92
Hà Nội - 2017 ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH ĐINH THỊ HÀ GIANG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TÍNH BỀN VNG CHO HOẠT ĐỘNG SINH KCA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BN VNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BN VNG Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dn khoa hc: GS. TSKH. Trƣơng Quang Học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

Hà Nội - 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG

TÍNH BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG

CƢ DÂN TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG

Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Trƣơng Quang Học

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. v

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................vi

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... vii

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

3. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3

6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 3

7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....... 5

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 5

1.1.2. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 6

1.1.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 7

1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ............................................................................... 8

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ................................................... 8

1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu ........................................................ 14

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 15

1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm . 15

1.3.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc và nguồn lao động...................................................... 20

1.3.3. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 22

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 23

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 23

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 23

2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 24

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

ii

2.3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 24

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 28

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 31

3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn ......... 31

3.1.1. Các hoạt động sinh kế .......................................................................................... 31

3.1.2. Đánh giá hoạt động sinh kế của ngƣời dân dựa vào khung sinh kế bền vững của

DFID .............................................................................................................................. 34

3.1.3. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân sinh sống tại VQG Xuân

Sơn ................................................................................................................................. 49

3.1.4. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế ................................................... 58

3.2. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng

đồng cƣ dân tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn ................................................................ 63

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................... 63

3.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng .................................................................... 66

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 76

CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .................................................... 83

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 84

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt Tiếng Việt

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

BĐKH Biến đổi khí hậu

BQL Ban Quản lý

CCA Canada Cooperative Association Liên hiệp Hợp tác xã Canada

DANIDA Danish International Development

Agency

Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan

Mạch

DFID Department for International

Development

Bộ Phát triển Quốc tế Anh

DTTS Dân tộc thiểu số

ĐDSH Đa dạng sinh học

HST Hệ sinh thái

IDS Institutes of Development Studies Viện Nghiên cứu Phát triển

KT - XH Kinh tế - Xã hội

PRA Participatory Rural Appraisal Phƣơng pháp đánh giá nông thôn

có sự tham gia

SRD Centre for Sustainable Rural

Development

Trung tâm Phát triển nông thôn bền

vững

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TN & MT Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND Uỷ ban Nhân dân

VQG Vƣờn Quốc gia

VHLSS Vietnam Household Living

Standard Survey

Khảo sát Mức sống Hộ gia đình

Việt Nam

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Thời gian, địa điểm và nội dung các đợt nghiên cứu 23

Bảng 2.2: Cơ cấu phiếu phân theo đợt khảo sát 29

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở vùng đệm VQG Xuân Sơn 37

Bảng 3.2: Nguồn lao động các xã vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân sơn 40

Bảng 3.3: Tổng số nhân khẩu và dân tộc phân chia theo từng nhóm của xã

Xuân Sơn

41

Bảng 3.4: Tƣơng quan loại hình nhà ở phân theo hai xã vùng lõi và vùng

đệm

42

Bảng 3.5: Số lƣợng các loại vật dụng trong gia đình ở hai xã vùng lõi và

vùng đệm

43

Bảng 3.6: Tƣơng quan mức sống tự đánh giá giữa hai xã vùng lõi và vùng

đệm

46

Bảng 3.7: Nhận thức của ngƣời dân về nội dung các buổi sinh hoạt cộng

đồng

48

Bảng 3.8: Đánh giá về kinh nghiệm sản xuất truyền thống của ngƣời dân 50

Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ cập nhật kiến thức sản xuất từ các nguồn 50

Bảng 3.10: Đánh giá mức độ thƣờng xuyên cập nhật kiến thức sản xuất 51

Bảng 3.11: Đánh giá của ngƣời dân về mức độ quan trọng của các yếu tố đến

hoạt động sinh kế

54

Bảng 3.12: Đánh giá của ngƣời dân về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến

hoạt động sinh kế

54

Bảng 3.13: Mức độ thƣờng xuyên của các loại hình thiên tai xảy ra trên địa

bàn

57

Bảng 3.14: Mức độ ảnh hƣởng của các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn 57

Bảng 3.15: Đánh giá tình bền vững của hoạt động sinh kế theo từng lĩnh vực 59

Bảng 3.16: Phân tích SWOT 65

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1: Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 8

Hình 1.2: Khung sinh kế bền vững của DFID 10

Hình 1.3 Bản đồ VQG Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 15

Hình 1.4: Bản đồ qui hoạch VQG Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ 16

Hình 2.1: Mô hình hệ thống nông nghiệp 24

Hình 2.2: Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố

của cuộc sống thịnh vƣợng

26

Hình 2.3: Sơ đồ cách tiếp cận liên ngành phục vụ phát triển bền vững 26

Hình 3.1: Tỷ lệ ngƣời tham gia khảo sát phân theo xóm/bản 35

Hình 3.2: Trình độ học vấn của đối tƣợng tham gia khảo sát 36

Hình 3.3: Tỷ lệ diện tích đất các loại cây trồng trong cơ cấu sử dụng

đất của các hộ gia đình

38

Hình 3.4: Tỷ lệ các hộ gia đình có các loại vật dụng thiết yếu 42

Hình 3.5: Tỷ lệ % các mức thu nhập hàng tháng của những ngƣời

tham gia khảo sát

44

Hình 3.6: Tỷ lệ các mục chi tiêu trong cơ cấu thu nhập hàng tháng của

các hộ đƣợc khảo sát

45

Hình 3.7: Tỷ lệ % đầu tƣ vào các ngành trong cơ cấu sản xuất 45

Hình 3.8: Tỷ lệ % các mức sống ngƣời dân tự đánh giá 46

Hình 3.9: Tỷ lệ tham gia các tổ chức xã hội ở xã Xuân Sơn 48

Hình 3.10: Khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững 64

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

vi

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới GS -

TSKH. Trƣơng Quang Học, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt cho tôi

những kiến thức cơ bản cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành

bản luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng Hà Nội,

Lãnh đạo Bộ môn Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững nơi tôi đang công tác, cùng

toàn thể các đồng nghiệp trong Bộ môn đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời gian tôi học

tập, nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô Khoa Sau

Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể tham

gia học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

Tôi cảm ơn Cán bộ Văn phòng Hội đồng Nhân dân – UBND huyện Tân Sơn,

Chi cục Thống kê, và phòng Tài nguyên huyện Tân Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu

và trả lời phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa phƣơng.

Tôi xin cảm ơn ông Phạm Văn Long - Giám đốc VQG Xuân Sơn, anh Nguyễn

Văn Thuận - cán bộ Vƣờn đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ khi tôi khảo sát tại địa

phƣơng; Cảm ơn UBND xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

hoàn thành chuyến nghiên cứu của mình. Đặc biệt, bà Hà Thị Đoán (Phó Chủ tịch xã

Xuân Đài) và ông Bùi Văn Lâm (Bí thƣ Đảng ủy xã Xuân Sơn) đã bỏ công sức, thời

gian đi cùng tôi tới từng hộ gia đình để hoàn thành bộ phiếu khảo sát cộng đồng. Tôi

xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bà con dân bản hai xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã

nhiệt tình cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực địa tại địa bàn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những ngƣời luôn

quan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2016

Học viên

Đinh Thị Hà Giang

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

vii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện

dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH. Trƣơng Quang Học. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công

trình khoa học nào khác.

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc

trích dẫn đầy đủ, trung thực.

Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2016

Học viên

Đinh Thị Hà Giang

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hƣớng tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo là một cách để thực hiện mục

tiêu phát triển bền vững đang đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức áp dụng [65]. Đặc biệt,

trong bối cảnh quốc tế đang có những nỗ lực trong việc giảm nhẹ và thích ứng với biến

đổi khí hậu (BĐKH), thì sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại các Khu Bảo tồn (KBT)

Thiên nhiên và các Vƣờn Quốc gia (VQG) là một vấn đề cấp bách cần đƣợc quan tâm

đúng mức. Sinh kế bền vững vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho

cộng đồng cƣ dân sinh sống tại vùng đệm VQG vừa tăng khả năng chống chịu, phục

hồi trƣớc những tác động bên ngoài, mà lại ít gây ảnh hƣởng đến các nguồn tài nguyên

thiên nhiên (TNTN).

KBT Thiên nhiên Xuân Sơn chính thức đƣợc chuyển hạng thành VQG theo

quyết định số 49/2002/QĐ-TTg, ngày 17/4/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Hiện nay,

trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 12.599 dân cƣ sinh sống. Phần lớn ngƣời

dân ở đây là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (98,6%), với tỷ lệ hộ nghèo 45,8%

[55].Từ nhiều đời nay, qua các hoạt động canh tác nƣơng rẫy, khai thác rừng và các tài

nguyên sinh vật rừng của đồng bào DTTS, thì rừng thực sự đã trở thành nguồn sống

quan trọng duy nhất của họ. Kết quả đánh giá đã cho thấy đời sống của ngƣời dân sinh

sống tại VQG, đặc biệt là cƣ dân vùng lõi phần lớn phụ thuộc vào rừng ở những mức

độ khác nhau [15]. Những hoạt động này diễn ra liên tục, thƣờng xuyên trong thời gian

dài đã gây ra những hậu quả đáng tiếc về môi trƣờng (suy giảm đa dạng sinh học

(ĐDSH), thoái hóa đất, suy giảm nguồn nƣớc,…). Sự xuống cấp về môi trƣờng đã kéo

theo những hệ lụy khác về kinh tế và xã hội (năng suất nông nghiệp giảm, tỷ lệ đói

nghèo tăng, bệnh tật, trình độ dân trí thấp…).

Ở Việt Nam, hiện trạng ngƣời dân sinh sống trong vùng lõi của các KBT và

VQG là khá phổ biến. Hiện nay, trong vùng lõi của VQG Xuân Sơn vẫn còn 1.195 dân

cƣ sinh sống. Phần lớn ngƣời dân ở đây là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS)

(99,7%), với tỷ lệ hộ nghèo 50,60% . Theo Luật Đa dạng sinh học (2008) và Luật Bảo

vệ và Phát triển rừng (2004) thì việc sinh sống trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt là

bị cấm [39], [40]. Tuy nhiên, với cộng đồng dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời, cuộc

sống và văn hóa của họ đều gắn với rừng qua nhiều thế hệ. Tình trạng này dẫn đến

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

2

mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và cộng đồng dân cƣ bản địa. Vì vậy, cần thiết phải

có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết đƣợc mâu thuẫn này.

Tân Sơn là một huỵện mới thành lập (2007), cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhƣng

tiềm năng để phát triển là rất lớn, do đó, rất nhiều các dự án đã đƣợc quy hoạch và

chuẩn bị đƣa vào triển khai trên địa bàn. Trong đó, không ít những dự án nhằm mục

đích khai thác lợi thế từ tài nguyên VQG Xuân Sơn: Dự án Xây dựng Khu du lịch

Xuân Sơn - Đền Hùng, Dự án quy hoạch xây dựng Khu Du lịch VQG Xuân Sơn…

Mặc dù, đây có thể là cơ hội để đƣa kinh tế - xã hội (KT – XH) địa phƣơng phát triển,

nhƣng cũng sẽ tạo nên những tác động tiêu cực nếu không nhìn nhận ra mức độ

nghiêm trọng và có giải pháp kiểm soát nó kịp thời [61]. Những dự án này cùng với

hoạt động du lịch tự phát tại Xuân Sơn trong thời gian vừa qua cũng đã bắt đầu gây ra

nhiều bất ổn không chỉ về tình hình kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cƣ bản địa mà

còn gây ra những bất ổn trong công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn các hệ sinh thái

(HST) và ĐDSH. Đấy là chƣa kể đến những mâu thuẫn trong việc chia sẻ lợi ích giữa

các bên liên quan trong việc quản lý và hƣởng lợi từ nguồn TNTN sẵn có. Tất cả

những tác động từ bên ngoài này đã làm gia tăng tính không bền vững cho xã Xuân

Sơn nói chung và cho hoạt động sinh kế nông – lâm nghiệp của cộng đồng bản địa nói

riêng.

Trƣớc thực trạng đó, học viên thực hiện “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng

cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại Vườn Quốc gia

Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần để giải quyết những thách thức hiện nay đối

với phát triển bền vững các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá đƣợc hoạt động sinh kế của ngƣời dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn dựa

vào khung phân tích sinh kế bền vững của DFID.

- Đánh giá đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế bền vững của

ngƣời dân tại VQG Xuân Sơn;

- Đề xuất đƣợc những giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế

của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

3

- Những giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ

dân tại VQG Xuân Sơn.

Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại xã Xuân Đài và Xuân Sơn;

- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của cộng

đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã; cán bộ UBND huyện Tân Sơn;

và Cán bộ VQG Xuân Sơn).

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 2 xã: (1) xã Xuân Đài (ở vùng đệm); và (2) xã

Xuân Sơn (ở vùng lõi) thuộc địa bàn hành chính huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2016- tháng 11/2016.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Những giải pháp nào có thể tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của

cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ?

Giả thuyết nghiên cứu

Các giải pháp mà đề tài đề xuất có thể tăng cƣờng tính bền vững trong các hoạt

động sinh kế của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

6. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Kết quả của nghiên cứu là xây dựng đƣợc khung phân tích sinh kế bền vững hộ gia

đình cho cộng đồng sinh sống tại VQG Xuân Sơn, hỗ trợ cho việc đánh giá hoạt động

sinh kế bền vững của các hộ dân nơi đây và các cộng đồng khác có điều kiện tƣơng tự.

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả của nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các

nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi

trƣờng một cách bền vững ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ nói chung, kế hoạch xóa đói

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

4

giảm nghèo tại địa phƣơng nói riêng; đồng thời cũng là một điển hình để nhân rộng ra

các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm các phần chính sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Những khái niệm chính đƣợc sử dụng trong luận văn có mối liên hệ logic và hệ

thống, để tập trung vào nội dung nghiên cứu là đề xuất đƣợc giải pháp tăng cƣờng sinh

kế bền vững cho cộng đồng cƣ dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, cụ thể:

Sinh kế (Livelihood): có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là

con đƣờng để kiếm sống. Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các

nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [59].

Chiến lược sinh kế (Livelihoods strategy): là sự phối hợp các hoạt động và lựa

chọn mà ngƣời dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống:

- Sự chọn lựa chiến lƣợc sinh kế phụ thuộc vào việc tiếp cận các loại vốn khác

nhau;

- Mỗi chiến lƣợc sinh kế cần một sự kết hợp các loại vốn khác nhau;

Tuy nhiên, mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lƣợc khác nhau [8].

Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): Khái niệm này đƣợc hoàn thiện nội

hàm bởi DFID. Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị

tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong

tƣơng lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [59], [60].

Sinh kế thích ứng (với BĐKH) (Climate change adaptive livelihood): Sinh kế

thích ứng là một hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/

giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên

tai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại,

v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù

hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng [5].

Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH (climate change adaptive sustainable

livelihood: Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH là hệ thống sinh kế, có khả năng

chống chịu với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của

BĐKH, đặc biệt là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo

dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất, sản lƣợng một cách ổn

định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng [8].

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

6

Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach): là một cách

cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của ngƣời nghèo, đƣợc dựa trên các yếu tố chính ảnh

hƣởng đến sinh kế ngƣời nghèo và các mối quan hệ đặc trƣng giữa các yếu tố này. Nó

có thể đƣợc sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động hiện

có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đƣa ra một khung tiếp cận giúp hiểu

biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đƣa ra một bộ các nguyên tắc hƣớng dẫn

hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói [58].

Vườn Quốc gia (National Park): Theo luật ĐDSH đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy

định rõ: KBT bao gồm: a) Vƣờn Quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) KBT sinh

cảnh – loài; d) Khu bảo vệ cảnh quan. VQG phải có đủ các tiêu chí chủ yếu sau đây:

- Có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại điện

cho một vùng sinh thái tự nhiên;

- Là nơi sinh sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài

thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

- Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Vùng đệm (buffer zone): là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng

ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với KBT” [40].

Cộng đồng (community): Cộng đồng dân cƣ là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân

sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tƣơng đƣơng”

[39].

1.1.2. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu

Hoạt động sinh kế, về căn bản đều do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định

dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế,

chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình thiết lập trong cộng

đồng. Do đó, để đánh giá đƣợc thực trạng của hoạt động này cần phải đƣa ra đƣợc mối

liên hệ giữa: (1) Kết quả sinh kế; (2) Các nguồn lực sinh kế; và (3) Những yếu tố tác

động đến hoạt động sinh kế nhƣ thể chế, chính sách hay những quan hệ xã hội .

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

7

Cách tiếp cận sinh kê bên vƣng la môt cach phân tich toan diên vê phat triên va

giảm nghèo . Cách tiếp cận nay giup chung ta hiêu đƣơc viêc con ngƣơi sƣ dung cac

loại vốn mình có để kiếm sống , thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo nhƣ thê

nào, vì nó không ch ỉ minh họa các chiến lƣợc tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích

và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguôn lƣc ma cac cá thể và hộ gia

đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế.

Vì vậy, để giải quyết đƣợc những vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế, cần

sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, xã hội/văn hóa, chính sách, tài

nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp… Chỉ khi nghiên cứu đƣa ra đƣợc những mối liên hệ

bản chất giữa các yếu tố tạo nên hoạt động sinh kế của một cộng đồng dân cƣ nào đó,

thì mới có thể đề xuất các giải pháp cho hoạt động sinh kế bền vững, hiệu quả hơn.

1.1.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền

vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn, do đó

logic của nghiên cứu sẽ gồm những nội dung theo trình tự sau: 1) Đánh giá các yếu tố

tác động đến hoạt động sinh kế (thể chế, tri thức bản địa, các nguồn lực và BĐKH); 2)

Phân tích thực trạng sinh kế và các nguồn lực sinh kế; 3) Đánh giá tính bền vững của

hoạt động sinh kế; 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững cho

hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ vùng lõi và vùng đệm, các giải pháp này

nhằm: (a) xây dựng chiến lƣợc sinh kế cụ thể và (b) đƣợc cụ thể hơn bằng những kế

hoạch thực hiện linh hoạt, tùy theo từng địa phƣơng. Việc thực hiện các giải pháp này

cần phải đƣợc điều chỉnh, can thiệp kịp thời; và đánh giá, giám sát để đảm bảo hiệu

quả của hoạt động sinh kế (Hình 1.1).

Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhƣ hiện nay, việc gia tăng các rủi ro từ khí

hậu sẽ làm gia tăng khả năng bị tổn thƣơng của những sinh kế dựa vào các nguồn

TNTN. Do đó, các giải pháp sinh kế bền vững đƣợc lựa chọn phải đảm bảo tính thích

ứng với BĐKH hay chính là tăng cƣờng khả năng chống chịu của sinh kế trƣớc

BĐKH.

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

8

Hình 1.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Khung phân tích đƣợc xây dựng dựa vào: (i) Khung sinh kế bền vững của DFID

(2007); (ii) Khung lý thuyết xây dựng sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH của

Hoàng Thị Ngọc Hà (2014); (iii) Mạng lƣới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam

(CCWG) và Bộ TN & MT (2016) nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu [60], [18], [8].

Trong đó, nhấn mạnh đến tính hệ thống của các vấn đề nghiên cứu.

1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1. Sinh kế

Ý tƣởng về sinh kế đƣợc đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của Chambers

vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu

của Ellis, Barret và Reardon… Tác giả Ellis (2010) [62] cho rằng sinh kế bao gồm

những tài sản, những hoạt động và cơ hội đƣợc tiếp cận đến tài sản và hoạt động đó

(đạt đƣợc thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), và theo đó các quyết định về sinh

kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay nông hộ.

Chambers và Conway (1992) [57] cho rằng sinh kế bao gồm năng lực, tài sản

(dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để đảm bảo phƣơng

tiện sinh sống.

Thể chế

Tri thức bản địa

Các yếu tố

tác động

- Thể chế

- Tri thức

bản địa

- Các

nguồn lực

sinh kế

- BĐKH

Điều chỉnh

Thực

trạng

sinh kế,

Nguồn

lực sinh

kế

Giải pháp

Sinh kế bền

vững thích ứng

với BĐKH a) Vùng lõi

b) Vùng đệm

Chiến lƣợc

Sinh kế a) Vùng lõi

b) Vùng đệm

Kế hoạch

thực hiện a) Vùng lõi

b) Vùng

đệm

Giám sát/ đánh giá

Đánh

giá tính

bền

vững

của hoạt

động

sinh kế

Từ

dƣới

lên

Từ

trên

xuống

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

9

Theo Farrington et al [63] Sinh kế có thể đƣợc diễn tả nhƣ là sự kết hợp của các

nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng và các hoạt động đƣợc thực hiện để sống. Các tài

nguyên đó có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con ngƣời (vốn con ngƣời),

đất đai, tiền tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất), và

các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức cho các hoạt động (vốn xã hội).

Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy

nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hƣởng đến

hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình.

1.2.1.2 Sinh kế bền vững

* Trên thế giới

Kể từ Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de

Janeiro ở Brazil năm 1992, PTBV đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang

nỗ lực hƣớng tới. Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu hƣớng phát triển

sinh kế bền vững bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo [8].

Trƣớc đây, hoạt động sinh kế đƣợc hiểu là những phƣơng tiện kiếm sống nhằm

phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống (Ví dụ: thực phẩm, chỗ ở, quần áo, thuốc

men...). Khái niệm về sinh kế bền vững cũng đƣợc hiểu là những nỗ lực để xoá đói

giảm nghèo [65]. Tuy nhiên, các khái niệm đó chƣa bao quát đƣợc hết mọi khía cạnh

của hoạt động sinh kế, đặc biệt là các nguồn lực làm hạn chế hoặc tăng cƣờng khả

năng của con ngƣời.

Khái niệm về sinh kế bền vững đƣợc Chambers và Conway (1992) [57] mở

rộng hơn. Sinh kê chi bên vƣng khi nó có thê đƣơng đầu và phục hổi sau những cú sốc,

duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các hội sinh kế bền vững cho

các thế hệ kế tiếp; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế ở cấp độ địa phƣơng hoặc

toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong một số nghiên cứu của Barret và Reardon (2000) [56] khẳng định các chính

sách để xác định sinh kế ngƣời dân theo hƣớng bền vững đƣợc xác định liên quan chặt chẽ

đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Các nghiên cứu này đã chỉ

ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trƣởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của

ngƣời dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng nhƣ các mối liên hệ

và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt

động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của

lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

10

vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong quyết định một sinh kế có bền

vững hay không.

Dựa trên nền tảng nghiên cứu điển hình của Chambers và Conway, đã có rất

nhiều sự điều chỉnh cho khái niệm sinh kế bền vững. Đặc biệt quan trọng là đóng góp

của Scoones và các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tại trƣờng

Đại học Sussex [69], Vƣơng quốc Anh; và Bộ Phát triển Quốc tế Vƣơng quốc Anh

(DFID) [59], [60].

