổng thống

Nguồn: Social Weather Stations (2017)

https://www.sws.org.ph/swsmain/artcldisppage/?artcsyscode=ART-20160907145317

59 Các cuộc khảo sát của SWS được tiến hành qua các phỏng vấn trực tiếp 1200 người lớn trên toàn quốc.

Mức độ hài lòng được đo lường bằng % hài lòng - % không hài lòng. Từ +70 trở lên: “Tuyệt vời”, từ +50 -

+69: “Rất tốt”; từ +30 - +49: “Tốt”; từ +10 - +29: “khá”; từ +9- -9: “bình thường”; -10 - -29: “kém”; -30 - -

49: “không tốt”; -50- -69: “Rất không tốt”; dưới -70: “tồi tệ”. Nguồn:

https://www.sws.org.ph/swsmain/artcldisppage/?artcsyscode=ART-20160907145317

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

117

Chương 4

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES

TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM RÚT RA

4.1 Đánh giá chung về chính sách kinh tế từ sau khủng hoàng tài chính

Châu Á

4.1.1 Thành tựu

Sau hơn 20 năm kể từ sau KHTCCA, Philippines trở thành một trong những nền

kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động nhất ở khu vực Đông Nam Á. Kết quả này

không phải ngẫu nhiên mà có, thay vào đó đây là kết quả của những nỗ lực điều

chỉnh và cải cách chính sách kinh tế của chính phủ Philippines trong suốt giai đoạn.

Chính phủ Philippines qua các đời Tổng thống Estrada, Arroyo, Aquino III về cơ

bản áp dụng lý thuyết kinh tế học của Keynes với việc can thiệp vào tổng cầu thông

qua các chính sách tiền tệ và tài khóa kết hợp với lý thuyết chủ nghĩa tự do mới với

sự can thiệp lên tổng cung thông qua một loạt các chính sách cải cách cơ cấu như

chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư, bãi bỏ các quy định và điều chỉnh, sắp

xếp, cơ cấu lại các thể chế nội tại của nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất lao

động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, trong giai

đoạn từ sau KHTCCA đến nay, chính quyền qua các đời Tổng thống Philippines

chủ trương tiến hành các chính sách kinh tế dân túy với việc hướng tới dân nghèo.

Thứ nhất, các điều chỉnh trong chính sách tiền tệ và tài khóa từ sau KHTCCA

đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Những điều chỉnh trong

chính sách tiền tệ từ sau KHTCCA góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế

và hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Như phân tích ở trên, sau KHTCCA, bắt đầu từ

chính quyền Arroyo, chính sách tiền tệ phải điều chỉnh sang điều hành theo khung

khổ lạm phát mục tiêu trong bối cảnh trước đó BSP gặp rất nhiều khó khăn khi thực

hiện chính sách tiền tệ theo khung khổ mục tiêu tổng cung tiền cùng với chính sách

tỷ giá thả nổi và tự do hóa dòng vốn từ những năm 1990. Khung khổ lạm phát mục

tiêu này cho phép BSP tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo mức lạm

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

118

phát thấp và ổn định. Bên cạnh đó, chính phủ cũng thông qua việc ấn định mục tiêu

lạm phát trung hạn theo một biên độ nhất định nhằm cải thiện khả năng dự báo lạm

phát mang tính dài hạn hơn và tạo cơ sở chắc chắn hơn cho các quyết định tiêu dùng

và đầu tư của các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư. Chính sách tiền tệ tiếp tục

được duy trì ở giai đoạn Tổng thống Aquino III với sự điều chỉnh nhỏ trong việc áp

dụng công cụ hành lang lãi suất để giảm thiểu sự biến động lãi suất trên thị trường.

Nhìn chung, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ kể từ sau KHTCCA là một biện pháp

quan trọng và hiệu quả nhằm tạo ra ổn định kinh tế vĩ mô. Theo thống kê của BSP,

mức lạm phát bình quân giảm từ 6,075% giai đoạn Estrada (1998-2001) (trước khi

áp dụng khung khổ lạm phát mục tiêu) xuống còn 4,2% giai đoạn Arroyo (2002-

2010) và tiếp tục giảm xuống ở mức 3,5% giai đoạn Aquino III (2010-2016) [62].

Đặc biệt, lạm phát của năm 2015 và 2016 còn ở mức dưới 2%, thấp hơn mục tiêu

lạm phát đề ra của chính phủ (Biểu đồ 4.1). Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế

mạnh mẽ những năm gần đây, việc chính phủ kiên trì đảm bảo mục tiêu lạm phát

cùng với chính sách tỷ giá thả nổi giúp hạn chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài

vào nền kinh tế. Ngoài ra, chính sách tiền tệ theo khung khổ lạm phát mục tiêu giúp

cho các chủ thể kinh tế nắm bắt được mục tiêu chính sách của chính phủ và trên cơ

sở này có các kế hoạch, mục tiêu chắc chắn hơn.

Biểu đồ 4.1: Tình hình lạm phát ở Philippines, 1998-2016 (Đơn vị: %)

Nguồn: PSA, http://www.nap.psa.gov.ph/sdds/nsdp_online_all.asp

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

119

Mặc dù ở mức khá cao trong giai đoạn chính quyền Estrada, song tình hình lãi

suất cũng có xu hướng hạ xuống và ngày càng ổn định kể từ khi áp dụng khung khổ

chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Đặc biệt, với mức lãi suất tương đối thấp

và ổn định ở mức 4% từ sau KHTCTC đến năm 2016 có tác động tích cực tới tăng

trưởng kinh tế (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2: Diễn biến lãi suất chính sách, 1998-2016 (Đơn vị: %)

Nguồn: PSA, http://www.bsp.gov.ph/Statistics/sdds/SDDS.htm

Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là biện pháp quan trọng của

chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ sau KHTCCA. Như đánh

giá ở trên, thâm hụt tài khóa ngày càng trở nên trầm trọng do năng lực điều hành

yếu kém của Estrada và chính quyền của ông, song với những cải cách tài khóa

dưới thời Arroyo và Aquino tình hình có nhiều cải thiện.

Tăng trưởng kinh tế của Philippines ngày càng được cải thiện từ sau KHTCCA

đến nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines trong giai đoạn Tổng thống

Aquino III đạt mức cao nhất so với các giai đoạn tổng thống trước đó. Cụ thể, tốc

độ tăng trưởng bình quân dưới thời Aquino III đạt 5,93% giai đoạn 2011-2014

(6,1% giai đoạn 2010-2016), cao hơn so với mức tăng trưởng 5,16% thời Arroyo và

3,46% thời Estrada (Bảng 4.1).

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

120

Bảng 4.1: Tốc độ tăng và tỷ trọng chi tiêu trong GDP (Đơn vị: %)

Tốc độ tăng bình quân Tỷ trọng đóng góp vào GDP

Estrada Arroyo Aquino Estrada Arroyo Aquino

Chi tiêu cho tiêu

dùng cuối cùng

của hộ GĐ

3,18 3,51 4,07 91,78 68,12 68,60

Chi tiêu cho tiêu

dùng chính phủ -0,26 0,29 0,69 -7,38 5,59 11,55

Tích lũy tài sản

vốn trong nước 0,56 0,56 1,30 16,10 10,82 21,90

- Tích lũy tài sản

vốn cố định 0,14 0,81 1,49 4,07 15,61 25,18

Xuất khẩu ròng -0,02 0,80 0,07 -0,51 15,47 1,18

Xuất khẩu

HH&DV 2,44 3,01 1,91 70,56 58,28 32,20

Chênh lệch thống

kê -0,38 -3,22

GDP 3,46 5,16 5,93 100 100 100

Nguồn: [61]

Thứ hai, các chính sách chú trọng phát triển thị trường trong nước, đặc biệt tập

trung vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và các chính sách thúc đẩy sự phát

triển của các SME giúp cải thiện tình hình sản xuất trong nước và giúp tăng trưởng

kinh tế ổn định trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động. Trong giai

đoạn cầm quyền của Aquino III, tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu chính phủ và tích

lũy tài sản cố định có mức tăng trưởng cao nhất và đóng góp chủ yếu vào tăng

trưởng kinh tế (Bảng 4.1). Điều này cho thấy các chính sách kinh tế hướng tới thị

trường trong nước trong bối cảnh hàng loạt các bất ổn bên ngoài như kinh tế thế

giới suy thoái, khủng hoảng nợ công châu Âu, sự suy giảm kinh tế ở Nhật Bản và

Trung Quốc,…đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng. Có thể thấy,

tăng trưởng kinh tế giai đoạn Aquino III rất ít phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài.

Đặc biệt, lĩnh vực xuất khẩu dưới thời Aquino III tăng trưởng và đóng góp vào

GDP thấp hơn so với giai đoạn Arroyo và Estrada. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu

hàng hóa và dịch vụ bình quân trong giai đoạn Aquino III là 1,91%, chậm hơn so

với mức 2,44% dưới thời Estrada và 3,01% dưới thời Arroyo. Đóng góp của lĩnh

vực xuất khẩu vào GDP giai đoạn Aquino III chỉ là 32,20%, thấp hơn nhiều so với

giai đoạn Arroyo (58,28%) và Estrada (70,56%). Điều này cho thấy những điều

chỉnh chính sách nhằm giảm thiểu phụ thuộc vào bên ngoài và chú trọng tới thị

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

121

trường trong nước rất hợp lý và phát huy hiệu quả rõ rệt. Thực tế cho thấy, mô hình

tăng trưởng kinh tế của nhiều nền kinh tế ở khu vực và thế giới phụ thuộc nặng nề

vào xuất khẩu đã dẫn tới việc bị ảnh hưởng mạnh từ sự biến động nhu cầu bên

ngoài. Sự điều chỉnh mô hình tăng trưởng định hướng chủ yếu bởi xuất khẩu từ thời

Estrada và Arroyo sang mô hình tăng trưởng đề cao vai trò chính phủ trong việc

thúc đẩy nhu cầu nội địa của chính quyền Aquino III đã làm giảm thiểu được

những tác động này và đồng thời giúp tăng trưởng kinh tế của Philippines khởi sắc.

Thứ ba, các chính sách tự do hóa, bãi bỏ các quy định của chính phủ

Philippines tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn

qua. Kể từ sau KHTCCA, lĩnh vực dịch vụ luôn đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng

kinh tế (chiếm khoảng 60% GDP). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ

dưới thời Tổng thống Aquino III đạt 3,6%, cao nhất so với giai đoạn tổng thống

trước đây [61] (Bảng 4.2). Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng đóng góp lớn nhất

trong việc giải quyết áp lực việc làm cho nền kinh tế. Sự đóng góp này cũng tăng

lên qua các giai đoạn, đặc biệt tỷ trọng việc làm của ngành dịch vụ đã lên tới 59,1%

tổng số việc làm của các ngành trong giai đoạn 2010-2014 [61].

