182
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC M- ĐỊA CHT NCS. PHẠM THU HƯƠNG NĂNG LỰC CNH TRANH CA DOANH NGHIP NHVÀ VA, NGHIÊN CU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NI LUN ÁN TIẾN SĨ KINH THà Ni - 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

  • Upload
    ledat

  • View
    224

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT

NCS. PHẠM THU HƯƠNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2017

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT

NCS. PHẠM THU HƯƠNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Đỗ Hữu Tùng

Hà Nội - 2017

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu trong luận án là trung thực, những kết quả trong luận án chưa được công bố

trong các công trình khác.

Tác giả luận án

Phạm Thu Hương

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH

HƯỚNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nhân tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................... 6

1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh .................................................... 6

1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp .................................................................................................... 19

1.1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 21

1.2. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ...................... 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 27

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................................................... 28

2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 28

2.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 28

2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 32

2.1.3. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................. 36

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và

vừa ..................................................................................................................... 45

2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 53

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ......................................................... 53

2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 60

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 61

3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................ 61

3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 62

3.2.1.Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu .................... 62

3.2.2. Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu các chuyên gia và thực hiện

phỏng vấn .......................................................................................................... 63

3.2.3. Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 64

3.2.4.Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 70

3.2.5. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ ........................................................................... 72

3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 75

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 75

3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................... 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 89

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV QUA

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .......................................... 90

4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................ 90

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 90

4.1.2. Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor

Analysis) ........................................................................................................... 91

4.2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................................... 96

4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................ 97

4.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thuyết trong mô hình hồi quy ..... 99

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

4.2.3. Kiểm định sự khác biệt của mô hình theo lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp ................................................................................................... 101

4.2.4. Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 105

4.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

thành phố Hà nội ................................................................................................. 105

4.3.1. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn thành phố Hà nội ......................................................................... 105

4.3.2. Năng lực tài chính ................................................................................. 107

4.3.3. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp............................................... 116

4.3.4. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ............................................... 119

4.3.5. Năng lực tạo lập các mối quan hệ ......................................................... 122

4.3.6. Năng lực Marketing .............................................................................. 123

4.3.7. Năng lực tổ chức dịch vụ ...................................................................... 125

4.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 126

4.4.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 126

4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ...................... 138

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 146

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................... 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 149

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 152

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

DN : Doanh nghiệp

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KHCN : Khoa học công nghệ

NLCT : Năng lực cạnh tranh

SXKD : Sản xuất kinh doanh

VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tiêu thức phân loại DN nhỏ và vừa .......................................................... 30

Bảng 3.1. Kết quả thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ... 64

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của

DNNVV Việt Nam .................................................................................. 70

Bảng 3.3. Biến quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ............... 72

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo ................................. 79

Bảng 3.5. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

Việt Nam .................................................................................................. 82

Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ các loại hình DN năm 2015 phân tổ theo quy mô lao

động và quy mô vốn ................................................................................ 85

Bảng 3.7. Số lượng và cơ cấu đối tượng khảo sát dự kiến........................................ 85

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp ......................... 90

Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực hoạt động .............................. 90

Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát .............................. 91

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang năng

lực tổ chức quản lý DN ............................................................................ 92

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng

lực Marketing ........................................................................................... 93

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng

lực tài chính ............................................................................................. 94

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng

lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ........................................................... 94

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng

lực tổ chức dịch vụ ................................................................................... 95

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng

lực tạo lập các mối quan hệ ..................................................................... 96

Bảng 4.10. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy ..................................................................... 97

Bảng 4.11. Phân tích phương sai (ANOVAb) .......................................................... 98

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Bảng 4.12. Bảng hệ số hồi quy ................................................................................. 98

Bảng 4.13. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV .................... 99

Bảng 4.14: Kiểm định phương sai phần dư không đổi ........................................... 101

Bảng 4.15: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) .......... 101

Bảng 4.16. Bảng hệ số hồi quy ............................................................................... 102

Bảng 4.17. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh

vực thương mại, dịch vụ ....................................................................... 103

Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy ............................................................................... 103

Bảng 4.19. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh

vực công nghiệp ..................................................................................... 104

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình..................................... 105

Bảng 4.21. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến LCT

của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 106

Bảng 4.22. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tài chính ................................... 107

Bảng 4.23. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức quản lý DN ................. 116

Bảng 4.24. Bảng tổng hợp thực trạng các tiếu chí đánh giá năng lực quản lý của

giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội ................................................ 118

Bảng 4.25. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ . 120

Bảng 4.26. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tạo lập mối quan hệ ................. 122

Bảng 4.27. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực marketing ................................. 124

Bảng 4.28. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức dịch vụ ........................ 125

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Các yếu tố chủ yếu của mô hình APP ....................................................... 38

Hình 2.2. Mô hình Kim cương của M. Porter (1990, tr.78) ...................................... 54

Hình 2.3. Tam giác năng lực cạnh tranh ................................................................... 55

Hình 2.4. Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng tại Đài Loan ................................. 56

Hình 2.5. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV ................................................................................................... 58

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................. 62

Hình 3.2. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng .......................... 86

Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của phần dư .................................................................. 100

Hình 4.2: Biểu đồ tần suất P-P ................................................................................ 100

Hình 4.3. Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô DN giai đoạn 2007 - 2014 . 112

Hình 4.4. Chỉ số thanh toán nhanh của DN giai đoạn 2007 - 2014 ..................... 113

Hình 4.5. Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN giai đoạn 2009 - 2014 ................. 114

Hình 4.6. Chỉ số nợ của DN giai đoạn 2007 - 2014 ............................................. 115

Hình 4.7. Chỉ số quay vòng vốn của DN giai đoạn 2007 - 2014 ......................... 116

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu không

chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu cả trong và

ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT của DN đã được thực hiện, tuy

nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên

cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo

nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của

DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng lực của DN.

Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của DN dựa

trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng

lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực

và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene,

1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN

so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp

các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ thống, nhận thức và

toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh

đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence,

1996, Sanchez, 2001; Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của

DN thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả

cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano & Shuen, 1997;

Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008).

Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các

DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và

giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu

nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ

của địa phương. Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các DN lớn tạo

thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển.

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

2

Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2014, DNNVV

chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng

40% nguồn thu ngân sách [12]. Bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát

huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh thì các DNNVV

Việt Nam lại có quy mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu,

khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế [1]. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia

nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và đang tiếp tục thực

hiện lộ trình đã cam kết hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới qua các hiệp định

thương mại đã tham gia. Quá trình hội nhập kinh tế vừa mang lại cho DNNVV

những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng

như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo

ra nhiều thách thức đối với các DNNVV Việt Nam.

Đứng trước các thách thức đó, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh tranh

ngang bằng với các DN trên thế giới, các DNNVV Việt Nam phải không ngừng

nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu

trước tác giả lựa chọn đề tài:"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa,

nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu của luận án.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh

hưởng đến NLCT của DNNVV, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT

của DNNVV ở Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của DNNVV ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với các

DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đang hoạt động trong các lĩnh vực:

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

3

Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp. Đối với các nhân tố tác động đến

NLCT của DNNVV, luận án chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong đến

NLCT của DNNVV.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập

trong giai đoạn 2011-2015. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2015.

- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV

trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà nội, đây là nơi có số lượng DNNVV tập trung

đông nhất trên cả nước hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên

cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV, nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường các nhân tố tác

động đến NLCT của DNNVV. Nội dung các phương pháp này được mô tả chi tiết

trong chương 3 của luận án.

Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận án là phần mềm SPSS với các

công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA -

Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy...

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa khoa học

Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã xác định

được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt

Nam đồng thời đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố đến NLCT của

DNNVV.

* Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của DNNVV tại thành phố Hà nội, luận án đã đề xuất được một số giải pháp

chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam. Bên cạnh đó luận án có thể là

tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính

sách trong việc nâng cao NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

4

7. Điểm mới của luận án

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, luận án đã đưa ra

quan điểm về NLCT của DNNVV theo lý thuyết năng lực, khác với các nghiên cứu

trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống.

Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm

của DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đồng thời đã đánh giá được mức

tác động của các nhân tố này đến NLCT của DNNVV.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án đã bổ sung thêm nhân tố:

Năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo nhân tố này. Đây

là một nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào đã thực hiện trước đây.

8. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, luận án được chia thành 4 chương được trình bày với kết

cấu như sau:

Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu

Chương 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNVV qua kết quả nghiên cứu

và các khuyến nghị

9. Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tôi đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện Ban Giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa

chất, phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Mỏ - Địa

chất, các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn

thành luận án. Cảm ơn các chuyên gia của Phòng Thương Mại và công nghiệp Việt

Nam VCCI đã giúp đỡ tác giả thu thập số liệu điều tra.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hữu Tùng, người trực tiếp

hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành bản luận án này

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

5

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tạị

Khoa Kinh tế - QTKD và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ

Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS

Phạm Thu Hương

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nhân tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa

quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc nghiên cứu hiện tượng

cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các

trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh của

trường phái tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Các lý thuyết này đã làm rõ

bản chất của cạnh tranh, vai trò và tác động của cạnh tranh, các phương thức cạnh

tranh v.v. Ngoài các nhà kinh tế cổ điển và các nhà kinh điển, các lý thuyết cạnh

tranh gắn với các tên tuổi nổi tiếng của trường phái canh tranh hoàn hảo như

w.s.Jevos, A.Coumot, L.Walras, Marshall... và trường phái canh tranh hiện đại như

E.Chamberlin, J.Robinson, J.Schumpeter, R.Boyer, M.Aglietta, Micheal Porter,

Micheal Eairbank ...

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một

cách hệ thống lại được bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay.

Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các

nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Prescott, đến năm 1988 có rất ít định

nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận. Còn M. E. Porter - một chuyên gia

hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực

cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào

được chấp nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho

rằng "năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm được hiểu thiếu đầy

đủ" (misunderstood concept). Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ

rằng khái niệm năng lực canh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định

chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo, các học giả.

Tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như

Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

7

rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế

giới bước vào thời kỳ "bùng nổ" với số lượng công trình nghiên cứu được công bố

rất lớn. Các hướng nghiên cứu về NLCT qua nghiên cứu của tác giả được chia

thành 5 hướng chính:

(1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống;(2)

NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định hướng thị trường;

(4)NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý thuyết

năng lực

1.1.1.1. Năng lực cạnh tranh theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống

Lý thuyết cạnh tranh truyền thống với các trường phái nghiên cứu nổi tiếng

như: Kinh tế học Chamberlin, Kinh tế học tổ chức (Industrial Organization

economics - IO). Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO (Porter, 1980),

cạnh tranh độc quyền (Chamberlin, 1933) thường dựa trên tiền đề là các DN trong

cùng ngành có tính đồng nhất về nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng

(Baney,1991). Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh thay đổi và có tác động đến

chiến lược kinh doanh thì các thuộc tính khác biệt của DN trong cùng ngành sẽ

không thể tồn tại lâu dài vì chúng thường có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh

bắt chước, hoặc mua bán trên thị trường nguồn lực (Barney, 1991; Porter,

1980). Kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích NLCT trong điều kiện

mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định DN có lợi thế

tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trường kinh doanh thay đổi

nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, ... đã không còn là lợi

thế của DN. Mặt khác, đối tượng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh

độc quyền đều hướng tới các ngành kinh doanh với giả định là các DN trong cùng

ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong

việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một khái niệm được đưa ra đầu tiên bởi Porter vào năm

1985 trong cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

8

Performance”. Theo cuốn sách này, chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên

quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá

trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một

nhóm sản phẩm. Các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm - nhóm sản phẩm

theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị

tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi.

Porter (1985) cho rằng, chuỗi giá trị gồm có 9 hoạt động, trong đó có 5 hoạt

động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ.

Những hoạt động cơ bản thể hiện một chuỗi những công việc từ cung cấp

nguyên vật liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm, đến hoạt động

bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động cơ bản này trực tiếp liên quan

đến luồng di chuyển (vật lý) của quá trình tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm và

đưa sản phẩm đến với người sử dụng. Hoạt động hậu cần đầu vào liên quan đến việc

tiếp nhận, lưu kho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Hoạt động sản xuất liên

quan đến quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.

Hoạt động hậu cần đầu ra liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân phối thành phẩm

đến nơi tiêu thụ. Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến việc tạo ra những

phương thức và khuyến khích người mua. Dịch vụ (sau bán hàng) liên quan đến các

hoạt động nhằm duy trì hoặc tăng cường giá trị của sản phẩm. Vì vậy, đây có thể coi

là các hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến NLCT của DN, làm tốt các hoạt động cơ

bản này cũng đồng nghĩa sẽ tạo ra NLCT vượt trội so với đối thủ.

Những hoạt động bổ trợ, tuy không trực tiếp liên quan đến việc tạo ra giá trị sử

dụng cho sản phẩm, nhưng chúng tham gia vào toàn bộ quá trình tạo ra giá trị của

các hoạt động cơ bản, có chức năng trợ giúp cho các hoạt động cơ bản. Hoạt động

quản trị thu mua kiểm soát sự lưu chuyển vật tư qua chuỗi giá trị từ cung cấp đến

sản xuất và đi vào phân phối, chúng góp phần kiểm soát chất lượng đầu vào trong

quá trình sản xuất, đồng thời hiệu quả của các hoạt động này có thể làm giảm chi

phí sản xuất của DN. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) liên quan đến

việc phát triển các sản phẩm mới, các phương pháp công nghệ mới, cho phép giảm

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

9

chi phí sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hơn có thể bán ở mức giá cao

hơn. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực đảm bảo rằng công ty sử dụng hợp lý

những người có kỹ năng để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tạo ra giá trị. Hạ

tầng (quản lý) của DN là hoạt động bổ trợ có một đặc trưng khác so với các hoạt

động khác. Hạ tầng của DN là khung quản lý chung của toàn DN, trong đó bao gồm

cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa DN. Vì vậy, có thể coi đây là các

hoạt động ảnh hưởng đến NLCT của DN, DN cần làm tốt các hoạt động bổ trợ sẽ

nâng cao NLCT của mình.

Chuỗi giá trị tổng quát của Porter (1985, 1998) là một trong những phương

pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đại diện cho hoạt động của một công ty và các

quy trình kinh doanh. Trong thực tế, Porter (1985,1998) giả định rằng trong chuỗi

giá trị các nguồn lực của một DN là phụ thuộc vào hoạt động của nó - và vì thế hình

thức chuỗi giá trị của một công ty (các nguồn lực và khả năng nó sử dụng) phụ

thuộc vào cơ cấu ngành công nghiệp, các hoạt động chức năng mà DN tập trung

vào, các chuỗi giá trị của khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và liệu DN

có một chi phí hoặc sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh tiếp cận dựa trên định hướng thị trường

Lý thuyết năng lực cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường (Market

Orientation - MO) được phát triển trên cơ sở cho rằng một DN sẽ đạt được năng lực

cạnh tranh bằng cách tập trung vào việc làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng, tạo ra giá trị khách hàng tốt hơn so với đối thủ và đạt được kết quả hoạt động

kinh doanh. Đây là quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh xuất phát từ thị

trường, thực chất là đi từ kết quả của các hoạt động giá trị để truy ngược lại điều gì

tạo ra giá trị khách hàng vượt trội so với đối thủ và do đó sẽ đem lại lợi thế cạnh

tranh cho DN.

Lý thuyết này bao gồm 8 tiếp cận nghiên cứu: quan điểm quyết định (Shapiro,

1988), quan điểm thông tin thị trường (Kohli & Jaworski,1990), quan điểm hành vi

văn hóa (Day, 1994; Deshpande & ctg, 1993; Slater & Narver, 1990), quan điểm

trọng tâm chiến lược (Ruekert, 1992), quan điểm định hướng khách hàng

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

10

(Deshpandé & ctg, 1993.), quan điểm dựa trên hệ thống (Becker& Homburg, 1999;

Hunt & Morgan, 1995), quan điểm tổ chức học tập dựa trên thị trường (Sinkula,

1994) và quan điểm quan hệ khách hàng (Baker & Sinkula, 1999).

Quan điểm định hướng thị trường cho rằng các công ty đạt được năng lực cạnh

tranh là “công ty theo định hướng thị trường được phân biệt bởi khả năng sự kiện và

xu hướng thị trường của họ trước đối thủ cạnh tranh. Họ có thể dự đoán chính xác

hơn phản ứng với hành động được thiết kế để duy trì hoặc thu hút khách hàng, cải

thiện quan hệ kênh phân phối, hoặc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh.

DN có thể hành động dựa trên thông tin thị trường một cách kịp thời và chặt

chẽ bởi các giả định về thị trường được chia sẻ rộng rãi” (Day, 1994, tr.44). Khả

năng tổ chức này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đạt được tính bền vững của lợi

thế cạnh tranh. Các DN có khả năng xem xét, đánh giá sự thay đổi nhanh chóng của

thị trường và hành động dựa trên thông tin thị trường sẽ đạt được vị trí tốt nhất để

giành được lợi thế cạnh tranh (Day, 1993, 1994; Slater & Narver, 1990; Tuominen

& ctg, 1997; Kotler & Amstrong, 2012; Parasuraman & Zeithaml, 1988; Srivastava,

Fahey & Christensen, 2001; Christensen, 2010)

Cách tiếp cận lợi thế cạnh tranh dựa trên sản phẩm khác biệt được định vị đối

với nhóm khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc sử dụng hàng hóa hay

các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, trong hầu hết các thị trường, sự cạnh tranh có thể

dẫn tới sự sao chép các sản phẩm và dịch vụ, do đó làm giảm bớt giá trị của nó. Để

duy trì một lợi thế khác biệt trong thời gian dài, công ty phải phát triển kỹ năng,

nguồn lực và quá trình gia ăt ng giá trị liên tục cho khách hàng (Day, 1994). Lợi thế

cạnh tranh cũng có th ể đạt được bằng cách tập trung vào phát triển vị trí dẫn đầu về

chi phí trong ngành (Porter, 1985, 1998).

Lợi thế dựa trên chi phí có thể đạt được hiệu quả trong tất cả các khía cạnh của

hoạt động DN, từ sản xuất, phân phối đến marketing. Dẫn đầu về chi phí không nhất

thiết phải tính giá thấp hơn đáng kể so với đối thủ cạnh tranh mà để duy trì lợi thế

dẫn đầu về chi phí phải đầu tư thặng dư từ lợi nhuận cao hơn vào cải thiện quá trình

sản xuất và tập trung vào nghiên cứu và phát triển được quy trình sản xuất hiệu quả

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

11

hơn (Johnson & Scholes 1999). Hiệu quả tương tự phải được phát triển và duy trì

trong chuỗi cung ứng, tiếp thị của DN.

DN định hướng thị trường có khả năng để tạo ra, phổ biến và đáp ứng thông

tin về thị trường và điều kiện thị trường tốt hơn so với các đối thủ hướng tới nguồn

lực nội tại (Jaworski & Kohli, 1990). Do vậy, DN định hướng thị trường có một cơ

sở quan trọng để xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững. Nó thực hiện điều này

bằng cách nghiên cứu những gì khách hàng muốn, xây dựng, tận dụng các nguồn

lực, quy trình cần thiết để cung cấp các giá trị mà khách hàng mong muốn và thích

ứng với những quy trình tạo ra giá trị gia tăng khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn

nữa, các DN định hướng thị trường nhìn xa hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại để

phát triển sản phẩm trong tương lai nhằm khai thác nhu cầu tiềm ẩn để tăng cường

vị thế thị trường theo thời gian (Slater & Narver, 1990). Sử dụng các quá trình này

làm cơ sở cho lợi thế cạnh tranh, DN cần phát triển khả năng để tạo ra, phổ biến và

đáp ứng thông tin thị trường (Day 1994) và các quy trình hành động trên thông tin

này (Hunt & Morgan, 1995; Voehies & Harker, 2000).

Kohli & Jaworski (1990) định nghĩa MO là quá trình xem xét các thông tin thị

trường có liên quan đến nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng; sự tổng hợp

và phổ biến các thông tin đó đến các đơn vị chức năng; hoạch định và triển khai có

sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng trong DN để ứng phó với các cơ hội

thị trường. Narver & Slater (1990) xem MO là một loại văn hóa DN. Nó là nền tảng

cho các hoạt động cần thiết và hiệu quả nhằm tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng

và thông qua đó tạo nên sự thành công cho DN. Mặc dù, nghiên cứu của Kohli &

Jarworski (1990) mô tả MO theo cách tiếp cận trên quan điểm hành vi (behavioral

perspective) còn Narver & Slater (1990) thì tiếp cận theo quan điểm giá trị văn hóa

(cultural perspective) nhưng vẫn có sự tương đồng trong quan điểm của họ. Cả hai

đều cho rằng DN nên tập trung vào khách hàng và đối thủ cạnh tranh và đó là trách

nhiệm của toàn bộ tổ chức, chứ không phải riêng của bộ phận marketing. Có thể

thấy rằng thành phần định hướng khách hàng và định hướng cạnh tranh của Narver

& Slater là tương ứng với quá trình tạo lập thông tin thị trường của Kohli &

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

12

Jaworski. Còn thành phần phối hợp chức năng của Narver & Slater thì tương ứng

với thành phần phổ biến thông tin của Kohli & Jaworski. Tuy nhiên, Narver &

Slater không đề cập một cách chính thức đến những đáp ứng của DN đối với cơ hội

thị trường như Kohli & Jaworski đã đề cập.

Như vậy, Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater (1990) đã xây dựng nội

dung của định hướng thị trường bao gồm ba thành phần: Định hướng khách hàng,

định hướng cạnh tranh, phối hợp chức năng. Tiếp nối quan điểm trên, nghiên cứu

của Deng & Dart (1994) ở Canada bổ sung thêm thành phần thứ tư là định hướng

lợi nhuận (Profit Orientation). Gray & ctg (1998) đã tổng hợp và xây dựng một bộ

thang đo tổng quát hơn với 5 thành phần MO, bao gồm 4 thành phần cơ bản cộng

với thành phần mới là thích ứng với môi trường kinh doanh (Hou, 2008). Theo

Kotler & Amstrong (2012, tr. 528), “DN có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ bằng

cách tạo ra cho khách hàng giá trị vượt trội so với đối thủ. Để giành chiến thắng

trong thị trường hiện tại, các công ty phải trở nên chuyên nghiệp không chỉ trong

việc quản lý các sản phẩm mà còn trong việc quản lý các mối quan hệ khách hàng

xác định trong bối cảnh cạnh tranh và môi trường kinh tế khó khăn. Sự hiểu biết của

khách hàng là rất quan trọng, nhưng chưa đủ. Lợi ích xây dựng mối quan hệ khách

hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi phải cung cấp giá trị và sự hài lòng cho

khách hàng mục tiêu hơn đối thủ cạnh tranh làm. Khách hàng sẽ thấy lợi thế cạnh

tranh như lợi thế của khách hàng, đem lại cho công ty một lợi thế hơn đối thủ cạnh

tranh của nó”.

Như vậy, khách hàng sẽ mua hàng của những DN nào mà họ có thể nhận được

giá trị dành cho họ là cao nhất (gọi là giá trị dành cho khách hàng). Trong đó, giá trị

dành cho khách hàng là phần chênh lệch giữa tổng giá trị và tổng chi phí mà khách

hàng bỏ ra. Tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng

nhận được ở một sản phẩm, dịch vụ nhất định. Đó là tập hợp các giá trị khách hàng

thu được từ chính bản thân sản phẩm, dịch vụ; các dịch vụ bổ sung; thái độ, tinh

thần trách nhiệm của nhân viên và hình ảnh, danh tiếng của DN. Tổng chi phí của

khách hàng lớn hơn giá cả sản phẩm, dịch vụ. Nó bao gồm cả những phí tổn thời

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

13

gian, sức lực và tinh thần mà người mua đã bỏ ra. Tuy nhiên, Kotler & Amstrong

(2012) cũng cho rằng, sẽ không có ý nghĩa nếu DN tạo ra lợi thế cạnh tranh khi sản

phẩm, dịch vụ của mình không vượt trội hơn về bất kỳ khía cạnh nào ngoài việc giá

rẻ hơn. Điều đó cho thấy ông đề cao vai trò của sự khác biệt hóa trong việc tạo ra

lợi thế cạnh tranh cho DN mà nó xuất phát từ bốn yếu tố cơ bản là sản phẩm, dịch

vụ, nhân sự và thương hiệu của DN.

1.1.1.4. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết nguồn lực

Lý thuyết về nguồn lực của DN (Resource Based View of the firm - RBV) của

Wernerfelt ra đời năm 1984 được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu

cạnh tranh của DN. Khác với quan điểm của Porter, Wernerfelt (1984) cho rằng

nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT và hiệu quả kinh doanh của

DN. Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung vào phân tích NLCT dựa vào các yếu

tố bên trong, đó là nguồn lực của DN. Lý thuyết về nguồn lực cho rằng nguồn lực

của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT của DN và kết quả kinh doanh của

DN, dựa trên tiền đề là các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến

lược kinh doanh khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được vì chiến lược kinh

doanh phụ thuộc vào chính nguồn lực của DN đó. Khác với mô hình 5 áp lực cạnh

tranh của Porter, lý thuyết nguồn lực về cạnh tranh tập trung vào các yếu tố bên

trong của DN. Lý thuyết này dựa vào tiền đề các DN trong cùng một ngành thường

sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, các DN không thể dễ

dàng sao chép chiến lược kinh doanh của nhau bởi vì chiến lược kinh doanh được

xây dựng dựa vào chính nguồn lực của DN.

Barney (1991, tr.101) đã định nghĩa “Nguồn lực của DN bao gồm tất cả các tài

sản, khả năng, quy trình t ổ chức, thuộc tính công ty, thông tin, kiến thức,.. . kiểm

soát bởi một công ty cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến lược nâng cao hiệu

suất và hiệu quả của nó”. Ông cũng giải thích rằng chỉ có một số loại “thuộc tính

công ty” có thể tạo thành “các nguồn lực công ty”. “Có nhiều nhà nghiên cứu đã

đưa ra danh sách các thuộc tính của công ty có thể cho phép các công ty nhận thức

và thực hiện tạo ra giá trị chiến lược... các nguồn lực công ty có thể được phân loại

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

14

thành ba loại: nguồn lực vật chất... nguồn lực con người... và các nguồn lực tổ

chức... Nguồn lực vật chất bao gồm công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trong một

công ty, một nhà máy và thiết bị, vị trí địa lý và quyền sử dụng nguyên liệu thô.

Nguồn lực con người bao gồm việc đào tạo, kinh nghiệm, óc phán xét, sự thông

minh, mối quan hệ, cái nhìn sâu sắc của các nhà quản lý và nhân sự trong một công

ty. Nguồn lực tổ chức bao gồm cấu trúc chính thức, hệ thống lập kế hoạch, kiểm

soát, phối hợp chính thức và không chính thức, cũng như các mối quan hệ phi chính

thức giữa các nhóm trong công ty và giữa một công ty và những yếu tố môi trường

của nó” (Barney, 1991, tr.102)

Theo Barney (1991, tr.105), một nguồn lực tạo nên lợi thế cho DN trong cạnh

tranh phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước, (4)

không thể thay thế, được gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable,Non-

substitutable).

- Có giá trị: nguồn lực có giá trị sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh cho DN, nguồn

lực đó phải cho phép DN thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng

suất và hiệu quả hoạt động của công ty (efficiency and effectiveness) (Barney,

1991). Từ đó giúp cho DN tận dụng được cơ hội và né tránh các mối đe dọa hiện

hữu trong môi trường kinh doanh của DN.

- Hiếm: một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các DN khác thì không đư ợc

xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở DN và được DN

sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho DN, đem lại lợi thế cạnh tranh DN

(Barney, 1991).

- Khó bắt chước: Theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1991), nguồn

lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau: (a) DN có được

nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b)

mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của công ty một cách

ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng phức tạp xã hội, vượt

quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của DN.

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

15

- Không thể thay thế: Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của DN để nguồn

lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN là những nguồn lực không thể bị thay thế

bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney,

1991). Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình thức: (1) nguồn lực đó không thể bắt

chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó

cho phép DN sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược

của DN (Barney & Tyson, 2005) và (2) nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay

thế mang tính chiến lược. Đối với DN này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đ

ạo tài năng) là nguồn lực đặc trưng mà DN khác không có được, nhưng DN B vẫn

có thể mạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kế hoạch rất tốt) của

mình và từ đó nguồn lực B của DN B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của

DN A (Pearce & ctg, 1987).

Có nhiều ý kiến không đồng tình đối với lý thuyết RBV khi nó được coi là lý

thuyết hoàn chỉnh. Rất khó có thể tìm được những nguồn lực đáp ứng đầy đủ các

tiêu chí VRIN của Barney (Sanchez, 2008). Mặt khác, có những giả định mà một

công ty có thể có lợi nhuận trong một thị trường có tính cạnh tranh cao nhưng

miễn là nó có thể khai thác các nguồn lực thuận lợi mà không nhất thiết phải là

VRIN. Lý thuyết này bỏ qua các yếu tố bên ngoài liên quan đến các ngành công

nghiệp như một tổng thể, một công ty cũng nên xem xét phân tích các áp lực cạnh

tranh của Porter. Trong dài hạn, việc áp dụng dựa trên nguồn lực để tạo lợi thế

cạnh tranh bền vững cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả không được xác định

một cách rõ ràng (Lippman & Rumelt, 1982). Nó cũng không thể phủ nhận sự thật

là công ty không thể quản lý một nguồn lực nó không biết có tồn tại hay không

trong khi môi trường thay đổi yêu cầu này. Thông qua một sự thay đổi bên ngoài

như vậy, lợi thế cạnh tranh bền vững ban đầu có thể bị hạn chế hoặc thậm chí

chuyển thành một điểm yếu. Do vậy, những nguồn lực này cần nhiều thời gian để

phát triển và trong môi trường thay đổi nhanh chóng thì bất kỳ sự phù hợp nào

giữa các nguồn lực của tổ chức và môi trường của nó dường như là sự may mắn

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

16

hơn là kết quả của những hành động sáng suốt hoặc kỹ lưỡng của các nhà quản trị

(Hannan & Freeman, 1988).

Như vậy, lý thuyết cạnh tranh dựa vào nguồn lực của DN đã đề cao vai trò của

yếu tố nội tại - nguồn lực của DN sở hữu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Lý

thuyết này nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồn lực (Barney,1991) là có giá trị,

hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN. Tuy

nhiên, trong môi trường cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự

khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực

một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của mình (Sanchez & Heene,

1996). Đây cũng là một hạn chế của lý thuyết nguồn lực khi chỉ nhấn mạnh đến yếu

tố nội tại mà không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh, những áp lực

cạnh tranh của ngành kinh doanh.

1.1.1.5. Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ lý thuyết năng lực

Quan điểm cạnh tranh dựa trên năng lực (Competence-based View - CBV) của

DN tập trung vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn, năng lực nhằm đạt được

tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức. Nó được phát triển chủ đạo bởi các

nghiên cứu của Barney (1991), Wernerfelt (1984), Peteraf (1993), Sanchez &

Heene (1996, 2004, 2008, 2010). Đặc biệt, lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực

tương thích với lý thuyết tiến hóa trong việc phân tích các mối tương tác kinh tế

giữa DN và môi trường tạo ra thông qua sự ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục

(Freiling, 2004; Freiling & ctg, 2008). Nổi bật trong quan điểm nền tảng năng lực là

giả định rằng môi trường công ty là năng động và do vậy yêu cầu phải xây dựng

năng lực và tận dụng năng lực liên tục để duy trì lợi thế cạnh tranh (Sanchez &

Heene, 1996).

Lý thuyết dựa trên năng lực thông qua một tập hợp các khái niệm nền tảng của

các thực thể nguyên thủy mà nó đại diện và sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích

DN, thị trường và sự tương tác của chúng (cả cạnh tranh và hợp tác). Các thực thể

này bao gồm: Tài sản, Khả năng, Năng lực

- Tài sản là bất cứ gì hữu hình hoặc vô hình có thể có ích cho một công ty trong

việc phát triển và thực hiện các sản phẩm (phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ) để tạo

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

17

ra giá trị kinh tế trong thị trường sản phẩm của mình. Tài sản có thể là tài sản cụ thể

của DN (Firm-specific) hay được tiếp cận của công ty từ thị trường yếu tố nguồn lực

(Firm-addressable). Các nguồn lực (resources) là những tài sản mà một DN thực sự

có thể truy cập và sử dụng (access and use) trong quá trình triển khai và phát triển các

sản phẩm để tạo ra giá trị trong thị trường của mình. Sự khác biệt giữa tài sản và

nguồn lực được giải thích để làm cho rõ ràng rằng không phải tất cả các tài sản sẽ

nhất thiết phải là các nguồn lực cho một công ty (Sanchez & Heence, 1996).

- Khả năng được định nghĩa là “mẫu lặp lại hành động” (Sanchez &

Heene,1996) mà một công ty có thể tích hợp, xây dựng và cấu trúc lại để tạo ra

năng lực cho phép nó thực hiện giá trị gia tăng. Khả năng là phương tiện mà các

nguồn lực của công ty được triển khai bởi các nhà quản lý của nó (Amit &

Schoemaker, 1993; Sanchez & Heene, 1996). Hubbard & ctg (2008) cho rằng, trong

lý thuyết CBV có hai loại chính của khả năng là (1) “khả năng thông thường -

ordinary capabilities” được sử dụng trong điều hành hàng ngày của DN và (2) “khả

năng năng động – dynamic capabilities” cho phép chuyển hóa “khả năng thông

thường” của một công ty (Winter, 2003). Khả năng động của một công ty là cần

thiết để đáp ứng thành công với những thay đổi trên thị trường (giới thiệu công

nghệ mới hoặc các sản phẩm và dịch vụ mới) (Teece & ctg, 1997). Khả năng động

bao gồm các quá trình mang tính chất như sự phát triển của sản phẩm, đưa ra quyết

định chiến lược và các quá trình liên kết cho phép một công ty xây dựng năng lực

mới (Eisenhardt & Martin, 2000). Trong thị trường năng động, khả năng động của

một DN là rất cần thiết cho thích ứng dài hạn và sự sống còn, vì chúng hoạt động để

kéo dài, cải tiến, hoặc tạo ra khả năng thông thường - những khả năng mà cho phép

một công ty để tồn tại trong ngắn hạn (Winter, 2003).