Tổ chức DFID đã xây dựng khung sinh kế bền vững nhƣ là một công cụ nhằm

xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời. Đồng thời,

khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau

nhƣ thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Hình 1.2).

Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững DFID (2007)

Nguồn: DFID (2007)

Scoones (1998) [69] cho rằng hoạt động sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có

thể giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ những khủng hoảng; duy trì, tăng

cƣờng khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến TNTN”.

Cách tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo đã đƣợc Krantz (2001) [65]

khẳng định và so sánh dựa trên ba khung phân tích sinh kế bền vững của UNDP,

CARE và DFID. Trong đó, sinh kế bền vững đƣợc coi là phƣơng pháp hữu hiệu nhất

để xóa bỏ đói nghèo trong bối cảnh nhiều biến động nhƣ hiện nay.

BỐI CẢNH TỔN

THƢƠNG

- Sốc

- Xu hƣớng

- Mùa vụ Ảnh hƣởng

& tiếp cận

CẤU TRÚC & QUÁ

TRÌNH BIẾN ĐỔI

- Các cấp

chính quyền

- Khu vực

tƣ nhân

- Pháp luật

- Chính sách

- Văn hoá

- Thể chế

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

CHIẾN

LƢỢC

SINH

KẾ

KẾT QUẢ SINH KẾ

- Tăng thu nhập

- Tăng mức sống

- Giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng

- Cải thiện an

ninh lƣơng thực

- Tăng tính bền vững khi sử dụng

nguồn TNTN

H

S

P F

N

H: Nguồn vốn con ngƣời (Human Capital) F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital)

N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital)

S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital)

S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital)

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

11

Nhƣ vậy, sinh kế bền vững là sinh kế: 1) Có thể phục hồi và đối mặt với các cú

sốc và khủng hoàng; 2) Không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài; 3) Duy trì và

bảo tồn đƣợc tài nguyên; 4) Không bị suy yếu và suy giảm theo thời gian [8].

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều những nghiên cứu về sinh kế bền vững, tiêu biểu

nhƣ Đinh Đức Thuận (2005) [47] đã chỉ ra mối liên hệ giữa lâm nghiệp, giảm nghèo

và sinh kế nông thôn.

Dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững, Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh

(2012) [29] đã thử sử dụng bộ số liệu điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

(VHLSS) năm 2008 và đã xác định mƣời chiều đo đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh

kế là vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất, và vốn tài chính của hộ gia đình nông

thôn Việt Nam dựa trên các phƣơng pháp thống kê đa biến. Sau đó, nghiên cứu này

tiếp tục dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) để xác định các chỉ

báo đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam và sử dụng bộ dữ

liệu VHLSS 2010 để kiểm tra lại tính nhất quán của các chiều đo và các chỉ báo nghèo

đa chiều [29].

Trong khuôn khổ Chƣơng trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan giai đoạn II

(1997 - 2002) đã có nhiều nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững, trong đó một số

những nghiên cứu giải pháp xây dựng mô hình kinh tế nông lâm ngƣ kết hợp ở Vƣờn

Quốc gia Bạch Mã (Nguyễn Thị Nguyệt, 2005) [4]; Giải pháp phát triển kinh tế nông

lâm nghiệp bền vững vùng đồi nghèo khó xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An (Ngô

Trực Nhà, 2005) [4]… Những nghiên cứu này bƣớc đầu xác lập cơ sở khoa học cho

những giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của sinh kế nông thôn.

Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đã thực hiện một số dự án nâng cao

sinh kế theo hƣớng bến vững nhƣ “Dự án sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo các tỉnh

miền núi phía Bắc” do Liên minh Hợp tác xã Canada (CCA) tài trợ năm 2012 [31];

Dự án “Các tổ chức phi chính phủ Viêt Nam hướng tới sinh kế của các cộng đồng dân

tộc thiểu số miền núi phía Bắc” của Trung tâm SRD [41]. Hay trong khuôn khổ Dự án

Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phối với với Ngân hàng

Thế giới (2014) phát hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án: Phát triển sinh kế bền

vững nhằm hƣớng dẫn các tổ chức thực hiện dự án thúc đẩy sinh kế bền vững hiệu quả

[8].

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

12

Một số những nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ

của Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phùng Văn Thạch (2012), Nguyễn Hoàng Hoa

(2012), Vũ Thị Ngọc (2012), Hoàng Thị Ngọc Hà (2014)… đã bƣớc đầu nghiên cứu

giải pháp cải thiện sinh kế trên nhiều địa bàn khác nhau của cả nƣớc. Mai Văn Xuân

(2009) và Bùi Thị Minh Hà (2013) đã sử dụng khung sinh kế bền vững của DIFD phân

tích sinh kế của cộng đồng ngƣời dân ở Quảng Trị và Thái Nguyên [18], [19], [34].

1.2.1.3. Sinh kế thích ứng/ sinh kế chống chịu

Khi nghiên cứu sinh kế thích ứng, các tác giả đều thống nhất dựa trên khung

sinh kế bền vững của DFID (2007) để phân tích và đánh giá.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế thích ứng với BĐKH đƣợc các tổ chức

NGOs quan tâm nhƣ CARE, SRD, CRD, MCD…Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam

đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động

của BĐKH tới an ninh lƣơng thực và thu nhập của ngƣời dân, nƣớc sinh hoạt, sức

khỏe và di dân. Trong đó có đƣa ra cách tiếp cận sinh kế thích ứng với BĐKH và đề

xuất bộ tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với BĐKH [5].

Trung tâm Phát triển nông thôn Miền trung Việt Nam (CRD) nghiên cứu thích

ứng BĐKH dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hƣơng, tỉnh Thừa Thiên Huế tập

trung vào: 1) Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà ngƣời dân địa phƣơng và nhiều

tổ chức đã thực hiện; 2) Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý

nguồn nƣớc; 3) Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp

và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phƣơng.

Bộ TN & MT (2009) [8], đƣa ra các chiến lƣợc thích ứng cho sinh kế ven biển

chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH ở miền Trung Việt Nam, nhằm: 1) Giảm

bớt các tổn thƣơng của sinh kế vùng ven biển và xây dựng khả năng phục hồi do các

tác động của khí hậu; 2) Xây dựng khả năng phục hồi trƣớc những tác động của biến

đổi khí hậu của các hệ sinh thái và xã hội mà những sinh kế này dựa vàovà tăng cƣờng

năng lực cung cấp các dịch vụ có chất lƣợng của các hệ thống này.

Gần đây, những kiến thức về sinh kế thích ứng và một số điển hình tốt về sinh

kế thích ứng mà các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ cộng đồng xây dựng thành công

trong thời gian qua tại các vùng, miền trên phạm vi cả nƣớc đƣợc tổng hợp trong tài

liệu “Sinh kế thích ứng với BĐKH: Tiêu chí đánh giá và các điển hình” do Mạng lƣới

các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), Nhóm công tác về

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

13

BĐKH (CCWG), và Cục Khí tƣợng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên & Môi

trƣờng phối hợp thực hiện.

1.2.1.4. Tiêu chí đánh giá

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động sinh kế bền vững nhằm: i) xác

định tính bền vững của các hoạt động sinh kế, và ii) là cơ sở hỗ trợ cho việc giám sát

và đánh giá tính thích ứng của mô hình theo thời gian. Đặc biệt, các tiêu chí này sẽ là

cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ ngƣời dân

trong việc ra quyết định về đầu tƣ triển khai và nhân rộng.

Nhiều tác giả (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2007) [8] đều thống nhất đƣa ra một

số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi

trƣờng và thể chế:

- Bền vững về kinh tế: đƣợc đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.

- Bền vững về xã hội: đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: tạo thêm

việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lƣơng thực, cải thiện phúc lợi.

- Bền vững về môi trường: đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững các

nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nƣớc, rừng, thủy sản…), không gây hủy hoại môi

trƣờng (nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng) và có khả năng thích ứng

trƣớc những tổn thƣơng và cú sốc từ bên ngoài.

- Bền vững về thể chế: đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí nhƣ hệ thống

pháp luật đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự

tham gia của ngƣời dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tƣ hoạt động

có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trƣờng thuận lợi về thể chế và chính sách để các sinh

kế đƣợc cải thiện một cách liên tục theo thời gian [12].

Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, sinh kế thích ứng hay sinh kế chống chịu đƣợc

coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với BĐKH và tăng cƣờng hiệu quả

của hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ.Về cơ bản, đó là sinh kế có khả năng chống

chịu với các tác động từ thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra và phát

huy đƣợc các mặt có lợi do BĐKH mang lại cũng nhƣ giảm phát thải khí nhà kính. Ở Việt

Nam, các tiêu chí để đánh giá một mô hình, giải pháp sinh kế thích ứng, bền vững hiện

nay là: (i) Thích ứng với BĐKH, (ii) Có thể giảm phát thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả

và bền vững về môi trƣờng, về kinh tế và xã hội, và (iv) có khả năng nhân rộng [8].

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

14

1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu

1.2.2.1. Những nghiên cứu về VQG Xuân Sơn

Những nghiên cứu đã đƣợc tiến hành tại VQG Xuân Sơn chủ yếu tập trung

khảo sát tính ĐDSH và bảo tồn các nguồn gen quý.

Ngay từ những năm 1927 đến năm 1944 đã có một số ngƣời nƣớc ngoài đến

nghiên cứu và sƣu tầm mẫu chim ở khu vực VQG Xuân Sơn nhƣ Bourret, Raimbault,

Winter….[61].

Các nhà nghiên cứu trong nƣớc trƣớc tiên phải kể đến cuộc điều tra nghiên cứu

khả thi thành lập KBT thiên nhiên Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc

phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc, Viện Sinh thái & Tài nguyên

sinh vật và Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội thực hiện. Tiếp đó, giai

đoạn 2000 – 2001, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra đánh giá

hiện trạng tài nguyên sinh vật tại KBT thiên nhiên Xuân Sơn. Tháng 10 năm 2002, Trung

tâm Tài nguyên Môi trƣờng thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với BQL VQG

Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ tiếp tục tổ chức một đợt khảo sát đa dạng sinh

vật ở khu vực này.

Từ đó tới nay, VQG Xuân Sơn luôn là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà nghiên

cứu quan tâm tìm hiểu về tính ĐDSH, và các loài động, thực vật đặc hữu [25]. Tiêu

biểu trong số này phải kể đến đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội do

Giáo sƣ Hà Đình Đức chủ trì “Nghiên cứu khu hệ chim và một số đặc điểm sinh học,

sinh thái của một số loài thuộc họ Khƣớu Timaliidae ở VQG Xuân Sơn” năm 2005 –

2006; hay công trình “Nghiên cứu khu hệ và một số đặc điểm sinh thái, sinh học của

các loài chim đặc trƣng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Lân Hùng Sơn;

gần đây nhất là đề tài luận án Tiến sĩ sinh học nghiên cứu về “Thành phần và cấu trúc

quần xã ve giáp ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.v.v [61].

Năm 2011, việc nghiên cứu sự tương tác giữa cộng đồng dân cư vùng đệm và

bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn đƣợc thực hiện trong khuôn khổ luận văn

thạc sĩ của tác giả tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà

Nội. Kết quả đã chỉ ra rằng, cƣ dân vùng đệm còn rất khó khăn và phụ thuộc vào tài

nguyên rừng ở những mức độ khác nhau, và điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến

công tác bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Sơn [61].

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

15

1.2.2.2. Những nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn

Mới đây nhất, sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn cũng đƣợc

Nguyễn Thị Kim Vui (2015) [54] nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu sinh kế

của xã Xuân Sơn đặt trong khung tham chiếu của vùng đệm chứ không phải là vùng

lõi. Điều này có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn và các giải pháp phát triển sinh kế vùng

đệm là không phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành.

Do đó, đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt

động sinh kế của cộng đồng dân cư tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đƣợc

thực hiện và góp phần hoàn thiện những nghiên cứu mang tính liên ngành tại VQG

Xuân Sơn.

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm

1.3.1.1. Vị trí địa lý

VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trên địa bàn hành chính xã Xuân Sơn và một

phần nằm trên địa bàn các xã: Xuân Đài, Kim Thƣợng, Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn,

trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La. Đây là nơi bảo

tồn ĐDSH của vùng chuyển tiếp giữa giải núi đá vôi phía Đông Bắc với vùng Trung

du Bắc Bộ.

Hình 1.3: Bản đồ VQG Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

16

Phía Đông VQG Xuân Sơn giáp với các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và

Vinh Tiền (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ); Phía Tây giáp với huyện Phù Yên (tỉnh Sơn

La); phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình); phía Bắc giáp xã Thu Cúc (huyện

Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ).

Tổng diện tích tự nhiên của VQG Xuân Sơn là 15.048 ha, bao gồm 9.088 ha

phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 5.737 ha phân khu phục hồi sinh thái và 212 ha phân

khu dịch vụ hành chính, nằm trên địa bàn 29 thôn của 6 xã gồm: xã Xuân Sơn (có 4

thôn/bản Cỏi, Dù, Lạng Lấp); xã Xuân Đài (6 thôn/bản Thang, Đồng Dò, Đồng Tảo,

Vƣợng, Dụ, Suối Bồng); xã Kim Thƣợng 10 (thôn/bản Tân Ong, Xoan, Hạ Bằng,

Chiềng 1, Chiềng 2, chiềng 3, Xuân 1, Xuân 2, Tân Hồi, Nhàng); xã Đồng Sơn (3

thôn/bản Bến Thân, Xuân 1, Xuân 2); xã Tân Sơn (5 thôn/bản hoạt, Bƣơng, Lèn, Sận,

Thịnh); xã Lai Đồng (1 thôn/bản Đoàn) thuộc địa bàn hành chính huyện Tân Sơn, tỉnh

Phú Thọ [51], [53].

Hình 1.4: Bản đồ qui hoạch VQG Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

17

1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình, địa mạo

VQG Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp trung bình thuộc lƣu vực

sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ

hữu ngạn sông Hồng sang tả ngạn sông Đà. Nhìn toàn cảnh các dãy đồi chỉ cao chừng

600 – 700 m, cao nhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núi Ten (1.244 m), và núi Cẩn

(1.144 m). Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lƣợn khá phức tạp. Nhìn chung,

địa hình trong khu vực có những kiểu chính sau:

- Kiểu núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao từ 700 m – 1.368

m. Kiểu này đƣợc phân bố chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam VQG, bao gồm phần lớn

hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ.

- Kiểu địa hình núi thấp: Thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 – 700 m phân

bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực.

- Kiểu đồi: Có độ cao dƣới 300 m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực. Có hình

dạng đồi lƣợn sóng mềm mại đƣợc cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt

mịn, hiện nay đã đƣợc trồng chè xanh, chè san.

- Thung lũng và bồn địa: Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi phân bố chủ yếu ở

các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thƣợng. Đây là các thung lũng sông suối mở

rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi

cho canh tác nông nghiệp [25].

Địa chất, thổ nhưỡng

Theo các nhà địa chất, toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch

nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp. Trong các dãy núi

đá vôi thƣờng gặp các thung tròn có nƣớc chảy trên mặt nhƣ thung xóm Lạng, xóm

Dù, xóm Lấp… Các thung đƣợc lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nƣớc chảy

quanh năm.

Thổ nhƣỡng đƣợc hình thành trong một nền địa chất phức tạo (có nhiều kiểu địa

hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa

dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất đƣợc tạo thành trong khu vực này. Một số

loại đất chính là:

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

18

+ Đất feralit có mùn trên núi trung bình: phân bố ở độ cao 700 – 1.386 m,

+ Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp: phân bố ở độ cao dƣới 700 m,

+ Đất rangin (hay đất hình thành trong núi đá vôi),

+ Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng [25].

Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu: VQG Xuân Sơn tuy nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhƣng xa đƣờng

xích đạo, nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22 – 230C. Mùa lạnh từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau, do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ các tháng này

xuống dƣới 200C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng, do ảnh

hƣởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung

bình trên 250C, nóng nhất là vào tháng 6 và 7 (28

0C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên

tới 40,70C vào tháng 6.

- Chế độ mƣa ẩm: Lƣợng mƣa đạt mức trung bình là 1.826 mm. Tập trung gần 90%

vào mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm); hai tháng có lƣợng mƣa cao nhất là

tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhƣng

hạn hán ít xảy ra vì có mƣa phùn làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô. Độ ẩm không

khí trong vùng bình quân đạt 86%. Lƣợng bốc hơi không cao (653 mm/n) điều đó

đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế đƣợc lƣợng nƣớc

bốc hơi, làm tăng lƣợng nƣớc thấm, duy trì đƣợc nguồn nƣớc ngầm trong khu vực

[25].

- Một số hiện tƣợng thời tiết đáng chú ý:

+ Gió Tây khô nóng: Vùng này chỉ chịu gió Tây (khô và nóng) vào các tháng 4,5,6,7.

Trong các tháng này nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39 – 400C, bốc hơi cũng cao

nhất >70 -80 mm, độ ẩm không khí hạ xuống thấp tuyệt đối.

+ Mƣa bão: Vùng này tuy ở sâu trong nội địa, nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng nhiều của

mƣa bão. Hai tháng nhiều mƣa bão nhất là tháng 8 và tháng 9. Bão thƣờng kèm theo

mƣa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phƣơng

và nhân dân sinh sống trong vùng.

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

19

+ Sƣơng muối: Thƣờng xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp

dƣới 50C, sƣơng muối thƣờng xuất hiện trong các thung lũng núi đá vôi, mỗi đợt kéo

dài vài ba ngày, ảnh hƣởng rất lớn đến cây con, cây ăn quả và cây lấy giống ra hoa kết

quả vào thời điểm này.

+ Ngoài ra vào tháng 4, 5 có lốc xoáy, mƣa đá; tháng 7, 9 có lũ quét ảnh hƣởng đến

sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống dân cƣ.

Thủy văn: Hệ thống sông Bứa và các chi lƣu của nó toả rộng ra khắp các vùng.

Với lƣợng mƣa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.500 – 2.000 mm, lƣợng mƣa cực đại

có thể lên tới 2.453 mm/năm. Lƣu vực sông Bứa khá rộng. Địa hình lƣu vực lại thuận

lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng chiều dài

của sông 120 km, chiều rộng trung bình 200 m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ

thƣợng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi. VQG Xuân Sơn chỉ nằm trong lƣu vực đầu

nguồn sông Bứa với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vƣờn [25].

Tài nguyên rừng

Các kiểu HST và thảm thực vật: VQG Xuân Sơn tuy diện tích không lớn, nhƣng

có mức độ đa dạng cao cả về kiểu thảm thực vật cũng nhƣ hệ thực vật. Có thể coi đây

là sự thu hẹp của tất cả các vùng thiên nhiên vừa là phổ biến đặc trƣng, vừa độc đáo,

đặc sắc.

Theo Trần Minh Hợi (2008), kết quả điều tra hệ thực vật đã xác định đƣợc 180

họ, 680 chi và 1.217 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 40 loài đã đƣợc ghi

trong Sách Đỏ Việt Nam và đƣợc chia làm 7 nhóm chính:

Nhóm cây lấy Gỗ: có 202 loài với một số loài có giá trị kinh tế cao nhƣ: Trai lý,

Sến mật, Nghiến, Chò chỉ, Chò vẩy, Chò nâu, Đinh…

Nhóm cây ăn đƣợc: có khoảng 132 loài cây ăn đƣợc nhƣ rau Sắng, rau Bò khai,

rau Dớn …

Nhóm cây cho sợi: Thống kê đƣợc khoảng 12 loài nhƣ Mây gai, Giang, Tre

gai..

Nhóm cây làm thuốc: có 665 loài cây có thể làm thuốc nhƣ Củ dòm, Khúc

khắc, Hoàng đằng, Bách bộ, Thanh táo, Cát đằng hoa to…

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

20

Nhóm cây cho tinh dầu và nhựa: đã thống kê đƣợc 50 loài cung cấp tinh dầu và

nhựa nhƣ các loài cây: Trám trắng, Trám đen, Đại hái, Cánh kiến lá trắng, Hồi

núi…

Nhóm cây cho Tanin và Thuốc nhuộm: Gồm có các loài nhƣ: Râu hùm hoa tía,

Ngải rợm, Cậm kệch…

Nhóm cây làm cảnh và bóng mát: các loài này phải kể đến Lộc vừng nếp, Đỗ

quyên, Ngải tiên, Ngải tiên đỏ, Lan hài, Lan bƣớm, Trúc lan, Thuỷ tiên vàng,

Nỉ lan bạn …

Hệ động vật: VQG Xuân Sơn có một hệ động vật tƣơng đối phong phú và đa

dạng, thƣờng gặp ở hầu hết đại diện của các lớp động vật, bao gồm từ động vật không

xƣơng sống đến các động vật có xƣơng sống.

Cho đến nay đã thống kê đƣợc 365 loài bao gồm: 69 loài thú với nhiều loài quý

hiếm nhƣ: Vƣợn đen tuyền, Voọc xám, Cu ly lớn, Nai, Hƣơu, Sơn dƣơng, Báo hoa

mai, Cầy hƣơng, Gấu ngựa…; 240 loài chim nhƣ Yến núi , Gà so ngực gụ, Yểng, Gà

chín cựa…; và 71 loài bò sát, ếch nhái [25].

1.3.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc và nguồn lao động

Nằm trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có 29 thôn thuộc

ranh giới hành chính của 6 xã, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Theo số liệu thống kê năm 205

tại các xã thì tổng số dân trong khu vực là 12.599 ngƣời và 2.908 hộ. Trong đó nam chiếm

50,4 %, nữ chiếm 49,6 %; trong đó dân tộc Mƣờng đông nhất chiếm tới 79,9%, dân tộc Dao

chiếm 18,7%; dân tộc Kinh chiếm 1,4%; các hộ gia đình sống quần cƣ tập trung thành các

bản làng. Phân bố chủ yếu dƣới chân các dãy núi đất, ở độ cao từ 200 - 400m so với mực

nƣớc biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và phía Nam của Vƣờn quốc gia.

Trong vùng lõi của vƣờn có 794 hộ dân với 2.984 nhân khẩu (trên địa bàn 9 thôn nằm

trong 4 xã các hộ dân đã cƣ trú tại đây trƣớc khi có Quyết định thành lập Vƣờn; tập quán canh

tác của các hộ này chủ yếu cấy lúa nƣớc 1 vụ trồng hoa màu (cấy lúa nƣớc một vụ, ngô, sắn,

chăn nuôi gia súc và nhận khoán bảo vệ rừng) [51], [53].

