120
Quy hoch phát tri n du l ịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Vin Nghiên cu Phát trin Du lch 58 Kim Mã, Hà Ni - tel: 024 373 43 131 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du lịch, Thái Bình thuộc vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, có mối liên hệ du lịch thuận tiện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng. Thái Bình là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch khá phong phú. Về tự nhiên, nằm bên bờ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi với những bãi phù sa mầu mỡ bồi đắp, Thái Bình có những cánh đồng lúa, bãi ngô xanh biếc với những đặc sản thơm ngon như ổi bo, bánh cáy, canh cá,v.v…Bên cạnh đó, Thái Bình là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ sinh thái biển đa dạng như khu rừng ngập mặn Thuỵ Trường, cồn Đen, cồn Vành,…đều là những tài nguyên du lịch có giá trị. Về văn hóa, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc, Thái Bình là một vùng đất thiêng, nơi phát tích của Nhà Trần và của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc như Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Cảnh... Đây cũng là miền đất cội nguồn, là kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những làn điệu chèo, hát trống quân mượt mà đằm thắm, những trò rối nước độc đáo cùng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Chùa Keo, đền Đồng Bằng, khu di tích lịch sử Nhà Trần, nhà lưu niệm Lê Quý Đôn, khu lưu niệm Bác Hồ,v.v... Trên cơ sở phát huy nhng li thế vtài nguyên và vtrí vdu lịch, năm 2002 Quy hoch tng thphát trin du lch tỉnh Thái Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được y ban nhân dân tnh phê duyệt (sau đây gọi là Quy hoch 2002) làm cơ sở pháp lý cho vic qun lý phát trin du lịch trên địa bàn. Cùng vi tiến trình phát trin ca du lch cnước, du lch Thái Bình đã đạt được nhng thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sphát trin kinh tế - xã hi của địa phương và đối vi sphát trin du lch chung ca cnước. Du lch Thái Bình đang từng bước khẳng định là mt trong nhng ngành kinh tế có vtrí quan trng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Theo thống kê năm 2016, ngành Du lịch Thái Bình đón hơn 570 nghìn lượt khách, trong đó có 5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế; tổng thu toàn xã hội từ du lịch đạt khoảng 400 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch thuần túy khoảng 140 tỷ đồng. Như ̃ ng kế t qua ̉ đa ́ nh gia ́ thông qua ca ́ c chi ̉ tiêu về lượ ng kha ́ ch, thu nhậ p va ̀ việ c la ̀ m đa ̃ khẳng đi ̣ nh vai tro ̀ cu ̉ a nga ̀ nh Du lch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Nga ̀ nh Du lịch Thái Bình đa ̃ co ́ đo ́ ng go ́ p nhất định va ̀ o tăng trưởng kinh tế , xoa ́ đo ́ i, gia ̉ m nghe ̀ o, đa ̉ m ba ̉ o an sinh xa ̃ hộ i, ba ̉ o tồ n va ̀ pha ́ t huy gia ́ trvăn hoa ́ , ba ̉ o vệ môi trươ ̀ ng va ̀ giư ̃ vư ̃ ng quố c pho ̀ ng, an ninh. Tuy nhiên, bên cnh như ̃ ng tha ̀ nh tựu đa ̣t được, đa ́ nh gia ́ qua 10 năm phát triển (2005 - 2015) cho thấ y du lch Thái Bình vn còn nhiề u hn chế; nhiề u kho ́ khăn, trơ ̉

MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết lập quy hoạch

Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc

Bộ. Đứng về góc độ du lịch, Thái Bình thuộc vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và

duyên hải Đông Bắc, có mối liên hệ du lịch thuận tiện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh

khác trong vùng.

Thái Bình là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch khá phong phú.

Về tự nhiên, nằm bên bờ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi với những bãi phù

sa mầu mỡ bồi đắp, Thái Bình có những cánh đồng lúa, bãi ngô xanh biếc với những

đặc sản thơm ngon như ổi bo, bánh cáy, canh cá,v.v…Bên cạnh đó, Thái Bình là tỉnh

thuộc vùng châu thổ sông Hồng, khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ sinh thái biển

đa dạng như khu rừng ngập mặn Thuỵ Trường, cồn Đen, cồn Vành,…đều là những tài

nguyên du lịch có giá trị.

Về văn hóa, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc, Thái Bình là

một vùng đất thiêng, nơi phát tích của Nhà Trần và của nhiều danh nhân, anh hùng dân

tộc như Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Cảnh... Đây cũng là miền đất cội nguồn, là kho

tàng văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những làn

điệu chèo, hát trống quân mượt mà đằm thắm, những trò rối nước độc đáo cùng với

nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Chùa Keo, đền Đồng Bằng, khu di tích

lịch sử Nhà Trần, nhà lưu niệm Lê Quý Đôn, khu lưu niệm Bác Hồ,v.v...

Trên cơ sở phát huy những lợi thế về tài nguyên và vị trí về du lịch, năm 2002

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (sau đây gọi là Quy hoạch 2002)

làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển du lịch trên địa bàn.

Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch Thái Bình đã đạt được

những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương và đối với sự phát triển du lịch chung của cả nước. Du lịch Thái

Bình đang từng bước khẳng định là một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng

trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Theo thống kê năm 2016, ngành Du lịch Thái Bình đón hơn 570 nghìn lượt

khách, trong đó có 5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế; tổng thu toàn xã hội từ du lịch đạt

khoảng 400 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch thuần túy khoảng 140 tỷ đồng. Nhưng kêt qua

đanh gia thông qua cac chi tiêu vê lương khach, thu nhâp va viêc lam đa khăng đinh

vai tro cua nganh Du lich đối với sự phát triển kinh tê - xã hội của tỉnh nói chung.

Nganh Du lich Thái Bình đa co đong gop nhất định vao tăng trưởng kinh tê, xoa đoi,

giam ngheo, đam bao an sinh xa hôi, bao tôn va phat huy gia tri văn hoa, bao vê môi

trương va giư vưng quôc phong, an ninh.

Tuy nhiên, bên canh nhưng thanh tưu đat đươc, đanh gia qua 10 năm phát triển

(2005 - 2015) cho thây du lich Thái Bình vẫn còn nhiêu hạn chế; nhiêu kho khăn, trơ

Page 2: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

2

ngai vân chưa co giai phap thoa đang; chưa có bước phát triển đột phá đê khăng đinh

thực sự là ngành kinh tế quan trọng; kêt qua chưa tương xưng vơi tiềm năng và lợi thế

của địa phương, phat triên nhưng vân ân chưa nhiêu nguy cơ, yêu tô thiêu bên vưng.

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là Quy

hoạch 2002 được lập trong thời kỳ đầu phát triển của ngành du lịch, điểm xuất phát

còn rất thấp, Luật du lịch Việt Nam chưa ra đời nên một số khái niệm, thuật ngữ chưa

được xác định rõ do đó một số nội dung quy hoạch còn hạn chế, chưa phản ánh kịp

thực tế phát triển. Bên cạnh đó, du lịch Thái Bình phát triển trong bối cảnh chịu những

ảnh hưởng bất lợi nhất định của tình hình du lịch thế giới và trong nước nói chung như

khủng hoảng tài chính, dịch bệnh, chiến tranh vùng Vịnh, khủng bố,v.v…ảnh hưởng

đến thị trường nguồn.

Những năm gần đây, xu hương hôi nhâp, hơp tac, canh tranh toan câu, giao lưu

mơ rông va tăng cương ưng dung khoa hoc và công nghê trong nên kinh tê tri thưc trên

thê giơi đang tao nhưng cơ hôi to lơn đông thơi cung la thach thưc đôi vơi phat triên

du lich cả nước trong đó có du lịch Thái Bình.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với việc

gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN,

TPP, Liên minh kinh tế Á – Âu,…đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối

ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Để nắm bắt những vận hội mới, hòa nhập với khu vực, năm 2011, Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030; năm 2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Đặc biệt, ngày

16/7/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho các địa

phương trên cả nước trong đó có Thái Bình lập quy hoạch phát triển ngành phù hợp

với tiến trình phát triển chung.

Đối với tỉnh Thái Bình, hòa trong bối cảnh chung của cả nước, nền kinh tế tỉnh phát

triển với nhiều thành phần đã tạo nên diện mạo mới cho địa phương; kết cấu hạ tầng

không ngừng được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và du lịch nói riêng.

Trươc bôi canh va xu hương đo, những nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển Du

lịch Thái Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 không còn phù hợp, cần phải

có những định hướng mới với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây

dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp

với giai đoạn phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Bình đến năm

2025 định hướng đến năm 2030 là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ lập quy hoạch

Page 3: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

3

2.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH 12 ngày 17/6/2009;

- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của các

luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa X “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm

(2011 - 2015) cấp quốc gia;

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về việc ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày

09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;

- Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thái Bình.

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp

đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định số 04/2008//NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung

một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Di sản văn hóa;

- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định thẩm

quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di

Page 4: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

4

tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử

dụng đất trồng lúa;

- Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số

54/NQ-TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo

đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020;

- Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải Bắc Bộ đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

- Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải

Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030;

Page 5: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

5

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường

hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;

- Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven

biển Việt Nam đến năm 2020";

- Văn bản số 4507/BVHTTDL-TCDL ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản

lý và điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX nhiệm kỳ

2015 - 2020;

- Chương trình hành động số 11- CTr/TU ngày 26/6/2016 của Ban chấp hành

Đảng bộ tỉnh Thái Bình về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XII của Đảng;

- Nghị quyết 25/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 thông qua việc điều chỉnh quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh

Thái Bình;

- Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2012 - 2020;

- Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về

việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm

2020;

- Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 quy định về chính sách

khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình,

giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về

việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

2.2. Các căn cứ khác

- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan

Page 6: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

6

trên địa bàn tỉnh;

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020;

- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2015; nhu

cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;

- Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình và các kết quả nghiên cứu liên quan khác.

3. Mục đích, yêu cầu lập quy hoạch

3.1. Mục đích

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030 là bước cụ thể hoá Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030; các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhằm:

1) Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh

Thái Bình một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và

môi trường phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới;

2) Dự báo các chỉ tiêu cụ thể, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du

lịch làm cơ sở để lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và các

dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, 2030 đảm bảo tính khả

thi, cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh, tạo

ra sản phẩm du lịch đặc thù góp phần đưa du lịch tỉnh Thái Bình phát triển thực sự trở

thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

3.2. Yêu cầu lập quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030 cần đảm bảo:

- Phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam, vùng đồng bằng

sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định

hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình và các ngành kinh tế khác liên quan.

- Đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc.

- Phát huy lợi thế địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch.

- Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch

3.3. Nhiệm vụ và nội dung lập quy hoạch

Căn cứ điều 19, Luật du lịch, nhiệm vụ và nội dung Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Thái Bình bao gồm :

Page 7: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

7

1) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch du lịch tỉnh Thái Bình trong giai đoạn

từ năm 2005 đến năm 2015, bổ sung năm 2016;

2) Rà soát, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch và các nguồn lực

phát triển du lịch;

3) Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch Thái Bình trong trong phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương và đối với du lịch vùng và quốc gia;

4) Nhận định những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển du

lịch quốc gia nói chung và du lịch tỉnh Thái Bình nói riêng trong giai đoạn phát triển mới;

5) Đề xuất quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo và luận chứng các

phương án phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

6) Định hướng tổ chức không gian hoạt động du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch;

7) Đề xuất các khu vực ưu tiên đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư (về quy mô, nhu

cầu vốn…); nhu cầu sử dụng đất đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở

xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài

nước về phát triển du lịch;

8) Đánh giá tác động môi trường và đề xuất một số vấn đề về bảo vệ tài nguyên

và môi trường du lịch góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững;

9) Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch

4.1. Phạm vi không gian

Không gian quy hoạch theo địa giới hành chính tỉnh Thái Bình. Phía Bắc giáp

tỉnh Hải Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hưng yên, phía Đông Bắc giáp TP. Hải

Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, phía

Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Diện tích 1.586,35 km²; Dân số gần 1,8 triệu người.

4.2. Thời kỳ lập quy hoạch

Quy hoạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

5. Phương pháp lập quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030 được sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống sau:

5.1. Phương pháp thực địa

Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về tiềm năng, hiện trạng phát

triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 (bổ sung

năm 2016) làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch 2002 và tính toán dự báo

và các định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Page 8: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

8

Tổng hợp, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và

nguyên nhân, cấp nhật các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong

hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái

Bình trong giai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo phù hợp tình hình,

nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.

5.3. Phương pháp dự báo

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch

Thái Bình và kết quả thực hiện quy hoạch năm 2002; từ những nhận định về cơ hội

thuận lợi và khó khăn thác thức đối với phát triển du lịch Thái Bình trong giai đoạn

mới, các xu hướng phát triển du lịch thế giới và trong nước, các chỉ tiêu và định hướng

phát triển du lịch quốc gia và vùng,…tiến hành dự báo các phương án phát triển du

lịch của tỉnh theo các kịch bản khác nhau. Phân tích và lựa chọn phương án phát triển

phù hợp để làm căn cứ định định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch Thái

Bình đạt được mục tiêu đề ra.

5.4. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia ở Trung ương và địa phương trong

lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan dưới các hình thức hội thảo khoa học,

trao đổi kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

5.5. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô

hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự. Trong

phương pháp này, đặc biệt kế thừa những kết quả của Quy hoạch 2002, từ đó rút ra

được những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển mới.

5.6. Phương pháp sơ đồ, bản đồ

Sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý MapInfo xây dựng hệ thống bản đồ

quy hoạch.

Page 9: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

9

PHẦN THỨ NHẤT

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -

XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Bình nằm ở phía Đông Nam đồng bằng châu thổ

sông Hồng, từ 20º17´vĩ Bắc đến 20º49´vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh

Đông, diện tích tự nhiên 1.586,35 km² (năm 2015). Thái Bình có ranh giới: Phía Tây

và Tây Nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc

và sông Hóa, giáp ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng; Phía Đông

là biển Đông với trên 53 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ.

1.1.2. Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc cảnh quan, đến sự

hình thành tài nguyên du lịch cũng như việc khai thác nguồn tài nguyên.

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên Thái Bình có địa hình

tương đối bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1% (trên 1 km), cao trình biến thiên phổ

biến từ 1 - 2 m so với mặt nước biển, có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, toàn bộ

diện tích tự nhiên là đồng bằng.

Là tỉnh có địa hình đặc trưng của khu vực đồng bằng, được bồi tích phù sa dầy,

Thái Bình nằm như một hòn đảo nhỏ xung quanh là mạng lưới sông dày đặc, được cấu

tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dầy 150 m - 160 m.

Nhìn chung, địa hình Thái Bình đơn giản, khí hậu thoáng mát, trong lành điển

hình của dạng địa hình cảnh quan đồng quê vùng đồng bằng châu thổ, thích hợp phát

triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt Thái Bình có hệ thống sông bao quanh

có thể phát triển du lịch sông, nước. Tuy nhiên do địa hình thấp, dễ ngập úng và mưa

nhiều nên không thuận lợi cho việc xây dựng công trình, đặc biệt trong điều kiện ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu.

1.1.3. Khí hậu và thời tiết: Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra

môi trường du lịch, các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của du

khách, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo yếu tố mùa trong du lịch.

Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, khí hậu Thái Bình về cơ bản là

khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mưa và có mùa đông lạnh, mùa đông

thường gặp kiểu thời tiết khô, hanh, nồm và mưa phùn đầu vụ, mùa hè nóng.

Khí hậu Thái Bình khá ẩm ướt, độ ẩm trung bình năm 86%, độ ẩm trung bình

trong các tháng đều trên 82%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 82%. Độ ẩm không khí, độ

khô hạn ở Thái Bình cao hơn các tỉnh đồng bằng và Hà Nội.

Về gió: có 2 mùa rõ rệt, thay đổi theo mùa, mùa đông có gió Đông Bắc (từ tháng

9 đến tháng 2 năm sau), mùa hè có gió Đông Nam, ngoài ra còn có gió Tây Nam.

Page 10: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

10

Khí hậu nhiệt đới của đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa

hè nóng bức, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm

trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23o - 24oC, nhiệt độ thấp

nhất ở mức 4oC và cao nhất tới 38 - 39oC. Về mùa đông thường ấm hơn những tỉnh

nằm sâu trong đất liền. Số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 mm - 1.900 mm, cao nhất 2.528 mm và

thấp nhất là 1.173 mm. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 80 - 90%. Điều kiện

khí hậu thích hợp với cây nhiệt đới, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu

có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, các tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng

nóng lên toàn cầu với những ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội không còn là vấn

đề riêng của khoa học và môi trường mà đã trở thành vấn đề đặt ra đối với phát triển,

hiện được các nhà khoa học, các tổ chức cả cộng đồng quốc tế quan tâm nghiên cứu.

Điều kiện khí hậu đó có nhiều thuận lợi cho sản xuất và thích hợp với hoạt động

du lịch. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa ít, số ngày mưa không nhiều và

nhiệt độ không cao rất thuận lợi cho hoạt động du lịch lễ hội đền chùa, các tháng

5,6,7,8 phù hợp với các hoạt động du lịch nghỉ biển. Tuy nhiên những ngày gió mùa

Đông Bắc với thời tiết lạnh, mưa phùn và có khả năng dông, bão gây trở ngại đáng kể

cho hoạt động du lịch. Đây cũng là đặc trưng chung tính thời vụ trong hoạt động du

lịch của các tỉnh phía Bắc.

1.1.4. Thuỷ văn: Thuỷ văn đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất ở Thái

Bình nó chi phối sự phân bố dân cư, lao động và việc làm. Thái Bình có hệ thống sông

ngòi dày đặc bao quanh, một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá.

Sông Trà Lý phân chia tỉnh làm hai phần: phần phía Bắc gồm 4 huyện, phía Nam gồm

3 huyện và Thành phố Thái Bình. Những con sông lớn này được nối liền với hệ thống

sông đào và kênh mương dày đặc cùng với ảnh hưởng của nước thuỷ triều đã tạo cho

Thái Bình có nguồn nước vô cùng phong phú.

Thái Bình có sông Hồng là ranh giới với tỉnh Nam Định; sông Luộc giáp với

các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, sông Trà Lý chảy qua tỉnh,...Các sông này đổ ra biển

qua các cửa Thái Bình, Trà Lý, Diêm Điền và Ba Lạt.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Thái Bình còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên rất

phong phú ở huyện Tiền Hải với trữ lượng lớn. Ở đây đã hình thành nhà máy nước

khoáng đóng chai, hàng năm khai thác và tiêu thụ được một khối lượng lớn. Sản phẩm

nước khoáng của nhà máy có mặt hầu hết trên toàn quốc, đặc biệt nó còn mang lại

nguồn thu và đóng góp không nhỏ cho ngân sách tỉnh. Không những thế nơi đây còn

có thể phát triển thành nơi du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần rất tốt cho khách du lịch.

Nguồn nước mặt của Thái Bình rất dồi dào, thuận tiện cho tưới tiêu nông nghiệp,

tuy nhiên cũng có hạn chế là nguồn nước tại chỗ ít hơn nhiều so với nước chảy qua.

Mùa cạn việc khai thác sử dụng nước gặp khó khăn. Nước mặt của sông Hồng chứa

nhiều bùn cát, không thuận lợi cho sinh hoạt trong đó có du lịch.

Lượng nước lớn được cung cấp từ hệ thống sông ngòi không chỉ đáp ứng cho

Page 11: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

11

nhu cầu sản xuất mà bên cạnh đó nhờ sự lưu chuyển của chúng, du lịch Thái Bình có

thể phối hợp với các tỉnh lân cận tạo thành các chương trình du lịch dọc sông Hồng

mang tính chất sinh thái, văn hóa độc đáo và hấp dẫn.

Hệ thống sông ngòi là đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của một

số nghề sản xuất truyền thống như dệt chiếu, dệt thảm lụa, mây tre đan...giúp cho Thái

Bình phát triển tốt du lịch đường thuỷ trong tương lai.

1.1.5. Tài nguyên đất: Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống

sông Hồng và sông Thái Bình, nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nền nông

nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng. Trên tổng diện

tích đất tự nhiên 158.635 ha bao gồm 3 loại: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi

nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

- Nhóm đất nông nghiệp có 108.381 ha (chiếm khoảng 68,3% diện tích tự nhiên

năm 2016), trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm (trồng lúa) và đất

nuôi trồng thuỷ sản; còn lại là đất lâm nghiệp, đất nông ngiệp khác và đất làm muối.

Đất nông nghiệp, lâm nghiệp có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái trang trại, nông

nghiệp nông thôn. Đất làm muối, nuôi trồng thủy sản có thể khai thác phục vụ khách

tham quan làng nghề và ẩm thực

- Nhóm đất phi nông nghiệp có 49.768 ha (chiếm gần 31,4%), trong đó đất sử

dụng mục đích công cộng, đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ lệ lớn.

- Nhóm đất chưa sử dụng có 487 ha (chiếm 0,3%) chủ yếu đất bằng được tập

trung ở khu vực bãi bồi ven biển. Với đặc thù bồi tụ hàng năm ở khu vực ven biển,

Thái Bình có điều kiện để mở rộng diện tích tự nhiên, khai thác quỹ đất ven biển phục

vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch gắn với biển.

Trong tổng diện tích đất tự nhiện của tỉnh, đất có mặt nước ven biển có 16.459

ha, chiếm gần 10,4%. Đây là khu vực sẽ dieenc ra nhiều hoạt động du lịch sinh thái và

tắm biển.

Tóm lại, tài nguyên đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa và cây công nghiệp

ngắn ngày khá phong phú là yếu tố quan trọng cho phát triển, không chỉ trong ngành

nông nghiệp mà còn tạo ra thảm thực vật thiên nhiên đa dạng là điều kiện cho du lịch

trang trại, đồng quê gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

1.1.6. Tài nguyên sinh vật: Với địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi

đất đai được hình thành do hệ thống sông bồi đắp, cùng với những đặc trưng về thổ

nhưỡng đã góp phần tạo ra một đặc điểm sinh vật riêng của tỉnh. Đó là điều kiện thích

hợp cho việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm và các loại

cây ăn quả lâu năm, đặc biệt cho nghề nuôi tằm lấy tơ.

Trong tương lai với đà phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của tỉnh nói riêng,

nhận thức về hưởng thụ cuộc sống thay đổi, xu hướng người dân sẽ chú ý hơn tới sức

khoẻ, khi đó những nơi nghỉ dưỡng cuối tuần là điểm thu hút khách trong tỉnh cũng

như khách thập phương và thức ăn vệ sinh là vấn đề người dân quan tâm trong sinh

hoạt hàng ngày. Nếu tổ chức, khai thác tốt thì nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi ong

Page 12: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

12

chẳng những đem lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn làm đa dạng, phong phú hơn các

sản phẩm du lịch, tạo cho ngành du lịch Thái Bình có sản phẩm độc đáo hấp dẫn thu

hút khách du lịch bốn phương.

Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật có giá trị du lịch sinh thái ở Thái Bình phải kể

đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Theo thống kê, năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp

của tỉnh trên 9.610 ha, trong đó có trên 3.700 ha rừng ngập mặn, tập trung tại hai

huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy. Rừng Thái Bình nằm trong khu vực dự trữ sinh

quyển đất ngập nước đồng bằng sông Hồng, đặc biệt hệ thống rừng ngập mặn ven biển

có kết cấu nhiều tầng, góp phần hạn chế tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, hạn chế

xâm nhập mặn, bảo vệ đê biển, giúp bảo tồn đa dạng sinh học, lập lại cân bằng sinh

thái và bảo vệ môi trường.

1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Thái Bình là những giá trị về tự nhiên có thể

phục vụ phát triển du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, sông ngòi, hồ nước, khí hậu, đất

đai.v.v…). Là tỉnh ven biển thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, không có núi, tài nguyên

du lịch tự nhiên tỉnh Thái Bình chủ yếu tập trung ở dải ven biển, sông ngòi, làng quê

nông thôn,... nhưng có những giá trị du lịch riêng không phải địa phương nào cũng có.

Đánh giá tổng thể các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Thái Bình để phục vụ du

lịch bao gồm các khu vực sau:

* Bãi biển Cồn Vành:

- Vị trí: Thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, cách Thành phố Thái

Bình khoảng 40 km về phía Đông Nam.

- Đặc điểm tài nguyên: Tài nguyên du lịch Cồn Vành gồm khu vực bãi biển Cồn

Vành, hai đảo biển Cồn Thủ với các bãi tắm vẫn còn hoang sơ. Khu rừng ngập mặn

Cồn Vành có hệ sinh thái đặc trưng với các nhóm thực vật ngập mặn như vẹt, bần,

trang, ô rô, cọc, kèn, mắn...; nhóm thực vật phù du có khoảng 170 loài tảo khá phong

phú và đa dạng so với vùng biển Bắc Bộ. Ngoài ra, Cồn Vành còn có trên 500 loài hải

sản như tôm, ngao, cá biển…có giá trị kinh tế cao, là tiềm năng về nguồn thực phẩm

phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Đây cũng là nơi dừng chân của nhiều loại

chim quý hiếm có thể phục vụ khách tham quan.

Hiện nay, nhờ với tuyến đê PAM dài gần 10 km và 4 cây cầu mới được xây

dựng, nối liền các nhánh sông, việc tiếp cận Cồn Vành rất thuận lợi.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Cồn Vành là địa điểm lý tưởng để hình

thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, thể thao trên cát và trên mặt

nước, du lịch nghỉ dưỡng và thưởng thức hải sản cuối tuần không những cho tỉnh mà

còn cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Page 13: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

13

Hình ảnh bãi biển Cồn Vành

* Bãi biển Cồn Đen:

- Vị trí: Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ, cách Thị trấn

Diêm Điền 5 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km

về phía Đông.

- Đặc điểm tài nguyên: Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát

dài khoảng 3 km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700 m, chỗ hẹp nhất 450 m; được

hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Khí hậu khu vực rất

thoáng đãng, trong lành, cảnh quan tự nhiên đẹp và hoang sơ.

Hình ảnh bãi biển Cồn Đen

Cồn Đen được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004.

Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất

thích hợp để nghỉ măt, tắm biển kết hợp picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển

như câu cá, bóng chuyền bãi biển…

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn

Đen đang được xây dựng thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng,

có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương

mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển

như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển…Bên cạnh tắm biển, có thể phát

triển các loại hình du lịch như: tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc

picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá,

lướt ván, bóng chuyền bãi biển kết hợp tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.

Văn hóa ẩm thực với những món đặc sản biển (đặc biệt là ngao) và ẩm thực nổi

tiếng của địa phương như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung

hoa chuối...cũng là thế mạnh cần được khai thác.

Page 14: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

14

* Rừng ngập mặn Thụy Trường:

- Vị trí: Rừng ngập mặn thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, cách thị trấn

Diêm Điền khoảng 5 km về phía Bắc.

- Đặc điểm tài nguyên: Rừng ngập mặn có diện tích trên 1.400 ha, khí hậu trong

lành với nhiều loại động, thực vật sinh sống có giá trị tham quan, nghiên cứu, thư giãn,

khám phá. Đối với dân cư địa phương, rừng giống như “bức tường xanh” trước biển,

chắn gió trong mùa mưa bão.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Rừng ngập mặn Thụy Trường thích hợp

phát triển du lịch sinh thái với các hoạt động tham quan, nghiên cứu, khám phá, trải

nghiệm. Ngoài ra, tại đây có thể phát triển du lịch nghỉ thư giãn thân thiện môi trường

kết hợp ẩm thực.

Hình ảnh rừng ngập mặn Thụy Trường

* Làng vườn Bách Thuận:

- Vị trí: Làng Bách Thuận thuộc huyện Vũ Thư, cách thành phố Thái Bình 10

km theo quốc lộ 10.

- Đặc điểm tài nguyên: Bách Thuận là làng nghề vườn truyền thống. Đây là làng

quê trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm, chuối và mía. Trong làng là

những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Làng như công viên thu nhỏ với đủ các gam màu

đậm nhạt. Ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhăn, vải,

hồng xiêm, cam, quýt, chuối, mít...Bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn

cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng.

Hình ảnh làng vườn Bách Thuận

Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng

bằng Bắc Bộ. Tại đây còn lưu giữ được một số ngôi nhà cổ truyền thống mang đậm

nét văn hóa cư dân đồng bằng Bắc Bộ với nhiều vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày

của người dân tiêu biểu cho thời kỳ phong kiến như: thau đồng, mâm đồng, lư,...và

Page 15: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

15

chùa Từ Vân ở Bách Tính đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, là nơi để khách

du lịch tới thắp hương, vãn cảnh chùa. Cảnh quan, môi trường sinh thái, cuộc sống dân

cư ở làng vườn Bách Thuận hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Làng vườn Bách Thuận có thể phát triển

du lịch làng nghề, cộng đồng, trải nghiệm, tham quan, thư giãn kết hợp du lịch văn

hóa, tâm linh.

* Bãi biển Đồng Châu:

- Vị trí: Bãi biển Đồng Châu thuộc địa bàn xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách

thành phố Thái Bình khoảng 30 km và thị trấn Tiền Hải khoảng 10 km về phía Đông.

- Đặc điểm tài nguyên: Bãi biển Đồng Châu có bờ cát dài khoảng 5 km với

những hàng phi lao xanh ngát ven bờ, mặt biển rộng, sóng êm. Cảnh quan Đồng Châu

còn mang nét quyến rũ rất riêng bởi những cánh đồng Vạng (ngao) với các chòi canh

cắm chân dưới cát, trải đều hút tầm mắt tạo nên những nét chấm phá độc đáo cho bãi

biển Đồng Châu, và được xem là một trong các danh thắng nổi tiếng ở Thái Bình. Khí

hậu Đồng Châu trong lành, thoáng mát thích hợp thư giãn, vọng cảnh…

Hình ảnh bãi biển Đồng Châu

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Đồng Chầu có thể phát triển du lịch

nghỉ mát, thư giãn, ẩm thực, vọng cảnh cuối ngày và cuối tuần.

* Cánh đồng hoa cải Hồng Lý:

- Vị trí: Đồng hoa cải thuộc xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, bên bờ sông Hồng.

- Đặc điểm tài nguyên: Đồng hoa cải rộng khoảng 10 ha. Vào dịp cuối năm (cuối

tháng 12 và đầu tháng 01 dương lịch), khi thời tiết se lạnh là lúc hoa cải nở rộ nhất.

Những ruộng cải trong vườn, ngoài đồng nở hoa vàng rực hút tầm mắt rất hấp dẫn

khách du lịch ngắm cảnh và chụp ảnh.

Hình ảnh đồng hoa cải Hồng Lý

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Ngắm hoa, chụp ảnh, trải nghiệm công

đoạn chăm bón, thu hoạch hoa màu cũng như đời sống sinh hoạt của người dân vẫn

Page 16: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

16

vẹn nguyên nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài những điểm tài nguyên du lịch tự nhiên trên, du lịch Thái Bình có thể khai

thác cảnh quan tự nhiên sông Trà Lý để phát triển tuyến du lịch đường sông; điểm tài

nguyên sinh thái khu vực Miếu Go (huyện Quỳnh Phụ) và đền Vua Rộc (huyện Kiến

Xương) phát triển kết hợp du lịch thư giãn, tâm linh; suối nước nóng Duyên Hải (huyện Hưng Hà) phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe,v.v…

2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.1. Dân số và nguồn nhân lực: Thái Bình là tỉnh đông dân. Năm 2015, dân số

Thái Bình là 1.789.200 người, trong đó đô thị chiếm 10,48%, nông thôn 89,52%. Mật

độ dân số là 1.127,87 người/km2 cao hơn mật độ dân số trung bình của vùng

đồng bằng sông Hồng (mật độ dân số của vùng là 961,36 người/km2). Năm 2013,

tuổi thọ trung bình của người dân Thái Bình đạt 74,1 tuổi; trong đó nam giới là 72,5

tuổi và nữ giới là 77,5 tuổi. Đến năm 2015, tuổi thọ trung bình của người dân Thái

Bình ước đạt 75 tuổi. Cùng với cả nước, Thái Bình cũng đang trong thời kỳ có cơ cấu

dân số “vàng", là thời kỳ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn tỷ trọng dân

số phụ thuộc (gồm dân số từ 0 đến 14 tuổi và nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi).

Trong giai đoạn 2011 - 2015 nguồn nhân lực Thái Bình phát triển cả về số lượng

và chất lượng, đang ở thời kỳ tăng trưởng khá nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh.

- Về quy mô lao động: Nguồn lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao so với dân

số (bình quân 78%), trong đó lao động trong độ tuổi chiếm bình quân 60% so với dân

số. Từ năm 2010 - 2015, dự kiến lao động trong độ tuổi tăng từ 1.055 nghìn người

lên 1.073 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3,6 nghìn lao động, với tốc độ

tăng 0,34%/năm. Cùng chung đặc điểm của cả nước, tỉnh đang có nguồn lao động dồi

dào để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, điều này cũng

tạo ra áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế

khó khăn vẫn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước.

- Chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng từ 42% năm

2010 lên 50,5% năm 2013, ước đạt 55% năm 2015 trong đó qua đào tạo nghề lần lượt

từ 29% lên 36,5%, ước tăng lên 41,5%. Công tác xã hội hóa hoạt động đào tạo nhân

lực được đẩy mạnh, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh

nghiệp đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân lực; thực hiện tốt các chính sách, ưu đãi thu

hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng, chính sách hỗ trợ tài chính

cho học sinh, sinh viên. Tỉnh còn quan tâm phát triển mạng lưới cơ sở hỗ trợ việc

làm, cung ứng nhân lực; đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc

làm của tỉnh và xây dựng sàn giao dịch việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối

tượng tham gia học nghề có nhiều cơ hội tìm việc làm.

Người dân Thái Bình cũng như người dân Việt Nam nói chung có truyền thống

yêu nước, lao động cần cù, chinh phục cải tạo thiên nhiên để phát triển kinh tế vì vậy

Page 17: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

17

con người là yếu tố nguồn lực quyết định thành quả phát triển kinh tế - xã hội trong đó

có du lịch.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình di dân, đặc biệt dân số trong độ tuổi

lao động ở khu vực nông thôn di cư mùa vụ (nông nhàn) cũng như di chuyển đến các

thành phố lớn làm ăn, sinh sống khá lớn. Thái Bình là tỉnh duy nhất bị “mất” dân số

cả ở thành thị và nông thôn do di chuyển đến nơi khác.

Dân số trung bình tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 xem ở phụ lục 2.

2.1.2. Thành quả kinh tế - xã hội: Thời gian vừa qua, với nhiều nỗ lực và quyết

tâm trong thực hiện các mục tiêu đề ra trong bối cảnh nền kinh tế tỉnh chịu tác động

của khó khăn do suy thoái kinh tế cả nước, kinh tế Thái Bình cơ bản ổn định và có

bước tăng trưởng. Sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản tăng trưởng cao so với các tỉnh

trong khu vực đồng bằng Sông Hồng; xây dựng nông thôn mới được tập trung đầu tư

đạt kết quả tích cực. Đến năm 2016 đã có 164/263 chiếm 62,4% xã đạt chuẩn nông

thôn mới, 14/21 (66,7%) phường thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị), bộ mặt nông thôn

thay đổi; kim ngạch xuất khẩu tăng cao; Thu ngân sách trên địa bàn và huy động

nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt khá, đã hoàn thành một số công

trình lớn có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hạ tầng kỹ thuật

nông thôn được thay đổi tạo nên những yếu tố tích cực cho phát triển du lịch

Kinh tế Thái Bình trong những năm qua có sự tăng trưởng cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch lớn. Tổng sản phẩm GRDP năm 2015 đạt 52.705 tỷ đồng gấp 1,42 lần

năm 2011. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt 9,2 %.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành

công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Nhưng sự

chuyển dịch còn chậm so với một số tỉnh đồng bằng và cả nước. Tỷ trọng ngành công

nghiệp, xây dựng năm 2011 là 22,87% năm 2015 tăng lên 27,23%, ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp giảm từ 42,98% năm 2011 xuống còn 35,23% năm 2015, ngành

dịch vụ năm 2011 là 31,09% đến năm 2015 tăng lên 33,05%. Vị trí của ngành công

nghiệp và khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã ở mức trung bình. Nhiều loại hình

dịch vụ du lịch, tài chính, dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất tiêu dùng đã bắt đầu

phát triển, hàng hoá trên thị trường tương đối phong phú, nhìn chung đáp ứng được cơ

bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh không ngừng tăng trưởng qua các năm. Tổng

thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 bằng 2,5 lần so với giai đoạn 2006 -

2010, tăng bình quân 16,6%/năm; trong đó, thu nội địa bằng 2,54 lần so với giai đoạn

2006 - 2010, tăng bình quân 14%/năm. Chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011 -

2015 bằng 2,69 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, chi đầu tư phát triển bằng

3,65 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, chiếm 33,1% trong tổng chi ngân sách.

Mục tiêu đến năm 2020, Thái Bình phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn đạt

5.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 4.000 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân tối thiểu

10%/năm, góp phần tập trung khai thác mọi nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế;

Page 18: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

18

phát triển văn hóa - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ngành công nghiệp Thái Bình cũng từng bước phát triển. Đến nay tỉnh đã quy

hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 CCN trên địa bàn huyện, thành phố với tổng

diện tích khoảng 3.180,5ha (có 6 KCN của Chính phủ) cụm công nghiệp tương đối tập

chung ở thành phố Thái Bình, Tiền Hải, Diêm Điền, Cầu Nguyễn. Với các ngành mũi

nhọn như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí chế

tạo sửa chữa, công nghiệp hàng tiêu dùng, chế biến nông sản và một số hàng xuất

khẩu. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, tỉnh đã hình thành các cụm tập trung công nghiệp

làm hạt nhân phát triển đô thị hoá và thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế. Phát triển công

nghiệp sẽ tập trung đông công nhân góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, nếu

không có những biện pháp kiểm soát về môi trường sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt

động du lịch

Hoạt động hợp tác về KH&CN được triển khai toàn diện trên các mặt tư vấn,

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hợp

tác đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin… nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ

KH&CN tỉnh. Những thành quả về hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

tạo nên yếu tố nguồn lực phát triển các ngành kinh tế trong đó có du lịch.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội không ngừng củng cố và phát triển, đời

sống xã hội của nhân dân được nâng cao là cơ hội có được một lượng lao động lớn

tham gia du lịch, trực tiếp đầu tư phát triển du lịch.

