93
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------------------------------------- NGUYỄN THANH CHÍNH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU “DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------

NGUYỄN THANH CHÍNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT

ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ

TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

“DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA

CÚC PHƯƠNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2010

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------

NGUYỄN THANH CHÍNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT

ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ

TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

“DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA

CÚC PHƯƠNG”

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HOÀNG VĂN THẮNG

TS. NGÔ KIM ĐỊNH

Hà Nội – 2010

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 3

3. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 4

4. Quá trình làm luận văn ......................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 5

1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án phát triển 5

1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off) ........................................... 5

1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam ..................... 8

1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam .......... 10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc ra quyết định sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát

triển........................................................................................................................... 13

1.2. Một vài nét về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển đối với các dự án xây dựng

cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. ...................................................................... 16

1.2.1. Quá trình ra quyết định .................................................................................. 17

1.2.2. Tình hình đánh giá tác động môi trƣờng các dự án giao thông ..................... 19

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 24

2.1.1. Một số nét chính về Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng ......................................... 24

2.1.2. Một số nét chính về dự án đƣờng Hồ Chí Minh nói chung, đoạn qua Vƣờn

Quốc gia Cúc Phƣơng .............................................................................................. 31

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 34

2.2. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 34

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

iv

2.2.1. Tiếp cận tổng hợp ........................................................................................... 34

2.2.2 .Tiếp cận hệ sinh thái ...................................................................................... 37

2.2.3. Tiếp cận đƣợc-đƣợc (win-win) ...................................................................... 38

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích các bên tham gia ....................................................... 40

2.2.5. Phỏng vấn sâu ................................................................................................ 40

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 41

3.1. Lƣợng giá .......................................................................................................... 41

3.2. Quá trình ra quyết định ..................................................................................... 44

3.2.1. Quy trình ra quyết định .................................................................................. 44

3.2.2. Các khâu trong quá trình ra quyết định .......................................................... 49

3.2.3 . Thể chế luật pháp .......................................................................................... 52

3.2.4. Vai trò của các bên liên quan ......................................................................... 56

3.2.5. Lồng ghép môi trƣờng trong quá trình triển khai dự án qua Cúc Phƣơng ..... 61

3.2.6. Công tác ĐTM- công cụ lồng ghép môi trƣờng ............................................. 68

3.3. Quyền lực .......................................................................................................... 72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 76

Kết luận: ................................................................................................................... 76

Khuyến nghị: ............................................................................................................ 76

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CRES - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐDSH - Đa dạng sinh học

ĐTM - Đánh giá tác động môi trƣờng

GTVT - Giao thông vận tải

HCM - Hồ Chí Minh

ICDP - Integrated Conservation Development Projects

KHCN - Khoa học công nghệ

KHCN&MT - Khoa học công nghệ và Môi trƣờng

NCKT - Nghiên cứu khả thi

NCTKT - Nghiên cứu tiền khả thi

QLDA - Quản lý dự án

TN&MT - Tài nguyên và Môi trƣờng

TEDI - Tổng công ty tƣ vấn thiết kế giao thông vận tải

TKV - Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

VQG - Vƣờn quốc gia

VUSTA - Liên hiệp các hội khoa học công nghệ Việt Nam

UBND - Ủy ban nhân dân

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam ................................ 6

Bảng 3.1. Tổng quan so sánh giữa các kịch bản ...................................................... 42

Bảng 3.2. So sánh giữa các kịch bản qua lƣợng giá đa dạng sinh học .................... 43

Bảng 3.3. Tổng quan về các bên liên quan trong quá trình ra quyết định ............... 59

Bảng 3.4. Kết quả thiết kế cầu cạn: .......................................................................... 61

Bảng 3.5. Các kịch bản đoạn tuyến qua Cúc Phƣơng .............................................. 71

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia ........................... 18

Hình 1.2. Quy trình ra quyết định dự án đầu tƣ thông thƣờng ................................. 18

Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch hƣớng tuyến đƣờng Hồ Chí Minh ............................. 33

Hình 2.2: Quá trình ra quyết định theo cách tiếp cận tổng hợp ............................... 35

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ra quyết định của dự án quan trọng theo quy định ......... 44

Hình 3.2. Sơ đồ quá trình ra quyết định của dự án đƣờng Hồ Chí Minh ................. 45

Hình 3.3. Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự

án đƣờng Hồ Chí Minh ............................................................................................ 46

Hình 3.4 Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự án

theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993 ..................................................... 47

Hình 3.5. Sơ đồ các khâu lập dự án đầu tƣ .............................................................. 49

Hình 3.6. Sơ đồ quá trình ĐTM của dự án đƣờng Hồ Chí Minh ............................. 69

Hình 3.7. Sơ đồ quyền lực ra quyết định của dự án đƣờng HCM đoạn qua Cúc

Phƣơng ..................................................................................................................... 74

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Việt Nam đƣợc công nhận là một nƣớc có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao

trên thế giới và là một trong các quốc gia đƣợc ƣu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa

dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa

dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam

Việt Nam đã xây dựng hệ thống 128 khu Bảo tồn phân bố trên các vùng sinh

thái trong cả nƣớc, với diện tích gần 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ.

Cuối năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt hệ thống 45 khu bảo tồn vùng

nƣớc nội địa. Hệ thống 15 khu bảo tồn biển đã đƣợc quy hoạch và trình Chính phủ

phê duyệt. Ngoài ra, hai (02) khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 khu Di sản thiên

nhiên Asean, 2 khu đất ngập nƣớc Ramsar và 6 khu Dự trữ sinh quyển cũng đã

đƣợc quốc tế công nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, đa dạng sinh học Việt

Nam vẫn còn chịu nhiều áp lực. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn

tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng

đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh

học. Thay đổi phƣơng thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã giảm

diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi

trƣờng sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nƣớc

đã ngăn chặn đƣờng di cƣ của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là

một tín hiệu tốt, nhƣng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng

trồng, rừng sản xuất và rừng phục hồi giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi

đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Ngoài ra, cũng phải thấy công tác quản lý ĐDSH ở Việt Nam còn nhiều bất

cập, thể hiện ở cơ quan nhà nƣớc quản lý ĐDSH còn phân tán và chƣa đủ mạnh và

chồng chéo; các quy định pháp luật bảo vệ ĐDSH chƣa hệ thống, thiếu đồng bộ; qui

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

2

hoạch phát triển ĐDSH bền vững cấp toàn quốc, vùng và tỉnh còn thiếu và yếu; đầu

tƣ cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế; đặc biệt là

sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chƣa đƣợc huy động đúng mức

nhất là trong quá trình ra quyết định lựa chọn các dự án, chƣơng trình bảo tồn và

phát triển.

1.2. Các khó khăn, bất cập quá trình ra quyết định các dự án giao thông

có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học

Các dự án xây dựng công trình giao thông có đặc trƣng là: trải dài trên phạm

vi rộng, chiếm dụng đất nhiều, địa hình phức tạp, khó khăn và nhiều trƣờng hợp

buộc phải đi qua hoặc đi sát khu bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ dự án đƣờng Hồ

Chí Minh), ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động bảo tồn.

Những dự án xây dựng đƣờng giao thông có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián

tiếp đến các khu bảo tồn, vƣờn quốc gia…, thƣờng gặp khó khăn trong quá trình

nghiên cứu, ra quyết định thực hiện dự án đầu tƣ và tiến độ thực hiện dự án vì thế

cũng bị ảnh hƣởng (thƣờng bị chậm 2-5 năm), gây tốn kém do kéo dài và tăng tổng

mức đầu tƣ do giá cả thị trƣờng tăng. Một số một số nguyên nhân chủ yếu là:

- Các quy định về luật pháp còn chung chung, thiếu cụ thể;

- Năng lực của cơ quan quản lý (Chủ dự án), các tổ chức tƣ vấn lập dự án

thậm chí kể cả cơ quan thẩm định dự án còn hạn chế về khía cạnh môi

trƣờng đặc biệt là vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học;

- Sự tham gia của các bên liên quan còn thiếu và yếu đặc biệt các tổ chức

xã hội-dân sự và cộng đồng;

- Chất lƣợng Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng còn yếu, chƣa lƣợng

hóa đƣợc giá trị kinh tế của đa dạng sinh học và đặc biệt chƣa đánh giá

đúng và đủ giá trị của đa dạng sinh học… .

Một trong những hoạt động có ảnh hƣởng lớn đến quá trình ra quyết định

đầu tƣ dự án giao thông có tác động đến bảo tồn là việc thực hiện đánh giá tác động

môi trƣờng của dự án (dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Vƣờn Quốc gia Cúc

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

3

Phƣơng phải họp đến 3 lần, kéo dài từ 1998-2004; dự án nâng cấp cải tạo QL14C

phải thực hiện lần thứ 2 và phải tách đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Yorkdon để

xem xét riêng, kéo dài từ 2003-2007).

Dự án xây dựng Đƣờng Hồ Chí Minh đoạn tuyến đi qua Vƣờn Quốc gia Cúc

Phƣơng là khu vực đƣợc quy định để bảo tồn về đa dạng sinh học, quá trình thực

hiện lập, phê duyệt dự án đầu tƣ bị chậm theo kế hoạch (kế hoạch dự kiến 2000

nhƣng đến năm 2004 mới đƣợc thông qua) việc này ảnh hƣởng đến tiến độ chung

của dự án và đẩy tổng mức đầu tƣ dự án tăng lên gây thiệt hại về kinh tế nói chung

và gây nhiều bức xúc trong dƣ luận xã hội đặc biệt các nhà khoa học có thiên hƣớng

về bảo tồn.

Với những lý do nhƣ vừa nêu, đề tài luận văn đã chọn dự án đƣờng Hồ Chí

Minh đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng làm trƣờng hợp nghiên cứu để

đánh giá quá trình thực hiện dự án, các khâu trong quá trình ra quyết định, sự phù

hợp của quá trình ra quyết định nhằm phát hiện một số vấn đề còn tồn tại và và đề

xuất các khuyến nghị nhằm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nâng cao hiệu quả

của dự án đầu tƣ và công tác bảo tồn.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1.Mục tiêu lâu dài của đề tài

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng cho các dự án

đƣờng giao thông đi qua các khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhƣ: khu bảo tồn

thiên nhiên, vƣờn quốc gia, đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển giao thông và bảo

tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu trước mắt của đề tài

Nghiên cứu quá trình ra quyết định về sự lựa chọn (đánh đổi) giữa bảo tồn và

phát triển trƣờng hợp dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn quan Vƣờn Quốc gia Cúc

Phƣơng, phân tích các điểm mạnh, yếu và các bất cập liên quan đến quá trình ra

quyết định.

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

4

Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, tính khả thi và giảm các

rủi ro có thể cho việc ra quyết định đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông có ảnh hƣởng đến bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu: Lý do chọn đề tài

Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

4. Quá trình làm luận văn

Quá trình làm luận văn đã đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:

- Tìm hiểu chủ đề.

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Đi thực địa, điều tra, phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn các nhà quản lý

(Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Ban QLDA đƣờng Hồ Chí Minh), các chuyên

gia tƣ vấn lập dự án đầu tƣ, lập báo cáo ĐTM, và các bên liên quan khác.

- Xử lý phân tích số liệu thực địa: với các thông tin, số liệu thu thập đƣợc ở

dạng thô, tác giả đã phân tích, tổng hợp lại và kiểm chứng so sánh với các

thông tin chính thức trong các tài liệu của dự án đã công bố nhằm tăng

tính thuyết phục của các nhận định đã đƣa ra.

- Tập hợp lại số liệu, thông tin và tiến hành viết luận văn.

- Trao đổi, thảo luận với thầy hƣớng dẫn, chỉnh sửa bổ sung các nội dung

còn chƣa hoàn chỉnh và hoàn thiện luận văn.

- Thời gian: từ 8/2010 đến 11/2010.

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án

phát triển

1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off)

a. Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh đổi (Trade-offs) từ các lĩnh vực,

văn hoá và bối cảnh xã hội khác nhau. Trade-offs đƣợc định nghĩa nhƣ là sự đánh

đổi/sự lựa chọn tối ƣu/sử dụng khôn ngoan/sử dụng hợp lý (CRES, 2007).

Theo nghiên cứu của dự án ACSC, trade-offs không chỉ là ngƣời đƣợc - mất,

nó đƣợc định nghĩa nhƣ một loạt sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng,

chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian

(ACSC, 2007). Tuy nhiên, các lĩnh vực khoa học và các chuyên gia hiểu biết về

đánh đổi cũng có những cách tiếp cận là khác nhau. Theo Báo cáo tổng quan về quá

trình ra quyết định về bảo tồn và phát triển ở Việt Nam thuộc dự án “Xúc tiến bảo

tồn trong bối cảnh xã hội vận hành trong thế giới của sự đánh đổi” do Trung tâm

nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng- Đại học Quốc gia thực hiện năm 2009 có

nêu ra quan điểm khác biệt về cách hiểu “sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển”

nhƣ sau:

Nhóm Sinh thái cho rằng sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển là sự lựa

chọn về phƣơng thức quản lý.

Theo nhóm xã hội, „sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển‟ đƣợc định nghĩa

là sự đánh đổi giữa lợi ích lâu dài và lợi ích ngắn hạn; là sự hy sinh lợi ích của

nhóm ngƣời này cho lợi ích của nhóm ngƣời khác; là sự hy sinh quyền lợi kinh tế

cho lợi ích bảo tồn. Hay nói cách khác là sự đánh đổi giữa loại lợi ích này và loại

lợi ích khác.

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

6

Nhóm thể chế cho rằng trade-offs là sự lựa chọn, hợp lý, hiệu quả khi định

hƣớng giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan, là sự đánh đổi cái đƣợc và cái mất

khi thực hiện hoạt động phát triển.

b. Các loại hình đánh đổi (trade-offs)

Cũng theo nghiên cứu của dự án ACSC các loại hình về đánh đổi ở Việt

Nam qua các thời kỳ bao gồm các loại đƣợc liệt kê ở bảng 1.1 dƣới đây:

Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam

Loại hình 1960 – 1975 1976 - 1985 1986 - nay

Tăng GDP và tăng độ che phủ rừng X XXX

Tăng GDP và suy thoái tài nguyên X XXX

Phát triển thủy điện, mất đất, di dân và

mất đa dạng sinh học XXX XXX

Di dân, khai hoang, mất sinh cảnh XXX X XXX

Mở rộng VQG và sinh kế của ngƣời dân XXX

Phát triển cà phê, cao su và mất rừng XXX

Nuôi tôm và mất rừng ngập mặn XXX

Phát triển công nghiệp, ô nhiễm và mất

đa dạng sinh học XXX

Phát triển cơ sở hạ tầng và mất đa dạng

sinh học XXX

Nguồn: dự án ACSC, 2009.

Ghi chú: X chỉ mức độ từ thấp (X) đến cao (XXX)

Liên quan đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, liên quan đến quá

trình ra quyết định. Những phản biện và tham vấn về “đánh đổi” của các chính sách

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

7

phát triển xã hội của nhà nƣớc trong hai thập kỷ qua bao gồm những loại hình trade-

offs phổ biến nhƣ sau:

Quy hoạch, thành lập khu bảo tồn, vƣờn quốc gia và sinh kế, định cƣ của

ngƣời dân địa phƣơng;

Can thiệp, xâm lấn ranh giới và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của VQG,

khu bảo tồn để xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh (đi qua

VQG Cúc Phƣơng, Phong Nha-Kẻ Bàng, Chƣ Yang Sin,..), đề xuất xây dựng

khu nghỉ dƣỡng – giải trí ở VQG Tam Đảo;

Khai thác khoáng sản và quặng ngay sát hoặc trong ranh giới của VQG nhƣ

khai thác đá xây dựng ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, khai thác vàng ở VQG

Vũ Quang, Sông Thanh, khai thác quặng wolfram ở VQG Chƣ Mom Rây;

Chính sách an ninh năng lƣợng – phát triển các dự án thủy điện và mất rừng;

Chính sách di dân, tái định cƣ, phát triển cây công nghiệp trên diện rộng (cà

phê) và phá rừng ở Tây Nguyên;

Chính sách đóng cửa rừng, chuyển đổi lâm trƣờng (khai thác) sang khu bảo

tồn hoặc quản lý các rừng phòng hộ;

Chính sách giao đất, giao rừng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng;

Quản lý buôn bán động thực vật hoang dã và nuôi nhốt động vật hoang dã,

điển hình là hổ, gấu;

Những chi phí môi trƣờng – sinh thái chƣa đƣợc bóc tách khi tính GDP của

quốc gia;

Phát triển giao thông và bảo tồn đa dạng sinh học;

Phát triển năng lƣợng (thủy điện, nhiệt điện, đƣờng dây tải điện Bắc – Nam)

và bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

8

1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam

a) Sự thay đổi về cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hƣởng đến việc ra các

quyết định của Việt Nam từ khi đất nƣớc bắt đầu đổi mới (từ 1986-nay)

Các nghiên cứu của Dự án “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội vận hành

trong thế giới của sự đánh đổi” (CRES 2009), cho thấy: do nhu cầu khai thác tài

nguyên nhằm phục vụ phát triển kinh tế, tài nguyên rừng suy thoái nghiêm trọng.

Năm 1943, độ che phủ của rừng còn 44% thì đến những năm 1990s còn gần 20%

(Poffenberger, 1998). Gần đây do các chƣơng trình trồng rừng của nhà nƣớc, diện

tích rừng phục hồi khá cao, song chất lƣợng rừng nghèo nàn (Trần Đình Nghĩa,

2006). Trung bình hàng năm có 1,5% diện tích rừng bị chặt phục vụ các hoạt động

phát triển (O‟rourke (2005) trích dẫn tài liệu của EIU). Nghiên cứu của Viện nghiên

cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng và Khoa Kinh tế, Đại học Copenhagen (2008) có

mô tả là tại các nƣớc nghèo tỉ trọng tài nguyên thiên nhiên trong tổng của cải cao

hơn ở các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng chiếm

tỉ trọng cao: đất và chăn nuôi là 36% và 16%, tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là

than, dầu mỏ, v.v. 38%, tài nguyên rừng 10%. Do mức khai thác cao, nguồn tài

nguyên đối mặt với nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Theo báo cáo năm 2002 của Ngân

hàng Thế giới, kể từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ đƣợc

ƣớc tính là 2 triệu m3. Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển nông nghiệp, Việt Nam

mất đi 2 tỷ tấn đất/năm (nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung

bình đất bị xói mòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 - 3,200 tấn/mẫu/năm, ảnh

hƣởng đến 70% diện tích trên toàn quốc (Mai Thanh Truyết, 2005).

Những thay đổi nổi bật của Việt Nam từ 1962 đến nay có thể nói gọn là: kinh

tế tăng trƣởng, xã hội tiến bộ, thể chế trong quản lý tài nguyên thiên nhiên thay đổi

về cơ bản song môi trƣờng / tài nguyên phải đối mặt với nhiều thách thức.

b) Tổng quan mối quan hệ giữa đánh đổi và bảo tồn ở Việt Nam

Sau gần 20 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể

với mức độ tăng trƣởng khả quan. Theo nhận định của chính phủ, tốc độ tăng

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

9

trƣởng kinh tế nƣớc ta về cơ bản năm sau đều tăng hơn năm trƣớc và sự tăng đó đã

diễn ra liên tục từ năm 1986 đến nay (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007). Với mức

tăng trƣởng cao và tƣơng đối ổn định, Việt Nam đã trở thành nƣớc có nền kinh tế

đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á có mức phát triển cao. Mức tăng trƣởng

GDP với tốc độ khá cao và tƣơng đối ổn định trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt

Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới,

nghĩa là chỉ sau Trung Quốc về thành tựu tốc độ tăng trƣởng GDP trong suốt hơn

hai thập niên vừa qua. Quy mô tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của nƣớc ta năm

2005 đã đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995, nâng GDP bình quân đầu

ngƣời cùng năm 2005 đã đạt tới mức khoảng 10 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 640

USD (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007).

Cũng theo báo cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), có sự lệch pha rõ

ràng giữa tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng môi trƣờng, và cái giá phải trả cho tăng

trƣởng không nhỏ. Chi phí bảo vệ môi trƣờng có thể sẽ tiêu hết những thành quả có

đƣợc từ tăng trƣởng kinh tế. Trong khi đó năng lực kiểm soát môi trƣờng của chúng

ta không theo kịp sự phát triển. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là việc công ty Vedan

Việt Nam đổ nƣớc thải làm ô nhiễm sông Thị Vải thông qua một hệ thống đƣờng

ống tống nƣớc thải độc hại sau sản xuất xuống sông từ năm 1994. Về vụ việc này,

Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: Vụ việc Công ty Vedan đổ nƣớc

thải làm ô nhiễm sông Thị Vải là bài học đắt giá đối với cơ quan quản lý cũng nhƣ

các cơ sở công nghiệp (Vietnamnet, 2008). Một loạt các sự kiện khác liên quan đến

sự lựa chọn giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển nhƣ xả chất thải rắn độc hại gây ô

nhiễm của tập đoàn đóng tàu Vinashin gây ra tại cảng Vân Phong, khai thác du lịch

không có quy hoạch tổng thể tại vùng vịnh Hạ Long, phát triển khu giải trí ở VQG

Tam Đảo (dự án Tam Đảo 2), v.v. là những bài học cho việc lấy chất lƣợng môi

trƣờng trả giá cho phát triển kinh tế.