Với mật độ dân số thấp, bình quân khoảng 20 ngƣời/km2, các dân tộc trên thƣờng

sống xen kẽ lẫn nhau và hình thành nên các thôn, bản ở xung quanh chân núi và mỗi dân tộc

có một phong tục tập quán và nét văn hoá riêng biệt. Dù hiện nay nhiều nét sinh hoạt cổ

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

21

truyền không còn nữa, nhƣng ngƣời DTTS nơi đây vẫn giữ đƣợc nhiều bản sắc đậm

đà, nhất là ở tiếng nói và đời sống văn nghệ của họ. Ngƣời Mƣờng vẫn ở nhà sàn, toạ

lạc ở những thung lũng chân núi, ngƣời Dao vẫn ở những ngôi nhà trệt hay ngôi nhà

nửa sàn, nửa đất. Văn hoá ẩm thực của họ độc đáo với món cơm đồ, thịt lợn lửng, thịt

chua... và nhiều món ăn đặc trƣng khác của ngƣời dân vùng núi. Cuộc sống của ngƣời

dân gắn liền với những tín ngƣỡng dân gian (tín ngƣỡng bái vật giáo, thờ ngƣời lập

bản, tín ngƣỡng phồn thực...), những lễ hội địa phƣơng (lễ mừng cơm mới, lễ hạ điền

lễ thƣợng điền, Tết nhảy của ngƣời Dao...) và nhiều loại hình sinh hoạt văn nghệ đặc

sắc nhƣ Đâm Đuống, Đâm ống, Múa Mỡi...

Lực lƣợng lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi là 7.391 ngƣời chiếm khoảng

58,8 % tổng số khẩu trong toàn khu vực (Phụ lục 2.3). Các xã trong khu vực Vƣờn

quốc gia có quy mô dân số trẻ, lực lƣợng lao động có xu hƣớng tăng nhƣng trình độ

lao động còn thấp. Số lao động tăng nhanh trong những năm qua làm cho lao động ở

nông thôn đã dƣ thừa lại càng dƣ thừa thêm. Hơn nữa, hầu hết lao động đều chƣa qua

đào tạo nên hiệu quả lao động thấp, thiếu việc làm. Đây là những tồn tại hạn chế ở khu

vực VQG Xuân Sơn hiện nay.

Mặt khác, lao động phân bố giữa các ngành trong vùng đệm là chƣa đồng đều.

Phân theo ngành, lao động nông – lâm nghiệp có tỷ trọng rất lớn, chiếm 85,6% tổng số

lao động vùng đệm. Tuy nhiên, lực lƣợng này luôn ở trong tình trạng không ổn định và

thiếu việc làm, do vậy cần phải có chính sách đầu tƣ vốn, trang bị kiến thức xây dựng

mô hình trang trại, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Ngoài ra, lao động trong

lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 5,8%, lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm

8,6% tổng số lao động. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển KT - XH địa

phƣơng trong tƣơng lai.

Tỷ lệ ngƣời dân hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp còn cao nên sẽ khó khăn

để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng theo hƣớng hiện đại hoá. Hơn nữa, tổng số

hộ nghèo trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn là 1.310 hộ chiếm 45,8% tổng

số hộ dân. Đây là một tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung trong cả nƣớc. Mặc dù, đây

cũng là cơ hội thuận lợi để địa phƣơng thu hút hay nhận đƣợc những chƣơng trình, dự

án tài trợ của nhà nƣớc và các tổ chức phi chính phủ, nhƣng chính quyền và ngƣời dân

vùng đệm VQG Xuân Sơn có tận dụng đƣợc những lợi thế từ bên ngoài mang lại hay

không vẫn còn cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

22

1.3.3. Cơ sở hạ tầng

Giao thông: Các tuyến đƣờng liên xã đều đã đƣợc rải nhựa nhờ dự án 135 và

một số dự án phát triển KT - XH vùng đệm. Các tuyến đƣờng này tạo tiền để để phát

triển kinh tế địa phƣơng, thúc đẩy giao lƣu văn hoá xã hội và phát triển du lịch sinh

thái (DLST). Tuy nhiên, các tuyến đƣờng liên thôn, nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, rất lầy lội

và mất vệ sinh trong mùa mƣa.

Y tế: Hiện nay tại mỗi xã đều có Trạm Y tế đƣợc xây dựng kiên cố, đóng tại

trung tâm xã. Mỗi thôn/ bản đều có 1 cán bộ y tế thôn bản. Tuy nhiên, cơ sở và dụng

cụ khám chữa bệnh còn đơn sơ nên chỉ chữa trị đƣợc những bệnh thông thƣờng. Hơn

nữa điều kiện giao thông chƣa thuận lợi, nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trƣờng

hợp nguy cấp không kịp thời.

Giáo dục: Trên địa bàn tất cả các xã đều đã có trƣờng Mẫu giáo, trƣờng Tiểu

học và THCS. Đối với các xóm xa trung tâm đều có lớp cắm bản từ Mẫu giáo đến lớp

5. Giáo viên hầu hết là ngƣời địa phƣơng, trong đó chủ yếu là ngƣời Mƣờng và Dao.

Điện: Mỗi xã đều có từ 2 – 4 trạm điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất

của ngƣời dân. Trong 8 xã sinh sống trong khu vực VQG Xuân Sơn, chỉ duy nhất xã

Lai Đồng là 100% tỷ lệ các hộ có điện, xã Xuân Sơn mới chỉ có 21,2 % số hộ có điện

(tập trung ở xóm Dù trung tâm xã), các xã còn lại có tỷ lệ số hộ có điện từ 62,9 % -

96,8%.

Thư viện, bưu điện: Ở mỗi xã đều có 1 điểm bƣu điện văn hoá. Số lƣợng thƣ

viện còn có hạn 4 thƣ viện/8 xã, số lƣợng đầu sách báo còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu phục vụ cho bà con dân bản.

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

23

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 2 xã: xã Xuân Đài (vùng đệm) và

xã Xuân Sơn (vùng lõi) tại VQG Xuân Sơn, thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú

Thọ.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016- tháng 9/2016.

Trong đó, thời gian thực địa tại địa phƣơng chia thành 3 đợt, với mục tiêu cụ thể nhƣ

sau:

Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm và nội dung các đợt nghiên cứu

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Các giải pháp góp phần tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế vùng

đệm VQG Xuân Sơn.

Khách thể nghiên cứu:

- Hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân sinh sống trong vùng đệm VQG

Xuân Sơn;

Thời gian Địa điểm Nội dung nghiên cứu

Đợt 1:

Từ 15/02/2016 đến

16/02/2016

- UBND huyện Tân Sơn;

- Chi cục Thống kê huyện Tân

Sơn

- UBND xã Xuân Sơn;

- Ban Quản lý VQG Xuân Sơn

- Đánh giá tổng quan vấn đề

nghiên cứu.

- Thu thập tài liệu thứ cấp.

Đợt 2:

Từ 19/03/2016 đến

20/03/2016

- UBND xã Xuân Sơn;

- Xã Xuân Sơn

- Ban Quản lý VQG Xuân Sơn

- Đánh giá hoạt động sinh kế

của cộng đồng dân cƣ vùng

lõi VQG Xuân Sơn.

Đợt 3:

Từ 15/07/206 đến

19/07/2016

- UNBD xã Xuân Đài;

- Xã Xuân Đài;

- Đánh giá hoạt động sinh kế

của cộng đồng dân cƣ vùng

đệm VQG Xuân Sơn.

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

24

- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của

cộng đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã; cán bộ UBND huyện Tân

Sơn; và Cán bộ VQG Xuân Sơn).

2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống

Hệ thống có thể đƣợc hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tƣơng tác để

thực hiện một mục tiêu xác định [11]. Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua

cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động

[24].

Cách tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng nhằm giúp tác giả có nhãn quan hệ thống

trong xem xét các mối quan hệ giữa các phần tử trong cùng một hệ thống sinh kế, hệ

thống nông nghiệp của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Bởi vì, cộng

đồng dân cƣ sinh sống trong vùng đệm VQG Xuân Sơn chủ yếu làm nghề nông. Do

đó, cách tiếp cận hệ thống và dựa trên hệ thống nông nghiệp (Hình 2.1) sẽ giúp tác giả

xác định những cản trở, thách thức và tìm ra phƣơng án can thiệp hiệu quả nhất.

Hình 2.1. Mô hình hệ thống nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1989)[49]

Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái

Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái cùng với cách tiếp cận hệ thống là

cách tiếp cận chính cho các nghiên cứu về PTBV và BĐKH

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

25

Cách tiếp cận dựa trên HST (do Công ƣớc ĐDSH đề xuất) là một chiến lƣợc

quản lý tổng hợp TNTN (đất, nƣớc và sinh vật). Gần đây, cách tiếp cận này đã đƣợc áp

dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, khi đặt con ngƣời và

thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST [23].

Theo quan niệm hiện đại, con ngƣời đã trở thành trung tâm của HST (HST xã

hội), với hai nghĩa: i) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất,

và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi

cho con ngƣời (MEA, 2005). Con ngƣời, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các

vai trò dịch vụ của nó, gồm: (i) Vai trò dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu,

cây thuốc, thực phẩm, nƣớc..; ii) Vai trò dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán,

chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nƣớc, dịch bệnh…); iii) Vai trò dịch vụ văn hóa-

tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ

thuật và các lợi ích phi vật chất khác, và iv) vai trò dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy

trì các chu trình dinh dƣỡng, chu trình sinh địa hóa, dòng năng lƣợng…). Mặt khác,

con ngƣời lại tác động vào hệ sinh thái thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp

(nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa/cơ

bản) – tác động chính làm suy thoái các HST/ĐDSH. Cần nhấn mạnh rằng mối tƣơng

tác giữ con ngƣời và HST có sự thay đổi giữa/ và chịu sự tác động của các cấp: địa

phƣơng, quốc gia và quốc tế (Hình 2.2).

Nhƣ vậy, cách tiếp cận dựa trên HST đặt con ngƣời và thực tế sử dụng tài nguyên

của họ là trung tâm của khung hoạch định chính sách. Để khai thác các lợi ích từ các

dịch vụ HST, con ngƣời đã đƣa ra các lựa chọn hay quyết định (trade off) về quản lý

liên quan đến các HST, làm thay đổi chức năng và vai trò dịch vụ mà HST cung cấp.

Hay nói cách khác, đây là một chiến lƣợc, một cách thức để quản lý tổng hợp TNTN

nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ ngƣời

dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trƣờng, trong đó

có BĐKH [23].

Bản chất của PTBV là bền vững HST. PTBV cũng chính là tăng cƣờng và duy

trì sức khỏe của các HST và sự thịnh vƣợng của ngƣời dân. Các HST chính là hệ thống

hỗ trợ cơ bản cho sự thịnh vƣợng đó. Vì vậy, cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST

thƣờng đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến PTBV, và trong nghiên

cứu này, nó đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những cách tiếp cận chính để có thể phân

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

26

tích và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững của hoạt động sinh kế

cho ngƣời dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Từ dưới lên/ Bottom-up) và sự kết hợp giữa

tiếp cận Từ trên xuống (Top-down).

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những ngƣời sử dụng

tài nguyên cũng phải là ngƣời quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này

giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác

hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ

thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.

Tuyên ngôn của Hội nghị thƣợng đỉnh RIO+10 tại Johannesburg (2002) đã ghi

nhận “người bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính ĐDSH của

Trái Đất”. Nhƣng thật không may, kinh nghiệm của miền núi ở khắp mọi nơi trên thế

giới cho thấy, sự lệ thuộc là hậu quả phổ biến nhất khi quyền kiểm soát việc quản lý

tài nguyên và các quy định về phƣơng hƣớng phát triển vƣợt ra khỏi tầm tay của ngƣời

dân địa phƣơng [28].

Hình 2.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ

HST và các thành tố của cuộc sống thịnh

vượng [23], [64]

Hình 2.3. Sơ đồ cách tiếp cận liên ngành

phục vụ phát triển bền vững [64]

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

27

Năm 2009, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Elinor Ostrom đã nhận đƣợc giải Nobel

Kinh tế vì công trình phân tích quản lý kinh tế, các nghiên cứu này chỉ ra rằng: “các

cộng đồng địa phƣơng có thể tự mình quản lý tài sản công tốt hơn so với các quyền lực

áp đặt từ bên ngoài”.

Cách tiếp cận Từ dưới lên sẽ dùng phƣơng pháp quan sát và phân tích hệ thống

nông nghiệp xem hệ thống mắc ở chỗ nào để tìm cách can thiệp, giải quyết các cản trở.

Tiếp cận Từ dưới lên rất quan tâm tìm hiểu logic của nông dân vì theo lý luận kinh tế

gia đình nông dân, thì ngƣời nông dân là một nhà tƣ bản tự bóc lột sức lao động của

mình. Nếu không hiểu logic ra quyết định của nông dân, thì không thể để xuất các kỹ

thuật nông dân có thể tiếp thu [2].

Do đó, chúng ta cần phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng cƣ dân vào

việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển sinh

kế; phải coi việc bảo tồn và phát huy những tri thức sinh kế bản địa của cộng đồng bản

địa nhƣ một bộ phận quan trọng của hoạt động sinh kế bền vững.

Ngoài ra, sử dụng kết hợp giữa cách tiếp cận dựa vào cộng đồng/cách tiếp cận

Từ dưới lên (Bottom-up) và cách tiếp cận Từ trên xuống (Top-down) thông qua các

chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc (các cấp), các chiến lƣợc phát triển,

quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành và địa phƣơng thì các giải pháp sinh kế

đƣa ra sẽ có hệ thống, toàn diện, khả thi, hiệu quả và bền vững hơn.

Cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID

Khung sinh kế bển vững DFID là một công cụ trực quan hoá đƣợc DFID xây dựng

từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích là giúp

ngƣời sử dụng nắm đƣợc những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc

biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội [59].

Khung sinh kế DFID bao gồm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thƣơng; Các nguồn

lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lƣợc, hoạt động sinh kế và các Kết quả

sinh kế (Hình 1.2).

Khung sinh kế bền vững của DFID đƣa ra đƣợc nhiều giới học giả và các cơ

quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Khung phân tích này đƣợc trình bày chi tiết và có

hệ thống trong Các bản hƣớng dẫn sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

28

Guidance Sheets) do DFID công bố vào năm 1999, để thúc đẩy các chính sách, hành

động vì sinh kế bền vững và giảm nghèo. Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu

tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lƣợc sinh kế,

(iii) kết quả sinh kế, (iv) các quy trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên

ngoài.

Việc sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững này sẽ “giúp chúng ta hiểu

đƣợc việc con ngƣời sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo, hay

tránh bị rơi vào đói nghèo nhƣ thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lƣợc tìm

kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối

các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành

sinh kế” [44].

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá hoạt động sinh kế là một vấn đề tổng hợp của nhiều lĩnh

vực nhƣ kinh tế, xã hội, văn hóa và chính sách. Vì vậy, các phƣơng pháp cụ thể đƣợc

sử dụng trong nghiên cứu là:

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu thứ cấp gồm:

- Số liệu thống kê các cấp có liên quan từ UBND các xã Vùng đệm, Ban Quản

lý (BQL) VQG Xuân Sơn, Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Các kết quả điều tra, nghiên cứu đã đƣợc công bố.

Phƣơng pháp này giúp tổng hợp và đánh giá đƣợc tổng quan vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa:

Phƣơng pháp khảo sát thực địa đƣợc tiến hành theo 3 đợt nhằm đạt đƣợc mục

tiêu nghiên cứu. Cụ thể là:

- Phương pháp phân tích sử dụng khung sinh kế bền vững: Dựa vào cách tiếp cận hệ

thống nông nghiệp và khung sinh kế bền vững của DFID (2001, 2007), cùng với những

khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một khung phân tích sinh kế nông hộ

bền vững cho vùng đệm VQG Xuân Sơn nói riêng, và có tính ứng dụng để phân tích sinh

kế nông hộ cho các khu vực vùng đệm khác trên cả nƣớc. Với mục tiêu để phân tích các

loại vốn và các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân

Sơn.

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

29

- Phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0: Thu thập các thông tin dựa

trên việc thiết kế hệ thống câu hỏi có thể thực hiện để phân tích thống kê (Phụ lục 1).

Đây là phƣơng pháp chính của nghiên cứu giúp đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động

sinh kế của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. 90 phiếu điều tra bằng bảng

hỏi đƣợc xử lý thống kê toán học với phần mềm SPSS 16.0. Kết quả của phƣơng pháp

này là toàn bộ kết quả định lƣợng luận văn.

Cuộc điều tra lựa chọn các đối tƣợng ngẫu nhiên tại 2 xã vùng đệm (Xuân Đài)

và vùng lõi (Xuân Sơn) thuộc phần quản lý hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú

Thọ. Tổng số phiếu khảo sát là 90 phiếu. Trong đó, số phiếu điều tra ở xã Xuân Đài

chiếm 54,5%, xã Xuân Sơn chiếm 45,6% tổng số phiếu điều tra. Số lƣợng phiếu ở 2 xã

có sự chênh lệch không đáng kể, mục đích là để phân tích đƣợc tƣơng quan giữa hai

xã. Mẫu phiếu khảo sát trong 2 đợt đƣợc phân ra nhƣ sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu phiếu phân theo đợt khảo sát

STT Thời gian Địa điểm Tổng số phiếu

1 Đợt 2 xã Xuân Sơn 33

2 Đợt 3 xã Xuân Đài,

xã Xuân Sơn

67

(8 phiếu xã Xuân Sơn + 49 phiếu xã Xuân Đài)

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành dƣới sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền

địa phƣơng. Đối với đợt thực địa thứ 2 và thứ 3, tác giả đã có đƣợc sự giúp đỡ trực tiếp

của cán bộ Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Bí thƣ xã Xuân Sơn, Phó chủ tịch xã Xuân Đài,

trong việc; 1) lựa chọn đối tƣợng khảo sát theo để đảm bảo tính khác quan nhất; 2) vận

động ngƣời dân tham gia khảo sát; 3) cung cấp thông tin đa chiều về tình hình của địa

phƣơng.

Cách thức tiến hành khảo sát và phỏng vấn diễn ra theo 3 hình thức: 1) tập

trung tại nhà văn hóa xã; 2) tập trung thành từng nhóm nhỏ tại nhà dân; 3) đến từng hộ

gia đình. Đối với mỗi cách thức này đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng. Do đó, tác giả cố

gắng sàng lọc thông tin theo hƣớng khách quan, cố gắng kiểm chứng thông tin qua

nhiều nguồn khác nhau để đƣa ra kết luận chính xác nhất.

- Phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) là một hoạt

động học hỏi kinh nghiệm đƣợc tiến hành trong cộng đồng, có tính tập trung, hệ thống,

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

30

bán cơ cấu, trong một thời gian ngắn. Hoạt động này thƣờng đƣợc thực hiện bởi một

nhóm chuyên viên liên ngành và bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng [35].

Nghiên cứu này sử dụng 5 công cụ trong PRA (1) Khảo sát trực tiếp; 2) Phỏng

vấn sâu có định hƣớng; 3) Hồ sơ lịch sử hiểm họa thiên nhiên (Historical Timeline); 4)

Lịch thiên tai và mùa vụ (Seasonal Calendar); 5) Sơ đồ Venn (Venn Diagram); 6) Phân

tích SWOT (Strengths – Weeks – Opportunity – Threarts) để thu thập thông tin thứ

cấp từ cộng đồng cƣ dân và chính quyền địa phƣơng (Phụ lục 3). Qua đó đánh giá

đƣợc các rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn, những tổn thất mà thiên tai gây

ra cho cộng đồng và HST, thực trạng phát triển sinh kế và đánh giá vai trò của các bên

liên quan trong công tác phòng chống thiên tai.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đợt khảo sát thứ 2 tại xã Xuân Sơn.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn mẫu phiếu dƣới sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng

nhằm đảm bảo tính khách quan và đa dạng của đối tƣợng đƣợc khảo sát. Trong đó,

nhóm ngƣời đƣợc khảo sát phải mang tính đại diện với đủ thành phần dân tộc, có trình

độ văn hóa và sinh kế khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc tập trung

tại nhà văn hóa xóm Dù với toàn bộ đối tƣợng đƣợc khảo sát mà không có sự tham dự

của chính quyền địa phƣơng. Mục đích để giúp cho ngƣời dân có thể thoải mái trình

bày quan điểm của mình.

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

31

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn

3.1.1. Các hoạt động sinh kế

Kết quả điều tra cho thấy, trong vùng đệm VQG Xuân Sơn đang tồn tại hai

thành phần kinh tế chính là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, với 4 loại hình

sinh kế chủ yếu: sinh kế nông nghiệp; sinh kế lâm nghiệp; sinh kế sản xuất tiểu thủ

công nghiệp; và sinh kế dịch vụ du lịch.

3.1.1.1. Sinh kế nông nghiệp

* Trồng trọt

- Tổng diện tích đất nông nghiệp cả vùng đệm và vùng lõi là 994,57 ha. Trong

đó, diện tích đất ruộng lúa 1 vụ chiếm 30,5%; diện tích đất ruộng lúa 2 vụ chiếm 29,4

%; diện tích đất trồng màu chiếm 16,2%; và diện tích đất nƣơng rẫy chiếm 23,9%

(Phụ lục 2.6).

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nƣớc, khoai, sắn, một số sản phẩm cây

trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian

sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ

thuộc vào điều kiện tự nhiên, những tháng mùa khô thƣờng xảy ra thiếu nƣớc nên diện

tích lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.

- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất có độ dốc thấp và hoàn

toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao.

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng

phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nƣớc.

* Chăn nuôi

Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò, 1 đến 2 con lợn, 5 - 8

con gà hoặc ngan, vịt (Phụ lục 2.4).

Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống địa phƣơng, tốc độ tăng trƣởng

chậm. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon nhƣ lợn Mán, gà nhiều cựa, gà ri,

vịt, ngan...

Dịch vụ thú y trong khu vực chƣa phát triển. Hầu hết các xóm chƣa có cán bộ thú

y hoặc cán bộ chƣa qua lớp đào tạo chính quy.

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

32

* Trồng cây công nghiệp

Sản lƣợng cây công nghiệp còn rất thấp, diện tích manh mún chủ yếu là cây

chè, đậu tƣơng, lạc phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống trong gia đình hàng

ngày.

* Thuỷ sản

Trong thời gian gần đây, có một số hộ gia đình đã xây dựng đập, đào ao thả cá. Tuy

nhiên, số hộ này không nhiều. Ao cá chỉ đƣợc làm tạm bợ, kỹ thuật chăn nuôi theo lối

quảng canh; chƣa đầu tƣ thâm canh.

Điều kiện tự nhiên trong khu vực cho phép phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm,

đào ao thả cá. Nhiều khu vực có thể trở thành đồng cỏ, có nguồn cung cấp thức ăn, đủ

nguồn nƣớc để phát triển nuôi cá.

