74
BẢN TIN ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN SỐ 12 - THÁNG 12/2019 - VOLUME: – DECEMBER 2019 LƯU HÀNH NỘI BỘ ® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định kỳ hàng tháng liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân hàng của các tổ chức quốc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp nhà nước, cấp ngành của NHNN, các Bộ, ngành TW của Việt Nam, các thông tin Hội thảo của các Viện nghiên cứu, trường đại học, ấn phẩm khoa học của các NXB có uy tín tại Việt Nam phù hợp với quy định pháp luật về báo chí và bản quyển. ® Mọi quan điểm, nội dung trong Bản tin đều được dịch hoặc căn cứ vào thông tin khoa CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN ──── VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG ──── Bản tin phát hành định kỳ hàng tháng, được gửi trực tiếp qua email và đăng tải trên Cổng thông tin khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng: khoahocnganhang.o rg.vn ──── Liên hệ Email: research.bsi@sbv. gov.vn NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà 504 Xã Đàn, quận Đống Đa,

khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

BẢN TIN ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

RESEARCH BULLETIN

SỐ 12 - THÁNG 12/2019 - VOLUME: – DECEMBER 2019

LƯU HÀNH NỘI BỘ

® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định kỳ hàng tháng liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân hàng của các tổ chức quốc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp nhà nước, cấp ngành của NHNN, các Bộ, ngành TW của Việt Nam, các thông tin Hội thảo của các Viện nghiên cứu, trường đại học, ấn phẩm khoa học của các NXB có uy tín tại Việt Nam phù hợp với quy định pháp luật về báo chí và bản quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung trong Bản tin đều được dịch hoặc căn cứ vào thông tin khoa học chính thống, chỉ có hàm ý cung cấp thông tin tham khảo mà không phản ánh ý kiến hay quan điểm của Ban Biên tập cũng như của Viện CLNH. Người đọc chỉ nên sử dụng Bản tin nội bộ như là thông tin tham khảo.

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

────VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

────Bản tin phát hành định kỳ hàng tháng, được gửi trực tiếp qua email và đăng tải trên Cổng thông tin khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng: khoahocnganhang.org.vn

────Liên hệ

Email: [email protected]

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Địa chỉ:

Tầng 9, tòa nhà 504 Xã Đàn, quận Đống Đa, Tp.

Hà Nội.

THÔNG TIN KHOA HỌC QUỐC TẾ

Page 2: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

NGHIÊN CƯU QUÔC TÊ

Quy định và giám sát ngân hàng - Mười

năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu

Hành vi sử dụng điện thoại di động dự báo khả năng thanh toán

thẻ tín dụng

Ngân hàng trung ương trong thời kỳ

thách thức

Ngân hàng ngầm Trung Quốc: hoạt động tạo tiền ngầm của ngân hàng và ngân hàng ngầm

truyền thốngBài viết tìm hiểu và

tóm tắt sự phát triển trong các quy định về vốn ngân hàng, vốn hóa ngân hàng, kỷ luật thị trường và quyền giám sát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chi tiết

Nhiều hộ gia đình ở các quốc gia đang phát triển không có lịch sử tài chính chính thức, khiến các công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng cho những người vay tiềm năng. Tuy nhiên, những hộ gia đình này có điện thoại di động giúp tạo ra các dữ liệu hành vi phong phú. Chi tiết

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương đã phải đối mặt với ba thách thức: kinh tế, trí thức và thể chế. Chi tiết

Nghiên cứu này phân tích cơ chế tạo tiền của khu vực ngân hàng ngầm Trung Quốc. Chi tiết

Thiết kế tiền kỹ thuật số ngân hàng trung

ương

Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung

ương và Fintech ở Châu Á

Tác giả nghiên cứu thiết kế tối ưu của một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) trong môi trường mà các đại lý phân loại thành tiền mặt, CBDC và tiền gửi ngân hàng theo ưu tiên của họ về tính ẩn danh và bảo mật. Chi tiết

Sự phát triển của công nghệ tài chính đã thay đổi hoàn toàn cục diện của hệ thống tài chính ở châu Á và hứa hẹn sẽ có tác động lớn hơn nữa trong những năm tới. Chi tiết

Page 3: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ CHUYÊN SÂU

CÁC CƠ CHẾ TIỀN ẢO – PHÂN TÍCH TIẾP THEO

Vào năm 2011, đáp ứng lại yêu cầu từ công chúng, báo chí và các cơ quan công quyền, ECB đã bắt đầu phân tích sự nổi lên của các cơ chế tiền ảo, dự báo mức độ bao phủ ngày càng lớn. Phân tích này là cơ sở để ECB phát hành một báo cáo vào tháng 10/2012 về các cơ chế tiền ảo. Đây là một trong những báo cáo toàn diện đầu tiên được xuất bản về chủ đề này. Phân tích đặt hiện tượng này trong bối cảnh nhìn nhận lại lịch sử của tiền (money), tức là như một công cụ được tạo ra và được đánh dấu bởi sự tiến hóa của xã hội, luôn có khả năng phát triển và thích nghi với đặc tính của thời đại. Không có gì ngạc nhiên khi tiền bị ảnh hưởng bởi các phát triển về công nghệ gần đây và đặc biệt là bởi sự mở rộng sử dụng internet. Trong cộng đồng người sử dụng chúng, tiền ảo giống như tiền (money). Để thực hiện chức năng, chúng cũng cần phải đi kèm với các quy tắc và quy trình riêng cho phép chuyển giao giá trị, như với hệ thống thanh toán. Thuật ngữ “cơ chế tiền ảo (VCS)” do đó được sử dụng ở báo cáo này để mô tả cả khía cạnh giá trị và cơ chế đảm bảo xử lý các giao dịch. Báo cáo đề xuất đưa các cơ chế tiền ảo vào 3 nhóm danh mục: 1) cơ chế tiền ảo đóng – không có kết nối với nền kinh tế thực; 2) cơ chế tiền ảo một chiều – các đơn vị có thể được mua bằng tiền tệ “thực” ở một tỷ giá xác định nhưng không thể được đổi lại, và giao dịch với người sử dụng khác là không được phép; và 3) các cơ chế tiền ảo 2 chiều – các đơn vị có thể được mua và bán theo các tỷ giá (thả nổi). Báo cáo đưa ra 2 nghiên cứu tình huống về VCS 2 chiều, được phát hành và quản lý tập trung là Second Life Linden Dollar và phi tập trung là Bitcoin. Báo cáo sau đó xem xét các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của ngân hàng trung ương. Chi tiết

NGHIÊN CƯU TRONG NƯƠC

THÔNG TIN ĐÊ TAI TRONG NƯƠC

MA SỐ TÊN ĐỀ TÀI CHU NHIỆM

ĐTNH.022/17

HOẠT ĐỘNG CUNG ƯNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÊN NĂM 2025. (Chi tiết)

ThS. Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN

ĐTNH.003/18

QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI BẢNG TẠI CÁC NGÂN HANG THƯƠNG MẠI: KINH NGHIỆM QUÔC TÊ VA GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM. (Chi tiết)

TS. Bùi Tín Nghị, Giám đốc Học viện Ngân hàng

DANH.001/17

QUẢN LÝ NHÂN LỰC THEO KPI TẠI NGÂN HANG NHA NƯƠC VIỆT NAM. (Chi tiết)

ThS. Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN

Page 4: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

HÔI THẢO KHOA HỌC ÂN PHÂM KHOA HỌC

. (Chi tiết) CUỘC CHIÊN CÔNG NGHỆ SÔ. (Chi tiết)

. (Chi tiết) ĐỊNH HÌNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THƯ TƯ. (Chi tiết)

Page 5: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Quy định và giám sát ngân hàng - Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Bank Regulation and Supervision Ten Years after the Global Financial Crisis).

Nguồn: WBTác giả: Anginer, Deniz; Bertay, Ata Can; Cull, Robert J.; Demirguc-Kunt,

Asli; Mare, Davide Salvatore;Chu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 15/12/2019

Bài viết này tóm tắt bản cập nhật mới nhất của Khảo sát giám sát và điều tiết của Ngân hàng Thế giới. Bài viết tìm hiểu và tóm tắt sự phát triển trong các quy định về vốn ngân hàng, vốn hóa ngân hàng, kỷ luật thị trường và quyền giám sát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nó cho thấy vốn điều tiết tăng, nhưng một số yếu tố của quy định vốn trở nên lỏng lẻo hơn. Kỷ luật thị trường có thể đã xấu đi khi mạng lưới an toàn tài chính trở nên hào phóng hơn sau cuộc khủng hoảng. Sự giám sát của ngân hàng trở nên khắt khe và phức tạp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, năng lực giám sát không tăng tỷ lệ thuận với mức độ và sự phức tạp của các quy định mới của ngân hàng. Bài viết chứng minh tầm quan trọng của việc định nghĩa hẹp về vốn điều tiết ngân hàng, vì chất lượng vốn có giá trị trong việc giảm thiểu rủi ro ngân hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với các ngân hàng lớn, bởi vì họ có nhiều quyền quyết định hơn trong việc tính toán trọng số rủi ro và có khả năng phát hành nhiều loại công cụ vốn tốt hơn.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

2. Hành vi sử dụng điện thoại di động dự báo khả năng thanh toán thẻ tín dụng (Behavior Revealed in Mobile Phone Usage Predicts Credit Repayment).

Nguồn: WBTác giả: Bjorkegren, Daniel; Grissen, Darrell;Chu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 06/12/2019

Nhiều hộ gia đình ở các quốc gia đang phát triển không có lịch sử tài chính chính thức, khiến các công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng cho những người vay tiềm năng. Tuy nhiên, những hộ gia đình này có điện thoại di động giúp tạo ra các dữ liệu hành vi phong phú. Bài viết này cho thấy dấu ấn hành vi trong dữ liệu điện thoại di động dự đoán khả năng vỡ nợ, sử dụng hồ sơ các cuộc gọi gắn với kết quả trả nợ tín dụng cho mục đích mở rộng tín dụng của công ty viễn thông Nam Mỹ. Trên một mẫu các cá nhân có lịch sử tài chính ít ỏi, phương pháp nghiên cứu của các tác giả thực sự vượt trội so với các mô hình sử dụng thông tin của các công ty thông tin tín

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 1

Page 6: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

dụng, cả khi thử nghiệm trong cùng thời gian và khi được thử nghiệm trên khoảng thời gian khác nhau. Tuy vậy, phương pháp của nhóm nghiên cứu cũng cho hiệu quả tương tự trên các nhóm không có lịch sự tài chính, những người không thể được chấm điểm tín dụng bằng các phương pháp truyền thống. Các cá nhân trong nhóm có rủi ro cao nhất theo phương pháp chấm điểm của nhóm nghiên cứu có khả năng vỡ nợ cao gấp 2,8 lần so với những người ở nhóm thấp nhất. Phương pháp này tạo cơ sở cho các hình thức tín dụng mới tiếp cận với khu vực những người chưa có tài khoản ngân hàng.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

3. Ngân hàng trung ương trong thời kỳ thách thức (Central banking in challenging times).

Nguồn: BISTác giả: Claudio BorioChu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 17/12/2019

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương đã phải đối mặt với ba thách thức: kinh tế, trí thức và thể chế. Thách thức về thể chế là sự độc lập của ngân hàng trung ương đã vấp phải sự chỉ trích lớn hơn. Nghiên cứu này dựa trên phân tích lịch sử và kết quả cho thấy sự suy yếu về tính độc lập của ngân hàng trung ương. Điều này cho thấy ngân hàng trung ương có quan hệ mật thiết với toàn cầu hóa, vì đều xuất phát từ nền tảng chung: một môi trường trí thức và chính trị hỗ trợ một hệ thống mở trong đó các quốc gia tuân thủ các nguyên tắc tương tự và các chính phủ vẫn duy trì được hoạt động của kinh tế thị trường. Điều này cho thấy rằng số phận về tính độc lập của ngân hàng trung ương cũng gắn liền với toàn cầu hóa. Nghiên cứu tìm hiểu những cách có thể giúp bảo vệ sự độc lập của ngân hàng trung ương. Một mấu chốt là thu hẹp khoảng cách kỳ vọng ngày càng tăng giữa những gì ngân hàng trung ương dự kiến sẽ cung cấp và những gì họ thực sự có thể cung cấp. Trong bối cảnh đó, nó cũng xem xét và loại bỏ sự hữu hiệu của các chương trình được đề xuất gần đây liên quan đến việc tiền tệ hóa có kiểm soát thâm hụt.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

4. Ngân hàng ngầm Trung Quốc: hoạt động tạo tiền ngầm của ngân hàng và ngân hàng ngầm truyền thống (China's Shadow Banking: Bank's Shadow and Traditional Shadow Banking).