Chính phủ Việt Nam đã khẳng định con đƣờng phát triển của Việt Nam là

phát triển bền vững (Nguyễn Tấn Dũng, 2007). Theo tiêu chí đánh giá, sự phát triển

bền vững chỉ đạt đƣợc khi tăng trƣởng kinh tế ổn định; đạt đƣợc tốt tiến bộ và công

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

10

bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và

nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng sống. Với thực tế các vấn đề về môi trƣờng

Việt Nam đang đối mặt, phát triển bền vững là sự đánh đổi tối ƣu, ăn khớp, giữa

bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng và phát triển kinh tế, là chọn cả hai mục tiêu phát

triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, chứ không thiên về bên nào (Mai Ái Trực,

2007). Vậy sự lựa chọn đánh đổi đối với Việt Nam là gì? Những yếu tố nào quyết

định những lựa chọn này? Cơ chế gắn kết bảo tồn tài nguyên và phát triển kinh tế

hoạt động nhƣ thế nào?

1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam

a. Các nghiên cứu trên thế giới

McShane và cộng sự (2009) đã nhận định rằng tiếp cận đƣợc – đƣợc (win-

win) cho cả bảo tồn và phát triển là khó có thể xảy ra và có rất nhiều nhƣợc điểm.

Các tác giả khuyến nghị việc cần thiết phải xem đánh đổi/sự lựa chọn khó khăn nhƣ

một quy luật và cần nhìn nhận đánh đổi một cách đầy đủ trong việc ra quyết định.

Đặc biệt, phải xem xét lợi ích và trả giá ở các cấp độ ra quyết định. Bài viết cũng

phân tích rằng nhìn nhận về đánh đổi của mỗi cá nhân, mỗi chuyên gia là khác

nhau. Nó phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội và chính trị, trình độ học vấn, văn

hóa. Nhóm tác giả đã đƣa ra một số nguyên tắc trong tiếp cận về đánh đổi nhƣ sau:

(1) Quy mô và cấp độ: (2) Bối cảnh; (3) Tính phức tạp; (4) Đa nguyên. Các tác giả

cũng đề nghị cần thảo luận, phân tích và xem xét các đánh đổi nảy sinh do việc ra

quyết định một cách cởi mở và tỉnh táo.

Jon Paul Rodrı´guez, T. Douglas Beard, Jr.( 2000) đã định nghĩa: Trade-offs

- Đánh đổi dịch vụ hệ sinh thái là các sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa

dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian.

Tác giả đã đƣa ra một số trƣờng hợp về đánh đổi:

Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn đa dạng sinh học;

Nuôi trồng thủy sản và bảo vệ chất lƣợng nƣớc và các loài thủy sinh;

Nghề cá và phát triển du lịch ở Jamaica;

Kiểm soát lũ ở đập Tam Hiệp ở Trung Quốc;

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

11

Sử dụng phân bón ở Mỹ;

Đánh bắt tôm hùm ở Đông Bắc Mỹ.

Tác giả đã kết luận rằng “Đánh đổi” là sự lựa chọn tất yếu trong xã hội. Các

trƣờng hợp nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đánh đổi chƣa đƣợc nhìn nhận một cách

đầy đủ. Xác định và hiểu biết về đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với tính bền vững của hệ sinh thái. Các nhà hoạch định cần

hiểu biết về đánh đổi nảy sinh do các lựa chọn về quản lý và hậu quả của các đánh

đổi này

b. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Hoàng Văn Thắng (2010), trong quá trình nghiên cứu “Bảo tồn trong bối

cảnh xã hội: đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển” đã rút ra kết luận: Bảo tồn và phát

triển là hai mặt của vấn đề cùng song song tồn tại. Hiện nay, cộng đồng quốc tế nói

chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc

lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển bởi nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau.

Đƣợc-đƣợc giữa bảo tồn và phát triển là một sự lựa chọn đầy khó khăn.

Qua nghiên cứu bƣớc đầu tác giả đã xác định đƣợc một số vấn đề về thể chế,

kinh tế xã hội và sinh thái liên quan đến bảo tồn và phát triển. Một số yếu tố có thể

tóm tắt đó là:

- Đƣợc-đƣợc là một sự lựa chọn khó khăn;

- Nghèo đói tác động đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển;

- Thiếu sự liên quan đầy đủ của các bên liên quan trong việc gia quyết định;

- Sự suy giảm đa dạng sinh học có tác động đến sự đánh đổi;

- Sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ về các loài, không rõ ràng về các tiêu

chí bảo tồn và không có các nghiên cứu, quan trắc các chủng quần sinh vật dẫn đến

việc bảo tồn thiếu hiệu quả, đồng thời gây khó khăn cho việc thƣơng thảo trong quá

trình ra quyết định giữa bảo tồn và phát triển;

- Có rất nhiều các bên liên quan ở các cấp khác nhau từ các cơ quan trung

ƣơng đến tỉnh, huyện, xã và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

12

hộ gia đình, các nhà tài trợ, các nhà đầu tƣ, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu

và đào tạo, các cơ quan bảo tồn…

Cuối cùng, tác giả cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về đánh

đổi ở các lĩnh vực, các điểm, các trƣờng hợp nghiên cứu khác ở Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập quốc tế. Những nghiên cứu này cần phải đƣợc truyền tải đến các cơ

quan chức năng, các cán bộ lãnh đạo để họ có thể hiểu và đƣa ra những quyết định

phù hợp hơn trong các dự án bảo tồn cũng nhƣ các dự án phát triển. Song song với

việc truyền thông nâng cao nhận thức đối với cộng đồng và các bên liên quan, việc

đào tạo, nâng cao năng lực triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và ra

quyết định cũng cần phải đƣợc chú trọng.

Nghiên cứu của Trần Chí Trung (2009)-“Đánh đổi giữa bảo tồn và phát

triển: Trường hợp khai thác than ở Quảng Ninh”- Bằng việc áp dụng cách tiếp cận

về đánh đổi của dự án ACSC nhƣ đã nêu trên, khi lấy trƣờng hợp khai thác than ở

Quảng Ninh làm ví dụ đã đƣa ra một loạt các đánh đổi cần cân nhắc đó là:

Tích cực Tiêu cực

An ninh năng lƣợng Thay đổi cảnh quan

Phục vụ cho phát triển ngành

khác (phân bón, xi măng…)

Mất rừng

Việc làm - 80,000 ngƣời Ô nhiễm nƣớc

Tạo thu nhập Ô không khí

Doanh thu từ xuất khẩu Xói mòn đất

Đóng góp 40% GDP của tỉnh Tác động đến phát triển du lịch

Tác giả cũng đã đƣa ra các bất cập liên quan đến quá trình ra quyết định,

quyền lực và lƣợng giá nhƣ sau: Về khía cạnh quá trình ra quyết định, đánh giá cho

thấy quy hoạch khai thác khoáng sản mang tính từ trên xuống và thiếu sự tham gia

từ cấp tỉnh và cấp huyện, tham vấn cộng đồng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc

trong ĐTM. Về khía cạnh quyền lực tác giả đã nêu lên thách thức giữa quản lý tài

nguyên (do TKV) và quản lý lãnh thổ hành chính (do UBND tỉnh). Về khía cạnh

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

13

lƣợng giá, các bất cập đƣa ra là: Tác động tích cực của than dễ dàng đo đếm và xác

định trong khi tác động tiêu cực mang tính lâu dài tới môi trƣờng khó đo đếm và

xác định; Tác động giữa than tới phát triển du lịch, nông và lâm nghiệp ít đƣợc tính

toán và xác định; Chia sẻ lợi ích và chi phí còn bất cập; Chính sách phục hồi môi

trƣờng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Cuối cùng tác giả đã có một số nhận định

nhƣ sau:

• Tiếp cận tổng hợp xem xét vấn đề ra quyết định ở nhiều chiều và nhiều khía

cạnh trên cơ sở khách quan;

• Tiếp cận tổng hợp có thể là thúc đẩy quá trình thảo luận giữa các bên, lắng

nghe quan điểm của các bên và tìm sự đồng thuận;

• Tiếp cận tổng hợp đƣa ra các đánh đổi có thể rõ ở cấp độ này nhƣng không

rõ ở cấp độ khác.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định sự lựa chọn giữa bảo

tồn và phát triển

Các nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng et al. (2010) cho thấy ở cả cấp quốc

gia, cấp tỉnh và cấp huyện, các yếu tố tác động đến sự đánh đổi hay lựa chọn giữa

bảo tồn và phát triển về cơ bản là nhƣ nhau và đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:

a. Thể chế chính sách

- Các kế hoạch và chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia thiếu đồng

bộ và thƣờng là không gắn với mục tiêu bảo tồn, không mang tính tổng hợp đa

ngành và liên ngành;

- Các chính sách bị chồng chéo và mang tính đơn ngành;

- Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và đánh giá tác động môi trƣờng chƣa đầy

đủ (thiếu nội dung cho bảo tồn), chƣa đƣợc thực hiện một cách hoàn chỉnh;

- Các quy định cũng nhƣ quy trình và phƣơng pháp thực hiện còn hạn chế;

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

14

- Những bất cập trong việc phân cấp; cơ chế phối hợp giữa trung ƣơng và địa

phƣơng chƣa rõ ràng, nhất là trong việc phân cấp quản lý các khu bảo tồn;

- Xung đột giữa các quy định của nhà nƣớc và các phong tục tập quán địa

phƣơng.

b. Kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từ sản suất tự cung, tự cấp sang sản xuất cung

cấp hàng hóa, thƣơng mại-kinh tế thị trƣờng;

- Chia sẻ lợi ích không công bằng giữa các bên liên quan (chẳng hạn nhƣ

ngƣời dân không đƣợc hƣởng lợi hoặc đƣợc lợi rất ít từ các dự án bảo tồn hay các

dự án khai thác tài nguyên khoáng sản);

- Chƣa lƣợng giá đƣợc giá trị kinh tế và giá trị các dịch vụ sinh thái; các công

cụ và phƣơng pháp lƣợng giá còn thiếu và yếu;

- Tăng trƣởng kinh tế đối lập với suy giảm về đa dạng sinh học;

- Hội nhập và gia nhập các hiệp định thƣơng mại nhƣ WTO, AFTA.., cũng

nhƣ các hiệp định song phƣơng khác;

- Tăng xuất khẩu nông-lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến phá rừng, đắp đầm

nuôi trồng thủy sản, khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; du nhập

các giống cây trồng, vật nuôi mới.

c. Về xã hội

- Đói, nghèo;

- Chêng lệch về thu nhập;

- Phản biện xã hội còn hạn chế, tiếng nói của các tổ chức nhân sự còn mờ

nhạt, chƣa có sức nặng;

- Vai trò của các bên liên quan chƣa rõ ràng;

- Kiến thức bản địa chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả;

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

15

- Nhận thức và kiến thức về bảo tồn và phát triển còn thiếu và yếu.

d. Về sinh thái

- Đa dạng sinh học đang bị suy giảm cả về chất và lƣợng. Tài nguyên thiên

nhiên bị khai thác một cách quá mức. Các chủng quần bị suy thoái đến mức khó

phục hồi-một số loài có nguy cơ bị tuyệt diệt; suy giảm số lƣợng và chất lƣợng

rừng;

- Hiểu biết về hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn hạn chế. Các dịch vụ hệ sinh

thái cụ thể chƣa đƣợc xác định; các công cụ nghiên cứu sinh thái còn thiếu và yếu;

- Các chỉ tiêu về bảo tồn chƣa rõ ràng hoặc không sát với thực tế;

- Việt Nam có nhiều hệ sinh thái và các loài có tầm quan trọng quốc gia,

quốc tế, nhiều loài mới đƣợc phát hiện và mô tả thời gian gần đây;

- Không xác định hoặc định lƣợng đƣợc lợi ích giữa bảo tồn và phát triển.

Một số nhận xét:

Quy trình ra quyết định bao gồm các bƣớc cơ bản nhƣ: định nghĩa vấn đề,

xác định và cân nhắc các giải pháp giải quyết vấn đề, đƣa ra quyết định, thực hiện

và đánh giá quyết định. Quy trình xây dựng chính sách cũng bao gồm các bƣớc cơ

bản nhƣ: phân tích, xây dựng chính sách, và thực hiện chính sách. Phân tích chính

sách dựa trên định nghĩa vấn đề, xác định công cụ, xác định các bên liên quan. Xây

dựng chính sách là xác định những vấn đề cần thay đổi, phƣơng tiện tạo ra thay đổi

và các giải pháp, các thể chế giúp thay đổi. Thực hiện chính sách là ra các quy chế,

thực hiện quy chế, thƣơng thuyết sửa đổi quy chế, hệ thống pháp lý thực thi.

Nhƣ vậy, tác động của các yếu tố nêu trên xảy ra nhƣ sau: Do nhu cầu phát

triển kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt. Cơ chế thị trƣờng tự do

sơ khai và thiếu chính sách thuế hợp lý càng làm tăng sự suy thoái tài nguyên. Sự

thay đổi về thể chế sở hữu tài nguyên một mặt tạo khuyến khích phân cấp phân

quyền trong bảo tồn, một mặt gây ra những vấn đề trong phát triển. Chính phủ và

ngƣời dân nhận thức đƣợc vấn đề này. Các điều luật và bộ luật để bảo tồn tài

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

16

nguyên đƣợc ban hành dựa trên cơ sở nhận thức này. Nhƣ vậy những yếu tố này có

tác động đến bƣớc đầu của quá trình ra quyết định – đó là bƣớc xác định vấn đề.

Trong khi thực hiện các bộ luật, những hạn chế của hành chính công và

những vấn đề nảy sinh do thay đổi cơ chế kinh tế và thể chế sở hữu, mâu thuẫn về

lợi ích giữa các bên tham gia đƣợc xã hội dân sự phát hiện và phản ánh thông qua

truyền thông. Sự tham gia của xã hội dân sự có vai trò nhƣ một sự phản biện hoặc

đánh giá sự thực hiện chính sách /quyết định về bảo tồn, giúp cho chính phủ sửa đổi

lại quyết định. Những yếu tố này tác động đến bƣớc xây dựng quyết định.

Hạn chế của hành chính công, xã hội dân sự (mất cân bằng giới), thiếu chính

sách thuế tài nguyên hợp lý gây ra khó khăn cho quá trình thực hiện các quyết định

này. Do những hạn chế của hệ hành chính công và xã hội dân sự, sự giám sát và

phản biện các quyết định này còn rất mờ nhạt. Nhƣ vậy, các yếu tố kinh tế, thể chế,

sinh thái và xã hội nêu trên đều có tác động đến việc ra quyết định về sự lựa chọn,

mỗi yếu tố riêng rẽ có ảnh hƣởng đến mỗi giai đoạn trong quá trình ra quyết định.

Và cùng nhau, chúng tạo nên sự cộng hƣởng tác động đến toàn bộ quá trình ra quyết

định.

1.2. Một vài nét về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển đối với các dự án

xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

Với một dải đất hẹp và dài suốt từ bắc vào nam, trên một nền địa hình bị chia

cắt mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng sâu và đặc biệt qua nhiều khu vực có tính

đa dạng sinh học cao. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khó tránh khỏi những

ảnh hƣởng đến các khu vực sinh thái này ví dụ: dự án đƣờng Hồ Chí Minh, cảng

Cái Lân (vịnh Hạ Long),… Vấn đề dặt ra là khi quyết định thực hiện các dự án phát

triển này các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc ra sao về bảo tồn và phát triển.

Qua tìm hiểu một số trƣờng hợp có thể nhận thấy rằng: việc ra quyết định giữa bảo

tồn và phát triển chủ yếu bị chi phối bởi các yếu tố nhƣ “quá trình ra quyết định nhƣ

thế nào?, việc xem xét vấn đề môi trƣờng sinh thái ra sao? (thực hiện ĐTM nhƣ thế

nào?). Dƣới đây là một số nhận định tổng quan về các yêu tố này:

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

17

1.2.1. Quá trình ra quyết định

a. Đối với dự án quan trọng quốc gia

Dự án, công trình quan trọng quốc gia là dự án đầu tƣ, dự án một công trình

độc lập hoặc một cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án, công trình quan

trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ và đƣợc xác định tại Nghị

quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 bao gồm:

(1). Quy mô vốn đầu tƣ từ hai mƣơi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với

dự án, công trình có sử dụng từ ba mƣơi phần trăm vốn nhà nƣớc trở lên.

(2). Dự án, công trình có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng hoặc tiềm ẩn khả

năng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, bao gồm:

- Nhà máy điện hạt nhân;

- Dự án đầu tƣ sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng

phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ

năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vƣờn

quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.

(3). Dự án, công trình phải di dân tái định cƣ từ hai mƣơi nghìn ngƣời trở lên

ở miền núi, từ năm mƣơi nghìn ngƣời trở lên ở các vùng khác.

(4). Dự án, công trình đầu tƣ tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia

về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về

lịch sử, văn hóa.

(5). Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần

đƣợc Quốc hội quyết định.

Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia đƣợc thể hiện nhƣ

hình 1.1. dƣới đây:

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

18

Hình 1.1: Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia

b. Đối với các dự án thông thƣờng

Dự án thông thƣờng bao gồm các dự án không thuộc đối tƣợng là “dự án,

công trình quan trọng quốc gia”, các dự án do Bộ, Ngành ra quyết định đầu tƣ. Quy

trình ra quyết định đầu tƣ dự án loại này đƣợc thực hiện nhƣ hình 1.2.dƣới đây:

Hình 1.2. Quy trình ra quyết định dự án đầu tƣ thông thƣờng

Bộ GTVT thẩm định

Lập dự án đầu tƣ (Ban

QLDA)

Bộ trƣởng phê duyệt dự án

đầu tƣ

Thực hiện

Vụ KHĐT chủ trì thẩm

định

Ban QLDA lấy ý kiến bộ,

ngành và địa phƣơng liên

quan

Chính phủ thông qua

Bộ GTVT lập dự án nghiên

cứu tiền khả thi

Quốc hội quyết định chủ

trƣơng đầu tƣ

Lập báo cáo nghiên cứu khả

thi (Bộ GTVT)

Thủ tƣớng Chính phủ ra

quyết định đầu tƣ

Thực hiện (Bộ GTVT)

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

19

Nhận định sơ bộ:

Về cơ bản ở tầm vĩ mô, các vấn đề đƣợc đƣa ra xem xét trong quá trình ra

quyết định thực hiện các dự án phát triển nói chung, các dự án giao thông nói riêng

đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn (đƣợc thể hiện trong các văn

bản nhƣ: Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 nêu trên, Luật Xây dựng và

luật Bảo vệ môi trƣờng…). Tuy nhiên, trong quá trình ra quyết định các vấn đề lại

đƣợc xem xét ở các mức độ khác nhau và có thể thấy rằng công tác đánh giá tác

động môi trƣờng cho dự án ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình ra quyết định.

1.2.2. Tình hình đánh giá tác động môi trường các dự án giao thông

a. Khâu lập báo cáo ĐTM

Cùng với nhịp độ phát triển của toàn ngành GTVT, hoạt động tƣ vấn đánh

giá tác động môi trƣờng (ĐTM) theo đó cũng đƣợc chú trọng phát triển. Theo quy

định tại điều 18 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Chủ đầu tƣ hoặc chủ dự án phải chịu

trách nhiệm về việc lập báo cáo ĐTM đối với dự án do mình quản lý. Tuy nhiên,

hầu hết các Chủ đầu tƣ đều phải thuê tƣ vấn về môi trƣờng tiến hành công việc này.

Qua tìm hiểu ở Vụ Môi trƣờng-Bộ GTVT, thực tế cho thấy trong thời gian

qua hoạt động ĐTM đã có nhiều tiến bộ bảo đảm chất lƣợng và các nội dung cần

thực hiện theo quy định. Tuy nhiên qua thẩm định vẫn còn một số báo cáo ĐTM có

chất lƣợng chƣa cao, thậm chí phải chỉnh sửa nhiều lần. Có những báo cáo ĐTM

chƣa tƣ vấn đƣợc cho cơ quan quản lý dự án những biện pháp giảm thiểu các tác

động xấu của môi trƣờng có tính khả thi cao, các biện pháp đƣa ra còn chung chung,

thiếu cụ thể.

Cũng có những báo cáo ĐTM đƣa ra những biện pháp bảo vệ môi trƣờng

không khả thi không phù hợp với điều kiện công nghệ và kinh tế của Chủ đầu tƣ,

không phù hợp với điều kiện thực tế về địa lý, địa hình của công trình, điều kiện tự

nhiên của khu vực công trình, trong khi Chủ đầu tƣ không có chuyên gia đủ năng

lực kiểm soát đƣợc việc này dẫn đến các biện pháp đó bị vô hiệu hoá.