3.1.1.2. Sản xuất lâm nghiệp

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ và trồng rừng

Trƣớc đây, lâm sản chính đƣợc ngƣời dân khai thác từ rừng là gỗ, và các loài động

vật. Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên cho đến nay, hiện tƣợng săn bắt động vật và

khai thác gỗ không còn diễn ra. Các sản phẩm lâm nghiệp ngƣời dân thu hái chủ yếu là

mật ong, song mây, sa nhân, lá cọ, các loài cây thuốc....

Ngoài ra, ngƣời dân xã Xuân Sơn, Kim Thƣợng và Tân Sơn còn tham gia bảo vệ

rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do Ban quản lý Vƣờn quốc gia triển khai. Hiện nay,

mỗi xã kể cả vùng lõi và vùng đệm đều có lực lƣợng bảo vệ rừng hợp đồng với Ban quản

lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng.

Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý VQG đã làm tốt công tác tuyên truyên giáo dục

đến các hộ dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Ngƣời dân ký cam kết với Ban quản lý

tham gia nhiều lĩnh vực nhƣ hợp đồng bảo vệ rừng, phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm để

tuần tra, kiểm soát rừng, trồng rừng, phòng chống lửa rừng... Do đó, diện tích trƣớc đây là

nƣơng rẫy hoặc đất trống có cây gỗ rải rác, nay đã phục hồi thành rừng.

Về kết quả trồng rừng giai đoạn 2002 – 2012, diện tích rừng đã trồng mới là 1.184 ha,

với tổng vốn đầu tƣ là 5.705 triệu đồng.

- Bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp của cả

nƣớc nói chung và các xã trong khu vực Vƣờn quốc gia. Quản lý bảo vệ rừng song

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

33

song với công tác xây dựng vốn rừng, là nhiệm vụ không chỉ riêng của Kiểm lâm nhƣ

quan niệm trƣớc đây mà còn là nhiệm vụ và nghĩa vụ của mọi ngƣời và toàn xã hội.

Do đó, công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay, đã đƣợc nhân dân và

các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn.

Giai đoạn 2002-2012, tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 110.746 ha với tổng số

vốn đầu tƣ là 11.429,5 triệu đồng.

Giai đoạn 2002 – 2012, tổng diện tích rừng giao khoán chăm sóc là 2.815 ha với

tổng số vốn đầu tƣ là 1.342,8 triệu đồng.

Giai đoạn 2002 – 2012, tổng diện tích đất khoanh nuôi là 13.817 ha với tổng số vốn

đầu tƣ là 2.113,7 triệu đồng.

3.1.1.3. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp trong vùng chƣa phát triển, mới chỉ có ít hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Các ngành chính là chế biến nông lâm sản, sản xuất đồ dùng gia dụng nhƣ nghề mộc,

đan lát… và một số ít các hộ còn giữ đƣợc nghề làm thổ cẩm truyền thống.

- Xã Xuân Đài: Toàn xã có 15 máy xay sát, 4 hiệu may mặc, 2 xƣởng chế biến

gỗ, 3 xƣởng cơ khí, 3 máy chế biến chè tƣ nhân. Nhìn chung, tốc độ phát triển ngành

tiểu thủ công nghiệp chƣa cao, nhƣng bƣớc đầu đã mở ra hƣớng phát triển tốt tạo đƣợc

việc làm và có thu nhập cho ngƣời dân [52].

- Xã Xuân Sơn: Có 4 hộ còn giữ đƣợc nghề làm thổ cẩm truyền thống và hầu hết

các hộ đều biết đan lát những vật dụng sinh hoạt và sản xuất bằng mây, tre, nứa [53].

3.1.1.4. Dịch vụ du lịch

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc sạch sẽ, khí

hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22OC - 23

OC. Xuân Sơn có địa hình và phong

cảnh đa dạng, với trên 30 hang động, trong đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và

hấp dẫn nhƣ hang Lạng, hang Lun, hang Na, hang Thổ Thần... Đây là lợi thế của Vƣờn

quốc gia Xuân Sơn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng. Bên cạnh đó,

địa phƣơng cũng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái – nhân văn do cộng đồng các

dân tộc hiện vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong trang phục, lễ hội

nhƣ và đời sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu,

lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rƣợu hoẵng, cơm lam.... Nằm trong thế

chân kiềng của tổng thể cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Tam Đảo - Ba Vì - Xuân Sơn.

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

34

Trong trục tâm linh của truyền thuyết lịch sử Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu; Sơn Tinh -

Thủy tinh; Vua Hùng. Tất cả những yếu tố này góp phần tạo điều kiện để phát triển du

lịch ở VQG Xuân Sơn.

Tuy nhiên hiện nay, doanh thu từ hoạt động du lịch ở Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là

không đáng kể. Các loại hình kinh doanh dịch vụ đi kèm gồm có: hình kinh doanh cơ

sở lƣu trú, ăn uống, dịch vụ mua sắm và hƣớng dẫn. Nhƣng các dịch vụ này đều thiếu

về cả số lƣợng và chất lƣợng. Về cơ sở lƣu trú, chƣa có hệ thống nhà nghỉ hay khách

sạn phục vụ khách du lịch, ngoại trừ một vài hộ gia đình ở xóm Dù kinh doanh theo

mô hình homestay. Việc ăn nghỉ của khách chỉ ở nhà dân hoặc do các hãng lữ hành tổ

chức cắm trại tại xóm Dù. Hoặc một số đoàn khách lƣu lại đêm ở trong rừng thì họ

mang theo đồ ăn hoặc mua từ các nhà dân và tự chế biến. Nhƣ vậy, dịch vụ ăn uống ở

đây cũng chƣa đầy đủ và có hệ thống. Về dịch vụ mua sắm và vui chơi giải trí, hệ

thống bán hàng lƣu niệm ở đây chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, chủ yếu khách mua sắm

mặt hàng nông sản mang tính đặc sản của địa phƣơng nhƣ: măng, cây cảnh, hoa, quả

rừng… Nhìn chung, còn thiếu các sản phẩm mang tính đặc trƣng riêng có của địa

phƣơng. Dịch vụ vui chơi giải trí hầu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách thăm

quan du lịch.

Do vậy, đóng góp từ hoạt động du lịch vào thu nhập các hộ gia đình là không

đáng kể, chỉ tập trung vào một vài hộ có vốn đầu tƣ, có hiểu biết kinh doanh nhà trọ,

ăn uống ở xóm Dù, xã Xuân Sơn. Cụ thể:

- Ở xã Xuân Đài: Có tổng 40 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Ô tô có tổng 30

chiếc (6 xe khách, 5 xe con, còn lại là xe tải hạng nhẹ) [52].

- Ở Xuân Sơn: Có tổng 4 hộ mở dịch vụ kinh doanh ăn uống, nghỉ trọ phục vụ

nhu cầu khách thăm quan du lịch tại địa bàn và từ nơi khác đến lƣu trú tại địa phƣơng.

Trong đó, tập trung ở bản Dù và đa số đều là các hộ gia đình của cán bộ xã (Chủ tịch

UBND xã, Bí thƣ Đảng ủy xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã) [53].

3.1.2. Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân dựa vào khung sinh kế bền vững

của DFID

3.1.2.1. Đặc điểm về mẫu khảo sát

Cuộc điều tra lựa chọn các đối tƣợng ngẫu nhiên tại 2 xã vùng đệm (Xuân Đài)

và vùng lõi (Xuân Sơn) thuộc phần quản lý hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

35

Thọ. Tổng số phiếu khảo sát là 90 phiếu. Trong đó, số phiếu điều tra ở xã Xuân Đài

chiếm 54,5%, xã Xuân Sơn chiếm 45,6% tổng số phiếu điều tra. Ở từng xã, địa bàn

nghiên cứu chính đƣợc lựa chọn theo các xóm là xóm Dù, xóm Lạng, xóm Cỏi, xóm

Lấp (xã Xuân Sơn), và xóm Đồng Dò, xóm suối Bồng, xóm Dụ, xóm Vƣợng (xã Xuân

Đài) (Hình 3.1).

Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm đối tƣợng tham gia trong mẫu nghiên cứu

với tỷ lện nữ giới là 22,4 %, ít hơn nhiều so với tỷ lệ nam giới (75,5%). Về cơ cấu

nhóm tuổi, những ngƣời tham gia cuộc khảo sát chủ yếu là trong độ tuổi từ 18 đến 60

(chiếm 65,5%), còn lại là những ngƣời trong độ tuổi từ 60 trở lên phân bố đều trong

các gia đình hạt nhân (50%) và các gia đình mở rộng (50%).

Về thành phần dân tộc, địa bàn các xã vùng đệm VQG là nơi tập trung phần lớn

đồng bào ngƣời DTTS (chiếm trên 80% tổng dân số), đặc biệt xã vùng lõi Xuân Sơn

thì tỷ lệ này lên tới 99,7 %. Những ngƣời tham gia khảo sát chủ yếu là dân tộc Mƣờng

(73,3%); còn lại là các dân tộc khác là Dao (21,1%), Tày (1,1 %), và Kinh (4,4 %).

Ngoài ra, hầu hết trong số họ đều là ngƣời bản địa chiếm 92,2 %. Tỷ lệ ngƣời từ nơi

khác chuyển đến là 7,8 %, đều là vì mục đích kết hôn, và chuyển đến từ sau năm 2000

nên việc phân tích tƣơng quan giữa các nhóm dân tộc hay các nhóm dân bản địa và

dân mới chuyển đến về cơ bản là không có ý nghĩa.

Về trình độ học vấn, tỷ lệ những ngƣời tham gia vào cuộc khảo sát đã tốt nghiệp

hoặc học đến bậc trung học cơ sở (THCS) là đông nhất (50%), trong khi những ngƣời

0

5

10

15

20

25

Lấp Lạng Dù Cỏi Đồng Dò Suối Bồng Dụ Vƣợng

1,1

14,4

18,9

11,1 11,10,0

22,2

11,1

Tỷ

lệ

%

Thôn/xóm

Hình 3.1. Tỷ lệ người tham gia khảo sát phân theo xóm/bản

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

36

có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp (12,2%). Bên cạnh đó, vẫn còn một

bộ phận không nhỏ ngƣời dân chỉ học đến bậc tiểu học, thậm chí còn nhiều ngƣời có

khả năng đọc hiểu và viết rất chậm (Hình 3.2).

Ở một khía cạnh khác, khi tìm hiểu về nghề nghiệp chính của đối tƣợng nghiên

cứu hƣớng tới, thống kê cho thấy chiếm số lƣợng cao nhất là thành phần những ngƣời

làm nông nghiệp chiếm 85,6%. Các đối tƣợng còn lại là cán bộ công chức nhà nƣớc

(chủ yếu là giáo viên và cán bộ xã) chiếm 11,1 % và các hộ buôn bán, kinh doanh dịch

vụ chiếm 3,3%.

3.1.2.2. Phân tích các nguồn vốn

* Vốn tự nhiên

Theo Krantz (2001), Vốn tự nhiên bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên (đất,

nƣớc, không khí, khí hậu, nguồn nƣớc, nguồn gen, v.v.) và các dịch vụ môi trƣờng

phục vụ cho hoạt động sinh kế. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng tới sinh kế,

đặc biệt là sinh kế ngƣời nghèo. Bởi vì, vốn tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi

hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời [65].

- Vùng đệm:

Đất là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung,

đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, đối với những khu vực thuần nông nhƣ

31,1%

50,0%

6,7%

8,9%3,3%

Hình 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát (Tỷ lệ: %)

Tiểu học

THCS

THPT

TC, dạy nghề

CĐ, ĐH

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

37

các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn thì đất đai là yếu tố sản xuất chính, quyết định đến

sản lƣợng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất ở vùng đệm VQG Xuân Sơn năm 2015

(đơn vị: ha)

Loại đất loại rừng Diện

tích (ha)

Phân theo xã

Đồng

Sơn

Tân

Sơn

Lai

Đồng

Xuân

Đài

Kim

Thƣợng

Xuân

Sơn

Tổng diện tích tự nhiên 15.048,0 1.128,8 455,4 26,4 2.817,4 4.060,0 6.560,0

A. Đất nông nghiệp 14.929,9 1.122,1 455,4 26,4 2.790,1 4.043,7 6.492,2

I. Đất SX nông nghiệp 312,4 28,0 - - 45,6 68,6 170,2

II. Đất lâm nghiệp 14.617,5 1.094,1 455,4 26,4 2.744,5 3.975,1 6.322,0

1. Đất có rừng 12.715,3 892,4 450,6 26,4 2.598,0 3.228,0 5.519,9

a. Rừng tự nhiên 10.498,8 871,4 430,1 26,4 1.192,3 2.512,6 5.466,0

b. Rừng trồng 2.216,5 21,0 20,5 - 1.405,7 715,4 53,9

2. Đất chƣa có rừng 1.902,2 201,7 4,8 - 146,5 747,1 802,1

- Không có cây gỗ tái sinh 596,5 39,4 - - 62,6 211,5 283,0

- Có cây gỗ tái sinh 1.305,7 162,3 4,8 - 83,9 535,6 519,1

B. Đất phi N.nghiệp 118,1 6,7 - - 27,3 16,3 67,8

C. Đất chƣa sử dụng - - - - - - -

Nguồn: Vườn Quốc gia Xuân Sơn [51], [53]

Diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 14.929,9 ha, bình quân là

1,19 ha/ngƣời và 2,02 ha/lao động. Trong đó, diện tích trồng lúa là 595,57ha (nhƣng

có tới 49,1% diện tích chỉ cấy đƣợc 1 vụ lúa), đất trồng hoa màu và nƣơng rẫy là 399

ha và còn lại là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (xem Phụ lục 2.6). Tuy nhiên, sản

lƣợng cây công nghiệp còn rất thấp, diện tích manh mún chủ yếu là cây chè, đậu

tƣơng, lạc phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống trong gia đình hàng ngày.

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nƣớc, khoai, sắn, một số sản phẩm cây

trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do đặc điểm khí hậu ở vùng nghiên cứu có thời gian

chiếu sáng trong ngày ngắn, nên thời gian sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên

cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

38

trong mùa khô thƣờng xảy ra thiếu nƣớc, nên diện tích lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác 1

vụ. Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc

vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao. Các loại cây trồng khác:

ngô, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để

làm ruộng nƣớc.

Kết quả điều tra các hộ gia đình cho thấy tỷ lệ diện tích các loại cây trồng trong

cơ cấu sử dụng đất có sự phân hóa rõ nét (Hình 3.3 ). Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng từ

50,1-100% diện tích đất của hộ gia đình cho mục đích trồng lúa nƣớc là 42,9%; rừng

trồng là 35,9%; cây lâu năm là 5,6% và hoa màu là 4%.

- Vùng lõi:

Ở xã Xuân Sơn, diện tích đất nông nghiệp là 166,16ha (chiếm tỷ lệ quá thấp,

chƣa đến 3%), trong khi diện tích đất lâm nghiệp rất lớn 5.423,69 ha (chiếm tỷ lệ đến

82,68 %). Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 20 ha chiếm 0,3 %, còn lại toàn bộ

là đất rừng đặc dụng dành cho hoạt động bảo tồn. Nhóm đất phi nông nghiệp và đất

chƣa sử dụng chƣa đến 15% tổng diện tích toàn xã (Phụ lục 2.5). Trong đó, đất chƣa

sử dụng chủ yếu đất đồi núi, ở địa hình hiểm trở, khó canh tác.

9,1

97,2

73,6 76,4

93

61,5

24,7

2,8

4,2

11,2

4,2

2,6

23,3

0

18,26,8

2,8

0

42,9

0

4 5,60

35,9

0

20

40

60

80

100

120

Trồng lúa nƣớc Trồng lúa nƣơng Hoa màu Cây lâu năm Nuôi trồng thủy sản Rừng trồng

Tỷ

lệ

%

Các loại cây trồng

Hình 3.3. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng trong cơ cấu sử dụng đất

của các hộ gia đình

0% 0,1-10,0% 10,1 - 50,0 % 50,1 - 100%

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

39

Đối với xã Xuân Sơn, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 0,14ha/ngƣời. Đất

sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa nƣớc. Trong đó, khoảng 80% diện tích là

đất ruộng trồng lúa hai vụ, diện tích còn lại là đất chỉ canh tác đƣợc một vụ. Ngoài ra,

năng suất lúa hàng năm rất thấp (năng suất cao nhất chỉ khoảng 90 – 150 kg/sào).

Thực tế đã cho thấy, nguồn vốn quan trọng nhất để nông dân thoát nghèo vừa ít lại có

chất lƣợng thấp.

Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu ngƣời thấp, lại phân tán

thành những thửa ruộng nhỏ lẻ cũng có những lợi ích nhƣ giảm rủi ro trong sản xuất

(đặc biệt là sâu bệnh và thiên tai)… Tuy nhiên điều này sẽ tạo nên những bất lợi trong

mở rộng và phát triển sản xuất nhƣ: khó khăn trong ứng dụng công nghệ mới hoặc tiến

hành cơ giới hóa sản xuất; chi phí gia tăng do các hộ mất thời gian di chuyển giữa các

thửa ruộng (đặc biệt là việc canh tác trên nhiều thửa ruộng với quy mô nhỏ sẽ gia tăng

chi phí đầu vào đối với sản xuất; hệ thống thủy lợi chung sẽ không đạt hiệu quả cao.

* Vốn con người:

Theo Krantz (2001), Vốn con người thể hiện qua kĩ năng, kiến thức, năng lực để

lao động, và sức khỏe giúp con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc sinh kế khác nhau

và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của mình. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất, quyết định

đến sinh kế của mỗi hộ gia đình [65].

- Vùng đệm: Trong 90 hộ gia đình đƣợc khảo sát có tổng cộng 419 nhân khẩu

với tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động cao hơn số ngƣời trong độ tuổi phụ thuộc

(61,1% so với 38,9%). Đây sẽ là một lợi thế nếu có phƣơng án sử dụng lao động nhàn

rỗi có hiệu quả. Nhƣng ngƣợc lại cũng sẽ tạo thành bất lợi nếu nhƣ tình trạng thiếu

việc làm trở nên phổ biến. Cơ cấu lao động theo ngành cũng có phân hóa rõ rệt: có tới

81,2% số ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp; 9,4

% số lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (kinh doanh – dịch vụ), và; chỉ có

5,4% số lao động làm trong nhà nƣớc (công chức, viên chức).

Trình độ học vấn của những ngƣời tham gia khảo sát thấp, chủ yếu là học hết

hoặc đang học dở Trung học Cơ sở (THCS) và Tiểu học (TH) (chiếm 81,1%) (xem

Hình 3.2). Đây là cản trở lớn trong việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đa dạng hóa

các loại hình sinh kế và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

40

Bảng 3.2: Nguồn lao động các xã vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn

STT Xã Nguồn lao động

Tổng số Chia ra

Lao động

trong độ tuổi

Lao động

ngoài độ tuổi

Lao động dưới

độ tuổi

1 Đồng Sơn 1.853 1.757 69 27

2 Lai Đồng 1.863 1.693 122 48

3 Tân Sơn 2.307 2.172 83 52

4 Xuân Đài 3.472 3.193 224 55

5 Xuân Sơn 585 520 48 17

6 Kim Thƣợng 3.939 3.594 285 60

Tổng 14.019 12.929 831 259

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn (2015)

Nguồn lao động của các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn là rất lớn. Hơn nữa,

nhóm lao động ngoài độ tuổi lao động và dƣới độ tuổi lao động (những ngƣời không

trong độ tuổi lao động nhƣng vẫn tham gia các họat động sản xuất) cũng chiếm số

lƣợng lớn. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi nếu nhƣ địa phƣơng có kế hoạch tận dụng

đƣợc nguồn lao động này, nhƣng ngƣợc lại sẽ là cản trở lớn bởi tỷ lao động thiếu việc

làm sẽ ngày càng tăng.

- Vùng lõi: Kết quả điều tra riêng ở xã Xuân sơn cho thấy, cuộc sống ngƣời dân chủ

yếu phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp. Ngƣời dân sinh sống ở đây chủ yếu là ngƣời

dân tộc thiểu số (99,7%). Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động thấp (380 lao động trên

tổng số 1.195 số dân toàn xã). Chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

(hơn 90%), trong khi lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chỉ khoảng 4%, và đi làm ở địa

phƣơng khác khoảng 6% [55].

Muốn giảm nghèo bền vững, thì đầu tƣ vào con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất

[69]. Tuy nhiên, việc đầu tƣ này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức ở xã Xuân Sơn. Toàn

xã Xuân Sơn có 4 điểm trƣờng với 3 cấp học, đó là: Cấp mầm non có 7 lớp; Cấp TH

có 11 lớp; Cấp THCS có 4 lớp. Tổng số học sinh cấp TH và THCS là 153 học sinh. Tỷ

lệ tốt nghiệp, chuyển cấp đạt 100%. Trình độ học vấn của nhóm đối tƣợng đƣợc phỏng

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

41

vấn rất thấp, chủ yếu là trình độ cấp 2 hoặc chƣa hết cấp 2 (86 %) và không có ngƣời

nào có trình độ từ trung cấp trở lên.

Mặc dù, công tác y tế đã đƣợc chú trọng, nhƣng kết quả còn nhiều hạn chế do

công tác tuyên truyền khó khăn. Năm 2015, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi

đạt 50%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn cao (18,04%).

Bảng 3.3. Tổng số nhân khẩu và dân tộc phân chia theo từng xóm của xã Xuân Sơn

năm 2015

STT Xóm Số hộ

(hộ) Số khẩu

(người)

Dân tộc (người)

Mường Dao Tày Kinh

1 Lạng 80 318 318 - - -

2 Dù 68 273 - 269 - 4

3 Lấp 52 235 231 - 4 -

4 Cỏi 88 379 - 379 - -

Nguồn, UBND xã Xuân Sơn [55]

Ngoài những kỹ năng và kinh nghiệm nêu trên, ngƣời dân tại VQG Xuân Sơn

còn là chủ sở hữu một nền văn hóa đặc sắc của cƣ dân đồng bào Mƣờng và Dao. Tài

sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng DTTS nơi đây vô cùng phong phú.

Dù hiện nay nhiều nét sinh hoạt cổ truyền đã phôi pha, nhƣng ngƣời DTTS nơi đây

vẫn giữ đƣợc nhiều bản sắc đậm đà, nhất là ở tiếng nói và đời sống văn nghệ của họ.