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của các ngành vào GDP

(Đơn vị: %)

Tốc độ tăng bình quân

Tỷ trọng đóng góp vào

GDP

Estrada Arroyo Aquino Estrada Arroyo Aquino

Nông nghiệp 0,75 0,51 0,24 21,55 9,83 3,98

Công nghiệp 0,67 1,50 2,10 19,43 28,99 35,31

- Khai thác mỏ và quặng (0,00) 0,11 0,04 -0,14 2,05 0,67

- Chế tạo 0,80 0,98 1,59 23,24 19,04 26,84

- Xây dựng (0,27) 0,24 0,34 -7,85 4,62 5,78

- Điện, nước và khí gas 0,14 0,17 0,12 4,18 3,28 2,03

Dịch vụ 2,04 3,16 3,60 59,02 61,18 60,70

- Vận tải, kho bãi và viễn

thông 0,46 0,62 0,46 13,38 12,01 7,82

- Trung gian tài chính 0,17 0,42 0,56 4,96 8,23 9,36

- Bất động sản và các

HĐKD 0,05 0,63 0,84 1,47 12,14 14,20

GDP 3,46 5,16 5,93 100 100 100

Nguồn: [61]

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

122

Ngành dịch vụ ngày càng đóng góp lớn hơn vào hoạt động xuất khẩu. Ở giai

đoạn 2000-2005, cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bị thâm hụt ở mức 1,87 tỷ

USD [181]. Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của ngành dịch vụ

trong những năm gần đây, đặc biệt là lĩnh vực máy tính và các dịch vụ kinh doanh khác

như IT-BPM, BPO, làm cho cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ chuyển sang

thặng dư ở mức 5,28 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2013 [181] (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Đơn vị: Tỷ USD)

2000-2005 2006-2010 2010-2013

Lĩnh vực dịch vụ -1,87 1,68 5,28

Xây dựng -0,05 0,07 0,04

Du lịch 0,42 0,97 -1,78

Vận tải -1,70 -2,77 -2,60

Viễn thông 0,30 0,31 0,24

Bảo hiểm -0,16 -0,22 -0,21

Tài chính -0,02 -0,05 -0,05

Máy tính và thông tin -0,02 0,96 2,27

Các dịch vụ kinh doanh khác -0,36 2,99 8,26

Dịch vụ văn hoá giải trí, cá nhân -0,01 0,00 0,03

Các dịch vụ chính phủ -0,05 -0,18 -0,26

Nguồn: [181]

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn qua có được là

nhờ chính phủ Philippines đã tiếp tục tiến hành các cải cách tự do hóa từ đầu những

năm 1990 thông qua việc tạo dựng nền tảng cạnh tranh và loại bỏ dần độc quyền

trong các ngành then chốt. Khách quan mà nói những cải cách từ thời của Corazon

Aquino từ cuối những năm 1980 với việc mở cửa lĩnh vực sản xuất điện năng vào

năm 1987 nhằm loại bỏ sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Quốc gia, và tiếp đó,

hàng loạt cải cách dưới thời Tổng thống Ramos, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông

và thông tin liên lạc, tài chính – ngân hàng, vận tải hàng không, ngành nước ở giai

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

123

đoạn đầu những năm 1990 tạo dựng nền tảng phát triển quan trọng cho ngành dịch

vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ IT, BPO

của Philippines trong giai đoạn qua là hoàn toàn phù hợp với xu hướng các nền kinh

tế trên thế giới chuyển dịch sang kinh tế dịch vụ trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ

thông tin phát triển bùng nổ. Các quan điểm truyền thống nhận định chỉ có các quốc

gia có hệ thống thị trường đầy đủ và nền công nghiệp tiên tiến mới có thể phát triển

được ngành dịch vụ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng nhiều quốc gia trên thế giới

chuyển nhanh sang kinh tế dịch vụ mà không phải đạt tới trình độ công nghiệp hóa

cao như trường hợp của Singapore, Ấn Độ hay Trung Quốc. Đáng chú ý, xu hướng

thuê ngoài (outsourcing) và xuất khẩu dịch vụ có xu hướng ngày càng phổ biến

trong ngành dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này cho

phép các quốc gia như Philippines có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng chuyển từ nền

kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Yếu tố vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ

tầng cho ngành dịch vụ cũng tạo ra lợi thế cho Philippines trong phát triển ngành

dịch vụ. Philippines có lợi thế tự nhiên về mặt vị trí địa lý, nằm trên tuyến hàng hải

huyết mạch của Đông Nam Á nối từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Khu vực

Clark là trung tâm logistic lý tưởng của Philippines cho các hoạt động vận tải và

trung chuyển hàng hoá cho các quốc gia Hồng Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Guam, Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia và Trung Quốc. Thời gian

bay từ các thành phố lớn ở châu Á tới Philippines chỉ mất vài giờ đồng hồ. Bên

cạnh đó, là một đảo quốc với lợi thế có nhiều biển nội địa, vịnh và cảng nước sâu

như khu vực Visayas, Philippines trở thành một trung tâm sửa chữa tàu thuyền của

khu vực... Ngoài ra, Philippines cũng có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông

so với Ấn Độ nhờ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng từ khá sớm. Từ đầu những năm

2000, Philippines có 3 tuyến đường cáp dưới biển kết nối sang Mỹ. Bên cạnh đó,

đường điện thoại với dải băng tần cao (tiêu chuẩn E1) cũng làm chi phí rẻ hơn 2 đến

3 lần so với Ấn Độ. Một trong những yếu tố quan trọng và quyết định nhất đó là

nguồn nhân lực của Philippines có chất lượng tương đối cao so với các quốc gia

trong khu vực, đặc biệt có lợi thế về kĩ năng ngoại ngữ [181]. Philippines là nước có

số lượng người sử dụng tiếng Anh lớn thứ 3 trên thế giới. Điều này làm cho

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

124

Philippines có lợi thế trong cung cấp nguồn lao động biết sử dụng thành thạo tiếng

Anh so với các quốc gia khác trong khu vực. Hơn nữa, người Philippines nói tiếng

Anh với chất giọng Anh Mỹ một cách hoàn toàn tự nhiên, hơn cả người Ấn Độ.

Cùng với đó, sự tương đồng giữa hệ thống luật pháp và kiểm toán của Philippines

và Mỹ giúp cho Philippines có thể đáp ứng chuẩn xác nhất nhu cầu của các công ty

bên Mỹ, đóng góp đáng kể vào sự thành công của quốc gia trong lĩnh vực cung cấp

các dịch vụ thuê ngoài như tài chính, kế toán, báo cáo pháp lý,… Sự ảnh hưởng

mạnh mẽ của văn hoá Phương Tây càng làm cho Philippines có lợi thế cạnh tranh

trong các ngành dịch vụ IT-BPM, đặc biệt trong dịch vụ tổng đài liên lạc và chăm

sóc khách hàng. Ngoài ra, hệ thống giáo dục định hướng việc đào tạo nguồn nhân

lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành dịch vụ. Ở Philippines, tính trung bình,

có khoảng nửa triệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Trong đó, hơn một nửa tốt

nghiệp từ ngành y khoa, đặc biệt là ngành y tá. Hơn 20% sinh viên tốt nghiệp các

ngành kinh doanh, kế toán và các ngành liên quan. Điều này góp phần tạo ra nguồn

cung ổn định và dồi dào đáp ứng nhu cầu cho phát triển của ngành. Nhiều nghiên

cứu chỉ ra rằng nguồn nhân lực ở Philippines tốt hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc ở

mức chi phí và tính phù hợp với công việc [181].

Thứ tư, chiến lược nhằm khôi phục lại lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công

nghiệp chế tạo là một trong những điều chỉnh cải cách chính sách quan trọng kể từ

sau KHTCCA nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và góp phần đảm

bảo tăng trưởng bền vững. Ở giai đoạn trước khi Aquino III lên nắm quyền, các

chính sách của chính phủ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ mà không chú

trọng tới phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế tạo. Hệ quả là,

mặc dù giai đoạn từ sau KHTCCA chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh

với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ, song quá trình chuyển dịch này

thiếu bền vững và bất cân đối. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nền kinh tế

vẫn không được giải quyết. Điều này là do lĩnh vực dịch vụ chỉ hấp thụ được một

lượng nhỏ lao động có kĩ năng, trong khi đó phần lớn lực lượng lao động làm việc

trong lĩnh vực nông nghiệp. So với các nước trong khu vực, ngành công nghiệp của

Philippines cũng tụt hậu về năng suất lao động, công nghệ, đóng góp vào tăng

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

125

trưởng cũng như giải quyết việc làm cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền

Aquino III có những điều chỉnh quan trọng, coi lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng và cụ thể hóa thông qua các chương trình và chính

sách nhằm phục hồi ngành công nghiệp cùng với lộ trình phát triển cụ thể. Kết quả

là, những chính sách này mang lại những kết quả tích cực bước đầu. Tăng trưởng

bình quân của lĩnh vực công nghiệp dưới thời Aquino III đạt 2,1%, cao hơn so với

giai đoạn Arroyo (1,5%) và Estrada (0,67%) [61]. Lĩnh vực công nghiệp dưới thời

Aquino III cũng đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ 35,31%, cao hơn

so với giai đoạn Arroyo (28,99%) và Estrada (19,43%) [61]. Cũng nhờ sự điều

chỉnh chính sách này của chính quyền Aquino III góp phần vào vấn đề giải quyết

việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế đã vượt kế hoạch đề ra và có xu hướng giảm dần,

từ 6,6% năm 2014 xuống còn 5,5% năm 2016 [62]. Điều này cho thấy những chính

sách, chương trình nhằm khôi phục ngành chế tạo có những kết quả bước đầu. Đây

là một trong những điều chỉnh có ý nghĩa quan trọng khi các ngành công nghiệp

của Philippines chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp ở nước khác trong

bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới,…

Thứ năm, những điều chỉnh, cải cách chính sách tài chính – ngân hàng từ sau

KHTCCA đến nay giúp hệ thống tài chính ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho

các hoạt động kinh tế. Trên thực tế, cải cách chính sách trong lĩnh vực tài chính –

ngân hàng được bắt đầu triển khai từ đầu những năm 1990 dưới thời Tổng thống

Ramos. Các cải cách tự do hóa tài chính cùng với việc tăng cường năng lực giám

sát và điều hành cho BSP ở giai đoạn này tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tài

chính vượt qua cuộc KHTCCA. Từ giai đoạn chính quyền Estrada cho tới Aquino

III, các chính sách tài chính – ngân hàng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh với việc

tập trung vào xây dựng, củng cố khung khổ pháp lý, biện pháp thận trọng theo

chuẩn mực quốc tế, quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ

thống. Đặc biệt, như đề cập, sau 20 năm từ sau KHTCCA, dưới thời Tổng thống

Benigno Aquino III, các ngân hàng nước ngoài được phép tự do đầu tư vào HTNH

Philippines. Đây có thể coi là nỗ lực lớn của chính quyền Aquino III nhằm thúc đẩy

và tạo dựng môi trường cạnh tranh của HTNH khi mà nhiều nền kinh tế mới nổi có

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

126

xu hướng thắt chặt các quy định đối với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài

từ sau KHTCTC. Những chính sách thời gian qua mang lại kết quả tích cực. Trong

bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á chịu tác động tiêu cực

do biến động từ sau KHTCTC năm 2008 như khủng hoảng nợ công ở khu vực châu

Âu, tăng trưởng kinh tế yếu kém ở các nền kinh tế phát triển, bế tắc tài khoá ở

Mỹ…,, Philippines được đánh giá là vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và trở

thành một trong những nền kinh tế duy trì tăng trưởng tốt nhất trong khu vực trong

giai đoạn qua [62]. HTNH tiếp tục được mở rộng, có mức lợi nhuận và tính cạnh

tranh cao. HTNH Philippines được nhiều tổ chức có uy tín xếp hạng tốt trong khu

vực. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Philippines là nền kinh tế duy nhất

được đánh giá triển vọng tích cực từ Fitch năm 2016. Cũng tương tự, Moody đánh

giá HTNH của Philippines là hệ thống duy nhất được xếp hạng tăng trưởng ổn định

ở tất cả các chỉ số bao gồm: môi trường hoạt động, chất lượng tài sản, vốn, lợi

nhuận, thanh khoản [62].

4.1.2 Hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, mặc dù được cải thiện đáng kể dưới thời Arroyo và Aquino III, song

những cải cách chính sách tài khóa vẫn chưa thực sự bền vững và tính dễ bị tổn

thương của nền kinh tế trước các cú sốc vẫn còn cao. Như nêu trên, tình hình tài

khóa có nhiều cải thiện sau khi chính quyền Arroyo đưa ra chương trình cải cách

thuế quan toàn diện. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc KHTCTC năm 2008, thâm

hụt ngân sách đã tăng trở lại vào cuối nhiệm kỳ của Arroyo. Hiện nay, mức thuế ở

Philippines vẫn thuộc loại cao nhất trong ASEAN song hiệu quả thu thuế vẫn thấp

[181]. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Philippines là 30%, cao nhất trong khu

vực ASEAN. Trong khi đó, khung thuế thu nhập cá nhân không được thay đổi từ

năm 1997 dẫn tới việc nhiều cá nhân phải nộp mức thuế theo khung cao hơn do thu

nhập danh nghĩa tăng trong khi thu nhập thực tế không thay đổi. Bên cạnh đó, mức

thuế suất biên cao so với các quốc gia ASEAN: mức thuế suất biên của Philippines

là 32%, cao hơn nhiều nước trong khu vực, ngoại trừ Thái Lan và Việt Nam [76].

Điều này gây ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và tăng trưởng của Philippines.