Nhìn chung, đặc điểm dân cư đông, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đời sống

người dân không ngừng được cải thiện kích thích nhu cầu du lịch. Bên cạnh đó, với

chính sách kích cầu du lịch nội địa đã tạo nên môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch

Thái Bình phát triển.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng xã hội:

a) Giáo dục - Đào tạo: Quy mô giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất

lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Đã củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập

tiểu học, trung học cơ sở; cơ bản hoàn thành phổ cập trình độ trung học cho thanh

niên. Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh thi đỗ các

trường đại học, cao đẳng đứng tốp đầu toàn quốc. Cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo

được tăng cường theo hướng chuẩn hoá; toàn tỉnh hiện có 562/903 (62,2%) trường học

các cấp đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất, thiết bị của một số trường đại học, cao

đẳng, trung học chuyên nghiệp được xây dựng mới và nâng cấp. Công tác quản lý giáo

dục và đào tạo có nhiều tiến bộ; đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn, 37,5 % đạt trên

chuẩn; tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 98,7%, tỷ lệ phổ cập trung học

cơ sở đạt 99,9%.

Sự nghiệp giáo dục phát triển góp phần quan trọng nâng cao dân trí, cũng như

nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của văn hoá, làm tăng nhu cầu của xã

hội về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá.

b) Y tế: Thái Bình là tỉnh có chỉ số phát triển về y tế luôn đứng trong top 10 của

Page 19: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

19

toàn quốc. Hệ thống y tế Thái Bình phủ rộng khắp toàn tỉnh, được kiện toàn về bộ

máy từ tỉnh đến các thôn, có nhiều đơn vị chuyên khoa sâu mà các tỉnh lân cận

chưa có như Mắt, Nhi, Sản...Với lợi thế trên địa bàn tỉnh có 01 trường Đại học và 01

trường Cao đẳng chuyên ngành Y, nguồn cung lao động luôn được đảm bảo, y tế sẽ là

một ngành có thế mạnh của Thái Bình trong những năm tới. Ngoài ra, công tác xã hội

hóa hoạt động y tế trong những năm qua phát triển tương đối mạnh góp phần thực hiện

tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

a) Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông ở Thái Bình phục vụ phát triển du

lịch gồm giao thông đường bộ và giao thông đường thủy.

* Mạng lưới giao thông đường bộ: Gồm các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và giao

thông nông thôn.

- Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 4 quốc lộ gồm QL 10 từ Cầu

Nghìn - Tân Đệ; QL39 từ Cầu Triều Dương đến Cảng Diêm Điền; QL37 từ Cảng

Diêm Điền đến Cầu phao Hồng Quỳnh; QL37B từ Cảng Diêm Điền đến phà Cồn Nhất

dài 43 km. Tổng số quốc lộ trên địa bàn tỉnh hiện nay là 151 km. Trong đó đường đạt

tiêu chuẩn cấp III có mặt đường thảm bê tông atphan là 86 km (41 km QL10 và 20 km

QL39, 25 km QL37B ) còn lại là đường cấp IV, cấp V, cấp VI đồng bằng.

Hệ thống quốc lộ giữ vai trò hết sức quan trọng cho phát triển du lịch Thái Bình.

Quốc lộ 10, kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa về phía Nam, với

Hải Phòng và Quảng Ninh về phía Bắc; Quốc lộ 39 kết nối Thái Bình với Hưng Yên

và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; Quốc lộ 37 nối Thái Bình với Hải Dương, Hải

Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La và các tỉnh vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ; Quốc lộ 37B nối Thái Bình với Nam Định và Hà Nam.

Ngoài ra, tuyến đường bộ Thái Bình - Hà Nam qua cầu Thái Hà để kết nối đường cao

tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với quốc lộ 39 (ở Hưng Hà), quốc lộ 10 (ở Quỳnh Phụ). Đây

là tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi hơn kết nối du lịch Thái Bình

với Thủ đô Hà Nội.

Trên bình diện tổng thể, từ hệ thống quốc lộ này, khả năng liên kết vùng phát

triển du lịch Thái Bình rất cao, đặc biệt liên kết với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong

vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc để hình thành các tuyến du lịch

quốc gia tạo nên các chương trình du lịch hấp dẫn cho tỉnh.

Hiện nay, hệ thống quốc lộ đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội. Tuyến QL.10 đang được xây dựng đoạn tránh thị trấn Đông

Hưng. Tuyến QL.37B đã được đầu tư cải tạo đoạn từ thị trấn Kiến Xương đến phà Cồn

Nhất. Tuyến QL.37 được xây dựng đầu tư mới trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật

cấp đường. Tuyến đường nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam đang thi công đoạn từ cầu

Thái Hà đến tuyến QL.10. Tuyến QL.39 đoạn Triều Dương - Hưng Hà đang được đầu

tư cải tạo nâng cấp, dự kiến hoàn thành năm 2017.

- Đường tỉnh, đường huyện, giao thông nông thôn: Hệ thống đường tỉnh gồm 33

Page 20: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

20

tuyến đường dài 291,7 km. Đường cấp III đồng bằng có 23,68 km (kể cả 12,38 km

QL10 cũ); đường cấp IV là 65,92 km, còn lại 168,2 km là cấp V, cấp VI (thuộc các

tuyến 216, 219, 221A, 221D, Đ8, 226, 222, 224), hiện chưa có tuyến đường nào hoàn

thiện tải trọng H30-XB80. Đường huyện có tổng chiều dài 777 km; đường xã, phường

1.385 km; đường, thôn xóm: 6.683 km; đường nội đồng 2.714 km.

- Cầu: Thái Bình có 5 cầu mang tính chất đầu mối giao thông với các tỉnh trong

vùng gồm: Cầu Tân Đệ, cầu Thái Hà qua sông Hồng; cầu Nghìn qua sông Hóa; cầu

Triều Dương, cầu Hiệp qua sông Luộc. Các cầu mang tính chất kết nối nội tỉnh đều

qua sông Trà Lý gồm: Cầu Tịnh Xuyên nối Hưng Hà với Vũ Thư; cầu Trà Lý nối Tiền

Hải với Thái Thụy; cầu Trà Giang nối Kiến Xương với Thái Thụy. Ngoài ra, còn một

số cầu lớn đang được xây dựng như: Cầu Quảng Trường trên tuyến vành đai phía Nam

thành phố Thái Bình, cầu Sông Hóa trên tuyến quốc lộ 37 nối với Hải Phòng...

Thực trạng kỹ thuật mạng lưới đường bộ trong tỉnh, trừ những đoạn mới được

nâng cấp đa phần được xây dựng cách đây từ 20 đến 30 năm theo tiêu chuẩn cũ, nền

mặt đường hẹp, nền đường không được xử lý gia cố. Kết cấu mặt đường chủ yếu là đá

dăm láng nhựa được xây dựng đã lâu hiện rạn nứt phát sinh nhiều ổ gà. Nhiều đoạn

đường không có hệ thống thoát nước dọc qua các khu dân cư hai bên đường nên việc

thoát nước mặt đường kém, gây đọng nước phá hoại kết cấu nền mặt đường. Các

phương tiện tăng nhanh cả về số lượng và tải trọng, nhiều xe quá tải thường xuyên

hoạt động, cùng với thời tiết khắc nghiệt đã làm gia tăng hư hỏng của các tuyến

đường. Nhận thức của cộng đồng dân cư và cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương

về công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý đường bộ theo quy định chưa đầy đủ.

Tuy có những đặc điểm và khó khăn nêu trên, nhưng nhiều năm qua với sự nỗ

lực cố gắng ngành GTVT Thái Bình đã duy trì được tương đối tốt hệ thống đường

tỉnh, thực hiện kịp thời khắc phục sự cố, thiên tai để duy trì đảm bảo giao thông thông

suốt. Công tác sửa chữa đường bộ đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo tiến độ, hiệu quả

và các trình tự thủ tục quy định, hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.

Bên cạnh đó, do các công trình bị xuống cấp nhiều, nguồn vốn bảo trì hàng năm

mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế nên công tác sửa chữa, khắc phục

hư hỏng chưa kịp thời, nhiều tuyến đường xuất hiện hư hỏng; tình trạng lấn chiếm, vi

phạm hành lang đường bộ vẫn còn tái diễn.

Tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên công tác đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhiều tuyến

đường huyết mạch phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng chưa được nâng cấp

cải tạo như đường 223, đường 221A. Nhiều tuyến đường bị hư hỏng xuống cấp chưa

được cải tạo sửa chữa như: Đường 222, đường 216, đường 221Đ, đường 224. Nhiều

cầu yếu chưa được xây dựng lại làm hạn chế việc giao thương vận tải hàng hóa, phát

triển kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đường tỉnh và đường giao thông nông thôn đóng vai trò kết nối các quốc lộ và

tạo điều kiện để khách du lịch tiếp cận các điểm có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, hệ

thống đường tỉnh của Thái Bình nhìn chung đều hẹp, chất lượng kém, khó khăn để tiếp

Page 21: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

21

cận các điểm du lịch.

Kế hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ: Trong những tới ngoài việc

tiếp tục đầu tư năng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, giao thông nông thôn

trong định hướng phát triển giao thông tỉnh Thái Bình là hoàn thành tuyến đường bộ

Thái Bình - Hà Nam qua cầu Thái Hà để kết nối đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

với quốc lộ 39 và quốc lộ 10.

Ngoài ra, tỉnh sẽ khởi công xây dựng tuyến quốc lộ ven biển (kết nối 6 tỉnh

Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh). Chiều

dài tuyến đường gần 45 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng. Điểm

đầu nối tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng tại khu vực đò Gảnh, giáp ranh giữa xã

Thụy Tân và Thụy Trường (huyện Thái Thụy). Điểm cuối nối với tuyến đường bộ ven

biển tỉnh Nam Định tại xã Nam Phú (huyện Tiền Hải); tuyến đường liên tỉnh nối

đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội đoạn trên địa bàn tỉnh Thái Bình với Quốc lộ

38B và cao tốc Hà nội Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và cầu La Tiến...

Tuyến giao thông ven biển sẽ góp phần thu hút khách du lịch từ các tỉnh duyên

hải Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.

* Mạng lưới giao thông đường thủy:

- Đường biển: Đường biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (từ cửa sông Thái Bình

đến cửa Ba Lạt) dài 56 km và có 5 cửa sông, trong đó cửa Diêm Điền đã được nạo vét

luồng lạch, xây dựng bến cảng, cho phép tàu có trọng tải 600 tấn ra vào được.

- Đường sông:

+ Sông Hồng dài 90 km chạy dọc theo ranh giới giữa Thái Bình và Nam Định từ

ngã ba Phương Trà đến cửa Ba Lạt.

+ Sông Luộc dài 52 km dọc ranh giới giữa Thái Bình và Hải Dương từ cửa sông

Luộc đến An Khê.

+ Sông Hoá dài 36,5 km chạy giữa Thái Bình và Hải Phòng.

+ Sông Trà Lý dài 70 km chạy qua Thái Bình nối từ sông Hồng chảy ra biển.

Ngoài 4 sông lớn còn có 12 sông nhỏ do tỉnh quản lý có chiều dài 236 km.

Đường sông nội tỉnh có mật độ cao, nhưng dòng sông hẹp, mặt nước nông, bồi

lắng hàng năm lớn, chỉ cho phép tàu thuyền có trọng tải 50 - 100 tấn chạy được.

Hiện tại có một cảng sông và nhiều bến sông, cảng thành phố Thái Bình trên

sông Trà Lý là cảng hàng hóa, loại tàu thuyền khoảng 300 tấn có thể ra vào được. Một

số bến hàng hóa nhỏ là Cầu Hiệp trên sông Luộc, các bến Vực, Trà Lý, Thái Phúc,

Ngũ Thôn trên sông Trà Lý.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 bến phà, gồm :

+ Qua sông Hồng: Cồn Nhất, Sa Cao (nối Thái Bình với Nam Định).

+ Qua sông Luộc: La Tiến (nối Thái Bình với Hưng Yên).

Page 22: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

22

Toàn tỉnh có 84 bến khách ngang sông, trong đó có một số bến sử dụng phà một

lưỡi có thể chuyên chở xe con và xe tải dưới 2,5 tấn như các bến: An Khê, An Đồng,

Thái Phú 2 (Hồng Phong), bến Vực.

Nhìn chung các bến, bãi này được hình thành mang tính tự phát, chưa được quy

hoạch đầu tư xây dựng đầy đủ nên còn có nhiều hạn chế về qui mô, năng lực khai thác.

Với hệ thống giao thông Thái Bình đang có, đặc biệt là với các cửa sông, cảng

biển nếu đầu tư xây dựng, khai thác tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh thông

thương, giao lưu hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong đó có du lịch.

b) Hệ thống cung cấp điện: Thái Bình là tỉnh có mạng lưới điện phát triển tương

đối hoàn chỉnh theo quy hoạch nằm trong hệ thống điện miền Bắc. Mật độ lưới điện

Thái Bình lớn nhất toàn quốc, bình quân mỗi xã có 3 - 4 trạm biến áp, 15-20 km

đường dây trục chính và đường phân nhánh. Hiện tại toàn tỉnh có 100% số xã, phường,

thị trấn có điện, 99,9% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

* Hệ thống điện 220kV:

- Trạm biến áp 220kV: Hiện nay tỉnh Thái Bình được cấp điện từ 01 trạm biến áp

220kV Thái Bình công suất 2x250MVA. Ngoài ra lưới điện 110kV của tỉnh còn được

hỗ trợ từ các trạm 220kV Đồng Hòa (TP. Hải Phòng) và 220kV Nam Định (tỉnh Nam

Định).

Trạm 220kV Thái Bình công suất 2x250MVA, đặt tại xã Nguyên Xá, huyện Đông

Hưng. Năm 2016 công suất tải của trạm như sau: máy AT1 có Pmax = 164MW, mang

tải là 69,0%; máy AT2 có Pmax = 145MW, mang tải là 61,0%. Sau trạm 220kV Thái

Bình hiện đang vận hành 08 ngăn lộ đường dây 110kV.

- Các tuyến đường dây 220kV: Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 04 tuyến dây

220kV đấu nối với trạm 220kV Thái Bình. Chi tiết các đường dây 220kV như sau:

+ Đường dây 220kV Thái Bình - Nam Định là đường dây 2 mạch từ trạm 220kV

Thái Bình đi trạm 220kV Nam Định; mạch 1 là 271 Thái Bình - 273 Nam Định, dây dẫn

ACK-500, chiều dài 25,5km, mạch 2 là 277 Thái Bình - 274 Nam Định, dây dẫn ACK-

500, năm 2016 có Pmax=140MW, mức mang tải 20%.

+ Đường dây 220kV mạch kép Thái Bình - Kim Động, dây dẫn ACSR-2x330,

chiều dài 46km, từ trạm 220kV Thái Bình đi trạm 220kV Kim Động, năm 2016 có

Pmax=257MW, mức mang tải 24,1%.

+ Đường dây 220kV mạch kép Thái Bình - Đồng Hòa, dây dẫn ACSR-500,

chiều dài 53,4km, từ trạm 220kV Thái Bình đi trạm 220kV Đồng Hòa, năm 2016 có

Pmax=290MW, mức mang tải 42%.

+ Đường dây 220kV mạch kép NĐ Thái Bình - trạm 220kV Thái Bình, dây dẫn

ACSR-3x400, chiều dài 30km, truyền tải công suất của các NMNĐ Thái Bình 1,2 đến

trạm 220kV Thái Bình lên hệ thống điện 220kV.

* Lưới điện phân phối

Page 23: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

23

- Hệ thống điện 110kV

+ Các trạm 110kV: Hiện nay, tổng số trạm biến áp 110kV trên địa bàn tỉnh Thái

Bình có 9 trạm/ 17 máy/ 637MVA; trong đó trạm chuyên dùng của khách hàng là 1

trạm/ 3 máy/ 151MVA. Khối lượng đường dây 110kV là 206,12 km.

Trong các trạm 110kV hiện có thì trạm 110kV Long Bối đã vận hành quá tải;

các trạm 110kV Tiền Hải, Thái Thụy, Thành phố, Kiến Xương đã đầy tải; các trạm

còn lại cũng đã đủ tải. Hầu hết các trạm 110kV hiện hữu đều đã lắp đặt 2 máy biến áp,

chỉ có trạm 110kV Kiến Xương mới lắp đặt 1 máy biến áp.

+ Các tuyến dây 110kV:

. Đường dây mạch kép 171,172 Thái Bình – Long Bối, dây dẫn AC-240, chiều

dài 2,78km, từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Long Bối;

. Đường dây 171 Long Bối - 171 Thành phố, dây dẫn AC-240, chiều dài 12,6km,

từ trạm 110kV Long Bối đi trạm 110kV Thành phố;

. Đường dây 172 Long Bối - 172 Kiến Xương - 171 Tiền Hải, dây dẫn AC-120,

tổng chiều dài 31,1km, từ trạm 110kV Long Bối cấp cho các trạm 110kV Kiến Xương,

Tiền Hải;

. Đường dây rẽ trạm Kiến Xương (rẽ nhánh trên tuyến 110kV Long Bối - Kiến

Xương - Tiền Hải), dây dẫn AC-185, chiều dài 1km;

. Đường dây 176 Long Bối - 172 Thái Thụy, dây dẫn AC-185, chiều dài

22,92km, từ trạm 110kV Long Bối cấp cho trạm 110kV Thái Thụy;

. Đường dây 173 Thái Bình - 171 Hưng Hà, dây dẫn AC-185, chiều dài

15,48km, từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Hưng Hà;

. Đường dây 174 Thái Bình - 172 Vũ Thư, dây dẫn AC-185, chiều dài 15,15km,

từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Vũ Thư;

. Đường dây 171 Vũ Thư - 171 Nam Định, dây dẫn AC-120, chiều dài 15,1km,

từ trạm 220kV Nam Định cấp cho trạm 110kV Vũ Thư;

. Đường dây 175 Thái Bình - 172 Thành phố, dây dẫn AC-150, chiều dài

22,99km, từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Thành phố;

. Đường dây 177 Thái Bình - 171 Kiến Xương, dây dẫn AC-185, chiều dài

17,5km, từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Kiến Xương;

. Đường dây 178 Thái Bình - 171 Shengly, dây dẫn AC-300, chiều dài 21,15km,

từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Shengly;

. Đường dây 172 Shengly - 177 Đồng Hòa, dây dẫn AC-300, chiều dài 2,285km,

từ trạm 220kV Đồng Hòa cấp cho trạm 110kV Shengly;

. Đường dây 181 Thái Bình - 172 Quỳnh Phụ, dây dẫn AC-300, chiều dài

14,34km, từ trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Quỳnh Phụ;

. Đường dây 171 Quỳnh Phụ - 172 Vĩnh Bảo, dây dẫn AC-300, chiều dài

Page 24: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

24

6,64km, từ trạm 110kV Quỳnh phụ đi trạm 110kV Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Hiện nay chỉ có tuyến đường dây 110kV Thái Bình - Shengly - Đồng Hòa và

Thái Bình - Quỳnh Phụ - Vĩnh Bảo là dây dẫn AC-300, đường dây 110kV mạch kép từ

trạm 220kV Thái Bình cấp cho trạm 110kV Long Bối và đường dây 110kV Long Bối -

Thành phố có tiết diện AC-240; còn lại đều có tiết diện nhỏ AC-185, AC-150; cá biệt

còn những tuyến AC-120 như Vũ Thư - Nam Định, Long Bối - Tiền Hải. Hiện nay

chất lượng lưới điện cao áp tỉnh Thái Bình không cao, khả năng hỗ trợ lẫn nhau kém,

độ dự phòng thấp, nhiều tuyến vẫn là đường dây độc đạo.

Trên toàn lưới 110kV tỉnh Thái Bình chỉ còn duy nhất 1 điểm đấu chữ T tại trạm

110kV Kiến Xương (rẽ nhánh trên tuyến 110kV Long Bối - Tiền Hải). Kế hoạch trong

năm tới sẽ xóa bỏ điểm đấu chữ T này.

Hệ thống cấp điện Thái Bình đảm bảo các điều kiện cần thiết để phát triển kinh

tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch và tiếp tục được đầu tư phát triển đáp ứng

nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân và của khách du lịch.

c) Hệ thống cấp, thoát nước: Song song với quá trình phát triển kinh tế, với

nguồn nước ngầm, nước mặt khá dồi dào, tỉnh Thái Bình đang từng bước hoàn thiện

việc xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Thái Bình, các thị trấn, các

khu công nghiệp. Xây dựng, nâng cấp mạng lưới thoát nước của thành phố Thái Bình,

các thị trấn; Xử lý cục bộ nước thải công nghiệp, bệnh viện trước khi đổ vào hệ thống

thoát nước chung. Chú trọng đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở nông

thôn nhất là cho các làng nghề, khu vực chăn nuôi công nghiệp.

Nhìn chung hệ thống cấp, thoát nước cơ bản đều đảm bảo cung cấp nước sạch và

môi trường cho nhu cầu sinh hoạt nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

d) Hệ thống bưu chính, viễn thông: Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh. Số trạm

thu phát sóng di động, trạm chuyển mạch, điểm truy nhập tăng nhanh. Số thuê bao điện

thoại, thuê bao internet tăng trưởng cao. Các lĩnh vực truyền dẫn phát sóng và tần số vô

tuyến điện tăng về số lượng và chất lượng, chuyển biến theo hướng đa dịch vụ, ứng

dụng kỹ thuật cao, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Năm 2015, số thuê bao internet đạt

khoảng 40.500 thuê bao; số thuê bao điện thoại đạt gần 1,5 triệu máy, trong đó mạng di

động đạt hơn 1,4 triệu; phu song 3G tơi 100% khu dân cư, cơ bản hoan thiên xây dưng

ha tâng mang NGN; phô câp dich vu Internet băng rông tơi moi ngươi dân; ngâm hoa

15 – 20% ha tâng mang ngoai vi; ty lê sư dung chung cơ sơ ha tâng Viễn thông đat 10

- 15% (ha tâng mang di đông, ngoai vi, truyên dân…).

Hạ tầng mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt, công nghệ hiện đại, có khả

năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Hạ tầng mạng bưu chính đã phát triển kha

rộng khắp; 97% xã, phường có điểm phục vụ bưu chính.

Dich vu bưu chinh, viễn thông vê cơ ban đa đap ưng đươc nhu câu sư dung dich

vu cua ngươi dân: dich vu cơ ban, dich vu gia tri gia tăng, dich vu công ich...Thị

trường viễn thông có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, sư canh tranh

giưa cac nha cung câp đa lam cho chât lương cua cac dich vu viễn thông liên tuc đươc

Page 25: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

25

cai thiên, đem lai nhiêu lơi ich cho ngươi sư dung.

Tuy mạng thông tin di động đã được phủ sóng tương đối rộng khắp trên đia ban

tinh, nhưng vẫn còn khu vưc sóng yếu, chưa đap ưng lưu thoai thưc tê.

Mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là intertnet phát triển đáp ứng nhu cầu về

tìm hiểu, trao đổi, khai thác thông tin trong, ngoài tỉnh và quốc tế phục vụ cho cá nhân

và công tác quản lý điều hành của các cơ quan, tổ chức. Song bên cạnh đó cũng đặt ra

vấn đề quản lý để hạn chế những mặt trái của hoạt động internet tác động tiêu cực đến

đời sống văn hoá và chính trị.

e) Hệ thống đô thị và các khu dân cư tập trung: Tỉnh Thái Bình hiện có 1 thành

phố đô thị loại II và 9 thị trấn trọng đó có 7 thị trấn huyện lỵ. Thành phố Thái Bình là

trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Hướng xây dựng các đô thị đạt tiêu chuẩn về loại đô thị như sau:

Xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2020 là đô thị loại I thuộc tỉnh. Xây

dựng 4 đô thị trung tâm vùng cấp tỉnh: Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy), Khu du lịch

Đồng Châu và khu vực Cồn Vành (Tiền Hải), thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà), thị trấn

An Bài (Quỳnh Phụ) lên đô thị loại IV.

Quy hoạch đô thị trung tâm cấp huyện (thị trấn): Các thị trấn: Quỳnh Côi, An

Bài, Đông Hưng, Tiên Hưng, Thanh Nê, Vũ Quý, Hưng Hà, Hưng Nhân, Tiền Hải,

Nam Trung, Thái Ninh, Diêm Điền, Vũ Thư.

Nâng cấp một số xã thành đô thị loại V trực thuộc huyện: Các xã: Đông Đô,

Thái Phương (Hưng Hà); xã Thụy Xuân (Thái Thụy); các xã: An Lễ, Quỳnh Giao

(Quỳnh Phụ); xã Vũ Hội (Vũ Thư).

Hệ thống đô thị trong đó đặc biệt là thành phố Thái Bình là địa điểm cung cấp

dịch vụ chính, điều hành hoạt động du lịch toàn tỉnh, các thị trấn huyện lỵ là các cơ sở

cung cấp dịch vụ bổ trợ cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

g) Hệ thống đê điều: Thái Bình có hai con đê lớn là đê sông Hồng và đê Trà Lý.

Đây là những công trình dồn tụ công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ người dân Thái Bình.

Ngoài giá trị bảo vệ, phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống đê

Thái Bình còn có ý nghĩa về du lịch và là biểu tượng về giáo dục truyền thống lao

động xây dựng quê hương, đất nước. Nếu được đầu tư, tổ chức tốt hệ thống các tuyến

đê cùng với cảnh quan, lịch sử vùng bãi bồi sông Hồng, sông Trà Lý sẽ trở thành tuyến

du lịch mang bản sắc của Thái Bình nói riêng, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên

hải Đông Bắc nói chung.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của Thái Bình là những giá trị văn hoá, vật chất

cũng như tinh thần do bàn tay trí tuệ con người Thái Bình sáng tạo ra trong cuộc sống.

Các tài nguyên này bao gồm các giá trị văn hóa vật thể như các di tích lịch sử, văn

hoá, nghệ thuật, kiến trúc, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống,

đặc sản ẩm thực và những giá trị văn hoá phi vật thể như nghệ thuật diễn xướng dân

Page 26: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

26

gian, lễ hội,...có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá: Với nền văn minh lúa nước lâu đời, Thái

Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Thái Bình có

02 di tích quốc gia đặc biệt, 113 di tích được xếp hạng bằng công nhận di tích quốc gia

và 523 di tích cấp tỉnh. Trong đó có di tích lịch sử văn hoá bao gồm: di tích lịch sử

cách mạng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật... Nổi bật nhất phải kể đến chùa Keo;

khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần; đình, đền, bến tượng A Sào; đền Tiên La;

đền Đồng Bằng; đền Đồng Xâm; đình An Cố và một số di tích khác cũng thu hút

khách du lịch bốn phương. Những di tích kiến trúc lịch sử tôn tạo, các danh thắng

thiên nhiên, cảnh quan nhân văn là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá có giá trị cho

phát triển du lịch.

Sự phân bố di tích được xếp hạng của các huyện ở Thái Bình tương đối đồng

đều. Những huyện có mật độ di tích dày là Đông Hưng(> 50 di tích /100km2), nơi có

mật độ di tích tương đối dày là huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, thành phố Thái

Bình (từ 41 - 48 di tích/100km2), huyện có mật độ di tích trung bình là Tiền Hải, Vũ

Thư, Kiến Xương và Thái thụy (<40 di tích/ 100km2).

Một số di tích tiêu biểu, có giá trị du lịch cao gồm:

* Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần

- Vị trí: Khu di tích thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền thờ và lăng mộ các vua Trần là quần thể gồm các

đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua, quan nhà Trần trên đất phát tích Thái Bình (còn gọi

là Thái Đường Lăng). Hệ thống di tích lịch sử này đã được xếp hạng di tích quốc gia

đặc biệt.

Trên diện tích gần 5.200 m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng

Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế với các hạng mục đã hoàn thành là toà

hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua

Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.

Hình ảnh khu di tích đền và lăng mộ các vua Trần

Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công

trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như: không gian

hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc

kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc - kiến trúc đình làng. Riêng Toà

Page 27: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

27

hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai

toà tám gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người

thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ

thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua

Trần là khu di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, vì vậy

hấp dẫn khách du lịch trong và nước ngoài, các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn

hoá. Tại đây có thể khai thác phát triển các loại hình tham quan, nghiên cứu, giáo dục,

vãn cảnh, lễ hội và tâm linh. Nếu kết hợp khai thác với đền Trần (Nam Định) khả năng

thu hút khách cao hơn.

* Chùa Keo:

- Vị trí: Thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.

- Đặc điểm tài nguyên: Chùa Keo (Thần Quang tự) được khởi công xây dựng từ

năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. Đây là một

trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến

trúc xưa trở thành một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam.

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng

khoảng 58.000 m2, gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau.

Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo

kiểu "Nội công ngoại quốc".

Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách

điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”.

Bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng

những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. Trước mặt Tiền đường là thảm cỏ xanh, với những

hàng cau cảnh nhỏ bên cạnh. Hai bên hành lang là hai bia đá cổ, khắc ghi lịch sử xây

dựng của chùa.

Hai bên là dãy hành lang dẫn tới các gian thờ được lợp mái ngói và chống bằng

cột gỗ lim, rất ấn tượng đối với khách tham quan. Những con đường đến gian thờ Phật,

Thánh, gian thờ Tổ và tháp chuông được lát đá.

Gác chuông chùa Keo với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu roi là viên ngọc quý

trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả

nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Chùa Keo là một

bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, chùa Keo được nhà

nước xếp hạng là “Di tích Quốc gia đặc biệt”.

Ngoài các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, tại chùa còn diễn ra hội xuân hằng năm

vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch và hội mùa thu vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9

âm lịch, mang đậm yếu tố tâm linh.

Page 28: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

28

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Chùa Keo có thể khai thác phát triển

thành điểm du lịch mang ý nghĩa quốc gia của tỉnh Thái Bình với các loại hình tham

quan, nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật và du lịch tâm linh. Chùa Keo cũng hội tụ

những yếu tố cơ bản để phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm nhấn và

thương hiệu cho du lịch tỉnh Thái Bình.

Hình ảnh Chùa Keo

* Khu di tích Đình - Đền - Bến Tượng A Sào:

- Vị trí: Thuộc địa phận xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền A Sào còn gọi là Đệ nhị sinh từ, nơi thờ Quốc Công

Tiết Chế - Hưng Đạo Đại Vương. Khi chống giặc Nguyên – Mông, triều đình giao cho

Trần Quốc Tuấn về vùng đất này xây dựng căn cứ dự trữ binh lương. A Sào nghĩa là

cái tổ của nhà Trần, cũng là nơi đặt đại bản doanh của Trần Hưng Đạo. Sử sách lưu

truyền rằng: Trong một lần xuất quân đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng

trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, Voi chiến của Trần

Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa. Nhân dân đã tìm mọi cách cứu Voi chiến,

nhưng không thành. Trong khi đó, thế trận quá khẩn trương, nên chủ tướng Trần Quốc

Tuấn đành nuốt nước mắt lên thuyền vượt sông đánh giặc. Voi chiến ứa nước mắt nhìn

chủ tướng, kêu rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất. Tiếc thương Voi chiến

đạo nghĩa, Hưng Đạo Đại Vương đã tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng:

“Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa”.

Sau ngày toàn thắng, nhân dân đã lập đền thờ Hưng Đạo Đại Vương gọi là Ðệ

nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (Ðền A Sào). Một ngôi miếu thờ tượng voi tạc bằng

đá cũng được dựng lên ven bến sông.

Trong khuôn viên có hồ Tắm Tượng, gò Đóng Yên và nhiều linh khí khác. Hàng

năm, hội tế lễ được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Khu di tích Đình - Đền - Bến tượng A

Sào có thể khai thác phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, giáo dục lịch sử, lễ hội,

tâm linh. Ngoài ra, tại đây có thể phát triển du lịch sự kiện.

* Đền Đồng Bằng:

- Vị trí: Xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền Đồng Bằng tương truyền thờ Đức Vua cha Bát Hải

gắn với truyền thuyết về nơi khai sinh và hóa thánh của 8 (Bát vị) thánh có công chống

Page 29: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

29

giặc cứu nước. Để tưởng nhớ công đức của các vị nhân dân đã dựng đền và tổ chức lễ

hội vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Quần thể đền Đồng Bằng là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp. Đây

là công trình kiến trúc uy nghi, lộng lẫy đứng khiêm nhường bên dòng sông cổ đầy ắp

huyền thoại. Làng Đồng Bằng xưa là trang Đào Động - Một trong những phòng tuyến

quân sự của nhà Trần thế kỷ 13. Nơi đây còn âm vang khí thế hào hùng oanh liệt của

quốc gia đại Việt chống giặc Nguyên Mông.

Công trình kiến trúc hiện nay có niên đại Khải Định năm thứ 10 (1926). Toạ lạc

trên một diện tích gần 6.000 m2, đền Đồng Bằng gồm có 13 toà, 66 gian, kết cấu theo

kiểu tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín, rất nguy nga bề thế.

Các mảng kiến trúc của công trình rất mềm mại, hài hoà với các nét chạm trổ

tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng với các chủ đề về tứ quý,

tứ linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất sống động

và đời thường.

Có thể nhân thấy, đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống

trong văn hoá làng xã Bắc Bộ nhưng ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế những năm đầu thế

kỷ. Nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm thể hiện sự giao thoa văn hoá và

trở thành giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo của đền.

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Đền Đồng Bằng có khả năng khai thác

phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật, lễ hội và tâm linh.

* Đền Đồng Xâm:

- Vị trí: Thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền Đồng Xâm có thể xem như một tập đại thành của

nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của Việt Nam thời Nguyễn.

Đền Đồng Xâm là cả một quần thể di tích có quy mô hoành tráng, rộng lớn trong

đó thờ Triệu Vũ Đế, đền thờ Trình thị Hoàng hậu (vợ vua Triệu Vũ Đế) và đền thờ

Nguyễn Kim Lâu (vị tổ nghề chạm bạc cổ truyền) cùng hệ thống đền chùa nằm kề

sông Vông.

Trung tâm của cụm di tích của đền Đồng Xâm là một tổng thể kiến trúc đồ sộ

với gần 10.000m2 xây dựng với nhiều công trình kiến trúc hùng vĩ và tuyệt đẹp như

Vọng Lâu, Thuỷ toạ, Hoành mã, Sân tế, toà tiền tế, phương đình, toà điện thờ, hậu

cung, nhà thờ tổ sư nghề chạm bạc...

- Khả năng khai thác phát triển du lịch: Có thể khai thác phát triển thành điểm

tham quan, nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật, kết hợp trải nghiệm làng nghề chạm bạc.

* Đền Tiên La:

- Vị trí: Thuộc xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền thờ Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục (Thục

Nương), tướng của Hai Bà Trưng, được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Page 30: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

30

năm 1986.

Đền Tiên La được xây tại gò Kim Quy (nằm giữa thôn Tiên La) theo đúng

nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất, Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái uốn cong với

kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt, trên diện tích gần 6.000m². Mặt trước đền hướng

ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn

sum suê, xanh tốt.

Đền gồm các công trình chính như: tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế,

Trung tế và Hậu cung với lối kiến trúc đặc sắc. Đền cũng lưu giữ nhiều đồ tế khí, đồ

thờ có niên đại từ thời Trần, Lê, các sắc phong thần như: Ý Đức Đoan Trang Thục

công chúa (đời Vua Lê Thánh Tông), Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần (đời vua

Minh Mạng ), Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần (đời vua Khải Định).

Lễ hội đền Tiên La được tổ chức từ ngày 16/3 đến 18/3 âm lịch theo quy mô

lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước

kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu

diễn chèo.

- Khả năng khai thác: Có thể khai thác phát triển thành điểm tham quan, nghiên

cứu kiến trúc, nghệ thuật, kết hợp lễ hội, tâm linh.

Hình ảnh Đền Tiên La

* Đình An Cố:

- Vị trí: Thuộc xã Thụy An, huyện Thái Thụy.

- Đặc điểm tài nguyên phát triển du lịch: Đình là nơi thờ Đức Nam Hải Đại

Vương Thượng Đẳng Thần. Đây là một trong 3 ngôi đình cổ kính nhất ở các huyện

ven biển duyên hải Bắc Bộ. Đình đã được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích Quốc gia từ

năm 1962 về tiêu chí kiến trúc nghệ thuật.

Đình An Cố có tầm vóc một đại điện (vì thiết kế cho đại điện ở Kinh thành) bố

cục kiểu chữ Đinh. Trừ 2 vì cạnh (do dân làng tự thi công) còn các vì trung tâm, vì hồi,

vì nách đều chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Toàn bộ hệ thống cồn, rường, cửa võng, lan can,

sàn cầu được chạm tới gần 500 con rồng với các đề tài: Tứ linh; long hổ giao đấu; anh

hùng tương ngộ, long phi; long giáng, long quấn thuỷ, long quần, long ổ,...

Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, lễ hội Đình An Cố được tổ chức hằng năm

vào hai kỳ 10/02 và 15/11 âm lịch

- Khả năng khai thác: Có thể khai thác phát triển thành điểm tham quan, nghiên

Page 31: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

31

cứu kiến trúc, nghệ thuật, kết hợp lễ hội, tâm linh.

* Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn:

- Vị trí: Thuộc thôn Đồng Phú xã Độc Lập huyện Hưng Hà, cách thành phố Thái

Bình độ 35 km về phía Bắc.

- Đặc điểm tài nguyên: Cụm di tích lưu niệm danh nhân Lê Quý Đôn, nhà bác

học lỗi lạc của Việt Nam vào thế kỷ XVIII bao gồm từ đường thờ, lăng Lê Trọng Thứ

và khu hồ Lê Quý.

Khu từ đường: gồm cổng vào có đề năm chữ Hán: “Lê Tướng công cổ trạch”

(nhà cũ của Tướng công họ Lê, Tiến sĩ Lê Trọng Thứ thân sinh ra Bảng Nhãn Lê Quý

Đôn). Từ đường gồm hai toà, mỗi toà ba gian, một bên là bia: “Hà Quốc công bi ký”

được làm vào năm Tự Đức thứ 12 (1860), do Cử nhân Phạm Chi Hương, cháu ngoại

Lê Trọng Thứ soạn. Một bên là bia ghi tiểu sử nhà bác học Lê Quý Đôn và bài lưu bút

của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười khi về thăm từ đường

ngày 16-2-1996. Tấm bia này do gia tộc và Bảo tàng Thái Bình dựng tháng 1-1999.

Lăng Lê Trọng Thứ cách từ đường khoảng 300 m, đây là nơi an nghỉ của Lê

Trọng Thứ và một số các bậc tiền nhân của họ Lê Quý.

Khu hồ Lê Quý cách từ đường 50 m về phía Tây, truyền lại là nơi đây ngày xưa

có một ngôi phương đình nhỏ giữa hồ để Lê Qúy Đôn nghỉ ngơi, viết sách, tiếp khách

và là bến thuyền đi về mỗi khi từ kinh đô đi về hoặc du ngoạn các nơi.

Cụm di tích đã được Bộ Văn Hoá xếp hạng theo quyết định số 235/VHQĐ ngày

12 tháng 12 năm 1986.

Hiện nay, Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn đang được xây mới với kiến

trúc bề thế sẽ bảo tồn được phần nào những di sản mà ông để lại, tôn vinh được công

lao to lớn của nhà bác học đối với quê hương đất nước, góp phần giáo dục các thế hệ

người Việt Nam noi gương học tập, sáng tạo và làm theo phong cách làm việc, đạo

đức của Người, đồng thời tạo ra một điểm đến cho du lịch Hưng Hà, Thái Bình nói

riêng và Việt Nam nói chung, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho địa phương.

- Khả năng khai thác phục vụ du lịch: Khu từ đường Lê Quý Đôn có thể phát

triển du lịch tham quan, nghiên cứu, giáo dục, tri ân.

* Bảo tàng Thái Bình:

- Vị trí: Nằm ở khu trung tâm của thành phố Thái Bình.

- Đặc điểm tài nguyên: Bảo tàng Thái Bình có tổng diện tích sàn gần 3.000m2,

gồm 3 tầng, thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống kết hợp với hiện đại. Bảo tàng Thái

Bình là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày và giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình ảnh

phản ánh quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ. Một số

nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa thường so sánh nơi đây giống như trang sử bằng hiện

vật của quê lúa.

- Khả năng khai thác: Khai thác phát triển thành điểm du lịch tham quan, nghiên

Page 32: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

32

cứu truyền thống lịch sử, đất và người Thái Bình.

* Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh:

- Vị trí: Thuộc địa phận thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy

- Đặc điểm tài nguyên: Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương

hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống có diện tích rộng 1.600 m2. Khung

cảnh nếp nhà xưa của gia đình cụ Cảnh lúc sinh thời gồm: ngôi nhà thờ Tổ (vốn là

trường dạy học của ông thân sinh ra cụ Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên

vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nề nếp, gia

phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Bên cạnh không gian nếp nhà xưa, khu lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh được thiết kế

rất đặc biệt. Khu lăng được xây nổi lên trên, phần mộ ở phía dưới tầng nổi. Kiến trúc

độc đáo, nhưng rất tôn nghiêm.

- Khả năng khai thác: Khai thác phát triển thành điểm du lịch tham quan, nghiên

cứu, giáo dục, tri ân.

* Quần thể di tích gắn với Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ:

- Vị trí: Thuộc xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải.

- Đặc điểm tài nguyên: Quần thể di tích gồm: Đình Tiểu Hoàng, đình Ngoại Đê

lăng và khu tưởng niệm Nguyễn Công Trứ. Khu tưởng niệm có diện tích 20.567m²,

được xây dựng hài hòa giữa phong cách hiện đại và lối văn hóa truyền thống mang

phong cách kiến trúc thờ tự thời Nguyễn, diện mạo tôn nghiêm (được khánh thành

ngày 15/10/2011).

Khu đình thờ nằm trong quần thể Khu di tích Nguyễn Công Trứ với diện tích

949m² đã được hoàn thành vào năm 2006. Tượng đồng Nguyễn Công Trứ và đồ thờ

cúng đều có giá trị nghệ thuật cao.

- Khả năng khai thác: Khai thác phát triển thành điểm du lịch tham quan, nghiên

cứu, giáo dục, tâm linh.

Những di tích điển hình trên đều có khả năng tạo điểm đến hấp dẫn khách du

lịch và trở thành điểm nhấn cho du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh của tỉnh.

Ngoài ra, đánh giá tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh còn có:

Công viên sinh thái, Quảng trường và Tượng đài “Bác Hồ với nông dân” kết hợp Tháp

Thái Bình (thành phố Thái Bình); Nhà lưu niệm Bác Hồ (Vũ Thư); làng kháng chiến

Nguyên Xá, chùa Am Vô, đình Tàu, Nghĩa trang liệt sĩ Đại Nghĩa (Đông Hưng); Chùa

Hội và đền Thượng (Vũ Thư); Đình Bích Đoài, đền Hét, chùa Hùng Quốc (Thái

Thụy); Chùa Am, đình Lai Vi (Kiến Xương); Đình Cổ Dũng, chùa Đọ, chùa Đồng Vi,

chùa Ký Con (Đông Hưng); Đình Thanh Giám, nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch (Tiền

Hải),v.v...Đây là các điểm tài nguyên nhân văn, tiền đề để phát triển các điểm tham

quan du lịch bổ trợ theo từng địa phương trong hệ thống tuyến điểm du lịch tỉnh Thái

Bình, góp phần hình thành các chương trình du lịch đầy đủ, sinh động và hấp dẫn hơn.

Page 33: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

33

2.2.2. Lễ hội truyền thống: Lễ hội được coi là một trong những giá trị văn hoá

đặc sắc mà ở đó thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc, tinh thần cộng đồng. Ngày nay, nhiều

lễ hội truyền thống được khôi phục làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm

phong phú, sinh động hơn. Khách du lịch cũng thường tìm đến các lễ hội để được

tham gia và tìm hiểu, trải nghiệm qua sự cảm nhận của chính bản thân mình.

Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước lâu đời, Thái

Bình có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ nét con người, truyền thống và

phong tục của nền văn minh lúa nước.

Lễ hội truyền thống Thái Bình thường được tổ chức gắn liền với các di tích lịch

sử - văn hoá và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân

gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn liền

với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ

(đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng duyên hải. Mỗi lễ hội lại mang

một sắc thái văn hoá riêng.

Lễ hội truyền thống nói chung và ở Thái Bình nói riêng khi được nghiên cứu

thường được phân theo các tiêu chí khác nhau: theo mùa, theo nội dung (lễ hội nông

nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề,..). Nhưng về cơ bản, lễ hội ở

Thái Bình phản ánh theo bốn xu hướng sau:

- Lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nhà nông.

- Lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có công với quê hương.

- Lễ hội tái hiện phong tục, tín ngưỡng.

- Lễ hội thi tài, vui chơi giải trí.

Trong các xu hướng trên thì lễ hội gắn với nông nghiệp được coi là chủ yếu, thể

hiện nhiều hình thức, tập tục khác nhau. Hội Sáo Đền (Vũ Thư) có các trò thi mang

sắc thái nông nghiệp như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi bắt chạch…Hội chùa Keo, Hội

đền Đồng Xâm có rước nước, cầu mưa. Một số lễ hội có sự kết hợp của nhiều nội

dung, xu hướng nên sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối.

Thái Bình là một trong những nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng,

nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài và những người có công. Họ có thể là người con của

đất Thái Bình mà cũng có thể dừng chân lại nơi đây nhưng tấm lòng tôn kính của

người dân vẫn luôn tưởng nhớ về họ như: Bát Nạn tướng quân, Lý Nam Đế, Trần

Hưng Đạo, quốc sư Không Lộ…

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 400 lễ hội, trong đó có 6 lễ hội đã được Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội

đền Trần, lễ hội đền A Sào, lễ hội Tiên La, lễ hội đền Đồng Bằng, lễ hội làng Quang

Lang, lễ hội Chùa Keo. Đó là nguồn tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh quý

giá mà nhiều địa phương khác không có được.

(Danh mục lễ hội truyền thống có khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

ở Thái Bình xem phụ lục 4).

Page 34: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

34

Một số lễ hội điển hình ở Thái Bình có giá trị phục vụ du lịch cao gồm:

* Lễ hội đền Trần: Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm

lịch hàng năm, tại khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức huyện

Hưng Hà. Lễ hội khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch

sử Việt Nam.

Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18

tháng giêng âm lịch như: Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất,

Thi vật cầu, Thi kéo co.

Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc

gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể

thao và Du lịch.

* Hội Đền A Sào: Lễ hội được tổ chức tại Đền A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh

Phụ từ 20 – 22/8 âm lịch hằng năm. Các hoạt động truyền thống tại lễ hội như: tổ chức

lễ rước bộ, lễ yên vị; các hoạt động tế, lễ truyền thống; một số trò chơi dân gian…tôn

vinh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, có giá trị giáo dục truyền thống cao.

* Hội Đền Đồng Bằng: Hội đền Đồng Bằng là một trong những hội làng mùa

thu nổi tiếng. Lễ hội được mở hàng năm diễn ra từ ngày 20 - 26 tháng 8 âm lịch tại đền

Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ. Trong ngày hội có tục lệ đua thuyền, bơi trải

là những hoạt động nổi bật, nét sinh hoạt văn hoá dân gian hàm chứa trong đó nhiều

giá trị truyền thống tốt đẹp, giá trị thể thao, văn hoá truyền thống thượng võ và tinh

thần đoàn kết cộng đồng. Lễ hội hằng năm thu hút khách du lịch từ khắp nơi.

* Hội xuân Tiên La: Hội được tổ chức từ ngày 10 - 20/ 3 âm lịch (chính hội 16-

18/3) tại xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà.

Đến với lễ hội Tiên La khách du lịch sẽ được thưởng thức nhiều nghi thức tế lễ

và các trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có lễ rước nước trên sông là loại hình văn

hóa dân gian, một nghi thức tâm linh đặc biệt, biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của nhân

dân sống với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nghi lễ rước nước với ý nguyện cầu

mong tổ tiên trợ giúp cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

* Lễ hội làng Quang Lang và tục múa ông Đùng bà Đà: Lễ hội làng Quang

Lang được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thuỵ.

Trong hội thờ bà chúa Muối (vốn là con gái đồng muối sau làm Đệ tam cung phi vua

Trần Duệ Tông). Nghi thức trong ngày hội là tế bà chúa Muối. Trong ngày hội mọi

người hướng cầu được nhiều muối, nhiều cá, cây cối được xanh tươi.

Lễ hội đặc sắc với điệu múa ông Đùng, bà Đà mang đậm chất dân gian rất hấp

dẫn khách du lịch.

* Hội chùa Keo: Lễ hội diễn ra tại chùa Keo, xã Duy Nhất, Vũ Thư. Hằng năm

vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất mở hội xuân

ngay ở ngôi chùa. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch,

chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ

(1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ

Page 35: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

35

rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh

ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn

trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn

xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

* Hội làng Dương Xá: Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 5 và 6/1 âm lịch. Mở

đầu lễ hội là các nghi lễ tế thần, lễ phật, lễ mừng thắng trận. Phần hội có các trò vui,

các điệu múa, đánh gậy, bơi chải, hát chầu văn....

* Hội làng An Cố: Lễ hội hàng năm được mở vào ngày 10/2 âm lịch tại xã Thuỵ

An, huyện Thái Thuỵ. Sau phần tế lễ và rước kiệu là trò vui như đánh cờ, đấu vật và

hát chèo ở cung đình. Điều đặc biệt ở lễ hội này là phần tế lễ có 24 người chầu tế, mũ

dạ, đi hia, áo giáp với những nghi lễ riêng.

* Hội chùa Am: Được tổ chức vào ngày 2/9 âm lịch tại xã Vũ Tây, huyện Kiến

Xương. Lễ hội có tục bơi trải gắn với sự tích Minh Không.

* Hội đền Hét: Lễ hội hàng năm tổ chức từ ngày 6 đến 9 tháng 3 âm lịch tại làng

Bích Du, Thái Thuỵ, thờ tướng công Phạm Ngũ Lão. Tương truyền khi đóng quân tại

đây, Phạm Ngũ Lão đã cho quân sĩ luyện tập sức khoẻ bằng cách đá cầu.

* Hội đền La Vân: Lễ hội diễn ra từ ngày 20 - 26 tháng 3 âm lịch hàng năm tại

xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ. Làng La Vân là làng nghề có truyền thống ươm

bèo dâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngày 20 lễ rước nước, rước Thành Hoàng

từ Miếu, rước Thánh từ đền ra để khai hội. Trong phần hội có màn trình diễn nghề cấy

bèo dâu rất hấp dẫn. Ngoài ra còn có trò đấu vật, múa lân, cờ tướng.

* Hội làng Lộng Khê: Hội được tổ chức vào ngày 20/3 âm lịch tại xã An Khê

huyện Quỳnh Phụ trong chùa thờ Quốc Sư Dương Khổng Lộ (đời nhà Lý) thái uý Lý

Thường Kiệt. Nghi thức trong hội là rước nước từ chùa ra đình làng và múa bát dật do

32 cô gái đồng trinh chia làm 8 hàng để biểu diễn có đuốc lửa tượng trưng cho đêm

của đình, đêm của thánh, các trò của lễ hội là múa tứ Linh, kéo chữ, cờ người, thả

diều, bắt trống quan trên mặt hồ.

(Danh mục lễ hội truyền thống điển hình có giá trị du lịch cao xem phụ lục 5).

2.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề thủ công truyền thống không

những tạo ra những sản phẩm nhằm phục vụ đời sống mà còn có sức hấp dẫn là sự

quan tâm tìm hiểu, trải nghiệm của khách du lịch. Điều đặc biệt là nhiều làng nghề

truyền thống của Thái Bình chính là nguồn gốc của nhiều nghề truyền thống Hà Nội.

Với nhiều sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà nhiều du khách quốc tế giữ

làm kỷ vật lưu niệm.

Từ nhiều thế kỷ trước, cùng với nền văn minh lúa nước, nhiều nghề thủ công đã

ra đời ở các vùng nông thôn Việt Nam. Thái Bình là một tỉnh xưa kia vốn được biết

đến với nghề chạm bạc, chiếu cói, mây tre đan…Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhiều

làng nghề ở Thái Bình tưởng như đã đi vào quên lãng giờ đây đang sống dậy từng

ngày. Hiện nay ở Thái Bình có tất cả 229 làng nghề, trong đó ngoài những nghề truyền

thống còn du nhập thêm nghề đan, móc sợi, làm hương, đan hạt cườm, chế tác đã mỹ

Page 36: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

36

nghệ….Thực hiện nghị quyết 01/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, với những chính

sách thông thoáng, thuận lợi thu hút đầu tư, các làng nghề truyền thống ở Thái Bình đã

được khôi phục và có những thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của thời

kỳ mới, nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của toàn tỉnh.

Với làng nghề, xã nghề ở Thái Bình nếu được tổ chức tốt tạo điều kiện phát triển, có ý

tưởng độc đáo, sáng tạo các sản phẩm này sẽ trở thành đối tượng quan trọng để thu hút

khách du lịch quốc tế. Các làng nghề tiêu biểu có khả năng khai thác phục vụ phát

triển du lịch gồm có:

- Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương.

- Làng nghề dệt đũi Nam Cao, huyện Kiến Xương.

- Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền, huyện Kiến Xương.

- Làng nghề thêu Minh Lãng, huyện Vũ Thư.

- Làng nghề làng vườn Bách Thuận, huyện Vũ Thư.

- Làng nghề bánh cáy Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.

- Làng nghề thảm len Đại Đồng, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng.

- Làng nghề đúc đồng An Lộng, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ.

- Làng nghề dệt chiếu Hới, huyện Hưng Hà.

- Làng nghề đan mũ Tây An, huyện Tiền Hải.

Ngoài ra các làng nghề như nghề kính - khóa Lịch Động, dũa cưa Mê Linh

huyện Đông Hưng cũng được đánh giá có giá trị phục vụ du lịch.

Đối với hệ thống làng nghề truyền thồng tỉnh Thái Bình có thể khai thác phát

triển du lịch tham quan, du lịch cộng đồng, trải nghiệm và tổ chức tuyến du lịch theo

chuyên đề. Đây là sản phẩm mang dấu ấn của vùng quê văn minh lúa nước.

2.2.4. Nghệ thuật diễn xướng dân gian: Thái Bình từng được coi là vùng quê có

đời sống văn hoá tinh thần phong phú, say sưa với "sáng rối, tối chèo". Có thể kể đến

chiếu chèo làng Khuốc (Đông Hưng); rối nước làng Nguyễn, làng Đống (xã Đông

Các); ca trù Đồng Xâm, múa giáo cờ giáo quạt ở Đông Tân (Đông Hưng); múa ông

Đùng, bà Đà ở Thái Thuỵ; múa kéo chữ và bát dật ở Quỳnh Phụ... cùng nhiều trò chơi,

trò diễn dân gian phong phú, nổi danh một thời nay vẫn được bảo lưu và phát huy, đã

và đang trở thành "đặc sản" văn hóa du lịch độc đáo của miền quê lúa.

Đời sống tinh thần được đánh dấu bởi nghệ thuật rối nước, nghệ thuật chèo và

múa dân gian. Tiết mục rối nước làng Nguyễn kết hợp với âm nhạc, lửa đuốc, phản

quang trên mặt nước đã làm tăng vẻ lộng lẫy, hấp dẫn, rối nước làng Nguyễn đã vượt

khỏi biên giới sang châu Âu, Bắc Mỹ và được mọi người yêu thích.

- Múa rối nước: Múa rối nước ban đầu là một nghề bí truyền. Mỗi phường rối

đều tìm được những thế mạnh riêng trong từng tiết mục để chinh phục người xem.

Vùng ven sông Tiên Hưng gần trung tâm huyện lỵ Đông Hưng, trước đây có 7

phường rối cổ truyền: Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài (xã Nguyên Xá); Tăng (xã

Page 37: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

37

Phú Châu); Tuộc (xã Phú Lương); Đống (xã Đông Các); Kỳ Trọng (xã Đông Hà).

Điều đáng chú ý là những làng có các phường rối này đều là những làng chèo với

những gánh chèo, phường chèo có danh tiếng trong chiếng chèo xứ Nam.

Cho đến nay Thái Bình chỉ còn hai phường rối đang hoạt động là phường rối

nước làng Nguyễn (xã Nguyên Xá) và phường rối làng Đống (xã Đông Các) thuộc

huyện Đông Hưng. Hiện tại hai phường rối này vẫn được đánh giá cao trong ngành

múa rối của Việt Nam. Đây là thế mạnh riêng cho phát triển du lịch Thái Bình.

- Hát chèo: Nghệ thuật chèo truyền thống là một trong những di sản lớn, quý báu

của nền văn hoá dân tộc, đặc trưng tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo ở Thái

Bình có lịch sử lâu đời, nổi tiếng nhất là chèo làng Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền

(Vũ Thư). Chiếu chèo làng Khuốc đã truyền được 13 thế hệ nghệ nhân, xưa kia đã được

mời về cung đình phục vụ. Ngày nay chèo đã đi sâu vào đời sống của nhân dân, trở thành

món ăn tinh thần, được tổ chức vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ và có khả năng khai thác

phục vụ khách du lịch.

Những loại hình nghệ thuật trên đều là thế mạnh để phát triển du lịch Thái Bình.

Nếu được tổ chức, khai thác gắn liền với các tuyến du lịch đường sông, văn hóa ẩm

thực thì không những bảo tồn được văn hoá truyền thống, tài nguyên nhân văn quý báu

của dân tộc mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong

nước và quốc tế.

2.2.5. Đặc sản tự nhiên gắn với văn hoá ẩm thực: Thiên nhiên, đất đai, sông

nước đã ban tặng cho người dân Thái Bình những sản vật quý giá, khá phong phú,

mang bản sắc độc đáo của địa phương như: ổi bo, bánh cáy, gỏi nhệch, canh cá...

- Canh Cá: Canh Cá là đặc sản vùng Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) được người dân

Thái Bình tạo ra như một tác phẩm nghệ thuật đầy mầu sắc. Đây là món ăn nhiều đạm,

bổ dưỡng, cuốn hút khách du lịch.

- Gỏi nhệch: Đây là đặc sản vùng ven biển Thái Thuỵ được chế biến theo kinh

nghiệm truyền thống của người địa phương. Gỏi nhệch là đặc sản nhưng hiện nay rất ít

khách du lịch biết đến văn hóa ẩm thực này. Vì vậy, trong tương lai cần phát triển đặc

sản này tại các nhà hàng, khách sạn kết hợp với nhiều món ăn truyền thống khác.

Ngoài những sản phẩm về ẩm thực mang tính độc đáo như trên, Thái Bình còn

có món bánh Cáy, cốm Thanh Hương, bánh Gai (Tân Hoà) cũng là những món đặc sản

nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Hồng.

Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa ẩm thực, các đặc sản tự nhiên với các loại hình

nghệ thuật diễn xướng dân gian chắc chắn sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm du

lịch hấp dẫn cho du lịch Thái Bình trong thời gian tới.

3. Đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát

triển du lịch Thái Bình

3.1. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

a) Thuận lợi:

Page 38: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

38

Với vị trí nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách

thành phố Hải Phòng 70 km về phía Đông Bắc, Thái Bình là địa bàn chịu tác động lớn

của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong vùng. Đứng về góc độ du lịch,

Thái Bình vừa nằm trên vành đai duyên hải Đông Bắc vừa là cửa ngõ ra biển của vùng

Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng vì vậy có vị trí địa du lịch thuận lợi để liên kết

vùng phát triển du lịch..

Thái Bình có địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi dày đặc len lỏi giữa

những cánh đồng thẳng cánh cò bay với những xóm, làng trù phú mang đặc trưng rõ

nét của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với cảnh quan thiên nhiên như sông

Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa, hệ sinh thái rừng ngập mặn như cồn Vành, cồn Đen,

Thụy Trường,...đặc điểm địa hình, cảnh quan Thái Bình có thể tổ chức được các loại

hình du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn có khả

năng thu hút khách du lịch quốc tế.

Điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất và thích hợp với hoạt động

du lịch biển (nghỉ dưỡng, thư giãn cuối tuần) vào mùa hè, du lịch lễ hội tâm linh mùa

xuân và mùa thu.

b) Hạn chế, khó khăn:

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đặc điểm tự nhiên tỉnh Thái Bình cũng tạo nên

những yếu tố bất lợi so với các địa phương khác như diện tích tự nhiên hẹp nên quỹ

đất phát triển du lịch hạn chế; không có núi do đó đặc điểm địa hình đơn giản hạn chế

sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên; tính thời vụ trong hoạt động du lịch vùng

biển cao, chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi như nước biển dâng, bão lụt,...

Tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển chất lượng thấp so

với nhiều khu vực khác. Bên cạnh đó, hầu hết tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Thái

Bình đều đang ở dạng tiềm năng. Để khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng tài

nguyên du lịch trên cần phải đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng.

Nằm ở vị trí trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà

Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cũng đặt ra không ít khó khăn cho Thái Bình trong

cạnh tranh, nhất là cạnh tranh kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

a) Thuận lợi:

Thái Bình có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá. Vốn văn hoá phong phú,

đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Hồng với nhiều di tích

lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc,

sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú, nhiều làng nghề truyền thống độc đáo cùng với

các món ăm đậm chất vùng quê. Đó chính là những đối tượng quan trọng của du lịch

để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực trong

sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Huyện Hưng Hà là nơi tập

trung nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch cao, có vị trí cầu nối giữa Thái

Page 39: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

39

Bình với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tạo nên nhiều yếu tố cơ bản để phát triển

thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh.

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển tương đối ổn định; giáo dục

- đào tạo được đẩy mạnh; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng

cường; an ninh, quốc phòng được giữ vững; lực lượng lao động, đặc biệt là lao động

trẻ dồi dào; cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm) từng bước được đầu tư

xây dựng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy tương đối

thuận tiện....Đó là những yếu tố tạo tiền đề cho phát triển du lịch của Thái Bình.

Thái Bình là tỉnh có dân số đông, vì vậy có nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho

các ngành kinh tế trong đó có du lịch. Trong điều kiện kinh tế của người dân không

ngừng được nâng cao, nhận thức về du lịch có những chuyển biến tích cực, nhu cầu đi

du lịch ngày càng nhiều hơn.

Với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa dầy đặc, có những di tích nổi bật như chùa

Keo, di tích các vua Trần,...; các lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật diễn xướng

dân gian đặc trưng gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng có khả năng thu hút

khách du lịch tham quan, nghiên cứu, giáo dục và tâm linh.

b) Hạn chế, khó khăn:

Trong điều kiện đông dân cư, mật độ dân số cao (xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố),

khó khăn trong việc tạo việc làm và gây áp lực đối với môi trường. Đời sống vật chất và

tinh thần của người dân mặc dù được cải thiện nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu ngày

càng cao của hoạt động du lịch.

Hệ thống giao thông nông thôn với mặt đường chật hẹp, chất lượng còn thấp,

khó khăn cho việc đi lại của khách và tiếp cận các điểm du lịch.

Tài nguyên du lịch về văn hóa - lịch sử của Thái Bình chưa thực sự hấp dẫn đối với

khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích còn

bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng

tỷ trọng công nghiệp còn chậm.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi về giá trị văn hóa truyền thống, còn có những hệ

quả tiêu cực từ nền văn minh nông nghiệp như: tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,…

làm hạn chế đến quá trình phát triển nói chung trong đó có du lịch.

Tóm lại, đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự

phát triển du lịch Thái Bình có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Vấn đề đặt ra đối

với du lịch Thái Bình là phải biến các lợi thế về tiềm năng du lịch thành các sản phẩm

du lịch hấp dẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Bên

cạnh đó, có những giải pháp hạn chế khó khăn để khai thác một cách có hiệu quả tài

nguyên phục vụ phát triển du lịch.

Page 40: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

40

PHẦN THỨ HAI

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI

ĐOẠN 2002-2010 VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH

THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2015;

PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2030

1. Vị trí, vai trò của ngành du lịch

1.1. Vị trí du lịch tỉnh Thái Bình trong chiến lược phát triển du lịch cả nước

Vị trí, vai trò du lịch Thái Bình trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia được

xác định trên cơ sở vị trí địa du lịch cũng như tiềm năng và khả năng phát triển du lịch

của tỉnh trên bình diện quốc gia và vùng trong giai đoạn phát triển mới.

1.1.1. Vị trí địa du lịch tỉnh Thái Bình với vai trò như điểm du lịch vệ tinh, cửa

ngõ ra biển Đông của Thủ đô Hà Nội và một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ

vùng duyên hải Đông Bắc: Điều này đã được đánh giá trong Chiến lược phát triển du

lịch việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Với vị trí gần Thủ đô Hà Nội, trên hướng phát triển ra hướng biển Đông, du lịch

Thái Bình giữ vai trò là cửa ngõ phía Đông ra biển, một trong những điểm du lịch vệ

tinh, phát triển du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội - Trung tâm du lịch của cả nước.

Nằm ở tâm dải ven biển Đông Bắc, bên cạnh đó có hệ thống giao thông đường

bộ, đường thủy phát triển, du lịch Thái Bình trở thành một mắt xích quan trọng trong

các chương trình du lịch ven biển Đông Bắc Việt Nam.

Theo tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch của Chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), du lịch Thái Bình nằm

trong Tiểu vùng du lịch Nam sông Hồng trên các tuyến du lịch quốc gia và vùng sau:

- Tuyến du lịch quốc gia theo quốc lộ 10: Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng -

Quảng Ninh;

- Tuyến du lịch ven biển (theo đường ven biển): Thanh Hóa - Ninh Bình – Nam

Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;

- Tuyến Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình với chủ đề

khai thác làng quê đồng bằng sông Hồng.

- Tuyến du lịch đường sông Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định theo

sông Hồng.

- Tuyến du lịch Hà Nội - Thái Bình phục vụ du lịch cuối tuần của thủ đô với vai

trò là cửa ngõ ra biển.

Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch Thái Bình gắn kết với du

lịch các tỉnh trong vùng đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng,

Page 41: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

41

Quảng Ninh, Ninh Bình.

1.1.2. Tiềm năng và khả năng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình khẳng định vai

trò quan trọng trong phát triển du lịch Vùng và cả nước: Thái Bình là vùng đất “địa

linh nhân kiệt”, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng mang tầm quốc gia

như: Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, Chùa Keo, Đền Tiên La, Đền

Đồng Bằng, Đình, đền, bến Tượng A Sào... Toàn tỉnh có 02 di tích quốc gia đặc biệt,

113 di tích quốc gia, 523 di tích cấp tỉnh. Tại các địa phương có trên 400 lễ hội, trong

đó có 6 lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa

phi vật thể quốc gia: Lễ hội đền Trần, lễ hội đền A Sào, lễ hội Tiên La, lễ hội đền

Đồng Bằng, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội Chùa Keo. Đó là nguồn tiềm năng phát

triển du lịch văn hóa tâm linh quý giá mà nhiều địa phương khác không có được.

Không chỉ nổi tiếng về các di tích lịch sử văn hóa, Thái Bình còn là quê hương

của các loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng văn minh lúa nước sông Hồng như

chèo làng Khuốc, múa rối nước Nguyên Xá, Đông Các, múa Giáo cờ giáo quạt làng

Giắng, múa Bát dật xã An Khê, thả diều Sáo Đền..., cùng với rất nhiều làng nghề thủ

công truyền thống như chạm bạc Đồng Xâm, bánh cáy làng Nguyễn, thêu Minh Lãng,

chiếu Hới, dệt Phương La, làng vườn Bách Thuận,…Đó là những tài nguyên du lịch

văn hóa đặc sắc, độc đáo có sức cuốn hút mạnh mẽ khách du lịch tìm đến với Thái

Bình, với cái nôi của nền văn minh lúa nước.

Bên cạnh đó, Thái Bình có trên 53 km bờ biển thuộc khu dự trữ sinh quyển châu

thổ Sông Hồng với nhiều bãi ngang rộng có các cồn nổi như cồn Vành, cồn Đen, rừng

ngập mặn Thụy Trường... còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, là tiềm năng lớn phát triển du

lịch sinh thái biển. Hệ thống giao thông thuỷ, bộ đan xen, thuận lợi; mạng lưới thông

tin liên lạc viễn thông trải rộng; mạng lưới điện phát triển tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời,

Thái Bình cũng là nơi có khí hậu thoáng mát trong lành, cảnh quan thiên nhiên đồng quê

mang bản sắc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái,

tham quan, nghỉ dưỡng.

Thái Bình cũng là quê hương của nhiều đặc sản biển, đặc sản nông nghiệp nổi

tiếng rất hấp dẫn khách du lịch.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và thế mạnh du lịch Thái Bình, Chiến lược và

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển vùng

đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh

01 điểm du lịch quốc gia (Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần) và nhiều khu,

điểm du lịch quan trọng khác mang ý nghĩa vùng, có khả năng thu hút khách du lịch

khắp cả nước.

1.2. Vị trí của du lịch Thái Bình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương

So với nhiều ngành kinh tế khác trong tỉnh, du lịch Thái Bình tuy mới đang ở

Page 42: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

42

thời kỳ đầu phát triển với những kết quả còn khiêm tốn, nhưng dựa vào nguồn tài

nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vốn có, trong những năm qua, các cấp, các ngành,

các doanh nghiệp trong tỉnh đã từng bước chú trọng đến việc đầu tư, khai thác tài

nguyên để tạo ra một số sản phẩm du lịch tiêu biểu như: Du lịch tâm linh, du lịch biển

và hệ sinh thái rừng ngập mặn, du lịch làng nghề... và đạt được những kết quả đáng

khích lệ.

Với sự cố gắng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sự phối hợp, giúp

đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương, lượng khách du lịch đến với Thái Bình

tăng dần qua các năm: Năm 2005 đón được 313.300 lượt khách du lịch, trong đó có

4.100 lượt khách quốc tế; Năm 2010 đón 500.000 lượt khách, trong đó có 5.000 lượt

khách quốc tế; đến năm 2016 đạt 570.000 lượt khách, trong đó có 5.000 lượt khách

quốc tế); Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Thái Bình đạt trung bình khá

cao (1,6 ngày đối với khách du lịch nội địa và 1,4 ngày đối với khách du lịch quốc tế);

Mức chi tiêu bình quân khoảng 1 - 1,2 triệu VNĐ/ngày đêm đối với khách quốc tế và

700 - 800 nghìn đồng /ngày đêm đối với khách nội địa.

Tổng thu xã hội từ du lịch (theo cách tính của Ngành) có mức tăng trưởng bình

quân 12%/năm, năm 2005 đạt 125 tỷ đồng, năm 2010 đạt 194 tỷ đồng, đến năm

2016 đạt 463 tỷ đồng. Doanh thu du lịch thuần túy năm 2005 đạt 85 tỷ đồng, năm

2010 đạt 118 tỷ, năm 2016 đạt 215 tỷ đồng. Hàng năm ngành du lịch đã tạo công ăn

việc làm cho hàng nghìn lao động ở các địa phương trong tỉnh.

Toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp lữ hành và 04 doanh nghiệp kinh doanh vận

chuyển khách du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú những năm gần đây tăng nhanh, đến nay

toàn tỉnh có gần 260 cơ sở lưu trú với gần 3.500 buồng, trong đó có 1 khách sạn xây

dựng theo tiêu chuẩn 4 sao và nhiều khách sạn đạt chuẩn khác góp phần tạo bộ mặt

cảnh quan đô thị và nông thôn.

Sự phát triển của du lịch Thái Bình tuy còn khiêm tốn, nhưng cùng với sự gia

tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch đã có tác động tích cực tới nhiều

lĩnh vực kinh tế - xã hội khác: mở mang phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng

nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động; góp phần

bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của tỉnh. Nội dung văn hóa

trong phát triển du lịch ngày càng được chú trọng và phát huy, góp phần nâng cao

chiều sâu và giá trị của các sản phẩm du lịch.

2. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

2.1. Khách du lịch

Nằm trong bối cảnh chung của Việt Nam, nền kinh tế được khởi sắc, đời sống

vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm

hiểu, văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh nên du lịch Thái Bình cũng được

phát triển khá nhanh.

Thống kê cho thấy, nếu như năm 2005, Thái Bình mới chỉ đón được hơn 213.300

khách thì đến năm 2010 khách đến Thái Bình đạt 500.000 lượt, năm 2015 tăng lên

Page 43: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

43

530.000 lượt (tăng 6%). Diễn biến số lượng khách du lịch đến Thái Bình từ năm 2005,

2010 - 2015 được trình bày ở bẳng sau:

Bảng 1. Diễn biến khách du lịch đến Thái Bình giai đoạn 2005 – 2016

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng khách 213.300 500.000 550.000 525.000 603.000 607.000 530.000 570.000

- Khách quốc tế 4.100 5.000 6.000 8.900 5.300 10.000 6.000 5.000

- Khách nội địa 209.200 495.000 544.000 516.100 597.700 597.000 524.000 565.000

- Khách lưu trú QT 1.864 2.273 2.727 4.045 2.409 4.545 2.727 2.273

- Khách lưu trú NĐ 83.680 198.000 217.600 206.440 239.080 238.800 209.600 226.000

Tổng khách lưu trú 85.544 200.273 220.327 210.485 241.489 243.345 212.327

Tổng tham quan 127.756 299.727 329.673 314.515 361.511 363.655 317.673

- Thời gian lưu

trú TB khách QT

0,6 0,6 1 1,1 0,9 1,3 1,6 1,6

- Thời gian trú TB

khách nội địa

0,8 0,8 0,87 0,65 1,1 1 1,4 1,4

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình; - Viện NCPT Du lịch

Qua số liệu được thống kê ở bảng có thể nhận thấy một số đặc điểm sau:

- Lượng khách từ năm 2005 - 2010 tăng nhanh và đều, đạt tốc độ trung bình

18,5%/năm. Đây là tốc độ khá cao so với mặt bằng chung cả nước. Từ năm 2010 đến nay,

lượng khách tăng ít (1,2%/năm) và tăng, giảm thất thường (đặc biệt là khách quốc tế).

Nguyên nhân theo tình hình chung của du lịch cả nước là do dịch bệnh, thời tiết, căng

thẳng ở biển Đông,v.v…Gần đây, lượng khách đã dần ổn định trở lại.

- Khách du lịch đến Thái Bình chủ yếu là khách nội địa (chiếm 98% tổng số khách);

khách quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%).

- Khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng, năm 2005 đạt gần

30%, từ năm 2010 đến nay đạt hơn 40%.

Khách nội địa đến Thái Bình từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mục đích chủ yếu là

tham quan các di tích lịch sử văn hóa, đi lễ hội Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, Tiên La,

khu Nhà Trần... nghỉ mát, tắm biển ở Cồn Đen, Cồn Vành, khách đi công vụ, buôn bán

cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Gần đây khách du lịch tâm linh tăng nhanh.

