9
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tin suy yếu rõ rt Báo cáo chi tiết 28/08/2019 Diễn biến chỉ số VN-Index VNIndex HNXIndex Upcom Đóng cửa 977,26 102,32 57,97 Thay đổi 0,47 -0,53 -0,04 %Chg 0,05 -0,52 -0,06 YTD 9,49 -1,83 9,74 KLGD (tr.cp) 147,21 21,01 15,91 %Chg -35,73 -11,71 -34,38 GTGD (tỷ đ) 3523,95 230,59 309,79 Số mã tăng 132 70 98 Số mã giảm 160 56 81 Không đổi 89 238 682 Vốn hóa (ngh. tỷ đ) 3306,64 185,04 1036,60 PE 16,49 7,32 8,87 PB 2,39 0,94 0,87 NĐTNN Mua (tỷ đ) 378,33 10,70 22,16 NĐTNN Bán (tỷ đ) 347,29 15,63 8,34 Ròng 31,04 -4,93 13,82 THỊ TRƯỜNG CƠ SỞ Đóng cửa Thay đổi %Chg VN30-Index 886,08 -0,83 -0,09 VN30F1909 880,90 -0,10 -0,01 VN30F1910 879,70 0,80 0,09 VN30F1912 879,10 0,80 0,09 VN30F2003 879,60 1,60 0,18 THỊ TRƯỜNG HĐTL Din biến thtrường: Sau khi biến động rt mnh cuối phiên trước, thtrường trong khong thời gian đầu ca phiên giao dch ngày thdin ra vi sphân hóa mnh nhóm cphiếu lớn và điều này đẩy thtrường rơi vào trạng thái giằng co trong biên độ hẹp. Trong đó với strgiúp ca các cphiếu như VHM, VJC, VNM, VRE...đồng loạt tăng và góp phần giúp VN-Index trli trên mốc 980 điểm. Tuy nhiên, dòng tin suy yếu rõ rt khiến thtrường din ra ảm đạm và VN-Index nhanh chóng đảo chiu lùi vsát mc tham chiếu. Cht phiên, chsVN-Index tăng nhẹ 0,05% lên 977,26 điểm; chsVN30-Index gim 0,09% xuống 886,08 điểm. Độ rng thtrường nghiêng vbên bán vi 122 mã tăng giá và 190 mã giảm giá, trong khi đó nhóm VN30 có 13 mã tăng/15 mã gim. Hôm nay là phiên có thanh khon khp lnh thp klc ktngày 19/6 va qua, chcòn 2.423 tđồng. Khi ngoại đã trli mua ròng 41 tđồng trong phiên hôm nay. Tóm lại, đây là một phiên giao dch thn trng ca thtrường, đà bán ròng của nước ngoài đã dng là một điều tích cc.Tuy nhiên yếu tMTrung hin ti vn là ri ro ảnh hưởng mnh nhất đến thtrường toàn cu. Vkthut, khu vc phía trên là ngưỡng cn kthuật Fibonacci 78.6% và đường MA20 ngày. Khu vực phía dưới là htrgần xung quanh ngưỡng 970 điểm. Do vậy các phiên tăng giảm trong khu vc này là bình thường, gim bt gánh nng của lượng hàng T+, các phiên điều chnh vẫn là cơ hội để cơ cấu li danh mc cphiếu. Cp nht thông tin doanh nghip: PVS: Chúng tôi khuyến nghMUA đối vi cphiếu PVS vi giá mục tiêu 12 tháng 26.500 đồng dựa trên phương pháp chiết khu dòng tin. Mc giá mục tiêu tương ứng P/E forward 11 ln (theo EPS dphóng 2019 khoảng 2.406 đồng). Tin tc thế gii: Sáu tháng đầu năm 2019, các nền kinh tế ln nht khu vc Đông Nam Á chỉ ghi nhn tốc độ tăng trưởng 3,7% so vi cùng knăm trước – thp nht ktcuc khng hong tài chính toàn cu. Trin vng cho 6 tháng cuối năm và nửa đầu năm 2020 cũng chưa có dấu hiu khi sc trong bi cnh Mgia tăng áp dng thuế nhp khu lên hàng hóa Trung Quc. Nhận định thtrường HĐTL: Phiên giao dch thTư chứng kiến nhng din biến ging co ca các hợp đồng tương lai trong biên độ hp (khoảng 3 điểm) khiến c4 hợp đồng đóng cửa vi mức giá thay đổi không đáng kể so với phiên trước. Cth, VN30F1909 giảm 0,1 điểm xung 880,9 điểm, hin thấp hơn 5,18 điểm so vi VN30. Tng thanh khon trên thtrường phái sinh hôm nay tăng 21,7% so với phiên lin trước, đạt 74.576 hợp đồng được khp lnh trong phiên.

MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ rệt

Báo cáo chi tiết 28/08/2019

Diễn biến chỉ số VN-Index

VNIndex HNXIndex Upcom

Đóng cửa 977,26 102,32 57,97

Thay đổi 0,47 -0,53 -0,04

%Chg 0,05 -0,52 -0,06

YTD 9,49 -1,83 9,74

KLGD (tr.cp) 147,21 21,01 15,91

%Chg -35,73 -11,71 -34,38

GTGD (tỷ đ) 3523,95 230,59 309,79

Số mã tăng 132 70 98

Số mã giảm 160 56 81

Không đổi 89 238 682

Vốn hóa (ngh. tỷ đ) 3306,64 185,04 1036,60

PE 16,49 7,32 8,87

PB 2,39 0,94 0,87

NĐTNN Mua (tỷ đ) 378,33 10,70 22,16

NĐTNN Bán (tỷ đ) 347,29 15,63 8,34

Ròng 31,04 -4,93 13,82

THỊ TRƯỜNG CƠ SỞ

Đóng cửa Thay đổi %Chg

VN30-Index 886,08 -0,83 -0,09

VN30F1909 880,90 -0,10 -0,01

VN30F1910 879,70 0,80 0,09

VN30F1912 879,10 0,80 0,09

VN30F2003 879,60 1,60 0,18

THỊ TRƯỜNG HĐTL

Diễn biến thị trường: Sau khi biến động rất mạnh ở cuối phiên trước, thị trường

trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày thứ Tư diễn ra với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này đẩy thị trường rơi vào trạng thái giằng co trong biên độ hẹp. Trong đó với sự trợ giúp của các cổ phiếu như VHM, VJC, VNM, VRE...đồng loạt tăng và góp phần giúp VN-Index trở lại trên mốc 980 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền suy yếu rõ rệt khiến thị trường diễn ra ảm đạm và VN-Index nhanh chóng đảo chiều lùi về sát mốc tham chiếu. Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,05% lên 977,26 điểm; chỉ số VN30-Index giảm 0,09% xuống 886,08 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 122 mã tăng giá và 190 mã giảm giá, trong khi đó nhóm VN30 có 13 mã tăng/15 mã giảm.

Hôm nay là phiên có thanh khoản khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ ngày 19/6 vừa qua, chỉ còn 2.423 tỷ đồng. Khối ngoại đã trở lại mua ròng 41 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Tóm lại, đây là một phiên giao dịch thận trọng của thị trường, đà bán ròng của nước ngoài đã dừng là một điều tích cực.Tuy nhiên yếu tố Mỹ Trung hiện tại vẫn là rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường toàn cầu. Về kỹ thuật, khu vực phía trên là ngưỡng cản kỹ thuật Fibonacci 78.6% và đường MA20 ngày. Khu vực phía dưới là hỗ trợ gần xung quanh ngưỡng 970 điểm. Do vậy các phiên tăng giảm trong khu vực này là bình thường, giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh mục cổ phiếu.

Cập nhật thông tin doanh nghiệp: PVS: Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS với giá

mục tiêu 12 tháng 26.500 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 11 lần (theo EPS dự phóng 2019 khoảng 2.406 đồng).

Tin tức thế giới: Sáu tháng đầu năm 2019, các nền kinh tế lớn nhất khu vực

Đông Nam Á chỉ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm trước – thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Triển vọng cho 6 tháng cuối năm và nửa đầu năm 2020 cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc.

Nhận định thị trường HĐTL: Phiên giao dịch thứ Tư chứng kiến những diễn biến giằng co của

các hợp đồng tương lai trong biên độ hẹp (khoảng 3 điểm) khiến cả 4 hợp đồng đóng cửa với mức giá thay đổi không đáng kể so với phiên trước. Cụ thể, VN30F1909 giảm 0,1 điểm xuống 880,9 điểm, hiện thấp hơn 5,18 điểm so với VN30. Tổng thanh khoản trên thị trường phái sinh hôm nay tăng 21,7% so với phiên liền trước, đạt 74.576 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.

