239
1 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG (Earth and Life Sciences) 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Stín ch: 3 tín ch3. Môn hc tiên quyết: không 4. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 5. Ging viên: - Ging viên 1: PGS.TS. Phm Quang Tun và các Ging viên của khoa Địa lý - Ging viên 2: Các cán bthích hp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh hc. 6. Mc tiêu môn hc: 6.1. Kiến thc: Nhvà hiểu được các nội dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hquca nó; Nhvà hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhvà hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhvà hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhvà hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò của Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hoạt động này tới môi trường; Nhvà hiểu được thc trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhim của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sng. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghnghip Phát trin knăng cộng tác, làm vic nhóm; Trau di, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn knăng bình luận, thuyết trình trước công chúng; Rèn knăng lập kế hoch, tchc, quản lý, điều khin, theo dõi kim tra hot động, làm vic nhóm, lp mc tiêu, phân tích chương trình. 6.3. Knăng và thái độ xã hi Nhn thc rõ vtrí ca kiến thc Khoa học Trái đất và Ssống trong định hướng phát trin kinh tế - xã hi, bo vmôi trường của đất nước; Nhn thức được vai trò ca nghiên cứu Trái đất và ssng liên quan ti vic sdng hp lý, hiu qutài nguyên thiên nhiên;

Ngành Tadi năng Hóa học

  • Upload
    dangnga

  • View
    246

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngành Tadi năng Hóa học

1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

(Earth and Life Sciences)

1. Mã môn học: GEO1050

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý

- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và

Hải dương học, Môi trường, Sinh học.

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các

chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó;

Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy

quyển, thổ quyển, sinh quyển);

Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò

của Trái đất đối với sự sống của con người;

Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các

hoạt động này tới môi trường;

Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được

trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao

chất lượng môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt

động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định

hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử

dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Page 2: Ngành Tadi năng Hóa học

2

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ

thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội

hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh

nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để

hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự

nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn

nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác

nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng

môi trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương

tiện thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các

định hướng khắc phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ

năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với

bài giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương

ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

- Hình thức: thi viết (90 phút)

- Tiêu chí:

Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

Page 3: Ngành Tadi năng Hóa học

3

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Cơ sở Địa lý tự nhiên,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Giáo trình Khoa học Trái đất, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 2009.

- Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm

những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch

sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến

Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh

hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc

điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và

sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là

sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử

hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi

trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và

các giải pháp ứng phó, thích ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu

1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian;

1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;

1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;

1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt

Trời và những hệ quả địa lý của chúng;

1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;

1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

2.1 Khái niệm chung về thạch quyển

2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất;

2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;

2.4 Tinh thể và khoáng vật

2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và

biến chất);

Page 4: Ngành Tadi năng Hóa học

4

2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động

đất; núi lửa);

2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)

2.8 Địa hình bề mặt Trái đất

2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;

2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình

2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình

2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan

2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất

2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

3. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

3.6 Nước trong khí quyển

3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết)

4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết)

5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;

5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;

5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết)

6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;

6.3. Các đới sinh vật;

6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)

7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;

Page 5: Ngành Tadi năng Hóa học

5

7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng;

7.3. Quy luật địa đới;

7.4. Quy luật phi địa đới;

7.5. Tính nhịp điệu;

7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người

8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)

9.1. Tác động của con người tới Trái đất

9.2. Khái niệm chung về môi trường

9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu

trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con

người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng

phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường

9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

Page 6: Ngành Tadi năng Hóa học

6

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Mã môn học: MAT1090

2. Số tín chỉ: 03 tc

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

+ Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu

và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban

đầu về không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc

tơ. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các

khái niệm ban đầu về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các

đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số

phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết

các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 1-

Đại số và Hình học giải tích, NXB Giáo dục, 2001.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải

tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập

hợp và ánh xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm,

vành, trường; trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về

nghiệm của đa thức, từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức

Page 7: Ngành Tadi năng Hóa học

7

thành tích các nhân tử, một phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn

giản. Trong phần ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức

có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn

thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ

phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa

học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề cơ bản của không gian

véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa lên trường hợp

nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian mà sinh

viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh xạ

tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi

trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích

cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu

hiệu nhận dạng từng loại.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT)

1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp.

1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ.

1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức.

1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử.

1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực.

1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản.

Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính

(8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận.

2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận.

2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý

Kronecker-Capelli. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss.

Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi

tọa độ khi chuyển cơ sở.

3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn.

Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính.

4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính.

Page 8: Ngành Tadi năng Hóa học

8

4.4. Dạng toàn phương.

Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT)

5.1. Đường thẳng và mặt phẳng.

5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết

đường bậc hai.

5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản.

5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

Page 9: Ngành Tadi năng Hóa học

9

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIẢI TÍCH 1

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi

phân và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ

bản về hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm

một biến. Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính

diện tích, thể tích, giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 2,

Phép tính giải tích một biến số, NXB Giáo dục, 2001.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép

tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2005.

- James Stewart., Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn:

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng

dụng để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh,

quy tắc tìm giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên

hàm và tính tích phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về

chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

Page 10: Ngành Tadi năng Hóa học

10

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược.

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài

tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài

tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài

tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1. Chuỗi số.

5.2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4. Khái niệm chuỗi hàm.

5.5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

Page 11: Ngành Tadi năng Hóa học

11

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIẢI TÍCH 2

1. Mã môn học: MAT1092

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi

phân của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất

phép tích phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp

giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ

bản về hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo

hướng ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 3-

Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo dục, 2008.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm-

Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB ĐHQG Hà

Nội, 2005.

- James Stewart, Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như

giới hạn, tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về

tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích,

trọng tâm, khối lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt.

Page 12: Ngành Tadi năng Hóa học

12

Đưa ra các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp

giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

1.4. Vi phân toàn phần.

1.5. Đạo hàm theo hướng.

1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

1.7. Cực trị của hàm nhiều biến.

1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp.

2.2. Cách tính tích phân hai lớp.

2.3. Tích phân ba lớp.

2.4. Cách tính tích phân ba lớp.

2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Tích phân đường loại một.

3.2. Tích phân đường loại hai.

3.3. Tích phân mặt loại một.

3.4. Tích phân mặt loại hai.

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp

Page 13: Ngành Tadi năng Hóa học

13

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

XÁC XUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

-Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và

một số phân bố thường gặp trong thực tế.

-Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

-Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các

ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống.

Về kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc

chuyên - ngành học của mình.

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel,

Minitab, R, S-plus,...)

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

Page 14: Ngành Tadi năng Hóa học

14

8. Giáo trình bắt buộc:

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất

bản Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

2008

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác

suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất

của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó,

các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế.

Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải

quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết,

bài toán tương quan và hồi quy.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc,

liên tục) độc lập, cùng phân bố.

Page 15: Ngành Tadi năng Hóa học

15

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến

tính đơn.

Bài tập

Page 16: Ngành Tadi năng Hóa học

16

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ - NHIỆT

1. Mã môn học: PHY1100

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên:

Họ và tên giảng viên Học hàm - Học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Huy Sinh GS. TS. Khoa Vật lý

2 Bạch Thành Công GS.TS. Khoa Vật lý

3 Tạ Đình Cảnh PGS. TS. Khoa Vật lý

4 Lê Thị Thanh Bình PGS. TS. Khoa Vật lý

5 Lê Văn Vũ PGS. TS. Khoa Vật lý

6 Ngô Thu Hương PGS. TS. Khoa Vật lý

7 Ngạc An Bang TS. Khoa Vật lý

8 Đỗ Thị Kim Anh TS. Khoa Vật lý

9 Phạm Nguyên Hải TS. Khoa Vật lý

10 Nguyễn Anh Tuấn TS. Khoa Vật lý

11 Nguyễn Việt Tuyên TS. Khoa Vật lý

12 Nguyễn Ngọc Đỉnh ThS. Khoa Vật lý

6. Mục tiêu môn học

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng

trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho

sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá

nhân, nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng

kiến thức vào thực tiễn.

3.1 Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động

lực học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên

nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn.

Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng,

mô men động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học

và tự nhiên. Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc

trưng của sóng. Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ

học cổ điển.

Page 17: Ngành Tadi năng Hóa học

17

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của

nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác

và những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật

liệu, sự dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu

suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và

nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên

cứu/ cử nhân,kỹ sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học

trong thực tế đời sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như:

trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và

sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những

vấn đề của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc

đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

3.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận

trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng

và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao

tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ

năng thuyết trình).

3.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như thảo

luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh

viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích,

phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và

đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá

nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

100%

Page 18: Ngành Tadi năng Hóa học

18

Kiểm tra

thường xuyên

(chuyên cần)

KT việc nắm được các luận

điểm về lý thuyết, biết vận

dụng các chiến thuật giả bài

tập ở mức độ trung bình

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ bản

của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kỳ

KT việc nắm vững các quy

luật vật lý, biết vận dụng

giải thích các hiện tượng

thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết ở mức độ trung bình

20%

Thi kết thúc KT việc hiểu sâu lý thuyết,

đánh giá được giá trị của lý

thuyết trên cơ sở liên hệ với

thực tế

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết giải quyết các vấn đề

thực tiễn (bài tập, hiện

tượng)

60%

Tổng: 100%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

7.2.1. Bài tập cá nhân

- Về nội dung:

+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương

+ Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao

+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu do người

học tự tìm.

-Về hình thức: Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm.

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ

Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự luận trên

lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:

-Về nội dung:

+ Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra

+ Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải quyết được vấn đề

-Về hình thức:

+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí

Điểm Mức độ đạt tiêu chí

9 - 10 Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7 - 8 Đạt 70-80% 3 tiêu chí

5 - 6 Đạt 50-60% 3 tiêu chí

Dưới 5 Đạt dưới 50% 3 tiêu chí

Page 19: Ngành Tadi năng Hóa học

19

7.2.3. Bài thi hết môn

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.2.

* Ghi chú: Do đặc thù môn học gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong

việc ra đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra

giữa kỳ nên đảm bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương

Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB

Giáo dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc

Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo

dục, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ

bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba

định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn

mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và

chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn:

chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới

thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về

nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật

số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ

sở thuyết động học phân tử.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành

khoa học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương

trình chuyển động, phương trình quỹ đạo

Page 20: Ngành Tadi năng Hóa học

20

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển

động tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính

ly tâm, lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

Page 21: Ngành Tadi năng Hóa học

21

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình

cơ bản của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực

học theo Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy.

Page 22: Ngành Tadi năng Hóa học

22

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐIỆN - QUANG

1. Mã môn học: PHY1103

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849

2 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352

3 Phạm Văn Bền PGS.TS.GVC ĐH KHTN

4 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904 229

007

5 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN

6 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN

7 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN

9 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN

9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN

10 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN

11 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN

12 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN

13 Nguyễn Huy Sinh GS. TS.GVC ĐH KHTN

14 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN

15 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545

16 Đặng Thanh Thủy ThS.GV ĐH KHTN 0912948671

17 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN

18 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN

19 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN

20 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

6. Mục tiêu môn học:

6.1 Mục tiêu kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và

Quang học

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung

của Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2 Mục tiêu kỹ năng:

Page 23: Ngành Tadi năng Hóa học

23

Phần Điện từ:

-Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật

và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng

trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động

chuyên môn sau này.

-Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các

hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập

theo nội dung từng chương của chương trình.

Phần Quang học:

- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa,

nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện

tượng quang điện và ứng dụng của chúng.

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong

thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3 Mục tiêu về thái độ người học:

- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống

thực tiễn.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng

số

Kiểm tra

thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội

dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ

bản.

15%

Kiểm tra giữa kỳ

(Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ

năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên

hệ lý luận với thực tiễn.

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương.

+ Biết vận dụng giải thích các hiện tượng.

Page 24: Ngành Tadi năng Hóa học

24

+ Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng

các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm)

mở rộng kiến thức.

* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

9 – 10 - Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C)

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình

luận.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật cao, vấn đề

chưa được giải quyết trọn vẹn.

- Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 3 tiêu chí.

7.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào tạo

8. Giáo trình bắt buộc

- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and

J.Walker, Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

- R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

- Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Phần Điện từ:

Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:

- Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz…

- Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart

- Laplace, Faraday...

- Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển

động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những

hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Trình bày:

+ Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao

thoa, nhiễu xạ và phân cực ánh sáng

Page 25: Ngành Tadi năng Hóa học

25

+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt,

hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu

từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của

Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được

vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng

không giải thích được.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.3. Định luật Gauss.

1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

2.3. Năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

3.3. Các quy tắc Kirchhoff

3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

4.3 Lực Lorentz.

4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5:

Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

Page 26: Ngành Tadi năng Hóa học

26

5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

Phần Quang học:

Nội dung 6

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Thí nghiệm Young

6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

6.3. Giao thoa bản mỏng

6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập

Nội dung 7

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer

7.2 Nhiễu xạ Fresnel

7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel.

7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ

7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer

7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp

7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe

7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe

7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử

7.4 Nhiễu xạ tia X

Bài tập

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline

8.1.1 Thí nghiệm

8.1.2 Giải thích

8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.

Page 27: Ngành Tadi năng Hóa học

27

8.2.1 Phân cực thẳng

8.2.2 Phân cực tròn

8.2.3 Phân cực ellip

8.2.4 Ánh sáng tự nhiên.

8.3. Định luật Malus.

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.

8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng

Bài tập

Nội dung 9

Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt

9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt

9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay

thuyết photon) của Einstein

9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3 Hiệu ứng Compton

Page 28: Ngành Tadi năng Hóa học

28

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: PHY1104

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: PHY1100

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

- Họ và tên: Lê Hồng Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS, TS

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Vật lý, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, e-mail: 38587344; 0912566917; [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính: Tính chất quang của vật liệu bán dẫn, điện môi.

- Họ và tên: Lê Thị Thanh Bình

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS, TS

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Vật lý, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, e-mail: 38587344; 0913520710; [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính: Tính chất quang của vật liệu bán dẫn, điện môi.

- Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy:

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Địa chỉ liên hệ Điện thoại

01 Nguyễn Thị Thục Hiền PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

02 Lê Hồng Hà PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

03 Lê Thị Thanh Bình PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

04 Ngạc An Bang GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

05 Lê Duy Khánh NCV.NCS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

06 Trần Vĩnh Thắng NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

07 Trịnh Thị Loan NCV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

08 Nguyễn Từ Niệm NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

09 Ngô Thu Hương PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

10 Nguyễn Ngọc Đỉnh NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

11 Nguyễn Việt Tuyên GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

12 Đỗ Thị Kim Anh GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438585281

13 Lê Tuấn Tú GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438585281

14 Bùi Hồng Vân GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435580434

15 Đào Kim Chi NCV.CN Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435583980

16 Nguyễn Hoàng Nam GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435582216

17 Lưu Mạnh Quỳnh NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435582216

Page 29: Ngành Tadi năng Hóa học

29

18 Giang Kiên Trung NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438582797

19 Lê Thị Hải Yến GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438582797

20 Vũ Thanh Mai GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438586721

6. Mục tiêu môn học

3.1. Mục tiêu chung

3.1.1. Mục tiêu kiến thức

Vật lý học là ngành khoa học thực nghiệm, sinh viên không những cần nắm

vững về lý thuyết mà cần phải được quan sát và hiểu được các hiện tượng vật lý xảy ra

trong thực tế. Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm giúp cho sinh viên thực hành

một số các thí nghiệm đã được lý thuyết chứng minh, kiểm nghiệm lại lý thuyết của

các môn: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ và Quang học. Môn học cũng giúp cho sinh viên

có cơ hội được quan sát, phân tích và qua đó hiểu sâu sắc thêm về một số các hiện

tượng vật lý về cơ, nhiệt, điện, quang trong tự nhiên.

Trong quá trình thực hành, sinh viên được trang bị một số kiến thức về các

phương pháp đo, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành của một số thiết bị và hệ đo

cơ bản.

3.1.2. Mục tiêu kỹ năng

Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm rèn luyện cho sinh viên một kỹ năng

làm việc khoa học, chính xác, tư duy thực nghiệm, giúp cho sinh viên biết gắn lý

thuyết đã được học với thực tế thực nghiệm, đáp ứng được nhu cầu công việc trong xã

hội hiện đại.

Môn học cũng nhằm đào tạo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng

phân tích và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực

nghiệm cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc thực hành theo nhóm gồm từ 2 đến 3 sinh

viên cũng tăng cường và rèn luyện khả năng phối hợp làm việc theo nhóm. Kỹ năng

làm việc theo nhóm là một kỹ năng hiện đại mà sinh viên cần phải được trang bị trước

khi ra trường.

3.1.3. Mục tiêu thái độ

Môn học nhằm khuyến khích động viên sinh viên nghiên cứu về vật lý nói riêng

cũng như khoa học thực nghiệm nói chung. Các giờ thực hành thí nghiệm cũng rèn

luyện cho sinh viên đức tính nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật và các nội quy an toàn trong

Phòng Thí nghiệm.

1.3. Mục tiêu chi tiết

Page 30: Ngành Tadi năng Hóa học

30

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu)

Bậc 3

(Phân tích, đánh

giá)

Lý thuyết đo, sai

số và xử lý số liệu

thực nghiệm

- Cách phân loại

phép đo

- Các cách tính

sai số

- Quy tắc viết kết

quả

- Cách xử lý số liệu

thực nghiệm

- Cách biểu diễn kết

quả thực nghiệm trên

đồ thị

- Biết cách xác

định giá trị đại

lượng cần đo và

đánh giá sai số

của phép đo

- Biết phân tích

nguyên nhân gây

ra sai số của phép

đo

Bài 1: Chuyển

động của con lắc

toán học

- Điều kiện để

dao động của con

lắc toán học là

điều hòa đơn

giản

- Công thức tính

chu kỳ dao động

của con lắc toán

học

- Công thức về

định luật bảo

toàn và chuyển

hóa cơ năng

- Cách bố trí thí

nghiệm

- Cách xử dụng máy

đo thời gian có cổng

quang học

- Biết cách xác

định gia tốc trọng

trường từ dao động

của con lắc toán

học. Đánh giá sự

sai khác giữa giá

trị nhận được từ

thực nghiệm và lý

thuyết. Giải thích

kết quả đó

- Phân tích kết quả

thực hành về định

chuyển hóa và bảo

toàn năng lượng.

Đánh giá sự hao

phí năng lượng

Bài 2: Nghiên cứu

một số định luật

cơ bản của

chuyển động trên

máy Atwood

- Cần phân biệt

sự khác nhau

trong bố trí thực

hành để nghiệm

lại định luật I, II

Niutơn và tính

gia tốc g

- Hiểu nguyên lý

hoạt động của công

tắc quang điện

- Biết cách bố trí thí

nghiệm để nghiệm

lại định luật I, II

Niutơn và xác định

- So sánh kết quả

thực nghiệm và lý

thuyết. Phân tích

sự khai khác nếu

Page 31: Ngành Tadi năng Hóa học

31

- Các công thức

nghiệm lại định

luật I, II Niutơn

và công thức tính

gia tốc g

gia tốc g

Bài 3: Xác định

vận tốc truyền âm

trong không khí

và hệ số = CP/CV

- Điều kiện tồn

tại sóng đứng

trong ống

- Công thức liên

hệ giữa tần số

cộng hưởng fn+k

và số thứ tự cộng

hưởng k

- Biết nguyên lý thí

nghiệm để xác định

vận tốc truyền âm

trong không khí (v)

và chỉ số đoạn nhiệt

-

- Đánh giá kết quả

v và nhận được

từ thực nghiệm với

lý thuyết

Bài 4: Xác định

gia tốc trọng

trường bằng con

lắc thuận nghịch

- Điều kiện để

dao động của con

lắc là điều hòa

- Điều kiện để

con lắc là thuận

nghịch

- Công thức tính

gia tốc trọng

trường

- Nguyên tắc phép

đo xác định gia tốc g

qua dao động điều

hòa của con lắc

thuận nghịch

- Đáng giá kết quả

gia tốc g nhận

được từ thực

nghiệm với giá trị

thực của gia tốc

trọng trường tại Hà

Nội và giá trị lý

thuyết. Nhận xét

và phân tích các

giá trị đó

Bài 5: Nghiên cứu

chuyển động quay

bằng con lắc chữ

thập

- Phương trình

cơ bản đối với

vật rắn quay

quanh trục cố

định

- Định lý Steinơ -

Huygen. Công

thức thực nghiệm

kiểm nghiệm

định lý Steinơ-

Huygen

- Cách bố trí thực

hành để xác định mô

men quán tính,

mômen lực ma sát,

và nghiệm lại định lý

Steinơ - Huygen.

- Nguyên tắc họat

động của công tắc

quang điện

- Đánh giá kết quả

thực nghiệm về

định lý Steinơ-

Huygen

Bài 6: Dao động

ký điện tử và một

số ứng dụng

- Chức năng của

máy phát âm tần

- Chức năng của

- Tìm hiểu một số

núm chức năng trên

mặt máy phát âm tần

- Áp dụng đo tần

số và biên độ của

thế xoay chiều nhờ

Page 32: Ngành Tadi năng Hóa học

32

dao động ký và dao động ký

- Tìm hiểu một số

nguyên tắc xác định

tần số, biên độ của

dao động bằng dao

động ký

dao động ký

- Xác định tần số

của dao động hình

sin bằng phương

pháp Lissajou

Bài 7: Đo suất

điện động và điện

trở

- Định luật Ôm

-Một số nguyên

tắc mắc vol kế và

ampe kế trong

các mạch điện

- Biết sử dụng các

chức năng khác nhau

của đồng hồ vạn

năng, của vôn kế,

ampe kế

- Cách xác định suất

điện động của một

nguồn điện, điện trở

có giá trị nhỏ và điện

trở có giá trị lớn

- Đánh giá mức độ

chính xác của phép

đo

Bài 8: Quang

hình học

- Một số định

luật cơ bản của

quang hình: đinh

luật phản xạ,

khúc xạ.

- Một số hiện

tượng và tính

chất quanh như:

tính thuận nghịch

đối với đường

truyền ánh sáng,

sự tán sắc và

phản xạ toàn

phần, mối quan

hệ ảnh - vật qua

thấu kính hội tụ,

sự tạo ảnh qua

gương cầu

- Làm quen với các

dụng cụ, thiết bị

- Bố trí thí nghiệm

để khảo sát một số

định luật, hiện tượng

và tính chất của

quang hình học

- Đánh giá mức độ

chính xác của các

phép đo

Page 33: Ngành Tadi năng Hóa học

33

Bài 9: Khảo sát

sự nhiễu xạ ánh

sáng. Xác định

bước sóng ánh

sáng bằng cách tử

- Định nghĩa hiện

tượng nhiễu xạ.

- Công thức xác

định bước sóng

ánh sáng

- Các yêu cầu

của thực nghiệm

- Nắm được hiện

tượng nhiễu xạ qua

khe hẹp và nhiễu xạ

qua cách tử phẳng

- So sánh giá trị

bước sóng ánh

sáng xác định từ

thực nghiệm với

giá trị nguồn sáng

lade.

- Đánh giá kết quả

khảo sát sự phân

bố cường ánh sáng

trong ảnh nhiễu xạ

Bài 10: Đo độ dài - Cách đọc số đo

độ dài trên thước

kẹp có du xích

- Cách đọc số đo

trên panme

- Nguyên tắc sử

dụng kính hiển vi

- Cách dẫn công

thức tính chiều dài

của một vật được đo

bằng thước kẹp có

du xích để nâng cao

độ chính xác của

phép đo

- Cấu tạo và hoạt

động của panme với

đinh ốc vi cấp

- Sự tạo ảnh của một

vật qua kính kiển vi

- Biết sủ dụng

dụng cụ thích hợp

để đo kích thước

của các vật nhỏ

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần chuẩn bị thực hành và báo cáo các bài thực hành: 20%

- Phần thực hành: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

7.2. Lịch thi và kiểm tra

Thi cuối kỳ: sau tuần 10

7.3. Tiêu chí đánh giá các bài thực tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên

- Tham dự đầy đủ các buổi thực hành theo lịch trình

- Hàng tuần hoàn thiện và trình báo cáo theo quy định

- Đánh giá sinh viên về kiến thức, khả năng thực hành, ý thức trong mỗi buổi thực

hành

8. Giáo trình bắt buộc

[1] Lê Khắc Bình, Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại cương, Trường Đại

Page 34: Ngành Tadi năng Hóa học

34

học Tổng hợp Hà Nội, Năm 1990 (cho sinh viên Khoa Vật lý).

[2] Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại

cương phần Cơ - Nhiệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

[3] Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Lê Khắc Bình, Thực tập Vật lý Đại cương phần

Điện - Từ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

[4] Nguyễn Thị Thục Hiền (Chủ biên), Thực tập Vật lý Đại cương phần Quang,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007

[5] Bộ môn Vật lý Đại cương, Thực tập Vật lý Đại cương (Tài liệu lưu hành nội bộ).

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn Thực hành Vật lý Đại cương bao gồm 10 bài thực hành liên quan đến những

kiến thức cơ bản nhất về các hiện tượng cơ, nhiệt, điện, quang như: hiện tượng tán sắc

ánh sáng, hiện tượng khúc xạ ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, dao động điều

hòa, sóng đứng… Bên cạnh đó, sinh viên cũng thực hành nghiên cứu chuyển động

quay của con lắc thuận nghịch, sự truyền sóng âm trong không khí, cấu tạo và nguyên

lý hoạt động của dao động ký điện tử, máy phát âm tần, kính hiển vi, pan me, thước

kẹp và một số dụng cụ đo khác như am pe kế, von kế, máy đếm thời gian …

10. Nội dung chi tiết môn học

Bài mở đầu: Sơ lược về lý thuyết phép đo và sai số

1. Định nghĩa phép đo và sai số

2. Phương pháp xác định sai số của các phép đo trực tiếp

3. Phương pháp xác định sai số của các phép đo gián tiếp

4. Cách viết kết quả

5. Phương pháp biểu diễn kết qủa bằng đồ thị

Bài 1: Chuyển động của con lắc toán học

1. Mục đích

1.1. Nghiên cứu chuyển động của con lắc toán học, sự liên hệ giữa độ

dài, khối lượng và chu kì dao động của con lắc.

1.2. Khảo sát định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy đo thời gian có cổng quang học (Photogate timer)

3.2. Nguồn nuôi 9V (AC Adapter)

3.3. Chân đế, thanh trụ dài 70 cm, giá treo con lắc, con lắc

3.4. Thước kẹp, thước đo góc, dây chỉ

4. Thực hành

4.1. Nghiên cứu dao động của con lắc toán học

4.2. Nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng.

Page 35: Ngành Tadi năng Hóa học

35

5. Xử lý số liệu

Bài 2: Nghiên cứu một số định luật cơ bản của chuyển động trên máy

Atwood

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại các định luật Neutơn I và II trong chuyển động tịnh tiến

1.2. Xác định gia tốc rơi tự do g

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy Atwood

3.2. Công tắc quang điện K1 và K2, máy đo thời giam, nam châm điện

3.3. Gia trọng có khối lượng là m0, m1 và m2

4. Thực hành

4.1. Nghiệm lại định luật I của Newton

4.2. Nghiệm lại định luật II của Newton

4.3. Xác định gia tốc trọng trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 3: Xác định vận tốc truyền âm trong không khí và hệ số = Cp/Cv

1. Mục đích

1.1. Khảo sát quá trình truyền sóng âm trong không khí.

1.2. Bằng cách thiết lập sóng đứng trong một ống kín, ta có thể xác định

vận tốc truyền âm, từ đó xác định chỉ số đoạn nhiệt .

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động kí điện tử

3.2. Máy phát âm tần

3.3. Micrôphôn

3.4. Loa

3.5. Ống nhựa

4. Thực hành

4.1. Xác định vận tốc truyền âm không khí từ kết quả phụ thuộc của tần

số cộng hưởng (sóng đứng) fn+k phụ thuộc vào số thứ tự cộng hưởng

4.2. Tính chỉ số đoạn nhiệt v

p

C

C

5. Xử lý số liệu

Bài 4: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch

1. Mục đích

Nghiên cứu dao động điều hoà, từ đó xác định gia tốc trọng trường bằng

Page 36: Ngành Tadi năng Hóa học

36

con lắc thuận nghịch.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc thuận nghịch

3.2. Máy đếm tự động hiện số có cổng quang học

3.3. Thước kẹp

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của 25 chu kỳ T1, 25 chu kỳ T2 vào vị trí của gia

trọng

4.2. Xác định vị trí của gia trọng để con lắc là thuận nghịch. Từ đó tính gia tốc

trọng trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 5: Nghiên cứu chuyển động quay bằng con lắc chữ thập

1. Mục đích

Nghiệm lại phương trình cơ bản của chuyển động quay, từ đó xác định mômen

quán tính, mômen của lực ma sát và nghiệm lại định luật Steiner - Huygen

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc chữ thập

3.2. Công tắc quang điện

3.3. Máy đo thời gian

3.4. Thước kẹp

3.5. Quả nặng và các gia trọng

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của MT vào , từ đó xác định I và Mms

4.2. Tương tự xác định I' và M'ms, từ đó so sánh hiệu số (I' - I) giữa kết quả thực

nghiệm và tính lý thuyết

5. Xử lý số liệu

Bài 6: Dao động ký điện tử và một số ứng dụng

1. Mục đích

1.1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dao động ký điện tử.

1.2. Sử dụng dao động ký điện tử để đo một số đặc trưng cơ bản của dòng xoay

chiều.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động ký điện tử

3.2. Máy phát âm tần

Page 37: Ngành Tadi năng Hóa học

37

4. Thực hành

4.1. Tìm hiểu một số núm chức năng trên mặt máy

4.2. Đo tần số và biên độ của thế xoay chiều

4.3. Đo tần số bằng phương pháp Lissajou

5. Xử lý số liệu

Bài 7: Đo suất điện động và điện trở

1. Mục đích

1.1. Học cách sử dụng các dụng cụ như đồng hồ vạn năng, ampe kế vv...

1.2. Xác định suất điện động của một nguồn điện và giá trị của các điện trở.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Đồng hồ vạn năng

3.2. Ampe kế

3.3. Bộ điện trở

4. Thực hành

4.1. Xác định suất điện động E

4.2. Đo gần đúng điện trở

5. Xử lý số liệu

Bài 8: Quang hình học

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại định luật phản xạ

1.2. Nghiệm lại định luật khúc xạ, nguyên lý thuận nghịch của đường truyền

ánh sáng

1.3. Nghiên cứu hiện tượng tán sắc. Khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần

1.4. Nghiệm lại công thức cơ bản của thấu kính và gương cầu

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn sáng

3.2. Giá quang học

3.3. Bàn chia độ và giá đỡ

3.4. Giá đỡ đặt lên bàn chia độ

3.5. Giá đỡ (đặt lên bàn quang)

3.6. Bản nhiều khe

3.7. Bản một khe

3.8. Màn hình

3.9. Gương quang học

3.10. Thấu kính trụ

Page 38: Ngành Tadi năng Hóa học

38

3.11. Vật mũi tên

3.12. Thấu kính hội tụ f = 75 mm

3.13. Gương cầu f = 50 mm

4. Thực hành

4.1. Thí nghiệm 1: Định luật phản xạ

4.2. Thí nghiệm 2: Định luật khúc xạ

4.3. Thí nghiệm 3: Tính thuận nghịch của đường truyền ánh sáng

4.4. Thí nghiệm 4: Sự tán sắc và phản xạ toàn phần

4.5. Thí nghiệm 5: Thấu kính hội tụ. mối quan hệ ảnh - vật

4.6. Thí nghiệm 6: Sự tạo ảnh qua gương cầu

5. Xử lý số liệu

Bài 9: Khảo sát sự nhiễu xạ ánh sáng - Xác định bước sóng ánh sáng bằng cách tử

1. Mục đích

1.1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử

1.2. Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc từ nguồn laser.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn phát tia laser bán dẫn

3.2. Cách tử nhiễu xạ

3.3. Cảm biến photodiode silicon

3.4. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.5. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.6. Thước trắc vi (panme) chính xác 0,01mm

3.7. Hệ thống giá đỡ thí nghiệm

3.8. Màn quan sát phổ nhiễu xạ

4. Thực hành

4.1. Tìm ảnh nhiễu xạ của chùm tia laser qua cách tử phẳng

4.2. Xác định bước sóng của chùm tia laser

4.3. Khảo sát sự phân bố cường độ sáng trong ảnh nhiễu xạ tia laser

5. Xử lý số liệu

Bài 10: Đo độ dài

1. Mục đích

1.1. Tìm hiểu nguyên tắc nâng cao độ chính xác của một số dụng cụ đo độ

dài nhờ du xích, ốc vi cấp.

1.2. Biết sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp có độ chính xác cao như

thước kẹp, panme, kính hiển vi v.v ...

2. Lý thuyết

Page 39: Ngành Tadi năng Hóa học

39

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Thước kẹp

3.2. Panme

3.3. Kính hiển vi

3.4. Trắc vi vật kính

3.5. Các mẫu đo

4. Thực hành

4.1. Dùng thước kẹp:

- Sử dụng hàm A và B của thước kẹp đo đường kính quả cầu

- Sử dụng hàm C và D của thước kẹp đo đường kính trong của ống trụ

- Sử dụng đầu E của thước kẹp đo độ sâu của các mẫu

4.2. Dùng panme đo độ dày một tấm kính, tấm nhựa, đường kính của sợi dây

đồng và đũa thuỷ tinh

4.3. Dùng kính hiển vi xác định đường kính sợi dây đồng.

Page 40: Ngành Tadi năng Hóa học

40

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 1

(Acclerated Chemistry 1)

1. Mã môn học: CHE1094

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Tiến Thảo, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên tử, cấu tạo phân tử

và liên kết hoá học theo quan điểm của cơ học lượng tử; các khái niệm và quy luật cơ

bản trong các lĩnh vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa

học và dung dịch của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể

học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

Page 41: Ngành Tadi năng Hóa học

41

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Steven S. Zumdahl, Chemical Principles, Houghton Miflin Company, 2005

2. P. W. Atkins, General chemistry. Mc Graw-Hill International Editions 2002.

3. Lâm Ngọc Thiềm, Cấu tạo chất đại cương, NXB ĐHQG 2005.

4. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Bài tập hoá đại cương,NXB ĐHQG 2005

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp kiến thức cấu tạo chất bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học theo các quan điểm hiện đại: cơ sở của

cơ học lượng tử, phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp

obitan phân tử (phương pháp MO). Cấu tạo của các phức chất, các loại tinh thể (ion,

nguyên tử, phân tử, kim loại) và một số trạng thái tập hợp.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1- Nguyên tử, phân tử, thành phần cấu trúc của nguyên tử (2 hrs)

- Khái quát về nguyên tử và phân tử

- Hệ thống khối lượng nguyên tử

Page 42: Ngành Tadi năng Hóa học

42

- Thành phần cấu trúc của nguyên tử

- Đại cương về đồng vị

Chương 2- Nguyên tử hydro và ion giống hydro (10 hrs)

- Đại cương về cơ học lượng tử

- Bài toán trường xuyên tâm cho nguyên tử hydro

- Nghiệm và kết quả của bài toán. Những ion giống hydro

- Spin của electron. Obitan toàn phần.

Chương 3- Nguyên tử nhiều electron (8 hrs)

- Các trạng thái của lớp vỏ electron.

- Các nguyên lý và quy tắc để xây dựng cấu hình electron (nguyên lý pauli,

nguyên lí vững bền, qui tắc Hund)

- Phương pháp gần đúng Slater xác định các AO và năng lượng

Chương 4- Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố ( 2 hrs)

- Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố.

- Sự biến thiên tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

Chương 5- Khái quát về phân tử và liên kết hoá học ( 4 hrs)

- Khái niệm phân tử (sự hình thành phân tử từ nguyên tử ). Sự phân loại liên kết.

- Các đặc trưng của liên kết.Tính chất phân tử .

- Cấu trúc hình học của hợp chất cộng hoá trị.Thuyết sức đẩy các cặp electron liên kết

(lý thuyết VSEPR).

Chương 6- Lý thuyết liên kết hoá trị (thuyết VB) ( 4 hrs)

-Thuyết VB và sự giải thích định tính các vấn đề về liên kết

-Sự lai hoá các obitan nguyên tử.Liên kết , , .

- Khái quát về liên kết ion trong phân tử.

Chương 7- Lý thuyết obitan phân tử (thuyết MO) ( 10 hrs)

- Luận điểm cơ bản của thuyết MO.

- Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử dạng A2: O2, N2, …

- Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử dạng AB: CO; NO, …

- Phương pháp MO cho hệ electron của phân tử .

Chương 8- Tương tác giữa các phân tử.

Liên kết trong phân tử phức chất ( 5 hrs)

- Tương tác Van der Waals

- Liên kết hydro

- Đại cương về phức chất.

- Các thuyết về liên kết trong phức chất (Thuyết VB, Thuyết trường phối tử …)

Page 43: Ngành Tadi năng Hóa học

43

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

(Acclerated Chemistry 2)

1. Mã môn học: CHE1095

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Tiến Thảo, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy luật cơ bản trong các lĩnh

vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung dịch

của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể học tập

và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công

nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

Page 44: Ngành Tadi năng Hóa học

44

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Steven s.Zumdahl, Chemical Principle, 5th edition,

2. R Didier, P. Grécias. Chimie génerale, 6e Edition. Technique & Documentation

Lavoisier. Paris - 1996.