Bên cạnh đó, chính sách tài khóa yếu kém dẫn tới thiếu hụt nguồn lực cho phát triển

các dịch vụ cơ bản và cản trở phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn qua.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

127

Bảng 4.4: So sánh mức thuế ở 1 số quốc gia ASEAN

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập

doanh nghiệp (%)

VAT

(%) Thuế suất biên

cao nhất (%) Số bậc thuế

Philippines 32 7 30 12

Malaysia 26 7 25 6

Thái Lan 35 8 20 7

Indonesia 30 4 25 10

Việt Nam 35 7 22 10

Singapore 20 9 17 7

Campuchia 20 5 20 10

Lào 24 7 24 10

Nguồn: [76]

Chính quyền Tổng thống đương nhiệm Duterte có chủ trương tiến hành cải cách

chính sách thuế theo hướng hiệu quả, công bằng và đơn giản hơn thông qua Cải

cách Thuế mới với một số nội dung: (i) hạ mức thuế thu nhập cá nhân và doanh

nghiệp, (ii) mở rộng cơ sở thuế VAT, (iii) đưa chỉ mục thuế tiêu thụ đặc biệt mặt

hàng dầu mỏ vào trong tính lạm phát [133]. Trong cơ cấu chi tiêu, chính quyền

Duterte đề xuất tăng đầu tư cơ sở hạ tầng lên 7%/GDP vào năm 2022. Năm 2017,

chính quyền Duterte nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách lên 3% GDP để tăng cường

đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội [181].

Thứ hai, chính sách tài chính – ngân hàng cần tiếp tục được đẩy mạnh để nâng

cao năng lực cạnh tranh của hệ thống. Từ sau KHTCCA đến nay, chính sách tài

chính – ngân hàng luôn được chú trọng, đặc biệt quyết tâm cải cách của chính phủ

dưới thời Aquino III tạo ra nền tảng kinh tế vĩ mô chắc chắn và cải thiện niềm tin

nhà đầu tư, từ đó góp phần quan trọng vào phát triển hệ thống tài chính ổn định và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Mặc dù vậy, chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

128

chính sách tài chính – ngân hàng với việc bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý

và giám sát rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung và HTNH nói riêng. Đặc

biệt, BSP cần tiếp tục đẩy mạnh quản trị doanh nghiệp và các tiêu chuẩn quản lý rủi

ro để đảm bảo sự ổn định của HTNH. Trong giai đoạn qua, hoạt động cho vay của

các ngân hàng vẫn tập trung phần lớn vào lĩnh vực bất động sản trong khi lại ít được

đưa vào lĩnh vực sản xuất. Điều này tạo ra nguy cơ đối với sự an toàn của hệ thống và

đòi hỏi BSP phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Bên

cạnh đó, các rủi ro liên quan tới việc sử dụng và phụ thuộc vào công nghệ cũng ngày

càng tăng như các rủi ro thanh toán qua các thẻ ngân hàng quốc tế, an ninh mạng,…

Chính sách tài chính – ngân hàng giai đoạn qua cũng chưa cải thiện được cơ cấu

của hệ thống tài chính. HTNH vẫn giữ vị trí thống trị trong hệ thống tài chính của

Philippines với tổng tài sản luôn chiếm trên 80% tổng tài sản của hệ thống tài chính

và đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Trong khi đó, sự

phát triển của các NBFI – nguồn cung cấp vốn dài hạn và ổn định cho nền kinh tế

vẫn không có nhiều cải thiện.

Các chính sách tài chính – ngân hàng cũng cần tiếp tục được điều chỉnh theo

hướng tài chính bao trùm để hỗ trợ cho các khu vực kém phát triển tiếp cận tốt hơn

đối với dịch vụ và sản phẩm tài chính. Các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ

tài chính chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị như Vùng Thủ đô Quốc gia,

Central Luzon, Calabarzon, trong khi thiếu hụt hoặc không có các thể chế tài chính

ở các khu vực khác vẫn chưa được cải thiện trong nhiều thập kỷ qua [62]. Điều này

giới hạn khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân ở các vùng xa, đặc

biệt là người nghèo.

Chính phủ cần tiếp tục tiến hành các cải cách tự do hoá để có thể nâng cao năng lực

cạnh tranh của HTNH trong thời gian tới. Trong đó, chính phủ cần nghiên cứu và rà

soát để loại bỏ những rào cản pháp lý để tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư

nước ngoài vào thị trường trong nước. Đồng thời, các chính sách phải chú trọng tạo

thuận lợi thành lập các ngân hàng nội địa mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động để

đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thành phần kinh tế. Chính phủ cũng cần có các biện

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

129

pháp, chính sách khuyến khích và tăng cường áp dụng công nghệ cũng như nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực trong thực thi chính sách và giám sát hệ thống.

Thứ ba, các cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn không mang lại hiệu quả

trong những năm qua. Điều này thể hiện sự hạn chế trong việc đa dạng hóa sản xuất

nông nghiệp. Trong nhiều năm, Philippines dành phần lớn quỹ đất tập trung vào ba

loại cây trồng chính: lúa, ngô và dừa. Trong khi đó, diện tích phát triển các loại cây

trồng có giá trị cao và tiềm năng lớn để mở rộng thị trường như chuối, mía đường,

cao su,…nhỏ hơn rất nhiều [181]. Đây là nguyên nhân dẫn tới Phlippines không thể

tận dụng được lợi thế từ thị hoạt động xuất khẩu nông nghiệp. Bên cạnh đó, những

tồn tại cố hữu từ những giai đoạn trước hạn chế năng suất lao động như: hạn chế

tiếp cận tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp, mức cơ giới hóa thấp, hệ thống tưới tiêu

không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, thiếu hụt đầu tư và hỗ

trợ hoạt động R&D. Đặc biệt, nhiều chính quyền Tổng thống tiến hành CARP song

hầu như thất bại do: (1) sự chống đối của các chủ đất; (2) thủ tục quá mất thời gian

và trì hoãn nhiều lần; (3) sự thiếu thống nhất trong các mục tiêu của việc mua lại và

phân bổ đất…Một yếu tố khác là lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông

nghiệp ngày càng già hóa. Độ tuổi trung bình của người làm nông nghiệp cao hơn

nhiều so với các ngành khác, trong khi lực lượng lao động trẻ thường tìm việc trong

các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự yếu kém về thể chế cũng làm cản trở sự phát

triển của ngành nông nghiệp. Một số cơ quan chính phủ có chức năng chồng chéo

ảnh hưởng tới quá trình thực hiện cải cách nông nghiệp [181]. Sự phối hợp thiếu

chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ và nguồn vốn đầu tư công hạn chế dẫn tới sự

thiếu hiệu quả và trùng lặp trong triển khai. Việc chuyển đổi bất hợp pháp đất nông

nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đã bị cấm (AFMA, CARP,…). Tăng trưởng dân

số cũng đe dọa tới việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một mặt, tăng trưởng dân

số dẫn tới việc tăng nhu cầu lương thực.Mặt khác, nhu cầu về nhà ở tăng lên trong

khi quỹ đất có hạn. Trên thực tế, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở diễn ra

mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Nếu chính phủ không cân đối giữa các mục tiêu

phát triển, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và đe dọa tới an ninh lương

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

130

thực. Ngoài ra, ngành nông nghiệp của Philippines chịu tác động nặng nề từ các

hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2011-2015, thiệt hại trong

sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng là khoảng 163,6 tỷ Peso [133].

Lĩnh vực nông nghiệp của Philippines vẫn tiếp tục thua kém so với các quốc gia

ASEAN khác về năng suất lao động. Trong giai đoạn 1990-2013, sản lượng nông

nghiệp tăng khoảng 73%, thấp hơn so với Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia,

Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ. Mặc dù tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 30% tổng

lao động của các ngành, song tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp trên GDP

giảm từ 22% năm 1990 xuống còn 11% năm 2014 [181]. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu

việc làm của ngành nông nghiệp cũng cao nhất ở mức 25%, sau đó đến lĩnh vực

công nghiệp (20%) và dịch vụ (15%) [181]. Sự thiếu cam kết trong phát triển nông

nghiệp là nhân tố chủ yếu dẫn tới việc Philippines trở thành quốc gia nhập khẩu gạo

hàng đầu thế giới. Điều này phản ánh sự yếu kém sâu sắc hơn trong lĩnh vực nông

nghiệp – nông thôn và lý giải tại sao tình trạng tăng trưởng mà vẫn nghèo đói ở

Philippines. Hơn một nửa hộ gia đình làm nông nghiệp ở dưới mức nghèo (không

thay đổi nhiều so với những năm 1980) [181].

Thứ tư, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn qua, song chính sách

phát triển ngành dịch vụ vẫn còn một số hạn chế. Trước hết, vấn đề pháp lý vẫn là

rào cản lớn cho việc nâng cao tính cạnh tranh của ngành dịch vụ trong thời gian qua

[135]. Đặc biệt, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực dịch vụ

thiết yếu vẫn bị hạn chế theo Hiến pháp năm 1987 của Philippines. Trong thời gian

qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đối mặt với hai vấn đề chính là: hạn chế tiếp cận

thị trường (ví dụ: chính sách giới hạn số lượng các nhà cung cấp dịch vụ) và hạn

chế quyền sở hữu (ví dụ: chính sách giới hạn quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư

nước ngoài không vượt quá 40% theo Hiến pháp Philippines). Ngoài các rào cản

pháp lý, các chính sách của chính phủ chưa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh

cho sự phát triển của ngành dịch vụ trong thời gian qua [135]. Ví dụ, sự kiểm soát

một số cảng của tập đoàn vận tải có thế lực làm tăng chi phí đầu vào của các doanh

nghiệp,...

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

131

Bảng 4.5: Rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ

Lĩnh vực Các quy định và hạn chế

Thương mại bán

buôn và bán lẻ

- Người nước ngoài không được phép sở hữu đất nhưng

có thể thuê trong thời hạn tối đa 75 năm.

- Các doanh nghiệp nước ngoài được phép tham gia đầy

đủ vào kinh doanh bán lẻ nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu về

vốn góp (trên 2,5 triệu USD) và kết quả hoạt động kinh

doanh theo Luật Tự do hoá Thương mại bán lẻ năm

2000.

- Hiến pháp Philippines giới hạn quyền sở hữu nước

ngoài không vượt quá 40%.

Viễn thông

- Hạn chế người nước ngoài giữ các vị trí giám đốc điều

hành hay quản lý các công ty viễn thông.

- Hiến pháp quy định tỷ lệ vốn nước ngoài không vượt

quá 20% trong các công ty truyền thông tư nhân.

- Hoạt động của lĩnh vực truyền hình cáp và các dạng

khác của phát thanh truyền hình chỉ ưu tiên cho các

doanh nghiệp trong nước.

Hàng hải

- Các bến cảng được kiểm soát độc quyền bởi Cục Cảng

vụ Philippines

- Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Hàng không - Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Đường bộ - Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Điện - Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Nước - Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Dịch vụ y tế - Sở hữu nước ngoài không vượt quá 40%

Dịch vụ bưu điện - Chính phủ độc quyền.

Nguồn: [44]

Chính sách phát triển ngành thiên lệch với sự tập trung nguồn lực chủ yếu ở các

trung tâm lớn như Metro Manila và Cebu (chiếm tới hơn 70% các nhà cung cấp

dịch vụ) trong thời gian qua đang tạo ra sự bão hoà và gia tăng các chi phí khác.

Trong khi đó, nhiều khu vực kém phát triển hơn ở nông thôn vẫn thiếu hoặc không

thể tiếp cận các dịch vụ [133]. Điều này dẫn tới sự phát triển bất cân đối giữa các

khu vực trong giai đoạn qua. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, chính phủ Philippines

cần phải phát triển và mở rộng các trung tâm cung cấp dịch vụ thay thế nằm bên

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

132

ngoài Manila và Cebu như là Laguna (dịch vụ kế toán và tài chính), Pampanga (kĩ

sư), các tỉnh Visayas và Negros (thực hành y khoa),...Quan trọng hơn, chính sách

phát triển ngành dịch vụ của Philippines cũng đối mặt với những thách thức phát

triển ổn định trong trung và dài hạn. Ví dụ, sự phát triển của các trung tâm tổng đài

(call centers) ở Philippines: Đặc tính của ngành này là tạo ra ít hoặc không có sở

hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với việc có ít rào cản để gia nhập

hoặc phá sản, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng chuyển các dịch vụ này

sang các nước khác có lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí lao động hoặc các yếu tố

khác. Hơn nữa, chính sách phát triển ngành dịch vụ vẫn chưa cải thiện đáng kể năng

suất lao động bình quân của ngành. Trong các lĩnh vực, năng suất lao động của

ngành dịch vụ viễn thông và tài chính đạt mức khá cao do đặc thù là ngành thâm

dụng vốn cao cũng như yêu cầu về kĩ năng. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ còn lại

(chiếm hơn 70% tổng số lao động của ngành) lại có mức năng suất lao động rất thấp

(các ngành vận tải, bất động sản, khách sạn nhà hàng và giáo dục,…). Điều này dẫn

tới năng lực cạnh tranh của ngành có nhiều yếu kém và tác động lan tỏa của ngành

tới nền kinh tế bị hạn chế.

