223
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ QUỲNH NAM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ QUỲNH NAM

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ QUỲNH NAM

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2017

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt

động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong

luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Vũ Quỳnh Nam

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo

Khoa Quản lý - Luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Chí Thiện đã tận tình giúp

đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học

nhiệt thành và nghiêm túc.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động

viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận án

Vũ Quỳnh Nam

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii

MỤC LỤC ............................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... ix

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

5. Bố cục của Luận án ............................................................................................. 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 5

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 5

1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 5

1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề ............................................................ 6

1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề ............................................................. 7

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 8

1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 8

1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề .......................................................... 11

1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề .................................................. 12

1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề ................................................................. 12

1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè ....................................................... 13

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

iv

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG

NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................................................ 15

2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững ............................... 15

2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững ............................................. 15

2.1.2. Đặc điểm và vai trò phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............. 23

2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............................. 28

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển LN từ một số quốc gia ............................................ 38

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành chè từ một số quốc gia trên thế giới .............. 41

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

cho tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 44

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 47

3.1. Phương pháp tiếp cận...................................................................................... 47

3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ............................................................................... 47

3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ................................... 47

3.1.3. Tiếp cận hệ thống ........................................................................................ 47

3.1.4. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè ........................................................... 47

3.1.5. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường ..................................... 48

3.2. Thiết kế nghiên cứu và khung phân tích .......................................................... 49

3.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 51

3.3.1. Thông tin thứ cấp ......................................................................................... 51

3.3.2. Thông tin sơ cấp .......................................................................................... 51

3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................. 54

3.4.1. Tổng hợp thông tin ...................................................................................... 54

3.4.2. Phân tích thông tin ....................................................................................... 54

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 62

3.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế .................................................................................. 62

3.5.2. Các chỉ tiêu xã hội ....................................................................................... 63

3.5.3. Các chỉ tiêu môi trường ............................................................................... 63

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

v

Chương 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................... 64

4.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 64

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 64

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 65

4.2. Tổ chức quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........................................... 68

4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên .............................. 68

4.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý làng nghề ............................................................... 69

4.2.3. Phân công, phân cấp quản lý làng nghề ........................................................ 71

4.2.4. Thể chế phát triển làng nghề ........................................................................ 74

4.3. Phân tích tình hình phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững ..................................................................................................... 77

4.3.1. Phát triển về kinh tế ..................................................................................... 77

4.3.2. Phát triển về xã hội .................................................................................... 104

4.3.3. Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè ........................................... 109

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng

bền vững.............................................................................................................. 114

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD của hộ dân trong LN chè ........... 114

4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liên kết trong sản xuất kinh doanh

của các hộ dân trong làng nghề chè...................................................................... 117

4.5. Đánh giá chung về phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững ........................................................................................... 119

4.5.1. Những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái nguyên

theo hướng bền vững ........................................................................................... 119

4.5.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững ................................................................................................... 122

4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 124

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

vi

Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................... 126

5.1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề ................................................ 126

5.2. Định hướng phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................... 127

5.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế ................................................................ 127

5.2.2. Định hướng phát triển về xã hội ................................................................. 128

5.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường.............................................................. 129

5.3. Xây dựng giải pháp thực hiện định hướng phát triển làng nghề chè trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững ........................................................ 129

5.4. Giải pháp phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững .. 131

5.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ......................................................................... 132

5.4.2. Giải pháp về xã hội .................................................................................... 139

5.4.3. Giải pháp về môi trường ............................................................................ 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 160

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Các kí hiệu, từ viết tắt Tiếng Việt

BVTV Bảo vệ thực vật

CDS Ủy ban PTBV của Liên hợp quốc

CN - XD Công nghiệp - Xây dựng

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSSX Cơ sở sản xuất

DN Doanh nghiệp

GRDP Tổng sản phẩn trên địa bàn

HTX Hợp tác xã

LĐ Lao động

LN Làng nghề

MMTB Máy móc thiết bị

PTBV Phát triển bền vững

PTLN Phát triển làng nghề

QĐ Quyết định

SXKD Sản xuất kinh doanh

THT Tổ hợp tác

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TW Trung ương

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas .......... 57

Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic ........................ 61

Bảng 4.1. Số lượng LN chè tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận phân bố

theo huyện, thị xã, thành phố tính hết năm 2015 ................................. 78

Bảng 4.2. Doanh thu bình quân của các hộ điều tra trong LN chè ....................... 80

Bảng 4.3. Các hình thức tổ chức SXKD chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .... 80

Bảng 4.4. Thông tin cơ bản của hộ sản xuất chè trong LN chè ............................ 81

Bảng 4.5. Thông tin cơ bản của hộ tham gia Tổ hợp tác chè trong LN chè

năm 2015 ............................................................................................ 83

Bảng 4.6. Thông tin cơ bản về HTX chè tỉnh Thái Nguyên năm 2013-2015 ....... 84

Bảng 4.7. Đánh giá của HTX chè về khó khăn trong sản xuất và kinh doanh ...... 85

Bảng 4.8. Quy mô lao động làm nghề chè tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên

năm 2015 ............................................................................................ 91

Bảng 4.9. Quy mô vốn SXKD của các hộ dân LN chè ........................................ 92

Bảng 4.10. Diện tích, số hộ sản xuất chè an toàn năm 2015 .............................. 94

Bảng 4.11. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè của các hộ

dân LN chè tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 96

Bảng 4.12. Xuất khẩu chè của LN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 ... 101

Bảng 4.13. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên .. 106

Bảng 4.14. Số LN chè tham gia Festival chè ...................................................... 109

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường .......... 111

Bảng 4.16: Diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 ............ 111

Bảng 4.17. Diện tích tích cấp chứng nhận chè an toàn giai đoạn 2013 -2015 ...... 112

Bảng 4.18. Mô phỏng xác suất tham gia HTX của các hộ dân LN ...................... 117

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........ 129

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 49

Sơ đồ 3.2: Khung phân tích về PTLN chè theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên .... 50

Sơ đồ 4.1: Tổ chức quản lý làng nghề tỉnh Thái Nguyên ................................... 70

Sơ đồ 4.2: Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tại các LN chè

Thái Nguyên ..................................................................................... 89

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2011-2015 ................ 67

Biểu đồ 4.2: Diện tích trồng chè và số lượng LN chè được công nhận ở tỉnh

Thái Nguyên năm 2015 .................................................................... 78

Biểu đồ 4.3. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 ................. 87

Biểu đồ 4.4: So sánh cơ cấu giống chè của tỉnh và cơ cấu giống chè của hộ

dân LN chè năm 2015 ...................................................................... 93

Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng diện tích chè được cấp chứng nhận chè an toàn ................ 113

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề chủ

yếu sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng

mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó, làng nghề

là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề gắn với sự phát

triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may,...

hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng,

chế biến nước mắm, chế biến chè,...

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại

ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm

nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Theo báo cáo về việc thực hiện

chính sách, pháp luật môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, có hơn 11 triệu lao

động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông

thôn [59]. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất

trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét

đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, làng nghề Việt hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như:

Khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản

phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm

khó khăn,... Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã

hội, môi trường và thể chế.

Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát

triển công nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề còn

chưa thực sự được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 174 làng

nghề và làng có nghề. Số lượng làng nghề đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công

nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống là 163 làng nghề, với 11.720 hộ tham

gia, số lao động tham gia làm nghề 22.760 người (tính đến năm 2016) [20]. Làng

nghề Thái Nguyên với các ngành nghề chính như: chế biến chè, chế biến nông, lâm

sản, thực phẩm, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

2

cảnh, trồng dâu nuôi tằm,... Trong đó, có 140 làng nghề là làng nghề chè chiếm

86,42%. Các làng nghề chè này đã hình thành nên các vùng làng nghề chè đặc sản

nổi tiếng tập trung như: Tân Cương (thành phố Thái Nguyên); Phúc Thuận (huyện

Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ); Khe Cốc, Tức Tranh

(huyện Phú Lương), La Bằng (huyện Đại Từ),...

Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát

triển công nghiệp nông thôn và làng nghề như: Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng

cho mỗi làng nghề được công nhận, đào tạo nghề sản xuất chế biến chè, hỗ trợ máy

móc thiết bị cho sản xuất chế biến chè, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm công

nghiệp nông thôn tiêu biểu,…. Nhờ đó, tại các làng nghề đã có chuyển biến tích

cực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc

xây dựng nông thôn mới.

Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ hội thị trường to lớn nhưng

làng nghề chè vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như:

Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả sản xuất - kinh doanh thấp;

lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, khó khăn trong huy

động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động liên doanh liên kết

giữa các hộ dân làng nghề với các Tổ hợp tác, các Hợp tác xã, với doanh nghiệp, và

với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều,

khả năng cạnh tranh không cao,… Lực lượng lao động có trình độ văn hóa thấp.

Hầu hết các hộ nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, năng

lực quản lý... Vì vậy quy mô sản xuất kinh doanh chè của hộ làng nghề bị bó hẹp,

sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng

chưa cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự

được quan tâm. Các chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ phát triển làng

nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,... còn chưa thực

sự được chú trọng. Để hoạt động của các hộ dân làng nghề chè ổn định, bền vững

phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân, tạo công ăn việc

làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên địa bàn, phát triển làng nghề nói chung và

làng nghề chè nói riêng của Tỉnh theo hướng bền vững đã và đang trở nên là vô cùng

cấp thiết. Vì vậy, “Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững” đã được chọn làm đề tài luận án.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên trong

thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển LN chè tại tỉnh Thái

Nguyên theo hướng bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển LN chè theo hướng bền vững.

- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển LN chè ở tỉnh Thái

Nguyên dưới góc độ phát triển bền vững.

- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển LN chè theo hướng bền vững.

- Hoàn thiện và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển LN chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của LN chè về

kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ dân

tham gia làng nghề chè và sự liên kết giữa các hộ dân trong làng nghề chè. Từ đó đưa

ra các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

- Về không gian: Nghiên cứu các LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển LN chè của tỉnh Thái

Nguyên trong giai đoạn 2011-2015, số liệu sơ cấp của năm 2015 được tác giả

khảo sát năm 2016, từ đó đề xuất giải pháp phát triển LN chè cho giai đoạn 2017 -

2022, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Đóng góp của luận án

(1) Kết quả nghiên cứu Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý

luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững, làm cơ sở quan trọng

cho xây dựng các chính sách phát triển làng nghề chè.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

4

(2) Luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

cho phát triển LN chè theo hướng bền vững.

(3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái

Nguyên có kết hợp phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu

hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng.

(4) Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng

phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, dựa

trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án sử dụng mô hình hồi quy

Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển làng nghề chè, và

hàm hồi quy Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới liên kết giữa

các hộ nghề trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên.

Đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm phát triển làng nghề chè

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong bối

cảnh mới.

5. Bố cục của Luận án

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố

cục thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề chè theo hướng

bền vững

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên theo hướng bền vững

Chương 5: Giải pháp phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững.

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về LN trên thế giới. Nhìn

chung các nghiên cứu có thể chia thành các nhóm 4 nhóm nghiên cứu. Nhóm

nghiên cứu về phát triển kinh tế LN, nhóm nghiên cứu về xã hội trong LN, nhóm

nghiên cứu về môi trường LN, nhóm nghiên cứu về chính sách LN.

1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề

Taylor và Adelman (2006) [90], đã xây dựng mô hình khung lý thuyết về

kinh tế làng xã. Nhóm tác giả đã khẳng định rằng, kinh tế hộ trong LN chịu ảnh

hưởng bởi các yếu tố: nguồn lực, sự đa dạng của sản xuất, yếu tố thương mại, thể

chế chính sách và đặc trưng của vùng đó. Tầm quan trọng của mối liên hệ giữa LN

đối với môi trường bên ngoài đã được nhấn mạnh. Nghiên cứu đưa ra mô hình cân

bằng tổng thể (CGE-computable general-equilibrium) để nghiên cứu ảnh hưởng của

yếu tố chính sách, thay đổi của thị trường và các yếu tố tự nhiên đến kinh tế nông

thôn. Đồng thời, hàm sản xuất Cobb-Douglas đã được sử dụng để phân tích ảnh

hưởng của các yếu tố: lao động gia đình, lao động thuê ngoài, vốn vật chất, và đất

đai đến tỷ lệ giá trị gia tăng thu nhập phi nông nghiệp của các hộ trong làng. Kết

quả của các mô hình này được dùng để so sánh kết quả hoạt động sản xuất của các

làng xã ở một số quốc gia trên thế giới: Ấn Độ, Mexico, Indonesia… Tuy nhiên,

nghiên cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị gia tăng của

hộ như: thị trường, giá cả, cơ sở hạ tầng,....

Ardhala và cs (2016) [71], sử dụng phương pháp nhân tích nhân tố khám phá

để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển của ngành công nghiệp sản

xuất giày dép tại LN kết hợp với phát triển du lịch ở thành phố Mojokerto của

Indonesia. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển

LN giày dép kết hợp với du lịch gồm: Yêu cầu cơ bản của ngành công nghiệp (lao

động, kỹ năng, vốn, công nghệ, chính sách của chính phủ, đào tạo, mạng lưới điện,

mạng lưới thông tin liên lạc); thu hút khách du lịch (lượng khách tham quan, sự

hiếu kỳ, yếu tố tự nhiên trong LN); khả năng tiếp cận và thông tin (liên kết giao

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

6

thông, sự thuận lợi của đường giao thông trong làng, khoảng cách đến trung tâm

thành phố, lượng người đến LN); sự phát triển của sản phẩm (sản phẩm mới và giá

trị sản phẩm). Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định

các yếu tố ảnh hưởng, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố

tới phát triển LN kết hợp với du lịch.

1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề

G. Michon và F. Mary (1994) [85], nghiên cứu phát triển du lịch của làng

nghề truyền thống (LNTT) và các thay đổi hình mẫu tại khu vực Bogor, Indonesia,

nhóm tác giả nghiên cứu nội dung chuyển đổi khu vườn LNTT và chiến lược kinh

tế mới của các hộ gia đình nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái kết hợp với

khu vườn LNTT. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh

quan thiên nhiên của LNTT ở vùng nông thôn Indonesia sẽ là cơ hội để khu vực này

phát triển du lịch sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện thu nhập

và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Indonesia. Tuy nhiên, nghiên cứu

này chỉ phù hợp với các LN có điều kiện về cảnh quan thiên nhiên và dễ dàng

chuyển đổi sang mô hình du lịch sinh thái.

Erick Cohen (1995) [74], trong nghiên cứu về PTLN thủ công của Thái Lan

đã đúc kết 2 mô hình du lịch LNPT mạnh ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất

hàng thủ công và chuỗi các phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp với du lịch.

Nghiên cứu khẳng định phát triển du lịch LN không chỉ giúp quảng bá sản phẩm

nghề mà còn là tiền đề giúp gia tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ

công. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với LN thủ công truyền thống.

Hashemi và cs (2017) [79], xây dựng qui trình PTBV nông thôn thông qua

một số chỉ tiêu PTBV LN, bài học từ làng Hajij, Iran. Đồng thời, sử dụng thang đo

Likert với giá trị từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu

cầu xã hội và kinh tế địa phương tại làng Hajij với 20 biến được đề xuất. Thành công

của nghiên cứu là từ 20 biến được đề xuất, tác giả đã nhóm các biến thành 4 nhóm

theo điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức trong việc phát triển du lịch tại làng

Hajij ở Iran thông qua mô hình SRDI - The Sustainable Rural Development Index

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

7

(Mô hình SRDI được sử dụng đo lường định lượng trong phân tích SWOT). Hạn chế

của nghiên cứu, chưa lượng hóa được các yếu tố như: trình độ học vấn, thu nhập,

tổng giá trị tài sản,... đến phát triển nông thôn bền vững.

Naoto Suzuki (2007) [86], nghiên cứu thực trạng phát triển LN thủ công ở

các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu chỉ rõ những hạn chế của Chính phủ trong

việc đưa ra các hệ thống chính sách không rõ ràng, hạn chế trong hỗ trợ phát triển

nguồn nhân lực và các yếu tố sản xuất tại các LN, thiếu sự liên kết theo chiều ngang

và chiều dọc trong khu vực LN. Nghiên cứu đã phân tích vai trò của các nghệ nhân

nghề; xây dựng khung chính sách nhằm hỗ trợ phát triển LN. Đồng thời, đề xuất

chiến lược phát triển LN gồm: Tiếp tục phát triển thị trường trong nước; nâng cao

năng lực cạnh tranh quốc tế trong các thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện liên kết

kinh doanh với chuỗi giá trị toàn cầu; tự sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu

các sản phẩm sử dụng hàng ngày; phân cấp và phát triển khu vực; cải thiện hệ thống

cung cấp nguyên liệu; xác định các nguyên vật liệu mới; liên kết các nhà sản xuất thủ

công ở khu vực nông thôn; bảo tồn nghề truyền thống; thiết lập hệ thống cung cấp

nguyên liệu hiệu quả; khuyến khích tham gia hợp tác xã thông qua hỗ trợ pháp lý;...

Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập đến yếu tố vốn xã hội trong các làng nghề.

Awgichew.Y (2010) [72], trong nghiên cứu về “chính sách và biện pháp

thực tế để quảng bá các LN ở Ethiopia”, tại hội thảo quốc tế về ứng dụng khoa

học của các quốc gia vào phát triển các LN, đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá

chính sách PTLN bao gồm: Tính minh bạch của chính sách; tính phù hợp của

chính sách; tính ổn định của chính sách; tính thống nhất của chính sách; tính

khách quan; tính chính trị; tính hệ thống; tính đồng bộ; tính thực tiễn; và tính hiệu

quả kinh tế - xã hội. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến các chính sách pháp luật của

Nhà nước đối với quản lý LN, mà chưa đề cập đến các thể chế phi chính thức thực

tế tồn tại trong các LN này.

1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề

Kaisorn, T. và Phousavanh, D. (2009) [81], trong nghiên cứu về mức độ ô

nhiễm tại các LN chế biết bột giấy ở Viên Chăn, Lào đã đánh giá thiệt hại kinh tế do

ô nhiễm môi trường tại các LN chế biến bột giấy của Viên Chăn, Lào gây ra. Thông

qua kết quả điều tra về hành vi ngăn ngừa và các hoạt động phòng ngừa giảm nhẹ tác

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

8

động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, phân tích hệ thống các chỉ số đo lường mức

độ ô nhiễm môi trường tại LN chế biến bột giấy. Từ đó, đề xuất nhóm giải pháp

nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường bằng cách thay đổi

hành vi của các CSSX trong LN, thông qua việc chủ động cải thiện cuộc sống, giám

sát, tuyên truyền, vận động người dân trong LN nâng cao nhận thức về môi trường.

Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phù hợp với LN chế biến bột giấy, do mức độ ô nhiễm

không khí từ khói bụi phát ra từ các LN này rất lớn.

Fan, Z. (2011) [75], đã sử dụng phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do tổn

thất thay thế, sửa chữa và xử lý chất thải trong LN chế biến nông sản tại Trung

Quốc dựa trên thực tế tiêu tốn nước và hệ số phát sinh nước thải từ hoạt động sản

xuất. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tổng lượng nước tiêu tốn cho các hoạt

động sản xuất LN và tiểu thủ công nghiệp khoảng 59,04 ngàn km3 nước/ngày và

thải ra môi trường khoảng 34,09 ngàn km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại cho kinh tế

Trung Quốc khoảng 8,8 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng phù

hợp với Trung Quốc và một số quốc gia phát triển vì những quốc gia này đã xây

dựng được hệ thống các nhà máy phân loại và xử lý chất thải (gồm nước thải và

chất thải rắn) cho quốc gia và cho các LN.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về LN và ngành chè.

Nhìn chung các nghiên cứu này cũng có thể chia theo các nhóm nghiên cứu như

sau: các nghiên cứu về kinh tế LN, nghiên cứu về xã hội LN, nghiên cứu về

môi trường LN, nghiên cứu về thể chế cho phát triển LN và các nghiên cứu liên

quan đến ngành chè.

1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề

MacAulay và cs (2006) [82], ứng dụng lý thuyết về kinh tế làng xã (villages

economices) và mô hình cân bằng không gian để đánh giá sự phân bổ nguồn lực tại các

LN. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam chỉ ra rằng, các yếu tố tác động tới

tổng lợi nhuận/thu nhập của tất cả các hộ trong 1 làng bao gồm: giá và khối lượng sản

phẩm sản xuất ra; lượng đầu vào sử dụng; tổng cung và tổng cầu sản phẩm hàng hóa

của từng hộ trong tổng các hộ,… Hạn chế của nghiên cứu chưa đi phân tích các tổ chức

kinh tế trong LN và mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế trong LN.

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

9

Szydlowski và Rachael (2008) [88], trong nghiên cứu về LN thủ công của

Việt Nam đã khẳng định rằng, yếu tố quyết định sự thành công của LN phụ thuộc

vào lao động nghề và các nghệ nhân nghề. Bên cạnh đó, các yếu tố thị trường (đặc

biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu), và yếu tố chính sách (thông qua các chính

sách khuyến khích phát triển LN) cũng được nghiên cứu đề cập. Đồng thời nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng, để PTLN thì các CSSX phải liên kết với các DN nhỏ và vừa.

Ngoài ra, PTLN gắn với phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi cho các LN

thủ công của Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới dừng lại ở phân

tích liên kết dọc giữa các CSSX với DN, mà thiếu vai trò của liên kết ngang giữa

các CSSX này với nhau nhằm cùng hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng

thời đó là cầu nối trung gian giữa CSSX với DN.

Nguyễn Đình Hòa (2010) [22], sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp

với phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới

PTLN khu vực Đông Nam Bộ, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến

PTLN gồm: nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, công nghệ, năng lực quản lý của chủ

CSSX nghề và dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các LN.

Nghiên cứu đã bổ sung thêm yếu tố ảnh hưởng tới PTLN: cách thức cạnh tranh và

liên kết giữa các CSSX ở cùng LN hay sự hỗ trợ và liên kết ngành; mức độ quan

tâm của các CSSX đến kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực quản lý. Hạn chế

của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, mà chưa lượng hóa các

yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN.

Bạch Thị Lan Anh (2010) [1], phân tích mối quan hệ giữa ba nội dung phát

triển kinh tế - xã hội - môi trường của PTBV LN truyền thống với phát triển nông

nghiệp nông thôn và PTBV vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên

cứu, sử dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích thực trạng về kinh tế

LN, thực trạng xã hội LN và thực trạng về môi trường LN ở vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ mà chưa đi sâu phân tích sự kết hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trường

để tạo nên sự phát tiển bền vững LN.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

10

Bùi Văn Tiến (2012) [50], trong nghiên cứu về LN ở tỉnh Ninh Bình, đã

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế LN tỉnh gồm: quy hoạch và

việc thực hiện quy hoạch; thể chế và chính sách; thị trường và các yếu tố thị trường;

đầu tư công và dịch vụ công; các nguồn lực sản xuất (nguồn nhân lực, vốn, nguyên

liệu, công nghệ, mặt bằng, kết cấu hạ tầng); tham gia các tổ chức kinh tế; và hệ

thống thông tin trong LN. Nghiên cứu cũng đề cập đến khía cạnh phát triển các tổ

chức kinh tế LN. Tuy vậy, nghiên cứu này mới phân tích rời rạc các hình thức tổ

chức kinh tế trong LN ở tỉnh Ninh Bình mà chưa phân tích được tính liên kết giữa

các tổ chức kinh tế này tại các LN ở tỉnh Ninh Bình.

Đào Ngọc Tiến và cs (2012) [51], đề xuất và thử nghiệm một hệ thống tiêu

chí để đánh giá mức độ phát triển bền vững của các LN truyền thống của Việt Nam

trên 3 khía cạnh của phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường thông qua

phân tích thực trạng phát triển bền vững tại một số LN truyền thống vùng đồng

bằng Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên cứu, chỉ phù hợp với các LN thủ công truyền

thống, hệ thống chỉ tiêu này khó áp dụng đối với các LN chế biến nông sản thực

phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến thủy hải sản, chế biến chè,....

Lê Xuân Tâm (2014) [43], nghiên cứu PTLN tỉnh Bắc Ninh trong quá trình

xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng

đến PTLN trong quá trình xây dựng nông thôn mới gồm: chính sách phát triển LN;

quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch; cơ sở hạ tầng; các yếu tố đầu vào (nhân

lực, công nghệ, vốn cho sản xuất, nguyên liệu, mặt bằng sản xuất); thị trường tiêu

thụ sản phẩm; môi trường và bảo vệ môi trường; thiết chế xã hội và truyền thống

văn hóa; các hình thức liên kết trong phát triển LN. Hạn chế của nghiên cứu, sử

dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích, không lượng hóa các yếu

tố ảnh hưởng để phân tích.

Mai Văn Nam và cs (2011) [32], sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi

ích (Cost Benefit Analysis: CBA), hàm phân tích phân biệt và mô hình hồi qui

tương quan để phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

của các LN tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: tính chất hộ

(hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất

LN (LN đã công nhận và chưa công nhận) tạo nên sự khác biệt về thu nhập của các

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

11

hộ LN. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng vai trò của vốn lưu động ảnh

hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ làm nghề. Hạn chế của nghiên cứu chưa đề cập

đến các hình thức tổ chức kinh tế trong LN.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá đã được Lê Thị Thế Bửu và cs

(2015) [7], sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến PTLN truyền thống

tỉnh Bình Định, gồm 7 yếu tố: yếu tố thị trường; yếu tố lao động; yếu tố vốn; yếu tố

khoa học công nghệ; yếu tố thể chế, chính sách; yếu tố cơ sở hạ tầng; yếu tố nguồn

nguyên liệu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến liên kết trong SXKD của LN.

Mai Văn Nam (2013) [31], sử dụng phương pháp phân tích yếu tố để phân

tích các yếu tố ảnh hưởng của các điểm du lịch đến phát triển du lịch LN. Đồng thời

nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTLN kết hợp với du

lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm yếu tố

ảnh hưởng đến PTLN kết hợp du lịch: nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nhận định của du

khách về các địa điểm du lịch (sự lôi cuốn của các địa điểm du lịch, sự cảm nhận

của du khách về các địa điểm du lịch, qui mô của các điểm du lịch) và nhóm yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các LN (khả năng tài chính của các hộ, cơ

sở hạ tầng, điều kiện sản xuất và khả năng hiểu biết của các hộ LN). Hạn chế của

nghiên cứu, chưa phân tích các yếu tố văn hóa truyền thống trong LN, các chính

sách cho phát triển du lịch LN.

1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề

Hồ Kỳ Minh (2011) [30], đã sử dụng phương pháp chuỗi giá trị sản phẩm LN

để phân tích mối liên kết giữa các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà chế biến, và

người cung cấp dịch vụ ở khu vực đồng bằng, trung du của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả

nghiên cứu khẳng định, mô hình về chuỗi giá trị của những LN tuy có những điểm

khác nhau nhưng cũng có những nét chung và giữa các nhóm có sự ảnh hưởng lẫn

nhau. Những người tham gia vào chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và có thể duy trì

tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi mới, nhờ đó nâng cao kiến thức thị

trường. Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông thường,

chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia chuỗi, và các yếu tố ảnh

hưởng tới khả năng tham gia chuỗi giá trị của các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà

chế biến và người cung cấp dịch vụ.

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

12

Nguyễn Thị Phương và cs (2013) [36], sử dụng một số công cụ PRA và câu

chuyện điển hình để phân tích thực trạng lao động LN ở Bắc Ninh. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chính tác động đến mô hình phân công lao động là

sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và tiến bộ của công nghệ. Hạn chế của

nghiên cứu là chưa phân tích được các yếu tố bên trong LN ảnh hưởng tới nhận

thức và quan điểm của người lao động trong LN như: trình độ dân trí, giới tính,

tôn giáo, dân tộc, truyền thống,...

1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề

World Bank [93], chỉ ra rằng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các LN

Việt Nam là do: số lượng cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường quá ít, các cán

bộ quản lý chưa được đào tạo; không có quy định cụ thể về phòng ngừa ô nhiễm;

thiếu kinh phí đầu tư cho môi trường; hệ thống giám sát môi trường hoạt động chưa

thực sự hiệu quả; chưa quy hoạch các LN thủ công dẫn đến khó quản lý chất thải,

khí thải. Qua bài học kinh nghiệm về phát triển LN của Hàn Quốc, nghiên cứu kiến

nghị một số chính sách cho phát triển kinh tế và môi trường LN Việt Nam. Hạn chế

của nghiên cứu, chỉ ra các nguyên nhân ô nhiễm môi trường LN Việt Nam, mà chưa

đánh giá được tác động của LN tới môi trường như thế nào.

Mahanty và cs (2012) [83], trong nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước thải từ

các LN thủ công Việt Nam đã chỉ ra rằng: ô nhiễm mặt nước tại các xã có LN chủ

yếu là do hoạt động của các CSSX và nước thải sinh hoạt không qua xử lý được thải

trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Ngoài ra có một lượng nước thải chăn nuôi từ các hộ

dân thải ra. Kết quả nghiên cứu khẳng định, nguyên nhân ô nhiễm tại các LN là do: ý

thức của người dân trong làng về môi trường rất kém; chính quyền và địa phương

không có sự phối hợp trong việc xử lý môi trường; các LN hiện nay không có kinh

phí để xử lý nước thải, rác thải,… Hạn chế của nghiên cứu là chưa đo lường cụ thể

mức độ phát thải từ các LN bị ô nhiễm.

1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề

Nguyễn Như Chung (2008) [14], sử dụng phương pháp thống kê truyền

thống và phương pháp chuyên gia để phân tích các chính sách nhà nước và địa

phương tác động đến PTLN ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

13

thống các chính sách cho PTLN còn yếu kém, từ khâu hoạch định, thể chế hóa

chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách nên chính sách chưa

theo kịp tình hình thực tế, còn chồng chéo, chắp vá không đồng bộ, thiếu cụ thể,…

Nghiên cứu đi phân tích hạn chế của những nguyên nhân trên, từ đó đề xuất một số

giải pháp cụ thể khắc phục và hoàn thiện các chính sách phát triển LN đáp ứng với

yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Đinh Xuân Nghiêm và cs (2010) [33], phân tích hệ thống chính sách tác

động tới sự phát triển bền vững LN Việt Nam gồm: chính sách phát triển LN về

kinh tế (quy hoạch phát triển LN, chính sách về đất đai cho LN, chính sách phát

triển vùng nguyên liệu cho LN, chính sách về tín dụng,...); chính sách phát triển

LN về xã hội (chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về bảo tồn và phát

triển LN); chính sách phát triển LN về môi trường (chính sách khoa học và công

nghệ, chính sách bảo vệ môi trường). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống

chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định hoặc kìm hãm sự phát triển của

LN. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu cũng mới dừng lại ở nghiên cứu thể chế

chính thức (các chính sách tác động đến phát triển LN) chưa nghiên cứu thể chế

phi chính thức trong các LN.

1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chưa phát triển mô hình LN chè. Do vậy,

việc nghiên cứu tổng quan về phát triển LN trên thế giới và trong nước kết hợp với

nghiên cứu tổng quan về phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở khoa học

vững chắc cho phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

Các nghiên cứu về chè điển hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Nghiên cứu

của Trần Quang Huy (2010) [25,26], Tạ Thị Thanh Huyền (2011) [27], Nguyễn

Hữu Thọ và cs (2013) [46] Nguyễn Thị Phương Hảo (2014) [19], Ngô Thị Hương

Giang (2015) [18] là các nghiên cứu thực trạng ngành chè tỉnh Thái Nguyên về phát

triển hộ dân trồng chè, phân tích tác động của các yếu tố đầu vào tới hiệu quả kinh tế

sản xuất chè của nông hộ, liên kết hợp tác trong sản xuất và kinh doanh chè, phân tích

về chuỗi giá trị ngành chè, chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, năng lực cạnh

tranh của các DN chè của tỉnh Thái Nguyên,....

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

14

Các công trình nghiên cứu về LN trên thế giới và nghiên cứu trong nước,

nhìn chung các công trình đều phân tích các yếu tố tác động đến phát triển LN về

kinh tế, hoặc về xã hội, hoặc về môi trường, hoặc về chính sách tác động đến phát

triển LN. Mỗi nghiên cứu lại đi phân tích riêng lẻ từng lĩnh vực khác nhau, dẫn đến

những khoảng trống trong nghiên cứu. Cụ thể:

- Các nghiên cứu về kinh tế mới dừng lại ở phân tích các yếu tố ảnh hưởng

tới hiệu quả kinh tế của các đơn vị kinh tế trong LN, và phát triển LN kết hợp với

du lịch; phân tích các hình thức kinh tế trong LN, liên kết dọc giữa CSSX nghề với

DN, chưa phân tích liên kết ngang giữa CSSX với CSSX để hình thành nên HTX,

và là tiền đề để liên kết giữa CSSX và DN.

- Các nghiên cứu về xã hội chủ yếu nghiên cứu về phát triển du lịch LN và

nhu cầu xã hội tại LN; phân tích liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nghề, mà chưa phân

tích các yếu tố về phong tục tập quán, truyền thống LN, vai trò của các nghệ nhân

nghề, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong các LN.

- Các nghiên cứu về môi trường chủ yếu là nghiên cứu ở những LN gây ô

nhiễm, và giải pháp để giải quyết các ô nhiễm LN, chưa đo lường mức độ ô nhiễm LN.

- Các nghiên cứu về thể chế, mới dừng lại ở việc nghiên cứu các thể chế

chính thức, còn các thể thế phi chính thức như: các quy định nội bộ, các quy chế,

luật lệ, trong LN chưa được đề cập.

- Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh

hưởng gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá,

phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb - Douglas, phương pháp hàm logit,....

Dữ liệu sơ cấp về làng nghề thường không đầy đủ. Do vậy để phân tích, đánh

giá sự phát triển của LN phần lớn các nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp. Dựa trên

số liệu sơ cấp, hàm sản xuất Cobb - Douglas có thể được sử dụng để đánh giá hiệu

quả sản xuất kinh doanh của hộ dân LN và hàm Binary Logistic để phân tích ảnh

hưởng của các yếu tố tới khả năng tham gia liên kết của hộ dân trong các LN.

Qua phân tích tổng quan ta thấy, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về làng

nghề chè; chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái

Nguyên. Đây chính là những khoảng trống cho tác giả và những nhà nghiên cứu có cơ

hội tiếp tục nghiên cứu, và là cơ hội cho tác giả tiếp tục củng cố và phát triển các kết

quả nghiên cứu về phát triển LN chè cho kho tàng nghiên cứu về LN Việt Nam.

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

15

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

LÀNG NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

2.1.1.1. Phát triển làng nghề

a. Khái niệm về làng nghề

Theo Lê Quốc Doanh và cs (2003), cho rằng “LN là tập hợp các nhóm hộ

nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có

vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng” [17]

Trần Minh Yến (2004), cho rằng “LN là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông

thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý

nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,

giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [70]

Trần Quốc Vượng (2012), cho rằng “LN là làng ấy tuy vẫn trồng trọt, chăn

nuôi và nhiều nghề phụ… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một lớp

thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, phó cả… với một cơ

cấu tổ chức nào đó, chuyên tâm và có thể sống chủ yếu bằng nghề đó, và mặt hàng

thủ công của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường,…

Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đã đi

vào ca dao tục ngữ, truyền thống dân gian… trở thành di sản văn hóa dân gian”. [69]

Một số quan điểm lại cho rằng, LN phải là nghề thủ công và tách biệt khỏi

nông nghiệp như:

Đinh Xuân Nghiêm và cs (2010), cho rằng “LN là một thiết chế kinh tế xã

hội, một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay

một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn

tại trong một không gian địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao

trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng”. [33]

Trịnh Kim Liên (2013), đưa ra khái niệm “LN là những làng ở nông thôn có

các nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số lượng, số lao

động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông”. [29]

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

16

Lê Xuân Tâm (2014), cho rằng “LN là làng ở nông thôn có một (hay một số)

nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và

đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề

so với tổng số lao động và thu nhập của làng”. [43]

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), cho rằng “LN là một hoặc

nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm, phum, sóc hoặc các điểm dân cư

tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản

xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. [2]

Qua các khái niệm về LN ta thấy rằng quan niệm về LN dần có sự thay đổi,

các khái niệm ban đầu về LN còn sơ khai bị bó hẹp trong phạm vi địa lý là “làng”

chỉ tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành

nghề điển hình là thủ công truyền thống và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời

sống của cộng đồng. Cùng với quá trình phát triển quan niệm về LN đã có sự tách

biệt “làng” và “nghề”, trong các LN không chỉ có các CSSX hàng thủ công, mà đã có

những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất,… Các khái niệm trên là cơ

sở pháp lý để các cấp quản lý ban hành các chính sách công nhận LN, LN truyền

thống. Đồng thời là căn cứ khoa học để tác giả triển khai nghiên cứu luận án.

b. Phân loại làng nghề

Dựa theo các tiêu chí khác nhau, LN có thể được phân loại như sau: theo

tính chất truyền thống của nghề; theo ngành nghề sản xuất, loại hình sản phẩm;

theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; theo nguồn thải và mức độ ô

nhiễm; theo mức độ sử dụng nguyên liệu; theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm

năng tồn tại và phát triển [2] [3][8]. Ngoài những cách phân loại trên còn có nhiều

cách phân loại LN khác nhau như phân loại theo sản phẩm đầu ra LN được chia

thành các nhóm như: nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (khảm gỗ, vàng bạc,

thêu thùa); nhóm sản xuất hàng tiêu dùng thông thường (khâu nón, dệt chiếu);

nhóm chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát, nấu rượu, làm bánh). Nhiều

nghiên cứu phân loại LN làm 2 loại: Loại 1, phân loại LN theo số lượng nghề (LN

một nghề: là LN mà ngoài nghề nông ra chỉ có thêm duy nhất một nghề; làng

nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số nghề khác);

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

17

Loại 2, Phân loại theo tính chất nghề: LN truyền thống và LN mới [22]. Tuy

nhiên, mỗi cách phân loại có những đặc trưng riêng và tùy theo mục đích tiếp cận

mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Cách phân loại phổ biến nhất là phân

loại LN theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm. Theo cách phân loại này, dựa

trên các yếu tố tương đồng về công nghệ sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên

vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của các LN và được chia thành 8 loại hình: loại hình

thủ công mỹ nghệ; loại hình gia công cơ khí; loại hình tái chế chất thải; loại hình

chế biến lương thực, thực phẩm; loại hình dệt nhuộm, thuộc da; loại hình sản xuất

vật liệu xây dựng; loại hình chăn nuôi; loại hình khác còn lại [4].

c. Tiêu chí công nhận làng nghề

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư

116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 [2], quy định nội dung và các tiêu

chí công nhận LN và LN truyền thống. Cụ thể:

LN được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên

địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động SXKD ổn

định tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) Chấp hành tốt

chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: (1) Nghề đã

xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (2)

Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Nghề gắn với tên

của nghệ nhân hay địa danh của LN.

Phải đạt tiêu chí LN và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói

trên. Nếu chưa đạt tiêu chuẩn số hộ tối thiểu và số năm tối thiểu như đã quy định tại

tiêu chí công nhận LN thì cũng phải có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận

thì cũng được công nhận là LN truyền thống [2].

Tiêu chí công nhận LN, LN truyền thống là căn cứ pháp lý cho UBND các

tỉnh công nhận những làng có nghề đạt tiêu chuẩn là “làng nghề”, “làng nghề truyền

thống”. Những LN được công nhận sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích

phát triểu tiểu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công, chính sách khuyến

nông,… theo quy định.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

18

2.1.1.2. Phát triển làng nghề theo hướng bền vững

a. Phát triển bền vững

Trong nghiên cứu về kinh tế, khái niệm phát triển thường được gắn với khái

niệm phát triển kinh tế. Trong đó, “Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi

mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế bao hàm các sự

tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự

tiến bộ về xã hội” [23]

Như vậy, nội dung của phát triển kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, và những

thay đổi về cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người cả về lượng lẫn về chất.

Phát triển bền vững

Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980, lần đầu

tiên được định nghĩa là: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới

phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác

động đến môi trường sinh thái học” [78].

Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua

Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi

trường và Phát triển Thế Giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) trong đó ghi rõ:

“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà

không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ

tương lai” [87]. Mục tiêu của WCED là làm thế nào để phát triển bền vững và phát

triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và

môi trường được bảo vệ, giữ gìn.

Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio de Janeiro (Brazil), Ủy

ban PTBV của Liên Hợp quốc (CDS) đưa ra khái niệm phát triển bền vững “Phát

triển bền vững là quản lý và bảo tồn nguồn lực tự nhiên và định hướng thay đổi

trong công nghệ và thể chế theo cách đảm bảo sự đạt được và đáp ứng nhu cầu

liên tục của thế hệ hiện tại và tương lai” [91]. Như vậy, CDS đã bổ sung một khía

cạnh thứ tư của PTBV, đó là thể chế. PTBV không thể thực hiện được nếu không

có thể chế ổn định, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cả ba mặt kinh

tế, xã hội và môi trường.

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

19

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp tại

Johannesburg, Nam Phi để các bên tham gia đánh giá công việc trong 10 năm qua

theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra. Tại

hội nghị đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt

chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện

các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền

vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;

khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất

lượng môi trường sống,...

Tại Hội nghị Công ước khung các nước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp

Quốc (COP 21: “Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu”) diễn ra từ ngày 13/12/2015

tại Paris, Pháp, với hơn 190 quốc gia tham gia. Hội nghị đã nêu rõ biến đổi khí hậu,

ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực và nguồn nước… đã trở thành vấn đề lớn

của khu vực và toàn cầu, không một quốc gia hay cường quốc nào đủ sức giải quyết

mà cần có sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi quốc gia là

phải tập trung phát triển kinh tế và bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường

vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP22: “Biến Thỏa

thuận Paris thành hành động”) diễn ra ngày 18/11/2016 tại thành phố Marrakech

của Marocco với sự tham dự của các phái đoàn của gần 200 quốc gia trên thế

giới. Mục tiêu chính là triển khai thực thi thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu đã

ký kết tại Paris trong COP21.

Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến từ khá sớm,

ngay trước thời điểm Hội nghị quốc tế phát triển bền vững tại Rio. Trên cơ sở

những khái niệm đã có và thực tế phát triển của đất nước, các nhà nghiên cứu của Việt

Nam đã đưa ra quan điểm PTBV ở mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Theo nghiên cứu của

Viện chiến lược phát triển, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát

triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là gắn kết sự phát triển

kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ

vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh" [35, tr.118]

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

20

Quan điểm PTBV ở Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược

PTBV giai đoạn 2011-2020, với 3 mục tiêu chính: xanh hóa sản xuất (tái cấu trúc

nền kinh tế theo hướng phát triển sâu, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng

cường các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ môi trường, đổi mới công nghệ;

xanh hóa lối sống và tiêu dùng (xây dựng nếp sống xanh và tiêu dùng bền vững);

giảm phát thải (xanh hóa nền kinh tế để thực hiện nỗ lực chung về thích ứng và

giảm thiểu với biến đổi khí hậu).

Nội dung của phát triển bền vững:

Theo UNCED (Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc), nội

dung của PTBV gồm ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và bảo tồn & quản lý môi trường

cùng các nguồn tài nguyên. Hội nghị đã khẳng định rằng yếu tố môi trường là yếu tố

quan trọng và được ưu tiên hàng đầu.

Theo Ủy ban PTBV của Liên Hợp quốc (CDS), nội dung của phát triển bền vững

được biểu hiện qua bốn lĩnh vực: xã hội, kinh tế, môi trường và thể chế. Thể chế được

tách riêng ra là một trụ cột của phát triển bền vững. CDS khẳng định thể chế chính sách

là yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. [49]

Theo AGENDA -21 (Chương trình phát triển bền vững Việt Nam) [48]. Đây

là một chiến lược khung bao gồm những định hướng chung cho các Bộ, ngành, địa

phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện. Phát triển bền vững bao

gồm 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó:

- Phát triển bền vững kinh tế bao gồm 5 nội dung: Duy trì tăng trưởng kinh tế

nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa

học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi

trường; Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng

sạch hơn và thân thiện với môi trường; Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch";

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; Phát triển bền vững vùng và xây

dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững xã hội bao gồm 5 nội dung: Tập trung nỗ lực để xoá đói,

giảm nghèo, tạo thêm việc làm; Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép

của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm; Định hướng quá trình đô thị hoá và

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

21

di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi

trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị; Nâng cao chất lượng giáo

dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát

triển đất nước; Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm

sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

- Phát triển bền vững môi trường bao gồm 9 nội dung: Sử dụng hợp lý, bền

vững và chống thoái hoá tài nguyên đất; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài

nguyên khoáng sản; Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước;

Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo; Bảo vệ và phát triển rừng;

Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp; Quản lý chất thải rắn và

chất thải nguy hại; Bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế

những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.

Trong chương trình phát triển bền vững của Việt Nam, yếu tố thể chế ban đầu

cũng được đưa vào nội dung của phát triển bền vững nhưng sau đã được loại bỏ.

Theo tác giả, đây là lựa chọn đúng đắn. Vì thể chế là các chính sách, các quy định,

luật lệ trong xã hội có tác động đến cả 3 khía cạnh của phát triển bền vững. Do vậy,

nội dung của phát triển bền vững gồm ba khía cạnh chủ yếu: kinh tế, xã hội, môi

trường còn những khía cạnh của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần,

dân tộc... đòi hỏi phải tính toán và cân đối chi tiết trong hoạch định các chiến lược và

chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.

b. Phát triển làng nghề theo hướng bền vững

Khái niệm phát triển làng nghề:

Theo Szydlowski và cs (2008), “Phát triển LN là sự tăng lên cả về số lượng,

chất lượng, cơ cấu tổ chức của LN ở hai mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở

rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình

quân một đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tại LN” [88].

Như vậy, phát triển LN là một quá trình phát triển lâu dài nhằm thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tạo việc làm, tăng

thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn. Với quan điểm này, tác giả

cho rằng phát triển LN nhằm hướng tới phát triển bền vững, đó là sự quan tâm của

tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển LN.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

22

Phát triển làng nghề theo hướng bền vững:

Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), đã đưa ra khái niệm “phát triển bền

vững LN là quá trình phát triển lâu dài có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa

trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm

bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp

ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ sau”.[33]

Lê Xuân Tâm (2014), cho rằng “phát triển bền vững LN là phát triển LN

đảm bảo tính ổn định lâu dài và việc phát triển không làm ảnh hưởng đến lợi ích

cho các thế hệ tương lai. Đó là sự phát triển dựa trên mức tăng trưởng cao và ổn

định, hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội nông thôn, khai thác và bảo vệ

hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. [43]

Tóm lại, khái niệm phát triển bền vững LN nhìn chung phải dựa trên các nội

dung về PTBV: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường.

+ Bền vững về kinh tế là sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, định

hướng lâu dài và liên tục.

+ Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị

văn hóa của ngành nghề, nâng cao hiệu quả tính gắn kết cộng đồng, tạo nên thành

công về các hoạt động phong trào trong LN. Đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ

đóng góp với xã hội của người dân trong LN.

+ Bền vững về môi trường là giảm thiểu suy thoái môi trường tại các LN,

bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.

2.1.1.3. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

a. Khái niệm làng nghề chè

Quá trình sản xuất, chế biến chè gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp,

hoạt động nghề là công đoạn nối tiếp của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người

trồng chè đồng thời là người sản xuất và chế biến chè (làm nghề). Do vậy, không

có sự tách biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động nghề. Trên cơ

sở kế thừa các khái niệm về LN, tiêu chí công nhận LN, và đặc điểm LN chè, tác

giả cho rằng: Làng nghề chè là một làng (xóm) hoặc các điểm dân cư tương tự

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

23

trên địa bàn một xã, thị trấn với đặc trưng đa số cư dân trong làng cùng thực

hiện một hoạt động nghề sản xuất và chế biến sản phẩm chè đáp ứng các điều

kiện: Có tối thiểu 30% tổng số hộ hoặc số lao động tham gia vào sản xuất và

kinh doanh sản phẩm chè; Hoạt động sản xuất kinh doanh chè ổn định tối thiểu

2 năm; Và chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương.

Làng nghề chè truyền thống là LN chè được tồn tại và phát triển lâu đời

trong lịch sử, là nơi có nhiều hộ tham gia hoạt động nghề chè lâu đời với một hoặc

nhiều các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau

trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nghề.

Như vậy, để LN chè được công nhận là LN truyền thống thì LN chè phải tồn tại

và phát triển lâu đời. Nghề chè được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, bên cạnh đó

các giá trị truyền thống như các lễ hội, các văn hóa chè phải được bảo tồn và phát huy.

b. Khái niệm phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

Từ nội hàm của phát triển bền vững LN, từ khái niệm về LN chè, tác giả đưa

ra khái niệm phát triển LN chè theo hướng bền vững là phát triển LN chè theo định

hướng phát triển bền vững, đảm bảo theo cả 3 nội dung của nó: bền vững về kinh tế,

bền vững về xã hội, bền vững về môi trường. Đó là việc mở rộng quy mô sản xuất,

nâng cao lợi nhuận (thu nhập) từ hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè tại

các hộ dân LN chè, phát triển cơ cấu tổ chức của LN chè theo định hướng thay đổi

công nghệ và đảm bảo tính ổn định lâu dài, đồng thời cải thiện môi trường tại các LN

chè, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư trong làng.

2.1.2. Đặc điểm và vai trò phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

2.1.2.1. Đặc điểm làng nghề chè

Làng nghề chè hiện nay còn khá mởi mẻ trong danh mục các LN Việt. Do

quan điểm của nhiều người sản xuất và chế biến chè là hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định về ngành nghề nông

thôn [12] và Thông tư 116/TT-BNN&PTNT [2] về tiêu chuẩn LN thì hoạt động sản

xuất và chế biến chè là hoạt động ngành nghề nông thôn (sản xuất và chế biến nông

sản) - là hoạt động nghề. Đặc điểm LN chè nhìn chung cũng mang dáng dấp đặc

điểm LN Việt Nam và có một số đặc điểm riêng của sản phẩm chè như sau:

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

24

i) Điều kiện sản xuất kinh doanh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp

và nông thôn

Làng nghề chè bắt nguồn từ các vùng trồng chè và gắn liền với hoạt động sản

xuất và chế biến chè. Tại các LN chè, sản xuất nông nghiệp và sản xuất nghề đan

xen lẫn nhau, các hộ không chỉ sản xuất và chế biến chè đồng thời làm công việc

đồng áng, trồng trọt: trồng lúa nước, trồng rau; làm lâm nghiệp: trồng rừng; hay

chăn nuôi: nuôi lợn, nuôi bò, nuôi gà,... Ngoài thời gian làm nghề nhiều gia đình

làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập: nghề thợ mộc, thợ nề hoặc thợ sơn,...

ii) Đặc điểm về lao động

Lao động LN chè có đặc điểm chung của lao động LN Việt Nam như: lao

động thủ công, hầu hết là lao động địa phương, thu hút được nhiều lao động tham

gia nghề và hao phí lao động sống chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm,

đào tạo nghề thường người thợ phải vừa học, vừa làm và học nghề theo hình thức

“cha truyền con nối”... Tuy nhiên, lao động nghề chè có đặc điểm riêng biệt là lao

động chủ yếu là lao động nữ. Do phần lớn quan điểm của người dân, các công đoạn

làm chè từ làm cỏ, hái chè, sao sấy chè đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, khóe léo phù hợp

với nữ giới, nam giới chủ yếu làm những công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm như

phun thuốc trừ sâu, đốt lò.