3. Vũ Đăng Độ. Cơ sở lý thuyêt các quá trình hoá học. NXB Giáo dục. Hà Nội -2002

(tái bản lần thứ II).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học gồm các nội dung chủ

yếu sau: Xác định biến thiên của các hàm nhiệt động nội năng, entanpi, entropi và thế

đẳng nhiệt đẳng áp trong các quá trình hóa học từ đó biết được điều kiện, chiều hướng

xảy ra của các quá trình hóa học, điều kiện cân bằng của hệ hóa học, các hằng số cân

bằng theo áp suất và nồng độ, các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng hóa học, cân bằng

ion trong dung dịch của các chất điện ly, cân bằng trong hệ oxi hóa khử, pin ganvanic,

điện phân, tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Page 45: Ngành Tadi năng Hóa học

45

Chương 1. Nhiệt động hóa học (8 - 2)

1.1. Nguyên lý I của nhiệt động học

- Nguyên lý I của nhiệt động học. Nội năng, entanpi

- Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học.

- Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiêt vào nhiệt độ. Định luật Kirchoff

- Một số đại lượng nhiệt hóa học thông dụng: Sinh nhiệt, Thiêu nhiệt, Nhiệt

chuyển pha, Nhiệt phân li, Năng lượng liên kết hóa học, Năng lượng mạng lưới tinh

thể, Nhiệt hyđrat hóa của các ion

1.2. Nguyên lý II của nhiệt động học

- Chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học. Entropi và ý nghĩa vật lý của nó

- Tính biến thiên entropi của một số quá trình

- Thế đẳng áp – đẳng nhiệt và chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học

Chương II. Cân bằng hoá học (22- 5)

2.1. Hằng số cân bằng hóa học

- Khái niệm về phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng hoá học

- Hằng số cân bằng hoá học KP và KC trong hệ đồng thể và trong hệ dị thể

- Ảnh hưởng cua nhiệt độ lên hằng số cân bằng hoá học

- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học. Nguyên lý Le Chatelier

2.2.. Cân bằng pha

- Khái niệm về cân bằng pha.

- Quy tắc pha

- Giản đồ trạng thái của chất nguyên chất.

2.3. Cân bằng ion trong dung dịch các chất điện li

- Sự phân li của các axit, bazơ và muối trong dung dịch nước. Độ điện li, hằng số

điện li

- Sự điện li của nước. Khái niệm về pH

- Một số quan điểm hiện đại về axit, bazơ

- Tính pH của một số dung dịch axit, bazơ, dung dịch ®Öm

- Chất chỉ thị màu axit – bazơ. Chuẩn độ axit - bazơ.

- Cân bằng thuỷ phân

- Cân bằng trong dung dịch của các chất điên li khó tan. Tích số tan

- Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số không bền của phức chất

2.4. Cân bằng trong các hệ oxi hoá – khử. Điện hoá học

- Phản ứng oxi hoá – khử, chiều và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá – khử

- Pin Ganvani: cấu tạo, hoạt động và sức điện động của pin.

- Pin nồng độ

- Phân loại điện cực

Page 46: Ngành Tadi năng Hóa học

46

- Sự điện phân, các định luật điện phân

- Các nguồn điện hoá thông dụng

Chương III. Động hóa học (6 - 2)

3.1. Tốc độ phản ứng hóa học

- Định nghĩa tốc độ phản ứng hóa học

- Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng hóa học, khái niệm bậc phản ứng,

hằng số tốc độ phản ứng

- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng hóa học, hệ số nhiệt độ của tốc độ

phản ứng, phương trình Arrheniuyt

- Thuyết va chạm hoạt động. Khái niệm về năng lượng hoạt động hoá của phản

ứng

- Thuyết trạng thái chuyển tiếp

-Ảnh hưởng của chất xúc tác

3.2. Phương trình động học của phản ứng hóa học (bậc 0, bậc 1, bậc 2)

3.4. Giới thiệu về phản ứng dây chuyền và phản ứng quang hóa.

Page 47: Ngành Tadi năng Hóa học

47

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

(Acclerated Chemistry Lab 2)

1. Mã môn học: CHE1096

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học

Hoá đại cương.

Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước

đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

20%

Page 48: Ngành Tadi năng Hóa học

48

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

riêng lẻ.

Báo cáo thực hành

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Ngô Sỹ Lương. Giáo trình thực tập Hoá đại cương - NXB ĐHQG 2004.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Gồm cácbài giảng về nội qui phòng thí nghiệm, về phương pháp làm thí nghiệm,

các bài thực nghiệm về các định luật cơ bản của hoá học, động học, nhiệt động học,

cân bằng hoá học, phản ứng oxi hoá-khử, hoá học và dòng điện

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1. Giới thiệu Nội quy phòng thí nghiệm (PTN); Các quy định đối với sinh viên học

và làm việc trong PTN; Qui tắc an toàn, sơ cứu khi gặp tai nạn trong PTN.

Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông thờng trong PTN, tính năng và

cách sử dụng của chúng.

Thực hành các thao tác cơ bản trong PTN hoá học: Rửa dụng cụ, cân, lọc tách

và rửa kết tủa khỏi dung dịch.

Bài 2. Xác định khối lượng mol phân tử của oxy dựa vào phơng trình trạng thái khí lí

tưởng.

Bài 3. Xác định đương lượng của magiê kim loại theo phương pháp đẩy hiđrô.

Bài 4. Khảo sát các định luật khí: Gay-Lussac, Charles và Boyle-Mariotte.

Bài 5. Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hoà.

Bài 6. Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hởng đến cân bằng hoá học.

Page 49: Ngành Tadi năng Hóa học

49

Bài 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học.

Bài 8. Xác định bậc phản ứng phân huỷ H2O2 có xúc tác Kl

Bài 9. Dung dịch của các chất điện li. pH của dung dịch. Dung dịch đệm.

Bài 10.Pha dung dịch và chuẩn độ.

Bài 11.Sự thuỷ phân. Tích số tan của các chất điện li ít tan.

Bài 12. Phản ứng oxy hoá- khử. Đo thế điện cực và sức điện động của pin điện hoá.

Bài 13. Điện phân dung dịch, hiên tượng dương cực tan và định luật Faraday.

Bài 14. Xác định tích số tan của CdC2O4 và hằng số tạo thành của ion phức

[Cd(NH3)4]2+

Page 50: Ngành Tadi năng Hóa học

50

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ HOÁ HỌC HỮU CƠ 1

(Fundamental Organic chemistry 1)

1. Mã môn học: CHE2210

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết: Hoá học đại cương 2 (CHE 1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên:

+ PGS. TSKH. Lưu Văn Bôi

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Nguyễn Tiến Thảo

Bộ môn Hoá Dầu, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Lê Thị Huyền

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về hoá học hữu cơ để họ có điều

kiện học các môn học chuyên ngành, thấy được vai trò và mối quan hệ của hoá

học hữu cơ đối với các lĩnh vực khoa học khác.

Page 51: Ngành Tadi năng Hóa học

51

- Sinh viên nắm được các tính chất vật lí và hoá học của các lớp hợp chất hữu cơ;

hiểu và áp dụng được các tính chất này trong các nghiên cứu cụ thể của từng

ngành khoa học chuyên ngành.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình

môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học

hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

các tính chất hoá học của

các chương đã học, biết vận

dụng giải thích các hiện

tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Page 52: Ngành Tadi năng Hóa học

52

Tổng: 100%

8. Học liệu

8.1. Giáo trình bắt buộc

1) K. Peter C. Vollhardt, Neil E. Schore. Organic Chemitry, 3th Edition, V.H. Freeman

and Company, New York, 1999.

2. Neil E. Schore. Organic Chemistry: Study Guide & Solution Manual, 3th Edition,

V.H. Freeman and Company, 1999..

8.2. Tài liệu tham khảo

1) F. A. Carey. Organic Chemistry, 2th Edition, McGraw-Hill, 1992.

2) Đặng Như Tại và Ngô Thị Thuận, Hóa học Hữu Cơ, NXB GDVN, T1 (2010), T2

(2011)

3) Đặng Như Tại và Phan Tống Sơn. Giáo Trình Hóa Hữu cơ, Trường ĐHTH Hà Nội,

1990;

4) Ngô Thị Thuận. Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB KHKT, Hà Nội, 1999.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu những kiến thức và khái niệm cơ bản của Hoá học hữu cơ; cung cấp các dữ

kiện thực nghiệm then chốt xác nhận những khái niệm đó; áp dụng những kiến thức và

khái niệm tích luỹ được để giải bài tập và tiến hành các bài thực nghiệm Hoá học hữu

cơ; chứng tỏ được rằng Hoá học hữu cơ là môn học đang tiếp tục mở rộng và đóng vai

trò then chốt đối với sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực KH-CN hiện đại, từ khoa học

Sự sống đến khoa học Vật liệu.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương I: Cấu trúc và liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ (2t)

1.1 Tổng quan về lịch sử phát triển của Hóa học Hữu cơ

1.2 Các dạng liên kết trong Hóa học hữu cơ: Liên kết cộng hoá trị; liên kết hiđro; lực

hút Van đe Van

1.3 Ocbital nguyên tử: Mô tả chuyển động của electron bằng Cơ học lượng tử

1.4 Ocbital phân tử và liên kết cộng hóa trị

1.5 Ocbital lai hóa: Liên kết hoá học trong phân tử phức tạp

1.6 Cấu tạo và công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Câu hỏi và bài tập

Chương II: Ankan (3t)

2.1 Nhóm chức: Trung tâm của các phản ứng hóa học

2.2 Ankan mạch thẳng và mạch nhánh

2.3 Danh pháp của ankan

2.4 Điều chế ankan: Từ nguồn thiên nhiên; hiđro hóa hiđrocacbon không no; từ dẫn

xuất halogen; phản ứng Conbe; phản ứng đecacboxyl hóa axit cacboxylic

Page 53: Ngành Tadi năng Hóa học

53

2.5 Cấu trúc và tính chất vật lý của ankan

2.6 Sự quay quanh liên kết đơn: Các cấu dạng

2.7 Giản đồ thế năng của các đồng phân cấu dạng

2.8 Sự quay quanh liên kết đơn trong các đồng đẳng của etan

2.9 Động học và nhiệt động học của quá trình chuyển hoá các cấu dạng

2.10 Tổng quan về axit và bazơ

Câu hỏi và bài tập

Chương III: Tính chất Hoá học của ankan (3t)

3.1 Lực liên kết trong ankan: Các gốc hiđrocacbon tự do

3.2 Cấu trúc của gốc ankyl tự do: Hiện tượng siêu liên hợp

3.3 Chuyển hóa dầu mỏ: Pirolys

3.4 Clo hóa metan: Cơ chế phản ứng dây chuyền

3.5 Các phản ứng clo hóa metan theo cơ chế gốc khác

3.6 Clo hóa các đồng đẳng của metan: Mối quan hệ giữa khả năng phản ứng với độ

chọn lọc

3.7 Tính chọn lọc trong phản ứng halogen hóa theo cơ chế gốc của flo va brom

3.8 Phản ứng halogen hóa theo cơ chế gốc trong tổng hợp hữu cơ

3.9 Sự cháy và mối liên quan đến độ bền tương đối của phân tử ankan

3.10 Các hợp chất clo hữu cơ và tầng Ozon

Câu hỏi và bài tập

Chương IV: Xicloankan (2t)

4.1 Danh pháp và tính chất vật lý của xicloankan

4.2 Điều chế các xicloankan: Đóng vòng các halogenankan; nitrin mạch dài; nhiệt

phân muối đicacboxylic; ngưng tụ axyloin

4.3 Sức căng vòng và cấu trúc của các xicloankan

4.4 Các xicloankan không có sự căng vòng

4.5 Các xicloankan thế

4.6 Các xicloankan lớn

4.7 Các polixicloankan

4.8 Các sản phẩm hidrocacbon mạch vòng trong tự nhiên

Câu hỏi và bài tập

Chương V: Đồng phân lập thể (3t)

5.1 Phân tử bất đối xứng

5.2 Tính quang hoạt

5.3 Cấu hình tuỵệt đối: Quy tắc dãy cấu hình R-S

5.4 Công thức chiếu Fisơ

5.5 Phân tử với nhiều trung tâm bất đối: Đồng phân dia

Page 54: Ngành Tadi năng Hóa học

54

5.6 Hợp chất mezo

5.7 Tính chất lập thể trong các phản ứng hóa học

5.8 Tách đồng phân đối quang

Câu hỏi và bài tập

Chương VI: Hợp chất halogen (6t)

6.1 Danh pháp và tính chất vật lý của các halogenankan

6.2 Điều chế các hợp chất halogen: Halogen hóa ankan; thế nhóm hidroxi

của ancol bằng halogen; cộng halogen và hiđrohalogenua vào anken;

tách hiđrohalogenua từ dẫn xuất polihalogen; từ muối bạc cacboxylat

và muối điazoni thơm

6.3 Phản ứng thế nucleophin: Cơ chế, động học của phản ứng

6.4 Hóa lập thể của phản ứng thế SN2: Sự tấn công vào hướng “trực

diện” và từ phía “hậu phương”.

6.5 Tầm quan trọng của sự nghịch đảo cấu hình trong phản ứng thế SN2

6.6 Ảnh hưởng của nhóm bị thế đối với phản ứng SN2

6.7 Ảnh hưởng của lực nucleophil và nhóm ankyl đối với phản ứng thế

SN2

6.8 Sự phân ly của các dẫn xuất halogen bậc II và bậc III trong dung môi

6.9 Phản ứng thế đơn phân tử

6.10 Cơ chế và tính chất lập thể của phản ứng thế SN1

6.11 Ảnh hưởng của dung môi, nhóm bị thế và lực nucleophin đối với

phản ứng thế SN1

6.12 Ảnh hưởng của nhóm ankyl đối với phản SN1: độ ổn định của

cacbocation

6.13 Phản ứng tách đơn phân tử: E1

6.14 Phản ứng tách lưỡng phân tử: E2

6.15 Sự cạnh tranh giữa phản ứng thế và phản ứng tách

6.16 Tóm lược độ hoạt động hoá học của halogenankan

Câu hỏi và bài tập

Chương VII: Ancol (3t)

7.1 Danh pháp, cấu trúc và tính chất vật lý của ancol

7.2 Tính chất axit và bazơ của ancol

7.3 Nguyên liệu sản xuất ancol trong công nghiệp: Cacbon monoxit và

etilen

7.4 Điều chế ancol: Bằng phản ứng thế nucleophin; bằng sự oxi hoá -

khử giữa ancol và hợp chất cacbonyl

7.5 Hợp chất cơ kim: Nguồn cacbon nucleophin để điều chế ancol

Page 55: Ngành Tadi năng Hóa học

55

7.6 Poliancol: Các phương pháp điều chế

Câu hỏi và bài tập

Chương VIII: Tính chất hoá học của ancol, ete (3t)

8.1 Phản ứng của ancol với bazơ: điều chế ancolat

8.2 Phản ứng của ancol với axit mạnh: Ion ankyloxoni trong các phản

ứng thế và phản ứng tách của ancol

8.3 Các phản ứng chuyển vị của cacbocation

8.4 Các este vô cơ và este hữu cơ của ancol

8.5 Danh pháp và tính chất vật lý của ete

8.6 Điều chế ete: Bằng phản ứng Williamson; từ ancol và axit vô cơ

8.7 Tính chất hoá học của ete

8.8 Phản ứng của oxaxiclopropan

8.9 Các hợp chất tương tự ancol của lưu huỳnh: thioancol và thioete

8.10 Hoạt tính sinh lý và ứng dụng của ancol và ete

Câu hỏi và bài tập

Chương IX: Xác đinh cấu trúc hợp chất Hữu cơ bằng phương pháp phổ công

hưởng từ hạt nhân (2t)

9.1 Xác định cấu trúc bằng phương pháp vật lý và hoá học

9.2 Cộng hưởng từ proton

9.3 Ứng dụng phương pháp phổ NMR để xác định cấu trúc hợp chất hữu

cơ; Độ chuyển dịch hoá học

9.4 Sự tương đồng hoá học; tương tác spin-spin: hiệu ứng bất tương

đồng hoá học của các nguyên tử hiđro cận kề.

9.5 Công hưởng từ 13C

Câu hỏi và bài tập

Chương X: Anken (3t)

10.1 Danh pháp, cấu trúc và liên kết trong phân tử etylen, liên kết Pi

10.2 Tính chất vật lý của anken

10.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ hồng ngoại của anken

10.4 Mối liên quan giữa cấu trúc và tính không no của phân tử hữu cơ

10.5 Độ bền tương đối của liên kết đôi, nhiệt hiđro hoá

10.6 Điều chế anken phản ứng tách lưỡng phân tử các hợp chất

halogen và ankylsunfonat; bằng phản ứng tách loại nước từ ancol;

phản ứng Vitig; hiđro hoá ankin.

Câu hỏi và bài tập

Chương XI: Tính chất Hoá học của anken (3t)

11.1 Phản ứng cộng: Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt động học

Page 56: Ngành Tadi năng Hóa học

56

11.2 Phản ứng hiđro hoá xúc tác

11.3 Tính nucleophin của liên kết Pi: Cộng electrophin

hiđrohalogenua; quy tắc Maccopnhicop; hiệu ứng Karash

11.4 Điều chế ancol bằng cách hiđrat hoá anken theo cơ chế cộng

electrophin: Sự điều khiển bởi yếu tố nhiệt động

11.5 Phản ứng cộng electrophin các halogen vào anken

11.6 Cộng hợp và tách loại thuỷ ngân: Phản ứng cộng electrophin đặc

biệt

11.7 Bohiđro hoá - oxi hoá: Sự hiđrat hoá anken ngược quy tắc

Maccopnhicop

11.8 Điều chế oxaxiclopropan bằng phản ứng oxi hoá axit

Peroxicaboxylic

11.9 Vicinal syn đihiđroxi hoá anken với osmi tetraoxit

11.10 Phản ứng oxi hoá cắt mạch bằng ozon

11.11 Cộng hợp gốc tự do ngược quy tắc Maccopnhicop

11.12 Đime hoá, oligome hoá và polime hoá anken; tổng hợp polime

11.13 Etilen: Nguyên liệu quan trọng của công nghiệp

11.14 Anken trong tự nhiên, các hợp chất pheromon diệt côn trùng

Câu hỏi và bài tập

Chương XII: Ankin (3t)

12.1 Danh pháp ankin

12.2 Tính chất và liên kết trong phân tử ankin

12.3 Tính chất phổ của ankin

12.4 Độ ổn định của liên kết ba

12.5 Điều chế ankin: Bằng phản ứng tách; ankyl hóa anion ankynyl

12.6 Khử hoá ankin: Độ hoạt động tương đối của hai liên kết Pi

12.7 Phản ứng cộng electrophin vào ankin

12.8 Phản ứng cộng trái quy tắc Maccopnhicop vào liên kết ba

12.9 Hoá học của các hợp chất ankenyl halogenua và các tác nhân cơ

kim

của đồng.

12.10 Axetilen: nguyên liệu đầu của công nghiệp

12.11 Các ankin trong tự nhiên và hoạt tính sinh lý của chúng

Câu hỏi và bài tập

Chương XIII: Các hệ Pi giải toả (3t)

13.1 Sự lấp phủ của 3 ocbital p kế cận: Sự giải toả electron trong gốc

2-propenyl

Page 57: Ngành Tadi năng Hóa học

57

13.2 Halogen hoá theo cơ chế gốc vào vị trí allyl

13.3 Phản ứng thế nucleophil của allyl halogenua: Điều khiển bởi yếu

tố động học và yếu tố nhiệt động

13.4 Hợp chất cơ kim chứa nhóm allyl: Các tác nhân nucleophin chứa

3 nguyên tử cacbon trong tổng hợp hữu cơ

13.5 Hiđrocacbon có 2 liên kết đôi kế cận: Các đien liên hợp

13.6 Sự tấn công electrophin vào liên kết đôi liên hợp

13.7 Sự giải toả electron trong các hiđrocacbon chứa hơn 2 liên kết Pi:

Sự liên hợp mở rộng; benzen

13.8 Sự chuyển hoá đặc biệt của các đien liên hợp: Phản ứng đóng

vòng

Đinxơ-Anđơ

13.9 Phản ứng đóng vòng electrophin (electroxiclic reaction)

13.10 Polime hoá các đien liên hợp: Cao su

13.11 Phổ electron: Các phương pháp phổ tử ngoại và khả kiến nghiên

cứu hiđrocabon chứa các hiđrocacbon chứa các elctron Pi giải toả

13.12 Tóm tắt cơ chế các phản ứng hoá học hữu cơ

Câu hỏi và bài tập

Chương XIV: Benzen v à các polien mạch vòng (3t)

14.1 Danh pháp của benzen, sự ổn định của các hiđrrocacbon mạch

vòng chứa

6 electron Pi

14.2 Cấu trúc và năng lượng cộng hưởng của benzen: tính thơm

14.3 Hệ thống ocbital phân tử Pi trong benzen

14.4 Các đặc trưng về phổ của vòng benzen

14.5 Các vòng hiđrocacbon ngưng tụ (benzenoid)

14.6 Các vòng hiđrocacbon ngưng tụ dễ thăng hoa: Naphtalen,

phenantren và antraxen

14.7 Các vòng polien khác: Quy tắc Huckel

14.8 Nguyên tắc Huckel và các vòng chứa điện tích

14.9 Điều chế các dẫn xuất của benzen: Phản ứng thế electrophin vào

nhân thơm

14.10 Halogen hoá benzen có mặt chất xúc tác

14.11 Nitro hoá và sunfo hoá benzen

14.12 Ankyl hoá theo Friđen-Craft và hạn chế của phản ứng

14.13 Axyl hoá theo theo Friđen-Craft

Câu hỏi và bài tập

Page 58: Ngành Tadi năng Hóa học

58

Chương XV: Phản ứng thế electrophyl vào dẫn xuất của benzen (3t)

15.1 Nhóm thế hoạt hoá và nhóm thế phản hoạt hoá nhân thơm

15.2 Hiệu ứng cảm ứng của nhóm ankyl

15.3 Hiệu ứng của các nhóm thế liên hợp với benzen

15.4 Sự tấn công electrophin vào benzen 2 lần thế

15.5 Ứng dụng các dẫn xuất benzen trong tổng hợp hữu cơ

15.6 Độ hoạt động hoá học của các vòng hiđrocacbon ngưng tụ

15.7 Các hiđrocacbon thơm đa vòng và bệnh ung thư

Câu hỏi và bài tập

Page 59: Ngành Tadi năng Hóa học

59

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 1

(Organic chemistry Lab 1)

1. Mã môn học: CHE2111

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

+ PGS. TS. Nguyễn Đình Thành

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Trần Thị Thanh Vân

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Lê Thị Huyền

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học

Hoá đại cương.

Page 60: Ngành Tadi năng Hóa học

60

Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước

đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Báo cáo thực hành

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Thực tập Hoá học hữu cơ, Ngô Thị Thuận (chủ biên), Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002.

Page 61: Ngành Tadi năng Hóa học

61

2. Vogel Arthur, A Text-Book of Practical Organic Chemistry, 5th edition, London,

1989.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các kĩ thuật cơ bản để tách, phân lập

và tinh chế các chất hữu cơ, các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu cơ và cơ chế

các phản ứng hoá học hữu cơ

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1: Nội qui PTN. Phản ứng thế nucleophin ở nguyên tử cacbon của nhóm

cacbonyl. Tổng hợp n-butyl axetat

Lí thuyết:

- Nội qui PTN, qui tắc an toàn lao động.

- Giới thiệu một số dụng cụ dùng trong PTN Hoá hữu cơ.

- Phản ứng este hoá.

- Phương pháp tinh chế chất lỏng: chưng cất đơn, chưng cất phân đoạn. Làm khô.

Cách xác định nhiệt độ sôi và chiết suất của chất lỏng tinh khiết

Thực hành:

- Tổng hợp n-butyl axetat.

Bài 2: Phản ứng SE trong nhân thơm. Phản ứng nitro hoá. Tổng hợp m-

nitroaxetophenon

Lí thuyết:

- Phản ứng thế electrophin trong nhân thơm. Các phương pháp đưa nhóm nitro vào

phân tử hợp chất hữu cơ.

- Phương pháp tinh chế chất rắn: Kết tinh lại. Lựa chọn dung môi cho kết tinh lại.

Thực hành:

- Tổng hợp m-nitroaxetophenon. Kết tinh lại sản phẩm và giữ lại cho bài sau.

Bài 3: Phản ứng khử hoá nhóm nitro. Tổng hợp m-aminoaxetophenon

Lí thuyết:

- Các phương pháp điều chế amin. Phương pháp khử hoá nhóm nitro.

Thực hành:

- Tổng hợp m-aminoaxetophenon từ m-nitroaxetophenon bằng Sn/HCl.

Bài 4: Phản ứng oxi hoá. Tổng hợp xiclohexanon từ xiclohexanol. Chiết

Lí thuyết:

- Phản ứng oxi hoá. Các phương pháp oxi hoá hợp chất hữu cơ.

- Phương pháp chiết.

Thực hành:

- Tổng hợp xiclohexanon từ xiclohexanol. Giữ lại sản phẩm cho bài sau.

Page 62: Ngành Tadi năng Hóa học

62

Bài 5: Vai trò của ion enolat trong tổng hợp hữu cơ. Tổng hợp axit adipic từ

xiclohexanon

Lí thuyết:

- Cân bằng xeto-enol. Sự tạo thành ion enolat.

Thực hành:

- Tổng hợp axit adipic từ xiclohexanon.

Bài 6: Thi kết thúc học phần I

Lí thuyết:

- Thi lí thuyết thực hành hoá học hữu cơ.

Thực hành:

- Thi thực hành: Tổng hợp một hợp chất hữu cơ.

Page 63: Ngành Tadi năng Hóa học

63

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC VÔ CƠ

(Inorganic chemistry )

1. Mã môn học: CHE2112

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, ThS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức các liên kết hoá học trong phân tử, về

sự đối xứng trong phân tử, hoá học của các nguyên tố phân nhóm chính, hoá học phối

trí của các nhóm nguyên tố chuyển tiếp, hoá học các hợp chất cơ kim, hoá học pha rắn,

hoá sinh vô cơ, hoá học các nhóm nguyên tố lantanoit và actinoit.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể

học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

Page 64: Ngành Tadi năng Hóa học

64

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Gary L. Miessler and Donald A. Tarr. Inorganic Chemistry. Third Edition.

Pearson Prentice Hall. 2004.

2. D.F. Shriver, P.W. Atkins, C.H. Langford, Inorganic Chemistry, Oxford

University Press, Oxford, 1990.

3. Hoàng Nhâm. Hoá Vô cơ, T.2, T.3, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các vấn đề sau:

+ Liên kết hoá học trong phân tử các hợp chất (các loại liên kết, đặc điểm của

các liên kết).

+ Giới thiệu về sự đối xứng của phân tử.

+ Hoá học của các nguyên tố phân nhóm chính s và p

+ Hoá học phối trí của các nhóm nguyên tố chuyển tiếp d

+ Hoá sinh vô cơ. Vai trò sinh học của các hợp chất chứa crom, mangan, sắt,

coban.

Page 65: Ngành Tadi năng Hóa học

65

+ Hoá học cơ kim

+ Hoá học pha rắn

+ Hoá học các nguyên tố nhóm lantanoit và actinoit.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1- Mở đầu (0.25 hr)

- Cấu tạo electron của các nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá

học

- Sự tuần hoàn các tính chất: Các tính chất vật lý, các tính chất hoá học.

- Giới thiệu về cơ sở các liên kết hoá học trong phân tử

- Giới thiệu về sự đối xứng trong phân tử

Chương II- Các nguyên tố phân nhóm chính (các nguyên tố s và p) (1 hr)

- Giới thiệu về cấu tạo phân tử, nguyên tử của các đơn chất và hợp chất của các

nguyên tố s và p, từ nhóm IA đến nhóm VIIIA.

Chương III- Các nguyên tố d (1 hr)

- Giới thiệu về hoá học phối trí của các nhóm nguyên tố chuyển tiếp.

- Giới thiệu về cấu tạo nguyên tử, phân tử của các đơn chất và hợp chất của các

nguyên tố d, từ nhóm IIIB đến nhóm IIB.

- Khái niệm về hoá sinh vô cơ. Vai trò sinh học của các hợp chất chứa crom, mangan,

sắt, coban.

Chương IV- Hoá học các nguyên tố nhóm lantanoit và actinoit. (0.25 hr)

- Giới thiệu các đặc điểm chung của các nguyên tố chuyển tiếp f : cấu trúc điện tử, số

oxi hoá, bán kính nguyên tử, bán kính ion, khả năng tạo phức,.. của nhóm các nguyên

tố chuyển tiếp 4f (lantanoit) và 5f (actinoit).

- Giới thiệu về cấu tạo nguyên tử, phân tử của các đơn chất và hợp chất của các

nguyên tố chuyển tiếp lantanoit và actinoit.

Chương V- Hoá học cơ kim (0.25 hr)

- Khái niệm về các hợp chất cơ kim, cấu tạo của các hợp chất cơ kim.

- Tính chất và ứng dụng của các hợp chất.

- Phương pháp điều chế các hợp chất cơ kim

Chương VI- Hoá học pha rắn (0.25 hr)

- Giới thiệu về đặc điểm nhiệt động học và động học của các tương tác trong pha rắn

- Các phương pháp tiến hành phản ứng trong pha rắn.

Page 66: Ngành Tadi năng Hóa học

66

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ

(Inorganic chemistry Lab1)

1. Mã môn học: CHE2113

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1096)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, ThS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Giúp sinh viên cũng cố những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, hoá học của các

nguyên tố thuộc các phân nhóm s, p và các nguyên tố đầu của phân nhóm d.

-Trang bị cho sinh viên kĩ năng thực nghiệm cơ bản về thực hiện các phản ứng vô cơ

và phương pháp điều chế và phân tách một số hoá chất vô cơ thông dụng.

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước đầu

hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng 20%

Page 67: Ngành Tadi năng Hóa học

67

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

Báo cáo thực hành

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

Trịnh Ngọc Châu. Giáo trình thực tập Hoá vô cơ. Đại học quốc gia Hà nội, 2001.

- Tai liệu tham khảo:

1) Hoàng Nhâm. Hoá vô cơ. Tập 1, 2 và 3. NXB Giáo dục, Hà nội, 1994.

2) M. Azizova, L.Badigina. Problems and Laboratory experiments in inorganic

chemistry. "Mir", Moskva, 1982.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Gồm các bài giảng về phương pháp thí nghiệm, phương pháp tổng hợp và nghiên cứu

các hợp chất vô cơ, các bài thực hành và viết báo cáo và cuối học phần có bài tập lớn

cho sinh viên (nghiên cứu cá nhân)

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1: Oxi –Ozon.

Bài 2: Hidro - Hidropeoxit

Bài 3: Kim loại kiềm - kim kiềm thổ.

Bài 4: Bo-Nhôm.

Bài 5: Cacbon-Silic- Thiếc- Chi

Bài 6: Nitơ - Các hợp chất của nitơ.

Bài 7: Photpho - antimon - bismut.

Page 68: Ngành Tadi năng Hóa học

68

Bài 8: Lưu huỳnh - : Các hợp chất của lưu huỳnh.

Bài 9: Halogen- Các hợp chất của halogen.

Bài 10: Crom- Mangan

Bài 11: Sắt – Coban- Niken

Bài 12: Đồng - Bạc

Bài 13: Kẽm - Cadimi - Thuỷ ngân

Bài 14: Tổng hợp axit octophotphoric

Bài 15: Tổng hợp muối Mohr

Bài 16: Tổng hợp KMnO4

Bài 17: Tổng hợp phức chất kali trisoxalatoferit

Bài 18: Bài tập lớn (sinh viên nhận đề tài và tự nghiên cứu, viết báo cáo

Page 69: Ngành Tadi năng Hóa học

69

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ HOÁ HỌC HỮU CƠ 2

(Fundamental Organic chemistry 2)

1. Mã môn học: CHE2114

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

+ PGS. TSKH. Lưu Văn Bôi

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Trần Thị Thanh Vân

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Đây là phần 2, tiếp theo phần 1 (Chem 236) của môn Hoá học hữu cơ cơ sở,:

Giới thiệu những kiến thức và khái niệm cơ bản của Hoá học hữu cơ; cung cấp các dữ

kiện thực nghiệm then chốt xác nhận những khái niệm đó; áp dụng những kiến thức và

khái niệm tích luỹ được để giải bài tập và tiến hành các bài thực nghiệm Hoá học hữu

cơ; chứng tỏ được rằng Hoá học hữu cơ là môn học đang tiếp tục mở rộng và đóng vai

Page 70: Ngành Tadi năng Hóa học

70

trò then chốt đối với sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực KH-CN hiện đại, từ khoa học

Sự sống đến khoa học Vật liệu.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học

Hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

các tính chất hoá học của

các chương đã học, biết vận

dụng giải thích các hiện

tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

Page 71: Ngành Tadi năng Hóa học

71

8. Học liệu

8.1. Giáo trình bắt buộc

1) K. Peter C. Vollhardt, Neil E. Schore. Organic Chemitry, 3th Edition, V.H. Freeman

and Company, New York, 1999.

2. Neil E. Schore. Organic Chemistry: Study Guide & Solution Manual, 3th Edition,

V.H. Freeman and Company, 1999..

8.2. Tài liệu tham khảo

1) F. A. Carey. Organic Chemistry, 2th Edition, McGraw-Hill, 1992.