Ngƣời Mƣờng vẫn ở nhà sàn, toạ lạc ở những thung lũng chân núi, ngƣời Dao vẫn ở

những ngôi nhà trệt hay ngôi nhà nửa sàn, nửa đất. Thấp thoáng bên những con đƣờng

quanh co là những bộ trang phục truyền thống với hoa văn thanh nhã của những cô gái

Mƣờng, Dao. Văn hoá ẩm thực của họ độc đáo với món cơm đồ, thịt lợn lửng, thịt

chua... và nhiều món ăn đặc trƣng khác của ngƣời dân vùng núi. Cuộc sống của ngƣời

dân gắn liền với những tín ngƣỡng dân gian (tín ngƣỡng bái vật giáo, thờ ngƣời lập

bản, tín ngƣỡng phồn thực...), những lễ hội địa phƣơng (lễ mừng cơm mới, lễ hạ điền

lễ thƣợng điền, Tết nhảy của ngƣời Dao...) và nhiều loại hình sinh hoạt văn nghệ đặc

sắc nhƣ Đâm Đuống1, Đâm ống, Múa Mỡi...

1 Có thể xem thêm Khoá luận của tác giả (2008), Đâm Đuống với tín ngưỡng phồn thực của người Mường ở

huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

42

* Vốn vật chất:

Vốn vật chất: bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà ngƣời sản xuất

cần để phát triển sinh kế. Vốn vật chất bao gồm cả vốn thuộc sở hữu công cộng, sở

hữu hộ và cá nhân.

Nhà ở là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tƣơng đối chính xác mức sống

của ngƣời dân. Theo điều tra loại nhà mà ngƣời dân đang ở chủ yếu là nhà gỗ (37,8 %)

và nhà sàn (28,9 %). Tƣơng quan nhà ở phân theo hai xã thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tương quan loại hình nhà ở phân theo hai xã vùng lõi và vùng

đệm (Tỷ lệ: %)

Nhà sàn Nhà gỗ Nhà tranh

vách nứa

Nhà xây

cấp 4

Nhà xây

mái bằng

Xuân Đài 61,5 20,0 60,0 90,0 87,5

Xuân Sơn 38,5 80,0 40,0 10,0 12,5

Tổng 28,9 36,7 5,6 11,1 17,7

Loại bếp mà ngƣời dân sử dụng chủ yếu vẫn là bếp củi, với tỷ lệ 93,3%; tiếp

đến là bếp ga là 29,1%; thấp nhất là bếp điện 10,1%.

Các đồ đạc cần thiết trong nhà nhƣ ti vi, tủ lạnh, máy bơm nƣớc, điện thoại di

động… cũng không sẵn có ở nhiều hộ gia đình (Hình 3.4).

93,3

48,3

29,2

42,7

2,2 2,2

10,1

84,3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Ti vi Tủ lạnh Máy bơm

nƣớc

Bể chứa

nƣớc

Điều hòa Máy phát

điện

Máy tính

có kết nối

internet

Điện thoại

di động

Tỷ

lệ

%

Các vật dụng

Hình 3.4. Tỷ lệ các hộ gia đình có các loại vật dụng thiết yếu

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

43

Bảng 3.5 . Tỷ lệ % các loại vật dụng trong gia đình ở hai xã vùng lõi và vùng đệm

Ti vi Tủ

lạnh

Máy

bơm

Bể

chứa

nước

Điều

hòa

Máy

phát

điện

Máy

tính có

kết nối

Điện

thoại di

động

Xuân Đài 57,8 58,1 80,8 60,5 100,0 50,0 77,8 58,7

Xuân Sơn 42,2 41,9 19,2 39,5 0,0 50,0 22,2 41,3

Tổng 92,2 47,8 28,9 42,2 2,2 2,2 10 83,3

Ở đây chƣa có hệ thống xử lý nƣớc sạch. Ngƣời dân vẫn dùng trực tiếp nƣớc

giếng khoan hoặc nƣớc mỏ từ rừng chảy về. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận với điện là

80,7% và tỷ lệ có bảo hiểm y tế đạt 92,0 %.

Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò, từ 1 đến 2 con lợn, 5 -

8 con gà hoặc ngan, vịt. Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống địa phƣơng,

chậm lớn. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon nhƣ lợn Mán, gà nhiều cựa, gà

ri, vịt, ngan...

Trong những năm qua, cộng đồng dân cƣ xã Xuân Sơn đã đƣợc sự quan tâm về

nhiều mặt của Nhà nƣớc thông qua một số chƣơng trình và chính sách ƣu đãi của

Chính phủ nhƣ Chương trình điện khí hóa nông thôn hay Chính sách cấp thẻ bảo hiểm

y tế miễn phí cho hộ nghèo và người dân tộc thiểu số. 100% hộ dân ở đây đƣợc sử

dụng điện từ lƣới điện quốc gia. Đƣờng liên xóm của xã đã đƣợc bê tông hóa 100%.

Có 16 công trình đƣợc đầu tƣ cho kênh mƣơng, ống dẫn nƣớc sản xuất và dân sinh. Tỷ

lệ kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa toàn xã là 18,7km. Tại trung tâm xã có Nhà văn hóa,

Chợ nông thôn, Bƣu điện để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân.

* Vốn tài chính:

Các nguồn lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế

của mình, bao gồm: 1) Vốn tích trữ (tiền mặt, tiết kiệm, vàng bạc, gia súc); 2) Thu

nhập thƣờng xuyên (lƣơng, tiền gửi về); 3) Vốn vay (tín dụng, ngân hàng). Đây là yếu

tố trung gian cho sự trao đổi và có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công

các loại vốn khác (Carney, 1998).

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

44

- Vùng đệm: Đa số những ngƣời tham gia cuộc khảo sát đều có thu nhập dƣới 400 nghìn

đồng/ngƣời/tháng (62,2%). Tỷ lệ ngƣời có thu nhập từ 400 – 1 triệu đồng/ngƣời/tháng

chiếm 26,7%, tỷ lệ ngƣời có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu đồng/tháng là 8,9% và chỉ có 2,2

% tỷ lệ ngƣời có thu nhập từ 3 triệu trở lên/ tháng (Hình 2.1). Trong đó, có 36,7% số

ngƣời đƣợc khảo sát thuộc hộ nghèo, 13,3% thuộc hộ cận nghèo, 8,9 % thuộc hộ chính

sách.

Cơ cấu chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình đƣợc phân theo 3 nhóm: nhóm 1

chi tiêu 0%; nhóm 2 chi tiêu từ 1 – 50%; và nhóm 3 chi tiêu từ 50,1% - 100%. Kết quả

cho thấy rằng, nhóm chi tiêu 0% có tỷ lệ đồng thuận cao vào mục đích giáo dục

(67,7%), y tế (66,6%), sinh hoạt cộng đồng (26,6%) và sản xuất (13,5%). Nhóm chi

tiêu thứ 2 có tỷ lệ đồng thuận cao rơi vào mục đích sản xuất (75,0%), hoạt động cộng

đồng (74,0%) và sinh hoạt (61,7%). Nhóm chi tiêu cao nhất (nhóm 3) có tỷ lệ đồng

thuận cao nhất rơi vào mục đích sinh hoạt (38,7%) và mục đích sản xuất (11,5%)

(Hình 3.5).

Tỷ lệ % các hộ gia đình có tiền dƣ hàng tháng cho mục đích tiết kiệm không cao,

chƣa đến một nửa (42,4%). Trong số các hộ có tiền để tiết kiệm thì đa số các hộ chỉ

tiết kiệm đƣợc 5-20% tổng thu nhập của mình (chiếm 91,5%), còn lại 8,5% các hộ tiết

kiệm đƣợc từ 20 – 50%.

Các khoản chi tiêu trong cơ cấu thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình chủ

yếu dành cho sinh hoạt và sản xuất. Đáng chú ý có tới 13,5% số hộ không chi tiêu vào

hoạt động sản xuất, 66,6% các hộ không chi tiêu cho y tế, 66,7 % các hộ không chi

62,2

26,7

8,9

2,2

Hình 3.5. Tỷ lệ % các mức thu nhập hàng tháng của

những người tham gia khảo sát

Dƣới 400

nghìn vnđ

Từ 400 nghìn -

1 triệu vnđ

Từ 1 triệu - 3

triệu vnđ

Từ 3 triệu vnđ

trở lên

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

45

tiêu cho giáo dục và 26% các hộ không chi tiêu cho các hoạt động cộng đồng. Nghĩa là

hoạt động đầu tƣ vào sản xuất và việc không đủ tiền để tiếp cận các hình thức dịch vụ

xã hội nhằm nâng cao sức khỏe và kiến thức cho con ngƣời diễn ra phổ biến. Thu nhập

hàng tháng của ngƣời dân chủ yếu chi tiêu cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất (Hình

3.6).

Cơ cầu đầu tƣ vào các ngành trong cơ cấu sản xuất thể hiện ở Hình 3.7. Hoạt

động trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhƣng nhìn chung, tỷ lệ %

vốn cao hơn đầu tƣ vào chăn nuôi là phổ biến.

13,50

66,6 67,7

26

75

61,7

33,4 32,3

74

11,5

38,3

0 0 0

0

20

40

60

80

100

120

Sản xuất Sinh hoạt Y tế Giáo dục Hoạt động

cộng đồng

Tỷ l

ệ: %

Các mục chi tiêu

Hình 3.6 : Tỷ lệ các mục chi tiêu trong cơ cấu thu nhập hàng

tháng của các hộ được khảo sát

0% 1 - 50% 50,1-100%

17,9 18,8

66,778,8

70,1

40,7

31,815,2

12

40,5

1,5 6

0

20

40

60

80

100

120

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Kinh doanh

Tỷ

lệ:

%

Các ngành

Hình 3.7 : Tỷ lệ % đầu tư vào các ngành trong cơ cấu sản xuất

0% 1- 50% 50,1 - 100,0%

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

46

Khi phân chia các chỉ báo đánh giá mức sống là “rất nghèo”, “nghèo”, “trung bình”,

“khá” và “giàu” kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.6: Tương quan mức sống tự đánh giá giữa 2 xã vùng lõi và vùng đệm (đơn vị:

%)

Rất nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng

Xuân Đài 6,9 10,3 23,0 11,5 2,3 54,0

Xuân Sơn 5,8 17,3 14,9 8,0 0,0 46,0

Tổng 12,7 27,6 37,9 19,5 2,3 100,0

Nhƣ vậy, qua đánh giá sơ bộ có thể thấy rằng đời sống của ngƣời dân vùng đệm

VQG Xuân Sơn vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ các hộ đói nghèo tƣơng đối cao so với các

vùng khác trong cả nƣớc. Điều này cũng sẽ gây sức ép không nhỏ đến nguồn tài

nguyên rừng trong KBT.

- Vùng lõi: Nhìn chung, thu nhập của ngƣời dân ở xã Xuân Sơn khá thấp. Các

hộ có thu nhập từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/ tháng cao nhất (60,6%); các hộ có thu

nhập từ 2 triệu đến 3 triệu đồng vnđ/ tháng chiếm tỷ lệ 18,2 %; còn lại là các hộ có thu

nhập dƣới 1,5 triệu đồng/ tháng (12,1%) và chỉ có 9,1% các hộ có thu nhập trên 3 triệu

đồng/ tháng, thuộc các hộ gia đình làm kinh doanh, dịch vụ và công nhân viên chức

nhà nƣớc.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Rất nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu

12,7

27,6

37,9

19,5

2,3

Tỷ

lệ:

%

Mức sống

Hình 3.8. Tỷ lệ % các mức sống người dân tự đánh giá

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

47

Do mức thu nhập trong các hộ gia đình còn thấp, nên cơ cấu chi tiêu hàng tháng

chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (68,5%). Bên cạnh đó là chi tiêu cho

các khoản cho y tế (1,2%), cho giáo dục (8,5%), và cho các hoạt động cộng đồng khác

nhƣ ma chay, cƣới hỏi (6,0%). Chỉ có 15,8% thu nhập dùng để đầu tƣ tái sản xuất. Đây

là lý do quan trọng khiến năng suất và sản lƣợng lƣơng thực của xã không cao.

Bên cạnh vốn đầu tƣ vào sản xuất có tỷ lệ thấp trong cơ cấu thu nhập, thì chỉ có 84,8

% tổng số hộ đƣợc khảo sát có đầu tƣ vào sản xuất. Trong đó, cơ cấu vốn đầu tƣ vào

sản xuất chủ yếu là các hộ sử dụng hoàn toàn vốn tự có (51,5%), tỷ lệ hộ sử dụng cả

vốn tự có và vốn vay đầu tƣ vào sản xuất là 48,5 % và không có hộ nào sử dụng hoàn

toàn vốn vay. Trong cơ cấu các hộ có sử dụng vốn vay, thì 81,2% là vay từ ngân hàng

và 18,8% số hộ vay tƣ nhân với lãi xuất cao. Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào những

khó khăn đối với một số hộ dân không có tài sản thế chấp, nên không thể tiếp cận

nguồn vốn từ các ngân hàng. Các số liệu hiện nay cho thấy thực trạng tiếp cận nguồn

lực sinh kế của các hộ sinh sống trong vùng lõi vƣờn Quốc gia Xuân Sơn còn nhiều

hạn chế.

* Vốn xã hội:

Vốn xã hội đƣợc xác định là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để theo

đuổi các mục tiêu sinh kế, bao gồm quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm, niềm tin, sự

phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi truyền thống quan

trọng. Vốn xã hội đƣợc phát triển từ Quan hệ tin cậy (họ hàng); Thành viên của hội, tổ

chức; hoặc qua Quan hệ tƣơng tác (đồng nghiệp, bạn bè) [65]. Nguồn vốn xã hội là

nguồn lực có ảnh hƣởng lớn đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình, quyết định đến

việc lập kế hoạch, chiến lƣợc phát triển của hộ nghèo. Quyết định đó có chính xác, hợp

lý hay không phụ thuộc vào năng lực xã hội của chủ hộ.

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

48

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ tham gia một số tổ chức xã hội phổ biến tƣơng đối

cao, chủ yếu là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…và đa số họ cũng khẳng định là đã nhận

đƣợc sự trợ giúp trực tiếp (vay vốn) (với tỷ lệ 35,0 % số ngƣời tham gia đồng thuận)

hoặc gián tiếp (tuyên truyền, phổ biến các kiến thức trồng trọt, chăn nuôi) (với tỷ lệ

đồng thuận là 51,1%) từ những tổ chức mà mình tham gia (Hình 3.9). Đây là một

trong những kết nối quan trọng để giúp đƣa thông tin có hiệu quả tới các hộ gia đình.

Có tới 96,6% số ngƣời tham gia điều tra đều cho rằng địa phƣơng thƣờng xuyên

tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng với nội dung theo Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Nhận thức của người dân về nội dung các buổi sinh hoạt động đồng

Các nội dung trong các buổi sinh hoạt cộng đồng Tỷ lệ đồng

thuận (%)

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật 74,2

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi 80,9

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản 62,9

- Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 34,8

- Các buổi lễ khuyến học 10,1

Nội dung các buổi sinh hoạt cộng đồng chủ yếu là tuyên truyền kiến thức pháp

luật (74,2%), tuyên truyền kiến thức trồng trọt, chăn nuôi (80,9%), tuyên truyền phổ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Hội Nông dân Hội Phụ nữ Hội Cựu chiến

binh

Đoàn Thanh niên

73 71,9

21,3

10,1

Tỷ

lệ:

%

Các tổ chức xã hội

Hình 3.9. Tỷ lệ tham gia các tổ chức xã hội ở xã Xuân Sơn

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

49

biến kiến thức hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản (62,9%). Các nội dung khác là

sinh hoạt văn hóa văn nghệ (34,8%), khuyến học (10,1%).

Nhƣ vậy, việc tham gia các tổ chức xã hội và nhận đƣợc những sự hỗ trợ, đặc biệt

là về mặt thông tin và kiến thức thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng đã góp phần

bƣớc đầu nâng cao nhận thức của ngƣời dân.

3.1.3. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cộng đồng cư dân sinh sống tại VQG

Xuân Sơn

Để giảm nghèo, phát triển sinh kế bền vững, ngoài việc các hộ dân phải tự mình

nâng cao năng lực phát triển họ cũng cần có những can thiệp hỗ trợ từ bên ngoài. Vai

trò của các chƣơng trình can thiệp hỗ trợ là tác động vào tài sản sinh kế và chiến lƣợc

sinh kế của nông hộ, giúp họ tăng cƣờng tài sản và giảm tổn thƣơng [34].

Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định

dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu tác động của các thể chế, chính

sách và những quan hệ xã hội mà các cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng

đồng.

Yếu tố bên trong

Từ việc sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích tổng quát sinh kế

của cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng lõi của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn cho

phép đánh giá một cách tổng thể về các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến hoạt động

sinh kế.

* Về nguồn vốn:

- Cả 5 loại vốn phục vụ cho họat động sinh kế của xã Xuân Sơn đều nghèo, đặc

biệt về vốn tự nhiên và vốn con người. Đây là hai loại vốn ảnh hƣởng quyết định đến

hoạt động sinh kế của ngƣời dân. Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp trên đầu ngƣời thấp

(0,14ha), chất lƣợng đất kém, nên năng suất và sản lƣợng nông nghiệp rất thấp. Lực

lƣợng lao động không đông, chất lƣợng lao động quá thấp, tỷ lệ ngƣời không tham gia

hoạt động sản xuất cao, dẫn tới gánh nặng tài chính càng khó giải quyết.

- Vốn tài chính và vốn vật chất nghèo nàn. Do đó, thu nhập chủ yếu chỉ dành cho

chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà chƣa thể tập trung vào đầu tƣ sản xuất. Việc tiếp cận

các nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, hoạt động sinh kế khó có

thể cải thiện.

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

50

* Về kinh nghiệm và tri thức bản địa của nông hộ: Các tri thức bản địa và kinh nghiệm

sản xuất của ngƣời dân cùng với trình độ hiểu biết và kiến thức sản xuất hiện đại là hai

yếu tố quan trọng nhất trong việc đƣa ra các quyết định trong hoạt động sinh kế.

Có tới 88,9 % ngƣời tham gia khảo sát đồng thuận rằng nên giữ gìn và phát huy

những kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Tỷ lệ ngƣời dân có kinh nghiệm về trồng

lúa nước, chăn nuôi gà bản địa, chăn nuôi lợn thả rông, canh tác trên đất dốc, bảo vệ

và phát triển rừng cao, chiếm trên 50% (Bảng 3.8). Bên cạnh đó, những kinh nghiệm

sản xuất lạc hậu, gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng nhƣ đốt nƣơng làm rẫy hay chăn thả

rông gia súc (trâu, bò, dê…) đều đƣợc ngƣời dân đồng ý nên chấm dứt hoàn toàn.

Bảng 3.8. Đánh giá về kinh nghiệm sản xuất truyền thống của người dân

Các kinh nghiệm sản xuất truyển thống Tỷ lệ đồng thuận

(%)

- Canh tác trên đất dốc (lúa nƣơng, hoa màu...) 58,9

- Trồng lúa nƣớc 85,6

- Chăn nuôi gà bản địa (gà chín cựa, gà ri...) 80,0

- Chăn nuôi lợn thả rông 68,9

- Khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (từ rừng) 38,9

- Khai thác và bảo vệ nguồn nƣớc 41,1

- Bảo vệ và phát triển rừng 54,4

- Hoạt động khác (ghi rõ): Nuôi ong 2,2

Mức độ chủ động cập nhật kiến thức sản xuất mới của ngƣời dân còn chƣa cao.

Chủ yếu qua các nguồn chính thức nhƣ từ cán bộ khuyến nông và từ các dự án phát

triển đƣợc thực hiện tại địa phƣơng (chiếm 85,6% và 71,1% tỷ lệ đồng thuận) (Bảng

3.9, Bảng 3.10).

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ cập nhật kiến thức sản xuất từ các nguồn

Các nội dung trong các buổi sinh hoạt cộng đồng Tỷ lệ đồng

thuận (%)

- Từ cán bộ khuyến nông xã, huyện 85,6

- Từ các dự án phát triển đƣợc thực hiện tại địa phƣơng 71,1

- Từ ti vi, đài, báo, sách 65,6

- Từ các hộ gia đình khác 42,2

- Từ mạng internet 12,2

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

51

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thường xuyên cập nhật kiến thức sản xuất

Rất thường

xuyên

(%)

Thường

xuyên

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Chưa bao

giờ

(%)

- Từ cán bộ khuyến nông xã,

huyện

13,3 25,6 51,1 10,0

- Từ ti vi, đài, báo, sách 48,9 14,4 14,4 22,2

- Từ mạng internet 4,4 6,7 8,9 80,0

- Từ các hộ gia đình khác 3,3 14,1 44,4 37,8

- Từ các dự án phát triển

đƣợc thực hiện tại địa

phƣơng

0,0 13,3 55,6 31,1

- Từ các nguồn khác (ghi rõ):. 0,0 0,0 0,0 100,0

* Về chiến lược sinh kế: Chiến lƣợc sinh kế đa dạng hóa các loại hình sinh kế giúp cƣ

dân có thể giảm nghèo bền vững (khi ít phụ thuộc vào bên ngoài). Tuy nhiên, để phát

triển kinh tế thì cần xác định hoạt động sinh kế trọng tâm để phát triển kinh tế. Do đó

chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân cũng vì thế mà chƣa thể trở thành một công cụ để

thúc đẩy hoạt động sinh kế.

Yếu tố bên ngoài

- Thể chế, chính sách

Tỷ lệ ngƣời dân cho rằng các hoạt động của VQG có ảnh hƣởng đến cuộc sống

của họ là 39,3 %. Tỷ lệ này rơi vào nhóm ngƣời có mức độ phụ thuộc vào rừng cao. Vì

thế khi VQG đƣợc thành lập, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn khi không có

những hoạt động sinh kế thay thế.

Nhìn chung, những chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và những

chính sách đặc thù của vùng đệm vẫn chƣa thực sự tạo đƣợc sự chuyển biến đáng kể

nào cho ngƣời dân, ngoài số tiền ít ỏi từ công tác bảo vệ rừng cộng đồng hàng năm mà

ngƣời dân đƣợc hƣởng theo chế độ hiện hành.

Đời sống và hoạt động sinh kế của dân cƣ sống quanh VQG nói chung gắn liền

với VQG. Tuy vậy, cho đến nay chƣa có một chính sách cụ thể riêng biệt nào chuyên

đầu tƣ cho vùng đệm các KBT, nhƣng trong thực tế chỉ đạo các chính sách khác có

nhằm vào giải quyết những vấn đề của vùng đệm đƣợc thực hiện ở một số chƣơng

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

52

trình lớn nhƣ: Các chƣơng trình hỗ trợ phát triển rừng (chƣơng trình 327, dự án 661...);

Các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo (chƣơng trình 135, 134, chính sách hỗ trợ xoá

nhà tạm, xoá đói giảm nghèo...). Tân Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Phú Thọ đƣợc thụ

hƣởng chính sách ”hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 62 huyện nghèo

trong cả nƣớc” theo Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ. Nội dung ƣu tiên của chƣơng

trình tại địa phƣơng chính là việc xoá nhà tạm cho các hộ gia đình nghèo ở huyện,

trong đó tập trung nhiều ở các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn. Mới đây nhất có Chƣơng

trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại các xã

vùng đệm.