Page 2: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

2 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG: Dòng tiền suy yếu rõ rệt

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều vào thứ Tư trong bối cảnh chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đã rớt xuống -5 điểm cơ bản, mức thấp nhất kể từ năm 2007. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng cũng cao hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm.

Trên thị trường Trung Quốc đại lục các chỉ số đã có một ngày giao dịch kém tích cực khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa giảm 0,29% xuống 2.893,76 điểm, Shenzhen Component giảm 0,31% xuống 9.414 điểm và Chỉ số Hang seng của Hồng Kông cũng giảm 0,19% xuống 25.615,48 điểm.

Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX của Australia tăng 0,45% lên 6.500,60 điểm. Chốt phiên Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng 0,11% điểm lên 20.479 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,86% lên 1.941 điểm. Hai chỉ số có diễn biến tích cực trong ngày 28/8 mặc dù quyết định của Nhật Bản loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy đã chính thức có hiệu lực. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Seoul Yasumasa Nagamine đến để phản đối động thái trên.

Sau khi biến động rất mạnh ở cuối phiên trước, thị trường trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày thứ Tư diễn ra với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này đẩy thị trường rơi vào trạng thái giằng co trong biên độ hẹp. Trong đó với sự trợ giúp của các cổ phiếu như VHM, VJC, VNM, VRE...đồng loạt tăng và góp phần giúp VN-Index trở lại trên mốc 980 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền suy yếu rõ rệt khiến thị trường diễn ra ảm đạm và VN-Index nhanh chóng đảo chiều lùi về sát mốc tham chiếu.

Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,05% lên 977,26 điểm; chỉ số VN30-Index giảm 0,09% xuống 886,08 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 122 mã tăng giá và 190 mã giảm giá, trong khi đó nhóm VN30 có 13 mã tăng/15 mã giảm.

VCB, SAB, NVL là các mã ảnh hưởng tích cực nhất lên thị trường. Ngoài ra, các cổ phiếu như GAS, VHM, VNM,…với mức tăng nhẹ gần 0,5% cũng góp phần giữ sắc xanh cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VIC đảo chiều giảm điểm cùng với sắc đỏ trên FPT, PNJ, VPB, HPG là nguyên nhân kìm hãm đà phục hồi của chỉ số. Nhóm ngân hàng có diễn biến khá buồn tẻ khi hầu hết đều giao dịch quanh tham chiếu. Đóng cuwarm VCB tăng 0,7%, BID và MBB cùng nhích tăng nhẹ lần lượt 0,3% và 0,2%. Ở chiều giảm điểm thì ACB, VIB là những mã điều chỉnh hơn 1%.

Các cổ phiếu lớn hỗ trợ đà tăng điểm trong phiên này là: VCB (+0,7%), SAB (+0,7%), NVL (+2%), GAS(+0,4%),…trong khi đó một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác giảm góp phần giảm sức tăng của thị trường: VIC(-0,4%), HVN (-1,4%), HPG (-0,7%), PLX (-0,3%)...

Hôm nay là phiên có thanh khoản khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ ngày 19/6 vừa qua. Thanh khoản thị trường phiên này giảm về còn 2.423 tỷ đồng.

%Chg YTDNguyên vật liệu cơ bản -0,34 -6,14

Hàng hóa tiêu dùng 0,54 1,54Dịch vụ tiêu dùng -0,36 3,14

Tài chính 0,09 0,89Y tế -0,02 3,18

Công nghiệp -0,28 2,62Dầu khí 0,19 20,19

Công nghệ -0,30 4,00

Viễn thông -1,33 41,77

Dịch vụ tiện ích -1,39 9,91

NHÓM NGÀNH

Mã Đóng cửa %Chg Đóng góp vào Index

VCB 77,00 0,65 0,55

SAB 272,00 0,70 0,36NVL 61,90 1,98 0,33

HNG 17,60 5,39 0,24GAS 102,30 0,39 0,23

Mã Đóng cửa %Chg Đóng góp vào Index

VIC 122,00 -0,41 -0,49

HVN 35,55 -1,39 -0,21POW 12,90 -1,90 -0,17

FPT 52,10 -1,33 -0,14HPG 22,25 -0,67 -0,12

Top CP tác động giảm lên VNIndex

Top CP tác động tăng lên VNIndex

Mã Đóng cửa %Chg GT ròng (tỷ VNĐ)

