45
NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn. Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình.

NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞdulieu.tailieuhoctap.vn/books/ky-nang-mem/ky-nang-giao-tiep/file... · đủ tự tin để trở thành người ... thái

Embed Size (px)

Citation preview

NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI

CÔNG SỞ

“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc

Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng

nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc, liên

tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn.

Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được

thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc

làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như

vậy với đồng nghiệp của mình.

Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc

và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau:

Khi bạn là người đố kỵ:

- Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình

hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo

những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách Bí mật

đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi

thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa

đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người

có khả năng”.

- Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói

chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào

để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút”

cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp

mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì.

- Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt

được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì

người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình

sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi.

Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ:

- Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua

mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các

chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với

những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài

giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự

may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại

lợi ích gì cho bạn.

- Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như

vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức

mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy

nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn

cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng

tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho

rằng bạn thật giả tạo.

- Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời

nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế

sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một

cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí

còn hơn thế nữa.

“Nghệ thuật” báo tin xấu cho sếp

Hãy kể lại chân thực toàn bộ câu chuyện, bằng một thái độ khách quan, và đừng

quên đưa ra giải pháp.

Ảnh minh họa.

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, hầu như chẳng ai muốn mình sẽ là người

đem tới tin xấu cho người khác. Bởi vậy, khi xảy ra một vấn đề không may nào đó

trong công việc và bạn là người phải báo tin cho sếp, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lúng

túng.

Dưới đây là một số bước mà các chuyên gia gợi ý để bạn báo tin xấu cho sếp theo

cách… ít xấu nhất có thể:

1. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Nếu bạn chỉ định kể vắn tắt một vài ý chính của sự việc xấu cho sếp, thì đó không hề

là một ý tưởng tốt. Trước khi tới gặp sếp, bạn hãy cần đánh giá về nguồn tin. Liệu

thông tin này có đến từ một nguồn đáng tin cậy? Nếu bạn báo cho sếp một tin xấu mà

thông tin đó chưa hề được kiểm chứng, thì rắc rối có thể phát sinh. Hãy làm một cuộc

điều tra nhanh chóng trước khi báo tin cho sếp để có thể đưa ra một bối cảnh cụ thể và

thông tin chính xác. Từ đó, sếp mới có thể quyết định chuẩn xác nên xử lý vấn đề như

thế nào.

Việc biết chi tiết của sự việc sẽ giúp sếp hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình

huống, cho phép đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Ngoài ra, việc cung cấp thông

tin đầy đủ, chi tiết, chính xác cũng cho thấy bạn là một nhân viên trưởng thành, chín

chắn, thay vì một người cơ hội thích “kiếm câu chuyện làm quà”.

2. Giữ thái độ khách quan khi báo tin

Việc bạn đứng về một bên nào đó hoặc đưa ra những lời phàn nàn, chỉ trích sẽ không

giúp giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bạn chỉ chứng tỏ mình là một người tiêu cực và

có ý đồ riêng của bản thân, mà đây chắc chắn là điều mà bạn không hề muốn.

Việc bạn nhằm vào người gây ra sự cố là không cần thiết để giải quyết vấn đề trước

mắt, và nếu cần, thì việc đó nên để tới sau khi đã tìm ra giải pháp cho sự việc. Tránh

chỉ trích là cách tốt nhất để bạn không bị xem là nhân cơ hội người khác mắc lỗi để

“tôn” bạn lên. Ngoài ra, thái độ đúng mực cũng giúp bảo vệ mối quan hệ của bạn với

các biên liên quan, bao gồm cả người phạm lỗi.

3. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề

Sẽ không giải quyết được việc gì nếu bạn chỉ báo tin xấu cho sếp và dừng ở đó. Các

giải pháp để giải quyết vấn đề mới là cần thiết. Để chắc là bạn không trở thành người

“giơ đầu chịu báng” khi sếp nổi giận trước tin xấu, hãy mang tới một vài giải pháp.

Hãy cân nhắc các lựa chọn trên cơ sở thời gian và chi phí rồi trình bày với sếp sau khi

báo tin.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu đòi hỏi nhiều hơn một

vài lệnh tìm kiếm trên Google. Không giải pháp nào có thể được thực thi nếu thiếu sự

nỗ lực. bởi vậy, đừng quên đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của từng

giải pháp. Với cách này, bạn sẽ được sếp nhìn nhận như một nhân viên chủ động và có

đầu óc chiến lược.

Báo tin xấu chưa bao giờ là việc dễ, nhưng thông báo một tình huống tiêu cực theo

một lối tích cực sẽ có lợi cho cả bạn và cả công ty.

Lần tới, khi có tin xấu, chẳng hạn bộ phận kế toán gửi nhầm bảng lương của tất cả mọi

người cho toàn bộ nhân viên, trong khi chính sách của công ty là bí mật tiên lương, thì

bạn cũng không nên hoảng hốt. Hãy nắm bắt toàn bộ câu chuyện, giữ thái độ khách

quan khi kể cho sếp, và đừng quên đưa ra giải pháp.

“Tuyệt chiêu” tránh bị đồng nghiệp lấn át

(Dân trí) - Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn

phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể

hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp

đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định.

Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Để hoàn thành công việc, bạn

phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Và một trong những trở ngại lớn nhất và khó nhất

có thể đến từ chính đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, họ lấn át cuộc nói chuyện, trong

cuộc họp, các dự án và làm ảnh hưởng tới năng suất của cả phòng.

Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong cuộc

họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối phó với

những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng

nhất định.

Dưới đây là những điều bạn có thể làm để tránh bị đồng nghiệp lấn át, làm ảnh hưởng

tới công việc của mình:

Tận dụng sự hài hước

Sự hài hước là vũ khí chiến lược giúp bạn chinh phục tìm cảm của mọi người cũng

như hạn chế sự lấn tới của đồng nghiệp. Trong cuộc họp, nếu đồng nghiệp lấn át “một

mình một sân”, nói nhiều và to đến mức bạn cũng không thể bày tỏ quan điểm của

mình, bạn có thể thêm một nhận xét hài hước hay kể chuyện vui vào giữa câu chuyện

của đồng nghiệp kia. Sau đó, lấy lại sự kiểm soát trong cuộc thảo luận và chuyển sang

nói chuyện với những người khác trong nhóm.

Nói chuyện riêng với đồng nghiệp lấn át

Đồng nghiệp lấn át đã hành động thiếu chuyên nghiệp khi không cho mọi người thể

hiện ý kiến của mình. Cần có người “chỉnh đốn” họ để tình huống sớm được giải

quyết. Hãy gọi đồng nghiệp kia ra ngoài và giải thích cách họ thể hiện không chỉ là

hành động bất lịch sự, làm ảnh hưởng tới mọi người mà còn tổn tại tới mục tiêu chung

của cả nhóm/ phòng. Một cuộc trao đổi nhanh gọn, khéo léo nhưng nghiêm túc sẽ giúp

anh/ cô ấy nhận ra và khắc phục sai lầm của mình.

Áp dụng phương pháp nói luân phiên

Thay vì để mọi người nói chuyện một cách tự do, cả phòng nên đặt ra quy định về thời

gian nêu ý kiến trong cuộc họp, 1 – 5 phút chẳng hạn, và ai cũng phải nêu quan điểm

của mình. Như vậy, đồng nghiệp lấn át sẽ không có cơ hội để “làm chủ” cuộc thảo

luận và tỏ ra vượt trội hơn những người khác.

Lên kế hoạch “lấn át” lại

Nếu bạn sắp có một cuộc họp với nhân viên nổi tiếng với phong cách hay “ra oai”,

hãy lên kế hoạch đối phó trước với anh/ cô ấy. Bạn có thể chọn chỗ ngồi ở phía trước,

chuẩn bị một vài lời để ngắt lời những câu chuyện dài dòng của anh/ cô ấy. Chẳng

bạn, nếu người đó “lạc đề”, nói những chuyện không liên quan, hãy nói đơn giản rằng

“Mục đích ngày hôm nay không phải để bàn về những vấn đề đó” và sau đó tiếp tục

chủ đề của cuộc họp.

Kêu gọi sự tham gia của tập thể

Nếu có người chiếm quyền độc thoại trong cuộc họp, bạn nên chủ động kêu gọi những

người khác tham gia tích cực hơn. Việc này không chỉ làm hạn chế sự lấn át của đồng

nghiệp xấu mà còn cho những người trầm lắng hơn thể hiện quan điểm của mình.

3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc

Ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể bị đồng nghiệp, sếp, người ở

phòng ban khác ganh ghét. Người đó cố gắng khiến bạn bị sa thải, bị mọi người

xa lánh hoặc đơn giản là làm cho bạn tức giận, nghi ngờ bản thân.

Dù đó là ai và gây ra việc gì, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe, công

việc và những mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng giải quyết dứt

điểm tình huống để ổn định lại cuộc sống và sự nghiệp.

Dưới đây là 3 sự lựa chọn bạn có thể áp dụng khi trở thành mục tiêu của những “kẻ

ghen ăn tức ở” trong công việc:

Lựa chọn 1: Phớt lờ tình huống

Bạn có thể phớt lờ tình huống, đặc biệt khi người ghét bạn không làm việc trực tiếp,

tương tác với bạn thường xuyên và không phải lúc nào cũng cố gắng để khiến bạn gặp

rắc rối. Vấn đề vẫn chưa có gì nghiêm trọng khi đối phương chỉ thoáng lườm bạn hay

tỏ vẻ lạnh lùng trong cuộc họp. Đôi khi, bạn cũng cần “chai lỳ” một chút.

Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi lẫn người đó liếc bạn một cách

lạnh lùng, điều đó có nghĩa là bạn không thể phớt lờ vấn đề. Những cảm giác sẽ khiến

bạn phải suy nghĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn ở một mức độ nào đó.

Dù gì, cảm giác bị ghét bỏ là một áp lực lớn. Lúc này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn 2.

Lựa chọn 2: Giải quyết vấn đề

Bạn có thể khắc phục tình huống bị ghét bỏ này. Trước tiên, bạn cần nhìn nhận vai trò

của mình trong vấn đề. Hãy trung thực bởi chắc chắn bạn có hoặc gây ra điều gì khiến

người khác thất vọng. Đó có thể cách bạn được tuyển vào công ty khác họ, bạn có văn

phòng to đẹp hơn của họ, bạn phản ứng một cách tiêu cực trước những lời góp ý mang

tính xây dựng của họ, hoặc thậm chí có thể sếp thích ý tưởng marketing của bạn

hơn…Hãy nhìn lại mối quan hệ với người đó và chỉ ra khởi điểm của sự tiêu cực cũng

như vai trò của bạn trong đó.

Tiếp theo, hãy quyết định một cuộc hẹn nói chuyện khó khăn nhưng cần thiết với

người đó. Nếu không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, bạn sẽ không biết đối phương nghĩ gì

và không tạo ra sự thay đổi để cải thiện vấn đề.

Thực hiện việc này đòi hỏi sự dũng cảm và có phương pháp tiếp cận khéo léo. Bạn có

thể tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm hay các nguồn khả dụng khác

trước khi hành động.

Lựa chọn 3: Từ bỏ

Tất nhiên, nếu bạn không thể phớt lờ người kia và không thể cải thiện mối quan hệ,

bạn có thể có lựa chọn “đầu hàng”. Hãy sáng suốt khi đưa ra quyết định. Dù gì, bạn

cũng phải có phản ứng trước tình huống.

Trước tiên, hãy tìm kiếm những cơ hội khác trong công ty. Bạn có thể đề nghị chuyển

sang phòng/ chi nhánh khác của công ty hoặc chuyển bàn làm việc cách xa người ghét

mình. Đôi khi khoảng cách địa lý có thể giải quyết vấn đề.

Còn nếu “giọt nước tràn ly” và bạn không muốn tiếp tục ở lại công ty hiện tại, hãy cố

gắng giữ vững bình tĩnh. Thị trường lao động hiện nay rất khắc nghiệt. Bạn có thể vừa

làm việc vừa tìm kiếm cơ hội mới thay vì đùng đùng nghỉ việc mà không có kế hoạch.

Chấm dứt sự ghét bỏ

Không ai muốn bị ghét, đặt biệt trong công việc, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian

của một ngày. Nhưng nếu gặp phải, bạn cần biết và hiểu những lựa chọn của mình để

giải quyết tình huống, từ đó bạn có thể tạo những bước đi tích cực để đảm bảo rằng nó

không ảnh hưởng tới sự nghiệp và sức khỏe của mình. Nói chuyện trung thực với bản

thân và những người khác sẽ là chìa khóa để mở ra cân bằng công việc – cuộc sống.

5 điều cần tránh để đường công danh thêm rộng mở

Ngoại trừ số ít những người may mắn có đường công danh rộng mở, hầu hết

những ai đang đi làm đều có lúc tự hỏi vì sao những khó khăn, trắc trở lại cứ

“rơi” trúng vào mình. Nếu đây là điều khiến bạn băn khoăn thì kinh nghiệm sau

sẽ rất hữu ích.

Ngạn ngữ có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo

thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Điều đó có nghĩa là số phận mỗi

người không hề là chuyện đã an bài mà phụ thuộc vào chính suy nghĩ, hành động qua

mỗi ngày.

Nếu là người có năng lực và nhiệt huyết nhưng hiện tại chưa có được thành công như

mong muốn, bằng cách thay đổi tư duy, thái độ, bạn có thể cải thiện hành vi của mình

và từ đó giúp con đường công danh thêm rộng mở. Sau đây là một số cách hành xử

bạn cần tránh:

Hãy luôn làm việc tích cực và nhã nhẵn với những người xung quanh

1. Cư xử thô lỗ

Khi sự nghiệp xuôi chèo mát mái ai cũng có thể là người hòa nhã, lịch thiệp, nhưng

đến khi sóng gió nổi lên, không ít người nhanh chóng đánh mất sự nhã nhặn ấy. Tuy

nhiên bạn nên biết rằng đó không phải một cách biện minh thỏa đáng cho sự nóng

nảy, cục cằn. Cho dù thất vọng đến đâu với việc bị nhà tuyển dụng phớt lờ hay buổi

phỏng vấn xin việc chẳng thành công như mong muốn, hay bị sếp ngó lơ khi có dịp

tăng lương…bạn vẫn nên biết kiềm chế.

Đừng “xả giận” bằng những bức email, đoạn tin nhắn thô lỗ hoặc những hành động

tương tự khác mà không thể đảo ngược. Đồng thời bạn cũng nên hiểu rõ những hành

động như tới trễ một buổi họp hoặc quên việc thực hiện lời hứa có thể bị coi là bất lịch

sự ra sao. Hãy cố gắng vượt qua khó khăn bằng cách trân trọng, hồ hởi với những điều

vẫn còn tốt đẹp trong cuộc sống bạn và tự tìm một con đường mới tới với sự vui vẻ,

yêu đời.

Hạn chế tiếp xúc, tán gẫu với những người bi quan, hay than thở. Thay vào đó cố gắng

tìm những người biết động viên khuyến khích. Hãy kiểm soát cuộc sống hoặc giả vờ

như bạn đang làm được như vậy cho đến khi bạn cảm nhận được điều đó. Rất nhanh

thôi, bạn sẽ tìm lại được cho mình sự lạc quan, hứng khởi.

2. Đầu hàng trước những công việc khó khăn

Khi muốn tiến lên một nấc thang mới ở công ty hiện tại hoặc tìm kiếm cơ hội ở một

công ty khác, hãy luôn nhớ rằng chính bạn là người duy nhất khiến mong muốn ấy có

thể xảy ra hay không. Không phải sếp của bạn, cũng không phải đồng nghiệp của bạn,

lại càng không phải vợ/chồng/bạn thân của bạn.

Điều đó không có nghĩa là bạn không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung

quanh nhưng đừng mong chờ họ có thể giúp bạn làm phần việc khó nhất, đặc biệt là

những khâu suy nghĩ, lập kế hoạch và thực thi. Bạn có thể thuê ai đó giúp mình thực

hiện một phần chiến lược chuyển đổi nghề nghiệp của mình nhưng đừng hy vọng rằng

chỉ cần ngồi đó nghĩ là một ngày nào đó bạn sẽ trở thành lực sỹ. Bạn cần hành động,

cần đổ mồ hôi thực sự.

3. Không theo dõi thành quả công việc

Nếu vẫn được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, tăng lương, rõ ràng bạn

đang đạt được thành công nào đó. Bởi đơn giản nếu không công ty sẽ chẳng thể trả

lương cho bạn. Khi muốn biết thành quả công việc mình đạt được là gì, hãy luôn nhớ

đặt câu hỏi: “Công việc mình đang làm ảnh hưởng tới doanh thu/lợi nhuận của công

ty?”.

Ngay cả khi bạn nhận mình là một công nhân quèn, là người súc rửa chai lọ trong nhà

máy thì rõ ràng ít nhất cách bạn vệ sinh chúng cũng đủ sạch sẽ theo yêu cầu khách

hàng. Và nếu không có khách thì hiển nhiên công ty không có doanh thu để trả lương

cho bạn.

Nếu không thường xuyên theo dõi những thành quả mình đạt được, một ngày nào đó

khi muốn ra đi tìm cơ hội mới, bạn sẽ chẳng biết liệt kê thành tích gì vào bản sơ yếu lí

lịch hay thư xin việc để gây ấn tượng với ông chủ tương lai.

Đây có thể là một ví dụ đơn giản nhưng điều quan trọng hơn ở đây đó là hãy cố hình

dung rộng hơn xem công việc của bạn đang gây tác động ra sao tới toàn bộ công ty.

Việc cứ cho rằng mình chẳng có thành công nào đáng kể chính là một thái độ có thể

khiến sự nghiệp của bạn mãi không “cất cánh” nổi.

4. Trong mắt mọi người bạn như một khúc ca buồn

Dù là trên Facebook, Tweeter hay các diễn đàn, CLB, lúc nào bạn cũng tỏ ra là người

ủy mị, ướt át, với những dòng “status” u ám. Bạn ngó lơ những nhận xét, bình luận

của bạn bè và cũng chẳng màng xem họ đang chia sẻ gì. Nếu đó là điệu bạn đang làm

thì hãy từ bỏ ngay thói quen ấy bởi ngày nay mạng xã hội cũng là một xã hội thu nhỏ.

Bạn cần phải tương tác với mọi người, phải có thái độ tích cực nếu không muốn bị bỏ

lại.

5. Đừng tiết kiệm lời “cảm ơn”

Cho dù đang trong một cuộc phỏng vấn hay thể hiện sự biết ơn vì đã nhận được một

lời khuyên từ một người bạn, thành viên trong gia đình, nhà tuyển dụng…đừng bao

giờ quên nói cảm ơn. Vì sao vậy? Bạn càng tỏ ra biết ơn với mọi người thì bạn càng

có cơ hội được những người khác nhớ tới khi họ bất chợt bắt gặp 1 cơ hội nghề nghiệp

nào đó phù hợp với bạn.

