12
Nhng Minh Ha Khác VSTrưởng Thành 33 Bài 2 Chúa Giê-xu Christ: Mt Minh Ha VSTrưởng Thành Bn có còn nhnhng lúc bn tht slàm vui lòng cha mhay thy cô bng mt sbng chng vstrưởng thành ca bn thân mình không? Bn đã có bao githy mt cu bé cđứng vươn cao bên cnh cha mình chưa? Tôi nhcó ln đến thăm mt gia đình ncó hai cu con trai đã đánh du chiu cao ca người cha trên t ường. Bên dưới đó là ngày tháng và sđo khác nhau để so sánh sphát trin ca các cu bé. Chúng ta cũng đã thy rng Cha Thiên Thượng ca chúng ta cũng khao khát chúng ta trưởng thành để chúng ta có thtương giao vi Ngài. Chúng ta cn ln lên và thc hin mc đích mà Đức Chúa Tri đã to dng chúng ta theo nh tượng ca Ngài. Nhưng có lstrưởng thành ca người tín hu dường như tht khó hiu. Bn có thhi: “Cơ đốc nhân trưởng thành trông như thế nào?” Nhng cu bé mà tôi va đề cp đến có mt mc tiêu nhìn thy được. Các em biết cha ca các em. Các em có thđo chiu cao ca cha. Tht không khó để các em hình dung sphát trin ca chính mình hướng đến sging cha mình. Đó cũng là mc tiêu ca chúng ta trong bài hc này. Chúng ta mun định nghĩa rõ ràng Cơ đốc nhân trưởng thành qua nhng mc tiêu mà chúng ta có thhình dung ra. Chúa Giê-xu thường

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 33

Bài 2 Chúa Giê-xu Christ: Một Minh Họa Về Sự Trưởng Thành

Bạn có còn nhớ những lúc bạn thật sự làm vui lòng cha mẹ hay thầy cô bằng một số bằng chứng về sự trưởng thành của bản thân mình không? Bạn đã có bao giờ thấy một cậu bé cố đứng vươn cao bên cạnh cha mình chưa? Tôi nhớ có lần đến thăm một gia đình nọ có hai cậu con trai đã đánh dấu chiều cao của người cha trên tường. Bên dưới đó là ngày tháng và số đo khác nhau để so sánh sự phát triển của các cậu bé. Chúng ta cũng đã thấy rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta cũng khao khát chúng ta trưởng thành để chúng ta có thể tương giao với Ngài. Chúng ta cần lớn lên và thực hiện mục đích mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta theo ảnh tượng của Ngài.

Nhưng có lẽ sự trưởng thành của người tín hữu dường như thật khó hiểu. Bạn có thể hỏi: “Cơ đốc nhân trưởng thành trông như thế nào?” Những cậu bé mà tôi vừa đề cập đến có một mục tiêu nhìn thấy được. Các em biết cha của các em. Các em có thể đo chiều cao của cha. Thật không khó để các em hình dung sự phát triển của chính mình hướng đến sự giống cha mình.

Đó cũng là mục tiêu của chúng ta trong bài học này. Chúng ta muốn định nghĩa rõ ràng Cơ đốc nhân trưởng thành qua những mục tiêu mà chúng ta có thể hình dung ra. Chúa Giê-xu thường

Page 2: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 34

dạy dỗ qua ẩn dụ, vốn là những bức tranh bằng từ ngữ rút ra từ những kinh nghiệm bình thường của con người. Chúng ta sẽ nhận ra rằng lời dạy của Kinh thánh về sự trưởng thành rất rõ ràng và có liên hệ đến mỗi người chúng ta.

Dàn bài Đặt ra mục tiêu trưởng thành Nhận biết Chúa Giê-xu đã trưởng thành như thế nào Trưởng thành về mặt thuộc thể Trưởng thành về mặt tinh thần Trưởng thành về mặt xã hội Trưởng thành về mặt thuộc linh Học biết về hình ảnh của Chúa Giê-xu

Mục tiêu bài học

Sau khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ:

� Nhận biết bốn cách mà Chúa Giê-xu Christ là mục đích thực tế cho sự trưởng thành thuộc linh của chúng ta.