Nguồn: BISTác giả: Guofeng SunChu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 08/11/2019

Ảnh hưởng ngầm của của ngân hàng (bank’s shadow) hay việc các ngân hàng tạo ra viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 2

Page 7: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

tiền ngoài các khoản cho vay truyền thống đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tiền ở Trung Quốc, đặt ra một loạt thách thức đối với hoạt động chính sách tiền tệ và quản lý rủi ro tài chính. Nghiên cứu này phân tích cơ chế tạo tiền của khu vực ngân hàng ngầm Trung Quốc một cách chi tiết, cách đo lường chính xác, điều tra tác động của nó đến rủi ro tài chính và khảo sát quy định hiện hành. Để tăng cường giám sát, cơ quan quản lý Trung Quốc cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các kênh ngân hàng ngầm khác nhau cả trên và ngoài bảng cân đối. Các công cụ điều tiết vĩ mô cụ thể như dự trữ tài sản và dự phòng rủi ro cần được áp dụng riêng biệt cho hoạt động ngầm của ngân hàng và khu vực ngân hàng ngầm truyền thống.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

5. Thiết kế tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (Designing Central Bank Digital Currencies).

Nguồn: IMFTác giả: Itai Agur; Anil Ari & Giovanni Dell'AricciaChu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 18/11/2019

Tác giả nghiên cứu thiết kế tối ưu của một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) trong môi trường mà các đại lý phân loại thành tiền mặt, CBDC và tiền gửi ngân hàng theo ưu tiên của họ về tính ẩn danh và bảo mật; và nơi hiệu ứng mạng tạo nên sự thuận tiện cho các công cụ thanh toán phụ thuộc vào số lượng người sử dụng chúng. CBDC có thể được thiết kế với các thuộc tính tương tự như tiền mặt hoặc tiền gửi và có thể chịu lãi: một CBDC cạnh tranh chặt chẽ với tiền gửi làm giảm tín dụng và sản lượng, trong khi CBDC giống như tiền mặt có thể dẫn đến biến mất tiền mặt. Do vậy, thiết kế CBDC tối ưu đánh đổi trung gian ngân hàng với giá trị xã hội của việc duy trì các công cụ thanh toán đa dạng. Khi hiệu ứng mạng là vấn đề, một CBDC chịu lãi sẽ giảm bớt sự đánh đổi của ngân hàng trung ương.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

6. Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương và Fintech ở Châu Á? (Central Bank Digital Currency and Fintech in Asia).

Nguồn: ADBTác giả: Amstad, Marlene; Huang, Bihong; Morgan, Peter J; Shirai, SayuriChu đê nghiên cưu: Nghiên cưu chính sách tài chính ngân hàngNgày xuất bản: 27/11/2019

"Cuốn sách này cung cấp một giới thiệu toàn diện về các nguyên tắc và sự phát triển liên quan đến tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và fintech. Phần đầu tiên của cuốn sách bao gồm lý thuyết về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, các khía cạnh pháp lý, số hóa kinh tế và vai trò của fintech trong việc thúc đẩy bao gồm tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong phần thứ hai, các nghiên cứu trường

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 3

Page 8: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

hợp được lựa chọn cung cấp một cái nhìn tổng quan sâu sắc về những phát triển liên quan đến fintech gần đây tại các nền kinh tế lớn của châu Á, bao gồm Úc; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông, Trung Quốc; Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; và Thái Lan.

Tải về toàn văn tại đâyTrở lại trang đầu

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 4

Page 9: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

cơ chế tiền ảo – Phân tích tiếp theo

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Tháng 2/2015

1.6. Quan điểm của người sử dụng đối với các cơ chế tiền ảo

Các chương trình tiền ảo có thể mang lại lợi thế cho người dùng, tức là người gửi tiền và người nhận tiền, khi gửi và nhận tiền. Phân tích về các rủi ro cho người dùng sẽ được phân tích sau trong phần này.

Người trả tiền có thể hưởng lợi từ việc tiết kiệm thời gian trong xác thực và quyết toán giao dịch thanh toán. Thời gian cho cả hai quá trình này có thể khác nhau giữa các chương trình tiền ảo khác nhau nhưng thường ít hơn một tiếng đối với chương trình tiền ảo phân tán và tức thời đối với chương trình tiền ảo tập trung. Hơn nữa, tốc độ xác minh và quyết toán không liên quan đến vị trí địa lý của người gửi và người nhận. Thực tế, phạm vi tiếp cận của mỗi chương trình tiền ảo thường là toàn cầu và mọi thiết bị kết nối điện tử hiện đại đều có thể truy cập internet và lưu trữ ví tiền ảo.

Trong quá trình đăng ký ví mới vào mạng lưới chương trình tiền ảo, người dùng thường không được yêu cầu đồng ý vào hợp đồng với các nhà phát minh hoặc trả cho họ một khoản phí tham gia. Hơn nữa, tính năng ẩn danh có thể là một yếu tố liên quan đến những người dùng nhất định và không chỉ đối với người dùng phi pháp mà còn đối với người dùng quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư của họ. Một số nền tảng giao dịch và thương mại đang áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng (KYC) kỹ lưỡng hơn do được quan tâm hơn và do cơ quan quản lý công tiến hành nhiều hoạt động và đưa ra các yêu cầu mới liên quan. Một lợi thế tiềm năng hơn nữa là không cần dữ liệu thanh toán cá nhân hoặc nhạy cảm để thực hiện thanh toán. Không giống thanh toán không hiện diện thẻ - dữ liệu thanh toán cá nhân và dữ liệu thanh toán nhạy cảm cần phải chuyển qua internet – thanh toán của chương trình tiền ảo không thể liên kết đến công cụ thanh toán, tài khoản thanh toán hoặc cá nhân. Ngoài ra, đối với với chương trình tiền ảo nổi bật nhất, một khi giao dịch được xác minh, không có

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 5

Page 10: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

thông tin giao dịch nào có thể được sử dụng để tiến hành một thanh toán gian lận.

Các chi phí liên quan đến việc sử dụng chương trình tiền ảo thường được coi là thấp. Thật vậy, không tính phí giữ tài khoản khi tự lưu trữ khóa mật mã và đến nay phí cho từng giao dịch cho một giao dịch thường bằng không hoặc thấp. Cần lưu ý là khi sử dụng chương trình tiền ảo, trái ngược với loại tiền cần chuyển đổi, không có chi phí chuyển đổi ngoại tệ. Do đó, sẽ tiết kiệm chi phí để sử dụng hệ thống, đặc biệt cho giao dịch thanh toán xuyên biên giới giữa cá nhân và doanh nghiệp và giữa các cá nhân (bao gồm chuyển tiền/kiều hối). Tuy nhiên, nếu người trả tiền không muốn giữ một lượng nhất định tiền ảo để sử dụng trong tương lai thì thường sẽ phát sinh chi phí để có được một lượng tiền ảo nhất định cần thiết cho mỗi giao dịch thanh toán dự định.

Đối với người nhận tiền, lợi thế lớn nhất là chi phí nhận tiền thấp. Thực tế, người nhận tiền chỉ cần mở một tài khoản và ví VCS để có thể nhận thanh toán. Vì không có đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán tham gia vào nên sẽ không có chi phí nào phải trả. Ngay cả khi có, thì phí giao dịch cũng thường rất thấp khi so sánh với các công cụ thanh toán khác như thẻ thanh toán. Hơn nữa, người nhận tiền cũng có lợi khi không phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ trực tiếp. Tuy nhiên, nếu họ quyết định giữa một lượng tiền ảo để sử dụng trong tương lai thì sẽ chịu rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, và có thể lớn nếu tỷ giá chuyển đổi của một số chương trình tiền ảo cho các hình thức thanh toán này không ổn định như trường hợp của Bitcoin. Nếu người nhận tiền không muốn giữ tiền ảo cho nhu cầu sử dụng tương lai thì phải chịu một khoản phí đối với lượng tiền ảo đã nhận trong giao dịch thanh toán.

Người nhận tiền cũng có thể hưởng lợi từ việc giảm thời gian xác minh giao dịch thanh toán và quyết toán. Điều này đặc biệt hữu ích với thanh toán trực tuyến khi việc giao hàng chỉ được thực hiện sau khi nhận được tiền chuyển. Hơn nữa, không có khả năng bồi hoàn nào trong khuôn khổ chương trình tiền ảo hiện tại, điều này có lợi cho phía người nhận tiền.

Ngoài ra, chương trình tiền ảo thường có quy mô toàn cầu và cho phép người nhận tiền bán sản phẩm của họ cho người gửi tiền ở bất kỳ đâu trên thế giới.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 6

Page 11: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Ngoài những lợi ích tiềm năng cho người gửi tiền và người nhận tiền, chương trình tiền ảo có những lợi thế khác cho hệ thống thanh toán nói chung. Lợi thế đáng chú ý nhất trong các chương trình tiền ảo phân tán là chi phí xử lý được phân bổ cho nhiều bên khác nhau, cụ thể là các thợ mỏ. Đặc tính này cho phép mạng lưới tạo được sức mạnh tính toán hợp lý mà không yêu cầu bên nào phải một mình đầu tư công sức và nó giúp mạng lưới có khả năng mở rộng mạnh mẽ cũng như có đủ các thợ mỏ sẵn sàng tham gia. Điều này cũng có nghĩa rằng các tác nhân mới và nhanh nhẹn, chủ yếu có kiến thức về CNTT có thể tham gia vào thế giới thanh toán. Họ đang đề xuất những giải pháp thanh toán mới cho thời đại kỹ thuật số.

Một lợi thế khác có liên quan là việc phát triển hơn nữa các phần mềm được người dùng quan tâm trên cơ sở tự nguyện (nguồn mở), do đó cả hệ thống sẽ đi theo hướng mà một thực thể riêng lẻ sẽ không thể nghĩ đến hoặc không lựa chọn. Việc phát hành phần mềm phiên bản mới và các cập nhật khác đã diễn ra suôn sẻ và tương đối dễ dàng. Mặt khác, các vấn đề về phần mềm đã xuất hiện khi tất cả người dùng phát hành và cài đặt, với một số sự cố lớn xảy ra theo thời gian và không một thực thể nào chịu trách nhiệm ngăn chặn hoặc giải quyết các sự cố đó.1

Do đó, các lợi thế có thể nhóm lại theo các lĩnh vực về khả năng sử dụng, tốc độ, chi phí và sự phát triển của các giải pháp thanh toán thay thế. Nhờ những lợi thế này, chương trình tiền ảo có thể tạo ra một thách thức đối với các công cụ thanh toán bán lẻ và các giải pháp thanh toán sáng tạo về các mặt như phí cho người tiêu dùng, phạm vi toàn cầu, tính ẩn danh của người trả tiền và tốc độ quyết toán. Một chương trình tiền ảo mới hoặc cải tiến có thể sẽ thành công hơn trong tương lai, đặc biệt đối với các thanh toán trong cùng một cộng đồng ảo/môi trường vòng khép kín (như nền tảng internet) và thanh toán xuyên biên giới.

Đối với thanh toán xuyên biên giới giữa doanh nghiệp-cá nhân, cá nhân-cá nhân trên thế giới, người dùng có thể cân nhắc sử dụng chương trình tiền ảo như là một công cụ thay thế. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và hiểu biết kỹ thuật về thanh toán trong chương trình tiền ảo thường là một rào cản. Điều này chắc chắn đúng 1 Xem http://bitcoinmagazine.com/3668/bitcoin-network-shaken-by-blockchain-fork/

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 7

Page 12: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

đối với hầu hết người nhận tiền, là những người cần phải có thiết bị để truy cập internet cũng như đổi tiền ảo sang loại tiền tệ của địa phương. Tuy nhiên, điều này có khả năng lớn được cải thiện đặc biệt trong lĩnh vực này và như vậy, một chương trình tiền ảo tiềm năng có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn là các nhà cung cấp truyền thống (ngân hàng, đơn vị chuyển tiền và hệ thống chuyển tiền không chính thức).

Ngoài ra, một công ty internet lớn có thể quyết định phát hành một chương trình tiền ảo tập trung để tạo điều kiện thanh toán trong nền tảng hay cộng đồng của mình. Đó có thể là các khoản thanh toán về kỹ thuật số, như một bài hát mới phát hành, một video độc quyền, một bài báo truyền thông chất lượng cao, cấp độ mới trong một trò chơi… Một khi đã có vài trăm triệu người dùng và giữ số dư nhất định đơn vị tiền ảo, họ cũng có thể sử dụng các đơn vị này để thanh toán các hàng hóa và dịch vụ thực hoặc thanh toán cá nhân.2 Trong cùng một mạng lưới, các cộng đồng thương mại nhỏ hơn với sự sẵn có của trang trực tuyến hoặc các ứng dụng điện thoại có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách thuê đơn vị cung cấp xử lý chương trình tiền ảo bên ngoài, trong khi các cộng đồng trực tuyến phi chính thức như một nhóm người chia sẻ chung một sở thích và muốn trao đổi hàng hóa và dịch vụ một cách phi chính thức có thể quyết định dựa vào một chương trình tiền ảo phân tán.