Sanchez & Heence (1996) định nghĩa khả năng tích hợp như khả năng kết

hợp và tái kết hợp các nguồn lực của công ty. Khả năng hoạt động nhằm thay đổi

ranh giới của DN từ đó tạo ra dòng chảy có khả năng sản xuất và tạo ra giá trị của

tri thức bên trong và ngoài ranh giới của DN. Như vậy, khả năng tích hợp bổ sung

cho khả năng năng động, và có thể được phân biệt chúng bằng cách tập trung vào

việc xác định và thực hiện các ranh giới công ty phù hợp.

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

18

Khả năng năng động của DN là sử dụng năng lực của mình để kết hợp và tái

kết hợp khả năng hoạt động hiện tại và mới để đáp ứng với những thay đổi trên thị

trường. Khả năng tích hợp bổ sung vào khả năng năng động bằng cách làm cho DN

tổ chức nguồn lực và khả năng hoạt động, phát triển hiệu quả nội bộ và cơ sở quản

lý tri thức của công ty. Theo quan điểm năng lực, khả năng tích hợp cung cấp sự

phối hợp cần thiết các nguồn lực của DN và khả năng khác nhau. Năng lực của một

công ty sau đó được tạo ra bằng cách kết hợp và tái kết hợp, khả năng năng động,

và tích hợp thông thường để tạo ra giá trị trong thị trường mục tiêu thông qua việc

sản xuất, sử dụng các nguồn lực chiến lược của công ty (Sanchez & Heence, 1996).

Như vậy, “các nguồn lực và khả năng” đề cập đến tất cả các tài sản mà DN có

thể sử dụng để phát triển và triển khai với mục tiêu sản xuất và cung cấp sản phẩm,

dịch vụ có tiềm năng lợi nhuận. Tài sản bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào tài chính,

vật chất, trí tuệ, công nghệ và tổ chức mà DN sử dụng để phát triển, sản xuất, sửa

đổi, cải tiến và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng. Sau đó,

khả năng của công ty có thể là tập trung trong hoạt động điều hành, và mỗi loại khả

năng của DN có một chu kỳ sống khác nhau (Helfat & Peteraf, 2003). Khả năng

điều hành của một công ty cấu thành năng lực của công ty để kết hợp, lắp ráp, và

triển khai các tài sản khác nhau mà nó sử dụng với cách thức định trước, hoạt động,

thói quen, quy trình, hệ thống và các kỹ năng của nhân viên để làm cho sản phẩm và

dịch vụ là một nguồn lợi nhuận tiềm năng của công ty. Chúng thường bao gồm các

hoạt động công ty đã t ập trung vào năng lực quản lý, kỹ thuật và tiếp thị (Spanos &

Lioukas, 2001).

- Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng

theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu trong những bối cảnh cạnh tranh

(Sanchezb& Heene, 1996, 2004) - đòi hỏi sự phối hợp của cả nguồn lực và khả

năng và do đó chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với các nguồn lực và khả năng.

Năng lực cũng có thể được xem như là biểu hiện của “quá trình học hỏi liên quan

đến công ty, đặc biệt là làm thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và

tích hợp nhiều dòng công nghệ” (Prahalad & Hamel, 1990; Ljungquist, 2007). Các

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

19

công ty khác nhau không chỉ trong nguồn gốc của các nguồn lực và khả năng, mà

còn ở khả năng triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng của mình. Do đó,

các công ty cạnh tranh dựa vào năng lực và khả năng khác nhau của mình.

Năng lực là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của DN. Nó trực tiếp

phản ánh bản chất cấu trúc nguồn lực của DN đưa ra theo thời gian bởi khả năng

năng động. Điều này phù hợp với nghiên cứu cho thấy rằng trong môi trường thay

đổi liên tục thì các nguồn lực của công ty không nhất thiết phải là hiếm, có giá trị,

không thể bắt chước và không thể thay thế (Barney, 1991; Eisenhardt & Martin,

2000), mà nhấn mạnh đến sự phù hợp về các mối quan hệ hệ thống nguồn lực của

DN (Sanchez & Heene, 1996, 2004) và sự kết hợp mới của các nguồn lực có thể là

nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể bắt chước

hoặc cải tiến trong dài hạn (Galunic & Rodan,1998).

1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp

Nghiên cứu NLCT của DN “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác

giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ DN.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của DN chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (1)

Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của DN);

(2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị);

(3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên

cứu chỉ dừng lại ở NLCT của DN nói chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý,

lĩnh vực hoạt động. Vì thế, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên

cứu cho DN ở những qui mô và lĩnh vực khác nhau.

Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong DN

và NLCT. Tác giả đưa ra mô hình đo lường các hoạt động quản trị trong DN thông

qua năm khía cạnh, (1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến

lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách

nhiệm xã hội có mối quan hệ với NLCT của DN. Kết quả phân tích hồi quy cho

thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong DN và NLCT, số điểm hoạt

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

20

động quản trị trong DN càng cao thì đánh giá NLCT sẽ càng cao. Kết quả cũng chỉ

ra rằng, mối quan hệ giữa hoạt động quản trị trong DN và NLCT sẽ cao hơn khi

quản trị được đánh giá trên cơ sở toàn diện (tất cả năm thông số đặt cùng nhau)

thay vì đánh giá riêng lẻ. Tuy nhiên, Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh

doanh hàng đầu bao gồm trong danh sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000

công ty Business Week. Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT

và năng lực quản trị trong DN mà không xét đến những khía cạnh khác. Do đó,

vẫn còn tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan

hệ giữa quản trị của các DN ở các nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ

trên thị trường quốc tế.

Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân

tố ảnh hưởng đến NLCT tổng thể của một DN dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín,

công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí

sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng

cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho

điểm nhằm so sánh năng lực giữa các DN mà chưa xác định được mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố này đến NLCT và hiệu quả kinh doanh của DN.

Nghiên cứu của Onar & Polat (2010) về các nhân tố tác động tới NLCT và lựa

chọn chiến lược kinh doanh của 104 DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán

Istabul - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua phỏng vấn tổng giám đốc hoặc giám đốc nguồn

nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Nghiên cứu này đã phân tích các

nhân tố tác động đến NLCT của DN bao gồm (1) khả năng quản trị, (2) khả năng

sản xuất, (3) khả năng bán hàng-marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics,

(5) công nghệ thông tin, (6) tài chính - kế toán, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ

chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) nghiên cứu và phát triển, (11) quản trị

công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng. Nghiên cứu này đã khẳng định

quyết định chiến lược càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh tranh cao.

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

21

Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về “Đo lường NLCT của các công ty ở

Latvia” Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp công

ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân

viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi

trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông

tin liên lạc. Nhược điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phương pháp

thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình. Nghiên cứu chỉ xác định

những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và đo lường mức độ của chúng thông

qua khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của DN. Kết quả của

nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các công ty nói chung, mà

không phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các

nước có nền kinh tế phát triển cũng như những công ty có ngành nghề khác.

1.1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu tại Việt Nam về NLCT của DN trong những năm gần đây

cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu và các các học giả quan tâm. Các nghiên cứu

chủ yếu tập trung vào hai hướng chính, đó là: (1) nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

và các giải pháp nâng cao NLCT của DN trong một ngành; (2) nghiên cứu về các

yếu tố nội tại tác động đến NLCT của DN.

- Nguyễn Thành Long (2016) trong luận án Tiến sỹ "Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch Bến Tre", Đại học Kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh [9]. Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về năng lực

cạnh tranh của DN và một số mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của DN

trong lĩnh vực du lịch. Đã xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

DN du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự

nhiên của địa phương. Các yếu tố đó bao gồm: (1) Năng lực marketing; (2) Thương

hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản

phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện môi trường

điểm đến (cơ chế chính sách, người dân địa phương, môi trường tự nhiên).

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

22

- Nguyễn Duy Hùng (2016) trong luận án Tiến sỹ "Nâng cao năng lực cạnh

tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam", Đại học Kinh tế quốc dân [7]. Tác

giả đã vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland

(2001) để xác định hệ thống 07 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh

của các công ty chứng khoán Việt Nam, bao gồm yếu tố về tiềm lực tài chính; vốn

trí tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lượng dịch vụ; thương hiêu,

uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lưới hoạt động. Luận án đã lượng hóa được mức

độ ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của các công ty

chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp tương ứng liên quan đến

nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán Việt Nam, đặc biệt

trong bối cảnh tự do hoá thị trường chứng khoán.

- Hoàng Nguyên Khai (2016) trong luận án Tiến sỹ "Nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương", Đại học Ngân hàng thành

phố Hồ Chí Minh [8]. Tác giả đã đưa ra quan điểm năng lực cạnh tranh của ngân

hàng là: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng kiểm soát các điều kiện kinh

doanh thuận lợi của ngân hàng so với NHTM và tổ chức tài chính khác trong một

môi trường nhất định nhằm thu được lợi nhuận tối đa”; đã xây dựng các chỉ tiêu

đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cụ thể như: Năng lực tài chính; Năng lực

về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ ngân hàng; Nguồn nhân lực và năng lực

quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng thương

mại. Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực cạnh

tranh của NHTM bao gồm: Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công

nghệ; Giá bán (phí dịch vụ).

- Nguyễn Tú (2015) trong luận án Tiến sỹ " Nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam ". Đại học Kinh tế

quốc dân [20] Tác giả đã đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương

mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để

đo lường năng lực cạnh tranh, bao gồm: Sức mạnh nội tại; sản phẩm dịch vụ; khách

hàng, thị phần và thương hiệu; lợi nhuận.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

23

- Đoàn Việt Dũng (2015) trong luận án Tiến Sỹ "Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh

ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt

Nam hiện nay", Đại học Kinh tế quốc dân [4]. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về

năng lực cạnh tranh để đưa ra quan điểm chung về cạnh tranh là quá trình kinh tế

mà các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp để chiếm lĩnh thị trường để

nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn

2008- 2013 để làm sáng tỏ các lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành

Ngân hàng tại Việt Nam như: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại của các

ngân hàng thương mại Việt Nam, mối đe dọa của người gia nhập thủ tiềm năng,

mối đe dọa của các sản phẩm thay thế và sức mạnh của người mua.

- Đỗ Thị Tố Quyên (2014) trong luận án Tiến sỹ "Đầu tư nâng cao năng lực

cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam", Đại học Kinh tế quốc

dân [13]. Tác giả đã chỉ ra nội dung đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phụ thuộc

vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Luận án đã xây

dựng quy trình và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư nâng cao

năng lực cạnh tranh tại NHTM. Các chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ

giữa đầu tư với năng lực cạnh tranh và được xác định tùy thuộc vào chiến lược cạnh

tranh của ngân hàng tại mỗi giai đoạn.

- Lê Thị Hằng (2013) trong luận án Tiến sỹ "Nâng cao năng lực cạnh tranh

trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam",

Đại học Kinh tế quốc dân [5]. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh

tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của DN. Cụ thể: năng lực cạnh tranh

trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của DN là khả năng dịch vụ thông tin di

động của DN đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng trên thị trường khi có nhiều

DN cùng cung cấp dịch vụ thông tin di động. Luận án vận dụng các tiêu chí chung

đánh giá năng lực cạnh tranh của DN để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực

cạnh tranh của DN trong cung ứng dịch vụ thông tin di động, bao gồm: chất lượng

dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống kênh phân phối dịch

vụ; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

24

- Nguyễn Mạnh Hùng (2013) trong luận án Tiến sỹ "Nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngành viễn thông Việt Nam", Đại học Kinh tế quốc dân. [6]. Tác giả đã đã

làm rõ quan niệm về ngành viễn thông, từ đó cụ thể hóa nội dung về năng lực cạnh

tranh của ngành viễn thông - một ngành có tính đặc thù so với các ngành sản xuất

khác. Luận án đã xác định được các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh phù hợp

cho ngành viễn thông bao gồm: số thuê bao, doanh thu, chất lượng dịch vụ cung

cấp, năng suất lao động. Mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu cụ thể đo lường. Tác giả đã vận

dụng mô hình Kim cương của M.E Porter trong việc xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông gồm: Cấu trúc và cạnh tranh

trong ngành viễn thông (Số lượng các DN trong ngành, tốc độ tăng trưởng doanh

thu các DN viễn thông, biện pháp và phương thức cạnh tranh, giá các dịch vụ); Cầu

thị trường viễn thông (GDP, mức sống dân cư, chi tiêu cho dịch vụ viễn thông);

Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Điều kiện yếu tố sản xuất (Nhân lực, vốn đầu tư, công

nghệ viễn thông, cơ sở hạ tầng); Các ngành có liên quan và công nghiệp hỗ trợ

(Cung cấp thiết bị, công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số, cung cấp

thiết bị đầu cuối); Chính phủ (Cơ chế và chính sách).

- Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT động của các

DN ngành Công thương, bao gồm năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập

toàn diện, năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, và kết quả kinh doanh. [14]

- Bùi Đức Tuân (2011) trong luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của ngành chế biến thủy sản Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã đánh

giá được những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất

định so với các quốc gia khác trên thế giới như: lợi thế tự nhiên, sức cầu trong nước,

môi trường cạnh tranh trong nước v.v…Nghiên cứu cho thấy những kết quả hiện tại

của ngành mới chủ yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự

nhiên (ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về lao động) mà chưa được

đặt trên một nền móng vững chắc của các lợi thế quốc gia khác (sức cầu trong nước,

môi trường cạnh tranh trong nước, các ngành phụ trợ). [21]

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

25

- Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lường

một số nhân tố tạo thành năng lực động của các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh bằng phương pháp định lượng. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng

lực động DN là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và

năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh

doanh của DN [15]. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm định với

các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định

tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản

phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng lao động, v.v… do đó

không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động

đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ

xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố DN có

thể là yếu tố năng lực động cần được xem xét để tạo được mô hình tổng hợp về

năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của DN. Các yếu tố

này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hướng thị trường, nội hóa tri thức, v.v…

1.2. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy: quan điểm năng

lực cạnh tranh của DN từ nguồn lực nội tại đã xác định thành công của DN xuất

phát từ những tài sản, nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng, từ đó nâng cao

NLCT của DN. Trong khi đó, quan điểm định hướng thị trường, DN thành công đòi

hỏi phải thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường năng động.

Như vậy, cả lý thuyết định hướng thị trường (Kohli & Jaworski 1990; Narver &

Slater 1990; Day, 1994), dựa vào nguồn lực (Barney,1991), dựa trên năng lực

(Sanchez & Heene, 1996) đã trực tiếp giải quyết các thách thức cơ bản nhất ở trung

tâm của sự sống còn đối với DN: Những gì tạo ra NLCT và làm thế nào duy trì

được sự phát triển của DN.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã được thực hiện trên cơ sở các DN ở nước

ngoài, so với DN Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu.

Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động đến

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

26

NLCT của DNNVV theo hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Bên cạnh đó, đối

tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV Việt Nam, các DNNVV đang hoạt

động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù

riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước

phát triển. Do vậy, mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

ở Việt Nam chắc chắn có nhiều khác biệt so với các mô hình đã được nghiên cứu ở

nước ngoài.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu về

NLCT đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá thực trạng NLCT

của các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những nhận định chủ quan về NLCT

mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố

tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận

án Tiến sỹ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cũng như mức độ tác

động của các nhân tố này tới NLCT của DNNVV một cách có hệ thống, đặc biệt

chưa có nghiên cứu nào về NLCT của DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Đây

sẽ là hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án khi xem xét về NLCT và các nhân tố

ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về NLCT của DN. Qua

nghiên cứu tổng quan cho thấy các hướng nghiên cứu về NLCT được chia thành 5

hướng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền

thống; (2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị; (3)NLCT tiếp cận theo định hướng thị

trường; (4) NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý

thuyết năng lực.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu về

NLCT đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT và đánh giá thực trạng

NLCT của các đối tượng nghiên cứu từ đó đưa ra những nhận định chủ quan về

NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng

nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy

mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về

NLCT của DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực.

Để thực theo hướng nghiên cứu này, chương 2 của luận án sẽ xem xét cơ sở lý

thuyết về NLCT tiếp cận từ lý thuyết năng lực và các đặc điểm riêng của loại hình

DNNVV ở Việt Nam

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

28

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mặc dù khái niệm DNNVV đã được biết đến trến thế giới từ những năm đầu

của thế kỷ XX, và khu vực DNNVV được các nước quan tâm phát triển từ những

năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm DNNVV mới được biết

đến từ những năm 1990 đến nay.

Trong cơ chế bao cấp, các DN nhà nước được chia thành DN loại 1, DN loại

2, DN loại 3 với tiêu chí phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và theo

phân cấp Trung ương - Địa phương. Trong đó, DN nhỏ và vừa gần như tương ứng

với DN loại 2 và loại 3.

Theo Thông tư liên bộ số 21/LĐTT ngày 17-6-1993 của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính, các DN ở Việt Nam được phân chia thành

5 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV dựa trên độ phức tạp của quản lý và hiệu

quả sản xuất, kinh doanh với 8 tiêu chí rất phức tạp như vốn, công nghệ, lao động,

lợi nhuận, doanh thu... Đối tượng phân loại chủ yếu chỉ giới hạn trong các DN nhà

nước với mục chủ yếu là để xếp lương cho cán bộ quản lý DN.

Trước năm 1998, một số địa phương, tổ chức đã xác định DN nhỏ và vừa

dựa trên các tiêu chí khác nhau như: số lao dộng (dưới 500 người), giá trị tài sản

cố định (dưới 10 tỷ đồng), số dư vốn lưu dộng (dưới 8 tỷ đồng) và doanh thu

hàng tháng (dưới 20 tỷ đổng). Ở thành phố Hồ Chí Minh, những DN có vốn pháp

định trên 1 tỷ đồng, lao động trên 100 người, và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ

đồng là DN vừa, còn dưới giới hạn trên là DN nhỏ. Một số nhà nghiên cứu cho

rằng, cần phân định DN vừa và nhỏ theo lĩnh vực: sản xuất và dịch vụ. Trong

lĩnh vực sản xuất, DN có số vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 100 người là

DN nhỏ; DN có từ 1 đến 10 tỷ đồng vốn và số lao động từ 100 đến 500 người là

DN vừa. Trong thương mại, dịch vụ, DN có số vốn dưới 500 triệu đồng và dưới

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

29

50 lao động là DN nhỏ; DN có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và có từ 50 đến

250 lao động là DN vừa.

Ngày 20-6-1998, Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KCN về việc định

hướng chiến lược và chính sách phát triển các DN nhỏ và vừa. Theo Công văn này

thì DNNVV là những DN có vốn đăng ký dưới 5 tỷ động và lao động thường xuyên

dưới 200 người. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tuỳ thuộc

vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Đây có thể được coi là

văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định DNNVV. Nó là cơ sở để cho phép thực

hiện các biện pháp hỗ trợ cho khu vực này.

Ngày 23-11-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về

trợ giúp phát triển DNNVV. Theo quy định của Nghị định này, DNNVV là DN có

số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng Việt Nam và lao động dưới 300 người. Đây là văn

bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNNVV, là cơ sở để các chính sách

và biện pháp hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tố chức trong và ngoài nước thực

hiện các biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV.

Theo đó khái niệm DNNVV được hiểu là: “DNNVV là các cơ sở sản xuất - kinh

doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký

không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao

động” . Như vậy tiêu chí để xác định DNNVV theo Nghị định số 90 là:

- Có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, hoặc

- Có số lượng lao động dưới 300 người.

Theo điều 4 của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP quy định: "Nghị định này áp

dụng đối với các DNNVV bao gồm: Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN;

Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN Nhà nước; Các DN thành lập và hoạt

động theo Luật Hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số

02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của của Chính phủ

Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng, khái niệm DNNVV của Nghị định 90 đã bộc lộ

những điểm chưa hợp lý “có những DN có số lao động vượt xa con số 300 (có trường

hợp 500 - 600 lao động), nhưng vì vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng nên vẫn được coi

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

30

DNNVV. Ngược lại, có DN có mức vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng, nhưng số lao

động thường xuyên thấp hơn 300 cũng được xếp vào nhóm DNNVV” . Mặt khác, khái

niệm DNNVV không phân theo lĩnh vực sản xuất cũng có hạn chế, vì “lĩnh vực sản

xuất thì 10 tỷ đồng là ít, nhưng trong một số lĩnh vực dịch vụ thì lại nhiều”. Hơn nữa,

tiêu chí phân loại DN theo vốn đăng ký do DN tự khai thường “mang tính chủ quan,

không chính xác và khó kiểm soát”. Điều này sẽ làm việc vận dụng chính sách hỗ trợ

cụ thể cho DNNVV gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục các nhược điểm trên, Chính phủ đã ban hành định nghĩa mới về

DN nhỏ và vừa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát

triển DN nhỏ và vừa. Theo Nghị định này, DNNVV đã được phân theo khu vực

kinh doanh và có phân loại cụ thể cho DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa.

DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,

được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng

nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của

DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể

như Bảng 2.1

Bảng 2.1. Tiêu thức phân loại DN nhỏ và vừa

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Số lao

động

Tổng

nguồn vốn

Số lao

động

Tổng nguồn

vốn

Số lao

động

I. Nông,

lâm nghiệp và

thủy sản

10 người

trở xuống

20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến

200 người

Từ trên 20

tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Từ trên

200

người đến

300 người

II. Công

nghiệp và xây

dựng

10 người

trở xuống

20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến

200 người

Từ trên 20

tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Từ trên

200

người đến

300 người

III. Thương

mại và dịch

vụ

10 người

trở xuống

10 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến

50 người

Từ trên 10

tỷ đồng đến

50 tỷ đồng

Từ trên 50

người đến

100 người

Nguồn: [2]

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

31

DN siêu nhỏ là DN có số lao động từ 10 người trở xuống; DN nhỏ là DN có

tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến

200 người (đối với DN hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn

được xác định là từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến

50 người);

DN vừa là DN có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc có

số lao động từ trên 200 người đến 300 người (đối với DN hoạt động thương mại và

dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ

đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người).

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay thì định nghĩa nêu trên là khá

hợp lý, như vậy khái niệm DNNVV được sử dụng trong Luận án này có thể hiểu là:

DNNVV Việt Nam là những DN có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa mãn các

quy định của Chính phủ, tương ứng với từng ngành nghề khác nhau

2.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

DNNVV Việt Nam bên cạnh những đặc điểm tương đồng với DNNVV thế

giới, tuy nhiên do đặc thù của môi trường kinh doanh nên cũng có những điểm riêng

biệt. Cụ thể, DNNVV Việt Nam có những đặc điểm sau: [1]

- Đây là những DN khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mô nhỏ.

Các DN này rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị

trường, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ

công, nửa cơ khí, cơ khí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của

nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau.

- Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn. Thông

thường để thành lập một DNNVV chỉ cần vốn đầu tư ban đầu không lớn, mặt bằng

sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải. Điều này tạo cơ hội cho đông đảo

dân cư có thể tham gia đầu tư, huy động các khoản tiền đang phân tán, nhàn rỗi

trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh .

- Quy mô vốn của DNNVV thấp dẫn đến những bất lợi trong hoạt động và

trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng .

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

32

- DNNVV Việt Nam hiện nay chưa chú trọng về văn hóa DN. Người đứng đầu

DNNVV tự đặt ra Chuẩn mực đạo đức, triết lý kinh doanh, hành vi, ý tưởng kinh

doanh và phương thức quản lý. Hơn nữa, trong các DNNVV do số lượng nhân công

và quy mô còn khá nhỏ nên hầu như vấn đề này ít được chú trọng, thậm trí không

cần thiết đối với người quản lý DN.

- Khả năng quản lý của chủ DN và trình độ tay nghề của người lao động thấp.

Quản lý tại các DNNVV còn mang tính gia đình, người chủ sở hữu thường đồng

thời là người quản lý, là người quản đốc, là người cán bộ kỹ thuật,… của DN. Lao

động trong các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo cơ bản,

thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp.

- Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn, tốc độ đổi mới công nghệ rất

chậm, khả năng ứng dụng công nghệ của DNNVV còn thấp. Do không đủ tài chính

cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị các

DN lớn mua với giá rẻ. Chính điều này làm cho DNNVV phân tán, khả năng liên

kết với nhau và với DN lớn còn yếu. Tuy nhiên, do giá trị của dây truyền công nghệ

thường thấp, do đó các DNNVV rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản

xuất. Điều này, tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DNNVV có thể tồn tại trên

thị trường

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài.

Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những DN mới hình thành, khả

năng tài chính cho các hoạt động marketing không có và họ cũng chưa có nhiều

khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị

trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động nhu cầu của

thị trường.

2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2.1.Các quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh là những thuật

ngữ có cùng nội dung. Thuật ngữ này có liên quan mật thiết với cạnh tranh và

ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là một khái niệm còn nhiều

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

33

tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên

cứu ở nhiều nước.

Khái niệm NLCT được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo

Aldington Report (1985): "DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản

phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh

trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu

dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN". Định

nghĩa này cũng được nhắc lại trong Sách trắng về năng lực cạnh tranh của nước

Anh (1994). Năm 1998, Bộ Thương mại và Công nghiệp (Anh) đưa ra định nghĩa:

"Đối với DN, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định

đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách

hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các DN khác".

Tuy nhiên, khái niệm NLCT đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất,

trong luận án này xin trích dẫn một số khái niệm chủ yếu đề cập dưới góc độ năng

lực cạnh tranh của DN nhằm làm rõ hơn về vấn đề này.

-Tổ chức Hợp tác và và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh

tranh là “Khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực

siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh

tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.

- Trên góc độ tổng quát lấy con người làm trung tâm, khái niệm NLCT được

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) quan niệm: “Đối với DN, khả năng cạnh tranh có

nghĩa là tạo ra những lựa chọn tăng trưởng mới, mang lại giá trị cho các cổ đông.

Đối với xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh là tạo ra việc làm mới và điều kiện

sống tốt hơn”.

- Năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt lợi

nhuận cao của DN. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh

tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của

các DN (Porter 1985, 1998);

- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Theo Porter (1985,1998, tr.10) thì năng lực cạnh tranh là “để có thể cạnh tranh

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

34

thành công các DN phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được

chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được

những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các DN cần ngày

càng đạt được những lợi thế canh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những

hàng hóa có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả hơn”.

Quan niệm của Porter (1985, 1998) không chỉ đề cập đến vấn đề năng lực

cạnh tranh mà còn bao hàm cả việc DN phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của

mình. Nói cách khác, DN phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ sở bám sát với

nhịp độ phát triển của thị trường. Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng

lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Porter cũng như đại đa số

các nhà nghiên cứu khác không bao gồm việc hạ thấp giá thành bằng những biện

pháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm chí phí bảo hộ lao

động, cắt giảm chi phí phúc lợi, chi phí môi trường,... Năng lực cạnh tranh phải gắn

liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Một số tác giả trong nước dựa trên quan điểm của Porter (1985,1998) để đưa

ra định nghĩa trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mình như: Nguyễn Minh

Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì và nâng cao

lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút

và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo

sự phát triển kinh tế bền vững. Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh

của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh

tranh của DN. Lê Công Hoa & Lê Chí Công (2006) thì năng lực cạnh tranh của DN

là thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn

tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.

- Năng lực cạnh tranh của DN dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của

DN tạo ra lợi thế cạnh tranh của DN. Theo Sanchez & Heene (1996, 2004), năng

lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn

lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó. Như vậy, năng

lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng suất và chất lượng

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

35

cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát

triển bền vững. Nó trước hết phải được tạo ra từ thực lực của DN.

2.1.2.2. Quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong luận án

Tổng quan các hướng nghiên cứu về NLCT cho thấy: đối với lý thuyết về

nguồn lực khi phân tích NLCT tập trung chủ yếu vào sử dụng các nguồn lực sẵn có

tại một thời điểm nhất định để giải thích NLCT của DN (Wernerfelt, 1984; Barney,

1991; Peteraf, 1993; Barney, 1996). Lý thuyết này nhấn mạnh đến các đặc điểm của

nguồn lực (Barney, 1991) là có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế sẽ

tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh hiện nay,

DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng

phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của

mình (Sanchez & Heene, 1996). Đây cũng là một hạn chế của lý thuyết nguồn lực

khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại mà không không xem xét đến các yếu tố môi

trường kinh doanh, những áp lực cạnh tranh của ngành kinh doanh.

Trong khi đó, lý thuyết về năng lực khẳng định NLCT được hình thành từ khả

năng duy trì, phối hợp các nguồn lực và khả năng cho phép các công ty đạt được mục

tiêu chiến lược của mình trong thị trường năng động (Prahalad & Hamel, 1990;

Sanchez & Heene, 1996, 2004, 2008; Freiling & ctg, 2008). Như vậy, đã có sự

chuyển tiếp trong định hướng nghiên cứu giữa lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng

lực. Chuyển trọng tâm nghiên cứu từ nguồn lực có sẵn trong DN sang quá trình phối

kết hợp trong quá trình sử dụng các nguồn lực, khả năng để tạo ra năng lực cạnh

tranh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, DN cần phát triển năng lực để

tồn tại (Zhou và Li,2010) và các DNNVV cần phát triển nhiều năng lực tốt hơn so với

các DN lớn để khắc phục hạn chế về quy mô nhỏ và hoạt động tốt hơn đối thủ cạnh

tranh (Borch và Madsen, 2007; Terziovski, 2010).

Các DNNVV ở Việt Nam hiện nay đều có đặc điểm là nguồn lực bị giới hạn

và thường đối mặt với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi

nhanh chóng, chính áp lực này đã đe dọa sự tồn tại của các DN. Do đó khi nghiên

cứu về NLCT của các DNNVV, theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

36

theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV và các điều kiện

về môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái niệm về

NLCT của DNNVV được hiểu như sau:

Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố

năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả

hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi

của môi trường kinh doanh.

Định nghĩa này không chỉ đề cập tới các yếu tố nội lực của mỗi DN được tính

bằng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị, thông tin thị trường, …

một cách riêng biệt mà còn thể hiện sự tổ chức, phối hợp sử dụng các nguồn lực, các

lợi thế bên trong và bên ngoài DN nhằm tạo ra NLCT và đạt mục tiêu của DN một

cách bền vững trong môi trường luôn biến động, phù hợp với đặc điểm sử dụng các

yếu tố nguồn lực một cách linh hoạt của DNNVV Việt Nam.

2.1.3. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như khái niệm NLCT, việc đo lường và xác định các tiêu chí đo lường

NLCT là những vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất. Có khá nhiều các

nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết để xác định phương pháp đo lường NLCT.

Năm 1994, Chaharbaghi và Feurer đưa ra khung khổ đo lường NLCT của

doanh nghiệp, theo đó NLCT phụ thuộc vào đánh giá (giá trị) của khách hàng và

người cung ứng, môi trường cạnh tranh và động cơ thúc đẩy cạnh tranh. Họ phân ra

3 loại giá trị: giá trị của khách hàng, giá trị của những người cộng tác và khả năng

hành động - phản ứng.

Theo Wangwe (1995), Biggs và Saturi (1997), chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp là hiệu quả kỹ thuật và năng suất; theo Cockbum (1997) đó

là hiệu quả tài chính theo nghĩa hẹp (lợi nhuận); theo Porter (1990), đó là khả năng

duy trì lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và sự khác biệt của sản phẩm); theo Salinger

(2001), đó là năng suất lao động và năng lực vốn con người (Human Capital) v.v.

Flanagan (2007) và các cộng sự đã hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu và đo

lường năng lực cạnh tranh ở nhiều nước dưới các giác độ khác nhau: quốc gia,

ngành và doanh nghiệp.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

37

Theo đó, ở cấp độ doanh nghiệp có hai nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh

tranh là: mức thu lãi và năng suất. Trong đó, mức thu lãi được tính bằng các chỉ số

như: tiền lãi trên doanh số, tiền lãi trên tổng vốn,... còn năng suất được tính theo

năng suất yếu tố (đầu ra trên mỗi yếu tố đầu vào) và năng suất tổng thể (tổng đầu ra

ữên tổng đầu vào).

Kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Momaya (2004) đã hệ thống

hoá cụ thể hơn các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp theo từng

nhóm năng lực như sau:

- Khả năng khai thác, sử dụng tài sản (Assets) gồm các chỉ tiêu liên quan tới:

nguồn nhân lực, cơ cấu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ.

- Năng lực vận hành cấc quá trình (Processes): quá trình quản lý chiến lược

(năng lực quản lí, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình

sử dụng nguồn nhân lực (tài năng thiết kế và cải tiến); các quá trình công nghệ (đổi

mới, các hệ thống công nghệ, công nghệ thông tin; các quá trình tác nghiệp (sản

xuất, chất lượng...); các quá trình marketing (marketing, quản lý các mối quan hệ,

năng lực thuyết phục...).

- Năng lực cạnh tranh hoạt động, gồm các chỉ tiêu: năng suất, thị phần tài

chính, sự khác biệt, mức sinh lời, giá cả, chi phí, sự đa dạng sản phẩm, hiệu quả, tạo

ra giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng phát triển sản phẩm mới.

