48
Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã được công nhận là di tích Quốc Gia TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Mekong tet 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Mekong tet 2014

Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã được công nhận là

di tích Quốc Gia

TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Page 2: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 20142

Tiếp tục giữ vững vị thế “đầu tầu kinh tế đất nước” như tin tưởng, giao phó của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhân dân - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) đã mừng Đảng, mừng Xuân mới, mừng đất nước đổi mới bằng thành tích rất ấn tượng: Hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác của toàn PVN, đạt 16,71 triệu tấn dầu (kế hoạch đăng ký Chính phủ là 16 triệu tấn) và 9,75 tỷ m3 khí (kế hoạch đăng ký là 9,2 tỷ m3) - vào đúng ngày cuối cùng của năm cũ 2013, chạm sang khoảnh khắc năm mới Giáp Ngọ-2014…

* Những bước tiến vững vàng. Trong bối cảnh năm 2013 vẫn rất

nhiều gian khó - Thì kết quả SXKD năm 2013 của PVN thật sự là một tin vui lớn. Rõ ràng là, với nỗ lực mọi mặt không mệt mỏi của các đơn vị, các nhà thầu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công việc cùng tinh thần: “Quyết tâm cao, Hành động đúng, Giải pháp hay, Về đích sớm” - PVN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch Chính phủ giao phó, giữ vững vai trò, vị thế đầu tầu kinh tế đất nước, góp phần không nhỏ trong việc gia tăng nguồn thu cho đất nước. Đây là nguồn động viên tinh thần, là động lực lớn cho người lao động dầu khí đang ngày đêm bám biển để tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu kế hoạch khai thác dầu khí năm tới 2014 và những năm tiếp theo. Đây là năm thứ 5 liên tiếp PVN hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí trước thời hạn.

2013, đất nước tiếp tục phát triển trong

một năm muôn vàn cam khó - Ngành dầu khí cũng không ngoại lệ trong việc phải đối mặt với rất nhiều thách thức - Dù thế, kết quả SXKD năm 2013, đã cho thấy- Người lao động ngành dầu khí đã tiếp tục, không những giữ vững mà còn phát huy đấy sáng tạo và hiệu quả truyền thống tốt đẹp qua mấy chục năm xây dựng và trưởng thành của ngành- Thực hiện được, một cách xuất sắc nhất, trách nhiệm nhất, trí tệ nhất tâm nguyện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời. Cũng như mong muốn, tin tưởng của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Rõ ràng là quyết tâm, chủ động, nỗ lực vượt khó vươn lên trong thách thức; việc biết tận dụng mọi cơ hội trong mọi khó khăn, mọi mặt, từ quản lý khai thác đến triệt để áp dụng nhiều giải pháp tích cực, để đưa nhiều giếng mới, mỏ mới, công trình mới vào khai thác đúng và vượt kế hoạch như mỏ Hải Sư Trắng vào 19/5/2013, mỏ Hải Sư Đen vào 19/6/2013, mỏ Thỏ Trắng 29/6/2013, mỏ Dorado 20/11/2013, mỏ Pirana 25/12/2013 (Lô 67 – Peru), đặc biệt là mỏ khí Hải Thạch - Mộc Tinh, công trình trọng điểm Quốc gia (đã được đưa vào khai thác từ 06/9/2013). Những cố gắng toàn diện và sáng tạo của CBCNV trong toàn PVN, đã tạo ra những đột phá mới, mang lại sức mạnh, thành công cho năm 2013, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược 5 năm của PVN giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, việc hoạt động dầu khí giai đoạn 2011-2013 vừa qua vẫn tiếp tục phát triển và vẫn đảm bảo là mục tiêu thu hút cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt những năm qua đã được lan rộng trong tất cả các khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn cũng như các khâu thương mại và dịch vụ Dầu khí…PVN đã đảm

bảo, một cách tuyệt vời, trách nhiệm và hiệu quả nhất cho chiến lược an ninh năng lượng, an ninh lương thực của nước ta…* Thông điệp trên thế mạnh.

Là một trong không nhiều Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước trong suốt những năm qua đến nay - PVN - Với phát triển bền vững và kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng qua từng năm, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, đã, đang giữ vai trò thật sự quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Đồng thời, qua hoạt động toàn diện cũng như kết quả SXKH, đã thể hiện một cách thuyết phục năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế. Điều đáng ghi nhận khác là PVN đã rất sáng tạo trong việc, biết phối hợp để phát huy thế mạnh tổng hợp, vừa đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (cũng là thế mạnh tiềm tàng mang tính truyền thống chính) như: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp

điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Vừa bảo đảm thực hiện hiệu quả mục tiêu: Coi trọng phát triển bền vững với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Thực tế, với sự nghiêm túc và sáng tạo trong thực hiện Mô hình thí điểm Tập đoàn, đến nay- PVN đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về quản lý và điều hành trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, với kết luận 41 của Bộ Chính trị, Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí được Quốc hội thông qua, với Điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như Quy chế Tài chính được Thủ tướng ban hành - PVN cũng đã xây dựng được một tập thể lãnh đạo và người lao động đoàn kết, trí tuệ, chung sức đồng lòng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt đào tạo, bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có năng lực, cùng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân

ĐỘT PHÁ MỚI - SỨC MẠNH MỚITẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM:

xem tiếp bài trang 33...

Nguyễn Thị Hồng Ánh

Page 3: Mekong tet 2014

(Thaáng 1 + 2/2014) Söë 55 + 56 + 57 + 58 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 3

…Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM.Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân.Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân.Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

(Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000. Trang 1322-1323)

Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: L i Thanh Bình.* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 03, Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, phố Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội; Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575. Trình bày: Duy Thành. * Văn phòng Đ i diện ph a Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.66577378 * Fax: 080.3816684* Văn phòng Đ i diện t i khu vực Bắc Trung b : Tại Nghệ An: 20 Đường Trường Thi - TP. Vinh * ĐT: 0383847540 - 0913273696. T i Hà Tĩnh: Sở Kế hoạch & Đầu tư - Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP. Hà Tĩnh * ĐT: 0904050657. * Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân ðội * In tại Công ty CP In Trần Hưng. Giá bán tại Việt Nam: 45.800đ

THÔØI BAÙO

Trụ sở:Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu

TRƯƠNG TẤN SANG

Chủ tịchNước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Xuân Giáp Ngọ2014

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾVIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Mạnh Khỏe

Thịnh Vượng

Hạnh Phúc

Thành Công & An Khang

Phương Hữu Việt

CHỦ TỊCH

Chúc mừng năm mới

Page 4: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 20144

TRUNG QUỐC.Kinh tế tăng trưởng. Quyết tâm chống tham nhũng

* Hội nghị TƯ 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ 09-12/11/2013 đã có những cải cách tích cực. Trước đó, hồi tháng 3, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 đã khai mạc kỳ họp thứ nhất tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu giai đoạn cuối của cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới có một lần của Trung Quốc.

* Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện tiết kiệm và chống tham nhũng, bằng việc Lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quy định không tiếp đón sang trọng tại sân bay và nhà ga, không có những bữa tiệc sang trọng ở khách sạn, không hoa tiếp đón, không quà tặng đắt tiền...dành cho đại biểu về dự hai kỳ họp Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc năm 2013 (theo Tân Hoa Xã). Đặc biệt, bằng việc đã đưa ra xét xử một số quan chức, thậm chí cấp cao có liên quan đến tham nhũng.

* Phát biểu tại một cuộc hội thảo về kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức tại Đại học George Wash-ington ngày 10/10, Phó Thống đốc Ngân hàng TƯ Trung Quốc Yi Gang cho rằng kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng vượt mức 7,5% trong năm 2013. Số liệu kinh tế quý III/2013 cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng như công cụ quản lý tài chính cấp địa phương đang trong tầm kiểm soát. Dù thế, Trung Quốc rất cần sự ổn định của kinh tế toàn cầu, bao gồm sự phục hồi vững vàng của các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang nổi khác có quan hệ mật thiết với kinh tế Trung Quốc...

VIỆT NAM: Ngoại giao Việt Nam chủ động tích cực hội nhập Quốc Tế. Trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Quốc hội thông các dự Luật quan trọng: Hiến pháp sửa đổi và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

* Quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt với Lào-Campuchia và Myan-mar, Trung Quốc…được nâng lên một tầm mới, bằng dấu mốc các chuyến thăm cấp Quốc gia của Lãnh đạo Việt Nam với các nước và ngược lại. Đặc biệt, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc tới hai nước: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội chợ, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 tại TP.

Nam Ninh (Trung Quốc). …Lãnh đạo hai nước đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực…

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trao đổi về tình hình quan hệ hai nước thời gian qua, về các biện pháp củng cố hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có việc nỗ lực xây dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn định, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa

bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của DOC, trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC)…

*Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam- Lào-Campuchia phát triển mạnh mẽ. Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào-Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước. Đặc biệt quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ba nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước. Theo thống nhất giữa Lãnh đạo ba nước, các bên sẽ tiếp tục cùng nhau phối hợp, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích chung của ba nước…

* Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, với số phiếu rất cao là thành công to lớn của nước ta. Vì điều này thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các Quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân…

* Việt Nam tiếp tục giữ vị trí tiên phong

về cải tổ LHQ. Tại cuộc họp đánh giá hoạt động hằng năm (ngày 22/11), đại diện Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc (LHQ) khẳng định cam kết tiếp tục cùng nỗ lực hợp tác để Việt Nam giữ vững vị trí tiên phong về cải tổ LHQ. Thực tế trong suốt 5 năm qua, quyết tâm mạnh mẽ và sự chủ động của Chính phủ Việt Nam trong toàn bộ quá trình cải tổ LHQ cùng tính sở hữu quốc gia rõ nét trong chương trình nghị sự phát triển của LHQ tại Việt Nam là những thành tố quyết định đối với sự thành công của sáng kiến này. Việt Nam luôn đóng vai trò tích cực trong đánh giá về các bài học kinh nghiệm thực hiện thí điểm sáng kiến “Thống nhất hành động”.

* Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, với số phiếu cao. Theo đánh giá, dự thảo lần này đã “thể hiện được ý Đảng, lòng dân”. Hiến pháp sửa đổi quy định, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị…

Đồng thời, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng đã được QH thông qua ngày 29/11/2013, với tỷ lệ cao. Theo Luật Đất đai sửa đổi, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…

* Vấn đề chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân đặt quyết tâm cao, bằng việc các vụ đại án tham nhũng đã được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh. Đồng thời các giải pháp để chống tham nhũng hiệu quả tiếp tục được đặt ra và triển khai thực hiện.

* Đại thi hào Nguyễn Du được UNES-CO vinh danh là Danh nhân Văn hoá Thế giới (15/11). Sau Nguyễn Trãi, đây là danh nhân văn hoá thế giới thứ 2 của Việt Nam.

* Lễ hội tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông lần thứ hai tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, thu hút hơn mười nghìn người là phật tử, người thân của các nạn nhân tai nạn giao thông tham dự...

* Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA GAMES 27-Myanmar với tinh thần nỗ lực hết mình vì “màu cờ sắc áo” của tổ quốc, đã mang vinh quang về cho đất nước, bằng kết quả đạt 73 Huy chương Vàng, 86 Huy chương Bạc và 86 Huy chương Đồng.

THỜI CUỘC THEO DÒNG MÊ KÔNGSông MêKông là con sông vĩ đại, đứng hàng Topten thế giới (Thứ

7 Châu Á, thứ 12 thế giới về độ dài (4880 km); Thứ 10 thế giới về lưu lượng nước, với khoảng 475 triệu m3/năm, lưu lượng trung bình 13.200 M3/S, vào mùa lũ, có thể đạt tới 30.000 m3/S (Lưu vực khoảng 795.000 km2.). Bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải - Trung Quốc, băng qua Tây Tạng, chảy suốt chiều dài tỉnh Vân Nam, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, rồi qua Việt Nam, đổ ra biển Đông. Tại Đồng Bằng Nam Bộ đổ ra 9 cửa, vì thế còn có tên gọi là Sông Cửu Long (Cửu Long Giang, Sông chín rồng).

Năm 2013 là một năm nhiều biến động trên thế giới. Các nước lưu vực Mêkông không nằm ngoài vận động chung của toàn cầu. Theo dòng Mêkông - Báo Thời báo Mêkông xin điểm lại một số sự kiện chính trên lãnh thổ một số nước mà dòng Đại Trường Giang này chảy qua

NĂM 2013:

Page 5: Mekong tet 2014

5XUÂN GIÁP NGỌ - 2014LÀO:Tiếp tục hội nhập và Phát triển.

* Dư âm thắng lợi của Hội nghị cấp cao ASEP-7 và ASEM-9, Hội nghị tầm cỡ thế giới lần đầu tiên do Lào đăng cai, thành công rất tốt đẹp còn vang mãi sang năm 2013. Đặc biệt, sự kiện CHDCND Lào chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào cuối năm 2012…Đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới của toàn dân, nâng cao vai trò vị thế của Lào trong khu vực và quốc tế, tạo sự tin cậy với các nước. Đó là những cơ hội mới để Lào tiến bước ra thế giới và là động lực khiến nước Lào phát triển bền vững và giữ được nhịp điệu tăng trưởng kinh tế vững vàng. Nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục, cơ bản ổn định, GDP bình quân 3 năm đạt 8,2 %, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.500 USD/năm (niên khóa 2012-2013), tỷ lệ lạm phát trong mức độ kiểm soát được. Lĩnh vực Công nghiệp, chủ yếu là năng lượng và mỏ phát triển tương đối nhanh, đạt trung bình 13,7%, chiếm 30,3% trong cơ cấu kinh tế quốc gia, góp phần tạo thu nhập và phát triển địa phương hơn trước. Đồng thời, đã phát triển mạng lưới điện về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ( 85% tổng số hộ gia đình đã có điện sử dụng), vượt kế hoạch 5 năm đề ra…

Đồng thời, công tác xóa nghèo và tổ chức thực hiện 9 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), được triển khai tích cực, kết quả cho thấy Lào sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu đặt ra. Năm 2013, theo dự báo tăng trưởng kinh tế Lào đạt mức 8,1%. Viện Nghiên cứu Kinh tế Lào cũng đưa ra dự báo cho giai đoạn năm 2013-2014 và giai đoạn 2014-2015, kinh tế Lào sẽ đạt mức tăng trưởng 8,2%...

* Tháng 7-2013, tại cửa khẩu Thanh Thuỷ, hai nước Lào và Việt Nam đã hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt - Lào trên toàn tuyến dài 2067 km. Thủ tướng hai nước đã chứng kiến. Đây là một thắng lợi lớn của tình hữu nghị và công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của hai nước.

* CAMPUCHIA:Tăng trưởng Kinh tế Ổn định

* Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan). Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập

trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: Người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%)…Và thủ đô là Phnôm Pênh (Phnom Penh) với các tỉnh, TP. lớn: Bắt-đom-boong (Bat-tambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap)…

* Được sự đồng ý của Quốc vương CPC Norodom Sihamoni, Đảng CCP đã lập Chính phủ mới do ông Hun Sen được bầu lại làm Thủ tướng, ông Chia Xim là Chủ tịch quốc hội. Quốc hội mới của CPC họp phiên khai mạc ngày 23-9-2013.

* Dù có những ý kiến quan ngại về việc các nhà đầu tư sẽ giảm các hoạt động, mở rộng kinh doanh tại Campuchia, nhưng thực tế cho thấy, với mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7% trong suốt thập niên qua, “Đất nước Chùa Tháp” vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài...

Trong dự báo sơ bộ do Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đưa ra hồi tháng 7/2013, có nhận định kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 7,6% trong năm 2013, nhờ sự trợ lực tích cực của xuất khẩu hàng dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng. Theo Bộ này, GDP của Campuchia có thể đạt khoảng 15,19 tỷ USD và GDP bình quân trên đầu người vào khoảng 1.036 USD trong năm 2013. Ngành công nghiệp dự kiến tăng trưởng 9%, dịch vụ tăng 9%, bất động sản tăng 11%, ngành tài chính tăng 12%, lĩnh vực nhà hàng và khách sạn tăng khoảng 14%, nhưng nông nghiệp chỉ tăng 4%...

* Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Campuchia, ông Kem Sithan cho biết (tại Hội chợ Thương mại Việt Nam - Campu-chia 2013 diễn ra vào tháng 11/2013 tại Đảo Kim cương, thủ đô Phnom Penh), trong ba năm qua thương mại song phương giữa Campuchia và Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 3,3 tỷ USD và năm 2013, khoảng 3,5 tỉ USD...

MYANMAR:Cải cách mạnh mẽ để chấn hưng dân tộc và để thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững

* Đất nước chùa Vàng, năm 2013, thực sự thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Sau bao năm dưới chế độ quân sự độc tài, cuộc cách mạng dân chủ ở Myan-mar đã thật sự tạo cho đất nước này cơ hội

phát triển. Tổng thống Mỹ Barac Obama đã đến thăm Myanmar và gặp gỡ nhà dân chủ nữ Aung San Suu Kyi, người được giải thưởng Nobel về hoà bình, ngay khi đất nước này tuyên bố đi vào đại lộ chung của Thế giới. Hàng loạt các nước đến Myan-mar để tìm cơ hội hợp tác, làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng vốn đầu tư nước ngoài từ 32 quốc gia và khu vực vào Myanmar từ năm 1988 đến cuối tháng 7/2013 đã đạt 42.95 tỷ USD. Trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 14.19 tỷ USD (33%.04%), Thái Lan là 9,98 tỷ USD, đặc khu hành chính Hồng Kông 6.4 USD, Anh 3,05 tỷ USD, Hàn Quốc 3,02 tỷ USD. Malaysia 1,03 tỷ USD…Và Việt Nam, tổng vốn đăng ký khoảng 481 triệu USD, với 8 dự án đầu tư, do Bộ KH & ĐT cấp ( tính đến tháng 6/2013). Một trong những dự án và doanh nghiệp tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu tư vào đất nước Chùa Vàng này là Dự án khu phức hợp Yangon (Tổ hợp Khách sạn-Trung tâm thương mại-Văn phòng-Căn hộ cao cấp) của HAGL, với người đứng đầu nổi tiếng là Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là bầu Đức. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 440 triệu USD. Theo đánh giá, với sự ra đời của HAGL Myanmar Center- Hiện tại HAGL không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn-du lịch - Mà còn là nhà đầu nước ngoài lớn nhất (chiếm 26% trong tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và Trung tâm thương mại Myanmar

* Hiện Myanmar đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới trong Bộ Luật Đầu tư nước ngoài mới (thay thế cho bộ Luật ban hành từ năm 1988, từng áp dụng suốt trong hai thập kỷ qua), nhằm thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài trong chiến lược cải cách của đất nước Chùa Vàng này…

* Sự kiện nổi bật nữa trong năm tại Myanmar là Đại hội thể thao Đông Nam Á - 27 (Seagame 27) tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar vào đầu tháng 12- 2013. Đại hội sẽ hội tụ 11 nước trong khối ASEAN, với sự góp mặt của gần 6.000 vận động viên, tranh tài trong hơn 30 nội dung. Đây cũng là lần đầu tiên Myanmar đăng cai tổ chức SEA Games 44 năm trở lại đây. “Đây sẽ là sự kiện lịch sử đối với Myanmar, một quốc gia với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng...”, theo nhận xét của ông Masashi Honda, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fuji Xerox kiêm Chủ tịch Fuji Xerox Châu Á Thái Bình Dương...

THÁI LAN: Tích cực Đầu tư Phát triển Cơ sở Hạ

tầng Để Phát triển Kinh tế.

Nằm ở Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào và Myanmar. Phía Đông giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Myanmar…Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ tháng 8/1976.

Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước phát triển mạnh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao… Hai nước hợp tác tốt trong ASEAN, các diễn đàn khu vực và Quốc tế. Thái Lan mong muốn hai nước tăng cường hợp tác phát triển mạng giao thông kết nối hai nước qua Lào và Campuchia. Thái Lan tiếp tục có chính sách tích cực đối với cộng đồng người Việt. Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Đông-Tây, cũng như hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS…

* Ngân hàng TƯ Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 và 2014 sẽ trong khoảng 4,9% -5,1%. Theo BOT, nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế, nhờ thu nhập của các hộ gia đình gia tăng và số lao động có việc làm khá cao. Đầu tư công tăng, nhất là kế hoạch chi tiêu 2 nghìn tỷ baht cho hạ tầng cơ sở - phát huy tác dụng vào quý cuối năm 2013 là cơ sở chính để BOT nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Thái Lan, thì xứ sở Chùa Vàng này, đã hạ triển vọng tăng trưởng từ mức dự đoán tăng 4-4,5% được đưa ra hồi tháng 6/2013 xuống còn 3,7%, do xuất khẩu giảm và nhu cầu trong nước còn hạn chế...Điều này cho thấy, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á cũng phải “vật lộn” để thoát khỏi khó khăn. Cuối năm 2011, Thái Lan bị thiệt hại nghiêm trọng do trận lũ lụt lịch sử phá hủy nặng nề hạ tầng sản xuất của nước này. Song sau đó, nền kinh tế "Xứ chùa Vàng" đã lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ. Theo Vụ chính sách - Bộ Tài Chính Thái Lan, Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của BOT dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách cho đến năm 2014 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhưng sang năm 2014, lãi suất của Thái Lan có thể sẽ cao hơn nếu như lạm phát tăng cao. Dù thế, theo Bộ Tài Chính Thái Lan, kinh tế nước này sẽ tăng 5,1% vào năm 2014, nhờ hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...

BBT

Page 6: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 20146

Cách đây hơn 5 năm (tháng 5/2008), Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VI-

LACAED) chính thức được thành lập. Trải qua chặng đường hơn 5 năm hoạt động, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách - Hội đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong sự nghiệp phát triển hợp tác kinh tế ba nước Việt Nam-Lào-Campu-chia.

Trước hết, phục vụ cho hàng nghìn hội viên, trong đó một nửa là doanh nghiệp, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của VILACAED. Hội đã kịp thời thu thập thông tin về môi trường đầu tư của Lào - Campuchia - Myanmar…cung cấp cho các hội viên văn bản pháp luật, chính sách đầu tư, thuế, lao động, xuất nhập khẩu của nước bạn; định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cập nhật về tinh hình kinh tế- xã hội Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar…giúp cho các hội viên có được thông tin kịp thời, đầy đủ về thị trường nước bạn. Ngoài ra, VILACAED còn cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp cho nhiều hội viên về cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Lào, Campuchia, Myanmar; tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại Lào, Campuchia…; chủ trì hoặc tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại các nước bạn…Với các hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực nêu trên,

VILACAED mong muốn trở thành ngôi nhà chung cho tất cả hội viên, nhất là các doanh nghiệp.

Đồng thời, Hội đã tích cực giúp cơ quan Lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong việc đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình hợp tác kinh tế của nước ta với Lào, Campuchia…; lấy ý kiến hội viên, tổng hợp đề xuất các kiến nghị đối với Đảng và Chính phủ về các cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia; chủ động nghiên cứu các đề án, chương trình, diễn đàn hợp tác hai bên, ba bên, như Tam giác phát triển, phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêkông. Hội đã, đang và tiếp tục tích cực hoạt động góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa nước ta với các nước vùng Mêkông, khu vực ASEAN, nhất là Lào-Campuchia. Thuận lợi lớn và cơ bản là, VILACAED có quan hệ mật thiết với Đại sứ quán Lào, Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam và với các cơ quan hữu trách có liên quan của Lào và Campuchia; luôn cố gắng duy trì

và hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar và tại một số nước khác trong khu vực và các cơ quan, tổ chức của Việt Nam có liên quan đến hợp tác kinh tế vùng Mêkông, khu vực ASEAN, đặc biệt Lào, Campuchia, Myanmar...Năm 2012, Hội đã chủ động tổ chức một số hoạt động cổ vũ cho kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ký kết Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và CHDCND Lào, được Đại sứ Việt Nam tại Lào, phía bạn Lào đặc biệt hoan nghênh và đánh giá cao.

Gần đây, VILACAED cũng đã và đang nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế sang Myanmar trong khuôn khổ chiến lược phát triển của Hội trong tương lai gần là mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam sang các nước ASEAN, khu vực Châu Á và trên toàn thế giới. Theo đó, Hội dần sẽ phát triển và trở thành Hội Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông, khu vực ASEAN và các nước khác trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

quốc tế là rất sáng sủa, mở ra nhiều cơ hội phát triển đối với nước ta. Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam- Lào- Campu-chia mong muốn và sẽ cố gắng vượt khó, nỗ lực trong vai trò tiên phong trong hành trình vĩ đại đó của đất nước. Một thực tế đáng mừng khác là, hơn 5 năm qua, tổ chức VILACAED đã không ngừng được củng cố và phát triển. Bên cạnh việc hỗ trợ rất quý báu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhiều mặt, Hội đã nỗ lực, chủ động tự chủ trong hoạt động, đặc biệt về kinh phí nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội.

Hai năm qua, nhất là trong năm 2013 này, trong bối cảnh những khó khăn rất lớn về kinh tế của đất nước, Hội đã đối mặt với rất nhiều cam go, thử thách. Tập thể cán bộ, nhân viên của Hội đã đoàn kết, không những đã nỗ lực vượt khó, mà còn tổ chức các hoạt động hữu ích, đồng thời củng cố và phát triển Hội. Đến nay, Hội đã hỗ trợ thành lập Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia ở một số tỉnh, TP, như Nghệ An, Hà Tĩnh…Và hiện đang chuẩn bị thành lập Hội ở một số tỉnh, TP khác. Các hội viên của VILA-CAED, ngay cả các hội viên mới, dù cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng cũng đã lặng lẽ nỗ lực, có những bứt phá, phát triển ổn định.

Những kết quả hoạt động trong thời gian qua, dù còn khiêm tốn, nhưng là động lực quan trọng để VILACAED tiếp tục cố gắng, bứt phá vươn lên. Sự trưởng thành trong gian khó cũng là một cách để: “Lửa thử vàng/Gian nan thử sức” mang bản sắc riêng của VILACAED. Dù thế, để có thể bứt phá nhanh hơn, hiệu quả hơn, VILA-CAED rất cần và mong muốn sự tham gia và phát huy cao hơn nữa trách nhiệm, sự tận tâm…của các hội viên. Đồng thời, Hội cũng mong muốn sức mạnh được tiếp tục nhân lên bằng việc có thêm nhiều hội viên mới, trong năm mới. Đặc biệt, với hiệu quả cao trong hoạt động mọi mặt, nhất là trong thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế, đầu tư của VILACAED trong suốt hơn 5 năm qua, Hội rất tin tưởng và mong muốn Quốc hội, Đảng và Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, Ban, Ngành, Phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campu-chia, các cơ quan khác có liên quan quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp VI-LACAED có thể có những đóng góp lớn hơn, ý nghĩa hơn, nhất là trong việc phát triển hợp tác kinh tế, đầu tư với các nước vùng Mêkông, khu vực ASEAN, đặc biệt là Lào, Campuchia, Myanmar.

Xuân mới Giáp Ngọ - 2014 tin tưởng và hy vọng rằng, mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cả đất nước chúng ta và các nước bạn láng giềng. Hy vọng và quyết tâm hành động một cách mạnh mẽ để VILACAED sẽ tạo dựng được những thành công lớn hơn nữa trong hoạt động của mình ■

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VILACAED):

LTS - Được thành lập năm 2008 - Giữa lúc kinh tế thế giới đã tiềm ẩn và bắt đầu xuất hiện những khó khăn, suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là mấy năm gần đây…Mặc dù vậy, với tâm nguyện và trách nhiệm đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong việc chia xẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng các DN hội viên của Hội trong mở rộng phát triển hợp tác đầu tư kinh tế ra vùng Mêkông, khu vực ASEAN…nhất là với các nước Lào, Campuchia và Myanmar, Lãnh đạo Hội VILACAED, được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đã sáng tạo một lối đi riêng, lặng lẽ nhưng bền bỉ và hiệu quả, bằng việc đã xúc tiến tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm…về các chủ đề phục vụ cho việc đóng góp những ý kiến về cơ chế, chính sách đầu tư kinh tế-thương mại Việt Nam- Lào-Campuchia-Myanmar…nhằm hỗ trợ một cách thiết thực cho các DN Việt Nam “mang chuông đi đánh xứ người”. Và thực tế, các hoạt động này đã trợ giúp hữu ích cho nhiều DN hiểu được những cơ chế hiện hành cũng như khả năng tháo gỡ những vướng mắc, từ đó giúp DN có kế hoạch cụ thể phù hợp khi triển khai đầu tư, kinh doanh ra vùng Mêkông, nhất là sang Lào-Campuchia-Myanmar…Đồng thời có những đóng góp tích cực vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ-CP (ngày 09/8/2006) của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

VILACAED cũng đã tập hợp các thông tin về tình hình đầu tư của các DN Việt Nam vào khu vực, đặc biệt vào Lào-Campuchia-Myanmar…tập hợp các dự án kêu gọi đầu tư vào Lào-Campuchia-Myanmar cho các DN quan tâm. Đặc biệt, Hội đã chủ trì cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hội DN Đầu tư nước ngoài tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác Đầu tư tiểu vùng Mêkông thường niên; tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế, nhất là các chuyến thăm và làm việc, khảo sát một số tỉnh nước bạn Lào. Hoạt động mọi mặt của VILACAED, nhất là trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diễn ra trong bối cảnh muôn vàn gian khó, đã góp phần quan trọng vào việc thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam-Lào-Campuchia, đặc biệt Việt Nam-Lào. Các hoạt động của VILACAED càng ý nghĩa hơn và hữu ích hơn, khi ngày càng nhiều DN Việt Nam hướng tới mục tiêu đầu tư ra các nước trong vùng Mêkông và khu vực ASEAN. Xuân mới, nhìn lại chặng đường hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành càng thấy rõ ràng là, quá trình phát triển của VILACAED, so với lịch sử phát triển của dân tộc thật ngắn ngủi. Nhưng, những nỗ lực bứt phá vượt khó vươn lên, phát triển, đặc biệt trong bối cảnh rất nhiều cam go, thách thức như mấy năm qua của VILACAED đã chứng tỏ thành công rất đáng ghi nhận của Hội. Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ-2014, Báo Thời báo Mêkông trân trọng giới thiệu với độc giả trong và nước ngoài bài viết của TS. Nguyễn Minh Tú- Phó Chủ tịch Hội VILACAED

Page 7: Mekong tet 2014

7XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Ông nói mà như tâm sự tại buổi thảo luận tổ Quốc hội một chiều cuối năm cũ Quý Tỵ- 2013, cận kề năm mới 2014 về dự Luật

Đầu tư công được một tờ báo lớn đăng tải. Những câu chuyện của ông, nghe vừa như sát muối vào ruột và thấy rằng, nếu cứ để tình trạng này, mong muốn chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng…sẽ cực kỳ nan giải.

Ông nói “Thời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra

công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các Bộ, Ngành, địa phương. Bây giờ chúng ta rất đơn giản. Ý chí một Lãnh đạo địa phương cứ quyết là làm…Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích. Chợ làm xong không ai họp…”.

Ông kể: “Có đ/c mới lên làm Chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài cũng vài trăm tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng. Chuyện như cổ tích, nhưng có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy”.

Trong mắt người dân, Chủ tịch tỉnh to lắm, đáng tin lắm, tài giỏi lắm, phấn đấu gian nan lắm mới được ngồi ở cái ghế đầy quyền lực ấy. Vậy mà qua lời của ông, hành vi “bán trời không văn tự” của những vị ấy dường như vẫn được thừa nhận, vì người dân chưa hề thấy một vị Chủ tịch tỉnh nào bị kỷ luật vì tiêu tiền công một cách “hồn nhiên” như vậy.

Khi góp ý kiến cho Luật Đầu tư công, ông đã kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công, công bố Bộ, Ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn đó của từng Bộ, Ngành, địa phương. Nhân chuyện về vấn đề minh bạch, ông kể: “Có đ/c Vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH & ĐT nữa. Tôi bảo: "Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng”.

Ngẫm ra mới thấy, sự thiếu minh bạch là môi trường tạo ra một loại quyền lực ngầm, là sự đam mê, khát vọng khẳng định mình, là nguồn sống vật chất và tinh thần của không ít công chức. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ hơn lại thấy vị Vụ trưởng lâu năm kia nói còn gượng nhẹ, bởi sự thiếu minh bạch đâu chỉ tồn tại ở một bộ, ngành và đâu chỉ ở một lĩnh vực đầu tư công. Đồng thời, cũng mong muốn nước ta có nhiều vị Lãnh đạo có tâm nguyện: “đất nước này cần sự minh bạch, cần không có sự tham nhũng” như vị Bộ trưởng rất đáng kính trọng này ■

Suy ngẫm từ câu chuyện của một Bộ trưởng

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhắn nhủ: "Tôi cũng muốn thông báo đến tất cả các địa phương, bộ ngành và nhân dân rằng, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, chúng ta đã có một bước trưởng thành và cần phải thay đổi cách tư duy về vấn đề ODA. Theo đó, trước đây chúng ta nhận ODA với mong muốn là viện trợ không hoàn lại, là cho không hoặc vay ưu đãi. Chính vì sự cho không và ưu đãi quá lớn nên chúng ta đã sử dụng, ở một chừng mực nào đó, là không hiệu quả". Tuy nhiên, hiện nay, bối cảnh đã thay đổi, Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, chính sách quốc tế cũng đã giảm dần tỉ trọng cho vay ưu đãi và cho không để chuyển dần sang vay thương mại. Theo lưu ý của Bộ trưởng Vinh, dù vay thương mại với lãi suất thấp nhưng đã là đi vay thì phải sử dụng dòng vốn không chỉ cho kết cấu hạ tầng, cho những dự án có thể thu hồi được vốn mà còn phải cam kết sử dụng cho các chương trình phát triển xã hội xóa đói giảm ng-hèo... Như vậy trách nhiệm quản lý và sử dụng đồng tiền ODA cần phải cao hơn. "Chúng ta cũng phải nhớ rằng, đây không phải là tiền cho không, đây là tiền vay của Chính phủ Việt Nam trong dài hạn. Chúng ta vay hôm nay thì con cháu

chúng ta trong đời sau sẽ phải trả nợ, cho nên chúng ta phải có trách nhiệm nhận thức lại về xin các dự án bằng nguồn vốn ODA"- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh và cho biết: Đã có thời kỳ, người Việt Nam nhìn nhận ODA là "thứ cho không" - Một nhận thức rất nguy hiểm. Thế nên, xảy ra tình trạng, bất cứ bộ nào, địa phương nào xin được dự án là cứ xin, vay được là cứ vay, còn công tác thẩm định, phê duyệt cũng rất dễ dàng, bởi nghĩ rằng sau 40-50 năm mới phải trả, thời gian rất dài, lãi suất lại thấp, thậm chí cho không nên cứ thế dùng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, trong vay vốn và nhận viện trợ, thái độ của Việt Nam không còn là xin bằng mọi giá, vay bằng mọi giá mà phải tính toán hiệu quả, vay vốn về làm gì, tạo ra hiệu quả kinh tế ra sao, tác động xã hội như thế nào. Dự án đã vay thì phải có khả năng hoàn trả.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các dự án vốn vay, không thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả thực sự mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy mới là người quản lý sử dụng đồng tiền phù hợp với mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước. Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được các đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tiết lộ, con số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần 6,5 tỷ USD)

VAY HÔM NAY HÃY NGHĨCHO ĐỜI CON CHÁU

Nguyễn Hoàng Linh

Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được các đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tiết lộ, con số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần 6,5 tỷ USD).Trao đổi với báo giới sau khi khép lại Diễn đàn đối tác phát triển (VDPF 2013), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, theo thông lệ quốc tế, các đối tác phát triển sẽ giảm hỗ trợ ODA, đặc biệt là giảm hỗ trợ nguồn IDA - tức là nguồn viện trợ không hoàn lại và viện trợ với lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, dành tiền này cho các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, với sự vận động của Việt Nam và những cố gắng của Việt Nam, các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết, về cơ bản không giảm tổng mức đầu tư ODA trong năm 2014. "Trong tay chúng tôi đã có số liệu của các nhà tài trợ cam kết cho năm 2014 đưa ra hôm nay, theo quy định không thể công bố, nhưng tôi có thể nói rằng, con số này không thấp hơn năm 2013. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các nhà tài trợ cho Việt Nam" - Bộ trưởng Vinh tiết lộ.Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rằng, vấn đề không chỉ nằm ở nguồn tiền, nguồn hỗ trợ ODA mà chính là mối quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác phát triển đã có sự nâng tầm. Hai bên sẽ cùng ngồi lại thảo luận Chính phủ Việt Nam cần những chiến lược nào, cần hành động như thế nào trong giai đoạn tới. Một khi đã thống nhất được các chiến lược, hoạch định được các chính sách thì bên đối tác sẽ cung ứng nguồn lực để thực hiện. Bộ trưởng khẳng định, các nhà tài trợ luôn đồng hành với Chính phủ Việt Nam và sẽ kêu gọi nguồn lực để hỗ trợ cho những chính sách đạt được đồng thuận. Điều này đồng nghĩa với việc, bên cấp viện trợ và cho vay đang đầu tư có mục tiêu.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các dự án vốn vay, không thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả thực sự mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy mới là người quản lý sử dụng đồng tiền phù hợp với mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước

Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh

Page 8: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 20148

Đạo Phật không phải triết học, càng không phải là một tôn giáo (như phương Tây định nghĩa).

Đạo Phật là tấm gương phản chiếu quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh vô cùng tận nên trong nó sẵn chứa nhiều điều huyền nhiệm và tầng triết học siêu việt. Nếu chẳng tính căn duyên những kiếp trước (như trường hợp người không hiểu biết nhiều lại một lòng theo Phật); nếu chỉ xét sở tri nhân thế, thì đến như Albert Einstein với bộ óc thông tuệ tuyệt vời mới tin nổi lời Phật.

Nhiều bậc chân sư thời hiện đại đã rất bội phục việc khoa học phát hiện ra ý niệm tạo nên cảnh giới. Người nào ngày đêm với một ý nghĩ (ước muốn) thường trực, đến quay cuồng, quy luật hấp dẫn tự nhiên theo đó sẽ tạo nên những điều kiện phù hợp để người ấy nắm lấy mà kiến tạo tương lai. Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào phước đức, căn mạng từng người. Một nhà khoa học từng vẽ ngôi nhà mơ ước, rồi ông xếp nó vào hộp, thời gian cứ trôi và gia đình ông chuyển đến nơi khác sinh sống. Một ngày sực nhớ bức vẽ, ông lấy ra xem bỗng giật mình: ông đang sống trong ngôi nhà với hình dáng kể cả những sắp đặt nội thất giống y ngôi nhà mơ ước nhiều năm trước. Trong Phật pháp gọi là “duy tâm sở hiện”. Càng đúng với ai đó trong cuộc sống luôn với ý nghĩ và hành động tham (nguy cơ tạo cho mình cảnh giới ngạ quỷ ở kiếp sau), sân (nguy cơ tạo cảnh giới địa ngục), si (nguy cơ tạo cảnh giới súc sanh), v.v… dễ đưa con người lệch đạo. Những mơ ước vật chất, đa phần người đời mong đạt để phục vụ sự hưởng thụ, gần như là con đường ngắn nhất đưa đến khổ đau và cũng là con đường ngắn nhất đưa họ càng dấn thân càng lún sâu vào cảnh khổ. Hôm nay nhà dột vách xiêu liền sốt sắng kiếm tiền sửa sang; hôm mai xe trục trặc liền nảy ý đổi cái mới, rồi tạm quên việc bố thí, trì giới...

Những ước mong tầm thường nhiều khi vô tình khiến cho nguyện vãng sinh lui xuống hàng thứ yếu mà người tu không hay. Vậy là “giấc mơ con” đè nát nguyện lực vĩ đại trong tầm tay. Người tu là người biết nương vào tự nhiên, hài hòa cùng tự nhiên mà sống, không cầu gì ghê gớm ngoài nguyện chí thành vãng sanh ngay đời này. Đó là chánh kiến. Mọi ước muốn khiến nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc phải xếp hàng đều là phá kiến, tàn hoại cái thân thể vô ngần quý giá chẳng dám mơ sẽ có lại ở kiếp sau.

Một ý niệm phát xuất liền bao trùm, châu biến tận hư không pháp giới. Một cá nhân với những ý niệm cực xấu hoặc cực tốt trong suốt cuộc đời đều có ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Mỗi cá thể

không tách biệt mà có tác động nhất định đến “tính nết” của trái đất. Thế nên việc ta đóng cửa tha hồ làm việc xấu, tha hồ phát xuất ý nghĩ yêu ma quỷ quái, thật tai hại vì nó tiếp thêm sức mạnh cho nghiệp chướng. Ngược lại, một người luôn với ý nghĩ thuần thiện, cao hơn là không cả nghĩ thiện nghĩ ác mà tâm ý chỉ một câu “A Di Đà Phật”, vậy đã góp công lớn cho sự an bình của trái đất; người ấy dẫu quanh năm suốt tháng không giúp đỡ ai song đó là của quý hiếm giữa trời đất rồi. Thói thường phân biệt người này tốt kẻ kia xấu, không hay nếu ta cứ nhìn sâu Phật tính trong mọi chúng sanh chẳng những họ mà chính mình cũng mở lượng từ bi và ánh sáng tâm linh vi diệu rọi vào. Đây chính là điều khoa học cảm nhận được và khuyến cáo: Thay vì chống chiến tranh hãy ủng hộ hòa bình.

Trong các nghiệp, ý nghiệp nguy hiểm vô cùng. Ý nghĩ/ý niệm như những con mọt nghiền trong thớ gỗ; nhìn ngoài bóng bẩy trơn tru song khi phát hiện ra một chỗ hư, mới hay lòng cột đã rỗng. Thân tâm ta cũng sẽ mục ruỗng bởi nghiệp ý. Tâm khởi những ý xấu là rơi vào trận đồ của ma. Giả như đến cả ý nghĩ thiện mà ta cứ “nhấm nháp” mãi, thực ra đang bị nó xỏ mũi lôi vào mù mịt. Ấy là bộ mặt của vọng tưởng, rồi đến phân biệt (ngon - dở, xấu - đẹp), chấp trước (nguy nhất là chấp ngã). Pháp môn niệm Phật thù thắng ở cả phương diện đời thường đến giải thoát bởi, hễ nghiệp ý khởi lên thì thay ngay vào từng chuỗi “A Di Đà Phật” sẽ là thần dược số một đặc trị phiền não, tâm sẽ tự hướng đến những giá trị thanh cao thuần khiết.

Chuyên tâm niệm Phật, tâm sở thiện và bất thiện được quân bình, cao nữa thì tâm sở bất thiện triệt diệt. Công phu vượt thắng, niệm thiện cũng vắng nốt; là thời điểm tâm bắt đầu trong lặng rồi phát huy công năng vi diệu. Tâm sáng

thân sẽ ít bệnh, hoặc như gặp bệnh hiểm nghèo vẫn có thể tự chữa bằng sự việc “quên” trong thân mình có căn bệnh. Người niệm Phật tự chữa lành bệnh nan y rất nhiều. Bác sĩ Ihaleakala Hewlen đã học được truyền thống tâm linh cổ xưa của thổ dân Hawaii chữa cho hầu hết người bệnh tâm thần bằng việc hướng vào nội tâm, trở về với “không”, đến nỗi bệnh viện nơi ông làm việc phải đóng cửa vì không còn bệnh nhân. Nghĩa là bác sĩ không hề động chạm gì tới con bệnh mà chỉ quán thấy trong tâm, trong ý nghĩ của mình người kia hoàn toàn không có bệnh... Theo lý Phật, bệnh ấy (hay tính xấu ác của đối tượng) chỉ là tập tánh huân tụ lâu dài chứ không phải bản tánh. “Tự tánh hằng thanh tịnh”. Chỉ cần trở lại “cái không” thì dạng vọng tưởng kia biến mất. Bởi vậy một người có khối u, nếu lo lắng, tâm lý nặng nề khối u phát triển càng nhanh. Tập “quên” nó đi, sống vì niềm vui của người khác, và tốt nhất là chuyên niệm Phật, khối u ít nhất phát triển chậm hơn nhiều so với cách chữa trị thông thường tốn nhiều tiền bạc. Sở dĩ người ta quên hẳn căn bệnh bởi tâm họ pháp hỷ sung mãn, vắng bặt vọng tưởng. Bệnh chỉ là sự ghé thăm của nghiệp thức, họ làm chủ được.