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

20

b. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM

Qua tìm hiểu tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trƣờng

(ĐTM) trong quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông của

ngành GTVT (từ năm 2005 đến 2009), có thể nhận xét các Chủ dự án về cơ bản đã

tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ môi trƣờng

(ứng với từng thời điểm mà các văn bản đó có hiệu lực thi hành) trong quá trình

thực hiện dự án, hầu hết các dự án đã tiến hành lập báo cáo ĐTM và đƣợc các cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: Bộ Tài nguyên và môi trƣờng: 19 dự án

(tính đến 2008); Bộ Giao thông vận tải: 32 dự án (tính đến 2009).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do một số yếu tố khách quan cũng nhƣ

chủ quan, công tác đánh giá tác động môi trƣờng vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhƣ

sau đây.

c. Những vấn đề tồn tại

Sự hạn chế của các văn bản pháp luật

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính

phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trƣờng (Luật BVMT năm 1993) hoạt

động đánh giá tác động môi trƣờng có nhiều thay đổi và các quy định pháp luật về

bảo vệ môi trƣờng đã có nhiều bất cập, gây khó khăn và lúng túng khi thực hiện. Do

đó, năm 2005 Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi đã đƣợc ban hành và sau đó là các

văn bản dƣới luật nhằm thay thế và điều chỉnh những bất cập của luật và các văn

bản trƣớc, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng nhƣ thi hành luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh

tế, xã hội các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung và văn bản liên

quan đến hoạt động ĐTM nói riêng đã liên tục thay đổi và cập nhật cộng với năng

lực về quản lý và thi hành của các cơ quan, đơn vị liên quan còn hạn chế nên việc

thực hiện ĐTM chƣa đạt hiệu quả cao, các quy định về bảo vệ môi trƣơng còn

chồng chéo chƣa đồng bộ.

Trong khi các văn bản dƣới luật nhƣ nghị định, thông tƣ chƣa đáp ứng đƣợc

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

21

yêu cầu thì các văn bản hƣớng dẫn liên quan đến công tác ĐTM cũng có những hạn

chế và bất cập, đặc biệt các hƣớng dẫn theo chuyên ngành. Hầu hết công tác ĐTM

phải tuân thủ các quy định về BVMT liên quan do Bộ TNMT quy định, trong khi

các quy định, hƣớng dẫn đó chỉ mang tính khái quát, chung chung nên khi áp dung

thực hiện còn gặp khó khăn (ví dụ Quy định về nội dung của Cam kết BVMT tại

Thông tƣ 05/2008/TT-BTNMT của Bộ TNMT nếu áp dung đối với các nhà máy

công nghiệp thì thuận lợi nhƣng khi áp dụng đối với dự án xây dựng công trình giao

thông thì nhiều tƣ vấn còn khá lúng túng). Mặt khác, do thiếu nguồn nhân lực, kinh

phí hạn hẹp nên các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng chƣa xây dựng đƣợc đầy

đủ, chi tiết các hƣớng dẫn kỹ thuật và quy trình quản lý về BVMT thuộc phạm vi,

trách nhiệm của mình.

Một vấn đề nữa là việc quy định lập báo cáo ĐTM cho dự án chỉ thực hiện

một lần và thẩm định phê duyệt trƣớc khi xin cấp phép xây dựng, quy định này vô

hình chung ảnh hƣởng đến việc xem xét các vấn đề môi trƣờng ngay từ khâu lựa

chọn vị trí, hƣớng tuyến công trình (ví dụ việc xem xét lựa chọn các phƣơng án vị

trí, quy mô công trình thƣờng đƣợc thực hiện ngay tại khâu lập báo cáo đầu kỳ).

Tuy nhiên, do không bị bắt buộc nên trong giai đoạn này thƣờng không có sự tham

gia của các chuyên gia về môi trƣờng. Một số dự án tƣ vấn lập báo cáo ĐTM chi

tham gia vào thời điểm dự án đã đến khi lập báo cáo cuối kỳ (phƣơng án vị trí, quy

mô đã đƣợc quyết định), thậm chí khi dự án đã đƣợc phê duyệt (quyết định duyệt dự

án đầu tƣ).

Sự tuân thủ các quy định pháp luật

Về cơ bản các chủ đầu tƣ, hoặc đại diện chủ đầu tƣ đã tuân thủ khá nghiêm

túc các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động xây dựng công trình giao

thông. Tuy nhiên, đa số chỉ tập trung thực hiện đánh giá tác dộng môi trƣờng đối

với các dự án phải lập báo cáo ĐTM mà thiếu sự quan tâm đối với các dự án phải

lập CKBVMT (theo quy định những dự án không phải lập báo cáo ĐTM thì phải

lập CKBVMT) thậm chí có dự án đã bỏ qua việc này.

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

22

Vẫn còn tình trạng sau khi đã lập báo cáo ĐTM và đƣợc cơ quan thẩm quyền

phê duyệt nhiều dự án đã bỏ qua khâu quản lý hậu ĐTM (vì cho rằng đã duyệt báo

cáo ĐTM rồi là coi nhƣ đã thực hiện xong về công tác môi trƣờng).

Tình trạng không tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm túc các quyết định

phê duyệt báo cáo ĐTM của các cơ quan thẩm quyền còn tồn tại (một số dự án vẫn

gây ô nhiễm bụi trong quá trình thi công hoặc thi công kéo dài so với quy định gây

bức xúc cho cộng đồng dân cƣ sở tại và ngƣời tham gia giao thông).

Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của một bộ phận quản lý và các nhà

thầu về công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa cao, công tác quản lý còn lơi lỏng và thiếu

các chế tài để thực hiện.

Sự phối hợp giữa tƣ vấn lập dự án và tƣ vấn môi trƣờng hạn chế

Về nguyên tắc, để báo cáo ĐTM có đƣợc chất lƣợng cao thì sự phối hợp giữa

tƣ vấn lập dự án và tƣ vấn môi trƣờng cần phải thƣờng xuyên và liên tục. Trong

thực tế thì sự phối hợp giữa hai bộ phận này còn rất hạn chế thậm chí có dự án

không có sự phối hợp. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do nhận thức của các

tƣ vấn lập dự án về BVMT còn yếu, các cơ quan này xa nhau về mặt địa lý, năng

lực của một số tƣ vấn môi trƣờng còn hạn chế về nguồn nhân lực và chuyên môn kỹ

thuật môi trƣờng; Chủ đầu tƣ (dự án) thiếu sâu sát, thiếu cán bộ chuyên trách để

thẩm định sơ bộ trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

Sự hạn chế trong phối hợp lập dự án đầu tƣ giữa chủ đầu tƣ, tƣ vấn lập dự án

và tƣ vấn môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định, lúng túng trong

những trƣờng hợp dự án có ảnh hƣởng đến bảo tồn đa dạng sinh học, đôi khi vấn đề

bảo tồn bị xem nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếng nói của tƣ vấn môi trƣờng

trong quá trình lập dự án còn hạn chế, thiếu sự tham gia của chuyên gia môi trƣờng

ngay từ khâu xem xét lựa chọn hƣớng tuyến, lựa chọn vị trí công trình.

Hoạt động sau thẩm định còn yếu

Theo báo cáo tổng quan tình hình đánh giá tác động môi trƣờng năm 2008

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

23

của Bộ TN&MT hoạt động sau thẩm định ĐTM trong cả nƣớc trên tất cả các lĩnh

vực nhìn chung còn yếu, nguyên nhân chính là do chƣa có những quy định pháp

luật cụ thể, thiếu nguồn nhân lực, vật lực để các cơ quan quản lý các cấp tiến hành

hoạt động này, đây là tình trạng chung về ĐTM trong cả nƣớc, kể cả với công trình

trọng điểm và các lĩnh vực kinh tế khác, nhƣ nông nghiệp, xây dựng đô thị, công

nghiệp. Hoạt động sau thẩm định đối với các dự án xây dựng kết cấu công trình

giao thông cũng không là ngoại lệ, thực tế là vẫn có những dự án không thực hiện,

hoặc thực hiện không chƣa tốt việc kiểm tra, giám sát chất lƣợng môi trƣờng, lập

báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ gửi các cơ quan thẩm quyền theo quyết định

phê duyệt báo cáo ĐTM.

Nguyên nhân là hầu hết các chủ đầu tƣ hoặc đại diện chủ đầu tƣ chƣa có cán

bộ chuyên môn về môi trƣờng theo dõi, giám sát và tham mƣu cho lãnh đạo về các

vấn đề môi trƣờng của dự án, các cán bộ theo dõi hầu hết là thuộc chuyên ngành

khác và kiêm nhiệm thêm, trong khi đó các công việc về môi trƣờng chỉ là phần thứ

yếu của những ngƣời này. Nguyên nhân khác nữa là trong quá trình chuẩn bị dự án

việc lập kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc

quan tâm.

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

24

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Một số nét chính về Vườn Quốc gia Cúc Phương

a. Lịch sử-địa lý

Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của ngƣời

tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã đƣợc phát hiện nhƣ mồ mả, rìu đá, mũi

tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền ... trong một số hang động ở đây chứng

tỏ con ngƣời đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trƣớc.

Năm 1960, rừng Cúc Phƣơng đƣợc công nhận là khu bảo tồn rừng và đƣợc thành

lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha, đánh

dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8

tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trƣờng Cúc Phƣơng thành VQG Cúc Phƣơng.

Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách

nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phƣơng đƣợc nêu

trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ

Việt Nam với phân hạng quản lý là Vƣờn quốc gia có diện tích 25.000 ha.

Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vƣờn quốc gia đƣợc phê duyệt ngày 9

tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong đó, ranh giới của vƣờn đƣợc

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

25

xác định lại với tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh

Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh

Hòa Bình. Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông.

b. Địa hình- Thủy văn

Cúc Phƣơng nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá

vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hƣớng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ƣu thế là kiểu karst

tự nhiên, hình thành trong lòng đại dƣơng cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi

này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng

đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vƣờn quốc gia có chiều dài khoảng 25

km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của

dãy núi. Địa hình karst ảnh hƣởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phƣơng.

Phần lớn nƣớc trong vƣờn quốc gia bị hệ thống các mạch nƣớc ngầm hút rất nhanh,

nƣớc sau đó thƣờng chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sƣờn của vƣờn quốc gia. Do

vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vƣờn, mà chỉ có

một dòng chảy thƣờng xuyên là sông Bƣởi. Con sông này nằm ở phía tây của vƣờn,

chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phƣơng còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ

chứa nƣớc Yên Quang. Hồ cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

các vùng lân cận.

c. Đa dạng sinh học

Theo bài viết giới thiệu về “Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng” Bách khoa toàn

thƣ trang điện tử Wikipedia tiếng Việt:

Thực vật:

Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3

họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện tích chỉ

bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nƣớc nhƣng hệ thực

vật Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài

của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt

Nam. Thảm thực vật Cúc Phƣơng với ƣu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

26

hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vƣợt tán đạt đến độ

cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thƣờng không liên tục và đôi khi sự phân

tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất

mặt thƣờng mỏng. Vƣờn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn nhƣ chò

xanh, chò chỉ hay đăng, hiện đang đƣợc bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây

cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Cúc Phƣơng có hệ thực vật

phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê đƣợc gần 2.000 loài thực vật có

mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật

Cúc Phƣơng là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt

quế, Cói, Lan và Ô rô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phƣơng là tập hợp yếu tố địa lý thực

vật bao gồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanma và Malesia. Đến nay, đã có 3

loài thực vật có mạch đặc hữu đƣợc xác định cho hệ thực vật Cúc Phƣơng là hồ trăn

Cúc Phƣơng, mua Cúc Phƣơng và cui Cúc Phƣơng. Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng

cũng đƣợc xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam.

Động vật:

Rừng Cúc Phƣơng có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài

thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), trện 300 loài chim, 76 loài bò sát,

46 loài lƣỡng cƣ, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách

đỏ Việt Nam. Cúc Phƣơng là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về

mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trƣởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở

mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn

cầu là Cầy vằn, loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phƣơng

cũng có hơn 40 loài dơi đã đƣợc ghi nhận tại đây.

Đến nay, đã có 313 loài chim đƣợc xác định ở Cúc Phƣơng. Cúc Phƣơng

nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ, tuy

nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn đƣợc ghi nhận tại đây là khƣớu mỏ

dài. Cúc Phƣơng đƣợc công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam.

Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã đƣợc điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phƣơng trong

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

27

đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã đƣợc ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây

trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã đƣợc

nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá đƣợc ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với

vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc Phƣơng. Cúc Phƣơng đã xác định đƣợc 280

loài bƣớm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc

Phƣơng vào năm 1998.

d. Giá trị về du lịch

VQG Cúc Phƣơng là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm

nghìn lƣợt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong

phú, chiêm ngƣỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chƣơng trình du lịch

sinh thái, nghỉ dƣỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trong

khuôn viên rừng có một số điểm du lịch sau:

+ Vườn thực vật Cúc Phương là khu vực đƣợc xây dựng nhằm sƣu tập gây

trồng các loài cây quý hiếm của Cúc Phƣơng, Việt Nam và Thế giới. Đây là một

trong ba vƣờn thực vật tầm cỡ của thế giới theo danh sách đƣợc công bố năm 1997.

Tuyến đƣờng thăm vƣờn dễ dàng, với quãng đƣờng đi bộ là 3km.

+ Trung tâm du khách Cúc Phương đƣợc xây dựng do tổ chức AusAid và

FFI tài trợ và đây cũng là Trung tâm giáo dục du khách đầu tiên đƣợc thành lập ở

Đông Dƣơng. Đây là điểm tham quan và cũng là nơi làm thủ tục cần thiết trƣớc khi

vào thăm rừng.

+ Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương có nhiệm vụ cứu hộ từng

cá thể các loài thú Linh Trƣởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc

đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…) từ tịch thu bắt giữ;

thả động vật về với tự nhiên; nghiên cứu về thú Linh Trƣởng nhƣ việc tìm kiếm

thức ăn, tập tính sinh hoạt, môi trƣờng, không gian sống.

+ Động Người Xưa là một di tích cƣ trú và mộ táng của ngƣời tiền sử, là

trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá

nằm trong đối tƣợng bảo vệ của VQG Cúc Phƣơng.

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

28

+ Hang Con Moong nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật

phong phú, đa dạng vì vậy đã đƣợc ngƣời cổ chọn làm nơi cƣ trú lâu dài. Hang rộng

và dài, có 2 cửa thông nhau. Hang Con Moong có địa tầng văn hoá khá dầy, có cấu

tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro

than.

+ Cây đăng cổ thụ là một cây đại thụ cao 45m, đƣờng kính tới 5m và có bộ

rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m. Từ cổng theo đƣờng ô tô, qua động Ngƣời

Xƣa chừng 2 km, phía bên trái là đƣờng dẫn đến cây đăng cổ thụ dài 3 km. Vƣợt

qua 5 dốc đá, với nhiều quần xã thực vật. Đó là cây bẩy lá một hoa (thất diệp nhất

chi hoa); là những dây leo thân gỗ đƣờng kính 20-30 cm dài khoảng 100m, chỉ có ở

Cúc Phƣơng. Trên đƣờng tới cây đăng có thể quan sát những loài chim quý nhƣ

nuốc bụng đỏ, gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng hoặc thú nhƣ đon, sóc đen, sóc bụng đỏ,

voọc mông trắng... .

+ Cây chò ngàn năm là cây đại thụ cao 45m, đƣờng kính 5m và có chu vi

hơn 20 ngƣời ôm mới hết. Từ trung tâm theo một con đƣờng mòn trong rừng già để

đến cây chò. Du khách sẽ gặp trên đƣờng dây leo bàm bàm khổng lồ với đƣờng

kính gốc 0,5m, chạy dài 1km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm

trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp

chết cây chủ. Du khách còn đƣợc chiêm ngƣỡng những cây Chò chỉ cao tới 70m,

thân thẳng, tròn đều. Thời gian cả đi và về cho tuyến này hết gần 3 tiếng.

+ Cây sấu cổ thụ là cây đại thụ cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè đƣợc phân ra từ

thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m. Trên đƣờng đến Cây

sấu, du khách cũng đƣợc chiêm ngƣỡng những dây leo thân gỗ; những loài Đa góp

cổ; những loài thực vật phụ sinh nhƣ tầm gửi, tổ diều, phong lan; các loài chim nhƣ

gõ kiến đầu đỏ, đuôi cụt bụng vằn... .

+ Bản người Mường từ Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vƣợt

đèo dốc với chiều dài chừng 16 km, du khách sẽ tới bản Mƣờng (bản Khanh thuộc

tỉnh Hoà Bình). Bản Khanh nằm bên sông Bƣởi với những nếp nhà sàn, ruộng bậc

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

29

thang… Đƣờng đến bản Mƣờng dài và phải qua nhiều dốc cao với thời gian từ 6-8

tiếng, tuyến đi này phải có hƣớng dẫn viên của Vƣờn.

+ Đỉnh mây bạc là đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phƣơng với độ cao

648m. Từ Trung tâm đi khoảng 3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá . Lên

đến đỉnh núi, giữa mây trời du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng và đồng

bằng của 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Tuyến đƣờng

đến Đỉnh mây bạc dài và nhiều dôc đá. Tuyến đi này phải có hƣớng dẫn viên của

Vƣờn đi cùng. Thời gian đi về khoảng 4 tiếng.

+ Hồ Yên Quang - động Phò Mã, hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi đền

cổ. Mặt nƣớc hồ là nơi hội tụ của nhiều loài chim nƣớc. Mặt hồ nƣớc in bóng những

vách núi, rừng cây. Chặng đƣờng đi bộ vào thăm động Phò Mã từ hồ số 3 dài

khoảng 2km, Du khách phải chuẩn bị giầy đi rừng, nƣớc uống và bắt buộc phải có

hƣớng dẫn viên của Vƣờn.

đ. Ứng cử di sản thế giới

Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng là 1 trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng

cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa

Lư). Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO

công nhận rừng Cúc Phƣơng là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang

Con Moong thuộc rừng Cúc Phƣơng là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa

chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tƣợng đề cử khác

trong bối cảnh tổng thể vƣờn Cúc Phƣơng.

e. Các vấn đề về bảo tồn

Khi thành lập, khu vực Cúc Phƣơng có khoảng 5.000 ngƣời sống trong vùng

lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 ngƣời sống dọc theo bờ sông Bƣởi bên trong vƣờn.

Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vƣờn, phần lớn sống phụ thuộc vào

các nguồn tài nguyên bên trong vƣờn. Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi.

Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng nhƣ việc đi lấy thân chuối làm thức

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

30

ăn gia súc diễn ra thƣờng xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm

suy giảm nghiêm trọng số lƣợng các loài thú, chim và bò sát trong vƣờn. Một số

loài thú lớn nhƣ hổ, vƣợn đen má trắng đã tuyệt chủng ở Cúc Phƣơng do sức ép từ

các hoạt động săn bắn và diện tích của vƣờn là quá nhỏ không đáp ứng đƣợc yêu

cầu bảo tồn các loài này. Về khai thác du lịch, một lƣợng lớn du khách đến Cúc

Phƣơng cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vƣờn lại quá tập trung

vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng

sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vƣờn cũng dẫn đến một số khoảnh

rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng.

Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập

Trung tâm Cứu hộ Linh trƣởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phƣơng năm 1993 nhằm

nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vƣợn, cu li và voọc của Việt

Nam. EPRC nhận linh trƣởng từ các cơ quan nhà nƣớc tịch thu từ những đối tƣợng

buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm. Cúc

Phƣơng cũng là nơi triển khai Chƣơng trình Bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) và

Chƣơng trình bảo tồn rùa. Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể,

trong số đó 20 con đã ra đời trong trại. Sáu cặp cầy vằn đã đƣợc gửi đi Anh để tạo

quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ đƣợc gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý.

Dự án bảo tồn Cúc Phƣơng (CPCP) đã đƣợc Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật

hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Phối hợp với các tổ chức

hữu quan tại Việt Nam, FFI chƣơng trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World

Bank và GEF tài trợ có tên gọi là "Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông-

Cúc Phương" đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi

cũng nhƣ các loài hoang dã sống thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng

cƣờng năng lực cho các đơn vị liên quan. Dự án còn tăng cƣờng hiện trạng bảo tồn

các loài voọc mông trắng và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công

tác bảo tồn vùng núi đá vôi.

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

31

2.1.2. Một số nét chính về dự án đường Hồ Chí Minh nói chung, đoạn qua

Vườn Quốc gia Cúc Phương

a. Quy hoạch tổng thể đƣờng Hồ Chí Minh

Dự án đƣờng Hồ Chí Minh là một trong các công trình quan trọng Quốc gia

đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6

thông qua tại Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về chủ

trƣơng đầu tƣ xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh. Ngày 15 tháng 02 năm 2007, Thủ

tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch

tổng thể đƣờng Hồ Chí Minh.

Đƣờng Hồ Chí Minh đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn,

Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum,

Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phƣớc, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng,

Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà

Mau. Tổng chiều dài toàn tuyến đƣờng khoảng 3167 km.

Điểm đầu của tuyến đƣờng tại Pác Bó (tỉnh Cao Bằng) và điểm cuối tại Đất

Mũi (tỉnh Cà Mau). Tuyến chính (dài 2667 km) qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao

Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba

Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km 124+500 QL2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú

Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc,

Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Tân ấp, Khe

Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Tuý Loan, Hòa

Khƣơng, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, PleiKu, Buôn Ma Thuột, Gia

Nghĩa, Chơn Thành, ngã tƣ Bình Phƣớc, Tân Thạnh, Mỹ An, thị xã Cao Lãnh, cầu

Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lƣơng, Gò

Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.

Nhánh phía Tây (dài 500 km) qua các điểm: Khe Gát, đèo Ubò, Tăng Ký,

Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lƣới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

32

Việc đầu tƣ xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh theo Quy hoạch tổng

thể chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ năm 2000 – 2007): Đầu tƣ hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe,

bao gồm cả kiên cố hoá và chống sạt lở từ Hoà Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon

Tum). Tổng mức đầu tƣ ƣớc tính cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 với quy

mô mặt cắt ngang 2 làn xe là 41.020 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2007 – 2010): Nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao

Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau).

