40
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- TMINH THY NGHTHUT TSTRONG TRUYN THIU NHI CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội - 2016

NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------

TẠ MINH THỦY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2016

Page 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là
Page 3: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------------------

TẠ MINH THỦY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số:60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu

Hà Nội – 2016

Page 4: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là
Page 5: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................3

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................2

CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC

CỦA TÔ HOÀI TRONG BỨC TRANH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT

NAM ................................................................................................................... 11

1.1.Nghệ thuật tự sự ......................................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 11

1.1.2 Quá trình hình thành phát triển của tự sự học .................................... 11

1.1.3. Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học ............... 15

1.2. Khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam ................................................ 16

1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi .............................................................. 16

1.2.2 Sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.................................... 17

1.2.3 Đặc điểm văn học thiếu nhi Việt Nam ............................................... 21

1.3 Hành trình sáng tác của Tô Hoài .............................................................. 23

1.3.1 Sơ lược tiểu sử .................................................................................... 23

1.3.2 Hành trình sáng tác ............................................................................. 24

1.3.3. Truyện thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài .............................................. 28

CHƢƠNG 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI ................... 34

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ................................................................... 34

2.1.1 Khái niệm cốt truyện .............................Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện thiếu nhi Tô Hoài .... Error!

Bookmark not defined.

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 46

Page 6: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

2.2.1 Khái niệm về nhân vật ........................................................................ 46

2.2.2 Các loại hình nhân vật trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài ............... 48

2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thiếu nhi Tô Hoài ......... 57

CHƢƠNG 3: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI ......................................... 71

3.1 Người kể chuyện trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài .............................. 72

3.1.1 Ngôi kể ............................................................................................... 73

3.1.2 Điểm nhìn trần thuật ........................................................................... 78

3.1.3 Giọng điệu trần thuật .......................................................................... 83

3.2 Ngôn ngữ trần thuật .................................................................................. 88

3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ............................................................... 90

3.2.2 Ngôn ngữ địa phương và lứa tuổi....................................................... 93

3.2.3 Sáng tạo phép so sánh tu từ đặc sắc ................................................... 93

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100

Page 7: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất

nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cô giáo khoa Văn học, trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi vô cùng quý trọng,

biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy -

cô giáo.

Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Lý Hoài Thu, cô

đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong

quá trình làm việc, tôi đã học tập ở cô một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm

túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến cô sự biết

ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.

Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và

ủng hộ. Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi

hoàn thành tốt luận văn của mình.

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

Tạ Minh Thủy

Page 8: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960

- 1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực học thuật

được quan tâm phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình về

tự sự học đã xuất hiện, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục khai

thác. Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng

là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách

khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự. Vì thế, tiếp

cận truyện ngắn trên từ phương diện nghệ thuật tự sự là hướng tiếp cận từ góc độ thi

pháp.

1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là quãng thời gian đáng nhớ, quãng thời gian đẹp và

gắn bó với nhiều cảm xúc, suy nghĩ hồn nhiên sống động. Những lời hát ru, những

câu chuyện cổ tích thời thơ ấu sẽ theo chúng ta suốt cả cuộc đời, trở thành những kỉ

niệm khó quên của tuổi thiếu niên. Khi lớn lên, chúng ta được học chữ rồi biết đọc,

ta lại tiếp tục tìm đến với những câu chuyện phù hợp với sở thích và ta lại được

thỏa mãn với trí tưởng tượng phong phú của mình. Văn học thiếu nhi, vì vậy đã trở

thành một bộ phận không thể thiếu với bất kỳ nền văn học của mỗi thời kỳ. Nhìn lại

mảng văn học viết cho thiếu nhi nói chung và truyện ngắn thiếu nhi nói riêng ở Việt

Nam, có thể thấy những tác phẩm dành cho các em nhỏ mới chỉ thực sự xuất hiện

vào những năm 40 của thế kỷ XX, với những tên tuổi như Tô Hoài, Võ Quảng,

Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Cao, Nguyễn Đình Thi..... Dấu hiệu đáng mừng

là nhiều tác phẩm đã thể hiện cái nhìn mới mẻ trong sáng tác văn học dành cho

thiếu nhi, lứa tuổi đang cần đến sự chăm sóc, nuôi dưỡng về mặt tình cảm, trí tuệ

và tinh thần. Văn học được coi là cái nôi phát triển nhân cách sâu sắc, hiệu quả qua

từng lời văn nghệ thuật. Đối với bất kì ai, tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong lời thơ

câu văn những bài học đầu đời. Kí ức đẹp về tuổi thơ bao giờ cũng là khoảng thời

gian quý giá, không thể phai mờ. Cho nên, những tác phẩm văn học nói chung và

những truyện ngắn nói riêng có giá trị gắn bó với các em từ thủơ nhỏ sẽ là những

Page 9: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

2

bài học bổ ích quý giá, giúp các em tăng thêm sức mạnh tiến bước trong cuộc hành

trình dài phía trước.

1.3 Nhà văn Tô Hoài đã có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Sáng tác của ông đa

dạng, từ những câu chuyện nhỏ hàng ngày, câu chuyện về loài vật, đến những cốt

truyện khai thác từ truyện dân gian cổ tích, truyền thuyết... Tác giả dành phần

không nhỏ sự nghiệp cầm bút để viết nên những tác phẩm hay tặng cho lứa tuổi

thiếu nhi. Thông qua hình tượng nhân vật, Tô Hoài đã giúp các em thiếu nhi có nền

tảng tốt đẹp để cảm nhận và thẩm thấu điều hay lẽ phải ở đời. Chọn đề tài Nghệ

thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài, với hơn 180 truyện thiếu nhi, chúng

tôi hy vọng sẽ tìm hiểu kỹ một mảng sáng tác, một lối tự sự trong văn học Việt

Nam hiện đại, từ đó giải mã được phần nào nghệ thuật tự sự truyện thiếu nhi của Tô

Hoài và góp thêm một phần cảm nhận của cá nhân về tác phẩm cũng như con người

nhà văn cùng những đóng góp của ông đối với diện mạo nền văn học Việt Nam

hiện đại.

2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi củaTô Hoài nhằm

rút ra phong cách tự sự độc đáo của ông so với các nhà văn khác cũng viết truyện

thiếu nhi, đồng thời cố gắng tìm cách tiếp cận mới, khai thác những bình diện mới

trong nghệ thuật tự sự truyện thiếu nhi Tô Hoài.

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi Tô Hoài

trên các khía cạnh: Cốt truyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện, giọng điệu trần thuật và

ngôn ngữ.

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Tô Hoài sáng tác nhiều thể loại, với nhiều đề tài phong phú: từ thế giới loài

vật (dưới nước, trên trời, trên cạn...) cho đến con người, từ đồng bằng cho đến miền

núi, từ giáo dục đạo đức cho đến xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.... Với

180 tác phẩm viết cho thiếu nhi, có thể nói, cho đến nay chưa có nhà văn nào viết

Page 10: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

3

về thiếu nhi, cho thiếu nhi có khối lượng tác phẩm nhiều như Tô Hoài. Tuy nhiên,

với mục đích và khuôn khổ của đề tài, luận văn tập trung chủ yếu vào khảo sát

những sáng tác của Tô Hoài trong Tuyển tập văn học thiếu nhi - tập 1 – 2, do nhà

xuất bản Văn học xuất bản năm 1995 – 1997.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1 Tình hình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài

Trong cuộc đời mình, Tô Hoài đã có hơn bảy mươi năm cầm bút, dấn thân

vào nghiệp văn chương. Kết quả là ông gặt hái được một khối lượng đồ sộ về tác

phẩm và khẳng định chỗ đứng vững chắc trong làng văn chương Việt Nam. Việc

nghiên cứu về Tô Hoài đã được bắt đầu từ trước năm 1945 và đến nay vẫn còn tiếp

tục.

Trước năm 1945, những truyện ngắn về đề tài nông thôn, dân quê và thiếu

nhi của Tô Hoài đã được bạn đọc đón nhận và bước đầu ghi dấu ấn riêng của ông.

Vũ Ngọc Phan đã xếp Tô Hoài vào nhóm “các tác giả tả chân” và đánh giá Tô

Hoài là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê” [59, tr.

21].

Sau năm 1945, Tô Hoài viết nhiều hơn, dày hơn ở nhiều thể loại, nhiều mảng

đề tài khác nhau nhưng tiêu biểu hơn cả là đề tài viết về miền núi và Hà Nội. Thời

điểm này Tô Hoài đã nhận được nhiều lời khen về khả năng bao quát đời sống hiện

thực, sự khắc họa công phu đời sống và thiên nhiên miền núi. Tuy vậy, cũng có

những đánh giá không đồng tình về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của ông ở

một số tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm vẫn được người đọc đón nhận nhưng lại ít có

bài bình luận.

Sau năm 1975, cùng với các bài phê bình, giới thiệu tác phẩm, các công trình

nghiên cứu về Tô Hoài trở nên sôi nổi và có nhiều kết quả. Tiêu biểu phải kể đến

các tiểu luận của những nhà nghiên cứu: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân

Thanh....... Tác giả Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Tô Hoài không chìm đắm trong thiên

nhiên, không tìm ở thiên nhiên một lối thoát, một niềm an ủi nhƣ các nhà lãng mạn

tiêu cực, nhƣng bao giờ anh cũng chắt chiu, trân trọng những vẻ đẹp và chất thơ

Page 11: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

4

của đời sống” [59, tr. 87]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức thì cho rằng: “Tác phẩm

của Tô Hoài luôn khai thác ở mạch chìm sâu của cuộc đời nơi bóng tối đang còn

đè nặng” [59, tr. 119] và “Tô Hoài, một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng” [59,

tr. 131]. Vương Trí Nhàn cũng là tác giả của những bài viết sâu sắc và hấp dẫn về

Tô Hoài. Ông đã không quá lời khi nhận xét: “Tô Hoài viết là say và viết là tỉnh.

Viết để ghi lại những gì đã sống, viết lại chính mình là sự sống nữa” [59, tr. 195].

Chính thực tế cuộc đời cầm bút cần mẫn và chuyên nghiệp của Tô Hoài đã là minh

chứng chắc chắn cho sự sống, sức lao động mãnh liệt, dẻo dai, bền bỉ của ông.

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nhà văn, ta không thể không tìm hiểu đến cuốn

Tô Hoài về tác gia tác phẩm. Đây thực sự là cuốn sách tổng hợp tương đối đầy đủ

và toàn diện các bài nghiên cứu về Tô Hoài từ trước đến nay. Điều này cho thấy vị

trí của Tô Hoài trong nền văn học nước nhà: một tác giả lớn của nền văn xuôi hiện

đại Việt Nam.