Những lợi thế kể trên dù thực tế hay chỉ nhận thức được đều phải cân nhắc so với những điểm bất lợi và thậm chí là các rủi ro cho người dùng các chương trình tiền ảo, khi đóng vai trò là người tiêu dùng, cụ thể là người gửi tiền hoặc là người nắm giữ tiền ảo (tạm thời).3 Vì hiện tại không có biện pháp nào để bảo vệ người dùng chương trình tiền ảo, họ phải tự đối mặt với tất cả rủi ro. Những rủi ro lớn nhất liên quan được liệt kê dưới đây và được liên kết cụ thể với đặc điểm chung của chương trình tiền ảo.

Thiếu tính minh bạch

Ngay cả chức năng cơ bản của chương trình tiền ảo có thể gây khó hiểu đối với người dùng. Hầu hết thời gian, chỉ có lượng thông tin hạn chế, nếu có, đặc biệt 2 Facebook đã có kinh nghiệm với tiền ảo, “Facebook credits” giữa năm 2009 và 2012. Tencent nhìn nhận rằng “xu Q” được sử dụng bên ngoài dịch vụ nhắn tin của mình. Xem báo cáo của ECB (2012).3 Không đề cập đến các điểm bất lợi và rủi ro cụ thể liên quan đến đại lý, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các người chơi khác.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 8

Page 13: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

là đối với các chương trình tiền ảo nhỏ hơn. Hơn nữa, không có yêu cầu minh bạch nào được áp dụng. Đối với chương trình tiền ảo phân tán, thậm chí không rõ ai sẽ cung cấp thông tin cho người dùng. Điều này có thể đánh lừa người dùng trong việc đánh giá rủi ro và giá trị của chương trình tiền ảo, có thể là các chương trình tiền gây ra tổn thất.

Thiếu minh bạch có thể dễ dàng bị khai thác trong các hoạt động lừa đảo. Chương trình tiền ảo cụ thể có thể có đặc điểm không tiết lộ thông tin, đặt người dùng vào thế bất lợi. Cụ thể, có rủi ro cho người dùng đầu tư vào chương trình tiền ảo hoặc quyết định trả phí để kiếm được từ hoạt động khai thác tiếp theo nhằm thu lợi từ việc tăng giá được hứa hện quá mức bởi đơn vị phát minh hoặc phát hành tiền ảo (rủi ro gian lận đầu tư liên quan đến sự thiếu minh bạch). Có thể một chương trình tiền ảo được tung ra thị trường chỉ sau khi các nhà phát hành của nó đã khai thác trước một cách đáng kể các đơn vị tiền ảo và sau đó họ từ bỏ và bán đi lượng tiền ảo này.

Sự thiếu vắng hoặc không rõ ràng vê tình trạng pháp lý/các hoạt động không được điêu tiết quản lý

Hiện nay, nếu VCS không có hoặc không rõ tư cách pháp nhân thì những tác nhân chính thường sẽ không được quản lý và giám sát. Do đó, người dùng không được bảo vệ một cách hợp pháp như khả năng đổi sang tiền thật hoặc các chương trình bảo lãnh tiền gửi và phải đối mặt nhiều hơn với các rủi ro khác nhau mà thường được giảm nhẹ nhờ các quy định quản lý.

Do thiếu thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của mỗi thực thể, người dùng có thể phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý bất ngờ khiến các hợp đồng tiền ảo trở nên bất hợp pháp hoặc không thể thực thi được. Trong hầu hết các khu vực pháp lý, chế độ thuế vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng và có thể thay đổi bất ngờ, gây thêm chi phí cho người dùng.

Mặc dù các sàn giao dịch và các nền tảng trao đổi VCS được đăng ký ở một số quốc gia (ví dụ như Đức), chúng nói chung vẫn chưa được quản lý. Người dùng phải chịu tổn thất do gian lận bởi các đối tượng như vậy, từ trộm cắp hoặc từ việc phá sản của các đối tượng này. Một tình huống như vậy đã xảy ra với sự sụp đổ của sàn giao dịch Mt. Gox vào tháng 2 năm 2014 dẫn đến việc mất hàng

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 9

Page 14: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

ngàn đơn vị Bitcoin của người dùng trong ví tại Mt. Gox. Trong tháng 1 năm 2015, gần như 19 nghìn Bitcoin đã bị đánh cắp từ ví nóng của sàn giao dịch Bitstamp. Và một tháng sau đó, công ty MyCoin đã được chú ý sau khi bị cáo buộc gian lận và để lại các nhà đầu tư khoản lỗ trị giá 342 triệu euro. Hơn nữa, không có cơ chế bồi thường nào được thực hiện trong trường hợp các đối tác không đáp ứng các nghĩa vụ của mình (ví dụ như phá sản, lừa đảo).

Trong khi các tổ chức tài chính chịu sự giám sát của cơ quan quản lý, người dùng có thể giả định sai lầm rằng VCS và các người chơi chính liên quan cũng được quản lý hoặc giám sát. Sự nhầm lẫn này có thể phát sinh từ sự tương đồng rõ ràng của VCS với các công cụ thanh toán bán lẻ điện tử khác. Cụ thể, sự tương đồng rõ ràng với tiền điện tử có thể khiến người dùng tin tưởng về nghĩa vụ chuyển đổi lại sang tiền mặt của VCS.

Khi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, người dùng không được bảo vệ bởi bất kỳ quyền hoàn trả nào dành cho việc chuyển tiền từ một tài khoản thanh toán truyền thống như theo luật Châu Âu. Trong trường hợp giao dịch trái phép hoặc có lỗi (người hưởng thụ sai, sai số lượng…), sẽ không có người cung cấp dịch vụ thanh toán nào trả lại số tiền đó hoặc không có đơn vị giải quyết trung tâm. Hơn nữa, trong hầu hết VCS, giao dịch rất khó để theo dõi vì người hưởng thụ chỉ biết đến “địa chỉ” VCS của nó mà không biết đến tên và địa chỉ bưu chính của người thụ hưởng. Những giao dịch như vậy sẽ rất dễ dẫn đến tổn thất cho người dùng. Hiện tại, hầu hết các thành viên chính của VCS đều không phải tuân thủ yêu cầu về vốn tối thiểu nào hoặc các nghĩa vụ về an toàn để đảm bảo VCS tiếp tục hoạt động.

Thiếu tính liên tục và tiêm năng thanh khoản

Vì một số lý do mà tính liên tục của VCS không được đảm bảo. Người dùng phải đối mặt với rủi ro rằng các hoạt động bị dừng đột ngột để lại hậu quả là các đơn vị tiền trở nên vô giá trị. Các hoạt động của các thành viên hoạt động chính có thể bị gián đoạn, không chỉ là kết quả của sự phá sản (như đã đề cập ở phần trước) mà còn có những lý do khác (như thiếu khả năng sinh lời). Việc chấp nhận VCS bởi các nhà bán lẻ tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của họ và có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, một lần nữa để lại hậu quả là các đơn vị tiền vô giá

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 10

Page 15: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

trị. Những quyết định như vậy có thể là hậu quả của việc thiếu tự tin vào một chương trình tiền ảo cụ thể hoặc những hạn chế thực tế (như tổn thất có thể xảy ra do thay đổi tỷ giá hối đoái). Cùng một lý do, thị trường có thể trở nên kém thanh khoản hơn, người dùng không còn sẵn sàng mua các đơn vị VCS.

Sự phụ thuộc cao vào CNTT và mạng lưới

Cũng giống như bất kỳ cơ chế phụ thuộc vào CNTT và mạng lưới nào, VCS đặc biệt chịu rủi ro hoạt động. Bao gồm một loạt các loại rủi ro từ lỗi kỹ thuật đến hacking, mà VCS không có nghĩa vụ giảm thiểu rủi ro này như trong trường hợp của các định chế tài chính và hệ thống thanh toán. Những thất bại hoặc tấn công mạng này có thể xảy ra ở mức độ cá nhân (mất hoặc đánh cắp mật mã cá nhân hoặc thông tin người dùng) hoặc trên phạm vị rộng hơn (phá vỡ hoặc đánh cắp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các thành viên hoạt động chính). Các phương tiện truyền thông báo cáo rằng có một số vụ trộm các đơn vị Bitcoin, trong đó có trường hợp Mt. Gox và gần đây là trường hợp Bitstamp, dẫn đến tổn thất cho người dùng. Trong trường hợp chương trình tiền ảo phân tán, đối với đa phần các chương trình hiện nay, các hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào mạng; không có một cơ quan trung tâm nào có thể giải quyết các vấn đề như mất khóa mật mã (để mặc việc hoàn trả các đơn vị tiền ảo bị mất).

Tính ẩn danh (“bí danh”)

Lịch sử giao dịch của VCS được lưu trữ trong blockchain, ghi dấu tất cả các giao dịch của bất kỳ người dùng nào. Tuy nhiên, blockchain chỉ xác định người sử dụng thông qua địa chỉ VCS – các địa chỉ này đóng vai trò như các bí danh. Việc liên hệ giữa các bí danh với các tổ chức và cá nhân thực đằng sau nó là rất khó thực hiện, vì vậy những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng điều này, ví dụ bằng cách đánh lạc hướng người dùng về người thụ hưởng thực của khoản thanh toán. Vì những người thụ hưởng thực không thể xác định được nên những gian lận như vậy rất dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, việc không thể đảo ngược giao dịch làm gia tăng rủi ro gian lận và như vậy rủi ro có khả năng tăng lên khi VCS được sử dụng nhiều hơn.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 11

Page 16: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Sự ẩn danh này cũng sẽ gây khó khăn khi đặt ra cơ chế cho phép giải quyết các giao dịch lỗi hoặc gian lận.

Có rủi ro cho mỗi bên của một hợp đồng là đối tác sẽ không tiếp tục nghĩa vụ theo hợp đồng (rủi ro đối tác liên quan đến tính ẩn danh của người nhận tiền). Rủi ro này đặc biệt liên quan đến chương trình tiền ảo phân tán vì đối tác không biết gì về phía bên kia ngoài địa chỉ trong VCS. Không có sự sắp xếp nào trong VCS để chứng nhận đối tác, với mức độ ẩn danh cao và hệ quả là không có khả năng xác định đối tác của giao dịch/hoạt động liên quan đến chương trình tiền ảo. Trong các hệ thống thanh toán, rủi ro này được giảm thiểu bằng các biện pháp bảo vệ thích hợp, tức là yêu cầu truy cập và yêu cầu nhận biết khách hàng.

Độ biến động cao

Có lẽ nhược điểm quan trọng nhất cho người dùng của VCS là khả năng biến động tiềm năng cao của VCS, đặc biệt trong trường hợp VCS hai chiều. Lịch sử của Bitcoin cho thấy tỷ giá của một loại tiền ảo có thể biến động cao. Những biến động như vậy là mối quan tâm chính cho người dùng với tư cách người nắm giữ VCS bởi họ tại một thời điểm nào đó sẽ phải chuyển đổi tiền ảo của mình sang tiền thật và sử dụng chúng để mua bán hàng hóa, giá của tiền ảo thường được niêm yết bằng tiền thật và do đó không ổn định trong trường hợp thanh toán bằng tiền ảo.

Rủi ro là giá trị của một hoạt động kinh doanh liên quan đến một chương trình tiền ảo hoặc một khoản đầu tư vào chương trình tiền ảo bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá (rủi ro tỷ giá liên quan đến độ biến động cao). Theo thực tế, chương trình tiền ảo chuyển đổi chịu sự biến động lớn về giá trị của chúng so với tiền tệ. Người dùng VCS cho các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư sẽ chịu loại rủi ro này sau đó.

Với những hạn chế, nhược điểm và rủi ro, nhiều chương trình tiền ảo dường như là một khoản đầu tư hoặc phương tiện đầu cơ, đặc biệt trong môi trường biến động giá cao, chứ không phải là một phương pháp thanh toán đáng tin cậy. Tuy nhiên, VCS có thể mang lại lợi thế trong các lĩnh vực về khả năng sử dụng, tốc độ, chi phí và sự phát triển của các giải pháp thanh toán thay thế. Khi làm

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 12

Page 17: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

như vậy, VCS có thể đặt ra thách thức cho các công cụ thanh toán bán lẻ và giải pháp thanh toán đổi mới. Một chương trình tiền ảo mới hoặc được cải tiến có thể thành công hơn trong tương lai đặc biệt đối với các thanh toán trong các cộng đồng ảo/môi trường vòng khép kín (như nền tảng internet) và cho thanh toán xuyên biên giới. Điều này đảm bảo một cái nhìn gần gũi hơn bởi các ngân hàng trung ương, với nhiệm vụ là đảm bảo ổn định giá cả, ổn định tài chính và thúc đẩy vận hành trơn trụ các hệ thống thanh toán.

