72
1 NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA Này Long vương , Ông nên biết Bồ-tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não

Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

  • Upload
    do-binh

  • View
    129

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Này Long vương , Ông nên biết Bồ-tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. Ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán sát thiện pháp, khiến các thiện pháp mỗi niệm mỗi niệm được tăng trưởng, không để cho bất kỳ pháp bất

Citation preview

Page 1: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

1

NAMO SHAKYAMUNI

BUDDHA卍 

Này Long vương , Ông nên biết Bồ-tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các

đường ác. Ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán sát thiện pháp, khiến các thiện pháp mỗi niệm

Page 2: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

2

1

mỗi niệm được tăng trưởng, không để cho bất kỳ pháp bất thiện nào xen lẫn, pháp ấy có thể khiến các ác pháp vĩnh viễn chấm dứt, thiện pháp được tràn đầy, thường được gần gũi chư Phật, chư Bồ-

tát và các Thánh chúng.

Nói rằng thiện pháp, nghĩa là thân của các hàng trời, người, Thanh văn Bồ-đề, Ðộc giác Bồ-đề, Vô thượng Bồ-đề, đều nương vào pháp này, lấy nó làm căn bản để được thành tựu cho nên gọi là thiện pháp. Pháp này chính là Thập thiện nghiệp đạo. Vậy mười điều đó là gì? Ðó là  vĩnh viễn xa lìa sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối,

nói đôi chiều, nói ác, nói thêu dệt, tham lam, sân hận và tà kiến.

Này Long vương , Thí như tất cả thành ấp xóm làng đều dựa vào trái đất mà được đứng vững, tất cả cây thuốc cỏ cây vườn rừng cũng nhờ vào đất mà lớn lên. Mười điều thiện này cũng như vậy, tất cả hàng trời người nương vào nó mà được thành lập, tất cả hàng Thanh văn, Ðộc giác Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát, tất cả Phật pháp, đều nương vào mảnh đất Thập thiện này mà được thành tựu.

Nếu có người nghèo khổ nào, không có tiền của nhưng vẫn có thể bố thí. Lúc người khác bố thí

liền sanh lòng tùy hỷ thì phước báo của họ không khác gì phước báo của người bố thí kia. Ðó là một

việc rất dễ làm, ai mà không làm được

Page 3: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

3

2

Ðức Phật dạy: “Thấy người khác làm việc bố thí mà vui vẻ giúp họ thì được phước báo rất lớn”. Có

vị sa môn hỏi Phật rằng:

- Thưa Thế tôn! Phước này hết chăng?

Ðức Phật Ðáp:

- Ví như ngọn lửa của một cây đuốc, dầu có trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa kia để về nấu ăn và thắp sáng thì lửa của cây đuốc vẫn như

cũ. Phước kia cũng vậy.

PHẠM THIÊN

Một hôm, đức Phật ở Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên đón tiếp sự thăm viếng của trời Phạm thiên.

Phạm thiên hướng về đức Thế tôn đảnh lễ và nêu ra mấy câu hỏi. Dưới đÂy là cuộc đối thoại giữa

đức Phật và Phạm thiên.

Phạm Thiên hỏi:

- Thưa Thế tôn! Loại kiếm nào sắc nhất, thứ thuốc nào độc nhất, ngọn lửa nào dữ nhất và

đêm tối nào dài nhất?

- Miệng mắng chửi người khác là thứ kiếm sắc bén nhất, lòng tham là liều thuốc độc nhất, ngọn lửa hung dữ nhất là phiền não, và ngu si là đêm

dài tối tăm nhất.

- Vậy, ai được lợi ích lớn nhất, ai bị tổn thất nhiều nhất, ai là kẻ nham hiểm nhất? Thưa Thế

tôn!

Page 4: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

4

3

- Người bố thí được lợi ích lớn nhất. Biết ơn mà không báo ơn là người tổn thất nhiều nhất. Người ôm lòng độc ác, mưu mô không kể chi là kẻ nham

hiểm nhất.

- Ðiều gì có sức lôi cuốn nhất, cái gì khiến người ta xa lánh nhất, điều gì phá tình hữu nghị và ai là

vị lương y tài giỏi nhất?

- Làm thiện có sức lôi cuốn nhất vì nó đưa đến hàng ngàn thứ công đức. Tội ác khiến người ta xa lánh nhất vì đưa con người chìm sâu vào hố thẳm luân hồi. Ðố kị và tư lợi phá vỡ tình hữu nghị. Như

lai là vị lương y tài giỏi nhất.

Vị trời Phạm thiên cảm thấy rất mãn nguyện, chắp tay tán thán trí tuệ viên mãn của đức Thế

tôn đã khéo phá tan mối nghi hoặc cho mọi người.

Trời Phạm thiên hỏi tiếp:

- Thưa Thế tôn! Cái gì tối thắng nhất, làm thế nào mới có thể đạt được nó?

Ðức Phật đáp:

- Phước đức và trí tuệ là cái tối thắng nhất. Tu cả phước đức lẫn trí tuệ thì có thể ra khỏi luân hồi, vượt hẳn ba cõi, tự lợi lợi tha. Dũng mãnh

tinh tấn thì có thể tu phước và tu tuệ.

Phạm Thiên nghe đức Phật dạy xong tâm trí được khai sáng liền đảnh lễ đức Phật và cáo lui.

Page 5: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

5

4

PHẬT PHÁP THỰC TIỄN

Một kẻ lữ hành bị lạc trong sa mạc rộng lớn. Ở đó, khí hậu vô cùng khô nóng, ánh mặt trời như

thiêu như đốt. Anh ta không có nước uống, không có thức ăn, chung quanh lại chẳng có bóng dáng con người. Anh bước đi trong sự tàn tạ cô độc và

sắp ngã quỵ.

Ðột nhiên có một người đi thẳng về phía anh. Vị ấy có vẻ mặt tươi vui và vóc dáng rất sung mãn tự tại. Anh ta liền đến hỏi vị ấy làm như thế nào mà có thể thoát được sự bức bách của cái nóng

và cái khát, đến nơi nào thì có thể tìm được nguồn nước và bóng cây.

Vị ấy bảo anh rằng:

- Từ đây về phía đông có hai con đường, một đường đi về phía trái, một đường về phía phải. Ði

theo con đường phía phải, nỗ lực tiến về phía trước thì tự nhiên sẽ gặp được nguồn nước ngon

ngọt và bóng cây mát.

Nghe vị ấy nói anh ta rất tin nhưng vì đã quen với tính biếng nhác nên không chịu đi về phía

trước. Kết quả là anh ta chết khát trong sa mạc.

Người sung mãn thì dụ cho đức Phật, còn kẻ bị đói khát thì dụ cho chúng sanh. Anh ta tuy có

lòng tin nhưng lại không chịu hành động nên kết quả chỉ có thất bại. Năm giới, mười điều thiện, Bát chánh đạo v.v... là đạo lý đức Phật chỉ cho

chúng ta tu hành. Ngài chú trọng thực tiễn, không đề cao nơi việc nói suông, nên chúng ta

Page 6: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

6

5

phải cố gắng thực hành bằng sức dũng mãnh tinh tiến thì mới không phụ đạo lý của đức Phật

ÐỨA CON CỦA PHÚ ÔNG

Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật từng thí dụ như vầy: có một phú ông nọ bị lạc mất đứa con trai khi nó còn rất bé nên ngày đêm vô cùng nhớ

mong. Có một hôm, phú ông nhìn thấy một kẻ ăn mày và nhận ra đó là đứa con bị thất lạc của

mình, bèn kêu nó đến để nhận cha con. Nhưng đứa trẻ ấy đã lưu lạc lâu năm, quen bị người ta

khinh rẻ, nhục mạ nên nó hiểu lầm là phú ông lừa nó đến rồi bắt cho quan trị tội, do đó vội bỏ chạy.

Phú ông nghĩ ra một diệu kế là cho người tìm anh ta về làm việc để nó yên tâm với hoàn cảnh mới. Phú ông thường ngồi bên cửa sổ theo dõi

công việc rồi dần thăng chức cho nó. Khi đứa con gánh vác được công việc, ông cảm thấy thời cơ

đã chín muồi nên triệu tập bạn bè họ hàng rồi nói ra bí mật bấy lâu. Ðứa con biết được thân phận

của mình mới dám nhận lại cha.

Trong thí dụ này, đứa con là chúng sanh, còn phú ông chính là đức Phật. Chúng sanh mãi quay cuồng trong sanh tử luân hồi, sớm quên mất bản

tánh thành Phật của mình, chỉ toàn gây nên nghiệp duyên. Ðức Thế tôn biết trước, giác ngộ trước, bảo rằng chúng sanh cũng có thể thành

Phật như Ngài. Ngài lấy bản thân làm mẫu mực, dùng các phương pháp khéo léo hướng dẫn

chúng sanh chấm dứt việc ác, làm việc lành rồi hướng thượng, gắng sức cho đến khi thành Phật.

Chúng ta nên ghi nhận và tu học theo lời giáo

Page 7: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

7

6

huấn của đức Phật, không nên phụ hoài công lao của Ngài mới đúng lẽ.

TRÌNH TỰ HỌC PHẬT

Người học Phật, đối với Phật pháp, cần phải trải qua bốn giai đoạn: Tín, giải, hành và chứng.

- Tín: Ðối với Phật pháp, người học Phật trước tiên cần có tín tâm, như trong kinh thường nói:

“Phật pháp rộng lớn như biển cả, có niềm tin mới có thể vào”. Có tín tâm, người học Phật mới có

thể đạt được lợi ích chân thật, và khiến chúng ta dũng cảm đương đầu với ma chướng, thoát khỏi

sanh tử khổ não.

- Giải: Ngoài kính tín Phật pháp, đối với nghĩa lý trong Phật pháp, chúng ta nên có nhận thức rõ

ràng, tìm hiểu đầy đủ, được như vậy thì niềm tin càng vững chắc.

- Hành: Ðối với Phật pháp, sau khi hiểu rõ và có niềm tin kiên cố, lại phải tự mình thực hành, giữ

gìn năm giới, mười điều thiện, Bát chánh đạo v.v... phải luôn luôn tu tập, thực hành mới mong

được ích lợi.

- Chứng: Người học Phật có niềm tin, sự hiểu biết và thực hành rồi thì nhất định sẽ gặt hái kết quả, chứng minh rằng sự nỗ lực không phải uổng phí. Bản thân chúng ta tự nhiên thể nghiệm được cảnh giới giác ngộ, đạt được công đức lớn và giải

thoát lớn

Page 8: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

8

7

BA CHÚNG ÐỆ TỬ CỦA PHẬT

Người học Phật, lý tưởng và chí nguyện không ai giống ai cho nên sự thành tựu cũng chẳng người nào giống người nào. Nói một cách tóm lược thì có ba loại: một là sanh vào cõi trời cõi người, hai là làm A-la-hán, và ba là làm Bồ-tát.