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu về tác giả Tô Hoài chúng tôi còn thấy có

rất nhiều bài nghiên cứu khoa học, khóa luận, luận văn và luận án có đi sâu vào tìm

tòi, phát hiện những sáng tạo độc đáo của Tô Hoài từ trước đến nay. Ví dụ như:

luận án tiến sĩ ngữ văn của Mai Thị Nhung (Phong cách nghệ thuật Tô Hoài), luận

văn thạc sĩ văn học của Phạm Thị Thanh Thủy (Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn

Tô Hoài trƣớc cách mạng), luận văn thạc sĩ văn học của Trần Thị Thu Hà (Hồi kí

về Hà Nội của Tô Hoài), luận văn thạc sĩ văn học của Mai Thị Nga (Nghệ thuật tự

sự trong tiểu thuyết Tô Hoài)..... Như vậy, có thể khẳng định Tô Hoài là một hiện

tượng văn học được nghiên cứu nhiều. Các nhà nghiên cứu về Tô Hoài và tác phẩm

của ông đều hướng đến đánh giá cao bút lực dồi dào, độc đáo và giá trị đích thực

của văn chương ông.

3.2 Tình hình nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Tô Hoài

Tô Hoài được biết đến là một nhà văn của thiếu nhi. Những tác phẩm của Tô

Hoài viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi không chỉ là niềm yêu thích của các em

nhỏ, mà ngay cả những người lớn là các bậc phụ huynh cũng rất thích thú. Các em

đọc tác phẩm của Tô Hoài để hiểu thêm về điều hay lẽ phải ở đời, về những giá trị

của cuộc sống. Còn những người lớn tuổi đọc truyện là để nhớ lại thời thơ ấu của

Page 12: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

5

chính mình, để từ đó có cơ sở hiểu biết và có thêm giải pháp giáo dục con em mình.

Sáng tác của Tô Hoài đã được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến, đặc biệt là về

hệ thống nhân vật của ông. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm

đến những sáng tác truyện thiếu nhi của Tô Hoài. Chúng tôi xin được tổng hợp lại

những bài phê bình, nghiên cứu về sáng tác truyện thiếu nhi của Tô Hoài từ trước

đến nay với các nhà nghiên cứu, phê bình như: Hoàng Trung Thông, Vũ Ngọc

Phan, Vân Thanh, Hoàng Anh, Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá, Đỗ Bạch Mai, Hà Minh

Đức, Vũ Quần Phương.... Đây đều là những nhà nghiên cứu có những bài viết đánh

giá sâu sắc cả mặt tích cực lẫn hạn chế truyện thiếu nhi của Tô Hoài. Dưới đây là

một số các công trình tiêu biểu của họ:

Trong công trình nghiên cứu về các Nhà văn Việt Nam hiện đại, quyển IV,

nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét về tài năng văn chương của

Tô Hoài. Đặc biệt ông đánh giá rất cao về thể loại truyện ngắn viết cho thiếu nhi

của Tô Hoài. Vũ Ngọc Phan nhận thấy Tô Hoài là một nhà văn trẻ, có sức viết khỏe

và hay: “Truyện thiếu nhi của Tô Hoài không những đặc biệt về lời văn, về cách

quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những đầu đề do ông lựa chọn nữa”

[59, tr. 59].

Cũng đánh giá về tài năng của nhà văn Tô Hoài, Trần Đình Nam trên Tạp chí

văn học số 9 (1995) đã khẳng định tài năng văn xuôi của Tô Hoài là một khả năng

trời phú: “Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh. Chỉ có một nhà văn xuôi bẩm sinh

mới viết đƣợc cuốn Dế Mèn phiêu lƣu kí ở độ tuổi hai mƣơi. Cuộc dấn thân của Dế

Mèn vì hòa bình, công lí đã làm xúc động hàng triệu trái tim mọi lứa tuổi, dân tộc,

xứ sở” [59, tr. 167].

Hoàng Trung Thông trên báo Văn nghệ số 5 (1987) với bài viết Nhà văn trên

dòng sông Tô Lịch, đánh giá rất cao về tài năng viết truyện thiếu nhi của Tô Hoài:

“Tô Hoài là ngƣời “khôn ngoan, nghịch ngợm, láu lỉnh”, nhƣ ngƣời ta thƣờng nói

về dân ngoại ô. Anh rất yêu, rất hiểu và chịu khó viết văn cho các em, nếu tính từ

quyển đầu đến quyển cuối thì anh đã viết 45 quyển sách cho các em đọc. Vì thế,

những tác phẩm của anh đã đƣợc lứa tuổi thiếu nhi yêu thích. Vừ A Dính, Kim

Đồng, Đảo Hoang, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, nhất là Dế Mèn phiêu lƣu ký, đó là

những tác phẩm đánh dấu quan trọng cho văn học phục vụ thiếu nhi. Dầu chúng ta

Page 13: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

6

có thể chê trách mặt này hay mặt khác, nhƣng những tác phẩm ấy của Tô Hoài khi

viết về truyền thống yêu nƣớc của thiếu nhi, hay về đồng thoại, đã đƣa lại cho các

em hứng thú và đƣa lại cho văn học phục vụ các em những điều mà sau này các

nhà văn khác sẽ tiếp tục” [59, tr. 111].

Vân Thanh trên báo Thời mới số ra ngày 28/5/1964 có viết về tác phẩm Hai

ông cháu và đàn trâu của Tô Hoài: “Cốt truyện “Hai ông cháu và đàn trâu” khá

đơn giản. Trọng tâm của tác giả là miêu tả những suy nghĩ, hành động của hai ông

cháu, nhƣng qua đó chúng ta thấy đƣợc tình yêu quê hƣơng, lòng quyết tâm xây

dựng nông thôn đổi mới của bà con nông dân” [59, tr. 471]. Cũng với tác phẩm

này, khi Vân Thanh đánh giá cao ý nghĩa của truyện ngắn này về những tư tưởng

phù hợp với thời đại mà tác giả đã nêu thì Hoàng Anh cũng trên tờ báo Thời mới số

ra ngày 17/9/1964 lại nhận thấy ở tác phẩm Hai ông cháu và đàn trâu của Tô Hoài

còn có “một đặc điểm nổi bật nữa là Tô Hoài đã ít nhiều nắm đƣợc đặc điểm lứa

tuổi thiếu nhi. Thông qua những tấm gƣơng chiến đấu dũng cảm, tác giả giáo dục

các em lớn tuổi về lí tƣởng cộng sản chủ nghĩa. Thông qua những câu chuyện xinh

xắn, dí dỏm, tác giả giáo dục các em nhỏ những vấn đề lớn của xã hội” [59, tr.

475]. Cũng tìm hiểu về truyện viết cho thiếu nhi, Vân Thanh trong cuốn Truyện viết

cho các em nhỏ dƣới chế độ mới cũng đã đánh giá truyện thiếu nhi của Tô Hoài:

“Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Ông viết nhiều

thể loại truyện, về nhiều đề tài, nhiều lứa tuổi. Và điều quan trọng: có nhiều tác

phẩm hay, đƣợc các em ƣa thích. Làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em ấn

tƣợng sâu (....), với lứa tuổi nhỏ, tác giả lại sử dụng những mẩu chuyện, với lời văn

dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể, và nhất là với hình

ảnh những con vật quen thuộc để khiêu gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản

nhƣng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hằng

ngày của các em” [75, tr. 138, 140]. Như vậy, phải là một người thực sự hiểu được

tâm lí tuổi thơ, ngôn ngữ và những suy nghĩ của tuổi thơ thì nhà văn Tô Hoài mới

mang lại niềm thích thú cho các em nhỏ qua những tác phẩm của mình. Như đánh

giá của Vân Thanh: “Nhìn chung trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã

nắm bắt đƣợc đặc điểm tâm lí của thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhau. Với lứa tuổi

trƣởng thành (....). Tô Hoài đã khiêu gợi đúng lòng mong ƣớc có một cuộc sống

Page 14: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

7

anh hùng ở các em. Còn các em nhỏ, do chƣa có khả năng nhìn nhận (...), nhà văn đã

thông qua những chi tiết cụ thể, dễ hiểu để giáo dục các em” [75, tr. 141 - 142].

Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Kỷ yếu 20 năm nhà xuất bản Kim Đồng

(1977), có nhận định về những tác phẩm dành cho thiếu nhi của Tô Hoài, đó là việc

nhà văn “Tô Hoài đã khai thác những đặc điểm của thần thoại, truyền thuyết và cổ

tích (...), đã khơi dậy trí tƣởng tƣợng và niềm khát khao muốn hiểu biết, khám phá

đến mênh mông, vô tận của các em” [59, tr. 494].

Trần Hữu Tá trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 - 1975, tập 2 (Nxb Giáo

dục 1990) có nhận xét đánh giá truyện ngắn thiếu nhi của Tô Hoài nhất là đối với

truyện Dế Mèn phiêu lƣu kí: “Dế Mèn phiêu lƣu kí là một thành công xuất sắc của

Tô Hoài, khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng nhƣ vị trí văn học độc đáo của ông

trong văn học đƣơng thời cũng nhƣ trong lịch sử văn học lâu dài sau này. Mỗi đối

tƣợng độc giả - ngƣời lớn và trẻ nhỏ đều có thể tìm thấy ở “Dế Mèn phiêu lƣu kí”

những thích thú riêng. Tuổi thơ bị lôi cuốn bởi cốt truyện lí thú lạ lùng, giàu kịch

tính, pha trộn cả hiện thực và huyền thoại, bởi thế giới loài vật nhỏ bé gần gũi;

chàng Dế Mèn hùng dũng, đƣờng hoàng đáng yêu; anh Dế Trũi cần cù, chung

thủy; bác Xiến Tóc trầm lặng chán đời (....), quen thuộc đấy mà sao vẫn làm ta ngỡ

ngàng” [59, tr. 148]. Ngoài ra, Trần Hữu Tá còn đặc biệt đánh giá cao những

truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài: “ở những truyện thiếu nhi thành công

nhất, ông đã kích thích trí tƣởng tƣợng, lòng ham muốn vƣơn tới cái đẹp, cái thiện

cho trẻ nhỏ, bồi dƣỡng cho các em lòng yêu văn chƣơng, học đƣợc cách miêu tả, kể

chuyện tự nhiên, duyên dáng và một vốn ngôn ngữ phong phú” [59, tr. 157]. Như

vậy, để trở thành nhà văn quen thuộc của các em, nghĩa là ngòi bút nhà văn: “Tô

Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Ngƣời, vật, thiên

nhiên, cảnh sinh hoạt....tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối

tƣợng và thƣờng bàng bạc một chất thơ” [59, tr. 158].

Tác giả Hà Minh Đức trong Tuyển tập Tô Hoài, tập I (Nxb Văn học, 1987)

lại đặc biệt đánh giá rất cao về các giá trị, trách nhiệm của người cầm bút khi sáng

tác cho các em: “Tô Hoài luôn luôn có ý thức chọn lọc một hình thức biểu hiện

thích hợp với đối tƣợng phản ánh. Ngay các truyện viết cho các em, ông cũng thể

hiện trách nhiệm đó” [59, tr. 139]. Ngoài ra, ông còn bộc lộ niềm mến phục đối với

Page 15: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

8

nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi nước nhà: “Ông cũng là một nhà

văn lớn của thiếu nhi. Ông đến với các em với tâm hồn ngƣời nghệ sĩ. Ông đem đến

cho các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em lúc nào

ngòi bút của ông cũng đầm ấm, tƣơi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết

trên trang viết cho các em. Có biết bao nhiêu câu chuyện bổ ích và tƣơi đẹp trong

cuộc đời sẽ còn giành cho tuổi thơ, ông còn là ngƣời kể chuyện hứng thú và sáng

tạo” [59, tr. 142].