Thứ năm, chính sách phát triển kinh tế mặc dù góp phần vào kết quả tăng trưởng

cao trong những năm gần đây, song vẫn chưa mang lại nhiều kết quả trong giảm

nghèo và bất bình đẳng giữa các khu vực. Mức chênh lệch GDP giữa các khu vực

vẫn rất lớn. Cụ thể, GDP của ba khu vực CALABARZON, Vùng Thủ đô Quốc gia

và Central Luzon chiếm tới 2/3 tổng GDP của Philippines [133]. Trong đó, Vùng

Thủ đô Quốc gia đóng góp vào GDP lớn nhất (37,9% năm 2015), tiếp đến là

CALABARZON (15,5%) và Central Luzon (8,9%) (Biểu đồ 4.3). Sự phát triển ở

ba khu vực này chủ yếu là nhờ vị trí trung tâm phát triển các ngành công nghiệp

và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp tập trung lớn nhất ở khu vực Calabarzon,

chiếm tỷ trọng 32% trong tổng sản lượng công nghiệp của nền kinh tế trong giai

đoạn 2013-2015. Khu vực NCR tập trung lớn nhất các hoạt động dịch vụ, chiếm

tới 52% tổng sản lượng của ngành trong cùng giai đoạn. Trong khi đó, khu vực

đóng góp thất nhất vào GDP là Khu tự trị Hội giáo Mindanao (ARMM) (0,7%)

và Caraga (1,3%) [133].

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

133

Biểu đồ 4.3: Sự phân bổ GDP giữa các vùng miền, 2010-2015 (Đơn vị: %)

Nguồn: [133]

Sự gia tăng bất bình đẳng cũng có thể thấy rõ trong chênh lệch thu nhập bình

quân đầu người giữa các khu vực. Khu vực NCR có mức thu nhập bình quân đầu người

cao nhất, hơn gấp đôi so với khu vực cao thứ nhì là CALABARZON (4A) và cao gấp 12

lần so với khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là ARMM.

Biểu đồ 4.4: Thu nhập bình quân đầu người theo khu vực,

năm 2009 và 2015 (Đơn vị: Peso)

Nguồn: [133]

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

134

Ngoài các hạn chế, bất cập trong các chính sách kinh tế, kết quả của các chính

sách kinh tế trong giai đoạn qua chịu ảnh hưởng của nguyên nhân quan trọng khác.

- Thể chế chính trị yếu kém: Mặc dù là quốc gia dân chủ đầu tiên ở châu Á, song

nền chính trị Philippines luôn được đánh giá là “nền dân chủ yếu kém” (low quality

democracy), “thiếu hụt dân chủ” (democratic deficit) hay “cacique democracy”,

“showbiz democracy”. Bên cạnh đó, đặc điểm chính trị của Philippines nhấn mạnh

vào yếu tố cá nhân hơn là dựa trên yếu tố đảng phái chính trị. Các đảng phái ở

Philippines thường được gọi là “các con hổ giấy”, không có sự khác biệt, yếu kém

và thiếu tính ổn định do các nhà chính trị có thể dễ dàng chuyển từ đảng này sang

đảng khác) [63,tr.5]. Thay vì giữ vai trò tạo ra môi trường cạnh tranh và giám sát vì

mục tiêu phát triển các đảng phái chính trị ở Philippines được coi là “câu lạc bộ của

giới tinh hoa” (elite clubs) hay phương tiện để giới chính trị và đầu sỏ kinh tế duy

trì vị thế và quyền lực…Ở giai đoạn đầu cầm quyền của Arroyo, có khoảng 60% đại

biểu quốc hội có quan hệ họ hàng với Tổng thống [63,tr.6]. Trong nền chính trị

Philippines, về mặt thể chế, quyền lực được tập trung vào vị trí Tổng thống thông

qua ban hành các sắc luật và thẩm quyền quyết định trong các dự án lớn cũng như

phân bổ ngân sách tài khoá. Sự tập trung quyền lực tạo cơ hội cho việc trục lợi

chính sách hoặc tạo ra sự móc nối lợi ích giữa các nhà chính trị với các tập đoàn

lớn. Điều này có thể thấy trong giai đoạn cầm quyền của Estrada. Tuy nhiên, trong

thực tế, nền chính trị của Philippines còn bị ảnh hưởng từ nhiều thế lực khác như

các nghị sỹ trong Quốc hội, Giáo hội công giáo,…Sự xung đột về lợi ích giữa các

thế lực chính trị có thể dẫn tới việc các dự thảo luật của chính phủ không được

thông qua hoặc nếu có được thông qua thì việc thực thi cũng rất khó khăn hoặc

mang tính hình thức. Chính sách cải cách ruộng đất là một trong những ví dụ điển

hình khi việc thực thi chính sách này luôn bị trì hoãn trong giai đoạn qua do nhiều

đại biểu quốc hội là đại diện của tầng lớp địa chủ ở các khu vực [7]. Chính vì vậy,

Lý Quang Diệu từng nhận định: “Một vấn đề là Philippines có một hiến pháp kiểu

Mỹ, một trong những hiến pháp khó triển khai nhất trên thế giới. Có sự tách bạch

quyền lực hoàn toàn giữa nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp…Nhưng một quốc

gia đang phát triển đối mặt với tình trạng rối loạn và chậm phát triển rất cần một

chính phủ mạnh, trung thực…Tôi không tin rằng Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

135

hay Singapore có thể thành công…nếu họ phải vận hành dưới một hiến pháp như

vậy, khi mà mọi vấn đề chính yếu đều có ách tắc” [52].

- Yếu tố địa lý, văn hóa cũng là một nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong hoạch

định và điều hành chính sách: Với hơn 7100 hòn đảo (quốc đảo lớn thứ 2 thế giới

sau Indonesia), 110 tộc người và khoảng 170 tiếng bản địa, Philippines là quốc gia

có sự đa dạng về địa lý và văn hóa. Các nhà hoạch định chính sách luôn gặp khó

khăn với hàng loạt vấn đề vùng miền. Như đã chỉ ra ở trên, sự phát triển chênh lệch

giữa các vùng miền ở Philippines rất lớn, chủ yếu tập trung vào khu vực thủ đô

Manila và 2 khu vực lân cận. Central Luzon và Southern Tagalog. Trong khi đó, các

khu vực khác rất chậm phát triển và có tỷ lệ nghèo đói cao, đặc biệt:

WesternMindanao và khu vực tự trị Hồi giáo ở Mindanao (ARMM). Trong suốt giai

đoạn qua, chính phủ Philippines luôn gặp khó khăn trong đảm bảo các chính sách

phát triển hài hòa và công bằng giữa các khu vực.

- Thiên tai, biến đổi khí hậu: Philippines là một trong số các quốc gia chịu ảnh

hưởng lớn nhất từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo thống kê của PIDS,

Philippines phải hứng chịu 228 thảm họa thiên tai liên quan đến thời tiết và khí hậu

trong vòng hai thập kỷ qua và tính trung bình mỗi năm có khoảng từ 15-20 cơn bão

đánh vào Philippines. Các thảm họa thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán có tác động

tiêu cực về mặt kinh tế đối với Philippines, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp do

tính chất phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết. Các trận hạn hán gây ra từ hiện tượng El

Nino có tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, cụ thể là sản lượng lúa gạo. Cụ

thể, trận hạn hán năm 1997 gây thiệt hại cho sản lượng lúa với 100% trong mùa khô

và hơn 33% trong mùa mưa. Hiện tượng El Nino năm 2004 gây thiệt hại tới sản

lượng lúa thu hoạch 18% trong mùa khô và 32% trong mùa mưa [167]. Tác động

của các thảm họa thiên tai cũng mở rộng ra nhiều khu vực với tổng diện tích đất

nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai tăng từ 683.440 ha năm 2000 lên 977.208 ha

năm 2010 [132]. Theo ước tính của Danilo và Briones (2012), tổng giá trị thiệt hại

trong lĩnh vực nông nghiệp gây ra bởi các thảm họa thiên tai trong giai đoạn 2000-

2010 là 106,882 tỷ Peso, trong đó thiệt hại lớn nhất là lúa gạo, ngô và các loại cây

trồng giá trị cao [88]. Bên cạnh đó, các thảm họa thiên tai còn tàn phá cơ sở hạ tầng

phát triển nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu và các trang thiết bị nông nghiệp với

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

136

mức độ thiệt hại ước tính lần lượt là 4,9 tỷ Peso và 9,7 tỷ Peso trong giai đoạn

2000-2010. Ngoài tác động trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, các thảm họa thiên

tai còn tàn phá cơ sở hạ tầng như sân bay, trường học, đường, bệnh viện, xí

nghiệp,…gây thiệt hại gián tiếp lên các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và

nhiều lĩnh vực khác.

4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, các chính sách tiền tệ cần phải được chú trọng để tạo dựng ổn định kinh

tế vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng bền vững và ổn định. Từ kinh nghiệm của Philippines cho

thấy nếu chính sách tiền tệ được xây dựng và thực thi thận trọng và hợp lý theo khung

khổ mục tiêu lạm phát sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo tính

hiệu quả của chính sách tiền tệ cần phải có một số điều kiện sau:

- Khả năng dự báo khi điều hành theo lạm phát mục tiêu: Ở Philippines, BSP

điều hành chính sách tiền tệ theo khung khổ lạm phát mục tiêu cho 2 năm tiếp theo

nên vấn đề dự báo rất quan trọng, đòi hỏi phải thu thập và sử dụng nhiều dữ liệu và

thông tin để có thể đánh giá về tình hình kinh tế trong thời gian tới sát nhất.

- Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong việc đặt lạm phát mục tiêu có ý

nghĩa quyết định đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Việc chính quyền Tổng

thống Ramos ban hành Luật Ngân hàng Trung ương năm 1993 tạo nền tảng quan

trọng cho BSP điều hành với vai trò cơ quan tiền tệ độc lập nhằm thực hiện mục

tiêu then chốt là đảm bảo ổn định giá cả để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế

bền vững.

- Gắn với tính độc lập chính là mức độ minh bạch và khả năng giải trình về

chính sách tiền tệ. Như nêu trên, BSP phải chịu trách nhiệm công bố và giải trình về

các mục tiêu lạm phát với công chúng thông qua các thông báo về quyết định chính

sách (sau các cuộc họp chính sách của Hội đồng Tiền tệ hàng tháng), Báo cáo Lạm

phát hàng quý,…Hơn nữa, các lãnh đạo của BSP cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền

chính sách về các quyết định và định hướng điều hành trên các diễn đàn, hội thảo,

truyền hình… Thậm chí, Thống đốc BSP phải có trách nhiệm báo cáo giải trình với

Tổng thống và công chúng trong trường hợp mục tiêu lạm phát đề ra không thực

hiện được để nêu rõ các lý do cho vấn đề này cũng với các giải pháp, định hướng

tiếp theo để đưa lạm phát trở lại mục tiêu đề ra.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

137

- Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng cần phải được tiến hành từng bước và

điều chỉnh dần, tránh những thay đổi lớn. Kinh nghiệm của Philippines trong việc

ứng phó với cuộc KHTCTC năm 2008 cho thấy các ngân hàng trung ương cần phải

điều chỉnh lãi suất chính sách theo lộ trình với biên độ nhỏ để tối thiểu hóa các tác

động tiêu cực trên thị trường tài chính, tránh những điều chỉnh lớn để có thể đạt

được mục tiêu lạm phát ngay lập tức. Để ứng phó với cuộc KHTCTC năm 2008,

BSP đã điều hành chính sách tiền tệ rất thận trọng với việc chia thành nhiều đợt cắt

giảm lãi suất chính sách với biên độ nhỏ 25 điểm cơ bản nhằm đảm bảo hoạt động

của thị trường tài chính. Những điều chỉnh thận trọng và hợp lý này không gây tác

động lớn vào thị trường và giúp nền kinh tế dần ổn định.