1. Sanh vào cõi trời cõi người: Hạng người học Phật này bỏ ác làm lành, tích nhóm phước đức, hy vọng kiếp sau sẽ được yên vui. Ví dụ như:

dung mạo, thọ mạng, hoàn cảnh gia đình và sức khỏe v.v... đều được trội hẳn hơn so với đời này. Nhưng sự mong ước này vẫn chưa triệt để vì sự

vui sướng của cõi trời và cõi người đều ngắn ngủi, vẫn phải bị sanh tử luân hồi, lưu chuyển trong ba

cõi, chịu khổ não vô cùng.

2. A-la-hán: Những vị học Phật này biết rằng ba cõi hoàn toàn không yên ổn, giống như nhà lửa, cũng như một ngọn lửa lớn cơ thể thiêu rụi hết

mọi thứ cho nên sanh tâm nhàm chán. Vì chán bỏ sinh tử nên cầu mau chóng thoát khỏi sanh tử.

Những vị ấy nỗ lực chấm dứt tất cả sự vay trả của túc nghiệp, tu tập Phật pháp, chỉ hoàn thiện cho

chính bản thân, cuối cùng vượt ra ngoài vòng sanh tử, được gọi là A-la-hán. Ðây là quả vị của

tiểu thừa.

3. Bồ-tát: Những vị học Phật này phát tâm rộng lớn, không muốn chỉ hoàn thiện cho chính mình, riêng mình giải thoát mà phát nguyện cứu mình, cứu người, tự lợi lợi tha, hy vọng chúng sanh đều

Page 9: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

9

8

được giải thoát. Việc làm này rất khó, phải có đại trí tuệ, đại từ bi, đại nguyện lực, đại công đức mới

có thể thực hiện được. Bồ-tát phát tâm, thực hành, đời đời kiếp kiếp không nề hà mệt nhọc, không thối tâm, mãi mãi giữ vững lý tưởng cầu Phật đạo và độ sanh. Ðây là một giá trị sống rất cao quý của những người đại thừa. Vì vậy, người

học Phật nên lập chí làm Bồ-tát

CHÚNG SANH VÀ THẾ GIỚI

Phật giáo gọi những sinh vật có tri giác, có sinh mạng, bao quát nhân loại, cầm thú, côn trùng v.v... là chúng sanh. Nơi chúng sanh ở có ba

chốn: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Chúng sanh trong cõi Dục có năm loại, còn gọi là ngũ thú: trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

- Trời: Chúng sanh làm lành được sanh lên cõi trời, gọi là Trời. Ðây cũng chính là thiên đường

mà ngoại đạo sùng bái. Chúng sanh cõi này có sự hưởng thụ khoái lạc, nhưng sau khi hưởng thụ xong cũng phải chết và chịu luân hồi trở lại.

- Người: Nhân gian là thế giới vật chất, chúng sanh hiền thiện hoặc tội ác đều có thể sanh vào,

nên gọi là Người.

- Ðịa ngục: Là nơi chúng sanh gây tội rất nặng sanh vào. Chúng sanh ở đây luôn chịu sự bức

bách của thống khổ - khổ báo hết rồi mới có thể chuyển sanh sang cõi khác.

- Ngạ quỷ: Là nơi chúng sanh tham dục sanh vào.

Page 10: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

10

9

- Súc sanh: Chính là nơi chúng sanh ngu độn sanh vào.

Năm tình huống trên đây chính là tướng của chúng sanh trong Dục giới. Còn Sắc giới và Vô

sắc giới là nơi cư ngụ của chúng sanh hiền thiện, có phước và định lực. Ðức Phật dùng trí tuệ quán sát tướng trạng của ba cõi và nói cho chúng ta

biết rằng: luân hồi năm nẻo là một hiện tượng tự nhiên, làm lành thì sanh thiên, làm ác thì đọa địa ngục. Chúng sanh từ cõi trời cho đến địa ngục tuy khổ đau, hạnh phúc không giống nhau nhưng lại

giống nhau là còn bị chết và luân hồi. Trong khoảng thời gian vô tận không gian vô hạn,

chúng sanh cứ diễn đi diễn lại vở diễn buồn-vui-ly-hợp. Nghiệp báo của mỗi cá nhân cũng theo sự

tích tập mà trở thành gánh nặng khổ não. Cho nên, đức Phật - bậc trí tuệ từ bi - dạy chúng ta phải phát Bồ-đề tâm, học Bát chánh đạo, giải thoát luân hồi, vượt khỏi ba cõi mới là phương

pháp triệt để.

BÁT CHÁNH ÐẠO

Ðức Phật thường diễn giảng Bát chánh đạo cho hàng đệ tử của Người. Bát chánh đạo chính là

tám việc hợp lý và chánh đáng.

1. Thấy biết đúng đắn: Ðối với những sự việc trên cõi đời này, chúng ta cần có một cách nhìn

cho đúng đắn và chân thực như làm thiện thì được quả thiện, làm ác thì mắc quả báo ác.

2. Suy nghĩ đúng đắn: Chúng ta nên có tư tưởng trong sáng, không suy nghĩ những chuyện

Page 11: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

11

10

xằng bậy, như không có ý nghĩ trộm cắp, không nghĩ đến việc sát sanh, không rắp tâm làm tổn

thương người khác.

3. Nói lời chân thật: Không nói lời hư dối, không mắng chửi nguyền rủa kẻ khác, không xúi dục

mọi người làm chuyện sai trái.

4. Việc làm chân chính: Giữ gìn trật tự, không làm ác, không sát sanh, không trộm cắp v.v...

5. Nếp sống chân chính: Làm các việc có lợi cho xã hội và chọn nghề nghiệp chính đáng.

6. Nỗ lực chân chính: Nỗ lực làm việc thiện, tránh những việc sai trái, tội lỗi.

7. Nhớ nghĩ chân chính: Thường nghĩ nhớ đức Phật và ghi nhớ lời dạy của Ngài.

8. Chuyên chú chơn chánh: Nghĩa là tập trung tinh thần (đúng với chánh pháp).

Bát chánh đạo là giới luật trọng yếu của người học Phật. Người hành trì Bát chánh đạo tâm hồn sẽ thanh khiết, hành vi đoan chánh và có một

tương lai tươi sáng, hạnh phúc

Bài 34: HỌC ÐẠO

Có vị sa môn nọ ban đêm tụng kinh Di giáo của đức Phật Ca-diếp. Tiếng tụng nghe bi ai như hối

hận và thối chí. Ðức Phật hỏi thầy sa môn:

- Xưa kia ở nhà thầy từng làm nghề gì?

Ðáp rằng:

Page 12: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

12

11

-  Con thích gảy đàn cầm.

-  Vậy nếu dây đàn bị chùn thì thế nào?

-  Thưa, không kêu.

-  Dây đàn quá căng thì sao?

-  Dạ, tiếng kêu chát và ngắn.

-  Còn không quá căng và không quá chùn thì sao?

-  Tiếng đàn sẽ ngân dài.

Ðức Phật dạy:

- Sa môn học đạo cũng như vậy, nếu giữ tâm chừng mực thì có thể đắc đạo. Ðối với sự tu tập nếu quá gấp gáp thì thân sẽ mỏi mệt. Thân nếu mỏi mệt thời ý sẽ sanh phiền não. Ý nếu sanh

phiền não tức sẽ thối chí. Nếu thân đã thối chí thì tội sẽ lớn mạnh. Chỉ có thanh tịnh an lạc thì đạo

mới không mất.

BẬC HỌA SƯ VĨ ÐẠI

Vào thời nhà Ðường, hoàng đế rất sùng tín Phật giáo. Vua chiêu mộ hàng loạt các bậc

họa sư đến đẽo đục các vách núi ở Ðôn Hoàng, kiến thiết các động đá, nhào nặn nên các bức

Page 13: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

13

12

bích họa Phật giáo và tượng Phật để truyền bá Phật giáo.

Có họa sư nọ, nguyên là một tín đồ Phật giáo thuần thành, phát nguyện điêu khắc một trăm vị đại Bồ-tát với các tư thế khác nhau. Nơi động đá

ông ấy làm việc có một ô cửa, ánh sáng và không khí theo lối ấy để vào trong động. Ðến buổi

chiều, khi hoàng hôn buông xuống, ông phải thắp đèn mới có thể thấy rõ mọi vật. Làm việc suốt

hơn mười năm, ông không khi nào rời khỏi động nên quên hết bầu trời ở ngoài. Ông chỉ chú tâm

cần mẫn đến việc mô phỏng và sáng tạo.

Một hôm, ông đếm thử các bức tượng đã hoàn thành thì thấy được chín mươi chín bức rồi, chỉ còn một vị nữa thôi thì có thể hoàn thành tâm

nguyện. Thế là ông miệt mài cố hình dung ra một vị Bồ-tát có vẻ mặt nghiêm nghị, nhưng dù cố thế

nào cũng nghĩ không ra dung mạo mới. Nhiều ngày sau, một tối nọ, ông nằm mộng thấy một vị Bồ-tát thân sắc vàng óng ánh nói với ông rằng:

- Không nên phí sức như vậy, đã đủ một trăm tượng rồi, ông họa sư ạ!

Họa sư tỉnh dậy, cẩn thận đếm lại một lần nữa nhưng vẫn chỉ được chín mươi chín bức tượng.

Ông cảm thấy rất buồn nên quyết định ra ngoài tìm các tập tranh về vẽ. Ngoài biên cương cảnh vật lạnh lẽo hoang vu, sa mạc chạy tít tận chân trời, chẳng một dấu chân người, chỉ may có đâu

Page 14: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

14

13

đôi ba vị tu khổ hạnh trên các chóp núi. Ông tìm đến một vị tăng và nhờ vị ấy chỉ giáo cho mình.

Vị tăng ấy nói:

- Anh không cần tìm kiếm gì cho mệt, giấc mộng của anh thật linh dị, đúng là đủ một trăm vị

rồi đó!

Họa sư giật bắn mình, cho rằng vị Tăng đã đùa mình. Nhưng vị ấy vỗ vai ông họa sư, trang trọng

nói tiếp:

- Anh rời quê hương, ngàn dặm xa xôi đến đây hiến mình cho Phật pháo, sự cống hiến và tinh

thần vĩ đại này chính là hành vi của Bồ-tát, chín mươi chín vị cộng thêm anh chẳng phải đủ một

trăm vị đó sao?

Vị họa sư quá khiêm tốn và không dám nghĩ như vậy nên vội vàng cáo từ vị Tăng. Về sau, hoàng đế biết được chuyện này bèn hạ chiếu

khen thưởng. Ở một đoạn trong thánh chỉ, vua ra lệnh cho điêu khắc dung mạo của vị họa sư để lưu lại kỷ niệm. Cuối cùng, vị họa sư kia cũng

hoàn thành ước nguyện vĩ đại là điêu khắc một trăm vị Bồ-tát

LỤC ÐỘ

Page 15: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

15

14

Chúng ta qua sông, muốn từ bờ này qua bờ bên kia thì nhất định phải đi ngang cây cầu hoặc đi

thuyền bè. Cũng vậy, người học đạo muốn từ bờ sanh tử khổ đau bên này vượt thoát sang bờ Niết-

bàn an lạc bên kia thì tất yếu cần có phương pháp tu tập giống như công năng của chiếc cầu và con thuyền. Phương pháp này có sáu: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Bây giờ xin giải thích các phương pháp trên như

sau:

1. Bố thí: Gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí.

a. Tài thí: Tùy khả năng kinh tế của bản thân mà đem của cải giúp đỡ cho những kẻ nghèo

khó.

b. Pháp thí: Tùy theo trình độ nhận thức đúng đắn của mình rồi theo đó hướng dẫn mọi người

kính trọng Phật pháp.

c. Vô úy thí: Tùy theo oai đức của mình, cứu giúp người khác thoát khỏi sự nguy hiểm và sợ

hãi.