Bên cạnh việc chỉ ra những mặt tích cực của Tô Hoài khi viết những truyện

thiếu nhi, các nhà nghiên cứu, phê bình cũng chỉ ra các mặt hạn chế về mảng truyện

ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài như sau:

Trong cuốn Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Vân Thanh có viết: “Bút

pháp Tô Hoài linh hoạt. Anh có tài dẫn chuyện và chuyển cảnh. Đọc tác phẩm của

anh, ta có cái thú của một ngƣời xem phim, đƣợc thấy chuyện bất ngờ. Ngôn ngữ

của Tô Hoài thƣờng ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động, với

những ƣu điểm và nhƣợc điểm của khẩu ngữ, phong phú giàu hình tƣợng, nhƣng

cũng nhiều lúc không được trong sáng” [59, tr. 77]. Theo nhận xét của Vân Thanh

thì bên cạnh thành công khi viết truyện thiếu nhi, Tô Hoài là nhà văn ít nhiều có rơi

vào chủ nghĩa tự nhiên của ngôn ngữ. Những tác phẩm của ông, yếu tố khẩu ngữ

chiếm rất nhiều. Có lẽ đây vừa là thế mạnh nhưng đồng thời lại cũng là hạn chế của

Tô Hoài khi viết truyện ngắn thiếu nhi. Đó là trường hợp trong tác phẩm Hai ông

cháu và đàn trâu, Vân Thanh đã thẳng thắn chỉ ra mặt hạn chế của tác giả: “Đáng

tiếc phần sau của câu chuyện lại kém phần sinh động, do tác giả tham lam lồng

vào đây quá nhiều vấn đề: nào là công trình thủy lợi, nào là công nông liên minh...

Câu chuyện trở nên thiếu ý vị, thiên về kể lể sự việc hơn là miêu tả tính cách

nhân vật” [59, tr. 427].

Trong tập truyện O chuột, Trần Hữu Tá cũng đưa ra ý kiến của mình: “Dấu

vết của chủ nghĩa tự nhiên thỉnh thoảng gợi lên trong tác phẩm của ông. Trong O

chuột, lẫn với những truyện về xúc vật, Tô Hoài có phần nhẫn tâm đƣa vào đây một

con ngƣời: cu Lặc. Tác phẩm biến những con ngƣời khốn khổ thành những đối

tƣợng để gây cƣời, với cái “sa mạc bụng”, “cái núm rốn thây lẩy” của cu Lặc, với

cái đức ăn khỏe đã gây ra chia rẽ giữa cu Lặc và thị Hoa: “giá họ cùng không ăn

Page 16: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

9

khỏe cả thì họ yêu nhau biết mấy” [59, tr. 147].

Hoàng Thanh lại chỉ ra hạn chế của Tô Hoài với tập truyện ngắn Con mèo

lƣời: “Có thể nói tuyển tập Con mèo lƣời đã tập hợp đƣợc nhiều tác phẩm tốt về tƣ

tƣởng và nghệ thuật, mặc dù cũng còn đôi truyện có những chi tiết rườm rà nhƣ:

“Hai ông cháu và đàn trâu” hoặc thiếu ý vị nhƣ “Ƣớc gì”. Nhƣng nhìn chung các

truyện đều đều có tác dụng giáo dục và gây cho các em nhiều cảm xúc thẩm mỹ

tốt” [59, tr. 475].

Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ lại có sự phát hiện: “Tô Hoài biết phát huy

những mặt mạnh của lối kể chuyện truyền thống để viết những truyện lịch sử,

truyện ngƣời thật việc thật, truyện thiếu nhi. Nhìn chung, anh thành công về về

truyện hơn là về tiểu thuyết. Tuy nhiên, anh vẫn chƣa hoàn toàn vƣợt qua đƣợc

những nhược điểm, những hạn chế của lối kể chuyện truyền thống” [59, tr. 96].

Có thể nói nhà văn Tô Hoài là một nhà văn có nhiều đóng góp trong văn học

thiếu nhi nước nhà. Ông biết quan sát, biết nắm bắt suy nghĩ, ước mơ của các em,

truyện của ông được tuổi thơ đón nhận nhiệt tình. Xét về đề tài sáng tác, truyện

thiếu nhi của Tô Hoài phong phú về chủ đề. Ông viết truyện về loài vật (dưới nước,

trên trời, trên cạn), về hồi ức, lịch sử, về quê hương đất nước.... Ở chủ đề nào ông

cũng xây dựng cốt truyện cho phù hợp với, gần gũi với lứa tuổi ở các em. Tác

phẩm của ông trong sáng, gợi mở nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ngôn ngữ ông

giản dị, tự nhiên, sử dụng nhiều phương ngữ.... Với ý thức, trách nhiệm của người

cầm bút, Tô Hoài luôn tìm ra hướng đi phù hợp với quá trình tâm sinh lý thiếu nhi.

Ông hiểu các em, hiểu được suy nghĩ - ước mơ của các em nên các nhân vật của

ông mang lại cho các em những điều kì thú, những suy ngẫm và bài học bổ ích.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về truyện viết cho thiếu nhi nói

chung và truyện ngắn thiếu nhi nói riêng của Tô Hoài, phần lớn các tác giả đi sâu

vào khai thác vào từng mảng sáng tác. Tuy nhiên, về phạm vi nghiên cứu về Nghệ

thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài vẫn chưa có công trình nào đi sâu

vào nghiên cứu một cách tổng hợp. Với khả năng nghiên cứu còn chừng mực,

chúng tôi cố gắng kế thừa những người đi trước, tìm hiểu những tài liệu có liên

quan nhằm mở rộng và phát huy các vấn đề trong nghệ thuật tự sự truyện thiếu nhi

của Tô Hoài như: Cốt truyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện, giọng điệu trần thuật và

Page 17: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

10

ngôn ngữ. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một cách hệ thống các tác phẩm truyện

thiếu nhi của Tô Hoài để đem lại cái nhìn mới về nghệ thuật tự sự trong truyện

ngắn thiếu nhi của ông. Đồng thời chúng tôi còn hy vọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa

đối với các độc giả yêu thích truyện thiếu nhi của Tô Hoài.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình sẽ giúp cho chúng ta thấy được đặc trưng của loại

hình tự sự được thể hiện trong tác phẩm, thấy được hệ thống nhân vật, mô hình cốt

truyện, người trần thuật, cũng như ngôn ngữ trần thuật…

Phương pháp so sánh giúp chúng ta thấy được những điểm giống và khác

nhau trong nghệ thuật tự sự của tác giả được phản ánh trong tác phẩm, cũng như sự

khác biệt so với các tác giả khác…

Phương pháp phân tích, tổng hợp giúp chúng ta cung cấp những dẫn chứng

đầy đủ và chính xác cho những nội dung, những nhận xét đánh giá có hiệu quả và

thuyết phục hơn…

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được

chia thành 3 chương:

Chƣơng 1. Khái quát về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Tô Hoài trong bức tranh

văn học thiếu nhi Việt Nam

Chƣơng 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong truyện thiếu

nhi của Tô Hoài

Chƣơng 3: Ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật trong truyện thiếu nhi của Tô

Hoài

Page 18: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

11

Chƣơng 1:

KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

TRONG BỨC TRANH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

1.1 Nghệ thuật tự sự

1.1.1 Khái niệm

Tên gọi Tự sự học - Narratology/ Narratologie do nhà nghiên cứu Pháp gốc

Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969 trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mƣời

ngày”. Kể từ đó, lí luận tự sự đã trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn

học. J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho rằng: “Tự sự là cách để ta đƣa các

sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý nghĩa. Tự sự là cách tạo

nghĩa cho sự kiện, biến cố”. Còn Jonathan Culler (1998) lại nhận định: “Tự sự là

phƣơng thức chủ yếu để con ngƣời hiểu biết sự vật”. Ở Việt Nam, các nhà nghiên

cứu cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau về tự sự. Đặng Anh Đào cho rằng: “Tự

sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở hai bình diện. Bình diện thứ nhất: Tự

sự nhƣ sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể” đối lập với miêu tả. Bình diện thứ hai:

Tự sự đƣợc xem xét theo hành động kể chuyện”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì

khẳng định: “Tự sự là hệ thống những sự kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các mô

típ truyện, sự phân loại các mô típ, diễn ngôn, lời kể với những ngƣời kể, điểm

nhìn, thời, thức”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phƣơng thức tái

hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh

hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các

sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con ngƣời. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng

có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật đƣợc khắc họa đầy đủ,

nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình 10 kịch”. Tựu chung lại, nội dung của nghệ

thuật tự sự là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan.

1.1.2 Quá trình hình thành phát triển của tự sự học

Tự sự học đã có từ xa xưa. Từ Platon, Aristote người ta đã biết phân biệt các

loại tự sự: tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật. Đến thế kỉ V người ta phân biệt: tự sự

Page 19: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

12

mô phỏng (không có sự can dự của người kể, như kịch), tự sự giải thích (có kèm

phân tích, bình luận) và tự sự hỗn hợp (như sử thi).

Tự sự học hiện đại manh nha hình thành từ cuối thế kỉ trước. Nhưng cho

đến nay có thể chia làm ba thời kì. Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự

học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa:

Thứ nhất, thời kỳ trƣớc chủ nghĩa cấu trúc: Tự sự học chủ yếu nghiên cứu

các thành phần và chức năng của tự sự như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trần

thuật, điểm nhìn.... Có thể kể đến công trình nghiên của B. Tomasepxki1 năm 1925,

đã nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự. V. Shklovski chia truyện thành hai

lớp: chất liệu và hình thức. V. Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự

trong truyện cổ tích (1928). Từ những năm 20 của thế kỉ trước, Bakhtin đã

nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ trần thuật và tính đối

thoại của nó. Họ trở thành những người mở đường cho tự sự học hiện đại. Ở

phương Tây, với sáng tác của Flaubert thế kỉ XIX, cũng như sáng tác của Henry

James (Mĩ) và M. Proust (Pháp) đầu thế kỉ XX, người ta đã biết rằng trong tiểu

thuyết sự kiện không phải là cái quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là ý thức, là

phản ánh tâm lí của nhân vật đối với sự kiện, từ đó người ta quan tâm tới “trung

tâm ý thức”, chi tiết trong tiểu thuyết phải lọc qua trung tâm ý thức của nhân vật

mới bộc lộ ý nghĩa. Từ đó, các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức được đặc biệt

quan tâm với Percy Lubbock (1921), K. Friedemann (1910). Về sau, các vấn đề

này còn được phát triển bởi một loạt tác giả Âu - Mĩ khác như J. Pouillon, A.

