8
4 Do thiếu hiểu biết lại thích "câu like", nhiều người trẻ tuổi đã đăng tải, lan truyền những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận. Tung tin sai sự thật, người trẻ nhận kết đắng THỨ SÁU 17.4.2020 25 THAÙNG BA, CANH TYÙ SỐ 9057 5 ĐỘI BÓNG ĐÁ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI HƯNG Một thời vang bóng 2 "ATM gạo” miễn phí đầu tiên bắt đầu hoạt động 7 6 THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP Tránh chủ quan trong phòng chống dịch Covid-19 Đìu hiu làng nghề H ƠN 1 tháng qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng khắp thế giới với tốc độ chóng mặt. Đây cũng là lúc người ta thấy các cuộc họp trực tuyến lên ngôi vì lý do phòng chống bệnh dịch, thực hiện giãn cách xã hội. Tôi rất ấn tượng với cuộc họp trực tuyến giữa nguyên thủ quốc gia nhiều nước trên thế giới để bàn biện pháp đối phó với dịch bệnh. Ở đó, Thủ tướng Canada nói rằng ông rất phấn khởi khi được ngồi tại phòng riêng ở nhà mình để trao đổi công việc, phát biểu ý kiến trước lãnh đạo nhiều nước. Tôi trộm nghĩ, nếu việc họp trực tuyến quốc tế này được tổ chức thường xuyên hơn sau dịch, có lẽ ngân sách của mỗi quốc gia sẽ giảm đáng kể chi phí cho các chuyến công tác nước ngoài vì họp hành. Họp trực tuyến để tiết kiệm chi phí là giải pháp đã được nhiều nước trong đó có Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay. Ở nước ta, các hội Thời sự & suy ngẫm Từ Covid-19 nhìn lại chuyện họp hành (Xem tiếp trang 7) Đơn vị sự nghiệp công lập cũng lao đao vì Covid-19 Dãy ki-ốt Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh cho thuê đã đóng cửa vì dịch bệnh CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN DƯƠNG THÁI: Tiếp tục hạn chế người dân ra khỏi nhà Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh (Xem tiếp trang 2) Sáng 16.4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 tỉnh họp để triển khai các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 15.4. Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu từ nay đến hết Việc dừng hoạt động kéo dài làm cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Một số đơn vị đã phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc cắt giảm lương, phụ cấp. Trang 3 (Xem tiếp trang 2) Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành của tỉnh lựa chọn hình thức tổ chức kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày truyền thống ở quy mô phù hợp, bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, các cơ quan, đơn vị cần hạn chế hoạt động tập trung đông người, không tổ chức lễ kỷ niệm mà tiến hành các hoạt động khác phù hợp. Các hoạt động nên tổ chức gồm tuyên truyền về truyền thống, tọa đàm, hội thảo khoa học, gặp mặt cán bộ qua các thời kỳ; dâng hương tại khu di tích lịch sử, thăm nơi sơ tán cơ quan trong chiến tranh, thăm bảo tàng; tổ chức các hoạt động Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống phù hợp với tình hình dịch Covid-19

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

4

Do thiếu hiểu biết lại thích "câu like", nhiều người trẻ tuổi đã đăng tải, lan truyền những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận.

Tung tin saisự thật, người trẻ

nhận kết đắng

THỨ SÁU17.4.2020

25 THAÙNG BA, CANH TYÙSỐ 9057

5

ĐỘI BÓNG ĐÁ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI HƯNG

Một thời vang bóng

2"ATM gạo” miễn phí đầu tiên bắt đầu hoạt động

7

6

THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP

Tránh chủ quan trong phòng chống dịch Covid-19

Đìu hiu làng nghề

HƠN 1 tháng qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và

lan rộng khắp thế giới với tốc độ chóng mặt. Đây cũng là lúc người ta thấy các cuộc họp trực tuyến lên ngôi vì lý do phòng chống bệnh dịch, thực hiện giãn cách xã hội.

Tôi rất ấn tượng với cuộc họp trực tuyến giữa nguyên thủ quốc gia nhiều nước trên thế giới để bàn biện pháp đối phó với dịch bệnh. Ở đó, Thủ tướng Canada nói rằng ông rất phấn khởi khi được ngồi tại phòng riêng ở nhà mình để trao đổi công việc, phát biểu ý kiến trước lãnh đạo nhiều nước. Tôi trộm nghĩ, nếu việc họp trực tuyến quốc tế này được tổ chức thường xuyên hơn sau dịch, có lẽ ngân sách của mỗi quốc gia sẽ giảm đáng kể chi phí cho các chuyến công tác nước ngoài vì họp hành.

Họp trực tuyến để tiết kiệm chi phí là giải pháp đã được nhiều nước trong đó có Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay. Ở nước ta, các hội

Thời sự & suy ngẫm

Từ Covid-19 nhìn lại chuyện họp hành

(Xem tiếp trang 7)

Đơn vị sự nghiệp công lậpcũng lao đao vì Covid-19

Dãy ki-ốt Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh cho thuê đã đóng cửa vì dịch bệnh 

CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN DƯƠNG THÁI:

Tiếp tục hạn chế người dân ra khỏi nhà

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh

(Xem tiếp trang 2)

Sáng 16.4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 tỉnh họp để triển khai các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 15.4.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu từ nay đến hết

Việc dừng hoạt động kéo dài làm cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Một số đơn vị đã phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc cắt giảm lương, phụ cấp.

Trang 3

(Xem tiếp trang 2)

Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành của tỉnh lựa chọn hình thức tổ chức kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày truyền thống ở quy mô phù hợp, bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, các cơ quan, đơn vị cần hạn chế hoạt động tập trung đông người, không tổ chức lễ kỷ niệm mà tiến hành các hoạt động khác phù hợp.

Các hoạt động nên tổ chức gồm tuyên truyền về truyền thống, tọa đàm, hội thảo khoa học, gặp mặt cán bộ qua các thời kỳ; dâng hương tại khu di tích lịch sử, thăm nơi sơ tán cơ quan trong chiến tranh, thăm bảo tàng; tổ chức các hoạt động

Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống phù hợp với tình hình dịch Covid-19

Page 2: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Thứ sáu 17.4.2020Thời sự

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ TOÀN XÃ HỘIĐÃ UỐNG RƯỢU BIA - KHÔNG LÁI XE

Ngày 17.41. Thời tiết: Mây thay

đổi, sáng sớm có mưa nhỏ và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng, gió đông nam cấp 2-3, nhiệt độ: 20 - 27 độ C.

2. Thủy văn: Mực nước các sông tiếp tục xuống và dao động theo ảnh hưởng của thủy triều. Sông Thái Bình tại Phả Lại đỉnh triều lúc 5 giờ 30 ở mức: 1m10-1m20. Sông Gùa tại Bá Nha đỉnh triều lúc 2 giờ 20 ở mức: 0m95-1m05. ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HẢI DƯƠNG

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI AGRIBANKMã ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán1 USD = 23.370 VNĐ 23.370 VNĐ 23.510 VNĐ1 EUR = 25.248 VNĐ 25.298 VNĐ 25.748 VNĐ1 GBP = 28.957 VNĐ 29.057 VNĐ 29.521 VNĐ

(Ngày 16.4.2020)

2

Từ 0 giờ ngày 16.4, các bến đò Tú, đò Mía ở xã Vĩnh

Lập và phà Quang Thanh trên sông Văn Úc ở xã Thanh Cường (cùng huyện Thanh Hà) sang các huyện của TP Hải Phòng đã hoạt động trở lại. Từ 6 giờ sáng cùng ngày, hàng trăm công nhân, tiểu thương đã có mặt ở các bến đò, phà trên để sang TP Hải Phòng làm việc và buôn bán hàng hóa.

Cùng thời gian trên, các bến đò Si, Lống (ở phường Hiến Thành) và đò Đáy (ở xã Minh Hòa, cùng thị xã Kinh Môn) chở khách sang Hải Phòng đã hoạt động trở lại. Để bảo đảm an toàn cho hành khách và thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, lực lượng công an thị xã Kinh Môn túc trực tại các bến đò để kiểm

tra, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, bảo đảm số lượng người, khoảng cách trên đò theo quy định.

Trước đó, từ ngày 1.4, thực hiện các quy định về giãn cách xã hội, hoạt động của các bến đò, phà từ Hải Dương sang TP Hải Phòng đã dừng hoạt động.

Chiều 15.4, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hải Phòng đã có công điện hỏa tốc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ 0 giờ ngày 16.4 cho phép các bến phà, bến đò kết nối với các tỉnh xung quanh hoạt động trở lại trong thời gian từ 6-8 giờ và từ 16-18 giờ hằng ngày. Hải Phòng cho phép những người không từ 12 địa phương có nguy

cơ cao (Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh) được vào thành phố và không phải cách ly y tế tập trung, nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.l Ngày 16.4, khoảng 1.800

công nhân ở Hải Phòng đã sang các doanh nghiệp tại huyện Tứ Kỳ và Ninh Giang làm việc, do TP Hải Phòng đã nới lỏng một số quy định trong phòng chống dịch Covid-19 đối với người ra ngoại tỉnh. Trước đó, số công nhân trên không thể sang Tứ Kỳ, Ninh Giang làm việc do quy định của TP Hải Phòng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1.4 đến 15.4.

ĐỨC ANH-PV

Các bến phà, đò nối Hải Dương với Hải Phòng hoạt động trở lại

Chi trả 800 tỷ đồng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội các tháng 4 và 5

Sáng 16.4, hệ thống bưu điện bắt đầu tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp 2 tháng 4 và 5 cho người thụ hưởng tại nhà. Khi đến các gia đình, nhân viên chi trả đều thực hiện và nhắc nhở người nhận đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... để phòng tránh dịch Covid-19. Theo kế hoạch, đợt chi trả này kết thúc trước ngày 10.5.

Theo Bảo hiểm Xã hội tỉnh, tổng số tiền chi trả đợt này khoảng 800 tỷ đồng với hơn 96.000 người thụ hưởng. Hiện ngành bảo hiểm xã hội đã thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua thẻ ATM cho 6.906 người với số tiền hơn 72 tỷ đồng.