Đặc điểm sản xuất chè chủ yếu vẫn theo mùa vụ, vào vụ chính để đảm bảo

chất lượng chè khi thu hái đúng đợt một số hộ vẫn thuê lao động, có thể lao động

trong làng hoặc lao động tại vùng lân cận, phần lớn là đổi công giữa các hộ gia đình

trong cùng một làng với nhau. Đây là điểm khác biệt giữa lao động LN chè và lao

động tại các LN khác.

iii) Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu của LN chè là chè búp tươi. Đặc điểm của chè búp tươi

thu hái xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong

bao kín, không để héo và chậm nhất không quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến.

Do vậy, sản phẩm của LN chè là những nguyên liệu tại chỗ, nguồn nguyên liệu này

phần lớn là do các hộ nghề tự sản xuất ra. Trong khi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,

quy trình chăm sóc vườn chè mỗi vùng, mỗi hộ lại không giống nhau. Vì vậy, chất

lượng nguồn nguyên liệu không đồng đều giữa các hộ.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

25

iv) Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm LN chè (trà) mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chủ yếu phục vụ

nhu cầu ẩm thực truyền thống. Sản phẩm nghề chè là sự kết tinh nghệ thuật chế biến

của các nghệ nhân nghề, tạo nên giá trị chất lượng sản phẩm riêng biệt của mỗi hộ

nghề, mỗi LN. Do vậy, mỗi hộ nghề, mỗi LN chè có hương vị đặc trưng khác nhau

mà những người thưởng thức “sành” sẽ cảm nhận được.

Sản phẩm chè phục vụ cho tiếp khách. Chén chè là đầu câu chuyện “Trà

ngon phải có bạn hiền”. Chất lượng chè thể hiện sự thành kính và lòng hiếu khách

của chủ nhà dành cho khách quý. Vì vậy, chè - sản phẩm mang tính chất văn hóa,

tinh thần rất đậm đà, sâu sắc.

Sản phẩm nghề chè là sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, được mua

bán, trao đổi với sản lượng lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn

lợi kinh tế lớn cho đất nước, cũng như cho người dân ở các LN.

v) Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm chè tại các LN là sản phẩm chè xanh đặc sản, thị trường tiêu thụ

chủ yếu trong nước thông qua thương lái hoặc bán tại các chợ truyền thống tại địa

phương và một phần cho xuất khẩu thông qua DN sản xuất và kinh doanh chè hoặc

HTX chè. Giá cả sản phẩm chè lên xuống theo vụ, chính vụ được mùa thì mất giá

và không chính vụ thì giá bán cao hơn. Do vậy, giá cả và thị trường sản phẩm chè

thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ và phụ thuộc vào tư thương.

vi) Đặc điểm về hình thức tổ chức kinh doanh

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các LN chè phần lớn là hộ gia đình,

ngoài ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: Tổ hợp tác, HTX nghề, và

các loại hình DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè đóng trên địa bàn. Các hình thức

này cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường.

Do tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, các hình thức

sản xuất kinh doanh trong LN được cơ cấu lại theo hướng giảm số hộ cá thể, tăng số

cơ sở như tổ hợp tác, HTX, DN. Có sự liên kết giữa các hộ dân LN với các tổ chức

kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu ra, liên kết giữa các công đoạn

sản xuất,... Sự liên kết, hợp tác này đã tạo điều kiện cho các hộ dân LN nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của LN.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

26

vii) Đặc điểm về công nghệ

Nhìn chung công nghệ, kỹ thuật sản xuất của LN chè còn khá lạc hậu, quá

trình sản xuất thủ công. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng

khoa học công nghệ vào sản xuất nghề, nhiều hộ dân trong các LN chè đã ứng dụng

công nghệ hiện đại vào một số công đoạn làm chè như: máy sao chè cải tiến, máy

xào gas, máy ủ hương, máy hút chân không,... kết hợp với kỹ thuật thủ công. Sự kết

hợp này đã đem lại ưu thế đặc biệt quan trọng: tạo ra năng suất lao động cao hơn,

nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đồng thời làm giảm nặng nhọc,

độc hại và nguy hiểm cho người lao động…

2.1.2.2. Vai trò phát triển LN chè theo hướng bền vững

Thứ nhất, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn

Phát triển LN chè có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo việc làm, nâng

cao thu nhập cho các hộ nghề và thu hút nhiều lao động từ các các vùng lân cận. LN

chè phát triển kéo theo dịch vụ trong LN phát triển: dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu

vào cho sản xuất nghề, dịch vụ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ăn uống,... tạo thêm

nhiều việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập ở khu vực nông thôn. Như

vậy, LN chè không chỉ tạo việc làm cho người dân trong LN mà còn thu hút được

nhiều lao động ở các địa phương khác, nhiều ngành khác. Nhờ đó, địa phương đã

thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần bố trí lực lượng lao

động theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Thứ hai, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng chè xuất khẩu hàng đầu thế

giới. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu phần lớn là chè nguyên liệu thô, do vậy giá

xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ tương đương 50-60% mức giá bình quân trên thế giới.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè ô long,… Năm 2015, sản lượng

chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 124.319 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 212,3 triệu USD

[76]. Trong đó, đóng góp không nhỏ của các LN chè trong việc xuất khẩu chè xanh đặc

sản của các hộ nghề thông qua các DN xuất khẩu và HTX. Hiện nay, LN chè phát triển

kéo theo các hình thức liên kết kinh tế trong LN (THT, HTX, DN) làm cầu nối giữa

người sản xuất với người tiêu dùng, giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

Từ đó, gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chè cho các LN chè.

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

27

Thứ ba, gia tăng các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm trong tỉnh.

Phát triển LN sẽ giúp các hộ dân trong LN liên kết với nhau hình thành nên các

chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng sản phẩm thông qua liên kết ngang giữa các hộ dân

trong làng thông qua THT, HTX, liên kết dọc giữa giữa THT, HTX với DN. Đây là

tiền đề để các hộ nghề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thứ tư, phát triển LN chè đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dư thừa trong dân.

Phần lớn các hộ dân LN có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, công cụ sản xuất là

công cụ thủ công và bán thủ công, nên không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn. Vì vậy, các hộ

trong LN có thể tận dụng nguồn vốn tự có hoặc vay mượn từ anh em họ hàng hoặc

người quen. Bên cạnh đó, sản xuất chè theo mùa vụ (trung bình 8 vụ chè/ năm), các vụ

chè gối tiếp nhau. Do vậy, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh có thể quay vòng nhanh.

Đây chính là lợi thế của các hộ dân LN chè có thể huy động được.

Thứ năm, thúc đẩy quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Những năm gần đây, nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ trong

việc nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm chè. Người dân trong các LN

chè đã chủ động tìm hiểu về công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất

và chế biến chè. Đồng thời được sự quan tâm của các cấp, ngành đã đẩy mạnh cơ

giới hóa trong sản xuất và chế biến chè, nhiều chương trình hỗ trợ máy móc thiết

bị được thực hiện thông qua các tổ chức và các Sở ban ngành. Máy móc thiết bị

được hỗ trợ gồm: tôn sao chè bằng inox có ống khói; máy vò chè và máy hút

chân không,… Do vậy, hầu hết các công đoạn làm chè của người dân đã được hỗ

trợ bằng máy móc, thiết bị phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất hộ gia

đình. Việc áp dụng thiết bị hiện đại vào sản xuất và chế biến chè, làm giảm nhân

công cho hộ nghề, sản phẩm sạch hơn, bao bì bắt mắt, bảo quản an toàn, nâng

cao lòng tin ở người tiêu dùng. Đặc biệt, sự xuất hiện các cơ sở sản xuất, DN,

HTX đầu tư vốn, công nghệ hiện đại, xây dựng nhà xưởng kiên cố. Nhiều DN

chè đã sử dụng công nghệ mới thay thế lao động thủ công ở nhiều công đoạn của

quá trình sản xuất và chuyển sang sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại.

Nhờ vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm chè đã được tăng lên, góp phần tăng

thu nhập cho lao động nghề.

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

28

Thứ sáu, bảo tồn các giá trị văn hoá và phát triển du lịch

Sự tồn tại và phát triển của các LN là một quá trình gìn giữ nét văn hoá đậm

đà bản sắc và truyền thống dân tộc, là cơ sở để phát triển du lịch cộng đồng. Sản

phẩm nghề chè được các bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân tạo nên và được

coi là biểu tượng của cái đẹp mang truyền thống dân tộc. Mỗi một LN chè là một địa

chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáo của từng vùng chè. Vì vậy, các sản

phẩm của LN chè không còn là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá

truyền thống đặc trưng của mỗi vùng chè cần phải gìn giữ và phát huy.

Thứ bảy, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Kết cấu hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn, là một trong những điều kiện để khai thác các nguồn lực và lợi thế của

từng vùng, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng

giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần

của dân cư, góp phần giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá

trình đô thị hoá. Phát triển LN làm tăng thu nhập của người dân, tạo một nguồn tích

luỹ khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng như các hộ gia đình, qua đó sẽ

làm nảy sinh nhu cầu và có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường

giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết

cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như

trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Việc xây dựng các công trình này đã

góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn tại các LN chè.

2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

Phát triển LN chè theo hướng bền vững là một quá trình phát triển lâu dài

nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân trong

các LN chè. Nội dung chính của phát triển LN chè theo hướng bền vững là đồng thời

phát triển về kinh tế, phát triển về xã hội, phát triển về môi trường tại các LN chè.

2.1.3.1. Phát triển kinh tế tại các LN chè

Thứ nhất, phát triển sản xuất, kinh doanh trong các LN chè, được thể hiện

qua sự gia tăng số lượng LN chè đảm bảo đủ tiêu chuẩn là LN theo quy định của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

29

Thứ hai, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong LN chè.

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong LN chè bao gồm: các hộ

ngành nghề; các Tổ hợp tác sản xuất; Hợp tác xã và các DN. Các hình thức này có ý

nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng

cuộc sống cho người dân trong các LN chè. Phát triển các hình thức tổ chức kinh

doanh là đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, tăng thêm số lượng các

HTX và các doanh nghiệp; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hộ

ngành nghề chè, các HTX và doanh nghiệp.

Hộ ngành nghề: Hộ là một loại hình đơn vị kinh tế cơ sở và chủ yếu trong

làng nghề. Trong hộ ngành nghề, người chủ đồng thời là người thợ, nắm quyền

quản lý, quyết định và điều hành mọi việc, từ phân công lao động cho đến phân

phối thu nhập.

Kinh tế hộ là một bộ phận của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và được

pháp luật bảo hộ. Hộ có thể huy động và sử dụng mọi thành viên trong gia đình

tham gia vào các công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng

được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất. Quá trình dạy nghề và truyền nghề

được diễn ra thường xuyên, liên tục và lâu dài trong gia đình theo phương thức cầm

tay chỉ việc, vừa học vừa làm. Với quy mô nhỏ, người chủ gia đình có thể xem xét

và điều hành công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng, đồng thời cho phép người

lao động tính toán dễ dàng kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kích thích họ làm

việc một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, kinh tế hộ đã bộc lộ một số hạn chế như quy mô nhỏ, vốn ít, lao

động ít nên hạn chế khả năng cải tiến, đổi mới kỹ thuật công nghệ, hạn chế việc đào

tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, khó có khả năng sản xuất lớn đáp

ứng nhu cầu thị trường, với phương thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, chủ

hộ không có đủ tầm nhìn để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh,...

Tổ hợp tác: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh

giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng gay gắt. Nhu cầu hợp tác giữa các

hộ sản xuất nhỏ lẻ trở nên cấp thiết. Một số hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh chè

tự nguyện liên kết, hợp tác với nhau để cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh. Thông thường, từ 3 đến 6 hộ gia đình thân quen trong cùng một làng liên kết

với nhau thành lập nên Tổ hợp tác trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi [9].

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

30

Trong cùng Tổ hợp tác, các hộ dân LN chè liên kết lại với nhau tạo ra sự

tương hỗ lẫn nhau về vốn, về lao động, tạo điều kiện tăng thêm sức cạnh tranh

của hộ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Tuy nhiên, hình thức này, các mối liên kết rất lỏng lẻo. Có khi, các hộ chỉ

hợp tác theo vụ việc, theo hoạt động sản xuất, có THT theo hình thức góp vốn,

góp công cụ sản xuất hoặc phân công lao động ở một số khâu, một số công

đoạn,... THT không có tư cách pháp nhân nên bị hạn chế trong giao dịch với các

DN, với Nhà nước, và thị trường xuất khẩu.

Hợp tác xã: Trong nền kinh tế thị trường, hình thức kinh tế hộ quá nhỏ bé,

các hộ nông dân luôn bị các DN lớn cạnh tranh, chèn ép. Do vậy, để tồn tại và phát

triển các hộ nghề phải hợp sức, hợp vốn với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, bình

đẳng và cùng có lợi để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau dưới hình thức“hợp tác xã”.

Theo Luật HTX năm (2012), “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở

hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác

tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp

ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng

và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” [37]. Với đặc trưng cơ bản của HTX là tổ chức

kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ. Nhờ vậy, mà mỗi thành viên có thể

đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế của mình và họ có thể rút khỏi HTX nếu HTX

không đem lại lợi ích cho họ. Hình thức tổ chức HTX đã kết hợp được lợi ích cá

nhân và lợi ích tập thể. Trong quan hệ hợp tác này, sở hữu tư nhân không bị xóa bỏ,

họ vẫn là chủ thể độc lập, có kinh tế riêng. Vốn góp của các thành viên được chia

hàng năm và được rút ra khi ra khỏi HTX. Giữa HTX và các hộ sản xuất nghề có

mối quan hệ mật thiết với nhau, phần lớn các lao động của các hộ dân LN chè là

thành viên HTX, giữa HTX và các hộ sản xuất nghề cùng có chung mục tiêu sản

phẩm, các hộ dân LN có thể cung cấp nguyên liệu hoặc bán sản phẩm cho HTX,

trên cơ sở đó phân công hoạt động liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh phù hợp để

tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Sự phân công hợp lý có thể dựa trên các

tiêu chí sau: HTX là đầu mối được nhà nước hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào

tạo, là nơi phổ biến và nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm giúp các DN, hộ gia

đình áp dụng vào sản xuất; HTX cũng là nơi cung ứng dịch vụ nguồn nguyên liệu

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

31

và dịch vụ sản phẩm đầu ra cho hộ gia đình trong LN, là nơi phổ biến nhận thức bảo

vệ môi trường trong LN. Tuy nhiên, HTX cũng có những hạn chế như vai trò của

nghệ nhân nghề vốn là người chủ sản xuất của gia đình, là hạt nhân để duy trì nghề

nghiệp và giữ gìn truyền thống lại không được coi trọng trong HTX. Ban giám đốc

HTX hiếm khi là người giỏi nghề. Do đó, chất lượng sản phẩm chè không tương

xứng với giá trị sản phẩm truyền thống của LN.

Các loại hình DN bao gồm: DN nhà nước, DN tư nhân, công ty TNHH, công

ty cổ phần [38], đây là loại hình tổ chức kinh doanh có trình độ tổ chức cao, có quan

hệ rộng với thị trường trong và ngoài nước, có khả năng tiếp cận và đổi mới công

nghệ. Hình thức tổ chức này được phát triển từ một số tổ chức sản xuất hoặc một số

hộ gia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức và khả năng tiếp cận thị

trường. Ở một số LN truyền thống, hình thức này tuy không chiếm tỷ trọng lớn

nhưng lại đóng vai trò là trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh, thực

hiện các hoạt động đặt hàng, giải quyết đầu ra, đầu vào cho hộ gia đình. DN có ưu

điểm vượt trội như: một số DN có tiềm lực tài chính, năng động, sáng tạo, áp dụng

khoa học công nghệ tiên tiến, xây dựng được thương hiệu, kênh bán hàng riêng,...

Liên kết kinh tế giữa các hộ dân (thông qua HTX) với DN là mối quan hệ liên kết có

ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển LN.

Thứ ba, phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các

LN chè. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của liên doanh, liên kết là

cần thiết hơn bao giờ hết, giúp hạn chế tính nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất theo

truyền thống của các hộ dân LN. Hiện nay, có 2 hình thức liên kết chủ yếu: liên kết

ngang giữa các hộ dân trong các LN hình thành các THT, HTX và liên kết dọc giữa

HTX và DN đang phát triển phổ biến ở các LN. Phát triển các hình thức liên kết trong

các LN chè nhằm giúp các hộ nghề mở rộng sản xuất và ổn định thị trường tiêu thụ

sản phẩm nghề.

Thứ tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu LN chè: cơ cấu lao động theo hướng

chuyển dần từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động công nghiệp và dịch vụ; gia

tăng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghề; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và

kinh doanh sản phẩm nghề, hình thành những khu vực sản xuất kinh doanh ngành nghề

chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động cao hơn và sản phẩm đa dạng hơn.

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

32

Thứ năm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước bao gồm: ổn định thị trường

cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất của LN chè và phát triển thị trường đầu ra

(thị trường tiêu thụ sản phẩm) cho sản phẩm chè. Thông qua việc phát triển thương

hiệu sản phẩm chè và phát triển du lịch LN sẽ là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao

uy tín chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chè.

Thứ sáu, tác động của phát triển LN chè đến phát triển kinh tế địa phương: (i)

gia tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh; (ii) chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh; (iii) phát triển

cơ sở hạ tầng nông thôn; (iv) phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Tóm lại, phát triển kinh tế tại các LN chè là đảm bảo sự tăng trưởng, phát

triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế, gồm phát triển sản xuất, kinh doanh trong các

LN chè, phát triển các tổ chức kinh tế trong LN chè và liên kết giữa các tổ chức ấy

nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân tham gia LN chè và tác động của phát triển

LN chè đến phát triển kinh tế của địa phương.

2.1.3.2. Phát triển xã hội tại các làng nghề chè

Thứ nhất, giảm nghèo cho các hộ dân LN

Nghèo là một hiện tượng xã hội phổ biến trong các LN chè hiện nay, đặc biệt

là vùng núi. Giảm nghèo là một mục tiêu xã hội quan trọng hàng đầu ở mỗi vùng

chè. Đó là kết quả của quá tình phát triển kinh tế trong các LN chè cũng như kết quả

thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ tại các địa phương.

Thứ hai, tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Phát triển LN chè

kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan như: công nghiệp chế biến

chè, công nghiệp chế tạo máy móc, dụng cụ cho sản xuất chè, dịch vụ cung cấp các

yếu tố đầu vào cho sản xuất chè, phát triển dịch vụ du lịch LN. Nhờ đó, nhiều việc

làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra nhằm giải quyết công ăn việc

làm và ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.

Thứ ba, nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao dân trí được thực hiện thông qua phát triển giáo dục phổ thông, giáo

dục nghề nghiệp, cung cấp các thông tin văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật cho

người dân. Với trình độ dân trí cao hơn, người dân có thể có những quyết định đúng

đắn hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong tham gia phát triển cộng đồng.

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

33

Ngoài ra, phát triển LN chè về xã hội đảm bảo các hộ dân được đào tạo nghề

thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ

năng về sản xuất nghề chè tại các LN.

Thứ tư, phát triển LN chè phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa trong các

LN chè. Hoạt động nghề chè cũng như các hoạt động nghề khác của LN Việt, nó

chính là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, các sản phẩm nghề

được tạo ra từ bàn tay của các thợ nghề, hay nghệ nhân nghề. Do vậy, cần phải gìn

giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thông qua việc duy trì và phát triển các lễ hội

văn hóa chè, và tôn vinh nghệ nhân nghề.

Tóm lại, phát triển xã hội tại các LN chè là tạo việc làm, nâng cao trình độ

dân trí cho người dân trong các LN, giảm nghèo, gia tăng phúc lợi và bảo tồn các

giá trị văn hóa cho các LN chè.

2.1.3.3. Bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghè chè

Thứ nhất, hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường tại các LN chè, bảo vệ môi

trường sống không bị ô nhiễm, bằng cách hạn chế sử dụng và sử dụng hợp lý các

loại hóa chất nông nghiệp theo các phương thức sản xuất chè an toàn VietGAP,

Global GAP, UTZ,...

Thứ hai, phát triển LN chè phải gắn liền với bảo vệ, tái tạo tài nguyên, nâng

cao ý thức người dân LN về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Cần tuyên

truyền, hướng dẫn cho người dân trồng chè hiểu rõ và thực hành canh tác chè trên

đất dốc một cách khoa học theo kỹ thuật (SALT), việc thiết kế nương chè phải hợp

khoa học, giảm thiểu xói mòn đất: trồng theo đường bình độ, theo bậc thang để

chống xói mòn, thực hiện “tủ gốc” để giữ độ ẩm cho đất ở gốc cây chè. Tăng cường

bón phân hữu cơ, giảm thiểu phân bón vô cơ nhằm tăng cường độ màu và tơi xốp,

giữ ẩm và hệ sinh vật đất. Nhờ đó, sẽ giúp cho tài nguyên đất, hệ sinh vật đất và

môi trường sinh thái LN chè ngày càng tốt hơn.

Thứ ba, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, theo quy hoạch

vùng nguyên liệu cho LN chè, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất sản phẩm

chè và phủ xanh đất trống đồi núi trọc,...

Tóm lại, bền vững môi trường trong các LN chè là sử dụng hợp lý tài nguyên

LN, hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường LN.

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

34

Để các LN chè có thể phát triển theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, môi

trường, sự can thiệp của nhà nước thông qua hệ thống cơ chế chính sách là một tất

yếu. Các chính sách có chức năng định hướng, chức năng điều tiết, chức năng tạo

tiền đề cho sự phát triển và chức năng khuyến khích sự phát triển.“Chính sách phát

triển LN là tổng thể các quan điểm, biện pháp, mục đích nhằm phát triển LN theo

định hướng chiến lược phát triển bền vững " [14]. Bên cạnh đó là các thể chế phi

chính thức trong làng nghề như các quy định, luật lệ trong làng,... ảnh hưởng trực

tiếp đến việc phát triển làng nghề chè. Tuy nhiên, trong phạm vi và mục đích nghiên

cứu của luận án, được giới hạn ở một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát

triển LN chè như: chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết các hình thức tổ chức

sản xuất trong LN chè; hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ vào sản

xuất sản phẩm chè; chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho LN chè; chính sách phát

triển các tổ chức trong các LN chè.

Tóm lại, hệ thống chính sách của nhà nước là công cụ để hỗ trợ cho phát

triển LN chè theo hướng bền vững. Chính sách tốt, phù hợp có thể khuyến khích sự

phát triển LN. Chính sách không phù hợp hoặc đối tượng thực thi không đúng chính

sách cũng có thể kìm hãm sự phát triển LN.

2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

i) Điều kiện tự nhiên (yếu tố vùng miền)

Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn

lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các LN chè nói

riêng. Tuy nhiên, do đặc trưng về điều kiện tự nhiên mỗi vùng miền, dẫn đến chất

lượng và sản lượng chè ở mỗi vùng là khác nhau. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất

lớn đến phát triển LN chè. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, điện,

nước, viễn thông,... cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập

kinh tế, phát triển thị trường… tạo điều kiện cho các LN phát triển.

ii) Quy mô đầu tư nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nghề là chè búp tươi. Do vậy, chi phí

nguyên liệu sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí: giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực

vật, chi phí điện, nước tưới cho chè,... tính đến khi thu hái sản phẩm chè búp tươi để

đưa vào sao sấy. Mỗi vùng chè, mỗi hộ chè đầu tư chi phí cho vườn chè khác nhau,

dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu chè cũng khác nhau. Thông thường, những

hộ nghề có quy mô vườn chè lớn thì chi phí nguyên liệu cho sản xuất chè cũng lớn.

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

35

iii) Chất lượng nguồn lao động

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua trình độ học vấn của chủ hộ,

kinh nghiệm làm nghề của hộ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào trong

sản xuất, khả năng tìm kiếm thị trường,..... Tuy nhiên, lao động nghề chủ yếu là lao

động thủ công không qua đào tạo, phần lớn là lao động nữ, dẫn đến khó khăn trong

công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

iv) Công cụ sản xuất

Tư liệu sản xuất tại (công cụ sản xuất) các LN chè bao gồm: cuốc, xẻng, máy

bơm nước, bình phun thuốc trừ sâu, máy sao sấy chè,... Các yếu tố này đảm bảo

cho quá trình sản xuất của LN diễn ra liên tục, và đảm bảo cho LN có điều kiện

đầu tư, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

v) Quy mô vốn

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường

đòi hỏi các CSSX kinh doanh trong LN phải có lượng vốn lớn đầu tư công nghệ, đổi

mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công,

tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường.

Quy mô vốn tại các LN chè thường không lớn, sản xuất theo thời vụ nên

thường tận dụng lượng tiền nhàn rỗi trong dân (vốn tự có) hoặc các hộ có thể tự

huy động từ anh em, họ hàng,... hay nguồn vốn tín dụng chính thức từ các quỹ

tín dụng, các ngân hàng thương mại,… Đối với nguồn vốn tín dụng, các hộ có

thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn

nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu của các hộ dân LN. Chính

những khó khăn như quy mô vốn nhỏ lẻ, tỷ lệ vốn chủ yếu là vốn tự có, những

khó khăn khi vay vốn ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất và năng lực cạnh

tranh của sản phẩm nghề.

vi) Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,

được xác định là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học công nghệ

là yếu tố quyết định về chất lượng để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế

cạnh tranh của từng vùng miền.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

36

Đặc thù của các LN chè là một chuỗi liên tiếp của quá trình từ trồng trọt,

chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ. Do vậy, trình độ công nghệ ở các LN chè bao

gồm công nghệ về giống, công nghệ phân bón, công nghệ về quy trình chăm sóc,

công nghệ thu hoạch và công nghệ chế biến. Công nghệ không chỉ ảnh hưởng tới

năng suất lao động, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm của các hộ nghề mà

còn là yếu tố quyết định sự phát triển của LN chè.

vii) Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong LN chè

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại các LN chè gồm hộ ngành

nghề, THT, HTX và các loại hình DN. Trong đó, hình thức sản xuất kinh doanh phổ

biến là hộ ngành nghề. Chính hình thức hộ ngành nghề nhỏ lẻ đã làm cho sự phát

triển sản phẩm chè không đồng đều về sản lượng và chất lượng trong cùng một

làng, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến thị trường đầu ra không ổn định. Sự xuất

hiện và phát triển THT, HTX, DN đã góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ vào sản

xuất và chế biến sản phẩm chè chất lượng cao, gia tăng sản lượng và các hình thức

này đã có vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thị trường, phát triển thương

hiệu sản phẩm chè nói chung và cho các LN chè nói riêng và là đầu mối tiêu thụ

chính sản phẩm nghề cho các hộ dân LN.

viii) Các hình thức liên kết trong phát triển LN

Tại các LN chè hiện nay các hộ, HTX, THT, các DN tham gia sản xuất sản

phẩm chè hoạt động độc lập và manh mún, giữa họ chưa có sự liên kết chặt chẽ.

Cần khuyến khích các hình thức liên kết trong các LN: liên kết ngang, liên kết dọc

và liên kết với các cơ quan, tổ chức quản lý nhằm hỗ trợ để ổn định các yếu tố đầu

vào cho các hộ dân LN với chất lượng và giá cả hợp lý, mở rộng hơn thị trường tiêu

thụ sản phẩm nghề. Những quan hệ liên kết quan trọng cần được tập trung đẩy

mạnh là liên kết giữa giữa DN chè với các nhà phân phối, liên kết HTX với hộ dân

LN, liên kết giữa HTX với DN. Nội dung liên kết bao gồm: liên kết về tài chính đầu

tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu động,

liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có thể đáp ứng

được những đơn hàng có số lượng lớn.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

37

ix) Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN chè hiện nay chủ yếu cho các thương

lái tại LN, tiêu thu tại các chợ truyền thống, các cửa hàng đại lý,… Cùng với quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của LN chè đang được mở

rộng. Sản phẩm xuất khẩu của LN là chè xanh và chè xanh đặc sản được xuất

khẩu ra thị trường nước ngoài qua các DN xuất khẩu, và một số HTX. Thông qua

xuất khẩu, giá trị sản phẩm chè tăng lên.

x) Môi trường tại các LN chè

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường LN đang được các cấp các ngành

đặc biệt quan tâm. Đối với LN chè, ô nhiễm chủ yếu do khí thải từ các loại

phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, nếu hộ

dân trong LN chè bón phân, và dùng các loại thuốc trừ sâu quá liều lượng và

không theo quy định thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và tăng lượng tồn dư

thuốc bảo vệ thực vật trong chè, làm ảnh hưởng tới chất lượng chè của hộ, ảnh

hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong hộ chè. Do vậy, để hạn chế dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường LN chè, các hộ cần phải chăm sóc, chế biến chè theo quy trình sản xuất

chè an toàn (VietGAP, Global GAP, UTZ,...).

xi) Các yếu tố về chính sách

Sự phát triển LN chè phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, định hướng của Đảng

và Nhà nước thông qua việc ban hành, thực thi các chính sách và pháp luật, sự ổn

định của hệ thống chính sách, điều kiện và tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội

của đất nước và của địa phương, sự hoàn thiện của hệ thống chính trị, đường lối,

chính sách, pháp luật,... Để thúc đẩy LN phát triển, trong chính sách nhà nước cần

chú trọng đến hỗ trợ chuyển giao, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất

lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tiến

chính sách xúc tiến thương mại, chiến lược xây dựng sản phẩm, xây dựng thương

hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi

cho các LN chè phát triển và hội nhập.

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

38

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển LN chè theo hướng bền vững

Ở Việt Nam, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên phát triển LN chè, trong khi các

tỉnh khác còn chưa chú trọng. Do vậy, chưa tìm được các mô hình PTLN chè ở các

địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên.

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều quốc gia trồng và sản xuất chè, tuy nhiên

các quốc gia này do đặc trưng của vùng nông thôn không giống Việt Nam nên

ngành chè không phát triển theo mô hình LN như ở Việt Nam, mà phát triển theo

mô hình DN hay các trang trại chè.

Tuy nhiên, các kinh nghiệm thành công trong phát triển LN và các kinh

nghiệm thành công trong phát triển ngành chè của một số nước như Nhật Bản,

Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ cũng có thể là những bài học quý báu cho quá trình

phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển LN từ một số quốc gia

2.2.1.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản cũng như các quốc gia khác trong

khu vực Châu Á chịu ảnh hưởng khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên

thiên nhiên khác, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn

gay gắt. Nghề thủ công Nhật Bản gặp phải khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị

trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị,… Đứng trước nguy cơ đó, Chính phủ

Nhật Bản chủ trương vận động chương trình “Chấn hưng nông thôn”. Với các nội

dung: tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các hợp tác xã nông

nghiệp, xem hợp tác xã là kênh để tổ chức và hội tụ nông dân, xã hội hóa nông thôn,

xúc tiến tổ chức và tiêu thụ sản phẩm; phát huy các nghề truyền thống, nâng cao thu

nhập cho dân cư nông thôn, nhằm phát huy những tiềm năng và lợi thế của từng

thôn, làng, tăng lợi thế cạnh tranh các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương, bảo

tồn các ngành, nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Năm 1979, Nhật Bản phát động phong trào “mỗi làng một sản phẩm -

OVOP”. Nội dung chính của phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” là mỗi địa

phương, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn những sản phẩm

độc đáo mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Ba nguyên tắc chính

trong xây dựng phong trào là: Hành động địa phương, suy nghĩ toàn cầu; Tự tin

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

39

sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của chính quyền

địa phương trong hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, thành lập hiệp

hội nghề truyền thống, phát triển nguồn nhân lực LN, đẩy mạnh khai thác nhu cầu,

thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia. Nhật Bản đã xây dựng được những

thương hiệu đặc sản nổi tiếng như: Nấm Shitake ở làng Yufuin, rượu Shochu lúa

mạch, cá khô ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu,… Bên cạnh đó,

chính phủ Nhật Bản đã thành lập hệ thống bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tín dụng

để giúp đỡ các LN vay vốn không cần tài sản thế chấp với lãi suất thấp,…

Đồng thời, chính phủ Nhật Bản còn thành lập các Hiệp hội khôi phục và

phát triển ngành nghề truyền thống. Các Hiệp hội này còn có nhiệm vụ tổ chức

đào tạo và dạy nghề cho lao động thông qua việc công nhận nghệ nhân, thợ giỏi,

hợp tác với các Công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công,

các nghệ nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và trả trợ cấp cho người

tham gia sản xuất nghề truyền thống khi nghỉ việc. Đặc biệt, vai trò của Hiệp hội

rất quan trọng trong quá trình triển khai các chính sách phát triển LN như: Cấp

giấy chứng nhận hàng công nghệ truyền thống cho các sản phẩm truyền thống

đạt tiêu chuẩn kiểm tra về kỹ thuật, công nghệ, nguyên vật liệu; Giới thiệu nghề

truyền thống thông qua báo chí, sách vở, áp phích để thu hút sự quan tâm của

người dân về ngành nghề và sản phẩm truyền thống, tổ chức triển lãm sản phẩm

nghề truyền thống ở các nước để giới thiệu và quảng cáo LN truyền thống của

Nhật Bản; Tổ chức các hội thi, triển lãm, nhằm khai thác nhu cầu tiềm năng của

hàng công nghệ truyền thống; Thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia; Xây

dựng phim giới thiệu cho người dân những nét đặc sắc của các mặt hàng thủ

công truyền thống. Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống

của Nhật Bản là 1 tỷ yên. Phong trào này không chỉ thành công ở thị trường nội

địa mà đã gây được tiếng vang ở thị trường quốc tế bằng các chương trình quảng

bá sản phẩm hết sức bài bản [13][54]. Phong trào OVOP, ngày nay đã trở thành

một trong những chương trình kinh tế khu vực thành công, do cách tiếp cận

chuyển đổi các sản phẩm tại chỗ thành các sản phẩm cạnh tranh ở địa phương,

quốc gia và toàn cầu [28].

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

40

2.2.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nhiều nghề truyền thống lâu đời như: nghề gốm,

nghề dệt vải, dệt tơ lụa, làm giấy,... trải qua nhiều thời kỳ của lịch sử, nghề truyền

thống của Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển. Trong những năm 80 thế kỷ XX,

Trung Quốc phát triển những người làm nghề thủ công thành các tổ chức, thành lập

HTX, sau phát triển thành xí nghiệp hương trấn. Xí nghiệp hương trấn có vai trò

quan trọng đối với thúc đẩy cải cách kinh tế nông thôn, với chủ trương “Ly nông bất

ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” xí nghiệp hương trấn đã thu hút hơn 100

triệu lao động nông thôn. Trong giai đoạn này, xí nghiệp cá thể và LN phát triển

mạnh, đóng góp 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn [24].

Những năm 1990 trở lại đây, với chính sách khuyến khích xuất khẩu của

Trung Quốc, sản phẩm thủ công của các xí nghiệp hương trấn đã đóng góp to lớn

vào việc tăng trưởng xuất khẩu, tạo ra sự phát triển vượt bậc của nhiều xí nghiệp

hương trấn. Từ năm 1990 đến 1993 tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các xí

nghiệp hương trấn trong cả nước tăng từ 48,6 tỷ NDT lên 235 tỷ NDT, tốc độ tăng

trưởng bình quân 69%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu của xí nghiệp hương trấn trong

tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1990 là 15,5% năm 1993 là 41,5% vào năm 1997

là 45,8% [13].

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn ưu tiên hạ mức thuế áp dụng cho các xí

nghiệp hương trấn, miễn tất cả các loại thuế trong 3 năm. Để bảo hộ hàng nội địa,

Chính phủ cấm nhập khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước sản xuất

được, tạo điều kiện cho các xí nghiệp hương trấn khai thác thị trường trong nước.

Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chương trình “đốm lửa” nhằm chuyển

giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đến những vùng

nông thôn. Do đó, các xí nghiệp hương trấn có sự đóng góp to lớn vào tăng trưởng

kinh tế Trung Quốc làm thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn. Năm 2006, công

nghiệp nông thôn chiếm 20% GDP và thu hút khoảng 160 triệu lao động nông thôn

[28]. Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hoá,

ngành nghề trong nông thôn đa dạng hơn.

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

41

2.2.1.3. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan là quốc gia có nhiều LN với nhiều ngành nghề thủ công. Trong đó,

các ngành nghề thủ công truyền thống như: chế tác vàng, đá quý, đồ trang sức xuất

khẩu đứng thứ 2 thế giới.

Năm 2001 Thái Lan đã phát động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”

OTOP (One Tambon One Product) theo kinh nghiệm của Nhật Bản. Chính phủ

khuyến khích các LN huy động mọi nguồn lực để sản xuất sản phẩm nghề đặc

trưng của địa phương mình, của làng mình. Bên cạnh đó, Chính phủ hỗ trợ về

tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân

nhằm phát triển các nghề thủ công truyền thống của Thái Lan, tạo ra sản phẩm

mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo về mẫu mã, kiểu dáng,

xuất khẩu rộng rãi trên thị trường thế giới dựa trên 3 nguyên tắc: Thúc đẩy sản

phẩm nổi bật của địa phương; Tăng cường sáng tạo và tính tự lập của cộng đồng;

Phát triển nguồn nhân lực, phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi trong các LN

thủ công truyền thống. Ngoài ra Chính phủ Thái Lan đặc biệt chú ý đến thiết kế

mẫu mã sản phẩm nghề đáp ứng với thị trường quốc tế nên đã kêu gọi sự giúp đỡ

của các tổ chức nước ngoài trong nghiên cứu thiết kế, tiêu chuẩn hóa sản phẩm

trong tiếp thị và tổ chức các kênh phân phối nước ngoài.

Đồng thời, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ quảng bá sản phẩm truyền thống

thông qua việc tổ chức hội chợ quốc tế về sản phẩm truyền thống, chú trọng xây

dựng các tuor du lịch LNTT, xúc tiến bán các sản phẩm nghề tại các cửa hàng được

xây dựng ở gần các cây xăng, các điểm dừng chân của các đoàn khách du lịch nhằm

khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nghề,...

Phong trào OTOP đã được chứng minh là một chính sách ổn định xã hội hiệu

quả trong việc cải thiện phúc lợi của người dân nông thôn Thái Lan, giúp họ tăng

thu nhập thông qua việc sản xuất và tiếp thị hiệu quả các sản phẩm truyền thống độc

đáo với giá trị gia tăng cao [13][44].

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành chè từ một số quốc gia trên thế giới

2.2.2.1. Kinh nghiệm từ Ấn độ

Ấn độ là quốc gia sản xuất chè lớn thứ hai trên thế giới, với truyền thống phát

triển chè khoảng 180 năm. Ngành chè Ấn Độ là ngành gắn với thu nhập và cuộc sống

của hơn 10 triệu lao động [52]. Quy mô sản xuất chè ở Ấn Độ chủ yếu là theo quy mô

nhỏ, với hơn 200.000 hộ sản xuất. Để nâng cao năng suất và chất lượng các hộ có quy

mô nhỏ, Chính phủ thành lập Ban quản lý các sản phẩm chè, thông qua cán bộ của

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

42

Ban quản lý, các hộ từ 30 - 50 hộ trồng chè và diện tích chè không ít hơn 20 ha hình

thành các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau (SHGs), Các SHGs sau đó được đăng ký theo

Luật Hội để trở thành thực thể pháp lý, qua đó tận dụng lợi ích khác nhau mở rộng

quy mô sản xuất và mở rộng thị trường, đồng thời được hưởng các chính sách phát

triển chè của Ấn Độ. SHGs hoạt động như tổ chức kinh doanh, tham gia vào các công

đoạn của chuỗi giá trị sản phẩm. Chính phủ xây dựng năng lực cho SHGs trong việc

tổ chức quản lý, kế toán và nông học. Thông qua SHGs Chính phủ hỗ trợ máy móc,

kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho các hộ như: quỹ quay vòng cho các đầu vào lĩnh vực

như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, bình xịt; hỗ trợ một máy cắt tỉa, một máy

thu hoạch cho mỗi 10 ha diện tích chè thuộc sở hữu của các thành viên của SHG; hỗ

trợ 50% chi phí vận tải; Chính phủ hỗ trợ cho việc thành lập nhà máy chế biến chè.

Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển khoa học công nghệ cho sản

xuất và chế biến chè. Chính phủ xây dựng các trạm nghiên cứu chè Tocklai (phía

Bắc), UPASI (phía Nam), xuất bản các tạp chí nghiên cứu chè 1 tôm + 2 lá (Two

and bud) và thông tin chè Assam rất có tiếng trên thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ còn chú

trọng đến phát triển thị trường trong và ngoài nước cho sản phẩm chè thông qua

việc thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như: Calacuta,

Guwahati, Siliguri,... và hàng loạt những ưu đãi dành cho những nhà sản xuất chè

trong nước với mục tiêu xuất khẩu như: miễn giảm các khoản thuế, hỗ trợ thị

trường, hỗ trợ vốn,... Kết quả, sản xuất chè năm 2014 đạt mức cao kỷ lục 1.207.310

tấn, xuất khẩu đạt 207.440 tấn, thu được 664.260.000 USD từ xuất khẩu sản phẩm

chè, đơn giá bình quân khoảng 3,20 USD/Kg [76][77].

2.2.2.2. Kinh nghiệm từ Trung quốc

Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè lớn nhất trên thế giới với sản lượng

bình quân 1.000.130 tấn/năm, tương đương 30% sản lượng toàn thế giới [52]. Một

số giống chè được sản xuất tại Trung Quốc gồm: trà xanh, trà ô long, trà trắng, trà

vàng, và các loại trà hoa nhài, trà ướp hương khác.

Trung Quốc là quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè. Tận dụng

lợi thế này, Trung Quốc đã xây dựng các vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các giống

chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng trung tâm, các viện nghiên cứu về cây

chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản

tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

43

Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hóa chè: xây dựng các nhà bảo tàng

văn hóa, biên soạn các tác phẩm về chè, tổ chức các lễ hội văn hóa chè, chè sử, chè

pháp,... đã thu hút được nhiều du khách và nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc

trên thị trường thế giới.

Trong năm 2014, diện tích trồng chè của Trung Quốc đạt 2,72 triệu ha, với tỷ

lệ tăng trưởng diện tích trồng mới hàng năm là 10,17%, tổng sản lượng trong năm

2014 là 2,10 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9,12%. Tổng giá trị sản

lượng là 127,0 tỷ nhân dân tệ [76][77].

2.2.2.3. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời nhất thế giới. Cây

chè ở Nhật Bản được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki,

Shizuoka. Nhật Bản cũng là quốc gia sớm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

và chế biến chè. Chè được sản xuất dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật

như: cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến

nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị

trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ phát triển sản phẩm chè

hữu cơ và chè không có thuốc trừ sâu. Chính phủ quản lý chặt chẽ quy trình chăm

sóc, các đồi chè phải tuân thủ theo quy trình chăm bón nghiêm ngặt, sử dụng cơ khí

nhỏ trong công tác chăm sóc. Sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ

nông dân, các Công ty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha, nhà

máy chế biến được trang bị thiết bị hiện đại nhiều công đoạn sản xuất đã được tự

động hoá. Mô hình HTX sản xuất chè là mô hình hiện đang phát triển ở Nhật Bản.

Mỗi HTX sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích

khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện,

cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm

sau đó tiêu thụ trên thị trường trong nước thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè của

vùng. Hiệp hội nông nghiệp chè ở Nhật Bản còn có vai trò quan trọng trong việc chỉ

đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè, kết hợp với các Viện Nghiên cứu

chè quản lý chặt chẽ qui trình canh tác và sinh trưởng chè, do vậy dư lượng thuốc bảo

vệ trên chè là không có. Thu hoạch chè một năm chỉ hái chè 3 - 4 lứa, khoảng cách

giữa hai lứa hái cách nhau 1 - 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giải hết [52].

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

44

Thông qua các Hiệp hội nông nghiệp chè, các công ty kinh doanh chè hay

kinh doanh đồ uống thu mua chè bán thành phẩm và tiếp tục chế biến thành các sản

phẩm có giá trị cao hơn như: chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè,…

Các sản phẩm chè được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Người Nhật

Bản rất thích dùng chè, nên lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của

thị trường nội tiêu. Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về thị

trường tiêu thụ chè [76][77].

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

cho tỉnh Thái Nguyên

Qua thực tế phát triển LN của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan; và kinh

nghiệm phát triển ngành chè của Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy các

quốc gia này đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phục hồi và phát triển LN và

phát triển ngành chè thông qua nhiều chính sách, giải pháp tích cực từ phía chính

phủ nhằm kích thích và phát huy mọi nguồn lực của các LN, từ chính sự nỗ lực của

hộ dân trong LN. Sự phát triển LN và ngành chè ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan

và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên

nói riêng nên việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của họ sẽ giúp cho Việt Nam và

Thái Nguyên có những bài học thiết thực.

Thứ nhất, phát huy tối đa vai trò của Chính phủ. Chính phủ có vai trò quan

trọng trong việc cải cách toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể

chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác, thúc đẩy quá trình phát triển

của các LN, phát triển ngành chè, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị

và nông thôn… Những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các LN để mở rộng quy

mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị,… bên cạnh đó là

những chính sách về thuế (miễn giảm các khoản thuế), chính sách về thị trường

(khuyến khích xuất khẩu), chính sách đồng bộ cho quản lý môi trường LN đảm

bảo LN phát triển bền vững. Trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa

phương trong việc triển khai và thực thi chính sách. (Kinh nghiệm từ Nhật Bản,

Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ).

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

45

Thứ hai, phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước nói

chung và nông thôn nói riêng tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Tập trung bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống chủ lực của địa phương

thông qua chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản và Thái Lan. Phát

triển LN, phát triển ngành chè gắn với phát triển văn hóa chè và du lịch cộng

đồng. Cây chè gắn với vùng nông thôn, với cảnh quan thiên nhiên vùng nông

thôn yên bình, do vậy để quảng bá sản phẩm chè, Trung Quốc đã quản bá văn

hóa chè thông qua các tác phẩm về chè, xây dựng các bảo tàng văn hóa chè, tổ

chức các lễ hội văn hóa chè, chè sử, chè pháp,... thu hút được nhiều du khách

trong và ngoài nước (Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc)

Thứ ba, phát triển LN gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông

thôn. Chính phủ Thái Lan và Trung Quốc hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho nông

dân nhằm phát triển nghề thủ công truyền thống. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái

Lan). Ấn Độ và Trung Quốc xây dựng các trạm nghiên cứu về chè, xuất bản các

tạp chí chuyên ngành chè, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học giống chè cho

năng suất và chất lượng cao (Kinh nghiệm từ Ấn Độ và Trung Quốc). Nhật Bản,

phát triển công nghệ sản xuất chè hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và

bảo vệ môi trường (Kinh nghiệm từ Nhật Bản).

Thứ tư, mở rộng sự hợp tác, liên kết trong nội bộ ngành, phát huy vai trò của

các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nông thôn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn. Đồng thời phát huy tinh thần cộng đồng, truyền thống văn hóa tốt

đẹp của nông dân, chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội (hợp tác với các công ty

bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công, các nghệ nhân làm việc

trong điều kiện khắc nghiệt và trả trợ cấp cho người tham gia sản xuất nghề truyền

thống nghỉ việc ở Nhật Bản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông

dân. Nhật Bản xây dựng các HTX nông nghiệp, xem các HTX là kênh để tổ chức và

hội tụ nông dân, xã hội hóa nông thôn và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Trung Quốc

phát triển những người làm nghề thủ công thành các tổ chức, thành lập HTX, sau

phát triển thành xí nghiệp hương trấn. (Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Trung Quốc). Ấn

Độ, Nhật Bản, liên kết các hộ sản xuất chè có quy mô nhỏ lẻ hình thành lên HTX,

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

46

các Hội, Hiệp hội,... Để giúp đỡ lẫn nhau, các hộ sản xuất chè ở Ấn Độ đã thành lập

các nhóm SHGs giúp đỡ lẫn nhau; hay phát triển mô hình HTX, Hiệp hội nông

nghiệp chè ở Nhật Bản. Thông qua các tổ chức này sẽ là căn cứ cho Nhà nước có

chính sách hỗ trợ, tài trợ cho phát triển ngành chè về giống, vốn, thị trường, công

nghệ,.. (Bài học từ Ấn Độ, Nhật Bản)

Thứ năm, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho nguồn

nhân lực ở nông thôn. Nhật Bản, tổ chức đào tạo và dạy nghề cho lao động thông

qua việc công nhận nghệ nhân, thợ giỏi. Có chính sách phúc lợi xã hội cho các thợ

thủ công, các nghệ nhân nghề và trả trợ cấp nghề cho người tham gia nghề truyền

thống khi đã nghỉ việc. (Kinh nghiệm từ Nhật Bản).

Thứ sáu, hỗ trợ phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm nghề. Các quốc gia

phát triển LN hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm, việc giới thiệu nghề truyền thống

thông qua các thông tin đại chúng và triển lãm sản phẩm nghề truyền thống (Kinh

nghiệm từ Nhật Bản), Thái Lan tổ chức các hội trợ quốc tế về sản phẩm truyền thống,

xây dựng các Tour du lịch LNTT (Kinh nghiệm từ Thái Lan). Để phát triển ngành chè

Ấn Độ thành lập các trung tâm đấu giá sản phẩm chè trong nước và hỗ trợ các nhà máy

DN xuất khẩu chè; Nhật Bản thành lập Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng để thu mua

chè bán thành phẩm của các hộ nông dân và các HTX. (Bài học từ Ấn Độ, Nhật Bản).

Đa dạng hóa các sản phẩm được chế biến từ chè: Ngoài các sản phẩm chè xanh,

chè đen truyền thống, Nhật Bản đã phát triển các sản phẩm như: chè bột, chè

uống liền, kẹo, bánh chế từ chè,... có giá trị cao hơn chè truyền thống, được tiêu

thụ trong và ngoài nước. (Bài học từ Nhật Bản)

Thứ bảy, nâng cao vai trò của các Hiệp hội nghề truyền thống trong việc bảo

tồn và phát triển LN. Chính phủ Nhật Bản đã thành lập các Hiệp hội nhằm khôi

phục và phát huy các nghề truyền thống, những chính sách hỗ trợ LN được thông

qua Hiệp hội. Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bán sản

phẩm nghề, xúc tiến mở rộng thị trường và gìn giữ giá trị văn hóa nghề thủ công

của Nhật Bản. (Kinh nghiệm từ Nhật Bản)

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

47

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp tiếp cận

3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

PTLN chè ở tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp

khác nhau. Các đối tượng này gồm: các hộ sản xuất và chế biến chè, các THT, HTX,

DN và các cơ quan, các nhà quản lý chỉ đạo ở các cấp. Vì vậy, phương pháp tiếp cận

có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở các khâu, các nội dung của đề tài. Từ khâu

khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng đến việc đề ra các giải pháp phát

triển LN chè ở tỉnh theo hướng bền vững đều có sự tham gia của các bên liên quan.