Tate, C. Brooks, T. Todorov, G. Gennette... Những tìm tòi này gắn với ý thức về

kĩ thuật của tiểu thuyết.

Thứ hai, thời kỳ cấu trúc chủ nghĩa với vấn đề nghiên cứu chủ yếu là bản

chất của ngôn ngữ và ngữ pháp tự sự, nhằm tìm ra một cách đọc mà không cần đến

1 B. Tomasepxki vốn là một nhà phê bình thơ nhưng với tiểu luận “Hệ chủ đề” ông đã trở thành người đầu tiên

nghiên cứu thủ pháp cốt truyện. Ông phân biệt khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sujet): tuyến

hành động liên quan đến chuyện kể, còn tuyến trần thuật liên quan đến cốt truyện. Ông phân biệt “thời gian của

chuyện kể” và “thời gian trần thuật”, đồng thời trình bày nhiều thủ pháp như: trì hoãn, bình luận ngoại đề, che

giấu bí mật, đảo lộn thời gian...

Page 20: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

13

sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan. Với mục đích như vậy,

chủ nghĩa cấu trúc có đặc điểm là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là

sự mở rộng của các cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Tiêu biểu

cho giai đoạn nghiên cứu này là G. Genette với tuyên bố: “mỗi câu chuyện là sự

mở rộng của một câu - chủ yếu là vị ngữ động từ”.

Mở đầu cho thời kỳ cấu trúc chủ nghĩa với công trình Dẫn luận phân

tích tác phẩm tự sự của R. Barthes năm 1968 và S/Z (1970) tác phẩm này đã bắt

đầu chuyển sang hậu cấu trúc chủ nghĩa; T. Todorov có Ngữ pháp “Truyện mười

ngày”... Sơ khởi của quan niệm này là Hình thái học truyện cổ tích của Propp,

tiếp theo là nghiên “cứu cấu trúc thần thoại” của Claude Levi - Strauss và “mô

hình hành vi ngôn ngữ” của Roman Jakobson. Đặc điểm của lí thuyết tự sự chủ

nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng

của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Todorov xem nhân vật

như danh từ, tình tiết là động từ, trong chủ nghĩa hiện thực thì tình tiết thuộc thức

chủ động, còn trong thần thoại lại thuộc thức bị động.... A. J. Greimas vận dụng sự

đối lập trục liên kết và trục lựa chọn để nghiên cứu cấu trúc tự sự. G.Genette

tuyên bố mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu - chủ yếu là vị ngữ động từ

và ông sử dụng tràn lan các thuật ngữ ngôn ngữ học. R. Barthes cũng tán thành

quan điểm đó. Mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ,

bản chất ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc tự sự mà không cần đối

chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan. Mặc dù không phủ

nhận được mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng họ đã góp phần làm sáng tỏ

bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự. Song, sự lạm dụng mô hình ngôn ngữ

học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn, và chính Todorov cũng vấp phải thất bại,

bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự hơn là văn bản tự sự.

Thứ ba, thời kỳ hậu cấu trúc chủ nghĩa coi tự sự học gắn liền với kí hiệu học

và siêu kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở và ý nghĩa tác phẩm được biểu hiện qua

hình thức tự sự. Ở thời kỳ này, các nhà cấu trúc chủ nghĩa như: I. Lotman, B.

Uspenski, Pierre Acherey. Giai đoạn thứ ba của tự sự học là sự gắn liền với kí hiệu

học, một bộ môn quan tâm tới các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy

Page 21: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

14

văn bản làm cơ sở (Jean - Claude Coquet). Ở đây, hình thức tự sự là phương

tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Tư tưởng này gắn với việc phân tích ý thức

hệ của M. Bakhtin. Các tác giả như I. Lotman, B.Uspenski, cũng theo hướng

này, nhìn thấy đằng sau điểm nhìn một lập trường quan điểm xã hội thẩm mĩ

nhất định. Đặc điểm của lí thuyết tự sự hiện nay, tuy cũng coi trọng phân tích

hình thức nhưng không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mô hình ngôn ngữ

học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Pierre Macherey, nhà mácxít

Pháp cho rằng bất cứ sự đồng nhất nào giữa phê bình văn học với ngôn ngữ học

đều sẽ thất bại, bởi nó bỏ qua vai trò tác động của hình thái ý thức, còn I.

Lotman cho rằng thông tin ngôn ngữ là thông tin phi văn bản, mà điểm xuất

phát của văn bản lại chính là chỗ bất cập của ngôn ngữ khiến nó trở thành văn

bản. Nếu văn bản trở về với ý nghĩa của ngôn ngữ học thì có nghĩa là sự sụp đổ

của văn hóa. Như thế lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao

tiếp.

Tổng quan quá trình phát triển của lí thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ

Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình: Nhóm một là những nhà tự sự

học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, trong số

này có Greimas, ông đã giản lược số chức năng của Propp xuống tới con số 20

và làm nổi bật lôgic tự sự. Các tác giả khác như Todorov, Barthes, Remak, Norman

Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau... mỗi người một cách, chú ý tới cấu

trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của biến cố và

qui luật tổ hợp, lôgic phát triển và loại hình cốt truyện... Khi cực đoan nhất họ cho

rằng tác phẩm tự sự không bị chi phối bởi chất liệu. Một câu chuyện có thể kể

bằng văn học, điện ảnh, ba lê, hội họa... đều được, do đó bỏ qua hoặc không đi

sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu; Nhóm thứ hai lấy G. Genette làm tiêu

biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt,

cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng nhất. Họ chú ý lớp

ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như điểm nhìn, giọng điệu...

Đây là nhóm đông nhất thu hút nhiều nhà nghiên cứu như Dolezel, Micke Bal;

Nhóm thứ ba đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman, họ coi trọng phương

Page 22: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

15

pháp nghiên cứu tổng thể, hay dung hợp. J. Culler cũng thuộc phái này, ông coi

trọng cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn.

Như vậy, có thể thấy lí thuyết tự sự học đã trải qua một quá trình hình thành,

phát triển từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với nội dung là nghiên

cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan, tự sự học đã dần khẳng định

được vai trò quan trọng của mình là một ngành khoa học nghiên cứu về văn học.

Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế có nhiều triển vọng trong lí luận

văn học. Và nó càng có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Nó không chỉ mở ra khả năng

nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học, nghiên cứu so sánh quốc tế

về phương diện tự sự, nghiên cứu loại hình ảnh hưởng; mà nó còn trở thành một bộ

phận của thi pháp học so sánh; nó còn giúp chúng ta hiểu rõ về mọi hình thức tự sự,

nghệ thuật và phi nghệ thuật. Tìm hiểu về tự sự học sẽ cho chúng ta thấy được kĩ

thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, truyền thống văn hóa .... để từ đó

chúng ta nhìn nhận các vấn đề văn học sử, văn học lí luận một cách sâu sắc hơn.

Nhất là đối với nền văn học dân tộc Việt Nam, khi nghiên cứu văn học, đặc biệt là

các tác phẩm văn học dưới góc độ tự sự, nó lại càng chứng tỏ vai trò và ý nghĩa lớn

lao của tự sự học.

Như vậy, nghiên cứu tự sự học có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn. Nghiên

cứu tự sự học còn mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền

văn học. Nó cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà

văn, mà còn cho thấy cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó, cho thấy ưu điểm

và chỗ yếu của các truyền thống văn học, để từ đó, cho ta nhìn lại các vấn đề

văn học sử dân tộc một cách tỉnh táo và sâu sắc.

1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học

Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của

cấu trúc tự sự. Tác giả là người ghi lại lời kể chứ không phải một người kể. Người

trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Hành vi trần thuật tạo ra sản phẩm

là văn bản tự sự. Ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu. Lí thuyết tự sự

học hiện đại lần đầu tiên làm cho người trần thuật vô hình được chú ý phân tích.

Page 23: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

16

Lí thuyết tự sự đã chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật. Người trần

thuật càng cao thì càng xuất hiện sau và nhiệm vụ của nó là giới thiệu người trần

thuật bậc thấp. Phân biệt trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu tự sự để gia tăng khả

năng hư cấu cho tiểu thuyết. Tự sự càng phát triển thì siêu tự sự cũng càng phát

triển theo, xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau.

Lí thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút

gọn, tỉnh lược, cảnh, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục

của sự kiện giúp chỉ ra cơ chế nghệ thuật của tự sự đồng thời nêu ra vấn đề góc

nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật.

Lí thuyết tự sự học hiện đại đã nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và

các hình thức của nó làm cho tự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết;

nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết,

loại hình hóa cốt truyện.

Nghiên cứ tự sự học có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn.Tự sự học giúp

hiểu rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật. Nghiên cứu tự sự học mở

ra khả năng nghiên cứu truyền thống văn hóa trong mỗi nền văn học từ đó cho ta

nhìn lại các vấn đề văn học sử dân tộc một cách sâu sắc. Văn học Việt Nam ngày

càng nhiều những bài viết nghiên cứu dưới góc độ tự sự học đã chứng tỏ vai trò, ý

nghĩa lớn lao của tự sự học trong nghiên cứu văn học hiện nay.

1.2. Khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam

1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi

Trong kho tàng văn học nhân loại đã có những sáng tác dành cho một lớp đối

tượng riêng, đó là thiếu nhi. Tuy nhiên, về khái niệm “văn học thiếu nhi”, cho đến

nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất trong giới nghiên cứu. Ở Việt

Nam dù văn học thiếu nhi không sớm được nghiên cứu chuyên biệt như những loại

hình văn học khác nhưng cũng đã được các nhà nghiên cứu xác lập cho nó một chỗ

đứng nhất định với một khái niệm cụ thể.

Từ điển Thuật ngữ văn học, đã định nghĩa về “văn học thiếu nhi” như sau:

“Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập

Page 24: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

17

khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [25, tr.342]. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu

nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông

thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi.

Trong Bách khoa thƣ văn học thiếu nhi, quan niệm về văn học thiếu nhi

tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều

góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp

nhận. Cụ thể: “Mọi tác phẩm đƣợc nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi

dƣỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và

đôi khi cũng là ngƣời lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, đồ vật, một cái cây....

Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn

thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi các em đã

tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách và cách hành động của chính các em, hơn thế,

các em còn tìm đƣợc ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn

động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá trình hoàn thiện tính

cách của mình” [74, tr. 23].

Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung

tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người hay là thế giới tự

nhiên....nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với

vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện

đạo đức, tâm hồn cho trẻ.