Hòa thượng Quảng Khâm về già có lần đau nặng. Ngài bảo thân này như ngôi nhà tranh đã ọp ẹp, muốn nhập Niết-bàn rồi trở lại cõi nhân gian thay một cái nhà bê-tông cốt thép chắc chắn hơn. Các đệ tử quây lại ngày đêm tha thiết “thỉnh Phật trụ thế”. Thương tình Hòa thượng gật đầu, và thế là những ngày sau ngài khỏe khoắn như thường. Điều này chứng tỏ tâm tịnh sáng sẽ điều phục được thân. Chẳng những vậy tâm ấy còn điều khiển được cả tinh cầu... (Vấn đề này xin không đề cập thêm bởi dễ sa vào thần thông diệu dụng - điều thường khiến người tu có chút quả vị lạc

trong ấm ma như Phật từng nhắc trong kinh Thủ lăng nghiêm. Cũng như một số nhà ngoại cảm nhìn thấu cảnh thân trung ấm, bên cạnh cái tốt là để biết chết không phải hết, lại dễ khiến người đời hiểu sai lục đạo luân hồi khi thấy “họ” vẫn ở bên mồ chứ nào có đầu thai làm con gì. Thân trung ấm chỉ là một chút xíu trong vô biên cảnh giới Phật truyền giảng. Hiểu một nhầm thành “chư pháp thật tướng” thì hỏi sao tam thế Phật không oan cho được!).

Những gì mà người trần mắt thịt như chúng ta tại thế gian chứng kiến là quá ư hạn hẹp; cho trên đầu ta không có gì lại càng thiển cận. Trong lúc nếu không tụt hậu về tri kiến, ta sẽ biết thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiêm túc khẳng định thuyết luân hồi là đầy đủ căn cứ. Ngày xưa ai dám tin cả thư viện sách chứa gọn trong cái USB nhỏ hơn cả ngón tay. Vậy nên dè chừng lời trong kinh điển; đừng tưởng con người to lớn sẽ không thể chui vào thân con kiến ở kiếp vị lai nếu lầm đường lạc lối. Và đừng tưởng con vi khuẩn nhỏ vậy, thể tánh của nó không chứa tam thiên đại thiên thế giới. Hãy xem khám phá khoa học sau: Tấm hình cắt đôi, đưa (một nửa) vào chiếc máy khoa học, vẫn thấy nguyên vẹn bức hình đó. Cắt tấm hình ra chục mảnh, lạ thay, mỗi mảnh như vậy vẫn đầy đủ hình tướng chụp ban đầu. Điều này làm sáng chói một câu trong kinh Hoa nghiêm: “Nhất tức nhất thiết” (một là tất cả). Cá thể chúng sanh có Phật tính. Vậy cái toàn giác đã có trong mỗi phàm phu. Buông xuống vọng tưởng, “vọng tận hoàn nguyên”, phàm phu thành Phật. Như vậy phàm phu trong tâm mình vốn dĩ là cả vũ trụ. Ấy chính là “tự tánh vốn trọn đủ” như Lục tổ Huệ Năng lúc chứng ngộ từng thốt lên.

Do đó, không học kinh điển nhà Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy một pháp môn mà rốt ráo thực hành lại khởi tâm bài bác, ấy là vừa lội qua đầm lầy lại muốn dò lòng đại dương.

Khi nhà thiên văn chụp được những thiên hà “hình xa luân”, “hình trụ”, “hình bán nguyệt”,… đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới thì chính là kinh điển Phật giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học. Khi những khám phá làm rúng động nhận thức của loài người đơn giản chỉ là vô tình minh tường vài nhánh trong rừng kinh điển vô giá, liệu có cần đặt ra vô vàn câu hỏi trước lúc ta chịu tin lời Đức Phật ■

theogiacngo

Phật pháp lấp lánh hơn dướiánh sáng khoa học

Bảo Ngọc Lam

Page 9: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 9Trước những năm 80 của thế kỷ

trước, tức là hơn ba mươi năm trước, con đường từ thị xã Hà

Đông ra đến Cầu Mới, Ngã Tư Sở còn chạy băng qua giữa cánh đồng. Một bên là cánh đồng làng Triều Khúc, một bên là cánh đồng làng Phùng Khoang, Trung Văn. Đường số 6 Hà Nội - Hoà Bình và đường xe điện Bờ Hồ - Hà Đông chạy ở giữa. Hồi ấy, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội với những dãy nhà mái bằng vôi vàng bốn, năm tầng nằm chơi vơi giữa những ruộng lúa, những vạt đầm loi thoi lau lác. Những sinh viên nào được gọi đến học ở ngôi trường danh giá này, nhất là những khoa tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…, là đã cầm chắc tấm hộ chiếu du học sang phe Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu tươi đẹp.

Rồi một ngày đẹp trời, những hành khách trên chuyến tàu điện cổ kính và đáng yêu chạy ngang qua đây, bỗng thấy từng đoàn xe ùn ùn chở đất từ mạn Hoà Bình về . Những xe đất đồi vàng sậm màu gan gà. Và từng dàn xe ủi, xe benla, xe gạt… lầm lũi san đất. Cả cánh đồng mấy làng Triều Khúc, Phùng Khoang được hối hả san lấp, trở thành những “sân vận động” mênh mông.

Đó là giai đoạn đánh dấu thời kỳ mở cửa, những năm 1985, 1986. Đơn vị đi đầu xây dựng những khu đô thị mới trên đồng đất Triều Khúc- Trung Văn là Bộ Xây Dựng, mà cụ thể là T.C.ty Xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình. Mô hình “đổi đất lấy công trình” lần đầu tiên được áp dụng ở Hà Nội. Nhà nước cấp cho anh một quĩ đất, anh hãy tự làm đường xá, thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống an sinh xã hội, và tự làm nhà ở cho mình. Những người thợ thuỷ điện Sông Đà, sau bao năm bôn ba xây dựng công trình thuỷ điện đầu tiên trên hồ Thác Bà, rồi lại dắt díu vợ con về ngăn đập sông Đà, làm đại công trình thuỷ điện Hoà Bình, cho đến bây giờ, mới có một chốn an cư ở rìa làng Triều Khúc, nơi giáp ranh giữa Hà Nội và tỉnh Hà Tây.

Có một hành khách, dáng bí hiểm như một ẩn sĩ, khi đi xe điện ngang qua khu đất đang san lấp, chỉ tay nói với người đi cùng: “Khu đất kia rồi sẽ phát quan”. Không biết vị ẩn sĩ kia nói thật hay đùa, chỉ biết vài năm sau, chỗ đất ấy mọc lên một toà nhà bề thế, nơi đặt tổng hành dinh của T.C.ty Xây dựng Sông Đà và phía sau nó là một khu dân cư sầm uất có cái tên rất đẹp: Thanh Xuân Nam.

***

Ba mươi năm có thể kiểm chứng được lời “ tiên tri” ấy. Thanh Xuân Nam đúng là đất phát quan. Ngày xưa, đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Tiến sĩ; làm quan phẩm trật tới tam phẩm, tứ phẩm, (chưa nói tới nhất phẩm, tứ trụ triều đình), đã là phát quan rồi. Bây giờ hàng quan ấy tương đương với uỷ viên TƯ Đảng, Bộ trưởng, nghị sĩ Quốc hội, T.G.đốc, Anh hùng Lao động… Những danh vị ấy, chục năm nay Thanh Xuân Nam có thừa. Đơn cử: Bộ trưởng, Uỷ viên TƯ kiêm nghị sĩ Quốc hội, có Nguyễn Hồng Quân, Đinh

La Thăng; Nghị sĩ Quốc hội, Chủ tịch Hội Nhà văn có Hữu Thỉnh. Anh hùng Lao động có Trần Thọ Chữ, Cao Lại Quang (giờ là Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng); Các T.G.đốc, Phó T.G.đốc có Nguyễn Khắc Kiên, Phạm Cường, …; nhà văn-nhà thơ nổi tiếng có Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, Tùng Điển, Hà Phạm Phú, Nguyễn Hoa…Riêng đội ngũ giám đốc, tiến sỹ, kỹ sư, những thế hệ 6X, 7X, 8X đang sung sức, phải tính con số trăm.

Khu đô thị Thanh Xuân Nam hội tụ phần đông cán bộ chủ chốt của T.Cty Sông Đà và các nhà văn-nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, mới được cắm đất xây khu tập thể liền kề. Không chỉ các nhà văn Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Hà Phạm Phú cắm chốt lâu dài, mà Phạm Tiến Duật, Ngô Văn Phú, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Trác, Nguyễn Trọng Tân…cũng từng có sổ đỏ và hộ khẩu. Bởi thế, Sông Đà có sự kiện gì là các nhà văn - nhà thơ đều có mặt. Nhớ mãi cái sự kiện ngày hội Mùa thu Vàng nước Nga được tổ chức ở làng chuyên gia Nga Pasionka dưới chân núi Đúng, Hoà Bình năm 1988. Nhiều nhà văn là khách mời đặc biệt của T.G.đốc Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khắc Kiên và Bí thư Đoàn TNCS T.Cty Đinh La Thăng. Dù đã biết Đinh La Thăng là người có tình, lại có tài, có tố chất làm Lãnh đạo. Nhưng đến dịp này- Mới thấy nhận xét, đánh giá của nhiều người về Đinh La Thăng thật chuẩn. Các nhà văn-nhà thơ đã “mục sở thị” một Đinh La Thăng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, sáng tạo và tố chất thủ lĩnh khi điều hành rất thành công, cả một ngày hội văn hoá tràn đầy sức sống và thắm thiết tình hữu nghị Nga - Việt.

Mối gắn kết láng giềng ở Thanh Xuân Nam giữa người viết văn và người thợ, còn được nhân lên bởi những dây mơ rễ má, quan hệ thân tình: Em ruột TG.đốc Nguyễn Khắc Kiên là nhà văn tài danh Nguyễn Khắc Phục. Và bố đẻ Đinh La

Thăng là nhà thơ Đinh Văn Nhu. Vùng quê Nam Định có nhiều người đa tài. Nguyễn Khắc Phục vừa là thi sỹ, nhà văn, kịch tác gia, lại kiêm thêm hoạ sỹ. Còn ông Đinh Văn Nhu, vốn là cán bộ công đoàn nhà máy dệt Nam Định nghỉ hưu, đã có tài văn nghệ-thơ ca từ trước, nay lên ở gần các nhà thơ, tài thơ của ông ngày càng phát lộ, có thơ in trên báo chí, có tập thơ xuất bản. Nhiều người bảo, vì duyên nghiệp trong khu cư dân Thanh Xuân Nam mà nền văn học có thêm nhiều tác phẩm viết về Sông Đà. Thơ của Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Ngô Văn Phú, Trần Ninh Hồ. Bút ký phóng sự của Hà Phạm Phú, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, tiểu thuyết của Trần Chinh Vũ…Cũng nên và cần phải kể thêm điều này: Cũng vì có vị thủ lĩnh thanh niên Sông Đà là Đinh La Thăng mà từ công trường thanh niên cộng sản Hoà Bình đã có biết bao những người bạn nhà báo tâm huyết ngày đêm bám hiện trường, bám nhân vật để phục dựng những chân dung tinh thần của một đại công trình thuỷ điện của đất nước. Và cũng nhờ mối gắn kết với báo chí văn chương này mà Đoàn TNCS Sông Đà đã phát hiện và bồi dưỡng cho nền văn học những cây bút trẻ chủ lực và đầy bản sắc, như các nhà văn Tạ Duy Anh, Vũ Hữu Sự, các nhà thơ Giáng Vân, Nguyễn Lương Ngọc...

Dù thế, văn chương, suy cho cùng, cũng chỉ vớt được những cái váng nổi của đời sống. Thực tế cuộc sống còn khốc liệt, hào hùng và nghiệt ngã hơn nhiều. Có một nhà thơ, mới đây, khi lên thăm công trình thuỷ điện Sơn La phát điện tổ máy cuối cùng, gặp những người thợ Sông Đà láng giềng ở đó, đã viết thế này:

Thuỷ điện Sông Đà tóc còn xanhThuỷ điện Sơn La đầu đã bạc

Hai mươi năm vợ xuôi chồng ngượcSông Đà ơi, đã đủ nói lời yêu? (*)

“Sông Đà”, từ một tên sông, đã trở thành một tượng đài của những người

làm thuỷ điện, thành một T.C.ty Xây dựng thuỷ điện hàng đầu của Việt Nam là T.C.ty Xây Dựng Sông Đà với những tên tuổi nổi tiếng vì sự tận tâm, nhiệt huyết, cống hiến như Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khắc Kiên, Trần Thọ Chữ...

Nói về “Đất phát Quan”, cần phác thảo đôi nét về một người từng ở tập thể Thanh Xuân Nam khá lâu, giờ đang đảm trách cương vị “tư lệnh” một ngành “nóng” và năm 2013, được ghi nhận về những nỗ lực, trưởng thành vững vàng mọi mặt, ấy là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Xuất thân là cử nhân ngành ngân hàng- tài chính, gắn bó với công trình thuỷ điện Sông Đà từ ngày tóc còn xanh, Bộ trưởng Đinh La Thăng đến với Sông Đà như một duyên nghiệp. Và từ đó trưởng thành, trên nền tảng những tố chất bản thân đã được thừa hưởng từ gia đình và việc chịu học tập, tích lũy, rèn luyện qua đời sống thực tế vô cùng phức tạp và muôn màu sắc. Ngày trước - Cùng với các đàn anh, đồng sự, như kỹ sư Nguyễn Khắc Kiên, Nguyễn Hồng Quân, Trần Thọ Chữ…Đinh La Thăng luôn có mặt trên tuyến đầu những công trình điểm ở Sông Đà, Yali, Sơn La, Trị An, sông Hinh...theo kiểu “Ăn công trường, ngủ công trưởng, nhà là công trường” - Năng động, trẻ trung, xông xáo, quyết liệt, trách nhiệm cao với công việc, lại rất ân tình, sau trước trong cuộc sống đời thường là phẩm chất và bản lĩnh ở Đinh La Thăng. Hơn hai mươi năm gắn bó với nghề thuỷ điện, anh luôn là cánh chim đầu đàn của hàng vạn thanh niên xung kích trên các công trình ngăn sông làm ra ánh sáng, ngay cả trên những vùng xa xôi nhất đất nước.

Rồi Đinh La Thăng chuyển công tác. Vào Thừa Thiên - Huế…rồi lại được cử làm Chủ tịch HĐQT ngành Dầu khí, một ngành mang tính đặc thù cao nên nhiều thách thức luôn tiềm ẩn. Nhưng rồi Dầu khí luôn là đơn vị chủ lực của nền kinh tế đất nước, với những đóng góp quan trọng và ý nghĩa lớn lao mọi mặt. Tuy nhiên, thử thách mới, lớn hơn nhiều, lại đến với Đinh La Thăng: Đó là việc được giao đảm trách đứng đầu một ngành nhiều phức tạp, vì liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh-kinh tế. Đó là cương vị Bộ trưởng GTVT. Không phải là không có những ý kiến trái chiều lúc đầu - Nhưng tới giờ, sau hàng loạt việc Bộ trưởng Thăng đã làm như: Đặt mình vào vị trí phó thường dân, để mong tìm ra những quyết sách phù hợp; thường xuyên kiểm tra những ‘cung đường” ác liệt, công trình trọng điểm; “trảm” tướng không hoàn thành nhiệm vụ, phế bỏ nhà thầu làm ăn tắc trách, chậm tiến độ; tham gia lễ cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn GT; đi máy bay giá rẻ, thử nghiệm một hướng bay trên không; xin việc cho thủ khoa đại học gặp khó khăn; bỏ chuyến công tác, tức tốc đến ngay hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng ở Cần Giờ, để không chỉ tham gia chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, mà còn đến tận Trung tâm y tế xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) để thăm hỏi, động viên

Đất phát QuanQuang Dương

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã hủy chuyến công tác và đã có mặt tại bệnh viện huyện Cần Giờ thăm hỏi nạn nhân gặp nạn

xem tiếp bài trang 29...

Page 10: Mekong tet 2014

10 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Tiềm năng và những hứa hẹn bứt pháDU LỊCH TIỂU VÙNG MÊKÔNG:

Bình - Ly - Hiền

Diễn dàn được mở đầu bằng dẫn đề khúc triết của đại biểu quốc hội, Chủ tịch TƯ Hội VILA-

CAED kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietabank, ông Phương Hữu Việt. Theo ông Việt, Diễn đàn Hợp tác Phát triển tiểu vùng Mêkông 2013, do VILACAED và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đồng chủ trì tổ chức đã trở thành sự kiện thường niên, nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các vùng Mêkông, nhất là các nước Lào - Campuchia - Myan-mar - Thái Lan…cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với mục tiêu tốt đẹp và rất ý nghĩa: Đưa tiểu vùng Mêkông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Thực tế thời gian qua, VILACAED đã phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tích cực, tạo cơ hội giao thương, làm cầu nối cho doanh nghiệp các nước trong vùng tìm hiểu lẫn nhau và cùng nhau phát triển. VILACAED còn mở rộng hoạt động sang các nước khác tại khu vực Đông Nam Á, trong khi vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị-xã hội với nước bạn. Sự nỗ lực lặng lẽ nhưng bền bỉ, đầy trách nhiệm này, đã tạo dựng được hình ảnh: VILACAED là kênh kết nối uy tín và hiệu quả giữa các nước tiểu vùng Mêkông.

Theo Chủ tịch Phương Hữu Việt, Diễn đàn lấy chủ đề: “Du lịch tiểu vùng Mêkông 2013”, bởi đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêkông (GMS). Đồng thời để đạt tới mục tiêu mong muốn là kết nối các cơ quan hữu quan, nhất là sự tương tác giữa các nhà hoạch định chính sách với các đơn vị-doanh nghiệp du lịch (ĐV DN DL) trong tiểu vùng Mêkông mở rộng - Sao cho sự kết nối này sẽ góp phần tạo ra được những thuận lợi cơ bản để các thế mạnh tiềm tàng mà Mẹ thiên nhiên ưu đãi cho các nước trong vùng Mêkông được phát huy tối đa, hiệu quả, qua hoạt động của các ĐV DN DL. Đặc biệt, là

mục tiêu: Diễn đàn là cơ hội để các Quốc gia trong tiểu vùng Mêkông thắt chặt, phát triển hơn mối quan hệ đa phương và các nhà đầu tư có thêm thông tin xúc tiến thương mại, các DN tìm được đối tác…Diễn đàn cũng hướng tới mục tiêu trao đổi thông tin. Tìm kiếm giải pháp liên kết, thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các DN, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực DL của các nước thuộc GSM. Đồng thời là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm DL của các nước trong tiểu vùng…

Theo Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức kiên: Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam và các nước trong tiểu vùng Mêkông. Với những ưu thế rõ nét về thiên nhiên và tiềm năng du lịch, do những đặc trưng về văn hóa-xã hội và con người tạo nên-Mêkông đã thu hút được sự quan tâm của lượng lớn du khách thế giới lâu nay. Với 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế Tiểu vùng Mêkông, nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các

nước, khả năng phát triển kinh tế của vùng Mêkông, trong đó có du lịch là hoàn toàn có cơ sở.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Kiên- VILACAED đã phát huy được thế mạnh, làm cầu nối hiệu quả trong thời gian qua giữa các nước trong Tiểu vùng. Diễn dàn “Du lịch tiểu vùng Mêkông 2013” là minh chứng thuyết phục cho nỗ lực, nhiệt tâm vì mong muốn tích cực là kết nối và phát triển các quan hệ song phương, đa phương giữa các nền kinh tế ở quy mô lớn và giữa các DN ở quy mô đối tác. Ông Kiên đánh giá cao nỗ lực và trách nhiệm của VILACAED qua nhấn mạnh: Diễn đàn Phát triển Hợp tác tiểu vùng Mêkông qua mỗi năm đều tăng thêm bề dày với các hoạt động có đấu ấn. VILACAED không chỉ làm tốt các nhiệm vụ chính trị-xã hội, mà còn thu hút được sự quan tâm của DN, khai thác được sức mạnh tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước trung vùng…Ông Nguyễn Đức Kiên cũng bày tỏ mong muốn: Diễn đàn Phát triển Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mêkông hàng năm sẽ trở thành sự kiện truyền thống của VILACAED và quy mô sẽ được mở rộng

ra vùng Đông Nam Á và rộng lớn hơn nữa. Đồng thời, Diễn đàn sẽ luôn là địa chỉ tin cậy của các DN trong khu vực, là cầu nối tích cực, hiệu quả giữa DN và Nhà nước…

Bà Khampheng Simmasone, Tham Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán Lào tại Việt Nam cũng đánh gía cao những nỗ lực, thành công trong hợp tác mọi mặt, đặc biệt về DL của các nước tiểu vùng Mêkông nói chung, Việt Nam-Lào-Campuchia nói riêng, và chúc mừng những thành công của DL Việt Nam thời gian qua. Đồng thời bày tỏ mong muốn các DN Việt Nam-Lào tiếp tục cố gắng vượt khó hợp tác hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực DL, nhất là về chất lượng nhân sự trong hoạt động này...Bà mong muốn DL tiểu vùng Mêkông ngày càng phát triển thịnh vượng...

Cùng quan điểm và mục tiêu mong muốn phát triển hợp tác kinh tế nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng giữa các nước trong vùng Mêkông ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững - Đại diện các Bộ, Ngành: Kế hoạch & Đầu tư, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch…cũng cho biết các hoạt động và kết quả trong lĩnh vực DL cùng định hướng phát triển du lịch tiểu vùng một cách bền vững qua các tham luận và ý kiến cụ thể sâu sắc. Còn trên góc nhìn và kinh nghiệm thực tế của những người làm kinh tế du lịch, đại diện một số DN cũng bày tỏ ý kiến và đưa ra các khuyến nghị cụ thể, để du lịch tiểu vùng có thể phát triển hiệu quả, bền vững nhất trong khả năng cho phép, TCty Du lịch Hà Nội kiến nghị: Cần có thông số cụ thể về mức độ hiểu biết Chương trình hợp tác DL tiểu vùng Mêkông; cần có trung tâm dữ liệu bằng nhiều thứ tiếng về hoạt động của Chương trình DL tiểu vùng, để DN có thể tiếp cận thông tin…

Một số địa phương cũng thông qua Diễn đàn giới thiệu về thế mạnh DL củng vùng mình như: An Giang, Quảng Nam…Diễn đàn đã kết thúc tốt đẹp, hứa hẹn sự khởi sắc mới trong lĩnh vực DL năm 2014 ■

LTS. Trong sương mù và lạnh giá tới 10 độ của Hà Nội, trước thềm Xuân mới Giáp Ngọ 2014 - Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mêkông (thường niên), do TƯ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) tổ chức, với sự tài trợ của Ngân hàng VIETABANK, vẫn thật nóng, bởi những ý kiến, tham luận sôi nổi và tâm huyết của những đại biểu tham dự, đến từ một số Bộ, ban, ngành như: Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội; ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư; ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội…Và một số địa phương có tiềm năng về du lịch, nhiều đơn vị có thâm niên và thành công trong hoạt động du lịch...

Đại diện một số nước trong khu vực Mêkông: Bà Khampheng SIMMASONE, Tham Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán Lào tại Việt Nam; ông Keo Bunrith, Tham tán Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam; CEO Infrastructure Development Asia, LLC Business Consulting & Investment (Mỹ), Ông Smitie C.Lu…

Page 11: Mekong tet 2014

11XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

* Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn GT và nâng cao chất lượng DV vận tải.

Vận tải ô tô hiện đang chiếm trên 90% khối lượng vận tải khách, trên 70% khối lượng vận tải hàng hóa. Thực hiện định hướng CNH-HĐH của Đảng. Năm 2013, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu tai nạn giao thông”; tổ chức triển khai đồng bộ và đã bước đầu đạt kết quả tích cực.

Vấn đề quan trọng có tính quyết định là hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động vận tải. Tổng cục ĐBVN đã xây dựng trình Bộ ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT thay thế Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ GTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động VT bằng ô tô; Thông tư 23/2013/TT-BGTVT về

tích hợp, quản lý, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và hoàn thành thí điểm Trung tâm quản lý, khai thác dữ liệu từ TBG-SHT tại Tổng cục, Thông tư 35/2013/TT-BGTVT về xếp hàng trên xe ô tô; Thông tư 55/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô ...

Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình để quản lý hoạt động VT cũng đã được ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trạm dừng nghỉ trên ĐB và bến xe khách; Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng DVVT HK cũng đã được trình Bộ GTVT ban hành...Theo đó, các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ (DV) VT HK và công tác đảm bảo ATGT của các đơn vị kinh doanh VT như chất lượng phương tiện; trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lái xe; công tác tổ chức quản lý về đảm bảo ATGT trong đơn vị; tổ chức hành trình và thời gian chạy xe; dịch vụ trên xe; các quyền lợi của hành khách và công tác tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của hành khách với nhiều tiêu chí cụ thể cho từng nội dung được lượng hoá, tính điểm, làm cơ sở để xếp hạng chất lượng DV VT khách từ 1 sao đến 5 sao, để đơn vị vận tải tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở các văn bản QPPL, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công tác triển khai đã được chú trọng. Tổng cục đã tổ chức 03 hội nghị triển khai tại 3 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam đến các Sở GTVT, bến xe, doanh nghiệp vận tải; Các đơn vị kinh doanh VT đã tổ chức triển khai sắp xếp bộ máy quản lý; phương pháp quản lý phù hợp, tương ứng với từng loại hình kinh doanh, qua đó giúp các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp

luật về điều kiện kinh doanh VT và nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo trật tự ATGT và bảo vệ môi trường… Việc yêu cầu các đơn vị VT phải công bố công khai mức CLDV cùng với giá cước tương ứng để hành khách biết, lựa chọn và giám sát cũng đã được chú trọng thực hiện. Trên cơ sở chất lượng DV VT có cơ chế khuyến khích các đơn vị có chất lượng DV tốt, phù hợp; hạn chế các đơn vị chất lượng DV kém.

Công tác Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm cũng đã được Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN, các Sở GTVT thực hiện quyết liệt . Nhờ vậy, chất lượng dịch vụ vận tải đã được nâng cao một bước; công tác đảm bảo ATGT trong hoạt động vận tải đường bộ có chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm.

* Trách nhiệm cao qua những đề xuất của Tổng cục ĐBVN.

Bên cạnh những nội dung đổi mới trong quản lý vận tải khách được triển khai có hiệu quả như trên. Về quản lý vận tải hàng hóa hiện vẫn đang hoạt động theo lối sản xuất nhỏ, thiếu liên kết. Đặc biệt việc thiếu các kênh thông tin, giao tiếp giữa các đơn vị vận tải với các chủ hàng dẫn đến việc các đơn vị VT thường phải ký hợp đồng thông qua khâu trung gian, khiến giá cước bị đẩy lên cao và thường xuyên biến động...nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt hiện tượng chở quá tải gấp nhiều lần so với tải trọng quy định diễn ra khá phổ biến; tỷ lệ xe chạy rỗng cao; mức tiêu thụ nhiên liệu lớn, làm tăng ô nhiễm môi trường, gia tăng ách tắc GT và TNGT...Do vậy, năng suất và hiệu quả kinh doanh VTHH thấp, chi phí logistics chiếm tỷ trọng

lớn trong GDP. Để khắc phục hiện trạng đó, việc

xây dựng sàn giao dịch VTHH là hết sức cần thiết, tạo tiền đề thúc đẩy VTĐB phát triển theo hướng hiện đại, đạt được hiệu quả ngày càng cao về các mặt, minh bạch thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế và khu vực, kết nối với các phương thức vận tải; giảm thiểu xe chạy rỗng, tiết kiệm nhiên liệu...

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN, người có thâm niên kinh nghiệm và đặc biệt tâm huyết, về lĩnh vực VTĐB. Nội dung cơ bản của Dự án nghiên cứu về hình thành và quản lý hoạt động sàn giao dịch vận tải hàng hóa bao gồm các nội dung chính là: Xây dựng thể chế, gồm nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hoạt động của sàn giao dịchVTHH của một số nước; Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của sàn giao dịch VTHH; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển sàn giao dịch VTHH; Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý hoạt động sàn giao dịch VTHH; xây dựng phần mềm để sử dụng cho các sàn giao dịch; đầu tư phần cứng cho trung tâm quản lý ở Tổng cục ĐBVN.

Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Quyền, dự án về hỗ trợ hình thành và quản lý sàn giao dịch vận tải đã được bàn thảo với đại diện Ngân hàng Thế giới và nhận được sự quan tâm và ủng hộ; Tổng cục ĐBVN đã báo cáo và được sự ủng hộ của Bộ trưởng Đinh La Thăng và hiện Bộ GTVT đã có thư gửi WB đề nghị tài trợ cho dự án này. Nếu dự án được tài trợ, Tổng cục ĐBVN sẽ triển khai hoàn thành dự án trong năm 2015 ■

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI LTS - Trên tinh thần tiếp tục

đổi mới - Trước thềm Xuân mới 2014 - Nhìn lại một năm đầy cam khó - Không thể phủ nhận, năm 2013 Tổng cục Đường Bộ Việt Nam (TCĐB VN) đã tạo dựng được không ít kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc xây dựng và triển khai Đề án: “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải” - Một Đề án phù hợp với định hướng CNH, HĐH theo Nghị quyết XI của Đảng.

Trong thực tế công tác quản lý hoạt động VT ô tô đã có những bước chuyển tích cực và ngày càng được hoàn thiện; lực lượng vận tải tiếp tục phát triển; sản lượng vận tải hàng hóa hành khách 6 - 7%; Chất lượng DVVT được cải thiện; Thêm nhiều tuyến VT đã được mở rộng đến nhiều vùng sâu, vùng xa thể hiện sinh động chính sách tốt đẹp của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc…Góp phần quan trọng trong bức tranh tổng thể phát triển ngành GTVT và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Minh Ngọc

Thứ Trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại Hội Nghị Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật VTĐB mới ban hành (ngày 16/9/2013)

Đại biểu tham dự Hội Tập Huấn

VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Page 12: Mekong tet 2014

12 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Đã chạm đích, chỉ còn chờ hồi còi chung cuộc để cắm cờ hoàn thành tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới

(XD NTM) đầu tiên trên địa bàn tỉnh biên giới Lào Cai-khu vực miền núi phía phía Bắc với nhiều đặc thù riêng. Nhưng Quang Kim không “dừng lại” bởi xác định đây mới là kết thúc một chặng đường ban đầu, mở ra công cuộc XD NTM bền vững theo chiều sâu: “…Nông nghiệp và NTM là trọng tâm, công nghiệp là đột phá, dịch vụ là mũi nhọn…”-Trích phỏng vấn ông Doãn Văn Hưởng-Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ngày 08/01/2014.

Một mặt tiến hành tổng kết quá trình XD NTM tại địa phương để báo cáo, chờ rà soát-thẩm định lần cuối trước khi cấp chứng nhận đạt chuẩn NTM; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Quang Kim đang gấp rút lập

các chương trình-đề án nhằm xây dựng kế hoạch phát huy những thành quả đạt được, huy động các nguồn lực, nhân lực-đào tạo nhân lực, thu hút đầu tư…tiến đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa; mở rộng ngành nghề theo chiều sâu-sản xuất thương phẩm trong mọi lĩnh vực không để “lãng phí” tài nguyên-nguyên liệu qua con đường tiêu thụ sản phẩm thô. Xác định rõ, nhất quán hành động phát triển thành quả XD NTM để nâng cao đời sống của nhân dân.

Chào Xuân Giáp Ngọ năm 2014, kính chúc Đảng ủy-HĐND-UBND và nhân dân xã Quang Kim vững bước bảo vệ thành quả và phát triển bền vững nông nghiệp-nông thôn theo mục tiêu cốt lõi của chương trình “Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới”. ■

Nhớ Lào Cai, những ngày cuối tháng 10 nắng đã nhạt và tiết trời se lạnh, đúng đặc trưng khí

hậu vùng cao. Tới Lễ hội kỷ niệm 110 năm Du lịch SaPa-một trong những địa danh du lịch nổi tiếng Việt Nam trên vùng đất tiềm ẩn nhiều nét riêng, cũng là thế mạnh riêng…Chúng tôi đã cùng chia sẻ niềm tự hào với người dân nơi đây, nghe những tâm tư mong muốn của họ về Lãnh đạo và kỳ vọng về một Lào Cai tiến bước đột phá…

Và Lào Cai đúng là đang có những thay đổi mang tính bứt phá trên nền tảng kế thừa- phát huy một cách sáng tạo thế mạnh để tạo đà phát triển nhanh và bền vững. Quê hương ở tận Bạc Liêu, vùng Nam bộ phì nhiêu và thuần hậu, nhưng chúng tôi lại lớn lên và trưởng thành trên vùng đất biên giới Lào Cai- nên gắn bó máu thịt với nơi này và coi đây như quê hương thứ hai của mình. Rồi lập nghiệp ở Hà Nội - Nhưng luôn dõi theo mỗi đổi thay dù nhỏ của miền quê thứ hai là Lào Cai. Bởi thế, khi biết ông Doãn Văn Hưởng chính thức được giao trọng trách Chủ tịch tỉnh- Chúng tôi rất mừng- Bởi biết khá cụ thể về sự tận tâm, nỗ lực của ông với Lào Cai. Sinh ra và lớn lên ở Lào Cai, chắc chắn người con của quê hương

vùng biên giới là ông Doãn Văn Hưởng có lý do chính đáng với những tâm huyết, khát vọng cống hiến cho tỉnh nhà.

Thực tế dù mới chính thức gánh vác trọng trách Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhưng từ trước đó, từ lúc còn ở vị trí chỉ là cán bộ rồi Giám đốc nông trường quốc doanh Phong Hải - Bảo Thắng - Lào Cai (1981-1991) hay đến khi đã được tín nhiệm trở thành Huyện ủy viên, rồi Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng - Lào Cai (1995 -1999), bí thư Huyện Ủy Bảo Thắng (2000 - 2004)... Tới khi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Thường trực, rồi nay là Chủ tịch UBND tỉnh - Nhất quán quan điểm đã được xác định từ trước rất lâu rồi là cống hiến, hoặc nói dân tin-làm dân hiểu...đặc biệt luôn gần dân vì trưởng thành từ vị trí một cán bộ nông trường nên ông luôn cố gắng để

thấu hiểu đời sống, tâm tư của người dân và luôn gắn mình với phát triển mọi mặt kinh tế-chính trị - xã hội tại mỗi địa phương/đơn vị...

Cực kỳ áp lực công việc mới tiếp nhận trong vai trò mới, lại đúng vào những ngày cuối năm vô cùng bận rộn - Nhưng khi đành cho chúng tôi chút thời gian ngắn như một khoảng lặng cực hiếm và cực ngắn ngủi - Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Văn Hưởng vẫn giữ nguyên được vẻ bình dị, nét điềm tĩnh riêng...Và ông dành toàn bộ thời gian gặp gỡ, để trao đổi, phân tích...những định hướng cũng như mong muốn của ông cùng các cộng sự trong việc chèo lái đưa Lào Cai kế thừa, phát huy một cách sáng tạo mọi thế mạnh, khắc phục mọi hạn chế, phát triển vững mạnh. Ông bộc bạch: “Ở vị trí

nào cũng vậy, Đảng và nhân dân tin tưởng giao trọng trách thì phải cố gắng thực hiện thành công…”, “Tiếp tục kế thừa và phát huy các chương trình-đề án đã và đang thực hiện; tập trung định hướng, phát triển theo chiều sâu; cố gắng xây dựng nền KT-CT-XH ổn định; lấy nông nghiệp-nông thôn mới là trọng tâm, công nghiệp làm đột phá, dịch vụ là mũi nhọn,…đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và môi trường để bền vững…”. Những thế mạnh về giao thương, du lịch, tài nguyên-khoáng sản được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai tập trung khai thác triệt để, tăng cường liên minh-liên kết, mở rộng thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách: Nội lực, FDI, ODA… gắn chặt các hoạt động với quy định chặt chẽ và xuyên suốt…

Gần kết thúc cuộc gặp, khi chúng tôi phải gặng hỏi vài lần, Chủ tịch UBND tình Lào Cai Doãn Văn Hưởng mới nói duy nhất điều về mình là, ông sinh ra và lớn lên ở Lào Cai. Ông sẽ cố gắng để xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng và nhân dân. Khả năng ông cũng có thể không hài lòng khi chúng tôi đề cập vài điều về ông trong bài viết này - Nhưng với tình cảm, tấm lòng của người từng gắn bó sâu nặng với Lào Cai, trong vai trò là người dân, cũng mong muốn cho Lào Cai phát triển ngày càng thịnh vượng như ông - Hy vọng ông thể tất. Cũng chúc ông cùng các cộng sự của ông "Chân cứng đá mềm" vững tay chèo đưa Lào Cai ra biển lớn, vững vàng thời hội nhập ■

CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

Lào Cai:

Quang Kim-Bát Xát:

Hoàng Nam-Ngàn Thương

Đồng chí Doãn Văn Hưởng - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai chính thức đảm nhận vị trí mới: Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2011-2016 (QĐ số 2569/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 26/12/2013).Trân trọng chúc mừng

Tính đến ngày 31/12/2013, chương trình XDNTM tại Quang Kim đã đạt: Số lượng tiêu chí đạt chuẩn: 19/19 tiêu chí.Trong đó: Các tiêu chí đạt 100%: Giao thông, thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện, Giáo dục…Một số tiêu chí còn lại 85-95%. Đạt yêu cầu mục tiêu XD NTM.(Trích báo cáo số 173-BC/BCĐ về “Kết quả hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Quang Kim” ngày 30/12/2013)

TIẾN TỚI XÂY DỰNG NÔNGNGHIỆP-NÔNG THÔN BỀN VỮNG

Hoàng Nam-Ngàn Thương

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Ông Doãn Văn Hưởng

Page 13: Mekong tet 2014

13XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

EuroCham nêu quan điểm này trong Sách Trắng 2014, công bố chiều tại Hà Nội, trong bối

cảnh Việt Nam có ý kiến trái chiều xung quanh dự án thay thế cho sân bay Long Thành. "Sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong thành phố nên về thực tiễn không thuận lợi, cần dịch chuyển ra ngoài. Chúng tôi biết có lời khuyên nên sử dụng sân bay Biên Hòa, nhưng lựa chọn tốt nhất vẫn là tập trung vào Long Thành", đại diện tiểu ban giao nhận vận

tải của EuroCham cho hay. Ngoài ra, để trở thành một trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa lớn như Sin-gapore, Hong Kong và Thái Lan, Euro-Cham cũng khuyến nghị Việt Nam cần đơn giản hóa các quy trình để bốc xếp và giao nhận hàng hóa dễ dàng hơn, mở rộng không gian sân đỗ và cải thiện các dịch vụ mặt đất tại sân bay. Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ trở thành thị trường vận tải hàng không phát triển nhanh thứ ba thế giới vào năm 2014. Do vậy, đầu tư các sân bay là việc cấp bách để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành được phê duyệt tháng

8/2011 trên diện tích khoảng 25.000 ha thuộc tỉnh Đồng Nai. Khi hoàn thành giai đoạn một năm 2020, sân bay có công suất vận chuyển 25 triệu khách mỗi năm. Sang giai đoạn 2 từ 2020 - 2030, công suất tăng lên 50 triệu hành khách và đạt 100 triệu hành khách sau khi hoàn thành. Dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, riêng giai đoạn I, gần 6 tỷ USD.

Tuy nhiên, một số ý kiến không tán đồng với phương án xây sân bay Long Thành. Trong lá đơn gửi lên Thủ tướng, ông Mai Trọng Tuấn và ông Lê Trọng Sành cho rằng đầu tư 8 tỷ USD để xây sân bay mới là lãng phí trong khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vừa tiết kiệm lại giữ được giá trị lịch sử. Trong khi đó, phía T.C.ty Cảng Hàng không Việt Nam nhận định việc xây sân bay Long Thành là phương án tối ưu so với mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo quá tải sau năm 2020) hoặc dùng căn cứ không quân Biên Hoà, bởi chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD, còn mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD, Biên Hòa cần 7,5

tỷ USD nhưng sẽ mất thêm chi phí khử độc dioxin. Trả lời hai cựu cán bộ ngành hàng không, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu cũng khẳng định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm TP HCM, trong khi xây dựng sân bay quốc tế mới sẽ giúp TP. phát triển bền vững và giảm ùn tắc giao thông nội đô ■

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mêkông-Nhật Bản lần thứ 5 cũng

như tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu (ngày 14/12). Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn có sự tham dự của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Thủ tướng CHDCND Lào, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar và Phó Thủ tướng Vương quốc Thái Lan. Hội nghị tập trung rà soát những kết quả đã đạt được trong triển khai Chiến lược Tokyo 2012 và thảo luận về các nội dung hợp tác trong thời gian tới. Các nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của “quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản với hàng loạt dự án và hoạt động cụ thể trên tất cả các lĩnh vực từ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bảo vệ môi trường cho tới đào tạo nguồn nhân lực.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mêkông-Nhật Bản và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong triển khai Chiến lược Tokyo. Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường kết nối khu vực, đặc biệt là việc hoàn tất các hạ tầng và tuyến giao thông còn thiếu và đề xuất một số nội dung hợp tác cụ thể gắn kết khu vực Mêkông với các

nước ASEAN hải đảo và Ấn Độ Dương cũng như kết nối của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định tính cấp thiết của hợp tác giữa các nước trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước sông Mekong hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài của khu vực. Thủ tướng đề nghị các bên phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng hoàn tất nghiên cứu của Ủy hội sông Mêkông về phát triển và quản lý bền vững sông Mêkông, trong đó có tác động của việc xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng chính.

Lãnh đạo các nước tiểu vùng sông Mêkông cũng tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối khu vực, đặc biệt thông qua phát triển các hành lang kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của khu vực; phát triển chuỗi cung ứng khu vực tối ưu; và thúc đẩy hợp tác công-tư. Hội nghị cũng nhất trí tăng cường hợp tác về y tế, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bệnh truyền nhiễm và ứng dụng công nghệ. Hội nghị hoan nghênh tuyên bố của Nhật Bản sẽ triển khai các chương trình hợp tác mới về giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giảng dạy tiếng Nhật nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước Mêkông và Nhật Bản. Tại cuộc họp, Thủ tướng Nhật Bản cũng đã đề xuất danh sách sửa đổi 57 dự án mà Nhật Bản ưu tiên hợp tác với các nước Mêkông.

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng

sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước và các tài nguyên liên quan của sông Mêkông, khẳng định ủng hộ Ủy hội sông Mêkông quốc tế đẩy nhanh các nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mêkông, cũng như các nghiên cứu của các nước có liên quan về tác động đến môi trường và dòng chính sông Mêkông. Lãnh đạo các nước tiểu vùng sông Mêkông hoan nghênh cam kết của Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố kiểm điểm giữa kỳ Chiến lược Tokyo 2012, theo đó khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác Mêkông-Nhật Bản vì sự thịnh vượng, ổn định, và phát triển bền vững của khu vực Mêkông. Các bên nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Mêkông-Nhật Bản lần thứ sáu tại Myanmar trong năm 2014.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cùng với các vị lãnh đạo, phu nhân và các đoàn đại biểu cấp cao ASEAN tham dự Tiệc chiêu đãi và biểu diễn nghệ thuật (Gala Dinner) do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân chủ trì.

* Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngay sau khi tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Yuji Kuroi-wa, Tỉnh trưởng tỉnh Kanagawa. Tại cuộc

tiếp, ông Yuji Kuroiwacho biết, Kanagawa là tỉnh lớn thứ hai ở Nhật Bản với dân số 9,8 triệu người, GDP đạt trên 300 tỷ USD.

Với bề dày phát triển công nghiệp và thương mại, hiện nay Kanagawa đang đi đầu trong việc phát triển công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của Nhật Bản, tỉnh cũng đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa nhanh. Ông Yuji Kuroiwa đánh giá cao sự ổn định chính trị-xã hội, tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với việc tăng cường quan hệ đầu tư, thương mại, hợp tác về lao động với Việt Nam và cho biết sẽ sớm thăm Việt Nam với đoàn doanh nghiệp lớn của tỉnh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với việc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản đang ở vào giai đoạn tốt đẹp nhất, việc tăng cường quan hệ giao lưu nhân dân, quan hệ giữa các địa phương sẽ tạo nên cơ sở bền vững cho tăng cường hợp tác vì lợi ích của cả hai bên.

Mặc dù quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt-Nhật đang có những thành quả hết sức tốt đẹp, song tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn với sự bổ trợ cho nhau rất hiệu quả về nhân lực, chuyển giao công nghệ. Những nỗ lực tích cực và năng động của các địa phương như Kanagawa đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác tiềm năng đó. Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao các sáng kiến hợp tác mà ông Yuji Kuroiwa đề xuất, khẳng định Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để ông Yuji Kuroiwa cùng đoàn doanh nghiệp của tỉnh Kanaga-wa có chuyến thăm Việt Nam thành công, đạt nhiều kết quả cụ thể, đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản ■

Lãnh đạo các nước tiểu vùng sông Mêkông và Nhật Bản tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối khu vực, đặc biệt thông qua phát triển các hành lang kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của khu vực; phát triển chuỗi cung ứng khu vực tối ưu; và thúc đẩy hợp tác công-tư.