THANH NGA

3 người tiếp xúc với bệnh nhân 266 đã âm tính lần 1

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chiều 16.4, 3 người ở thôn Đỗ Xá, xã Vĩnh Hồng (Bình Giang) tiếp xúc gần với bệnh nhân 266 ở xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín (Hà Nội) có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 lần 1. Dự kiến sau 7 ngày cách ly, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

Trước đó, 3 trường hợp trên tiếp xúc với bệnh nhân 266 trong thời gian ở Hà Nội. Ngày 14.4, trên đường từ Hà Nội về, nghe tin người tiếp xúc đã dương tính với Covid-19 nên 3 người này đã đến thẳng khu vực cách ly của Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, sau đó được chuyển đi cách ly tại Bệnh viện Nhi Hải Dương.

Ngoài 3 mẫu trên, trong ngày 16.4 còn 28 mẫu xét nghiệm cũng có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

ĐỨC THÀNH

8 giờ sáng 16.4, cây “ATM gạo” miễn phí đầu tiên ở TP Hải Dương đặt tại Nhà thờ Hải Dương bắt đầu hoạt động. Mỗi ngày, “ATM gạo” này sẽ phát 500 suất, mỗi suất 2 kg. Người dân đến nhận gạo tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, cách nhau 2 m.

Đây là hoạt động phối hợp giữa Giáo xứ Hải Dương với Ủy ban MTTQ phường Trần Hưng Đạo. Nguồn kinh phí được huy động từ người dân trong và ngoài nước. Hiện "ATM gạo" này đã huy động được trên 4 tấn gạo và hơn 37 triệu đồng ủng hộ. Chương trình này sẽ kéo dài đến hết ngày 30.4. Nếu nhận được thêm sự hỗ trợ, chương trình có thể kéo dài hơn.l Ngày 16.4, "Siêu thị Hạnh

phúc" (hay còn gọi là "Siêu thị 0 đồng") tại 734 Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) mở cửa để giúp đỡ người nghèo. Khoảng 250 suất quà gồm gạo, trứng, dầu ăn, nước mắm, đường, bột canh... đã tới tay các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi khách hàng thuộc diện

trên có thể đi siêu thị 2 tuần/lần để mua hàng với giá 0 đồng và được chọn tối đa 5 sản phẩm khác nhau với tổng trị giá không quá 100.000 đồng/lần. Ban tổ chức chương trình đã chuẩn bị khoảng 2.000-3.000 suất quà để giúp đỡ người nghèo ở TP Hải Dương. Số lượng suất quà sẽ được điều chỉnh theo tình hình thực tế trong thời gian siêu thị mở cửa. Trước đó, ngày 13.4, Ban tổ chức chương trình cũng trao khoảng 100 suất quà cho các hộ khó khăn tại TP Hải Dương.

Hệ thống "Siêu thị Hạnh phúc" do Tập đoàn Apec triển khai tại Hải Dương và 7 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm cung cấp lương thực thiết yếu, quần áo, sách báo... cho người nghèo, góp phần chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ban tổ chức đã kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu, quần áo còn sử dụng tốt, sách, báo, tạp chí... để duy trì siêu thị với khẩu hiệu "Hãy sẻ chia nếu bạn đủ đầy".

PV

"ATM gạo” miễn phí đầu tiên bắt đầu hoạt độngl 250 người có hoàn cảnh khó khăn nhận quà của "Siêu thị 0 đồng"

Giá lợn hơi tiếp tục tăngNgày 16.4, giá lợn hơi ở

mức 90.000 - 91.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 6.000 đồng/kg so với đầu tuần này, theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, Cẩm Giàng, TP Hải Dương. Mức giá này vượt xa so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giảm giá lợn về 60.000 đồng/kg trong tháng 4. Thời gian gần đây, giá lợn hơi vẫn đang trên đà tăng.

Nguyên nhân giá lợn hơi vẫn tăng được nhiều chuyên gia cho rằng do nguồn cung chủ yếu phụ thuộc vào các trang trại, gia trại chăn nuôi của người dân, trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn chỉ xuất số lượng ít lợn ra thị trường khiến nguồn cung khan hiếm.

TRẦN HIỀN

Hướng dẫn người dân nhận gạo từ "ATM gạo" miễn phíẢnh: THÀNH CHUNG

Cơ bản hoàn thành dây chuyền xử lý xông hơi khử trùng, đóng gói vải tươi

Sáng 16.4, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật) phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra việc xây dựng, lắp đặt dây chuyền xử lý xông hơi khử trùng, đóng gói quả vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản tại Công ty CP Nông sản Hưng Việt (Gia Lộc).

Theo đại diện Công ty CP Nông sản Hưng Việt, khu vực xây dựng nhà xưởng sơ chế vải rộng trên 700 m2, gồm các hạng mục: dây chuyền chuyển nhiệt độ, phòng khử trùng quả vải bằng methyl bromide với công suất 2 tấn/mẻ/2 giờ, phòng đóng gói và phòng lạnh chứa sản phẩm. Tổng kinh phí đầu tư khu vực nhà xưởng và dây chuyền khoảng 800 triệu đồng. Đến nay, dây chuyền đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt các thiết bị, sau đó sẽ tiến hành chạy thử.

Khi được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chuẩn, đây sẽ là 1 trong 3 dây chuyền trong cả nước được phép xử lý xông hơi khử trùng, đóng gói quả vải xuất khẩu sang Nhật Bản.

PV

689 khách hàng được miễn, giảm lãi suất

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương, đến ngày 10.4, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã miễn, giảm lãi suất cho 689 khách hàng với tổng dư nợ 2.206 tỷ đồng. Số tiền lãi được miễn, giảm trên 3 tỷ đồng. Gần 310 tỷ đồng dư nợ của 145 khách hàng được cơ cấu lại nợ (giãn, thay đổi thời hạn trả nợ…).

Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục rà soát, phối hợp với khách hàng để đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

HK

Tổ chức kỷ niệm...(Tiếp theo trang 1)

văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... với thành phần gọn, bảo đảm tiết kiệm, an toàn.

Thường trực Tỉnh ủy lưu ý các hoạt động tập trung đông người chỉ được thực hiện khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, không còn nguy cơ lây nhiễm.

Năm 2020 có nhiều ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm năm chẵn, năm tròn của một số Ban xây dựng Đảng và đoàn thể chính trị - xã hội trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

PV

ngày 22.4, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 15/CT - TTg ngày 27.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ, các chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Người dân phải tiếp tục thực hiện việc hạn chế ra khỏi nhà, khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu

trang, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác từ 2 m trở lên. Không tụ tập quá 5 người tại nơi công cộng. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu được phép mở cửa trở lại với điều kiện bảo đảm đầy đủ các quy định phòng chống dịch Covid-19. Riêng các cửa hàng ăn uống không bán cho khách ăn uống tại chỗ. Cho phép taxi, xe buýt hoạt động trở lại trong phạm vi nội tỉnh và phải bảo đảm các quy định phòng chống

dịch Covid - 19. Các phương tiện này chỉ được phép chở tối đa 50% số người so với công suất chở của xe. Riêng taxi 4 chỗ, 5 chỗ chỉ được phép chở 1 khách trên xe. Củng cố, duy trì các chốt kiểm soát trên đường tỉnh, quốc lộ tại các nơi giáp ranh với tỉnh khác.

Các nội dung khác vẫn tiếp tục thực hiện theo các văn bản Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo và hướng dẫn của ngành y tế.

THẾ ANH

CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN DƯƠNG THÁI:

Tiếp tục hạn chế người dân ra khỏi nhà(Tiếp theo trang 1)

Page 3: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Thứ sáu 17.4.2020 3Thời sự

Khai báo y tế qua ứng dụng (http://ncovi.vn) cho mình và người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hằng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI

XEM chương trình Tài chính kinh doanh trên VTV1 đầu giờ sáng, ông Nam thấy nhắc

nhiều đến thịt lợn nhập khẩu mà giá chỉ 70.000-80.000 đồng/kg liền gọi ngay bà Hồng, vợ ông vào hỏi chuyện:

- Này bà, mấy hôm nay giá thịt lợn ngoài chợ thế nào rồi?

Thấy chồng hôm nay lại quan tâm đến chuyện chợ búa, bếp núc, bà Hồng ngạc nhiên:

- Sao hôm nay ông lại quan tâm đến chuyện thịt thà thế nhỉ?

- À, tôi vừa thấy trên ti vi họ nói đến thịt lợn nhập khẩu mà giá khá rẻ. Có thịt nhập khẩu rồi thì giá thịt lợn ngoài chợ chắc cũng hạ chứ bà nhỉ?

- Hạ là hạ thế nào, sáng nay tôi đi chợ thịt lợn ba chỉ vẫn 170.000 đồng/kg, thịt mông cũng 150.000/kg đấy- bà Hồng nói.

- Sao lạ nhỉ, gần đây tôi thấy Chính phủ rốt ráo chuyện bình ổn giá thịt lợn lắm cơ mà?

- Ôi dào, chính sách hay là vậy nhưng để đến được chợ nhà mình thì còn lâu lắm. Sáng nay, bà Hoa hàng xóm đi chợ cùng tôi thắc mắc với người bán thịt lợn là sao ti vi bảo giảm giá thịt lợn rồi

mà ở đây vẫn bán giá cao thế liền bị bà bán thịt đốp ngay vào mặt: “Các bà lên ti vi mà mua” đấy.

- Sao các bà không vào siêu thị mà mua. Biết đâu ở chợ chưa giảm nhưng trong siêu thị họ giảm giá rồi thì sao- ông Nam gợi ý.

- Vào siêu thị mua thịt đông lạnh làm gì hả ông. Mua về nấu ông ăn lại chả chê ỏng chê eo đấy.

- Thì bà đã mua về bao giờ đâu mà bảo tôi chê nào. Bà không thấy bao nhiêu nước vẫn dùng thịt đông lạnh đó sao. Chả lẽ họ không biết ăn hết à. Ai cũng như các bà thì bảo sao thịt lợn ngoài chợ chả cao giá mãi. Bây giờ nông dân tái đàn không kịp, Chính phủ mới có chính sách nhập khẩu thịt đông lạnh để sớm bình ổn giá trên thị trường. Vậy mà các bà không mua thì nhập về bán cho ai. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn dù họ có cam kết bán thịt rẻ hơn nhưng cũng không thể cung cấp xuể cho người dùng cả nước. Theo tôi nên dần thay đổi thói quen dùng thịt lợn đi bà ạ.