- Giai đoạn 3 (từ năm 2010 – 2020): Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bƣớc

xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt

và khả năng nguồn vốn, trong đó lƣu ý kết nối với quy hoạch hệ thống đƣờng sắt,

đƣờng ngang và các quy hoạch khác có liên quan.

b. Đoạn tuyến qua Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng

Đoạn tuyến qua vùng đệm phía tây Vƣờn Quốc gia (VQG) Cúc Phƣơng từ

Km92+424 đến Km99+907 với tổng chiều dài 7,5km, trong đó chiều dài đoạn nằm

trong khu vực thuộc quy hoạch VQG là 6.5km, có hƣớng tuyến bám theo tỉnh lộ

437 chạy dọc thung lũng sông Bƣởi thuộc địa phận 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá.

Địa hình khu vực này thấp, mùa lũ bị ngập trầm trọng do nƣớc dềnh sông Bƣởi với

chiều sâu ngập bình quân từ 6 -:- 6.5m so với cao độ tự nhiên.

Trong khu vực dự án thuộc phạm vi VQG có tộc ngƣời Mƣờng sống đã từ trên 5

đời, tại đây tài nguyên rừng đã bị tác động mạnh để lại trong vùng sinh cảnh canh

tác, xen kẽ với đất đai hoang hoá và một vài diện tích rừng thứ sinh nghèo kiệt, mức

độ đa dạng sinh học kém. Vì vậy đề xuất đƣợc biện pháp thi công hợp lý có tính đến

những tác động qua lại của lũ lụt và những ảnh hƣởng tới tính đa dạng sinh học của

VQG là một yêu cầu quan trọng.

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

33

Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch hƣớng tuyến đƣờng Hồ Chí Minh

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

34

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

Nhƣ đã trình bầy ở các phần trƣớc Luận văn này nghiên cứu quá trình ra

quyết định (các khâu trong quá trình ra quyết định) của một hoạt động phát triển và

xem dự án đƣờng Hồ Chí Minh trong phạm vi vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng làm

trƣờng hợp nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm các nội dung chính nhƣ

sau:

- Tổng quan nghiên cứu về quá trình ra quyết định;

- Thể chế, luật pháp;

- Quá trình ra quyết định đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Sự tham gia và ảnh

hƣởng của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định;

- Vấn đề đánh giá tác động môi trƣờng của dự án;

- Giải pháp nâng cao hiệu quả, tính khả thi trong lựa chọn hoạt động phát

triển và bảo tồn (sự cân nhắc phù hợp về sự đánh đổi).

2.2. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu

Có một số phƣơng pháp luận thƣờng đƣợc áp dụng để tìm hiểu mối quan hệ

giữa bảo tồn và phát triển, giữa môi trƣờng và phát triển. Những phƣơng pháp luận

đó là: phƣơng pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu quá trình ra quyết định,

phƣơng pháp tiêp cân hệ sinh thái (Ecosystem Approach), phƣơng pháp tiếp cận

đƣợc-đƣợc, phƣơng pháp phân tích các bên tham gia (stakeholder analysis) và

phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu này.

2.2.1. Tiếp cận tổng hợp

Trong khuôn khổ dự án dự án Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội

(ACSC), Paul Hirsch (2009) khi tìm hiều quá trình ra quyết định về đánh đổi, tác

giả đã đƣa ra một khung phân tích tổng hợp, trong đó đƣa ra việc nhìn nhận các

trƣờng hợp đánh đổi qua các lăng kính.

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

35

Lƣợng giá: tập trung vào các giá trị liên quan đến môi trƣờng, tài nguyên

thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển con ngƣời, công bằng…. và các khả năng

và hạn chế của việc đo đạc, tính toán, so sánh các cấp độ và các loại hình giá trị.

Quá trình: tập trung vào các quy trình và quan hệ thể chế mà thông qua đó

các đánh đổi đƣợc phát hiện và thƣơng thảo và các quyết định đƣợc thực thi.

Quyền lực: tập trung vào ảnh hƣởng của hành động có chiến lƣợc, sự ép

buộc một cách công khai, vận động ngầm, và quyền lực xác định các thuật ngữ và

phƣơng thức thƣơng thảo đánh đổi.

Hình 2.2: Quá trình ra quyết định theo cách tiếp cận tổng hợp

a. Lƣợng giá

Có nhiều phƣơng pháp và cơ chế lƣợng giá tài nguyên và nhiều cơ chế để

chia sẻ lợi ích và chi phí. Tuy nhiên việc áp dụng còn nhiều hạn chế dẫn tới sự bất

công bằng trong chia sẻ lợi ích giữa các bên và ở các cấp độ khác nhau.

Quyết định đƣợc đƣa ra có mức độ tác động khác nhau theo cấp độ. Thƣờng

thì ngƣời dân địa phƣơng bị ảnh hƣởng lớn bởi quyết định đánh đổi và những cơ

chế bồi thƣờng lại không đền đáp một cách đầy đủ. Đó là chƣa kể đến các cơ chế về

Quyền lực Quá trình Lƣợng giá

Giả thuyết và nguyên tắc

Câu chuyện

và quan

điểm

Lăng kính tổng hợp

Nghiên cứu

ngành

Bất cập

Kết nối các

bất cập

Thu hẹp

bất cập

Ghi nhận

các bất cập

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

36

chia sẻ lợi ích một cách hợp lý chƣa đƣợc xây dựng và thực hiện. Ví dụ nhƣ việc

xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, ngƣời dân lòng hồ bị di chuyển vì mục đích

quốc gia trong khi đó chính họ lại không có điện.

Trƣờng hợp về Wolfram ở VQG Chƣ Mom Rây có thể gợi ý sự cần thiết của

việc cung cấp các nghiên cứu hệ thống và thuyết phục về lƣợng giá giá trị của bảo

tồn và dịch vụ hệ sinh thái. Những cơ sở khoa học này có thể là nền tảng cho việc

đƣa ra nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau và giúp ích cho những ngƣời ra

quyết định.

Hiện nay một số cơ chế nhƣ chi trả cho dịch vụ môi trƣờng (PES), giảm

thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) còn đang đƣợc thảo luận và

thử nghiệm thì việc xem xét các cơ chế đã thực hiện đề tìm ra các bất cập là hết sức

cần thiết.

b. Quá trình

Từ các ví dụ về đánh đổi trên có thể thấy rằng sự tham gia của các bên trong

quá trình ra quyết định còn chƣa đầy đủ. Cộng đồng địa phƣơng thƣờng là ít có cơ

hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong khi chính họ lại là đối tƣợng bị ảnh

hƣởng bởi quyết định đó. Ở trƣờng hợp di dân có thể thấy, xung đột giữa các bên

trong sử dụng tài nguyên có thể đƣợc hạn chế khi có sự tham gia của nhiều bên

trong quá trình ra quyết định ban đầu.

Trong tất cả các trƣờng hợp về đánh đổi thì việc ranh giới các vấn đề của

mỗi bên liên quan cũng khác nhau và do vậy cũng ảnh hƣởng tới sự ra quyết định.

Nhà lập chính sách có quan điểm và mục tiêu liên quan đến di dân trên cấp độ cao

trong khi các tác động ở cấp độ địa phƣơng cũng cần đƣợc xem xét.

Trong trƣờng hợp này việc áp dụng phƣơng pháp phân tích quyết định đa chỉ

tiêu (Multi-Criteria Decision Analysis - MCDA) là một trong các giải pháp tốt để có

thể có sự tham gia rộng hơn và thảo luận nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau

trƣớc khi ra quyết định.

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

37

c. Quyền lực

Vai trò của các bên trong quá trình ra quyết định, đặc biệt một số bên liên

quan chính là hết sức quan trọng. Tiếp cận này xem xét cơ cấu về thể chế và quyền

lực hình thành và ảnh hƣởng ở các cấp độ khác nhau.

Trong nhiều trƣờng hợp các bên có quyền lực có thể đƣa vấn đề phát triển

kinh tế xã hội thành lợi ích của quốc gia và đƣa các vấn đề bảo tồn trở thành các

vấn đề và lợi ích địa phƣơng với quy mô và mức độ thấp hơn. Trƣờng hợp chuyển

đổi từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất là một ví dụ rõ ràng cho thấy quyền lực đã

hình thành nên các đánh đổi và lựa chọn. Do vậy, một giả thuyết cần kiểm chứng

với nhiều trƣờng hợp nghiên cứu khác là các quyết định về đánh đổi thƣờng phụ

thuộc vào lợi ích và quan tâm của một nhóm ngƣời (self interest).

Nghiên cứu này nhìn nhận quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn

và phát triển lấy trƣờng hợp đƣờng Hồ Chí Minh đi qua Cúc Phƣơng và nhìn dƣới

các lăng kính trên để phân tích, phát hiện các đánh đổi, bất cập xảy ra trong quá

trình ra quyết định.

2.2.2 .Tiếp cận hệ sinh thái

Quản lý hệ sinh thái là một khái niệm gắn liền với quy hoạch và quản lý tài

nguyên. Hệ sinh thái gắn kết với cộng đồng động thực vật và cộng đồng con ngƣời,

với môi trƣờng mà chúng tƣơng tác. Các hệ sinh thái hoạt động tốt là sự sống còn

của nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, là sản phẩm mà con ngƣời sử dụng để ổn

định kinh tế và cuộc sống. Phƣơng pháp tiếp cận này nhìn nhận mối quan hệ qua lại

giữa môi trƣờng tự nhiên và sức khoẻ, kinh tế ổn định, và nhấn mạnh sự kết hợp

giữa bảo vệ và bảo tồn cả hai lĩnh vực.

Phƣơng pháp tiếp cận này có tính chất nhƣ một phƣơng pháp ổn định và bảo

tồn các hệ tự nhiên, chức năng và giá trị của chúng. Đây là phƣơng pháp lấy mục

đích làm cơ sở, và đƣợc xây dựng trên sự phát triển kết hợp các yếu tố sinh thái,

kinh tế và chính trị. Cách tiếp cận quản lý tài nguyên truyền thống thƣờng đƣợc áp

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

38

dụng với điểm cụ thể. Trong khi đó, phƣơng pháp tiếp cận theo hệ sinh thái hƣớng

tới mục đích về không gian và thời gian lớn hơn.

2.2.3. Tiếp cận được-được (win-win)

Tiếp cận và kịch bản win - win (đƣợc - đƣợc) đã đƣợc đề cập khá phổ biến

trong các diễn đàn về môi trƣờng và nghèo đói (Mục tiêu thiên niên kỷ, Sáng kiến

về nghèo đói và môi trƣờng, Công ƣớc về đa dạng sinh học v.v.). Ở Việt Nam, khái

niệm phát triển bền vững, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay cân bằng giữa bảo

tồn và phát triển có thể đƣợc coi là những khái niệm đƣợc diễn giải trên cơ sở tiếp

cận “win-win” phổ biến này (Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, Thomas McShane

trong bài viết trình bày tại Hội thảo Việt Nam học tháng 10 năm 2008).

Trƣớc tình trạng suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng, nhiều dự án về bảo tồn và phát triển tổng hợp (ICDP

– Integrated Conservation Development Projects), bảo tồn dựa vào cộng đồng

(CBCM- Community Based Conservation Management) trong những năm vừa qua

cũng thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận về bảo tồn theo hƣớng này. Kết quả

tổng kết cho thấy có tới 15 dự án ICDP đƣợc thực hiện ở 21 Vƣờn quốc gia (VQG)

và Khu bảo tồn (KBT) ở Việt Nam trong gian đoạn từ 1992 - 2001. ICDP là một

cách tiếp cận để đáp ứng các ƣu tiên về phát triển xã hội và mục tiêu bảo tồn (Sajel

Worah, 2001). ICDP cũng nhằm hài hoà các lợi ích của địa phƣơng, quốc gia, khu

vực và quốc tế (ICDP working group, 2001). Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng cho

thấy để đạt đƣợc kết quả “đƣợc - đƣợc” đó quả là một thách thức lớn.

Việc ra quyết định về bảo tồn và phát triển để vừa bảo tồn đƣợc thiên nhiên,

bảo vệ môi trƣờng lại vừa cải thiện đƣợc đời sống của ngƣời dân, đảm bảo phát

triển bền vững là sự lựa chọn đầy khó khăn. Trong đó để đạt đƣợc một giá trị nào

đó thì phải mất đi một giá trị khác (ACSC, 2008). Tổng quan các nghiên cứu trên

thế giới cho thấy có thể có một số trƣờng hợp win-win xảy ra ở một địa điểm và

thời gian xác định và ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các đánh đổi vẫn tồn tại, có sự mất

mát về các khía cạnh văn hóa, xã hội và sinh thái xảy ra nhƣng vẫn chƣa đƣợc ghi

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

39

nhận hoặc nhìn nhận một cách thấu đáo. Đôi khi có cách giải pháp mang tính đền

bù cho sự mất mát đó nhƣng vẫn chƣa thực sự có hiệu quả. Nhiều cách tiếp cận nhƣ

cung cấp sinh kế thay thế cho ngƣời dân địa phƣơng, hỗ trợ việc thành lập và cung

cấp kinh phí cho các tổ tuần tra rừng cộng đồng, hỗ trợ tài chính cho bảo vệ rừng,

hay một số cách tiếp cận mới nhƣ: Chi trả cho dịch vụ môi trƣờng (PES - Payment

for Environmental Services), hay Giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng

(REDD - Reduced Emmisions from Deforestation and Degradation) đã và đang

đƣợc thử nghiệm và áp dụng ở Việt Nam nhƣ là phƣơng pháp để hài hoà giữa mục

tiêu bảo tồn và phát triển và chia sẻ chi phí - lợi ích giữa các cấp độ địa phƣơng,

quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, những tiếp cận này còn gặp nhiều trở ngại. McShane và Wells

(2004) đã kết luận rằng các dự án bảo tồn và phát triển thƣờng dựa trên các giả

thuyết thiếu tính chắc chắn hoặc thiếu minh chứng và thƣờng bị ảnh hƣởng bởi các

tiếp cận win-win. Không những thế các dự án thƣờng thất bại trong việc thoả mãn

lợi ích của rất nhiều bên liên quan cũng nhƣ bỏ qua các lợi ích và giá trị quan trọng.

Do đó việc cần thiết phải có cách tiếp cận thực tế hơn về đánh đổi (trade-offs).

McElwee (2008) đã chỉ ra rằng các tiếp cận và các hoạt động của các dự án ICDP

chủ yếu dựa trên mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng và tiếp cận theo kiểu vì ngƣời

nghèo (pro-poor) nên không hiệu quả. Tác giả đã nhấn mạnh việc cần thiết phải chú

ý tới các yếu tố hộ gia đình nhƣ các hộ trung lƣu, các hộ gia đình trẻ mà phụ thuộc

nhiều vào khai thác tài nguyên rừng. Trong phân tích tổng quan về việc áp dụng tiếp

cận Chi trả dịch vụ môi trƣờng (PES), Bùi Dũng Thế và Hồng Bích Ngọc (2006) đã

nêu lên khó khăn cho việc thực hiện là sở hữu tài nguyên ở Việt Nam nhƣ hệ thống

rừng đặc dụng thuộc sở hữu nhà nƣớc.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự đánh đổi nào đó trong quá

trình quyết định và có sự đƣợc và mất trong quá trình ra quyết định đó. Để đạt đƣợc

cái gọi là “win-win” quả là một thách thức lớn. Tìm hiểu việc ra quyết định về đánh

đổi và các yếu tố ảnh hƣởng tới đánh đổi trở nên hết sức cần thiết.

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

40

2.2.4. Phương pháp phân tích các bên tham gia

Theo Jones và Carwell (2004), phân tích các bên tham gia là một quá trình

thu thập và phân tích có hệ thống các thông tin định tính để quyết định sẽ quan tâm

đến lợi ích của nhóm (cá nhân hoặc tổ chức) nào khi xây dựng và thực hiện chính

sách. Phƣơng pháp này bao gồm các yếu tố nhƣ hiểu biết về chính sách, mối quan

tâm đến chính sách, quan điểm tán thành hay phản đối chính sách, khả năng liên

minh với các nhóm khác, và khả năng ảnh hƣởng tới quá trình ra chính sách (thông

qua quyền lực và sự lãnh đạo). Phƣơng pháp này giúp các nhà hoạch định chính

sách và quản lý phát hiện đƣợc các nhóm chính và đánh giá sự hiểu biết, mối quan

tâm, khả năng liên minh của các nhóm với chính sách. Đồng thời phƣơng pháp này

giúp các nhà hoạch định chính sách có mối quan hệ gắn bó và có hiệu quả đối với

các bên tham gia nhằm tăng cƣờng sự ủng hộ của họ đối với chính sách. Mối quan

hệ này giúp các nhà quản lý phát hiện và có biện pháp kịp thời nhằm ngăn ngừa sự

hiểu nhầm dẫn tới phản đối chính sách. Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp phân

tích các bên tham gia đƣợc sử dụng để tìm hiểu quá trình xây dựng chính sách

chƣơng trình có liên quan đến bảo tồn và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

2.2.5. Phỏng vấn sâu

Tác giả đã thực hiện nghiên cứu tại Cúc Phƣơng và phỏng vấn các bên liên

quan tại Hà Nội và Cúc Phƣơng nhƣ (cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức lập dự án

đầu tƣ, tổ chức lập ĐTM, đại diện Ban quản lý VQG, đại điện chính quyền địa

phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng để xác định vai trò của họ trong quá trình tham vấn

thực hiện ĐTM, ý kiến của họ về tác động của dự án đƣờng Hồ Chí Minh tới đời

sống địa phƣơng và đa dạng sinh học. (Xem phụ lục số 1 – câu hỏi thảo luận với các

bên tham gia).

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

41

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phƣơng pháp luận, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu với đối

tƣợng nghiên cứu là Dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Vƣờn Quốc gia Cúc

Phƣơng, báo cáo này nghiên cứu, phân tích ba (03) yếu tố chính về đánh đổi đó là:

lượng giá, quá trình ra quyết định và quyền lực. Trong đó, yếu tố đƣợc xem là vấn

đề trọng tâm để nghiên cứu là “quá trình ra quyết định”, đây cũng có thể coi là yếu

tố quan trọng và có ảnh hƣởng lớn đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát

triển của dự án đƣờng Hồ Chí Minh. Dƣới đây là một số kết quả nghiên cứu bƣớc

đầu, phân tích, nhận định của bài viết này:

3.1. Lƣợng giá

Qua nghiên cứu và các tài liệu của dự án đƣờng Hồ Chí Minh bƣớc đầu có

thế đƣa ra một số nhận định:

- Hiểu biết về lƣợng giá tại thời điểm thực hiện dự án của các chuyên gia lập

dự án đầu tƣ đƣờng Hồ Chí Minh là khá hạn chế, đặc biệt chƣa có tổ chức hoặc cá

nhân nào đánh giá hay lƣợng giá mang tính tổng hợp cho cả ba vấn đề kinh tế-xã

hội và môi trƣờng, đa dạng sinh học (bằng chứng là không có đánh giá tổng hợp

nào đƣợc nêu trong báo cáo (báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT)).

- Có thể thấy rằng đây là một điểm yếu của Việt Nam trong việc nghiên cứu

lƣợng giá giữa đƣợc và mất khi thực hiện các dự án đầu tƣ nói chung và các dự án

công trình giao thông nói riêng (bằng chứng là hầu nhƣ chƣa có báo cáo ĐTM nào

hoặc báo cáo phân tích dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án giao thông nào

đánh giá (định lƣợng) đƣợc đầy đủ về cái đƣợc và mất của giá trị của kinh tế dự án

mang lại; giá trị về môi trƣờng, giá trị sinh thái, đa dạng sinh học mà dự án mang đi.

- Qua nghiên cứu một số báo cáo NCKT và báo cáo NCKT của dự án đƣờng

Hồ Chí Minh (đoạn qua Cúc Phƣơng) thấy rằng vấn đề lƣợng giá đƣợc đề cập trong

các báo cáo này chủ yếu là các phần định lƣợng về giá chi phí cho dự án ứng với

từng phƣơng án để so sánh phƣơng án đầu tƣ. Các lƣợng giá về giá trị môi trƣờng

và đa dạng sinh học hầu nhƣ không có nguyên nhân chủ yếu theo một số ngƣời

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

42

đƣợc phỏng vấn (xin không đƣợc nêu tên) cho rằng các lƣợng giá này thuộc về

trách nhiệm của tƣ vấn lập báo cáo ĐTM. Mặt khác, các chuyên gia lập dự án cũng

không có kiến thức và khả năng để thực hiện việc này. Nhƣ vây, các vấn đề về phát

triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng đã không đƣợc cùng so sánh và vì vậy các sự lựa

chọn ra quyết định có thể bị khập khiễng, mất cân đối.