- Ngân hàng trung ương cần linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ theo

khung khổ lạm phát mục tiêu. Do BSP không chỉ tập trung vào mục tiêu lạm phát,

mà còn cả mục tiêu tăng trưởng nên các ngân hàng TW cần chấp nhận một biên độ

biến động lạm phát nhất định để hạn chế các tác động vào tăng trưởng và việc làm,

song cần đảm bảo lạm phát quay trở lại phạm vi đề ra trong trung hạn. Bên cạnh đó,

như kinh nghiệm của BSP khi ứng phó với tác động của cuộc KHTCTC năm 2008,

BSP có thể can thiệp một cách linh hoạt vào thị trường ngoại hối như để giảm thiểu

các biến động trong tỷ giá.

- Chính sách tiền tệ cần phải được hỗ trợ cùng với các công cụ ổn định vĩ mô

khác. Chính phủ không thể đạt được mục tiêu ổn định kinh tế chỉ với chính sách

tiền tệ mà còn cần phối hợp với các chính sách quan trọng khác chính sách tài khóa

thận trọng và khung khổ pháp lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, quá trình suy thoái

kinh tế do cuộc KHTCTC gần đây cho thấy tầm quan trọng của phối hợp chính sách

trong đẩy mạnh ổn định kinh tế vĩ mô. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách

tiền tệ, tài khóa, pháp lý sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và cho quá trình

phục hồi kinh tế. Hiện nay, BSP chịu trách nhiệm đồng thời trong điều hành các

chính sách tiền tệ và giám sát HTNH. Điều này đảm bảo sự thống nhất trong việc

giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng sẽ không tạo ra tác động tiêu cực

đối với tổng thể nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự tham gia của BSP vào DBCC cũng

đảm bảo sự phối hợp các chính sách tiền tệ và tài khóa. Ngoài ra, Diễn đàn Ổn định

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

138

tài chính cũng là cách để đẩy mạnh sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô và

chính sách tài chính.

Thứ hai, cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là một công cụ trọng

yếu giữ vai trò quyết định trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Kinh nghiệm từ

Philippines cho thấy ở giai đoạn đầu sau KHTCCA, cụ thể là giai đoạn cầm quyền

của Tổng thống Estrada và Arroyo, sự yếu kém trong chính sách tài khóa cũng như

năng lực quản lý tài khóa của chính phủ dẫn tới tình trạng thâm hụt tài khóa nghiêm

trọng. Hệ quả là, chi tiêu ngân sách của chính phủ vào các lĩnh vực phát triển như

cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội ở Philippines giai đoạn qua luôn bị thiếu hụt, từ

đó tạo ra rào cản lớn đối với đối với tăng trưởng kinh tế cũng như hạn chế khả năng

tiếp cận của xã hội với các thành quả kinh tế đạt được. Mặc dù vậy, những điều

chỉnh, cải cách trong chính sách tài khóa được thực hiện từ giai đoạn Arroyo và

Aquino III cũng đem lại một số bài học kinh nghiệm quan trọng. Trước hết, bài học

kinh nghiệm về cải cách quản trị thuế, đặc biệt là nâng cao tính minh bạch và hiệu

quả hệ thống quản trị cần phải được coi là nội dung ưu tiên trong cải cách chính

sách tài khóa. Chính quyền Aquino III làm rất tốt điều này khi đặt cải cách quản trị

thuế là vấn đề trọng yếu trong chính sách tài khóa. Một loạt các biện pháp được đưa

ra như thiết lập hệ thống thông tin toàn diện của những người nộp thuế, sử dụng dữ

liệu bên thứ ba để xác định mức cơ sở thuế, đẩy mạnh kiểm toán thuế và nâng cao

năng lực cho nhân viên của BIR và BOC,… tạo ra hệ thống quản trị minh bạch và

hiệu quả hơn giai đoạn trước. Cùng với đó, các biện pháp cải cách hệ thống thuế,

cải cách quản lý và chi tiêu ngân sách như ban hành Khung khổ Chi tiêu trung hạn;

Dự thảo Luật nghĩa vụ tài khóa, tinh giản hóa bộ máy chính phủ, áp dụng công nghệ

Hệ thống Mua sắm điện tử chính phủ, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ, yêu

cầu trách nhiệm giải trình đối với các chi tiêu ngân sách của các cơ quan chính

phủ,…đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về thực hiện kỷ luật tài khóa, tăng

cường sự minh bạch, giảm thiểu lãng phí và tình trạng tham nhũng trong khu vực

công ở Philippines trong giai đoạn chính quyền Aquino III. Như vậy, nâng cao năng

lực quản trị thuế theo hướng tăng cường minh bạch và đẩy mạnh kỉ luật tài khóa là

bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng chính sách tài khóa trong thời

gian qua ở Philippines.

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

139

Ngoài ra, kinh nghiệm của Philippines cho thấy hệ thống thuế trong giai đoạn

qua quá phức tạp, thiếu cập nhật dẫn tới yếu kém trong thu ngân sách. Mặc dù mức

thuế thu nhập doanh nghiệp ở Philippines hiện nay vẫn thuộc loại cao nhất trong

ASEAN song hiệu quả thu thuế vẫn thấp. Trong khi đó, khung tính thuế thu nhập cá

nhân vẫn không được điều chỉnh từ năm 1997 cùng với mức thuế suất biên cao

(32%) so với các quốc gia ASEAN làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và tăng

trưởng của Philippines.

Thứ ba, kinh nghiệm của Philippines cho thấy các cải cách chính sách phát triển

hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò quan trọng ổn định và phát triển kinh tế.

Từ giai đoạn Tổng thống Estrada cho đến giai đoạn Tổng thống Aquino III,

Philippines trải qua hai cuộc khủng hoảng lớn đó là KHTCCA và KHTCTC. Mặc

dù vậy, nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng được

đánh giá ít bị ảnh hưởng từ hai cuộc khủng hoảng này nhờ có những cải cách chính

sách mạnh mẽ của chính phủ. Từ kinh nghiệm cải cách chính sách phát triển hệ

thống tài chính ngân hàng giai đoạn qua, có thể rút ra một số bài học chính sau: (1)

cải cách khung khổ pháp lý và biện pháp thận trọng theo chuẩn mực quốc tế là yêu

cầu tiên quyết trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng. Các cuộc

KHTCCA và KHTCTC cho thấy rủi ro và thách thức lớn đối với hệ thống tài chính

– ngân hàng của mỗi quốc gia nếu môi trường pháp lý không theo kịp với sự phát

triển của hệ thống tài chính quốc tế. Có thể nói, trong giai đoạn qua, chính phủ

Philippines mà trực tiếp là BSP rất chủ động trong xây dựng và thực hiện khung

khổ pháp lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như việc BSP thông qua khung khổ Basel

III về vốn nhằm tăng cường năng lực ứng phó với các cú sốc bên ngoài sau cuộc

KHTCTC. Sự linh hoạt trong áp dụng lộ trình thực hiện các quy định pháp lý tùy

theo loại hình ngân hàng cũng là kinh nghiệm trong điều hành cho phù hợp với điều

kiện thực tế của hệ thống của BSP. Cụ thể, BSP chỉ áp dụng khung khổ Basel III

đối với các NHTM và NHĐN, trong khi đó các NHTK, NHNT và NHHT được áp

dung khung tiêu chuẩn về vốn thấp hơn (Khung Basel 1.5). Bên cạnh đó, kinh

nghiệm của Philippines cũng cho thấy việc nâng cao quản trị doanh nghiệp với việc

tập trung vào siết chặt và nâng cao tiêu chuẩn đối với Ban Giám đốc và nhân viên

giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống. Ngoài ra, các biện pháp tăng cường

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

140

quy định về báo cáo tình hình hoạt động của BSP cũng cải thiện việc thực thi, giám

sát và tính minh bạch của hệ thống trong giai đoạn qua.

(ii) Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống đóng góp quan

trọng vào sự phát triển ổn định. Bài học kinh nghiệm của Philippines trong việc

tăng tính cạnh tranh của hệ thống tài chính – ngân hàng là cần tạo ra môi trường

thuận lợi cho sự tham gia lớn hơn và đa dạng hơn của những người chơi trên thị

trường. Sau 20 năm từ sau KHTCCA, chính quyền Aquino III cho phép các ngân

hàng nước ngoài tự do đầu tư vào HTNH Philippines từ năm 2014. Đây là nỗ lực rất

lớn của chính quyền Aquino III trong bối cảnh nhiều nền kinh tế mới nổi có xu

hướng thắt chặt các quy định đối với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài ở

giai đoạn này. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống, chính

phủ cũng đưa ra các biện pháp dỡ bỏ các rào cản pháp lý trong việc mở rộng quy

mô và mạng lưới của các ngân hàng trong nước và đồng thời cũng thúc đẩy quá

trình củng cố và sáp nhập của các ngân hàng.

Ngoài ra, một trong những kinh nghiệm quan trọng của Philippines trong việc

theo đuổi tài chính bao trùm là mở rộng mạng lưới các loại hình có chức năng ngân

hàng như OBO, MBO, branch-lite,…ở các khu vực kém phát triển nhằm mở rộng

sự tiếp cận của người dân cũng như hỗ trợ nhu cầu cho các MSME thông qua một

số sản phẩm và dịch vụ tài chính như các khoản cho vay tài chính vi mô, cho vay

mua nhà, các khoản cho vay doanh nghiệp vi mô.

Thứ tư, các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý

là điều quan trọng góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững. Kinh nghiệm của

Philippines trong giai đoạn qua cho thấy việc chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ mà

không chú trọng tới phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp đã làm cản trở

tới quá trình phát triển của nền kinh tế. So với các nước trong khu vực, ngành công

nghiệp của Philippines cũng tụt hậu về năng suất lao động, công nghệ, đóng góp

thấp vào tăng trưởng cũng như giải quyết việc làm cho nền kinh tế. Những điều

chỉnh chính sách gần đây dưới thời chính quyền Aquino III với việc khôi phục lại

ngành công nghiệp với lộ trình phát triển cụ thể đã cho thấy những cải thiện mạnh

mẽ, đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng và giúp tạo thêm nhiều việc làm.

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

141

Thứ năm, các chính sách kinh tế cần đảm bảo sự cân bằng giữa thị trường trong

nước và thị trường quốc tế. Ở giai đoạn trước chính quyền Aquino III, thị trường

trong nước ít được chú trọng trong khi đó nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố bên ngoài như xuất khẩu và kiều hối chuyển về. Điều này làm tăng rủi ro của nền

kinh tế trước những biến động khó lường từ tình hình quốc tế. Tuy nhiên, dưới thời

chính quyền Aquino III, các chính sách chú trọng hơn vào phát triển thị trường

trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, gia tăng năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp, sản phẩm trong nước. Đồng thời với quá trình phát triển thị

trường trong nước, chính phủ Philippines cũng tiếp tục mở rộng thị trường xuất

khẩu, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những chính

sách “đi bằng cả hai chân” này vừa giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,

mặt khác tăng cường phục vụ thị trường nội địa và thúc đẩy đầu tư trong nội bộ nền

kinh tế.

Thứ sáu, các chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đóng vai

trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm của

Philippines cho thấy trong sự quyết tâm của chính phủ Aquino III trong việc phát

triển thị trường trong nước qua hỗ trợ, thúc đẩy các SME, phát triển cơ sở hạ tầng

và dịch vụ logistic, cải thiện năng lực quản trị,…đã tạo ra niềm tin mạnh mẽ cho

các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Điều này cũng sẽ tạo ra tác động lan

tỏa tới các ngành khác.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

142

KẾT LUẬN

Chính sách kinh tế của quốc gia nói chung là vấn đề nghiên cứu rộng, phức tạp

và có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Trong giới hạn của một

luận án, với đề tài “Chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau cuộc khủng hoảng

tài chính châu Á đến nay”, luận án chỉ tập trung phân tích và đánh giá một số chính

sách kinh tế nổi bật ở ba giai đoạn Tổng thống từ J. Estrada (1998-2001), M.

Arroyo (2001-2010), B. Aquino III (2010-2016). Từ việc nghiên cứu này, luận án

rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Nhìn tổng thể, xu hướng điều chỉnh, cải cách chính sách kinh tế của

Philippines từ sau khủng hoảng tài chính châu Á (từ giai đoạn tổng thống Estrada

cho đến Aquino III) là tích cực và phù hợp với bối cảnh thực tế của nền kinh tế.