2. Trì giới: Giới có nghĩa là quy tắc. Tuân theo giới luật sẽ khiến tất cả hành vi trở nên đúng đắn. Cả ý nghĩ, hành động và lời nói đều được

thanh tịnh hóa, không còn phạm lỗi lầm nữa. Giới có nhiều loại, hễ là những việc thích hợp chuẩn mực đạo đức thì nên làm theo. Bát chánh đạo,

năm giới, mười điều thiện chính là những khuôn phép mà chúng ta nên hành trì.

3. Nhẫn nhục: Tức là nhẫn chịu sự đau khổ trong những nghịch cảnh như: hạn hán, giông bão, động đất, nóng lạnh... của hoàn cảnh; sự

Page 16: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

16

15

ngheøo khổ, bệnh tật, đói khát... của đời người; lòng tham lam, sân hận, oán hờn... của tâm lý.

4. Tinh tấn: Người học Phật kể từ khi phát tâm Bồ-đề rộng lớn cho đến lúc thành Phật, quả thực thời gian rất dài và trách nhiệm rất nặng nề. Cho

nên phải có một tinh thần không sợ sệt, dũng mãnh và tinh tấn; phải nỗ lực chuyển hóa tâm lý và các hành vi tà hạnh như tham lam, sân hận,

ngu si; tu tập các phẩm hạnh tốt đẹp như bố thí, trì giới, nhẫn nhục v.v... phải có một tinh thần không biết mệt mỏi mới diệt trừ được tập quán

bất thiện nhiều đời và tích lũy vô lượng công đức để bước dần lên quả vị Bồ-tát, Phật.

5. Thiền định: Thường ngày thân tâm chúng ta quen với lối sống loạn động và ý chí lại bạc nhược. Nếu muốn tiến đến sự nghiệp vĩ đại, thành Phật thành Thánh thì quả thực rất khó thành tựu. Tu tập thiền định khiến tư tưởng đi

vào khuôn phép thánh thiện, tinh thần an định, sau nữa là thanh lọc dục niệm và tất cả vọng

tưởng. Người thực tập thiền định nhuần nhuyễn thì sức chuyên chú rất mạnh, ý chí vững vàng và không dễ bị hoàn cảnh cám dỗ, lại thêm thân thể

được nhẹ nhàng, an lạc và tự tại. Niệm Phật là một phương pháp thiền định, miệng niệm danh

hiệu Phật, tâm quán tưởng tướng hảo trang nghiêm của Phật thì tự nhiên sức chú ý được tập trung. Cho nên, niệm Phật cũng là một phương

pháp tốt để tu tập thiền định. Chúng ta đừng bao giờ cười cợt cho rằng niệm Phật là việc làm mê

tín.

Page 17: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

17

16

6. Trí tuệ: Chúng ta học Phật, một mặt cần tiếp thu học vấn, tri thức, kỹ năng của thế gian, rồi

tùy khả năng trợ giúp chúng sanh khiến họ được lợi ích. Mặt khác, nghiên cứu Phật pháp, học

rộng, thông hiểu, tư duy, cầu chứng để đạt được đại trí tuệ.

Tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ thì có thể khiến chúng ta thành

Bồ-tát, thành Phật. Nó giống như chiếc cầu và con thuyền nên được gọi là Lục độ.

TỨ ÐẾ

Giáo lý căn bản của Phật giáo chính là pháp Tứ đế. Tứ đế tức là bốn chân lý: khổ đế, tập đế, diệt

đế và đạo đế. Khổ đế và tập đế là đạo lý giải thích thế gian; diệt đế và đạo đế là đạo lý nghiên

cứu xuất ly thế gian.

- Khổ đế: Khổ đế có nghĩa là khổ não, bất an. Ngay trong thân thể và tinh thần của chúng sanh luôn có sự tồn tại của khổ não và bất an. Có thứ khổ não vốn có và có từ lúc sanh, có thứ khổ não sanh ra từ cuộc sống, từ tuổi già sức yếu, từ bệnh tật và từ cái chết. Ở phương diện con người mà

nói thì có khổ não thương yêu mà biệt ly, khổ não mong cầu nhưng không được, khổ não oán đối

ghen ghét và khổ của ngũ ấm xí thạnh. Ðức Phật dùng trí tuệ quán sát các hiện tượng của thế gian và đưa ra kết luận rằng thế gian là một bể khổ.

- Tập đế: Tập đế có nghĩa là chiêu tập. Nguồn gốc của khổ não chính là do ảnh hưởng từ các tâm lý xấu, ví dụ như: tham lam, sân hận, ngu

Page 18: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

18

17

muội, kieâu mạn, nghi hoặc, tà kiến v.v... Nó ảnh hưởng đến lời nói, việc làm, dần dà trở thành thói quen, hình thành một lực lượng; mà lực lượng này còn được gọi là tập lực, tức là lực lượng được tích lũy từ thói quen và cũng chính là sự chiêu tập của

khổ não.

- Diệt đế: Chúng sanh đã biết sanh tử là khổ, lại biết nguồn gốc của sự khổ, muốn trừ bỏ nó cần phải diệt khổ não. Diệt trừ khổ não, thoát khỏi

sanh tử, ra ngoài vòng luân hồi, đạt đến cảnh giới thanh tịnh vĩnh hằng an lạc, đó gọi là chân lý của

diệt đế.

- Ðạo đế: Là phương pháp diệt trừ khổ não, hướng dẫn chúng sanh đến cảnh giới thanh tịnh vĩnh hằng, an lạc. Lời huấn thị thiết thực vô cùng trọng tâm, vô cùng chính xác mà đức Thế tôn đã

để lại cho chúng ta chính là Bát chánh đạo.

Chúng ta hiểu rõ Tứ đế, thực hành đạo đế thì thân tâm sẽ đạt được sự an lạc.

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Chúng ta phát tâm làm những việc tự lợi lợi tha thì phải có đầy đủ tâm từ bi hỷ xả lượng vô biên

đối với chúng sanh. Có tâm vô lượng như vậy mới có thể thực hiện tất cả hành vi hiền thiện. Tứ vô lượng tâm bao gồm: tâm từ vô lượng, tâm bi vô

lượng, tâm hỷ vô lượng và tâm xả vô lượng.

Vô lượng có nghĩa là không thể hạn lượng. Chúng sanh vô lượng cho nên đối tượng làm ích lợi người khác cũng phải vô lượng. Chư Phật, chư

Page 19: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

19

18

Bồ-tát tạo vô lượng công đức, độ vô lượng chúng sanh, cho nên có tâm nguyện vĩ đại: “Chúng sanh

độ hết, mới chứng Bồ-đề; địa ngục chưa trống, thề không thành Phật”. Dưới đây xin lần lượt giải

thích các tâm vô lượng như sau:

- Tâm từ vô lượng: Từ là nhân ái, có nhân ái thì một mặt khiến người vui vẻ, không khởi một ý

nghĩ não hại người khác; mặt khác, lòng dạ hiền từ, không khởi tâm giận hờn, tự nhiên, hòa nhã,

rộng lượng, hài hòa.

- Tâm bi vô lượng: Tâm bi có nghĩa là tâm thông cảm, thương xót sự khổ đau của người

khác, dứt trừ khổ não cho người. Luôn luôn nhớ nghĩ đến tâm từ bi, vĩnh viễn không thối chuyển

tâm ấy, mãi mãi không xao lãng việc giúp đỡ mọi người, gọi là tâm bi vô lượng.

- Tâm hỷ vô lượng: Hỷ là hoan hỷ, thấy người làm việc thiện thì không ngăn cản, hoặc họ có

chuyện vui mừng thì cũng không nên có sự đố kỵ, mà trong lòng nên vui vẻ hướng đến họ chúc

mừng, giúp họ thành công. Thường thường làm như vậy, mãi mãi làm như vậy thì gọi là tâm hỷ

vô lượng.

- Tâm xả vô lượng: Xả là bình đẳng, nghĩa là đối với tất cả chuyện oan gia nghịch cảnh, việc

không như ý, trong tâm vẫn an tịnh, không có một chút oán hờn. Ðối với mọi cảnh thuận duyên cũng không ái luyến. Tình cảm và lý trí được giữ thăng bằng, không vì ngoại cảnh mê hoặc mà

dao động, con người sẽ được đứng đắn, hòa bình. Ðây gọi là tâm xả vô lượng.

Page 20: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

20

19

Tứ vô lượng tâm là những pháp rất trọng yếu để thực hành hạnh Bồ-tát.

LÀM THIỆN

Ðức Phật dạy mọi người làm các việc thiện. Vậy chữ “thiện” mà Ngài muốn nói có nghĩa là tất cả những gì có thể khích lệ con người tiến bộ, có thể đưa đến hạnh phúc và lợi ích cho tha nhân. Thiện

gồm mười một loại:

1. Tín tâm: Có niềm tin sâu sắc đối với đạo lý làm thiện được phước, làm ác gặt  hái điều không

tốt.

2. Bất phóng dật: Tuân thủ tập quán đạo đức, vun bồi hành vi hiền thiện và mãi mãi giữ gìn các

việc này.

3. Khinh an: Khiến thân tâm khỏe mạnh, nhẹ nhàng.

4. Xả: Chánh trực, bình đẳng, thân tâm không có tình huống hôn trầm.

5. Tàm: Cảm thấy xấu hổ khi mình có những hành vi sai trái, do đó mà không làm ác nữa.

6. Quý: Ðối với những hành vi sai trái mà mình đã làm, cảm thấy xấu xa khi có tội với người

khác, do đó chấm dứt không làm ác nữa.

7. Vô tham: Không ái luyến và chạy theo hoàn cảnh khoái lạc.

8. Vô sân: Không giận hờn, phẫn nộ khi gặp nghịch cảnh.

Page 21: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

21

20

9. Vô si: Có nhận thức rõ ràng xác thực đối với mọi việc.

10. Bất hại: Nhân từ thương yêu động vật, có lòng trắc ẩn và cảm thông.

11. Cần: Vâng theo lời giáo huấn đạo đức, siêng năng học tập, dõng mãnh tinh tấn.

Người thường giữ gìn các hành vi thiện tâm thì tâm hồn thanh khiết, hành vi cao thượng, đời

sống hạnh phúc an vui.

BÁO ÂN

Làm người thì phải biết ơn và đền ơn. Ngoài công ơn của cha mẹ thầy cô, còn có hai ơn nữa mà chúng ta không được quên mất và cần phải báo đáp, đó là ơn của Phật vàø ơn của chúng

sanh.