Vì tương lai thịnh vượng giữa các nước Mêkông và

Nhật Bản

“Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội"

Sách Trắng 2014 tổng hợp quan điểm của gần 800 doanh nghiệp châu Âu hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Việt Nam. Khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới đây nhất của EuroCham cho thấy quan điểm của các doanh nghiệp hầu như không thay đổi trong cả năm dù có cải thiện so với năm 2012. Đặc biệt, lạm phát không còn là vấn đề đáng lo ngại khi chỉ 29% doanh nghiệp châu Âu trả lời rằng lạm phát có tác động đáng kể và nghiêm trọng đến họ

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) khuyến nghị Việt Nam nên xây sân bay quốc tế Long Thành nhằm đón đầu cơ hội tăng trưởng của thị trường hàng không

Page 14: Mekong tet 2014

14 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Hình tượng Ngọ (ngựa) trong tiếng Hán cổ (bên trái) trông như một cái mác. Cũng có thể

hình dung một mũi tên vừa bay ra khỏi cung, hay cái chầy giã gạo. Chữ Ngọ gợi cho ta cảm giác về một dụng cụ hữu ích, mạnh mẽ và đang chuyển động. Ký tự phong thủy (bên phải) của Ngọ cũng gây ấn tượng về một nguồn năng lượng tự nhiên, mạnh mẽ.

* Tự do trên hếtNgười tuổi Ngọ quý trọng tự do và

tôn thờ độc lập. Là con giáp dương, Ngọ cần rất nhiều không gian để lang thang. Tuổi này không thể chịu được các lịch trình, thời gian biểu cứng nhắc cũng như các quy định và quy tắc nhỏ nhặt. Đơn giản là họ không có đủ thời gian hoặc sự kiên nhẫn cho những thứ này.

Người sinh năm Ngọ thường rời xa gia đình từ khi còn trẻ và sẽ lao động không ngừng nghỉ suốt cuộc đời. Người ta tin rằng ngựa sinh ra để chạy đua và "chu du thiên hạ", vì vậy du lịch là một trong những sở thích hàng đầu của con giáp này. Bản năng "lãng tử" thúc giục họ tìm kiếm những trải nghiệm mới và coi cuộc đời như một chuyến du ngoạn. Người tuổi Ngọ luôn lập kế hoạch cho những chuyến đi tiếp theo. Không hoạt động khiến họ buồn đến chết.

* Kiên định và trung thành Người tuổi Ngọ năng động, tràn

đầy năng lượng và lòng nhiệt huyết. Đa số họ sinh ra để làm việc. Tuổi này thường lao động hết mình, bất kể đó là việc gì. Mệt mỏi hay khó khăn chồng chất không thể ngăn họ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Tố chất mạnh mẽ và bền bỉ này giúp họ trở thành những nhân viên xuất sắc.

Trong tất cả các tuổi, Ngọ là con giáp dũng cảm nhất. Cũng giống như những chú ngựa can đảm, bao đời giúp con người di chuyển trên những chặng đường dài hay đương đầu với kẻ thù trong các cuộc chiến khốc liệt, người tuổi Ngọ thể hiện sức mạnh nội tâm mãnh liệt và quyết tâm sắt đá. Ngay cả khi phải đối đầu với khủng hoảng và khó khăn, họ vẫn tiến lên phía trước. Họ luôn muốn dốc hết sức lực của

mình để thử thêm một lần cuối. Đó cũng là biểu hiện của sự tự tin to lớn trong họ. Tuổi Ngọ sẵn sàng đối đầu với thử thách ngày càng khó khăn hơn. Tràn đầy dũng khí, họ sốt sắng vượt

qua dòng sông trở ngại. Không chỉ mạnh mẽ, tuổi Ngọ còn

là những con người đáng tin cậy, chân thật và trung thành. Nếu đã hứa hẹn điều gì họ sẽ cố gắng hết mình để thực hiện. Họ chẳng mấy khi khiến bạn phải thất vọng.

* Giao du và hòa đồngTuy rất kiêu hãnh và tự lập, người

tuổi Ngọ vẫn cần bạn đồng hành. Họ cần một bờ vai để có thể chung sống hài hòa, để được chỉ dẫn, khuyên nhủ. Cũng giống như ngựa tốt cần đến bàn tay chăm sóc của người cưỡi, tuổi Ngọ cần có bạn bè hoặc bạn đời tốt để bộc lộ toàn bộ sức mạnh và ý chí. Hoạt bát, tốt bụng, mau miệng và hài hước, người tuổi Ngọ thường thích hội hè và được nhiều người biết đến. Nhiệt tình và thẳng thắn, họ rất dễ kết bạn. Các mối quan hệ xã hội cực kỳ quan trọng với người tuổi này và họ thường có nhiều bạn bè thân thiết. Họ thích dành phần lớn thời gian với một nhóm bạn và rất quan tâm tới cách người khác cảm nhận về mình. Thoải mái tự tin trước đám đông, người tuổi Ngọ là một diễn giả rất có sức thuyết phục. Họ không ngại nói ra sự thật. Họ cũng quá

chính trực và vô tư để có thể lùi bước trước sự bất công.

* “Cả thèm chóng chán”Trí thông minh tuyệt vời giúp tuổi

Ngọ nắm bắt vấn đề mới một cách dễ dàng. Họ có khả năng thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ nhưng không phải bao giờ cũng hoàn thành công việc đã bắt đầu. Họ luôn mải mê săn đuổi cơ hội mới. Do có quá nhiều mối quan tâm, tuổi Ngọ thường chọn công việc theo "hứng". Họ hành động một cách bột phát và hiếm khi cân nhắc chúng một cách kỹ lưỡng. Khi "vỡ mộng" vì kết quả không được như mong muốn, họ có thể bỏ dở công việc và chuyển ngay sự chú ý sang vấn đề khác.

Nhanh nhẹn và linh họat, người tuổi Ngọ thích nói năng, suy nghĩ, ăn uống và hành động một cách chóng vánh, do đó có xu hướng bỏ qua các chi tiết. Họ yêu luyện tập, cả thể chất và tinh thần. Để thỏa mãn tính thất thường của mình, họ thay đổi ý định liên tục và thậm chí thường xuyên mất hứng thú với các dự án trước khi chúng được hoàn thành.

Nhờ đa tài, người tuổi Ngọ có thể thành công trong rất nhiều việc. Tuy nhiên, họ lại rất khó chịu đựng thất bại. Nếu sự việc không thành, họ thường không thể làm tiếp công việc đã đổ vỡ.

* Kẻ nổi loạn ương ngạnhTuổi Ngọ thường bướng bỉnh và

cứng đầu. Tính khí "bốc lửa" và khả năng thay đổi tâm trạng nhanh như gió

đôi khi khiến họ trở nên nguy hiểm. Con giáp này không bằng lòng với bất kỳ hình thức kiểm soát hay tạo áp lực nào và rất ghét bị dồn vào đường cùng. Trái lại, họ thích làm mọi việc theo cách riêng của mình.

Người tuổi Ngọ có thể hơi quá tập trung vào bản thân và đôi khi còn nổi "cơn tam bành" khi mọi chuyện không được như ý. Khi ai đó xoa vuốt ngựa không đúng cách, nó sẽ cắn, đá hoặc đáp trả ngay không chút chần chừ. Cũng giống như vậy, người tuổi Ngọ thường phản ứng quyết liệt để rồi sau đó lại hối tiếc vì sự nóng nảy cũng như những lời nói nặng nề của mình. Dù khoác trên mình vẻ ngoài hòa đồng, tận sâu thẳm Ngọ vẫn là những kẻ nổi loạn mạnh mẽ.

* Tình yêu 'chớp nhoáng'Tuổi Ngọ có sức hấp dẫn lớn với

người khác giới và biết cách ăn mặc để gây ấn tượng, không chạy theo mốt hoặc tỏ ra sành điệu. Họ yêu nhanh và thôi yêu cũng nhanh như vậy, và có thể bị gọi là những kẻ ăn chơi. Nhưng tuổi Ngọ lãng mạn có thể từ bỏ tất cả vì tình yêu. Với tài ăn nói, các chàng trai tuổi Ngọ rất biết cách chinh phục trái tim người đẹp. Họ yêu ai cũng hết lòng nhưng rồi cũng chóng "nguội". Rất may là cá tính này tan biến dần cùng tuổi tác. Các mối quan hệ sẽ ngày càng trở nên bền vững, ổn định. Đặc tính Ngọ thể hiện rõ nét nhất ở nam giới. Họ đam mê hơn, bướng bỉnh hơn và tự do hơn nữ cùng con giáp. Nam tuổi Ngọ sinh vào mùa hè (tháng 5, 6, 7 dương lịch) thường thuận lợi hơn những người sinh vào các tháng ảm đạm của mùa thu (tháng 8, 9, 10) và mùa đông (tháng 11, 12, 1). Tương tự như vậy, tuổi Ngọ sinh vào ban ngày, khi dương khí mạnh mẽ, thường mãnh liệt hơn người sinh vào ban đêm. Cũng giống như nữ tuổi Ngọ, nam giới thuộc con giáp này là những tâm hồn tự do. Tuy nhiên họ có xu hướng quyết đoán hơn và đòi hỏi cao hơn. Tuy quyết đoán nhưng nam tuổi Ngọ không ngại ngần thay đổi ý định vì bất cứ lý do gì, và mong đợi những người khác cũng làm theo. Nhưng không phải bao giờ họ cũng đạt được điều mình muốn. Bề ngoài những người đàn ông này tỏ ra khá tự tin và ý thức rõ ràng về cái tôi, bên trong họ vẫn cảm nhận sự bất an nhất định và không muốn thể hiện ra ngoài. Nam tuổi Ngọ rất sung sức, nhanh nhẹn và thường có thể cùng lúc xử lý vài việc, vài người. Điều này khiến họ gặp rắc rối. Những khi đó, họ thường rời bỏ cuộc chơi, để việc 'thu dọn chiến trường' cho những người còn lại.

Đàn ông tuổi Ngọ thường phản ứng thái quá với những thời điểm lên xuống của cuộc đời. Những lúc ốm đau hay khi tinh thần suy sụp, họ không thể giấu bất cứ ai. Nữ tuổi Ngọ là "cô gái trong mơ" của bất cứ chàng trai nào. Đầy khí thế, vui nhộn và độc lập một cách đáng

NGƯỜI TUỔI NGỌ

Janet Jackson tuổi Bính Ngọ (1966)

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuổiGiáp Ngọ (1954)

Muhammad Ali tuổi Nhâm Ngọ (1942)

Tuổi Ngọ sinh vào ban ngày khi dương khí mạnh mẽ thường có cá tính mãnh liệt hơn người sinh vào ban đêm. Người tuổi Ngọ không quan tâm nhiều tới tiền bạc. Khi có tiền, họ sẽ tiêu. Khi hết tiền, họ sẽ kiếm thêm tiền

Ngày Xuân tham khảo cho vui

tiếp bài trang 21..

Page 15: Mekong tet 2014

15XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

* Nguyễn Hiền (1234 - 1289) : Sinh năm Giáp Ngọ, quê Hà Tây cũ, danh sỹ thời Trần . Ông nổi tiếng thông minh, hiếu học, đỗ Trạng Nguyên dưới triều vua Trần Thái Tông khi mới 13 tuổi, trở thành người đỗ Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử nước ta . Làm quan tới chức Thượng thư, Nguyễn Hiền rất được nể phục bởi kiến thức uyên bác, ứng đối nhanh và khảng khái.

* Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Sinh năm Mậu Ngọ, vua là con trưởng của Trần Thánh Tông. Năm 1278, ông nối ngôi vua cha giữa lúc nước ta bị quân Nguyên xâm lược. Trần Nhân Tông đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân để sẵn sàng đánh trả kẻ thù mà nổi tiếng nhất là Hội nghị tướng lĩnh Bình Than và Hội nghị bô lão Diên Hồng, tiến đến đánh tan hai cuộc xâm lăng của giặc Nguyên-Mông . Ông không chỉ là anh hùng cứu nước mà còn là một triết gia lớn của Phật học, một nhà thơ có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng.

* Tuệ Tĩnh ( 1330 - ? ) : Sinh năm Canh Ngọ, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương . Tuệ Tĩnh là danh y, người mở đầu nền y dược cổ truyền của dân tộc. Ông được tôn là vị Thánh thuốc

Việt Nam. Nhân dân đã đúc tượng, lập đền thờ ông ở quê hương.

* Lê Qúy Đôn (1726-1783): Sinh năm Bính Ngọ, quê xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thưở nhỏ, ông nổi tiếng là thần đồng, đỗ Bảng Nhãn đời Lê Cảnh Hưng. Lê Quý Đôn là một nhà bác học, kiến thức rất uyên thâm và đa dạng. Ông đã được triều đình giao cho nhiều trọng trách . Các tác phẩm của ông là một thư tịch đồ sộ về lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ học, triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, nông học.

* Nguyễn Đình Chiểu (1828-1888): Sinh năm Nhâm Ngọ, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Tp Hồ Chí Minh ). Năm 24 tuổi, sau khi đỗ Tú tài, mẹ mất, vì quá đau buồn và ốm

nặng, ông bị mù mắt . Từ đó, Nguyễn Đình Chiểu chuyển sang học thuốc, chữa bệnh và dạy học (nên được gọi là Đồ Chiểu ) ; thời gian này, ông đã viết truyện thơ Lục Vân Tiên . Khi quân Pháp xâm lược nước ta, ông đã sáng tác nhiều áng văn thơ khơi gợi lòng yêu nước, quyết tâm diệt giặc của nhân dân ta.

* Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913 ): Tức Đề Thám, sinh năm Mậu Ngọ, tên thật là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên . Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa chống Pháp từ năm 16 tuổi . Năm 34 tuổi, ông trở thành thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Yên Thế ( Bắc Giang ) . Suốt 20 năm kiên cường chiến đấu với giặc Pháp, Đề Thám được mệnh danh là “ Con hùm

xám ” vùng Yên Thế, xứng danh khắp cả nước.

* Trần Tế Xương (1870-1907): Còn gọi là Tú Xương, sinh năm Canh Ngọ, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông là nhà thơ cuối cùng của Văn học cổ điển Việt Nam, một thiên tài “ thần thơ thánh chữ ”.Với ngòi bút trào phúng, sắc sảo, độc đáo của mình, Trần Tế Xương đã chế giễu, châm biếm sâu cay xã hội phong kiến suy tàn, băng hoại đạo đức thời bấy giờ với bút pháp linh hoạt, tài tình và hấp dẫn ■

DANH NHÂN ĐẤT NƯỚC TUỔI NGỌNguyễn Văn Hiếu

* Năm Canh Ngọ (550): Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) đem quân tiến đánh quân xâm lược nhà Lương đóng quanh đầm Dạ Trạch ( Khoái Châu – Hưng Yên ) giết tướng giặc là Dương Sàn, nhân thắng lợi đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi . Ông lên ngôi vua, ổn định tình hình đất nước .

* Năm Bính Ngọ (766) : Phùng Hưng phát động nhân dân khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, tiến đến đánh bại chúng, nắm quyền cai trị đất nước . Sau khi qua đời, ông được truy tôn là Bố Cái Đại Vương .

* Năm Mậu Ngọ (1258) : Vua Trần Thánh Tông vừa lên ngôi, đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất . Sau 1 tháng chiến đấu kiên cường, mưu trí, quân dân ta đã quét sạch hơn 10 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước .

* Năm Nhâm Ngọ (1282) : Hơn 50 vạn quân Nguyên – Mông thiện chiến đã áp sát biên giới, vận mệnh tổ quốc lâm nguy . Nhà Trần tổ chức Hội nghị Bình Than bàn kế hoạch chống quân xâm lược lần thứ hai . Các vị bô lão đã hạ quyết tâm “ Sát Thát ” .

* Năm Bính Ngọ (1426) : Đại thắng ở Tốt Động – Chúc Động ( Chương Mỹ, Hà Tây cũ ) của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, tiêu diệt hơn 6 vạn quân Minh, tạo tiền đề cho nghĩa quân ta tổng tiến công đánh đuổi giặc Minh ; giành tự do, độc lập cho đất nước .

* Năm Bính Ngọ (1786) : Quân Tây

Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ đã đánh tan các tập đoàn Trịnh – Nguyễn, chấm dứt thời kỳ Nam – Bắc phân tranh kéo dài gần 300 năm ; lập lại nền thống nhất đất nước từ Bắc Hà vào Gia Định .

* Năm Giáp Ngọ (1834) : Quân đội nhà Nguyễn đã đánh lui hơn 10 vạn quân Xiêm xâm lược . Vua Minh Mạng sai Trương Sỹ Phúc và 20 thủy quân ra đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi để đo đạc, vẽ lại bản đồ . Trong năm này, người Việt Nam đã chế tạo được xe vận tải, xe cứu hỏa dựa vào lực chảy của dòng nước .

* Năm Bính Ngọ (1906) : Đánh dấu sự ra đời của phong trào Duy Tân do các sỹ phu yêu nước khởi xướng như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp . Ngày 15 – 8 – 1906, Phan Chu Trinh gửi thư cho chính phủ Pháp vạch tội bọn quan lại Việt Nam và chính quyền thực dân Pháp. Cũng trong năm Bính Ngọ là năm sinh của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, họa sỹ Tô Ngọc Vân, nghệ sỹ cải lương Trần Hữu Trang …

* Năm Canh Ngọ (1930) : Ngày 3 – 2 – 1930 ( tức mồng 5 Tết Nguyên đán ), dưới sự chủ tọa của lãnh tụ Nguyễn Ái

Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập tại Cửu Long ( Hồng Kông, Trung Quốc ) . Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt lịch sử trọng đại, đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .

* Năm Giáp Ngọ (1954) : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ( 7 – 5 – 1954 ) buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève về Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 10 – 10 – 1954, nhân dân Hà Nội đón chào những người con chiến thắng trở về Thủ đô sau hơn 8 năm kháng chiến trường kỳ .

* Năm Bính Ngọ (1966) : Từ tháng 1 đến tháng 4/1966, quân dân miền Nam anh hùng đã đập tan 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô của hơn 20 vạn quân Mỹ với các chiến công vang dội ở Thủ Dầu Một, Củ Chi, Biên Hòa, Bà Rịa, Tây Nguyên, Quảng Ngãi… Chiến tranh cục bộ của Mỹ bước đầu đã bị đánh bại .

* Năm Mậu Ngọ (1978) : Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã thắng lợi: Quân dân ta đã đánh trả cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Ponpot . Toàn bộ quân xâm lược bị quét khỏi bờ cõi nước ta

. Thực hiện phương châm “ Giúp bạn là tự giúp mình ”, quân tình nguyện Việt Nam đã nỗ lực giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia đập tan tập đoàn diệt chủng Ponpot – Iengsary .

* Năm Canh Ngọ (1990) : Công cuộc đổi mới liên tiếp giành nhiều thắng lợi đầy ngoạn mục . Đất nước vẫn đứng vững trước những diễn biến phức tạp ở Liên Xô và các nước Đông Âu . Trong năm này, các cấp các ngành đều tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (vào năm 1991) .

* Năm Nhâm Ngọ (2002) : Bầu cử Quốc hội khóa XI ( 19/5/2002 ) sôi động, dân chủ và thành công tốt đẹp . Chính phủ tuyên bố năm 2002 là năm “chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong bộ máy nhà nước” . Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân .

* Năm Giáp Ngọ (2014) : Cả nước phát huy sức mạnh nội lực, tiếp tục phấn đấu để gặt hái những thành tựu to lớn, với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng … khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế . Trong năm 2014, nước ta có những lễ, kỷ niệm : 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 85 năm thành lập Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các ngày lễ, kỷ niệm khác ■

Nhà bác học Lê Quý Đôn

Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu

Nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế Hoàng Hoa Thám

15 năm Ngọ vẻ vangcủa dân tộc

Nguyễn Văn Hiếu

Page 16: Mekong tet 2014

16 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư vào Lào đang gia tăng mạnh mẽ. Các "ông lớn"

Việt không ngừng dốc vốn vào thị trường đầy tiềm năng mà chưa được khai phá hết này. Trong các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Lào phải kể đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) với hàng loạt các dự án nghìn tỷ tại đây. Bầu Đức bắt đầu đầu tư vào Lào từ năm 2007, ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Tính đến thời điểm này, Lào là quốc gia nước ngoài đầu tiên thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL với tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD. Cụ thể, bầu Đức có ba dự án trồng cao su, trồng mía đường với tổng diện tích lên đến 30.000 ha. Giá trị đầu tư khoảng 210 triệu USD. Dự án cụm nhà máy gồm nhà máy sản xuất đường 7000 tấn/ngày, nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW, nhà máy ethanol 12.000 tấn/năm và nhà máy phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm tại tỉnh Attapeu có cùng một loại nguyên liệu là cây mía, giá trị đầu tư 100 triệu USD.

Dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD. Về khoáng sản, bầu Đức sở hữu một mỏ đồng tại Xê Kông và một mỏ sắt tại huyện Đắc Chưng tỉnh Xê Kông, giá trị đầu tư khoảng 70 triệu USD. Ngoài ra, dự án 2 sân bay tại tỉnh Attapeu và tỉnh Hủa Phăn cũng có giá trị khoảng 60 triệu USD. Đồng thời, để phục vụ cho các dự án nói trên, HAGL đã đầu tư 35 triệu USD không hoàn lại cho các dự án bệnh viện, hạ tầng giao thông, nhà ở tặng cho 2 tỉnh Attapeu và Xê Kông của Lào. Theo bầu Đức, khi kết thúc các dự án đầu tư vào năm 2014, HAGL sẽ tạo ra một kim ngạch xuất khẩu lên đến 400 triệu USD/năm cho 2 tỉnh nói trên, trong đó Attapeu chiếm 90%.

Báo chí Lào khẳng định, Tập đoàn HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Lào với số vốn gần 1 tỷ USD và

thực sự mang lại cuộc sống ấm no cho người dân trong vùng dự án. HAGL đã biến những vùng đất cằn cỗi xơ xác thiếu nước trước đây của Attapeu thành những cánh đồng cao su và rừng mía bạt ngàn. HAGL đã giúp người dân xóa bỏ được tập quán làm ăn lạc hậu, săn bắn hái lượm là chính trở thành những công nhân nông nghiệp làm giàu trên mảnh đất của mình.

Ngoài nhà đầu tư số 1 ở Lào là HAGL, các doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam cũng đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đầu tư tại nước bạn Lào.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vi-nachem), cũng đang thực hiện một dự án trọng điểm tại Lào về khai thác muối mỏ. Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Vinachem, đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam và Lào chủ động được nguyên liệu cho sản xuất phân bón, hóa chất, đồng thời tiết kiệm được ngoại tệ từ việc giảm nhập khẩu. Sau khi được Chính phủ Lào cho phép triển khai thăm dò trữ lượng muối công nghiệp, Hội đồng chuyên gia 2 nước Việt Nam và Lào đã công nhận Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, đủ điều kiện khai thác, chế biến công nghiệp. Vinachem đã trình Bộ Công thương thiết kế cơ

sở để hoàn tất mọi thủ tục đầu tư, triển khai Dự án trong thời gian sớm nhất.

Ngày 4/3/2013, Bộ Công thương đã ra quyết định phê duyệt Dự án này, theo đó khu vực khai thác phía Nam khu mỏ Nonglom có diện tích khoảng 4 km2. Tại đây, năm đầu tiên xây dựng 24 hầm khai thác, mỗi năm hoạt động tiếp theo sẽ xây dựng thêm 7 - 8 hầm. Khu vực nhà máy chế biến dự kiến xây dựng tại phía Đông mỏ Nonglom, có diện tích khoảng 175.000 m2, để sản xuất 2 sản phẩm chính là Kali Clorua (KCl) và sản phẩm phụ là Natri Clorua (NaCl).

Với công suất dự kiến 320.000 tấn/năm và đến năm 2020 dự kiến đạt 1 triệu tấn/năm, Việt Nam và Lào sẽ giảm đáng kể lượng phân bón Kali nhập khẩu, tiết kiệm không nhỏ nguồn ngoại tệ cho hai nước. Không chỉ có vậy, Dự án còn góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao ở nước ta hiện nay, với tình trạng mỗi năm phải nhập khẩu trên 300.000 tấn muối công nghiệp. Ngoài việc đóng góp vào ngân sách của Lào, Dự án còn giúp phát triển kinh tế địa phương, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của nhân sự Lào. Vinachem cũng cam kết dành trên 5,6 triệu USD cho Quỹ Đào tạo cán bộ Chính phủ; Quỹ Phát triển xã hội địa phương; Quỹ Quản lý dự án và Quỹ Bảo

vệ môi trường của Lào.Ngoài 2 doanh nghiệp trên, C.ty

CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công cũng đang sở hữu Dự án Khảo sát, thăm dò, khai thác thiếc, chì, kẽm và các loại khoáng sản khác tại Lào.

Tháng 8/2012, hợp đồng về Dự án này đã được ký kết giữa Chính phủ Lào với C.ty CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công. Theo hợp đồng, C.ty CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công sẽ triển khai thực hiện Dự án này trên diện tích là 300 km2 tại 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn. Mục tiêu của Dự án là nhằm thăm dò, tìm kiếm, sau đó tiến tới xây dựng nhà máy chế biến sâu nguồn quặng tại 2 tỉnh nói trên để có các loại sản phẩm phục vụ công cuộc phát triển của nước bạn Lào và xuất khẩu sang một số nước. Ngày 28/12/2012, Dự án đã chính thức đi vào hoạt động.

Trong lĩnh vực ngân hàng, các đại gia Việt cũng không ngừng đầu tư vào Lào. Điều này được chứng minh bằng việc cho ra đời Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (LVB) được thành lập năm 1999, là liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL), với vốn điều lệ ban đầu 10 triệu USD, tỉ lệ góp vốn giữa 2 bên là 50% - 50%. Tháng 2/2012, được sự chấp thuận của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 2 nước Việt Nam và Lào, BIDV và BCEL đã góp vốn bổ sung để tăng vốn điều lệ cho LVB lên mức 37,5 triệu USD, đồng thời thay đổi cơ cấu sở hữu của 2 ngân hàng mẹ từ 50% - 50% thành 65% - 35%, trong đó BIDV nắm 65% và BCEL nắm 35%. Với cơ cấu này, có thể coi LVB là ngân hàng con của BIDV tại nước ngoài.

Ngày 29/5, tại Bình Định, các bên liên quan cũng thống nhất tăng vốn điều lệ của LVB lên 70 triệu USD, cơ cấu sở hữu vẫn giữ nguyên là 65% - 35% trong đó BIDV góp 45,5 triệu USD. Việc tăng vốn điều lệ của LVB sẽ góp phần tăng năng lực tài chính để tiến tới đáp ứng các chuẩn mực về an toàn vốn theo thông lệ quốc tế, đồng thời giúp LVB nhanh chóng mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động kinh doanh ■

ĐẦU TƯ SANG LÀO

CÁC DOANH GIA VIỆT THU LỢI GÌ?

Minh- Phương-Dương

Làn sóng đầu tư sang Lào ngày càng lớn mạnh khi các "ông lớn" Việt không ngừng tăng vốn đầu tư sang đất nước này

Cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công trên khai trưởng huyện NoongHet, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) ngày 28/12/2012.

Nhận định về làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Việt sang Lào, theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ:

Việc các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư sang Lào đang ngày càng gia tăng và mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế của Lào như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, viễn thông, thuỷ điện, chế biến gỗ, khai khoáng, thương mại, khách sạn-nhà hàng, ngân hàng... Ví như: Tập

đoàn HAGL với các dự án về cao su, mía đường, thủy điện... không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp, mà còn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Lào, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị Việt - Lào. Việc đầu tư này cũng cho thấy được tầm nhìn cao xa, tầm nhìn toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, các doanh nghiệp này không ngừng vươn ra nước ngoài để khẳng định vị thế lớn mạnh của doanh nghiệp. TS. Lê Đăng Doanh cũng cho biết, trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh như hiện

nay, việc hoạch định hoạt động doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhưng các doanh nghiệp cần tính toán thật kỹ lưỡng và rõ ràng chiến lược đầu tư ra nước nào, để lên phương án về vốn và nhân lực, đưa dự án đi đến thành công. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Lào làm ăn nhưng lại không nắm chắc pháp luật và chính sách của Lào, hoạt động còn mang tính tự phát, rất dễ xảy ra tranh chấp. Hiện tượng này trong thời gian gần đây đã giảm bớt nhưng vẫn còn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. "Điều cần thiết hơn cả là hành

lang pháp lý, pháp luật kinh doanh của cả nước ta và nước bạn Lào nói riêng và nước ngoài nói chung cần phải hỗ trợ và đáp ứng được nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Nhà nước Việt Nam cần có sự hỗ trợ nhiều mặt bao gồm: Nghiên cứu và ban hành chính sách ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư sang Lào; ng-hiên cứu và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn riêng áp dụng cụ thể cho địa bàn Lào; nghiên cứu ban hành quy chế quản lý các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào..."

Page 17: Mekong tet 2014

17XUÂN GIÁP NGỌ - 2014* “Dưới một người mà trên vạn người”

Nằm ở bên phải Tử Cấm Thành, nhà Hòa Thân nằm trong một con ngõ không lớn lắm, từ đường chính vào, mất khoảng 5 phút đi bộ. Đó là một quần thể kiến trúc, gồm hàng trăm công trình lớn nhỏ nằm trong khuôn viên rộng lớn được thiết kế cầu kỳ và đẹp, như một bức tranh thủy mặc. Và có gía trị lớn, vì chỉ riêng khuôn viên 6ha ở ngay trung tâm thủ đô đã là một tài sản, rất ít người có thể có được. Khuôn viên nhà Hòa Thân là cả một hệ thống tòa ngang dãy dọc, liên kết giữa những ngôi nhà có kiến trúc độc đáo là hệ thống hành lang đi bộ có mái che được lợp ngói máng truyền thóng vẫn thường thấy ở Tử Cấm Thành. Cùng với nhà cửa là khuôn viên với hệ thống núi non, hồ nướccaay xanh…không kém gì vườn thượng uyển.

Xuất thân từ tầng lớp bình dân, thuở nhỏ, Hoà Thân đã phải nếm đủ dư vị cay đắng của con nhà nghèo. Ba tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất cha, ở với ông nội trong gia cảnh khốn khó. Tuy vô cùng khó khăn, nhưng Hòa Thân vẫn quyết tâm theo đuổi con đường học hành và mưu đồ làm việc lớn. Cách rèn luyện thời trai trẻ của Hòa Thân là “Rèn tâm dũa chí, tôi luyện bản thân” đã trở thành bí quyết thành công của ông. Đây cũng chính là cách để giúp người ta, dù trong cảnh ngộ đen tối nhất vẫn có thể đạt được ý nguyện, ước mơ. Khi một mình đi khắp nơi để vay mượn, nhằm thực hiện được ý nguyện, cách cư xử của nhiều người với hai anh em Hòa Thân, khiến ông nhận ra rằng, trong một xã hội như vậy thì điều quan trọng nhất là tiền tài và quyền lực. Chỉ khi nào có được hai thứ ấy, hoặc một trong hai thứ ấy thì mới có thể được người khác tôn trọng, mới có thể chiếm được tình cảm, mới có thể khiến những con người của thế lực kia khuất phục và nghe theo mình. Từ đó, tiền bạc và quyền lực đã thật sự trở thành mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời Hòa Thân.

Khi đã có chút chữ nghĩa, Hòa Thân tìm cách len lỏi vào chốn quan trường bằng một chân vệ úy (phu khênh kiệu cho nhà vua). Trong một lần vua Càn Long ra câu đối, Hòa Thân là người duy nhất có vế đối hay, khiến vua chú ý. Hòa Thân được Càn long ưu ái, coi như đệ tử thân tín, mọi việc lớn nhỏ của triều đình đều hỏi ý kiến Hòa Thân. Mới 25 tuổi, đã lọt được vào mắt xanh của Càn Long- Hòa Thân không ngừng thăng tiến. Nhờ nhanh nhẹn, linh hoạt, lại được lòng Càn Long, Hòa Thân tiến như diều gặp gió. Năm 27 tuổi đã đạt đến chức quan Đại thần quân cơ. Tính ra trong 27 năm làm quan, Hòa Thân được thăng 27 bậc, được Càn Long phong làm Đại học sỹ kiêm Thượng thư Bộ Lại (gần như tể tướng. Đời Thanh không dùng chức này)… Khôn khéo, mưu mô, Hòa Thân nắm được hết chức vụ lớn trong triều, có con gái đính hôn với một hoàng tử nên Hòa Thân nói gì Càn Long cũng nghe, triều thần ai cũng sợ Hòa Thân.. Bọn tay chân của Hòa Thân ở khắp triều đình và khắp các tỉnh mua quan bán chức, cướp bóc dân chúng, đem về dâng quan Thượng thư. Có tiền của, Hòa Thân tổ chức xây cất dinh thự theo ý thích của mình, với phương châm (theo truyền kỳ) nổi tiếng: “Cái gì vua có, Hòa Thân phải có.

Cái gì vua không có, Hòa Thân chưa chắc không có”.

Từ một người bình dân, nhờ nỗ lực phấn đấu trở thành nhân vật quan trọng nắm hết những thực quyền của Vương triều Đại Thanh: “Dưới một người mà trên vạn người”. Cuộc đời Hòa Thân như một câu đố, đầy những truyền kỳ không thể đếm hết và cũng đầy những nghi vấn. Ngay cả dinh thự của ông cũng là một công trình kiến trúc khá ấn tượng, như chứa đầy các ý tưởng huyền bí, cho đến giờ vẫn là một đề tài được nhiều người quan tâm khám phá, trong đó có không ít người là các nhà nghiên cứu. Hòa Thân tuy nhà nghèo nhưng là người chịu khó học hành, tinh thông 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Nên được Càn Long thăng từ một chân khiêng kiệu lên đến chức Tổng quản trong cung. Về sau, các loại công việc soạn thảo, phiên dịch khiến cho cái thiên phú ngoại ngữ của Hòa Thân càng được phát huy cao độ. Nhờ vậy, y được hoàng đế trọng dụng và khen ngợi hết lời. Ngoài ra, Hòa Thân lanh lợi, khéo léo, lời nói dễ nghe, tính nết hòa nhã...nên rất vừa ý Càn Long. Tự lập, tự tin, cẩn thận, tâm kế lanh lợi cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho Hòa Thân được Càn Long sủng ái.

Trên thực tế, có thể xem Hòa Thân là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một người am hiểu nghệ thuật... Thời Càn Long, ông ta trong các lĩnh vực ngoại giao, quản lý văn hóa, đặc biệt là phương diện chỉnh đốn hệ thống tài chính quốc gia đều có nhiều cống hiến nổi trội. Chính Hòa Thân là người chủ biên đại hình tùng thư: “Tú khố toàn thư”, “Đại Thanh nhất thống chí”, “Tam thông”. “Hồng Lâu Mộng” có thể lưu hành phổ biến trên thế giới cũng chủ yếu nhờ công lao của ông ta (Hòa Thân chính là người đã phát hiện và bảo lưu bản thảo của Hồng Lâu Mộng). Và cũng nhờ tinh thông nhiều loại ngoại ngữ, cho nên trên thực tế, Hòa Thân đã đóng vai trò một Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó. Ông từng nhiều lần trực tiếp tiếp đón sứ thần các đoàn Triều Tiên, Anh và nhiều nước khác. Sứ thần của Anh - Ma-cát-ni đã nhận xét về Hòa Thân rằng: Trong cuộc đàm phán ông luôn thể

hiện là người “am hiểu sâu sắc, thái độ nhã nhặn, xứng đáng là một chính trị gia giỏi”.

Là người sắp xếp lịch làm việc của nhà vua với quan chức các tỉnh, thành…mọi việc lớn nhỏ cần có quyết định của Hoàng đế đều phải qua tay Hòa Thân. Theo đồn đại, Hoà Thân là trung tâm của việc mua bán quyền lực và phân bổ ngân sách. Cũng chính vì thế mà ai đó muốn được việc phải làm vừa lòng Hòa Thân. Hầu như mọi tặng phẩm tiến vua đều qua tay Hòa Thân. Đưa cho Vua cái gì cũng là quyền của ông ta. Sử cũ chép lại, sau khi Càn Long chết, Gia Khánh đã ra lệnh bắt giam Hòa Thân. Bị tra khảo, ông ta mới khai chỗ chôn giấu, thông kê được gia sản là 900 triệu lạng bạc, ấy là chưa kể hàng ngàn bảo vật lặt vặt khác là 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1.000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu, 600 cân nhân sâm Cát Lâm thượng hạng, 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào lớn), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả mơ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn, 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng vàng (10 bộ mỗi bàn), 11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1m), cùng 75 tiệm cầm đồ, và 13 tiệm bán đồ cổ…do người nhà đứng tên. Để tiện hình dung và so sánh, hãy nhớ rằng, dưới Thời nhà Minh, mỗi năm ngân sách cả nước chỉ thu được khoảng 4 triệu lạng bạc… Số lượng tài sản khổng lồ của Hòa Thân có thể sánh ngang với tài sản người giầu nhất hành tinh hiện tại. Cùng với vàng bạc, châu báu, Hòa Thân cũn “dồi dào” vợ con, với 18 bà vợ, trong đó có 3 bà là người nước ngoài và 606 gia nhân, 600 tì thiếp trong phủ...

* Độc chiêu tham nhũng: Không hối lộ nhiều không gặp mặt…

Theo sử sách, cách thức nhận hối lộ của Hòa Thân đặc biệt chính ở "đẳng cấp". Không phải ai Hòa Thân cũng tiếp, vì thế muốn gặp được vị đại thần này, các quan

lại cũng phải đưa ra một mức giá hợp lý. Chuyện kể rằng, có vị quan tuần phủ trong dịp ngao du đến kinh đô đã nghe người nói đến Hòa Thân. Vì muốn được thăng chức sau nhiều năm phải giữ chân tèm nhèm trong tỉnh, vị này đã mang số tiền 5000 lạng bạc để làm lộ phí. Kết quả là viên quan này chỉ được một tên hầu trong phủ họ Hòa ra tiếp kiến. Trong buổi gặp gỡ này, tên hầu đã đánh tiếng rằng muốn gặp được Hòa Thân ít nhất phải mang 20 vạn lạng, còn dưới mức đó thì đừng bao giờ bước chân tới phủ. Cũng có viên quan biết được sở thích sưu tập ngọc trai của Hòa Thân nên đã nghĩ ra một cách để được tiếp kiến vị quan tham này. Viên quan trên đã mua rất nhiều ngọc trai cao cấp về rồi sai người bọc vàng xung quanh nhằm tăng giá trị quà tặng. Kết quả là trong lần đầu bước chân vào phủ họ Hòa, viên quan này đã được đích thân Hòa Thân đón tiếp.

Nhưng "núi" tài sản không cứu nổi mạng sống. Trong những năm tháng trên đỉnh cao quyền lực, số của cải mà Hòa Thân đã tham ô, nhận hối lộ thì không có bất kỳ một vị quan tham nhũng nào trong lịch sử Trung Quốc cổ đại và hiện đại vượt qua được. Lòng tham vô đáy của Hòa Thân tựa nạn đại dịch hoành hành khắp nơi khiến quan bé, quan lớn, quan thấp, quan cao đều bị "lây nhiễm" và ra sức tham nhũng. Sử sách ghi lại rằng vào cuối đời Càn Long, trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình, chỉ có 12% được đưa vào ngân khố. Còn 88% còn lại "bị hút" về phủ Hòa Thân. Sau khi Càn Long qua đời, Hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân. Hòa Thân bị bắt. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ.* Càn Long không thể xa Hòa Thân

Hòa Thân rất quan trọng đối với Càn Long, đến mức ngày nào cũng phải gặp được Hòa Thân. Sự sủng ái này thậm chí còn hơn cả Hán Ai Đế đối với Đổng Hiền xưa. Vậy tại sao Hòa Thân lại có được sự ưu ái đặc biệt này? Tương truyền, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Càn Long đã có ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Bởi vẻ ngoài ấy hao hao với một người tỳ thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Năm Hương Phi (tên người tỳ thiếp trên) chết cũng là năm Hòa Thân chào đời. Chiếc bớt trên trán của Hòa Thân rất giống chiếc bớt của Hương

Sử cũ - Bài học luôn mớiĐỘC CHIÊU THAM NHŨNG CỦA HÒA THÂN:

Từ một người bình dân, nhờ nỗ lực phấn đấu trở thành một nhân vật quan trọng nắm hết những quyền lực của vương triều Đại Thanh “Dưới một người mà trên vạn người”. Cuộc đời Hòa Thân như một câu đố, đầy những truyền kỳ không thể đếm hết và cũng đầy những nghi vấn. Ngay cả dinh thự của Hòa Thân cũng là một công trình kiến trúc ấn tượng, như chứa đầy các ý tưởng huyền bí, cho đến giờ vẫn là một đề tài được nhiều người quan tâm khám phá, trong đó có cả các nhà nghiên cứu.

Hoà Thân là viên quan đại thần được Hoàng đế Càn Long, triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) sủng ái bậc nhất. Sự sủng ái đặc biệt của Càn Long cộng với năng lực bản thân, Hòa Thân sau đó đã được thăng các chức hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc. Đồng hành với những chức hàm trọng yếu đó, Hoà Thân còn khét tiếng bởi danh xưng "đệ nhất quan tham" cùng những độc chiêu tham nhũng ghê gớm

Hòa Thân - Hòa Trung Đường

tiếp bài trang 23...

Page 18: Mekong tet 2014

18 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Mẹ đã cho con cả cuộc đờiDìu con đi, suốt một thời non trẻĐể lúc này, Bác sĩ ngồi bên mẹNhìn cơn đau, vò xé con timMẹ yêu ơi, con sẽ đi tìmCuộc sống, niềm tin mang về dâng MẹXin trả hiếu, những tháng ngày lặng lẽKhắc khổ, nhọc nhằn - Mẹ vất vảnuôi conCon chỉ buồn, đời Mẹ đã hoàng hônKhông nhiều nữa: Những tháng ngày sung sướngBên giường bệnh, một mình con suy tưởng

Mất Mẹ rồi? Mặt đất sẽ hoang sơMột đời người, như một giấc mơXuân, Hạ đấy rồi Thu tàn, Đông rạcNgập hồn con, một nỗi buồn sâu sắcThả đời con, trong ngàn cõi hư vôMẹ thương con, một lần hãy hiểu choCon chỉ muốn, tia hoàng hôn đừng tắtMẹ sống mãi, cho con nhìn thấy mặtPhút xuân sang, xin Mẹ hãy cười vui.

Xin mẹ hãy cười, vui

Mùi Tết

Quê chung

Lý Lan

Tần Hoài Dạ Vũ

Xuân kêu trong nắng mớiMùa cựa mình trong câyQuê nhà ai ngóng đợiMẹ già như bóng mây

Con đường xưa còn nhớ Mười năm đi chưa vềLòng như là ngọn gióLang thang ngoài chân đê

Nửa đời tình cứ đợiNgười xưa không một lời.Trăm năm thành chiếc láMột ngày lòng bao laTình quê gửi chân trờiNhà dâu mà về nữaCha mẹ khuất bóng rồi.

Thôi thì lòng cứ đợiQuê chung một cõi nàyXuân kêu trong năng mớiMùa cựa mình trong cây.

Mùi cải trắng đang phơiMùi cải dưa rời dọc hàng lang nắngMùi tỏi thắng nước mắmMùi kiêu ngâm dấm trước khi chắt nước trộn đường Mùi mướp hương nấu canh bồ ngótMùi cải ngọt xào thịt heoMùi lá chuối ue heo héo cho dễ góiMùi trái chuối chín bói bên hèMùi gừng sên me, mứt tắcMùi áo mới mặc lần đầuMùi của nhau-Nụ hôn chào buổi sángMùi ở xa-Mang máng nỗi nhớ nhà

Thạc sĩ - Bác sĩ Trung AnhTrưởng khoa Khám bệnh-Bệnh viện Lão khoa Quốc gia Hà Nội

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,Bởi lời ca giai điệu nhập nhau rồi.Bởi ta chỉ một lần duy nhất sốngVà một lần anh có được em thôi…

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,Ôi nỗi buồn bát ngát nhất đời anh.Đến đâu nữa anh vẫn trong trắc trởNhững câu thơ thất vận với tâm thành…Em vĩ đại bởi vì em trung thực,Em vô tư theo tiếng gọi tim mình.Anh sẽ không nhường em cho ai cả,Nếu chết đi anh vẫn cứ chung tình.

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,Và chẳng ai cản được lối em vềVới ký ức một thời thanh sạch ấy,Hạnh phúc làm đắng cay đắng hóa thành quê…

Đất gì mà toàn thấy dá,Người đi mãi chẳng thành đường,Ngô trồng nhặt từng nắm đấtRượu mời đầy bát nồng thơm.

Rượu rót thay lời chia sẻĐắng cay không sớt cho aiĐã nhấc chén rồi uống cạn,Nồng nàn Chào buổi sớm mai

Quê bạn sao người quý thế,Uống rồi bắt tay thật nhiềuLại chuyện “lên rừng xuống bể”Gặp nhau đời cứ phiêu diêu.