2. Phân tích các cơ chế tiền ảo từ góc nhìn của một ngân hàng trung ương

2.1 Tiền ảo không đáp ứng định nghĩa kinh tế và pháp lý của tiền (money) hay tiền tệ (currency)

Thậm chí nếu các thuật ngữ “tiền ảo” và “cơ chế tiền ảo” được sử dụng trong báo cáo này, các ngân hàng trung ương trong hệ thống euro không thừa nhận rằng các khái niệm này thuộc về thế giới tiền hay tiền tệ được sử dụng trong các tài liệu kinh tế, cũng như tiền ảo không phải là tiền, tiền tệ từ góc độ pháp lý.

Từ góc độ kinh tế, tiền ảo hiện tại được biết đến không đáp ứng đủ 3 chức năng của tiền được xác định theo lý thuyết kinh tế: i) phương tiện trao đổi (tiền được sử dụng như một trung gian trong trao đổi để tránh những bất tiện của hệ thống hàng đổi hàng); ii) cất trữ giá trị (tiền có thể được tiết kiệm và nhận lại trong tương lai); và iii) đơn vị tính toán (tiền đóng vai trò như đơn vị số tiêu chuẩn để đo lường giá trị và chi phí của hàng hóa, dịch vụ, tài sản và nợ). Thực tế, rõ ràng là trong trường hợp của Bitcoin, VCS được sử dụng phổ biến nhất tại thời điểm viết báo cáo này, tiền ảo có một chức năng còn hạn chế là phương tiện trao đổi do chúng có mức độ chấp nhận trong công chúng nói chung. Thêm vào đó, tính biến động cao về tỷ giá của chúng so với tiền tệ - và do đó là so với hầu hết hàng hóa và dịch vụ - khiến cho tiền ảo không được sử dụng như phương tiện cất trữ giá trị thậm chí là cho mục đích ngắn hạn, chỉ còn lại đơn lẻ cho mục đích là phương tiện tiết kiệm dài hạn. Cuối cùng, cả mức độ chấp nhận thấp và tính biến động cao về tỷ giá và theo đó là sức mua (purchasing power) khiến chúng không phù hợp để là đơn vị tính toán. Do vậy, mặc dù không thể loại trừ rằng các tiền ảo ổn định hơn sẽ xuất hiện và được sử dụng bởi nhóm người rộng

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 13

Page 18: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

lớn hơn nhiều, nhưng VCS như Bitcoin không thể được xem là dạng đầy đủ của tiện ở thời điểm hiện tại.

Từ góc độ pháp lý, tiền là bất cứ thứ gì được sử dụng rộng rãi để trao đổi giá trị trong các giao dịch. Thuật ngữ tiền tệ được sử dụng cho các hình thức tiền “đúc” (minted); ngày này thường ở dạng đồng xu và tiền giấy. Hiểu theo cách khái niệm hơn, một tiền tệ (cụ thể) đề cập tới một dạng cụ thể của tiền được sử dụng chung trong một quốc gia. Do VCS không được sử dụng rộng rãi để trao đổi giá trị, chúng không phải là tiền về mặt pháp lý, và – khi thiếu vắng các phiên bản đúc – chúng cũng không phải là tiền và không tiền ảo nào là tiền tệ.

Khi tìm hiểu sâu hơn về bản chất pháp lý của tiền ảo và VCS, các khái niệm (concepts and notions) sau đây cũng rất quan trọng. Đối với việc chấp nhận tiền để thanh toán, chỉ có đồng xu và tiền giấy (giấy bạc) euro là tiền pháp định (legal tender) tại các quốc gia thuộc khối đồng euro và do đó, theo luật, phải được chấp nhận để thanh toán cho một khoản nợ trong các quốc gia đó. Tiền kinh điển (scriptural money)4, hay tiền ngân hàng (bank money), bằng đồng euro hay tiền điện tử (e-money) bằng đồng euro không phải là tiền pháp định. Tuy nhiên, các dạng này của tiền được chấp nhận rộng rãi cho thất cả các loại hình thanh toán theo lựa chọn. Euro là một tiền tệ có thể ở dưới dạng giấy bạc ngân hàng, đồng xu, tiền kinh điển hoặc tiền điện tử.5

Đây không phải trường hợp của tiền ảo. VCS, chẳng hạn như Bitcoin, sử dụng mệnh giá của riêng chúng (như chính là Bitcoin). VCS không phải là hình thức kinh điển, điện tử, kỹ thuật số hay ảo của một tiền tệ cụ thể. Chúng là một cái gì đó, khác với tiền tệ được biết đến. Không tiền ảo nào cho đến nay được tuyên bố là tiền tệ chính thức của một quốc gia, cũng như không một hình thức vật chất nào, được hỗ trợ bởi luật, có năng lực tiền pháp định. Do đó, không có chủ

4 Tiền kinh điển là các khoản tiền được giữ trong các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (demand deposit accounts) trong các ngân hàng thương mại. Số dư các tài khoản này được xem là tiền và có thể dược chuyển từ người này sang người kia bằng các giao dịch thanh toán, chẳng hạn như chuyển khoản (credit transfer), ghi nợ trực tiếp hoặc thanh toán thẻ.5 Giấy bạc ngân hàng và đồng xu, tiền kinh điển và tiền điện tử là “các khoản quỹ” được xác định theo Điều 4.15 Hướng dẫn 2007/64/EC của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng ngày 13/11/2007 về dịch vụ thanh toán trong thị trường nội bộ (PSD). Tiền ảo có thể không được xem như là các khoản quỹ và không tuân theo PSD. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các dịch vụ nhất định liên quan đến cơ chế tiền ảo không nằm trong các luật quốc giá về dịch vụ thanh toán

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 14

Page 19: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

nợ nào có nghĩa vụ chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo để kết thúc khoản nợ của bên nợ. Điều này có nghĩa là tiền ảo có thể được sử dụng chỉ như là tiền hợp đồng, khi có sự đồng thuận giữa người mua và người bán để chấp nhận một loại tiền ảo nhất định làm phương tiện thanh toán. Tại EU, tiền ảo hiện tại không được quản lý và không được xem như là tuân theo PSD hay EMD (hiện tại). Do hiện tượng này vẫn còn khá mới và vẫn tiếp tục dịch chuyển sang nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể quá sớm để cố gắng hình thành một hệ thống luật pháp mới được thiết kế riêng. Để thực hiện nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực các hệ thống thanh toán, ECB không nhận thấy nhu cầu phải sửa hay mở rộng khuôn khổ pháp lý hiện tại của EU. Tuy nhiên, sự rõ ràng về luật pháp cần phải được thiết lập giữa các cơ quan liên quan, lý giải cách thức mà khuôn khổ pháp lý hiện tại được áp dụng cho tiền ảo và các lĩnh vực liên quan.

Theo đó, phân tích từ góc độ kinh tế và pháp luật đi tới kết luận rằng tiền ảo không nên đưa vào nhóm các từ chung về tiền hay tiền tệ, mặc dù hiện diện về mặt kỹ thuật của chúng có dạng thức chứa một số điểm tương đồng với tiền kinh điển và/hoặc tiền điện tử.

Tuy nhiên, không thể loại trừ rằng VCS an toàn hơn, hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn sẽ được phát triển trong tương lai, sẽ có khả năng sử dụng nhiều hơn dưới dạng tiền.

2.2. Định nghĩa mới từ quan điểm của một ngân hàng trung ương

Đối với nhiều mục địch quản lý và mục đích khác, việc định nghĩa hay phân loại tiền ảo là rất quan trọng, nhưng định nghĩa này có xu hướng biến đổi theo bối cảnh, chẳng hạn như thuế, đăng ký và cấp phép thành viên thị trường hoặc phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, các nhu cầu định nghĩa khác nhau này nằm ngoài phạm vị của phân tích này. Báo cáo này chủ yếu phân tích VCS ở góc độ thanh toán.

Việc điều chỉnh định nghĩa tiền ảo được sử dụng trong báo cáo 2012 được xem là cần thiết trên nhiều mặt. 6 Thứ nhất, định nghĩa này không còn được giữ chữ

6 Định nghĩa trong Báo cáo 2012: “Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số, không được quản lý, được phát hành và thường được kiểm soát bởi đơn vị phát triển nó, và được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viện của một cộng đồng ảo cụ thể”.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 15

Page 20: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

“tiền”, do đã trở nên rõ ràng rằng, thậm chí đến nay, tiền ảo không có bản chất của một tài sản thanh khoản cao và chưa đạt được mức chấp nhận phổ biến liên quan tới tiền.

Hơn nữa, từ “không được quản lý” nên bị xóa khỏi định nghĩa năm 2012, do ở một số khu vực pháp lý, luật pháp và các quy định quản lý đã bắt kịp với cải tiến này và xử lý một số khía cạnh của nó và/hoặc các khía cạnh của các dịch vụ liên quan. Cuối cùng, để tránh hiểu lầm về bất cứ giới hạn lý thuyết nào về việc chấp nhận tiền ảo “được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể” cũng được xóa bỏ, mặc dù mạng lưới ngang hàng và nền tảng internet có thể được miêu tả như là một cộng đồng ảo.

Vì mục đích của báo cáo này, và dựa trên các đặc điểm quan sát được hiện nay, tiền ảo theo đó có thể được định nghĩa là hiện diện số hóa của giá trị, không được phát hành bởi ngân hàng trung ương, tổ chức tín dụng hay tổ chức tiền điện tử, trong một số trường hợp có thể được sử dụng như một thay thế cho tiền.

Thuật ngữ “cơ chế tiền ảo” VCS được sử dụng trong báo cáo này để miêu tả cả góc độ giá trị và góc độ các cơ chế bên trong đảm bảo giá trị đó có thể được chuyển giao.

2.3. Tác động lên nhiệm vụ của ECB/Hệ thống euro

Báo cáo năm 2012 của ECB xem xét mức độ mà cơ chế tiền ảo có thể tác động tới nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương trên các lĩnh vực ổn định giá cả, ổn định tài chính và ổn định hệ thống thanh toán.

Ổn định giá cả

Về lý thuyết, VCS có thể có tác động lên chính sách tiền tệ và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết luận đã được ra rằng VCS không tạo rủi ro cho ổn định giá trong thực tiễn, miễn là khối lượng phát hành tiền ảo tiếp tục ổn định và duy trì mức sử dụng thấp.

Như đã giải thích mục Mục 1.5, tỷ lệ vốn hóa VCS so với cung tiền của các loại tiền tệ lớn vẫn còn rất thấp, mặc dù có sự gia tăng về khối lượng VCS được phát hành trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương trong hệ

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 16

Page 21: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

thống Euro sẽ tiếp tục giám sát các diễn biến phát triển của VSC, đặc biệt là về khối lượng được phát hành và tương tác của chúng với thế giới thực.

Ổn định tài chính

Về mặt khái niệm, VCS có thể gây nguy hiểm cho ổn định tài chính. Tuy nhiên, chúng được xem là không ổn định nhưng không gây nguy hiểm cho ổn định tài chính với sự kết nối hạn chế với nền kinh tế thực (chính là tỷ giá và thị trường trao đổi), khối lượng thấp và thiếu sự chấp nhận rộng rãi của người sử dụng.

Sự phát triển của Bitcoin, đặc biệt, khẳng định rằng VCS vốn không ổn định. Từ khoảng 12 USD vào tháng 10/2012, tỷ giá giao dịch Bitcoin đạt đỉnh lần đầu vào tháng 4/2013 tại 266 USD và đạt đỉnh cao nhất ở mức 1240 USD (914 euro) vào đầu tháng 12/2013. Vào tháng 4/2014, tỷ giá rơi xuống còn khoảng 245 euro hay 399 USD. Sau khi khôi phục luôn mức 490 euro vào tháng 6/2014, tỷ giá từ từ hạ xuống dưới 200 euro vào tháng 2/2015. Diễn biến khác là sự tham gia của hệ thống tài chính truyền thống trong hơn 2 năm vừa qua, trong đó có cả việc phát hành các chứng khoán liên quan đến Bicoin.7

Việc tích lũy các rủi ro ổn định tài chính từ VCS chắc chắn sẽ xảy ra dưới các điều kiện sau: (i) VCS trở nên được sử dụng rộng rãi hơn trong thanh toán thông thường; (ii) các liên kết lớn hơn với nền kinh tế thực phát triển, bao gồm thông qua hiện diện các tổ chức tài chính tham gia vào VCS; và (iii) không có diễn biến phát triển về mặt cấu trúc được dự tính có thể làm cho VCS ổn định hơn. Khi các điều kiện này được đáp ứng ở mức độ lớn hơn, có thể cần có các phản ứng về mặt quản lý trực tiếp hơn từ góc độ ổn định tài chính. Thêm vào đó các phản ứng về mặt quản lý chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được điều phối quốc tế. Việc chắp vá các phản ứng quản lý ở quy mô quốc gia không nhất quán trước các quan ngại về ổn định tài chính có thể không xử lý được rủi ro – do các hoạt động của các đại lý trong thị trường này có thể là mang tính quốc tế.