1. Ơn Phật: Ðức Thế tôn xuất hiện ở nhân gian đem chân lý “cuộc đời là khổ, chúng sanh có thể

thành Phật” nói với mọi người, độ người thoát khỏi đường mê, thành chánh giác. Ân đức này

cần phải báo đáp.

2. Ơn chúng sanh: Ðức Phật dạy rằng chúng sanh từ rất nhiều kiếp sống đã kết duyên qua lại với nhau, hoặc làm cha mẹ, hoặc làm thân thuộc, hoặc làm thầy bạn, quan hệ rất mật thiết. Ðời đời kiếp kiếp trong quá khứ, mọi người đã có ơn với ta. Ðồng thời, các vấn đề nhu yếu đời này như y phục lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại v.v...

đều nhờ mọi người và xã hội duy trì cung cấp. Ví dụ: người nông dân trồng ngũ cốc, người công

nhân làm công nghệ, thương nhân thì buôn bán,

Page 22: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

22

21

thầy thuốc thì khám bệnh, cảnh sát thì duy trì trật tự an ninh, nhân viên bưu điện thì truyền đạt tin tức, thầy giáo thì dạy dỗ v.v... Mọi người giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, cống hiến hết năng lực của mình, tiếp nhận mọi nhu cầu thiết yếu, thúc đẩy xã hội tiến bộ và phồn vinh. Mọi

người thật sự đều có ơn huệ đối với ta.

Ðức Phật Ðã dạy: “Tương thử thân tâm phụng trần sát, thị tắc danh vi báo Phật ân” (Ðem thân tâm này để phụng sự cho xã hội và chúng sanh,

đó là báo đáp công ơn của Phật). “Trần Sát” là xã hội và chúng sanh, chúng ta làm những việc có ích cho xã hội, thì cũng có nghĩa là báo đáp ân

Phật.

Bây giờ, chúng ta còn nhỏ, nên cần phải bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức tốt và cần nỗ lực

học hỏi. Ðến khi sự nghiệp học vấn và nhân cách được trưởng thành thì chính lúc ấy là thời điểm để chúng ta báo đáp ơn Phật và ơn chúng sanh.

PHIỀN NÃO

Nhà Phật gọi những chuyện ưu phiền, não loạn về thân và tâm là phiền não. Phiền não có hai

loại lớn: loại thứ nhất là căn bản phiền não, loại thứ hai là tùy phiền não. Căn bản phiền não có sáu loại: tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến.

1. Tham: Ðối với vật chất thì muốn chiếm hữu và quá theo đuổi. Ðối với tình cảm thì luyến ái không xả bỏ. Hoặc là ham tiếc những vật của mình nên không chịu bố thí (ban bố cho ai).

Page 23: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

23

22

2. Sân: Là giận hờn thịnh nộ. Ðối với việc không bằng lòng thì không thể nhẫn nhịn, đùng đùng

nổi giận, nóng nảy, thô tháo và trút cơn thịnh nộ lên người khác, hoặc chửi bới, đánh đập v.v...

3. Si: Ngu si mê muội, không hiểu rõ chân lý, không xác định được thiện ác, không phân biệt

được trắng đen, không biết rõ phải trái, trong tâm chỉ có dục vọng và căm hờn, vì đó mà đưa đến

các hành vi tội ác.

4. Mạn: Là kiêu mạn, thờ ơ, xem thường người khác, cho rằng mình là tất cả, ưu việt hơn mọi

người, không chịu khiêm tốn học tập.

5. Nghi: Là hoài nghi, là người do dự không dứt khoát, không có năng lực phán đoán. Ðối với Phật

pháp và vấn đề thiện ác thì do dự không nhất quyết, kết quả là bỏ con đường chánh mà không

chịu theo.

6. Ác kiến: Là người có ác kiến, kiến giải lệch lạc, không tin nhân quả, không tin Phật pháp, không kiêng dè điều gì cho nên mới làm tất cả

mọi điều xấu xa.

Các loại căn bản phiền não này chiếm cứ trong tâm, và theo đó sản sinh ra rất nhiều phiền não nhỏ hơn, cho nên gọi các phiền não nhỏ là tùy

phiền não. Ví dụ các tâm lý xấu như: không xấu hổ, căm hờn, che dấu, đố kỵ, nịnh hót, kiêu ngạo, lười biếng, phóng túng, tán loạn, bỏn xẻn .v.v... Cái tâm lý ấy có lúc chỉ đơn độc nhiễu loạn tâm trí, có khi mấy loại cùng lúc xuất hiện, khiến con người tâm thần không yên ổn, đau buồn và thống

khổ.

Page 24: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

24

23

Tư tưởng có thể thao túng hành vi, tư tưởng tốt sinh ra hành vi tốt, tư tưởng xấu ác sinh ra hành

vi sai trái. Cho nên, đức Phật dạy mọi người chú ý hễ tâm ý được mạnh khỏe thì các phiền não sẽ

không thể phát sanh.

Tư tưởng không lúc nào dừng nghỉ, nếu phiền não đã được ngăn chặn thì tư tưởng thấm nhuần pháp thiện sẽ xuất hiện thay thế pháp ác. Cho

nên, suy niệm về Phật-Pháp-Tăng, nghĩ về bố thí, rộng lượng, nhẫn nhịn, trì giới, tinh tấn .v.v... chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp trong đời sống người học Phật. Lúc nào cũng nhớ nghĩ, thường thường nhớ nghĩ như vậy thì ý thức sẽ

được ý nghĩ thiện hun đúc, lâu dần ý nghĩ ác tự nhiên bị tiêu diệt.

Phiền não dần dần trừ sạch, ác nghiệp cũng theo đó giảm đi. Ðời sống quang minh chánh đại, sẽ bước trên con đường đúng đắn. Nếu phiền não được đoạn trừ một cách triệt để thời sẽ đạt đến

giai đoạn giải thoát luân hồi, vượt ra ngoài ba cõi.

PHẬT PHÁP

Trong hành trình giáo hóa suốt bốn mươi chín năm, đức Phật Ðã giảng thuyết hơn ba trăm hội

với nhiều nội dung rất phong phú. Theo như chân lý mà đức Thế tôn đã thể nghiệm thì mạng sống luân chuyển liên tục chứ không hạn cuộc trong một thời kỳ nhất định. Ðã là sự sống thì không sao tránh khỏi tạo nghiệp, sự sống hiện hữu thì

nghiệp báo cũng đồng thời hiện hữu, trong đó có cả nghiệp thiện lẫn nghiệp ác. Nghiệp quá khứ đưa đến quả hiện tại, nghiệp hiện tại đưa đến quả tương lai. Nó hỗ tương làm nhân quả cho

Page 25: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

25

24

nhau, tạo nên một dòng tiếp nối vô cùng vô tận của bể nghiệp mênh mông và ngút ngàn kiếp

sống.

Dù cho cuộc đời có nhiều nỗi thống khổ nhưng đức Phật vẫn tuyệt đối không dạy mọi người phải yếm thế, và cũng chẳng chủ trương bi quan. Bởi đức Phật xét thấy trong vòng luân chuyển không cùng ấy vẫn tiềm tàng khả năng giải thoát, tất

nhiên khổ não cũng sẽ có hồi chấm dứt. Cho nên, Ngài dạy chúng sanh hãy đối mặt với hiện thực

khổ đau để tìm ra nguyên nhân đưa đến đau khổ, và chọn lựa phương cách loại bỏ chúng thì biết được cảnh giới sau khi thoát khổ. Nếu làm được vậy, đời sống tương lai sẽ xán lạn toàn mỹ và

chẳng phải là chuyện ngoài tầm tay.

Phương pháp giải thoát khổ đau tuy nhiều nhưng có thể tóm gọn như sau:

“Không làm các việc ác,Hãy làm các việc lành,Giữ tâm ý trong sạch,Ðó là lời Phật dạy”.

Ngoài điều này ra chúng ta cũng cần phải:

- Giữ năm giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

- Làm mười điều thiện: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không

nói lời ác độc, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hoa mỹ, không tham lam, không sân hận,

không si mê.

Page 26: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

26

25

- Thực hành Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh tư duy, chánh mạng, chánh ngữ, chánh niệm, chánh định.

- Hành trì sáu ba la mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Thực hành theo lời dạy của đức Phật thì cho dù ở nơi nào, thời điểm nào, đời sống của chúng ta cũng được tươi sáng và an lạc, đời này đến kiếp

khác sẽ dần trút bỏ gánh nặng phiền não. Khi đạt đến đời sống hoàn toàn thanh khiết, công đức phước tuệ đầy đủ, chúng ta sẽ tùy tâm đến nơi

này hoặc nơi khác để làm những việc lợi ích hơn, trang nghiêm hơn.

PHẬT A DI ÐÀ

Phật A Di Ðà có nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Ngài và đức Phật Thích Ca Mâu Ni

đều là đạo sư của ba cõi, là cha lành của bốn loài, là bậc thầy cao cả của trời người. Lúc đương còn

tu hạnh Bồ-tát, Ngài có phát thệ nguyện rộng lớn, nguyện kiến tạo một cõi nước thanh tịnh an lạc cho tất cả chúng sanh. Theo sự ghi chép trong kinh, cõi tịnh độ ấy rất đẹp đẽ thanh tịnh, được

trang nghiêm bởi muôn vàn châu báu. Nhân dân cõi ấy đều là những vị lương thiện ngay thẳng,

thân thể không còn bị khổ lụy bởi sanh già bệnh chết, tâm tánh sạch hết các phiền não như: tham

lam, sân hận, kiến chấp sai lầm và kiêu mạn.

Chúng sanh cõi Tịnh độ ngày ngày được nghe đức Phật A Di Ðà nói pháp, được gần gũi với các vị bằng hữu thánh thiện. Một khi sanh về đây thì tu tập cho đến lúc thành tựu rồi mới trở lại nhân

Page 27: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

27

26

gian cứu giúp mọi loài; nhưng phải là những người thiện mới có thể sanh về nơi đây. Trong

kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói rằng:1.Phải là những người quy y Tam bảo.

2.Người phát tâm Bồ-đề.3.Người hiếu thảo với cha mẹ.4.Người tu tập mười điều thiện.

Hằng ngày niệm danh hiệu đức Phật A Di Ðà, tưởng nhớ đến các hạnh nguyện vĩ đại trang nghiêm, học theo hạnh nguyện của Ngài, làm điều ích lợi cho chúng sanh thì tự nhiên những

người ấy thân tâm được an lạc và sẽ được Phật A Di Ðà hộ niệm sanh về tịnh độ. Ðức Phật A Di Ðà với những hạnh nguyện, cõi nước, nhân dân ...

chính là những điều mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu với các đệ tử của Người. Về sau,

những lời ấy được biên chép thành một tập sách có tên là kinh A Di Ðà

KINH A DI ÐÀ

Vì sao đức Phật ấy có danh hiệu là A Di Ðà? Này Xá-lợi-phất! Ðức Phật ấy có hào quang rực rỡ

chiếu khắp mười phương thế giới mà không bị chướng ngại cho nên gọi là A Di Ðà. Vả lại, này

Xá-lợi-phất! Thọ mạng của đức Phật và nhân dân cõi tịnh độ thì vô lượng vô biên A-tăng-kỳ

kiếp1 cho nên gọi là A Di Ðà.