1.2.2 Sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam

1.2.2.1 Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng Tám - 1945

Nhìn lại quá trình lịch sử văn học Việt Nam, có thể thấy văn học thiếu nhi

luôn đồng hành cùng với văn học dân tộc. Đây là một bộ phận văn học xuất hiện từ

rất sớm, từ những bài vè, bài đồng dao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Từ khi văn

học viết xuất hiện, Thánh Tông với Thánh Tông di thảo và Nguyễn Trãi với Gia

huấn ca đã có sự quan tâm đến các em thiếu nhi. Đến đầu thế kỉ XX, văn học thiếu

nhi có sự mở đầu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1917, Phan Bội Châu

viết truyện Chân tƣớng quân, Phạm Hồng Thái, Tản Đà.. đều là những tác giả có

đóng góp đối với văn học thiếu nhi giai đoạn này. Tiếp theo là sự thành công của

Page 25: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

18

Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu (1938), Tô Hoài với Dế Mèn phiêu lƣu kí

(1941)...

Trước Cách mạng, nhóm Tự lực Văn đoàn có sách dành cho thiếu nhi tên là

Sách hồng, Hoa mai, Tuổi xanh, Hai đứa trẻ …quan tâm phản ánh sinh hoạt của trẻ

em thành thị. Các tác phẩm như: Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám cƣới,

Bảy bông hoa lép (Nam Cao), Bữa no đòn (Nguyễn Công Hoan), Những ngày thơ

ấu (Nguyên Hồng). … lại hướng đến nỗi bất hạnh của trẻ em nghèo. Chú ý khai

thác số phận trẻ thơ với những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã

để lại trên trang viết những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và

gánh nặng về tâm hồn. Trong thời kì này đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của

Tô Hoài. Trong các tác phẩm như Đám cƣới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu

lƣu kí.... tác giả đã mượn hình thức đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển

tải những vấn đề mang tính xã hội. Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám năm

1945 chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của

giai đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà.

1.2.2.2 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, truyện viết cho thiếu nhi phát triển

toàn diện và phong phú hơn nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Có một bộ

phận chuyên về văn học thiếu nhi do Tô Hoài và Hồ Trúc đảm nhiệm. Thời kì

kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, dù bộn bề trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ

Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thiếu nhi và văn học thiếu nhi.

Trong Thƣ trung thu gửi các cháu nhi đồng Bác viết: “Các cháu phải yêu, yêu Tổ

quốc, yêu đồng bào, yêu lao động…”. Lời dạy ấy của Bác sau này đã trở thành đề

tài, chủ đề và nội dung của các tác phẩm văn học thiếu nhi. Nguyễn Huy Tưởng

viết: Tìm mẹ, Chiến sĩ calô, Hà Học Hợi học sinh gƣơng mẫu, Hai bàn tay chiến sĩ,

Điện Biên của chúng em... đều nói về những em bé mưu trí, dũng cảm giúp bộ đội

chiến đấu. Nguyễn Tuân viết: Chú Giao làng Sen, Nguyên Hồng viết: Dƣới chân

cầu mây. Tô Hoài viết: Hoa Sơn cũng đều đề cập đến những tấm gương dũng cảm

của các em, đến công sức của các em trong sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thời

kì này, nhà thơ Tố Hữu có làm nhiều bài thơ hay trong đó có Lƣợm là bài thơ nổi

Page 26: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

19

tiếng về lòng yêu nước dũng cảm.

1.2.2.3 Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964)

Chiến thắng thực dân Pháp, nhưng Việt Nam vẫn bị chia làm hai vùng miền.

Văn học thiếu nhi thời kì 1954- 1964 tiếp tục khai thác về đề tài kháng chiến chống

Pháp. Đội ngũ sáng tác truyện cho thiếu nhi có: Tô Hoài (Vừ A Dính), Bắc Thôn

(Hai làng Tà Pình và Động Hía), Đoàn Giỏi (Đất rừng Phƣơng Nam), Võ Quảng

(Cái Thăng), Xuân Sách (Đội du kích thiếu niên Đình Bảng), Bùi Hiển (Bên đồn

địch)… Nội dung truyện thiếu nhi thời kỳ này là ngợi ca những người anh hùng

nhỏ tuổi.

Vào những năm 60 của thế kỉ XX, ở miền Bắc bắt đầu công cuộc khôi phục

kinh tế và xây dựng cuộc sống mới. Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi tập

trung vào đề tài ngợi ca người lao động chân chính. Văn Trọng viết Bí mật ở miếu

Ba cô, Câu chuyện trên đầm Đông, Lê Khắc Hoan viết Mái trƣờng thân yêu nói về

các em nhỏ trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp. Bùi Minh Quốc viết Bé Ly,

Hải Hồ viết Chú bé sợ toán giáo dục các em quý trọng sức lao động, biết rèn luyện

mình trở thành người hữu ích trong tương lai. Cũng vào năm 1960, tác giả Nguyễn

Huy Tưởng đã có hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài truyền thống lịch sử, đó là Lá

cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung.

Về truyện khoa học viễn tưởng thời kì này chưa phát triển, về thơ ca có các

tên tuổi: Tố Hữu, Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Tửu, Trần Hoạt… Có thể nói truyện

ký thời kỳ này khá phát triển. Ở dạng tự truyện, Nguyễn Ngọc Kí viết Tôi đi học,

Quang Huy viết Hoa xuân tứ, nội dung nêu cao tinh thần vượt khó, nghị lực phi

thường của tuổi thơ. Ở dạng hồi ký, Phùng Thế Tài viết Lớn lên nhờ cách mạng nói

về những ngày tháng lớn lên cùng cách mạnh, Văn Biển viết Cô bê 20 kể về anh

Hồ Giáo trên nông trường nuôi bò ở Ba Vì. Viết về cuộc sống mới, con người mới

nhằm ngợi ca sự giàu đẹp của đất nước, tác giả Viết Linh có Ông than đá, Thế

Dũng có Thảm xanh trên ruộng, Hoàng Bình Trọng với Bí mật khu rừng, Phạm

Ngọc Toàn cùng Đỉnh núi nàng Ba. Đây là những tác phẩm văn học giáo dục các

em biết ham mê khoa học, biết quý trọng các nhà khoa học. Về đề tài chiến đấu,

Nguyễn Thi viết Mẹ vắng nhà, Lâm Phương viết Hồ Văn Mền, Võ Quảng viết Quê

Page 27: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

20

nội. Đề tài viết về truyền thống lịch sử, tác giả Hà Ân có Bên bờ Thiên Mạc, Trên

sông truyền hịch, Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng. Hai tác giả Lê Vân và Nguyên Bích

viết Sát thát…

Sinh hoạt Đội là một hoạt động quan trọng của các em thiếu nhi. Ở mảng đề

tài này, Tô Hoài có tác phẩm Hợp tác xã của chúng em, Phạm Hổ có Khăn đỏ đúc

cày, Đào Vũ có Danh dự chúng em, Văn Trọng có Bí mật ở miếu Ba cô. Có những

tác phẩm viết về học tập và sinh hoạt của các em trong nhà trường như: Chú bé sợ

toán (Hải Hồ), Năm thứ nhất (Minh Giang), Mái trƣờng thân yêu (Lê Khắc Hoan),

Con bƣớm trắng (Phạm Ngọc Toàn), Gánh xiếc lớp tôi (Viết Linh). Đây là những

tác phẩm miêu tả quá trình phấn đấu của các em trong học tập. Nhiều tác giả cũng

viết về đề tài này như Bùi Hiển (Quỳnh xóm cháy), Nguyễn Quỳnh (Cơn bão số 4),

Minh Giang (Xã viên mới), Nguyễn Kiên (Kể chuyện nông thôn). Có thể thấy từ sau

năm 1965, những tác phẩm văn xuôi giành cho các em phong phú đa dạng hơn.

1.2.2.4 Giai đoạn sau 1975 đến nay

Cuộc chiến tranh đã qua đi, nhưng kí ức về cuộc chiến vẫn còn đọng lại trên

trang viết của các tác giả. Xuất phát từ cảm xúc về thời bom đạn, Võ Quảng (Tảng

sáng), Nguyễn Quang Sáng (Dòng sông thơ ấu), Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội),

đây là những tác phẩm viết về kỉ niệm tuổi thơ thời kháng chiến chống Pháp. Cũng

về kí ức chiến tranh, với cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả Bùi Minh Quốc (Hồi

đó ở Sa Kì), Thanh Quốc (Cát chảy), Nguyễn Thị Như Trang (Hoa cỏ đắng), Lê

Phương Liên viết (Những tia nắng đầu tiên), Quang Huy viết (Ngôi nhà trống).

Bên cạnh đó, hướng đến tâm lý lứa tuổi của các em cũng được các tác giả chú ý,

Dương Thu Hương (Hành trình ngày thơ ấu), Duy Khán (Tuổi thơ im lặng), Vũ

Thư Hiên (Miền thơ ấu), Ma Văn Kháng (Côi cút giữa cảnh đời)…

Cuộc sống tuổi mới lớn khi đất nước thống nhất cũng được nhiều nhà văn

quan tâm. Tác giả Phạm Hổ (Tình thƣơng), Nguyễn Quang Thân (Chú bé có tài mở

khóa), Trần Nhật Minh (Trƣớc mùa mƣa bão). Để giúp các em hòa nhập với cuộc

sống hiện tại, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã viết Em gái, Quế Hương viết Kẻ thù,

Cao Xuân Sơn viết Chị, Đoàn Thị Lam Luyến viết Cánh cửa nhớ bà, Trần Thiên

Hương viết Ngày xƣa… Với tập truyện Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh đã đặc

Page 28: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

21

biệt thành công khi thu hút được sự quan tâm của các độc giả nhỏ tuổi.

Sau này, văn học thiếu nhi có giải thưởng Vì tƣơng lai. Đây là giải thưởng

trao tặng cho các tác giả sáng tác những tác phẩm hay, có giá trị dành cho các em.

Nhiều tác phẩm xuất sắc như: Tu hú gọi mùa (Trần Công Nghệ), Thánh Gióng và

bé Nê (Lưu Trọng Văn), Kỉ niệm về một dòng sông (Đoàn Lư), Nhành cọ non (Trần

Quốc Toản), Mùa hè thơ ấu (Nguyễn Thị Châu Giang), Bạn thành phố (Nguyễn Thị

Thanh Bình), Mảnh đời trôi nổi (Lâm Phương), Cò trắng vƣờn chim (Kim Hài),

Giếng vàng (Xuân Mai)… Tác giả Nguyễn Quang Thiều có những tác phẩm tiêu

biểu: Rùa trắng, Bầy chim chìa vôi, Bông hoa nƣớc, Ngƣời cha.

Những tên tuổi trong “làng văn” thiếu nhi thật sự có đóng góp to lớn, bằng

niềm đam mê sáng tạo họ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nhiều tác phẩm

hay sống bền bỉ với thời gian, được các em tìm đọc và yêu mến. Cho đến nay, nhìn

lại bộ phận văn học viết dành cho thiếu nhi ở Việt Nam không phải là không có hạn

chế. Song hạn chế đó là một tất yếu, là động lực giúp các tác giả chuyên tâm vào

đối tượng độc giả nhỏ tuổi sáng tác ngày càng hay hơn, sâu sắc hơn, thỏa mãn được

nhu cầu đọc của các em hơn.