Điều này nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất bất kỳ ai cũng có thể gặp một cơ hội tốt

phù hợp với người khác nhưng vấn đề là ít khi họ sẵn sàng cởi mở với những người

không biết ơn. Bởi vậy, hãy đừng tiếc lời cảm ơn khi cần, bạn sẽ thấy tác dụng nó đem

lại thật bất ngờ.

5 lỗi 'chết người' nơi công sở

Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào công

việc mà cứ nhấp nhổm không yên, nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác. Bạn nghĩ

rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia đồi bao giờ

cũng xanh hơn".

Bạn luôn có ý thức phấn đấu phát triển con đường sự nghiệp nhưng đôi khi, chỉ một

chút hớ hênh lại khiến bạn phạm phải những sai lầm "chết người". Sự nghiệp bấy lâu

bạn gây dựng cũng theo đó tuột dốc, coi như trở thành công cốc.

Nên nhớ, cạm bẫy không hiện hữu cho chúng ta nhận diện rõ ràng, vì thế, phải thật

khéo léo để biết và tránh những lỗi không đáng có. Sau đây là 5 lỗi bạn nên lưu ý để

tránh mắc phải:

- Ganh tỵ với đồng nghiệp

Ngay khi đồng nghiệp vừa lập công và được sếp khen thưởng, bạn cảm thấy có chút

ấm ức, ganh tỵ với thành quả của họ. Bạn thầm nghĩ, lẽ ra thành công này phải thuộc

về mình, so với mình, người này còn kém hơn hẳn. Suy nghĩ ấy khiến bạn chán nản và

có những cảm xúc tiêu cực, thật khó để kéo bạn trở lại công việc với lòng say mê, tập

trung cao độ như trước. Rõ ràng, sự ganh tỵ chỉ kéo lùi bạn mà thôi.

Ảnh minh họa

Bởi vậy, thay vì so đo, ganh tỵ với đồng nghiệp, bạn nên nhìn vào thành quả họ đạt

được để thổi bùng lên nhiệt huyết của bản thân. Từ đó, bạn sẽ đề ra kế hoạch cụ thể,

mục tiêu phát triển trong ngắn hạn và dài hạn để đi đến thành công.

- Đứng núi này trông núi nọ

Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào công

việc mà cứ nhấp nhổm không yên nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác. Bạn nghĩ

rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia đồi bao giờ

cũng xanh hơn".

Ở đây, chúng ta chưa nói đến việc cấp trên biết bạn đang có tư tưởng "hai lòng" sẽ

khó chịu như thế nào nhưng ngay chính bạn cũng khó tập trung vào công việc. Mỗi

ngày đến công ty, bạn vẫn có cảm giác "đi thì không nỡ, ở không xong", bạn sẽ rất

khó có cơ hội thăng tiến.

- Tham thành tích

Để ghi điểm với sếp và lập thành tích trong công việc, bạn tham lam ôm hết mọi việc

vào người và cứ chăm chăm làm sao để hoàn thành càng nhanh càng tốt, không chú ý

đến suy nghĩ của mọi người xung quanh. Tất nhiên, không tránh khỏi những lúc tinh

thần lên cao, bạn hào hứng toàn tâm toàn ý cho công việc và năng suất vượt kế hoạch.

Nhưng nếu chỉ chú ý đến thời hạn hoàn thành công việc mà không để ý đến chất

lượng thì thành công chỉ đến nhất thời mà hậu quả lại tiềm ẩn khó lường.

Ảnh minh họa

- Không biết kiềm chế

Cho dù bạn là nhân viên kỳ cựu hay ở cấp quản lý, sự giận dữ, không biết kiềm chế

cơn giận sẽ khiến uy tín của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con đường thăng tiến

của bạn cũng theo đó mà thu hẹp lại.

Tất nhiên, một khi đam mê công việc và cống hiến hết mình, bạn khó tránh khỏi

những lúc giận dữ nếu công việc không theo ý mình. Tuy nhiên, hãy khéo léo bày tỏ

sự thất vọng hay bất đồng quan điểm, nổi trận lôi đình không phải là cách giải quyết

tối ưu. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo kết quả công việc cuối cùng như mong

muốn chứ không phải là trút giận lên một ai đó.

- Huênh hoang quá mức

Bạn có năng lực và đạt được không ít thành công, mang lại hiệu quả cho công ty. Bạn

cho rằng, bấy nhiêu đó đủ để bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp một cách nhanh

chóng.

Trong hào quang của chiến thắng, bạn hầu như quên hẳn đóng góp của đồng nghiệp,

của nhân viên, công tập thể biến thành của riêng bạn. Sự huênh hoang quá mức khiến

đồng nghiệp có cái nhìn khác hẳn về bạn, và những lần sau, bạn trở nên bình thường

thậm chí là tầm thường trong mắt họ kể cả bạn lập được công lớn.

6 câu hỏi không nên trả lời thật ở nơi làm việc

Không giống như những gì bạn đã được dạy từ khi ở trường mẫu giáo, trung thực

không phải lúc nào cũng tốt, nhất là trong môi trường làm việc với những chủ đề

nhạy cảm như bạn đang tính “nhảy” việc, hay độ hấp dẫn của vị sếp đẹp trai.

Dưới đây là 6 câu hỏi ở công sở mà bạn không nên đưa ra một câu trả lời trung thực.

Thay vào đó, một cách trả lời khôn ngoan, có tính toán sẽ giúp bạn xử lý tình huống

một cách trơn tru:

1. “Này, hôm qua tôi nhìn thấy cậu mặc vest. Đi phỏng vấn à?”

Một người đồng nghiệp thân thiết hoàn toàn có thể hỏi bạn khi bỗng thấy bạn ăn mặc

nghiêm trang hơn mọi ngày. Nhưng đừng thừa nhận với cô/anh ấy về việc bạn đang đi

phỏng vấn xin việc ở một công ty khác cho tới khi nào bạn 100% tự tin rằng bạn sẽ rời

công việc hiện tại. Thậm chí, khi đó, bạn cũng không nên nói trước việc bạn sắp đi.

Việc bạn thậm chí không buồn giấu diếm rằng mình đang tìm việc khác giữa lúc đang

làm công việc hiện tại sẽ khiến các đồng nghiệp khác có cái nhìn không thiện cảm về

bạn.

Thay vì nói thật, hãy trả lời kiểu như: “Cảm ơn cậu đã chú ý tới bộ vest mới của tôi.

Tôi mới mua và muốn mặc ngay đến cơ quan. Người ta chẳng nói là hãy ăn mặc vì vị

trí công việc mong muốn còn gì. Tôi đang muốn thăng tiến đây. Hãy chúc tôi may

mắn đi!”.

2. “Nói thật đi, cậu có thấy cô ta xấu như quỷ không?”

Nhân vật đang bị đề cập đến có thể chính là một người mà bạn không ưa, chẳng hạn

một đồng nghiệp được sếp ưu ái hơn bạn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên nói điều

mà bạn thực sự nghĩ, cho dù người đặt câu hỏi là người bạn tốt nhất của bạn ở công ty.

Nơi làm việc không phải là nơi để bạn trút những nỗi niềm riêng, mà là nơi để bạn thể

hiện sự chuyên nghiệp và chỉ đề cập tới những khó khăn liên quan tới công việc. Nếu

bạn nói thật những suy nghĩ của mình, bạn có thể khơi mào cho một chuỗi những cuộc

“ngồi lê đôi mách” bất tận trong công ty, và người chịu ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ

chính là bạn.

3. “Ai cũng thấy sếp của cậu thật bảnh. Cậu có thấy anh ấy hấp dẫn không?”

Dĩ nhiên trong đầu bạn nghĩ sếp thật đẹp trai và hấp dẫn. Tuy nhiên, trong trường hợp

này, bạn cần thể hiện như là sếp không phải là mẫu người khiến bạn cảm thấy bị thu

hút. Cho dù người khác thừa nhận đã “đá lông nheo” với sếp của bạn, thì bạn cũng

nên nhớ rằng, đó là sếp của bạn chứ không phải sếp của họ.

Nếu gặp phải câu hỏi này, cách phản ứng đơn giản mà hiệu quả nhất là bạn cười trừ và

nói rằng: “Chắc chắn là sếp tôi bảnh rồi. Giá như tôi có thể nhìn thẳng. Công việc bề

bộn khiến khiến tôi mờ hết cả mắt”.

Tất nhiên, trong thâm tâm, bạn có cảm mến sếp thì cũng không ai có thể ngăn cản bạn.

5. “Trông cậu như đêm qua thức khuya ấy nhỉ. Cậu ốm hay say xỉn vậy?”

Nếu gặp câu hỏi này, thì dù có trót uống nhiều vào tối hôm trước, thì bạn cũng chỉ nên

nói là bị ốm và vừa phải đi bác sỹ. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ khiến bạn trở

thành trò đùa cho các đồng nghiệp trong cả ngày hôm đó. Đừng bao giờ kể về những

bữa tiệc chia tay thời độc thân của cô/anh bạn, hay vụ nhậu nhẹt nhân dịp người bạn

thân nhất mới ly hôn. Chỉ cần nói là bạn bị cảm và phải dùng vài viên thuốc chống

cảm cúm.

6. “Cậu có biết bọn họ đang nói gì không?”