� Trình bày một cách rất thực tế mà mỗi Cơ đốc nhân có thể trở nên giống như Chúa Giê-xu.

� Kinh nghiệm sự trưởng thành cá nhân khi hướng tới việc trở nên giống như Chúa Giê-xu.

Giống Đấng Christ

Page 3: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35

Hoạt động học tập

1. Đọc bài học trong sách hướng dẫn này.

2. Tìm trong mục Chú giải thuật ngữ định nghĩa của bất kỳ từ khóa nào mà bạn không hiểu.

3. Trả lời các câu hỏi trong phần triển khai bài học và tham khảo lại sách hướng dẫn nếu cần. Thường xuyên đối chiếu câu trả lời của bạn với đáp án ở cuối bài học.

4. Chia hai trang giấy trong sổ ghi chép của bài học Cơ đốc nhân trưởng thành thành bốn cột. Ghi mỗi cột là một tiêu đề sau: (1) thuộc thể, (2) tinh thần, (3) xã hội và (4) thuộc linh. Khi được hướng dẫn trong phần triển khai bài học, viết các phân đoạn Kinh thánh trong những cột này.

5. Làm bài kiểm tra ở cuối bài học này và kiểm tra kỹ những câu trả lời của bạn. Ôn lại những câu mà bạn trả lời chưa đúng.

Từ khóa Hiểu mỗi từ khóa mà chúng tôi đã liệt kê ngay đầu bài học sẽ giúp ích cho bạn trong khi học. Bạn sẽ thấy những từ khóa được sắp xếp theo mẫu tự và được định nghĩa trong phần Chú giải thuật ngữ ở cuối sách hướng dẫn. Nếu nghi ngờ về nghĩa của các từ trong danh sách, bạn có thể tra ngay bây giờ hay khi đọc đến các từ đó trong bài. Dành thời gian để tìm định nghĩa của những từ mới vì điều này rất quan trọng để giúp bạn hiểu được khóa học này.

Ngoại tình Đồng tính Hình ảnh

Page 4: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 36

Triển khai bài học

ĐẶT RA MỤC TIÊU TRƯỞNG THÀNH Mục tiêu 1. Trình bày mục tiêu theo Kinh thánh hướng về sự

trưởng thành mà mỗi Cơ đốc nhân cần nỗ lực.

Trong Ê-phê-sô 4:13, chúng ta đã nhận ra rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta “đến mức trưởng thành, đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu thế” (BDM). Nguyên ngữ của Tân ước thực sự là “một người chín chắn” hay chúng ta có thể nói là một con người toàn diện hay là phát triển hoàn toàn.

1 Theo câu Kinh thánh này, đâu là thước đo thật sự của Cơ đốc nhân trưởng thành là gì? (khoanh tròn câu trả lời đúng.) a) Ân tứ thuộc linh đặc biệt b) Sự trưởng thành của Đấng Christ c) Người hoàn toàn vô tội

Từ ngữ tầm thước, vóc dáng là một từ quan trọng. Có nghĩa là “chiều cao hay đặc điểm đạt được qua sự tăng trưởng”. Chúa Giê-xu đã không được sinh ra giữa chúng ta như một con người hoàn hảo, mà như một em bé cần phải lớn lên giống như mỗi chúng ta.

2 Hê-bơ-rơ 5:8 nói về Chúa Giê-xu. Câu Kinh thánh này bắt đầu bằng: “Dù là Con”. Hãy viết tiếp phần còn lại của câu Kinh thánh trong khoảng trống sau đây.

............................................................................................................

............................................................................................................

3 Xem lại ý nghĩa của từ hoàn thiện trong mục Chú giải thuật ngữ. Hình thức động từ của hoàn thiện là “hoàn thành” hay “đưa đến hình thức cuối cùng”. Theo bạn, từ ngữ này có thể áp dụng thế nào với Chúa Giê-xu?

............................................................................................................

............................................................................................................