Chợ biến thành nơi hội ngộ,Phiên nào cũng ngất ngây say.Hà Giang- Nồng nàn trên đáNhớ nhau, về lại chốn này

Mèo Vạc

Tự cảm

Anh sẽ không nhường em cho ai cả

Có tình yêu như nước ở gần bờMúc rất dễ nhưng lẫn nhiều cỏ rác.

Có tình yêu như nước dưới chân thácHứng đầy tay mà chẳng được bao nhiêu

Có tình yêu như nước ở vực sâuNước quên nước chỉ còn trời thăm thẳm.

Hữu Thỉnh

Tân Linh

Hồng Thanh Quang

Page 19: Mekong tet 2014

19XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Hồi thứ nhấtGa Nội Bài, Chiêu Kỳ Hiệp nộp rượu. Giữa Bắc Kinh, ngũ quái uống…sâm.

Lại nói về lai lịch chuyến đi. Số là cách đây ít năm, Toàn Đại Nhân sang Mông Cổ dự Festival thơ thế giới, gặp lại những người bạn văn chương, trong đó có nhiều người học tại Liên Xô cũ với ông. Các bạn Mông Cổ bảo: “Muốn mời các nhà văn sang chơi, nhưng nhà nước không có

kinh phí. Nếu các bạn tự túc, thì chúng tôi sẵn sàng đón”. Nghe Toàn Đại Nhân thông báo lại, đám nhà văn thích dong chơi xê dịch kiểu Nguyễn Tuân rủ nhau mua vé du…Mông. Dự kiến bay qua đường Seoul, Hàn Quốc chỉ mất 700 USD đi về. Nhưng vì chờ mấy mỹ nhân văn sỹ định cùng đi, đành lỡ thời gian phải bay đường Bắc Kinh, đắt thêm 300 USD. Nhương Tác Nghiệp, đại gia nhất trong năm quái, sờ túi áo, khẽ rùng mình, bảo mọi người:

- Đắt thế có đi không? Phục Bạch Đầu, đại gia thứ hai, mới

“trúng quả” Giải thưởng Nhà Nước về sân khấu (chứ không phải về văn chương đâu nhé) 60 triệu đồng, có vẻ rủng rỉnh, sởn da gà đến vài phút, nhưng rồi chạnh nghĩ đến một loạt nhà văn vừa chớm lục tuần, đang khỏe như vâm, bỗng rủ nhau…chầu trời vì ung thư, Phục Bạch Đầu liền xua xua tay, bảo :

- Đi thôi, đắt cũng đi. Đời bấp bênh lắm.

Thế là 7 giờ sáng ngày 5-8, năm kẻ ham chơi nhờ xe Hội Nhà văn đưa ra Nội Bài. Mỗi vị một va ly, không ai vượt quá mười lăm ký. Nặng nhất là sách, sách của từng tác giả, sách của Hội Nhà văn mang sang tặng bạn. Sách của Phục Bạch Đầu, toàn những cuốn bìa cứng, như cục gạch. Bộ tiểu thuyết về Thăng Long của ông dự kiến hai chục tập, đang viết đến thời nhà Trần với ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Du Mông đợt này, ông quyết tìm thêm tư liệu và cảm hứng để hoàn thiện công trình dang dở. Ngoài sách, là lương thực dự phòng. Toàn Đại Nhân chứa đầy một túi du lịch những đặc sản ẩm thực đất Việt: Cà muối, sấu tươi, nhãn lồng và hình như có cả mùi mắm tôm nữa (!) Thời mở cửa, kinh tế tăng trưởng, nhưng cánh nhà văn vẫn như những anh thợ cày, chất đầy va ly những mỳ tôm, thịt hộp, bánh mỳ, đường sữa…Chiêu Kỳ Hiệp còn mang thêm hai chiếc bánh chưng to đùng gói trong giấy báo. Nhương Tác Nghiệp cảnh báo :

- Coi chừng máy soi nó tưởng hai quả bộc phá, nó ách cả đoàn lại thì khốn.

- Thì mình tôi ở lại ăn hết hai chiếc bánh chưng, rồi về - Chiêu Kỳ Hiệp nói ngang và cười hì hì.

Ai cũng lo vì “ hai quả bộc phá” bánh chưng của Chiêu Kỳ Hiệp và mấy hũ cà, sấu, như chất khủng bố sinh học của Toàn Đại Nhân. Nhưng rồi hú vía. Đặc sản ẩm thực dân tộc được qua cửa ải hải quan. Nhưng ở phòng kiểm tra hành lý cuối cùng, hai túi xách của Phục Bạch Đầu và Chiêu Kỳ Hiệp bị ách lại. Những “hòn gạch sách” rất khả nghi bị mở ra. Bộ ba tiểu thuyết “ Học phí trả bằng máu” vừa tái bản như chọc vào mắt các đồng chí hải quan. May mà không có vị nào quê Thừa Thiên - Huế. Túi được đóng lại, cho qua. Riêng năm chai rượi Lúa mới thượng thặng thì bị giữ lại. Chiêu Kỳ Hiệp xuýt xoa tiếc món quà đặc sản mang sang tặng bạn. Xứ lạnh, uống thứ 45 độ cồn này mới đã. Chỉ vì ông chủ quan xách tay. Cũng mang mười chai vốtka Hà Nội, nhưng Tường Tiểu Tử, gửi theo hành lý, lại ung dung vượt qua cửa khẩu.

Lại lên chiếc máy bay của hãng hàng không Hoa Nam, Trung Quốc với những thiếu nữ da trắng bóc, váy áo màu tím hoa cà. Nhớ hơn mười năm trước, Đoàn nhà văn Việt Nam, cũng năm người, nhỏ tuổi nhất là Tường Tiểu Tử, sang thăm Hội nhà văn Trung Quốc, nối lại quan hệ hữu nghị sau mấy chục năm gián đoạn. Cũng chiếc máy bay của hãng Hoa Nam và những nàng tiên áo váy hoa cà. Cũng bay qua dãy Thập Vạn Đại Sơn trùng điệp và cùng ngó từ tít từng không xuống và bảo nhau rằng, chỗ kia, chỗ kia là Ung

Châu, Khiêm Châu, nơi cụ Lý Thường Kiệt nhà ta đã hành binh đến, phá tan âm mưu Nam tiến của nhà Tống.

Sân bay Quảng Châu và sân bay Bắc Kinh hôm nay khác hẳn trước. Hai sân bay đã xây dựng mới hoàn toàn. Theo lời của Chiêu Kỳ Hiệp, người đã từng đi khắp Á, Âu, Mỹ thì nhà ga Bắc Kinh rất hiện đại hơn cả Lốt Anggiơlét, Niu-ooc. Nhìn những chiếc máy bay đủ quốc tịch, cứ một hai phút lại lên xuống, ông bảo: “ Một nghìn năm trăm máy bay lên xuống mỗi ngày, đâu phải đùa. Mình cứ khen sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đến đây mới thấy nước mình và hàng không ta xếp gần như đội sổ thế giới là đúng…” Vâng. Đến đây lại chợt nhớ bài thơ “ Tổ quốc nhìn từ xa” của nhà thơ Nguyễn Duy. Phải đến các chân trời Âu, Mỹ, phải leo lên mặt trăng, sao Hỏa để nhìn về những bụi tre lúp xúp mới thấy thắt lòng, yêu và thương Tổ quốc mình.

Nhưng …Chưa kịp cảm khái thân phận, chưa kịp trầm trồ hết cái kỳ vĩ của đại quốc, thì cả Phục Bạch Đầu và Tường Tiểu Tử đều kinh hoàng khi nhìn thấy hai chiếc valy của họ ở vòng xoay trả đồ đều bay biến đâu mất hai chiếc khóa đồng, thậm chí trong lúc phá khóa, chiếc valy Pôlô của Phục Bạch Đầu còn bị dứt đứt cả đầu phécmơtuya. Buồn nhất là mất mấy lon thịt hộp mà Phục huynh có ý khoản đãi bạn ở ga Bắc Kinh. Chắc mấy hộp thịt giống bom tự tạo, nên đã bị khui để kiểm nghiệm (!)

Sáu tiếng đồng hồ chờ chuyển máy bay đến Ulan Bato dài dằng dặc. Nhương Tác Nghiệp xách laptop đi lùng sục điểm truy cập internet để thông báo với thế giới kịp thời về chuyến đi của đoàn. Chiêu Kỳ Hiệp chừng như đang bị cái dạ dày ngoại cỡ hành hạ, mấy lần định giở bánh chưng ra ăn, nhưng Phục Bạch Đầu ngăn lại.

- Các đồng chí nhất quyết không được hạ thấp vị thế và hình ảnh quốc gia. Ngày

Ngũ quái Du...MôngNhà văn Hoàng Minh Tường

Chuyến du hý Mông Cổ tự túc của năm nhà văn, mà chúng tôi tự gọi đùa: “Ngũ quái đáo Mông”, là một chuyến đi kỳ cục, vô tiền khoáng hậu.

Năm anh nhà văn, trẻ nhất là tôi, U60, còn bốn vị kia đều thuộc đội hình U70. Cao tuổi và khả kính nhất là nhà thơ, dịch giả Thúy Toàn, người có sáng kiến và kiên nhẫn, kỳ công trong việc tổ chức chuyến đi này. Vì sự tận tụy, cộng với đạo đức hơn người, ông được toàn đoàn nhất trí phong là Toàn Đại Nhân. Thứ đến nhà văn Tô Đức Chiêu, cao ngoại cỡ, mũ phớt, áo xanh lá cây, ban đầu được gọi là Chiêu Đại Hiệp, sau thấy ông có thêm những nét khác người, bèn được chính thức đổi thành Chiêu Kỳ Hiệp. Nhà thơ, kiêm họa sỹ, quay phim, nhiếp ảnh gia, chuyên viên internet Trần Nhương, có con Web trannhuong.com nổi tiếng đi đâu cũng lỉnh kỉnh coputơ, máy móc, dây dợ, bút giấy vẽ, do quá mẫn cán với những công việc nói trên, được gọi là Nhương Tác Nghiệp. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, vừa qua tuổi lục tuần, nhưng tóc, mày râu bạc trắng, trong đầu chứa thiên kinh vạn quyển, nói giỏi hơn làm, xứng đáng mưu sỹ của đoàn, được đặt hỗn danh Phục Bạch Đầu. Em út trong đoàn, tính tình tuy kiêu căng nhưng biết trên dưới, bản chất khiêm nhường, chuyên nhận việc điếu đóm, hầu hạ các huynh, là người viết những dòng này, có tên là Tường Tiểu Tử.

Đùa với nhau sẽ viết một truyện kinh dị chương hồi về chuyến đi, để Nhương Tác Nghiệp post lên mạng toàn cầu, các huynh giao cho Tường Tiểu Tử tôi chấp bút. Một đêm Liêu Trai giữa thảo nguyên tịch mịch, bốn bề lặng phắc như tờ, bèn xõa tóc, nhóm lửa trong lều da, bắt đầu thiên du hý này

Phần lớn lộ phí đều do người Mông Cổ thu giữ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Ông đã bắt đầu kế hoạch đó với Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên. Khi đó, hầu hết mọi thành phố trên con đường tơ lụa đều bị đội quân Mông Cổ chiếm đóng và chinh phục. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa châu Á và châu Âu

Người Mông Cổ có hai lối đánh nổi bật đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả vờ thua trận, rút chạy rồi bất ngờ quay lại phản công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch bị mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã bị thất trận trước chiến thuật thứ hai. Người Mông Cổ cũng là bậc tiền bối trong lĩnh vực bao vây và bắt giữ con tin. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng.

Tác giả trước Quảng trường KingSis Khan

xem tiếp bài trang 22...

Page 20: Mekong tet 2014

20 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

1Lâu rồi, Má tôi có đi coi phim CÔNG LÝ BÁO THÙ, người ta chiếu đằng sân xã ủy. Dượng Bảy (lúc chưa phải là

Dượng Bảy) bữa đó cũng coi chung, ngồi kế bên Má, gần cái phông vải lớn. Coi hát thì chỗ này là ngon lành nhất, nhìn đào kép rõ, mụn ruồi giả của họ bị rớt hoặc áo vua bị rách, mình cũng thấy. Nhưng đây là chiếu bóng, cái phim từ đầu đến cuối chỉ ca hát với đánh nhau.

Cứ mỗi lần nhân vật ra đòn là má tôi né, thấy máu mê má tôi che mắt kêu rời, tới cảnh mấy con trăn rắn lớn bò tới thì khán giả đều sụt lùi ngã rạp sắp lớp lên nhau la ré. Má tôi sợ tới quên trời đất, dúi mặt vô lưng người thanh nên lạ hoắc bên cạnh, tức Dượng Bảy. Khi phim sắp hết, nam nữ chính múa hát ư ử thì Dượng Bảy đã chính thức chạm vào ngón tay út của Má. Hết phim má tôi để lại một cái lông ngỗng: “Em là cháu ông Xã Nghiệp”, rồi chìm mất vào dòng người. Năm bữa sau, Dượng Bảy (lúc đó sắp là Dượng Bảy), nhờ một người bạn của ông Ngoại tới nhà. Bữa đó má tôi chở mía đi lò đường để ép, dì Bảy ở nhà nấ cơm. Bạn già của ông Ngoại khều dượng Bảy hỏi: “Mầy thương đứa nhỏ đó hả?”. Dượng ngó

cái người thấp thoáng trong bếp, thấy cái eo thon, đuôi tóc dài, gương mặt nhỏ nhắn, xinh xẻo, môi lúc nào cũng cười, dượng tưởng người quen liền gật đầu. Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có chị sinh đôi, tức là Má tôi. Hai người giống nhau tới mức khó mà phân biệt được, nên đã nhiều người không ít lần há hốc: “Ửa, mới thấy con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp, giờ sao nó đã lại làm cỏ ở nhà rồi?”. Dượng Bảy cũng cầm khau rượu há hốc, hết nhìn cô chị lại nhìn cô em. Bẽ làng. Lỡ làng.

2 Cô không phải người tôi thương.Dượng Bảy phũ phàng nói thẳng trong một tối say mèm, say đến nỗi thay vì

chỉ thẳng dì Bảy thì dượng cứ dứ dứ vô cái gối. Dì Bảy mắc cười quá, khẽ khều sườn chồng, nhỏ nhẹ: “Em bên nè này anh.”. “Tôi nhớ em từ bữa di coi chiếu bóng tới giờ…”, Dượng Bảy nói sau khi day lại ôm dì, sau khi cầm ngón út nhỏ nhắn của dì nắn mãi. Dì kệ, để tay mình ở đó, mặt héo, lòng hon, phải như bình thường dì đã thanh minh giòn giã: “Đây Bảy à nghe, con Bảy không phải Sáu…”. Nhưng dì biết nói gì thì cũng đã muộn, người nhầm lẫn là chồng dì , tối đó đúng tối tân hôn.

Bữa sau ra vườn đắp mấy họng đìa, hồn vía để đâu mà dượng sắn lưỡi vá vô chân, máu chảy đầm đìa. Dì Bảy bứt lá chuối non nhai nghiến ngấu đắp lên vết thwong của Dượng. Máu trôi bã chuối này, dì đắp lên bã chuối khác, miệng không hay chát. Dượng lắc đầu nói: “Cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy máu trên phim

còn không dám nhìn…”. Hôm gặt, dì đẩy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn, mồ hôi này chưa khô, mồ hôi kia đã tươm bê bết…Lúc ăn cơm, dượng ngồi gần nhăm mặt: “Cô không phải người tôi thương, đàn bà gì chua lè. Người ta kia thơm phức như múi mít…” Năm sau vợ chồng cãi nhau, bữa đó chồng có rượu nói ngang, tức quá, vợ đá vô ống quyển của Dượng rồi té chạy. Chồng rượt sát đằng sau. Lọt qua cây quai che khuất tầm nhìn, vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại hỏi lớn: “Dượng Bảy, cầm chổi chà chạy đâu gấp vậy?”. Chồng tưởng chị vợ tới chơi, khựng lại sượng trân: “À, tui…tui đuổi mấy con gà…” rồi mời vợ vô nhà, rót nước cho vợ uống, hỏi vợ có đói bụng không, để chồng nấu cơm.

Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng, ngó dượng chồng chổng mông thổi lửa, mắc cười nhưng buồn quá, không cười được. Tối đó, chồng chắt lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím và nói: “Cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ…”.

Năm sau dì sinh con gái đầu lòng, tóc rụng xơ xác. Dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trải nói: “Cô không phải người tôi thương, người ta kia có nắm một vốc, mướt rượt…”. “ Cô không phải người tôi thương…”- Sau này, Dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này,mỗi khi say. Mà nghề mộc cất nhà của Dượng thiếu gì dịp say. Dỡ gỗ, nhậu Lên đòn dông, nhậu. Lợp nhà, nhậu…Nhưng say nhất vẫn là về đám giỗ bên vợ, phải ngượng ngập gặp chị vợ, lúc này cũng đã có chồng. Phải nhớ lại mùi tóc, làn da,

ngón tay nhỏ xíu, nóng rẫy năm xưa…Nhưng đáp lại câu tạt mặt phũ phàng vô duyên, vô dùng là một cái nhoẻn cười, cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại: “Chắc không à?”, mà Dượng Bảy có lần dõng dạc nói “Chắc”, dì vặn lại ngay: “ Vậy sao hồi hôm ôm tui?”. Dượng Bảy không biết trả lời sao, đành ngoẹo đầu ngáy o… o. Có lần Dượng đi đám giỗ ba bữa chưa về, dì lấy tờ giấy vẽ bản đồ nhà mình, vẽ sông Cái Tàu cong cong, ẹo ẹo qua rạch Giồng Ông, vẽ chòm cây trâm bàu thì dì viết chữ “trâm bầu”, không thôi người ta nói đó là so đũa sao. Xong, dì sai con đem tờ giấy cho dượng. Đi te te về, Dượng nạt: “Ý cô nói tui đi nhậu không biết đường về nhà hả? Cô sâu cay hết biết. Thiệt là… Cô không phải người tôi thương, người ta kia mủ mỉ, thật thà…”.

3.Ba mươi năm sau, dượng Bảy đột quỵ. Chân yếu, miệng xéo, xãi lai nằm một chỗ. Mỗi khi dì dìu đỡ vào nhà tắm.

giặt khăn với nước ấm lau khắp người, thay quần áo cho, dượng mắc cỡ quá nói câu gì đó, dì Bảy phiên dịch là: “Cô đâu phải người tôi thương. Người ta kia kín đáo, ý tứ tới cái tên còn không dám nói thẳng ra…”. Dượng nghe chảy nước mắt. Dì hết hồn, hớt hải nhắn xuống xóm Rẫy, kêu má tôi qua, để an ủi tinh thần Dượng.

Buối đó, nhá nhem, đèn đổ ối, dượng Bảy ngơ ngác nhìn má tôi, rồi ngơ ngác ngó quanh tìm dì, rướn cái cổ lên, Dượng nói từng chữ lục cà, lục cục: “Chị không phải người tôi thương…” ■

Ngược thời gian - Một ngày cuối thu, sau khi sắp xếp công việc, tôi tấp tểnh cùng các "giang hồ" chuẩn bị

hành trang cho chuyến đi bụi bằng xe máy đầu tiên trong đời. Lộ trình: Hà Nội - Mộc Châu - Cửa khẩu Lóng Sập - Viêng Xay - Sầm Nưa, một chuyến đi sang đất nước anh em Lào bằng xe máy. Năm người trong đoàn, tôi chỉ quen duy nhất bà chị chơi cùng. Vì bận công việc, tôi và một xế chạy trước, hẹn gặp nhau tại một điểm trên Hòa Bình. Hai kẻ độc hành lao đi trong sương đêm. Chạy tới Hoà Bình theo đúng như hẹn trước, tôi và xế dừng lại ăn tối. Hai bên đường Cao Phong toàn cam là cam. Xế chạy chậm nhìn cam bày trên kệ đầy vẻ lưu luyến rồi phóng thẳng tới Mường Khến và dừng chân tại một nhà nghỉ nhỏ. Gần nửa đêm, xe chị bạn mới tới nơi, lần đầu tiên tôi biết mặt hai xế còn lại và cũng không có nhiều ấn tượng.

Trời đất thời đoạn sang Xuân mới, khoác trên mình chiếc áo màu nắng tuyệt đẹp. Con đường 6, với những hàng cây,

ngọn cỏ bên đường đều được dát một lớp sương mỏng manh, vàng hươm màu nắng ấm. Mộc Châu thì nổi bật với những cánh đồng hoa cải trắng...và vườn hồng lúc lỉu quả đang nấp đâu đó sau những lùm cây xanh. Tươi tắn và quyến rũ là những cây đào và mận đã đơm hoa, điểm tô màu sắc cho những khu vườn ven đường - Khiến du khách, ai cũng xao xuyến, bồi hồi… Tôi hiểu thêm lý do vì sao nhiều người thích du lịch bụi bằng xe máy, nhất là hành trình lên tuyến đường, vùng đất Việt Bắc và Tây Bắc.

Và Cửa khẩu Lóng Sập là đây. Chúng tôi vào tận nơi, lôi đống hộ chiếu ra đàng hoàng, hùng dũng vác con xe chạy vào tận cổng hải quan. Năm chiếc hộ chiếu được bày trên mặt quầy. Năm nụ cười toe chờ đợi được làm giấy xuất cảnh. Mọi chuyện êm xuôi, 3 chiếc xe phóng qua cửa khẩu, tiến về phía của khẩu Pa Háng của Lào. Năm chiếc hộ chiếu lại đặt trên bàn cửa khẩu Lào.

Chúng tôi tới Lào đúng mùa khô, nên ít mưa và đang vào mùa thu hoạch lúa. Những thửa ruộng bậc thang thấp bám tới chân núi mà không leo lên nữa… Tới con suối vắt ngang qua đường, cả hội dừng lại nghỉ xả hơi. Vui nhất là cảnh bà chị và xế đi cùng co chân lao xe qua rồi lao lại vài vòng qua dòng suối nhỏ. Hai người vui vẻ quá, khiến “gã” xế già đi một mình cũng bắt chước theo. Cả ba trông thật trẻ trung. Chả bù cho hai kẻ ít tuổi hơn trong đó có tôi, đang đứng xem và cười hết cỡ. Cuối đoạn đường xóc nẩy, bất chợt gặp một cái thác, dù không mấy cao, nhưng vẻ như là duy nhất và đẹp nhất cái chốn heo hút này. Thác nước như lời chào thân ái của mảnh đất Lào sau hơn 75km đường gian nan. Hoa dập dờn sau mỗi khúc quanh và Sầm Nưa đón chúng tôi bằng một cổng chào hoa lau trắng tuyệt đẹp.

Dạo một vòng quanh thị trấn nhỏ về đêm, cả hội ăn bữa tối ngon miệng với xôi, đồ nướng và cùng tham dự một đám cưới của người Lào. Tôi ngồi chung với mấy anh chị người Lào thân thiện trong khi 4 người còn lại đã cùng vào nhảy điệu Lamvong. Anh chàng xế và bà chị đi cùng vui vẻ tập theo điệu nhảy, trông họ thật thoải mái. Nhìn anh chàng múa trông thật buồn cười, gương mặt sáng bừng lên trong ánh sáng nhập nhoạng của ngọn đèn, tự dưng thấy đáng yêu, ngồ ngộ. Một ngày kết thúc với sự vui vẻ tràn đầy. Ngày thứ hai của cuộc hành trình, chúng tôi chọn qua cửa khẩu Na Mèo, Thanh Hóa để trở về Việt Nam. Đường về đã được trải nhựa đẹp đẽ, hai bên vàng rực

những vạt hoa dã quỳ. Lũ chúng tôi nhảy xuống xe, chụp ảnh. Trong lúc lố nhố chụp chụp, cười cười, một bàn tay đặt nhẹ lên vai, kéo tôi vào chụp ảnh chung với với mọi người. Tôi quay lại, đó là anh, anh chàng xế của bà chị đi cùng, đang nở nụ cười rạng rỡ với tôi. Một cảm giác ấm áp kỳ lạ về một người bạn đường mới quen nhưng đáng tin cậy…

Sau chuyến đi một tháng, tôi chính thức nhận lời yêu và một đám cưới đã diễn ra trong niềm vui chia sẻ của nhiều bạn bè trong giới đi “bụi”, những người bạn của chồng tôi và của tôi. Mường Khến, điểm gặp đầu tiên của chúng tôi cũng là tên gọi hàng ngày chúng tôi gọi con trai, bé Khến. Cậu bé ra đời vào tháng 11, sau 2 năm ngày đầu bố mẹ bé gặp nhau. Một kỷ niệm, một kết thúc hậu rất đẹp về một mối tình, được kết trái từ chuyến đi sang nước bạn Lào đầy ấn tượng ■

Hai mảnh ghép từ Sầm Nưa - Thượng LàoThi thoảng chồng tôi lại”xin

phép” vợ khăn gói lên đường cho đỡ cuồng chân. Đôi lúc lại thấy anh hí hoáy ghi lại những miền đất muốn đến vào cuốn sổ tay. Trong tim anh, dòng máu xê dịch vẫn cuộn chảy không ngừng và cả tôi cũng thế…

Mỗi chuyến đi là một câu chuyện dài với nhiều trải nghiệm thú vị

Bài và ảnh: Ekcom

Page 21: Mekong tet 2014

21XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

kinh ngạc, họ có thể tham gia bất cứ trò chơi nào hay hòa đồng với bất cứ nhóm bạn nào mà họ thích. Trong công việc, nữ tuổi Ngọ đặc biệt hiệu quả. Để hoàn thành nhiệm vụ, họ chỉ cần bỏ ra nửa thời gian so với những người khác.

Có khả năng kiếm tiền và giữ tiền, nhưng làm giàu không phải động cơ của những phụ nữ này. Họ là những tâm hồn khát khao tự do. Với nữ tuổi Ngọ, tự do được là chính mình có ý nghĩa hơn nhiều. Tính độc lập khiến họ không muốn bị thuần hóa hoàn toàn. Khi giữ được cảm giác là chính mình, họ sẽ cảm thấy hài lòng, nhưng khi thái quá, cũng chính tình yêu tự do này có

thể thiêu cháy những người xung qua-nh. Nữ tuổi Ngọ (đặc biệt là Giáp Ngọ và Mậu Ngọ) kiên nhẫn hơn nam tuổi này. Họ sẽ không sốt sắng chờ đợi mọi việc tốt đẹp lên chỉ sau một đêm. Kiên nhẫn chính là thế mạnh của họ. * Sức khỏe và nghề nghiệp

Tuổi Ngọ có sức khỏe tốt, có thể vì họ luôn giữ cái nhìn lạc quan về cuộc sống và ưa thể thao. Hãy dẫn Ngựa ra ngoài và xem cách chúng hào hứng chạy trên cánh đồng tự do. Ngựa thường chỉ ốm khi bị nhốt kín mà thôi.

Mong muốn thử nghiệm mọi thứ và khả năng nắm bắt dễ dàng những vấn đề mới giúp người tuổi Ngọ phù hợp

với hầu hết công việc. Tuy nhiên, họ cần cân nhắc khi chọn những ngành nghề đi kèm mệnh lệnh và quy tắc cứng nhắc. Con giáp này cũng sẽ từ bỏ những công việc mình cho là nhàm chán.

Nhờ giỏi giao tiếp nên tuổi Ngọ sẽ thuận lợi trong các công việc cần tiếp xúc với nhiều người. Nhu cầu được độc lập và dựa vào chính mình khiến họ thèm muốn quyền lực và phù hợp với các nghề nghiệp trong lĩnh vực thông tin đại chúng.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tốt cho tuổi Ngọ: Giáo viên dạy văn học hoặc ngoại ngữ, phiên dịch, nhà báo, người làm công tác quảng cáo, diễn

viên, nhân viên kinh doanh, nhà tổ chức tour du lịch, người coi thư viện, chuyên gia công nghệ thông tin hay phi công. * Tài chính

Người tuổi Ngọ không quan tâm nhiều tới tiền bạc. Khi có tiền, họ sẽ tiêu. Khi hết tiền, họ sẽ kiếm thêm tiền. Với họ tiền không làm nên hạnh phúc. Tuổi Ngọ coi tiền bạc như lớp kem phủ trên chiếc bánh gatô, cũng cần có một chút. Họ sẽ tiêu tiền vào những việc lý thú thay vì tích cóp chúng. Quản lý tiền tốt nhưng họ thường mất hứng thú với mục tiêu kiếm tiền của mình ■

Thường người ta quen với việc chọi trâu hơn chọi ngựa. Nhưng xã Bằng Hành huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang lại tổ chức những cuộc chọi ngựa rất thú vị và hấp dẫn - Mà “mồi nhử” được dùng là một chú ngựa cái quẩn quanh khu vực chọi. Thực tế, cuộc chiến giành tình cảm của ngựa cái diễn ra rất tự nhiên, kịch tính và quyết liệt không hề kém với trận chọi trâu đã được nhiều người biết đến

Chọi ngựa ở HÀ GIANG

Khi hai ngựa đực được thả vào sân, lập tức tiến đến vị trí ngựa cái đang đứng làm mồi nhử

Sau khi tung đòn hiểm hạ đối thủ, lập tức ngựa đực quay trở lại ve vãn ngựa cái mặc kệđối thủ nằm chổng vó

Một con ngựa bị cho là thua khi ba lần chạy ra khỏi sân đấu, hoặc đo ván sau đòn hiểm của đối phương

Đòn sử dụng thường xuyên của ngựa là những cú đá hậu. Một cú đá hậu hoàn hảoNhững cú đá kiểu này đã hạ đo ván khá nhiều đối thủ

Sau đó 2 ngựa đực bắt đầu cuộc chiến giành ngựa cái. Sự dũng mãnh của ngựa chiến sẽ làm ngạc nhiên những ai chứng kiến lần đầu

Những miếng đòn mạnh mẽ và quyết liệt không khác gì một trận chọi trâu

Hữu Nghị

tiếp bài trang 14...

Page 22: Mekong tet 2014

22 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

xưa thi hào Nguyễn Du phải hành trình vất vả hơn một năm mới đến được đây. Giờ ta bay có sáu giờ. Phải tìm chỗ nào sang trọng nhất tại sân bay quí quốc để uống mừng sự hiện diện của “ ngũ quái” ở chốn thần kinh.

Hai chiếc xe đẩy rồng rắn chất ngất valy túi xách leo lên tầng ba, nơi có những dãy tửu lâu treo đèn lồng đỏ và những thiếu nữ xinh như mộng đón đả chào mời. Chưa kịp ngồi, các tiểu nữ váy ngắn đã áp sát, chìa mơnuy ra. Ngay cả Chiêu Kỳ Hiệp, người giỏi ngoại ngữ nhất đoàn, thậm chí trong một câu thoại đã vận dụng chèn đủ mấy thứ tiếng Anh, Nga, Trung, cũng không làm cách nào cho mỹ nữ hiểu nhu cầu của Đoàn.

- Thì các vị cứ gọi đại một ấm trà thượng hạng đi. Tiệc tùng tính sau. Phải “tiêu” hết mấy tiếng đồng hồ ở đây với

chất lượng sống cao nhất-Phục Bạch Đầu vỗ túi áo bồm bộp.

Tường Tiểu Tử từng cùng đoàn nhà văn Việt Nam đến Hàng Châu, nhưng tiếc đứt ruột cho đến bây giờ vì chuyến ấy không thăm vùng chè nổi tiếng Long Tỉnh. Nay thấy bộ ấm trà men ngọc xanh kiểu dáng niên đại Càn Long, liền khoát tay ra hiệu nữ tiếp viên pha một ấm trà để đoàn thưởng lãm.

- Bình tĩnh đã nào - Toàn Đại Nhân bây giờ mới chứng tỏ sự chín chắn cẩn trọng của bậc trưởng lão. Ông lật giở tìm trang tiếng Anh của mơnuy và giật mình, xua tay như xua tà - 180 tệ, tức 400.000 đồng Việt Nam một ấm. Giết nhau không bằng. Uống thứ khác đi.

Phục Bạch Đầu nãy giờ như đang mộng mị với những trang tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XIII vừa lóe trong đầu, nghe nói vậy, thì thất kinh. Lật giở mơnuy tiếp, thấy chai bia Heineken 28 tệ ( 55.000 đồng),

ông lại khẽ rùng mình. Nhưng với phẩm chất một nhà tiểu thuyết lịch sử, giống như phẩm chất của một sứ thần, Phục Bạch Đầu cười khẩy, nét mặt như băng :

- Không sao. Uống cả hai thứ. Trà Long Tỉnh trước. Tôi có tiền. Hôm qua mới đổi một ngàn tệ. Phải tiêu hết ở Bắc Kinh trưa nay.

Thoắt cái, các quái lại trông có vẻ như những hiền sĩ xứ An Nam, ngồi ung dung, lặng lẽ đối ẩm bên chén trà Long Tỉnh trong xanh màu lưu ly, bốc hơi ngào ngạt. Qủa là không hổ danh kẻ sĩ nước nhược tiểu khi đến đại quốc (!)

Cho tới lúc Nhương Tác Nghiệp từ phòng internet trở lại, mặt rạng rỡ vì đã đưa tin và hình ảnh của đoàn lên vũ trụ, nhưng vẫn không khỏi kêu ca:

- Đường truyền chậm quá. Giá đắt kinh người. Vào mạng chỉ vài phút cũng thu 50 tệ - Vừa thông báo vừa phàn nàn như vậy, Nhương Tác Nghiệp bỗng khựng

lại, khi nhìn chằm chằm vào bốn gương mặt – Sao thế ? Làm sao mà mặt cả bốn ông đều đờ đẫn và đỏ lựng lên thế ? ốm à ? Xỉu vì đói à ?

- Bác nhìn lại đi – Phục Bạch Đầu cười nhăn nhở, chỉ vào ấm trà Long Tỉnh đã thay đến nước thứ năm – Không thấy chúng em đang tăng…lực vì uống…nhân sâm đây à ?

Cả bọn bỗng phì cười. Đau, mà vẫn bái phục ngành du lịch và thương mại Trung Hoa.

Rõ thật là : Đã nghèo còn dám ru…Mông

Muốn phong trần được...phanh trần cho coi

Muốn biết thân phận ngũ quái trên xứ người ra sao, xem hồi sau sẽ rõ ■

tiếp bài trang 19...

Cặp đôi này đều là những gương mặt quen thuộc của giới trẻ. Chàng là thành viên nhóm

Damtv. Còn nàng người mẫu chân dài , từng ghi dấu qua sân chơi tìm kiếm người mẫu Việt Nam 2012. Sự chênh lệch chiều cao quá lớn khiến chuyện tình của họ trở nên đặc biệt và được quan tâm hơn bao giờ hết. Kaydy và Thanh Thảo đều sinh năm 1993. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật thì cả 2 vẫn đang theo học tại các trường đại học Cặp đôi này đã tham gia đóng clip mang tên "Nơi em trở về". Clip được nhạc sĩ Liêu Hưng viết dành tặng riêng cho

Tiến và Thảo. Điều đặc biệt trong câu chuyện tình yêu này, Thanh Thảo luôn là người chủ động. Cô luôn mong Kan-dy Trần luôn tự tin khi hai người sánh bước bên nhau.

Sự chênh lệch tới gần nửa mét chiều cao của cặp đôi này khiến không ít người thấy khó tin và ái ngại. Nhưng nếu ngắm nhìn họ bên nhau ngập tràn vui vẻ, hay cách họ nói về nhau, bạn sẽ chỉ còn lại cảm giác rung động. Trần Xuân Tiến và Thanh Thảo công khai mối quan hệ hẹn hò ở phần thông tin cá nhân, cũng như thường xuyên khoe những hình ảnh “đũa lệch” hạnh phúc ■

Chuyện tình đẹp của chàng cao...1,26cm

Một trong những chuyện tình “đũa lệch”, khiến dư luận hết sức chú ý và cảm phục trong năm 2013 - Có thể nói là câu chuyện tình yêu rất đẹp của anh chàng tý hon (cao…1m26) Trần Xuân Tiến và cô người yêu là người mẫu chân dài (cao 1m75) Lê Thanh Thảo. Lê Thanh Thảo từng ghi dấu qua sân chơi VN’s Next Top Model 2012 (dừng chân ở top 10) và hiện đang hoạt động với vai trò người mẫu tại Sài Gòn

Page 23: Mekong tet 2014

23XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Phi nên Càn Long cho rằng, nàng đã đầu thai sang kiếp khác thành Hòa Thân. Với niềm tin như vậy, Càn Long vô cùng cảm mến và quyết định sẽ dành nhiều ưu ái cho Hòa Thân để bù đắp cho sự oan uổng, thiệt thòi trong kiếp trước. Đây chính là xuất phát điểm vô cùng thuận lợi của Hòa Thân. Tuy nhiên, sự hiển đạt sau này của ông ta lại chính là nhờ vào tài năng phi phàm của bản thân.

Sau khi trở thành trợ lý riêng của vua Càn Long, sở trường kinh doanh của Hòa Thân nhanh chóng bộc lộ và được Càn Long rất chú ý, coi trọng. Càn Long năm thứ 41 (năm 1776 Tây lịch), ông đảm nhiệm chức Đại thần Nội vụ phủ. Trước đó, cơ quan phụ trách vấn đề tài chính của triều đình luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Sử cũ còn chép rằng: “Khi những khoản thu nhập từ bản phủ không đủ dùng, phải lấy thêm khoản viện trợ từ ngân khố của Bộ Hộ”. Nhưng sau khi Hòa Thân nhậm chức không lâu, vấn đề tài chính đã được cải thiện rõ rệt, không những bù đắp được những thâm hụt trước đó mà còn xuất hiện thặng dư. Với tài kinh doanh của ông ta,

thuế thu nhập chẳng mấy chốc tăng nhanh. Càn Long rất hài lòng về bản lĩnh quản lý tài chính của Hòa Thân. Các cơ quan liên quan đến tài chính và sở hữu dần dần đều nằm dưới quyền kiểm soát của Hòa Thân.

Các sĩ đại phu truyền thống thường vụng về trong xử lý tài chính nhưng riêng Hòa Thân thì lại có đầu óc kinh doanh bẩm sinh. Đối với những người có tiền, sự lựa chọn đầu tiên luôn luôn là để mua đất, đem tài sản không cố định biến thành tài sản cố định theo quan niệm “nhập thổ vi an”. Còn về Hòa Thân, trước bất động sản và tiền mặt, ông ta hiển nhiên có hứng thú với tiền mặt. Tiền hối lộ và tham nhũng của ông, một phần dùng vào mở rộng bất động sản còn phần lớn dùng vào đầu tư công nghiệp và thương mại (bao gồm nhiều ngành nghề như tài chính, bất động sản, khai thác mỏ, hậu cần, y học, kinh doanh...). Theo thông tin của Viện bảo tàng Cố Cung: Cứ là ngành kinh doanh thu lợi nhuận nhanh thì sẽ có sự hiện diện của Hòa Thân. Hòa Thân còn là người dám mạo hiểm. Công nghiệp khai khoáng là ngành có nguy cơ rất lớn, quản lý phức tạp, đầu tư nhiều, thu hồi chậm. Khi hầu hết mọi người không dám đầu tư thì Hòa Thân lại dám thử. Ông xem ngành công nghiệp khai thác than là một ngành

công nghiệp mới nên đầu tư rất nhiều vào các mỏ than ở Môn Đầu Câu và Hương Sơn. Hòa Thân tích lũy được tài sản cực lớn từ việc kinh doanh nhưng vẫn chưa bằng tiền thu được từ tham nhũng.

* Bài học lớn.Bài học lớn của quan Thượng thư Hòa

Thân, như một bài học lớn cho các thế hệ đời sau về tham vọng quyền lực và tiền bạc, nhưng khi chưa có một cơ chế hữu hiệu giám sát, bệnh cũ vẫn có cơ hội sinh sôi. Năm 1735, ở tuổi 89, Càn Long bàn giao lại vương quyền cho con trai là Gia Khánh. Một năm sau, Càn Long mất.. Càn Long vừa nằm xuống, chưa kịp chôn thì Gia Khánh đã ra lệnh bắt giam Hòa Thân. Hòa Thân thản nhiên nhận hết tội, chịu án thắt cổ và còn bảo sẽ được xuống hoàng tuyền thờ chủ cũ. Quyết định của Gia Khánh thời ấy được dư luận đánh giá rất cao và cho rằng, ông là người quyết đoạn tuyệt với sự thối nát của triều đìh quan lại cũ. Bằng quyết tâm chống tham nhũng, ông hy vọng sẽ giữ cho chế độ quân chủ trường tồn. Nhưng có điều ông không hiểu, việc Hòa Thân làm chỉ là biểu hiện của tham nhũng, chứ không phải nguyên nhân của tham nhũng.

Chống tham nhũng mà chỉ chống biểu hiện của nó là chưa ổn. Cũng bởi thế, dưới thời Gia Long, triều chính cũng không khá hơn. Thậm chí có những lúc, những nơi còn tồi tệ hơn. Không những thế, Gia Khánh còn bị một nhóm cung nữ tổ chức ám sát nhưng không thành.

Theo tài liệu, khu di tích Hòa Thân, khi mở cửa, rất đông khách tới thăm. Vào những ngày lễ, số lượng người còn lớn ngày thường nhiều. Còn sách viết về Hòa Thân thì phát hành tới hàng vạn bản. Đó là còn chưa kể tới những bộ phim dài tập như: “Tể tướng Lưu Gù”, “bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam”…vẫn được phát trên các kênh truyền hình của Trung Quốc. Câu chuyện về bả danh lợi của Hòa Thân tưởng như đã quá đủ, như một bài học cay đắng, sâu sắc nhắc nhở cho đời sau. Nhưng vẻ như điều này không hẳn đúng, vì nạn tham nhũng vẫn không bớt đi. Ngay cả ở Trung Quốc, hàng năm vẫn có những vụ tham nhũng được đưa ra ánh sáng. Vì điều quan trọng là, cơ chế đẻ ra tham nhũng chưa được giải quyết tận gốc thì câu chuyện cổ tích cũ vẫn được viết lại, với quy mô ngày một lớn hơn và tinh vi hơn nhiều ■

* Từ hũ bạc thời khó…Khu tưởng niệm đã thể hiện được sự

linh thiêng từ lúc đặt những nhát cuốc đầu tiền để xây dựng. Điều này được đích thân ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng ban Quản lý di tích Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc xác nhận. Những chuyện lạ lùng, bí ẩn cũng xảy ra luôn. Chuyện lạ đầu tiên xảy ra vào đúng lúc công trình đang xây dựng dở dang trong thời buổi kinh tế đang khó khăn. Vật giá tăng vùn vụt, khiến công trình không thể triển khai đúng như dự kiến. Lắm lúc, trong tài khoản của chủ đầu tư không có nổi 1 triệu đồng. Mọi người lo lắng đến mức cho rằng có lẽ kế hoạch xây dựng công trình sẽ phải phá bỏ. Song, trước ngày động thổ khoảng 1 tuần, dân chúng xung quanh kháo nhau rằng có mấy người đi đào đất ở khu Cổ Ngựa thì đào được 2 chiếc chum đồng đã cũ kỹ, chuyển sang màu xanh đậm. Trong những chiếc chum chứa đầy ắp tiền cổ. Câu

chuyện được đồn đi khắp nơi. Ông Khiêm và nhiều người có chức sắc trong huyện đi tìm hiểu thực hư thì đúng là có chuyện đó. Theo lời kể của những người này thì họ đào đất ở khu Cổ Ngựa về làm nhà. Khi đào được tầm nửa mét thì nghe kenh một tiếng khô khốc, nhưng âm thanh thì vang phải vài giây mớt tắt hẳn. Đưa cuốc lên xem thì lưỡi chiếc cuốc sắt cứng rắn chặt được cả đá đã bị mẻ đi 1 miếng lớn. Đoán là dưới đó có sự lạ, mấy người liền bới đất lên thì chiếc chum cổ bằng đồng dần dần lộ ra. Mọi người đang “mục sở thị” và bàn tán về 2 chiếc chum đồng thì một ông lão sắc mặt hồng hào, râu tóc bạc như cước vận bộ đồ kiểu thầy cúng màu trắng bước đến và phán: “Đây là linh ứng tổ tiên mách bảo với con cháu rằng: Tiền đâu có thiếu, cứ làm tiền sẽ về!”. Nói rồi ông lão quay lưng bước đi mất. Mọi người nhìn theo bước đi của ông lão mà không ai biết là ai. Đúng như điều ông lão bảo, ngay ngày hôm đó, đã có nhiều nhà hảo tâm tài trợ để xây dựng công trình. Dần dần đến lễ động thổ khởi công, số tiền công đức của con cháu và các nhà hảo tâm đã lên đến gần chục tỉ đồng.

* …Đến con rắn ngày động thổ

Nhắc đến chuyện động thổ Công trình xây dựng Khu tưởng niệm triều Mạc, nhiều người từng tham gia buổi lễ vẫn còn nhớ như in buổi sáng 11/8/2010, trời quang mây, nắng chiếu nhẹ trên từng viên gạch, mái ngói vàng ươm.