Từ cơ sở lý thuyết cũng như bối cảnh thực tế ở trong nước và quốc tế, các chính

sách kinh tế từ chính quyền Estrada, Arroyo tới Aquino III đều ít nhiều chủ trương

áp dụng kết hợp mô hình kinh tế Keynes với hai chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa nhằm tác động vào tổng cầu với lý thuyết chủ nghĩa tự do mới cùng với can

thiệp của chính phủ lên tổng cung thông qua một loạt các chính sách cải cách cơ cấu

như chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư, bãi bỏ các quy định và điều chỉnh,

sắp xếp, cơ cấu lại các thể chế nội tại của nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất lao

động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, trong giai

đoạn từ sau khủng hoảng tài chính châu Á đến nay, chính quyền qua các đời Tổng

thống Philippines cũng chủ trương tiến hành các chính sách kinh tế dân túy với việc

hướng tới dân nghèo.

2. Về cơ bản, chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của các chính quyền tổng

thống từ sau khủng hoảng tài chính châu Á đều là nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ

mô để tạo điều kiện tăng trưởng bền vững và công bằng. Tuy nhiên, quan điểm lựa

chọn chính sách cũng như năng lực điều hành và thực thi chính sách ở mỗi giai

đoạn Tổng thống có sự khác biệt đáng kể.

Trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Estrada (1998-2001), các chính sách

kinh tế của Estrada chủ yếu là nhằm giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng

tài chính châu Á và ổn định nền kinh tế. Do vậy, chính quyền Estrada tiếp tục sử

dụng chính sách tiền tệ thận trọng kết hợp mục tiêu tổng cung tiền gắn với việc

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

143

kiểm soát lạm phát chặt chẽ. Trong khi đó, Estrada vẫn tiếp tục duy trì các chính

sách cải cách cơ cấu theo hướng tự do được thực hiện từ đầu những năm 1990 dưới

thời Tổng thống Ramos, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ phát triển khu vực nông

nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, năng lực điều hành và thực thi chính sách yếu kém

của chính phủ và cá nhân Estrada, đặc biệt là những chính sách dân túy thiếu kiểm

soát để lại những hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, đặc biệt trong vấn đề tài

khóa.

Chính sách kinh tế dưới thời kỳ Tổng thống Arroyo cầm quyền (2001-2010) có

những điều chỉnh đáng kể so với người tiền nhiệm Estrada. Để khắc phục những hệ

quả do chính quyền Estrada để lại và tạo ổn định kinh tế vĩ mô, chính quyền Arroyo

tập trung tiến hành cải cách chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc

biệt và thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, chính sách tiền tệ dưới thời Arroyo cũng

được điều chỉnh từ điều hành theo khung khổ mục tiêu tổng cung tiền gắn với lạm

phát sang khung khổ lạm phát mục tiêu từ năm 2001. Bên cạnh các chính sách kinh

tế vĩ mô thận trọng này, chính quyền Arroyo cũng tiến hành một số chính sách cơ

cấu khác như củng cố khung khổ pháp lý và giám sát thận trọng của hệ thống tài

chính – ngân hàng và quản trị doanh nghiệp và bước đầu xây dựng được chính sách

thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành có lợi thế như: BPO, du lịch và phát

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước…Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế và

yếu kém tồn tại, song có thể nói những chính sách kinh tế của chính quyền Arroyo

mang lại những tác động tích cực, đặc biệt giúp nền kinh tế vượt qua cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhanh chóng và đây được coi là giai đoạn tạo

dựng nền tảng vững chắc cho tăng trưởng ở giai đoạn Aquino III.

Chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn cầm quyền của Tổng

thống Aquino III (2010-2016) là tăng trưởng bao trùm với việc duy trì tốc độ tăng

trưởng cao và ổn định để có thể tạo ra nhiều việc làm và giảm nghèo đói. Để thực

hiện mục tiêu này, bên cạnh duy trì các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chính

quyền Aquino III tập trung vào các cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế. Đặc biệt, sự khác biệt rõ ràng nhất trong chính sách kinh tế

của chính quyền Aquino III với chính quyền Tổng thống Arroyo và Estrada là sự

chú trọng vào thị trường trong nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn phục hồi

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

144

chậm chạp sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thông qua đẩy mạnh phát triển

ngành công nghiệp, đặc biệt ngành công nghiệp chế tạo như Chương trình Phục hồi

ngành chế tạo, Chương trình Công nghiệp Quốc gia Toàn diện và gần đây nhất là

Chiến lược Công nghiệp Đổi mới sáng tạo bao trùm, chính quyền Aquino III đặt

mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và là trụ cột

quan trọng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng bao trùm và tạo việc làm. Đồng thời,

các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở trong nước tiếp tục

được đẩy mạnh trong giai đoạn này. Những chính sách kinh tế này của chính quyền

Aquino III mang lại thành tựu to lớn cho nền kinh tế, đưa Philippines trở thành một

trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất ở khu vực. Các

chính sách hướng tới phát triển thị trường trong nước và khôi phục lại ngành công

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo đã bước đầu mang lại kết quả tích cực trong

giải quyết việc làm và giảm nghèo đói. Tuy nhiên, những yếu kém cố hữu trong lĩnh

vực tài khóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư vẫn còn tồn

tại.

3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu chính sách kinh tế của

Philippines bao gồm:

Chính sách tiền tệ và tài khóa cần phải được chú trọng để tạo dựng ổn định kinh

tế vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng bền vững và ổn định. Từ kinh nghiệm của Philippines

cho thấy việc nếu chính sách tiền tệ được xây dựng và thực thi thận trọng và hợp lý

theo khung khổ lạm phát mục tiêu sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Trong khi đó, nâng

cao năng lực quản trị thuế theo hướng tăng cường minh bạch và đẩy mạnh kỉ luật tài

khóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chính sách tài khóa trong thời gian qua

ở Philippines.

Các cải cách chính sách phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng trong giai

đoạn qua đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển kinh tế. Kinh nghiệm

của Philippines tập trung vào: (i) cải cách khung khổ pháp lý và biện pháp giám sát

thận trọng theo chuẩn mực quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng tới nâng cao quản trị

doanh nghiệp; (ii) Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra môi trường

thuận lợi cho sự tham gia lớn hơn và đa dạng hơn của những người chơi trên thị

trường và thúc đẩy quá trình củng cố và sáp nhập của các ngân hàng; và (iii) đẩy

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

145

mạnh tài chính bao trùm thông qua mở rộng các loại hình có chức năng ngân hàng ở

các khu vực kém phát triển.

Chính sách phát triển ngành nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là

điều quan trọng góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững. Việc chỉ tập trung vào

lĩnh vực dịch vụ mà không chú trọng tới phát triển các ngành công nghiệp và nông

nghiệp ở giai đoạn trước của Philippines làm cản trở tới quá trình phát triển.

Các chính sách kinh tế cần đảm bảo sự cân bằng giữa thị trường trong nước và

thị trường quốc tế giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, mặt khác tăng

cường phục vụ thị trường nội địa và thúc đẩy đầu tư trong nội bộ nền kinh tế để

tránh những cú sốc từ bên ngoài. Các chính sách phát triển thị trường trong nước

thông qua hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, phát triển cơ sở

hạ tầng và dịch vụ logistic, cải thiện năng lực quản trị,…đã giúp thúc đẩy và khuyến

khích đầu tư nước ngoài và nội địa và có tác động lan tỏa tới các ngành khác.

Ưu điểm của Luận án là bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu về

Philippines nói chung và hệ thống chính sách kinh tế của Philippines nói riêng ở

Việt Nam. Điều này cho thấy tính thực tiễn, độc lập và tính mới của Luận án. Tuy

nhiên, Luận án có một số nhược điểm và hạn chế sau: Thứ nhất, Luận án mới chỉ

tập trung phân tích, luận bàn và làm nổi bật được một số vấn đề đáng lưu ý nhất

trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách kinh tế ở Philippines từ sau

KHTCCA. Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu chính sách bao hàm một phạm vi

nghiên cứu rộng, có tính liên ngành và đa ngành, đặc biệt liên quan chặt chẽ tới

ngành khoa học về chính sách công,…vì thế Luận án chưa có điều kiện đi sâu làm

rõ từng nhân tố hay đầy đủ hệ thống các bước trong quá trình phân tích đánh giá.

Chính vì vậy, mặc dù có đề cập đôi chỗ về việc tổ chức, thực thi chính sách, song

các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào đường

hướng, nội dung chính sách mang tính phương pháp luận. Đây cũng là một phần

nguyên nhân dẫn tới việc Nghiên cứu sinh không đưa ra thảo luận hàm ý chính sách

cụ thể cho Việt Nam. Thứ hai, Luận án chưa có đánh giá tác động của các chính

sách tới đời sống kinh tế xã hội của Philippines về mặt định lượng để có thể làm rõ

hơn vai trò của các chính sách. Điều này làm cho việc đánh giá chính sách ở các

giai đoạn khó tránh khỏi tính chung chung và chưa thực sự cụ thể. Tuy nhiên, việc

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

146

đánh giá định lượng tác động của chính sách nói chung và chính sách kinh tế nói

riêng rất phức tạp bởi có nhiều biến số tác động cũng như đòi hỏi có nguồn dữ liệu

hệ thống, đầy đủ và liên tục. Điều này là một trong những hạn chế đối với Nghiên

cứu sinh trong quá trình thực hiện Luận án. Thứ ba, Luận án mới chỉ nghiên cứu

chính sách kinh tế của Philippines từ sau KHTCCA đến tháng 6/2016 (hết nhiệm kỳ

của Tổng thống Aquino III) mà không đủ dung lượng để đi sâu bàn luận chính sách

của chính quyền đương nhiệm Tổng thống Duterte.

Trong thời gian sắp tới, Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục theo đuổi định hướng nghiên

cứu về kinh tế Philippines, trong đó tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu vào từng

chính sách cụ thể của Philippines, đặc biệt ở giai đoạn chính quyền Tổng thống

Duterte để có thể bổ sung và cập nhật thêm các luận cứ khoa học hỗ trợ cho công

tác hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. “Cải cách hệ thống ngân hàng Philippines từ sau khủng hoảng tài chính toàn

cầu đến nay”, Tạp chí NC Đông Nam Á, Số 8/2018.

2. “Một số điều chỉnh trong chính sách kinh tế đối ngoại của Philippines kể từ

sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến nay”, Tạp chí NC Đông Nam Á,

Số 1/2018

3. “Chính sách thu hút và quản lý kiều hối ở Philippines: Thực trạng và Vấn đề”,

Tạp chí NC Đông Nam Á, Số 12/2017

4. “Vai trò của ngành dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế Philippines: Kinh

nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí NC Đông Nam Á, Số 4/2017

5. “Tổng quan kinh tế vĩ mô Philippines năm 2016”, Tạp chí NC Đông Nam Á,

Số 3/2017.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Vân Anh (2008), “Một số khía cạnh lý thuyết về khủng hoảng”, Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN, số 24.

2. Phạm Thị Thanh Bình (1994), “Cải cách kinh tế ở Philippines”, Tạp chí

Những vấn đề Kinh tế thế giới, Số 1.

3. Phạm Thị Thanh Bình (2000), “Kinh tế Philippine phục hồi sau khủng

hoảng”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 3.

4. Phạm Thị Thanh Bình (2001), “Cải cách tài chính ngân hàng Philippines sau

khủng hoảng”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 1.

5. Phạm Thị Thanh Bình (2002), “Chính sách kinh tế đối ngoại của Philippines

trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế

thế giới, Số 3.

6. Phạm Thị Thanh Bình (2003), “Chính sách kinh tế đối ngoại của Philippines

trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế”, trong Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối

ngoại – Xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối

cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Phạm Thị Thanh Bình (2004), Vai trò của nhà nước trong quá trình phát

triển kinh tế của Philippines, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

8. Phạm Thị Thanh Bình (2010), “Kinh tế Philippines năm 2010: Tình hình và

Triển vọng”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 12.

9. Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines (2009), Kinh doanh ở Việt Nam và

Philippines những điều cần biết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đinh Quí Độ (1997), Kinh tế Philippin, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối ngoại – Xu hướng điều chỉnh chính sách ở

một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

12. Đỗ Đức Định (2004), “Philippines: cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng

kinh tế - tài chính”,Tạp chí cộng sản, Số 24.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

149

13. Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế học phát triển về công nghiệp hoá và cải cách

nền kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Bình Giang (2009), Cải cách kinh tế ở Đông Á thời kỳ mười năm sau

khủng hoảng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Hà (1998), “Cải cách kinh tế của Philippines từ giữa thập kỷ 80

đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 3.