3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong các LN hiện nay tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề

như: hộ ngành nghề, THT, HTX, DN. Mỗi hình thức tổ chức kinh tế lại sử dụng các

cách thức tổ chức sản xuất khác nhau, mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của mình và cải thiện môi trường trong LN. Vì vậy, khi phân tích đánh giá sự

phát triển LN chè, nghiên cứu xem xét sự phát triển của từng hình thức tổ chức kinh

tế ngành nghề, từ đó có những giải pháp hợp lý đối với những hình thức kinh tế đó.

3.1.3. Tiếp cận hệ thống

LN chè là một hệ thống, trong đó do những hộ dân LN, những THT, HTX,

DN trong LN tạo thành. Sự phát triển LN là kết quả của sự phát triển và tác động

lẫn nhau giữa các hộ dân LN, các THT, các HTX, và các DN. Mỗi LN lại là một

đơn vị cấu thành nên nền kinh tế địa phương, chịu sự chi phối tác động của Nhà

nước, và các tổ chức bên ngoài LN như cơ quan khuyến công, khuyến nông, các

trường đại học, các viện nghiên cứu, phong tục tập quán địa phương,... Do vậy, khi

nghiên cứu về phát triển LN chè cần phải xem xét các nội dung trong một hệ thống

có quan hệ chặt chẽ với nhau.

3.1.4. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè

Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản

phẩm hay dịch vụ từ các công đoạn đầu tiên, đi qua các công đoạn sản xuất khác

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

48

nhau, đến công đoạn cuối cùng và bố trí sau sử dụng. Mỗi công đoạn là một mắt

xích, có nhiều mắt xích trong cùng một chuỗi. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả

các bên tham gia chuỗi hoạt động nhằm tối đa hóa việc gia tăng giá trị trong suốt

chuỗi [41]. Theo cách tiếp cận này, nghiên cứu phân tích, đánh giá mức độ liên

kết trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào, liên kết trong sản xuất, liên kết chế

biến và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nghề. Qua đó, xem xét từng tác nhân

tham gia trong chuỗi và quan hệ từ các yếu tố đầu vào cho sản xuất cho đến

người tiêu dùng cuối cùng. Mục đích của phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị

nhằm hiểu được các yếu tố khác nhau tạo ra động lực phát triển, khả năng cạnh

tranh trong cùng ngành và xác định những cơ hội và hạn chế trong việc tăng lợi

ích cho các bên hoạt động trong ngành. Từ đó, xây dựng liên kết mang lại lợi ích

và bền vững giữa các nhóm nông dân với nhau và sự liên kết giữa các nhóm hộ

dân LN chè liên kết thành các HTX nghề, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất ở

cấp độ HTX nghề.

3.1.5. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường

Luận án nghiên cứu sự phát triển của làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên theo hướng bền vững dựa trên việc tiếp cận theo 3 lĩnh vực kinh tế, xã

hội, môi trường để có thể phân tích, đánh giá sự phát triển này lần lượt theo 3 trụ

cột của PTBV (kinh tế, xã hội, môi trường); từ đó có cách nhìn toàn diện về phát

triển làng nghề chè theo hướng bền vững.

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

49

3.2. Thiết kế nghiên cứu và khung phân tích

Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn các chuyên gia =>Xác định biến đưa vào

mô hình

Nghiên cứu định lượng

- Đánh giá sự tương quan giữa các biến trong mô hình và kiểm định các giả thuyết. - Phân tích mô hình hồi quy.

Cơ sở thực tiễn

- Thực trạng PTLN chè ở tỉnh Thái Nguyên.

- Vấn đề đặt ra đối với PTLN chè ở tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững.

Hoạch định giải pháp

PTLN chè ở tỉnh Thái

Nguyên theo hướng

bền vững:

- Quan điểm chủ đạo

trong PTLN chè

- Phương hướng, mục

tiêu PTLN chè

- Một số giải pháp nhằm

PTLN chè theo hướng

bền vững.

Vấn đề nghiên cứu

Phát triển LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững

Cơ sở khoa học của nghiên cứu

Lý luận về PTLN chè và PTLN chè theo

hướng bền vững.

Kinh nghiệm thực tiễn phát triển

LN, phát triển ngành chè của các

nước trên thế giới.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

50

Sơ đồ 3.2: Khung phân tích về PTLN chè theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

Giải pháp

PTLN chè

theo hướng

bền vững

Giải pháp

về kinh tế

Giải pháp

về xã hội

Giải pháp về môi trường

Thực trạng PTLN chè

ở tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững

Giải pháp PTLN chè

ở tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững

Các yếu tố ảnh hưởng

tới PTLN chè theo hướng

bền vững

Các hình thức tổ chức

SXKD

Các hình thức liên kết

trong SXKD chè

Thị trường tiêu thụ sản

phẩm

Môi trường LN chè

Yếu tố chính sách

Điều kiện tự nhiên

Quy mô đầu tư nguyên liệu

Chất lượng nguồn LĐ

Công cụ sản xuất

Quy mô vốn

Sự phát triển của khoa

học kỹ thuật

Phát triển kinh tế tại các LN chè: -Phát triển SXKD trong các LN chè -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ - Mở rộng thị trường -Phát triển các tổ chức kinh tế: HộSX, Tổ HT, HTX, DN. -Liên kết SXKD trong các LN chè.

Bảo vệ môi trường tại các LN chè: -Hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường tại các LN chè. - Bảo vệ tài nguyên, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ MT. -Khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

Phát triển xã hội tại các LN chè: -Giảm nghèo cho hộ LN. -Tạo việc làm cho LĐ nông thôn. -Nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho LĐ nông thôn. - Bảo tồn các giá trị văn hóa LN chè

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

51

3.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ:

1. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015 của Cục

Thống kê tỉnh Thái Nguyên.

2. Kế hoạch phát triển Công nghiệp và LN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010

-2015, tầm nhìn 2020 của Sở Công Thương Thái Nguyên.

3. Các kế hoạch công tác và Báo cáo tổng kết năm của Hiệp hội làng nghề

tỉnh Thái Nguyên và các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông

thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên và các Phòng chức năng liên quan.

4. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của tỉnh

và của huyện, thành phố, thị xã.

5. Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

6. Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí,

luận án tiến sĩ liên quan.

3.3.2. Thông tin sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Tính đến năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định công nhận

cho 140 LN chè trên tổng 174 làng nghề và làng có nghề của tỉnh. Căn cứ vào đối

tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến

hành điều tra tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có

chủ đích một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ 140 LN chè, sau đó sử dụng

kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung. Phương pháp

điều tra chọn mẫu gồm các bước sau:

- Chọn điểm điều tra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra

phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội và đặc điểm vùng, tác giả tiếp cận địa điểm nghiên cứu theo vùng, vì đặc trưng

của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng

của mỗi vùng chè (Phụ lục 3.1). Mỗi vùng miền khác nhau sẽ cho năng suất và chất

lượng chè khác nhau, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau [20].

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

52

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính đại diện, tác giả kết hợp với phương pháp

chuyên gia (phỏng vấn các nhà quản lý LN chè tỉnh Thái Nguyên) để chọn

điểm nghiên cứu mang tính đại diện của vùng. Kết quả: Huyện Định Hóa được

chọn để đại diện cho vùng núi cao, huyện Đồng Hỷ được chọn đại diện cho

vùng giữa, Thành phố Thái Nguyên được lựa chọn đại diện cho vùng thấp.

(Phụ lục 3.2).

Dựa trên mức độ tập trung và điển hình của LN, các xã được lựa chọn để

nghiên cứu phải có mức độ tập trung cao về số lượng LN. (Phụ lục 3.3), (Phụ

lục 3.4). Tiêu thức chọn xã của các huyện, mỗi huyện chọn 3 xã. Xã được chọn

là xã có số lượng LN đủ lớn. Do đặc trưng LN chè tỉnh Thái Nguyên, số lượng

LN đã được công nhận chỉ tập trung vào một số xã trong huyện (bình quân một

huyện số LN được công nhận tập trung vào khoảng 3 - 4 xã, không dàn trải ra

toàn bộ các xã trong huyện) nên tiêu thức lựa chọn sẽ là chọn xã có số lượng

LN chè tập trung nhiều nhất.

+ Tại mỗi xã, chọn 3 LN. Qua thực tế thấy rằng ở mỗi xã số lượng LN không

nhiều, chỉ tập trung 3 - 5 LN/xã. Do đó, căn cứ chọn LN là LN có quy mô lớn nhất

theo số lượng hộ tham gia và các LN được chọn phải được công nhận là LN theo

quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN [2]. (Phụ lục 3.5)

+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng nhằm chọn ra các hộ sản

xuất và chế biến chè trong các LN. Cụ thể như sau:

- Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức Slovin (1984)

n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể

e: sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý)

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên, số lượng hộ dân

tham gia LN chè là 10.290 hộ, với mức sai số cho phép là 5% cỡ mẫu được xác định

là n = 385 hộ.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

53

Để đảm bảo tính đại diện, hộ điều tra được xác định ngẫu nhiên như sau: Lập

danh sách các hộ dân trong các LN ở 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã đã chọn theo

thứ tự vần A, B, C,… của tên chủ hộ. Xác định khoảng cách hộ (k) để chọn một đơn

vị điều tra theo công thức: k=N/n

Với N=2.700 (số hộ dân thuộc 25 LN chè được khảo sát); n= 385; ta

có k=7)

- Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi của chủ hộ, giới

tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,….); kết quả sản xuất sản phẩm chè

(sản lượng, doanh thu, thu nhập của các hộ dân sản xuất chè trong LN); mức độ áp

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; thị

trường tiêu thụ sản phẩm; sự liên kết giữa các hộ dân trong LN; và tình hình an ninh

xã hội ở LN; tình hình về xử lý ô nhiễm tại các LN; những mong đợi về chính sách

của người dân trong LN nhằm khuyến khích sự phát triển LN thông qua hệ thống

bảng hỏi đã được thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu.

* Chọn hợp tác xã điều tra:

Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 36 HTX sản xuất, và kinh doanh chè. Trong

đó, có 24 HTX trong LN chè (Phụ lục 3.6), do vậy chúng tôi tiến hành điều tra toàn

bộ 24 HTX chè trong LN chè của tỉnh.

Nội dung điều tra: Thực trạng của HTX (Số năm hoạt động, giới tính của

giám đốc HTX, trình độ học vấn của giám đốc HTX, số thành viên tham gia HTX,

số lượng lao động thường xuyên của HTX,…); Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh (sản lượng, doanh thu HTX sản xuất chè); Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật; Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; Sự liên kết giữa HTX với các

các hộ dân trong LN, với các HTX khác và với các DN sản xuất và chế biến chè;...

3.3.2.2. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn sâu một

số nhà quản lý liên quan đến LN chè bao gồm: Chủ tịch Hiệp hội LN tỉnh Thái

Nguyên, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, Phó giám đốc trung tâm

Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến

thương mại, Phó trưởng phòng Quản lý công nghiệp thuộc sở Công Thương Thái

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

54

Nguyên và Phó chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Sở nông nghiệp

và Phát triển nông thông tỉnh Thái Nguyên.

Việc phỏng vấn các chuyên gia - nhà quản lý được thực hiện đối với 6 nhà

quản lý trên, mục đích nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè

theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trước khi đưa biến vào mô hình và mối

quan hệ giữa các biến. Đồng thời, các chuyên gia đưa ra quan điểm, để định hướng

phát triển LN theo hướng bền vững là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Hướng

giải pháp? Do đề tài được thực hiện trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu cụ

thể về nội dung tương tự ở Việt Nam nên ngoài các biến đã được kiểm định trong

một số nghiên cứu trước, cần thiết phải phát triển thêm một số yếu tố mới trong mô

hình để tiến hành khảo sát. Như vậy, những gợi ý có được từ phỏng vấn sâu với các

chuyên gia - các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu sẽ rất hữu ích bởi sẽ cho

phép tác giả xác định được chính xác đầy đủ, toàn diện về các hiện tượng, các quan

điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. (Phụ lục 3.7, Phụ lục 3.8)

3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

3.4.1. Tổng hợp thông tin

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp thông tin.

Cụ thể, số liệu được phân thành 3 nhóm số liệu đại diện cho 3 vùng; phân chia

thu nhập của các hộ dân thành các nhóm; phân chia nhu cầu vốn của các hộ dân

thành các nhóm khác nhau; hay số liệu điều tra được phân thành các bộ số liệu

theo hình thức tổ chức kinh tế trong LN như: kinh tế hộ, THT, HTX, DN,… Các

dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được trình bày bằng hai hình thức chủ yếu là bảng

thống kê và đồ thị thống kê.

3.4.2. Phân tích thông tin

3.4.2.1. Phương pháp phân tích định tính

* Phương pháp phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các

từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ

hội), Threats (Nguy cơ). Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng lưới,

bao gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

55

hội và nguy cơ. Mô hình SWOT thường được sử dụng khi đối tượng phân tích

được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng. Trong

nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm

mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển LN chè ở tỉnh

Thái Nguyên. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là căn cứ quan trọng để lựa

chọn giải pháp để phát triển phát triển LN chè của tỉnh theo hướng bền vững.

Từ kết quả phân tích SWOT định hướng về giải pháp phát triển làng nghề

chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững như sau:

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Tận dụng cơ hội để phát huy

thế mạnh (O/S)

Tận dụng mặt mạnh để

giảm thiểu nguy cơ (S/T)

Điểm yếu (W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục

mặt yếu (O/W)

Giảm thiểu mặt yếu để

ngăn chặn nguy cơ (W/T)

* Sử dụng thang đo Likert: Thang đo Likert năm bậc từ 1 đến 5 được sử

dụng để khảo sát, nhận định của các hộ dân LN chè về mức độ ô nhiễm môi trường;

của các Ban giám đốc HTX về vai trò của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè

trong các LN chè của tỉnh Thái Nguyên và những khó khăn hiện nay của các HTX.

3.4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng

i) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được tác giả sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ

liệu thu thập được trong quá trình khảo sát. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu là chỉ

tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,… để phân tích,

phản ánh thực trạng phát triển LN chè của tỉnh Thái Nguyên ở các mốc thời gian

nghiên cứu theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường.

ii) Phương pháp so sánh

So sánh theo không gian trong cùng một mốc thời gian để thấy tác động của

yếu tố vùng miền tới phát triển làng nghề chè; So sánh giữa các hộ làng nghề chè có

tham gia HTX và không tham gia HTX để thấy tác động của liên kết ngang trong

phát triển làng nghề chè; So sánh theo thời gian để thấy sự phát triển và tính bền

vững trong phát triển của làng nghề chè về kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

56

iii) Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp này được sử dụng để tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất và

kinh doanh chè của từng hộ dân LN. Phương pháp phân tích tài chính còn được sử

dụng trong việc tổng hợp, phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các hộ dân LN

chè tỉnh Thái Nguyên.

iv) Phương pháp hồi quy

Hồi quy là phương pháp tìm mối quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ

thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (biến độc lập).

Hàm hồi quy dạng Cobb - Douglas:

Mục tiêu: Nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh

doanh chè của các hộ dân trong LN chè tỉnh Thái Nguyên.

Ý nghĩa mô hình: Thông qua hàm Cobb - Douglas có thể thấy rõ được các

biến số nào có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận gộp từ sản

xuất kinh doanh chè của hộ dân LN. Từ đó, có thể đề xuất một số giải pháp về quản

lý kinh tế để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ dân LN chè, nhằm nâng cao được

hiệu quả kinh tế của LN chè.

Cơ sở chọn biến: Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu liên quan đến luận án

trong và ngoài nước, các biến đưa vào mô hình được tác giả lựa chọn phù hợp với

đặc điểm của LN chè tỉnh Thái Nguyên.

Lợi nhuận gộp có thể sử dụng để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và

thu nhập từ hoạt động sản xuất chè của hộ dân LN (Lợi nhuận gộp không bao gồm

các khoản thu nhập từ làm nông nghiệp, làm rừng, chăn nuôi,...) Lợi nhuận gộp =

Doanh thu - Chi phí. Trong đó, chi phí không bao gồm chi phí cho lao động gia đình.

Đối với hộ dân thì hoạt động sản xuất chủ yếu là lấy công làm lãi, rất khó tách biệt

chi phí lao động của hộ cho sản xuất, chế biến và kinh doanh chè với hoạt động khác.

Biến độc lập bao gồm các biến về kinh tế, về xã hội, môi trường và chính sách

ảnh hưởng đến PTLN chè theo hướng bền vững. Trong điều kiện LN chè tỉnh Thái

Nguyên, các biến độc lập được sử dụng gồm: chi phí nguyên liệu; chi phí tư liệu lao

động; chi phí lao động thuê ngoài; trình độ học vấn của chủ hộ; số năm kinh nghiệm

làm nghề chè; thị trường tiêu thụ sản phẩm; tham gia liên kết của hộ; yếu tố vùng

miền; yếu tố sản xuất chè an toàn; và chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

57

Các biến sử dụng trong hàm CD phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận

gộp của hộ dân LN chè tỉnh Thái Nguyên được mô tả chi tiết tại bảng sau:

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas

Tên biến Nội dung biến ĐVT

1. Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)

LOINHUAN (Y) Lợi nhuận gộp của hộ Đồng

2. Biến độc lập (Biến giải thích)

CPNL (X1)

Chi phí nguyên liệu (bao gồm cả chi phí sản xuất:

giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… và là chi phí

mua NVL đầu vào trong trường hợp hộ mua chè

búp tươi về để sao sấy)

Đồng

CPTLSX (X2)

Chi phí tư liệu sản xuất (Chi phí dụng cụ lao động:

bình phun thuốc, máy bơm nước, ống dẫn nước,

quốc, xẻng, … phân bổ cho 1 năm và khấu hao

máy móc, nhà xưởng cho 1 năm)

Đồng

CPLD (X3)

Chi phí lao động thuê ngoài (Giả sử NSLĐ của lao

động thuê ngoài = NSLĐ của hộ), không bao gồm

chi phí lao động của hộ.

Ngày

công

HOCVAN (X4) Trình độ học vấn của chủ hộ (Biểu thị thông qua

số năm đi học) Năm

KINHNGHIEM

(X5)

Số năm kinh nghiệm làm nghề chè (Biểu thị thông

qua số năm làm nghề) Năm

THITRUONG

(Biến giả)

(D1)

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè

THITRUONG = 0 khi hộ bán chè cho thương lái

và bán chè tại các chợ truyền thống.

THITRUONG = 1 khi hộ bán chè cho HTX, DN

+

LIENKET

(Biến giả)

(D2)

Tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh (Liên kết

ngang giữa những hộ dân hình thành HTX nghề)

LIENKET = 0 khi hộ chưa tham gia liên kết

LIENKET = 1 khi hộ tham gia liên kết

+

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

58

DINHHOA

(Biến giả) (D3)

Vùng chè thuộc huyện Định Hóa

DINHHOA = 0 Các hộ dân trong LN chè không

thuộc huyện Định Hóa

DINHHOA = 1 Các hộ dân trong LN chè thuộc

huyện Định Hóa

-

DONGHY

(Biến giả) (D4)

Vùng chè thuộc huyện Đồng Hỷ

DONGHY = 0 Các hộ dân trong LN chè không

thuộc huyện Đồng Hỷ

DONGHY = 1 Các hộ dân trong LN chè thuộc

huyện Đồng Hỷ

-

CHINHSACH

(Biến giả) (D5)

Chính sách hỗ trợ (không phân biệt số lần hỗ trợ)

CHINHSACH = 0 Hộ chưa được hưởng chính

hỗ trợ

CHINHSACH = 1 Hộ được hưởng chính sách hỗ

trợ PTLN (chính sách hỗ trợ giống, phân bón, máy

móc thiết bị,...)

+

CHEANTOAN

(Biến giả) (D6)

Hộ áp dụng tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn:

VietGAP, GlobalGAP, UTZ

CHEANTOAN=0 Hộ chưa áp dụng tiêu chuẩn chè

an toàn

CHEANTOAN = 1 Hộ đã áp dụng tiêu chuẩn chè

an toàn

+

U: Sai số ngẫu nhiên

Nguồn: Mô tả của tác giả

Trong luận án, tác giả dùng hàm Cobb-Douglas để xác định mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của các hộ dân sản xuất và chế bến chè

trong LN. Cụ thể có phương trình sau:

Y = AX1b1X2

b2X3b3 X4

b4 X5b5eβ1D1 +β2 D2 +β3 D3+β4 D4 +β5 D5 +β6 D6 + u (1) [45]

Ln hai vế phương trình (1), ta được phương trình có dạng như sau:

Ln Y = LnA + b1LnX1 + b2LnX2 + b3LnX3 + b4LnX4 + b5LnX5 +β1 D1 +

β2D2+ β3D3+ β4D4+ β5D5+ β6D6 + U (2)

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

59

Hàm CD được ước lượng trên phần mềm SPSS 20.0. Các thông số ước lượng

trong mô hình được giải thích như sau:

Adjusted R-Square: Hệ số xác định điều chỉnh được sử dụng để phản ánh

mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự

biến động của Y được giải thích bởi các biến được xác định trong mô hình.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả

thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê

F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ

an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại

trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và

có thể sử dụng được.

βk: Hệ số hồi qui riêng phần, đo lường % thay đổi của Y khi Xk thay đổi 1%,

giữ các biến độc lập không đổi.

+ Với các biến định tính: Khi biến giả Dj nhận giá trị 1 thì Y tăng thêm một

lượng là eβ lần.

Để kiểm tra khuyết tật của mô hình CD, một số kiểm định cơ bản đảm bảo

được thông qua gồm: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định

phương sai của sai số không đổi. (Phụ lục 3.9)

Hàm hồi quy dạng Binary Logistic:

Mục tiêu: Phát triển LN chè theo hướng bền vững thì vai trò của liên kết (liên

kết ngang giữa các hộ nghề) đóng vai trò quan trọng. Luận án sử dụng mô hình hồi

quy Binary Logistic để phân tích các nguyên nhân hộ dân LN chè tham gia HTX.

Ý nghĩa: Các hộ chè tham gia HTX (liên kết ngang) có nhiều lợi ích do

HTX mang lại như: tiếp cận tốt hơn với thị trường đầu vào, thị trường sản phẩm,

tiếp thị, thông tin khoa học công nghệ, nguồn vốn tín dụng,... và nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường. Cũng nhờ có HTX, các hộ chè có điều kiện thuận

lợi hơn, bình đẳng hơn trong liên kết với các DN (liên kết dọc), đồng thời có thể

tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, tham gia HTX sẽ góp

phần làm cho hộ nông dân trồng chè trong LN chè và cả LN chè phát triển hiệu

quả và bền vững hơn.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

60

Cơ sở chọn biến: Đã có nhiều nghiên cứu về liên kết trong sản xuất

nông hộ, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc liên kết sẽ nâng cao thu

nhập cho hộ và xu hướng liên kết hiện nay là cùng nhau hình thành nên HTX

ngành nghề như: Balassa (1961) [73]; Porter Michael và cs (2004) [84]; Trần

Quang Huy (2010) [26], Nguyễn Hữu Thọ và cs (2013) [46], Ngô Thị Hương

Giang (2015) [18],...

Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, kết hợp với kết quả phỏng vấn

chuyên gia - các nhà quản lý trong lĩnh vực này. Biến phụ thuộc và các biến độc lập

phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng tham gia HTX của hộ dân trong

các LN chè của tỉnh Thái Nguyên được xác định. Biến phụ thuộc là “tham gia

HTX” bao gồm có 2 giá trị (Có tham gia HTX: 1 và không tham gia HTX: 0), 6

biến độc lập chủ yếu tố tác động đến khả năng tham gia HTX của hộ dân LN gồm:

giới tính của chủ hộ, độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng

thành viên của hộ, doanh thu từ sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè của hộ, chính

sách hỗ trợ mà người dân được hưởng khi tham gia HTX.

Dạng hàm hồi qui Binary Logistic trong trường hợp này có dạng:

Ln = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6

Y là biến giả, có giá trị bằng 1 (nếu các hộ tham gia HTX) và bằng 0 (nếu

các hộ chưa tham gia HTX); Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến việc có hay không các

hộ dân trong LN tham gia vào các HTX (j=1-n); u là phần dư.

Để mô hình hồi qui Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, ta cần thực

hiện hai kiểm định chính sau:

- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi qui: Sử dụng kiểm

đinh Wald với mức ý nghĩa của hệ số hồi qui từng phần có mức độ tin cậy ít

nhất 95% (Sig.<0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc

lập và biến phụ thuộc.

- Mức độ phù hợp của mô hình: Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định.

Nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo có mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0,05),

chấp nhận giả thuyết H1 (trong đó, H0: Các hệ số hồi qui đều bằng 0; H1: Có ít nhất

một hệ số hồi qui khác 0), mô hình được xem là phù hợp.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

61

Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic

Biến phụ thuộc

Tên biến

Ln

Tỷ số giữa xác suất Y nhận giá trị 1 và xác

suất Y nhận giá trị 0.

Biến độc lập

Tên biến Giá trị nội dung biến ĐVT Dấu kỳ

vọng (+/-)

GTINH

X1

Giới tính của chủ hộ. Biến giả, nhận giá trị

bằng 1 nếu chủ hộ là nam và nhận giá trị

là 0 nến chủ hộ là nữ.

+

DTUOI

X2

Tuổi của chủ hộ. Biến giả nhận giá trị

bằng 1 nếu chủ hộ từ 35 đến 50 tuổi và

nhận giá trị bằng 0 nếu nhỏ hơn 35 tuổi và

lớn hơn 50 tuổi.

Năm

+

HOCVAN

X3

Trình độ học vấn của chủ hộ, được biểu

thị thông qua số năm đi học

Năm

+

THANH

VIEN

X4

Số thành viên hộ, là tổng số thành viên

của hộ tại thời điểm điều tra Người

+

DOANH

THU

X5

Doanh thu từ sản xuất và chế biến chè của

hộ dân năm được điều tra. Biến giả nhận

giá trị bằng 1 nếu doanh thu nhỏ hơn

154.817 nghìn đồng/năm và nhận giá trị

bằng 0 nếu doanh thu lớn hơn 154.817

nghìn đồng/năm (Doanh thu trung bình của

các hộ dân tham gia LN chè được khảo sát

là 154.817 nghìn đồng).

-

CSHT

X6

Chính sách hỗ trợ hộ dân khi tham gia

HTX: về vốn, giống, phân bón, tiêu thụ sản

phẩm. Nhận giá trị là 0 nếu hộ chưa được

hỗ trợ và giá trị là 1 nếu hộ được hỗ trợ.

+

Nguồn: Mô tả của tác giả

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

62

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển tại một số LN truyền thống

của một số nghiên cứu trước đây như: Lê Quốc Doanh và cộng sự (2003), Trần Minh

Yến (2004), Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), Bạch Thị Lan Anh (2010),

Nguyễn Đình Hòa (2012), Nguyễn Thị Ngọc Lanh (2013), Lê Xuân Tâm (2014),... và

hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đào Ngọc

Tiến và cộng sự (2012), kết hợp với thực tế phát triển LN chè tại tỉnh Thái Nguyên,

tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá sự phát triển LN chè ở tỉnh Thái

Nguyên theo hướng bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội, và môi trường.

3.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong

LN chè: Số lượng các đơn vị kinh tế theo từng loại hình tổ chức trong LN; Tỷ lệ

các hộ chè tham gia từng hình thức tổ chức kinh tế trong LN (%), và sự biến

động của các chỉ tiêu này theo thời gian.

2. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ: Số lượng máy móc thiết bị chủ

yếu sử dụng cho sản xuất và chế biến chè tại các hộ dân LN chè (chiếc) và tổng giá

trị máy móc thiết bị tính theo nguyên giá của hộ (đồng)

3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất

chè: Số lượng các DN, các đại lý, các cửa hàng cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ

sâu,... được cấp giấy phép quy định/ tổng số DN, đại lý, cửa hàng trên địa bàn (%).

4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết sản xuất kinh doanh trong LN: Tỷ lệ (%)

giá trị chè tiêu thụ được phân bổ cho các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm chè.

5. Các chỉ tiêu phản ánh kênh tiêu thụ sản phẩm: Tỷ trọng (%) chè được tiêu

thụ theo từng kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ nghề.

6. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển thương hiệu sản phẩm: Số lượng

tổ chức, cá nhân, DN, HTX,... được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu

tập thể “Chè Thái Nguyên” và thương hiệu chè theo chỉ dẫn địa lý của tỉnh; và tỷ lệ

(%) các hộ dân trong làng muốn tham gia thương hiệu sản phẩm chè Thái nguyên.

7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân

của hộ dân trong LN chè: Doanh thu bình quân (đồng); Tỷ lệ doanh thu từ sản xuất

và kinh doanh chè so với tổng doanh thu (%); Lợi nhuận gộp (đồng).

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

63

3.5.2. Các chỉ tiêu xã hội

1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình giảm nghèo tại các LN chè: Tỷ lệ hộ

nghèo (%) qua các năm và tỷ lệ giảm nghèo trung bình qua các năm (%).

2. Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân của lao động nghề: Thu nhập

bình quân 1 lao động nghề chè (đồng); Tỷ lệ (%) thu nhập bình quân của lao động

nghề từ sản xuất và kinh doanh chè tại các làng nghề chè so với thu nhập bình

quân của lao động sản xuất và kinh doanh chè của tỉnh.

3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình giải quyết việc làm: Số lượng lao động

thường xuyên của hộ (người) và số lượng lao động thuê ngoài (người) và tỷ trọng (%).

4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đào tạo nghề: Số lượng lao động thuộc hộ

nghề được tham gia các lớp tập huấn nghề chè (người) và tỷ trọng trong tổng số lao

động nghề (%).

5. Các chỉ tiêu phản ánh truyền thống, tập quán: Số LN tham gia lễ hội văn

hóa chè qua các năm (LN) và tỷ trọng trong tổng số LN (%).

3.5.3. Các chỉ tiêu môi trường

1. Nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ suy thoái môi trường

- Tỷ lệ % các hộ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ không theo hướng dẫn.

- Tỷ lệ các hộ (%), các CSSX trong LN có phương tiện xử lý chất thải/ tổng

số hộ và CSSX trong LN chè.

2. Chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức về ô nhiễm môi trường.

Số người (người) và tỷ lệ % người dân trong làng hiểu được mức độ ô nhiễm

của LN ở các cấp độ khác nhau (không ô nhiễm, ô nhiễm không đáng kể, ô nhiễm, ô

nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm rất nghiêm trọng) .

3. Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường:

Mức độ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường LN chè (đồng); diện tích đất đồi

núi được phủ xanh bằng chè (ha) và tốc độ phát triển của nó (%).

Diện tích trồng chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP, UTZ (ha) và tốc độ

phát triển của nó (%); và tỷ lệ % hộ dân hiểu rõ về vai trò của sản xuất chè đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

64

Chương 4

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

4.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc bộ, diện tích 3.562,64 km²,

phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía

Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp thủ đô Hà Nội, cách

trung tâm Hà Nội 75 km. Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính (2 thành phố, 1 thị xã

và 6 huyện), với 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 30 phường, 10 thị trấn và 140

xã) [16]. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền

núi với vùng đồng bằng Bắc bộ.

4.1.1.2. Địa hình, khí hậu

Địa hình của tỉnh Thái Nguyên:

Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 300m.

Địa hình được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao, bao gồm các dãy núi kéo dài

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thường từ 25 - 35

độ; Vùng giữa, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng

bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3, độ cao trung bình từ

100 - 300m, độ dốc thường từ 15 - 25 độ; Vùng thấp, bao gồm vùng đồi thấp và

đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp

dốc thoải là các khu đất bằng, mầu mỡ. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc

thường <10 độ. Đặc trưng về địa hình như vậy, phần lớn diện tích đất đồi của tỉnh

Thái Nguyên <25 độ, phù hợp cho cây chè phát triển. Mặt khác, địa hình núi sông

hung vĩ, với nhiều hang động đẹp, nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho Thái

Nguyên phát triển du lịch.

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

65

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên:

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khí hậu Thái

Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ

tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 - 2.500 mm.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất

(tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C [16]. Với đặc

trưng về địa hình và khí hậu, Thái Nguyên rất thuận lợi cho phát triển ngành nông,

lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè, tạo cho chè Thái Nguyên có hương vị đặc biệt khác

hẳn các vùng chè khác trong cả nước.

4.1.1.3. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 352.664 ha, tỷ lệ che phủ rừng

50%. Trong đó: Đất nông nghiệp 303.674 ha (Đất sản xuất nông nghiệp 112.797 ha;

Đất trồng cây hàng năm 61.620 ha; Đất trồng cây lâu năm 51.177 ha; Đất lúa 45.253

ha; Đất lâm nghiệp có rừng 186.022 ha). Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét 136.880 ha,

chiếm 38,65% tổng diện tích đất tự nhiên (Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung

bình đến thịt nặng; độ pH: 4,5-5,5 loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc

từ 8-25 độ). Chất đất cùng nguồn nước và độ dốc rất thích hợp cho cây chè. Do vậy, 9

huyện thành thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có cây chè phát triển với hương vị

thơm ngon đặc biệt nổi tiếng trong cả nước. (Phụ lục 4.1)

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Tính đến hết năm 2015, tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.238.785 người,

với 6 dân tộc chủ yếu là Kinh (73,1%), Tày (11%), Nùng (5,7%), Sán dìu (3,9%),

Sán chay (2,9%) và Dao (2,3). Mật độ dân số trung bình 351 người/Km2, tập trung

phần lớn ở khu vực nông thôn [16].

Tốc độ tăng dân số của tỉnh Thái Nguyên bình quân trong 5 năm (từ năm

2011 đến hết năm 2015) là 2,11%, trong đó tốc độ tăng dân số theo giới tính nam

giới là 2,03%, nữ giới là 2,19%. Dân số phân theo khu vực thành thị tốc độ tăng là

7,01%, dân số khu vực nông thôn giảm bình quân trong 5 năm là 0,03%. Như vậy,

có thể thấy sự dịch chuyển dân số đáng kể từ khu vực nông thôn sang khu vực thành

thị của tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm qua. (Phụ lục 4.2)

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

66

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo khu vực thành thị và nông

thôn, thì khu vực thành thị có 212.045 người chiếm 28,1% tổng số lực lượng lao

động toàn tỉnh, khu vực nông thôn là 542.565 người chiếm 71,9% tổng số lực lượng

lao động trong toàn tỉnh. Trong đó, 51% lao động đang làm việc tại khu vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản, 27,2% lao động làm việc tại khu vực công nghiệp và xây

dựng, 21,8% lao động làm việc tại khu vực dịch vụ. Như vậy, khu vực nông thôn

của tỉnh đang chiếm đa số lực lượng lao động toàn tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu lao động

nông thôn phân theo giới tính, thì lao động nữ chiếm 50,86%, lao động nam chiếm

49,14% trên tổng số lao động khu vực nông thôn [16]. Trong 5 năm, cơ cấu lao

động khu vực nông, lâm và thủy sản giảm bình quân 3,78%, tăng mạnh khu vực

công nghiệp - xây dựng tăng 16,50%, khu vực dịch vụ tăng bình quân 6,93%.

Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do lao động nông thôn và lao động các tỉnh

khác về làm việc tại khu công nghiệp Yên Bình - nơi có nhiều công ty liên doanh

liên kết và công ty SamSung đóng trên địa bàn của tỉnh. Sự giảm mạnh lao động

ngành nông, lâm, thủy sản là một cảnh báo về sự thiếu lao động nông thôn trong đó

có lao động tại các LN chè của tỉnh.

4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm 2011 - 2015 có sự chuyển dịch

đáng kể giữa các khu vực kinh tế. Tăng mạnh ở khu vực công nghiệp - xây dựng (từ

41,77% năm 2011, tăng lên 50% năm 2015), giảm mạnh ở khu vực nông, lâm thủy

sản (từ 21,25% năm 2011 xuống 16,95% năm 2015), khu vực dịch vụ và thuế sản

phẩm giảm nhẹ từ 36,95% năm 2011 xuống 33,05% năm 2015 (Phụ lục 4.3).

Nhìn chung cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành

công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. Công nghiệp có

bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân

70,8%/năm. Nhiều khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp mới được hình thành.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ bước đầu đã phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện

ước đạt 160 nghìn tỷ đồng, đầu tư FDI năm 2015 thu hút 18 dự án FDI mới, vốn

đăng ký 177,6 triệu USD, năm 2015 hiện có 88 dự án còn hiệu lực với số vốn

đăng ký 7.072 triệu USD [16]

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

67

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2011-2015

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Thái Nguyên có lợi thế về địa hình và là trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế lớn

của vùng trung du miền núi phía Bắc. Việc giao thương đã được thực hiện thông

qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái

Nguyên là đầu nút, từ đó lan tỏa ra các tỉnh. (Phụ lục 4.4).

4.1.2.4. Đời sống - xã hội

Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh đang

tăng lên đáng kể, GRDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm. Sau 5 năm

tỷ lệ GRDP bình quân đầu người/năm tăng 194,29%. Tuy nhiên, có sự chênh lệch

đáng kể về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Thu nhập bình

quân đầu người một tháng theo giá thực tế khu vực thành thị là 3.235.300

đồng/người, khu vực nông thôn 1.848.800 đồng/người [16].

Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, giảm từ 11,6% năm 2013 xuống còn 7,06% năm

2015. Theo số liệu thống kê tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu ở một số xã nghèo thuộc huyện

vùng sâu vùng xa: Định Hóa (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,75%), Võ Nhai (tỷ lệ hộ

nghèo 15,89%).

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

68

Hiện nay, Thái Nguyên có 100% xã, phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y

tế. Điều này đã khẳng định được sự nỗ lực của các cấp trong việc chăm lo sức khỏe

cho người dân. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng toàn tỉnh có giảm nhưng

không đáng kể.

Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng

cường đầu tư. Đặc biệt là hạ tầng nông thôn: 100% tỷ lệ xã phường, thị trấn có

đường giao thông đến UBND cấp xã. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thương

đi lại, thúc đẩy phát triển tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Chương trình xây

dựng nông thôn mới được triển khai tính cực, toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn nông

thôn mới, bằng 29,4% số xã (Phụ lục 4.5).

4.2. Tổ chức quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên

Làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên có lịch sử phát triển từ khá lâu, phần lớn LN

có lịch sử phát triển hàng chục năm như: LN đồ gỗ mỹ nghệ, LN mây tre đan, LN

bánh chưng Bờ Đậu,... LN chè đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm.

Quá trình hình thành và phát triển LN chè được người dân vùng Tân

Cương ghi lại trong hồ sơ xét công nhận LN chè truyền thống. Từ những cây chè

đầu tiên do cụ Nghè Sổ đưa về Tân Cương, trải qua thời gian, nhiều vườn chè đã

được mọc lên ở vùng này. Vào năm 1925, cụ Đội Năm (tên thật là Vũ Văn Hiệt,

1883-1945), là người đầu tiên của làng Tân Cương đã mở xưởng chế biến chè,

rồi vươn ra tỉnh Thái Nguyên mở hiệu bán chè, đặt địa chỉ giao dịch tại 3 miền

trong nước. Năm 1935, cụ Đội Năm đã mang chè đi thi tại Đấu Xảo (Hà Nội) và

đoạt giải nhất. Một thương gia ở Ấn Độ đã nhập hàng chục tấn chè Tân Cương.

Từ đó đến nay, người dân Tân Cương suy tôn cụ là ông Tổ LN chè Tân Cương.

Không chỉ bó hẹp trong vùng Tân Cương, cây chè đã thích nghi ở hầu hết

các địa phương trong tỉnh. Mỗi vùng đất, với điều kiện thổ nhưỡng khác nhau đã

đem lại cho sản phẩm chè Thái Nguyên rất nhiều hương vị đặc trưng. Sản xuất và

chế biến chè ban đầu hoạt động chủ yếu với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, theo thời

gian các hoạt động đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau hình thành nên các làng có

nghề, xóm nghề chuyên sản xuất và chế biến chè.

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

69

Với lợi thế về đất đai, khí hậu thủy văn phù hợp với cây chè, nên chè Thái

Nguyên có một hương vị đặc biệt thơm ngon khác với các vùng trồng chè của cả

nước. Cây chè đã dần trở thành thế mạnh trong phát triển cây công nghiệp ở tỉnh

Thái Nguyên. Cây chè không chỉ mang ý nghĩa xóa đói giảm nghèo mà còn là cây

công nghiệp hiện nay nhiều gia đình và tổ chức sản xuất kinh doanh chọn sản phẩm

từ chè là sản phẩm làm giàu.

Song song với phát triển kinh tế, phát triển LN chè giúp cho người dân trong

vùng chè nói chung và LN chè nói riêng phát triển và bảo tồn nhiều nét văn hóa

truyền thống như nghệ thuật chế biến chè, pha chè, thưởng chè,… Hiện nay trên

toàn tỉnh có 174 LN và làng có nghề. Trong đó, UBND tỉnh Thái Nguyên công

nhận LN chè, LN chè truyền thống cho 140 làng. UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho

Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp

quản lý LN trên địa bàn.

4.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý làng nghề

Quy trình hoạt động và quản lý tại các LN ở tỉnh Thái Nguyên được khái

quát qua sơ đồ sau:

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

70

THT

HTX

HTX

DN

DN

DN Hộ

LÀNG NGHỀ

Ban quản lý

làng nghề

THT THT

HTX

HTX

DN Hộ

Hộ

Hộ

Hộ

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 4.1: Tổ chức quản lý làng nghề tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

PHÒNG KINH TẾ HẠ TẦNG VÀ CÁC PHÒNG

LIÊN QUAN

UBND

CẤP XÃ

UBND TỈNH

UBND CẤP HUYỆN

HIỆP HỘI

LÀNG NGHỀ

CÁC SỞ NGÀNH LIÊN QUAN

SỞ CÔNG THƯƠNG

Hộ

THT DN

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

71

4.2.3. Phân công, phân cấp quản lý làng nghề

* Ủy ban nhân dân Tỉnh:

UBND Tỉnh là cơ quan quản lý LN cấp tỉnh, căn cứ vào Nghị quyết của

Tỉnh ủy và HĐND Tỉnh, phê duyệt Đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ

chè và phát triển LN chè của tỉnh.

Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về quản lý làng nghề, do 1 Phó Chủ tịch

làm trưởng ban.

Hàng năm phê duyệt kế hoạch và ngân sách thực hiện Đề án phát triển

LN chè gắn với phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh.

Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài

cho phát triển công nghiệp nông thôn và LN…

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan phối hợp

với Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên trong việc công nhận, hỗ trợ và quản lý LN trên

địa bàn tỉnh.

* Sở Công Thương:

Là cơ quan thường trực của Ban quản lý Đề án phát triển LN của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, đề án,

cơ chế chính sách, kế hoạch phát triển LN và LN chè của tỉnh.

Xây dựng các chính sách quản lý công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,

trong đó có chính sách phát triển LN và LN chè.

Tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt; tổ chức thẩm

định, tổng hợp, báo cáo Hội đồng xét duyệt và trình UBND tỉnh quyết định, cấp

Bằng công nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền thống đạt tiêu chí trong thời hạn

30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phát triển quan hệ sản xuất, xây dựng các mô hình LN chè, kết hợp với

Liên minh HTX để phát triển mô hình HTX nghề; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn để quy hoạch vùng nguyên liệu chè của tỉnh;...

Tổ chức Tuyển chọn các sản phẩn công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong

đó có sản phẩm của các LN chè.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

72

* Các Sở ngành khác liên quan:

Phối hợp với Sở Công Thương và Hiệp hội LN tỉnh trong quản lý và thực thi

các chính sách và dự án của tỉnh về LN chè và quy hoạch vùng chè nguyên liệu;

phát triển thương hiệu chè; …

* Hiệp hội LN của tỉnh:

Hiệp hội LN là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện, tâm huyết của

các tổ chức, cá nhân, các LN và cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Phân

cấp quản lý của Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên:

Xây dựng Đề án công nhận LN, xem xét và trình UBND tỉnh về việc công

nhận LN và các chính sách hỗ trợ phát triển LN.

Phổ biến các loại văn bản chủ yếu của TW và của tỉnh về chủ trương,

chính sách phát triển TTCN, LN và cơ sở ngành nghề nông thôn.

Tổ chức Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè

Thái Nguyên.

Thông qua Hiệp hội LN của tỉnh, Trung ương và địa phương thực hiện

chính sách khuyến khích phát triển LN của tỉnh, hỗ trợ đầu tư mua MMTB chế biến

và bảo quản chè, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.

* Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và các Sở ngành liên quan trong

các hoạt động quản lý Nhà nước.

Tổng hợp hồ sơ do UBND cấp Xã gửi lên và lập danh sách (kèm hồ sơ),

và có công văn gửi Sở Công Thương xét duyệt công nhận LN và LN truyền thống

của tỉnh.

Triển khai các hoạt động của Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu của

tỉnh và phối hợp với Hiệp hội làng trong việc quản lý LN chè.

Thẩm định giải ngân, kiểm tra giám sát hộ dân trong LN vay vốn trồng và

chăm sóc, chế biến chè.

Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất: LN chè và HTX chè kiểu mới.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

73

* Phòng Kinh tế hạ tầng và các phòng khác liên quan ở huyện:

Phối hợp với Hiệp hội LN trong việc quản lý LN, tham mưu giúp UBND

cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công thương ở địa phương.

Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức

kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất -

kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp

thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các CSSX - kinh

doanh thuộc lĩnh vực công thương trong đó có làng nghề.

* Ủy ban nhân dân cấp xã:

Xem xét các làng có các hoạt động ngành nghề nông thôn, hướng dẫn lập

hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền thống và gửi văn bản đề

nghị (kèm theo hồ sơ) lên UBND huyện, thành phố, thị xã.

Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền

thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát

triển các ngành, nghề mới và LN.

* Ban quản lý làng nghề:

Ban quản lý LN là các thành viên thuộc LN, là những người đại diện cho

làng viết Đề án công nhận LN cho làng mình. Họ là những cá nhân có uy tín trong

làng (thông thường trưởng xóm là trưởng Ban quản lý LN) được người dân trong

làng bầu ra đại diện cho làng trong các hoạt động chung của làng. Do vậy, họ là

người quản lý trực tiếp các thành viên LN và triển khai các chính sách khuyến

khích, hỗ trợ phát triển LN đến từng hộ thành viên trong làng.

* Các tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề:

Các tổ chức sản xuất kinh doanh trong LN bao gồm: hộ nghề, các THT,

HTX, các DN là các đơn vị kinh tế độc lập trong làng. Tuy nhiên, các tổ viên, thành

viên của THT, HTX và DN có thể vừa tham gia các tổ chức sản xuất kinh doanh

vừa là hội viên LN. Do vậy, các hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh

trong LN cũng tuân thủ theo những quy định chung của LN. Các hình thức tổ chức

này đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc hỗ trợ đầu vào và phát triển đầu ra

cho sản phẩm nghề của LN.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

74

4.2.4. Thể chế phát triển làng nghề

Thể chế chính thức cho phát triển LN chè của tỉnh Thái Nguyên:

Hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nước có tác động to lớn, có ý nghĩa

quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho LN chè nói riêng. Cụ thể:

Chính sách quản lý LN:

Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 của UBND tỉnh về phát

triển tiểu thủ công nghiệp và LN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là văn bản đầu

tiên của tỉnh về phát triển LN trên địa bàn, là tiền đề xây dựng, phát triển LN và các

cơ quan quản lý LN.

Quyết định số 2891/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Thái Nguyên ban hành "Tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền

thống, LN, LN truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân cấp tỉnh thuộc lĩnh vực công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên". [63]

Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh

Thái Nguyên về việc thành lập Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên [68].

Quyết định số 2445/QĐ-UBND năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên, phê duyệt

Điều lệ Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên [64].

Nghị quyết số 02/2010/NQ-HHLN tỉnh Thái Nguyên, Hội nghị ban chấp

hành Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên lần thứ II nhiệm kỳ 2010-2015 về kế hoạch

hoạt động của Hiệp hội, kèm theo Phương hướng hoạt động Hiệp hội LN tỉnh Thái

Nguyên nhiệm kỳ 2010-2015 [21]

Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh về Qui

chế xét công nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên. [55]

Chính sách hỗ trợ đầu tư:

- Xây dựng cổng làng và tổ chức lễ đón bằng công nhận LN (mức 35 -40

triệu đồng/ LN).

- Đối với LN tiêu biểu được hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm, mức hỗ trợ 50%

chi phí mua sắm MMTB cho sản xuất của LN tối đa không quá 500 triệu đồng/LN.

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

75

- Tùy khả năng các huyện, thành phố, thị xã hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường LN tối đa không quá 60% tổng mức

đầu tư dự án [59][66].

Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại: [56]; [67] bao gồm:

- Hỗ trợ 100% tiền thuê diện tích gian hàng hội chợ - triển lãm và không quá

50% chi phí gian hàng tại hội chợ - triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

cấp vùng.

- Hỗ trợ kinh phí quảng bá sản phẩm trên Website của tỉnh, Sở Công Thương

và Hiệp hội làng nghề.

- Hỗ trợ bảo hộ quyền tác giả (logo)

- Hỗ trợ xây dựng bảo hộ nhãn hiệu tập thể sản phẩm LN gắn với chỉ dẫn địa lý.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn:

- Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh về việc

qui định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số

1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [57].

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành,

nâng cao tay nghề.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản

xuất công nghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới,

sản phẩm mới, mức tối đa 30%; ≤ 500 triệu đồng/mô hình;

- Hỗ trợ ứng dụng MMTB, chuyển giao công nghệ tiên tiến, mức tối đa 50

triệu đồng/ cơ sở; ≤ 200 triệu/cơ sở.

- Hỗ trợ 80%-100% chi phí thuê gian hàng hội chợ triển lãm và giới thiệu

sản phẩm.

- Hỗ trợ đăng ký thương hiệu tối đa 50% chi phí; ≤ 35 triệu/ thương hiệu.

Ngoài ra, các chính sách tác động đến quy hoạch nguồn nguyên liệu chè,

chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Quyết định số 2214/QĐ/UBND ngày 31

tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất,

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

76

chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 [61], trong đó bao

gồm các nội dung về quy hoạch vùng nguyên liệu chè, phát triển sản xuất kinh

doanh chè và phát triển LN chè, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chè,...; chính sách thu

hút, khuyến khích đầu tư, chính sách hỗ trợ hạ tầng LN, chính sách đào tạo nghề

cho lao động nông thôn; chính sách bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa LN:

Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2015 Phê duyệt điều

chỉnh kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2011 - 2015 [60]; chính sách tác động đến bảo vệ môi trường ở các

LN: Quyết định số 301/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án

bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015 [66];...

Thể chế phi chính thức:

Thể chế phi chính thức trong các LN bao gồm: Các nội quy, quy định, tập tục

trong LN còn gọi là Hương ước LN. Thể chế phi chính thức có khi thúc đẩy LN

phát triển và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của LN.