2) Đặng Như Tại và Ngô Thị Thuận, Hóa học Hữu Cơ, NXB GDVN, 2012

3) Đặng Như Tại và Phan Tống Sơn. Giáo Trình Hóa Hữu cơ, Trường ĐHTH Hà Nội,

1990;

4) Ngô Thị Thuận. Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB KHKT, Hà Nội, 1999.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Tổng quan về lịch sử phát triển của Hóa học hữu cơ;

- Cấu trúc và liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ;

- Các phương pháp xác định thành phần và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ;

- Các hợp chất hữu cơ cơ bản;

- Các phản ứng Hóa học hữu cơ;

- Cơ chế các phản ứng Hóa học hữu cơ ;

- Câu hỏi và bài tập đi kèm.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương XVI: Anđehit và xeton: Nhóm cacbonyl (3t)

16.1 Danh pháp của anđehit và xeton

16.2 Cấu trúc của nhóm cacbonyl

16.3 Tính chất phổ của anđehit và xeton

16.4 Điều chế anđehit và xeton: Từ hiđrocacbon; từ ancol và hợp chất halogen; từ

axit cacboxylic và dẫn xuất; các phương pháp khác để điều chế anđehit và xeton

thơm

16.5 Khả năng phản ứng của nhóm cacbonyl: Cơ chế phản ứng công hợp

16.6 Cộng hợp nước tạo ra các hiđrat

16.7 Cộng hợp ancol tạo axetal và hemiaxetal

16.8 Ứng dụng axetal làm nhóm bảo vệ trong tổng hợp hữu cơ

16.9 Phản ứng cộng nucleophin của amôniac và dẫn xuất vào anđehit và xeton

16.10 Đeoxi hoá nhóm cacbonyl

16.11 Cộng hợp hiđroxianua tạo hợp chất xianhiđrin

16.12 Phản ứng Vittig: Cộng hợp các phospho Ylid

Page 72: Ngành Tadi năng Hóa học

72

16.13 Phản ứng Bayơ-Villigiơ: Oxi hoá anđehit và xeton bằng axit

pecacboxylic

16.14 Phản ứng thử định tính anđehit

Câu hỏi và bài tập

Chương XVII: Enol, Enon, ,-ancol không no (3t)

17.1 Tính axit của anđehit và xeton: Ion enolat

17.2 Cân bằng Keto-Enol

17.3 Halogen hoá anđehit và xeton

17.4 Alkyl hoá anđehit và xeton

17.5 Sự tấn công của tác nhân enolat lên nhóm cacbonyl: Ngưng tụ anđol

17.6 Ngưng tụ anđol lai tạp (giữa hai anđehit và xeton khác nhau)

17.7 Ngưng tụ anđol nội phân tử

17.8 Các phương pháp khác điều chế ,-anđehit và ,-xeton không no

17.9 Tính chất của ,-anđehit và ,-xeton khong no

17.10 Phản ứng cộng vào ,-anđehit và ,-xeton khong no

17.11 Phản ứng cộng 1,2- và 1,4- của các hợp chất cơ kim vào ,-anđehit

và ,-xeton khong no

17.12 Phản ứng cộng của các ion enolat liên hợp: Cộng hợp Michael và

đóng vòng Robinson

Câu hỏi và bài tập

Chương XVIII: Axit cacboxylic (3t)

18.1 Danh pháp của axit cacboxylic

18.2 Cấu trúc và tính chất vật lý của axit cacboxylic

18.3 Phổ IR và NMR của axit cacboxylic

18.4 Tính axit và tính bazơ của axit cacboxylic

18.5 Sản xuất axit cacboxylic trong công nghiệp

18.6 Các phương pháp tạo thành nhóm chức cacboxi trong hợp chất hữu

18.7 Phản ứng thế ở nguyên tử cacbon của nhóm cacboxi: Cơ chế cộng -

tách

18.8 Dẫn xuất của axit cacboxylic: Axyl halogenua; anhiđrit; este và amit

18.9 Khử hoá axit cacboxylic bằng liti nhôm hiđrua

18.10 Brom hoá axit cacboxylic: Phản ứng Hel-Volhard-Zelinsky

18.11 Hoạt tính sinh học của axit cacboxylic

Câu hỏi và bài tập

Chương XIX: Các dẫn xuất của axit cacboxylic (3t)

Page 73: Ngành Tadi năng Hóa học

73

19.1 Khả năng phản ứng, cấu trúc và phổ của các dẫn xuất của axit

cacboxylic

19.2 Tính chất hoá học của axyl halogenua

19.3 Tính chất hoá học của Anhhiđrit axit

19.4 Tính chất hoá học của este

19.5 Este tự nhiên: Sáp, mỡ, dầu và lipit

19.6 Amit: Dẫn xuất ít khả năng phản ứng nhất của axit cacboxylic

19.7 Amiđat và phản ứng halogen hoá: Chuyển vị Hopman

19.8 Ankannitryl: Các dẫn xuất đặc biệt của axit cacboxylic

19.9 Phổ khối lượng: Xác định khối lượng của các hợp chất hữu cơ

19.10 Sự phân mảnh các phân tử hợp chất hữu cơ

19.11 Phổ khối lượng phân giải cao

Câu hỏi và bài tập

Chương XX: Amin và dẫn xuất: Nhóm chức chứa nitơ (3t)

20.1 Danh pháp của amin

20.2 Cấu trúc và tính chất vật lý của amin

20.3 Tính chất phổ của nhóm amino

20.4 Độ axit và độ bazơ của amin

20.5 Điều chế amin: Bằng ankyl hoá amin; Khử hoá hợp chất nitro; Từ

các amit của axit cacboxylic

20.6 Muối amoni bậc IV: Tách loại Hopman

20.7 Phản ứng Mannic: Ankyl hoá enol bằng ion imini

20.8 Nitroso hoá amin: N-nitrosamin và ion điazoni

20.9 Điazometan, cacben, tổng hợp xiclopropan

20.10 Amin trong công nghiệp: Nilon

Câu hỏi và bài tập

Chương XXI: Hoá học các hợp chất benzen thế: Ankylbenzen, phenol và

aminobenzen (3t)

21.1 Khả năng phản ứng của cácbon trong nhóm phenylmetyl (benzyl):

Sự bền hoá cộng hưởng của nhóm benzylic

21.2 Oxi hoá và khử hoá nhóm benzylic

21.3 Danh pháp và tính chất của phenol

21.4 Điều chế phenol: Phản ứng thế nucleophil trong nhân thơm

21.5 Tính chất nhóm hiđroxi của phenol

21.6 Phản ứng thế electrophil trong phenol

21.7 Chuyển vị Claisen và Cope

21.8 Oxi hoá phenol: benzoquinon

Page 74: Ngành Tadi năng Hóa học

74

21.9 Quá trình oxi hoá - khử trong tự nhiên

21.10 Các muối aren điazoni

21.11 Phản ứng thế với muối aren điazoni: Sự ghép đôi điazo

Câu hỏi và bài tập

Chương XXII: Este enolat và anion axyl tương đương: Tổng hợp các hợp chất

-đicacbonyl và -hiđroxicacbonyl (2t)

22.1 Các hợp chất -đicacbonyl: Ngưng tụ Claisen

22.2 Các hợp chất -đicacbonyl: Tác nhân trung gian trong tổng hợp

hữu cơ

22.3 Hoá học các hợp chất -đicacbonyl: Phản ứng cộng hợp Michael

22.4 Anion axyl: Điều chế các hợp chất -hiđroxixeton

Câu hỏi và bài tập

Chương XXIII: Cacbohiđrat: Hợp chất đa chức trong tự nhiên (3t)

23.1 Danh pháp và cấu trúc của cácbohiđrat

23.2 Cấu dạng và dạng mạch vòng của đường glucozơ

23.3 Đồng phân anome của đường đơn

23.4 Hoá học của đường: Oxi hoá thành axit cacboxylic

23.5 Oxi hoá cắt mạch của phân tử đường

23.6 Khử hoá monosacarit thành anđitol

23.7 Ngưng tụ cacbonyl với các dẫn xuất amin

23.8 Phản ứng tạo este và ete: Các hợp chất glycozit

23.9 Các bước sinh tổng hợp và phân huỷ đường

23.10 Cấu hình tương đối của các andozơ: Phân tích cấu trúc

23.11 Đường trong tự nhiên: Đisaccarit

23.12 Polisaccarit và các loại đường khác trong tự nhiên

Câu hỏi và bài tập

Chương XXIV: Hợp chất dị vòng (3t)

24.1 Danh pháp các hợp chất dị vòng

24.2 Hợp chất dị vòng không thơm

24.3 Cấu trúc và tính chất của các hợp chất dị vòng thơm 5 cạnh

24.4 Tính chất hoá học của các dị vòng thơm 5 cạnh

24.5 Cấu trúc và điều chế pyridin: Azabenzen

24.6 Tính chất hoá học của Pirydin

24.7 Quinolin và isoquinolin: Các benzopyridin

24.8 Các chất ancaloit: Nguồn hợp chất dị vòng có hoạt tính sinh lý trong

tự nhiên

Câu hỏi và bài tập

Page 75: Ngành Tadi năng Hóa học

75

Chương XXV: Axit amin, Peptit, Protein và axit nucleic: Polime chứa nitơ tự

nhiên (3t)

25.1 Cấu trúc và tính chất của axit amin

25.2 Điều chế axit amin: Sự kết hợp tính chất của amin và axit

cacboxylic

25.3 Tổng hợp axit amin tinh khiết quang hoạt

25.4 Peptit và protein: Oligome và polime của axit amin

25.5 Xác định cấu trúc sơ cấp của peptit và protein: Trật tự của axit amin

25.6 Tổng hợp polipeptit: Khó khăn trong việc chọn nhóm bảo vệ

25.7 Tổng hợp peptit trong pha rắn theo Merrifield

25.8 Polipeptit trong tự nhiên: Sự vận chuyển oxi do protein: Myoglobin

và Hemoglobin

25.9 Sinh tổng hợp protein: Axit nucleic

25.10 Tổng hợp protein qua RNA

25.11 Tổng hợp và trật tự của DNA: Nền tảng của công nghệ Gen

Câu hỏi và bài tập

Page 76: Ngành Tadi năng Hóa học

76

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 2

(Organic chemistry Lab 2)

1. Mã môn học: CHE2115

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Thực tập hóa học hữu cơ 1 (CHE2111)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

+ PGS. TS. Nguyễn Đình Thành

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Trần Thị Thanh Vân

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Lê Thị Huyền

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cơ chế các phản ứng hoá học

hữu cơ.

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước

Page 77: Ngành Tadi năng Hóa học

77

đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

- Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Báo cáo thực hành

- Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Thực tập Hoá học hữu cơ, Ngô Thị Thuận (chủ biên), Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002.

Page 78: Ngành Tadi năng Hóa học

78

2. Vogel Arthur, A Text-Book of Practical Organic Chemistry, 5th edition, London,

1989.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng tiến hành các thí nghiệm về

Hoá Hữu cơ chủ yếu là Tổng hợp Hữu cơ; kĩ thuật cơ bản để tách, phân lập và tinh

chế các chất hữu cơ, các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu cơ và cơ chế các

phản ứng hoá học hữu cơ

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1: Phản ứng Cannizaro “chéo”. Tổng hợp benzyl ancol.

Lí thuyết:

- Phản ứng Cannnizaro.

Thực hành:

- Tổng hợp benzyl ancol.

Bài 2: Phản ứng thế nuclephin SN ở ancol. Tổng hợp n-butyl bromua

Lí thuyết:

- Phản ứng thế nucleophin. Các phương pháp tổng hợp dẫn xuất halogen.

Thực hành:

- Tổng hợp n-butyl bromua. Tinh chế sản phẩm bằng chưng cất và giữ sản phẩm cho

bài sau.

Bài 3: Tổng hợp ete theo Williamson. Điều chế n-butyl phenyl ete

Lí thuyết:

- Phản ứng thế nuclephin SN ở dẫn xuất halogen

Thực hành:

- Tổng hợp n-butyl phenyl ete

Bài 4: Phương pháp bảo vệ nhóm chức. Phản ứng axyl hoá nhóm amino. Tổng

hợp p-nitroaxetanilit

Lí thuyết:

- Các phương pháp bảo vệ nhóm chức.

- Phản ứng axyl hoá nhóm amino.

Thực hành:

- Tổng hợp axetanilit

- Tổng hợp p-nitroaxetanilit. Giữ lại sản phẩm cho bài sau.

Bài 5: Phản ứng thuỷ phân loại bỏ nhóm bảo vệ. Điều chế p-nitroanilin

Lí thuyết:

- Phản ứng thuỷ phân amit.

Thực hành:

Page 79: Ngành Tadi năng Hóa học

79

- Thuỷ phân p-nitroaxetanilit thành p-nitroanilin. Tinh chế bằng cách kết tinh lại. Giữ

sản phẩm cho bài sau.

Bài 6: Phản ứng của nhóm chức amino. Phản ứng điazo hoá và phản ứng ghép

đôi azo. Tổng hợp axit 5-(p-nitrophenylazo)salixylic

Lí thuyết:

- Phản ứng điazo hoá và các phản ứng của muối điazoni.

- Phản ứng ghép đôi azo.

Thực hành:

- Tổng hợp axit 5-(p-nitrophenylazo)salixylic

Bài 7: Phân tích nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ

Lí thuyết:

- Các phản ứng chính để nhận biết các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Thực hành:

- Nhận biết một nhóm chức chính: liên kết bội, halogen, ancol/phenol, anđehit/xeton,

axit cacboxylic và dẫn xuất, hợp chất nitro.

Bài 8: Phân tích 1 mẫu chưa biết

Lí thuyết:

- Các bước tiến hành phân tích một hợp chất hữu cơ.

Thực hành:

- Phân tích 1 mẫu chưa biết

Bài 9: Thi kết thúc học phần II

Lí thuyết:

- Thi lí thuyết thực hành hoá học hữu cơ.

Thực hành:

- Thi thực hành: Tổng hợp một hợp chất hữu cơ.

Thực hành:

- Thi thực hành: Tổng hợp một hợp chất hữu cơ.

Page 80: Ngành Tadi năng Hóa học

80

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ HÓA HỌC PHÂN TÍCH

(Quantitative analysis)

1. Mã môn học: CHE2116

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Thực tập Hóa học Phân tích (CHE2116)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh/Việt

5. Giảng viên:

1. Nguyễn Văn Ri

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0913569059, [email protected]

2. Tạ Thị Thảo

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected]

3. TS. Phạm Thị Ngọc Mai

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

4. Lê Thị Hương Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19- Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 336 161; [email protected]

5. Vi Anh Tuấn

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 182- Lương Thế Vinh- Hà Nội.

- Địa chỉ liên hệ THPT chuyên khoa học Tự nhiên- Trường ĐHKHTN.

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

6. Bùi Xuân Thành

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

Page 81: Ngành Tadi năng Hóa học

81

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

7. Từ Bình Minh

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0914 257 869; [email protected]

8. Nguyễn Thị Ánh Hường

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

+ Hiểu được bản chất và nguyên tắc của các phương pháp phân tích định lượng hoá

học và công cụ

+ Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về kỹ thuật phân tích định lượng

+ Ứng dụng được các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chất, nghiên

cứu và trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ, kinh tế.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Vận dụng được cơ sở lý thuyết các cân bằng hóa học và phương pháp tính toán

nồng độ cân bằng của các cấu tử trong các hệ cân bằng trong các dung dịch

nước để giải thích được bản chất các qui trình phân tích

+ Có khả năng sử dụng của các phương pháp phân tích hóa học và công cụ hiện đại

để phân tích các chất trong đối tượng thực tế.

+ Vận dụng được các phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học thuộc các

chuyên môn trong đó phân tích đóng vai trò như công cụ hỗ trợ.

6.3. Về thái độ

+ Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong nghiên cứu

khoa học.

+ Nhận thức rõ vai trò của Hóa phân tích trong các ngành khoa học và đời sống xã

hội

Page 82: Ngành Tadi năng Hóa học

82

+ Có ý thức vận dụng tốt các kiến thức về Hóa phân tích trong quá trình nghiên

cứu khoa học và hoạt động chuyên môn sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1) Gary D. Christian, Analytical Chemistry, Sixth Edition, JoHN Wiley & sons .INC

2003 .

2) Skoog West Holler Fundamentals of Analytical Chemistry 7th Edition, Saunders

College Publishinng 1996

3) David Harvey, Mordern Analytical Chemistry, Interational Edition ISBN 0-07

116953-9, 2000

4) Từ Vọng Nghi, Hóa học phân tích - Phần I Cơ sở lí thuyết các phương pháp phân

tích hóa học, Nhà xuất bản ĐHQG hà nội 2000

5) Douglas A. Skoog, Donald M.West, F. James Holler, Fundamentals of Analytical

chemistry, Saunders College Publishing, 2002

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu cân bằng hóa học, các định luật cơ bản ứng dụng trong hóa học phân

tích. Tính nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch nước .

Page 83: Ngành Tadi năng Hóa học

83

Các phương pháp phân tích định lượng bằng phương pháp hóa học và ứng dụng

trong thực tế

This subjest is to provide an understanding of principles of analytical chemistry

such as statistics, equilibrium chemistry, kinetics, and how to apply these principles in

chemistry and related disciplines especially in life sciences and environmental

sciences. Students are also expected to learn about the common instrumentations used

in quantitatively characterizing the trace amount of substances and composition of

selected samples of matter. Understanding the limitations of measurement puts

boundaries on what we can know of the physical and biological world.

10. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu: (1 hrs)

- Vị trí chức năng của hóa học phân tích

- Phạm vi ứng dụng của hóa học phân tích

- Quá trình phân tích

- Phân loại các phương pháp phân tích

- Mục tiêu và Nội dung môn học:

Chương 1- Các định luật cơ bản của hóa học áp dụng cho hệ chất điện li (2hrs)

- Trạng thái các chất điện li trong dung dịch

- Phân loại chất điện li

- Dự đoán định tính chiều hướng phán ứng giữa các chất điện li

- Các định luật cơ bản ứng dụng trong hóa học phân tích

+ Định luật tác dụng khối lượng

+ Định luật bảo toàn khối lượng

+ Định luật bảo toàn proton

+ Định luật bảo toàn điện tích

Chương II Cân bằng ion trong dung dịch nước (2hrs)

- Phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học

- Hằng số cân bằng các phán ứng hóa học

+ Phán ứng kết tủa

+ Phán ứng axít bazơ

+ Phán ứng tạo phức

+ Phán ứng oxihóa –khử

- Ứng dụng hằng số cân bằng để tính nồng độ các cấu tử trong dung dịch

Chương III Đại cương về pghương pháp phân tích thể tích (2hrs)

- Yêu cầu phán ứng dùng trong phân tích thể tích

- Các loại nồng độ

- Tính toán trong phân tích thể tích

Page 84: Ngành Tadi năng Hóa học

84

- Sai số trong phân tích định lượng

Chương IV Phương pháp phân tích khối lượng (3hrs)

- Nguyên tắc chung

- Tính toán trong phương pháp phân tích khối lượng

- Yêu cầu dạng kết tủa và dạng cân

- Lựa chọn điều kiện kết tủa

- Lọc rửa kết tủa

- Chuyển dạng kết tủa thành dạng cân

- Phạm vi ứng dụng phgương pháp phân tích khối lượng

Chương V Phương pháp chuẩn độ a xit –bazơ (4hrs)

- Chất chỉ thị a xit-bazơ

- Dạng đường chuẩn độ a xit-bazơ

+ Chuẩn độ a xit mạnh bằng bazơ mạnh và ngược lại

- Dung dịch đệm

- Chuẩn độ a xit yếu băng bazơ mạnh

- Chuẩn độ bazơ yếu bằng a xít mạnh

- Chuẩn độ đa a xít , đa bazơ

- Phạm vi ứng dụng phương pháp chuẩn độ a xit-bazơ

Chương VI - Phán ứng tạo phức và phương pháp chuẩn độ bằng EDTA (3hrs)

- Hằng số bền và không bền

- Tính nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch

- Sự tạo phức giữa ion kim loại với EDTA

- Phương pháp chuẩn độ sử dụng EDTA

- Đường chuẩn độ

- Chỉ thị màu kim loại

- Ứng dụng phương pháp chuẩn độ complexon

Chương VII. Phán ứng kết tủa và phương pháp chuẩn độ kết tủa (3hrs)

- Quan hệ giữa độ tan và tích số tan

- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan kết tủa

- Kết tủa phân đoạn

- Kết tủa keo

- Phương pháp chuẩn độ kết tủa

Chương VIII. Phương pháp phân tích khối lượng (2hrs)

- Nguyên tắc chung phương pháp phân tích khối lượng

- Yêu cầu đối với dạng kết tủa và dạng cân

- Cách tính kết quả trong phân tích khối lượng

- Phạm vi ứng dụng phương pháp phân tích khối lượng

Page 85: Ngành Tadi năng Hóa học

85

Chương IX. Phán ứng oxihóa –khử (4hrs)

- Định nghĩa

- Hệ điện hóa – Phương trình Nernst

- Những yếu tố ảnh hưởng đến thế oxihóa –khử , thế oxihóa khử tiêu chuẩn điều

kiện

- Hằng số cân bằng phán ứng oxihóa –khử

- Chất oxihóa –khử đa bậc

- Tốc độ phán ứng oxihóa-khử

Chương X Phương pháp chuẩn độ oxihóa- khử (4hrs)

- Chất chỉ thị o xihóa –khử

- Đường chuẩn độ trong phương chuẩn độ oxihóa-khử

- Chuẩn độ đa bậc

- Một số ứng dụng phương pháp chuẩn độ oxihóa –khử được ứng dụng trong

thực tế

Page 86: Ngành Tadi năng Hóa học

86

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA HỌC PHÂN TÍCH

(Quantitative analysis lab)

1. Mã môn học: CH2117

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

1. Nguyễn Văn Ri

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0913569059, [email protected]

2. Tạ Thị Thảo

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected]

3. TS. Phạm Thị Ngọc Mai

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

4. Lê Thị Hương Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19- Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 336 161; [email protected]

5. Vi Anh Tuấn

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 182- Lương Thế Vinh- Hà Nội.

- Địa chỉ liên hệ THPT chuyên khoa học Tự nhiên- Trường ĐHKHTN.

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

6. Bùi Xuân Thành

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

Page 87: Ngành Tadi năng Hóa học

87

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

7. Từ Bình Minh

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0914 257 869; [email protected]

8. Nguyễn Thị Ánh Hường

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

- Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học Hoá

đại cương.

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước đầu

hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Kiểm tra đánh giá kết quả từng bài: 50%

- Thi cuối kì: 50%

7.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

Thi cuối kì: tuần thứ 15

Thi lại: Sau kì thi chính từ 3-5 tuần

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.

- Chuẩn bị bài tốt

- Thao tác thí nghiệm chuẩn xác

- Ý thức chấp hành nội quy PTN tốt

- Kết quả thực nghiệm tốt.

- Đánh giá kết quả theo yêu cầu và chấm thang điểm 10/10

8. Giáo trình bắt buộc

1) Daniel C. Harris, Quantitative chemical analysis (seventh edition)

2) W. Franklin Smyth, Analytical chemistry of complex matrices,

Page 88: Ngành Tadi năng Hóa học

88

3) Gary D. Christian, Analytical chemistry (6th edition)

4) Douglas A. Skoog, Donald M.West, F. James Holler, Fundamentals of

Analytical chemistry, Saunders College Publishing, 2002

9. Tóm tắt nội dung môn học

Sinh viên tiến hành 14 bài thực hành về hoá đại cương thuộc các phần lí thuyết

chung về các định luật khí, xác định khối lượng mol và mol đương lượng, nhiệt động

học, động học, cân bằng, dung dịch và điện hoá học.

10. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1: - Giới thiệu Nội quy phòng thí nghiệm (PTN); Các quy định đối với sinh

viên học và làm việc trong PTN; Qui tắc an toàn, sơ cứu khi gặp tai nạn trong PTN.

- Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông thường trong PTN, tính năng và cách

sử dụng của chúng.

- Thực hành các thao tác cơ bản trong PTN hoá học: Rửa dụng cụ, cân, lọc tách và

rửa kết tủa khỏi dung dịch.

Bài 2: Xác định khối lượng mol phân tử của oxy dựa vào phương trình trạng thái

khí lí tưởng.

Bài 3: Xác định mol đương lượng của magiê kim loại theo phương pháp đẩy hiđrô.

Bài 4: Khảo sát các định luật khí: Gay-Lussac, Charles và Boyle-Mariotte.

Bài 5: Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hoà.

Bài 6: Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.

Bài 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học.

Bài 8: Xác định bậc phản ứng phân huỷ H2O2 có xúc tác Kl

Bài 9: Dung dịch của các chất điện li. pH của dung dịch. Dung dịch đệm.

Bài 10: Pha dung dịch và chuẩn độ.

Bài 11: Sự thuỷ phân. Tích số tan của các chất điện li ít tan.

Bài 12: Phản ứng oxy hoá- khử. Đo thế điện cực và sức điện động của pin điện hoá.

Bài 13: Điện phân dung dịch, hiên tượng dương cực tan và định luật Faraday.

Bài 14. Xác định tích số tan của CdC2O4 và hằng số tạo thành của ion phức

[Cd(NH3)4]2+

Page 89: Ngành Tadi năng Hóa học

89

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA LÝ 1

(Physical chemistry 1)

1. Mã môn học: CHE2118

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 1 (CHE1094)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Lê Kim Long, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của nhiệt động học (nội dung các

nguyên lí của nhiệt động học và ứng dụng của các nguyên lí đó vào cân bằng hóa học,

cân bằng pha và dung dịch), giúp sinh viên hiểu rõ lí thuyết của các quá trình hóa học

và hoá lí và vận dụng các hiểu biết đó trong việc học tốt các môn học khác của hóa học

cũng như áp dụng trong thực tiễn.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 90: Ngành Tadi năng Hóa học

90

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1) Donald A. McQuarrie, Physical chemistry - A molecular approach

2) Halliday, ..., fundamentals of physics (7th edition)

3) Trần Văn Nhân, Nguyên Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế. Hóa lí, tập I và tập II, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.

4) Nguyễn Đình Huề. Giáo trình Hoá lý, Tập I và Tập II, NXB GD, Hà Nội, 2000.

5) Atkins P. W. Physical Chemistry, fifth Ed. Oxford University Press, 1992.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của nhiệt động học, các

nguyên lý cơ bản của nhiệt động học. Ứng dụng của các nguyên lý vào cân bằng hoá

học, cân bằng pha và dung dịch.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1 : Mở đầu (3 hrs)

1.1. Đối tượng của nhiệt động học.

1.2. Bản chất của phương pháp nhiệt động học.

Page 91: Ngành Tadi năng Hóa học

91

1.3. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản: Trạng thái nhiệt động, Quá trình nhiệt

động. Thông số nhiệt động. Năng lượng. Công và nhiệt. Vi phân toàn phần và

các tính chất của vi phân toàn phần.

Chương 2 : Nguyên lí I của nhiệt động học (8 hrs)

2.1. Nội dung của nguyên lí I.

2.2. Ứng dụng của nguyên lí I.

2.3. Áp dụng nguyên lí I vào quá trình hóa học - Nhiệt hóa học.

Chương 3 : Nguyên lí II của nhiệt động học (14 hrs)

3.1. Các cách phát biểu của nguyên lí II.

3.2. Biểu thức định lượng của nguyên lí II. Chu trình Cacno và các định lí Cacno ;

Entropi. Chiều hướng và giới hạn của quá trình trong hệ cô lập.

3.3. Cách tính biến thiên entropi.

3.4. Ý nghĩa vật lí của entropi. Bản chất thống kê và giới hạn ứng dụng của nguyên

lí II.

3.5. Chiều hướng và giới hạn của quá trình trong hệ kín - Các hàm đặc trưng.

3.6. Chiều hướng và giới hạn của quá trình trong hệ mở - Thế hóa học.

3.7. Ứng dụng của nguyên lí II đối với cân bằng pha. Điều kiện cân bằng pha. Cân

bằng pha của một hệ cấu tử hai pha- Phương trình Clapeyron- Claudiut.

3.8. Các đặc trưng nhiệt động của khí lí tưởng.

3.9. Các đặc trưng nhiệt động của khí thực.

Chương 4 : Cân bằng hóa học (8 hrs)

4.1. Quan hệ giữa năng lượng Gipxơ và hằng số cân bằng - Phương trình đẳng

nhiệt của phản ứng hóa học.

4.2. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ - Phương trình đẳng áp và

phương trình đẳng tích của phản ứng hóa học.

4.3. Sự phụ thuộc của cân bằng phản ứng vào áp suất,

4.4. Các phương pháp xác định hằng số cân bằng.

4.5. Các đặc trưng nhiệt động của phản ứng hóa học.

Chương 5 : Nguyên lí III của nhiệt động học (4 hrs)

5.1. Định lí nhiệt của Necxtơ.

5.2. Một số hệ quả của định đề Necxtơ.

5.3. Ứng dụng của nguyên lí III. Tính entropi tuyệt đối. Tính hằng số cân bằng.

Chương 6 : Cơ sở nhiệt động học thống kê (7 hrs)

6.1. Định luật phân bố Boltzmann.

6.2. Tính các hàm nhiệt động và hằng số cân bằng theo phương pháp thống kê.

- Quan hệ giữa tổng trạng thái phân tử và các hàm nhiệt động.

- Tính các hàm nhiệt động của khí lí tưởng theo tổng trạng thái.

Page 92: Ngành Tadi năng Hóa học

92

- Tính hằng số cân bằng.

Chương 7 : Dung dịch (10 hrs)

7.1. Một số khái niệm chung.

7.2. Đại lượng mol riêng phần. Các phương trình cơ bản đối với đại lượng mol

riêng phần.

7.3. Dung dịch lí tưởng. Dung dịch lí tưởng và định luật Raun. Tính chất nhiệt động

của dung dịch lí tưởng. Độ tan lí tưởng phụ thuộc vào nhiệt độ.

7.4. Dung dịch vô cùng loãng. Định luật Henri. Độ tan của chất khí trong chất lỏng

phụ thuộc vào áp suất. Nhiệt độ động đặc và nhiệt độ sôi của dung dịch.

Phương pháp nghiệm lạnh và nghiêm sôi. Định luật phân bố. Áp suất thẩm

thấu.

7.5. Dung dịch thực. Dung dịch sai lệch dương và dung dịch sai lệch âm. Hoạt độ

và hệ số hoạt độ.

Chương 8 : Cân bằng pha (6 hrs)

8.1. Một số khái niệm cơ bản.

8.2. Qui tắc pha của Gipxơ.

8.3. Cân bằng pha của hệ hai cấu tử.

- Cân bằng lỏng - hơi trong hệ hai cấu tử. Các định luật Konovalop.

- Cân bằng lỏng - hơi của hệ hai cấu tử hoà tan hạn chế.

- Hệ hai cấu tử hoà tan hoàn toàn vào nhau ở pha lỏng và pha rắn.

- Hệ hai cấu tử hoà tan vào nhau ở pha lỏng và không hoà tan ở pha rắn.

- Hệ hai cấu tử hoà tan vào nhau ở pha lỏng và hoà tan hạn chế ở pha rắn.

- Hệ hai cấu tử tạo thành hợp chất hóa học ở pha rắn.

8.4. Hệ ba cấu tử.

- Hệ ba cấu tử hoà tan vào nhau ở pha lỏng và không hoà tan ở pha rắn.

- Hệ ba chất lỏng hoà tan hạn chế.

Page 93: Ngành Tadi năng Hóa học

93

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA LÝ 1

(Physical chemistry Lab 1)

1. Mã môn học: CH2119

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học

Sinh viên cần nắm được các phương pháp thực nghiệm xác định các đại lượng hoá

lí (nhiệt độ, áp suất, nồng độ, độ dẫn điện, sức điện động,…) trên cơ sở đó nghiên cứu

và hiểu sâu sắc hơn lí thuyết về phản ứng hoá học, cân bằng pha, tính chất của dung

dịch không điện li, dung dich keo, cao phân tử, …

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Kiểm tra đánh giá kết quả từng bài: 40%

- Thi cuối kì: 60%

Thi cuối kì: tuần thứ 15

Thi lai: Sau kì thi chính từ 3-5 tuần

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.

- Chuẩn bị bài tốt

- Thao tác thí nghiệm chuẩn xác

- Ý thức chấp hành nội quy PTN tốt

- Kết quả thực nghiệm tốt.

- Đánh giá kết quả theo yêu cầu và chấm thang điểm 10/10

8. Giáo trình bắt buộc

1) Thực tập Hoá lí, Hà nội, 2006

2) Varobiev N. K., Karapetians M. X., Praktikum pơ phizitreckoi Khimii M,

Khimia, 1975.

Page 94: Ngành Tadi năng Hóa học

94

3) Balezin C. A., Praktikum pơ phizitreckoi Khimii M, “Prosvesenhie”, 1980.

4) Carl W. Garland, Experiments in physical chemistry (7th edition)

5) PHYWE, Laboratory Experiments Chemistry

9. Tóm tắt nội dung môn học

Các bài thực tập cơ bản của Hoá lý: Nhiệt động học, Hoá keo, Điện hoá, Động

hoá học và Hoá học Polyme.

10. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1 : Nhiệt hoà tan.

Bài 2: Xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng.

Bài 3: Hằng số cân bằng.

Bài 4: Cân bằng lỏng - hơi của hệ hai cấu tử

Bài 5: Tính tan hạn chế của chất lỏng.

Bài 6: Phương pháp hàn nghiệm.

Bài 7: Phương pháp phân tích nhiệt.

Bài 8 Xác định thiêu nhiệt

Page 95: Ngành Tadi năng Hóa học

95

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA LÝ 2

(Physical chemistry 2)

1. Mã môn học: CHE2122

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 1 (CHE1094)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Lê Kim Long, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức Cung cấp cho người học các kiến thức

cơ bản về động học và cơ chế phản ứng, giúp sinh viên hiểu rõ lí thuyết của các quá

trình hóa học và hoá lí và vận dụng các hiểu biết đó trong việc học tốt các môn học

khác của hóa học cũng như áp dụng trong thực tiễn.

- Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản và cơ sở của môn học điện

hoá học, những ứng dụng quan trọng của nó trong công nghiệp điện hoá nói riêng và

trong công nghiệp hoá học cũng như trong lĩnh vực chế tạo vật liệu mới.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 96: Ngành Tadi năng Hóa học

96

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Donald A. McQuarrie, Physical chemistry - A molecular approach

2. Halliday, ..., fundamentals of physics (7th edition)

3. Trần Văn Nhân, Nguyên Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế. Hóa lí, tập I và tập II, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.

4. Nguyễn Đình Huề. Giáo trình Hoá lý, Tập I và Tập II, NXB GD, Hà Nội, 2000.

5. Atkins P. W. Physical Chemistry, fifth Ed. Oxford University Press, 1992.

6. Richard I. Masel, Chemical kinetics and catalysis

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Phương trình tốc độ, cơ chế phản ứng, động học xúc tác men, động lực học phản

ứng pha khí, hấp phụ, xúc tác dị thể, động học các phản ứng phức tạp.Lí thuyết dung

dịch chất điện li, đặc biệt là dung dịch chất điện li mạnh

- Sự chuyển hoá năng lượng của phản ứng điện hoá thành điện năng. (nhiệt động học

pin điện)

Page 97: Ngành Tadi năng Hóa học

97

- Động học của phản ứng điện hoá xảy ra trên bề mặt giới hạn pha của hệ kim loại

tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

- Một số ứng dụng của nghiên cứu điện hoá

10. Nội dung chi tiết môn học:

Mở đầu: (1 hrs)

- Vai trò và ý nghĩa động học – xúc tác

- Mục tiêu và Nội dung môn học

Phần 1: Động hóa học

Chương 1- Định luật về vận tốc phản ứng hoá học (6 hrs)

1.1 Định luật tốc độ phản ứng – công cụ thể hiện phản ứng theo thời gian

1.2 Các phương pháp xác định phương trình tốc độ bằng thực nghiệm

1.3 Phản ứng bậc một và sự phụ thuộc nồng độ chất phản ứng phân rã

vào thời gian

1.4 Phản ứng các bậc khác một và sự phụ thuộc nồng độ chất phản ứng vào thời

gian

1.5 Các phản ứng thuận nghịch

1.6 Xác định các hằng số tốc độ phản ứng thuận nghịch bằng các phương pháp

phục hồi

1.7 Sự phụ thuộc hằng số tốc độ phản ứng vào nhiệt độ

1.8 Sử dụng thuyết trạng thái chuyển tiếp để tính hằng số tốc độ

Chương II- Cơ chế phản ứng (5 hrs)

2.1 Thế nào là cơ chế phản ứng

2.2 Khi phản ứng thuận nghịch nằm ở cân bằng, hay tốc độ phản ứng xuôi bằng tốc

độ phản ứng nghịch

2.3 Khi nào thì phân biệt được phản ứng một giai đoạn và phản ứng nối tiếp

2.4 Nguyên lí nồng độ ổn định - sự gần đúng cho phép đơn giản hoá phương trình

tốc độ phản ứng

2.5 Phương trình tốc độ của phản ứng phức tạp không ứng với một cơ chế duy nhất

2.6 Cơ chế Lindermann giải thích hiện tượng phản ứng đơn phân tử

2.7 Một số cơ chế phản ứng dây chuyền

2.8 Ảnh hưởng của xúc tác đến cơ chế phản ứng và năng lượng hoạt hoá

2.9 Cơ chế Michaelis-Menten đối với phản ứng xúc tác men (enzyme)

Chương III- Động lực học phản ứng pha khí (6 hrs)

3.1 Thuyết va chạm

3.2 Yếu tố năng lượng trong thuyết va chạm

3.3 Yếu tố không gian trong thuyết va chạm hoạt động

3.4 Khi yếu tố khuếch tán quyết định tốc độ phản ứng

Page 98: Ngành Tadi năng Hóa học

98

3.5 Phản ứng trong vùng khuếch tán và vùng động học

3.6 Phương trình cân bằng khối và cách giải

3.7 Nghiên cứu va chạm phân tử bằng phương pháp chùm phân tử

3.8 Phản ứng F(k) + D2(k) -> DF(k) + D(k) và sự hình thành các phân tử DF(k) dao

động kích thích

3.9 Phân bố theo tốc độ và góc của các sản phẩm của một va chạm hoạt động cho ta

hình ảnh phản ứng hoá học

3.10 Tính mặt phằng thế năng của phản ứng F(k) + D2(k) -> DF(k) + D(k) bằng cơ

học lượng tử.

3.11 Phương trình Eyring – Poliany

3.12 Khía cạnh nhiệt động của và các đại lượng nhiệt động hoạt hoá

3.13 Bằng chứng thực nghiệm của trạng thái chuyển tiếp

3.14 Thuyết trạng thái chuyển tiếp giải thích ảnh hưởng của dung môi

3.15 Thuyết trạng thái chuyển tiếp và phản ứng giữa các ion. Các hiệu ứng muối

Chương IV- Các quá trình trên bề mặt chất rắn - Hấp phụ và xúc tác (6 hrs)

4.1 Sự hình thành bề mặt

4.2 Thành phần bề mặt

4.3 Hấp phụ vật lí và hoá học

4.4 Các loại đường và phương trình hấp phụ đẳng nhiệt

4.5 Tốc độ các quá trình bề mặt

4.6 Hấp phụ và xúc tác dị thể

4.7 Ví dụ về xúc tác dị thể

Chương V- Động học các phản ứng phức tạp (6 hrs)

5.1 Phản ứng dây chuyền

5.2 Các hiện tượng nổ dây chuyền, nổ nhiệt và giới hạn nổ

5.3 Phản ứng quang hoá

5.4 Phản ứng polime hoá dây chuyền

5.5 Polime hoá nhiều bậc (stepwise)

5.6 Phản ứng xúc tác đồng thể

5.7 Phản ứng tự xúc tác

Phần 2: Điện hóa học

CHƯƠNG 1. NHIỆT ĐỘNG HỌC VÀ THUYẾT TĨNH ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH

CHẤT ĐIỆN LI

1.1. Mở đầu

1.2. Phân loại dung dịch chất điện li

1.3. Dung dịch chất điện li mạnh

1.3.1. Hoạt độ và hệ số hoạt độ

Page 99: Ngành Tadi năng Hóa học

99

1.3.2. Hệ số hoạt độ trung bình của chất điện li mạnh

1.3.3. Cách tính hệ số hoạt độ trung bình của chất điện li mạnh

1.4. Thuyết tĩnh điện của dung dịch chất điện li mạnh

1.4.1. Những luận điểm cơ bản của thuyết tĩnh điện

1.4.2. Các phương trình tính hệ số hoạt độ

CHƯƠNG 2. ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI

3.1. Độ dẫn điện riêng

3.2. Độ dẫn điện đương lượng

3.3. Sự phụ thuộc của độ dẫn điện của các dung dịch chất điện li vào nồng độ

3.4. Linh độ ion và số vận tải

3.5. Phương pháp đo độ dẫn điện và ứng dụng của nó

CHƯƠNG 3. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA PIN ĐIỆN SỨC ĐIỆN ĐỘNG VÀ THẾ

ĐIỆN CỰC

Pin điện - Sự hình thành pin điện, kí hiệu của pin điện

Các phản ứng xảy ra trong pin điện và sức điện động E trong pin điện

Quan hệ giữa sức điện động E của pin điện và hoạt độ của các chất phản ứng

Thế điện cực

Nguyên nhân sinh ra thế điện cực - lớp điện kép

Phương trình tính Necxo tính giá trị thế điện cực

Phân loại điện cực

Điện cực loại 1

Điện cực loại 2

Các loại điện cực khí

- Điện cực khí Hiđro (điện cực tiêu chuẩn)

- Điện cực khí oxi

Điện cực oxi hoá khử - cho ví dụ

Phương pháp đo sức điện động pin điện và ứng dụng của nó ( xác định pH, chuẩn độ

điện thế, xác định thế điện cực tiêu chuẩn)

Bảng giá trị thế điện cực tiêu chuẩn và cách sử dụng nó

Các loại pin điện

Pin điện hoá học

Pin điện nồng độ

Pin nồng độ không có số tải

Pin nồng độ có số tải

Page 100: Ngành Tadi năng Hóa học

100

CHƯƠNG 4. ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG ĐIỆN HOÁ

4.1. Phản ứng điện hoá

4.2. Các giai đoạn phản ứng điện hoá

4.3. Tốc độ phản ứng điện hoá

4.3.1. Phương trình động học điện hoá

4.3.2. Phương trình động học điện hoá được khống chế bởi sự khuếch tán

4.3.3. Phương trình động học điện hoá hỗn hợp

4.4. Một số ứng dụng của nghiên cứu điện hoá

4.4.1. Giới thiệu nguồn điện hoá học

4.4.2. ăn mòn điện hoá học

4.4.3. Phương pháp điện hoá học sử dụng trong hoá phân tích

Page 101: Ngành Tadi năng Hóa học

101

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA LÝ 2

(Physical chemistry Lab 2)

1. Mã môn học: CH2123

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học

Sinh viên cần nắm được các phương pháp thực nghiệm xác định các đại lượng hoá

lí (nhiệt độ, áp suất, nồng độ, độ dẫn điện, sức điện động,…) trên cơ sở đó nghiên cứu

và hiểu sâu sắc hơn lí thuyết về phản ứng hoá học, cân bằng pha, tính chất của dung

dịch không điện li, dung dich keo, cao phân tử, …

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Kiểm tra đánh giá kết quả từng bài: 40%

- Thi cuối kì: 60%

Thi cuối kì: tuần thứ 15

Thi lai: Sau kì thi chính từ 3-5 tuần

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.