Page 5: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 37

Vì Chúa Giê-xu luôn là người hoàn toàn vô tội về mặt tâm linh, Ngài là một gương mẫu hoàn hảo cho sự trưởng thành của chúng ta trong mọi mặt (II Cô-rinh-tô 5:21). Mặc dù không thể đạt đến sự hoàn toàn vô tội về mặt thuộc linh, trở nên giống với Đấng Christ là mục đích thực tế cho sự trưởng thành thuộc linh của chúng ta vì nỗ lực hướng tới một mục tiêu cao hơn trông đợi của bản thân sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều hơn điều mà một mục tiêu thấp hơn đem lại.

4 Đọc kỹ Hê-bơ-rơ 4:14-16. Chúa Giê-xu có thể nhận biết những nan đề trong việc trưởng thành của chúng ta với tư cách là những Cơ đốc nhân không? Hãy giải thích.

.............................................................................................................

Bạn có thể hiểu tại sao Chúa Giê-xu thường được nhắc đến như một người anh của chúng ta (Hê-bơ-rơ 2:11-12, 17). Nếu có anh trai, bạn sẽ hiểu được ảnh hưởng của người con trưởng cũng là người đầu tiên “trưởng thành” trong gia đình quan trọng như thế nào.

Đọc kỹ và viết Hê-bơ-rơ 2:10 vào sổ ghi chép. Bạn có nhận thấy rằng Chúa Giê-xu, đấng đã được trọn vẹn, nên có thể dẫn dắt mọi tín hữu vào mục đích của Đức Chúa Trời không? Chẳng phải điều này cũng đem lại sự khích lệ cho bạn khi mong muốn được lớn lên như một Cơ đốc nhân sao?

NHẬN BIẾT CHÚA GIÊ-XU ĐÃ TRƯỞNG THÀNH NHƯ THẾ NÀO Mục tiêu 2. Liệt kê bốn cách cụ thể mà Chúa Giê-xu đã trưởng

thành.

Chúng ta đã nhận thấy rằng Chúa Giê-xu là gương mẫu và sự trưởng thành của Ngài là mục tiêu của chúng ta. Cụ thể hơn, Kinh thánh cho chúng ta thấy Chúa Giê-xu đã trưởng thành trong bốn lĩnh vực cơ bản.

5 Đọc Lu-ca 2:52. Liệt kê bốn lĩnh vực mà Chúa Giê-xu trưởng thành.

.............................................................................................................

Page 6: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 38

Bạn có thể liên tưởng bốn lĩnh vực này đến những lĩnh vực trong đời sống mà bạn cần lớn lên không? Bạn có hiểu tại sao câu Kinh thánh II Phi-e-rơ 3:18 mà chúng ta đã học lại nói rằng chúng ta phải trưởng thành trong “sự hiểu biết Chúa và Cứu Chúa của chúng ta là Chúa Giê-xu Christ” không? Khi học biết về cuộc đời của Ngài, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn mục đích của sự trưởng thành của chính chúng ta với tư cách là Cơ đốc nhân.

Bây giờ, bạn cần bắt đầu điền vào hai trang trong sổ ghi chép như đã được hướng dẫn trong câu số 4 trong phần hoạt động học tập. Khi học ba phần tiếp theo, viết xuống trong ba cột đầu tiên trong sổ ghi chép những phân đoạn Kinh thánh như đã được chỉ dẫn.

Sự Trưởng Thành Thuộc Thể Mục tiêu 3. Hình thành những thói quen giúp bạn đạt được Cơ đốc

nhân trưởng thành về mặt thuộc thể.