1.2.3 Đặc điểm văn học thiếu nhi Việt Nam

Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp tâm lực của nhiều thế hệ nhà

văn, trong đó có cả những cây bút thiếu nhi nhỏ tuổi. Từ sự đa dạng của chủ thể

sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại

và phong cách nghệ thuật. Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành cùng văn học

thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết. Nói đến văn học dân gian là nói đến

sự phong phú của hệ thống thể loại tự sự và hệ thống thể loại trữ tình với những câu

chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười với những bài đồng

dao, những câu hát ru, những bài vè, câu đố.... Văn học viết chứng kiến sự góp mặt

của thơ trữ tình, truyện thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết và tự truyện

....Trong đó, truyện thơ với tư cách là những tác phẩm tự sự bằng thơ trở thành thể

loại mang tính trung gian, lưỡng hợp. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình là một lợi

thế của truyện thơ trong việc phản ánh hiện thực và biểu đạt xúc cảm. “Bằng những

hình thức kể có cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những

Page 29: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

22

sự kiện, những khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có

khả năng phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội” (Hà Minh Đức).

Phù Đổng Thiên Vƣơng của Huy Cận, Chuyện em bé cƣời ra đồng tiền của Tế

Hanh, Ông Trạng thả diều của Nguyễn Bùi Vợi, Chuyện chú Rùa biết bay của

Nguyễn Hoàng Sơn...là những tác phẩm phát huy tốt khả năng “cố kết” của thể

loại.

Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi càng

được mở rộng. Bên cạnh những đề tài truyền thống như đề tài lịch sử, kháng chiến,

đề tài về những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc....văn học

thiếu nhi tìm đến với những đề tài mới gắn với cuộc sống mới, con người mới. Các

nhà văn chú ý khai thác đề tài thiếu nhi trong nhiều mối quan hệ như: gia đình, nhà

trường, đất nước.... Những cảm xúc đầu đời của trẻ, những mặt trái của cuộc sống

mới cũng đi vào văn học thiếu nhi. Điều đó thể hiện rất rõ trong những sáng tác của

nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin

một vé đi tuổi thơ, Đào mộng mơ...... Ngay cả thơ – một thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ

chuyên chở những xúc cảm thi vị, bay bổng cũng trở thành nơi chất chứa những nỗi

buồn của trẻ thơ trước bi kịch gia đình và Tuổi thơ – cánh diều của Trần Hồng là

một ví dụ: “Cho em bay với ...diều ơi! Bố em bỏ mẹ em rồi ...còn đâu!/ Lớp chín,

càng chín nỗi đau/ Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng/ Nỗi thƣơng, nỗi nhớ

bồng bềnh...”

Đứng trước hệ thống đề tài trên, các tác giả tài năng của mình đã tạo ra sự

mới mẻ cho tác phẩm. Phong cách nghệ thuật người sáng tác góp phần làm nên sự

phong phú về sắc thái biểu đạt. Chúng ta dễ dàng nhận diện ra đâu là truyện của Võ

Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Cao Xuân Sơn; đâu là

truyện của Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Quế Hương.... Vì

vậy, dù văn học thiếu nhi có khai thác những vùng thẩm mỹ quen thuộc thì mỗi tác

phẩm vẫn có sức hút, có khả năng “mời gọi” của riêng mình.

Dù vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học

thiếu nhi Việt Nam cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác. Chức

năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu. Tô

Page 30: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

23

Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán

triệt vấn đề xây dựng đức tính con ngƣời. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị,

một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh

mẽ vào sự nghiệp nên ngƣời của bạn đọc ấy”. Tuy nhiên, các nhà văn không muốn

mình là người thuyết giáo, đua ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc

cho các em. Nghệ thuật giáo dục là điều được các tác giả quan tâm thực hiện

thường xuyên. Các tác giả, dù là trẻ em hay các nhà văn lớn tuổi, họ đều “nhìn con

ngƣời, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác

của trẻ con”. Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật

non trẻ, tinh khôi, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả

Quang Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tƣơi, ngộ

nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu những nụ cƣời. Các em không phải là

những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá

mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sƣợng và lột bỏ hết mọi say đắm,

hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”. Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác

giả đã sáng tạo ra những tác phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Dung

lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự

có mặt của yếu tố hài hước....đó là biểu hiện của sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận

của các nhà văn.

1.3 Hành trình sáng tác của Tô Hoài

1.3.1 Sơ lược tiểu sử

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Văn Sen. Ông sinh ngày 27/9/1920 (tức

ngày 16/8/19200). Quê nội của ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà

Tây (nay Hà Nội). Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài

Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bút danh của Tô Hoài gắn với hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức

quê hương ông. Ông còn có bút danh khác nữa là Mắt Biển, Mai Trang, Duy

Phương, Hồng Hoa.

Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công dệt lụa. Sau khi học

Page 31: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

24

hết bậc Tiểu học, sau đó ông vừa tự học vừa đi làm để kiếm sống. Trước khi cầm

bút viết văn, ông đã làm rất nhiều nghề, từ thợ thủ công, dạy học, bán hàng, kế toán

hiệu buôn... Có lẽ chính cuộc sống bươn chải trong nhiều ngành nghề khác nhau và

gần gũi với người lao động nên các trang viết của ông sau này mới ẩn chứa một

kho kiến thức phong phú, đa dạng và đậm chất thôn quê, dân dã như vậy.

Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, Tô Hoài đã tham gia phong trào mặt

trận Dân chủ khởi xướng ngay ở quê hương ông. Cũng thời gian đó, ông viết những

sáng tác đầu tiên. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia phong trào Nam tiến,

lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí

Cứu quốc. Sau đó, ông về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam (1951). Ngày hòa bình

lập lại, trong Đại hội nhà văn năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của

Hội. Từ năm 1958 - 1980, ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, rồi Phó tổng thư kí

hội nhà văn Việt Nam. Sau đó, từ năm 1966 - 1996 ông là Chủ tịch Hội nhà văn

Việt Nam. Ngoài ra, Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác từ tổ trưởng

tổ dân phố đến đại biểu Quốc hội.

Tô Hoài chuyên viết về văn xuôi, bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký (bút

ký, hồi ký, chân dung). Ông đã đóng góp cho nền văn học thiếu nhi nước nhà trên

180 tác phẩm. Những sáng tác của ông đều viết về các mảng đề tài sâu sắc như:

vùng quê ngoại thành Hà Nội - hiện tại và lịch sử, miền núi Tây Bắc, Việt Bắc

trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi,

chân dung và hồi ức.

Tô Hoài là nhà văn lớn của thiếu nhi, bằng những câu chuyện li kỳ, hấp dẫn,

ông luôn đem đến cho các em một niềm vui, một bài học, một lời căn dặn. Văn Tô

Hoài ấm áp, tươi trẻ. Thời gian không làm cho ông mệt mỏi mỗi khi sáng tác cho

các em. Đối với tuổi thơ, ông là người kể chuyện đầy hứng thú và sáng tạo.

Với những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực khoa học nghệ thuật, năm 1996 nhà văn

Tô Hoài đã vinh dự được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài

Tô Hoài đã có một quá trình viết bền bỉ, liên tục, không ngừng nghỉ, trên rất

Page 32: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

25

nhiều đề tài của Văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết cho thiếu nhi, viết dã sử, rồi

từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi lên miền núi, từ cách mạng đến đời

thường, trong chiến tranh rồi trở lại hòa bình, viết về đời sống rộng lớn của các

tầng lớp nhân dân rồi trải lòng với những hồi ức riêng tư của mình. Qua hành trình

lao động không mệt mỏi ấy, nhà văn đã tạo một chỗ đứng nhất định trong nền văn

học nước nhà. Hành trình sáng tác ấy cũng để lại một khối lượng đồ sộ với trên 160

đầu sách, được trải đều theo các chặng của lịch sử nước nhà và cuộc đời cầm bút

của nhà văn.

1.3.2.1 Trƣớc cách mạng tháng Tám

Thời kỳ Tô Hoài bước vào nghề văn cũng là lúc trào lưu lãng mạn đang

thịnh hành ở nước ta và ít nhiều ông cũng ảnh hưởng. Ban đầu ông cũng làm thơ

lãng mạn nhưng rồi ông sớm nhận ra đó không phải là lĩnh vực ông có duyên. Điều

mà Tô Hoài tâm niệm là cuộc sống dung dị xung quanh mình - cuộc sống lam lũ,

hiện thực như chính đời nhà văn: “Đời sống xung quanh tôi, tƣ tƣởng và hoàn cảnh

của chính tôi đã vào cả những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là

viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng, quanh mình”. Chính vì quan niệm

như vậy nên từ những tác phẩm đầu tay Tô Hoài đã cho thấy xu hướng “tả chân”,

và cùng với Nam Cao ông đã trở thành một dấu ấn đặc trưng của văn học hiện thực

Việt Nam những năm đầu cách mạng.

Tô Hoài bắt đầu viết văn với những sáng tác đăng trên báo Hà Nội tuần văn

Chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy, với những sáng tác như: Nƣớc lên, Bụi ô tô, Một

đêm sáng giăng suông, Bệnh già, Trê cóc, Ông Trạng Chuối, Con gà mái

ri....những sáng tác đó bước đầu đem đến cho nhà văn khoản thù lao để sau đó ông

chuyển hẳn sang nghề viết văn; đồng thời nó cũng chứng tỏ sở trường cuả ông khi

viết về nỗi cực khổ của người dân và niềm thích thú của những trẻ thơ trong các

truyện thiếu nhi.

Rời Hà Nội tân văn, Tô Hoài bắt đầu viết cho báo Tân Dân. Với đề tài dành

cho đối tượng thiếu nhi. Tô Hoài đã viết Con dế mèn rồi sau đó là Dế Mèn phiêu

lƣu ký (1941). Tác phẩm viết cho thiếu nhi nhưng đã gây được ấn tượng mạnh đối

với nhiều đối tượng độc giả và được tái bản nhiều lần cho đến ngày nay. Từ sau tác

Page 33: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

26

phẩm đó, Tô Hoài viết đều, viết khỏe, viết thành nếp. Và ông đã tự thổ lộ: “tôi vào nghề

văn có trong ngoài ba năm trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 mà tôi viết nhƣ chạy thi

đƣợc năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi nhƣ Dế Mèn

thì mấy chục truyện....”.

