55
Danh Sách Nhóm 11 1> Bùi Thị Minh Phước KD3 2> Nguyễn Thị Phương Danh KD2 3> Nguyễn Thị Phương Thảo (21/9) KD3 4> Nguyễn Thị Dung KD3 5> Lê Duy Vinh KD3 BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING Môn: Marketing Toàn Cầu GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa

Marketing Toan Cau

Embed Size (px)

Citation preview

Danh Sách Nhóm 11

1> Bùi Th Minh Ph c ị ướ KD32> Nguy n Th Ph ng Danh ễ ị ươ KD2 3> Nguy n Th Ph ng Th o (21/9) ễ ị ươ ả KD34> Nguy n Th Dung ễ ị KD35> Lê Duy Vinh KD3

Tháng 11/2012

BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Đ I H C KINH T THÀNH PH H CHÍ MINHẠ Ọ Ế Ố Ồ

KHOA TH NG M I-DU L CH-MARKETINGƯƠ Ạ Ị

Môn: Marketing Toàn C uầ

GVHD: Ths. Huỳnh Ph c Nghĩaướ

M c l c ụ ụ

CÂU HỎI 1: THÁCH THỨC THỊ TRƯỜNG THỰC SỰ LÀ NHƯ

THẾ NÀO MÀ WP PHẢI THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC CẠNH

TRANH?

1. Tóm Tắt Tổng Quan Thị Trường Thiết Bị Gia Dụng

1.1. Đặc điểm

Ngành công nghiệp thiết bị gia dụng đã trở thành đại diện cho cuộc sống của

những gia đình hiện đại.Có những đặc điểm sau đây:

+ Chi phí cố định cao do các chi phí của các nhà máy, duy trì và vận hành

thiết bị máy móc và nghiên cứu phát triển.

+ Lợi nhuận ngành mang tính chu kỳ, phụ thuộc vào vòng đời sản phẩm.

+ Chịu tác động mạnh mẽ từ sự phát triển của kinh tế vì đây là sản phẩm lâu

dài thì khi suy thoái hay có biến động kinh tế thì đây là những sản phẩm

đầu tiên mà các gia đình hạn chế chi tiêu.

1.2. Thị trường

Thị trường Mỹ

Thị phần rơi vào tay ba công ty toàn cầu lớn: Whirlpool với 55% doanh thu

toàn thị trường, GE là 24% và Electrolux là 16% (năm 2009) vì thế các công ty

có kích thước lớn này hoàn toàn có thể gây áp lực giá lên các nhà bán lẻ. Thời

gian gần đây ở Mỹ đã có một sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất thiết bị điện tử

tiêu dùng, như LG Electronics và Samsung Electronics, các thiết bị có chi phí

thấp từ Haier (Trung Quốc).

Tại thị trường Mỹ Latinh, doanh thu WP chiếm 22% toàn thị trường, ở châu Âu

là 19% và châu Á là 4%.

Đặc điểm thị trường châu Âu và châu Á năm 1987

Đây là những thị trường tiềm năng là rất quan trọng của các công ty thiết bị gia

dụng lúc đó vì trong khi 65% Mỹ hộ gia đình có máy sấy, thì ở châu Âu chỉ có

18% hộ gia đình có máy sấy.  Các thị trường ở châu Mỹ Latinh và Châu

Á cũng có xu hướng tương tự như vậy.

Để tận dụng lợi thế địa phương khi xâm nhập vào thị trường này, các nhà sản

xuất thiết bị đã hình thành liên minh chiến lược và thực hiện mua lại.  General

Electric đã liên doanh với công ty ở Anh là General Electric PLC và thay đổi

chiến lược của mình để di chuyển "trung tâm" của công ty sang các nước công

nghiệp châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh, thành lập liên doanh với Godrej ở Ấn

Độ và liên doanh với Mabeở Mexico. Năm 1989, Whirlpool mua công ty thiết

bị của Hà Lan là Phillips. Whirlpool xây dựng 10 nhà máy ở châu Âu, ngày

nay thị phần Whirlpool giữ vị trí thứ ba ở châu Âu sau Electrolux và Siemens.

Nhưng tại thị trường châu Á, WP chỉ có 1% thị phần.

2. Phân Khúc Thị Trường Của WP

Bao quát toàn bộ một chuỗi những hoạt động nhằm đổi mới trong sự chú trọng

đến các điểm đặc trưng về thiết kế trong đó khách hàng được đặt làm trọng

tâm. Tạo ra được một cái nhìn đồng nhất về sản phẩm của mình từ phía khách

hàng. Dẫn đến phương pháp quảng cáo và tiếp thị của công ty trong trường hợp

này có vẻ như phản lại trực giác hay rất khác thường: quảng cáo cho toàn bộ

dòng thương hiệu của mình cùng một lúc.

3. Khủng Hoảng Thị Trường

3.1. Khủng hoảng về định hướng thị trường

Bấy giờ, các công ty toàn cầu đều xem chi phí - chất lượng là 2 yếu tố quan

trọng nhất trong quá trình cạnh tranh và cái giá phải trả là lợi nhuận thấp chưa

từng có. Cac bên đua nhau thúc đây cac hoat đông nhăm giảm chi phi va

tăng chât lương sản phâm. Các công ty trong thị trường cạnh tranh gay găt và

thay đổi theo hướng tương tự nhau trong khi thị trường trong nước đã bão

hòa.Việc này đã tạo nên xu hướng chung của thị trường và các nhà lãnh đạo

của Whirlpool phải đứng trước sự lựa chọn có nên thay đổi hay không về chiến

lược và nếu thay đổi thì phải thay đổi như thế nào.

3.2. Nhu cầu khách hàng cao hơn

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh của WP. Khách hàng được chia làm 2 nhóm:

+ Khách hàng lẻ (khách hàng cuối cùng)

+ Nhà phân phối

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm,

dịch vụ đi kèm... và chính họ là người điều khiển cạnh tranh thông qua quyết

định mua hàng. Whirlpool cũng phải đối mặt với sự thay đổi liên tục về quy mô

sản phẩm và thị hiếu của khách hàng và của ngành.

Tuy nhiên, không phải bao giờ yêu cầu của 2 nhóm khách hàng trùng khớp mà

thường là riêng lẻ khác nhau. Vì thế, WP phải lựa chọn rằng, sản phẩm chỉ

hướng đến đối tượng khách hàng cuối cùng nhưng vẫn phải theo quy chuẩn của

các nhà phân phối.

3.3. Xu thế toàn cầu hóa

Thấy được xu thế của tương lai, Whirlpool có ba lựa chọn. Một là kiểm soát

được số phận của mình và cố găng định hình bản chất của toàn cầu hóa trong

ngành công nghiệp của mình, buộc đối thủ cạnh tranh phải phản ứng lại. Hai là

chờ đợi đến khi toàn cầu hóa diên ra và sau đó găng phản ứng lại, điều này sẽ

đặt Whirlpool vào tình huống thích nghi cả về công nghệ và tổ chức. Ba là lờ đi

mọi việc ro ràng đang xảy ra – một quyết định có thể đẩy Whirlpool đến cái

chết từ từ.

4. Đối Thủ Cạnh Tranh

Whirlpool GE Electrolux

Chiến lược

kinh doanh

Ưu thế cạnh

tranh trên thị

trường lớn, tập

trung vào phân

khúc tầm

trung.

Ưu thế cạnh

tranh trên thị

trường lớn,

sự hoàn hảo

ở kênh phân

phối.

Ưu thế cạnh

tranh trên một

số thương hiệu

chủ chốt.

Marketing Tập trung vào Dựa trên sự Dựa trên tiện

tiện ích và

thiết kế.

hoàn hảo của

sản phẩm

ích và chất

lượng bền bỉ.

Nghiên cứu và

phát triển

Tư duy theo

thiết kế

Tư duy hoàn

hảo và dẫn

đầu thị

trường

Tư duy theo

chất lượng

Tài chính Tận dụng,

năng động.

Liên tục mua

lại các công ty

khác.

Lớn, năng

động.

Nguồn nhân

lực

Theo quy

chuẩn

Cơ cấu quản

lý cực kỳ tốt

Đãi ngộ các

nhà bán lẻ

Electrolux: “Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux” chính là khẩu hiệu kinh

doanh của thương hiệu này. Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và chỉ tập

trung vào một số thương hiệu nhất định. Việc quan tâm và chính sách đãi ngộ

tốt đối với các nhà bán lẻ và chiến lược khuyến mãi rầm rộ đã làm cho

Electrolux nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và tạo đà mở rộng sang thị

trường Tây Âu.

GE: Vào thời điểm năm 1986, GE là tập đoàn số một thế giới về hàng tiêu

dùng. Công ty làm chấn động giới kinh doanh tại Mỹ khi quyết định mua lại

toàn bộ NBC, hãng truyền hình hàng đầu thế giới. Đồng thời thẳng tay loại bỏ

hàng loạt sản phẩm không hiệu quả. Bên cạnh việc tập trung vào một số sản

phẩm chính và tăng năng suất lao động một cách tối đa. Công ty cũng sớm

nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm theo. Ông đã thành lập một công

ty tài chính chuyên phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của GE và nhiều

công ty thuê mua tài chính phục vụ cho các khách hàng mua máy bay trên toàn

cầu. Cũng như WP và Electrolux, GE thành lập các kênh phân phối ở các nước

sớm nhất, tạo xu thế toàn cầu hóa trên toàn Thế giới.

5. Thách Thức Từ Chi Phí:

Chi phí gia nhập ngành: Đây là chi phí WP phải bỏ ra để xây dựng kênh phân

phối cho các sản phẩm của mình ở Châu Âu.

Chi phí xây dựng thông tin: Vì là một sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường,

WP phải bỏ một khoản tiền lớn cho Quảng cáo, truyền thông, tiếp thị,... ở thị

trường mới này.

6. Thách Thức Từ Đội Ngũ Quản Lý:

Việc đề ra chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực tại địa phương gây cho WP

sự xáo trộn về phương thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp,..