Thể chế phi chính thức mang ý nghĩa tích cực: Những quy ước và ràng

buộc trong luật nghề, lệ làng đề ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đòi

hỏi mỗi hộ nghề phải sản xuất - kinh doanh một cách trung thực, bảo đảm chất

lượng sản phẩm. Việc học nghề theo phương thức “truyền nghề”, đặc biệt là

công đoạn sao sấy chè, mỗi hộ nghề đều có bí quyết riêng và không truyền dạy

cho người ngoài. Vì vậy, cùng một đồi chè, cùng một quy trình chăm sóc mà

chất lượng, hương vị chè của các hộ lại khác nhau. Chính điều này tạo nên

những hương vị khác biệt của làng nghề tại mỗi vùng chè, mỗi đồi chè, mỗi hội

nghề. Đây là yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn

hóa của từng LN, của dân tộc, làm cho sản phẩm LN có tính độc đáo và có giá trị

cao. Những người thợ cả, những nghệ nhân, các truyền thống tốt đẹp là tài sản

của quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng chính là hạn chế trong phát triển làng nghề,

do bí quyết giữ nghề mà nhiều hộ nghề không truyền nghề cho con gái, chỉ

truyền nghề cho con dâu nhằm giữ bí quyết nghề.

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

77

Thể chế phi chính thức mang ý nghĩa tiêu cực: Sự thay đổi của nên kinh tế,

sự phát triển của công nghệ khoa học trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi hộ

dân phải tự đổi mới để thích nghi với thị trường. Tuy nhiên, yếu tố truyền thống,

những kinh nghiệm cố hữu bảo thủ của một số hộ tại các LN lại cản trở sự phát

triển. Đồng thời những quy định ngặt nghèo, hạn chế trong luật nghề, lệ làng đã làm

cản trở không nhỏ tới việc mở rộng sản xuất - kinh doanh của LN. Trong điều kiện

kinh tế thị trường không thể chỉ có kinh nghiệm mà phải có khoa học công nghệ kết

hợp. Do vậy, cần có nâng cao trình độ dân trí cho các hộ dân LN, giúp hộ dân trong

các LN đưa được những tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất

kinh doanh, nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống mang đậm đà bản sắc

của LN là tiền đề phát triển LN gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa LN.

4.3. Phân tích tình hình phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững

4.3.1. Phát triển về kinh tế

4.3.1.1. Phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè

i) Số lượng làng nghè chè tăng lên nhanh chóng

Đặc trưng của LN chè là gắn liền với khu vực nông thôn, và gắn với nguồn

nguyên liệu “ở đâu có cây chè phát triển thì ở đó có LN chè”. Do vậy, việc phân bố

các LN chè phụ thuộc vào việc phân bố vùng chè. Cây chè được trồng rải rác toàn

tỉnh, song chủ yếu được trồng ở khu vực có đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú

Lương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên, các vùng còn lại cây

chè không phải là cây thế mạnh mà chủ yếu là phát triển nông nghiệp hoặc phát

triển lâm nghiệp (Phụ lục 4.6).

Năm 2009 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 2792/QĐ-UBND

ngày 28 tháng 10 năm 2009 thành lập Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên. Hiệp hội LN

phối hợp với các Sở ban ngành, chính quyền địa phương các cấp để tiến hành công

nhận những xóm nghề, những làng có nghề đủ điều kiện thì được công nhận là LN

và LN truyền thống. Qua đó, từ năm 2009 đến năm 2015 số lượng LN chè của tỉnh

tăng lên nhanh chóng.

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

78

Bảng 4.1. Số lượng LN chè tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận phân bố

theo huyện, thị xã, thành phố tính hết năm 2015

STT Tên huyện,

thành phố 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

1 Định Hóa 3 3 3 9

2 Đại Từ - 10 8 6 24

3 Võ Nhai - 1 4 5

4 Phú Lương 5 5 7 2 2 4 2 27

5 Đồng Hỷ 4 5 1 4 4 18

6 TP Thái Nguyên 2 5 6 2 3 6 24

7 Thị xã Phổ Yên 5 5 3 8 3 2 26

8 Phú Bình - 4 4

9 TP Sông Công 3 3

Tổng 5 16 28 20 16 28 27 140

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Tốc độ phát triển bình quân về số lượng LN qua 7 năm là 174,26%. Trong

đó, ở huyện Định Hóa phạm vi của LN không còn ở phạm vi làng mà đã phát

triển thành cụm làng hay xã thành xã nghề như: LN Chè truyền thống Sơn Phú,

xã Sơn Phú; LN chè truyền thống Trung Hội, xã Trung Hội.

Biểu đồ 4.2: Diện tích trồng chè và số lượng LN chè được công nhận

ở tỉnh Thái Nguyên năm 2015

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

79

Biểu đồ 4.2 cho thấy, Phú Lương là huyện có nhiều LN chè được công nhận

nhất tỉnh, với 27 LN chè, chiếm 19,29% tổng số LN chè, đứng thứ hai là huyện Phổ

Yên với 26 LN chè chiếm 18,57%, sau là thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ

cùng có 24 LN chè chiếm 17,14%, thấp nhất là huyện Phú Bình, Thành phố Sông

Công và huyện Võ Nhai, mỗi huyện có dưới 5 LN chè được công nhận. Tuy nhiên,

huyện Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh với 6.333 ha, thứ hai là huyện

Phú Lương với diện tích 4.009 ha, thứ ba là huyện Đồng Hỷ với diện tích với 3.245

ha. Như vậy, có thể thấy UBND tỉnh và chính quyền địa phương các huyện, thành

phố đã có vai trò rất lớn trong việc khuyến khích phát triển nghề chè thông qua việc

công nhận các làng có nghề chè. Qua đó, Chính quyền địa phương có nhiều chính

sách thiết thực hỗ trợ LN phát triển như hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng, hỗ trợ

máy móc thiết bị, chính sách bảo tồn giá trị văn hóa nghề chè,....

Phát triển LN chè được thể hiện qua kết quả sản xuất bình quân hộ dân trong

các LN chè, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong LN chè, trình độ công nghệ

đang sử dụng tại các LN, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè của hộ

dân LN, thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề, thương hiệu sản phẩm nghề và các hoạt

động du lịch tại LN.

ii) Kết quả sản xuất bình quân của hộ

Những năm gần đây, chè được xác định là cây chủ lực, cây xóa đói giảm

nghèo, cây làm giàu của nông dân ở tỉnh Thái Nguyên. Diện tích trồng chè là

21.127 ha, diện tích thu hoạch 18.233 ha, sản lượng chè búp tươi 202.325 tấn [16],

năng suất bình quân 110 tạ/ha. Nhận thức rõ được vai trò của cây chè, UBND tỉnh

Thái Nguyên đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân mở rộng quy mô, thay

đổi giống chè mới hiệu quả và cho năng suất cao.

Kết quả khảo sát 385 hộ dân trong các LN chè tại 3 huyện đại diện của tỉnh

Thái Nguyên (huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên) cho

thấy, nhiều hộ có doanh thu cao từ sản xuất và chế biến chè, trung bình từ

147.530.000 đồng/hộ đến 154.817.000 đồng/hộ (năm 2013 - 2015). Tuy nhiên, mức

độ chênh lệch thu nhập giữa các hộ trong LN rất lớn. Hộ có doanh thu cao nhất

335.267.000 đồng (năm 2015), hộ có doanh thu thấp nhất 34.749.000 đồng, độ lệch

chuẩn 70.553.000 đồng.

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

80

Bảng 4.2. Doanh thu bình quân của các hộ điều tra trong LN chè

ĐVT: 1.000 đồng

Số quan sát Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn

Năm 2013 385 25.741 332.000 147.530 71.667

Năm 2014 385 35.621 345.240 153.957 71.299

Năm 2015 385 34.749 335.267 154.817 70.553

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Như vậy, có sự chênh lệch doanh thu đáng kể giữa các hộ dân trong các LN

chè. Doanh thu của các hộ dân trong các LN phụ thuộc vào quy mô hộ, diện tích

trồng chè, số lượng lao động nghề, và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong đó,

chất lượng sản phẩm sản xuất ra được phản ánh qua đơn giá bán sản phẩm chè tại

các LN (Phụ lục 4.7).

4.3.1.2. Các tổ chức kinh tế trong làng nghề chè

Các hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên bao

gồm: Hộ ngành nghề, THT, HTX, và DN. Hiện nay, UBND tỉnh đã công nhận cho

140 LN chè, với 10.290 hộ dân làm chè chiếm 15,59% tổng số hộ dân làm chè ở

tỉnh Thái Nguyên. Các CSSX ngoài hộ ở các LN chè tương đối phát triển: THT

chiếm 42,5% tổng số THT; HTX chiếm 66,67%; DN trong các LN chè chưa phát

triển chỉ chiếm 8,82% (Phụ lục 4.8)

Bảng 4.3. Các hình thức tổ chức SXKD chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2015

ĐVT

Số lượng Tỷ trọng

(%) Trong các

LN chè

Trong

toàn tỉnh

1.Hộ SXKD Hộ làm nghề chè Hộ 10.290 66.000 15,59

2.CSSX

ngoài hộ

-Tổ hợp tác Tổ 17 40 42,50

-Hợp tác xã HTX 24 36 66,67

-Doanh nghiệp DN 3 34 8,82

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

81

i) Hộ ngành nghề

Hộ ngành nghề là mô hình sản xuất chè chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên nói

chung và của LN chè nói riêng. Trong đó, hộ đảm nhiệm tất cả các khâu từ trồng chè,

chế biến chè, tiêu thụ sản phẩm chè dẫn đến trình độ chuyên môn hóa không cao và

năng suất lao động thấp. Mỗi hộ có diện tích chè bình quân khoảng 0,51ha/ hộ, xưởng

chế biến với công suất khoảng 100kg chè búp tươi/ ngày là quy mô quá nhỏ, làm cho

các hộ không đủ nguồn nhân lực, thiếu động lực để đầu tư và nghiên cứu ứng dụng tiến

bộ khoa học công nghệ vào sản suất, quá trình cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất

khó khăn, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năng suất lao động thấp và khó

có thể nâng cao chất lượng. Mặc dù, khoa học kỹ thuật phát triển như thay đổi giống

chè mới, sử dụng máy bơm nước tưới chè vào mùa khô, nên chè được thu hái quanh

năm, hạn chế được tính thời vụ của sản xuất chè, nhưng sản lượng cây chè cho búp

theo đồ thị hình parabol (đầu vụ và cuối vụ ít, chính vụ nhiều chè), dẫn đến nếu chính

vụ đủ việc làm thì đầu vụ và cuối vụ lao động sẽ không đủ việc làm, nếu đầu vụ và

chính vụ đủ việc làm thì chính vụ lại thiếu lao động. Trong khi, các hộ có cùng thời vụ

như nhau nên không thể phối hợp với nhau, dẫn đến lãng phí sức lao động và tự tạo

cạnh tranh nội bộ không cần thiết và hiệu quả sản xuất không cao.

Tiêu thụ chè do các hộ “tự sản, tự tiêu”, phần lớn sản phẩm sản xuất ra là bán

cho các thương lái đến thu mua tại nhà, hay cung ứng cho các cơ sở đóng gói nhỏ

để phân phối trên thị trường, giá bán là giá do thương lái áp đặt, chất lượng sản

phẩm không được kiểm soát dẫn đến chất lượng không được đảm bảo. Điều này ảnh

hưởng rất lớn đến sản phẩm của hộ dân và của LN chè, cần có giải pháp thích hợp

để các hộ dân LN chè phát triển bền vững.

Bảng 4.4. Thông tin cơ bản của hộ sản xuất chè trong LN chè

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị bình quân 1. Lao động bình quân Lao động/hộ 2,7 2. Tuổi chủ hộ Tuổi 48 3. Trình độ học vấn Năm 6,05 4. Tổng vốn Đồng/hộ 46.540.279 5. Diện tích chè bình quân Ha/hộ 0,51 6. Tổng doanh thu bình quân Đồng/hộ 154.817.000 7. Thu nhập bình quân Đồng/LĐ/tháng 3.250.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

82

Kết quả khảo sát 385 hộ dân trong các LN chè cho thấy, số lao động bình

quân của 1 hộ là 2,7 lao động/hộ thấp hơn số lượng lao động bình quân hộ nông dân

của tỉnh Thái Nguyên 3,4 lao động/hộ [61]. Trình độ học vấn của chủ hộ thấp, trung

bình là lớp 6, số lao động có có trình độ cấp ba trở lên chỉ chiếm 9,35%. Tuổi trung

bình của chủ hộ là 48 tuổi, đây là độ tuổi vẫn còn đang sung sức, có nhiều ước

muốn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, là yếu tố quyết định cho

sự thành công của kinh tế hộ. Số vốn bình quân/hộ 46.540.279 đồng, đây là số vốn

lưu động mà hộ tích lũy được từ quá trình sản xuất kinh doanh qua nhiều năm, sử

dụng để đầu tư cho sản xuất và chế biến chè. Diện tích chè bình quân/ hộ là 0,51ha,

cao hơn diện tích bình quân của hộ nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên

(0,31ha/hộ), do những hộ tham gia vào LN chè là những hộ đáp ứng đủ điều kiện

như thu nhập chủ yếu từ nghề chè. Doanh thu bình quân của hộ/năm là 154.817.000

đồng, thu nhập bình quân 1 lao động nghề/ tháng là 3.250.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy thu nhập bình quân từ làm nghề chè của 385 hộ được

điều tra đại diện cho 3 vùng của tỉnh là tương đối cao so với mặt bằng trung của các

hộ dân làm chè của tỉnh Thái Nguyên 2.850.000 đồng/lao động/tháng, cao hơn thu

nhập của các nghề khác như: nghề mây tre đan thu nhập bình quân 1.800.000 -

2.300.000 đồng/lao động /tháng, lao động thuần nông trung bình 1.500.000 -

1.800.000 đồng/lao động/tháng,... [20]. Tuy nhiên, tại các LN chè hiện nay đang có

xu hướng thiếu lao động nghề. Đây đang là yếu tố được quan tâm nhằm giữ gìn và

phát triển LN chè trong thời gian tới.

ii) Tổ hợp tác

Khi tham gia vào THT sản xuất chè, các hộ được Nhà nước hỗ trợ cành chè

giống, thuốc ủ phân vi sinh, lập xưởng sao chè tập trung… Đặc biệt, thông qua các

lớp tập huấn cách chăm sóc và chế biến chè, cách ươm chè giống có chất lượng,

hoạt động chế biến chè cũng chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên hình thức này quy mô

nhỏ, hoạt động trong phạm vi thôn, xóm, do vậy THT mới chỉ đáp ứng được nhu

cầu sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ. Tính đến đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 40 THT

sản xuất và kinh doanh chè với 137 hộ dân tham gia, trong đó có 17 THT nằm trong

các LN chè (chiếm 42,5%) với 62 hộ dân LN chè tham gia [20].

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

83

Bảng 4.5. Thông tin cơ bản của hộ tham gia Tổ hợp tác chè trong

LN chè năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị bình quân

1. Lao động Lao động/hộ 3,2

2. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 45

3. Trình độ học vấn Năm 6,00

4. Tổng vốn bình quân Đồng/hộ 50.100.000

5. Diện tích chè bình quân Ha/hộ 0,58

6. Thu nhập bình quân Đồng/LĐ/tháng 3.290.000

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Phân tích bảng 4.5 cho thấy, những hộ tham gia THT có số lượng lao động bình

quân/hộ là 3,2 lao động, trình độ học vấn của chủ hộ là lớp 6, tổng vốn là 50.100.000

đồng/ hộ, diện tích bình quân/ hộ là 0,58ha. Những thông tin chung cho thấy những hộ

tham gia THT có nguồn lực cao hơn các hộ không tham gia THT, song mức cao hơn

không đáng kể, thu nhập trung bình của 1 lao động nghề giữa những hộ tham gia THT

và những hộ tham gia LN chè không có sự khác biệt nhiều (hộ tham gia THT thu nhập

bình quân/Lao động/tháng cao hơn hộ dân LN chè 40.000 đồng/tháng).

Nhìn chung, THT chè ở tỉnh Thái Nguyên đã có vai trò nhất định trong liên

kết sản xuất kinh doanh của các hộ dân LN chè. Song THT cũng bộc lộ những hạn

chế nhất định: quy mô quá nhỏ, không có tư cách pháp nhân dẫn đến khó khăn

trong việc mở rộng quy mô và ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất,

khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường.

iii) Hợp tác xã

Hình thức HTX đã khắc phục được những hạn chế của hình thức THT về quy

mô nhỏ lẻ, về vốn, về pháp nhân. HTX chè đang có xu hướng phát triển tại các LN chè

của tỉnh Thái Nguyên, do những ưu điểm nhất định: các thành viên vẫn có quyền làm

chủ mảnh đất của mình, mọi hoạt động đều gắn với quyền của các thành viên, các

thành viên có quyền tham gia quản lý và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động

của HTX không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn. Đặc biệt, các thành viên trong HTX

cùng hỗ trợ nhau về lao động và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm nghề với cùng

mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng lợi nhuận cho HTX.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

84

Trong 3 năm, từ năm 2013 đến năm 2015 số lượng HTX sản xuất và chế

biến chè thành lập mới tăng 6 HTX, tổng số thành viên bình quân 1 HTX tăng

11,8%. Tổng tài sản cố định và quy mô vốn tăng đáng kể, tài sản tăng bình quân

15,12%, quy mô vốn bình quân tăng bình quân 20,67%, thu nhập của thành viên

HTX tăng đều qua các năm, từ 2.750.000 đồng/tháng vào năm 2013, đến hết năm

2015 thu nhập bình quân 1 thành viên HTX là 3.210.00đồng/tháng, thu nhập tăng

bình quân 1 HTX trong 3 năm là 8,04%.

Bảng 4.6. Thông tin cơ bản về HTX chè tỉnh Thái Nguyên năm 2013-2015

TT Các thông tin cơ bản Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tốc độ tăng (%)

2014/

2013

2015/

2014

Bình quân

2013-2015

1 Tổng số HTX chè (HTX) 30 35 36 16,67 2,86 9,55

2 Tổng thành viên BQ/ HTX

chè (Người) 16 19 20 18,75 5,26 11,80

3 Tổng TSCĐ bình quân/HTX

(Tr.đ) 369 435 489 17,89 12,41 15,12

4 Quy mô vốn của các HTX chè

(Tr.đ) 489 686 712 40,29 3,79 20,67

5 Thu nhập BQ/LĐ/tháng (ng.đ) 2.750 3.050 3.210 10,91 5,25 8,04

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Tuy nhiên, khó khăn đối với các HTX chè là chất lượng chè không đồng

đều giữa các thành viên HTX. HTX phần lớn mua nguyên liệu chè dưới dạng

bán thành phẩm (chè xanh sơ chế), sau đó hoàn thiện và đóng gói. Do vậy,

HTX tiêu thụ được 30%-70% sản lượng chè của các thành viên (những loại chè

đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng). Số còn lại các

thành viên tự chế biến và tự tiêu thụ.

Hiện có 24 HTX chè nằm trong các LN chè (chiếm 66,67% tổng số HTX

chè của tỉnh). Các HTX trong LN chè được thành lập do các hộ dân trong LN

liên kết với nhau thành lập lên HTX hoặc các HTX này đã chủ động đứng ra tổ

chức liên kết vận động các hộ tham gia HTX. Mô hình HTX chè ở Thái Nguyên

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

85

hiện được coi là mô hình phù hợp phát triển cho các hộ dân trồng chè

[18][219][25][26][46]. Tuy nhiên, các HTX chè trong các LN chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên hiện đang rất khó khăn: khó khăn về quản lý chất lượng

nguồn nguyên liệu, khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, khó khăn về

vốn,... Kết quả khảo sát đánh giá của Ban giám đốc HTX về khó khăn của HTX

chè trong LN chè như sau:

Bảng 4.7. Đánh giá của HTX chè về khó khăn trong sản xuất và kinh doanh

Tiêu chí

Điểm số đánh giá của HTX Mức độ

khó khăn Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Độ lệch

chuẩn

Về nguồn nguyên liệu 3.910 5 3 0.624 Tương đối

thuận lợi

Về quản lý chất lượng nguồn

nguyên liệu

2.875

4

1 1.227 Bình thường

Về mặt bằng sản xuất kinh doanh 3.042 4 1 1.083 Bình thường

Về vốn cho sản xuất kinh doanh 1.625 4 1 1.209 Rất khó khăn

Phân phối lợi nhuận của các thành

viên tham gia HTX 3.583 5 2 0.776

Tương đối

thuận lợi

Về thông tin thị trường 1.958 4 1 1.042 Tương đối

khó khăn

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

Phân tích bảng 4.7 ta thấy, theo đánh giá của Ban giám đốc HTX chè

trong các LN chè, hiện nay các HTX gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất

là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các HTX. Số lượng

HTX được vay vốn ưu đãi từ Liên minh HTX là rất thấp mới chỉ đáp ứng được

15% nhu cầu vốn của các HTX chè (Báo cáo Quỹ tín dụng Liên minh Hợp tác xã

tỉnh Thái Nguyên, năm 2016), một phần nhỏ các HTX vay vốn từ các tổ chức tín

dụng, song chủ yếu các HTX huy động vốn góp từ các thành viên HTX. Vì vậy,

cần có giải pháp hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các HTX phát triển; về

thông tin thị trường được nhận định ở mức tương đối khó khăn. Hiện nay, các

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

86

HTX chè Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ nội địa, một số ít xuất khẩu thông qua

các DN, một phần rất nhỏ HTX tự xuất khẩu. Các HTX thiếu thông tin về nhu

cầu thị trường trong và ngoài nước, các hợp đồng tiêu thụ phần lớn thông qua

môi giới trung gian. Đây chính là yếu tố cơ bản làm kìm hãm sự phát triển của

HTX chè. Do vậy, chính quyền từ trung ương đến địa phương cần có chính sách

hỗ trợ thông tin thị trường cho HTX sản xuất, chế biến và kinh doanh chè để họ

có kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường;

quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu và mặt bằng sản xuất kinh doanh của các

HTX được nhận định ở mức bình thường. Nhiều HTX không có mặt bằng sản

xuất kinh doanh và phần lớn các HTX tận dụng nhà xưởng, văn phòng tại nhà

các thành viên thuộc Ban giám đốc HTX. Các HTX chè đều đăng ký sản xuất

chè theo quy trình VietGAP, Global GAP, UTZ nên chất lượng nguồn nguyên

liệu tại các hộ là thành viên tham gia HTX nhìn chung ổn định, không có sự

chênh lệch nhiều giữa các hộ thành viên.

Trong phân phối lợi nhuận của các thành viên tham gia HTX, và nguồn

nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè được nhận định ở mức tương đối thuận

lợi. Theo Ban giám đốc HTX, để HTX đi vào hoạt động thì việc phân chia lợi nhuận

cho các thành viên tham gia phải được quy định rõ ràng, do đó hạn chế được những

tranh chấp xảy ra tại các HTX. Trong khi, lợi thế của HTX là có sẵn nguồn nguyên

liệu của các thành viên tham gia HTX, chất lượng nguồn nguyên liệu tương đối

đồng đều giữa các hộ thành viên nên chính là lợi thế của HTX.

Trong những năm qua, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên

đoàn HTX Cộng Hòa Liên bang Đức, Sở Nông nghiệp &PTNT, Chi cục vệ sinh an

toàn thực phẩm, Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công, Hiệp hội LN,… nghiên

cứu và hỗ trợ kinh phí để tập huấn kỹ thuật chế biến chè xanh cho các HTX trong

LN thông qua mô hình chuỗi giá trị HTX chè của tỉnh như: HTX chè Tuyết Hương,

HTX chè La Bằng, HTX chè Tân Hương, HTX chè Thu Minh,…bước đầu đã đạt

được thành công. Trong đó, ứng dụng chuỗi giá trị sản phẩm chè tại các HTX chè

đã mang lại hiệu quả đáng kể.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

87

iv) Các doanh nghiệp

Năm 2007 khi Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ra đời bổ

sung các quy định về tái cấu trúc DN [10], hầu hết các địa phương trồng chè đều

cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các cá nhân tổ chức xây dựng hàng loạt các cơ

sở sản xuất, chế biến chè ngay trên vùng nguyên liệu mà DN có trước đã đầu tư.

Chính điều này đã làm mất cân đối giữa công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên

liệu. Nhiều DN lớn có truyền thống trong ngành chè đã đầu tư thiết bị công nghệ

hiện đại và đầu tư cho các hộ gia đình trồng chè cũng không thể mua được nguyên

liệu. Thực trạng cạnh tranh nội bộ ngành gay gắt và không bình đẳng dẫn đến rất ít

DN chế biến chè có cơ hội đầu tư cho nông dân trồng chè về giống, kỹ thuật canh

tác, thu hái, bảo quản chè búp tươi và kiểm soát toàn bộ hệ thống bảo vệ thực vật.

Số lượng DN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 4.9):

Biểu đồ 4.3. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

Phân tích biểu đồ 4.3 cho thấy, trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015 số

lượng DN chè giảm từ 41 DN xuống còn 34 DN. Trong đó, DN sản xuất, chế biến

và thương mại chè giảm đáng kể từ 37 DN xuống 29 DN. Năm 2013 cả tỉnh còn 29

DN sản xuất, chế biến và kinh doanh chè, trong đó 22 DN sản xuất, chế biến và

thương mại, 7 DN chuyên làm thương mại. Tuy nhiên, DN thương mại không có sự

biến động nhiều từ 4 DN lên 7 DN và đến năm 2015 xuống còn 5 DN.

Nguyên nhân do trong một khoảng thời gian dài các nhà máy, DN sản xuất chè

thành lập ồ ạt, trong khi các DN không thể chủ động đối với nguồn nguyên liệu đầu vào

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

88

sản xuất, nên chất lượng chè không cao. Nguồn nguyên liệu chè hiện chưa đáp ứng được

nhu cầu sản xuất của các DN chế biến chè trong tỉnh. Năng lực chế biến trung bình năm

gần 1,5 triệu tấn búp tươi/ năm, tuy nhiên công suất chỉ đạt 600 ngành tấn, công suất thực

tế chỉ chiếm khoảng 40% công suất thiết kế. [42]. Bên cạnh đó, sự ràng buộc lỏng lẻo giữa

bên trồng và chế biến chè cũng đẩy các DN sản xuất chè lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Trong khi cơ cấu tổ chức sản xuất ngành chè vẫn là tình trạng quy mô hộ gia đình phân

tán, nhỏ lẻ, chưa hình thành được mối quan hệ giữa DN và nông dân, giữa DN nhỏ với DN

lớn làm đầu tàu để quản lý kỹ thuật và đầu mối xuất khẩu.

Theo Báo cáo của Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên, trong 34 DN sản xuất,

kinh doanh chè có 03 DN chè đang hoạt động trong các LN chè tỉnh Thái Nguyên

(Phụ lục 4.10). Các DN này đang tham gia liên kết với hộ dân trong và ngoài LN để

thu mua nguyên liệu theo hình thức DN liên kết với nông dân để bao tiêu sản phẩm

đầu ra nhưng không đầu tư, không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Thực

chất DN chỉ là khâu trung gian làm chức năng thương mại, không có sự ràng buộc

về trách nhiệm và quyền hạn pháp lý giữa các bên, các DN liên kết với nông dân

chủ yếu là liên kết thông qua hợp đồng, chưa có liên kết chặt chẽ trong việc chia sẻ

lợi nhuận dẫn đến liên kết chưa bền vững. Khó khăn từ nguồn nguyên liệu, dẫn đến

các DN sản xuất chè hoạt động không hiệu quả, một số nhà máy chỉ hoạt động cầm

chừng, còn lại đa phần là các DN hoạt động không hiệu quả [20].

DN muốn tồn tại và phát triển thì phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất

lượng cao để chủ động sản xuất và tiêu thụ. Trong khi, quy mô càng lớn, DN càng

khó khăn về nguồn nguyên liệu. Người nông dân vẫn là chủ và tự sản xuất trên

những đồi chè của họ. Liên kết của các DN này với các hộ dân trong chuỗi giá trị

này vô cùng lỏng lẻo. Khi được mùa DN tư nhân có thể ép giá, nhưng khi thiếu

hàng vẫn có thể xảy ra “bẻ kèo”, bỏ bán nơi khác giá cao hơn. Lợi ích của các DN

trong chuỗi giá trị không phải lúc nào cũng song hành với người nông dân, thậm chí

nhiều khi còn ngược lại, không tạo nên động lực cao kích thích phát triển. Tuy

nhiên, DN cũng có những ưu điểm là chủ DN đều là người địa phương, có trình độ

văn hóa và có kinh nghiệm làm nghề, nắm được thị trường, các DN luôn đi đầu

trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến chè. Các DN là đầu mối

thu gom sản phẩm cho người dân LN, mặc dù chưa phát triển nhưng những hình

thức tổ chức kinh tế này cũng có những đóng góp đáng kể trong xuất khẩu và tìm

kiểm thị trường mới.

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

89

4.3.1.3. Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh tại các làng

nghề chè

Sản phẩm chè được hình thành từ rất nhiều công đoạn khác nhau: trồng -

chăm bón - thu hái - sơ chế - chế biến thành phẩm - bảo quản - đóng gói - nghiên

cứu, xúc tiến thị trường - kênh phân phối, xuất khẩu - bán lẻ, tiêu dùng,.... có thể gọi

là chuỗi giá trị. Tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên hiện nay có

các DN, HTX, THT, LN chè, và các hộ dân trồng chè.

Hiện nay, tại các LN chè cũng đã hình thành những liên kết, nhưng liên kết

chủ yếu là liên kết ngang giữa các thành viên tham gia HTX, THT. Liên kết dọc

giữa DN với HTX, THT rất ít, chủ yếu thông qua hợp đồng mua nguyên liệu và chưa

chặt chẽ với người sản xuất.

Kết quả khảo sát tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên cho thấy, các hộ dân trong

LN đang được liên kết dưới các hình thức: Nông dân nhỏ lẻ với thương lái thu gom

và bán tại các chợ đầu mối; Nông dân liên kết thông qua các tổ hợp tác, HTX; DN

liên kết với nông dân để thu mua chè nguyên liệu thông qua hợp đồng. Tuy nhiên

chưa có sự liên kết chặt chẽ chia sẻ lợi ích kinh tế; Cơ sở chế biến liên kết với nông

dân chủ yếu là thu mua nguyên liệu hoặc sản phẩm chè mới qua quá trình sơ chế.

Ghi chú: Liên kết mạnh Liên kết yếu

Sơ đồ 4.2. Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tại các LN chè Thái Nguyên

Nguồn: Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên

14%

Các đại lý

17% 5%

Người thu

gom

4%

12%

Xuất khẩu

73,8%

4%

Tiêu thụ

nội địa

6%

THT, HTX

Doanh nghiệp

2%

5%

18%

65%

9%

0,8%

0,2%

Hộ dân

trong các

làng nghề

Cơ sở

chế biến 43%

7%

2%

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

90

Trong đó: - Liên kết mạnh được hiểu là liên kết giữa các tác nhân diễn ra

thường xuyên, giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng lớn giữa các tác nhân trong chuỗi.

- Liên kết yếu là liên kết giữa các tác nhân mà hoạt động liên kết diễn ra

không thường xuyên, giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị giao

dịch của các tác nhân trong chuỗi.

Phân tích sơ đồ 4.2 cho thấy, tính liên kết kinh tế chủ yếu trong các LN chè

là hộ nông dân (hộ dân sản xuất tự do, tổ viên THT, thành viên HTX) với người thu

gom (thương lái thu mua tại nhà và bán tại các chợ truyền thống) và THT, HTX.

Liên kết yếu giữa hộ nông dân với DN, các cơ sở chế biến, đại lý, và người tiêu

dùng cuối cùng.

Trong mô hình liên kết, liên kết giữa nông dân và nông dân; nông dân và DN

chưa thể hình thành nên một mô hình phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, có

thể bổ sung các yếu tố khác trong chuỗi kinh tế liên kết lại với nhau để hình thành

nên mối liên kết “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và DN. Trong chuỗi

liên kết này, DN cần được xem là chủ thể của liên kết. Chính vì vậy Chính phủ và

chính quyền địa phương cần tiếp tục có chính sách để hình thành và thu hút các tập

đoàn tiêu thụ sản phẩm đa quốc gia kéo các ngành hàng của chúng ta vào chuỗi tiêu

thụ toàn cầu. Tuy nhiên, trong liên kết sản xuất sản phẩm, DN khó liên kết với từng

cá thể mà chỉ liên kết với một tổ chức đại diện. Bởi vậy, cần vận động các hộ dân

LN theo mô hình liên kết HTX, THT, DN, sản xuất phải có hợp đồng, thống nhất

định hướng nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát theo phong trào,

để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm

bảo giá trị của sản phẩm. Từ đó, hình thành những “nông dân kiểu mới”. Họ sẽ

không tự do sản xuất theo ý của riêng mình hay làm theo kinh nghiệm, mà sản xuất

triệt để tuân thủ quy trình, theo nhu cầu và thời điểm thị trường cần.

4.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làng nghề chè

i) Cơ cấu lao động tại các LN chè

Tổng số lao động nghề tại các LN chè toàn tỉnh là 22.760 lao động, gồm

21.000 lao động thường xuyên, chiếm 92,27% và 1.760 lao động thuê ngoài, chiếm

7,73% tổng số lao động nghề chè [20].

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

91

Bảng 4.8. Quy mô lao động làm nghề chè tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên năm 2015

Lao động thường xuyên Lao động thuê ngoài

Số lượng (LĐ) Tỷ trọng % Số lượng (LĐ) Tỷ trọng %

- Lao động nam 6.573 31,30 510 28,98

- Lao động nữ 14.427 68,70 1.250 71,02

Tổng số 21.000 100,00 1.760 100,00

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.8 cho thấy, cơ cấu lao động theo giới có sự chênh lệch đáng kể

trong các LN chè. Lao động thường xuyên, lao động nữ chiếm 68,70% tổng số

lao động thường xuyên tại các LN chè. Lao động thuê ngoài phần lớn là lao

động nữ, 71,02% là lao động nữ trên tổng số lao động thuê ngoài làm nghề chè.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Lao động ở tuổi từ 18 đến 50 tuổi (lao động

thường xuyên chiếm 53,50%, lao động thuê ngoài chiếm 65,04%); lao động

dưới 18 tuổi, lao động thường xuyên chiếm 12,51%, lao động thuê ngoài chiếm

14,14%; lao động trên 50 tuổi, lao động thường xuyên chiếm 33,99%, lao động

thuê ngoài chiếm 20,82%. Như vậy, có thể thấy lao động tại các LN chè phần

lớn là lao động nữ, và số lượng lao động nghề đang có xu hướng già hóa. Do

vậy, để LN chè phát triển bền vững cần quan tâm phát triển đội ngũ lao động

trẻ tham gia làm nghề để gìn giữ và phát triển nghề.

ii) Quy mô và cơ cấu vốn của các hộ dân LN chè

Vốn kinh doanh của các hộ được sử dụng để đầu tư máy móc, đầu tư giống,

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cụ sản xuất. Phần lớn quy mô vốn tại các

hộ dân LN chè tỉnh Thái Nguyên có quy mô vốn nhỏ. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự

có (nguồn tích lũy qua nhiều năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ), một

phần huy động từ anh em họ hàng, người thân, số ít vay từ nguồn tín dụng đen, một

số hộ dân vay từ các ngân hàng thương mại,... Tuy nhiên, chè sản xuất theo thời vụ,

nên đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,… theo thời

vụ, dẫn đến thiếu vốn tại chính vụ.

Kết quả khảo sát 385 hộ dân LN chè cho thấy, 72,20% vốn sản xuất kinh

doanh của các hộ là vốn tự có, 19,76% vốn vay từ các tổ chức tín ngân hàng và

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

92

8,04% hộ vay vốn từ các nguồn tín dụng phi chính thức và một phần nhỏ vay từ

nguồn tín dụng đen. Trong đó, quy mô vốn dưới 50 triệu đồng chiếm 75,06% hộ;

15,84% hộ có vốn từ 50-100 triệu đồng; và 9,1% hộ có vốn trên 100 triệu đồng. Tuy

nhiên, quy mô vốn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vùng miền. Kết quả quy mô vốn

phân theo 3 vùng được khảo sát như sau:

Bảng 4.9. Quy mô vốn SXKD của các hộ dân LN chè

Địa phương

Dưới 50 triệu

đồng

50-100 triệu

đồng

Trên 100 triệu

đồng

Số hộ Tỷ trọng

(%)

Số

hộ

Tỷ trọng

(%)

Số

hộ

Tỷ trọng

(%)

Huyện Định Hóa 114 95,00 5 4,17 1 0,83

Huyện Đồng Hỷ 95 73,08 24 18,46 11 8,46

Thành phố Thái Nguyên 84 62,22 32 23,70 19 14,08

Tổng 289 75,06 61 15,84 35 9,10

Nguồn: Khảo sát LN chè tỉnh Thái Nguyên

Thực tế, vốn SXKD của một số hộ dân chỉ khoảng 5 -10 triệu đồng, các

hộ này chủ yếu ở vùng Định Hóa, số ít ở huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái

Nguyên. Bên cạnh đó, một số hộ dân LN đầu tư sản xuất với quy mô lớn, sử

dụng máy móc trên 100 triệu đồng. Nhìn chung, quy mô vốn kinh doanh của

phần lớn hộ dân LN chè còn nhỏ so với nhu cầu vốn cần để đầu tư công nghệ

mới và mở rộng quy mô sản xuất.

iii) Trình độ công nghệ

Thái Nguyên là một trong những tỉnh thành đi đầu trong nghiên cứu và

chuyển giao khoa học công nghệ cho ngành chè của cả nước về công nghệ giống,

công nghệ sản xuất chế biến,... [20]. UBND tỉnh có nhiều chính sách phát triển

ngành chè, phát triển LN, phát triển các tổ chức kinh tế trong LN, chính sách

khuyến công giúp cho sản phẩm chè nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và

tạo ra sự phát triển nhanh chóng các mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đồng

thời, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc, công cụ sản xuất hiện

đại phục vụ sản xuất chè trong thời gian qua.

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

93

- Công nghệ về giống

Những năm gần đây, nhờ việc thay thế nhiều giống chè mới gắn với ứng

dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, áp dụng

quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chè búp tươi, nên kết quả sản xuất của

ngành chè Thái Nguyên đã mang tính đột phá (Phụ lục 4.11).

Sự thay đổi mạnh mẽ tư duy người nông dân trồng chè ở tỉnh Thái

Nguyên về chuyển đổi giống chè, là một trong những thành công lớn trong công

tác vận động, tuyên truyền của chính quyền các cấp tại địa phương trong thời

gian qua, đồng thời chính quyền địa phương hỗ trợ từ 50% đến 100% giá bán

giống chè mới cho người dân, khuyến khích phá bỏ cây chè cổ (chè Trung du)

cho năng suất và chất lượng thấp để trồng mới giống chè lai cho năng suất và

chất lượng cao (Phụ lục 4.12).

Biểu đồ 4.4: So sánh cơ cấu giống chè của tỉnh và cơ cấu giống chè

của hộ dân LN chè năm 2015

Phân tích biểu 4.4 ta thấy, tại các LN chè sự chuyển dịch cơ cấu giống chè

mạnh hơn tỷ lệ chuyển đổi cơ cấu giống chè chung của toàn tỉnh. Cụ thể, tỷ lệ giống

chè trung du của toàn tỉnh là 37,20%, trong khi tỷ lệ giống chè trung du của các hộ

dân tại các LN được khảo sát là 29,76%; Tỷ lệ giống chè LDP1 toàn tỉnh là 41,27%,

trong khi tỷ lệ giống chè này của các LN chè là 48,23%. Như vậy, có thể thấy quá

trình chuyển đổi giống chè của các hộ dân LN có sự chuyển dịch nhanh hơn toàn

tỉnh. Do khi các hộ dân tham gia vào tổ chức LN, những chính sách khuyến khích

phát triển công nghệ về giống mà tỉnh triển khai các hộ LN dễ tiếp cận hơn một số

hộ không tham gia vào tổ chức LN. Ngoài ra, một số giống chè mới như: TRI777,

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

94

Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc,... cũng được các hộ dân LN ứng dụng

trồng, song diện tích còn chưa nhiều. Sự chuyển đổi cơ cấu giống chè của tỉnh đã

mang lại hiệu quả kinh tế nhất định cho các hộ dân LN chè và cho các hộ trồng chè

của tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 4.13, Phụ lục 4.14).

- Sản xuất chè an toàn tăng lên

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường và bảo

đảm an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất chè đòi

hỏi thay đổi phương thức chăm sóc đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm. Được

sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc vận động các hộ dân, các

CSSX chè an toàn theo quy trình VietGAP, Global GAP, UTZ,... với chính

sách hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an

toàn, chi phí giống chè, hướng dẫn quy trình chăm sóc chè,... diện tích và số hộ

tham gia chè an toàn của tỉnh tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Diện tích,

số hộ sản xuất chè an toàn của LN chè và của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 được

thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Diện tích, số hộ sản xuất chè an toàn năm 2015

Diện tích chè VietGAP,

Global GAP, UTZ

Số hộ tham gia sản xuất chè

VietGAP, Global GAP, UTZ

Diện tích

(ha) Tỷ trọng (%) Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%)

Làng nghề chè 315 51,24 827 44,34

Không thuộc

làng nghề 299,7 48,76 1.038 55,66

Tổng số 614,7 100 1.865 100

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Phân tích bảng 4.10 ta thấy, trong tổng diện tích chè an toàn của tỉnh năm

2015 là 614,7 ha, thì LN chè chiếm 51,24% trên tổng diện tích; số hộ dân LN tham

gia sản xuất chè an toàn chiếm 44,34% tổng số hộ sản xuất chè an toàn. Như vậy, có

thể thấy được vai trò to lớn của Ban quản lý LN trong việc vận động các hộ tham

gia sản xuất chè an toàn của tỉnh.

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

95

Ứng dụng tiêu chuẩn chè an toàn đã làm tăng chất lượng chè và nâng cao uy

tín và vị thế của chè Thái Nguyên trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sản

xuất chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân do diện

tích đồi chè của các hộ trong vùng chè không tập trung, dẫn đến khó khăn trong

việc quản lý từng đồi chè. Quy trình chăm sóc và sản xuất phức tạp, việc ghi chép

lại quy trình chăm sóc làm cho người dân không mặn mà khi tham gia sản xuất chè

an toàn. Người nông dân vốn rất đơn giản, phần lớn việc trồng chè, chăm sóc chè,

chế biến chè theo thói quen, theo kinh nghiệm dẫn đến việc ghi chép tỉ mỉ mọi quy

trình chăm bón khó khăn đối với họ. Trong khi, thị trường đầu ra cho sản phẩm chè

đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, UTZ hiện vẫn chưa có chỗ đứng trên thị

trường. Thị trường tiêu thụ của các hộ dân LN vẫn là các thương lái, giá cả do thỏa

thuận nên chè theo tiêu chuẩn chè an toàn và không theo tiêu chuẩn chè an toàn giá

bán không có sự khác biệt. Đây chính là nguyên nhân các hộ dân LN không muốn

tham gia VietGAP, Global GAP, UTZ,...

- Công nghệ chế biến chè ở các LN chè:

Chế biến chè là một khâu quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm chè. Đó

là quá trình làm biến đổi các chất hóa học trong búp chè (như Tanin, chất hòa tan,

đạm, đường, tinh dầu,...) dưới tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm và men để tạo ra các

dạng chè khác nhau, và có sự khác nhau rất lớn về chất lượng hương và vị của sản

phẩm chè. Nó là khâu kết tinh những giá trị quý báu của sản phẩm chè, tạo nên

thương hiệu cho sản phẩm chè.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng kết hợp với quá trình công nghiệp

hóa, cộng với sức ép của cạnh tranh và nhu cầu tăng năng suất lao động, và các

chính sách phát triển kinh tế hộ đã tạo nền tảng cho các hộ trang bị thêm các công

cụ, máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất: máy quay chè, máy vò chè, máy hút

chân không, máy xào gas, máy ủ hương,… trong khâu chế biến làm tăng năng suất

và chất lượng sản phẩm đồng đều hơn.

Kết quả khảo sát 385 hộ dân LN chè ở tỉnh Thái Nguyên về máy móc thiết bị

chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè thông qua bảng sau:

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

96

Bảng 4.11. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè

của các hộ dân LN chè tỉnh Thái Nguyên

STT Thiết bị sản

xuất và chế biến

Số lượng thiết bị SX và chế biến tại các LN được khảo sát

Hộ tự đầu tư (chiếc)

Tỷ trọng (%)

Được hỗ trợ (chiếc)

Tỷ trọng (%)

Tổng (chiếc)

1. Máy sao chè

- Tôn quay chè

bằng sắt

- Tôn quay chè

bằng Inox

474

181

293

80,48

69,35

89,33

115

80

35

19,52

30,65

10,67

589

261

328

2. Máy vò chè 279 80,87 66 19,13 345

3. Máy đóng gói

hút chân không

73 80,22 18 19,78 91

4. Máy ủ hương chè 3 60,00 2 40,00 5

5. Máy xào gas 2 50,00 2 50,00 4

6. Máy sàng lọc chè 12 66,67 6 33,33 18

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng 4.11 cho thấy, nhiều hộ dân LN đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết

bị cho sản xuất góp phần tăng năng suất lao động tại các LN chè, nhiều hộ đầu tư 2

đến 3 máy sao chè. Lúc đầu sử dụng máy sao chè bằng sắt, song máy sao chè bằng

sắt cho sản phẩm chè chất lượng không cao, đôi khi nếu sử dụng nhiên liệu đốt

không phù hợp sẽ dẫn tới làm cháy chè. Do vậy, nhiều hộ đầu tư thêm máy sao chè

bằng máy Inox nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè (Phụ lục. Hình 4.1). Đồng

thời, chính quyền địa phương và trung ương có chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị

cho sản xuất và chế biến chè. Theo Báo cáo tổng kết của Hiệp hội LN tỉnh Thái

Nguyên, tính đến hết năm 2015 đã có 240 hộ dân LN chè được hỗ trợ từ 50-70% giá

trị máy móc thiết bị khi mua mới thiết bị máy móc sử dụng cho sản xuất và chế biến

chè, tổng trị giá tài sản gần 800 triệu đồng và Đề án nhân rộng 02 LN điểm, trong

đó có 1 LN chè truyền thống xóm 5 Sông Cầu, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ

và LN Bánh Chưng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. UBND tỉnh hỗ trợ

tổng kinh phí 535,86 triệu đồng cho các hộ dân 2 LN này thay đổi và mua mới các

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

97

thiết bị sản xuất phục vụ cho hoạt động nghề [28] (Phụ lục. Hình 4.2). Tuy nhiên, số

lượng máy ủ hương và máy xào gas tại các hộ nghề còn rất thấp, chỉ chiếm gần 1%

số hộ được khảo sát. Nguyên nhân do giá trị của những công nghệ này lớn, như máy

xào gas, máy ủ hương trị giá trên dưới 100 triệu đồng/ máy, có máy lên đến gần 300

triệu đồng/ máy tùy thuộc vào công suất máy. Một nguyên nhân dẫn đến các hộ dân

không muốn đầu tư là lo sợ không biết sử dụng công nghệ làm cho họ e dè về việc

đầu tư cho công nghệ hiện đại. Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ được hỏi đều

khẳng định vai trò của công nghệ, song các hộ đều cho rằng việc sử dụng máy xào

gas rất tốn nguyên liệu. Trong khi tại các hộ nghề nguồn nguyên liệu chủ yếu cho

sao sấy chè là nguồn nguyên liệu tận dụng các cây củi từ đồi chè, hoặc than, những

nguyên liệu này rẻ hơn rất nhiều so với sử dụng gas để sao sấy chè, do vậy sẽ giảm

được chi phí cho chế biến chè.

Tóm lại, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất của hộ sẽ giảm thiểu

sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để công nghệ

phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, năng lực hiểu biết của các thành viên trong

hộ là vô cùng quan trọng, bởi việc áp dụng công nghệ mới cũng có thể gây rủi ro,

dẫn đến thua thiệt cho kinh tế hộ nếu các thành viên không kiểm soát được kỹ thuật

và công nghệ mới áp dụng. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới đòi hỏi

các hộ phải bỏ ra lượng chi phí nhiều hơn, gây khó khăn hơn về tài chính. Do vậy,

các hộ cần phải cân nhắc và áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp với điều kiện sẵn

có của hộ.

4.3.1.5. Mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu sản phẩm chè cho các làng

nghề chè của tỉnh

i) Ổn định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè xanh tại các LN là nguồn

chè tại chỗ, do các hộ tự sản xuất ra - chè búp xanh. Các yếu tố đầu vào cho sản

xuất chè: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... Các yếu tố đầu vào này ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng chè nguyên liệu sản xuất sản phẩm chè.

Thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào thông qua các nhà phân phối, đại lý,

các cửa hàng,... Tuy nhiên, không phải nhà phân phối, cửa hàng nào cũng chứng

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

98

minh được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Trong khi trình độ dân trí của người

dân ở các LN chè còn thấp, ý thức trong việc sử dụng sản phẩm đạt chuẩn chất

lượng chưa cao hoặc khó phân biệt được hàng thật hàng giả,... Vì vậy, rất nhiều hộ

dân sử dụng phân bón giả hay kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Kết quả khảo

sát 385 hộ trong các LN chè cho thấy, trên 61% các hộ mua các yếu tố đầu vào tại

các cửa hàng, trong khi chỉ có 12% các hộ mua tại các Đại lý, cửa hàng của các DN

không có hợp đồng và 27% các hộ mua tại các Đại lý, cửa hàng của các DN có hợp

đồng. Những hộ mua có hợp đồng chủ yếu là hộ tham gia liên kết với các DN chè

hoặc các HTX chè nên giữa họ và DN, HTX có hợp đồng ký kết đơn vị cung cấp

giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho các hộ. Còn lại, phần lớn các hộ mua tại các cửa

hàng trong vùng hoặc mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây cũng là một

vấn đề đáng lo ngại tại các LN chè hiện nay, chưa có cơ quan Nhà nước nào đứng ra

bảo vệ người dân hay chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu vào cho hộ.

ii) Phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm

Tại các LN chè 100% sản phẩm chè là chè xanh và chè xanh đặc sản. Kênh

phân phối chè chủ yếu tại các LN là bán cho thương lái và bán tại các chợ truyền

thống của địa phương. Một số hộ gia đình trực tiếp đóng chè thành các gói nhỏ và

phân phối cho các đại lý và đến tận tay người tiêu dùng, nhưng số lượng còn thấp.