Khách quốc tế đến Thái Bình chủ yếu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Philipin, Singapore....Khách quốc tế với mục đích

du lịch thuần thuý chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. Khách từ các thị trường

khác đến với mục đích công vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc theo các

dự án tài trợ và phát triển kinh tế, hoạt động nhân đạo hoặc ngoại giao.

Theo kết quả điều tra của ngành Du lịch Việt Nam thì mức chi tiêu trung bình

hiện nay của khách đến Thái Bình khoảng 1.000.000 đến 1.200.000 VNĐ/1ngày đối

với khách quốc tế và 700.000 - 800.000 VNĐ/1 ngày đối với khách nội địa. Đây là con

Page 44: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

44

số tương đối thấp so với các tỉnh, thành phố du lịch khác ven biển cũng như so với mặt

bằng chung của Vùng đồng bằng sông Hồng (Khách du lịch quốc tế là khoảng

1.500.000 – 1.800.000 đồng và 1.000.000 - 1.200.000 VNĐ/1 ngày đối với khách nội

địa). Nguyên nhân một phần là do các tiện nghi và chất lượng các tiện nghi và dịch vụ

du lịch ở Thái Bình còn thấp, chưa phát triển nên chưa thu hút được đối tượng khách

có khả năng chi trả cao và chưa khuyến khích được mức chi tiêu của du khách. Bên

cạnh đó, các dịch vụ kèm theo còn ít (như vui chơi giải trí, hàng lưu niệm,…).

So sánh kết quả thực hiện với dự báo của Quy hoạch 2002:

- Lượng khách nói chung đạt cao hơn dự báo, trong đó khách nội địa đạt cao hơn

rất nhiều (năm 2005 vượt gần 59% so với dự báo; năm 2010 vượt gần gấp 2 lần. Tuy

nhiên khách quốc tế đạt thấp (năm 2005 chỉ đạt 65% dự báo; năm 2010 chỉ đạt 20%).

- Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình đều đạt thấp hơn dự báo.

Bảng 2. So sánh khách du lịch thực tế với Quy hoạch 2002

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2010

Dự báo QH Thực hiện Dự báo QH Thực hiện

Tổng số khách 134.240 213.300 249.870 500.000

Tăng so với QH cũ (%) 79.060 (59%) 250.130 (100%)

Khách nội địa 127.890 209.200 225.380 495.000

Tăng so với QH cũ (%) 81.310 (64%) 269.620 (120%)

Khách quốc tế 6.350 4.100 24.490 5.000

Giảm so với QH cũ (%) 2.250 (35,43%) 19.490 (80%)

Nguồn: Sở VHTTDL Thái Bình và tính toán của Viện NCPTDL

Sở dĩ có sự chênh lệch trên do các nguyên nhân chính sau:

- Đối với khách quốc tế: Do hạ tầng đi lại còn khó khăn và đặc biệt Thái Bình

chưa có sản phẩm phù hợp, hấp dẫn đối với khách quốc tế; bên cạnh đó thị trường

khách quốc tế còn chịu ảnh hưởng của xu hướng chung như khủng hoảng, chiến tranh,

dịch bệnh,...nên có xu hướng giảm.

- Đối với khách nội địa: Đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng

cao, chế độ nghỉ 2 ngày cuối truần, nghỉ các ngày lễ, tết nhiều hơn nên nhu cầu du lịch

của người dân tăng mạnh. Đặc biệt gần đây, nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh đều có

xu thế tăng đột biến phù hợp với khả năng phát triển của du lịch Thái Bình.

So sánh lượng khách du lịch đến Thái Bình với các tỉnh lân cận trong khu vực

đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đồng Bắc và cả nước cho thấy lượng khách du

lịch đến Thái Bình thời gian qua vẫn đạt thấp. Theo kết quả đánh giá của Ngành, năm

2015, Thái Bình chỉ đứng thứ 10/12 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên

hải Đông Bắc và thứ 46/63 tỉnh, thành cả nước về số lượt khách du lịch.

Nhìn chung, Thái Bình là tỉnh đang ở giai đoạn xuất phát điểm về du lịch thấp,

tiềm năng du lịch và đầu tư vào du lịch còn hạn chế nên lượng khách đến chưa nhiều,

Page 45: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

45

chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

2.2. Tổng thu từ du lịch

Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả

gồm thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và từ các dịch vụ khác v.v... Theo

kết quả tính toán chung của ngành Du lịch Việt Nam, tổng thu ngành du lịch Thái Bình

được phản ảnh ở bảng sau:

Bảng 3. Tổng thu từ du lịch của Thái Bình giai đoạn 2005 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng thu 125 293 298 285 412 397 414 463

Tốc độ tăng TB 18,57% 7,16%

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

- Tính toán của Viện NCPT Du lịch

Kết quả tổng thu từ du lịch phản ánh nguồn thu xã hội từ du lịch. Mức thu này,

phụ thuộc số lượng khách, mức chi tiêu trung bình của một khách trong một ngày, đêm

và thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch. Kết quả này được đánh giá qua điều

tra hằng năm.

Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ: Lưu trú chiếm 32% tổng doanh thu thuần túy;

ăn uống chiếm 41%; vận chuyển lữ hành chiếm 16%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải

trí và dịch vụ khác chiếm 11%. So với nhiều địa phương khác trên cả nước, cơ cấu

nguồn thu đã có chuyển biến tích cực với tỷ trọng mua sắm hàng hóa có chiều hướng

tăng. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt nhiều với tình trạng chung của du lịch Việt Nam

là chủ yếu thu từ ăn uống và lưu trú, thiếu nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Kết quả về cơ cấu nguồn thu trên cho thấy, trong 4 yếu tố cần thiết của hoạt động

du lịch (lưu trú, ẩm thực, giải trí và mua sắm) thì về dịch vụ lưu trú và ẩm thực ở Thái

Bình đạt tương đối tốt, nhưng về dịch vụ giải trí và mua sắm vẫn còn hạn chế (11%).

Đây cũng là nguyên nhân cần phải khắc phục cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

So sánh với dự báo của quy hoạch 2002:

Kết quả tổng thu từ du lịch thực tế năm 2005 đạt cao hơn dự báo, dự báo đạt 102

tỷ đồng, thực tế đạt được 125 tỷ; năm 2010 đạt thấp hơn dự báo, dự báo 295 tỷ, thực tế

đạt được 293 tỷ đồng.

Sở dĩ có sự chênh lệch trên do các nguyên nhân chính sau:

- Giai đoạn trước 2010, số lượng khách du lịch quốc tế chênh lệch không nhiều

so với dự báo, khách nội địa vượt nhiều. Vì vậy, mặc dầu mức chi tiêu và ngày lưu trú

trung bình thấp hơn nhưng kết quả sai lệch không nhiều.

- Giai đoạn 2011 đến nay, do sự chênh lệch quá lớn về lượng khách quốc tế, bên

cạnh đó, các chỉ tiêu về mức chi tiêu, ngày lưu trú đều thấp hơn dự báo nên kết quả đạt

được thấp hơn.

Kết quả trên được xem như là thu nhập xã hội từ du lịch, trên thực tế theo kết

Page 46: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

46

quả báo cáo của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch nguồn thu thường thấp hơn. Năm

2005, đạt 85 tỷ đồng, năm 2010 đạt 118 tỷ đồng, năm 2015 đạt 195 tỷ đồng và năm

2016 đạt 215 tỷ đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch trên do công tác thống kê chưa đầy đủ,

mới chỉ thống kê được tại các cơ sở kinh doanh du lịch mà chưa phản ảnh được mức

thu của toàn xã hội từ các hoạt động du lịch. Chính vì vậy, kết quả này không phản

ảnh được thực chất đóng góp của ngành đối với kinh tế của địa phương. Do đó, quy

hoạch chỉ sử dụng kết quả này để tham khảo trong quá trình đánh giá kết quả đạt được

của ngành du lịch và tính toán dự báo phát triển ngành cho giai đoạn tiếp theo.

Nhìn chung, mức thu của du lịch Thái Bình chưa tương xứng với lượng khách

đến tỉnh, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào

các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và cấp hạng các tiện nghi phục vụ du lịch chưa

cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà

hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển,

chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế, phát triển các đồ

thủ công mỹ nghệ, các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên

chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách (mua sắm là một thú vui của du khách

và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch). Việc phát triển các

tiện nghi ăn uống, bán hàng, đồ lưu niệm, các hoạt động tiêu khiển vui chơi giải trí ở

các điểm tham quan và việc đầu tư nâng cấp các tiện nghi du lịch, các điểm tham quan

sẽ khuyến khích sự chi tiêu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách trong

tương lai và sẽ mang lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch của Thái Bình.

So sánh tổng thu từ du lịch Thái Bình với các tỉnh lân cận trong khu vực đồng

bằng sông Hồng và duyên hải Đồng Bắc và cả nước cho thấy so với mặt bằng chung

trong vùng và cả nước kết quả vẫn đạt thấp. Theo kết quả đánh giá của Ngành, năm

2015, Thái Bình chỉ đứng thứ 10/12 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên

hải Đông Bắc và thứ 49/63 tỉnh, thành cả nước về tổng thu từ khách du lịch.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi

phục vụ ăn uống; các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí; phương tiện vận chuyển và

các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

2.3.1. Cơ sở lưu trú: Để đáp ứng nhu cầu về lượng khách tăng nhanh, ngành du

lịch Thái Bình rất quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú. Năm 2005, toàn

tỉnh mới chỉ có 1.430 buồng lưu trú, nhưng đến năm 2015 có 3.017 buồng (gấp gần 3

lần) và đến hết năm 2016 đã có 260 cơ sở lưu trú với 3.500 buồng, trong đó có 1 khách

sạn xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao (chưa được công nhận), 6 cơ sở đạt 2 sao, còn lại là

cơ sở lưu trú 1 sao và đạt chuẩn.

Các cơ sở lưu trú của Thái Bình phần lớn có qui mô nhỏ, tiện nghi, trang thiết bị

còn đơn giản. Điều này ảnh hướng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch và không đáp

ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Vị trí của các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại thành phố Thái Bình (chiếm hơn

Page 47: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

47

80%), số ít còn lại rải rác tại các thị trấn, các khu du lịch như Cồn Đen, Cồn Vành.

Bảng 4. Hiện trạng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số cơ sở Cơ sở 110 115 140 170 187 187 260

- 2 sao 2 2 3 3 4 4 6

- 1 Sao 1 2 2 3 3 3 4

- Đạt chuẩn 107 111 135 164 180 180 250

Số buồng Buồng 1.430 1.782 1.877 2.020 2.185 2.303 3.017 3.500

- 2 sao 107 107 125 125 143 143 245

- 1 Sao 25 45 45 60 60 60 103

- Đạt chuẩn 1.650 1.725 1.850 2.000 2.100 2.100 3.152

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

Công suất sử dụng buồng của Thái Bình khoảng 50% - 55%, đạt mức trung bình

thấp so với mặt bằng chung của các tỉnh ven biển phía Bắc một phần do ảnh hưởng do

ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, số

lượng hệ thống cơ sở lưu trú Thái Bình thời gian qua phát triển thiếu cân đối xảy ra

tình trạng khủng hoảng thừa. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến

công suất sử dụng buồng trung bình còn thấp.

Trong thời gian tới, số lượng khách du lịch chắc chắn sẽ tăng lên. Ngoài ra, khi

kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao hơn thì yêu cầu về chất lượng các tiện nghi

lưu trú cũng cao hơn. Vì vậy, du lịch Thái Bình ngoài việc cân đối số lượng cơ sở lưu

trú phù hợp nhu cầu theo dự báo, cần nghiên cứu phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp từ

3 đến 5 sao. Bên cạnh đó, việc phân bố cơ sở lưu trú cũng cần được tập trung phát

triển tại các khu du lịch nhiều hơn để giảm bớt số lượng tại trung tâm thành phố.

So với dự báo của quy hoạch 2002, thực tế phát triển cơ sở lưu trú đều đạt cao

hơn. Năm 2005, quy hoạch dự báo 470 buồng, nhưng thức tế đạt 1.430 buồng. Năm

2010, dự báo 1.000 buồng, thực tế đạt 1.649 buồng.

Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy, vì quy hoạch không dự báo được lượng khách

nội địa tăng nhanh và theo đó nhu cầu cơ sở lưu trú cũng tăng theo.

Bảng 5. So sánh hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Thái Bình với Quy hoạch 2002

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010

Dự báo

QH Thực hiện Dự báo QH Thực hiện

Tổng số buồng 470 1.430 1.000 1.649

Tăng so với QH (%) 960 (204,3%) 646 (64,4%)

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

- Tính toán của Viện NCPT du lịch

2.3.2. Các tiện nghi ăn uống: Tiện nghi ăn uống cũng rất phong phú đa dạng về

loại hình và cấp hạng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các loại thị trường khách

khác nhau. Các tiện nghi ăn uống bao gồm các loại nhà hàng, quán ăn nhẹ, quán ăn nhanh,

Page 48: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

48

các loại Bar, Coffee-shop....

Hiện nay các tiện nghi ăn uống của Thái Bình cũng tương đối đa dạng tuy nhiên

hầu hết có qui mô nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đối tượng khách đến Thái

Bình chủ yếu là khách nội địa, tỷ trọng khách đi với mục đích tham quan lễ hội đông,

đặc biệt là khách đến từ các địa phương lân cận có nhu cầu không cao nên hệ thống

nhà hàng chuyên doanh và các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn và ở các điểm

tham quan chưa phát triển, chủ yếu là các quán ăn bình dân phục vụ khách nội địa với

các món ăn địa phương, giá cả thấp và chất lượng vệ sinh cũng như trình độ phục vụ

của nhân viên chưa được chú trọng

2.3.3. Các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí: Các tiện nghi thể thao và vui

chơi giải trí của Thái Bình nhìn chung chưa phát triển. Hiện tại, tỉnh mới chỉ có khu

công viên nước và các công trình thể thao dưới nước (Thái Bình Waterpark) được đưa

vào sử dụng tại thành phố Thái Bình; một số phòng massage ở một vài khách sạn và

chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ

ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du khách hầu như chưa phát triển. Gần

đây, khu du lịch sinh thái Cồn Đen đã đầu tư xây dựng một số khu vui chơi giải trí,

khu tham quan nhưng mới ở mức độ còn khiêm tốn.Việc phát triển các điểm tham

quan, khu vui chơi giải trí sẽ làm phong phú thêm các hoạt động và khuyến khích mức

chi tiêu của du khách.

2.3.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Hiện nay các phương tiện đường

bộ trong cả nước rất phát triển, đặc biệt hệ thống xe taxi ngày càng mở rộng đáp ứng

sự đi lại của nhân dân. Vì vậy khách đến Thái Bình chủ yếu bằng ô tô, taxi, hoặc xe

chạy đường dài giữa các tỉnh. Ngành du lịch tỉnh chưa có hệ thống tàu thuyền du lịch

riêng. Các xe chạy đường dài và tàu thuỷ đường sông thường hay kết hợp chở khách

và hàng hoá của người đi buôn, vì vậy điều kiện vệ sinh không đảm bảo, lái xe chưa

chú ý đến sự an toàn và thoải mái của khách.

2.4. Lao động ngành Du lịch

Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao

động trực tiếp trong du lịch bao gồm lao động trong các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,

trong các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở vui chơi giải trí...Lao động gián tiếp trong ngoài

xã hội là lực lượng cộng đồng dân cư phục vụ du lịch theo mùa vụ.

Theo số liệu thống kê của ngành Du lịch Thái Bình, cùng với sự gia tăng của hệ

thống cơ sở lưu trú, nhà hàng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch thời gian qua

đã tăng lên đáng kể. Năm 2005, lao động trực tiếp mới có 864 người, 2010 tăng lên đạt

1.389 người và năm 2015 đạt 2.786 người. Năm 2016 tổng số lao động trực tiếp trong

du lịch là 3.148 người. Đến nay, ngành du lịch Thái Bình chưa đánh giá được đầy đủ

lực lượng lao động du lịch gián tiếp ngoài xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong tổng số lao động năm 2015, lao động có trình độ đại học và trên đại học là

286 người chiếm khoảng 10%; cao đẳng là 725 người chiếm 26%, đã qua đào tạo

trung cấp và sơ cấp là 416 người chiếm 15%. Trong số lao động đã qua đào tạo trên

nhiều người chưa được đào tạo đúng các chuyên ngành du lịch mà chủ yếu được đào

Page 49: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

49

tạo từ các chuyên ngành khác như kinh tế, tài chính, ngân hàng và ngoại ngữ. Nhìn

chung, chất lượng lao động du lịch phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

du lịch.

Bảng 6. Hiện trạng lao động du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2016

Đơn vị tính: Người

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số lao động 864 1.389 1.596 1.835 2.109 2.424 2.786 3.148

Phân theo cấp đào tạo

ĐH và trên đại học 86 143 164 188 216 249 286 423

Cao đẳng 363 361 415 477 549 631 725 819

Trung cấp, sơ cấp 225 207 238 274 315 362 416 470

Chưa qua đào tạo 190 677 779 895 1.029 1.182 1.359 1.536

Phân theo nghiệp vụ

Quản lý Nhà nước 13 25 29 33 38 44 50 57

Khách sạn, nhà nghỉ 467 194 223 257 295 339 390 441

Hướng dẫn, thuyết minh 7 15 17 20 23 26 30 34

Nghiệp vụ khác 378 1.154 1.327 1.525 1.753 2.015 2.316 2.617

Ghi chú: Số liệu ở bảng không thống kê số lao động gián tiếp ngoài xã hội

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

- Tổng cục Du lịch (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSHvà DHĐB)

Do sự tăng nhanh hệ thống cơ sở lưu trú nên số lượng lao động trên thực tế cũng

cao hơn so với dự báo của quy hoạch.

3. Thị trường và sản phẩm du lịch

3.1.Thị trường khách du lịch

Thị trường khách du lịch Thái Bình trong năm qua chủ yếu là khách du lịch nội

địa, đến từ Trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và từ các địa phương

xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ...Trong khi đó, khách du

lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến, khách nước ngoài, khách từ các địa phương khác rất

ít. Vì vậy, trong tương lai cần có sự phát triển đồng bộ về sản phẩm du lịch, cơ sở vật

chất và xúc tiến quảng cáo để thu hút khách du lịch từ các thị trường xa hơn.

Qua nghiên cứu thị trường chính về khách du lịch đến Thái Bình, có thể nhận

thấy về thành phần, tâm lý và sở thích có những đặc điểm sau:

- Đối tượng là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên thích du lịch sinh thái, du

lịch biển, tham quan các danh lam thắng cảnh độc đáo, sự tích hấp dẫn tình yêu lãng

mạn thuỷ chung, thích thể dục thể thao, vui chơi giải trí, mạo hiểm....

- Đối tượng là cán bộ, công nhân viên đi nghỉ dưỡng cuối tuần, thăm viếng đền

chùa, thích cảnh quan đồng quê không khí trong lành, thoáng đãng, thanh bình, thuận

tiện đi lại và dịch vụ tốt, hấp dẫn...

Page 50: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

50

- Đối tượng là nhân dân thích tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội tín

ngưỡng, thăm viếng đền chùa, mua sắm các sản phẩm độc đáo của địa phương làm quà

tặng người thân,...Đây là thị trường chiếm số đông.

- Đối tượng là du khách nước ngoài thích du lịch sinh thái, cảnh quan, tham quan

các di tích lịch sử, kiến trúc, văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống, các món

ăn đặc sản, hàng lưu niệm mang sắc thái địa phương khác lạ...

Với những đặc điểm trên của thị trường khách du lịch và xu hướng phát triển thị

trường đối với ngành du lịch Thái Bình, nếu có chiến lược phù hợp hoàn toàn có điều

kiện để tổ chức và đáp ứng một cách tốt nhất.

3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng

ven biển. Khách du lịch có thể đến thăm các cồn đảo ven biển - nơi dừng chân của các

loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn hoặc đi thăm vùng quê -

nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hóa được xếp hạng như Chùa

Keo, khu lăng mộ và đền thờ các vua Trần, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, khu lưu

niệm Bác Hồ, nhà lưu niệm Lê Quý Đôn...

Dựa trên đặc điểm của tài nguyên du lịch, thời gian qua, sản phẩm du lịch Thái

Bình đanh từng bước được hình thành và dần khẳng định được thương hiệu. Các sản

phẩm du lịch tiêu biểu của du lịch Thái Bình như:

- Du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa, nghiên cứu, giáo dục, tri ân,…gắn với hệ

thống các di tích lịch sử-văn hóa, các điểm danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền

thống…trong đó nổi bật có Chùa Keo, Khu lăng mộ các vua Trần, di tích nhà Trần.

làng chèo Nguyên Xá, bảo tàng Thái Bình,…

- Du lịch văn hóa tâm linh gắn với các đền, đình, chùa và di tích lịch sử - văn

hóa: Chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, Khu di tích A Sào.

- Du lịch biển và sinh thái biển gắn với các bãi biển Cồn Vành, cồn Đen, Thụy

Trường, Đồng Châu khai thác thế mạnh về biển và hệ sinh thái của Khu dự trữ sinh

quyển Châu thổ sông Hồng,…

- Du lịch cuối tuần.

Trong đó, du lịch tâm linh thời gian qua đã thu hút mạnh khách du lịch nội địa.

Đây có thể được xem là dòng sản phẩm duy trì phát triển cho giai đoạn sau.

Thời gian gần đây bắt đầu có xu hướng phát triển các sản phẩm du lịch mới như:

du lịch cộng đồng trải nghiệm tại các làng nghề ở các làng quê nông thôn, làng nghề

truyền thống như làng chạm bạc Đồng Xâm, làng vườn Bách Thuận,…du lịch MICE

(tại thành phố Thái Bình).

Đi đôi với các sản phẩm du lịch ngành Du lịch cũng chú trọng phát triển các sản

phẩm hàng hóa lưu niệm tại các làng nghề (như chạm bạc Đồng Xâm, đũi Nam Cao,

thêu Minh Lãng,…) và các đặc sản ẩm thực gắn với văn minh lúa nước và văn hóa

biển (Canh cá, gỏi nhệch, bánh cáy, cốm xanh, bánh gai…) làm phong phú thêm sản

phẩm, du lịch và góp phần thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, so với tiềm năng, sản

Page 51: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

51

phẩm du lịch Thái Bình còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn, chưa tương

xứng với tiềm năng. Ngoài ra, Thái Bình còn thiếu các khu vui chơi giải trí, thể dục

thể thao, dịch vụ đi kèm vì vậy không giữ được khách lưu lại dài ngày.

4. Tổ chức không gian du lịch

4.1. Phân vùng lãnh thổ du lịch

Trên cơ sở phân bố hệ thống tài nguyên du lịch, cũng như định hướng của Quy

hoạch 2002, du lịch Thái Bình cũng đã hình thành 3 cụm chính:

- Cụm thành phố Thái Bình và phụ cận: Phát triển du lịch sự kiện, văn hóa và

giữ vai trò trung tâm du lịch toàn tỉnh;

- Cụm Đồng Châu - Cồn Vành (chủ yếu tập trung tại khu vực cồn Vành): Phát

triển du lịch biển, du lịch vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần.

- Cụm Diêm Điền – Cồn Đen và phụ cận (chủ yếu tập trung ở Cồn Đen): Phát

triển du lịch biển, du lịch vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần.

- Cụm Hưng Hà và phụ cận: Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu.

Việc phát triển du lịch theo cụm trên cơ sở các điểm tài nguyên gần nhau, hỗ trợ

nhau về sản phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở Thái Bình với hệ thống hạ

tầng ngày càng phát triển, bên cạnh đó, diện tích tự nhiên hẹp nên việc phân các cụm

du lịch không còn thực sự có ý nghĩa.

4.2. Hệ thống các tuyến, điểm du lịch

Hệ thống các khu du lịch hầu như chưa được hình thành theo quy hoạch năm

2002. Các điểm du lịch chủ yếu là các điểm tham quan di tích dựa trên sự phân bố của

hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh.

Một số điểm du lịch được Quy hoạch 2002 định hướng phát triển mang đặc

trưng du lịch Thái Bình như làng vườn Bách Thuận, tham quan chèo làng Khuốc, múa

rối nước làng Nguyên Xá,...tuy nhiên, do công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, do

quảng bá hình ảnh,v.v...còn hạn chế nên thực tế phát triển còn kém, chưa mang lại dấu

ấn cho khách du lịch.

Đối với các điểm du lịch biển, hiện nay, trên thực tế đã hình thành 2 khu du lịch

sinh thái Cồn Vành (huyện Tiền Hải) và Cồn Đen (huyện Thái Thụy). Tuy nhiên, các

khu du lịch hầu như chỉ mới dừng lại ở giai đoạn quy hoạch, công tác đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng du lịch chỉ mới bắt đầu ở Cồn Đen. Tại Cồn Vành, các hoạt động du lịch

gần như tự phát, khai thác trên tài nguyên sẵn có, nên hiệu quả chưa cao và có những

ảnh hưởng nhất định đến môi trường cảnh quan. Tại các điểm du lịch, hầu hết chỉ diễn

ra các hoạt động tham quan, lễ hội, tâm linh. Tại đây, công tác đầu tư đã được chú

trọng đối với việc tôn tạo di tích, cảnh quan, nhưng để hình thành điểm du lịch với hệ

thống dịch vụ đồng bộ hầu như chưa có. Do đó, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch

tại các điểm tham quan còn thấp.

Có thể nhận thấy, việc quy hoạch các khu, điểm du lịch chưa rõ ràng, còn dàn

trải, thiếu định hình khu, điểm du lịch mang tính đặc trưng, điểm nhấn cho Thái Bình.

Page 52: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

52

Bên cạnh đó, công tác quy hoạc cụ thể, đầu tư cho các khu điểm du lịch còn hạn chế,

vì vậy hệ thống các khu, điểm du lịch hầu như chưa phát huy được vai trò đối với phát

triển ngành.

Các tuyến du lịch được hình thành dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, chủ

yếu từ thành phố Thái Bình đến các điểm tham quan. Sự liên kết các không gian du

lịch đã góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch trong thời gian qua.

Tuy nhiên, do hệ thống đường tỉnh và đường huyện còn kém nên việc tổ chức

các tuyến du lịch còn hạn chế.

Sông Trà Lý là tiềm năng phát triển du lịch đường sông nhưng hiện tại chưa phát

triển được tuyến du lịch hấp dẫn này.

4.3. Hiện trạng quỹ đất dành cho phát triển du lịch

Theo Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính

phủ về Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu (2011 - 2015) thì quỹ đất dành cho khu du lịch đến năm 2020 là 2.890 ha;

kế hoạch sử dụng đất năm 2015 khoảng 1.020 ha. Quỹ đất này bao gồm các khu, điểm

du lịch như cồn Vành, cồn Đen, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như khách sạn,

nhà hàng, khu vui chơi giải trí,...

Trên thực tế quỹ đất dành phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch còn nhỏ hơn. Vì

vậy, theo nhu cầu phát triển du lịch, quỹ đất trên chưa đáp ứng.

5. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch được đánh giá bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu

tư trong nước để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Do nguồn lực còn hạn chế, công tác đầu tư du lịch Thái Bình chưa đáp ứng được với

nhu cầu phát triển.

5.1. Đầu tư nước ngoài

Đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa có dự án đầu tư trực tiếp của nước

ngoài vào lĩnh vực du lịch, đây cũng là tình trạng chung của một số tỉnh lân cận trong

điều kiện môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Nguyên nhân chủ yếu là các điểm

du lịch văn hóa chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, còn các điểm du lịch

sinh thái tự nhiên của tỉnh Thái Bình, trong đó có biển chưa thực sự nổi bật và hấp dẫn

khách du lịch. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông tới

các điểm du lịch còn yếu, chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách chưa đảm bảo.

5.2. Đầu tư trong nước

Đầu tư trong nước trong lĩnh vực du lịch ở Thái Bình có thể được chia thành 2

giai đoạn trước và sau năm 2010.

Giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch (trước năm 2010), công tác đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng du lịch được chú trọng, cụ thể là:

- Xây dựng và hoàn thành 5 km đường du lịch tại khu du lịch văn hoá lịch sử

Page 53: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

53

lăng mộ các Vua Trần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.

- Hoàn thành đoạn đường từ ngã tư Đông Minh huyện Tiền Hải ra đê PAM.

- Cứng hoá mặt đê PAM dài 2km trung tâm xã Đông Minh, huyện Tiền Hải.

- Hoàn thành đường ra bãi cát cồn Vành dài trên 5km (đường Quốc phòng).

- Đường ra bãi cát cồn Đen dài 1,5 km, dự kiến hoàn thành năm 2012.

- Đường vào làng vườn Bách Thuận và khu lưu niệm Bác Hồ đều ở huyện Vũ

Thư; đền Đồng Bằng, huyện Quỳnh Phụ; đền Đồng Xâm huyện Kiến Xương; đền Bà

huyện Tiền Hải đều được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch.

Những kết quả đầu tư về hạ tầng trên đã tạo tiền đề cho công tác đầu tư phát

triển sản phẩm du lịch và đem lại hiệu quả nhất định.

Sau năm 2010, công tác đầu tư phát triển du lịch đã được sự quan tâm tâm từ các

doanh nghiệp, đầu tư từ tư nhân. Một số khu du lịch như khu du lịch cồn Đen, các

khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,…bước đầu đã hình thành được một số sản

phẩm du lịch, tạo ấn tượng cho khách du lịch đến Thái Bình.

Đặc biệt, công tác đầu tư trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử - văn hóa phục

vụ phát triển du lịch rất được tỉnh quan tâm. Điển hình có khu di tích vua Trần (Đền

Trần); di tích A Sào, bến Tượng; di tích đền Đồng Bằng; Khu lưu niệm Nguyễn Công

Trứ; Khu lưu niệm Lê Quý Đôn,…Việc đầu tư trên tuy không phải từ nguồn vốn trực

tiếp đầu tư phát triển du lịch nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tài nguyên

phục vụ du lịch.

Quy hoạch 2002 đề xuất 13 dự án, trong đó có 1 dự án phát triển nguồn nhân

lực, 3 dự án phát triển làng nghề (Đồng Xâm, Làng Chèo Nguyễn và Khuốc, làng thêu

Minh Lãng), 1 dự án phát triển tài nguyên (tôn tạo di tích đền Tiên La), 1 dự án phát

triển điểm dừng chân (Cầu Tư), còn lại 7 dự án phát triển khu, điểm và sản phẩm du

lịch với tổng nhu cầu đầu tư khoảng 286 triệu USD (tương đương 6.300 tỷ đồng).

Mặc dù, căn cứ nội dung quy hoạch, tỉnh đã có nhiều hoạt động xúc tiến kêu gọi

đầu tư nhưng môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên thực tế công

tác đầu tư không theo đúng quy hoạch, một phần do nguồn vốn quá nhỏ so với nhu

cầu, một phần do định hướng quy hoạch không phù hợp, thiếu tính khả thi. Đây là bài

học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển sắp tới.

6. Quản lý nhà nước về du lịch

6.1. Tổ chức bộ máy

Thời gian qua, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch có những thay đổi, có tác

động đến hiệu lực về công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Trước năm 2008, Sở Thương mại và Du lịch là cơ quan tham mưu cho Ủy ban

nhân dân tỉnh về công tác quản lý phát triển du lịch toàn tỉnh.

Quản lý phát triển ngành du lịch từng địa phương trong tỉnh thuộc UBND các

huyện, thành phố nhưng không có cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch.

Page 54: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

54

Từ năm 2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu cho Ủy

ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý phát triển ngành trên phạm vi toàn tỉnh. Cơ chế

quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để Du lịch

phát triển đồng bộ với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và phát triển thể dục,

thể thao trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý của ngành

tạo nên sự hẫng hụt nhất định cả về bề dày quản lý và lực lượng cán bộ quản lý không

được duy trì phát triển.

Ở cấp độ địa bàn huyện, không có tổ chức chuyên trách quản lý du lịch, vì vậy

phòng Văn hóa thông tin huyện không đủ năng lực tham mưu quản lý phát triển du

lịch trên phạm vi địa bàn.

Bên cạnh đó, để thống nhất chỉ đạo phát triển du lịch, tỉnh Thái Bình đã thành

lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh với thành phần tham gia của các ngành liên

quan do Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban.

6.2. Thực hiện công tác quản lý

Công tác quản lý nhà nước về du lịch Thái Bình thời gian qua đã thực hiện theo

những nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:

6.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát

triển du lịch: Công tác quy hoạch, kế hoạch đã được ngành quan tâm và triển khai thực

hiện tốt. Trong đó điển hình là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, được UBND tỉnh phê duyệt năm 2002; Quy

hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012

– 2020 vào tháng 1/2013.

- Tổ chức nghiên cứu triển khai Luật du lịch, các văn bản hướng dẫn hoạt động

kinh doanh du lịch tới cán bộ, công nhân viên chức và doanh nghiệp tham gia hoạt

động du lịch trong toàn tỉnh.

- Xây dựng Quy hoạch các khu du lịch sinh thái cồn Vành (huyện Tiền Hải) với

quy mô 1.700 ha; khu du lịch sinh thái cồn Đen (huyện Thái Thụy) với quy mô 1.150

ha, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái - văn hoá thành phố Thái Bình và nhiều điểm

tham quan khác;

- Tổ chức quản lý, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh

tiến độ thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo các giai đoạn .

6.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch: Ngành

Du lịch Thái Bình đã phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh

tuyên truyền, tập huấn về Luật du lịch, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn,…với

nhiều hình thức khác nhau góp phần làm cho toàn dân hiểu biết về ngành và thực hiện

đúng các quy định trong kinh doanh phát triển du lịch.

6.2.3. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch: Hệ thống tài nguyên du

lịch, đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đã được ngành Du lịch điều tra, đánh

giá phục vụ công tác quy hoạch và định hướng phát triển ngành. Trên cơ sở đó, các

Page 55: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

55

ngành liên quan đã đầu tư trùng tu, tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch. Điển hình

như Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần, di tích Đình - Đền - Bến tượng A Sào,

Nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, Khu lưu niệm Nguyễn Đức

Cảnh,v.v…góp phần làm giàu thêm tài nguyên du lịch cho tỉnh.

6.2.4. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch: Thực hiện

Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản của Tổng cục Du lịch về

cấp đổi, cấp mới thẻ hướng dẫn du lịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch triển khai thực hiện. Việc thẩm định hồ sơ và cấp thẻ hướng dẫn viên du

lịch theo Luật được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ, định kỳ hàng năm.

6.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về du lịch: Hàng năm UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước

đây là Sở Thương mại và du lịch) chủ động phối hợp với Công an tỉnh, các Sở, ngành

liên quan trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về công tác bảo đảm trật tự

xã hội, vệ sinh môi trường tại các khu điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, kiểm tra việc

niêm yết giá, bán đúng giá đối với các dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch (khách

sạn, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng…). Trung bình mỗi năm tổ chức được 4 - 5 cuộc

thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn.

Ngoài ra, công tác quản lý còn được thể hiện ở các nội dung như:

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu,

ứng dụng khoa học và công nghệ;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở

trong nước và nước ngoài. Phối hợp của các Sở, ban, ngành trong việc quản lý nhà

nước về du lịch.

7. Xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực

7.1. Xúc tiến quảng bá

Năm 2010, Trung tâm xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch được thành lập, thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh

có bước phát triển nhất định. Trung tâm đã tích cực triển khai nhiệm vụ quảng bá du

lịch thông qua việc tham gia các hội chợ, liên hoan du lịch trong nước, tổ chức các

tuần lễ du lịch, biên tập các ấn phẩm, xây dựng phóng sự phát trên các phương tiện

thông tin đại chúng; xây dựng Website du lịch Thái Bình – thaibinhtourism.com nhằm

giới thiệu với các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch, sản

phẩm du lịch của Thái Bình.

Các ấn phẩm về du lịch Thái Bình đã được phát hành với những nội dung và

hình thức phong phú, đa dạng như: tập gấp du lịch Thái Bình, tờ gấp làng nghề chạm

bạc Đồng Xâm, tờ gấp Khu du lịch sinh thái Cồn Đen, tờ gấp chùa Keo, khu di tích

đền thờ và lăng mộ các vua Trần, đền A Sào…Việc phối hợp với các cơ quan báo, đài

của Trung ương và địa phương đưa tin quảng bá về du lịch Thái Bình đã được chú

trọng đầu tư, các bài viết cùng những hình ảnh, phóng sự tuyên truyền, giới thiệu về

tiềm năng du lịch, vùng đất, con người Thái Bình được đăng tải trên các phương tiện

Page 56: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

56

thông tin đại chúng. Thông qua các cuộc khảo sát liên kết vùng, điểm đến du lịch Thái

Bình do Tổng cục Du lịch, các tỉnh thành phối kết hợp tổ chức đã để lại những ấn

tượng tốt đẹp trong lòng du khách, đưa hình ảnh du lịch Thái Bình đến gần hơn với

bạn bè trong và ngoài nước. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Thái Bình thông qua

việc tham dự các hội chợ, triển lãm về du lịch cũng được chú trọng và bước đầu đạt

được kết quả nhất định. Năm 2015, Thái Bình tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch

như: Triển lãm Du lịch - Lữ hành Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2015; Liên hoan

Văn hóa, Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội 2015; Hội chợ Thương mại Quốc tế

Việt - Trung (Lạng Sơn 2015). Tại các hội chợ, triển lãm đã trưng bày các ấn phẩm, tài

liệu du lịch (tờ rơi, tập gấp du lịch Thái Bình…), các sản phẩm đặc trưng của tỉnh (ổi

Bo, bánh cáy) nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất,

con người Thái Bình. Đây cũng là cơ hội để Thái Bình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm

quảng bá, xúc tiến du lịch với các tỉnh bạn.