CTI 23,45 -1,88 32,56NVL 61,90 1,98 26,06PVD 18,50 0,54 9,81PLX 61,00 -0,33 8,03TNA 13,90 6,92 7,83

Mã Đóng cửa %Chg GT ròng (tỷ VND)

HPG 22,250 -0,67 -18,76VNM 119,400 0,34 -16,55VHC 78,000 -2,99 -6,06HVN 35,550 -1,39 -5,24DXG 15,100 1,68 -5,12

Top NĐTNN bán ròng

Top NĐTNN mua ròng

Page 3: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

3 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

Trong đó, riêng ROS trong chiều nay đã giao dịch khoảng 285,2 tỷ đồng và chỉ đợt ATC giao dịch 209,1 tỷ đồng.

Khối ngoại đã trở lại mua ròng 41 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Trong đó, lực mua tập trung vào CTI (33,88 tỷ đồng) và chủ yếu giao dịch diễn ra qua phương thức thỏa thuận. Một số cổ phiếu khác được mua ròng trong phiên nay là NVL (26,06 tỷ), PVD (9,85 tỷ), PLX (8,03 tỷ),…Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng HPG (18,8 tỷ đồng), VNM (16,6 tỷ đồng), VHC (6,05 tỷ đồng),…

Tóm lại, đây là một phiên giao dịch thận trọng của thị trường, đà bán ròng của nước ngoài đã dừng là một điều tích cực.Tuy nhiên yếu tố Mỹ Trung hiện tại vẫn là rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường toàn cầu. Về kỹ thuật, khu vực phía trên là ngưỡng cản kỹ thuật Fibonacci 78.6% và đường MA20 ngày. Khu vực phía dưới là hỗ trợ gần xung quanh ngưỡng 970 điểm. Do vậy các phiên tăng giảm trong khu vực này là bình thường, giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh mục cổ phiếu.

Page 4: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

4 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

Cập nhật thông tin doanh nghiệp - PVS Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019E

Doanh thu thuần (tỷ đồng) 18.682 16.921 14.638 16.294

Tăng trưởng (%) -20,0% -9,4% -13,5% 11,3%

Lợi nhuận ròng (tỷ đồng) 1.038 1.007 1.047 1.150

Tăng trưởng (%) -31,5% -3,0% 4,0% 9,8%

ROE (%) 8,8% 8,1% 8,1% 9,0%

EPS (đồng) 2.159 2.254 2.191 2.406

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 12 tháng 26.500 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 11 lần (theo EPS dự phóng 2019 khoảng 2.406 đồng)

Chúng tôi đánh giá cao triển vọng khả quan của PVS trên cơ sở (i) tăng trưởng lợi nhuận tới từ hoạt động Khảo sát địa chấn không còn lỗ và mảng công trình dầu khí tiếp tục tăng trưởng với hai dự án SVĐN và Al Sheehan, và (ii) hai đại dự án Lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh sẽ là nguồn tăng trưởng chính của doanh thu của PVS trong dài hạn, và (iii) các hoạt động cung ứng dịch vụ và vật tư dầu khí dự kiến sẽ duy trì ổn định.

KQKD 1H2019 tích cực với 9.073 tỷ đồng doanh thu thuần và 565 tỷ đồng LNST công ty mẹ, tăng tương ứng 18% và 16% n/n. Kết quả này đạt được là nhờ (i) lợi nhuận FSO Ruby II tăng, (ii) mảng cơ khi dầu khí ghi nhận kết quả tốt nhờ dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt và Gallaf, và (iii) PVS không còn ghi nhân lỗ cho mảng khảo sát địa chất khi giải thể liên doanh PVS-CGGV cuối năm 2018.

Biên lợi nhuận gộp tăng khá, từ 5,3% trong 1H2018 lên 8,3% trong 1H2019, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng cải thiện sau khi tiến hành giải thế PVS-CGGV. Lợi nhuận gộp tăng mạnh trên 85%, đạt tương ứng 758 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do trong kỳ phát sinh thêm chi phí dự phòng về công nợ phải thu theo quy định khoảng 118 tỷ đồng và ghi nhận chi phí do chênh lệch đánh giá lại tài sản 115 tỷ đồng, tốc độ tăng LNST thấp hơn so với LN gộp, đạt 532 tỷ đồng, cao hơn 41% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2018.