- Đối với báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phƣơng việc lƣợng giá có đƣợc thực

hiện (đã lƣợng giá đƣợc các giá trị về môi trƣờng, tài nguyên sinh thái và đa dạng

sinh học). Báo cáo đã đƣa ra đƣợc các kịch bản (05 kịch bản), sau khi các kịch bản

đƣợc loại từ còn lai hai (02) kịch bản để xem xét. Trong quá trình xem xét để quyết

định lựa chọn phƣơng án. Các vấn đề về: kinh tế, môi trƣờng, xã hội đƣợc lƣợng giá

(mặc dù có thể việc lƣợng giá chƣa đƣợc sức thuyết phục cao) và vấn đề đánh đổi

đƣợc nêu ra xem trong bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Tổng quan so sánh giữa các kịch bản

Đi qua Cúc Phƣơng Tránh Cúc Phƣơng

Đƣợc Mất Đƣợc Mất

Tuyến ngắn

(31km)

Tác động trực tiếp đi

qua vùng đệm

Tránh đƣợc

Cúc Phƣơng Tuyến dài 59km

Khối lƣợng đào

đắp ít (khoảng 1,7

triệu mét khối)

Tác động đến đa dạng

sinh học (Chủ yếu là

sự giao lƣu và di

chuyển của động vật)

Tác động ít

hơn đến đa

dạng sinh học

Khối lƣợng đào đắp

lớn (khoảng 2,7 triệu

mét khối)

Giải phóng mặt

bằng ít (87 hộ)

Chi phí GPMB: 5

tỷ

Ảnh hƣởng đến phát

triển, mở rộng vùng

lõi của Vƣờn

Không ảnh

hƣởng đến

phát triển

Vƣờn

Giải phóng mặt bằng

nhiều (921 hộ)

Chi phí GPMB: 48 tỷ

Tổng mức đầu tƣ

thấp (368 tỷ)

Tổng mức đầu tƣ

cao (749 tỷ)

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

43

Tác động đến thủy

văn, ngập lụt ít

(khu vực Cúc

Phƣơng

Tác động đến thủy

văn, ngập lụt nhiều

(huyện Cẩm Thủy,

huyện Nho Qua,

Ninh Bình và Thạch

Quảng , Thanh Hóa

Đánh giá sơ bộ (qua bảng 3.1 trên) có thể thấy là các kết quả lƣợng giá đối

với phần về kỹ thuật và kinh phí đầu tƣ là khá chi tiết. Tuy nhiên, phần lƣợng giá về

môi trƣờng sinh thái còn chung chung, thiếu cụ thể và còn thiếu (ví dụ giá trị về bảo

tồn, giá trị về điều tiết khí hậu,…). Mặc dù việc lƣợng giá về đa dạng sinh học đã

đƣợc thực hiện riêng nhƣng kết quả cũng chƣa phả ánh đƣợc đủ các vấn đề liên

quan. Bảng 3.2. dƣới đây là những lƣợng giá so sánh về đa dạng sinh học làm căn

cứ lựa chọn.

Bảng 3.2. So sánh giữa các kịch bản qua lƣợng giá đa dạng sinh học

Yếu tố so sánh Phƣơng án qua Vƣờn

(phƣơng án cầu cạn) Phƣơng án tránh

Rừng nguyên sinh Không có Không có

Rừng thức sinh Đang tồn tại Đang tồn tại

Hệ động vật nói chung Phong phú Phong phú

Động vật quý hiếm Không phát hiện đƣợc Không phát hiện đƣợc

Ngăn cản di chuyển, giao lƣu

của động vật

Hoàn toàn không Ảnh hƣởng đến động vật

nuôi

Đã chịu tác động của con ngƣời Mạnh Mạnh

Khả năng tiếp cận của con

ngƣời đến vƣờn

Ít Dễ dàng

Khả năng giảm thiểu tác động

của con ngƣời đến vƣờn

Tương đối dễ Khó

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

44

Quyết định cuối cùng đã đƣợc đƣa ra (lựa chọn phƣơng án đia qua Cúc

Phƣơng) với lý do: phƣơng án chọn có nhiều ƣu điểm hơn; các vấn đề về đa dạng

sinh học sẽ đƣợc giải quyết bằng việc thay thế phƣơng án đắp đƣờng bằng phƣơng

án làm cầu cạn để giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái.

Nhận xét:

Vấn đề lƣợng giá về giá trị của hệ sinh thái đã đực nêu ra. Tuy nhiên,

phƣơng pháp và cách thức lƣợng giá (chỉ manh tính định tính) thực sự chƣa có tính

thuyết phục cao (bảng 2.5 trang 26 của báo cáo ĐTM).

Các giá trị sinh thái chƣa đƣợc lƣợng giá một cách rõ ràng; Các giá trị về:

bảo tồn phát triển đa dạng sinh học, các giá trị về lịch sử văn hóa, các dịch vụ của

rừng (điều tiết nƣớc, lũ lụt, khí hậu..) chƣa đƣợc tính đến.

3.2. Quá trình ra quyết định

3.2.1. Quy trình ra quyết định

a. Quy trình dự án quan trọng quốc gia

Trình tự thực hiện một dự án (do Quốc hội thông qua chủ chƣơng đầu tƣ)

theo quy trình của các quy định có liên quan đƣợc thực hiện nhƣ hình 3.1 sau đây:

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ra quyết định của dự án quan trọng theo quy định

Lập quy hoạch

Lập dự án nghiên cứu tiền khả

thi

Quốc hội thông qua chủ trƣơng

(đối với dự án thuộc dối tƣợng

phải đƣợc Quốc hội thông qua

Lập dự án nghiên cứu khả thi

Bộ KHĐT thẩm định

Thủ tƣớng chính phủ

phê duyệt

Chính phủ giao

nhiệm vụ

Thực hiện Tổ chức giám sát (Quốc hội)

Quốc hội thẩm định

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

45

b. Dự án đƣờng Hồ Chí Minh (Giai đoạn 1)

Sau khi nghiên cứu các tài liệu dự án, tác giả đã phỏng vấn một số ngƣời liên

quan (đại diện cơ quan quản lý: cấp Bộ, Ban QLDA đƣờng HCM; đại diện các cơ

quan tham gia lập và thẩm định: báo cáo dự án đầu tƣ, báo cáo ĐTM) và sơ bộ xác

định quá trình ra quyết định nhƣ sau:

Dự án đƣợc bắt đầu khởi lập năm 1997 và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt năm 2000 tại Quyết định số 18/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000; đƣợc Quốc

hội thông qua chủ trƣơng đầu tƣ tại Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12

năm 2004. Tổng quan quy trình nhƣ hình 3.2. dƣới đây:

Hình 3.2. Sơ đồ quá trình ra quyết định của dự án đƣờng Hồ Chí Minh

Lập dự án NCTKT

Thủ tƣớng phê duyệt

Quốc hội phê duyệt chủ trƣơng

Lập quy hoạch tổng thể

Lập dự án đầu tƣ (Báo cáo NCKT)

Phê duyệt các dự án thành phần

Chính phủ giao Bộ KHĐT Chủ

trì thẩm định, các bộ, ngành

tham gia góp ý kiến

Quốc hội họp qua các phiên và

bỏ phiếu thông qua

Chính phủ giao Bộ GTVT lập

quy hoạch tổng thể

Bộ KHĐT Chủ trì thẩm định,

các bộ, ngành tham gia góp ý

kiến

Thực hiện Tổ chức giám sát (Quốc hội,

Bộ, ngành liên quan, Cơ quan

Bộ GTVT)

Bộ GTVT thẩm định

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

46

Việc lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định dự án còn

hạn chế, các cơ quan lập dự án đầu tƣ và cơ quan lập báo cáo ĐTM chủ yếu làm

việc một cách độc lập, thông tin hai chiều giữa hai cơ quan này rất hạn chế và thông

tin trao đổi thiếu tính cập nhật. Sơ đồ lồng ghép môi trƣờng của dự án đƣợc thể hiện

tại hình 3.3 dƣới đây:

Hình 3.3. Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự

án đƣờng Hồ Chí Minh

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng (1993) công tác lập báo cáo

ĐTM cho dự án đƣợc tiến hành hai bƣớc (1) lập báo cáo ĐTM sơ bộ và (2) lập báo

cáo ĐTM chi tiết. Tuy nhiên, ở bƣớc lập báo cáo sơ bộ lại chƣa quy định rõ ràng về

Lập dự án NCTKT

Thủ tƣớng phê duyệt

Quốc hội phê duyệt chủ trƣơng

Lập quy hoạch tổng thể

Lập báo cáo NCKT

Phê duyệt báo cáo NCKT

Lập báo cáo ĐTM sơ bộ theo quy

định của Luật BVMT 1993

(Cục Môi trƣờng Bộ KHCN&MT

có ý kiến tại Văn bản số 63/MTg

ngày 20/1/1998)

Thực hiện Tổ chức giám sát (Quốc hội,

Bộ, ngành liên quan, Cơ quan

Bộ GTVT)

Lập báo cáo ĐTM chi tiết (dự

án đƣờng HCM đoạn Hòa Lạc-

Bình Phƣớc, bao gồm cả đoạn

qua Cúc Phƣơng)

Không thẩm định

Thẩm định báo cáo ĐTM

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

47

chất lƣợng báo cáo phải đạt đƣợc và cũng không xác định đƣợc cơ quan thẩm quyền

nào sẽ thẩm định chất lƣợng của báo cáo đó.

Quy trình lồng ghép ĐTM trong quá trình thực hiện dự án theo Luật Bảo vệ

môi trƣờng đƣợc quy định nhƣ sơ đồ 3.4. sau đây:

Hình 3.4 Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự án

theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993

c. Đoạn qua Cúc Phƣơng

Đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng thuộc dự án đƣờng Hồ Chí

Minh (giai đoạn 1) đoạn Hòa Lạc- Bình Phƣớc và đƣợc thực hiện theo quy trình

nhƣ hình 3.2 nêu trên.

Điểm khác biệt là báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng các đoạn tuyến qua

VQG Cúc Phƣơng cùng với Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng và Khu bảo tồn Ngọc

Linh đƣợc tách ra thành các báo cáo độc lập để thẩm định và làm cơ sở để phê

duyệt dự án (giai đoạn 1) toàn tuyến. Tuy nhiên, các đoạn tuyến này không đƣợc

tách ra thành dự án độc lập, vì vậy khi dự án đƣợc quyết định phê duyệt đã bao gồm

cả đoạn tuyến qua VQG Cúc Phƣơng (là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này).

Lập báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi, và báo cáo NCKT

Phê duyệt dự án đầu tƣ

Lập dự án đầu tƣ (báo cáo

thiết kế kỹ thuật)

Thực hiện dự án đầu tƣ

Lập báo cáo ĐTM sơ bộ

Lập báo cáo ĐTM chi tiết

Thẩm định

Giám sát thực hiện

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

48

Một số nhận xét:

Quá trình ra quyết định phê duyệt dự án đƣờng HCM là một quá trình lâu dài

và đầy khó khăn. Từ khi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đƣợc bắt đầu thực hiện

(1997) cho đến khi dự án đƣợc Quốc hội thông qua chủ trƣơng (2004). Để thông

qua đƣợc dự án Quốc hội đã phải tổ chức một số cuộc hội thảo “do Ủy ban

KHCN&MT chủ trì tổ chức”, qua các ý kiến phản biện và cân nhắc các lợi ích môi

trƣờng,-kinh tế-xã hội và quan trọng là báo cáo ĐTM của dự án đã đƣợc thông qua

trƣớc khi Quốc hội thông qua chủ trƣơng đầu tƣ.

Trên cơ sở tài liệu nghiên cứu, sau khi tham vấn một số ngƣời liên quan (xin

không đƣợc nêu tên). Do tính chất đặc biệt của dự án và một số yếu tố khách quan

khác nhƣ: vấn đê môi trƣờng, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, sự thiếu các hƣớng

dẫn cụ thể của pháp luật mà quy trình ra quyết định của dự án có phần khập khiễng

và chƣa đảm bảo đúng quy trình đó là quy hoạch tổng thể của dự án đƣợc lập sau

lập dự án đầu tƣ và (xem hình 3.1 và hình 3.2).

Vấn đề môi trƣờng sinh thái chƣa đƣợc xem xét cân nhắc kỹ ngay từ khâu

lập dự án nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo ĐTM sơ bộ không đƣợc xem xét thẩm

định kỹ); báo cáo NCTKT chƣa đề cập đƣợc các kịch bản lựa chọn, báo cáo ĐTM

giai đoạn này còn chung chung chƣa đánh giá (lƣợng giá) đƣợc các giá trị sinh thái

cho từng khu vực bảo vệ đa dạng sinh học, và thiếu sự tham gia của các bên liên

quan.

Tuy nhiên, việc lồng ghép các vấn đề môi trƣờng về mặt quy trình của dự án

nói chung và của đoạn qua VQG Cúc Phƣơng về cơ bản đƣợc thực hiện phù hợp

(xem hình 3.4). Điểm đặc biệt là báo cáo ĐTM chi tiết của dự án (bao gồm cả báo

cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phƣơng) đã đƣợc cân nhắc, thẩm định trƣớc khi Quốc hội

thông qua dự án đầu tƣ và trong quá trình thực hiện thiết kế chi tiết các vấn đề môi

trƣờng cũng đƣợc thực hiện (ví dụ xây dựng các cầu cạn thay vì làm đƣờng thông

thƣờng đối với đoạn tuyến qua Cúc Phƣơng).

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

49

3.2.2. Các khâu trong quá trình ra quyết định

Các khâu trong quá trình ra quyết định thực hiện dự đƣờng Hồ Chí Minh

(giai đoạn 1) đoạn Hòa Lạc- Bình Phƣớc (bao gồm đoạn qua Cúc Phƣơng) đƣợc

thực hiện nhƣ hình 3.5 sau đây:

Hình 3.5. Sơ đồ các khâu lập dự án đầu tƣ

Nhƣ vậy dự án có hai hệ thống báo cáo đƣợc lập độc lập và song song với

nhau trong suốt quá trình ra quyết định (1) báo cáo dự án đầu tƣ bao gồm: Báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi, (2) báo cáo đánh giá tác động

môi trƣờng gồm: Báo cáo ĐTM sơ bộ; báo cáo ĐTM chi tiết. Hai hệ thống các báo

cáo này cũng đƣợc thẩm định, phê duyệt bởi các cơ quan thẩm quyền khác nhau,

dƣới đây là một số nhận định về các khâu trong quá trình ra quyết định nêu trên.

a. Khâu lập dự án đầu tƣ (báo cáo NCTKT, NCKT)

Các cơ quan thực hiện lập dự án đầu tƣ chủ yếu là các cơ quan nhà nƣớc

đƣợc chỉ định thuộc ngành giao thông vận tải là Tổng Công ty tƣ vấn thiết kế giao

thông vận tải (TEDI), cơ quan này có những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm

trong việc lập dự án đầu tƣ công trình giao thông. Tuy nhiên tại thời điểm đó, TEDI

lại không có các chuyên gia về môi trƣờng cùng tham gia, lý do là khi đó nguồn

nhân lực về chuyên gia môi trƣờng rất thiếu và yếu, vì vậy việc xem xét các vấn đề

Lập báo cáo NCKT

Thẩm định phê duyệt

Lập báo cáo ĐTM chi tiết

Lập báo cáo NCTKT Lập báo cáo ĐTM sơ bộ

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

50

về môi trƣờng và bảo tồn còn ở mức rất khiêm tốn (điều này đƣợc thể hiện trong

báo cáo tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án), mặt khác những

ngƣời tham gia tại thời điểm đó cho rằng vấn đề môi trƣờng đƣợc xem xét riêng,

độc lập nên họ ít quan tâm đến vấn đề này.

b. Khâu lập báo cáo ĐTM

Việc xem xét các vấn đề về môi trƣờng: theo quy định của Luật Bảo vệ môi

trƣờng năm 1993 báo cáo ĐTM đƣợc tiến hành tại các khâu giai đoạn nghiên cứu

tiền khả thi (lập báo cáo ĐTM sơ bộ), giai đoạn nghiên cứu khả thi (lập báo cáo

ĐTM chi tiết). Các báo cáo ĐTM này đều đƣợc Bộ KHCN&MT (thông qua Cục

Môi trƣờng) xem xét và thẩm Định.

Sau khi nghiên cứu các báo cáo có liên quan tác giả có một số nhận xét:

- Vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc đề cập trong quá trình lập và thẩm định quy

hoạch;

- Các khâu lập dự án đầu tƣ đều có quan tâm đến vấn đề môi trƣờng và bảo

vệ đa dạng sinh học ở các mức độ khác nhau và chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng

mức ở các khâu đầu tiên (nghiên cứu tiền khả thi).

- Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng về bảo vệ môi

trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học của các bên liên quan (trừ cơ quan về bảo vệ

môi trƣờng) còn hạn chế, quy định về luật pháp còn thiếu và yếu gây khó khăn cho

việc triển khai, thiếu cán bộ có chuyên môn về môi trƣờng sinh thái.

- Vấn đề hạn hẹp về kinh phí thực hiện lập các báo cáo ĐTM cũng là nguyên

nhân dẫn đến sự hạn chế về chất lƣợng của báo cáo. Theo các cơ quan tham gia

thực hiện lập báo cáo ĐTM cho biết tổng kinh phí đƣợc chi ra khoảng 3,6 tỷ đồng là

quá thấp đối với dự án khổng lồ và có rất nhiều vấn đề môi trƣờng cần quan tâm,

thậm chí cho đến nay 2010 họ vẫn chƣa nhận đủ kinh phí và chƣa quyết toán đƣợc

chi phí này.

c. Khâu thẩm định dự án đàu tƣ (báo cáo NCKT)

Khâu thẩm định dự án đã đƣợc thực hiện đúng theo quy trình và tuân thủ các

quy định về thẩm định dự án đầu tƣ (đƣợc quy định tại Luật Xây dựng, Luật đầu tƣ

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

51

và các văn bản liên quan khác. Hoạt động này đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp Quốc

hội, Chính phủ, Bộ GTVT, về cơ bản quá trình thẩm định diễn ra minh bạch và

công khai.

Sau khi nghiên cứu một số kết quả thẩm định và phỏng vấn, trao đổi với một

số đối tƣợng có liên quan (Cán bộ Vụ KHĐT Bộ GTVT, cán bộ ban QLDA đƣờng

HCM) tác giả có một số nhận định nhƣ sau:

- Thành phần tham gia thẩm định cấp Chính phủ thƣờng là những ngƣời giữ

chức vụ lãnh đạo tại các Bộ, Ngành và kết quả thẩm định có thể bị ảnh hƣởng bởi

yếu tố chủ quan, mang tính cá nhân. Mặt khác, tác giả cho rằng trong quá trình thẩm

định rất có thể sẽ có những thỏa thuận, chao đổi với nhau và do vậy các quyết định

có thể bị ảnh hƣởng bởi yếu tố chính trị chứ không phải yếu tố trình độ nhận thức.

- Một điều dễ nhận thấy cho đến tận thời điểm hiện nay là các tƣ vấn thẩm

tra dự án giao thông không có sự tham gia của chuyên gia môi trƣờng và xã hội kể

cả chỉ là cán bộ kiêm nhiệm.

- Cơ quan thẩm định cấp bộ (Bộ Giao thông vận tải) tuy đã có cán bộ kiêm

nhiệm về môi trƣờng đƣợc đặt tại Vụ KHCN nhƣng các cán bộ này cũng không có

chuyên ngành môi trƣờng, sinh thái.

d. Khâu thẩm định báo cáo ĐTM

Bộ KHCN&MT là cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các báo cáo

ĐTM. Báo cáo ĐTM của dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã phải trải qua ba kỳ thẩm

định.

Lần thứ nhất thẩm định báo cáo ĐTM ngày 29/9/2000; Hội đồng đã đề nghị

xem xét kỹ một số văn đề nhƣ: Đánh giá tác động đến đa dạng sinh thái, các giải

pháp kết cấu công trình và đặc biệt Hội đồng đã thống nhất đề nghị tách các đoạn

tuyến qua các khu vực bảo tồn nhƣ: Cúc Phƣơng, Phong nha Kẻ bang và Ngọc Linh

thành các báo cáo ĐTM riêng để xem xét.

Lần thứ hai họp ngày 1/6/2001; Hội đồng tiếp tục đề nghị bổ sung và làm rõ

một số vấn đề trong đó đã nhấn mạnh đến vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

52

Lần thẩm định thứ 3 họp ngày 16/10/2001 Hội đồng thẩm định đã thống

nhất “cần phải tổ chức hội đồng giám sát độc lập do Bộ KHCN&MT chủ trì để

giám sát thi công đoạn qua Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng.

Một số nhận xét:

Khâu thẩm định báo cáo ĐTM là quá trình dài, căng thẳng và thu hút đƣợc

nhiều sự chú ý của dƣ luận và các tổ chức bảo vệ môi trƣờng.

Khác với khâu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, khâu thẩm định báo

cáo ĐTM có sự tham gia của một số chuyên gia độc lập và có sự tham gia của đại

diện cho các tổ chức xã hội dân sự (ví dụ nhƣ: Liên hiệp hội khoa kỹ thuật Việt

Nam).

Theo từng giai đoạn của dự án vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng

đƣợc quan tâm và là đề tài đƣợc trao đổi, tham luận nhiều nhất trong suốt quá trình

thực hiện.

3.2.3 . Thể chế luật pháp

a. Nghị quyết của Quốc hội:

Tại thời điểm khởi lập dự án đƣờng Hồ Chí Minh (bắt đầu từ 1994) Nghị

quyết Số: 05/1997/QH10 ngày 29/11/1997 quy định về tiêu chuẩn các công trình

quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ sau:

Điều 2: Công trình có một trong các tiêu chuẩn sau đây là công trình quan

trọng quốc gia:

- Công trình có quy mô vốn đầu tƣ từ 10.000 tỷ đồng Việt Nam trở lên (theo

thời giá năm 1997).

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hay có tiềm ẩn ảnh hưởng

nghiêm trọng đến môi trường.