Ông Mạc Trúc, Bảo vệ khu tưởng niệm kể lại: Lúc đó, mọi người đang như nín thở chờ đợi nhát cuốc đầu tiên được đào lên trên nền đất mà trước đây là dấu tích của Dương kinh, kinh đô do Mạc Thái Tổ xây dựng. Bàn thờ, hương án được lập một cách chỉn chu, cẩn thận. Những nén hương đầu tiên được thắp lên. Người chủ trì buổi lễ lầm rầm đọc lời cầu khấn trời, đất và các bậc tiền nhân phù hộ cho 1 công trình thuận buồm, xuôi gió. Đúng vào thời khắc thiền sư thỉnh âm dương, cầu thổ thần bản địa xin cho động thổ tưởng niệm công trình thì điều kỳ lạ đã xảy ra. Từ mặt đất, ngay dưới bàn thờ lộ ra 1 cái hang nhỏ cỡ bằng bắp chân người lớn chẳng hiểu xuất hiện tự bao giờ. Một làn khói mỏng, lờ mờ bay lên từ chiếc hang đó. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về miệng hang, chờ đợi chuyện lạ xuất hiện. Mọi trái tim đều như ngừng đập. Không khí yên lặng đến mức mọi người đều có thể nghe thấy tiếng thở dồn dập do hồi hộp của nhau. Bất thình lình, từ dưới hang, đầu 1 con rắn lộ ra. Đầu rắn ngoe nguẩy nhìn về mọi người rồi nhìn về hương án. Chiếc đầu đỏ lòm, hơi điểm những chấm nhỏ bằng đầu kim màu xanh nhạt từ từ ngóc lên rồi tiến về phía hương án.

Cả thân hình con rắn to bằng cổ tay, dài chừng 2 mét, độc một màu nâu thẫm hiện ra. Con rắn trườn nhanh về phía hương án. Chiếc lưỡi chẻ đôi không ngừng thò ra thụt vào. Từ chỗ gò đất, con rắn trườn mạnh lên bàn thờ, bò quanh lư hương nhiều lần, rồi đưa đôi mắt vàng khè nhìn mọi người. Cuối cùng, con rắn ngóc đầu lên miệng lư hương, cắn chặt vào 1 que hương đang cháy nghi ngút khói rồi trườn nhanh vào chiếc hang cũ. Sau khi con rắn biến mất, mọi người chứng kiến đều khiếp đảm kinh hãi. Vị

thiền sư chủ trì đại lễ liên tục niệm phật cảm tạ trời đất vì đây chính là điềm lành, dự báo cho 1 công trình thuận lợi. Về sau, khi kết thúc lễ động thổ, nhiều người nhìn về phía hang rắn nhưng kỳ lạ là cái hang đã biến mất không hề còn 1 chút dấu tích nào. Công trình sau khi động thổ, đã gặp không ít trắc trở. Và điều kỳ lạ liên tiếp xảy ra. Đó là vào trung tuần tháng 8/2010, khi công trình đang gấp rút được thực hiện để kịp đại lễ Thăng Long. Ai ngờ những cơn mưa liên tục trút xuống đất Kiến Thụy. Mưa trút thối đất, thối cát, thối cả gạch vữa, bê tông. Gần 1 tuần liền, công trình không thể thi công nổi. Chủ đầu tư lắc đầu chán nản. Cánh thợ xây thì suốt ngày ủ rũ trong những chiếc lều dựng tạm. Nhiều người trong ban dự án đã lập bàn thờ ở khu vực chính điện để cầu khẩn trời đất, hi vọng mưa thuận gió hòa để công trình sớm được thực hiện đúng tiến độ.

Đúng giờ khai lễ (7h22 ngày 11/8/2010), một con bướm màu xám bạc, to bằng chiếc mâm ăn cơm xuất hiện bay trong mưa, lượn đi lượn lại trên chính điện nhiều vòng. Sau cùng, con bướm sà xuống đậu trên 1 cây cột lớn ở tiền sảnh Chính điện đang xây dựng dở dang. Con bướm liên tục vẫy mạnh cánh để khô nước mưa rồi lại bay lượn vào hậu cung. Sau sự kiện mà người dân ở đây gọi là “Bướm cụ hiển linh” được vài phút, trời đang mưa như trút bỗng tạnh hẳn, nắng chiếu chói chang. Và từ thời điểm đó cho đến lúc hoàn thành công trình, thời tiết đều vô cùng thuận lợi.

Nhắc đến những câu chuyện kỳ lạ ở Khu tưởng niệm các vua Mạc, ông Giám đốc Khiêm bảo, có cả những chuyện thật, những chuyện đồn, kiểm chứng hết cũng khó. Nhưng 1 đồn 10, 10 đồn trăm, từ đó sự linh thiêng của Khu tưởng niệm tăng lên đáng kể. Người dân trong và ngoài huyện Kiến Thụy cũng vì thế mà rất tự hào.

(Còn nữa...)

Phủ quanh Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Đền Mạc), Hải Phòng là những câu chuyện ly kỳ, huyền bí mà những người dân trong vùng vẫn thường hay nhắc đến.

Những chuyện ly kỳtại đền MạcKỳ 1: Hũ bạc thời khó và con rắn ngày động thổ

tiếp bài trang 17...

Lam - Sơn

Page 24: Mekong tet 2014

24 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Rất lạ là sông Mêkông trên đất Thái có màu đỏ như nước sông Hồng, nhưng tới Campuchia và Việt Nam thì sông lại màu xanh trong. Đoạn sông giữa cửa khẩu hai nước rộng mênh mông, xanh vời vợi…Được đánh giá là một trong ba vựa lúa lớn nhất của Lào và cũng là một trong những đô thị lớn sầm uất của Lào, có khoảng 5.000 việt kiều sinh sống - Chămpasak có thủ phủ là TP. Pakse. Pakse có nghĩa là cửa sông, nơi sông Sê Đôn gặp dòng Mêkông, được người Pháp xây dựng vào năm 1905. Chămpasak cũng là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp như Watphu, thác Khôn Phapheng. Trong đó, Watphu là quần thể những ngôi đền cổ theo phong cách Khmer, được xây dựng từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 và đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2001. Để đến Watphu từ Pakse, chúng tôi phải lên phà qua sông Mêkông. Chiếc phà ì ạch trôi qua đoạn sông có chiều rộng hơn 500m. Bến sông lúp xúp những quán hàng bán các sản phẩm gia dụng làm bằng gỗ với giá rẻ bất ngờ. Lào là xứ sở của nhiều loại gỗ quý, bởi 70% diện tích là rừng nguyên sinh. Xuất khẩu lâm sản là một trong những thế mạnh của đất nước này. Hầu như các khách sạn, nhà hàng, nhà ở đều sử dụng gỗ trong trang trí nội thất.Từ bến phà, con đường nhỏ đưa chúng tôi qua trung tâm hành chính huyện Chămpasak. Đây là một vùng dân cư khá đông đúc, với những cánh đồng lúa xanh tốt do được cung cấp bởi nguồn nước và phù sa sông Mêkông. Bất ngờ chúng tôi gặp một tượng Phật lớn dưới một gốc đa cổ thụ. Ở Lào tượng Phật, ngoài được dựng ở những nơi linh thiêng hay chùa chiền, còn có thể gặp trên đường đi, trong các hang động. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Lào cũng như Thái Lan. Ở đây, mỗi sáng sớm có thể bắt gặp những đoàn nhà sư, trong màu áo nâu-vàng lặng lẽ đi trên các con phố. Những người dân thành kính bỏ vào những chiếc âu mà họ mang theo những típ xôi, những hoa thơm trái ngọt, cầu phúc cho một ngày tốt lành.Chị Nikham Buasisuk-Chủ tịch Hội Liên

hiệp Phụ nữ tỉnh Chămpasak đi cùng chúng tôi lên ngọn núi thiêng, để có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu di tích bên dòng Mêkông. Thế núi, hình sông, sự tài hoa của những cư dân cổ đã tạo nên vẻ kỳ vĩ tráng lệ của Watphu, dù nó đã đổ nát và có phần hoang tàn theo thời gian.Không xa di tích Watphu, ở gần biên giới Lào và Campuchia là thác Khôn Phapheng còn được gọi là Thác Phật Ca- Một kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ rất hấp dẫn khách du lịch. Nó còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sỹ Lào qua các thời đại. Ở đây có 4.000 hòn đảo nhỏ- Tiếng Lào gọi là Xiphanhdon và loài cá heo nước ngọt nổi tiếng Irrawad-dy. Tiếng thác đổ rì rầm, len lỏi qua các vách đá tạo thành khúc nhạc trầm bổng như tiếng gọi muôn thuở của núi rừng, sông núi vang đến các bản xa…Chị Nikham Buasisuk từng có nhiều năm học trường Lào ở Sơn Tây nên nói tiếng Việt khá thành thạo. Chia tay chúng tôi trên con thuyền xuôi trên dòng Mêkông với những món ăn đặc sản của Lào như lạp-món nướng từ cá được đánh bắt trên dòng sông Mẹ, chị hát bài: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” - Bài hát mà chúng tôi đã nghe ở rất nhiều nơi trên đất Lào, nhiều thế hệ đã lớn lên trong tình cảm gắn bó keo sơn như anh em ruột thịt. Sau những điệu lăm vông thắm tình hữu nghị, con thuyền trôi đi trong sóng nước Mêkông, hòa trong lời ca hào hùng: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây” ■

Xuôi Dòng MÊKÔNGvề CHĂMPASAK

Xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc), qua Tây Tạng trùng điệp, chảy suốt tỉnh Vân Nam, đổ vào biên giới Myanmar, Lào, rồi gặp biên giới Thái Lan và là biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan. Bởi thế- Mêkông đã chảy trong ký ức của bao thế hệ những người đã gắn bó với đôi bờ của dòng sông này, trong đó có vùng Chămpasak.

Khi đến vùng đất Nam Lào, dòng Mêkông như một dải lụa mềm mại uốn khúc chảy qua cao nguyên Boloven và chảy qua vùng đồng bằng màu mỡ Champasak, trước khi vượt thác Khôn để qua tỉnh Stungtreng của đất nước Chùa Tháp

Nhìn từ trên cao, chúng tôi ngỡ ngàng thấy những điểm tương đồng của Watphu với di sản thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam. Phải chăng cách đây hơn chục thế kỷ đã có sự giao thoa văn hóa rất mạnh mẽ giữa các Quốc gia trong vùng? Cùng với cố đô Luôngpharabang – Watphu là niềm tự hào của người dân trên đất nước hoa Chămpa này, khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Lại Tết. Lại thật nhớ về miền rừng xa ở Hà Giang và Tuyên Quang, tận cuối trời Việt Bắc kia.

Năm nào cũng vậy, cứ chừng áp Tết là ký ức của tôi lại lang thang về những miền rừng ấy. Thẳm sâu trong tâm tưởng, tôi hình dung rõ miền rừng ấy đang rộ hoa xuân nơi triền núi cũ. Những màu hoa tươi sắc rung rinh trong gió lạnh đầu năm mới trên những miền rừng, trên đường lên vùng cao Hà Giang hùng vĩ màu đá xám hoặc trên đường sang nhà máy xi măng bên Nông Tiến-Tuyên Quang, cảnh vật rất yên bình...Trong ký ức của tôi, những mùa hoa ấy vẫn vẹn nguyên không đổi, dù bao nhiêu năm đã qua rồi…Tôi từng có dịp trở lại Hà Giang và Tuyên Quang sau những năm dài. Tôi cũng từng gặp lại khung cảnh mù sương buổi hoàng hôn hòa lẫn trong khói lam chiều bảng lảng trên rừng cọ trên đường từ Sơn Nam qua Sơn Dương lên TP. Tuyên Quang, miền nhớ thân thương. Khung cảnh y như vùng Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường…ngày nhỏ tôi ở Hà Giang-Miền xa yêu dấu. Hay như cảnh, trong màu xanh miên man lá của rừng, những bông hoa chuối rừng đỏ tươi như những đốm lửa nhỏ trên đường lên miền cực Bắc Hà Giang. Và dòng sông Lô - Dù nước đỏ màu đất bởi những cơn mưa rừng dữ dội, mùa mưa hay xanh lặng bình yên, mùa cạn…Thì với tôi dòng sông đó vẫn thật thân thương.

Mùa Tết - Tôi thật sự có dịp trở lại những ký ức tươi đẹp ngày còn ở miền rừng - Dù chỉ trong tâm tưởng. Càng thêm tuổi, vẻ như tôi cũng quyết liệt hơn, đôi lần thích nổi loạn hơn, đến độ định xếp hết mọi việc, trở lại đó một vài hôm. Nhưng sự biết nhẫn nhịn hơn đã khiến tôi dừng lại, chờ dịp thuận tiện, vì thế nỗi nhớ của tôi về nơi xa ấy càng sâu sắc hơn. Vẻ như trong tim tôi lúc nào cũng sẵn những khúc ca, những bài thơ tuyệt hay mà người ta đã viết về những nơi chốn ấy: “Đây Hà Giang quê hương tôi, nơi biên cương là đây/Có đường đi lên mây, lên tới

cổng Trời…” hoặc “Hà Giang nồng nàn trên đá/ Nhớ nhau về lại chốn này” hay như “Dốc chi là dốc Kéo Nàng/Cầu chi là cầu Móc Giằng/Trên dất Tuyên mình/Tình không buộc, tình không bay/Núi Dùm nghiêng, sông Lô say…”.

Mùa Tết - Mùa tôi luôn được trở lại và cảm nhận, bằng ký ức thôi nhưng vô cùng sống động, những mùa Xuân thời ở miền rừng…Cũng mùa Tết, tôi luôn nhớ đến bài thơ rất hay của thi hào người Hung PetQ fi Sándo, mà một người bạn việt kiều đã chép tặng, trong một lần tôi tả cho anh nghe về con Sông Lô ở Hà - Tuyên: “Sông Danube cũng có lúc dâng tràn/Nước dào dạt ngập lút bờ âu yếm/ Trái tim anh đôi lần không giấu giếm/ Không giữ được lòng mình nổi sóng vì em"...

Mùa Tết miền rừng, với tôi - Mùa của hương hoa núi, gió lay rừng, của cơm gạo nương tỏa lan trong không gian vô cùng yên bình, của ký ức về ngôi nhà xưa luôn thấp thoáng trong miền nhớ. Luôn hiện diện thật rõ ràng, đến từng chi tiết căn nhà ba gian lợp lá cọ rất dày, kề cận chợ thị xã Hà Giang của gia đình tôi. Hay như căn nhà hai tầng vững chãi, ngay cổng chợ Tam Cờ, khi chuyển về Tuyên Quang. Những ngôi nhà, đặc biệt ngôi nhà thuở ấu thơ hay là nơi ta từng sống cùng những người thân yêu nhất, đặc biệt Mẹ ta - Khi thời gian đã qua, không bao giờ còn có thể trở lại, khi nào cũng đầy ắp những nỗi niềm, sự thương nhớ đau đáu thăm thẳm, cả về những câu chuyện rất khó kể, dù nó đầy ắp hình bóng, tiếng động, thậm chí cả màu sắc, hương vị…Hương vị quá khứ vẻ như thường ẩn mình rất sâu và rất lâu (như song hành với ta đến hết cuộc đời) trong một góc khuất của tâm tưởng và niềm nhớ tiếc khôn nguôi. Dĩ nhiên, luôn nhớ nhất vẫn là những người tôi đã quen thân và thương yêu ở những miền rừng đó - Đặc biệt trong một thời, một phần đời gian khó đã xa…Thật sự nhớ mỗi Mùa Tết đến - đất và người ở miền ấy xa xăm ■

MÙA TẾT:Những mảnh nhớ cũ

Trần Xuân PhươngTrí Dũng

Page 25: Mekong tet 2014

25XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Tết Giáp Ngọ- 2014 này gợi nhớ cái Tết Mậu Ngọ 1558, đúng 456 năm về trước. Một con số tiến 456 ngẫu

nhiên, mà gợi một quá khứ trùng trùng. Đã 456 năm rồi, tiền nhân đi mở cõi. Hàng trăm gia đình, bầu đoàn thê tử quê huyện Tống Sơn và hai trấn Thanh Nghệ, hàng trăm quan lại, sĩ phu các trấn Bắc Hà lặng lẽ theo Đoan quạn công Nguyễn Hoàng vượt biển vào cửa Tùng, cửa Việt, rồi dừng chân ở Ái Tử, xứ Thuận Hoá. Cái Tết đầu tiên là cái tết xa quê, cái tết nhớ Bắc. Rồi suốt 456 năm qua, không sợ nói quá lời, những cái Tết phương Nam, Tết Sài Gòn, vẫn là những cái Tết nhớ Bắc, nhớ Cội Nguồn.

Câu thơ của danh tướng - thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ đã nói thay chúng ta, và đó cũng là nỗi lòng nửa nước phương Nam những ngày áp Tết:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long.”

Không thương nhớ, làm sao đi mở cõi được? Làm sao vượt ngàn dặm biển, ngàn dặm núi non, với bao nhiêu hiểm nguy, bệnh tật, thú dữ, lục lâm thảo khấu, đói khát, giặc giã… rình rập, ngáng trở, để mở mang từng tấc đất cho xứ sở? Lại nhớ cái năm Mậu Ngọ-1558 ấy. Đoan quận Công Nguyễn Hoàng, khi ấy mới chưa đầy hai mươi tuổi. Là con trai thứ hai của An Thanh hầu Nguyễn Kim, người đã cứu nhà Lê khỏi bị nhà Mạc tiêu

vong. Sau khi Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc trá hàng, đánh thuốc độc chết, chàng rể Trịnh Kiểm đã thay Nguyễn Kim phò vua Lê Trang Tông tiến về Thăng Long giành lại ngôi báu. Trịnh Kiểm muốn thu hết quyền bính, đã mưu giết Nguyễn Uông, con cả của Nguyễn Kim. Đến lượt mình có thể cũng không toàn tính mạng, cũng có thể bị người anh rể quí báu là Trịnh Kiểm ngầm giết, Nguyễn Hoàng bèn nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” ( Có dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang một dải chắn giữ, có thể gây nghiệp lớn muôn đời), mà xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, để lo nghiệp lớn. Từ đấy, thế nước đã phân làm hai: Nửa phía Bắc lo ổn định bờ cõi, củng cố tập quyền; nửa phía Nam lo mở hướng Nam tiến, phát triển cơ nghiệp.

Ngay sau khi đứng chân chắc chắn ở đất Thuận Hoá, chúa Tiên Nguyễn Hoàng, rồi sau đó là tám đời chúa Nguyễn, ngày đêm

luôn nhớ về cội nguồn. Công trình kiến trúc tâm linh lớn nhất thời kỳ này là chùa Thiên Mụ và hàng chục chùa chiền, đền đài để tưởng nhớ cố hương, thờ phụng tiền nhân. Có một người mở đất vĩ đại của vùng Thuận Hoá mà các chúa Nguyễn nêu công lớn là Công chúa Huyền Trân, thời Trần. Vì muốn giữ biên giới phía Nam yên bình, muốn giao hảo với vua Chiêm Thành mà năm Bính Ngọ - 1306, vua Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Sính lễ của vua Chiêm để lấy được công chúa Đại Việt là hai châu Ô châu Rí, tức vùng đất Quảng Trị, Thừa Thiên. Điệu lý Nam Ai, Nam Bằng khóc mỹ nhân xa xứ ra đời từ thuở ấy, chính là tượng đài văn học nghệ thuật trường tồn để ghi nhớ công mở đất của Huyền Trân công chúa.

Có một nàng công chúa khác, mà sự nghiệp mở cõi cũng không thua kém Huyền Trân, và còn hơn cả ngàn vạn binh mã, ấy là công nữ Ngọc Vạn, con gái yêu của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. ( Sau này sử sách truy gọi là Công chúa Ngọc Vạn). Năm Canh Thân-1620, vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 muốn bang giao hoà hảo với chúa Nguyễn để nhờ cậy bảo vệ lãnh thổ trước họa Xiêm La,

chúa Nguyễn Phúc Nguyên bèn gả Công nữ Ngọc Vạn cho. Trong suốt 52 năm làm Hoàng Hậu, rồi mẫu quốc Chân Lạp, nàng Ngọc Vạn đã góp phần đưa dân Đại Việt xuống mở đất ở vùng châu thổ MêKông màu mỡ nhưng hoang hoá không người khai khẩn. Vùng đất Sài Gòn- Chợ Lớn ngày nay thời Hoàng hậu Ngọc Vạn, còn là vùng cửa biển lầy thụt, có tên gọi là Prey Kor, nhờ có Ngọc Vạn, đã trở thành nơi đặt sở thuế thương mại đầu tiên của người Việt, hơn ba trăm năm sau, trở thành Hòn ngọc Viễn Đông, một trung tâm kinh tế-thương mại-văn hoá-giáo dục lớn nhất khu vực như bây giờ.

Tết Con Ngựa này, người phương Nam sẽ càng nhớ Bắc, càng muốn san sẻ “Chút nắng vàng cho ngoài ấy”. Gói bánh chưng, bánh tét, cũng là để nhớ và cúng tổ tiên ông bà ngoài quê gốc, nhớ cái rét da diết của quê hương xứ sở. Đi dạo đường hoa Nguyễn Huệ, giữa mai vàng rực rỡ và trăm sắc màu hoa, kiểng phương Nam, nhưng chắc hẳn ai cũng nhớ hoa đào Nhật Tân, Ngọc Hà và cái lạnh xúyt xoa, cái rét ngọt ngào, cùng mưa giây bụi như sương, mưa làm duyên cho những thiếu nữ Hà Nội, mưa và rét đến lượt mình, lại khiến bao người con đất Bắc nhớ mai vàng và nắng ấm phương Nam.

12/2013

456 năm:TẾT PHƯƠNG NAM

Minh Sơn

Đường hoa Nguyễn Huệ - Tp Hồ Chí Minh

Hoa đào Nhật Tân - Hà Nội

Đào thế trước cổng Ngọ Môn - Huế

Quảng Tân là xã đồng bằng nằm ngay trung tâm của huyện, có 2.343 hộ với 9.665 khẩu được phân bố

ở 11 thôn; diện tích đất tự nhiên trên 591 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 399 ha. Từ khi huyện Quảng Xương có chủ trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, cấp ủy Ðảng, chính quyền xã Quảng Tân xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cần phải có lộ trình thực hiện trong thời gian dài. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn song với sự đoàn kết, đồng lòng, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, đến nay xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí XD NTM.

Thực tế, sau hơn 2 năm triển khai - Chương trình XD NTM đã được Quảng Tân thực hiện quyết liệt, đồng bộ với tốc độ nhanh làm chuyển biến một cách căn bản, nhận thức của người dân và NT cũng chuyển biến tích cực, các công trình kinh tế xã hội trên địa bàn xã đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, các mô hình sản xuất hoạt động có hiệu quả;

góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, an ninh trật tự được giữ vững…

Đầu năm 2013 việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đã hoàn thành, trước kia mỗi hộ bình quân 4-5 thửa nay chỉ còn 1 thửa/hộ. Qua việc DĐĐT, nhân dân xã đã góp được 18 ha và 2 tỷ đồng làm bổ xung bờ thửa, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng được thuận lợi hơn trước. Các hội đoàn thể cũng đã tích cực vào cuộc XD NTM, trong đó Hội Cựu chiến binh đóng vai trò là lực lượng nòng cốt ở địa phương. Các cán bộ, hội viên gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp công sức, tiền của, đồng thời tích cực phối hợp cùng nhân dân lập dự trù, điều hành lao động xây dựng, nâng

cấp được gần 30km đường giao thông liên thôn, đường ngõ xóm và cứng hóa 45 km đường giao thông nội đồng. xây mới, nâng cấp cứng hóa 51 km kênh mương nội đồng...Nâng cấp, lắp đặt mới toàn bộ hệ thống lưới điện hạ thế, nâng bổ sung thêm 04 trạm biến áp, 7km đường cao thế, 48km đường dây hạ thế, nâng công xuất lên 2020 KVA. Xây dựng mới trường THCS và Trạm y tế; nâng cấp khuôn viên các trường mầm nom, tiểu học, chợ Lưu Vệ; thực hiện thu gom rác thải tập trung và xử lý theo quy định... Trong phát triển kinh tế, Quảng Tân chú trọng phát triển trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Xã đã phát động nhiều phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; tạo điều kiện để thu hút và phát triển các doanh nghiệp; thực hiện

quy hoạch vùng lúa thâm canh năng xuất cao, chất lượng, hiệu quả với năng xuất luôn đạt 65 tạ/ ha; quy hoạch vùng cây màu trồng các loại rau màu, hoa, cây cảnh; quy hoạch phát triển trang trại tại các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, năng xuất thấp sang mô hình trang trang trại, gia trại; đặc biệt chú trọng nghề nuôi cá nước ngọt; phát triển đa dạng hóa các ngành nghề: cơ khí gò hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, mộc dân dụng...Với giải pháp đồng bộ, tập trung vào phát triển sản xuất do đó đời sống nhân dân trong xã từng bước được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Lê Bá Sáu cho biết: “Cách làm bài bản, khoa học đã tạo sự thống nhất, đoàn kết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cụm công nghiệp...được triển khai tích cực hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ để xã về đích trước 1 năm so với kế hoạch thực hiện chương trình XDNTM…”. Về Quảng Tân trong những ngày giáp Xuân, thấy thành quả XD NTM đang hiện hữu trên từng con đường, ngõ xóm, mái nhà…Kinh nghiệm XD NTM tại Quảng Tân cho thấy, để đạt được những kết quả như ngày hôm nay, trước tiên chính quyền và người dân phải tạo được sự đồng thuận cao trong cách nghĩ, cách làm thì thực hiện mới nhanh, hiệu quả ■

Thực hiện chủ trương triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ( XD NTM), cấp ủy Đảng, chính quyền xã Quảng Tân - huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cần phải tập trung cao, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, đến 15/11/2013, Quảng Tân đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Như vậy, xã đã về đích trước 1 năm so với kế hoạch.

Kinh nghiệm xây dựng NTM ở Quảng Tân

Hoàng Ninh-Minh Quang

Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Lê Bá Sáu

Page 26: Mekong tet 2014

26 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Việt Nam có hai nơi được coi là ngã ba biên giới, trong đó cực Tây Tổ quốc - A Pa Chải gắn

liền với cột mốc số 0 là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ. A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.

Từ TP. Điện Biên có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng.

Từ đây để lên được ngã ba biên giới, ngoài trang bị những vật dụng và đồ dùng cần thiết, bạn cần phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của bộ chỉ huy biên phòng Điện Biên. Điều thú vị khi chinh phục cực Tây Tổ quốc là thay vì bạn phải thuê người bản địa dẫn đường như khi leo lên đỉnh nóc nhà Đông Dương, thì sẽ được các chiến sĩ của đồn biên phòng 317 làm hoa tiêu chỉ lối. Theo đường chim bay từ đồn 317 đến cột mốc số 0 cao 1.864 m chỉ khoảng 5 km, nhưng bạn phải bộ hành tới hơn 15 cây số với 4 tiếng băng rừng, vượt suối mới đến được nơi. Đây không chỉ là hành trình thử thách sức khỏe mà còn cả ý chí của người chinh phục. Con đường dốc ngược đầy đá sỏi khi thì xuyên qua những quả đồi cỏ tranh mọc cao quá đầu người, sắc nhọn, lúc lại lầm lũi tiến thẳng vào khu rừng già thăm thẳm, bạt ngàn gai rậm luôn chực chờ tấn công những kẻ lạ ngang qua. Hiện vào đầu mùa khô nên đường lên A Pa Chải có phần dễ đi hơn, bởi mùa mưa con đường sẽ nhanh chóng trở nên trơn trượt. Tuy nhiên mùa này mây mù ngập lối, luôn thường trực là cảm giác âm u, ẩm ướt của cánh rừng già.

Bởi vậy, không mưa nhưng con đường nhỏ hẹp, khúc khuỷu, gập ghềnh lên cột mốc số 0 trở thành thử thách đáng gờm của bất kỳ ai mê chinh phục. Với độ dốc lớn, bạn phải đi thẳng một mạch chứ không thể vừa đi vừa nghỉ, đôi khi phải nhặt cây làm gậy, bám dây leo để cố đu lên. Nếu không có một ý chí kiên cường và quyết tâm chinh phuc, bạn có thể sẽ bị khuất phục trước cái lạnh của núi rừng Tây Bắc và cái mệt đến mềm người sau nhiều giờ leo núi đường trường. Để lấy lại sức giữa vùng đồi núi hoang sơ, không gì tốt bằng việc uống vài ba ngụm nước suối bên đường. Vị ngọt lịm, mát lành của dòng nước thiên nhiên trong vắt sẽ phần nào làm dịu lại những vết cứa của cây rừng và cú ngã do con đường dốc ngược. Cùng với đó là màu rực rỡ của nhánh lan rừng, sắc bạc mốc của cây cổ thụ và hương thơm thoang thoảng của kỳ hoa dị thảo chốn núi rừng… tất cả như bù đắp cho bạn vì những vất vả đã trải qua.

Xuyên suốt hành trình không thể thiếu những câu chuyện đi đường như không có hồi kết của chiến sĩ hoa tiêu, để rồi khi vẫn còn đang vẩn vơ theo lời kể thì ngã ba biên giới đã ở ngay trước mắt. Niềm vui vỡ òa và mọi mệt mỏi tan biến khi đối diện là cột mốc số 0 có 3 cạnh trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ.

Cột mốc được ốp đá hoa cương, ở giữa là cột hình tam giác cao 2 m có ba mặt hướng về ba nước, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia. Đến đây bạn sẽ chứng kiến nghi thức chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ đồn biên phòng A Pa Chải. Với mỗi bạn trẻ, mặc trên mình chiếc áo in quốc kỳ đỏ thắm, chụp hình với cột mốc số 0 dường như là một cách thể hiện tình yêu đất nước và chủ quyền dân tộc ở mảnh đất cực Tây. Hai tiếng Việt Nam hô vang giữa ngã ba biên giới không chỉ để thỏa nỗi niềm mơ ước mà còn xuất phát từ lòng tự hào dân tộc thôi thúc trong tim ■

Nơi tiếng gà gáy cả 3 nước cùng nghe

Vy An

Page 27: Mekong tet 2014

27XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Trường hiện có 38 giáo viên và cán bộ nhân viên (CBNV) trong đó trên chuẩn 97% , với 11 lớp và 293

học sinh, đa phần chăm ngoan, học giỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, năng nổ tham gia các hoạt động xã hội. Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, THCS Nam Giang đã có nhiều giải pháp tích cực . Trong đó chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách đạo đức, lối sống cho giáo viên, CBNV và học sinh. Bài học giáo dục đạo đức đã được nhà trường cụ thể hoá hết sức sinh động và phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau.

Xây dựng được một đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, ham mê học hỏi, nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề và rất tâm huyết…là một trong những điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên ở đây đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đến nay trường 100% cán bộ giáo viên đều có máy vi tính hòa mạng internet, gần 90% giáo viên biết soạn bài trên máy tinh, việc áp

dụng giáo án điện tử mang lại hiệu qủa cao. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy học đã tạo nên một bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phong cách quản lý. Những năm qua trường luôn dẫn đầu trong phong trào ứng dụng CNTT vào dạy học, được phòng giáo dục huyện Nam Đàn đánh giá cao.

Hàng năm, trong các kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh - Trường đã có nhiều giáo viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện, cấp tỉnh và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến xuất sắc” của Ngành và Tỉnh. Công đoàn thực sự là tổ ấm cho tất cả anh chị em công đoàn viên. Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo phát động,

Trường đã có những giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm đánh giá đúng thực chất đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Việc làm này đã được sự ủng hộ và nhất trí cao của đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh nên chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao.

Bên cạnh việc chú trọng chất lượng đại trà, Trường đã có sự đầu tư thích đáng trong công tác mũi nhọn: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu các loại hình. THCS Nam Giang được coi là một trong những vườn ươm năng khiếu uy tín của phòng Giáo dục - Đào tạo Nam Đàn. Có đội ngũ giáo viên giỏi , có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng lại được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục nên trong các kỳ thi học sinh giỏi nhiều học sinh của trường đã đạt giải cao.

Để hưởng ứng phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích

cực” và thực hiện tốt câu khẩu hiệu: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, liên đội đã tạo ra nhiều sân chơi bổ ích và lý thú. Đến với sân chơi, HS vừa được bồi dưỡng nhân cách, vừa có sự hứng thú say mê học tập, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Với những cố gắng vượt bậc và thành tích đã đạt được, năm học 2010, THCS Nam Giang đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2011 được Bộ giáo dục & Đào tạo và Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu các phong trào thi đua.

Trao đổi với chúng tôi, hiệu trưởng Trường THCS Nam Giang , thầy giáo Nguyễn Đình Minh cho biết: “ Được công nhận trường chuẩn quốc gia, được đón nhận các phần thưởng cao quý, đó không chỉ là niềm tự hào của thầy trò trường THCS Nam Giang, mà là niềm vinh hạnh của ngành giáo dục huyện Nam Đàn, đó còn là hành trang quý báu để thầy trò tiếp tục sự nghiệp trồng người nơi đây”.

Làm theo lời Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” - Thầy trò trường THCS Nam Giang luôn xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, cố gắng phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững truyền thống của nhà trường, góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, xứng đáng với mảnh đất giàu truyền thống văn hóa trên quê hương Bác ■

Hành trang quý báu để thầy trò tiếp tục “Sự nghiệp trồng người”

Cùng với sự trưởng thành và đổi mới của quê hương, đất nước, trường THCS Nam Giang huyện Nam Đàn ( Nghệ An) đã phát huy thành công truyền thống hiếu học trên quê hương Bác hôm nay là một minh chứng cho quá trình trưởng thành và phát triển của một ngôi trường: Từ quy mô trường lớp đến chất lượng giáo dục toàn diện.

Hoàng Ninh-Minh Quang

* Hiện đại và khoa học Với số vốn đầu tư 15 tỉ đồng, trường

được xây dựng trên diện tích 1600m2 với một dãy nhà 4 tầng, gồm 15 phòng học và các phòng chức năng được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, cũng như thiết bị dạy học hiện đại. Trường còn cho lắp đặt hệ thống camera quan sát tự động

tại các phòng học, bếp ăn và khu vui chơi của trẻ và được kết nối trực tuyến trên In-ternet để phụ huynh có thể quan sát được các hoạt động của con ở trường.

Thời gian đầu mới thành lập, do mô hình tư thục còn khá mới mẻ và sự phân biệt giữa trường công và trường tư rất rõ nên nhà trường mới chỉ tiếp nhận được 150 học sinh (5 lớp) với 14 cán bộ giáo viên. Đến nay, toàn trường đã có 600 em và 43 cán bộ nhân viên (CBNV) và giáo viên

năng động, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Tuy nhiên, do nhu cầu đến trường của trẻ ngày càng cao, dẫn đến tình trạng quá tải về sĩ số. Hàng năm, Trường chỉ đáp ứng được 85% nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ học sinh. Mặc dù là loại hình tư thục nhưng Trường luôn coi trọng công tác bồi dưỡng mọi mặt cho đội ngũ giáo viên CBNV. Do đó, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ luôn được giữ vững. Trong nhiều năm, trường

liên tục nhận được danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”.

*Khẳng định bằng chất lượng Với nhiệm vụ hàng đầu là chăm sóc,

nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 2 - 5 tuổi, trường Ngọc Linh đặc biệt chú trọng việc bảo đảm sức khỏe cho các em nhỏ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm ngặt. 100% trẻ được theo dõi cân nặng hàng tháng và tiêm phòng đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Bữa ăn của các em được đảm bảo đủ dinh dưỡng và cơ cấu năng lượng hợp lý.

Trong công tác chuyên môn, bên cạnh khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã lồng ghép thêm nhiều chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động vui chơi, cũng như học tập nhằm phát huy tính tích cực và năng động của trẻ. Đồng thời còn tạo ra các sân chơi đa dạng vừa mang tính giáo dục sâu sắc, vừa giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. Nhờ đó, tỉ lệ “Bé khỏe - Bé ngoan” hàng năm luôn đạt trên 95%. Với trẻ 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp một, trường chú trọng trang bị cho bé cả về thể chất, tâm thế lẫn kiến thức để các em tự tin bước vào bậc học mới…Với những thành công này, trường mầm non Ngọc Linh luôn được các trường Tiểu học trên địa bàn TP đánh giá cao về chất lượng học sinh - Là địa chỉ uy tín về chất lượng mầm non của tỉnh Sơn La ■

Tuy mới thành thành lập được 12 năm nhưng trường mầm non Ngọc Linh đã trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Sơn La - Là trường mầm non tư thục duy nhất của 7 tỉnh miền núi phía Bắc đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Trường mầm non Ngọc Linh được xây dựng từ lòng yêu trẻ và sự tâm huyết với giáo dục của doanh nhân Phan Thanh Tùng (Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng). Ông luôn xác định: Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài: “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây. Vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Vì vậy, trong hơn mười năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã không ngừng nâng cao cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ chuyên môn.

Luôn coi trọng chữ“Tâm” và “Tín”

TRƯỜNG MẦM NON NGỌC LINH:

Ly Sơn - Đỗ Ngần

Page 28: Mekong tet 2014

28 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Năm 2013, dù gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng với sự nỗ lực của cả

hệ thống chính trị, các đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân thị xã Quảng Yên nên kinh tế - xã hội của thị xã vẫn duy trì được sự phát triển và đạt được những kết quả nhất định.

Giá trị tổng sản phẩm ước đạt 2.909,5 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch và tăng 6,5% so với năm 2012; trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ước 1.402 tỷ đồng, chiếm 48,2% giá trị tổng sản phẩm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước 632,5 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ, chiếm 21,7% giá trị tổng sản phẩm, giá trị của ngành dịch vụ ước đạt 99,5% kế hoạch, tăng 20,5% so với cùng kỳ, chiếm 30,1% giá trị tổng sản phẩm.

Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, UBND thị xã đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Tiến độ thi công các công trình được đầu tư từ ngân sách được đảm bảo, đã

bàn giao đưa vào sử dụng 32 hạng mục công trình.

Đồng thời, thị xã cũng đạt diện tích gieo trồng 14.107 ha, (bằng 101,8% KH). Năng suất lúa đạt 54,8 tạ/ha; sản lượng lương thực đạt 54.643 tấn (đạt 102% KH). Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 183 tỷ. Các mô hình chăn nuôi tiếp tục được đầu tư, giá trị sản xuất ước đạt 154 tỷ đồng (bằng 105% KH), tăng 5,9% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 284 tỷ đồng, (tăng 2,9% so với KH). Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Hoạt động của các ngành dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất kinh doanh ngành thương mại ước 720 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ.

Thị xã cũng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, tiết kiệm 20% kinh phí chi thường xuyên. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 167,2 tỷ đồng (đạt 110,9% KH). Thu ngân sách thị xã ước 1.281,2 tỷ đồng (đạt 216, 8% KH)…

Công tác tuyên truyền, huy động

toàn xã hội chung sức xây dựng nông thôn mới (XD NTM) tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện chương trình XD NTM. Lập đề án điều chỉnh XD NTM trên địa bàn để phấn đấu đến năm 2015, thị xã hoàn thành Chương trình XD NTM.

Đồng thời, các công tác về văn hóa – xã hội, quân sự - quốc phòng; đảm bảo

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng được thị xã hoàn thành tốt. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành; quan tâm cải tiến lề lối làm việc.

Dù thế, UBND thị xã cũng thẳng thắn nhận thấy còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là quan hệ phối hợp của một số phòng, ban, ngành, UBND phường, xã có lúc còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ; việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa có giải pháp cụ thể, sáng tạo nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế của địa phương…

Tuy nhiên, trên nền tảng quyết tâm, những thành công và thế mạnh - Tin rằng thị xã Quảng Yên sẽ đạt được những kết quả, thắng lợi, thành công mới trong năm Giáp Ngọ - 2014 ■

THỊ XÃ QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH:

Hoàn thành các chỉ tiêuphát triển kinh tế - xã hội

cơ chế tài chính đối với công trình ng-hiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước, nhà KH gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giải trình cấp phép. Thanh toán theo cơ chế định mức cũng không còn phù hợp với thực tế. Trong khi đó, các DN tư nhân hay Cty CP muốn đầu tư nghiên cứu, lại phải đối mặt với tính ưu tiên quản lý Nhà nước, thành quả nghiên cứu đưa vào áp dụng phải đối mặt với sự đào thải trực tiếp bằng cạnh tranh và chất lượng…

Khó khăn nữa là nghiên cứu, ứng dụng KHCN và đầu tư vào NN hệ số rủi ro cao hơn các ngành khác và hiệu quả không cao.

Tóm lại, quá trình ứng dụng KHCN vào SXNN gặp nhiều rào cản đặc biệt với DN. Trong đó, phải kể đến các vấn đề về chính sách, tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước, cũng như tập quán canh tác - tiêu dùng và QHSX ở nông thôn còn nhiều hạn chế.

* Vậy theo ông, để khắc phục những hạn chế nhằm thực hiện thành công mục tiêu quan trọng này, cần có những giải pháp gì?

- CT HĐQT kiêm TGĐ Trần Mạnh Báo: Mục đích của “Liên kết 4 nhà” là nhằm chuyển giao tốt KHCN cho nông dân để ứng dụng tăng năng suất, đảm

bảo tiêu thụ sản phẩm NN để tăng giá trị SX cho nông dân đồng thời thông qua các bên trong liên kết làm giá trị sản phẩm NN tăng lên, kéo theo lợi ích xã hội tăng.

Nhìn sâu xa hơn, “Liên kết 4 nhà” chủ yếu là liên kết kinh tế. Trong khi đó vai trò của HTX không được thể hiện đúng “làm kinh tế”, mà chỉ dừng lại ở việc thực hiện các công tác dịch vụ, người ND không có trách nhiệm hoặc hiện không có chế tài trong mô hình HTX hiện nay. Đồng thời, liên kết DN với ND cũng mang tính rủi ro cao: Doanh nghiệp đầu tư mang lại hiệu quả sản xuất cho người dân nhưng chưa chắc đã thu mua được sản phẩm làm ra hay khi đầu tư không mang lại hiệu quả lại phải đền bù cho dân hoặc “bỏ chạy” không thu mua tiếp… Nên để thật sự tạo được liên kết hiệu quả đòi hỏi DN phải bền bỉ, có trách nhiệm cao với xã hội và có nguồn lực mạnh… Và cũng cần tránh trường hợp có DN dựa vào mô hình để tiêu thụ sản phẩm của mình theo hình thức thành toán chậm hay đánh bóng thương hiệu mà không mang lại lợi ích thực tế cho nông nghiệp - nông dân. Đặc biệt, DN phải trọng chữ “Tâm”, hay nói nôm na là tấm lòng, tình cảm chia xẻ thật sự với nông dân để biết lắng nghe, biết họ thật sự cần gì?… Thực tế, người dân không chỉ cần bán được sản phẩm làm ra mà điều

mong muốn nhất là được DN giúp đỡ, hỗ trợ về giống, về vốn, về KHCN… cùng tham gia với họ trong quá trình canh tác, chăn nuôi… tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn.

Thực tế, mọi tổ chức trong liên kết đều trực tiếp phục vụ lợi ích của người nông dân và lợi ích của DN, từ đó tạo sự phát triển xã hội. Để tạo được tính bền vững trong liên kết, nếu chưa có hành lang pháp lý rõ ràng thì phải tạo được sự liên kết bằng “niềm tin”. Chúng tôi tạo niềm tin cho ND bằng cách thuyết phục họ và bằng hiệu quả thực tế: Trực tiếp cung cấp giống gốc không tính tiền lãi ngân hàng, hỗ trợ tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng theo quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng đến khi thu hoạch, rồi thu mua toàn bộ sản phẩm theo đúng cam kết. Quan điểm của chúng tôi khi làm là phải gắn trách nhiệm đến cùng. Khi nhận thấy được lợi ích mà DN đem lại, người dân sẽ tự làm theo. Nhưng nếu không có sự bền bỉ và trách nhiệm với xã hội, liệu có thực hiện được đúng mục tiêu “liên kết 4 nhà”?

* Khó khăn với nông nghiệp và nông dân - Thưa ông - Không chỉ ở miền xuôi mà ở miền núi, vùng sâu - xa còn tiềm tàng hơn nhiều. TSC, “người bạn đồng hành thủy chung với nhà nông”, như đánh giá của nhiều nông

dân, trong kế hoạch phát triển chiến lược, có tính đến việc đầu tư lên các vùng núi, vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn hay mở rộng kinh doanh sang tiểu vùng sông Mêkông cùng các nước bạn ASEAN?