Bạn hiểu về cơ bản họ đang nói gì trong cuộc họp đang diễn ra, nhưng thực ra, bạn

không thể bị cụ thể họ nói gì. Sẽ là không hay nếu bạn đưa ra những phỏng đoán vô

căn cứ. Bởi thế, hãy nói: “Vâng, nhìn chung là tôi biết, nhưng vẫn có một số vấn đề

cần phải theo dõi đã”. Bằng cách này, người đồng nghiệp của bạn sẽ không cảm thấy

mập mờ, đồng thời bạn cũng cho thấy khả năng làm sáng tỏ một số vấn đề.

Trong môi trường làm việc, không hiếm những lúc bạn gặp phải những câu hỏi như

trên. Nhưng hãy nhớ cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời. Một câu trả lời thật thà có

thể sẽ đem tới cho bạn những rắc rối không đáng có.

8 việc không nên làm để gây ấn tượng tốt ở công sở

Học theo lối ăn mặc “thảm họa”, giữ một không gian làm việc “vô tổ chức”, nói

xấu đồng nghiệp…là những việc không nên nếu bạn muốn gây ấn tượng tốt nơi

công sở.

Ảnh minh họa.

Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra với

mọi người xung quanh, trong đó có những đồng nghiệp làm cùng công ty. Để có được

sự yêu quý và tôn trọng của đồng nghiệp, bạn nên tránh 8 việc dưới đây:

1. “A dua” những đồng nghiệp ăn mặc xấu

Bạn nhìn thấy một đồng nghiệp ở phòng bên cạnh đi dép lê tới công sở, và thấy cách

đó thật thoải mái, khác hẳn với cảm giác đi những đôi giày hay sandals. Tuy nhiên,

bạn không nên học theo người đó, vì dép lê là thứ không phù hợp với trang phục công

sở. Nhiều công ty cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái, nhưng hãy thận trọng để

tránh trở thành một “thảm họa thời trang” ở nơi làm việc.

2. Tỏ ra lạnh lùng, khó gần

Có thể bạn không thực sự thích những đồng nghiệp làm việc cùng. Tuy nhiên, nếu bạn

không muốn bị coi là một nhân viên “có vấn đề”, tốt hơn hết hãy bỏ bộ mặt lạnh lùng,

khó gần đi. Nếu bạn xuất hiện ở cơ quan với khuôn mặt khó đăm đăm và hai cánh tay

khoanh trước ngực, mắt chẳng thèm nhìn vào ai, rất có thể bạn đang có một ngày tồi tệ

hoặc gặp phải chuyện gì đó khiến bạn ngượng nghịu. Tuy nhiên, mọi người có thể

không hiểu điều đó và bạn nhanh chóng có tiếng là người khó gần. Hãy mỉm cười, cho

dù bạn không thực sự muốn cười hoặc bạn đang có một ngày không vui.

3. Bừa bãi, cẩu thả

Ở nhà, nếu bạn muốn thử xem đống đồ lộn xộn của bạn có thể chất cao tới đâu mới đổ

sụp xuống, thì điều đó tùy ở bạn. Nhưng ở công sở, nhất là trong những công ty có

không gian làm việc chung, điều quan trọng là bạn cần duy trì một chỗ làm việc sạch

sẽ, ngăn nắp. Nếu bạn bừa bãi và cẩu thả với bàn làm việc của mình, mọi người xung

quanh sẽ đánh giá bạn là vô tổ chức và không thể xử lý được những nhiệm vụ quan

trọng. Rốt cục, sự nghiệp của bạn có thể bị đẩy vào thế bế tắc.

4. Nói xấu đồng nghiệp

Có thể bạn không phải là một người có tâm địa xấu, dù bạn hay chế nhạo, mỉa mai

người khác trước mặt hay sau lưng họ. Tuy nhiên, ở nơi làm việc, những hành vi như

vậy có thể bị xem là chơi xấu đồng nghiệp, và không loại trừ khả năng bạn sẽ bị sa

thải nếu đi quá đà.

5. Kể “tất tần tật” về cuộc sống riêng tư với đồng nghiệp

Bạn có phải là người có xu hướng chia sẻ quá nhiều về cuộc sống riêng tư của mình

với bạn đồng nghiệp? Ở công sở, tốt hơn hết bạn nên giữ bản thân trong tầm kiểm soát

và tìm những người khác, thay vì đồng nghiệp, để kể những câu chuyện dài dằng dặc

về vụ chia tay với bạn trai/bạn gái, những bữa tiệc, chuyện buồn gia đình… Hãy giữ

những cuộc nói chuyện ở công sở thân thiện, chuyên nghiệp và không dính dáng gì

đến những câu chuyện đời tư của bạn.

6. Nói rằng bạn rất bận và mệt

Không ai quan tâm đến việc bạn bận hay mệt như thế nào. Ai cũng bận cả và việc của

bạn là hoành thành những nhiệm vụ được giao. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trao đổi

với sếp và đề nghị được giúp đỡ. Việc bạn kêu bận và mệt chỉ khiến đồng nghiệp cảm

thấy chán ngấy với bạn mà thôi.

7. Nói chuyện điện thoại cá nhân, nhắn tin, dùng mạng xã hội suốt ngày

Khi bạn ở công sở, các cuộc gọi điện chỉ nên liên quan tới công việc. Ở hầu hết các

công sở, nhân viên có thể có một vài tương tác cá nhân trên điện thoại. Tuy nhiên, nếu

bạn bè/con cái/bố mẹ/vợ chồng của bạn gọi tới 5 năm lần mỗi ngày, bạn nên có sự

điều chỉnh. Lời khuyên tương tự được áp dụng cho việc nhắn tin và sử dụng mạng xã

hội.

8. Luôn là người ra về sớm nhất

Mọi người sẽ đánh giá tinh thần làm việc của bạn dựa trên thời điểm bạn ra khỏi cửa

công ty để về nhà mỗi ngày. Vì vậy, đừng thường xuyên là người “lao ra cửa” đầu tiên

nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt. Đối với một số công ty, thời gian nhân viên có mặt ở

nơi làm việc quan trọng hơn so với những công ty khác. Bởi thế, bạn không nên tỏ ra

bồn chồn hay vội vã vào cuối mỗi ngày làm việc.

10 quy tắc về tặng quà ở công sở

Không nêu hô hào mọi người góp tiền mua quà chung tặng sếp, tuyệt đối không

tặng những món quà đắt tiền hay những món quà mang tính cá nhân cao như

quần áo, nước hoa hay trang sức, không nhất thiết phải tặng quà nếu bạn không

muốn…

Ảnh minh họa.

Tìm được món quà phù hợp cho người thân và bạn bè đã là khó, tìm quà để tặng sếp

hay đồng nghiệp lại càng khó hơn. Một năm cũ sắp qua đi và đã đến lúc bạn cân nhắc

xem nên tặng món quà gì cho sếp và đồng nghiệp vào dịp cuối năm này. Không chỉ

tiêu tốn tiền bạc, việc tặng quà này còn khiến bạn hao tổn không ít thời gian và tâm trí

để cân nhắc xem nên tặng gì và tặng như thế nào.

Dưới đây là 10 quy tắc về tặng quà nhân các dịp lễ trong môi trường công sở. Chắc

chắn, đây sẽ là những quy tắc giúp ích cho bạn trong vấn đề quà cáp ở cơ quan:

1. Hiểu được rằng, nhiều người không thích tặng qua ở công sở vào các dịp lễ lạt

Lý do ở đây có thể nằm ở vấn đề ngân sách hạn hẹp, khiến việc mua những món quà

dù không đắt đỏ cũng trở thành gánh nặng. Hoặc đơn giản là những người này không

muốn có thêm một mối bận tâm trong các dịp lễ mà vốn dĩ họ đã rất bận rộn. Hoặc có

thể, họ không thích các kỳ nghỉ lễ, và cảm thấy không thoải mái khi bị người khác lôi

kéo tham gia vào các buổi tiệc tùng.

2. Nếu có quà, thì quà nên được tặng theo chiều từ trên xuống, thay vì từ dưới lên

Điều này có nghĩa là, sếp tặng quà cho nhân viên là tốt, nhưng không nên trông chờ

nhân viên phải tặng quà cho cấp trên của mình. Nhiều người sẽ có tâm lý bất mãn khi

họ phải tặng quà cho một ai đó được cho là kiếm được nhiều tiền hơn mình.

3. Đừng kêu gọi mọi người đóng tiền để mua quà chung tặng sếp

Việc này không chỉ vi phạm quy tắc số 2, mà còn khiến nhân viên trong phòng có thể

lo ngại rằng, họ sẽ bị nhìn nhận khác đi nếu không tham gia. Như vậy, đây sẽ là một

sự bóp méo tình cảm thay vì là một món quà thực sự. Ngoài ra, món quà quý nhất mà

bạn có thể tặng cho sếp chính là trở thành một nhân viên giỏi.

4. Nếu cơ quan bạn tổ chức một buổi trao đổi quà, hãy để mọi người đăng ký

tham gia

Hầu hết mọi người đều có cảm giác ngại ngùng khi từ chối tham gia vào một dịp như

vậy. Bởi thế, nếu là người tổ chức, bạn hay đề nghị mọi người đăng ký tham gia nếu

muốn. Cách này tốt hơn là buộc một ai đó phải lên tiếng nói rằng họ không muốn

tham gia.