- Công trình phải di dân tái định cƣ từ 50.000 ngƣời trở lên ở vùng đông dân

cƣ, từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

53

- Công trình bố trí trên các địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an

ninh hoặc có di tích lịch sử, văn hoá quan trọng, tài nguyên đặc biệt.

- Công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần đƣợc Quốc

hội xem xét, quyết định.

Điều 3: Nội dung về công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét,

quyết định chủ trƣơng đầu tƣ bao gồm:

- Sự cần thiết phải đầu tƣ xây dựng công trình; tóm tắt quy hoạch tổng thể

của ngành và lãnh thổ có liên quan đến công trình.

- Những thông số cơ bản của công trình: Quy mô (công suất, khối lƣợng sản

phẩm...); Công nghệ chủ yếu của công trình; Địa điểm, diện tích chiếm đất của

công trình; Thời gian xây dựng: dự kiến thời gian khởi công, tiến độ xây dựng và

thời gian hoàn thành; Quy mô vốn và nguồn vốn dự kiến huy động, bao gồm nguồn

vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc; nguồn vốn do ngân sách và nguồn vốn tín dụng hay

vốn tự có, vốn huy động bằng sức lao động của dân; giới hạn cho phép phát sinh

tăng vốn đối với công trình.

- Những vấn đề cơ bản cần giải quyết khi thực hiện công trình: bảo vệ môi

trường, di dân tái định cư, các chính sách cần điều chỉnh, về việc kết hợp với

quốc phòng, an ninh, giữ gìn di tích lịch sử, văn hoá.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình, lợi ích của công trình, đối tƣợng

đƣợc hƣởng thụ, những thiệt hại phải chấp nhận, những thuận lợi, những khó khăn

và biện pháp khắc phục, những ảnh hƣởng đến hiệu quả của công trình do các loại

rủi ro; khả năng hoàn vốn; khả năng trả nợ vốn vay.

- ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nƣớc về công trình.

- Những kiến nghị đặc biệt với Quốc hội khi xem xét, quyết định về công

trình.

Nhận xét:

Điều 2 của Nghị quyết nêu trên đã nêu “ công trình có ảnh hƣởng lớn đến

môi trƣờng, có nguy cơ ảnh hƣởng nghiên trọng đến môi trƣờng phải đƣợc Quốc

hội xem xét thông qua” điều 3 quy định về nội dung có nêu “Những vấn đề cơ bản

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

54

cần giải quyết khi thực hiện công trình: bảo vệ môi trƣờng, di dân tái định cƣ, các

chính sách cần điều chỉnh, về việc kết hợp với quốc phòng, an ninh, giữ gìn di tích

lịch sử, văn hoá”. Nhƣ vậy, có thể thấy về vĩ mô vấn đề cân nhắc, xem xét giữa mục

tiêu phát triển và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nhắc đến. Tuy chƣa, vấn đề bảo tồn đa

dạng sinh học vẫn chƣa đƣợc nhắc đến. Mặt khác, điểm thiếu của quy định trên là

chƣa quy định rõ đƣợc các tiêu chí về môi trƣờng, sinh thái cần phải đƣợc xem

xét nhƣ thế nào? (ví dụ vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học).

b. Luật, nghị định, thông tƣ liên quan đến việc triển khai dự án (tại thời điểm

thực hiện dự án).

Dự án chịu sự điều tiết trực tiếp của các văn bản luật và nghị định gồm:

(1). Luật xây dựng số /1993/QH10 ngày: quy định về thực hiện dự án đầu tư

trong đó quy định lập, thẩm định dự án.

Nhận xét: Luật này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định bằng việc quy

định các trình tự thủ tục về lập và phê duyệt dự án xây dựng công trình nhƣ;

(2) Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12

tháng 8 năm 1991. Luật này quy định về có quy định 5 nguyên tắc chung nhất,

trong đó có nguyên tắc cơ bản liên quan đến dự án cụ thể nhƣ sau: “Hoạt động bảo

vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi

trƣờng, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội,

chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển

rừng của cả nƣớc và địa phƣơng; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng

Chính phủ quy định”.

Nội dung quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất trồng rừng bao gồm:

- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng

trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê, theo dõi diễn

biến tình hình rừng, đất trồng rừng;

- Lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng

rừng trên phạm vi cả nƣớc và ở từng địa phƣơng;

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

55

- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát

triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;

- Giao rừng, đất trồng rừng; thu hồi rừng, đất trồng rừng;

- Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng,

đất trồng rừng;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ,

phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ

đó;

- Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng

Nhận xét: luật này có ảnh hƣởng lớn đến quá trình ra quyết định kể cả quá

trình triển khai dự án sau đó. Trong quá trình lập và thẩm định dự án các nội dung

của luật đƣợc xem xét, ý kiến của các cơ quản quản lý liên quan đối với dự án đƣợc

xem là có hiệu quả và có sức nặng (bằng chứng là số lƣợng các cơ quan quản lý liên

quan đến rừng chiếm đa số trong số các cơ quan đƣợc tham vấn)

(3) Luật đất đai 1993 ngày 14/7/1993: quy định về giải phóng mặt bằng và

tái định cƣ, trong đó cũng quy định khi sử dụng đất phải tuân theo những quy định

về bảo vệ môi trƣờng, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng

đất xung quanh ;

(4). Luật Môi trường năm 1993: Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tƣ, thông qua ngày 27 tháng 12

năm 1993, trong đó có điểm chú ý là việc quy định đánh giá tác động môi trƣờng

đối với các dự án đầu tƣ.

Nhận xét:luật này ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định dự án

đƣờng Hồ Chí Minh tại tất cả các khâu lập dự án: báo cáo nghiên cứu tiến khả thi

(lập báo cáo ĐTM sơ bộ); lập báo cáo nghiên cứu khả thi (báo cáo ĐTM chi tiết),

các báo ĐTM này đều do Bộ KHCN&MT xem xét, tổ chức thẩm định để thông qua,

phê duyệt. Qua nghiên cứu cho thấy: các vấn đề môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh

học của dự án chủ yếu đƣợc xem xét tại các báo cáo ĐTM và có ảnh hƣởng lớn đến

quá trình ra quyết định.

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

56

Nhận xét chung

Về cơ bản các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quá trình ra quyết

đinh dự án đầu tƣ tại thời điểm đó (Luật xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng,

Luật môi trƣờng, Luật đất đai) đều có xu hƣớng xem xét cân nhắc để lựa chọn hành

động phát triển trên cơ sở ba yếu tố (kinh tế-xã hội-môi trƣờng) mà sau nay đƣợc

phổ biến tại Việt Nam (hay còn đƣợc gọi là “phát triển bền vững”.

Tuy nhiên, ngoại trừ Luật môi trƣờng, các luật khác đều quy định về vấn đề

môi trƣờng khá chung chung, thiếu cụ thể và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc

nhắc đến rất hạn chế. Mặt khác, ngay cả Luật môi trƣờng còn chƣa đáp ứng đƣợc

yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và còn nhiều bất cập ví dụ: chưa có quy định về bảo

vệ môi trường trong hoạt động lập quy hoạch (cụ thể là quy hoạch tổng thể dự án

của Đƣờng Hồ Chí Minh là căn cứ để triển khai dự án đầu tƣ chƣa đƣợc xem xét về

vấn đề môi trƣờng và đa dạng sinh học); các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong

triển khai dự án đầu tƣ còn lỏng lẻo, thiếu cụ thể (chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về nội

dung cho hoạt động ĐTM); các quy định của các luật thƣờng sử dụng cụm từ “môi

trƣờng” chung chung, điều này ảnh hƣởng đến cách tiếp cận đối với những ngƣời

không có chuyên môn hoặc không tham gia công tác môi trƣờng, qua nghiên cứu

các văn bản cũng nhƣ chao đổi với một số ngƣời ngoài ngành tác giả nhận định có

nhiều ngƣời hiểu vấn đề môi trƣờng chủ yếu là mảng nâu (ô nhiễm) và ít quan tâm

đến mảng xanh (đa dạng sinh học).

3.2.4. Vai trò của các bên liên quan

a. Quốc hội:

Nhƣ đã nêu ở phần trƣớc các dự án, công trình quan trọng quốc gia sẽ do

Quốc hội thông qua về chủ trƣơng đầu tƣ (dự án đƣờng Hồ Chí Minh thuộc đối

tƣợng này). Tại Nghị quyết số: 05/1997/QH10 ngày 29/11/1997 và nay là Nghị

quyết số 66/2006/QH11 ngày 19/6/2006 đều đã đƣa vấn đề xã hội, môi trƣờng để

xem xét dự án và điều này đã có những mặt tích cực nhất định vì đòi hỏi các cơ

quan trình dự án phải có giải trình về vấn đề môi trƣờng và xã hội, phải đƣợc thể

hiện trong hồ sơ dự án.

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

57

b. Chính phủ:

Chính phủ là cơ quan chủ trì trình Quốc hội thông qua chủ trƣơng đầu tƣ,

trƣớc khi trình Quốc hội, Chính phủ tổ chức thẩm định dự án đầu tƣ, việc thẩm định

đƣợc giao cho Bộ Kế hoạch đầu tƣ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ

Quốc phòng, Tài chính, KHCN&MT, NN&PTNT, Công thƣơng,..) tham gia ý kiến

thẩm định.

Chính phủ (thông qua Văn phòng Chính phủ) trực tiếp chỉ đạo cơ quan đƣợc

giao nhiệm vụ lập dự án (Bộ GTVT) tiến hành các thủ tục cần thiết (lấy ý kiến các

cơ quan bộ, ngành, địa phƣơng) và tiếp thu chỉnh sửa báo cáo để trình Quốc hội.

Trong quá trình thẩm định các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trƣờng đƣợc

xem xét thông qua ý kiến đóng góp ý kiến của các bộ chuyên ngành và cơ bản đã

xác định đƣợc một số vấn đề: dự án phục vụ đƣợc lợi ích về phát triển kinh tế đặc

biệt nâng cao đời sống của ngƣời dân vùng núi từng bƣớc xóa dần khoảng cách giầu

nghèo giữa địa phƣơng, ngƣời dân vùng cao và vùng đồng bằng, dự án có nhiệm vụ

quan trọng nữa là phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Tuy

nhiên, dự án cũng dem lại thách thức về môi trƣờng và đa dạng sinh học (đƣợc nêu

trong báo cáo trình Quốc hôi để thông qua chủ trƣơng).

Chỉ đạo Bộ GTVT lập quy hoạch tổng thể dự án đƣờng Hồ Chí Minh, Bộ Kế

hoạch đầu tƣ tổ chức thẩm định quy hoạch trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành sau

khi dự án đƣợc Quốc hội thông qua chủ trƣơng đầu tƣ.

c. Bộ Giao thông vận tải

Bộ GTVT là cơ quan tổ chức thực hiện lập quy hoạch, giao nhiệm vụ và chỉ

đạo lập các dự án đầu tƣ, phê duyệt dự án đầu tƣ theo thẩm quyền (trong trƣờng hợp

dự án đƣờng HCM là phê duyệt một số dự án thành phần thuộc dự án đƣờng HCM).

Trong quá trình tổ chức thực hiện Bộ GTVT đã lấy ý kiến của các Bộ, Ngành, các

địa phƣơng liên quan.

Trong quá trình thực hiện dự án, Bộ GTVT đã chỉ đạo và giao Vụ KHCN

phối hợp với Ban QLDA đƣờng Hồ Chí Minh xem xét, quan tâm đến vấn đề môi

trƣờng, tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan theo yêu cầu của Bộ KHCN&MT.

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

58

d. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (Bộ KHCN&MT cũ)

Tham gia thẩm định dự án đầu tƣ theo yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ.

Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM.

Chủ trì, phối hợp với Hội đồng giám sát tổ chức giám sát thi công đoạn qua

Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng.

Nhận xét: trong quá trình thực hiện các cơ quan của Bộ TN&MT

(KHCN&MT cũ) chịu rất nhiều sức ép từ Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các

nhà khoa học trong việc lựa chọn giữa phát triển và bảo vệ môi trường, bảo vệ đa

dạng sinh học.

đ. Các Bộ, Ngành khác

- Tham gia thẩm định dự án theo yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ;

- Tham gia ý kiến trong quá trình lập dự án đầu tƣ khi đƣợc Bộ GTVT tham

vấn.

e. Chính quyền địa phƣơng các cấp (tỉnh, huyện, xã)

- Tham gia ý kiến các báo cáo lập dự án đầu tƣ khi đƣợc Bộ GTVT, các cơ

quan lập dự án đầu tƣ tham vấn (cấp huyện, tỉnh).

- Cấp giấy phép xây dựng cho các dự án thành phần (cấp tỉnh).

- Tham gia thẩm định báo cáo ĐTM. (cấp tỉnh).

- Tham gia ý kiến và tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng tái định cƣ (cấp

tỉnh, huyện, xã).

f. Cơ quan lập dự án đầu tƣ

- Lập báo cáo: nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thiết kế kỹ thuật và ĐTM.

- Tổ chức tham vấn các bên liên quan.

g. Ban quản lý dự án Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng

- Quản lý, bảo vệ và tổ chức khai thác dịch vụ trong phạm vi của vƣờn.

- Tham gia ý kiến các báo cáo dự án đàu tƣ khi đƣợc tham vấn.

- Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.

- Tham gia hội đồng giám sát thi công đoạn qua Cúc Phƣơng.

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

59

h. Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng

- Tham gia ý kiến về dự án khi đƣợc tham vấn (điều này chỉ đƣợc thực hiện

khi lập báo cáo ĐTM).

Bảng 3.3. Tổng quan về các bên liên quan trong quá trình ra quyết định

Các bên liên

quan

Vai trò Mức độ ảnh hƣởng Ghi chú

Quốc hội Thông qua về chủ

trƣơng đầu tƣ

Quyết đinh thực

hiện dự án hay

không

Nghị quyết số:

05/1997/QH10 và

nay là Nghị quyết

số 66/2006/QH11

Chính phủ Duyệt quy hoạch,

dự án đầu tƣ do

Quốc hội thông

qua.

Chỉ đạo, định hƣớng

các hoạt động phát

triển

Các văn bản chỉ đạo

Bộ GTVT trong

suốt quá trình dự án

Bộ GTVT Tổ chức lập dự án

đầu tƣ (NCTKT,

KT, và ĐTM).

Phê duyệt các dự

án thành phần

Đƣa các chủ trƣơng

của cấp trên thành

hiện thực.

Trực tiếp phê duyệt

các dự án thành

phần

Các Tờ trình Chính

phủ để báo cáo.

Các quyết định phê

duyệt dự án thành

phần thuộc dự án

đƣờng HCM

Bộ TN&MT (Bộ

KHCN&MT cũ)

Thẩm định ĐTM,

giám sát sau ĐTM

Quyết định các

phƣơng án về bảo vệ

môi trƣờng và đa

dạng sinh học của

dự án

Các văn bản góp ý,

Quyết định phê

duyệt báo cáo ĐTM

Các Bộ, Ngành

khác

Tham gia thẩm

định cấp chính phủ

Góp ý kiến cho dự

án đầu tƣ

Có ảnh hƣởng đáng

kể đến việc ra quyết

định đặc biệt vai trò

của Bộ NN&PTNT

Các văn bản góp ý

UBND tỉnh Góp ý kiến cho dự

án đầu tƣ.

Có ảnh hƣởng đáng

kể đến việc ra quyết

định thông qua các

cuộc họp tại địa

phƣơng và Bộ

GTVT

Các văn bản góp ý

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

60

UBND huyện Tham gia các hoạt

động giải phóng

mặt bằng, tái định

Ít ảnh hƣởng đến

quá trình ra quyết

định. Chủ yếu tham

gia dự án sau phê

duyệt

UBND xã Tham gia các hoạt

động giải phóng

mặt bằng, tái định

Ít ảnh hƣởng đến

quá trình ra quyết

định. Chủ yếu tham

gia dự án sau phê

duyệt

Tƣ vấn lập dự án

và ĐTM

Thực hiện khảo sát

lập dự án đầu tƣ,

báo cáo ĐTM

Có ảnh hƣởng lớn

đến chất lƣợng của

các báo cáo NCKT,

ĐTM…

BQL VQG Cúc

Phƣơng

Tham gia hội đồng

thẩm định ĐTM

Góp ý kiến cho dự

án đầu tƣ

Có tiếng nói nhất

định nhƣng chƣa

thực sự có sức nặng

Các văn bản góp ý

Cộng đồng dân

cƣ địa phƣơng

Có ý kiến không

chính thức khi

đƣợc các tƣ vấn

ĐTM tham vấn

Hầu nhƣ không có

ảnh hƣởng đáng kể

đến việc ra quyết

định

Tổ chức xã hội

dân sự (VUSTA,

NGOs - (WWF,

FFI…)

Tham gia phản

biện dự án đầu tƣ,

Chủ động góp ý

kiến cho dự án đầu

Có ảnh hƣởng nhất

định

Các thƣ quan tâm

Một số nhận xét:

(1) Dự án có sự tham gia của các bên liên quan (trừ chính quyền địa phƣơng

cấp huyện, xã và cộng đồng địa phƣơng) đến quá trình ra quyết định.

(2) Vai trò của của các bên liên mức ở các cấp độ khác nhau, theo thứ tự

quan trọng: Quốc hội- Chính phủ- Bộ, ngành (KHĐT-GTVT-TNMT-NNPTNT-và

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

61

bộ, ngành còn lại)- Chính quyền địa phƣơng (cấp tỉnh)- Cơ quan quản lý các Vƣờn

quốc gia, khu bảo tồn..- Các tổ chức xã hội dân sự.

(3) Cộng đồng dân cƣ, chính quyền cấp huyện, xã hầu nhƣ không có vai trò

và tầm ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định.

(4) Sự tham gia đến quá trình ra quyết định của các tổ chức xã hội dân sự rất

ít (chỉ có Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam là chính thức, các tổ chức khác

còn mà nhạt (chỉ dựng lại ở mức độ thƣ ngỏ).

3.2.5. Lồng ghép môi trường trong quá trình triển khai dự án qua Cúc

Phương

a. Giai đoạn khảo sát, thiết kế :

- Giải pháp cầu cạn để giảm sự phân cách hệ sinh thái đã xây dựng đoạn

tuyến đi qua vùng quy hoạch của vƣờn đã thiết kế 6 liên cầu cạn có tổng chiều dài

1022.3 m (tính từ đuôi 2 mố). Ngoài ra xen kẽ từ 300m đến 500 m bố trí các cống

hộp sinh thái kết hợp với thoát nƣớc;

- Nhằm giảm việc chiếm dụng đất và thảm thực vật do việc xây dựng nền

đƣờng (đắp cao từ 7m - 13 m) sử dụng kết cấu tƣờng chắn hai bên bằng rọ đá với

tổng chiều dài khoảng 2085 m;

- Để tránh xói lở nền đƣờng, mái taluy đào đắp, không ảnh hƣởng tới nguồn

nƣớc sông Bƣởi đã sử dụng kết cấu gia cố taluy bằng tấm BTCT, trồng cỏ Vetiver ;

- Nhằm giảm tiếng ồn trong quá trình sử dụng đã thiết kế trồng 2 dải cây

xanh cách chân taluy 3 m.

Tóm lại sau một quá trình nghiên cứu cân nhắc phƣơng án cầu cạn đã đƣợc

chọn, các kết quả lƣa chọn và thiết kế cầu cạn đƣợc liệt kê trong bảng 3.4 dƣới đây:

Bảng 3.4. Kết quả thiết kế cầu cạn:

TT Tên cầu Lý trình Chiều dài (m)

1 Cúc Phƣơng I Km94+525.00 130.40 118.3

2 Cúc Phƣơng II Km95+430.11 170.40 158.3

3 Cúc Phƣơng III Km97+916.010 130.42 118.32

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

62

4 Cúc Phƣơng IV Km98+619.768 290.42 278.32

5 Cúc Phƣơng V Km99+017.003 130.27 118.17

6 Cúc Phƣơng VI Km99+322.500 170.4 158.3

Tổng cộng chiều dài 6 cầu 1022.3 949.7

Nguồn: Ban Quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh

b. Giai đoạn triển khai xây dựng :

Thực hiện đúng nguyên tắc :

- Không khai thác vật liệu thi công trong khu vực VQG.

- Hạn chế nổ mìn phá đá gây tiếng nổ lớn trong khu vực VQG.

- Xe chở vật liệu đất, cát, đá phải che kín để tránh bụi bẩn làm ô nhiễm

không khí.

- Thƣờng xuyên có xe phun nƣớc dọc hệ thống đƣờng công vụ.

- Các bãi tập kết vật liệu, trạm trộn bê tông phải có tƣờng bao che kín bằng

tôn.

- Chất thải rắn phải đƣợc thu gom và đƣa ra khỏi công trƣờng để xử lý.

- Nƣớc thải sinh hoạt phải đƣợc xử lý trƣớc khi đổ ra sông suối.

- Vữa sét phải đƣợc thu hồi qua hệ thống bể lắng, không đƣợc thải trực tiếp

nƣớc vữa sét ra sông suối trong quá trình thi công.

- Trong quá trình thi công phải thực hiện đúng “ Qui chế bảo vệ môi trƣờng -

thi công Dự án đƣờng Hồ Chí Minh “ của Bộ GTVT

- Bố trí thi công các hạng mục hợp lý để vừa đảm bảo tiến độ, vừa không ảnh

hƣởng đến việc thi công của các công trình khác trong dự án.

- Xây dựng các trạm kiểm lâm để thƣờng xuyên kiểm tra, ngăn chặn không

cho ngƣời không có nhiệm vụ vào khu vực VQG.

- Thành lập Hội đồng Giám sát môi trƣờng VQG để giám sát việc thực hiện

của các đơn vị xây dựng.

- Thực hiện đúng nội quy, quy định về bảo vệ rừng và VQG.

Các biện pháp cụ thể :

* Bố trí công trƣờng, vị trí đổ chất thải và cung cấp vật liệu :

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

63

Ngoài phạm vi VQG Cúc Phƣơng

(1) Công trƣờng chính :

- Công trƣờng chính số 1 (phía Bắc): Tại lý trình khoảng Km4+500 (theo lý

trình đƣờng công vụ – Tỉnh lộ 437) ngoài phạm vi dự án, có tổng diện tích khoảng

40.000m2.

- Công trƣờng chính số 2 (phía Nam): Tại lý trình Km 100+350 và Km

103+00 (theo lý trình tuyến chính) ngoài phạm vi dự án, có tổng diện tích khoảng

30.000m2.

- Bố trí các hạng mục phục vụ thi công trong công trƣờng chính : Trạm trộn

bê tông xi măng, trạm trộn asphalt, trạm nghiền đá, bãi tập kết vật liệu cho toàn

công trƣờng nhƣ : Đá, cát, bột đá, xi măng, sắt thép v.v..; Lán trại công trƣờng, ban

chỉ huy công trƣờng; Tập kết xe máy phục vụ thi công ; Văn phòng dự án.

- Công trƣờng chính có bố trí các tấm chống ồn và tƣới nƣớc thƣờng xuyên

để giảm thiểu tác động đến môi trƣờng xung quanh

(2). Nguồn cung cấp vật liệu :

Các loại vật liệu nhƣ đất, đá, cát đƣợc lấy từ các mỏ ở hai phía đầu và cuối

tuyến (ngoài phạm vi VQG). Với đoạn tuyến Km 92+424 - Km98+340 đƣợc lấy từ

phía đầu tuyến (phía Hoà Bình), đoạn tuyến Km98+340 - Km99+907 đƣợc lấy từ

phía cuối tuyến (phía Thanh Hoá). Vị trí các mỏ vật liệu đều đƣợc chính quyền địa

phƣơng chấp thuận

(3). Vị trí thu gom chất thải rắn :

- Khối lƣợng chất thải chủ yếu sinh ra trong quá trình thi công nhƣ : đất thải,

đá không thích hợp ...

- Vị trí thu gom chất thải đƣợc xem xét trên cơ sở đảm bảo giảm thiểu tác

động môi trƣờng kết hợp với cải tạo hạ tầng đã đƣợc chính quyền địa phƣơng chấp

thuận nằm ngoài phạm vi VQG.

Trong phạm vi VQG Cúc Phƣơng

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

64

Công trƣờng phụ: Ngoài hai công trƣờng chính đặt ngoài phạm vi VQG nêu

trên, tại những vị trí các cầu cạn Cúc Phƣơng I, II, III, IV, V, VI còn bố trí các công

trƣờng nhỏ phục vụ thi công cầu;

Trong đó bố trí :

- Bãi đúc dầm và tập kết dầm (mỗi công trƣờng một bệ đúc dầm, riêng công

trƣờng cầu cạn Cúc Phƣơng IV bố trí hai bệ đúc dầm).

(2). Nguồn điện phục vụ thi công : Để giảm độ ồn và ô nhiễm do các thiết bị

thi công gây ra, Bộ GTVT đã chủ động đƣa điện nguồn điện lƣới để phục vụ thi

công. Tại mỗi công trƣờng ở các vị trí cầu cạn chỉ bố trí một máy phát điện có công

suất 40KVA (khi cần thiết) để phục vụ cho việc đúc dầm, lao dầm, gia công sắt

thép, đổ bê tông.

* Tổ chức thi công:

(1). Tổng tiến độ thi công dự kiến: Tổng tiến độ thi công chỉ đạo : 16 tháng.

- Trƣớc khi triển khai thi công ngoài hiện trƣờng, các nhà thầu cần phối hợp

lập tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục để đảm bảo cho việc thi công các

hạng mục của các nhà thầu không chồng chéo, ảnh hƣởng lẫn nhau nhằm hoàn

thành dự án đúng tiến độ.

- Trong quá trình thi công, các nhà thầu phải theo dõi diễn biến thời tiết và

xây dựng các cột thuỷ chí để theo dõi mực nƣớc sông Bƣởi để chủ động có biện

pháp đối phó kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

(2). Thi công nền, mặt đƣờng :

- Thi công nền đƣờng thông thƣờng: Bóc bỏ lớp đất hữu cơ có trong phạm vi

nền đƣờng, lƣợng đất thải đó đƣợc để ở 2 phía của ta luy san phẳng làm dày thêm

tầng phủ để trồng cây chống ồn. Đất đắp đƣợc vận chuyển từ mỏ ngoài khu vực

VQG tới vị trí bằng ôtô có che chắn chống bụi, thi công nền bằng cơ giới kết hợp

với thủ công

- Thi công nền đƣờng đào đá:

+ Hƣớng nổ phá đá: nổ 2 đầu vào theo hƣớng đƣờng dây 500KV, khoan nổ

theo tầng, bậc, định hƣớng nổ vào phía trong nền đƣờng đào. Khoan nổ mìn lƣợng

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

65

nổ nhỏ bằng phƣơng pháp nổ mìn om, vi sai. Bốc xúc đất đá bằng thủ công, vận

chuyển đổ ra 2 đầu sau đó mới kết hợp cơ giới xúc và vận chuyển đến bãi đổ hoặc

tận dụng để thi công các hạng mục khác của công trình.

+ Chống mảnh văng: dùng tấm lƣới thép B40 kết hợp phên nứa để chùm lên

mặt bằng bố trí nỗ khoan trƣớc khi nổ một lần.

+ Chống bụi: trong khi khoan dùng bằng khoan cầm tay có bộ phận dẫn nƣớc

qua cần khoan đến đầu mũi khoan, cung cấp nƣớc bằng cách dùng thùng, tháp nƣớc

ở trên cao hoặc dùng máy bơm áp lực, bua mìn bằng các túi ni lông đựng nƣớc, sau

khi nổ và quá trình xúc có hệ thống vòi nƣớc tƣới lên trên tấm lƣới B40 và truyền

trực tiếp vào đá nổ ra.

- Thi công mặt đƣờng: Móng đƣờng bằng đá dăm đƣợc sản xuất tại các mỏ

vật liệu ngoài phạm vi VQG, chở đến công trƣờng bằng ôtô, công tác đầm bằng lu.

Bê tông nhựa đƣợc chở từ trạm trộn ở công trƣờng chính ngoài khu vực VQG tới

công trƣờng, công tác rải thảm bằng máy chuyên dùng.

- Ta luy nền đƣờng đƣợc gia cố bằng trồng cỏ, thi công thủ công.

- Các công trình phòng hộ: Biển báo, lan can phòng hộ đƣợc chế tạo tại

xƣởng, vận chuyển tới công trƣờng bằng ôtô, lắp dựng bằng thủ công.

(3). Thi công cầu :

- Công tác chuẩn bị :

+ Chuẩn bị bằng công trƣờng.

+ Chuẩn bị bãi thải tạm thời chứa vật liệu thừa.

+ Xây dựng nhà xƣởng công trƣờng.

- Công tác thi công kết cấu mố trụ:

+ Chuẩn bị mặt bằng phục vụ công tác thi công móng

+ Lắp dựng máy khoan, đổ bê tông cọc khoan nhồi.

+ Đào đất bệ móng bằng thủ công kết hợp với cơ giới, đập đầu cọc, lắp dựng

ván khuôn, cốt thép đổ bê tông bệ móng tại chỗ

+ Lấp đất hố móng, lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông thân xà mũ,

tƣờng cánh, mố trụ tại chỗ.

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

66

+ Sử dụng xe để cung cấp bê tông từ trạm trộn ở ngoài khu vực VQG tới vị

trí.

- Thi công kết cấu nhịp:

+ Chuẩn bị mặt bằng phục vụ công tác đúc dầm.

+ Đƣa dầm vào vị trí bằng hệ thống đuờng goòng chạy song song với tim cầu

kết hợp với giá cẩu sàng dầm đặt trên đỉnh mố, trụ.

(4). Thi công cống thoát nƣớc, tƣờng chắn.

- Các cống thoát nƣớc:

+ Cống tròn: Mua và vận chuyển ống cống từ nhà máy bê tông đúc sẵn đến

công trình bằng ôtô. Móng cống đổ bê tông tại chỗ, đất đào móng và đồng thời sử

dụng để lấp hố móng, phần còn thừa đổ ra hai bên chân ta luy để trồng cây.

+ Cống hộp: Đổ bê tông tại chỗ, trong đó bê tông đƣợc cung cấp từ trạm trộn

(đặt tại các công trƣờng chính ngoài khu vực VQG) đến vị trí bằng xe Mix,

+ Sau khi thi công xong cống, xây lát gia cố thƣợng hạ lƣu

- Tƣờng chắn bê tông cốt thép:

+ Chuẩn bị mặt bằng.

+ Lắp dựng máy khoan

+ Đổ bê tông cọc khoan nhồi, thi công bệ móng, thân tƣờng. Bê tông đƣợc

cung cấp từ trạm (đặt tại các công trƣờng chính ngoài khu vực VQG) đến vị trí bằng

xe Mix,

- Tƣờng rọ đá neo kiểu Maccarferri : Công tác thi công tƣờng rọ đá đƣợc

thực hiện đồng thời với thi công nền đƣờng theo các bƣớc sau:

+ Làm công tác chuẩn bị trƣớc khi thi công

+ Vận chuyển vật liệu: Rọ đá đƣợc vận chuyển từ ngoài phạm vi khu vực

VQG tới chân công trình.

+ Lắp đặt rọ và thi công tƣờng, nền đƣờng

Giai đoạn vận hành, khai thác tuyến đƣờng

- Các yếu tố chính làm tác động đến môi trƣờng :

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

67

+ Sự gia tăng các phƣơng tiện lƣu thông và mật độ lƣu thông trên tuyến, làm

ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ bụi, tiếng ồn, chất thải dầu mỡ.

+ Việc dân cƣ dọc theo tuyến đƣờng cũng có tác động đến vùng ven đƣờng.

+ Sự xâm nhập trái phép và các hoạt động hàng ngày của con ngƣời cũng có

tác động đến môi trƣờng.

- Các giải pháp:

+ Trồng 2 dải cây xanh cách chân taluy 3 m nhằm giảm tiếng ồn của xe qua

lại.

+ Làm hệ thống rào chắn hai bên chống xâm nhập trái phép từ đƣờng vào

VQG.

Tổ chức việc giám sát và quan trắc môi trường trong quá trình xây dựng:

(1). Mục đích công việc giám sát môi trƣờng:

- Kiểm soát tác động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng đoạn đƣờng

HCM đi qua Vƣờn Quốc gia (VQG) Cúc Phƣơng đã đƣợc nêu trong Báo cáo đánh

giá tác đông môi trƣờng (ĐTM).

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi các giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong giai

đoạn thi công xây dựng đoạn tuyến, trên cơ cơ sở báo cáo ĐTM đã thẩm định và

“Biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong quá trình xây dựng đoạn tuyến đi qua VQG

Cúc Phƣơng” của Ban QLDA đƣờng HCM.

- Kiến nghị bổ sung tăng cƣờng các biện pháp giảm thiểu khi các tác động

phát sinh hoặc chƣa dự báo.

- Kiến nghị với Chủ dự án, phối hợp với tổ chức môi trƣờng Trung ƣơng và

địa phƣơng để giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến bảo vệ môi trƣờng thuộc

trách nhiệm của dự án.

(2). Nội dung hoạt động của Hội đồng giám sát môi trƣờng:

Trƣớc khi khởi công dự án :

- Xây dựng Dự thảo quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giám sát

môi trƣờng (Hội đồng GSMT).

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

68

- Chuẩn bị các hồ sơ liên quan về dự án: Quyết định thành lập, Quy chế hoạt

động, Đề cƣơng giám sát và kế hoạch quan trắc môi trƣờng.

- Tổ chức khảo sát thực địa trƣớc khi thi công để khoanh định hành lang thi

công của đoạn tuyến.

Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Tổ chức các đợt khảo sát thực địa tuyến để giám sát việc thực thi các biện

pháp bảo vệ môi trƣờng, kiểm tra các kết quả đo đạc, quan trắc, điều tra môi trƣờng.

- Hội đồng xem xét đánh giá kết quả giám sát môi trƣờng do các đơn vị

TVGS độc lập thực hiện.

- Lập báo cáo định kỳ , báo cáo Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng và Bộ Giao

thông vận tải về tình hình tiến độ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng của dự

án nêu trong báo cáo ĐTM. Đề xuất phƣơng hƣớng giải quyết đôi với các vấn đề

môi trƣờng nảy sinh.

Tƣ vấn giám sát độc lập:

- Bao gồm các thành viên: Viện KHCN-GTVT, VQG Cúc Phƣơng, sở Tài

nguyên & Môi trƣờng các tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, viện Sinh thái và tài

nguyên sinh vật, viện Địa chất – Trung tâm KHTN & Công nghệ Quốc gia, Trung

tâm Thủy văn ứng dụng và Kỹ thuật môi trƣờng - Đại học Thủy Lợi

- Các nội dung tiến hành giám sát : Kết quả chất lƣợng môi trƣờng không

khí, các thông số về tiếng ồn và độ dung, môi trƣờng nƣớc mặt, các yếu tố về thủy

văn, việc di dời dân và kế hoạch tái định cƣ khỏi khu vực thung lũng VQG Cúc

Phƣơng, các yếu tố về hệ sinh thái, các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan ... Giám

sát nguồn thải trong quá trình xây dựng, giám sát sự cố, tai biến môi trƣờng, giám

sát kế hoạch và tiến độ xây dựng các công trình giảm thiểu, giám sát việc phục hồi

môi trƣờng cảnh quan tại khu vực VQG trong quá trình thực hiện dự án.

3.2.6. Công tác ĐTM- công cụ lồng ghép môi trường

a. Quy trình lập ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án đƣợc lập trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993

với quy trình đƣợc thể hiện ở hình 3.6:

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

69

Hình 3.6. Sơ đồ quá trình ĐTM của dự án đƣờng Hồ Chí Minh

Nhận xét:

Quy trình thực hiện báo áo ĐTM của dự án đã đƣợc thực hiện đúng theo quy

định của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993 .

b. Chất lƣợng báo cáo,

Sau khi nghiên cứu các báo cáo ĐTM qua từng giai đoạn tác giả có một số

nhận định về báo cáo ĐTM nhƣ sau:

Lập báo cáo ĐTM sơ bộ

( giai đoạn nghiên cứu khả thi)

Lập báo cáo ĐTM chi tiết

(giai đoạn thiết kế chi tiết

Lập báo cáo ĐTM chi tiết cho ba khu

vực nạy cảm (Cúc Phƣơng, Phòng nha-

Kẻ bàng và Ngọc Linh)

Chỉnh sửa, bổ sung nội dung

các báo cáo ĐTM

Hoàn chỉnh báo cáo

Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo

Hội đồng giám sát đoạn qua Cúc Phƣơng

Cục môi trƣờng-Bộ

KHCN&MT có ý kiến bằng văn

bản số 63/MTg ngày 20/1/1998

Bộ KHCN&MT thẩm định lần

thứ nhất ngày 29/9/2000

Bộ TN&MT thẩm định lần 2

ngày 1/6/2001

Bộ TN&MT thẩm định lần 3

ngày 16/10/2001

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

70

Báo cáo ĐTM sơ bộ:

- Cơ bản báo cáo đã chỉ ra đƣợc một số vấn đề môi trƣờng, sinh thái khi

thực hiện dự án và đề xuất một số biện pháp (chƣa đầy đủ) để giảm thiểu các tác

động đó.

- Báo cáo đánh giá chƣa đầy đủ về cái đƣợc, mất của dự án, không có phân

tích về chi phí lợi ích, các thông tin về đa dạng sinh học còn thiếu.

- Báo cáo chƣa đề xuất đƣợc các kịch bản so sánh.

Báo cáo ĐTM chi tiết:

- Báo cáo ĐTM chi tiết đã phải tổ chức họp ba (03) lần mới đƣợc thông qua

nhƣ đã nêu trên, các vấn đề đƣợc nêu ra:

+ Vấn đề tác động đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, rừng

nguyên sinh cần phải đƣợc làm rõ và chi tiết hơn. Trong đó, yêu cầu đƣợc đặt ra là

phải lập báo cáo ĐTM chi tiết riêng cho các khu vực nhậy cảm gồm: (1) đoạn qua

Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, (2) đoạn tuyến qua Khu bảo tồn thiên nhiên Phong

Nha- Kể Bàng, (3) Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh;

+ Các vấn đề về di dân, tái định cƣ;

+ Các vấn đề liên quan đến chất độc hóa học, bom mìn tiềm ẩn;

+ Các vấn đề về xã hội-nhân văn;

+ Các vấn đề trong thi công (khai thác vật liệu, rủi ro môi trƣờng, chế độ

thủy văn ngập lụt)

Nhận xét chung:

- Các thông tin cơ sở của báo cáo còn hạn chế;

- Phƣơng pháp GIS (bản đồ thông tin địa lý) chỉ đƣợc áp dụng thực sự trong

báo cáo ĐTM chi tiết và chủ yếu ở giai đoạn cuối của quá trình thẩm định;

- Phƣơng pháp phân tích lợi ích chi phí chƣa đƣợc áp dụng;

- Sự tham gia của các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau rất hạn

chế ở các thời kỳ đầu và chỉ đƣợc tham gia tại các giai đoạn sau khi có ý kiến của

Hội đồng thẩm định;

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

71

- Sự phối hợp giữa cơ quan lập báo cáo nghiên cứu khả thi và cơ quan lập

báo cáo ĐTM còn hạn chế, các giải pháp về môi trƣờng sinh thái đƣợc các nhà tƣ

vấn lập dự án cập nhật chậm và không hiệu quả.

c. Công tác tham vấn

Về tổng thể cho đến khi báo ĐTM đƣợc phê duyệt việc tam vấn các bên liên

quan đã đƣợc tiến hành khá đầy đủ, hình thức tham vấn cũng đa dạng và có tính

chuyên môn cao. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả có một số nhận định một số

điểm trong công tác tham vấn nhƣ sau:

- Giai đoạn lập báo cáo ĐTM sơ bộ việc tham vấn đƣợc thực hiện rất ít và

chƣa mang tính đại diện. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của pháp luật chƣa

chặt chẽ, sự hiểu biết về môi trƣờng sinh thái của đa số những ngƣời tham gia lập

dự án còn hạn chế.

- Giai đoạn lập báo cáo ĐTM chi tiết: hoạt động tham vấn đƣợc cập nhật và

bổ sung qua từng thời kỳ thẩm định. Đối tƣợng tham vấn cơ bản đủ tính đại diện (cơ

quan quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cơ quan quản lý vƣờn quốc gia,

khu bảo tồn, các nhà khoa học (thông qua hội thảo do Liên hiệp hội khoa học kỹ

thuật Việt Nam tổ chức 02 lần), ngƣời dân (chủ yếu những ngƣời bị ảnh hƣởng trực

tiếp từ dự án)).

- Hình thức tham vấn khá đa dạng (bằng văn bản, họp trao đổi, phỏng vấn

sâu, phiếu điều tra, hội thảo).

d.. Các kịch bản đƣợc đƣa ra trong báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phƣơng.

Sau cuộc họp thẩm định lần thứ nhất, báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phƣơng

đƣợc tách ra thành một báo cáo riêng. Có 5 kịch bản đƣợc đƣa ra để so sánh (bảng

3.5):

Bảng 3.5. Các kịch bản đoạn tuyến qua Cúc Phƣơng

Kịch bản Mô tả kịch bản Ƣu điểm Nhƣợc điểm

PA 1 Theo hƣớng tuyến

chính nhƣ hiện nay

có xem xét cầu cạn

Tuyến ngắn 8km,

đẹp. Giải phóng

mặt bằng ít

Cắt qua rừng Cúc Phƣơng

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

72

PA 2a Tránh sang phía tây

và phải đục hầm

khoảng 4km

Tránh đƣợc Cúc

Phƣơng

Tuyến dài hơn 19km và phải làm

hầm 4km, Chi phí tốn kém

PA 2b Tránh phía tây vòng

xa hơn, hầm đục

4km

Tránh đƣợc Cúc

Phƣơng

Giải phóng mặt bằng nhiều, tuyến

dài hơn 41km. Chi phí xây dựng

lớn

PA 3a Tránh phía đông đi

qua vùng đệm của

Vƣờn

Tránh đƣợc Cúc

Phƣơng

Ảnh hƣởng bởi lũ sông bƣởi, Giải

phóng mặt bằng nhiều, tuyến dài

hơn 58km. Chi phí xây dựng lớn,

PA 3b Tránh phía đông xa

gần QL1A

Tránh đƣợc Cúc

Phƣơng

Ảnh hƣởng bởi lũ sông bƣởi, sông

chu Giải phóng mặt bằng nhiều,

tuyến dài 123km. Chi phí xây

dựng lớn

Nhận xét:

- Việc đánh giá so sánh các kịch bản vẫn chƣa lƣợng hóa đƣợc các giá trị để

so sánh giữa đƣợc và mất.