- CTHĐQT kiêm TGĐ Trần Mạnh Báo: Lợi ích kinh tế luôn là tiêu chí hàng đầu trong bất kỳ quyết định kinh doanh nào của doanh nghiệp, dù có “Tâm” đến đâu mà kinh doanh lỗ thì cũng không đủ sức. Cty CP Tổng Công ty Giống Cây trồng Thái Bình trong sản xuất kinh doanh phục vụ nông nghiệp - nông dân không phân biệt vùng, miền, khu vực. Quan điểm của TSC là: “Không có nơi nào chỉ có khó khăn cũng không có nơi nào chỉ có thuận lợi”. Tuy nhiên, khi tính đến đầu tư phải tính đến mọi vấn đề, đặc biệt việc khai thác lợi thế của từng địa phương như: Điều kiện tự nhiên, chi phí sản xuất, lao động, kho bãi, vận chuyển và bảo quản… để hiệu quả đạt tối đa nhất cho tất cả các bên.

Về đầu tư ra nước ngoài, TSC cũng đang xúc tiến hợp tác với các nước ASEAN để tạo được cầu nối chuyển giao công nghệ - sản phẩm tốt hơn trong thời gian tới.

* Trân trọng cảm ơn ông!

tiếp bài trang 44...

Bùi Cường

Page 29: Mekong tet 2014

29XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Sơn Kim là một xã thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có các dân tộc: Kinh, Lào, Thái cùng sinh sống.

Riêng bộ tộc Lào sống tập trung nhiều hơn ở hai bản: Khe Chè và Đại Kim. Lâu nay, người Lòa ở xã Sơn Kim ăn tết theo người Kinh, nhưng các nghi lễ và các điều kiêng kỵ trong gày tết, đa phần vẫn giữ theo tập tục truyền thống.

Như các vùng miền khác trên khắp đất nước Việt Nam-Tết rất linh thiêng với mọi gia đình, lứa tuổi…Không khí đón tết ở Kim Sơn cũng thật náo nhiệt, btwng bừng. Cuộc sống nơi thôn dã mọi dịp khác trong năm đều yên tĩnh. Nhưng dịp áp Tết bỗng trở nên tấp nập, ai cũng hân hoan. Thường chiều 30 tết, đường làng, ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ, cổng chào cũng như việc dựng cây nêu làm lễ cúng thần Giang Sơn (Thần nước và Thân Núi) cũng được hoàn thiện chu toàn.Cây nêu thường làm bằng nứa hoặc lành anh (họ tre nứa). Nứa sau khi chặt về, chặt bỏ các cành con, đê rlaij một phần lá ở trên ngọn, rồi chôn ngoài cổng. Trên ngọn treo một nắm hoa rừng, ba ngọn gai mây, phía dưới treo bánh chưng con, bánh nếp, chè lam, hoa quả vào thân cây. Còn cơm canh, thịt, trầu cau đặt lên trên một ón nhỏ. Ón làm bằng khúc nứa to, một đầu chôn xuống đất, đầu còn lại chẻ thành 09 nan, đùngaay mây tết lại, sao cho miệng loe ra như miệng đó bắt cá, rồi để lễ vật lên đó. Ón cúng trầu cau, rượu, bánh trái, xôi cho Thân linh, Thổ địa. cò Ón cúng gà, rượu cần, cá nướng, thịt cho Thần Giang Sơn.

Sau đó, gia chủ vào nhà làm lễ cúng gia tiên ở trong buồng. Tiếp theo, dâng lễ vật cúng Thần công cụ như; cày, bừa, cuốc, xẻng, cung nỏ, dao đi rừng…nhằm tạ ơn các vật cụ đã giúp con người trong quá trình sản xuất, tạo dựng cuộc sống ấm no…

Trong những ngày Tết, người Lào ở Sơn Kim trước có nhiều điều kiêng cữ như: Trong 3 ngày Tết, đèn hương trên bàn thờ, bếp nấu không được tắt lửa, không được quét nhà. Thắp hương cho Thần bếp đế ngày 07 tháng Giêng, sau khi làm

lễ Khai sơn mới thôi. Nếu không Thần bếp tức giận cả năm gia đình sẽ không gặp may mắn trong làm ăn…Thần bếp được tôn sùng ở đây. Khi nấu ăn, họ không dùng củi đun gõ vào kiềng (ông Bếp), không để chân lên mặt kiềng,cơm nấu cạn nước, vần xuongs hồng bếp, khi cơm chín bắc ra phải vùi tro bếp lại để tránh hổ không vào nhà bắt người và gia súc; không cho ngoài ngoài lấy lửa, sẽ mất đỏ; không đánh vỡ bát, đĩa, cốc chén…Nếu tránh được, họ tin rằng năm đó làm ăn sẽ thuận lợi và ngược lại. lại còn tục xông nhà mùng 1 tết. Những người khỏe mạnh, không có tang, tính tình vui vẻ, vợ chồng con cái thuận hòa thường được nhờ xông nhà để lấy may. Đồng thời, để tránh những điều dữ, phòng các loại ma quỷ như ma lai, ma rừng và các loài quỷ dữ, người có vía dữ…ngwoif ta lấy ba ngọ gai mây hoặc cây cà gai, cây dứa rừng để ngoài cổng, trên mái nhà ở gian chính của cửa ra vào, nhà bếp, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngày đi làm đầu tiên của năm mới, những ngày chẵn như mùng 6, 8,10, 12…thường được chọn. Không đi làm vào các ngày 5, 14, 23. Trwocs khi vào rừng, bộ tộc Lào đến Đền Kim Cương trong khu vực dâng hương cúng Thần Giang Sơn, xin đi rừng gặp may mắn, không bị rắn cắn, gỗ đè…Vào rừng, lại dâng cúng trầu cau, bánh kẹo, rượu thịt cho Thần Giang Sơn, nơi làm trại hoặc ơi làm lán ở qua đêm trong rừng. Xưa bộ tộc Lào làm lễ Khai Sơn mang tính cộng đồng tại khu rừng “thiêng” của làng, sau này các gia đình tự sắm lễ vật cúng riêng.

Tết của người Lào ở Sơn Kim, không chỉ chứa đựng giá trị về mặt văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, cách ứng xử của con người với những gì đã mang đến cho họ cuộc sống ấm no, dù chỉ là vật dụng- mà còn bảo lưu một kho tàng lễ tục mang đặc trưng văn hóa riêng, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tết đến Xuân về ■

Nhớ Tết của người Lào Sơn Kim

Nguyễn Thị Hồng Ánh

LỄ HỘI ĐẦU XUÂN:

Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một danh mục các dự án có tiềm năng với tổng vốn đầu tư 50 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội ngày 12/12 cho biết, các nước Việt Nam, Cam-

puchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một danh mục các dự án có tiềm năng với tổng vốn đầu tư 50 tỷ USD trong một Hiệp định Khuôn khổ đầu tư khu vực (RIF) mới, bao gồm cả các khoản đầu tư vào những lĩnh vực phi truyền thống như đường sắt và các dự án đa lĩnh vực từ nay đến năm 2022.

Ông Stephen Groff - Phó Chủ tịch của Ngân hàng Phát triển châu Á, cơ quan đóng vai trò Ban Thư ký của GMS (Tiểu vùng sông Mekong mở rộng), phát biểu: “Hoàn thiện các kết nối giao thông còn thiếu vẫn là trọng tâm của Chương trình GMS, tuy nhiên củng cố kiến thức và các cơ sở hạ tầng mềm như phát triển kỹ năng, tạo thuận lợi thương mại và cùng quản lý các hàng hóa công cộng trong khu vực cũng là những ưu tiên của chương trình”.

Hiệp định RIF bao gồm các dự án đầu tư và các dự án hỗ trợ kỹ thuật trong Tiểu vùng sông Mekong được tất cả các nước

GMS chuẩn bị. Kể từ hội nghị bộ trưởng năm 2012,

Tiểu vùng đã đạt được những tiến bộ đáng kể với việc ký hai thỏa thuận về thiết lập Hiệp hội Vận tải đường sắt Tiểu vùng Mekong mở rộng và Trung tâm Điều phối điện năng khu vực. Các nguồn vốn đã được đảm bảo cho giai đoạn 2 của Chương trình Hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm, Chương trình Môi trường trọng tâm và sáng kiến các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận về phát triển các khu hợp tác kinh tế biên giới. Một cây cầu mới nối liền giữa Lào và Thái Lan đã hoàn thành, đem lại kết nối cuối cùng còn thiếu, đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến hành lang kinh tế Bắc-Nam của GMS.

Tham vọng của Chương trình GMS là chuyển đổi các hành lang giao thông thành những hành lang kinh tế mang đầy đủ ý nghĩa, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, kích thích tăng trưởng và việc làm. Hiệp định cũng tập trung vào nhu cầu đầu tư để hỗ trợ các nước thành viên xây dựng năng lực đối phó với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, thúc đẩy an toàn thực phẩm và an ninh ■

Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong có cơ hội bứt phá nhờ các gói hỗ trợ phát triển.

50 tỷ USD phát triểnhành lang kinh tếTiểu vùng sông Mêkông

Thúy Đăng

và hỗ trợ các nạn nhân vụ chìm tàu; vào bệnh viện đến tận giường bệnh thăm hỏi nạn nhân tai nạn GT…

Những chuyến “vi hành” này, Bộ Trưởng Thăng đều muốn lặng lẽ và bí mật, vậy mà thiên hạ vẫn biết, bởi một số nhà báo năng động ngoài ngành GTVT, có cách riêng của mình trong tác nghiệp, đã phản ảnh, với những tít bài rất gợi: “Bộ trưởng Đinh La Thăng và bài học làm chính khách”, “Ca-nô lật và sự xuất hiện

của bộ trưởng”…Đồng thời, phản ánh cụ thể những tình tiết và so sánh cách ứng xử trước “thảm nạn” của Bộ trưởng Thăng với một vị Bộ trưởng ngành khác và thẳng thắn bình luận: “Bộ trưởng Thăng đã thể hiện được tư chất cần có của một chính khách. Bởi có những thời điểm nóng bỏng, những sự cố nghiêm trọng, khiến người dân, dư luận hoang mang, thì sự xuất hiện của các bộ trưởng là hết sức cần thiết và là bắt buộc. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo luôn sát cánh cùng

nhân dân trong những giây phút hiểm ng-hèo nhất, giúp người dân vững lòng hơn để vượt qua sóng gió..xuất hiện bắt nguồn từ cái tâm, từ sự sâu sát trọng trách mà nhân dân giao cho…” - Và dư luận đã rất hoan nghênh. Quan luôn gần dân, luôn không cho phép mình xa dời cuộc sống, luôn dám làm dám chịu…ấy là bài học của muôn đời.

Những người khai mở ra khu dân cư Thanh Xuân Nam - Hiện có người đã về cõi vĩnh hằng hoặc có người đã chuyển đi

những nơi khác, hoặc tiến lên những vị trí quan trọng hơn - Thanh Xuân Nam rồi sẽ chỉ còn là nỗi hoài vọng. Nhưng mùa Xuân này, mong những ai có thể, hãy một lần trở lại, dù chỉ là vi hành trong tâm tưởng, để nhớ lại một thời, để sống đẹp hơn, xứng đáng hơn với mảnh đất mãi mãi Mùa Xuân ■

Xuân Giáp Ngọ, 2014

(*) Thợ Sông Đà, Thơ của Hoàng Minh Tường

tiếp bài trang 9..

Page 30: Mekong tet 2014

30 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Nghị quyết Tam nông:Sơ kết 5 năm thực hiện

Ngày 25/12/2013, tại Hà Nội - Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khoá X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông) đã tổ chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và chủ trì hội nghị.

* Nông thôn mới- Điểm nhấn ấn tượng.

Theo đánh giá, sau 5 năm, kể từ khi Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X thông qua Nghị quyết về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tại kỳ họp thứ 7, nét nổi bật mà ngành nông nghiệp đạt được, đó là nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng ngày càng cao. GDP của ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 2,9%/năm, nhiều chỉ tiêu vượt so với kế hoạch mà Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đề ra.

Đặc biệt, trong 5 năm qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có thể coi là điểm nổi bật, điểm nhấn ấn tượng nhất- Bởi sự quán triệt, triển khai sâu, rộng Chương trình đã tạo tiền đề quan trọng cho sự bứt phá, khởi sắc tươi mới cho nông thôn Việt Nam. Kết quả thực tế, đến nay, đã có 93,1% tổng số xã đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM, 79,2% số xã hoàn thành lập Đề án xây dựng NTM. Các địa phương đã huy động được trên 105.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát: “Tính tới tháng 9/2013, bình quân một xã đã đạt được 7,87 tiêu chí so với 4,58 tiêu chí tháng 12/2011. Trong 8.971 xã báo cáo đã có 67 xã được công nhận đạt cả 19 tiêu chí NTM. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2013 ước đạt khoảng 19,97 triệu đồng/năm, gấp 2,18

lần so với mức 9,2 triệu đồng năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm nhanh, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn khoảng 12,6%, giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008…”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp cũng thẳng thắn cho biết nhiều mục tiêu chưa đạt được như kỳ vọng: Chưa ngăn chặn được suy giảm tốc độ tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp chậm chuyển biến theo hướng hiện đại, năng suất chất lượng, giá trị thương mại, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản còn thấp; an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội, sản xuất lúa gạo còn đạt giá trị thấp....

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận, đời sống của dân cư nông thôn, dù đã được cải thiện so với trước, nhưng nhìn chung chưa được mong muốn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, đầu tư của tư nhân trong nước vào nông thôn còn thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp giảm từ 1,48% (2004-2008) xuống còn 0,89% (2009-2013). Trong 5 năm chỉ có 3.486

doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 126.469 tỷ đồng, nhưng lại có 475 do-anh nghiệp (15%) bị giải thể…* Đời sống nông dân được nâng cao.

Đồng chí Lê Đình Sơn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “Khi nói tới cơ cấu ngành nông nghiệp, không nên bàn với tốc độ tăng trưởng, bởi lợi nhuận thấp, nông dân không mặn mà. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Như ở Hà Tĩnh, chúng tôi xác định hướng đi bằng cách tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi, sản phẩm chủ lực để tạo liên kết sản xuất, đồng thời có những chính sách đi kèm để thực hiện”. Nhiều chỉ tiêu tam nông cao

Tại hội nghị hôm qua, có ý kiến cho rằng, một số chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết tới năm 2020 là cao, khó đạt được (như tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 3,5-4% năm; số xã đạt tiêu chí NTM 50%; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 30%. Từ đó, nhiều ý kiến đề nghị xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn như tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp khoảng 3-3,5%/năm; tỷ lệ xã đạt tiêu chí NTM 30%; tỷ lệ lao động nông

nghiệp 35%... Còn ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ

tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM ở tỉnh mình, khi ông cho biết, để xây dựng NTM đạt hiệu quả, xét cho cùng là đời sống của người nông dân được nâng cao.

Sản xuất nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá; phải quy hoạch lại sản xuất, ở đâu, trồng cây gì, nuôi con gì… Như vừa qua chúng tôi triển khai xây dựng thương hiệu nông sản, doanh nghiệp đã tự tìm đến mua sản phẩm mà không đủ để bán. Dự kiến tới cuối năm nay, Quảng Ninh sẽ có tới 34 xã đạt đủ tiêu chí NTM.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều là các vấn đề chiến lược. Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải tiến hành ngay ở nông nghiệp. Phải đưa khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị, tạo sức cạnh tranh lớn. Có làm được như vậy mới là chiến lược.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, về nông thôn, hiện chương trình xây dựng NTM cần phải gắn với giảm nghèo. “Vấn đề này chúng ta làm đã tốt chưa, vấn đề chưa tốt là gì?” - Chủ tịch đặt câu hỏi.

“Hiện vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ. Có nhiều nơi chạy theo hình thức. Tôi cho rằng quan trọng nhất khi làm NTM là người dân phải có đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao. Còn đối với nông dân, là lực lượng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì đây chính là chủ thể mà chúng ta cần phải giúp họ để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm....” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh ■

Trí Dũng

Page 31: Mekong tet 2014

31XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Cứ đến độ Xuân về, người Việt Nam lại háo hức đón mùa lễ hội. Lễ hội đầu nămcủa từng

làng xã, bản buôn là dịp mọi người tìm về với nguồn cội. Quanh năm lo toan cuộc sống, ngày Xuân là dịp mỗi người thư thả nhìn lại năm cũ và tràn trề hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Và với những ước vọng Xuân mới an lành này, mọi người cũng tưng bừng theo những nét đẹp riêng của từng lễ hội, ở từg vùng, miền, từng dân tộc…Lễ hội- nơi hội tụ thánh thiện của từng cộng đồng. Và nhiều người đến với lễ hội, không chỉ để cảm nhận, hòa nhập không khí tưng bừng Xuân mới, mà nhiều khi, ở không ít lễ hội còn là để tìm về với cõi tâm linh thiêng liêng, sâu lắng, thành kính… Và cơ bản nhất vẫn là để tìm đến cái tâm, cái đức, để sống hướng thiện hơn, cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Xuân về, tiếng trống khai hội Mùa Xuân như gióng lên trong cả nước. Đặc

biệt, khắp các đình, miếu, đền, chùa đều như được khoác thêm áo mới để mừng đón con Lạc, cháu Hồng trở về. Ngay cả những miền núi cao, rừng thẳm, dù ở Tây Bắc hay Việt Bắc hay Tây nguyên thì không khí lễ hội Xuân cũng không kém nhộn nhịp, tưng bừng, những lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như hội: “Sải sán”, “lồng tồng”, ‘Ném còn”,”Tết cơm mới”, “Lễ đâm trâu”…với những nụ cười tươi tắn, những nhịp vòng quay theo tiếng khèn, khiến uyển chuyển, nhấp nhô các nếp váy đủ sắc màu trên các gương mặt già, trẻ, trai gái. Hoặc các thế hệ quây quần quanh ché rượu cần ngọt lịm, trong âm thanh hào hùng của chiêng, trống minh họa cho các bản hùng ca…

Khó có thể thống kế hết các lễ hội trên dẻo đất Việt Nam, mỗi mùa Xuân đến. Nhìn tổng quan, chỉ có thể xếp lễ hội theo các dạng: Lễ hội lịch sử, lễ hội phong tục, lễ hội văn nghệ, lễ hội đua tài, lễ hội trình nghề...Đặc biệt trong

những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ trong việc phục hồi các lễ hội, phục hưng văn hóa dân tộc. Giữa khung cảnh đất nước đang phát triển, hội nhập-thì các lễ hội, đám rước vui tươi nhưng không kém phần thành kính, trang trọng là sự kế thừa, phát huy, một cách sáng tạo những nét đẹp văn hóa-tâm linh truyền thống, rất đáng ghi nhận của đất nước ta.

Lễ hội mùa Xuân thường có nội dung cụ thể của từng lễ hội rất phong phú. Nhưng thường có điểm chung là sau các nghi lễ ban đầu như tế, lễ rước…sẽ đến các trò vui chơi giải trí đa dạng, như thi đấu thể thao, trình diễn văn hóa-văn nghệ, nhất là văn nghệ mang bản sắc riêng địa phương mình như hát ví, hát dặm, hát quan họ, hát đối…Thường không gian lễ hội cũng thường linh thiêng, khiến người tham gia ngoài niềm vui đầu Xuân mới,

còn có cả niềm tự hào về nguồn gốc Lạc Việt của mình. Các lễ hội Xuân cũng nhiều thú vị và hữu ích, vì có những trò chơi mang tính rèn luyện cho sức khỏe cũng như sưh khéo léo, nhanh nhẹn như đá cầu, kéo co, bơi thuyền, bắt cá, vừa đi vừa nấu cơm…Lại có những trò giao duyên tình tứ như kéo đu, ném còn…Đặc biệt những trò xếp chữ, đánh cờ người, múa cờ…được tổ chức trật tự, nghiêm túc. Nhìn chung các lễ hội Xuân Việt Nam đều đậm đà bẳn sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Mỗi mùa Xuân-Mùa lễ hội đến - Đông đảo người dân đều tham dự. Đó là niềm vui, niềm tự hào song cũng là nỗi lo lắng của nhiều nhà quản lý, tổ chức. Các lễ hội lớn vừa mang tính văn hóa-lịch sử, vừa mang tính tâm linh như: Hội Gióng, Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Đền Hùng…năm nào cũng tấp nập du khách thập phương về dự, kể cả du khách nước ngoài, nếu không tổ chức tốt dễ nảy sinh tiêu cực…Đã xảy ra không ít trường hợp lợi dụng lễ hội để tổ chức kinh doanh bắt chẹt du khách về dự Hội hoặc buôn thần bán thánh…

Trong xu thế đất nước ngày càng

phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng- Thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, dân gian trong các lễ hội lại càng quan trọng. Dù thế, có lẽ cũng nên cách tân chút ít cho phù hợp vứi cuộc sống hiện đại?Hướng tới mục tiêu của các Nghị quyết TƯ vì một nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tiên tiến nhưng không lai căng, xa lạ..là điều chúng ta kỳ vọng ở các lễ hội trong mùa Xuân này và các mùa Xuân tới.

Xuân Giáp Ngọ-2014 đã đến. Lại đã đến mùa Lễ hội của đất nước. Chào mừng bạn bè, các du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam dịp Xuân mới, để có thể cảm nhận sự tươi mới thắm sắc Xuân rất riêng của dân tộc Việt Nam, trên khắp mọi miền đất nước hình chữ S này ■

Nét đẹp Văn hóaTruyền thống của Việt Nam

LỄ HỘI ĐẦU XUÂN:

Trí Dũng

Page 32: Mekong tet 2014

32 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

* Lời thề dưới trăng Lời thề của 60 năm về trước, đến

cuối cuộc đời, cuối cùng cũng đã trở thành hiện thực. Ngay chính họ cũng không ngờ kiếp này lại có thể may mắn đến được với nhau khi mỗi người đã xây dựng cho mình một gia đình đầm ấm, con cái đầy nhà…

Chúng tôi lên đến đỉnh núi Ngọc Sen, xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) thì đúng ngọ. Thấy có người lạ, một bà lão móm mém đã rụng quá nửa hai hàm răng ra ngước mắt nhìn và cười thay lời chào rồi gọi với vào nhà bằng tiếng Mơ Nông. Từ căn nhà gỗ, một ông lão vội vã bước ra cười chào khách để lộ hai hàm răng cửa cũng đã rụng rơi quá nửa.

Đây chính là đôi bạn đời có mối tình được nhiều người nói rằng đẹp nhất núi rừng Tây nguyên, bởi nhuộm đầy chất huyền thoại...Từ khi họ chính thức trở thành đôi vợ chồng già, tình yêu của họ cùng câu chuyện thề nguyền như sống lại tỏa đi khắp buôn làng. Chuyện rằng, tại chân núi này, 60 năm về trước, A Trí và Y Ngon (cả hai nay đều đã 82 tuổi), đã thề nguyền sẽ ở bên nhau đến trọn đời, hết kiếp…

Sau bữa cơm trưa đạm bạc, chỉ là những con châu chấu và lá rừng nhưng đầy ắp tình thương yêu. Khi chúng tôi đề cập đến tình yêu của họ 60 năm về trước, ai cũng e thẹn. Y Ngon đỏ mặt sượng sùng, A Trí thì gãi đầu, đỏ tai…Và dù đã 60 mùa rẫy trôi qua, nhưng với họ như mới vừa xảy ra vào một ngày mới đây. A Trí, Y Ngon chậm rãi kể lại cho chúng tôi nghe về mối tình nhuộm màu sắc ly kỳ của họ.

60 năm trước. Khi ấy A Trí, người làng Vi Choong, xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) mới tròn 16 tuổi, là chàng trai khỏe mạnh, lực lưỡng và chịu khó. Không chỉ thế, chàng còn có tài săn bắn, đánh chiêng, nên nhiều cô gái ước ao bắt được A Trí về làm chồng. Còn Y Ngon, làng bên cũng là một thiếu nữ xinh đẹp, đang ở tuổi cập kê. Nhiều chàng trai con nhà giàu của các tộc trưởng trong vùng đều bị nhan sắc, đặc biệt tiếng hát của Y Ngon làm mê hoặc. Từ năm 16 tuổi, nhà Y Ngon đã dập dìu

bóng trai tráng ra vào mỗi đêm. Nhưng trong trái tim nàng Y Ngon thì chỉ có chàng A Trí con nhà nghèo nhưng hiền lành, khỏe mạnh là người nàng thương yêu. Tình yêu của họ bước vào thời kỳ nồng cháy nhất, gia đình nàng Y Ngon đã chuẩn bị đem lễ đến hỏi bắt A Trí về làm chồng cho Y Ngon thì một ngày kia, A Trí nhận được giấy gọi đi dân công phục vụ tiền tuyến. Gác lại hạnh phúc đời tư, chàng trai của núi rừng tạm biệt người yêu lên đường làm nhiệm vụ. Đêm đó, dưới ánh trăng, trước núi rừng linh thiêng họ thề nguyền, dù chiến tra-nh có làm cho A Trí cụt tay, mất chân thì ngày chiến thắng trở về nhất định họ sẽ vẫn trở thành vợ chồng… Khi gà rừng cất tiếng gáy canh tư thì hai người đành phải chia tay nhau trong nước mắt.

A Trí đi dân công, Y Ngon ở nhà, chiêng không thèm đánh, miệng không muốn hát. Một ngày nọ, Y Ngon cũng xin ra nhập đội vận tải hàng hóa của tỉnh Kon Tum. Vì cả hai không biết chữ nên không thể viết thư cho nhau mà âm thầm gửi nổi nhớ đến người mình yêu bằng những giấc mơ chập chờn, vô định…

* Chiến tranh chia lìa lời thề3 năm trời bặt vô âm tín, chiến tranh

ngày càng khốc liệt…Đột xuất, A Trí về quê thăm nhà, hay tin Y Ngon đã “đi làm cách mạng”. Hơn ai hết, A Trí hiểu đã dẫn thân vào kháng chiến là phải chịu gian khổ, hy sinh. Biết đâu, Y Ngon đã… A Trí không dám nghĩ thêm. Một ngày kia, A Trí bàng hoàng hay tin Y Ngon đã hi sinh do trúng bom giặc trên đường vận chuyển hàng hóa vào chiến trường. Đau đớn, tuyệt vọng…như đất trời sụp đổ, Vậy là lời thề trăm năm của họ đành phải gác lại ở kiếp sau. Thời

gian trôi đi, nỗi buồn mất người yêu vẫn như một vết dao cắt sâu vào lòng A Trí. Nhưng rồi, để trả ơn và làm tròn nghĩa vụ với đấng sinh thành, A Trí đi lấy vợ.

Kết thúc chiến tranh, Y Ngon đột ngột trở về buôn. Nghe người bạn báo tin, A Trí không tin, chàng bỏ rẫy chạy một mạch sang buôn bên cạnh. Hỡi ôi, trước mặt chàng đúng là Y Ngon, nàng chưa chết mà vẫn xinh đẹp như xưa… A Trí vô cùng đau đớn. Hay tin A Trí đã có gia đình, tim Y Ngon như bị ngàn mũi tên bắn vào khiến, không muốn khóc nhưng nước mắt cứ ứa ra mặn chát từng dòng…

Khi người yêu thôi rơi nước mắt, A Trí nghẹn ngào động viên: “Tình yêu của chúng mình đành hẹn lại kiếp sau. Y Ngon hãy về lấy chồng…” rồi dứt lòng chia tay người yêu năm xưa chạy một mạch về buôn mình lên giường nằm.

Nỗi đau rồi cũng vơi dần, một ngày, Y Ngon cũng bắt cho mình một người chồng. Cả hai đều sống êm đềm, hạnh phúc. Mỗi năm, vẫn đôi lần họ gặp lại nhau trong những mùa lễ hội. Những đêm lễ hội như vậy tình yêu trong họ lại sống dậy, nhưng ai cũng cố nén trong lòng vì biết rõ mỗi người đều đã có đời sống riêng.

* Lời thề nguyền - 60 năm sau - Bất ngờ thành hiện thực

Khi A Trí đã ở tuổi 75, người vợ hiền đột ngột qua đời. Buồn bã làm lễ ma chay cho vợ xong thì A Trí dắt theo con trâu cùng ít đồ dùng lên đỉnh núi Ngọc Sen cất chòi làm nhà ở. Vài tháng mới xuống núi một lần để thăm các con và mua ít thực phẩm cho lên lưng trâu gùi vào núi. Vợ mất, A Trí đơn độc, sống cô lập với buôn làng, tình yêu năm xưa cùng lời thề hẹn dưới chân núi này cùng

Y Ngon lại trỗi dậy mãnh liệt. Một chiều muộn, mưa rừng tầm tả,

A Trí đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa thì nghe bên ngoài có tiếng động mạnh. Bước ra thấy một người mặc áo mưa, tay cầm giỏ măng, trùm kín đầu chỉ để lộ một phần gương mặt và tiếng nói: “Tôi đi rừng hái măng, mưa quá nên vào đây xin trú mưa…”. Nghe giọng, A Trí nhận ra ngay đó là Y Ngon, người yêu thuở trước. Trong trời đã về tối và mưa xối xả, Y Ngon ngỡ ngàng nhận ra đó là A Trí, người tình 60 năm trước, Y Ngon đã chọn sẽ cưới làm chồng…

Hôm ấy, như duyên trời sắp đặt, khe suối dưới chân núi Ngọc Sen nước dâng cao, chảy siết, Y Ngon không thể về nhà. Họ thức qua đêm bên bếp lửa, kể cho nhau nghe về cuộc sống của gia đình. Chính A Trí cũng không ngờ ở tuổi 75, Y Ngon cũng trở thành người góa cô độc như mình khi chồng bạo bệnh qua đời cách đó đã một năm. Tình yêu và lời thề nguyền năm xưa sống dậy, dưới ngọn lửa bập bùng trong đêm. Hơn lúc nào hết, họ nhận ra rằng không thể sống thiếu nhau trong quãng đời còn lại. Hai ngày sau nước suối không còn chảy siết, họ xuống núi trở về buôn. A Trí họp các con làm lễ bỏ mã cho vợ. Y Ngon mời buôn làng tới dự lễ bỏ mã cho chồng.

Sau lễ bỏ mã, con cháu của hai bên gia đình đều ngỡ ngàng khi cả A Trí và Y Ngon trở nên tươi tỉnh, vui vẻ, miệng lúc nào cũng cười, cũng hát như thuở còn mưới tám, đôi mươi. Điều làm mọi người ngạc nhiên hơn cả là họ còn ủ thêm rượu, chuẩn bị cả nhiều sính lễ, vòng bạc, khuyên tai. Khi biết hai người đang chuẩn bị lễ cho ngày cưới thì con cháu hai bên đều quyết liệt phản đối, bởi tuổi hai người đã quá lớn, ai cũng nghĩ có lấy về cũng chỉ làm khổ cho nhau. Tin truyền khắp buôn gần, buôn xa, ai cũng chế nhạo A Trí, Y Ngon, vì cho rằng hai người đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn bày ra chuyện yêu đương, cưới xin. Nhưng rồi, khi buôn làng biết mối tình 60 năm về trước của họ thì rất cảm động và vun vào…

Sau ngày cưới, hai ông bà lại lên núi Ngọc Sen sống tách biệt với cuộc sống bon chen thường ngày. Mỗi năm họ chỉ xuống núi vài lần để mua một số vật dụng cần thiết. Con cháu của họ nếu có nhớ bố mẹ, ông bà thì phải lặn lội nên núi mà thăm chứ họ không xuống. Kể từ đó tới nay, A Trí, Y Ngon quấn quýt với nhau như hình với bóng. Ban ngày họ cùng nhau lên rẫy, chiều về lại quây quần bên bếp lửa với nồi cơm chỉ 2 món hoa chuối rừng nướng và vài con cào cào chiên giòn chấm muối ớt. Ngay nay, buôn gần, buôn xa ai cũng biết tình yêu của họ. Một chuyện tình huyền thoại đã đi vào lòng người và trở thành biểu tượng của tình yêu cho những đôi nam nữ người Mơ Nông sống ở phía Đông dãy Trường Sơn này ■

Chuyện tình huyền thoại đẹp nhất Tây Nguyên

Ngày cưới, Y Ngon - Dù đã già - Nhưng vẫn trang điểm và vui mừng nhảy múa, hát ca, thì ai cũng như ngộ ra hạnh phúc muộn màng của họ.

Chuyện tình của đôi vợ chồng năm nay đã ngoài 80 tuổi giống như truyện cổ tích nhuộm đầy chất huyền thoại giữa đại ngàn Tây Nguyên

Sau 60 năm lời thề trở thành hiện thực, họ đang hạnh phúc bên nhau

P/V

Page 33: Mekong tet 2014

33XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một danh mục các dự án có tiềm năng với tổng vốn đầu tư 50 tỷ USD.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Hà Nội ngày 12/12 cho biết, các nước Việt Nam,

Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một danh mục các dự án có tiềm năng với tổng vốn đầu tư 50 tỷ USD trong một Hiệp định Khuôn khổ đầu tư khu vực (RIF. Hiệp định RIF bao gồm các dự án đầu tư và các dự án hỗ trợ kỹ thuật trong Tiểu vùng sông Mekong được tất cả các nước GMS chuẩn bị.) mới, bao gồm cả các khoản đầu tư vào những lĩnh vực phi truyền thống như đường sắt và các dự án đa lĩnh vực từ nay đến năm 2022.

Theo ông Stephen Groff - Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á, cơ quan đóng vai trò Ban Thư ký của GMS (Tiểu vùng sông Mekong mở rộng): “Hoàn thiện các kết nối giao thông còn thiếu vẫn là trọng tâm của Chương trình GMS, tuy nhiên củng cố kiến thức và các cơ sở hạ tầng mềm như phát triển kỹ năng, tạo thuận lợi thương mại và cùng quản lý các hàng hóa công cộng trong khu vực cũng là những ưu tiên của chương trình”.

Thự tế, kể từ hội nghị bộ trưởng năm 2012, Tiểu vùng đã đạt được những tiến bộ đáng kể với việc ký hai thỏa thuận về thiết lập Hiệp hội Vận

tải đường sắt Tiểu vùng Mekong mở rộng và Trung tâm Điều phối điện năng khu vực. Các nguồn vốn đã được đảm bảo cho giai đoạn 2 của Chương trình Hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm, Chương trình Môi trường trọng tâm

và sáng kiến các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận về phát triển các khu hợp tác kinh tế biên giới. Một cây cầu mới nối liền giữa Lào và Thái Lan đã hoàn thành, đem lại kết

nối cuối cùng còn thiếu, đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến hành lang kinh tế Bắc-Nam của GMS.

Tham vọng của Chương trình GMS là chuyển đổi các hành lang giao thông thành những hành lang kinh tế mang đầy đủ ý nghĩa, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, kích thích tăng trưởng và việc làm. Hiệp định cũng tập trung vào nhu cầu đầu tư để hỗ trợ các nước thành viên xây dựng năng lực đối phó với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, thúc đẩy an toàn thực phẩm và an ninh ■

kỹ thuật có tay nghề cao, dù hoạt động có tính chất đặc thù khá riêng biệt, kể cả cán bộ làm công tác Đảng và các đoàn thể. Tất cả đều không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng. Đặc biệt, trong những hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù chuyên ngành: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí, Công nghiệp Khí, Công nghiệp Chế biến Dầu khí, Cung cấp và phát triển dịch vụ Dầu khí … hay như trong lĩnh vực Công nghiệp Điện - PVN đều tạo dựng được những dấu ấn. Đơn cử, việc tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí được triển khai tích cực ở trong và ngoài nước, công tác khảo sát, điều tra cơ bản, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những khâu còn mở, vùng nước sâu và xa bờ thu được những kết quả quan trọng và đáng khích lệ. Gia tăng trữ lượng đạt hơn 70%. Có nhiều phát hiện Dầu khí mới cả trong và ngoài nước và nhiều Hợp đồng Dầu khí được ký kết. Các mỏ Dầu Khí được khai thác an toàn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. Kiểm soát tốt tiến độ phát triển mỏ, tổng sản lượng khai thác Dầu khí 3 năm qua đạt vượt trên 60% KH 5 năm; Các đường ống dẫn khí được vận hành an toàn và hiệu quả, đảm bảo tốt công tác

duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp khí theo đúng lộ trình kế hoạch và tiến độ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và khoa học công nghệ. Đã cung cấp trên 27 tỷ mét khối khí cho các hộ tiêu thụ trong nước. Hàng năm đã đảm bảo cung cấp khí để sản xuất Điện tại Tổ hợp Điện Phú mỹ, Nhơn Trạch và Cà Mau; cung cấp Khí để sản xuất gần 1,6 triệu tấn phân Đạm/năm phục vụ nền Nông nghiệp nước nhà, đáp ứng trên 70% nhu cầu Đạm cả nước; Đã hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành an toàn và hiệu quả các Nhà máy thuộc lĩnh vực Dầu khí như: Nhà máy Lọc Dầu Dung quất, Polypropylen Dung Quất, các Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Cà Mau và Nhà máy chế biến Condensate. Các nhà máy vận hành thương mại đều hoạt động hết công suất danh định và tối ưu. Các sản phẩm xăng dầu từ các nhà máy của Tập đoàn hàng năm đáp ứng khoảng trên 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho công nghiệp, các hộ gia đình và thị trường trong nước…

* PVN-Câu chuyện hội nhập.Xây dựng thành công hình ảnh một

PVN Văn hóa-Trách nhiệm-Sáng tạo-Trí tuệ và luôn biết duy trì “lửa thi đua” yêu nước trong hoạt động mọi mặt; đồng thời

luôn tự hào và phát huy hiệu quả truyền thống tốt đẹp của ngành…trong hoạt động tòan diện, nhất là trong sản xuất kinh doanh - PVN - Với sự tự tin, chủ động của một Tập đoàn kinh tế mạnh và có tầm, không ngủ quên trên vinh quang và chiến thắng- Đã chủ động giã từ năm cũ, bước vào năm mới Giáp Ngọ-2014, với cuộc đua mới bằng tinh thần quyết liệt và khẩu hiệu: “Quyết liệt, Bám sát, Bứt phá, Vượt đích”. Với tâm thế này, tin rằng PVN chắc chắn sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014 như Chính phủ giao phó.

Bởi rõ ràng, ngay trong giai đoạn 2011-2013 tiềm ẩn muôn vàn gian khó - PVN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, phát triển sản xuất kinh doanh trên 5 lĩnh vực, trong đó công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí vẫn được triển khai mạnh mẽ trong và ngoài nước. Đặc biệt trong những năm 2012-2013, việc Tập đoàn đã đóng góp vượt mức chỉ tiêu nộp NSNN. Năm 2011 nộp vượt số tiền hơn 58 ngàn tỷ đồng, năm 2012 nộp vượt gần 52,3 ngàn tỷ đồng và năm 2013 dự kiến nộp vượt gần 50 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng. Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn tăng vượt trội, tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn tăng bình quân hơn 16%/năm;

Vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng 15,5%/năm - Thì rõ ràng tương lai của PVN vẫn hết sức rộng mở,nên vieecvj hội nhập chắc chắn thành công.

Được biết, trong 2 năm 2014-2015 còn lại của kế hoạch 5 năm, PVN đặt mục tiêu thực hiện: Tiếp tục đảm bảo sản lượng khai thác Dầu khí theo Chương trình công tác và ngân sách của các Dự án do PVN trực tiếp đầu tư, của T.Cty Thăm dò và Khai thác Dầu khí(PVEP), Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (VSP) và của các Nhà thầu Dầu khí; hàng năm phấn đấu gia tăng trữ lượng phát hiện Dầu khí đạt 35-45 triệu tấn dầu quy đổi, sản lượng khai thác dầu khí đạt 25-27 triệu tấn quy dầu; phát triển thị trường khí quy mô trên tỷ mét khối vào năm 2015; tiếp tục thúc đẩy đầu tư nâng cấp Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Hoá dầu Long Sơn...

Với chiến lược phát triển đã được hoạch định kỹ lưỡng cùng các giải pháp khả thi đã được dự liệu. Đặc biệt với tinh thần thi đua yêu nước quyết liệt, trách nhiệm và quyết tâm, sáng tạo…PVN chắc chắn sẽ giữ vững vai trò, vị thế “đầu tàu kinh tế đất nước” như kỳ vọng, tin tưởng của nhân dân.

nguồn:www:PVN.vn

tiếp bài trang 2...

PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG

Thúy Đăng

Page 34: Mekong tet 2014

34 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Thành lập ngày 8/3/2010, với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất chăn, ga, gối, đệm

cung cấp cho Cục Quân Nhu - Tổng cục Hậu cần và các Học viện của

công an nhân dân. Qua gần 4 năm xây dựng và phát triển, với quyết tâm, nỗ lực cao của toàn thể CBCNV, đặc biệt tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm... của Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc

C.ty - Tới nay - Các sản phẩm của Havico đã dần tạo được chỗ đứng và lòng tin nơi người tiêu dùng.

Gần 4 năm hoạt động, dù nhiều cam khó, Havico vẫn không ngừng nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất khang trang cùng với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, đồng thời đảm bảo sức khỏe người lao động và an toàn trong sản xuất. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nguyễn Đức Lan chia sẻ: “Thời gian tới C.ty sẽ tiếp tục mở rộng thêm nhà xưởng, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc mới nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”.

Đặc biệt, Havico luôn gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với trách nhiệm vì cộng đồng và coi đó là gốc rễ của những thành công ngày hôm nay. Bên cạnh việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện như: Quỹ tấm lòng chăm sóc thương binh và người khuyết tật TP. Hà Nội, Quỹ đền ơn đáp nghĩa… Havico còn đặc biệt quan tâm tới việc tạo công ăn việc làm để người lao động có thu

nhập ổn định đảm bảo cuộc sống. Trong 22 nhân viên của C.ty có đến 14 người là thương binh và khuyết tật. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nguyễn Đức Lan khẳng định: “Havi-co luôn mở rộng cửa chào đón những đối tượng chính sách và những người không may trong cuộc sống có nghị lực vươn lên. Và luôn cố gắng đảm bảo cho người lao động được hưởng những chế độ tốt nhất nhằm giúp ổn định cuộc sống”.

Điều đáng ghi nhận nhất, dù thành công của Havico còn khá kh-iêm tốn, nhưng chữ “Tâm” của người đứng đầu C.ty đã thấm nhuần tới toàn thể CBCNV trong đơn vị. Khiến người lao động luôn coi C.ty là ngôi nhà thứ 2 của mình và người trong cơ quan là người thân trong gia đình, luôn giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống và hướng tới cộng đồng. Với những khởi đầu tốt đẹp - Hy vọng Xuân mới, toàn thể CBCNV và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Havico sẽ có thêm nhiều thành công mới, để tiếp tục góp phần mang tới thêm nhiều niềm vui cho những số phận kém may mắn, để họ thêm niềm tin yêu con người và cuộc sống ■

CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN ĐẠO HAVICO:

Trách nhiệm và chữ tâmcủa doanh nghiệp

Khác với các doanh nhân xây dựng các tổ chức, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ vì lợi nhuận thì doanh nhân Nguyễn Đức Lan - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc C. ty CP Nhân đạo Havico lại xây dựng C.ty với mục tiêu hướng tới sự phát triển vì cộng đồng

Ông Nguyễn Đức Lan – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty CP Nhân đạo Havico

Máy móc tự động hóa và công nhân sản xuất

Bằng khen, giấy khen, chứng nhận...

Ly Sơn

Page 35: Mekong tet 2014

35XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Chính sách tiền tệ có gì mới?

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2014, sẽ tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường..

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, trong năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, nhưng các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là phù hợp với định hướng điều hành trước mắt và lâu dài của Chính phủ, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường trong nước. Trong quá trình triển khai, NHNN đã kiên định với các giải pháp chính sách tiền tệ đã đề ra và được sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các Bộ, Ngành, các địa phương có liên quan nên đã đạt được những kết quả đáng khả quan, được Chính phủ đánh giá cao.

Kết quả thực hiện trong năm 2013 đã tạo thêm niềm tin trong việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 được xác định theo hướng chủ động và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách của Chính phủ và các Bộ, Ngành khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng. * Sẽ đẩy mạnh giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở và xử lý nợ xấu.

Về tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở: Thực hiện chính sách an sinh

xã hội trong việc giúp người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, năm 2013, Chính phủ đã ban hành chủ trương này. NHNN đã dự kiến dành nguồn vốn 30.000 tỷ đồng để cho vay, đã xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thủ tục cho vay và đã phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các văn bản cũng như kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, hiện tại có nhiều khó khăn, trong đó lớn nhất là khó khăn về nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để có các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở.

Đồng thời, theo ông Đặng Văn Thảo, Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, trong năm 2013 NHNN đã triển khai 02 giải pháp xử lý nợ xấu, đó là tăng trích lập dự phòng và bán nợ cho VAMC.