- Ừ thì theo ý ông, chiều nay tôi ra siêu thị mua thịt đông lạnh về dùng xem sao - bà Hồng nói.

HẢI MINH

Chuyện làng, chuyện phố

Thay đổi thói quen10 khuyến cáo mới chống dịch Covid-19

Để cuộc chiến chống Covid-19 hiệu quả, Bộ Y tế vừa đưa ra 10 khuyến cáo với tất cả người dân.

1- Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.

3- Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào, sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4- Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

5- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7- Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8- Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9- Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hằng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10- Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Theo Bộ Y tế

KHÔNG chỉ riêng doanh nghiệp mà nhiều đơn vị sự

nghiệp công lập cũng đang rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nguồn thu khó khănNhà Thiếu nhi tỉnh là nơi

vui chơi giải trí quen thuộc của thiếu nhi nhưng từ đầu tháng 2 đến nay, nơi đây chưa một ngày sôi động. Các hoạt động vui chơi giải trí ở ngoài trời, các lớp học năng khiếu nghệ thuật, thể thao bị tạm dừng làm cho cán bộ, người lao động như "ngồi trên đống lửa". Hằng năm, Nhà Thiếu nhi tỉnh được ngân sách tỉnh cấp một phần kinh phí hoạt động, trong đó có 600 triệu đồng chi tiền lương cho cán bộ, giáo viên, hơn 500 triệu đồng cho các hoạt động như tổ chức Tết Trung thu, tham gia các giải nghệ thuật, thể thao cấp Trung ương, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ... Tuy nhiên, tiền lương ngân sách cấp chỉ đủ chi cho 6 tháng đầu năm, còn lại 6 tháng cuối năm và các hoạt động khác đơn vị phải tự lo. Kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, cải tạo bể bơi... cũng đều từ nguồn thu của các hoạt động tự chủ. Do dịch Covid-19 kéo dài nên chắc chắn việc chi trả chế độ cho người lao động và tổ chức các hoạt động vào cuối năm nay sẽ rất khó khăn. Đã vậy, một số dịch vụ thuê mặt bằng kinh doanh cà phê, tập thể hình tại Nhà Thiếu nhi thời điểm này cũng đóng cửa nên nguồn thu của đơn vị càng thêm khó khăn.

Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hải Dương cũng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tỉnh đoàn. Kinh phí hoạt động

của trung tâm phải trông chờ vào các hoạt động tuyển sinh, đào tạo, tư vấn... nhưng các hoạt động trên đều đã tạm dừng do dịch Covid-19.

Còn với Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mọi kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm chỉ còn chờ thời gian thực hiện nhưng do dịch bệnh Covid-19 cũng phải tạm dừng. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên. Khi chưa có dịch, bình quân mỗi tháng Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh thu được khoảng 180 triệu đồng từ các hoạt động tập luyện thể thao của các câu lạc bộ, đơn vị... Ngoài ra, mỗi năm Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh tổ chức khoảng 40 sự kiện văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, thu từ 1,5-2 tỷ đồng. Nếu không có dịch bệnh thì năm 2020 nguồn thu của đơn vị khá khả quan vì có nhiều sự kiện lớn sẽ được tổ chức tại đây như khai mạc Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, vòng chung kết Robocon... Nguồn thu đó để chi lương, đóng bảo

hiểm xã hội cho cán bộ, người lao động, trả tiền điện, nước... Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Giám đốc Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh cho biết từ đầu năm đến nay đơn vị chưa tổ chức được sự kiện nào, nguồn thu rất khó khăn. "Nếu dịch bệnh kéo dài nữa, chúng tôi sẽ không còn nguồn để chi trả lương cho cán bộ biên chế", ông Hưng nói.

Lao động nghỉ việc không lươngNhà Thiếu nhi tỉnh hiện có

hơn 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 10 người trong diện hợp đồng bắt đầu nghỉ việc không lương từ ngày 1.4. Cán bộ, giáo viên trong biên chế ngay từ đầu tháng 2 đã bị cắt mọi phụ cấp, chỉ còn hưởng lương chính. Cán bộ, giáo viên hợp đồng ở đây chủ yếu còn trẻ nên ngay sau khi nghỉ việc đã tham gia vào lực lượng trực chốt kiểm soát dịch Covid-19 theo huy động của Tỉnh đoàn. Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Phạm Thị Thanh Hải cho biết 3 năm trở lại đây ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị giảm 15% mỗi năm.

Theo lộ trình đến năm 2021, đơn vị phải tự chủ hoàn toàn. "Thời điểm này đang rất khó khăn. Cán bộ, giáo viên đều là những người gắn bó với đơn vị nhiều năm. Kinh tế nhiều gia đình chỉ phụ thuộc vào bản thân họ nên lúc này nghỉ việc không lương là rất vất vả", chị Hải nói.

Chị Nguyễn Thị Xiêm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hải Dương cho biết đơn vị cũng đang cầm cự trả lương cố định cho tất cả cán bộ, nhân viên sau khi đã cắt mọi khoản phụ cấp. Nếu dịch bệnh kéo dài, không triển khai được các hoạt động trung tâm sẽ không còn khả năng để trả lương cho người lao động.

Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh cũng đã cho 12 lao động nghỉ việc. Một số lao động trong biên chế cũng tự viết đơn xin nghỉ không lương để chia sẻ khó khăn cùng đơn vị. Anh Nguyễn Đình Hiếu làm việc ở đây từ năm 2014 cho biết đã làm đơn xin nghỉ không lương từ ngày 1.4. Thời gian này anh đi làm một số việc vặt, đợi sau khi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ quay lại đơn vị làm việc.

Lãnh đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cho biết đơn vị vẫn trả lương cho hơn 70 viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68 và 10 lao động hợp đồng thời vụ. Nếu dịch còn kéo dài thì từ tháng 5, đơn vị sẽ phải ngừng chi trả lương cho viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68, đồng thời chấm dứt hợp đồng với một nửa số lao động hợp đồng thời vụ và giảm 50% lương với những lao động thời vụ còn lại.

PV

Nhà Thiếu nhi tỉnh phải tạm dừng hoạt động của bể bơi do dịch Covid-19

Đơn vị sự nghiệp công lậpcũng lao đao vì Covid-19

DỰ ÁN BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DELTA

Chậm tiến độ 10 năm vì giải phóng mặt bằng

Công ty CP Delta ở TP Hải Dương vừa đề nghị UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tiếp tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện quốc tế Delta đến hết tháng 12.2021. Nguyên nhân do dự án gặp khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao đất trên thực địa.

Dự án Bệnh viện quốc tế Delta được UBND tỉnh chấp thuận ngày 23.9.2005. Bệnh viện có quy mô 200 giường tiêu chuẩn quốc tế. Dự án được thực hiện tại cụm công nghiệp Việt Hòa (TP Hải Dương) với tổng vốn đầu tư hơn 157 tỷ đồng, trên diện tích 50.000 m2. Theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2011 nhưng do giải phóng mặt bằng bị "xôi đỗ" kéo dài nên đến nay vẫn chưa triển khai được.

MINH HỒNG

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 16.4, nhiều doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế tạo, lắp ráp đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh như các Công ty TNHH: GFT Việt Nam, Sky Dragon (cùng ở Tứ Kỳ), Leo Industries Far East (Kim Thành)… đang hoạt động cầm chừng. Số lượng các đơn hàng mới của những công ty này đều sụt giảm từ 30% trở lên so với cùng kỳ năm 2019. Hàng nghìn công nhân phải nghỉ việc luân phiên hoặc không thể tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động.

Trong 1-2 tháng nữa, nếu không có thêm các đơn hàng mới, các công ty này sẽ phải cắt giảm thêm lao động hoặc có thể tạm dừng hoạt động.

HÀ KIÊN

Hàng nghìn công nhân sản xuất đồ chơi trẻ em phải nghỉ việc luân phiên

Page 4: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Thứ sáu 17.4.20204 Thế giới trẻ

DỊCH Covid-19 làm người dân lo lắng, nhưng nhiều

thanh niên lại "đổ thêm dầu vào lửa" khi tung tin đồn thất thiệt, chia sẻ tin giả trên mạng xã hội. Không ít người trẻ tuổi bị xử lý vì hành vi nông nổi của mình.

Lan truyền tin giảCuối tháng 1, trên trang

Facebook cá nhân có tên “Vạn Sự Tuỳ Duyên”, Nguyễn Văn Đức sinh năm 1990, ở thôn Lâm, xã Minh Đức (Tứ Kỳ) đăng thông tin: "Chính thức công ty bên Minh Đức là 2 anh nước ngoài đang làm việc thì gục xuống, đề nghị mai mấy anh em công nhân nghỉ làm để bảo vệ gia đình nhá, thông tin mới nhất của mấy bác đang làm phải bỏ về gấp vì sợ". Nhiều bạn bè, người quen của Đức đã nhanh chóng chia sẻ thông tin thất thiệt này làm cho dư luận "dậy sóng".

Đến cuối tháng 3, Ngô Quốc Phong sinh năm 1993, ở thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu (Gia Lộc) đăng trên trang Facebook của mình thông tin một người ở xã này đang cách ly tại Hà Nội nhưng trốn về quê. Thông tin sai sự thật trên nhanh chóng nhận được trên 200 lượt thích và chia sẻ, 300 bình luận, làm cho nhiều người rất lo lắng.

Ngoài những vụ việc trên, không hiếm người trẻ còn phát tán, chia sẻ văn bản giả mạo Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục đồng ý cho học sinh nghỉ học, đưa thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP Hải Dương, huyện Kim Thành…

Không chỉ tại Hải Dương, thời gian qua, một bộ phận giới trẻ đã lan truyền đủ loại tin đồn thất thiệt như ăn trứng luộc thoát nạn diệt vong, Covid-19

có thể được diệt bằng cách xông hơi, uống nước nóng, bôi thuốc mỡ có kháng sinh vào mũi, dùng thức ăn có nhiều chất kiềm… Nhiều thanh niên còn sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải những lời lẽ xúc phạm đến danh dự, bôi nhọ đời tư của một số bệnh nhân Covid-19.

Nhiều thanh niên thông tin sai sự thật về Covid-19 đã bị cơ quan chức năng xử lý với các hình thức, mức độ khác nhau. Riêng Ngô Quốc Phong bị phạt 10 triệu đồng và phải gỡ bài, đăng thông tin đính chính.

Thích "câu like"Giới trẻ vốn nhanh nhạy với

công nghệ, sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… Có nhiều bạn bè trên mạng xã hội nên khi họ vô tình hoặc cố tình đăng tải, chia sẻ, thông tin thất thiệt sẽ dễ gây hoang mang cho nhiều người.

Chưa nhận thức đầy đủ về các quy định của pháp luật, tâm lý thích “câu like”, “câu view” khiến nhiều người trẻ bị vi phạm như thời gian qua. Một bộ phận giới trẻ là công chức,

viên chức tuy có hiểu biết nhưng do chủ quan đã vội vàng chia sẻ thông tin.

Nhiều người trẻ còn thể hiện sự kém văn minh trên môi trường mạng. Phải kể đến như việc vào trang cá nhân của các cầu thủ nổi tiếng thế giới để chửi bới, sẵn sàng tấn công những người trái quan điểm, rộ làn sóng xin link clip “hot”… Vì những ứng xử thiếu văn hóa trên internet như vậy nên cuối tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã rơi vào top 5 nước kém văn minh internet trên thế giới trong một cuộc khảo sát do Microsoft thực hiện.

Theo ông Nguyễn Trọng Thắng, Trưởng Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản (Sở Thông tin và Truyền thông), những việc làm trên đều là hành động ứng xử thiếu văn minh trên mạng xã hội. Trong thời điểm cả nước đang dồn sức chống dịch như hiện nay, việc chia sẻ thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật trên mạng xã hội sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khó lường, gây tổn thất lớn cho cả cá nhân, tổ chức kinh tế và cộng đồng. "Cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dùng internet, nhất là đối với thanh thiếu niên. Tăng cường giám sát, điều tra, xử phạt nghiêm các đối tượng tung tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội, như vậy ý thức người dùng internet, nhất là dùng mạng xã hội sẽ được nâng cao hơn”, ông Thắng bày tỏ quan điểm.

VIỆT QUỲNH

TRƯỚC tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức

tạp, Đoàn Thanh niên xã Thanh Sơn (Thanh Hà) đã kêu gọi những nhà hảo tâm ủng hộ tiền để may khẩu trang phát cho người dân.

Sau khi nhận được số tiền ủng hộ, Đoàn xã đã cử đoàn viên thanh niên mua nguyên liệu, tự thiết kế, cắt may khẩu trang. Ban ngày, Đoàn xã nhờ máy may của 4 hộ, buổi tối mượn 20 máy ở một xưởng may trong xã. Chị Trần Thị Sáu ở thôn Tráng Liệt cho biết: "Trước đây, máy may của tôi để sửa chữa quần áo nhưng nay tôi sẵn sàng cho các em mượn để may khẩu trang hỗ trợ người dân phòng chống dịch. Đó là việc làm có ích, tôi rất ủng hộ". Ngoài hỗ trợ về máy may, công may, chị Sáu còn nhiệt tình hướng dẫn các bạn trẻ chọn những mẫu vải đẹp và mềm để làm khẩu trang.

Tổ chức Đoàn ở đây còn nhờ

những người có kinh nghiệm nghề may để làm khẩu trang bảo đảm thẩm mỹ. Được sự ủng hộ của người dân, đến ngày 15.4, đoàn viên thanh niên trong xã đã may được hơn 3.000 chiếc khẩu trang vải 2 lớp và dự kiến sẽ làm 4.000 chiếc khẩu trang tặng người dân Thanh Sơn. Nếu các nhà hảo tâm ủng hộ nhiều hơn, đoàn viên thanh niên sẽ làm thêm nhiều khẩu trang để phát cho người dân ở các nơi khác trong huyện.

Chị Vũ Thị Hương buôn bán ở chợ xã Thanh Sơn cho biết khi nhận khẩu trang do Đoàn xã tặng, chị rất mừng vì đây là tấm lòng thơm thảo của các bạn trẻ. Từ đó, chị cũng ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Anh Vũ Đình Thắng, Bí thư

Đoàn Thanh niên xã Thanh Sơn cho biết ngoài may khẩu trang, Đoàn xã còn kêu gọi các đoàn viên thanh niên là sinh viên, học sinh đang được nghỉ học tham gia hỗ trợ địa phương

phòng chống dịch. Không chỉ vậy, thời gian qua, Đoàn xã còn tích cực tuyên truyền phòng chống dịch, tổ chức điểm sát khuẩn tay tại các chợ...

MINH NGUYỆT

Tung tin sai sự thật, người trẻ nhận kết đắng

Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15.4.2020. Theo nghị định trên, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt trên các trang mạng xã hội sẽ có mức xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Cụ thể, phạt từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận. Mức phạt này cũng được áp dụng với một số hành vi khác như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,

danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc… Mức phạt còn tăng lên tới 30 triệu đồng nếu tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã đăng tải.

Công an huyện Tứ Kỳ làm việc với một đối tượng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội

ĐOÀN THANH NIÊN XÃ THANH SƠN

May khẩu trang tặng người dân

Đoàn viên thanh niên xã Thanh Sơn tự thiết kế, cắt may khẩu trang

Thành đoàn Hải Dương tặng 50 suất quà cho các hộ khó khăn

Sáng 16.4, Thành đoàn Hải Dương tặng 50 suất quà cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Quyết Thắng. Mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng, gồm mỳ tôm, gạo, nước mắm và 10 chiếc khẩu trang. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình do Thành đoàn Hải Dương vận động một số tổ chức, cá nhân hỗ trợ.

Dịp này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 xã Quyết Thắng cũng tặng 20 suất quà tổng trị giá 8 triệu đồng cho các hộ khó khăn trong xã.

Cùng ngày, Huyện đoàn Kim Thành phối hợp với Phòng giao dịch SeABank Kim Thành (Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Hải Dương) trao tặng 140 suất quà tổng trị giá gần 12 triệu đồng cho người nghèo trong huyện. Mỗi suất quà gồm gạo, mỳ tôm, nước mắm, mì chính.

PV

Thi viết và vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ"

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương phát động Cuộc thi viết và vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2020).

Đối tượng tham dự cuộc thi là đội viên, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong và ngoài nước từ 6-15 tuổi. Cuộc thi được chia làm 2 bảng dành cho học sinh tiểu học và THCS. Nội dung dự thi là những kiến thức liên quan đến chủ đề làm theo 5 điều Bác Hồ dạy; cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những câu chuyện, tư liệu lịch sử thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ...

Cuộc thi tổ chức làm 2 vòng: vòng loại từ ngày 15.4 - 10.6, vòng chung kết diễn ra ngày 30.6.

PV

Hơn 500 tổ chức, cá nhân ủng hộ tình nguyện viên bị tai nạn giao thông

Đến ngày 16.4, gia đình anh Hoàng Văn Tuấn (sinh năm 1995, ở khu dân cư Bến Tắm, phường Hoàng Tân, TP Chí Linh) đã nhận được khoảng 800 triệu đồng từ hơn 500 tổ chức, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc ủng hộ. Trong đó, Tỉnh đoàn kêu gọi hỗ trợ được 468 triệu đồng (trong đợt 1); các ban, ngành, đoàn thể của TP Chí Linh ủng hộ gần 300 triệu đồng; Viettel Hải Dương tặng 32 triệu đồng.

Anh Tuấn là tình nguyện viên trực chốt kiểm soát dịch và gặp tai nạn giao thông ngày 4.4. Đến ngày 16.4, sức khỏe của anh Tuấn đã chuyển biến tốt hơn. Khi sức khỏe ổn định, anh Tuấn sẽ được ghép gan. Hiện nay, Tỉnh đoàn tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ anh Tuấn vì kinh phí điều trị dự kiến lên tới hàng tỷ đồng.

PV

Page 5: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Văn hóa - thể thao - giải tríThứ sáu 17.4.2020 5

MỘT thời tỉnh ta có đội bóng đá chuyên nghiệp

mang tên Giao thông vận tải Hải Hưng. Đội bóng này từng chơi tại hạng A1 Giải vô địch bóng đá - sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam thời bấy giờ.

Đối thủ e ngạiNhiều người sống ở thập niên

70-80 của thế kỷ trước vẫn nhớ như in không khí sôi động trên sân vận động thị xã Hải Dương mỗi lần đội Giao thông vận tải Hải Hưng thi đấu. Mỗi khi đội bóng gặp các đối thủ mạnh như Xi măng Hải Phòng, Gang thép Thái Nguyên, Tỉnh đội Hà Bắc..., người hâm mộ lại ùn ùn đổ về ngồi chật kín 2 khán đài trên sân, hò reo cổ vũ.

Ông Phạm Văn Sơn năm nay 70 tuổi, nhà ở phố Ngân Sơn (TP Hải Dương) từng là huấn luyện viên kiêm thủ môn của đội Giao thông vận tải Hải Hưng. Lật từng tấm ảnh đen trắng chụp các thành viên đội bóng một thời, ông Sơn nói: "Đội bóng đá của tỉnh ta khi đó được xếp vào diện đội mạnh hạng B, A2. Mỗi năm đội thi đấu khoảng 10 trận, tỷ lệ trận thắng luôn chiếm từ 50% trở lên".

Đội bóng thành lập năm 1971, lúc đầu mang tên Tỉnh đội Hải Dương (còn gọi là đội bóng đá đường 5). Huấn luyện viên đầu tiên của đội là ông Đỗ Đình Thành, hiện sống tại Hà Nội. Năm 1974-1975, đội đổi tên thành đội Giao thông vận tải Hải Hưng (nhiều người quen gọi là đội bóng Xe ca). Thời điểm đó, ông Sơn và ông Thành cùng làm công tác huấn luyện, kiêm cầu thủ. Cả đội có 21-22 thành viên, chủ yếu là người Hải Hưng và một số chuyển từ Quân khu 3 về. Trong thành phần đội có 3 anh em ruột là tiền vệ Nguyễn Văn Duy, hậu vệ Nguyễn Văn Trương và tiền đạo Nguyễn Văn Đức. 2 cầu thủ khác là hậu vệ Bùi Xuân Hùng, tiền vệ Bùi Xuân Mai cũng là anh em ruột.

"Đại bản doanh" của đội bóng khi đó nằm cách Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh bây giờ chỉ vài trăm mét. Điều kiện ăn ở, tập luyện của các cầu thủ rất khó khăn. Sân tập của đội mấp mô, gồ ghề, mưa là lầy lội. Toàn đội phải đi ở nhờ tại đền Ông, Trường cấp 3 Hồng Quang, Câu lạc bộ Bóng bàn tỉnh. Khó khăn là thế nhưng các cầu thủ đều nỗ lực tập luyện, chơi bóng.

Giải vô địch bóng đá toàn

quốc khi đó có 3 hạng là A1, A2 và B. Những năm đầu khi mới thành lập, đội bóng thi đấu ở giải hạng B, mỗi mùa giải chỉ có 6-8 đội. Sân vận động thị xã Hải Dương khi đó là một trong những sân đẹp ở miền Bắc, được chọn làm nơi tổ chức các trận đấu của cả giải hạng A1, A2. Đội Thể Công cũng thường chọn sân vận động Hải Dương làm nơi tập luyện.

Thời điểm ấy, đội bóng đá Giao thông vận tải Hải Hưng luôn nằm trong tốp những đội mạnh của giải hạng B. Năm 1976, đội giành suất thăng hạng lên chơi tại giải A2 sau khi vượt qua Gang thép Thái Nguyên trong trận chung kết. Ông Sơn cho biết đội bóng tỉnh ta khi đó làm mưa làm gió tại giải này. Các cầu thủ thi đấu đoàn kết, cống hiến. Hầu hết các đội đều rất e ngại khi phải đối đầu với đội Giao thông vận tải Hải Hưng. Trong 7 năm từ 1983-1989, đội 3 lần lọt vào trận chung kết để tranh suất thăng hạng nhưng chỉ có được thành công ở mùa giải năm 1989. Trong trận chung kết diễn ra tại Sơn Tây (Hà Nội), đội giành chiến thắng thuyết phục trước Gia Lai - Kon Tum với tỷ số 3-1 để lần đầu giành quyền lên chơi tại hạng A1. Nhiều cầu thủ thi đấu xuất sắc, góp công lớn vào thành công của đội như trung vệ Hoàng Đăng (đã mất), tiền vệ Đinh Danh Vĩnh, Nguyễn Văn Dũng, tiền đạo Đỗ Đình Thành, Nguyễn Tiến Hưng (đã mất)...

Duy trì đam mêĐội Giao thông vận tải Hải

Hưng chỉ thi đấu được đúng 1 mùa giải tại hạng A1. Các đội tham dự giải này đều rất mạnh, lại được đầu tư bài bản hơn đội bóng tỉnh ta. Một loạt thất bại

liên tiếp đã đẩy đội xuống hạng A2 vào năm 1991. Ty Thể dục thể thao khi đó đã quyết định giải thể đội bóng sau 20 năm tồn tại. "Nguyên nhân chính là tỉnh không có nguồn lực, đơn vị tài trợ cũng không nuôi được. Tôi và anh Nguyễn Đức Tiền, Trưởng ty Thể dục thể thao Hải Hưng lúc đó đã đi gõ cửa rất nhiều nơi để vận động tài trợ nhưng đều chỉ nhận được cái lắc đầu", ông Sơn chia sẻ.

Đội bóng giải thể, các cầu thủ tản mát khắp nơi, người chuyển đến thi đấu cho đội bóng khác, người ra nước ngoài lao động hoặc đi buôn bán... Nhưng họ vẫn giữ liên lạc và kết nạp thêm những người đam mê bóng đá khác để thành lập đội cựu cầu thủ bóng đá Hải Hưng. Hiện đội vẫn duy trì sinh hoạt và tham dự các giải giao lưu với đội cựu cầu thủ bóng đá các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên... Vào ngày 15.3 hằng năm, các thành viên trong đội tụ họp, nhiều người đang sinh sống, làm việc xa quê cũng về tham dự.

Ông Sơn cũng như những thành viên khác trong đội bóng đá Giao thông vận tải Hải Hưng vẫn luôn theo dõi các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp trong nước và đội tuyển Việt Nam thi đấu. Ông cảm thấy tiếc khi Hải Dương hiện tại có nhiều nhân tài bóng đá, là một trong những cái nôi đào tạo bóng đá trẻ nổi tiếng cả nước nhưng lại chưa thành lập được đội bóng đá chuyên nghiệp. "Bây giờ tỉnh có điều kiện hơn xưa rồi, các doanh nghiệp cũng nhiều. Nếu tỉnh thực sự quan tâm thì tôi nghĩ việc thành lập được một đội bóng đá chuyên nghiệp trong tương lai gần cũng không quá khó", ông Sơn nói.

TIẾN MẠNH

DỊCH bệnh Covid-19 làm cho những người đam

mê đọc sách không thể đến thư viện hoặc các cửa hàng để tìm kiếm những cuốn sách mới, sách hay. Nhưng họ vẫn có nhiều cách để duy trì thói quen, thỏa mãn sở thích.

Đọc trên thiết bị điện tửTừ khi thực hiện giãn cách

xã hội, các thư viện đóng cửa, những người thích đọc sách cũng tìm những cách khác nhau để duy trì thói quen này.

Nhiều người chuyển sang đọc sách trên mạng. Chỉ cần máy tính hay điện thoại di động có kết nối internet là có thể truy cập vào các thư viện miễn phí trên mạng. Tại đây, người đọc có thể khám phá đủ loại sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với những người do tính chất công việc, thường xuyên phải đi lại cũng có thể nghe đọc sách (audio book) qua điện thoại rất dễ dàng... Có người tải sách điện tử (ebook) về iPad hoặc máy đọc sách Kindle về đọc khi rảnh rỗi.

Bên cạnh những người đọc sách online hoặc ebook, nhiều "mọt sách" chọn cách đặt mua trực tuyến để nhà cung cấp chuyển sách về tận nhà. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, chị Hoàng Thu Hằng ở phố Phạm Sư Mạnh (TP Hải Dương) thường mua sách qua sàn giao dịch điện tử tiki.vn, fahasa.com. Chị cho biết dù trong nhà đã có gần 1.000 đầu sách dành cho thiếu nhi, khoảng 800 cuốn sách cho người lớn, nhiều cuốn chưa đọc đến nhưng vì sở thích, chị vẫn đặt mua một số cuốn viết về kỹ năng sống, hôn nhân, hạnh phúc gia đình... "Trước đây chưa có dịch Covid-19, cuối tuần cả gia đình tôi thường lên Hà Nội chơi kết hợp mua sách về đọc. Nay phải cách ly xã hội nên tôi chuyển sang mua sách online", chị Hằng giải thích.

Anh Phạm Văn Thành ở thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) duy trì thói quen đọc sách gần 10 năm nay. Anh đọc nhiều thể loại sách nhưng thích nhất là sách viết về mảng kinh tế - quản lý vì liên quan đến công việc kinh doanh. Thường cứ 1-2 tháng anh Thành lại lên các nhà sách lớn trên Hà Nội mua sách. Thời gian gần đây, do lo ngại dịch bệnh nên anh

không duy trì thói quen này. Qua một người bạn giới thiệu, anh đã mua máy đọc sách điện tử. "Trên chiếc máy này có thể lưu hàng trăm cuốn sách. Giá hơi đắt một chút nhưng bù lại nó đáp ứng được đam mê của mình. Chiếc máy này khá tiện lợi, nhất là với những người thường hay phải di chuyển như mình", anh Thành nói.

Đọc - ngẫm - thực hànhKhi chưa xuất hiện dịch

bệnh, thư viện sách Dotomo do anh Nguyễn Tiến Đông ở khu Khánh Hội, phường Nam Đồng (TP Hải Dương) thành lập thường xuyên thu hút hàng chục học sinh đến giao lưu, mượn sách. Nhưng từ khi thực hiện giãn cách xã hội, các thành viên của thư viện phải đọc sách tại nhà. Anh Đông lập một nhóm riêng trên mạng xã hội Zalo, kết nạp 15 thành viên cùng sở thích. Ban đầu các thành viên thường chụp nội dung cuốn sách rồi gửi lên nhóm để mọi người cùng đọc. Nhưng thấy cách này không ổn nên nhóm phân công mỗi người tự đọc một cuốn, tự cảm nhận những thông điệp từ sách rồi trao đổi trên nhóm để mọi người cùng suy ngẫm. Trong một thời gian ngắn, các thành viên trong nhóm đã đọc được hơn 100 cuốn sách. "Với cách làm này, mọi người không mất nhiều thời gian để đọc mà còn hiểu được nhiều vấn đề từ sách để vận dụng vào thực tiễn. Nhiều bạn đã thay đổi tư duy từ đọc sách để giải trí sang hướng đọc - ngẫm - thực hành. Tức là mình sẽ rút ra những bài học từ việc đọc sách để ứng dụng vào cuộc sống nhằm hoàn thiện bản thân, sống tốt hơn", anh Đông nói.

Nhiều người trước đây mỗi tuần có thể đọc 4-5 cuốn sách nhưng đơn thuần chỉ đọc để giải trí, giết thời gian. Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, họ đã đọc chậm lại, suy ngẫm về những giá trị sách mang lại để ứng dụng vào cuộc sống. Một doanh nhân ở TP Hải Dương cho biết có lần phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để vào tận TP Hồ Chí Minh học lớp kỹ năng sống. Nhưng hiện nay người này đã chuyển sang đọc sách và nhận ra rằng nhiều điều cần học đều ở trong đó.

BÌNH MINH

Đọc sách thời Covid-19

Anh Nguyễn Tiến Đông ở

phường Nam Đồng (TP Hải

Dương) chuyển sang đọc sách

tại nhà và trao đổi với bạn bè

trên nhóm Zalo

ĐỘI BÓNG ĐÁ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI HƯNG

Một thời vang bóng

Đội bóng đá Giao thông vận tải Hải Hưng năm 1986

UBND TP Đà Nẵng vừa đồng ý chủ trương để Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020". Theo đó, Sở Du lịch căn cứ vào tình hình thực tế, diễn biến dịch bệnh Covid-19

và các chính sách, chủ trương của Trung ương, địa phương để triển khai tổ chức lễ hội cho phù hợp.

Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020" là sự kiện được nâng cấp từ sự kiện thường niên "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè". Lễ

hội dự kiến được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 9.2020 tại các khu vực bãi biển du lịch (Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Non Nước, Nguyễn Tất Thành), trung tâm thành phố và các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Theo thethaovanhoa.vn

Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020" dự kiến diễn ra từ tháng 6

Page 6: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Thứ sáu 17.4.20206 Thời sự

Đường dây nóng phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19: 0866028926 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Đìu hiu làng nghềDỊCH Covid-19 đã ảnh

hưởng lớn tới các làng nghề ở nông thôn. Do khó khăn trong nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề bị ngưng trệ, hàng nghìn lao động không có việc làm.

Làng nghề mộc Phương Độ ở xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) nổi tiếng với các sản phẩm bàn, ghế gia dụng bằng gỗ. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các đầu mối ngừng nhận hàng, bàn ghế sản xuất ra phải xếp kho, các xưởng cho thợ nghỉ việc. Từ khi thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 1.4 đến ngày 15.4), việc sản xuất ở đây cũng dừng hẳn.

Bình thường, mỗi tháng xưởng sản xuất gỗ của gia đình bà Lê Thị Hoan ở làng nghề mộc Phương Độ bán được từ 20-30 bộ bàn ghế, thu lãi từ 15-20 triệu đồng. Từ đầu tháng 3, hoạt động sản xuất của gia đình bà cũng chững lại. Tương tự, xưởng sản xuất bàn ghế gỗ của gia đình ông Lê Văn Bình đã dừng sản xuất từ nhiều tuần nay. Ông Bình cho biết từ Tết đến giờ, gia đình ông chưa thu được đồng nào, vì hàng giao chịu, bàn ghế ế ẩm do dịch hoành hành. Trong khi đó, ông vẫn phải trả lãi ngân hàng mỗi tháng. Đây cũng là khó khăn chung của các hộ làm mộc ở làng Phương Độ, bởi từ đầu năm có đồng nào họ dồn mua gỗ hết, nhà ít thì bỏ vốn vài trăm triệu, nhà nhiều đến vài tỷ đồng. Giờ dịch bệnh, bàn ghế không bán được, gỗ cũng nằm đó.

Chung tình trạng trên, ông Vũ Hữu Sơn, chủ cơ sở sản xuất bạc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng (cùng huyện Bình Giang) cho biết khi dịch bệnh xảy ra, nhu cầu mua sản phẩm bạc giảm hẳn. Xưởng sản xuất của nhà ông nói riêng và các hộ khác ở làng nghề vàng bạc Châu Khê nói chung đều gặp khó khăn. Từ tháng 2, các sản phẩm bạc như nhẫn, vòng tay,

khuyên tai, dây chuyền... đã rất khó bán. Giá nguyên liệu cũng tăng, thậm chí không thể nhập được. Nhiều xưởng trong làng cố gắng duy trì sản xuất nhưng sản lượng giảm. Có xưởng chuyển sang bán hàng online, giới thiệu mẫu, nhận đặt hàng qua mạng rồi trả hàng nhưng số lượng cũng không nhiều.

Ông Phạm Duy Cơ, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Châu Khê cho biết toàn thôn có khoảng 240 hộ với gần 800 khẩu, 95% số hộ trong thôn làm nghề chạm khắc vàng bạc. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây cũng từ nghề này. Từ tháng 3, hầu như các hộ làm nghề đều nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh. "Người lao động trong thôn hiện không có việc làm cũng chưa biết tính toán chuyển hướng sản xuất như thế nào, chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi để mọi người quay trở lại sản xuất", ông Cơ nói.

Hiện nay, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) có 3 làng nghề ở các thôn An Xá, Đông Thôn, Trực Trì. Khi chưa có dịch Covid-19, các làng nghề thường xuyên có khoảng 100 hộ sản xuất, thu

hút hàng trăm lao động làm việc. Từ đầu tháng 3 đến nay, hầu hết các hộ làm hương đều "án binh bất động", chỉ còn ít hộ sản xuất cầm chừng. Cơ sở sản xuất hương của gia đình anh Đàm Đức Lợi ở thôn Đông Thôn bình thường mỗi ngày có hơn 20 người làm việc, sản xuất từ 30 - 40 vạn nén hương, mang lại doanh thu từ 400 - 500 triệu đồng. Hơn 1 tháng nay, nhà xưởng của gia đình anh cũng cửa đóng then cài, sân phơi hương lâu ngày không sử dụng đã mọc rêu. Anh Lợi cho biết hương của nhà chủ yếu tiêu thụ tại TP Hà Nội. Từ khi có dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Sau khi xuất hiện bệnh nhân số 17 ở Hà Nội, xưởng nhà anh dừng hoạt động hẳn. Hiện nay, xưởng của anh Lợi còn tồn hàng tấn nguyên liệu và mấy trăm vạn nén hương, trị giá gần 1 tỷ đồng. Anh Lợi còn nợ ngân hàng hàng trăm triệu đồng.

Trước những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, người dân các làng nghề mong muốn các cấp, các ngành sớm triển khai chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn.

TRUNG NGA

Từ Tết đến nay, xưởng gỗ của gia đình ông Lê Văn Bình ở làng nghề mộc Phương Độ, xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) chưa có doanh thu

TRONG bối cảnh sản xuất, kinh doanh chịu nhiều

tác động do dịch Covid-19, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Về vốnThủ tướng Chính phủ đã

có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4.3 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch này.

Về thuếTổng cục Thuế đã có Công

văn 897/TCT-QLN ngày 3.3 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, quy định về các đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, trình tự thủ tục gia hạn.

Theo đó, các doanh nghiệp được hướng chính sách này gồm: doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất ô tô và xe có động cơ khác… Các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch… Kinh doanh vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hộị; hoạt động kinh doanh bất động sản… Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Ngoài ra, quy định này còn áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chịu ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 860/

BHXH-BT ngày 17.3 hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6.2020 hoặc tháng 12.2020 và không tính lãi phạt chậm nộp.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mới đây nhất, ngày 9.4, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid.

Theo đó, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.

Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, các tổ chức tín dụng ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đối với khách hàng có nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

LÊ TRẦN (tổng hợp)

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19

* MÔ TẢ CÔNG VIỆC:- Phát triển và kích thích phát sinh giao

dịch thuê bao ViettelPay; - Phát triển và chăm sóc các điểm

ViettelPay Pro, điểm chấp nhận thanh toán; - Tiếp xúc các đối tác, doanh nghiệp trả

lương, thu chi hộ theo danh sách: ký kết hợp đồng, đối soát thanh quyết toán với các đơn vị, doanh nghiệp đã hợp tác;

- Xây dựng các chương trình và phối hợp với các đơn vị trên địa bàn truyền thông về dịch vụ Digital tại tỉnh.

* YÊU CẦU:- Ứng viên dưới 28 tuổi, tốt nghiệp cao

đẳng trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh, marketing, công nghệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật, luật.

- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp.- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học

văn phòng.- Ngoại hình ưa nhìn, nữ cao từ 1m55, nam

cao từ 1m65 trở lên.- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tại các

ngân hàng, tổ chức tài chính…* Chế độ:- Mức lương thu hút theo KPI và hoa hồng

phát triển sản phẩm, đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước

- Chính sách thưởng hấp dẫn: thưởng theo tháng, thưởng quý, thưởng năm, ngày lễ Tết... theo quy định chung.

- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và cực kỳ vui. l Hồ sơ gửi về: Bộ phận Tổng hợp Viettel

Hải Dương - 169 đường Bạch Đằng, phường Trần Phú, TP Hải Dương.l Điện thoại liên hệ: 02206.255.596.

VIETTEL HẢI DƯƠNG TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH VIETTELPAY

Page 7: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Tổng Biên tập: NGUYỄN HẢI BÌNH Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUÝ TRỌNG Thư ký Tòa soạn: NGUYỄN HÙNG CHƯƠNG Tòa soạn: 10 Đức Minh, P. Thanh Bình, TP Hải Dương ĐT: (0220) 3897.370 - 3897.993 - 3868.886 - 3897.955 - Fax: (0220) 3897.615 - Email: [email protected] Phát hành, quảng cáo: ĐT: (0220)3897.370 (105) - 0366507073; Email: [email protected] Giấy phép xuất bản số 1132/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22.7.2011 In tại Công ty CP In báo và Thương mại Hải Dương Giá: 1.500 đồng

Đường dây nóng Báo Hải Dương 0913255677

7Bạn đọc - pháp luậtThứ sáu 17.4.2020

Thứ sáu 17.411h: Thời sự; 11h20: Phim truyện;

13h: Vấn đề cùng bàn luận: Thông tin mùa dịch bệnh; 14h25: Chính

sách - Pháp luật; 14h30: Phim truyện; 17h: Phim truyện; 17h45: Thông tin tài chính - thị trường; 17h50: Phim truyện; 18h35: Sống khỏe 360; 18h45: Bản tin quốc tế; 18h50: Bản tin thể thao; 19h45: Thời sự; 20h15: Thông tin tài chính - thị trường; 20h20: Đại đoàn kết; 20h40: Phim truyện; 22h15: Sống khỏe 360; 22h25: Niềm tin cổ tích; 22h30: Tìm hiểu dân ca Việt Nam; 23h: Thời sự cuối ngày; 23h15: Phim truyện.

Chương trình có thể thay đổi vì lý do đột xuất.

Tránh chủ quan trong phòng chống dịch Covid-19

Địa chỉ cần giúp đỡ

Mẹ già nuôi hai con tâm thầnNHIỀU năm nay, cái nghèo và

bệnh tật vẫn cứ đeo bám gia đình bà Nguyễn Thị Sòng, 65 tuổi, ở thôn Hoàng Gia, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng).

Vợ chồng bà Sòng sinh được 3 con là Trần Thị Thìn (sinh năm 1976), Trần Văn Thoại (sinh năm 1979) và Trần Thị Thanh (sinh năm 1983). Thật trớ trêu, cả 3 người con đều mắc bệnh tật bẩm sinh. Chị Thìn bị gù, trên người anh Thoại thì nổi đầy hạch to bằng hạt ngô, cả hai còn mắc bệnh thần kinh. Chị Thanh bị bệnh tim bẩm sinh. Vợ chồng bà Sòng thường xuyên phải đưa các con đi chữa trị tại các bệnh viện.

Vất vả nhiều năm, đến lúc các con trưởng thành, tưởng rằng vợ chồng bà Sòng sẽ đỡ vất vả nhưng bà chưa được một ngày an nhàn. Năm 2004, chị Thanh mất sau nhiều năm khổ sở vì bệnh tim. Một năm sau, chồng bà Sòng lại qua đời vì ung thư gan.

Nhờ mai mối, anh Thoại lấy được vợ là chị Đặng Thị Xiêm (sinh năm 1973) ở cùng xã. Chị Xiêm chậm chạp, bị bệnh viêm đa khớp nên đi lại không vững. Chị chỉ quanh quẩn mò cua bắt ốc và làm việc thời vụ. Vợ chồng anh Thoại có hai con năm nay 12 và 15 tuổi.

Những năm gần đây, bệnh của chị Thìn và anh Thoại ngày càng nặng, thường xuyên phải nằm viện điều trị. Anh Thoại nhiều lúc phát bệnh còn đập phá nhà cửa, gia đình

phải trói đưa đi bệnh viện. Trên người anh nổi hàng chục cục u bướu to gần bằng quả trứng gà. Anh Thoại và chị Thìn được hưởng chế độ bảo trợ xã hội hơn 400.000 đồng/người/tháng nhưng chẳng thấm vào đâu so với chi phí thuốc men.

Mọi lo toan của cả gia đình 6 người bao năm nay đều do bà Sòng và chị Xiêm chèo chống. Tuổi đã cao, người gầy như tàu lá nhưng bà Sòng vẫn gắng gượng đi làm giúp việc ở gần nhà. Niềm an ủi duy nhất của bà hiện nay là chứng kiến hai cháu nội chăm ngoan, hiếu thảo. “Cháu

lớn tâm sự muốn sau này lớn lên sẽ đi nước ngoài làm được nhiều tiền về xây nhà để bà và bố mẹ không phải ở căn nhà như bây giờ nữa. Hoàn cảnh nhà mình thế này nên con càng có động lực cố gắng”, bà Sòng chia sẻ.

Ông Hoàng Hữu Long, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Cẩm Vũ cho biết gia đình bà Sòng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, rất cần các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ. Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Bà Nguyễn Thị Sòng ở thôn Hoàng Gia, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng), số điện thoại 0352 234 477.

BÌNH AN

Hai cháu chăm ngoan, hiếu thảo là niềm an ủi lớn nhất với bà Sòng

SÁNG 16.4, một số người dân ở xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) tụ tập trên đường nói chuyện,

không bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2 m và không đeo khẩu trang (xem ảnh). Tại một số nơi ở huyện Gia Lộc, TP Hải Dương... cũng có tình trạng tương tự.

Hải Dương đã được Chính phủ phân loại trong nhóm các tỉnh, thành phố có nguy cơ thấp nhưng cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Ngày 16.4, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu không tụ tập quá 5 người tại nơi công cộng, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác từ 2 m trở lên, hạn chế ra khỏi nhà, khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang.

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Cả nước đều đang có nguy cơ, không có nơi nào được coi là an toàn, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Người dân không được phép chủ quan, cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định trong phòng chống dịch. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm những người không chấp hành quy định phòng chống dịch.

NGUYỄN GIA (Thanh Miện)

Tranh: HUY CHƯƠNG

Góc biếm họa

Nhắc đôi vần

Cộng đồng chống dịchDịch Covid đã lây lan

Có người vẫn cứ chủ quan lơ làKhai báo y tế bỏ qua

Giấu dịch bởi sợ người ta chê cườiPhòng chống dịch - luật có rồi

Xử phạt thật nặng với người cố saiĐi từ nơi dịch báo ngay

Chống dịch chống giặc chung tay cộng đồng.LƯU TRẦN

nghị trực tuyến trước đây chủ yếu diễn ra với 1-2 điểm cầu ở Trung ương và các điểm cầu ở các tỉnh, thành phố. Ở cấp tỉnh, chủ yếu là các hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng với điểm cầu ở cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã. Do dịch Covid-19, số các cuộc họp trực tuyến tăng lên, phạm vi cũng mở rộng hơn. Hội nghị trực tuyến không chỉ diễn ra giữa cấp tỉnh với cấp huyện mà còn giữa cấp huyện với cấp xã, trong các cuộc họp nội bộ của nhiều cơ quan, đơn vị. Cũng do Covid-19, rất nhiều hội nghị, cuộc họp không cấp thiết khác đã bị hủy bỏ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong một hội nghị trực tuyến đã nói, một phần kinh phí phòng chống dịch Covid-19 là nguồn ngân sách tiết kiệm từ việc họp trực tuyến. Có lẽ đây là gợi ý tốt để chúng ta đánh giá lại hiệu quả thực sự của các cuộc họp. Rất dễ để mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi ngành, mỗi địa phương thống kê số lượng các cuộc họp do mình tổ chức trong 1 tháng hoặc 1 quý khi chưa có dịch Covid-19 và khi đã có dịch, kinh phí để tổ chức mỗi cuộc cũng như hiệu quả do các cuộc họp mang lại để có sự so sánh. Rõ ràng

nhiều cuộc họp không được tổ chức nhưng công việc không vì thế mà đình trệ. Nhiều cuộc họp trực tuyến buộc người dự phải tập trung cao mới nắm bắt được tinh thần chỉ đạo. Tình trạng nhắn tin, lướt web, đi họp cho có mặt diễn ra trong nhiều cuộc họp trực tiếp trước đây cũng giảm hẳn nhờ họp trực tuyến. Đã đến lúc cần mạnh dạn loại bỏ các cuộc họp mà qua dịch Covid-19 thấy rằng tổ chức cũng được, không tổ chức cũng không sao. Giảm các cuộc họp không cần thiết không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm thời gian cho người dự họp.

Tất nhiên, để họp trực tuyến hiệu quả cần có hạ tầng viễn thông tốt, nền tảng công nghệ phù hợp. Thực tế, nhiều cơ quan hiện gặp khó khăn khi áp dụng biện pháp họp trực tuyến vì tốc độ đường truyền internet của các nhà mạng không bảo đảm. Việc lựa chọn ứng dụng để họp trực tuyến phù hợp với quy mô cuộc họp cũng cần linh hoạt. Quan trọng hơn, cán bộ, công chức, viên chức cần nâng cao kiến thức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Họp trực tuyến là giải pháp tốt, cần nhân rộng song không thể thay thế hoàn toàn các cuộc họp theo kiểu truyền thống. Vì vậy, cần rà soát, phân loại các cuộc họp để sắp xếp, bố trí nội dung nào có thể họp trực tuyến, nội dung nào họp trực tiếp cho phù hợp, ngay cả khi đã hết dịch Covid-19.

HOÀI ANH

Từ Covid-19 nhìn lại chuyện họp hành

(Tiếp theo trang 1)

An ninh trật tự

Nữ công nhân tử vong trên đường đi làm Khoảng 7 giờ 30 sáng 16.4, trên địa bàn xã Hoàng Diệu

(Gia Lộc) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe máy và xe bồn chở bê tông khiến 1 nữ công nhân tử vong tại chỗ.

Nạn nhân là chị M.T.T. (sinh năm 1997), ở thôn An Lại, xã Dân Chủ (Tứ Kỳ). Vào thời điểm trên, chị T. đi xe máy trên quốc lộ 37 hướng xã Dân Chủ - thị trấn Gia Lộc. Khi chị T. đi đến khu vực trạm bơm Thanh Niên đoạn thôn Phong Lâm

(xã Hoàng Diệu) bất ngờ va chạm với xe bồn Phượng Hoàng chở bê tông do anh Phạm Tiến Cường (sinh năm 1988, ở xã Tái Sơn, Tứ Kỳ) lái đi cùng chiều. Va chạm mạnh làm chị T. ngã ra đường và bị bánh sau của xe bồn chèn lên người.

Chị T. quê ở huyện Phù Cừ (Hưng Yên), lấy chồng tại xã Dân Chủ. Nạn nhân đang làm công nhân tại khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương) và có 2 con nhỏ, con thứ hai mới sinh được khoảng 7 tháng. Thời điểm xảy ra tai nạn, chị T. đang trên đường đến công ty làm việc.

Theo giadinh.net.vn-PV

Page 8: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái Covid-19

Thứ sáu 17.4.2020Sự kiện trong nước - quốc tế

TRANG Phóng sự - ghi chép báo Hải Dương cuối tuần số

1020 đăng bút ký Nóng bỏng địa cầu thời Covid-19 (Văn Duy). Tác giả nhận định chưa lúc nào nhân loại phải gồng mình để chống lại dịch Covid-19 như những tháng đầu năm 2020 này. Đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống toàn cầu. Tác giả khẳng định Việt Nam là một "chiến sĩ" dũng cảm, sáng tạo, quyết liệt trong

phòng chống dịch bệnh và tin tưởng nước ta sẽ sớm chiến thắng “giặc” Covid-19.

Trang Kinh tế có bài Lối ra cho nước thải y tế (Bảo Long). Thời gian qua, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh đã áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải y tế, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của một số trung tâm y tế tuyến huyện chưa ổn định; có thời điểm một số thông số vẫn vượt quy chuẩn...

Những ngày qua, từ phong trào ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 đã xuất hiện những tấm gương điển hình và câu chuyện xúc động. Đó là nguồn động viên, khích lệ to lớn, góp phần tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Nội dung trên có trong bài viết Những câu chuyện xúc động trong mùa dịch (Huyền Trang) trên trang Xã hội.

Trang Văn hóa-thể thao-giải trí có bài Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương (Hoàng Hà) nói về đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc). Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp

quốc gia vào năm 1999. Theo thời gian, ngôi đình nay đã xuống cấp. Dù đình đã được trùng tu, tôn tạo vài lần nhưng vẫn chưa đồng bộ, hoàn thiện.

Không may mắn như những người bình thường nhưng khi xuất hiện dịch Covid-19, người khuyết tật đã chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và tích cực tham gia vận động, ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 các cấp. Việc làm của họ thật đáng biểu dương và trân trọng. Những nội dung trên có trong bài Người khuyết tật chung sức chống dịch (Thanh Nga) trên trang Đời sống.

Trang Pháp luật có bài "Siêu lừa" chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng (Danh Trung). Lợi dụng lòng tin và đánh vào nhu cầu tìm kiếm việc làm, cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh của nhiều người, Nguyễn Văn Quốc, một giáo viên bị đuổi việc đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền rất lớn. Quốc đã bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trang Văn nghệ có truyện ngắn Câu chuyện ngày đại dịch của tác giả Lê Ngọc Minh Anh, tản văn Bâng khuâng tháng tư của Tăng Hoàng Phi; chùm thơ của các tác giả: Hương Thủy, Vũ Lệ Hương, Tiêu Hà Minh, Nguyễn Viết Luyện.

Mời bạn đón đọc.

Đón đọc Hải Dương cuối tuần

8Vaccine là công cụ duy nhất có thể đưa thế giới trở lại bình thường

(TTXVN) Ngày 16.4 (theo giờ Việt Nam), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định một loại vaccine phòng bệnh Covid-19 an toàn và hiệu quả có thể là công cụ duy nhất đưa thế giới trở lại bình thường, cứu sống hàng triệu người và hàng nghìn tỷ USD thiệt hại kinh tế.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các đại diện của 50 quốc gia châu Phi là thành viên Liên hợp quốc, ông Guterres kêu gọi thế giới nhanh chóng phát triển một loại vaccine phòng Covid-19 mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, cũng như đem lại “lợi ích chung toàn cầu” và giúp thế giới kiểm soát đại dịch.

Cùng ngày, theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức này không khuyến cáo sử dụng vaccine bại liệt loại uống (OPV) để phòng ngừa bệnh Covid-19. Trong báo cáo hằng ngày về tình hình dịch bệnh, WHO nêu rõ không có bằng chứng nào cho thấy vaccine OPV có khả năng phòng bệnh Covid-19 do SARS-CoV-2 gây ra.l Đến 17 giờ ngày 16.4, trên thế giới có 2.092.512 người

nhiễm Covid-19, 135.239 người tử vong, 516.975 người đã khỏi bệnh.

Dịch Covid-19 tại tàu sân bay của Mỹ không liên quan đến Việt Nam

(TTXVN) Giới chức Mỹ ngày càng chắc chắn rằng ổ dịch Covid-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của nước này có liên quan tới các phi hành đoàn, chứ không phải do chuyến thăm chính thức đến Việt Nam vào tháng trước.

Theo tờ Wall Street Journal số ra ngày 16.4 (theo giờ Việt Nam), các quan chức Mỹ cho rằng các hoạt động ra vào của các máy bay trên tàu này là nguyên nhân khiến các thủy thủ đoàn nhiễm bệnh, chứ không liên quan tới chuyến thăm Đà Nẵng, từ ngày 4-9.3 vừa qua. Sau đó, một số thủy thủ đã có dấu hiệu bị ốm và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, không có thành viên nào trong số 5.000 người trên tàu được cho là đã nhiễm virus gây bệnh trước ngày 24 và 25.3, tức hai tuần sau chuyến thăm Đà Nẵng. Do thời gian ủ bệnh của Covid-19 là 14 ngày, điều này đã loại trừ khả năng chuyến thăm trên là nguồn lây bệnh cho tàu sân bay này.

Cho đến nay đã có hơn 600 ca dương tính với SARS-CoV-2 trên tàu USS Theodore Roosevelt, 1 thành viên đã tử vong.

IMF: Kinh tế châu Á đối mặt nguy cơ ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm

(TTXVN) Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 16.4 cảnh báo kinh tế châu Á trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm, do dịch Covid-19 gây ra những tác động “chưa từng có tiền lệ” đối với lĩnh vực dịch vụ và xuất khẩu.

Cũng theo thể chế tài chính này, không giống cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đại dịch Covid-19 đã “giáng một đòn” mạnh và trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các cường quốc xuất khẩu của khu vực cũng đang phải hứng chịu nhu cầu hàng hóa sụt giảm từ các đối tác thương mại chính. IMF cho rằng do xuất khẩu giảm sút và hoạt động trong nước tổn thất bởi các biện pháp giãn cách xã hội, nền kinh tế Trung Quốc có thể chỉ chứng kiến mức tăng trưởng 1,2% trong năm 2020, giảm mạnh so với mức 6% được thể chế này đưa ra trong dự báo hồi tháng 1.

G20 cam kết chi hơn 7.000 tỷ USD để đối phó dịch Covid-19

(TTXVN) Mạng tin Al Arabiya ngày 15.4 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed al-Jadaan cho biết nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí chi hơn 7.000 tỷ USD nhằm bảo vệ thị trường lao động, các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch Covid-19.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, sau cuộc họp trực tuyến giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 do Saudi Arabia chủ trì, Bộ trưởng al-Jadaan cho hay các bên khẳng định ủng hộ sáng kiến giãn nợ cho những nước nghèo nhất. G20 cũng cam kết bảo vệ thị trường việc làm cho người lao động, duy trì ổn định hệ thống tài chính toàn cầu.

Cùng ngày, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã đánh giá cao thỏa thuận giãn nợ của G20, nhấn mạnh hai tổ chức này sẽ nhanh chóng phản hồi lại đề nghị hỗ trợ của G20, đồng thời cam kết thực hiện mọi biện pháp có thể để giúp đỡ những nước nghèo.

(Vietnam+) Hiện nay có không ít người dân ở các địa phương được xếp vào nhóm thuộc các tỉnh có nguy cơ thấp mắc bệnh Covid-19 cho rằng họ có thể tự do đi lại vì không có nguy cơ mắc bệnh.

Trước vấn đề trên, Phó Giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định cả nước đều đang có nguy cơ, không có nơi nào được coi là an toàn, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

Theo Phó Giáo sư Trần Đắc Phu, để xếp nguy cơ của các địa phương, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các chuyên gia đã dựa trên các yếu tố nguy cơ để xây dựng các điểm số, theo một tính toán khoa học. Thủ tướng cũng đã khẳng định các nhóm này không phải là bất biến, mà “động”, luôn có thể thay đổi. Địa phương đang ở nhóm nguy cơ thấp có thể thành nguy cơ trung bình, thậm chí là nguy cơ cao.

“Nguy cơ thấp là vì thời điểm này địa phương đó ít có yếu tố dịch bệnh xâm nhập, không phức tạp như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưng chỉ cần phát hiện một ca bệnh phức tạp thì nguy cơ này có thể thay đổi. Bất kỳ chỗ nào lơ là, chủ quan, dịch bệnh đều có thể xuất hiện”, Phó Giáo sư Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Chuyên gia trên khuyến cáo người dân, kể cả ở 36 địa phương nguy cơ thấp không được nghĩ là mình an toàn, không có nguy cơ, không được chủ quan đồng thời tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay. Đó là các biện pháp như đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2 m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết, đặc biệt là người có bệnh nền và người già; khai báo y tế.

Các địa phương dù là nhóm nguy cơ thấp cũng cần luôn luôn cảnh giác phát hiện sớm các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch sớm,

không để bùng phát.Trước đó, vào chiều 15.4,

Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành, địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 16 và thảo luận các biện pháp thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Sau khi lắng nghe ý kiến Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh… Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh: có nguy cơ cao, có nguy cơ và có nguy cơ thấp, đồng thời thống nhất các nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại.l Đến 18 giờ ngày 16.4, Việt

Nam có 268 người mắc Covid-19, 176 người đã khỏi bệnh, không có ca tử vong.

Các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp không được nghĩ là đã an toàn

(Vietnam+) Ngay sau khi nhận được phản ánh về việc cung cấp sai lệch thông tin về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, chiều 16.4, người phát ngôn của Facebook đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.

“Chúng tôi đã được thông báo về một lỗi kỹ thuật liên quan đến bản đồ được sử dụng trong các công cụ chọn mục tiêu quảng cáo của Facebook tại Việt Nam. Vấn đề này hiện đã được khắc phục. Chúng tôi rất xin lỗi vì bất kỳ sự nhầm lẫn nào đã gây ra”, người phát ngôn của Facebook cho biết. Vẫn theo đại diện của Facebook, tất cả các bản đồ được mạng xã hội này sử dụng được cung cấp bởi bên

thứ ba, chủ yếu là OpenStreetMap và HERE Maps...

Phía Facebook khẳng định bản đồ trong trình quản lý quảng cáo của hãng đã được sửa và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không hiển thị thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi truy cập lại, một số người dùng lại bất ngờ khi thấy cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam cũng biến mất khỏi bản đồ của Việt Nam.

Trong khi đó, phía Facebook chia sẻ tên của hai quần đảo không được hiển thị trong trình quản lý quảng cáo nữa. Và cách duy nhất để quảng cáo nhắm đến

đối tượng mục tiêu tại hai quần đảo này là sử dụng định hướng bằng vị trí địa lý (Pin and Radius geo targeting).

Dư luận đang rất bất bình và cho rằng mạng xã hội Facebook cần phải có cái nhìn khách quan về những bằng chứng lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ đó có những biện pháp hiển thị phù hợp.

Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu Facebook phải khắc phục lỗi này và đưa hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa về đúng vị trí trên bản đồ Việt Nam.

Facebook xóa Trường Sa, Hoàng Sa ra khỏi bản đồ Việt Nam