Kết quả: Tầm nhìn về những cơ hội toàn cầu đã dẫn đến việc Whirlpool mua

lại N.V. Philips vào năm 1989. Lúc này Philips cũng là một công ty đang gặp

khó khăn về thị trường gia dụng tại châu Âu. Bước đi này giúp Whirlpool vượt

lên thành một công ty gia dụng lớn nhất thế giới. David Whitwam – CEO của

Whirlpool đã tổ chức lại Philips thông qua việc căt giảm chi phí và hoạt động

điều hành. Biến đổi cả hai công ty đang hoạt động tập trung vào lợi nhuận trở

thành một tổ chức hợp nhất tập trung vào khách hàng bằng cách sử dụng nguồn

lực của cả hai công ty nhằm tạo nên những bước đột phá trên thị trường thế

giới.

CÂU HỎI 2: DƯỚI GÓC NHÌN MARKETING, WP ĐÃ CHỌN

ĐỊNH HƯỚNG MỚI LÀM THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC CẠNH

TRANH NHƯ THẾ NÀO?

Năm 1987, Whirlpool đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn từ thị trường,

đòi hỏi Whirlpool cần thay đổi về mặt chiến lược. Dưới góc nhìn Marketing,

Whirlpool đã đưa ra một định hướng mới, đó là việc tập trung vào khách hàng.

Với định hướng này, Whirlpool đã làm thay đổi bộ mặt của Marketing, đặc biệt

là chú trọng mạnh mẽ vào Marketing toàn cầu, đây là tư duy hoàn toàn mới so

với tư duy marketing thông thường. Những điều này sẽ được phân tích sâu hơn

trong công ty Whirlpool thông qua các phương thức 6P.

1. Xây Dựng Sản Phâm Toan Cầu.

Áp dụng các quy trình, công nghệ tốt nhất để thiết kế, sản xuất,

bán hàng

WP đã sử dụng các chuyên gia hàng đầu ở mọi lĩnh vực như công nghệ lạnh, hệ

thống báo cáo tài chính…không giới hạn ở một địa phương nào. Sử dụng được

những khả năng tốt nhất mà công ty có và áp dụng chúng cho tất cả các hoạt

đông trên thế giới.

Áp dụng một quy trình thống nhất

Các sản phẩm có đặc tính, kích cỡ và cấu hình khác nhau theo từng thị trường,

nhưng đa số quy trình kỹ thuật và công nghệ chủ chốt liên quan đến chúng đều

tương đồng.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

Thành lập một nhóm đa văn hóa với các thành viên đến từ châu âu và băc mỹ

và bao gốm cả ISO-9000 và Baldrige, xây dựng một hệ thống chất lượng toàn

cầu.

+ Đa dang hóa sản phâm, phat triển theo chiều ngang va chiều dọc. Thâm

nhập vào thị trường ngành thiết bị gia dụng thế giới, đáp ứng nhu cầu ở các

phân khúc khách hàng khác nhau. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của WP

thực hiện liên tiếp chương trình cải tiến nhưng lại lờ đi việc

+ Thiết lập mối quan hệ với khach hang.

Nhìn xa hơn khái niệm về sản phẩm truyền thống điểm xuất phát không phải là

sản phẩm hiện có mà đó là những khách hàng mua sản phẩm, thiết kế đột phá

dựa trên nhìn thấy cơ hội. thiết kế ra những sản phâm tiên tiến để đap ứng

thị trường thế giới. “ hướng đến khach hang va tao ra những sản phâm

cho tương lai có những lơi ich rõ rệt.

Nghiên cứu va cải tiến sản phâm

Whirlpool có một đội ngũ chuyên gia đến từ các quốc gia trên thế giới luôn

luôn nghiên cứu không ngừng để sang tao phat triển sản phâm mới. chính

điều này đã làm cho sản phẩm của Whirlpool không bao giờ bị bỏ cuộc, luôn

được khách hàng lựa chọn đầu tiên.

2. Gia Cả

Ngày nay Whirlpool đã xac lập vị tri quyết định gia cả trên thị trường quốc

tế. Whirlpool với chiến lược lâu dài ngày nay gia không phải la môt vân đề

đang cân nhắc nhiều nhât khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản

phâm. Mà bên cạnh đó, những tiện ích, chất lượng, các sự thỏa mãn của khách

hàng là yếu tố quan trọng hơn hết có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh bền

vững, tin cậy và trung thành.Whirlpool đã tổ chức lại, căt giảm chi phí và thay

đổi hoạt động điều hành, sử dụng quy trình công nghệ tốt nhất để tạo ra sản

phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh so với đối thủ.

3. Chiến Lươc Va Chuỗi Cung Ứng Trên Toan Cầu.

Để mở rộng thị trường, Whirlpool sử dụng các phương thức xâm nhập thị

trường chiến lược và hiệu quả như:

+ Tại châu Âu, WP đã thâu tóm Philips, một bước đi hiệu quả vượt qua

mọi hàng rào cản trở địa lý, pháp luật. WP đường hoàng sử dụng Philips

để xâm nhập nhanh chóng thị trường Châu Âu.

+ Tại Châu Á, WP xây dựng hệ thống phân phối Đông Nam Á. Sau đó

là mở 3 văn phòng đại diện khu vực Châu Á.

Trong đó, Singapore được coi là trung tâm thiết kế, công nghệ và phát triển sản

phẩm giúp cho việc xây dựng nhà máy ở châu Á.

4. Xúc Tiến Va Marketing Nôi Bô

Chiến lược của Whirlpool dựa trên giả thuyết cho rằng chi phí và chất lượng tốt

nhất thế giới chỉ đơn thuần là giai đoạn đầu. Cần thêm một yếu tố nữa để thuyết

phục khách hàng mua sản phẩm của Whirlpool. Vì vậy, Whirlpool cho rằng

việc thâu hiểu khach hang phải được quan tâm. Bên cạnh những chính sách

về giá, chất lượng sản phẩm, Whirlpool chú trọng vào việc quảng bá thương

hiệu và cách dịch vụ hậu mãi. Những điều này sẽ kích thích tiêu dùng của

khách hàng đối với sản phẩm của Whirlpool.

Whirlpool cũng rất chú trọng đến marketing nội bộ. Khi hướng đến toàn cầu,

Whirlpool đã truyền thông cho toàn bộ nhân viên hiểu thế nào là tầm nhìn và

các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, Whirlpool muốn gửi găm văn

hóa, triết lý của họ trong từng sản phẩm đến với khách hàng.

Ngoài ra, trong quá trình chinh phục thị trường toàn cầu, bên cạnh việc hiểu

nhu cầu khách hàng để thiết kế sản phẩm mới, Whirlpool tổ chức những cuộc

họp thường niên của các nhà lãnh đạo cấp cao để giải quyết hàng loạt vấn đề

quan trọng, trong số đó là về tiếp thị. Những ý tưởng, cách thức quảng bá các

sản phẩm của họ được nghiên cứu và thực hiện một cách nghiêm túc để đưa

những thông điệp của Whirlpool vào trong mỗi sản phẩm.

5. Đôi ngũ quản lý

Whirlpool cho rằng để trở thành công ty toàn cầu thì cần đạt được một số cột

mốc quan trọng, trong đó cần có những đội ngũ kinh doanh sản phẩm xuyên

quốc gia giúp quản lý tất cả các hoạt động trên toàn thế giới. Những đội này có

những mục tiêu về chức năng và mục tiêu thương hiệu. Đối với Whirlpool,

nguồn nhân lực là vấn đề cốt loi, đặc biệt khi Whirlpool nhận thấy việc toàn

cầu hóa đang diên ra đòi hỏi Whirlpool cần có những bước đi mới. Khi mua lại

Phillips, nỗi lo lớn nhất của Whirlpool là việc không có con người với năng lực

phù hợp để thực thi chiến lược.

Trong quá trình mở rộng ra toàn cầu, Whirlpool đã phải thuyết phục nhân

viên của họ sự cần thiết của việc thay đổi trong cả tư duy va hanh đông,

không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm và sáng tạo để Whirlpool có thể

trở thành một công ty toàn cầu thực sự. Và đây chính là điều mà Whirlpool

quan tâm nhiều nhất hơn là việc tung ra các sản phẩm mang tính địa phương.

Vào năm 1989 khi mua lại Philips, Whirlpool vẫn luôn tận dụng nguồn nhân

lực sẳn có của địa phương thay vì đưa người Mỹ vào những vị trí cấp cao.

Whirlpool nghĩ rằng điều quan trọng họ cần lăng nghe và quan sát từ đó truyền

đạt về tầm nhìn, mục tiêu và triết lý kinh doanh đến lực lượng lao động tại

Châu Âu. Whirlpool đã xây dựng được một nền tảng văn hóa chia sẻ và thấu

hiểu trong một môi trường làm việc đa ngôn ngữ, đa quốc gia.

Đối với Whirlpool nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công.

Whirlpool danh nhiều thời gian để tao dựng lòng tin va xây dựng môt tầm

nhìn chung. Khuyến khích những nhân viên suy nghĩ như những người chủ

thật sự và tin rằng xây dựng công ty toàn cầu là hành động vì lợi ích của bản

thân họ. Whirlpool giao cho nhân viên trách nhiệm nhiều hơn. Whirlpool cũng

có những hệ thống lợi thích hợp giúp tạo động lực cho nhiên viên của họ. Đồng

thời, các chương trình đào tạo và huyến luyện luôn được chú trọng.

Khi Whirlpool mở rộng ra thị trường mới như Châu Á. Một lần nữa con người

là yếu tố cực kỳ quan trọng. Whirlpool nhận thức được điều này nên đã đưa ra

các kế hoạch phát triển lực lượng nòng cốt tại các trung tâm làm việc ở

Singarpore nhằm mục tiêu đính hướng và quản lý các nhà máy và sản phẩm sản

xuất tại Châu Á sau này.