16. Hoàng Phong Hà (2000), Con đường phát triển kinh tế - xã hội của một số

nước ASEAN, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.

17. Nguyễn Thị Hiền (2001), Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN,

Luận án Tiến sỹ Kinh tế

18. Đào Duy Huân (1997), Kinh tế các nước Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

19. Quang Thị Ngọc Huyền (2005), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Philippin giai đoạn 1966-1986 (Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống F.

Marcos), Luận án Tiến sĩ Lịch sử

20. Lê Thị Thanh Hương, Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của

Philippines giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu tới Việt Nam, Đề tài

cấp Bộ năm 2010.

21. Vũ Thị Hương (2013), “Philippines và tự do hóa thương mại trong AEC

2015”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN:

Kinh nghiệm quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam, Hà Nội.

22. Lê Thị Ái Lâm (2011), “Những vấn đề kinh tế-xã hội cơ bản của Philippines

thời kỳ 2001-2010 và viễn cảnh đến năm 2020”, Tạp chí Những vấn đề kinh

tế và chính trị thế giới, Số 6.

23. Phạm Nguyên Long (1996), Các con đường phát triển của ASEAN, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Phạm Nguyên Long (1997), ASEAN những vấn đề và xu hướng, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Thu Mỹ (2001), Chiến lược phát triển của các nước Đông Nam Á,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

150

26. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động Xã

hội, Hà Nội.

27. Trần Hoa Phượng (2010), “Thái Lan, Malaysia và Philippines với việc phát

triển các sản phẩm nông sản xuất khẩu”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và

chính trị thế giới, Số 5.

28. Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

NXB Thống kê, Hà Nội.

29. Phạm Đức Thành (2001), Đặc điểm con đường phát triển kinh tế - xã hội của

các nước ASEAN, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Phạm Đức Thành và Trương Duy Hoà (2002), Kinh tế các nước Đông Nam

Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Lưu Ngọc Trịnh (1998), “Mô hình phát triển Đông Á trong bối cảnh mới”,

Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, Số ra ngày 15/8.

32. Lưu Ngọc Trịnh (2008), Kinh tế và chính trị thế giới: Vấn đề và xu hướng

phát triển, NXB Lao Động, Hà Nội.

33. Lưu Ngọc Trịnh và Vũ Bá Thể (2014), “Chuyển đổi mô hình phát triển kinh

tế ở Philippines sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Những vấn đề

kinh tế và chính trị thế giới, Số 2.

34. Phan Văn Xu và Mai Phú Thanh (1997), Địa lý Đông Nam Á (Những vấn đề

kinh tế xã hội), NXB Giáo Dục, Hà Nội.

35. Tổng cục Thống kê (2001), Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN,

NXB Thống kê, Hà Nội.

36. Tổng cục Thống kê, https://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

Tiếng Anh

37. Abernia and Tecson (2003), Can the Philippines ever catch up? In

Competitiveness, FDI and Technological Activity in East Asia, (Eds. Sanjaya

Lall and Shujiro Urata), Edward Elgar Publishing, England.

38. Abola, Victoria A. (2016), Capital Market Development in the Philippines,

Nomura Journal of Asian Capital Markets, Vol.1/No.1.

39. ADB (1999), Asian Development Bank Outlook: Economic Openness -

Growth and Recovery in Asia, Oxford University Press.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

151

40. ADB (2012), Taking the right road to inclusive growth: Industrial upgrading

and diversification in the Philippines, Asian Development Bank,

Mandaluyong City, Philippines.

41. Alburo (1999), The Asian Financial Crisis and Philippines responses: Long-

run considerations, The Developing Economies, XXXVII-4, pp.439-59.

42. Aldaba M. (2007), FDI investment incentives system and FDI inflows: The

Philippines experience, Discussion paper, No.3, PIDS.

43. Aldaba M. and Aldaba T. (2010), Do FDI inflows have positive spillover

effects? The case of Philippines manufacturing industry, Philippines Journal

Development, No.2.

44. Aldaba, M. and Aldaba, T. (2013), ASEAN Economic Community 2015

Capacity-building Imperatives for Services Liberalization, Discussion Paper

series no.2013-06, PIDS.

45. Aldaba, R (2005), Impact of Market Reforms on Competition, Structure, and

Performance of the Philippines Economy, Discussion Paper, PIDS.

46. Aldaba, R. J. Yap and P. Petri (2009), The AEC and Investment and Capital

Flows, trong Michael Plummer and Chia Siow (2009), Realizing the ASEAN

Economic Community, Institute of Southeast Asian Studies. Singapore.

47. Aldaba, R. M (2006), FDI and Corporate Taxation: The Philippines

Experience, Paper presented at the International Symposium on FDI and

Corporate Taxation: Experience of Asian Countries and Issues in Global

Economy, National Center of Sciences, Tokyo.

48. Aldaba, R., D. Lazaro, G. Llanto, E. Medalla and F. Quimba (2010), ERIA

Study to Further Improve the AEC: The Philippines, Discussion paper No.

2010-24. PIDS.

49. Aldaba, R., E. Medalla, F. Quimba, J. Yap and G. Llanto (2011), ERIA

Survey of Core Measures: The Philippines, Discussion paper, PIDS.

50. Aldaba, R., E. Medalla, V. Lleda, B. Alano and G. Llanto (2011), ERIA

Phase 2 Study: Toward a More Effective AEC Scorecard Monitoring System

and Mechanism: The Philippines.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

152

51. Allen Hicken (2008), The Philippines in 2007: Ballots, Budgets, and Bribes,

Asian Survey, vol.48, no.1, pp.76-77.

52. Allison, R. D. Blackwill and A. Wyne (2013), Lý Quang Diệu: Bàn về Trung

Quốc, Hoa Kỳ và thế giới (Lee Kuan Yew: The grand master’s insights on

China, the United States, and the World), NXB Thế giới, Công ty sách Thái

Hà.

53. Antonio, Emilio T. And Abola, Victor A. (2005), Capital Market

Development in the Philippines: Problems and Prospects, Tokyo Club

Foundation for Global Studies.

54. Balboa, Jenny D., Medalla E., Josef T.Yap (2007), Closer trade and financial

cooperation in ASEAN: Issues at the regional and national level with focus

on the Philippines, ASEAN Economic Bulletin, No.1, pp.91-120.

55. Balisacan and Hill (2003), The Philippines Economy: Development, Policies,

and Challenges, Ateneo de Manila University Press, Quezon City.

56. Balisacan and Hill (2007), The Dynamics of Regional Development: The

Philippines in East Asia, ADB Institute.

57. Balisacan, Hill, and Piza (2006), The Dynamics of Regional Development:

The Philippines in East Asia, Edward Elgar and Ateneo de Manila

University Press.

58. Balisacan, Hill, and Piza (2008), Regional Development Dynamics and

Decentralization in the Philippines: Ten lessons from a Fast Starter, ASEAN

Economic Bulletin, No.3, pp.293-315.

59. BBVA (2014), Banking sector liberalization in Philippines: A win-win

situation, not a zero-sum game.

60. Bolongaita, Emic P. (2000), The Philippines in 1999: Balancing restrictive

democracy and recovering economy, Asian Survey, Vol.XL, No.1, pp.67-77.

61. BSP (2015), Gross National Income by Expenditures Shares Constant

Prices, Gross National Income by Industrial Origin Constant Prices,

htttp://www.bsp.gov.ph/statistics/statistics_key.asp

62. BSP, Annual Report (các năm từ 1997 đến 2017),

http://www.bsp.gov.ph/publications/regular_annual.asp

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

153

63. Caballero Anthony, Mely (2003), The winds of change in the Philippines:

Wither the strong republic, Southeast Asian Affairs, pp.213-227.

64. Canlas, Dante B, Shigeaki Fujisahi (2001), The Philippines Economy:

Alternatives for the 21st Century, University of the Philippines Press,

Cruezon City.

65. Charle L. Cochran and Eloise F. Malone (1995), Public Policy: Perspectives

and Choices, McGraw-Hill College

66. Clarete, Raymon L., Philippiness: Ex-post effects of Trade Liberalization in

the Philippiness. Bài viết được trình bày tại hội thảo: “Adjusting to Trade

Reforms: What are the Major Challenges for Developing countries” do

UNCTD tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, 18-19/1/2005.

67. Commission on Growth and Development (2008), The Growth Report:

Strategies for Sustained Growth and Inclusise Development, World Bank,

Washington D.C

68. Corning, Gregory P. (1990), The Philippines Bases and U.S Pacific Strategy,

Pacific Affairs, vol.63, no.1, p.12.

69. Dayley R., Neher Clark D. (2010), Southeast Asia in the new international

era, Westview Press.

70. Dios, Emmanuel S.De (1984), An analysis of the Philippineses Economic

Crisis: A workshop report, University of the Philippines Press, Cruezon City.

71. Diwa C Guinigundo (2009), The impact of the global financial crisis on the

Philippines financial system An Assessment, BIS Papers, No.54.

72. Doronila, Amando (2001), Between Fires: Fifteen perspectives on the

Estrada Crisis, Anvil Publishing, Philippines.

73. DTI, Philippines Export Development Plan (2002-2004; 2005-2007; 2008-

2010; 2011-2013; 2015-2017)

74. Dunn, William N. (1992), Public Policy Analysis, University of Pittsburgh

75. Edwin Van De Haar (2011), Philippines trade policy and the Japan-

Philippines economic partnership agreement, Contemporary Southeast Asia,

No.1, pp.113-139.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

154

76. EY (2014), Incentives in the ASEAN region 2014, https://www.eytax.jp/tax-

library/thought-leadership/pdf/Incentives_in_ASEAN_Region_2014_E.pdf

77. Frank Ching (1998), Can Estrada Govern, Far Eastern Economic Review

161, 34.

78. Frank Cibulka (2007), The Philippines: In the eye of the political storm,

Southeast Asian Affairs, No.1, pp.257-276.

79. Habito, Cielito F. (2005), The Philippines in 2004: The continuing story of a

crisis-prone economy, Southeast Asian Affairs, pp.313-329.

80. Hedman, Eva-Lotta E. (2006), The Philippines in 2005: Old Dynamics, New

Conjuncture, Asian Survey, Vol.XLVI, No.1, pp.187-193.

81. Hernadez, Carolina G.(1997), The Philippines in 1996: A house finally in

order, Asian Survey, Vol.XXXVII, No.2, pp.204-211.

82. IMDb, Joseph Estrada Awards,

https://www.imdb.com/name/nm0261825/awards

83. IMF (1990), Debt Overhang, Debt Reduction and Investment: The case of

the Philippines, IMF Country Report.

84. IMF (2010), Philippines: Financial System Stablility Assessment Update,

IMF Country Report, No.10/90, 2010.

85. IMF (2014), Financial Inclusion in the Philippines, Selected Issues, IMF

Country Report, No.14/246.

86. IMF (2015), Rethinking Financial Deepening: Stability and Growth in

Emerging Markets, IMF Staff Discussion Note

87. Intar, Ponciano S. Jr., and Llanto, Gilberto M. (1998), Financial Reform and

Development in the Philippines, 1990-1997: Imperatives, Performance and

Challenges, Journal of Philippine Development, No.45, Vol.XXV.

88. Isarel, Danilo C. and Briones, Roehlano M. (2012), Impacts of Natural

Disasters on Agriculture, Food Security, and Natural Disasters and

Environment in the Philippines, Discussion Paper Series, No.2012-36, PIDS.

89. James Hookway (2000), All Things to All People, Far Eastern Economic

Review, 65, 5.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

155

90. Jenkin, W. (1978), Policy analysis: a political and organisational

perspective, St. Martin’s Press, New York.

91. Joseph Lim (2008), Central banking in the Philippines: from inflation

targeting to financing development, International Review of Applied

Economics, 22:2, 271-285, DOI: 10.1080/02692170701880791

92. Joy Abrenica, Ramon Clarete, Loreli de Dios and Maria Fe Esperanza

Madamba (2013), Evaluating Aid for Trade on the ground: Lessons from the

Philippines.

93. Justin Lin (2012), New Structural Economics: A Framework for Rethinking

Development and Policy, World Bank, Washington D.C.

94. Kelly Bird and Hill (2009), Philippines Economic Development: A Turning

point, Southeast Asia Affairs 2009.

95. Kenkasu Jayanthakumaran, Reetu Verma (2008), International trade and

regional income convergence: The ASEAN-5 Evidence, ASEAN Economic

Bulletin, No.2, pp.179-194.

96. Kraft, Herman Joseph S. (2010), The Philippines in 2009: The Fourth

Quarter Collapse, Southeast Asia Affairs, pp.237-260.