Tổng kết thành quả lao động trước cách mạng tháng Tám của một nhà văn

có tuổi đời trên hai mươi và tuổi nghề chưa được 5 năm, ta khẳng định đó là một

thành công lớn lao và hiếm nhà văn nào có được, và chính xác đó là một cuộc

“chạy thi”. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu của ông với hai đề tài là viết về

thiếu nhi và người dân quê. Viết cho thiếu nhi có: Dế Mèn phiêu lƣu ký, O chuột,

Trê và Cóc, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cƣới chuột, Chuột thành phố.... Trong những tác

phẩm viết về thế giới loài vật, nhà văn đã đưa vào mạch ngầm truyện với những

khát vọng tuổi trẻ, trải nghiệm của cái tuổi bồng bột, sôi nổi, và thế giới đại đồng

hòa thuận của con người. Trong đó nổi bật nhất là Dế Mèn phiêu lƣu ký - một thiên

đồng thoại xuất sắc thể hiện được khát vọng chính đáng của người lao động, mơ

ước một cuộc sống hòa bình yên vui. Viết về cảnh và người lao động vùng quê có:

Nhà nghèo, Nƣớc lên, Giăng thề, Quê ngƣời, Đêm mƣa, Xóm giềng.... Tác giả lấy

bối cảnh và con người một vùng ven đô là quê ngoại để miêu tả cảnh vật, kể

chuyện đời người thân của tác giả. Vùng quê ấy có sư thâm nhập của sự sống thành

thị nhưng còn xa cách và biệt lập với thành thị. Tô Hoài đã để lại dấu ấn phong tục

trong những tác phẩm của mình, và đằng sau cái bề mặt phong tục ấy là một dòng

sông luôn tuôn chảy ở phía sâu - nó là sự phôi pha, sự tàn lụi của những số phận,

những kiếp người.

Như vậy, chúng ta có thể thấy trước năm 1945, ngòi bút của Tô Hoài đã cùng

lúc viết về hai đối tượng. Một là cuộc sống xung quanh mình, cuộc sống của một

vùng quê đang ngấm dần và mở rộng sự bần hàn, túng bấn.... Hai là sự theo đuổi

thế giới riêng của trẻ thơ, của những loài vật với những ước mơ, tưởng tượng, khát

khao.... Tuy viết về hai mảng đề tài khác nhau nhưng thực ra nó cùng thống nhất,

hội tụ vào nhau trong một thế giới nghệ thuật chung mang cảm quan, đặc điểm của

nghệ thuật Tô Hoài - một kiểu khám phá hiện thực riêng.

1.3.2.2 Sau cách mạng tháng Tám

Page 34: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

27

Cách mạng tháng Tám là một bước chuyển có ảnh hưởng rất nhiều đến

không chỉ kinh tế - chính trị; văn hóa xã hội mà nó còn có ảnh hưởng trực tiếp đến

tư tưởng và sáng tác của người nghệ sĩ. Tô Hoài cũng nằm trong sự chuyển biến đó

khi ông sớm bắt nhịp với sự thay đổi để bám sát và những vấn đề mới của đời sống

và viết. Đây là quãng thời gian mà nhà văn Tô Hoài đã viết dồi dào, sung sức và đạt

được nhiều thành công hơn bao giờ hết.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta lại tiếp tục cuộc kháng

chiến chống thực dân pháp. Nhà văn Tô Hoài đã đi vào đời sống, sinh hoạt của

những người dân tộc thuộc phía Tây Bắc của tổ quốc. Tại đây, Tô Hoài tập trung

viết về sự đổi thay cuộc sống, con người và đặc biệt về mặt tư tưởng của con người

nơi đây kể từ khi có cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài phải kể đến

trong giai đoạn này là: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Cứu đất cứu mƣờng...

Hòa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc và sau đó là những năm tháng chiến

đấu chống đế quốc Mỹ, và cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc. Tô Hoài

lúc này tiếp tục hướng ngòi bút của mình để viết về những con người vùng miền

núi (Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn sa...),

viết về cuộc sống nơi phố phường Hà Nội (Mƣời năm, Ngƣời ven thành, Những

ngõ phố ngƣời đƣờng phố, Quê nhà....). Viết về đề tài người Hà Nội thời kỳ này,

nhà văn trải rộng, đào sâu vào thế giới bên trong và thế giới bên ngoài để thấy được

Hà Nội trong ba chiều: quá khứ - hiện tại - tương lai. Viết về đề tài vùng cao, Tô

Hoài cho chúng ta thấy không chỉ bức tranh rộng lớn của miền núi trong buổi đầu

xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông còn xây dựng thành công bức tranh về vẻ đẹp

toàn diện, hình ảnh những con người cách mạng miền núi; con người xây dựng xã

hội chủ nghĩa. Tất cả đều được đặt trong sự thay đổi giữa hai chế độ.

Gặt hái nhiều thành công trên các mảng đề tài trên, nhà văn Tô Hoài vẫn

không quên sáng tác cho thiếu nhi. Với đủ các thể loại từ truyện, kịch, kịch phim,

hoạt họa, đồng thoại... Một số tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Chiến sĩ Hà Nội,

Chiếc xe bí mật, Con gà lơ đờ, Chim hải âu, Vừ A Dính, Đàn chim gáy, Kim Đồng,

Đảo Hoang, Chiếc nỏ thần...

Page 35: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

28

1.3.2.3 Thời kỳ đổi mới

Bước sang thời kỳ đổi mới, không chỉ có sự đổi mới về các mặt kinh tế,

chính trị, văn hóa - xã hội, văn học nghệ thuật cũng có sự đổi thay. Để cho phù hợp

với yêu cầu của thời đại nhà văn Tô Hoài đã ghi chép lại những sự đổi thay trên cơ

sở quan sát, khám phá, những trải nghiệm, suy ngẫn được từ cuộc sống xung quanh

mình đã giúp nhà văn cho ra đời những bút kí và tiểu thuyết như: Cát bụi chân ai

(1992), Chuyện cũ Hà Nội I, II (1998, 2000), Chiều chiều (1999), Ba ngƣời khác

(2006)..... Mỗi trang viết của Tô Hoài trong thời gian này đã khiến bạn đọc đi từ

ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cũng có khi khiến cho người đọc phải lặng im

để suy nghĩ.

Tô Hoài là nhà văn cần mẫn, bền bỉ, dẻo dai với thái độ không ngừng học

tập, tích lũy, tự vượt mình để sáng tạo. Tô Hoài đã tạo dựng một chỗ vững chãi trên

nền văn học dân tộc.

1.3.3 Truyện thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Nhà văn

Tô Hoài viết nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, cho nhiều lứa tuổi thiếu nhi. Và điều

quan trọng là nhà văn Tô Hoài có nhiều tác phẩm hay và được các em ưa thích và

còn làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm của các em với những ấn tượng sâu sắc.

Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, không kể Dế mèn phiêu lƣu ký là thiên đồng

thoại sâu sắc, các truyện khác của Tô Hoài như: Võ sĩ bọ ngựa, Đám cƣới chuột lại

là những tác phẩm hay, gợi được một thứ không khí riêng, một ám ảnh không dứt

về nỗi buồn của kiếp người trong xã hội đương thời. Sau cách mạng tháng Tám

truyện viết về thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài vẫn được tiếp tục ra đời một cách điều

đặn, trong đó ngoài Đảo Hoang (1976) là viết tương đối dài, còn các truyện khác

phần lớn đã được tập hợp và in trong tuyển tập Con mèo lƣời (1964).

Điều đáng chú ý đầu tiên là việc tác giả đã nắm được yêu cầu giáo dục của

mỗi lứa tuổi:

Với lứa tuổi mƣời năm là lứa tuổi sắp bước vào đời, nhà văn Tô Hoài đã đặc

biệt chú ý đến yêu cầu giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng như Vừ A Dính,

Page 36: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

29

Kim Đồng là những sáng tác thích hợp với yêu cầu giáo dục của lứa tuổi này. Tác

giả Tô Hoài không lý thuyết khô khan mà chú ý xây dựng những hình ảnh cụ thể về

những tấm gương thiếu nhi anh dũng có thực trong lịch sử: nhân vật Kim Đồng là

một thiếu nhi người Nùng, lớn lên giữa những năm khi mà Cao Bằng - Bắc Kạn -

Lạng Sơn đang sôi sục chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Em được các cán bộ trực tiếp dìu

dắt nên sớm giác ngộ cách mạng và trở thành đội viên thứ nhất của đội thiếu niên

nhi đồng cứu quốc đầu tiên của nước ta thành lập ở thôn Na Mạ, huyện Hà Quảng,

tỉnh Cao Bằng. Còn Vừ A Dính là một thiếu nhi anh dũng trong kháng chiến. Ở em

nổi bật lên lòng thiết tha gắn bó với cách mạng, mới hơn 10 tuổi nhưng em đã kiên

quyết xin theo đội võ trang để đánh Tây. Trong khi dựng lại hình ảnh những anh

hùng thiếu nhi trong lịch sử tác giả đã không sa vào trình bày tiểu sử hoặc kê khai

thành tích đơn thuần, mà đã chú ý xây dựng hình tượng khiến cho các nhân vật như

sống lại và rất gần giũ với chúng ta.

Nếu truyện Kim Đồng và Vừ A Dính trực tiếp xây dựng hình tượng của hai

nhân vật anh hùng thiếu nhi có thực trong lịch sử để nói lên những đóng góp của

thiếu nhi trong cách mạng và kháng chiến thì trong truyện Hai ông cháu và đàn

trâu tác giả đã miêu tả hình ảnh của một thế hệ thiếu nhi mới trong cách mạng xã

hội chủ nghĩa. Tác giả chọn những thiếu nhi bình thường trong phong trào hợp tác

hóa để làm nổi bật ý thức làm chủ đất nước, ý thức gắn bó với hợp tác xã và những

đức tính tốt của thiếu nhi ngày nay. Qua tình thương yêu trâu, bảo vệ trâu hợp hợp

tác xã của em Ngọ, ta thấy tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó với cuộc sống,

tinh thần làm chủ tập thể đã sớm trở thành phẩm chất gắn bó với thế hệ trẻ.

Với những lứa tuổi nhỏ, tác giả lại sử dụng những mẩu chuyện với những lời

văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể và nhất là với hình

ảnh những con vật quen thuộc để khơi gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản

nhưng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn đề dặt ra trong sinh hoạt hằng

ngày của các em. Trong truyện Con mèo lƣời, tác giả đã dựng lên cảnh nhộn nhịp

của những chú vật đang náo nức chuẩn bị đi vỡ nương. Thông qua đó, tác giả phê

phán nhẹ nhàng một chú mèo lười. Chú ta đã từng phát biểu một cách thật thà và

không có một chút ngượng ngùng: “Chẳng may tớ phải sinh làm giống mèo mũi

Page 37: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

30

đỏ, tớ không biết bắt chuột, tớ chỉ biết ăn vụng”. Bao giờ chú cũng biện đủ lí lẽ để

bào chữa cho tính lười của mình. Hơn nữa chú lại còn “âm mƣu” lôi kéo các bạn bè

còn ngây thơ, các chú ỉn thật thà cũng lười như mình. Nhưng nhờ có tính thương

yêu, đoàn kết của tập thể, nên chú mèo đã tự giác nhận và sửa dần khuyết điểm của

mình. Quá trình sửa chữa khuyết điểm của chú mèo phát triển một cách tự nhiên.