6. Chuân Hóa Quy Trình Lam Việc

Whirlpool được tổ chức theo quy trình đa chức năng nhằm tập trung phục vụ

khach hang cuối cùng. Mục tiêu của họ là chuân hóa kết quả của từng bô

phận chức năng ngay cả khi bạn đang làm việc trong môi trường đa chức

năng. Những nhóm lam việc xuyên quốc gia đươc thanh lập va quản lý tât

cả cac hoat đông trên toan thế giới. Những đội này có những mục tiêu chức

năng và mục tiêu thương hiệu, giúp công ty xác định được những cơ hội tốt

nhất. Để đạt những điều này, Whirlpool đã ap dụng công nghệ thông tin mới

nhât vao trong tổ chức giúp việc kết nối toan cầu trở nên nhanh, hiệu quả

hơn va khoảng cach địa lý dường như bị xóa mờ.

7. Những Thay Đổi Về Tư Duy Marketing Của WP

Tập trung hay mở rông

Thị trường Châu Á được xem xét là một thì trường đầy tiềm năng cho mặt hàng

tiêu dùng. Với dân số trong độ tuổi lao động cao điều này không chỉ cung cấp

nguồn lao động dồi dào với giá rẻ. Có thể nhìn thấy tại thị trường đã phát triển,

mặt hàng tiêu dùng phải có gần như đã bão hòa, thì tại các thị trường mới nổi

khu vực châu Á, các mặt hàng này vẫn có sự tiêu thụ lớn.

Whirlpool đã thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu. Với bước đi đầu tiên là

mua lại Philips với mục đích tận dụng nguồn lực của cả hai công ty nhằm tạo

sự đột phá trên thị trường thế giới. Whirlpool đã sử dụng nguồn lực toàn cầu,

xây dựng các chi nhanh phân phối và kinh doanh tại châu Âu, Hong Kong ,

Thailand và TaiWhirlpoolan, và hướng đến xâm nhập châu Á: xây dựng hệ

thông phân phối tại khu vực Đông Nam Á, các văn phòng đại diện khu vực ở

châu Á như văp phòng singapore phân phối cho thị trường Đông Nam Á, văn

phòng ở Hồng Kong phân phối cho Trung quốc, văn phòng ở Tokyo phân phối

cho thị trường Nhật. Ngoài ra còn có một trung tâm thiết kế, công nghệ và phát

triển sản phẩm ở Singapore giúp công ty chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy ở

Châu Á.

Ngoài ra Whirlpool phát triển mối quan hệ than thiết với các công ty có mối

quan hệ trong kinh doanh nhằm mục đich phát triển sản phẩm, hợp tác với các

nhà phân phối.

Về mặt sản phẩm, Whirlpool cân nhăc việc mở rộng sản phẩm khi toàn cầu hóa

nhưng vẫn luôn dựa trên sản phẩm cốt loi. Bản chất của ngành thiết bị gia dụng

là khó phát minh ra sản phẩm mới trong thời gian ngăn. Vì vậy để tạo sự đột

phá, Whirlpool đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào nghiên cứu hành vi người

tiêu dùng, nguồn nhân lực cho việc thiết kế ra sản phẩm mang tính toàn diện và

đáp ứng được nhu cầu xuất hiện trong tương lai.

Phân công va hơp tac

Whirlpool tận dụng việc marketing thông qua việc phát triển các mối quan hệ

thân thiết với các công ty có mối quan hệ trong kinh doanh. Như thiết lập mối

quan hệ đối tác chính thức với P&G về việc trao đổi những thông tin cơ bản và

những ý tưởng, đồng thời liên kết sâu rộng hơn trong quá trình phát triển, kỹ

thuật và công nghệ.

Whirlpool cũng hợp tác với Unilever, các kỹ sư làm việc cũng nhau để phát

triển sản phẩm, vì cả hai công ty cần biết bên kia sẽ thực hiện những gì trong

dài hạn.

Đặc biệt quan trọng là việc củng cố mối quan hệ với những nhà cung cấp quan

trọng, đây là mối quan hệ đối tác chiến lược giúp Whirlpool tìm hiểu công nghệ

của nhà cung cấp nhằm cải tiến quy trình cho tất cả các nhà máy sản xuất.

Tư duy kéo va đây

Trước năm 1987, khi chưa nhận ra sự toàn cầu hóa và đòi hỏi Whirlpool phải

mở rộng ra thị trường toàn cầu, Whirlpool đã làm rất tốt ở thị trường nội địa

Băc Mỹ. Whirlpool đã sử dụng chiến lược kéo và đẩy hiệu quả, đem lại sự

thành công vượt trội ở thị trường nội địa. Khi nhận thấy cần thâm nhập vào

mới, Whirlpool ưu tiên thực hiện chiến lược cần hiểu ro khách hàng địa

phương trước khi tung ra sản phẩm thích ứng với địa phương. Whirlpool thực

hiện chiến lược kéo để dần dần đưa thương hiệu vào sâu thị trường trước khi

tung ra chiến lược kéo để kích thích tiêu dùng. Một hệ thông phân phối được

Whirlpool tạo ra nhằm mục đích đưa sản phẩm thương hiệu toàn cầu vào thị

trường mới, đồng thời nhằm tìm hiểu khách hàng. Đây là một bước đi đúng đăn

và đầy thận trọng của Whirlpool trước khi chiếm lĩnh thị phần ở các thị trường.

Sản phâm bao gồm lý tinh va cảm tinh

Whirlpool cho rằng cần phải cung cấp một lý do thuyết phục hơn ngoài giá cả

để khách hàng mua các sản phẩm của Whirlpool. Điều này đòi hỏi Whirlpool

cần thấu hiểu khách hàng hơn, cần trả lời được câu hỏi khách hàng cần gì từ

sản phẩm Whilpool và tại sao khách hàng mua sản phẩm Whirlpool thay vì

công ty khác. Whirlpool đã nhận ra được tổng giá trị vượt trội ở sản phẩm nhơ

vào thương hiệu, khách hàng ưu thích thương hiệu Whirlpool, Whirlpool đã tạo

được lòng tin của khách hàng. Vì vậy khi bất kỳ một khách hàng mua một sản

phẩm từ Whirlpool, giá trị sản phẩm không chỉ về mặt lý tính của sản phẩm mà

còn về cảm tính của khách hàng dựa trên sự tin cậy đối với thương hiệu

Whirlpool.

Tìm ra nhu cầu mới

Whirlpool cho rằng điểm xuất phát không phải là sản phẩm hiện có mà đó là

những khách hàng mua sản phẩm. Điều đó cho thấy cần phải nghiên cứu hành

vi người tiêu dùng thật sự dẫn đến vấn đề thiết kế của công ty cần thay đổi.

Chính vì vậy, đòi hỏi Whirlpool cần có những quy trình hướng đến khách hàng

tạo ra những sản phẩm cho tương lai mang tính đột phá để có những lợi ích ro

rệt. Để làm được điều này, Whirlpool không ngừng nghiên cứu lối sống của

người tiêu dùng không chỉ về hiện tại mà còn phải năm được lối sống họ sẽ có

trong năm năm tới hoặc xa hơn nữa để giải mã những mong muốn thật sự từ

khách hàng.

Cân băng sang tao va chiến lươc

Sau khi mua lại Whirlpool Europe (Philips) vào năm 1989, 150 nhân viên quản

lý cấp cao tập trung và thảo luận ở hội nghị Montreux. Các nhà quản lý này

chịu trách nhiệm thực hiện 15 dự án. Trong các dự án đó,Whirlpool xây dựng

quy trình sáng tạo sản phẩm tương lai thông qua việc nghiên cứu, thiết kế và

xem xét nhu cầu khách hàng.

Năm 2000, công ty Whirlpool thực hiện việc cố găng khuyến khích cải tiến.

Công ty đào tạo 400 nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau bằng một quy

trình tạo ý tưởng (ideation). Với ý tưởng này, từ chỗ chỉ giới thiệu một vài sản

phẩm mới hàng năm.

CÂU HỎI 3: TÓM TẮT BỐI CẢNH CẠNH TRANH, BỐI CẢNH

NGÀNH, THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG HOA Ở MỸ

1. Bối Cảnh Tai Thời Điểm Xảy Ra Tình Huống

1950: 70% tổng số các nhà trồng hoa chủ yếu là các doanh nghiệp gia

đình cỡ nhỏ-ở khu vực đông băc

Giao thông hạn chế, các nhà trồng hoa hồng chủ yếu cạnh tranh với

nhau, không cần biết đến người sản xuất hay người tiêu dùng tại các nơi khác

trong nước cũng như ngoài nước,

1960: sự phát triển của các trang trại lớn và các tiến bộ trong giao thông,

đã dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể ở thị trường Băc Mỹ

+các chuyến bay thương mại theo lịch trình đều đặn đã xóa sổ ưu thế

của các nhà vườn vùng Đông Băc

+vận tải đường không và vận tải mặt đất bằng xe máy lạnh đã cho phép

chuyển hoa tươi căt cuống đến bất kì địa điểm nào ở Mỹ chỉ trong vài giờ.

+sự cạnh tranh băt đầu, các nhà vườn di chuyển đến các vùng nông thôn

miền tây, nơi mà có chi phí sản xuất thấp, nhất là chi phí nhân công. Để đánh

bại các nhà vườn Đông Băc, do đó nhiều nhà vườn phía đông nước Mỹ phải

đóng cửa.

+không dừng lại đó, các nhà vườn có khuynh hường tìm đến các nơi có

điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để trồng hoa. Trước những điều kiện

thuận lợi của đồng cỏ Bogota- các nhà vườn đã tiến hành trồng rất dê dàng, thu

hoạch lại ít tốn kém, lương nhân công thấp, Wells và các nhà làm vườn đã

thuyết phục được nhà buôn sỉ hoa mua thử hoa của mình.

1965 lô hoa tươi đầu tiên được vận chuyển đi Mỹ

1969 nghiên cứu của đại học Chicago cho thấy khí hậu tại khu vực đồng

cỏ Bogota rất thích hợp hoa cẩm chướng. công ty đi tiên phong trong việc xuất

khẩu hoa từ Colombia ra đời( Floramerica)

1970 công ty Floramerica xuất khẩu vào Mỹ 400.000USD hoa cẩm

chướng, gần 2tr USD vào 1972

1986 50 tr USD, trở thành công ty xuất khẩu hoa tươi căt cuống lớn nhất

thế giới.