Tân Sơn là một huỵện mới thành lập (2007), cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhƣng

tiềm năng để phát triển là rất lớn, do đó, rất nhiều các dự án đã đƣợc quy hoạch và

chuẩn bị đƣa vào triển khai trên địa bàn. Trong đó, không ít những dự án nhằm mục

đích khai thác lợi thế từ tài nguyên VQG Xuân Sơn nhƣ: Dự án Xây dựng Khu du lịch

Xuân Sơn - Đền Hùng, Dự án quy hoạch xây dựng Khu Du lịch VQG Xuân Sơn…

Đây có thể là cơ hội để đƣa KT - XH địa phƣơng phát triển nhƣng cũng sẽ tạo nên

những tác động tiêu cực nếu không nhìn nhận ra mức độ nghiêm trọng và có giải pháp

kiểm soát nó kịp thời.

Từ khi VQG Xuân Sơn đƣợc thành lập đã thu hút đƣợc một số dự án phát triển từ

các tổ chức NGOs Trong bốn dự án này, dự án DANIDA với nguồn kinh phí lớn nhất

347.655USD, thời gian thực hiện dài nhất 30 tháng (từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2010)

trên địa bàn ba xã Xuân Sơn, Xuân Đài và Minh Đài độ bao phủ và hiệu quả đạt đƣợc

của dự án DANIDA mang lại là rất rõ nét [10]. Trên dọc các tuyến đƣờng chính trong xã

đều thấy các mô hình trang trại phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao

vẫn còn gắn biển. Đi sâu vào địa bàn còn thấy các mô hình chăn nuôi, mô hình sử dụng

bếp cải tiến tiết kiệm củi... Do đó, có thể thấy trình độ dân trí thấp ảnh hƣởng không nhỏ

đến công tác tuyên truyền. Một cán bộ trẻ hiện đang công tác tại VQG, anh Đinh Tấn

Quyền chia sẻ những khó khăn khi làm việc với bà con dân bản: “Có khi những chính

sách vừa tuyên truyền phổ biến ngày hôm trước, hôm sau có đoàn cán bộ cấp trên đến

kiểm tra thì người dân lại trả lời là không biết/không có cán bộ xuống hướng dẫn”. Đây

cũng chính là khó khăn chung của các cán bộ khi làm việc với ngƣời dân tộc thiểu số.

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi ngƣời cán bộ phải phải thực sự kiên nhẫn và thấu

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

53

hiểu, cần phải đóng vai “một ngƣời đi học” chăm chỉ và cầu thị chứ không phải sắm vai

một “ông thầy” chắp tay sau lƣng chỉ dạy cho ngƣời dân phải làm gì.

Dự án “Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và ngoài VQG Xuân

Sơn, tỉnh Phú Thọ, góp phần quản lý rừng bền vững” còn gọi tắt là dự án Đan Mạch

hay dự án DANIDA đã tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế của ngƣời dân địa phƣơng

về phát triển kinh tế và đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ bao gồm: Mô

hình kinh tế hộ và nhóm hộ (4 mô hình), mô hình Nông lâm kết hợp (4 mô hình), mô

hình canh tác trên đất dốc (4 mô hình), mô hình chăn nuôi, mô hình Lâm sản ngoài gỗ

(6 mô hình), mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản (4 mô hình), mô hình bếp lâm

nghiệp (bếp cải tiến 150 bếp). Trong quá trình triển khai thực hiện đã có 200 hộ đƣợc

nhận hỗ trợ từ dự án. Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí dự án đã tổ chức 20 lớp tập huấn,

chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ địa phƣơng và ngƣời dân trong xã về kỹ thuật và công

nghệ xây dựng mô hình. Hiện nay, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao

nhƣ mô hình chăn nuôi gà chín cựa, mô hình chăn nuôi lợn lửng đã và đang đƣợc triển

khai nhân rộng.

Ngoài dự án Đan Mạch thì còn có một số dự án khác cũng đã đƣợc thực hiện tại

VQG Xuân Sơn nhƣ Dự án Australia (Đại sứ quán Úc tài trợ), Dự án Nâng cao năng

lực phục hồi rừng bền vững (APFnet tài trợ), Dự án Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp

phần xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương (SRD tài trợ, Tăng cường sự tham

gia phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo (Plan Úc tài trợ).... Quy mô các dự án này

tƣơng đối nhỏ, số lƣợng các hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi từ dự án cũng hạn chế. Tuy

nhiên, các dự án này đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật

nuôi tăng thu nhập trên một diện tích đất, bảo đảm tăng trƣởng kinh tế trong vùng

hàng năm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bảo ở khu vực

vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn, từ đó giảm thiểu sức ép đối với việc bảo tồn và

phát triển tài nguyên, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật của

vùng [55], [61]..

Qua khảo sát hoạt động thực tiễn của các hoạt động sinh kế; Qua trao đổi,

phỏng vấn mở đối với một số khách thể về mức độ quan trọng của các yếu tố đến hoạt

động sinh kế vùng đệm. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

54

Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của các yếu tố đến hoạt

động sinh kế

Rất quan

trọng

(%)

Quan

trọng

(%)

Ít quan

trọng

(%)

Không

quan

trọng

(%)

- Vốn đầu tƣ tái sản xuất 75,6 21,1 1,1 2,2

- Vốn tự nhiên (đất, nƣớc, khí

hậu…)

40,0 40,0 15,6 4,4

- Kiến thức khoa học kỹ thuật 22,2 56,7 13,3 7,8

- Kinh nghiệm sản xuất 31,2 54,4 10,0 4,4

- Các hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

(chình quyền, các tổ chức NGOs…)

12,2 21,1 33,3 33,3

Bảng 3.12: Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt

động sinh kế

Ảnh hưởng

nhiều

(%)

Ảnh hưởng

bình

thường

(%)

Ít ảnh

hưởng

(%)

Không

ảnh

hưởng

(%)

- Vốn đầu tƣ tái sản xuất 71,1 23,3 3,3 2,2

- Vốn tự nhiên (đất, nƣớc, khí

hậu…)

44,4 41,1 10,0 4,4

- Kiến thức khoa học kỹ thuật 25,6 60,0 11,1 3,3

- Kinh nghiệm sản xuất 32,2 58,9 4,4 4,4

- Các hỗ trợ từ bên ngoài cộng

đồng (chình quyền, các tổ chức

NGOs…)

12,2 15,4 35,6 36,8

Các chỉ báo đƣợc ngƣời dân cho rằng “Rất quan trọng” chiếm tỷ lệ cao nhất là

Vốn đầu tư tái sản xuất (75,6%), tiếp đến là Vốn tự nhiên (40,0%), Vốn con người,

gồm Kinh nghiệm sản xuất (31,2%) và Kiến thức khoa học kỹ thuật (22,2%), và Vốn

xã hội, thể hiện qua các hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,2%).

- Xu hướng tăng dân số:

Năm 2015, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã Xuân Đài là 1,05%, và xã Xuân

Sơn là 1,7% cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc (1,13 %). Dân số tăng thêm

đồng nghĩa với nhu cầu lớn hơn về sử dụng tài nguyên, bao gồm tăng diện tích đất

canh tác, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao cơ sở hạ tầng và khu dân cƣ.

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

55

Việc tăng dân số nhanh nhƣ vậy đã tạo ra một áp lực rất lớn lên tài nguyên thiên

nhiên của vùng. Năng suất sản lƣợng nông nghiệp thấp trong khi đó dân số không

ngừng tăng lên đã nghèo hoá cả nền tảng tài nguyên sẵn có và những yếu tố xã hội mà

cho đến nay vẫn mang lại cân bằng cho vùng. Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho biết,

hiện nay vấn đề thiếu đất cho sản xuất nông nghiệp là rất trầm trọng. Cây lúa vẫn

chiếm vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an ninh

lƣơng thực của vùng. Bình quân diện tích trồng lúa trên đầu ngƣời ở Xuân Sơn tính

đến cuối năm 2015 là 387,3 m2/ngƣời (tức là khoảng 1 sào/ngƣời), tỷ lệ này ở Xuân

Đài thấp hơn là 272,7 m2/ngƣời (chƣa đƣợc 1 sào/ ngƣời). Tuy nhiên, áp lực ở xã vùng

đệm không lớn nhƣ vùng lõi, bởi diện tích đất bằng trồng các loại cây hàng năm, lâu

năm và chăn nuôi gia súc lớn hơn nhiều. Tỷ trọng cây lúa trong cơ cấu nông nghiệp

của các xã vùng đệm chiếm tỷ trọng thấp hơn ở xã vùng lõi Xuân Sơn

- Rủi ro về thị trường: Nông sản ở các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn chƣa có sự phong

phú về chủng loại, chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng, ít có sản

phẩm dƣ thừa. Một số nông phẩm đặc sản có giá trị nhƣ gà nhiều cựa, lợn Mán, lợn

lửng lại chƣa có thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Đặc biệt là ở xã Xuân Sơn, do nằm biệt

lập sâu trong VQG, đƣờng nhiều dốc cao và quanh co nên việc đem các sản phẩm ra

các xã lân cận, nơi có chợ để tiêu thụ là khó khăn. Hơn nữa, sản lƣợng không nhiều

nên họ chƣa hình thành đƣợc tƣ duy thƣơng mại.

Ở xã Xuân Đài và các xã vùng đệm khác, hình thức tiêu thụ nông sản cũng diễn

ra trong phạm vi địa phƣơng, trao đổi hàng hóa qua các phiên chợ họp theo lịch hàng

tuần tại các xã. Ngƣời dân chƣa hình thành đƣợc tƣ duy thƣơng mại, sản xuất hàng hóa

nông nghiệp chủ yếu là do các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội còn hạn chế nên ít

có hàng hóa dƣ thừa.

Do vậy, thị trƣờng chƣa có ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động sản xuất của các hộ

gia đình. Tuy nhiên nếu muốn tăng thu nhập, cải thiện đời sống thì việc gia tăng giá trị

cho các sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ phải đƣợc chú ý

ngay từ đầu.

- Các rủi ro khác: BĐKH và một số rủi ro và yếu tố ảnh hƣởng khác thông qua kết quả

sử dụng các công cụ PRA nhƣ sau [17]:

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

56

+ Quan sát trực tiếp

Nhà ở của ngƣời dân chủ yếu đƣợc xây dựng theo kiểu truyền thống, thiếu kiên

cố, dựng sát đồi. Do đó, vào mùa mƣa lũ có nguy cơ sạt lở đất, nguy cơ rủi ro thiệt hại

về ngƣời và tài sản.

Hệ thống đƣờng giao thông còn kém phát triển, nhiều dốc đứng, cua gây nguy

hiểm cho các phƣơng tiện vào mùa mƣa.

Các xóm dân cƣ nằm rải rác, không tập trung gây khó khăn cho công tác di dời

ngƣời và tài sản khi có sự cố thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, điểm tránh trú an toàn cho

ngƣời dân khi có thiên tai (UBND xã, trƣờng tiểu học, trƣờng mầm non, trạm y tế) tuy

đƣợc xây mới kiên cố nhƣng ở khá xa khu dân cƣ, khó có thể đáp ứng kịp thời trong

việc phòng, tránh hiệu quả.

Nguồn nƣớc sinh hoạt chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc từ trong núi (tích trữ trong

các bể chứa nhỏ), phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Địa phuơng cũng chƣa có cơ sở

xử lý nƣớc sạch đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, toàn xã không có điểm thu gom rác thải tập trung, ngƣời dân chủ yếu

đốt rác gây ô nhiễm môi trƣờng đất và không khí.

+ Phỏng vấn tập trung:

Qua tiến hành phỏng vấn ngƣời dân đại diện cho cộng đồng dân cƣ tại địa

phƣơng thuộc ba dân tộc Dao, Mƣờng và Kinh, có trình độ văn hóa và sinh kế

khác nhau, kết quả là:

Ngƣời dân tiếp cận với kiến thức về phòng chống thiên tai chủ yếu thông qua

tuyên truyền của địa phƣơng, qua chƣơng trình phát thanh và đài truyền hình. Rất ít

ngƣời biết đến cụm từ “phát triển bền vững” hay “sinh kế bền vững”.

Cộng đồng bị động trong công tác phòng chống thiên tai, mọi hoạt động thích ứng

với thiên tai đều xuất phát từ kiến thức bản địa đƣợc truyền từ đời này sang đời khác.

+ Lịch mùa vụ:

Ngƣời đân nơi đây chƣa có ngành nghề sinh kế đa đạng, chủ yếu là việc làm thời

vụ, trên 90% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, ngô, khoai sắn, trồng

rừng và chăn nuôi. Quy mô manh mún, nhỏ lẻ phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời

tiết khí hậu.

Vụ Đông – Xuân và rau trồng vụ Đông chịu ảnh hƣởng lớn của hiện tƣợng sƣơng

muối, rét đậm rét hại thƣờng xuyên gây thiệt hại về năng suất và thu nhập của ngƣời dân.

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

57

Vụ Hè – Thu chịu ảnh hƣởng của mƣa bão kéo dài gây ngập lụt các cánh đồng

hoặc rửa trôi đất mặt.

Ngoài ra, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, vật nuôi chủ yếu đƣợc thả rông, ngƣời

dân thiếu kiến thức về chăn nuôi, thiếu vốn đầu tƣ con giống, chuồng trại dẫn đến công

tác chăm sóc, phòng dịch bệnh không kịp thời, dẫn đến thu nhập từ chăn nuôi thấp,

phụ thuộc vào thời tiết.

Với vị trí nằm hoàn toàn trong vùng lõi VQG Xuân Sơn, xã xuân Sơn có điều

kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, loại hình sinh kế này có quy

mô nhỏ (chƣa đến 1% số hộ khai thác kinh doanh dịch vụ sinh thái phục vụ nhu cầu ăn

uống, nhà nghỉ cho khánh lƣu trú ở địa phƣơng). Nhóm đối tƣợng tham gia loại hình

này là những ngƣời có điều kiện kinh tế tƣơng đối khá, biết nắm bắt cơ hội, chủ yếu

đều là cán bộ xã Xuân Sơn (Chủ tịch, Bí thƣ, Chủ tịch Hội Phụ nữ…) và tập trung ở

xóm Dù.

+ Hồ sơ lịch sử thiên tai:

Bảng 3.13. Mức độ thường xuyên của các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn

Rất

thường

xuyên

(%)

Thường

xuyên

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Chưa bao

giờ

(%)

- Mƣa bão lớn 7,8 33,3 57,8 1,1

- Gió Tây khô nóng (gió Lào) 5,5 10,0 66,7 17,8

- Sƣơng muối 4,4 11,1 67,8 16,7

- Trƣợt lở đất 0,0 14,3 54,4 31,2

- Lũ ống, lũ quét 2,2 22,4 44,2 31,2

- Loại khác (ghi rõ):.

Bảng 3.14.. Mức độ ảnh hưởng của các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn

Ảnh

hưởng

nhiều

(%)

Ảnh hưởng

bình

thường

(%)

Ít ảnh

hưởng

(%)

Không

ảnh

hưởng

(%)

- Mƣa bão lớn 47,8 33,3 11,1 7,8

- Gió Tây khô nóng (gió Lào) 3,3 28,9 43,3 24,2

- Sƣơng muối 12,2 20,0 50,0 17,8

- Trƣợt lở đất 2,2 23,2 28,9 35,6

- Lũ ống, lũ quét 21,1 25,6 18,9 34,4

- Loại khác (ghi rõ): dịch bệnh 3,3 3,3 1,1 92,2

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

58

Các loại hình thiên tai không thƣờng xuyên xảy ra, tỷ lệ cao nhất rơi vào mức

độ “thỉnh thoảng” (từ 44,2 đến 67,8%). Do đó, mức độ ảnh hƣởng của thiên tai cũng

không ảnh hƣởng nhiều đến sinh kế ngƣời dân.

Địa phƣơng chủ yếu chịu ảnh hƣởng của bão, gió Phơn Tây Nam, rét đậm rét

hại, mƣa đá. Do vị trí nắm sâu trong nội địa, đƣợc dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió và

nằm trong thung lũng bao quanh bởi VGQ, nên xã Xuân Sơn ít ảnh hƣởng bởi các siêu

bão do cƣờng độ bão đã giảm xuống hầu nhƣ chỉ còn hoàn lƣu gây mƣa và gió mạnh

gây thiệt hại tốc mái và sạt lở đất.

Hiện tƣợng rét đậm rét hại xuất hiện với cƣờng độ ngày càng mạnh, gây thiệt hại

lớn về kinh tế làm chết hàng loạt trâu bò, gia cầm, gây thiệt hại cho hoa màu, lúa mạ,

ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời già và trẻ em.

Nhƣ vậy, hoạt động sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn chịu ảnh

hƣởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Đa số đều là những yếu tố hạn chế hoặc gây cản

trở đến phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Bằng việc sử

dụng các công cụ phân tích trên để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về hoạt động sinh kế

của ngƣời dân để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững

cho hoạt động sinh kế của họ.

3.1.4. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế

Dựa trên một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện:

kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2007) [59], [60],

[69]. Có thể phân chia tính bền vững ở các cấp độ: (1) chƣa bền vững; (2) bền vững ở

mức thấp; (3) bền vững ở mức trung bình; và (4) bền vững ở mức cao. Ta có thể sơ bộ

đánh giá nhƣ sau:

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

59

Bảng 3.15 .Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế theo từng lĩnh vực

Lĩnh vực Tiêu chí đánh giá Thực hiện (năm 2015) Đánh giá

Kinh tế

- Tăng thu nhập

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời:

+ Xã vùng lõi: 10 triệu đồng/ ngƣời/ năm.

+ Xã vùng đệm: 18 triệu đồng/ngƣời/ năm

+ So với Chỉ tiêu Nông thôn mới (theo Quyết định

342/QĐ-TTG năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ), thu

nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đối với vùng

Trung du miền núi phía Bắc là 18 triệu đồng/ngƣời/năm

+ So với trung bình cả nƣớc là 45 triệu vnđ/ ngƣời/ năm.

- Vùng lõi chƣa bền

vững

- Vùng đệm bền

vững ở mức trung

bình

Xã hội - Tạo việc làm - Tỷ lệ thiếu việc làm: Đa số ngƣời dân làm nông nghiệp

nên đều thiếu việc làm vào những lúc nông nhàn. Tỷ lệ

này rơi vào xã vùng lõi Xuân Sơn. Đặc biệt khi diện tích

đất nông nghiệp bình quân trên đầu ngƣời thấp hơn so với

cả nƣớc:

+ Xã vùng lõi: 0,14 ha/ngƣời;

+ Xã vùng đệm: 1,19 ha/ngƣời;

+Cả nƣớc: 0,25 ha/ngƣời.

- Chƣa bền vững.

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

60

- Giảm nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo cao:

+ Xã vùng lõi: 52,6 %

+ Xã vùng đệm: 37,0 %

+ Cả nƣớc: 4,5 %

- Chƣa bền vững

- Đảm bảo an ninh

lƣơng thực

- Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời:

+ Vùng lõi: 350 kg/ngƣời/năm

+ Vùng đệm: 403 kg/ ngƣời/ năm

+ Cả nƣớc: 600 kg/ ngƣời/ năm

- Tuy nhiên, khi xét đến 4 yếu tố của an ninh lƣơng thực

gồm: (i) Tính sẵn có của lƣơng thực; (ii) Khả năng tiếp cận

(mức giá hợp lý nằm trong khả năng chi trả, khả năng tiếp

cận với nguồn TNTN và tài sản sở hữu khác để tạo ra

lƣơng thực); (iii) tính ổn định (ít gặp phải những rủi ro

thiếu lƣơng thực do thay đổi khí hậu, thiên tai, khủng

hoảng); (iv) việc sử dụng (phân bổ lƣơng thực trong các

hộ cho gia đình đồng đều, chất lƣợng lƣơng thực đảm bảo)

- Bền vững ở mức

trung bình

- Cải thiện phúc lợi - Y tế:

+ Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cao so với cả

nƣớc (21% ở Xuân Sơn, và 17,7 % ở Xuân Đài, so với

14,5 %.

Bền vững ở mức

trung bình

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

61

+ Công tác chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng thực hiện tốt.

- Giáo dục: Nâng cao cơ sở vật chất và chất lƣợng đội ngũ

giáo viên.

- Phúc lợi khác: Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội đối

với những gia đình chính sách; đổi thẻ, cấp thẻ bảo hiểm y

tế miến phí cho các hộ ngƣời DTTS, nghèo, cận nghèo và

các hộ chính sách.

Môi trƣờng - Sử dụng bền vững

các nguồn TN đất,

nƣớc, rừng

- TN đất, rừng và nƣớc tiếp tục suy giảm - Chƣa bền vững

- Không gây ô nhiễm

môi trƣờng

- Ít gây ô nhiễm môi trƣờng - Bền vững ở mức

trung bình

- Có khả năng thích

ứng trƣớc những tổn

thƣơng và cú sốc bên

ngoài

- Hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Là khu vực VQG nên

đƣợc bảo tồn.

- Bền vững ở mức

cao

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

62

Thể chế - Hệ thống pháp luật

đƣợc xây dựng đầy

đủ và đồng bộ

- Thiếu chính sách riêng cho cộng đồng dân cƣ sinh sống

trong vùng lõi.

- Quản lý chồng chéo: Tài nguyên ĐDSH do Bộ TN & MT

quản lý; VQG lại do Bộ NN & PT NT quản lý

- Chƣa bền vững

- Quy trình hoạch

định chính sách có sự

tham gia của ngƣời

dân

- Chƣa có sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng

chính sách;

- Tuy nhiên, đã tiến hành giao đất, giao rừng cho ngƣời

dân quản lý và bảo vệ

- Bền vững ở mức

thấp

- Các cơ quan/ tổ

chức ở khu vực công

hoạt động hiệu quả

- Chƣa đạt hiệu quả cao:

+ Tỷ lệ đồng thuận ngƣời dân cho rằng chính quyền địa

phƣơng và các tổ chức NGOs có ảnh hưởng nhiều là

12,2%, có ảnh hưởng bình thường là 15,5 %; có ảnh

hưởng ít là 35,6%; và không có ảnh hưởng là 36,7%.