Trong năm 2014, NHNN có thể sẽ thực hiện thêm các giải pháp khác và có thể chỉ đạo các NHTM phân loại nợ xấu làm các nhóm như nhóm nợ xấu không thể thu hồi, nhóm nợ xấu do khách hàng còn khó khăn, nhóm nợ xấu có tài sản bảo đảm, để có giải pháp giảm nợ xấu phù hợp theo từng nhóm. Về triển khai thực hiện Thông tư 02, theo ông Đặng Văn Thảo, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn ảnh hướng không tốt

tới hoạt động ngân hàng nên NHNN đã hoãn việc triển khai thực hiện theo Thông tư này. Dự kiến thời gian tới sẽ áp dụng triệt để, đồng thời NHNN yêu cầu các NHNN rà soát nợ xấu để có giải pháp phù hợp. Ông Thảo cũng cho biết: Qua công tác thanh tra, NHNN đã phát hiện một số trường hợp cổ đông và người liên quan sở hữu lượng cổ phần tại NH TM vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành. NHNN đã yêu cầu các NH TM đó có giải pháp xử lý và trong quá trình thực hiện đã đạt được kết quả tích cực. Theo ông Đặng Văn Thảo, các NH TM có tính chất là C.ty đại chúng nên việc

niêm yết cổ phiếu của các NH TM trên thị trường chứng khoán sẽ được triển khai dần dần, phù hợp với tình hình của thị trường.* Áp trần lãi suất tiền gửi

Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, để thực hiện mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2014 là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 7%, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tăng khoảng 12-14%. Tuy nhiên, NHNN sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

NHNN sẽ tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND trong năm 2014 để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với định hướng điều hành tổng phương tiện thanh toán, tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối cho rằng việc điều hành trong năm 2013 là phù hợp và đã đạt được những kết quả tốt, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm 2014 việc điều hành tỷ giá sẽ được thực thi vừa linh hoạt, vừa ổn định để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đối với quản lý thị trường vàng, nếu trong năm 2014 vẫn có dấu hiệu mất cân đối thì NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các phiên đấu thầu nhằm ổn định thị trường này ■

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

VietABank chính thức khai trương Phòng Giao Dịch Thủ Thiêm tại địa chỉ 164 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22/09/2009

NĂM 2014:

Page 36: Mekong tet 2014

36 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

LTS. Việt Nam-Đất nước-Con người Việt Nam luôn là đề tài tạo cảm xúc chocác nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trong và nước ngoài

Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ-2014, Báo Thời báo Mêkông trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về Đất nước-Con người Việt Nam

Hà Giang đẹp đắm say lòng người

Lâm Đồng: Với Đà Lạt thơ mộng của những thảm hoa dã quỳ

Lễ cưới người Dao Đỏ

Kiên Giang: Sếu Đầu Đỏ vàVũ điệu thần tiên

Lào Cai: Thửa ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất (121 bậc)

Cảnh đẹp Hà Tiên Chào Xuân mới

Hà Giang được biết như một “thiên đường” với ruộng bậc thang đẹp đến ngỡ ngàng mùa lúa chín, những cánh đồng tam giác mạch trải dài ngút ngàn từ các thung lũng tới những bản làng

Hà Giang đẹp đắm say lòng người Cánh đồng hoa Tam giác mạch

Sếu đầu đỏ, loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ sắp bị tiệt chủng, hội tụ đến vùng đất dưới chân núi MoSo của huyện Kiên Lương (Kiên Giang) để trú ngụ. Nếu ai đó có dịp được ngắm nhìn đàn sếu tung tăng, nhảy hót, múa lượn theo những

“vũ điệu của sếu” trong sương sớm dưới dãy núi MoSo xa xa mờ ảo, cùng ánh bình minh chiếu rọi vào những “cánh hạc trong sương” hòa quyện vào một không gian huyền ảo, tạo nên một cảnh thiên nhiên đầy sắc màu, thơ mộng, thì mới hiểu được vì sao nhà báo Trương Thanh Nhã (Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang) - lại đam mê vẻ đẹp của Sếu đầu đỏ (loài động vật đang có nguy cơ tiệt chủng) này đến như vậy. Và, sự đam mê đó đã được bù đắp bằng chính những tác phẩm về những khoảng khắc đặc biệt về sinh hoạt đời thường của Sếu đầu Đỏ của anh liên tục đoạt giải thưởng…

Page 37: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 37LTS: Nằm cách Hà Nội trên 300 km về phía Bắc - Hà Giang - Vùng đất phên dậu của tổ quốc, nổi danh từ lâu, bởi tinh thần bền bỉ, vượt khó vươn lên trong lộ trình phát triển, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức...Đặc biệt bởi lòng hiếu khách mộc mạc, giản dị nhưng chân thành, đằm thắm của người Hà Giang. Hà Giang với những danh thắng - Mà chỉ tên gọi thôi cũng đã gợi biết bao quyến rũ, say đắm lòng người: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Cổng Trời, Núi Đôi - Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, Đỉnh Mã Pì Lèng, Chợ tình Khau Vai, ...Với hầu hết những người từng lên miền cực Bắc - Hà Giang là miền nhớ bền lâu và thẳm sâu trong trái tim, tâm khảm: “Hà Giang nồng nàn trên đá/Nhớ nhau về lại chốn này”. Còn với những ai chưa từng có dịp lên, qua thơ văn - Hà Giang gợi tưởng về một địa danh - Mà vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ rất ấn tượng hiện diện qua những cung đường uốn lượn trong mây trên đường lên vùng cao, qua trùng trùng, điệp điệp những dãy núi đá xám tiếp nối nhau đến xa tít chân mây…đầy hấp dẫn và bí ấn - như nỗi lòng một nhà thơ miền xuôi từng cảm khái: “Trong nỗi nhớ không đâu nhiều đá thế...”. Và trên tất cả, là sự trân trọng, niềm thương mến, cảm phục vô bờ ý chí mãnh liệt của người Hà Giang, đặc biệt của người vùng cao, vùng sâu xa, vì ở nơi thiên nhiên phô diễn hết sức mạnh, vẻ đẹp kỳ vĩ nhưng cũng rất khắc nghiệt: “Sống trên đá, chết vùi trong đá”- Đòi hỏi rất lớn tinh thần kiên cường, dũng cảm trong mưu sinh, hơn cả thế trong bảo vệ từng tấc đất biên cương thiêng liêng của tổ quốc. Vì tất cả những thế mạnh độc đáo này của đất và người - Hà Giang lâu nay cũng là lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước trong những chuyến đi tìm hiểu và khám phá. Tuy nhiên, nếu được đầu tư xứng tầm - Hà Giang chắc chắn sẽ trở điểm đến lý tưởng, với những tour du lịch độc đáo và hiệu quả. Trao đổi với chúng tôi trước thềm Xuân mới 2014 về du lịch Hà Giang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin & Du lịch tỉnh Triệu Thị Tình - Cô gái trẻ người Dao, xinh tươi như một bông hoa rừng, nhưng thật vững vàng trong vai trò người quản lý, đã thể hiện tâm nguyện, nhiệt huyết tha thiết với sự phát triển du lịch vùng biên giới quê hương. Thời báo Mêkông trân trọng giới thiệu với độc giả, các nhà đầu tư trong và ngoài nước bài viết của PGĐ Triệu Thị Tình.

Với vị trí thuận lợi là điểm cực Bắc của tổ quốc, là nơi giao thoa tiếp giáp giữa 2 vùng văn hóa

Đông Bắc - Tây Bắc, đồng thời là điểm chung chuyển giữa cung đường du lịch Đông Tây Bắc và tiếp giáp với thị trường du lịch tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Hà Giang từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước bởi sự phong phú và hấp dẫn của nguồn tài nguyên du lịch. Là vùng đất có lịch sử

văn hoá nhân văn lâu đời, nơi hội tụ của 19 dân tộc với những đặc trưng riêng như: Mông, Dao, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo…Và những di tích lịch sử văn hóa, danh thắng đã được xếp hạng quốc gia, như phố cổ Đồng Văn, Khu di tích kiến trúc nhà Vương, cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn); chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm (Vị Xuyên); Di tích cách mạng Tiểu khu Trọng Con (Bắc Quang); Căng Bắc Mê (Bắc Mê), bãi đá cổ Nấm Dẩn (Xín Mần), danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...Đồng thời, sự phức tạp về địa hình đã tạo cho Hà Giang những điều kiện tự nhiên vùng cảnh quan đặc thù, mang lại nguồn lợi lớn về du lịch với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ như ở vùng cao núi đá phía Bắc nơi những đỉnh đèo, vách núi nổi tiếng như Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan”, cổng trời, Núi Đôi (Quản Bạ), hoang mạc đá, rừng đá (Đồng Văn, Mèo Vạc)... những cánh rừng nguyên sinh đa dạng sinh học, rừng chè San tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang hút mắt ở miền Tây…

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2002 – 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định tài nguyên là tiền đề, điều kiện để phát triển du lịch, trong đó tài nguyên về văn hoá, nhân văn là yếu tố quan trọng để cấu thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có giá trị khai thác cao, mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng địa phương, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bên cạnh bảo tồn văn hoá dân tộc một cách thiết thực và hiệu quả. Phát huy những tiềm năng lợi thế, trong những năm qua được sự quan tâm ưu tiên đầu tư từ các nguồn lực của TƯ và bằng sự nỗ lực từ

nội lực của tỉnh, du lịch Hà Giang đã đạt được những thành tựu đột phá trên một số chỉ tiêu cơ bản: Năm 2012, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt 417.808 lượt người (tăng 26,6% so với năm 2011 và tăng 19,3% so với kế hoạch năm). Do-anh thu dịch vụ du lịch đạt 327 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ, khu điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp là một tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, ngành du lịch Hà Giang mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên sự đầu tư vào du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa xứng tầm với thương hiệu du lịch Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn sau khi đã được công nhận. Hơn hết là việc bảo tồn khai thác các giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch còn chưa được đầu tư thích đáng, dẫn tới chưa đa dạng hóa được các sản phẩm du lịch.

Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết để đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. Ngày 29/3/2013, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chương trình số 62-CTr/TU về phát triển Văn hóa gắn với Du lịch, giai đoạn 2013- 2020. Ngay sau đó UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 132 /KH – UBND ngày 26/7/2013 để tổ chức thực hiện chương trình.

Xác định chủ thể phát triển là văn hóa trong đó gắn kết với việc đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, lịch sử, địa chất và tâm linh. Chương trình đã đưa ra mục tiêu tổng quát là phát huy khai thác hiệu quả các lợi thế và tiềm năng sẵn có trên cơ sở định hướng một cách khoa học về giá trị tài nguyên văn hoá nhân văn, coi đây là yếu tố quan trọng để cấu thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc thù của tỉnh. Phát triển văn hóa du lịch phải gắn với phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh và phù hợp với chiến lược phát triển của khu vực và cả nước để có bước phát triển toàn diện, bền vững.

Hiện nay ngành du lịch cùng các sở ngành liên quan và các địa phương vẫn đang nỗ lực trong việc triển khai thực hiện chương trình với các nội dung chi tiết theo kế hoạch và lộ trình đến năm 2020 cụ thể như: Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, du lịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất; Xây dựng tiêu chí về thực hiện nếp sống văn minh khi giao tiếp với khách du lịch; Đẩy mạnh xây dựng các Làng văn

hóa du lịch tiêu biểu; Khôi phục, bảo tồn và phát huy có trọng điểm các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc phục vụ du lịch; Đầu tư khôi phục và duy trì một số làng nghề thủ công truyền thống; Bảo tồn không gian văn hóa chợ phiên, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm các sinh hoạt văn hoá, mua bán chợ phiên vùng cao; Phát huy hiệu quả của các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm, trở thành điểm nhấn trong hoạt động khai thác du lịch; Bảo tồn Di sản địa chất trên Cao nguyên đá Đồng Văn, phát huy giá trị di sản địa chất trên cao nguyên đá, tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn trong khai thác loại hình du lịch địa chất; Xây dựng và thực hiện một số đề án văn hóa đặc thù nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao đưa vào khai thác du lịch, tạo ra yếu tố đặc thù hấp dẫn trong sản phẩm du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái gắn với các hoạt động khám phá, trải nghiệm; Phát triển văn hóa du lịch tâm linh, tín ngưỡng; Tăng cường quảng bá sản phẩn văn hóa, du lịch Hà Giang.

Để thực hiện thành công chương trình cần phải xác định quan điểm phát triển văn hóa, du lịch là trách nhiệm, nhiệm vụ của các ngành, các cấp, địa phương, các tổ chức và của toàn xã hội, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự thống nhất tham gia từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. Thực hiện việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên triển khai các công trình hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng văn hoá, du lịch tại các địa phương có tiềm năng thế mạnh và khả thi khai thác. Cùng với đó cần huy động các nguồn lực xã hội vào sự nghiệp thúc đẩy phát triển văn hóa gắn với du lịch, tranh thủ các nguồn hỗ trợ, kêu gọi các nguồn xã hội hoá, đảm bảo nguồn ngân sách thực hiện.

Trên tinh thần chỉ đạo nhằm tạo sự đột phá về chất trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa văn hóa thật sự trở thành mục tiêu và động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội, trong đó chú trọng phát triển du lịch, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung nguồn lực đầu tư. Chắc chắn chương trình phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 – 2020 của tỉnh Hà Giang sẽ đạt được các mục tiêu và là bước đột phá mới trong việc bảo tồn, di sản văn hóa gắn với du lịch, lấy văn hóa để phát triển du lịch và lấy du lịch để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, bảo đảm phát triển một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc gắn với việc khai thác du lịch một cách bền vững ■

Bước đột phá mới trong phát triển..

DU LỊCH HÀ GIANG:

Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL

Triệu Thị Tình Phó G.Đốc Sở VHTT& DL Hà Giang

Page 38: Mekong tet 2014

38 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

* Festival Trà Thái Nguyên - Thưa Bà - Đã tạo được ấn tượng, thành công qua tổ chức lần thứ nhất. Vậy lần thứ hai của năm 2013, với rất nhiều thách thức, khó khăn, Festival Trà Thái Nguyên có những điểm nổi bật gì để có thể tiếp tục phát huy thế mạnh, thành công của lần tổ chức đầu?

- PCT UBND tỉnh Thái Nguyên, Ma Thị Nguyệt: Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những thiếu sót của lần thứ nhất, BTC Festival lần này tổ chức

bộ máy điều hành hoạt động gọn nhẹ, chủ động để thực hiện tốt nhất những nội dung liên quan đến lễ hội. Dù 2013 vẫn còn không ít khó khăn, kinh tế tiếp tục suy giảm, nên việc vận động, huy động sức đóng góp của người dân cũng như nguồn lực hỗ trợ của các doanh nghiệp cho tổ chức Festival có hạn chế hơn so với lần thứ nhất. Nhưng tỉnh đã đặt quyết tâm cao và hết sức cố gắng - Nên vẫn thu hút được sự quan tâm của xã hội nói chung cũng như

sự ủng hộ của các doanh nghiệp nói riêng. Nhờ sức mạnh tổng hợp này - Như các bạn thấy, các khó khăn đã cơ bản được tháo gỡ và Festival Trà Thái Nguyên diễn ra tốt đẹp như dự kiến, với nhiều hình thức phong phú, mà một Festival chuyên nghiệp, thành công cần và phải đạt tới: Triển lãm ảnh, hội chợ quê, hội chợ thương mại,… Nếu như Festival lần thứ nhất năm 2011, là sự kiện mở đầu cho việc quan tâm khôi phục, chấn hưng cây chè - loại cây công nghiệp, đặc sản quý giá nhất Thái Nguyên - Thì tại Festival lần này không chỉ dừng lại ở mục tiêu cây chè – Mà còn gánh sứ mệnh nặng nề hơn, cao hơn là: Đại diện các vùng chè nói lên tiếng nói chung cho cây chè Việt. Hiện nay, cả nước có 34 tỉnh thành có thế mạnh về chè như Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La…Với quyết tâm cao, hết sức tiết kiệm chi phí, được sự chung tay của các tỉnh bạn đã tham gia… Festival Trà Thái Nguyên lần này thể hiện

một âm hưởng mới, hình ảnh mới, nét đặc sắc mới, đó là bản sắc riêng của từng vùng miền. Bên cạnh không gian trà Việt phong phú đặc sắc, BTC chúng tôi cũng giới thiệu các sản phẩm Trà của bạn bè quốc tế có sử dụng nguyên liệu chè nhập khẩu của Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

* Rất bài bản, phong phú, nhộn nhịp và có tầm trong tổ chức và thành công trong tạo dựng hình ảnh một Festival quy mô và thân thiện…Bà có thể cho biết Thái Nguyên sẽ làm những điều gì để góp phần nâng tầm Thương hiệu Trà Việt nói chung, Trà Thái Nguyên nói riêng, khi hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng?

- PCT UBND tỉnh Thái Nguyên-Ma Thị Nguyệt: Bên cạnh việc tổ chức Festival Trà định kỳ 2 năm/ lần trở thành văn hóa

Danh trà TháiNâng tầm thương hiệu Việt

“Dù trở thành nét văn hóa vật thể và phi vật thể song Trà Việt đòi hỏi chữ Tâm rất lớn với những người gắn với cây Chè, mỗi con người dù làm chính sách đến trực tiếp sản xuất-tiêu thụ phải có tâm huyết, đôi khi phải trả giá không nhỏ”

(Trích phỏng vấn Phó chủ tịch UBND

tỉnh Thái Nguyên - Bà Ma Thị Nguyệt, Trước Festival trà Thái Nguyên lần thứ 2 năm 2013).

Như được trao gửi trách nhiệm từ lời tâm sự của nữ Phó Chủ tịch tỉnh, chúng tôi đến với các doanh

nghiệp và những nông dân trồng chè và sản xuất-chế biến chè mới hiểu thế nào là “Tâm” với nghề. Chấp nhận những thách thức, rủi ro trong sản xuất, những cố gắng bảo tồn giá trị văn hóa của Trà, việc định vị thương hiệu cho một sản phẩm phải “lao

tâm-khổ tứ” mới mong thành quả. Công phu và cả liều lĩnh là những điều chúng tôi cảm nhận, khi chứng kiến việc sản xuất trà của HTX Thiên Phú An. Những búp đinh trà như búp tăm, với số lượng nhỏ được tuyển chọn rồi qua nhiểu công đoạn phức tạp xao, vò… đã làm nên vị, hương khác lạ cho trà Thiên Phú An. Trà Đinh tinh túy và Trà Gạo dinh dưỡng là hai sản phẩm khẳng định nét khác biệt về đẳng cấp mang tính đột phá trong văn hóa thưởng trà.

Muốn vượt qua thói quen sử dụng trà đơn thuần để được đón nhận là điều không dễ dàng và đôi khi phải đánh đổi. Dám đối mặt với được-mất, Chủ tịch HĐQT-Giám đốc HTX Hoàng Thị Thục-Người phụ nữ nhỏ bé, xinh đẹp nhưng dám cháy hết

mình cho đam mê, ấp ủ khát vọng lớn nâng tầm giá trị sản phẩm Trà: “Chỉ mong có được sản phẩm tinh túy nhất của Trà Thái, khẳng định được giá trị thực sự bằng thực tế thưởng thức…Việc sản xuất ra những sản phẩm như vậy đã vô cùng khó, để tiêu thụ được còn khó khăn hơn nhiều. Lãnh đạo cũng như toàn thể xã viên trong HTX đồng lòng hiệp sức quyết phát huy giá trị truyền thống để nâng tầm và giá trị sản phẩm đưa trà Thiên Phú An từng bước khẳng định thương hiệu cao cấp cho Trà Thái”.

Chúc Thiên Phú An sớm nhận được sự ủng hộ-hỗ trợ để phát triển bền vững cho cây chè và thương hiệu Trà Việt nói chung, Trà Thái nói riêng ■

TÂM VỚI CHÈ

Vị trà thanh khiết, màu xanh mát, hương thơm sâu nhưng dịu dàng…Là đặc trưng nổi trội trong sản phẩm Trà của C.ty TNHH Trà Nghệ thuật Xanh, là

tâm sức của giám đốc Nguyễn Thị Nguyệt đã góp phần nâng tầm thương hiệu danh chè Thái nói riêng, Trà Việt nói chung. Góp phần nâng tầm một phong cách thưởng trà lãng mạn, bởi những dư vị tao nhã của trà và cả vẻ đẹp của sản phẩm. Chắt lọc những dưỡng chất tinh túy nhất của vùng đất chuyên trồng chè Thái- Trà Hoa đã làm nên tên tuổi bởi nghệ thuật trong hương vị và thưởng vị trà…Không dừng lại ở sự tạo hình đơn điệu. Sự tinh tế, tỉ mỷ, cần mẫn đến diệu nghệ thể hiện sâu trong

từng lựa chọn những búp chè, dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân tạo nên nụ Trà Hoa xinh xinh. Tính nghệ thuật được đột phá hơn khi pha nước vào ly thủy tinh có nụ Trà Hoa ấy, sẽ thấy từ từ nở ra

đóa hoa sắc màu ngan ngát thơm, khiến người thưởng trà như lạc trong buổi sương mai ngắm nhìn những cánh hoa đang dần hé mở khoe sắc dưới ánh hồng lung linh... Không khuôn sáo, công thức, không đơn điệu, nhàm chán cũng không quá cầu kỳ, phô trương…Đến với không gian Trà Nghệ thuật Xanh như lạc vào một không gian phong cảnh hữu tình sang trọng mà giao hòa sự tự nhiên, giản dị, gần gũi rất đỗi tinh tế.Trà Nghệ thuật Xanh còn là đơn vị “Tự hào hàng Việt Nam” đang nỗ lực vươn ra thế giới, góp phần bảo tồn thương hiệu Việt bên cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Oolong trà (Đài Loan); Thiết Quan Âm (Phúc Kiến, Trung Quốc) hay nhiều tên tuổi của Trà Nhật Bản…nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa cũng như nét độc đáo riêng biệt của Trà Việt- Dân tộc Việt ■

Ẩm thực Trà VIỆT “Đua Hương Sắc”!

“Búp trà nay kết thành hoaĐua khoe sắc thắm, đậm đà ngậm hương”

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Nam Thương

Nam Thương

LTS. Từ vị chát đắng dần chuyển sang ngọt ngào, như có cả hương cốm đặc trưng phảng phất…Khiến người ta thấy cuộc sống dẫu thế nào, quả vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, nhất là giữa nhịp sống ngày càng hổi hả, ồn ào. Hương vị đặc trưng ấy là của “Danh trà Thái” - Danh trà mà Thương hiệu đã đi vào cuộc sống từ rất lâu, một cách sống động và đặc trưng: “Chè Thái, Gái Tuyên”…

Háo hức đến với Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2 (năm 2013), được tổ chức ngay tại thủ phủ của vùng chè là Thái Nguyên, chúng tôi mong muốn có cơ hội được tận hưởng những khoảnh khắc thư thả, thú vị qua hương vị danh Trà Thái, qua không khí vui tươi của hội chợ Trà. Và thực tế đã đúng như mong đợi. Điều tốt đẹp nữa của chuyến đi là: Dù rất bận rộn bởi Festival Trà Thái Nguyên đã sát thềm khai mạc - Nhưng Trưởng Ban Tổ chức (BTC) - Bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch (PCT) UBND tỉnh Thái Nguyên, vẫn dành cho phóng viên Báo Thời báo MêKông ít thời gian để trò chuyện, trao đổi về Lễ hội rất ấn tượng này

xem tiếp bài trang 39...

Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt nhận giải thưởng "Thái Nguyên-Thương hiệu Trà danh tiếng được nhiều người biết đến nhất"

Page 39: Mekong tet 2014

39XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Từng một thời gây nhiều tranh cãi, “Trà Thái” hòa quyện Oolong Trà và Mật Hồng Trà đã-đang khẳng

định sức mạnh một thương hiệu, ẩn chứa tâm huyết đến mạo hiểm cùng những hi sinh lớn lao của người dám tiên phong đem “Công nghệ Ngoại” về với Thái Nguyên. Lặng lẽ, âm thầm mà kiên định, không cầu kỳ, phô trương quảng cáo…hai thức uống trứ danh Đài Loan được sản xuất từ chính những búp chè Thái, tạo nên chất vị riêng cho Trà

Việt. Sau hơn hai năm tự tìm hướng riêng cho sản phẩm, tưởng chừng như đã đi vào lãng quên trong các cuộc luận đàm, Oolong Trà và Mật Hồng Trà lại đang là hai sản phẩm được người tiêu dùng tìm đến, đón nhận. Mỗi sản phẩm trà của một người làm trà sẽ tạo ra những chất vị riêng. Danh Oolong Trà và Mật Hồng Trà của Thái Nguyên nhẹ nhàng, bất định như hương thơm đang lan tỏa…

Dạo quanh Hội chợ thương mại trong chương trình Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam 2013, bên cạnh những không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm trà chất lượng và độc đáo, chúng tôi bắt gặp An An, đơn vị duy nhất đem đến không gian công nghệ cho Lễ hội.

Tại đây, các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành chè đã tạo nên nét khác biệt trong một Lễ hội

văn hóa: nét truyền thống đan xen lẫn hiện đại. Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên – Việt Nam, An An mang đến những giải pháp công nghệ tương lai, góp phần đạt mục tiêu “Chè Việt Nam: Nâng tầm thương hiệu – chắp cánh bay xa”. Ấn tượng! Chúng tôi đã tìm hiểu và có cuộc trò chuyện thân mật với anh Nguyễn Trung Kiên, TGĐ được biết thêm: đơn vị cũng chính là nhà tài trợ hai giải chính trong Lễ hội Văn hóa Trà “Bàn tay vàng” và “Búp chè vàng”. Những hiểu biết sâu sắc của anh về Trà cho thấy anh không chỉ đam mê mà còn rất tâm huyết với cây chè và các sản phẩm Trà của Việt Nam.

Khởi nguồn từ sự đam mêAnh Kiên trăn trở: Không thể ngẫu

nhiên chè Long Tĩnh (tỉnh Triết Giang), chè Ô Long (Đài Loan), Thiết Quan Âm

(tỉnh Phúc Kiến) hay chè Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam) lại có được vị thế như ngày hôm nay nên đã đi tìm đáp án cho vấn đề này! Từ lâu, người Đài Loan đã chú trọng kiểm soát quy trình chăm bón, sâu bệnh nghiêm ngặt kết hợp áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản hút chân không trong quá trình trồng cấy, sản xuất chè. Cùng một loại nguyên liệu, họ đã chế biến ra nhiều loại trà (chè viên tròn, chè dẹt, chè xoắn thừng, chè cúc áo, chè tuyết, chè viên lỏng, vv..), cộng thêm công nghệ đóng gói hiện đại, bao bì bắt mắt. Do chất lượng tốt kết hợp với hình dáng, kích thước độc đáo tạo nên giá trị cao cho chè. Niềm đam mê, niềm tự hào bản sắc văn hóa trà Việt cùng với thành công của nước Bạn khiến anh quyết tâm tìm đến những vùng chè có tiếng như: Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), Bảo Lộc (Đà Lạt), Mộc Châu (Sơn La), Thượng Sơn, Cao Bồ (Hà Giang), Tủa Chùa (Điện Biên), Phú Thọ, Tuyên Quang…Mỗi vùng đất chè anh qua đều có cách thức trồng, chế biến và bảo quản riêng. Tuy nhiên, điểm chung ở đây là quy mô các xưởng chè gia đình nhỏ, thiết bị thô sơ và không phải

người làm chè nào cũng đạt mức nghệ nhân nên sản phẩm không giữ lại được nhiều hương vị đặc trưng vốn có. Thêm nữa, sản phẩm tạo hình đơn điệu do kỹ thuật yếu. Vì thế, trà Việt vẫn chưa có được vị thế riêng.

Nghĩ là làm!Quý trọng búp chè Việt, tiếc công sức

của những người nông dân nghèo, anh Kiên lặn lội sang Đài Loan, Trung Quốc tìm hiểu công nghệ làm nên thành công của nước bạn, quyết tâm tìm hướng đi mới cho cây chè và sản phẩm Trà của Việt Nam. Anh xác định mục tiêu bảo tồn giá trị chè Việt đầu tiên vì đây mới thực là vốn quý! Thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn vì sự thiếu hiểu biết của người dân, như: Với máy hút chân không, nhiều người cho rằng sẽ hút hết hơi chè…Người trồng chè lo lắng, thờ ơ trước sự thay đổi…

Không nản chí! Anh vẫn đem những giải pháp công nghệ đến với khắp các vùng chè. Thành công không tránh người tâm huyết, định hướng đúng và kiên định, sau 2 năm, cứ 100 hộ sản xuất thì có tới

20 hộ tin dùng các thiết bị, máy móc của An An. Cho đến nay, các loại máy móc sử dụng trong ngành chè và các ngành nông nghiệp khác đã có mặt ở 50 tỉnh thành. Đặc biệt, sau Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam năm 2013, đơn vị nào không sử dụng công nghệ đóng gói chân không được đánh giá là không chuyên nghiệp. Bên cạnh kỹ thuật cấy hái, xao – vò, đánh hương…công nghệ mà công ty An An mang về góp phần bảo quản, giữ được hương vị đặc trưng cho trà... Do vậy, tuy có phần khác lạ giữa không gian văn hóa Trà nhưng những giải pháp công nghệ mà An An mang tới là hết sức thiết thực từng bước nâng cao vị thế Trà Việt. Được biết, sắp tới An An sẽ cho ra thương hiệu trà của riêng mình. Chúc Tổng giám đốc Kiên, công ty cổ phần An An cùng tâm huyết của mình sẽ góp phần chắp cánh cho thương hiệu trà Việt bay xa ■

Cũng sinh từ búp trà xanh“OoLong-Trà Thái” ngọt lành tình thâm.

Hồng Trà của một chữ TâmChén ân, chén nghĩa – bụi trần chẳng vương.

Kính tặng Giám đốc C. ty CP Vạn Tài.Nam Thương - 12/2013

Trích tham luận “Phát triển thương hiệu trà bền vững”

Ts. Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương tại hội thảo Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2 năm 2013

“Việt Nam là nước xuất khẩu trà lớn thứ 5 thế giới, chất lượng trà nguyên liệu của chúng ta cũng luôn được đánh giá cao với nhiều giống trà quý. Tuy nhiên, giá trà xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 60% so với giá bình quân trên thị trường thế giới do hơn 90% lượng trà của chúng ta vẫn xuất khẩu thô ở dạng rời, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho trà….”

Âm thầm! hươngvẫn ngát hương

Nét hiện đại trongkhông gian Trà Việt

vật thể - phi vật thể đặc sắc, chúng tôi còn tổ chức các Hội thảo khoa học về thương hiệu Trà, tổ chức xúc tiến đầu tư du lịch sinh thái, du lịch lịch sử vùng chè…Để du khách và các nhà đầu tư thăm quan, tìm hiểu và được trải nghiệm với các nghệ nhân, tận hưởng văn hóa thưởng lãm trà…Những nét đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa không chỉ riêng của các vùng chè mà còn của cả dân tộc. Vì nói cho cùng, giới thiệu về chè Thái Nguyên nói riêng, chè của mọi vùng miền ở nước ta nói chung-Chính là giới thiệu một nét đẹp văn hóa riêng, mang tính truyền thống của một dân tộc. Vì văn hóa chứa đựng hồn tinh túy nhất của một dân tộc. Để có thể phát huy tốt các thành công của hai lần Festival Trà - Thái Nguyên đã xây dựng 5 dự án liên quan đến phát triển ngành chè và văn hóa thưởng lãm trà nhằm để đảm bảo chất lượng Trà. Trong đó việc tổ chức lại vùng chè, tổ chức lại việc trồng-chăm sóc-sản xuất chè, nghiên cứu giống…ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, gần đây doanh nghiệp trà đã nâng cao nhận thức việc nâng cao chất lượng chè phải được thực

hiện nghiêm túc qua từng giai đoạn, đảm bảo về an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn thanh kiểm tra, phân rõ trách nhiệm cho các sở/ban/ngành để thực hiện từng khâu, từng đề án của mỗi dự án.

* Trân trọng cảm ơn Bà.

CHẤT LƯỢNG VƯỢT TRỘI - GIÁ CẢ HỢP LÝ DỊCH VỤ HOÀN HẢO – HẬU MÃI DÀI LÂU

Địa chỉ: 507 Quang Trung – P. Thịnh Đán TP. Thái Nguyên

Website: anan.com.vnEmail: [email protected]

Đỗ Ngần - Nam Thương

Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2 năm 2013 đã khép lại với sự hài lòng của nhiều du khách tham dự. Tất nhiên Chương trình nào cũng có những thành công và tiếc nuối - Nhưng chúng tôi thật sự ấn tượng về hình ảnh một nữ Lãnh đạo UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban BTC Chương trình là Bà Ma Thị Nguyệt. Rõ ràng là phong thái nhanh nhẹn nhưng nhẹ nhàng, cùng nụ cười rạng rỡ và giọng nói truyền cảm của Trưởng BTC Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2 – tạo sự thu hút ban đầu, gợi về hình ảnh vùng chè bát ngát xanh, phong phú các sản phẩm trà cùng những ly trà sóng sánh đượm hương trên tay các cô sơn nữ mặn mà... Những tinh túy như tìm về giữa không gian pha và thưởng trà nghệ thuật đầy nhân văn mà giao hòa tình nghĩa… . Hy vọng và mong muốn Festival Trà lần tới sẽ phát huy hiệu quả những thành công này - Để danh Trà Thái nói riêng, trà Việt nói chung - Ngày càng lan tỏa sâu, rộng, phong phú hơn hương Việt

tiếp bài trang 38..

Page 40: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 201440

Để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch (DL), nhằm phát triển một ngành kinh tế

được xác định là quan trọng của tỉnh - Ngay từ năm 2004, quy hoạch (QH 2004) tổng thể phát triển DL tỉnh đến 2020 đã được xây dựng và phê duyệt. Trong hơn 5 năm triển khai, QH 2004 đã có đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh Hải Dương, nhất là trong lĩnh vực du lịch…

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định và một số ván đề chưa được làm rõ, nhất là vấn đề liên quan đến phát triển thị trường và sản phẩm DL, đặc biệt sản phẩm đặc thù có sức cạnh tranh cao…Điều này đã, đang có những ảnh hưởng đến sức bật của DL Hải Dương. Đồng thời, càng ngày cơ hội và thách thức, cạnh tranh càng lớn hơn, khi hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn, với DL Việt Nam, trong đó có Hải Dương (HD). Bởi thế, để DL thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, thành ngành “công nghiệp không khói” có hiệu quả kinh tế cao-Sự điều chỉnh QH 2004, một cách hệ thống, toàn diện…hơn là yêu cầu điều cấp thiết, nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược của tỉnh:“Đến năm 2020, Hải Dương sẽ trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hóa-xã hội tiên tiến…”.

* Đ/c có thể giới thiệu khái quát những nét cơ bản nhất của mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh QH 2004 của Hải Dương?

- GĐ Khổng Quốc Tuân: QH 2004 được điều chỉnh trên quan điểm phát triển bền vững, đáp ứng được những yêu cầu phát triển (PT) kinh tế-xã hội địa phương đặt ra tại QH phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, giai đoạn 2006-2020 và Chiến lược phát triển DL Việt Nam giai đoạn mới 2020, gắn liền với đặc thù hội nhập của DL với khu vực và Quốc tế. Theo đây, nhiệm vụ điều chỉnh QH phát triển DL HD đến năm 2020, là: Đánh gía toàn diện việc thực hiện các mục tiêu PT DL được đặt ra trong QH 2004…; Xác định vị trí, vai trò, lợi thế…của DL HD đối với PT DL trong giai đoạn đến 2020, gắn với bối cảnh chung của đất nước cũng như quốc tế; Phân tích, đánh giá, bổ sung có hệ thống tiềm năng và các nguồn lực để PT DL giữa HD với thủ đô Hà Nội và

các tỉnh là trung tâm động lực kinh tế-xã hội vùng…;Xác định định hướng PT thị trường-sản phẩm DL, đặc biệt là sản phẩm DL đặc thù gắn với hoạt động Mar-keting DL phù hợp với điều kiện của Hải Dương và xu thế phát triển DL chung; xác định danh mục các địa bàn, lĩnh vực và dự án ưu tiên đầu tư PT DL của Hải Dương, với phân kỳ PT hợp lý…

* Ngoài thế mạnh về vị trí địa lý…Đ/ c có thể cho biết HD còn có những tiềm năng gì mang tính đặc thù nổi trội là bản sắc riêng - Yếu tố quan trọng hàng đầu để PT DL, để hấp dẫn các nhà đầu tư và du khách?

- GĐ Khổng Quốc Tuân: Hải Dương có một số tài nguyên DL tiêu biểu, mang tính lịch sử-danh thắng văn hóa đậm đà, ví như: Khu danh lam Phượng Hoàng, có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, có tới 72

ngọn núi, có mộ và đền thờ nhà văn hóa danh tiếng Chu Văn An…;Khu di tích danh thắng Côn Sơn, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, từ thế kỷ XIV đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, địa danh gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhân dân tộc như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán…Hay như khu danh thắng An Phụ, có dãy núi nổi lên giữa đồng bằng, có đỉnh cao tới 246m. Từ đỉnh núi có thể ngắm nhìn bao quát đồng bằng của HD, với thảm rừng tự nhiên cùng các Đền thờ mang đậm dấu ấn lịch sử… Hay như Khu Lục Đầu Giang-Tam Phủ Nguyệt Bàn, khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của kinh Bắc. Đây cũng có khu vực bãi bồi, gắn với các truyền thuyết giữ nước oanh liệt của dân tộc trong cuộc chiến đánh tan quân Nguyên, với hội nghị Bình Than lẫy lừng lịch sử…Rồi Làng Cò Thanh Miện, nơi cư trú của hàng vạn con cò, vạc…Tạo thành bức tranh thiên nhiên độc đáo cùng âm thanh sống động, nhất

là khi bình minh hay hoàng hôn, điểm tô thêm cho vẻ đẹp riêng của HD. Đó là còn chưa kể đến 556 lễ hội truyền thống của tỉnh, nổi tiếng quy mô quốc gia là lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc. Hay hệ thống nhà Bảo tàng- Văn hóa, văn nghệ dân gian, ẩm thực-đặc sản, như bánh đậu xanh, bánh gai, vải thiều...đã trở thành những sản vật, những món quà giản dị nhưng thấm đậm tình quê, nhất là với những người Việt xa xứ, tha hương, đặc biệt mỗi khi tết đến Xuân về - Vì hồn cốt Việt tiềm tàng trong từng sản vật...Còn rất nhiều danh thắng và danh lam nữa, mà thiên nhiên đã ban tặng cho HD, mà trong khuôn khổ một bài báo, khó có thể liệt kê hết được. * Dồi dào tiềm năng - Đó là yếu tố quan trọng để PT DL - Thưa Đ/c - Nhưng yếu tố quan trọng mang tính quyết định lại là, các thế mạnh tiềm năng sẽ được đầu tư xây dựng có tính chiến lược thế nào...Để phát huy hiệu quả cao, để có thể coi HD như biểu tượng đẹp cả về đất nước - con người, cả về văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong đánh giá của bạn bè Quốc tế. Để HD không chỉ là điểm đến để tìm cơ hội liên doanh, liên kết đầu tư DL của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư vùng Mêkông, khu vực ASEAN. Mà còn là điếm đến nhiều lần, của du khách trong và người nước- Vì HD cận kề thủ đô Hà Nội và các khu kinh tế trọng điểm vùng, như Hải phòng, Quảng Ninh...rất nhiều cơ hội để bứt phá. Ý kiến của Đ/c về vấn đề này?

- GĐ Khổng Quốc Tuân: Quan điểm đầu tư DL của HD là, có trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn. Đồng thời, xây dựng “Hình ảnh DL Hải Dương” thống nhất, uy tín, hấp dẫn trên thị trường. Và tạo hấp dẫn đầu tư bằng nhiều phương thức: Ngân sách Nhà nước, liên doanh-liên kết, cổ phần, tư nhân...Trong đó đặc biệt ưu tiên, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn... HD ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng DL ở các khu trọng điểm; đầu tư XD hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật DL có chất lượng cao...đầu tư khôi phục và PT các lễ hội, các làng nghề truyền thống...;đầu tư quảng bá, xúc tiến PT DL; đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ quản lý và trình độ nghiệp cho đội ngũ CBCNV ngành DL của HD...

Tóm lại, chúng tôi có danh mục và phân kỳ cụ thể các dự án ưu tiên đầu tư PT DL Hải Dương, giai đoạn 2011-2020, cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực DL ở Hải Dương. Chắc chắn DL HD sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này ■

* Trân trọng cảm ơn Đ/c

DU LỊCH HẢI DƯƠNG:

LTS. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ 57km-Ngoài thế mạnh về vị trí địa lý và giao thông thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nhất là các Trung tâm động lực vùng như Hải Phòng, Quảng Ninh…Hải Dương còn có thế mạnh nổi trội, mang bản sắc, đặc thù riêng- Đó là tiềm năng để phát triển các khu du lịch đa dạng. Bởi nhiều khu di tích in đậm dấu ấn lịch sử, như danh thắng nổi tiếng Côn Sơn-Kiếp Bạc, Văn Miếu-Mao Điềm…Đây cũng quê hương của các anh hùng, danh nhân văn hóa, từng có những đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho lịch sử dựng và giữ nước hào hùng của dân tộc, như danh tướng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi…

Phát huy nội lực, kêu gọi và hấp dẫn ngoại lực - Để khai thác hiệu quả thế mạnh, đặc biệt tiềm năng du lịch, nhằm tạo cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn để Hải Dương phát triển tới tầm cao hơn - Là trăn trở, mong muốn…của người Hải Dương và Lãnh đạo các cấp trong tỉnh. Trước thềm Xuân mới Giáp Ngọ-2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi, trò chuyện với Giám đốc Trung tâm Thông tin-Xúc tiến Du lịch Hải Dương Khổng Quốc Tuấn về du lịch Hải Dương. Còn rất trẻ so với cương vị đang đảm trách- Nhưng Giám đốc Tuấn đã khiến chúng tôi bất ngờ bởi sự am hiểu khá sâu rộng về đất và người Hải Dương, về lĩnh vực bản thân dang gánh trọng trách, về cả sự chín chắn của người trên cương vị quản lý, nhất là tình cảm, tâm huyết với sự phát triển bền vững của DL Hải Dương. Theo Giám đốc Khổng Trọng Tuân

Giám đốc Khổng Quốc Tuân

Đền thờ Chu Văn An

Page 41: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 41* Thiên đường mua sắm và giải trí.

Dẫu đã nghe nói nhiều về Đảo quốc sư tử nổi tiếng Singapore, từ lâu - Tôi vẫn rất bất ngờ và ấn tượng về đất nước này, ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Sin-gapore. Ấn tượng bởi - Sân bay- dù diện tích không lớn, nhưng cách bố trí, bài trí rất hợp lý và hiện đại mà vẫn hết sức bản sắc riêng trong toàn bộ khung cảnh. Tạo ấn tượng mạnh cho du khách ngay từ những giây phút đầu tiên đặt chân lên đất nước nhỏ bé này.

Dù thời gian rất ngắn, chỉ mang tính chất “Cưỡi ngựa xem hoa” ở Singapore - chúng tôi cũng kịp ghé qua những địa danh, khu mua sắm nổi tiếng của đảo quốc sư tử như Vịnh Marina, Đại lộ Orchard (nơi ngự trị của các khách sạn nổi tiếng thể giới); các khu mua sắm Kampong Glam, Bugis, Chinatown, khu Tiểu Ấn…Những nơi mà, du khách có thể “ăn, thở và sống cùng mua sắm theo đúng nghĩa của từ này…”, những nơi mà du khách không thể không tiêu tiền, bởi hàng hoá xịn, chính hiệu của những nhãn hiệu lừng danh thế giới như: Prada, Guc-ci, Hermes, Christian Dior, Louis Vuitton, Channel…Thú vị hơn, mỗi khu lại đậm đà một màu sắc văn hoá riêng của từng dân tộc, với những âm thanh sống động và quang cảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt, những trải nghiệm mua sắm thật sự độc đáo.

Chúng tôi cũng đi ngang qua khu hộp đêm Pangaea (được biết nội thất Pangaea được trang bị xứng đáng với danh hiệu “hộp đêm đắt nhất thế giới”. Ghế ngồi được bọc da đà điểu, da cá sấu. Khách uống cocktail có thể trúng viên kim cương trị giá 26.000 USD…Đây là những đặc quyền dành cho các vị khách tỉ phú đến vui chơi tại đây. Theo ông chủ hộp đêm Michael Ault, tốc độ tiêu tiền ở đây làm cho ông liên tưởng tới nước Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XIX, khi dân Mỹ biết rằng họ đã giàu và bắt đầu tìm chỗ để vung tiền.) của Michael Ault. Michael Ault là con cưng của gia đình Van Cleef, với nhãn hiệu trang sức Van Cleef & Ar-pels nổi tiếng. Nhưng Michael không đi theo con đường của gia đình, chỉ đam mê tiệc tùng và rất giỏi trong việc tổ chức tiệc. Vì thế ông đã quyết định trở thành chủ chuỗi hộp đêm, với 25 tụ điểm tại các trung tâm ăn chơi lớn nhất thế giới như Sao Paolo hay Miami Beach…

Tại Singapore, Michael cũng có 1 hộp đêm là Pangaea. Mỗi đêm, doanh thu của Pangaea lên tới cả trăm ngàn USD. Khách tới vui chơi và ra về với 6 con số trên hóa đơn là chuyện thường. Tại hộp đêm của Michael, các cô gái rất thời trang trong những bộ váy áo, trang sức, giầy dép…đắt tiền của các nhãn hiệu như Herve Leger, Christian Louboutin...lộng lẫy đi lại, tạo nên một phần sức hút cho câu lạc bộ và một số trong các cô là nhân viên được trả lương cao để làm hộp đêm thêm đẹp và hấp dẫn. Mặc dù thế giới không thiếu những điểm vui chơi như thế, nhưng

Singapore vẫn có sức thu hút riêng...Bởi ngoài việc người Singapore rất sẵn tiền, Singapore còn là điểm chơi an toàn và phóng khoáng. Dân giàu có khắp nơi, đặc biệt là châu Á đổ về đây tiêu tiền không tiếc tay. Nghe đồn, có khi khách hàng chỉ là một nhóm thanh niên khoảng 20 tuổi nhưng đều di chuyển bằng phi cơ riêng, mà là loại lớn, có cả hồ bơi và sân bóng rổ.