5. Chương trình trao đổi quà ở công sở nên đặt ra mức giới hạn thấp đối với giá

trị quà tặng để mọi người đều có thể tham gia nếu muốn, cho dù họ không có

nhiều tiền

Với vai trò là nhà tổ chức, bạn có thể cân nhắc những sự kiện trao đổi quà với những

mặt hàng “bình dân” nhất như tất, găng tay…

6. Hãy tránh xa những món quà mang nặng tính chất cá nhân trong môi trường

công sở

Nước hoa, quần áo, nữ trang… là những món quà không phù hợp để tặng ở công sở.

Tốt hơn hết, bạn hãy dành những món quà này cho bạn bè, người thân. Nguy cơ bạn

bị đem ra bàn tán do hiểu lầm khi tặng những món quà như vậy ở công sở là rất cao.

7. Nếu nghi ngờ, hãy mang đồ ăn tới làm quà

Nếu bạn muốn tìm cách tham gia vào các buổi tiệc tùng ở công ty mà không tốn quá

nhiều tiền, hay tính mang tới một vài món ăn. Món quà này không chỉ giúp bạn tiết

kiệm chi phí mà lại được mọi người hưởng ứng. Hãy để sếp và đồng nghiệp có dịp

thưởng thức tài nấu nướng của bạn.

8. Những món quà đắt tiền không có chỗ trong môi trường công sở

Nếu bạn đã tham gia vào một chương trình tặng quà lẫn nhau ở cơ quan mà mọi người

đều tặng những thứ “vừa tiền” trong khi chỉ có một anh chàng đem tới quà tặng là

máy nghe nhạc iPod hoặc chiếc áo đắt tiền, bạn sẽ hiểu rằng, những món quà như vậy

sẽ khiến người khác cảm thấy không thoải mái. Mọi người sẽ có cảm giác rằng, người

tặng quà đắt đang muốn thể hiện bản thân, hoặc tìm cách gây ấn tượng để đạt mục

đích nào đó.

9. Khi tặng quà cho nhân viên, công ty cũng nên có sự cân nhắc kỹ

Tặng rượu vang cho người theo đạo Hồi, đồ ăn từ thịt cho người ăn kiêng, hay bánh

quy cho người bị tiểu đường… đều là những món quà sai lầm, khiến người nhận cảm

thấy họ bị đối xử vô tâm. Bên cạnh đó, hầu hết nhân viên đều thích được thưởng tiền

hoặc thêm ngày nghỉ thay vì được tặng quà đồng loạt.

10. Đừng bao giờ cho là mình phải bỏ tiền mua quà nếu bạn không đủ khả năng

Cho dù mọi người có hào hứng tham gia vào việc tặng quà ở công ty vào dịp lễ ra sao,

bạn hãy giữ vững quan điểm nếu việc tham gia gây sức ép lên ngân sách cả bạn. Hoàn

toàn ổn nếu bạn nói: “Mọi người thông cảm, năm nay tôi không tham gia được”.

14 quy tắc công sở mà nhân viên trẻ phải biết

Trong nền kinh tế thay đổi từng ngày như hiện nay, những nhân viên trẻ tuổi sẽ

không bao giờ tìm được cho mình một chỗ đứng nếu không biết cách phấn đấu. Để

làm được điều đó, họ cần nắm vững những quy tắc không được dạy trong trường

học.

Ảnh minh họa.

Dưới đây là 14 quy tắc ở công sở mà các nhân viên trẻ cần phải biết theo đúc kết của

chuyên gia nghề nghiệp Dan Schawbel:

1. Mô tả công việc mới chỉ là sự khởi đầu

Nếu bạn muốn thành công trong công việc và tạo lập cho mình một tên tuổi ở thời đại

này, bạn sẽ phải làm nhiều hơn những gì mà bạn được thuê để làm. Trên thực tế, mô

tả công việc trong quảng cáo tìm người của nhà tuyển dụng chỉ là một phần nhỏ

những gì bạn nên làm. Hãy luôn tìm kiếm những dự án mới và hợp tác với các nhóm

khác, đồng thời cũng nỗ lực tham gia vào các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực

của bản thân nhiều nhất có thể.

2. Công việc của bạn chỉ là tạm thời

Khi thế giới thay đổi, công sở cũng thay đổi theo. Các công ty có thể thâu tóm công ty

khác hoặc bị thâu tóm, sáp nhập công ty khác, hoặc cũng có thể lâm cảnh phá sản.

Trong những trường hợp như vậy, ê kíp của bạn có thể bị giải thể, công việc của bạn

được đem thuê ngoài, hoặc bạn bị mất lợi ích trong công việc…

3. Bạn sẽ cần nhiều kỹ năng mà có thể hiện tại bạn không có

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công ty hiện nay khó tìm và giữ chân được nhân tài

phù hợp. Các kỹ năng mềm (kỹ năng trong tương tác giữa các cá nhân) đã trở nên

quan trọng hơn các kỹ năng cứng (kỹ thuật). Chưa bao giờ có thể dễ dàng tích lũy

được các kỹ năng cứng như hiện nay, nhưng các kỹ năng này không thể đưa bạn tiến

xa hơn. Trong khi đó, các công ty lại đang tìm kiếm những người có kỹ năng lãnh đạo,

tổ chức, làm việc theo nhóm, lắng nghe và hướng dẫn người khác.

4. Uy tín là tài sản lớn nhất mà bạn có

Chức vụ có thể là điều mà bạn muốn, nhưng thứ quan trọng nhất lại là người khác biết

về bạn nhờ điều gì, những dự án mà bạn tham gia, người ta tin tưởng bạn ra sao, bạn

quen biết ai, ai biết về bạn, và những gì mà mọi người xung quanh cảm nhận về bạn.

Đúng là những việc bạn làm quan trọng, nhưng những gì mà người khác nghĩ về bạn

cũng quan trọng không kém, thậm chí là quan trọng hơn. Nếu bạn xây dựng được cho

mình một uy tín cao, tiền và cơ hội sẽ tìm đến bạn.

5. Cuộc sống riêng tư của bạn giờ công khai

Chỉ cần mất 15 giây là bạn có thể “khoe” trên mạng xã hội là bạn ghét sếp ra sao hoặc

đưa một bức ảnh bạn đang say xỉn. Những thông tin và hình ảnh như vậy có thể hủy

hoại sự nghiệp của bạn. Ngay cả những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, từ hành vi của

bạn, cách bạn ăn mặc, nói gì trên mạng xã hội, ngôn ngữ cơ thể, bạn bè của bạn… đều

có thể giúp xây dựng thương hiệu cho bạn hoặc phá hủy thương hiệu đó.

6. Bạn cần phải xây dựng một hình ảnh tốt trên các phương tiện truyền thông

kiểu mới

Mạng xã hội có thể giúp bạn kết nối với những người có mối quan tâm giống bạn,

giúp bạn xây dựng uy tín và tiếp cận với những cơ hội về giáo dục, nghề nghiệp… Bởi

thế, xây dựng một hình ảnh tốt trên mạng xã hội là điều cần thiết.

7. Bạn sẽ phải làm việc với những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau

Trong các công sở hiện nay có thể có tới 3-4 thế hệ cùng làm việc. Mỗi thế hệ lớn lên

trong một giai đoạn khác nhau, có quan điểm không giống nhau về nơi làm việc, và

cũng có cách giao tiếp khác nhau. Học cách xử lý mối quan hệ với các thế hệ khác

nhau sẽ giúp bạn thành công hơn.

8. Sự nghiệp của sếp phải được đặt lên trước

Nếu nhà quản lý của bạn không thành công, sự bất mãn của sếp có thể khiến bạn chịu

ảnh hưởng bất lợi. Khi đó, khả năng thăng tiến của bạn sẽ suy giảm. Tuy nhiên, nếu

bạn ủng hộ sự nghiệp của sếp và đạt được sự tin tưởng của sếp, sếp sẽ đưa bạn thăng

tiến cùng khi sếp được bổ nhiệm vào những vị trí cao hơn, cho dù điều đó đồng nghĩa

với việc chuyển sang một công ty khác.

9. Người có nhiều mối quan hệ nhất sẽ thắng

Thế giới đã chuyển từ một nền kinh tế thông tin sang một nền kinh tế xã hội. Với một

nền kinh tế như vậy, những gì mà bạn biết không còn quan trọng như trước (vì chỉ cần

vài giây dùng Google là tìm ra được thông tin), thay vào đó, quan trọng hơn là bạn có

thể làm việc với người khác để giải quyết vấn đề.

10. Ghi nhớ quy tắc một người

Khi bắt đầu một công việc, mở công ty riêng, tìm bạn đời… điều mấu chốt là bạn đi

tìm một người để thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tốt đẹp hơn. Mọi người có

thể nói “không với bạn”. Tuy nhiên, chỉ cần một người nói “có”, con đường đã mở ra

cho bạn.

11. Bạn chính là tương lai

Đến năm 2025, 75% lực lượng lao động toàn cầu sẽ là những người thuộc thế hệ Y

(những người sinh từ đầu thập niên 1980 đến đầu những năm 2000). Điều đó có nghĩa

là dù bạn mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ nằm

trong số những người giữ vai trò quyết định. Bởi thế, ngay từ lúc này, bạn cần có sự

chuẩn bị để nắm bắt các vai trò lãnh đạo.

12. Đầu óc kinh doanh là thứ ai cũng cần, không riêng gì các chủ doanh nghiệp

Nhiều người định nghĩa “đầu óc kinh doanh” là mở một công ty, nhưng trong những

năm gần đây, ý nghĩa của từ này đã mở rộng ra những người có khả năng, sẵn sàng

chấp nhận rủi ro, và biết sử dụng năng lực để tiến thân. Nếu bạn muốn tiến xa hơn

những gì hiện có, hãy xem các nhà quản lý của bạn như một quỹ đầu tư mạo hiểm.