97. Kraft, Michael E. and Furlong, Scott R. (2004), Public Policy: Politics,

Analysis, and Alternatives, CQ Press

98. Kurt Weyland (2001), Clarifying a Contested Concept: Populism in the study

of Latin American Politics, Comparative Politics, 34, 1.

99. Labrador, Mel C. (2001), The Philippines in 2000: In search of a silver

lining, Asian Survey, Vol.XLI, No.1, pp.221-229.

100. Labrador, Mel C. (2002), The Philippines in 2001: High drama, a new

President and Setting the stage for recovery, Asian Survey, Vol.XLII, No.1,

pp.141-149.

101. Labrador, Mel C. (2002), The Philippines in 2001: High Drama, A New

President, and Setting the Stage for Recovery, Asian Survey, 42, 1.

102. Lamberte, Maria B. (2000), The Philippines: Challenges for Sustaining the

Economic Recovery, Discussion Paper Series, No.2000-02, PIDS.

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

156

103. Lamberte, Mario B. (1993), Assessment of the Financial Market Reforms in

the Philippines, 1980-1992, Journal of Philippine Development, Volume

XX, No.2.

104. Le Thi Ai Lam (2005), Education and poverty in the Philippines, Discussion

paper series, PIDS.

105. Lim Chong Yah (2009), Southeast Asia: The Long road Ahead, World

Scientific, Singapore.

106. Llanto, Gilberto M. (2016), Duterte must be bold on economic policy, East

Asian Forum, http://www.eastasiaforum.org/2016/06/06/duterte-must-be-

bold-on-economic-policy/2016

107. Malcolm Cook (2008), Banking Reform in Southeast Asia: The region’s

decisive decade, Routledge studies in the growth economies of Asia.

108. Marcus Noland (2003), The Philippines in the Asian Financial Crisis: How

the sick man avoided pneumonia, Asian Survey, Vol.XL, No.3, pp.401-412.

109. Maria Melanie (1999), Contagion Effects of the Asian Crisis: Policy

Responses and their Social Implication, Discussion Paper series, No. 99-32.

PIDS.

110. Medalla M. (1998), Trade and Industrial Policy Beyond 2000: An

Assessment of the Philippines Economy, Discussion Paper series no.98-05,

PIDS

111. Mehran Kamrava (1993), Politics and Society in the Third World, London

and New York: Routledge

112. Milo, Melanie R.S. (1999), Contagion Effects of the Asian Crisis: Policy

Responses and their Social Implication, Discussion Paper, No.99-33, PIDS.

113. Milo, Melanie R.S. (2009), Philippines in 2008: a Decoupling of Economics

and Politics?, Southeast Asia Affairs, pp.245-266.

114. Monitola, Gabriella R. (1999), The Philippines in 1998: Opportunity and

Crisis, Asian Survey, Vol.XXXIX, No.1, pp.64-71.

115. Montesano, Micheal J. (2004), The Philippines in 2003: Troubles, Non of

them new, Asian Survey, Vol.XLIV, No.1, pp.93-101.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

157

116. Montinola, Gabriela R. (1999), The Philippines in 1998: Opportunity and

Crisis, Asian Survey 39, 1.

117. Morgan J.P. (1999), Asia Financial Markets (January 1998); Giancarlo

Corsetti, Paolo Pesenti, and Nouriel Roubini, “What Caused the Asian

Currency and Financial Crisis?”Japan and the World Economy (August

1999)

118. Motesano, Micheal J. (2003), The Philippines in 2002: Playing politics,

Facing deficits, and embracing uncle Sam, Asian Survey, Vol. XLIII, No.1,

pp.156-166.

119. Muego, Benjamin N. (2005), The Philippines in 2004: A Gathering Storm,

Southeast Asian Affairs, pp.293-312.

120. Nakagawa, Rika (2007), Institutional Development of Capital Markets in

Nine Asian Economies, IDE Discussion Paper, No.112.

121. National Economic Council (1949), The Cuaderno Plan: Five-Year Program

of Rehabilitation and Industrial Development, 1949-1953, Manila.

122. National Economic Council (1957), The Five-Year Economic and Social

Development Program for FY 1957-1961, Manila.

123. National Economic Council (1961), The Five-Year Economic and Social

Development Program for FY 1961-1964, Manila.

124. National Economic Council (1972), Four-Year Development Plan, FY 1972-

1975, Manila.

125. Navarro, Adoracion M. And Llanto, Gilberto M. (2014), Financial

Infrastructure in the Philippines: Fiscal Landscape and Resources

Mobilization, Discussion Paper Series, No.2014-01, PIDS.

126. Navarro, Adoracion M., and Gilberto M. Llanto (2014), Financing

Infrastructure in the Philippines: Fiscal Landscape and Resources

Mobilization, Discussion Paper Series, No.2014-01, PIDS.

127. NEDA (1987), Medium-Term Philippines Development Plan 1987-1992

128. NEDA (1993), Medium-Term Philippines Development Plan 1993-1998

129. NEDA (1999), Medium Term Philippines Development Plan 1999-2004

130. NEDA (2001), Mid-Term Philippines Development Plan 2001-2004

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

158

131. NEDA (2004), Medium Term Philippines Development Plan 2004-2010

132. NEDA (2011), Medium Term Philippines Development Plan 2011-2016

133. NEDA (2017), Medium Term Philippines Development Plan 2017-2022

134. OECD (2010), Challenges and Development in the Financial System of the

Southeast Asian Economies, OECD Journal: Financial Market Trends,

Vol.2010, Issue 2.

135. OECD (2016), Investment Policy Reviews: Philippines 2016.

136. Official Gazette of the Republic of the Philippines (1946), Manuel Roxas'

First State of the Nation Address

137. Official Gazette of the Republic of the Philippines (1987), The 1987

Constitution of the Republic of the Philippines,

https://www.officialgazette.gov.ph/constitutions/1987-constitution/

138. Official Gazette of the Republic of the Philippines (1998), STATE OF THE

NATION ADDRESS,

https://www.officialgazette.gov.ph/1998/07/27/president-joseph-ejercito-

estradas-1998-sona-accomplishment-report/

139. Official Gazette of the Republic of the Philippines (2001), Inauguration

speech of President Gloria Macapagal-Arroyo in 2001.

140. Paniel Joseph, Elsa Estrada (2003), Understanding the Philippines’ economy

and politics since the return of democracy in 1986, Contemporary Southeast

Asia, Vol.25, No.2, pp.233-251.

141. Pante and Medalla (1990), The Philippines Industrial Sector: Policies,

Programs and Performance, Working Paper Series, No.90-18, PIDS.

142. Pernia E & Pilipinas F. Quising (2003), Economic openness and regional

development in the Philippines, ERD Working Paper, No. 34.

143. Peter Krinks (2002), The economy of the Philippines: Elites, inequalities and

economic restructuring, Routledge, London

144. Peters, Guy B. (1990), Institutional theory in political science : the new

institutionalism

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

159

145. Philippines Daily Inquirer (2017), PH property market seen sustaining robust

growth, truy cập tại: https://business.inquirer.net/214033/ph-property-

market-seen-sustaining-robust-growth vào 11/01/2017

146. Philippines Republic Act No. 7653,1993: The New Central Bank Act.

147. Philippines Tariff Commission

148. Pwc (2017), The long view: how will the global economic order change by

2050?, https://www.pwc.com/gx/en/world-2050/assets/pwc-world-in-2050-

summary-report-feb-2017.pdf

149. Renato, De Castro (2007), The 1997 Asian Financial Crisis and the Revival

of Populism/ Neo-populism in 21st century Philippines Politics, Asian

Survey, Vol.47, No.6, pp.930-951.

150. Roberto Tiglao (1998), Poor Show, Far Eastern Economic Review, 162, 37.

151. Roberto Tiglao (1999), Estrada in Trouble, Far Eastern Economic Review,

162, 51.

152. Rodell, Paul A. (2004), The Philippines: Playing out long conflicts,

Southeast Asian Affairs, pp.187-204.

153. Rodofo C. Severino, Lorraine Carlos Salazar (2008), Whither the Philippines

in the 21st century?, ISEAS, Singapore.

154. Romero, Sugundo E. (1998), The Philippines in 1997: Weathering political

and economic turmoil, Asian Survey, Vol.XXXVIII, No.2, pp.196-202.

155. Ruben G. Mercado (2002), Regional Development in the Philippines:A

Review of Experience, State of the Art and Agenda for Research and Action,

Discussion paper series, no. 3.

156. Rupest Hodder (2002), Between two world: Society, Politics and Business in

the Philippines, Routledge Curzon, New York.

157. Salazar, Lorraine C. (2006), The Philippines: Crisis, Controversies, and

Economic Resilience, Southeast Asian Affairs 2006, pp. 227-246.

158. Samuel, C.K.Yu (2005), Political reforms in the Philippines: Challenges

ahead, Contemporary Southeast Asia, Vol.27, No.2, pp.217-235.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

160

159. Sanjaya Lall (2000), Export Performance and Competitiveness in the

Philippines, Queen Elizabeth House Working Paper No.49, University of

Oxford.

160. Sheila S.Coronel (2007), The Philppines in 2006: Democracy and Its

Discontents, Asian Survey, vol.47, no.1, p.175.

161. Shinozaki, Shigehiro (2014), Capital Market Financing for SMEs: A

Growing Need in Emerging Asia, Working Paper Series on Regional

Economic Integration, No. 121, Manila: Asian Development Bank.

162. Social Weather Stations (2017),

https://www.sws.org.ph/swsmain/artcldisppage/?artcsyscode=ART-20160907145317

163. Socorro and Bautista (1998), The past performance of the Philippines

Banking Sector and Challenges in the Post crisis period, A Study of financial

markets.

164. Steven Rood (2010), Examining the Arroyo Legacy in the Philippines,

http://asiafoundation.org/2010/04/07/examining-the-arroyo-legacy-in-the-

Philippines/

165. Takayasu, Kenichi (2007), “Banking Restructuring in Post-crisis Asia”,

paper presented at the seminar “Ten Years After the Crisis: Evolving East

Asian Financial System and Challenges Ahead, 12 June.

166. Tetengco M. (2007), The Philippines economy ten years after the Asian

crisis, Speech at the International Symposium “Ten years after the Asian

currency crisis: Future challenges for the Asian economies and financial

markets”, hosted by the Center for Monetary Cooperation in Asia, Bank of

Japan, Tokyo, 22 January 2007

167. The Oscar M.Lopez Center for Climate Change Adaptation and Disaster

Risk Management Foundation (2017), 2017 Philippines Climate Change

Assessment: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation.

168. Timberman, David G (1998), The Philippines: New Directions in Domestic

Policy and foreign relations, Institute of Southeast Asian Studies/ Asia

Society, Singapore.

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - gass.edu.vn · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận

161

169. Tyner, James A. (2009), The Philippines: Mobilities, Indentities,

Globalization, Routledge, London.

170. UNDP, http://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/countryinfo.html

171. Want H. (2010), The Philippines’ Absorptive Capacity for Foreign Aid,

Discussion Paper Series, No.2010-15, PIDS.

172. WB (2000), Combating Corruption in the Philippines, World Bank,

Philippines.

173. WB (2001), World Development Report 2000/2001: Attacking Poverty.

World Development Report;. New York: Oxford University Press.

174. WB (2005), Philippines: From Short –Term Growth to Sustained

Development, World Bank, Washington D.C.

175. WB (2013), Philippines Development Report: Creating more and better jobs,

World Bank Philippines Office, East Asia and Pacific Region.

176. WB (2014), Philippines: Inclusive growth can be enhanced through

sustainable reconstruction and job creation, Press Release, truy cập:

http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2014/03/17/Philippines-

inclusive-growth-can-be-enhanced-through-sustainable-reconstruction-and-

job-creation-world-bank

177. WB (2016), Outperforming the Region and Managing the Transition,

Philippines Economic Update

178. WB, https://www.worldbank.org/en/country/Philippines/overview

179. WEF (a), Global Competitiveness Report (báo cáo từ năm 2003 đến 2017)

180. WEF (b), World Economic Forum on East Asia, Philippines: The next Asian

miracle, 21-23 May 2014, Manila Philippines,

https://www.weforum.org/events/world-economic-forum-east-asia-

0/sessions/Philippines-next-asian-miracle/

181. WTO, Trade Policy Review: Report by the Philippines (các năm 1999, 2005,

2012, 2018), https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp468_e.htm