Một sự gia tăng trong sử dụng VCS là có thể nhận thức được và do vậy việc giám sát sự gia tăng sử dụng VCS là rất quan trọng từ góc độ ổn định tài chính.

7 Ví dụ, một số quỹ ETFs đang được chuẩn bị để tung ra và đang chờ sự chấp thuận của Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 17

Page 22: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Sự minh bạch về số lượng, cấu trúc và phạm vị của VCS có vẻ là những yếu tố quan trọng để giám sát các diễn biến này.

Do đó, hệ thống euro có dự định tiếp tục giám sát khối lượng giao dịch và biến động tỷ giá của các VCS quan trọng nhất, cũng như liên kết của nó tới khu vực tài chính “truyền thống”.

Ổn định hệ thống thanh toán

Một trong những nhiệm vụ của ECB/hệ thống euro là thúc đẩy sự vận hành thông suốt của hệ thống thanh toán8. VCS là sự kết hợp của một loại tiền ảo và các quy tắc, quy trình để chuyển giao, tương tự như một hệ thống thanh toán (bán lẻ). Đối với các hệ thống thanh toán truyền thống, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tham gia vào hệ thống thanh toán có thể cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho người sử dụng. Tuy nhiên, với VCS, người sử dụng tham gia trực tiếp vào các hệ thống thanh toán và do đó đối mặt với các rủi ro như hệ thống thanh toán (như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, và rủi ro pháp lý) như được mô tả trong báo cáo 2012. Với VCS, một số lĩnh vực rủi ro ro rất khó để tránh và giảm thiểu, do những lĩnh vực này thuộc về khái niệm VCS. Thêm vào đó các hệ thống hiện tại không chịu sự giám sát của một ngân hàng trung ương.

Như tại năm 2012, một lần nữa do quy mô nhỏ, VCS chưa gây nguy cơ cho ổn định hệ thống thanh toán. Tuy nhiên, tình trạng tổng thể về sự ổn định của hệ thống thanh toán có thể thay đổi nếu: i) các thành viên lớn trong khu vực tài chính kết nối với hệ thống ngân hàng toàn cầu bắt đầu cung ứng các dịch vụ liên quan đến VCSL; và/hoặc, ii) sự gia tăng mạnh người sử dụng và khối lượng giao dịch (ví dụ do tiền ảo được các nhà buôn thương mại điện tử lớn chấp nhận). Nói cách khác, nếu VCS trở thành một phần của hệ thống tài chính thông thường và/hoặc được sử dụng trên quy mô rộng. Nếu điều này xảy ra, một sự cố lớn liên quan đến khối lượng lớn các tiền ảo xảy ra tại một điểm trong môi trường VCS có thể về mặt lý thuyết gây ra các gián đoạn thanh toán ở đâu đó

8 ECB/hệ thống euro có chức năng giám sát và phát triển. Giám sát có thể áp dụng cho các hệ thống thanh toán hoặc các công cụ thanh toán. Đối với các hệ thống, giamsats sẽ thường tập trung vào ccs hẹ thống có tầm quan trọng hệ thống (hoặc nổi bật). Hơn nữa, đối với ECB/hệ thống euro, giám sát được định nghĩa liên quan tới niềm tin vào đồng euro.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 18

Page 23: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

trong mội trường VCS hoặc thậm chí dẫn truyền cú sốc tới hệ thống thanh toán truyền thông thông qua các tổ chức tài chính tham gia vào VCS và hệ thống thanh toán truyền thốn. Không thể loại trừ rằng một sự cố lớn với VCS sẽ không gây ra tổn thất niềm tin vào VCS nhưng cũng sẽ làm giảm niềm tin của người sử dụng vào các công cụ thanh toán điện tử, vào tiền điện tử và/hoặc các giải pháp thanh toán cụ thể (như các giải pháp áp dụng cho thương mại điện tử).

Như đã kết luận vào năm 2012, có thể hợp lý khi kỳ vọng rằng tăng trưởng VCS sẽ chắc chắn tiếp tục. Tuy nhiên, như đã được phân tích trong báo cáo này một cách chi tiết hơn, tiềm năng để chúng được sử dụng phổ biến hơn cho thanh toán trong tương lại phụ thuộc vào liệu một thế hệ VCS mới có cải thiện được tình trạng không thân thiện với người sử dụng và các điểm yếu kỹ thuật hiện tại hay không, cũng như có trở nên bớt biến động với tiền tệ không. Hơn nữa, một số nhân tố trong thiết kế kỹ thuật của VCS có thể sẽ đóng vai trò truyền cảm hứng hoặc thậm chí là cơ sở để các PSPs truyền thống cung ứng các giải pháp thanh toán sáng tạo.

Như đã kết luận vào năm 2012, VCS nằm trong nhiệm vụ theo pháp luật của ECB/hệ thống euro nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống thanh toán do chúng có các đặc điểm giống hệ thống thanh toán. ECB và các ngân hàng trung ương khác thuộc hệ thống euro sẽ tiếp tục theo dõi diến biến về việc sử dụng VCS để thanh toán và vai trò thay thế của chúng đối với hệ thống thanh toán truyền thống.

Giám sát an toàn Báo cáo năm 2012 không đặt ra vấn đề giám sát an toàn các tổ chức tín dụng, do đây không phải là nhiệm vụ bộ phận của ECB. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều NHTW thuộc hệ thống euro thực sự có nhiệm vụ này, và tiếp tục làm như vậy, và một số có nhiệm vụ ứng xử thị trường và bảo vệ người tiêu dùng cụ thể. Do vậy, một số NHTW – thực hiện nhiệm vụ giám sát ngân hàng như một cơ sở pháp lý – đã quyết định ban hành các cảnh báo hoặc có các biện pháp quản lý liên quan đến VCS. Hơn nữa, Cơ qua quản lý ngân hàng châu Âu (EBA) đã ban bố cảnh báo đối với người tiêu dùng về tiền ảo (Tháng 12/2013), tiếp theo là Quan điểm về tiền ảo (tháng 7/2014) gửi tới các cơ quan chức năng quốc gia và

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 19

Page 24: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

tới Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu và Quốc hội châu Âu. Thậm chí nếu nhiệm vụ giám sát ngân hàng của ECB (từ 11/2014) không bao gồm các lĩnh vực giám sát ứng xử tài chính và bảo vệ người tiêu dùng, nó sẽ bao gồm giám sát an toàn đối với các rủi ro vận hành và rủi ro khác. Do vậy, ECB, với vai trò giám sát của mình, ở vị trí theo dõi mức độ mà ở đó các tổ chức tài chính nó giám sát tham gia vào VCS, và trong những trường hợp này, đánh giá rủi ro mà các hoạt động này gây ra cho chúng.

Duy trì tính toàn vẹn của hệ thống tài chính

Kể từ khi công bố báo cáo 2012, đã có nhiều diễn biễn phát triển liên quan đến việc bảo vệ tính toán vẹn của hệ thống tài chính, chính là đảm bảo rằng VCS không được sử dụng cho các mục đích phi pháp (tài trợ khủng bố và rửa tiền). Các VCS có thể chuyển đổi sang tiền tệ có khả năng dễ bị sử dụng bất hợp pháp, do cúng có phạm vi toàn cầu, có thể được tiếp cận thông qua internet và cho phép ẩn danh cao hơn các phương thức thanh toán truyền thống, và do vậy có thể tạo điều kiện cho việc tài trợ ẩn danh và thanh toán ẩn danh.

Các rủi ro liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố gia tăng trong các VCS do các nhân tố sau

1) Do bản chất phi tập trung của nhiều và hầu hết các VCS (như Bitcoin), không có một thực thể đơn lẻ nào chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn của VCS và/hoặc bắt buộc thực thi các quy tắc vận hành (ngoài những quy tắc được thực hiện bắt buộc bởi chính giao diện / thuật toán). Ví dụ, giao diện Bitcoin không yêu cầu hoặc cung cấp bất cứ nhận diện hoặc xác thực người sử dụng, cũng như không thiết lập hồ sơ lịch sử các giao dịch cần liên kết với người trong thế giới thực.

2) Các khó khăn trong việc áp dụng và thực thi các quy định và pháp luật về phòng chống rửa tiền, cũng như những quy định và pháp luật chống tài trợ khủng bố, trước sự tồn tại của các cơ sở hạ tầng phức tạp để chuyển giao tiền hay thực hiện các khoản thanh toán liên quan đến một vài tổ chức (không phải thường xuyên có thể nhận diện) thường nằm rải rác ở một vài quốc gia.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 20

Page 25: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

3) Các đơn vị phát hành VCS hoặc các nhà cung ứng dịch vụ liên quan (như đơn vị cung cấp ví, sàn giao dịch) có thể nằm ở các khu vực pháp lý không có các kiểm soát AML/CFT hiệu quả.

Sự phát triển của chức năng này không thuộc trách nhiệm của hệ thống euro, nhưng các cơ quan khác (xem Chương 3 dưới đây) đang thận trọng nghiên cứu các lĩnh vực này.

Tổng kết

Do các đặc điểm giống với hệ thống thanh toán, VCS thuộc trách nhiệm theo luật định của ECB/hệ thống euro nhằm thúc đẩy sự vận hành thông suốt của hệ thống thanh toán. Việc sử dụng cho các giao dịch thanh toán và các điểm điểm chung với hệ thống thanh toán là những lý do chính để phân tích hiện tượng này từ góc độ các hệ thống thanh toán, mặc dù khía cạnh tiền và tiền tệ có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các nhiệm vụ khác của ngân hàng trung ương. Mặc dù các đơn vị VCS không được niêm yết bằng euro, chúng có khả năng có tác động lên chính sách tiền tệ và ổn định giá, ổn định tài chính và sự vận hành thông suốt của hệ thống thanh toán trong khu vực euro. Không có tác động tiêu cực nào đủ lớn cho đến nay, nhưng điều này có thể thay đổi nếu VCS được sử dụng rộng rãi hơn trong khu vực euro và tác động đáng kể tới đồng euro với vai trò là phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán hay lưu trữ giá trị. Hệ thống euro sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến liên quan đến thanh toán trong VCS, do chúng có thể sánh với các hệ thống thanh toán, có thể và đang được sử dụng cho thanh toán, và có khả năng được người sử dụng chấp nhận nhiều hơn trong tương lai.

3. Phản ứng luật pháp và quản lý đối với các chương trình tiền ảo

3.1. Mối quan tâm và sự tham gia của các nhà chức trách Châu Âu và quốc tế

Nhiều nhà quản lý quốc tế ngày càng quan tâm đến tiền ảo và hiện đang làm việc trong lĩnh vực này. Một vài hoạt động của họ được mô tả trong chương này.

Ngân hàng Thế giới đã tổ chức một hội nghị với tựa đề “Tiền ảo: những thách thức về pháp lý và quản lý” (tháng 6 năm 2013), trong đó thảo luận những thách

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 21

Page 26: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

thức về pháp lý và quản lý. Một hội nghị khác được tổ chức mang tên “Tiền ảo: ngụ ý chính sách, quản lý và pháp lý” (tháng 5 năm 2014). Vào tháng 12 năm 2013, Ngân hàng Thế giới và CPSS đã tổ chức một diễn đàn thanh toán bán lẻ dành riêng cho hầu như toàn bộ VCS. Tháng 12 năm 2013, Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) đã ban hành một khuyến cáo cho người tiêu dùng về một loạt các rủi ro xuất phát từ việc mua, nắm giữ hoặc giao dịch các loại tiền ảo như Bitcoin. Ngoài ra, EBA đã công bố một Ý kiến vào tháng 7 năm 2014, trong đó tuyên bố rằng các tổ chức tài chính được quản lý cần lưu ý về các rủi ro và không khuyến khích việc mua, nắm giữ hay bán VCS. Các nhà lập pháp Châu Âu, tuy vậy, lại không tuân thủ khuyến nghị của EBA rằng các sàn giao dịch trở thành “các thực thể bắt buộc” trong Chỉ thị chống rửa tiền (AMLD4). Cơ quan Chứng khoán và Thị trường Châu Âu (ESMA) đang theo dõi độ rộng của thị trường tiền ảo và các sản phẩm dịch vụ đầu tư có liên quan đến tiền ảo.

Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) đã công bố báo cáo “Tiền ảo: các rủi ro AML/CFT tiềm ẩn và các khái niệm chính” (tháng 6 năm 2014), tập trung cụ thể vào các loại tiền ảo phi tập trung, có thể chuyển đổi và dựa trên toán học như Bitcoin. Báo cáo đề xuất “một khuôn khổ khái niệm để hiểu rõ và giải quyết vấn đề phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố có liên quan đến một loại hình hệ thống thanh toán dựa trên internet: tiền ảo”. Báo cáo cũng xây dựng một bộ định nghĩa chung cho các loại tiền ảo.

Tiền ảo trở thành một vấn đề ở cấp độ của các tổ chức Châu Âu. Nghị viện Châu Âu đã được một thành viên của Nghị Viện yêu cầu thông qua nghị quyết về Bitcoin theo Quy tắc 120 của Các quy tắc về thủ tục, theo đó ông kêu gọi Ủy ban theo dõi chặt chẽ về Bitcoin và sự lan rộng của nó, cũng như xem xét ý nghĩa tích cực và tiêu cực của sự lan truyền của Bitcoin và sự méo mó của thị trường. Tiền ảo đã được Ủy ban Châu Âu đề cập trong các cuộc thảo luận với các chuyên gia thị trường.

Hơn nữa, những quan ngại đã dấy lên về việc sử dụng VCS, đặc biệt là tiền mã hóa, cho các hoạt động tội phạm. Đây là lý do tại sao EUROPOL, cơ quan thực thi pháp luật của EU đã kêu gọi cảnh sát nên được trao quyền hạn lớn hơn để xác định tội phạm sử dụng tiền mã hóa để rửa tiền trên internet. Ngoài ra, một

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 22

Page 27: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

định hướng trong tương lai về các kịch bản có thể xảy ra cho sự phát triển của vai trò của tiền ảo trong xã hội và đặc biệt là trong việc tài trợ tội phạm, đã cho thấy rằng từ góc độ phòng ngừa và chống lại các dạng tội phạm nguy hiểm, cần thiết có một lập trường rõ ràng về mặt chính sách liên quan đến các điều kiện để công nhận và chấp nhận VCS trong nền kinh tế. Do đó, hướng dẫn chính sách có thể được coi là một động lực cho các nhà phát triển VCS. Theo EUROPOL, lập trường chính sách này ít nhất phải xác định các điều kiện và các hạn chế cho việc chấp nhận ẩn danh trong thanh toán và bao gồm khả năng cho các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính giám sát các luồng tài chính và cho các cơ quan thực thi pháp luật phân tích các giao dịch, can thiệp và thu giữ tài sản theo luật pháp trong nước trong trường hợp có dấu hiệu rõ ràng cho thấy các khoản thanh toán có liên quan đến tội phạm và/hoặc các khoản rửa tiền thu được từ đó.

3.2. Phản ứng của các quốc gia đối với các chương trình tiền ảo

Một số ngân hàng trung ương, các cơ quan giám sát và các cơ quan chính phủ khác trên thế giới đã truyền thông công khai về các chương trình tiền ảo. Đáng chú ý là Chủ tịch hội đồng quản trị của Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang, Janet Yellen, phát biểu tại phiên điều trần của ủy ban ngân hàng của Thượng viện Hoa kỳ vào tháng 2 năm 2014: “Việc hiểu rằng đây là một đổi mới trong thanh toán xảy ra ngoài ngành ngân hàng là điều rất quan trọng (…) Cục Dự trữ liên bang đơn giản là không có thẩm quyền để điều tiết Bitcoin bằng bất kể cách nào.

Các phản ứng có thể được sắp xếp thành bốn nhóm lớn: cảnh bào, tuyên bố và làm rõ về tình trạng pháp lý, hành động (trong tương lai) trong cấp phép và/hoặc giám sát, và ban hành lệnh cấm.

Một số ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát đã cảnh báo về các rủi ro liên quan đến Bitcoin và/hoặc các chương trình tiền ảo nói chung. Ví dụ, Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang Đức (BaFin) và ngân hàng trung ương Hà Lan, Bỉ và Pháp đã công bố cảnh báo về khả năng sử dụng Bitcoin trong hoạt động rửa tiền và khủng bố tài chính, việc thiếu sự giám sát, biến động giá cả và rủi ro an ninh. Deutsche Bundesbank đã đưa ra những cảnh báo như vậy trong các cuộc phỏng vấn. Ngoài Châu Âu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 23

Page 28: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

hàng Dự trữ Ấn Độ, Cơ quan Tiền tệ Singapo và Ngân hàng Indonesia nằm trong số những cơ quan cảnh báo về rủi ro của Bitcoin.

Một số cơ quan chỉ ra cụ thể rằng, về mặt pháp lý, Bitcoin không phải là tiền tệ, không có địa vị tiền pháp định (status of legal tender) và/hoặc không đáp đứng định nghĩa của một công cụ tài chính. Tại Phần Lan, ngân hàng trung ương đã tuyên bố rằng Bitcoin không đáp ứng các tiêu chí của một loại tiền tệ hoặc công cụ thanh toán. Ở Thụy Điển cũng vậy, Bitcoin không đáp ứng định nghĩa về tiền tệ và bị đánh thuế như một tài sản. Nó không đáp ứng định nghĩa của Thụy Điển về tiền tệ, vì tiền tệ được gắn với một ngân hàng trung ương hoặc một khu vực địa lý. Bộ Tài chính Đức đã tuyên bố rằng cơ quan này coi Bitcoin là một đơn vị tính toán, nhà giám sát tài chính này đã bổ sung rằng các đơn vị tính toán (như Bitcoin, quyền rút vốn đặc biệt của IMF, các loại tiền tệ trong khu vực…) không phải là tiền pháp định sẽ đủ điều kiện là các công cụ tài chính.

Một số quốc gia đang xem xét khả năng cấp phép và giám sát đối với một số dịch vụ cụ thể có liên quan đến Bitcoin. Tại Thụy Điển, các sàn giao dịch VCS phải đăng ký với cơ quan giám sát tài chính kể từ năm 2012, vì Bitcoin đã được sử dụng như một phương tiện thanh toán. Tại Đức, BaFin tuyên bố rằng việc sử dụng, bán và mua, khai thác các đơn vị Bitcoin tự nó không đòi hỏi một sự chứng thực (authorisation), mặc dù các dịch vụ bổ sung có thể sẽ phải được chứng thực. Theo quan điểm pháp lý, BaFin khuyến nghị rằng các nhà cung cấp tiềm năng cho phép cơ quan này đánh giá sớm các hoạt động của họ từ giai đoạn khởi đầu. Tại Đan Mạch, các nhà cung cấp dịch vụ Bitcoin hiện không bắt buộc phải có sự chứng thực. Cơ quan giám sát an toàn của Pháp ACPR đã tuyên bố rằng cơ quan này coi hoạt động nhận tiền có mệnh giá bằng một loại tiền có địa vị tiền pháp định từ người mua Bitcoin và chuyển tiền cho người bán Bitcoin là một dạng của dịch vụ thanh toán mà đòi hỏi phải được chứng thực như một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Ngoài Châu Âu, Hồng Kong đã tuyên bố rằng họ muốn mở rộng Chỉ thị tiền điện tử của mình để nó bao gồm cả Bitcoin như một phương tiện trao đổi. Bang New York đãng lên kế hoạch cấp phép cho các doanh nghiệp sử dụng tiền ảo và dự định sẽ đưa ra các quy định.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 24

Page 29: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Ở một số quốc gia, một số hoạt động liên quan đến tiền ảo bị cấm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cảnh báo các tổ chức tài chính vào đầu tháng 12 năm 2013 rằng họ không được giao dịch Bitcoin. Cảnh báo này sau đó đã được mở rộng ra các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, yêu cầu họ phải chấm dứt giao dịch Bitcoin trước ngày 31 tháng 1 năm 2014. Một cuộc trao đổi Bitcoin ở Thái Lan đã xin giấy phép nhưng Ngân hàng Thái Lan thông báo rằng tất cả các giao dịch mua bán, mua và bán và sử dụng các đơn vị Bitcoin hiện nay là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Ngân hàng Thái Lan không có khả năng áp đặt lệnh cấm. Ngân hàng Indonesia đã tuyên bố rằng việc sử dụng Bitcoin trái với các luật khác của nước này. Tuy nhiên, cơ quan này không có chính sách hoặc quy định ngăn chặn việc sử dụng Bitcoin. Ở Nga, văn phòng công tố viên tuyên bố rằng các hệ thống thanh toán ẩn danh và tiền ảo với lượng lưu thông lớn (bao gồm Bitcoin) là “tiền thay thế” và do đó bị cấm ở Nga. Ngân hàng trung ương Nga trước đó đã tuyên bố rằng việc cung cấp dịch vụ Bitcoin sẽ được coi là có thể tham gia vào các giao dịch đáng ngờ.

Từ những điều trên, rõ ràng là các phản ứng của các quốc gia là khác nhau, một phần phụ thuộc vào khu vực thế giới mà họ bắt nguồn và dạng thẩm quyền. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, những phản ứng này có thể thay đổi theo thời gian. Để giải quyết sự thiếu minh bạch xung quanh VCS, ECB hoan nghênh việc minh bạch hóa của các cơ quan quốc gia tương ứng, ở cấp độ Châu ÂU và toàn cầu như các khung khổ giám sát, quản lý và luật pháp sẽ áp dụng như thế nào đối với VCS, theo cách sử dụng của chung và đặc biệt đối với các dịch vụ liên quan như trao đổi, và việc sửa đổi các khung khổ này nếu cần thiết. Trong bối cảnh này, ECB hoan nghênh việc làm minh bạch hóa của EBA. Đối với các nhiệm vụ riêng của mình trong lĩnh vực hệ thống thanh toán, ổn định giá cả và ổn định tài chính, ECB không thầy cần phải sửa đổi hoặc mở rộng khung pháp lý hiện tại của EU liên quan đến các nhiệm vụ này.

Bảng chú giải

Blockchain: là sổ cái (sổ ghi chép) tất cả các giao dịch, được nhóm thành các khối, được thực hiện với một chương trình tiền ảo (phi tập trung).

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 25

Page 30: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Tiền tệ (currrency) là tiền đúc, nó thường có dạng tiền xu và tiền giấy. Khi đề cập đến một loại tiền tệ cụ thể, chẳng hạn như đồng euro hoặc đô la Mỹ, ý nghĩa này mang tính khái niệm hơn, tức là việc biểu thị giá trị được đảm bảo bằng pháp luật và/hoặc chính phủ.

Tiền định danh (Fiat money) được tạo lập bởi các chính phủ để tập trung một nền kinh tế vào một loại phương tiện giao dịch (ví dụ đồng euro, đồng đô la Mỹ và đồng Yên)

Tiền tệ ủy thác (Fiduciary currrency) là một loại tiền tệ không có giá trị nội tại, nó nhận được giá trị từ những người dùng tin tưởng vào nhà phát hành tiền tệ.

Khai thác là việc xác thực một loạt các giao dịch (được gọi là một “khối”) được thực hiện với một VCS phi tập trung và bổ sung thêm khối này vào sổ cái của tất cả các giao dịch (được gọi là “blockchain”). Nó được đặt tên như vậy vì nó tương tự như việc người ta dành thời gian và năng lượng để khai thác một khoáng chất có giá trị từ trái đất.

Tiền là bất cứ thứ gì được sử dụng rộng rãi để trao đổi giá trị trong giao dịch. Nó có chức năng như một phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị và đơn vị tài khoản.

Tiền ảo là một đại diện kỹ thuật số của giá trị, không được phát hành bởi một ngân hàng trung ương, một tổ chức tín dụng hay tổ chức tiền điện tử, trong một số trường hợp nó được sử dụng thay thế cho tiền.

(Các) chương trình tiền ảo được sử dụng để mô tả khía cạnh giá trị (nghĩa là tiền ảo) và khía cạnh cơ chế vốn có hoặc được xây dựng đảm bảo rằng giá trị đó có thể được chuyển giao.