Kinh thánh dạy rằng Cơ đốc nhân trưởng thành về mặt thuộc thể bao gồm nhiều khía cạnh hơn chỉ là sự phát triển của cơ thể. Sự trưởng thành bao gồm sự hiểu biết về mục đích của cơ thể. Sự trưởng thành thuộc thể đối với tín hữu bao gồm cách quản lý thân thể theo cách đẹp lòng Đức Chúa Cha. Những câu Kinh thánh sau đây sẽ giúp bạn hiểu được lĩnh vực này và hình thành những thói quen về thân thể của Cơ đốc nhân: I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-8; I Cô-rinh-tô 6:9-15, 18-19; I Ti-mô-thê 4:8; và Ga-la-ti 6:7-8. Hãy viết những câu Kinh thánh này dưới tiêu đề “Thuộc thể”

Page 7: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 39

6 I Cô-rinh-tô 6:9-10 đã nói gì về số phận của những người lạm dụng thân thể mình cho hành vi đồi bại xấu xa? a) Họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. b) Họ phải bị loại trừ khỏi hội thánh. c) Họ sẽ không được hưởng Nước Đức Chúa Trời.

Trưởng Thành Về Mặt Tinh Thần Mục tiêu 4. Trưởng thành về mặt tinh thần của Cơ đốc nhân qua

việc lấp đầy tâm trí bạn bằng những tư tưởng trong sạch.

Tâm trí con người là một món quà tuyệt vời từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nhận thấy rằng để làm chủ tâm trí bản thân thật là khó khăn biết bao. Thật dễ dàng để tâm trí nghĩ vơ vẩn lan man hay thậm chí là nghĩ đến những điều không nên nghĩ đến. Chẳng trách sao Phi-e-rơ đã nói với các Cơ đốc nhân đầu tiên rằng: “Hãy chuẩn bị tâm trí, hãy tiết độ” (I Phi-e-rơ 1:13). Bạn thấy đó, Kinh thánh đã dạy rằng tâm trí quả thật là một lĩnh vực nan đề trong đời sống của chúng ta.

7 Đọc Mác 7:18-23. Theo Chúa Giê-xu, tất cả những điều xấu xa gian ác mà một người phạm phải xuất phát từ đâu?

.............................................................................................................

Thật ra để tâm trí chúng ta chìm ngập trong những xấu xa gian ác là phạm tội.

Viết vào cột “Tinh thần” trong sổ ghi chép của bạn những câu Kinh thánh sau Ma-thi-ơ 5:28, I Phi-e-rơ 1:13, Mác 7:18-23, Châm ngôn 23:7, và II Cô-rinh-tô 10:4-5

8 Trong II Cô-rinh-tô 10:4-5 (BDM), Phao-lô đã cho biết cách “để phá hủy các thành lũy” vì vậy hãy liệt kê ba cách để phát triển sự trưởng thành về mặt tinh thần của Cơ đốc nhân. Đó là những cách nào?

a .......................................................................................................

b .......................................................................................................

c .......................................................................................................

Page 8: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 40

9 Trong Phi-líp 4:8, có bao nhiêu điều được đề cập đến để chúng ta nên lấp đầy tâm trí mình với những điều đó? a) Ba b) Tám c) Mười hai

Còn bây giờ, hãy đọc kỹ Rô-ma 12:1-2. Lưu ý cụm từ cuối cùng: “… để biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời”. Ở đây, một lần nữa từ trọn vẹn, bạn nhớ có nghĩa là “trưởng thành” hay “toàn diện hay đầy đủ”. Chúng ta phải thử nghiệm trong chính tâm trí chúng ta để biết ý muốn của Đức Chúa Trời và để biết Ngài muốn chúng ta sống như thế nào.

10 Theo Rô-ma 12:2, Đức Chúa Trời biến đổi một người vốn đang sống theo những tiêu chuẩn của đời này như thế nào?

............................................................................................................

Bạn có thể nhận thấy rằng trưởng thành về mặt tinh thần của chúng ta là điều quan trọng biết bao.

Trưởng Thành Về Mặt Xã Hội Mục tiêu 5. Thực hiện tiến trình hướng đến sự trưởng thành về mặt

xã hội của Cơ đốc nhân.

Cơ đốc nhân trưởng thành bao gồm đến khía cạnh xã hội cũng như thuộc thể và tinh thần trong đời sống chúng ta. Bạn có thể liệt kê nhiều lĩnh vực về kinh nghiệm xã hội của bản thân: gia đình, bè bạn, hôn nhân, mối quan hệ với chính quyền, xóm giềng, và v.v. Không thể nào liệt kê hay thảo luận tất cả những câu Kinh thánh liên quan đến khía cạnh này trong khóa học.