Chúng tôi kỳ vọng năm 2019 doanh thu và LNST của PVS sẽ đạt lần lượt là 16.294 tỷ đồng và 1.150 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2018. Tăng trưởng lợi nhuận tới từ hoạt động Khảo sát địa chấn không còn lỗ và mảng công trình dầu khí tiếp tục tăng trưởng với hai dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt và Al Sheehan.

Backlog mảng cơ khí dầu khí cao đảm bảo doanh thu ổn định trong dài hạn. Chúng tôi cho rằng mảng cơ khí dầu khí sẽ là động lực tăng trưởng chính cho PVS trong tương lai trên cơ sở khối lượng công việc các dự án thăm dò/khai thác khá nhiều.

Cụ thể, các dự án lớn PVS đã và đang triển khai trong giai đoạn 2019-2021 bao gồm Sao Vàng Đại Nguyệt (600 triệu USD), Gallaf-Al Shaheen

Page 5: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

5 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

(300 triệu USD), LNG Thị Vải (200 triệu USD), Lọc dầu Long Sơn (300 triệu USD), … Do đó, với giá trị backlog lớn của mảng cơ khí dầu khí, doanh thu của PVS sẽ được đảm bảo tăng trưởng ổn định trong những năm tới.

Nguồn: PVS, MBS Research

Page 6: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

6 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

Tin tức thế giới: ASEAN ghi nhận tốc độ tăng trưởng nửa năm thấp nhất kể từ 2009. Sáu tháng đầu năm 2019, các nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á chỉ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm trước – thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Triển vọng cho 6 tháng cuối năm và nửa đầu năm 2020 cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế Bloomberg, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nhóm các quốc gia ASEAN-5 (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines) chỉ đạt khoảng 2,8% trong năm nay so với mức 4,7% trong năm 2018 và 0,8% năm 2009.

Chính quyền các quốc gia trong khu vực này có rất ít khả năng đệm đỡ những tác động tiêu cực từ nguồn cầu nước ngoài suy yếu, tâm lý thận trọng gia tăng và yếu tố bất chắc đang chi phối thị trường hiện nay. Trong đó, Singapore và Thái Lan có thể là hai nền kinh tế chịu thiệt hại nhiều nhất. Kết quả dự phóng từ số liệu hiện tại cho thấy nền kinh tế Singapore có thể sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước trong nửa cuối năm nay. Thái Lan cũng có thể rơi vào trạng thái đình trệ với tốc độ tăng trưởng gần bằng 0%.

Kể từ khi Mỹ bắt đầu tăng thuế quan vào năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã chậm lại đáng kể, ngoại trừ Indonesia. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm ASEAN-5 nửa đầu năm 2019 thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với nửa đầu năm 2018. Sự giảm tốc này bắt đầu từ nửa cuối năm 2019, sau khi Mỹ áp dụng mức thuế suất 10% lên 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tăng trưởng của nhóm ASEAN-5 đã giảm xuống 3,7% n/n trong nửa đầu năm 2019 từ mức 4,2% nửa cuối năm 2018 và 5,1% nửa đầu năm 2018.

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc mạnh nhất tại Singapore và Thái Lan với mức giảm lần lượt là 3,8 và 2,3 điểm phần trăm. Indonesia, Malaysia và Philippines ghi nhận mức giảm khiêm tốn hơn, lần lượt là 0,1 điểm phần trăm, 0,2 điểm phần trăm và 0,8 điểm phần trăm.

Tác động chiến tranh thương mại

Tháng 5 vừa qua, Mỹ đã tăng thuế suất trên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 25% và mức thuế suất này có thể lên tới 30% vào tháng 10 tới – cho thấy mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN trong năm 2020. Trước hết, mức thuế

Dow Jones 25.777,9 -0,47 10,50

S&P500 2.869,2 -0,32 14,45

VIX 20,5 0,98 -19,32

DJ Futures 25.769,0 0,10 10,75

S&P Futures 2.866,8 0,05 14,43

Nikkei 225 20.479,4 0,11 2,32

KOSPI 1.941,1 0,86 -4,90

Shanghai 2.893,8 -0,29 16,03

Hang Seng 25.615,5 -0,19 -0,89

ASX 6.500,6 0,45 15,13

FTSE 100 7.114,1 0,35 5,74

DAX 11.665,7 -0,55 10,48

CAC40 5.352,9 -0,63 13,15

Điểm số YTD%Chg

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chỉ số

Vàng 1541,19 -0,11 20,17

Dầu WTI 55,72 1,44 22,70

Dầu Brent 60,15 1,08 11,80

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá (USD) %Chg YTD

Giá %Chg YTD

BBDXY* 1211,23 0,09 1,28

USD/JPY 105,76 -0,01 3,72

USD/CNY 7,1655 -0,05 -4,01

EUR/USD 1,1089 -0,01 -3,30

GBP/USD 1,2193 -0,79 -4,40

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

Page 7: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

7 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

quan cao hơn sẽ tác động nhiều tới người tiêu dùng Mỹ, thay vì được hấp thụ bởi nhà sản xuất.