Một đóng góp đáng kể trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài trong Những mẩu

truyện nhỏ. Đó là những mẩu chuyện xinh xắn mà sâu sắc, nhằm ca ngợi xã hội

mới như trong: Con chim gáy, Cá đi ăn thề, Ò ó o...., ca ngợi tinh thần cảnh giác

của các em miền núi trong Làng trên vùng cao; khuyến khích các em có lòng tin

vào việc sửa chữa khuyết điểm của mình như Con le nghiện; mở rộng tri thức cho

các em như trong Ếch cu - bẹ.... Có thể nói, một số mẩu chuyện trong mục này

ngay cả người lớn khi đọc cũng thích thú. Vì có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nội

dung sâu sắc và hình thức ngộ nghĩnh nhẹ nhàng.

Nhìn chung Tô Hoài đã nắm được đặc điểm tâm sinh lí của thiếu nhi ở các

lứa tuổi khác nhau và thể hiện điều đó trong tác phẩm của mình. Ở lứa tuổi trƣởng

thành, các em có khả năng mở rộng tầm suy nghĩ, muốn tỏ ra có bản lĩnh độc lập

trong đời sống; những vấn đề lớn của xã hội đã dần dần mở ra trước mắt của các

em, do đó tác phẩm phải là phương tiện giáo dục lí tưởng cho các em. Tô Hoài đã

thông qua những gương chiến đấu dũng cảm để nói với các em về lí tưởng, về đạo

đức cách mạng. Tô Hoài đã khơi dậy đúng lòng mong ước có một cuộc sống anh

hùng ở các em. Còn các em nhỏ, do chưa có khả năng nhìn được bản chất của sự

việc, thường nhìn sự vật qua các biểu hiện bên ngoài, suy nghĩ của các em cũng

chưa thoát ra khỏi môi trường quen thuộc chung quanh, cho nên khi sáng tác, nhà

văn đã thông qua những chi tiết cụ thể, dễ hiểu để giáo dục các em. Thế giới quen

thuộc của các em bao giờ cũng là cây cỏ, hoa lá, chim muông. Mỗi thứ qua cách

nhìn của các em đều có một tâm hồn, đều có thể san sẻ mọi nỗi vui buồn. Trong

nhiều truyện ngắn thiếu nhi, Tô Hoài đã dựng lên rất thành công thế giới quen

thuộc này, với mục đích nhằm mở rộng tri thức và làm phong phú trí tưởng tượng

của các em. Đó là thế giới của những chú chích Bông, chú mèo, chị ỉn, ánh sáo

sậu... mỗi “ngƣời” một vẻ, ngộ nghĩnh và quen thuộc biết mấy (chỉ tiếc rằng Tô

Page 38: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

31

Hoài có sở trường về miêu tả “chim muông” nhưng lại ít chú ý đến miêu tả “hoa

cỏ”). Nắm được yêu cầu giáo dục của từng lứa tuổi và chọn được hình thức miêu tả

thích hợp với đặc điểm tâm sinh lí của mỗi lứa tuổi, đó chính là một ưu điểm lớn

của Tô Hoài.

Bút pháp miêu tả của Tô Hoài thường sinh động, không có sự đơn giản hay

lặp lại ở đây. Chẳng hạn khi viết về đề tài lịch sử cách mạng, kháng chiến trong

truyện Vừ A Dính và Kim Đồng Tô Hoài nhằm giáo dục truyền thống cách mạng

cho các em. Cả hai nhân vật ấy đều có lòng yêu nước nồng nàn, có tình cảm gắn bó

với cách mạng, có đức tính hiếu học, chăm làm và yêu mẹ, nhưng hình ảnh của mỗi

em lại tác động đến bạn đọc nhỏ tuổi một cách riêng. Với Vừ A Dính, tác giả không

trực tiếp miêu tả cuộc đời mà thông qua hồi ức của những người đương thời, có

điều kiện gần gũi với Vừ A Dính để nêu lên phẩm chất anh hùng ở em. Đó là tinh

thần bất khuất và lòng trung thành với cách mạng. A Dính được nhà văn xây dựng

ở một con người nhưng lại có đến hai tính cách khác nhau. Lúc ở nhà với gia đình,

em thường hay nũng nịu với mẹ: “khổ thế nào thì khổ, cũng chịu đƣợc, chỉ có nhớ

mẹ, nhớ em thì không chịu đƣợc”. Và cứ thế mỗi lần nhớ mẹ, em lại khóc, và khi

nghe tin mẹ bị giặc bắt, em khóc đến nỗi các anh chị trong đội vũ trang dỗ mấy

cũng không nín. Nhưng trước mắt địch, em lại tỏ ra có một khí phách kiên cường.

Một lần đi liên lạc, em bị địch bắt và bị chúng tra tấn dã man, khiến cho mặt sưng

vù và gãy một chân nhưng em vẫn không hề khuất phục: “ Tôi đây.... A Dính đây

.... Tôi không phản bội đâu....chết thì thôi... Cái túi của tôi cất trong rừng, bảo các

anh lấy về, đừng để lâu nó ƣớt mất. A Dính cứ nhắn ngƣời làng, rất tự nhiên, không

để ý gì đến lính gác” Hình ảnh Vừ A Dính ở đây được miêu tả thông qua các hồi

ức, nhưng các chi tiết đã được chọn lọc để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của

nhân vật. Cái chết của A Dính về sau cũng được miêu tả rất đạt. Khi biết mình thế

nào cũng chết, em đã tranh thủ lừa địch một vố thật đau, bắt chúng cáng em đi hết

núi này sang núi nọ để tìm du kích. Khi biết mình bị mắc mưu của Vừ A Dính,

chúng tức giận và treo A Dính lên cành đào và bắn chết em. Em đã chết nhưng

trước mặt quân thù, em vẫn là người chiến thắng. Chính cái chết của người anh

hùng nhỏ tuổi đã cảm hóa được mười ngụy binh bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân

Page 39: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

32

dân. Với Kim Đồng, tác giả lại nhấn mạnh mặt hành động của nhân vật. Tác giả

trực tiếp đặt Kim Đồng vào sự hoạt động chung của đội thiếu nhi như đi canh gác,

học văn hóa, lấy củi...để làm nổi bật nên tinh thần tập thể và tính tổ chức rất cao

của các em. Chính những đoạn em đi liên lạc, gặp địch, phải đương đầu với địch

cho ta thấy rõ tính cách của em: đồng cảm, nhanh nhẹn, mưu trí. Đoạn miêu tả cái

chết anh dũng của Kim Đồng sau đây là một đoạn sử dụng linh hoạt do nhấn mạnh

mặt hành động cho nên rất có giá trị tạo hình:“Im lặng. Kim Đồng vứt qua bãi cát

trƣớc mắt. Bóng sƣơng, bóng ngƣời. Im lặng.Một tiếng quát từ giữa dòng sông xót

lên: Đứng lại! Trên bãi ruộng trống, Kim Đồng vẫn thoăn thoắt chạy. Đoàng!

Tiếng súng nổ xé dài vào tận trong núi. Bóng Kim Đồng chìm vào bóng sƣơng”.

Có thể nói Kim Đồng, Vừ A Dính là hai hình ảnh tiêu biểu cho lòng yêu

nước nồng nàn của thiếu nhi Việt Nam trong cách mạng. Tô Hoài đã cố gắng thể

hiện một số khía cạnh trong phẩm chất anh hùng của các em. Cái chết của hai em ở

cuối mỗi truyện cũng được Tô Hoài miêu tả với khá nhiều xúc động, không gây bi

thảm, mà trái lại còn có khả năng gợi lên cho các em suy nghĩ về trách nhiệm của

mình là mỗi người cần phải làm gì để cho xứng đáng với biết bao sự hy sinh của

những người đi trước.

Trong loại đề tài ca ngợi cuộc sống mới ngày nay, Tô Hoài đã dùng nhiều

hình thức phong phú, linh hoạt. Đặc biệt là hình thức đồng thoại được tác giả sử

dụng thành công hơn cả.

Trong khi tiến hành mô tả, tác giả đã kết kết hợp được một cách khá uyển

chuyển những đặc điểm sinh lí của động vật với đặc điểm của người. Lời kể của

một chú bê mới nhú sừng sau đây, chẳng khắc gì lời kể nũng nịu của một chú bé -

cô bé hay vòi vĩnh mẹ mà không được: “Không hiểu sao, từ hôm qua em đeo cái

gạc thì mẹ sợ lắm. Em cứ nghiêng đầu đòi bú thì mẹ em lại chạy thật xa”. Người

viết đồng thoại phải giàu óc tưởng tượng. Nhân tố tưởng tượng trong truyện Tô

Hoài rất phong phú và chắc chắn trên cơ sở hiện thực. Câu chuyện chú chích bông

lạc đường hoặc câu chuyện đàn rô con ngây thơ, mắt tròn xoe kinh ngạc nhìn đàn

cá ngão vượt đê sông Hồng (chúng vượt đâu được, chính luồng nước của trạm bơm

điện hút chúng qua đấy chứ) chứng tỏ sức tưởng tượng phong phú của Tô Hoài,

Page 40: NGHỆ THUẬT TỰ SỰrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33891/1/02050004712(1).pdf · 2.2.1 Khái niệm về nhân vật ... 1.2 Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là

33

cũng thông qua những mẩu chuyện bình thường đó giúp tác giả diễn tả được một

cách rất hồn nhiên, sâu sắc vẻ đẹp của chế độ, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội như: Cá đi ăn thề, Ò ó o, Con chim cu gáy... Có thể nói, do tác giả am hiểu

đời sống hiện thực, nắm được tâm lí các em, lại giàu tưởng tượng nên mới viết

được những mẩu chuyện bình thường nhưng lí thú và chứa đựng một nội dung đầy

màu sắc như vậy.

Đặc điểm nổi bật của Tô Hoài trong sáng tác truyện thiếu nhi là khả năng

quan sát, nhất là ở khả năng quan sát về loài vật bao giờ cũng sắc sảo. Đó là cảnh

những chú trâu chệu chạo nhai cỏ trong chuồng.... bao giờ cũng đem cho ta những

cảm giác tươi mát, thú vị, vì nó rất thực, không thể có được điều đó nếu như nhà

văn không có một sự quan sát tinh vi.

Tiểu kết:

Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế mở ra nhiều triển vọng trong lí

luận văn học và nó ngày càng có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Tìm hiểu về nó sẽ

cho chúng ta thấy kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn và truyền

thống văn hóa và từ đó nhìn nhận các vấn đề văn học sử một cách sâu sắc hơn.

Văn học thiếu nhi luôn đồng hành cùng với văn học dân tộc. Đây là một bộ phận

văn học xuất hiện từ rất sớm, từ những bài vè, bài đồng dao, truyện cổ tích,

truyện ngụ ngôn. Trải qua các thời kì phát triển cùng với lịch sử, bộ phận này đã

có những đóng góp tích cực với nhiều các thế hệ nhà văn khác nhau đã đem lại

những tác phẩm giúp cho bạn đọc thiếu nhi không chỉ được mở mang kiến thức

mà còn là một thế giới để bạn đọc thiếu nhi thỏa sức vui chơi cùng với những

câu chữ, nhân vật và hành động. Tô Hoài là một nhà văn có nhiều đóng góp cho

nền văn học nước nhà, nhất là ở thể loại truyện viết cho thiếu nhi.