7.2. Phát triển nguồn nhân lực

Trong giai đoạn đầu, đội ngũ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát

triển du lịch về quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng. Những nguyên nhân và yếu

tố tác động đến chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành du lịch Thái Bình là:

- Ngành du lịch Thái Bình mặc dù có sự tăng trưởng nhanh nhưng quy mô còn

nhỏ bé, môi trường du lịch không thật sự sôi động dẫn đến nhu cầu về số lượng và chất

lượng của đội ngũ lao động không cao.

- Vượt qua thời kỳ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, phần lớn lực lượng

lao động của ngành du lịch Thái Bình rơi vào tình trạng hụt hẫng, không đáp ứng được

yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Lực lượng lao động trẻ được bổ sung chưa cân đối giữa các ngành nghề và kiến

thức được đào tạo; kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học

chưa đáp ứng đực yêu cầu phát triển. Trong khi đó số lao động cũ và lao động chuyển

từ các ngành khác sang còn đông, yếu về nghiệp vụ, không có ngoại ngữ, nhưng chưa

đến tuổi nghỉ chế độ đã trở thành một khó khăn lớn trong việc sắp xếp lại để tăng

cường chất lượng đội ngũ lao động trong ngành.

- Sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực hàng loạt doanh nghiệp, đơn vị tư nhân

mở ra kinh doanh các dịch vụ du lịch (chủ yếu là kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng

ăn uống) nhưng để giảm bớt chi phí nhân công các đơn vị này đã tận dụng lao động dư

thừa trong gia đình, hoặc thuê lao động chưa qua đào tạo do đó trình độ quản lý, kỹ

năng giao tiếp, khả năng nghiệp vụ chuyên sâu, ngoại ngữ, tin học đều rất yếu.

- Mặc dù những năm gần đây thu nhập của người lao động trong các doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở Thái Bình đã được tăng lên đáng kể nhưng so

với thu nhập của người lao động ở các lĩnh vực khác và so với các thành phố lớn thì

vẫn còn một khoảng cách khá xa. Điều này đã cản trở việc thu hút người lao động

được đào tạo cơ bản về làm việc trong các doanh nghiệp du lịch Thái Bình. Mặt khác

Thái Bình lại chưa có một chính sách hấp dẫn đủ sức thu hút những cán bộ có trình độ

Page 57: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

57

năng lực cao về làm việc tại Thái Bình nhất là trong lĩnh vực du lịch.

- Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động chưa được các doanh nghiêp

thực sự quan tâm, một phần do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về chất

lượng của đội ngũ lao động là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng các dịch

vụ du lịch, mặt khác do khả năng tài chính hạn hẹp đã hạn chế các doanh nghiệp tổ

chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động của mình.

- Ở Thái Bình lại chưa có trường đào tạo chuyên về du lịch, các trường đào tạo

khác như trường Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cơ sở Thái Bình, Đại học Thái

Bình, trường dạy nghề chưa tổ chức các khoa đào tạo nghiệp vụ du lịch do đó đã

không thu hút con em người Thái Bình đăng ký học để làm việc trong ngành du lịch.

Nhận thức được thực trạng như vậy, trong thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Thái Bình cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành

du lịch qua các khoá học nghiệp vụ ngắn hạn, tranh thủ các khóa học về du lịch từ các

tổ chức nước ngoài.

Tổ chức lớp học phổ biến và nâng cao kiến thức về văn hoá du lịch đối với chủ

các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, phòng Văn hóa

và thông tin các huyện, thành phố nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật

một cách nghiêm túc.

Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần dần được nâng cao,

nhận thức về du lịch của cộng đồng đầy đủ hơn.

8. Các công tác khác

8.1. Công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.

Công tác quy hoạch du lịch được chú trọng đi trước một bước: Năm 2009,

UBND tỉnh xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái cồn Vành huyện Tiền Hải với

quy mô 1.700 ha; năm 2010 tiếp tục xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái cồn Đen

huyện Thái Thụy với quy mô 1.150 ha; năm 2013 phê duyệt quy hoạch phát triển sự

nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 – 2020. Đến nay,

cơ bản các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh cũng đã được quy hoạch theo định hướng

gắn liền với phát triển du lịch.

8.2. Ứng dụng KHCN trong hoạt động du lịch

Hòa chung trong trào lưu đưa khoa học - công nghệ thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh,

ngành Du lịch cũng đã tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động của

ngành như công tác quản lý, công tác nghiên cứu, hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý

được ứng dụng để đánh giá tài nguyên, quy hoạch. Công tác nghiên cứu được thể hiện

trong các đề tài nghiên cứu ứng dụng để xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm

tăng cường công tác quản lý, thu hút các nguồn vốn đầu tư thúc đẩy du lịch Thái

Bình,…; Đặc biệt, ứng dụng khoa học và công nghệ được thể hiện rõ trong công tác xúc

tiến quảng bá, trong các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, do nguồn lực còn

hạn chế, đội ngũ cán bộ khoa học còn ít nên việc ứng dụng khoa học và công nghệ

Page 58: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

58

trong hoạt động du lịch Thái Bình còn khiêm tốn và chưa đem lại hiệu quả cao.

8.3. Hợp tác liên kết phát triển du lịch

Xác định được vị trí quan trọng về du lịch trong vùng và vai trò của liên kết

trong phát triển du lịch, trong những năm qua, du lịch Thái Bình đã tăng cường công

tác phối hợp, liên kết vùng để tạo ra những bước chuyển đáng kể trong hoạt động xúc

tiến du lịch. Tháng 6/2015, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái

Bình, cùng sự phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố trong

tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Du lịch đã tổ chức thành công Tọa đàm “Điểm đến du lịch

Thái Bình - Cồn Đen 2015”. Tại tọa đàm, đại diện 15 tỉnh thành và hơn 20 doanh

nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đã ký kết vào văn bản hợp tác phát triển du lịch, để

tăng cường sự hợp tác quảng bá xúc tiến phát triển du lịch giữa các tỉnh, nâng cao hiệu

quả trong hoạt động kết nối tour liên vùng, liên tỉnh; trao đổi kinh nghiệm trong quản

lý du lịch, hỗ trợ thông tin giữa các Trung tâm Xúc tiến Du lịch trong vùng. Trang

thông tin điện tử: thaibinhtourism.com.vn đã liên kết với hơn 20 tỉnh thành trên khắp

cả nước và một số công ty lữ hành lớn trên địa bàn Thái Bình.

9. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch và kết quả thực hiện Quy

hoạch năm 2002

9.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Du lịch Thái Bình tuy mới đang ở thời kỳ đầu phát triển nhưng đã có những

đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành Du lịch ngày

càng khẳng định vị trí và vai trò của mình, nhận thức về du lịch của các cấp các ngành

và cộng động ngày càng được nâng cao.

Các chỉ tiêu cơ bản đều tăng với tốc độ khá nhanh. Lượng khách du lịch đến với

Thái Bình tăng dần qua các năm (Năm 2005 đón được 313.300 lượt khách du lịch,

trong đó có 4.100 lượt khách quốc tế; Năm 2010 đón 500.000 lượt khách, trong đó có

5.000 lượt khách quốc tế; đến năm 2016 đạt 570.000 lượt khách, trong đó có 5.000

lượt khách quốc tế); Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Thái Bình đạt trung

bình khá cao (1,6 ngày đối với khách du lịch nội địa và 1,4 ngày đối với khách du lịch

quốc tế); Mức chi tiêu bình quân khoảng 1 - 1,2 triệu VNĐ/ngày đêm đối với khách

quốc tế và 700 - 800 nghìn đồng /ngày đêm đối với khách nội địa. Đây là mức chỉ tiêu

khá cao so với mặt bằng chung cả nước; Thu nhập từ du lịch có mức tăng trưởng bình

quân 12%/năm, đạt mức tăng trưởng khá so với cả nước (Tổng thu xã hội từ du lịch

năm 2005 đạt 125 tỷ đồng, năm 2010 đạt 194 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 463 tỷ

đồng. Doanh thu du lịch thuần túy năm 2005 đạt 85 tỷ đồng, năm 2010 đạt 118 tỷ,

năm 2016 đạt 215 tỷ đồng). Hàng năm ngành du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hàng

nghìn lao động ở các địa phương trong tỉnh.

Thị trường khách du lịch đã dần được mở rộng, đặc biệt đối với thị trường khách

nội địa; sản phẩm du lịch đang từng bước được hình thành và khẳng định giá trị về

chất lượng và ngày càng hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt các sản phẩm khai thác các

giá trị văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng như du lịch tâm linh... Đã có một

số doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh đón hàng trăm lượt khách trong nước và quốc tế về

Page 59: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

59

Thái Bình theo mô hình du lịch cộng đồng và nhận được sự phản hồi tích cực.

Hệ thống doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng lớn

mạnh. Hiện toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp lữ hành và 04 doanh nghiệp kinh doanh vận

chuyển khách du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú tăng nhanh (đến hết năm 2016 toàn tỉnh

có 260 cơ sở lưu trú với tổng số 3.500 buồng, trong đó có 01 khách sạn xây dựng theo

tiêu chuẩn 4 sao, 06 khách sạn 2 sao, 01 khách sạn 1 sao) góp phần làm giàu cơ sở vật

chất cho tỉnh.

Công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch cũng có bước phát triển nhất

định, đã có những cố gắng triển khai các nhiệm vụ quảng bá du lịch của tỉnh thông qua

việc tham gia các hội chợ, liên hoan du lịch trong nước, tổ chức các tuần lễ du lịch,

biên tập các ấn phẩm, xây dựng phim phóng sự phát trên các phương tiện thông tin đại

chúng nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư và khách du lịch về tiềm năng du lịch, sản

phẩm du lịch của Thái Bình.

Sự phát triển của du lịch cũng góp phần mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch

vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao

động; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của tỉnh.

Nội dung văn hóa trong phát triển du lịch ngày càng được chú trọng và phát huy, góp

phần nâng cao chiều sâu và giá trị của các sản phẩm du lịch.

Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân khách quan:

- Kinh tế trong nước phát triển tạo nên nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du

lịch cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng.

- Xu thế phát triển chung về du lịch thế giới và trong nước trong những năm đầu

thế kỷ XXI đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Thái Bình có những cơ hội mới.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Ngành Du lịch được sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành ở Trung ương, sự

lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;

sự đồng thuận của cộng đồng dân cư.

- Tỉnh đã sớm xác định được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tập trung tạo

mọi điều kiện thuận lợi và chỉ đạo quyết liệt để du lịch đạt được mục tiêu đề ra.

- Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch và đã thu hút được nhiều thành phần kinh

tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt các nhà đầu tư trong và ngoài nước

đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Thái Bình.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt

quan trọng: quy hoạch, kế hoạch; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành;

công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác phát triển nguồn nhân lực.

- Bước đầu đã có được sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện

thị trong tỉnh, đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở

Page 60: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

60

trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch

được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính

chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

9.2. Hạn chế, yếu kém

Nếu so sánh những kết quả đã đạt được với lợi thế tiềm năng sẵn có, du lịch Thái

Bình phát triển còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế, yếu

kém được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Khách du lịch quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt được chưa tương xứng tiếm năng

của tỉnh và còn thấp so với nhiều địa phương khác trên cả nước (về khách đứng thứ

46/63, về thu nhập 49/63 tỉnh, thành phố).

- Sản phẩm du lịch của Thái Bình còn đơn điệu, nghèo nàn, mang tính sơ khai,

chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa được đầu tư đúng mức.Trong quá

trình phát triển sản phẩm du lịch chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mang đặc

trưng riêng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch yếu kém, các dịch vụ phục vụ chất

lượng thấp, thiếu các tụ điểm vui chơi giải trí. Do vậy, khách du lịch đến Thái Bình

không có cơ hội để lựa chọn các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thị trường du lịch thiếu

tính cạnh tranh.

- Công tác truyền thông phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá sản

phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức, kém hiệu quả, do vậy hình ảnh du lịch

Thái Bình trên thị trường còn mờ nhạt.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong tỉnh còn thiếu, trình

độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đối với giai đoạn

du lịch tỉnh nhà còn trong thời kỳ sơ khai.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, nhất là hạ tầng giao thông nông

thôn (đường tỉnh, huyện, xã). Đường vào các khu, điểm du lịch của tỉnh còn chật hẹp,

chất lượng kém, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch.

- Hệ thống dịch vụ tại các điểm du lịch còn yếu và thiếu, hàng hóa và các sản

phẩm lưu niệm chưa đặc sắc về mẫu mã, chủng loại nên chưa thu hút được nhu cầu

mua sắm, tiêu dùng của khách du lịch. Vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm

chưa được quan tâm đúng mức.

- Thái độ ứng xử của một bộ phận người làm du lịch còn thiếu chuyên nghiệp,

chưa thể hiện sự mến khách, thân thiện, hiện tượng đeo bám du khách, mất an ninh trật

tự còn xảy ra.

* Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân khách quan:

- Tình hình thế giới và khu vực có những biến động phức tạp về chính trị, kinh

tế, dịch bệnh, thời tiết... ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách du lịch.

Page 61: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

61

- Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống kinh tế-xã hội dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong quản lý, tổ chức và hoạt

động một ngành kinh tế còn non trẻ như du lịch. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những

quan niệm lạc hậu của nền văn minh nông nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng của

ngành dịch vụ có yêu cầu cao.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Xuất phát điểm của du lịch Thái Bình còn thấp.

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thiếu ổn định về tổ chức bộ máy, trình độ

quản lý còn hạn chế; Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở kinh doanh còn

yếu, thiếu tính chuyên nghiệp.

- Nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên đầu tư cho lĩnh vực xã hội nói

chung và du lịch nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển.

- Tài nguyên du lịch, môi trường đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích,

thu hút các nhà đầu tư lớn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao.

- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh còn hạn chế về nguồn lực, nội dung,

chương trình nên hiệu quả còn thấp.

- Việc phối hợp, liên kết phát triển du lịch giữa Thái Bình với các tỉnh trong

vùng, và các địa phương khác trên cả nước giữa các doanh nghiệp làm du lịch trong và

ngoài tỉnh còn yếu.

- Nhận thức về du lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp

ững nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

Tóm lại, qua gần 15 năm thực hiện Quy hoạch, ngành du lịch tỉnh Thái Bình đã

cơ bản phát triển theo đúng các định hướng của Quy hoạch về thực hiện các chỉ tiêu;

phát triển thị trường và sản phẩm, tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch, bước đầu

khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh...Tuy nhiên, kết quả đạt được đều

hết sức khiêm tốn so với các mực tiêu và định hướng mà quy hoạch đã đề xuất.

Có thể nhận thấy, ngoài những nguyên nhân chủ quan và khách quan chung đã

được phân tích ở trên, bản thân Quy hoạch năm 2002 cũng thể hiện những bất cập:

- Quy hoạch 2002 được thực hiện trong bối cảnh chưa có Luật du lịch 2005, vì

vậy một số nội dung quy hoạch, khái niệm chưa thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển

ngành.

- Nội dung Quy hoạch chưa lường hết được thuận lợi, những thay đổi về nhu cầu

du lịch trong nước và quốc tế vì vậy một số chỉ tiêu như lượng khách, mức chi tiêu,

ngày lưu trú của khách quá cao; các định hướng về không gian, thị trường, sản phẩm,

đầu tư,…thiếu tính nhạy bén so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, trong quá trình thực

hiện Quy hoạch chưa kịp thời rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.

9.3. Bài học kinh nghiệm

Page 62: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

62

Từ thực trạng phát triển du lịch Thái Bình thời gian qua có thể rút ra một số bài

học kinh nghiệm về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, về cơ chế chính sách, về

đầu tư, về phát triển nguồn nhân lực và về công tác thống kê như sau:

- Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và

đánh giá cũng như dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và các yếu tố

nguồn lực để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và những giải pháp mang

tính khả thi. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải điều

chỉnh kịp thời để phù hợp, tương xứng với phát triển kinh tế địa phương, phân đoạn

cho từng thời kỳ.

- Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén tạo điều kiện thuận lợi

cho công tác đầu tư phát triển du lịch cũng như sự hoạt động của khách du lịch.

- Công tác định hướng đầu tư cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; xác định

chương trình mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển.

- Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu của xã hội; đảm bảo

số lượng đầy đủ, chất lượng cao, có cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp để đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

- Công tác thống kê du lịch cần được quan tâm và hoàn thiện. Đây là điều kiện

tiên quyết để đánh giá đúng thực trạng và khả năng phát triển ngành.

- Việc xác định các nhóm giải pháp mang tính đột phá có ảnh hưởng quan trọng

đến công tác thực hiện quy hoạch du lịch Thái Bình như cơ chế, chính sách; đầu tư;

nhân lực; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Công tác xúc tiến, quảng bá cần được tăng cường hơn nữa để nâng cao vị thế

và hình ảnh về du lịch Thái Bình.

- Hợp tác phát triển du lịch, trong đó có hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế

cần phát triển đồng bộ và mạnh mẽ để phát huy tiềm năng lợi thế du lịch Thái Bình.

10. Phân tích bối cảnh phát triển; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức đối với phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2030

10.1. Phân tích bối cảnh phát triển

10.1.1. Bối cảnh thế giới: Tình hình thế giới những năm tới sẽ có những thay đổi

tạo nên những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã

hội Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng.

a) Xu hướng hòa bình và hội nhập vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới: Mặc dầu

tình hình thế giới có những biến động phức tạp nhưng toàn cầu hóa là một xu thế

khách quan, lôi cuốn các nước, các vung lanh thô vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức

ép cạnh tranh và tính phu thuôc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng

được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xa hôi, môi trường va nhưng vân

đê chung hương tơi muc tiêu thiên niên ky. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á,

Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiêu

Page 63: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

63

hương tich cưc. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 vừa qua và

việc Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

TPP sẽ mang lại những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực.

b) Nhu cầu thế giới phát triển du lịch mạnh mẽ: Thế giới bước vào những năm

đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã

hội; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác tiểu vùng (như WEC, GMS...), nhu

cầu hợp tác phát triển tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh.

Xu hương du lich trơ nên phô biên, du lich quôc tê tiêp tuc tăng trưởng, du lich

nội khối chiếm ty trong lơn; du lịch khoang cach xa có xu hướng tăng nhanh. Du lich

trở thành một trong những nganh kinh tế dich vu phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên

bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng. Đăc biêt, cac nươc đang

phat triên, vung sâu, vung xa coi phat triên du lich la công cu để tái cơ cấu kinh tế, xoa

đoi, giam ngheo va tăng trương kinh tê.

Khoa học công nghê ngay cang ưng dung co hiêu qua trong nên kinh tê tri thưc.

Công nghệ mơi lam thay đôi căn ban phương thưc quan hê kinh tê, đăc biêt công nghê

thông tin truyền thông đươc ưng dung manh trong hoat đông du lich.

c) Du lịch có những thay đổi quan trọng và xu thế phát triển nghiêng dần về khu

vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam: Suy thoái kinh

tê va khung khoang tai chinh năm 2007 - 2008 dân tơi tai câu truc nên kinh tê thê giơi,

đoi hoi cac quôc gia, vung lanh thô phai thich ưng theo xu hương mơi. Nhưng nươc

đang phat triên cân co giai phap khôn kheo hơn, dưa vao lợi thê so sanh quôc gia vê tai

nguyên đôc đao, ban săc văn hoa dân tôc đê phat triên du lich.

Tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực

châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều

khu vực trên thế giới có nhiều biến động; chiến tranh đã, đang và sẽ xảy ra ở nhiều nơi

trên thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy, du lịch thế giới phát triển

với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong

đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khu vực Đông

Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình

quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm.

d) Nhiều xu hướng du lịch mới xuất hiện: Theo dự báo của các chuyên gia du

lịch, xu hướng du lịch những năm tới sẽ có những hương đi mới như: Kết hợp du lịch

thể thao và hành trình ẩm thực; Giữ vững kết nối (cho thế hệ Y); Hòa nhập vào cuộc

sống địa phương; Du lịch sáng tạo; Du lịch gia đình phát triển mạnh; Du lịch thăng

hoa với nhiều sự kiện,v.v…

e) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) có những ảnh hưởng đến sự

phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó có du lịch: Được cho là đã bắt đầu từ vài năm

gần đây, là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá

trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,…với nền

tảng là các đột phá của công nghệ số. Bối cảnh phát triển này trên thế giới được dự báo

Page 64: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

64

sẽ có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch sau năm 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi thì du lịch thế giới cũng được dự báo sẽ

phát triển trong bối cảnh đối mặt với những khó khăn trở ngại về chiến tranh, khủng

bố, dịch bệnh, đặc biệt là biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu làm ảnh hưởng đến

thị trường nguồn và làm thay đổi các xu hướng phát triển nếu không có những định

hướng và giải pháp khắc phục.

10.1.2. Tình hình trong nước: Bên cạnh tình hình thế giới, tình hình trong nước

sẽ tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới.

a) Kinh tế phát triển tốc độ cao: Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế

được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển,

GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát

triển kinh tế cao trong khu vực châu Á); cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh sang nền

kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát

triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch

thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng lên mạnh mẽ.

b) Môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi: Hệ thống pháp luật đang từng bước

được hoàn thiện, trong đó điển hình là sự ra đời của Luật du lịch năm 2006 đã tạo hành

lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch.

Nhiều chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội

được ban hành như chính sách đối với dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững, chương

trình phát triển nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu…góp phần tạo nên môi

trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm thể hiện qua các chính

sách thúc đẩy phát triển ngành như Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của

Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ

mới; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du

lịch,…Đặc biệt Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo môi trường thuận lợi, động lực thúc

đẩy phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

c) Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập: Diễn biến kinh tê, chính trị, an ninh

thế giới co tác động manh hơn khi Việt Nam hôi nhâp ngay cang sâu rộng, đăc biêt la

hoạt động du lịch quôc tê. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, vung

lanh thô vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự phu thuôc lẫn nhau.

Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong kinh tế, văn hóa, xa hôi,

môi trường va nhưng vân đê chung hương tơi muc tiêu thiên niên ky.

Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Bên cạnh đó, việc

Việt Nam ký các Hiệp định và thoả thuận về miễn thị thực với một số nước (hiện có 22

nước), việc mở thêm nhiều đường bay quốc tế tới các thị trường trọng điểm và tiềm

Page 65: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

65

năng của du lịch Việt Nam cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói

trên đến Việt Nam.

d) Chính trị xã hội ổn định: Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm

bảo, đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, là điểm đến an toàn đối với

khách du lịch quốc tế.

e) Tiềm năng du lịch đa dạng, đặc sắc: So với nhiều nước trong khu vực và trên

thế giới, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng,

đặc sắc, có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao,

hấp dẫn khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, về tài nguyên thiên

nhiên, Việt Nam với vẻ đẹp tiềm ẩn được xếp thứ 15/149 nước trên thế giới; về tài

nguyên nhân văn Việt Nam được xếp 25/149 nước, đặc biệt là đất nước có trên 8.000

lễ hội với bản sắc văn hóa đặc trưng, có bề dầy mấy nghìn năm thực đang sự hấp dẫn

khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Giai đoạn sau năm 2020, diễn biến kinh tê, chính trị, an ninh thế giới co tác động

manh hơn khi Việt Nam hôi nhâp ngay cang sâu va toan diên. Toàn cầu hóa là một xu

thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vung lanh thô vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng

sức ép cạnh tranh và tính phu thuôc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày

càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xa hôi, môi trường va nhưng

vân đê chung hương tơi muc tiêu thiên niên ky. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ - Châu Á,

Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiêu

hương tich cưc. Cộng đồng ASEAN hình thành và phát triển mang lại những cơ hội

lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực.

Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút

đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền

kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển

đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát

triển du lịch có xu hướng tăng.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động va thu hut du

lich. Hơp tac trong khôi ASEAN ngay cang tăng cương vê chiêu sâu. Việt Nam đang

trở thành quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp

tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch

đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó

Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến mới hấp dẫn trong khu vực.

Xu hướng phát triển của nên kinh tê tri thưc, khoa học công nghê được ưng dung

ngày càng co hiêu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản ly

tiên tiên, công nghê hiên đai, nguôn nhân lưc chât lương cao lam thay đôi căn ban

phương thưc quan hê kinh tê, đăc biêt công nghê thông tin truyền thông đươc ưng

dung manh trong hoat đông du lich. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong du lịch.

Du lich đã là một xu hướng phô biên trên toàn cầu, du lich quôc tê liên tuc tăng

Page 66: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

66

trưởng; du lich nội địa chiếm ty trong lơn; du lịch khoang cach xa có xu hướng tăng

nhanh. Du lich trở thành một trong những nganh kinh tế dich vu phát triển nhanh nhất

và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các

quốc gia. Đăc biêt cac nươc đang phat triên, vung sâu, vung xa coi phat triên du lich la

công cu xoa đoi, giam ngheo va tăng trương kinh tê. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời

đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận

dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu

hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các

vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Về vị trí địa lý, Việt Nam gần thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước

Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập

cao và đang tăng mạnh tạo cơ hội cho Du lịch Việt nam thu hút thị phần khách du lịch

từ các quốc gia này đến Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam sẽ được

cải thiện đáng kể so với trước năm 2020.

10. 2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du

lịch Thái Bình đến năm 2030

Căn cứ vào các đặc điểm nội tại và những yếu tố khách quan, có thể nhận thấy

du lịch Thái Bình từ nay đến năm 2030 phát triển với những điểm mạnh, điểm yếu cơ

hội và thách thức như sau:

Page 67: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

67

Điểm mạnh

• Thái Bình có vị trí địa lý mang tính

liên kết phát triển du lịch cao: Là tỉnh duyên

hải Bắc Bộ, tiếp giáp vùng Thủ đô, giữ vị trí

là hướng mở ra biển của vùng vùng Thủ đô,

vùng đồng bằng sông Hồng, trung tâm của

vành đai duyên hải Bắc Bộ nên có vị trí thuận

lợi để liên kết vùng phát triển du lịch.

• Thái Bình có nhiều di sản văn hóa

(các đình, đền, chùa; lễ hội; làng nghề truyền

thống, các trò diễn xướng dân gian, ẩm

thực…) thể hiện là cái nôi của văn minh lúa

nước sông Hồng như chùa Keo, đền Tiên La,

đền Đồng Bằng, hát chèo, múa rối nước,… có

giá trị du lịch và có khả năng tạo dựng được

thương hiệu du lịch cho tỉnh. Bên cạnh đó so

với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Thái

Bình có tài nguyên du lịch biển gắn với hệ

sinh thái vùng châu thổ sông Hồng là đặc thù

về tài nguyên du lịch của vùng Đồng bằng

sông Hồng.

Điểm yếu

• Thái Bình là tỉnh có diện tích tự

nhiên hẹp, tài nguyên du lịch tự nhiên

không thực sự đa dạng. So với các tỉnh

duyên hải, tài nguyên du lịch biển không

thực sự nổi bật. Tài nguyên du lịch nhân

văn chưa hấp dẫn đối với khách du lịch

quốc tế.

• Điểm xuất phát du lịch còn thấp,

chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, đặc

trưng hấp dẫn khách du lịch và tạo dựng

thương hiệu du lịch cho tỉnh. Thiếu các sản

phẩm du lịch chất lượng cao phù hợp với

phân khúc thị trường chuyên biệt. Sản

phẩm du lịch còn trùng lặp, nghèo nàn,

thiếu tính liên kết. Chất lượng nguồn nhân

lực du lịch còn hạn chế.

• Chất lượng hệ thống kết cấu hạ

tầng phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, đặc

biệt hệ thống giao thông đến các điểm tài

nguyên du lịch (đường hẹp, chất lượng

thấp…)

Page 68: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

68

• Nền tảng cơ sở hạ tầng tương đối phát

triển: Mạng lưới giao thông gồm các quốc lộ,

đường tỉnh, đường huyện, giao thông nông

thôn có khả năng kết nối các địa phương

trong tỉnh và với các tỉnh trong vùng với mật

độ tương đối dày đặc thuận lợi cho khách du

lịch tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch.

• Hệ thống giáo dục, y tế, các thiết chế

về thể thao văn hóa khá hoàn thiện.

Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào cho các

ngành trong đó có du lịch.

Cơ hội

• Xu hướng hòa bình và hội nhập vẫn là

xu thế chủ đạo của thế giới: Mặc dù tình hình

thế giới có những biến động phức tạp nhưng

toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi

cuốn các nước, các vung lanh thô hợp tác

phát triển. Quan hệ song phương, đa phương

ngày càng được mở rộng trong các hoạt động

kinh tế, văn hóa, xa hôi, môi trường va nhưng

vân đê chung hương tơi muc tiêu thiên niên

ky. Các mối quan hệ kinh tế càng phát triển

theo chiêu hương tich cưc. Cộng đồng

ASEAN hình thành vào năm 2015 mang lại

những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển du

lịch khu vực.

• Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày

càng gia tăng, với xu thế nghiêng về châu Á,

Thái Bình Dương trong đó có Đông Nam Á.

Việt Nam nổi lên trong khu vực như điểm

đến mới hấp dẫn

• Khách du lịch có xu hướng tìm đến

những sản phẩm mới, độc đáo trong đó du

lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông

thôn, du lịch tâm linh.

• Cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 tạo

ra cơ hội phát triển du lịch hiện đại, đồng bộ,

chuyên nghiệp…

• Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du

lịch (khách sạn, nhà hàng, điểm mua

sắm…) chất lượng chưa cao.

• Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch đang bị

xuống cấp, ô nhiễm môi trường (đặc biệt

khu vực ven biển như Cồn Vành, Đồng

Châu…).

• Chưa có nhà đầu tư chiến lược để

đầu tư dự án lớn về phát triển du lịch.

Thách thức

• Cạnh tranh quốc tế, khu vực đối với

sản phẩm du lịch ngày càng gay gắt hơn,

trong khi đó, du lịch Việt Nam nói chung

và Thái Bình nói riêng tính cạnh tranh còn

thấp.

• Tác động của biến đổi khí hậu ngày

càng rõ rệt. Thái Bình là tỉnh ven biển, khu

vực được xác định chịu ảnh hưởng của các

yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn

hán và của hiện tượng nước biển dâng.

• Biến động chính trị, xã hội, khủng

hoảng kinh tế, giá cả thị trường ảnh hưởng

đến thị trường nguồn khách du lịch quốc tế

đến Việt Nam nói chung và Thái Bình nói

riêng.

• Hiểu biết về sản phẩm du lịch và

điểm đến du lịch ở một số thị trường

nguồn còn hết sức hạn chế.

• Hội nhập cộng đồng ASEAN và

những thách thức, nguy cơ mất nguồn

nhân lực chất lượng cao.

Page 69: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

69

• Môi trường du lịch thuận lợi, Việt

Nam được bình chọn là điểm đến an toàn,

thân thiện.

• Sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự

đồng lòng của cộng đồng nhân dân đối với

phát triển ngành du lịch thể hiện ở các chính

sách phát triển ngành và chính sách hỗ trợ

liên quan, nhận thức về du lịch,…

• Sự phát triển của các ngành liên quan

như giao thông, bưu chính viễn thông, công

nghệ thông tin…tạo nền tảng cho phát triển

du lịch, trong đó có việc hình thành tuyến

đường bộ ven biển.

• Sự phối hợp liên kết phát triển du lịch

giữa các ngành, các vùng miền đang từng

bước hình thành và phát triển có hiệu quả

• Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều

thay đôi, hương tơi nhưng gia tri mơi, theo

đó, chất lượng môi trường trơ thanh yêu tô

quan trong câu thanh gia tri thu hương du

lich. Trong khi đó, việc đảm bảo chất

lượng môi trường cao luôn là thách thức

đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung

và du lịch tỉnh Thái Bình nói riêng.

• Thái Bình nói riêng và vùng Đồng

bằng sông Hồng nói chung có mật độ dân

cư quá cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất

là về môi trường và giải quyết việc làm.

Page 70: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

70

PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm phát triển du lịch

Căn cứ kết quả đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2005 - 2015; từ nhận định những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách

thức đối với phát triển tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Trên

cơ sở các quan điểm phát triển du lịch Việt Nam và vùng đồng bằng sông Hồng đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025,

định hướng đến năm 2030 được dựa trên hệ thống quan điểm như sau:

1. Phát triển du lịch Thái Bình bảo đảm theo hướng bền vững, hiệu quả, chuyên

nghiệp, chất lượng, có chiều sâu, có sức hấp dẫn cao để góp phần đẩy mạnh phát triển

các ngành kinh tế khác và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa.

2. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng

phát triển các sản phẩm đặc trưng, khai thác các lợi thế về truyền thống văn hóa, đặc

điểm sinh thái địa phương.

3. Phát triển du lịch Thái Bình đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh

trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, đặc biệt với các trung tâm

du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình,…để phát huy lợi thế về

vị trí du lịch cùng như những giá trị đặc trưng về sản phẩm du lịch.

4. Duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa;

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa nông nghiệp, nông thôn

gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; Mở rộng phát triển du lịch sinh thái biển để đa

dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường thu hút khánh du lịch quốc tế.

5. Phát triển du lịch đảm bảo sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự ủng

hộ của cộng đồng để phát huy nội lực cho phát triển du lịch. Quá trình phát triển du

lịch phải gắn liền với nâng cao nhận thức về du lịch trong tất cả các cấp, các ngành và

cộng đồng dân cư.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển du lịch

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển du lịch đạt tốc độ nhanh, phấn đấu đến năm 2030, du lịch Thái

Bình trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với

hê thông cơ sơ vât chât ky thuât đông bô; san phâm du lich có chât lương, đa

dang về văn hóa, sinh thái và biển, co thương hiêu, mang ban săc văn hoá của

Thái Bình, thân thiên vơi môi trương.

2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

Page 71: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

71

a) Về phát triển ngành

- Tăng cường thu hút khách du lịch, tăng tỷ trọng khách lưu trú, tăng mức

chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Bảo đảm tốc độ tăng trưởng trung bình: Khách quốc tế: 9 - 10%/năm (2016 -

2020);10 - 12%/năm (2021 - 2025) và 8 - 10%/năm sau năm 2025; Khách nội địa:

11%-13%/năm (2016 - 2020); 13 - 15%/năm (2021 - 2025) và 10 - 12%/năm sau năm

2025.

Đến năm 2020 đón được khoảng 934 nghìn lượt khách, trong đó có 9 nghìn lượt

khách quốc tế; năm 2025 đón được khoảng 1.650 nghìn lượt khách, trong đó có 12

nghìn lượt khách quốc tế; đến năm 2030 đón được 2.416 nghìn lượt khách, trong đó có

16 nghìn lượt khách quốc tế.

Giảm tỷ lệ khách trong ngày từ trên 60% xuống dưới 50%. Tăng mức chi tiêu

bình quân của khách quốc tế khoảng từ 1,1 triệu đồng lên 1,45 triệu đồng /người/ ngày

đêm; Thời gian lưu trú trung bình khách quốc tế đạt từ 1,6 ngày lên 1,8 và 1,9 ngày.

Mức chi tiêu bình quân khách nội địa lưu trú khoảng 800 nghìn đồng lên 1,1 triệu

đồng/ người/ ngày đêm; khách trong ngày từ 550 nghìn đồng lên 800 nghìn

đồng/người ngày; Thời gian lưu trú trung bình khách nội địa đạt từ 1,4 lên 1,6 và 1,8

ngày.

- Tăng nhanh nguồn thu từ du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 tổng thu từ du lịch

của tỉnh Thái Bình đạt khoảng 866 tỷ đồng; năm 2025 đạt khoảng 1.985 tỷ đồng; năm

2030 đạt khoảng 3.366 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng trung bình GRDP du lịch đạt khoảng 16%/năm trong giai

đoạn từ nay đến năm 2020; 18% giai đoạn 2021-2025 và khoảng 11%/ năm giai đoạn

2026 – 2030.

Tỷ lệ so với tổng GRDP của tỉnh đạt khoảng 0,6% năm 2020; 0,8% năm 2025 và

1% năm 2030.

- Đảm bảo phát triển số lượng cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu từng giai đoạn

đi đôi với đẩy nhanh nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú. Phấn đấu đạt được

khoảng 5.100 buồng năm 2025 và khoảng 9.500 buồng năm 2030, trong đó tỷ lệ buồng

đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 15% năm 2020 và 20% đến 30% trong giai đoạn

đến năm 2030.

- Phát triển sản phẩm chất lượng cao đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm du

lịch. Đến năm 2025, phát triển hoàn chỉnh Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua

Trần, Chùa Keo thành Điểm du lịch quốc gia và một số khu, điểm du lịch quan trọng

khác như Khu du lịch cộng đồng nông nghiệp nông thôn gắn với văn minh lúa nước

sông Hồng, Cồn Đen, Cồn Vành để làm động lực phát triển du lịch toàn tỉnh; Phát

triển huyện Hưng Hà trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh; Phát triển hoàn

chỉnh các tuyến du lịch chính của tỉnh theo đường bộ, tuyến du lịch đường sông (theo

sông Trà Lý). Xây dựng sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu, lễ hội và tâm linh

Chùa Keo thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, từng bước hình thành thương

Page 72: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

72

hiệu du lịch tỉnh.

Đến năm 2030, hoàn chỉnh hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái theo

định hướng phát triển không gian du lịch góp phần khẳng định thương hiệu du lịch

Thái Bình.

b) Về văn hóa - xã hội

- Gop phân bảo tồn, phát huy giá trị các di tích và cảnh quan.

- Tạo thêm nhiều việc làm, gop phân giam ngheo và vươn lên làm giàu. Đến

năm 2020 tạo được 10.200 lao động, trong đó có khoảng 3.200 lao động trực tiếp; năm

2025, tạo được 24.600 việc làm, trong đó khoảng 7.700 lao động trực tiếp, năm 2030

tạo được hơn 46.700 việc làm, trong đó có khoảng 14.600 lao động trực tiếp.