Viết vào cột “Xã hội” trong sổ ghi chép của bạn Thi thiên 101, Gia-cơ 4:4-5 và Ê-phê-sô 5. (Vâng, cả đoạn Kinh thánh!)

LƯU Ý: Chương Kinh thánh tuyệt vời này (Ê-phê-sô 5) bắt đầu bằng sự khích lệ chúng ta cố cư xử không chỗ trách được (câu 1)kế đó, đề cập đến những điều xấu xa gian ác mà chúng ta không được làm (câu 3-5). Câu 11 nhấn mạnh đến việc chúng ta nên cư xử như thế nào với những điều vô ích mà những người khác làm: “đừng tham dự vào công việc vô ích của bóng tối”. Chương này cũng kết thúc với những chỉ dẫn về sự tin kính trong mối quan hệ hôn nhân (câu 21-33).

Page 9: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 41

11 Hãy đọc Thi thiên 101. Trong tinh thần cầu nguyện, hãy chọn ra một lĩnh vực trong đời sống của tác giả Thi thiên được đề cập trong thi thiên này mà bạn muốn được củng cố trong đời sống của mình. (Ví dụ: trung thực, đối phó với sự xấu xa gian ác, đời sống tinh sạch trong gia đình, v.v.)

.............................................................................................................

Đức Chúa Trời quan tâm giúp đỡ bạn trưởng thành trong mỗi lĩnh vực của đời sống.

Trưởng Thành Về Mặt Thuộc Linh Mục tiêu 6. Chọn những thói quen, suy nghĩ và mối quan hệ sẽ

giúp bạn trên con đường hướng đến sự trưởng thành thuộc linh.

Toàn bộ khóa học này nói về chủ đề này! Bài 6 sẽ đề cập chi tiết sự trưởng thành thuộc linh. Chúng tôi sẽ không đưa ra định nghĩa ở đây. Nhưng vui lòng nhớ rằnng khi học Bài 6 thì hãy viết những phân đoạn Kinh thánh vào cột “Thuộc linh” trong sổ ghi chép của bạn.

Hình minh họa này tóm tắt tất cả những gì chúng ta đã học:

Nhìn vào hình minh họa, bạn sẽ nhận ra rằng mục tiêu của Cơ đốc nhân là bên ngoài bản thân của người đó. Để đạt được mục tiêu của Cơ đốc nhân, chúng ta phải tiến đến mục tiêu đó.

12 Có phải hình ảnh minh họa trên đây mô tả một đời sống năng động không? (Hãy giải thích.)

.............................................................................................................

Đời sống Thân thể Tâm trí

Cơ Đốc Nhân

Con đường dẫn đến mục tiêu

MỤC TIÊU

Làm vinh hiển Đức Chúa Trời

Trưởng thành và tương giao với Đức Chúa Trời

Page 10: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 42

Mỗi quyết định tôi đưa ra liên quan đến thói quen, suy nghĩ và các mối quan hệ phải được thực hiện theo quan điểm Mục Tiêu Tưởng Thành Thuộc Linh.

HỌC BIẾT VỀ HÌNH ẢNH CỦA CHÚA GIÊ-XU Mục tiêu 7. Mô tả vai trò tôi tớ của Chúa Giê-xu và xác định chính

bạn là tôi tớ của Ngài.

Một số nguyên tắc Kinh thánh dường như thật khó hiểu. Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Trời muốn biệt riêng chúng ta ra “để được làm con cả giữa nhiều anh chị em” (Rô-ma 8:29). Có lẽ, bạn đang hỏi: “Làm sao tôi có thể trở nên giống với Chúa Giê-xu?” Câu hỏi đó được đặt ra khi chúng ta nhớ rằng Ngài vô tội và là Đức Chúa Trời trong hình hài con người. Chúng ta hãy hiểu điểm đơn giản nhưng rất quan trọng này: Chính trong vai trò tôi tớ mà chúng ta trở nên giống như Chúa Giê-xu.