T rở lại đầu trang

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 26

Page 31: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

ĐỀ TÀI KHOA HỌC THÁNG 12 – 2019

1. HOẠT ĐÔNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2025

Chu nhiệm: ThS. Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNNMã số: ĐTNH.022/17Thời gian nghiệm thu: 21/11/2019Kết quả nghiệm thu: GiỏiCác chu đê nghiên cưu chính:

- Thực trạng phát triển, quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. - Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. - Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu để đề xuất về hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); góp phần thực hiện chủ trương, giải pháp của Hội nghị TW 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh tế tư nhân, đề tài ĐTNH.022/17 tập trung giải quyết các nhiệm vụ được Thống đốc giao, bao gồm: Đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT tại Việt Nam (thực trạng hoạt động, thực trạng quản lý, thanh tra, giám sát...); Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025 (như: hành lang pháp lý, cơ chế thanh tra, giám sát, an ninh an toàn bảo mật, phòng chống rửa tiền, bảo vệ người tiêu dùng...). Để giải quyết các mục tiêu này, đề tài đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:Chương 1 nghiên cứu thực trạng phát triển, quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT tại Việt Nam, gồm: Tổng quan về hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT tại Việt Nam, cả về hành lang pháp lý và thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; Thực trạng quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu rút ra một số rào cản, hạn chế về nguyên nhân của các rào cản, hạn chế về cơ sở pháp lý; về cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý cấp phép... liên quan đến các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực TGTT cũng như các vấn đề liên quan đền việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.Chương 2 của đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT thông qua các vấn đề về Hành lang pháp lý; Phương thức tiếp cận quy định quản lý; Cơ chế quản lý, giám sát, cấp phép. Qua khảo sát kinh nghiệm tại Trung quốc, Thái lan, Indonesia, nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như: - Việc xây dựng một Luật riêng cho lĩnh vực thanh toán là một xu hướng khá phù hợp. Luật về cơ bản bao hàm các vấn đề như: Chức năng của NHTW, các công cụ nhằm

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 27

Page 32: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

đảm bảo thực thi chức năng của NHTW; quy định về các hệ thống và các công cụ thanh toán;- Các quốc gia không có quy định riêng cho dịch vụ TGTT mà quy định việc cung ứng các dịch vụ đó là cung ứng dịch vụ thanh toán. - NHTW phải quản lý, giám sát, cấp phép đối với các dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử và phải kiểm soát chặt chẽ từ khi cấp phép đến quá trình hoạt động sau cấp phép;- Đối với Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực tiễn, các rủi ro, thách thức, cần thiết phải duy trì việc cấp phép cho hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử; quy định Ví điện tử gắn với tài khoản ngân hàng và việc nạp/rút tiền từ Ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng để giảm thiểu các rủi ro, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng Ví điện tử vào các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, cần thiết lập hạn mức giao dịch Ví điện tử phù hợp với thực tiễn thị trường.- Việc quản lý các dịch vụ thanh toán, TGTT xuyên biên giới, các nước đều có quy định về hiện diện thương mại, xử lý các giao dịch thanh toán qua cổng thanh toán của nước đó; quy định quản lý các luồng giao dịch thanh toán xuyên biên giới để nắm bắt thông tin, tăng cường quản lý thuế. - Việc cung ứng tài khoản có tầm quan trọng trong việc mở rộng các dịch vụ tài chính cho các đối tượng mục tiêu, trong đó có dịch vụ TGTT. - Cần có quy đinh về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TGTT, như đối với các tổ chức chủ trì vận hành hệ thống, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng. - Rất nhiều nước đã cho phép triển khai khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox). Tại Chương 3, nhóm nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025 và đề xuất các giải pháp triển khai cụ thể trong giai đoạn 2019 - 2021, định hướng năm 2025. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2021 tập trung vào việc rà soát nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn sau khi Nghị định thay thế các Nghị định được ban hành. Việc sửa đổi tập trung vào các nội dung: cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; quy định cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực trung gian thanh toán; quy định về hoạt động đại lý thanh toán; quy định liên quan đến tài khoản; quy định liên quan đến tiền điện tử; quy định liên quan đến hoạt động thanh toán xuyên biên giới và hoàn thiện hành lang pháp lý cho dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử... Giai đoạn từ 2022- 2025, các giải pháp được đề xuất bao gồm: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thanh toán, TGTT tại Luật NHNN, Luật Các TCTD hoặc xây dựng một Luật riêng về thanh toán; Xây dựng Chiến lược phát triển hoạt động thanh toán trong dài hạn. Trên cơ sở các nội dung công tác nêu trên, đề tài đưa ra đề xuất về các giải pháp cụ thể cần triển khai đồng bộ trong giai đoạn 2019 - 2025, gồm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phòng chống rửa tiền trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời triển khai một số giải pháp hỗ trợ như tăng cường công tác giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán điện tử, TGTT

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 28

Page 33: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào các dịch vụ thanh toán điện tử, TGTT.

2. QUẢN TRỊ RUI RO NGOẠI BẢNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Chu nhiệm: TS. Bùi Tín Nghị, Giám đốc Học viện Ngân hàngMã số: ĐTNH.003/18Thời gian nghiệm thu: 21/11/2019Kết quả nghiệm thu: GiỏiCác chu đê nghiên cưu chính:

- Tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng của ngân hàng thương mại- Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro ngoại bảng của các NHTM- Thực trạng hoạt động ngoại bảng và quản trị rủi ro ngoại bảng của các ngân hàng thương mại Việt Nam- Một số khuyến nghị về quản trị rủi ro ngoại bảng trong kinh doanh ngân hàng.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động ngoại bảng, rủi ro hoạt động ngoại bảng và quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng của NHTM, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng của NHTM Việt Nam, đề tài ĐTNH.003/18 triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:Chương 1 nghiên cứu tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng của ngân hàng thương mại, gồm: Khái niệm, phân loại, vai trò của hoạt động ngoại bảng trong kinh doanh ngân hàng; Rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngoại bảng trong kinh doanh ngân hàng thương mại. Chương 2 nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro ngoại bảng, gồm: Quản trị rủi ro các hoạt động ngoại bảng theo quy định Basel; Quy định quản trị rủi ro ngoại bảng của NHTW Thái Lan, Singapore. Qua đó, Nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:- NHNN cần rà soát và hoàn thiện bộ khung pháp lý về quản trị rủi ro. Trong đó, đối với quản trị rủi ro ngoại bảng, cần ban hành các quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết riêng. Đồng thời, cần yêu cầu các NHTM chú trọng hơn các rủi ro ngoại bảng.- NHNN cần sớm ban hành các quy định áp dụng chuẩn mực về quản trị rủi ro ngoại bảng được đề xuất bởi Ủy ban Basel như là quy định chung đối với các hoạt động ngoại bảng. Đặc biệt, đối với quy định hệ số chuyển đổi tín dụng, cần dựa trên thực trạng hoạt động ngoại bảng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, NHNN cân nhắc lựa chọn chỉ đạo tiến hành áp dụng theo tiêu chuẩn của Basel II hay Basel III. Tương tự như thí điểm Basel II về an toàn vốn, việc áp dụng cũng phải có lộ trình cụ thể.- NHNN cần chỉ đạo các Ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý dữ liệu, theo dõi và dự báo rủi ro tại từng thời điểm. Đồng thời, hoàn thiện các mô hình, phương pháp, kỹ thuật tính toán rủi ro đối với hoạt động ngoại bảng.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 29

Page 34: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

- Cần yêu cầu các NHTM phải báo cáo hàng năm về định hướng hoạt động ngoại và các chính sách quản trị rủi ro năm tiếp theo.Chương 3 nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại bảng và quản trị rủi ro ngoại bảng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro ngoại bảng. Kết quả nghiên cứu chương 3 cho thấy khung pháp lý về hoạt động quản trị rủi ro ngoại bảng của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và tiệm cận theo chuẩn Basel; Các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngoại bảng đã được nhận diện tại hầu hết các NHTM; Việc nhận diện những rủi ro trong hoạt động ngoại bảng được các NHTM triển khai toàn diện thông qua hoạt động định kỳ, góp phần giảm thiểu nguy cơ rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng; Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và rủi ro tỷ giá đối với hoạt động ngoại bảng đang được xây dựng và áp dụng theo chuẩn quốc tế, kết hợp nhiều phương pháp để đo lường mức độ rủi ro chính xác hơn.Bên cạnh đó, hoạt động quản trị rủi ro ngoại bảng của Việt Nam vẫn còn 1 số hạn chế như: Rủi ro tín dụng đến từ các cam kết ngoại bảng và các khoản nợ đã bán cho VAMC vẫn còn hiện hữu; Một số ngân hàng vẫn chưa xây dựng được quy định về quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng cho dù chỉ là lồng ghép vào trong quy trình quản trị rủi ro nội bảng (chủ yếu tại các NHTM có quy mô nhỏ về vốn và quy mô sử dụng các giao dịch ngoại bảng); Một số ngân hàng nhỏ, chưa triển khai Basel II, việc nhận diện các loại rủi ro ngoại bảng vẫn chỉ dừng lại ở trên các văn bản quy định của NHNN và của NHTM. Nguyên nhân của các hạn chế xuất phát từ việc khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, phức tạp; Sự phát triển mạnh của các sản phẩm dịch vụ sử dụng công nghệ cao đã khiến cho hoạt động quản trị rủi ro ngoại bảng ngày càng trở nên phức tạp. Nguyên nhân chủ quan bao gồm khó khăn trong lựa chọn các mô hình, công cụ đo lường và tính toán các rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng của NHTM; nguồn nhân lực để triển khai đánh giá rủi ro và triển khai quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng còn thiếu, yếu về chuyên môn và về ứng dụng các mô hình hiện đại; chi phí triển khai và áp dụng các chuẩn mực về quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng là khá cao, nên không phải NHTM nào cũng sẵn sàng chi để xây dựng; cơ sở dữ liệu cho việc đo lường các loại rủi ro theo phương pháp hiện đại chưa liên tục và đủ lớn về số quan sát.Tại Chương 4, nhóm nghiên cứu phân tích cơ sở, đề giải pháp tăng cường quản trị rủi ro ngoại bảng của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, từ phía các NHTM, nhóm nghiên cứu đề xuất 04 giải pháp gồm: Giải pháp về xây dựng mô hình đo lường các loại rủi ro; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp về cơ sở dữ liệu; Giải pháp về tài chính, công nghệ. Từ phía quản lý vĩ mô, nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất về hoàn thiện khung pháp lý và phát triển thị trường tài chính.

3. QUẢN LÝ NHÂN LỰC THEO KPI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chu nhiệm: ThS. Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, NHNNMã số: DANH. 001/17Thời gian nghiệm thu: 21/11/2019Kết quả nghiệm thu: Giỏi

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 30

Page 35: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

Các chu đê nghiên cưu chính:

- Lý luận về quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc trong khu vực công.- Thực trạng công tác quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN giai đoạn 2011-2017.- Xây dựng hệ thống đo lường kết quả thực hiện công việc cho NHNN.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng công tác đánh giá kết quả thực thi công việc tại các vị trí việc làm tại NHNN, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý kết quả thực thi công việc, Dự án DANH. 001/17 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:Chương 1 nghiên cứu lý luận về quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc trong khu vực công, gồm các nội dung: Tổng quan lý thuyết về quản lý kết quả thực thi công việc; Hệ thống đo lường kết quả thực thi công việc; Các mô hình đo lường và quản lý kết quả thực thi công việc; Áp dụng mô hình đo lường và quản lý kết quả thực thi công việc KPI/BSC trong đo lường và quản lý kết quả thực thi công việc tại khu vực công và kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong nội dung này.Chương 2 nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN giai đoạn 2011-2017, gồm thực trạng nguồn nhân lực; thực trạng quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN giai đoạn 2011-2017; thực trạng hệ thống đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN; đánh giá hệ thống quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN.Chương 3 phân tích bối cảnh cải cách quản lý công và nhu cầu cải cách hệ thống quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc trong khu vực công; phân tích định hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý và đo lường kết quả thực hiện công việc tại NHNN; đề xuất hệ thống đo lường và quản lý kết quả thực thi công việc theo mô hình KPI/BSC và đề xuất các giải pháp xây dựng, triển khai hệ thống đo lường và quản lý kết quả thực thi công việc theo mô hình KPI/BSC tại NHNN.

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 31

Page 36: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 12 - 2019

1. Ngành ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thời gian tổ chưc: 23/12/2019Đơn vị thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt NamNội dung hội thảo:

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, ngành Ngân hàng cũng đã đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được các kết quả nổi bật.

Thứ nhất, về điều hành chính sách tiền tệ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thực thi và điều hành chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng đã góp phần vào ổn định lãi suất, tỷ giá, tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Thống đốc, điều đầu tiên và then chốt là để có được môi trường kinh doanh thuận lợi phải có nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc lâu dài. Chính vì vậy, thời gian vừa qua Chính phủ đã điều hành nhất quán, kiên định và trong điều hành chúng tôi đã thực thi theo phương châm giữ nền tảng kinh tế vĩ mô, thông qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đó là yếu tố chúng tôi cho rằng là thành công lớn nhất trong thời gian vừa qua.

Chúng ta nhìn thấy các chỉ số vĩ mô là lạm phát kiểm soát rất thấp, trong đó lạm phát cơ bản trong thời gian vừa qua chỉ trong biến động chỉ từ 1,4% đến dưới 2%, điều này có ý ngĩa rất quan trọng để giữ nền tảng chung cho cả nền kinh tế vĩ mô, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.

Vấn đề thứ hai được Thống đốc chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường quốc tế cũng như các nước trong khu vực đã có sức ép tăng lãi suất nhưng chúng ta đã kiểm soát và giữ ổn định được mặt bằng lãi suất cho vay và qua đó giảm được lãi suất.

NHNN đã điều hành, yêu cầu các TCTD tập trung vào việc tiết giảm các chi phí trong hoạt động của mình cũng như đẩy mạnh những nỗ lực xử lý nợ xấu, qua đó giảm bớt các chi phí tài chính, ổn định mặt bằng lãi suất huy động, để qua đó giảm được lãi suất cho vay. Chính vì vậy, chúng ta thấy diễn biến trong thời gian vừa qua, kể cả trong điều hành, ở những thời điểm đầu năm và tháng 8 và tháng 9/2019, NHNN trong lãi suất điều hành, chúng tôi đã giảm lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Đặc biệt, trong thời điểm cuối năm, mùa kinh doanh của các doanh nghiệp thì lãi suất cho vay của các ngân hàng có bước giảm rõ rệt.

“Hiện nay, trần lãi suất cho vay ưu tiên trong 5 lĩnh vực chỉ còn 6%/năm. Chúng

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 32

Page 37: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

tôi cho rằng đầy là điểm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như của các TCTD.”, Thống đốc nói.

Vấn đề thứ ba là về tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, năm 2019, chúng ta đã rất linh hoạt, chủ động, theo sát và dự báo được những diễn biến phức tạp từ thị trường tiền tệ quốc tế và khu vực để có biện pháp, giải pháp chủ động trong kịch bản điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Theo Thống đốc, điều này thể hiện sự nhất quán trong điều hành cũng như tính chủ động, tăng niềm tin của thị trường cũng như của cộng đồng doanh nghiệp và năng lực thực thi điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Ngân hàng Trung ương. Qua đó, chúng ta giữ được ổn định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối cung cầu của ngoại tệ và dáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và hỗ trợ cho xuất khẩu.

“Có thể nói trong thời gian vừa qua dự trữ ngoại hối của chúng ta đã tăng mức kỷ lục, và so với đầu nhiệm kỳ này, dự trữ ngoại tệ đã tăng trên 2,5 lần so với cuối năm 2015, đây là một tấm đệm rất lớn cho quốc gia để dự phòng những tác động những yếu tố bất lợi từ bên ngoài tác động vào nền kinh tế của chúng ta.”, Thống đốc chia sẻ.

Từ những yếu tố điều hành lạm phát, lãi suất, tỷ giá như vậy, có thể nói trong thời gian vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's sau 9 năm đã nâng xếp hạng tín nhệm quốc gia của Việt Nam. Vừa qua khi làm việc với các tổ chức quốc tế, trong đó IMF đánh giá rất cao khả năng, năng lực điều hành CSTT và tỷ giá của Ngân hàng Trung ương, cũng với đó Ngân hàng Thế giới cũng đã nâng xếp hạng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2018. Việt Nam hiện đứng thứ 25/190 quốc gia và đứng thứ 2 trong ASEAN. Có thể nói các kết quả này nêu bật hiệu quả trong điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương.

Cũng tại Hội nghị, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chia sẻ về chính sách điều hành tín dụng. Theo đó, trong thời qian vừa qua NHNN đã chỉ đạo mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

Để gia tăng dòng vốn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, NHNN cũng đã tập trung rà soát hoàn thiện các khung khổ pháp lý tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được vay vốn theo năng lực tài chính và kinh doanh, mở rộng và đa dạng hóa các kênh tiếp cận tín dụng. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tập trung vốn và lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và xây dựng và triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi, khuyến khích trong một số lĩnh vực ưu tiên như cho vay theo chuỗi giá trị bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính sách thúc đẩy đầu tư vào năng lượng bền vững, cho vay tín dụng xanh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hiện nay, thực tế vốn trung dài hạn của nền kinh tế vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn, xấp xỉ

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 33

Page 38: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

80% vốn huy động của nền kinh tế nhưng các TCTD bên cạnh việc quản trị rủi ro vẫn tiếp tục cung ứng xấp xỉ 50% tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đầu tư cho trung dài hạn”, Thống đốc chia sẻ.

Phát biểu thêm về lĩnh vực tín dụng, người đứng đầu ngành Ngân hàng cho biết, đến nay quy mô tín dụng đã đặt trên 8 triệu tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng, trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp là trên 4 triệu tỷ đồng, chiếm trên 53%; trong đó doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng xấp xỉ 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Trong khi khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 43% tổng dư nợ tín dụng, còn lại là hộ kinh doanh và cá nhân chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng. “Có thể nói là nguồn lợi tín dụng rất lớn đã tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và cá nhân”, Thống đốc khẳng định.

Để tiếp tục tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, theo Thống đốc chia sẻ, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong NHNN mà trong các TCTD, đổi mới, đơn giản hóa thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp. Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng đã tăng cường đối thoại qua chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp với 6 hội nghị lớn ở 3 thành phố lớn ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm và hơn 300 cuộc đối thoại doanh nghiệp ở các chi nhánh tỉnh, thành phố để tăng cường khả năng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

Về định hướng điều hành thời gian tới, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, NHNN sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá ổn định, linh hoạt phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường.

“Chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả và tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và có biện pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn. Cùng với đó là tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, các địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp để tháo gỡ, xử lý các kiến nghị, tạo điều kiện, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đối với hệ thống các ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảoTrở lại trang đầu

2. Điều hành CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối

Thời gian tổ chưc: 31/12/2019Đơn vị thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt NamNội dung hội thảo:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Ngân hàng Nhà

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 34

Page 39: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 chỉ đạo toàn diện hoạt động ngân hàng. Đồng thời, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, trong năm 2019, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định - Tín dụng tăng trưởng hiệu quảNăm 2019, CSTT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính

sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01%, tạo dư địa thuận lợi để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh. Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp nhất trong 3 năm qua. Đến cuối năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13% so với cuối năm 2018; thanh khoản hệ thống được đảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả cho nền kinh tế.

Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Từ ngày 16/09/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tài chính (TCTD) chủ động cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Kết quả sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm. Các TCTD có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp với nhiều đợt cắt giảm trong năm 2019.

Toàn cảnh Hội nghịTrong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ

giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD bám sát diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Về điều hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 35

Page 40: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

nhu cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình hạn chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.

Trong năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen, trong các Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được NHNN đặc biệt quan tâm. NHNN đã liên tiếp 4 năm liền xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC) trong các Bộ, cơ quan ngang bộ. NHNN xác định mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh CCHC trong hệ thống NHNN gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và phải tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.

Với việc triển khai các giải pháp quyết liệt trên, ngành Ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến cuối năm 2019, tín dụng tăng khoảng trên 13% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. Ước đến 31/12/2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%. Theo báo cáo về Môi trường kinh doanh 2020 được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 24/10/2019, Chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp hạng 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (chỉ sau Brunei - hạng 1/190).

Chuyến biến tích cực trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấuCông tác cơ cấu lại các TCTD cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Sự ổn định, an toàn

của hệ thống các TCTD được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế; sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao một bước… Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 36

Page 41: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực của hệ thống các TCTD, ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các TCTD ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). Tính trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Đồng thời cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM)

Về cơ sở pháp lý trong lĩnh vực thanh toán, NHNN cũng đã bám sát thực tiễn, chủ động, kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khảo sát, đề xuất với Chính phủ xây dựng Nghị định mới về TTKDTM; trình và triển khai Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox); Báo cáo cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam; Đề án thử nghiệm các mô hình thanh toán mới,...Đồng thời NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán; tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng; triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhờ đó, TTKDTM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Trong lĩnh vực thanh toán đã ứng dụng tất cả công nghệ mới trên thế giới (ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, QR Code, Tokenization...), phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trọng điểm và thu được kết quả ấn tượng, cụ thể: Đến cuối tháng 10/2019, đã có trên 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 47 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động (ĐTDĐ). Trong 10 tháng đầu năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng tương ứng hơn 67% và trên 36%; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh ĐTDĐ tăng tương ứng 186% và 221% so với cùng kỳ năm 2018. Thanh toán qua QR Code tuy là hình thức thanh toán điện tử mới nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá.

Công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM được chú trọng và phát huy hiệu quả. Trong thời gian qua NHNN chủ động xây dựng nội dung, chương trình giáo dục tài chính như “Tiền khéo, tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái”, “Đồng tiền thông

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 37

Page 42: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

thái”, cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”, qua đó tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân, đồng thời khuyến khích sử dụng các phương tiện TTKDTM.

Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong thời gian tớiĐánh giá một cách tổng quan nhất về kết quả điều hành CSTT và hoạt động ngân

hàng có thể thấy ngành ngân hàng 2019 đã góp phần tạo lập môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp và người dân, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trả lời các câu hỏi và làm rõ các vấn đề phóng viên quan tâm, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước năm 2020, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%; ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Trong đó, NHNN tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm, trong năm 2020 như sau:

Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, thực hiện mục tiêu CSTT; Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu CSTT; Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT nhằm ổn định thị trường, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện và bối cảnh phù hợp.

Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết định số 1058/QĐ-TTg; Nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các TCTD giai đoạn 2021-2025; Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Trong hoạt động thanh toán: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó chú trọng đến sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nhất là đối với ngân hàng số, thanh toán số; Đẩy mạnh TTKDTM trong dân cư; Tiếp tục nghiên cứu, triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam; Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 38

Page 43: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử; Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với TCTD góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng phát triển bền vững.

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảoTrở lại trang đầu

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 39

Page 44: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

ẤN PHẨM KHOA HỌC THÁNG 12 -20191. Cuộc Chiến Công Nghệ Số

Nguồn: NXB Dân TríTác giả: Charles ArthurDịch giả: Nguyễn Nguyên KhôiGiới thiệu ấn phẩm:

cả đều hòa quyện vào nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, thế giới kỹ thuật số được mở ra trước mắt chúng ta qua những chiếc máy vi tính thì lại hoàn toàn khác: nó là nhị phân, tắt hay bật, có hoặc không. Sự ra đời của những chiếc máy tính cá nhân phù hợp với túi tiền của người dân vào những năm 1990 cùng với sự xuất hiện của mạng Internet vào khoảng những năm 1970 đã bắt đầu hình thành những lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới – ví dụ tiêu biểu là Yahoo, một trang web chuyên mang tới những tin tức nóng hổi được cập nhập liên tục tới từng phút, thông tin và dự báo về thời tiết, cùng dịch vụ thư điện tử miễn phí.

Có ba công ty đã bị cuốn vào vòng xoáy của sự thay đổi này là: Apple, Microsoft và Google. Và ba công ty này vốn khác nhau hoàn toàn. Tính đến thời điểm cả ba công ty này bắt đầu tham gia vào trận chiến kỹ thuật số thì một trong số đó là một doanh nghiệp với thời hoàng kim đang dần chìm vào quá khứ, một bên thì là công ty đang dẫn đầu thế giới về lĩnh vực máy tính và kinh doanh, và một bên nữa mới chỉ chập chững bước ra từ một ý tưởng tuyệt vời của hai chàng sinh viên xuất chúng.

Từ đó, các công ty ấy liên tục tranh đấu kịch liệt với nhau rất nhiều lần để tranh giành quyền kiểm soát từng lĩnh vực một của thế giới kỹ thuật số. Vũ khí của họ là những phần cứng, phần mềm liên tục được cải thiện, cũng như những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Thứ được đặt lên bàn cân lúc này là danh tiếng của họ, và cũng chỉ là tương lai của chúng ta.

Viện Chiến lược Ngân hàng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này!

Giới thiệu sáchTrở lại trang đầu

2. Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Nguồn: NXB Thế giớiTác giả: Klaus SchwabDịch giả: Thành Thép & Nguyễn VânGiới thiệu ấn phẩm:

Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức từ một loạt các công nghệ mới nổi có sức ảnh hưởng – từ trí tuệ nhân tạo đến công nghệ sinh học, các vật liệu tiên tiến đến điện toán lượng tử – sẽ dẫn đến những chuyển biến nhanh chóng trong

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 40

Page 45: khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/.../01/Bản-tin-NCKH-số-12-Th… · Web view® Bản tin này được tổng hợp từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

ban tin nghiên cưu khoa hoc 12/31/2019

cách sống của chúng ta, những điều tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Cuốn Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được viết nhằm giúp độc

giả có thêm khả năng tham gia các cuộc đối thoại mang tính chiến lược xoay quanh các công nghệ mới nổi diễn ra trong và ngoài các cộng đồng, các tổ chức và thể chế mà mình là thành viên, giúp độc giả chủ động định hình thế giới phù hợp với những giá trị chung của con người.

Cuốn sách này là sản phẩm của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong cộng đồng đông đảo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đặc biệt, Phần 2 là sự tổng hợp góc nhìn của các nhà lý luận hàng đầu trong các Hội đồng Tương lai Toàn cầu và Mạng lưới Chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bổ sung cho cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo hai cách. Thứ nhất, giúp tất cả độc giả – từ các nhà lãnh đạo toàn cầu cho tới những công dân có cùng mối quan tâm – “kết nối thông tin để có được hiểu biết toàn diện và hệ thống” (“connect the dots”), bao gồm việc xác định các vấn đề từ góc nhìn hệ thống và nhấn mạnh sự gắn kết giữa các công nghệ mới nổi, các thách thức toàn cầu và hành động của chúng ta hiện nay. Thứ hai, cho phép độc giả đi sâu hơn vào bản chất của từng loại công nghệ và từng vấn đề quản trị cụ thể, được minh họa bởi các dẫn chứng gần đây và được lý giải qua ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới.

Viện Chiến lược Ngân hàng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này!

Giới thiệu sáchTrở lại trang đầu

viên chiên lươc ngân hàng – ngân hàng nhà nươc viêt nam 41