* Những vận hội thịnh vượngTheo một báo cáo về sự thịnh vượng

tại đây của Ngân hàng Barclays, một người chỉ cần trung bình 10 năm để tích lũy được số tài sản triệu đô, đưa Singa-pore trở thành nước dẫn đầu trong danh sách khởi nghiệp thành công trên thế giới. Một số người cho rằng sự thịnh vượng của Singapore đến từ biến động giá của thị trường bất động sản, nhưng trên thực tế, 72% số người được khảo sát cho biết họ giàu lên nhờ các khoản đầu tư giá trị. Một phần tư số người được hỏi cho biết tài sản của họ đã tăng lên ít nhất 5 lần kể từ khi đầu tư.

Vài năm trước, Singapore còn bị coi là nơi buồn tẻ, nhạt nhẽo, chỉ toàn giới đầu tư nói những chuyện khô khan về tiền nong trên giấy, những đường phố sạch bong vô trùng và không bóng một tên tội phạm. Nhưng hiện tại, Singapore

đã trở thành tụ điểm ăn chơi sôi động, có sức hấp dẫn lớn giới siêu giàu. Là điểm đến an toàn, văn minh và có hạ tầng cơ sở phát triển hoàn hảo và thị trường tài chính năng động nên Singapore đã thu hút nhiều người giàu, người nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Đồng sáng lập Facebook, triệu phú trẻ người Mỹ Eduar-do Saverin, thậm chí còn từ bỏ quốc tịch Mỹ để nhập tịch Singapore. Tỉ phú người Úc Nathan Tinkler, đứng thứ hai trong danh sách những người giàu nhất của Úc dưới 40 tuổi cũng mới dọn đến đây hồi năm ngoái. Gia nhập hội còn có cả Bhu-pendra Kumar Modi, ông trùm truyền thông Ấn Độ, nhập tịch năm 2011; tỉ phú Richard Chandler của New Zealand năm 2008 và nhà đầu tư người Mỹ Jim Rogers, năm 2007. Nữ tỉ phú Gina Rinehart, một trong những nữ doanh nhân giàu nhất thế giới năm 2012 đã mua một cặp chung cư cao cấp tại Singapore với giá hơn 46 triệu USD…

* Kỳ tích SingaporeThực tế, Singapore là nước có tỉ lệ

triệu phú cao hàng đầu thế giới. Từ năm 2011, theo Boston Consulting Group, hòn đảo nhỏ bé này có khoảng 1/6 số hộ dân có tài sản trên 1 triệu USD, không kể bất động sản, tài sản là vốn kinh doanh. Và bất động sản Singapore hiện đã thuộc hàng cao nhất thế giới và đang trên đà tăng cao hơn nữa. Dù diện tích rất nhỏ bé, những với quyết tâm cao, cùng tài năng sáng tạo của nhân dân, đặc biệt của lãnh đạo đất nước - Singapore trở nên quá trù phú và hấp dẫn, chỉ trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt sự đòi dào tiền mặt, khiến giá bất động sản cũng được đẩy cao và rất khó kiểm soát. 1.400 người giàu nhất Singapore có tổng tài sản lên tới 160 tỉ USD. Nhưng 60% bất động sản lại thuộc sở hữu của các tỉ phú nước ngoài. Như vậy, dệt nên sự lộng lẫy, lấp lánh, lung linh và hào nhoáng cho Đảo quốc sư tử xinh đẹp, có sự góp phần không nhỏ của người nước ngoài.

Thấu hiểu thực tế này nên Chính phủ Singapore đang vận động không ngừng để thay đổi. Một số nhà hoạt động xã hội dưới danh nghĩa blogger đang tích cực kêu gọi tăng phúc lợi cho người nghèo. Nếu họ thành công, mức thuế sẽ cao hơn đáng kể so với hiện nay. Điều này có thể trở thành hiện thực. Ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore trong một phát biều gần đây đã cho biết: “Chúng tôi không vô cảm, robot, thiếu suy nghĩ chạy theo tăng trưởng kinh tế và sự giàu có vật chất…”

Phải chăng tất cả những điều này, đã khiến Singapore có vị trí quan trọng trong phần quan trọng châu Á - Khiến đất nước nhỏ bé, xinh đẹp và kỳ diệu này có sức hút, hấp dẫn lớn với rất nhiều nhà đầu tư và nhiều du khách khắp thế giới ■

theowsj&fortune

Số lượng tỷ phú có nguyện vọng định cư ở Singapore ngày càng nhiều - Đó là thông tin báo chí cho biết mới đây. Điều gì khiến đảo quốc nhỏ bé Singapore trở thành thiên đường lý tưởng cho không ít doanh nhân giàu có. Nhiều người, sẵn sàng từ bỏ quốc tịch để có cơ hội được định cư tại đây và lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất nước Singapore …

Trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Cặp vợ chồng người Malaysia: Ong Beng Seng và Christina Ong (1,6 tỷ USD)…; Eduardo Saverin (2,2 tỷ USD), Doanh nhân 31 tuổi người Mỹ gốc Brazil này là nhà đồng sáng lập của Tập đoàn Facebook …; Wee Cho Yaw (5 tỷ USD) là chủ tịch ngân hàng United Overseas Bank. Cha ông đã thành lập C.ty và Wee Cho Yaw đã lãnh đạo được 33 năm…; Gia đình nhà Khoo (6,7 tỷ USD). Khoo Teck Puat đã để lại toàn bộ tài sản của mình trong đó có cổ phần tại Standard Chartered Bank cho 14 người con. Hiện gia đình cũng đang sở hữu tập đoàn khách sạn nổi tiếng Goodwood…

Singapore:

Ấn tượng và Thịnh vượng…Hoàng Minh Quang

Du khách Việt Nam ở Singapore

Khu mua sắm Kampong Glam

Page 42: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 201442

Trước khi tiến vào thủ đô Kuala Lumpur, chúng tôi qua Malacca - Địa danh được biết đến như

một phần quan trọng trong lịch sử phát triển trường tồn của Malaysia. Theo sử sách năm 1396, hoàng tử bị lưu đày Parameswara từ Sumatra đã sáng lập ra thành phố này, với chức năng như một cảng dừng chân cho tàu và các thương gia đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và châu Âu. Với vị trí chiến lược quan trọng là một cảng giao thương và giao lưu rộng mở - Lịch sử phát triển trên 600 năm của Malacca là lịch sử quật khởi và hào hùng để ngày 20/2/1956, tại chiến trường chiến binh ở Malacca-Ngài Abdul Rahuman Putra Al-Haj,

Thủ tướng đầu tiên của Malaysia tuyên bố độc lập và sau đó, ngày 31/8/1957, Malaysia giành được độc lập.

Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng khi chúng tôi đến, Malacca như vẫn còn không khí hào hùng xưa, những dấu ấn lịch sử xưa trong khung cảnh...Nét độc đáo và đặc sắc của các nền văn hoá đa dạng, đa sắc tộc như Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh…cổ, như vẫn tiềm tàng trong từng căn nhà, góc phố, trang phục của người dân. Đặc biệt, những công trình kiến trúc nổi tiếng: Pháo đài Afamosa, được coi là biểu tượng của Malacca (người Bồ Đào Nha xây dựng từ năm 1511); Stadthuys, toà thị chính đồ sộ (được xây dựng từ năm 1641-1660, theo lối kiến trúc cổ nhất của Hà Lan…); nhà thờ Thánh Paul (người Bồ Đào Nha xây dựng từ 400 năm nay); Rồi Lăng Hang Jebat, phố Jonker, Đền Cheng Hoon Teng, ngôi đền cổ nhất của người Trung Quốc ở Malaysia (đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 2002)…

Với lãnh thổ rộng tới 21.000km2- Peraka lại có nét duyên độc đáo khác ngay từ chính cái tên (Bởi Perat có xuất phát điểm từ màu bạc của những vỉ quặng thiếc dồi dào tại đây). Và là một địa chỉ luôn tiềm ẩn những điều thú vị cho những du khách muốn khám phá…

Sẽ là ảo tưởng nếu mong muốn chỉ trong một bài viết, có thể (dù chỉ dừng ở mức phác hoạ) giới thiệu cụ thể những địa danh mà chúng tôi đã có dịp ghé qua trong chuyến đi mới rồi. Dù thế, Kuala Lumpur ( KL) vẫn là địa danh chúng tôi muốn và cần nhắc đến trong bài viết này.

Theo bạn đồng hành, anh Nguyễn Quang Huy, người khá am tường về Malaysia - Thì KL được thành lập từ những năm 1857 và rất nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc cũng như địa điểm mang đậm dấu ấn văn hoá và lịch sử…Được đánh giá là TP của màu xanh (do cây cối rất nhiều) và ánh sáng - KL vừa có vẻ đẹp cổ tích huyền ảo, vừa có vẻ đẹp hiện đại hoành tráng, với Tháp Truyền hình Kuala Lumpur (lúc chúng tôi qua thì trời đang mưa, dù thế vẫn thấy rõ độ cao hút mắt của Tháp (421m. Cao thứ 4 thế giới về tháp truyền hình)…Rồi Cung điện Hoàng gia, Đền thờ hồi giáo Jamek, được xây dựng từ năm 1909, theo phong cách kiến trúc Ma Rốc và các mô típ Hồi giáo Bắc Ấn độ - Mà vẻ đẹp cổ xưa, uy nghi, huyền bí và linh thiêng của Đền, rất khó có thể

miêu tả hết bằng ngôn từ. Và du khách nữ nhất định phải mặc áo choàng dài, khi vào Đền thờ

Và nói đền KL không thể không nhắc đến Tháp đôi Peronas, công trình có thể coi như một biểu tượng về sự bứt phá ngoạn mục của Malaysia nói chung, KL nói riêng. Cao 452m, với 88 tầng, Tháp đôi bao gồm hai toà tháp được thiết kế ý hệt nhau về hình dáng và được nối với nhau bằng một cây cầu dài 58m, ở tầng thứ 41 và 42. Chúng tôi đã “lang thang đến rã rời” không chỉ đơn thuần để mua sắm ở Trung tâm mua sắm Suria KLCC (ngay chân Tháp Đôi), mà còn để ngắm khung cảnh và ngắm hàng hoá tràn ngập trong các cửa hàng.

Chúng tôi cũng tranh thủ ghé qua Quảng trường Độc lập Merdeka Square, để ngắm nhìn lá cờ, được coi là biểu tượng đánh dấu sự khai sinh nền độc lập của Malaysia (31/8/1957) tung bay trên đỉnh cột cờ có độ cao 100m, nghe nói là cao nhất thế giới…

Rõ ràng là, dù được chia làm hai phần (theo tài liệu): Bờ phía Tây, thường gọi là Bán đảo Malaysia và bờ phía Đông, nằm trên Đảo Borneo, được ngăn cách bởi 750km biển Đông, với 13 bang: Perlis, Kedah, Penang, Pah-ang…Có chung biên giới với Thái lan, về phía Bắc và với Singapore về phía Đông - Malaysia, với vẻ đẹp kỳ thú, hấp dẫn và độc đáo riêng, nhất là về văn hoá-lịch sử-khung cảnh thiên nhiên, đặc biệt sự thân thiện, hiếu khách của những người dân đa sắc tộc…của từng vùng, miền, địa danh vùng bán đảo …đã, đang vẫn điểm đến lôi cuốn nhiều du khách ■

Độc đáo và quyến rũ

Với nền văn hoá đa dạng và nhiều thập kỳ kinh tế tăng trưởng bền vững, chính trị ổn định…Malaysia được đánh giá là một trong những đất nước thân thiện và ổn định nhất khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, với phong cảnh thơ mộng, hữu tình, hoà quyện một cách rất độc đáo các nền văn minh cổ xưa nhất châu Á, Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ cùng nền văn hoá đa sắc tộc; những ngôi nhà di sản kết hợp với những toà nhà hiện đại cao chọc trời, những bãi biển, hòn đảo kỳ thú…Đất nước đặc sắc và quyến rũ này đang trở thành sự lựa chọn, là điểm đến cho nhiều du khách khắp thế giới

Phạm Diệu QuỳnhMALAYSIA

Page 43: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 43

*Địa điểm xây trường và tên của trường.

Theo ông Bùi Đức Hợp, trước 1975, hai bên đường cái quan dài 2 km từ dốc Xuân Bảng đến đình làng là đồng ruộng mỏi cánh cò bay. Nay huyện lỵ Xuân Trường dời về dốc Xuân Bảng, làng ông được sát nhập vào Thị Trấn (TT). Ruộng hai bên đường được san lấp để xây phố xá. Tìm được một thửa đất trống để xây trường quả là khó khăn.

Lúc đầu TT đề nghị một thửa đất ruộng trông sang chùa Tần, cách trường làng bởi cầu Ximăng. Cảnh trí khá thơ mộng, ba bề bao bọc bởi sông. Nhưng sau đó, TT gặp khó khăn trong việc dời mộ, nên đề nghị một thửa đất khác. Thửa đất xây trường có diện tích 2000 m2, khá rộng để có thể mở rộng trường trong tương lai.

Đã xây dựng nhiều công trình tại miền Nam, nên ông cùng những nhà hảo tâm không gặp khó khăn trong việc đặt tên công trình. Ví như cầu ấp 2, xã Bình Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An được đặt tên cầu Sơn Nam do nhóm Thiện Nguyện Sơn Nam (Sơn Nam Vọng Tộc là danh hiệu vua ban cho TS Bùi Huy Bích <1744 – 1819>, Tổ thứ chín của dòng họ Bùi.) tài trợ và xây dựng…Nên ông Hợp cùng các nhà hảo tâm dự kiến đặt tên trường Mầm Non làng Xuân Bảng, là trường mầm non Bùi Đức Hậu. Cụ Hậu (1885- 1947) là một nhà nho uyên bác, một thầy thuốc tận tụy, một nhân sĩ cương trực luôn bênh vực những dân lành thấp cổ bé miệng. Cụ được nhiều người mến phục. Được biết, đầu năm 1945, khi nạn đói hoành hành cả nước, Cụ đã chỉ đạo đại gia đình ròng rã hàng tháng trời nấu nhiều vạc cháo chia phát cho dân góp phần cứu đói cho đến nay còn được nhiều người truyền tụng lại. Cụ cũng rất chăm lo đến nông nghiệp, thủy lợi - lĩnh vực mà Cụ cho là “nền tảng quan trọng của no ấm nhân dân”. Cụ đã huy động hàng trăm nông dân các xã đắp con đê dài hàng chục km, mở ra hàng nghìn mẫu ruộng để nhân dân canh tác trồng lúa. Về tâm linh hướng về cội nguồn và người có công với đất nước, Cụ cũng đã chỉ đạo nâng cấp hoàn thiện toàn bộ ngôi đền làng Xuân Bảng - ngôi đền hiện nay được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa xếp hạng. Trong gia đình, Cụ cũng là một người ông, người chồng, người cha mẫu mực trong sinh hoạt, ứng xử với họ hàng nội tộc, nuôi dạy và giáo dục các con cháu. Cụ là người định hướng tất cả các con phải theo Cách mạng, cống hiến cho cách mạng...Con cháu muốn đặt tên trường mầm non Bùi Đức Hậu không ngoài mục đích vinh danh cụ.

Sau nhiều trao đổi kéo dài. Cuối cùng TT chỉ đồng ý xây một bảng ghi công đức cụ Bùi Đức Hậu, còn việc đặt tên trường sẽ hạ hồi phân giải, và phải đảm bảo theo quy định ngành giáo dục. Khi ấy ông Bùi

Đức Hợp đã định bỏ cuộc. Nhưng khi nghĩ tới các bé, tương lai của đất nước và nghĩ đến niềm mong ước bấy lâu của dân làng, nên lại tiếp tục. Vì là công trình để đời, nên ông Hợp cùng các nhà hảo tâm (là con cháu ông Bùi Đức Hợp và Hội VNHELP) mướn một kiến trúc sư danh tiếng, Giám Đốc C.ty CP Kiến trúc và Xây dựng Aicovina. Công trình được trang bị điện nước, đồng bộ khép kín theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT; cổng, hàng rào, cây xanh phù hợp với cảnh quan "xanh, sạch, đẹp"của đình làng.

Nhà thầu được lựa chọn để thi công công trình là C.ty CP SXTM Thái Dương C.ty đã xây dựng nhiều công trình lớn cho Hội VNHELP. Việc giám sát thi công được tiến hành tốt, nhằm bảo đảm chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng. Sau khi hoàn tất, trường được bàn giao lại cho TT quản lý.* “Cứu giúp một người phúc đẳng hà sa”

Được biết, con cháu ông Bùi Đức Hợp đã chung sức, chung lòng xây dựng trường Mầm Non để tỏ lòng biết ơn chi Tổ. Sau khi trường khai giảng, qua Hội khuyến học Bùi Đức Hậu (là một tổ chức lâu đời có chi nhánh trên toàn quốc và trên thế giới, nơi nào có con cháu Cụ sinh sống như tại Âu Châu, Mỹ Châu.), các cháu sẽ tổ chức học bổng Bùi Đức Hậu hàng năm trợ cấp cho các cháu nghèo, học giỏi, theo đúng lời dạy:

"Dù xây chín bậc phù đồKhông bằng làm phúc cứu cho một người"

Các con cháu ông còn tài trợ, mổ mắt nhân đạo miễn phí cho 2.933 người mù nghèo trong cả nước (riêng tỉnh Nam Định, số đó đã lên tới 1.108 người). Nhờ phúc đức của tổ tiên, cha ông - con cháu ông Bùi Đức Hợp ngày nay thành đạt rất vẻ vang. Nhiều người có học hàm, học vị cao như T.S, Th.S, bác sỹ, kỹ sư, cử nhân…ở các trường Đại học danh giá như đại học Harvard, HK, như Bùi Kim Thùy (Thùy là người VN duy nhất được học bổng của cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu-Singapore. Học bổng chỉ dành cho lãnh đạo và những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo cao cấp khu vực Á Châu - Thái Bình Dương).*Ký ức tuổi thơ

Trò chuyện, ông Bùi Đức Hợp cho biết: Mỗi lần nhắc đến trường, đình làng quê hương, ký ức tuổi thơ lại hiện về mồn một trong ông. Đặc biệt ngôi trường làng. Theo ông Hợp, Trường làng ông được xây dựng năm 1910, mái lợp ngói, bàn ghế học trò bằng gỗ lim. Mới đầu chỉ có lớp 1,2, và 3, đi thi lấy bằng Sơ Học Yếu Lược. Sau năm 1945, trường mở thêm lớp 4 và 5 để thi bằng Tiểu Học. Trường nằm bên đường cái quan và cầu Ximăng. Trước trường là sân chơi khá rộng, phía sau là bể nước mưa và vườn rau, bên phải là nhà 5 gian lợp bổi dành cho hương sư, bên trái là ao ấu…Thấy ông Hợp siêng học, thầy đẻ gửi ông sang học trường huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Tới lớp 3, gia đình lại cho ông lên Nam Định học trường Jules Ferry…Năm 1945, sau khi thi đậu

bằng Sơ Học tại Phủ lỵ Xuân Trường, ông Hợp trở về trường làng học lớp 4, 5 với thầy giáo Bội. Trong thời gian thầy đẻ ông lâm bệnh, thầy đến chữa bệnh cho bằng phương pháp thôi miên. Một tay thầy xoa bụng cụ, miệng lẩm bẩm: "bệnh cụ rồi sẽ khỏi". Hè năm 1948, ông Hợp thi rớt Tiểu Học tại Trà Bắc. Không chịu học đúp lại một năm, ông lên Hành Thiện học lớp đệ Thất tại trường cụ Cử Cao. Đó cũng là năm chót, ông nhìn thấy trường làng trước khi di cư vào Nam, năm 1954…

Năm 2000, ông Bùi Đức Hợp về nước thăm trường cũ bạn xưa với ý định "Con là Carnot đây, thầy còn nhớ con không". Những người thầy thuở trước như thầy Lộc, thầy Bội không còn nữa. Đứng bên cầu ximăng nhìn ngôi trường cũ, ông Hợp không cầm được nước mắt.

Ông Hợp cũng nhớ ngôi Đình làng (được xếp hạng là một di tích lịch sử và văn học của cả nước). Đình nằm trên khu đất rộng 3 mẫu, ba bề là mặt sông, được khởi công xây đầu thập niên 1920, cột và dầm đều bằng đá granite nặng từ 1 - 3 tấn...Người đứng ra thiết kế và thi công là cụ Hoàng Thọ Tụ, tiếp theo là cụ Bùi Đức Tiên, bác ruột ông Hợp. Vị Thành Hoàng là tướng công Ngô Miễn, chống giặc Minh. Trong trận ác chiến với giặc Tầu, quân ta yếu lực, Tướng Công nhảy xuống biển Kỳ La (nay thuộc Nghệ An) tự vẫn. Ngô phu nhân tuẫn tiết theo chồng. Ngôi đền rất linh thiêng, nhiều chuyện tâm linh được đồn đãi trong nhân gian.

Trong ký ức của người con xa xứ, yêu quê hương tha thiết Bùi Đức Hợp, kỷ niệm như mới vừa diễn ra: Ngày nhỏ, ông Hợp hay ra đình chơi. Thú vị nhất là nằm trên bàn cờ đá phía trước đình. Gió đồng từ phía Hội Khê thổi về, tiếng sáo diều vi vút đưa ông và lũ bạn vào giấc ngủ trưa hè. Mỗi lần tan học, bọn trẻ con rủ nhau chơi trò "trốn tìm" trong vườn nhãn, cành lá sum xuê, trĩu những chùm quả mọng thơm ngon. Rồi những ngày hội làng tổ chức vào 12- 15 tháng 2 ÂL hàng năm, đám rước kiệu với đủ cờ chiêng trống và phường bát âm rất vui; say mê hơn cả là coi đấu vật, đấu roi…Năm 2000, về quê thăm đình cũ, ông Hợp thấy cảnh vật vẫn như xưa, ngoại trừ một số cơ sở được dùng làm kho chứa thóc, sân đình làm chỗ cán lúa. Mỗi lần ghé thăm đình hoặc có ai nhắc tới đình làng, ông Hợp không thể quên hình ảnh thầy ông cầm dù trông coi thợ xây lại cổng đình, dưới trời oi bức…

Hy vọng việc làm ý nghĩa là phát tâm xây dựng trường Mầm Non tại làng Xuân Bảng, huyện Xuân Trường-Nam Định của ông Bùi Đức Hợp và các nhà hảo tâm sẽ mang lại nhiều niềm vui cho các cháu bé cùng các phụ huynh vùng quê Xuân Bảng trong mùa Xuân mới ■

LTS. Ông Bùi Đức Hợp, công trình sư gốc Việt, hiện sống tại Mỹ - Là nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng, trong tiểu thuyết “Thời của Thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ông là một nhà hảo tâm, từ nhiều năm nay đã về Việt Nam nhiều lần để làm từ thiện (xây trường học, mổ mắt, mổ tim miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân.). Ngôi trường dự kiến mang tên nhà nho thân sinh ra tác giả là cụ Bùi Đức Hậu, tại thị trấn Xuân Bảng, huyện Xuân Trường, Nam Định, khánh thành trước thềm Xuân mới Giáp Ngọ-2014.

Được biết năm 2000, khi về thăm quê, ông Bùi Đức Hợp đã ao uớc xây dựng trường Mầm Non tại làng Xuân Bảng, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định (nay là thị trấn Xuân Trường). Nhưng kinh phí xây dựng quá lớn, nên ông đành dành dụm mỗi năm một ít. Khi số tiền đóng góp của ông và con cháu tạm đủ, việc khởi công xây trường được tiến hành vào tháng 11/2013.

“Trường Mầm Non làng tôi” Hoàng Minh Quang

Page 44: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 201444

* Thưa ông, C.ty CP TCT Giống Cây trồng Thái Bình được đánh giá là một trong số rất ít doanh nghiệp đã thấu hiểu và đồng hành, một cách thật sự chia xẻ, trách nhiệm với khó khăn của

nông nghiệp - nông dân, nhất là miền Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ nhiều năm qua. Là “Thuyền trưởng” DN, chắc chắn ông thấu hiểu tầm quan trọng đặc biệt cũng như những thuận

lợi, nan giải của “Liên kết 4 nhà”, đặc biệt việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- CT HĐQT-TGĐ Trần Mạnh Báo: Thuận lợi nhất của doanh nghiệp là được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển ngành nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng KHCN vào sản xuất NN hiện nay. Đồng thời, việc hội nhập ngày càng sâu rộng đã tạo cơ hội để các DN tiếp thu các tiến bộ KHCN từ thế giới. Người nông dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, nên sẵn sàng tiếp thu và tiếp cận cái mới. Đặc biệt chương trình XD NTM với chính sách tiêu thụ nông - lâm sản và chính sách liên kết 3 nhà - 4 nhà, cánh đông mẫu lớn… là cơ hội để chuyển giao KHCN vào sản xuất NN. Thật ra có nhiều đơn vị, DN muốn đồng hành, chia xẻ với nông dân - nông nghiệp còn nhiều khó khăn, kể cả trong lĩnh vực chuyển giao để ứng dụng KHCN vào SXNN.

Song khó khăn, thách thức lớn nhất mà các DN phải đối mặt hiện tại là cơ chế chính sách để chuyển giao ứng dụng hoặc nghiên cứu KHCN hiện nay chưa hợp lý. Thực tế, chuỗi vận hành từ khi bắt đầu đến khi có kết quả rồi đưa

kết quả đến người nông dân thường bị cắt khúc, chưa thành hệ thống hoàn chỉnh. Nặng thủ tục hành chính, thậm chí quan liêu, qua nhiều cơ quan, ban, ngành gây lãng phí thời gian, công sức - Điều này đồng nghĩa với lãng phí tiền bạc và sức dân… Trở thành sức ép, cản trở lớn với các DN muốn đầu tư cho nghiên cứu hoặc muốn được chuyển giao lại không có khả năng hay bỏ cuộc vì chịu nhiều khâu trung gian. Đặc biệt

Là mục tiêu lớn, rất quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XD NTM) - “Liên kết 4 nhà” (Nhà Quản lý <các cấp> - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nhà nông) là chương trình đúng đắn tạo điều kiện tiên quyết để thành công và phát triển bền vững cho nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu việc triển khai thực hiện tại một số địa phương như huyện SiMaCai, Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Ý Yên (tỉnh Nam Định), Đông Hưng (tỉnh Thái Bình)…chúng tôi nhận ra: Để ước muốn, lý thuyết trở thành hành động cụ thể và hiện thực là một khoảng cách không nhỏ với nhiều vấn đề phức tạp, nan giải. Một bài toán khó, cam go trong tìm lời giải đáp - Bởi sự đòi hỏi đầu tư là rất lớn và nhiều mặt - Không chỉ bằng nguồn lực khổng lồ để nghiên cứu các công trình khoa học nhằm ứng dụng hiệu quả khi đi vào cuộc sống và SX nông nghiệp (NN) cho nông dân... Mà còn phải bằng cả sự bền bỉ, đồng bộ, đặc biệt Tâm - Tầm của các nhà quản lý, lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình. Vậy điều gì khiến thực tế triển khai “liên kết 4 nhà” gặp nhiều khó khăn?

Như nhận ra những băn khoăn của chúng tôi trong việc tìm hiểu đề tài thú vị này, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình đã động viên: “Đúng là khó khăn, vì nhiều lý do. Nhưng vẫn có DN làm tốt và trách nhiệm…” - Rồi với vẻ tự hào, ông “phác thảo” ngay vài nét cơ bản về đơn vị mà ông coi như “vàng quý…” trong phục vụ nông nghiệp - nông dân. Đó là C.ty CP Tổng công ty Giống Cây trồng Thái Bình (TSC). Được khích lệ, chúng tôi liên lạc và đã có cuộc trò chuyện hết sức thú vị, hữu ích với ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ TSC về những vấn đề cốt lõi trong “Liên kết 4 nhà”:

“Liên kết 4 nhà”: Từ góc nhìn một doanh nghiệp

Nam Thương

TS. Trần Mạnh Báo - TGĐ Cty CPTCT Giống Cây Trồng THÁI BÌNH

xem tiếp bài trang 28...

Có gắn với ngành nông nghiệp, gắn với những người nông dân “chân lấm tay bùn” mới thấy điều

kiện cần phải đặt người nông dân vào trung tâm, trọng công sức cần mẫn lao động đối với đất nước 80% nông nghiệp như Việt Nam. Mới thấy, mọi sản phẩm dù là phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…(đầu vào) hay thóc-gạo, rau-củ, thủy hải sản…(đầu ra) đều có sự tận tâm, cần mẫn, trách nhiệm lớn lao của những người đang ngày đêm gắn với ruộng đồng…Vừa sản xuất, cần sử dụng sản phẩm đầu vào, vừa tiêu dùng hàng hóa, nông dân sẽ trực tiếp đánh giá chất lượng-hiệu quả sản phẩm của Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Tâm niệm điều này! TGĐ Nguyễn Mạnh Cường, dù đã lục tuần đến tuổi “nghỉ ngơi, vui vầy cùng con cháu”…nhưng vẫn lặng lẽ, lặn lội đưa sản phẩm đến với nông dân theo nguyên tắc “Hãy thử đi trước khi tin” hay “Đúng hãy trả tiền”…Ông thầm lặng chia sẻ thành công và cả thất bại sau mỗi mùa thu hoạch; như người bạn đồng hành tận

tụy, có tâm-tình với những người nông dân, dù ở vùng đồng bằng hay ở vùng núi cao. Cũng không ồn ào cạnh tranh, không cầu kỳ quảng bá mà cứ lặng lẽ đến từng ruộng lúa, luống rau, nương ngô, rãy cà phê…Phân bón Hùng Ngọc đã và đang được những người nông dân đã sử dụng sản phẩm tin dùng bằng lối đi riêng như thế. Cũng chính kết quả khả quan của những gốc cây trồng đã là lời minh chứng cho chất lượng sản phẩm, cùng sự tin cậy, thủy chung của người nông dân nơi vùng cao (Thái Nguyên, Sơn La…) hay vùng Tây Nguyên (Gia-lai, Komtum…). Sự phát triển của Phân bón Hùng Ngọc âm thầm, bền bỉ như rễ cây bén dần sâu-rộng vào lòng đất mẹ bao dung…

Phải “Tai nghe, mắt thấy, tay sờ”! Vượt chặng đường hơn 400km từ Hải Phòng cùng Hùng Ngọc đưa phân bón vào từng thôn xã vùng núi Sơn La, rồi từ thành phố vào bản sâu cách QL trên 100km mới thấy hết sự tận tâm, tận tụy và tôn trọng của Hùng Ngọc với những người nông dân chất phác, hiền

hậu. Chứng kiến sự trù phú của những vườn mía, na, rau…dưới ánh nắng nhẹ mùa đông vùng núi cao se lạnh; hay hòa trong nụ cười rạng rỡ của những xã viên trên Nông trường Tô Hiệu, Vùng mía C.ty Mía Đường Sơn La…hay gương mặt của những cô sơn nữ tươi xinh…mới thấy và tin được thành công cũng như trân trọng tâm sức mà Hùng Ngọc và TGĐ Nguyễn Mạnh Cường có được ngày hôm nay.

Trả lời câu hỏi “Lấy nông dân thẩm định chất lượng, lấy chất lượng để khẳng định thương hiệu, vậy Hùng Ngọc có định hướng gì cho năm 2014 và các năm tiếp theo?”, ông Nguyễn Mạnh Cường hồ hởi: “Không chỉ ở Sơn La hay các tỉnh Miền Bắc, Hùng Ngọc đang tiến mạnh hơn vào phục vụ bà con tại khu vực Tây Nguyên, Đông và Tây Nam Bộ… xúc tiến xuất khẩu phân bón sang Lào, Campuchia theo hợp đồng với Tập đoàn Cao Su Việt Nam phục vụ trong các đồn điền cao su tại nước bạn. Dù ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, phân bón Hùng Ngọc luôn xác định tôn chỉ: Lấy

chất lượng làm thương hiệu, sản phẩm phải để dân tự đánh giá và lựa chọn…” và “Niềm vui lớn nhất trong kinh doanh của tôi cũng như Hùng Ngọc là được nhìn thấy nụ cười của người dân sau mỗi vụ thu hoạch, “tay bắt mặt mừng” mỗi khi đoàn xe đưa phân bón tới bản hay khi về thăm…”.

Rời Sơn La lên Thái Nguyên thực địa, tặng phân bón thử nghiệm cho cây chè; sau đó đi Thái Bình, Nam Định…với cây lúa…;Gia Lai, Đăklăk với cây cà phê…Những chặng đường không ngừng nghỉ mà thời gian phần lớn dành để tiếp xúc, lắng nghe nông dân, kiểm tra chất đất, giống cây và làm việc với kỹ thuật về chủng loại sản phẩm…Không chỉ riêng ông Cường mà từ Ban Lãnh đạo C.ty tới kỹ thuật, nhân viên đều quán triệt: Cần bỏ qua những định kiến sang hèn-thứ bậc, nhẫn nại, kiên định…gắn dân, gắn địa bàn. Để làm được điều này, tất phải xuất phát từ cái tâm lớn lao với nghiệp nhà nông ■

Tạo lòng tin bằng cái tâm và chất lượng Hoàng Nam - Ngàn Thương

Page 45: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 45

Happy new year

Chúc Mừng Năm Mới Giáp Ngọ 2014

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND - MTTQ XÃ SƠN ĐÀHUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

CHỦ TỊCH UBND: NGUYỄN DANH HẢO

LTS. Mặc dù năm 2013, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước(NSNN) nhưng Cục thuế tỉnh Bắc Ninh vẫn luôn tích cực, nỗ lực, chủ động xây dựng các giải pháp ngay từ đầu năm để phấn đấu vượt dự toán giao. Kết thúc năm 2013, tổng thu ngân sách (NS) do Cục thực hiện đã đạt 6.056 tỉ đồng đạt 110% dự toán lệnh (tăng 32 % so với cùng kỳ năm 2012), trong đó tổng thu từ thuế, phí là 5.728 tỉ đồng (đạt 115 % dự toán pháp lệnh, tăng 36 % so với cùng kỳ năm trước). Thu tiền SDĐ 778,4 tỉ (đạt 87% dự toán bằng 110% so với cùng kỳ năm 2012). Hầu hết các khoản thu đều đạt khá, đặc biệt là thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 85% so với cùng kỳ, thuế TNCN tăng 33% so với cùng kỳ…Kết quả này thể hiện nỗ lực lớn của toàn thể CBCNV, đặc biệt của Ban Lãnh đạo Cục Thuế Bắc Ninh.

Trò chuyện với chúng tôi vào những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới vô cùng bận rộn, Cục Trưởng Cục Thuế Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Hải, một người nhiều kinh nghiệm, bởi thâm niên gắn bó với ngành và tỉnh, cũng là người rất trách nhiệm và tận tâm với công việc cho biết:

- Kinh tế suy thoái đã khiến hầu hết các doanh nghiệp (DN) Bắc Ninh gặp muôn vàn gian khó. Nhằm chia xẻ, tháo gỡ phần nào khó khăn cho DN - Cục Thuế tỉnh đã chủ động đề ra một số giải pháp cơ bản để hỗ trợ DN vượt khó, ổn định SXKD và thực

hiện tốt nghĩa vụ thuế. Trước hết, là việc đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, Cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp với ngành Thuế thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 02 của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN cho DN theo đúng chế độ. Đồng thời, phối hợp với các ngành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút khuyến khích các nhà đầu tư vào địa bàn, tổ chức đối thoại với NNT, nắm bắt vướng mắc của NNT và kịp thời giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ để phát triển SXKD. Và thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, nhất là việc hướng dẫn các DN thực hiện kịp thời chính sách thuế mới được sửa đổi bổ sung…

* Thưa ông, lâu nay các DN vẫn than phiền rằng, dù đã kêu gọi cải cách thủ tục hành chính, nhưng tình hình “y như vẫn”…Tuy nhiên qua tìm hiểu thấy Cục Thuế Bắc Ninh được đánh giá là thực hiện công tác này khá tốt. Ông có thể nói cụ thể về công tác này?

- Cục Trưởng Nguyễn Văn Hải: Cục đã thực hiện cải cách hành chính (CCHC), áp dụng công nghệ hiện đại đồng bộ vào việc thực thi các chính sách thuế mới được ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DN. Như đã tích cực triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015; Thực hiện việc niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế (Ban hành kèm theo quyết định 1902/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ Tài chính), để người nộp thuế theo dõi, giám sát. Đồng thời, việc thực hiện các qui trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục HC thuế tại bộ phận “một cửa”. Giải quyết chính xác, kịp thời đảm bảo cho NNT khi nộp hồ sơ được thuận lợi, không phải đi lại nhiều lần; Đề nghị cắt, giảm các thủ tục HC đã hết hiệu lực và không còn phù hợp với chính sách pháp luật về thuế. Nhất là, đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, kịp thời triển khai các ứng dụng mới để quản lý thuế, cung cấp miễn phí ứng dụng phần mền hỗ trợ NNT, giúp NNT khai và nộp thuế qua mạng giảm thời gian, chi phí cho DN...

Với bề dày truyền thống tốt đẹp, với sự năng động, vững vàng trước những thử thách, khó khăn và tinh thần thực sự cầu thị, cùng với Ngành Thuế cả nước, toàn thể CBCC Ngành Thuế Bắc Ninh tin tưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, phấn đấu hoàn thành thắng lợi chương trình hiện đại hóa công tác thuế.

Định hướng, giải pháp thu NS năm 2014 của Cục Thuế Bắc Ninh, thưa ông?

- Cục Trưởng Nguyễn Văn Hải: Để chuẩn bị tốt cho công tác thu NSNN năm 2014, Cục Thuế tỉnh triển khai một số giải pháp như: Tuân thủ và bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh. Chủ động triển khai đầy đủ các chế độ chính sách thuế, nhất là các chính sách, pháp luật thuế mới được sửa đổi bổ sung. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc tham mưu choTỉnh uỷ, UBND tỉnh đẩy mạnh hơn nữa CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Khuyến khích DN đổi mới công nghệ, mở rộng đầu tư, phát triển vững chắc để thêm nhiều nguồn thu cho NSNN.

Đặc biệt, đẩy mạnh lộ trình cải cách hiện đại hóa ngành thuế, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dượng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, năng lực quản lý Nhà nước cho CBCC để có đủ trình độ quản lý thuế theo yêu cầu; Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, tổng hợp, phân tích đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn thu, kết quả thu theo từng lĩnh vực, từng sắc thuế, kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả nhất. Đẩy mạnh công tác đối thoại và lắng nghe ý kiến NNT; Đổi mới công tác tuyên truyền chính sách thuế cho NNT, giải đáp chính sách thuế kịp thời; nâng cao chất lượng việc thanh, kiểm tra trên cơ sở đánh giá, phân tích rủi ro và tuân thủ pháp luật thuế của DN, đảm bảo sự tôn trọng và phát huy tính tự giác trong việc chấp hành pháp luật thuế của NNT. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm chính sách thuế, để đảm bảo sự công bằng nghĩa vụ nộp NSNN.* Trân trọng cảm ơn. Và chúc ông trong vai trò “đầu tàu” cùng toàn Thể CBCC Thuế Bắc Ninh năm mới thắng lợi mới ■

NHỮNG TIN VUI MỚI TRƯỚC THỀM XUÂN MỚI

Bùi Cường

THUẾ BẮC NINH:

Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc NinhÔng Nguyễn Văn Hải

Page 46: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 201446UBND PHƯỜNG ĐỨC THUẬN - THỊ XÃ HỒNG LĨNH

TỈNH HÀ TĨNH

UBND XÃ HƯNG CHÂU HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

UBND XÃ XUÂN PHỔ - HUYỆN NGHI XUÂNTỈNH HÀ TĨNH

UBND HUYỆN HƯNG NGUYÊNTỈNH NGHỆ AN

CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ BẮC

CỤC TRƯỞNG: DIÊM CÔNG HOÀN

UBND THỊ TRẤN XUÂN AN - HUYỆN NGHI XUÂNTỈNH HÀ TĨNH

UBND XÃ XUÂN VIÊN - HUYỆN NGHI XUÂNTỈNH HÀ TĨNH

Chủ tịch Trần Xuân Trực

Page 47: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 47

Các dịch vụ được biết đến tạiKhu Du Lịch Ẩm Thực Sinh Thái Vĩnh Hưng:- Dịch vụ ẩm thực với : nhà hàng 2 tầng được đặt giữa hồ và hệ thống nhà hàng nổi trên mặt hồ kết hợp với câu cá tại chỗ- Nhà hội trường với sức chứa 500 khách là không gian để tổ chức các hội nghị hay các sự kiện.- Hệ thống 4 phòng hát karaoke với dàn âm thanh hiện đại- Khu thể thao với 2 sân tennis - Khu vui chơi trẻ em - CLB Súng Sơn- Hệ thống 2 hồ câu cá giải trí - Dịch vụ trông giữ xe máy, xe ô tô ngày đêm.

KHU DU LỊCH ẨM THỰC SINH THÁI VĨNH HƯNG

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ;Khu Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Hưng315A Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội Website: vinhhung.net

Email: [email protected]ĐT: 043.644 9569Fax: 043. 6449574 Hotline: 0975. 315. 315

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND XÃ MINH ĐỨCHUYỆN MỸ HÀO - TỈNH HƯNG YÊN

CHỦ TỊCH UBND: ĐẶNG NGỌC LƯƠNG

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:- Xây lắp công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 KV- Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật- San lấp mặt bằng- Sản xuất vật liệu xây dựng; gia công cơ khí, kết cấu thép phục vụ công nghiệp- Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ- Sản xuất, mua bán, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản (trừ những lâm sản Nhà nước cấm)Một số công trình Công ty đã và đang thực hiện:Gói thầu số: NPC-KFW-VP-W14 xây lắp đường dây và TBA các xã Tam Quan, Minh Quang, Hợp Châu huyện Tam Đảo với giá trị: 8.302.993.876 đồngGói thầu số NPC/DEP1-MV/LV-W06.4.NĐ xây lắp lưới điện các xã thuộc huyện Mỹ Lộc & TP Nam Định với giá trị: 5.936.274.892 đồngGói thầu EVN NPC-ADB ĐB-W06 AF xây lắp lưới điện các xã thuộc huyện Mường nhé – tỉnh Điện Biên với giá trị: 6.530.366.447 đồng.Ngoài ra còn các công trình Thái Nguyên, Cao bằng...

Trụ sở chính tại: Số 150, đường Cách Mạng Tháng 8Sông Công, Thái Nguyên

CÔNG TY TNHHHÀ DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

ĐỊA CHỈ: SỐ 1 TRẦN NHẬT DUẬT - ĐỨC NINHĐỒNG HỚI- QUẢNG BÌNH

HIỆU TRƯỞNG: TRẦN ĐÌNH VĂN

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND XÃ CHU PHANHUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI

CHỦ TỊCH UBND: NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Page 48: Mekong tet 2014

XUÂN GIÁP NGỌ - 201448ĐẢNG UỶ -UBND XÃ CHẤN HƯNG

HUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚCCHỦ TỊCH UBND: NGUYỄN XUÂN PHIẾN

BAN AN TOÀN GIAO THÔNGTỈNH BẮC NINH

PHÓ BAN: VƯƠNG HỮU TRUYỀN

ĐẢNG UỶ - UBND XÃ ĐẠI ĐỒNGHUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC

BÍ THƯ: BÙI VĂN CƠ CHỦ TỊCH UBND: NGUYỄN HOÀI NAM

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND XÃ MƯỜNG CAIHUYỆN SÔNG MÃ- TỈNH SƠN LA

THAY MẶT UBND XÃCHỦ TỊCH: LƯƠNG VĂN BIẾN

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND - MTTQ XÃ PHÙ VIỆTHUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH CHỦ TỊCH UBND: NGUYỄN BÁ DU

ĐẢNG UỶ - HĐND-UBNDXÃ NAM HỒNG - HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND XÃ MÙ CẢHUYỆN MƯỜNG TÈ - TỈNH LAI CHÂUCHỦ TỊCH UBND XÃ: LỲ KHAI HÒA