Hơn thế, thuế quan bổ sung dự kiến có hiệu lực trong tháng 9 và tháng 12 đối với số hàng hóa còn lại Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc (chủ yếu là hàng tiêu dùng). Điều này có thể sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng, trong trường hợp thu nhập không có sự gia tăng đối ứng, dẫn đến nhu cầu cho hoạt động xuất khẩu của ASEAN bị suy yếu.

Chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ đang thúc đẩy các nhà sản xuất dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tự nguyện chuyển dịch sang các quốc gia Đông Nam Á của doanh nghiệp có thể bị hạn chế bởi việc duy trì chuỗi sản xuất bên ngoài nước Mỹ vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn khi chính quyền tổng thống Trump tiến hành công kích hoạt động thương mại toàn cầu.

Thiếu dư địa cho các chính sách hỗ trợ

Khả năng thúc đẩy nhu cầu nội địa trong nhóm các quốc gia ASEAN-5 thông qua các kích thích tiền tệ và tài khóa có vẻ bị hạn chế trong các nền kinh tế mở của khu vực. Singapore và Thái Lan có sức mạnh tài khóa, nhưng chiến tranh thương mại có ảnh hưởng trên diện rộng và chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng hỗ trợ trong phạm vi khiêm tốn. Giá trị xuất khẩu ròng chiếm khoảng 25% tổng giá trị nền kinh tế của Singapore và 9% của Thái Lan. Hoạt động đầu tư trong cả hai quốc gia này đạt tỷ lệ khoảng 25%GDP.

Nền kinh tế Malaysia, với giá trị xuất khẩu ròng chiếm khoảng 9%, hiện đang hưởng lợi từ chương trình cắt giảm thuế mạnh mẽ của năm ngoái, cũng như chính sách hoàn thuế hàng hóa dịch vụ của chính phủ. Điều này, cùng với nhu cầu củng cố tài chính nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng nợ quá mức của quốc gia này, khiến dư địa nới lỏng chính sách tài khóa vào năm 2020 không còn nhiều. Mặt khác, NHTW Malaysia có nhiều tiềm lực chính sách hơn khi lãi suất cơ bản trên thị trường nước này đang ở mức 3%, cao hơn con số 1,5% của NHTW Thái Lan. Tuy nhiên, đồng ringgit của Malaysia vừa bị đưa vào danh sách theo dõi của chính phủ Mỹ đầu năm nay, và chính quyền tổng thống Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế lên các quốc gia có tiền tệ bị định giá thấp. Ước tính của các chuyên gia kinh tế Bloomberg Economics cho thấy đồng ringgit hiện nay đang bị định giá thấp khoảng 15%.

Nguồn: Bloomberg

Page 8: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

8 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

Đồ thị so sánh VNINDEX và các thị trường quốc tế

Đồ thị giá trị mua/bán ròng khớp lệnh của NĐTNN trên sàn HSX

-400

-300

-200

-100

0

100

200

300

400

500 Giá trị giao dịch khớp lệnh trên HSX, tỷ đồng

Nguồn: Bloomberg, Finpro

Page 9: MARKET STRATEGY DAILY: Dòng tiền suy yếu rõ r t · giảm bớt gánh nặng của lượng hàng T+, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu lại danh

9 MBS Market Strategy Daily

28.08.2019

Liên hệ trung tâm nghiên cứu:

Trần Hoàng Sơn Trưởng bộ phận/Kiểm soát [email protected]

Ngô Quốc Hưng Chuyên Viên Nghiên cứu cao cấp [email protected]

Phạm Văn Quỳnh Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Quỳnh Hoa Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Hòa Hợp Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Thị Hải Hà Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam, Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP, HCM, Hải Phòng và các vùng chiến lược khác.Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Là thành viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R,E,M,A,X (Viet R,E,M).MBS có nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào được nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009. Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị trường chứng khoán; Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.

MBS HỘI SỞ

Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601 Webiste: www.mbs.com.vn