Trong các mô hình phân tích và đo lường năng lực cạnh tranh nêu trên, đối với

cấp độ doanh nghiệp, đáng chú ý là mô hình Assets - Process - Performance (APP)

của Bekley cùng các cộng sự (1988). Theo đó, năng lực cạnh tranh và đo lường

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố: khả năng hoạt động,

khả năng tạo đầu ra của tài sản và quá trình quản lý. Theo các nhà nghiên cứu này,

cả ba nhóm yếu tố này cần được phối hợp để bảo đảm cạnh tranh bền vững cho

quốc gia, ngành và từng doanh nghiệp.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

38

Tài sản cạnh tranh

- Chi phí yếu tố

- Nguồn nhân lực

- Hạ tầng kỹ thuật

- Công nghệ

- Các điều kiện cầu

- Thể chế

Quá trình cạnh

tranh

- Quản lý chiến

lược

- Kế hoạch

- Tác nghiệp

- Phát triển nguồn

nhân lực

Thực hiện cạnh

tranh

- Năng suất

- Nguồn nhân lực

- Chất lượng/Hiệu

quả

- Chi phí

- Chỉ tiêu tài chính

- Chỉ tiêu quốc tế

Tài sản (tiềm năng)

( Assets )

Quá trình

( Processes )

Hoạt động thực tế

( Performance )x =

Hình 2.1. Các yếu tố chủ yếu của mô hình APP

Nguồn: Flanagan (2007) và các cộng sự

Mô hình này được các tổ chức thế giới như Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

và Viện phát triển quản lý (IMD) áp dụng để tính toán và xác định năng lực cạnh

tranh với công thức:

Nghiên cứu các tiêu chí đo lường NLCT của DN, theo quan điểm của luận án

các tiêu chí đo lường NLCT của DN phải thể hiện được bản chất của NLCT của

doanh nghiệp, thể hiện được mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc

chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thu hút yếu tố đầu vào. Tuy nhiên,

trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, NLCT cần bảo dảm tính bền vững, tức là

phải tính đến cả mức độ sử dụng các điều kiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, các tiêu chí đánh giá

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:

2.1.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh NLCT theo kết quả đầu ra của doanh

nghiệp, cho đù đó là cạnh tranh trong nước hay cạnh tranh quốc tế. Tiêu chí này

gồm hai tiêu chí thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp.

Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh

nghiệp có thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác thì có nghĩa là năng lực cạnh

tranh của doanh nó lớn hơn. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

39

số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với

tổng số doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường như công thức 2.1

ii

Dtp 100%

D (2.1)

Trong đó:

tpi: Thị phần của doanh nghiệp i;

Di: Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ cùa doanh nghiệp i;

D: Tổng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ trên thị trường.

Công thức này phản ánh rõ vị thế cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá của doanh

nghiệp tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải khi nào cũng

tính được, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp có thị phần quá bé hoặc các

doanh nghiệp xuất khẩu rất khó tính toán thị phần của mình trên thị trường nước

ngoài. Hơn nữa, chỉ tiêu này mang tính chất "tĩnh", phản ánh NLCT tại một thời

điểm trong quá khứ. Do vậy, để thấy được sự biến chuyển của NLCT theo thời gian,

người ta thường xem xét sự biến đổi chỉ số thị phần của doanh nghiệp qua một số

năm, thường là 3 - 5 năm.

Trong trường hợp không tính được thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần thì

người ta có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu để thay thế. Chỉ tiêu

này phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp theo thời gian và được tính theo

công thức (2.2). Chỉ tiêu này có thể tính toán cho từng doanh nghiệp tại mọi thời

điểm và có thể so sánh mức độ biến đổi đầu ra giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên nó

không phản ánh được vị thế của từng doanh nghiệp trong tổng thể.

tt

t 1

Dr 100%

D

(2.2)

Trong đó:

rt: Tốc độ tăng doanh thu hoặc doanh số của doanh nghiệp i;

Dt: Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ hiện tại;

Dt-1:Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của DN trong kỳ trước.

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

40

2.1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của DN. Do nhiệm vụ cơ bản của DN

là sản xuất - kinh doanh nên nếu sản phẩm của DN có sức cạnh tranh thấp thì sức

cạnh tranh của DN không thể cao được. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm DN dựa

trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lí, mẫu mã hợp

thời, đáp ứng nhu cầu khác hàng.

- Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm chỉ tiêu thành

phần: các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi sử dụng,

chi phí môi trường) và các chỉ tiêu kỹ thuật (công dụng, thẩm mỹ, an toàn - vệ sinh,

tiện dụng). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của

quốc gia và quốc tế. Các chĩ tiêu kỹ thuật cụ thể rất khác nhau đối với các hàng hoá

khác nhau. Chẳng hạn, các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy thu hình là độ nhạy của các

kênh, độ sáng và mức độ trung thực của màu, độ ồn, mức độ chống nhiều... trong

khi tiêu chuẩn này đối với máy cắt gọt kim loại là độ chính xác gia công, độ an toàn

sử dụng, độ cứng vững. Một số chỉ tiêu như tiêu về thẩm mỹ, tiên dụng thường

được xác định thông qua điều tra khách hàng.

- Giá cả sản phẩm: cho đến nay, đây vẫn là yếu tố rất quan trọng cấu thành

năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng hoá

có giá cả thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Điều này không chỉ có ở các

nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển. Giá cả hàng hoá là chỉ tiêu

tổng hợp. Để sản xuất hàng hoá ở mức giá thấp, cần có một số điều kiện như: có lợi

thế về nguồn lực hoặc/ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, trình độ công nghệ phù

hợp, tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm chi phí, khai thác tối đa thiết bị, công nghệ... Chỉ

tiêu này được xác định trèn cơ sở so sánh giá giữa các hàng hoá cùng loại hoạc

lương đương. Khi có sự khác biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so

sánh với ích lợi do hàng hoá mang lại, độ bền, thẩm mỹ...

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp

cho khách hàng đúng hàng hoá, đúng thời điểm với giá cả hợp lí. Để đây là một chỉ

tiêu định tính, phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Để cung cấp

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

41

"đúng" đồi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt, bảo đảm các nguồn lực (như nguyên

nhiên liệu, thiết bị) ổn định, kiểm soát chất lượng tốt... Chỉ tiêu này được xác định

thông qua điều tra khách hàng.

- Dịch vụ đi kèm: bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng, bảo trì,

bảo hành. Dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách

hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, nhờ đó để nâng cao năng lực

cạnh tranh của hàng hoá.

2.1.3.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận, chi phí trên

đơn vị sản phẩm v.v...

- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp, được tính bằng

trị số tuyệt đối (chẳng hạn, bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc

số tương đối (tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận trung bình

của ngành hoặc thị trường). Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận không chỉ là mục tiêu

chủ yếu, mà còn là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, đây là tiêu chí thể hiện

mức độ đạt được mục tiêu hoạt động, phản ánh mặt chất lượng của năng lực cạnh

tranh. Tiêu chí này được xác định bằng công thức (2.3)

ii

n

Pp

P (2.3)

Trong đó:

pi: Tỷ số suất lợi nhuận của doanh nghiệp i;

Pi: Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp i (được đo bằng lợi nhuận trước

thuế trên vốn sản xuất - kinh doanh);

Pn: Suất lợi nhuận trung bình của ngành hoặc thị trường.

Tiêu chí này càng lớn hơn đơn vị (1) thì hiệu quả của doanh nghiệp càng cao

và do đó năng lực cạnh tranh càng cao.

Ngoài ra, để đánh giá đúng khả năng duy trì hiệu quả kinh doanh, người ta

thường tính thêm chỉ số biến động tỷ suất lợi nhuận qua một số năm.

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

42

- Chi phí đơn vị sản phẩm: chỉ tiêu này phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp. Chi phí đơn vị sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh b anh của doanh

nghiệp cao hơn. Để xác định chỉ tiêu này, có thể sử dụng công thức của Singgel

(1998) như công thức (2.4)

TC TCUC 1

D Q P

(2.4)

Trong đó:

UC: Chi phí của 1 đơn vị sản phẩm;

TC: Tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp;

P: Giá sản phẩm cuối cùng của người sản xuất;

Q: Số lượng hàng hoá;

D: Tổng doanh thu.

Theo đó, doanh nghiệp có chí số UC càng nhỏ hơn 1 thì càng có khả năng

cạnh tranh cao. Trong công thức (2.4), giá sản phẩm có thể tính theo giá nội địa đối

với hàng bán trong nước hoặc giá FOB đối với hàng xuất khẩu.

- Chỉ số hiệu quả kỹ thuật: là chỉ số đo mức độ sử dụng, khai thác các yếu tố

sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ sản lượng thực tế của

doanh nghiệp so với sản lượng tiềm năng hay sản lượng tối đa khi doanh nghiệp sử

dụng hết các yếu tố đầu vào. Việc đo lường chỉ tiêu này có thể dựa trên mô hình của

Farrel (1957) như công thức (2.5):

thuc

ii tn

i

YTE

Y (2.5)

Trong đó:

TEi: Hệ số hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp i;

thuc

iY : Sản lương của DN i, được tính theo hàm sản xuất của 4 yếu tố là vốn,

lao động, nguyên vật liệu, dịch vụ công;

tn

iY : Sản lượng tiém năng hay sản lượng tối đa có thể đạt được khi DN i sử

dụng hết các yếu tố đầu vào.

Doanh nghiệp có hệ số kỹ thuật (TE) cao hơn sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn,

tức là thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào (kỹ thuật) tốt hơn, hiệu quả hơn.

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

43

2.1.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất

Các chỉ tiêu năng suất thường được sử dụng bao gồm năng suất lao động, hiệu

suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng hợp,... Năng suất phản ánh lượng sản phẩm

đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng

các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh năng

lực đáp ứng nhu cầu cua khách hàng, chi phí trên đơn vị sản phẩm và đơn vị thời

gian. Do đó, năng suất phản ánh mặt lượng của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Năng suất các yếu tố được thể hiên bằng các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Năng suất lao động: chí tiêu tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sản xuất -

kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Năng suất lao

động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động trung bình trong kỳ.;

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh, chỉ tiêu này càng cao

thể hiện năng lực tranh càng cao.

- Hiệu suất sử dụng vốn là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh

(hoặc vốn cố định và đầu dài hạn) của doanh nghiệp.

- Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản là tỷ số giữa doanh thu thần trên tổng tài

sản hay tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

- Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP): là năng suất của các yếu tố ngoài vốn và

lao động, thường được hiểu là năng suất của yếu tố khoa học, công nghệ. Chỉ số này

phản ánh trình độ công nghệ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm của doanh

nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại, đây là chỉ tiêu rất quan trọng của năng lực cạnh

tranh doanh nghiệp

2.1.3.5. Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp

Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá và

hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều biến động đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng

thích ứng cao và đổi mới nhanh chóng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh

tranh "động" của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của thị

trường trong nước và quốc tế (sở thích, nhu cầu, giá cả, chất lượng, mẫu mã...) và

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

44

sự thay đổi trong môi trường kinh doanh như chính sách của nhà nước, sự thay đổi

của các đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh... Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải

phản ứng linh hoạt, điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả. Đây được coi là tiền đề cho sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do đó đây cũng là một trong những chí tiêu

quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh và phản ánh năng lực cạnh của doanh

nghiệp trong điều kiện hiện nay. Chỉ tiêu này được xác định bởi một số chỉ tiêu

thành phần như: số lượng cải tiến, sáng tạo sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, tái

cơ cấu doanh nghiệp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...

2.1.3.6. Khả năng thu hút nguồn lực

Khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm bảo đảm điều kiện cho hoạt động

sản xuất - kinh doanh được tiến hành bình thường, mà còn thể hiện năng lực canh

tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ việc thu hút các đầu vào có chất lượng

cao như nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, công nghệ hiện đại, vật tư -

nguyên liệu, nguồn vốn... mà doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất

và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đây là một tiền để nhằm bảo đảm nâng cao năng

lực cạnh tranh trong dài hạn.

2.1.3.7. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp

Cạnh tranh trong điều kiện hiện nay không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu

diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Do

vậy, khả năng liên kết, hợp tác được coi là tiền đề cho hoạt động kinh doanh

hiệu quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí định tính của năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp.

Trong điều kiện của Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và

nhỏ thì việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa lớn để tồn tại và phát triển kinh doanh và

nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này thể hiện qua số lượng

và chất lượng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lưới

kinh doanh theo lãnh thổ.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

45

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Nghiên cứu về lý thuyết năng lực cho thấy, có 5 nhóm nhân tố chính tác động

đến NLCT của DNNVV, các nhân tố này bao gồm:

(1) Năng lực tổ chức quản lý DN

(2) Năng lực Marketing

(3) Năng lực tài chính

(4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

(5) Năng lực tổ chức dịch vụ

Phân tích các đặc thù của các DNNVV Việt nam hiện nay kết hợp với quan

điểm NLCT của luận án, tác giả phát triển và bổ sung thêm nhân tố (6) Năng lực tạo

lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV.

Như vậy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV được nghiên

cứu trong luận án, bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực

Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5)

Năng lực tổ chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.

a. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lí DN được coi là nhân tố có tính quyết định sự tồn tại

và phát triển của DN nói chung cũng như NLCT của DN nói riêng. Trình độ tổ

chức, quản lí DN được thể hiện trên các mặt:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí: được thể hiện bằng những kiến thức cần

thiết để quản lí và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của DN.

Trình độ của đội ngũ này không chĩ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện

những kiến thức rông lởn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt

động kinh doanh của DN, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành

hàng,... đến kiến thức về xã hội, nhân văn. Ớ nhiều nước, trình độ và năng lực của

giám đốc DN nói ri eng và đội ngũ cán bộ quản lí DN nói chung không chỉ được đo

hằng bằng cấp của các trường quản lí danh tiếng, mà còn thể hiện ở tính chuyên

nghiệp, ở tầm nhìn xa trông rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

46

doanh, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn để thực tiễn đặt ra. Trình độ, năng

lực của cán bộ quản lí tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của

DN thể hiện qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp

quản lí, tạo động lực trong DN... Tất cả những việc đó không chĩ tạo ra không gian

sinh tồn và phát triển của sản phẩm, mà còn tác động đển năng suất, chất lượng và

giá thành, uy tín của DN v.v.

- Trình độ tổ chức, quản lí DN: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức

bộ máy quản lí và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phạn. Việc hình

thành tổ chức bộ máy quản lí DN theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý

nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lí cao, ra quyết định nhanh

chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lí của DN. Nhờ đó mà

nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

- Trình độ, năng lực quản lí của DN còn thể hiện trong việc hoạch định chiến

lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,... Điều này có ý nghĩa lớn

trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DN trong ngắn hạn và dài hạn và do đó

có tác động mạnh tới việc nâng cao NLCT của DN.

b. Năng lực Marketing

Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được

mục tiêu của DN, Kotler và cộng sự (2006).Vì vậy, năng lực marketing của DN

được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi

của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh (Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và

cộng sự, 2007).

Năng lực marketing của DN được thể hiện, một là, thông qua việc liên tục theo

dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối

thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann

M, 2007). Hai là DN phải luôn nổ lực tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác kinh

doanh như nhà cung cấp, khách hàng,nhà phân phối và chính quyền. Theo Gronroos

C (1994), ngành marketing chuyển hướng từ mô hình hỗn hợp 4P (Product-Price-

Place-Promotion) sang mô hình marketing mối quan hệ (relationship marketing) thì

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

47

marketing là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và

các đối tác có liên quan để thỏa mãn mục tiêu của các thành viên trong mối quan hệ

này. Do vậy chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình kinh doanh

như DN và nhà cung cấp, DN và kênh phân phối, DN và khách hàng, DN và chính

quyền có liên quan, v.v...đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực

marketing của DN.

Năng lực marketing có ảnh hưởng đến NLCT của DN được nghiên cứu bởi

các tác giả Berkenveld và cộng sự (2005); Kotler và cộng sự (2006); Chang và cộng

sự (2007); Homburg và cộng sự (2007); Lee và King (2009);

Việc đánh giá năng lực marketing của DN được thực hiện thông qua bốn thành

phần cơ bản sau (Thọ & Trang, 2009)

i. Đáp ứng khách hàng (Customer responsiveness) thể hiện sự đáp ứng của DN

theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng.

ii. Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (Competitor responsiveness), gọi tắt là

phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của DN đối với các hoạt động kinh doanh

của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược Marketing mà DN thực hiện

để đáp trả với đối thủ cạnh tranh.

iii. Thích ứng với môi trường vĩ mô (Responsiveness to the change of the

macroenvironment), gọi tắt là thích ứng môi trường, thể hiện việc DN theo dõi sự

thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có

các chính sách kinh doanh phù hợp.

iiii. Chất lượng mối quan hệ với đối tác (Relationship quality), gọi tắt là chất

lượng quan hệ, thể hiện mức độ DN đạt được chất lượng mối quan hệ với khách

hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan. Đó là việc

DN thực hiện những cam kết đã đề ra với khách hàng hay là các thành viên tham

gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập.

Như vậy, năng lực Marketing thể hiện thông qua khả năng theo dõi và đáp ứng

với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hoạt

động phối hợp giữa các phòng ban chức năng (Kohli & Jaworski, 1990; Narver &

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

48

Slater, 1990), thích ứng với môi trường kinh doanh và chất lượng mối quan hệ

(Vorhies & Harker, 2000; Hou, 2008; Thọ & Trang, 2008).

c. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của DN là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt

động của DN nhằm đạt được các mục đích mà DN đã đề ra. Như vậy năng lực tài

chính của DN được thể hiện ở khả năng đảm bảo nguồn vốn mà DN có khả năng

huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động của DN; được thể hiện ở quy mô

vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lí tài chính...

trong DN. Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn - là một yếu tố sản xuất cơ bản

và là một đầu vào của DN. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn

nhanh... có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản

phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy

động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công nhân, mua sắm thiết

bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ...

Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của DN, là yêu cầu

đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn DN thành công trong kinh doanh và nâng cao

năng lực cạnh tranh.

d. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến

năng lực cạnh tranh của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản

xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao

chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm của DN. Công nghệ

còn tác động tới tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hoá, tự động hoá

của DN. Để có công nghệ phù hợp, DN cần có thông tin về công nghệ, chuyển giao

công nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lí hoá sản xuất, tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ. Đồng thời, DN cần

đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.

Các nghiên cứu của Hudson (2001); Quian, Li (2003); Chowdhury, Islam

Alam (2013); Thọ & Trang, 2008 cho thấy các đặc điểm sau về công nghệ tác động

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

49

đến NLCT của DN, đó là: Chậm đổi mới công nghệ; Công nghệ phù hợp; Khả năng

ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới; Trình độ nhân lực của bộ phận nghiên cứu và

ứng dụng công nghệ mới trong DN.

e. Năng lực tổ chức dịch vụ

Theo A.Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L.Berry (1985), một trong

các yếu tố mà DN tạo được chổ đứng trên thị trường đó là: khả năng đáp ứng

(Responsiveness), năng lực phục vụ (Competence) với khách hàng và tạo sự tín

nhiệm nơi khách hàng (Credibility). Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như

A.Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L.Berry (1985) cho thấy DN có khả

năng tổ chức dịch vụ tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để đưa sản phẩm kinh doanh đến

với khách hàng nhanh và hiệu quả hơn (giá trị và hiếm). Từng thành viên được

trang bị về kiến thức của sản phẩm sẽ có khả năng thỏa mãn những mong đợi

(expectation) của khách hàng trong mỗi giao dịch và qua đó hình thành văn hóa của

DN trong ngành mà DN đang hoạt động (không thể bắt chước được và không thể

thay thế).

Theo Tahir & Bakar (2007) thì năng lực phục vụ thể hiện qua sự mong muốn

và sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng nhằm đem lại

sự hài lòng cho khách hàng. Nó thể hiện qua thái độ, kỹ năng của nhân viên trong

quá trình phục vụ. Nếu nhân viên có thái độ tích cực và kỹ năng chuyên nghiệp sẽ

phụ vụ khách hàng được chuyên nghiệp hơn và đem lại cho khách hàng sự hài lòng,

từ đó tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

f. Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc tận dụng tốt các yếu tố

nguồn lực để nâng cao NLCT, DN còn phải tạo lập các mối quan hệ với các đối

tượng khác nhau. Các mối quan hệ này bao gồm: mối quan hệ với khách hàng, mối

quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, mối quan hệ với

các DN cùng ngành và mối quan hệ với chính quyền.

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, với những đặc

điểm của DNNVV Việt Nam thì các mối quan hệ này có vai trò đặc biệt quan

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

50

trọng, nó giúp cho các DN tận dụng tối đa các nguồn lực để có thể cạnh tranh

một cách ngang bằng không chỉ với các DN trong nước mà còn với các DN nước

ngoài đang ngày càng có xu hướng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Bên cạnh

đó trong điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, mối quan hệ

giữa DN với chính quyền cũng là một nhân tố "vô hình" tác động đến NLCT của

DN. DN càng lớn, mối quan hệ với chính quyền càng rộng. DN kinh doanh nhiều

ngành nghề thì càng có mối quan hệ phức tạp với nhiều ngành, nhiều cấp.

2.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực canh tranh của doanh

nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình kim cương của M.

Porter để đưa ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp dưới tiêu đề "môi trường kinh doanh của doanh nghiệp" với 56 chỉ tiêu cụ

thể thuộc 4 nhóm yếu tố như dưới đây. Các chỉ tiêu này được lượng hoá để xếp

hạng cho các quốc gia:

Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật

chất - kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trường

tài chính.

Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của người mua, tình hình pháp luật về

tiêu dùng, về công nghê thông tin...

Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lượng và số lượng các nhà

cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ đào

tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chi tiết

và phụ kiện máy móc.

Bốn là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp gồm hai

phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các

nhà sản xuất địa phương, hiệu quả của việc chống độc quyền).

Theo lô gíc truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm sau đây: thị

trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, các ngành hỗ trợ.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

51

a) Thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị

trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua

- bán hàng hoá dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường đồng thời còn là

công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qụa mức cầu,

giá cả, lợi nhuận... để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Như vậy, sự ổn

định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp

nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Để phát huy vai

trò của các yếu tố thị trường đối với doanh nghiệp, cần có sự can thiệp của Nhà

nước vào thị trường nhằm ổn định thị trường (hạn chế những biến động lớn của thị

trường), tạo lập môi trường thị trường canh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian

lận thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh,... Điều quan trọng là tạo lập môi

trường thị trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lí, cải tiến quy trình

sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hoá sản

phẩm,... tạo động lực cho doanh nghiệp để vươn lên.

Để tạo lập và duy trì môi trường thị trường ổn định và hiệu quả, Nhà nước cần

xây dựng và thực hiện tốt pháp luật nhằm khuyến khích cạnh tranh tích cực, chống

độc quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương

mại... Trong điều kiên thị trường lành mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới có

điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngoài ra, cần tạo

điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấp cũng như

nhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.

b) Thể chế chính sách

Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nội

dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế

hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa

bàn,... Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ,

đất đai, công nghệ, thị trường,... nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra

cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

52

rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp

nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.

Thể chế, chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và an

toàn, kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào ngành, lĩnh

vực, địa bàn, sản phẩm mới. Thể chế, chính sách đầu tư có tác dụng nâng cao hiệu

sử dụng vốn đầu tư, tiết kiêm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí đầu tư của doanh

nghiệp,...

Thể chế, chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động v.v. nhằm tạo điều

kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào, tích thích và điều tiết

việc sử dụng chúng hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho các doanh nghiệp giảm

chi phí sử dụng các đầu vào.

Thể chế, chính sách về thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi

trường bình đẳng đối với các doanh nghiệp.

Các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theo từng

chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

c) Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm

hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào

tạo... Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp,

ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

đã sử dụng tới 8 tiêu chí phẩn ánh kết cấu hạ tầng trong tổng số 56 tiêu chí đánh giá

về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực

cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt. Điều đó đòi

hỏi có sự đầu tư phát triển.

d) Các ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ

Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự

liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ. Thực tế chỉ ra rằng khi trình độ sản xuất

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

53

càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn. Các ngành công nghiệp hỗ trợ

không những có tác động đến thời gian sản xuất, năng suất, chất lượng mà còn ảnh

hưởng đến giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp. Để phát triển các ngành công

nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, cần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển các ngành này.

e) Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối

với sự phát triển doanh nghiệp. Trong nền sản xuất hiên đại, đặc biệt là trong xu

hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia

hay của một vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa

chọn đầu tư. Trình độ và các điều kiện vể nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của

nguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiên làm việc, sức khoẻ và an

toàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, cần chú trọng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo, các

hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và các biện pháp khác của

Nhà nước.

2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Bản chất cơ bản của mô hình là bao gồm các tính năng quan trọng, các yếu tố,

các hệ thống hay vấn đề được nghiên cứu, và quan trọng hơn là khả năng giải thích

và dự đoán các mối quan hệ có liên quan trong số các yếu tố nguyên nhân và các

hiệu ứng; Nó cho phép xây dựng các đề xuất thực nghiệm để kiểm tra bản chất của

các mối quan hệ nhân quả.

Nghiên cứu về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN đã được

nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Các mô hình này bao gồm:

a. Mô hình Kim cương

Mô hình này được đưa ra bởi M. Porter (1990) và được nhiều người biết đến.

Porter đã sắp xếp các yếu tố quyết định đến cạnh tranh (của một quốc gia) vào một

hình được đặt tên là Kim cương.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

54

Hình 2.2. Mô hình Kim cương của M. Porter (1990, tr.78)

Nguồn: M. Porter (1990)

Trong mô hình trên, các yếu tố quyết định đến cạnh tranh bao gồm:

+ Các điều kiện nhân tố: các nhân tố liên quan đến nhân lực, vật lực và tri thức.

+ Các điều kiện cầu: quy mô, cấu trúc và sự phức tạp của cầu thị trường trong

nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành cụ thể.

+ Các ngành liên quan và phụ trợ: phản ánh thực trạng các ngành phụ trợ và

các ngành liên quan có tính cạnh tranh toàn cầu của một ngành cụ thể trong một

quốc gia.

+ Bối cảnh cạnh tranh: bao gồm chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh của

công ty cũng như bản chất cạnh tranh trong nước.

b. Tam giác năng lực cạnh tranh

Mô hình này được đưa ra bởi Lall (2001, trích trong Flanagan và cộng sự,

2005), tương tự như mô hình Kim cương của Porter. Nhưng trong khi mô hình

của Porter xác định nhân tố nào tạo nên năng suất quốc gia thì Lall lại hướng các

nghiên cứu của bà vai trò của các loại thị trường. Sự khác nhau giữa cách nhìn

của Lall với quan điểm của Porter là xem sự hỗ trợ của Chính phủ như là một

nhân tố then chốt trong khi Porter lại cho vai trò của chính phủ như một nhân tố

ngoại lai.

Các điều kiện

nhân tố

Bối cảnh cạnh

tranh

Các điều kiện

cầu

Các ngành

phụ trợ và liên

quan

hội

Chính

phủ

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

55

Hình 2.3. Tam giác năng lực cạnh tranh

Nguồn: Flanagan và cộng sự, 2005

Mô hình này bao gồm ba nhân tố quyết định được kết nối với nhau: các thị

trường thúc đẩy (sự quản lý vĩ mô của nhà nước, các chính sách thương mại của

quốc gia, các đặc điểm ngành và nhu cầu trong nước); các thị trường nhân tố (kỹ

năng, đặc biệt là kỹ năng kỹ thuật, tài chính, thông tin, công nghệ); và các thị

trường định chế (các định chế hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật và phát triển).

c. Một số mô hình nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp

Nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp “lý thuyết, khung phân tích và mô hình”

của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ

doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của doanh nghiệp bị ảnh hưởng

bởi các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công

nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy

trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển

sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở NLCT của doanh nghiệp nói

chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động. Vì thế, nghiên cứu

vẫn còn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh nghiệp ở những qui mô

và lĩnh vực khác nhau.

Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh

nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mô hình đo lường các hoạt động quản trị trong

doanh nghiệp thông qua năm khía cạnh, (1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị

Các thị

trường thúc

đẩy

Các thị

trường nhân

tố

Các thị

trường định

chế

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

56

quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị

trường; (5) Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết

quả phân tích hồi quy cho thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong doanh

nghiệp và NLCT, số điểm hoạt động quản trị trong doanh nghiệp càng cao thì đánh

giá NLCT sẽ càng cao. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa hoạt động quản

trị trong doanh nghiệp và NLCT sẽ cao hơn khi quản trị được đánh giá trên cơ sở

toàn diện (tất cả năm thông số đặt cùng nhau) thay vì đánh giá riêng lẻ. Tuy nhiên,

Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh doanh hàng đầu bao gồm trong danh

sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000 công ty Business Week. Nghiên cứu

chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT và năng lực quản trị trong doanh

nghiệp mà không xét đến những khía cạnh khác. Do đó, vẫn còn tồn tại một khoảng

trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các

doanh nghiệp ở các nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường

quốc tế.

Nghiên cứu “NLCT của các cửa hàng tại Đài Loan” của Chang và cộng sự

(2007) đã đưa ra mô hình gồm bảy yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng

tại Đài Loan căn cứ theo nghiên cứu của tác giả Chi (1999) như sau:

Hình 2.4. Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng tại Đài Loan

Nguồn: Chang và cộng sự, 2007

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy NLCT của các cửa hàng tại Đài Loan bị

ảnh hưởng bởi 7 yếu tố, (1) Chiến lược kinh doanh; (2) Năng lực tài chính; (3) Cơ

sở vật chất, các tiện nghi; (4) Sản phẩm, hàng hóa; (5) Chất lượng dịch vụ; (6)

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

57

Marketing, chiêu thị; (7) Nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ mối

quan hệ của các yếu tố này như thế nào và đặt dưới sự tác động của môi trường.

Nghiên cứu, cũng chỉ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng

tại Đài Loan nói chung, chưa phân biệt rõ sự khác biệt của cửa hàng cung cấp sản

phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ.

Nghiên cứu “Đo lường NLCT của các công ty ở Latvia” của tác giả Sauka

(2015) đã đóng góp thực tế bằng việc khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT

của các công ty ở Latvia. Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát chủ các doanh nghiệp

để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia. Kết quả nghiên

cứu đã xác định 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cấp công ty, bao gồm: (1) Năng lực

tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài

chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh

doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. Nhược điểm chủ

yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét

dựa trên giá trị trung bình. Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến

NLCT của doanh nghiệp và đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát nhưng

không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên

cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các công ty nói chung, mà không

phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các nước có

nền kinh tế phát triển cũng như những công ty có ngành nghề khác.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trên, tiếp cận từ lý thuyết

năng lực của DN, luận án đưa ra định hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của DNNVV gồm 6 nhóm nhân tố: (1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2)

Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công

nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ trong

đó yếu tố Năng lực tạo lập các mối quan hệ là nhân tố được bổ sung vào lý thuyết

năng lực của DN để kiểm chứng và đo lường NLCT của DNNVV trong điều kiện

của Việt Nam.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

58

Mô hình và và các giả thiết nghiên cứu như sau:

Hình 2.5. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố

ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

Hàm tổng quát của mô hình có dạng:

Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6)

Trong đó:

X1: Năng lực tổ chức quản lý DN (QL)

X2: Năng lực Marketing (MA)

X3: Năng lực tài chính (TC)

X4: Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN)

X5: Năng lực tổ chức dịch vụ (DV)

X6: Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH)

Y: Năng lực cạnh tranh của DNNVV

Các giả thiết của mô hình:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DNNVV

Năng lực tổ chức quản lý DN

Năng lực Marketing

Năng lực Tài chính

Năng lực

tiếp cận và đổi mới CN

Năng lực

Tổ chức dịch vụ

Năng lực

Tạo lập mối quan hệ

H1

H2

H3

H4

H5

H6

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

59

H1: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức quản lý DN đến NLCT của

DN

H2: Có sự tác động dương của Năng lực Marketing đến NLCT của DN

H3: Có sự tác động dương của Năng lực tài chính đến NLCT của DN

H4: Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ đến

NLCT của DN

H5: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức dịch vụ đến NLCT của DN

H6: Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập các mối quan hệ đến NLCT

của DN.

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 của luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về

NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV Việt Nam. Theo quan

điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc

điểm của các DNNVV và các điều kiện về môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt

Nam. Với quan điểm này, khái niệm về NLCT của DNNVV được hiểu như sau:

Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng

lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động

kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường

kinh doanh.

Với cách tiếp cận NLCT như trên, chương 2 của luận án cũng đã xác định được

6 nhóm nhân tố và khái niệm về từng nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

Việt Nam, các nhóm nhân tố này bao gồm:(1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2)

Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công

nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.

Việc xây dựng thang đo của từng nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đến NLCT của DNNVV sẽ được trình bày chi tiết trong chương

3 của luận án.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

61

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Có ba phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong lĩnh vực khoa

học kinh doanh là: định tính, định lượng và kết hợp (Creswell, 2003). Trong đó,

nghiên cứu định tính thường sử dụng cách tiếp cận quy nạp (thu thập dữ liệu và phát

triển lý thuyết từ kết quả thu thập dữ liệu), nghiên cứu định lượng thường gắn liền

với tiếp cận diễn dịch (thiết n lập giả thuyết và thiết kế chiến lược nghiên cứu để

kiểm định các giả thuyết). Tiếp cận quy nạp gắn nhiều hơn với thuyết diễn giải

luận, diễn dịch liên quan nhiều đến thực chứng luận.

Như đã trình bày ở phần mở đầu, mục đích luận án là xác định và đo lường

các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam do đó để thực hiện

được mục đích này cần phải dựa trên cơ sở lý thuyết về NLCT và các mô hình

nghiên cứu phù hợp. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong chương 1 cho thấy

các hướng nghiên cứu về NLCT của DN cho đến thời điểm hiện tại được chia

thành 5 hướng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh

truyền thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định

hướng thị trường; (4)NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp

cận theo lý thuyết năng lực. Mỗi hướng tiếp cận lại có khá nhiều mô hình khác

nhau để xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NCLT của DN. Tuy nhiên,

các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các DN ở nước ngoài, so với DN Việt

Nam có sự khác biệt lớn về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Trong khi đó, tại

Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV theo hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên

cứu của luận án là các DNNVV Việt Nam, các DNNVV đang hoạt động trong nền

kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc

chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển.