Hãy kiên trì đưa ra với họ các ý tưởng của bạn cũng những giải pháp mà chưa ai nghĩ

tới.

13. Thời gian làm việc không còn quan trọng, quan trọng là bạn làm được gì

Nếu bạn muốn giữ công việc của mình và thăng tiến, hãy thôi nghĩ bạn sẽ phải làm

việc bao nhiêu giờ mỗi tuần. Thay vào đó, hãy nhận diện giá trị của bản thân, sử dụng

những giá trị đó và nắm bắt các cơ hội để tiến lên.

14. Sự nghiệp của bạn nằm trong tay bạn chứ không phải công ty bạn

Cho dù họ nói gì, các công ty cũng chỉ quan tâm tới lợi ích của họ. Bạn cố gắng hết

sức để đưa công ty thành công, nhưng bạn cần đảm bảo rằng, khi họ thành công thì

bạn cũng phải đạt được điều gì đó. Nếu bạn không học tập và phát triển, bạn sẽ chẳng

đem tới được lợi ích cho ai, bao gồm cả bạn và công ty, và đó là một vấn đề mà bạn

phải giải quyết. Đừng lệ thuộc vào bất cứ điều gì và bất kỳ ai, hãy tự chịu trách nhiệm

về sự nghiệp và cuộc đời của mình.

Giải quyết tình huống khó xử với đồng nghiệp như thế nào?

Đồng nghiệp đề nghị bạn đóng góp tiền, tặng quà cho bạn, mời bạn mua hàng… là

một vài trong số những tình huống khó xử mà bạn có thể phải đối mặt trong môi

trường công sở.

Ảnh minh họa.

Thời gian ở công sở chiếm hầu hết khoảng thời gian thức mỗi ngày của mọi người.

Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi bạn dễ gặp phải những tình huống khiến bạn cảm

thấy lúng túng trong khoảng thời gian đó. Dưới đây là một số tình huống như vậy và

hướng xử lý để giúp bạn tránh bị rơi vào tâm trạng xấu:

1. Đồng nghiệp kêu gọi bạn đóng góp tiền

Việc đóng góp này có thể là tiền ủng hộ cho hoạt động từ thiện nào đó hoặc để mua

quà cho sếp hoặc một đồng nghiệp trong phòng. Nếu bạn nói thẳng ra rằng, bạn không

muốn đóng góp vì một lý do nào đó, dù chính đáng, thì người đồng nghiệp đưa ra lời

kêu gọi và những người khác có thể có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.

Lời khuyên ở đây là, cách phản ứng phù hợp của bạn có thể tùy thuộc vào tình huống

cụ thể. Nếu là đóng góp để tặng quà sếp hoặc bạn đồng nghiệp, tốt nhất bạn nên tham

gia thay vì từ chối để rồi bị coi là bất hợp tác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nói là bạn sẽ

tặng quà riêng. Còn trong trường hợp kêu gọi đóng góp từ thiện, bạn có thể giải thích

là bạn đã thực hiện việc đóng góp ở một nơi khác rồi.

2. Bạn được đồng nghiệp tặng quà

Cho dù bạn được một đồng nghiệp tặng quà và bạn không có gì để đáp lại, hoặc bạn

quyết định sẽ tặng quà cho sếp, các món quà tặng (vốn rất phổ biến vào những dịp lễ

lạt cuối năm) có thể gây nên những tình huống khó xử. Cho dù bạn không cho là mình

có nghĩa vụ phải tặng quà ai đó, sẽ tốt hơn nếu bạn nắm rõ văn hóa ở nơi bạn đang

làm việc trước khi quá muộn nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt đồng

nghiệp.

Nếu mọi người đều có quà tặng nhau mà bạn lại không, bạn sẽ dễ rơi vào cảnh “muốn

độn thổ cho xong”. Nếu có vấn đề về tài chính, bạn có thể tự làm những món quà nho

nhỏ nhưng giàu ý nghĩa mà không hề tốn kém để tặng mọi người.

3. Đồng nghiệp bán hàng và mời bạn mua

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều nhân viên công sở chọn cách

bán hàng để có thêm thu nhập. Rất có thể họ sẽ mời bạn mua những thứ mà bạn không

hề muốn mua hoặc đã có ở nhà. Nếu có điều kiện, bạn cũng nên mua “ủng hộ” một vài

món mà bạn có thể sử dụng, còn thì bạn có thể nói rõ là mình đã có những thứ đó rồi.

4. Những cuộc nói chuyện về lương, thưởng

Những đợt tăng lương hoặc thưởng luôn là đề tài bất tận cho các cuộc “tám chuyện” ở

công sở. Bạn có thể cảm thấy khó xử khi một đồng nghiệp hỏi bạn nhận được bao

nhiêu. Cho dù bạn nhận được nhiều hay ít hơn họ, thì đây vẫn là một cuộc đối thoại

khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn không muốn nói chuyện này, bạn hoàn

toàn có thể từ chối và nói rằng, bạn nhận thấy, nói chuyện tiền bạc với đồng nghiệp là

điều không nên và dừng chủ đề này tại đây.

5. Các buổi tiệc tùng ở công ty

Cuối năm là quãng thời gian mà các công sở thường hay tổ chức các buổi tiệc tùng.

Cho dù trong số các đồng nghiệp có người bạn không ưa, nhưng bạn vẫn nên tham gia

vào các dịp như thế này. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là bạn nên hạn chế hoặc tránh

dùng đồ uống có cồn trong các bữa tiệc với đồng nghiệp và giữ cho các cuộc trò

chuyện ở đó thật dễ chịu. Biết đâu, một bữa tiệc công ty có thể giúp bạn có cơ hội làm

quen với một nhân vật quan trọng nào đó, nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để mở rộng mối

quan hệ trong những dịp như vậy.

Giúp bạn giữ được việc khi có bất đồng với sếp

Đôi khi, bạn tin rằng mình là người đúng, còn sếp là người sai. Việc khó nhất

trong những tình huống như thế là lên tiếng nói ra sự trái ngược quan điểm giữa

bạn với sếp mà vẫn giữ được công việc mà bạn đang có.

Ảnh minh họa.

Nếu bạn xử lý không khéo, bất đồng với sếp rất dễ khiến bạn bị nhìn nhận như một

nhân viên tồi, thậm chí đẩy bạn vào cảnh bị mất việc. Ngược lại, nếu bạn có cách ứng

xử khôn ngoan, hợp tình hợp lý, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhân viên giá trị

hơn trong mắt sếp.

Thông thường, những người bất đồng quan điểm với cấp trên thường giải quyết vấn

đề một cách thiếu khôn khéo theo hai hướng: Hoặc là họ im lặng, không nói ra hay

làm bất kỳ điều gì; hoặc tỏ thái độ thiếu tôn trọng với các chỉ dẫn của sếp, làm mọi

việc theo ý mình mà không đả động đến bất đồng kia.

Cả hai cách trên đều không phải là cách làm tốt, và người chịu thiệt hại rất có thể lại là

chính bạn. Nếu bạn bất đồng với sếp về vấn đề gì đó, hãy lên tiếng về quan điểm của

mình. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn làm được việc tưởng chừng như không hề dễ

dàng này:

1. Nhận thức được thực tế rằng, bạn và sếp có thể có những thông tin khác nhau

Bất đồng trong môi trường công sở thường phát sinh khi hai người có những thông tin

khác nhau về việc gì đó. Có thể bạn biết việc gì đó còn sếp thì không. Bởi thế, hãy xác

định xem bất đồng xuất phát từ đâu, nói với sếp xem tình hình có thay đổi không.

Ngoài ra, hãy cởi mở đón nhất những thông tin mới mà sếp có thể đưa ra cho bạn. Rất

có thể, thông tin mà sếp cung cấp sẽ khiến bạn phải thay đổi cách nhìn trước đó.

Chẳng hạn, bạn cảm thấy bực mình khi sếp không chấp nhận đề nghị của bạn về việc

tổ chức một nhóm hỗ trợ nhập dữ liệu đang bị dồn ứ. Có thể, sếp không nhận thấy sự

cấp thiết mà bạn nhìn nhận, rằng dữ liệu dồn ứ sẽ càng lớn hơn vào tháng tới trong khi

email của khách hàng bắt đầu được gửi tới và người trợ lý của bạn sẽ có kỳ nghỉ đã

lên lịch từ trước.

Nếu bạn trao đổi với sếp về bối cảnh cụ thể như vậy, rất có thể sếp sẽ thay đổi cách

nhìn. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được sếp thông báo một vấn đề quan trọng là, đơn vị

của bạn đã hết ngân sách nên không thể bổ sung nhân sự, dù chỉ là tạm thời.

Như vậy, nói ra là cách tốt nhất để cả bạn và sếp cùng hiểu được thực chất của vấn đề

ở đây là gì.

2. Đề nghị được thử nghiệm cách làm của mình trong một thời gian ngắn

Nếu bước 1 không giải quyết được bất đồng và bạn có cảm nhận rõ ràng mình là đúng,

thì trong một số trường hợp, bạn nên nói với sếp đại loại như: “Tôi thực sự cảm nhận

rõ về vấn đề này. Liệu ông/bà có thể cho tôi được thử cách của mình để xem thế nào

không?”