- Bền vững ở mức

thấp

- Các tổ chức ở khu

vực tƣ hoạt động có

hiệu quả

- Thể chế, chính sách

thúc đẩy sinh kế đƣợc

cải thiện

- Chậm thay đổi - Chƣa bền vững

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

63

Nhƣ vậy, đánh giá toàn diện tính bền vững của hoạt động sinh kế của cộng

đồng cƣ dân VQG Xuân Sơn với 12 tiêu chí trong 4 lĩnh vực, kết quả nhƣ sau: Tổng

cộng có 5 tiêu chí chƣa bền vững (2 tiêu chí lĩnh vực thể chế, 1 tiêu chí lĩnh vực môi

trƣờng và 2 tiêu chí lĩnh vực xã hội); 2 tiêu chí bền vững ở mức thấp (thuộc lĩnh vực

thể chế); 3 tiêu chí bền vững ở mức trung bình (2 tiêu chí xã hội, 1 tiêu chí lĩnh vực

môi trƣờng); 1 tiêu chí bền vững ở mức cao (lĩnh vực môi trƣờng); 1 tiêu chí có sự

khác biệt giữa vùng lõi và vùng đệm, đối với vùng đệm bền vững ở mức trung bình,

đối với vùng lõi là chƣa bền vững (tiêu chí lĩnh vực kinh tế). Với 7/12 tiêu chí bền

vững từ mức thấp đến cao, bƣớc đầu tạo đà để thúc đẩy phát triển bền vững trong

những năm tới.

Bảng đánh giá dựa trên các tiêu chí trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có

thể đánh giá và giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cần có một

bộ tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững thống nhất trong cả nƣớc.

Hơn nữa, trong bối cảnh BĐKH toàn cầu hiện nay, sinh kế thích ứng hay sinh

kế chống chịu đƣợc coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với BĐKH

và tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ. Về cơ bản, đó

phải là sinh kế có khả năng chống chịu với các tác động từ thời tiết cực đoan, giảm

thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra và phát huy đƣợc các mặt có lợi do BĐKH mang lại

cũng nhƣ giảm phát thải khí nhà kính. Ở Việt Nam, các tiêu chí để đánh giá một mô

hình, giải pháp sinh kế thích ứng, bền vững hiện nay là: (i) Thích ứng với BĐKH, (ii)

Có thể giảm phát thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả và bền vững về môi trƣờng, về

kinh tế và xã hội, và (iv) có khả năng nhân rộng [8].

Tuy nhiên, trong phạm vi VQG Xuân Sơn, chƣa có mô hình sinh kế nào đƣợc

ứng dụng thực hiện. Do đó, trong tƣơng lai cần xây dựng những mô hình sinh kế bền

vững thích ứng với BĐKH để hỗ trợ ngƣời dân nơi đây.

3.2. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng

đồng cƣ dân tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.2.1.1. Cơ sở khoa học

Bằng phƣơng pháp phân tích sinh kế dựa vào khung phân tích sinh kế nông hộ

của cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Nghiên cứu đã chỉ rõ những yếu tố tác động

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

64

đến hoạt động sinh kế và ảnh hƣởng đến kết quả sinh kế. Một trong những mục tiêu

của nghiên cứu là đề xuất giải pháp nhằm cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm

thiểu rủi ro và sử dụng bền vững tài nguyên. Đây cũng chính là mục tiêu của hoạt động

sinh kế bền vững của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Để đạt đƣợc mục

tiêu này cần các giải pháp phù hợp tác động vào các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc

sinh kế của các hộ gia đình (Hình 3.13).

Hình 3.10. Khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững

Các yếu tố nguồn lực và hoạt động sinh kế đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng

nhất đến ít quan trọng hơn dựa trên khảo sát ý kiến của ngƣời dân. Khung phân tích sinh

kế nông hộ bền vững cho cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn thể hiện đƣợc các

yếu tố bên trong (Nông hộ, Nguồn vốn, Chiến lược sinh kế) và bên ngoài (Thể chế, chính

sách, và các Bối cảnh bên ngoài) tác động đến hoạt động sinh kế. Kết quả (đầu ra) của

họat động sinh kế vùng đệm đƣợc ƣu tiên theo các mục tiêu, bƣớc đầu cải thiện thu nhập,

ổn định cuộc sống để giảm áp lực lên rừng; Giảm thiểu rủi ro và Sử dụng bền vững tài

nguyên.

ĐẦU VÀO

(NGUỒN LỰC)

1) Vốn tài chính

2) Vốn tự nhiên

3) Vốn con ngƣời

4) Vốn vật chất

5) Vốn xã hội

ĐẦU RA

(KẾT QUẢ)

- Cải thiện thu nhập

- Ổn định cuộc sống

- Giảm thiểu rủi ro

- Sử dụng bền vững

TN

-….

HOẠT ĐỘNG

SINH KẾ

1) Trồng trọt

2) Chăn nuôi

3) Chế biến

CHIẾN

LƢỢC

SINH KẾ

NÔNG HỘ

(Chủ thể quyết định)

- Tri thức bản địa

- Kinh nghiệm sản xuất

BỐI CẢNH BÊN

NGOÀI

- Xu hƣớng tăng dân số

- Các rủi ro (thị trƣờng,

thiên tai, dịch bệnh)

-

THỂ CHẾ, CHÍNH

SÁCH

- Chính sách TW, địa

phƣơng

- Chính sách của các

tổ chức NGOs

-

-

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

65

Nghiên cứu sử dụng Khung phân tích này để phân tích hoạt động sinh kế của

cộng đồng dân cƣ sinh sống tại vùng đệm VQG Xuân Sơn và nhận thấy rằng kết quả

đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với mục đích nghiên cứu.

3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn (kết quả phân tích SWOT)

Từ những kết quả phân tích trên, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn trong việc phát triển sinh kế

theo hƣớng bền vững hơn đƣợc thể hiện ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Hệ sinh thái đa dạng

- Môi trƣờng trong lành, khí hậu ôn hòa

- Hệ thống đƣờng giao thông đã đƣợc nâng

cấp và hoàn thiện

- Trình độ dân trí thấp, thiếu lao động có

trình độ, chậm tiếp thu và ứng dụng kỹ

thuật mới

- Thiếu vốn để tái đầu tƣ sản xuất

- Chƣa chủ động trong phát triển kinh tế hộ

gia đình

- Tiềm năng du lịch còn dàn trải, thiếu đầu

tƣ quy hoạch thành những cụm du lịch hấp

dẫn

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Chính sách ƣu đãi cho huyện nghèo, xã

nghèo của Chính phủ

- Thu hút dự án của các tổ chức NGOs

- Nằm trong quy hoạch tour Du lịch Tâm

linh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Phú Thọ

- Tăng dân số

- Tỷ lệ hộ nghèo cao và giảm nghèo chƣa

bền vững

- Chƣa có giải pháp vĩ mô để hỗ trợ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế

- Biến đổi khí hậu

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, các nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng tính

bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng đệm đƣợc đề xuất. Các

giải pháp đƣa ra để tăng cƣờng tính bền vững trong hoạt động sinh kế của cộng đồng

dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn phải đảm bảo đƣợc việc bảo tồn DDSH, sử dụng

bền vững các loại tài nguyên đƣợc phép sử dụng mà không làm tổn hại đến HST trong

KBT; tăng thu nhập cho các hộ gia đình, ổn định sinh kế, tận dụng tối đa lao động

nhàn rồi và bảo tồn đƣợc tính đa dạng về văn hóa. Cụ thể nhƣ sau:

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

66

3.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

* Một là, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất và chế biến chè và tinh bột sắn ở các xã

vùng đệm. UBND huyện Tân sơn phải có quy hoạch tổng thể lại cơ cấu kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng nhằm cải thiện thu nhập, giải quyết đƣợc lao

động nhàn rồi và góp phần giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, bằng

cách khuyến khích xây dựng một nhà máy sản xuất tinh bột sắn, và một chế biến chè

tại một trong 6 xã vùng đệm VQG Xuân Sơn. Mục đích là vừa để bao tiêu sản phẩm

cho nông dân, khuyến khích sản xuất và giải quyết đƣợc lao động thiếu việc làm tại

địa phƣơng và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý hơn.

Hiện nay, diện tích trồng chè và trồng sắn của ngƣời dân vùng đệm đủ để cung

cấp cho nhà máy chế biến quy mô nhỏ. Đi kèm với giải pháp này là phƣơng án xây

dựng thƣơng hiệu và tiếp thị sản phẩm ra thị trƣờng lân cận.

* Hai là, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở vùng đệm. Địa phƣơng cần

có quy hoạch và hỗ trợ một số nông dân xây dựng trang trại theo mô hình có thể khai

thác du lịch sinh thái. Dựa trên những lợi thế vốn có của địa phƣơng, có thể xây dựng

trang trại theo kiểu Vƣờn – Ao – Chuồng (VAC) hoặc Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng

(VACR) chăn nuôi những giống cây trồng vật nuôi bản địa, có giá trị kinh tế cao nhƣ

cá trắm đen, gà nhiều cựa, lợn Mán, nuôi ong…

Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC hay VACR

là mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọ, nuôi trồng thủy sản và chăn

nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khăng khít với nhau, tạo nên một hệ thống

canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nƣớc và các tài

nguyên khác để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tƣ thấp.

Kinh tế trang trại không chỉ giúp nông dân thoát nghèo mà còn góp phần khai

thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

* Ba là, thành lập hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mây, tre đan ở vùng đệm. Với lợi

thế về nguồn nguyên liệu mây, tre, nứa sẵn có, chính quyền địa phƣơng cần lựa chọn

và thành lập một hợp tác xã chuyên sản xuất đồ thủ công truyền thống tại một thôn/

bản nào đó của tại 1 xã vùng đệm.

Để thực hiện đƣợc giải pháp này, chính quyền cần hỗ trợ chiến lƣợc nâng cao giá

trị gia tăng dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của sản phẩm. Nghĩa là hợp tác xã vừa

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

67

tự tạo đƣợc nguồn cung ứng nguyên liệu, vừa sản xuất/ chế biến, vừa phân phối và tiếp

thị sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

Hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mây, tre, nứa đan vừa tạo công ăn việc làm, hỗ

trợ ngƣời dân có thêm thu nhập, lại vừa giúp bảo tồn đƣợc nghề truyền thống của đồng

bào DTTS. Sản phẩm của làng nghề này có thể theo hai hƣớng song song: một là sản

xuất dụng cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt; hai là sản xuất những sản phẩm lƣu niệm,

trang trí hay trƣng bày. Tạo thêm một điểm đến thu hút cho du khách khi đến thăm

quan tại đây.

* Bốn là, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống cây trồng vật nuôi bản địa như

gà chín cựa, lợn Mán, rau sắng… Đây là những loài có đặc sản có giá trị cao và sẽ dần

trở thành sản phẩm thƣơng hiệu của vùng. Cần có những hoạt động tuyên truyền nân

cao nhận thức cho ngƣời dân về lợi ích và những giá trị của cây/ con bản địa giúp

ngƣời dân nâng cao thu nhập đồng thời góp phần bảo tồn tại chỗ những nguồn gen quý

này bởi đây là những nguồn gen đã đƣợc chọn lọc tự nhiên và có sức chống chịu rất tốt

với điều kiện địa phƣơng. Và việc bảo tồn nguồn gen này có ý nghĩa hết sức quan

trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

Để thực hiện giải pháp này, phải có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình về cả

vốn và kỹ thuật để hạn chế tối đa những rủi ro về dịch bệnh và thiên tai ảnh hƣởng đến

bà con nông dân.

* Năm là, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản bản địa. Với nhiều sản

phẩm đặc trƣng và có chất lƣợng tốt nhƣ gà chín cựa, lúa nếp nƣơng, lợn Mán, thậm

chí là chè hay tinh bột sắn…địa phƣơng hoàn toàn có thể tự gây dựng thƣơng hiệu

riêng cho các sản phẩm của mình.

Tạo đƣợc thƣơng hiệu đặc sản riêng vừa góp phần thu hút du lịch, vừa gia tăng giá

trị đƣợc sản phẩm nông sản tại địa phƣơng. Cán bộ khuyến nông địa phƣơng phải giữ vai

trò nòng cốt trong công tác phổ biến và nâng cao nhận thức giúp ngƣời dân hiểu đƣợc lợi

ích của việc lƣu giữ những giống cây trồng, vật nuôi bản địa, vừa góp phần bảo tồn đƣợc

nguồn gen quý, lại có thể cải thiện đƣợc sinh kế cho ngƣời dân nếu biết tận dụng đúng

cách.

Bên cạnh đó, hạn chế và tiến tới nghiêm cấm sử dụng các giống lúa mới, cây

trồng mới, đặc biệt các lọai cây lƣơng thực biến đổi gen, cho năng suất cao nhƣng tiềm

ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trƣờng và con ngƣời. Để tập trung xây dựng một nền

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

68

nông nghiệp truyền thống, nhỏ nhƣng chất lƣợng và có khả năng phục vụ hoạt động du

lịch.

* Sáu là, tăng cuờng hỗ trợ người dân tiếp cận dễ dàng đối với các nguồn vốn tín

dụng để đầu tƣ vào sản xuất, tăng sản lƣợng, chất lƣợng và năng suất nông nghiệp.

Điều đó vừa có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống nhân dân, vừa có ý nghĩa trong

việc bảo tồn rừng và tài nguyên sinh vật rừng.

Hiện nay, với quỹ đất không nhiều, ngƣời dân chủ yếu muốn lựa chọn tái đầu tƣ

cho chăn nuôi nhỏ lẻ, nhƣng chi phí lại cao hơn là tái đầu tƣ cho trồng trọt. Vì vậy, có

cơ chế hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình là điều rất cần thiết giúp tăng cƣờng

sinh kế cho ngƣời dân.

* Bảy là, quy hoạch và xây dựng xã Xuân Sơn thành làng bảo tồn văn hóa dân tộc

Nhà nƣớc cần có chính sách riêng, hỗ trợ cho cộng đồng cƣ dân đang sinh sống

trong vùng lõi VQG Xuân Sơn nói riêng và các VQG và KBT nói chung để giảm thiểu

áp lực lên tài nguyên rừng, đất và nƣớc. Nếu chƣa thể có chính sách di dời ngƣời dân

ra khỏi khu vực bảo tồn nghiêm ngặt thì phải có cơ chế phù hợp để xóa đói, giảm

nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định cuộc sống. Với hiện trạng tỷ lệ hộ nghèo

xã Xuân Sơn là 50,60%, chính sách hỗ trợ phải đạt đƣợc mục tiêu xóa bỏ nghèo đói

hoàn toàn và đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn, du

lịch là cần thiết để tránh đƣợc những nguy cơ xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra trong

tƣơng lai.

Bởi vậy, quy hoạch xã Xuân Sơn trở thành nơi bảo tồn văn hóa truyền thống phục

vụ hoạt động du lịch là điều cần thiết. Kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch văn hóa

và du lịch cộng đồng để tận dụng hết những lợi thế của địa phƣơng. Xây dựng một cơ chế

chia sẻ lợi ích phù hợp để tạo đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng khi thực hiện kế hoạch

này. Dần dần từng bƣớc giảm tối đa tỷ trọng của ngành nông nghiệp (hiện vẫn là ngành

chính), tạo cơ hội để ngƣời dân có thể sống bằng hoạt động du lịch của địa phƣơng dựa vào

việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Do đó, cần có một

kế hoạch cụ thể và dài hạn, vạch ra lộ trình để đƣa xã Xuân Sơn trở thành một địa điểm du

lịch văn hóa, cộng đồng và sinh thái hấp dẫn khách du lịch. Bằng các bƣớc cụ thể:

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

69

- Nghiên cứu và khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng

dân tộc ngƣời Mƣờng, ngƣời Dao sinh sống tại xã Xuân Sơn. Bao gồm những giá trị

văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

- Đồng thời, có cơ chế khuyến khích ngƣời dân tự nguyện tham gia vào du lịch

cộng đồng thông qua những lớp tập huấn để nâng cao nhận thức hoặc có thể lựa chọn

những hộ gia đình có tiềm năng đi học tập kinh nghiệm tại những địa phƣơng khác,

nơi có truyền thống làm du lịch cộng đồng nhƣ Mai Châu, Hòa Bình.

- Nghiên cứu và hỗ trợ khôi phục và khuyến khích tập trung vào sản xuất các

giống cây trồng và vật nuôi bản địa nhƣ gà nhiều cựa, lợn Mán. Đây là loài có giá trị

kinh tế cao, có thể trở thành thƣơng hiệu của địa phƣơng.

* Tám là, quy hoạch phát triển du lịch và xúc tiến đẩy mạnh quảng bá du lịch.

UNBD huyện Tân Sơn cần có quy hoạch tổng thể để tận dụng đƣợc lợi thế sẵn có của

địa phƣơng phục vụ cho phát triển du lịch. Đi kèm với đó là chiến lƣợc xúc tiến đẩy

mạnh quảng bá du lịch hợp lý để thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Những hoạt

động du lịch vừa mang lại thu nhập cho ngƣời dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý

thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các

hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở xòm Dù, là trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt

động dịch vụ thƣơng mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và

nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch. Hiện nay, số lƣợng khách thăm quan

chƣa tƣơng xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

+ Chƣa có hệ thống tổ chức quản lý, hƣớng dẫn và dịch vụ phụ trợ nhƣ: Nhà

hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...

+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và

chƣa phát triển.

+ Sản phẩm du lịch chƣa đa dạng, lực lƣợng tham gia làm dịch vụ du lịch còn

mỏng, chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở để thúc đẩy hoạt động du lịch bằng cách có quy hoạch

tổng thể về hệ thống cơ sở lƣu trú (nhà nghỉ hiện đại ở vùng đệm và Homestay ở vùng

lõi), cơ sở kinh doanh dịch vụ, quy hoạch các tuyến điểm du lịch theo từng mục đích khác

nhau.

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

70

Với truyền thống văn hóa lâu đời và di sản văn hóa phong phú: văn hóa vật thể

(nhà sàn, trang phục, các đồ thổ cẩm, đan lát…) và văn hóa phi vật thể (Đâm Đuống,

múa Mỡi, hát Sắc bùa, các tín ngƣỡng dân gian….) nhƣng hiện đang dần bị mai một.

Việc kết hợp các chính sách khuyến khích bảo tồn và các chính sách quy hoạch hợp lý

sẽ tạo điều kiện cho địa phƣơng phát triển theo hƣớng đa dạng ngành nghề, hạn chế

các ngành nghề phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và góp phần phát triển kinh tế theo

hƣớng bền vững hơn.

VQG Xuân Sơn có địa hình đa dạng, nhiều cảnh đẹp với trên 30 hang động, trong

đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn nhƣ hang Lạng, hang Lun, hang

Na, hang Thổ Thần... thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng. Bên

cạnh còn có cộng đồng các dân tộc hiện vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện

trong trang phục, lễ hội nhƣ và đời sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ đan lát đồ dùng thủ

công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rƣợu hoẵng, cơm

lam... Đây là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái - nhân văn.

Hƣớng đi này vừa có thể tận dụng đƣợc thế mạnh của địa phƣơng để tạo nguồn

thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống ngƣời dân lại vừa giúp giảm áp lực lên nguồn tài

nguyên vốn đã hạn chế của địa phƣơng, đặc biệt là tài nguyên đất nông nghiệp.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về văn hóa, xã hội

* Một là, giảm sự gia tăng dân số, bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ sinh tự nhiên của cả nước.

Chính sách kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát dân số cần phải đƣợc đẩy mạnh. Hạn

chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, bởi hiện nay tỷ lệ này của vùng cao hơn của cả nƣớc.

Do đó, hạn chế đƣợc tốc độ tăng dân số sẽ hạn chế đƣợc nhu cầu trong sử dụng tài

nguyên, hạn chế đƣợc lƣợng ngƣời phụ thuộc, hạn chế đƣợc gánh nặng và góp phần

xóa đói giảm nghèo bền vững.

* Hai là, hỗ trợ mở những lớp dạy nghề cho thanh niên nhằm tăng khả năng chủ động

kiếm việc làm và tăng thu nhập. Chính quyền cần mở những chƣơng trình tập huấn và

hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên các xã vùng đệm về kinh doanh dịch vụ lữ hành để

phục vụ cho nhu cầu phát triển trong những năm tới. Đảm bảo địa phƣơng có đủ nhân

lực có kiến thức, kỹ năng đáp ứng đƣợc sự phát triển của ngành dịch vụ - du lịch khi

các dự án khai thác du lịch tại địa phƣơng đi vào hoạt động.

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

71

Bên cạnh đó, việc dạy nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát, thêu

thùa, nghề mộc để vừa bảo tồn đƣợc nghề truyền thống, lại vừa mở rộng cơ hội sinh kế

cho ngƣời dân.

Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến việc dạy nghề cơ khí hay sửa chữa xe, đồ điện

dân dụng, nghề may để giảm bớt lao động trong ngành nông nghiệp. Góp phần chuyển

dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của các ngành kinh doanh, dịch

vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

* Ba là, Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng

bảo DTTS để hỗ trợ xây dựng xã Xuân sơn thành nơi bảo tồn văn hóa DTTS. Muốn

xây dựng Xuân Sơn thành nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào

Mƣờng, Dao, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Nghiên cứu bảo tồn và phục dựng lại những lễ hội văn hóa truyền thống, nhƣ lễ

hội Múa Mỡi, lễ hội Đâm Đuống, lễ hội xuống đồng…của ngƣời Mƣờng; lễ cầu mùa,

lễ lập tịch…của ngƣời Dao.

+ Nghiên cứu, bảo tồn và duy trì giá trị văn hóa nhà ở truyền thống của ngƣời

Mƣờng (nhà sàn), Dao (nhà nửa sàn, nửa đất hoặc nhà trình tƣờng).

+ Nghiên cứu, khôi phục, và duy trì sử dụng trang phục truyền thống của đồng

bào DTTS.

Xã Xuân Sơn là xã duy nhất nằm hoàn toàn trong vùng lõi của VQG, nơi đây vẫn

còn lƣu lại nhiều nét nguyên sơ có thể tận dụng khai thác du lịch cộng đồng kết hợp

với du lịch sinh thái tại VQG. Do đó, đây là một hƣớng đi cần thiết nếu chƣa có

phƣơng án di dời ngƣời dân ra khỏi vùng lõi.

* Bốn là, thành lập các tổ liên gia để hỗ trợ sản xuất. Cần khuyến khích các hội, nhóm

gia đình liên kết với nhau để hỗ trợ hoặc phát triển sản xuất theo hình thức góp vốn để

mở rộng sản xuất nhờ tăng vốn đầu tƣ, tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.

* Năm là, cần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương và mở rộng cơ hội học tập

hơn nữa đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh nữ bằng các

hình thức hỗ trợ cụ thể (học bán trú hoặc nội trú). Nên lồng ghép các kiến thức bảo vệ

môi trƣờng; các hình thức canh tác ít gây suy thoái tài nguyên đất, nƣớc; và tầm quan

trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc cho bậc TH và THCS để giáo dục thế hệ tƣơng

lai xây dựng một lối sống bền vững.