Do đó các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam chắc chắn có

nhiều khác biệt so với các nghiên cứu ở nước ngoài.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

62

Vì vậy để xác định được nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, các nội

dung nghiên cứu trong luận án cần được thực hiện qua hai bước: Bước đầu tiên là

nghiên cứu định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các

DNNVV trong điều kiện của Việt Nam, Bước tiếp theo là thực hiện nghiên cứu

định lượng nhằm kiểm định tính phù hợp của thang đo các nhân tố ảnh hưởng

đến NLCT của DNNVV. Do đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong

luận án là phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu

định lượng.

3.2. Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính trong luận án là nhằm xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam; Xây dựng thang đo NLCT của

DNNVV; hoàn thiện mô hình nghiên cứu . Thời gian nghiên cứu định tính được

thực hiện trong 2 tháng, từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015. Quy trình nghiên cứu

định tính được thể hiện qua sơ đồ hình 3.1.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính

3.2.1.Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến NLCT của DN trong

chương 1, luận án xác định được những nội dung đã thống nhất, những vấn đề còn có

sự khác biệt trong quan điểm và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về NLCT của DN.

Bên cạnh đó, qua tổng quan tài liệu, luận án cũng xác định được các câu hỏi

nghiên cứu của đề tài. Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

- Năng lực cạnh tranh của DNNVV ở Việt Nam được hiểu như thế nào?

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến NLCT của DN nói chung và

DNNVV ở Việt Nam nói riêng ?

Tổng

quan tài

liệu

Xây dựng đề

cương phỏng vấn

sâu các chuyên

gia và thực hiện

phỏng vấn

Xây dựng và phát

triển thang đo các

nhân tố tác động

đến NLCT của

DNVVN

Tổng hợp sơ

bộ các nhân tố

tác động đến

NLCT của

DNNVV

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

63

- Mức độ tác động của từng nhân tố này đến NLCT được đo lường bằng

phương pháp nào?

- Có những giải pháp nào để nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam?

Các câu hỏi nghiên cứu trên là cơ sở cho việc xây dựng đề cương phỏng vấn

sâu các chuyên gia về NLCT của DN.

3.2.2. Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu các chuyên gia và thực hiện phỏng vấn

Theo Krueger (1994), cách tốt nhất để điều tra một chủ đề trong bối cảnh xã

hội là thông qua phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm, vì nó khuyến khích việc

chia sẻ kinh nghiệm. Còn theo Morgan (1997), những yếu tố đã nêu ra thông qua

phỏng vấn và thảo luận nhóm sẽ phản hồi được các thông tin một cách cụ thể.

Fontana và Frey (2000) đóng góp thêm rằng, phương pháp này cung cấp dữ liệu

phong phú với thông tin chi tiết và chi phí nhỏ. Còn Silverman (2001) thì cho rằng,

thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm có sự linh hoạt và tự do ngôn luận,

lúc đó thì cơ hội để giải quyết những vấn đề, những trở ngại dễ dàng hơn. Vì vậy,

trong luận án này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận

nhóm để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết

trong mô hình có phù hợp với những suy nghĩ của những nhà quản lý DNNVV ở

Việt Nam hay không.

Đối tượng phỏng vấn là 15 chuyên gia, bao gồm: chuyên gia tại các trường đại

học 5 người, chuyên gia của Cục DNNVV Việt Nam 3 người, chuyên gia Hiệp hội

DNNVV Hà nội 3 người; chuyên gia từ Phòng Công nghiệp và thương mại Việt

Nam 4 người. Đây là các chuyên gia có kiến thức, hiểu được lý thuyết về NLCT và

có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Cách thức tiến hành thông qua cuộc hẹn gặp trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi

được gửi trước đến đối tượng phỏng vấn thông qua công cụ email và thư. Thời gian

phỏng vấn chuyên gia trung bình cho mỗi cuộc hẹn từ 20 đến 30 phút, theo trình tự

đặt câu hỏi và làm rõ bằng hình thức phỏng vấn dựa trên cơ sở lý thuyết của mỗi

nhóm yếu tố, thời gian thảo luận nhóm khoảng 120 phút. Kết quả phỏng vấn và thảo

luận về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV được mô tả trong bảng 3.1

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

64

Bảng 3.1. Kết quả thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

TT Nhân tố Số ý kiến

đồng ý

Tỷ lệ

đồng ý

1 Năng lực tổ chức quản lý DN 14 93,33

2 Năng lực Marketing 15 100,00

3 Năng lực tài chính 15 100,00

4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 12 80,00

5 Năng lực tổ chức dịch vụ 13 86,67

6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ 15 100,00

Số chuyên gia phỏng vấn 15

3.2.3. Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để xây dựng

thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo sẵn có: sử dụng nguyên

thang đo do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng

có bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu và (3) Xây dựng

thang đo hoàn toàn mới.

Từ cơ sở lý thuyết trong chương 2 đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của DN, bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực

Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5)

Năng lực tổ chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.

Các thang đo đo lường từng yếu tố được phát triển và điều chỉnh thông qua

quá trình thảo luận với chuyên gia nhằm xác định và xây dựng các biến quan sát

cho từng thang đo, từ đó phát triển bản câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu sơ bộ.

3.2.3.1. Năng lực tổ chức quản lý DN

Theo Porter (1980) năng lực tổ chức, quản lý trong DN được xem là yếu tố

quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, được thể hiện ở các mặt như trình độ của

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

65

đội ngũ cán bộ quản lý (trình độ học vấn, kiến thức); trình độ tổ chức, quản lý DN

(Khả năng tổ chức bộ máy quản lý, phân định chức năng - nhiệm vụ của các bộ

phận); năng lực hoạch định (hoạch định kế hoạch, chiến lược); tốc độ thay thế nhân

sự trước các biến đổi. Trình độ tổ chức, quản lý của DN được thể hiện qua trình độ

của nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược phát triển cho DN, xây dựng bộ

máy hoạt động, tổ chức các phòng ban, khả năng động viên.

Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này

(bảng 3.1) cho thấy, hầu hết chuyên gia cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới

NLCT của DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo

này bao gồm:

(1) DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt (Porter, 1980; Ho,

2005; Tổng hợp ý kiến chuyên gia).

(2) DN hoạch định được các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt

(Porter, 1980; Ho, 2005).

(3) Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt

động SXKD của DN (Porter, 1980; Ho, 2005).

(4) Năng lực lãnh đạo của chủ DN (Porter, 1980; Tổng hợp ý kiến chuyên gia)

Giả thiết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực tổ chức quản lý DN

và năng lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.3.2. Năng lực Marketing

Theo Kotler và cộng sự (2006); Homburg và cộng sự (2007), năng lực

marketing của DN được thể hiện ở khả năng theo dõi, đáp ứng được những thay đổi

của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường. Theo Nguyễn Đình Thọ và

Nguyễn Thị Mai Trang (2011) thì năng lực marketing được xây dựng dựa trên 4

thành phần cơ bản, (1) Đáp ứng khách hàng, (2) Phản ứng với đối thủ cạnh tranh,

(3) Thích ứng với môi trường vĩ mô và (4) Chất lượng mối quan hệ với đối tác.

Nguyen và Barrett (2006, 2007); Nguyen và cộng sự (2006); Nguyen (2007),

cũng chỉ ra rằng, khả năng đáp ứng khách hàng, thích ứng với đối thủ cạnh tranh,

đáp ứng với thị trường có quan hệ với kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Keh và

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

66

cộng sự (2007) cho thấy, định hướng kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với

năng lực marketing của DN. Năng lực marketing là khả năng nắm bắt những thay

đổi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt với những

thay đổi này. Vì vậy, năng lực này gắn liền với năng lực sáng tạo của DN

(Benedetto và cộng sự, 2008).

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận cho thang đo này cho thấy, hầu hết

chuyên gia cho rằng năng lực marketing là rất cần thiết trong hoạt động của

DNNVV, nó chính là công cụ quan trọng để truyền đạt thông tin về DN như sản

phẩm dịch vụ, hình ảnh, uy tín,… Nó cũng là công cụ tương tác giữa DN và khách

hàng, giúp DN tìm hiểu được nhu cầu, sở thích của khách hàng, từ đó các DN có thể

cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với các nhu cầu này. Để có một hoạt động

marketing hiệu quả, các chuyên gia cho rằng, ngoài những thành phần mà tác giả

nêu trên cần phải quan tâm đến chi phí đầu tư cho hoạt động này. Bên cạnh đó, DN

cần phải quan tâm đến các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi để khuyến khích

khách hàng tham gia. Đây là những yếu tố quan trọng nhưng chưa thấy các nhà

nghiên cứu trước đề cập đến trong nhóm này. Ngoài ra, hoạt động marketing không

chỉ dừng lại ở hoạt động quảng cáo, khuyến mãi mà theo chuyên gia, DN cần quan

tâm đến các hoạt động xã hội như tổ chức các sự kiện như giới thiệu sản phẩm,

tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ, các hoạt động từ thiện,…

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm: (1)

Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của DN luôn đảm bảo (Kotler và

cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai

Trang, 2011).

(2) DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh (Kotler và cộng sự, 2006;

Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011;

Nguyen và Barrett, 2007; Nguyen và cộng sự, 2006).

(3) DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường (Kotler và

cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai

Trang, 2011).

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

67

(4) Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu

quả (Keh và cộng sự, 2007; Benedetto và cộng sự 2008).

(5) Chất lượng mối quan hệ của DN với khách hàng luôn đảm bảo (Nguyễn

Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011)

Giả thiết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực Marketing và năng

lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.3.3. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của DN, bên cạnh yếu tố con người

thì DN cần có một năng lực tài chính vững mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của

mình. Năng lực tài chính là cơ sở để DN phát huy thế mạnh về con người, phát triển

sản phẩm, mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận cho thang đo này cho thấy, hầu hết

chuyên gia cho rằng khả năng tài chính của DN có vai trò quyết định hiệu quả hoạt

động SXKD của DN. DN có năng lực tài chính tốt sẽ tác động mạnh đến năng lực

cạnh tranh của DN và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận với các chuyên gia đã xác định được các chỉ

tiêu đo lường năng lực tài chính của DNNVV bao gồm:

(1) Quy mô nguồn vốn của DN

(2) Khả năng huy động vốn

(3) Khả năng thanh toán

(4) Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Giả thiết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực tài chính và năng

lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.3.4. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt của DN, công nghệ quyết định sự

khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Đổi

mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với những DN giữ bản quyền

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

68

sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố

quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của DN.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận cho thang đo này cho thấy, hầu hết

chuyên gia cho rằng khả năng đổi mới công nghệ của DN có tác động trực tiếp đến

việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao NLCT của DN.

Các nghiên cứu của Hudson (2001); Quian, Li (2003); Chowdhury, Islam

Alam (2013); Thọ & Trang, 2008 cho thấy các đặc điểm sau về công nghệ tác động

đến NLCT của DN, đó là: Chậm đổi mới công nghệ; Công nghệ phù hợp; Khả năng

ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới; Trình độ nhân lực của bộ phận nghiên cứu và

ứng dụng công nghệ mới trong DN.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận với các chuyên gia đã xác định được các chỉ

tiêu đo lường năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ của DNNVV bao gồm:

(1) Mức độ cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD

(Hudson 2001; Quian, Li 2003)

(2) Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ (Hudson

2001; Quian, Li 2003)

(3) Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ (Hudson 2001; Thảo luận

chuyên gia)

(4) Khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD (Thảo luận

chuyên gia)

Giả thiết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực tiếp cận và đổi mới

công nghệ và năng lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.3.5. Nhân tố năng lực tổ chức dịch vụ

Bên cạnh chất lượng của hàng hóa mà DN cung cấp, chất lượng dịch vụ đóng

góp vào thành công trong quá trình DN nỗ lực xây dựng hình ảnh trong khách hàng

và thực hiện mục tiêu kinh doanh. Theo A.Parasuraman, Valarie A. Zeithaml,

Leonard L.Berry (1985), một trong các yếu tố mà DN tạo được chỗ đứng trên thị

trường đó là khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ với khách hàng và tạo sự tín

nhiệm nơi khách hàng. DN có khả năng tổ chức dịch vụ tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

69

để đưa sản phẩm kinh doanh đến với khách hàng nhanh và hiệu quả hơn. Từng

thành viên được trang bị về kiến thức của sản phẩm sẽ có khả năng thỏa mãn những

mong đợi của khách hàng trong mỗi giao dịch và qua đó hình thành văn hóa của DN

trong ngành mà DN đang hoạt động.

Theo Tahir & Bakar (2007) thì năng lực phục vụ thể hiện qua sự mong muốn

và sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng nhằm đem lại

sự hài lòng cho khách hàng. Nó thể hiện qua thái độ, kỹ năng của nhân viên trong

quá trình phục vụ. Nếu nhân viên có thái độ tích cực và kỹ năng chuyên nghiệp sẽ

phụ vụ khách hàng được chuyên nghiệp hơn và đem lại cho khách hàng sự hài lòng,

từ đó tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận cho thang đo này cho thấy, hầu hết

chuyên gia cho rằng năng lực tổ chức dịch vụ là rất cần thiết trong hoạt động SXKD

của bất kỳ DN nào đồng thời nhân tố này có tác động mạnh tới NLCT của DNNVV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:

(1). Thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên: thể hiện sự mong muốn và

sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng (A.Parasuraman,

Valarie A. Zeithaml, Leonard L.Berry)

(2). Năng lực phục vụ của nhân viên: kỹ năng và trình độ chuyên môn của

nhân viên để thực hiện yêu cầu của khách hàng (Tahir & Bakar 2007)

(3). Tạo được niềm tin cho khách hàng (Tahir & Bakar, 2007)

Giả thiết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực tổ chức dịch vụ và

năng lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.3.6. Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc tận dụng tốt các yếu tố

nguồn lực để nâng cao NLCT, DN còn phải tạo lập các mối quan hệ với các đối

tượng khác nhau. Các mối quan hệ này bao gồm: mối quan hệ với khách hàng, mối

quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, mối quan hệ với

các DN cùng ngành và đặc biệt là mối quan hệ với chính quyền.

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

70

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận cho thang đo này cho thấy, hầu hết

các chuyên gia đều cho rằng trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay, các

DNNVV với quy mô của mình nếu xây dựng và tận dụng tốt các mối quan hệ này

sẽ nâng cao được NLCT cho chính DN. Qua thảo luận và nghiên cứu, luận án xây

dựng được các chỉ tiêu để đo lường nhóm nhân tố này như sau:

Khả năng tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng mới

Mức độ quan hệ với nhà cung cấp

Mức độ quan hệ với các nhà phân phối

Mức độ quan hệ với các tổ chức tín dụng

Khả năng liên minh, liên kết với các DN cùng ngành

Mức độ quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương

Giả thiết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực tạo lập các mối

quan và năng lực cạnh tranh của DNNVV.

3.2.4.Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu định tính ở trên, luận án đã xác định được

các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV và các chỉ tiêu đo lường từng nhân

tố như trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến

NLCT của DNNVV Việt Nam

Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo

1.Năng lực

tổ chức

quản lý DN

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu

quả, linh hoạt

Kế thừa

Porter, 1980; Ho, 2005; Tổng

hợp ý kiến chuyên gia

DN hoạch định được các chiến lược,

kế hoạch phát triển kinh doanh tốt

Kế thừa

Porter, 1980; Ho, 2005

Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân

sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt

động SXKD của DN

Kế thừa

Porter, 1980; Ho, 2005

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

71

Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo

Năng lực lãnh đạo của chủ DN

Kế thừa

Porter, 1980; Tổng hợp ý kiến

chuyên gia

2.Năng lực

Marketing

Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu

khách hàng của DN luôn đảm bảo Kế thừa

Kotler và cộng sự, 2006;

Homburg và cộng sự, 2007;

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn

Thị Mai Trang, 2011

DN luôn phản ứng tốt với đối thủ

cạnh tranh

DN có khả năng thích ứng tốt với

biến động của môi trường

Chiến lược phát triển các hoạt động

marketing của DN luôn phát huy hiệu

quả

Kế thừa

Keh và cộng sự, 2007;

Benedetto và cộng sự 2008

Chất lượng mối quan hệ của DN với

khách hàng luôn đảm bảo

Kế thừa

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn

Thị Mai Trang, 2011

3.Năng lực

tài chính

Quy mô nguồn vốn của DN Kế thừa

Phạm Quang Trung, 2012; Ngô

Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2010;

Thảo luận chuyên gia

Khả năng huy động vốn

Khả năng thanh toán

Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

4.Năng lực

tiếp cận và

đổi mới

công nghệ

Mức độ cập nhật và ứng dụng công

nghệ mới vào hoạt động SXKD

Kế thừa

Hudson 2001; Quian, Li 2003;

Thảo luận chuyên gia

Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và

triển khai (R&D) công nghệ

Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ

Khả năng ứng dụng công nghệ mới

vào hoạt động SXKD

5.Năng lực

tổ chức dịch

vụ

Thái độ và cung cách phục vụ của

nhân viên

Kế thừa

A.Parasuraman, Valarie A.

Zeithaml, Leonard L.Berry

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

72

Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo

Năng lực phục vụ của nhân viên

Kế thừa

Tahir & Bakar 2007; Thảo

luận chuyên gia

Tạo được niềm tin cho khách hàng

Kế thừa

Tahir & Bakar 2007; Thảo

luận chuyên gia

6.Năng lực

tạo lập các

mối quan hệ

Khả năng quan hệ với nhà cung cấp Phát hiện mới

Khả năng quan hệ với các nhà phân

phối Phát hiện mới

Khả năng quan hệ với các tổ chức tín

dụng Phát hiện mới

Khả năng liên minh, liên kết với các

DN cùng ngành Phát hiện mới

Khả năng quan hệ với các cấp chính

quyền tại địa phương Phát hiện mới

3.2.5. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ

Bảng hỏi sơ bộ được thiết kế căn cứ và biến quan sát trong thang đo của từng

yếu tố đã được xây dựng tại bảng 3.2. Đây là các biến quan sát gốc, tuy nhiên khi

thiết kế bảng hỏi để đảm bảo tính logic của câu hỏi và mục hỏi, các biến quan sát

gốc trong bảng 3.2 được điều chỉnh thành các biến quan sát mới cho phù hợp với

nội dung từng mục hỏi. Các biến quan sát sau khi được điều chỉnh lại được mô tả

trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Biến quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV

Yếu tố/Biến quan sát gốc Yếu tố/Biến quan sát điều chỉnh Mã hóa

1. Năng lực tổ chức quản lý

DN 1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL

Hiệu quả hoạt động của bộ máy

quản lý

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả,

linh hoạt QL01

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

73

Yếu tố/Biến quan sát gốc Yếu tố/Biến quan sát điều chỉnh Mã hóa

Hoạch định được các chiến

lược, kế hoạch kinh doanh

DN luôn xây dựng được chiến lược kinh

doanh tốt khi môi trường kinh doanh thay đổi QL02

Khả năng tổ chức nhân sự Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn

đảm bảo tốt cho các hoạt động SXKD của DN QL03

Năng lực tổ chức và quản lý

của lãnh đạo DN

Lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý

tốt QL04

2.Năng lực Marketing 2.Năng lực Marketing MA

Khả năng đáp ứng nhu cầu của

khách hàng

Hoạt động marketing trong DN luôn đáp ứng

nhu cầu, thị hiếu khách hàng MA01

Khả năng phản ứng trước đối

thủ cạnh tranh DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh MA02

Khả năng thích ứng tốt với biến

động của môi trường

DN có khả năng thích ứng tốt với biến động

của môi trường MA03

Hiệu quả của các chiến lược

Marketing trong DN

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing

của DN luôn phát huy hiệu quả MA04

Chất lượng mối quan hệ của

DN với khách hàng

DN luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng,

sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng TC

3.Năng lực tài chính 3.Năng lực tài chính

Quy mô nguồn vốn của DN DN luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu

SXKD TC01

Khả năng huy động vốn DN luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm

nguồn vốn cho hoạt động SXKD TC02

Khả năng thanh toán DN luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ TC03

4.Năng lực tiếp cận và đổi

mới công nghệ 4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN

Khả năng ứng dụng công nghệ

mới vào hoạt động SXKD

DN thường xuyên cập nhật và ứng dụng công

nghệ mới vào hoạt động SXKD CN01

Đầu tư vào nghiên cứu và triển

khai (R&D) công nghệ

DN luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và

triển khai (R&D) công nghệ mới CN02

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

74

Yếu tố/Biến quan sát gốc Yếu tố/Biến quan sát điều chỉnh Mã hóa

Nguồn vốn dành cho đổi mới

công nghệ

DN có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới

công nghệ CN03

5.Năng lực tổ chức dịch vụ 5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV

Thái độ và cung cách phục vụ

của nhân viên

Nhân viên của DN luôn sẵn sàng phục vụ nhu

cầu của khách hàng DV01

Năng lực phục vụ của nhân

viên

Nhân viên của DN có trình độ chuyên môn tốt

đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng DV02

Tạo được niềm tin cho khách

hàng

Nhân viên của DN luôn được khách hàng tin

tưởng DV03

6.Năng lực tạo lập các mối

quan hệ 6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH

Khả năng quan hệ với nhà cung

cấp

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà

cung cấp QH01

Khả năng quan hệ với các nhà

phân phối

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà

phân phối QH02

Khả năng quan hệ với các tổ

chức tín dụng

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ

chức tín dụng QH03

Khả năng quan hệ với các cấp

chính quyền tại địa phương

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính

quyền QH04

Khả năng hợp tác, liên kết với

các DN cùng ngành

DN đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các

DN trong ngành QH05

Các câu hỏi được thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của DNNVV tại Hà nội với thông tin chung được trình bày đầu tiên, sau đó

chuyển đến từng câu hỏi thăm dò sâu sắc hơn về yếu tố đó.

Để đo lường các biến quan sát trong Phiếu điều tra, luận án sử dụng thang đo

Likert 5 mức độ. Dạng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) thường được sử dụng

để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng

điểm của từng phát biểu. Về mặt lý thuyết thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

75

lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Nghĩa là năm điểm biến thiên từ

hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Vì vậy, thang đo Likert cho phép

một loạt các lựa chọn từ “Rất không đồng ý” tới "Rất đồng ý”.

Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần, phần đầu nhằm thu thập ý kiến của

các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các khái niệm trong mô hình các nhân tố

ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV . Phần kế tiếp, nhằm thu thập thông tin chung

của đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả. Trên cơ sở tham khảo

ý kiến của những người phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung

câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở

lý thuyết. Nội dung bảng hỏi được mô tả tại Phụ lục 01.

3.3. Nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các thang đo: thang

đo kế thừa và được bổ sung mới; đồng thời xây dựng mô hình để đo lường tác động

của các nhân tố đến NLCT của DNNVV. Quy trình nghiên cứu định lượng được

thực hiện qua hai bước: (1) Nghiên cứu định lượng sơ bộ và (2) Nghiên cứu

định lượng chính thức.

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là để phát hiện và khắc phục các lỗi có

thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức (Cavana,

Delahaye & Sekaran 2001; Diamantopoulos & Winklhofer 2001; Litwin 1995;

Malhotra 2004; Polit, Beck & Hungler 2005) và thường để tinh chỉnh và sửa đổi các

câu hỏi nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo (Flynn & ctg

1990) Ngoài ra, nghiên cứu sơ bộ được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cho các

phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính. Do đó, nghiên cứu sơ bộ

được công nhận rộng rãi như là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của

các công cụ khảo sát (Green & ctg, 1988).

Hair & ctg (2010) nhấn mạnh rằng nghiên cứu sơ bộ là đặc biệt quan trọng khi

các thang đo được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và áp dụng trong bối cảnh cụ thể.

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

76

Một số thang đo trong nghiên cứu này đã được phát triển trong bối cảnh các nước

phát triển hoặc mới công nghiệp hóa tiên tiến nhìn từ góc độ DN. Vì vậy, nghiên

cứu sơ bộ cần phải được thực hiện để xem xét lại các thang đo trong bối cảnh của

Việt Nam và điều kiện phát triển của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong điều kiện của một mẫu nghiên cứu sơ bộ, Green & ctg (1988) cho rằng

đối tượng nghiên cứu sơ bộ nên càng giống mẫu chính thức càng tốt, đại diện trả lời

điển hình, hoặc ngắn gọn hơn, nên phản ánh các thành phần của cuộc điều tra chính.

Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng để tạo ra một mẫu cho

nghiên cứu sơ bộ (Calder & ctg, 1981) với một kích thước mẫu đề nghị từ 12 đến 30

(Hunt & ctg, 1982) hoặc từ 25 đến 100 (Bolton, 1993).

Như vậy, trong nghiên cứu sơ bộ của luận án, để đảm bảo cho mẫu nghiên cứu

chính thức và có thể đáp ứng yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS thì đối tượng điều

tra là các lãnh đạo DNNVV, các chuyên gia của Cục quản lý DN, Hiệp hội DNNVV

Hà nội, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. Cỡ mẫu được lựa chọn là 150

người được phỏng vấn. Kết quả thu về 126 phiếu trả lời (đạt tỷ lệ hồi đáp 84.0%), có

6 phiếu không hợp lệ vì có câu trả lời giống nhau trên 65% hoặc bỏ trống trên 30%.

Kết quả 120 phiếu được đưa vào xử lý sơ bộ. Quá trình điều tra nghiên cứu sơ bộ

được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015

3.3.1.2. Phương pháp phân tích thang đo sơ bộ

Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng thông qua

phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA

thông qua phần mềm SPSS để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng

tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó, Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về

mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp

các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo. Hair & ctg (2010) và Kline (2005)

cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên là thang đo tốt; từ 0.7

đến gần 0.8 là sử dụng được. Song, cũng có nhiều nhà nghiên cứu (Nunally, 1978,

Peterson, 1994; Slater, 1995) đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có

thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối

với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, Cronbach’s Apha quá cao

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

77

(>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant items) ở trong

thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến

đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (Collinearity) trong hồi quy,

khi đó biến thừa nên được loại bỏ. Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến

nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha,

người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những

biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ. [19],[16]

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được ứng dụng để tóm tắt tập các biến

quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các khía cạnh khác nhau của các

khái niệm nghiên cứu.

Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA

bao gồm: Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của

EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng

thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0.5 < KMO < 1 và Sig <

0.05. Trường hợp KMO<0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với

dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng

biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai

trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất

thoát). [19],[16]

Theo Anderson & Gerbing (1988), các nhân tố có Eigenvalue <1 sẽ không có

tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước

khi EFA). Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue > 1 và được chấp

nhận khi tổng phương sai trích > 50%. Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai

trích là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp trích và phép xoay nhân tố. Theo

Anderson & Gerbing (1988), phương pháp trích Pricipal Axis Factoring với phép

xoay Promax (Obtique) có phương sai trích bé hơn, song sẽ phản ánh cấu trúc dữ

liệu chính xác hơn phương pháp trích Pricipal components với phép xoay Varimax.

Theo Kline (2005), nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi qui thì có thể sử dụng

phương pháp trích Pricipal components với phép xoay Varimax, còn nếu sau EFA

là phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

78

(SEM) thì nên sử dụng phương pháp trích Pricipal Axis factoring với phép xoay

Promax. [19],[16]

Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa

các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg

(1998), Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4

được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý ngha thực tiễn.

Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu

cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.55 n ếu cỡ mẫu

khoảng 50 thì Factor loading > 0.75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading

< 0.3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor

loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà

chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0.3), tức

không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các

biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận

mẫu (Pattem Matrix). [19],[16]

Trong luận án, các biến quan sát thuộc yếu tố Năng lực thiết lập các mối quan

hệ là thang đo mới hoặc chưa được kiểm định do đó mẫu nghiên cứu cần có kích

thước lớn. Hơn nữa, sau EFA là phân tích nhân tố khẳng định và phân tích mô hình

cấu trúc tuyến tính. Vì thế, trong quá trình Cronbach’s Alpha, tác giả quyết định giữ

lại các thang đo có trị số Cronbach’s alpha > 0.6 và loại các biến quan sát có tương

quan biến - tổng <0.3; trong quá trình EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích

Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax; loại bỏ các biến quan sát có trị số

Factor loading < 0.5 hoặc trích vào các nhân tố khác mà chênh lệch trọng số Factor

loading giữa các nhân tố < 0.3.

3.3.1.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

a. Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang

đo đều có giá trị trên 0.80. Thấp nhất là thang đo Năng lực tổ chức dịch vụ (=0.8),

cao nhất là thang đo Năng lực tạo lập mối quan hệ (= 0.88). Xem xét hệ số tương

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

79

quan biến tổng cho thấy các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng khá chặt

chẽ giữa các biến quan sát (thấp nhất là biến quan sát DV03 có tương quan biến

tổng là 0.50 và cao nhất là QH03 có tương quan biến tổng là 0.85). Kết quả được

trình bày tại Bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo

Thang đo Mã hóa Cronbach’s's Alpha

1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL 0,81

2.Năng lực Marketing MA 0,85

3.Năng lực tài chính TC 0,82

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN 0,86

5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV 0,80

6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH 0,88

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra sơ bộ

* Thang đo Năng lực tổ chức quản lý DN

Thang đo năng lực tổ chức quản lý DN có 4 biến quan sát được ký hiệu từ

QL01 - QL02. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy

α = 0.84 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.81 - 0.85]. Hệ số

α của riêng QL04 = 0.85 lớn hơn hệ số α chung, tuy nhiên hệ số tương quan biến

tổng của riêng QL04 = 0.60 là thấp nhất và lớn hơn 0.3 (Nunnnally và Bernstein,

1994) nên có thể giữ lại biến này. Do đó, thang đo năng lực quản lý DN với 4 biến

quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa

vào phân tích nhân tố khám phá

* Thang đo Năng lực Marketing

Thang đo năng lực marketing có 5 biến quan sát được ký hiệu từ MA01 -

MA05. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α =

0.85 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.81 - 0.86]. Xem xét

mối tương quan của từng biến với biến tổng cho thấy biến MA02 có hệ số tương

quan biến tổng là 0,12 < 0,3 và hệ số α của riêng biến MA02 = 0.86 > 0,85 lớn

hơn hệ số α chung (Nunnnally và Bernstein 1994) nên biến MA02 sẽ bị loại . Như

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

80

vậy thang đo năng lực Marketing còn 4 biến quan sát, bao gồm MA01, MA03,

MA04 và Ma05

* Thang đo Năng lực tài chính

Thang đo năng lực tài chính có 3 biến quan sát được ký hiệu từ TC01 - TC03.

Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.82 lớn

hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.81 - 0.82], các biến trong thang

đo đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó thang đo này với 3 biến quan sát

(không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân

tích nhân tố khám phá.

* Thang đo Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Thang đo năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ có 3 biến quan sát được ký

hiệu từ CN01 - CN03. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ

tin cậy α = 0.86 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.81 - 0.86],

các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó thang đo này

với 3 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và

tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

* Thang đo Năng lực tổ chức dịch vụ

Thang đo năng lực tổ chức dịch vụ có 3 biến quan sát được ký hiệu từ DV01 -

DV03. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.85

lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.81 - 0.85], các biến trong

thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó thang đo này với 3 biến

quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa

vào phân tích nhân tố khám phá.

* Thang đo Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ có 5 biến quan sát được ký hiệu từ

QH01 - QH05. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy

α = 0.85 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.80 - 0.88], các

biến trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó thang đo này với

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

81

5 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp

tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

3.3.1.4 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích EFA cho 6 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT gồm có 22 biến

quan sát, sau khi loại đi biến MA02 không đáp ứng độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy, các biến được trích thành 6 nhóm, với tổng

phương sai trích là 61,15% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0.81 nằm

trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với

Sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị Factor loading của từng

nhóm đều lớn hơn 0.5; ngoại trừ biến quan sát QL03 = 0.40 nhỏ hơn 0.5 và xuất hiện

ở hai nhân tố (nhân tố 1 và 5) nên biến này sẽ bị loại.

Để kết quả phân tích nhân tố tốt hơn, tác giả tiến hành phân tích nhân tố lần 2

sau khi loại biến QL02. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy, các biến được trích

thành 6 nhóm, với tổng phương sai trích = 63.05% > 50%, thang đo được chấp nhận.

Hệ số KMO = 0.85 nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett với Sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả giá trị Factor

loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5; chênh lệch trọng số λiA- λiB đều lớn

hơn 0.3 nên được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, kết quả phân tích

nhân tố này được chấp nhận để tiến hành đưa vào khảo sát chính thức.

Như vây, bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 6 yếu tố

(không có sự thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu) với 21 biến quan sát (có 1

biến đã bị loại khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và 1 biến bị loại khi phân

tích nhân tố EFA) và 1 yếu tố đánh giá NLCT của DNNVV gồm 3 biến quan sát

(không có biến bị loại) sẽ được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính

thức. Thang đo chính thức được mô tả trong bảng 3.5

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

82

Bảng 3.5. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DNNVV Việt Nam

Yếu tố/Biến quan sát Mã hóa

1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt QL01

DN luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi môi trường kinh

doanh thay đổi QL02

Lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý tốt QL03

2.Năng lực Marketing MA

Hoạt động marketing trong DN luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng MA01

DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường MA02

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả MA03

DN luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu

của khách hàng MA04

3.Năng lực tài chính TC

DN luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu SXKD TC01

DN luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động

SXKD TC02

DN luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ TC03

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN

DN thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động

SXKD CN01

DN luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ mới CN02

DN có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ CN03

5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV

Nhân viên của DN luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng DV01

Nhân viên của DN có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng mọi yêu cầu của

khách hàng DV02

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

83

Nhân viên của DN luôn được khách hàng tin tưởng DV03

6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp QH01

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà phân phối QH02

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng QH03

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền QH04

DN đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các DN trong ngành QH05

Năng lực cạnh tranh hiện tại của DN

DN đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành NL01

DN là một đối thủ cạnh tranh mạnh NL02

DN đã tận dụng tốt 6 yếu tố năng lực trên trong hoạt động sản xuất kinh doanh NL03

Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của tác giả

3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

Sau tiến hành phân tích kết quả trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, bản

câu hỏi được điều chỉnh và hoàn thiện để sử dụng trong nghiên cứu chính thức

(Phụ lục 02). Mẫu nghiên cứu chính thức và phương pháp thu thập thông tin

cũng như đối tượng điều tra chính thức như sau

3.3.2.1. Mẫu nghiên cứu

Theo Zikmund (2003), quá trình lấy mẫu chủ yếu liên quan đến việc xác

định đối tượng mục tiêu, xác định khung mẫu, lựa chọn một phương pháp lấy

mẫu, xác định kích thước mẫu và chọn các yếu tố mẫu. Mẫu tổng thể được định

nghĩa là tập hợp đầy đủ của các đơn vị phân tích đang được điều tra, trong khi

yếu tố là đơn vị mà từ đó các dữ liệu cần thiết được thu thập (Davis, 2000).

Dựa trên lý thuyết phân phối lớn mẫu, phân tích nhân tố EFA đòi hỏi một

mẫu lớn để có được ước tính đáng tin cậy (Joreskog & Sorbom, 1996; Raykov

& Widaman 1995). Trong khi đó, vấn đề một mẫu nên lớn như thế nào vẫn chưa

được hoàn toàn giải quyết (Hair & ctg, 2010), nó phụ thuộc vào các phương

pháp thống kê được sử dụng. Tuy nhiên, Hair & ctg đề nghị tỷ lệ kích thước

mẫu với số lượng các chỉ số này cần có ít nhất 5:1 khi sử dụng EFA Điều này

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

84

cũng phù hợp với quan điểm của Bollen (1979) cho rằng tỷ lệ cần thiết để thiết

kế cỡ mẫu là: tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ

5:1). Theo Tabachnick & Fidell (1989) kinh nghiệm cho thấy kích thước mẫu

300 là tốt, 500 là rất tốt và 1.000 là tuyệt vời.

Kết quả dựa trên số lượng các biến quan sát trong mô hình tuyến tính cần

một mẫu trên 300 người trả lời đã được lựa chọn và sử dụng phương pháp lấy

mẫu tổng thể cho cuộc điều tra chính. Mặt khác, theo thống kê hiện nay số

lượng DNNVV ở chiếm trên 97% [18]. Do vậy, để đảm bảo số lượng mẫu

nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu tổng thể được lựa chọn để thực hiện.

Về cỡ mẫu điều tra: theo kinh nghiệm từ việc quan sát các nghiên cứu khác

về NLCT nói chung của DN tại Việt Nam, Phiếu khảo sát thu được dự kiến sẽ

đạt 80%, tỷ lệ các Phiếu khảo sát không đạt yêu cầu là 10%. Với cỡ mẫu là 300

DN nên dự kiến số lượng DN phải gửi phiếu khảo sát được tính bằng: (80% -

10%) x 300 + 300 = 480 DN. Để thuận tiện trong quá trình xử lý số điều tra, lấy

tròn mẫu nghiên cứu là 500 DN.

3.3.2.2. Phương pháp và thời gian khảo sát

Quá trình khảo sát được tác giả kết hợp với các chuyên gia của Phòng

Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) trong cuộc Khảo sát động thái

của DN Việt Nam (VBIS) để xây dựng Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2015

của VCCI.

Phiếu điều tra chính thức được gửi kèm với Phiếu điều tra của VCCI trong quá

trình điều tra. Thời gian điều tra chính thức được thực hiện từ tháng 3/2016 đến

tháng giữa tháng 4/2016. Danh sách các DN điều tra được mô tả trong phụ lục 3

3.3.2.3. Quy mô mẫu khảo sát

* Về đối tượng khảo sát: Để đáp ứng thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối

tượng điều tra là các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội. Đối tượng trả lời

Phiếu điều tra thuộc các vị trí: (1) Ban Giám Đốc; (2) Kế toán trưởng; (3) Lãnh đạo

các Phòng ban. Đây là các đối tượng đều am hiểu về hoạt động SXKD của DN và

chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của DN

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

85

* Về lĩnh vực hoạt động của DNNVV được khảo sát, theo số liệu điều tra của

Tổng cục Thống kê năm 2015 thì cơ cấu DNNVV ở Việt nam như sau:

Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ các loại hình DN năm 2015 phân tổ

theo quy mô lao động và quy mô vốn

Nguồn: Tổng hợp từ 20

Với số lượng DN phân bổ như trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án và

phạm vi điều tra của VCCI, luận án lựa chọn các DNNVV hoạt động trong 2 lĩnh

vực Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ làm đối tượng điều tra. Danh sách các DN

được điều tra được thống kê trong Phụ lục 03.

* Về cơ cấu đối tượng khảo sát: tổng số DN được điều tra là 500 DNNVV

(trong tổng số hơn 1500 DNNVV được điều tra của VCCI). Cơ cấu dự kiến của đối

tượng khảo sát được thể hiện trong bảng 3.7

Bảng 3.7. Số lượng và cơ cấu đối tượng khảo sát dự kiến

TT Đối tượng khảo sát Dự kiến

Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Lãnh đạo DN (GĐ, PGĐ) 50 10

2 Kế toán trưởng 100 20

3 Lãnh đạo các Phòng, Ban 350 70

Cộng 500

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1. Nông lâm nghiệp và

thủy sản 3.197 1,01 3.113 1,01 111 1,43 195 1,27

2. Công nghiệp và xây

dựng97.415 30,7 95.458 30,9 3.873 50 5.830 37,9

3. Dịch vụ 216.329 68,3 210.750 68,1 3.766 48,6 9.340 60,8

Tổng số 316.941 100 309.322 100 7.750 100 15.369 100

Theo quy mô

nguồn vốn

Theo quy mô

nguồn vốnLĩnh vực

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp lớn

Theo quy mô

lao động

Theo quy mô

lao động

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

86

Thu thập

kết quả

điều tra

Nhập và

xử lý

số liệu

thô

Kiểm

định

thang đo

Phân tích

nhân tố

khám phá

(EFA)

Phân tích

hệ số khẳng

định CFA

Thang đo chính

thức các nhân tố

ảnh hưởng đến

NLCT của

DNNVV

3.3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu được mô tả trong sơ đồ hình 3.2

Hình 3.2. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

(1) Thu thập, nhập và xử lý số liệu thô

Với số phiếu phát đi là 500 phiếu, số phiếu thu về là 380 phiếu. Toàn bộ kết

quả trả lời trong 380 phiếu được nhập vào phần mềm SPSS, sử dụng các công cụ

của SPSS như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống để làm sạch

số liệu. Sau khi làm sạch số liệu, loại ra 12 phiếu trả lời không hợp lệ. Như vậy dữ

liệu của 368 phiếu trả lời của DN sẽ được sử dụng trong các nội dung phân tích

tiếp theo.

(2) Kiểm định thang đo

Trong bước này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng của

thang đo xây dựng. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số

Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến - tổng của

các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item - Total Corelation) (Nunnally &

Bernstein, 1994).

(3) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích EFA sẽ giúp rút trích thành các nhân tố phục vụ cho việc phân tích

tiếp theo. Các hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của

EFA. Hệ số này lớn hơn 0,3 được xem là mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là

quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực (Hair & cộng sự, 1998).

Trong nghiên cứu này, nhằm nâng cao tính thiết thực và độ tin cậy của kết quả

nghiên cứu, Tác giả chỉ lựa chọn những nhân tố có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5,

Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1) và tổng phương sai trích

lớn hơn 0.5 để đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu được từ kết quả

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

87

phân tích EFA. Phương pháp Principal Component Analysis và phép quay Varimax

sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để rút trích các nhân tố chính. [19],[16]

(4) Phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)

Phân tích CFA được thực hiện với mục đích kiểm định sự phù hợp của thang

đo về độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và giá trị phân

biệt. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên

cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả

thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở

thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trong các kỹ thuật thống kê. [19],[16]

- Độ tin cậy tổng hợp: Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, độ tin cậy

của thang đo được gọi là độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability), là chỉ số đánh

giá tốt hơn Cronbach’s Alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của

các biến là bằng nhau (Gerbing và Anderson, 1988). Độ tin cậy tổng hợp (ký hiệu là

Pc) (Joreskog, 1971) được tính theo công thức sau: [19],[16]

Trong đó:

λi: Trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i;

1- λi2: Phương sai của sai số đề xuất biến quan sát thứ i;

p: số biến quan sát của thang đo.

Theo Hair và cộng sự (1998), thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng

hợp > 0.6

- Phương sai trích dẫn: Phương sai trích dẫn cũng là một chỉ tiêu đề xuất

độ tin cậy, nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính

toán bởi biến tiềm ẩn. Thang đo có giá trị nếu phương sai trích được từ đó phải

lớn hơn 0.5 (Hair và cộng sự, 1998), nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai đó có

sai số đề xuất lớn hơn phương sai được giải thích bởi khái niệm cần đo và thang

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

88

đo đó không đạt giá trị. Phương sai trích được tính theo công thức (Fornell và

Larcker, 1981): [19],[16]

Trong đó:

λi: Trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i

1- λi2: Phương sai của sai số đề xuất biến quan sát thứ i;

p: số biến quan sát của thang đo.

- Tính đơn hướng: là tập hợp các biến đại diện cho một khái niệm tiềm ẩn

(Garver và Mentzer, 1999). Kiểm tra các thang đo về tính đơn hướng là quan trọng

trước khi kiểm tra độ tin cậy, vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơn hướng mà chỉ là giả

định tính đơn hướng đã tồn tại (Hair và cộng sự, 1998). Việc đảm bảo cho mỗi tập hợp

các biến được thiết kế để đề xuất một khái niệm duy nhất đạt được tính đơn hướng là

hết sức cần thiết. Theo Steenkamp và Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình

với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt tính đơn hướng, trừ

trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. [19],[16]

- Giá trị hội tụ: Gerbing và Anderson (1988) cho rằng, thang đo đạt được giá

trị hội tụ (mô hình phù hợp với dữ liệu) khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều

cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). [19],[16]

- Giá trị phân biệt: Có thể kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm trong

mô hình bao gồm giá trị phân biệt giữa các thành phần trong cùng một khái niệm

nghiên cứu (within-construct discriminant validity) và giá trị phân biệt giữa các khái

niệm nghiên cứu (across- construct discriminant validity) có thật sự khác biệt hay

không. Nếu thật sự khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt (Bagozzi và

Foxall, 1996). Giá trị phân biệt sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí, (1) Tương

quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 một

cách có ý nghĩa; (2) Mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu. [19],[16]

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu được sử dụng

trong luận án. Phương pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm một sự kết hợp của

phương pháp định tính và định lượng. Nội dung nghiên cứu định tính trong chương

này đã trình bày phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính xác định

thang đo sơ bộ 6 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV với 24 biến quan sát.

Nội dung nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm kiểm định độ tin cậy của thang

đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s

Alpha) đã loại đi biến MA02 do không đảm bảo độ tin cậy và phân tích nhân tố

khám phá (EFA) đã loại đi biến QL02 do không thỏa mãn các giá trị. Chương này

cũng đã xác định mô hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp cho

nghiên cứu định lượng chính thức.

Như vây thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 6 nhân tố (không

có sự thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu) với 21 biến quan sát (có 1 biến đã bị

loại khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và 1 biến bị loại khi phân tích nhân tố

EFA) và 1 yếu tố đánh giá NLCT của DNNVV gồm 3 biến quan sát (không có biến

bị loại) sẽ được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính thức.

Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV và kết

quả khảo sát chính thức sẽ được sử dụng để phân tích thực trạng NLCT của

DNNVV ở Việt Nam trong chương 4 của luận án.

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

90

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV

QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.1.1. Về quy mô DN điều tra

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động

DN nhỏ DN vừa Cộng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1.Công nghiệp và xây dựng 45 23,32 85 45,45 130 34,21

2. Dịch vụ 148 76,68 102 54,55 250 65,79

Tổng số 193 50,79 187 49,21 380 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của luận án

Kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.1 cho thấy số DN nhỏ tham gia trả lời

điều tra là 193 DN, chiếm tỷ trọng 50,79%; số DN vừa là 187 DN chiếm tỷ trọng

49,21%.

4.1.1.2. Về lĩnh vực hoạt động của DN

Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động

Dự kiến Thực tế

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

1.Công nghiệp và xây dựng 154 30,7 130 34,21

2. Dịch vụ 342 68,3 250 65,79

Tổng số 500 100 380 100

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

91

Kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.2 cho thấy hầu hết các DN trả lời phiếu

điều tra đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm tỷ trọng 65,79%), còn lại là

các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng (chiếm tỷ trọng

34,21%). Cơ cấu này cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng hoạt động của các

DNNVV ở Việt Nam hiện nay.

4.1.1.3. Về loại hình DN: trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các DNNVV được

khảo sát đều thuộc loại hình DN ngoài nhà nước

4.1.1.4. Về vị trí công tác của người trả lời phiếu điều tra

Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát

TT Đối tượng khảo sát

Dự kiến Thực tế

Tổng

số

Tỷ trọng

(%)

Tổng

số

Tỷ trọng

(%)

1 Lãnh đạo doanh nghiệp

(GĐ, PGĐ) 50 10 23 6,05

2 Kế toán trưởng 100 20 25 6,58

3 Lãnh đạo các Phòng, Ban 350 70 332 87,37

Cộng 500 380

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án

Kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.3 cho thấy đối tượng trả lời phiếu điều tra

chủ yếu là lãnh đạo các phòng ban trong các DN, đây là những nhà quản lý cấp

trung trong các DN được điều tra nên hầu hết họ đều am hiểu hoạt động SXKD của

DN do đó kết quả trả lời phiếu điều tra đảm bảo độ tin cậy cao.

4.1.2. Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)

4.1.2.1. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp

Thang đo năng lực tổ chức quản lý DN có 3 biến quan sát (QL01-QL03) được

đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy mô hình có độ phù hợp

với dữ liệu.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

92

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo năng

lực tổ chức quản lý DN đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và

có giá trị lớn, biến thiên từ 0.79 đến 0.85, đều > 0.5. Kết quả này cho thấy, các

thành phần của thang đo này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ.

Tương quan giữa các thành phần trong thang đo này qua bảng 4.4 cho thấy, tất

cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều

nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng thành phần trong thang đo này khác

biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các thành phần trong thang năng lực tổ chức

quản lý DN đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.92 lớn hơn 0.6;

phương sai trích Pvc= 0.67 lớn hơn 0.5 thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến

trong thang năng lực tổ chức quản lý DN

Estimate (r) SE CR P-value

QL01 <--- QL 0.796 0.0320 6.368 0.000

QL02 <--- QL 0.853 0.0276 5.322 0.000

QL03 <--- QL 0.808 0.0312 6.157 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

Như vậy, kết quả CFA của thang đo năng lực tổ chức quản lý DN với 3 biến

quan sát đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị

phân biệt.

4.1.2.2. Năng lực Marketing

Thang đo năng lực marketing có 4 biến quan sát (MA01 - MA04) được đưa

vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình có độ phù hợp với

dữ liệu.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo năng

lực marketing đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị

lớn, biến thiên từ 0.78 đến 0.87 đều > 0.5 . Kết quả này cho thấy, các thành phần

của thang đo này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ.

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

93

Tương quan giữa các thành phần trong thang đo này qua bảng 4.5 cho thấy, tất

cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều

nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng thành phần trong thang đo năng lực

marketing khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các thành phần trong khái

niệm này đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.88 lớn hơn 0.6;

phương sai trích Pvc= 0.68 lớn hơn nên 0.5 thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến

trong thang đo năng lực Marketing

Estimate (r) SE CR P-value

MA01 <--- MA 0.798 0.0319 6.333 0.000

MA02 <--- MA 0.793 0.0322 6.420 0.000

MA03 <--- MA 0.769 0.0338 6.828 0.000

MA04 <--- MA 0.773 0.0336 6.761 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

Như vậy, kết quả CFA của thang đo năng lực marketing với 4 biến quan sát

đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.

4.1.2.3. Năng lực tài chính

Thang đo năng lực tài chính có 3 biến quan sát (TC01 - TC03) được đưa vào phân

tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình có độ phù hợp với dữ liệu.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo năng

lực tài chính đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị

lớn, biến thiên từ 0.76 đến 0.82, đều > 0.5 . Kết quả này cho thấy, các biến của

thành phần này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ.

Tương quan giữa các biến trong thành phần này qua bảng 4.6 cho thấy, tất cả

các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ

hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng biến trong thành phần thang đo năng lực tài

chính khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các biến trong thành phần này đạt

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

94

được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.83 lớn hơn 0.6; phương sai trích

Pvc= 0.64 lớn hơn 0.5 nên thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo

năng lực tài chính

Estimate (r) SE CRc P-value

TC03 <--- TC 0.801 0.0317 6.281 0.000

TC02 <--- TC 0.756 0.0346 7.043 0.000

TC01 <--- TC 0.812 0.0309 6.086 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

4.1.2.4. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Thang đo năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ có 3 biến quan sát (CN01 -

CN03) được đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình

có độ phù hợp với dữ liệu.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo năng

lực tiếp cận và đổi mới công nghệ đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa

thống kê) và có giá trị lớn, biến thiên từ 0.76 đến 0.82, đều > 0.5. Kết quả này cho

thấy, các biến của thang đo này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến

trong thang đo năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Estimate (r) SE CR P-value

CN03 <--- CN 0.705 0.0318 5.361 0.000

CN02 <--- CN 0.826 0.0325 6.489 0.000

CN01 <--- CN 0.815 0.0289 5.400 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

Tương quan giữa các biến trong thang đo này qua bảng 4.7 cho thấy, tất cả các

hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn

0.05 nên hệ số tương quan của từng biến trong yếu tố Năng lực tiếp cận và đổi mới

khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các biến trong thang đo này đạt được

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

95

giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.78 lớn hơn 0.6, phương sai trích Pvc=

0.64 lớn hơn 0.5 nên thang đo đạt độ tin cậy.

4.1.2.5. Năng lực tổ chức dịch vụ

Thang đo năng lực tổ chức dịch vụ có 3 biến quan sát (DV01 - DV03) được

đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình có độ phù hợp

với dữ liệu.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo này

đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị lớn, biến

thiên từ 0.78 đến 0.84 đều > 0.5. Kết quả này cho thấy, các biến của thành phần

này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các biến trong

thành phần này qua bảng 4.8 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên

kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của

từng biến trong thành phần khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các biến

trong thành phần này đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.85 lớn

hơn 0.6, phương sai trích Pvc= 0.68 lớn hơn 0.5 thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến

trong thang đo năng lực tổ chức dịch vụ

Estimate (r) SE CR P-value

DV01 <--- DV 0.851 0.0278 5.361 0.000

DV02 <--- DV 0.789 0.0325 6.489 0.000

DV03 <--- DV 0.849 0.0280 5.400 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

4.1.2.6. Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ có 5 biến quan sát (QH01-QH05)

được đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình có độ

phù hợp với dữ liệu.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo này

đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị lớn, biến thiên

từ 0.74 đến 0.88 đều > 0.5. Kết quả này cho thấy, các thành phần của thang đo này

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

96

mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các thành phần trong

thang đo này qua bảng 4.9 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết

với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng

thành phần trong thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ khác biệt so với 1 ở độ tin

cậy 95%. Do đó, các thành phần trong khái niệm này đạt được giá trị phân biệt. Độ

tin cậy tổng hợp Pc = 0.86 lớn hơn 0.6; phương sai trích dẫn Pvc= 0.65 lớn hơn 0.5,

thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến

trong thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ

Estimate (r) SE CR P-value

QH01 <--- QH 0.74 0.0360 7.416 0.000

QH02 <--- QH 0.76 0.0319 6.333 0.000

QH03 <--- QH 0.78 0.0320 6.351 0.000

QH04 <--- QH 0.84 0.0263 5.023 0.000

QH05 <--- QH 0.75 0.0337 6.794 0.000

Nguồn:Kết quả phân tích CFA của luận án

4.2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kết quả nghiên cứu trong chương 2 cho thấy, mô hình lý thuyết nghiên cứu

các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV được tiếp cận từ lý thuyết năng lực

của DN, các nhân tố này bao gồm 6 nhóm nhân tố đã được nghiên cứu tại phần cơ

sở lý luận, bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực Marketing; (3)

Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực tổ

chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.

Dạng hàm của mối quan hệ giữa 6 nhân tố trên với NLCT của DNNVV có

dạng: Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6) với:

X1: Năng lực tổ chức quản lý DN (QL)

X2: Năng lực Marketing (MA)

X3: Năng lực tài chính (TC)

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

97

X4: Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN)

X5: Năng lực tổ chức dịch vụ (DV)

X6: Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH)

Y: Năng lực cạnh tranh của DNNVV

Để ước lượng các tham số trong mô hình, các nhân tố tác động đến NLCT của

DNNVV được tính toán bằng tổng các biến quan sát của từng yếu tố. Phương trình

hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, với phương pháp ENTER, do

tính chất nghiên cứu là khám phá. Các chỉ tiêu được lựa chọn trong kiểm tra giả

thuyết hồi quy bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 2.20); kiểm định White

với mức ý nghĩa p > 0.1 (độ tin cậy 90%) để đảm bảo không có hiện tượng đa cộng

tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi không xuất hiện.

4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả hồi quy trong bảng 4.10 cho thấy, trị số R = 0,756, có nghĩa mối quan

hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,572 thể hiện sự phù

hợp của mô hình, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,560 (giải thích được 6 yếu tố có tác động

đến 56,0% NLCT của DNNVV) và kiểm định F với giá trị F là 70.616 tại mức ý

nghĩa Sig. rất nhỏ là .000.

Bảng 4.10. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy

hình

R R2

R2 hiệu

chỉnh

Độ lệch

chuẩn của

ước lượng

Thống kê thay đổi

Durbin-

Watson R2 thay

đổi

F thay

đổi df1 df2

Mức ý

nghĩa F

thay đổi

1 .756 .572 .560 .66319992 .572 47.577

6

368

.000

2.146

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Giả định về tính độc lập của phần dư cũng không bị vi phạm thể hiện qua hệ

số Durbin-Watson bằng 2.146 nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Theo Hoàng Trọng và

Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu 1<d<3 thì kết luận mô hình không có tự tương

quan phần dư, nếu 0<d<1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương, nếu 3<d<4

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

98

thì kết luận mô hình có tự tương quan âm. Vì vậy, có thể kết luận tính độc lập của

phần dư đã được bảo đảm.

Mức độ phù hợp của mô hình:

- Kết quả đánh giá giá trị R2 ở trên cho biết được mô hình hồi quy tuyến tính

đã xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình

của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

- Theo kết quả trong bảng 4.11 phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy Sig.=

0,000 <0,01. Như vậy, mô hình các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV phù

hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hay nói cách khác, các biến độc lập có liên

quan tuyến tính với các biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

Bảng 4.11. Phân tích phương sai (ANOVAb)

Mô hình Tổng bình

phương df

Bình phương

trung bình F Sig.

1

Hồi qui 146.481 6 20.926 47.577 .000a

Phần dư 109.519 249 .440

Tổng 368.000 368

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV được

trình bày trong bảng 4.12 sau.

Bảng 4.12. Bảng hệ số hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa Hệ số

chuẩn hóa

Beta

Giá

trị t

Mức ý

nghĩa

Sig

Thống kê đa

cộng tuyến

Trọng số

hồi quy

Sai lệch

chuẩn

Hệ số chấp

nhận

Hệ số phóng đại

phương sai VIF

Hằng số 1,51E-13 .041

X1 .383 .041 .383 9.237 .000 .714 1.401

X2 .145 .041 .145 3.501 .001 .750 1.334

X3 .388 .041 .388 9.366 .000 .608 1.645

X4 .279 .041 .279 6.725 .000 .480 2.083

X5 .139 .041 .139 3.356 .001 .614 1.628

X6 .234 .041 .234 5.643 .000 .820 1.219

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

99

Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp

Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng

tuyến vì VIF nhỏ hơn 3.

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy 6 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa

thống kê vì có giá trị Sig.< 0,01(ở mức độ tin cậy đạt 99%), hơn nữa các hệ số hồi

quy này đều >0, có nghĩa, chúng đều có tác động dương đến NLCT của DNNVV

theo các mức độ khác nhau

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Y = 0,383X1 + 0,145X2 + 0,388X3 + 0,279X4 + 0,139X5 + 0,234X6

Với kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.12 có thể sắp xếp các nhân tố theo

mức độ tác động đến NLCT của DNNVV từ cao xuống thấp như sau:

Bảng 4.13. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV

Biến Tên gọi Mức độ tác động

(Hệ số Beta)

X3 Năng lực tài chính (TC) .388

X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) .383

X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) .279

X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) .234

X2 Năng lực Marketing (MA) .145

X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) .139

Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV

được viết lại như sau:

NLCT = 0,388TC + 0.383QL + 0.279CN + 0.234QH + 0.145MA + 0.139DV

4.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thuyết trong mô hình hồi quy

- Giả định phương sai của phần dư không đổi không bị vi phạm thể hiện qua

đồ thị phân tán (Hình 4.1) thể hiện phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến

phụ thuộc NLCT (Y). Quan sát biểu đồ phân tán, ta thấy phần dư phân tán ngẫu

nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo nên hình dạng nào.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

100

- Giả định về phân phối chuẩn của phần dư cũng không bị vi phạm thông qua

biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (hình 4.1) và biểu đồ tần suất P-P (hình 4.2).

Các kiểm định phân phối chuẩn của phần dư như biểu đồ tần số của phần dư chuẩn

hóa và biểu đồ tần số P-P. Quan sát biểu đồ tần số của phần dư có thể nói phân phối

phần dư xấp xỉ chuẩn vì giá trị trung bình Mean rất nhỏ và độ lệch chuẩn Std.Dev là

0.986 gần như bằng 1. Đồng thời quan sát biểu đồ tần số P-P cho thấy các điểm

quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc và sát đường

kỳ vọng nên phần dư có thể xem như chuẩn.

Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của phần dư

Hình 4.2: Biểu đồ tần suất P-P

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

101

- Kiểm định phương sai phần dư không đổi (Kiểm định Spearman’s rho): Theo

kết quả bảng 4.14 cho thấy, tất các các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6 đều có

mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0.01.

Bảng 4.14: Kiểm định phương sai phần dư không đổi

Absres X1 X2 X3 X4 X5 X6

Spearman's rho Absres

Correlation

Coefficient 1.000 -.005 -.056 .001 .020 .043 .004

Sig. (2- tailed) . .936 .371 .987 .745 .489 .948

N 368 368 368 368 368 368 368

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

4.2.3. Kiểm định sự khác biệt của mô hình theo lĩnh vực hoạt động của doanh

nghiệp

Để kiểm định xem có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố trong

mô hình đề xuất theo 2 lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp

hay không, luận án sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA);

kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.15: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA)

Tổng bình

phương

Bậc

tự do

Trung bình

bình phương F

Mức ý

nghĩa

Giữa các nhóm 159.976 2 39.994 1.049 .382

Trong nhóm 14300.264 368 38.134

Tổng 14460.239 368

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát bằng 0.382 > 0.05 cho

thấy có sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình đến NLCT

của DNNVV theo 2 lĩnh vực hoạt động của DN. Điều này có thể giải thích là do do

đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN trong các lĩnh vực là khác nhau nên mức độ

tác động của từng nhân tố trong mô hình đến NLCT có sự thay đổi theo lĩnh vực

hoạt động của DN.

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

102

Để thấy được sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình

nghiên cứu tới NLCT của DNNVV, tiếp tục sử dụng phân tích phương sai

(ANOVA) cho cho từng lĩnh vực hoạt động của DN. Kết quả phân tích như sau:

4.2.3.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV

tronng lĩnh vực thương mại, dịch vụ được trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Bảng hệ số hồi quy

hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số

chuẩn hóa Giá trị

t

Mức ý

nghĩa

Sig

Thống kê đa cộng tuyến

Trọng số hồi

quy

Sai

lệch

chuẩn

Beta Hệ số chấp

nhận

Hệ số phóng

đại phương

sai VIF

Hằng

số 1,12E-15 0.032

X1 0.203 0.032 0.203 8.027 .000 0.614 1.311

X2 0.265 0.032 0.265 2.341 .001 0.56 1.284

X3 0.308 0.032 0.308 8.256 .000 0.468 1.585

X4 0.089 0.032 0.089 5.478 .000 0.34 2.103

X5 0.249 0.032 0.249 2.236 .001 0.534 1.448

X6 0.194 0.032 0.194 4.403 .000 0.63 1.129

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp

Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng

tuyến vì VIF nhỏ hơn 3.

Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy 6 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa

thống kê vì có giá trị Sig.< 0,01(ở mức độ tin cậy đạt 99%), hơn nữa các hệ số hồi

quy này đều >0, có nghĩa, chúng đều có tác động dương đến NLCT của DNNVV

theo các mức độ khác nhau

Với kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.16 có thể sắp xếp các nhân tố theo mức

độ tác động đến NLCT của DNNVV trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như sau:

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

103

Bảng 4.17. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh

vực thương mại, dịch vụ

Biến Tên gọi Mức độ tác động

(Hệ số Beta)

X3 Năng lực tài chính (TC) 0.308

X2 Năng lực Marketing (MA) 0.265

X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.249

X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.203

X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.194

X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.089

Kết quả phân tích cho thấy đối với các DNNVV thuộc lĩnh vực thương mại, dịch

vụ thì 3 nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến NLCT của các DN đó là: năng lực tài

chính, năng lực marketing và năng lực tổ chức dịch vụ. Điều này được giải thích là do

đặc điểm nghành nghề kinh doanh của các DN thuộc lĩnh vực thương mại nên hầu hết

các DN đều quan tâm đến khả năng huy động vốn, khả năng Marketing sản phẩm và

khả năng tổ chức tốt các loại hình dịch vụ trước và sau khi bán sản phẩm.

4.2.3.2. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV

tronng lĩnh vực công nghiệp được trình bày trong bảng 4.18.

Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy

hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số

chuẩn hóa Giá trị

t

Mức ý

nghĩa

Sig

Thống kê đa cộng tuyến

Trọng số hồi

quy

Sai lệch

chuẩn Beta

Hệ số chấp

nhận

Hệ số phóng

đại phương

sai VIF

X1 0.206 0.028 0.206 8.276 .000 0.568 1.564

X2 0.106 0.028 0.106 4.461 .001 0.791 1.128

X3 0.365 0.028 0.365 8.168 .000 0.682 1.328

X4 0.268 0.028 0.268 2.425 .000 0.71 1.256

X5 0.126 0.028 0.126 2.264 .001 0.564 1.526

X6 0.196 0.028 0.196 5.615 .000 0.446 2.025

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

104

Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp

Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng

tuyến vì VIF nhỏ hơn 3.

Kết quả từ bảng 4.18 cho thấy 6 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa

thống kê vì có giá trị Sig.< 0,01(ở mức độ tin cậy đạt 99%), hơn nữa các hệ số hồi

quy này đều >0, có nghĩa, chúng đều có tác động dương đến NLCT của DNNVV

theo các mức độ khác nhau

Với kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.18 có thể sắp xếp các nhân tố theo

mức độ tác động đến NLCT của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

Bảng 4.19. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT

của DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp

Biến Tên gọi Mức độ tác động

(Hệ số Beta)

X3 Năng lực tài chính (TC) 0.365

X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.268

X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.206

X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.196

X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.126

X2 Năng lực Marketing (MA) 0.106

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích cho thấy đối với các DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp

cho thấy 3 nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến NLCT của các DN đó là: năng lực

tài chính, năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ, năng lực tổ chức quản lý DN

Điều này được giải thích là do đặc điểm nghành nghề kinh doanh của các DN

trong lĩnh vực Công nghiệp chủ yếu là thực hiện chức năng sản xuất và chế tạo sản

phẩm nên hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm đến khả năng đổi mới công nghệ

để nâng cao năng suất lao động, khả năng tổ chức quản lý sản xuất tốt để nâng cao

hiệu quả sản xuất và chế tạo sản phẩm.

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

105

4.2.4. Kiểm định giả thuyết

Kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày trong bảng 4.20 sau.

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình

hiệu Giả thuyết P value Kết luận

H1 Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức

quản lý DN đến NLCT của DN 0,000< 5%

Chấp nhận

giả thiết

H2 Có sự tác động dương của Năng lực Marketing

đến NLCT của DN 0,000<5%

Chấp nhận

giả thiết

H3 Có sự tác động dương của Năng lực tài chính

đến NLCT của DN 0,001<5%

Chấp nhận

giả thiết

H4 Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận và

đổi mới công nghệ đến NLCT của DN 0,001<5%

Chấp nhận

giả thiết

H5 Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức

dịch vụ đến NLCT của DN 0,000<5%

Chấp nhận

giả thiết

H6 Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập các

mối quan hệ đến NLCT của DN 0,000<5%

Chấp nhận

giả thiết

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

4.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

thành phố Hà nội

4.3.1. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

địa bàn thành phố Hà nội

Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV trên địa

bàn thành phố Hà nội với giá trị trung bình của tổng thể mẫu (368 DN) được mô tả

trong bảng 4.21.

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

106

Bảng 4.21. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

LCT của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thang đo Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1. Năng lực tổ chức quản lý DN 368 2,45 5,00 3,86 0,70

2. Năng lực Marketing 368 2,38 5,00 3,76 0,68

3. Năng lực tài chính 368 2,20 5,00 3,58 0,85

4. Năng lực tiếp cận đổi mới

công nghệ 368 2,25 5,00 3,89 0,84

5. Năng lực tổ chức dịch vụ 368 3,20 5,00 4,53 0,78

6. Năng lực thiết lập các mối

quan hệ 368 2,68 5,00 3,26 0,85

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Qua các số liệu phân tích trong bảng 4.21 cho thấy, nhìn chung NLCT của các

DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội chỉ ở mức trung bình và còn khá thấp, điều

này được thể hiện qua giá trị trung bình của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT dao động trong khoảng từ 3,26 đến 4,53. Yếu tố Năng lực thiết lập các mối

quan hệ có giá trị trung bình thấp nhất và yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ có giá trị

trung bình cao nhất. Bên cạnh đó, yếu tố Năng lực tài chính, năng lực marketing,

năng lực tổ chức quản lý DN của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội cũng ở

mức trung bình.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)

giữa kỳ 2015 với chủ đề "Nâng cao Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp để hội

nhập quốc tế" thì NLCT của hầu hết các DNNVV ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp,

hầu hết các DN đều thiếu các yếu tố nguồn lực khi tham gia cạnh tranh, các

DNNVV không có hoặc ít có khả năng cạnh tranh trực tiếp với các DN nước ngoài

dẫn tới rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang bị các DN nước ngoài thôn tính và

lấn át, cơ hội để tồn tại của các DNNVV là rất thấp nếu không có các biện pháp tự

đổi mới và nâng cao NLCT [3]

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

107

Để thấy rõ hơn thực trạng NLCT của DNNVV hiện nay, luận án đi sâu vào

phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến NLCT.

4.3.2. Năng lực tài chính

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất

đến NLCT của DNNVV với hệ số Beta = 0,388. Kết quả điều tra của luận án cho

thấy năng lực tài chính của các DN được khảo sát ở mức trung bình thấp với số

điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 3,59 đến

3,65; giá trị bình quân đạt 3,58 điểm.

Các kết quả phân tích được tập hợp trong bảng 4.22:

Bảng 4.22. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tài chính

Năng lực tài chính Mã hóa Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp

nhất

Giá trị

cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1. Doanh nghiệp luôn có đủ vốn

để đáp ứng cho nhu cầu SXKD TC01 368 1 5 3,59

0,89

5

2. Doanh nghiệp luôn gặp khó

khăn trong việc tìm kiếm nguồn

vốn cho hoạt động SXKD

TC02 368 1 5 3,65 0,85

9

3. Doanh nghiệp luôn thanh toán

đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ TC03 368 1 5 3,62

0,89

1

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy hầu hết các DNNVV được

khảo sát đều cho rằng năng lực tài chính của DN hiện nay ở mức rất thấp, điều này

được thể hiện qua việc không có nhiều DN có đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu

cầu SXKD bên cạnh rất nhiều DN khi được hỏi đều cho rằng hiện nay việc tìm

kiếm các nguồn vốn cho hoạt động SXKD là rất khó khăn (thể hiện qua kết quả trả

lời câu hỏi số TC02 của thang đo có điểm số thấp, bình quân đạt 3,65 điểm). Do gặp

khó khăn trong việc huy động vốn nên khả năng thanh toán các khoản nợ của DN

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

108

cũng ở mức rất thấp, hầu hết các DN đều gặp khó khăn trong việc thanh toán các

khoản nợ (điểm bình quân cho câu hỏi TC03 chỉ đạt 3,62 điểm)

Kết quả trên cũng phản ánh đúng thực trạng về năng lực tài chính của các

DNNVV ở Việt nam hiện nay.

4.3.2.1. Về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

* DNNVV vẫn thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có và

khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Ở Việt Nam, hầu hết DNNVV bắt đầu phát triển bằng vốn tự phát của các

doanh nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất hạn chế. Khi các doanh nghiệp đi vào hoạt

động và bước đầu có hiệu quả, họ đều mong muốn gia tăng vốn và mở rộng đầu tư

sản xuất. DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn.

Khảo sát thường niên về DNNVV của CIEM (2013) cho thấy 26% DNNVV

tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Số còn lại tìm kiếm vốn từ nguồn tín dụng phi

chính thức (có thể là tín dụng đen, vay mượn bạn bè, gia đình), cùng với đó là các

ngân hàng hạn chế cấp vốn tín dụng cho khu vực này kể từ khi hệ thống ngân hàng

gặp nhiều bất ổn. Bên cạnh các khoản vay từ ngân hàng, một số doanh nghiệp có thể

tiếp cận vốn từ cho thuê tài chính, đây là hoạt động hỗ trợ tín dụng cho phân khúc

khách hàng là DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, có thể hỗ trợ nguồn vốn trung và

dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Châu Đình Linh (2015) cho biết trong cuộc

khảo sát 1.000 DNNVV thuộc các ngành nghề khác nhau thì có tới 70% doanh

nghiệp trả lời rằng họ biết ít, hoặc chưa từng tìm hiểu về dịch vụ cho thuê tài chính.

Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), 1/3 DNNVV có nguồn vốn

vay từ ngân hàng, còn lại chủ yếu tự có, hoặc người thân, bạn bè cho vay và các

nguồn hỗ trợ từ các quỹ phát triển DNNVV chưa hiệu quả nên cần được tăng cường

vào giai đoạn tiếp theo.

Theo Phạm Thị Thu Hằng (2012), 70% doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín

dụng ngân hàng là nguồn chính để huy động vốn trong thời gian tới. Trong khi đó,

những nguồn khác như quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, ít được

doanh nghiệp quan tâm. Nhưng có một điều đáng lưu ý là có rất nhiều quỹ đầu tư tư

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

109

nhân với cách thức huy động vốn qua thuê mua, ứng trước của người mua. Các

doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn trong việc thay đổi cách thức quản trị công ty

theo hướng cởi mở hơn, cho phép người ngoài tham gia vào quản lý doanh nghiệp

của mình.

Báo cáo của VCCI (2015) đã đưa ra số liệu thống kê những khó khăn chủ yếu

trong tiếp cận vốn của DNNVV bao gồm: khó khăn trong việc xin được phê duyệt

của ngân hàng (66,7%), DNNVV thiếu các tài sản bảo lãnh (8,3%), các quy định

của Chính phủ đối với các khoản vay ưu đãi còn phức tạp (8,4%), tiềm năng trả nợ

kém (8,3%) và các nguyên nhân khác (8,3%).

Có thể thấy những khó khăn chính trong tiếp cận vốn của DNNVV trên địa

bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu tập trung vào một số nguyên

nhân chính như sau:

* Thủ tục hành chính, cán bộ ngân hàng

Quá trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ; thủ tục công chứng mất

nhiều thời gian và chi phí; các yêu cầu xây dựng phương án/dự án sản xuất - kinh

doanh và chứng minh hiệu quả của phương án/dự án vượt quá khả năng của nhiều

DNNVV. Chính vì các giấy tờ này không được hoàn thiện dẫn tới các đơn xin vay

vốn của DNNVV không được xem xét. Ví dụ: Với yêu cầu về giấy tờ tài sản đảm

bảo, ngân hàng thường yêu cầu phải là bất động sản, trong khi giá trị bất động sản

của DNNVV thường rất nhỏ, không đáp ứng yêu cầu vay vốn, hoặc một số doanh

nghiệp được giao đất sử dụng nhưng chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyền sở

hữu đất, do vậy, cũng không có giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo để vay vốn

ngân hàng.

* Những hạn chế từ chính DNNVV

- Tài sản thế chấp hạn chế: Tài sản của doanh nghiệp có giá trị thấp, giấy tờ

chứng minh quyền sử dụng và sở hữu tài sản chưa đầy đủ. Vì vậy, việc thế chấp tài

sản của doanh nghiệp để vay vốn gặp nhiều khó khăn. Vì các DNNVV tiềm ẩn khá

nhiều rủi ro nên tâm lý chung của tất cả các ngân hàng là đều muốn tài sản đảm bảo

là bất động sản, tuy nhiên thực tế DNNVV không thể đáp ứng được điều đó; tài sản

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

110

đảm bảo của họ khi đem thế chấp ngân hàng là các khoản phải thu, hàng trong kho.

Chính vì vậy, rào cản thế chấp là vướng mắc lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận vốn

vay ngân hàng hiện nay.

- Thông tin tài chính kế toán chưa theo chuẩn mực: Hầu hết DNNVV chưa coi

trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo

quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số liệu thiếu chính

xác, chưa có kiểm toán. Hiện vẫn còn nhiều DNNVV chưa minh bạch thông tin, hệ

thống kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ, chưa hợp tác chia sẻ những vướng mắc cụ thể

để NHTMCP đưa ra giải pháp cho vay hợp lý, do đó việc tiếp cận vốn vẫn còn khó

khăn, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn.

- Năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế: Phần lớn đội ngũ lãnh đạo của

DNNVV quản lý theo kinh nghiệm mà không được đào tạo bài bản, đa phần chủ

doanh nghiệp không có kỹ năng quản trị doanh nghiệp một cách bài bản, khả năng

lập kế hoạch, phương án, dự án sản xuất - kinh doanh yếu. Bộ máy nhân sự thường

thay đổi nên việc quản lý thiếu sự thống nhất, ổn định dẫn tới rủi ro cho ngân hàng

khi thời gian cho vay dài.

Bên cạnh đó, hạn chế về nhân lực và trình độ quản lý trong hoạt động kinh

doanh của DNNNV cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm,

xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi. DNNVV thường ít kinh

nghiệm, hoạt động chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp, xuất phát điểm thường chỉ là

những kinh nghiệm thực tế, chính vì vậy họ thiếu trình độ quản lý cũng như hiểu

biết về pháp luật khi nắm bắt quy trình thủ tục, trách nhiệm, nghĩa vụ trong vieecj

tham gia vay vốn tại ngân hàng.

* Rủi ro của doanh nghiệp:

Rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các cổ đông hay ngân

hàng quan tâm hàng đầu khi xem xét đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn

khủng hoảng và nền kinh tế biến động như hiện nay, các yếu tố bất lợi tạo ra nhiều

khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.

Theo kết quả khảo sát của VCCI, trong năm 2014 nhiều doanh nghiệp phải đối

mặt với rủi ro về điều chỉnh chính sách đột ngột và rủi ro về thị trường xuất khẩu.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

111

Hai loại rủi ro này chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 23,2% và 24,4%. Sự điều chỉnh chính

sách đột ngột như thay đổi giá xăng, giá điện hay thuế sử dụng đất được các doanh

nghiệp đánh giá là một trong những rủi ro lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt

trong năm 2014. Thời gian tới, Chính phủ nên có những điều chỉnh phù hợp, nếu có

sự thay đổi các chính sách trên thì nên có lộ trình để các doanh nghiệp không bị

động, dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro về lãi suất tín dụng

chiếm tỷ lệ thấp (10,2%). Điều này phần nào lý giải được vướng mắc của DNNVV

trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng.

* Chi phí vốn còn quá cao, chưa phù hợp với biến động của nền kinh tế

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải vay ngân hàng với lãi suất

cho vay bình quân khoảng 8,5%/năm, trong khi lạm phát chỉ ở mức 1,84% năm

2014 và 0,6% năm 2015. Như vậy, lãi suất thực mà doanh nghiệp của chúng ta đang

phải chịu đựng là 7 - 8%/năm, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Các doanh nghiệp trong nước đang phải gánh chịu các chi phí của cả các

khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng như nợ công của Chính phủ. Rõ ràng là

nếu mức lãi suất thực hợp lý của người gửi tiền khoảng 2% và mức chênh lệch lãi

suất huy động và cho vay hợp lý của hệ thống ngân hàng khoảng 2-3%, mặt bằng lãi

suất hiện nay cần phải được giảm thêm 2% nữa mới về mức hợp lý. Vì thế, Chính

phủ nên đặt mục tiêu cụ thể giảm lãi suất thực 1-2% trong năm tới cùng với việc

giải quyết nợ xấu một cách thực chất.

Nếu lãi suất hợp lý, cũng sẽ thúc đẩy chuyển hướng nguồn vốn cho vay của

các ngân hàng vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực sản xuất chứ

không tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn và khu vực kinh doanh bất

động sản như hiện nay.

4.3.2.2.Về khả năng thanh toán của DNNVV

Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2015 của VCCI cho thấy: khả năng

thanh toán của DNNVV ở mức rất thấp, tỷ lệ nợ còn khá cao.

a. Chỉ số thanh toán hiện tại

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

112

Chỉ số thanh toán hiện tại của các doanh nghiệp đã có xu hướng giảm đi trong

giai đoạn 2007-2014, từ 5,1 lần xuống chỉ còn 3,1 lần. Điều này phản ánh năng lực

thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng giảm đi.

Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số thanh toán hiện tại tỷ lệ nghịch với quy

mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp siêu nhỏ luôn có chỉ số thanh toán hiện

tại tốt nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi đến doanh nghiệp quy

mô trung bình và cuối cùng là các doanh nghiệp quy mô lớn. Kết quả này cũng

phù hợp với thực tế, khi mà các doanh nghiệp càng nhỏ, càng ít có điều kiện để

tiếp cận các khoản vay ngân hàng cũng như các khoản mua hàng trả chậm, trong

khi đối với các doanh nghiệp quy mô lớn thì thuận lợi hơn nhiều.

Hình 4.3. Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô DN giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: VCCI (2016)

b. Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp cũng có xu hướng giống chỉ

số thanh toán hiện tại, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2014, từ 3,9 lần

xuống còn 2,3 lần. Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thường có chỉ số thanh

toán nhanh cao nhất, dù đã giảm gần 2 lần, từ 4,1 lần năm 2007 xuống còn 2,3 lần

năm 2014.

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

113

Hình 4.4. Chỉ số thanh toán nhanh của DN giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: VCCI (2016)

Điều này một lần nữa chứng tỏ sự an toàn trong thanh khoản của các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh luôn được đề cao và đảm bảo. Xét theo quy mô doanh

nghiệp, chỉ số thanh toán nhanh cũng tỷ lệ nghịch với quy mô của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ luôn có chỉ số thanh toán nhanh tốt nhất, tiếp đến là

các doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi đến doanh nghiệp quy mô trung bình và cuối

cùng là các doanh nghiệp quy mô lớn.

c. Khả năng trả lãi vay của các DNNVV

Nhìn chung, chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp sau khi giảm trong

giai đoạn 2009-2011, từ 5 lần xuống 3,5 lần, đã tăng lại vào giai đoạn 2012-2014,

lên mức 7,3. Kết quả này có thể hiểu được khi mà lãi suất cho vay năm 2010 và

2011 đã tăng cao, do lãi suất huy động cao, có những lúc đến trên 14%, trong khi

lãi suất năm 2009 chỉ ở mức 10,5%. Do vậy, mặc dù tình hình kinh doanh năm 2010

đã được cải thiện so với năm 2009, nhưng chỉ số khả năng trả lãi vay đã giảm đi.

Tuy nhiên, trong các năm 2012-2014, khi lãi suất được kiểm soát và có xu hướng

hạ thấp dần, chỉ số này đã được cải thiện rõ rệt.

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

114

Hình 4.5. Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: VCCI (2016)

Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số khả năng trả lãi vay thường có xu

hướng tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn luôn có chỉ số

này cao nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp vừa. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho các doanh nghiệp này khi tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng. Trong

khi đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ luôn có chỉ số này thấp,

khiến mức độ đảm bảo của các doanh nghiệp này sẽ thấp hơn khi tiếp cận các

khoản vay của ngân hàng. Chính vì điều này nên việc ban hành các chính sách hỗ

trợ (về lãi suất và về bảo lãnh) cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong việc

vay vốn ngân hàng là rất cần thiết.

4.3.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các DNNVV

a. Chỉ số nợ của DNNVV

Giai đoạn 2007-2014 chứng kiến việc các doanh nghiệp hoạt động dựa nhiều

vào các khoản nợ (nợ nhà cung cấp, các khoản vay tài chính,…). Chỉ số nợ của các

doanh nghiệp đã luôn lớn hơn giá trị kỳ vọng chuẩn. Mặc dù chỉ số nợ của các

doanh nghiệp đã giảm trong giai đoạn 2007-2014, từ 2,2 lần xuống còn 1,6 lần,

tuy nhiên sau đó đã tăng trở lại trong các năm sau và lên đến 2,3 lần năm 2011.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

115

Hình 4.6. Chỉ số nợ của DN giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: VCCI (2016)

Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số nợ tỷ lệ thuận với quy mô doanh

nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và lớn có chỉ số này cao nhất, khoảng 3,4-3,5 lần

năm 2014. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này phụ

thuộc nhiều vào các khoản nợ. Trong khi đó, chỉ số này ở các doanh nghiệp siêu

nhỏ và nhỏ lần lượt là 1,7 lần và 2,4 lần năm 2014.

b. Vòng quay vốn

Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm đi trong

giai đoạn 2007-2014, từ 2 lần xuống 1,4 lần phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn

của doanh nghiệp ngày càng giảm đi. Cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghiệp đã giảm mạnh trong năm 2009, một phần do tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính, sau đó đã luôn duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2009 - 2014.

Đây là thực tế đáng báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà giai đoạn

2007-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn của doanh nghiệp,

nhưng hiệu quả sử dụng nguồn vốn lại giảm đi nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng

tăng trưởng nóng, không bền vững và lãng phí nguồn vốn đầu tư, chính vì vậy đã

khiến chỉ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam ở mức cao.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

116

Hình 4.7. Chỉ số quay vòng vốn của DN giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: VCCI (2016)

4.3.3. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn thứ 2

đến NLCT của DNNVV với hệ số Beta = 0,383. Kết quả điều tra của luận án cho

thấy năng lực tổ chức của các DNNVV được khảo sát ở mức trung bình, số điểm

bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 3,78 đến 3,88;

giá trị bình quân đạt 3,86 điểm. Các kết quả phân tích được tập hợp trong bảng 4.23.

Bảng 4.23. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức quản lý DN

Năng lực tổ chức quản

lý DN

hóa

Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1- Doanh nghiệp có bộ

máy tổ chức hoạt động

hiệu quả, linh hoạt

QL01 368 1 5 3,86 0,894

3 - Doanh nghiệp luôn xây

dựng được chiến lược kinh

doanh tốt khi môi trường

kinh doanh thay đổi

QL02 368 2 5 3,78 0,92

4 - Lãnh đạo doanh

nghiệp có năng lực tổ

chức và quản lý tốt

QL03 368 1 5 3,88 0,893

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

117

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy: hầu hết các DN đều cho rằng

lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý tốt với giá trị trung bình đạt 3,88 đây là

chỉ tiêu có số điểm bình quân cao nhất trong thang đo theo đánh giá của các DN;

bên cạnh đó, các DN được hỏi cũng cho biết DN mình có bộ máy tổ chức hoạt động

hiệu quả, linh hoạt (3,86) và DN luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi

môi trường kinh doanh thay đổi (3,78 điểm)

Kết quả điều tra của luận án cho thấy năng lực tổ chức quản lý của các

DNNVV được khảo sát ở mức trung bình, điều này được thể hiện qua hiệu suất sử

dụng lao động thực tế trong các DNNVV hiện nay ở Việt Nam còn khá thấp.

Một cuộc khảo sát nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội với

tập đoàn Manpower tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh thành

ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam

nằm trong nhóm 10% thấp nhất khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát cũng cho thấy,

1/4 doanh nghiệp cho rằng người lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả

năng sáng tạo, 1/5 doanh nghiệp cho rằng người lao động thiếu khả năng thích

nghi với công nghệ mới. Có tới 1/3 doanh nghiệp đã không tìm được lao động có

kỹ năng mà họ cần (Goran & Nguyễn,2011).

Kết quả này cũng gần giống với kết quả khảo sát trên 350 công ty được thực

hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương khi

mà hầu hết các công ty được khảo sát đã không hài lòng với chất lượng giáo dục

và kỹ năng của nhân viên, đặc biệt là kỹ sư và kỹ thuật viên. Không chỉ thiếu về

kiến thức chuyên môn, các lao động Việt Nam còn yếu về kỹ năng giải quyết vấn

đề, lãnh đạo và giao tiếp. Với thực trạng như vậy, lợi thế về chi phí nhân công

thấp tại Việt Nam đang dần mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Đỗ Anh Đức (2015), thực hiện khảo sát với qui mô mẫu là 284 DNNVV

trên địa bàn Hà Nội với đối tượng điều tra là chính giám đốc doanh nghiệp đã cho

thấy thực trạng năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội chưa

đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 yếu tố chính cấu

thành là: kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái đô/phẩm chất cá nhân.

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

118

Bảng 4.24. Bảng tổng hợp thực trạng các tiếu chí đánh giá năng lực quản lý

của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội

Tiêu chí Yêu cầu Thực

trạng

Khoảng

cách

1. Kiến thức quản lý 4.44 3.42 1.02

Kiến thức QL chiến lược DN 4.33 3.37 0.96

Kiến thức QL sản xuất và tác nghiệp 4.80 3.71 1.09

Kiến thức QL quản trị tài chính 4.53 3.41 1.12

Kiến thức QL nguồn nhân lực 4.53 3.33 1.20

Kiến thức QL công nghệ 4.33 3.33 1.00

Kiến thức QL marketing 4.13 3.38 0.75

2. Kỹ năng quản lý 4.45 3.3778 1.07

Kỹ năng giải quyết vấn đề 4.60 3.65 0.95

Kỹ năng SD quyền lực và gây ảnh hưởng 4.60 3.39 1.21

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên 4.47 3.32 1.15

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 4.47 3.65 0.82

Kỹ năng quản lý xung đột 4.40 3.37 1.03

Kỹ năng quản lý sự căng thẳng 4.27 3.39 0.88

Kỹ năng ủy quyền 4.27 3.32 0.95

Kỹ năng tin học 4.40 3.18 1.22

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ 4.60 3.13 1.47

3. Thái độ/phẩm chất cá nhân 4.48 3.82 0.66

Khát vọng, đam mê kinh doanh 4.47 4.08 0.39

Sáng tạo 4.40 4.10 0.30

Linh hoạt 4.47 3.92 0.54

Tự tin, quyết đoán 4.53 3.85 0.68

Trách nhiệm 4.47 3.72 0.74

Đạo đức, nghề nghiệp 4.60 3.44 1.16

Khả năng chịu áp lực cao 4.53 3.82 0.71

Có tinh thần hợp tác 4.40 3.65 0.75

Nguồn:Đỗ Anh Đức (2015)

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

119

Theo Đỗ Anh Đức (2015), giám đốc DNNVV chưa xác định được rõ vai trò

và tầm quan trọng của năng lực quản lý trong việc điều hành quản lý doanh nghiệp.

Kết quả điều tra cho thấy, trong 284 giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội được

phỏng vấn, có tới 242 giám đốc (chiếm tỷ lệ 85,21%) trả lời doanh nghiệp không

xây dựng khung năng lực quản lý đối với giám đốc doanh nghiệp. Điều đó thể hiện

sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của khung năng lực quản lý đối với giám đốc

DNNVV. Khung năng lực quản lý không được xác định, giám đốc doanh nghiệp

không thể tự đánh giá được năng lực quản lý của mình, và cũng không thể xác định

được các yêu cầu của năng lực quản lý đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế để

có thể bổ sung và nâng cao năng lực quản lý của mình từ đó nâng cao được hiệu quả

hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình quản lý và điều hành.

Kết quả khảo sát giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nhìn chung

các giám đốc đều có trình độ học vấn cao, trong đó đa phần có trình độ từ đại học

trở lên với chuyên ngành đào tạo đa dạng. Tuy kiến thức, kỹ năng quản lý vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự thiếu hụt kiến thức,

kỹ năng quản lý cho thấy giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa chú

trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, trình độ

học vấn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về bằng cấp mà chưa theo kịp với xu hướng phát

triển của xã hội hiện đại dẫn đến năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế. Thực tế kết quả khảo sát cho thấy, trong 284 giám đốc

DNNVV được phỏng vấn thì có tới 192 giám đốc (chiếm 67,6%) trả lời chưa từng

tham gia khóa đào tạo liên quan đến nghề giám đốc chuyên nghiệp. Yếu tố này ảnh

hưởng lớn đến năng lực quản lý của giám đốc DNNVV, đòi hỏi giám đốc DNNVV

cần phải có ý thức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý của mình cho phù hợp với

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đáp ứng quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế.

4.3.4. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Về năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ của các DNNVV, kết quả điều tra

của luận án cho thấy năng lực này của các DN được khảo sát ở mức trung bình với

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

120

số điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 3,61

đến 3,92; giá trị bình quân đạt 3,89 điểm.

Các kết quả phân tích được tập hợp trong bảng 4.25

Bảng 4.25. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Năng lực tiếp cận và đổi mới

công nghệ Mã hóa

Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp

nhất

Giá trị

cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1.Doanh nghiệp thường xuyên

cập nhật và ứng dụng công

nghệ mới vào hoạt động SXKD

CN01 368 1 5 3,89 0,963

2.Doanh nghiệp luôn coi trọng

đầu tư vào nghiên cứu và triển

khai (R&D) công nghệ mới

CN02 368 1 5 3,92 0,938

3. Doanh nghiệp có đủ nguồn vốn

để đầu tư vào đổi mới công nghệ CN03 368 1 5 3,61 0,876

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy hầu hết các DNNVV được

khảo sát đều cho rằng năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ của DN hiện nay ở

mức trung bình, điều này được thể hiện qua việc mặc dù DN luôn coi trọng việc đầu

tư và nghiên cứu và đổi mới công nghệ nhưng do DN gặp rất nhiều khó khăn trong

việc tiếp cận các nguồn vốn để tiếp cận và đổi mới công nghệ (điểm bình quân

chung cho câu hỏi CN03 chỉ đạt 3,61 điểm thấp nhất trong số các chỉ tiêu đo lường

năng lực tiếp cận công nghệ) nên năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ của DN

còn khá thấp.

Kết quả trên cũng phản ánh khá chính xác thực trạng về năng lực tiếp cận và

đổi mới công nghệ trong các DNNVV ở Việt nam hiện nay.

Theo các nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương về

“Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả

điều tra từ các năm 2010-2014” [22] đã khẳng định, các doanh nghiệp đã nhận thức

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

121

được lợi ích của việc đầu tư công nghệ và cũng đã tiến hành đầu tư cải thiện chất

lượng sản phẩm; hạn chế về tài chính là rào cản lớn nhất ngăn cản các doanh nghiệp

nhận thức đầy đủ về tiềm năng sản xuất khi chuyển giao và cải tiến công nghệ.

Ngoài các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu,

phần lớn các doanh nghiệp trong nước không nhận được chuyển giao công nghệ từ

việc tương tác với các doanh nghiệp nước ngoài kể từ nhà cung cấp, khách hàng

hoặc đối thủ cạnh tranh. Công nghệ có xu hướng được chuyển giao từ các doanh

nghiệp trong nước với nhau.

Số liệu của Tổng cục thống kê trong báo cáo "động thái và thực trạng kinh tế

xã hội Việt nam 5 năm 2011 - 2015" cho thấy: mức độ ứng dụng công nghệ hiện

nay trong các DN Việt nam giai đoạn 2011 - 2015 cũng ở mức rất thấp. Tỷ trọng giá

trị sản phẩm công nghệ cao chiếm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn

2011-2015 chỉ đạt 18,37% không hoàn thành kế hoạch 30% đặt ra. Tỷ lệ đổi mới

công nghệ bình quân mỗi năm trong giai đoạn đạt 10,68%, không hoàn thành kế

hoạch 13% đặt ra. [18]

Bên cạnh đó theo đánh giá của tổng cục thống kê thì do chậm đổi mới công

nghệ; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu nên năng suất lao động

trong các DN hiện nay ở mức rất thấp [20]. Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê

cho thấy:

NSLĐ của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3

triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động). Theo giá so sánh

năm 2010, NSLĐ của Việt Nam năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân

giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng

3,4%/năm;giai đoạn 2011-2015 tăng 4,3%/năm. [12]

NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2014 theo giá hiện hành

ước tính đạt 281,4 triệu đồng/lao động, trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt

168,2 triệu đồng/lao động. Theo ngành kinh tế, NSLĐ bình quân các doanh nghiệp

trong khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất với 349,6 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần

NSLĐ bình quân chung của toàn bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp khu vực công

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

122

nghiệp và xây dựng đạt 253,5 triệu đồng/lao động, bằng 90% mức năng suất bình

quân chung; doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 148,5 triệu đồng/lao

động, bằng 52,8%. [12]

Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với

các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối đang ngày càng có xu hướng tăng

lên. [12]

4.3.5. Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Về năng lực tạo lập các mối quan hệ của các DNNVV, kết quả điều tra của

luận án cho thấy năng lực này của các DN được khảo sát ở mức trung bình với số

điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 3,15 đến

3,69; giá trị bình quân đạt 3,26 điểm. Các kết quả phân tích được tập hợp trong

bảng 4.26.

Bảng 4.26. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tạo lập mối quan hệ

Năng lực tổ chức dịch vụ Mã hóa Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp

nhất

Giá trị

cao

nhất

Trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1.Doanh nghiệp đã thiết lập tốt

các mối quan hệ với nhà cung cấp QH01 368 2 5 3,69 0,825

2.Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các

mối quan hệ với nhà phân phối QH02 368 1 5 3,65 0,819

3.Doanh nghiệp đã thiết lập tốt

các mối quan hệ với các tổ chức

tín dụng

QH03 368 1 5 3,21 0,788

4.Doanh nghiệp đã thiết lập tốt

các mối quan hệ với chính quyền QH04 368 1 5 3,25 0,831

5.Doanh nghiệp đã xây dựng

được mối quan hệ tốt với các

doanh nghiệp trong ngành

QH05 368 1 5 3,15 0,783

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

123

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy hầu hết các DNNVV được

khảo sát đều cho rằng năng lực tạo lập các mối quan hệ của DN hiện nay ở mức

trung bình, điều này được thể hiện qua giá trị bình quân của các chỉ tiêu trong thang

đo năng lực tạo lập các mối quan hệ đều nhỏ hơn 4.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy một thực trạng đáng buồn là hiện nay hầu hết

các DN được khảo sát đều chưa chú trọng đến việc xây dựng các mối quan hệ với

các DN trong cùng ngành, khả năng liên doanh, liên kết, hợp tác để cùng phát triển

rất thấp (điểm bình quân của chỉ iêu QH05 ở mức rất thấp, đạt 3,15 điểm). Trong

khi đó khả năng liên kết là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại và phát triển trong

nền kinh tế thị trường hiện đại. Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khả

năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Đến nay, tâm lí

"một mình một thuyền" vẫn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều chủ doanh nghiệp.

Các chủ doanh nghiệp không muốn chia sẻ hoạt động kinh doanh cũng như lợi ích

với người khác. Các hình thức "liên kết" manh hơn như công ty cổ phần, công ty

hợp danh... chiếm tỷ trọng còn thấp. Hơn nữa, hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam có

quy mô nhỏ và vừa nhưng xu hướng liên kết để tạo ra các doanh nghiệp có quy mô

lớn hơn còn rất yếu. Ngoài ra, mức độ liên kết, hợp tác còn thổ hiện qua số lượng

các hợp đồng liên kết sản xuất, thầu phụ, hợp đồng tiêu thụ, đại lí, mở chi nhánh,...

cũng còn khá hạn chế.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy DNNVV hiện nay cũng gặp khá nhiều khó khăn

trong việc thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để tìm kiếm nguồn vốn

phục vụ cho hoạt động SXKD, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh

tranh của DN

4.3.6. Năng lực Marketing

Về năng lực Marketing của các DNNVV, kết quả điều tra của luận án cho thấy

năng lực Marketing của các DN được khảo sát ở mức trung bình với số điểm bình

quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ đến 3,63 đến 3,82;

giá trị bình quân đạt 3,76 điểm.

Các kết quả phân tích được tập hợp trong bảng 4.27

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

124

Bảng 4.27. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực marketing

Năng lực Marketing Mã hóa Cỡ

mẫu

Giá

trị

thấp

nhất

Giá

trị

cao

nhất

Trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1.Hoạt động marketing trong doanh

nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu, thị

hiếu khách hàng

MA01 368 1 5 3,82 0,966

2.Doanh nghiệp có khả năng thích

ứng tốt với biến động của môi trường MA02 368 2 5 3,63 0,931

3.Chiến lược phát triển các hoạt

động marketing của doanh nghiệp

luôn phát huy hiệu quả

MA03 368 1 5 3,76 0,989

4. Doanh nghiệp luôn có mối quan

hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng đáp

ứng nhu cầu của khách hàng

MA04 368 2 5 3,66 0,977

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy hầu hết các DN đều cho rằng

hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

điều này chứng tỏ các DN đã nhận thức rõ được vai trò của hoạt động Marketing

trong hoạt động SXKD của DN để từ đó xây dựng các chiến lược Marketing của DN

phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên khi được hỏi về khả

năng thích ứng với những biến động của môi trường thì rất nhiều DN cho biết do điều

kiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa ổn định, luôn có những thay đổi bất

thường do đó bản thân DN đã hết sức cố gắng nhưng vẫn không thể thay đổi kịp để

thích ứng với các biến động nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Điều này được

thể hiện qua kết quả trả lời câu hỏi "Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến

động của môi trường" với điểm số rất thấp, bình quân đạt 3,63 điểm (thấp nhất trong

số các chỉ tiêu của thang đo năng lực Marketing)

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

125

4.3.7. Năng lực tổ chức dịch vụ

Về năng lực tổ chức dịch vụ của các DNNVV, kết quả điều tra của luận án cho

thấy năng lực này của các DN được khảo sát ở mức khá với số điểm bình quân của

từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 4,51 đến 4,72; giá trị bình

quân đạt 4,58 điểm. Các kết quả phân tích được tập hợp trong bảng 4.28

Bảng 4.28. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức dịch vụ

Năng lực tổ chức dịch vụ Mã hóa Cỡ

mẫu

Giá trị

thấp

nhất

Giá trị

cao

nhất

Trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1. Nhân viên của doanh

nghiệp luôn sẵn sàng phục

vụ nhu cầu của khách hàng

DV01 368 2 5 4,51 0,962

2. Nhân viên của doanh

nghiệp có trình độ chuyên

môn tốt đáp ứng mọi yêu

cầu của khách hàng

DV02 368 2 5 4,72 0,953

3. Nhân viên của doanh

nghiệp luôn được khách

hàng tin tưởng

DV03 368 2 5 4,65 0,961

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo cho thấy hầu hết các DNNVV được

khảo sát đều cho rằng năng lực tổ chức dịch vụ của DN hiện nay ở mức khá cao,

điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát các chỉ tiêu của thang đo đều có giá

trị bình quân lớn hơn 4,5 điểm. Như vậy hầu hết các DN đều hết sức coi trọng

khách hàng, luôn luôn tìm các giải pháp để nâng cao năng lực của nhân viên

trong DN nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch

vụ của DN.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

126

4.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

nhỏ và vừa

4.4.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.4.1.1. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý DN

Lãnh đạo DN cần chủ động nâng cao trình độ và năng lực quản lý của mình

thông qua một số biện pháp như sau:

- Thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng

quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo DN, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ

năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp, kỹ năng dự báo và định hướng

chiến lược phát triển,…) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền

kinh tế tri thức.

- Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật

pháp… trong đó chú trọng đến vấn đề xây dựng văn hóa DN. Văn hóa DN, tức là

đạo đức trong kinh doanh, thể hiện ở sự làm giàu hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh,

ứng xử của DN với nhân viên, người tiêu dùng, trách nhiệm DN với xã hội để

hướng tới phát triển bền vững.

- Nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế của các chủ DN KTTN. Để

tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những

kiến thức, kỹ năng chủ yếu, như: năng lực về ngoại ngữ; kiến thức cơ bản về văn

hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt

về văn hoá trong kinh doanh; thông lệ và luật pháp quốc tế trong lĩnh vực /ngành

kinh doanh.

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn ngành nghề do chuyên gia huấn luyện,

tham gia các tổ chức, hiệp hội có liên quan nhằm gia tăng kinh nghiệm và trình độ.

Hiện nay, trình độ của chủ DN chỉ đủ sức quản lý các DN có quy mô nhỏ. Vì thế

giải pháp về nâng cao năng lực quản trị của giám đốc DN cũng là một vấn đề cấp

bách hiện nay để giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh khi bước vào giai đoạn mở

rộng quy mô. Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ bản thân DN, sau

đó là sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

127

- Phát triển năng lực quản trị chiến lược cho cán bộ quản lý trong các DN. Hạn

chế về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên

nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành công ở quy

mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Các DN đều

phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững

trong cuộc cạnh tranh.

- Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý DN, cần hiện đại hóa quản lý theo

hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình

tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức mạng lưới, ma trận.

Lựa chọn mô hình tổ chức DN phù hợp nhằm phát huy được vai trò của các bộ phận

trong DN, tạo sự gắn kết trong DN, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và huy động

nguồn lực với các đối tác bên ngoài.

4.4.1.2. Nâng cao năng lực Marketing

Năng lực marketing là một trong những năng lực quan trọng tạo nên lợi thế

cạnh tranh của DN trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Vì thế, DN cần nâng cao

năng lực Marketing thông qua các biện pháp cụ thể, như sau:

* Xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp: xác định rõ sản phẩm gắn với

từng loại thị trường (theo phân khúc thị trường) và bảo đảm đủ về số lượng, chất

lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm cả giá trị sử dụng như tính năng,

công dụng và cả các giá trị cảm quan như kiểu dáng, mẫu mã, nhãn mác của sản

phẩm. Cụ thể một số mặt như sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: đối với những doanh nghiệp có tiềm lực

mạnh thì tiến hành đổi mới công nghệ một cách đổng bộ để tăng giá trị sử dụng và

giá trị cảm quan của sản phẩm; đối với các doanh nghiệp nguồn lực hạn hẹp, có thể

bắt đầu bằng việc cải tiến mẫu mã, kiểu dáng - là khâu cần ít vốn hơn, làm cơ sở

cho việc đầu tư chiều sâu trong bước tiếp theo. Ngoài ra, cần nâng cao tay nghề của

đội ngũ công nhân, trong đó cần chú ý đến khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã, kiểu

dáng, kích cỡ, bao gói. Đây đang là khâu yếu nhất của nhiều doanh nghiệp Việt

Nam. Để nâng cao chất lượng sản phẩm DN cần chú ý những vấn đề sau:

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

128

+ Cần lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu ở tất cả

các bộ phận. Các nhà quản lý các cấp và người lao động trong DN phải nhiệt tình

ủng hộ triết lý nâng cao chất lượng và hoạt động tốt để thực hiện triết lý này. DN

phải tạo ra cho người lao động ý thức quen với việc sản xuất hàng hoá theo tiêu

chuẩn. Đó có thể là tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu

chuẩn nước ngoài hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Cần tạo ra cho người lao động trong DN

sự hứng khởi trong công việc, giúp họ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phải làm. Để

kích thích ý thức nâng cao chất lượng và tính sáng tạo đòi hỏi DN phải xây dựng

được một hệ thống đánh giá đúng đắn kết quả công viêc cá nhân và tập thể - lấy đó

làm cơ sở cho việc trả công và tiên cử.

+ Tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nghiên cứu, áp dụng

tiến bộ khoa học - kỹ thuật gắn liền với đầu tư cho hoạt động đào tạo, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, để tạo ra đội ngũ người lao động không chỉ sử dụng thành

thạo mà còn có khả năng làm chủ, sửa chữa, cải tạo dây chuyền công nghệ, máy

móc thiết bị. Đối với cồng nghệ hiện đại, mới đầu tư DN phải tập huấn thật kỹ cho

người lao động cơ chế vận hành, cách thức phát hiện và khắc phục nhanh các sự cố.

Thực hiện tốt giải pháp này không những tạo cho DN đội ngũ lao động, sản phẩm

có chất lượng mà còn giúp DN giảm được các chi phí phát sinh.

+ Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ và giải pháp nâng cao năng

suất, chất lượng. DN cần luôn theo dõi, kiểm ưa, giám sát các quá trình tác nghiệp

trong DN ở mọi khâu để đảm bảo những hoạt động đó phù hợp với yêu cầu của hệ

thống quản lý.

- Có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của

khách hàng, tăng tính chất hỗ trợ giữa các mặt hàng, khai thác năng lực đa dạng của

doanh nghiệp đồng thời phân tán rủi ro đối với sản phẩm. Để đa dạng hoá sản

phẩm, cần đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

- Chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm: tạo lợi thế cạnh ưanh ưên cơ sở

chất lượng cao, tiết kiệm chi phí nhờ yếu tố quy mô sản xuất và kinh nghiệm.

- Chú ưọng phát triển sản phẩm mới: đáp ứng nhu cầu khách hàng rất đa dạng

và thường xuyên thay đổi.

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

129

* Có chiến lược giá cả phù hợp: giá cả là yếu tố rất quan trọng trong cạnh

tranh trên thị trường hiện nay. Giá cả hàng hoá dựa trên quan hệ cung - cầu thị trường

và chịu sự chi phối của nhu cầu, thị hiếu, mùa vụ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có

chiến lược giá nói chung và giá cả của từng sản phẩm ưong từng giai đoạn cụ thể.

Phương châm kinh doanh chủ yếu là giá thấp trên khối lượng tiêu thụ lớn, giá cả linh

hoạt và có tính cạnh tranh cao. Muốn vậy, doanh nghiệp cần bảo đảm tốt nguồn lực,

khai thác tốt tiềm năng và tiết kiệm chi phí tối đa, giảm giá thành tương đối.

Để giảm giá thành sản phẩm các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng nguồn

nguyên liệu trong nước, nguyên liêu tại chỗ vởi giá cả thấp hơn và chủ động hơn.

Ngoài ra, DN Việt Nam cần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong DN về ý

nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để từ đó khơi

dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể trong hoạt động

sản xuất thực tế nhằm tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí

nguyên liêu, chi phí quản lý.

DN cần rà soát, sắp xếp, bố trí lại các công đoạn, qui trình sản xuất để xác

định mức độ hợp lý, khoa học, đảm bảo tính tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và

công sức của người lao động. Cần chú ý tìm cách sử dụng hiệu quả nhất các nguyên

vật liệu dư thừa hoặc bị thải loại trong quá trình sản xuất. Đồng thời, DN cần khai

thác tối đa công suất của máy móc thiết bị. Tận dụng những tính năng còn tốt, đi đôi

với nâng cấp, cải tiến máy móc hiện có. DN cần tinh giản bộ máy theo hướng gọn

nhẹ, hiệu quả để không những có thể cắt giảm được chi phí lao động không cần

thiết mà còn tạo điều kiện để nâng cao thu nhập từ đó kích thích người lao động

phát huy hết năng lực sáng tạo.

Bên cạnh các biện pháp kinh tế kỹ thuật để cắt giảm chi phí, một biện pháp

mang tính chiến lược cạnh tranh là định giá sản phẩm trên từng thị trường hay đoạn

thị trường trọng điểm nào đó. Tức là quyết định về giá ban đầu cho các đối tượng

khách hàng khác nhau, về giá thay đổi hiện tại, giá cả cho từng chủng loại sản

phẩm, mức độ và khả năng kiểm soát giá trên các thị trường xuất khẩu khác nhau

trên cơ sở chi phí bởi lẽ canh tranh trên thị trường DN phải chịu tác động của nhiều

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

130

yếu tố như cung cầu trên thị trường quốc tế, thói quen, tập quán tiêu dùng, mức giá

của đối thủ cạnh tranh... Để có được mức giá thích hợp, cần thiết phải nghiên cứu

và theo dõi những biến động của thị trường theo thời gian, mùa vụ, nhu cầu và thị

hiếu, tình hình cạnh tranh, chính sách giá của đối thủ cạnh tranh và độ co giãn của

cầu theo giá.

* Xây dựng chiến lược thị trường linh hoạt: thị trường là một môi trường

kinh doanh và là một nhân tố định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy,

chiến lược thị trường đặt ra cho doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường nhằm nắm

được thông tin cần thiết về cung, cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thị

trường còn giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm, lựa chọn và phân đoạn thị trường phù hợp.

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu khách hàng, thị trường, công nghệ,...

để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Sự thích ứng của sản phẩm với một thị trường phụ

thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: mức độ chấp nhận của người tiêu dùng cuối cùng và mức

độ sẩn sàng chấp nhận của các khách hàng trung gian (nhà nhập khẩu, nhà bán

buôn, nhà bán lẻ). Để tăng cường tính thích ứng của sản phẩm vứi thị trường DN

cần nghiên cứu sản phẩm của các DN canh tranh; nghiên cứu về ý đinh mua của

khách hàng và đánh giá mức độ đồng ý mua, sử dụng sản phẩm của họ; nghiên cứu

và dự đoán khả năng phản ứng của người tiêu dùng và vịệc chấp nhận sản phẩm;

làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu của từng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường bằng nhiều kênh, nhiều

cách: thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ báo

chí chuyên ngành; trực tiếp với khách hàng thông qua hệ thống tiêu thụ, đại lí; tổ

chức điều tra, khảo sát khách hàng; tổ chức hội nghị khách hàng; tham gia các hội

chợ trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu thị trường nhằm nắm nhu cầu của khách hàng trên thị trường, giá

cả, dung lượng thị trường, các tham số thuộc về môi trường kinh doanh. Từ đó có

thể lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức kinh

doanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu thị trường bao gồm các,

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

131

bước quan sát, phân tích và dự đoán về tình hình thị trường, dự đoán về tình hình

chung như phát triển kinh tế xã hội ở các nước và khu vực có liên quan, dung lượng

thị trường, tình hình tài chính tiền tệ, chính sách và tập quán buôn bán làm cơ sở

hình thành chiến lược thâm nhập thị trường.

Công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành song song cả trong phạm

vi nội địa và quốc tế. Các DN Việt Nam nói chung đều rất hiểu những đặc điểm

chung của thị trường nội địa nhưng chưa nắm bắt được nhu cầu đối với từng hàng

hoá cụ thể, bằng chứng là rất nhiều loại hàng hoá Trung Quốc được người tiêu dùng

Việt Nam rất ưa chuộng, trong khi các sản phẩm cùng loại của Việt Nam lại ít được

biết đến. Do đó, để đứng vững trên thị trường nội địa đòi hỏi các DN Việt Nam phải

thật sự coi trọng đầu tư nguồn lực vật chất và con người cho hoạt động nghiên cứu

thị trường nội địa.

Cho đến hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế của đa số các DN

Việt Nam không chủ động và thiếu kế hoạch. DN gần như lựa chọn theo cách thức

phản ứng lại với thị trường. Trong tương lai, các DN xuất khẩu cần phải cố gắng

chuyển từ tiếp cận thị trường một cách "phản ứng" hay bị động sang tiếp cận "tích

cực", tức là có định hướng, mục tiêu và chiến lược rõ ràng. DN phải chủ động lựa

chọn thị trường và tiến hành phân đoạn khách hàng trên các thị trường trên cơ sở đó

xác định mặt hàng kinh doanh và thị trường xuất khẩu các mặt hàng cho một giai

đoạn nhất định. Phương thức này sẽ đảm bảo tính hệ thống và tính kế hoạch trong

việc lựa chọn thị trường xuất khẩu. Để thực hiên được cồng việc này DN cần tìm

hiểu và thường xuyên cập nhật thông tin về các thị trường.

Để tăng hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần chú

trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thu thập, phân tích thông tin, đầu tư phát

triển nguồn nhân lực nghiên cứu thị trường.

* Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại: DN cần chú trọng hoạt

động xúc tiến thương mại. Trước hết, cần chú trọng hoạt động quảng cáo trên

báo chí, đài, tivi và các phương tiện truyền thông khác nhằm thực hiện ba mục

tiêu là thông tin, thuyết phục và gợi nhớ tới khách hàng. Ngoài ra, hoạt động

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

132

quảng cáo còn nhằm khuyếch trương thanh thế, uy tín của doanh nghiệp, quảng

bá những tính năng nổi trội của sản phẩm và những dịch vụ thuận tiện kèm theo.

Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ

hội để quảng bá sản phẩm như thông qua hội chợ trong nước và quốc tế, sử dụng

hình thức catalogue, các tập giấy gấp. Trong hoạt động quảng cáo, cần xác định

rõ đối tượng quảng cáo, mục đích cần đạt (thông báo, thuyết phục hay nhắc nhở),

lựa chọn phương tiện quảng cáo, bố trí tài chính cho quảng cáo và đánh giá kết

quả. Hơn nữa, DN cần thông qua hệ thống thương vụ tại các sứ quán của Việt

Nam ở nước ngoài và các hệ thống khác để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

ra bên ngoài.

Tuy nhiên, hoạt động quảng bá của doanh nghiệp chỉ có hiệu quả lâu bền

nếu việc quảng cáo gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu

mại hoàn hảo.

* Thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp: để nâng cao năng lực thâm

nhập thị trường. Các doanh nghiệp cần tổ chức lại hệ thống phân phối trên cơ sở loại

bỏ các kênh phân phối được hình thành theo tư duy cũ, không còn phù hơp, thiết lập

kênh phân phối hiện đại, chẳng hạn như mô hình phân phối theo chiều dọc. Theo mô

hình này, tham gia vào kênh phân phối có nhiều chủ thể. khác nhau bao gồm từ nhà

sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ...), liên kết với nhau chặt chẽ, bền vững do một chủ thể

chỉ đạo (thường là do nhà sản xuất). Để tạo lập được một kênh phân phối hiệu quả,

các doanh nghiệp cần nghiên C]úru, thiết kế hệ thống, xác định đối tác và quy mô

hàng hoá, quy mô chi nhánh, xây dựng mạng lưới, tuyển chọn nhân sự.

Ngoài ra, các DN sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại có thể tổ

chức hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ theo phương thức truyền thống (chào

hàng, tư vấn lựa chọn, bao gói hàng, dịch vụ sau bán hàng,...) hoặc tổ chức theo đầu

mối lớn như siêu thị tự chọn.

Trong nền kinh tế hiện đại với sự phát triển manh mẽ của công nghệ thông tin,

các doanh nghiệp cần nghiên cứu và sớm áp dụng hệ thống phân phối qua thương

mại điện tử.

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

133

Để cho hê thống phân phối hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp cần chuẩn bị

những điều kiên cần thiết, trong đó đặc biệt cần chú trọng vãn minh về mặt hàng,

đạo đức và tín nhiệm, kỹ thuật và công nghệ, các giá trị thẩm mỹ, văn minh trong

dịch vụ khách hàng.

* Đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp: Thương

hiệu doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là công cụ bảo vệ lợi ích của

doanh nghiệp. Cùng với chất lượng sản phẩm, thương hiệu góp phần quan trọng vào

nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt

Nam đến nay vẫn chưa chú trọng đúng mức thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của

mình. Để có thương hiệu mạnh, doanh nghiệp chú í một số điểm như sau:

- Phải xây dựng và phát triển sáng tạo thương hiệu: trên cơ sở ngành hàng kinh

doanh, xu hướng phát triển của ngành hàng, đặc tính của thị trường, chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp và cảm xúc của khách hàng. Hiện nay, thương hiệu của

nhiều doanh nghiệp mang tên chủ doanh nghiệp, dài và khó nhớ. Do vậy, các doanh

nghiệp có thể tổ chức đấu thầu thiết kế thương hiệu, thuê chuyên gia hay tham vấn

các chuyên gia về thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu cần phải đi đôi với bảo vệ thương hiệu. Do đó, việc

đăng kí bảo sở hữu công nghiệp, đăng kí độc quyền nhãn hiệu hàng hoá là rất cần

thiết và cần được coi trọng. Song song với viêc đăng kí bảo hộ thương hiệu, cần mở

rộng thị phần, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ sau bán hàng để củng cố và

tăng uy tín của thương hiệu. Ngoài ra, cần chú trọng quảng bá thương hiệu ở trong

nước và nước ngoài.

4.4.1.3. Nâng cao năng lực tài chính

- Tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính

hiện có và năng lực, sở trường của DN.

- Đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế

hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính...

- Chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng

lực về vốn, công nghệ và con người.

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

134

- Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu

chi phí, rủi ro cho cả DN và ngân hàng.

- Hiểu rõ tình trạng luân chuyển dòng tiền và vấn đề thâm hụt vốn lưu động,

giải phóng tiền mặt từ các hóa đơn xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các khoản thu,

giảm chi phí xử lý thanh toán, tận dụng nguồn vốn dư thừa mà vẫn đảm bảo khả

năng tiếp cận tiền mặt, giảm rủi ro và duy trì lợi nhuận…

- Quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà cung cấp, tận dụng

uy tín của người mua để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng…

4.4.1.4. Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ

Ðể hiện thực hóa việc đổi mới công nghệ trong DN, cần tiến hành rà soát,

phân loại chính xác hiện trạng công nghệ của các DN, xem xét nhu cầu đổi mới

công nghệ của ngành, lĩnh vực sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh quốc gia như

nông nghiệp, sản xuất công nghiệp phụ trợ. Cần áp dụng các mô hình công ty mẹ,

công ty con trong quá trình đổi mới công nghệ trong DN nhất là các DN nhỏ và

vừa, DN phụ trợ, hình thành các tổ chức nghiên cứu và DN khoa học và công nghệ

trong hệ thống công ty mẹ, công ty con.

Trong mô hình này các công ty mẹ sẽ đảm nhận là đầu tiếp thu công nghệ, tiến

hành nghiên cứu cải tiến đổi mới và hoàn thiện công nghệ cho phù hợp chiến lược

kinh doanh, sản phẩm, thị trường (vai trò tổ chức hoạt động R&D). Sau đó các công

đoạn trong quy trình công nghệ mới được triển khai trong hệ thống các công ty con.

Như vậy, các công ty con sẽ đảm nhận vai trò tiếp nhận công nghệ, tiếp nhận kết

quả R&D, tổ chức sản xuất (bên cầu công nghệ) theo đặt hàng của công ty mẹ. Mặt

khác, các công ty con chính là đối tác nêu vấn đề, đề xuất và đặt hàng công nghệ đối

với công ty mẹ, qua đó nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới.

Với mô hình này, số lượng các sản phẩm, quy mô của sản xuất theo trình độ

công nghệ được cung - cầu sẽ được thực hiện chặt chẽ, phù hợp nhu cầu thị trường,

năng lực sản xuất của từng công ty con cũng như khả năng thương mại, năng lực

nghiên cứu, đổi mới công nghệ của công ty mẹ.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

135

Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ của DN thì nhà quản lý DN

cần phải tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và thời gian khai thác hợp lý. Ngoài việc

tổ chức chia ca sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần chú ý tới chế

độ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng thiết

bị công nghệ của người lao động. Thêm vào đó, các DN cần tiến hành đổi mới

thiết bị công nghệ lạc hậu, khai thác tốt thiết bị công nghệ hiện có, từng bước cải

tiến thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện của DN, tiến tới cố gắng làm chủ

thiết bị công nghệ mới.

Công nghệ là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và giá thành của sản

phẩm. Chi phí cho thiết bị, công nghê lại lớn. Do vậy, việc sử dụng có hiệu quả thiết

bị, công nghệ trong doanh nghiệp có í nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất

lượng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bố trí

nhân lực, thời gian khái thác. Việc tổ chức sản xuất hợp lí và bố trí nhân lực khai

thác hợp lí công nghệ là yếu tố bảo đảm sử dụng hiệu quả. Ngoài việc tăng cường

khai thác, tổ chức thành ca kíp sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì

cần chú 1 đế chế độ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ, kĩ

năng sử dụng thiết bị, công nghệ của người lao động. Trên sơ sở đó để nâng cao

năng suất của thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN phải nhanh chóng đổi mới công

nghệ. Trước hết, cần lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc thù

sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp nhằm tối ưu

hoá việc kết hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao. Đây là biện pháp quan

trọng để DN có thể chiếm ưu thế về cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu ngay ở thị

trường trong nước, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá- khâu trọng yếu trong

lộ trình hội nhập.

Cần khai thác tốt thiết bị, công nghệ hiện có, từng bước hấp thụ công nghệ và

đi đến cải tiến các thiết bị, máy móc, công nghệ cho phù hợp với điều kiện của

doanh nghiệp, đồng thời tạo khả năng vươn lên làm chủ thiết bị, công nghệ mới. Để

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

136

thực hiện tiến trình đó, cần chú trọng đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghê và thiết

bị theo hướng tập trung ở một vài khâu then chốt có ảnh hưởng quyết định nhất.

Để có công nghệ phù hợp, cần tăng cường hoạt động mua - bán, chuyển giao

công nghệ. Các doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động của DN trên thị

trường công nghệ, trong đó chú trọng tới việc liên tục cải tiến và chuyển giao tiếp

công nghệ đã tiếp nhận cho các DN, tổ chức có nhu cầu. DN cần chủ động tìm kiếm

để cập nhật thông tin về thị trường công nghệ, khai thác các thông tin qua mạng để

tham khảo các hướng công nghệ mới để từ đó đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp

nhất với khả năng tài chính, năng lực sử dụng, cải tiến và làm chủ công nghệ, đặc

biệt là tính đồng bộ của công nghệ. Gó đủ thông tin, DN mci xây dựng được

phương án lựa chọn đối tác để có được công nghệ tối ưu.

Ngoài ra, cần táng cường liên kết và hiệp tác với các đơn vị, tổ chức tổ chức

nghiên cứu khoa học kỹ thuật cùng đầu tư nghiên cứu để thiết kế và chế tạo. DN

cũng cần chủ động liên doanh, liên kết hoặc hợp tác vứi các DN nước ngoài để tiếp

thu công nghệ hiện đại của họ.

Các DN cần hình thành Quỹ phát triển KHCN tại DN để tạo nguồn tài chính

thường xuyên cho hoạt động KH &CN trong DN. Tăng mức chi tiêu và tỷ lệ chi cho

nghiên cứu - phát triển so với doanh thu của DN. Kinh phí này không chỉ bao gồm

tiền dành cho các hoạt động nghiên cứu, mà cả tiền dành cho việc ứng dụng kết quả

nghiên cứu đó.

Doanh nghiệp cần khuyên khích và có chế độ thoả đáng để kích thích người

lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá quy trình sản xuất, cải tiến

công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

4.4.1.5. Nâng cao năng lực tổ chức dịch vụ

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: hiện nay, sự cạnh tranh giữa các

DN ngày càng gay gắt. Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ

và vì thế mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với DN cũng thay đổi theo

chiều hướng giảm dần. Chính chất lượng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận

tình của DN sẽ tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ giữa các DN. Bởi chất lượng

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

137

dịch vụ DN do sự cảm nhận của chính khách hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng

phục vụ khách hàng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng là một yếu tố hết sức

quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững, là một phần quan trọng

trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của DN

Song song với việc nghiên cứu, cải tiến các dịch vụ cung cấp về mặt kỹ thuật,

các DN cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với

khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng dịch vụ của DN

về cả chất lượng sản phẩm lẫn chất lượng phục vụ. Điều này phụ thuộc trước hết

vào tác phong làm việc và văn hoá giao dịch của các nhân viên trong DN. DN cần

chú trọng đào tạo những kỹ năng mềm (soft skills) cho nhân viên như kỹ năng giao

dịch, kỹ năng bán sản phẩm ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý

khách hàng,

Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì các DN cũng cần linh động

hơn nữa trong việc kéo dài thời gian phục vụ để tạo điều kiện thuận tiện hơn trong

giao dịch với khách hàng.

4.4.1.6. Giải pháp về tạo lập các mối quan hệ

Từ kết quả của mô hình hồi quy cho thấy việc thiết lập, phát triển và giữ

gìn các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến NLCT của

DN. DN có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác trong kinh

doanh thông qua các buổi họp mặt, hội chợ, hội nghị, tham gia các câu lạc bộ,

hiệp hội ngành nghề. Khi đó, DN sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ để nắm bắt thông tin,

cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, DN cần ưu tiên xây dựng

mối quan hệ tốt các cơ quan ban ngành. Mối quan hệ này giúp cho DN nhanh

chóng nắm bắt được sự thay đổi của quy định pháp luật, cũng như có nhiều cơ

hội tiếp cận những thông tin về các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc

ưu đãi lãi suất vay vốn, hỗ trợ khoa

Tích cực liên doanh, liên kết với DN khác, kể cả DN nước ngoài, thậm chí sát

nhập để trở thành các tập đoàn kinh tế lớn nhằm hội tụ được các lợi thế mà từng DN

đã tích lũy được theo những con đường khác nhau

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

138

4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

4.4.2.1. Xây dựng và ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Sự cần thiết phải xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo các báo cáo đánh giá, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, các chính sách,

chương trình trợ giúp phát triển DNNVV quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP

ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV đã đạt được một số kết quả đáng

khích lệ. Các nhóm chính sách trợ giúp đều đã có những bước tiến nhất định, từng

bước được đưa vào các chính sách/chương trình của các Bộ, ngành và địa phương.

Khoảng một nửa các nhóm chính sách trợ giúp đạt được những kết quả trợ giúp

DNNVV khá rõ ràng, tiêu biểu như trợ giúp về tài chính, phát triển nguồn nhân lực,

thông tin và tư vấn.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện và tác động hỗ trợ của các chính sách này

vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại do một số nguyên nhân về mặt cơ chế, chính sách sau:

Thứ nhất, đa số các chính sách trợ giúp DNNVV (6/8 nhóm chính sách quy

định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP) khi triển khai được lồng ghép vào các chương

trình của ngành và lĩnh vực. Theo đó, các chương trình này có đối tượng hỗ trợ

rộng, không dành riêng cho DNNVV, các nội dung chưa thực sự phù hợp với đối

tượng DNNVV, dẫn đến việc không thể đánh giá được kết quả hỗ trợ cho DNNVV

cũng như giảm cơ hội tham gia/hưởng lợi của các DNNVV.

Thứ hai, một số chính sách trợ giúp tuy được quy định trong Nghị định

56/2009/NĐ-CP nhưng chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành Luật đất đai,

Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đấu thầu…nên không thể quy định chi

tiết hơn các chính sách ưu đãi riêng cho DNNVV, dẫn đến các nhóm chính sách này

mới nằm trên các văn bản, chưa thể đi vào cuộc sống.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương còn

yếu. Thiếu cơ chế điều phối hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV.

Thứ tư, sự quan tâm và đầu tư của các địa phương đối với công tác trợ giúp

phát triển DNNVV còn thấp. Hầu hết các địa phương thiếu và chưa chủ động bố trí

ngân sách để hỗ trợ cho DNNVV, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

139

cao từ phía cộng đồng DNNVV (chỉ mới 19% được bố trí ngân sách riêng thực hiện

công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp). Hạn chế về nguồn lực là một trong những

nguyên nhân dẫn đến chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV chưa đạt kết quả cao

và phạm vi tác động hạn hẹp.

Từ các nguyên nhân trên, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật về trợ giúp

phát triển DNNVV là thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, các chính

sách trợ giúp DNNVV được xây dựng có tính hệ thống, quy định ưu đãi cụ thể cho

đối tượng DNNVV, đồng thời đảm bảo hiệu lực pháp lý thực thi đủ mạnh và phù

hợp với các luật chuyên ngành liên quan; quy định rõ vai trò, quyền hạn và trách

nhiệm của cơ quan đầu mối về trợ giúp DNNVV và của các Bộ, ngành, tổ chức hiệp

hội trong công tác trợ giúp DNNVV; tạo cơ sở pháp lý bố trí nguồn lực thực hiện

trợ giúp DNNVV hàng năm. Đồng thời, Luật cũng quy định cơ chế giám sát, đánh

giá đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

b. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi

cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành

mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

- Hỗ trợ DNNVV đảm bảo công khai, minh bạch, theo nhu cầu của doanh

nghiệp và phù hợp với điều kiện nguồn lực của quốc gia.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia ngày càng cao

vào công tác hỗ trợ DNNVV; tuỳ vào điều kiện thực tế công tác hỗ trợ DNNVV

được chuyển giao từng bước từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân thực hiện,

theo định hướng thị trường.

- Các DNNVV được bình đẳng trong tiếp cận các chính sách và tham gia các

chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

- Các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV không mâu thuẫn với các chính

sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các ngành. Chính sách hỗ trợ DNNVV

góp phần bổ sung, hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển ngành.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

140

- Luật hỗ trợ DNNVV là luật khung, quy định các nhóm chương trình, chính

sách hỗ trợ DNNVV. Từ Luật Khung này, các Bộ ngành xây dựng các Chương

trình, chính sách cụ thể và chi tiết.

c. Các biện pháp hỗ trợ cơ bản

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, căn cứ vào thực tiễn phát triển

cũng như nhu cầu hỗ trợ của DNNVV và điều kiện nguồn lực của quốc gia đề xuất

kiến nghị đưa ra 9 nhóm hỗ trợ cơ bản sau:

(i) Hỗ trợ DNNVV đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh

(ii) Hỗ trợ tài chính và thuế cho DNNVV

(iii) Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá do DNNVV sản xuất

(iv) Hỗ trợ phát triển thị trường cho DNNVV

(v) Hỗ trợ cung cấp thông tin cho DNNVV

(vi) Hỗ trợ tư vấn kinh doanh cho DNNVV

(vii) Hỗ trợ về lao động và nguồn nhân lực cho DNNVV

(viii) Hỗ trợ liên kết giữa các DNNVV và giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn

(ix) Hỗ trợ khởi nghiệp

Các nhóm hỗ trợ về cơ bản phát triển từ những hỗ trợ DNNVV được đánh

giá tốt và khả thi trong thời gian vừa qua và có một số kiến nghị, giải pháp mới cho

phù hợp với thực tế, khắc phục những hạn chế của Nghị định 56/2009/NĐ-CP hiện

nay, như:

- Quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho nhóm DNNVV: Các

DNNVV được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 5% so

với mức thuế suất áp dụng chung cho các doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

- Chính phủ thúc đẩy đầu tư vào DNNVV, có chính sách khuyến khích các

Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào DNNVV; đẩy mạnh phát triển cơ chế bảo hiểm

cho DNNVV.

- Thúc đẩy sự tham gia của DNNVV vào mua sắm công nhằm mở rộng thị

trường cho DNNVV:

+ Chính phủ ban hành chính sách quy định tỷ lệ tối thiểu mua sắm công của

các cơ quan Nhà nước ưu tiên dành cho DNNVV.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

141

+ Hàng năm, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch mua sắm của cơ quan

mình bao gồm tỷ lệ ngân sách dự kiến dành cho DNNVV cung cấp,thông báo cho

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch mua sắm chung của các cơ quan

Chính phủ. Kế hoạch mua sắm công sau khi được thống nhất với Bộ Tài chính sẽ

được gửi lại các cơ quan, đơn vị để công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan

mình và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để các DNNVV biết và tham gia.

- Hỗ trợ phát triển thị trường cho DNNVV: Chính phủ tạo lập kênh phân phối

hàng hoá cho DNNVV; hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV như dịch vụ biên, phiên dịch,

tư vấn mở rộng thị trường và các giải pháp cần thiết khác để phát triển thị trường

cho DNNVV.

- Có chính sách khuyến khích, tăng cường các liên kết giữa DNNVV, giữa

DNNVV với DN lớn theo chuỗi giá trị:

+ Có chính sách khuyến khích hợp tác giữa các DNNVV theo mô hình cụm,

nhóm doanh nghiệp có nhóm ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau

nhằm phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp, tăng khả năng tham gia vào chuỗi

cung ứng và tăng cường năng lực cho doanh nghiệp.

+ Thành lập các tổ chức xúc tiến hợp tác kinh doanh giữa các DNNVV, tài trợ

kinh phí thực hiện các dự án chung do nhiều DNNVV cùng thực hiện.

+ Thực hiện các biện pháp thiết lập hệ thống tương hỗ qua đó các DNNVV có

thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa trường hợp mất khả năng thanh toán và thiết

lập cơ chế mua chung, bán chung.

+ Có chính sách bảo vệ các DNNVV khi tham gia là nhà thầu phụ, tham gia

hợp đồng với các doanh nghiệp lớn.

4.4.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn

a. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại

Nhà nước thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV để

tư vấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nâng cao năng lực quản trị,

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

142

minh bạch hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở tiếp cận vốn vay tại ngân hàng

thương mại.

Ngân hàng nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dư nợ

cho vay đối với DNNVV. Trường hợp ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ dư nợ cho

vay đối với DNNVV tối thiểu 30% hoặc cho DNNVV vay với lãi suất ưu đãi theo

mục tiêu phát triển thì được hưởng các hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Ngân hàng thương mại thiết kế các quy trình cho vay phù hợp cho DNNVV,

đáp ứng yêu cầu đơn giản về thủ tục, thời gian giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an

toàn tín dụng.

Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê

tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

phù hợp với quy mô, đặc điểm của DNNVV.

DNNVV được ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất

khẩu của nhà nước để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, thị trường xuất khẩu.

Ngân hàng nhà nước xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các cơ quan đăng

ký doanh nghiệp, cơ quan thuế, tổ chức tín dụng để cho DNNVV vay vốn dựa trên

thông tin minh bạch, tuân thủ nghĩa vụ đối với nhà nước của DNNVV.

Căn cứ mục tiêu phát triển và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ lãi suất vay vốn sau

khi DNNVV hoàn thành dự án, phương án sản xuất kinh doanh.

b. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác

DNNVV có phương án sản xuất kinh doanh khả thi được vay vốn tại Quỹ Phát

triển DNNVV.

Nâng cao năng lực tài chính cho các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay

vốn tại ngân hàng thương mại.

Ngân sách nhà nước đảm bảo cấp đủ vốn điều lệ tối thiểu cho quỹ hoạt động

theo quy định. Tổ chức tín dụng, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và các tổ

chức, cá nhân khác tham gia góp vốn và quản lý điều hành quỹ tương ứng với phần

vốn góp vào quỹ.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

143

Mở rộng các nghiệp vụ tư vấn, quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu của quỹ

để bảo lãnh vay vốn cho DNNVV tại ngân hàng thương mại.

Nhà nước khuyến khích các DNNVV tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương

hỗ theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu nâng cao năng lực kinh doanh và hỗ

trợ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành viên.

Địa vị pháp lý: Quỹ tương hỗ DNNVV là tổ chức tự nguyện, hoạt động phi lợi

nhuận vì lợi ích của các thành viên góp vốn, tuân thủ quy định của pháp luật và điều

lệ tổ chức và hoạt động của quỹ. Quỹ tự đảm bảo về kinh phí hoạt động, có thu phí

từ cung cấp dịch vụ hỗ trợ thành viên để trang trải chi phí hoạt động. Quỹ được

miễn thuế thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ thành viên.

Thành viên của quỹ là các DNNVV có nhu cầu, tự nguyện và chấp thuận điều

lệ tổ chức và hoạt động của quỹ. Các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong

phạm vi góp vốn của mình.

Chức năng của quỹ nhằm cho vay và hỗ trợ tài chính cho các thành viên có

nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; cung cấp các dịch vụ phát triển kinh

doanh, tư vấn vay vốn, gọi vốn cho các thành viên, kết nối vay vốn giữa các thành

viên; bảo lãnh cho các thành viên vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Cơ cấu tổ chức của quỹ gồm hội đồng quản trị, ban giám sát, ban điều hành và

bộ máy giúp việc.

Chính phủ khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp:

Quỹ đầu tư khởi nghiệp hình thành từ nguồn vốn góp của các nhà đầu tư nhằm

đầu tư cho khởi nghiệp.

Quỹ được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp nhân, định chế

tài chính hoặc theo thoả thuận hợp tác của các bên liên quan.

Phạm vi hoạt động của quỹ: góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các đối

tượng khởi nghiệp nhằm thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn chủ sở hữu của

doanh nghiệp khởi nghiệp.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

144

4.4.2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực công nghệ

Hỗ trợ DNNVV nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm

mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm;

tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện và làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên

cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; phân tích, đánh giá,

định giá, nối kết cung cầu, phát triển thị trường công nghệ; xây dựng và đạt được các

tiêu chuẩn tiến tiến cho sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất, môi trường; xác lập,

khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

DNNVV được hỗ trợ chi phí dịch vụ trong các khu dịch vụ dùng chung và

được hỗ trợ chi phí các dịch vụ trong các cơ sở khác, bao gồm ươm tạo công nghệ,

ươm tạo doanh nghiệp; tư vấn, đào tạo về đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp,

quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sở hữu trí tuệ,

tiêu chuẩn chất lượng; cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về cung cầu công nghệ.

DNNVV được ưu tiên lựa chọn và được hỗ trợ kinh phí để chuyển giao, hoàn

thiện việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có

nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để thành lập doanh nghiệp khoa học và công

nghệ. Hỗ trợ DNNVV các dự án liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ,

các doanh nghiệp khác trong các hoạt dộng khoa học và công nghệ.

Đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công

nghệ để tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và đặc biệt

là doanh nghiệp có thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ kịp

thời, đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngày 17 tháng 10 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/NĐ-CP về

đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ đã mở thêm

nhiều hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triến khai các nhiệm vụ KH&CN sử

dụng ngân sách nhà nước, việc trích lập và vận hành các quỹ khoa học và công nghệ

của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hướng dẫn cụ thế các quy định trong Nghị định

cần có thêm sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để văn bản hướng dẫn

có thể giải quyết được các nhu cầu thực tiễn của tổ chức, cá nhân và đặc biệt là khu

vực doanh nghiệp.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

145

Việc thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

nghiên cứu, đổi mới công nghệ cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán giữa

các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương. Để kịp thời giải quyết các khó

khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nên định kỳ hàng năm có các diễn đàn hoặc hội

nghị để các doanh nghiệp được trao đổi, chia sẻ và tiếp thu các giải pháp tháo gỡ

những vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề này.

4.4.2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xúc tiến, mở rộng thị trường

Nhà nước hỗ trợ DNNVV tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển

xuất khẩu, thị trường trong nước để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

DNNVV có sản phẩm đổi mới sáng tạo được ưu tiên tham gia các chương

trình quốc gia về xúc tiến, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố

trí quỹ đất và huy động các nguồn lực khác để xây dựng hệ thống chuỗi phân phối

sản phẩm trên địa bàn.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tham gia đầu tư, góp vốn

xây dựng và vận hành hệ thống chuỗi phân phối sản phẩm.

Sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên cung cấp trong chuỗi

phân phối sản phẩm quốc gia.

Nhà nước có chính sách và cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại điện tử

để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thị trường

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

146

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã phân tích thực trạng NLCT của DNNVV trên địa bàn thành phố

Hà Nội theo 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT. Thông qua các kết quả khảo sát

của luận án kết hợp với nguồn số liệu phân tích thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Viện

nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, kết quả phân tích về NLCT theo 6 nhóm

nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cho thấy: NLCT của các DNNVV trên địa bàn thành

phố Hà nội chỉ ở mức trung bình và còn khá thấp, hầu hết các nhân tố ảnh hưởng

đến NLCT của DNNVV đều ở mức trung bình. Các DN đang gặp rất nhiều khó

khăn như: khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức

quản lý ở mức trung bình, khả năng liên minh, liên kết giữa các DNNVV còn yếu.

Để nâng cao NLCT của các DNNVV, đòi hỏi các DN trước hết phải tìm mọi

biện pháp để nâng cao các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT, trong phạm vi nghiên cứu

luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính chất khuyến nghị đối với các

DN để các DN làm căn cứ nâng cao NLCT của mình.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

147

KẾT LUẬN CHUNG

Qua nghiên cứu đề tài "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa,

nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án đã đạt được các kết quả sau:

- Luận án đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo hướng tiếp cận lý

thuyết năng lực. Theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT theo lý thuyết

năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV và các điều kiện về môi trường

kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái niệm về NLCT của

DNNVV được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác,

sử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt

được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những

thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã xác

định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của DNNVV

Việt Nam đồng thời đã xây dựng được các chỉ tiêu đo lường của từng thang đo các

yếu tố này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án đã bổ sung thêm yếu

tố: Năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT

của DNNVV ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo yếu tố này.

Đây là một nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây.

- Luận án đã đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của

DNNVV, theo đó năng lực tài chính là nhân tố có tác động mạnh nhất đến NLCT

của DNNVV, tiếp theo là nang lực tổ chức quản lý doanh nghiệp; năng lực tiếp cận

và đổi mới công nghệ; năng lực tạo lập các mối quan hệ; năng lực marketing và

năng lực tổ chức dịch vụ.

- Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT của DNNVV Việt Nam theo các

nhân tố ảnh hưởng đến NLCT đã nghiên cứu, luận án đã đề xuất được một số giải

pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV Việt Nam. Bên cạnh đó luận án có

thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định

chính sách trong việc nâng cao NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Phạm Thu Hương (2016), “Năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một nghiên cứu tổng quan”. Tạp chí Kinh tế

Châu Á Thái Bình Dương. Số 478 tháng 9 /2016.

2. Phạm Thu Hương (2016), Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố hưởng đến

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí Kinh

tế Châu Á Thái Bình Dương. Số 477 tháng 9 /2016.

3. Phạm Thu Hương (2015), Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác

động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt

Nam. Hội thảo quốc tế Quản lý kinh tế trong khai thác khoáng sản EMMA 2,

10/2015.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyền Hữu Thắng(2006), Doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. NXB chính trị Quốc gia

2. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV

3. Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2015), Báo cáo thường niên năm 2015

4. Đỗ Anh Đức (2015), "Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội", Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân

5. Lê Thị Hằng (2013), "Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ

thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam", Luận án TS - Đại học

Kinh tế quốc dân.

6. Nguyễn Mạnh Hùng (2013),"Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn

thông Việt Nam", Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Duy Hùng (2016), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty

chứng khoán Việt Nam", Luận án TS Đại học Kinh tế quốc dân

8. Hoàng Nguyên Khai (2016), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương

9. Nguyễn Thành Long (2016), "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh của DN du lịch Bến Tre", Luận án TS-Đại học Kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh

10. Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Thiết kế nghiên cứu định tính. NXB

Kinh tế TP.HCM

11. Michael, E. P. (1990). Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản Trẻ.

12. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2016), “Báo cáo

thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 ”

13. Đỗ Thị Tố Quyên (2014), "Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam", Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân

14. Hồ Trung Thành. (2012). Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực

cạnh tranh động cho các doanh nghiệp Ngành Công Thương. Đề tài NCKH cấp

Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

150

15. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Một số yếu tố tạo

thành năng lực động doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng. Hội thảo “Năng

lực cạnh tranh động của doanh nghiệp”

16. Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong

kinh doanh. NXB Tài chính

17. Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Năng lực cạnh tranh động

của doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê, trang 153-162.

18. Tổng cục thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5

năm 2011 - 2015, NXB Thống kê.

19. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê.

20. Nguyễn Tú (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ

phần quốc tế trên thị trường Việt nam", Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân

21. Bùi Đức Tuân (2011),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy

sản Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.

22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2015), “Năng lực cạnh tranh và

công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra từ các năm

2010-2014”. NXB Chính trị quốc gia.

II. Danh mục tài liệu tiếng Anh

23. Ambastha and Momaya (2004) .Competitiveness of Firms: Review of Theory,

Frameworks and Models

24. Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive. Journal of

Management, 99-120.

25. Barney, J. B. (2001). Resource-based theories of competitive advantage: A ten-

year retrospective on the resource-based view. Journal of Management, 643–650.

26. Creswell, J. W. (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative and Mixed

Methods Approaches (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage.

27. Chang (2007), Competitiveness and private sector development

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

151

28. Flanagan, R., W.Lu, L.Shen, C. Jewell, 2007. Competitiveness in

construction: a critical review of research. ConstructionManagement and

Economics, Vol. 25(9), pp.989-1000

29. Horne, M., Lloyd, P., Pay, J. & Roe, P., 1992. Understanding the competitive

process: a guide to effective intervention in the small firms sector. European

Journal of Operations Research, 56 (1), 54-66.

30. Nunnally, J., & Bernstein, I. (1994). Psychometric theory. New York: McGraw- Hill.

31. Porter, M. E. (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries

and Competitors. New York: Simon and Schuster.

32. Porter, M. E. (1990). The Competitive Advantage of Nations. Harvard Business

Review, 74-91.

33. Porter, M. E. (1996). What is Strategy? Harvard Business Review, 61-78.

34. Porter, M. E. (1990). The Competitive Advantage of Nations. London: New

Edition, Macmillan.

35. Sanchez, R., & Heene, A. (1996). Strategic Learning and

Knowledge Management. West Sussex, England: John Wiley & Sons Ltd.

36. Sauka, A. (2015), Measuring the Competitiveness of Latvian Companies.

37. Sanchez, R., & Heene, A. (2014). A Focused Issue on Building New

Competences in Dynamic Environments. Bingham: Emerald Group Publishing Limited.

38. Srivastava, R. K., Fahey, L., & Christensen, H. K. (2001). The Resource-Based

View and Marketing: The Role of Market-Based Assets in Gaining Competitive

Advantage. Journal of Management December, 777-802 .

39. Teece, D. (2014). A dynamic capabilities-based entrepreneurial theory of the

multinational enterprise. Journal of International Business Studies, 8-37.

40. Teece, D., Pissano, G., & Shuen, A. (1997). Dynamic Capabilities and Strategic

Management. Strategic Management Journal, 509-533.

41. Wint, A. G., 2003. Competitiveness in Small Developing Economies: Insights

from the Caribbean. Kingston: The University of the West Indies Press.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

152

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Phiếu khảo sát sơ bộ

Xin chào Anh /Chị !

Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “"Nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

thành phố Hà Nội"”. Chúng tôi rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu để

trả lời các câu hỏi trong phiếu này, nhằm giúp chúng tôi có thêm thông tin đánh giá

về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Xin các Anh/Chị đánh dấu (X)

vào các ô, với quy ước: (1): Rất không đồng ý; (2): Không đồng ý; (3): Chấp nhận

vừa phải; (4): Đồng ý; (5): Hoàn toàn đồng ý.

A. THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC

CẠNH TRANH

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mức độ đồng ý

1.Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt

Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các

hoạt động SXKD của DN

Doanh nghiệp luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi

môi trường kinh doanh thay đổi

Lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực tổ chức và quản lý tốt

2.Năng lực Marketing 1 2 3 4 5

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu,

thị hiếu khách hàng

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi

trường

Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp

luôn phát huy hiệu quả

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

153

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mức độ đồng ý

Doanh nghiệp luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng

đáp ứng nhu cầu của khách hàng

3.Năng lực tài chính 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu SXKD

Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn

cho hoạt động SXKD

Doanh nghiệp luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới

vào hoạt động SXKD

Doanh nghiệp luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai

(R&D) công nghệ mới

Doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ

5.Năng lực tổ chức dịch vụ 1 2 3 4 5

Nhân viên của doanh nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của

khách hàng

Nhân viên của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng

mọi yêu cầu của khách hàng

Nhân viên của doanh nghiệp luôn được khách hàng tin tưởng

6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà phân phối

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín

dụng

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền

Doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các doanh

nghiệp trong ngành

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

154

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mức độ đồng ý

Năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành

Doanh nghiệp là một đối thủ cạnh tranh mạnh

Doanh nghiệp đã tận dụng tốt 6 yếu tố năng lực trên trong hoạt

động sản xuất kinh doanh

B. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA

1. Vị trí công tác của Anh/Chị trong doanh nghiệp

Giám đốc Phó Giám đốc Lãnh đạo các phòng chức năng

2. Quy mô Doanh nghiệp:

Từ 1 - 50 người Trên 50 -100 người

Trên 100 - 200 người Trên 200 người

3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Xin chân thành cảm ơn quý anh (chị)!

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

155

Phụ lục 02. Phiếu khảo sát chính thức

Xin chào Anh /Chị !

Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “"Nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

thành phố Hà Nội"”. Chúng tôi rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu để

trả lời các câu hỏi trong phiếu này, nhằm giúp chúng tôi có thêm thông tin đánh giá

về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Xin các Anh/Chị đánh dấu (X)

vào các ô, với quy ước: (1): Rất không đồng ý; (2): Không đồng ý; (3): Chấp nhận

vừa phải; (4): Đồng ý; (5): Hoàn toàn đồng ý.

A. THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC

CẠNH TRANH

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mức độ đồng ý

1.Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt

Doanh nghiệp luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi

môi trường kinh doanh thay đổi

Lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực tổ chức và quản lý tốt

2.Năng lực Marketing 1 2 3 4 5

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu,

thị hiếu khách hàng

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp

luôn phát huy hiệu quả

Doanh nghiệp luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng

đáp ứng nhu cầu của khách hàng

3.Năng lực tài chính 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu SXKD

Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn

cho hoạt động SXKD

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

156

Doanh nghiệp luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới

vào hoạt động SXKD

Doanh nghiệp luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai

(R&D) công nghệ mới

Doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ

5.Năng lực tổ chức dịch vụ 1 2 3 4 5

Nhân viên của doanh nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của

khách hàng

Nhân viên của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng

mọi yêu cầu của khách hàng

Nhân viên của doanh nghiệp luôn được khách hàng tin tưởng

6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà phân phối

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín

dụng

Doanh nghiệp đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền

Doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các doanh

nghiệp trong ngành

Năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành

Doanh nghiệp là một đối thủ cạnh tranh mạnh

Doanh nghiệp đã tận dụng tốt 6 yếu tố năng lực trên trong hoạt

động sản xuất kinh doanh

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

157

B. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA

1. Vị trí công tác của Anh/Chị trong doanh nghiệp

Giám đốc Phó Giám đốc Lãnh đạo các phòng chức năng

2. Quy mô Doanh nghiệp:

Từ 1 - 50 người Trên 50 -100 người

Trên 100 - 200 người Trên 200 người

3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Xin chân thành cảm ơn quý anh (chị)!

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

158

Phụ lục 03. Danh mục tóm tắt các doanh nghiệp được điều tra

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực

hoạt động Địa chỉ Số điện thoại Địa chỉ Website

Giám đốc

DN

1 Công ty TNHH phát triển Thương mại

và Dịch vụ DUK Dịch vụ Số 97, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 04 3537 9742 http://duk.com.vn

2 Công ty Dịch vụ cho thuê xe Hà Nội Dịch vụ Số 21 Hàng Bè - Hoàn Kiếm - Hà

Nội 04 3926 1899 http://dichvuxehanoi.com

3 Công ty TNHH XNK Điện tử Nhật

Hoàng Dịch vụ

Số 63 Nguyễn Khoái - Hai Bà

Trưng, Tp.Hà nội 0439378010 http://nhathoang.vn

4 Công ty TNHH Sơn Vinacolor Việt

Nam Dịch vụ

Số 35-58/36 Đường Trần Bình- P.

Mai Dịch Q. Cầu Giấy 0944 616 618 http://sonvinacolor.com

5 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

CÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAM Dịch vụ

Số 506 C2, Ngõ 90 Phố Võ Thị Sáu,

HBT, HN 04.3625 0452

Đỗ Thùy

Nhung

6 Cty cổ phần dịch vụ công nghệ Thành

nam Dịch vụ

Số 49 ngõ 389 Trương định,phường

Tân mai,quận Hoàng mai,Hà nội 043 6623717

7 Công ty TNHH SKT Việt Nam Dịch vụ 77/25 Nguyễn thị định - Trung hòa -

Cầu giấy - Hà nội 0439998988 www.sktvietnam.com

Diệp Toàn

Trung

8 Cty cổ phần dịch vụ công nghệ Thành

nam Dịch vụ

Số 49 ngõ 389 Trương định,phường

Tân mai,quận Hoàng mai,Hà nội 043 6623717

Đặng Thanh

Loan

9 Công ty Cổ phần Composite và Công

nghệ Ánh Dương Dịch vụ

39 Lệnh Cư - Khâm Thiên - Đống

Đa - Hà Nội 0435133522 http://www.boncomposite

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

159

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực

hoạt động Địa chỉ Số điện thoại Địa chỉ Website

Giám đốc

DN

10 CÔNG TY PHỤ TÙNG Ô TÔ

VIETPARTS Dịch vụ

Số 251 Đ. Tam Trinh - Q.Hai Bà

Trưng – Hà Nội 098888843 http:// www.vietparts.vn

Vũ Hữu

Trường

11 Công ty Dịch thuật Toàn Cầu chi nhánh

Hà Nội Dịch vụ

59A Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà

Nội 04.3934 4967 http://vntranslation.com

12 Công ty Máy và Phụ tùng Dịch vụ Số 8 Tràng Thi – Quận Hoàn Kiếm

– Thành phố Hà Nội 04-38835500

http://www.machinoimport.c

om.vn

Trần Đức

Trương

13 Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng

hợp Hà Nội Dịch vụ

22 Hàng Lược, Phường Hàng Mã,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 04-38266601

http://www.haprosimex.com.

vn

Nguyễn Cự

Tẩm

14 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và

Đầu Tư Cát Tường chi nhánh Hà Nội Dịch vụ

Số 143 Nguyễn Lương Bằng - Đống

Đa - Hà Nội 04. 3856 4164 http://www.cattuongcorp.com

Nguyễn

Quang Huy

15 Công ty CP nhà khung thép và thiết bị

công nghiệp - SEICO Dịch vụ

Phòng 408 toà nhà Vimeco CT2

đường Hoàng Minh Giám - Trung

Hoà - Cầu giấy

04.22250540 http://www.seico.vn Phạm Đức

Lâm

16 Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu

Chi nhánh Hà Nội Dịch vụ

Lầu 4. Phòng 404 D10 Giảng Võ,

Quận Ba Đình, Hà Nội 04 3772.2989 http://www.saobacdau.vn

Trần Anh

Tuấn

17 Công ty CP sản xuất và kinh doanh vật

tư ngành in Thăng Long Dịch vụ 11/ 167 Tây Sơn, Hà Nội 04 8517217

http://www.vietnamcartridge.

com

18 Công ty TNHH Khánh Hoa Dịch vụ Số 121/10 Thái Hà, Hà Nội 04 7470955 http://sarahitech.net Khánh Hoa

19 Công ty CP Misa Dịch vụ Tòa nhà TSB - Lô B1D -Đ.Phạm

Hùng - Q.Cầu Giấy 04 3795 9595 http://www.misa.com.vn

Nguyễn

Xuân Hoàng

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

160

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực

hoạt động Địa chỉ Số điện thoại Địa chỉ Website

Giám đốc

DN

20 Công ty CP Phần mềm Effect Dịch vụ 201B1D Thành công, Ba đình,Hà

Nội 043.7721635 http://www.effectvn.com

Nguyễn Văn

Khương

21 Công ty CP Phần mềm Quản trị Doanh

nghiệp FAST Dịch vụ

18 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà

Nội 04 7715590 http://www.fast.com.vn

Phan Quốc

Khánh

22 Công ty TNHH Sản xuất & Dịch vụ

Máy tính Thế Trung Dịch vụ 67B Ngô Thì Nhậm, Hà Nội 04 9782084 http://www.cms.com.vn Thế Trung

23 Công ty TNHH Thương mại và Sản

xuất Thanh Nam Dịch vụ 84 Lê Duẩn, Hà Nội 04 9426888 http://sarahitech.net Thanh Nam

24 Công ty TNHH Công Nghệ & Thương

Mại Á Mỹ Dịch vụ

18/124 - P.Vĩnh Tuy - Q. Hai Bà

Trưng - TP. Hà Nội

(04).3633525

3 http://www.xppro.com.vn

Nguyễn

Quang Huy

25 Công ty TNHH Mực in Opal Dịch vụ 130 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng, Hà

Nội 04 9723533 http://www.opalvn.com

Đỗ thị Bích

Thắm

26 Công ty cổ phần thiết bị tổng hợp máy

văn phòng SARA Dịch vụ

Số 178 Lê Thanh Nghị, Q.Hai Bà

Trưng, Hà Nội 0436281506 http://saraecom.vn

Nguyễn

Xuân Mai

27 Công ty cổ phần phát triển WEDO Dịch vụ 54 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh

Xuân, Hà Nội. 439429652 http://wedo.com.vn

Nguyễn

Hồng Giang

28 Công ty CP Gia dụng Goldsun Dịch vụ Lô CN7, Cụm công nghiệp tập

trung vừa và nhỏ Từ Liêm, Hà Nội 437658111 http://goldsun.vn

Phạm Cao

Vinh

29 Công ty CP vườn Đông Phương Dịch vụ Huỳnh Cung - Tam Hiệp - Thanh

Trì - Hà Nội 422462480

http://caycanhthanglong.com.

vn

Đào Mạnh

Hùng

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

161

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực

hoạt động Địa chỉ Số điện thoại Địa chỉ Website

Giám đốc

DN

30 Công Ty CP đầu tư kinh tế Hồng Hà Dịch vụ 482 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy,

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 04-36333754 http://baochi.info

Nguyễn Nhị

... .................................... .................................... ....................... .................................... ..................

494 Nhà máy Sản xuất kính Quất Động Công nghiệp

và XD

Khu công nghiệp Quất Động,

Thường Tín, Hà Nội 043 37 66 525 http://www.kalaglass.com.vn

Phạm Thiện

Căn

495 Nhà máy Sản xuất kính Liên Ninh Công nghiệp

và XD

Km15 + 300 Liên Ninh, Thanh Trì,

Hà Nội 04 3689 0198 http://www.kalaglass.com.vn

Phạm Thiện

Căn

496 Công ty CP Thép Vân Thái - Vinashin Công nghiệp

và XD

110 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà

Nội 04 3767 2486

http://www.vanthaivinashin.c

om Hồ Anh Thái

497 Nhà máy thép không gỉ Hoàng Vũ Công nghiệp

và XD

Lô CN1 Cụm Công Nghiệp Minh

Khai - Từ Liêm - Hà Nội 04 22103970 http://www.hoangvu.com.vn

Vũ Tiến

Dũng

498 Xí nghiệp xây dựng Hồng Hà số 1 Công nghiệp

và XD

Số 7/275 đường Âu Cơ, quận Tây

Hồ, Hà Nội 04. 7194194 http://honghacc.com.vn

Nguyễn Văn

Phương

499 Công ty CP Cavico Việt Nam - Xây

dựng thủy điện

Công nghiệp

và XD

Tầng 4 – Tòa nhà Sông Đà – Đường

Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm 04 37686440 ttp://cavicohc.com

Trương Xuân

Đoàn

500 Công ty CP Xây dựng Công trình Giao

thông 246

Công nghiệp

và XD

Phòng 306, Tầng 3 Nhà 262- Phố

Nguyễn Huy Tưởng - phường Thanh

Xuân Trung - Quận Thanh Xuân

04-5575.504 http://www.cienco4.com

Nguyễn

Quang

Chung

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

162

Phụ lục 04. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS

4.1.Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo

+ Năng lực tổ chức quản lý DN:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.81 4

+ Năng lực Marketing:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.85 5

+ Năng lực tài chính:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.82 3

+ Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.86 3

+ Năng lực tổ chức dịch vụ:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.80 3

+ Năng lực tạo lập các mối quan hệ:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.88 5

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

163

4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

+ Kết quả phân tích EFA lần 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy.

.81

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 5388.222

df 561

Sig. .000

Total Variance Explained

Factor

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadingsa

Total % of Cumulative

Total % of Cumulative

Total Variance % Variance %

1 8.618 25.348 25.348 8.261 24.297 24.297 5.824

2 4.215 12.397 37.745 3.869 11.378 35.675 4.747

3 3.046 8.959 46.704 2.705 7.956 43.632 4.690

4 2.343 6.892 53.596 1.995 5.869 49.501 4.496

5 2.032 5.977 59.573 1.683 4.950 54.451 3.401

6 1.767 5.197 64.770 1.385 4.074 58.525 5.349

7 1.704 5.011 69.780 1.304 3.835 62.360 3.678

8 .884 2.599 72.379

9 .868 2.554 74.933

10 .764 2.247 77.180

11 .645 1.896 79.076

12 .594 1.748 80.824

13 .571 1.681 82.505

14 .516 1.517 84.021

15 .473 1.392 85.414

16 .460 1.353 86.767

17 .416 1.222 87.989

18 .393 1.157 89.146

19 .376 1.107 90.253

20 .348 1.022 91.275

21 .342 1.007 92.282

22 .303 .892 93.174

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

164

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

Pattern Matrixa

Factor

1 2 3 4 5 6

QL02 .908

QL04 .788

QL03 .400 .330

QL01 .708

MA04 .911

MA01 .840

MA02 .771

MA03 .680

TC03 .923

TC02 .847

TC01 .764

CN02 .914

CN01 .827

CN03 .679

DV01 .878

DV03 .854

DV02 .766

QH03 .854

QH05 .811

QH01 .758

QH04 .752

QH02 .768

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.

+ Kết quả phân tích EFA lần 2:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy.

.85

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 5388.222

df 561

Sig. .000

Total Variance Explained

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

165

Factor

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadingsa

Total % of Cumulative

Total % of Cumulative

Total Variance % Variance %

1 8.421 25.517 25.517 8.071 24.458 24.458 4.685

2 4.188 12.689 38.206 3.844 11.647 36.105 4.664

3 3.043 9.221 47.427 2.704 8.195 44.300 5.502

4 2.339 7.089 54.516 1.992 6.037 50.336 4.484

5 2.025 6.136 60.652 1.677 5.082 55.418 3.378

6 1.745 5.288 65.940 1.366 4.141 59.558 5.273

7 1.626 4.928 70.868 1.247 3.779 63.337 3.650

8 .883 2.675 73.543

9 .786 2.381 75.924

10 .710 2.153 78.077

11 .642 1.947 80.024

12 .575 1.742 81.767

13 .516 1.564 83.331

14 .473 1.435 84.765

15 .460 1.394 86.160

16 .421 1.276 87.436

17 .397 1.202 88.638

18 .376 1.141 89.779

19 .350 1.061 90.840

20 .343 1.038 91.878

21 .330 1.001 92.879

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

Total Variance Explained

w Factor

1 2 3 4 5 6

MA04 .600

MA01 .912

MA02 .840

MA03 .681

QL02 .924

QL04 .846

QL01 .764

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

166

TC03 .729

TC02 .685

TC01 .907

CN02 .760

CN01 .738

CN03 .713

DV01 .689

DV03 .916

DV02 .827

QH03 .680

QH05 .676

QH01 .670

QH04 .895

QH02 .845

Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser

Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.

4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

- Kết quả CFA năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

QL01 <--- QL 1.000

QL02 <--- QL .993 .067 14.927 ***

QL03 <--- QL 1.069 .068 15.690 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

QL01 <--- QL .796

QL02 <--- QL .853

QL03 <--- QL .808

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

QL .633 .076 8.374 ***

e1 .395 .039 10.013 ***

e2 .390 .039 10.023 ***

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

167

e3 .335 .038 8.830 ***

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.418 2 .067 2.709

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 674.562 6 .000 112.427

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .015 .992 .961 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .485 .463 .105 .278

Baseline Comparisons

Model NFI RFI IFI TLI

CFI Delta1 rho1 Delta2 rho2

Default model .992 .976 .995 .985 .995

Saturated model 1.000 1.000 1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .069 .000 .142 .244

Independence model .558 .523 .594 .000

- Kết quả CFA năng lực Marketing

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

MA01 <--- MA 1.000

MA02 <--- MA 1.012 .062 16.196 ***

MA03 <--- MA .987 .063 15.592 ***

MA04 <--- MA .926 .059 15.705 ***

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

168

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

MA01 <--- MA .798

MA02 <--- MA .793

MA03 <--- MA .769

MA04 <--- MA .773

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

MA .556 .063 8.786 ***

e1 .316 .029 10.727 ***

e2 .337 .031 10.830 ***

e3 .374 .033 11.207 ***

e4 .321 .029 11.143 ***

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 10 12 .723 5 .026 2.545

Saturated model 15 .000 0

Independence model 5 1021 .414 10 .000 102.141

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .016 .987 .961 .329

Saturated model .000 1.000

Independence model .454 .381 .071 .254

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .988 .975 .992 .985 .992

Saturated model 1.000 1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

169

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .066 .021 .112 .235

Independence model .532 .504 .559 .000

- Kết quả CFA năng lực tài chính

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TC01 <--- TC 1.000

TC02 <--- TC .863 .087 12.826 ***

TC03 <--- TC .659 .072 13.460 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TC01 <--- TC .812

TC02 <--- TC .756

TC03 <--- TC .801

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TC .607 .068 8.944 ***

e1 .323 .031 10.539 ***

e2 .339 .031 11.056 ***

e3 .240 .028 8.693 ***

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.985 2 .050 2.992

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 863.689 6 .000 143.948

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .012 .992 .961 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .508 .414 .023 .248

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

170

Baseline Comparisons

Model NFI RFI IFI TLI

CFI

Delta1 rho1 Delta2 rho2

Default model .993 .979 .995 .986 .995

Saturated model 1.000 1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .075 .000 .147 .206

Independence model .632 .597 .668 .000

- Kết quả CFA năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

CN01 <--- CN 1.000

CN02 <--- CN 1.268 .081 15.663 ***

CN03 <--- CN 1.067 .073 14.614 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

CN01 <--- CN .705

CN02 <--- CN .826

CN03 <--- CN .815

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

CN .807 .078 8.541 ***

e1 .146 .024 6.090 ***

e2 .232 .024 9.835 ***

e3 .277 .024 11.488 ***

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

171

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.752 2 .056 2.876

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 717.937 6 .000 119.656

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .011 .992 .961 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .340 .458 .097 .275

Baseline Comparisons

Model NFI RFI IFI TLI

CFI

Delta1 rho1 Delta2 rho2

Default model .992 .976 .995 .984 .995

Saturated model 1.000 1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .072 .000 .145 .221

Independence model .576 .541 .612 .000

- Kết quả CFA năng lực tổ chức dịch vụ

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

DV01 <--- DV 1.000

DV02 <--- DV 1.068 .061 12.261 ***

DV03 <--- DV 1.127 .053 13.115 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

DV01 <--- DV .851

DV02 <--- DV .789

DV03 <--- DV .849

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - humg.edu.vnhumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6124/Toan van... · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

172

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

CN .707 .086 7.543 ***

e1 .467 .052 8.987 ***

e2 .502 .047 10.649 ***

e3 .393 .043 9.042 ***

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.752 2 .056 2.876

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 717.937 6 .000 119.656

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .249 .966 .939 .537

Saturated model .000 1.000

Independence model .395 .442 .303 .354

Baseline Comparisons

Model NFI RFI IFI TLI

CFI

Delta1 rho1 Delta2 rho2

Default model .951 .929 .970 .957 .970

Saturated model 1.000 1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .064 .044 .084 .125

Independence model .306 .291 .320 .000