Này Xá-lợi-phất! Ðức Phật A Di Ðà có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn, đều là những vị A-la-hán, chẳng thể tính toán biết được số ấy, và chúng Bồ-tát lại cũng như vậy. Xá-lợi-phất! Cõi

Page 28: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

28

27

nước đức Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như vậy. Này Xá-lợi-phất! Chúng sanh

sanh về cõi nước cực lạc đều là những bậc A-bệ-bạt-trí2, trong đó Nhất sanh bổ xứ3số nhiều vô kể, chẳng phải tính đếm có thể biết được. Chỉ có thể

nói rằng số ấy vô lượng vô biên A-tăng-kỳ.

Xá-lợi-phất! Chúng sanh nghe được lời này nên phát nguyện sanh về nước ấy. Bởi vì sao? Vì được

trú ngụ cùng với các bậc thánh. Xá-lợi-phất! Không thể chỉ chút ít nhân duyên thiện căn phước đức mà có thể sinh về nước ấy. Xá-lợi-phất! Nếu

có người nam hoặc người nữ  nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà rồi hết lòng niệm danh hiệu Phật ấy, hoặc là một ngày, hai ngày, ba

ngày... cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung người đó sẽ được đức Phật A Di Ðà và các thánh chúng hiện đến trước người ấy. Do đó, khi lâm chung, tâm người ấy không điên

đảo, liền được sanh về cõi cực lạc của đức Phật A Di Ðà. Xá-lợi-phất! Ta thấy việc ấy rất ích lợi cho

nên mới nói ra. Nếu có người nào nghe lời Ta nói,  hãy nên phát tâm sanh về nước ấy.

ÐỨC PHẬT DƯỢC SƯ VÀ BỒ-TÁT DI LẶC

Trong các đức Phật có một vị mang danh hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai. Cõi nước của

đức Phật này rất thanh tịnh trang nghiêm, chúng sanh ở đó đã sạch hết các phiền não và xã hội

Page 29: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

29

28

không còn chuyện xấu ác. Lúc đang còn tu hạnh Bồ-tát, Ngài từng lập thệ nguyện rộng lớn khiến chúng sanh cầu gì được nấy, trong đó có một lời nguyện như vầy: “Nếu người nào mắc bệnh mà

không có thuốc men, không gặp được thầy thuốc, chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật Dược Sư thì

thân tâm kẻ ấy liền được an lạc và mạnh khỏe lại như cũ”. Bởi đức Phật này có lời nguyện rất vĩ đại là nguyện tiêu trừ tai nạn, tăng thêm tuổi thọ cho mọi người nên người đời thường xưng tụng Ngài

là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.

Bồ-tát Di Lặc là vị Phật kế tiếp đức Phật Thích Ca Mâu Ni và sẽ sanh xuống thế giới chúng ta.

Theo lời kinh ghi lại thì Bồ-tát Di Lặc giáng sinh từ cung trời Ðâu Suất. Lúc đó, thế giới này rất lý

tưởng: đẹp đẽ, hòa bình, yên ổn, nhân dân vui vẻ, thuận hòa, giữ gìn phép tắc đạo đức xã hội, cùng

sống trong đời sống hạnh phúc tiến bộ.

Bồ-tát Di Lặc đem Phật pháp ban bố khắp nơi, khuyên mọi người giữ năm giới, mười điều thiện,

thực hành Bát chánh đạo.... Dân chúng lúc ấy đều rất tin tưởng thực hành theo lời dạy của Ngài nên đời sống hiện thời rất an lạc và đời sau sanh

lại nhân gian hoặc sanh lên cõi trời. Ngoài ra cũng có một số vị phát tâm Bồ-đề, tích cực tu tập

hành thiện, làm những việc lợi người lợi mình, thành Phật chứng thánh. Bức tượng mà ta thường

thấy đặt trước chùa chính là Bồ-tát Di Lặc. Nay chúng ta kết duyên với Ngài là vì muốn gieo

Page 30: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

30

29

xuống hạt giống làm Phật trong tương lai, và muốn tạo duyên lành để được Ngài độ thoát.

VĂN THÙ VÀ PHỔ HIỀN

Bồ-tát Văn Thù là một vị Bồ-tát phát chí nguyện đại thừa, là bậc có trí tuệ đệ nhất và rất có tài

trong việc hóa độ chúng sanh. Ðặc biệt, Ngài có tài biện luận nên giáo lý mà Bồ-tát giảng giải

luôn có khả năng hướng dẫn con người đến chỗ chí  thiện. Số người đạt đến sự giác ngộ do chính

Ngài dìu dắt nhiều vô kể.

Trong lúc nói kinh Hoa Nghiêm, đức Phật có khen ngợi rằng: “Bồ-tát Văn Thù luôn là mẹ vô

lượng chư Phật, là bậc thầy của vô số Bồ-tát, là vị giáo hóa thành tựu cho rất nhiều chúng sanh”.

Bồ-tát Văn Thù vì thương tưởng đến tất cả chúng sanh nên phát nguyện vĩ đại như vầy:

- Nếu chúng sanh cần phải hiện thân người giàu có, kẻ bần cùng, người đức hạnh, kẻ gây nhiều tội

ác, thậm chí phải hiện thân người đồng nghiệp mới có thể giáo hóa được họ thì tôi xin nguyện

làm các thân ấy. Rồi dần đem giáo lý hướng dẫn, cảm hóa khiến họ được hạnh phúc ngay kiếp sống hiện tại và đời sau cũng được giải thoát.

Ngài hướng dẫn và thanh tịnh hóa đời sống cho tất cả mọi người, luôn luôn phát nguyện, luôn

Page 31: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

31

30

luôn làm những việc có ích cho mọi loài nên Bồ-tát thành tựu công đức rất tối thượng. Bồ-tát Văn Thù thường cỡi con sư tử có bộ lông màu xanh,

đây tượng trưng cho sự dũng mãnh không sợ sệt và chí nguyện không bao giờ thối thất của Ngài. Bồ-tát là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi

theo.

Bồ-tát Phổ Hiền cũng là một vị Bồ-tát phát chí nguyện đại thừa và có vô lượng vô biên công đức. Ngài lập nguyện rằng: “Cõi hư không có thể cùng

tận, chúng sanh có thể cùng tận nhưng thệ nguyện của Tôi sẽ không bao giờ cùng tận. Cho

dù gặp nhiều khó khăn đau khổ, Tôi cũng xin nguyện không bao giờ nản chí”. Ngài thường dạy

mọi người:

- Nếu muốn thành tựu trí tuệ vĩ đại như chư Phật thì cần phải đem tâm từ bi rộng lớn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, giúp đỡ mọi người đi trên con đường hoàn toàn vắng bóng tội ác và

đau khổ.

Bồ-tát có mười hạnh nguyện rất vĩ đại: Một là lễ kính chư Phật, hai là xưng tán Như lai, ba là rộng tu cúng dường, bốn là sám hối nghiệp chướng, năm là tùy hỷ công đức, sáu là thỉnh chuyển pháp luân, bảy là thỉnh Phật trụ thế, tám là

thường theo Phật học, chín là hằng thuận chúng sanh, mười là hồi hướng cho khắp cả. Ngài

thường ngồi trên con voi trắng tượng trưng cho

Page 32: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

32

31

Bồ-tát có tinh thần vững chãi, kiên nghị, sức mạnh vĩ đại và có đủ sự kham nhẫn gánh vác tất

cả những việc khó khăn.

Bồ-tát Văn Thù và Bồ-tát Phổ Hiền là những vị tiêu biểu cho Phật giáo đại thừa. Vì vậy, chúng ta nên hết lòng tán dương và học theo hạnh nguyện

của các Ngài.

BỒ-TÁT QUÁN THẾ ÂM

Năm nọ, thành Hàng Châu bị bệnh ôn dịch hoành hành, vụ mùa lại mất trắng nên dân chúng lâm vào cảnh đói kém bệnh tật thật đáng thương. Một ngày nọ, có một thiếu nữ nhan sắc kiều diễm

ngồi trước mũi một chiếc thuyền lớn đang cặp bến vào bờ hồ trong thành. Vì những người đang lâm nạn, cô gái  ấy có lời thỉnh cầu rằng: “Hễ ai

bỏ tiền mua cô thì cô sẽ về nhà hầu hạ cho kẻ ấy và xin đem số tiền này giúp đỡ dân chúng trong

thành”.

Trên bờ hồ mọi người tranh nhau mua và chẳng ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ quyết định dùng phương pháp ném tiền, hễ ai ném tiền trúng cô gái thì người đó được quyền rước nàng về nhà.

Lúc ấy, tiền đồng tiền vàng tiền bạc được ném tới tấp, tiền rơi đầy ắp cả mũi thuyền, khoang

thuyền nhưng chẳng có đồng nào ném trúng nàng. Mọi người đều thất vọng và không muốn

Page 33: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

33

32

ném nữa. Cô gái ngồi trên thuyền mỉm cười hướng về những người trên hồ chắp tay cám ơn

rồi đem tất cả số tiền giúp người nghèo.

Tin này nhanh chóng làm chấn động khắp thành Hàng Châu. Những người giàu có hết sức

cảm động trước sự nghĩa hiệp của nàng nên hăng hái bố thí. Lúc đó, người nghèo được lương thực, kẻ bần cùng thì được tiền của, người bệnh thì có thuốc chữa, mọi người được no đủ và rất hạnh

phúc.

Nhưng bỗng nhiên chiếc thuyền của cô gái bừng lên ánh sáng muôn màu bao trùm khắp một vùng. Một vị Bồ-tát dung mạo trang nghiêm đang chắp tay với nụ cười hiền từ. Mọi người thấy vậy rất đỗi ngạc nhiên. Ngài bảo: “Ta chính là Bồ-tát Quán Thế Âm, ta hiện đến đây để thức tỉnh và

khơi dậy lòng nhân từ của mọi người. Thông cảm, thương mến và giúp đỡ mọi người là tính cách cao quý, là trách nhiệm thiêng liêng, là thiên

chức mà nhân loại không thể chối từ. Hôm nay, các người đã thể hiện những nghĩa cử thật đáng

khen ngợi, nhất định các người sẽ được hạnh phúc”. Dân chúng nghe Bồ-tát dạy, vừa cảm

động vừa sung sướng, không ai bảo ai tự động chấp tay đồng niệm nam mô Quán Thế Âm Bồ-

tát.

Câu chuyện này được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc và làm cho niềm tín ngưỡng của mọi người

Page 34: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

34

33

đối với Bồ-tát ngày càng sâu sắc hơn. Bồ-tát Quán Thế Âm rất có duyên với dân chúng Trung

Quốc. Ngài để lại rất nhiều sự tích kỳ lạ và nghiễm nhiên chúng trở thành một tín ngưỡng sâu đậm trong dân gian. Ngài thường hiện thân nữ vì tánh cách của nữ giới nhu hòa dịu dàng,

điều này tượng trưng cho lòng nhân từ của Bồ-tát đối với chúng sanh như mẹ hiền thương con.