- Gop phân nâng cao dân tri va đơi sông văn hoa tinh thân cho nhân dân, đặc biệt

đối với cộng đồng dân cư vùng nông thôn...

c) Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách

nhiệm; gắn hoat đông du lich vơi mục tiêu gìn giữ va phat huy các giá trị văn hóa, sinh

thái va bảo vệ môi trường.

d) Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự,

an toàn xã hội góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt đối

với vùng biển và ven biển.

3. Các định hướng phát triển du lịch

3.1. Phân tích dự báo các yếu tố phát triển ngành

3.1.1. Căn cứ dự báo: Việc tính toán quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh

Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được dựa trên các căn cứ sau:

- Những cơ hội, thuận lợi và khó khăn thách thức đối với phát triển du lịch tỉnh

Thái Bình trong giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Các chỉ tiêu và phương án phát triển du lịch trong "Chiến lược phát triển du

lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030"; "Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030"; "Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030”.

- Các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong "Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020".

- Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch Thái Bình đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030.

- Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn mới (2010 -

2030) trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế.

- Xu hướng của dòng khách du lịch nội địa cũng không ngừng gia tăng trong bối

cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được

Page 73: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

73

cải thiện và từng bước được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng phát triển.

- Môi trường đầu tư và các dự án đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) về du

lịch và các ngành liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Kết quả đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 –

2015 và năm 2016.

- Tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình.

3.1.2. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển: Dựa vào các căn cứ đã

phân tích ở trên, dự báo mức tăng trưởng của du lịch Thái Bình được tính toán theo 3

phương án:

a) Phương án 1: Được tính toán dự báo trong điều kiện các biến động bất lợi

toàn cầu và khu vực có ảnh hưởng tiêu cực liên tiếp tới ngành du lịch Việt Nam nói

chung trong đó có du lịch Thái Bình như các vấn đề về an ninh thế giới, chiến tranh

cục bộ, khủng bố, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế v.v... không lường trước. Ở trong

nước có thể có những điều chỉnh về chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô hoặc những sự

biến động bất thường.

Theo kịch bản đó, các chỉ tiêu cơ bản sẽ đạt được ngay cả khi không có tác động

lớn trong lĩnh vực đầu tư du lịch. Tuy nhiên, phương án này được tính toán, dự liệu

trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của cả nước trong khuôn khổ định hướng

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng đi kèm với hệ số điều chỉnh

giảm ở ngưỡng dưới (phương án thấp).

Đối với phương án này, hầu hết các chỉ tiêu thấp hơn như số lượng khách, ngày

khách nhưng có giả định một số chỉ tiêu khác không thay đổi như độ dài lưu trú trung

bình của quốc tế; độ dài lưu trú trung bình và chi tiêu của khách nội địa.

Các chỉ tiêu của phương án 1 (phương án thấp) được trình bày ở phụ lục.

b) Phương án 2: Được tính toán điều chỉnh, bổ sung dự báo dựa trên phương án

chọn của “Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” và phương án chọn của “Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020”.

Phương án này được tính toán với giả định về sự ổn định tốc độ tăng trưởng và

không có những biến động đột biến lớn của các yếu tố ảnh hưởng.

Phương án phát triển được cân nhắc lựa chọn trên cơ sở các điều kiện phát triển

trong và ngoài nước có những thuận lợi đồng thời với những khó khăn trong tầm thức

đánh giá, dự liệu được của quy hoạch theo các xu hướng thuận và mức độ trung bình

của bối cảnh hiện tại như được đánh giá và phân tích trong bối cảnh những thuận lợi

và khó khăn của du lịch Việt Nam. Các yếu tố được tính đến là xu hướng phát triển du

lịch quốc tế và du lịch nội địa, tác động của đầu tư du lịch thời gian qua, những dự án

lớn về cơ sở hạ tầng, các khu du lịch lớn ra đời đã được đăng ký đầu tư, hiệu ứng tích

lũy của công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Page 74: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

74

Các chỉ tiêu được tính toán cũng phù hợp với các chỉ tiêu chung về phát triển

kinh tế - xã hội trong nước, mục tiêu và quan điểm phát triển trong các lĩnh vực dịch

vụ đồng thời nằm trong khoảng dự báo các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo các yêu cầu về

xu hướng phát triển hiện đại của khu vực và thế giới.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu của phương án này cần phải có sự đầu tư tương

đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi giải trí,

thể thao tổng hợp, các khu du lịch theo mục tiêu cụ thể đã đề ra cũng như các chính sách,

giải pháp thực hiện một cách toàn diện, khả thi.

Theo phương án này, dự kiến tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng khách du

lịch đến Thái Bình là 9%/năm đối với khách quốc tế và 12%/năm đối với khách nội

địa cho giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2025 là 10%/năm và 14%/năm; và giai

đoạn 2026 - 2030 là 9%/năm và 11%/năm. Đến năm 2020 tổng GRDP du lịch đạt

khoảng 520 tỷ đồng (tương đương 24 triệu USD), tỷ trọng GRDP du lịch chiếm 0,56%

trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Như vậy, vị trí và vai trò của du lịch Thái Bình trong

tổng thể Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ngày một gia tăng (tỷ lệ

khách, thu nhập… đều tăng), phù hợp với hiện trạng phát triển hiện tại (về cơ sở vật

chất kỹ thuật, về hạ tầng...); đồng thời phù hợp với vị trí của Thái Bình trong Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với vị trí

của ngành du lịch trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình đến năm

2020 (đặc biệt có đóng góp tích cực cho khối dịch vụ trong quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới…). Do vậy, phương án này phù hợp với xu thế

phát triển chung và đáp ứng được các yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án

chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng

bộ vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, khu vui

chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v...

c) Phương án 3: Được tính toán điều chỉnh và bổ sung dự báo với tốc độ phát

triển cao hơn phương án 1 và 2 phù hợp với phương án phát triển cao của “Chiến lược

và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và

“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020”.

Theo đó, phương án được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển

du lịch có rất nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch

Việt Nam và của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực nhanh chóng được phục

hồi và phát triển; thị trường đã biết đến điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và Thái

Bình nói riêng đang nổi lên mạnh mẽ, với sự hợp lực trong nước để đảm bảo khả năng

tiếp đón, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm.

Các chỉ tiêu của phương án 3 (phương án cao) được trình bày ở phụ lục.

3.1.3. Lựa chọn phương án phát triển: Theo phân tích, khả năng đạt được của

phương án 1 là hiện thực ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy

nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước,

cũng như với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, và

Page 75: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

75

nếu phát triển theo kịch bản này, du lịch Thái Bình sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Chính vì vậy phương án 1 được đưa ra để tham khảo hoặc để điều chỉnh áp dụng khi

tình hình phát triển du lịch cả nước nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng có nhiều

yếu tố bất lợi xảy ra.

Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và phương án

phát triển kinh tế - xã hội Thái Bình; nắm bắt được cơ hội phát triển, phát huy được thế

mạnh tiềm năng của tỉnh để đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới

nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có

sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du

lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch .v.v...

Trong điều kiện, một số khu, điểm du lịch quan trọng của Thái Bình như khu du

lịch Cồn Đen, Cồn Vành, khu mộ các Vua Trần, đền Đồng Bằng, chùa Keo... được đầu

tư đúng hướng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ; là

những tiền đề thuận lợi phát triển du lịch Thái Bình theo phương án này.

Phương án 3 là phương án tăng trưởng cao, cần có sự đầu tư liên tục, đồng bộ và

đặc biệt đầu tư vào các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi - giải trí - thể thao làm

đòn bẩy phát triển mạnh hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, để thực hiện được các chỉ tiêu theo phương án này cần phải có sự đầu

tư đồng bộ phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch

tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch, xúc

tiến quảng bá...đồng nghĩa với việc cần có những nhà đầu tư lớn, chất lượng.

Trong bối cảnh chính trị thế giới còn bất ổn, chiến tranh, khung bố, dịch bệnh

hoành hành, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp sẽ tác động mạnh đến du lịch, thương

mại, vận tải hàng không quốc tế. Vì vậy, xét tổng thể phát triển theo phương án 3 là ít

có cơ hội cho du lịch cả nước nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng.

Xem xét bối cảnh chung của vùng và cả nước, khả năng và nguồn lực có thể phát

huy trong giai đoạn tới, cân nhắc 3 phương án đã trình bày, phương án 2 vừa phát huy

đầy đủ được các yếu tố thuận lợi, cơ hội của tỉnh cũng như du lịch cả nước, vừa bảo

đảm tính khả thi cao nên được chọn làm phương án phát triển cho du lịch tỉnh Thái

Bình trong giai đoạn phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3.1.4. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu (theo phương án chọn)

a) Khách du lịch: Khách du lịch sẽ đến Thái Bình bằng nhiều con đường khác

nhau và từ nhiều hướng khác nhau, nhưng chủ yếu là bằng đường bộ với xuất phát

điểm là từ trung tâm du lịch như Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Thái Bình trong những năm

gần đây còn hạn chế. Tuy nhiên, với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đặc trưng, với

cửa ngõ ra biển của các tỉnh trong vùng, chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng và chiếm thị

phần ngày càng cao hơn trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam và vùng đồng bằng

sông Hồng và duyên hải Đông Bắc trong những năm gần đây, và sẽ tiếp tục gia tăng

Page 76: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

76

trong những năm tiếp theo đặc biệt đối với khách du lịch sinh thái, cuối tuần.

Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể cũng như định hướng phát triển theo lãnh thổ

trong các dự án “Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

và tầm nhìn 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông

Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì đến năm

2020 tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Thái Bình chiếm khoảng 0,08% số khách quốc

tế đến Việt Nam; đến năm 2025 là 0,09%, và đến năm 2030 là 0,09%. Theo đó, đến

năm 2020 Thái Bình có thể đón được 9 nghìn lượt khách quốc tế, năm 2025 là 12

nghìn lượt và năm 2030 là 16 nghìn lượt khách du lịch quốc tế.

- Khách du lịch nội địa: Dự báo năm 2020, số khách nội địa đến Thái Bình

chiếm khoảng 2% tổng số khách nội địa của cả nước và sẽ có xu hướng tăng dần đạt

1,6 triệu lượt vào năm 2025 (2,7%); 2,5 triệu lượt khách (3,5%) năm 2030.

* Khách du lịch trong ngày: Năm 2020 đạt 560 nghìn lượt, năm 2025 đạt 932

nghìn lượt, năm 2030 đạt 1,2 triệu lượt.

Bảng 7. Dự báo khách du lịch Thái Bình đến 2030 (theo phương án chọn)

Hạng mục Đơn vị 2015(*) 2020 2025 2030

Tổng số lượt khách đến khách 530.000 934.000 1.650.000 2.416.000

- Khách quốc tế khách 6.000 9.000 12.000 16.000

- Khách nội địa khách 524.000 925.000 1.638.000 2.400.000

Tổng số lượt khách trong

ngày, trong đó khách 317.673 560.000 932.000 1.207.000

- Khách quốc tế khách 3.273 5.000 6.000 7.000

- Khách nội địa khách 314.400 555.000 926.000 1.200.000

Tổng khách lưu trú, trong đó khách 212.327 374.000 718.000 1.209.000

Khách

quốc tế

Lượt khách khách 2.727 4.000 6.000 9.000

Ngày lưu trú TB ngày 1,6 1,7 1,8 1,9

Tổng số ngày khách n/khách 4.364 6.800 10.800 17.100

Khách

nội địa

Tổng số lượt khách khách 209.600 370.000 712.000 1.200.000

Ngày lưu trú TB ngày 1,4 1,5 1,6 1,8

Tổng số ngày khách n/khách 293.440 555.000 1.139.200 2.160.000

Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.

(*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình.

b) Tổng thu từ du lịch, giá trị gia tăng du lịch, nhu cầu vốn đầu tư du lịch

- Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch: Mức chi tiêu bao gồm tất cả các

khoản chi trả của khách từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; dịch vụ lữ

hành và tư vấn; mua sắm hàng hóa; từ các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y

tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v...

Page 77: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

77

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

(đặc biệt trong mặt bằng chung của Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông

Bắc); căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng tại Thái Bình…, dự kiến mức độ chi

tiêu của khách du lịch đến Thái Bình trong những năm tới như sau:

Bảng 8. Dự báo mức chi tiêu trung bình của khách du lịch

Giai đoạn Khách lưu trú (USD/VND)

Khách tham quan

(USD/VND) Khách quốc tế Khách nội địa

2015 (*) 50/1.100.000 35/ 800.000 25/ 550.000

2016-2020 55/ 1.210.000 40/ 880.000 30/ 660.000

2021-2025 60/ 1.320.000 45/ 990.000 35/ 770.000

2025-2030 65/ 1.430.000 50/1.100.000 40/ 800.000

(*) Kết quả đánh giá mức chi tiêu bình quân của ngành Du lịch Việt Nam và báo cáo hiện

trạng của Sở VHTTDL Thái Bình

- Tổng thu từ du lịch: Căn cứ vào dự báo tổng số lượt khách đến Thái Bình

(quốc tế và nội địa), căn cứ vào số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trên, tổng

thu từ khách du lịch của Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 9. Dự báo tổng thu từ du lịch của Thái Bình đến năm 2030

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn thu nhập Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Tổng thu từ du lịch 414 866 1.985 3.366

Thu từ khách tham quan 174,7 369,6 717,6 965,6

- Từ khách quốc tế 1,8 3,3 4,6 5,6

- Từ khách nội địa 172,9 366,3 713,0 960,0

Thu từ khách lưu trú 239,6 496,6 1.267,4 2.400,5

- Từ khách quốc tế 4,8 8,2 14,3 24,5

- Từ khách nội địa 234,8 488,4 1.253,1 2.376,0

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

- Giá trị gia tăng du lịch và nhu cầu vồn đầu tư du lịch: Căn cứ trên các số liệu

dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách du

lịch và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí

trung gian (lưu trú: 10 - 15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển: 20 - 25%; bán hàng lưu

niệm, dịch vụ khác: 10 - 20%…), khả năng đóng góp của ngành du lịch Thái Bình

trong tổng GRDP của tỉnh được trình bày ở bảng 10.

Page 78: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

78

Bảng 10. Giá trị gia tăng ngành du lịch và đóng góp trong GRDP tỉnh Thái Bình

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2015(*)

Năm

2020

Năm

2025

Năm

2030

Tổng giá trị gia tăng GRDP của tỉnh

(**)

Tỷ VNĐ 52.705 92.884 149.591 219.798

Triệu USD 2.396 4.222 6.800 9.991

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh %/năm 12 10 8

Tổng GRDP du lịch của tỉnh Tỷ VNĐ 249 520 1.191 2.020

Triệu USD 11,30 23,62 54,14 91,80

Tốc độ tăng trưởng GRDP du lịch %/năm 15,90 18,04 11,14

Tỷ lệ so với tổng GRDP của tỉnh % 0,47 0,56 0,80 0,92

Hệ số ICOR cho du lịch 4,9 4,5 4,5

Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch Tỷ VNĐ 1.329 3.021 3.729

Triệu USD 60 137 169

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình.

- (**) Theo quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch

Thái Bình đến năm 2030, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào

tạo, tuyên truyền quảng bá v.v… giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư,

hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc

tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối

kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của Thái Bình còn cao. Tuy nhiên,

đối với ngành du lịch nhờ hiệu quả đầu tư thường cao hơn (bởi vì việc đầu tư cho hệ

thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được các ngành khác đầu tư), nên dự kiến chỉ

số ICOR du lịch Thái Bình là 4,9 cho thời kỳ 2016 - 2020; 4,5 cho thời kỳ 2021 - 2025

và 4,5 cho thời kỳ 2026 – 2030. Việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải tính

đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa

đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến.

Theo cách tính toán ở bảng trên, nhu cầu đầu tư du lịch Thái Bình từ nay đến

năm 2025 là 4.350 tỷ đồng (197 triệu USD), từ 2025 – 2030 cần khoảng 3.730 tỷ đồng

(169 triệu USD). Tổng nhu cầu đầu tư toàn giai đoạn từ nay đến năm 2030 khoảng 8.080 tỷ

đồng (tương đương 366 triệu USD theo giá hiện hành).

Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2030 được tính toán ở

bảng dưới đây.

Bảng 11. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch Thái Bình đến năm 2030

Page 79: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

79

Nguồn vốn Đơn vị 2016-2020 2021-2025 2026-2030

Vốn đầu tư từ NSNN (10%) Tỷ đồng 133 302 373

Vốn khác (90%) Tỷ đồng 1.196 2.719 3.356

Tổng cộng (100%) Tỷ đồng 1.329 3.021 3.729

Triệu USD 60 137 169

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

c) Nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch: Để đảm bảo nhu cầu về cơ sở lưu trú cho khách

du lịch đến Thái Bình từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo đến năm 2030,

vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú là yêu cầu rất quan trọng.

Hiện nay Thái Bình đang thiếu những khách sạn có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế

3 - 4 sao trở lên; nhưng lại thừa những khách sạn có quy mô nhỏ, chất lượng thấp; do

vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Việc dự báo nhu cầu về cơ sở lưu trú được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú

trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một

buồng.

- Số ngày lưu trú trung bình từ 1,5 - 1,6 ngày đối với khách quốc tế và từ 1,5-

1,8 ngày đối với khách nội địa.

- Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 70 - 75%.

- Theo xu hướng chung, các cơ sở lưu trú thường được xây dựng và bố trí mỗi

buồng 2 giường, tương ứng với 2 người (đối với khách nội địa). Còn đối với khách

quốc tế trung bình mỗi buồng thường có 1,5 - 2,0 người.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, nhu cầu về cơ sở lưu trú của Thái Bình từ nay đến

năm 2030 được tính toán cụ thể ở bảng sau:

Bảng 12. Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú của Thái Bình đến năm 2030

Đơn vị tính: buồng

Nhu cầu lưu trú Năm

2015(*) Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Nhu cầu từ khách quốc tế 50 100 200

Nhu cầu từ khách nội địa 2.100 5.000 9.500

Tổng cộng 2.303 2.150 5.100 9.700

Công suất trung bình (%) 50 70 75 75

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH, TT và DL Thái Bình.

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

Theo tính toán ở trên, nhu cầu số buồng cho khách du lịch đến Thái Bình cần

2.150 buồng lưu trú vào năm 2020, 5.100 buồng lưu trú vào năm 2025 và 9.700 buồng

vào năm 2030.

Thực tế đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có đã có 260 cơ sở lưu

trú với 3.500 buồng, vì vậy, thời kỳ này không đầu tư phát triển thêm cơ sở lưu trú mà

chỉ cần đầu tư nâng cấp các nhà nghỉ hiện có thành các khách sạn có chất lượng, hoặc

Page 80: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

80

chuyển đổi mục đích sử dụng của các nhà nghỉ không đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch.

Việc đầu tư xây dựng mới các khách sạn cao cấp 3 - 4 sao có thể được tính toán thời

gian đầu tư để có thể sau năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Tỷ lệ số buồng tiêu chuẩn 3

sao trở lên cần đạt được khoảng 15%, 20%, 30% theo từng giai đoạn.

Như vậy, theo tính toán, số lượng cơ sở lưu trú đến năm 2020 không cần tăng về

số lượng nhưng cần nâng cao chất lượng. Vì vậy, giai đoạn này cần tập trung cải tạo

nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có. Sau năm 2020, bên cạnh việc tăng số lượng cơ sở

lưu trú cần đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng buồng lưu trú và hệ thống dịch

vụ đi kèm. Các cơ sở lưu trú phát triển mới nên tập trung tại các khu du lịch Cồn

Vành, Cồn Đen,…Ngoài ra, cần phát triển các cơ sở lưu trú dân dã như các bungalow,

các nhà dân cho thuê trong các khu du lịch cộng đồng theo hình thức homestay.

d) Nhu cầu lao động ngành du lịch: Căn cứ vào số lượng buồng lưu trú được dự

báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một buồng của cả nước cũng

như khu vực (trung bình 1 buồng có 1,2 - 1,7 lao động trực tiếp) và số lao động gián

tiếp ngoài xã hội (1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp), căn cứ

vào thực tế ở Thái bình hiện nay, nhu cầu về lao động của du lịch Thái Bình đến năm

2030 như sau:

Theo cách tính toán trên, đến năm 2020, du lịch Thái Bình cần 10.200 lao động,

trong đó lao động trực tiếp là 3.200 người. Đến năm 2025 cần 24.600 lao động, trong

đó lao động trực tiếp là 7.700 người. Đến năm 2030 cần 46.700 lao động, trong đó lao

động trực tiếp là 14.600 người.

Bảng 13. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Thái Bình

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2015(*) Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Lao động trực tiếp - 3.200 7.700 14.600

Lao động gián tiếp - 7.000 16.900 32.100

Tổng cộng 4.741 10.200 24.600 46.700

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

(*) Số liệu hiện trạng của Sở VHTT& du lịch tỉnh Thái Bình.

3.2. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch

3.2.1. Các căn cứ định hướng phát triển thị trường: Thị trường du lịch của Thái

Bình được xác định trên các căn cứ sau:

- Tiềm năng du lịch của tỉnh với thế mạnh đặc trưng về du lịch văn hóa gắn với

văn minh lúa nước sông Hồng, du lịch sinh thái biển.

- Vị trí du lịch trong mối quan hệ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và

duyên hải Đông Bắc, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước.

- Định hướng phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và của vùng đồng

Page 81: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

81

bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

3.2.2. Định hướng phát triển: Phát triển thị trường khách du lịch Thái Bình bao

gồm thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế.

a) Thị trường khách du lịch nội địa: Cũng như giai đoạn hiện nay, thị trường nội

địa là thị trường chiếm số đông trong giai đoạn phát triển tới của du lịch Thái Bình và

được định hướng là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ

kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch đ-

ược nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn.

Khách nội địa đến Thái Bình được xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi,

nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn.

Khách du lịch nội địa có những đặc điểm sau:

- Khách du lịch văn hóa: Trong mấy năm gần đây khách du lịch tham quan, tìm

hiểu di tích lịch sử - văn hóa phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch

này là những người lớn tuổi, các cựu chiến binh đến từ khắp nơi trên cả nước. Đối với

Thái Bình, có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng thì

khách du lịch văn hóa chiếm tỷ lệ đông, cần ưu tiên hướng tới để khai thác.

- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc

nhiều lứa tuổi. Các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là

những nơi điều kiện tự nhiên còn nguyên sơ, cảnh quan đẹp như khu vực dọc theo

sông Hồng, biển cồn Đen, cồn Vành,…

- Khách lễ hội, tâm linh: Đây là lượng khách nội địa có khả năng thu hút mạnh

của du lịch Thái Bình. Phong tục tập quán hằng năm, vào dịp Tết và đầu xuân người

Việt thường gắn với việc hành hương, đi chùa để cầu bình an, tài lộc và hòa mình vào

các lễ hội dân gian. Vì vậy, dịp đầu Xuân luôn là thời điểm “vàng” của du lịch tâm

linh cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng. Ngoài ra khách du lịch lễ hội, tâm linh

còn đi theo mùa lễ hội tùy theo từng địa điểm trên địa bàn tỉnh theo thời gian tổ chức

lễ hội truyền thống hằng năm.

- Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng là dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận đặc bệt

là từ Hà Nội muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau một tuần làm việc. Loại

hình này có xu hướng phát triển nhờ được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Các điểm thu hút

khách nghỉ cuối tuần của Thái Bình ở ven biển như Đồng Châu, cồn Vành, cồn Đen

hoặc du thuyền trên sông Trà Lý,v.v...

Hình thức du lịch đi theo nhóm, gia đình và một bộ phận đi lẻ kết hợp công vụ.

Thời gian lưu lại Thái Bình từ 1 đến 2 đêm.

Dựa vào các căn cứ trên, thị trường mục tiêu của du lịch Thái Bình được phân

khúc dựa trên tiêu chí về vị trí địa lý bao gồm:

* Thị trường Hà Nội: Hà Nội là trung tâm của vùng du lịch Bắc Bộ đóng vai trò

trọng điểm như một động lực thúc đẩy sự phát triển của tam giác du lịch Hà Nội – Hải

Page 82: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

82

Phòng – Quảng Ninh và của khu vực duyên hải.

Đây là thị trường có quy mô không chỉ của khu vực Bắc Bộ mà còn của cả Việt

Nam, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của du lịch của tỉnh khu vực phía

Bắc trong đó có Thái Bình.

Trên địa bàn Hà Nội với hơn 8 triệu dân, đồng thời có các Cơ quan ngoại giao,

Văn phòng đại diện nước ngoài… cùng với cửa khẩu hàng không quốc tế là sân bay

Nội Bài có khả năng vận chuyển từ 3 đến 5 triệu lượt khách một năm chính là nguồn

cung cấp một số lượng lớn khách du lịch.

Với quy mô như vậy, Hà Nội trở thành một thị trường đầu mối, nguồn cung cấp

khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế quy mô lớn và ổn định.

Đối với chiến lược phát triển thị trường du lịch của Thái Bình thì Hà Nội được

xác định là thị trường trọng điểm, có vai trò quan trọng nhất cung cấp nguồn khách

chính cho tỉnh.

Dựa trên tiềm năng du lịch của Thái Bình, phân khúc thị trường Hà Nội cần tập

trung khai thác là:

- Người nước ngoài làm việc và sinh sống ở Hà Nội với nhu cầu về các sản

phẩm du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần…

- Dân cư đô thị tập trung vào các đối tượng có thu nhập khá trở lên với mục

đích du lịch, có nhu cầu lớn về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng (khoảng cách gần), du

lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái…

- Cán bộ, viên chức nhà nước với mục đích du lịch kết hợp công vụ. Nhu cầu

của phân khúc thị trường này là các sản phẩm du lịch tham quan, văn hóa ẩm thực…

- Các nhà khoa học, sinh viên quan tâm tới các vấn đề lịch sử, văn hóa, kiến trúc

nghệ thuật, các danh nhân…

- Khách du lịch từ các tỉnh phía Nam qua cảng hàng không Nội Bài với mục

đích đi du lịch: Du lịch thuần túy, du lịch văn hóa, kết hợp công vụ, du lịch sự kiện.

* Thị trường các tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải

Đông Bắc và nội tỉnh: Các thị trường lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên,

Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,…và cả thị trường nội tỉnh Thái

Bình tuy không có quy mô và tầm quan trọng như thị trường Thủ đô Hà Nội nhưng

cũng là một trong những thị trường có tiềm năng với tổng số dân rất đông, nhu cầu tập

trung vào các sản phẩm du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch biển…Các

thị trường này sẽ là một trong những nguồn cung cấp khách quan trọng (đặc biệt là

khách nội địa) đối với sự phát triển của du lịch Thái Bình, đặc biệt trong giai đoạn đầu

tiên của quá trình phát triển. Thị trường này có đặc điểm là mức chi tiêu vừa phải,

thích hợp với những loại hình du lịch như du lịch tâm linh, biển, tham quan di tích lịch

sử - văn hóa…nên không đòi hỏi chất lượng sản phẩm cầu kỳ. Việc thâm nhập, tiếp

cận các thị trường này khá dễ nên chi phí marketing thấp hơn so với thị trường Hà Nội.

Page 83: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

83

Dựa trên tiềm năng du lịch của Thái Bình, phân khúc thị trường các tỉnh lân cận

cần tập trung khai thác là:

- Cộng đồng dân cư nói chung, mục đích du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh. Đây là

xu hướng mới cần đặc biệt quan tâm.

- Người có nhu cầu du lịch (đặc biệt là dân ở các đô thị) tập trung vào các đối

tượng có thu nhập khá trở lên với mục đích du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch

sinh thái, du lịch biển…

- Cán bộ, viên chức nhà nước với mục đích du lịch kết hợp công việc, nghỉ

dưỡng, du lịch ở khoảng cách không quá xa Hà Nội. Nhu cầu của phân khúc thị trường

này là các sản phẩm du lịch cuối tuần, tham quan, văn hóa ẩm thực,…

* Thị trường các tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các tỉnh vùng núi

phía Bắc cũng là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch nội địa quan

trọng cho Thái Bình với mục đích văn hóa tâm linh và du lịch biển.

Phân khúc thị trường cần tập trung khai thác là:

- Cộng đồng dân cư nói chung, mục đích du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh.

- Dân cư đô thị tập trung, các đối tượng có thu nhập khá trở lên với mục đích du

lịch, du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái…

- Cán bộ viên chức nhà nước với mục đích du lịch kết hợp công vụ. Nhu cầu của

phân khúc thị trường này là các sản phẩm du lịch cuối tuần, tham quan, văn hóa ẩm

thực…

* Thị trường các tỉnh khác: Khách du lịch từ các tỉnh khác như vùng Bắc Trung

Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ…do khoảng cách địa lý xa nên chủ yếu là khách

thương mại công vụ, một phần khách du lịch lễ hội, tâm linh. Khách du lịch thuần túy

trong giai đoạn đầu chưa nhiều.

b) Thị trường khách quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Thái Bình từ các trung

tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh trong vùng. Khách từ thị trường

này tập trung chủ yếu vào các phân khúc thị trường theo thứ tự ưu tiên như sau:

* Ưu tiên phát triển thị trường truyền thống, khả năng chi tiêu cao: Châu Âu,

Bắc Mỹ, Úc...

- Thị trường Tây Âu: Đây là phần thị trường quan trọng, trong tương lai sẽ chiếm

tỷ lệ cao trong cơ cấu khách quốc tế đến vùng. Thực tế phát triển du lịch thời gian qua

cho thấy đây là một thị trường du lịch triển vọng, tuy nhiên thời gian gần đây thị

trường này có xu hướng chững lại và giảm dần thị phần của mình. Hai thị trường

truyền thống quan trọng nhất là Pháp, ngoài ra vùng còn đón khách du lịch từ Anh,

Đức. Trong tương lai khi vùng có được những sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du

lịch sinh thái đích thực thì lượng khách từ các thị trường Đức, Anh sẽ tăng nhanh và

chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu khách quốc tế đến vùng. Các thị trường này có khả

năng chi trả khá cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hòan hảo, có chất

Page 84: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

84

lượng tốt, nhưng đây cũng là thị trường rất đắn đo trong chi tiêu (trừ khách Đức, Ý).

Chính vì vậy việc phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có

những chiến lược cụ thể rõ ràng như chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo,

chiến lược về đào tạo nhân lực...

Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam chủ yếu với mục đích tham quan thắng

cảnh, sinh thái, thương mại, khám phá, mạo hiểm. Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử và

đến các khu vực còn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn các giá trị văn hoá, tự nhiên.

Các đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm và món ăn Việt Nam rất được khách Tây Âu

ưa chuộng. Đây cũng là thế mạnh mà du lịch Thái Bình cần quan tâm đặc biệt là các

khu vực sinh thái ngập mặn và các di tích kiến trúc nghệ thuật.

- Thị trường Bắc Mỹ: Cũng giống như thị trường du lịch Tây Âu, thị trường du

lịch Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) là thị trường có nhiều triển vọng đối với du

lịch Thái Bình bởi ở đây có thể phát triển được những sản phẩm ưa chuộng của thị

trường này, đặc biệt là du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm. Đây cũng là thị trường có

khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao.

- Thị trường Úc: Các sản phẩm du lịch yêu thích của khách du lịch Úc là thăm

quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, ẩm thực và đặc biệt là du lịch sinh thái.

Bên cạnh những du khách trên, tại các nước trên có một bộ phận không nhỏ Việt

kiều có nhu cầu sang Việt Nam với mục đích thăm thân; du lịch thuần túy; nghỉ

dưỡng…Nhu cầu của phân khúc này tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái; du

lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, thưởng ngoạn.

* Đẩy mạnh phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN.

- Khách du lịch Trung Quốc: Khách du lịch Trung Quốc thường đến với mục

đích buôn bán, tham quan thắng cảnh, ẩm thực, du lịch lễ hội (tâm linh), thăm thân. Vì

vậy thời gian lưu trú không dài và khả năng chi tiêu thấp, sử dụng các dịch vụ du lịch

với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp so với các thị

trường khác.

- Khách du lịch Nhật Bản: Hiện nay du lịch Thai Bình còn ít hấp dẫn đối với thị

trường này, tuy nhiên với tiềm năng du lịch, đặc biệt về văn hoá và cuối tuần, Thai

Bình sẽ là điểm đến của khách du lịch Nhật Bản trong tương lai gần. Ngoài mục đích

thương mại, hội nghị hội thảo, khách Nhật thích tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn

hóa lịch sử, lễ hội, vui chơi giải trí...Khách Nhật Bản có khả năng chi trả rất cao, tuy

nhiên đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn cao cấp 4 - 5

sao. Vấn đề vệ sinh và an toàn được người Nhật rất coi trọng. Với những đặc điểm đó,

cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thị trường này.

- Khách du lịch Hàn Quốc: Chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có khả năng chi trả

cao, có sở thích gần giống như khách Nhật Bản. Khách Hàn Quốc chủ yếu là khách

thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư.

- Khách du lịch Đài Loan: Khách du lịch Đài Loan đến Thai Bình chủ yếu với

Page 85: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

85

mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du

lịch. Khách Đài Loan sở thích vui chơi giải trí, thể thao. Khả năng chi tiêu tương đối

cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, sử dụng nhiều các dịch

vụ du lịch bổ sung khác. Trong cơ cấu chi tiêu của họ dành tới 56,7% cho lưu trú và ăn

uống, số còn lại dành chủ yếu cho các dịch vụ bổ sung khác. Đối với khách du lịch Đài

Loan, cần tổ chức nhiều các dịch vụ bổ sung, đặc biệt các dịch vụ bổ sung này phải

gắn liền với các cơ sở lưu trú để thuận lợi cho việc sử dụng của họ.

- Khách du lịch các nước ASEAN: Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Thai

Bình thông qua Trung tâm du lịch vùng là Hà Nội. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN,

số lượng khách du lịch đến từ các nước này có xu hướng tăng nhanh. Đặc điểm của thị

trường khách ASEAN đến Việt Nam nói chung là vì mục đích thương mại sau đó là

mục đích tham quan thắng cảnh, thăm thân. Khách ASEAN rất thích du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng,

hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm

du lịch phải khác riêng biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại

giữa các nước trong khu vực.

Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng thì thị trường

các nước ASEAN (trước mắt chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường

hết sức quan trọng, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của

các quốc gia trong khu vực...

* Tăng cường mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường mới, tiềm năng là những

thị trường khách lớn nhưng số lượng khách đến Việt Nam nói chung và Thái Bình nói

riêng hiện còn hạn chế do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, sự trao đổi thương

mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này còn ở giai đoạn đầu phát

triển.v.v...Tuy nhiên về lâu dài, đây là những thị trường khách lớn cho cả khu vực

Đông Nam Á.

Các thị trường này gồm khối Bắc Âu, Đông Âu, Nam Âu và Niu Zi Lân. Đối với

thị trường kể trên cần quan tâm khách du lịch đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển

(khối Bắc Âu), Nga (Đông Âu) là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng

khách đi du lịch nước ngoài từ các nước này hàng năm khá đông.

Ngoài ra, theo hướng phát triển thị trường mở rộng của du lịch Việt Nam là thị

trường Trung Đông, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ vì vậy du lịch Thái Bình cũng cần hướng tới

nhóm thị trường này trong giai đoạn phát triển từ năm 2025 đến năm 2030.

3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

3.3.1. Những định hướng chính: Tập trung khai thác những loại hình du lịch

mang bản sắc riêng của Thái Bình, có lợi thế cạnh tranh cao như:

- Duy trì phát triển du lịch tâm linh gắn với các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội

truyền thống mang tính đặc trưng của nền văn minh đồng bằng sông Hồng để tăng

cường thu hút khách du lịch nội địa.

- Mở rộng phát triển du lịch biển như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể

Page 86: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

86

thao biển; tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái ven biển...để mở rộng thu hút khách du

lịch quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn để phát huy thế

mạnh sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Xác dịnh đây là hướng đi mới và có tính khả

thi cao, cần quan tâm phát triển.

- Tăng cường phát triển các loiạ hình vui chơi giải trí và các sản phẩm du lịch bổ

trợ khác.

3.3.2. Định hướng cụ thể: Dựa trên nhu cầu thị trường khách du lịch theo định

hướng phát triển thị trường của du lịch Thái Bình qua từng giai đoạn; tiềm năng và khả

năng phát triển sản phẩm của du lịch Thái Bình, hệ thống sản phẩm du lịch của Thái

Bình cần được phát triển gắn với các loại hình du lịch sau:

a) Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa kết hợp giáo dục, tri ân: Du

lịch tham quan, nghiên cứu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa kết hợp giáo dục, tri ân là

sản phẩm du lịch truyền thống được tổ chức trên toàn bộ hệ thống các di tích lịch sử

văn hóa, trong đó các điểm nhấn là Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, chùa

Keo, đền Tiên La, khu đình - đền - bến tượng A Sào;

b) Lễ hội, tâm linh: Đây là loại hình du lịch mà Thái Bình cần duy trì phát triển.

Dòng sản phẩm này được khai thác gắn với các đình, chùa và hệ thống di tích lịch sử

văn hóa. Tập trung ở Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, đền A Sào, đền

Đồng Bằng, chùa Keo, đền Tiên La, làng Quang Lang, thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ

huyện Đông Hưng,v.v…

c) Du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông

Hồng: Đây là hướng phát triển sản phẩm mới đối với tỉnh, cần được tập trung phát

triển. Dòng sản phẩm du lịch này được tổ chức tại Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm

nông nghiệp, nông thôn văn minh lúa nước sông Hồng và các điểm du lịch cộng đồng

như Công viên sinh thái ổi Bo, làng quất Đông Hòa (TP. Thái Bình); làng hoa cây

cảnh Bách Thuận (huyện Vũ Thư); làng hoa, cây cảnh Minh Tân, Hồng Việt (huyện

Đông Hưng) và một số làng nghề truyền thống khác.