- Chuẩn bị bài tốt

- Thao tác thí nghiệm chuẩn xác

- Ý thức chấp hành nội quy PTN tốt

- Kết quả thực nghiệm tốt.

- Đánh giá kết quả theo yêu cầu và chấm thang điểm 10/10

8. Giáo trình bắt buộc

6) Thực tập Hoá lí, Hà nội, 2006

7) Varobiev N. K., Karapetians M. X., Praktikum pơ phizitreckoi Khimii M,

Khimia, 1975.

Page 102: Ngành Tadi năng Hóa học

102

8) Balezin C. A., Praktikum pơ phizitreckoi Khimii M, “Prosvesenhie”, 1980.

9) Carl W. Garland, Experiments in physical chemistry (7th edition)

10) PHYWE, Laboratory Experiments Chemistry

9. Tóm tắt nội dung môn học

Các bài thực tập cơ bản của Hoá lý: Nhiệt động học, Hoá keo, Điện hoá, Động

hoá học và Hoá học Polyme.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần 3 Động hoá học

Bài 9: Xác định hằng số tốc độ phản ứng bậc 1.

Bài 10: Phản ứng thuỷ phân este

Bài 11: Đường hấp phụ đẳng nhiệt.

Bài 13: Xác định động học phản ứng bằng phương pháp phổ hấp thụ

Phần 4 Điện hoá học

Bài 14: Độ dẫn điện của dung dịch chất điện li

Bài 15: Sức điện động của nguyên tố Ganvani.

Bài 16: Số vận tải.

Bài 17: Động học điện hóa: Xác định quá thế Hiđro

Bài 18: Mạ điện

Phần 5 Hoá học chất keo và cao phân tử

Bài 19: Điều chế các hệ thống keo và khảo sát một số tính chất của chúng

Bài 20: Phân tích sa lắng.

Bài 21: Xác định thế điện động học ( Thế ) của hệ keo

Bài 22: Xác định phân tử lượng chất polyme

Bài 23: Xác định sức căng bề mặt

Bài 23: Điều chế nhựa Urê-Formalđêhit và khảo sát tính chất

Page 103: Ngành Tadi năng Hóa học

103

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHÂN TÍCH CÔNG CỤ

(Instrumental characterization)

1. Mã môn học: CHE2132

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Văn Ri

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0913569059, [email protected]

Tạ Thị Thảo

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected]

Phạm Thị Ngọc Mai

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

Lê Thị Hương Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19- Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 336 161; [email protected]

Vi Anh Tuấn

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 182- Lương Thế Vinh- Hà Nội.

- Địa chỉ liên hệ THPT chuyên khoa học Tự nhiên- Trường ĐHKHTN.

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

Từ Bình Minh

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

Page 104: Ngành Tadi năng Hóa học

104

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0914 257 869; [email protected]

Nguyễn Thị Ánh Hường

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức có bản về một số phương pháp phân

tích công cụ như : các phương pháp phân tích quang ; các phương pháp phân tích điện

hóa , một số phương pháp tách được ứng dụng trong hóa học phân tích

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về phân tích công cụ trong khi học

các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn phân tích

công cụ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 105: Ngành Tadi năng Hóa học

105

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. R.J Farauto and C.H. Barholomew . Fundamentals of inductrial catalytic

processes. Blackie Acedemic & Professional.

2. Trần Tử Hiếu , Từ Vọng Nghi , Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung, Hóa học

phân tích –Phần II : Các phương pháp phân tích công cụ, Nhà xuất bản KHKT ,

Hà Nội , 2007

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Trình bày cơ sở lý thuyết các phương pháp phân tích công cụ: - Các phương

pháp phân tích quang học là phương pháp dựa trên tính chất quang học của các chất

phân tích (nguyên trử , ion , phân tử , nhóm phân tử ) như tính chất hấp thụ quang,

tính chất phát quang ...

- Các phương pháp phân tích điện hóa là những phương pháp dựa trên các phán

ứng điện hóa xảy trên điện cực , mối liên hệ giữa tín hiệu điện với nồng độ chất khử

cực, từ đó có thể tìm được nồng độ chất trong mẫu phân tích .

- Các phương pháp tách : trình bày cơ sở lý thuyết các phương pháp tách chiết

chiết lỏng - lỏng, tách bằng phương pháp sắc ký, phương pháp phân tích sắc ký khí,

phương pháp phân tích sắc ký lỏng

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1. Đại cương về các phương pháp phân tích quang

1.1. Mở đầu

1.2. Phổ bức xạ điện từ

1.3. Phân loại các phương pháp phân tích quang

Chương 2. Phương pháp phân tích phổ hấp thụ phân tử

Page 106: Ngành Tadi năng Hóa học

106

2.1 Định luật cơ bản hấp thụ ánh sáng của dung dịch –Định luật Bouger –

Lambert-Beer

2.2 . Các tính chất của độ hấp thụ quang A

2.3. Hệ số hấp thụ phân tử &

2.4. Những nguyên nhân làm cho sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch nghiên cứu

không tuân theo định luật Beer

2.5. Các phương pháp định lượng bằng phương pháp trắc quang

2.5.4. Phương pháp đường chuẩn

2.5.5. Phương pháp thêm cuẩn

2.6. Sơ đồ hệ thiết bị quang phổ hấp thụ phân tử

2.7 . Ứng dụng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử

2.8. Bài tập

Chương 3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử

3.1. Định luật cơ bản về sự phát xạ nguyên tử -Nguyên tắc phương pháp quang

phổ phát xạ nguyên tử

3.2. Các nguồn kích thích trong phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử

3.2.1. Ngọn lửa đèn khí

3.2.2. Hồ quang điện

3.2.3. Tia lửa điện

3.2.4. Plasma cảm ứng cao tần (ICP)

3.3. Thiết bị quang phổ phát xạ nguyên tử

3.4. Phương pháp quang phổ phát xạ phân tích định tính

3.5. phương pháp quang phổ phát xạ phân tích định lượng

3.6. Ứng dụng phương pháp quang phổ phát xạ

3.7. Bài tập

Chương 4. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

4.1. Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của nguyên tử tự do

4.2. Quá trình nguyên tử hóa mẫu

4.2.1. Nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa đèn khí (F-AAS)

4.2.2. Nguyên tử hóa không ngọn lửa

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo trong phương pháp quang phổ hấp thụ

nguyên tử

4.3.1. Ảnh hưởng nồng độ axít , và loại axít trong dung dịch mẫu

4.3.2. Ảnh hưởng của các cation

4.3.3. Ảnh hưởng của các anion

4.4. Sơ đồ cấu tạo máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử

Page 107: Ngành Tadi năng Hóa học

107

4.5. Các phương pháp phân tích định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử

4.5.1.Phương pháp đường chuẩn

4.5.2. Phương pháp thêm chuẩn

4.6. Ứng dụng phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử

4.7. Bài tập

Chương 5. Các phương pháp phân tích điện thế

5.1.Mở đầu

5.2. Các loại điện cực dùng trong phân tích điện thế

5.2.1. Điện cực loại I

5.2.2. Điện cực loại II

5.2.3. Điện cực chọn lọc ion

5.3. Đo thế cân bằng của điện cực

5.4. Các phương pháp phân tích điện thế trực tiếp

5.4.1 Phương pháp chuẩn hóa điện cực

5.4.2. Phương pháp thêm chuẩn

5.4.3. Xác định pH bằng điện cực thủy tinh

5.5. Phương pháp chuẩn độ điện thế

5.6 Bài tập

Chương 6. Các phương pháp điện phân và điện lượng

6.1. Các khái niệm mở đầu

6.1.1. Sự phân cực - điện phân

6.1.2. Định luật cơ bản về sự điện phân- định luật Faraday

6.2.Các phương pháp điện phân thường dùng

6.2.1.Điện phân khi cường độ không đổi

6.2.2. Điện phân khi giữthế điện cực làm việc không đổi

6.3. Phương pháp phân tích điện khối lượng

6.4. Phương pháp tách bằng điện phân trên catot thủy ngân

6.5. Các phương pháp điện lượng

6.5.1.Phương pháp điện lượng ở thế không đổi

6.5.2 Phương pháp chuẩn độ điện lượng

6.6 Bài tập

Chương 7. Phương pháp cực phổ von-ampe hòa tan

7.1. Nguyên tắc của phương pháp phân tích cực phổ

7.1.1. Điện cực giọt thủy ngân

7.1.2 Điện cực so sánh

7.1.3 Sóng cực phổ khuếch tán

Page 108: Ngành Tadi năng Hóa học

108

7.2. Phương trình sóng cực phổ khuếch tán

7.3. Đặc điểm của dòng giới hạn khuếch tán

7.3.1. Sự phụ thuộc của dòng giới hạn khuếch tán vào nồng độ chất khử cực

7.3.2 Sự phụ thuộc của dòng giới hạn khuếch tán vào chiều cao bầu thủy ngân

7.3.3. Sự phụ thuộc của dòng giới hạn khuếch tán vào nhiệt độ

7.4. Phương trình sóng cực phổ khuếch tán

7.5. Phân tích cực phổ định lượng sử dụng dòng khuếch tán

7.5.1. Phương pháp đường chuẩn

7.5.2. Phương pháp thêm chuẩn

7.6.Một vài thí dụ ứng dụng phương pháp phân tích cực phổ

7.7. Phương pháp von ampe hòa tan

7.7.1. Nguyên tắc của phương pháp

7.7.2. Quá trình hòa tan

7.7.3. Độ nhạy , tính chọn lọc và các kỹ thuật phân tích điện hóa hòa tan

7.8 . Bài tập

Chương 8 . Phương pháp tách chiết

8.1. Mở đầu

8.2. Các khái niệm cơ bản của quá trình chiết lỏng –lỏng

8.3. Phân loại hệ chiết

8.3.1. Hệ chiết liên hợp ion

8.3.2. Hệ chiết chelat ( phức vòng càng)

8.4. Chiết pha rắn

8.5. Bài tập

Chương 9 Cơ sở lý thuyết chung phương pháp phân tích sắc ký

9.1.Mở đầu

9.2. Phân loại các phương phápphân tích sắc ký

9.3. Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký

9.3.1. Hệ số phân bố , hệ số dung tích,thời gian lưu, thể tích lưu..

9.3.2. Số đĩa và chiều cao đĩa lý thuyết

9.3.3. Tốc độ tuyến tính U và mối quan hệ giữa chiều cao đĩa lý thuyết và tốc

độ tuyến tính U

9.3.4. Độ phân giải Rs

9.4. Bài tập

Chương 10 Phương pháp phân tích săc ký lỏng

10.1. Pha tĩnh trong phương pháp phân tích sắc ký lỏng

10.2. Pha động trong phương pháp phân tích sắc ký lỏng

10.3. Phương pháp sắc ký lỏng có độ phân giải cao

Page 109: Ngành Tadi năng Hóa học

109

10.5 Sắc ký trao đổi ion

10.6. Sắc ký ion

10.7.Sắc ký giấy

10.8. Sắc ký bản mỏng

10.9. Bài tập

Chương 11 Phương pháp phân tích sắc ký khí

11.1.Nguyên tắc phương pháp phân tích sắc ký khí

11.2. Các loại khí mang dùng trong phương pháp sắc ký khí

11.3. Cột tách trong phương pháp sắc ký khí

11.4. Nguyên lý hoạt động của các loại detector dùng trong phương pháp sắc ký

khí

11.5. Ứng dụng phương pháp sắc ký khí

11.6. Bài tập

Page 110: Ngành Tadi năng Hóa học

110

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC HÀNH HÓA HỌC PHÂN TÍCH CÔNG CỤ

(Instrumental characterization Lab)

1. Mã môn học: CH2133

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Phân tích Công cụ (CHE2116)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Văn Ri

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0913569059, [email protected]

Tạ Thị Thảo

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected]

Phạm Thị Ngọc Mai

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

Lê Thị Hương Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.

- Thời gian, địa điểm làm việc:19- Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 336 161; [email protected]

Vi Anh Tuấn

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 182- Lương Thế Vinh- Hà Nội.

- Địa chỉ liên hệ THPT chuyên khoa học Tự nhiên- Trường ĐHKHTN.

- Điện thoại, email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

Bùi Xuân Thành

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

Page 111: Ngành Tadi năng Hóa học

111

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

Từ Bình Minh

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0914 257 869; [email protected]

Nguyễn Thị Ánh Hường

- Chức danh, học hàm, học vị: TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

Cung cấp cho người học các kỹ năng vận hành các máy đo trong phân tích bao gồm:

- Các máy đo quang phổ (Máy quang phổ hấp thụ phân tử: UV-VIS, máy quang

phổ phát xạ nguyên tử AES, máy hấp thụ nguyên tử AAS)

- Các máy phân tích điện hoá (máy đo điện thế, máy cực phổ)

- Các máy sắc ký (khí và lỏng trong đó có máy điện di mao quản)

- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành các phương pháp phân tích công cụ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Kiểm tra đánh giá kết quả từng bài: 40%

- Thi cuối kì: 60%

7.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên.

- Chuẩn bị bài tốt

- Thao tác thí nghiệm chuẩn xác

- Ý thức chấp hành nội quy PTN tốt

- Kết quả thực nghiệm tốt.

- Đánh giá kết quả theo yêu cầu và chấm thang điểm 10/10

8. Giáo trình bắt buộc

1. Daniel C. Harris, Quantitative chemical analysis (seventh edition)

2. W. Franklin Smyth, Analytical chemistry of complex matrices,

Page 112: Ngành Tadi năng Hóa học

112

3. Gary D. Christian, Analytical chemistry (6th edition)

4. Douglas A. Skoog, Donald M.West, F. James Holler, Fundamentals of

Analytical chemistry, Saunders College Publishing, 2002

5. Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội,2003

6. Trần Tử Hiếu, Phân tích trắc quang –Phổ hấp thụ phân tử, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2003

9. Tóm tắt nội dung môn học

Giới thiệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị đo phân tích.

Thực hành thao tác trên máy để xác định hàm lượng các chất phân tích trong

môi trường như: kim loại trong nước, đất, sinh vật….

10. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1: Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS (4tiết)

Xác định thành phần của phức màu Fe(II)- o-phenantrolin

Xác định tổng hàm lượng của Fe trong nước ngầm.

Bài 2: Phương pháp đo Huỳnh quang (4tiết)

Xác định lượng vết asen trong nước bằng phương pháp huỳnh quang

Bài 3 Phương pháp đo quang phổ phát xạ nguyên tử F- AES (4tiết)

Xác định kim loại kiềm trong đất với máy SP9/800

Bài 4 Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử có ngọn lửa F-AAS

(4tiết)

Xác định Cu, Fe, Mn, Zn trong mẫu rau

Bài 5 Thực hành với máy quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa

(4tiết)

Xác định các kim loại nặng trong nước

12.1 Phương pháp Điện hoá

Bài 6 Phương pháp điện thế (4tiết)

Xác định Fe2+ bằng phương pháp chuẩn độ điện thế

Đo pH của dung dịch

Bài 7 Phương pháp điện thế (4tiết)

Xác định flo trong kem đánh răng sử dụng điện cực chọn lọc ion

Bài 8 Phương pháp cực phổ (4tiết)

Xác định Cadimi, Chì trong nước

Bài 9 Phương pháp Vol- ampe hoà tan anốt (4tiết)

Xác định Cadimi, Chì, Đồng trong rau

Bài 10 Phương pháp Vol- ampe hoà tan hấp phụ catốt(4tiết)

Xác định kim loại nặng trong nước

Page 113: Ngành Tadi năng Hóa học

113

12.2 Phương pháp Sắc ký

Bài 11: Phương pháp chiết pha rắn (4tiết)

Tách hỗn hợp Fe3+, Zn2+ trên cột anionit và xác định bằng complexon III

Bài 12: Phương pháp sắc ký khí (4tiết)

Tách và xác định hỗn hợp toluen, isooctan, etylacetat với detector ion

hoá ngọn lửa - FID

Bài 13: Phương pháp sắc ký khí (4tiết)

Định lượng ankaloit trong thuốc lá với detector ion hoá ngọn lửa FID

Bài 14: Phương pháp sắc ký lỏng (4tiết)

Tách hỗn hợp chloramphenicolpalmitate (CAP), hydrocortisone acetate

(DCA), dexamthansone acetate (DA) với detector UV-VIS

Bài 15: Phương pháp sắc ký lỏng (4tiết)

Tách và xác định caroten trong thực phẩm với detector UV-VIS

Page 114: Ngành Tadi năng Hóa học

114

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA KỸ THUẬT

(Principles of chemical engineering)

1. Mã môn học: CHE2120

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 2 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Meada Yashuki, GS., Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Osaka Prefecture, Nhật Bản

Trần Thị Dung, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Hoàng Văn Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Văn Nội, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Có một hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc cơ sở của các quá trình và tính toán kỹ

thuật hoá học

- Có thể kiểm tra và lựa chọn các dữ liệu thích hợp, và giải quyết các vấn đề về cân

bằng vật chất và năng lượng.

- Có thể lựa chọn và/hoặc đánh giá các phương pháp giải quyết vấn đề, ví dụ lựa chọn

giữa các kỹ thuật giải số và giải tích.

- Có thể đưa ra các ví dụ quan trọng về các ứng dụng quan trọng của các cân bằng vật

liệu trong các quá trình kỹ thuật hoá học.

- Có thể đánh giá các bài giải của bản thân mình, áp dụng các suy luận, và sủa chữa

các lỗi.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

Page 115: Ngành Tadi năng Hóa học

115

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên; Giải các các bài

tập tổng hợp của các

phần I và phần II

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

R.M. Felder and R.W. Rousseau, Elementary Principles of Chemical Processes, 3rd

Edition, Wiley, 2000

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Đây là khoá học về định lượng đầu tiên trong giáo trình Hoá Kỹ thuật. Các kiến thức

và kỹ năng về cân bằng vật chất và năng lượng , hệ phản ứng liên tục, gián đoạn và các

quá trình sản xuất hóa chất cơ bản trong công nghiệp.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1 : Các biến của quá trình

1.1 Khối lượng

1.2 Thể tích

1.3 Tốc độ dòng

1.4 Thành phần

1.5 Nhiệt độ

1.6 Áp suất

Chương 2 : Các cân bằng vật chất

Page 116: Ngành Tadi năng Hóa học

116

2.1 Cơ sở của các cân bằng vật chất

2.2 Các hệ thống một pha

2.3 Các hệ thống nhiều pha

Chương 3 : Các cân bằng năng lượng

3.1 Năng lượng và cân bằng năng lượng

3.2 Các cân bằng với các quá trình hoạt động (reactive)

3.3 Các tính toán cân bằng được trợ giúp bởi máy tính

3.4 Các cân bằng với các quá trình tạm thời (transient)

Chương 4: Hệ phản ứng liên tục

4.1 Giới thiệu chung

4.2 Cân bằng vật chất

4.3 Tính toán độ chuyển hóa

4.4 Tách loại sản phẩm

Chương 5: Hệ phản ứng gián đoạn

4.1 Giới thiệu chung

4.2 Cân bằng vật chất

4.3 Tính toán độ chuyển hóa

4.4 Tách loại sản phẩm

Page 117: Ngành Tadi năng Hóa học

117

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP HÓA KỸ THUẬT

(Chemical engineering Lab)

1. Mã môn học: CHE2121

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương 1 (CHE1095)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/Anh

5. Giảng viên

Trần Thị Dung, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Hoàng Văn Hà, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Văn Nội, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Đào Sỹ Đức, ThS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Vũ Thị Quyên, ThS, Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Minh Phương, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phương Thảo, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Cung cấp cho người học các kỹ năng thực hành hoá kỹ thuật và minh hoạ cho phần

kiến thức hoá kỹ thuật đại cương.

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước đầu

hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài thực hành từng

20%

Page 118: Ngành Tadi năng Hóa học

118

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

- Kết quả báo cáo thí

nghiệm

nội dung.

Báo cáo thực hành

-Kiểm tra kỹ năng thực

hành 1 tiết theo nội

dung của môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương.

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong thực

nghiệm và nghiên cứu

60%

Tổng 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1 - Mills, A.F. Basic Heat and Mass Transfer. 2nd ed. Upper Saddle River,

NJ: Prentice Hall, 1998. ISBN: 0130962473.

2 - Baehr, H.D., and K. Stephan. Heat and Mass Transfer. New York, NY:

Springer-Verlag, 1998. ISBN: 3540636951.

3 - Seader, J. D., and Ernest J. Henley. Separation Process Principles. New

York, NY: Wiley, 1998. ISBN: 0471586269.

4 - Smith, J. M., H. C. Van Ness, and M. M. Abbott. Introduction to Chemical

Engineering Thermodynamics. 6th ed. Boston, MA: McGraw-Hill, 2001.

ISBN: 0072402962.

5. Bộ môn Công nghệ Hoá học, Thực tập Hoá kỹ thuật, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Người học sẽ được thực hành các bài thực tập về truyền nhiệt và chuyển khối, tách

chất, kỹ thuật tiến hành phản ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Mở đầu: (1 hrs)

- Giới thiệu về nội qui phòng thí nghiệm, các trang thiết bị trong Phòng thí

nghiệm và tóm tắt lý thuyết các bài thực tập

Bài 1. Xác định hệ số truyền nhiệt

Bài 2. Xác định hệ số khuếch tán

Bài 3. Xác định số đĩa lý thuyết của cột cất

Bài 4. Hấp phụ

Bài 5. Xác định trở lực của bánh lọc và vật liệu lọc trong trường hợp lọc khung bản

Bài 6. Xác định độ lưu giữ và năng suất của quá trình thẩm thấu ngược

Page 119: Ngành Tadi năng Hóa học

119

Bài 7. Xác định hằng số tốc độ phản ứng trong trường hợp phản ứng gián đoạn

Bài 8. Nghiên cứu thiết bị khuấy lý tưởng liên tục

Bài 9. Nghiên cứu động học của enzym

Bài 10. Xác định độ chuyển hoá và hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric bằng

phương pháp tiếp xúc

Page 120: Ngành Tadi năng Hóa học

120

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

(Environmental chemistry)

1. Mã môn học: CHE2145

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE1095

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Meada Yashuki, GS.TS., Khoa Công nghệ Hóa học, ĐH Osaka Prefecture, Nhật

Bản

Đỗ Quang Trung, PGS. TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Nội, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Phương, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Sau khi học qua học phần này sinh viên sẽ có một hiểu biết cơ bản về hoá học

môi trường từ cách giải thích hoá học về ô nhiễm môi trường đất, nước không khí, đến

các biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm đối với các môi trường này.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá môi trường trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn hoá môi

trường, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 121: Ngành Tadi năng Hóa học

121

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

Stanley E. Manahan, Fundamentals of Environmental Chemistry, 3rd ed., by C.

Baird & M. Cann

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Học phần này mô tả nghiên cứu hóa học về khí quyển, môi trường đất và

khoáng vật, hóa học nước tự nhiên, hóa chất nông nghiệp và sự ô nhiễm của các hợp

chất hữu cơ và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng năng lượng

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1: Hoá học môi trường của nước

1.1.Giới thiệu

1.2. Các tính chất của nước, một chất đặc biệt

1.3 Các nguồn và sử dụng nước: Chu trình thuỷ văn

1.4 Các đặc trưng của các loại thuỷ vực

1.5 Hoá học nước

1.6 Độ kiềm và axít

1.7 Các ion kim loại và canxi trong nước

1.8 Sự ôxi hoá - khử

1.9 Sự tạo phức và chelat (vòng càng)

Page 122: Ngành Tadi năng Hóa học

122

1.10 Sự tương tác của nước với các pha khác

1.11 Đời sống thuỷ sinh

1.12 Các chu trình và sự chuyển tiếp nguyên tố được trung gian hoá bởi vi sinh

vật

Chương 2: Ô nhiễm nước

2.1 Bản chất và các dạng chất ô nhiễm nước

2.2 Các chất ô nhiễm là nguyên tố (đơn chất)

2.3 Các kim loại và á kim liên kết hữu cơ

2.4 Các dạng vô cơ

2.5 Các chất dinh dưỡng tảo và hiện tượng phú dưỡng

2.6 Độ axít, độ kiềm và độ muối

2.7 Ôxy, các chất ôxy hoá và chất khử

2.8 Các chất ô nhiễm hữu cơ

2.9 Các hạt nhân phóng xạ trong môi trường nước

Chương 3: Xử lý nước

3.1 Xử lý nước và sử dụng nước

3.2 Xử lý nước cấp sinh hoạt đô thị

3.3 Xử lý nước cho sử dụng công nghiệp

3.4 Xử lý nước thải sinh hoạt

3.5 Xử lý nước thải công nghiệp

3.6 Loại chất rắn

3.7 Loại canxi và các kim loại khác

3.8 Loại các chất hữu cơ hoà tan

3.9 Loại các chất vô cơ hoà tan

3.10 Bùn thải

3.11 Khử trùng nước

3.12 Các quá trình làm tinh khiết nước tự nhiên

Chương 4: Địa quyển và địa hoá học

4.1 Giới thiệu

4.2 Bản chất của các chất rắn trong địa quyển

4.3 Trầm tích

4.4 Đất sét

4.5 Địa hoá học

4.6 Nước ngầm trong địa quyển

Chương 5: Đất và Hoá học nông nghiệp

5.1 Bản chất và tầm quan trọng của đất

5.2 Các phản ứng axít-bazơ và trao đổi ion trong đất

Page 123: Ngành Tadi năng Hóa học

123

5.3 Các chất dinh dưỡng đa lượng trong đất

5.4 Nitơ, phốt pho và kali trong đất

5.5 Các chất dinh dưỡng vi lượng trong đất

5.6 Các loại phân bón

5.7 Các chất thải và ô nhiễm trong đất

5.8 Sự sói mòn đất

5.9 Kỹ thuật gien và nông nghiệp

5.10 Nông nghiệp và sức khoẻ

Chương 6: Khí quyển và hoá học khí quyển

6.1 Tầm quan trọng của khí quyển

6.2 Các đặc trưng vật lý của khí quyển

6.3 Sự truyền năng lượng và khối lượng trong khí quyển

6.4 Các phản ứng hoá học và quang hoá trong khí quyển

6.5 Các phản ứng của ôxi trong khí quyển

6.6 Các phản ứng của nitơ trong khí quyển

6.7 Cácbon dioxít trong khí quyển

6.8 Các hạt trong khí quyển

Chương 7: Các chất ô nhiễm không khí dạng vô cơ

7.1 Giới thiệu

7.2 Các hạt trong khí quyển

7.3 Thành phần của các hạt vô cơ

7.4 Ảnh hưởng của các hạt

7.5 Kiểm soát sự phát thải của các hạt

7.6 Các oxít cácbon

7.7 Các nguồn SO2 và chu trình của lưu huỳnh

7.8 Các ôxít nitơ trong khí quyển

7.9 Mưa axít

7.10 F2, Cl2 và các hợp chất vô cơ của chúng ở trạng thái khí

7.11 Hyđrôgen sunfua, cácbonyl sunfua và cácbon disunfua

Chương 8. Các chất ô nhiễm không khí dạng hữu cơ

8.1 Các hợp chất hữu cơ trong khí quyển

8.2 Các hợp chất hữu cơ từ các nguồn tự nhiên

8.3 Các hyđrôcácbon gây ô nhiễm

8.4 Các hợp chất cơ halogen

8.5 Các hợp chất cơ lưu huỳnh

8.6 Các hợp chất cơ nitơ

Page 124: Ngành Tadi năng Hóa học

124

8.7 Các hạt hữu cơ trong khí quyển

8.8 Các phản ứng tạo khói mù (smog) của các hợp chất hữu cơ trong khí quyển

8.9 Các sản phẩm vô cơ từ khói mù

8.10 Các ảnh hưởng của khói mù

Chương 9: Hoá học độc chất

9.1 Hoá sinh và tế bào

9.2 Protêin, cácbôhyđrát, và lipít

9.3 Enzym

9.4 Độc chất học và hoá học độc chất

9.5 Sự tạo quái thai, gây u, gây ung thư, và các ảnh hưởng lên hệ thống miễn

dịch

9.6 Các nguy hại cho sức khoẻ

9.7 Các nguyên tố và các dạng nguyên tố độc hại

9.8 Các hợp chất vô cơ độc hại

9.9 Độc chất học của các hợp chất hữu cơ

Chương 10: Các tài nguyên và năng lượng

10.1 Tam giác các nguồn tài nguyên thiên nhiên-năng lượng-môi trường

10.2 Các kim loại

10.3 Các nguồn khoáng sản phi kim loại

10.4 Gỗ- một tài nguyên chính có thể tái sinh

10.5 Vấn đề năng lượng

10.5 Các nguồn năng lượng trên thế giới

10.6 Tiết kiệm năng lượng

10.7 Các quá trình chuyển hoá năng lượng

10.8 Dầu mỏ và khí tự nhiên

10.9 Than

10.10 Chuyển hoá than

10.11 Năng lượng hạt nhân

10.12 Năng lượng địa nhiệt

10.13 Mặt trời: một nguồn năng lượng lý tưởng

10.14 Năng lượng từ sinh khối

10.15 Các nguồn năng lượng của tương lai

Page 125: Ngành Tadi năng Hóa học

125

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA SINH

(Biochemical engineering)

1. Mã môn học: CHE1102

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Lê Đức Ngọc, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Hoàn Văn Hà, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Hiểu được cơ sở lý thuyết về Cơ sở hóa sinh

- Vận dụng cơ sở lý thuyết để giải thích và ứng dụng trong các môn học kế tiếp.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá sinh trong khi học các môn

học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm vững Đánh giá kỹ năng học tập 20%

Page 126: Ngành Tadi năng Hóa học

126

giữa kì kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Lehninger A.L.,Nelson D.L., and Cox M.M. Principles of Biochemistry, Worth

Pub.2004.

2. Koolman J. Rohm K.H. Color Atlas of Biochemitry, 2nd edit Thieme. 2005.

3. David E. Metzler, Biochemistry, 1&2, 2nd edid.Elsevier. 2003.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Chương trình cung cấp cho người học các kiến thức về :

+ Thành phần, hàm lượng, chức năng và cấu tạo hoá học của các đại phân tử

(Gluxit, Lipit, Protein và axit Nucleic), của các chất xúc tác sinh học và các chất trợ

sinh trong cơ thể sống.

+ Các con đường phân giải chính của các đại phân tử

+ Các con đường sinh tổng hợp chính của các đại phân tử

+ Các đường hướng điều hoà trao đổi chất chính trong cơ thể sống

+ Các ứng dụng chính trong sản xuất và đời sống của các đại phân tử, các chất

xúc tác sinh học và các chất trợ sịnh.

+ Một số phương pháp nghiên cứu Hoá sinh và Sinh học phân tử thông dụng

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu:

1- Khái niệm môn học

2- Nội dung và ý nghĩa môn học

3- Phương pháp học môn học.

Phần I: Thành phần và cấu tạo hoá học của cơ thể sống

Chương 1. Thành phần và cấu tạo của tế bào

1.1. Phân loại cơ thể sống

1.2. Cấu tạo tế bào

Page 127: Ngành Tadi năng Hóa học

127

1.3. Thành phần nguyên tố của cơ thể sống

1.4. Thành phần các hợp chất của cơ thể sống

Chương 2. Cấu tạo và tính chất của các gluxit

2.1. Khái niệm về gluxit

2.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của gluxit

2.3. Các monosacarit: pentoza & hecxoza

2.4. Các oligosacarit: maltoza, xenlobioza, sacaroza,lactoza, rafinoza

2.5. Các polisacarit thuần: tinh bột, glucogen, xenlulo và dextran

2.6. Các polisacarit tạp: O-ozit, S-ozit, N-ozit.

Chương 3. Cấu tạo và tính chất của lipit

3.1. Khái niệm về lipit

3.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của lipit

3.3. Các axit cacboxilic tham gia tạo thành lipit

3.4. Các rượu tham gia tạo thành lipit

3.5. Lipit thuần: gluxerit, xerit và sterit

3.6. Lipit tạp: photpho lipit, glucolipit và sphingolipit

Chương 4. Cấu tạo và tính chất của protein

4.1. Khái niệm về protein

4.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của protein

4.3. Các L-axit amin tạo thành protein

4.4. Polipeptit: Glutation, vasoprexin, oxitoxin, insulin

4.5. Cấu tạo: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5 của protein

4.6. Protein thuần: papain, ribonucleaza, glubolin miễn dịch

4.7. Protein tạp: Glycoprotein, lipoprotein, nucleoprotein,photphoprotein,

metaloprotein và cromoprotein

Chương 5. Cấu tạo và tính chất của Axit nucleic

5.1. Khái niệm về Axit nucleic

5.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của axit nucleic

5.3. Các nucleotit tạo thành Axit nucleic

5.4. Cấu tạo bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của ARN

5.5. Cấu tạo bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của ADN

5.6. Gen, Cromosom.

Chương 6. Cấu tạo và tính chất của các chất xúc tác sinh học

6.1. Khái niệm và phân loại các chất xúc tác sinh học

6.2. Enzim

6.3. Vitamin

6.4. Hocmôn động vật

Page 128: Ngành Tadi năng Hóa học

128

6.5. Hocmôn thực vật

6.6. Hocmôn côn trùng

Chương 7. Các chất trợ sinh

7.1. Khái niệm và phân loại chất trợ sinh

7.2. Các chất trợ sinh của vi sinh vật: chất kháng sinh, chất dẫn dụ

7.3. Các chất trợ sinh của thực vật, chất bảo vệ, chất dẫn dụ (hương và màu)

7.4. Các chất trợ sinh của động vật, chất độc, chất dẫn dụ, kháng thể

7.5. Các chất trợ sinh của côn trùng: chất bảo vệ, chất dẫn dụ.

Chương 8. Các phương pháp nghiên cứu hoá sinh và sinh học phân tử

8.1. Phân loại các phương pháp nghiên cứu hoá sinh

8.2. Các phương pháp tách chất

8.3. Các phương pháp phân tích

8.4. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc

8.5 Các phương pháp trong Sinh học phân tử

Phần II: chuyển hoá các chất trong cơ thể sống

Chương 9. Tích luỹ, chuyển hoá và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể sống

9.1. Bản chất năng lượng của hoạt động sống

9.2. Quá trình chuyển hoá quang năng thành hoá năng

9.3. Chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sống

9.4. Tiêu thụ năng lượng trong cơ thể sống

Chương 10. Chuyển hoá gluxit

10.1. Phân giải gluxit

10.2. Tổng hợp gluxit

Chương 11. Chuyển hoá lipit

11.1. Phân giải lipit

11.2. Tổng hợp lipit

Chương 12. Chuyển hoá Axit nucleic

12.1. Phân giải Axit nucleic

12.2. Tổng hợp Axit nucleic, công nghệ gen.

Chương 13. Chuyển hoá protein

13.1. Phân giải protein

13.2. Tổng hợp protein.

Phần III: Điều hoà trao đổi năng lượng và thông tin trong cơ thể sống

Chương 14. Điều hoà trao đổi năng lượng

14.1. Liên quan chuyển hoá trong cơ thể sống

14.2. Điều hoà chuyển hoá bằng hoạt lực enzim

Page 129: Ngành Tadi năng Hóa học

129

14.3. Điều hoà chuyển hoá bằng hàm lượng enzim: điều hoà cảm ứng và điều hoà kỳm

hãm

14.4. Điều hoà chuyển hoá bằng phân bố không gian hệ thống phức hợp enzim.

Chương 15. Điều hoà trao đổi thông tin

15.1. Dòng thông tin trong cơ thể sống

15.2. Điều hoà thông tin bằng hocmôn

15.3. Điều hoà thông tin bằng di truyền – biến dị để tiến hoá.

Page 130: Ngành Tadi năng Hóa học

130

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA VẬT LIỆU

(Introduction to material chemistry)

1. Mã môn học: CHE2137

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Phạm Ngọc Lân, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Thanh Sơn, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thị Như Mai, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hóa học vật liệu, vật liệu

truyền thống, vật liệu mới, sự phát triển của khoa học vật liệu.

Giới thiệu tổng quát về vật liệu : cách phân loại - vật liệu trên cơ sở các tiền

chất vô cơ, tiền chất hữu cơ, vật liệu cơ kim, ..., các đặc trưng vật lý và hóa lý, tính

chất và ứng dụng của vật liệu.

Cung cấp những hiểu biết ban đầu vầ những vật liệu mới, hiện đại đang được

nghiên cứu và sử dụng phổ biến hiện nay.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá vật liệu trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.2. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của học, qua đó

có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học mang

lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức

được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư duy

khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 131: Ngành Tadi năng Hóa học

131

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1- William D. Calister. Materials science ang Engineering: An Introduction,

5th.

2- Dr.J.M.Sykes, Prof. J.B. Pethica, Dr. Simon Benjamin. Oxford materials.

MS/MEM: General papers: 1-4: Lecture Synopses. 2005 – 2006.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu các loại vật liệu gốm, kim loại, polime, bán dẫn bao gồm cả vật liệu

truyền thống và vật liệu tiên tiến. Các tính chất nhiệt, quang, từ, điện và tính chất cơ

của chúng.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu: (1 hrs)

- Vai trò của vật liệu trong công nghệ hiện đại và trong sự phát triển của xã hội.

Sự phát triển của khoa học vật liệu. Tính chất và ứng dụng của chúng.

- Mục tiêu và Nội dung môn học

Chương 1- Vật liệu gốm (ceramic) (15 hrs)

- Định nghĩa và phân loại

- Gốm truyền thống

- Gốm tiên tiến, vật liệu perovskit, vật liệu kích thước nano.

Page 132: Ngành Tadi năng Hóa học

132

- Các loại liên kết

- Mạng lưới tinh thể và cấu trúc

- Tính chất của vật liệu gốm: Tính chất điện, từ, từ - nhiệt, tính chất xúc tác oxi hóa –

khử.

Chương II- Vật liệu kim loại ( 6 hrs)

- Định nghĩa và phân loại

- Vật liệu kim loại truyền thống

- Vật liệu nano, tính chất và ứng dụng

- Vật liệu mao quản nano chứa silic, nhôm.

- Phương pháp chế tạo và cơ chế kết tinh cưỡng bức.

- Phương pháp sol-gel; Phương pháp điện hóa; Phương pháp thủy nhiệt

Chương III- Vậtliệu polime, vật liệu composit, phân tử maxcro (12 hrs)

- Định nghĩa và phân loại

- Vật liệu polime trên cơ sở hợp chất PE, PP, PS - Tính chất và ứng dụng

- Vật liệu polietilen oxit: PVC, PVA - Tính chất và ứng dụng

- Vật liệu màng, vật liệu sôi – Tính chất và ứng dụng.

- Giới thiệu về vật liệu composit

- Tính chất và ứng dụng của vật liệu composit

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất composit.

- Giới thiệu về cấu trúc composit.

- Vật liệu hyđrogel – tính chất và ứng dụng

Chương IV- Vật liệu bán dẫn (4 hrs)

- Định nghĩa và phân loại

- Sự khuyết tật trong cấu trúc tinh thể

- Bán dẫn lỗ trống (p) – Tính chất và ứng dụng

- Bán dẫn điện tử (n) – Tính chất và ứng dụng

- Ứng dụng của vật liệu bán dẫn trong xúc tác

- Một số dụng cụ bán dẫn: linh kiện điot, Transistor lưỡng cực, dụng cụ vi sóng, các

dụng cụ quang học: pin mặt trời, đetecter quang, ...

Chương V- Vật liệu cơ kim (12 hrs)

- Định nghĩa và phân loại

- Đặc điểm nhiệt động học của hợp chất hữu cơ kim loại, năng lượng liên kết trong các

hợp chất cơ kim.

- Hợp chất cơ silic: Đặc trưng của các liên kết Si-H; Si-C; Si-Si, Si-Hal; Si-O-X

- Tính chất quang học của vật liệu cơ silic bất đối.

- Ứng dụng : Vật liệu silicon, sợi cáp quang, vật liệu cao su, vật liệu đĩa từ.

- Hợp chất cơ Gecmani, cơ-thiết, cơ-chì – Tính chất và ứng dụng

Page 133: Ngành Tadi năng Hóa học

133

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ HỌC VÔ CƠ NÂNG CAO

(Advanced Inorganic chemistry)

1. Mã môn học: CHE2128

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh/Tiếng Việt

5. Giảng viên

+ GS. TS. Vũ Đăng Độ

Bộ môn Hoá học Vô cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Triệu Thị Nguyệt

Bộ môn Hoá học Vô cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Trịnh Ngọc Châu

Bộ môn Hoá học Vô cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu và rộng về tính chất của các

nguyên tố s,p,d,f ; các kiểu phản ứng, cơ chế phản ứng trong các hệ hợp chất vô cơ ;

cấu tạo electron của các phân tử và chất rắn vô cơ.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong khoa học

cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức chuyên sâu về hoá học vô cơ trong khi học

các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung Mục đích kiểm tra Trọng số

Page 134: Ngành Tadi năng Hóa học

134

kiểm tra 100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1) F.A. Cotton, G. Wilkinson, C.A. Murillo, M. Bochmann. Advanced

Inorganic Chemistry, 6th Ed. 1999

2) N.N. Greenwood, A. Earnshaw. Chemistry of the Elements. 1984

3) D.F. Shriver, P.W. Atkins. Inorganic Chemistry. 1992

4) Hoàng Nhâm. Hoá vô cơ. NXB Giáo dục, 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Chiều hướng biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất trong các nhóm.

- Các kiểu phản ứng và cơ chế của chúng.

- Cấu tạo electron của các phân tử.

- Cấu tạo của các chất rắn.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương I - Mở đầu (2t)

Chương II- Chiều hướng biến đổi tính chất của các nguyên tố và các hợp chất

trong các nhóm (8t)

- Tính chất của các đơn chất

- Tính chất của các hợp chất

+ Tính oxi hoá - khử

+ Tính axit – bazơ

Page 135: Ngành Tadi năng Hóa học

135

+ Sự tạo phức

Chương III- Các kiểu phản ứng và cơ chế phản ứng vô cơ (12t)

- Phản ứng oxi hoá - khử

- Phản ứng axit – bazơ

- Phản ứng pha rắn

Chương IV- Cấu tạo electron của các phân tử (18t)

- Mô tả theo phương pháp liên kết hoá trị

- Mô tả theo phương pháp obitan phân tử

+ Phân tử hai nguyên tử đồng hạch và dị hạch

+ Phân tử ba nguyên tử thẳng và gấp khúc

+ Phân tử bốn nguyên tử phẳng và tứ diện

+ Phân tử bát diện đều

- Mô hình VSEPR

Chương V- Cấu tạo tinh thể của các chất rắn (20t)

- Mạng tinh thể, tế bào đơn vị, 7 hệ tinh thể

- Cấu tạo tinh thể của các kim loại – Mô hình gói ghém chặt khít các quả cầu

- Cấu tạo tinh thể của các hợp chất ion – Quan hệ giữa kích thước ion và kiểu cấu trúc.

- Cấu tạo của tinh thể thực. Các loại khuyết tật

Page 136: Ngành Tadi năng Hóa học

136

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ HỌC HỮU CƠ NÂNG CAO

(Advanced organic chemistry)

1. Mã môn học: CHE483

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2114

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh/Tiếng Việt

5. Giảng viên

+ GS. TSKH. Ngô Thị Thuận

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Lưu Văn Bôi

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu về hóa học lập thể và cơ chế

phản ứng.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức chuyên sâu về hoá học hữu cơ trong

khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 137: Ngành Tadi năng Hóa học

137

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Đặng Như Tại, Cơ sở hoá học lập thể, NXB Giáo dục. Hà Nội 1998

2. Trần Quốc Sơn, Giáo trình cơ sở lí thuyết hoá học hữu cơ, NXB giáo dục.

Hà Nội 1988

3. Ngô Thị Thuận. Hóa học hữu cơ. Phần bài tập NXB Khoa học và Kĩ thuật.

Hà Nội 2003

4. Jerry March. Advanced Organic Chemistry. Reactions, Mechanisms and

Structure. Fourth Edition New York 1992

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu về hóa lập thể, về một số cơ chế phản ứng, cơ chế phản ứng tổng hợp

bất đối xứng.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1 : Cấu trúc electron của phân tử, bản chất các liên kết trong hợp chất

hữu cơ (3 hrs)

1.1 Liên kết cộng hóa trị của cacbon: Obitan nguyên tử. Bản chất của liên kết cộng hóa

trị. Obitan phân tử. Tính chất của liên kết cộng hóa trị

1.2 Các liên kết hóa học yếu hơn liên kết cộng hóa trị : Liên kết hiđro, liên kết trong

phức chuyển dịch điện tích

1.3 Các liên kết không mang bản chất hóa học : Hợp chất bọc clatrat, catenan, rotaxan

Chương 2 : Hóa lập thể của các hợp chất hữu cơ ( 12 hrs)

2.1 Đồng phân quang học

Page 138: Ngành Tadi năng Hóa học

138

2.2 Đồng phân hình học

2.3 Cấu hình không gian

2.4 Cấu dạng của các hợp chất mạch hở

2.5 Hóa lập thể của các hợp chất mạch vòng

2.6 Hóa lập thể của các hợp chất chứa nitơ, photpho và lưu huỳnh

Chương 3 : Hiệu ứng electron và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ (2

hrs)

3.1 Hiệu ứng cảm ứng

3.2 Hiệu ứng liên hợp

3.3 Hiệu ứng siêu liên hợp

3.4 Hiệu ứng không gian

3.5 Phương trình Hammet và phương trình Tap

Chương 4 : Giới thiệu về phản ứng hữu cơ (2 hrs)

4.1 Phân loại phản ứng hữu cơ và tác nhân phản ứng

4.2 Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ

4.3 Phương pháp nghiên cứu cơ chế phản ứng

Chương 5 : Phản ứng thế ở nguyên tử cacbon no (5 hrs)

5.1 Cơ chế phản ứng thế nucleophin

5.2 Hóa lập thể của phản ứng thế nucleophin

5.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng thế nucleophin

5.4 Phản ứng thế electrophin

5.5 Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do

Chương 6 : Phản ứng tách tạo liên kết bội cacbon-cacbon (6 hrs)

6.1 Cơ chế của phản ứng tách

6.2 Hướng của phản ứng tách

6.3 Hóa lập thể của phản ứng tách

6.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa phản ứng tách và thế nucleophin

6.5 Phản ứng tách dưới tác dụng của nhiệt

Chương 7 : Phản ứng cộng vào anken và ankin (5 hrs)

7.1 Cơ chế phản ứng cộng electrophin

7.2 Khả năng phản ứng và hướng cộng hợp

7.3 Phản ứng cộng nucleophin

7.4 Phản ứng cộng gốc

7.5 Phản ứng cộng vào hệ đien liên hợp

7.6 Sự bảo toàn tính đối xứng obitan trong phản ứng hóa học. Quy tắc Woođward-

Hoffmann

Chương 8 : Các phản ứng cộng và thế của hợp chất cacbonyl (3 hrs)

Page 139: Ngành Tadi năng Hóa học

139

8.1 Phản ứng cộng nucleophin vào nhóm cacbonyl

8.2 Phản ứng thế nguyên tử oxo của nhóm cacbonyl

8.3 Phản ứng thế nucleophin nhóm X nối với nhóm cacbonyl

8.4 Hiện tượng tautome xeto-enol

Chương 9 : Phản ứng thế ở vòng thơm (4 hrs)

9.1 Cơ chế phản ứng thế electrophin

9.2 Ảnh hưởng của nhóm thế trong vòng thơm đến khả năng phản ứng thế electrophin.

Quy luật thế ở vòng thơm

9.3 Phản ứng thế nucleophin

9.4 Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do

Chương 10 : Các phản ứng chuyển vị (3 hrs)

10.1 Chuyển vị 1,2-nucleophin

10.2 Chuyển vị 1,2-electrophin và chuyển vị 1,2-đồng li

10.3 Phản ứng chuyển vị từ nhóm thế vào vòng thơm

Page 140: Ngành Tadi năng Hóa học

140

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ HỌC PHÂN TÍCH NÂNG CAO

(Advanced Inorganic chemistry)

1. Mã môn học: CHE2129

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh/Tiếng Việt

5. Giảng viên

+ PGS. TS. Tạ Thị Thảo

Bộ môn Hoá học Phân tích, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Ri

Bộ môn Hoá học Phân tích, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Phạm Ngọc Mai

Bộ môn Hoá học Phân tích, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và thông tin để hiểu rõ và nắm vững

nhiệm vụ và tầm qua trọng của hóa phân tích trong thời đại ngày nay, nắm được nội

dung và mối liên hệ chặt chẽ của các giai đoạn của một qui trình phân tích. Các

phương pháp và kĩ thuật phân tích các lượng vết và siêu vết, phân tích các đối tưọng

phức tạp. Các hướng ứng dụng của phân tích

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức nâng cao về hoá học phân tích trong

khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học

Phân tích, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức

mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

Page 141: Ngành Tadi năng Hóa học

141

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Smyth , W. F. Analytical Chemistry of Complex Matrices . Wiley Teubner ,

1996.

2. Skoog, D.A., Holler, J.F., Nieman, T.A. Principles of Instrumental Analysis.

Thomson, 1997.

3. Harvey, David . Modern Analytical Chemistry . McGraw- Hill 2000.

4. Bài giảng của cán bộ giảng dạy .

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Nhiệm vụ và tầm quan trọng của hóa phân tích hiện đại.

- Các giai đoạn thành phần của một qui trình phân tích tổng thể. Nội dung và mối

liên hệ của các giai đoạn đó.

- Các đặc trưng của một phương pháp phân tích (độ đúng, độ lặp lại, độ chính xác,

giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ nhạy).

- Hóa học phân tích và việc kiểm tra chất lượng.

- Bảo đảm chất lượng của phòng thí nghiệm hóa phân tích.

Page 142: Ngành Tadi năng Hóa học

142

- Phân tích lượng vết và siêu vết.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

1. Mở đầu. Hóa học Phân tích là gì ? Nhiệm vụ và vai trò của hóa phân tích

trong giai đoạn hiện nay.

2. Các giai đoạn của một qui trình phân tích .

- Xác định vấn đề, đặt kế hoạch phân tích;

- Chọn phương pháp ; Chọn mẫu đại diện và xử lí mẫu thành dung dịch

phân tích .

- Tách chất, che các các chất ngăn cản ;

- Tiến hành đo định lượng;

- Tính và đánh giá kết quả theo phương pháp thống kê.

- Kết luận , kiến nghị .

3. Đánh giá phương pháp phân tích .

- Độ đúng.

- Độ lặp lại ;

- Độ chính xác ;

- Giới hạn phát hiện ;

- Giới hạn định lượng ;

- Độ nhạy .

4. Vai trò của máy tính trong phân tích hiện đại .

5. Chất lượng phòng thí nghiệm trong phân tích hiện đại .

6. Các vấn đề về phân tích lượng vết và siêu vết .

7. Các thí dụ về phân tích các đối tuợng phức tap.

Page 143: Ngành Tadi năng Hóa học

143

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ HỌC LƯỢNG TỬ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ

(Quantum mechanics and strectroscopy)

1. Mã môn học: CHE3231

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2118

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Phạm Văn Nhiêu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Đình Thành, PGS. TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa cơ học

lượng tử và phổ phân tử, qua đó biết ứng dụng để phân tích, nhận biết phổ phân tử.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

Tạo cho sinh viên một kỹ năng phân tích, nhận biết phổ phân tử.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Cơ học

lượng tử và các phương pháp phổ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi

vận dụng các kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập,

người học có được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và

tự xây dựng được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

20%

Page 144: Ngành Tadi năng Hóa học

144

có liên quan thuyết đã học ở mức độ

trung bình

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Robert M. Silverstein, Francis. X. Webster. Spectrometric Identification of

organic Compounds. New York. 1997.

2. Đào Đình Thức. Một số phương pháp phổ và ứng dụng trong hoá học. NXB.

ĐHQG, 2007.

3. Lâm Ngọc Thiềm. Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long, Cơ sở Hoá học lượng tử.

NXB. ĐHQG, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quang phổ phân tử (quay, dao

động, phổ Raman, cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng).

- Ứng dụng : sau mỗi phần đều có ví dụ ứng dụng ; sau mỗi chương đều có phần câu

hỏi và bài tập giúp sinh viên hiểu và nắm vững kiến thức về phổ.

Sau khi học giáo trình phổ phân tử, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về

phổ phân tử, biết phân tích và nhận biết phổ phân tử. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể sử

dụng các phương pháp phổ trong nghiên cứu khoa học.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1. Cơ sở lí thuyết chung về phổ phân tử

1.1. Bức xạ

1.1.1. Bản chất các vùng phổ

1.1.2. Một số đặc tưng cơ bản của sóng điện từ

1.1.3. Phân loại các vùng phổ.

1.2. Các dạng chuyển động trong phân tử và phân loại phổ hấp thụ phân tử.

1.2.1. Các dạng chuyển động trong phân tử

1.2.2. Sự phân loại phổ hấp thụ phân tử

1.3. Cường độ của các vạch phổ và qui tắc lựa chọn

1.3.1. Số chiếm cứ

1.3.2. Xác suất chuyển dời

1.3.3. Qui tắc lựa chọn

Page 145: Ngành Tadi năng Hóa học

145

1.4. Đại cương về phổ hấp thụ phân tử

1.4.1. Biểu diễn phổ hấp thụ phân tử

1.4.2. Định luật Lamber – Beer

1.4.3. Đường cong hấp thụ và độ phân giải

1.5. Cơ sở lý thuyết về phổ tán xạ Raman

1.6. Câu hỏi và bài tập

Chương 2. Phổ quay

2.1. Phổ quay của phân tử hai nguyên tử

2.1.1. Các mức năng lượng quay

2.1.2. Phổ quay hấp thụ

2.2. Phổ quay Raman

2.3. Phổ quay của phân tử nhiều nguyên tử

2.4. Ứng dụng của phổ quay

2.5. Câu hỏi và bài tập

Chương 3. Phổ dao động

3.1. Phổ dao động của phân tử hai nguyên tử

3.1.1. Các mức năng lượng dao động

3.1.2. Phổ dao động hấp thụ phân tử

3.1.3. Phổ dao động Raman

3.2. Phổ dao động - quay

3.2.1. Phổ dao động - quay hồng ngoại

3.2.2. Phổ dao động - quay Raman

3.3. Phổ dao động của phân tử nhiều nguyên tử

3.3.1. Dao động chuẩn của phân tử. Sự liên hệ giữa tính đối xứng của phân tử

và dao động chuẩn.

3.3.2. Mối liên hệ giữa tần số hấp thụ và cấu tạo phân tử.

3.4. Câu hỏi và bài tập

Chương 4. Phổ điện tử – Phổ tử ngoại và khả kiến

4.1. Cơ sở lý thuyết chung về phổ điện tử

4.1.1. Thuyết MO và phổ điện tử

4.1.2. Các trạng thái điện tử của phân tử. Phân loại và qui tắc lựa chọn

4.2. Phổ điện tử - dao động. Phổ điện tử - dao động - quay

4.2.1. Cấu tạo dao động của đám hấp thụ điện tử

4.2.2. Cấu trúc quay của đám dao động trên phổ điện tử

4.2.3. Phổ hấp thụ khả kiến và màu sắc của mẫu chất. Nhóm mang màu.

4.3. Cấu trúc hoá học và phổ điện tử của phân tử

4.3.1. Phổ hấp thụ khả kiến và màu sắc của mẫu chất. Nhóm mang màu

Page 146: Ngành Tadi năng Hóa học

146

4.3.2. Phân tử không có điện tử liên hợp

4.3.3. Phân tử có điện tử liên hợp

4.4. Phổ điện tử của các chất vô cơ

4.4.1. Phổ điện tử của phức các kim loại chuyển tiếp.

4.4.2. Màu sắc của phức các kim loại chuyển tiếp

4.5. Câu hỏi và bài tập

Chương 5. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Cơ sở lý thuyết chung

5.1.1. Spin và mômen từ hạt nhân

5.1.2. Hạt nhân trong từ trường ngoài

5.1.3. Quá trình cộng hưởng từ hạt nhân

5.2. Các phương pháp ghi phổ

5.2.1. Phương pháp truyền thống

5.2.2. Phương pháp biến đổi Fourier

5.3. Phổ cộng hưởng từ proton

5.3.1. Hiệu ứng chắn và độ chuyển dịch hoá học

5.3.2. Tương tác Spin - Spin

5.3.3. Độ bội các tín hiệu và cường độ tương đối của các vạch

5.4. Phổ cộng hưởng từ carbon-13

5.5. Phổ cộng hưởng từ 2 chiều

5.6. Câu hỏi và bài tập

Chương 6. Phổ khối lượng

6.1. Nguyên tắc chung

6.2. Quá trình ion hoá và quá trình phân mảnh

6.2.1. Quá trình ion hoá

6.2.2. Quá trình phân mảnh

6.3. Các qui tắc phân mảnh

6.4. Một số phản ứng phân mảnh điển hình

6.5. ứng dụng của phổ khối lượng

6.6. Câu hỏi và bài tập

Page 147: Ngành Tadi năng Hóa học

147

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘNG HỌC XÚC TÁC

(Chemical kinetics and catalysis)

1. Mã môn học: CHE2130

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2122

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh/Tiếng Việt

5. Giảng viên

+ PGS. TS. Cao Thế Hà, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Cẩm Hà, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về động học và xúc tác : Tốc độ

phản ứng, bậc phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng, ... Các loại xúc tác truyền thống, vật

liệu xúc tác mới, sự liên quan giữa tính chất xúc tác đến phản ứng và động học phản

ứng.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Động

học Xúc tác, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến

thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được

kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 148: Ngành Tadi năng Hóa học

148

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Richard I. Masel, Chemical kinetics and catalysis,

2. R.J Farauto and C.H. Barholomew . Fundamentals of inductrial catalytic

processes. Blackie Acedemic & Professional.

3. Dr.J.M. Sykes, Prof. J.B. Pethica, Dr. Simon Benjamin. Oxford materials.

MS/MEM: General papers: 1-4: Lecture Synopses. 2005 – 2006.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu lý thuyết về phản ứng cơ bản : Tốc độ phản ứng, bậc phản ứng, các yếu

tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Các loại xúc tác và các quá trình xúc tác. Các quá

trình công nghệ hóa học lớn sử dụng xúc tác.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu: (1 hrs)

- Giới thiệu về động học xúc tác

- Quá trình phát triển của khoa học xúc tác. Vai trò, tính chất và ứng dụng của vật

liệu xúc tác trong hóa học hiện đại

- Mục tiêu và Nội dung môn học

Chương 1- Lý thuyết về phản ứng cơ bản (15 hrs)

- Các phương trình cơ bản của nhiệt động học

- Động hóa học của phản ứng

- Tốc độ phản ứng, bậc phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng, hàng rào năng lượng.

Page 149: Ngành Tadi năng Hóa học

149

- Nhiệt động học thống kê tính hằng số tốc độ phản ứng, cơ chế động học phản ứng

hóa học.

- So sánh thuyết trạng thái chuyển tiếp với thuyết va chạm hoạt động và các số liệu

thực nghiệm

- Nhiệt động học và thuyết trạng thái chuyển tiếp

- Hằng số tốc độ phản ứng, hàng rào năng lượng.

Chương II- Hấp phụ và xúc tác – Phản ứng bề mặt ( 10 hrs)

- Khái niệm bề mặt và hiện tượng hấp phụ

- Các đặc trưng chất hấp phụ

- Các đường đẳng nhiệt hấp phụ, hấp phụ cạnh tranh, nhiệt hấp phụ

- Phản ứng bề mặt - Xúc tác dị thể : Phản ứng bề mặt đơn phân tử, lưỡng phân tử,

thuyết phức bề mặt

- Khuyếch tán bề mặt

-Các phương pháp nghiên cứu: Hấp phụ và giải hấp phụ theo chương trình nhiệt độ,

hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

Chương III- Giới thiệu về xúc tác(12 hrs)

- Các phương pháp điều chế xúc tác

- Tính chất chọn lọc của xúc tác

- Hoạt tính xúc tác

- Chất mang, chất xúc tiến, chất độc xúc tác

- Xúc tác đồng thể: động học và cơ chế

- Xúc tác axit bazơ.

- Một số lí thuyết về xúc tác dị thể

- Giới thiệu về động học và cơ chế của xúc tác dị thể.

Chương IV- Phân loại xúc tác dị thể (12 hrs)

- Xúc tác axit - bazơ rắn: Xúc tác cổ điển, xúc tác mới, các vật liệu zeolit

(microporous), vật liệu mesoporous, ...

- Xúc tác oxi hóa - khử: Các kim loại và oxit kim loại chuyển tiếp phân tán trên các

chất nền.

- Xúc tác lưỡng chức: Kim loại và oxit kim loại chuyển tiếp trên zeolit.

Chương V- Một số loại xúc tác (4 hrs)

- Xúc tác bởi dung môi

- Xúc tác kim loại

- Xúc tác cơ kim loại

- Xúc tác axit

- Xúc tác enzim

- Xúc tác bán dẫn

Page 150: Ngành Tadi năng Hóa học

150

Chương VI: Một số quá trình ứng dụng xúc tác (6 hrs)

- Xúc tác hidro hóa

- Xúc tác trong lọc hóa dầu

- Xúc tác tổng hợp polime

Page 151: Ngành Tadi năng Hóa học

151

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC XANH

(Green chemistry)

1. Mã môn học: CHE2147

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2120

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Meada Yashuki, GS.TS., Khoa Công nghệ Hóa học, ĐH Osaka Prefecture, Nhật

Bản

Nguyễn Văn Nội, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Thanh Sơn, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Tiến Thảo, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Phương, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Sau khi học qua học phần này sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để tìm

kiếm các biện pháp nhằm giảm các hậu quả của công nghiệp hoá chất. Điều này gồm

có việc sửa đổi các biện pháp kỹ thuật, phát triển các quá trình xúc tác mới, thay đổi

các quá trình hoá học đang tồn tại, và phục hồi ô nhiễm bằng sinh học

(bioremediation).

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học xanh trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học

xanh, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 152: Ngành Tadi năng Hóa học

152

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

“Green Chemistry”an Introductory Text, Tác giả: Mike Lancaster,

ISBN: 085404-620-8

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Học phần này mô tả sơ lược các khái niệm cơ bản của Hoá học xanh, xem xét

vai trò của các xúc tác và các dung môi, giảm thiểu chất thải, nguyên liệu đầu vào, đo

độ xanh, và các thiết kế an toàn hơn hiệu quả hơn của các quá trình.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1. Các nguyên tắc và khái niệm về hoá học xanh

1.1 Giới thiệu

1.2 Phát triển bền vững và Hoá học xanh

1.3 Kinh tế nguyên tử

1.4 Các phản ứng kinh tế nguyên tử

1.5 Các phản ứng không kinh tế nguyên tử

1.6 Giảm độc tính

Chương 2. Chất thải: Sản xuất, các vấn đề và biện pháp phòng ngừa

2.1 Giới thiệu

2.2 Một số vấn đề gây ra bởi chất thải

2.3 Các nguồn chất thải từ công nghiệp hoá chất

Page 153: Ngành Tadi năng Hóa học

153

2.4 Chi phí cho chất thải

2.5 Các kỹ thuật giảm chất thải

2.6 Xử lý chất thải tại chỗ

2.7 Thiết kế cho phân huỷ

2.8 Tái sinh polymer

Chương 3. Đo đạc và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp môi trường

3.1 Tầm quan trọng của phép đo

3.2 Giới thiệu về đánh giá vòng đời

3.3 Đo đạc quá trình sạch

3.4 Hệ thống quản lý môi trường

3.5 Nhãn mác sinh thái

3.6 Pháp lý

Chương 4. Xúc tác và Hoá học xanh

4.1 Giới thiệu về xúc tác

4.2 Xúc tác dị thể

4.3 Xúc tác đồng thể

4.4 Xúc tác chuyển pha

4.5 Xúc tác sinh học

4.6 Xúc tác quang hoá

4.7 Kết luận

Chương 5. Các dung môi hữu cơ: Các giải pháp không gây nguy hại cho môi

trường

5.1 Dung môi hữu cơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

5.2 Các hệ thống không dung môi

5.3 Các chất lỏng siêu tới hạn

5.4 Nước như là một dung môi phản ứng

5.5 Các chất lỏng ion

5.6 Kết luận

Chương 6. Các nguồn năng lượng có thể tái sinh

6.1 Sinh khối như là một tài nguyên có thể tái sinh

6.2 Năng lượng

6.3 Hoá chất từ các nguồn thực phẩm có thể tái sinh

6.4 Các nền kinh tế thay thế

6.5 Kết luận

Chương 7. Sự xuất hiện các công nghệ sạch và các nguồn năng lượng thay thế

7.1 Thiết kể để đạt hiệu quả về năng lượng

7.2 Các phản ứng quang hóa

Page 154: Ngành Tadi năng Hóa học

154

7.3 Hoá học sử dụng sóng viba

7.4 Hoá học dùng âm thanh (siêu âm)

7.5 Tổng hợp điện hoá học

7.6 Kết luận

Chương 8. Thiết kế các quá trình sạch

8.1 Các thiết bị phản ứng truyền thống

8.2 Thiết kế an toàn hơn

8.3 Tăng cường các quá trình

8.4 Quan trắc bên trong quá trình

Chương 9. Nghiên cứu các ví dụ công nghiệp

9.1 Xanh hoá sản xuất axít axêtíc

9.2 Các loại cao su EPDM

9.3 Vitamin C

9.4 Sản xuất da

9.5 Xanh hoá công nghiệp nhuộm

9.6 Polyethene

9.7 Các thuốc trừ sâu thân thiện với sinh thái

Chương 10. Một giải pháp kết hợp đối với công nghiệp Hoá học sạch

10.1 Xã hội và sự bền vững

10.2 Vai trò của pháp luật

10.3 Các chiến lược trợ giúp Hoá học xanh

10.4 Kết luận

Page 155: Ngành Tadi năng Hóa học

155

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KỸ THUẬT TIẾN HÀNH PHẢN ỨNG

(Chemical reaction engineering)

1. Mã môn học: CHE2146

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2120

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Meada Yashuki, GS.TS., Khoa Công nghệ Hóa học, ĐH Osaka Prefecture, Nhật

Bản

Nguyễn Văn Nội, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thị Dung, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp những kiến thức cơ bản về thiết kế thiết bị phản ứng; mối tương quan

giữa quá trình vận chuyển chất, nhiệt động học và phản ứng hóa học trong các hệ mở

và hệ kín; thiết lập mô hình để thiết kế thiết bị phản ứng cho các hệ phản ứng khác

nhau.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về kĩ thuật tiến hành phản ứng trong

khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn kĩ thuật

tiến hành phản ứng, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các

kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có

được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng

được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ 20%

Page 156: Ngành Tadi năng Hóa học

156

xuyên giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1) Fogler, Elements of Chemical Reaction Engineering, 4th edition, Prentice-

Hall International, 2005

2) Octave Levenspiel, Chemical Reaction Engineering, 3rd edition, John Wiley

& Sons, Inc., 1999.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cân bằng vật chất và năng lượng trong thiết bị phản ứng; tính toán đối với các

loại thiết bị phản ứng (gián đoạn, liên tục, bán liên tục, ống dòng, hệ thống các thiết bị

phản ứng); tính toán trong các hệ phản ứng dị thể.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1

Đại cương về kỹ thuật tiến hành phản ứng hóa học

1.1. Vai trò của kỹ thuật tiến hành phản ứng trong các qui trình công nghệ hóa học.

1.2. Một số vấn đề nhiệt động học và động học áp dụng trong kỹ thuật tiến hành

phản ứng.

Chương 2

Giới thiệu chung về tính toán trong các loại thiết bị phản ứng

2.1. Giới thiệu chung về các loại thiết bị phản ứng

2.2. Cân bằng vật chất trong thiết bị phản ứng

2.3. Cân bằng năng lượng trong thiết bị phản ứng

Chương 3

Các thiết bị phản ứng lý tưởng

3.6. Giới thiệu chung về các thiết bị phản ứng lý tưởng

Page 157: Ngành Tadi năng Hóa học

157

3.7. Thời gian lưu biểu kiến và tốc độ thể tích biểu kiến

3.8. Thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng gián đoạn

3.9. Thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng liên tục

3.10. Thiết bị ống dòng

3.11. Thiết bị bán liên tục

3.12. Phổ phân bố thời gian lưu của các thiết bị phản ứng liên tục

Chương 4

Tính toán trong các hệ thống thiết bị phản ứng

4.1 . Mô tả toán học các quá trình tiến hành phản ứng đơn giản trong các thiết bị

phản ứng liên tục

4.2 . Tối ưu hóa các điều kiện tiến hành phản ứng

4.3 . Các hệ thống thiết bị phản ứng phức hợp

Chương 5

Tính toán trong các hệ phản ứng dị thể

5.1. Phương trình tốc độ của các phản ứng dị thể

5.2. Các mô hình tiếp xúc của các hệ hai pha

5.3. Các phản ứng lỏng (khí) - rắn

5.4. Các phản ứng lỏng (khí) - lỏng (khí) .

Page 158: Ngành Tadi năng Hóa học

158

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA LÝ VÔ CƠ

(Physical inorganic chemistry)

1. Mã môn học: CHE3211

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.2. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những cơ sở lí thuyết và thực nghiệm của các phương

pháp vật lí cơ bản được dùng hiện nay để nghiên cứu cấu tạo phân tử của các chất vô

cơ – bao gồm phổ hấp thụ electron, phổ hấp thụ hồng ngoại, từ hoá học, cộng hưởng

thuận từ electron, cộng hưởng từ hạt nhân.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá lý vô cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 159: Ngành Tadi năng Hóa học

159

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1- R. Drago. Physical Methods in Inorganic Chemistry, 2d Ed. 1965

2- A.B.P. Lever. Inorganic Electronic Spectroscopy. 1968

3- F.A. Cotton. Chemical Application of Group Theory, 3rd Ed. 1990.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung gồm sự đối xứng phân tử, phương pháp phổ hấp thụ electron (UV-Vis), phổ

hồng ngoại (IR), từ hoá học, cộng hưởng thuận từ electron (EPR) và cộng hưởng từ hạt

nhân (NMR). Mỗi phương pháp đều được xét cơ sở lí thuyết và ứng dụng, ngoài ra còn

có một số bài thực hành trên máy.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương I : Sự đối xứng của phân tử (12t)

Chương II: Phương pháp phổ hấp thụ electron (10t)

Chương III: Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại (8t)

Chương IV: Phương pháp từ hoá học (8t)

Chương V: Phương pháp cộng hưởng thuận từ electron (EPR) (10t)

Chương VI: Phương pháp cộng hưởng từ electron (NMR) (12t)

Page 160: Ngành Tadi năng Hóa học

160

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LÝ THUYẾT NHÓM VÀ ĐỐI XỨNG PHÂN TỬ

(Molecular symmetry and group theory)

1. Mã môn học: CHE2139

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, tiếng Anh

5.Giảng viên:

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6.Mục tiêu môn học/chuyên đề :

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về đối xúng phân tử và lý thuyết

nhóm những kiến thức cơ bản về quy luật đối xứng phân tử.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể học tập

và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công

nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

7.Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 161: Ngành Tadi năng Hóa học

161

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8.Giáo trình bắt buộc :

1. Steven s.Zumdahl, Chemical Principle, 5th edition,

2. R Didier, P. Grécias. Chimie génerale, 6e Edition. Technique & Documentation

Lavoisier. Paris - 1996.

3. Vũ Đăng Độ. Cơ sở lý thuyêt các quá trình hoá học. NXB Giáo dục. Hà Nội -2002

(tái bản lần thứ II).

9.Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cơ sở lý thuyết xây dựng lý thuyết nhóm và tính chất đối

xứng của phân tử trên lý thuyết đối xứng.

10.Nội dung chi tiết môn học:

1. Giới thiệu môn học

2. Vận dung đối xứng và đối xứng phân tử

3. Phân loại đối xứng phân tử- Nhóm điểm

4. Đối xứng và tính chất vật lý đối xứng

Page 162: Ngành Tadi năng Hóa học

162

4.1 Sự phân cực

4.2 Sự bất đối quang học

5. Kết hợp vận dụng đối xứng : Nhóm đa điểm

6. Xây dựng nhóm đối xứng cao từ các nhóm đối đơn giản

7. Định nghĩa toán học của nhóm

8. Tổng quan về các ma trận

8.1 Định nghĩa

8.2 Ma trận đại số

8.3 Hướng

8.4 Ma trận nghịch đảo và định thức

9. Chuyển dạng ma trận

10. Đại diện ma trận của các nhóm

10.1 Ví dụ: Đại diện ma trận của nhóm điểm C3v (phân tử ammoniac)

10.2 Ví dụ: Đại diện ma trận của nhóm điểm C2v (Gốc allyl)

11. Tính chất của các ma trận đại diện

11.1 Chuyển dạng tương tự

11.2 Đặc tính của đại diện

12. Sự triệt tiêu đại diện loại I

Page 163: Ngành Tadi năng Hóa học

163

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC CHƯƠNG CHỌN LỌC CỦA HÓA HỌC VÔ CƠ

(Topics in inorganic chemistry)

1. Mã môn học: CHE3215

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nghiêm Xuân Thung, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, ThS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên đề của hóa học vô cơ: vật liệu,

phức chất, compozit, gốm sứ…

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về những vấn đề chọn lọc trong hóa

học vô cơ trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 164: Ngành Tadi năng Hóa học

164

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc: :

1-Vũ Ðăng Ðộ; Hoá sinh vô cơ; Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành

hoá Vô cơ; Hà Nội, 1993.

2-. Rosette M. Roat-Malone, Bioinorganic Chemistry, A Short course; Wiley-

Interscience, A John wiley & sons, Inc., Publication, 2002

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học bao gồm 4 chuyên đề về Phức chất, Vật liệu composite, Nguyên tố đất hiếm,

Nguyên tố phóng xạ. Sinh viên chỉ cần lựa chọn hoàn thiện 1 trong 3 chuyên đề nêu

trên.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1: Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu của hoá sinh vô cơ, sự ra đời và

phát triển của Hoá sinh vô cơ.

Chương 2. Các kim loại có mặt trong cơ thể và vai trò của chúng đối với sự sống.

2.1. Hàm lượng, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống.

2.2 Các đặc trưng hoá-lý của các kim loại sinh học.

2.3 Các công cụ được sử dụng để nghiên cứu.

Chương 3: Các phối tử sinh học và vai trò của chúng đối với sự sống.

3.1. Các phân tử và ion đơn giản.

3.2. Các đại phân tử protit, lipit, gluxit, axit nucleic.

3.3. Các hệ vòng lớn (porfirin, corin...).

3.4. AMP, ADP, ATP.

3.5. Vitamin, hooc mon và các hợp chất khác.

Page 165: Ngành Tadi năng Hóa học

165

3.6. Tác dụng chọn lọc của các phối tử sinh học với các kim loại sinh học. Giải

thích bằng thuyết axit và bazơ cứng và mềm. Hiện tượng cộng sinh.

Chương 4: Một số quá trình xúc tác bởi metalloenzim.

4.1. Enzim và đặc trưng của các quá trình xúc tác enzim.

4.2. Vai trò của kim loại trong các metalloenzim.

4.3. Enzim xúc tác cho quá trình thuỷ phân và chuyển nhóm.

4.4. Enzim xúc tác cho quá trình oxi hoá - khử.

4.5. Sự cố định nitơ.

4.6. Sự vận chuyển oxy.

Chương 5: Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô cơ.

5.1. Những điều kiện của sự mô hình hoá.

5.2. Một số kết quả nghiên cứu mô hình hoá.

5.2.1. Vitamin B12.

5.2.2. Sự hấp thụ thuận nghịch oxi.

5.2.3. Sự cố định nitơ.

Chương 6: Ứng dụng thực tiễn của hoá sinh vô cơ

6.1. Trong y học (thuốc trên cơ sở kim loại và thuốc trên cơ sở phối tử).

6.2. Trong nông nghiệp.

6.3. Phỏng sinh hoá học.

Chuyên đề 2 : HOÁ HỌC CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM

Chương 1: Mở đầu về hoá học các nguyên tố đất hiếm.

1.1. Các khái niệm, các quy luật và định luật phân bố các nguyên tố hiếm và các

NTĐH.

1.2. Các đặc điểm chung, cấu trúc electron, sự biến đổi tuần tự và tuần hoàn

tính chất các nguyên tố đất hiếm.

1.3. Phức chất các nguyên tố đất hiếm

1.3.1. Phức chất các nguyên tố đất hiếm với các phối tử vô cơ

1.3.2. Phức chất các NTĐH với các phối tử hữu cơ phối tín qua oxi.

- Phức chất các NTĐH với các ancol, ankolat

- Phức chất các NTĐH với xeton

- Phức chất các NTĐH với các ete cacboxilic, oxi cacboxilic.

1.3.3. Phức chất các NTĐH với các phối tử hữu cơ phối trí qua nitơ hoặc phối

trí qua nitơ và oxi.

- Phức chất các NTĐH với các amin

- Phức chất các NTĐH với các aminoaxit

Page 166: Ngành Tadi năng Hóa học

166

1.3.4. Phức chất các NTĐH với các complexon

Chương 2: Cơ sở các phương pháp tách nguyên tố đất hiếm

2.1. Cơ sở phương pháp kết tinh, kết tủa, bay hơi phân đoạn

2.2. Cơ sở phương pháp thay đổi hoá trị tách các NTĐH

2.3. Cơ sở phương pháp sắc kí trao đổi ion tách các NTĐH

2.4. Cơ sở phương pháp chiết tách các NTĐH.

Chương 3: Các phương pháp tách tổng oxit đất hiếm và tách riêng các NTĐH từ

quặng tự nhiên.

3.1. Các quặng và khoáng chứa các NTĐH.

3.2. Công nghệ chế biến, làm giàu quặng và xử lý thể giầu.

3.3. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng monazit bằng phương pháp axit sunfuric.

3.4. Tách tổng oxit đất hiếm từ quặng monazit bằng phương pháp kiềm

3.5. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng batsnezit bằng phương pháp nhiệt và thuỷ

nhiệt.

3.6. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng batsnezit bằng phương pháp clo hoá.

3.7. Tách hai phân nhóm xeri và ytri bằng phương pháp sunfat kép

3.8. Tách xeri từ tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kết tủa hidroxit.

3.9. Tách xeri, lantan từ tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kết tủa nitrat kép.

3.10. Tách riêng các NTĐH, thori và uran từ dung dịch có thành phần phức tạp.

3.11. Tách riêng các nguyên tố xeri, samari, ơropi và terbi bằng phương pháp

oxi - hoá - khử chọn lọc.

3.12. Tách riêng sm, Eu, Yb bằng amangam kim loại kiềm.

3.13. Tách riêng sm, Eu, Yb bằng phương pháp điện phân.

3.14. Tách riêng các NTĐH bằng phương pháp sắc kí trao đổi ion với nước rửa

tạo phức EDTA.

3.15. Tách riêng NTĐH bằng phương pháp chiết với dung môi TBP.

Chương 4: Lĩnh vực ứng dụng của các nguyên tố đất hiếm

4.1. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ thuỷ tinh và gốm

4.2. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ vật liệu điện từ, điện tử.

4.3. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ luyện kim và chế tạo các hợp

kim.

4.4. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ vật liệu hạt nhân và vật liệu

quang.

4.5. Các ứng dụng trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp

Chuyên đề 3: HOÁ HỌC CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ

Chương 1. Các vấn đề chung

1.1. Các khái niệm về nguyên tố phóng xạ và đồng vị phóng xạ.

Page 167: Ngành Tadi năng Hóa học

167

1.2. Khái niệm về phân rã phóng xạ.

1.3. Các kĩ thuật đo đếm phóng xạ.

1.4. Các vấn đề cần chú ý khi ghi đo bức xạ.

1.5. Các vấn đề về an toàn bức xạ.

Chương 2. Uran

2.1. Sự phát hiện và các đồng vị của uran

2.2. Uran trong tự nhiên

2.3. Tính chất vật lí của uran

2.4. Tính chất hoá học của uran

2.5. Các hợp chất của uran

2.6. Uran trong dung dịch nước

2.7. Muối uranyl, uranat và poliuranat

2.8. Các phức chất của uran

2.9. Tách và phân tích uran từ các đối tượng tự nhiên

2.10. Ứng dụng của uran

2.11. Điều chế uran từ quặng

2.12. Các phương pháp tách đồng vị uran.

2.13. Điều chế uran kim loại

Chương 3. Thôri

3.1. Sự phát hiện và các đồng vị của thôri

3.2. Thôri trong tự nhiên

3.3. Tính chất vật lí của thôri

3.4. Tính chất hoá học của thôri

3.5. Các hợp chất của thôri

3.6. Trạng thái của thôri trong dung dịch nước

3.7. Các phức chất của thôri

3.8. Điều chế các đồng vị của thôri

3.9. Tách và phân tích xác định thôri trong các đối tượng tự nhiên

3.10. Ứng dụng của thôri

3.11. Điều chế thôri từ quặng

3.12. Điều chế thôri kim loại

Chương 4. Các nguyên tố sản phẩm phân rã của uran và thori

4.1. Pratactini: Các đồng vị của pratactini ; Tính chất của đơn chất và hợp chất,

phương pháp điều chế pratactini, Tách pratactini.

4.2. Actini: Các đồng vị của actini ; Tính chất của actini kim loại; Các hợp chất

quan trọng của actini; Tách actini.

Page 168: Ngành Tadi năng Hóa học

168

4.3. Rađi: Các đồng vị của rađi; Các tính chất lí, hoá của rađi; Xác định rađi;

Tách và điều chế rađi; Ứng dụng rađi.

4.4. Phranxi: Các đồng vị của franxi; Tính chất của franxi kim loại; Các hợp

chất quan trọng của franxi; Tách franxi.

4.5. Rađon: Các đồng vị của rađon; Tính chất của rađon; Tách và xác định

rađon.

4.6. Poloni: Các đồng vị của poloni; Tính chất của poloni; Các hợp chất quan

trọng của poloni; Tách poloni.

Chương 5. Các nguyên tố siêu uran

5.1. Neptuni

1- Sự phát hiện và các đồng vị của neptuni

2- Neptuni trong tự nhiên

3- Tính chất vật lí của neptuni

4- Tính chất hoá học của neptuni

5- Các hợp chất của neptuni

6- Neptuni trong dung dịch nước

7- Điều chế và tách neptuni

8- Xác định neptuni

5.2. Plutoni

1- Sự phát hiện và các đồng vị của plutôni

2- Plutôni trong tự nhiên

3- Tính chất vật lí của plutôni

4- Tính chất hoá học của plutôni

5- Các hợp chất của plutôni

6- Plutôni trong dung dịch nước

7- Tách và điều chế plutôni

8- Ứng dụng plutôni

5.3. Các nguyên tố siêu plutôni

Chương 6. Các nguyên tố phóng xạ nhân tạo

6.1. Tecnexi : Sự phát hiện tecnexi. Các đồng vị của tecnexi. Tecnexi trong tự

nhiên; Tính chất vật lí và hoá học của đơn chất và các hợp chất tecnexi; Trạng

thái của tecnexi trong dung dịch; Phức chất của tecnexi; Các hợp chất của

tecnexi với các nguyên tố khác; Điều chế tecnexi; Phân tích tecnexi; Ứng dụng

tecnexi.

6.2. Prometi: Sự phát hiện prometi. Các đồng vị của prometi; Tính chất của các

hợp chất prometi; Tách và điều chế prometi ; Phân tích prometi; Ứng dụng của

prometi.

Page 169: Ngành Tadi năng Hóa học

169

6.3. Astat: Sự phát hiện astat. Các đồng vị của astat; Các tính chất và các hợp

chất của astat; Tách và điều chế astat; Phân tích astat; Ứng dụng của astat.

6.4. Các nguyên tố nhân tạo mới

Chuyên đề 4: Phức chất

Chương 1. CẤU TẠO CỦA PHỨC CHẤT

1.1 Mở đầu về hoá học phức chất

1.1.1 Phân loại các phức chất

1.1.2 Vai trò của phức chất đối với hoá học và các lĩnh vực có liên quan

1.2 Dạng hình học của các phức chất

1.2.1 Phức chất với số phối trí 2

1.2.2 Phức chất với số phối trí 4.

1.2.3 Phức chất với số phối trí 6

1.2.4 Phức chất với số phối trí 7, 8, 9.

1.3 Đồng phân lập thể

1.3.1 Đồng phân hình học

1.3.1.1 Nguyên nhân gây ra đồng phân hình học của các phức chất

1.3.1.2 Phương pháp xác định cấu hình hình học của phức chất: phương

pháp hoá học, phương pháp vật lý.

1.3.1.3 Cơ chế của quá trình chuyển vị nội phân tử.

1.3.2 Đồng phân quang học

1.3.2.1 Các nguyên nhân gây ra hiện tượng đồng phân quang học của phức

chất.

1.3.2.2 Đồng phân quang học của phức chất nhiều nhân.

1.3.2.3 Các yếu tố xác định đại lượng quay mặt phẳng phân cực. Đường

cong tán sắc quay. Hiệu ứng Cotton.

1.3.2.4 Các phương pháp hoá học và hoá lý tách các đối quang từ hợp chất

raxemic.

Chương 2. LIÊN KẾT HOÁ HỌC TRONG PHỨC CHẤT

2.1 Sự hình thành liên kết và liên kết (theo mô hình liên kết hoá trị).

2.2 Tách các phân mức d và f từ quan điểm thuyết trường tinh thể và phương

pháp obitan phân tử.

2.3 Hệ quả của sự tách mức năng lượng và một số tính chất của phức chất.

2.3.1 Hiệu ứng nhiệt động và năng lượng bền hoá bởi trường tinh thể đối với

phức chất bát diện, tứ diện và vuông phẳng.

2.3.2 Hiệu ứng cấu trúc

2.3.2.1 Bán kính ion của các kim loại chuyển tiếp d.

2.3.2.2 Hiệu ứng Jan - Teller: nguyên nhân sự lệch cấu hình hình học. Cấu

Page 170: Ngành Tadi năng Hóa học

170

trúc electron của ion trung tâm và cấu hình hình học trong phức chất bát diện.

2.3.3 Tính chất từ của phức chất.

2.3.4 Quang phổ hấp thụ của phức chất.

2.3.4.1 Các chuyển mức d-d. Độ rộng của các dải hấp thụ.

2.3.4.2 Quang phổ chuyển điện tích.

Chương 3. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA QUÁ TRÌNH TẠO PHỨC

3.1 Các đặc trưng nhiệt động học của quá trình tạo phức

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của phức chất kim loại

3.2.1 Ảnh hưởng bản chất của ion trung tâm kim loại

3.2.1.1 Điện tích và kích thước của ion kim loại.

3.2.1.2 Bản chất cứng và mềm của ion kim loại.

3.2.2 Ảnh hưởng bản chất của phối tử

3.2.2.1 Tính bazơ của nguyên tử cho của phối tử

3.2.2.2 Hiệu ứng vòng (chelat). Các hợp chất chelat chứa vòng với số cạnh 3,

4, 5, 6 và lớn hơn 6.

3.2.2.3 Hiệu ứng vòng lớn

3.2.2.4 Sự tạo thành các phức chất hỗn hợp phối tử.

Chương 4. PHẢN ỨNG CỦA PHỨC CHẤT

4.1 Phản ứng thế phối tử

4.1.1 Phức chất trơ và phức chất linh động.

4.1.2 Các cơ chế của phản ứng thế phối tử trong phức chất bát diện và phức

chất vuông phẳng.

4.1.2.1 Cơ chế phân ly D, cơ chế liên hợp A, cơ chế liên hợp hoạt hoá Ia, cơ

chế phân ly hoạt hoá Id.

4.1.2.2 Sự biến đổi cấu hình hình học của phức chất qua phức chất trung

gian hoạt động.

4.1.3 Phản ứng thế phối tử trong phức chất bát diện

4.1.3.1 Phản ứng thế các gốc axit bằng các phân tử nước.

4.1.3.2 Phản ứng thế các phân tử H2O bằng các gốc axit.

4.1.3.3 Phản ứng thế gốc axit này bằng gốc axit khác.

4.1.3.4 Phản ứng thế gốc axit bằng nhóm hyđroxyl.

4.1.4 Phản ứng thế phối tử trong phức chất vuông phẳng.

4.1.4.1 Phương tình động học và hoá lập thể của quá trình thế trong phức

chất vuông phẳng.

4.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của phức chất vuông

phẳng.

Ảnh hưởng trans: ảnh hưởng trans-(, ảnh hưởng trans-(.

Page 171: Ngành Tadi năng Hóa học

171

Ảnh hưởng của các phối tử - cis.

Ảnh hưởng của nhóm đi ra.

Ảnh hưởng của ion trung tâm.

Ảnh hưởng của dung môi.

4.2 Phản ứng oxi hoá - khử của phức chất

4.2.1 Sự chuyển electron

4.2.2 Phản ứng oxi hoá - khử ở cầu ngoại phức (quá trình đường hầm).

Nguyên lý Frank-Kondon. Phương trình Marcus.

4.2.3 Phản ứng oxi hoá - khử ở cầu nội (quá trình có sự tham gia của các

phối tử cầu nối).

4.2.3.1 Cơ chế của sự tạo thành cầu nối.

4.2.3.2 Sự chuyển electron trong hợp chất cầu nối trung gian.

4.2.3.3 ảnh hưởng của các phối tử không tạo cầu nối.

4.2.4 Phản ứng oxi hoá khử kết hợp và phản ứng oxi hoá - khử thay thế.

4.3 Phản ứng của các phức chất cacbonyl và cơ kim của các kim loại

chuyển tiếp

4.3.1 Phức chất cacbonyl

4.3.2 Phức chất cơ kim

Chương 5. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT

5.1 Những nguyên lý chung của phép tổng hợp các phức chất.

5.2 Tách các phức chất từ các hệ phức trơ và linh động.

5.3 Sử dụng các giản đồ pha trong tổng hợp các phức chất.

5.4 Các phương pháp tổng hợp phức chất ở pha khí.

5.5 Tách riêng và tinh chế các phức chất bằng phương pháp sắc ký và

phương pháp điện đi.

5.6 Tổng hợp các phức chất dựa vào phản ứng trên khuôn.

5.6.1 Tổng hợp phức chất với các phối tử 2, 3, 4 càng bằng phản ứng trên

khuôn.

5.6.2 Tổng hợp các hợp chất vòng lớn.

Page 172: Ngành Tadi năng Hóa học

172

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRONG HÓA HỌC VẬT LIỆU

(Physical characterization for Material chemistry)

1. Mã môn học: CHE3212

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nghiêm Xuân Thung, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, ThS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những cơ sở lí thuyết và thực nghiệm của các phương

pháp vật lí cơ bản được dùng hiện nay để nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về các phương pháp vật lý trong vật

liệu học trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 173: Ngành Tadi năng Hóa học

173

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc: :

- Zhong Lin Wang. Characterization of Nanophase Materials. 20001) Anthony R.

West. Solide State Chemistry and Its Applications, 1984

- Jamer A. Jacobs, Thomas F. kilduff. Engineering Material Technology (Structrures,

Processing, Properties and Selection). 3rd Ed. 1997.

- Hall. Cacil. E. Introduction to Electron Microscopy. 1983

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung bao gồm phương pháp nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử truyền qua

(TEM), kính hiển vi điện tử quét (SEM), xác định diện tích bề mặt riêng (BET), phân

tích nhiệt vi sai và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp đều được xét cơ sở lí

thuyết và ứng dụng, ngoài ra còn có một số bài thực hành trên máy.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương I : Mở đầu (3t)

Chương II: Phương pháp phân tích nhiệt vi sai (10t)

Chương III: Phương pháp nhiều xạ tia X (12t)

Chương IV: Phương pháp kính hiển vi điện tử (SEM và TEM) (15t)

Chương V: Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng (BET) (8t)

Chương VI: Một số phương pháp khác (12t)

Page 174: Ngành Tadi năng Hóa học

174

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA SINH VÔ CƠ

(Bioinorganic chemistry )

1. Mã môn học: CHE3213

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, PGS. TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nghiêm Xuân Thung, TS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, ThS, KHoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về vai trò của các kim loại trong

các quá trình sinh học

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hóa sinh vô cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

c. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có

được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học mang lại

cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức được

các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư duy khoa

học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ 20%

Page 175: Ngành Tadi năng Hóa học

175

xuyên giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc: :

1-Vũ Ðăng Ðộ; Hoá sinh vô cơ; Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành

hoá Vô cơ; Hà Nội, 1993.

2-. Rosette M. Roat-Malone, Bioinorganic Chemistry, A Short course; Wiley-

Interscience, A John wiley & sons, Inc., Publication, 2002

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho sinh viên vai trò, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống. Cấu

tạo và vai trò của các hợp chất sinh học chứa kim loại. Một số quá trình xúc tác bởi

các enzim chứa kim loại. Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô vơ. Vai trò của

hoá sinh vô cơ đối với y học và đối với các ngành khoa học khác.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1: Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu của hoá sinh vô cơ, sự ra đời và

phát triển của Hoá sinh vô cơ.

Chương 2. Các kim loại có mặt trong cơ thể và vai trò của chúng đối với sự sống.

2.1. Hàm lượng, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống.

2.2 Các đặc trưng hoá-lý của các kim loại sinh học.

2.3 Các công cụ được sử dụng để nghiên cứu.

Chương 3: Các phối tử sinh học và vai trò của chúng đối với sự sống.

3.1. Các phân tử và ion đơn giản.

3.2. Các đại phân tử protit, lipit, gluxit, axit nucleic.

3.3. Các hệ vòng lớn (porfirin, corin...).

3.4. AMP, ADP, ATP.

Page 176: Ngành Tadi năng Hóa học

176

3.5. Vitamin, hooc mon và các hợp chất khác.

3.6. Tác dụng chọn lọc của các phối tử sinh học với các kim loại sinh học. Giải

thích bằng thuyết axit và bazơ cứng và mềm. Hiện tượng cộng sinh.

Chương 4: Một số quá trình xúc tác bởi metalloenzim.

4.1. Enzim và đặc trưng của các quá trình xúc tác enzim.

4.2. Vai trò của kim loại trong các metalloenzim.

4.3. Enzim xúc tác cho quá trình thuỷ phân và chuyển nhóm.

4.4. Enzim xúc tác cho quá trình oxi hoá - khử.

4.5. Sự cố định nitơ.

4.6. Sự vận chuyển oxy.

Chương 5: Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô cơ.

5.1. Những điều kiện của sự mô hình hoá.

5.2. Một số kết quả nghiên cứu mô hình hoá.

5.2.1. Vitamin B12.

5.2.2. Sự hấp thụ thuận nghịch oxi.

5.2.3. Sự cố định nitơ.

Chương 6: Ứng dụng thực tiễn của hoá sinh vô cơ

6.1. Trong y học (thuốc trên cơ sở kim loại và thuốc trên cơ sở phối tử).

6.2. Trong nông nghiệp.

6.3. Phỏng sinh hoá học.

Page 177: Ngành Tadi năng Hóa học

177

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA LÝ HỮU CƠ

(Physical organic chemistry)

1. Mã môn học: CHE3217

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Đình Thành, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Đoàn Duy Tiên, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hóa lí hữu cơ.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá lí hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá lí

hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

20%

Page 178: Ngành Tadi năng Hóa học

178

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

Eric V. Anslyn, Dennis A. Dougherty // Modern Physical Organic Chemistry. 2005

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu về liên kết và cấu trúc của các hợp chất hữu cơ. Nhiệt hóa học của

các sản phẩm và các chất trung gian hoạt động. Năng lượng bề mặt và phân tích động

học. Các khái niệm hiện đại trong lí thuyết cấu trúc electron. Phản ứng nhiệt đóng

vòng peri. Các vật liệu hữu cơ điện tử.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1 : Giới thiệu về cấu trúc và mô hình của liên kết (5 hrs)

1.1 Tổng quan các khái niệm cơ bản về liên kết

1.2 Lí thuyết hiện đại về liên kết hữu cơ

1.3 Obitan trộn lẫn. Cấu tạo các phân tử lớn

1.4 Liên kết và cấu trúc của các chất trung gian hoạt động

1.5 Sơ lược về liên kết cơ kim và vô cơ

Chương 2 : Sức căng và tính bền (6 hrs)

2.1 Nhiệt hóa học của các phân tử bền

2.2 Nhiệt hóa học của các chất trung gian hoạt động

2.3 Mối liên hệ giữa cấu trúc và năng lượng; Các phân tích cấu dạng cơ bản

2.4 Các hiệu ứng electron

2.5 Các phân tử có sức căng cao

2.6 Các cơ chế phân tử

Chương 3 : Dung dịch và lực liên kết không cộng hóa trị (4 hrs)

3.1 Dung môi và các tính chất của dung dịch

3.2 Lực liên kết

3.3 Mô hình tính toán của sự solvat hóa

Chương 4 : Sự nhận biết phân tử và hóa học siêu phân tử (supramolecular) (5

hrs)

Page 179: Ngành Tadi năng Hóa học

179

4.1 Phân tích nhiệt động học của hiện tượng liên kết

4.2 Nhận dạng phân tử

4.3 Hóa học supramolecular

Chương 5 : Năng lượng bề mặt và phân tích động học (9 hrs)

5.1 Năng lượng bề mặt và các khái niệm liên quan

5.2 Lí thuyết trạng thái chuyển tiếp và các chủ đề liên quan

5.3 Các định đề và nguyên tắc liên quan đến phân tích động học

5.4 Các thực nghiệm về động học

5.5 Các phản ứng phức chất – Cơ chế giải đoán ( deciphering)

5.6 Các phương pháp dùng cho động học tiếp theo

5.7 Tính toán hằng số tốc độ

5.8 Nghiên cứu các toạ độ phản ứng phức tạp

Chương 6 : Các thực nghiệm liên quan đến nhiệt động học và động học (6hrs)

6.1 Các hiệu ứng đồng vị

6.2 Các hiệu ứng thế

6.3 Đồ thị Hammet. Phương pháp chung để kiểm tra điện tích trong quá trình phản

ứng.

6.4 Các mối liên hệ năng lượng tự do tuyến tính khác

6.5 Các thực nghiệm phức tạp để nghiên cứu cơ chế phản ứng

Chương 7 : Các khái niệm hiện đại trong lí thuyết cấu trúc electron (7 hrs)

7.1 Mở đầu cơ lượng tử

7.2 Các phương pháp tính toán - Giải phương trình Schrodinger đối với các hệ phức

chất

7.3 Lí thuyết nhiễu loạn – các quy tắc trộn lẫn obitan

7.4 Một số vấn đề trong hóa Hữu cơ được soi sáng từ thuyết obitan phân tử

7.5 Các phức chất cơ kim

Chương 8 : Phản ứng nhiệt đóng vòng peri (7 hrs)

8.1 Thông tin cần thiết

8.2 Phân tích chi tiết hai sự cộng hợp đóng vòng đơn giản

8.3 Các cộng hợp đóng vòng

8.4 Phản ứng đóng vòng electron

8.5 Các chuyển vị Sigmatropic

8.6 Các phản ứng Chelotropic

Chương 9 : Quang hóa học ( 5 hrs)

9.1 Các quá trình quang lí - Giản đồ Jablonski

9.2 Các quá trình quang lí lưỡng phân tử

9.3 Các phản ứng quang hóa

Page 180: Ngành Tadi năng Hóa học

180

9.4 Hóa học huỳnh quang

9.5 Oxi singlet

Chương 10 : Các vật liệu hữu cơ điện tử (6 hrs)

10.1 Lí thuyết chung

10.2 Các polime dẫn

10.3 Các vật liệu hữu cơ từ tính

10.4 Tính siêu dẫn

10.5 Quang học không tuyến tính (NLO)

10.6 Quang kháng

Page 181: Ngành Tadi năng Hóa học

181

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC CHƯƠNG CHỌN LỌC TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

(Topics in organic chemistry)

1. Mã môn học: CHE3220

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Lưu Văn Bôi, PGS.TSKH., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Đình Thành, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phan Minh Giang, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Đậu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Đoàn Duy Tiên, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thanh Vân, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phạm Văn Phong, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên đề về hợp chất thiên nhiên, tổng hợp

hữu cơ, xúc tác hữu cơ, phức cơ nguyên tố.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về các vấn đề chọn lọc trong hóa hữu

cơ trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 182: Ngành Tadi năng Hóa học

182

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. M.B.Smith, “ Organic Synthesis”, International Editions – 1994.

2. D.L.Boger, “ Modern Organic Synthesis”, TSRT .Press – 1999.

3. Nguyễn Minh Thảo, “ Tổng hợp hữu cơ”- Nxb. “ĐHQGHN”, Hà nội – 2001; In lần

hai: 2005.

4. H. Beyer, W. Walter. Organic Chemisstry, Albion Publishing, 1997.

5. Gunnar Samuelsson. Drugs of natural Origin. Swedish Pharmaceutical Press, 1992.

6. Gerard V. Smith, Ferenc Notheisz. Heterogeneous catalysis in Organic chemistry.

Academic press, 1995

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu 3 chuyên đề chuyên sâu về hóa học hữu cơ, sinh viên có thể lựa chọn và

tích lũy 1 trong 3 chuyên đề mục 10.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chuyên đề 1 : Xúc tác hữu cơ

Chương 1: Khái niệm chung

1.1. Thuyết va chạm hoạt động

1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng và phương pháp xác định

năng lượng hóa thực nghiệm

1.3. Các phản ứng chậm

1.4. Vai trò của entropi trong động học của các phản ứng hữu cơ

1.4. Tốc độ thể tích và thời gian tiếp xúc

Chương 2. Chất xúc tác

Page 183: Ngành Tadi năng Hóa học

183

2.1. Các phương pháp điều chế chất xúc tác

2.2. Tính chọn lọc của chất xúc tác

2.3. Các cách biểu diễn độ hoạt động của chất xúc tác

2.4. Thời gian làm việc và sự tái tạo chất xúc tác

2.5. Chất mang

2.6. Chất xúc tiến

2.7. Chất độc tiếp xúc

Chương 3. Xúc tác đồng thể

3.1. Động học của xúc tác đồng thể

3.2. Cơ chế của phản ứng xúc tác đồng thể

3.3. Xúc tác axit-bazơ

Chương 4. Xúc tác dị thể

4.1. Hấp phụ và xúc tác

4.2. Đường đẳng nhiệt và nhiệt động học của sự hấp phụ

4.3. Các phương trình động học đối với quá trình xảy ra trên bề mặt đồng nhất

của chất xúc tác

4.4. Năng lượng hoạt động hóa của các quá trình xúc tác

4.5. Hiệu ứng bù trừ

Chương 5. Các thuyết xúc tác

5.1. Thuyết hợp chất trung gian

5.2. Thuyết các tâm hoạt động của Taylo

5.3. Thuyết đa vị của Balanđin

5.4. Thuyết tập hợp hoạt động

5.5. Thuyết điện tử của Vonkenstein

Chương 6. Hiđro hóa xúc tác và hiđro hóa phân huỷ

6.1.Hiđro hóa xúc tác

6.2. Hiđro hóa phân huỷ

6.3. Các phản ứng khử khác

6.4. Hiđro hóa chọn lọc

Chương 7. Đehiđro hóa xúc tác

7.1. Đehiđro hóa ancọl

7.2. Đehiđro hóa các hợp chất chứa nitơ

7.3. Đehiđro hóa hiđrocacbon

7.4. Đehiđro hóa đóng vòng và thơm hóa

7.5. Xúc tác không thuận nghịch

Chuyên đề 2 : Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Chương 1. Sinh tổng hợp các hợp chất hoạt tính dược học trong thực vật (2 tiết)

Page 184: Ngành Tadi năng Hóa học

184

1.1. Quang hợp

1.1.1. Phản ứng quang hợp

1.1.2. Cơ quan quang hợp ở thực vật bậc cao

1.1.3. Phản ứng trong ánh sáng và trong bóng tối

1.2. Các hướng sinh tổng hợp

1.2.1. Các sản phẩm sinh tổng hợp từ axit shikimic

1.2.2. Các sản phẩm sinh tổng hợp từ axetat

1.3. Phân loại các hợp chất thiên nhiên

Chương 2. Các hợp chất cacbohidrat (6 tiết)

2.1. Monosaccarit

2.1.1. Cấu hình của đường và các dạng công thức

2.1.2. Phản ứng của monosaccarit

2.1.3. Phản ứng định tính monosaccarit

2.1.4. Chuyển hóa giữa các monosaccarit

2.1.5. Tăng mạch và cắt mạch monosaccarit

2.1.6. Giới thiệu một số monosaccarit

2.2. Oligosaccarit

2.2.1.Disaccarit

2.2.2. Trisaccarit

2.2.3. Pseudo-oligosaccarit

2.2.4. Giới thiệu một số disaccarit

2.3. Polysaccarit

2.3.1 Tinh bột

2.3.2 Xelulozơ

2.3.3. Glycogen

2.3.4. Chitin

2.4. Các sản phẩm liên quan đến cacbohidrat

2.4.1 Glycozit

2.4.2 Axit ascorbic

2.4.3. 2-deoxystreptamin

Chương 3. Các hợp chất terpenoit (6 tiết)

3.1. Monoterpenoit

3.1.1. Monoterpenoit không vòng

3.1.2. Monoterpenoit một vòng

3.1.3. Monoterpenoit hai vòng

3.2. Sesquiterpenoit

3.2.1. Sesquiterpenoit không vòng

Page 185: Ngành Tadi năng Hóa học

185

3.2.1. Sesquiterpenoit một vòng

3.2.1. Sesquiterpenoit hai vòng

3.2.1. Sesquiterpenoit ba vòng

3.3. Diterpenoit

3.3.1. Diterpenoit không vòng

3.3.2. Diterpenoit một vòng

3.3.3. Diterpenoit ba vòng

3.3.4. Diterpenoit bốn vòng

3.4. Triterpenoit

3.4.1 Triterpenoit khung lupan

3.4.2 Triterpenoit khung ursan

3.4.3 Triterpenoit khung olean

3.5. Tetraterpenoit

3.5.1. Carotenoit

3.5.2. Lycopen

Chương 4. Các hợp chất steroit (5 tiết)

4.1. Sterol

4.2. Axit mật

4.3. Steroit vitamin

4.4. Steroit hocmon

4.5. Sterot trợ tim

4.6. Steroit sapogenin

Chương 5. Các hợp chất ancaloit (5 tiết)

5.1. Ancaloit dựa trên khung tetrahidropyrol

5.1.1. Dẫn xuất pyridin

5.1.2. Dẫn xuất piperidin

5.2. Ancaloit dựa trên khung tropan

5.3. Ancaloit dựa trên khung quinolizidin

5.4. Ancaloit dựa trên khung quiinolin

5.5. Ancaloit dựa trên khung isoquinolin

5.6. Ancaloit dựa trên khung indol

Chương 6. Các hợp chất phenol (6 tiết)

6.1. Phân loại các hợp chất phenol thực vật

6.2. Sinh tổng hợp các hợp chất thơm

6.3. Các hợp chất phenol đơn giản

6.3.1. Dẫn xuất phenylpropan

6.3.2. Dẫn xuất coumarin

Page 186: Ngành Tadi năng Hóa học

186

6.3.3. Flavonoit

6.3.2. Lignan

6.4. Các hợp chất phenol phức tạp

6.4.1. Tanin

6.4.2. Lignin

Chuyên đề 3 : Phương pháp phân tích sắc ký khí trong hóa học hữu cơ :

Chương 1: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ

1.1. Quá trình sắc kí và cách tiến hành sắc kí.

1.2. Đặc tính sắc kí của chất tan

1.3. Hiệu quả cột và độ phân giải

1.4. Quá trình cột và sự mở rộng rải (píc). Lý thuyết tốc độ

1.5. Thời gian phân tích và độ phân giải

1.6. Định tính và định lượng trong phân tích sắc kí

Chương 2: SẮC KÍ CỘT

2.1. Sắc kí cột hấp phụ.

2.1.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí cột hấp phụ.

2.1.2. Chất hấp phụ:

- Các loại chất hấp phụ

- Nguyên tắc lựa chọn chất hấp phụ

2.1.3. Pha động.

- Các loại pha động (khí, lỏng).

- Nguyên tắc lựa chọn dung môi.

2.2. Sắc kí cột phân bố

2.2.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí cột phân bố.

2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn pha tĩnh và pha động cho sắc kí phân bố

2.3. Sắc kí trao đổi ion

2.3.1. Nguyên tắc của sắc kí trao đổi ion và cân bằng trao đổi ion.

2.3.2. Các loại chất trao đổi ion.

2.3.3. Các ứng dụng của sắc kí trao đổi ion.

2.4. Sắc kí loại trừ

2.4.1. Cơ sở lý thuyết.

2.4.2. Cột tách sắc kí loại trừ

2.4.3. Chất nhồi sắc kí loại trừ.

2.4.4. Lựa chọn dung môi pha động

2.4.5. Ứng dụng của sắc kí loại trừ

Chương 3: SẮC KÍ LỚP MỎNG

3.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí lớp mỏng.

Page 187: Ngành Tadi năng Hóa học

187

3.2. Các chất hấp lưu dùng trong sắc kí lớp mỏng

3.3. Dung môi- pha động

3.4. Ứng dụng của sắc kí lớp mỏng.

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ

4.1. Máy sắc kí khí

4.1.1. Injectơ và kỹ thuật bơm mẫu.

4.1.2. Cột sắc kí.

- Cột nhồi.

- Cột mao quản

4.1.3. Đetectơ

- Đetectơ dẫn nhiệt (TCD)

- Đetectơ ion hoá ngọn lửa (FID)

- Đetectơ cộng kết điện tử (ECD)

- Đetectơ khối phổ (MSD)

4.2. Tối ưu hoá các điều kiện thực nghiệm cho sắc kí phân bố khi- lỏng

4.2.1. Pha tĩnh và sự lựa chọn pha tĩnh cho sắc kí phân bố khí- lỏng.

4.2.2. Pha động và sự lưaqj chọn pha động cho sắc kí khí.

4.2.3. Sự lựa chọn nhiệt độ cột:

- Sự lựa chọn nhiệt độ cột vận hành đẳng nhiệt

- Chương trình nhiệt độ

4.2.4. Điều chế và lựa chọn dẫn xuất.

4.3. Sắc kí hấp phụ khí- rắn

Chương 5: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG CAO ẤP

5.1. Máy sắc kí lỏng cao áp

5.1.1. Hệ thống phân phát pha động

5.1.2. Van bơm mẫu.

5.1.3. Cột tách

5.1.4. Đetectơ

- Đetectơ tử ngoại- khả kiến: bước sóng cố định, bước sóng thay đổi.

- Đetectơ huỳnh quang

- Đetectơ khối phổ.

5.2. Lựa chọn và tối ưu các điều kiện chạy sắc kí.

5.2.1. Pha tĩnh:

- Pha tĩnh ngược.

- Pha tĩnh thường.

- Pha tĩnh trao đổi ion.

- Pha tĩnh sắc kí loại trừ.

Page 188: Ngành Tadi năng Hóa học

188

- Pha tĩnh đồng phân quang học.

5.2.2. Lựa chọn pha tĩnh.

5.2.3. Tối ưu hoá hiệu quả cột.

5.2.4. Pha động trong sắc kí lỏng cao áp.

5.2.5. Rửa giải đẳng dòng và rửa giải građien

5.2.6. Điều chế dẫn xuất.

5.2.7. Ứng dụng của sắc kí lỏng cao áp.

Page 189: Ngành Tadi năng Hóa học

189

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÓA HỌC HỮU CƠ

(Characterization methods for organic chemistry )

1. Mã môn học: CHE3219

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Nguyễn Đình Thành, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lưu Văn Bôi, PGS.TSKH., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

PGS.TS Phan Minh Giang

Đoàn Duy Tiên, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thanh Vân, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên các phương pháp và kỹ thuật cần thiết khi đi vào nghiên cứu

hoá học hữu cơ.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu hoá

học hữu cơ trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 190: Ngành Tadi năng Hóa học

190

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. M.B.Smith, “ Organic Synthesis”, International Editions – 1994.

2. D.L.Boger, “ Modern Organic Synthesis”, TSRT .Press – 1999.

3. Nguyễn Minh Thảo, “ Tổng hợp hữu cơ”- Nxb. “ĐHQGHN”, Hà nội – 2001; In lần

hai: 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Các phương pháp phân tách và tinh chế , nghiên cứu và xác định cấu trúc các hợp chất

hữu cơ. Các phương pháp và kỹ thuật tiến hành phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu

cơ. Phương pháp tạo liên kết cacbon-cacbon, cacbon-dị tố, phương pháp đóng vòng,

và tổng hợp trên cơ sở phản ứng oxi hóa và khử hóa, các phản ứng chuyển vị và một

số phương pháp tổng hợp khác

2) Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1. Các phương pháp phân tách và tinh chế các hợp chất hữu cơ

Các phương pháp kết tinh lại và thăng hoa

Các phương pháp chưng cất: Cất thường, cất dưới áp suất thấp, cất lôi cuốn bằng hơi

nước,...

Các phương pháp chiết: Chiết thường, chiết pha rắn, chiết liên tục,...

Các phương pháp sắc ký: Sắc ký bản mỏng, sắc ký cột, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu

năng cao,...

Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu và xác định cấu trúc các hợp chất hữu

Phương pháp xác định các hằng số vật lý: Điểm sôi, điểm chảy, chiết suất, khối lượng

riêng, độ quay cực,...

Page 191: Ngành Tadi năng Hóa học

191

Các phương pháp hóa học: Phân tích định tính và định lượng nguyên tố và nhóm chức,

xác định phân tử khối, các phương pháp phân hủy từng phần và tổng hợp toàn phần.

Các phương pháp phổ: Hồng ngoại, tử ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, khối lượng và

các phương pháp khác.

Các phương pháp hóa lượng tử.

Chương 3. Các phương pháp và kỹ thuật tiến hành phản ứng tổng hợp các hợp

chất hữu cơ

Dung môi trong phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

Xúc tác trong phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

Tiến hành phản ứng ở pha lỏng, pha khí và pha rắn.

Tiến hành phản ứng ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.

Tiến hành phản ứng ở áp suất cao.

Tiến hành phản ứng trong môi trường trơ.

Tiến hành phản ứng trong điều kiện chiếu xạ, vi sóng, điện hóa.

Chương 4. Phương pháp tạo liên kết Cacbon-cacbon

Phương pháp tạo liên kết cacbon-cacbon bằng sự tương tác của hai gốc cacbon-

cacbon.

Phương pháp tạo liên kết cacbon-cacbon bằng sự tương tác của cacbon electrophin với

cacbon nucleophin thông qua các phản ứng ankyl hóa, axyl hóa và ngưng tụ.

Chương 5. Phương pháp tạo liên kết Cacbon-dị tố

Phương pháp tạo liên kết Cacbon-phi kim: Cacbon-halogen, cacbon-oxi, cacbon-lưu

huỳnh, cacbon-nitơ, cacbon-photpho, ...

Phương pháp tạo liên kết Cacbon-kim loại: Cacbon-magie, cacbon-liti, cacbon-đồng,

cacbon-kẽm,...

Chương 6. Phương pháp đóng vòng

Phương pháp đóng vòng bằng sự tương tác giữa các trung tâm eletrophin với

nucleophin nội phân tử.

Các phương pháp cộng hợp đóng vòng.

Các phương pháp cộng hợp đóng vòng theo cơ chế vòng hóa vòng electron (đồng phân

hóa liên kết hóa trị)

Chương 7. Các phương pháp tổng hợp trên cơ sở phản ứng oxi hóa và khử hóa

Các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu sơ trên cơ sở phản ứng oxi hóa.

Các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu sơ trên cơ sở phản ứng khử hóa.

Chương 8. Các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu trên cơ sở các phản ứng

chuyển vị

Các chuyển vị với sự bảo toàn khung cacbon.

Page 192: Ngành Tadi năng Hóa học

192

Các chuyển vị với sự biến đổi khung cacbon: Chuyển vị Fries, chuyển vị Claisen,

chuyển vị Hopman và các chuyển vị cùng loại...

Các chuyển vị với sự phân cắt và cấu tạo lại khung cacbon.

Các chuyển vị với sự vòng hóa lại.

Các chuyển vị khác.

Chương 9. Giới thiệu các phương pháp tổng hợp khác

Tổng hợp các hợp chất hữu cơ đi từ oxit cacbon và hiđro: Tổng hợp các hiđrocacbon,

tổng hợp các ancol, tổng hợp các hợp chất cacbonyl,...

Tổng hợp các hợp chất hữu cơ bằng con đường điện hóa.

Tổng hợp các hợp chất hữu cơ bằng con đường quang hóa.

Sinh tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

Page 193: Ngành Tadi năng Hóa học

193

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TỔNG HỢP HỮU CƠ NÂNG CAO

(Advanced organic synthesis)

1. Mã môn học: CHE3218

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Lưu Văn Bôi, PGS.TSKH., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Đình Thành, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Đoàn Duy Tiên, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thanh Vân, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phạm Văn Phong, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học lý thuyết của các phương pháp và phản ứng hữu cơ,

cũng như khả năng vận dụng chúng vào lĩnh vực tổng hợp các loại hợp chất hữu cơ.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về tổng hợp hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn tổng hợp

hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà

môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến

thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 194: Ngành Tadi năng Hóa học

194

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. M.B.Smith, “ Organic Synthesis”, International Editions – 1994.

2. D.L.Boger, “ Modern Organic Synthesis”, TSRT .Press – 1999.

3. Nguyễn Minh Thảo, “ Tổng hợp hữu cơ”- Nxb. “ĐHQGHN”, Hà nội – 2001; In lần

hai: 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu cơ sở lý thuyết và bản chất các phương pháp xây dựng bộ khung

phân tử của các hợp chất hữu cơ, cũng như các quá trình chuyển hoá từ loại hợp chất

hữu cơ này thành loại hợp chất hữu cơ khác.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu (1 giờ):

- Vai trò và vị trí học phần “ Tổng hợp hữu cơ”.

- Nguồn nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ.

- Mục tiêu và nội dung của học phần.

Chương I: PHƯƠNG PHÁP CHUNG TẠO LIÊN KẾT CACBON-CACBON (9 giờ).

- Khái niệm chung

- Tạo liên kết C-C qua phản ứng ankyl hoá

- Tạo liên kết C-C qua phản ứng axyl hoá

- Tạo liên kết C-C qua các phản ứng ngưng tụ

Chương II: PHƯƠNG PHÁP TẠO LIÊN KẾT CACBON-DỊ TỐ (9 giờ)

- Phương pháp tạo liên kết C – Halogen.

- Phương pháp tạo liên kết C - oxi

- Phương pháp tạo liên kết C – lưu huỳnh

- Phương pháp tạo liên kết C - nitơ

Page 195: Ngành Tadi năng Hóa học

195

- Phương pháp tạo liên kết C – kim loại

Chương III: PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VÒNG (5 giờ)

- Các phương pháp đóng vòng

- Các phương pháp tổng hợp vòng cacbon

- Các phương pháp tổng hợp các hợp chất dị vòng.

Chương IV: TỔNG HỢP HỮU CƠ TRÊN CƠ SỞ PHẢN ỨNG KHỬ HOÁ (5 giờ)

- Phương pháp, tác nhân và điều kiện khử hoá

- Khử hoá hiđrocacbon

- Khử hoá hiđrocacbon vòng thơm và dị vòng

- Khử hoá các nhóm chức

- Khử hoá cắt đứt liên kết cacbon - dị tố

Chương V: TỔNG HỢP HỮU CƠ TRÊN CƠ SỞ PHẢN ỨNG OXI HOÁ (9 giờ)

- Khái niệm và các nguyên tắc chung

- Oxi hoá hiđrocacbon

- Oxi hoá các nhóm chức

Chương VI: TỔNG HỢP HỮU CƠ QUA HỢP CHẤT CƠ KIM (5 giờ)

- Tổng hợp hữu cơ qua hợp chất cơ – magiê

- Tổng hợp hữu cơ qua các hợp chất cơ kim khác

Chương VII: TỔNG HỢP HỮU CƠ QUA PHẢN ỨNG CHUYỂN VỊ (9 giờ)

- Các chuyển vị không làm thay đổi cấu trúc phân tử

- Các chuyển vị làm thay đổi cấu trúc phân tử

Chương VIII: TỔNG HỢP HỮU CƠ TỪ OXIT CACBON VÀ HIĐRO (3 giờ)

- Tổng hợp hiđrocacbon

- Tổng hợp các ancol

- Tổng hợp hợp chất cacbonyl

Chương IX: BẢO VỆ NHÓM CHỨC TRONG TỔNG HỢP HỮU CƠ (3 giờ)

- Khái niệm chung

- Bảo vệ các nhóm chức ancol, axit cacboxylic, amino và cacbonyl

Chương X: GIỚi THIỆU SƠ LƯỢC CÁC CON ĐƯỜNG TỔNG HỢP HỮU CƠ

KHÁC (2 giờ)

- Tổng hợp hữu cơ bằng con đường điện hoá

- Tổng hợp hữu cơ bằng con đường quang hoá

- Tổng hợp hữu cơ bằng con đường sinh học

Page 196: Ngành Tadi năng Hóa học

196

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC CHƯƠNG CHỌN LỌC CỦA HÓA HỌC PHÂN TÍCH

(Topics in analytical chemistry)

1. Mã môn học: CHE3226

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Tạ Thị Thảo, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Ri, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Từ Bình Mình, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Hương Giang, ThS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Ánh Hường, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về các phương pháp phân tích , kỹ

thuật phân tích mới, phương pháp làm giầu mẫu và phân tích động, tĩnh khác nhau.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về các vấn đề chọn lọc trong hóa

phân tích trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 197: Ngành Tadi năng Hóa học

197

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1- Atomic Spectrometer with flame and plasma, Wiley - VCH, Wiehim - New - York

Toronto, 2003.

2- A.K. Bapko, A.I Pilipenko, Phân tích trắc quang (lý thuyết chung và máy móc dụng

cụ) T1 và T2 sách dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội T1 (1974) T2 (1975).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học bao gồm 3 chuyên đề chuyên sâu, sinh viên lựa chọn 1 trong 3 chuyên đề ở

mục 10 dưới đây phù hợp với chuyên ngành lựa chọn.

Môn học được trình bày: Cơ sở lý thuyết của từng phươngpháp, các yêu cầu kỹ thuật,

các yếu tố gây ảnh hưởng và các phương pháp xác định, đồng thời cũng chỉ ra ưu và

nhược điểm và hướng ứng dụng phát triển của từng phương pháp

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chuyên đề 1: Phức chất trong hóa phân tích

Chương 1 Cấu tạo phức

1.1 Liên kết hóa học trong phức chất

1.2 Hiện tượng đồng phân

1.3 Phân loại phức chất

1.3.1 Theo phối tử

1.3.2 Theo ion phức

1.3.3 Hợp chất nội phức

1.3.4 Phức vòng càng

1.3.5 Liên hợp ion

Chương 2 Tính chất của phức chất

Page 198: Ngành Tadi năng Hóa học

198

2.1 Độ bền phức chất

2.1.1 Xác định hằng số bền

2.2.2 Hiệu ứng tạo phức vòng càng

2.2.3 Ảnh hưởng của nguyên tử trung tâm

2.2.4 Ảnh hưởng của nguyên tử cho

2.2.5 Ảnh hưởng của kích thước vòng

2.2.6 Ảnh hưởng của nhóm thế trong phối tử trung tâm đến độ bền phức

2.2 Độ tan của phức

2.2.1 Các nhóm ưa nước và kị nước

2.2.2 Độ tan của hợp chất nội phức

2.2.3 Liên hợp ion

2.2.4 Hiệu ứng trọng lượng

2.2.5 Dung dịch keo

2.2.6 Chiết

2.3 Tính chất quang của phức chất

2.3.1 Ảnh hưởng của nguyên tử trung tâm đến phức mầu

2.3.2 Các nhóm mang mầu và trợ mầu của phối tử

2.3.3 Huỳnh quang

2.4 Tính chất điện hoá của phức chất

2.5. Các phương pháp xác định thành phần phức chất

Chương 3 Phức chất trong dung dịch

3.1 Hằng số bền và hằng số không bền của phức chất.

3.2 Hằng số bền điều kiện

3.3 Tính nồng độ các cấu tử trong dung dịch phức chất

3.4 Ảnh hưởng của sự tạo phức tới quá trình kết tủa và quá trình oxi hóa khử

Chương 4 Phức chất trong phương pháp trắc quang

4.1 Các lĩnh vực ứng dụng phân tích trắc quang

4.1.1 Đo độ hấp thụ quang

4.1.2 Thuốc thử trong phân tích trắc quang

4.1.3 Chọn vùng phổ ứng dụng

4.1.4 Độ hấp thụ quang của dung dịch gốc

4.2 Các phương pháp xác định các nguyên tố cụ thể

Chuyên đề 2: Phương pháp phân tích dòng chảy

Mở đầu

Sự ra đời của phương pháp trong những năm thập kỉ 70 của thế kỉ 20 dựa trên yêu

cầu phát triển của hoá phân tích và các tiến bộ của các phương tiện ghi đo của vật lí,

hoá lí, công nghệ thông tin điện tử.

Page 199: Ngành Tadi năng Hóa học

199

Chương 1. Nguyên tắc của phương pháp

1.1. Nguyên tắc của phương pháp. Các thí dụ điển hình.

1.2. Khái niệm độ phân tán .

1.3. Các yếu tố ảnh hường dến độ phân tán.

Chương 2 Các kĩ thuật cơ bản của phân tích dòng chảy.

2.1 Hệ FIA một kênh. Các thí dụ

2.2 Hệ FIA 2 kênh. Các thí dụ

2.3 Hệ FIA 3 kênh. Các thí dụ

2.4 Hệ FIA tăng độ nhạy của phép đo

- Hệ dùng chỗ nối chữ T

- Hệ dùng thiết bị dừng dòng chảy.

2.5 Hệ FIA dùng hệ chiết

2.6 Hệ FIA dùng thiết bị khuếch tán khí

2.7 Hệ FIA dùng cột khử

2.8 Hệ FIA dùng cột trao đổi ion

2.9 Phương pháp chuẩn độ FIA

Chương 3 Thiết bị FIA

3.1 Máy FIA .

3.2 Thiết bị FIA tự tạo

- Các thiết bị chính : Bơm nhu động. Các loại đường ống. Van bơm mẫu Đêtctơ.

3.3 Các loại đêtctơ

- Đêtctơ quang hấp thụ

- Đêtectơ điện hoá ( điện thế , cực phổ và von-ampe) .

Chương 4 . Tổng quan về các hệ FIA thường dùng. Một số thí dụ ứng dụng điển hình

Chuyên đề 03: Xử lý mẫu trong hóa phân tích

Chương 1. Mẫu phân tích, lấy mẫu và bảo quản

1.1. Tại sao phải lấy mẫu phân tích và mấu phân tích là gì.

1.2. Các yêu cầu và điều kiện để lấy mẫu phân tích

1.3. Xử lý sơ bộ khi lấy mẫu phân tích

1.4. Các loại mẫu phân tích

1.5. Các cách lấy mẫu phân tích

1.6. Ghi chép hồ sơ khi lấy mãu phân tích

1.7. Chuyên chở và bảo quản mẫu sau khi lấy

1.8. QA/QC trong lấy mẫu phân tích

Chương 2. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp và kỹ thuật chuẩn bị (xử lý)

mẫu phân tích

2.1. Các yêu cầu của xử lý mẫu phân tích

Page 200: Ngành Tadi năng Hóa học

200

2.2. Trang bị và dụng cụ để xử lý mãu phân tích

2.3. Các hoá chất phục vụ chuẩn bị mẫu phân tích

2.4. Các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích

2.4.1. Phương pháp xử lý ướt

2.4.2. Phương pháp xử lý khô

2.4.3. Phương pháp khô-ướt kết hợp

2.4.4. Các kỹ thuật chiết

2.4.4.1. Chiết lỏng-lỏng

2.4.4.2. Chiết pha rắn, SPE (lỏng-rắn)

2.4.4.3. Chiết pha khí (rắn-khí)

2.4.4.4. Vi chiết pha rắn (SPME)

2.4.4.5. Chiết Soxhlet

2.4.4.6. Chiết siêu âm

2.4.5. Các phương pháp sắc ký

2.4.5.1. Sắc ký cột

2.4.5.2. Sắc ký phẳng

2.4.6. Các kỹ thuật chưng cất

2.4.6.1. Chưng cất thông thường

2.4.6.2. Chưng cất lôi cuốn

2.4.6.3. Chưng cất áp suất thấp

2.4.7. Phương pháp pha loãng mẫu

2.4.8. Phương pháp thăng hoa chất phân tích

2.4.9. Phương pháp chlo hoá chất phân tích

2.4.10.Phương pháp kết tủa chất phân tích

2.4.11.Phương pháp điện phân

2.4.12.Phương pháp lên men

Page 201: Ngành Tadi năng Hóa học

201

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HIỆN ĐẠI

(Modern analysis)

1. Mã môn học: CHE3225

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Tạ Thị Thảo, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Ri, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Từ Bình Mình, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Hương Giang, ThS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Ánh Hường, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Trang bị cho sinh viên kiến thức về các phương pháp phân tích trên cơ sở

quang phổ hấp thụ, phát xạ nguyên tử và phân tử.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các

môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn các kkí

thuật phân tích hiện đại, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng

các kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học

có được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây

dựng được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 202: Ngành Tadi năng Hóa học

202

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1- Atomic Spectrometer with flame and plasma, Wiley - VCH, Wiehim - New - York

Toronto, 2003.

2- A.K. Bapko, A.I Pilipenko, Phân tích trắc quang (lý thuyết chung và máy móc dụng

cụ) T1 và T2 sách dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội T1 (1974) T2 (1975).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Chuyên đề các phương pháp phân tích quang học đuợc giảng dạy trong các

trường chuyên nghiệp từ THCN, Cao đẳng, Đại học và sau đại học.

Các phương pháp phân tích quang học là các phương pháp phân tích hoá - lý được sử

dụng rộng rãi và nhiều nhất trong nghiên cứu khoa học cũng như trong sản xuất so với

các phương pháp phân tích hoá lý khác. Các phương pháp phân tích quang học ngày

càng được thể hiện đại hoá cùgn với sự phát triển của KHCN để đáp ứng được những

đòi hỏi rất cao của kỹ thuật hiện đại.

Bằng các phương pháp phân tích quang học có thể định lượng cũng như định tính

được nhiều chất với độ nhạy và độ chính xác cao. Thực tế các phương pháp phân tích

trắc quang có khả năng sử dụng để xác định được hầu hết các nguyên tố trong bảng hệ

thống tuần hoàn (trừ các khí trơ) các hợp chất vô cơ cũng như các hợp chất hữu cơ.

Môn học được trình bày: Cơ sở lý thuyết của từng phươngpháp, các yêu cầu kỹ thuật,

các yếu tố gây ảnh hưởng và các phương pháp xác định, đồng thời cũng chỉ ra ưu và

nhược điểm và hướng ứng dụng phát triển của từng phương pháp

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu: Giới thiệu chung về các phương pháp do quang

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP PHỔ PHÁT XẠ NGUYÊN TỬ

Page 203: Ngành Tadi năng Hóa học

203

1.1 Sự xuất hiện phổ phát xạ nguyên tử, các loại phổ phát xạ nguyên tử

1.2 Nguyên tắc của phép đo phổ phát xạ nguyên tử. Đối tượng ưu nhược điểm và khả

năng ứng dụng.

1.3 Cường độ vạch phổ phát xạ nguyên tử

1.3.1 Cường độ của vạch phổ

1.3.2 Cường độ vạch phổ và nhiệt độ phasma nguyên tử hoá mẫu

1.4 Các nguồn năng lượng dùng để kích thích phổ phát xạ

1.4.1 Ngọn lửa đèn khí: Đặc điểm, tính chất ngọn lửa viên và phép đo

1.4.2 Hồ quang điện: Đặc điểm, tính chất hồ quang viên và phép đo

1.4.3 Tia lửa điện: đặc điểm, tính chất và phép đo dùng tia lửa điện

1.5 Giới thiệu sơ đồ khói của hệ máy đo phổ phát xạ nguyên tử

1.6 Các phương pháp phân tích điện tính, bán định lượng và định lượng bằng phương

pháp phổ phát xạ nguyên tử.

1.7 Giới thiệu phổ phát xạ nguyên tử plasma ICP

Sự xuất hiện phổ phát xạ Plasma ICP. Cường độ vạch phổ và các đặc trưng của phổ

phát xạ plasma ICP. Thiết bị đo các phương pháp phân tích và hướng ứng dụng.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

2.1 Sự hấp thu ánh sáng của nguyên tử và phổ nguyên tử

2.2 Nguyên tắc của phép đo phổ hấp thụ phân tử. Đối tượng, ưu nhược điểm và khả

năng ứng dụng của phương pháp.

2.3 Cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử: Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ với

nồng độ chất cần xác định (Định luật hấp thụ quang) biểu thức biểu diễn cường độ

vạch phổ. Cường độ vạch phổ và nhiệt độ plasma nguyên tử hoá mẫu.

2.4 Các kỹ thuật nguyên tử hoá mẫu trong phổ hấp thụ nguyên tử

2.4.1 Kỹ thuật nguyên tử hoá bằng ngọn lửa

2.4.2 Kỹ thuật nguyên tử hoá bằng phương pháp không ngọn lửa

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo phổ hấp thụ nguyên tử

2.6 Giới thiệu hệ thống máy đo phổ hấp thụ nguyên tử

2.7 Các loại nguồn phát chùm tia đơn sắc. (Đèn catot nồng HCL đèn phóng điện

không điện cực EOL, đèn phổ liên tục có biên điệu...)

2.8 Các phương pháp phân tích định lượng bằng phổ hấp thụ nguyên tử

2.9 Giới thiệu phổ khối nguyên tử plasma ICP.

(Sự xuất hiện phổ khối plasma ICP. Cường độ vạch phổ liên quan với nồng độ chất

phân tích. Phương pháp phân tích bằng phổ khối ICP - MS. Thiết bị đo và hưởng ứng

dung của phổ khối)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ

3.1 Ánh sáng - sự hấp thụ ánh sáng của chất

Page 204: Ngành Tadi năng Hóa học

204

3.2 Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của chất

3.3 Phổ hấp thụ - hệ số hấp thụ mol

3.4 Các nguyên nhân làm cho sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch không tuân theo Định

luật của sự hấp thụ.

3.4.1 Đo ánh sáng không đơn sắc

3.4.1 Do sự phân li của phức khi pha loãng

3.4.1 Đo ảnh hưởng của H+ và sự có mặt của các chất lạ

3.5 Cách chọn thuốc thử trong phân tích phô hấp thụ phân tử

3.6 Giới thiệu sơ đồ khói của các hướng đo trắc quang (nguồn sáng, bộ phô tạo tia đơn

sắc, cuvet đo, tế bào quang điện, máy ghi đo)

3.7 Các phương pháp định lượng

3.8 Phương pháp xác định thành phần và hằng số bền của phức

3.9 Các hiệu ứng dụng của phương pháp phổ hấp thụ phân tử

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP PHỔ HUỲNH QUANG NGUYÊN TỬ

4.1 Phương pháp phô huỳnh quang nguyên tử

4.1.1 Sự xuất hiện phô huỳnh quang nguyên tử

4.1.2 Cường độ và mối quan hệ giữa cường độ huỳnh quang nguyên tử và nồng độ

chất phân tích.

4.1.3 Sơ đồ khối về hệ thống máy đo huỳnh quang nguyên tử.

4.1.4 Nguồn sáng kích thích trong phép đo phổ huỳnh quang nguyên tử

4.1.5 Các phương pháp huỳnh quang phân tử

4.2 Phương pháp phổ huỳnh quang phân tử

4.2.1 Sự xuất hiện phổ huỳnh quang phân tử. Cấu trúc phân tử có liên quan tới sự xuất

hiện phổ huỳnh quang phân tử

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát huỳnh quang: bước sóng của ánh sáng kích

thích, ảnh hưởng của nồng độ chất phân tích, của nhiệt độ, ảnh hưởng của pH dung

dịch m của dung môi, ảnh hưởng của các chất lạ.

4.2.3 Sơ đồ khối của hệ thống máy đo huỳnh quang phân tử

4.2.4 Nguồn sáng kích thích và cách lựa chọn bước sóng của ánh sáng kích thích

4.2.5 Các phương pháp định lượng

4.3 Giới thiệu phương pháp hoá phát quang

4.3.1 Giới thiệu chung về phương pháp hoá phát quang

4.3.2 Các phương pháp đo bước xạ

4.3.3 Khả năng ứng dụng hiện tượng hoá phát quang trong phân tích

Page 205: Ngành Tadi năng Hóa học

205

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA

(Electrochemical analysis)

1. Mã môn học: CHE3224

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Tạ Thị Thảo, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Ri, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Từ Bình Mình, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Hương Giang, ThS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Ánh Hường, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên cơ sở các phương pháp điện hoá hiện đại được sử dụng

để nghiên cứu các vấn đề của hoá học và các cộng nghệ điện hoá, chế tạo vật liệu (

phân tích sản phẩm, nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm để chế tạo vật liệu mới,

nghiên cứu động học phản ứng điện hoá, vv..)

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về các phương pháp điện hóa trong

khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn phương

pháp điện hóa, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến

thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được

kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được

phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 206: Ngành Tadi năng Hóa học

206

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Trịnh Xuân Sén: Bài giảng: Động học điện hoá và các phương pháp nghiên

cứu điện hoá, 2005.

7. Allen .Bard.Electrochemical methods.Fundamentals and applications. (2001)

8. Trịnh Xuân Sén, Điện hoá học. NXB ĐHQGHN. (2004)

9. BB. Damaskin, DA Petri. Osnovưi Teorititreski Electrochimi (1978) iz

Moskva

10. Trương Ngọc Liên. Điện hoá học lí thuyết. NXBKHKT (2000)

11. Keith B and al. Fundamentals of electrochemical science (1994)

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Giới thiệu vai trò và tầm quan trọng của lớp điện kép (pha tiếp xúc trên mặt

giới hạn tiếp xúc giữa kim loại và dung dịch chất điện li) đối với phản ứng điện hoá.

- Các phương pháp để nghiên cứu động học điện hoá và ứng dụng của các

phương pháp đó vào các môn học khác (hoá phân tích, nghiên cứu động học điện hoá,

chế tạo vật liệu mới, chế tạo nguồn điện, ăn mòn và bảo vệ kim loại, xúc tác điện hoá

vv…)

Bằng các phương pháp phân tích quang học có thể định lượng cũng như định tính

được nhiều chất với độ nhạy và độ chính xác cao. Thực tế các phương pháp phân tích

trắc quang có khả năng sử dụng để xác định được hầu hết các nguyên tố trong bảng hệ

thống tuần hoàn (trừ các khí trơ) các hợp chất vô cơ cũng như các hợp chất hữu cơ.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Page 207: Ngành Tadi năng Hóa học

207

Mở đầu:

- Tầm quan trọng và ứng dụng của các phương pháp điện hoá

- Mục tiêu và nội dung môn học

CHƯƠNG 1. MẶT GIỚI HẠN PHA TIẾP XÚC KIM LOẠI VÀ DUNG DỊCH

CHẤT ĐIỆN LI - LỚP ĐIỆN KÉP

1.1. Các trường hợp hình thành lớp điện kép

1.2. Thuyết lớp điện kép

1.2.1 Thuyết Hemholh

1.2.2 Thuyết Gui-Chapmen

1.3. Sự phát triển của lớp điện kép

1.4. Các phương pháp nghiên cứu lớp điện kép

1.4.1. Phương pháp điện mao quản

1.4.2. Phương pháp đường cong tích điện

1.4.3. Phương pháp đo điện dung lớp kép

1.4.4. Một số phương pháp khác

CHƯƠNG 2. SỰ HẤP PHỤ CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ TRÊN ĐIỆN CỰC

2.1. Các phương pháp nghiên cứu sự hấp phụ chất hữu cơ trên điện cực

2.2. Sự hấp phụ chất hữu cơ trên điện cực lỏng

2.3. Sự hấp phụ chất hữu cơ trên điện cực rắn

2.4. Phương pháp nhiệt động tính sự hấp phụ của các chất hữu trên điện cực

2.5. Giới thiệu một số dữ kiện thực nghiệm

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC ĐIỆN HOÁ VÀ CÁC PHƯƠNG

PHÁP ĐIỆN HOÁ

3.1. Phương trình động học điện hoá trao đổi electron

3.2. Sự khuếch tán và phương trình động học khuếch tán

3.2.1. Khuếch tán ổn định

3.2.2. Khuếch tán không ổn định trên điện cực mặt phẳng và mặt cầu

3.3. Cực phổ - các dạng cực phổ

3.3.1. Cực phổ phân tích

3.3.2. Cực phổ vi phân

3.3.3. Các dạng cực phổ khác

3.3.4. Ứng dụng cực phổ trong phân tích chất

3.4. Các loại phương pháp điện hoá

3.4.1. Phương pháp phân cực đơn, phân cực vòng

3.4.2. Phương pháp tổng trở điện hoá

3.4.3. Các phương pháp điện hoá học khác

CHƯƠNG 4. XÚC TÁC ĐIỆN HOÁ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN CỰC

Page 208: Ngành Tadi năng Hóa học

208

4.1. Khái niệm về xúc tác điện hoá

4.2. Một số ví dụ về xúc tác điện hoá

4.3. Giới thiệu về các vật liệu xúc tác điện hoá

4.3.1.Vật liệu nano oxit kim loại trên điện cực rắn

4.3.2. Một số vật liệu xúc tác điện hoá khác

4.4. Giới thiệu một số quá trình phản ứng xúc tác điện hoá

Page 209: Ngành Tadi năng Hóa học

209

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KỸ THUẬT PHÂN TÍCH LƯỢNG VẾT

(Trace analysis)

1. Mã môn học: CHE3227

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2116

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Tạ Thị Thảo, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Văn Ri, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Từ Bình Mình, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Lê Hương Giang, ThS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Ánh Hường, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Môn học sẽ trang bị cho sinh viên hệ cử nhân tài năng các kiến thức cơ bản và

nâng cao về các phương pháp phân tích lượng vết và siêu vết, các kỹ thuật làm giàu

lượng vết chất phân tích từ nền mẫu phức tạp. Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị

các kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phân tích

lượng vết.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

+ Vận dụng được các kĩ thuật thực nghiệm của mỗi phương pháp để giải quyết vấn đề

thực tế phân tích lượng vết.

+ Biết cách xác nhận giá trị sử dụng (validation of an analytical method) của mỗi

phương pháp phân tích lượng vết để đưa vào ứng dụng thực tế

+ Có khả năng phát triển phương pháp mới, áp dụng vào quá trình nghiên cứu khoa

học chuyên môn và lĩnh vực cụ thể.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn kĩ thuật

phân tích lượng vết, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các

kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có

được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng

được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 210: Ngành Tadi năng Hóa học

210

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Franklin W.F. S., Analytical Chemistry of Complex Matrices, Wiley & Sons, 1996.

2. Jacek Namiesnik. Trace Analysis — Challenges and Problems. Critical Reviews in

Analytical Chemistry, 32(4):271–300 (2002)

3. John R. Dean. Methods for Environmental Trace Analysis. Wiley; 1 edition (March

24, 2003)

4. Atomic Spectrometer with flame and plasma, Wiley – VCH, Toronto, 2003.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này trang bị cho sinh viên khái niệm về các lượng vết và siêu vết, các

yêu cầu cơ bản và nguyên tắc chung trong phân tích lượng vết, về sự nhiễm bẩn và sự

mất chất trong quá trình phân tích, yêu cầu của độ tinh khiết của hóa chất trong phân

tích vết; các kiến thức cơ bản và nâng cao về các phương pháp làm giầu lượng vết chất

phân tích từ nền mẫu phức tạp, về các phương pháp và kĩ thuật phân tích các lượng vết

và siêu vết trong các đối tượng khác nhau cũng như sinh viên cần nắm được yêu cầu

rất cơ bản của việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong phân

tích vết và siêu vết.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chương 1. Khái niệm về các lượng vết và siêu vết

1.1. Định nghĩa lượng vết và siêu vết

1.2. Lĩnh vực ứng dụng của phân tích lượng vết và siêu vết

1.3. Một số thí dụ về các lượng vết và siêu vết thường gặp trong thực tế.

Page 211: Ngành Tadi năng Hóa học

211

Chương 2: Các nguồn sai số trong phân tích vết và siêu vết

2.1. Nhiễm bẩn từ hóa chất

2.2. Sự mất chất phân tích

2.3. Ảnh hưởng của nền mẫu

2.4. Sự thay đổi dạng chất phân tích trong quá trình bảo quản

2.5. Sự thay đổi dạng chất phân tích trong quá trình xử lý mẫu

2.6. Sai số trong quá trình phân tích vết

2.7. Sai số do xử lý số liệu

Chương 3: Chuẩn bị mẫu trong phân tích lượng vết

3.1. Lấy mẫu

3.2. Vận chuyển mẫu và bảo quản

3.3. Đồng nhất thành phần mẫu

3.4. Tách loại các thành phần ảnh hưởng có trong nền mẫu

3.4. Chuyển dạng chất phân tích (nếu cần)

3.5. Làm giàu chất phân tích

3.6. Loại bỏ thành phần dung môi sử dụng để xử lý mẫu

Chương 4: Các phương pháp phân tích lượng vết phổ biến

4.1. Nhóm các phương pháp quang học

4.2. Nhóm các phương pháp điện hóa

4.3. Nhóm các phương pháp động học và dòng chảy

4.4. Nhóm các phương pháp khối phổ

4.5. Các phương pháp kết nối (tách và xác định)

Chương 5: Đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong phân tích vết

5.1. Khái niệm QA/QC

5.2. Các biện pháp tiến hành QA/QC

5.3.Các loại mẫu trắng (blanks)

5.4.Các loại mẫu QC

5.5. Đồ thị “Time series”

5.6. Biểu đồ QC

Chương 6: Phân tích lượng vết các chất phổ biến

6.1. Phân tích lượng vết nguyên tố

6.2. Phân tích lượng vết các thuốc bảo vệ thực vật

6.3. Phân tích lượng vết các chất hữu cơ bền vững (POPs)

6.4. Phân tích lượng vết các chất trong đối tượng môi trường

6.5. Phân tích lượng vết các chất trong đối tượng thực phẩm

6.6. Phân tích lượng vết các chất trong đối tượng sinh học

6.7. Phân tích lượng vết các chất trong các đối tượng khác.

Page 212: Ngành Tadi năng Hóa học

212

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC CHƯƠNG CHỌN LỌC CỦA HÓA LÝ

(Topics in physical chemistry)

1. Mã môn học: CHE3234

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2118

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Phạm Văn Nhiêu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Hữu Thọ, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Vũ Ngọc Ban, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Môn học cung cấp kiến thức chuyên đề chuyên sâu về lý thuyết xúc tác và ứng

dụng, động điện hóa, mô phỏng các quá trình hóa học bằng máy tính, ứng dụng tin học

trong hóa học…

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

Vận dụng kiến thức chuyên đề chuyên sâu về lý thuyết xúc tác và ứng dụng,

động điện hóa, mô phỏng các quá trình hóa học bằng máy tính, ứng dụng tin học trong

hóa học... để giải quyết các vấn đề khoa học trong hóa lí cũng như các môn liên quan

khác.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 213: Ngành Tadi năng Hóa học

213

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Robert M. Silverstein, Francis. X. Webster. Spectrometric Identification of

organic Compounds. New York. 1997.

2. Đào Đình Thức. Một số phương pháp phổ và ứng dụng trong hoá học. NXB.

ĐHQG, 2007.

3. Lâm Ngọc Thiềm. Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long, Cơ sở Hoá học lượng tử.

NXB. ĐHQG, 2007.

4. I. Chorkendorff, I.W. Niemantsverdriet, Concepts of Modern Catalysis and

Kinetics, Wiley-VCH GmbH & Co. KGaA, 2003

5. Allen J.Bard, Electrochemical methods: Fundamentals and applications, Wiley,

1980.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Cung cấp kiến thức về các quá trình hấp phụ xúc tác, quá trình điện hóa, quá trình

ứng dụng tin học và mô hình hóa, tính toán lý thuyết. SInh viên có thể lựa chọn 1 trong

3 chuyên đề có nội dung chi tiết đưa ra ở mục 10 để hoàn thiện môn học này.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Chuyên đề 1: Lý thuyết xúc tác và ứng dụng:

Chương 1. Lịch sử và vai trò xúc tác

Chương 2. Hiện tượng xúc tác, các khái niệm

2.1 Hệ số tỉ lượng

2.2 Độ chuyển hoá

Page 214: Ngành Tadi năng Hóa học

214

2.3 Tốc độ phản ứng

2.4 Tần số quay hay hoạt tính riêng

2.5 Độ chọn lọc

2.6 Phản ứng nhạy cảm và không nhạy cảm cấu trúc

2.7 Phản ứng cơ bản và bước quyết định tốc độ (RDS)

2.8 Đường phản ứng và vòng xúc tác

2.9 Chất trung gian phổ biến nhất

2.10 Phản ứng dây chuyền

2.11 Tốc độ phản ứng trong bình phản ứng

2.12 Độ phân tán của kim loại

2.13 Tương tác kim loại - chất mang

Chương 3. Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng xúc tác

3.1 Diện tích bề mặt BET

3.2 Phân bố kích thước lỗ xỗp và thể tích lỗ xốp

3.2.1 Phương pháp đo độ xốp bằng Hg

3.2.2 Phương pháp giải hấp phụ N2

3.2.3 Phân bố kích thước lỗ xốp tổng

3.3 Diện tích bề mặt, kích thước tinh thể và độ phân tán của kim loại

3.3.1 Phương pháp hiển vị điện tử truyền qua

3.3.2 Kỹ thuật tia X

Sự giãn pic của giản đồ nhiễu xạ tia X

Phổ hấp thụ tia X tinh vi mở rộng

3.3.3 Xác định độ từ hoá

3.3.4 Phương pháp hấp phụ hoá học

Hấp phụ H2.

Hấp phụ CO.

Hấp phụ O2.

Kỹ thuật chuẩn độ H2O2

3.3.5 Quan hệ giữa độ phân tán, bề mặt riêng và kích thước tinh thể kim loại

Chương 4. Tính chất và cấu tạo kim loại và ion kim loại

4.1 Xúc tác bởi các ion kim loại

4.2 Xúc tác kim loại

4.3 Xúc tác đồng thể

Chương 5. Cấu tạo và tính chất của xúc tác bán dẫn

5.1 Cấu tạo của chất dẫn, chất cách điện và bán dẫn

5.2 Sự hình thành các hạt mang điện

5.3 Tính chất xúc tác quang hoá của bán dẫn

Page 215: Ngành Tadi năng Hóa học

215

Chương 6. Tính chất ôxi hoá - khử và cấu tạo các ôxit kim loại

6.1 Ôxi hoá

6.2 Khử

Chương 7. Tính axit – bazơ và cấu tạo của các ôxit kim loại

7.1 Tính axit và cấu tạo

7.2 Tính bazơ và cấu tạo

7.3 Các tâm axit, tâm bazơ trên ôxit

Chương 8. Tính chất và cấu tạo của muối

8.1 Xúc tác trên cơ sở muối sulphát

8.2 Các muối khác

Chương 9. Tính chất, cấu tạo và hoạt tính xúc tác của siêu axit và siêu bazơ

9.1 Siêu axit

9.2 Siêu bazơ

Chương 10. Cơ chế phản ứng xúc tác

10.1 Tổng hợp amôniac

10.2 Phản ứng dehydro hoá ôxi hoá olefin

10.3 Phản ứng dehydro hoá axit muravic và rượu

10.4 Phản ứng hydrô hoá olefin

10.5 Phản ứng alkil hoá

10.6 Phản ứng chuyển hoá benzaldehit

10.7 Xúc tác trong trường hợp tác động tương hỗ của axit và bazơ

10.7.1 Xúc tác axit – bazơ hai chức đồng thể

10.7.2 Xúc tác axit – bazơ hai chức dị thể

10.7.3 Phát triển xúc tác axit – bazơ hai chức

10.7 Một số phản ứng quan trọng khác

Chương 11. Xúc tác điều chế polypropylen và lọc, hoá dầu

Chương 12. Xúc tác và vấn đề an ninh năng lượng

12.1 Hoá lỏng than đá

12.2 Hoá học C1 và khí tổng hợp

12.3 Hóa học etanol (C2)

12.4 Kỉ nguyên hyđrô

Chương 13. Xúc tác và vấn đề bảo vệ môi trường

13.1 Xử lí SO2

13.2 Xử lí NOX

13.3 Các xúc tác khác

Chương 14. Xúc tác sinh họ

Page 216: Ngành Tadi năng Hóa học

216

Chuyên đề 2: Điện động hóa học

Chương 1. Lớp điện kép trên bề mặt giới hạn hai pha kim loại – dung dịch chất điện

li (5h = 4+1)

1.1 Mở đầu

1.2 Sự hình thành lớp điện kép và các phương pháp nghiên cứu nó

1.2.1 Sự hình thành lớp điện kép

1.2.2 Mô hình cấu trúc lớp kép

1.2.3 Lí thuyết của Stern

1.3 Các phương pháp nghiên cứu lớp điện kép

1.3.1 Phương pháp điện mao quản

1.3.2 Phương pháp đo điện dung lớp kép

Chương 2. Động học các quá trình điện cực (9h = 8+0+ 1)

2.1 Nét đặc trưng của các hiện tượng điện cực không thuận nghịch

2.2 Sự phân cực và các giai đoạn của quá trình điện hóa

2.2.1 Sự phân cực lí tưởng

2.2.2 Sự phân cực hóa học

2.2.3 Sự phân cực nồng độ

2.2.4. Thế phân hủy

2.2.5 Khái niệm về quá thế

2.2.6 Các giai đoạn của quá trình điện cực

2.3 Tốc độ của phản ứng điện hóa

2.3.1 Mở đầu

2.3.2 Tốc độ phản ứng điện hóa phụ thuộc vào thế điện cực

2.3.3 Dòng trao đổi i0

2.3.4 Phương trình động học điện hóa và đường cong phân cực i = f(E)

2.3.5 Phương trình phân cực nồng độ

Chương 3. Quá thế hiđro và oxi (4h = 3 +1)

3.1 Lí thuyết về quá thế hiđro

3.1.1 Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình phóng điện của ion H3O+trên

catôt

3.1.2 Thuyết tổ hợp chậm (Thuyết xúc tác của Taphel 1903)

3.1.3 Thuyết phóng điện chậm

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá thế hiđro

3.2.1 Ảnh hưởng của dòng điện phân cực

3.2.2 Ảnh hưởng của độ pH dung dịch

3.2.3 Ảnh hưởng của lớp điện kép đến quá thế hiđrô

Page 217: Ngành Tadi năng Hóa học

217

3.3 Khử oxi bằng điện hóa

Chương 4. Một số ứng dụng của điện hóa học (10h = 8+1+1)

4.1 Sản xuất các sản phẩm hóa học bằng phương pháp điện hóa

4.1.1 Các định luật faraday

4.1.2 Một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp điện

hóa

4.1.3 Luyện kim loại bằng phương pháp điện hóa và mạ điện

4.2 Nguồn điện hóa học

4.2.1 Pin điện

4.2.2 Acqui

4.2.3 Pin nhiên liệu

4.3 Sự ăn mòn và bảo vệ kim loại

4.3.1 Mở đầu

4.3.2 Sự hòa tan kim loại trong môi trường axit loãng không chứa oxi

4.3.3 Sự hòa tan kim loại trong môi trường ăn mòn chứa oxi

4.3.4 Sự ăn mòn kim loại không tinh khiết

4.3.5 Các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại

4.4 Các phương pháp phân tích điện hóa

4.4.1 Cực phổ với điện cực giọt thủy ngân

4.4.2 Phương pháp điện cực đĩa quay

Chuyên đề 3: Mô phỏng các quá trình hóa học bằng máy tính

Chương 1. Ngôn ngữ lập trình Fortran.

1.1. Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ Fortran.

1. 2. Các câu lệnh cơ bản của Fortran.

1. 3. Cấu trúc mở rộng của Fortran.

1. 4. Chương trình con (SUBROUTINE và FUNCTION) và modul.

1. 5. Mảng và Biến kí tự.

1. 6. Kiểu tệp (FILE).

1. 7. Các lệnh mở rộng của Fortran.

1. 8. Một số bài toán thông dụng.

Chương 2. Phương pháp Động lực phân tử.

2. 1. Phương trình Newton.

2. 2. Thuật toán giải các phương trình Newton trên máy tính.

2. 3. Một số thuật toán điển hình.

2. 4. Khởi tạo trạng thái đầu.

2. 5. Điều kiện biên tuần hoàn.

Page 218: Ngành Tadi năng Hóa học

218

2. 6. Chuyển dịch hạt và xác định khả năng chuyển dịch.

Chương 3. Phương pháp Hoá lượng tử.

3. 1. Bài toán electron – Hàm sóng.

3. 2. Phương trình SChrodinger - Gần đúng Born – Oppenheimer.

3. 3. Gần đúng Hatree – Fock.

3. 3. Phương trình Roothaan.

3. 4. Lý thuyết phiếm hàm mật độ và ứng dụng.

Chương 4. Kỹ thuật động lực phân tử bán lượng tử.

4. 1. Phương pháp đường phản ứng.

4. 2. Động lực phân tử bán lượng tử (SQMD).

4. 3. Các phản ứng đơn phân tử.

4. 4. Các phản ứng cộng.

4. 5. Bài toán ứng dụng.

Chương 5. Phương pháp phân hình (Fractal).

5. 1. Cơ sở của phương pháp phân hình.

5. 2. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình kết tinh.

5. 3. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình điện phân.

5. 4. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình polime hoá

5. 5. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình keo tụ.

5. 6. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình xúc tác

Page 219: Ngành Tadi năng Hóa học

219

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NHIIỆT ĐỘNG HỌC THỐNG KÊ

(Statical thermodynamic)

1. Mã môn học: CHE3230

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2118

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Vũ Ngọc Ban, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Cao Thế Hà, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Cẩm Hà, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nhiệt động học thống kê, các

lĩnh vực ứng dụng và kỹ năng giải bài tập..

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về nhiệt động học thống kê trong khi

học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn nhiệt

động học thống kê, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các

kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có

được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng

được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 220: Ngành Tadi năng Hóa học

220

bình của từng chương.

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1- D. Chandler, Introduction to Statistical Mechanics, Oxford University Press (1987).

2) Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế, Hoá lý tập II, Chương Nhiệt

động học thống kê, NXB Giáo dục (1986, 1997, 2005).

3- R.P.H. Gasser and W.G. Richards, Introduction to Statistical thermodynamics,

World Scientific, Singapore (1995).

4- T.L. Hill, An introduction to statistical mechanics, Dover, New York (1986).

5- C.E. Hecht, Statistical mechanics and kinetic theory, W.H. Freeman Et Co, New

York (1990).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cơ sở của nhiệt động học thống kê đối với hệ cân bằng và các ứng dụng đối với các hệ

lí tưởng mà các nhà hoá học quan tâm.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu:

- Ý nghĩa của nhiệt động học thống kê.

- Mục tiêu và nội dung môn học.

Chương 1: Các định luật phân bố cổ điển

- Không gian pha.

- Trạng thái vi mô và vĩ mô.

- Định luật phân bố Boltzmann về năng lượng.

- Các định luật phân bố dạng vi phân.

- Giá trị trung bình.

Chương 2: Thống kê lượng tử

Page 221: Ngành Tadi năng Hóa học

221

- Phân bố Bose Einstein.

- Phân bố Fermi Dirak.

- So sánh các định luật phân bố cổ điển và lượng tử.

Chương 3: Năng lượng trong phân tử

- Năng lượng electron.

- Năng lượng dao động.

- Năng lượng quay.

- Năng lượng tịnh tiến.

Chương 4: Tổng trạng thái

- Quan hệ giữa tổng trạng thái và các hàm nhiệt động.

- Tổng trạng thái ứng với các dạng chuyển động trong phân tử.

Chương 5: Tính các đại lượng nhiệt động và hằng số cân bằng

- Phần đóng góp của electron.

- Phần đóng góp của chuyển động tịnh tiến.

- Phần đóng góp của chuyển động quay.

- Phần đóng góp của chuyển động dao động.

- Tính hằng số cân bằng.

Chương 6: Lý thuyết nhiệt dung

- Nhiệt dung chất khí.

- Nhiệt dung chất rắn. Thuyết Einstein và thuyết Debye.

Chương 7: Lý thuyết chất rắn

- Cấu trúc chất rắn và khuyết tật tinh thể.

- Lý thuyết vùng.

- Quy luật phân bố electron trong chất rắn

Page 222: Ngành Tadi năng Hóa học

222

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘNG HÓA HỌC

(Chemical Kinetics)

1. Mã môn học: CHE3236

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2118

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Phạm Văn Nhiêu, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Thị Cẩm Hà, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Cao Thế Hà, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Văn Nhân, GS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Phạm Quang Trung, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Bùi Thái Thanh Thư, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Vũ Ngọc Ban, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Môn học cung cấp kiến thức chuyên đề chuyên sâu về động hóa học và ứng

dụng động học trong nghiên cứu xúc tác, hấp phụ và ứng dụng, động học hóa, mô

phỏng các quá trình hóa học bằng máy tính, ứng dụng tin học trong hóa học…

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

Vận dụng kiến thức chuyên đề chuyên sâu động học phân tử, cơ chế phản ứng,

giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng để kiểm soát các quá trình hóa học.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Page 223: Ngành Tadi năng Hóa học

223

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

Tổng: 100%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. C.E. Hecht, Statistical mechanics and kinetic theory, W.H. Freeman Et Co, New

York (1990).

2. I. Chorkendorff, I.W. Niemantsverdriet, Concepts of Modern Catalysis and

Kinetics, Wiley-VCH GmbH & Co. KGaA, 2003

3. Paul L. Houston, chemical kinetics and Reaction Dynamics, Mc Graw Hill (2001).

4. Trần Văn Nhân, Hoá lý tập 3 (Động hoá học), NXB Giáo dục (1999, 2004).

5. - Sách tham khảo:

6. K.J. Laidler, Chemical Kinetics, 3rd ed, Harper and Row, New York (1987).

7. J.L. Steinfeld, J.S. Francisco, and W.L.Hase, Chemical Kinetics and Dynamics,

Prentice - Hall, Englewood cliffs, NJ (1989).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về động hoá học và động lực hoá học, quan hệ

giữa tốc độ và cơ chế các phản ứng, lý thuyết va chạm, lý thuyết phức hoạt động, lý

thuyết phản ứng đơn phân tử. Các phản ứng phức tạp, phản ứng trong dung dịch, phản

ứng dây chuyền, phản ứng quang hoá học, phản ứng xúc tác đồng và dị thể. Động lực

phản ứng hoá học, va chạm phân tử, tán xạ phân tử, tiết diện va chạm, va chạm đàn hồi

và không đàn hồi, bề mặt thế năng, năng lượng chuyển dịch phân tử.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Mở đầu: Các khái niệm cơ bản

- Điều kiện phản ứng.

- Tốc độ, bậc, phân tử số, phản ứng cơ bản và phức tạp.

Chương 1: Động học bình thức

- Các qui luật động học đơn giản, phản ứng bậc 0, 1, 2, 3, n, phân số.

Page 224: Ngành Tadi năng Hóa học

224

- Các qui luật động học phức tạp (phản ứng thuận nghịch, song song, nối tiếp).

- Phương trình Arrhenius, năng lượng hoạt hoá.

- Các phương pháp xác định bậc phản ứng.

Chương 2: Lý thuyết phản ứng cơ bản

- Thuyết va chạm lưỡng phân tử.

- Thuyết phức hoạt động.

- Thuyết phản ứng đơn phân tử.

Chương 3: Phản ứng dây chuyển

- Đặc điểm phản ứng gốc tự do.

- Phản ứng dây chuyển không phân nhánh.

- Phản ứng dây chuyển phân nhánh.

- Nổ dây chuyển và nổ nhiệt.

Chương 4: Quang hoá học

- Các khái niệm cơ bản, các định luật quang hoá.

- Sự kích thích electron và các quá trình giải hoạt.

- Nguyên lý Frank-Condon. Phổ hấp thụ và phát xạ electron.

- Động học các quá trình quang hoá.

Chương 5: Phản ứng trong dung dịch

- Đặc điểm phản ứng trong dung dịch.

- Ảnh hưởng của dung môi và áp suất.

- Ảnh hưởng của hằng số điện môi.

- Ảnh hưởng của lực ion. Hiệu ứng muối.

Chương 6: Xúc tác đồng thể

- Xúc tác axit bazơ.

- Xúc tác phức kim loại chuyển tiếp.

- Xúc tác enzim.

- Phản ứng tự xúc tác.

Chương 7: Hấp phụ và xúc tác dị thể

- Hấp phụ vật lí và hoá học.

- Các đường đẳng nhiệt hấp phụ.

- Các quan điểm về nguyên nhân xúc tác.

- Xúc tác trong công nghiệp.

Chương 8: Động lực phản ứng hoá học

- Va chạm phân tử, tán xạ phân tử, tiết diện va chạm.

- Va chạm đàn hồi và không đàn hồi.

- Bề mặt thế năng.

- Năng lượng chuyển dịch phân tử./.

Page 225: Ngành Tadi năng Hóa học

225

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC BỀ MẶT VÀ HÓA KEO

(Surface and colloid chemistry)

1. Mã môn học: CHE2141

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: CHE2122

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Trần Văn Nhân, GS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Trần Thị Như Mai, PGS. TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Hoàn, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hiện tượng bề

mặt xảy ra trong các hệ có độ phân tán cao gọi là hệ keo. Từ đó sinh viên có thể hiểu

rõ về vị trí, vai trò của các hệ keo trong sản xuất, khoa học công nghệ và đời sống.

Giúp học viên nắm vững được các kiến thức cơ bản về hoá học bề mặt ; các lý

thuyết về bề mặt, các quá trình hấp phụ diễn ra trên bề mặt rắn và hiểu được vai trò

của hoá học bề mặt trong cuộc sống.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học bề mặt và hóa keo trong

khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra Kiểm tra việc nắm lý Đánh giá khả năng nhớ và 20%

Page 226: Ngành Tadi năng Hóa học

226

thường

xuyên

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Show D.J. Introduction to colloid and surface chemistry, Butterworth-

Heinemann Pub. (2003)

2. Holmberg K., et al. Handbook of applied surface and colloid chemistry

Vol.1 - Wiley (2002)

3. Elaine M. McCash, Surface Chemistry, Oxford University Press, USA

(2001)

4. Trần Văn Nhân, Giáo trình Hóa học chất keo, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

(2004).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị kiến thức về các hiện tượng bề mặt như sức căng bề mặt, áp

suất hơi trên mặt cong, chất hoạt động bề mặt, sự kết tinh và thấm ướt, chất tẩy rửa, sự

hình thành mixen. Về các hệ keo như huyền phù, nhũ tương, xon khí, bọt. Về tính chất

của các hệ keo như tính chất động học phân tử, quang học, điện học, nguyên nhân bền

vững của các hệ keo và sự keo tụ…. Vai trò của các hệ keo trong sản xuất, khoa học

công nghệ và đời sống.

Giới thiệu sự hấp phụ phân tử trên bề mặt chất rắn; cấu trúc bề mặt rắn và lớp hấp

phụ trên bề mặt. Mối liên kết giữa phân tử chất bị hấp phụ và bề mặt; Các phản ứng

diễn ra trên bề mặt; nghiên cứu động học phản ứng trên bề mặt. Các thuyết liên quan

đến phản ứng hoá học; khả năng phản ứng trên bề mặt; xu hướng và cơ chế của phản

ứng trên bề mặt kim loại, chất bán dẫn ...

Page 227: Ngành Tadi năng Hóa học

227

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Phần 1 : Hóa keo

Chương 1. Mở đầu.

- Đối tượng của hóa học chất keo.

- Phân biệt dung dịch keo, dung dịch cao phân tử, dung dịch thực.

- Phân loại các hệ keo theo độ phân tán, theo trạng thái tập hợp, theo tương tác

giữa các hạt.

- Điều chế và tinh chế các hệ keo.

- Ý nghĩa thực tiễn của các hệ keo.

Chương 2. Các hiện tượng bề mặt.

Bề mặt ngoài

- Phương pháp nghiên cứu bề mặt

- Sức căng bề mặt.

- Áp suất hơi trên bề mặt cong.

- Các phương pháp xác định sức căng bề mặt

Sự hấp phụ trên bề mặt dung dịch.

- Phương trình Gibbs, phương trình Langmuir, phương trình Shiskovski

- Lớp màng bề mặt. Màng khí, áp suất bề mặt, phương trình trạng thái khí 2

chiều. Màng ngưng tụ.

Sự kết dính, sự thấm ướt.

- Kết dính và kết dính nội.

- Sự thấm ướt, góc tiếp xúc. Phương trình Young.

- Sự chảy loang, điều kiện chảy loang.

- Chất tuyển nổi.

Chất tẩy rửa, sự tạo mixen.

Chương 3&4. Tính chất các hệ keo - Độ bền vững của các hệ keo ghét lưu

Tính chất động học phân tử.

Tính chất quang học.

Tính chất điện học.

- Cấu tạo của hạt keo tích điện. Các mô hình lớp điện kép. Các hiện tượng điện

động học: Điện di, điện thẩm, thế sa lắng, thế chảy.

- Sự bền vững tương đối của các hệ keo. Sự keo tụ. Ngưỡng keo tụ, nguyên

nhân keo tụ, keo tụ bằng chất điện li.

Chương 5. Các hệ keo trong môi trường lỏng và khí

Hệ trong môi trường khí: Bụi, sương mù. Các tính chất của xon khí: phân tán

ánh sáng, nhiệt di. Các phương pháp phá huỷ xon khí: Thùng xoáy khử bụi, Máy lọc

điện. Vai trò của xon khí trong sản xuất và đời sống.

Page 228: Ngành Tadi năng Hóa học

228

Hệ trong môi trường lỏng.

- Điều kiện hình thành nhũ tương. Phân loại nhũ tương. Chất tạo nhũ. Qui tắc

Bancroft. Mô hình lớp màng hai mặt. Sự đảo pha nhũ tương.

- Nhũ tương, vi nhũ tương và dung dịch mixen. Nhũ tương thuận và nghịch,

cách chế tạo các loại kem dưỡng da.

Bọt. Cấu tạo của bọt. Chất tạo bọt.

Phần 2 : Hóa học bề mặt

Chương 1. Giới thiệu chung

Chương 2. Sự mao dẫn

- Sức căng bề mặt và năng lượng bề mặt tự do

- Phương trình Young – LaPlace

- Một vài thí nghiệm với màng xà phòng

- Các phương pháp xác định sức căng bề mặt

Chương 3. Bản chất và nhiệt động học của bề mặt phân cách pha lỏng

- Hệ một cấu tử

- Cấu trúc và lý thuyết xử lý bề mặt phân cách pha lỏng

- Sức căng bề mặt của dung dịch

- Nhiệt động học của hệ 2 cấu tử : Phương trình Gibbs

- Phương trình Gibbs cho lớp đơn phân tử

Chương 4. Màng bề mặt trên bề mặt chất lỏng

- Phân bố một chất lỏng trên bề mặt 1 chất lỏng

- Các kỹ thuật thực nghiệm nghiên cứu lớp màng bề mặt

- Trạng thái của lớp màng đơn phân tử

- Màng hỗn hợp

- Các phản ứng với màng đơn phân tử

Chương 5. Lý thuyết điện động học trong hoá học bề mặt

- Thuyết về lớp điện kép

- Lớp Stern, Năng lượng tự do của lớp khuếch tán, …

- Thế Zeta

- Hiện tượng mao dẫn

- Sự nhiễm điện giữa bề mặt phân cách pha rắn - lỏng

Chương 6. Bề mặt rắn các phương pháp nghiên cứu cấu trúc bề mặt và các phương

pháp phổ

- Nhiệt động học của tinh thể

- Các thuyết tương đối về năng lượng bề mặt và năng lượng tự do

- Các tác nhân ảnh hưởng đến năng lượng bề mặt và sức căng bề mặt của tinh

thể

Page 229: Ngành Tadi năng Hóa học

229

- Các thực nghiệm xác định năng lượng bề mặt và năng lượng tự do

- Các phản ứng trên bề mặt rắn

- Các phương pháp nghiên cứu bề mặt

- Các phương pháp phổ

Chương 7. Sự hình thành pha mới - mầm tinh thể và sự định hướng của tinh thể

- Các lý thuyết cơ bản và thực nghiệm nghiên cứu

- Sự định hướng tinh thể

- Sự định hướng theo không gian và sự hình thành mầm tinh thể ở bề mặt rắn

Chương 8. Bề mặt phân cách pha rắn - lỏng: Góc tiếp xúc, Sự hấp phụ của dung dịch

- Góc tiếp xúc, sự trễ của góc tiếp xúc, các phương pháp xác định góc tiếp xúc

- Sự hấp phụ của chất không điện ly

- Sự hấp phụ với chất điện ly

- Các tính chất quang lý và quang hoá của trạng thái hấp phụ

Chương 9. Sự ma sát, bôi trơn và bám dính

Chương 10. Sự thấm ướt, chất tuyển nổi và chất tẩy rửa

- Sự thấm ướt

- Chất tuyển nổi

- Chất tẩy rửa

Chương 11. Nhũ tương, bọt và bọt khí

- Nhũ tương và các tính chất của nhũ tương; tác nhân bền hoá nhũ tương; nhũ

tương thuận và nghịch; Cân bằng ưa nước và ghét nước

- Vi nhũ tương

- Bọt - cấu trúc của bọt; sự bền hoá bọt

- Bọt khí

Chương 12. Bề mặt rắn – khí. Sự hấp phụ của khí – hơi trên bề mặt rắn

- Bề mặt rắn

- Cấu trúc và bản chất hoá học của bề mặt rắn

- Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir

- Phương trình BET và mối liên hệ

- Nhiệt động học của sự hấp phụ - So sánh giữa các phương trình hấp phụ

- Hấp phụ vật lý trên bề mặt không đồng nhất. Tốc độ hấp phụ

- Sự hấp phụ trong cấu trúc xốp

Chương 13. Hấp phụ hoá học và xúc tác

- Hấp phụ hoá học. Điều kiện đẳng nhiệt

- Động học quá trình hấp phụ hoá học

- Liên kết trong hấp phụ hoá học

- Cơ chế hấp phụ đối với xúc tác dị thể

Page 230: Ngành Tadi năng Hóa học

230

- Ảnh hưởng của các điều kiện đẳng nhiệt đến động học của xúc tác dị thể

- Một vài ví dụ

Page 231: Ngành Tadi năng Hóa học

231

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HOÁ HỌC

(Computational Chemistry)

1.Mã môn học: CHEM470

2.Số tín chỉ: 3TC

3.Môn học tiên quyết: INT005

4.Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, tiếng Anh

5.Giảng viên :

GS. TSKH. Đặng Ứng Vận

Bộ môn Hoá lí, khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

TS. Nguyễn Hữu Thọ

Bộ môn Hoá lí, khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6.Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Học viên nắm được nội dung ứng dụng trong hoá học của một

số thuật toán cơ bản của đại số tuyến tính, tính gần đúng và xấp xỉ hàm, giải phương

trình và hệ phương trình vi phân thường, phương pháp Monte-Carlo, mạng nơ ron,

thuật giải di truyền và khai thác dữ liệu.

- Mục tiêu về kĩ năng: Học viên có khả năng tự thiết kế và lập được chương trình máy

tính bằng ngôn ngữ PASCAL để giải một số bài toán hoá học từ thư viện các chương

trình con có sẵn.

- Các mục tiêu khác : Rèn luyện tính kiên trì, tính chính xác và tư duy logic7.Phương

pháp kiểm tra đánh giá:

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

20%

Page 232: Ngành Tadi năng Hóa học

232

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8.Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Học liệu bắt buộc

1. Đặng Ứng Vận, Giáo trình Hoá tin cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, 2007

- Học liệu tham khảo.

2. Christopher J. Cramer, Essential of Computational Chemistry: Theories and Models 2nd

Ed.,Wiley 2004

3. Đặng Ứng Vận Tin học ứng dụng trong hoá học NXB Giáo dục. Hà Nội 1998.

4. Hoàng Kiếm và Lê Hoàng Thái. Thuật giải di truyền. Cách giải tự nhiên các bài

toán trên máy tính. NXB Giáo dục 2001.

5. Nguyễn Đình Thúc và Hoàng Đức Hải Mạng nơ rôn – Phương pháp và ứng dụng

NXB Giáo dục 2000.

6. Đặng Ứng Vận, Động lực học các phản ứng hoá học NXB Giáo dục. Hà Nội

2003.

9.Tóm tắt nội dung môn học: Các khái niệm cơ bản về mặt thế năng, động lực phân

tử và hoá đạc (chemometrics). Các phép tính với ma trận vuông và không vuông, mô

hình MO-HUCKEL, tích phân Monte – Carlo, phương pháp giải lặp, phương pháp giải

gần đúng hệ phương trình phi tuyến, các bài toán hồi quy, phương pháp đơn hình và

mô hình thực nghiệm, phân giải giá trị dị thường, bình phương tối thiểu riêng phần

(PLS), hồi quy các cấu tử chính (PCA), phân tách PLS2 phổ hỗn hợp, phân tách PCA

phổ hỗn hợp. Giải phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân, phương pháp

Monte - Carlo tính toán hệ động hoá học. Mô hình mạng nơ rôn diễn tiến, điều kiện sử

dụng mạng lan truyền ngược. Thuật giải di truyền , những ứng dụng của thuật giải di

truyền.

10.Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 233: Ngành Tadi năng Hóa học

233

Chương 1. Đại cương về Hoá tin

1.1. Mở đầu

1.2. Mặt thế năng

1.3. Động lực phân tử

1.4. Hoá đạc

Chương 2. Đại số tuyến tính và ứng dụng

2.1. Phương pháp khử Gauss

2.2. Tính định thức ma trận

2.3. Tính tích hai ma trận

2.4. Tính ma trận nghịch đảo

2.5. Chéo hoá ma trận écmit

2.6. Phương pháp MO-Huckel

2.7. Tính toán với ma trận không vuông

Chương 3. Tính gần đúng, xấp xỉ hàm và mô hình thực nghiệm

3.1. Tích phân Monte - Carlo

3.2. Phương pháp giải lặp

3.3. Phương pháp giải gần đúng hệ phương trình phi tuyến

3.4. Các bài toán hồi quy

3.5. Phương pháp đơn hình

3.6. Mô hình thực nghiệm

Chương 4. QSAR (quan hệ định lượng cấu trúc - hoạt tính) và phân tách phổ hỗn hợp

4.1. Phân giải giá trị dị thường

4.2. Bình phương tối thiểu riêng phần (PLS)

4.3. Hồi quy các cấu tử chính (PCA)

4.4. Phân tách PLS2 phổ hỗn hợp

4.5. Phân tách PCA phổ hỗn hợp

Chương 5. Giải phương trình vi phân - động hoá học

5.1. Mở đầu

5.2. Giải phương trình vi phân

5.3. Giải hệ phương trình vi phân

5.4. Phương pháp Monte - Carlo tính toán hệ động hoá học

Page 234: Ngành Tadi năng Hóa học

234

Chương 6. Mạng nơron lan truyền ngược

6.1. Mở đầu

6.2. Mô hình mạng nơ rôn diễn tiến

6.3. Điều kiện sử dụng mạng lan truyền ngược

6.4. Code máy tính

Chương 7. Thuật giải di truyền

7.1. Cơ sở sinh học của thuật giải

7.2. Không gian khảo sát

7.3. Thuật giải di truyền (GA)

7.4. Các toán tử của GA

7.5. Các tham số của GA

7.6. Code máy tính của GA

7.7. Những ứng dụng của GA

7.8. Ví dụ tìm cực trị của hàm đa điệu

7.9 Bài toán tối ưu cấu dạng phân tử

Page 235: Ngành Tadi năng Hóa học

235

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC POLIME

(Polymer chemistry)

1. Mã môn học: CHE2102

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: CHE2110

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

Ngô Duy Cường, GS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0913569059, [email protected]

Phạm Ngọc Lân, PGS.TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN

- Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected]

Nguyễn Minh Ngọc, TS., Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh

Tông- Hà Nội

- Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về Hoá học, Hoá lý và những tính

chất cơ bản của các hợp chất cao phân tử

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương

trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong

khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về polyme trong khi học các môn

học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn polyme,

qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

Page 236: Ngành Tadi năng Hóa học

236

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư

duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý

thuyết, biết vận dụng vào

giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ

bản của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững

kiến thức của các chương

đã học, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá được giá

trị của lý thuyết trên cơ sở

giải các bài tập có liên quan

của toàn bộ chương trình

môn học.

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài

tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1 - GS.TS Ngô Duy Cường , Hoá học các hợp chất cao phân tử, Nhà xuất bản

ĐHQG Hà nội (2003)

2 - Maleolm P. Stevens, Polymer Chemistry An Introduction, Oxford

University Press (1999)

3 - Rakesh K. Gapta, Chemical Engineering series : Fundamentals of

Polymers, West Virginia University (1998)

4 – Joel R. Fried, Polymer Science and Technology (2003)

5 – A. Ravve, Organic Chemistry of Macromolecules, Inc. New York (1967)

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về : Cấu trúc Polyme và những tính

chất của nó ; những phương pháp tổng hợp Polyme ; động học và xúc tác quá trình

trùng hợp như : trùng hợp gốc, trùng hợp ionic, trùng hợp dưới tác dụng của xúc tác

tạo phức, trùng hợp bậc và trùng hợp mở vòng, phản ứng xảy ra trên phân tử Polyme ;

giới thiệu các nhóm polyme tổng hợp ở quy mô công nghiệp

Page 237: Ngành Tadi năng Hóa học

237

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục…):

Phần I. Cấu trúc và tính chất polime.

1. Những nguyên lí cơ bản.

- Các định nghĩa

- Những quá trình trùng hợp

- Phản ứng trùng hợp bậc

- Phản ứng trùng hợp mạch

- Phản ứng cộng hợp bậc và phản ứng ngưng tụ mạch

2. Phân tử khối và dung dịch polime

- Phân tử khối trung bình số và phân tử khối trung bình trọng

- Dung dịch polime

- Phương pháp đo phân tử khối trung bình số

- Phương pháp đo độ nhớt

3. Cấu trúc hoá học và hình thái học polime

- Trạng thái vô định hình

- Nhiệt độ chuyển hoá thuỷ tinh

- Hoá học lập thể

- Tinh thể polime

- Tinh thể lỏng

- Polime blend

4. Cấu trúc hoá học và tình chất polime

- Các phương pháp gia công

- Tính chất cơ học

- Tính bền hoá học

- Sự phân huỷ

- Sự dẫn điện

- Tính chất quang của polime mạch không thẳng

- Phụ gia

5. Đánh giá, tính đặc trưng và sự phân tích polime

- Những phương pháp phân tích hoá học

- Những phương pháp phân tích phổ

- Nhiễu xạ tia x, nhiễu xạ electron, nhiễu xạ nơtron

- Phân tích nhiệt

- Đo tính năng cơ lí, Đánh giá sự bền nhiệt hoá học, Đánh giá tính chất điện hoá

Phần II. Polime vinyl

6. Trùng hợp gốc tự do

- Những chất khơi mào gốc tự do

Page 238: Ngành Tadi năng Hóa học

238

- Kỹ thuật trùng hợp gốc tự do

- Động học và cơ chế của quá trình trung hợp

- Hoá học không gian của quá trình trùng hợp

- Sự trùng hợp dien

- Hoạt tính của polien

- Sự đồng trùng hợp

7. Trùng hợp ionic

- Trùng hợp cationic

- Trùng hợp anionic

- Sự chuyển hoá nhóm trong trùng hợp

8. Sự trùng hợp vinyl dưới tác dụng của các hệ xúc tác phức.

- Trùng hợp Xigle – Natta dị thể, Sự trùng hợp Xigle – Natta đồng thể, Sự trùng

hợp Xigle – Natta

- Sự hỗ trợ của xúc tác kim loại oxit, Xúc tác alphin, Sự trùng hợp ở trạng thái

không bền

9. Những phản ứng hoá học của polievinyl

- Những phản ứng nhóm chức

- Phản ứng tạo vòng, Liên kết ngang

- Sự hình thành copolime khối và copolime nhánh, Sự phân huỷ polime

Phần III. Polime không thuộc dãy vinyl

10. Trùng hợp bậc và trùng hợp mở vòng

- Động học của phản ứng trùng hợp bậc

- Sự trùng hợp không gian bậc

- Phản ứng đồng trùng hợp bậc

- Những kĩ thuật về trùng hợp bậc

11. Polyeste, polysunfite và những polime có liên quan

- Điều chế polieste bằng phản ứng mạch và trùng hợp mở vòng

- Điều chế polyeste bằng phản ứng trùng hợp bậc

- Polysunfid, poly (ankylen polysunfid) và polysunfur

12. Polyeste

- Polyeste mạch thẳng

- Polyeste nhánh

- Polyeste liên kết ngang

13. Polyamid và những polime trực thuộc

- Polyamid và những tính chất của polyamid

- Polyure, Polyure than

- Polyhydrazid

Page 239: Ngành Tadi năng Hóa học

239

- Polyimid

14. Polyme phenol , ure , và melamin focmandehid

- Polime phenol focmandehit: Resol

- Polime phenol focmandehit: Novolac

- Biến tính hoá học của nhựa phenolic

- Polime ure – Phenol focmandehit

- Polime melamin – Phenol focmandehit

15. Polime dị vòng

- Poly pyrol, polyfuran và polythiophen

- Nhựa polyxianua và polyphthalocyanin

- Polime dị vòng được hình thành từ polime

- Polime dị vòng được hình thành từ monome đa chức

16. Poly vô cơ và vô cơ một phần

- Poly (sunfur nitride)

- Polysiloxan

- Polysilan

- Polyphospharen

- Polime cacbarane

- Polime hữu cơ kim loại

- Polime kết hợp

17. Những polime hữu cơ khác

- Những polime không thế khác

- Poly (p-phenylen) và poly (p-xylylen)

- Polime Friden – Craft

- Trùng hợp cộng vòng

- Trùng hợp polyandehit

- Polyamin

18. Polime thiên nhiên

- Polime thiên nhiên khác

- Polysacarit

- Protein và axit nucleic