13 Đọc Phi-líp 2:5-8. Theo Phi-líp 2:5, thái độ hay tâm trí nào mà chúng ta phải có?

............................................................................................................

14 Theo Phi-líp 2:6-8, Chúa Giê-xu sẵn lòng mang lấy bản chất nào?

............................................................................................................

Theo Phi-líp 2:5-8, bản chất này được bày tỏ qua sự khiêm nhường và vâng phục. Trong Hê-bơ-rơ 10:7, Chúa Giê-xu đã phán: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa”. Và bạn hãy nhớ lại điều Ngài đã cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê: “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý con” (Lu-ca 22:42).

15 Hê-bơ-rơ 10:7 đã chỉ ra điều gì để mô tả bản tính tôi tớ của Chúa Giê-xu? ............................................................................................................

Giờ đây, bạn đã hiểu tại sao Phao-lô, Gia-cơ, Giu-đe và nhiều người khác đã nhận mình là “tôi tớ của Chúa Giê-xu Christ” chưa? Đó là cách để chúng ta trở nên giống như Chúa Giê-xu. Chúng ta không chỉ được cứu khỏi tội lỗi vì lợi ích cứu rỗi của chính bản thân chúng ta mà còn được cứu để phục vụ. Chúng ta

Page 11: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Những Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 43

chấp nhận mối quan hệ vâng phục với một Chúa, là Chúa Giê-xu Christ. Thật vậy, Ngài là Chủ của chúng ta và chúng ta trở thành những tôi tớ yêu mến ý muốn của Ngài. Sự cứu rỗi với niềm vui, sự đắc thắng và tự do không chỉ là một kinh nghiệm. Qua sự cứu rỗi, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thật sự về mục đích của mình. Chúng ta được tạo dựng để tôn vinh Đức Chúa Trời. Mục đích của chúng ta là được trở nên giống với Chúa Giê-xu Christ và nhờ đó, khôi phục lại mối tương giao thật với Chúa. Mối tương giao như thế đáp ứng niềm khao khát sâu kín nhất của con người về mục đích trong cuộc đời. Tất cả chúng ta cùng tuyên bố với sứ đồ Phao-lô: “để Chúa Cứu Thế được tôn vinh trong thân thể tôi, dù sống hay chết.” (Phi-líp 1:20).

Page 12: Những Minh Họa Khác Về Sự Trưở Bài 2vivn.globalutraining.com/media/vi/CS1111/VI_CS1111_E02_SG_L02.pdfNhững Minh Họa Khác Về Sự Trưởng Thành 35 Hoạt động

Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành 46

Đáp án câu hỏi trong bài 1 b) Sự trưởng thành của Đấng Christ

9 b) Tám

2 “Ngài cũng phải học tập sự vâng lời trong những điều thống khổ mà Ngài đã chịu.”

10 Bằng việc thay đổi hoàn toàn tâm trí con người

3 Sự phát triển trọn vẹn về thuộc thể, đặc trưng tinh thần và công việc của Ngài.

11 Câu trả lời của bạn.

4 Có, vì Ngài đã bị cám dỗ như chúng ta phải chịu và cảm thông với sự yếu đuối của chúng ta.

12 Có. Một đời sống sinh động, như hình minh họa mô tả, là một cuộc sống hướng đến một mục tiêu.

5 thân thể, sự khôn ngoan, đẹp lòng Đức Chúa Trời và đẹp lòng loài người.

13 Thái độ của Chúa Giê-xu Christ

6 c) Họ sẽ không hưởng được Nước Đức Chúa Trời.

14 Bản chất của một tôi tớ.

7 Từ bên trong, tâm địa của con người là nguồn của những ác tưởng và những điều xấu xa gian ác.

15 Sự vâng phục của Ngài

8 a Đánh đổ các lý luận. b Mọi sự kiêu căng nghịch với sự hiểu biết về Đức Chúa

Trời c Bắt mọi tư tưởng phải vâng phục Chúa Cứu Thế.