Người đời gọi danh hiệu của Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm cũng bởi có nguyên nhân và lai lịch

của nó. Ngài có chí nguyện vĩ đại, năng lực thù thắng. Hễ người nào niệm danh hiệu Bồ-tát Quán

Thế Âm thì dầu cho lâm vào hoàn cảnh nào, thậm chí gặp các nạn như lửa lớn, bão dữ, tử hình, binh đao, giặc cướp, bệnh tật v.v... Ngài đều từ bi đến cứu thoát, khiến người đang lâm

nạn thoát khỏi thống khổ được an vui hạnh phúc. Vì luôn luôn lắng nghe tiếng đau khổ của chúng sanh ở thế gian nên Ngài có danh hiệu là Quán

Thế Âm. Từ vô số kiếp về trước, Bồ-tát Quán Thế Âm đã thành Phật nhưng do lòng từ bi bao la nên Ngài không trụ vào Niết-bàn mà luôn hiện thân thuyết pháp cứu độ mọi loài. Thậm chí, để  phù hợp với hoàn cảnh và mong ước của mỗi chúng sanh, Ngài còn hiện thân Phật, thân Bồ-tát, Ðế

thích, trưởng giả, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, thân nam, thân nữ, trẻ em v.v... để gần gũi cuộc sống mọi

người rồi sau đó dần cảm hóa giác ngộ họ.

Page 35: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

35

34

Mỗi khi tinh thần chúng ta bất an, phiền muộn, sợ hãi, giận dỗi; cuộc sống chúng ta khó khăn, đói khổ, bệnh tật, thất vọng, thì những lúc đó

chúng ta nên thành kính niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Sự cảm ứng qua lại của tinh thần sẽ giúp ta loại bỏ những phiền muộn, tinh thần

được hài hòa thanh tịnh và tạo ra một  sức mạnh tinh thần  khiến ta dễ dàng vượt qua mọi khó

khăn gian khổ.

CHẾT VÌ NÓNG GIẬN

Ðức Phật kể rằng: Trong ao nước nọ có một con rùa đen rất

nóng tính. Lúc trời hạn hán, nước ao khô cạn nên nó muốn chuyển đến một nơi khác. Hai

chú chim nhạn là bạn thân lâu nay của nó liền đem đến một nhành cây rồi bảo rùa ngậm vào

giữa, còn mỗi chú chim ngậm vào mỗi đầu nhành cây. Trước lúc lên đường, hai bạn ấy cẩn thận

dặn bạn rùa đứng nói chuyện rồi vỗ cánh bay lên cao.

Những đứa trẻ bên đường thấy chuyện này rất kỳ lạ và khôi hài nên chúng vỗ tay chế giễu.

Nghe tiếng cười, rùa liền giận dỗi chửi mắng lại. Ðâu hay rằng miệng vừa mở thì thân đã lìa nhành

cây rơi trúng đá chết tươi. Chim nhạn thấy bạn chết vô duyên nên đau lòng than rằng:

Page 36: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

36

35

- Ôi! Cứ luôn giận dữ như thế thì có lợi gì đâu!

CHÚ CHIM CÔNG HAM CHƠI

Ðức Phật kể: Có một con chim công mẹ đi kiếm ăn. Lúc đi, nó dặn con giữ nhà và đừng đi chơi lung tung. Ở nhà, chim con không nghe lời mẹ

dặn, nó lén lút trốn khỏi nhà rồi đi tìm lũ bạn chơi đùa. Dọc đường, nó hết ăn trái cây lại tìm đến bờ suối uống nước. Thấy đám cỏ, nó liền xòe cánh

nhảy múa.

Kết quả, chim con bị thợ săn dùng lưới giăng bắt. Lúc đó, nó mới biết mình quá khờ dại lầm lỗi

và khóc òa lên. Nhưng khóc để làm gì, ai bảo không chịu nghe lời mẹ

NÓI CHUYỆN PHIẾM

Thầy Di-đa thích bàn luận việc tốt xấu của người khác nên ai cũng xa lánh thầy. Hễ thấy

thầy đi đến đâu thì mọi người bỏ đi nơi khác hoặc ra dấu cho thầy đi. Chẳng một ai muốn tiếp

chuyện với thầy cả. Di-đa lẻ loi và cảm thấy rất buồn.

Nhân chuyện xảy ra không mấy tốt đẹp với thầy Di-đa, đức Phật dạy đại chúng:

- Nói chuyện không hay của người khác là một hành vi không tốt, chẳng những gây tổn thương cho mọi người mà còn tự chuốc lấy sầu muộn về

mình. Như thế không dại dột lắm sao

THÍ DỤ NẮM LÁ

Page 37: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

37

36

Vào độ thu, dưới các tán cây trong rừng, những chiếc lá vàng bắt đầu rơi đều trên mặt đất. Các

thầy Tỳ-kheo ba bốn người quây quần nói chuyện bên các gốc cây. Quý thầy vui vẻ mãn nguyện cho rằng kiến thức mà mình theo học với đức

Phật bấy lâu nhiều vô kể và phong phú lắm. Nghe mọi người bàn tán như vậy, đức Phật liền đến giải thích. Ngài đến bên một gốc cây bốc một nắm lá

rồi chỉ rừng cây hỏi rằng:

- Các thầy thử nói xem số lá cây trong tay Như lai nhiều hay số lá cây trong rừng nhiều?

Các thầy đồng trả lời:

- Bạch đức Thế tôn! Ðương nhiên lá trong rừng nhiều hơn số là Người nắm trong tay.

- Ðúng thế! Giáo pháp mà Ta đã giảng dạy cũng ít như nắm lá trong bàn tay. Nhưng, những điều mà Ta chưa nói với các thầy còn nhiều lắm, nhiều như lá cây trong rừng. Quý thầy nên nỗ lực tu tập học hỏi, đừng nên lấy chút ít hiểu biết cho

rằng đã đủ.

LÒNG KIÊN ÐỊNH

Châu-lợi-bàn-đà-già là một vị Tỳ-kheo có trí nhớ rất kém, và điều tội nghiệp là thầy chẳng nhớ được một câu kinh câu kệ nào. Mọi người tuy

thương thầy nhưng không cách gì để có thể khiến thầy nhớ được.

Ðức Phật thương thầy trí nhớ kém nên đích thân đến hướng dẫn cho thầy học. Ngài giao cho Châu-lợi-bàn-đà-già một cây chổi, một cái hốt rác

rồi bảo thầy vừa quét vừa đọc: “Quét sạch rác

Page 38: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

38

37

bẩn”. Ðức Phật hy vọng với lối phối hợp việc học đúng như công việc thực tế mà thầy đang làm sẽ dễ học hơn, dễ gây ấn tượng sâu đậm trong trí

nhớ của thầy hơn.

Nghe lời Phật dạy, Châu-lợi-bàn-đà-già hết lòng học tập, thầy vừa quét rác vừa đọc: “Quét sạch rác bẩn”. Thấy thầy kiên trì lẩm nhẩm một cách khó nhọc, đại chúng ai cũng cảm động. Cứ hễ

gặp Châu Lợi ở đâu thì mọi người liền giúp thầy đọc: ”Quét sạch rác bẩn, quét sạch rác bẩn...”.

Sau một thời gian dài kiên trì, thầy bắt đầu nhớ được và biết rõ ý nghĩa của câu nói ấy. Thầy hiểu rằng, rác bẩn là những thứ không dùng được nữa và cần phải vứt bỏ. Lòng tham lam, sân hận, ngu si, kiêu ngạo cũng vậy, nó là những thứ “rác rưởi độc hại”, phải quét sạch thì cuộc sống mới hạnh

phúc lâu dài. Lúc ấy, tâm trí thầy bỗng nhiên bừng sáng, thầy cấp tốc đến chỗ đức Phật cảm tạ

sự chỉ dạy của Ngài.

Tinh thần kiên trì học hỏi của Châu-lợi-bàn-đà-già thật đáng nể và đáng để chúng ta ghi nhớ

trong lòng.

ÐẦU XÀ ÐUÔI RẮN

Có mẩu chuyện vui như vầy: Có một con rắn. Hôm nọ không

biết vì nguyên cớ gì, đầu rắn bỗng cãi nhau dữ dội với cái

đuôi của nó.

Trước tiên đầu rắn bảo:

Page 39: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

39

38

- Này đuôi! Tao có hai mắt nhìn đường, tao có miệng để ăn no nên quyền thủ lãnh và dẫn đầu

phải thuộc về tao.

Cái đuôi cự nự lại:

- Không phải thế! Mỗi lúc bò về phía trước anh đều dựa vào tôi, nếu tôi không hợp tác thì đố anh

trườn lên được.

Nói xong, đuôi rắn quấn chặt vào gốc cây suốt ba ngày liền. Thấy đuôi quá cương quyết, đầu rắn

bỗng đâm hoảng và đành nhượng bộ cho cái đuôi. Ðắc thắng, đuôi ngạo nghễ trườn về phía

trước, nhưng do thiếu kinh nghiệm dẫn đầu và cái đầu cũng làm ngơ không giúp nên bò đâu được

một đoạn thì cả hai rớt ngay xuống hầm lửa chết không kịp ngáp.

Ðức Phật kể mẩu chuyện trên để nhắc nhở mọi người rằng: cãi vã, giận hờn nhau chẳng bao giờ

đưa đến một kết quả tốt đẹp

KẾT BẠN

Một lần nọ, đức Phật và A-nan-đà đi vào thành hóa duyên. Trên

đường đi, lúc hai thầy trò đến gian hàng bán cá thì đức Phật đi chậm lại. Thấy trên sạp bày bán rất nhiều cá và có để một ít lá cỏ

tranh buộc cá ở bênh cạnh, nên Ngài ghé chân vào. Trước tiên đức Phật bảo thầy A-nan-đà đến nắm mớ cỏ tranh rồi bảo thầy ngửi xem nó có

Page 40: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

40

39

mùi gì. Thầy ngửi thì thấy có mùi hôi tanh rất khó chịu.

Khi thầy trò đi ngang một cửa tiệm bán hương liệu, đức Phật lại ghé vào. Ðức Phật bảo thầy A-nan-đà sờ các mảnh giấy gói hương liệu, rồi nói

thầy ngửi tay một lần nữa. A-nan-đà chỉ ngửi qua thôi đã thấy có mùi thơm thơm dễ chịu.

Ðức Phật dạy:

- Kết bạn cũng giống như chạm vào vật có mùi thơm và vật có mùi hôi khó chịu. Gần gũi bạn

hiền, thầy sẽ được học hỏi và tiếp thu những điều hay lẽ phải từ họ; đời sống thầy sẽ thăng hoa và thơm lừng những đức tính tốt đẹp như mùi hương

giữ lại trên tay. Làm bạn với kẻ xấu, thầy sẽ bị nhiễm bởi những thói hư tật xấu từ họ và chuốc

lấy các hậu quả tồi tệ.

Chúng ta cần gần gũi những người bạn siêng năng, tính tình hiền hậu, trung thành với bè bạn và tránh xa lũ bạn lười biếng, tham lam, tránh xa

những kẻ có tính nết hung bạo.

ÐỨC PHẬT GIÚP ÐỆ TỬ XÂU CHỈ

Tôn giả A-na-luật là một vị tu tập rất tinh tấn. Thầy chuyên tâm đọc tụng lời Phật dạy có khi suốt đêm

Page 41: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

41

40

không ngủ nghỉ. Bởi lao lực lâu ngày như vậy nên đôi mắt của thầy bị mù hẳn. Tuy rất buồn nhưng

thầy không bao giờ ủ rũ, mà ngược lại càng chuyên cần tu tập hơn trước.

Một hôm, khi biết chiếc áo bị rách một mảnh, thầy liền lấy kim chỉ vá lại. Làm được một lúc thì kim bị tuột mối chỉ, do thầy không thấy đường

nên cứ lúng ta lúng túng mãi. Ðức Phật biết A-na-luật gặp khó khăn bèn đến giúp thầy ấy xâu chỉ.

A-na-luật rụt rè hỏi:

- Xin hỏi huynh nào đang xâu chỉ giúp đệ vậy?

- Ta đây! Như lai đang khâu giúp thầy.

Ðức Phật vừa trả lời vừa vá lại chỗ rách trên áo. Thầy A-na-luật đã bật khóc trong niềm tôn kính,

cảm động.

Ðức Phật dạy đại chúng:

- Cảm thông và tận tình giúp đỡ người khác là trách nhiệm mà chúng ta không nên chối từ.

Ðức Phật luôn lấy những hành động của bản thân để làm những lời dạy sống động cho mọi

người. Biết đức Thế tôn giúp thầy A-na-luật, mọi người vô cùng cảm động. Từ đó, đại chúng giúp đỡ, sách tấn lẫn nhau và hết lòng vì mọi người.

NGƯỜI PHỤ NỮ THANH KHIẾT

Page 42: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

42

41

Ở nước Xá-vệ có một người phụ nữ chuyên làm công tác vệ sinh

quét dọn trên các đường phố mỗi ngày. Bởi áo quần của cô lấm bẩn

nên người trong thành đều xa lánh cô, hễ thấy cô là họ vội bịt

mũi đi nhanh qua.

Ðức Phật bảo cô đến nghe pháp và khuyến khích cô tinh tấn làm việc. Biết được tin này, dân chúng trong thành dường như không tán thành

cho lắm nên vội đến trách đức Phật rằng:

- Bạch Thế tôn! Ngài thường nói với chúng con những lời thanh tịnh, dạy mọi người hãy làm việc

trong sạch. Cớ sao nay Ngài lại nói chuyện với người phụ nữ thấp hèn như thế? Chẳng lẽ Ngài không thật sự cảm thấy việc này đáng ghét đó

sao!

Ðức Phật nghiêm nghị nhìn mọi người một lượt rồi đáp:

- Người phụ nữ kia giữ gìn cho thành phố sạch đẹp, đó là sự cống hiến rất lớn đối với xã hội. Hơn

nữa, cô ấy cũng rất khiêm nhường, siêng năng làm công việc cô đảm trách. Vậy tại sao mọi

người lại khinh miệt cô ấy?

Lúc đó, cô lao công tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục và nét mặt rạng rỡ đi ra diện kiến mọi

người.

Page 43: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

43

42

Ðức Thế tôn nói tiếp:

- Quý vị bề ngoài tuy sạch sẽ nhưng trong lòng lại xấu xa, kiêu ngạo. Nên biết rằng, cái dơ bẩn bên ngoài của cô ấy thì dễ rửa sạch, cái dơ bẩn

trong lòng quý vị mới là khó cải đổi.

Dân chúng trong thành biết mình đã sai nên từ đó không dám chê bai người khác nữa.

TÍN TÂM

Phía Bắc thành Xá-vệ có một ngôi làng nhỏ ở cạnh ngay bờ sông, đó là nơi đức Phật có chủ ý

đến hóa đạo. Oai nghi của Ngài khiến dân chúng trong thôn kính trọng nhưng họ không tin Phật

pháp.

Sau đó, khi đức Thế tôn rời thành Xá-vệ, Xá-lợi-phất muốn tới chỗ đức Phật nên vội vã đi đến nhưng Phật Ðã qua bên kia sông. Dưới sông,

dòng nước vẫn chảy rất xiết. Thấy bóng đức Phật, trong lòng Xá-lợi-phất tràn trề niềm tin và lội ngay qua sông. Ở giữa dòng, nước rất sâu và

chảy mạnh nhưng Xá-lợi-phất không nao núng, vẫn mạnh dạn bước tới và sóng dữ đã không lay chuyển nổi. Cuối cùng Xá-lợi-phất qua được bờ

bên kia.

Xá-lợi-phất bước đến trước đức Phật, Ngài hiền từ nhìn thầy với ánh mắt tán thán, khích lệ và

bảo :

Page 44: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

44

43

- Thầy là một người trí tuệ, có tín tâm, tinh tấn. Thầy có thể học Phật, thành Phật và cứu độ tất

cả mọi loài.

Xá-lợi-phất chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật mà lòng ngập tràn niềm hạnh phúc. Dân chúng trong thôn nghe đức Phật dạy và thấy

hành vi kỳ lạ của Xá-lợi-phất nên phát khởi niềm tin đối với Phật pháp.

NGƯỜI HOẰNG PHÁP GƯƠNG MẪU

Tôn giả Phú-lâu-na rất nhiệt tâm truyền bá Phật giáo và thầy biện luận cũng vô cùng tài tình. Mỗi khi bàn luận với mọi người, thầy thường khiến

cho họ hoan hỉ và thán phục. Do vậy mà thầy nổi tiếng là “thuyết pháp đệ nhất”.

Mặc dầu nước Thâu-lô-na là một nơi không có văn hóa nhưng thầy Phú-lâu-na vẫn xin đức Thế

tôn cho phép mình đến đó giảng đạo.

Ðức Phật dạy:

- Phú-lâu-na! Như lai rất taùn thán chí nguyện của thầy nhưng dân chúng nơi đó thô lỗ, không

dễ cảm hóa đâu. Họ sẽ nhục mạ thầy đó!

Page 45: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

45

44

- Họ chửi mắng con, con có thể nhận chịu được. Con cảm thấy họ vẫn còn lương tâm vì họ không

đánh con.

- Còn giả như họ đánh ông, lấy đá ném ông?

- Con sẵng sàng tha thứ cho họ. Con lại cảm thấy họ cũng còn rất tốt bởi họ chỉ đánh con mà

chưa giết chết con!

- Giả như họ giết thầy?

- Con sẽ hy sinh vì pháp, chết không có gì phải hối tiếc.

Ðức Phật khen ngợi thầy ấy rằng:

- Phú-lâu-na! Tinh thần tu tập, truyền bá giáo pháp và sự nhẫn chịu của ông thật đáng làm mẫu

mực cho tất cả tín đồ Phật giáo.

Tôn giả Phú-lâu-na hoằng pháp ở nước Thâu-lô-na rất thành công và khiến vô số người quy y

Phật pháp.

NGHIÊM CẤM THẦN THÔNG

Tôn giả Mục-kiền-liên là một trong mười đệ tử lớn của đức Phật. Thầy nổi tiếng là bậc có thần

thông đệ nhất. Những việc mà người thường không thể thấy được, nghe được và không làm được thì thầy lại thấy được, nghe được và làm

được. Ðức Phật không bao giờ tán thành việc thi triển thần thông của thầy, bởi vì sự kỳ diệu của

Page 46: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

46

45

thần thông chẳng có chút liên hệ gì đến sự nghiệp giải thoát sanh tử.

Tôn giả Mục-kiền-liên luôn hết lòng bảo vệ Phật giáo, sớt chia khổ cực cùng đại chúng nên rất

được mọi người yêu quý. Ðạo hạnh cao vời của thầy đã đưa đến sự đố kỵ của hàng ngoại đạo và bọn họ đã rắp tâm hại ngài. Một hôm, thầy đang thiền định dưới triền núi, các ngoại đạo nhân dịp ấy lăn một tảng đá to từ dốc núi xuống làm đè

nát thân thể của thầy. Việc này khiến mọi người vô cùng đau xót.

Ðức Thế tôn dạy đại chúng:

- Không nên ỷ lại nơi thần thông vì nghiệp báo nặng hơn tất cả. Thầy Mục-kiền-liên là một ví dụ

cho điều này.

Chỉ có việc cần mẫn gìn giữ Phật pháp, học tập Bát chánh đạo, cầu giải thoát khỏi nghiệp báo mới là phương pháp tối thắng nhất. Phật giáo

không bao giờ dựa dẫm vào chú thuật, đoán số mệnh, lên đồng, xem bói, đốt đồ vàng mã v.v... vì

đây là bùa mê thuốc lú làm nhiễu loạn lòng người. Ðệ tử Phật không nên làm những việc này.

SÁM HỐI

Vua A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà vì nghe theo lời gièm pha của kẻ xấu nên đem cha ruột của mình

Page 47: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

47

46

bỏ vào ngục tối rồi lên ngôi vua. Vua cha bị bệnh nặng và băng hà ngay trong ngục. Vua A-xà-thế

biết mình đã phạm vào một lầm lỗi tày trời, do đó cảm thấy vô cùng đau buồn hối hận đến nỗi sinh

bệnh.

Vua A-xà-thế bị lương tâm giày vò cắn rứt, tâm hồn không giây phút nào thanh thản. Nên cuối cùng, vua quyết định đến diện kiến đức Phật và

cầu Ngài chỉ phương pháp để sửa mình.

Ðức Thế tôn ân cần dạy:

- Nguồn gốc của tội lỗi là do các tâm lý tham dục, tàn bạo, tà kiến, kiêu ngạo v.v... ảnh hưởng và dẫn đến hành vi sai trái. Ðại vương vì muốn

làm vua, lòng tham dục hừng hẩy nên mới làm ra chuyện lú lẫn mất hẳn lý trí như vậy. Ðại vương

phải sám hối!

A-xà-thế hỏi lại:

- Sám hối có nghĩa là gì?

- Sám hối là nhận rõ những chuyện lầm lỗi đã qua, lập tức nói ra tội lỗi rồi sửa đổi và không làm chuyện sai trái nữa. Làm được như vậy, tương lai

sẽ có cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc.

Sau khi nghe Phật dạy, vua A-xà-thế tự nói ra lỗi lầm của mình, lập thệ nguyện sửa đổi, làm thiện, quy y Tam bảo và làm một tín đồ thuần

thành của Phật giáo.

Page 48: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

48

47

PHỤC THIỆN

Vua Chiên Ðàn tánh tình hung bạo, ưa chiến tranh và thường thống lĩnh quân đội đi chinh phạt

các nước xa xôi. Về sau, vua tôn thờ Phật giáo, nhận rõ các điều sai trái trước kia của mình, nên đối với các hành vi tàn bạo ở quá khứ, vua hết

mực chân thành sám hối. Kể từ đó, vua bỏ ác làm thiện, chấm dứt chuyện chiến tranh, giao hảo trở

lại với các nước lân cận. Ở trong nước, vua thi hành chính trị nhân từ, xiển bá Phật pháp. Nhưng

các vị quan vẫn hoài nghi: “Lỗi lầm đã gây rồi, bây giờ sửa đổi thì có tác dụng gì đâu?”

Vua Chiên Ðàn vì muốn giải thích mối nghi hoặc cho quần thần nên nghĩ ra một cách như

vầy. Vua sai người đem đến một chảo đựng đầy nước nóng, cho thêm lửa dưới chảo để nước sôi liên tục rồi bỏ vào đấy một chiếc nhẫn và bảo mọi người thọc tay vào lấy. Mọi người chẳng ai

dám thử.

Vua chậm rải nói:

- Trước đây ta rất hung ác, cực đoan và tàn bạo cho nên tâm hồn không bao giờ được thanh tịnh. Giống như nước trong chảo càng lúc càng nóng

nên không thể thò tay vào lấy chiếc nhẫn.

Vua Chiên Ðàn rút hết củi, đổ nhiều nước lạnh vào chảo và đưa tay lấy chiếc nhẫn ra. Vua nói

tiếp:

- Bây giờ ta không làm ác nữa, cải tà quy chánh, chuộc lại những tội lỗi quá khứ. Do đó tội

Page 49: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

49

48

lỗi được tiêu trừ, tâm tánh thanh khiết, thanh tịnh. Như dưới chảo thôi đốt lửa, lại thêm nước lạnh vào thì có thể lấy được chiếc nhẫn ở trong

chảo.

Chư quần thần đều tỉnh ngộ, đồng thanh ca ngợi vua Chiên Ðàn. Mọi người từ đấy đều sám

hối, sửa lỗi và làm một người tốt.

LA-HẦU-LA

Thuở nhỏ, La-hầu-la sống trong hoàng cung đã quen

với lối sống kiêu ngạo phóng túng nên rất thích trêu đùa người khác. Vả lại, chú hay

ưa nói dối nên mọi người đều xa lánh. Một hôm, đức Phật đến thăm. La-hầu-la cảm thấy rất vui. Chú lấy nước rửa chân cho đức Phật. Sau khi rửa chân xong, đức Phật nói với chú

rằng:

- Nước trong chậu có thể uống và súc miệng được không La-hầu-la?

- Dạ không, đây là chậu nước rửa chân, nó đã bị bẩn nên không thể sử dụng được.

- Ðúng vậy La-hầu-la! Chú cũng chẳng khác gì chậu nước này. Thân tuy là dòng dõi vua chúa

nhưng chú bỏ sự phú quý của trần tục để xuất gia học đạo, việc đó vốn rất quý báu. Song, chú

không chịu học theo điều thiện, lại chẳng tu tập đàng hoàng. Chú giống như chiếc chậu nước này

vậy, không có công dụng gì hết!

Page 50: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

50

49

La-hầu-la vô cùng xấu hổ, chú cúi đầu xuống và đem nước đi đổ.

Ðức Phật hỏi:

-Bây giờ trong chậu không còn gì hết, có thể đựng đồ ăn được không, La-hầu-la?

-Bạch Thế tôn! Không được ạ, nó đã đựng nước bẩn, còn dính đồ bẩn nên không thể.

- Ðúng thế, chú cũng vậy. Tuy là một người xuất gia tu hành nhưng lại có tiếng tăm không

tốt, chẳng khác gì chiếc chậu dơ không thể đựng đồ ăn.

Ðức Thế tôn đưa ngón chân hất tung chiếc chậu, nó lăn tròn trên đất. Một lúc sau cái chậu

dừng lại, đức Phật hỏi tiếp:

- Nếu cái chậu này bị hư, chú có tiếc không,   La-hầu-la?

- Cái chậu này thô sơ không có giá trị lắm nên không đáng tiếc.

- Ðúng, chú cũng như thế! Thân là đệ tử Phật nhưng không giữ giới luật, miệng nói năng thô lỗ, không thành thật trong lời nói. Với hành vi như

vậy, chú sẽ không được đại chúng giúp đỡ, không được bậc có trí thương tiếc. Tiền đồ của chú đau

khổ vô cùng.

Nghe lời dạy của đức Phật, La-hầu-la vô cùng ray rứt. Dòng nước mắt ăn năn lăn đều trên má, chú quỳ xuống hết lòng xin sám hối. Từ đấy về sau, chú sửa đổi lỗi lầm, làm một người thành

Page 51: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

51

50

thật, đứng đắn, khiêm nhường. Mọi người đều kính trọng và yêu thương chú.

BẬC TU HÀNH NHẪN NHỤC

Thuở xưa có ông vua nọ dẫn theo rất nhiều cung phi

mỹ nữ vào rừng săn bắn. Nhà vua mãi mê đuổi theo một

con thỏ hoang còn các cung nữ phải đứng đợi dưới rừng

cây. Bất chợt thấy một vị tu hành đang ngồi trầm mặc, các cung nữ liền đến tham vấn hỏi đạo. Khi nhà vua trở về thấy thế liền nổi giận trách mắng các cung nữ và vị tu sĩ kia. Vị tu sĩ khoan thai trả

lời vua rằng:

- Bần đạo chỉ hướng dẫn mọi người học nhẫn nhục chớ chẳng có ý gì khác.

- Ha! Ha! Ngươi tự cho mình là người nhẫn nhục sao? Ta phải thử xem ngươi tu nhẫn nhục đến

mức nào mới được!

Nói xong, ông ta tuốt gươm chặt đứt cánh tay vị tu sĩ.

- Bây giờ chắc chắn ngươi phải căm phẫn rồi!

Vị tu sĩ tuy rất đau đớn nhưng vẫn khoan thai nhìn vua đáp rằng:

-Bần đạo không giận hờn đâu, ôm lòng thù hận chỉ đưa đến oan oan tương báo. Sau khi thành

Page 52: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

52

51

đạo, người đầu tiên tôi hóa độ chính là ngài, đến đó nghiệp duyên sẽ chấm dứt.

Nhẫn nhịn và tha thứ, nét mặt của vị tu sĩ chẳng biểu lộ chút gì thay đổi. Nhà vua rất cảm động và

quỳ xuống đất hết lòng sám hối.

Vị tu sĩ kia lấy tinh thần đức độ để báo oán, hoàn thành trọn vẹn hạnh tu nhẫn nhục. Trong vô

lượng kiếp tu hành của vị ấy, đây là hành động huy hoàng nhất. Về sau, nhờ tích lũy công đức

mà con đường tu tập  được viên mãn, đó chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

TỰ LỰC CÁNH SINH

Thiện-la-ni-tân rất sùng tín thần thánh. Hễ gặp việc khó khăn là anh đi tế thần khấn Phật. Nhưng,

lần này qua mười mấy ngày rồi mà lòng thành của anh vẫn không mãn nguyện, không được

hạnh phúc. Gần đây, anh ta lại có chuyện buồn phiền, thân thể thường sanh bệnh. Thiện-la-ni-tân nghe nói đức Phật thuyết pháp rất hay và có thể hóa giải những khúc mắc cho mọi người, nên liền đi yết kiến đức Phật, cầu Ngài chỉ cho mình cách thức như thế nào để được mạnh khỏe. Ðức Phật

từ tốn bảo:

- Thiện-la-ni-tân! Ông thấy những người nông phu kia chăng? Mùa xuân họ cần cù gieo giống,

Page 53: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

53

52

cày xới, mùa thu lại thu hoạch. Nếu họ không gieo giống, không cày bừa mà hằng ngày chỉ cầu

nguyện, làm như thế họ sẽ thu hoạch được vụ mùa không?

Anh liền đáp:

- Không có chuyện đó! Nếu các người nông phu không gieo mầm, không cày cấy thì dù cho cầu

khấn gì đi nữa, họ cũng chẳng thu hoạch được gì trên mảnh đất hoang vu ấy.

- Ðúng thế, này Thiện-la-ni-tân! Cũng vậy, cầu khấn thần linh không thể nào hết khổ đau. Chỉ có

tự lo lắng cho bản thân, chú ý chuyện ăn uống, vận động cơ thể, nghỉ ngơi, điều tiết cơ thể và tâm

sinh lý cho hợp lý thì tự nhiên sẽ được mạnh khỏe giống như mảnh ruộng được cày cấy, dần dần tươi

tốt.

Thiện-la-ni-tân nghe đức Phật dạy, trong lòng như bừng sáng và tinh thần cảm thấy rất phấn

chấn. Anh liền quy y đức Phật, làm một tín đồ Phật giáo thuần thành.

LUÂN H Ồ I

Ðức Phật dạy chúng ta rằng: “Mạng sống luân hồi bất tận, chúng sanh mãi sống sống chết chết kéo dài không dứt, giống như bánh xe chuyển

động xoay tròn cho nên gọi là luân hồi”.

Page 54: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

54

53

Lúc luân hồi, do nơi thiện nghiệp mà được sanh lên cõi trời, do vừa có thiện nghiệp vừa có ác

nghiệp nên sanh vào nhân gian, do ác nghiệp nên sanh vào địa ngục ngạ quỷ hoặc súc sanh. Luân hồi và nhân sinh có một mối quan hệ rất lớn. Xét về tánh của mỗi con người mà nói thì trí tuệ hay ngu si, hiền lương hay hư hỏng đều do tập khí

truyền lại từ đời trước. Còn về mặt hoàn cảnh thì phú quý, bần tiện, được mất, sống thọ, chết yểu, đều do hành vi đời trước ảnh hưởng đến quả báo

đời này.

Ðời quá khứ gây nhân thiện hoặc nhân ác đều đưa đến quả báo, nhưng quả báo phải đợi duyên

hỗ trợ mới sanh được. Ðời này nỗ lực, trung thành, dũng cảm, siêng năng, giản dị, nhân từ, rộng lượng, nhẫn nhịn .v.v..., những đức tính tốt này chính là duyên hỗ trợ cho nhân thiện. Nếu

chúng ta vận dụng được thiện duyên, thời có thể khiến cho nghiệp thiện đời trước biểu hiện và dĩ nhiên là đưa đến hạnh phúc tiến bộ. Cũng như vậy, do khắc phục các hành vi không tốt như sự

nóng nảy, tham dục, tà kiến, kiêu ngạo v.v... cũng có thể làm cho các ác báo đời trước không có

điều kiện được phát khởi. Vậy tức là có thể hưởng trọn một kiếp sống mỹ mãn. Chúng ta tin tưởng

đạo lý Nhân duyên quán của Phật giáo, xây dựng một thái độ đúng đắn về nhân sinh, bồi dưỡng

phẩm chất đạo đức cao thượng, bỏ ác làm lành, một mặt để trả nghiệp cũ, một mặt triển vọng vào

Page 55: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

55

54

tương lai. Ðược vậy thì cuộc sống nhất định sẽ được cải thiện và tiến bộ. Như thế thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn phải lo sợ về kiếp sống

luân hồi dài lâu và đau khổ kia nữa.

Page 56: Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ não trong các đường ác. ðó là ngày đêm nhớ nghĩ tư duy, quán

56

55

KHI NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN SẼ BIẾN MẤT HÃY TINH TẤN