Báo cáo Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên năm 2015, kênh tiêu thụ sản phẩm chè chủ

yếu của các LN: 18% hộ dân LN bán chè cho các THT, HTX, 9% bán cho các DN

chè, 7% bán cho các cơ sở chế biến, 0,8% bán cho các đại lý, 0,2% bán trực tiếp

cho người tiêu dùng, còn lại đến 65% hộ bán cho thương lái và bán tại chợ truyền

thống cho người thu gom, giá bán do thương lái đặt ra (Sơ đồ 4.2). Các đối tượng

thu mua đóng gói nhỏ để phân phối trên thị trường. Các bao gói đơn giản, không có

bao bì nhãn mác rõ ràng, chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm không

được kiểm soát, nhà nước không thể thu được thuế GTGT và thuế thu nhập để bổ

sung ngân sách, tạo nguồn hỗ trợ lại cho sản xuất. Một phần nhỏ, khoảng 7% tổng

sản lượng chè sản xuất ra của LN xuất khẩu thông qua các HTX và các DN sản xuất

và kinh doanh chè [20], kim ngạch xuất khẩu chè không cao và chưa hiệu quả.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

99

Qua khảo sát và những kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, thị trường tiêu

thụ của các LN chè nhỏ bé, thiếu tính ổn định là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, khả năng tiếp cận thị trường đầu ra của các hộ dân LN chè còn nhiều

hạn chế, 78,41% hộ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, 11,05% gặp

khó khăn về chất lượng hàng hóa và 10,54% khó khăn trong việc tìm nơi tiêu thụ sản

phẩm. Các thông tin về thị trường các hộ LN có được là nhờ nỗ lực cá nhân của các hộ

hoặc thông qua tư thương, thông tin đại chúng, nên phần lớn các hộ sản xuất thụ động,

phụ thuộc vào tư thương. Nguyên nhân cơ bản là do sự yếu kém của hệ thống thông tin

thị trường và những hạn chế trong công tác xúc tiến thương mại. Hiện nay, ứng dụng

công nghệ thông tin của các LN chè rất kém, gần như chưa phát triển. Công tác quảng

bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua internet, qua giới

thiệu sản phẩm ở các hội chợ, qua hình thức phát triển du lịch LN tuy đã triển khai

nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa đồng bộ, chưa rộng khắp.

- Thứ hai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nghề còn thấp bởi các sản phẩm

nghề chưa có thương hiệu, chất lượng sản phẩm nghề không đồng đều, mẫu mã đơn

điệu, công nghệ bảo quản kém dẫn đến làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm sức

cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ ba, vai trò quản lý của các cấp chính quyền, Hiệp hội ngành nghề trong

việc điều phối, tìm kiếm thị trường chưa được thể hiện rõ (Phụ lục 4.15).

Như vậy, có thể thấy các hộ dân LN chè còn đang rất thụ động trong sản xuất

và tiêu thụ, thị trường phụ thuộc vào thương lái, giá cả do thương lái đặt ra, người

dân luôn là người chịu thua thiệt. Do vậy, cần có sự vào cuộc của các cấp chính

quyền trong việc cung cấp thông tin thị trường cho các LN chè.

iii) Phát triển thương hiệu sản phẩm

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè Thái Nguyên là việc bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè Thái Nguyên, góp phần tạo sự chuyển biến tích

cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển giá trị

truyền thống của chè Thái Nguyên, nâng cao uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh

của sản phẩm chè Thái Nguyên, gia tăng giá trị kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ

trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho người trồng chè, ngăn chặn đáng kể nạn

hàng giả, hàng nhái.

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

100

Năm 2006, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhãn hiệu tập

thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ. Sau đó, một loạt các nhãn hiệu của các

vùng chè đặc sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được xây dựng: chỉ dẫn địa lý

“Tân Cương”, các nhãn hiệu tập thể: “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô

Tranh”, “Chè Tức Tranh”, “Chè Phổ Yên”. Các nhãn hiệu này đã góp phần giới

thiệu, quảng bá và phát triển chè Thái Nguyên trở thành một đặc sản, thương hiệu

nổi tiếng của người Việt Nam.

Tính đến năm 2014, tỉnh Thái Nguyên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” cho 436 tổ chức, cá nhân, trong đó: 6 công ty, 4

DN, 9 Hợp tác xã, 3 Tổ hợp tác, 15 cơ sở chế biến, 01 câu lạc bộ chè, 3 đại lý chè và

395 hộ gia đình trong 7/9 huyện, thành phố: thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông

Công, thị xã Phổ Yên, các huyện: Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa.

Năm 2014, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ tại 3

quốc gia: Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Các nhãn hiệu này góp phần giới thiệu,

quảng bá và phát triển “Chè Thái Nguyên” trở thành một thương hiệu nổi tiếng

của Việt Nam.

Chè Thái Nguyên còn được biết đến với vị thế “Đệ nhất danh trà”. Tại

Festival chè quốc tế Thái Nguyên lần thứ 2 năm 2013, chè Thái Nguyên đã được

xác lập kỷ lục Việt Nam: “Thái Nguyên - Thương hiệu Trà danh tiếng được nhiều

người biết đến nhất” và Kỷ lục châu Á: “Sản phẩm Trà Thái Nguyên thuộc Top các

đặc sản quà tặng có giá trị của Châu Á”. Điều này đã khẳng định uy tín, chất lượng,

danh tiếng và giá trị của chè Thái Nguyên, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thu

hút sự quan tâm của thị trường trong và ngoài nước (Phụ lục. Hình 4.3.).

Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đăng ký thương hiệu và chứng nhận

đăng ký quyền tác giả (logo) cho 4 LN, trong đó có 3 LN chè: LN chè truyền thống

xóm 5, LN chè truyền thống xóm Khuôn II, LN chè truyền thống Sơn Phú, giá trị

trên 200.000.000 đồng. Hỗ trợ nhãn mác sản phẩm, hàng hóa 1.000 chiếc/LN đối

với LN chè truyền thống xóm 5, LN chè truyền thống xóm Khuôn II, LN chè truyền

thống Sơn Phú, giá trị 21.000.000 đồng [20].

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

101

Tuy nhiên, để đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể, các thành viên tham gia

phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chuẩn như: chế biến chè từ nguyên liệu tại

địa bàn tỉnh Thái Nguyên; cơ sở sản xuất, chế biến đóng trên địa bàn tỉnh; sản lượng

sản phẩm chè ổn định hàng năm đạt từ 1 tấn thành phẩm chè búp khô trở lên; thành

phẩm chè sản xuất có chất lượng ổn định... Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt

chẽ, khoa học của đơn vị được giao quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể kết hợp

với ý thức của mỗi hộ sản xuất, mỗi thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể.

4.3.1.6. Tác động của phát triển làng nghề chè đến phát triển kinh tế địa phương

i) Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Ngành chè là một ngành xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái

Nguyên. Phát triển ngành chè nói chung và phát triển LN chè nói riêng đã đem về

cho tỉnh Thái Nguyên một lượng ngoại tệ đáng kể, khối lượng và giá trị xuất khẩu

liên tục tăng qua các năm (Phụ lục 4.16). Năm 2015 sản lượng chè xuất khẩu chè

của tỉnh Thái Nguyên đạt 13.053 tấn, trong đó 13,68% sản lượng chè chế biến với

sản phẩm là chè xanh đặc sản. Giá chè xuất khẩu từ 1.500-1.700 USD/tấn, kim

ngạch xuất khẩu đạt 25.364.000 USD, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước

Trung Đông, một số nước Châu Á như: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc,… Sản lượng tăng bình quân mỗi năm khoảng 1.225 tấn mỗi năm.

Theo Báo cáo của Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên, tổng giá trị xuất khẩu

chè của các LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 7% tổng sản

lượng chè xanh đặc sản do hộ dân trong các LN sản xuất ra thông qua HTX và

DN xuất khẩu [20]. Cụ thể số liệu xuất khẩu chè tại các LN chè của tỉnh trong 3

năm 2013 - 2015 như sau:

Bảng 4.12. Xuất khẩu chè của LN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tốc độ phát triển (%)

2014/2013 2015/2014 BQ 2013-2015

Khối lượng

(Tấn) 67,6 85,3 115,0 126,18 134,82 130,43

Trị giá

(1.000 USD) 124,02 165,75 223,46 133,65 134,82 134,23

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

102

Qua bảng 4.12 ta thấy, khối lượng sản phẩm chè xuất khẩu tại các LN chè của

tỉnh trong 3 năm qua có tốc độ phát triển bình quân 130,43%, giá trị tăng bình quân

134,23%. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chè còn thấp so với tiềm năng xuất khẩu chè

của LN và của tỉnh. Nhưng nguyên nhân chủ quan cơ bản là do khâu bảo quản kém

dẫn đến chất lượng bảo quản chè không đảm bảo. Đồng thời dư lượng thuốc bảo thực

vật trong chè cao hơn mức cho phép đối với vệ sinh an toàn thực phẩm của một số

quốc gia nhập khẩu khó tính [20]. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều cơ sở chế biến chè

không có vùng nguyên liệu mà thu gom nguyên liệu qua nhiều trung gian, dẫn tới

không kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, thêm vào đó là giá cả

thu mua không hợp lý làm tăng giá nguyên liệu đầu vào và kéo dài thời gian bảo

quản, dẫn đến giảm chất lượng nguyên liệu, giảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

ii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có làng nghề chè

Hiện nay, tại các LN chè, các hộ dân đang sử dụng công nghệ thủ công

truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại vào sản xuất: Máy sao cải tiến, máy vò

chè mini, máy xào gas,… đã giảm thiểu đáng kể sức lao động, nâng cao năng suất

và chất lượng sản phẩm, một số hộ đã đầu tư thêm máy hút chân không, máy đóng

gói để để bảo quản và nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó,

phát triển LN chè giúp cho nhiều dịch vụ phát triển như: dịch vụ cung cấp giống,

phân bón, dịch vụ thu mua sản phẩm,… Đặc biệt là dịch vụ du lịch cộng đồng mới

phát triển từ năm 2012 trở lại đây đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các LN

chè của tỉnh. Sự phát triển này đã giúp cho cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển

dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

iii) Phát triển cơ sở hạ tầng tại các làng nghề

Làng nghề phát triển kéo theo cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng: hệ thống

xử lý chất thải, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc,... tạo điều kiện cho

các LN tiếp cận được với Internet, dịch vụ truyền số liệu,... qua đó nâng cao đời

sống của các hộ dân làng nghề.

Đối với hệ thống thông tin liên lạc, hiện nay tại các LN chè ở tỉnh Thái

Nguyên tương đối phát triển: 100% có đường bê tông đến các xã, 100% xã đều có

mạng điện thoại, có mạng Internet, 100% hộ dân LN chè có ti vi,... Tuy nhiên, tại

các LN chè rất ít hộ tiếp cận được với Internet, dịch vụ truyền số liệu,... Kết quả

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

103

khảo sát hộ dân LN về tiếp cận Internet cho thấy, có 9,01% số hộ được khảo sát có

sử dụng mạng internet. Những hộ này là những hộ ở khu vực thành phố và một số

thị trấn, còn lại các hộ không thể tiếp cận được với Internet. Đây cũng chính là hạn

chế lớn của LN chè trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, và công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức của người dân LN về môi trường,...

iv) Phát triển hoạt động du lịch

Thái Nguyên không chỉ được biết đến với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi Cốc,

hang Phượng Hoàng, ATK,… mà Thái Nguyên còn được biết đến như một “Thủ đô

chè” của Việt Nam, với sản phẩm chè ngon nổi tiếng, những vùng chè bạt ngàn

cùng nhiều nét văn hóa độc đáo của các LN chè. Các LN chè nằm giữa vùng non

nước hữu tình với những người nông dân thuần hậu và hiếu khách. Đây là điều kiện

thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với các LN chè (Phụ lục. Hình 4.4.). Tham

gia loại hình du lịch LN chè du khách sẽ được nhìn ngắm đồi chè xanh mướt, được

tham gia trải nghiệm hái chè, sao chè, được vò chè, và được thưởng thức chè tự tay

mới vò, mới sao,...

Nhằm phát huy lợi thế về tiềm năng phát triển du lịch của các vùng chè đặc

sản. Từ sau Festival Trà Quốc tế lần thứ nhất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều

chính sách khuyến khích phát triển du lịch, qua đó các địa phương được hỗ trợ kinh

phí để chỉnh trang, chăm sóc vườn chè theo tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn, cải tạo,

nâng cấp các tuyến đường dẫn vào các vùng chè, tập huấn các lớp du lịch cộng

đồng, đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, nguồn lợi du lịch LN đem lại. Điển hình

phát triển mô hình được triển khai tại vùng chè đặc sản Tân Cương, Phúc Trìu và xã

Quyết Thắng của thành phố Thái Nguyên, Vùng chè Xóm 5 Sông Cầu của huyện

Đồng Hỷ, vùng chè Vô Tranh, Tức Tranh của huyện Phú Lương,… đã được tỉnh

đầu tư phát triển thành những vùng điểm để phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra,

để lưu giữ và tôn vinh giá trị văn hóa chè, năm 2011 “không gian văn hóa Trà”

được xây dựng trên diện tích gần 27.000m2 tại xã Tân Cương như một bảo tàng thu

nhỏ về phát triển cây chè của tỉnh Thái Nguyên, nhằm giới thiệu và lưu giữ cho

người dân và du khách biết được về giá trị văn hóa và con người nơi đây.

Hiện nay, tại một số LN đã thành lập được đội văn nghệ, mỗi đội văn nghệ từ

20 đến 25 người tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc vùng

miền, bên cạnh đó, họ còn được tập huấn các nghi lễ pha chè, mời chè, đón khách,...

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

104

Tại các hộ gia đình đăng ký và đáp ứng được dịch vụ lưu trú tại gia cũng được tập

huấn các kỹ năng đón tiếp khách, sắp xếp cơ sở lưu trú tại gia, đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm, lên thực đơn, phân loại, sơ chế, chế biến thực phẩm, cách trình bày

và lên giá thành phẩm bữa ăn... Đến nay, tại xã Tân Cương có 8 hộ gia đình đáp ứng

được dịch vụ lưu trú tại gia (home stay). Điển hình, có gia đình có thể cùng một lúc

đón được từ 10- 15 khách lưu trú [20].

Có thể nói, xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng là cơ hội mới cho các

hộ dân làm kinh tế theo mô hình kết hợp kinh tế và văn hoá, lấy văn hoá du lịch làm

nền tảng cho phát triển kinh tế nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân,

góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh du lịch.

Tuy nhiên, du lịch LN chè tỉnh Thái Nguyên còn những hạn chế nhất định

như: Du lịch LN mang tính tự phát, thiếu chiến lược lâu dài, thiếu nguồn nhân lực

chuyên nghiệp cho du lịch LN, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, bản thân LN

chưa có kỹ năng khai thác giá trị du lịch LN, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ

không bảo đảm cho du lịch phát triển.... (Phụ lục 4.17)

Tóm lại, du lịch LN chè đối với tỉnh Thái Nguyên đang rất mới mẻ, từ

công tác quản lý đến thực thi còn chồng chéo, nhận thức về vai trò vị thế của LN

và du lịch LN chưa cao. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của du lịch LN chè tỉnh

cần chú trọng hơn nữa đến yếu tố con người, cần nâng cao nhận thức của người

dân trong chính LN, cải thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của du khách, gắn

kết lợi ích sản xuất kinh tế với lợi ích du lịch thông qua các chương trình bán

hàng cho du khách tại các LN, đặc biệt cần nâng cao ý thức người dân LN bảo vệ

môi trường trong các LN.

4.3.2. Phát triển về xã hội

4.3.2.1. Giảm nghèo cho các hộ dân tại các làng chè

Phát triển của LN chè có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo

của tỉnh nói chung và của các LN nói riêng. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là

11,60%, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,06%, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo

giảm còn 7,06% [16]. Như vậy, trong 3 năm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm xuống

đáng kể (Phụ lục 4.18).

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

105

Theo kết quả khảo sát 385 hộ dân tại 25 LN chè, tại 3 khu vực: Thành phố

Thái Nguyên, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ tỉ lệ hộ nghèo của LN chè thấp hơn

tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện nên nó góp phần kéo thấp tỷ lệ nghèo của mỗi

huyện, thành và của tỉnh. Ở thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ hộ dân LN chè thuộc diện

hộ nghèo là 0,92%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 1,38%. Ở huyện Đồng

Hỷ, tỷ lệ hộ dân LN chè thuộc diện hộ nghèo là 5,67%, trong khi tỷ lệ nghèo của

huyện là 8,16%. Ở huyện Định Hóa, tỷ lệ hộ dân LN chè thuộc diện hộ nghèo là

10,59%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện là 15,75%.

Như vậy, LN chè PTBV đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo của

các hộ dân trong tỉnh.

4.3.2.2. Tạo việc làm, thu hút lao động và nâng cao thu nhập cho lao động

Trước đây, lao động tại các vùng chè mang tính chất thời vụ. Hiện nay, nhiều

giống chè mới được đưa vào trồng mới tại các LN, kết hợp với các hộ sử dụng máy

bơm nước tưới cho cây chè, nên các vụ chè nối tiếp nhau quanh năm, quy mô sản

xuất ngày càng mở rộng, dẫn đến nhiều hộ dân LN phải thuê lao động ngoài, tổng

số lao động thuê ngoài là 1.760 lao động. Theo khảo sát, 45% lao động trẻ tại các

LN không theo nghề chè mà làm việc tại các cơ quan nhà nước, các DN hoặc đi

xuất khẩu lao động. Như vậy, có thể thấy lao động đang có nguy cơ thiếu hụt tại các

LN chè, đặc biệt là lao động trẻ.

LN chè phát triển, kéo theo sự phát triển thêm nhiều ngành nghề, nhiều hoạt

động dịch vụ liên quan như: các dịch vụ cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tín dụng, giao thông, dịch vụ du

lịch LN,... tạo việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động.

Kết quả khảo sát 385 hộ dân LN về thu nhập từ nghề chè trong 3 năm

2013, 2014 và 2015 (bảng 4.11) cho thấy, thu nhập từ nghề chè chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng thu nhập của hộ. Thu nhập trung bình một lao động nghề thường

xuyên của hộ năm 2013 là 37.830.000 đồng/ năm tương đương 3.152.500

đồng/tháng. Mức thu nhập tăng trong năm 2014, 2015 tương ứng 3.190.667

đồng/tháng và 3.250.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

106

thu nhập của các lao động nghề ở các làng nghề chè. Thu nhập cao nhất của lao

động nghề năm 2015 là 8.364.417 đồng/tháng, trong khi thu nhập thấp nhất là

1.335.667 đồng/tháng. Nguyên nhân chủ yếu do thổ nhưỡng, khí hậu và kỹ thuật

chăm bón chè ở các vùng khác nhau dẫn đến chất lượng sản phẩm khác nhau và

thu nhập của hộ khác nhau.

Bảng 4.13. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: 1000 đồng

Số

quan sát Tối thiểu Tối đa

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thu nhập từ chè năm 2013 385 17.081 100.003 37.830 18.648

Thu nhập từ chè năm 2014 385 17.021 97.500 38.288 19.093

Thu nhập từ chè năm 2015 385 16.028 100.373 39.000 19.589

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Như vậy, thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân LN

chè được cải thiện đáng kể. Đây là tiền đề để khuyến khích các hộ nghề chè trong

làng tham gia LN chè.

4.3.2.3. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nghề cho lao động

Trình độ dân trí:

Lao động ở các LN chè có trình độ học vấn thấp, chủ yếu tốt nghiệp cấp 1 và

cấp 2. Kết quả khảo sát 385 hộ dân LN chè cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ

thấp, 48,05% chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, 32,47% trung học phổ thông còn

lại là trình độ tiểu học, không có lao động tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hay đại

học (Phụ lục 4.19). Do trình độ học vấn thấp nên khả năng ứng dụng khoa học công

nghệ, khả năng mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,... bị hạn chế.

Đào tạo nghề:

Truyền nghề tại các làng nghề chè chủ yếu theo kinh nghiệm “cha truyền con

nối”. Nhưng do công nghệ: giống chè, chăm sóc, thu hái, chế biến,… đặc biệt là các

kiến thức về thị trường thay đổi rất nhanh chóng, ngoài kinh nghiệm nghề, người

lao động còn phải trang bị những kiến thức mới về khoa học - công nghệ, về thị

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

107

trường. Kết quả khảo sát về trình độ đào tạo nghề của 385 hộ dân tại các LN chè

cho thấy, có 32,99% lao động đã được tập huấn nghề thông qua các lớp tập huấn

nghề và thấy thực sự cần thiết và 53,24% lao động nghề chưa được tập huấn nhưng

muốn tham gia, 13,77% lao động nghề đã được tập huấn nhưng thấy không cần

thiết. Thực tế tại các LN chè cho thấy, người lao động rất thụ động trong việc nâng

cao trình độ nghề, học nghề qua truyền nghề. Lao động chỉ được đào tạo thông qua

các tổ chức tài trợ, hay của chính quyền địa phương tổ chức (Phụ lục 4.20).

Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói

chung, cho lao động tại các LN chè nói riêng. Trong 5 năm từ năm 2011 đến năm

2015, UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên tổ chức

được 5 lớp dạy nghề cho 150 lao động nghề chè của 5 xóm thuộc LN xã Phúc

Thuận thị xã Phổ Yên kinh phí hỗ trợ 135.000.000 đồng; Tổ chức 2 lớp tập huấn

tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát

triển công nghiệp nông thôn và LN với kinh phí hỗ trợ 56.940.000 đồng. Hiệp hội

LN còn phối hợp với Sở Công Thương và trung tâm Khuyến công & Tư vấn Phát

triển công nghiệp tổ chức 2 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật

của Nhà nước về khuyến khích phát triển LN và cơ sở ngành nghề nông thôn [20]

(Phụ lục Hình 4.5). Bên cạnh đó, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên

minh HTX tỉnh Thái Nguyên và nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo, tập huấn

cho nông dân trồng và chăm sóc chè... theo 2 hình thức đào tạo là đào tạo nghề tập

trung tại các cơ sở dạy nghề theo chương trình vừa học lý thuyết vừa thực hành, và

hình thức vừa làm, vừa học.

Kết quả khảo sát của các hộ dân LN chè về ứng dụng kiến thức được đào

tạo, tập huấn vào làm nghề, 41% số hộ được hỏi cho rằng đã nắm vững và ứng

dụng kiến thức vào làm nghề (sau 3 đến 5 khóa tham gia tập huấn thực tế), 23% số

hộ cho rằng ứng dụng một phần kiến thức vào làm nghề, 36% số hộ cho rằng

không ứng dụng được vào làm nghề. Mặc dù hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, song

bước đầu đã đem lại kết quả nhất định thông qua việc nâng cao nhận thức của

người dân về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh từ nghề chè.

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

108

4.3.2.4. Bảo tồn các giá trị văn hóa trong các làng nghề chè

i) Phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi tại các LN chè

Nghệ nhân nghề và những thợ giỏi trong các LN là nòng cốt nuôi sống LN,

tạo thương hiệu cho LN phát triển. Họ là những người tâm huyết với nghề, vượt qua

mọi khó khăn, vất vả dành cả cuộc đời cho nghề. Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo,

họ đã giữ được tất cả những tinh túy của nghề chè truyền thống, có công lớn trong

việc giữ nghề tại các LN. Từ năm 2012, Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên đang phối

hợp với sở Văn hóa, Thể thao và du lich, cùng sở Khoa học Công nghệ làm quy

trình công nhận cho 4 nghệ nhân chè, năm 2016 UBND tỉnh Thái Nguyên đã vinh

danh 1 nghệ nhân nghề chè đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, là nghệ nhân Nguyễn

Văn Đoàn sinh ngày 25/01/1961, ông là thành viên của LN chè truyền thống xóm

Khuôn 2, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên. Ông vinh dự được nhận cúp vàng

Thương hiệu thực phẩm Việt Nam và được Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên

khen thưởng vì có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành nghề nông thôn, với

nhiều sáng tạo trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ông là

nghệ nhân nghề đầu tiên trực tiếp dạy nghề, truyền nghề và nhân cấy nghề cho các

lao động nghề chè tại các địa phương trong tỉnh... Do vậy, để LN chè phát triển bền

vững thì UBND tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến các nghệ nhân nghề, các thợ giỏi,

như xây dựng các chính sách cho các nghệ nhân, thợ giỏi, khuyến khích họ tham gia

truyền nghề. Đặc biệt, cần chú trọng kết hợp giữa đào tạo công nghệ hiện đại với

truyền dạy nghề truyền thống để gìn giữ di sản văn hóa LN chè, văn hóa dân tộc.

ii) Nâng cao đời sống tinh thần của người dân làng nghề (bảo tồn các giá trị

truyền thống, tập quán LN)

Thu nhập của người dân LN tăng lên, diện mạo kinh tế làng cùng với những

thiết chế văn hóa khác như đình, chùa, đền, miếu,.. được xây dựng và tu bổ, kèm

theo đó là những hội hè, lễ thức, phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa nghề

có truyền thống lâu đời được duy trì và phát triển.

Đối với mỗi người dân Việt nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng,

uống chè là một thú vui tao nhã, pha chè và thưởng thức chè là một nghệ thuật,

người mời chè cũng là một nét văn hóa thể hiện sự ân cần, trân trọng của người

mời khách. Do vậy, bảo tồn và phát triển truyền thống, tập quán là yếu tố sống còn

của mỗi LN và nét độc đáo của đời sống tinh thần của người dân LN chè. Nhận

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

109

thức vai trò quan trọng của yếu tố truyền thống và tập quán này, UBND tỉnh Thái

Nguyên đã tổ chức Festival quốc tế chè (2 năm tổ chức một lần) để quảng bá sản

phẩm chè và lưu giữ truyền thống của người dân các LN chè. Tại mỗi Festival chè

các LN tham gia các cuộc thi hái chè, sao chè, pha chè,… nâng cao nét đẹp của

người trồng chè, tôn vinh những nghệ nhân, thợ giỏi làm chè của tỉnh. Thông qua

lễ hội các LN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm nghề và gắn bó với nhau

hơn. Ngoài Festival chè của UBND tỉnh, UBND huyện Đại Từ cũng tổ chức lễ hội

chè Đại Từ 2 năm một lần. Lễ hội chè Đại Từ trở thành một hoạt động thường

niên nhằm tôn vinh cây chè, người trồng, chế biến chè và xây dựng, quảng bá

thương hiệu các sản phẩm chè Đại Từ, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vật

thể, phi vật thể của chè Thái Nguyên.

Bảng 4.14. Số LN chè tham gia Festival chè

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015

Số lượng

(LN)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(LN)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(LN)

Tỷ trọng

(%)

LN chè tham gia

Festival chè 10 15,87 18 21,18 25 17,86

Tổng số LN chè 63 100 85 100 140 100

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Đồng thời, thông qua một khía cạnh của đời sống tinh thần là việc thờ phụng

và tôn vinh tổ nghề đang được người dân LN chè Tân Cương thờ phụng là Ông Đội

Năm tại xã Tân Cương thành Phố Thái Nguyên và được lưu truyền nhằm ghi nhận

công tích và bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã có công đưa cây chè về đất Thái

Nguyên. Như vậy có thể thấy, LN chứa đựng trong những giá trị văn hóa truyền

thống quý giá, cần được bảo tồn, khai thác và phát triển.

4.3.3. Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè

4.3.3.1. Mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề chè

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhu cầu phân bón, hóa

chất bảo vệ thực vật cho cây chè là tất yếu. Do cây chè trong quá trình sinh trưởng

thường bị các loại sâu bệnh: rầy, bọ cánh tơ, bọ xít mỗi, bọ trĩ, nhện đỏ, rệp,... làm

ảnh hưởng tới sự phát triển, giảm năng suất và giảm chất lượng sản phẩm chè. Vì

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

110

vậy, người dân phun thuốc diệt sâu, trừ rầy, từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất

nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc.

Kết quả khảo sát 385 hộ dân LN chè cho thấy: 49,09% số hộ dân sử dụng

phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm, số hộ sử dụng theo chỉ

dẫn trên bao bì chiếm 21,30%, 29,61% số hộ sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ

thuật (Phụ lục 4.21).

Số lượng các hộ dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo kinh

nghiệm cho biết, họ sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, có 61% số hộ

có sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun, 15% hộ trộn 3 loại thuốc khi phun trong

khi họ không biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần, làm

gia tăng nguy cơ bị ngộ độc người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun

thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc, gây nguy cơ cây trồng bị hại do

thuốc liều lượng cao gây ra làm cho dịch hại nhờn thuốc.

Cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, việc

dùng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư

lượng thuốc trên sản phẩm chè cao như hiện nay.

Mặt khác, sau khi sử dụng, các loại hóa chất này một phần bị ô-xy hóa thành

dạng khí bay lên, một phần được cây trồng hấp thụ vào nông sản, một lượng lớn bị

rửa trôi theo nguồn nước chảy vào kênh, mương, ao, hồ và trầm tích ở đáy sông

ngòi. Đó là chưa kể đến lượng lớn các loại vỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật

là các loại rác thải nguy hại nhưng không được xử lý mà vứt bừa bãi.

Qua khảo sát tại 385 hộ dân tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên về phương

tiện xử lý chất thải, thì tất cả 385 hộ đều không có hệ thống xử lý chất thải.

40,86% số hộ sau khi sử dụng bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ chai lọ đựng thuốc

sâu,... tiến hành thu gom tại các hố rác thu gom tập trung, và 59,14% số hộ nghề

để phát thải tự do hoặc chôn cùng lượng rác thải sinh hoạt gia đình do hộ tự đào.

Việc rửa các dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện ngay tại các ao,

hồ nước hoặc tại các hộ dân thải ra nguồn nước làm ảnh hưởng tới môi trường

xung quanh gây chết cá, chết lúa, chết rau màu,... dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm

không khí và ô nhiễm nguồn nước. Trong khi, hầu hết các đồi chè nằm xen kẽ trong

khu dân cư, khu sản xuất, chế biến chè đều nằm ngay tại gia đình nên môi trường ô

nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thành viên của hộ.

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

111

4.3.3.2. Nhận thức về ô nhiễm môi trường.

Kết quả khảo sát hộ dân LN chè về nhận thức ô nhiễm môi trường cho thấy:

47,01% số hộ dân đánh giá môi trường tại địa phương ở mức ô nhiễm không đáng

kể và không ô nhiễm, 23,64% số hộ dân đánh giá ở mức ô nhiễm nghiêm trọng và ô

nhiễm rất nghiêm trọng, 29,35% số hộ đánh giá ở mức ô nhiễm (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường

Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%)

Không ô nhiễm 24 6,23

Ô nhiễm không đáng kể 157 40,78

Ô nhiễm 111 29,35

Ô nhiễm nghiêm trọng 80 18,96

Ô nhiễm rất nghiêm trọng 23 4,68

Tổng 385 100

Nguồn: Khảo sát của tác giả

4.3.3.3. Mức độ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường

Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn đất, hạn chế ô nhiễm môi

trường, nâng cao thu nhập cho người dân LN chè thì mở rộng diện tích trồng chè và

trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và UTZ [5][6] đang là giải pháp tối

ưu tại các vùng chè hiện nay nói chung và của các LN chè tỉnh Thái Nguyên nói

riêng. Diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013-2015 được thể

hiện qua bảng sau:

Bảng 4.16: Diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: ha

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ phát triển (%)

2014/2013 2015/2014 Bình quân 2013-2015

Diện tích trồng

chè tại các LN 3.570 5.056 8.135 141,62 160,90 150,95

Diện tích trồng chè

tỉnh Thái Nguyên 20.020 20.787 21.127 103,83 101,64 102,73

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

112

Phân tích bảng 4.16 ta thấy, 03 năm gần đây (2013 -2015), diện tích trồng

chè của tỉnh tăng bình quân 102,73%, diện tích chè tại các LN chè tăng bình quân

150,95%. Tuy nhiên, diện tích chè của các LN tăng do số lượng LN mới được công

nhận tăng lên, dẫn đến diện tích chè tại các LN tăng mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn

do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng lại bị hạn chế bởi xuất hiện thêm

nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm đối với các

mặt hàng nông sản. Trong khi nhận thức của người dân và của các hộ sản xuất chè

không đầy đủ, việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực đã để lại một khối lượng

lớn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè, dẫn đến chất lượng sản phẩm

chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm mất uy tín sản phẩm chè trên thị

trường quốc tế và giá bán không cao. Trong điều kiện đó, sản xuất chè an toàn đang

được coi như một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Phát triển các vùng chè

an toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông

nghiệp tốt là một trong những hướng đi của ngành chè nhằm vượt qua các khó khăn

thách thức trên, đồng thời là giải pháp tốt giúp hạn chế ô nhiễm môi trường tại các

vùng chè và đảm bảo sản phẩm chè đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 70% diện tích chè tại các vùng sản

xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) với 54 mô hình sản xuất chè an toàn được chứng

nhận VietGAP trong đó có 1 mô hình được chứng nhận GlobalGAP, 1 mô hình

được chứng nhận UTZ, với 641,70 ha, 1.865 hộ tham gia.

Bảng 4.17. Diện tích tích cấp chứng nhận chè an toàn giai đoạn 2013 -2015

Địa bàn

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Diện tích

(ha)

Số hộ

(hộ)

Diện tích

(ha)

Số hộ

(hộ)

Diện tích

(ha)

Số hộ

(hộ)

Làng nghề chè 86,7 221 201,5 583 315 827

Toàn tỉnh 362,08 1.021 561,18 1.545 641,70 1.865

Ban Dự án phát triển chè - Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

113

Trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015, diện tích chè được cấp chứng

nhận VietGAP toàn tỉnh tăng bình quân 33,13%. Trong đó, năm 2014 diện tích

chè được cấp chứng nhận VietGAP tăng 54,99% so với năm 2013, đồng thời số hộ

tham gia sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGAP tăng 51,32% so với năm

2013, trung bình 3 năm tăng bình quân 33,13%. Trong đó, diện tích chè VietGAP

của các LN chè tăng bình quân trong 3 năm là 90,61%, số hộ tham gia VietGAP

tại các LN tăng 93,44%.

Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng diện tích chè được cấp chứng nhận chè an toàn

Qua biểu đồ 4.5 ta thấy, trong 3 năm gần đây diện tích chè an toàn tại các LN

chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với tổng diện tích chè an toàn của tỉnh. Cùng với sự

nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất, các

hộ dân tham gia sản xuất chè sạch nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm với mức hỗ trợ 100% phí chứng nhận cho các hộ dân ở lần

đầu tham gia sản xuất chè an toàn, do vậy trong những năm qua số cơ sở sản xuất,

số hộ tham gia và diện tích chè được cấp chứng nhận VietGAP tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, từ lần thứ 2 phí gia hạn giấy chứng nhận được tính theo diện tích chè

quy định 6 triệu đồng/ha, do mức phí cao, hiệu lực giấy chứng nhận ngắn nên quá

trình vận động người dân tiếp tục tham gia quy trình là không dễ dàng. Bên cạnh

đó, người dân chưa nhận thấy lợi ích rõ rệt của việc làm chè an toàn, trong khi chè

Tỷ trọng %

Năm

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

114

được công nhận áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa có

thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán vẫn không thay đổi nên các hộ không mặn mà

với việc tham gia VietGAP.

Phát triển vùng chè nói chung và LN chè nói riêng đã góp phần rất lớn

trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân làm chè. Tuy nhiên, vấn đề

ô nhiễm tại các LN chè đang là vấn đề được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Việc áp dụng sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP và vấn đề quản lý,

xử lý chất thải từ LN chè đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phân bố lẻ tẻ của

các hộ gia đình sản xuất chưa có quy hoạch cụ thể, nhận thức của người dân về ô

nhiễm môi trường LN chưa cao,... Do vậy, cần phải có những chính sách cụ thể

để nâng cao nhận thức của người dân và hướng dẫn người dân tham gia vào bảo

vệ môi trường chung của LN chè.

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng

bền vững

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD của hộ dân trong LN chè

Hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD) được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của hộ dân sản xuất và chế biến chè trong

LN, với 11 biến cơ bản được mô tả chi tiết tại bảng 3.1 chương 3. Sau khi sử dụng

phần mềm SPSS 20.0 phân tích hồi quy, kết quả mô hình hồi quy Phụ lục 4.22. Các

kết quả kiểm định mô hình hồi quy (phụ lục 4.23) đã được thông qua.

Mô hình hồi quy:

LnLOINHUAN = 6,183 + 0,267 LnCPNL + 0,078 LnCPTLLD + 0,111

LnCPLD + 0,229 LnHOCVAN + 0,100 LnKNGHIEM + 0,286 LIENKET + 0,433

THITRUONG - 0,381 DINHHOA - 0,162 DONGHY + 0,191 CHINHSACH +

0,102 CHEANTOAN + Ui

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy cụ thể như sau:

- Biến Chi phí nguyên liệu (CPNL): Hệ số ước lượng là +0,267, dấu dương

(+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí nguyên liệu và lợi nhuận

từ sản xuất và chế biến chè của hộ. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí

nguyên liệu tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,267 %.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

115

- Chi phí tư liệu lao động (CPTLLD): Hệ số ước lượng +0,078, dấu dương

(+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí tư liệu lao động và lợi

nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ đầu tăng chi phí tư liệu lao

động 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,078 %.

- Chi phí lao động (CPLD): Hệ số ước lượng là +0,111, dấu dương của hệ

số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí lao động và lợi nhuận. Với điều

kiện các yếu tố khác không đổi, khi chi phí lao động tăng 1% thì lợi nhuận gộp

sẽ tăng 0,111%.

- Trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN): Hệ số ước lượng +0,229, dấu

dương của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ học vấn của chủ hộ

và lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, trình độ văn hóa của chủ hộ

tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,229%.

- Kinh nghiệm làm nghề chè của chủ hộ (KINHNGHIEM): Hệ số ước lượng

+0,100, quan hệ cùng chiều với biến lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không

đổi với số năm kinh nghiệm trung bình hiện tại, nếu số năm kinh nghiệm của chủ hộ

tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,100%.

Biến giả về tham gia liên kết (LIENKET): Các hộ dân LN chè liên kết ngang

thành lập nên HTX nghề để sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, hộ tham gia liên kết có lợi nhuận gộp cao hơn các hộ chưa tham gia

liên kết 1,33 lần. Do khi tham gia liên kết các hộ sẽ học hỏi được thêm kinh nghiệm

làm nghề, các hộ cùng hỗ trợ nhau về vốn, mở rộng thị trường.... nâng cao năng

suất, chất lượng và lợi nhuận sản phẩm.

Biến giả về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè (THITRUONG) cho thấy hộ

bán chè cho các DN, HTX sẽ có lợi nhuận gộp cao hơn hộ bán chè cho các thương

lái và các chợ truyền thống 1,54 lần. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng có thể bán

sản phẩm chè cho DN và HTX, bởi vì đối với DN và HTX phần lớn họ mua sản

phẩm chè tại các LN là sản phẩm chè xanh chất lượng cao, nên họ chỉ chọn những

hộ có sản phẩm chè xanh với chất lượng thơm, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm để thu mua.

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

116

Biến giả về vùng chè thuộc huyện Định Hóa (DINHHOA): Đây là yếu tố đặc

thù của vùng miền về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng. Kết quả phân tích

về các hộ thuộc LN chè thuộc huyện Định Hóa có lợi nhuận gộp từ sản xuất và kinh

doanh chè thấp hơn hộ chè thuộc huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là 1,46

lần. Nguyên nhân là khu vực Định Hóa có khí hậu, thổ nhưỡng không thích hợp bằng

khu vực huyện Đồng Hỷ và khu vực thành phố Thái Nguyên. Mặc dù, khu vực Định

Hóa dù có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, nhưng do khu vực này là

huyện vùng cao của tỉnh, dân tộc thiểu số chiếm đa số, trình độ học vấn của chủ hộ

không cao nên việc áp dụng khoa học công nghệ cho sản xuất chè còn thấp, dẫn đến

năng suất, chất lượng thấp hơn chè ở các khu vực khác.

Biến giả về vùng chè thuộc huyện Đồng Hỷ (DONGHY), cho thấy hộ thuộc các

LN chè huyện Đồng Hỷ có lợi nhuận gộp thấp hơn hộ chè thuộc thành phố Thái

Nguyên là 1,18 lần. Đồng Hỷ là huyện phát triển mạnh về cây chè, tuy nhiên so với

thành phố Thái Nguyên là cái nôi của ngành chè, là vùng chè ngon nổi tiếng thì lợi

nhuận thu được từ sản xuất và kinh doanh chè vẫn kém hơn khu vực thành phố. Do

vậy, chất lượng chè và giá bán sản phẩm chè của Đồng Hỷ thường thấp hơn chè của

khu vực thành phố.

Biến giả về chính sách khuyến khích phát triển LN chè của tỉnh

(CHINHSACH), cho thấy hộ được hưởng các chính sách nhà nước: Chính sách hỗ

trợ vay vốn, chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị, chính sách đào tạo nghề,... thì có

lợi nhuận gộp cao hơn những hộ không được hưởng các chính sách là 1,21 lần.

Biến giả về hộ tham gia chè an toàn (CHEANTOAN) thì lợi nhuận gộp

cao hơn những hộ chưa tham gia chè an toàn là 1,11 lần, trong điều kiện các yếu

tố khác không đổi.

Do vậy, để phát triển LN chè, nâng cao thu nhập hộ dân LN thì phải có các

giải pháp đồng bộ để hạn chế các yếu tố tiêu cực và thúc đẩy các yếu tố tích cực.

Trong đó, để phát triển bền vững làng nghề chè theo hướng bền vững thì vai trò của

liên kết là vô cùng quan trọng. Cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng

tham gia liên kết của các hộ dân LN để từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển

mô hình liên kết, phát triển LN chè.

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

117

4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liên kết trong sản xuất kinh doanh

của các hộ dân trong làng nghề chè

Tham gia HTX là hình thức liên kết chủ yếu và quan trọng nhất đối với các

hộ chè trong LN chè tỉnh Thái Nguyên. Để phân tích phân tích cụ thể ảnh hưởng

của các yếu tố tới khả năng tham gia vào các hợp tác xã của các hộ dân sản xuất và

chế biến chè trong các LN chè, hàm hồi quy Binary Logistic đã được sử dụng. Các

biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Binary Logistic được mô tả chi tiết tại

Bảng 3.2. Sau khi sử dụng phần mềm SPSS 20.0 các kết quả chạy hàm Binary

Logistic chi tiết tại Phụ lục 4.24, kết quả kiểm định mô hình tại Phụ lục 4.25. Từ các

hệ số hồi quy này ta viết được phương trình:

1

0

P YLn

P Y

= -3,632 + 0,913 GTINH +1,447 DTUOI + 0,125

HOCVAN + 0,308 THANHVIEN - 0.740 DOANHTHU + 0,667 CSHT

Sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột Exp(B) = eB Nếu xác suất

thay đổi ban đầu lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%

Đặt P0: Xác suất ban đầu; P1: Xác suất thay đổi.

P1 được tính theo công thức sau:

01

0

*

1 1

P eP

p e

Kết quả có được như sau:

Bảng 4.18. Mô phỏng xác suất tham gia HTX của các hộ dân LN

Biến số B eB

Mô phỏng xác suất các hộ dân tham gia THT,HTX khi

biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là: %

10 20 30 40 50

GTINH 0.913 2.493 21.6914644 38.3951948 51.6541198 62.43426 71.3713141

DTUOI 1.447 4.252 32.0857229 51.5269026 64.5677263 73.922114 80.9596344

HOCVAN 0.125 1.133 11.1812889 22.0728619 32.6858352 43.0307634 53.1176746

THANHVIEN 0.308 1.361 13.1357977 25.3870547 36.8402057 47.5707794 57.6450657

DOANHTHU -0.74 0.477 5.03323837 10.6544561 16.9730756 24.1274659 32.295193

CSHT 0.667 1.949 17.8007124 32.7618087 45.512571 56.5091331 66.0902001

Nguồn: Tính toán của tác giả

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

118

Biến GTINH: Giả sử xác suất các hộ tham gia HTX ban đầu là 10%. Khi các

yếu tố khác không đổi, nếu giới tính của chủ hộ là nam thì xác suất của hộ tham gia

HTX sẽ tăng lên 21,69%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, xác suất gia HTX là

38,40%; Tương tự, lần lượt là 51,65%, 62,43% và 71,37%. Đối với khu vực nông

thôn Việt Nam nói chung và khu vực LN nói riêng, do nam giới luôn là trụ cột gia

đình và đa số các quyết định đều do nam giới thực hiện nên giới tính là yếu tố quan

trọng trong việc quyết định có tham gia liên kết hay không.

Biến DTUOI: Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng trực tiếp tới việc có tham gia

hay không tham gia liên kết. Do ở độ tuổi từ 35 đến 50 họ có xu hướng thích giao

lưu, học hỏi và làm giàu. Giả sử xác suất các hộ tham gia HTX ban đầu là 10%. Khi

các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ ở mức tuổi 35 đến 50 tuổi thì thì xác suất

tham gia HTX tăng lên 10,88%. Nếu xác suất ban đầu là 20% thì xác suất tham gia

tăng lên 51,53%; tương tự lần lượt là 64,57%, 73,92% và 80,96% khi xác suất ban

đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến HOCVAN: Trình độ học vấn luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức

của người dân. Do vậy, khi trình độ càng nâng lên thì các hộ sẽ nhận thức được vai

trò của việc tham gia HTX. Giả sử xác suất tham gia HTX của hộ ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu một hộ có trình độ học vấn tăng thêm 1 lớp thì

xác suất tham gia HTX sẽ tăng lên 11,18%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, xác suất

tham gia HTX sẽ tăng lên 22,07%, tương tự, lần lượt là 32,69%, 43,03% và 53,12%

khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến THANHVIEN: Giả sử xác suất tham gia HTX của hộ ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu một hộ có số thành viên tăng thêm 1 người thì

xác suất tham gia tăng lên 13,14%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, xác suất tham gia

HTX của hộ sẽ tăng lên 25,39%; Tương tự, lần lượt là 36,84%, 47,57% và 57,65%

khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%. Số lượng thành viên của hộ ảnh đến khả

năng tham gia HTX, hộ có số lượng thành viên nhiều sẽ luôn có lực lượng lao động

để tham gia vào các hoạt động của HTX.

Biến DOANHTHU: Giả sử xác suất tham gia HTX của hộ ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu một hộ có doanh thu từ sản xuất và chế biến chè

dưới 154.817 nghìn đồng/ năm thì thì xác suất tham gia HTX giảm xuống 5,03%.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

119

Nếu xác suất ban đầu là 20%, xác suất tham gia HTX của hộ sẽ giảm xuống còn

10,65%; Tương tự, lần lượt là 16,97%, 24,13% và 32,29% khi xác suất ban đầu là

30%, 40% và 50%. Doanh thu hộ lớn đồng nghĩa với hộ đó có diện tích trồng chè

lớn. Do vậy, khi tham gia HTX hộ sẽ có thị trường tiêu thụ chè ổn định, hộ cần

được hỗ trợ về vốn, giống,... Vì vậy, doanh thu của hộ về sản xuất và chế biến chè

ảnh hưởng đến khả năng tham gia HTX của hộ.

Biến CSHT (chính sách hỗ trợ): Giả sử xác suất tham gia HTX của hộ ban

đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ được hưởng các chính sách hỗ

trợ khi tham gia HTX về vốn vay, về giống, về công nghệ,... thì xác suất tham gia sẽ

tăng lên 17,8%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, xác suất tham gia HTX của hộ sẽ

tăng lên 32,76%; Tương tự, lần lượt là 45,51%, 56,51% và 66,09% khi xác suất ban

đầu là 30%, 40% và 50%.

Kết luận: Thông qua mô hình Binary Logistic ta có thể kết luận rằng, các yếu

tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia HTX của các hộ dân trong các LN chè theo thứ

tự tầm quan trọng là độ tuổi của chủ hộ; giới tính của chủ hộ; chính sách hỗ trợ của

nhà nước; số lượng thành viên; trình độ học vấn của chủ hộ và doanh thu của hộ.

Đây là căn cứ để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế LN

chè tỉnh Thái Nguyên.

4.5. Đánh giá chung về phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững

4.5.1. Những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái nguyên

theo hướng bền vững

Làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển theo

hướng bền vững, thể hiện thông qua một số kết quả đạt được như sau:

* Bền vững về kinh tế:

- Số lượng LN tăng lên nhanh chóng qua các năm, tốc độ phát triển bình

quân trong 7 năm từ 2009 - 2015 là 174,26%. Hiện toàn tỉnh có 140 LN chè, với

10.290 hộ nghề.

- Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nghề tăng qua các năm, năm 2013,

doanh thu bình quân một hộ nghề/ năm là 147.530.000 đồng, năm 2015 tăng lên

154.817.000 đồng.

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

120

- Làng nghề phát triển giúp các tổ chức kinh tế trong LN phát triển như THT,

HTX, các DN, thúc đẩy các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh tại LN phát

triển, bao gồm cả liên kết ngang giữa các hộ dân LN thành lập lên các THT, HTX,

liên kết dọc giữa HTX với DN. Trong các loại tổ chức sản xuất kinh doanh, HTX

đóng vai trò trung tâm trong các LN chè. HTX liên kết các hộ dân với nhau để giúp

các hộ dân liên kết với DN và Nhà nước.

- Kinh tế LN phát triển giúp cho ngành công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị

sản xuất, chế biến chè phát triển, giúp chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Phát triển thương hiệu sản phẩm chè cho các LN chè của tỉnh. Sản phẩm

của các LN chè đã được nhiều tỉnh trong nước và các quốc gia trên thế giới biết đến

như LN truyền thống tiêu biểu Việt Nam xóm 5 Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ; LN

truyền thống Xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, góp phần không

nhỏ vào thương hiệu chè của tỉnh Thái Nguyên.

- Kinh tế LN phát triển tác động đến phát triển kinh tế địa phương:

+ Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu: LN chè phát triển đã có đóng góp

quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hội chợ triển lãm,

xuất khẩu sản phẩm nghề chè thông qua các DN, các HTX chè. Tổng giá trị xuất

khẩu chè của các LN chè chiếm khoảng 7% tổng sản lượng chè xanh đặc sản xuất

khẩu của tỉnh.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có LN chè: LN phát triển giúp

cho các dịch vụ như cung cấp đầu vào cho các hộ nghề, dịch vụ du lịch cộng đồng,

dịch vụ mua bán thương mại,... đã tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp

sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

+ Hạ tầng tại các LN chè được cải thiện: Đời sống người dân được cải thiện,

cơ sở hạ tầng được nâng lên rõ rệt, 100% có đường bê tông đến các xã, 100% các xã

có LN đều có điện lưới, 100% hộ dân LN có tivi,...

+ Phát triển du lịch cộng đồng: LN là tiền đề cho Thái Nguyên phát triển du

lịch cộng đồng, với cảnh quan non nước hữu tình, trải nghiệm hoạt động nghề chè:

hái chè, sao chè, vò chè thủ công,... là những hoạt động đang được một số LN áp

dụng và bước đầu mang lại hiệu quả cho một số LN chè của tỉnh.

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

121

+ Sự quan tâm của chính quyền trung ương và địa phương thông qua các

chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, đào tạo nghề cho lao động nông thông,.. đã

thúc đẩy các LN phát triển.

* Bền vững về xã hội:

- Phát triển LN chè đã giúp giảm nghèo cho các hộ dân tại các làng nghè chè,

được thể hiện qua tỷ lệ hộ dân LN chè thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh.

- Tạo việc làm, thu hút lao động và nâng cao thu nhập cho lao động nông

thôn. Cụ thể thu nhập bình quân của các lao động thuộc hộ dân LN chè 3.250.000

đồng/tháng đang cao hơn mặt bằng chung thu nhập của các lao động làm chè trong

vùng là 2.850.000 đồng/tháng.

- Phát triển LN chè không chỉ giúp nâng cao đời sống của các hộ dân LN mà

còn có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa LN. Đồng

thời, công nhận và tôn vinh các nghệ nhân nghề (linh hồn LN Việt). Qua đó, thúc

đẩy thế hệ trẻ lưu giữ và phát triển nghề.

* Bền vững về môi trường:

- Phát triển LN chè thúc đẩy phát triển mở rộng qui hoạch vùng nguyên liệu

phù hợp với định hướng của phát triển ngành nông nghiệp (quy hoạch vùng chè

nguyên liệu) của tỉnh.