Đối với du lịch Thái Bình, nơi được xem là nôi của văn minh lúa nước sông

Hồng, quê hương của “Chị Hai 5 tấn” thì việc phát triển du lịch cộng đồng, trải

nghiệm văn hóa gắn với văn minh lúa nước theo hình thức xây dựng một "Bảo tàng

văn minh lúa nước" với những hình ảnh sống động về đời sống, trải nghiệm văn hóa

đồng quê sẽ tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng cho toàn vùng, hấp dẫn khách du lịch

kế cả trong nước và quốc tế.

d) Du lịch tham quan làng nghề truyền thống gắn với văn hóa ẩm thực và các

đặc sản tự nhiên: Tổ chức tại các làng nghề bạc Đồng Xâm, đũi Nam Cao, mây tre đan

Thượng Hiền, thêu Minh Lãng, vườn Bách Thuận, bánh cáy Nguyên Xá, chiếu Hới,

kính - khóa Lịch Động, dũa cưa Mê Linh,…và tại các khu, điểm du lịch.

e) Du lịch cuối tuần kết hợp sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển: Khai thác tại rừng

Page 87: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

87

Cồn Vành, cồn Đen, Thụy Trường.

g)Các loại hình du lịch khác: Du lịch kèm t heo các sự kiện đặc biệt

(MICE) như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo, sự kiện thể thao...ở thành phố

Thái Bình và tại các khu du lịch.

3.2.3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng

- Điểm du lịch Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, khai thác gắn với

cụm di tích Đình - Đền - Bến Tượng, A Sào.

- Điểm du lịch Chùa Keo (tham quan nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật).

- Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp gắn với văn minh lúa nước

sông Hồng.

- Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ mát, tắm biển cuối tuần cồn Đen.

- Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ mát, tắm biển cuối tuần cồn Vành.

Trong đó điểm du lịch chùa Keo kết hợp với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa

khác trên địa bàn tỉnh (làm bổ trợ) là sản phẩm du lịch đặc trưng, định vị cho thương

hiệu du lịch Thái Bình.

Trong đó điểm du lịch chùa Keo kết hợp với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa

khác trên địa bàn tỉnh (làm bổ trợ) là sản phẩm du lịch đặc trưng, định vị cho thương

hiệu du lịch Thái Bình.

3.4. Tổ chức không gian hoạt động du lịch

3.4.1. Quan điểm tổ chức không gian: Tổ chức không gian du lịch theo lãnh thổ

tỉnh Thái Bình được thực hiện dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:

- Không gian du lịch tỉnh Thái Bình đặt trong mối liên hệ về không gian du lịch

vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội để

phát triển sản phẩm đặc trưng và thuận lợi liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng.

- Không gian du lịch tỉnh Thái Bình phải phù hợp không gian kinh tế - xã hội

của tỉnh và gắn liền với sự phát triển của các ngành liên quan. Du lịch là một ngành

kinh tế trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, không gian phát triển du lịch

phải nằm trong không gian kinh tế - xã hội và thống nhất với không gian phát triển các

ngành kinh tế liên quan.

- Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch phát huy được thế mạnh về tài nguyên

nhằm tạo ra các khu vực chuyên môn hoá du lịch mang tính chất đặc thù của tỉnh và

phát huy ưu thế về hệ thống giao thông liên kết để bảo đảm thuận lợi cho khách du lịch

tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ sản phẩm du lịch.

3.4.2. Nhiệm vụ của tổ chức không gian lãnh thổ du lịch:

- Căn cứ sự phân bố của hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, kết cấu

hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Thái Bình đề xuất định hướng

những vùng thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó hoạch định các khu vực

Page 88: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

88

ưu tiên phát triển du lịch, các cụm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xác định các trung tâm du lịch (bao gồm trung tâm du lịch toàn tỉnh và các

cụm du lịch), định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch.

3.4.3. Định hướng phát triển không gian: Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh

tế, chính trị văn hóa, xã hội của tỉnh trở thành trung tâm du lịch toàn tỉnh và điểm xuất

phát của các hướng phát triển không gian. Huyện Hưng Hà với vị trí quan trọng và tập

trung nhiều tài nguyên du lịch nội trội được định hướng phát triển thành địa bàn trọng

điểm du lịch toàn tỉnh. Các thị trấn huyện lỵ là các trung tâm phụ trợ nhằm cung cấp

các dịch vụ cần thiết cho các khu, điểm du lịch phụ cận theo từng địa phương.

Trên cơ sở phân bố không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, các hướng

phát triển không gian du lịch được xác định theo các trục không gian sưu:

- Không gian dọc theo tuyến quốc lộ 10 từ thành phố Thái Bình - Đông Hưng -

Quỳnh Phụ về phía Bắc và Vũ Thư về phía Tây Nam. Đây là trục không gian du lịch

chính của tỉnh, được ưu tiên phát triển (kết nối với du lịch Nam Định, Hải Phòng và

các tỉnh khác thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

- Không gian du lịch theo tuyến thành phố Thái Bình – Đông Hưng – Thái Thụy

về phía Đông và đi Hưng Hà về phía Tây theo quốc lộ 39 (kết nối với du lịch Hưng

Yên và các tỉnh khác của vùng).

- Không gian du lịch theo tuyến thành phố Thái Bình đi Đồng Châu, Cồn Vành

và vùng phụ cận theo quốc lộ 39B và tỉnh lộ 221A.

- Không gian du lịch theo tuyến theo đường cao tốc Hưng Hà-Hà Nam.

- Không gian du lịch ven biển Tiền Hải-Thái Thụy theo quốc lộ 39B

Ngoài ba hướng trên còn khai thác phát triển không gian du lịch theo tuyến

đường sông theo sông Trà Lý nối sông Hồng với biển Đông.

Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, việc tổ chức các tuyến điểm du lịch

trên các tuyến bảo đảm khai thác hợp lý tài nguyên và thuận lợi để khách du lịch tiếp

cận và hưởng thụ.

3.4.4. Tổ chức hệ thống điểm du lịch: Từ kết quả đánh giá tài nguyên du lịch,

trên cơ sở định hướng phát triển du lịch toàn vùng, sự phát triển của mạng lưới giao

thông trên địa bàn tỉnh, định hướng phát triển hệ thống điểm du lịch tỉnh Thái Bình

đến năm 2025, tầm nhìn 2030 như sau:

a) Các điểm du lịch quốc gia, vùng: Hệ thống các điểm du lịch này được định

hướng phát triển dựa trên sự nổi trội về tài nguyên du lich, có khả năng phát triển các

sản phẩm du lịch có sức thu hút khách từ khắp mọi nơi, vị trí tiếp cận thuận lợi, nằm

trên các tuyến du lịch quốc gia hoặc liên vùng. Trên cơ sở đó, định hướng du lịch Thái

Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030, phát triển các điểm du lịch sau:

* Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần

Page 89: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

89

- Vị trí: Thuộc địa phận xã Tiến Đức và Liên Hiệp, huyện Hưng Hà.

- Quy mô phát triển: Bao gồm tổng thể hệ thống di tích lịch sử như di chỉ khảo

cổ mộ các vua Trần, khu lăng mộ thái sư Trần Thủ Độ, đình Khuốc, đình Ngừ, mộ và

đền thờ linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung...

- Chức năng: Tham quan, nghiên cứu lịch sử, tâm linh, giáo dục, tri ân…

* Chùa Keo

- Vị trí: Thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.

- Quy mô phát triển: Bao gồm khu vực chùa, cảnh quan xung quanh. Phát triển

đạt tiêu chí điểm du lịch quốc gia theo quy định của Luật du lịch.

- Chức năng: Tham quan, nghiên cứu lịch sử, kiến trúc nghệ thuật chùa cổ hơn

400 năm tuổi, lễ hội, tâm linh…

b) Các điểm du lịch địa phương: Các điểm du lịch mang ý nghĩa địa phương

được định hướng theo lãnh thổ các huyện, thành phố trong tỉnh trên cơ sở đánh giá

mức độ thu hút khách trong tỉnh và bổ trợ cho các điểm du lịch quốc gia và vùng.

b1) Các điểm du lịch thuộc thành phố Thái Bình:

Thành phố Thái Bình là trung tâm điều hành du lịch, đầu mối xuất phát đến các

điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, trung tâm du lịch MICE của tỉnh. Ngoài ra, tại đây còn

phát triển các điểm du lịch sau:

* Bảo tàng Thái Bình

- Vị trí: Nằm ở trung tâm thành phố Thái Bình.

- Quy mô phát triển: Bao gồm bảo tàng trưng bày hiện vật trong nhà, ngoài trời,

khu dịch vụ, cây xanh cảnh quan, nhà hát rối nước,…

- Chức năng: Tham quan, nghiên cứu lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, tâm linh…và

thưởng thức nghệ thuật múa rối nước, hát chèo là các loại hình văn hóa dân gian đặc

trưng của tỉnh Thái Bình và vùng Đồng bằng sông Hồng.

* Công viên sinh thái, Quảng trường và Tượng đài “Bác Hồ với nông dân”

- Vị trí: Thuộc phường Hoàng Diệu, trung tâm thành phố Thái Bình.

- Chức năng: Tham quan, nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Bác Hồ,

Tượng đài “Bác Hồ với nông dân”, Tháp Thái Bình…, nghỉ ngơi, thư giãn của nhân

dân trong và ngoài tỉnh.

* Chùa Tiền – Kỳ Bá

- Vị trí: Thuộc phường Kỳ Bá, trung tâm thành phố Thái Bình.

- Chức năng: Du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan kiến trúc nghệ

thuật, thăm trụ sở hội Phật giáo Thái Bình.

Một số điểm tham quan, vui chơi giải trí khác như Chùa Vạn Xuân, Đền Quan,

Page 90: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

90

Đền Hai Bà Trưng, Trung tâm thương mại Vincomplaza, Công viên nước…

b2) Các điểm du lịch thuộc huyện Vũ Thư

* Làng vườn Bách Thuận

- Vị trí: Thuộc xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, nằm bên bờ sông Hồng.

- Chức năng: Điểm tham quan làng nghề, thư giãn, du lịch cộng đồng, nông

nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan các di tích lịch sử, nhà cổ vùng đồng bằng

Bắc Bộ, chùa Bách Tính, nhà thờ Bách Thuận,…

* Đình, đền Bổng Điền

- Vị trí: Thuộc xã Tân Lập, huyện Vũ Thư.

- Chức năng: Điểm tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm lễ hội, tâm linh.

* Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vị trí: Thuộc xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư.

- Chức năng: Điểm tham quan di tích lịch sử, cảnh quan, giáo dục, tri ân lãnh tụ.

* Làng thêu Minh Lãng

- Vị trí: Thuộc xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư.

- Chức năng: Điểm tham quan, trải nghiệm làng nghề.

* Vườn hoa cải Hồng Lý

- Vị trí: Thuộc xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư.

- Chức năng: Điểm tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: chùa Hội (Song Lãng), miếu Hai Thôn,

(Xuân Hòa); Từ đường Hoàng Công Chất (Nguyên Xá),v.v…

b3) Các điểm du lịch thuộc huyện Thái Thuỵ:

* Đình An Cố

- Vị trí: Thuộc xã Thụy An, huyện Thái Thụy.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa như tham quan, nghiên cứu kiến trúc

nghệ thuật kết hợp tâm linh.

* Đền Chòi

- Vị trí: Thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa như tham quan, nghiên cứu kiến trúc

nghệ thuật kết hợp tâm linh.

* Đền thờ Bà Chúa Muối

- Vị trí: Thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa như tham quan, nghiên cứu kiến trúc

Page 91: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

91

nghệ thuật kết hợp lễ hội, tâm linh.

* Khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh

- Vị trí: Thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, giáo dục, tri ân.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: chùa Bến và di tích lịch sử đền Chòi

(Thụy Trường), chùa Hưng Quốc và di tích lịch sử miếu Ba Thôn (Thụy Hải), đền Hét

(Thái Thượng), đền Hạ Đồng (Thụy Sơn), đình Bích Hoài (Thái Nguyên),…

b4) Các điểm du lịch thuộc huyện Quỳnh Phụ:

* Đền Đồng Bằng (đền Đức Vua)

- Vị trí: Thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan,

nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật.

* Đình, Đền, Bến Tượng A Sào

- Vị trí: Thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan,

nghiên cứu lịch sử, kiến trúc nghệ thuật.

* Khu Miếu Sổ

- Vị trí: Thuộc xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ.

- Chức năng: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi thư giãn, cắm trại kết hợp ẩm

thực (thưởng thức đặc sản bún cá Quỳnh Côi).

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: Đền Đợi (Đông Hải), đền La Vân

(Quỳnh Hồng), làng nghề chiếu An Lễ (An Lễ), chùa Cổ Tuyết (An Vinh), đình Đá (An

Hiệp), miếu Go, v.v…

b5) Các điểm du lịch huyện Hưng Hà:

* Đền Tiên La

- Vị trí: Thuộc xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan,

nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật.

* Khu lưu niệm nhà văn hóa Lê Quý Đôn

- Vị trí: Thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, giáo dục kết hợp tham quan, nghiên cứu

kiến trúc nghệ thuật.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ như: đình Vòi (Điệp Nông), làng nghề chiếu Hới

(Tân Lễ), làng nghề làm cây cảnh phát lộc (Minh Tân), đền thờ Trần Thủ Độ (Canh

Tân), di tích khảo cổ Tiến Đức (Tiến Đức),…

Page 92: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

92

b6) Các điểm du lịch huyện Kiến Xương:

* Đền Đồng Xâm và làng nghề Đồng Xâm

- Vị trí: Thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan,

nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của

Việt Nam thời Nguyễn..

Điểm du lịch này được phát triển kết hợp tham quan, trải nghiệm làng nghề

chạm bạc Đồng Xâm.

* Chùa Tây Khánh

- Vị trí: Thuộc xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh kết hợp tham quan,

nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: chùa Am (Vũ Tây), làng nghề dệt đũi

Nam Cao (Nam Cao), đình Lai Vi (Quang Minh), đền vua Rộc…

b7) Các điểm du lịch huyện Tiền Hải:

* Đồng Châu

- Vị trí: Thuộc xã Đông Minh, Tiền Hải.

- Chức năng: Phát triển du lịch nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần kết hợp ngắm cảnh

và ẩm thực thưởng thức đặc sản biển (ngao, móng tay…).

* Khu lưu niệm Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ

- Vị trí: Thuộc xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, giáo dục kết hợp tham quan, nghiên cứu

kiến trúc nghệ thuật.

* Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch

- Vị trí: Thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải.

- Chức năng: Tham quan, tín ngưỡng, tâm linh.

Ngoài ra còn các điểm phụ trợ khác như: đình Thanh Giám (Đông Lâm), rừng

sinh thái ngập mặn Đông Long (Đông Long),…

b8) Các điểm du lịch huyện Đông Hưng:

* Làng nghề múa rối nước Nguyên Xá (Kết hợp làng nghề bánh Cáy)

- Vị trí: Thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, nghiên cứu và thưởng thức nghệ thuật,

trải nghiệm múa rối nước, đặc trưng của văn minh lúa nước sông Hồng.

Điểm du lịch này được khai thác kết hợp với tham quan, trải nghiệm làng nghề

Page 93: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

93

sản xuất bánh Cáy, đặc sản của tỉnh Thái Bình.

* Làng chèo Khuốc

- Vị trí: Thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng.

- Chức năng: Phát triển du lịch văn hóa, nghiên cứu và thưởng thức nghệ thuật,

trải nghiệm làn điệu dân ca chèo, đặc trưng của văn minh lúa nước sông Hồng.

* Múa rối nước Đông Các

- Vị trí: Thuộc xã Đông Các, huyện Đông Hưng.

- Chức năng: Tham quan, tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước kết hợp mua sắm tại

Lịch Động, Đông Các.

Các điểm phụ trợ khác như: Đình và miếu thờ An hạ Đại Vương (Đông Quang);

chùa Đọ, đình Cổ Dũng, chùa Đồng Vi (Đông La); chùa Ký Con (Đông Xuân), đền

Hậu Thượng (Bạch Đằng), chùa Am Vô (Phong Châu), Nghĩa trang Đại Nghĩa, đình

Tàu…

c) Các khu du lịch: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế

về tài nguyên du lịch tự nhiên,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại

hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

Căn cứ kết quả đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình,

trên cơ sở định hướng phát triển các điểm du lịch, định hướng phát triển du lịch Thái

Bình với các khu du lịch sau:

- Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn gắn với văn minh

lúa nước sông Hồng.

- Khu du lịch sinh thái Cồn Vành.

- Khu du lịch sinh thái Cồn Đen.

- Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thuỵ Trường.

* Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn văn minh lúa

nước sông Hồng

- Vị trí: Ngoại ô thành phố Thái Bình.

- Quy mô: 50 ha.

- Chức năng: Xây dựng thành Trung tâm văn minh lúa nước sông Hồng, bảo

tàng sống về văn minh lúa nước, gồm các hoạt động du lịch:

+ Homestay.

+ Tham quan, du lịch làng quê, trải nghiệm các sinh hoạt sản xuất nông nghiệp;

+ Thưởng thức các loại hình nghệ thuật gắn với văn minh lúa nước sông Hồng

(chèo cổ, múa rối nước,…)

+ Thưởng thức các đặc sản văn hóa ẩm thực đặc trưng đồng bằng sông Hồng.

Page 94: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

94

Cùng với các điểm du lịch quốc gia Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua

Trần, Chùa Keo thì khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn văn

minh lúa nước sông Hồng sẽ là sản phẩm du lịch chủ lực có khả năng thu hút khách

cao.

* Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

- Vị trí: Thuộc xã Nam Phú, Tiền Hải.

- Quy mô: 1.700 ha, phía Bắc giáp với cồn Thủ, phía Tây giáp đê PAM, phía

Nam giáp với cửa Ba Lạt, phía Đông giáp với biển Đông.

- Chức năng: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp sinh thái như tham

quan, nghiên cứu hệ sinh thái gắn với rừng ngập mặn, cồn cát thuộc châu thổ sông

Hồng, thể thao, ẩm thực thưởng thức đặc sản biển (ngao, móng tay…).

* Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

- Vị trí: Thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy.

- Quy mô: 1.150 ha, gồm toàn bộ khu vực Cồn Đen và một phần diện tích nuôi

trồng thủy sản thuộc xã Thái Đô.

- Chức năng: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp sinh thái như tham

quan, nghiên cứu hệ sinh thái gắn với rừng ngập mặn, cồn cát thuộc châu thổ sông

Hồng, khu vui chơi giải trí thể thao, khu du lịch văn hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm,

hệ thống cây xanh, ẩm thực thưởng thức đặc sản biển (ngao, móng tay, gỏi nhệch…).

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen sẽ được kết nối với các khu sinh thái rừng ngập

mặn Thụy Trường, các điểm du lịch dọc theo sông Trà Lý về thành phố Thái

Bình, các điểm di tích lịch sử văn hóa đền, chùa, nhà thờ, khu thờ danh nhân văn hóa,

khu lưu niệm ở trong và ngoài tỉnh, du lịch đồng quê và các vùng trồng cây ăn quả,

nuôi trồng thủy sản...

* Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thuỵ Trường

- Vị trí: Khu này nằm ở phía đông bắc tỉnh, ven bờ biển với rất nhiều cây cối

ngập nước và nhiều loài động vật như chim, sếu...; không khí trong lành, mát mẻ.

- Quy mô: 1.500 ha.

- Chức năng hoạt động: Các sản phẩm du lịch chính có thể khai thác tại cụm này

bao gồm:

+ Tham quan, nghiên cứu rừng ngập mặn.

+ Du lịch sinh thái.

+ Nghỉ dưỡng cuối tuần.

3.4.5. Tổ chức các tuyến du lịch:

Cơ sở để xác định các tuyến du lịch:

- Có tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn tuyến;

Page 95: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

95

- Có các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách;

- Có điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi;

- Có môi trường trong sạch, vệ sinh, trật tự và an toàn xã hội.

Các tiêu chuẩn trên là yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn, hài lòng, yên tâm và

quyết định đến thời gian du lịch của khách dài hay ngắn.

Trên cơ sở nghiên cứu về phân bổ các điểm du lịch, hình thành các cụm du lịch

chính cùng với các sản phẩm du lịch có khả năng khai thác, dựa trên hệ thống giao

thông và khả năng tiếp cận ta có thể xác định các tuyến du lịch chính của tỉnh Thái

Bình như sau:

a) Các tuyến du lịch nội tỉnh:

* Tuyến thành phố Thái Bình - Vùng ven thành phố

- Lộ trình: Theo hệ thống giao thông đô thị thành phố.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Bảo tàng Thái Bình, chùa Tiền, (trụ sở hội

Phật giáo Thái Bình), đền Quan, đình Lạc Đạo (thờ Trần Lãm), chùa Đoan Túc, chùa

Tống Vũ...

* Tuyến thành phố Thái Bình – Vũ Thư:

- Lộ trình: Theo trục không gian chính quốc lộ 10 kết hợp đê sông Hồng, đường

tỉnh 220B và 223.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Chùa Keo, làng vườn Bách Thuận, vườn hoa

cải Hồng Lý, làng thêu Minh Lãng, miếu Hai Thôn, khu lưu niệm Bác Hồ, chùa Từ

Vân, đình đền Bổng Điền.v.v...

* Tuyến thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Hưng Hà:

- Lộ trình: Theo trục không gian chính quốc lộ 10, quốc lộ 39 kết hợp các đường

tỉnh 223, 224 và 226.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Làng chèo Khuốc; khu lưu niệm Lê Quý Đôn,

chùa Thiên Quý, chùa Am Vô, Nghĩa trang Đại Nghĩa, quần thể di tích về nhà Trần,

đền Tiên La, làng dệt Phương La, chiếu Hới, làng cây cảnh phát lộc xã Minh Tân, làng

kháng chiến Nguyên Xá, múa rối nước Nguyên Xá và Đông Các, bánh cáy làng

Nguyễn,v.v...

* Tuyến thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Quỳnh Phụ:

- Lộ trình: Theo trục không gian chính quốc lộ 10 kết hợp các đường tỉnh 216 và

217.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Đền Đồng Bằng; chùa Cổ Tuyết, đình Đá;

Đình - Đền - Bến Tượng A Sào; Miễu Sổ, đình Cổ Dũng, chùa Đọ, đình Tàu; chùa

Bình Cách; đình Đông Kinh; đình Lộng Khê, chùa Thiên Quý, v.v...

* Tuyến thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Thái Thuỵ:

Page 96: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

96

- Lộ trình: Theo trục không gian quốc lộ 39 kết hợp các đường tỉnh 216 và 219.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Chùa Thiên Quý, Thượng Liệt (quê hương của

múa giáo cờ - giáo quạt), đình An Cố; Cồn Đen, đình Tử Đường, miếu Năm Thôn,

đình Vạn Đồn, Lưu Đồn, đền Chòi, khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh,v.v...

* Tuyến thành phố Thái Bình - Kiến Xương - Tiền Hải:

- Lộ trình: Theo trục không gian chính quốc lộ 39B kết hợp đê sông Hồng và các

đường tỉnh 221A, 221D và 222.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Cồn Vành, làng chạm

bạc Đồng Xâm, đền Đồng Xâm, đình Tô, đình Nho Lâm, các di tích liên quan tới các

danh nhân lịch sử như Bùi Viện, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, Chùa Am,v.v.…

* Tuyến đường sông Hưng Hà - thành phố Thái Bình - Thái Thụy:

- Lộ trình: Dọc theo sông Trà Lý.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Cảnh quan hai bên bờ sông, Cồn Đen và các di

tích lịch sử ven bờ sông Trà Lý.

Đây là tuyến du lịch chuyên đề hấp dẫn kết hợp du thuyền với thường thức các

loại hình nghệ thuật đặc trưng như chèo cổ, ẩm thực.

* Tuyến tham quan, trải nghiệm các làng nghề

- Lộ trình: Kết nối các làng nghề đặc trưng.

- Các điểm tham quan trên tuyến: Các làng nghề truyền thống.

Đây là tuyến du lịch chuyên đề hấp dẫn để khách du lịch tham quan, tìm hiểu,

trải nghiệm các làng nghề và mua bán các sản phẩm hàng hóa lưu niệm.

b) Các tuyến du lịch liên tỉnh (thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải

Đông Bắc):

- Tuyến du lịch quốc gia theo quốc lộ 10: Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng -

Quảng Ninh;

- Tuyến du lịch ven biển (theo đường ven biển): Thanh Hóa - Ninh Bình – Nam

Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;

- Tuyến Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình theo quốc lộ 39.

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam - Thái Bình theo đường cao tốc kết hợp đường Thái

Bình-Hà Nam.

- Tuyến Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình với chủ đề

khai thác làng quê đồng bằng sông Hồng.

- Tuyến du lịch đường sông Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định theo

sông Hồng.

- Tuyến du lịch Hà Nội - Thái Bình phục vụ du lịch cuối tuần của thủ đô với vai

Page 97: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

97

trò là cửa ngõ ra biển theo quốc lộ 10 kết hợp đường cao tốc hoặc đường Thái Bình -

Hà Nam.

Ngoài ra có thể phát triển tuyến du lịch Thái Bình - Hải Dương - Bắc Giang -

các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ theo quốc lộ 37.

3.4.6. Nhu cầu sử dụng đất quản lý tài nguyên phát triển du lịch: Nhu cầu sử

dụng đất quản lý tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Thái Bình được xác định là mức tối

thiểu để đáp ứng yêu cầu phát triển các điểm du lịch quốc gia, điểm du lịch địa phương

và các khu du lịch khác dựa trên tiêu chí được quy định tại Luật du lịch và khả năng

phát triển thực tế. Theo đó, định hướng nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch như sau:

- 02 điểm du lịch quốc gia (Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, Chùa

Keo), nhu cầu tối thiểu ước khoảng 500 - 600 ha (mỗi điểm 250 – 300 ha đảm bảo

theo tiêu chí của Luật du lịch).

- 04 khu du lịch: Khu du lịch sinh thái Cồn Vành: 1.700 ha, Khu du lịch sinh thái

Cồn Đen: 1.150 ha, Khu du lịch sinh thái Thụy Trường: 1.500 ha, Khu du lịch cộng

đồng trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn: 50 ha. Tổng nhu cầu sử dụng đất quản lý tài

nguyên các khu du lịch khoảng 4.400 ha.

- Các khu, điểm tham quan du lịch khác trong hệ thống điểm du lịch tỉnh được

định hướng trong tổ chức không gian tùy theo điều kiện cụ thể mỗi điểm tham quan

khoảng 5 – 10 ha.

Đối với các khu, điểm du lịch, nhu cầu diện tích trên là cơ sở để quản lý khai

thác và bảo vệ tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Diện tích để xây dựng các công

trình du lịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ theo quy hoạch của từng đối tượng cụ thể.

Với nhu cầu sử dụng đất trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan

chức năng căn cứ Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và kế hoạch sử

dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thì quỹ đất dành cho khu du lịch đến năm 2020

tỉnh Thái Bình nghiên cứu để cân đối, điều chỉnh quỹ đất trên trong quy hoạch sử dụng

đất từng địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.5. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

3.5.1. Tổng nhu cầu đầu tư và phân kỳ đầu tư

a) Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Nhu cầu đầu tư phát triển

du lịch Thái Bình đến năm 2030 khoảng 8.080 tỷ đồng, trong đó từ nay đến năm 2025

cần 4.350 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA và trái phiếu chính phủ): Khoảng

810 tỷ đồng (tương đương 10%) tổng nhu cầu; trong đó từ nay đến năm 2025 cần

khoảng 450 tỷ đồng.

Vốn ngân sách dùng để hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch (8%), xúc tiến quảng bá,

phát triển thương hiệu (0,5%), phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa

Page 98: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

98

học công nghệ (0,5%), bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường (1%).

- Khu vực tư nhân (kể cả FDI): Khoảng 7.270 tỷ đồng, tương đương 90%, trong

đó giai đoạn từ nay đến năm 2025 cần khoảng 3.900 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung

đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến

quảng bá, phát triển thương hiệu. Lĩnh vực này, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trong

xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh.

b) Phân kỳ đầu tư: Ngoài việc quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình theo 2 giai

đoạn chính, trước và sau năm 2025, do từ nay đến năm 2025, thời gian còn khá dài,

nên từ nay đến năm 2025 được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn trước và sau năm

2020. Như vậy công tác đầu tư phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030 được thực hiện theo 3 giai đoạn, như sau:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Nhu cầu vốn khoảng 1.330 tỷ đồng, trong đó

nguồn vốn ngân sách khoảng 135 tỷ đồng.

Hướng đầu tư giai đoạn đầu như sau:

+ Tập trung đầu tư phát triển điểm du lịch quốc gia như khu di tích Khu di tích

đền thờ và lăng mộ các vua Trần, Chùa Keo và hình thành cơ bản một số khu, điểm du

lịch địa phương quan trọng mang ý nghĩa vùng theo các tuyến du lịch chính đã được

hình thành như khu du lịch Cồn Đen, Cồn Vành, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển Khu

du lịch đồng quê, nông nghiệp nông thôn gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

+ Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch.

+ Cải tạo môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát

triển du lịch.

- Giai đoạn từ năm 2021 – 2025: Nhu cầu vốn khoảng 3.020 tỷ đồng, trong đó

nguồn vốn ngân sách khoảng 315 tỷ đồng.

Hướng đầu tư giai đoạn hai như sau:

+ Hoàn chỉnh việc đầu tư phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch đã được hình

thành trong giai đoạn đầu.

+ Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch.

+ Tiếp tục đầu tư cải tạo môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn

hóa gắn với phát triển du lịch.

- Giai đoạn sau năm 2025: Nhu cầu vốn khoảng 3.729 tỷ đồng, trong đó nguồn

vốn ngân sách khoảng 360 tỷ đồng.

Hướng đầu tư giai đoạn ba như sau:

+ Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống các khu, điểm du lịch theo quy hoạch. Bên cạnh

đó, đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch tại các huyện.

+ Tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xúc tiến

quảng bá mở rộng thị trường.

+ Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ; hình thành thương

Page 99: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

99

hiệu du lịch tỉnh.

Khoảng thời gian sau năm 2025, công tác đầu tư chủ yếu hướng vào nâng cao

chất lượng, kể cả dịch vụ, sản phẩm và khu du lịch. Hoàn thành các mục tiêu phát triển

du lịch của tỉnh đã đề ra theo quy hoạch.

3.5.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm đầu tư phát

triển du lịch đã đề ra, để tránh đầu tư dàn trải nhằm tăng cường hiệu quả công tác đầu

tư phát triển du lịch, ngành du lịch Thái Bình từ nay đến năm 2025, định hướng đến

năm 2030 cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt như: Phát triển hệ thống

hạ tầng du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến

quảng bá; phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

a) Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (hạ tầng kỹ thuật và cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch): Trong lĩnh vực này, Nha nươc hô trơ đâu tư phát triển hệ

thống cơ sở hạ tầng chung của các điểm du lich quốc gia và các khu du lịch quan trọng

(Khu di tích các vua Trần, chùa Keo,…), thu hut sư tham gia cua khu vưc tư nhân vao

việc đâu tư cơ sơ ha tâng va cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đôi tương đươc hô trơ đâu

tư, đươc ưu tiên la những dự án mới,…nơi co tiêm năng phat triên du lich nhưng kha

năng tiêp cân điêm đên còn yếu kem.

Theo đó, trong giai đoạn phát triển mới, ngành du lịch Thái Bình cần tiếp tục ưu

tiên thực hiện trước một bước về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc

đầu tư vào các lĩnh vực khác bằng các hình thức sau:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khung điểm du lịch quốc gia, các khu du lịch

khác có tầm quan trọng đối với khu vực trên cơ sở khai thác nguồn vốn ngân sách nhà

nước (thông qua Tổng cục Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói trong các khu

du lịch với quy mô vừa và nhỏ.

- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương liên quan lồng ghép các chương trình,

dự án đầu tư của ngành với phát triển hệ thống hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc

gia, các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch quan trọng.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tư phát triển hệ

thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng khách sạn theo dự báo

cho từng giai đoạn phát triển. Nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp

ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng

25% buồng đạt 3 sao đến 5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng .

Việc đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng theo hướng:

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây

dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các khu vực trọng điểm.

- Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ

hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống khách

sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Page 100: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

100

b) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch là ưu

tiên hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ngành du lịch tỉnh

cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, biển, nông nghiệp,

nông thôn, du lịch cuối tuần nhằm thu hút đông đảo khách từ các đô thị lớn, đặc biệt

Thủ đô Hà Nội. Tăng cường đầu tư các sản phẩm du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn

hóa, tâm linh.

c) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Ngành du lịch Thái Bình cần tăng

cương đâu tư phát triển cơ sơ đao tao du lich, xây dựng các chuẩn kỹ năng và đào tạo

theo chuẩn trình độ, nâng cao chất lượng giao viên, đâu tư cho đao tao nhân lưc bâc

cao, nhân lưc quan ly theo quan điểm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực du lịch..

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển nhân lực từ ngân sách khoảng 1% so với tổng

nhu cầu, bên cạnh đó cần huy động nguồn vốn từ xã hội hóa cho công tác này.

d) Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai: Song song công tác phát triển

nhân lực cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ

trong hoạt động du lịch. Đối với lĩnh vực này, du lịch Thái Bình cần tập trung ưu tiên

đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, phát triển

sản phẩm du lịch chất lượng cao, đặc biệt với các sản phẩm du lịch sinh thái.

e) Đầu tư xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Thái Bình: Bên cạnh

việc đầu tư phát triển sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới, ngành Du lịch Thái

Bình cần tập trung đầu tư cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước và tại

các thị trường trọng điểm quốc tế để tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường, kêu gọi

đầu tư và thu hút khách du lịch. Ngoài ra, cần đầu tư cho nghiên cứu hình thành

thương hiệu du lịch Thái Bình. Đối với lĩnh vực đầu tư này, chỉ sử dụng một phần kinh

phí ngân sách làm vốn mồi, ngoài ra chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp.

g) Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Cũng như nhiều

địa phương trên cả nước, hệ thống tài nguyên và môi trường du lịch đang bị xuống

cấp, đặc biệt, đối với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa. Vì vậy, du lịch Thái Bình cần

hướng đầu tư vào bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trường du lịch bảo đảm phát

triển bền vững. Hướng đầu tư gồm:

- Đâu tư bao tôn, tôn tao, nâng cấp cac di tich, di san đê phat huy gia tri khai thac

phuc vu du lich hiêu qua trong đó chú trọng đầu tư khôi phục các làng nghề truyền

thống, lễ hội.

- Đầu tư tôn tạo môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Ngoài ra, du lịch Thái Bình cần phát triển các tài nguyên mới như các khu vui

chơi giải trí, thể thao các công trình kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế - xã hội.

Để đầu tư vào lĩnh vực này, cần thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên.

Bên cạnh đó, địa phương cần phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành

Page 101: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

101

Trung ương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ,

tôn tạo di tích, môi trường đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề ở nông thôn…

3.5.3. Các khu vực tập trung đầu tư: Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn hiện

nay, để công tác đầu tư phát triển du lịch Thái Bình đạt hiệu quả thiết thực, cần thiết

phải đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải. Theo đó dựa trên định hướng phát

triển không gian, cần tập trung đầu tư vào các khu vực sau:

- Khu vực thành phố Thái Bình và phụ cận: Thành phố Thái Bình là trung tâm

hoạt động du lịch toàn tỉnh được ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ đặc biệt là

hệ thống khách sạn, nhà hàng, công viên vui chơi giải trí, bảo tàng…

- Không gian du lịch dải ven biển, đặc biệt khu vực Thụy Trường, Cồn Vành,

Cồn Đen. Đầu tư xây dựng các khu sinh thái, nghỉ cuối tuần, tham quan, khu vui chơi

giải trí,...trên tuyến ven biển.

- Huyện Hưng Hà: Đầu tư phát triển thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh.

- Các trung tâm phụ trợ như thị trấn Diêm Điền, thị trấn Đồng Châu,v.v...: Đầu tư

phát triển thành các cơ sở dịch vụ bổ trợ, chuyển tiếp khách du lịch trên các chương

trình du lịch.

3.5.4. Các chương trình và dự án đầu tư

a) Các chương trình: Từ nay đến năm 2030, du lịch Thái Bình đầu tư phát triển

theo các chương trình sau :

1) Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch;

2) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch;

3) Đầu tư xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch;

4) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch;

5) Đầu tư vào nghiên cứu, triển khai trong lĩnh vực du lịch;

6) Đầu tư bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch.

Các chương trình trên (1, 3, 4, 5 và 6) đều có sự tác động mạnh từ nguồn vốn

ngân sách vì vậy cần tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình dự

án mục tiêu quốc gia để tháo gỡ những khó khăn về vốn.

b) Các dự án đầu tư: Đến năm 2030 ngành du lịch Thái Bình cần đầu tư nhiều

dự án, trong đó có dự án về phát triển khu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và loại hình

du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá và tôn tạo tài nguyên du

lịch, di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn đến năm 2020, cần đầu tư 15

chương trình, dự án và nhóm dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có 12 dự án

và nhóm dự án phát triển các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch; 1 nhóm dự án về phát triển nhân lực; 1 nhóm dự án về xúc tiến, quảng

bá; 1 nhóm dự án về bảo tồn và cải tạo môi trường phục vụ phát triển du lịch. Trong số

12 dự án, nhóm dự án phát triển các khu du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch ưu tiên tập trung phát triển điểm du lịch quốc gia Khu di tích đền thờ và

Page 102: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

102

lăng mộ các vua Trần, Chùa Keo; Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp

nông thôn gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, sau đó mở rộng đầu tư các khu du

lịch Cồn Vành, Cồn Đen, Thụy Trường và tuyến du lịch theo sông Trà Lý…

Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030 xem bảng phụ lục 9.

3.6. Định hướng hợp tác liên kết phát triển du lịch

Vị trí của Thái Bình thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh

trong vùng, với các vùng lân cận duyên hải ven biển. Vì vậy, hợp tác liên kết là một

trong những định hướng hết sức quan trọng phát triển du lịch Thái Bình trong những

năm tới. Ngành Du lịch Thái Bình cần tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương

trên cả nước, chú trọng hợp tác liên kết với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng

và duyên hải Đông Bắc, đặc biệt với thủ đô Hà Nội trong mọi lĩnh vực phát triển du lịch:

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, định hướng liên kết phát triển du lịch giữa Thái

Bình với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các trung

tâm du lịch lớn trên cả nước dự kiến tập trung vào các hướng sau:

3.6.1. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm được

xem là hướng liên kết quan trong nhất cho du lịch Thái Bình. Do phần lớn các tỉnh

duyên hải, các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm tài nguyên tương

đồng vì vậy hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Bình với các địa phương

trong khu vực là để tạo sản phẩm tổng hợp theo hai nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm

du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng và Nhóm sản phẩm du lịch sinh

thái biển vùng Châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ:

- Phối hợp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng (du lịch biển, sinh thái

vùng châu thổ sông Hồng; du lịch văn hóa, tâm linh), tăng cường liên kết ngang, liên

kết dọc giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp nhằm gia tăng giá trị, thúc đẩy

marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống lữ hành trong và ngoài nước.

- Hình thành các chương trình (tour) du lịch, giúp du khách khi đến với Thái

Bình thì sẽ đến được nhiều địa phương khác trong Vùng và ngược lại, cụ thể:

+ Khai thác tuyến Hà Nội – Thái Bình với vai trò hướng mở ra biển của vùng

Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Khai thác phát triển các tuyến liên kết du lịch với các địa phương khác trong

vành đai ven biển vình Bắc bộ như Thái Bình – Nam Định – Thanh Hóa, Thái Bình –

Hải Phòng – Quảng Ninh…

+ Phối hợp với Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam, khai thác chương trình “3 địa

phương – Nam đồng bằng sông Hồng”…

+ Song song với việc xây dựng các loại hình du lịch và củng cố các tuyến du lịch

sẵn có, tập trung phát triển các tuyến du lịch mới như Thái Bình – Đồ Sơn,...

+ Ngoài ra, phát triển các tuyến liên vùng với vùng Trung du và miền núi phía

Bắc thông qua hệ thống giao thông đường bộ qua Thủ đô Hà Nội, hoặc trực tiếp từ các

Page 103: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

103

quốc lộ 279, 37 để phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch biển.

3.6.2.Liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch: Tăng cường liên kết phối hợp

marketing chung các điểm đến, sản phẩm du lịch, tổ chức các chương trình Famtrip,

Presstrip...; khai thác thị trường nội địa trọng điểm (Thủ đô Hà Nội, các tỉnh khu vực

phía Bắc…), các thị trường nội địa tiềm năng như các trunng tâm du lịch lớn trên cả

nước và các thị trường quốc tế lân cận (Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản...) thông qua các roadshow tại các thị trường nội địa trọng điểm, tham gia

các hội chợ trong nước và quốc tế. Tăng cường hợp tác để tạo điều kiện cho du khách

đi lại thuận tiện, an toàn giữa các địa phương với nhau. Hợp tác trao đổi thông tin và

kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch; hợp tác trên lĩnh vực quy

hoạch, đầu tư; hợp tác về xúc tiến, quảng bá du lịch; Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của

các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh mở các

chương trình tuyên truyền giới thiệu về du lịch tỉnh Thái Bình trên các tạp chí Văn hóa

- Du lịch, tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình,….

3.6.3. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch bền vững: Đẩy

mạnh hợp tác đào tạo bằng nhiều hình thức hợp tác, liên kết, liên thông giữa các cơ sở

đào tạo, dạy nghề tại Thái Bình (nhất là Cao đẳng nghề Thái Bình) với các cơ sở đào

tạo trong Vùng và các trung tâm đào tạo lớn khác trên cả nước để đào tạo nghiệp vụ và

chuyên môn về du lịch, các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm khai thác nguồn lực

giáo viên, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm; tận dụng cơ sở vật chất hiện có;

phương pháp giảng dạy khoa học…

3.6.4. Hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề du lịch của các địa phương

- Tạo điều kiện hỗ trợ, trao đổi học tập kinh nghiệm về hoạt động các ban

chuyên môn của các hội ngành nghề du lịch như hiệp hội du lịch, hội khách sạn, hội lữ

hành, hội đầu bếp...

- Tổ chức xúc tiến du lịch và phối hợp tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ,

triển lãm, các sự kiện thể thaovà lễ hội...

- Tổ chức các đoàn famtrip để giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng bá, tiếp thị du

lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và quốc tế.

- Thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình hoạt động hợp tác, đặc biệt là

phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp

tác phát triển du lịch.

Tóm lại, để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch Thái Bình với các tỉnh duyên hải

Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cần thực hiện tốt liên kết trong quy hoạch phát

triển du lịch, liên kết trong khai thác các sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng

phục vụ phát triển du lịch, liên kết tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Page 104: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

104

PHẦN THỨ TƯ

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để thực hiện có hiệu quả những quan điểm, mục tiêu và định hướng của Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

cần thiết phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp: về tổ chức

quản lý; về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững;

về phát triển nguồn nhân lực; về phát triển sản phẩm; về xúc tiến, quảng bá; về ứng

dụng khoa học và công nghệ; về hợp tác, liên kết; về đầu tư và tài chính;

Trong các nhóm giải pháp trên, cần xác định đầu tư và phát triển nguồn nhân lực

là khâu đột phá và hợp tác, liên kết phát triển du lịch là quan trọng cho việc thực hiện

thành công các mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đã đề ra.

1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

1.1. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh để chỉ đạo

những công việc mang tính liên ngành, liên vùng trong thực hiện quy hoạch.

- Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống

nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực

quản lý của Ban quản lý các khu, điểm du lịch.

- Tăng cường vai trò và năng lực tham mưu quản lý nhà nước về du lịch của các

phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài

nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

1.2. Tăng cường quản lý điểm đến, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy

phát triển du lịch nhằm tạo dựng môi trường du lịch Thái Bình thân thiện

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để tạo được sự chuyển biến tích cực

trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du

lịch và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý phát triển du lịch của tỉnh theo quy hoạch.

- Nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:

Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông

thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng

điểm của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành,

giữa các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển du lịch: Các cấp ủy đảng chính quyền,

các ngành liên quan tăng cường chỉ đạo, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp

đã đề ra; đối với địa phương cần gắn phát triển du lịch với các nhiệm vụ chính trị và

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Page 105: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

105

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm

bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

1.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch đi đôi với nâng cao trình độ

quản lý theo quy hoạch để tăng cường công tác quản lý theo quy hoạch.

1.3.1. Về công tác quy hoạch: Trên cơ sở các nội dung của quy hoạch phát triển

ngành du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tiến hành lập

các quy hoạch khu, điểm du lịch trên địa bàn:

- Quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại và cơ sở vật chất kỹ

thuật, công trình dịch vụ có đẳng cấp hướng tới phát triển sản phẩm du lịch có chiều

sâu, chất lượng cao mang thương hiệu Thái Bình;

- Điều chỉnh quy hoạch các khu du lịch biển cồn Đen; cồn Vành, Quy hoạch

Khu du lịch làng quê đồng bằng sông Hồng, để làm động lực phát triển.

- Đầu tư hạ tầng kết nối giao thông đường biển, hệ thống cầu cảng đón tàu du

lịch; nâng cấp đường bộ kết nối với Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và các trung

tâm du lịch lớn trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng Quảng Ninh, Ninh Bình.

- Các địa phương trong tỉnh, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà

soát lại các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương mình với tầm nhìn dài

hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các

điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn

bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai

thác du lịch, đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch.

Bên cạnh đó, căn cứ nội dung quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình lập các kế hoạch phát triển du lịch cho từng thời

hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.

1.3.2. Nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch:

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ

quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch Thái Bình về công tác quy hoạch du lịch.

- Phổ biến, quán triệt những nội dung của Luật du lịch nói chung và những nội

dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật du lịch nói

riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch

phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch.

2. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch đảm bảo phát

triển du lịch bền vững

Thái Bình có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên là các giá trị về cảnh quan, hệ

sinh thái rừng ngập mặn, các bãi biển, các sông hồ,…Bên cạnh đó, Thái Bình là tỉnh

có nhiều di tích lịch sử - văn hóa với trên 3.000 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc

gia đặc biệt, 113 di tích cấp quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên

du lịch chủ lực của tỉnh. Trên quan điểm phát triển du lịch bền vững để góp phần bảo

Page 106: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

106

tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử, giá trị cảnh quan sinh thái, môi trường và góp

phần giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì việc

bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch là hết sức quan trọng

trong suốt quá trình phát triển. Các giải pháp cụ thể gồm:

2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên và môi

trường du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân có trách

nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi

trường. Tuyên truyền sâu rộng Luật di sản văn hóa, Quy chế quản lý và bảo vệ di tích

và công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, Luật bảo vệ môi

trường đến nhân dân trên địa bàn nơi có di tích, cảnh quan.

Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng

phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan môi trường, giá trị

sinh thái. Phải làm cho mọi người dân hoiểu được tầm quan trọng của tài nguyên đối

với phát triển du lịch cũng như ý nghĩa của phát triển du lịch đối với công tác bảo tồn

và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, giá trị cảnh quan môi trường.

Đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ, học sinh trong nhà trường về phát triển

du lịch bền vững.

2.2. Tăng cường phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần phối hợp với các ngành liên quan,

chính quyền các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh như: Mặt

trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh…

triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi

trường tự nhiên. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

văn hóa, cảnh quan môi trường tới từng các cán bộ, đảng viên, tới địa phương xã, thị

trấn, khu dân cư nơi có di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan môi trường.

2.3. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ

Tổ chức cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là lớp trẻ tham gia phát dọn vệ sinh, trồng

hoa, cây xanh tại các điểm di tích đã được tôn tạo. Hàng năm tổ chức học sinh tham quan

tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương làm phong phú sinh

động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương.

Phát huy vai trò Đoàn thanh niên trong việc chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh

cảnh quan tại điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, coi đây là công trình thanh

niên, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ. Các

ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước

đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm

minh các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm đến di tích để sản xuất,

san ủi xây dựng công trình hoặc lấn chiếm làm nhà ở.

Page 107: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

107

2.4. Thực hiện xã hội hoá trong đầu tư, bảo quản và tôn tạo di tích, bảo vệ

môi trường cảnh quan thiên nhiên

Tích cực tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài

tỉnh để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa, . Vận động các doanh nghiệp xây

dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu

bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa.

Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương để

bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh...Có hình

thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực

đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, bảo vệ môi trường. Nâng tầm tổ

chức kỷ niệm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa

văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút

khách tham quan du lịch đến địa bàn.

2.5. Về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch để phát triển

du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để

kiểm soát các vấn đề về môi trường.

2.6. Về ứng phó với biển đổi khí hậu

Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Thái Bình là tỉnh ven biển, cuối sông Hồng, là một trong những địa phương thường

hay xảy ra hiện tượng bão lụt. Trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện

tượng trên càng xảy ra thường xuyên hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ tài nguyên môi

trường du lịch cần có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại các

khu vực có hoạt động du lịch, trên các tuyến giao thông.v.v...như các khu du lịch Cồn

Vành, Cồn Đen, Thụy Trường, Đồng Châu hay dọc hai bên sông Trà Lý,…

Để thực hiện hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành du lịch Thái

Bình cần tích cực phối hợp các ngành trong tỉnh trực tiếp là ngành tài nguyên, môi

trường thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu,

trong đó các giải pháp cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức cho toàn dân về diễn biến, hậu quả của biến đổi khí hậu,

những liên quan của biến đổi khí hậu với tài nguyên và môi trường nói chung và du

lịch nói riêng.

- Tăng cường khả năng thích ứng hoạt động du lịch đối với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường khả năng giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng các giải

pháp kỹ thuật xây dựng công trình du lịch, vật liệu, trồng cây.v.v…

3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Thái Bình nhằm huy động mọi

nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực du lịch Thái Bình đảm bảo đủ về số lượng, cơ

Page 108: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

108

cấu lao động hợp lý giữa các ngành nghề và chất lượng lao động du lịch đáp ứng được

yêu cầu dịch vụ qua các thời kỳ.

Để đạt được mục tiêu trên, một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Ưu tiên tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, lao động

có chuyên môn tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Có cơ chế, chính sách ưu

đãi trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các

chuyên gia giỏi trong lĩnh vực du lịch.

- Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch hiện có về chuyên

môn, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng giao tiếp, ứng xử theo hướng chuẩn hóa, chú

trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể như tiếp tân, buồng,

bếp, thuyết minh viên để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ từ ngân sách một phần kinh phí cho công tác phát triển nguồn nhân lực

(khoảng 1% tổng nhu cầu đầu tư). Thực hiện xá hội hóa công tác phát triển nhân lực

du lịch để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực. Khuyến khích

các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động đào tạo nâng cao trình

độ lao động du lịch.

- Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ở các cơ sở đào tạo như

Đại học Thái Bình, Cao đằng nghề Thái Bình,...Tăng cường phối hợp với các cơ quan,

tổ chức Trung ương, các tỉnh bạn và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực có

chất lượng cao.

4. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm

Trên cơ sở các định hướng phát triển sản phẩm du lịch Thái Bình từ nay đến

năm 2025, định hướng đến năm 2030, các giải pháp phát triển sản phẩm bao gồm:

4.1. Tập trung phát triển sản phẩm ưu tiên, có chất lượng

Đối với du lịch tỉnh Thái Bình, hệ thống sản phẩm đặc trưng, có khả năng thu

hút khách du lịch là các sản phẩm: tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa ở

các điểm du lịch được định hướng cấp quốc gia, cấp vùng như Khu di tích đền thờ và

lăng mộ các vua Trần, Chùa Keo,…; Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư phát triển sản

phẩm tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng, du lịch trang trại nông nghiệp, nông

thôn tại ngoại ô thành phố Thái Bình; nghỉ cuối tuần, sinh thái biển tại cồn Vành, cồn

Đen,…Đây là những sản phẩm cần ưu tiên phát triển và không ngừng nâng cao chất

lượng sản phẩm. Cần hướng tới hình thành thương hiệu du lịch Thái Bình trên cơ sở

phát triển dòng sản phẩm ưu tiên này.

4.2. Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch

- Trên cơ sở các sản phẩm ưu tiên, cần hình thành các tour tuyến du lịch liên kết

các sản phẩm du lịch chính và du lịch bổ trợ trên phạm vi toàn tỉnh để góp phần làm đa

dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các địa phương lân

cận trong vùng với chủ đề khai thác dòng sản phẩm gắn với văn minh lúa nước sông

Page 109: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

109

Hồng, với sinh thái khu dự trữ sinh quyển,v.v…Đặc biệt chú trọng liên kết phát triển

du lịch với thủ đô Hà Nội dọc theo sông Hồng và với Hưng Yên, Nam Định.

4.3. Tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch

Xây dựng sản phẩm du lịch phải đi đôi với quảng bá hình ảnh cho sản phẩm với

các hình thức sau:

- Xây dựng bản đồ sản phẩm du lịch Thái Bình dành cho khách du lịch; xây

dựng hệ thống bảng chỉ dẫn, sơ đồ chi tiết cho từng khu, điểm du lịch;

- Nâng cấp website du lịch Thái Bình hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết về điểm

đến cho khách du lịch, hỗ trợ đặt dịch vụ du lịch; xây dựng phát triển các trang mạng

xã hội về du lịch Thái Bình, các điểm du lịch chính (facebook, twitter, instagram,

snapchat…);

- Xây dựng trung tâm thông tin và hướng dẫn du khách (phòng cung cấp thông

tin, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên…).

4.4. Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch

- Ngành du lịch phối hợp với Ban quản lý các khu, điểm du lịch thực hiện đánh

giá thường niên chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn

uống, cơ sở mua sắm thuộc các điểm du lịch, các tour thăm quan, phương tiện vận

chuyển khách du lịch…thông qua đánh giá tại điểm và phản hồi của khách du lịch.

- Áp dụng các tiêu chuẩn với cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở mua sắm phục

vụ khách du lịch.

- Thực hiện đánh giá và quản lý sức chứa đối với các khu, điểm du lịch, tránh

tình trạng quá tải, ảnh hưởng tới trải nghiệm du khách, ô nhiễm môi trường.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, áp dụng các

tiêu chuẩn, quy định về chăm sóc sức khỏe.

5. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Thái Bình nâng cao hiệu

quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới ngành du lịch cần phải đẩy mạnh

hơn nữa công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá. Công tác xúc tiến, tuyên truyền

quảng bá du lịch tập trung vào việc giới thiệu rộng rãi tiềm năng và cơ hội đầu tư phát

triển du lịch của tỉnh đến các địa phương trên cả nước, với bạn bè quốc tế để thu hút

nhà đầu tư và khách du lịch.

Những giải pháp trong nội dung này, bao gồm:

5.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho công tác

xúc tiến, quảng bá du lịch

Nguồn vốn cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ ngân sách không đáp

ứng được yêu cầu nội dung cũng như phương thức xúc tiến quảng bá, vì vậy ngành du

lịch Thái Bình cần tranh thủ sự hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường vốn đầu tư

cho công tác này. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng

Page 110: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

110

thị trường xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Bình.

5.2. Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến, quảng bá

5.2.1. Về nội dung: Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Bình xung quanh

các sản phẩm du lịch nổi bật: Du lịch văn hóa, ẩm thực, trải nghiệm làng quê, lễ hội

tâm linh gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; du lịch sinh thái biển gắn với Khu dự

trữ sinh quyển Đồng bằng sông Hồng. Thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch

bằng hình ảnh thương hiệu du lịch Thái Bình với những sản phẩm, tuyến du lịch từ

trung tâm thành phố Thái Bình tới các điểm du lịch hấp dẫn và kết nối với các đô thị

ven biển khác.

5.2.2. Về phương thức:

- Mở chiến dịch quảng bá du lịch rộng rãi phối hợp tour tuyến và khách sạn có

giá cả hợp lý thu hút khách;

- Ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá trên internet, dùng Facebook để quảng

bá và trả lời ý kiến của du khách trực tiếp, liên tục cung cấp cảnh đẹp, biển đẹp, ẩm

thực hấp dẫn cho du khách qua hình ảnh thực;

- Mở các cuộc thi ẩm thực; cuộc thi ảnh đẹp về tiềm năng du lịch Thái Bình…

- Liên kết các tỉnh duyên hải và vùng Đồng bằng sông Hồng để quảng bá du lịch

biển cho các thị trường trọng điểm.

- Mở các chiến dịch quảng bá môi trường du lịch thân thiện, tạo điểm nhấn cho du lịch

Thái Bình.

5.3. Xây dựng chiến lược xúc tiến, mở rộng thị trường

Để quảng bá hình ảnh du lịch Thái Bình cần xây dựng chiến lược xúc tiến gắn

với mở rộng thị trường. Căn cứ định hướng phát triển thị trường du lịch Thái Bình để

xây dựng chiến lược sản phẩm - thị trường. Tùy theo giai đoạn phát triển các chiến

lược gồm:

5.3.1. Chiến lược marketing: Để có thể thâm nhập vào thị trường khách du lịch

quốc tế và nội địa thì cần áp dụng chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho nhiều thị

trường".

5.3.2. Chiến lược sản phẩm - thị trường: Căn cứ theo nhu cầu, sở thích của

khách du lịch quốc tế và nội địa, sự cung cấp các sản phẩm du lịch của Thái Bình,

chiến lược sản phẩm - thị trường được xác định như sau:

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Để thực hiện chiến lược xúc tiến này,

du lịch Thái Bình phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho hệ thống sản phẩm du lịch đã

có hiện nay. Thị trường xúc tiến chủ yếu các nước Đông Bắc Á, ASEAN.

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Để thực hiện chiến lược cần phải tìm

kiếm và mở rộng thị trường việc thực hiện chiến lược này có thể là áp dụng trong giai

đoạn sau năm 2020 cho các nước Bắc Âu, Đông Nam Âu…

Page 111: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

111

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng

thực thi hơn đối với du lịch Thái . Trước hết, cần phát triển sản phẩm mới có chất

lượng cao như du lịch gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, sinh thái cồn Đen, cồn

Vành, du lịch văn hóa.v.v…cho các thị trường truyền thống.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi vừa đầu tư

phát triển sản phẩm mới vừa tìm kiếm thị trường mới nên được áp dụng sau năm 2020

5.3.3. Chiến lược phân đoạn thị trường theo các yếu tố dân số xã hội học và

hình thức đi du lịch: Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng các chiến lược phân đoạn

khách du lịch quốc tế và nội địa.

5.3.4.Chiến lược cạnh tranh thị trường: Để cạnh tranh được với các điểm du lịch

khác ở trong vùng, Thái Bình có 3 khả năng lựa chọn có thể áp dụng là chiến lược giá

rẻ, chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường thích hợp.

5.3.5.Chiến lược định vị hình ảnh du lịch: Thái Bình với những sản phẩm du lịch

có khả năng xây dựng các hình ảnh du lịch riêng như: du lịch văn hoá, ẩm thực làng

quê đồng bằng sông Hồng; văn hóa phi vật thể hát Chèo, nghệ thuật múa rối nước;

tham quan, nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật chùa Keo, du lịch sinh thái cồn Đen, cồn

Vành,...để có thể thâm nhập vào thị trường khách quốc tế và nội địa. Vì vậy, cần chú

trọng xây dựng thương hiệu du lịch, kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở

lưu trú, khu, điểm du lịch; xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch

Thái Bình để định vụ hình ảnh du lịch của tỉnh.

Như đã trình bày ở nội dung phát triển sản phẩm du lịch, du lịch Thái Bình cần

tập trung sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội chùa

Keo kết hợp với các giá trị văn hóa khác như hát chèo, múa rối nước, ẩm thực,...để

định vị hình ảnh du lịch cho tỉnh.

6. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác, liên kết

phát triển du lịch

6.1. Về ứng dụng khoa học và công nghệ

6.1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch

- Phối hợp với các ngành liên quan như Sở khoa học và Công nghệ của tỉnh,

Trung tâm Công nghệ Thông tin của Tổng cục Du lịch từng bước hiện đại hóa công

tác thống kê du lịch trên địa bàn.

- Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu ngành.

- Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong

lĩnh vực thống kê du lịch.

- Từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống tài khoản vệ tinh.

6.1.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ:

- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành

các hoạt động du lịch: Ứng dụng các công nghệ GIS & RS trong kiểm kê tài nguyên,

Page 112: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

112

đánh giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên để quản lý các tài

nguyên và môi trường.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ

thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo

nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức, công nghệ

về đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

- Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có khả năng nghiên cứu khoa học và phát

triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học nước ngoài trong việc

trao đổi các chuyên gia, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cũng như tranh thủ sự hỗ trợ

kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công

nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Thái Bình.

6.2. Về hợp tác, liên kết phát triển du lịch

Để thực hiện tốt các định hướng hợp tác, liên kết phát triển du lịch Thái Bình với

các địa phương khác, trước hết ngành du lịch tỉnh cần phải làm tốt công việc của mình,

chủ động xây dựng nền tảng, không nên dựa vào các địa phương khác.

Trước mắt, Thái Bình cần xây dựng sản phẩm đặc thù riêng của tỉnh mình. So

với các địa phương khác, tài nguyên tuy có nét giống nhưng cũng có những điểm khác

biệt. Chính sự khác biệt mới làm nên sự hấp dẫn của du lịch. Theo đó, đối với Thủ đô

Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Thái Bình đẩy mạnh hợp tác, liên kết

phát triển du lịch biển; đối với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ cần đẩy mạnh hợp tác, liên

kết phát triển du lịch văn hóa gắn với văn minh sông Hồng.

Tăng cường khả năng liên kết bằng việc nâng cấp hệ thống giao thông, cải tạo

môi trường. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp tác, liên

kết bình đẳng, thân thiện.

7. Nhóm giải pháp đầu tư và tài chính

Với nhu cầu vốn đầu tư khá lớn cho cả giai đoạn (khoảng 10 nghìn tỷ đồng), trong

điều kiện kinh tế còn khó khăn ngành du lịch Thái Bình cần có những giải pháp hợp lý, tích

cực để huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều

hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử

dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội

hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan…

7.1. Huy đông vôn tư trong nước

Vốn đầu tư trong nước được huy động từ hai nguồn ngân sách và ngoài ngân

sách, trong đó vốn từ nguồn ngân sách được xác định chỉ để hỗ trợ phát triển hạ tầng

khung các khu, điểm du lịch quan trọng, một phần cho xúc tiến quảng bá, phát triển

Page 113: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

113

nguồn nhân lực và cải tạo môi trường.

7.1.1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch để làm

tiền đề huy động các nguồn vốn khác: Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà

nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du

lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc

gia, các khu, điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài

nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát

triển nguồn nhân lực du lịch.

Đảm bảo đủ khoảng 10% trong cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách để hỗ trợ đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở

các vùng sâu, vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch; đầu tư

cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cơ cấu vốn đầu

tư từ ngân sách như sau:

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch, chiếm khoảng 7%;

- Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, chiếm khoảng 2%;

- Quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu…chiếm khoảng 1%.

Các giải pháp cụ thể như sau:

- Tăng cương huy đông vôn qua thuê, phi, lê phi đối với các hoạt động du lịch

với việc mơ rông diên thu thuê, quy đinh mưc thuê suât vưa phai, hơp ly.

- Tăng cường tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương

để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành

khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa

phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu,

nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề

truyền thống…

- Hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển hạ tầng du lịch thuộc chương trình hành động

quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020.

7.1.2. Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế bảo đảm nhu

cầu đầu tư phát triển du lịch: Với nhu cầu cơ cấu 90% vốn đầu tư ngoài ngân sách,

cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để huy động đầy đủ nguồn vốn chủ lực này

như:

- Tích cực huy đông vôn qua cac tô chưc Tai chinh - Tin dung và coi đây là một

trong những kênh quan trọng để huy động vốn phát triển du lịch cho tỉnh.

- Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế

để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia đầu tư

phát triển du lịch.

- Mở rộng thu hút nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và tầm nhìn chiến lược; liên kết

trong đầu tư và nhượng quyền thương hiệu; đổi mới thể chế để giải phóng nguồn lực trong

Page 114: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

114

dân để tăng cường đầu tư gián tiếp và tạo điều kiện các nhà đầu tư thứ cấp; ưu tiên đối với

nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhưng đồng thời quan tâm và tạo

điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các di tích, thắng

cảnh; phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống.

- Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư phát triển du lịch như các

hình thức BOT, BTO, PPP...

7.2. Huy đông vôn ngoai nươc

- Tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài gắn với các Hội nghị

xúc tiến đầu tư cho toàn tỉnh ở trong và ngoài nước.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) như tạo môi trường bình đẳng đầu tư trong và nước ngoài, ổn định

lạm phát...

- Khuyến khích, ưu đãi thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài.

8. Một số giải pháp trước mắt

Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp mang tính chiến lược lâu

dài nêu trên, giai đoạn trước mắt ngành du lịch Thái Bình cần thực hiện các nhóm giải

pháp cấp bách sau đây:

8.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị

trí, vai trò của ngành du lịch

Nâng cao nhận thức cho cac câp, cac nganh vê vị trí, vai trò của du lịch là ngành

kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã

hội hóa cao, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, tạo việc làm; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát

triển du lịch.

Tập trung mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 92/NQ – CP ngày

8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình

hình mới; Chỉ thị số 14/TC-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát

triển du lịch; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng

cường công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; Kết

luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch; Nghị quyết

08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn.

Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tự giác và

tích cực tham gia hoạt động du lịch gắn với giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi

trườngbảo đảm phát triển bền vững.

Page 115: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

115

8.2. Xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Đây là nhóm giải pháp hết sức quan trọng để bảo đảm phát triển du lịch Thái

Bình đạt được mục tiêu. Các chính sách gồm có:

- Xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế về vay vốn, ưu đãi về thuế, tiền thuê

đất đối với những dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, những dự án có

khả năng tạo động lực phát triển du lịch cho toàn tỉnh như: Ưu đãi về thuế đất đai; Hỗ

trợ xây dựng hạ tầng khung khu du lịch; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và trang thiết

bị công nghệ; Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề truyền thống…trong đó đặc biệt ưu

tiên đối với các nhà đầu tư chiến lược, có trách nhiệm với môi trường.

- Chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao bằng hình thức trả

lương cao, hỗ trợ về nhà ở,…

- Có kế hoạch sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có, đồng thời

xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế, xã

hội và cộng đồng tham gia vào các hoạt động đầu tư du lịch, trọng tâm là:

+ Đầu tư phát triển du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng.

+ Đầu tư vào khu du lịch sinh thái cồn Vành (huyện Tiền Hải); khu du lịch sinh

thái cồn Đen (huyện Thái Thụy).

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài

nước.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách về với Thái Bình.

+ Hỗ trợ Trung tâm xúc tiến du lịch Thái Bình đủ khả năng độc lập tổ chức xúc

tiến đầu tư du lịch trong và ngoài tỉnh.

8.3. Tăng cường quản lý điểm đến, tạo dựng môi trường du lịch thân thiện

Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 của Thủ tướng Chính

phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém nhằm tạo

dựng môi trường du lịch Thái Bình thân thiện, bao gồm:

- Tăng cường hiệu lực quản lý đối với chính quyền địa phương đối với mọi hoạt

động du lịch tại địa phương mình.

- Giáo dục quần chúng và du khách cùng nhau giữ gìn môi trường tự nhiên và xã

hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng

hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm

tra các khu, điểm du lịch theo quy định, đảm bảo phát triển bền vững du lịch.

- Vận động nhân dân và người làm du lịch mến khách, luôn nở nụ cười và thái

độ thân thiện đối với du khách đến với Thái Bình.

PHẦN THỨ NĂM

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Page 116: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

116

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy để thực hiện hiệu quả Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cần

thiết có sự phối hợp liên ngành, chính quyền các địa phương và cộng đồng dân cư trên

toàn tỉnh dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Trên cơ sở những nội dung quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,

kiến nghị nhiệm vụ đối với các Sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể và chính quyền

các địa phương trong tỉnh Thái Bình như sau:

1. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Bình

Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh Thái Bình có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết

những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (thành phố, huyện) trong quá trình tổ

chức thực hiện Quy hoạch.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình là cơ quan thường trực quản lý quy

hoạch và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác thực hiện điều chỉnh quy

hoạch. Nhiệm vụ cụ thể đối với quy hoạch là:

- Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp,

các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với quy hoạch theo sự phân công của Ủy

ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết các

khu, điểm du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch; xây dựng các kế hoạch hàng

năm; các chương trình, đề án về các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân

lực du lịch, hợp tác phát triển du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ… theo từng giai

đoạn phát triển của quy hoạch.

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Bình tiến hành điều

chỉnh định hướng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tại từng địa

phương phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được phê duyệt.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch để có

hướng điều chỉnh phù hợp.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, tuyên

truyền quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch Thái Bình tới du khách trong và

ngoài nước.

- Phối hợp với các trường, các cơ sở đào tạo để tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực du lịch.

- Tổ chức phục dựng các lễ hội, các trò diễn dân gian, các loại hình văn hóa nghệ

thuật truyền thống phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, chỉ đạo các đơn vị

kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch,

dịch vụ đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Page 117: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

117

- Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển du lịch.

- Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ đối với Quy hoạch, Sở Văn hóa Thể

thao và Du lịch cần tham mưu Ủy ban nhân tỉnh xây dựng và ban hành Chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế

mũi nhọn để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.

3. Các Sở, ban, ngành liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bổ sung các chương trình, dự án phát triển ngành du lịch vào chương trình, kế

hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn, bố trí vốn ngân

sách theo kế hoạch hàng năm để thực hiện quy hoạch.

Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc thu hút,

huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển du lịch; phối hợp với Sở Kế hoạch và

Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án cân đối bố trí vốn hỗ trợ phát

triển hạ tầng khu du lịch trọng điểm; phối hợp tham mưu cơ chế, chính sách khuyến

khích đầu tư phát triển du lịch.

Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai thực hiện

quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, mạng lưới bán buôn, bán

lẻ, mạng lưới chợ đáp ứng nhu cầu thăm quan của khách du lịch. Chỉ đạo, hướng dẫn

các doanh nghiệp, tổ chức xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ gắn kết với du lịch

sự kiện trên địa bàn theo quy định về tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt

Nam.

Chỉ đạo và hỗ trợ việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để sản

xuất các mặt hàng, sản phẩm lưu niệm, chú trọng các mặt hàng mang đậm dấu ấn văn

hóa địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép Chương trình phát triển

nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản…với phát triển du lịch.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều tra đánh giá, tài nguyên môi

trường du lịch; hướng dẫn chính quyền địa phương tăng cường công tác bảo vệ giữ gìn tài

nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu sử dụng

đất các dự án du lịch đăng ký vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng

năm của các huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Page 118: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

118

Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các quy hoạch xây dựng

các khu, điểm du lịch theo quy định.

Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện triển khai

các dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, bãi đỗ xe vào các điểm du

lịch; xây dựng phương án vận tải khách du lịch vào thời gian cao điểm của mùa du

lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc cấp biển hiệu xe ôtô

đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch và kiểm tra hoạt động kinh doanh vận chuyển

khách du lịch bằng xe ôtô.

Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Sở, ban ngành liên quan và

UBND các huyện, thành phố đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh, bí mật nhà nước; đảm

bảo an toàn cho khách du lịch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh cho các sản phẩm đặc

trưng của tỉnh phục vụ du lịch. Định hướng và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Thái Bình.

Các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch trong việc thực hiện các chương trình dự án của ngành gắn với hoạt động du

lịch. Tích cực lồng ghép các chương trình dự án của ngành mình với du lịch để tháo gỡ

những khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư.

Báo Thái Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng nội dung tuyên truyền

phát triển du lịch nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến Thái Bình, đồng thời

nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác phát triển du lịch, hiểu được ý

nghĩa, tầm quan trọng của việc khai thác các giá trị văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên

phục vụ phát triển du lịch, về vai trò của du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh.

Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu các điểm, khu du lịch hấp dẫn của tỉnh trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Ủy ban nhân dân thành phố và các huyện trong tỉnh

Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của địa

phương phù hợp với các định hướng phát triển du lịch của quy hoạch.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,

cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu,

Page 119: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

119

điểm du lịch; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện có hiệu quả

công tác quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch Thái Bình; quản lý và

tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn để phục vụ phát triển du lịch.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả về đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới,

về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho

khách du lịch về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém,

hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.

Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các dự án du lịch đăng ký vào quy hoạch sử dụng

đất, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội du lịch, các tổ chức đoàn thể, chính trị -

xã hội và cộng đông dân cư trên địa bàn tỉnh

5.1. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh

Xây dựng phương án kinh doanh, chủ động kêu gọi nguồn vốn đầu tư, khai thác

thị trường, có cơ chế thu hút nhân lực có trình độ cao; chú trọng đến công tác đầu tư

nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tăng cường công

tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên phục vụ, từng bước chuẩn hoá

các dịch vụ và đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ, đẩy mạnh hoạt động liên doanh

liên kết, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các dịch vụ du lịch có chất

lượng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan vui chơi giải trí của khách du lịch.

5.2. Hiệp hội du lịch, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, cộng đồng dân

cư trên địa bàn tỉnh

Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh theo phạm vi chức

năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm liên kết phát triển du lịch để cụ thể hóa

thành chương trình hành động của mình để hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho thực

hiện các mục tiêu của quy hoạch.

Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành Du lịch tỉnh và

Chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh trong việc quảng bá hình ảnh du lịch;

vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch,

về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Cộng đồng dân cư có trách nhiệm tích cực tham gia vào các hoạt động kinh

doanh du lịch và các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan; bảo vệ tài

nguyên môi trường du lịch theo các quy hoạch.

Page 120: MỞ ĐẦU - sovhttdl.thaibinh.gov.vn€¦ · Thái Bình là tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Đứng về góc độ du

Quy hoạch phát triển du lịch Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Hà Nội - tel: 024 373 43 131

120

KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình

đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, Ngành ở Trung ương như sau:

- Bổ sung Chùa Keo thành điểm du lịch quốc gia trong giai đoạn phát triển của

Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

- Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các điểm du lịch

quốc gia và các khu điểm du lịch quan trọng khác trong đó đặc biệt quan tâm phát triển

khu du lịch biển, du lịch văn hóa gắn với văn minh sông Hồng để tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 10, quốc lộ 39, quốc lộ 37B; hoàn

thành tuyến đường bộ Thái Bình - Hà Nam (nối quốc lộ 10, quốc lộ 39 với đường cao

tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua cầu Thái Hà), tuyến đường bộ ven biển nối với Hải

Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa (qua các huyện Thái Thuy, Tiền Hải)...và

hệ thống giao thông quan trọng khác tạo điều kiện thuận lợi Thái Bình liên kết vùng,

liên vùng và liên kết quốc tế phát triển du lịch.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống đường tỉnh, đường huyện, giao

thông nông thôn, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu, điểm du

lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến

Thái Bình và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn.

- Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, các danh

lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; giúp đỡ ngành du lịch tỉnh các

công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch Thái Bình tham gia các chương trình

xúc tiến đầu tư du lịch của Tổng cục Du lịch với thị trường khách du lịch truyền

thống…; Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du

lịch đến Thái Bình và tạo điều kiện thuận lợi để Thái Bình tham gia các chương trình

du lịch dịch vụ vùng và kết nối các chuỗi du lịch quốc tế.

- Các Bộ, Ngành nghiên cứu lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các

dự án có liên quan của các Bộ, ngành mình với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thái

Bình để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương./.