1966-1978: sản lượng xuất khẩu của Colombia vào Mỹ tăng từ 1% ->

89.6% tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ, mức lợi nhuận cao 57% doanh thu ,

nhận được lãi suất 600% vốn. Nghề trồng hoa ở Colombia được so sánh với

nguồn vàng được tìm thấy ở Colombia 400 năm trước.

Người Colombia gặp trở ngại khi phân phối sản phẩm vào thị trường

Mỹ. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Colombia rất yếu kém dẫn

đến việc trì hoãn và hoa dê bị héo tàn.

Một hệ thống các đơn vị phân phối trung gian được hình thành với điểm

tập kết ở Miami. Nhờ đó Colombia ngày càng cạnh tranh dữ dội hơn với các

nhà vườn Mỹ.

Các kênh phân phối mới ra đời ( như siêu thị ) đã góp phần hạ giá hoa

tươi biến hoa tươi từ 1 mặt hàng cao cấp đã trở nên phổ thông hơn.

1977 , 13% siêu thị có bán hoa tươi

1986 , tỷ lệ này tăng lên thành 86%

1978 – 1988 , tổng mức tiêu thu hoa tăng lên 300% , từ 227.5 – 713.6

triệu USD . Sản lượng hoa nhập khẩu từ Colombia tăng trung bình 21%/năm ,

22.6 – 175.6 triệu USD

1967 – 1973 chính phủ Colombia hạ giá đồng peso với các chính sách

kèm theo , hỗ trợ cho việc xuất khẩu khiến sản lượng hoa tươi xuất khẩu tăng

mạnh từ 100.000 – 16.5 triệu USD.

Các nhà phân phối ( năm vai trò quan trọng ) băt đầu ra tay thực hiện

các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình , đã ảnh hưởng tiêu cực tới

cấu trúc ngành trồng hoa.

1977-1979 các nhà trồng hoa Mỹ băt đầu phản kích bằng các yêu sách

kêu gọi chính phủ hỗ trợ

Diện tích trồng hoa ở Ecuador tăng từ 1980 50 hecta , 1990 500 hecta ,

1996 800 hecta.

Cung vượt quá cầu khiến giá bán băt đầu giảm , 1980-1990, giá 1 giả

hoa tươi 18.88-15.96 USD.

Đầu thập niên 1990 lợi nhuận các nhà trung gian phân phối giảm 10% ,

nhà vườn Colombia không có lời.

Ngoài Ecuador , Mexico cũng tăng diện tích trồng hoa từ 100 hecta năm

1982 lên 750 hecta 1992.

Tháng 5-1986 nhà vườn Mỹ tiếp tục băt đầu đệ trình kiến nghị đòi bảo

hộ nhưng bị bác bỏ.

2. Thị Trường Tiêu Dùng Hoa Tươi Mỹ

Người tiêu dùng Mỹ quen nghĩ rằng hoa tươi là một mặt hàng xa xỉ chỉ có bán

ở những cửa hàng đặc biệt. các nhà vườn Columbia đã chuyển đổi nhận thức về

mặt hàng hoa tươi của người tiêu dùng Mỹ bằng cách quảng cáo rộng rãi , cung

cấp Hoa tươi Colombia chất lượng cao , giá rẻ và cung cấp quanh năm làm cho

một mặt hàng xa xí phẩm thành một hàng hóa thông dụng trong tầm đối với đại

đa số người dân Mỹ .

Năm 1977, chỉ có 13% các siêu thị có bán hoa tươi, nhưng đến năm 1986, tỷ lệ

này tăng đến 86%. Từ 1978 đến 1988, tổng mức tiêu thụ hoa tươi của Mỹ tăng

hơn 300% , từ 227.5 triệu USD đến 713.6 triệu USD. Phản ứng của người tiêu

dùng nói chung rất tích cực

Bối cảnh ở thời điểm hiện tai:

Năm 2008, hoa căt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 2,34 tỷ USD, tốc

độ tăng trưởng 10%/năm. Doanh số xuất khẩu hoa các loại trên thế giới đạt 50

tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 15%/năm. Nước xuất khẩu chính là Hà Lan

(70%), Colombia (9,2%), Israel (5,8%), Ý (4,9%), Tây Ban Nha (2,3%), Kenya

(1,4%), đảo Canary (1,1%), năm loại hoa chính là hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm

chướng, hoa tulip và hoa huệ chiếm 70-75% trong số hoa xuất khẩu trên thế

giới.

Tòan cầu có 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố trên 27 nước chủ yếu.

EU chia sẻ 12%, Châu Á: Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan là những nước sản

xuất hoa quan trọng ở vùng này với tổng diện tích chiếm 10%. Các nước châu Á

và Thái Bình Dương chiếm 70% diện tích, trong đó Trung Quốc 40% (EC, 2006),

(120.000 ha, theo People’s Daily Online, 2001) và Ấn Độ 15% (45.000 ha, theo

AIC, 2006).

Châu Mỹ: Mỹ (7%), Mexico (5%), Brazil (2%) và Colombia (2%) là các nước sản

xuất hoa chủ yếu ở châu Mỹ, chiếm tổng số 16% diện tích hoa của thế giới (EC,

2006).

Chỉ 25 nước thuộc EU đã sản xuất 42%  giá trị tổng sản lượng tòan cầu (8.634 tỷ

euro), trong đó, Hà Lan chiếm quá nửa. Mỹ sản xuất 6%, Nhật Bản 13%, Trung

Quốc 7%, Canada và Colombia mỗi nước 3% giá trị sản lượng tòan cầu (EC,

2006).  

Vào năm 2009, ngành công nghiệp hoa căt cành trên thế giới đạt giá trị 40 tỷ

USD. Nhà sản xuất lớn nhất thế giới là Dole Fresh Flowers và thị trường nhập

khẩu lớn nhất là Mỹ và Đức. Trong đó Ecuador và Columbia chiếm một nửa

lượng hoa bán tại Mỹ đã thu hút lượng lao động lên đến 190.000 công nhân,

nhưng phần lớn lợi nhuận đều chảy vào công ty Dole Fresh Flower, chỉ một ít

thuộc các người trồng hoa.

Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy rằng, nhu cầu hoa tươi của người dân

Mỹ ngày càng cao, và nguồn cung ngày nay đã nhiều hơn so với trước. Trước

đó vì nguồn cung hoa tươi ít thị trường hoa tươi ở Mỹ bị lệ thuộc vào nguồn

cung, và giá hoa tươi cũng rất cao. Nhưng ngày nay, đã không còn như vậy

nữa.

CÂU HỎI 4: ĐÂU LÀ NHƯNG YẾU TỐ CHO THÂY CƠ HÔI

KINH DOANH CHO NGÀNH HOA TƯƠI COLUMBIA XUÂT

KHÂU RA MỸ VÀ THẾ GIỚI?

1. Điều Kiện Tự Nhiên

Điều kiện khi hậu va thổ nhưỡng thuận lơi cho sự phat triển của hoa.

Điển hình là vùng đồng cỏ Bogota –đồng bằng xung quanh thủ đô Colombia –

là một trong những khu vực có khí hậu thuận lợi nhất để trồng hoa trên toàn bộ

Tây bán cầu. Vùng đồng cỏ này có nhiệt độ điều hòa ổn định quanh năm, ban

ngày kéo dài 12 tiếng đồng hồ đầy ánh sáng mặt trời và đất đai cực kì màu mỡ.

Các điều kiện tự nhiên này thuận lợi đến nỗi nhiều năm sau các nhà vườn trồng

hoa ở đây còn nhăc lại: “Thời trước chỉ cần căm một cây cọc xuống đất, răc hạt

giống xung quanh, nhổ nước bọt lên mặt đất, và phủ nilông lên trên, thế là hoa

mọc lên ngay.”. Quanh năm các loại hoa chất lượng cao mọc tươi tốt trong

những thùng đơn giản làm bằng gỗ và nhựa tại khu vực đồng cỏ Bogota.

Một số nghiên cứu tại trường Đại học Chicago cũng cho thấy khí hậu tạo khu

vực đồng cỏ Bogota rất thích hợp với hoa cẩm chướng. Điều này tạo cơ hội cho

công ty Floramerica khởi đầu kinh doanh bằng việc xuất khẩu hoa cẩm chướng

và hoa cúc. Đây là những loại hoa tươi lâu và không đòi hỏi kĩ thuật trồng tỉa,

xử lí và vận chuyển phức tạp.

2. Chi Phi Nhân Công

Colombia có lơi thế về chi phi nhân công re lam cho chi phi thu hoach hoa

không mây tốn kém.

Lương trả cho một nhân công nông nghiệp người Colombia chỉ hơn nửa dolar

Mỹ một ngày. Năm 1966, mức lương này tăng lên một chút thành 0.8 USD –

vẫn còn rất thấp so với mức lương của nhân công Mỹ.

3. Gia

Các cty xuất khẩu hoa ở Colombia đã tận dung kinh phí nhân công rẻ, vụ canh

tác dài để tạo ra 31% ưu thế về chi phí cạnh tranh so với các nhà vườn Mỹ.

Cung cấp quanh năm, chất lượng mà giá lại rẻ hơn các nhà vườn Mỹ cung cấp

vào chính thị trường của họ.

4. Hệ Thống Phân Phối Va Cơ Sở Ha Tầng Phục Vụ Hệ Thống Phân

Phối

Hệ thống phân phối va cơ sở ha tầng phục vụ hệ thống phân phốicũng như

sự liên kết giữa cac nganh dần đươc cải thiện hỗ trơ đắc lực cho xuât khâu

hoa tươi.

Ban đầu, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nội địa của Colombia rất

yếu kém. Chất lượng xấu. Không có công ty vận tải đường bộ nào cung cấp xe

tải có thiết bị làm lạnh, kho bãi sân bay bốc dỡ hàng hóa kém hiệu quả và nóng

bức, làm ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Nhận thấy tầm quan trọng trong quá

trình vận chuyển hoa tươi. Nên họ đã thuyết phục Avianca- hãng hàng không

quốc gia Colombia và các công ty vận tải vận chuyển tham gia vào quá trình

vận chuyển hoa cẩn thận và có trách nhiệm hơn.

Xây dựng hệ thống tiếp nhận và phân phối hoa tươi khá công phu tại Miami,

thông qua hiệp hội Asocoflores thành lập công ty Transcold bốc, xếp hoa tươi

vào kho lạnh. Sẵn sàng cho việc hoàn tất thủ tục hải quan.Dẫn tới hình thành

nhiều trung gian phân phối sỉ khăp nơi trên đất Mỹ.Quy mô lớn dẫn tới chi phí

vận chuyển rẻ hơn các nơi khác.

5. Nhu Cầu Khach Hang

Hầu hết các đầu mối hoa tươi tại Mỹ là các cửa hàng nhỏ, quen với mức giá

cao của các nhà vườn Mỹ cũng như sản lượng và chất lượng hoa tươi dao động

mạnh theo mùa, giá rất cao. Nên người tiêu dùng Mỹ quen nghĩ rằng hoa tươi

là mặt hàng xa xỉ.

Hoa tươi Colombia chất lượng cao, giá rẻ và có thể cung cấp quanh năm, làm

giảm thiểu rủi ro của nhà bán lẻ phải cất trữ hoa nhiều cộng với việc các nông

trại sẵn sàng kết hoa thành bó, giúp cho hoa tươi Colombia có cơ hội được bày

bán tại các siêu thị. Bằng việc quảng cáo, gia tăng kênh phân phối mới, giá thấp

đã làm thay đổi nhận thức về hoa tươi số dân Mỹ từ mặt hàng xa xỉ thành mặt

hàng thông dụng.

6. Chinh Phủ

Cac nha tiên phong của công nghiệp hoa tươi cũng đươc hưởng nhiều lơi

thế từ cac thay đổi về chinh sach xuât khâu của chinh phủ Colombia, diên

ra cùng lúc với thời kì tăng trưởng manh me nhât của nganh hoa tươi.

Về chính sách ngoại hối:

Từ năm 1967 – 1973, chính phủ tiến hành những cải cách nhằm cải thiện môi

trường xuất khẩu nói chung của kinh tế Colombia, hạ giá đồng tiền peso (vốn

được định giá cao hơn thực tế), giảm nhe các hạn chế nhập khẩu vốn gây sức

ép về lạm phát lên đồng peso, và thiết lập hệ thống điều chỉnh tỉ giá có kiểm

soát nhằm ngăn chặn việc tái diên sự tăng giá đồng peso. Kết quả là tỉ giá hối

đoái thực tương đối ổn định suốt năm 1972.

Về các chính sách khuyến khích xuất khâu:

Đưa ra một giấy phép xuất khẩu mới, Certificado de Abono Tribitario (CAT)

với mức hoàn thuế rộng rãi hơn cho những mặt hàng không phải là sản phẩm

xuất khẩu truyền thống, bao gồm cả hoa tươi căt cuống.

Thành lập cơ quan xúc tiến và quỹ hỗ trợ xuất khẩu, PROEXPO, cung cấp các

dịch vụ xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ và tiến hành nghiên cứu thị

trường, hỗ trợ cho vay vốn lưu động (và đôi khi vay vốn dài hạn).

Kế hoạch Vallejo cho phép nhập khẩu miên thuế các yếu tố đầu vào để phục vụ

xuất khẩu

7. Hiệp Hôi Nganh Hoa Tươi Asocoflores

Hiệp hôi nganh hoa tươi Asocoflores có vai trò quan trọng trong

việcnghiên cứu thị trường Mỹ, liên kết củng cố nguồn cung câp, nghiên

cứu nông nghiệp va sinh học, va có vai trò quan trọng trong thúc đây mối

quan hệ giữa nganh hoa tươi Colombia với chinh phủ Colombia.

Hiệp hội được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho các thành viên thông qua

các hoạt động nghiên cứu thị trường Mỹ, liên kết củng cố nguồn cung cấp,

nghiên cứu nông nghiệp và sinh học.

Băt đầu từ cuộc đụng độ trên thị trường cuối thập niên 1970, Asocoflores

chuyển sang hoạt động như một cơ quan điều phối các nguồn lực để đối phó lại

các nỗ lực bảo hộ thị trường nội địa của các nhà trồng hoa Mỹ.

Một trong những nỗ lực của Asocoflores là việc sáng lập Uy ban Hoa tươi

Colombia, đóng vai trò lãnh đạo trong việc điều phối các hoạt động vận động

và quảng cáo cho các nhà vườn trồng hoa Colombia tại Mỹ. Sau đó,

Asocoflores tập trung vào các trở ngại mà các nhà vườn phải đối diện tại

Colombia. Quyết định rút khỏi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường Mỹ và

tập trung vào các vấn đề tại Colombia của hiệp hội này đánh dấu một bước

không nổi bật nhưng rất quan trọng trong lịch sử ngành trồng hoa tươi của

Colombia. Giữa việc tập trung các lợi thế cạnh tranh vào thị trường mới và sự

bảo hộ của chính phủ kết hợp với sự vận động, các nhà trồng hoa Colombia đã

lựa chọn sự bảo hộ và vận động.

Từ đó, vai trò chính của Asocoflores là vận động chính phủ Colombia gây hấn

với chính phủ Mỹ, vốn bảo vệ quyền lợi của các nha trồng hoa Mỹ. Hiệp hội

này cũng tiến hành vận động chính phủ Colombia để nhận được những ưu đãi

như chi phí đầu vào thấp hơn, trong đó có chi phí nhân công và trang thiết bị

máy móc nhập khẩu, và các chính sách vĩ mô có lợi hơn, chẳng hạn việc giảm

giá đồng nội tệ để làm cho hoa tươi từ Colombia rẻ hơn đối với người tiêu dùng

Mỹ.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, từ những cơ hội tự nhiên, từ nhu

cầu của người Mỹ, người Colombia đã tận dụng lợi thế chi phí thấp của mình

để thâm nhập vào thì trường hoa tươi Mỹ một cách nhanh chóng.

CÂU HỎI 5: ĐIỀU GÌ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA NGÀNH

HOA COLUMBIA DƯỚI GÓC NHÌN MARKETING?

1. Sản phâm

Thứ nhất là về sản phẩm, họ đã chọn được loại hoa mà người Mỹ đang có nhu

cầu rất lớn, dê trồng, tươi lâu, không đòi hỏi kĩ thuật trồng tỉa, xử lí và vận

chuyển phức tạp đó là hoa cúc và hoa cẩm chướng để thâm nhập vào thị

trường. Ngoài chất lượng hoa, họ còn quan tâm đến việc đóng gói, bảo quản và

cải tiến kĩ thuật để có thể trồng thêm loại hoa khác có yêu cầu kĩ thuật cao hơn

như hoa hồng.

Tuy nhiên họ chỉ tập trung vào trồng một vài loại hoa. Điều này là thực sự

nguy hiểm khi những loại hoa này thất thế trên thị trường do cung nhiều hay do

thay đổi thị hiếu thì sẽ không có loại hoa khác hay hàng hóa khác để thay thế

để giảm bớt rủi ro.

Việc người Colombia trồng những loại hoa dê trồng, tươi lâu, không đòi hỏi kĩ

thuật trồng tỉa, xử lí và vận chuyển phức tạp. Sau đó lại bán với giá thấp. Điều

này đem về một biên lợi nhuận thấp cho sản phẩm. Khi sản phẩm chỉ có thể

mang về một mức lợi nhuận thấp thì ngân sách để tiến hành các hoạt động P3,

P4 cũng sẽ ít hơn và có thể nếu ngân sách quá ít thì không thể tiến hành được.

Chính điều kiện tự nhiên quá thuận lợi như vậy làm cho nhà trồng hoa tại

Columbia không có điều kiện để sáng tạo, tìm tòi cách trồng hoa và cải tiến sản

phẩm. Nhưng điều kiện tự nhiên thì có hạn, họ sẽ làm gì nếu một ngày đất đai

không còn màu mỡ và khô cằn, thiếu nước…?

2. Gia

Bên cạnh đó, với mức giá rẻ (do chi phí nhân công rẻ hơn) và chất lượng hoa

tốt thì yếu tố này đã trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các công ty

hoa nội địa của Mỹ, và điều này khiến suy nghĩ của người tiêu dùng Mỹ thay

đổi và khiến họ cân nhăc trong việc lựa chọn các sản phẩm hoa. Nhờ vậy lượng

hoa Colombia bán được trên thị trường Mỹ tăng đột biến. Và chỉ trong một thời

gian ngăn (khoảng 12 năm) hoa Colombia đã chiếm thị phần ưu thế tuyệt đối

trên thị trường Mỹ.

Việc đưa ra mức giá quá rẻ khiến nhiều người có suy nghĩ rằng đây là sản

phẩm chất lượng không tốt, thêm nữa khi các đối thủ cạnh tranh thấy đây là

một món hời thì sẽ nhảy vào và băt chước giống như cách mà Columbia thâm

nhập vào Mĩ đó là sản phẩm giá rẻ, và như vậy sản phẩm Columbia cũng

không có gì khác biệt.

Người Mỹ chơi hoa vì nó đem lại cho họ nhiều giá trị hơn là chỉ có giá trị kinh

tế (tiết kiệm chi phí). Người Mỹ cũng không cần phải đánh đổi yếu tố kinh tế

khi tiêu dùng hoa nên giá cả cũng không phải là vấn đề. Định giá hoa thấp

khiến cũng khiến cho người Mỹ nghĩ rằng hoa Colombia rẻ như cho trong khi

họ mong muốn một thứ gì đặc biệt hơn mặc dù chất lượng hoa Colombia rất

tốt. Do đó, việc định giá thấp cho hoa là yếu tố không cần thiết.

Như đã nói ở trên, người Colombia bán hoa với giá thấp nên chỉ có thể đem về

một biên lợi nhuận thấp cho sản phẩm. Do đó, ngân sách để tiến hành các hoạt

động P3, P4 cũng sẽ rất hạn hep.

3. Phân Phối

So với thời điểm những năm 1960, 1970 thì hệ thống phân phối của người

Columbia là rất tốt. Thay vì xuất khẩu đơn thuần thì họ đã thiết lập một hệ

thống kênh phân phối vững mạnh tại Miami (Mỹ) để dê dàng trong việc tiếp

cận với người tiêu dùng cuối cùng và phục vụ thị trường. Họ ký hợp đồng với

các hãng hàng không, phân phối hàng tới các siêu thị… Nếu biết tận dụng tốt

thì đây chính là cầu nối hiệu quả để khi nhu cầu ở Mỹ thay đổi thì các nông trại

hoa tại Columbia có thể biết để điều chỉnh sản lượng sản xuất từng loại hoa…

Tuy vậy, kênh phân phối này cũng đem đến nhiều bất lợi và rủi ro cho ngành

hoa tươi Colombia. Hệ thống phân phối này được đặt tại Mỹ, chủ yếu do người

Mỹ là khâu trung gian phân phối. Nên sẽ dẫn đến sự lệ thuộc.

P3 đã giết chết người trồng hoa Colombia. Họ để P3 năm lấy họ chứ không

phải chạy theo họ trong chuỗi giá trị.

4. Xúc tiến

Chiến lược rất đáng chú ý đó là chiến lược truyền thông, ngoài việc giới thiệu

sản phẩm tới thị trường Mỹ, họ còn đánh vào suy nghĩ, tư tưởng và làm thay

đổi nhận thức của người Mỹ.

Chiến lược thâm nhập nhanh và mạnh giúp cho hoa Colombia sớm chiếm lĩnh

được thị trường. Cả hai bên: nhà vườn Colombia và nhà vườn Mỹ đều dựa trên

lợi thế về chi phí. Nên khi đấu với nhau thì nhà vườn Colombia có lợi thế hơn

do có chi phí thấp hơn. Lại đánh một cách bất ngờ nên nhà vườn Mỹ sớm thua

trận.

Tuy nhiên, chiến lược này chỉ có thể sử dụng trong ngăn hạn không thể sử

dụng trong dài hạn. Thực tế cho thấy, người Colombia đã sử dụng lợi thế chi

phí quá lâu mà không nghĩ đến những con đường khác nên khi các nước gần

Mỹ là những nước có lợi thế về địa lí hơn Colombia tham gia vào cuộc chơi thì

người Colombia sớm lao đao. Như vậy, người Colombia làm Marketing rất tốt

trong ngăn hạn còn trong dài hạn thì không.

Ngoài ra lúc ngành hoa Columbia mới phát triển, họ nhận được sự hỗ trợ cần

thiết của chính phủ với việc thành lập cơ quan và quỹ hỗ trợ xuất khẩu và thay

đổi tỉ giá hối đoái, điều này cũng góp phần khuyến khích xuất khẩu hoa tươi ra

nước ngoài.

Khi ngành hoa đang phát triển thì sự bất đồng giữa chính phủ và nhà trồng hoa

đã gây trở ngại lớn, làm ảnh hưởng không ít đến sự cạnh tranh của sản phẩm

hoa trên thị trường Mĩ khi không được chính phủ bảo hộ như xưa, trong khi

chính phủ nước Mĩ lại ra sức bảo vệ sản xuất nội địa.

CÂU HỎI 6: HÃY PHÂN TICH NHƯNG BÀI HỌC VỀ "TRONG

KHỦNG HOẢNG" CỦA NGÀNH HOA TƯƠI COLOMBIA?

1. Sản Phâm

Colombia đã đem đến cho nước mỹ sự trải nghiệm trên hoa tươi 1 cách dê dàng

và nhe nhàng, nhưng sản phẩm mà các nhà làm vườn hoa tươi Colombia cung

cấp chỉ mới cung cấp được phần loi sản phẩm mà chưa có giá trị kèm theo như

nhãn hiệu, bao bì, đóng gói, các dịch vụ kèm theo. Điều này làm cho giá trị của

hoa tươi không được đánh giá cao, nên giá không được định cao trên thị trường

Mỹ. Bên cạnh đó Colombia chỉ tập trung vào sản xuất hoa hồng, ngoài ra còn

kèm theo 1 số sản phẩm như hoa cúc, cẩm chướng… sản phẩm không đa dạng,

không sản phẩm thay thế là những nhân tố tạo nên sự cạnh tranh không bền

vững trong tương lai. Colombia chỉ mới tận dụng được lợi thế về chi phí sản

xuất, nhưng chưa tập trung cho chi phí nghiên cứu mở rộng dòng sản phẩm như

nước hoa, tinh dầu, các mỹ phẩm làm đep…

2. Gia

Do tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ các yếu tố đầu vào, các doanh

nghiệp hoa tươi colombia đã bán hoa với giá rẻ, dê dàng chiếm lĩnh thị trường,

thay đổi được nhận thức của người Mỹ, làm cho thị trường rộng lớn hơn,

nhưng “giá rẻ” do chỉ tận dụng được yếu tố đầu vào rẻ, Colombia chưa biết tập

trung và chi phí phân phối, thăng tiến sản phẩm và quảng cáo. Còn phụ thuộc

vào chính phủ, các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư và học hỏi. Colombia nên

đưa ra mức giá hợp lí cho thị trường không qua thấp, một mức giá xứng đáng

với thương hiệu, có thể cạnh tranh trên thị trường, Colombia nên đầu tư hơn

vào nghiên cứu, và phát triển dịch vụ cho hoa tươi. Việc định vị thương hiệu

không được các doanh nghiệp Colombia quan tâm và coi trọng. Điều này thể

hiện một sự yếu kém trong chiến lược marketing của Colombia về lâu dài.

3. Xúc Tiến

Các doanh nghiệp hoa tươi Colombia chỉ bán sản phẩm nhưng không bán các

giá trị kèm theo, bán hoa chứ không bán thương hiệu, do chỉ lo tập trung vào

chi phí sản xuất, không đánh mạnh vào các chi phí truyền thông, do đó không

tận dụng được những lợi thế mà công cụ truyền thông đem lại. Các nhà vườn

Colombia cho khách hàng sự trải nghiệm nhưng không mang đến sự thỏa mãn,

không có đặc quyền của 1 sản phẩm mạnh như định giá cao, khách hàng trung

thành, áp lực kênh phân phối, mở rộng phân khúc.

4. Yếu Kém Trong Hiểu Biết Về Khach Hang

Qua bài đọc có thể nhìn thấy ro được mô hình của ngành hoa Colombia đi từ:

Colombia tập trung vào phát triển sản phẩm và cố găng khăc phục kênh phân

phối để mang lại lợi nhuận cao hơn, sản xuất hoa đại trà mà quên mất hai điều

“phân khúc thị trường mà họ khám phá ra có dê dàng thâm nhập không ? mối

quan hệ người sản xuất và tiêu dùng linh hoạt tới mức nào?”

Colombia chưa giáo dục được người tiêu dùng về giá trị của hoa tươi do họ

cung cấp, chưa hiểu nhu cầu của khách hàng là gì? chính vì thế họ chưa tạo ra

S n Ph m ả ẩ Phân Ph i ố N g i Tiêu ườD ùng

được một bộ phận khách hàng mục tiêu và nâng cao giá trị của hoa tươi, 2 việc

dẫn đến sự hạn chế phát triển của ngành hoa Colombia trong dài hạn.

5. Không Thanh Công Trong Việc Phat Triển Cac Kênh Phân Phối

Việc quá phụ thuộc vào các đơn vị trung gian phân phối khiến các doanh

nghiệp trở nên bị động, không thiết lập được mối quan hệ với khách hàng, hiểu

được nhu cầu khách hàng, phát triển kênh phân phối do đó không phát triển

được ngành mà còn không thiết lập lợi thế cạnh tranh. Dẫn đến con đường cụt

cho tương lai.

Lợi dụng quyền lực ngày càng tăng các trung gian phân phối đã tạo nên các

điều kiện có lợi cho mình cho dù nhà làm vườn có lời hay lỗ. Điều này đã cho

thấy được sự yếu kém của các nhà làm vườn colombia. Các doanh nghiệp

Colombia nên ít sử dụng kênh phân phối trung gian, nếu có thì là của riêng

doanh nghiệp, nên xây dựng các trung tâm nghiên cứu thị trường tại các nước

nhập khẩu hoa tươi Colombia và trong nước, để hiểu nhu cầu thị trường, tìm ra

được nhu cầu, sở thích, phân khúc khách hàng, cải tiến hoa tươi, và mở rộng

dòng sản phẩm, tránh phụ thuộc vào nhà trung gian quá nhiều.

6. Cả Doanh Nghiệp Va Chinh Phủ Đều Thiếu Kiến Thức Về Vị Tri

Tương Đối Va Mâu Thuẫn Với Nhau

Việc chưa hiểu được lợi thế tương đối để có thể cạnh tranh vững chăc trên thị

trường với các quốc gia khác là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của ngành

hoa tươi Colombia, không đưa ra được các giải pháp để đối phó khi chính phủ

Mỹ ra chính sách bảo hộ cho ngành hoa trong nước. Cả hai đổ lỗi cho nhau,

tranh cãi nhau, mỗi bên đều có lập luận cho mình nhưng chỉ đúng một phần.

Sai xót của bên doanh nghiệp là ủy lại sự bảo hộ của chính phủ, chưa có chiến

lược thương mại, phân khúc thị trường, cải thiện phân phối và cải tiến kĩ thuật,

điều này đã làm cho hoa của Colombia không thể cạnh tranh với Hà Lan một

nước không có lợi thế tương đối nhưng vẫn đứng đầu… còn sai sót của chính

phủ: chưa đưa ra được sự quyết đoán và các chính sách tỉ giá tiền tệ hợp lí, hệ

thống hạ tầng, giao thông không được đầu tư đúng mức, thiếu sự nổ lực hợp tác

và cạnh tranh cùng các nước trong ngành. Nếu kết hợp được cả hai phía, cùng

đi về một hướng phát triến thì ngành hoa Colombia mới mong giữ vững được

vị trí cạnh tranh trên thị trường.

7. Dù Nganh Hoa Tươi Colombia Luôn Có Những Điểm Yếu Cho Việc

Phat Triển Trong Qua Trình Khủng Hoảng Nhưng Có Thể Thây

Đươc Colombia Luôn Nổ Lực Đôt Pha Sang Tao Ra Cac Giải Phap

Trong Cac Tình Huống Bât Lơi

Các công ty trong ngành luôn nổ lực sáng tạo, tìm ra các biện pháp để khăc

phục khi gặp khó khăn xảy ra. Tận dụng sự phát triển giao thông để xâm nhập,

tìm kiếm thị trường thuận lợi ở nông thôn miền tây để tận dụng các yếu tố

thuận lợi về thiên nhiên, chi phí. Học hỏi và băt chước Floramerica về phương

thức sản xuất và tiếp thị để nâng cao ưu thế của ngành hoa Colombia trở nên

cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ. Để đạt được tiềm năng tối đa, các nhà vườn

Colombia đã tìm các giải pháp để cải thiện hệ thống phân phối bằng cách

thuyết phục các hãng hàng không và các hãng vận tải vận chuyển ưu tiên đặc

biệt cho vận chuyển hoa tươi. Colombia đã tiên phong xây dựng một hệ thống

tiếp nhận và phân phối hoa tươi, giúp hoa tươi đến được các đại lí bán lẻ trên

khăp đất Mĩ, giúp tăng khách hàng và giảm chi phí vận chuyển, trở thành đối

thủ cạnh tranh đáng gừm của các nhà vườn Mỹ.

Để mở rộng phạm vi khách hàng, Colombia đã biến dổi phương thức tiếp thị và

phân phối trên thị trường Mỹ thay đổi nhận thức người tiêu dùng Mỹ giúp hoa

tươi trở nên phổ biến.

CÂU HỎI 7: BẠN RUT RA NHƯNG BÀI HỌC GÌ CHO

MÌNH KHI NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG NÀY DƯỚI GÓC NHÌN

MARKETING?

- Nên xây dựng thương hiệu cho hoa tươi Colombia

Hoa colombia tươi, đep được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng các doanh

nghiệp chỉ mới bán sản phẩm mà chưa bán cái thỏa mãn cho khách hàng. Hoa

tươi Colombia được bán đại trà nhưng chưa chú trọng vào phân khúc khách

hàng nào, chiến lược tiếp thị của nó ra sao, để nâng cao giá trị sản phẩm, chiến

dịch chăm sóc khách hàng, có được điều này hoa tươi Colombia mới có chỗ

đứng vững trên thị trường lâu dài, được khách hàng biết đến và tạo ra sự khác

biệt, cạnh tranh với các nước khác.

- Nên có tầm nhìn dài hạn, mở rộng kênh phân phối

Kênh phân phối đóng vài trò hết sức quan trọng trong quá trình truyền sản

phẩm đến tay người tiêu dùng, làm tốt khâu phân phối có thể đảm bảo 1 phần

lớn thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong tình trạng kinh tế đang phát

triển, cơ sở hạ tầng yếu kém để có thể vận chuyển tốt hoa đến các nơi khác.

Các doanh nghiệp nên chủ động tự tìm cách giải thoát cho chính mình, không

nên quá phụ thuộc vào một số trung gian, mà cần có các trung gian riêng của

công ty, hoặc giữ nhiều mối trung gian tránh phụ thuộc 1,2 trung gian vốn có.

Điều này tạo bất lợi cho công ty dê bị trung gian chèn ép. Bên cạnh đó nếu phụ

thuộc vào trung gian quá nhiều sẽ là 1 điều đáng tiếc về sau cho doanh nghiệp,

không giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu khách hàng, khách hàng muốn cải

tiến gì, cách phục vụ có làm hài lòng khách hàng không. Điều này tất yếu dẫn

đến sự thất bại của công ty 1 ngày không xa.

- Tăng năng lực cạnh tranh thông qua truyền thông và các dịch vụ xúc

tiến sản phẩm

Truyền thông giúp hình ảnh của hoa Colombia được đi xa hơn, nhiều khách

hàng biết đến hơn, một hình thức quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp

Colombia. Các dịch vụ xúc tiến sẽ giúp cho các khách hàng yêu thích sản phẩm

hoa tươi của Colombia hơn, và tạo nên sự khác biệt của loại hoa này, mang đến

cho khách hàng 1 sự cảm nhận tuyệt vời, khó chối từ.

- Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc 1 phần lớn vào sự phát triển

của đất nước, cơ sở hạ tầng, giao thông và các chính sách hỗ trợ của

chính phủ

Chính phủ đóng 1 vài trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của

doanh nghiệp. các chính sách của chính phủ đưa ra đều nhằm mong muốn các

ngành phát triển. Nhưng không phải lúc nào chính phủ cũng luôn bảo vệ các

doanh nghiệp trong nước và có các chính sách đúng đăn. Do đó bản thân doanh

nghiệp nên tích cực tiếp cận và tận dụng các cơ hội mà chính phủ tạo ra và hỗ

trợ các doanh nghiệp, nhưng không ủy lại mà mất đi khả năng sáng tạo, và khả

năng cạnh tranh với các quốc gia khác.

- Đầu tư nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển của công ty.

để công ty không lạc hậu, nhu cầu của thị trường đa dạng và luôn biến đổi. Do

đó cần sáng tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng để phục vụ thị trường

CÂU HỎI 8: HÃY THỬ HÌNH DUNG NGÀNH LUA GẠO VÀ

TRÁI THANH LONG VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ KHI THÂM

NHẬP MỸ?

CÂU HỎI 9: TỪ 26/09 MỨC THUẾ ÁP DỤNG CHO LỐP XE

TRUNG QUỐC VÀO MỸ TĂNG TỪ 4% LÊN 35% (KÉO DÀI

TRONG 3 NĂM). DƯỚI GÓC NHÌN MARKETING ĐIỀU ĐÓ CÓ

LỢI HẠI GÌ CHO CASUMINA VIỆT NAM? LỐP XE TRUNG

QUỐC KHÔNG BÁN ĐƯỢC Ở MỸ NÊN NÓ ĐEM QUA BÁN BÊN

VIỆT NAM THÌ SAO?

1. Nguyên Nhân

Theo đoàn công nhân thép của Mỹ cho rằng khoảng 5.100 công nhân trong

ngành đã mất việc làm do nhập khẩu hàng săm lốp giá rẻ tămg mạnh của Trung

Quốc lên tới 46 triệu chiếc năm 2008. Họ muốn Tổng thống Obama hạn chế

nhập khẩu hàng săm lốp của Trung Quốc xuống còn 21 triệu chiếc. Trong

khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008, nhập khẩu lốp xe của Mỹ từ

Trung Quốc tăng 215%, trong khi nhập khẩu mặt hàng này từ các quốc gia

khác giảm 5%, còn sản lượng lốp xe của Mỹ giảm 27%.

Theo số liệu từ Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu tại Columbia. Trung

Quốc xuất khẩu tới 1,3 tỷ USD lốp xe sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2009,

trong khi Mỹ chỉ thu được 800 triệu USD từ các sản phẩm ô tô và 376 triệu

USD từ thịt gà xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhằm cứu vãn sự sụp đổ của thị trường Mỹ vì việc nhập khẩu săm lốp tăng vọt.

Ngày 11.9.2009, Tổng thống Obama đã quyết định đánh thuế trừng phạt mới

đối với các mặt hàng lốp xe cỡ nhỏ và xe tải hạng nhe nhập khẩu từ Trung

Quốc. Theo đó mức thuế mới mà Mỹ áp dụng với lốp xe Trung Quốc sẽ tăng từ

4% lên 35% và băt đầu có hiệu lực từ ngày 26.9. Mức thuế này sẽ kéo dài trong

3 năm và giảm 5% mỗi năm sau đó.

Xét về mối quan hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc

Trung Quốc có tới 2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ, chủ yếu là trái phiếu ngân

hàng của Mỹ và những tài sản giống đồng đô la và giữ giá trị đồng tiền nước

này ở mức thấp, khiến cho hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn tương đối trên

thị trường thế giới. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh – nửa đầu năm 2009,

Trung Quốc đã vượt qua Đức và trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới -

trong khi nhập khẩu lại giảm, trừ những hàng hóa như quặng săt và dầu lửa,

những thứ mà Trung Quốc đang thiếu.

Lo ngại trước việc Trung Quốc có thể bán ra những trái phiếu của Bộ Thương

mại Mỹ hay giảm mua chúng vẫn làm đau đầu cả chính quyền Bush và Obama

khi họ vẫn đang cố găng tính toán làm sao để đáp lại chính sách thương mại và

tiền tệ của Trung Quốc.

Trong khi đó, nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu sang

Mỹ, còn kinh tế Mỹ thì ít phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc hơn. Xuất

khẩu sang Mỹ, chiếm 6% tổng sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc, lớn gấp

13 lần so với mức xuất khẩu của của Mỹ sang Trung Quốc.

Vì thế, hành động áp đặt thuế 35% của Mỹ đối với mặt hàng săm lốp của Trung

Quốc có thể khiến các quốc gia khác cũng xem lại sự phụ thuộc nặng nề của

mình vào Trung Quốc. Điều đó sẽ tác động đáng kể vào sản lượng xuất khẩu

hàng hóa của Trung Quốc cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc dù đây là mức

thuế thấp hơn ít nhất 20 điểm phần trăm so với con số Uy ban Thương mại

Quốc tế Mỹ đã kiến nghị từ trước đó (55%), nhưng mức tăng thuế này cũng đã

ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp sản xuất lốp xe của Trung Quốc. Có

thể ngăn chặn hoàn toàn cơ hội vào Mỹ của lốp xe Trung Quốc.

Do đó, không chỉ bị trừng phạt từ phía Mỹ, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula

da Sil cũng tuyên bố rằng, sẽ tiến hành điều tra bán phá giá với hai mặt hàng

nhập khẩu từ Trung Quốc là giày dép và lốp xe, nhằm đánh bại hiện tượng hỗ

trợ giá từ Chính phủ Trung Quốc đang gây bất mãn đối với các doanh nghiệp

của Brazil.

2. Cơ Hôi Cho Casumina Việt Nam

Việc Mỹ tiến hành áp thuế 35% đối với lốp xe sản xuất từ Trung Quốc mở ra

rất nhiều cơ hội cho lốp xe sản xuất tại Việt Nam xuất sang Mỹ. Bởi với mức

thuế áp quá cao cho Trung Quốc, khách đặt hàng tại Mỹ sẽ chuyển hướng sang

tìm nguồn cung tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia là điều tất yếu.

Sản xuất săm lốp đang tăng trưởng tốt tại châu Á, trong khi nhu cầu tiêu dùng

sản phẩm này tại thị trường Mỹ cũng gia tăng. Và đối thủ nặng ký nhất trên thị

trường này là Trung Quốc đang gặp khó khăn do phải chịu mức thuế cao 35%

khi xuất khẩu sang Mỹ. Đó là chưa kể đến việc các doanh nghiệp sản xuất lốp

xe hơi tại Trung Quốc phải chịu mức thuế xuất khẩu 8%, trong khi tại Việt

Nam doanh nghiệp được ưu đãi hơn với mức thuế suất 0%. Đây là cơ hội ngàn

năm có một cho Doanh nghiệp sản xuất lốp xe của Việt Nam có thể xâm nhập

và mở rộng thị trường tại Mỹ. Cơ hội để tăng thị phần.

Doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Mỹ nên sẽ giảm

sản lượng sản xuất. Nhu cầu về cao su thiên nhiên từ phía Trung Quốc để sản

xuất ra săm lốp xe sẽ ít hơn. Nhiều khả năng giá cao su thiên nhiên sẽ giảm.

Giúp cho chi phí sản xuất lốp xe giảm xuống tạo ra ưu thế về giá. Điều này sẽ

thuận lợi hơn cho Casumina nói chung và DN VN nói riêng.

3. Bât Lơi Cho Casumina Việt Nam

Cac doanh nghiệp săm lốp Việt Nam se chịu sự canh tranh rât khắc nghiệt

trong tương lai.

Quyết định của chính quyền Obama không chỉ gây ảnh hưởng mạnh đến nên

công nghiệp sản xuất lốp ô tô của Trung Quốc mà còn có thể gây ảnh hưởng

dây chuyền đến cả những quốc gia khác. Việt Nam là một trong những quốc

gia đó, khi thị trường xuất khẩu nguyên liệu cao su chính của Việt Nam là

Trung Quốc. Thống kê của Trung tâm Thông tin Bộ Công Thương cho thấy,

trong năm 2008, thị trường nhập khẩu cao su chính của Việt Nam vẫn là thị

trường Trung Quốc, với trị giá đạt 952.5 triệu USD, tương đương 645 ngàn tấn,

chiếm 56% tổng thị phần xuất khẩu của cả nước. Trong 8 tháng đầu năm 2008,

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam với khối

lượng là 263 ngàn tấn, chiếm 67,4% và trị giá 391,6 triệu USD. Mặc dù Trung

Quốc là thị trường lớn của xuất khẩu cao su Việt Nam nhưng về phía Trung

Quốc, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu của quốc

gia này. Những con số trên cho thấy xuất khẩu cao su của Việt Nam quá phụ

thuộc vào Trung Quốc.

Hàn Quốc cũng là một trong những nhà sản xuất lốp xuất khẩu sang Mỹ khá

lớn, điểm mấu chốt là nhiều nhà máy sản xuất lốp của Hàn Quốc được xây

dựng tại Trung Quốc. Chính tình hình này đã đẩy nhiều tập đoàn lớn của Hàn

Quốc đang rất lo lăng. Nhiều thông tin được công bố, Hàn Quốc sẽ tiến hành

xem xét xây dựng nhà máy tại Việt Nam và Hungary nhằm tránh sự ảnh hưởng

của chính sách thuế này đến ngành sản xuất lốp của Hàn Quốc.

Lốp xe Trung Quốc không bán được ở Mỹ nên nó đem qua bán bên Việt Nam

thì lốp xe Việt sẽ vấp phải sự cạnh tranh rất lớn về hàng rào kĩ thuật thương

mại, giá, chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật… Cũng không loại trừ khả năng lốp xe

Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam như bao hàng hóa khác. Ngoài

ra, lốp xe Việt sẽ phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái là nguy hại đến

doanh thu và uy tín của mình.

Một trong các nguyên nhân dẫn đến hành động tăng thuế của Mỹ xuất phát từ

chất lượng sản phẩm. Để doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt Casumina cần chú

trọng đến chất lượng của sản phẩm săm, lốp. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi

Casumina cần tạo ra các sản phẩm chất lượng ưu việt, như thế mới tận dụng tốt

cơ hội này để đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ.

CÂU HỎI 10: VÌ SAO GOOGLE VÀ MICROSOFT CẠNH TRANH

VỚI NHAU? TẠI SAO MICROSOFT MUỐN MUA YAHOO VÀ

TẠI SAO YAHOO LẠI VUI KHI 2 THẰNG TRÊN ĐÂU VỚI

NHAU?

1. Google Va Microsoft Canh Tranh Với Nhau

Trong thời gian gần đây, cả Google và Microsoft đều có mở rộng phạm vi hoạt

động, tấn công sang các lĩnh vực thế mạnh của đối thủ. Cả hai đều mong muốn

có được một sự hiện diện tốt hơn trên Internet, mở rộng và kiểm soát thị

trường, mong có được niềm tin và sự găn bó của người tiêu dùng với mình

nhiều hơn.

Với Google: Mục tiêu của hãng không phải là chăm chút cho phần cứng hay

phần mềm nói riêng, mà trên hết là làm sao cải thiện chất lượng mạng Internet,

cả về hiệu năng cũng như mật độ phủ sóng. Mô hình kinh doanh của Google rất

đơn giản: càng có nhiều cú nhấp chuột vào các trang web của hãng hoặc của

đối tác, Google càng thu được nhiều tiền quảng cáo. Và cách tốt nhất để đảm

bảo trang web có người xem không gì khác hơn là tạo điều kiện truy cập

Internet chất lượng cao cho càng nhiều người càng tốt.

Microsoft: Microsoft là 1 công ty sản xuất hệ điều hành và mục tiêu chính của

hãng là bảo vệ những phần mềm có giá trị nhất là Windows và Office trong khi

tiếp tục mở rộng các phần mềm khác nhằm giữ khách hàng. Các phần mềm

mới của Microsoft đều găn với Windows và Office, nhằm bảo vệ những “át chủ

bài” này. Sản phẩm mới nhất Office 365 của Microsoft cũng không nằm ngoài

mục tiêu trên, nhằm khiến khách hàng ngày càng găn liền hơn với Microsoft

Office. 

2. Microsoft Muốn Mua Yahoo

Google đã trở thành một thế lực lớn trên thị trường quảng cáo và tìm kiếm trực

tuyến. Cả Microsoft và Yahoo đều đang phải gò mình để cạnh tranh với

Google. Hợp nhất sức mạnh là cách tốt nhất để chống lại sức mạnh của Google

Microsoft có chiến lược để cạnh tranh trong thị trường tìm kiếm mà hiện nay

Google đang thống trị. Chiến lược này phụ thuộc vào sự đột phá về công nghệ.

Microsoft nghĩ rằng việc kết hợp với Yahoo sẽ tăng tốc tiến trình này, vì họ có

những kỹ sư tuyệt vời và đã làm được nhiều công việc tuyệt vời. Nên nếu kết

hợp được họ và chúng tôi, tốc độ đổi mới và hoàn thành công việc sẽ tăng lên

đáng kể. Do đó, Hợp nhất với Microsoft sẽ giúp Yahoo san bằng khoảng cách

với Google về mặt năng lực. Trong măt của rất nhiều người Yahoo không thực

sự là đối thủ cạnh tranh của Google.

Điều Yahoo có mà Microsoft hiện không có chính là một chỗ đứng trong

Thung lũng Silicon. Hợp nhất sẽ mang lại cho Microsoft những gì mà hãng này

muốn. Trước hết Microsoft sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những kinh nghiệm

kinh doanh phát triển trên nền tảng Internet của Yahoo. Microsoft thực ra chỉ là

một hãng công nghệ với sản phẩm chủ đạo là Windows và Office. Trong khi đó

Yahoo là một công ty Internet. Một công ty theo kiểu dot-com chính hiệu.

Microsoft hi vọng sở hữu các hoạt động kinh doanh trên Internet và đặc biệt là

hoạt động tìm kiếm nhằm kiểm soát thêm thị trường mà Microsoft đang bị tụt

lại : Quảng cáo trực tuyến.

Về con người, quy mô ở số lượng các kỹ sư tuyệt vời và tốc độ sáng tạo mà họ

đang thực hiện. Việc xây dựng nền tảng điện toán mà Microsoft sử dụng cho

tìm kiếm và điện toán đám mây là một khối lượng công việc khổng lồ. Càng có

nhiều kỹ sư tài năng từ cả Microsoft và Yahoo, công việc này càng sớm hoàn

tất.

3. Yahoo Lai Vui Khi 2 Thăng Trên Đâu Với Nhau

Yahoo vẫn được xem như người đi tiên phong trong việc phổ cập Internet đến

với người dùng phổ thông, nhưng Google mới là kẻ thống trị nhờ những sản

phẩm miên phí nhưng cực kỳ hữu dụng của mình. Yahoo băt đầu như là một

công cụ tìm kiếm và trở thành lớn nhất trên mạng dịch vụ tin nhăn nhanh với

dịch vụ email phổ biến nhất được sử dụng dựa trên web. Sau đó Google đã đến

và băt đầu trực tiếp cạnh tranh với Yahoo trong thị trường công cụ tìm kiếm và

đã dẫn đầu trong tất cả các khía cạnh của công cụ tìm kiếm và sau đó trở thành

người tiên phong trong việc đưa ra các hộp thư đến không gian lớn nhất cho

các dịch vụ email trên nền web với Gmail. Với việc Yahoo đã thay liên tiếp 5

“tướng” trong 5 năm vừa qua, có thể thấy Google đã thành công như thế nào

trong việc bóp nghet đối thủ của mình.