Tuy nhiên, lời khuyên ở đây là bạn không nên áp dụng cách này trong mọi trường hợp

gặp bất đồng với sếp, mà nên “để dành”. Chỉ khi nào bạn gặp bất đồng trong vấn đề

thực sự quan trọng thì mới nên sử dụng cách này.

3. Chú ý ngữ điệu của bạn khi nói với sếp

Ngữ điệu thực sự đóng một vai trò quan trọng khi bạn nói với sếp về bất đồng giữa hai

người. Ngữ điệu thể hiện sự khó khăn và thái độ bất hợp tác, và cũng có thể cho thấy

sự hợp tác của bạn.

Điều bạn cần là có một ngữ điều thể hiện thái độ hợp tác, hướng tới giải quyết vấn đề,

chứ không phải là ngữ điệu thể hiện sự bực dọc, phản kháng hay thù địch. Và bạn sẽ

chỉ đạt được kết quả tốt nhất nếu biết giữ cuộc đối thoại với sếp trong một khuôn khổ

thể hiện là bạn hiểu rằng, cuối cùng, sếp sẽ là người ra quyết định.

4. Xác định về tầm quan trọng của vấn đề đối với bạn

Một khi bạn đã nói lên quan điểm của mình với sếp, có thể sếp sẽ có cách nhìn giống

như bạn, hoặc cũng có thể là sếp tiếp tục giữ cách nhìn cũ. Nếu sếp tiếp tục nhìn vấn

đề theo cách riêng của sếp, thì đó là lúc bạn cần xác định xem vấn đề này quan trọng

đối với bạn tới mức nào. Nếu bạn thực sự bất động sâu sắc với sếp, bạn hoàn toàn có

thể thể hiện sự độc lập của mình bằng cách xin nghỉ việc và chuyển tới một công ty

khác.

Tuy nhiên nhìn chung, bạn nên chấp nhận thực tế là có những lúc bạn và sếp có những

cách nhìn khác nhau về một số vấn đề, và điều này hoàn toàn bình thường. Cũng như

bạn không thể lúc nào cũng nhất trí 100% với bất kỳ một người nào đó khác về mọi

chuyện.

Một lưu ý nữa dành cho bạn: Tất cả những lời khuyên trên đây đều được đưa ra với

giả thiết là sếp của bạn là một vị sếp tốt, có cách làm việc hợp tình hợp lý. Trong

trường hợp bạn có một vị sếp tồi và kinh nghiệm cho thấy, bất đồng có thể dẫn tới

việc bạn bị “trừng phạt”, hãy có cách điều chỉnh hành vi của mình cho hợp lý.

Khắc phục ấn tượng xấu ban đầu trong mắt đồng nghiệp

Bất kỳ ai cũng muốn để lại ấn tượng ban đầu tốt trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên,

đôi khi dù bạn đã cố gắng, bạn vẫn để lại ấn tượng xấu trong lần gặp đầu tiên. Và điều

tồi tệ nhất là khi bạn không làm gì để khắc phục điều đó.

Có 3 nguyên nhân khiến bạn gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp: Thứ nhất, là do

những bất đồng về tính cách ngay từ lần gặp đầu tiên, và có những điều về bạn mà

đồng nghiệp không thích. Thứ 2 là do bạn lỡ lời gây tổn thương đến đồng nghiệp. Và

thứ 3 là những cư xử không hay của bạn như đến muộn, xử sự không hay trên điện

thoại hay trong bữa ăn.

Dù với lý do nào, khi bạn đã gây ấn tượng ban đầu không tốt, điều tồi tệ nhất là bạn

không làm gì cả. Hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn khi đồng nghiệp đó kể với những người

khác về điều bạn đã làm. Điều này sẽ gây tác động xấu đến công việc của bạn.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn khắc phục được ấn tượng xấu đó.

1. Thừa nhận lỗi sai

Hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi sai của mình và nói đến lỗi sai đó một cách cởi mở. Nếu

như trong lần gặp đầu tiên, bạn đã nói gì điều gì đó không nên nói, thì hãy xin lỗi còn

nếu bạn đã cư xử không hay thì hãy để cho đồng nghiệp đó thấy là bạn đã ý thức được

việc mình đã làm.

2. Xử lý nhanh nhạy

Hãy ngay lập tức làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã lỡ lời thì ngay

lập tức diễn đạt lại ý đó. Còn nếu như trong bữa ăn, bạn vô ý làm đổ ly nước ra bàn,

thì bạn cần đến trợ giúp người phục vụ trong việc lau dọn. Tất nhiên, trong một số

trường hợp, bạn không thể cải thiện được tình hình. Khi đó, hãy thể hiện sự sẵn sàng

để cải thiện tình hình nếu có thể.

3. Cố gắng sửa chữa

Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của vấn đề, bạn nên có những các xử trí khác nhau.

Ví dụ, khi bạn đến muộn 10 phút hoặc quên cuộc hẹn, hãy xin lỗi và đưa ra lý do hợp

lý. Lời xin lỗi có thể nói trực tiếp, qua thư hay thông qua một món quà nhỏ. Và trong

những tình huống như thế này, sự hài hước là có thể sẽ đem lại hiệu quả. Nếu có thể,

hãy giúp họ nhìn nhận tình hình theo hướng tích cực.

4. Cố gắng đưa mối quan hệ trở lại mức bình thường

Những cố gắng sửa sai của bạn sẽ dần dần giúp chuyển từ mối quan hệ xấu trở thành

mức bình thường. Bởi hầu hết mọi người đều sẵn sàng tha thứ và làm lại từ đầu.

5. Nâng mối quan hệ lên mức tốt hơn

Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng

cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn

biết rằng họ sẽ thấy cảm kích.

Điều cuối cùng bạn cần chú ý là khi gây ra ấn tượng xấu, đừng bao giờ bào chữa cho

những điều mình đã làm.

Làm sao để đối phó với đồng nghiệp khó tính?

Nếu như việc chọn được công ty ưng ý hay vị trí thích hợp là điều không quá khó

thì việc chọn đồng nghiệp lại là điều hầu như không thể. Vậy phải làm sao khi

hàng ngày bạn phải đối diện và làm việc những người khó gần?

Với hầu hết những ai đã đi làm, việc phải đối diện với những người mình không ưa

nơi công sở là hầu như không thể tránh khỏi. Đó có thể là một ông sếp chi li tính đếm,

một đồng nghiệp xu nịnh hay một nhân viên chểnh mảng. Và chắc hẳn không ít lần

bạn sẽ ước rằng nếu không có kẻ đó, hẳn sự nghiệp của bạn đã tươi sáng biết bao.

Bạn cần bình tĩnh và khéo léo khi đối diện với đồng nghiệp khó chịu

Nhưng giống như Diana McLain Smith, tác giả của cuốn “Kẻ cản đường nơi công sở:

Những mối quan hệ đã làm nên hay hủy hoại thành công của những người lãnh đạo

và các tổ chức như thế nào” từng viết, đôi khi chính những người như vậy có thể lại là

cánh cửa đưa bạn đến với những nấc thang mới trong sự nghiệp. Tại sao vậy?

“Bất kỳ khi nào bạn thấy mình phải đối diện với ai đó khiến mình bực tức, thì chính

người đó đã làm lộ ngưỡng năng lực của bạn”, McLain Smith nhận xét. “Bạn bực tức

bởi bạn không biết làm thế nào để ứng xử với họ. Bạn cần phải có một lựa chọn tỉnh

táo: Liệu mình có cần học cách để ứng xử với những người như vậy để thành công

hơn?”

Những mối quan hệ cá nhân thường bị xem nhẹ nơi công sở bởi “chúng ta thường

nghĩ rằng cơ quan là nơi của lý trí, với những phân tích và bản chất công việc. Tất

nhiên đúng là vậy nhưng các vấn đề quan hệ cá nhân sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến

việc bạn xử lý các công việc tốt ra sao”.

Do đó, nếu có khúc mắc với một đồng nghiệp nào đó, việc xác định rõ ràng vấn đề đó

là gì rất quan trọng. Nhưng chỉ bằng cách thay đổi thái độ của mình là chưa đủ. “Một

số người thường tự trấn an bản thân rằng “mình phải thay đổi để không bị tác động

bởi những vấn đề đó. Mình sẽ lờ nó đi hoặc xem như không có gì xảy ra”, McLain

Smith viết. “Nhưng liệu bạn có thể làm vậy bao lâu trước khi những dồn nén trong

lòng bùng phát?”

Thay vì giả vờ như không có gì xảy ra thì giải pháp đó là cải thiện mối quan hệ. Theo

McLain Smith, trước hết bạn cần bình tĩnh nhìn lại và đánh giá những phản ứng của

mình với người đó. Thậm chí nếu cần có thể ghi chép lại cuộc hội thoại với họ ngay

sau khi nó diễn ra để nắm bắt những sắc thái tình cảm 2 trong cuộc đối thoại.

“Bạn sẽ không thể tìm ra một cách sáng suốt nào để điều chỉnh mối quan hệ nếu chưa

biết bản chất của nó là gì. Bạn cần phải tìm ra những phản ứng nào của mình có thể

khơi ra sự không hài lòng ở người kia và ngược lại”. Ví dụ, bạn đang ủng hộ mạnh mẽ

cho một việc nào đó trong khi đồng nghiệp của mình kịch liệt phản đối. Nếu bình tĩnh

ngừng tranh luận và hỏi xem mối bận tâm của họ là gì và họ muốn làm gì, và sau đó

nêu nên mục tiêu của mình, rất có thể họ sẽ thấy không cần phải phản ứng mạnh đến

vậy.