- Báo cáo tuy đã đƣa ra đƣợc các kịch bản nhƣng những ngƣời lập dự án đầu

tƣ luôn có xu hƣớng bảo vệ kịch bản PA1. Các nhà phản biện về môi trƣờng sinh

thái phản ứng rất mạnh nhƣng lại chƣa đƣa ra đƣợc sự lƣợng giá giá trị sinh thái bị

mất, các ý kiến phản biện chƣa thuyết phục đƣợc những ngƣời ra quyết định.

3.3. Quyền lực

Trong phần này tác giả phân tích quá trình ra quyết định từ lăng kính quyền

lực để trả lời các câu hỏi: Các dạng quyền lực ảnh hƣởng tới việc ra quyết định là

gì? Một số câu hỏi đƣợc đặt ra là: quyền lực có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến dự lựa

chọn?, liệu có quyền lực ngầm nào tác động vào việc ra quyết định hay không?

Trƣớc hết, quyền lực đƣợc tạo nên bởi cấu trúc xã hội với hai dạng cấu trúc

và phi cấu trúc (ACSC-CRES, 2009):.

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

73

Cấu trúc xã hội có tổ chức, hiện hành: hệ thống Đảng, Hội đồng nhân dân

(HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), và các Tổ chức xã hội dân sự. Nguyên

tắc cơ bản nhất: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Tính tập thể thể hiện rõ nhất, tính công khai, minh bạch đƣợc đề cao trong hệ

thống tổ chức này.

Cấu trúc xã hội không tổ chức. Mối quan hệ đa dạng giữa các cá nhân, lớp

ngƣời có vị trí, vai trò, vị thế xã hội khác nhau, có ảnh hƣởng quan trọng, chi

phối mạnh mẽ quá trình ra các quyết định, có hiệu lực thực tế liên quan đến

những quyền lợi cụ thể nhất. Các kết quả thường chỉ biểu hiện sau cùng, cuối

cùng của quá trình mà đa số không dễ gì nhận biết ngay từ đầu, trong quá

trình tham gia thƣơng thảo/đàm phán.

Ngoài ra quyền lực đƣợc thể hiện ở các dạng khác nhƣ giá trị thƣơng hiệu,

giá trị kinh tế, đầu tƣ….

Ở Việt Nam hệ thống quyền lực đƣợc phân cấp trên cơ sở hiến pháp và pháp

luật quy định, ở mỗi cấp đều có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khá rõ ràng.

Dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Cúc Phƣơng trong quá trình triển khai, ra các

quyết định thực hiện cuối cùng, quyền lực đƣợc thực hiện theo đúng quy trình và

thẩm quyền do luật pháp quy định, quy trình quyền lực đó đƣợc theo sơ đồ ở hình

3.7.dƣới đây:

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

74

Hình 3.7. Sơ đồ quyền lực ra quyết định của dự án đƣờng HCM đoạn qua Cúc

Phƣơng

Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nghiên cứu bƣớc đầu tác giả nhận định rằng; Các

dạng quyền lực ảnh hƣởng tới việc ra quyết định xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh đi

qua VQG Cúc Phƣơng là có và chúng là các dạng sau:

Giá trị đa dạng sinh học của VQG Cúc Phƣơng: là một VQG đƣợc thành lập

đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1962. Do đó, tên tuổi và biểu tƣợng của VQG

Cúc Phƣơng cũng ảnh hƣởng phần nào tới việc ra quyết định. Vì khu vực

nay gắn liền với nhiều lịch sử và giá trị nhƣ là nơi hợp tác nghiên cứu khoa

học giữa Việt Nam và Liên Xô trƣớc đây cũng nhƣ là địa điểm nghiên cứu

khoa học quan trọng.

Quyền lực ở dạng kiến thức: việc cho rằng các hệ sinh thái mà đƣờng Hồ Chí

Minh đi qua là những “khu rừng nghèo không có giá trị” ảnh hƣởng lớn đến

việc ra quyết định. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm rừng nghèo cũng chƣa

Chủ tịch Quốc hội ra quyết

định chủ trƣơng đầu tƣ dự án

Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định phê

duyệt quy hoạch, và dự án đầu tƣ

Bộ trƣởng Bộ TN&MT ra quyết định phê

duyệt báo cáo ĐTM

Bộ trƣởng Bộ GTVT ra quyết định phê

duyệt các dự án thành phần

Ban QLDA thực thi

- Chính quyền địa phƣơng các cấp;

- Các Bộ, ngành;

- Các cơ quan quản lý Vƣờn (các

cấp);

- Các tổ chức xã hội dân dự (VUSTA,

các tổ chức phi chính phủ khác);

- VQG Cúc Phƣơng

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

75

cụ thể. Ngoài ra, giá trị dịch vụ hệ sinh thái mà những rừng nghèo này mang

lại trong một thể thống nhất của hệ sinh thái cũng chƣa đƣợc tính toán. Việc

làm nhẹ giá trị đa dạng sinh học và hệ sinh thái và nâng cao giá trị về kinh tế,

xã hội và an ninh quốc phòng làm cho việc ra quyết định đƣợc thông qua mà

ít chú ý tới vấn đề sinh thái. Báo cáo ĐTM của đoạn qua Cúc Phƣơng khi

thực hiện các đánh giá để so sánh các kich bản, các tác giả đã chƣa đánh giá

đúng mức, đủ các giá trị của hệ sinh thái vƣờn đối với khu vực (nhƣ đã nêu ở

phần 3.1 Lƣợng giá) do vậy các kết luận cuối cùng thƣờng có thiên hƣớng rất

rõ nhận dạng đƣợc kịch bản tiên lựa chọn.

Quyền lực quốc gia và địa phƣơng: ƣu tiên phát triển kinh tế xã hội quốc gia

chi phối ƣu tiên phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, Các yếu tố về an ninh

quốc phòng, lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc đƣợc ƣu tiên hơn các

vấn đề về môi trƣờng sinh thái (điều này có thể nhận thấy khi nghiên cứu các

báo cáo về dự án; nội dung và thời lƣợng, chất lƣợng các vấn đề an ninh

quốc phòng, lịch sử…,là rõ rang cà cụ thể hơn các vấn đề về môi trƣờng sinh

thái.)

Quyền lực của tổ chức xã hội dân sự (VUSTA, tổ chức phi chính phủ khác)

trong phản biện xã hội để đƣa ra quyết định: vào thời kỳ đầu của dự án các

nghiên cứu đánh giá về môi trƣờng, sinh thái chƣa đƣợc đúng và đủ vì vậy đã

có một số tổ chức xã hội dân sự lên tiếng phản ánh. Điều này đã có những

dấu hiệu tích cực và đã có ảnh hƣởng nhất định đến quá trình ra quyết định

Bằng chứng là cơ quan quyền lực đã quyết định cần phải đánh giá chi tiết về

đa dạng sinh học và cần thiết phải lập báo cáo ĐTM riêng cho các đoạn

tuyến qua: Cúc Phƣơng, Phong nha-Kẻ bàng và Ngọc Linh.

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận:

Đƣợc-đƣợc là một sự lựa chọn khó khăn giữa bảo tồn và phát triển.

Việc ra quyết định dự án đƣờng HCM qua VQG Cúc Phƣơng là một quá

trình dài và khó khăn.

Về cơ bản các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại thời điểm thực

hiện dự án còn thiếu và yếu, các hƣớng dẫn cụ thể hầu nhƣ không có và khó khăn

trong việc tiếp cận. Cho đến nay đã có nhiều văn bản luật đƣợc bổ sung, chỉnh sửa

nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.

Tại thời điểm thực hiện dự án (từ năm 1997) nhận thức về môi trƣờng đặc

biệt về bảo tồn đa dạng sinh học của còn rất hạn chế.

Quy trình ra quyết định nhìn chung phù hợp với quy định. Tuy nhiên, chất

lƣợng trong quá trình thực hiện còn hạn chế nhất là khâu lƣợng giá các giá trị môi

trƣờng sinh thái.

Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định còn hạn chế

và chất lƣợng tham gia phản biện xã hội chƣa cao. Cộng đồng và chính quyền địa

phƣơng cấp xã không đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chất lƣợng báo cáo ĐTM còn yếu, chƣa đánh giá đúng và đủ về đƣợc - mất,

chƣa có sự đánh giá về lợi ích, chi phí; Kinh phí cho thực hiện bảo vệ môi trƣờng

của dự án chƣa tƣơng xứng.

Quyền lực đƣợc thực thi phù hợp; vai trò của các tổ chức xã hội dân sự nhƣ

VUSTA, tổ chức phi chính phủ khác có những tác dụng nhất định trong quá trình ra

quyết định đánh đổi.

Khuyến nghị:

Cần phải cải thiện các quy định về luật pháp nhƣ: tăng cƣờng ĐMC cho các

quy hoạch, chiến lƣợc; Các dự án qua khu vực nhạy cảm (vƣờn quốc gia, khu bảo

tồn…) cần phải đƣợc duy trì ĐTM ở 02 khâu (ĐTM sơ bộ và ĐTM chi tiết) đặc biệt

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

77

khâu ĐTM sơ bộ cần phải đánh giá (lƣợng giá) đƣợc sự đánh đổi (giữa đƣợc và

mất) để các nhà ra quyết định có cơ sở ra các quyết định phù hợp;

Cải thiện công tác tham vấn các bên liên quan, đặc biệt các đối tƣợng bị ảnh

hƣởng trực tiếp (cộng đồng địa phƣơng) và cần đƣợc quy định trong luật;

Cần có các nghiên cứu chuyên ngành sâu hơn về sự đánh đổi đồng thời đẩy

mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề này.

Page 84: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

a. Tài liệu tiếng việt:

1. ACSC - CRES, (2009). Kết quả nghiên cứu về khía cạnh quyền lực trong

quá trình ra quyết định về bảo tồn và phát triển ở VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng

Ninh. Bài trình bày tại Hội thảo Áp dụng khung phân tích tổng hợp trong nghiên

cứu đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển tháng 7 năm 2009 tại Hạ Long do CRES tổ

chức.

2. Ban Quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo nghiên cứu khả

thi dự án đƣờng Hồ Chí Minh- Tập Thuyết minh chung.

3. Ban Quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo đánh giá tác

động môi trƣờng đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng.

4. Ban Quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo đánh giá tác

động môi trƣờng dự án đƣờng Hồ Chí Minh (báo cáo đã bổ sung và hoàn chỉnh theo

kết luận của Hội đồng thẩm định tại Văn bản số 3501/BKHCN&MT ngày

04/12/2001).

5. Ban QLDA 5- Cục Đƣờng bộ Việt Nam, (2007). Báo cáo đánh giá tác

động môi trƣờng dự án QL14C đoạn qua vƣờn quốc gia Yorkdon.

6. CRES, (2007). Tóm tắt tham luận Hội thảo Xúc tiến bảo tồn trong bối

cảnh xã hội: vận hành trong thế giới của sự đánh đổi, Hạ Long, 2007. Trung tâm

Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng.

7. Đỗ Văn Hoà, (2002). Tác động của chính sách định canh, định cƣ, di dân

và phát triển vùng kinh tế mới đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi.

Trong cuốn Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: Mƣời năm nhìn lại và các vấn

đề đặt ra do Lê Trọng Cúc và Chu Hữu Quý chủ biên. CRES.

8. Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2006). Nghị quyết

số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình

Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ.

Page 85: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

79

9. Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2004). Nghị quyết

số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng đƣờng Hồ Chí

Minh

10. Hoàng Văn Thắng, (2010). Bảo tồn trong bối cảnh xã hội: đánh đổi giữa

bảo tồn và phát triển;

11. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, Thomas McShane, (2008). Đánh đổi

giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển: sự lựa chọn khó khăn.

12. Bùi Dũng Thế và Hồng Bích Ngọc, (2006). Payments For Environmental

Services In Vietnam: Assessing An Economic Approach To Sustainable Forest

Management

13. Tổng cục Môi trƣờng, (2009). Báo cáo cáo quốc gia lần thứ 4 thực hiện

công ƣớc đa dạng sinh học.

14. Trần Chí Trung, (2009). Đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển: Trƣờng hợp

khai thác than ở Quảng Ninh;

15. Weside: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng

b. Tài liệu tiếng Anh.

16. Hirsch Paul, (2009). Improving conservation trade-off decisions: An

Integrative Framework. ACSC project

17. ICDP working group, (2001). A discussion paper on analysis of

constraints and enabling factors of integrated conservation and development

projects (ICDP) in Vietnam

18. Jamieson, Neil L. , Le Trong Cuc, A. Terry Rambo, (1998). The

development crisis in Vietnam‟s mountains. East – West Center Special Report.

19. McShane O.Thomas and Michael P. Wells, (2004). Getting biodversity

projects to work: Towards more effective conservation and development. Columbia

University Press, New York.

Page 86: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

80

20. McShane O.Thomas, (2006). A Proposal to the John D. and Catherine T.

MacArthur Foundation: Advancing Conservation in a Social Context: Working in a

world of Trade-offs.

21. McShane, Thomas, Paul Hirsch, Tran Chi Trung, Alexander N.

Songorwa, Ann Kinzig, Bruno Monteferri, David Mutekanga, Hoang Van Thang,

Juan Luis Dammert, Manuel Pulgar-Vidal, Meredith Welch-Devine, Peter Brosius,

Peter Coppolillo, and Sheila O„Connor, (2010). Hard Choices: Making Trade-offs

between Biodiversity Conservation and Human Well-being. Biological

Conservation);

22. McElwee, D. Pamela, (2008). Forest environmental income in Vietnam:

household socioeconomic factors influencing forest use. Environmental

conservation.

23. WWF, (1994). Migration and habitat loss.

Page 87: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

1

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN

VIẾT LUẬN VĂN

Mục tiêu chính

Tìm hiểu vai trò của các bên trong việc đưa ra quyết định liên

quan đến xây dựng đường Hồ Chí Minh liên quan đến ĐDSH;

Tìm hiểu thực trạng đánh giá tác động môi trường trong ngành

giao thông liên quan đến các VQG và KBT;

Xác định các bất cập trong đánh giá tác động môi trường;

Xem các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (trong đó có đa dạng

sinh học) nào được đưa ra bàn thảo cân nhắc đánh đổi;

Tìm hiểu các bất cập liên quan đến thể chế, chính sách và năng

lực trong việc đưa ra các quyết định;

Khuyến nghị để đánh giá tác động môi trường có hiệu quả.

Câu hỏi được tập trung chủ yếu về đường Hồ Chí Minh đọa quan

Vương quốc gia Cúc Phương.

Các câu hỏi như sau:

Đại diện cơ quan quản lý

Quy trình ra quyết định dự án ?

Đề nghị ông (bà) vẽ sơ đồ: quá trình ra quyết định, quy trình thực

hiện và các bên tham gia?

Ông (bà) có nhận xét gì về ưu nhược điểm của quá trình ra quyết

định, quy trình thực hiện và các bên tham gia?

Xin Ông (bà) cho biết quá trình ra quyết định dự án là khó khăn

hay đơn giản vì sao?

Các cân nhắc lựa chọn giữa phát triển và bảo tồn có được tính

đến trong quá trình ra quyết định?

Có những bất cập gì trong quá trình ra quyết định dự án?

Các chuyên gia lập dự án đầu tư

Vị trí của Ông (bà) trong việc lập dự án đầu tư?

Quy trình, quá trình lập dự án như thế nào? Xin hãy vẽ bằng sơ

đồ

Có những cơ quan nào cùng tham gia dự án?

Khi tham gia lập báo cáo, ông (bà) có quan tâm đến vấn đề môi

trường?

Ông (bà) có biết gì về VQG Cúc Phương?

Page 88: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

2

Có những thuận lợi, khó khăn gì trong tham việc lập dự án?

Ông (bà) có bị ép buộc phải làm theo một định hướng, hay bý đồ

gì không?

Cảm nhận của Ông (bà) về chất lượng các báo cáo của dự án?

Trong quá trình thực hiện Ông (bà) có tham khảo ý kiến các

chuyên gia môi trường, hay đa dạng sinh học? Như thế nào?

Các chuyên gia lập báo cáo ĐTM

Ông (bà) làm nghề gì, cơ quan nào?

Chuyên ngành học của Ông (bà)? Đã học khóa về môi trường nào

chưa?

Vị trí của Ông (bà) trong việc lập báo cáo ĐTM?

Quy trình, quá trình lập ĐTM của dự án như thế nào? Xin hãy vẽ

bằng sơ đồ

Có những cơ quan nào cùng tham gia dự án?

Các chuyên gia khác cùng tham gia có chuyên môn gì, học vấn ra

sao?

Trong quá trình làm báo cáo Ông (bà) có bị áp lực gì không? Đó

là gì?

Xin Ông (bà) cho biết quyết định cuối cùng theo ông bà có phù

hợp không?, nếu không cần phải có những thay đổi gì?

Quá trình ĐTM có thực hiện tham vấn cộng đồng không?, gồm

những đối tượng nào?

Khi tham gia lập báo cáo, ông (bà) có quan tâm đến vấn đề môi

trường?

Ông (bà) có biết gì về VQG Cúc Phương?

Có những thuận lợi, khó khăn gì trong tham việc lập dự án?

Báo cáo ĐTM có đưa ra các kịch bản, giải pháp giảm thiểu và kế

hoạch quản lý không? Kế hoạch quản lý có được thực hiện trong

quá trình xây dựng cũng như sau khi hoàn thành dự án không?

Có những kịch bản nào? Ông/bà nhận xét các kịch bản đó ra sao?

Các kịch bản được đưa ra có đủ để thương thảo và lựa chọn để

giảm thiểu mức thấp nhất tác động tới ĐDSH và cộng đồng địa

phương không?

Ban Quản lý VQG Cúc Phương

Quan điểm của VQG về việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đi

qua VQG Cúc Phương? Được gì, mất gì?

Page 89: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

3

Vấn đề đa dạng sinh học nào được cân nhắc trong quá trình thảo

luận về dự án đường Hồ Chí Minh là gì?

Tác động của dự án tới hệ sinh thái, loài nào?

Các giải pháp mà VQG đưa ra để giảm thiểu tác động tới đa dạng

sinh học?

Việc triển khai ĐTM có tham vấn VQG không? Ý kiến của VQG

như thế nào?

Báo cáo ĐTM có đưa ra các kịch bản, giải pháp giảm thiểu và kế

hoạch quản lý không? Kế hoạch quản lý có được thực hiện trong

quá trình xây dựng cũng như sau khi hoàn thành dự án không?

Có những kịch bản nào? Ông/bà nhận xét các kịch bản đó ra sao?

Các kịch bản được đưa ra có đủ để thương thảo và lựa chọn để

giảm thiểu mức thấp nhất tác động tới ĐDSH và cộng đồng địa

phương không?

Sự tham gia của VQG trong quá trình quy hoạch, thẩm định đánh

giá tác động của dự án này? Sự tham gia ở mức độ nào? Các ý

kiến đưa ra là gì và được hội đồng cân nhắc ra sao?

Tác động hiện nay của đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc

Phương là gì? Những vấn đề đó có thực sự được xác định và dự

báo trong ĐTM không?

Quan điểm của ông/bà về chất lượng báo cáo ĐTM?

Theo ông/bà thì có gì bất cập trong luật bảo vệ và phát triển rừng

và luật môi trường không?

Diễn biến về đa dạng sinh học hiện nay ở VQG, có sự thay đổi gì

bất thường không, đặc biệt là quần thể loài nào đó? Có sự liên

quan gì đến con đường Hồ Chí Minh?

Ý kiến của ông/bà làm thế nào để vừa có thể bảo tồn được ĐDSH

lại vừa phát triển đường bộ - nghĩa là mất ít nhất cho ĐDSH?

Nên thương thảo nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định? Hay nên

gia tăng sự tham gia và mức độ tham gia của các bên (trong đó có

VQG)? Hay nên cải thiện chất lượng ĐTM? Hoặc nên có nhiều

kịch bản để lựa chọn?

UBND xã và mặt trận tổ quốc (nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua)

Quan điểm của ông/bà về những mặt lợi và hại khi có con đường

Hồ Chí Minh đi qua?

Bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp bị mất? Bao nhiệu hộ gia

đình bị di chuyển? Các tác động khác?

Bên cạnh đó các tác động tích cực (như tăng tiếp cận thị trường,

thông tin…) cho địa phương là gì?

Page 90: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

4

Khi xây dựng báo cáo ĐTM thì UBND xã được tham vấn ra sao?

(Tìm thêm công văn tham vấn của UBND xã để tham khảo?)

Các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường có được cân nhắc

trong báo cáo ĐTM không? (Cái này cứ hỏi có lẽ UBND xã

không biết)

Theo ông/bà thì xây dựng đường Hồ Chí Minh có lợi và hại gì

cho VQG Cúc Phương?

Từ khi có đường đi qua thì xã có thay đổi gì về kinh tế, văn hóa,

xã hội và môi trường?

Hộ gia đình/Cộng đồng địa phương?

Gia đình ông/bà bị ảnh hưởng gì từ việc xây dựng đường Hồ Chí

Minh?

Cuộc sống gia đình có thay đổi gì kể từ khi con đường Hồ Chí

Minh hoàn thành?

Quan điểm của ông/bà về được và mất khi có đường Hồ Chí

Minh với gia đình và địa phương mình? Tác động tích cực (gần

đường, thông tin, trao đổi buôn bán…) và các tác động tiêu cực

(…..) là gì?

Page 91: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Page 92: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Page 93: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG