68
a BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTHÀNH PHHCHÍ MINH NGUYN VĂN NIM CHIN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LC CNH TRANH NGÀNH DA BN TRE LUN VĂN THC SKINH TTP. HChí Minh Năm 2012

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

a

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN NIỆM

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NGÀNH DỪA BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012

Page 2: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

b

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN VĂN NIỆM

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NGÀNH DỪA BẾN TRE

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã số: 603114

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tiến Khai

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2012

Page 3: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử

dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu

biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2012

Tác giả

Nguyễn Văn Niệm

Page 4: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận

tình truyền đạt kiến thức và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình

học tập cũng như thực hiện luận văn này, đặc biệt là Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người đã

truyền cho tôi cảm hứng về môn học cũng như những hướng dẫn trong quá trình thực hiện

đề cương luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Tiến Khai lời cảm ơn sâu

sắc, thầy đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp xúc thực tế với môi trường nghiên

cứu khoa học; đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện

nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác

chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài

nghiên cứu. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị trong Sở Khoa học và

Công nghệ Bến Tre đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình học lý

thú và bổ ích này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã

động viên, hỗ trợ rất tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành

luận văn.

Page 5: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

iii

TÓM TẮT

Ngành dừa chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh

Bến Tre nên việc nghiên cứu, xác định vị trí, năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất các chiến

lược phát triển bền vững ngành dừa là một nhu cầu cần thiết.

Thông qua phân tích, tác giả đã nhận thấy Bến Tre đã hình thành được những yếu tố cơ

bản cho năng lực cạnh tranh vững mạnh của ngành trong tương lai, tuy nhiên các yếu tố

này chưa thực sự phát triển và phát huy hiệu quả, cụ thể: Trong yếu tố điều kiện sản xuất,

việc liên kết thị trường còn lỏng lẻo, hoạt động mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian, các

thể chế hỗ trợ chưa mạnh, cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng nghiên cứu còn kém phát

triển; trong bối cảnh về chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa thực hiện liên kết

vùng nguyên liệu, chi phí đầu vào cao cùng với các tiêu chuẩn sản phẩm chưa thống nhất

đã tạo ra những hạn chế của doanh nghiệp; trong các điều kiện về nhu cầu, các sản phẩm

của ngành chủ yếu vẫn còn chế biến thô, được tiêu thụ nội địa rất ít và tập trung xuất khẩu

ở thị trường dễ tính; trong yếu tố của các ngành hỗ trợ và có liên quan, các tác nhân có mối

liên hệ khá rời rạc, dịch vụ hỗ trợ chưa nhiều và nhà cung ứng có năng lực chưa mạnh là

những cản ngại lớn cho điều kiện này.

Bên cạnh đó, cụm ngành dừa chưa tạo được những yếu tố sản xuất mang tính chuyên biệt,

chưa có nhiều mô hình sản xuất tích hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh

tranh. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của chiến

lược kinh doanh và bí mật công nghệ.

Các khuyến nghị được rút ra trong nghiên cứu là: tiếp tục phát huy lợi thế trong giai đoạn

trồng dừa, nhất là việc xen canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng chiến

lược tổ chức sản xuất hợp lý nhằm cắt giảm chi phí trung gian, trước mắt là xây dựng các

tổ hợp tác tại nông dân để cung ứng các sản phẩm sơ chế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là

những hành động cần được ưu tiên. Tiếp theo, chiến lược cân bằng lợi ích giữa việc xuất

khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh

nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội; chiến lược tăng cường các hoạt động về phân phối sản

phẩm, phát triển thị trường cần được lưu ý, và cuối cùng là tăng cường sự liên kết giữa các

ngành có liên quan trong cụm ngành dừa.

Page 6: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

iv

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... vii DANH MỤC HỘP ............................................................................................................ vii CHƯƠNG 1. ........................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5.2 Nguồn thông tin ..................................................................................................... 4

1.6 Cấu trúc của nghiên cứu ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. ........................................................................................................................ 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................... 6

2.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh ...................................................................................... 6 2.2 Lý thuyết về cụm ngành ............................................................................................... 7 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................................. 8

CHƯƠNG 3. ........................................................................................................................ 9 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DỪA BẾN TRE .............. 9

3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên ........................................................................................... 9 3.1.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 9 3.1.2 Tổng quan về cây dừa:......................................................................................... 10 3.1.3 Khái quát sự phát triển cụm ngành dừa Bến Tre ................................................. 10

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ................................................................. 11 3.2.1 Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục: ........................................................... 11 3.2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô ............................................................................... 11

3.2.2.1 Chính sách tài khóa: ...................................................................................... 11 3.2.2.2 Chiến lược phát triển ngành dừa ................................................................... 13

3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .............................................................. 14

Page 7: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

v

3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật ...................................... 14 3.3.1.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất ....................................................................... 14 3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 18 3.3.1.3 Các điều kiện yếu tố nhu cầu ........................................................................ 20 3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan .................................................................. 25

3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ............................................................................ 31 3.3.3 Độ tinh thông trong chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp ......................... 33

Chương 4............................................................................................................................ 35 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 35

4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 35 4.2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 35

4.2.1. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở giai đoạn trồng dừa ...................................... 35 4.2.2. Tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian......................................... 36 4.2.3. Cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước ....... 37 4.2.4. Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường .......... 38 4.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các ngành hỗ trợ và có liên quan .......................... 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 40 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 43

Phụ lục 1.1. Bảng chiết tính chi phí/lợi ích một số cây trồng phổ biến tại Bến Tre ........ 43 Phụ lục 1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc ..................... 45 Phụ lục 3.1. Cơ cấu thu – chi ngân sách địa phương ....................................................... 47 Phụ lục 3.2. Bảng so sánh chất lượng dừa trái của Việt Nam với các nước .................... 48 Phụ lục 3.3. Danh sách các cơ quan, hiệp hội, cơ sở nghiên cứu ngành dừa ở các nước 48 Phụ lục 3.4. Diễn biến giá dừa trái và cơm dừa sấy, giai đoạn 2009-2011 ...................... 50 Phụ lục 3.5. Các nước sản xuất chỉ xơ dừa hàng đầu thế giới ......................................... 51 Phụ lục 3.6. Chuỗi sản phẩm dừa ở một số quốc gia ....................................................... 52 Phụ lục 3.7. Mười quốc gia tiêu thụ dừa hàng đầu thế giới ............................................. 56 Phụ lục 3.8. Một số đề tài nghiên cứu về cây dừa do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre quản lý, giai đoạn 2004-2011 ........................................................................................... 56 Phụ lục 3.9. Biến động về số lượng doanh nghiệp trong ngành dừa................................ 57 Phụ lục 3.10. Vốn đầu tư của ngành chế biến dừa, giai đoạn 2001 – 2005 và 2009 ....... 57 Phụ lục 4.1. Ước tính năng lực tiêu thụ dừa nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến dừa tại Bến Tre năm 2011 ................................................................................................ 58 Phụ lục 4.2. Danh sách các cá nhân trả lời phỏng vấn. .................................................... 59

Page 8: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

APCC Asian Pacific Coconut Community: Cộng đồng dừa châu Á – Thái Bình Dương

CNO Coconut Oil: Dầu dừa

CQNN Cơ quan nhà nước

CT Công Thương

DC Desiccated Coconut: Cơm dừa sấy khô (cơm dừa nạo sấy)

DNCBD Doanh nghiệp chế biến dừa

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

FAOSTAT Food and Agriculture Organization Statistics: Cơ quan Thống kê của tổ

chức Lương – Nông thế giới

FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

HDI Human Development Index: Chỉ số phát triển con người

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

NLCT Năng lực cạnh tranh

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PAPI Public Administration Perfomance Index: Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính

công

PCI Provincial Competitiveness Index: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SXKD Sản xuất kinh doanh.

UBND Ủy ban nhân dân

USD United States Dollar: Đô-la Mỹ

VCO Virgin Coconut Oil: Dầu dừa tinh khiết

Page 9: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

vii

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 và 2006-

2010 ....................................................................................................................................... 1

Hình 1.2. Ba phân vùng thổ nhưỡng của tỉnh Bến Tre: ngọt, mặn và lợ ............................... 2

Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương ................... 6

Hình 3.2. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2005-2010 ....................... 12

Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn .............................................................. 12

Hình 3.3. Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre .............................................................................. 17

Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ dừa của Bến Tre ........................ 21

Hình 3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre ....................................... 30

Hình 3.6. Sơ đồ cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu .................... 32

DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu........................................... 9

Hộp 3.2. Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và Hội nhập tỉnh Bến

Tre, giai đoạn 2008 – 2010 và đến 2015.............................................................................. 19

Hộp 3.3. Mặt nạ Collagen, sản phẩm sáng tạo của Bến Tre ................................................ 22

Hộp 3.4. Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre........................................... 28

Hộp 3.5. Phát triển không đồng bộ giữa nguồn nguyên liệu và chế biến. ........................... 34

Page 10: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Bến Tre là một tỉnh chậm phát triển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn ở mức cao.

Động lực phát triển được xác định chủ yếu là do sự gia tăng của các nhóm hàng xuất khẩu,

mà chủ yếu là các sản phẩm từ dừa và thủy sản (Hình vẽ 1.1). Trong đó, các sản phẩm từ

dừa được phát triển đa dạng với hơn 40 mặt hàng và xuất khẩu sang 80 quốc gia trên thế

giới (Cẩm Trúc, 2010).

Hình 1.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 và

2006-2010

Theo IPC (2012), Bến Tre có 52.463 ha dừa, chiếm 61,8% diện tích đất trồng cây lâu năm

của tỉnh và chiếm khoảng 37% diện tích dừa của cả nước (hơn 140 nghìn ha), nhưng chỉ

xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới. Tuy vậy, theo đánh giá của các quốc gia thành viên Hiệp

hội dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC), “giá trị sử dụng và giá trị tăng thêm của dừa

Việt Nam tương đương với 1 triệu ha” (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2012); còn theo tính toán của

-

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

-20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 160.0%

Thủy sản

Gạo

Sản phẩm từ Dừa

Lưới bảo hiểm công nghiệp

Hàng dệt may

Ghi chú: - Hình ở đầu mũi tên thể hiện giá trị trung bình giai đoạn 2001-2005, - Hình ở cuối mũi tên thể hiện giá trị trung bình giai đoạn 2006-2010 Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Doanh thu Doanh thu bình quân 20 triệu USD

Tăng trưởng Tăng trưởng BQ 23%/năm

Page 11: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

2

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Bến Tre thì trồng dừa chuyên canh

có chi phí thấp nhất (do ít tốn công chăm sóc), nhưng hiệu quả lại đứng hàng thứ 4 (nếu

trồng xen cacao thì đứng thứ nhất) trong số 9 hình thức canh tác cây trồng phổ biến hiện

nay là bưởi, nhãn, lúa, mía, … (Phụ lục 1.1); vì ít tốn công chăm sóc nên cây dừa ngày

càng giữ vị trí quan trọng bởi tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay. Mặt khác,

do đặc điểm tự nhiên, đa số vùng đất của Bến Tre bị hạn và nhiễm mặn trong mùa khô

(Hình vẽ 1.2) nên các loại cây trồng khác khó có thể thích nghi và cây dừa cũng được tỉnh

chọn làm cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu vì những khả năng chịu mặn, ngập lụt

của nó.

Hình 1.2. Ba phân vùng thổ nhưỡng của tỉnh Bến Tre: ngọt, mặn và lợ

Các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, khi cacao, bưởi được trồng xen trong vườn dừa Bến

Tre thì năng suất rất cao và nhất là chất lượng của chúng luôn đứng hàng “đặc biệt”, tạo

nên sự ngạc nhiên thú vị từ giới nghiên cứu đến người nông dân. Điều này lại càng khẳng

định vai trò quan trọng của cây dừa trong nền nông nghiệp hiện đại.

Nhu cầu nguyên liệu dừa ngày càng tăng cao bởi việc sử dụng để chế biến ra các sản phẩm

có tiềm năng tiêu thụ lớn như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất… nhất là khi

hàng loạt công dụng kỳ diệu của dừa được công bố, ví dụ khả năng đề kháng được virus

HIV (ACIAR, 2005 và Ranweera, 2007).

Nguồn: Tác giả thêm phần chú thích từ Google Earth

Page 12: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

3

Nhận thức được vai trò to lớn của cây dừa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,

trong thời gian qua, Bến Tre đã có sự đầu tư phát triển cho ngành dừa nhưng chủ yếu chỉ

dừng lại ở kỹ thuật canh tác, chế biến và gia tăng sản lượng. Chưa có nhiều nghiên cứu về

sản phẩm sau thu hoạch và thị trường, nhất là chưa có nghiên cứu tổng thể về cụm ngành,

năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành dừa. Từ đó chưa xác định được vị thế của cụm ngành

dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh với ngành dừa của các nước khác.

Bên cạnh đó, thương nhân Trung Quốc tham gia ào ạt vào quá trình thu mua dừa nguyên

liệu đã gây khó khăn cho hoạt động chế biến các sản phẩm dừa của doanh nghiệp trong

nước; thị trường dừa thế giới thường xuyên biến động; từ đó bộc lộ sự yếu kém của ngành

dừa Bến Tre đòi hỏi cần phải có sự đánh giá về NLCT và vai trò của nhà nước đối với sự

phát triển của ngành.

Mặt khác, dù đóng góp vào nền kinh tế khá lớn nhưng giá trị gia tăng của đa số sản phẩm

dừa còn thấp do yếu kém về trình độ công nghệ; năng suất sản xuất của ngành thấp, chi phí

trung gian chiếm tỷ lệ lớn; các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm dừa chưa có sự liên

kết chặt chẽ mà hoạt động theo hướng tự phát; chính quyền địa phương chưa có nhận thức

về tầm quan trọng của cụm ngành, từ đó chưa phát huy vai trò điều phối của mình để có

thể triển khai các nguồn lực với năng suất và chất lượng cao. Do vậy đòi hỏi cần phải có

chiến lược tổ chức theo mô hình cụm ngành để phát huy hơn nữa NLCT của ngành kinh tế

chủ lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường thế giới, đồng thời mang lại sự

thịnh vượng cho ngành dừa Bến Tre.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh toàn cầu. Cụ

thể sẽ đi vào phân tích các điều kiện tự nhiên, NLCT cấp độ địa phương và cấp độ doanh

nghiệp. Từ đó xác định những lợi thế và bất cập trong sự phát triển của cụm ngành, đồng

thời đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm góp phần phát triển đồng bộ cụm ngành,

nâng cao năng suất, NLCT, giúp tạo được vị thế và uy tín cho thương hiệu dừa Bến Tre.

Ngoài ra, đề tài cũng có đánh giá khách quan về vai trò của thương nhân Trung Quốc trong

quá trình tham gia vào cụm ngành dừa tại địa phương này tại phần Phụ lục 1.2.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào cản trở năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre?

- Nhà nước và các bên liên quan cần làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho

ngành dừa Bến Tre?

Page 13: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành dừa Bến Tre,

áp dụng mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các hoạt động sản xuất, chiến lược kinh

doanh của các doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương, mối liên hệ giữa

các tác nhân có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành dừa. Sau đó, đề tài mở rộng so sánh

với các nước có trình độ phát triển và có thế mạnh trong từng sản phẩm dừa như

Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan để làm nổi bật sự định vị của cụm ngành dừa

Bến Tre trong môi trường thế giới.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện phương pháp định tính, dựa trên khung lý thuyết do TS. Vũ Thành Tự

Anh phát triển linh hoạt từ khung lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter cho phù hợp

với điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam.

Sau đó phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, lãnh đạo các cơ

quan chuyên môn cấp tỉnh và một số doanh nghiệp điển hình để đánh giá thực trạng cũng

như đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.

Ngoài ra đề tài dự kiến sẽ sử dụng một số tình huống để minh họa và rút ra bài học kinh

nghiệm cho vấn đề cần giải quyết.

1.5.2 Nguồn thông tin

- Nguồn thông tin được khai thác chủ yếu từ số liệu sơ cấp của đề tài “Phân tích chuỗi giá

trị dừa Bến Tre” (2011) do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu với số lượng mẫu như

sau: 120 hộ nông dân, 20 cơ sở thương lái trung gian, 10 cơ sở thu gom sơ chế dừa trái, 05

cơ sở than thiêu kết, 10 cơ sở sơ chế xơ dừa mụn dừa, 03 cơ sở chế biến thạch dừa, 02 cơ

sở chế biến kẹo dừa, 01 cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và 05 nhà máy chế

biến các sản phẩm dừa xuất khẩu (chủ yếu từ cơm dừa).

- Ngoài ra, nguồn thông tin cũng được tập hợp từ số liệu trong các báo cáo của UBND tỉnh

Bến Tre, Niên giám Thống kê, Sở Công Thương (CT), Sở Khoa học và Công nghệ

(KH&CN), Sở NN&PTNT, Hiệp hội dừa Bến Tre và đặc biệt là số liệu của Hiệp hội dừa

Châu Á – Thái Bình Dương (APCC).

- Thông tin từ các nghiên cứu trước của tổ chức Prosperity Initiative năm 2008 và 2009 và

từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác.

Page 14: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

5

- Phỏng vấn 01 chuyên gia, 01 phó chủ tịch Hiệp hội, 02 đại diện cơ quan quản lý và 07

Giám đốc doanh nghiệp điển hình trên địa bàn.

1.6 Cấu trúc của nghiên cứu

Chương 1. Giới thiệu

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre

Chương 4. Kết luận và Khuyến nghị

Page 15: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

6

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh

Theo Porter (2008), hiện nay khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT ở cấp độ quốc gia là

năng suất. Đó “là khả năng tạo ra các hàng hóa dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng

các nguồn lực của con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của quốc gia” (Porter, 2010), năng

suất chính là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng của một quốc gia và nó phụ thuộc vào

giá trị của hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra, cũng như hiệu quả của các quá trình sản

xuất. Nếu NLCT cao thì năng suất được thể hiện ở mức cao.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (2011), các nhân tố nền tảng quyết định năng suất được chia

thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là “Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương” bao

gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên hay quy mô của địa phương đó. Nhóm thứ hai là

“Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương”, bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi

trường hoạt động của doanh nghiệp như chất lượng hạ tầng xã hội và thể chế chính trị,

pháp luật, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục; các chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu

kinh tế cũng là yếu tố quan trọng của nhóm này. Nhóm thứ ba là “Năng lực cạnh tranh ở

cấp độ doanh nghiệp”, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật,

trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp (Hình 2.1).

Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh và hạ tầng

kỹ thuật

Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương

Trình độ phát triển cụm ngành

Hoạt động và chiến lược của doanh

nghiệp

Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế,

giáo dục

Chính sách tài khóa, tín dụng và

cơ cấu kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Page 16: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

7

Trong các nhóm nhân tố trên thì nhóm nhân tố thứ ba, cụ thể là chất lượng môi trường kinh

doanh và hạ tầng kỹ thuật có tác động trực tiếp đến năng suất, trình độ đổi mới, sáng tạo

của doanh nghiệp. Theo Porter (2008), chất lượng môi trường kinh doanh được đánh giá

qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (a) các điều kiện nhân tố sản xuất, (b) các điều kiện nhu

cầu; (c) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan và (d) bối cảnh cho chiến lược và cạnh

tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một hình thoi và thường

được gọi là Mô hình Kim cương Porter. Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh đến vai trò của

chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế; định hình

nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất

(Hình 2.2).

Hình 2.2. Mô hình kim cương Porter

2.2 Lý thuyết về cụm ngành

Theo Porter (2008), lý thuyết về năng lực cạnh tranh (Mô hình Kim cương) trao cho các

cụm ngành một vai trò quan trọng, nó gần như quyết định chất lượng môi trường kinh

doanh, và vì vậy nó thường nằm trong cả chiến lược của công ty lẫn chính sách kinh tế.

“Cụm ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ

Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nước

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa

Chính sách kinh tế thị trường (hàng hóa, tài chính) trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn

Vai trò của Chính

phủ

Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao

Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp phụ trợ

BỐI CẢNH CHO CHIẾN

LƯỢC & CẠNH

TRANH

CÁC YẾU TỐ

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

NGÀNH CN PHỤ TRỢ

VÀ CÓ LIÊN QUAN

CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

Page 17: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

8

thể, quy tụ trong một khu vực địa lý, được kết nối bởi những sự tương đồng và tương hỗ”

(Porter, 2008).

Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi thế cạnh tranh, nhưng đúng nhất, chúng

phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt với nhau. Cụm ngành tác

động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát: bằng cách tăng năng suất, tăng năng lực đổi

mới của doanh nghiệp và cuối cùng là thúc đẩy sự hình thành doanh nghiệp mới nhằm hỗ

trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành.

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu theo mô hình cụm ngành của các sản phẩm nông nghiệp được thực hiện khá

nhiều trên thế giới nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về cụm ngành dừa theo

cách tiếp cận cụm ngành của Porter được tác giả tìm thấy.

Tại Việt Nam, nghiên cứu Small scale review of coconut của PI (2008) đã phân tích tổng

quan về tình hình sản xuất dừa trên thế giới, chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre và so sánh một số

điều kiện về trình độ sản xuất, chính sách của Việt Nam với Philippines. Tuy nhiên, nghiên

cứu chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan, các số liệu khá cũ vì tốc độ phát triển ngành dừa ở

Bến Tre tăng rất nhanh.

Nghiên cứu Coconuts in the Mekong Delta: An Assessment of Competitiveness and

Industry Potential của PI (2009) đi sâu vào phân tích tiềm năng và cơ hội của ngành dừa

Bến Tre khi có một số lợi thế cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo hướng sản xuất của mô

hình tích hợp. Đồng thời nghiên cứu này cũng đưa ra bài học kinh nghiệm của các tập đoàn

về dừa thành công trên thế giới, từ đó đề xuất hướng phát triển cho ngành dừa trong tương

lai.

Năm 2011, TS. Trần Tiến Khai và cộng sự tiến hành nghiên cứu sâu về ngành dừa Bến

Tre, tiếp cận theo chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu này (“Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến

Tre”) đã chỉ ra rằng xuất khẩu dừa trái thô tuy tạo ra 20,1% tổng giá trị gia tăng nhưng chỉ

đóng góp 13,7% giá trị gia tăng cho xã hội. Trong khi đó, kênh chế biến sản phẩm tuy tạo

ra giá trị gia tăng ít hơn vì phải qua nhiều công đoạn trung gian nhưng đã tạo được 27,4%

giá trị gia tăng cho xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất chiến lược phát triển ổn định vùng dừa

nguyên liệu, sản xuất theo hướng tích hợp với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng

thời xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc và tăng cường

hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường.

Page 18: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

9

CHƯƠNG 3.

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DỪA BẾN TRE

3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên

Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc hạ lưu ĐBSCL, do dòng Mêkông khi chảy đến đây

đã chia thành 4 nhánh sông lớn để tạo nên 3 dãy cù lao là cù lao Minh, Bảo và An Hóa.

Các sông cùng với phụ lưu chằng chịt đã làm cho giao thông đường bộ trong tỉnh trở nên

khó khăn, song rất thuận lợi về đường thủy.

Từ Bến Tre chỉ mất hơn 1,5 giờ đi ô tô trên đường cao tốc là đến TP. HCM, trung tâm của

vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam. Nhờ đặc điểm đó, tỉnh xác định sẽ là địa bàn

cung ứng nguyên liệu và cũng là nơi nhận chuyển dịch đầu tư công nghệ và tái phân bố đô

thị từ khu kinh tế năng động nhất nước này.

Với khoảng 34% diện tích đất phù sa ngọt, 50% diện tích đất phù sa nhiễm mặn, phần còn

lại chịu ảnh hưởng của vùng lợ và thay đổi theo từng năm (Hình 1.2), Bến Tre được xem

như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về chăn nuôi đại gia

súc (đứng thứ nhất ĐBSCL), kinh tế

vườn (thứ 2) và kinh tế biển (đứng thứ

3 về nuôi trồng và đánh bắt). Trong

đó, kinh tế vườn chủ yếu là cây dừa,

với diện tích hơn 50 nghìn ha, năng

suất và chất lượng cao hơn các vùng

khác (trong nước) và đứng hàng đầu

thế giới. Tuy nhiên bình quân đất nông

nghiệp/người làm nông nghiệp của

Bến Tre là 1,486 m2, tỷ lệ này rất thấp

so với bình quân của ĐBSCL (UBND

tỉnh Bến Tre, 2011).

Ngoài những bất lợi về nguồn nước

nhiễm mặn, địa chất yếu, địa hình chia

cắt, Bến Tre còn là một trong những

tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến

Hộp 3.1. Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Năm 2007, World Bank đã liệt kê Việt Nam Ai Cập, Suriname, Bahamas và Bangladesh là năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do nước biển dâng vì biến đổi khí hậu. Và Bến Tre với hơn 90% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2m so với mực nước biển sẽ là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng thứ 8 trong 63 tỉnh thành của cả nước…Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã có nhiều động thái nhằm đối phó với tình trạng này, trong đó chú trọng phát triển các loại cây, con có khả năng chịu được biến động lớn, chịu mặn, lụt. Do vậy, cây dừa được xem là một giải pháp hữu hiệu để phát triển trên mảnh đất tương đối khắc nghiệt này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Internet

Page 19: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

10

đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (Hộp 3.1)

3.1.2 Tổng quan về cây dừa:

Trên thế giới, cây dừa được phân bố từ vĩ độ 20 độ Bắc xuống vĩ độ 20 độ Nam với tổng

diện tích khoảng 11,86 triệu ha (Trần Tiến Khai, 2011 dẫn lại từ FAOSTAT-2009), trong

đó các quốc gia thuộc APCC chiếm hơn 90%. Quốc gia trồng dừa lớn nhất là Indonesia

(chiếm 28,7% diện tích dừa thế giới), Philippines (27,2%), rồi lần lượt đến Ấn Độ, Sri

Lanka, Thái Lan.

Mặc dù chỉ chiếm xấp xỉ 1% diện tích dừa của thế giới với khoảng 144 nghìn ha, Việt Nam

vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trong APCC bởi những “đặc tính về giá trị sử dụng, giá trị

tăng thêm và sự đa dạng về di truyền của giống dừa” tại quốc gia này1.

Theo Sở CT Bến Tre (2012), toàn tỉnh có khoảng 495,1 triệu trái dừa, trong đó dừa uống

nước là 92,3 triệu trái, dừa công nghiệp 402,8 triệu trái (năm 2011). Tại Trung Quốc, dừa

tập trung chủ yếu trên đảo Hải Nam với xấp xỉ 0,24% diện tích dừa của thế giới.

Bên cạnh các nước dẫn đầu về sản lượng dừa chính là nơi tiêu dùng dừa với số lượng lớn

thì công nghiệp chế biến bánh kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm trên thế giới cùng với các quốc

gia Hồi giáo, khu vực Nam Á, Mỹ Latin cũng tiêu thụ rất mạnh những sản phẩm này.

3.1.3 Khái quát sự phát triển cụm ngành dừa Bến Tre

Xuất hiện tại Bến Tre từ rất lâu đời nhưng trái dừa chủ yếu chỉ được dùng để bán trái khô,

chế biến kẹo và một số sản phẩm giá trị thấp như cùi dừa khô, dầu dừa… cho đến năm

2001, khi doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy đầu tiên tại đây được thành lập thì giá

dừa trái bắt đầu được cải thiện. Chỉ vòng 5 năm sau đã có đến 16 nhà máy chế biến cơm

dừa ra đời, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, gia tăng thu nhập người nông dân.

Khi những nhà máy này chỉ tiêu thụ nguyên liệu cơm dừa, các sản phẩm khác bị bỏ đi một

cách lãng phí đã thúc đẩy việc ra đời những ngành chế biến sản phẩm phụ từ vỏ dừa, nước

dừa, gáo dừa… các dịch vụ thu gom, sơ chế dừa cũng phát triển mạnh. Và chỉ sau 10 năm,

kể từ khi công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy xuất hiện thì hàng loạt sản phẩm có giá trị

hơn như than hoạt tính, sữa dừa… đã được sản xuất và dần chinh phục thị trường thế giới

một cách ngoạn mục.

1 Tác giả phỏng vấn trực tiếp chuyên gia Nguyễn Thị Lệ Thủy. Bà Lệ Thủy tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành dừa tại ĐH Los Banos, Philippines và là chuyên gia về cây dừa cho tổ chức Tài nguyên Di truyền Dừa Thế giới tại Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines, Fiji, Mexico…

Page 20: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

11

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

3.2.1 Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục:

Năm 2010, dân số Bến Tre xấp xỉ 1,256 triệu người người, mật độ trung bình 532

người/km2, cao hơn mức bình quân của vùng là 435 người/km2. Với nguồn lao động chiếm

tỷ lệ cao (64,5% dân số), chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) đứng hàng 21/61 tỉnh

thành, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 38% (UBND tỉnh Bến Tre, 2011), năng suất lao

động có xu hướng gia tăng là những chỉ số cho thấy hạ tầng xã hội của tỉnh đã đạt được

những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, là tỉnh thuần nông, người dân quen với nếp sống nông

thôn nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lao động do ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế,

chưa thích nghi với tác phong công nghiệp, nhất là môi trường làm việc của các doanh

nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, năng suất lao động còn thấp so với bình quân chung của

cả nước, tỷ lệ chưa qua đào tạo còn khá cao (62%), chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế,

chưa đáp ứng được nhu cầu ở các khu công nghiệp và phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mặt khác, do gần với vùng KTTĐ phía Nam nên lượng lao động kỹ thuật khá lớn bị dịch

chuyển ra khỏi địa phương.

Là tỉnh liên tục đứng trong nhóm được đánh giá tốt về chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) trong

thời gian qua; chỉ số Hiệu quả quản lý hành chính công cấp (PAPI) ở Bến Tre năm 2010

cũng cho thấy chất lượng các văn bản luật của tỉnh tương đối tốt so với trình độ phát triển

hiện nay, nhưng hiệu quả và hiệu lực pháp luật còn thấp (CECODES, UBMTTQVN và

UNDP, 2010).

Về y tế, Bến Tre là tỉnh duy nhất trong vùng ĐBSCL đạt tỷ lệ 7,8 bác sĩ trên 1 vạn dân

năm 2010, cao hơn mức bình quân chung của khu vực là 4,99 và của cả nước là 7 bác sĩ

trên 1 vạn dân (Vũ Thành Tự Anh, 2011, tr. 47).

3.2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô

3.2.2.1 Chính sách tài khóa:

Trong giai đoạn 2005-2010, tỉnh đã có sự giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ

trọng công nghiệp, dịch vụ (Hình 3.1). Tuy nhiên mức thay đổi này còn thấp so với mặt

bằng chung. Tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực kinh tế nhà nước khá thấp (xấp xỉ 20%),

khu vực FDI hầu như đóng góp không đáng kể. Thành phần quan trọng là khu vực ngoài

nhà nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.

Page 21: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

12

Năm 2010, nguồn thu ngân sách của tỉnh có khoảng 60% được nhận từ nguồn trợ cấp của

Trung ương và hơn 20% được thu từ hoạt động xổ số đã cho thấy sự không bền vững của

nền kinh tế. Về chi ngân sách, địa phương chi lớn nhất cho đầu tư phát triển, giáo dục đào

tạo và quản lý hành chính. Trong khi đó, tỷ lệ chi cho Khoa học công nghệ và Sự nghiệp

kinh tế còn khá thấp (Phụ lục 3.1). Về cơ cấu doanh nghiệp, có đến 94% doanh nghiệp có

ít hơn 50 lao động, về phương diện vốn, có đến 93% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ

đồng (Vũ Thành Tự Anh, 2011)2.

Hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành

dược, dệt may và xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gạo và các sản phẩm từ dừa (Hình 3.2).

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu các sản

phẩm dừa đạt 159 triệu USD, chiếm tỷ trọng 43,8% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh.

Hình 3.2. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2005-2010

2 Số liệu này do UBND tỉnh Bến Tre cung cấp cho TS. Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

0

100

200

300

400

2005 2007 2008 2009 2010Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre (2011)

Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Page 22: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

13

3.2.2.2 Chiến lược phát triển ngành dừa

Với sự nhất quán xuyên suốt trong các giai đoạn, các chính sách phát triển kinh tế của Bến

Tre từ trước đến nay luôn đặt ngành dừa (cùng với thủy sản) là ưu tiên hàng đầu. Gần đây

nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 do

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1 năm 2011 có nhấn mạnh: “xác định kinh tế

vườn là ngành phát triển chủ lực với quy mô 54.000 ha dừa và 33.600 ha cây ăn trái”;

“ngành công nghiệp chủ đạo là chế biến nông – thủy – súc sản, đồ uống từ cây dừa, sản

phẩm công nghiệp được chế biến từ cây dừa”; “gắn du lịch sinh thái với hoạt động nông

nghiệp trong ngành dừa”…

Quyết định 1573/2004/QĐ-UB ngày 11 tháng 5 năm 2004 về việc quy định một số chính

sách ưu đãi đầu tư đối với ngành chế biến dừa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, …“các cơ sở sản

xuất và chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu chính là thân dừa, trái dừa ngoài việc hưởng

những chính sách ưu đãi đầu tư chung của nhà nước, nhà đầu tư còn được hưởng thêm các

chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định này, cụ thể: Được vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ

trợ xuất khẩu; Tạm thời không thu thuế đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình sản

xuất mặt hàng chỉ xơ dừa, than gáo dừa và các sản phẩm sơ chế từ dừa bán cho các doanh

nghiệp của tỉnh theo hợp đồng kinh tế (gia công sản xuất, vệ tinh sản xuất…); Đối với các

dự án đầu tư sản xuất và chế biến các sản phẩm mới từ cây dừa sẽ được hỗ trợ 50% chi phí

chuyển giao trang thiết bị công nghệ, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng cho 1 công

nghệ; được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay cho phần vay tín dụng đầu tư trang thiết bị, công

nghệ trong 24 tháng và được hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động nếu có sử dụng thường

xuyên từ 15 lao động trở lên; Các cơ sở sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu

chính từ cây dừa được xem xét hỗ trợ 30% chi phí đăng ký áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng như: ISO 9001:2000, HACCP, TQM… hay hệ thống quản lý chất lượng cần thiết

khác để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập”…

Đến năm 2008, UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định số 904/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm

2008 về việc công bố danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tỉnh

Bến Tre giai đoạn 2007 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo đó các hoạt động sản xuất,

chế biến các sản phẩm từ dừa như cơm dừa nạo sấy, chỉ xơ dừa, mụn dừa, kẹo dừa, sữa

dừa, than hoạt tính từ gáo dừa… sẽ được nhận các chính sách ưu đãi trong đầu tư như tổ

chức xúc tiến thương mại, thị trường; đào tạo nghề cho lực lượng lao động; hỗ trợ các dự

Page 23: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

14

án chuyển giao khoa học công nghệ, máy móc cho doanh nghiệp; qua đó giúp các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất có điều kiện nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất.

3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp

3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật

3.3.1.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất

Bến Tre có hệ thống giao thông rất đa dạng, gồm đường bộ, đường sông và đường biển. Về

đường bộ, trong hệ thống giao thông có 2.837 cây cầu, trong đó chỉ có 35 cây cầu có tải

trọng trên 12 tấn (UBND tỉnh Bến Tre, 2011). Trong những năm qua, Bến Tre luôn được

đánh giá là điểm sáng của vùng ĐBSCL trong việc xây dựng và phát triển giao thông nông

thôn (Phương Thảo, 2012) nhưng đa số đều phục vụ việc đi lại và vận tải nhỏ, chưa đáp

ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp. Về đường thủy, rất thuận lợi cho việc vận

chuyển nội vùng và liên vùng, là loại hình chủ yếu trong việc vận chuyển hàng nông sản

đến nơi giao dịch, tiêu thụ. Về hệ thống bến bãi, cảng Giao Long hiện đã được khai thác

với năng lực 191.500 tấn/năm; chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng đang được giảm đáng kể, nhất

là từ khi thông xe cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, bãi bỏ trạm thu phí cầu An Hóa; thời

gian đến TP. Hồ Chí Minh được rút ngắn khi đường cao tốc Trung Lương được đưa vào

hoạt động; cầu Cổ Chiên với vai trò phá thế độc đạo của Quốc lộ 1A để đi từ Trung Lương

về các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ đang trong quá trình xây dựng.

Nguồn điện cung cấp cho các đối tượng trên địa bàn tương đối ổn định, hệ thống thông tin

liên lạc phát triển mạnh, mật độ sử dụng điện thoại, sử dụng Internet đạt tỷ lệ cao; việc ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước (CQNN) có nhiều chuyển

biến tích cực, hiệu quả cao trong công việc. Dịch vụ y tế phát triển rộng rãi, có nhiều cơ sở

khám chữa bệnh tư nhân với trang thiết bị hiện đại, nhìn chung đáp ứng được yêu cầu

chăm sóc sức khỏe của người dân.

Cây dừa hiện chưa được Bộ NN&PTNT công nhận là cây công nghiệp lâu năm nên chưa

có các chiến lược quốc gia và các chính sách phát triển toàn diện cũng như chưa có những

hỗ trợ với nguồn lực mạnh nhằm phát triển ngành.

Dừa Bến Tre không chỉ dẫn đầu thế giới với năng suất (khoảng 7.700 quả/ha)3, trọng lượng

(1.500 gram/quả) so với mức bình quân của thế giới (4.676 quả/ha và chỉ nặng 1.300gram)

3 Theo số liệu điều tra của Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), năng suất dừa trái khô trung bình của Bến Tre năm 2010 lên đến 10.642 trái/ha, năng suất dừa uống nước cao gấp 1,7 lần năng suất dừa trái khô. Trong khi đó, năng suất dừa trung bình của Indonesia là 4.273 trái/ha/năm, Philipines 3.719 trái/ha/năm, Thái Lan 4.800 trái/ha/năm, Ấn Độ 7.748 trái/ha/năm và Srilanka có 7.364 trái/ha/năm.

Page 24: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

15

(PI, 2009) mà còn dẫn đầu về chất lượng về các thành phần của quả dừa (Phụ lục 3.2). Bên

cạnh đó, việc thực hiện xen canh với cây cacao đã không chỉ làm tăng năng suất cây dừa

mà còn tạo được uy tín cho chất lượng cacao Bến Tre ngang tầm với chất lượng cacao của

các nước hàng đầu thế giới4.

Về quy mô canh tác, diện tích vườn dừa trung bình ở Bến Tre chỉ khoảng 0,82 ha/hộ (Trần

Tiến Khai và cộng sự, 2011, tr. 37) nên chi phí canh tác rất cao so với của Philippines là

2,4ha/hộ; ngược lại, năng suất dừa trên 1 ha của nước này khá thấp bởi một lượng lớn

giống dừa cho năng suất kém, thiếu phân bón và chăm sóc kỹ thuật, 1/3 cây dừa đang trong

giai đoạn lão hóa (Faylon và Batalon, 2008). Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, quy mô nông

hộ chỉ khoảng 0,2 – 0,4 ha, cơ sở hạ tầng trồng dừa tương đối kém phát triển (Longxiang,

2003).

Trương Minh Nhựt (2010) nhận định lao động tham gia trong các cơ sở và doanh nghiệp

chế biến dừa (DNCBD) của tỉnh ngày càng tăng, từ 9.747 người năm 2000 (chiếm 29,95%

cơ cấu lao động của toàn ngành công nghiệp) lên 18.371 người năm 2008 (chiếm 36,88%).

Trung bình có 118 người lao động/1 DNCBD (năm 2009), lao động trực tiếp chiếm đa số.

Theo kết quả khảo sát 2011 của TS. Trần Tiến Khai và cộng sự, hầu hết đều chưa được đào

tạo về chuyên môn, nhân lực chuyên sâu trong ngành lại càng khan hiếm hơn.

Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre được mô tả tóm tắt ở Hình 3.35 nhưng trên thực tế, các công

đoạn này rất phức tạp, nhất là bộ phận thu mua diễn ra qua nhiều tầng nấc hơn. Mặc dù

vậy, theo TS. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), “chuỗi giá trị dừa Bến Tre có NLCT tốt.

Chỉ số P/IC6 toàn ngành có giá trị 4,12, có nghĩa là chỉ cần đầu tư 1 đồng chi phí hàng hóa

trung gian để tạo ra 4,12 đồng doanh thu”.

Kết quả khảo sát các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa cho thấy hầu hết các quan hệ sản xuất

– thương mại, liên kết thị trường còn ở cấp độ thấp, chưa hình thành mối liên kết ngang

(giữa các tác nhân cùng nhóm) để thống nhất giá hoặc đảm bảo chất lượng nguyên liệu.

Trong khi đó, liên kết dọc (giữa các tác nhân trước và sau trong chuỗi giá trị) khá chặt chẽ,

4 Thông tin này được xác nhận bởi tổ chức chứng nhận UTZ CERTIFIED và các tập đoàn thu mua cacao hàng đầu thế giới như Cargill (Mỹ), ED&F Man (Anh)…

5 Trong phần nghiên cứu này, thương lái mua dừa tươi (dừa uống nước) và dừa chế biến công nghiệp là 2 bộ phận khác nhau, tuy nhiên do mục đích nghiên cứu tập trung vào dừa chế biến công nghiệp và tỷ phần của dừa tươi là không cao (xấp xỉ 10%) nên những mô tả trong nghiên cứu được hiểu là bộ phận thu mua dừa cho mục đích chế biến công nghiệp. 6 P: Doanh thu; IC: chi phí trung gian.

Page 25: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

16

nhưng toàn bộ chuỗi liên kết dọc lại hết sức lỏng lẻo (các tác nhân không ràng buộc nhau ở

bất kỳ điều khoản nào, nếu có sự chênh lệch giá, họ sẽ thay đổi đối tác ngay lập tức) nên

chuỗi giá trị dừa khó đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá cả và sự ổn định. Điều này

tác động rất lớn đến NLCT của ngành. Mặt khác, việc phân công lao động trong chuỗi khá

phức tạp, chưa hoàn thiện; có nơi bộ phận Thu gom 2 kiêm luôn công đoạn sơ chế, cũng có

nơi tách thành công đoạn độc lập; hoạt động mua bán phải qua nhiều tầng nấc đã làm giảm

lợi nhuận của mỗi tác nhân trong từng khâu. Theo các tài liệu cho thấy các nước sản xuất

dừa lớn như Ấn Độ7, Indonesia, Philipines… hầu như không xuất hiện vai trò của người

thu mua nhỏ lẻ như tại Bến Tre8.

Có đến 77% số hộ nông dân được khảo sát từ số liệu của TS. Trần Tiến Khai và cộng sự

(2011) cho rằng họ tiếp nhận thông tin giá cả chủ yếu từ thương lái, trong khi tỷ lệ tiếp

nhận giá cả trên báo đài lại thấp hơn một nửa vì cho rằng thông tin trên đài thường không

chính xác9. Thông tin không đầy đủ là một yếu tố quan trọng giúp cho các thương lái trung

gian dễ dàng chiếm giữ lợi nhuận trong chuỗi giá trị.

Hiện tại, chỉ có Hiệp hội dừa Bến Tre và Trung tâm dừa Đồng Gò là hội nghề nghiệp và cơ

sở nghiên cứu duy nhất phục vụ ngành dừa. Các tổ chức còn lại chủ yếu hoạt động theo

chuyên đề, ở từng thời điểm và không theo sát những vấn đề của ngành. Trong khi đó, tại

Philipines có một cơ cấu rất tốt gồm các Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và

các mạng lưới nghiên cứu để hỗ trợ ngành dừa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, các nước

khác cũng có mạng lưới hùng hậu không kém (Phụ lục 3.3).

Nguồn ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân hàng của tỉnh chưa đủ mạnh để hỗ trợ

chương trình đầu tư phát triển toàn diện, nhằm tạo ra NLCT và sự phát triển bền vững của

ngành dừa trong nhiều năm tới. Mặt khác, lãi suất cho vay còn cao khiến doanh nghiệp gặp

khó khăn khi mở rộng đầu tư. Nếu so mặt bằng lãi suất trong nước với lãi suất của các

ngân hàng Trung Quốc ở thời điểm khảo sát cũng có sự chênh lệch khá lớn10 đã làm giảm

đáng kể NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam. 7 Ministry of Agriculture India (2008). Nghiên cứu này mô tả chỉ một phần qua 2 cấp thương lái trung gian, chủ yếu chỉ có 1 cấp thu mua và chuyển đến thẳng nhà sản xuất. 8 Thông tin từ phỏng vấn trực tiếp bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, chuyên gia về cây dừa. 9 Giá cả trên đài phát thanh truyền hình thường là giá dừa trái loại tốt, trong khi ngoài thực tế, giá thấp hơn vì người nông dân bán “xô” chứ không phân loại ra để bán.

10 Tại thời điểm khảo sát tháng 5/2011, lãi suất vay trung bình ở Việt Nam là 22%/năm, trong khi đó lãi suất vay sản xuất của Trung Quốc là dưới 10%.

Page 26: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

17

TRỒ

NG

TRỌ

T

TH

U G

OM

C

HẾ

BIẾ

N

TIÊ

U T

HỤ

Hìn

h 3.

3. C

huỗi

giá

trị c

ây dừa

Bến

Tre

Thủ

côn

g mỹ

nghệ

từ dừa

Nôn

g dâ

n T

hu g

om

cấp

1 T

hu g

om

cấp

2 Cơ

sở sơ

chế

Chế

biế

n gá

o dừ

a

Thươn

g lá

i bu

ôn sỉ

Chế

biế

n thạc

h dừ

a

Chế

biế

n vỏ

dừ

a

Chế

biế

n cơ

m dừa

Các

đô

thị lớn

(T

p H

CM

, Hà

Nội

)

Sản

phẩm

dừa

Sả

n phẩm

mụn

dừa

Thạ

ch dừa

th

ô T

hạch

dừa

tin

h chế

Cơm

dừa

sấy,

sữa

dừa,

kẹ

o dừ

a, dầu

dừa

Thị

trườ

ng

nội địa

Tha

n th

iêu

kết (

thô)

T

han

hoạt

tín

h

Thươn

g nh

ân T

rung

Q

uốc

Thị

trườ

ng

Xuấ

t khẩ

u

Thạ

ch dừa

thô,

dừa…

Nguồn

: Tác

giả

tổng

hợp

Page 27: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

18

Tóm lại, bên cạnh lợi thế về năng suất, chất lượng quả dừa hàng đầu thế giới và một chỉ số

chi phí/lợi ích của toàn bộ chuỗi giá trị đang rất cạnh tranh thì cơ sở hạ tầng, quy mô canh

tác, quy mô vốn và lao động còn yếu kém; sự liên kết các tác nhân trong chuỗi còn lỏng

lẻo; cây dừa chưa được công nhận là cây công nghiệp lâu năm cùng với điều kiện hỗ trợ về

nghiên cứu, ngân sách chưa tốt sẽ là những bất lợi trong yếu tố này.

3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp

Mặt dù dư địa cho việc gia nhập vào từng ngành sản xuất dừa vẫn còn tương đối nhưng

việc cạnh tranh về nguồn nguyên liệu trong một số sản phẩm chủ lực đang khá gay gắt như

ngành chế biến sử dụng cơm dừa, nước dừa, nhất là khi thương nhân Trung Quốc tham gia

ngày càng quyết liệt vào việc tranh mua dừa nguyên liệu. Mặc dù vậy, theo kết quả phỏng

vấn, hầu hết các DNCBD chưa có những biện pháp xây dựng vùng nguyên liệu hay ký kết

các hợp đồng dài hạn mà chủ yếu là “mua đứt bán đoạn”.

Về thị trường tiêu thụ, do cầu còn lớn, chưa có nhiều cạnh tranh trong nguồn cung các sản

phẩm chế biến. Tuy nhiên, giá dừa trái và các sản phẩm dừa thường xuyên biến động nên

nông dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn (Phụ lục 3.4).

Về sản phẩm cạnh tranh, phần lớn các doanh nghiệp đang cạnh tranh trong những sản

phẩm truyền thống như cơm dừa sấy, kẹo dừa, sữa dừa… Các sản phẩm từ than gáo dừa,

chỉ xơ dừa cũng đang được gia nhập ngành với tốc độ khá nhanh. Trong khi đó, các sản

phẩm mới được chiết xuất từ mật hoa dừa phục vụ y học, thực phẩm chức năng hay những

vật liệu mới từ gáo dừa đang hứa hẹn sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cả cơm dừa lại chưa

được chú trọng đầu tư.

Để khuyến khích và huy động nguồn lực cho việc phát triển ngành dừa, UBND tỉnh Bến

Tre đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp như hỗ trợ lãi suất vay,

miễn giảm thuế, hỗ trợ đào tạo lao động... nhằm nâng cao hơn nữa NLCT của các doanh

nghiệp trên địa bàn từ đó thúc đẩy sự phát triển (xem Hộp 3.2). Đây là cơ hội rất thuận lợi

cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dừa, tuy nhiên các cơ quan quản lý đầu tư

hiện vẫn chưa xác định được năng lực cung ứng dừa nguyên liệu của địa phương và các

tỉnh lân cận mà theo đuổi chính sách thu hút đầu tư không chọn lọc, định hướng thì trong

tương lai gần, việc cạnh tranh không lành mạnh chắc chắn sẽ xãy ra khi nguồn nguyên liệu

không đáp ứng đủ.

Page 28: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

19

Về công tác cải cách hành chính, những thủ tục liên quan đến nhà đầu tư đã được rà soát,

đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đến cuối 2011, có

26/2711 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (huyện) được cấp giấy chứng nhận hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và có 9 cơ quan ban ngành áp dụng

11 01 huyện còn lại đang trong quá trình xây dựng ISO do đây là huyện mới được thành lập.

Hộp 3.2. Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và Hội nhập tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2008 – 2010 và đến 2015

(Đề án Năng suất Chất lượng) Năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre bắt đầu khởi động việc hình thành Đề án Năng suất Chất lượng, đến năm 2008, UBND tỉnh Bến Tre ra quyết định phê duyệt và áp dụng cho đối tượng là các ngành nghề mũi nhọn (trong đó có ngành dừa) với 4 chương trình lớn gồm: Chương trình Xúc tiến Năng suất chất lượng với các hoạt động chủ yếu như tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích, đào tạo tập huấn nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức năng suất – chất lượng. Chương trình Tiêu chuẩn hóa và hỗ trợ doanh nghiệp với các hoạt động chủ yếu là hỗ trợ kinh phí (không quá 30%) cho doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên để áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP, GMP, TQM...), xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở hiện đại. Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ với các hoạt động như hỗ trợ một phần kinh phí không hoàn lại (tối đa 50%) cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành và tạo điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chương trình Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ nhằm giúp các doanh nghiệp có được kiến thức, thông tin về sở hữu trí tuệ và hỗ trợ kinh phí trong việc xác lập quyền về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… Được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào hỗ trợ doanh nghiệp, đến nay đề án này có nhiều chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Dựa trên các kết quả đạt được ở một số địa phương, năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Năng suất chất lượng trở thành chương trình quốc gia và áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre

Page 29: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

20

phần mềm “Văn phòng điện tử” trong giải quyết công việc đã thu được kết quả rất tốt.

Trong thời gian qua, Bến Tre có chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong nhóm có khả

năng cạnh tranh cao (VCCI, 2012). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là trong ngành dừa chỉ có

70 doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn lại là cơ sở và hộ cá thể (Trương Minh Nhựt, 2010).

Đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia nào về các sản phẩm dừa, điều

này dễ dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp chỉ chạy theo mục tiêu nhất thời mà làm ảnh

hưởng đến uy tín của thương hiệu dừa Việt Nam, đồng thời chưa tạo được mặt bằng thống

nhất để tạo tiền đề phát triển các sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe, đáp ứng thị

trường khó tính (Xem hộp PICA). Trong khi đó theo PI (2009) Philipines hiện đã xây dựng

hàng loạt tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm dừa khác nhau.

Tình trạng sở hữu trí tuệ, nhất là về nhãn hiệu hàng hóa đã dần được các doanh nghiệp chú

trọng, đa số các doanh nghiệp lớn đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sản phẩm ở thị

trường nội địa; đối với thị trường xuất khẩu, hoạt động này chưa có nhiều triển khai. Bên

cạnh đó, các động thái về đăng ký bảo hộ địa danh, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dừa Bến

Tre tại nước ngoài cũng chưa được các CQNN tại đây quan tâm thực hiện.

Cùng với các yếu tố như thị trường tiêu thụ rộng, sự cạnh tranh gay gắt, sự phát triển về

quy mô, số lượng doanh nghiệp thì chính sách hỗ trợ minh bạch của nhà nước đã góp phần

nâng cao hơn nữa NLCT của cụm ngành dừa Bến Tre, tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ doanh

nghiệp, nhất là trong việc nghiên cứu các sản phẩm mới, xúc tiến thương mại, xây dựng

thương hiệu… chưa phát triển. Doanh nghiệp xuất khẩu đa số dưới hình thức nhãn mác của

nhà nhập khẩu, chưa tạo được thương hiệu riêng và do đó giá thành sản phẩm không cao.

Như vậy, bên cạnh việc nhận được các chính sách hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa

phương thì tình trạng cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào gay gắt; một thị trường tiêu

thụ khá biến động; sự không đồng nhất về chất lượng sản phẩm cùng với vấn đề về thương

hiệu sẽ là những bất lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

3.3.1.3 Các điều kiện yếu tố nhu cầu

Chuỗi giá trị dừa Bến Tre được khái quát thành bốn dòng sản phẩm chủ yếu, đó là dòng

sản phẩm từ vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa. Trong đó dừa trái khô, chỉ xơ dừa và

cơm dừa sấy được xuất khẩu chiếm ưu thế về kim ngạch (Hình 3.4), hiện nay, cơm dừa nạo

sấy và sữa dừa đang chiếm ưu thế về giá trị.

Page 30: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

21

Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ dừa của Bến Tre

Thị trường dầu dừa (Coconut Oil – CNO): có giá trị gia tăng không cao và đang bị sức ép

ngày càng gia tăng từ sản phẩm thay thế là dầu cọ. Theo PI (2008) năng suất dầu dừa

khoảng 2.000 lít/ha, cạnh tranh kém so với dầu cọ là 6.000 lít/ha. Tại Bến Tre, dầu dừa

hiện chỉ được sản xuất từ vỏ nâu cơm dừa (là phụ phẩm trong quy trình chế biến cơm dừa

sấy, sữa dừa), dừa phẩm chất thấp12; Hiện nay, có một số ngách thị trường như dầu dừa

tinh khiết (VCO), dầu hữu cơ, glycerine... dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng hiện tại

sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn.

Thị trường cơm dừa nạo sấy (Desiccated Coconut – DC): theo PI (2008) có đến 60-80%

lượng DC được sử dụng chế biến bánh kẹo hàng ngày trên thế giới và phụ thuộc khá nhiều

vào nguồn nguyên liệu này, nhóm các nước Hồi giáo cũng tiêu thụ một lượng lớn13. Năm

2010, Philippines xuất khẩu hơn 114 nghìn tấn, tiếp theo là Indonesia với 37,5 nghìn tấn và

Sri Lanka 28,4 nghìn tấn (APCC, 2011). Mặc dù Việt Nam mới gia nhập vào thị trường

sản phẩm này năm 2001 nhưng chỉ với 1% diện tích đã đóng góp hơn 29 nghìn tấn (Sở CT

Bến Tre, 2012) cho thị trường thế giới và bắt đầu tạo được sự chú ý khi chiếm được thị

trường của Sri Lanka ở Trung Đông và đang dần chinh phục những thị trường khó tính

khác. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong số các sản phẩm từ dừa tại

12 Theo BC của Sở Công Thương Bến Tre, sản lượng dầu dừa của Bến Tre giảm hẳn trong những năm gần đây để tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Năm 2007 là 1.411 tấn, đến năm 2010 giảm chỉ còn 750 tấn. 13 Do đặc điểm tôn giáo, người theo đạo Hồi không sử dụng chất béo từ một số động vật (như mỡ heo) nên buộc phải sử dụng chất béo khác để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, trong đó dừa là sản phẩm được chọn trước tiên.

-10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Triệu USD

Kẹo dừa

Cơm dừa nạo sấy

Than thiêu kết

Chỉ xơ dừa

Dừa khô

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Page 31: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

22

Bến Tre (Hình 3.4). Trong khi đó, Indonesia và Sri Lanka vẫn còn sản xuất một lượng lớn

các mặt hàng truyền thống có giá trị thấp (dầu dừa, cùi dừa khô).

Đối thủ chính của ngành cơm dừa Việt Nam là Sri Lanka, nhưng hiện tại, nước này đang

phải cạnh tranh nguyên liệu gay gắt với ngành sản xuất dầu dừa – một ngành truyền thống,

phục vụ nhu cầu lớn trong thị trường nội địa. Mặt khác, chính sách bảo hộ về thuế nhập

khẩu dầu dừa hiện tại làm cho giá dừa nguyên liệu tăng cao cũng là những trở ngại đang

gặp phải của quốc gia này.

Thị trường sữa dừa: có giá trị kinh tế rất cao, là hướng phát triển của ngành dừa trong

tương lai. Tuy mới tiếp cận sản phẩm

sữa dừa gần đây nhưng Bến Tre đã

sản xuất được hơn 21.300 tấn trong

năm 2011 (Sở CT Bến Tre, 2012) và

hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn

khi có thêm một số doanh nghiệp

đang trong giai đoạn hoàn thiện thiết

bị để sản xuất sản phẩm này. Có rất ít

số liệu về sữa dừa nhưng theo PI

(2009) ước tính lượng sữa dừa thế

giới vào khoảng 150.000 đến 250.000

tấn/năm và Thái Lan là quốc gia sản

xuất lớn nhất các sản phẩm này với

khoảng 20-40% thị phần.

Các sản phẩm từ nước dừa: theo số

liệu điều tra của TS. Trần Tiến Khai

và cộng sự (2011), thị trường xuất

khẩu chiếm 90% lượng thạch dừa thô

trên địa bàn Bến Tre, 10% còn lại

được tinh chế và tiêu thụ trong thị

trường nước giải khát nội địa. Theo

đánh giá, nước dừa rất có tiềm năng

để chế biến thành các sản phẩm giá trị

Hộp 3.3. Mặt nạ Collagen, sản phẩm sáng tạo của Bến Tre

Xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2011, sản phẩm mặt nạ dừa dùng để săn sóc da được đón nhận rất nồng nhiệt từ nữ giới và hứa hẹn sẽ được tiêu thụ mạnh trong tương lai. Đây là kết quả của quá trình gần 10 năm nghiên cứu của Hợp tác xã Cửu Long (Tp Bến Tre) nhằm nâng cao hơn nữa giá trị các sản phẩm từ dừa. Theo đánh giá của đại diện Hợp tác xã, sản phẩm mặt nạ dừa đã được nghiên cứu dạng thô ở Hàn Quốc và Đài Loan nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi, do đó có thể nói, đây là sản phẩm thương mại đầu tiên về mặt nạ dừa của thế giới. Từ khi sản xuất thành công sản phẩm này thì nước dừa không còn là sản phẩm phụ từ dừa mà giá trị của nó có thể ngang bằng hoặc cao hơn các sản phẩm từ cơm dừa (cao hơn xấp xỉ 5 lần so với thạch dừa tinh chế dùng cho giải khát) Hiện tại HTX này đang chuẩn bị ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm mặt nạ dừa sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn bà Trương Thị Thanh Thu, Chủ nhiệm HTX

Page 32: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

23

cao như: mặt nạ dừa (xem Hộp 3.3), nước dừa đóng lon và thạch dừa giải khát, thạch dừa

chế biến thành thực phẩm cho người ăn chay (thị trường tiêu thụ rất lớn tại các nước Á

Đông).

Hiện tại Philippines, Indonesia chỉ tận dụng một phần các phụ phẩm này phục vụ thị

trường nội địa. Các số liệu xuất khẩu cho thấy còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng.

Riêng Thái Lan là quốc gia tận dụng khá thành công nguồn phụ phẩm này với sản phẩm

nước dừa già đóng lon mang lại giá trị kinh tế cao. Tỉnh Bến Tre cũng đang xây dựng một

nhà máy nước dừa đóng lon và dự kiến hoàn tất trong năm 2012.

Sản phẩm từ vỏ quả dừa: ban đầu được xem là phụ phẩm của quá trình chế biến dừa

nhưng hiện nay, các sản phẩm này chiếm vị trí rất quan trọng, thậm chí chưa tìm ra được

sản phẩm thay thế. Có 2 phân đoạn chính là xơ dừa và mụn dừa, đây là hai thị trường độc

lập, song mụn dừa là sản phẩm được sinh ra từ việc lấy chỉ xơ dừa. Nếu được tận dụng hết,

các sản phẩm từ vỏ dừa có thể tạo ra giá trị rất cao, thậm chí cao hơn sản phẩm DC hiện

nay Xơ dừa được sử dụng để chế tạo thảm dây thừng, xơ tráng cao su, lưới xơ dừa để

chống xói mòn (nhu cầu lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc..) xơ dừa có thể thay thế sợi đay để

dệt bao bì, túi đựng thực phẩm sinh thái…Hiện nay, xơ dừa còn được chế tạo thành vải địa

kỹ thuật (geo textile) dùng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, gia cố nền móng với giá trị kinh

tế rất cao. Các sản phẩm này có thị trường rất lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản. Mụn dừa

(coco dust) được dùng ngày càng rộng rãi trong nông nghiệp sạch (chất nền, chất điều hòa)

trải nền chuồng cho gia súc (ở Nhật Bản, Hàn Quốc)14.

Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất xơ dừa lớn nhất thế giới nhưng có đến 80% phục vụ nhu

cầu nội địa. Và Việt Nam, quốc gia có diện tích dừa chi xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới

nhưng là quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ 3 về sản phẩm này (Phụ lục 3.5). Trong khi đó,

Indonesia, Philippines phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường vì chỉ chế biến

khoảng 20% sản lượng vỏ hiện có. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xuất khẩu hệ thống

máy sản xuất chỉ xơ dừa năng suất cao sang thị trường Indonesia15.

Các sản phẩm từ gáo dừa: được dùng để làm ra các sản phẩm có giá trị cao như than hoạt

tính, chất khử mùi. Theo APCC (2012), Philippines chỉ xuất khẩu được 29,5 nghìn tấn than

hoạt tính, Sri Lanka là 28,7 nghìn tấn và Indonesia 24,7 nghìn tấn trong năm 2010. Ấn Độ

14 Thông tin một phần từ các tài liệu nghiên cứu trước và phần lớn từ phỏng vấn ông Chang Je Hyuk GĐ công ty Covina, doanh nghiệp FDI từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất thành công các sản phẩm từ vỏ dừa tại Bến Tre. 15 Công ty Trà Bắc, tỉnh Trà Vinh là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu sản phẩm này.

Page 33: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

24

sử dụng chủ yếu gáo dừa cho nhiên liệu đốt, và một phần cho thị trường rộng lớn tại nội

địa, lượng than xuất khẩu chỉ từ 1-7 nghìn tấn/năm (Ministry of Agriculture India, 2008, tr.

111)

Ước tính có trên 95% lượng gáo dừa tại Bến Tre được sử dụng để chế biến ra 16 nghìn tấn

than thô và khoảng 8 nghìn tấn than hoạt tính16 trong năm 2010. Tại đây, ngoài 2 công ty

đang sản xuất ổn định17 thì một doanh nghiệp FDI cũng trong giai đoạn xây dựng dự báo

sẽ tiêu thụ phần lớn than thô đang phải xuất khẩu sang Trung Quốc (với giá trị thấp hơn

gấp 4 lần) như hiện nay. Theo đánh giá của PI (2009), nhu cầu sử dụng than hoạt tính trên

thế giới còn rất lớn với khoảng 660.000 tấn (dùng lọc nước, lọc khí, dược phẩm..) trong đó

sản lượng than từ gáo dừa đáp ứng được khoảng 130.000 tấn. Ngoài ra, các sản phẩm giá

trị cao như bột gáo dừa trong xây dựng, keo gáo dừa trong công nghiệp sẽ là những hướng

phát triển cao hơn trong tương lai.

Hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa: được xem là một trong những thế mạnh của tỉnh khi thu

được hàng trăm nghìn USD từ xuất khẩu các sản phẩm này hàng năm. Hàng thủ công mỹ

nghệ vừa giúp tiêu thụ các sản phẩm phụ phẩm như lá, hoa, gỗ của dừa, vừa giải quyết lao

động nông nhàn ở nông thôn. Đặc biệt, nghề đan giỏ cọng dừa được xem là độc đáo và chỉ

có ở Việt Nam, các quốc gia khác chưa có sản phẩm này18.

Kẹo dừa: là sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Bến Tre và được biết đến hơn bất kỳ sản

phẩm dừa nào khác. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu kẹo dừa lớn nhất và

ước tính chiếm hơn 50% sản lượng của Bến Tre (xấp xỉ 06 nghìn tấn). Kẹo dừa ngày nay

được phát triển thành nhiều dòng sản phẩm để phù hợp với những thị hiếu khác nhau, nhất

là khách hàng khó tính như ở châu Âu, Hoa Kỳ.

Dừa trái: ngoài Philippines cấm xuất khẩu dừa trái thì Indonesia và Thái Lan đã cung ứng

cho thị trường Trung Quốc hàng trăm triệu trái/năm với mức thuế suất 5% (Vinay Chand

Associated, 2012). Riêng tại Bến Tre trước đây việc xuất khẩu dừa trái hoàn toàn được

miễn thuế, chỉ sau tháng 5 năm 2011, mức thuế 3% mới được áp dụng. Theo Sở CT Bến

16 Tác giả ước tính dựa trên số liệu của Sở Công Thương, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre và của Trần Tiến Khai và cộng sự (2011). 17 Ngoài Bến Tre, còn có công ty Trà Bắc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng sản xuất than hoạt tính với quy mô 4.000 tấn/năm. 18 Tác giả phỏng vấn trực tiếp chuyên gia Nguyễn Thị Lệ Thủy.

Page 34: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

25

Tre (2012), cả năm 2011 tỉnh đã xuất khẩu được 90 triệu trái, chiếm 22% lượng dừa công

nghiệp của cả tỉnh.

Đánh giá chung: các quốc gia có diện tích dừa lớn có lợi thế kinh tế theo quy mô, chi phí

sản xuất nguyên liệu thấp dẫn đến lợi thế trên giá thành sản phẩm. Những quốc gia này có

thế mạnh trong các sản phẩm truyền thống như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, khô dầu dừa và

được một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh giúp khuyến khích đầu tư, tái đầu tư và tạo ra cơ

hội lớn để vươn thành những doanh nghiệp tầm cỡ, “nó khuyến khích liên tục nâng cấp sản

phẩm qua thời gian và khả năng cạnh tranh” (Porter 2008, tr. 177).

Đối với các quốc gia có diện tích dừa nhỏ thì chi phí nguyên liệu đầu vào cao, khó cạnh

tranh trong các sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên điều này lại giúp các nước nhanh chóng

nâng cấp và đổi mới để thích nghi, nhất là áp lực sáng tạo để tồn tại. Trường hợp Sri Lanka

và Việt Nam là những điển hình của việc khai thác toàn diện các sản phẩm từ dừa, đóng

góp một tỷ phần không nhỏ cho thị trường thế giới và thu được giá trị kinh tế cao hơn hẳn

các quốc gia khác (Phụ lục 3.6). Mặc dù vậy, quy mô thị trường tiêu thụ nội địa còn thấp,

tỷ lệ tiêu dùng bình quân đầu người/kg dừa rất nhỏ tại Việt Nam (Phụ lục 3.7) đã dẫn đến

“khả năng dự báo về nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm tương lai thấp, không tạo được

khả năng về sự thay đổi cơ sở vật chất, công nghệ” (Porter 2008, tr. 182). Bên cạnh đó, đối

tượng khách hàng chủ yếu của Việt Nam là các nước Trung Đông, Trung Quốc. Các khách

hàng này thường dễ tính, mức độ đòi hỏi sự khắt khe của sản phẩm không cao, cạnh tranh

chủ yếu về giá chứ không phải về chất lượng; các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là chế biến

thô, chưa có hàm lượng công nghệ cao, điều này đã không tạo động lực thúc đẩy thị trường

trong nước phát triển.

3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Từ một nền nông nghiệp kém phát triển thì hiện nay tại Bến Tre, cây cacao có chất lượng

hàng đầu thế giới; cây chanh, bưởi da xanh cũng không còn là thu nhập phụ mà trở thành

mô hình tất yếu cộng sinh với cây dừa; từ một nền công nghiệp chế biến lạc hậu thì hiện

nay, máy sấy tầng sôi, máy sản xuất mụn dừa xơ dừa, máy lột vỏ dừa, các sản phẩm giá trị

cao từ mật hoa dừa là những công trình nghiên cứu thành công của các ngành hỗ trợ và có

liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, tận dụng hầu hết các sản

phẩm dừa hàng đầu thế giới.

Page 35: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

26

Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò19: là cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành

dừa duy nhất của Bến Tre và cả nước. Tại đây, ngoài việc lưu trữ và bảo tồn gen những

giống dừa quý, trung tâm còn đáp ứng một phần cho thị trường dừa giống chất lượng cao,

nhất là các giống quý như dừa lai, dừa dứa... Mặc dù có tham gia nghiên cứu một số vấn đề

về dừa gần đây nhưng trung tâm này vẫn chưa có sự gắn kết rõ nét với ngành dừa Bến Tre,

chưa thể hiện được vai trò đầu tàu về khoa học công nghệ theo chức năng của mình.

Hiệp hội Dừa: vừa mới được thành lập năm 2010 với hàng trăm thành viên là các cá nhân,

tổ chức, nhất là sự có mặt của hầu hết các doanh nghiệp chế biến dừa, các chi hội trồng dừa

trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, Hiệp hội đã có nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ tình

trạng thiếu hụt nguyên liệu như đề xuất chính sách áp thuế dừa tươi xuất khẩu là 3% (được

Bộ Tài chính chấp thuận và áp dụng vào tháng 5/2011)20; xây dựng vùng nguyên liệu dưới

hình thức thỏa thuận giữa nông dân và doanh nghiệp; hỗ trợ các hoạt động quảng bá ngành

dừa như Lễ Hội dừa, hội chợ xúc tiến thương mại…. Tuy nhiên, các tác nhân khác trong

chuỗi giá trị như người sản xuất sơ chế dừa, nông dân trồng dừa tham gia Hiệp hội còn ít

nên chưa tạo được sự lan tỏa, chưa có sự cân bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó chưa tạo

được sự cạnh tranh có hiệu quả với thương nhân Trung Quốc.

Các trường Đại học: hiện Bến Tre chưa có trường đại học (ĐH), nhưng có sự gắn kết khá

tốt với các trường trong khu vực và tạo được nhiều nghiên cứu có giá trị: trường ĐH Nông

Lâm TP. HCM và trường ĐH Cần Thơ đã tích cực nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào trong khâu trồng trọt, chế biến, nghiên cứu mô hình xen canh dừa với cacao, các

biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, kỹ thuật khắc phục hiện tượng “dừa treo”... Có

thể đánh giá công đoạn trước thu hoạch và thu hoạch là điểm mạnh của ngành dừa Bến

Tre. Phần sau thu hoạch, trường ĐH Bách Khoa TP. HCM và các cơ sở nghiên cứu đã

nghiên cứu và chế tạo thành công máy sấy tầng sôi thay thế nhập khẩu cho công đoạn sấy

cơm dừa, đã và đang chế tạo các thiết bị thay thế lao động thủ công năng suất thấp như:

máy lột vỏ dừa, máy gọt vỏ nâu cơm dừa….

Riêng phần nghiên cứu thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm chưa được chú trọng, các nghiên

cứu sâu chưa nhiều. Chỉ đến năm 2011, trường ĐH Kinh tế TP HCM mới thực hiện đề tài

19 Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò là cơ sở nghiên cứu của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 20 Trong khi đó, Philippines cấm xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka đều áp mức thuế 5% cho sản phẩm này từ trước đây rất lâu.

Page 36: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

27

“Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre” và được đánh giá có chất lượng cao, đáp ứng được sự

thiếu thốn về thông tin thị trường của ngành này.

Các cơ sở đào tạo nghề: hiện tại, tỉnh có 2 trường Cao đẳng và 4 trường Trung cấp nhưng

chưa có cơ sở nào đào tạo nhân lực chuyên ngành dừa, chủ yếu chỉ là ngành trồng trọt và

chế biến thực phẩm nói chung. Các ngành kỹ thuật như cơ khí, máy móc chế biến còn yếu,

thiết bị lạc hậu. Đa phần lao động có tay nghề do các doanh nghiệp chế biến đào tạo lại.

Mặt khác, những cán bộ kỹ thuật được đào tạo trong các ngành liên quan cũng khó có cơ

hội đào sâu nghiên cứu về dừa vì cơ sở nghiên cứu còn hạn hẹp.

Các ngành dịch vụ hỗ trợ:

Máy móc cơ khí: chủ yếu là các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, thiết bị gia công yếu, chưa sản xuất

được những thiết bị quan trọng. Tuy nhiên, các cơ sở này tương đối nhạy bén trong việc

chế tạo các thiết bị cho ngành. Đánh giá chung, ngành này đã đáp ứng một cách tương đối

(vì thiết bị ngành dừa không thực sự phức tạp).

Dịch vụ in ấn, bao bì đóng gói: đã thực hiện khá tốt chức năng của mình.

Ngành tiểu thủ công nghiệp: có mức phát triển tốt, nhất là trong việc tiêu thụ các phụ

phẩm từ quá trình sản xuất dừa như nghề đan giỏ cọng dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa, se

chỉ xơ dừa, ép mụn dừa, kẹo dừa…. Điều này vừa giúp giải quyết tình trạng lao động nông

nhàn, vừa cải thiện ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều giá trị vật chất cho xã hội.

Các cơ sở phân tích thí nghiệm: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và

Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh đã có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn (VILAS, ISO

17025…) để đánh giá cơ bản các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm dừa hiện nay; Các hoạt

động tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá chứng nhận sản phẩm chưa đáp ứng

tốt nhu cầu, chủ yếu được thuê từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Các cơ sở hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối: chủ yếu được các công ty thực hiện trực

tiếp hoặc qua trung gian từ TP. Hồ Chí Minh. Các hoạt động này cùng với việc quảng bá,

tiếp thị, xây dựng thương hiệu chưa được phát triển, do đó NLCT ngành dừa Bến Tre cũng

bị ảnh hưởng. Các hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu được thực hiện bởi CQNN với

tần suất rất thấp.

Các tổ chức tài trợ quốc tế: chủ yếu là tổ chức Prosperity Initiative (PI) và Dự án phát

triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre (DBRP Bến Tre), hai tổ chức này đã

có nhiều hỗ trợ nghiên cứu đạt kết quả tốt, tuy nhiên, hoạt động chưa đều đặn do phụ thuộc

nguồn kinh phí viện trợ.

Page 37: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

28

Quỹ phát triển khoa học công

nghệ: được thành lập từ năm

2010 và đang được hy vọng sẽ

có nhiều hỗ trợ cho sự phát

triển ngành dừa trong tương lai

(xem Hộp 3.4)

Các thể chế nhà nước: trước

hết là Sở NN&PTNT đã thực

hiện các biện pháp quy hoạch

vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống,

kỹ thuật canh tác nhằm tạo sự

gia tăng về năng suất, chất

lượng nguyên liệu; Theo đánh

giá của ông Lê Phong Hải,

Giám đốc Sở NN&PTNT21,

năng suất cây dừa Bến Tre có

thể được nâng cao hơn rất nhiều

so với hiện tại bằng cách tăng

cường áp dụng biện pháp áp

dụng khoa học kỹ thuật vào

trồng trọt, cải tạo vườn tạp, vườn lão hóa; Sở KH&CN đã hỗ trợ nghiên cứu nhiều đề tài

phục vụ cây dừa từ khâu nhân giống đến chế biến, phát triển thị trường (Phụ lục 3.8).

Những đề tài này mang tính thực tế cao, đã và đang có những hỗ trợ đắc lực cho ngành

dừa. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật chế biến sản phẩm mới, nghiên

cứu thị trường còn hạn hẹp, đây lại là điểm yếu chung của ngành dừa Bến Tre.

Các hiệp hội khác như Hội Nông dân, Hội doanh nghiệp... chưa tham gia nhiều vào hoạt

động chung của ngành, tính liên kết giữa các hội còn yếu.

Ngành du lịch: có sự gia tăng về số lượng trong thời gian qua nhưng vẫn còn ở giai đoạn

kém phát triển. Các ngành có liên quan đã nỗ lực gắn kết hình ảnh “xứ dừa”, “Lễ Hội dừa”

21 Ông Lê Phong Hải phát biểu ý kiến này tại Hội nghị “Họp bàn giải pháp ổn định giá dừa” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức vào ngày 21/2/2012.

Hộp 3.4. Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ được thành lập vào tháng 5 năm 2010 để tài trợ (không hoàn lại) cho các nghiên cứu về công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm, sáng chế, chế tạo thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích do các tổ chức, cá nhân thực hiện (không quá 30% tổng kinh phí) hoặc cho vay vốn (với lãi suất tối đa không quá 50% lãi suất vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bến Tre) để hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả hoạt động. Hạn mức cho vay tối đa một đề tài, dự án không quá 2 tỷ VND.

Các trình tự và thủ tục được quy định để các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận. Theo kế hoạch năm 2012 sẽ có ít nhất 01 doanh nghiệp được hỗ trợ với khoản vay lên đến 2 tỷ đồng

Nguồn: tác giả phỏng vấn ông Nguyễn Văn Vũ, Chánh Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Bến Tre.

Page 38: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

29

với phát triển du lịch, thông qua các tour du lịch sinh thái dừa, tham quan các hoạt động

trong ngành dừa (thu hoạch, chế biến), ẩm thực dừa… đã dần tạo được những nét thu hút

du khách. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà ngành du lịch phải phấn đấu hơn nữa để tạo ra

bản sắc riêng cho du lịch xứ dừa, đồng thời không để sự nhàm chán, trùng lắp giữa du lịch

sinh thái của Bến Tre với các tỉnh lân cận.

Dược phẩm: mặc dù các tạp chí nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã công bố các

công dụng từ sản phẩm dừa cho y học, mỹ phẩm, nhưng việc ứng dụng vào sản xuất vẫn

chưa kịp thời. Hiện nay, chỉ có một doanh nghiệp tư nhân đang tiến hành sản xuất thăm dò

mặt nạ dưỡng da từ nước dừa, hai doanh nghiệp đang sản xuất than hoạt tính cung ứng cho

công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Còn lại các sản phẩm khác (như VCO) chỉ mang tính

nhỏ lẻ, không có số liệu chính thức.

Các sách báo, tạp chí, ấn phẩm phục vụ thông tin cây dừa chỉ mang tính thời vụ như Lễ

Hội dừa, Hội chợ triển lãm.... chưa có ấn phẩm xuất bản định kỳ các thông tin kinh tế,

khoa học – kỹ thuật ngành dừa. Điều này được đánh giá là yếu kém so với các nước.

Tóm lại, bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan nhà nước, Hiệp hội dừa thì những cơ

quan nghiên cứu (trường, viện) chỉ gắn kết với ngành ở mức độ trung bình, các dịch vụ liên

quan còn kém phát triển, nhất là sự gắn kết giữa các tác nhân rất yếu.

Page 39: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

30

Hình 3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre

Nguồn: Tác giả diễn giải dựa trên mô hình Kim cương của Porter

Ghi chú: - Dấu (+) là ưu điểm. - Dấu (-) là nhược điểm.

+ Hạ tầng thông tin liên lạc tốt. + Trình độ của nông dân đang dần cải thiện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mô hình xen canh đạt hiệu quả cao hơn các nước trồng dừa khác. + Khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi giúp năng suất, chất lượng dừa cao nhất thế giới. + Cơ sở hạ tầng hành chính phát triển khá + Thương mại các sản phẩm dừa phát triển mạnh. - Liên kết thị trường lỏng lẻo. - Hoạt động mua bán qua nhiều khâu trung gian đã làm tăng chi phí. - Các thể chế hỗ trợ chưa mạnh, nhất là thể chế tài chính; Cây dừa chưa được công nhận là cây công nghiệp lâu năm. - Đa số lao động chưa có chuyên môn, nhân lực chuyên sâu còn thiếu. - Nguồn kiến thức (cơ sở R&D) ngày càng phát triển nhưng vẫn mức độ yếu. - Quy mô vườn dừa nhỏ, chi phí canh tác cao. - Kết cấu hạ tầng, chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành dừa như thuế, lãi vay, lao động. + Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Sự đa dạng của các nhóm sản phẩm, là cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, nhất là theo hướng tích hợp. + Sự minh bạch của nền hành chính - Các DN chưa xây dựng nguồn nguyên liệu. - Các CQNN chưa ước tính năng lực cung ứng nguyên liệu song song với chính sách thu hút đầu tư. - Chi phí đầu vào cao. - Các tiêu chuẩn quy định về chất lượng sản phẩm dừa chưa có, sở hữu trí tuệ và thực thi pháp lý còn yếu.

+ Các thể chế hỗ trợ: Hiệp hội, trường ĐH, Viện nghiên cứu, thể chế nhà nước trong thời gian qua đã phát triển và từng bước có những trợ giúp cần thiết. - Nhà cung ứng có năng lực chưa mạnh - Các chương trình hợp tác có bước phát triển nhưng còn mức trung bình. - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ quảng bá thương hiệu, thị trường kém. - Các ngành nghề liên quan chưa liên kết mạnh.

+ Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dừa đang rất khả quan, nhiều sản phẩm mới từ dừa có giá trị gia tăng cao. + Bến Tre là nơi tận dụng hầu hết các sản phẩm dừa với tỷ lệ cao. - Thị trường trong nước kém phát triển. - Thị trường xuất khẩu của dừa Bến Tre chủ yếu ở các nước dễ tính, không có đòi hỏi khắt khe về chất lượng. - Sản phẩm chủ yếu là sản xuất thô, chưa có nhiều sản phẩm giá trị cao.

BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC

& CẠNH TRANH CỦA

DOANH

CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

CÁC NGÀNH HỖ TRỢ VÀ

CÓ LIÊN QUAN

CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

Page 40: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

31

3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành

Cụm ngành dừa Bến Tre tập trung trong một phạm vi địa lý nhỏ nên mang lại cho doanh

nghiệp lợi thế về chi phí và chất lượng, dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu tốt, lao động

có kỹ năng ở mức tương đối. Về khả năng tiếp cận thông tin chuyên sâu của thị trường,

chủ yếu được thực hiện qua các mối quan hệ cá nhân chứ chưa có nhiều nguồn thông tin

chính thống; các tác nhân trong cụm chưa có sự liên kết để phát triển, trước mắt là trong

việc đảm bảo nguồn nguyên liệu; khả năng tiếp cận các hàng hóa công dần được chuẩn hóa

khi các CQNN tiến hành cung cấp các hình thức đào tạo lao động, nghiên cứu khoa học

phục vụ đại trà các đối tượng.

Hiện tại, các hình thức sản xuất đều mang tính “bắt chước”, chưa có sự đầu tư theo chiều

sâu, chưa có yếu tố kinh doanh mang tính quyết định nên giá trị mang lại chưa cao. Trong

tư duy của các cơ quan quản lý ở đây, “khái niệm cụm ngành vẫn còn khá mới mẻ và

thường bị hiểu nhầm, hay đánh đồng với các khu công nghiệp…vì vậy, các chính sách cụm

ngành cũng chưa được thảo luận một cách chính thống khi xây dựng các chiến lược phát

triển ngành” (Porter, 2010), do đó những chính sách thường chưa thể phát huy hết tác

dụng. Mặc dù vậy, vẫn có sự thu hút tương đối lớn với việc tham gia vào ngành dừa qua số

liệu doanh nghiệp thành lập mới gia tăng liên tục trong thời gian gần đây (Phụ lục 3.9).

Cụm ngành dừa Bến Tre cũng chưa hình thành được yếu tố sản xuất chuyên môn hóa, đặc

biệt là những yếu tố thiết yếu cho việc đổi mới và nâng cấp cụm ngành, ví dụ Viện nghiên

cứu hay các trường Đại học chuyên biệt.

Những sản phẩm có giá trị cao như sữa dừa và VCO có thể được sản xuất và tiêu thụ cùng

nhau, dựa trên nền tảng chế biến DC, do đó khả năng chuyển từ chế biến đơn điệu một sản

phẩm sang dây chuyền chế biến tích hợp được xem như một tiêu chí để đánh giá sự phát

triển của cụm ngành. Tuy nhiên, khi các quốc gia lớn như Philippines hay Indonesia khó

có thể chuyển phần lớn ngành dừa của mình sang tích hợp bởi vì nhu cầu của các sản phẩm

truyền thống quá lớn, và với lợi thế về quy mô, họ sản xuất vẫn đạt lợi nhuận thì Việt Nam

lại chưa tận dụng cơ hội để có thể hoàn toàn chuyển sang mô hình tiên tiến này.

Qua đây, ta có thể đánh giá trình độ cụm ngành dừa tại Bến Tre như sau:

Page 41: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

32

Hình 3.6. Sơ đồ cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu

Nguồn: Tác giả diễn giải dựa trên mô hình cụm ngành của Porter

Page 42: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

33

3.3.3 Độ tinh thông trong chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp

Qua số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu “Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre” đã cho thấy

rằng: trình độ văn hóa của các tác nhân trong chuỗi giá trị càng về sau càng được cải thiện

nhưng vẫn ở mức thấp. Cụ thể như người nông dân trồng dừa có trình độ cấp 1 chiếm 35%

mẫu, cấp 2 chiếm đến 44,2%22. Các tác nhân tiếp theo như các thương lái trung gian, hộ

thu gom sơ chế, hộ sản xuất than thiêu kết cũng có trình độ tương tự, chủ yếu là cấp 2; các

cơ sở chế biến xơ dừa, kẹo dừa có trình độ chủ yếu là cấp 3; chỉ có mẫu khảo sát ở các

doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thì chiếm đa số là trình độ đại học (4/5 mẫu). Đa số các

đối tượng được phỏng vấn đều chưa được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nghiệp vụ nào về

kinh doanh sản phẩm dừa. Điều này phần nào nói lên khả năng hạn chế trong tiếp cận khoa

học công nghệ, năng lực quản lý; sự nhạy bén của các tác nhân trong chuỗi còn hạn chế, độ

tinh thông chưa cao.

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy đa số đối tượng kinh doanh theo hình thức hộ gia đình,

người chủ hộ là người quản lý, vợ (hoặc chồng) là người hỗ trợ. Các hoạt động kinh doanh

còn mang tính nhất thời, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài. Khả năng quản trị công ty và

tính minh bạch còn yếu. Một đặc điểm đáng quan tâm là các doanh nghiệp ở Bến Tre (trừ

doanh nghiệp FDI) khá cởi mở, hầu như không có bất kỳ quan niệm nào về bí mật công

nghệ, mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin về máy móc quy trình chế biến đều được đáp ứng.

Đây là một nguy cơ lớn trong thời đại ngày nay, khi bí mật công nghệ là yếu tố sống còn

của doanh nghiệp.

Do chỉ mới gắn kết trong thời gian gần đây (thông qua Hiệp hội dừa) nên khả năng đối

thoại của các doanh nghiệp đối với chính quyền địa phương chưa có sức thuyết phục lớn.

Về khả năng đáp ứng khách hàng, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dừa trên địa bàn

Bến Tre khá nhạy bén, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tích

hợp nhằm giải đáp cho bài toán tiết giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hiện nay.

Quy mô doanh nghiệp chế biến dừa tăng dần cũng là dấu hiệu cho thấy sự lớn mạnh của

ngành. Từ 57,484 tỷ đồng (chiếm 7,03% vốn SXKD của ngành công nghiệp) vào năm

2001 đã tăng lên 228,734 tỷ đồng (chiếm 16,34%) vào năm 2005 (Phụ lục 3.10). Qua khảo

sát thực tế tổng vốn sản xuất kinh doanh trung bình của một doanh nghiệp chế biến dừa

năm 2009 là 38.7 tỷ đồng (Trương Minh Nhựt, 2010). Trong vài năm gần đây, nhận thức

22 Có đến 2,5% chủ hộ có trình độ cao đẳng đại học.

Page 43: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

34

được sự khó khăn trong tìm kiếm nguồn lao động có kỹ năng, các doanh nghiệp bắt đầu

đưa ra những chính sách ưu đãi, chăm lo cho người lao động, dù chưa thực sự đáp ứng yêu

cầu nhưng cũng chứng tỏ các doanh nghiệp đã có sự tiến bộ hơn.

Qua kết quả phỏng vấn, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong tìm kiếm thị trường

mà thường được khách chủ động liên hệ đặt hàng. Điều này dẫn đến việc phụ thuộc khách

hàng, hoặc phải hạ các tiêu chuẩn sản phẩm để giảm giá thành. Mặt khác, thị trường xuất

khẩu các sản phẩm chủ yếu là Trung Đông và Trung Quốc nên yêu cầu chưa khắt khe, chỉ

cạnh tranh về giá chứ không phải về chất lượng, do đó chưa tạo được sự tinh tế trong sản

phẩm (xem Hộp PICA).

Kết quả khảo sát đổi mới công nghệ năm 2010 của Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh đối với

các DNCBD trong tỉnh Bến Tre đã ghi nhận có 66% số DN thực hiện cải tiến quy trình sản

xuất; 52% áp dụng quy trình sản xuất mới; 30% thực hiện thiết kế hoặc đưa ra sản phẩm

mới và 16% số doanh nghiệp đầu tư hoạt động R&D. Đặc biệt có 61,8% số doanh nghiệp

tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Dù vậy, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết

trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu (là khó khăn lớn nhất hiện nay), theo Trương Minh

Nhựt (2010) dẫn lại kết quả của Sở CT thì năm 2008 chưa có DNCBD nào đạt tới 85%

công suất, chỉ có chế biến xơ dừa đạt 84,52% là cao nhất, thấp nhất là thạch dừa, chỉ đạt

24,45%.

Hộp 3.5. Phát triển không đồng bộ giữa nguồn nguyên liệu và chế biến. Trường hợp doanh nghiệp PICA .

PICA là doanh nghiệp chế biến than hoạt tính 100% vốn đầu tư của Pháp với máy móc, thiết bị hiện đại. Sản phẩm cung ứng đạt tiêu chuẩn Châu Âu, với công suất 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang gặp phải tình trạng nguồn than gáo dừa đầu vào không đủ tiêu chuẩn chất lượng bởi từ trước đến nay, người dân chỉ quen sản xuất than thô cung ứng cho Trung Quốc, theo “tiêu chuẩn” của thương lái Trung Quốc. Dường như người dân đã quen với sự dễ dãi nên khi có yêu cầu cao hơn (với giá cao hơn), họ vẫn không muốn tiếp cận. Do vậy, doanh nghiệp này đang phải hoạt động cầm chừng rất lãng phí và phụ thuộc bấp bênh vào nguồn nguyên liệu “có thì rất nhiều nhưng không sử dụng được bao nhiêu” như lời của đại diện doanh nghiệp này.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn bà Thanh Tuyền, Giám đốc Thu mua của công ty

Page 44: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

35

Chương 4.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Nghiên cứu cho thấy tỉnh Bến Tre có nhiều lợi thế so sánh khi đánh giá về năng lực cạnh

tranh ngành dừa với các nước có thế mạnh về dừa trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành vẫn còn tồn tại một số vấn đề về nhân tố sản xuất như: liên kết các tác

nhân trong ngành còn lỏng lẻo, hoạt động mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian, hạ tầng

giao thông kém phát triển, chưa có lao động chuyên sâu, cây dừa chưa được công nhận là

cây công nghiệp lâu năm; về bối cảnh chiến lược cạnh tranh: các doanh nghiệp chưa có bài

toán liên kết vùng nguyên liệu, các cơ quan quản lý đầu tư chưa có thông tin về khả năng

cung ứng dừa trái nhưng lại đưa ra quá nhiều chính sách thu hút đầu tư, bên cạnh đó, chi

phí đầu vào cao, các tiêu chuẩn sản phẩm và tình trạng thực thi pháp lý còn yếu cũng là

những cản ngại lớn của nhóm tác nhân này. Về các điều kiện nhu cầu, sản phẩm của ngành

chủ yếu được chế biến thô, các doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển thị trường trong

nước và thị trường khó tính ở nước ngoài; về các ngành hỗ trợ và có liên quan: các ngành

nghề chưa có sự liên kết mạnh, nhất là trong việc cung ứng các sản phẩm phụ trợ.

Bên cạnh đó, cụm ngành dừa chưa tạo được những yếu tố sản xuất mang tính chuyên biệt,

chưa có nhiều mô hình sản xuất tích hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh

tranh. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của chiến

lược kinh doanh và bí mật công nghệ.

Để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, ngành dừa, trước hết là CQNN

cần tổ chức phát triển theo mô hình cụm ngành, chú trọng phát triển các tác nhân còn yếu

kém và khắc phục những trở ngại để tạo điều kiện cho các tác nhân phát triển đồng bộ. Đối

với các doanh nghiệp, việc tăng cường quan hệ trao đổi giữa các tác nhân có liên quan, chú

trọng phát triển các sản phẩm giá trị cao, nhất là theo hướng tích hợp sẽ là bài toán sống

còn của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở giai đoạn trồng dừa

Trước hết, tiếp tục áp dụng biện pháp kỹ thuật, trồng xen các loại cây thích hợp, có giá trị;

thay thế các giống dừa lão hóa bằng giống năng suất cao, thúc đẩy các hoạt động du lịch

Page 45: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

36

sinh thái dừa, nhằm tạo điểm nhấn khác biệt của “du lịch xứ dừa” so với “du lịch miệt

vườn” hiện nay. Từ đó tiến tới cân bằng thu nhập từ cây dừa với các nguồn thu nhập khác,

tránh việc quá phụ thuộc vào nguồn thu từ dừa.

Tiếp theo, Bến Tre cần xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cây dừa

và các sản phẩm dừa trong tương lai. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp

trong việc bảo vệ thương hiệu trong và ngoài nước.

Sở CT và Sở NN&PTNT cần liên kết với một số tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh và

các tỉnh có diện tích dừa lớn như Bình Định, Phú Yên nhằm vận động, kiến nghị Trung

ương công nhận cây dừa là cây công nghiệp lâu năm để từ đó có được những hỗ trợ chính

sách, tạo điều kiện phát triển ngành dừa.

4.2.2. Tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian

Trước hết, Hiệp hội Dừa cần tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua

việc tổ chức các mô hình Tổ hợp tác, Chi hội trồng dừa… theo từng địa bàn. Tại đây, ngoài

việc trao đổi các kinh nghiệm về trồng trọt, các thành viên cũng tiến hành hoạt động thu

gom, sơ chế dừa và cung ứng trực tiếp cho các nhà máy chế biến thông qua hợp đồng được

ký kết trước đó. Điều này không chỉ giúp cắt giảm chi phí trung gian, người nông dân có

thêm việc làm ổn định mà hơn cả là gắn kết được lợi ích của 2 tác nhân quan trọng với

nhau. Kết quả là nông dân hưởng được giá cao hơn so với bán cho thương nhân Trung

Quốc vì không phải qua các thương lái, mặt khác, các doanh nghiệp cũng chủ động được

nguồn nguyên liệu hơn.

Song song đó, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp chế

biến, dịch vụ logistic của ngành dừa nói riêng và đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội nói

chung. Hiện nay, giao thông tại Bến Tre còn yếu kém đã làm tăng chi phí trung gian qua

nhiều thương lái, công nghiệp chế biến khó có thể phát triển. Lúc này bài toán về hợp tác

công – tư cần được sử dụng để huy động các nguồn lực nhằm tạo bước đột phá về cơ sở hạ

tầng, tạo động lực phát triển cho tỉnh.

Nhà nước cũng cần tăng cường cung cấp các thông tin có liên quan trong cụm ngành một

cách chính xác, nhất là thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa, nguyên liệu qua các kênh thông

tin như báo đài, tạp chí, ấn phẩm… đến rộng rãi các tác nhân. Điều này vừa giúp các thông

tin được chính xác, kịp thời, vừa tăng cường sự liên kết trao đổi trong cụm ngành và quan

trọng là giúp hạn chế phần chênh lệch lớn mà các thương lái trung gian đang thụ hưởng.

Page 46: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

37

4.2.3. Cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước

Điều này vừa nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo an

sinh xã hội, bởi vì ngoài người nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ cây dừa còn có hàng

chục ngàn lao động trong ngành chế biến các sản phẩm từ dừa. Theo tính toán của tác giả,

nguồn nguyên liệu dừa trong tỉnh không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy chế biến

hiện có (Phụ lục 4.1), do vậy, Sở NN&PTNT cần nhanh chóng điều tra khảo sát lượng

dừa ở các tỉnh lân cận (Trà Vinh, Tiền Giang) có khả năng cung cấp cho Bến Tre, đồng

thời Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thông tin thường xuyên về tình hình đầu tư trong ngành

dừa giữa các tỉnh nhằm tránh việc kêu gọi đầu tư tự do ở mỗi tỉnh nhưng chỉ sử dụng từ

một nguồn nguyên liệu. Với lượng dừa còn lại hạn hẹp, tỉnh chỉ nên khuyến khích các nhà

máy sản xuất sản phẩm mới, hạn chế sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng không cao.

Theo PI (2009), Bến Tre có chi phí sản xuất dừa cao gấp 2-3 lần so với Philippines và

Indonesia, vì vậy không nên cạnh tranh về sản xuất hàng tiêu dùng đồng loạt như cơm dừa,

dầu dừa mà hướng đến những sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt cần tham khảo hướng phát

triển theo mô hình tích hợp, sản xuất nhiều sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính

cạnh tranh bởi vì các sản phẩm (trong cùng nhóm) có nhiều công đoạn giống nhau. Ví dụ

từ công ty chuyên chế biến DC chỉ cần đầu tư thêm chưa đến 20% vốn ban đầu là có thể

sản xuất thêm được sản phẩm sữa dừa và cám dừa, đầu tư thêm 50% vốn là có thể sản xuất

thêm sản phẩm sữa dừa, VCO và bột dừa (PI, 2009, tr. 64)…. Các doanh nghiệp dừa ở Việt

Nam có quy mô nhỏ, là điều kiện thuận lợi để dễ dàng chuyển đổi hơn so với các tập đoàn

lớn của nước ngoài.

Sở KH&CN cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn nhận thức cho các doanh nghiệp trong

việc bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư

nghiên cứu phát triển (R&D).

Ngành dừa Bến Tre chắc chắn vẫn sẽ là ngành chuyên xuất khẩu. Do vậy, tiêu chuẩn sản

phẩm sẽ rất quan trọng. Sở KH&CN cũng cần xúc tiến ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia về

sản phẩm dừa nhằm tạo sự thống nhất về chất lượng, tránh việc cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp thông qua hạ thấp tiêu chuẩn để giảm giá thành. Việc hình thành các tiêu chuẩn có

thể dựa trên những tiêu chí chung của các công ty đang cung ứng cho đối tác nước ngoài

nhưng cũng cần lưu ý các quy định về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn theo Hiệp định về

hàng rào kỹ thuật thương mại (Hiệp định TBT). Điều quan trọng là cần thiết lập các chế độ

cấp chứng chỉ và giám sát cho phù hợp.

Page 47: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

38

4.2.4. Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường

Các doanh nghiệp trong ngành cần ưu tiên phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, thông qua

các sản phẩm đang có thế mạnh như kẹo dừa, sữa dừa; những sản phẩm tiềm năng như

kem dừa, mật hoa dừa, VCO… đây vừa là cơ hội phát triển thị phần vì mức tiêu thụ dừa

của Việt Nam còn khá thấp, đồng thời cũng vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của

ngành.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần tập trung vào thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU… vì

điều này đồng nghĩa với giá bán cao hơn, mặt khác giúp doanh nghiệp luôn có động lực

đổi mới, nâng cao vị thế của mình. Việc này thực sự không khó bởi vì thực tế các sản

phẩm dừa của Bến Tre đã xâm nhập thị trường này, nhưng qua hình thức gia công cho các

công ty khác.

Tỉnh Bến Tre cũng cần tăng cường các hoạt động quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại,

nhất là giới thiệu hình ảnh dừa Bến Tre trên các phương tiện truyền thông trong nước,

nước ngoài thông qua các Hội chợ triển lãm, du lịch, nhất là gắn kết với các hoạt động của

Cộng đồng dừa APCC.

Hiệp hội Dừa tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong liên kết các tác nhân trong cụm ngành từ

khâu trồng trọt đến sản xuất, phân phối, kể cả các ngành nghề có liên quan bằng cách tuyên

truyền hình ảnh của hội, tăng cường kết nạp hội viên ở khắp các giai đoạn trong chuỗi giá

trị, tránh trở thành Hiệp hội của các doanh nghiệp chế biến. Điều này giúp cân bằng lợi ích

giữa các tác nhân, đồng thời dễ dàng xây dựng hình ảnh trong quảng bá, tiếp thị thương

hiệu dừa Bến Tre ra thị trường thế giới.

4.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các ngành hỗ trợ và có liên quan

Các doanh nghiệp dừa cần tiếp tục “đặt hàng” các cơ quan khoa học công nghệ giải quyết

những vấn đề mà ngành đang gặp phải thông qua các hình thức như: Đề xuất đề tài với Sở

KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh…

Về lâu dài, tỉnh cần đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực cho ngành dừa

nhằm tạo điều kiện vươn tới những sản phẩm có giá trị cao trong lĩnh vực thực phẩm chức

năng, các sản phẩm sinh học thân thiện môi trường - những hướng tất yếu trong tương lai.

Hướng đề xuất là tiếp tục nâng cấp Trung tâm dừa Đồng Gò thành cơ sở nghiên cứu ở giai

Page 48: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

39

đoạn trước thu hoạch, trường Đại học Bến Tre23 sẽ là nơi nghiên cứu công đoạn sau thu

hoạch, chế biến và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Hàng hải sẽ được định hướng nghiên cứu phát

triển thị trường.

Tỉnh Bến Tre cần xây dựng một môi trường khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sản

phẩm, thị trường, tạo tiền đề trở thành một trung tâm thương mại dừa đầu mối của Việt

Nam và khu vực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tiếp tục duy trì môi trường cạnh tranh

lành mạnh trong hoạt động mua dừa, cần cố gắng tránh để một hay hai doanh nghiệp thống

lĩnh thị trường thu mua nguyên liệu, dẫn đến những méo mó thị trường, điều này kiềm chế

sản xuất và năng suất, gây tác dụng xấu trong lâu dài, đó là vấn đề Philippines đã gặp phải

trước đây.

Nhà nước cũng cần tạo chính sách cởi mở hơn trong việc tiếp nhận các nguồn viện trợ

nghiên cứu, tiếp tục phát huy những ưu thế đã sử dụng như đối với các tổ chức tài trợ trước

đây; thu hút nguồn lực cho quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ của tỉnh để ươm mầm các

doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai.

Bên cạnh đó, tỉnh cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Quỹ phát triển dừa từ việc xin Bộ

Tài chính điều tiết mức 3% của thuế xuất khẩu dừa trái (trung bình khoảng 15-20 tỷ

đồng/năm) để đầu tư cho các nghiên cứu về cây dừa, hỗ trợ các tác nhân trong cụm ngành

dừa.

23 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Hàng hải đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ tuyển sinh vào năm 2013 và Đề án Nâng cấp trường Cao đẳng Bến Tre thành trường Đại học Bến Tre cũng đã được Thủ tướng chấp thuận.

Page 49: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2011), "Đồng bằng sông Cửu Long – Liên kết để tăng

cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về cơ chế

liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2011. Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau 2011.

2. Vũ Thành Tự Anh (2011), “Định nghĩa năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định

năng lực cạnh tranh”, Phát triển vùng và địa phương. Chương trình Giảng dạy Kinh tế

Fulbright.

3. Vũ Thành Tự Anh (2011), “Bến Tre từ môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh

tranh”, Hội thảo về hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre.

4. Vũ Thành Tự Anh (2011), “Thông tin số liệu tổng quan kinh tế xã hội”, Hội thảo về

hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre UBND tỉnh Bến Tre.

5. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, BQL

dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre và ĐH. Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.

6. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), “Bộ số liệu điều tra”, Báo cáo phân tích chuỗi giá

trị dừa Bến Tre, BQL dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre

và ĐH. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.

7. Trương Minh Nhựt (2010), Sử dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm

thúc đẩy đổi mới công nghệ, Luận văn thạc sĩ Quản lý KH&CN, ĐH Khoa học Xã hội

và Nhân văn TP. HCM.

8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh PCI, truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2012 tại địa chỉ

http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=22 (VCCI, 2012).

9. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

10. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

11. Porter, Michael E. và Ketels, Christian H.M. (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt

Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Lee Kuan Yew – School of public

policy, National University of Singapore.

Page 50: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

41

12. Porter, Michael E., Hải Đăng dịch, Vũ Thành Tự Anh h.đ. (2011), “Chương 6: Lợi thế

cạnh tranh của các quốc gia; Chương 7: Các cụm ngành và sự cạnh tranh”, Về cạnh

tranh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

13. Sở CT Bến Tre (2012), “Báo cáo Tình hình giá dừa từ năm 2009 đến tháng 02/2012 và

nguyên nhân giá dừa giảm trong những năm gần đây”, Hội nghị Họp bàn giải pháp ổn

định giá dừa, UBND tỉnh Bến Tre.

14. Sở Nông NN&PTNT Bến Tre (2009), Ước tính chi phí, lợi ích của việc canh tác cây

dừa so với một số cây trồng khác.

15. Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh (2010), Đánh giá trình độ công nghệ Một số ngành chế

biến tỉnh Bến Tre.

16. Phương Thảo (2012), “Bến Tre sau 10 năm xây dựng nông thôn mới”, Đài truyền hình

Việt Nam, truy cập ngày 17/2/2012 tại địa chỉ http://vtv.vn/Article/Get/Ben-Tre-sau-10-

nam-thuc-hien-xay-dung-nong-thon-moi-43c3ea37e8.html.

17. Cẩm Trúc (2011), “Để xuất khẩu dừa tiến xa hơn”, Trang thông tin kinh tế xã hội

UBND tỉnh Bến Tre, truy cập ngày 06/11/2011 tại địa chỉ

http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=11003&Ite

mid=36.

18. Nguyễn Thị Lệ Thủy (2012), Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa.

UBND tỉnh Bến Tre.

19. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2010, NXB Thống kê,

2011

20. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre (2012), Thông tin hướng dẫn đầu tư.

21. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng (CECODES), Ủy ban Trung ương Mặt

trận tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) (2010), Bản

báo cáo Đo lường chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

(PAPI).

22. UBND tỉnh Bến Tre (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm

2020.

23. UBND tỉnh Bến Tre (2008), Quyết định 904/QĐ-UBND về việc Công bố danh mục

các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 -

2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

24. UBND tỉnh Bến Tre (2004), Quyết định 1573/2004/QĐ-UB về việc Quy định một số

chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành chế biến dừa trên địa bàn tỉnh.

Page 51: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

42

TIẾNG ANH

25. Asian Pacific Coconut Community (2011) “Market Analysis of Desiccated Coconut”,

The Cocommunity - Monthly Newsletter of the Asia and Pacific Coconut Community.

Vol XLI No. 1

26. Asian Pacific Coconut Community (2011) “Market Analysis of Activated Carbon”,

The Cocommunity - Monthly Newsletter of the Asia and Pacific Coconut Community.

Vol XLII No. 3

27. Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR 2005), “Coconut

revival: new possibilities for the ‘tree of life’”. Proceedings of the International

Coconut Forum held in Cairns, Australia;

28. Bamunurachchi, Arthur. and Ranweera, K.K.D.S. (2007), “Coconut Products in Health

and Nutrion”, Coconut for rural welfare.

29. Batalon, Juanito T. and Flayon, Patricio S. (2008) Status and Direction of the Coconut

Research and Development in the Philippines, S&T Agenda Towards Coconut

Industry Revitalization.

30. Deparment of Agriculture and Cooperation Directorate of Marketing and Inspection

(2008), Production and Marketing of Coconut in India, Ministry of Agriculture.

31. Faylon, Patricio S. and Batalon, Juanito T. (2009), “Status and Direction of the

Coconut Research and Development in the Philippines”, S&T Agenda Towards

Coconut Industry Revitalization, Makati City.

32. Longxiang, Tang (2003), Poverty Reduction in Coconut Growing Communities in

China, Powerty Reduction in coconut growing communities, Vol 1, International Plant

Genetic Resources Institute (IPGRI).

33. Prosperity Initiative, Center for Agricultural Policy (2008), Small scale review of

coconut. (PI 2008).

34. Prosperity Initiative (2009). Coconuts in the Mekong Delta. An Assessment of

Competitiveness and Industry Potential. (PI 2009)

35. Vinay Chand Associated (2012), “Coconut Fibre – Coir”, Vinay Chand Associated,

truy cập ngày 27/02/2012 tại địa chỉ:

http://www.ruraldevelopment.info/Pages/Coir.aspx

36. Vinay Chand Associated (2012), “Coconut”, Vinay Chand Associated, truy cập ngày

27/02/2012 tại địa chỉ http://www.ruraldevelopment.info/Pages/Coconuts.aspx

Page 52: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

43

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1. Bảng chiết tính chi phí/lợi ích một số cây trồng phổ biến tại Bến Tre

Lợi nhuận trung bình mỗi loại cây trồng trên 1 ha /năm theo tập quán nông dân .

(Đơn vị: ngàn đồng)

TT Các loại cây Giá trị

sản xuất

Chi phí Thực thu /

năm

Lợi nhuận trung

bình hàng năm

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

01 Dừa trồng chuyên 19.680 3.850 15.830 15.830

02 Dừa xen chanh 22.630 5.000 17.630 17.630

03 Dừa xen ca cao 45.000 10.000 35.000 35.000

04 Chuyên bưởi 36.000 11.800 24.200 14.520

05 Cam, quýt 40.000 20.900 19.100 7.640

06 Nhãn 18.000 7.600 10.400 10.400

07 Xoài 40.000 7.550 32.450 19.470

08 Mía 16.250 11.025 5.225 3.658

09 Lúa 9.000 4.945 4.055 4.055

10 Bình quân các loại

rau màu 21.280 6.545 14.735 14.735

- Số liệu trên chưa tính sự rủi ro thường gây thiệt hại trong chu kỳ của từng loại cây như:

giá cả thấp, sâu bệnh hại, phẩm chất trái kém, dẩn đến thay đổi trồng cây mới; trong thời

gian trồng cây mới cây con không cho sản phẩm phải được tính vào sự ảnh hưởng thiệt hại

như:

+ Cây dừa, ca cao, nhãn, lúa, rau màu ít bị tác động rủi ro nên lợi nhuận hàng

năm có thể đạt gần như 100%.

+ Cây chanh trồng xen trong vườn dừa bị ảnh hưởng sâu, bệnh, giá thấp 10%

trong chu kỳ khai thác; trồng chuyên canh ảnh hưởng 40%.

+ Cây cam quýt bị ảnh hưởng sâu, bệnh 60% trong chu kỳ khai thác

+ Cây bưởi bị ảnh hưởng sâu, bệnh không cho trái 30 % trong chu kỳ khai

thác.

+ Cây xoài bị ảnh hưởng không cho trái 30% trong chu kỳ khai thác.

Page 53: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

44

+ Cây mía bị ảnh hưởng giá thấp 50% trong chu kỳ 10 năm.

* Lợi nhuận trung bình hàng năm (6) = thực thu trên năm (5) x (100 -% Rủi ro)

Mức độ an toàn một số loại cây trồng và hiệu quả kinh tế so 1 ha dừa:

(Đơn vị: triệu đồng )

TT Loại cây Mức độ rủi

ro

gây thiệt

hại kinh tế.

(tương đối)

Mức độ

an toàn

kinh tế

(tương

đối)

So cây khác với

trồng dừa chuyên

canh

Đánh giá tỷ lệ

% so mức an

toàn của dừa

trồng chuyên

01 Dừa trồng chuyên 0% 100% 15,830 / 15,830 100,00

02 Dừa xen chanh 10% 90% 17,630 / 15,830 100,23

03 Dừa xen ca cao 0% 100% 35,000 / 15,830 221.09

04 Chuyên bưởi 30% 70% 14,520 / 15,830 91,72

05 Cam quýt 60% 40% 7,640 / 15,830 48,26

06 Nhãn 0% 100% 10,400 / 15,830 65,69

07 Xoài 30% 70% 19,470 / 15,830 122,99

08 Mía 50% 50% 3,658 / 15,830 23,10

09 Lúa 0% 100% 4,055 / 15,830 25,61

Kết luận: So các cây khác trong vùng dự án, hiệu quả cây dừa xếp theo thứ tự:

- Dừa xen ca cao đứng hàng thứ 1

- Cây xoài chuyên canh đứng hàng thứ 2.

- Dừa xen chanh đứng hàng thứ 3.

- Dừa trồng chuyên đứng hàng thứ 4.

- Bưởi chuyên canh đứng hàng thứ 5.

- Nhãn đứng hàng thứ 6

- Cam quýt đứng hàng thứ 7.

- Lúa đứng hàng thứ 8.

- Mía đứng hàng thứ 9.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre

Page 54: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

45

Phụ lục 1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc

Theo số liệu của APCC năm 2009, chỉ với hơn 28 nghìn ha diện tích dừa (xấp xỉ ½ diện

tích trồng dừa của Bến Tre) tập trung chủ yếu ở đảo Hải Nam, Trung Quốc lại có thị

trường tiêu thụ nội địa với hơn 1 tỷ dân nên nhu cầu nhập khẩu dừa và các sản phẩm dừa từ

các nước nhiệt đới là vô cùng lớn. Ngoài Indonesia và Thái Lan, Bến Tre là địa phương

chủ yếu được các thương nhân Trung Quốc chọn làm nơi nhập khẩu nguyên liệu dừa bởi

các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và các nghiên cứu của PI

cho rằng dừa Bến Tre có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (Phụ lục 3.2) và đứng đầu trên thế

giới. Ngoài ra, dừa tại đây còn có mùi thơm đặc trưng mà các nơi khác không có24 vì vậy,

khi chế biến các sản phẩm dừa từ nguồn nguyên liệu này sẽ dễ dàng đạt các tiêu chuẩn quy

định và khách hàng ưa chuộng hơn.

Thứ hai, Bến Tre có nguồn nguyên liệu dồi dào, có cơ sở hạ tầng về dừa như việc thu hái,

lột vỏ, thương lái vệ tinh đạt đến mức nhất định, giúp dễ dàng trong mua bán, đồng thời

khi thu mua dừa trái tại đây, các thương nhân cũng đồng thời nhập khẩu các mặt hàng chủ

lực khác như xơ dừa, thạch dừa, kẹo dừa, than gáo dừa về nước (nếu đến địa phương khác

thì không có).

Thứ ba, Việt Nam không thu thuế xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, (và mới đây chỉ áp mức

3%), trong khi các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan đều đánh mức 5% trở lên,

Philippines cấm xuất khẩu dừa thô…do vậy Việt Nam (Bến Tre) là lựa chọn tốt nhất.

Thứ tư, đảo Hải Nam là “thủ phủ” sản xuất dừa của Trung Quốc, từ đây nếu đi đến các

nước (Indonesia, Thái Lan, Việt Nam) thì Bến Tre là địa điểm gần nhất, giúp giảm chi phí

vận chuyển so với các nước.

Về NLCT, theo thông tin từ Internet25, Trung Quốc đang nhập khẩu lượng dừa nguyên liệu

từ Việt Nam và Thái Lan để sản xuất ra các sản phẩm giá trị gia tăng rất cao như than hoạt 24 Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp chế biến dừa lớn tại Bến Tre như Thành Vinh, Betrimex cho rằng dừa Bình Định hay Indonesia đều có phẩm chất thấp hơn và không có mùi thơm đặc trưng.

25 http://ruraldevelopment.info/coconuts.aspx

http://www.alibaba.com/showroom/coconut-milk-in-china.html

http://www.chinatopsupplier.com/buy-dessicated_coconut/

http://www.indexmundi.com/agriculture/?country=cn&commodity=coconut-oil&graph=domestic-consumption

Page 55: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

46

tính, Coconut Monoethanol Amide (dùng trong công nghiệp hóa chất và mỹ phẩm), các

sản phẩm săn sóc da như Coconut Lime Deep Cleansing Hand Soap, các viên thuốc, thực

phẩm chức năng (Coconut Oil Softgel)… đồng thời, nước này cũng sản xuất hàng loạt các

máy móc thiết bị cho ngành dừa như máy trích ly sữa, máy ép dầu, nghiền với giá rẻ… để

phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Mặt bằng lãi suất thấp cũng là lợi thế giúp Trung Quốc có NLCT cao hơn so với các doanh

nghiệp Việt Nam, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh thu mua nguyên liệu.

Một điểm đáng lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng vấn đề bí mật công

nghệ. Trong quá trình khảo sát, tác giả được chứng kiến các chủ doanh nghiệp là người

Việt đang “hướng dẫn tận tình” cho các thương nhân Trung Quốc về quy trình kỹ thuật,

cách thao tác máy móc… và trên thực tế, các quy trình sản xuất của Trung Quốc hiện nay

đa phần được cải tiến từ Việt Nam. Cộng với trình độ ứng dụng công nghệ sẵn có, các

doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo nên một NLCT rất tốt.

Tác động tích cực: Thương nhân Trung Quốc tham gia vào quá trình thu mua dừa trái đã

đẩy mức độ cạnh tranh lên cao, người nông dân trồng dừa được hưởng lợi. Điều này cũng

tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp Bến Tre phải có chiến lược phát triển vững vàng,

phải tăng cường hoạt động ĐMCN, nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp

cần có bài toán liên kết để giữ vững vùng nguyên liệu một cách ổn định, đây chính là điều

kiện sống còn của doanh nghiệp.

Tác động tiêu cực: Trước mắt, các doanh nghiệp chế biến dừa gặp phải tình trạng thiếu hụt

nguồn nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến

công ăn việc làm của hàng chục nghìn lao động mà còn gia tăng nguy cơ phá sản của các

doanh nghiệp do tiềm lực tài chính yếu. Về lâu dài, năng lực cạnh tranh của tỉnh Bến Tre

sẽ giảm, khó có thể thu hút đầu tư vì tạo ra môi trường đầu tư rủi ro và không hấp dẫn vì

bài học vừa diễn ra trước mắt.

Một khi các doanh nghiệp trong nước phá sản, tình trạng độc quyền mua của thương nhân

Trung Quốc sẽ diễn ra và dẫn đến giảm giá dừa nguyên liệu, người nông dân hoàn toàn

gánh chịu. Ngoài ra, hàng loạt hệ lụy về sinh kế người dân sẽ chuyển biến theo chiều

hướng ngày càng xấu đi.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Page 56: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

47

Phụ lục 3.1. Cơ cấu thu – chi ngân sách địa phương

Page 57: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

48

Phụ lục 3.2. Bảng so sánh chất lượng dừa trái của Việt Nam với các nước

Coconut products

(1,000 nuts)

White meat

(kg)

Copra (kg) Desiccated (kg) Charcoal (kg)

Philippies 360 191 120 50

Sri Lanka - 173 125 51

Vietnam 300 - 350 222 122 - 143 83.3

Nguồn: PI 2009

Phụ lục 3.3. Danh sách các cơ quan, hiệp hội, cơ sở nghiên cứu ngành dừa ở các nước

* INDONESIA:

- Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Indonesian Coconut Board (ICB);

- Cơ sở nghiên cứu:

+ Indonesian Center for Estate Crops Research and Development, Bogor,

Indonesia;

+ Coconut and Other Palmae Research Institute (ICOPRI), Manado, Indonesia;

+ Center for Agro – Based Industry (CABI), Bogor, Indonesia;

- Hiệp hội nghề nghiệp:

+ Coconut Market Information Center (CMIC)

* PHILIPPINES:

- Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Philippines Coconut Authority (PCA)

- Cơ sở nghiên cứu:

+ Davao Research Center; University of Los Banos, Philippines.

+ Albay Research Center.

+ Davao Research Center.

+ Zamboanga Research Center

+ Regional Coconut Research Center (RCRC) based in Visayas State University in

Baybay, Leyte.

- Hiệp hội nghề nghiệp:

Page 58: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

49

+ United Coconut Association of the Philippines, Inc (UCAP).

+ Philippine Coconut Research and Development Foundation (PCRDF)

+ The Coconut Industry Reform Movement (CIRM)

+ The United Coconut Chemicals (UCC)

+ Ashlar Management and Development Corporation, Pilipinas Kao, and United

Laboratories

* SRI LANKA:

- Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Coconut Development Authority (CDA)

- Cơ sở nghiên cứu:

+ Coconut Research Board;

+ Coconut Research Institute (CRI), Lunuwila, Sri Lanka;

+ Coir Research Development and Training Center (CRDTC);

+ Industrial Technology Institute (ITI);

- Hiệp hội nghề nghiệp:

+ Desiccated Millers Association;

+ Coconut Growers’ Association;

+ Coconut Oil Millers Association.

* VIỆT NAM:

- Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Không có cơ quan chuyên quản, chỉ có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

quản lý chung.

- Cơ sở nghiên cứu:

+ Trung tâm dừa Đồng Gò (cấp độ chi nhánh, quy mô nhỏ)

- Hiệp hội nghề nghiệp:

+ Hiệp Hội dừa (mới vừa thành lập)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ sách báo, tạp chí và Internet

Page 59: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

50

Phụ lục 3.4. Diễn biến giá dừa trái và cơm dừa sấy, giai đoạn 2009-2011

Nguồn: Sở CT Bến Tre

Page 60: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

51

Phụ lục 3.5. Các nước sản xuất chỉ xơ dừa hàng đầu thế giới

VCA ESTIMATE 2008

TONS

STT Quốc gia Sản lượng

01 India 437,800

02 Sri Lanka 112,400

03 Việt Nam 60,500

04 Thailand 54,700

05 Malaysia 25,200

06 Ghana 20,000

07 China 18,000

08 Indonesia 15,500

09 Bangladesh 13,500

10 Brazil 10,400

11 Philippines 10,000

12 Mexico 10,000

13 Các nước khác 10,000

14 Tổng cộng 824,200

Nguồn: http://ruraldevelopment.info/Coir.aspx

Page 61: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

52

Phụ lục 3.6. Chuỗi sản phẩm dừa ở một số quốc gia

Mụn dừa

Xơ dừa Lưới xơ dừa

Thảm xơ dừa

Giá thể đất sạch

Ép viên

Phân hữu cơ

Xuất khẩu

Than thiêu kết

Than hoạt tính Xuất khẩu

1. SỬ DỤNG CÁC THÀNH PHẦN TỪ QUẢ DỪA KHÔ Ở BẾN TRE

Nguồn: Tác giả tự tính toán, mô tả

49.92 nghìn

ha 410

triệu quả

Trái dừa

Phần còn lại

Nước dừa đóng lon (đang hoàn thiện)

Mặt nạ Collagen (ít)

Thạch dừa thành phẩm (10%)

Nội địa

Thạch dừa thô (85%) Xuất khẩu

Cơm dừa sấy (65%)

Sữa dừa (2%)

Dầu dừa (virgin, pure) 10%

Xuất khẩu

Dừa trái (13%) Nội địa

Kẹo dừa 10%

Cơm dừa

Nước dừa

Gáo dừa

Vỏ dừa

Thân lá,

hoa, rễ Gỗ xây dựng

Thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu

Tại địa phương

Page 62: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

53

Dừa trái tươi

10-15%

Nước dừa đóng lon

1%

Dừa tươi 49%

Tiêu dùng Nội địa

95% Dừa trái khô

50% Công nghiệp

5%

Cơm dừa sấy

Kem

Bột sữa dừa

Xuất khẩu

Nội địa

Cùi dừa khô

35-39%

Xay nhuyễn 75-78%

Làm thức ăn 22-25%

Khô dầu dừa

Dầu dừa

Thực phẩm

Mỹ phẩm

Công nghiệp

Xuất khẩu (ít)

Nội địa (nhiều)

Dừa giống 2%

Các sản phẩm từ xơ dừa, gáo dừa

1.935 triệu ha

-------

------- 12,25 triệu trái

Xuất khẩu (nhiều)

Nội địa (ít)

2. SỬ DỤNG CÁC THÀNH PHẦN TỪ QUẢ DỪA Ở ẤN ĐỘ

Nguồn: P. Rethinam (2007), “Opportunities for enhancing the competitiveness of coconut sector”, Coconut for rural welfare – Proceedings of the International Coconut Summit 2007. APCC,

Jakarta, pp 29.

Page 63: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

54

Thị trường trong nước

21.12%

United States: - Coconut oil - Desiccated - Coir - Shell Charcoal - Coco Chemicals

Europe: - Copra - Coconut oil - Copra Cake/Pellets - Desiccated Coconut - Coconut Coir - Shell Charcoal - Coco Chemicals

USSR: - Copra - Coconut oil

Japan: - Coconut oil - Coco Chemicals - Shell Charcoal - Activated Carbon

Others: - Copra - Coconut oil - Copra Cake/Pellets - Desiccated Coconut - Coconut Coir - Shell Charcoal - Activated Carbon - Coco Chemicals

Tiêu dùng nội địa: - Copra - Processed oil - Edible and Inedible - Copra Cake/Pellets - Desiccated Coconut - Coconut Coir - Shell Charcoal - Fresh Coconut - Foodnuts - Home-made oil - Coco Chemicals

Nông trại dừa

------- 3.12 triệu ha

------- 2.29 Triệu tấn cơm dừa/ năm

Thương lái trong

tỉnh - Town

Buyers

Barrio Buyers

Xay nhuyễn lấy dầu

(86.28%)

Xuất khẩu hóa chất từ

dừa (3.65%)

Cơm dừa sấy

(5.61%)

Xuất khẩu cơm dừa khô (1.83%)

Than gáo dừa và

than hoạt tính

Sản xuất chỉ xơ

dừa xuất khẩu

Thị trường nước ngoài

78.88%

Dừa nguyên trái (Dùng trong thực phẩm)

Nguồn: P. Rethinam (2007),

“Opportunities for enhancing the

competitiveness of coconut sector”,

Coconut for rural welfare –

Proceedings of the International

Coconut Summit 2007. APCC, Jakarta, pp 30.

3. SỬ DỤNG CÁC THÀNH PHẦN TỪ QUẢ DỪA Ở PHILIPPINES

Page 64: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

55

Mục đích khác 249 triệu trái

Nông trại dừa

------- 4.42

nghìn ha ------- 2,562

triệu trái

Tiêu dùng nội địa 1,893 triệu trái

Vỏ xơ và vỏ cứng

Các sản phẩm xơ; Grow bags Briquette; Mụn dừa

Than gáo dừa

Than hoạt tính

Thủ công mỹ nghệ

Cơm dừa sấy 389 triệu trái

Dầu dừa 110 triệu trái

Nguồn: P. Rethinam (2007), “Opportunities for enhancing the competitiveness of coconut sector”, Coconut for rural welfare – Proceedings

of the International Coconut Summit 2007. APCC, Jakarta, pp 31.

4. SỬ DỤNG CÁC THÀNH PHẦN TỪ QUẢ DỪA Ở SRI LANKA

Page 65: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

56

Phụ lục 3.7. Mười quốc gia tiêu thụ dừa hàng đầu thế giới

Nguồn: PI (2008)

Phụ lục 3.8. Một số đề tài nghiên cứu về cây dừa do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre quản lý, giai đoạn 2004-2011

STT Tên đề tài Năm Tình trạng Ghi chú

01 Đánh giá tiềm năng về cây dừa 2004 Đã nghiệm thu

02 Nghiên cứu sản xuất nước cốt dừa đóng hộp 2006 Đã nghiệm thu

03 Đánh giá trình độ công nghệ ngành dừa 2007 Đã nghiệm thu

04 Hoàn thiện công nghệ bảo quản quả dừa tươi

uống nước phục vụ cho xuất khẩu

2007 Đã nghiệm thu

05 Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến

mụn xơ dừa thành giá thể và phân bón hữu

cơ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp

2008 Đã nghiệm thu

06 Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ nước

dừa già

2009 Đã nghiệm thu

07 Nghiên cứu Quy trình kỹ thuật công nghệ xử 2010 Đã nghiệm thu

Page 66: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

57

lý nước thải nghành chế biến dừa: Cơm dừa

nạo sấy và kẹo dừa

08 Nghiên cứu sử dụng mật hoa dừa để sản

xuất rượu vang và nước giải khát

2011 Chưa nghiệm

thu

09 Triển khai thử nghiệm mô hình khắc phục

hiện tượng dừa không mang trái (dừa treo),

cải thiện năng suất dừa lấy dầu tại tỉnh Bến

Tre

2011 Chưa nghiệm

thu

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre (2011)

Phụ lục 3.9. Biến động về số lượng doanh nghiệp trong ngành dừa

Nguồn: Trương Minh Nhựt (2010)

Phụ lục 3.10. Vốn đầu tư của ngành chế biến dừa, giai đoạn 2001 – 2005 và 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Vốn đầu tư Giai đoạn 2001 – 2005 và 2009

2001 2002 2003 2004 2005 2009

1 Ngành CNCB 818,2 976,5 1.137,15 1.210 1.400 1.925

2 Ngành CBD 57,48 79,31 121,13 189,23 228,73 279,33

3 Tỷ trọng (%) 7,03 8,02 10,65 15,64 16,34 14,50

Nguồn: Sở CT Bến Tre

732

1399

1085

0200400600800

1000120014001600

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009Số lượ

ng d

oanh

ngh

iệp

Page 67: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

58

Phụ lục 4.1. Ước tính năng lực tiêu thụ dừa nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến dừa tại Bến Tre năm 2011 Cơm dừa tạo ra khoảng 70% giá trị trái dừa, do đó để đơn giản, tác giả chỉ tính toán năng lực cung ứng cơm dừa mà không tính cho toàn bộ các nhóm sản phẩm. Sản lượng dừa công nghiệp năm 2011 là 402,8 triệu trái(a). Tiêu thụ dừa thực tế trong năm 2011: 1. Cơm dừa nạo sấy, sản xuất được 29.250 tấn, tương đương 175 triệu trái(a). 2. Sữa dừa, sản xuất được 21.300 tấn, tương đương 85 triệu trái(a). 3. Kẹo dừa, xuất khẩu 5.634 tấn(a), tiêu thụ nội địa ước đạt 4.466 tấn, tiêu thụ xấp xỉ 16 triệu trái dừa(b). 4. Xuất khẩu sang Trung Quốc 90 triệu trái(a). 5.Theo kết quả phỏng vấn các điểm sơ chế, lượng dừa trái tiêu thụ nội địa xấp xỉ 15%, tương đương 60,4 triệu trái(c).

Tổng cộng lượng dừa trái khô tiêu thụ năm 2011 là: 426,4 triệu trái. Cần lưu ý rằng, giá dừa trái trong năm 2011 tăng cao nhất từ trước đến nay (Phụ lục 3.4), do đó các cơ sở chế biến trong nước chỉ sản xuất cầm chừng. Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2011, đa số các doanh nghiệp thời điểm đó điều cho rằng họ hoạt động chỉ hơn 50% công suất. Do vậy, nếu cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu với giá hợp lý, năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến ước đạt khoảng 450 triệu trái, chưa kể lượng dừa xuất khẩu và dừa tiêu thụ nội địa. Như vậy, với bài toán đơn giản trên đây, ta có thể thấy năng lực cung ứng dừa nguyên liệu của Bến Tre đã không đáp ứng nhu cầu. Điều này đặt ra một số vấn đề: 1. Cần tính toán lượng dừa nguyên liệu từ các tỉnh lân cận có khả năng cung ứng cho Bến Tre. 2. Cần liên kết chặt chẽ với các tỉnh, nhất là trong cấp phép đầu tư trong hoạt động chế biến cơm dừa. 3. Cần đề ra các chính sách hợp lý trong đầu tư, ví dụ hạn chế cấp phép sản xuất các sản phẩm mà Bến Tre hiện có, khuyến khích các sản phẩm mới, giá trị cao. 4. Cần có các chính sách (ví dụ hạn ngạch) về xuất khẩu dừa để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Ghi chú: (a). Nguồn: Sở Công Thương Bến Tre. (b). Nguồn: Do tác giả ước tính dựa trên kết quả khảo sát. (c). Nguồn: Kết quả khảo sát.

Page 68: CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH …

59

Phụ lục 4.2. Danh sách các cá nhân trả lời phỏng vấn.

STT Họ và tên Đại diện cơ sở Địa chỉ Ghi chú

01 Ông Ngô Văn Kiếm GĐ. Cty 25/8 Đa Phước Hội, Mỏ

Cày Nam

02 Bà Cẩm Châu GĐ. Cty Thành Vinh KCN An Hiệp, Châu

Thành

03 Ông Chang Je Hyuk GĐ. Cty Covina KCN An Hiệp, Châu

Thành

04 Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy Chuyên gia về cây dừa

của Việt Nam

Phường 4, TP Bến Tre

05 Ông Nguyễn Văn Vũ Chánh Văn phòng Quỹ

phát triển KHCN Bến

Tre

Phường 3, TP Bến Tre

06 Ông Đỗ Văn Công Trường phòng Khoa học

- Kỹ thuật, Sở NN và

PTNT Bến Tre

Phường 3, TP Bến Tre

07 Bà Đặng Thị Trúc Lan

Chi

GĐ Cty TNHH Vĩnh

Tiến

P. Phú Tân, TP Bến

Tre

08 Bà Trương Thị Thanh

Thu

Chủ nhiệm HTX Cửu

Long

Phường 8, Tp Bến Tre

09 Bà Trương Thị Nga Chủ cơ sở sơ chế An Thạnh, Mỏ Cày

Nam

10 Ông Nguyễn Văn Đắc Phó chủ tịch Hiệp hội

dừa Bến Tre

Phường 3, TP Bến Tre

11 Bà Thanh Tuyền Giám đốc Thu mua, Cty

PICA

KCN Giao Long, Châu

Thành