“Mọi người thường nghĩ ngay đến mô típ hay tính cách của người đó cho dù thực tế

tâm lý học về nhận thức đã chứng minh được từ 30 năm nay rằng khi một người hành

động theo cách này mà không phải cách kia thì thường là do các yếu tố tình huống

hơn là cá tính”, McLain Smith phân tích.

Tóm lại, mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp, cho dù được định hình rõ ràng đến

đâu cũng không phải là cố định và không thể thay đổi. Cùng với thời gian và những

tương tác hàng ngày bạn có thể thay đổi và cải thiện chúng.

Nghệ thuật ứng xử khi mắc lỗi ở công sở

Khi mắc sai lầm trong công việc, bạn nên làm gì để xử lý tình huống một cách hoàn

hảo nhất có thể?

Ảnh minh họa.

Tất cả chúng ta, ai cũng có lúc phạm lỗi. Chắc chắn bạn đã nghe câu này nhiều lần.

Đây là câu nói giúp trấn an những cảm xúc của bạn khi bạn mắc sai lầm nào đó. Tuy

nhiên, đây là một câu nói hiếm khi xuất hiện trong môi trường công sở. Mặc dù vậy,

điều đó không có nghĩa là ở công sở không bao giờ có sai lầm xảy ra.

Chìa khóa để xử lý tình huống khi bạn mắc lỗi ở công sở là một chút ngượng ngùng.

Ai cũng có lúc nào đó phạm sai lầm. Sai lầm không nhất thiết dẫn tới việc bạn bị sa

thải. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vượt qua được tình huống đó:

1. Thừa nhận sai lầm của mình

Khi phát hiện ra mình mắc lỗi trong công việc, tốt nhất bạn nên thông báo với sếp

trước khi sếp chỉ ra lỗi cho bạn. Trừ phi vì một lý do nào đó bạn không thể gặp sếp để

nhận lỗi (chẳng hạn sếp ra nước ngoài), bạn nên nói trực tiếp với sếp. Nếu sếp và bạn

cùng ở trong văn phòng mà bạn lại gửi email để thông báo về việc bạn mắc lỗi, bạn sẽ

bị sếp nhìn nhận như một người không thẳng thắn.

Khi bạn thừa nhận sai lầm và báo tin cho những người cần biết, bạn đã giúp giải tỏa

tình thế và chấm dứt tình trạng phải chờ đợi một ai đó gọi đến bạn vì sai lầm mà bạn

đã mắc phải. Nói cách khác, nếu bạn chờ người khác nói đến mới nhận lỗi, bạn có thể

khiến một tình huống xấu trở nên tệ hơn.

2. Không tìm cách biện hộ

Những lời biện minh cho sai lầm mà bạn mắc phải có thể hiệu quả ở nơi khác, nhưng

sẽ không hiệu quả trong môi trường công sở, và thậm chí để lại ấn tượng xấu về bạn

với sếp và đồng nghiệp. “Tôi mệt”, “Tôi được anh A/chị B thông báo muộn và không

có thời gian kiểm tra kỹ”, “Anh A/chị B không nói với tôi là cần phải sửa những con

số đó”. Khi bạn bắt đầu đưa ra một loạt những lý do để biện minh cho sai lầm của

mình, bạn không chỉ thể hiện sự kém trưởng thành của bản thân mà còn đổ lỗi cho

người khác vì sai lầm mà mình gây ra. Cách đó sẽ không đem lại cho bạn thêm những

người bạn.

“Tôi đã phạm một sai lầm” là câu tốt nhất để báo tin cho mọi người biết về lỗi mà bạn

mắc phải. Nhận lỗi về mình, tránh đổ lỗi cho người khác, và xin lỗi. Khi đó, hầu hết

mọi người sẽ tôn trọng sự thẳng thắn của bạn và bạn sẽ có cơ hội để sửa chữa sai lầm

đã mắc phải.

3. Vạch kế hoạch để đảm bảo không bao giờ phạm sai lầm đó thêm lần nữa

Tùy thuộc vào bản chất của sai lầm mà bạn mắc phải, bạn có thể chia sẻ kế hoạch của

mình với sếp và dồng nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn không

mắc phải sai lầm đó thêm lần nữa.

4. Tự nguyện dành thời gian riêng để khắc phục sai lầm

Nếu có thể khắc phục được sai lầm mà mình gây ra, hãy tự nguyện giải quyết vấn đề

bằng thời gian của riêng bạn. Điều đó đồng nghĩa với bạn đến sớm, về muộn, hoặc gọi

điện cho các bên liên quan để xin lỗi và giải quyết vấn đề. Tóm lại, bạn cần đứng lên

và nhận trách nhiệm.

5. Tiếp tục làm việc

Câu nói “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” luôn đúng. Đừng để sai lầm mà bạn đã mắc

phải ám ảnh bạn. Cho dù đó là một sai lầm nghiêm trọng, đừng viết đơn xin thôi việc

trừ phi có người chỉ ra cho bạn thấy, lỗi của bạn lớn đến mức không thể khắc phục.

Hãy giữ thái độ tích cực và xem sai lầm đã mắc phải như một bài học có thể giúp bạn

tránh mắc lỗi trong công việc sau này.

Nguyên tắc duy trì tình bạn công sở

Tình bạn công sở rất mong manh bởi nó có thể giúp bạn thành công hoặc tác

động xấu tới sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy cẩn trọng với mối quan hệ này.

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn vừa tận hưởng thời gian bên bạn bè vừa làm

việc hiệu quả:

Tách biệt công việc và cuộc sống cá nhân

Nếu tối qua bạn có cuộc đi chơi vui vẻ với bạn và cũng là đồng nghiệp của mình, bạn

không nhất thiết phải kể lể chi tiết cho cả văn phòng biết. Đặc biệt, không nên “tám

chuyện”, tỏ ra quá thân thiết trong giờ làm việc. Những đồng nghiệp khác có thể cảm

thấy khó chịu khi các bạn thường xuyên to nhỏ với nhau một cách bí mật.

Không vội vàng

Bạn không nên sốt ruột xây dựng mối quan hệ gần gũi với đồng nghiệp từ những ngày

làm việc đầu tiên. Cần có thời gian để quyết định ai là người đáng tin cậy, phù hợp với

bạn và ai là người có thể ảnh hưởng không tốt tới công việc của bạn. Đừng tiết lộ

nhiều về dự định riêng như bạn cảm thấy chán và muốn nghỉ việc chẳng hạn. Hãy để

đồng nghiệp bước vào cuộc sống của bạn một cách từ từ.

Không quên nhiệm vụ

Bạn tới cơ quan hàng ngày để hoàn thành công việc chứ không phải để “buôn chuyện”

với đồng nghiệp. Đừng để tình bạn cản trở bạn trở thành một nhân viên xuất sắc. Nếu

không, sếp sẽ chú ý tới mối quan hệ của các bạn.

Hòa đồng với mọi người

Nếu bạn chỉ “chơi” với 1 người, những đồng nghiệp khác sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và dần

cũng xa lánh bạn. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn trưa hay các cuộc nói chuyện, bạn

có giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh.

Không phàn nàn về sếp

Đó gần như là bản năng khi phàn nàn về công việc với bạn bè nhưng hãy nhớ rằng bạn

công sở có thể phản bội bạn. Nếu anh/ cô ấy là bạn hoặc có mối quan hệ mật thiết với

sếp, những lời kêu ca của bạn sẽ tới tai sếp.

Duy trì khoảng cách

Cuộc sống có nhiều điều bất ngờ và tình bạn có thể sụp đổ. Nếu điều đó xảy ra, công

việc của bạn sẽ trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy hãy chú ý tới mức độ thân thiết của

mình với đồng nghiệp và cố gắng giữ khoảng cách giữa 2 người. Hãy giao tiếp xã hội

với những bạn bè ngoài công việc để cân bằng các mối quan hệ và thời gian của mình.

Kiểm soát tình bạn đổ vỡ một cách chuyên nghiệp

Nếu bạn chấm dứt tình bạn với bạn công sở, đừng đề điều đó ảnh hưởng tới chất

lượng công việc hay những mối quan hệ công việc khác. Sự căng thẳng giữa 2 thành

viên có thể ả hưởng tới cả nhóm, vì vậy hay giữ lại cảm giác khó chịu cho bản thân và

đừng “đổ” chúng lên đầu những người xung quanh.

Tận dụng tình bạn

Đôi khi, một người tâm giao trong nhóm có thể truyền cảm hứng và động lực cho bạn

lên những nấc thang sáng tạo mới. Hãy tận dụng điều này để gặt hái thành công trong

công việc. Nếu các bạn làm việc ăn ý cùng nhau, sếp sẽ tạo điều kiện để 2 người tiếp

tục hợp tác trong các dự án tiếp theo.

Đừng để bị lợi dụng

Khi mối quan hệ của 2 người phát triển thân thiết hơn, hãy đề phòng rằng người kia có

thể đề nghị bạn làm giúp một số công việc. Đôi ba lần là chuyện bình thường nhưng

nếu tình trạng này thường xuyên tiếp diễn, bạn công sở đang lợi dụng bạn.

Tận hưởng bản thân

Dù thân thiết với đồng nghiệp, chia sẻ với anh/ cô ấy 8 tiếng ở văn phòng và cả những

bí mật trong cuộc sống, bạn vẫn nên giữ cho mình không gian riêng. Bạn vẫn có

những mối quan hệ và sở thích khác để duy trì, theo đuổi. Hãy tận hưởng bản thân

thay vì quá phụ thuộc vào người khác.