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

72

Phổ cập giáo dục và giáo dục bằng hai thứ tiếng cần phải đƣợc nghiên cứu và

đƣa vào áp dụng trên thực tế. Việc giáo dục bằng hai thứ tiếng cần phải đƣợc kết nối

với những hoạt động mở rộng nhƣ chiến dịch truyền thông về sức khỏe, dinh dƣỡng,

giáo dục môi trƣờng, và các chƣơng trình nâng cao hiểu biết khác. Hoạt động này góp

phần duy trì đƣợc văn hóa truyền thống phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng hiệu quả

lại vừa giúp cho ngƣời dân cảm thấy gần gũi và dễ nắm bắt thông tin hơn.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường, sinh thái

* Một là, Bảo tồn TNTN và ĐDSH để đảm bảo các dịch vụ hệ sinh thái có khả năng

cung cấp.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho các cán bộ

liên quan đến công tác bảo tồn thuộc các cơ quan chức năng và chính quyền địa

phƣơng. Đặc biệt chú trọng đến nguồn cán bộ trẻ, cán bộ địa phƣơng và cán bộ ngƣời

dân tộc thiểu số. Đây sẽ là nguồn lực chính, giữ vai trò chủ chốt trong công tác bảo tồn

ĐDSH tại VQG Xuân Sơn trong thời gian tới.

Tăng cƣờng và khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào công tác

bảo tồn, hay nói cách khác là cần xã hội hoá sâu rộng công tác bảo tồn tại VQG Xuân

Sơn. Các tổ chức xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, các tổ

chức Đoàn Thanh Niên… có vai trò rất lớn trong việc vận động ngƣời dân thực hiện

các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc góp phần ổn định xã hội, bảo

tồn TNTN và ĐDSH, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.

Thiết lập một cơ chế chia sẻ lợi ích trong việc khai thác, sử dụng TNTN một

cách công bằng giữa các nhóm đối tƣợng để có thể bảo tồn hiệu quả nhất.

* Hai là, tiến hành thu gom và xử lý rác thải nhằm hạn chế tối đa những nguồn gây ô

nhiễm môi trƣờng. Theo thói quen, ngƣời dân hay vứt rác gần nhà hoặc những địa

điểm vắng ngƣời. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái cảnh

quan của địa phƣơng. Do đó, cần có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này.

Riêng đối với khu vực vùng lõi, cần lắp đặt những thùng rác lớn và có phƣơng

án thu gom, vận chuyển ra ngoài vùng đệm để xử lý. Hạn chế tối đa những tác động

gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong vùng lõi và tuyệt đối không chôn, lấp hay xử lý

rác trong khu vực vùng lõi VQG. Ở khu vực vùng đệm, cũng cần phải thu gom rác thải

đến nơi xử lý theo đúng tiêu chuẩn.

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

73

Ngoài ra, cũng có thể hạn chế rác bằng cách học tập mô hình nông dân sản xuất

nông nghiệp khép kín không rác thải đã đƣợc Trung tâm Phát triển nông thôn bền

vững thực hiện tại xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn.

* Ba là, Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững. Trong bối cảnh môi trƣờng đang bị suy thoái nhƣ hiện nay, việc nâng

cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng và phát triển vền vững là

điều cần thiết.

Đẩy mạnh các nỗ lực tăng cƣờng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho

cộng đồng thông qua các hình thức truyền thông nhƣ qua loa phát thanh, qua các cuộc

tuyên truyền, vận động, qua tờ rơi, áp phích... nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm

của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ TNTN nói chung, tạo thành một mạng lƣới

cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

* Bốn là, tăng cường năng lực chủ động ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên

tai

Trƣớc hết, địa phƣơng cần xây dựng Kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro

thiên tai và Kế hoạch ứng phó với BĐKH trong thời gian sớm nhất có thể.

Ngoài ra, cũng cần xây dựng Chiến lƣợc phát triển bền vững cho địa phƣơng.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến những hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát triển theo

hƣớng bền vững hơn.

Tóm lại, trong quá trình thực hiện giải pháp cần chú ý rằng, chính quyền địa

phƣơng cần phải có chính sách đặc thù để hỗ trợ bà con trong giai đoạn đầu thực hiện

kế hoạch. Có những phƣơng án lƣờng trƣớc những nguy cơ không bền vững, đặc biệt

là xung đột về chia sẻ lợi ích và tác động xấu đối với môi trƣờng. Bất cứ hoạt động

kinh tế nào đƣợc diễn ra trên địa bàn xã đều phải đƣợc lập kế hoạch dƣới sự tham khảo

ý kiến của cộng đồng địa phƣơng, đƣợc thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ.

Hơn nữa, các hoạt động này phải đƣợc thực hiện theo cách có thể tăng tối đa lợi nhuận

dành cho cộng đồng và các cấp chính quyển địa phƣơng (kể cả việc thu phí, thuế và

việc làm trực tiếp). Đặc biệt, phải có những ƣu tiên trong việc tuyển dụng ngƣời địa

phƣơng tham gia. Cùng với các hoạt động kinh tế này đều phải kết hợp với việc thực

hiện các chƣơng trình giáo dục và tập huấn cho cộng đồng về tầm quan trọng của phát

triển bền vững và cách thức để bảo vệ môi trƣờng hiệu quả.

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1) Hiện nay, trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 32.423 dân cƣ sinh

sống. Phần lớn ngƣời dân ở đây là đồng bào các DTTS (90,03%), với tỷ lệ hộ nghèo

44,0%. Riêng xã Xuân Sơn nằm trong vùng lõi VQG Xuân Sơn có tới 11.195 dân cƣ

sinh sống, với tỷ lệ DTTS là 99,7%, và tỷ lệ hộ nghèo là 50,60%.

2) Ngƣời dân nơi đây chƣa có ngành nghề sinh kế đa đạng, hoạt động sinh kế chủ

yếu là sinh kế nông nghiệp, sinh kế lâm nghiệp, sinh kế tiểu thủ công nghiệp, và sinh

kế thƣơng mại, dịch vụ. Trên 90% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa,

ngô, khoai sắn, trồng rừng và chăn nuôi. Quy mô manh mún, nhỏ lẻ phụ thuộc hoàn

toàn vào điều kiện thời tiết khí hậu.

3) Cả 5 loại vốn phục vụ cho họat động sinh kế của xã Xuân Sơn đều rất nghèo,

đặc biệt về vốn tự nhiên và vốn con người. Lực lƣợng lao động không đông, chất

lƣợng lao động thấp, tỷ lệ ngƣời không tham gia hoạt động sản xuất cao, dẫn tới gánh

nặng tài chính càng khó giải quyết. Vốn tài chính và vốn vật chất nghèo nàn. Do đó,

thu nhập chủ yếu chỉ dành cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà chƣa thể tập trung vào

đầu tƣ sản xuất. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì

thế, hoạt động sinh kế khó có thể cải thiện.

4) Chiến lƣợc đa dạng hóa sinh kế là một trong những lựa chọn để giảm nghèo

bền vững. Tuy nhiên, cần có một hoạt động kinh tế trọng tâm để thúc đẩy kinh tế phát

triển. Các yếu tố bên ngoài ít nhiều cũng tác động đến hoạt động sinh kế của ngƣời

dân: Các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc chƣa tạo đƣợc chuyển biến tích cực, các dự

án của các tổ chức NGOs thì có quy mô nhỏ nên số lƣợng các hộ đƣợc hƣởng lợi còn

hạn chế; Các yếu tố khác nhƣ thiếu hụt thị trƣờng nông sản, tăng dân số tự

nhiên…cũng gây khó khăn cho việc phát triển các hoạt động sinh kế.

4) Đánh giá toàn diện với 12 tiêu chí trong tất cả các lĩnh vực thì sinh kế của

cộng đồng dân cƣ VQG Xuân Sơn, thu đƣợc kết quả là: Tổng cộng có 5 tiêu chí chƣa

bền vững (2 tiêu chí lĩnh vực thể chế, 1 tiêu chí lĩnh vực môi trƣờng và 2 tiêu chí lĩnh

vực xã hội); 2 tiêu chí bền vững ở mức thấp (thuộc lĩnh vực thể chế); 3 tiêu chí bền

vững ở mức trung bình (2 tiêu chí xã hội, 1 tiêu chí lĩnh vực môi trƣờng); 1 tiêu chí

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

75

bền vững ở mức cao (lĩnh vực môi trƣờng); 1 tiêu chí có sự khác biệt giữa vùng lõi và

vùng đệm, đối với vùng đệm bền vững ở mức trung bình, đối với vùng lõi là chƣa bền

vững (tiêu chí lĩnh vực kinh tế). Với 7/12 tiêu chí bền vững từ mức thấp đến cao, bƣớc

đầu tạo đà để thúc đẩy phát triển bền vững trong những năm tới.

5) Có thể đề xuất ba nhóm giải pháp: (1) về kinh tế; (2) về văn hóa, xã hội; (3) và

về môi trƣờng, sinh thái để thúc đẩy sinh kế phát triển theo hƣớng bền vững hơn trên

cơ sở cải thiện thu nhập, sử dụng bền vững TNTN, giảm thiểu rủi ro và ổn định cuộc

sống cho cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng lõi. Đặc biệt chú ý đến các giải pháp

chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế

biến chè; thành lập hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mây, tre đan truyền thống ở vùng

đệm; Quy hoạch và xây dựng làng bảo tồn văn hóa truyền thống DTTS ở vùng lõi để

thúc đẩy phát triển du lịch nhằm giảm sức ép lên tài nguyên, hạn chế phụ thuộc vào

TNTN và tăng cƣờng tính chống chịu của HST trƣớc BĐKH và giảm thiểu rủi ro thiên

tai.

Khuyến nghị

1) Cần mở rộng nghiên cứu sang các xã vùng đệm khác của VQG Xuân Sơn để

có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động sinh kế của ngƣời dân.

2) Cần có chính sách đặc thù cho vùng đệm và vùng lõi. Đặc biệt, phải có cơ chế

hợp lý để hỗ trợ cộng đồng dân cƣ vùng lõi sớm ổn định cuộc sống, giảm áp lực lên tài

nguyên rừng.

3) Cần đặc biệt quan tâm đến cộng đồng ngƣời DTTS sinh sống trong vùng đệm

của VQG Xuân Sơn và các VQG khác. Có phƣơng án hỗ trợ để họ phát huy đƣợc vai

trò là một trong những nhóm đối tƣợng chính trong phát triển bền vững (Agenda 21,

1992).

4) Cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch cộng đồng và du

lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn và đề xuất giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng

bền vững hơn.

Page 84: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Alsop, R., Bertelsen, M., Holland, J (2006). Trao quyền trong thực tế từ phân tích

đến thực tiễn. Hà Nội: Nxb Văn hoá Thông tin.

[2] Đào Thế Anh (2012). Giáo trình Hệ thống Nông nghiệp. Hà Nội.

[3] Baker, J. L (2008). Đánh giá Tác động của các Dự án Phát triển tới đói nghèo. Hà

Nội: Nxb Văn hoá Thông tin.

[4] Bộ NN & PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Quỹ Macarthur (2005). Cộng

đồng và vấn đề quản lý các Khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Hà Nội: Nxb Nông

nghiệp.

[5] CARE quốc tế tại Việt Nam (2014), “Tiếp cận sinh kế thích ứng với BĐKH”. Hội

thảo tham vấn về bộ tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với BĐKH”. Hà Nội tháng

12/2014.

[6] Nông Quốc Chinh, Nguyễn Ngọc Khánh và Phí Hùng Cƣờng (2010). Những vấn

đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. Hà

Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp

Quốc (2009). Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo – môi trường với quy hoạch

phát triển. Hà Nội: Nxb Văn hoá Thông tin.

[8] Cục Khí tƣợng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu, CCWG, Australian Aid (2015). Sinh

kế thích ứng với Biến đổi khí hậu: Tiêu chí đánh giá và các điển hình.

[9] Nguyễn Tấn Dân (2011). “Xác định những nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp

cận các nguồn vốn để phát triển sinh kế bền vững”. Tạp chí Khoa học Xã hội miền

trung, (4), 26-38.

[10] Dự án DANIDA (2010). Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Danida – Xuân Sơn

“Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và ngoài Vườn Quốc gia Xuân Sơn

- tỉnh Phú Thọ, góp phần quản lý rừng bền vững. Tân Sơn.

Page 85: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

77

[11] Vũ Cao Đàm (2003). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội:

Nxb Thế giới.

[12] Nguyễn Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven

biển. Hà Nội: Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

[13] EMWG (2014). “Những vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững của dân tộc

thiểu số ở Việt Nam”. Hội nghị Quốc tế về Phát triển bền vững và Giảm nghèo Dân

tộc thiểu số ở khu vực miền núi. Đại học Thái nguyên.

[14] Gilmour, D.A; Nguyễn Văn Sản (1999). Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN –

Chƣơng trình Việt Nam.

[15] Đinh Thị Hà Giang (2013). « Đánh giá mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng

của ngƣời dân vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ ». Kỷ yếu Hội thảo

Khoa học Quốc gia: Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh. CRES - Đại học

Quốc gia Hà Nội, 290-299.

[16] Đinh Thị Hà Giang (2014). “Những thách thức trong việc quản lý rừng tự nhiên ở

Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”. “Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng

quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên”,

VNForest, Vusta, C&E, Rosa Luxemburg Stiftung, Hà Nội 10/ 2014, 62-68.

[17] Đinh Thị Hà Giang, Đinh Thị Hƣơng (2016). “Nghiên cứu đánh giá hoạt động

sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng lõi Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”. Tạp chí

Rừng và Môi trường, (78), 54-57.

[18] Hoàng Thị Ngọc Hà (2014). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất

giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, Luận

văn Thạc sĩ, CRES, ĐHQG Hà Nội.

[19] Bùi Thị Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ (2013). “Sử dụng khung sinh kế bền vững để

phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ”, (62), 145-150.

[20] Trƣơng Quang Học, Võ Thanh Sơn (2003). Nghiên cứu cách tiếp cận quản lý dựa

trên hệ sinh thái (lấy Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang làm ví dụ). Hà Nội.

Page 86: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

78

[21] Trƣơng Quang Học (2005), “Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững”.“Kỷ yếu

Hội nghị Khoa học về Quản lý và Phát triển bền vững miền núi”. Sa Pa, 133-147.

[22] Trƣơng Quang Học (2008). Hệ sinh thái trong phát triển bền vững: Hai mươi

năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Hà Nội: Nxb Thế giới, 868-890.

[23] Trƣơng Quang Học (2013). “Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng

phó với biến đổi khí hậu”. Kỷ yếu hội thảo quốc gia Nâng cao Sức chống chịu trước

BĐKH”. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[24] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007). Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi

trường và phát triển. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[25] Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (2008). Đa dạng sinh học và Bảo tồn nguồn

gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

[26] Đinh Thị Hƣơng, Đinh Thị Hà Giang (2016). “Đánh giá tác động và khả năng

thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ vùng lõi Vƣờn Quốc gia Xuân

Sơn, tỉnh Phú Thọ”. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, (132), 157-159.

[27] IPCC (2007). Báo cáo đánh giá lần 4 của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH.

[28] Jamieson, N., Lê Trọng Cúc., Rambo.A.T (1999). Những khó khăn trong công

cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam. Hà Nội.

[29] Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012). Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng

nghèo ở nông thôn Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

[30] Trần Ngọc Lân (1999). Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và

vườn quốc gia. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.

[31] MCD (2015). Sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số điển hình tại vùng

ven biển đồng bằng sông Hồng. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng

đồng.

[32] Ngân hàng Thế giới và Chƣơng trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo, Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ (2004). Kỷ yếu Hội thảo Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng. Hà Nội.

Page 87: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

79

[33] Ngân hàng Thế giới (2010). Những giải pháp tiện lợi giải quyết thực tế phiền

phức: Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Washington, DC.

[34] Vũ Thị Ngọc (2012). Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp sinh kế bền

vững cho cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn

thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

[35] Nguyễn Xuân Nghĩa (2010). Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội.

Hà Nội: Nxb Phƣơng Đông

[36] Nguyễn Hữu Nhân (2004). Phát triển cộng đồng. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

[37] Oxfam (2012). Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển

hình ở Việt Nam.

[37] Tô Xuân Phúc (2003). “Đôi nét về khía cạnh giới trong bảo tồn Đa dạng sinh học

và xoá đói giảm nghèo”. Hội thảo Đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo vùng núi

Việt Nam, Sapa: 273-284.

[38] Pofenberger, M (1996). Kết hợp phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào

sự tham gia của cộng đồng. Hà Nội: IUCN.

[39] Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004). Luật bảo vệ và phát

triển rừng. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[40] Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008). Luật Đa dạng sinh

học và Văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[41] SRD (2014). Hỗ trợ nông dân phát triển sinh kế trong bối cảnh BĐKH một số

điển hình của SRD. Hà Nội

[42] Soubbotina, T.P (2005). Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về phát

triển bền vững. Hà Nội: Nxb Văn hoá Thông tin.

[43] Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ (2010). Quy hoạch chung xây dựng khu

du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phú Thọ.

Page 88: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

80

[44] Nguyễn Văn Sửu (2010). “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diện

về phát triển và giảm nghèo”. Tạp chí Dân tộc học, (2), 3-12.

[45] Hà Huy Thành (2001). Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp

lý tài nguyên và Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

[46] Nguyễn Lâm Thành (2004). “Chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nƣớc ta đối

với vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số”. Kỷ yếu Hội thảo Quản lý và Phát

triển bền vững tài nguyên miền núi, CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2-11.

[47] Đinh Đức Thuận (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt

Nam, Bộ NN & PT NT.’

[48] Vƣơng Xuân Tình (2004). “Vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi

phía Bắc trong sử dụng đất rừng”. Kỷ yếu Hội thảo Quản lý và Phát triển bền vững tài

nguyên miền núi. CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội, 66-79.

[49] Đào Thế Tuấn (1989). “Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở

nông thôn”. Tạp chí Xã hội học, (1).

[50] Uỷ ban Nhân dân huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ (2008). Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Tân Sơn.

[51] Uỷ ban Nhân dân huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ (2016). Niên giám thống kê

huyện Tân Sơn – năm 2015. Tân Sơn.

[52] Ủy ban Nhân dân xã Xuân Đài (2016). Báo cáo phát triển Kinh tế - xã hội năm

2015.

[53] Ủy ban Nhân dân xã Xuân Sơn (2016). Báo cáo phát triển Kinh tế - xã hội năm

2015.

[54] Nguyễn Thị Kim Vui (2015). Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm Vườn

Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ, CRES, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

[55] Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn (2013). Báo cáo dân sinh kinh tế - xã hội khu vực Vườn

quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ.

Page 89: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

81

Tiếng Anh

[56] Barrett, C.B., Beznneh, M., Clay, D.C and Reardon, T. (2000). Heteogeneous

Constraints Incentives and Income Diversification Strateges in Rural Africa.

Department of Agricultural, Resourse and Managerial Economics, Cornell University.

[57] Chambers, R., Conway, G.R. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical

concepts for the 21st century. IDS Discussion Paper, No 296

[58] Carney, D. (1998). „Implemeting the Sustainable Livelihood Approach‟.chapter 1

in D. Carney (ed), Sustainable Rural Livelihoods: What Contribule Can We Make?,

London: Department for International Development.

[59] DFID (1999). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets,

http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance

[60] DFID (2007). Land: Better access and secure rights for poor people

(http://www.dfid.gov.uk/pubs/files/LandPaper2007.pdf).

[61] Dinh Thi Ha Giang (2011). Study on the interaction between the bufer zone

community and biodiversity conservation in Xuan Son National Park, Phu Tho

Province. Master’s Thesis. Institute of Vietnamese Studies and Development Scienses,

Vietnam National University, Hanoi.

[62] Ellis, F. (2000), Rural Livelihood and Diversity in Developing Countries, Oxford

University Press.

[63] Farrington, J., Carney, D., Ashley, C., and Turton, C. (1999). Sustainable

livelihoods in practice: Early applications of concepts in rural areas. Natural

Resource Perspectives No 42, Overseas Development Institute.

[64] Kajikawa, Y. (2011). “The Structure of Knowledge” in: United Nation

University, 2011, Sustainability Science: A Mutidisciplinary Approach. Japan: United

Nation University Press, pg: 22-33.

[65] Krantz, L. (2001). The sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction.

SIDA.

Page 90: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

82

[66] Morse, S., McNamar, N. (2013). Sustainable Livelihood Approach A Critique of

Theory and Practice. Springer Science.

[67] Millennium Ecosystem Board (2005). Ecosystems and Human Well-being. MEA,

Malaysia and United States.

[68] Reardon, T., Taylor, J.E. (1996). Argoclimatic Shock, Income Inequality and

Porverty: Evidence from Burkina Faso. World Development, 24, pg.901-914.

[69] Scoones, I. (1998). Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, IDS

working paper 72.

Page 91: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

83

CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

[1] Đinh Thị Hà Giang, Đinh Thị Hƣơng (2016).“Nghiên cứu đánh giá hoạt động

sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng lõi VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”. Tạp chí Rừng

và Môi trường, số 78, tr.54-57.

[2] Đinh Thị Hƣơng, Đinh Thị Hà Giang (2016). “Đánh giá tác động và khả năng

thích ứng với BĐKH của cộng đồng dân cƣ vùng lõi VQG Xuân Sơn, Phú Thọ”. Tạp

chí Thiết bị Giáo dục, số 132, tr.157-159.

[3] Đinh Thị Hà Giang (2016). Những thách thức trong ổn định sinh kế của cộng

đồng dân cƣ vùng lõi Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Tham luận tại Hội thảo

Quốc tế Việt Nam học lần thứ V. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Hà Nội

ngày 15-16/12/2016.

Page 92: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54599/1/01050003490.pdf · ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IDS Institutes of

84

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát 1

1.1: Phiếu khảo sát hiện trạng sinh kế 1

Phụ lục 2: Một số số liệu thống kê 6

2.1 Dân số và thành phần dân tộc các xã vùng lõi và vùng đệm 6

2.2 Tình trạng nghèo đói các xã vùng lõi và vùng đệm 7

2.3 Thành phần dân số và lao động các xã vùng lõi và vùng đệm

VQG Xuân Sơn

8

2.4 Tổng số đàn gia súc, gia cầm tại các xã vùng đệm và vùng lõi

VQG Xuân Sơn

9

2.5 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Xuân Sơn 10

2.6 Diện tích đất nông nghiệp ở vùng đệm VQG Xuân Sơn 11

Phụ lục 3: Một số hình ảnh nghiên cứu thực địa 12

3.1 Các công cụ PRA đã thực hiện 12

3.2 Ảnh tƣ liệu của tác giả 15