- Làng nghề phát triển, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất

chè an toàn, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của một số

quốc gia và một số địa phương,... tạo dựng được thương hiệu trên thị trường như:

chè Nguyên Việt, chè Tân Hương,… Đây là tiền đề để giảm thiểu ô nhiễm môi

trường tại các LN chè

- Làng nghề chè phát triển thể hiện được vai trò quan trọng của Hiệp hội LN

và vai trò các Sở ban ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ các

LN xây dựng cổng làng, hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ tập huấn nâng cao tay nghề,

xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm, triển khai xây dựng mô hình

LN điểm của tỉnh,...

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

122

4.5.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo

hướng bền vững

Làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên đang phát triển theo hướng bền vững,

tuy nhiên xu hướng bền vững này chưa thực sự mạnh mẽ thể hiện thông qua

một số hạn chế sau:

* Hạn chế về kinh tế:

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của các hộ dân trong các LN đạt mức

khá cao, song chưa tương xứng với tiềm năng của các LN chè. Chất lượng sản

phẩm của LN chè chưa cao, không có sự đồng đều về chất lượng sản phẩm,

mẫu mã đơn điệu. Chưa đa dạng sản phẩm được chế biến từ chè (sản phẩm chè

của các làng nghề chè hiện nay là chè xanh và chè xanh đặc sản),....

- Doanh thu và lợi nhuận của các hộ dân làng nghề có sự chênh lệch rất

lớn. Doanh thu bình quân/ năm của hộ dân làng nghề chè năm 2015 là

154.817.000 đồng, với độ lệch chuẩn là 70.553.000 đồng.

- Chính sách tín dụng cho các hộ dân LN chưa cụ thể dẫn đến các hộ dân

trong các LN chè khó tiếp cận với các nguồn tín dụng. Chưa có cơ chế thu hút các

nguồn vốn tín dụng phi chính thức, chưa có nguồn kinh phí riêng để phục vụ cho

phát triển làng nghề, LN chè .

- Công nghệ sản xuất ở các LN chè còn lạc hậu, dù các hộ dân trong LN đã

áp dụng máy móc thiết bị cho một số công đoạn cho sản xuất và chế biến chè, song

hiệu quả chưa thực sự cao.

- Kiến thức thị trường, tính năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh sản

phẩm nghề chè còn thấp. Chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh

trên thị trường.

- Các LN chè chưa quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển

thương hiệu. Các sản phẩm của LN chè chưa được quảng bá rộng rãi và tính cạnh

tranh của sản phẩm chưa cao.

- Vai trò của HTX còn chưa thực sự được thể hiện hết. Hiệu quả của các

HTX chưa cao; tỷ lệ các hộ áp dụng sản xuất chè an toàn chưa phải hoàn toàn; mặc

dù HTX đóng vai trò liên kết hợp tác, hiệu quả điều phối giám sát chưa được

thường xuyên, dẫn đến có tiến bộ hơn (đồng đều hơn) nhưng chưa đồng nhất.

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

123

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển LN chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ

thống hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch làng nghề còn kém, chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển du lịch.

- Các hình thức tổ chức kinh tế trong và ngoài làng nghề liên quan đến hoạt

động nghề chè của tỉnh hoat động chưa thực sự hiệu quả, một số doanh nghiệp,

HTX, THT còn hoạt động cầm chừng, có tư tưởng ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của

nhà nước. Các mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế còn lỏng lẻo.

- Ngân sách địa phương để hỗ trợ cho đầu tư cho phát triển LN còn thấp. Nội

dung công tác khuyến công mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển nghề và

LN. Đối tượng được hưởng ưu đãi còn đang là vấn đề tranh luận nhiều trong các hộ

dân LN chè hiện nay.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về vai trò của nghề và LN chưa

toàn diện. Các cấp, các ngành chưa tập trung cao cho công tác phát triển nghề, LN.

* Hạn chế về xã hội:

- Lao động tại các làng nghề đang có xu hướng già hóa (36,47% lao động

thường xuyên trên 50 tuổi). Số lao động trẻ theo nghề chè đang có nguy cơ

thiếu hụt (45% lao động trẻ tại các làng nghề không theo nghề chè mà làm việc

tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, hoặc đi xuất khẩu lao động).

- Công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động được đào tạo mang

tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao động được đào tạo qua phương pháp

“cầm tay chỉ việc”.

- Vai trò của nghệ nhân nghề chưa thực sự được chú trọng. Tính đến nay,

tỉnh Thái Nguyên công nhận nghệ nhân nghề cho 1 nghệ nhân.

- Làng nghề chè được công nhận theo TT 116/ BNN-PTNN thông qua Hiệp

hội LN. Tuy nhiên, LN hiện nay chưa có tư cách pháp nhân, nên người dân không

thể thông qua LN đại diện như một tổ chức kinh tế để hoạt động kinh doanh.

* Hạn chế về môi trường:

- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và sản xuất chè an toàn

chưa cao.

- Nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ xử lý môi trường tại khu vực nông thôn

nói chung và khu vực làng nghề nói riêng chưa được chú trọng.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

124

4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế ở làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nêu trên do

nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân khách quan và

nguyên nhân chủ quan.

* Về kinh tế:

Thứ nhất, công tác quy hoạch vùng chè nguyên liệu chưa gắn với phát triển

làng nghề dẫn đến làng nghề phát triển song chưa tương xứng với tiềm năng của làng

nghề chè. Hiện nay, rất nhiều hộ dân trong làng nghề chè đã bỏ đồi chè để trồng các

cây trồng lâu năm (cam, bưởi, ổi, keo, bạch đàn,... do thiếu quy hoạch của tỉnh).

Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các hộ dân sản xuất kinh

doanh chè trong các LN chè chưa thực sự được chú trọng, gồm: yếu tố thị trường;

yếu tố chi phí nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè; yếu tố vùng miền; yếu tố

liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè; yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ; yếu tố

chính sách; yếu tố chi phí tư liệu lao động; chi phí lao động; hộ tham sản xuất chè an

toàn; số năm kinh nghiệm của chủ hộ.

Thứ ba, nguồn vốn của các hộ dân tại các làng nghề chè còn hạn chế, chủ

yếu là nguồn vốn tự có, một phần nhỏ huy động từ anh em họ hàng. Nguồn vốn vay

từ các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế. Do vậy, khó khăn cho các hộ dân trong làng

nghề mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ tư, việc phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất gặp nhiều

khó khăn do trình độ dân trí thấp.

Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề chè tại các làng nghề chè chủ

yếu thị trường nhỏ hẹp, phần lớn là tiêu thụ trong nước thông qua tư thương. Các hộ

nghề rất thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin thị trường; Du lịch

làng nghề thúc đẩy quảng bá sản phẩm nghề và xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, song

chưa thực sự được chú trọng.

Thứ sáu, nhận thức của các hộ dân làng nghề chè về thương hiệu chưa cao.

Vai trò của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền các hộ nghề tham gia các tổ

chức kinh tế trong làng nghề để phát triển thương hiệu chè chưa thực sự hiệu quả.

Thứ bảy, du lịch làng nghề chưa phát triển. Nhận thức của người dân và

chính quyền địa phương về du lịch cộng đồng chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng cho phát

triển du lịch làng nghề chưa đồng bộ; vấn đề vệ sinh môi trường tại các làng nghề

có hoạt động du lịch chưa được quan tâm.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

125

Thứ tám, các tổ chức kinh tế trong và ngoài làng nghề tham gia sản xuất

kinh doanh tại các làng nghề chè hoạt động chưa hiệu quả, nguyên nhân do trình

độ quản lý yếu kém, cộng với thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công

nghệ lạc hậu,...

Thứ chín, liên kết trong làng nghề chè chưa được các hộ nghề quan tâm, do

nhận thức của hộ còn hạn chế và do chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đủ mạnh.

* Về xã hội:

Thứ nhất, về thu hút lao động trẻ tham gia nghề: Hiện nay, tại các làng nghề

chè của tỉnh Thái Nguyên, lực lượng lao động trẻ tham gia nghề đang có xu hướng

giảm do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do các lao động trẻ đi

làm việc tại các doanh nghiệp với thu nhập trung bình 5 triệu - 7 triệu/ lao động/

tháng, cao hơn so với thu nhập của lao động làm nghề. Do vậy, nguy cơ thiếu hụt

lao động nghề trong thời gian tới tại các làng nghề chè của tỉnh.

Thứ hai, Về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề chưa hiệu quả, do trình độ

văn hóa lao động nghề thấp; quy mô đào tạo và hình thức đào tạo chưa phù hợp với

đối tượng là lao động nông thôn và làm nghề chè; chính sách hỗ trợ đào tạo còn

nhiều bất cập, đối tượng dạy nghề không phải là người trực tiếp làm nghề dẫn đến

hiệu quả công tác đào tạo nghề chưa cao.

Thứ ba, Về bảo tồn các giá trị văn hóa nghề chưa thực sự được chú trọng:

Việc lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa làng nghề chè chưa thực sự được quan

tâm do chính quyền địa phương chưa có các chính sách cụ thể để bảo tồn và phát

triển; vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi chưa được phát huy, thủ tục xét công nhận

nghệ nhân nghề còn rườm rà.

* Về môi trường:

Một là, Nhận thức của cán bộ các cấp cơ sở còn hạn chế nên công tác tuyên

truyền, giáo dục pháp luật về môi trường chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.

Hai là, Công tác thu gom, xử lý rác thải tại các làng nghề còn nhiều bất cập,

rác thải từ sản xuất nghề và rác thải sinh hoạt còn chưa được xử lý, chủ yếu là các

hộ dân tự chôn lấp rác, hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ,...

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

126

Chương 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

5.1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề

Thứ nhất, phát triển LN chè phải là phát triển hài hòa, đồng thời trong mối

quan hệ biện chứng lẫn nhau trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Không đánh

đổi xã hội để lấy kinh tế, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Trong đó, kinh tế

đóng vai trò là trung tâm kết hợp hài hòa với phát triển về xã hội và môi trường.

Thứ hai, làng nghề là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ

như HTX, DN, các Tổ hợp tác, hộ nghề. Các hệ thống nhỏ này liên hệ, tác động qua

lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Làng nghề chỉ có thể phát triển dựa trên sự

phát triển của hệ thống thành phần.

Thứ ba, làng nghề chè không phải là một hệ thống kép kín mà là hệ thống

mở, chịu sự chi phối của bên ngoài: cơ quan quản lý Nhà nước, các DN, hệ thống

ngân hàng, chịu sự chi phối của các cơ quan khoa học: các trường Đại học, các Viện

nghiên cứu, các cơ quan khuyến nông, khuyến công, khuyến thương,... do vậy, để

phát triển bền vững LN cần phải phối hợp đồng bộ các cơ quan, các tổ chức liên

quan nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển.

Thứ tư, trong kinh tế, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển chuỗi giá trị

là trọng tâm (công nghệ an toàn), nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị

trường trong và ngoài nước. Đây là động lực cho làng nghề chè trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên phát triển bền vững.

Thứ năm, về mặt xã hội, phát triển các mối quan hệ liên kết là trọng tâm của

sự phát triển, trong đó đề cao vai trò của HTX nghề trong liên kết ngang giữa các hộ

dân làng nghề. Đồng thời, HTX là đầu mối liên kết giữa hộ nghề với doanh nghiệp

xuất khẩu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ sáu, về môi trường, phát triển mô hình sản xuất chè an toàn (VietGAP,

Global GAP, UTZ) là tiền đề để giảm thiểu ô nhiễm môi tường và nâng cao năng

suất, chất lượng sản phẩm chè cho các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên.

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

127

Thứ bảy, đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề chè là đột phát

của sự phát triển: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ; chính sách phá triển thị

trường, phát triển thương hiệu, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề; chính sách hỗ trợ

liên kết là những chính sách tạo điều kiện cho các hộ nghề phát triển và bảo tồn các

giá trị văn hóa làng nghề, giúp cho làng nghề phát triển bền vững.

5.2. Định hướng phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2030

Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và Quy hoạch

phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030, quy hoạch

vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng phát

triển LN [62][65] như sau:

5.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế

- Phát triển LN chè theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khuyến khích

và tăng cường hỗ trợ đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các LN chè theo hướng tập

trung, chuyên môn hóa kết hợp với kỹ thuật truyền thống nhằm nâng cao năng suất

lao động, ổn định chất lượng sản phẩm.

- Phát triển LN gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng phát

triển du lịch của các LN. Phát huy lợi thế của các vùng chè đặc sản có tiềm

năng phát triển du lịch như: Tân Cương (TP Thái Nguyên), La Bằng (huyện

Đại Từ), Trại Cài (huyện Đồng Hỷ), Điềm Mặc (huyện Định Hóa), Tức Tranh,

Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lương); Xây dựng các tuyến du lịch sinh thái,

du lịch về nguồn gắn với các điểm đến là vùng chè đặc sản của tỉnh như: Bảo

tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Không gian văn hóa Trà Tân Cương (thăm

LN chè Tân Cương) - Hồ Núi Cốc (đi du thuyền trên hồ Núi Cốc); Bảo tàng

văn hóa các dân tộc Việt Nam - Không gian văn hóa Trà La Bằng (thăm LN chè

La Bằng) - Hồ Núi Cốc (đi du thuyền trên hồ Núi Cốc) - Không gian văn hóa

Trà Tân Cương (thăm LN chè Tân Cương); Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt

Nam - Di tích Đền Đuổm - Làng văn hóa du lịch Bản Quyên (thăm mô hình chè

Song Thái) - Các điểm di tích thuộc ATK Định Hóa (Nhà trưng bày ATK, di

tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đồi Tỉn Keo, Nhà tưởng

niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích Khuôn Tát,...

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

128

- Tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô các LN chè gắn với quy hoạch phát

triển vùng nguyên liệu chè của các địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của

tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025 phấn đấu 100% các xã nằm trong quy

hoạch những vùng nguyên liệu quan trọng của tỉnh gắn với cơ sở chế biến. Phấn

đấu đến năm 2025, mỗi địa bàn cấp huyện có ít nhất là 25 LN. Tập trung nâng cao

chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và cơ bản giải quyết đủ việc làm và thu

nhập ổn định cho lao động nông thôn.

- Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa cho các LN chè. Đa dạng hóa

sản phẩm, phát triển sản phẩm mới cao cấp như chè hương liệu, chè sữa, chè dinh

dưỡng, chè mật ong,… đồng thời chú trọng phát triển sản phẩm chè xanh chất lượng

cao đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống: Các nước Trung

Đông, Đài Loan, Nga,… và tìm kiếm, phát triển thị trường mới yêu cầu cao về chất

lượng và an toàn thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật Bản,…

- Lựa chọn thu hút một số dự án chế biến các loại sản phẩm từ Chè (mỹ

phẩm, nước uống, thực phẩm có chiết xuất từ chè...). Khuyến khích phát triển mô

hình HTX LN và DN LN.

5.2.2. Định hướng phát triển về xã hội

- Đào tạo nghề cho lao động tại các LN nhằm nâng cao chất lượng lao động

nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi cho những nghệ nhân lâu năm giàu

kinh nghiệm. Khuyến khích các nghệ nhân nghề tham gia dạy nghề và truyền nghề.

- Duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa trà để nâng cao giá trị văn hóa,

quảng bá sản phẩm. Đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng môi trường LN để phát triển

các LN thành các khu du lịch LN. Phát triển LN chè giúp bảo tồn và phát huy giá trị

văn hóa nghề ở khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.

- Định hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong các LN chè. Trong

đó, khuyến khích các hộ dân LN liên kết với nhau thành lập HTX nghề, hay một số

người dân địa phương có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có vốn, có mối quan hệ

thị trường thành lập các DN để sản xuất và là đầu mối thu gom sản phẩm chè,

qua đó sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ bổ sung cho nhau trong phát triển sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

129

5.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường

- Phát triển LN chè gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Sản phẩm chè búp

tươi đủ đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế theo quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia.

- Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về quản lý môi trường LN. Trong

đó nêu rõ trách nhiệm cụ thể của mọi cá nhân tổ chức liên quan. Có chế tài xử phạt

đối với mọi cá nhân tổ chức vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mức thuế suất, phí bảo vệ môi trường cho các cá nhân tổ chức

sản xuất kinh doanh có thu nhập từ chè thông qua việc quản lý đầu ra tiêu thụ của

sản phẩm nghề.

5.3. Xây dựng giải pháp thực hiện định hướng phát triển làng nghề chè trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

Các giải pháp phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được

xây dựng trên việc kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và thách thức của các

làng nghề chè.

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- 100% các LN chè Thái Nguyên có

đường bê tông đến nhà văn hóa xóm,

giao thông đi lại tương đối thuận lợi.

- Lực lượng lao động tại các LN chè dồi

dào với 21.000 lao động thường xuyên

tham gia làm chè.

- LN chè là nơi tập trung nhiều hộ sản

xuất và chế biến chè (10.290 hộ), thuận

lợi trong việc quản lý quy trình sản xuất,

chế biến tại các hộ nghề.

- Quy mô sản xuất chủ yếu tại các LN là

quy mô hộ gia đình nên tận dụng được

nguồn vốn dư thừa trong dân. Qua đó,

hộ chủ động trong đầu tư công nghệ

phục vụ sản xuất.

- Địa hình chia làm 3 vùng (vùng núi

cao, vùng giữa và vùng thấp) khó khăn

trong thu hút đầu tư (nhất là các LN chè

thuộc xã vùng cao)

- Chênh lệch trình độ dân trí giữa các LN

chè thuộc các vùng khác nhau trong tỉnh.

- Thiếu lao động nam làm nghề chè hiện

nay tại các LN (68,70% lao động nghề

chè là lao động nữ)

- Hoạt động sản xuất nghề chè chủ yếu

làm nghề theo kinh nghiệm, lao động

nghề phần lớn không qua đào tạo.

- Tại các LN chè hoạt động SXKD nhỏ lẻ,

manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu.

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

130

- LN chè có truyền thống lâu đời làm

nghề chè. Do vậy, tại các LN chè có

những nét văn hóa truyền thống đặc sắc

riêng: văn hóa pha chè, văn hóa thưởng

chè, văn hóa sao chè,...

- Chất lượng sản phẩm chè không đồng

đều giữa các hộ dân trong LN. Việc lạm

dụng phân bón thuốc trừ sâu tại các LN

dẫn đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực

phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân

trong LN và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ chủ yếu qua

thông qua thương lái, thiếu thông tin thị

trường, nhận thức về vai trò thương hiệu

của người dân LN chè còn thấp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Hội nhập quốc tế tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất chè, các DN nước ngoài vốn đầu tư 100% hoặc liên doanh sản xuất và bao tiêu sản phẩm chè. - Thái Nguyên là cửa ngõ của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, thuận lợi cho việc giao thương với Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi phía Bắc. - Khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển cây chè, tạo cơ hội cho Thái Nguyên phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao. - Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp, trong đó công nghiệp chế tạo máy phát triển, thuận lợi cho ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất tại các LN - Thái Nguyên là cái nôi lớn thứ 3 cả nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là sự tham gia của đội ngũ các nhà nghiên cứu trong phát triển kỹ thuật canh tác và chế biến chè mà các LN chè có thể ứng dụng được. - Có nhiều kết quả nghiên cứu tích cực về tác dụng của chè trong việc đảm bảo sức khỏe, sắc đẹp của con người và phòng chống, chữa trị nhiều bệnh tật. Đây là cơ hội cho việc đa dạng hóa sản phẩm từ chè.

- Việc hội nhập quốc tế sâu rộng với quốc

tế sẽ làm cho cạnh tranh ngày càng khốc

liệt, các sản phẩm chè đòi hỏi đáp ứng nhu

cầu thị trường khó tính như: chất lượng tốt,

đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm và mẫu mã bao bì phong phú,...

- Những quy định của các quốc gia nhập

khẩu chè ngày càng khắt khe dẫn đến

sản phẩm chè xuất khẩu giảm.

- Việc cấp và quản lý thương hiệu chè

còn lỏng lẻo, dẫn đến sản phẩm chè Thái

Nguyên hiện đang bị làm giả mạo, ảnh

hưởng đến uy tín thương hiệu chè của

Thái Nguyên

- Lao động nông thôn đang có xu hướng

di chuyển ra khu vực thành phố, đặc biệt

là lao động trẻ, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt

lao động nghề.

- Thủ tục công nhận nghệ nhân, thợ giỏi tại

các LN rườm rà, dẫn tới khó khăn trong

việc công nhận nghệ nhân nghề. Nguy cơ

thất truyền nghề truyền thống do không có

nghệ nhân, thợ giỏi được tôn vinh.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

131

- Thương hiệu chè Thái Nguyên nổi tiếng

trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận

lợi cho sản phẩm nghề chè phát triển.

- Kinh tế tập thể ngày càng được ưu tiên

phát triển, tạo cơ hội cho các hộ dân LN

liên kết trong sản xuất kinh doanh.

- LN chè gắn liền với cảnh quan thiên

nhiên, núi non hùng vĩ và các làng quê

mang đậm nét văn hóa dân tộc; tạo cơ hội

phát triển du lịch LN và quảng bá sản phẩm

nghề cho các LN chè trong tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ của trung ương và địa

phương: chính sách hỗ trợ về giống, chính

sách hỗ trợ phân bón, chính sách giới thiệu

và quảng bán sản phẩm,... tạo điều kiện cho

các LN ứng dụng các công nghệ mới cho

sản xuất tại các LN,... ; tập huấn nâng cao

trình độ và nhận thức của người dân LN sẽ

là cơ hội để LN chè phát triển bền vững.

Thông qua ma trận SWOT nghiên cứu xây dựng chiến lược ma trận SWOT

(Phụ lục 5.1). Kết quả ma trận chiến lược SWOT cho thấy có 11 chiến lược phát

triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên gồm: Khuyến khích đầu tư cho phát triển

ngành chè; Mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu chè; Đào tạo nguồn nhân lực để

đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý ở các làng nghề; Phát triển

thương hiệu chè Thái Nguyên; Phát triển mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn

VietGAP, Global GAP, UTZ; Phát triển làng nghề chè gắn với phát triển du lịch

làng nghề; Hỗ trợ các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm

nghề; Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề; Phát huy vai trò của nghệ

nhân và thợ giỏi trong các làng nghề; Nâng cao ý thức người dân làng nghề trong

việc bảo vệ môi trường. Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thành các giải pháp

cho phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên.

5.4. Giải pháp phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận (chương 2) và phân tích thực trạng

(chương 4), xuất phát từ quan điểm, định hướng và các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức của phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững. Các giải pháp phát

triển làng nghề chè về kinh tế, xã hội và môi trường bao gồm:

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

132

5.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

i) Đẩy mạnh công tác quy hoạch LN gắn với vùng nguyên liệu

Đặc trưng của LN chè là gắn liền với vùng nguyên liệu, do vậy để phát triển

LN chè, tỉnh cần chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu chè. Hiện nay, UBND

tỉnh Thái Nguyên đã có quy hoạch xây dựng tổng thể và chi tiết vùng nguyên liệu

chè cho từng huyện, xã. Tuy nhiên quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu chè cho phát

triển LN còn đang thiếu. Do vậy, để hoàn thiện quy hoạch LN chè gắn với vùng

nguyên liệu, cần tập trung vào các nội dung sau:

- Rà soát cụ thể quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với các LN

chè của tỉnh.

- Xây dựng chi tiết quy hoạch vùng chè nguyên liệu cho các LN theo hướng

mở rộng quy mô sản xuất hộ nghề tại các LN chè. Phát triển các giống chè mới cho

năng suất, chất lượng cao phù hợp với từ vùng miền, từng LN.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên với Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc mở rộng vùng chè nguyên liệu phù hợp

với điều kiện của mỗi LN.

ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các hộ dân LN chè.

Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu chè búp tươi, tăng năng suất chất

lượng sản phẩm chè; Nâng cao trình độ cho các chủ hộ nhằm nâng cao nhận thức về

sản xuất chè sạch; Ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến sản

phẩm nghề; Nâng cao nhận thức về bảo tồn các giá trị truyền thống nghề; Mở rộng

thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề và nâng cao nhận thức về vai trò của liên kết

trong sản xuất kinh doanh, và ý thức trong việc bảo vệ môi trường LN.

iii) Phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là giải pháp

quan trọng để phát triển LN chè. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ phải đáp ứng một số

yêu cầu như: đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với trình độ người dân, giá thành không

quá cao, kết cấu hạ tầng đơn giản và dễ thay thế,... cần thực hiện đồng bộ các giải

pháp về từng lĩnh vực công nghệ cụ thể như sau:

- Công nghệ giống: Giống chè ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng

sản phẩm chè búp tươi, do vậy hộ cần lựa chọn giống chè có năng suất, chất lượng cho

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

133

sản xuất. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần định hướng phát triển vùng nguyên

liệu với các giống chè phù hợp cho từng vùng, có chính sách khuyến khích các hộ thay

thế giống chè cũ bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao: Hỗ trợ giống mới,

hỗ trợ kinh phí để phá bỏ đồi chè cũ, trồng mới lại đồi chè theo giống mới,...

- Công nghệ sản xuất chè an toàn: Sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm hiện nay đang là vấn đề sống còn đối với các hộ dân LN chè, do những đòi

hỏi ngày càng khắt khe về yêu cầu ATTP của thị trường trong và ngoài nước. Do

vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân LN trong việc sản xuất chè sạch theo

tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, UTZ. Bên cạnh đó, chính quyền cần có chính

sách khuyến khích hộ dân tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP thông

qua những chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, hướng dẫn quy trình chăm sóc,... đặc

biệt phải có định hướng đầu ra cho sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Công nghệ chế biến chè: Công nghệ chế biến tại các hộ dân LN chè hiện

nay là công nghệ thủ công hoặc bán thủ công lạc hậu: máy sao chè bằng sắt chiếm

đến 44,31% tổng số may sao chè của các LN chè; máy xào gas chỉ chiếm một lượng

rất nhỏ, chủ yếu tại các DN hay các HTX.

Cần nâng cao nhận thức của người dân LN về vai trò của công nghệ để nâng

cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm nghề. Vai trò của nhà nước trong việc

tuyên truyền, hỗ trợ máy móc thiết bị cho LN là vô cùng quan trọng nhằm ứng dụng

khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại LN, thúc đẩy LN phát triển, nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm nghề. Cần chú trọng kết hợp công nghệ truyền thống

với hiện đại để từng bước cơ khí hóa các LN, hộ nghề, DN, HTX nghề nhưng vẫn giữ

gìn được bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của nghề trong quá trình phát triển.

iv) Giải pháp huy động vốn nhằm phát triển LN chè

Để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh tại các hộ dân

trong các LN chè, cần tập trung một số giải pháp chính sau:

- Triển khai chương trình tín dụng, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi

với các hộ nghề, các THT, HTX nghề và các DN sản xuất kinh doanh chè. Tăng

lượng vốn vay, thời gian vay vốn cho các hộ kinh doanh để các hộ có đủ vốn để đổi

mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cần áp

dụng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn là hộ dân LN, đơn giản hóa

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

134

thủ tục cho vay vốn trung hạn và dài hạn đối với các đối tượng này. Ưu tiên nguồn

vốn vay cho các hộ nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học

công nghệ vào sản xuất, đầu tư xử lý môi trường,...

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn: vốn

trong dân, từ hệ thống các ngân hàng, từ các nguồn ngân sách nhà nước, từ các tổ

chức phi chính phủ,... Trong đó, nguồn vốn huy động trong dân cần được phát huy

thông qua các hình liên kết kinh tế. Hình thức này không chỉ giải quyết vấn đề về

cung ứng các yếu tố đầu vào, hỗ trợ nhau về công nghệ, mà còn khai thác lợi thế hỗ

trợ nhau về vốn giữa các bên liên quan.

- Tỉnh cần có kế hoạch và chính sách đầu tư cho phát triển LN bằng nguồn

vốn từ ngân sách địa phương một cách cụ thể, tránh sự đầu tư dàn trải, gây lãng phí.

- Nâng cao kiến thức quản lý, kiến thức về tài chính, kiến thức thị trường,

công nghệ... cho chủ hộ nghề, giám đốc HTX nghề, DN nghề để nâng cao hiệu quả

sử dụng nguồn vốn vay.

v) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề

- Tiến hành điều tra nghiên cứu phân tích thị trường trong và ngoài nước đối

với các sản phẩm chè, đặc biệt là sản phẩm chè xanh đặc sản của các LN chè. Tìm

kiếm thị trường có tiềm năng cho phát triển sản phẩm chè trong nước như: Hà Nội,

Thái Bình, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh,.. Thị trường ở ngoài nước như các nước

Trung Đông, một số nước Châu Á: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc,... cần phân tích xem các thị trường nào là thị trường chiến lược, các

thị trường nào là thị trường triển vọng. Từ đó, dự báo nhu cầu thị trường cho sản

phẩm nghề về sản lượng xuất khẩu, chất lượng và bao gói theo thị hiếu của người

mua. Đặc biệt là những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm LN chè.

Qua đó, định hướng sản xuất và chế biến sản phẩm chè theo yêu cầu thị trường.

- Thông tin thị trường: Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các LN chè xây

dựng hệ thống thông tin nhằm quảng bá sản phẩm nghề chè. Ngoài website của

Hiệp hội LN của tỉnh như hiện nay, cần xây dựng website riêng cho từng LN chè.

Tổ chức trung tâm thông tin tại các LN nhằm cung cấp các thông tin về thị trường,

thông tin về khoa học công nghệ, phổ biến các chính sách xã hội cho người dân tại

các LN. Hiệp hội làng nghề là trung tâm tiếp nhận và cung cấp thông tin.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

135

- Tìm hiểu các thông tin về các nhà xuất khẩu cũng như những nhà nhập

khẩu, thiết lập mối quan hệ giữa các đơn vị này với các LN thông qua tổ chức Hiệp

hội LN của tỉnh. Cần nâng cao vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ xúc tiến

thương mại. Bên cạnh đó, UBND Tỉnh và các hiệp hội, các công ty tư vấn, công ty

môi giới,... có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản

phẩm nghề chè cho các LN chè.

+ Đối với thị trường trong nước: Quảng bá sản phẩm nghề chè thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, qua các website, các băng rôn, áp phích,... Chú

trọng đến việc hỗ trợ các LN chè tham gia các cuộc hội chợ hàng công nghiệp tiêu

biểu, hội chợ LN,... Đầu tư các kiốt, cửa hàng, trung tâm xúc tiến thương mại ở các

LN, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

+ Đối với thị trường ngoài nước: Xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm

chè, cần dựa vào các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Mời các chuyên

gia, các nghệ nhân chè nước ngoài giới thiệu sản phẩm. Tạo điều kiện cho các DN,

HTX, các tổ chức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua sự hỗ trợ một phần từ

nhà nước. Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài cần đề xuất có ít nhất một

cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm nghề, trong đó có sản phẩm chè của các

LN. Đây cũng chính là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu,

giúp cho sản phẩm LN chè thâm nhập được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có

truyền thống uống chè. Tại các LN chè cần đẩy mạnh phát triển du lịch LN, đây

cũng chính là hình thức mở rộng thị trường xuất khẩu tại chỗ.

vi) Phát triển thương hiệu sản phẩm

Thương hiệu sản phẩm “chè Thái Nguyên” hoặc theo chỉ dẫn địa lý “chè

Tân Cương”, “chè La Bằng”, “chè Trại Cài”,... nổi tiếng trong nước và ngoài

nước với chất lượng chè đặc biệt thơm ngon, khác với tất cả các vùng miền khác

trên cả nước. Tuy nhiên, hiện nay tại các LN chè chưa có thương hiệu riêng cho

các LN chè. Các hộ đăng ký thương hiệu phải theo thương hiệu sản phẩm “chè

Thái Nguyên”, hay theo chỉ dẫn địa lý và những hộ này là những hộ tham gia tổ

hợp tác, HTX, hay DN, hay các hộ có đăng ký kinh doanh. Vì các LN chưa có tư

cách pháp nhân, dẫn đến LN không thể đại diện để đăng ký thương hiệu cho sản

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

136

phẩm nghề của LN. Do vậy, để đăng ký thương hiệu sản phẩm chè cho các LN

thì LN phải có pháp nhân thông qua việc thành lập các HTX nghề. Đây cũng là

giải pháp giúp cho LN có pháp nhân, các hộ nghề có thể liên kết trong sản xuất,

kinh doanh và tìm kiếm thị trường, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Để phát triển thương hiệu, cần nâng cao nhận thức của người dân LN về

vai trò của thương hiệu trong việc đảm bảo uy tín chất lượng và nâng cao năng

lực cạnh tranh sản phẩm chè Thái Nguyên. Có chính sách hỗ trợ các cá nhân, tố

chức tham gia đăng ký thương hiệu, vận động các hộ dân LN thành lập hoặc

tham gia vào các tổ chức có tư cách pháp nhân để dễ dàng cho việc đăng ký

thương hiệu và quản lý thương hiệu.

Đặc biệt, chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý và phát

triển thương hiệu. Các tổ chức cá nhân vi phạm quy định quản lý thương hiệu sẽ bị

phạt và tịch thu giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm chè. Tỉnh cần xây dựng chế

tài xử phạt đủ mạnh nhằm hạn chế tối đa việc làm giả, làm nhái thương hiệu.

vii) Phát triển hoạt động du lịch LN

Du lịch LN còn khá mởi mẻ ở tỉnh Thái Nguyên, hoạt động du lịch chưa thực

sự mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các hộ dân LN, song trong tương lai, nếu

hoạt động du lịch LN phát triển thì đây chính là một trong những kênh tiêu thụ sản

phẩm nghề chè hiệu quả cho các LN chè của tỉnh Thái Nguyên. Để phát triển du

lịch LN, vai trò của các sở ngành, của các tổ chức trong việc giới thiệu, quảng bá du

lịch là vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ đối với hoạt

động du lịch như sau:

- Tạo dựng các LN chè thành các điểm đến du lịch, khai thác triệt để dịch vụ

LN với mô hình du lịch sinh thái.

- Xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các LN và tại các khách sạn

lớn để khách du lịch tham quan các sản phẩm trưng bày và xây dựng các đồi chè

mẫu nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, để du khách tham quan có

thể tự tay mình làm ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân nghề.

- Chú trọng đến việc giới thiệu cho du khách về yếu tố lịch sử và văn hóa

LN, cũng như những nét độc đáo của sản phẩm nghề.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

137

- Phát triển du lịch LN trên cơ sở kế thừa và bảo tồn không gian LN truyền

thống. Các hộ gia đình trong LN cần bảo tồn những phong tục, tập quán, nếp sống

truyền thống.

- Quán triệt các hộ dân trong LN về công tác vệ sinh môi trường nông thôn:

đường làng ngõ xóm, vệ sinh tại chính các hộ dân LN, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

và môi trường LN trong lành là những yếu tố thu hút du khách đến tham quan LN.

- Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước và của tỉnh trong việc liên kết xây dựng

mối quan hệ giữa các công ty du lịch của các tỉnh, địa phương khác để xây dựng sản

phẩm du lịch làng nghề cho tỉnh, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn

khách ổn định. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tốt các tuyến du

lịch LN để thông qua du khách quảng bá sản phẩm. Đồng thời, cần bổ sung thêm

chính sách phù hợp, mang tính thống nhất giữa các công ty khai thác tài nguyên du

lịch với LN để tăng cường liên kết, hợp tác cho phát triển du lịch LN.

viii) Khuyến khích các tổ chức kinh tế trong và ngoài LN tham gia sản xuất

kinh doanh tại các LN chè

Phát triển LN chè cần sự ủng hộ của cộng đồng, huy động các nguồn lực

trong và ngoài nước, các ngành, các tổ chức (các công ty trong và ngoài nước, các tổ

chức phi chính phủ, ngành du lịch,...) vào phát triển LN chè. Hiện nay, tại các LN chè

tỉnh Thái Nguyên, hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, ngoài ra

hình thức HTX đang phát triển và dần khẳng định vai trò của tổ chức kinh tế tập thể

trong các LN, với 24 HTX trong LN và gần 300 hộ thành viên tham gia, thu nhập

bình quân của 1 thành viên HTX 3.210.000 đồng/tháng. Các hộ dân cần liên kết và

tham gia THT, HTX, DN, qua đó cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, ứng dụng

khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nghề và mở rộng thị trường.

- Hình thức hộ gia đình:

Nhà nước và tỉnh cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ

gia đình trong vay vốn, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao

nhận thức của hộ nghề về vai trò của bảo vệ môi trường và sản xuất chè an toàn đáp

ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, chính các hộ nghề phải tự

phát huy nội lực của mình: Tự học hỏi, trau dồi kiến thức làm nghề hiện đại gắn với

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

138

bảo tồn các giá trị truyền thống, học hỏi và tự tìm kiếm thị trường,... có như vậy

mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và là tiền đề phát triển

bền vững LN chè.

- Phát triển các Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh chè:

Nhà nước và tỉnh cần có chính sách khuyến khích các THT liên kết với nhau,

hoặc liên kết với các hộ dân LN thành lập HTX hoặc DN để khắc phục hạn chế THT

không có tư cách pháp nhân, không có con dấu dẫn đến khó khăn trong việc ký kết

hợp đồng thương mại, quy mô nhỏ khó áp dụng công nghệ cao.

- Phát triển hình thức Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh chè:

+ UNDN tỉnh cần thực hiện quy hoạch chi tiết các cụm điểm LN nhằm tạo

mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế, trong đó có HTX. Cần có

chính sách hỗ trợ thuê mặt bằng đối với các tổ chức kinh tế và HTX nghề, nhằm

khuyến khích các HTX tham gia sản xuất tại các LN chè.

+ Tạo điều kiện cho các HTX chè tiếp cận với các nguồn tín dụng, đơn giản

hóa thủ tục cho vay đối với các HTX. Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho các HTX chè

tiếp cận với các khoản tín dụng của các chương trình phát triển công nghiệp nông

thôn, của các chương trình, dự án hỗ trợ ngành chè và LN.

+ Cần có chính sách khuyến khích các HTX chè ứng dụng khoa học công

nghệ mới vào sản xuất, hỗ trợ các HTX ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong

sản xuất sản phẩm chè.

+ Nâng cao trình độ quản lý cho Ban giám đốc HTX: Hiệp hội LN cần phối hợp

với Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, với các chương trình, các dự án, các trung tâm

giáo dục,... nhằm tổ chức, bồi dưỡng kiến thức cho Ban giám đốc HTX như kiến thức

liên quan đến quản lý HTX, kiến thức thị trường, kiến thức về kế toán,...

+ Bên cạnh đó, HTX chè cần chủ động phát huy nội lực như: Khuyến khích

huy động vốn từ các thành viên tham gia HTX, nâng cao vai trò của các thành viên

tham gia HTX, nâng cao vai trò của HTX trong việc đảm nhiệm khâu dịch vụ đầu

vào, đầu ra cho sản phẩm nghề,... Các HTX cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư

máy móc, công nghệ cho sản xuất sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh cho HTX và cho các thành viên tham gia HTX.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

139

- Phát triển các DN sản xuất và kinh doanh chè trong LN:

Để phát triển DN, cần tạo môi trường pháp lý ổn định, có chính sách hỗ

trợ về vốn cho DN, có chính sách quy hoạch nguồn nguyên liệu cho các DN sản

xuất và chế biến chè trong các LN. Tuy nhiên, bản thân các DN cũng phải tự đổi

mới trang thiết bị, công nghệ để mở rộng sản xuất, cần phải giải quyết tốt khâu

đầu ra cho sản phẩm, tạo dựng thương hiệu cho DN mình trên thị trường trong

nước và thị trường quốc tế.

ix) Phát triển các liên kết trong LN chè

UBND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cần khuyến khích và vận động các hộ

dân tham gia liên kết thành lập các THT, HTX hay liên kết với DN. Đây là hình thức

tốt đối với các hộ để trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường đầu vào và thị trường đầu

ra, tìm kiếm thêm nguồn vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh...

x) Phát triển kinh tế LN chè gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong

bối cảnh mới.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến hoạt

động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng

dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số làm thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi

giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất. Trong đó, làng nghề chè cũng chịu sự tác

động to lớn trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp: công nghệ

tưới nước nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và đem lại hiệu quả tối ưu cho cây chè,...; đối

với phát triển thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ khuyến khích các làng nghề chè

nâng cao nhận thức và khả năng cạch tranh trên thị trường quốc tế; công nghệ quảng

cáo phát triển giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển,... Đây chính là tiền đề

để các làng nghề chè nói chung và làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên nói riêng có định

hướng chiến lược cho phát triển bền vững trong thời gian tới gắn với bối cảnh mới.

5.4.2. Giải pháp về xã hội

i) Khuyến khích lao động trẻ tham gia nghề chè:

Lao động trẻ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển

làng nghề. Vì vậy, để khuyến khích lao động trẻ tham gia nghề và gắn bó với nghề

chè, cần có cơ chế, chính sách nhằm giữ lao động trẻ cũng như khuyến khích, tạo

điều kiện để các nghệ nhân, thợ cả nhiệt tình với công tác truyền nghề, nhằm hạn

chế nguy cơ mai một nghề.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

140

Bên cạnh đó, tỉnh cần có nhiều hơn chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng nông

thôn, ưu tiên cho doanh nghiệp thuê đất để mở rộng sản xuất và phát triển bền vững

giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, hỗ trợ liên kết giữa các hộ dân làng nghề với

HTX, với doanh nghiệp, đây chính là yếu tố quan trọng để lao động trẻ yên tâm gắn

bó với nghề chè truyền thống của quê hương.

ii) Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển LN

- Nâng cao trình độ văn hóa chung cho dân cư tại các LN chè. Tỉnh cần chú

trọng hơn đến phát triển giáo dục phổ thông ở khu vực nông thôn. Đồng thời, cần

giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng vùng. Trong đó, nghề chè cần được đưa

vào để đào tạo hướng nghiệp cho học sinh.

- Mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề. Hiện

nay, có 2 hình thức đào tạo nghề chủ yếu: (1) Hình thức đào tạo nghề tập trung tại

các cơ sở dạy nghề theo chương trình vừa học lý thuyết vừa thực hành. Tuy nhiên

hạn chế cơ bản của mô hình đào tạo này là thiếu kinh nghiệm thực tế do những hạn

chế nhất định từ độ ngũ giảng viên. Mặc khác, điều kiện thực tiễn sản xuất tại các

CSSX không giống nhau, dẫn đến việc áp dụng những kiến thức ở trường khó khăn.

Kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo cũng gây cản trở nhu cầu người học nghề của

người lao động. (2) Hình thức vừa làm, vừa học. Hình thức này thường áp dụng tại

các LN, đặc biệt là các LN ở các xã xa trung tâm. Hình thức này đỡ tốn kém cho

người học, người học có thể nắm bắt nghề nhanh, và có thể thực hành nghề tại chỗ.

Do vậy, đối với phương thức đào tạo nghề cho lao động nghề chè, UBND trinh Thái

Nguyên cần phối hợp với Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên, với Liên minh HTX

tỉnh và các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp học nghề tại chỗ, nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho người học, tạo môi trường học tập thân thiện, vừa ứng dụng thực tế kiến

thức vào làm nghề. Giải pháp cụ thể như sau:

+ Các trường đào tạo nghề chè, các trung tâm đào tạo nghề của các huyện

trong tỉnh cần kết hợp giữa đào tạo nghề trong nhà trường với đào tạo qua truyền

nghề bằng cách mời các nghệ nhân nghề, thợ giỏi giam gia giảng dạy, trong quá

trình đào tạo, người học được thực tập tại các CSSX thực tiễn.

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

141

+ Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các HTX, các công ty,

nhằm vừa thu hút được nghệ nhân thợ giỏi tham gia dạy nghề, vừa tạo điều kiện cho

người học được thực tập sản xuất, bồi dưỡng nghề và dễ dàng xin được việc làm sau

khi tham gia học nghề hoặc ứng dụng việc học vào sản xuất tại chính gia đình mình.

+ UBND tỉnh cần chỉ đạo tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghề

tại các LN, do đối tượng làm nghề là lao động nông thôn, việc theo các lớp đào tạo

nghề tại các trung tâm, các trường là khó khăn, do vậy cần phối hợp với các trường,

các trung tâm, các CSSX để mở các lớp bồi dưỡng cho người lao động tại các LN.

Ngoài đào tạo nghề, cần phải đào tạo các kỹ năng, nhận thức về khoa học công

nghệ, về thị trường và quản lý,... Tuy nhiên, cần có chính sách hỗ trợ lao động tham

gia đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo ngắn

hạn theo quy định hiện hành.

+ Tích cực hỗ trợ cho các hộ LN giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chế

biến ở một số LN điểm của tỉnh hiện nay.

iii) Bảo tồn các giá trị văn hóa LN

Giá trị văn hóa LN chè là những truyền thống tập quán trong LN chè như: nghệ

thuật hái chè, nghệ thuật chế biến chè, nghệ thuật pha chè, nghệ thuật mời chè, nghệ

thuật thưởng chè,… cần được mỗi người dân trong các LN chè lưu giữ và phát triển.

Mỗi hộ dân cần động viên con, cháu tham gia nghề và gắn bó với nghề, mỗi nghệ nhân

nghề cần nuôi dưỡng và nhân cấy nghề, phát triển những giá trị văn hóa trong LN chè.

Chính quyền địa phương cần chú trọng công tác phát triển văn hóa LN chè

thông qua các lễ hội truyền thống, ngày giỗ tổ nghề cần được phát triển để thu hút

sự quan tâm của cộng đồng đối với LN chè. Tại các lễ hội văn hóa chè, cần kết hợp

với các hoạt động giới thiệu về du lịch LN chè, tri ân đối với ông tổ nghề và tôn

vinh các doanh nhân, các nghệ nhân có công phát triển LN.

iv) Phát triển xã hội LN chè gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong

bối cảnh mới.

Trong bối cảnh mới của phát triển đất nước, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0

sẽ làm giảm số lượng lao động làm việc trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội,

trong đó có lao động làng nghề chè. Trong khi, phần đông lao động làng nghề chè là

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

142

lao động có trình độ học vấn thấp, khả năng hội nhập không cao,... dẫn đến thách

thức tụt hậu xa hơn. Lao động chi phí thấp và dồi dào tại các làng nghề chè mất dần

lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức mới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ

sâu sắc hơn... Do vậy, ngoài định hướng phát triển và lưu giữ nghề chè thì cần định

hướng nghề nghiệp cho lao động tại các làng nghề chè nhằm phát triển bền vững

trong bối cảnh mới.

5.4.3. Giải pháp về môi trường

i) Giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường

- UBDN tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chuyên trách theo dõi và phân tích mức độ

ô nhiễm môi trường tại các LN chè thông qua các chỉ tiêu đánh giá về môi trường

đất, nước, không khí. Các chỉ tiêu này cần được công bố công khai cho các LN và

tác động của nó tới sức khỏe của người dân trong làng. Đồng thời, những chỉ tiêu

này cần được công bố rộng rãi trên các website của tỉnh, của Sở tài nguyên môi

trường, Hiệp hội LN và của LN (sau này nếu có) làm căn cứ cho những cá nhân, tổ

chức quan tâm có thể dễ dàng tìm kiếm, làm căn cứ nghiên cứu hoặc tuyên truyền

cho các LN chè của tỉnh.

- Chính quyền địa phương cần tuyên tuyền nâng cao nhận thức các hộ

dân trong LN về tác hại của việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản

xuất chè đến sức khỏe, đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác tuyên truyền

được thực hiện thông qua các trưởng Ban quản lý LN, và được vận động tuyên

truyền đến từng hộ dân LN.

- Đối với hộ dân LN, cần phát hiện kịp thời nguy cơ sâu bệnh, báo cáo

với cơ quan chức năng về tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng chữa

bệnh. Hộ không nên tự dùng các loại thuốc không theo quy định, hoặc trộn lẫn

các loại thuốc với nhau, làm tăng nồng độ và ngây nguy hại cho cây trồng và

môi trường.

ii) Nâng cao nhận thức các hộ dân về bảo vệ môi trường

- Bên cạnh việc tuyên truyền cho các hộ dân LN chè về tác hại của phân bón,

thuốc trừ sâu. UBND tỉnh cần tuyên truyền tới các LN về giữ gìn vệ sinh tại các LN

và giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm, thông qua UBND cấp xã và trưởng Ban

quản lý LN chè. Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc tuyên truyền về bảo vệ môi

trường tại các LN chè.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

143

- UBND xã cần phối hợp với trưởng Ban quản lý LN huy động các hộ dân

đóng góp kinh phí xây dụng hố thu gom rác thải và đóng góp kinh phí để thu gom

rác thải đúng nơi quy định. Đồng thời, UBND tỉnh cần hỗ trợ một phần kinh phí cho

các LN xây dựng hố rác thải cho các hộ dân LN chè.

- Hiệp hội LN cần phối hợp với UBND xã thường xuyên kiểm tra, giám sát

việc thực hiện cam kết môi trường khi tham gia LN của các LN chè đã được công

nhận là làng nghè chè và LN chè truyền thống.

- Trưởng Ban quản lý LN thường là trưởng xóm. Do vậy Ban quản lý LN cần

xây dựng quy định xử phạt đối với các hộ dân vi phạm môi trường tại các LN chè

như: phạt tiền, cắt thi đua của hộ,...

- Các hộ dân trong các LN chè cần tự chủ động nâng cao tinh thần trách

nhiệm, hợp tác trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường LN, giữ gìn vệ sinh

chung của LN như đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng.

iii) Phát triển quy hoạch vùng chè đạt tiêu chuẩn VietGAP

Để bảo vệ môi trường LN, bảo vệ chính sức khỏe của người dân LN thì sản

xuất chè theo quy trình VietGAP, Global GAP, UTZ đang được coi là giải pháp tối

ưu đối với các LN chè. Thông qua sản xuất theo quy trình, giảm thiểu được dư

lượng thuốc bảo vệ trong chè, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Do vậy, cần

nâng cao vai trò của sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ,

nhằm phát triển bền vững LN chè.

iv) Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các LN chè

- UBND các cấp cần đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống xử lý chất thải,

hệ thống thoát nước,... cho các LN chè. Hạn chế nguồn nước thải hiện đang được

các hộ nghề thải trực tiếp ra ao hồ như hiện nay.

- UBND tỉnh cần xây dựng quy hoạch xây dựng nhà xưởng, nhà máy, DN,

HTX ra xa khu dân cư, hạn chế ô nhiễm khói bụi từ sản xuất chè. Hỗ trợ kinh phí cho

các DN, nhà máy, HTX di dời ra các cụm công nghiệp LN.

- UBND tỉnh phối hợp với Sở truyền thông và Thông tin phát triển hệ thống

thông tin liên lạc, tạo điều kiện cho các LN chè tiếp cận được với Internet, dịch vụ

truyền số liệu,... qua đó cũng chính là kênh cung cấp thông tin thị trường và kênh

tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hộ dân LN về bảo vệ môi trường.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

144

v) Bảo vệ môi trường LN chè gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong

bối cảnh mới.

Cuộc cách mạng 4.0 có tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc

sống. Đối với làng nghề chè, việc ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng,

nguyên vật liệu thân thiện với môi trường có thể ứng dụng trong chế biến chè thông

qua việc sử dụng công nghệ máy xào ga; áp dụng công nghệ sản xuất chè hữu cơ và

sản xuất chè an toàn cho các làng nghề chè nhằm tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn, sạch

hơn, thân thiện với môi trường để hướng đến tăng trưởng xanh - giảm khí thải, tiết

kiệm năng lượng.

Tóm lại, phát triển LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền

vững thì vấn đề bền vững về môi trường tại các LN cần được quan tâm đúng mức,

nhằm cải thiện sức khỏe cho người dân trong làng, và các giải pháp trên cần được

thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn

liền với cây chè của tỉnh. Việc bảo tồn và phát triển LN chè có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Luận án “Phát triển LN chè trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên theo hướng bền vững” đưa ra một số kết luận sau:

1. Phát triển LN chè theo hướng bền vững dựa trên quan điểm của phát triển

bền vững gắn với đặc trưng của LN chè bao gồm 3 nội dung: (1) phát triển về kinh

tế LN chè; (2) phát triển về xã hội LN chè; và (3) bảo vệ môi trường tại các LN chè.

2. Trong giai đoạn 2011-2015 các LN chè tỉnh Thái Nguyên đã có sự phát

triển tương đối nhanh chóng theo hướng bền vững: số lượng LN chè tăng qua các

năm; gia tăng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và gia tăng các liên kết

trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè; LN chè đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu

chè xanh đặc sản của tỉnh; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương có LN

chè theo hướng công nghiệp, dịch vụ; làm tăng thu nhập cho người dân trong các

LN chè, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của LN chè Thái Nguyên; giúp phủ

xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ môi trường tại các LN chè.

3. Tuy nhiên, quá trình phát triển làng nghê chè ở tỉnh Thái Nguyên đã và

đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ

nghề quá nhỏ bé; công nghệ sản xuất lạc hậu; thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản

xuất kinh doanh; việc phát triển thương hiệu và phát triển du lịch cộng đồng chưa

được các hộ nghề quan tâm; nhận thức của các hộ nghề về môi trường và về sản

xuất chè an toàn còn chưa đầy đủ,... dẫn đến hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội

và hiệu quả về môi trường chưa cao.

4. Luận án đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh của các hộ chè trong LN chè. Các yếu tố bao gồm: yếu tố thị trường; yếu tố

chi phí nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè; yếu tố vùng miền - điều kiện tự

nhiên; yếu tố liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè; yếu tố trình độ học vấn của

chủ hộ; yếu tố chính sách; chi phí tư liệu lao động; chi phí lao động; hộ tham sản

xuất chè an toàn; số năm kinh nghiệm của chủ hộ.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

146

5. Luận án đã phân tích vai trò của liên kết kinh tế giữa các hộ thông qua

HTX là một hình thức liên kết có vai trò trọng yếu giúp các hộ có thể tiếp cận với

nguồn vốn tín dụng, với thị trường, với các cơ quan nhà nước, với các nhà khoa

học,... giúp cho hộ chè và LN chè phát triển bền vững. Các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng tham gia HTX của hộ nghề gồm: giới tính của chủ hộ; độ tuổi của chủ hộ;

trình độ học vấn của chủ hộ; số lượng thành viên của hộ; doanh thu bình quân của

hộ trong 1 năm; và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các hộ tham gia HTX.

Trong đó, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển

bền vững về kinh tế, về xã hội, về môi trường tại các LN chè của tỉnh Thái Nguyên

được Luận án phân tích lồng ghép trong từng nội dung cụ thể.

6. Để phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, cần quán

triệt một số quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển và 3 nhóm giải pháp cơ

bản: (1) Nhóm giải pháp về kinh tế; (2) Nhóm giải pháp về xã hội; (3) Nhóm giải

pháp về môi trường. Các giải pháp đề xuất được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh

tế với lợi nhuận gộp cao hơn, tăng thu nhập bình quân của lao động nghề. Đồng thời

bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của các LN chè, và bảo vệ môi trường tại

các LN chè của tỉnh Thái Nguyên.

KIẾN NGHỊ

* Kiến nghị với Trung ương

- Trên cơ sở phân cấp quản lý, Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành

TW) cần ban hành bổ sung các quy định về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế

trong LN, khuyến khích phát triển và hỗ trợ các hình thức kinh tế trong LN nhằm

tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg nhằm

tạo điều kiện cho liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [55].

Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý với các văn bản dưới luật để cụ

thể hóa các quy định và các giải pháp khuyến khích 4 nhà trong liên kết sản xuất

và tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh vận động đầu tư từ các nguồn vốn (NGO, ODA,

FDI), xác định nhu cầu và cơ hội hợp tác trong sự nghiệp phát triển kinh tế hợp

tác, HTX và LN. Xây dựng phong trào“mỗi làng một nghề” (OVOP) theo kinh

nghiệm của Nhật Bản mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

147

- Cần có các quy định cụ thể nhằm quản lý nguồn cung cấp các yếu tố đầu

vào cho sản xuất tại các LN chè: Quản lý chặt chẽ thị trường phân bón, thuốc trừ

sâu, tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Ban hành danh

mục thuốc bảo vệ thực vật rút gọn sử dụng trên cây chè để có cơ sở hướng dẫn nông

dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

- Cần hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế LN:

+ Chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động.

Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề tại các LN. Trung ương cần

chú trọng đến công tác truyền nghề và giới thiệu bí quyết công nghệ cho thế hệ sau

của các nghệ nhân, thợ giỏi trong LN. Đây là tiền đề bảo tồn giá trị truyền thống

trong các LN hiện nay.

+ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu

Hiện nay, chính sách xuất khẩu đã được đổi mới, đồng bộ hóa theo hướng ưu

tiên xuất khẩu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm nghề, đặc biệt

là sản phẩm nghề chè, chính sách xuất khẩu cần được hoàn thiện theo hướng: cụ thể

hóa phương thức hỗ trợ, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ, các cơ quan tổ

chức tham gia hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ,...

+ Về chính sách tín dụng

Cần chỉ đạo ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng có chính sách và giải

pháp giúp các hộ dân LN thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là

nguồn vốn vay dài hạn và nguồn vốn được ưu đãi. Hiện nay, tại các hộ dân LN và

các tổ chức kinh tế trong LN đang rất khó khăn để tiếp cận được với các nguồn tín

dụng, khó khăn trong việc thế chấp tài sản đảm bảo khoản vay,.... Do vậy, Ngành

ngân hàng cần có giải pháp cụ thể như: sửa đổi quy định về thế chấp tài sản, thời

hạn cho vay vốn, lãi suất cho vay phù hợp với sản xuất tại các LN,.... hay đơn giản

hóa thủ tục cho vay thông qua cho vay tín chấp theo chuỗi giá trị sản phẩm chè.

- Cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường hệ thống thông tin về thị

trường, xúc tiến thương mại về sản xuất, tiêu thụ chè, dự báo và thông báo kịp thời

tình hình cung cầu, thị trường và giá cả. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển

thương hiệu, phát triển sản phẩm chè sạch đáp ứng nhu cầu thị trường.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

148

* Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Cần nâng cao vai trò của Hiệp hội LN tỉnh. Vai trò của Hiệp hội LN là tham

mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với các Sở ban ngành, các cơ quan quản lý nhà

nước để công nhận làng có nghề đủ tiêu chuẩn là LN, LN truyền thống. Đồng thời,

Hiệp hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản của nhà nước, các chính sách ưu

đãi của trung ương và địa phương đến với các hộ dân LN, tổ chức các hội thảo khoa

học, hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ máy móc thiết bị, tổ chức dạy nghề cho các hộ dân LN,...

UBND tỉnh Thái Nguyên cần có chính sách hỗ trợ cho các cán bộ quản lý LN.

- Các LN chưa có pháp nhân nên khó khăn trong việc đăng ký thương hiệu,

khó khăn trong việc ký kết hợp đồng và tìm kiếm thị trường. UBND tỉnh cần có chính

sách hỗ trợ cho các thành viên LN liên kết thành lập HTX nhằm sử dụng tư cách pháp

nhân của HTX cho việc đăng ký thương hiệu, ký kết hợp đồng và mở rộng thị trường

xuất khẩu. Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản

phẩm LN, phát triển thị trường, đăng ký Website các LN trên mạng Internet.

- Củng cố hoạt động của Trung tâm khuyến công & Tư vấn phát triển công

nghiệp để phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Trung tâm Khuyến công cần

chú trọng tuyển chọn và đào tạo cán bộ khuyến công để thực hiện nhiệm vụ quản lý

LN ở địa phương. Trung tâm cần lập dự án phát triển LN nói chung và LN chè nói

riêng, triển khai chính sách hỗ trợ của nhà nước đến với các hộ dân LN. Lập báo cáo

tình hình hoạt động của LN, phổ biến thông tin thị trường cho LN. Hỗ trợ đầu tư máy

móc thiết bị vào công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm LN.

- UBND tỉnh cần tăng cường thực hiện các dự án phát triển LN chè thông qua

các dự án về phát triển ngành nghề nông thôn và các dự án về ngành chè của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng chè, phát triển mô hình sản xuất chè

theo tiêu chuẩn VietGAP, global GAP, UTZ, nhằm phát triển quy vùng nguyên liệu

sạch đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Trên cơ sở các LN đủ tiêu chuẩn công nhận LN, LN truyền thống. UBND tỉnh

cần lập bản đồ LN, xác định vị trí địa lý của LN để chỉ dẫn khách hàng và du khách

đường đến LN. Khuyến khích phát triển LN chè gắn với du lịch cộng đồng. Xây dựng

Đề án phát triển du lịch LN, tổ chức các tour du lịch xanh, để sản phẩm nghề truyền

thống của các LN trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch trong một môi trường xanh.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

149

- Tích cực áp dụng mô hình chuỗi giá trị gia tăng. Vì theo mô hình này người

được hưởng lợi không chỉ là HTX hay DN mà người được hưởng lợi nhiều, hưởng

lợi trực tiếp là người nông dân, hộ gia đình trồng chè. Từ đó thúc đẩy quá trình liên

kết giữa hộ dân với HTX, DN và giữa HTX với DN trong sản xuất và tiêu thụ chè.

- Đẩy mạnh nhân rộng LN và phát triển mô hình LN điểm đối với các LN,

LN truyền thống đã được công nhận hiện đang hoạt động hiệu quả (LN chè truyền

thống xóm 5 Sông Cầu - Thị trấn Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ; LN chè truyền thống

xóm Khuôn 2 - xã Phúc Trìu - TP Thái Nguyên; LN chè truyền thống xóm Hồng

Thái 2 - xã Tân Cương - TP Thái Nguyên;…). Từ đó, tổ chức các cuộc hội thảo, các

lớp đào tạo nghề để giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm nghề và quản lý nghề giữa

các LN chè trong tỉnh.

* Kiến nghị đối với các tổ chức kinh tế ngoài làng nghề:

- Kêu gọi, khuyến khích các tổ chức kinh tế ngoài LN chè nhất là các DN và

các tổ chức khoa học - công nghệ tham gia liên kết với các hộ dân trong LN nhằm

hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Thông qua liên kết, các hộ dân

LN sẽ được cung cấp các yếu tố đầu vào đảm bảo cho sản xuất sản phẩm nghề, các

tổ chức ngoài LN sẽ có nguồn nguyên liệu, hoặc thành phẩm của LN chè cho chế

biến, tiêu thụ. Qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau hình thành nên một chu trình

sản xuất, kinh doanh hiệu quả đôi bên cùng có lợi.

- Các tổ chức kinh tế ngoài LN (các HTX, DN) cần cung cấp thông tin và các

dự báo nhu cầu thị trường cho các hộ dân LN từ đó hộ dân LN sẽ có kế hoạch sản

xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế ngoài LN đầu tư vốn, công nghệ cho

các hộ dân LN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghề, là đầu mối

thu gom sản phẩm nghề cho các hộ nghề, từ đó giúp các hộ nghề và các LN

phát triển bền vững.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Quỳnh Nam (2015), "Phát triển làng nghề - Một phương thức phát triển

nông thôn bền vững", Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHTN, ISSN 1859-2171

số 15 (145)

2. Vũ Quỳnh Nam (2015), "Phát triển làng nghề theo hướng bền vững: Lý luận và

thực tiễn", Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, ISSN 0868-3808 số 458

3. Vũ Quỳnh Nam (2016), "Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của hộ dân trong

các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt

Nam, ISSN 1859-4794 số 12 (11).

4. Trần Chí Thiện, Vũ Quỳnh Nam (2017), "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

tham gia hợp tác xã của hộ dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866-7120 số 12.

5. Tran Chi Thien, Vu Quynh Nam (2017), Economic efficiency of tea

cooperatives in Thai Nguyen province, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế, Nxb

Dân Trí, Hà Nội.

6. Vu Quynh Nam, Tran Chi Thien (2017), "Economic efficiency of tea

households in professional tea villages of ThaiNguyen province, VietNam",

International Journal of Economics, Commerce and Management, ISSN 2348

0386, Vol. V, Issue 8, August 2017, UK.

http://ijecm.co.uk/wp-content/uploads/2017/08/5821.pdf

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bạch Thị Lan Anh (2010), “Phát triển bền vững LN truyền thống vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Thông tư 116/2006/TT-BNN

ngày 18/12/2006, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề

nông thôn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo nghiên cứu Quy

hoạch phát triển LN thủ công theo hướng Công nghiệp hóa nông thôn Việt

Nam, Hà Nội 2009

4. Bộ Tài nguyên môi trường (2011), Thông tư số 46/2011/TT- BTNMT Quy

định về bảo vệ môi trường LN. Bộ Tài nguyên môi trường ban hành ngày 26

tháng 12 năm 2011.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Thông tư số 07/2013/TT-

BNNPTNT, Ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp

tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ

chế, Hà Nội, năm 2013.

6. Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28

tháng 5 năm 2015 của Bộ TNMT Quy định về đề án bảo vệ môi trường chi

tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

7. Lê Thị Thế Bửu, Bùi Thanh Đạo, Hứa Thành Thân, Phạm Thị Kim Dung,

Lâm Triệu Ngọc, Phạm Thị Thu Thủy (2015), Thực trạng phát triển LN

truyền thống tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh

tế-Đà Nẵng, số 3(04), tr66-77.

8. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), LN Việt Nam và

Môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Chính Phủ (2007), 151/2007/NĐ-CP: “Quy định về tổ chức và hoạt động của

tổ hợp tác”

10. Chính phủ (2007), Nghị định số 139/2007/NĐ-CP, Hướng dẫn chi tiết thi

hành một số điều của Luật DN

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

152

11. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của

Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

12. Chính Phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ-CP đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho

phát triển LN, ngành nghề nông thôn.

13. Chính sách phát triển LN ở một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam.

http://waw.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewPDFInterstitial/23894/20434

14. Nguyễn Như Chung (2008), Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy

phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh

nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội

15. Công văn số 771/VPCP ngày 29/1/2015 về Báo cáo rà soát việc triển khai

thực hiện các quy định hỗ trợ LN và giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cấp

hạ tầng các LN được công nhận

16. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015.

17. Lê Quốc Doanh và cộng sự (2003), Quản lý môi trường nông thôn có sự tham

gia của cộng đồng, Báo cáo kết quả dự án đánh giá môi trường nông thôn có

sự tham gia của cộng đồng (VIE/018/08), Hợp tác giữa Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) với chương trình Phát triển Liên hợp

quốc (UNDP) và tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO).

18. Ngô Thị Hương Giang (2015), Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái

Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại.

19. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), “Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào

đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên”, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

20. Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số 01/BC-HHLN Báo cáo

tổng kết công tác nhiệm kỳ 2010-2015, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ năm

2016-2021, Thái nguyên.

21. Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên (2010), Nghị quyết số 02/2010/NQ-HHLN về

kế hoạch hoạt động của Hiệp hội, kèm theo Phương hướng hoạt động của

Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015, Tháis Nguyên.

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

153

22. Nguyễn Đình Hòa (2010), Định hướng phát triển các LN miền Đông Nam Bộ

đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

23. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, năm 2006.

24. Bùi Văn Hưng (2006), “Công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải

cách và mở cửa” Nxb Thống kê, Hà Nội.

25. Trần Quang Huy (2010), “Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến quan hệ

hợp tác trong sản xuất tiêu thụ chè”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 383.

26. Trần Quang Huy (2012), Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và

tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên, Nxb Lao động, Hà Nội.

27. Tạ Thị Thanh Huyền (2011), Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản

xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc bộ theo hướng phát triển bền vững, Luận án

Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

28. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á,

http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/kinhnghiemxaydungnongthon-nd-

16393.html, thời gian truy cập 15h44 ngày 06/8/2015

29. Trịnh Kim Liên (2013), “Phát triển LN sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn

Hà Nội đến năm 2020”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

30. Hồ Kỳ Minh (2011), “Nghiên cứu phát triển LN tỉnh Quảng Ngãi”, Đề tài khoa

học, tỉnh Quảng Ngãi, Viện NC Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

31. Mai Văn Nam (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN kết hợp du lịch

ở đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 422, tr. 62 - 69.

32. Mai Văn Nam, Đinh Công Thành, (2011), “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của các LN ở tỉnh Bạc Liêu’, Tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ,

số 18a, tr. 298-306.

33. Đinh Xuân Nghiêm, Chu Tiến Quang, Lưu Đức Khải, Nguyễn Hữu Thọ, Trần

Thị Thu Huyền, Lê Thị Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Huy và Nguyễn Thị Hiên

(2010), “Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững LN Việt Nam”, Đề tài

cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, 128tr.

34. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND, Ban

hành quy chế xét công nhận làng nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề

truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

154

35. Phát triển bền vững - Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI,

http://repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4668/1/02%20Phat

%20trien%20ben%20vung%20(TQHOC).pdf, thời gian truy cập 9h35 ngày

10/7/2015

36. Nguyễn Thị Phương, Mai Lan Phương, Đỗ thị Thanh Huyền (2013), “Thực

trạng phân công lao động ở một số làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh

tế và Phát triển, số 195(11), tr. 50-58.

37. Quốc hội khóa XIII (2012), Luật Hợp tác xã, số 23/2012/QH13, Hà Nội.

38. Quốc hội khóa XIII (2014), Luật DN 2014 số 68/2014QH13, Hà Nội

39. Quốc Hội (2011), Luật BVMT 2014 /2011/QH13 ngày 26/11/2011 về kết quả

giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các

khu kinh tế, LN

40. Quốc Hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Số: 55/2014/QH13 2014, Hà Nội,

ngày 23 tháng 6 năm 2014.

41. Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001), Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị,

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2011-2013.

42. Sở Công thương Thái Nguyên (2015), Hoạt động khuyến công và xúc tiến

thương mại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè trên địa bàn, Hội thảo khoa

học “Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trà Thái Nguyên”

43. Lê Xuân Tâm (2014), “Nghiên cứu phát triển LN gắn với chương trình xây

dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp,

Học viện nông nghiệp Việt Nam.

44. Thái Lan đẩy mạnh chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”,

http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/thai-lan-day-manh-chuong-

trinh-moi-lang-mot-san-pham/1093763/

45. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình Nguyên lý thống kê, Nxb Thống kê, Hà

Nội 2013

46. Nguyễn Hữu Thọ và Bùi Thị Minh Hà (2013), “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh

Thái Nguyên: Chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân”, Tạp chí Khoa học &

Công Nghệ số 62, tr.139-144

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

155

47. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách

khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, ngày 24 tháng

6 năm 2002.

48. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định Số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17

tháng 08 năm 2004, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành

Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự

21 của Việt Nam), Hà Nội

49. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến

lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội ngày 12

tháng 4 năm 2012.

50. Bùi Văn Tiến (2012), Phát triển kinh tế LN ở tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ

kinh tế trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

51. Đào Ngọc Tiến, Vũ Huyền Phương, Đoàn Quang Hưng (2012), “Xây dựng hệ

thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại một số LN truyền thống đồng

bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 176, tr. 53-64.

52. Tốp 10 quốc gia sản xuất trà lớn nhất thế giới, http://ndh.vn/top-10-quoc-gia-

san-xuat-tra-lon-nhat-the-gioi-20160910100441811p150c170.news, Thời gian

truy cập, 22h ngày 10/1/2017.

53. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nxb Hồng Đức.

54. Vũ Quốc Tuấn (2011), LN trong công cuộc phát triển đất nước, Nxb Tri Thức,

Hà Nội 2011.

55. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND tỉnh

Thái Nguyên về Qui chế xét công nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền

thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

56. UBND tỉnh Thái Nguyên (2015), Quyết định 1890/QĐ-UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng,

phát triển thương hiệu tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2015-2020.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

156

57. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 12

tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định mức hỗ trợ

kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn.

58. UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND tỉnh

Thái Nguyên về Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện, sử dụng và quản lý

kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

59. UBTVQH (2010), Nghị quyết số 1014/NQ/UBTVQH12 ngày 31-12-2010 về

việc thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi

trường tại các khu kinh tế, LN”.

60. UBND tỉnh Thái Nguyên (2015), Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 21

tháng 10 năm 2015, Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi

vật thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.

61. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quyết định số 2214/QĐ/UBND phê duyệt

Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2011-2015

62. UBND tỉnh Thái Nguyên (2015), Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn

2016-2025, tầm nhìn 2030, Thái Nguyên tháng 9 năm 2015.

63. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), Quyết định số 2891/2007/QĐ-UBND, ngày 17

tháng 12 năm 2007 về việc ban hành quy định “Tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công

nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên”.

64. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 25 tháng

10 năm 2010 về điều lệ Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

65. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 3130/QĐ-UBND năm 2011

phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến

năm 2020.

66. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 301/QĐ-UBND Về việc

ban hành “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015”

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

157

67. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND

ngày 31/10/2012 về Quy chế tổ chức bình chọn sản phẩn Công nghiệp nông thôn

tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

68. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 2792/QĐ-UBND

ngày 28 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập

Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên.

69. Trần Quốc Vượng (2012), Đề án nghiên cứu ngành nghề - LN - vùng nghề -

phó nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, Tổng tập Nghề và LN truyền

thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Tập 1, tr249-268.

70. Trần Minh Yến (2004), LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện

đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004

II. Tài liệu tiếng Anh

71. Ardhala D. Arsvira, Eko Budi Santoso, Haryo Sulistyarso (2016), Influence

factors on the development of creative industry as tourism destination (case

study: footwear village in Mojokerto City), Procedia - Social and Behavioral

Sciences 227 (2016) 671-679.

72. Awgichew. Y (2010), “Policy and Practical measures to promte occupational

villages in Ethiopia”, Kỷ yếu Hội thảo Science and Technology application to

develop occupation villages, August 2010.

73. Balassa (1961), The Thoery of Economic Integration, Allew and Unwin, London.

74. Erick Cohen (1995), Touristic craft ribbon development in ThaiLand, Tourist

management, volume 16, issue 3, 225-235.

75. Fan, Z. (2011), Marginal Opportunity Cost Priccing for Wastewater Disposal: A

casestudy of Wuxi, China. EAPSEA, Manila, [online], retrieved on 16 April, 2015

from http://www.eepsea.net/index.php?option=comk2&view=item&id.

76. FAO (2016),

http://www.fao.org/fileadmin/templates/est/COMM_MARKETS_MONITOR

ING/Tea/IGG22/16-CRS14-OverviewMarketReports.docx

77. FAO, Contribution of tea production and export to food security, rural

development and smallholder welfare in selected producing countries.

http://www.fao.org/3/a-i4485e.pdf

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

158

78. Handbook of Sustainable Developmen,

file:///C:/Users/P11/AppData/Local/Temp/Rar$DIa0.694/Handbook.of.Sustai

nable.Development.Second.Edition.pdf

79. Hashemi Niloofar, Gholamreza Ghaffary (2017), A proposed sustainable rural

development index (SRDI): Lessons from Hajij village, Iran, Tourism

Management 59(2017) 130-138

80. Hussain,S.S (1989). Analysis of economic efficiency in Northern Pakistan:

Estimation, causes and policy implications, PhD.Dissertation. University of Illinois.

81. Kaisorn, T. and Phousavanh, D. (2009), An assesement of paper mill

wastewater impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao.

EEPSEA, Manila, truy cập 16h50 ngày 02 tháng 6 năm 2015, web:

http://www.eepsea.net/index%phlp

82. MacAulay. G, Sally Marsh and Pham Van Hung (2006), “Agricultural

Development and Land Policy in VietNam”, Australian Centre for

International Agricutural Reseach, Monnograph 123.

83. Mahanty, S., Dang, D. T. and Phung, G. H. (2012), Crafting sustainability:

managing water pollution in VietNam`s craft villages. Development Policy

Centre Discussion Paper 20, Crawford School of Public Policy, The

Australian National University, Canberra.

84. Porter Michael E., Chiristian H.M.Ketels (2004), Competitiveness in US rural

regions: learning and research agenda.

85. G.Michon, F. Mary (1994), ‘‘Rosearch on Tourism Developmment of

Traditional Villaget and the Change of Form’’, Planners Journal, (6), p.13

86. Naoto Suzuki (2007), Effective Regional Development in Developing

Countries through Artisan Craft Promotion, Chiba University.

http://opac.ll.chiba-u.jp/da/curator/900116490/Suzuki_Naoto.pdf

87. Richard J. Estes: TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT: From Theory

to Praxis

88. Szydlowski, Rachael (2008), Expansion of the Vietnamese handicraft

industry: From local to global. A thesis presented to the faculty of the Center

for International Studies of Ohio University.

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

159

89. Szydlowski, Naoto (2005), Establishing a traditional craft promotion, facility.

The Effective Promotion for Regional Development in Developing Countries:

Part III. Chiba University, Yayoi-chou, 1-33, Inage-ku, Chiba, 263-8522

90. Taylor J. Edward and Irma Adelman (2006), Village Economies: The Design,

Estimation, and Use of Villagewide Economic Models, Cambridge University

Press (re-printed

91. UN. 1992. Rio Declaration on Environment and Developmet 1992, Webside:

www.unesco.org/education/information/.../RIO_E.PDF.

92. WCED (1987), Report of World Commission on Environment and

Development: “Our common future”, Nairobi - Kenya

93. World Bank, Environmental management for traditional craft villages in Vienam,

http://siteresources.worldbank.org/INTEAPREGTOPENVIRONMENT/Resourc

es/Envi_Man_Craft_Viet.pdf, thời gian truy cập 15h37 ngày 5 tháng 7 năm 2016

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

160

PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1. Đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có độ cao trung bình so với mặt biển

khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, kiểu địa

hình được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng địa hình vùng núi (vùng núi cao): Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía

Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Võ Nhai,

Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt

phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc

thường từ 25-35 độ. Các huyện này đại diện cho vùng núi cao của tỉnh, sản xuất lâm

nghiệp là chủ yếu, với thế mạnh là kinh tế vườn rừng, cây chè.

+ Vùng địa hình đồi cao, núi thấp (vùng giữa): Là vùng chuyển tiếp giữa

vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông

Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương.

Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm

lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25

độ. Là vùng có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh, song quá trình đô thị hóa nhanh

làm ảnh hưởng lớn đến diện tích trồng chè.

+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi (vùng thấp): Bao gồm vùng đồi thấp và

đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc

thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, TP

Sông Công và TP Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú

Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ. Với đặc trưng là đất

đai tương đối bằng phẳng và mầu mỡ, thế mạnh là sản phẩm lúa gạo và chăn nuôi,

cây chè không phải là thế mạnh của vùng này.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

161

Phụ lục 3.2. Đặc điểm vùng được chọn để khảo sát

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên với diện tích đất tự nhiên

trên 52.000 km2, địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm tới 90% diện tích với chất đất

feralit màu đỏ vàng phù hợp với phát triển cây chè, diện tích chè 2.483ha (tính đến

hết năm 2015) với khoảng 3.000 cơ sở chế biến chè xanh qui mô hộ, nhóm hộ, có 8

tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, 2 HTX và 9 LN chè truyền thống

và 3 nhà máy chế biến chè,… Đây chính là nơi cung cấp một lượng lớn sản phẩm

chè xanh cho thị trường hiện nay.

Huyện Đồng Hỷ là cái nôi chè Thái Nguyên - Cây chè Việt, có diện tích chè

lớn thứ 3 trong tỉnh với 3.245ha (tính đến hết năm 2015). Cây chè phù hợp với điều

kiện đất đỏ vàng trên nền phiến thạch sét và khí hậu vùng đồi núi trung du miền núi

của huyện Đồng Hỷ trên nền đất dốc, do vậy nguyên liệu chè búp tươi có phẩm

chất, chất lượng rất cao đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu sản xuất chè xanh

chất lượng cao. Sản xuất cây chè hiện đang là thế mạnh của huyện Đồng Hỷ.

Thành phố Thái Nguyên có diện tích chè 1.438ha (tính đến hết năm 2015).

Cây chè được trồng ở các đồi bát úp, xen kẽ giữa các cánh đồng. Do đặc trưng về

địa chất, TP Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè xanh đặc sản, như các vùng

chè như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu.

Phụ lục 3.3. Số lượng LN phân theo thành phố, thị xã, huyện được UBND tỉnh

Thái Nguyên công nhận tính đến hết năm 2015

Định Hóa

Đại Từ

Võ Nhai

Phú Lương

Đồng Hỷ

TP TN

Phổ Yên

Phú Bình

TP Sông Công

Tổng

Tổng số LN của tỉnh

(LN)

13 24 6 29 19 27 31 10 3 163

Số LN chè (LN) 9 24 5 27 18 24 26 4 3 140

Tỷ lệ LN chè/tổng

LN chè của tỉnh (%)

6,43 17,14 3,57 19,29 12,86 17,14 18,57 2,86 2,14 100

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

162

Phụ lục 3.4: Danh sách LN chè tỉnh Thái Nguyên được công nhận giai đoạn 2009-2015

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

I HUYỆN PHỔ YÊN

1 LN chè truyền thống Bãi Hu Xóm Bãi Hu, xã Phúc Thuận 2010

2 LN chè truyền thống Quân Cay Xóm Quân Cay, xã Phúc Thuận 2010

3 LN chè truyền thống Tân ấp 1 Xóm Tân Ấp, xã Phúc Thuận 2010

4 LN chè truyền thống Phúc Tài Xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận 2010

5 LN chè truyền thống Đức Phú Xóm Đức Phú, xã Phúc Thuận 2010

6 LN chè truyền thống Hạ Đạt Xóm Hạ Đạt, xã Thành Công 2011

7 LN chè truyền thống Tân Lập Xóm Tân Lập, xã Thành Công 2011

8 LN chè truyền thống Xóm Ao Sen Xóm Ao Sen, xã Thành Công 2011

9 LN chè truyền thống Tân Thành Xóm Tân Thành, xã Thành Công 2011

10 LN chè truyền thống xóm Bìa Xóm Bìa, xã Thành Công 2011

11 LN truyền thống chè Phúc Thuận Xóm 4, xã Phúc Thuận 2012

12 LN truyền thống chè Phúc Thuận Xóm 5, xã Phúc Thuận 2012

13 LN truyền thống chè Phúc Thuận Xóm 7, xã Phúc Thuận 2012

14 LN Chè truyền thống Thành Công Xóm Đồng Đông, xã Thành Công 2013

15 LN Chè truyền thống Thành Công Xóm Vạn Phú, xã Thành Công 2013

16 LN Chè truyền thống Thành Công Xóm Nhe, xã Thành Công 2013

17 LN Chè truyền thống Thành Công Xóm Na Lang 1, xã Thành Công 2013

18 LN Chè truyền thống Thành Công Xóm Nhội, xã Thành Công 2013

19 LN Chè truyền thống Minh Đức Xóm Lầy 6, xã Minh Đức 2013

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

163

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

20 LN Chè truyền thống Minh Đức Xóm 1, xã Minh Đức 2013

21 LN Chè truyền thống Minh Đức Xóm Lầy 5, xã Minh Đức 2013

22 LN Chè truyền thống xóm Chùa Xã Thành Công, huyện Phổ Yên 2014

23 LN Chè truyền thống xóm Đặt Xã Thành Công, huyện Phổ yên 2014

24 LN Chè truyền thống xóm Na Lang 2 Xã Thành Công, huyện Phổ yên 2014

25 LN Chè truyền thống xóm 6 xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên 2015

26 LN Chè truyền thống xóm Tân Ấp 2 xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên 2015

II HUYỆN PHÚ LƯƠNG

1 LN trồng và chế biến chè Thác Dài Xóm Thác Dài, xã Tức Tranh 2009

2 LN trồng và chế biến chè Toàn Thắng Xóm Toàn Thắng, xã Vô Tranh 2009

3 LN trồng và chế biến chè, long vải nhãn Liên Hồng 8 Xóm Liên Hồng 8, xã Vô Tranh 2009

4 LN trồng và chế biến chè Tân Bình Xóm Tân Bình, xã Vô Tranh 2009

5 LN trồng và chế biến chè, long vải nhãn Bình Long Xóm Bình Long, xã Vô Tranh 2009

6 LN chè Quyết Thắng Xóm Quyết Thắng, xã Tức Tranh 2010

7 LN chè xóm Gốc Gạo Xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh 2010

8 LN chè Yên Thuỷ 1 Xóm Yên Thủy 1, xã Yên Lạc 2010

9 Làng chè Yên Thuỷ 4 Xóm Yên Thủy 4, xã Yên Lạc 2010

10 LN chè Phú Nam 5 Xóm Phú Nam 5, xã Phú Đô 2010

11 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh 2011

12 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Bãi Bằng, xã Tức Tranh 2011

13 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Minh Hợp, xã Tức Tranh 2011

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

164

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

14 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Tân Thái, xã Tức Tranh 2011

15 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Đập Tràn, xã Tức Tranh 2011

16 LN chè Phú Nam 2 Xóm Phú Nam 2, xã Phú Đô 2011

17 LN chè Phú Nam 4 Xóm Phú Nam 4, xã Phú Đô 2011

18 LN chè xóm Phú Đô Xóm Phú Nam 1, xã Phú Đô 2012

19 LN chè xóm Phú Đô Xóm Phú Nam 6, xã Phú Đô 2012

20 LN Chè Phú Đô Xóm Phú Nam 7, xã Phú Đô 2013

21 LN Chè Phú Đô Xóm Phú Nam 3, xã Phú Đô 2013

22 LN Chè xóm Thống Nhất 1 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 2014

23 LN Chè xóm Trung Thành 2 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 2014

24 LN Chè xóm Đồng Danh Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 2014

25 LN Chè xóm Đồng Bòng Xã Yên Lạc, huyện Phú Lương 2014

26 LN Chè truyền thống xóm Quyết Tiến xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 2015

27 LN Chè xóm Thống Nhất 4 xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 2015

III THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

1 LN chè truyền thống Khuôn II Xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu 2010

2 LN truyền thống chè Tân Cương - Hồng Thái II Xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương 2010

3 LN chè truyền thống Thanh Phong Xóm Thanh Phong, xã Phúc Trìu 2011

4 LN chè truyền thống Phúc Thuận Xóm Phúc Thuần, xã Phúc Trìu 2011

5 LN chè truyền thống xóm Soi Mít Xóm Soi Mít, xã Phúc Trìu 2011

6 LN chè truyền thống xóm Đồi Chè Xóm Đồi Chè, xã Phúc Trìu 2011

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

165

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

7 LN chè truyền thống xóm Nhà Thờ Xóm Nhà Thờ, xã Phúc Trìu 2011

8 LN chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Cây Sy, xã Phúc Xuân 2012

9 Làngnghề chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Núi Nến, xã Phúc Xuân 2012

10 LN chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Giữa I, xã Phúc Xuân 2012

11 LN chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân 2012

12 LN chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Dộc Lầy, xã Phúc Xuân 2012

13 LN chè truyền thống Phúc Trìu Xóm Cây De, xã Phúc Trìu 2012

14 LN Chè truyền thống Phúc Xuân Xóm Xuân Hòa, xã Phúc Xuân 2013

15 LN Chè truyền thống Phúc Trìu Xóm Phúc Tiến, xã Phúc Trìu 2013

16 LN Chè truyền thống xóm Khuôn Năm Xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên 2014

17 LN Chè truyền thống xóm Hồng Thái 1 Xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên 2014

18 LN Chè truyền thống xóm Đá Dựng Xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên 2014

19 LN Chè truyền thống xóm Đồng Kiệm xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên 2015

20 LN Chè truyền thống xóm Giữa II xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên 2015

21 LN Chè truyền thống xóm Đội Cấn xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 2015

22 LN Chè truyền thống xóm Soi Vàng xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 2015

23 LN Chè truyền thống xóm Chợ xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên 2015

24 LN Chè truyền thống xóm Lai Thành xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên 2015

IV HUYỆN ĐỒNG HỶ

1 LN chè truyền thống Sông Cầu Xóm Sông Cầu, xã Minh Lập 2010

2 LN chè truyền thống Trại Cài 1 Xóm Trại Cài 1, xã Minh Lập 2010

3 LN chè truyền thống xóm Cà Phê 1 Xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập 2010

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

166

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

4 LN chè truyền thống xóm Cà Phê 2 Xóm Cà Phê 2, xã Minh Lập 2010

5 LN truyền thống chè Thị trấn Sông Cầu Xóm 9, Thị trấn Sông Cầu 2012

6 LN chè truyền thống Thị trấn Sông Cầu Xóm 5, Thị trấn Sông Cầu 2012

7 LN chè truyền thống Đồng Vung Xóm Đồng Vung, Xã Hòa Bình 2012

8 LN chè truyền thống Hòa Bình Xóm Tân Yên, Xã Hòa Bình 2012

9 LN chè truyền thống Hòa Bình Xóm Tân Đô, Xã Hòa Bình 2012

10 LN Chè truyền thống Hòa Bình Xóm Tân Thành, xã Hòa Bình 2013

11 LN Chè truyền thống xóm Hòa Khê 1 Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, 2014

12 LN Chè truyền thống xóm Đoàn Lâm Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ 2014

13 LN Chè truyền thống xóm Thái Hưng Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ 2014

14 LN Chè truyền thống xóm Tiền Phong Xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ 2014

15 LN Chè truyền thống xóm Liên Cơ thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ 2015

16 LN Chè truyền thống xóm Phả Lý xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ 2015

17 LN Chè truyền thống xóm Thịnh Đức 1 xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ 2015

18 LN Chè truyền thống xóm Vân Hán xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ 2015

V HUYỆN PHÚ BÌNH

1 LN Chè xóm Na Ri xã Tân Khánh, huyện Phú Bình 2015

2 LN Chè xóm Kê xã Tân Khánh, huyện Phú Bình 2015

3 LN Chè xóm Cả xã Tân Khánh, huyện Phú Bình 2015

4 LN Chè xóm Phú Lợi xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình 2015

VI HUYỆN ĐẠI TỪ

1 LN truyền thống chè La Bằng Xóm La Bằng, xã La Bằng 2011

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

167

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

2 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Đồng Tiến, xã La Bằng 2011

3 LN truyền thống chè La Bằng Xóm La Nạc, xã La Bằng 2011

4 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Lau Sau, xã La Bằng 2011

5 LN truyền thống chè La Bằng Xóm La Cút, xã La Bằng 2011

6 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Rừng Vần, xã La Bằng 2011

7 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Non Bẹo, xã La Bằng 2011

8 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Kẹm, xã La Bằng 2011

9 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Tiến Thành, xã La Bằng 2011

10 LN truyền thống chè La Bằng Xóm Đồng Đình, xã La Bằng 2011

11 LN Chè truyền thống xóm Chính Phú 1 Xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, 2014

12 LN Chè truyền thống xóm Chính Phú 2 Xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, 2014

13 LN Chè truyền thống xóm Chính Phú 3 Xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ 2014

14 LN Chè truyền thống xóm Làng Thượng Xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, 2014

15 LN Chè truyền thống xóm Lũng 1 Xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, 2014

16 LN Chè truyền thống xóm Lũng 2 Xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, 2014

17 LN Chè truyền thống xóm Liên Minh Xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, 2014

18 LN Chè xóm Đại Hà Xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, 2014

19 LN Chè truyền thống xóm Yên Từ xã Yên Lãng, huyện Đại Từ 2015

20 LN Chè truyền thống xóm Cầu Trà xã Yên Lãng, huyện Đại Từ 2015

21 LN Chè truyền thống xóm Tiên Trường 1 xã Tiên Hội, huyện Đại Từ 2015

22 LN Chè truyền thống xóm Tiên Trường 2 xã Tiên Hội, huyện Đại Từ 2015

23 LN Chè truyền thống xóm Hàm Rồng thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ 2015

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

168

TT Tên LN Địa chỉ Năm công nhận

24 LN Chè truyền thống xóm Vân Long thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ 2015

VII HUYỆN VÕ NHAI

1 LN chè Chiến Thắng Xóm Chiến Thắng, xã Bình Long 2011

2 LN chè Lâu Thượng Xóm Đất Đỏ, xã Lâu Thượng 2012

3 LN chè Lâu Thượng Xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng 2012

4 LN chè Tràng Xá Xóm Tân Thành, xã Tràng Xá 2012

5 LN chè Tràng Xá Xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá 2012

VIII HUYỆN ĐỊNH HÓA

1 LN Chè Trung Hội Xóm Quỳnh Hội, xã Trung Hội 2013

2 LN Chè truyền thống Sơn Phú Thôn Phú Hội 1, xã Sơn Phú 2013

3 LN Chè truyền thống Sơn Phú Thôn Phú Hội 2, xã Sơn Phú 2013

4 LN Chè truyền thống xóm Văn Lương 1 Xã Trung Lương, huyện Định Hóa 2014

5 LN Chè truyền thống xóm Văn Lương 2 Xã Trung Lương, huyện Định Hóa, 2014

6 LN Chè truyền thống xóm Hồng Lương Xã Trung Lương, huyện Định Hóa, 2014

7 LN Chè truyền thống thôn Sơn Thắng xã Sơn Phú, huyện Định Hóa 2015

8 LN Chè truyền thống thôn Phú Ninh 3 xã Phú Đình, huyện Định Hóa 2015

9 LN Chè truyền thống xóm Hùng Lập xã Thanh Định, huyện Định Hóa 2015

IX THỊ XÃ SÔNG CÔNG

1 LN Chè truyền thống xóm Bình Định 1 Xã Bình Sơn, thị xã Sông Công 2014

2 LN Chè truyền thống xóm Bình Định 2 Xã Bình Sơn, thị xã Sông Công 2014

3 LN Chè truyền thống xóm Bình Định 3 Xã Bình Sơn, thị xã Sông Công 2014

Tổng 140 làng

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

169

Phụ lục 3.5. Một số thông tin về các địa bàn được lựa chọn điều tra

STT Điểm nghiên cứu

được chọn Tổng số

(hộ)

Tổng số hộ tham gia LN

chè (hộ)

Tổng số LĐ (người)

Năm công

nhận LN 1. Định Hóa 1.1 Xã Sơn Phú 1.1.1 LNTT chè thôn Phú Hội 1 709 518 2086 2013 1.1.2 LNTT chè thôn Phú Hội 2 301 223 908 2013 1.1.3 LNTT chè thôn Sơn Thắng 128 117 312 2015 1.2 Xã Trung Lương 1.2.1 LN TT xóm Văn Lương 1 112 106 230 2014 1.2.2 LN TT xóm Văn Lương 2 109 100 205 2014 1.3.3 LN TT xóm Hồng Lương 98 98 198 2014 1.3 Xã Trung Hội 1.3.1 LN TT xóm Quỳnh Hội 75 35 70 2013 2. Huyện Đồng Hỷ 2.1 Xã Minh Lập 2.1.1 LNTT chè Sông Cầu (xóm

Sông Cầu, xã Minh Lập) 75 75 247 2010

2.1.2 LN chè TT Cà Phê 1 115 100 236 2010 2.1.3 LN chè TT Trại Cài 1 100 100 240 2010 2.2 Xã Văn Hán 2.2.1 LN chè TT Thái Hưng 86 66 298 2013 2.2.2 LN chè TT xóm Hòa Khê 1 138 102 288 2013 2.3.3 LN chè TT Đoàn Lâm 78 46 306 2013 2.3 TT Sông Cầu 2.3.1 LN chè TT xóm 9 TT Sông Cầu 92 70 244 2012 2.3.2 LN chè TT xóm 5 TT Sông Cầu 126 126 238 2012 2.3.3 LN chè TT xóm Liên Cơ 87 65 120 2015 3. Thành phố Thái Nguyên 3.1 Xã Tân Cương 3.1.1 LN Chè TT Hồng Thái 1 157 123 420 2014 3.1.2 LN Chè TT Hồng Thái 2 141 141 308 2011 3.1.3 LN Chè TT xóm Soi Vàng 105 90 240 2015 3.2 Xã Phúc Xuân 3.2.1 LN chè TT Xóm Giữa I 82 67 170 2012 3.2.2 LN chè TT Xóm Cây Thị 101 80 198 2012 3.3.3 LN chè TT Xóm Cây Sy 90 76 190 2012 3.3 Xã Phúc Trìu 3.3.1 LN chè TT Xóm Khuôn 2 80 68 245 2011 3.3.2 LN chè TT Xóm Đá Dựng 93 53 134 2011 3.3.3 LN chè TT Xóm Cây De 94 55 231 2012 Tổng 3.372 2.700 8.293

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên, năm 2016

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

170

Phụ lục 3.6. Danh sách các HTX chè trong các LN chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên

STT Tên Hợp tác xã chè Địa chỉ

Thành phố Thái Nguyên

1 HTX chè Tân Hương xóm Cây Thị xã Phúc Xuân

2 HTX chè Thiên Phú xóm Nhà Thờ xã Phúc Trìu

3 HTX chè SX và Chế biến chè Núi cốc xóm Khuôn 2 xã Phúc Trìu

4 HTX chè Minh Thu xóm Hồng Thái xã Tân Cương

5 HTX chè Thiên Phú An xóm Nhà Thờ xã Phúc Trìu

6 HTX chè Tân Cương-Phúc Linh xóm Hồng Thái 1 xã Tân Cương

7 HTX chè Gia Bảo Phúc Trìu xóm Lai Thành xã Phúc Trìu

8 HTX chè Phú Tiến xóm Phúc Tiến xã Phúc Trìu

Huyện Đại Từ

9 HTX chè La Bằng xóm Đồng Tiến xã La Bằng

10 HTX SXKDCB chè Đại Phú xóm Đại Hòa xã Yên Lạc

11 HTX Tiên Trường 3 xã Tiên Hội

12 HTX chè Phương Đông xóm Lũng 1 xã Phú Lạc

13 HTX chè an toàn Sơn Thành xóm Lũng 2 xã Phú Lạc

14 HTX chè xanh an toàn Chính Phú xóm Chính Phú 1 xã Phú Xuyên

15 HTX chè Thanh Lương xóm Gốc Mít xã Tân Thái

Thị xã Phổ Yên

16 HTX SXCB và KD trà Bắc Sơn xóm Sơn Trung xã Bắc Sơn

17 HTX SXCB và KD trà Phong xóm 4 xã Thanh Xuyên

Huyện Đồng Hỷ

18 HTX chè an toàn Hà Phương xóm Cà Phê 2 xã Minh Lập

19 HTX chè Trại Cài xóm Làng Chu xã Minh Lập

20 HTX Hương trà Minh Lập xóm Cà Phê 1 xã Minh Lập

21 HTX chè an toàn Nguyên Việt xóm Cà Phê 1 xã Minh Lập

22 HTX trà sạch Trại Cài xóm Ao Sơn xã Minh Lập

Huyện Phú Lương

23 HTX chè LN chè Vô Tranh xóm 8 Liên Hồng Vô Tranh

Huyện Định Hóa

24 HTX chè Trung Hội Xóm Trung Hội, xã Quỳnh Hội

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

171

Phụ lục 3.7: Thông tin về các Nhà quản lý tham gia phỏng vấn

ĐTPV 1 ĐTPV 2 ĐTPV 3 ĐTPV 4 ĐTPV 5 ĐTPV 6

Đơn vị công

tác

Hiệp hội LN

tỉnh Thái

Nguyên

Sở Công Thương

Thái Nguyên

Liên minh Hợp

tác xã tỉnh Thái

Nguyên

Trung tâm

xúc tiến

Thương Mại

Trung tâm

Khuyến Công &

Tư vấn PTCN

Chi cục Trồng trọt

và BVTV Sở Nông

nghiệp và PTNT

Thái Nguyên

Vị trí công tác Chủ tịch Trưởng phòng

QLCN Chủ tịch

Phó giám

đốc Phó giám đốc Phó chi cục trưởng

Kinh nghiệm 26/8 9/2 23/13 9/3 8/1 18/2

Trình độ Cử nhân Thạc sĩ Cử nhân Thạc sĩ Thạc sĩ Thạc sĩ

Tuổi 65 48 58 40 37 41

Giới Nam Nam Nam Nam Nam Nam

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

172

Phụ lục 3.8. Phiếu tham vấn ý kiến của các Nhà quản lý về thực trạng phát triển

LN chè và phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên

Đối tượng phỏng vấn: Trao đổi xin ý kiến chuyên gia - nhà quản lý từ các nhà

nghiên cứu, quản lý thuộc Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông

thôn, Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên.

Họ và tên người được phỏng vấn:.................................................................................

Đơn vị công tác:............................................................................................................

Thời gian công tác................ ......Chức vụ công:.........................................................

Năm sinh:..................................Học vấn:.....................................................................

Ngày phỏng vấn: ........................................Thời gian:.................................................

Câu hỏi xin ý kiến

1. Đánh giá của Ông/Bà thực trạng phát triển LN chè của tỉnh Thái Nguyên

thời gian qua như thế nào? (thực trạng về phát triển về kinh tế, phát triển về xã hội

và vấn đề môi trường tại các LN chè)

2. Ông/ Bà đánh giá như thế nào về vai trò của LN chè của tỉnh trong thời

gian vừa qua?

3. Ông/Bà đánh giá như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN

chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững hiện nay? Yếu tốnào tác động mạnh

nhất và lý do vì sao? Yếu tốnào tác động ít hoặc gần như không tác động?

4. Vùng chè của Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 3 vùng (vùng núi cao:

huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, vùng giữa: huyện Đồng Hỷ, huyện

Phú Lương, vùng thấp: huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công,

thành phố Thái Nguyên). Theo Ông/Bà, để đảm bảo tính đại diện cao cho mỗi vùng

trên thì huyện nào sẽ là huyện đại diện cho từng vùng? Vì sao?

5. Đánh giá của Ông/Bà về thuận lợi, khó khăn và thách thức của phát triển

LN chè về kinh tế, về xã hội, về môi trường hiện nay như thế nào?

6. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang có những chính sách gì khuyến khích

phát triển LN chè? Theo Ông/Bà hiệu quả chính sách đó như thế nào?

7. Ý kiến của Ông/Bà về định hướng phát triển LN chè, ngành chè trong 10

năm tới?

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

173

8. Đành giá của Ông/Bà về những thuận lợi, khó khăn và thách thức của LN

chè trong 10 năm tới?

9. Theo Ông/Bà để LN chè phát triển theo hướng bền vững cần có những giải

pháp gì phù hợp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay?

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã tham gia buổi phỏng vấn.

Kết quả phỏng vấn:

Các chuyên gia được phỏng vấn không có ý kiến về mặt nội dung của các

phát biểu (các biến quan sát) mà tác giả đưa ra. Tuy nhiên, kết quả đánh giá thứ tự

mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè theo hướng bền

vững như sau: điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học công nghệ, nguồn cung cấp các

yếu tố đầu vào, thu nhập, chất lượng nguồn lao động, sự phát triển của khoa học

công nghệ, kênh tiêu thụ sản phẩm, chính sách cho phát triển LN chè, các hình thức

liên kết trong sản xuất và kinh doanh chè, quy mô vốn của hộ dân sản xuất và kinh

doanh trong các LN chè.

Đồng thời, kết quả phỏng vấn các chuyên gia về quan điểm, để định hướng

phát triển LN theo hướng bền vững, các chuyên gia đều cùng quan điểm là phát

triển mô hình HTX gắn với từng LN (tức HTX nghề) nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ

trợ về công nghệ, hỗ trợ về vốn,... cùng chia sẻ lợi ích, từ đó gắn kết LN, nâng cao

trình độ, nhận thức cho các hộ dân trong các LN. Đây cũng chính là tiền đề cho phát

triển LN chè theo hướng bền vững.

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

174

Phụ lục 3.9: Kiểm tra khuyết tật mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập thông qua độ

phóng đại của phương sai VIF nhỏ hơn 10 thì các biến độc lập không có tương

quan với nhau.

+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan thông qua kiểm định Durbin-Watson,

qua tra bảng thống kê Durbin-Watson (d) để tìm các giới hạn dL và dU với N là số

quan sát của mẫu và k là số biến độc lập trong mô hình để kiểm định mức ý nghĩa

theo quy tắc quyết định.

Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư

không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d thấp

(nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị d lớn hơn

2 (và gần 4) có nghĩa là cá phần dư có tương quan nghịch.

Có tự tương

quan thuận

chiều (dương)

Miền

không có

kết luận

Chấp nhận giả thuyết

không có tự tương quan

chuỗi bậc nhất

Miền

không có

kết luận

Có tự tương

quan ngược

chiều (âm)

0 dL dU 2 4- dU 4- dL 4

Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu của các hộ dân

trong LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với bậc tự do là n =385 và kꞋ = 12, mức

ý nghĩa 5%, tra bảng Durbin - Watson để tìm giá trị dL và dU. Với giá trị n khá lớn,

giá trị dL và dU không có nên kết quả xấp xỉ, giá trị dL =1,643; dU= 1,831. Vậy để

không có tương quan giữa các phần dư thì 1,831 < d < 2.

+ Kiểm định phương sai số dư không đổi thông qua kiểm định Park. Giả

thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

Kiểm định Park: Ln(u2) = b0 + b1LnZ (Z là biến phụ thuộc trong mô hình hồi

qui chính, Z=LnY). Nếu hệ số hồi qui của biến LnZ có sig.>0,5, bác bỏ giả thuyết H0

có nghĩa là phương sai phần dư không đổi.

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

175

Phụ lục 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2015

STT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I Đất nông nghiệp 303.674 86,11

1 Đất sản xuất nông nghệp 112.797 31,98

2 Đất lâm nghiệp 186.022 52,75

3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.651 1,32

4 Đất nông nghiệp khác 204 0,06

II Đất phi nông nghiệp 44.209 12,53

1 Đất ở 11.921 3,38

2 Đất chuyên dùng 22.021 6,24

3 Đất sử dụng vào mục đích khác 10.267 2,91

III Đất chưa sử dụng 4.781 1,36

1 Đất bằng 1.085 0,31

2 Đất đồi núi 1.534 0,43

3 Núi đá không có rừng cây 2.162 0,61

Tổng 352.664 100

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

176

Phụ lục 4.2. Tình hình dân số vào lao động tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011-2015 (ĐVT: Người)

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tốc độ phát triển (%)

2012/ 2011

2013/ 2012

2014/ 2013

2015/ 2014

BQ 2011-2015

I.Tổng dân số 1.139.444 1.149.083 1.155.991 1.173.238 1.238.785 100,85 100,60 101,49 105,59 102,11

1.Theo giới tính

-Nam 561.667 566.415 569.818 578.293 608.610 100,85 100,60 101,49 105,24 102,03

-Nữ 577.777 582.668 586.173 594.945 630.175 100,85 100,60 101,50 105,92 102,19

2.Theo thành thị, nông thôn

-Thành thị 322.207 326.897 344.210 355.120 422.528 101,46 105,30 103,17 118,98 107,01

-Nông thôn 817.237 822.186 811.781 818.118 816.257 100,61 98,73 100,78 99,77 99,97

II.Tổng lao động 685.630 694.140 709.393 714.500 754.610 101,24 102,20 100,72 105,61 102,43

1.Theo giới tính

-Nam 341.488 353.872 357.280 351.963 370.815 103,63 100,96 98,51 105,36 102,08

-Nữ 344.142 340.268 352.113 358.949 383.795 98,87 103,48 101,94 106,92 102,76

2. Theo khu vực KT

-NL và thủy sản 449.047 434.862 402.626 395.410 384.851 96,84 92,59 98,21 97,33 96,22

-CN - xây dựng 111.418 120.595 155.212 166.228 205.254 108,24 128,71 107,10 123,48 116,50

-Dịch vụ 125.852 138.683 151.555 152.862 164.505 110,20 109,28 100,86 107,62 106,93

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

177

Phụ lục 4.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm 2011 -2015

Cơ cấu kinh tế (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Nông lâm, thủy sản 21,28 20,78 19,74 19,00 16,95

2.Công nghiệp-xây dựng 41,77 41,31 41,44 44,00 50,00

3.Dịch vụ, thuế sản phẩm 36,95 37,91 38,82 37,00 33,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục 4.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng tỉnh Thái Nguyên

Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ:

183 km, tỉnh lộ: 105,5km, huyện lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ

và quốc lộ đều được dải nhựa. Tháng 1 năm 2014, quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà

Nội - Thái Nguyên) đi qua địa bàn 3 tỉnh Thành là Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Ninh

với chiều dài 61 km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h đưa vào sử dụng. Đây là

điều kiện vô cùng thuân lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm

bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. Tuyến

đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến

đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, tuyến

đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Quảng Ninh.

Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính: Đa Phúc - Hải

Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con

sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.

Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có

lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc

gia, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong toàn tỉnh.

Hệ thống nước sạch: Hệ thống nước sạch ở tỉnh Thái Nguyên hiện đã có ở

hầu hết các thành phố, thị xã và huyện trong tỉnh. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước

sạch cho sinh hoạt và cho sản xuất của người dân.

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

178

Phụ lục 4.5. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống - xã hội tại tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1.GRDP bình quân đầu người Trđ

24,5 28,4 31,2 37,7 43,6

2.Số bác sỹ BQ/vạn dân Người 10,9 10,7 10,9 11,0 10,7

3.Số giường bệnh BQ/vạn dân Giường 38,4 39,4 42,1 43,2 42,6

4.Tỷ lệ xã, phường/TT đạt chuẩn

quốc gia về y tế % 83,90 89,50 92,80 94,44 100

5. Số hộ nghèo Hộ 35.362 28.118 22.123

6. Tỷ lệ hộ nghèo % 11,60 9,06 7,06

7.Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng % 2,6 3,2 6,1 4,5 4,1

8. Tỷ lệ học sinh đi học THPT % - 81,2 80,2 75,2 81,4

9. xã, phường/TT có đường nhựa,

bên tông đến UBND cấp xã % 91,2 95,0 97,8 98,9 99,4

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục 4.6. Diện tích trồng chè phân theo huyện/ thành phố ở tỉnh Thái Nguyên

(ĐVT: Ha)

Năm Phân theo cấp huyện

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Định Hóa 2.331 2.416 2.483

Đại Từ 6.259 6.333 6.333

Võ Nhai 886 1.036 1.114

Phú Lương 3.901 3.955 4.009

Đồng Hỷ 2.995 3.180 3.245

TP Thái Nguyên 1.355 1.415 1.438

TX Phổ Yên 1.520 1.555 1.574

Phú Bình 194 290 299

TP Sông Công 579 607 632

Tổng 20.020 20.787 21.127

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

179

Phụ lục 4.7. Đơn giá bán sản phẩm chè tại các LN

Giá chè khu vực Tân Cương thành phố Thái Nguyên:

- Chè Đinh Tân Cương: Đơn giá bình quân 2,5-5 triệu đồng/kg

- Chè Nõn Tôm: Đơn giá bình quân 500.000đồng-800.000đồng/kg

- Chè ngon đặc sản: Đơn giá bình quân 350.000-500.000đồng/kg

- Chè ngon: Đơn giá bình quân 250.000-350.000đồng/kg

- Chè thường: Đơn giá bình quân 180.000-250.000đồng/kg

Giá chè khu vực Trại Cài huyện Đồng Hỷ:

- Chè Nõn Tôm: Đơn giá bình quân 400.000 đồng-650.000đồng/kg

- Chè ngon đặc sản: Đơn giá bình quân 330.000-400.000đồng/kg

- Chè ngon: Đơn giá bình quân 220.000-330.000đồng/kg

- Chè thường: Đơn giá bình quân 130.000-220.000đồng/kg

Giá chè khu vực Chợ Chu huyện Định Hóa:

- Chè ngon: Đơn giá bình quân 120.000-180.000đồng/kg

- Chè thường: Đơn giá bình quân 70.000-120.000đồng/kg

(Kết quả khảo sát giá chè của tác giả, tháng 11 năm 2016)

Thông qua giá bán sản phẩm chè tại 3 khu vực cho thấy, khu vực Tân

Cương thành phố Thái Nguyên có giá bán cao hơn khu vực Đồng Hỷ và cao hơn

rất nhiều khu vực Định Hóa. Nguyên nhân, do thổ nhưỡng và khí hậu khu vực Tân

Cương rất phù hợp với phát triển cây chè, đặc biệt là một số giống chè có phẩm

chất cao như: Kim tuyền, Bát tiên, Ô long,... Trong khi, cùng giống chè đó nhưng

khu vực Đồng Hỷ và Định Hóa lại cho chất lượng kém hơn, dẫn đến giá bán thấp

hơn. Ngoài ra, khu vực Tân Cương có truyền thống sản xuất và chế biến chè, các

nghệ nhân chè ở vùng này thường được biết đến với những tinh hoa trong việc sao

sấy chè và thưởng chè. Đồng thời, các hộ ở khu vực thành phố luôn là những hộ đi

đầu trong việc ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại vào trong sản xuất và chế

biến chè: Công nghệ về giống, công nghệ chăm sóc, công nghệ thu hái, công nghệ

sao sấy,... Nhìn chung, doanh thu từ sản xuất và kinh doanh chè của hộ dân LN

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song yếu tố vùng miền, công nghệ và trình độ của

các nghệ nhân nghề là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của hộ.

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

180

Phụ lục 4.8. Số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong LN chè tỉnh Thái Nguyên

Loại hình tổ chức

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ phát triển (%)

2012/ 2011

2013/ 2012

2014/ 2013

2015/ 2014

Bình quân 2011-2015

Tổ hợp

tác (THT) 7 10 11 13 17 142,86 110,00 118,18 130,77 124,84

Hợp tác

xã (HTX) 11 12 15 21 24 109,09 125,00 140,00 114,29 121,54

DN (DN) 2 2 2 3 3 100,00 100,00 150,00 100,00 110,67

Nguồn: Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

Trong 5 năm từ năm 2011 đến hết năm 2015, tốc độ phát triển các tổ THT,

HTX và DN trong các LN tăng lên đáng kể, năm 2011 có 7 THT chuyên sản xuất và

kinh doanh chè, đến năm 2015 tăng lên 17 THT, tốc độ phát triển bình quân 124,84%;

Số lượng HTX tăng từ 11 HTX (năm 2011) lên 24 HTX (năm 2015), tốc độ phát triển

bình quân 121,54%; Tốc độ phát triển bình quân của DN là 110,67%, tuy nhiên, số

lượng DN trong các LN chè là rất nhỏ, năm 2011 chỉ có 2 DN sản xuất và kinh doanh

chè trong LN chè, năm 2014 tăng lên 1 DN sản xuất và kinh doanh chè.

Phụ lục 4.9. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 phân theo

lĩnh vực hoạt động

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 13/12 14/13 15/14 BQ

Tổng số DN

chè (DN) 41 42 29 34

34

102,44 69,05 117,24 100,00 95,43

-DN sản xuất,

chế biến và

thương mại

37 37 22 27 29 100 59,46 112,73 107,41 94,09

-DN chuyên

thương mại 4 5 7 7 5 125,00 140,00 100,00 71,43 105,74

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

181

Phụ lục 4.10. Danh sách DN chè trong các LN chè

tỉnh Thái Nguyên

TT Tên đơn vị Ngành nghề sản

xuất kinh doanh Địa chỉ

1 DNTN Thanh

Thanh trà

Chế biến, kinh

doanh chè

Xóm Trung Thành 1 - Xã Vô

Tranh huyện Phú Lương

2 Công ty CP chè

Núi Cốc

Chế biến, kinh

doanh chè

Xóm Khuôn 2, Xã Phúc trìu - TP

Thái Nguyên

3 Công ty CP Chè

Thác Dài

Chế biến, kinh

doanh chè

Xóm Thác Dài - Xã Tức Tranh-

Huyện Phú Lương

Phụ lục 4.11. Diện tích chè tỉnh Thái Nguyên phân theo giống chè năm 2015

Năm

Tổng

diện tích

(ha)

Trong đó giống chè (ha)

Trung

Du LDP1 TRI777

Phúc

Vân

Tiên

Kim

Tuyên,

Thúy Ngọc

Giống

khác

2011 19.068 12.452 4.171 845 934 502 155

2012 19.484 11.752 5.225 940 1.326 816 155

2013 20.020 9.799 6.402 940 1.416 1.308 155

2014 20.787 8.792 7.580 950 1.506 1.799 160

2015 21.127 7.859 8.720 968 1.518 1.898 164

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

182

Phụ lục 4.12.

Biểu đồ: Cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

Phụ lục 4.13. Năng suất và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên trong

giai đoạn 2011-2015

Năm Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2011 108.4 190,690

2012 108.8 194,126

2013 106.5 193,438

2014 109.5 192,951

2015 111 202,325

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

183

Phụ lục 4.14.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ: Năng suất và sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

Qua biểu đồ trên ta thấy, hiệu quả rõ rệt từ việc thay đổi giống chè trong 5

năm từ năm 2011 đến năm 2015, sản lượng và năng suất chè đều tăng, đến nay năng

suất bình quân năm 2015 của tỉnh là 111 tạ/ ha. Điều này đã khẳng định rõ vai trò

của công nghệ về giống trong phát triển ngành chè của tỉnh.

Phụ lục 4.15. Nhận định của Chủ tịch Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên

về vai trò của Hiệp hội

Theo ông Huân chủ tịch Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên cho biết: Hiệp

hội LN đã có vai trò quan trọng trong việc công nhận LN và hỗ trợ xây dựng

cổng làng. Hiệp hội đã phối hợp với trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát

triển công nghiệp, sở Khoa học và công nghệ, sở Nông nghiệp và phát triển

nông thôn, liên minh Hợp tác xã trong việc hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ mở

các lớp tập huấn sản xuất sản phẩm chè, hỗ trợ tham gia các hội chợ quảng bán

sản phẩm,... tuy nhiên hiệu quả chưa cao, do hoạt động không thường xuyên và

kinh phí còn hạn chế.

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

184

Phụ lục 4.16. Xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tốc độ phát triển (%)

12/11 13/12 14/13 15/14 BQ

Khối lượng

(Tấn) 6.926 8.684 7.946 10.182 13.053 125,38 91,50 128,14 128,20 117,16

Trị giá (1.000

USD) 11.596 14.244 14.578 19.785 25.364 122,84 102,34 135,72 128,19 121,61

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục 4.17. Nhận định của các Trưởng Ban quản lý LN về du lịch LN chè

Theo Ông Khánh (Trưởng Ban quản lý LN chè Xóm Khuôn 2, xã Phúc Trìu,

TP Thái Nguyên). Hàng năm LN cũng đón khoảng vài trăm đoàn du khách trong và

ngoài tỉnh, cả du khách nước ngoài đến thăm quan. Thông qua Phòng Văn hóa

Thành phố và qua Xã. Từ đó, Xã và Ban quản lý LN sẽ tổ chức tiếp đoàn, tùy theo

nhu cầu của từng đoàn khách, có đoàn chỉ thăm quan, vãn cảnh, thưởng trà, có đoàn

du khách tham gia vào các công đoạn nghề từ hái chè, sao sấy chè,....

Hiện tại xóm có 3 hộ gia đình đăng ký lưu trú tại gia nhưng du khách rất ít ở

lại, do các LN rất gần với trung tâm thành phố nên du khách thường không ở lại,

hoặc một số đoàn muốn ở lại thì số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú phục vụ du

khách của các hộ gia đình không đủ và không đáp ứng được....

Về tiêu thụ sản phẩm nghề: Do không có cửa hàng bán và giới thiệu sản

phẩm nghề của làng, nên số lượng sản phẩm chè bán cho du khách rất ít, chủ yếu du

khách mua sản phẩm chè qua các công ty môi giới trung gian,....

Theo Ông Thủy (Trưởng Ban quản lý LN chè Xóm 5 Sông Cầu, Thị trấn Sông

Cầu, huyện Đồng Hỷ). Chính quyền địa phương rất quan tâm đến phát triển du lịch

LN chè thông qua việc hỗ trợ các hộ dân chỉnh trang lại đồi chè, hỗ trợ kinh phí làm

đường bê tông lên tận đồi chè,... Tuy nhiên, du lịch LN chè xóm 5 Sông Cầu hiện

chưa phát triển. Dù là LN tiêu biểu của Quốc gia, song hoạt động du lịch còn đơn

điệu, du khách chỉ đến thăm quan vườn chè, các hoạt động sao sấy, hoạt động vui

chơi giải trí gần như không có.

Nguyên nhân, do thiếu nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, thiếu kinh phí

để xây dựng các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề, thiếu không gian để tổ

chức các sự kiện du lịch tại làng, nhiều hộ dân trong làng chưa có ý thức trong việc

giữ gìn vệ sinh môi trường,...

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

185

Phụ lục 4.18. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 phân theo

huyện, thành phố, thị xã

Đơn vị:%

Năm

Huyện, TP, thị xã Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TP Thái Nguyên 2,62 1,76 1,38

TP Sông Công 4,19 3,58 3,08

Thị xã Phổ Yên 7,00 5,47 4,62

Huyện Định Hóa 22,72 18,94 15,75

Huyện Võ Nhai 28,30 21,98 15,89

Huyện Phú Lương 12,18 9,53 7,14

Huyện Đồng Hỷ 13,51 10,82 8,16

Huyện Đại Từ 16,10 12,28 8,85

Huyện Phú Bình 13,04 10,43 8,83

Chung toàn tỉnh 11,60 9,06 7,06

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục 4.19

Biểu đồ: Trình độ học vấn của chủ hộ tại các LN chè

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

186

Phụ lục 4.20. Trình độ đào tạo nghề tại các LN chè

Số lao động

(người) Tỷ lệ (%)

Lao động đã được đào tạo nghề nhưng thấy

không cần thiết 53 13,77

Lao động đã được đào tạo nghề và thấy cần thiết 127 32,99

Lao động chưa được đào tạo nghề nhưng muốn

tham gia 205 53,24

Tổng 385 100

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phụ lục 4.21. Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

ở các LN chè

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Theo kinh nghiệm 189 49,09

Theo chỉ dẫn bao bì 82 21,30

Theo hướng dẫn cán bộ kỹ thuật 114 29,61

Tổng 385 100

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

187

Phụ lục 4.22. Kết quả chạy hàm Cobb-Douglas

Biến số

Hệ số hồi quy

chưa được

chuẩn hóa

Hệ số hồi

quy được

chuẩn hóa Giá trị

t

Ý

nghĩa

thống kê

Thống kê

cộng tuyến

B Sai số

chuẩn Beta Tolerance VIF

Hằng số 6.183 0.563 10.980 0.000

LnCPNL 0.267 0.035 0.268 7.540 0.000 0.785 1.274

LnCPTLLD 0.078 0.024 0.105 3.199 0.001 0.910 1.099

LnCPLD 0.111 0.038 0.093 2.884 0.004 0.952 1.051

LnHOCVAN 0.229 0.058 0.129 3.977 0.000 0.946 1.057

LnKINHNGHIEM 0.100 0.052 0.066 1.914 0.046 0.843 1.187

LIENKET 0.286 0.052 0.196 5.482 0.000 0.772 1.295

THITRUONG 0.433 0.052 0.293 8.265 0.000 0.786 1.273

DINHHOA -0.381 0.063 -0.247 -6.091 0.000 0.603 1.660

DONGHY -0.162 0.056 -0.106 -2.891 0.004 0.732 1.365

CHINHSACH 0.191 0.055 0.121 3.460 0.001 0.811 1.233

CHEANTOAN 0.102 0.052 0.069 1.965 0.050 0.799 1.251

Biến phụ thuộc: lnLOINHUAN

Hệ số xác định đã hiệu chỉnh R2: 0.620 Ý nghĩa thống kê của F: 0.000

Từ kết quả bảng trên cho thấy: Mức độ giải thích của mô hình, với R2 hiệu

chỉnh (Adjusted R Square) là 0,62. Như vậy 62% thay đổi của lợi nhuận các hộ dân

trong LN chè được giải thích bởi các biến CPNL, CPTLLD, CPLD, HOCVAN,

KINHNGHIEM, LIENKET, THITRUONG, DONGHY, DINHHOA,

CHINHSACH, CHEANTOAN còn 38% là do các yếu tố khác. Ý nghĩa thống kê

của F < 0,01 cho thấy dạng hàm CD là phù hợp. Hay các biến độc lập có tương

quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Các kết quả kiểm định

mô hình CD đã được thông qua.

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

188

Phụ lục 4.23. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Cobb-Douglas

Phụ lục 4.23a. Phân tích phương sai

ANOVAa

Model Sum of Squares

df Mean Square

F Sig.

1

Regression 128.890 11 11.717 58.055 .000b

Residual 75.283 373 .202

Total 204.174 384

a. Dependent Variable: lnLOINHUAN b. Predictors: (Constant), VietGAP, DONGHY, lnCPLD, lnCPTLLD, lnHOCVAN, THITRUONG, lnKINHNGHIEM, lnCPNL, CHINHSACH, LIENKET, DINHHOA

Với Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực

tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc

với mức độ tin cậy 99%.

Độ phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10. Như vậy, các biến độc lập

không tương quan với nhau.

Phụ lục 4.23b. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics Durbin-

Watson R Square

Change F Change df1 df2 Sig. F Change

1 .795a .631 .620 .44926 .631 58.055 11 373 .000 1.968

a. Predictors: (Constant), VietGAP, DONGHY, lnCPLD, lnCPTLLD, lnHOCVAN, THITRUONG, lnKINNGHIEM,

LIENKET, lnCPNL, CHINHSACH, DINHHOA

b. Dependent Variable: lnLOINHUAN

Phụ lục 4.23c. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi:

Để kiểm định phương sai số dư không đổi, nghiên cứu sử dụng kiểm định Park.

Kết quả hồi qui của mô hình phụ:

Model Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta

1 (Constant) 17.349 4.219 4.112 .000

lnZ -7.672 1.732 -.221 -4.429 .57500

a. Dependent Variable: lnU2

Hệ số hồi qui của biến LnZ có sig.>0,5, kết luận phương sai phần dư không đổi.

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

189

Phụ lục 4.24. Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic.

Biến B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

GTINH 0.913 0.267 11.663 1 0.001 2.493

DTUOI 1.447 0.307 22.264 1 0.000 4.252

HOCVAN 0.125 0.058 4.602 1 0.032 1.133

THANHVIEN 0.308 0.095 10.547 1 0.001 1.361

DOANHTHU -0.740 0.318 5.406 1 0.020 0.477

CSHT 0.667 0.289 5.329 1 0.021 1.949

Hằng số -3.632 0.678 28.703 1 0.000 0.026

Kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của hệ số hồi quy tổng thể của biến

giới tính, độ tuổi của chủ hộ, học vấn của chủ hộ, số thành viên của hộ và yếu tố

doanh thu, yếu tố chính sách hỗ trợ của Nhà nước đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ

hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 . Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý

nghĩa và mô hình của chúng ta sử dụng tốt

Phụ lục 4.25. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Binary Logistic

Phụ lục 4.25a. Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình

Chi-square df Sig.

Step 1

Step 110.592 6 .000

Block 110.592 6 .000

Model 110.592 6 .000

Kết quả kiểm định giả thiết về độ phù hợp tổng quát ở bảng trên có mức ý

nghĩa quan sát sig. = 0,000 nên ta bác bỏ giả thuyết H0: βtham gia = βchưa tham gia = 0; chấp

nhận giả thuyết H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

190

Phụ lục 4.25b. Mức độ dự báo chính xác của mô hình:

Phân loại dự báo

Observed Predicted

Y Percentage Correct

0 1

Step 1 Y

0 117 62 65.4

1 49 157 76.2

Overall Percentage 71.2

a. The cut value is .500

Phụ lục 4.25b cho thấy, mô hình dự báo trong 179 trường hợp được dự đoán

là chưa tham gia HTX, mô hình dự đoán đúng 117 trường hợp, vậy tỷ lệ đúng là

65,4%. Còn với 206 trường hợp thực tế tham gia HTX mô hình lại dự đoán sai 49

trường hợp (tức là cho rằng họ không tham gia) tỷ lệ đúng là 76,2%. Từ đó ta tính

được tỷ lệ dự đoán đúng của toàn mô hình là 71,2%.

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

191

Phụ lục 5.1. Xây dựng chiến lược phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên theo hướng bền vững

Phương pháp SWOT được sử dụng để tổng hợp, đánh giá các kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên. Thông qua phân

tích SWOT ta thấy được những thuận lợi, khó khăn, cơ hôi và thách thức để từ

đó giúp nghiên cứu cũng như các nhà quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên có

những chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế của tỉnh. Phát

huy những điểm mạnh và tận dụng tốt những cơ hội, khắc phục sửa chữa những

điểm yếu của mình, nhìn ra những thách thức để có giải pháp ngắn hạn và dài

hạn nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Từ kết quả

phân tích SWOT nghiên cứu xây dựng ma trận chiến lược SWOT cho phát triển

làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững. Các giải pháp thực hiện

định hướng phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên được xây dựng dựa trên

kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và nguy cơ của làng nghề chè tỉnh

Thái Nguyên.

Bảng 5.1a: Ma trận chiến lược SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh

(S)

Tận dụng cơ hội để phát huy

thế mạnh (O/S)

Tận dụng mặt mạnh để giảm

thiểu nguy cơ (S/T)

Điểm yếu

(W)

Nắm bắt cơ hội để khắc phục

mặt yếu (O/W)

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn

chặn nguy cơ (W/T)

Nguồn: Phạm Văn Hùng [48]

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

192

Bảng 5.1b: Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T

Cơ hội và Điểm mạnh (O/S)

- Tận dụng lợi thế Thái Nguyên nằm cửa ngõ giao thương vùng trung du miền núi phía bắc, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện; môi trường đầu tư hấp dẫn (tỉnh đứng trong tốp 10 toàn quốc về chỉ số PCI, an ninh ổn định, trật tự xã hội tốt), trong điều kiện hội nhập quốc tế để thu hút các nhà đầu tư lớn vào chế biến chè. - Tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng khí hậu phù hợp cho phát triển cây chè, mở rộng quy hoạch trồng chè, phát triển thương hiệu chè chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có trình độ, cần thu hút cho phát triển làng nghề chè. - Là tỉnh công nghiệp, các hộ làng nghề có thể áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nghề. - Thương hiệu chè Thái Nguyên nổi tiếng là cơ hội để người dân làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh chè. - Với truyền thống lâu đời làm nghề chè, kết hợp với cảnh quan tại các làng nghề chè, tạo cơ hội cho Thái Nguyên phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới. - Quy mô hộ nhỏ lẻ nhưng gắn bó trong cộng đồng làng, tạo ra nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế tập thể và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác tại các làng nghề. - Chính sách ưu đãi của TW và địa phương tạo cơ hội đẩy mạnh

công tác khuyến nông, khuyến công của tỉnh và chuyển giao tiến

bộ kỹ thuật.

Cơ hội và Điểm yếu (O/W)

- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng, và đầu tư vào các ngành thế mạnh của tỉnh như ngành chè. - Chênh lệch trình độ dân trí giữa các vùng, tạo cơ hội thu hút các lực lượng lao động có trình độ công tác tại các vùng cao của tỉnh. - Hoạt động nghề nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu và làm nghề theo kinh nghiệm đòi hỏi kết hợp công nghệ chế biến chè truyền thống với công nghệ về kiến thức hiện đại, đưa ra các sản phẩm chè tốt nhất. - Thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ chủ yếu cho thương lái và các chợ đầu mối, thiếu thông tin thị trường. sản phẩm làng nghề chè xuất khẩu rất ít (qua doanh nghiệp hoặc một số ít qua HTX), đòi hỏi liên kết giữa các hộ dân làng nghề với DN, với HTX, THT,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề. - Ý thức bảo vệ môi trường làng nghề chưa cao. Do vậy, sản

xuất sản phẩm chè an toàn (theo quy trình VietGAP,

globalGAP, UTZ) đang là cơ hội phát triển bền vững tại các

làng nghề chè, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao dần

nhận thức, thói quen sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực

phẩm của các hộ dân làng nghề chè.

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

193

Điểm mạnh và nguy cơ (S/T)

- Hội nhập quốc tế yêu cầu sản phẩm chè ngày càng phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Thái Nguyên cần tận dụng lợi thế của mình về điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè để phát huy chất lượng sản phẩm chè theo hướng ATTP. - Phát huy nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm, đặc biệt là khuyến khích lao động làm việc tại làng nghề chè. - Tập trung phát triển sản phẩm chè chất lượng cao, áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP, UTZ trong sản xuất chè tại các làng nghề để đảm bảo chè đạt tiêu chuẩn chè an toàn, đáp ứng nhu cầu sản phẩm chè xuất khẩu của các quốc gia khó tính, nâng cao giá trị sản phẩm chè, tạo môi trường trong lành cho phát triển du lịch làng nghề. - Tăng cường công tác quản lý đối với thương hiệu chè tập thể Thái Nguyên và một số thương hiệu chè theo chỉ dẫn địa lý, ngăn chặn tình trạng làm giả, làm nhái nhãn hiệu chè Thái Nguyên làm mất uy tín trên thị trường. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu chè xanh đặc sản của làng nghề chè.

Điểm yếu và nguy cơ (W/T) - Việc hội nhập quốc tế cùng với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, trong khi trình độ dân trí thấp, nhận thức về sản phẩm sạch còn hạn chế là một rào cản rất lớn cho xuất khẩu chè của các làng nghề chè. - Trình độ lao động thấp, có sự chênh lệch đáng kể về trình độ dân trí giữa các vùng, cơ cấu lao động không hợp lý (thiếu lao động nam giới), dẫn đến nguy cơ không đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải tăng cường đào tạo nghề chè. - Sản phẩm chè tại các làng nghề phần lớn là các sản phẩm chè xanh đã qua sơ chế, chất lượng không đồng đều, còn nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè,... dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, giá trị không cao, đòi hỏi các hộ cần tham gia HTX và sản xuất chè theo các tiêu chuẩn an toàn. - Việc cấp và quản lý thương hiệu chè còn lỏng lẻo, nguy cơ làm giả mạo sản phẩm chè Thái Nguyên, cần tăng cường quản lý thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên. - Việc công nhận nghệ nhân nghề, và thợ nghề chè đang rất khó khăn tại Thái Nguyên, do những quy định và thủ tục rườm rà, dẫn đến nguy cơ thất truyền nghề từ các nghệ nhân nghề. Cần khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề tại các làng nghề chè của tỉnh. - Nhận thức về bảo vệ môi trường của các hộ dân làng nghề chưa cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đòi hỏi phải phát triển làng nghề theo hướng bền vững.

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

194

Phụ lục 5.2

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU TỪ HỘ DÂN LÀNG NGHỀ VỀ THỰC

TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Thông tin được thu thập từ hộ điều tra được sử dụng cho mục đích nghiên cứu Luận án

tiến sĩ của NCS Vũ Quỳnh Nam, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.

Thông tin phỏng vấn

Mã số bảng hỏi:…………………………………......…….…………………………

Ngày phỏng vấn (ngày/tháng/năm):…………………........………………………....

Bắt đầu phỏng vấn lúc (giờ, phút):………………………......………………………

Kết thúc phỏng vấn lúc (giờ, phút):……………………........………………………

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên người phỏng vấn:……………………………....………………………

Họ và tên người trả lời:…………………………………….......……………………

Thôn/Xóm…………………………………Xã/ Thị trấn.……….......………………

Huyện/thành phố……………… …………Tỉnh Thái Nguyên.

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi:……… 4.Trình độ học vấn………..

5. Dân tộc:……………… 6. Tôn giáo:……………..

7. Tổng số nhân khẩu của hộ:……….người.

8. Nghề nghiệp chính:

Lâm nghiệp (trồng rừng)

Nông nghiệp (trồng lúa)

Sản xuất chế biến chè. Cụ thể…… năm

Chăn nuôi

Dịch vụ

Khác

9. Tổng các khoảng thu nhập bình quân của hộ/năm?

STT Nguồn thu nhập ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (tr.đ)

1. Trồng trọt (lúa, rừng)

2. Sản xuất chế biến chè

3 Chăn nuôi

4 Dịch vụ

5 Làm thuê

6 Khác

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

195

10. Tài sản hiện có của hộ?

Tài sản Giá trị (trđ) Tài sản Giá trị (trđ)

1.Ô tô 4. Máy giặt

2.Xe máy 5. Bình nóng lạnh

3.Ti vi 6. Tài sản khác

11. Xin Ông/ Bà cho biết diện tích đất hiện có của hộ?

Loại đất Diện tích (m2) Loại đất Diện tích (m2)

1.Đất thổ cư 5. Đất lúa

2.Đất vườn tạp 6. Đất trồng chè

3.Đất trồng cây lâu năm 7. Đất khác (đất thuê)

4.Đất trồng chè

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KINH TẾ TẠI LÀNG NGHỀ CHÈ

12. Ông/Bà cho biết hiện nay hộ đang trồng những giống chè nào? Cụ thể diện tích

là bao nhiêu?

Trung du. Diện tích….......……(m2)

LDP1. Diện tích……………... (m2)

Kim Tuyến. Diện tích……...…(m2)

Phúc Vân Tiên. Diện tích……(m2)

TRI777. Diện tích…............…(m2)

Giống khác. Diện tích….……(m2)

13. Trong đó, diện tích chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ là bao nhiêu ?

Có. Cụ thể diện tích................... (m2)

Không.

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

196

14. Ông/Bà cho biết chi phí sản xuất cho cây chè trong năm của hộ?

TT Danh mục ĐVT Khối

lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

I Vật tư

1 Phân chuồng Tấn

2 Phân NPK Kg

3 Thuốc bảo vệ thực vật Đồng

4 Thiết bị nước tưới (máy bơm) Chiếc

5 Bình phun thuốc Chiếc

6 Dụng cụ cuốc, xẻng Chiếc

7 Điện năng tưới nước cho chè Kw/h

II Công lao động

1 Công lao động phổ thông Công

2 Cày bừa ải qua đông Công

3 Bón phân chuồng Công

4 Làm sạch cỏ quanh năm Công

5 Phun thuốc sâu 8 lần/năm Công

6 Bón phân vô cơ 4 lần/năm Công

7 Bón phân dầu hoặc ủ gốc Công

8 Đốn vệ sinh mặt tán 2 lần Công

9 Hái tạo tán nuôi cành Công

10 Công hái chè Công

11 Tưới nước Công

12 Công kỹ thuật Công

III Chi phí khác Đồng

Tổng cộng

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

197

15. Ông/Bà cho biết, hiện nay Hộ mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè: giống

chè, phân bón, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật từ các nguồn nào?

Các loại

giống chè

Các loại

phân bón

cho chè

Các loại

thuốc trừ

sâu

Tổng tiền

Hộ mua tự do tại các cửa

hàng (1.000đ)

Hộ mua tại các Đại lý, cửa

hàng của các DN có uy tín

không có hợp đồng

(1.000đ)

Hộ mua tại các Đại lý, cửa

hàng của các DN có uy tín

có hợp đồng (1.000đ)

16. Các loại tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh chè hiện có của hộ?

Loại tài sản phục vụ

sản xuất chè Số lượng

Nguyên giá (tr.đ) Thời gian

sử dụng

(năm)

Vốn tự

Vốn

vay

Hỗ trợ

từ NSNN

-Dây chuyền SX chè

-Máy quay chè

+vỏ bằng sắt

+vỏ bằng Inox

-Máy vò chè

-Máy hút chân không

-Xưởng sản xuất

-Kho chứa hàng

-Tài sản khác...

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

198

17. Ông/Bà đánh giá vai trò của việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất?

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường không cần thiết

18. Nếu được hỗ trợ công nghệ là máy xào gas gia đình có sử dụng không? Tại sao?

Có. Vì...................

Không. Vì....................

19. Ông/ Bà cho biết doanh thu về sản phẩm chè trong 3 năm gần đây của gia đình?

Số lượng (Kg) Đơn giá (1.000đ/Kg) Thành tiền (1.000 đồng)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

20. Hiện nay Hộ tiêu thụ sản phẩm chè theo các kênh nào?

Bán chè trực tiếp cho thương lái tại LN …....................….%

Bán chè trực tiếp tại các chợ truyền thống của địa phương …….%

Bán buôn cho các Đại lý, cửa hàng trong và ngoài tỉnh …….….%

Bán chè trực tiếp cho các cơ sở chế biến ……..............................%

Bán chè cho các DN, HTX theo đơn đặt hàng …............…….…%

Bán chè cho các DN, HTX không theo đơn đặt hàng ……….…%

21. Khi tiêu thụ sản phẩm chè, Hộ có ký hợp đồng tiêu thụ hay không?

Có. Cụ thể: Với DN………………...(1.000đ)

Với HTX……………….(1.000đ)

Với THT……………….(1.000đ)

Khác…………..……….(1.000đ)

Không

22. Khó khăn của Hộ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm chè là gì?

Nơi tiêu thụ

Giá cả

Thanh toán

Chất lượng hàng hóa

Thông tin thị trường

Vận chuyển

Khác…….

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

199

23. Xin Ông/ Bà cho biết nguồn vốn phục vụ sản xuất của hộ?

Vốn tự có của gia đình.

Vốn vay: Cụ thể……….

Vay ngân hàng Vay quỹ tín dụng Vay cá nhân

Nguồn khác. Cụ thể:…………..

24. Quy mô vốn dùng cho SXKD của hộ?

Dưới 50 triệu Từ 50-100 triệu Trên 100 triệu

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÃ HỘI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ

25. Ông/Bà cho biết số lượng lao động của hộ?

Lao động thường xuyên Lao động thuê ngoài

<18 tuổi

18 đến <=50

>=50 tuổi <18 tuổi 18 đến <=50

>=50 tuổi

Số lao động

26. Ông/Bà thường thuê lao động ở độ tuổi nào? Bao nhiêu ngày công/năm?

Lao động thường xuyên

<18 tuổi 18 đến <=50 >=50 tuổi

Số lao động

Số công LĐ thuê ngoài/năm

27. Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong gia đình?

Lao động thường xuyên:………………………………(đồng/tháng)

Lao động thời vụ:…………………………………….. (đồng/tháng)

Lao động thuê ngoài:………………………………….(đồng/tháng)

28. Xin Ông/Bà cho biết, Ông/Bà có bao nhiêu con cháu? Hiện đang làm nghề gì?

Số con cháu:.........................................................(Người). Trong đó:

Nghề chè:...........................................................(Người)

Đang đi học ĐH, học nghề:...............................(Người)

Làm công chức, viên chức:................................(Người)

Làm công nhân cho các DN:.............(Người)

Xuất khẩu lao động:...........................................(Người)

Nghề khác:..........................................................(Người)

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

200

29. Xin Ông/Bà cho biết hộ có thuộc diện hộ nghèo trong Xã không?

Có Không

30. Hộ có được hưởng các chính sách đối với hộ nghèo không? (Nếu trả lời câu 31

là Có)

Có Không

31. Xin Ông/ Bà cho biết, Ông/Bà đã tham gia tập huấn về trồng, sản xuất và chế

biến chè bao giờ chưa?

Có. Cụ thể…………………(lần) Không

32. Theo Ông/Bà đào tạo nghề chè có cần thiết trong sản xuất của hộ không? (Nếu

trả lời câu 33 là Có)

Có Không

33. Nếu chưa được đào tạo nghề, Ông/Bà có muốn tham gia không? (Nếu trả lời

câu 33 là Không)

Có Không

34. Sau khi tập huấn, Ông/Bà ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế làm nghề

không? (Nếu trả lời câu 33 là Có)

Đã nắm rõ và ứng dụng kiến thức vào làm nghề

Ứng dụng một phần kiến thức vào làm nghề

không ứng dụng được vào sản xuất

35. Ông/Bà cho biết hộ có tham gia liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ với

DN, HTX, Tổ hợp tác không?

Có. Cụ thể: Với DN……………………………....(%)

Với HTX.......……………….……….(%)

THT...........................……………….(%)

Không

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ

36. Mức độ sử dụng phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật của hộ?

Theo kinh nghiệm

Theo chỉ dẫn trên bao bì

Theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Khác................

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

201

37. Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hộ dân sử dụng (Trường hợp hộ sử

dụng theo kinh nghiệm) thường trộn hỗn hợp bao nhiêu loại thuốc?

Không trộn

Trộn 2 loại thuốc

Trộn 3 loại thuốc

Trộn nhiều hơn 3 loại thuốc

38. Đánh giá của Ông/ Bà về hiện trạng môi trường nơi Ông/ Bà đang sống?

Không ô nhiễm

Ô nhiễm không đáng kể

Ô nhiễm

Ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm rất nghiên trọng

39. Khó khăn của hộ trong việc áp dụng sản xuất chè an toàn là gì? (Nếu trả lời câu

13 là Có)

Khó khăn trong việc áp dụng Chi phí lớn

Quy trình quản lý phức tạp Doanh thu không cao

Lý do khác

40. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ chai lọ đựng thuốc sâu,... sau khi sử dụng có

được hộ xử lý như thế nào?

Thu gom tại các hố rác tập chung

Để phát thải tự do

Đào hố chôn cùng rác thải sinh hoạt

41. Xin Ông/Bà cho biết hành động của gia đình nhằm đảm bảo vệ sinh cho gia

đình và vệ sinh chung của làng?

Thu gom và phân loại rác thải

Cải tiến hình thức sản xuất

Đảm bảo vệ sinh ăn uống

Cải tiến hình thức chăn nuôi

Tham gia tích cực vệ sinh đường làng, ngõ xóm

Nhắc nhở cộng đồng giữ gìn vệ sinh chung

Ý kiến khác………………………..

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

202

42. Đánh giá của ông/Bà về vai trò của LN chè? (Ông/Bà hãy tích vào ô thể hiện ý

kiến của mình)

Tiêu chí Rất kém Kém Bình

thường Tốt Rất tốt

Tạo việc làm, tăng thu nhập

Gia tăng liên kết trong SXKD

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển hạ tầng tại các LN

Bảo tồn các giá trị văn hóa

Bảo vệ môi trường

43. Ông/ Bà cho biết hộ có được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi

tham gia LN chè?

Có. Cụ thể:...............................

Không

44. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của cơ quan Quản lý Nhà nước tại địa phương

trong việc tuyên truyền, hướng dẫn giúp Bà con LN chè nâng cao năng suất, bảo vệ

môi trường và an ninh tại địa phương?

không tốt Bình thường Tốt Rất tốt

45. Đề xuất của Ông/Bà nhằm phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và an

ninh nơi Ông/Bà sinh sống?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã tham gia buổi tham vấn ý kiến.

Thái Nguyên, Ngày…..tháng….năm 2016 Người điều tra Cán bộ kiểm tra (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

203

Phụ lục 5.3

PHIẾU TÌM HIỂU HỢP TÁC XÃ CHÈ TRONG LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thông tin được thu thập từ HTX được sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài luận

án tiến sĩ của NCS Vũ Quỳnh Nam, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.

Họ và tên người cung cấp thông tin:………………………………….....………..

Chức vụ:……………………………………………………………....…………..

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HTX

1. Tên HTX:……………………………………...…………..ĐT:…….....………

2.Địa điểm:……………………,Xã……………………...Huyện…….....………..

3. Năm thành lập:……………………………………………………....…………

4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh:……………………………….......………….

5. Thông tin giám đốc HTX:

5.1. Họ tên:…………………………..……………Tuổi:…………......…

5.2. Giới tính: Nam Nữ

5.3. Trình độ:………………

6. Thông tin cơ bản về HTX trong 3 năm 2013, 2014, 2015

TT Các thông tin cơ bản Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng doanh thu HTX (triệu đồng)

2 Tổng thành viên BQ/ HTX chè (Người)

3 Tổng TSCĐ bình quân/HTX (triệu đồng)

4 Quy mô vốn của các HTX chè (triệu đồng)

5 Thu nhập BQ/LĐ/tháng (ng.đ)

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

204

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

7. Ông/Bà cho biết, số lượng lao động của HTX trong năm?

STT Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Nhận định về trình độ lao động (%)

Tốt Bình

thường Yếu kém

1 Tổng LĐ

2 LĐ thường xuyên

3 LĐ thời vụ

8. Các loại tài sản của HTX đang sử dụng?

STT Loại tài sản ĐVT Số

lượng Nguyên

giá Năm

đầu tư Giá trị hiện tại

1. Nhà xưởng, văn phòng Trđ

2. Phương tiện vận chuyển Trđ

3 Máy móc, thiết bị sản xuất

-Máy đóng gói hút chân không

-Máy sấy ủ hương chè

-Máy đóng date

-Cân bán tự động

-Máy sao chè

-Máy vò chè

Trđ

4. Công cụ, dụng cụ khác Trđ

5. Tài sản khác Trđ

Tổng giá trị

9. Tình hình vốn của HTX

a. Tổng vốn đăng ký kinh doanh của HTX là:…………………triệu đồng

b. Vốn thực tế sử dụng trong SXKD là:……………………....triệu đồng

Trong đó: - Vốn góp của các thành viên HTX……………..triệu đồng

-Vốn vay:……………………………………….triệu đồng

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

205

10. Chi phí nguyên vật liệu trong năm:

Khối lượng (Kg) Đơn giá

(triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng)

1. Nguyên liệu thu mua

từ các thành viên HTX

2. Nguyên liệu thu mua

từ các hộ dân

Tổng cộng

11. Xin Ông/Bà cho biết mức ổn định của nguồn nguyên liệu cho sản xuất của

HTX? Nguyên nhân?

Không ổn định. Vì……………………………………………………….

Ổn định. Vì……………………………………………………………

12. HTX có đang áp dụng tiêu chuẩn chè an toàn của VietGAP, Global GAP,

UTZ,…trong sản xuất và chế biến chè?

Không. Vì…………………………………………………

Có. Vì……………………………………………………

13. Khó khăn của HTX trong việc áp dụng sản xuất chè an toàn là gì?

Khó khăn trong việc áp dụng Chi phí lớn

Quy trình quản lý phức tạp Doanh thu không cao

Lý do khác

14. Xin Ông/Bà cho biết, hiện HTX tiêu thụ sản phẩm chè theo các kênh nào?

Trực tiếp. Cụ thể:…….…% Qua DN:………… %

Qua Đại lý. Cụ thể:…… ..% Xuất khẩu trực tiếp. Cụ thể:………..%

Qua thương lái. Cụ thể:… % Kênh khác. Cụ thể:……….……….… %

15. Xin Ông/Bà cho biết HTX đã đăng ký thương hiệu sản phẩm chè của mình chưa?

Có Không

16. HTX có muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm chè của riêng mình không? (Nếu

trả lời câu 15 là Không)

Có. Vì………………………………………..

Không. Vì……………………………………

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

206

17. HTX có đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động không?

Có. Không

18. Kinh phí đào tạo, tập huấn từ nguồn nào? (Nếu trả lời câu 17 là Có)

Do HTX tự

bỏ kinh phí

Do các tổ

chức khác tài

trợ kinh phí

Tổng

kinh

phí

Ghi

chú

1. Tập huấn (lớp)

2. Thăm mô hình (lượt người)

3. Tài liệu hướng dẫn (tài liệu)

4…………….

5…………..

19. Ông/Bà cho biết, HTX có xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hàng năm không?

Có Không

20. HTX có tham gia liên kết với đơn vị, tổ chức nào không?

Có. Cụ thể……………………….. Không

21. Khi tham gia liên kết, HTX đạt được những tác dụng gì?

Tác dụng Chọn Ghi rõ

1.Hỗ trợ về vốn

2. Hỗ trợ máy móc thiết bị

3. Kinh nghiệm quản lý

4. Cung cấp đầu vào

5. Giới thiệu sản phẩm và tiêu

thụ hàng hóa

6. Khác……..

22. Ngoài ra, HTX có được hỗ trợ bởi các chính sách phát triển của trung ương và

địa phương không? (các chính sách về vay vốn, chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị,

chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu, chính sách đào tạo lao động,…)

Có Không

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

207

23. HTX tiếp cận các chính sách cho phát triển sản xuất và kinh doanh chè chè thông qua

kênh nào?

Tivi, báo, đài Internet

Quản lý Nhà nước Bạn bè, người quen

Tổ chức hỗ trợ pháp lý Các Hội nghề nghiệp

Hội nghị, hội thảo Khác

24. Theo ông/Bà khó khăn của HTX chè hiện nay là gì?

(Ông/Bà hãy tích vào ô thể hiện ý kiến của mình)

Rất khó

khăn

Khó

khăn

Bình

thường

Tương

đối thuận

lợi

Thuận

lợi

1. Về nguồn nguyên liệu

2. Về quản lý chất lượng nguồn

nguyên liệu

3. Mặt bằng sản xuất kinh doanh

4.Về vốn cho sản xuất kinh

doanh

5. Phân phối lợi nhuận của các thành

viên tham gia HTX

6.Về thông tin thị trường

25. Theo Ông/Bà, cần có các giải pháp nào để giúp HTX trong LN chè phát triển

trong thời gian tới?……………………………………………............................

.......................................................................................................................................

Trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của Ông/Bà!

Ngày…..tháng….năm 2016

Người điều tra Cán bộ kiểm tra

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

208

PHỤ LỤC ẢNH

Phụ lục Hình 4.1. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè

của các hộ dân LN chè tỉnh Thái Nguyên

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

209

Phụ lục Hình 4.2.

Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên bàn giao MMTB cho LN xóm

Hòa Khê 1 - Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2015

Page 221: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

210

HTX Tuyết Hương - Xóm Na Long, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ HTX Chè an toàn Nguyên Việt - Xóm Cà Phê I, xã Minh Lập, huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Chè tôm nõn HTX chè Tân Hương - Xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên HTX chè Thiên An Phú - Xóm Nhà Thờ, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên

Phụ lục Hình 4.3. Một số thương hiệu chè nổi tiếng của các HTX

trong LN chè tỉnh Thái Nguyên

Page 222: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

211

Phụ lục Hình 4.4. Phong cảnh đồi chè tại LN chè xóm Hồng Thái 2 -

xã Tân Cương Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Page 223: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/LUAN AN VU QUYNH NAM.pdf · LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 . ĐẠI HỌC THÁI

212

Phụ lục Hình 4.5. Hoạt động đào tạo nghề và trao đổi kinh nghiệm

của Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên