72
Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011 1 Thƣ từ bài vở xin gửi về trƣớc ngày 10 mỗi tháng Tin tức trƣớc ngày 15 38290093 - 38949317 - 0908699820 - 39961409 [email protected] duơ[email protected] [email protected] [email protected] trancƣơ[email protected] MỤC LỤC Chúa nói với tôi ĐGM.GB Bùi Tuần 02 Khi con nghe tiếng hát Đinh Văn Hùng 06 Giấy phép vào nƣớc Xuân Thái 07 Sống Lời Chúa Do An 14 Thƣ mục Thánh Tâm Hiền Đức 23 Tôi muốn biết Chúa A.A. 25 Trang Thanh Niên Sao Chổi 26 Trang Thiếu Nhi Bồ Câu Trắng 31 Trang Học Tập Ban Tuyên Huấn 39 Lƣơng tâm, nền tảng. . . Hoàng Kim Khánh 43 Tam Ác Hồ Ngọc Hƣơng 47 Yêu kẻ thù Hoàng Văn Đồng 52 Cái bóng Mộng Tuyền 54 Thịt gà 55 Về miền đất Thánh Huỳnh Bá Song 56 Trang Sức Khỏe G. Đình Bác sĩ Vũ Phong 61 Tin tức sinh hoạt 62 TrangBác ái Xã hội 69 Quý ân nhân 71 Phân ƣu 72

MỤC LỤC 02 - tgpsaigon.net thang 7-2011.pdfNhững gì Chúa nói với tôi, cho dù đôi khi dƣới hình thức răn đe, cũng vẫn là những lời giải thoát, cứu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

1

Thƣ từ bài vở xin gửi về trƣớc ngày 10 mỗi tháng

Tin tức trƣớc ngày 15 38290093 - 38949317 - 0908699820 - 39961409

[email protected] duơ[email protected]

[email protected] [email protected]

trancƣơ[email protected]

MỤC LỤC Chúa nói với tôi ĐGM.GB Bùi Tuần 02 Khi con nghe tiếng hát Đinh Văn Hùng 06 Giấy phép vào nƣớc Xuân Thái 07 Sống Lời Chúa Do An 14 Thƣ mục Thánh Tâm Hiền Đức 23 Tôi muốn biết Chúa A.A. 25 Trang Thanh Niên Sao Chổi 26 Trang Thiếu Nhi Bồ Câu Trắng 31 Trang Học Tập Ban Tuyên Huấn 39 Lƣơng tâm, nền tảng. . . Hoàng Kim Khánh 43 Tam Ác Hồ Ngọc Hƣơng 47 Yêu kẻ thù Hoàng Văn Đồng 52 Cái bóng Mộng Tuyền 54 Thịt gà 55 Về miền đất Thánh Huỳnh Bá Song 56 Trang Sức Khỏe G. Đình Bác sĩ Vũ Phong 61 Tin tức sinh hoạt 62 TrangBác ái Xã hội 69 Quý ân nhân 71 Phân ƣu 72

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

2

ĐGM. GB.BÙI TUẦN

Nếu có ai hỏi tôi: Sau một đời dài theo Chúa, tôi đã cảm nhận đƣợc điều gì an ủi nhất? Tôi sẽ thƣa: Điều an ủi nhất, mà tôi cảm nhận đƣợc là: Chúa nói với tôi.

Chúa nói với tôi:

- qua lời Chúa,

- qua Hội Thánh của Chúa,

- qua những ngƣời thiện chí của Chúa,

- qua những biến cố có sự can thiệp của tình xót thƣơng Chúa.

1/ Lời Chúa nói với tôi

Thiên Chúa mà tôi tôn thờ, là một ngƣời Cha. Ngƣời biết tôi yếu đuối. Nên Ngƣời nói với tôi nhƣ nói với đứa con dại khờ.

Ngƣời gọi tên tôi. Ngƣời dạy tôi về cách sống. Tôi hiểu đƣợc ý nghĩa và hƣớng đi đời tôi, nhờ Ngƣời bảo ban. Ngƣời nói với tôi rõ ràng về từng chi tiết quan trọng của đời sống. Nhƣ việc cầu nguyện, việc yêu thƣơng phục vụ, việc bố thí, việc giữ chay, việc tha thứ, việc dấn thân chu toàn bổn phận.

Đức Kitô nói với tôi bằng lời của Ngƣời. Hơn nữa, Ngƣời còn nói với tôi bằng đời của Ngƣời

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

3

Thánh giá của Ngƣời luôn ở trƣớc mắt tôi. Thánh giá đó nói về đời yêu thƣơng hy sinh của Ngƣời.

Ngƣời là tình yêu. Tình yêu ấy sống động, gần gũi. Tất cả tình yêu ấy đều nói với tôi rằng: Thiên Chúa yêu thƣơng tôi. Ngƣời đã gọi tôi. Ngƣời đã chọn tôi. Ngƣời đã sai tôi đi. Không phải vì tôi xứng đáng, nhƣng chỉ vì Ngƣời thƣơng và muốn nhƣ vậy.

Những gì Chúa nói với tôi, cho dù đôi khi dƣới hình thức răn đe, cũng vẫn là những lời giải thoát, cứu độ.

Chúa nói nhiều với tôi qua lời Ngƣời. Thêm vào đó, Chúa nói với tôi qua Hội Thánh của Ngƣời.

2/ Hội Thánh Chúa nói với tôi

Hội Thánh là một quy tụ, tuỳ thuộc phần nào vào dòng lịch sử. Vì thế, qua Hội Thánh, Chúa nói với tôi về dấu chỉ thời đại.

Có lúc nên nhấn mạnh đến sám hối. Có lúc nên đề cao phục vụ ngƣời nghèo. Có lúc nên quan tâm nhiều đến việc đối thoại với xã hội bằng đời sống.

Có nơi nên quy tụ lớn. Có nơi nên quy tụ nhỏ. Có nơi nên tránh những hoành tráng gây gai mắt.

Đức Hồng Y Gantin khuyên tôi: Cai quản là phải thấy trƣớc.

Đức Hồng Y J.P. Cordes gợi ý cho tôi thấy thời nay là thời của các cộng đoàn nhỏ.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận hay nhắc nhở tôi về việc đào tạo nhân sự cho Hội Thánh Việt Nam mới.

Qua kinh nghiệm, tôi thấy Chúa hay nói với tôi về sự phải tỉnh thức lắng nghe những dấu chỉ cấp bách.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

4

Chẳng hạn hiện nay là thời điểm khủng hoảng kinh tế. Hội Thánh địa phƣơng nên tìm ra những cách thích hợp để phục vụ Tin Mừng. Hiện nay cũng là thời điểm, mà nhiều đồng bào ngoài công giáo tại một số nơi không cảm thấy đạo Công giáo là cần thiết cho việc ổn định xã hội. Hội Thánh phải ý thức điều đó, để tìm cách khôn ngoan giới thiệu đạo Chúa, sao cho đạo Chúa trong thời khó khăn vẫn nói lên đƣợc Tin Mừng đích thực, khả dĩ hấp dẫn đối với những ngƣời ngoài công giáo.

Hiện nay, nhiều ngƣời đang nghe đƣợc tiếng Chúa nói về những đổi mới cần thiết cho Hội Thánh.

3/ Chúa cũng đang nói với tôi qua những người thiện chí

Những ngƣời thiện chí vẫn hiện diện trong Hội Thánh và ngoài Hội Thánh.

Họ là những ngƣời đảm đang, tận tuỵ phục vụ ngƣời khác và ích chung.

Họ là những ngƣời tìm tòi khảo cứu trong nhiều lãnh vực để đẩy lùi sự ác, tăng lên sự thiện.

Họ là những ngƣời phấn đấu không mệt mỏi, để xã hội mỗi ngày mỗi nên nhân đạo hơn.

Trƣớc cửa sổ phòng tôi có một cây mai to. Từ mấy ngày nay, tự nhiên nó trổ nụ, nở bông. Mới tháng 9 âm lịch, ngày nào cũng có mƣa. Thế mà hoa mai nở, nhƣ một xuất hiện sớm của mùa Xuân.

Nhìn những bông mai vàng đến sớm, tôi có cảm tƣởng gặp đƣợc những nguồn nâng đỡ Chúa gởi đến tôi đúng lúc tôi cần. Sự nâng đỡ của họ không tuỳ thuộc vào mùa. Họ hiện diện nhƣ những trái tim tế nhị. Lặng lẽ mà đẹp. Âm thầm mà nhƣ nói rất nhiều về tình thƣơng và sự sống. Bông

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

5

hoa trái mùa nhắc nhở cho tôi sự thực này: Cho dù đời có nhiều giông gió, Chúa vẫn cho tôi gặp đƣợc những ngƣời thiện chí chính lúc không ngờ.

4/ Chúa nói với tôi qua nhiều biến cố

Tôi đã trải qua nhiều biến cố. Có những biến cố chung của Đất Nƣớc và của Giáo Hội. Có những biến cố riêng chỉ xảy ra cho một mình tôi.

Nhìn lại, tôi thấy rõ sự can thiệp của tình thƣơng Chúa. Mỗi biến cố là mỗi tiếng gọi của tình yêu Chúa. Mỗi biến cố là mỗi lời sám hối, tôi đáp lại tình xót thƣơng Chúa dành cho tôi. Mỗi biến cố là mỗi lời Chúa sai tôi đi kể lại những gì tình Chúa đã làm cho tôi.

Mỗi biến cố là mỗi cơ hội Chúa gọi tôi: Hãy trở nên bé nhỏ hơn, để Nƣớc Chúa đƣợc lan rộng hơn.

Mỗi biến cố là dịp thôi thúc tôi: Hãy chỉ phát triển Tám mối phúc, còn bản thân mình thì nên đƣợc chôn vùi.

Chúa nói với tôi: Đó là điều an ủi rất lớn của đời tôi.

Đƣợc nghe Chúa nói, đƣợc nói với Chúa, tôi xác tín rằng: Chúa nhận tôi làm con của Chúa.

Chúa mãi thƣơng tôi. Chúa đồng hành với tôi. Chúa ở gần tôi. Chúa ở bên tôi.

Lúc này, tôi đang nghe Chúa nói với tôi: Chính vì con yếu đuối, nên hãy tín thác mọi sự của con nơi lòng thƣơng xót Cha.

Tôi hạnh phúc nhƣ giọt nƣớc đƣợc trở về đại dƣơng.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

6

Đinh Văn Hùng

Khi con nghe khúc hát : "Cảm mến dâng lên Ngài" Hồn lâng lâng dào dạt Những cảm xúc động lay.

Ôi ! Trái tim dịu hiền, Tình Ngài là vô biên Hơn Thái sơn hùng vĩ Con núp bóng bình yên.

Khi con nghe khúc hát : "Dâng Ngài trọn tâm tƣ" Đời con chiều nắng nhạt Dấu chân lấm bụi mờ.

Ngài vẫn chờ vẫn đợi, Một khối tình mênh mông Nhƣ trùng dƣơng réo gọi Con về trong yêu thƣơng.

Khi con nghe khúc hát : "Niềm tin đã bao phen" Lung lay do phiêu bạt Đau đớn tận tim đen.

Chúa ôi... ! Chúa... Chúa ôi ! Con biết phận con rồi Tình yêu xin củng cố... Chúa ôi !... Chúa... Chúa ôi !

Từ nay con sẽ hát, Một cách rất hồn nhiên. Dâng lên Ngài rất thật Lửa Mến cháy bừng lên.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

7

Xuân Thái

Là ngƣời Công giáo, ai cũng tự hào đƣợc là công dân nƣớc Trời, không chỉ là công dân của Nƣớc Trời ở cõi sau diệu vợi xa xôi, nhƣng Nƣớc Trời ấy đang khởi đầu và ở rất gần, trong lòng mỗi ngƣời, ngay khi còn sống, trên trần gian này.

Để đến đƣợc Nƣớc trời, đã có một bảng chỉ đƣờng thật rõ từ Đức Giêsu, rất quen thuộc, ai cũng biết và đều thuộc nằm lòng :

“Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mỗi ngày, theo tôi”. Quả thật, bảng chỉ đƣờng và cũng là mệnh lệnh ấy rất rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu và đầy quyết liệt.

Thánh giá là bổn phận của mỗi ngƣời phải chu toàn. Bổn phận cũng chính là ý Chúa trong giây phút hiện tại, ở đây, ngay lúc này.

Hiểu sai, làm trái và những chuyện cười ra nước mắt

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thánh giá là những việc bổn phận, nên đã có những ngộ nhận đáng tiếc. Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói về các điều ấy nhƣ sau :

“Có người không vác thánh giá của mình hay của người khác, mà tưởng tượng thánh giá mình quá nặng. Có người vác thánh giá cả làng mà không vác thánh giá của mình. Có

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

8

người vác thánh giá cả làng và gán thánh giá của mình, bắt kẻ khác vác”.

Qua những lời này, ai cũng dễ dàng nhận ra sự rạch ròi của bổn phận đối với cá nhân, bổn phận đối với gia đình, bổn phận với nhân quần xã hội. Cùng với niềm tin nơi Chúa, ngƣời tín hữu chu toàn những bổn phận này, chính là thực hiện ý Chúa cách hoàn hảo.

Trong buổi Hội thảo về một đề tài quan trọng, tập họp đông đảo các khuôn mặt trí thức hàng đầu cả nƣớc, ai cũng chú ý theo dõi lắng nghe, nhƣng có một ngƣời vẫn vô tƣ, thoải mái ngồi …. ngủ gật ngon lành.

Thấy lạ, có ngƣời nhẹ nhàng đánh thức thì đƣợc biết, vị ấy tối qua mất ngủ. Hỏi rõ hơn, vị này cho biết, tối nào tôi cũng để đồng hồ báo thức khoảng 1 giờ sáng, và còn cho rằng, dậy vào giờ này thật tuyệt vời, vì có cảm giác nhƣ đƣợc sống dài gấp hai bình thƣờng. Thêm nữa, thức vào giờ ấy mà cầu nguyện thì sẽ đƣợc kết hợp với Chúa cách đặc biệt….

Lý luận nghe thật hay, hơn cả một Thiền sƣ chứng ngộ.

Nhƣng sau này, đƣợc biết thêm vị ấy đã 3 lần bị tông xe, chỉ vì… thiếu ngủ triền miên, nên không ít lần đã ngủ quên ngay trên tay lái, thậm chí, đã có lần ngủ gục đến nỗi bị nghi ngờ là nghiện xìke.

Mới nghe qua, ai cũng nghĩ đây là sự thánh thiện và đạo đức hiếm có, nhƣng thực ra, chỉ là hiểu lầm và thực hiện sai bổn phận với cơ thể mình, vì đi ngƣợc tự nhiên, dẫn đến thiếu ngủ triền miên là điều dễ hiểu. Ngƣời này luôn gây lo lắng và bất an cho những ngƣời thân của mình. Các ngƣời thân ấy luôn thấp thỏm lo rằng, nếu không thay đổi, rất có thể ngƣời kia lại bị tông xe lần nữa. Nhƣ vậy, rõ ràng, ngƣời ấy đã thản nhiên không vác thánh giá của mình

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

9

(chu toàn bổn phận với thân thể), nhƣng lại chất thánh giá của mình lên vai ngƣời khác mà không tự biết.

Có ngƣời đã hỏi vui rằng : “Sau mấy lần tông xe, đã sáng mắt ra chƣa ?”

Trả lời : “Mới sáng một con rƣỡi thôi, chƣa đủ hai con, nửa con còn lại vẫn chƣa đƣợc sáng lắm”.

Ở xứ đạo kia có một gia đình nọ, với 5 ngƣời con trai, trong đó hai vị là chức sắc vai vế của nhà thờ, ngƣời mẹ bị tai biến nhiều năm nằm liệt, phải di chuyển bằng xe lăn. Các chức sắc ấy rất siêng năng lo các việc nhà thờ, luôn đầy nhiệt tình và nhanh chóng lo đủ mọi việc “hàng xứ”, cha Sở rất hài lòng và hãnh diện về họ. Đặc biệt, đám ma, đám cƣới nào của mọi ngƣời trong xứ, họ luôn xăng xái có mặt đầu tiên tham gia giúp đỡ mọi mặt. Cả xứ, ai cũng cảm kích về lòng “nhiệt thành với công việc nhà Chúa” của họ.

Chỉ những ngƣời sống bên cạnh họ mới rõ, ngƣời mẹ liệt giƣờng của họ luôn ao ƣớc rƣớc Chúa và khát khao đƣợc dự Thánh lễ hàng ngày, thì cả 5 ngƣời con trai khoẻ mạnh đều ngại đẩy xe lăn cho mẹ đến nhà thờ. Họ luôn lần lữa, đùn đẩy và so bì với nhau đến phát nản. Nhiều lần, ngƣời mẹ rất tủi thân nhƣng đành nuốt ngƣợc nƣớc mắt vào trong. Đây chính là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất hòa, gấu ó trong nhà. Thậm chí, họ đã chèn ép, thƣờng gây khó và làm khổ ngƣời em yếu thế cô đơn của họ, và luôn tìm mọi cơ hội chèn ép để đuổi ngƣời em này ra khỏi nhà, dù cùng là ruột thịt.

Những minh họa đầy rãy trong đời sống này cho thấy, ngay từ đầu, chu toàn bổn phận đối với gia đình đã bị hiểu sai, nên làm sao gia đình còn là tổ ấm ?

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết tiếp rằng :

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

10

“Một vị thánh ngoài bổn phận là thánh ở xa xa, thường hay "làm phép lạ" sái nơi, sái giờ. Đến gần thì gây lộn xộn, và hoang mang khó sống.

Các thánh không nên thánh vì nói tiên tri hay làm phép lạ.

Các ngài đâu làm gì lạ ! Họ chỉ chu toàn bổn phận.

Đối với mỗi người, con đường thánh giá đi theo con đường bổn phận.

Ba câu hỏi khó :

Đại văn hào Leo Tolstoy kể lại câu chuyện sau :

Một vị vua thƣơng yêu dân chúng nghĩ rằng, nếu ai trả lời đƣợc ba câu hỏi sau đây thì sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào :

1. Làm sao để biết đƣợc lúc nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?

2. Làm sao để biết đƣợc ai sẽ là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?

3. Làm sao để biết đƣợc việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?

Đúng là 3 câu hỏi khó, nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa sẽ ban thƣởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời đƣợc những câu hỏi đó.

Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhƣng lần lƣợt mỗi ngƣời, với mỗi câu hỏi, lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau, mà câu trả lời nào cũng đầy hữu lý.

Thật lúng túng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, vua quyết định tìm hỏi một vị đạo sĩ đang ẩn tu trên núi, lâu nay nổi tiếng là bậc giác ngộ.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

11

Lên núi, nhà vua gặp đạo sĩ đang cuốc đất trƣớc am. Thấy ngƣời lạ, vị đạo sĩ gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Vị đạo sĩ cuốc đất một cách nặng nhọc vì đã già yếu. Động lòng trắc ẩn, nhà vua tới gần đạo sĩ xin đƣợc cuốc giùm, và nhiều giờ sau, khẩn khoản xin ông giải đáp 3 câu hỏi kia.

Vị đạo sĩ lắng nghe nhà vua, nhƣng không trả lời. Một giờ, rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc và nói với đạo sĩ:

"Tôi tới để xin đạo sĩ giúp trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ngài không thể trả lời cho tôi câu nào hết, thì xin cho biết để tôi còn về nhà".

Đột nhiên, vị đạo sĩ nghe tiếng chân ngƣời chạy gần đây, bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra, thì thấy một ngƣời có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ƣớt đầm cả hai tay… Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động, miệng rên rỉ.

Vua và vị đạo sĩ cởi áo ngƣời đó ra, thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thƣơng thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thƣơng, nhƣng máu thấm ƣớt cả áo. Ra suối, vua giặt áo và băng lại vết thƣơng. Cứ nhƣ thế cho đến khi máu ngừng chảy.

Nhờ sự tiếp tay của đạo sĩ, nhà vua khiêng ngƣời bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giƣờng. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng quá mệt vì leo núi và cuốc đất, nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon đến nỗi, khi thức dậy thì trời đã sáng; và phải một lúc sau, Vua mới nhớ ra đƣợc mình ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giƣờng thì thấy ngƣời bị thƣơng cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trƣng.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

12

Ngƣời đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt :

"Xin bệ hạ tha tội cho thần".

"Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"

"Bệ hạ không biết hạ thần, nhƣng hạ thần biết rõ bệ hạ. Hạ thần là ngƣời thù của bệ hạ. Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng đƣợc, bởi vì khi xƣa, trong chinh chiến, bệ hạ đã giết mất ngƣời anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".

"Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp đạo sĩ, nên đã mai phục, quyết tâm giết bệ hạ trên con đƣờng về. Nhƣng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chƣa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt đƣợc hạ thần, nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn đƣợc chạy lên đây, nhƣng nếu không có bệ hạ cứu, thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ, mà bệ hạ lại cứu sống hạ thần. Hạ thần hối hận quá! Bây giờ đây, nếu hạ thần mà sống đƣợc thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm nhƣ vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".

Thấy mình bất ngờ hòa giải đƣợc với kẻ thù một cách dễ dàng, nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho ngƣời kia, mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, rồi gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng ngƣời bị thƣơng về nhà, vua trở lên tìm đạo sĩ để chào. Trƣớc khi ra về, vua lặp lại lần cuối ba câu hỏi kia. Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn nhà vua nói: "Nhƣng ba câu hỏi của vua đã đƣợc trả lời rồi mà".

Vua hỏi: " Ngài đã trả lời bao giờ đâu?"

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

13

Thong thả, vị đạo sĩ đáp : "Hôm qua, nếu Vua không thƣơng hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc giùm mấy luống đất này, thì khi ra về, nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc là đã không ở lại cùng ta. Vì vậy, thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó, khi ngƣời bị thƣơng nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thƣơng cho ổng thì ổng sẽ chết, và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế, ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua băng bó vết thƣơng là quan trọng nhất.

Cuối cùng, vị đạo sĩ trầm giọng kết luận, xin nhà vua hãy nhớ kỹ điều này:

"Chỉ có một thời gian quan trọng nhất mà thôi, đó là thời gian hiện tại. Và nhân vật quan trọng nhất, chính là kẻ đang sống với ta. Và công việc quan trọng nhất, chính là công việc làm cho người đang sống ngay bên cạnh ta được bình an hạnh phúc, đó là ý nghĩa đích thực của đời sống.

***

Lạy Chúa !

Con đƣờng thánh giá cũng là con đƣờng bổn phận, xin giúp con luôn ý thức sâu sắc về điều này, nhờ đó, con không chỉ chấp nhận thánh giá, vâng phục thánh giá nhƣng sẽ là luôn yêu mến Thánh giá, cũng là yêu mến bổn phận ngay phút giây hiện tại.

Đó cũng là Giấy phép để giúp con đƣợc là công dân Nƣớc Trời cách đích thực, xứng đáng, không chỉ ở đời này, nhƣng chắc chắn sẽ là công dân trên nƣớc vĩnh hằng mai này đang đến. Amen.

Xuân Thái.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

14

Ngày 03/7/2011 SỐNG LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN – Năm A Bài Tin Mừng : Mt 11,25-30

Do An

Tình mật thiết giữa Người Con và Chúa Cha đến nỗi Đức Giêsu dâng lời tạ ơn Cha, Ngƣời Con cảm hứng từ những biến cố mới nhất vừa xảy ra, đó là lời than vãn và ngăm đe những thành đã chứng kiến phép lạ mà không chịu sám hối.

“Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25).

Đức tin là một hồng ân cao trọng, dĩ nhiên lời Chúa Giêsu nói ở đây không có nghĩa là bậc thông thái thì bị loại ra khỏi thế giới của lòng tin, nhƣng để làm rạng danh Thiên Chúa thì đức tin không bị hiểu là một đặc ân chỉ dành riêng cho ngƣời hiền triết và thông thái, cốt tủy cuộc đời không hề do khôn ngoan trí tuệ ngƣời phàm, chính những điều này có khi trở nên rào cản che khuất chúng ta.

Thiên Chúa an bài mọi sự cần thiết để mọi nơi, mọi thời, loài ngƣời tìm thấy con đƣờng đến với Ngƣời. Nhƣng chỉ duy nhất Chúa Giêsu là Đấng mặc khải cho chúng ta nhận biết, ngay từ đời này, dung mạo của Chúa Cha.

“Cha tôi giao phó mọi sự cho tôi…” (Mt 11,27).

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

15

Lòng hiền hậu và sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Chính sự hiền hậu và lòng khiêm nhƣờng của Chúa Giêsu tỏ lộ tính hiền hậu và lòng khiêm nhƣờng của Thiên Chúa. Tính khiêm nhƣờng này không cản ngăn Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, Thiên Chúa không hạ thấp chúng ta mà Ngài còn muốn nâng cao chúng ta lên với Ngài ; Thiên Chúa hoạt động tận trong thâm sâu cõi lòng ngƣời ta chứ không phải là áp đặt từ bên ngoài vào. Hãy học với tôi, từ đó ngƣời cũng có thể đòi hỏi chúng ta rất nhiều.

Đức Giêsu là vị Thầy kiên nhẫn và khiêm nhường, Ngƣời giúp ta khám phá Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong đời chúng ta và cả ngay khi gặp sự khó, Thiên Chúa vẫn tỏ bày tình thƣơng của Ngài ngay trong đòi hỏi của Lề Luật.

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

… tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,29).

Chỉ có Thiên Chúa là thiện hảo, và uy quyền của Chúa Kitô là thiện hảo.

“Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,30) sự khó không rời khỏi đời ta, nhƣng ngƣời ta đón nhận sự khó bằng lòng yêu mến, và chu toàn nó bằng sức mạnh của chính Thiên Chúa. Đó là một đòi hỏi của nội tâm và sống tình mật thiết với Đức Giêsu, nhƣ Đức Giêsu đã sống tình mật thiết với Chúa Cha. Amen.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

16

Ngày 10/7/2011 CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN – Năm A

Bài Tin Mừng : Mt 13,1-23

Gieo giống là dấu hiệu của hy vọng. Đức Giêsu đã lao vào một công trình vô vọng : cứu dân mình trong khi hầu nhƣ chẳng ai có khả năng ngăn chận nguồn bạo lực đang dậy lên, vì xã hội Do Thái thời ấy ngày càng nhiều phe phái chống đối nhau gay gắt. Để xoay chiều hƣớng của lịch sử,

Đức Giêsu chỉ dựa vào sức mạnh của Lời Thiên Chúa đƣợc công bố và thực thi. Sẽ có nhiều thất bại, nhƣng mùa gặt chắc chắn sẽ bội thu nếu hạt giống chịu chết đi trong lòng đất.

1.1. Dụ ngôn do Đức Giêsu giảng (Mt 13,3-9).

Hy vọng mùa gặt bội thu nên ngƣời nông dân nhẫn nại gieo đó là hình ảnh Đức Giêsu chính là ngƣời gieo giống, Ngƣời đi giảng khắp nơi, ngƣời nghe thì dửng dƣng lãnh đạm không thay đổi, thậm chí công kích bóp méo sự thật và định giết Đức Giêsu ; nhƣng sau Phục Sinh Đức Giêsu đã qui tụ Giáo Hội và phát triển mạnh mẽ hãy tin vào sức mạnh của Lời Chúa, hãy nghe Lời Chúa bằng đôi tai tâm hồn, bằng con tim khát khao yêu mến với một ý chí nỗ lực.

1.2. Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói (Mt 13,10-17).

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

17

Vì nghe mà không chịu hiểu : nghe nhƣng không thực sự đón nhận, nắm bắt.

Cốt để cho họ không hiểu : một kiểu hành văn của Do Thái, không nhằm loan báo một “mục đích”, nhƣng Đức Giêsu muốn báo trƣớc “hậu quả” không đƣợc mỹ mãn để ngƣời rao truyền không nản lòng, cứ nói đi, nhƣng chúng không nghe và cũng không hiểu đâu.

Điều này cho chúng ta nhận ra lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa và sự chai cứng của con ngƣời.

Dụ ngôn là con dao hai lƣỡi : đối với ngƣời thiện chí, dụ ngôn là ánh sáng dẫn đƣờng cho họ đi vào hiểu hết mặc khải, nhƣng đối với những ngƣời lòng dạ chai đá, tâm hồn khép kín, họ không sẵn sàng thì không thể nhận biết đƣợc mặc khải của Thiên Chúa.

1.3. Đức Giêsu giải thích dụ ngôn (Mt 13,18-23).

Lời Chúa là hạt giống sẽ hiệu nghiệm khi mảnh đất tâm hồn của đời người đƣợc bồi đắp tốt.

Đức Giêsu đã giải thích dụ ngôn ngƣời gieo giống trên bốn loại đất tiêu biểu cho 4 mảnh đất tâm hồn của mỗi đời ngƣời. Đất ven đường (c. 19) ; Đất sỏi đá (c. 20,21) ; Đất gai góc (c. 22) ; Đất tốt (c. 23). Và hệ quả đem đến thật rõ ràng : mảnh đất nào chƣa đƣợc cải tạo thì không thu hoạch, còn đất tốt thì sinh hoa trái. Dụ ngôn dạy chúng ta hãy xét mình lại và rũ bỏ những chƣớng ngại trong tâm hồn chúng ta, làm cho hạt giống Lời Chúa không phát triển đƣợc ; đồng thời dụ ngôn cũng dạy chúng ta nhẫn nại khi là người gieo giống, hãy mang niềm lạc quan hy vọng như Đức Giêsu, dẫu có nhiều thử thách chông gai, để chính Thiên Chúa sẽ là Đấng mang lại thành quả diệu kỳ mà chúng ta không ngờ tới bao giờ.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

18

Ngày 17/7/2011 CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN – Năm A

Bài Tin Mừng : Mt 13,24-43

Tin Mừng hôm nay tiếp tục công bố các bài giảng bằng dụ ngôn của Đức Giêsu, bởi lẽ dụ ngôn là lối giảng huấn thích hợp cho mọi lứa tuổi.

1. Dụ ngôn có lùng (Mt 13,24-30.36-43).

Lúa mọc lên, trổ bông thì cùng lúc là sự xuất hiện của cỏ lùng, ngƣời đầy tớ đề nghị chủ gom cỏ lùng lại thì ông chủ đã không đồng ý và nói : “… cứ để cả 2 cùng lớn lên cho tới mùa gặt…” (Mt 13,30), hàm ý Thiên Chúa tôn trọng tất cả chúng ta (ngƣời tốt lẫn ngƣời chƣa tốt).

… đến ngày mùa tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy gom cỏ lùng lại… (Mt 13,30 tt), hàm ý Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, Ngƣời không nóng vội. Và khi kể dụ ngôn này Thiên Chúa không chỉ ứng dụng cho mỗi đời ngƣời chúng ta, nhƣng Thiên Chúa còn mời gọi chúng ta nhìn xa hơn về một Nƣớc Thiên Chúa đang bao trùm cả thế giới. Nƣớc này triển nở trong mọi chiều kích của thế giới trần tục. Lịch sử thánh không hiểu trong cái nhìn hạn hẹp là chỉ ở thời của Chúa Giêsu, nhƣng là toàn bộ lịch sử nhân loại đƣợc đặt dƣới quyền làm Chúa của Đức Kitô Phục Sinh.

Đợi đến mùa gặt là ngày tận thế Thiên Chúa đến xét xử trần gian dƣới cái nhìn nhân sinh quan Kitô giáo, thì cuộc đời mỗi ngƣời sẽ đƣợc phán xét từ Đấng xét soi thấu tận

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

19

lòng dạ con ngƣời ; ta không mong đợi ngày đó nhƣ là thời điểm ƣớc muốn báo thù của những kẻ sống ngay lành nhƣng gặp phải những hoạn nạn đau thƣơng. Từ đó, chúng ta khám phá đƣợc giá trị của từng chọn lựa từ ngày này qua ngày khác, hoặc là con đƣờng dẫn ta đến chân lý toàn vẹn, hoặc là khựng lại trong thái độ chối từ ánh sáng.

Mặt khác, phán xét còn là một bí mật thuộc quyền Thiên Chúa và mỗi con ngƣời là một mầu nhiệm, chỉ có Thiên Chúa thấu hiểu. Điều quan trọng ở đây là Thiên Chúa nhẫn nại và khoan dung với tôi, thì chúng ta cũng phải khoan dung và nhẫn nại với nhau.

2. Dụ ngôn hạt cải và men trong bột (Mt 13,31-33). Nƣớc Trời trở nên dấu chỉ : lớn lên thế nào mà ngƣời ta

không thể không biết đến trong thế giới loài ngƣời. Đức Giêsu tiên báo về Hội Thánh, Hội Thánh này phải có hai đặc điểm :

Hữu hình và hữu ích cho trần thế, nhƣ cây cành cho chim đến làm tổ.

Đâm rễ vào những thực tại nhân sinh ; ngƣời có đức tin trở nên men cho đời nên họ không đƣợc sống tách rời với những ngƣời không có đức tin ; và men thì phải đƣợc dìm sâu trong bột mới làm cho bột dậy lên đƣợc.

Thiên Chúa đã bắt đầu gieo hạt, Ngài thiết lập vƣơng quốc Ngài tại thế, một vƣơng quốc vô hình nhƣng đã thật sự hiện diện, hạt giống sẽ nẩy mầm, sinh hoa kết trái. Sự phát triển của hạt giống hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa. Nước Trời đến gần chính là Tin Mừng, và Đức Giêsu là Đấng công bố Tin Mừng ấy và Người cũng chính là Tin Mừng của nhân loại trong thế giới này.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

20

Ngày 24/7/2011 CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN – Năm A

Bài Tin Mừng: Mt 13,44-52

Tiếp theo Tin Mừng kỳ trƣớc, Phụng vụ Giáo hội Chúa Nhật này lại tiếp tục công bố Lời Chúa qua những câu chuyện dụ ngôn đó là :

1. Dụ ngôn kho báu và ngọc quý (Mt 13,44-46).

2. Dụ ngôn chiếc lưới (Mt 13,47-50).

1. Thánh Kinh có chú giải ý nghĩa dụ ngôn kho báu và ngọc quý : Nhiều ngƣời đã bao năm chờ đợi một lời nói của một ai đó, nhƣ là một dấu hiệu hy vọng, làm cho đời họ có ý nghĩa hơn, mới mẻ hơn và bỗng một hôm, họ tìm thấy đƣợc, có khi là một điều gì thật đơn giản nhƣ một lời tha thứ, một cử chỉ thân tình, một ánh mắt khoan dung, một cái nhìn độ lƣợng, một lời cam kết lần đầu đƣợc trao gửi và đón nhận. Khi ấy, họ hiểu ra rằng đằng sau “chuyện nhỏ” ấy là cái họ đang mong đợi và rồi họ vui mừng bƣớc vào Nƣớc Chúa.

Nhƣng dụ ngôn lại thêm : liền chôn dấu lại… (Mt 13,44 tt). Thƣờng là Thiên Chúa giấu lại kho tàng, sau khi

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

21

đã chỉ cho ta thấy. Nó chỉ thuộc ta khi ta bền bỉ kiên trì và chịu đựng khổ đau để có khả năng lãnh nhận kho báu ấy.

… bán tất cả những gì mình có (Mt 13,44 tt). Ta phải trút bỏ toàn bộ những thói quen, những thú vui thƣờng xâm chiếm mà không thỏa mãn tâm hồn chúng ta. Trong sóng gió và bão táp cuộc đời, ta phải nhớ đến kho báu đã tìm thấy, cho đến khi đƣợc gặp lại nó. Triết gia Platon có nói “Đời đen tối mà tin trời sẽ sáng mới là kỳ diệu”.

Kho báu và ngọc quý mà con người phải khám phá và tìm kiếm chính là Đức Kitô, Đấng vừa công bố Nước Trời vừa là hiện thân Nước Trời.

2. Dụ ngôn chiếc lưới nói đến hình ảnh Hội Thánh hiện nay (tốt xấu lẫn lộn) vừa là thế tạm nhƣng hƣớng về siêu việt vĩnh cửu, đối tƣợng mà dụ ngôn nhắm tới là những kẻ tiêu cực, gian ác…, và nhấn mạnh về cuộc chung thẩm. Những ai gia nhập Hội Thánh thì đƣợc hƣởng phúc Nƣớc Trời, nhƣng còn do sự kiên trì sống lòng tin giữa những chọn lựa thế trần sáng, tối, lành, dữ, tốt, xấu… nguy cơ đánh mất Nƣớc Trời không phải là không có. Ai ở trong Thiên Chúa thì lãnh nhận được sự sống sung mãn trong Ngài và ngƣợc lại, ai khước từ Thiên Chúa thì chuốc lấy số phận vô vọng.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

22

Ngày 31/7/2011 CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN – Năm A

Bài Tin Mừng: Mt 14,13-21

Tin Mừng hôm nay đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều,

khơi gợi cho chúng ta điều gì trong cuộc sống hôm nay ?

1. Sự chênh lệch đói nghèo – no giàu giữa các quốc gia, các dân tộc ngày càng gay gắt. Tài nguyên thiên nhiên dƣ đầy nhƣng trật tự phân phối không đƣợc điều tiết..., đằng sau cái đói nghèo, vật chất là cái đói nghèo về công bằng, tình thƣơng, vì còn những thái độ dửng dƣng, ích kỷ, hẹp hòi, lòng tham sân si của nhiều ngƣời chƣa dám sẻ chia cho ngƣời bất hạnh, kẻ nghèo đói…

2. Lối sống thực dụng ngày nay khá phổ biến không chỉ ở đất nƣớc giàu mạnh, nhƣng cả ở những nƣớc kém phát triển, nhiều ngƣời quá quan trọng vật chất tiền của mà thiếu đi sự thông cảm, mối quan tâm, tính nhạy bén trƣớc những cảnh thiếu trƣớc hụt sau của tha nhân. Xã hội còn nhiều con ngƣời cần bánh sự thật, bánh yêu thƣơng, bánh cảm thông, bánh nghĩa tình. Chúa đang nói với chúng ta : “Hãy cho họ ăn đi” Lời này có âm hƣởng gì với chính tôi ?

3. Phép lạ Đức Giêsu không làm đơn phƣơng nhƣng Ngƣời liên kết với thiện chí nhỏ nhoi của các môn đệ : 5 chiếc bánh và 2 con cá. Tôi đừng nghĩ rằng bác ái là phải có gì thật là to tát thì mới sống bác ái đƣợc. Chúa ban phát cho mỗi ngƣời những kho tàng có giá trị rất riêng biệt tri thức, ý chí, lý trí, tình cảm, tinh thần, vật chất, năng khiếu, tài nghệ,… chúng ta xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta biết đƣợc ta là kẻ thọ ơn và lãnh nhận rất nhiều từ Thiên Chúa. Điều quan trọng là chúng ta nhận ra những gì mình có và không giữ lại cho riêng mình mà hãy chung lòng chung sức mở ra và đến với tha nhân, nhất là những ngƣời kém may mắn hơn chúng ta nhƣ Đức Giêsu đã chạnh lòng thƣơng trƣớc cơn đói của dân chúng hôm nay vậy.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

23

Thư Mục Thánh Tâm

Hiền Đức

30 tuổi Linh mục rồi, tôi còn ghi mãi trong lòng câu

chuyện mẹ kể thời thơ ấu về hai chị em tôi… hôm ấy, phiên chợ tan mẹ mua 2 bánh tráng phồng nếp đem về làm quà cho hai chị em tôi, đợi bữa trƣa xong, mẹ dấu 2 tay sau lƣng đi từ dƣới bếp lên nhà, chìa ra 2 chiếc bánh tráng thơm vàng ngậy đƣợc mẹ cột kỹ trong bao nylon cẩn thận, mẹ chia cho chị hai 1 cái, tôi 1 cái… Khi mỗi chiếc bánh đã là sở hữu của mỗi đứa, lòng vui mừng hớn hở vì hôm nay đi chợ về mẹ không quên mua quà ; sau vài phút mẹ gọi 2 đứa lại gần, mỗi đứa ngồi trên một đầu gối mẹ, mẹ bảo 2 chị em, mỗi đứa cho mẹ xin 1 miếng… không ai bảo ai, tôi 3 chân 4 cẳng chạy ra sau vƣờn tay giữ chặt chiếc bánh phồng dấu sau lƣng rồi trốn sang bụi chuối nhƣng không quên quan sát chị hai lúc đó, chị hai cũng đứng dậy tuột khỏi đầu gối mẹ, nhƣng lƣỡng lự vài giây chị hào phóng bẻ cho mẹ 1 miếng vừa lòng bàn tay và đƣa lên miệng mẹ tôi, lén nhìn qua song cửa sổ tôi thấy nét mặt mẹ rạng ngời ôm ghì chặt chị hai vào lòng một lúc thật lâu…

… Thấm thoát, thời gian trôi, mẹ tôi mất rời xa hai chị em tôi mà hình ảnh cứ ghi mãi trong ký ức của tôi, và dạy tôi một bài học nhớ đời… khi sống cuộc đời thánh hiến cho Chúa, tôi khám phá ra Thiên Chúa có tất cả, tài sản của Ngài là cả vũ trụ thế giới này… Thiên Chúa ban cho chúng ta hết, Ngƣời Con là kho báu quý nhất của Ngài cũng đã tặng không cho chúng ta, sống đời sống thánh hiến là dâng mình cho Thiên Chúa là Đấng Thánh, dâng cả cuộc đời mọi

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

24

thứ mình sở hữu cho Thiên Chúa… suy cho cùng ra tất cả những gì tôi có, tôi là ; đều đƣợc lãnh nhận từ Thiên Chúa, Ngài chẳng cần chúng ta dâng gì cho Ngài vì Ngài không thiếu mà chỉ là tràn đầy mọi sự…, vậy mà Thiên Chúa lại muốn chúng ta giao nộp lại cho Ngài điều Ngài ban,… tôi nhớ lại niềm vui lộ tỏ trên nét mặt của mẹ lúc xƣa khi chị hai đƣa mẩu bánh phồng cho mẹ, mẹ đã ôm ghì chặt chị hai vào lòng … ôi thƣơng làm sao… Thiên Chúa là nhƣ vậy, Ngài dƣ đầy nhƣng Ngài vui thích nhận lại lòng thảo hiếu của chúng ta để Ngài tiếp tục yêu thƣơng chúng ta. Khám phá ra chiều sâu của đời thánh hiến làm đẹp lòng Thiên Chúa là Cha trong từng giây phút của đời sống hiến dâng, tôi luôn khát khao sống sự phó nộp trọn vẹn cho Ngài, nhƣ chiếc bánh tráng năm xƣa mà tôi đã giữ chặt trong lòng bàn tay mà không dám cho mẹ, chắc mẹ tôi buồn lắm, còn riêng tôi thì chẳng đƣợc mẹ ôm vào lòng thƣơng yêu trìu mến nhƣ chị hai.

Lạy Chúa Giêsu, trong mỗi biến cố đời thƣờng đều trở nên những bài học quí giá dạy con sống lòng tin ngày một trƣởng thành hơn trong đời mục tử với khát mong nên một với Chúa Giêsu vị mục tử duy nhất để phục vụ Chúa và đàn chiên Chúa trao.

Xin hãy uốn nắn sửa dạy con biết sống tình thương trao ban, rộng mở, sẻ chia, chăm sóc cho đoàn chiên Chúa trao. Xin chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô mục tử Con Chúa, Vị Linh mục Thượng Phẩm Đời Đời.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

25

Tôi Muốn Biết Chúa Con nay khám phá

A.A Từ thuở ấu thơ Cha Mẹ truyền Lòng đạo in sâu tâm trí con Khao khát đƣợc làm sáng danh Chúa Dung mạo Ngƣời Con nay khám phá

Theo Thầy Giêsu cho con dấn bƣớc Hài nhi nghèo hèn nơi giá lạnh Trốn thế quyền độc ác bủa vây Cùng Cha lao động nơi xóm nghèo

Công khai sứ vụ với đồ đệ Khiêm tốn phục vụ để sẻ chia Rao Tin Mừng Chúa thƣơng ngƣời nghèo Ẩn mình trong lớp ngƣời hèn mọn

Giúp kẻ nghèo, chữa lành ngƣời bệnh Làm sống lại kẻ đã chết đi Nên nhƣ chiên con xóa tội đời Để gánh tội nhân gian thế trần

Ngƣời xuống trần chỉ để yêu thƣơng Ngƣời yêu Cha, yêu cả nhân loại Vuông tròn ý Cha là của ăn Nuôi sống Ngƣời thi hành sứ vụ

Bóng tối không đón nhận ánh sáng Vậy mà ánh sáng cứ chiếu giãi Không cách chi ngăn nổi lửa tình Lòng Chúa xót thƣơng ngƣời quá đỗi

Dẫu một lần, dẫu chỉ một lần Xin cho con đƣợc một lần thôi Ngƣớc nhìn Chúa thầm thĩ nguyện xin Tội con đây Chúa hãy lấy đi

Trong tay Ngƣời con nay phó thác Tùy Chúa, vâng tùy thuộc vào Chúa Và tin thật, Ngƣời luôn cứu thoát Xin hiện hữu cho vinh quang Ngƣời.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

26

Trang thanh niên Lửa Mến T7 2011

Hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác

Hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.

Hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.

Hôm nay, tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết, bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau.

Hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.

Hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.

Hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

27

Hôm nay, tôi sẽ có một danh sách những việc cần làm. Tôi sẽ nỗ lực nhất để thực hiện chúng và tránh đưa ra những quyết định vội vã hay thiếu kiên quyết

Hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất. Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ.

Hôm nay, tôi sẽ thách thức mọi trở ngại trên con đường mà tôi lựa chọn và đặt niềm tin. Tôi hiểu rằng, khó khăn là một phần của cuộc sống và chúng tồn tại là để tôi chinh phục và vượt qua

Hôm nay, tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ trải rộng lòng để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, để yêu thương và tin tưởng những người tôi yêu quý, và những người thương yêu tôi. Tôi sẽ làm những việc khiến tôi cảm thấy hạnh phúc: xem một bộ phim hài, làm một việc tử tế, giúp đỡ một ai đó, gửi một chiếc thiệp điện tử, nghe một bản nhạc yêu thích Và hôm nay, ngay bây giờ, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua như thế nào. Bạn cũng vậy nhé!

Lời ngỏ: Gieo suy nghĩ, bạn sẽ gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt tính cách. Và gieo tính cách, bạn gặt số phận. Hãy gieo cho mình những suy nghĩ tích cực mỗi ngày để bạn có một tinh thần trong lành, mạnh mẽ. Hãy đọc trang này mỗi ngày như câu thần chú cho sức mạnh nội tại của bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên vì những kết quả bạn nhận được. Chúc bạn có một ngày hữu ích và tràn đầy những niềm vui, sự yêu thương

ST

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

28

Chuyện xƣa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, ngƣời dƣới mộ là ngƣời chồng vừa khuất của thiếu phụ.

Ngán thay, trƣớc khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì ngƣời vợ trẻ hãy tái giá. Ngƣời thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Ngƣời đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô nhƣ những ngôi mộ cũ. Ngƣời thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi ngƣời tình mới của mình mong đợi.

Ngƣời đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cƣời ngƣời đàn bà kia thật bạc tình. Đƣợc một thời gian, bỗng dƣng ngƣời đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giƣờng và tạ thế. Trƣớc khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Ngƣời vợ khóc vâng lời.

Một ngày kia, có một ngƣời xƣng là học trò đến xin ở lại chịu tang ngƣời đạo sĩ. Dung mạo ngƣời học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, ngƣời vợ đạo sĩ đã ăn nằm với ngƣời học trò.

Đƣợc bảy ngày sau, ngƣời học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với ngƣời vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc ngƣời mới khỏi đƣợc. Ngƣời vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.

Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Ngƣời thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

29

nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của ngƣời đạo sĩ cao tay. Ngƣời vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.

Ngƣời đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phƣơng Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện "vợ thầy Trang Chu" lƣu truyền gần hai nghìn năm để chê cƣời cái gọi là "lòng dạ đàn bà".

Ngày nay, lại có chuyện anh nọ sau khi "hoàn thành kế hoạch" (hai con), mới giấu vợ đi đình sản. Ngƣời vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên "tích cực cố gắng" mà mãi không thấy "kết quả". Ngƣời chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hƣởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái "phụ giúp" vợ mình.

Thế rồi, một hôm ngƣời vợ vui vẻ thông báo những "nỗ lực cố gắng" của hai vợ chồng đã có "kết quả tốt đẹp", cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhƣng ngƣời chồng giấu đi để đi "kiểm định lại". Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.

Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con ngƣời...

Lại có ngƣời lấy email giả, để chính mình chat và "thử lòng" ngƣời chồng mà mình hết mực thƣơng yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng ngƣời vợ thiếu tin tƣởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rƣớc đau khổ vào mình khi ngƣời chồng chẳng "trƣớc sau nhƣ một".

Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen?

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

30

Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?

Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho anh chàng kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phƣơng tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhƣng lòng ngƣời thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy...

Ngƣời ta, cùng là một ngƣời, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.

Là những ngƣời thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tƣơng kính nhƣ tân - vợ chồng kính nhau nhƣ khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, nhƣ thế thì đồng sàng mà dị mộng, ngƣời hiền lành mà đối xử với nhau nhƣ trộm cƣớp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.

Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?

Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.

BCT ( St )

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

31

Trang thiếu nhi:

Mẹ đau nằm bệnh viện, cứ đi học về là Tân Tân được vào với Mẹ, Anh Tin Tin đi học xa nhà chỉ còn mình em nên được vào thay cho Bố trông nom săn sóc Mẹ, để Bố về chạy xe ôm có tiền lo chi tiêu ăn uống cho cả nhà, tiền thuốc cho Mẹ, tiền đóng cho bệnh viện… Bao nhiêu là thứ tiền đổ lên đầu Bố. Thương Bố vất vả chạy ngược chạy xuôi. Từ ngày Mẹ ốm Bố gầy hẳn đi vì lo lắng cho Mẹ. Bố thức đêm thức hôm. Tội nghiệp Bố quá!

Tân Tân thương cả Bố cả Mẹ nữa, những cơn đau liên hồi đến với Mẹ, Mẹ xanh xao gầy guộc càng lúc càng hom hem, nước da mẹ tái mét chẳng còn hồng hào như ngày xưa. Nhìn Mẹ mỗi lần lên cơn đau em không sao cầm được nước mắt, ước gì em có thể đau thay Mẹ. Em luôn ở bên Mẹ, chăm chút Mẹ thật cẩn thận để Bố yên tâm kiếm tiền lo cho cả nhà.

Thấy Mẹ ngủ, Tân Tân chạy vội xuống mua cơm và nước uống cho Bác nằm cạnh Mẹ, nhờ nhanh nhẹn vui vẻ em vẫn luôn sãn sàng giúp đỡ cho mọi bệnh nhân trong phòng, ai cũng thương và luôn khen em là đứa con ngoan hiếu thảo với Bố Mẹ và luôn giúp đỡ mọi người. Chiều nay Bác lại cho Tân Tân một bịch quả bòn bon, em mừng quá! Mẹ chả được ăn quả này bao giờ, em ngồi bóc từng quả

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

32

đưa cho mẹ ăn. Những quả bòn bon ngọt lịm thơm ngon Mẹ cứ từ từ ăn. Mẹ ra dấu bảo em ăn đi, tuy rất thèm nhưng em nhất định không ăn, em nói với Mẹ: Con không thích ăn Mẹ cứ ăn đi! Nhìn Mẹ ăn ngon thật ngon sao em sung sướng quá! Ước gì những quả bòn bon này làm Mẹ hết đau.

Hết đau Mẹ sẽ về nhà, Mẹ lại đi bán có tiền để Bố đỡ vất vả, hết đau để Mẹ về nhà, chứ ở bệnh viện mãi chán quá! Nhất là Mẹ hết đau để em yên tâm học hành. Từ ngày mẹ đau em phải nghỉ học thêm buổi chiều, dù các bạn vẫn viết bài cho nhưng Tân Tân vẫn mong ước Mẹ được khỏe, để đỡ những cơn đau đớn đến với Mẹ. Bất chợt em thưa với Chúa: Chúa ơi Xin ban cho Mẹ con khỏi bệnh

Thanh Anh Nhàn

MÙA hè hoa lá đua chen Có đàn em nhỏ hát khen Chúa Trời Nắng mƣa vui sống cuộc đời Tình cha nghĩa mẹ trọn đời khắc ghi Tung tăng hạt nắng li ti Mƣa hồng ân Chúa đem hy-vọng về Cho con yêu mến tràn trề Sống ngoan học tốt đề huề tháng năm Vui lòng ba mẹ suốt năm Là con hạnh phúc cố chăm chỉ hoài.

Kim Uyên

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

33

Cái nghèo, cái đói thƣờng trực

trong ngôi nhà nhỏ này, nhƣng dƣờng nhƣ, nỗi cơ cực, bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trƣờng, cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha

qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho ngƣời chồng, ngƣời cha vắn số.

Ngƣời mẹ góa bụa ở vậy,,chị quyết không đi bƣớc nữa. Chị biết, bây giờ, chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày,năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tƣờng vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nƣớc mắt bỗng lăn trên gò má chị.

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trƣờng cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai ngƣời mẹ. Thế nhƣng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu, cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dƣới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thƣờng nhƣ xƣa nữa, nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thƣơng mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học,tiền đâu mà đóng học phí? Tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra?

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

34

- Có thế nào con cũng không đƣợc bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bƣớng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế đƣợc, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững ngƣời lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mƣời sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trƣờng nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Ngƣời mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một ngƣời mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là ngƣời đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất,chị đứng thở hổn hển một hồi lâu, rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói: - Chị đặt lên cân đi! Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra! Chị cẩn thận tháo túi. Liếc qua túi gạo, hàng lông mày

của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng: - Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao,

các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem…. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng, vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn đƣợc? – Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

- Nhận vào! – Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt ngƣời mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói: - Tôi có 5 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu

để phụ tiền sinh hoạt phí, đƣợc không thƣa thầy? - Thôi,chị cầm lấy để đi đƣờng uống nƣớc. – Thầy nói

và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn ngƣời phụ nữ tội nghiệp

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

35

đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy, rồi lại bƣớc thấp bƣớc cao ra về.

* * * Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai.Thầy lại

mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu.Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo nhƣ thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhƣng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung nhƣ thế này! Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn đƣợc? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín đƣợc không? Phụ huynh nhƣ các chị không thấy thƣơng con mình sao?

- Thầy thông cảm nhận cho, ruộng nhà tôi trồng đƣợc chỉ có thế ! – Ngƣời phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cƣời cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! – Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Ngƣời mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy, rồi lại lặng lẽ bƣớc thấp, bƣớc cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trƣa hầm hập nhƣ đổ lửa.

* * * Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến.

Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mƣớt mải trên trán, ƣớt đẫm lƣng áo của ngƣời mẹ trẻ. Bao gạo nặng dƣờng nhƣ quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một, nhƣ nhắc để ngƣời phụ nữ ấy nhớ:

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

36

- Tôi đã nói với chị thế nào? Lần này, tôi quyết không nhân nhƣợng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố, không thay đổi thế này? Chị mang về đi! Tôi không nhận!

Ngƣời mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dƣờng nhƣ bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bấy lâu đột nhiên bùng phát. Chị khóc. Hai hàng nƣớc mắt nóng hổi, chan chứa trên gƣơng mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ,chị khóc vì tủi thân và xấu hổ, khóc vì lực bất tòng tâm…

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời, khiến cho ngƣời phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế! Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng, một bên chân quắt queo lại…

- Thƣa với thầy, gạo này là do tôi... tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có đƣợc. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào đƣợc nữa? Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhƣng, tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thƣơng tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Ngƣời mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chƣa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi ngƣời trong thôn biết.

Lần này, ngƣời bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu, rồi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

- Chị đứng lên đi, ngƣời mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị… Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trƣờng về hoàn cảnh của em

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

37

học sinh này, để trƣờng có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vƣợt khó.

Ngƣời mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần nhƣ chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy… Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy nhƣ các bạn, nhƣng tôi lo đƣợc. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu đƣợc. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho!

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy, nhƣ ngƣời mà chị mang một hàm ơn lớn, đƣa tay quệt nƣớc mắt, rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng ngƣời thầy xót xa. Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu

trƣởng. Ban giám hiệu trƣờng giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trƣờng miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận đƣợc học bổng của trƣờng.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trƣờng. Cậu thi đậu vào trƣờng đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ƣu tú, khi tên cậu đƣợc xƣớng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cƣời sung sƣớng….

Có một điều rất lạ rằng, trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì, đƣợc đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi ngƣời có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trƣởng rất xúc động kể lại câu chuyện ngƣời mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài. Cả trƣờng lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trƣởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà ngƣời mẹ, với đôi chân tật nguyền, lặn lội khắp nơi xin về. Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của ngƣời mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền,

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

38

vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời ngƣời mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trƣờng – một lần nữa – lại lặng ngƣời đi vì kinh ngạc. Họ dồn mắt về phía ngƣời phụ nữ chân chất, quê mùa đang đƣợc thầy Hùng dìu từng bƣớc khó nhọc lên sân khấu. Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng, ngƣời mẹ vĩ đại ấy lại chính là ngƣời mẹ thân yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ƣu tú nhất trƣờng bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhƣng, chúng tôi cũng xin mạn phép đƣợc nói ra, vì đó là tấm gƣơng sáng, tấm lòng yêu thƣơng con vô bờ bến của một ngƣời mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng đƣợc trân trọng vô cùng! Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình ngƣời và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa, chúng ta vinh danh những ngƣời cha, ngƣời mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tƣơng lai con em…

Giọng thầy hiệu trƣởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nƣớc. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc; khuôn mặt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thƣơng ấy đang hƣớng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Ngƣời phụ nữ ấy run run, vì chƣa bao giờ đứng trƣớc đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trƣởng đã dành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị dành cho con trai. Chị không nghĩ đƣợc, thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi ! Mẹ của con… LINH ĐAN

(dịch từ truyện ngắn khuyết danh của Trung Quốc)

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

39

GĐPTTT học tập tháng 7/2011

GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

VỀ HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

--------ooo--------

SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

(APOSTOLICAM ACTUOSITATEM) (tiếp theo)

Chương II : Mục Tiêu Phải Ðạt Tới 5*

8. Công cuộc bác ái dấu hiệu của việc tông đồ. Mọi hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ đức ái

7*. Nhƣng một vài công việc tự bản chất của chúng có thể

biểu lộ tình yêu cách sống động. Chúa Kitô đã muốn những việc đó là dấu chỉ của sứ mệnh cứu độ (x. Mt 11,4-5).

Giới răn quan trọng nhất trong lề luật là yêu mến Thiên Chúa hết tâm hồn và yêu tha nhân nhƣ chính mình (x. Mt 22,37-40). Thật vậy, Chúa Kitô đã làm cho giới răn bác ái đối với tha nhân thành một giới răn riêng của Ngƣời và mặc cho nó một ý nghĩa mới phong phú hơn, khi Ngƣời muốn đồng hóa mình với anh em nhƣ chính đối tƣợng của bác ái, Ngƣời nói: "Bao nhiêu lần các ngƣơi làm những việc đó cho một trong những ngƣời hèn mọn là anh em Ta đây, tức là các ngƣơi làm cho Ta vậy" (Mt 25,40). Bởi vì khi nhận lấy bản tính nhân loại chính Ngƣời đã nối kết toàn thể nhân loại với Ngƣời thành một gia đình bằng một tình liên đới siêu nhiên, và Ngƣời đã dùng đức ái làm dấu chỉ của các môn đệ Ngƣời, khi Ngƣời nói: "Nếu các con yêu thƣơng nhau, thiên hạ cứ dấu ấy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy" (Gio 13,35).

Trong thời sơ khai, Giáo Hội thánh đặt bữa ăn thân tình "agapê" đi liền với bữa tiệc Thánh Thể để biểu lộ sự hiệp nhất hoàn toàn trong tình yêu thƣơng chung quanh Chúa Kitô. Nhƣ vậy, bất cứ thời đại nào, ngƣời ta cũng nhận ra Giáo Hội nhờ dấu chỉ tình yêu này, và Giáo Hội đã tự đảm

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

40

nhận những công cuộc bác ái nhƣ là nhiệm vụ và quyền lợi bất khả di nhƣợng của mình, dấu Giáo Hội vẫn hân hoan trƣớc những sáng kiến của ngƣời khác. Vì thế, Giáo Hội đặc biệt đề cao lòng xót thƣơng đối với ngƣời nghèo đói, bệnh tật, cũng nhƣ những công cuộc mệnh danh là từ thiện và tƣơng trợ để xoa dịu mọi nỗi thống khổ của nhân loại

3.

Thời nay nhờ những phƣơng tiện giao thông dễ dàng và nhanh chóng hơn, khoảng cách giữa loài ngƣời hầu nhƣ không còn nữa, và dân chúng trên hoàn cầu đƣợc coi nhƣ những ngƣời cùng sống trong một gia đình, nên những hoạt động và những công cuộc bác ái càng trở nên khẩn thiết và cần đƣợc tổ chức rộng lớn hơn. Ngày nay, hoạt động bác ái có thể và phải nhắm tới tất cả mọi ngƣời và mọi nhu cầu. Ở đâu có ngƣời thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mặc, thiếu nhà ở, thiếu thuốc men, thiếu việc làm, thiếu giáo dục, thiếu những phƣơng tiện cần thiết để sống xứng danh con ngƣời, ở đâu có ngƣời bị đau khổ vì nghịch cảnh, ốm yếu, chịu cảnh lƣu đày, tù ngục, thì ở đó bác ái Kitô giáo phải tìm gặp, ân cần săn sóc, ủi an và xoa dịu họ bằng những trợ giúp thích đáng. Thi hành bổn phận này trƣớc hết là bổn phận của những ngƣời giàu và các dân tộc giàu

4.

Ðể thực thi bác ái mà không bị chỉ trích và để tỏ ra là bác ái đích thực, cần phải nhìn nhận nơi tha nhân hình ảnh Thiên Chúa vì họ đã đƣợc dựng nên giống hình ảnh Ngài và nhìn nhận nơi họ chính Chúa Kitô, bởi vì bất cứ sự gì đƣợc tặng cho ngƣời nghèo là đã thực sự đƣợc dâng cho Ngƣời. Phải hết sức tế nhị tôn trọng tự do và nhân phẩm của ngƣời đƣợc trợ giúp. Ðừng làm hoen ố ý hƣớng ngay lành vì mƣu cầu tƣ lợi hay vì một tham vọng thống trị nào

5.

Phải thỏa mãn những đòi hỏi công bình trƣớc đã kẻo những tặng phẩm đem cho tƣởng là vì bác ái, mà thực ra phải đền trả vì đức công bằng. Phải tổ chức giúp đỡ sao cho những ngƣời đƣợc trợ giúp dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc ngƣời khác và có thể tự túc.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

41

Vậy ngƣời giáo dân phải quí trọng và tùy sức giúp vào các việc từ thiện và những sáng kiến nhằm cứu trợ xã hội của tƣ nhân cũng nhƣ của quốc gia, kể cả quốc tế. Nhờ những công cuộc đó, ngƣời ta mới trợ giúp hữu hiệu cho mỗi ngƣời và mỗi dân tộc đang lâm cảnh khốn cùng. Trong việc này, giáo dân cần cộng tác với mọi ngƣời thiện chí

6.

GIÁO HỘI VIỆT NAM QUAN TÂM

ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI VÀ DẤN THÂN XÃ HỘI

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác quyết thật rõ ràng hoạt động bác ái là trách vụ thiết yếu của Giáo Hội. Giáo Hội đang đồng hành với một thế giới còn dẫy đầy đau thƣơng. Ngài cho thấy tầm quan trọng của việc thực hành đức ái của Giáo Hội: “Trải qua năm tháng, với sự tăng trƣởng dần dần của Giáo Hội, việc thực thi bác ái đƣợc xác nhận nhƣ một lĩnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các quả phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, bệnh nhân và ngƣời túng thiếu dƣới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Giáo Hội cũng y nhƣ việc phục vụ bí tích và rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội không thể chểnh mảng trong việc thực thi bác ái cũng nhƣ không thể chểnh mảng với bí tích và Lời Chúa” (Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu, 22).

Trong dòng lịch sử dân tộc, Giáo Hội Việt Nam bằng nhiều cách trong những thời gian khác nhau đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc, an ủi những kẻ bất hạnh nhất, bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề xã hội. Dù vậy, Giáo Hội tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều để làm trong lãnh vực này. Chúng ta cần suy nghĩ để các hoạt động bác ái này không còn mang tính chất riêng lẻ và của từng cá nhân hay từng giáo phận, nhƣng đƣợc điều hành chung trong toàn thể Giáo Hội Việt Nam. Nhất là, chúng ta cần suy nghĩ để làm sao bác ái, vốn là một nhiệm vụ không thể bỏ qua của Giáo Hội, đƣợc thực thi với tấm lòng của Thiên Chúa, với tình yêu mỗi ngày

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

42

một ân cần hơn, vì ngƣời nghèo cần đƣợc yêu thƣơng trƣớc cả khi cần một nhu cầu vật chất. Ta có thể nói nếu Giáo Hội là cộng đoàn bác ái, thì hoạt động bác ái là một việc phục vụ thiêng liêng, chứ không chỉ là công việc thuần túy kỹ thuật là phân phát vật chất.

Dẫu có một lòng đạo mạnh mẽ, các tín hữu Việt Nam vẫn còn yếu kém trong ý thức xã hội. Ý thức phục vụ công ích, tôn trọng luật lệ chung, cổ xúy nếp sống văn minh, gìn giữ môi trƣờng còn nhiều hạn chế. Chiều kích cộng đoàn và xã hội của đức tin cũng chƣa đƣợc nổi bật nơi các tín hữu Việt Nam. Chính vì thế, định hƣớng của Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng phải soi sáng Giáo Hội Việt Nam về việc phục vụ công ích, dấn thân xã hội. Giáo Hội Việt Nam cần làm sao để mọi thành phần dân Chúa đều biết học thuyết của Giáo Hội Công giáo về xã hội. Đó sẽ là chỉ nam cho các môn đệ Đức Kitô trong xã hội hôm nay cũng nhƣ mai ngày.

Giáo Hội Việt Nam chắc chắn không làm chính trị đảng phái, cũng không áp đặt quan điểm của mình trên những ai không muốn tiếp nhận đức tin. Nhƣng Giáo Hội cũng không đứng bên lề xã hội và không thể làm ngơ trƣớc những vấn đề của đất nƣớc; trái lại Giáo Hội có bổn phận làm cho các tín hữu ý thức mạnh mẽ về chiều kích xã hội và chính trị của đức tin Kitô hữu, cũng nhƣ giúp họ chọn thái độ sống đúng đắn đối với xã hội. Vì vậy, các tín hữu phải có khả năng sống theo sự thật, bình thản và xác tín trả lời cho những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của mình. Họ phải cổ xúy tinh thần cộng tác với những ai thiện chí, bất kể tôn giáo, quan điểm, để lo cho công ích (Đề Cƣơng 40.41).

Biên tập: BTH (Thư từ góp ý xin liên hệ: Email- [email protected]) (Tài liệu tham khảo : http://gdpttt.com/bth/SACLENH_TDGD/index.htm )

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

43

Tôma Hoàng Kim Khánh Ban Truyền Thông GĐPTTT Giáo tỉnh Huế

Hai trong nhiều ví dụ :

- Một sinh viên sử dụng tài liệu trong phòng thi, giám thị phòng thi không phát hiện. Kết quả, sinh viên này không bị xử lí kỷ luật theo Qui chế Thi cử và có điểm thi cao, chẳng hạn.

- Một quan chức lấy cắp tài sản, tiền bạc của nhân dân, các cơ quan chức năng chƣa phát hiện. Kết quả, quan chức này tiếp tục tại vị, giàu có, nhà cao cửa rộng, … chẳng hạn.

Chắc chắn, hai ngƣời nói trên (chủ thể của hành vi) khi gian lận trong thi cử, hoặc tham nhũng họ biết chắc rằng họ đã phạm quy, phạm pháp. Nhƣng tại sao họ vẫn thực hiện hành vi mà bản thân họ trƣớc đó đã nhận biết là sai trái ?

Nguyên nhân và hậu quả :

Sinh hoạt của con ngƣời trong xã hội thì muôn hình, muôn dạng khó có thể qui định đầy đủ bằng luật, trong khi mọi hành vi của con ngƣời lại đƣợc đánh giá đúng–sai, công–tội, … theo luật. Nên sẽ là không công bằng, khi cùng một hành vi tham nhũng, ông quan này bị truy tố và tuyên là

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

44

“Có tội với nhân dân”, ông quan kia chƣa bị phát hiện và truy tố lại là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Nếu mọi thành viên trong xã hội sống, làm việc theo đúng luật pháp và hiến pháp thì xã hội sẽ ổn định, trật tự. Không ai phủ nhận điều đó. Nhƣng, “kẻ hở” của luật nói trên, cùng với “não trạng và lối sống thực dụng” lại là nguyên nhân khiến ngƣời ta có thể “làm bất cứ điều gì để hưởng lợi, miễn là không bị bắt hay không ai nhìn thấy. Tiêu chuẩn tốt xấu trở thành tương đối và như thế, có dấu hiệu của sự phá sản lương tâm”. (x. Thƣ chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010,Số 5)

Xem ra, trong cái “ổn định, trật tự” của xã hội tiềm ẩn cái nguy cơ “bất ổn, vô trật tự” ?

Thử tìm một giải pháp :

Trong gia đình, cha mẹ dạy con cái “phải làm điều này, không được làm điều kia”. Ở trƣờng, các học sinh đƣợc dạy “không được làm điều này, nếu vi phạm sẽ bị phạt như thế này, hoặc như thế kia, … ”, và xã hội, thay vì sau khi bằng mọi cách khuyến khích những điều “mọi người nên làm”, ngăn ngừa không để những điều “mọi người không nên làm” xảy ra, mới bàn đến “theo luật để xử phạt”, mà “cứ thế, theo luật mà xử phạt”. Gia đình, học đƣờng, và xã hội đã và đang sử dụng một phƣơng pháp có tính áp đặt, cƣỡng bức, chƣa chú ý đến yếu tố lƣơng tâm trong giáo dục hành vi con ngƣời.

Khi xã hội lấy luật làm căn cứ để đánh giá hành vi của mỗi ngƣời, thì cách đây 3 năm, Giám mục Stê-pha-nô Tri Bửu Thiên, qua chuyên đề Giáo Dục Lƣơng Tâm, trong Hiệp Thông, số 46, tháng 3-4 năm 2008, đã lên tiếng khẳng định “lương tâm là yếu tố chính yếu đánh giá hành vi của mỗi người”.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

45

Thật vậy, “Nhờ có lương tâm (loại lương tâm hiện thể) mà, trước khi hành động, lương tâm dĩ tiền thúc đẩy con người luôn chọn việc tốt để làm và khuyến cáo không được làm điều xấu; đang khi hành động (lương tâm đồng thời) động viên chủ thể phải làm điều tốt, không được bỏ qua hoặc thoái thác và ngăn chặn bằng cách gây ra sự hồi hộp, lo âu, sợ hãi nếu chủ thể cố ý làm một điều xấu; sau khi hành động (lương tâm dĩ hậu): khen ngợi nếu chủ thể làm tốt một việc lành và trách móc, cắn rứt nếu chủ thể làm một việc xấu” (Sđd).

Trƣớc, trong khi thực hiện mỗi hành vi, chủ thể của hành vi luôn đƣợc thúc đẩy hoặc can ngăn bởi lƣơng tâm, và liền sau khi thực hiện hành vi, sẽ đƣợc phán xử là tốt – xấu bởi chính lƣơng tâm của chủ thể. Nhƣng toà án xã hội chỉ kết án là có tội khi hành vi ấy bị truy tố, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, có đủ bằng chứng pháp lý.

Một hành vi bị toà án lƣơng tâm xét xử là có tội, có thể đƣợc toà án xã hội tuyên là vô tội. Đây chính là cái “bất ổn, vô trật tự” của xã hội chúng ta đang sống. (Chúng ta nghe tham nhũng tràn lan nhƣng mấy ngƣời bị kết án !)

Dĩ nhiên, “do ảnh hưởng của tội lỗi, ảnh hưởng của môi trường thiếu lành mạnh, ảnh hưởng của những gương xấu và của những tác động xấu đến từ bên ngoài và bên trong con người mà lương tâm của mỗi người có thể bị sai lầm và rất dễ bị biến chất, thoái hóa thành những cái tâm xấu, tâm bất chính, tà tâm hay ác tâm...” (Sđd)

Vì vậy, “Việc giáo dục lương tâm tức là sự cố gắng giúp điều chỉnh và cải hóa những cái tâm đã bị biến chất, thoái hóa trở về với cái chính tâm, thiện tâm tức là lương tâm. Một lương tâm như thế cần phải chiếm được một địa vị nổi bật trong cuộc sống của mỗi người; nhất là trong thời đại chúng ta đang sống. Một lương tâm như thế sẽ giúp chúng ta biết

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

46

phân biệt cách dễ dàng hơn một điều nào đó, một hành vi nào đó là tốt hay xấu, nên làm hay phải tránh cho xa”. (Sđd)

Tạm kết :

Vấn đề lƣơng tâm, giáo dục lƣơng tâm là những vấn đề lớn của xã hội, của các tôn giáo. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn:

- minh định rằng để có một xã hội ổn định, trật tự cách bền vững, xã hội phải lấy lƣơng tâm làm yếu tố chính để đánh giá hành vi của nỗi ngƣời, không thể chỉ căn cứ vào luật. Luật có thể thay đổi tuỳ thời, tuỳ nơi vì do con ngƣời đặt ra, nhƣng lƣơng tâm, đạo đức khách quan, do Thiên Chúa đặt vào tâm trí con ngƣời, không thể thay đổi. (Lƣơng Tâm, Đỗ Trân Duy, Maranatha - Lạy Chúa, Xin Ngự Đến. Số 90, ngày 11-11-2006).

- gợi nhắc mỗi Kitô hữu, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, mỗi một tổ chức, đoàn thể trong Giáo Hội luôn quan tâm đến việc giáo dục lƣơng tâm nhƣ lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua các Thƣ Chung 1992, 2007, 2008. Khi mà giáo dục học đƣờng, xã hội của chúng ta con nhiều bất cập, não trạng và lối sống thực dụng đang từng bƣớc trở thành mục đích sống của mỗi ngƣời, đặc biệt ở giới trẻ, công việc này lại càng khẩn thiết hơn.

Tôma Hoàng Kim Khánh

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

47

Giuse Hồ Ngọc Hương

Từ quy luật tất nhiên của tạo hóa, sự lƣớt qua nhanh chóng của thời gian, mỗi con ngƣời chúng ta đều phải trả lại cho tạo hóa, từng quãng đời trẻ trung và già nua của mình, những buồn vui, giận dữ, yêu ghét, hƣởng thụ . . . . là một xâu chuổi trải dài theo cách sống con ngƣời của chúng ta, mọi sự trải qua đó gọi là cuộc sống.

Cuộc sống là một chuyến đi, một quá trình đi đến mục đích thiện hay ác, chúng ta hoàn toàn tự do lựa

chọn.“Nhân chi sơ tính bản thiện”, bản chất nguyên thủy của con ngƣời là thiện, bình an và yêu thƣơng. Tuy nhiên, điều thiện của ta bị quấy nhiễu và bị làm cho biến dạng bởi các ràng buộc. Cho nên các bậc tiền nhân thƣờng dạy “Trăm năm bia đá vẫn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” phong tục gia giáo của cha ông chúng ta thƣờng hay lấy ca dao, tục ngữ dạy cho con cháu, coi nhƣ là lễ giáo của gia đình.

Hiện nay chúng ta đang sống giữa thời hiện đại hóa kinh tế, một nền văn minh hiện đại, xã hội đang trên đà thái hóa. Khiến con ngƣời bon chen tranh giành nhau tiền bạc làm giàu trong tội lỗi, chà đạp lẫn nhau khi có cơ hội, tìm đủ

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

48

mọi cách để có sự sống sa đọa, không còn lƣơng tâm làm ngƣời, làm cho ngƣời đời thấy nhiễu nhƣơng hơn, cũng vì thế chúng ta dễ buông xuôi theo cuộc đời, chìm đắm trong tội lỗi, không còn lƣơng tâm và đạo lý.

Bắt nguồn từ đâu? là do THAM, SÂN, SI; Phật Giáo gọi là “tam ác đạo” . Ba con đƣờng đƣa ta vào vòng xoáy của thực dụng tội lỗi. Khi cái tham chiếm ngự trong tâm trí, ta trở nên thâm hiểm ác độc, chiếm lấy cái lợi riêng cho mình. Khi cái sân nổi dậy làm cho ta thiếu suy nghỉ mất khôn. Khi cái si đã mê hoặc, ta thƣờng bị lú lẫn, ngu muội không còn đủ lý trí để phân biệt thiện hay ác.

Vâng, trƣớc những cám dỗ của cuộc sống, của thú tính con ngƣời, do lòng tham không đáy xúi giục, ta mãi lo cho ta, lo cho gia đình ta, rồi lo cho thân bằng quyến thuộc lo hoài, lo mãi không bao giờ lấp cho đầy… Tất cả mọi thứ trên đời, của cải vật chất ăn chơi trác táng, sa đọa, cái tham cứ xúi giục, dù biết làm nhƣ vậy là tội lỗi. Rồi có khi ta cũng thức tỉnh thấy cái tham quá tàn ác với anh em chung quanh mình, nhƣng mặt nạ cái tham nó che mất lƣơng tâm, không còn nghĩ đến phẩm giá của mình, thì làm sao biết đƣợc cái tham đã làm đau khổ rất nhiều ngƣời .

Sở dĩ khi có ngƣời góp ý, hay cha mẹ anh em khuyên bảo cũng không nghe lời, Khi đấy sân giận nổi lên che lấp sự khôn ngoan, để cải vã với cha mẹ và anh em, có thể xẩy ra xô xát và án mạng, nhƣng đa số là giận hờn, xa lánh hoặc từ bỏ ngƣời thân .

Nếu ta theo con đƣờng si mê ăn chơi. Thân ta sẽ phạm tội dâm dục, có khi phải trộm cắp và cƣớp giật. Miệng hay nói láo, nói lƣờng gạt, nói thêm bớt, nói đâm thọc, “văng tục chƣởi thề”...cho nên thƣờng vấp phải tham, sân, si trói buộc lèo lái lƣơng tâm. Đến khi khánh kiệt mới thức tĩnh

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

49

thấy tham, sân, si đã làm cho ta thân bại danh liệt, tán gia bại sản.

Đồng tiền , của cải vật chất là những thứ cần thiết của con ngƣời, nhƣng đừng để đồng tiền, vật chất chi phối lƣơng tâm ta, đồng tiền đem đến cho ta hạnh phúc bình an, hoặc hạnh phúc tội lỗi, đừng để đồng tiền làm chủ, điều khiển, ngƣời đời hay nói gần đây “ tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý”. . . Hiện nay chúng ta đang có xu hƣớng tìm hạnh phúc trong tội lỗi, có ngƣời tự hào nói “ có tiền mua Tiên cũng được”.

Đúng vậy, tiền bạc hẳn nhiên đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, nếu ta xem đồng tiền “quan trọng nhất”dùng tiền bạc làm thƣớc đo mọi giá trị trên đời, thì ta sẻ bị đồng tiền điều khiển, giữa những cơn lốc tiền tài danh vọng đang xoáy vào cuộc sống, ngƣời ta lầm tƣởng rằng tiền là sự thành công trong đời, đa số ngƣời ta lại lao theo đồng tiền, bằng mọi thủ đoạn trái với lƣơng tâm, tham ô, móc ngoặc, mua gian bán lận, cho vay nặng lãi v.v .. Đứng trƣớc sự cám dỗ của đồng tiền, con ngƣời có thể chấp nhận những việc mà bình thƣờng không bao giờ đồng ý. Phải biết làm chủ đồng tiền, đừng làm nô lệ đồng tiền, khi ta bị đồng tiền sai khiến, thân ta ích kỷ, hẹp hòi, tham lam, ác độc, say mê theo lạc thú, thì ta cũng lầm tƣởng nhƣ thế là hạnh phúc?

Tuy nhiên, để làm chủ đƣợc tiền của không phải dễ dàng, lời Chúa trong tin mừng Mt 19, 16- 23: “Bấy giờ có một ngƣời đến thƣa Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” Đức Giêsu đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.” Ngƣời ấy hỏi: “Điều răn nào?” Đức Giêsu đáp: “Ngươi

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

50

không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. . Ngươi không được trộm cắp. . Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ kính cha mẹ, và “ Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình.” Ngƣời thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó tôi đã giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không?” Đức Giêsu đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. Nghe những lời đó, ngƣời thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ của ngƣời: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời.” Với bài Tin Mừng trên, Chúa đã dạy cho chúng ta biết áp dụng tham, sân, si để sửa đổi bản thân mình có đời sống hoàn thiện

Với anh em cơ nhỡ, nghèo khổ, ngƣời già neo đơn, đặc biệt những ngƣời bất hạnh, ta nên có thiện chí giúp đỡ, khi ta làm bác ái, là đã đánh mất lòng tham của ngƣời. Khi giao tế với anh em nói lời chân thật, dịu dàng, hòa giải, đứng đắn là đã đánh mất sân giận. Chúng ta phải thật lòng ham muốn làm những việc trên, là lƣơng tâm chúng ta đã sáng suốt lựa chọn sống theo lời Chúa dạy. Biết kính Chúa yêu ngƣời là ta đã loại bỏ đƣợc si mê.

Khi gặp chuyện khó giải quyết đang lo nghĩ. Ta nên hít một hơi thật sâu, trƣớc một việc khó khăn để giúp mình tự tin hơn – Để thấy rằng mình không chỉ sống cho mình, mình còn có gia đình, có cha mẹ anh em , có bạn bè trong cộng đoàn và xã hội - Mình chỉ có một cuộc đời để sống nên phải sống sao cho xứng đáng - Sống sao để đừng bao giờ phải hối tiếc và không bao giờ nói hai chữ “giá như ”. .

Hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tỉnh trƣớc sự đâm thọc vu khống; hít một hơi thật sâu để kìm chế cơn giận đang ngùn ngụt cháy trong lòng vì họ thêu dệt hại mình; hít

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

51

một hơi thật sâu nhìn cuộc đời đầy ngang trái; hít một hơi thật sâu để kết nối những anh em bị chia rẽ khi ngƣời đời áp bức; hít một hơi thật sâu để đừng nghe những lời gian dối. Hít một hơi đơn giản để thấy rằng mình là một thực thể đang tồn tại trong đời nầy; hít một hơi thật sâu và thở ra thật mạnh để đuổi bay đi những âm mƣu, toan tính của ngƣời đời, thổi bay những suy tính tam ác ra khỏi lòng mình, để đón nhận bình an của Chúa ban cho ta hằng ngày.

Nhìn lại hƣớng đi của cuộc đời sa đọa, đam mê đúng là bể khổ, quay đầu là bờ, đừng vì những con quỷ dục vọng lôi kéo chúng ta vào con đƣờng trụy lạc mà quên đƣờng về, hãy quay đầu về con đƣờng hoàn thiện, đánh tan cuộc đời lầm lạc sa ngã mới mong tìm thấy hạnh phúc vĩnh cửu.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh cả Giuse xin cho chúng con ơn hoán cải, để chúng con làm một bƣớc ngoặc sám hối trong cuộc đời, để cho chúng con thành con ngƣời mới, nguyện xin lửa Thánh Tâm đốt cháy sự hững hờ của chúng con đối với anh em khốn khó, cơ nhở, lạnh lùng với ngƣời già neo đơn, hửng hờ với ngƣời bất hạnh, xin cho chúng con biết mở rộng tình yêu đón nhận anh em mình, để chúng con biết nhìn và chia sẻ với anh em gặp khó khăn bằng con tim nhân ái bằng xƣơng bằng thịt, biết băn khoăn xao xuyến trƣớc nỗi đau của ngƣời khác.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu cho chúng con thú nhận tội lỗi vì đã có những hành động chƣa xứng đáng làm con của Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin Chúa sai Thánh Thần đến đổi mới đời sống chúng con, và ban sức mạnh cho chúng con can đảm sửa lỗi lầm, đem lại sự sống mới , biết sống yêu thƣơng và phục vụ nhau mãi mãi.

=========

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

52

.

“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới trở nên con cái của cha anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 38-48 ) Có lẽ không có lời khuyên nào của Đức Giêsu lại khó đem ra thực hành cho bằng lời khuyên “ Hãy yêu kẻ thù”. Vì trong thực tế tất cả chúng ta đều nghĩ rằng không ai có thể giữ đƣợc lời khuyên này. Yêu ngƣời yêu mình thì dễ, chứ ai lại đi yêu kẻ tìm cách hại mình, dù công khai hay âm thầm. Nhƣ vậy chúng ta làm thế nào yêu kẻ thù đƣợc? Trƣớc hết phải cầu nguyện, phát huy tinh thần và củng cố khả năng tha thứ. Vì không biết tha thứ thì cũng không biết yêu thƣơng. Nhƣng chúng ta phải hiểu rõ rằng: Ngƣời tha thứ trƣớc tiên là ngƣời đã bị lừa gạt, bị ám hại, bị áp bức và bị chịu bất công. Kẻ phạm tội có thể xin tha thứ, và quay về với chính mình. Nhƣ đứa con hoang đàng đang rảo bƣớc trên con đƣờng đầy gió bụi phong ba, với lòng ao ƣớc đƣợc tha thứ. Nếu tha thứ thì chúng ta phải quên. Nghĩa là: Điều ngƣời khác đã làm cho chúng ta không còn là một chƣớng ngại khả dỉ ngăn cản các quan hệ mới, chứ không bao giờ chúng ta có thể nói: Tôi tha thứ cho anh. Nhƣng tôi không bao giờ quên điều anh làm cho tôi, hoặc tôi không quan hệ với anh nữa. Nói nhƣ vậy là không phải tha thứ thật. Tha thứ là hoà giải, gặp lại nhau, là cất đi một gánh nặng hay xoá bỏ một món nợ. Nếu không chẳng có ai có thể yêu kẻ thù vậy Ngƣời thân cận làm tổn thƣơng chúng ta, chính là kẻ thù. Nhƣng phải nhìn nhận rằng hành vi xấu của con ngƣời đó không bộc lộ hết toàn diện, nơi kẻ thù tệ nhất, chúng ta có thể khám phá ra những điểm tốt lành. Nhân cách của mỗi ngƣời chúng ta có cái gì đó mang dáng dấp tâm thần phân lập, làm chúng ta chựng lại một cách bi thảm, nhƣ thánh Phaolô nói: “ Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm. Nhƣng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” ( Rm

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

53

7, 19 ) Điều này đơn giản. Có nghĩa là: Nơi ngƣời xấu nhất vẫn có cái tốt và nơi ngƣời tốt nhất vẫn có cái xấu. Một khi khám phá ra chân lý này, chúng ta sẽ ít chiều theo khuynh hƣớng tự nhiên là ghét kẻ thù. Nếu chúng ta nhìn kĩ bên dƣới bề mặt, bên dƣới những hành vi xung động, chúng ta có thể sẽ tìm thấy nơi kẻ thù một điều tốt lành, đồng thời chúng ta cũng nhận thấy rằng điều ác họ làm cũng không biểu lộ hết con ngƣời họ. Vì hận thù nơi họ xuất phát tƣ sợ hãi, kiêu căng, ngu dốt, hiểu lầm,... Nhƣng dù sao, hình ảnh Thiên Chúa nơi họ không thể bị xoá nhoà. Nhƣ thế, chúng ta yêu kẻ thù vì biết rằng họ không hoàn toàn xấu về mọi phƣơng diện và họ cũng không ở ngoài tầm tác động của tình yêu cứu chuộc mà Thiên Chúa dành cho họ. Chúng ta phải tìm cách gây thiện cảm và cảm thông với họ, mỗi lời nói, mỗi hành vi của chúng ta phải góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết, cảm thông với kẻ thù, đồng thời tạo điều kiện để khai mở dòng thiện chí đã bị ngăn chặn bởi bức tƣờng hận thù. Đức Giêsu đã lập và đặt nền tảng vững chắc trên tình yêu thì vẫn tồn tại và không ngừng phát triển rộng lớn. Ngƣời đã bắt đầu với một nhóm ngƣời dấn thân, thấm nguần tinh thần của Ngƣời. Nhờ vậy họ đã mở toang cánh cửa và đã rao giảng Tin Mừng khắp mọi nơi. Ƣớc gì chúng ta ý thức đƣợc rằng: Chúng ta sẽ không bao giờ là con cái đích thực của Cha trên trời, trừ khi chúng ta yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngƣợc đãi chúng ta. Lạy Chúa Giêsu, đời sống của chúng con còn nhiều giới hạn. Xin thánh hoá tƣ tƣởng, lời nói và việc làm của chúng con. Để chúng con biết can đảm: Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngƣợc đãi chúng con, ngõ hầu chúng con đƣợc đích thực làm con cái của Cha trên trời. Amen.

Đôminicô Hoàng Văn Đồng GĐPTTT. Xứ đoàn Phƣớc Vĩnh. BMT.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

54

Ông vua của vƣơng quốc nọ vào dịp sinh nhật cô công chúa nhỏ đã tặng cô một chiếc vòng cổ bằng kim cƣơng. Thật không may, chiếc vòng bị đánh cắp và mọi ngƣời trong cung điện đã tìm khắp nơi mà không thấy.

Cuối cùng vua hạ lệnh, ai tìm thấy chiếc vòng sẽ đƣợc thƣởng 50.000 đôla.

Một ngày nọ có viên tu sĩ đi dọc theo con sông để trở về nhà ở gần một khu công nghiệp. Con sông này đã bị ô nhiễm nặng nề, hôi thối và nồng mùi khó chịu. Đột nhiên khi đang đi dọc theo con sông, thì vị tu sĩ chợt nhìn thấy một thứ ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt sông. Và khi ông nhìn xuống, thì đó chính là sợi vòng cổ bằng kim cƣơng bị đánh cắp. Thoáng chút suy nghĩ, tu sĩ quyết định phải vớt cho bằng đƣợc sợi dây để giành 50.000 đôla tiền thƣởng.

Viên tu sĩ vục tay xuống dòng sông hôi hám và bẩn thỉu để chộp lấy sợi dây, nhƣng cứ hễ ông gần với tới thì nó lại biến mất, không tài nào chộp đƣợc. Viên tu sĩ rút tay lên nhìn lại lần nữa, sợi dây vẫn ở đó. Và ông lại thử lại lần nữa. Lần này ông bƣớc hẳn xuống dòng sông mặc cho hai ống quần nhuốm bẩn hôi hám.

Nhƣng lạ kỳ thay, chiếc vòng vẫn tuột mất! Ông bƣớc lên khỏi lòng sông, chán nản và định bƣớc đi. Nhƣng đến khi ông quay nhìn lại, thì ông vẫn nhìn thấy chiếc vòng, nó vẫn ở đấy. Lần này, ông bất chấp tất cả, quyết nhặt cho bằng đƣợc chiếc vòng cổ. Viên tu sĩ quyết định lao mình xuống dòng sông. Mặc dù ghê tởm nhƣng ông vẫn không ngần ngại lặn sâu xuống và mò tìm chiếc vòng. Một lần nữa ông lại thất bại. Lần này ông thực sự chán nản và thất vọng, ông không thể có đƣợc món tiền thƣởng 50.000 đôla.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

55

Đột nhiên có một vị thánh đi ngang qua, nhìn thấy viên tu sĩ liền dừng lại và hỏi chuyện gì đang xảy ra. Viên tu sĩ sợ “mất miếng” nên giấu nhẹm chuyện chiếc vòng.

Thế nhƣng vị thánh vẫn nhìn ra đƣợc viên tu sĩ đang gặp rắc rối. Bằng lòng trắc ẩn, ông hỏi lại viên tu sĩ một lần nữa và hứa sẽ không để lộ bí mật đó với bất kỳ ai khác. Viên tu sĩ lấy hết dũng khí quyết định nói ra sự thật.

Suy nghĩ một lát, vị thánh quay sang nói với viên tu sĩ là hãy thử tìm phía bên trên hay xung quanh những nhánh cây thay vì tìm ở dƣới lòng sông. Viên tu sĩ nhìn lên và đúng nhƣ lời vị thánh nói, chiếc vòng cổ bằng kim cƣơng đang bị mắc lủng lẳng trên một nhánh cây. Vậy mà ông ta chỉ mải bắt lấy cái bóng phản chiếu của sợi dây kim cƣơng thực sự bên dƣới lòng sông hôi hám nặng mùi.

Mộng Tuyền ( sƣu tầm )

Tạnh mƣa, bọn trẻ bƣng cơm đứng ăn trƣớc cửa. Tý

khoe:

- Nhà Tý ăn thịt gà.

Đêm đó, bà Tám chửi:

- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.

Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thƣơng tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở, vì nhà nó đông vui. Trời đổ mƣa. Thằng Tý la lớn:

- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt, ba ơi!

Mọi ngƣời nhìn theo. Thì ra, một con cóc dƣới kẹt tủ đang giƣơng mắt nhìn lên quan tài ông giáo.

(Đừng vội kết tội cho ngƣời khác, bạn nhé!

Hãy bao dung, độ lƣợng và tha thứ!)

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

56

Về Miền Đất Thánh (Holy Land)

(Gethsemane - tiếp theo)

Giuse Huỳnh Bá Song Rời Nhà thờ Kinh Lạy Cha, Đoàn tiếp tục theo triền Núi

Cây Dầu đi hướng về Giêrusalem. Đường xuống núi rộng dần với những con đường lót đá thoai thoải và lượng khách hành hương cũng thưa thớt, không còn cảnh chen chút nhau như trên trung tâm đỉnh. Núi Cây Dầu là một ngọn núi đặc biệt, chiếm khá nhiều Thánh tích quan trọng xung quanh Giêrusalem và cũng đóng một vai trò trọng yếu trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Trên đường rao giảng hướng về Giêrusalem, Chúa thường đi qua đây và cũng chính từ ngọn núi này, Người đã tiên báo về sự suy tàn của Thành Thánh Giêrusalem. Nơi vườn Ghết-sê-ma-ni dưới dân núi, Người thường đến cầu nguyện và trong biến cố chịu nạn, nơi khu vườn này, Giuđa đã nộp Người vào tay những kẻ tội lỗi. Sau khi Phục Sinh, đỉnh núi Cây Dầu cũng là nơi chứng kiến Người đã lên trời hiển vinh. Tên “Núi Cây Dầu” bắt nguồn từ những cánh rừng cây Ôliu (mà trái của nó dùng để ép thành loại dầu ôliu nổi tiếng trên khắp thế giới) bao bọc xung quanh phía Đông ngọn đồi của Thành phố Giêrusalem cổ, kéo dài đến tận thung lũng Kidron, ngày nay vẫn còn hiện diện khá nhiều mà điển hình là khu vườn Ghết-si-ma-ni dưới chân núi. Ngọn núi, là tầng đệm giữa sa mạc Giuđêa và Thành phố Giêrusalem. Phong cảnh trên đỉnh núi rất hùng vĩ, những thảm cây rừng rợp bóng kéo dài từ đỉnh phía Đông chạy xuống sâu tận vào lòng sa mạc Giuđêa. Phía Tây của núi mở ra hình ảnh một Thành phố cổ đặc trưng trong truyền thuyết, vừa hoành tráng trong quy mô xây dựng, vừa đượm nét thần linh với những di tích một thời vinh

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

57

quang còn sót lại của Thành cổ Giêrusalem. Con đường đổ dốc đột nhiên bị chắn ngang bởi một thung lũng cây cối xanh tươi, hẹp dần và chạy dọc theo triền núi đối diện, bên cạnh con đường sâu thẳm trong lòng thung lũng là một nghĩa trang cổ rộng lớn của Người Do Thái. Anh Fareh Saba cho biết, đây là khu nghĩa trang lớn nhất và mang tính rất linh thiêng của người Do Thái vì theo truyền thuyết, những người được chôn cất nơi đây, sẽ được Phục Sinh vinh hiển với Đấng Mêssia (Đấng cứu chuộc theo quan điểm và là sự chờ mong của tín đồ Do Thái giáo). Khởi đầu con đường dốc hẹp này, cũng chính là nơi bắt đầu con đường Lễ Lá trong Kinh Thánh, nơi người dân Thành Giêrusalem mừng vui đón Chúa Giêsu vào Thành. “… Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến gần Thành Giêrusalem, gần làng Bếtphaghê và Bêtania, bên triền núi Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo : “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cỡi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo : “Tại sao các anh làm như vậy ?” thì cứ nói Ta cần đến nó và Người sẽ trả lại đây ngay.” Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông : “Các anh cởi con lừa làm chi vậy ?”. Hai ông trả lời như Đức Giêsu đã dặn và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó và Đức Giêsu cưỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành, chặt lá ngoài đồng mà rãi. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy : “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa ! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại Vua Đavid, tổ phụ chúng ta. Hoan hô Đấng trên các tầng trời !” Đức Giêsu vào Giêrusalem và đi vào Đền thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

58

sự và giờ đã muộn. Người đi ra Bêtania cùng với nhóm mười hai…” (Mc 11:1-11).

Ngày nay, theo anh Fareh Saba vào Chúa Nhật đầu Tuần Thánh hàng năm, nơi đây vẫn lập lại sự kiện trên – Nghi thức đón Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem với rất đông tín hữu khắp mọi nơi trên thế giới tề tựu về đây hành hương và lập lại nghi thức này. Liên tưởng lại Chúa Nhật Lễ Lá tại quê nhà, cộng đoàn thường tham dự với những cành lá trên tay được thắt khéo léo từ những tàu lá non của cây dừa nước. Không biết ở nơi hoang vắng như thế này, cộng đoàn sẽ lấy lá cây gì để rước Chúa trong ngày Lễ Lá, nên mình đành hỏi anh Fareh Saba. Suy nghĩ một lúc, quan sát chung quanh rồi anh chợt chỉ tay về phía cuối thung lũng – Một thân cây trơ trụi, sần sùi, le que đội ít lá trên đầu – Cây Thiên Tuế. Thì ra ! mình cứ nghĩ mãi mà không hình dung được ! Thật là tiện lợi, chỉ chặt một nhát là có ngay một cành lá để tham dự lễ thay vì phải tỉa thắt lá cầu kỳ như ở việt nam mình. Theo tay anh Fareh chỉ dọc theo thung lũng, ở đây cây thiên tuế mọc bao la, đủ cho nhu cầu các Lễ Lá nơi đây cho đến ngày Chúa lại đến.

Trên đường từ đỉnh núi Cây Dầu xuống Thành phố Giêrusalem, lưng chừng núi, tọa lạc một ngôi Nhà thờ do các Cha Dòng Phanxicô quản lý. Nhà thờ có một lối kiến trúc độc đáo : mái vòm có dạng hình giống một giọt nước mắt đang nhỏ xuống. Biểu tượng giọt nước mắt của Chúa Giêsu khi Người đứng từ đây nhìn về Giêrusalem mà khóc thương cho số phận sẽ bị tàn phá của Thành. “… Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy Thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói : “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiện giờ điều ấy còn bị che khuất, mắt người không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tứ bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

59

con cái ở giữa ngươi và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào vì ngươi đã không nhận biết thì giờ được Thiên Chúa viếng thăm.” (Lc 19:41-44). Vì vậy, Nhà thờ còn được gọi là “Nhà thờ Chúa Khóc Thương Thành Giêrusalem” (Dominus Flevit). Nhà thờ được xây dựng lại trên tàn tích của ngôi Nhà thờ cũ được xây dựng thời Byzantine vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, có đặc điểm, gian Cung thánh nhìn thẳng vào không gian rộng mở của Thành Giêrusalem qua một khung cửa kính to lớn, trong suốt. Từ mặt tiền bao lớn của Nhà thờ nhìn về phía Tây, toàn cảnh Thành phố Giêrusalem trải hiện ra trong một không gian vừa cổ kính, mang đậm nét dấu ấn thời gian nơi vùng hoang mạc khô cằn, trơ trụi vừa mang tính hoành tráng của một Thành phố trải rộng với những khu phố thị hiện đại cao ngất ngưởng đan xen bên cạnh những khối nhà, phố xá vuông vức hình khối hộp truyền thống của người Ả-rập thô kệch, giản đơn phủ lấp kín đầy từ chân cho đến tận các đỉnh đồi. Những đại lộ thẳng tắp, thênh thang với những dãy dài những chiếc xe hơi đời mới bóng láng lướt nhanh hối hả, thỉnh thoảng lại được vắt ngang bởi những con đường đất đỏ, lối mòn sỏi đá nơi chỉ vừa đủ cho những chiếc xe lừa thủng tha, thủng thỉnh chất đầy hàng hóa với người chủ nhân béo phị chểm chệ ngồi trên xe, lặng lẽ mơ màng nồng giấc ngủ ban trưa. Những hình ảnh tương phản, đan xen ấy tạo nên một Giêrusalem, Thành phố được mệnh danh “Thành phố hòa bình” – Thành phố với rất nhiều tên gọi, là nơi duy nhất trên thế giới được coi là Thành phố linh thiêng của cả Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.

Với người Do Thái, Giêrusalem tượng trưng cho quá khứ và là niềm hy vọng trong tương lai – Đó chính là nơi vua Đavid lập thành đô biểu tượng vương quyền của dân Do Thái với ngọn núi Moriah trong Cựu Ước hiện diện, nhắc lại câu truyện Abraham sẵn sàng sát tế con ruột là Isaac để

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

60

hiến dâng lên cho Thiên Chúa… là nơi vua Salomon đã lập đền thờ trên núi Moriah, nhưng đã bị phá hủy bởi người Babylonians vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Tuy nhiên, sau khi bị lưu đày trở về, người Do Thái đã tái thiết lại và gọi là đền thờ lần 2. Chính Đền thờ này lại bị người Lamã san bằng vào khoảng năm 70 sau công nguyên và hiện nay, trên nền cũ của khu Đền này, đã mọc lên một ngôi Đền Hồi giáo thay thế… Đó cũng chính là nơi, người Do Thái mòn mỏi than khóc mỗi ngày, mong chờ Đấng Messia, Đấng cứu chuộc cho dân Do Thái mà họ hy vọng sẽ đến.

Với người Kitô Giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra rất nhiều sự kiện quan trọng cuối đời của Chúa Giêsu Kitô : Người đã đến giảng dạy trong Đền thờ, thăm viếng và làm phép lạ tại các ngôi làng lân cận, lập các Bí tích và đến cầu nguyện với Đức Thánh Cha trong vườn Ghết-si-ma-ni trên Núi Cây Dầu, nhất là biến cố chịu nạn chịu chết để cứu chuộc nhân loại và đánh dấu sự Phục Sinh vinh hiển lên trời của Người đã xảy ra nơi đây…

Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi Giáo chủ Môhamét (Muhammad) đã đến hành hương, là Thánh địa quan trọng của Đạo Hồi sau Mecca và Medina (Trung tâm Đạo Hồi ở Ảrập Saudi). Đế quốc Ottoman với các tín hữu Hồi giáo đã chinh phục Giêrusalem và coi đó là một trong những Thành phố thần linh của họ. Truyền thuyết Đạo Hồi cho rằng, Giêrusalem chính là nơi mà nhà tiên tri, Giáo chủ Môhamét đã lên thiên đàng.

Tất cả đã hợp nên một Thành phố Giêrusalem, có một quá khứ tráng lệ, một hiện tại phức tạp và một tương lai hy vọng một nền hòa bình sẽ lan truyền khắp cả trái đất. Ngày nay, nhiều tín đồ trung thành của ba tôn giáo trên ở khắp nơi trên thế giới đã quy tụ về đây, hành hương và cầu nguyện hòa bình cho Thành phố này. (còn tiếp)

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

61

Trang Sức Khỏe Công dụng trị ho của sôcôla

BS. Vũ Phong

Theo báo Daily Mail sôcôla có thể đóng vai trò then chốt trong việc điều trị những cơn ho dai dẳng.

Các nhà khoa học vừa thực hiện những công đoạn cuối cùng của quá trình thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc có chứa theobromin, một thành phần đƣợc tìm thấy trong sôcôla và cacao.

Các nhà bào chế thuốc của Anh cho biết, loại thuốc này có thể có mặt trên thị trƣờng trong vòng 2 năm nữa.

Hàng triệu ngƣời trên thế giới bị những cơn ho kéo dài đến hơn 2 tuần khiến họ mệt mỏi và khó chịu. Một số ngƣời có các triệu chứng giống nhƣ bệnh hen, trong khi những ngƣời khác bị chứng ợ nóng.

Hiện phần lớn dƣợc phẩm trị ho chỉ giảm nhẹ các triệu chứng hơn là xử lý nguyên nhân, và bị chỉ trích là có những tác dụng phụ nhƣ gây buồn ngủ.

Bên cạnh đó, cũng có những nghi ngại về các tác dụng phụ của những dƣợc phẩm chứa codein, chất có nguồn gốc từ thuốc phiện.

Các nghiên cứu trƣớc đây của Viện Tim và Phổi Quốc gia ở London (Anh) nhận thấy theobromin có hiệu quả cao hơn 33% so với codein trong việc trị ho.

Nó tác động trực tiếp lên dây thần kinh phế vị, vốn chịu trách nhiệm đối với những cơn ho dai dẳng.

Nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy, theobromin không có tác dụng phụ vốn gắn liền với những loại thuốc tiêu chuẩn trị ho dai dẳng.

Công đoạn cuối cùng của việc thử nghiệm loại thuốc này sẽ bắt đầu trong vài tháng tới. Thuốc có tên khoa học là BC1036, do công ty tƣ nhân SEEK (Anh) nghiên cứu và phát triển.

Bbc.org

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

62

TIN TỨC VÀ SINH HOẠT

Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu TGP Sài Gòn

Nhằm thực hiện tinh thần mời gọi của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TGP TP HCM GB. Phạm Minh Mẫn về việc kiện toàn, củng cố các mặt sinh hoạt của đoàn thể, góp phần vào việc canh tân ngôi nhà Giáo Hội của Tổng Giáo Phận sau năm Thánh 2010.

BCH GĐPTTT TGP sẽ tổ chức các Khóa Thường Huấn Căn Bản dành cho tất cả các thành viên trong BCH các cấp vừa đƣợc bầu chọn hoặc lƣu nhiệm trong nhiệm kỳ 2011-2014. Khóa học do Linh mục Phó Tổng Linh Hƣớng Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ phụ trách. Thời gian thƣờng huấn Một ngày (tử 8giờ00 đến 17 giờ00) đƣợc chia làm 3 đợt theo lịch trình đã phổ biến đến các các đơn vị

GP. VĨNH LONG

CHUYẾN CÔNG TÁC VÙNG XÂU VÙNG XA NƠI HỌ ĐẠO XUÂN HIỆP, HỌ ĐẠO VĨNH XUÂN VÀ HỌ ĐẠO LONG THẮNG - GP. VĨNH LONG Ngày thứ hai, 6/6/2011 lúc 5g30 anh em chúng tôi lên đƣờng đem Thánh Tâm và LTXC về những giáo xứ XUÂN HIỆP, VĨNH XUÂN, LONG THẮNG. thuộc Giáo Phận VĨNH LONG,

Đƣợc sự cho phép của Cha sở họ đạo XUÂN HIỆP, Cha PHÊRÔ Phạm Hoàng Điềm, Huyện Trà Ôn - Vĩnh Long, 3 anh em chúng tôi lên đƣờng về Họ Đạo Xuân Hiệp để cùng với Cha sở làm giờ cầu nguyện Lòng Thƣơng Xót Chúa, trong 3 ngày : Chiều thứ hai 6/6, sáng và chiều thứ ba 7/6 và sáng thứ tƣ 8/6, chƣơng trình cầu nguyện sau mỗi thánh lễ và tập huấn về LTXC cho anh chị em cộng đoàn trong họ đạo. Lúc 9g00 anh em lại lên đƣờng về Họ Đạo VĨNH XUÂN lần thứ 3 cùng anh chị em họ đạo làm giờ cầu nguyện LTXC, sau đó

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

63

lên đƣờng về Họ Đạo LONG THẮNG thăm cộng đoàn LTXC và tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng với BCH GĐPT/TT CHÚA GIÊSU Xứ Đoàn Long Thắng tròn một năm tuổi và chuẩn bị bầu BCH mới nhiệm kỳ 2011 - 2014 vào ngày 6/8 tới đây xin anh chị em cầu nguyện cho Tân BCH nhiệm kỳ mới này đƣợc nhiều ơn Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria.

Giáo Phận Huế “Lạy Mẹ, xin Mẹ giúp để ước mơ của cha quản xứ nơi đây sớm thành hiện thực, vì lòng cảm tạ, kính yêu Mẹ”. “Tháp tùng” anh Giuse Hồ Ngọc Hƣơng, “vị tông đồ” hỗ trợ phát triển đoàn thể Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm tại giáo tỉnh Huế, chúng tôi đến Nhà thờ giáo xứ Thạch Hãn, thuộc hạt Quảng Trị, Giáo phận Huế vào lúc 16 giờ chiều. Chúa nhật 12-6-201, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cơn mƣa giông ban chiều, chúng tôi gặp trên đƣờng khi từ Huế ra đến Mỹ Chánh, không về đƣợc với Cổ thành Quảng Trị, nhƣng làm cho không khi nơi đây dịu nhẹ hơn, cảnh quang tƣơi sắc hơn. Ngôi Thánh đƣờng với kiếu dáng đậm nét văn hoá Việt, thật đẹp. Bên trong Thánh đƣờng, cộng đoàn phụng vụ đang sốt mến, cùng linh mục Phanxicô xavie Trần Phƣơng, quản xứ, hiệp dâng Thánh lễ cầu xin Chúa Cha ban Bình An và Thánh Thần Chúa cho mỗi ngƣời, mỗi gia đình và cộng đoàn. Phía trên tiền sảnh của Thánh đƣờng, ảnh Chúa Giêsu dang rộng đôi tay với Trái tim gợi nhắc về lòng yêu thƣơng nhƣ hải hà của Chúa luôn dành cho những thế hệ giáo dân gốc giáo xứ này, dẫu mƣu sinh nơi đâu, trong gần 40 năm ly tán, và hôm nay cho mỗi ngƣời và cộng đoàn, vừa tái lập.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

64

Anh em trong Hội Đồng Giáo Xứ đón chúng tôi nhƣ ngƣời thân xa nhà trở về. Tay bắt, mặt mừng, chúng tôi ngồi chuyện trò nơi hành lang Nhà Mục Vụ giáo xứ, công trình mới hoàn thành còn thơm màu sơn, gỗ mới. Tự hào nhƣng khiêm tốn, các anh nói, “… có được công trình này là nhờ những hy sinh, khó nhọc của cha quản xứ và cộng đoàn giáo xứ, sự giúp đỡ của Đức Tổng Giám mục, của Đức cha Phụ tá, của các linh mục, của anh chị em giáo dân trong Hạt, của rất nhiều người trong, ngoài giáo phận, bằng những đóng góp vật chất, bằng lời cầu nguyện. Cảm tạ Chúa, cảm tạ mọi người”. Đƣợc biết, giáo xứ Thach Hãn có từ lâu đời, là một giáo xứ lớn, có thời điểm giáo dân lên đến 7000, sinh hoạt đạo đức rất nề nếp, tốt đẹp. Sau hai biến cố 1972 và 1975, phần do quê hƣơng buổi chiến tranh, hoặc đời sống khó khăn đa số giáo dân đã phải tạm bỏ xứ, vào các tỉnh thành phía Nam sinh sống. Nhà thờ bị sụp đỗ, đất xứ bị trƣng dụng, giáo dân còn lại qúa ít, Thạch Hãn là họ nhánh thuộc Địa sở Trí Bƣu.

Anh Giuse Hồ Ngọc Hương họp bàn công việc với cha quản xứ và các Đoàn viên dự bị GĐPTTT Thạch Hãn

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

65

Qua thời gian khó, thêm số giáo dân trở về xứ cũ, số nhập cƣ, cộng đoàn ngày một nhiều hơn, Thạch Hãn đã có hơn 500 giáo dân, đủ để Đức Tổng Giám Mục Huế chuẩn thuận việc tái lập Giáo xứ Thạch Hản, vào năm 2009. Cha Phanxicô Xavie Trần Phƣơng, lúc bấy giờ là quản xứ Kẻ Văn, đƣợc Đức Tổng Giám Mục bổ nhiệm về quản xứ Thạch Hãn, mặc dầu công việc xây dựng Thánh đƣờng nơi ấy chƣa hoàn thành.

Vâng, mọi sự Chúa đã sắp đặt cho Thạch Hãn. “Theo ý Chúa, vâng lời Đức Tổng”, cha Phanxicô Xavie về với cộng đoàn Thạch Hãn vì “Mọi sự cho mọi người”.

***

Cơ sở vật chất, ngoài trừ ngôi Thánh đƣờng đƣợc cha tiền nhiệm xây dựng trên phần đất ngày xƣa là dãy phòng dùng vào việc dạy – học giáo lý, cơ sở 2 của giáo xứ Thạch Hãn cũ, bên đƣờng Hai Bà Trƣng, phƣờng I, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị hiện nay, khá hoàn chỉnh, còn lại kể cả Nhà xứ thì đơn sơ, mọi thứ đều thiếu thốn. Giáo dân ở xa Nhà thờ, lại phân tán trong nhiều khu vực, chƣa có tổ chức, đoàn thể nào sinh hoạt.

Cha Phanxicô xavie vững lòng tín thác nơi Chúa, cậy trông vào Mẹ La Vang, ngài bắt đầu từ giáo dân. Xây dựng nơi họ lòng tự hào về truyền thống sống và giữ đạo của những thế hệ tổ tiên trong giáo xứ, giúp họ ý thức đúng về trách nhiệm bổn phận của ngƣời Kitô hữu, của thành viên cộng đoàn, đào tạo, giúp đỡ, … để mọi ngƣời nên một, cùng ngài gánh vác việc xây dựng và phát triển giáo xứ.

Trong vòng 2 năm nhận xứ, ban đầu trùng tu Thánh đƣờng cho xứng hợp để tôn vinh Chúa, mua sắm các vật dụng cần thiết trong Nhà thờ, rồi cùng với cộng đoàn lo toan việc xây dựng Nhà Mục Vụ giáo xứ, gồm nơi ở của cha sở, phòng dành cho khách vãng lai, 2 phòng với đủ bàn ghế để dạy - học giáo lý, và là nơi hội họp của các đoàn thể.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

66

Hiện nay giáo xứ có 550 giáo dân, chia thành 4 khu vực theo địa bàn dân cƣ, việc đạo đức trong giáo xứ ngày một đẹp lòng Chúa. Có 5 lớp giáo lý từ Khai tâm đến Bao đồng, có Hội Legio Marie cho giới Mẹ gia đình, có Hội Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm cho giới Cha gia đình. Mọi hoạt động đều do Hội Đồng Giáo Xứ điều hành dƣới sự hƣớng dẫn của cha quản xứ.

Chúng tôi nghe rằng, vào chiều ngày 06-7-2011, cha Vincent Nguyễn Văn Hồng, Tổng Linh hƣớng và các thành viên trong Ban Chấp hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam từ giáo phận Sài Gòn về thăm, và cùng với cha quản xứ dâng Thánh lễ tạ ơn, chủ sự nghi thức Tuyên hứa của 30 Đoàn viên GĐPTTT trong giáo xứ. Nhƣ thế, ngày này, ngày chính thức thành lập xứ đoàn GĐPTTT Thạch Hãn, mốc điểm đáng ghi nhớ trong quá trình xây dựng và phát triển của giáo xứ.

Sáng sớm hôm sau, trƣớc khi về lại Huế, cha con chúng tôi có dịp chuyện trò, cha Phanxicô xavie không đƣợc khỏe, ngài uống nƣớc trong, hai anh em chúng tôi uống café do chính tay ngài pha, thật tuyệt ! Đến đƣợc đây và nghe chính ngài chia sẻ, chúng tội mới thấu hiểu những gian khổ, hy sinh của một Linh mục là thế nào !

Ngài lạc quan, nói với chúng tôi, “Công việc khó lắm, nhiều khi không biết tính toán cách nào, mình chạy lên Mẹ, Mẹ La Vang cách đây 4 cây số thôi. Xin Mẹ nâng đỡ, chỉ bày. Yên tâm mình chạy về”, và rồi, “Mọi sự nhờ Mẹ qua được hết”. Câu chuyện về Mẹ giữa cha con chúng tôi làm cho mỗi ngƣời tăng thêm lòng tin yêu, cậy trông nơi Mẹ.

Bất chợt, ngài đứng dậy, ra hành lang nhìn về đài Mẹ, quay vào, ngài nói, “Cơ sở vật chất của giáo xứ cũng tạm ổn, mình còn ao ước một điều là tu sửa lại đài Mẹ và hai Thánh tử đạo sao cho đàng hoàng, tử tế, để ngày về hưu cho thanh thản”.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

67

Từ biệt cha Phanxicô xavie, khi đi qua đài Mẹ, tôi thầm thì cầu xin, “Lạy Mẹ, xin Mẹ giúp để ước mơ của cha quản xứ nơi đây sớm thành hiện thực, vì lòng cảm tạ, kính yêu Mẹ”.

Tôma Hoàng Kim Khánh Ban Truyền thông GĐPTTT Giáo tỉnh Huế

Tiến trình bầu cử tân Ban Chấp Hành các cấp các nơi

CHÚC MỪNG

Chúc mừng BCH GĐPTTT Xứ đoàn Nam Thái nhiệm kỳ 2011-2014 đƣợc bầu ngày 3/6/2011và đƣợc Cha xứ kiêm Linh Hƣớng Lm. Phaolô Bùi Văn Phổ chuẩn thuận:

Phêrô Bùi Đăng Doanh : Đoàn trƣởng GB.Phạm Ngọc Duy : Đoàn phó Phanxicô Xavie Phạm Ngọc Thái : Thƣ Ký Giuse Đỗ Hữu Quảng : Thủ quỹ

CHÚC MỪNG Chúc mừng BCH GĐPTTT Xứ đoàn Vinh Sơn 6 nhiệm

kỳ 2011-2015 đƣợc bầu ngày 14/1/2011và đƣợc Cha xứ kiêm Linh Hƣớng Lm. Antôn Nguyễn Đình Thục chuẩn thuận:

Phanxicô Xavie Trần Văn Linh : Đoàn trƣởng Phanxicô Xavie Vũ Duy Đức : Phó nội vụ Vinh Sơn Vũ Quang Minh : Đoàn phó ngoại vụ Hêrônimô Bùi Văn Hiến : Thƣ Ký Vinh Sơn Bùi Viết Tân : Thủ quỹ Đaminh Nguyễn Văn Thiện : UVBAXH Phêrô Trần Duy Khai : UV Phụ vụ

CHÚC MỪNG Chúc mừng BCH GĐPTTT Hạt Bình An nhiệm kỳ 2011-2014 đƣợc bầu ngày 15/5/2011và đƣợc Cha xứ kiêm Linh Hƣớng Lm. Giuse Nguyễn Quốc Thắng chuẩn thuận:

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

68

Phêrô Nguyễn Hồng Thịnh : Đoàn trƣởng Phêrô Trần Văn Hùng : Phó nội vụ Giuse Trần Công Lý : Đoàn phó ngoại vụ Giuse Đoàn Thế Vinh : Thƣ Ký Anna Trần Thị Xuân Bình : Thủ quỹ Gabriel Tống Nhân Hiền : UV Tuyên huấn Têrêsa Bùi Thị Xuân Mai : UVBAXH Vicentê Trần Ngọc Khải : UV Truyền Thông Giuse Ngô Văn Đặng : UV Đaminh Nguyễn Đức Khải : UV Giuse Nguyễn Văn Lũy : UV Giuse Phạm Đình Luận : UV GB.Vũ Đình Châu: UV

Giáo Phận Nha Trang

CHÚC MỪNG GĐPTTT Xứ Đoàn Xuân Ninh,Giáo Hạt Cam Ranh,Giáo Phận Nha Trang.đã bầu xong BCH nhiệm kỳ 2011 - 2014 và đƣợc Cha Linh Hƣớng : Gioan Baotixita Ngô-Đình-San chuẩn thuận. Danh Sách BCH Đoàn trƣởng : Giuse Trinh văn Kíp. Phó nội vụ : Giuse Trịnh Quốc Tuấn. Phó ngoại vụ : Giuse Hoàng Đức Hạnh. Thƣ ký : Giuse Vũ Huy Vƣợng Thủ quỷ : Phêro Nguyễn Văn Tuần UV Tuyên huấn : Giuse Lê An Hòa UV Phụng vụ : Giuse Trịnh Quang Trung. UV Bác ái xã hội : Pherô Phạm Hậu

TRANG BÁC ÁI XÃ HỘI

Mọi sự hỗ trợ đóng góp cho ban bác ái xã hội của GĐPTTT giáo phận Sài Gòn xin quý ân nhân liên hệ trực tiếp với ông trƣởng ban Giuse Trần Duy Cần, Gx Tân Trang, ĐT: 0917978616.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

69

Chân thành cám ơn. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho quý ân nhân .

Trƣởng Ban Giuse Trần Duy Cần Hạt Thủ Đức giúp người nghèo

Ông Hội : 100.000đ

Ông Hữu : 100.000đ

Ông Hiệp : 100.000đ

Chị Nguyệt + Hoàng Hàng Xanh : 300.000đ

Anh Thiệu GX Tam Hà : 300.000đ

1 ngƣời GX Châu Bình : 70.000đ

Hạt Thủ Đức giúp Cha hưu

GX Xuân Hiệp : 100.000đ

GX Từ Đức : 100.000đ

GX Thánh Khang : 100.000đ

Thánh Tâm Thánh Khang : 100.000đ

GX Tam Hà : 100.000đ

Thánh Tâm Châu Bình : 200.000đ

GX Tam Hải : 100.000đ

GX Thủ Đức : 200.000đ

Anh Hiệp : 50.000đ

Ông Đặng Minh Đức giúp Ma rớ : 1.000.000đ

Chị Hoa GX Tân Trang giúp BAXH : 500.000đ

HẠT CHỢ QUÁN GIÚP NHÀ HƯU THÁNG 5

Chị Trí : 200.000đ

Chị Yến : 200.000đ

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

70

Bà Kim Mai GX Hƣng Phú : 100.000đ

Bà Maria Cung GX Chợ Quán : 100.000đ

HẠT CHỢ QUÁN GIÚP NHÀ HƯU THÁNG 6

Cô Trí 200.000đ

Cô Yến 200.000đ

Bà maria Cung 100.000đ

Bà Lạt GX Bình Xuyên 200.000đ

Chị Dung GX Chợ Quán giúp bệnh nhân 600.000đ

Anh Tự GX Thái Hòa giúp bệnh nhân 300.000đ

Ban BAXH/ GP 1.000.000đ

Tổng cộng giúp Anh Hùng Tổng Thƣ Ký nằm bệnh 1.900.000đ

Hạt Xóm Mới giúp các Cha hưu

Bà cố vân Yên 500.000đ

Ông cố Ban 300.000đ

Bà trùm Thƣ 250.000đ

Bà Maria nụ 200.000đ

Ông Giuse Hoàng 300.000đ

Anh Trần An GX Chí Hòa giúp bác ái ngƣời nghèo 2.000.000đ

ÂN NHÂN

Ban Chấp Hành GĐPTTT Việt Nam xin chân thành tri ân và ghi nhận những tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân đã tích cực hƣởng ứng, giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần cũng nhƣ vật chất cho Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Giáo Phận hoạt động đƣợc thuận lợi.

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

71

Theo yêu cầu của một số ân nhân. Xin quý ân nhân trong và ngoài nƣớc, trong và ngoài giáo phận có thành ý muốn hỗ trợ cho quỹ truyền giáo, quỹ hỗ trợ phát triển đoàn thể, quỹ hỗ trợ ơn gọi . . có thể gửi mọi đóng góp trực tiếp cho thủ quỹ TGP theo địa chỉ: Ô. Phạm Minh Lý, số tài khoản 060015021171 ngân hàng Sacơmbank ( ghi rõ quỹ muốn hỗ trợ)

ÂN NHÂN GIÁO PHẬN: 632. Gioan Baotixita Trần Thái Nam SN:XĐAn Lạc (hạt Chí Hoà)

633. Phêrô Nguyễn Văn Sô SN: Giáo xứ Hà Đông (hạt Xóm Mới)

634. Maria Nguyễn Thị Rƣợu SN: G xứ Hà Đông (hạt Xóm Mới)

QŨY TRUYỀN GIÁO 2011: Tồn tháng 5 chuyển sang : 71.509.000đ

- Xứ đoàn An Phú (hạt Tân Định) : 340.000đ

- Xứ đoàn Bùi Phát (hạt Tân Định) : 2.000.000đ

Tồn : 73.849.000đ

- Chi trong tháng 6 (*) :- 20.000.000đ

Còn tồn : 53.849.000đ

* Chi phục vụ công tác phát triển và truyền giáo tại 10 giáo phận trong tháng 6: Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng,, Thanh Hóa, Nha Trang, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sài Gòn.

Ân Nhân Lửa Mến: - Bà Rosa Chu Thị Hồng Gx Lạng Sơn : 200.000đ Qua anh Hồ Ngọc Hương - Hội ROHINI giúp 2 chị em dân tộc bại liệt giáo xứ Mỹ Thạch GP KonTum : 200USD Ông Thiên Ban đƣờng Tô Hiệu giúp Marớ : 500.000đ - Bà Maria Vũ Thị Lựu giúp 1 lá cờ (1.200.000đ) cho Trà Kiệu Qua xứ đoàn Bùi Phát

- Ông Phaolô Phạm Hoàng Hiếu USA giúp Marớ 2.000.000đ

Löûa Meán Thaùng 7 Naêm 2011

72

- Bà Maria Phạm Thị Tƣờng Vân giúp nhà trẻ nghèo Nghĩa Phú 600.000đ

ÂN NHÂN TRẠI NGƯỜI GIÀ NAM ĐỒNG (GP. BRVT) - Anna Trang, XĐ Tân Định : : 200. 000đ

Cầu cho linh hồn An-na Mừng - Giu-se Tiến – Maria Trinh

PHÂN ƯU

Đƣợc tin Ông Phêrô Lê Văn Viện, nguyên thủ quỹ BCH hạt Thủ Thiêm thuộc Xứ đoàn Tân Lập, GP. Sài Gòn qua đời vào ngày 01 tháng 06 năm 2011.

BCH GĐPTTT thành kính phân uu cùng tang quyến Nguyện xin Thánh Tâm Chúa sớm cho linh hồn Phêro vào hƣởng nhan thánh chúa

CẦU NGUYỆN CHO ÂN NHÂN ĐOÀN VIÊN QUA ĐỜI

†. Bà Maria Vũ Thị Hoa Sinh năm 1912 Xứ đoàn Trung Lao Từ trần 01.03.2011 †. Ông Giuse Đặng Trung Thành Sinh năm 1932 Xứ đoàn Trung Lao Từ trần 21.05.2011 †. Ông Giuse Dƣơng Giáp Xứ đoàn Quảng Thành- Bà Ria Từ trần 09.06.2011 †. Ông Đaminh Nguyễn Văn Hiến, sinh năm 1938, xđ Long Thạnh Mỹ, Từ trần 29/5/2011