25
Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông Nguyễn Thị Chi Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 603220 Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông. Phân tích đặc điểm hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin. Keywords: Khoa học thư viện; Nhu cầu tin; Trường Đại học Phương đông Content:

Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng

nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học

Phương Đông

Nguyễn Thị Chi

Trường Đại học KHXH&NV

Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 603220

Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại

Thư viện Trường Đại học Phương Đông. Phân tích đặc điểm hoạt động thông tin tại Thư viện

Trường Đại học Phương Đông. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại

Thư viện Trường Đại học Phương Đông. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp

ứng nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin.

Keywords: Khoa học thư viện; Nhu cầu tin; Trường Đại học Phương đông

Content:

Page 2: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………….………………4

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................. 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... 6

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 7

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 10

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10

4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 11

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11

6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 13

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài. ............................................... 13

8. Bố cục luận văn. ......................................................................................... 14

CHƢƠNG 1

NGƢỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG

THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG .... 15

1.1. Những vấn đề chung về ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ...................... 15

1.1.1. Khái niệm về người dùng tin và nhu cầu tin . ……………………15

1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin......16

1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Phƣơng Đông và Trung tâm Tin học –

Thƣ viện ................................................................................................... 18

1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Phương Đông ................................ 18

1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 19

1.2.1.2. Đại học Phương Đông trong quá trình đổi mới giáo dục ........ 20

1.2.2. Trung tâm Tin học – Thư viện Trường Đại học Phương Đông...21

1.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ…………………………………..…..21

1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý........................................................ 24

1.2.2.3. Đội ngũ cán bộ ......................................................................... 24

Page 3: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

1.2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn tài chính. ... 25

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin tại Trƣờng Đại học Phƣơng Đông ............. 27

1.3.1. Thành phần các nhóm người dùng tin trong Trường .................. 27

1.3.2. Độ tuổi người dùng tin .............................................................................. 29

1.3.3. Giới tính người dùng tin ........................................................................... 30

1.3.4. Trình độ học vấn người dùng tin ........................................................... 31

1.4. Vai trò của ngƣời dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin –

thƣ viện Trƣờng Đại học Phƣơng Đông ................................................ 32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG

TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG ....................... 34

2.1. Thực trạng nhu cầu tin tại Đại học Phƣơng Đông .............................. 34

2.1.1. Nhu cầu về nội dung thông tin ....................................................... 34

2.1.2. Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu ........................................................ 37

2.1.3. Nhu cầu về hình thức tài liệu .................................................................. 40

2.1.4. Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin ........................ 42

2.1.4.1. Thời gian và địa điểm khai thác thông tin ............................... 42

2.1.4.2. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin ………………….……….....48

2.1.5. Thời gian xuất bản của tài liệu……………………………………….50

2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin tại Thƣ viện

Trƣờng Đại học Phƣơng Đông………………..………..………………51

2.2.1. Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin .................................... 51

2.2.2. Khả năng đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin ................... 58

2.2.3. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị ....................... 66

2.2.4. Nguồn lực con người ...................................................................... 68

2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 71

2.3.1. Điểm mạnh ...................................................................................... 71

2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân .............................................................. 73

Page 4: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG

VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN PHÁT TRIỂN TẠI TRƢỜNG ĐẠI

HỌC PHƢƠNG ĐÔNG ................................................................................ 76

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin..................76

3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin .................................... 76

3.1.2. Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ ....... 81

3.1.3. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện ......................... 86

3.1.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................... 89

3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động TT - TV .................. 90

3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển .............................. 91

3.2.1. Đào tạo người dùng tin ................................................................... 91

3.2.2. Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên ............................... 94

KẾT LUẬN .................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97

PHỤ LỤC

Page 5: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các nguồn lực phát triển xã hội, thông tin được coi là nguồn

lực thứ ba và là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Thông tin là tri thức, là

sức mạnh và là bí quyết góp phần định hướng đúng, giúp lãnh đạo quản lý

ra các quyết định chính xác hơn. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều liên

quan tới thông tin.

Nhu cầu tin là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, xuất

phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Nhu cầu tin

còn là nguồn gốc, mục tiêu hướng tới của hoạt động thông tin – thư viện.

Nghiên cứu nắm vững NCT của NDT tại Trường ĐHPĐ là vấn đề

quan trọng và cấp bách, làm cơ sở để tổ chức và phát triển HĐTT-TV đúng

hướng, đạt hiệu quả cao.

Vì những lý do trên, nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin

và khả năng đáp ứng tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành thông tin – thư viện của

mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Người dùng tin trong các cơ quan thông tin – thư viện là một trong

những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, là lý do để một cơ quan

thông tin tồn tại và phát triển. Do đó, hoạt động thông tin thư viện cả nước

nói chung và hoạt động thông tin trong các trường đại học nói riêng đều lấy

công tác phục vụ nhu cầu người dùng tin làm mục tiêu và động lực phát

triển của cơ quan mình.

*Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề này ở những

khía cạnh khác nhau, liên quan đến hoạt động thông tin thư viện trong

các trường đại học nhằm mục tiêu dáp ứng nhu cầu tin có các công trình

sau:

- “ Thư viện đại học Việt nam trong xu thế hội nhập” của Tiến sỹ Lê

Văn Viết và Thạc sỹ Võ Thu Hương (Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2 năm

Page 6: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

2

2007) đề cập đến vai trò của thư viện đại học, từ đó nhận diện về thực tiễn

thư viện đại học Việt Nam hiện nay, thách thức đối với thư viện đại học

Việt Nam trong xu thế hội nhập và cuối cùng là tác giả đề xuất mô hình thư

viện đại học Việt Nam trong tương lai.

- Nguyễn Huy Chương (Chủ biên). Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ

chức và hoạt động trung tâm thông tin thư viện đại học: Đề tài nghiên cứu

cấp trường Đại học Quốc gia Hà Nội .-H.: Đại học Quốc gia Hà Nội. 2003-

2005.

- Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn. Quan điểm xây dựng chiến

lược và mục tiêu phát triển hoạt động thông tin - thư viện đại học Việt Nam

giai đoạn 2006-2010.// Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và

Công nghệ lần thứ V. Hà Nội, 2005

- TS. Nguyễn Huy Chương. Trung tâm thông tin – thư viện Đại học

Quốc gia Hà Nội. Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ nghiên

cứu và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện hiện nay.

* Một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ nghiên cứu một

số nhóm người dùng tin trong các cơ quan thông tin - thư viện:

- “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm

Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia” của học viên Nguyễn Thị

Chung, Luận văn thạc sỹ khóa 1 chuyên ngành Khoa học thư viện Trường

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, bảo vệ năm 2009.

- “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm

Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi

mới.”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn Hóa

Hà Nội.

- “Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ

trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.” của học viên Nguyễn Thị

Hồng Nhung, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học

Văn hóa Hà Nội.

Page 7: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

3

- “Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin cuả Ban Thông tin

– Tư liệu và Thư viện tại Viện Chiến lược và Chính sách KH & CN trong

thời kỳ đổi mới của đất nước, thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”,

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn hóa Hà

Nội.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có luận văn nào đề cập

đến nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Đại học Phương Đông.

Chính vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và không hề trùng lặp với

những vấn đề đã nêu ở trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Phương

Đông.

- Hoạt động thông tin của Thư viện Trường Đại học Phương Đông nhằm

đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.

* Phạm vi nghiên cứu

- Nhu cầu tin và người dùng tin trong Trường Đại học Phương Đông

- Hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông.

- Thời gian: từ năm 2006 đến nay.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Nhu cầu tin của người dùng tin tại Đại học Phương Đông đang phát

triển và ngày càng cao, trong khi đó hoạt động thông tin thư viện Trường

Đại học Phương Đông hiện nay còn nhiều yếu kém, mang tính truyền

thống, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của sinh viên và cán bộ giảng

viên trong Trường. Nếu được tăng cường, hoạt động thông tin thư viện sẽ

đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo của trường.

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Page 8: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

4

Làm rõ thực trạng nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên

Trường đại học Phương Đông và mức độ đáp ứng những nhu cầu đó, trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng thông tin cho

người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông.

* Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, thực trạng nhu cầu tin của

người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông.

- Nghiên cứu đặc điểm hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại

học Phương Đông.

- Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại

Thư viện Trường Đại học Phương Đông.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu

tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin.

6. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và

Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin thư viện

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phân tích tổng hợp tài liệu

- Quan sát.

- Phỏng vấn: Phỏng vấn các đối tượng người dùng tin của Thư viện

như: sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên…

- Điều tra bằng bảng hỏi: Để tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của

người dùng tin và mức độ đáp ứng tại Thư viện Trường Đại học Phương

Đông, tác giả đã tiến hành điều tra người dùng tin thông qua phiếu hỏi. Số

phiếu phát ra 800 phiếu, thu về là 745 phiếu hợp lệ (đạt 93,1%). Có 512

phiếu của nhóm sinh viên (chiếm tỷ lệ 64,0%), 213 phiếu của nhóm cán bộ

giảng dạy và nghiên cứu (chiếm 26,6%), 20 phiếu của nhóm nghiên cứu

Page 9: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

5

sinh, học viên cao học (chiếm 2,5%), còn lại 31 phiếu của nhóm quản lý,

lãnh đạo (chiếm 3,9%).

- Thống kê

- Phương pháp chuyên gia

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài.

- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm rõ đặc điểm nhu cầu tin

của người dùng tin trong môi trường giáo dục đại học.

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi

cho việc đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao cho người dùng tin tại Thư

viện Trường Đại học Phương Đông. Các giải pháp này góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng cao của

Trường.

8. Bố cục luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

dự kiến gồm 3 chương:

Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin

– thư viện tại Trường Đại học Phương Đông

Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện

Đại học Phương Đông.

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng và kích thích

nhu cầu tin phát triển tại Trường Đại học Phương Đông.

s

Page 10: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

6

CHƯƠNG 1

NGƯỜI DÙNG TIN NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG

TIN – THƯ VIỆN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

1.1. Những vấn đề chung về người dùng tin và nhu cầu tin

1.1.1. Khái niệm về người dùng tin và nhu cầu tin

* Người dùng tin

NDT là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình.

* Nhu cầu tin

NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối

với việc tiếp nhận và sử dụng TT để duy trì các hoạt động sống của con

người.

1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới NCT của NDT.

* Yếu tố chủ quan:

* Yếu tố khách quan:

Môi trường tự nhiên:

Nghề nghiệp:

Lứa tuổi:

Giới tính

Phương thức thoả mãn nhu cầu tin

NDT với tư cách là chủ thể NCT có vai trò vô cùng quan trọng trong

HĐTT-TV, là lý do để một CQTT tồn tại và phát triển. HĐTT-TV nói

chung và HĐTT trong các trường ĐH nói riêng đều lấy công tác phục vụ

nhu cầu NDT làm mục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình.

1.2. Khái quát về ĐHPĐ VÀ Trung tâm Tin học – Thư viện

1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Phương Đông

Trường ĐHPĐ là một trường ĐHDL, được thành lập năm 1994 theo

Quyết định số 350/TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ, là một

trong những trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của cả nước.

Page 11: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

7

1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy lãnh đạo của Đại học Phương Đông bao gồm Hội đồng quản

trị trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, khoa và trung tâm trong toàn Trường.

1.2.1.2. Đại học Phương Đông trong quá trình đổi mới giáo dục

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, từng bước hội nhập quốc tế

của hệ thống giáo dục cả nước, Trường Đại học Phương Đông cũng đang

có nhiều đổi mới về hình thức đào tạo, chương trình và phương pháp giảng

dạy, học tập.

1.2.2. Trung tâm Tin học - Thư viện Trường Đại học Phương Đông

1.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ

* Chức năng:

* Nhiệm vụ:

1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Hiện nay Thư viện trực thuộc Trung tâm Tin học - Thư viện, Ban

Giám đốc điều hành chung cả hoạt động của bộ phận Tin học và Thư viện

Trường.

1.2.2.3. Đội ngũ cán bộ

Thư viện được biên chế 5 cán bộ, trong đó 4 cán bộ có trình độ

chuyên môn thông tin – thư viện, 1 cán bộ trình độ cử nhân ngoại ngữ.

Hiện tại, có 1 cán bộ trình độ thạc sỹ, 1 cán bộ đang theo học thạc sĩ

chuyên ngành khoa học thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Hà Nội

1.2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn tài chính.

Hiện nay thư viện bao gồm hai phòng đọc tại hai cơ sở của Trường

với tổng diện tích sử dụng là 532m2., tổng số chỗ ngồi là 410 chỗ.

Bên

cạnh đó, các khoa, trung tâm đều trang bị các phòng đọc tài liệu chuyên

ngành.

Page 12: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

8

1.3. Đặc điểm người dùng tin tại Trường ĐHPĐ

1.3.1. Thành phần các nhóm người dùng tin trong Trường

Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia người dùng tin thành 3

nhóm chính:

o Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo quản lý

o Nhóm 2 – Cán bộ nghiên cứu giảng dạy, chiếm tỷ lệ 3,2%.

o Nhóm 3 – Sinh viên (Học tập)

1.3.2. Độ tuổi người dùng tin

Với tính chất một trường đại học, người dùng tin chủ yếu ở độ tuổi

thanh niên. Theo số liệu thống kê trong bảng tổng hợp nhu cầu tin, chiếm

tỷ lệ nhiều nhất với 77,3% là ở độ tuổi 18-25, chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là ở độ

tuổi 26-35 với 13,4%, cuối cùng là ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ

khá thấp (6,8% và 2,4%). Trong độ tuổi từ 18-25, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là

nhóm người dùng tin sinh viên; ở độ tuổi 26-35, cán bộ nghiên cứu, giảng

dạy chiếm tỷ lệ cao nhất, còn ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ cao

nhất lại là nhóm lãnh đạo, quản lý. Nhìn vào bảng độ tuổi này ta thấy sự

phân bố độ tuổi với công việc tương ứng đang đảm nhiệm khá là hợp lý.

1.3.3. Giới tính người dùng tin

Theo số liệu điều tra, số lượng người dùng tin là nữ giới chiếm tỷ lệ

nhiều hơn nam giới (77,6%). Do đặc thù của các ngành nghề đào tạo tại

Trường Đại học Phương Đông, người dùng tin là nữ giới luôn chiếm số

lượng nhiều hơn vì có nhiều ngành khoa học xã hội, các khối ngành kỹ

thuật ít. Mặt khác, nữ giới có tính kiên trì, chăm chỉ, ý thức học tập nhiều

hơn nam giới nên thời gian sử dụng thông tin tại Thư viện có tính chất ổn

định và thường xuyên hơn. Ngoài nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học họ

còn quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực khác như: làm đẹp, mua sắm, sức

khỏe, thời trang, hạnh phúc gia đình... Đối với những người dùng tin là nữ

Page 13: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

9

giới lớn tuổi đang công tác và làm việc ở nhiều lĩnh vực thì thời gian

nghiên cứu tại Thư viện ít hơn, họ có thói quen sử dụng tài liệu tại nhà.

1.3.4. Trình độ học vấn người dùng tin

Cán bộ lãnh đạo, quản lý đến thư viện là những người có trình độ

cao: cán bộ quản lý có trình độ tiến sỹ, GS - PGS chiếm 58,1%, có 38,7%

là trình độ thạc sĩ và chỉ có 3,2% cán bộ lãnh đạo là trình độ cử nhân

1.4. Vai trò của NDT và NCT trong hoạt động TT-TV tại Trường

NDT và NCT là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát

triển của HĐTT-TV tại Trường ĐHPĐ.

Việc nghiên cứu NCT của NDT trong trường ĐHPĐ để có định

hướng tổ chức tốt công tác phục vụ sách báo, tăng cường công tác quảng

bá, tuyên truyền giới thiệu sách báo, mở rộng mạng lưới liên thông giữa

các TV các trường ĐH trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho

NDT tiếp cận đến NLTT của TV.

Page 14: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

10

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG

TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

2.1. Thực trạng nhu cầu tin tại Trường Đại học Phương Đông

2.2.1. Nhu cầu về nội dung thông tin

Đại học Phương Đông là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên

tất cả các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm người dùng tin quan tâm.

Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng thuộc nhóm

người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm sinh viên đều có

nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà họ đang giảng

dạy hoặc đang học tập.

2.1.2. Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề

hội nhập và phát triển đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội đồng thời những

thách thức lớn, để hội nhập với các nước phát triển, cần phải có trình độ

ngoại ngữ cao. Ngoại ngữ thực sự trở thành chiếc chìa khoá vàng, là công

cụ, phương tiện quan trọng đối với các nhà khoa học và sinh viên nước ta

trong việc tiếp cận tri thức, khoa học tiên tiến và mở rộng giao lưu, hợp tác

quốc tế.

2.1.3. Nhu cầu về hình thức tài liệu

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ

thông tin đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt trong đời sống xã hội.

Các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về mặt nội dung và

hình thức. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của người

dùng tin được thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy nhu cầu sử dụng tài liệu

giáo trình chiếm ưu thế (69,3%), tiếp theo là sách chuyên ngành với 54,9%

và cuối cùng là báo và tạp chí chiếm 50,2%.

Page 15: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

11

2.1.4. Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin

2.1.4.1. Thời gian và địa điểm khai thác thông tin

Do đặc điểm công việc của mỗi nhóm NDT khác nhau nên thời gian

dành cho việc thu thập TT của các nhóm NDT tại Thư viện cũng khác

nhau.

2.1.4.2. Các SP&DVTT được sử dụng thường xuyên

SPTT là kết quả của qúa trình XLTT do tập thể CBTV thực hiện.

DVTT là những HĐ nhằm thỏa mãn NCTT và trao đổi TT của NDT tại

TV.

2.1.5. Thời gian xuất bản của tài liệu

Nhu cầu của người dùng tin về thời gian xuất bản của tài liệu thể hiện

khác nhau ở các lĩnh vực tri thức khác nhau. Đối với những tài liệu thuộc

các lĩnh vực kinh tế thì nhu cầu về tính mới của tài liệu là rất được quan

tâm và ưu tiên sử dụng vì thông tin kinh tế là thông tin phải được cập nhật

thường xuyên thì mới đảm bảo độ mới, đầy đủ và chính xác.

2.2. Khả năng đáp ứng NCT cho NDT tại Thư viện Trường ĐHPĐ

2.2.1. Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin

Tính đến đầu năm 2013, Thư viện Nhà trường có 5.056 đầu giáo

trình, bài giảng, tài liệu tham khảo với số lượng 12.881 cuốn, 100 đầu báo,

tạp chí, trên 5.500 khoá luận, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên các khoá cơ

bản đã phần nào đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ của sinh viên.

NLTT hiện có trong TV về cơ bản chỉ đáp ứng một phần nào nhu

cầu học tập, NC của SV và CBLĐ, GD trong Trường.

Thư viện đã ứng dụng Phần mềm mã nguồn mở Greenstone trong

công tác quản lý và biên mục nguồn tài liệu số và đã đưa ra phục vụ bạn

đọc từ năm 2010. Số lượng tài liệu số được thống kê theo các khoa, ngành

cụ thể như sau:

2.2.2. Khả năng đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện trường Đại học

Page 16: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

12

Phương Đông đã tạo ra được một số sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư

viện phục vụ nhu cầu tra cứu chính cho người dùng tin như: Hệ thống mục

lục, Thư mục thông báo sách mới, Bộ sưu tập tài liệu số và các dịch vụ

thông tin như: Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch vụ sao chép tài liệu, dịch

vụ hướng dẫn sử dụng thư viện… Để đánh giá mức độ thuận tiện của các

sản phẩm và dịch vụ thông tin có trong Thư viện, ta có bảng số liệu sau:

* Các dịch vụ thông tin bao gồm:

Dịch vụ đọc tại chỗ

Dịch vụ mượn tài liệu về nhà

Tra cứu tài liệu trên mạng

Dịch vụ sao chụp tài liệu

Dịch vụ hướng dẫn sử dụng thư viện

2.2.3. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Đối với các cơ quan thông tin – thư viện nói chung và Thư viện Đại

học Phương Đông nói riêng thì cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện có vai

trò quan trọng, đó là một trong các yếu tố cấu thành nên thư viện, có ý

nghĩa quyết định giúp cho Thư viện triển khai các hoạt động khai thác và

phục vụ thông tin, tài liệu cho cán bộ và người học của Đại học Phương

Đông đạt hiệu quả cao. Theo kết quả điều tra từ người dùng tin cho thấy, có

58,1% ý kiến đánh giá là cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, chiếm

tỷ lệ cao nhất; 34,6% ý kiến đánh giá là quá nghèo nàn, chỉ có 9,4% cho

rằng Thư viện khang trang hiện đại và 13,0% đánh giá Thư viện đáp ứng

được yêu cầu.

2.2.4. Nguồn lực con người

Về cơ bản đội ngũ cán bộ thư viện đều là những người có trình độ

chuyên môn, có năng lực và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, do tuổi đời còn

trẻ, tuổi nghề còn non, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức

quản lý, lại không được sự chỉ đạo trực tiếp từ những người có chuyên môn

nghiệp vụ nên không tránh khỏi những hạn chế trong công việc. Nhưng khi

Page 17: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

13

được hỏi về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện thì có đến 57,7% ý kiến

đánh giá là bình thường, 36,9% ý kiến đánh giá thái độ phục vụ tốt và chỉ

có 4,8% ý kiến đánh giá thái độ phục vụ chưa đạt yêu cầu.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Điểm mạnh

NCT của NDT tại trường ĐHPĐ rất phong phú, đa dạng, nhiều lĩnh

vực, có xu hướng gắn với chương trình đào tạo của Nhà trường.

TV Trường đã bước đầu đáp ứng một phần NCT của NDT trong

trường

Cải tiến công tác phục vụ bạn đọc

Không ngừng đầu tư CSVC và nguồn lực thông tin

Ứng dụng phần mềm QLTV

Ứng dụng công nghệ mã vạch, thẻ từ vào DV muợn, trả TL

Tổ chức “hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất sử dụng thư viện

NLTT, các SP&DVTT cơ bản đáp ứng được một phần NCT

2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân

* NCT của NDT tuy đã phát triển nhưng còn phiến diện

*HĐTT-TV còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng đầy đủ NCT

của NDT trong giai đoạn hiện nay

Nguyên nhân của những điểm yếu trên

Tính tích cực trong giảng dạy và học tập chưa được nâng cao

Kinh nghiệm triển khai các SP&DVTT-TV hiện đại còn yếu

Cơ sở vật chất chưa đảm bảo

Page 18: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

14

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH

THÍCH NHU CẦU TIN PHÁT TRIỂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

PHƯƠNG ĐÔNG

3.2. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin

3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin (NLTT)

Cùng cố và phát triển NLTT chính là đảm bảo cho NLTT phát triển và

hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.

Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng để hình thành nên hoạt

động thông tin – thư viện. Chất lượng nguồn lực thông tin ảnh hưởng tới

việc thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin. Để củng cố và

phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin tại

Thư viện Trường Đại học Phương Đông cần phải làm tốt công tác bổ sung

vốn tài liệu trên cơ sở nắm bắt rõ nhu cầu tin của người dùng tin để xây

dựng chính sách bổ sung vốn tài liệu.

Bổ sung là công tác vô cùng quan trọng để tăng cường nguồn lực

thông tin, chính khâu này quyết định nội dung của thông tin có trong Thư

viện. Nếu bổ sung không được thực hiện tốt thì sẽ gây lãng phí, đồng thời

làm giảm hiệu quả công tác thông tin – thư viện. Cần phải xây dựng chính

sách bổ sung đúng đắn và hợp lý, trong đó xác định rõ nguyên tắc, kế

hoạch bổ sung phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của Nhà

trường.

Để đáp ứng NCT đa dạng, phong phú, CTBS nguồn lực TT của TV cần

tập trung vào TL thuộc các lĩnh vực sau:

- Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh:

- Về sách Đại cương – Chính trị Mác Lê Nin:

- Về khối kỹ thuật:

Page 19: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

15

- Về khoa Ngoại ngữ:

Chú trọng đến số lượng tài liệu ngoại văn

Tạo ra nguồn kinh phí ổn định, lâu dài cho công tác BSTL

Khuyến khích CB đi học tập, NC ở nước ngoài tặng sách cho TV.

Song song với việc bổ sung TL cần phải có kế hoạch thanh lọc TL

Số hóa vốn TL quý; TV cần hoàn thiện hơn bộ sưu tập TL số

3.1.2. Phát triển và nâng cao chất lượng các SP, DV TT- TV

Việc bổ sung tài liệu, chia sẻ, làm giàu nguồn lực thông tin cho Thư

viện sẽ vô cùng có ý nghĩa khi tất cả tài liệu thông tin đó đến được với

người dùng tin. Phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ

thông tin chính là cách làm thiết thực giúp người dùng tin khai thác, sử

dụng thông tin một cách có hiệu quả. Sản phẩm và dịch vụ thông tin đa

dạng, phong phú sẽ giúp người dùng tin tiếp cận thông tin nhanh chóng,

chính xác, đầy đủ, phù hợp với mục đích sử dụng.

Nâng cao khả năng đáp ứng các DVTT chính là tạo ra đa dạng và

phong phú các DVTT song song với việc nâng cao chất lượng các DV

nhằm đáp ứng tối đa NC thông tin của NDT.

Triển khai DV “mượn TL về nhà” đối với nhóm đối tượng NDT là

SV.

Mở cửa phục vụ ngoài giờ hành chính

Địa điểm TV cần được bố trí hợp lý hơn, nên có toàn nhà riêng tạo

không gian yên tĩnh và thuận lợi cho người dùng tin

XD mối quan hệ hai chiều giữa người dùng tin và TV.

Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo NDT

Nâng cao chất lượng của dịch vụ photo tài liệu.

Triển khai các dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao như:

3.1.3. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện

CBTV cần được bổ sung thêm về mặt số lượng và trang bị những

kiến thức sau:

Page 20: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

16

- Có kiến thức vững vàng về khoa học TT-TV

- Có kỹ năng giao tiếp tốt với NDT

- Có khả năng Marketing các sản phẩm và DVTT - TV

3.1.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho HĐ TT- TV

CSVC trang thiết bị là một trong bốn yếu tố quan trọng ảnh hưởng

tới chất lượng HĐ TT- TV. Và đặc biệt, chất lượng HĐ TT- TV của một

TV trong trường ĐH có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GDĐT và

NCKH của trường.

3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư

viện

Nhanh chóng hình thành TVĐT, coi việc tổ chức, xây dựng nguồn

dữ liệu điện tử là cốt lõi của một TVĐT, từ đó có chính sách phù hợp, đặc

biệt là về mặt tài chính, để thu thập, xử lý và quản lý thống nhất nguồn tin

điện tử.

3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển

3.2.1. Đào tạo người dùng tin

Đào tạo NDT là một giải pháp kích thích NCT trong TV. Yêu cầu:

- Được đảm bảo pháp lý, phải được tổ chức và thực hiện thống

nhất;

- Đào tạo NDT phải là hoạt động thường xuyên, liên tục;

- Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng nhóm đối tượng NDT;

- Chương trình đào tạo phải linh hoạt để dễ cập nhật những thay

đổi của CNTT;

- Phương thức đào tạo phải đa dạng, cơ động nhằm đảm bảo thuận

lợi cho NDT.

- Thời gian đào tạo phải thích hợp với từng nhóm NDT và không

nên kéo dài.

TVĐHPĐ có thể đào tạo NDT bằng nhiều hình thức sau:

- Hình thức trực quan

Page 21: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

17

- Trao đổi trực tiếp

- Ấn phẩm hướng dẫn

- Tổ chức thường xuyên, định kỳ các lớp đào tạo người dùng tin

3.2.2. Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên

Tính tích cực học tập của SV là yếu tố quan trọng thúc đẩy NCT phát

triển. Muốn vậy, phải đẩy mạnh tiến độ và hoàn thiện phương thức đào tạo

theo học chế tín chỉ tại trường.

Thứ nhất, đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện triết lý giáo dục lấy

người học làm trung tâm.

Thứ hai, đội ngũ CBGD buộc phải đổi mới PP lên lớp và nâng cao

trình độ chuyên môn..

Như vậy, áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ là điều kiện quan

trọng để phát triển NCT của NDT trong trường.

Khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa

học.

Page 22: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

18

KẾT LUẬN

Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và chính xác NCT của NDT là mục

đích cuối cùng của các CQTT-TV. Mức độ đáp ứng NCT cho NDT là

thước đo đánh giá chất lượng HĐTT-TV. Nghiên cứu và nhận dạng NCT

trên cơ sở đó tổ chức HĐTT cũng như cung cấp các SP&DVTT đáp ứng

nhu cầu của họ là nhiệm vụ quan trọng của các CQTT-TV nói chung và của

TVĐHPĐ nói riêng.

Nắm vững NCT của NDT về các lĩnh vực khoa học, ngôn ngữ, loại

hình TL cũng như thói quen tra tìm, sử dụng các SP&DVTT,.. tại TV sẽ là

cơ sở để TV kịp thời điều chỉnh các HĐ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng

cao cho NDT.

Muốn hoạt động của TV ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn phải

áp dụng hệ thống những giải pháp đồng bộ nhằm kích thích NCT và nâng

cao hiệu quả đáp ứng thông tin cho NDT. Hy vọng rằng TV Trường sẽ

ngày càng hoàn thiện góp phần vào sự phát triển Trường ĐHPĐ nói riêng

cũng như ngành TT-TV nước nhà nói chung.

Page 23: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

Refrences

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp lệnh thư viện

(2001), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Nguyệt, (2008),“Nhu cầu thông tin

của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ tại Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên chuyên

ngành thông tin thư viện, tr.35-37.

4. Phạm Văn Bình – Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong

thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Về công tác thư viện: Các văn

bản pháp quy hiện hành về thư viện, Vụ Thư viện, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), “Xây dựng thư viện góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam”, Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

7. Olstad, Born (2008), “Từ tổ chức nội dung đến tăng sức mạnh cho người

dùng tin”, Vũ Văn Sơn dịch, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 30-31.

8. Ngô Ngọc Chi (2005), “Hoạt động thư viện – Thông tin Việt Nam trên

đường hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (1), tr. 30-34.

9. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (14), tr. 18-23

10. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội.

Page 24: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

11. Hoàng Thị Thu Hương (2005), “Nghiên cứu nhu cầu tin và giải pháp đảm

bảo thông tin tại Trung tâm tin học Bộ thuỷ sản”, Luận văn thạc sỹ Khoa

học Thư viện, Đại học Văn hoá Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Hùng (2008), “Một số vấn đề về chính sách phát triển sản

phẩm dịch vụ thông tin tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, (2), tr.

1-6.

13. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

14. Cao Minh Kiểm (2008), “Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông

tin thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới”, Tạp chí Thông tin tư liệu,

(1), tr.7 – 8.

15. Trương Đại Lượng (2007), “Một số kỹ năng trong trao đổi cá biệt với

người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 24-27.

16. Đại Lượng, Hữu Nghĩa (2008), “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ

bạn đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 24-27.

17. Vũ Bích Ngân (2009), “Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại

phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Thư

viện Việt Nam, (1), tr. 13-18.

18. Đỗ Chí Nghĩa (2009), “Đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng để

định hướng dư luận xã hội có hiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị và

Truyền thống, (3), tr. 20 – 23.

19. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện

phục vụ học chế tín chỉ trong các trường đại học”, Giáo dục, (166), tr. 1-3.

20. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008), “Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh

nhân trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam”,

Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

Page 25: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12148/1/02050001539.pdf · Trong các nguồn lực phát triển

21. Phan Huy Quế (2006), “Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối

cảnh hoạt động thông tin – thư viện hiện nay”, Tạp chí Thông tin – Tư

liệu, (3), tr. 10-12.

22. Trần Thị Quý (2006), “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin – yếu tố

quan trọng để các Trung tâm Thông tin – Thư viện đại học Việt Nam phát

triển bền vững”, Kỷ yếu hội thảo

, (8), tr, 44-52.

23. Trương Thị Kim Thanh (2003), “Người dùng tin và các dịch vụ thông tin

của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN”, Tập san Thư viện, Thư

viện Quốc gia Việt Nam, (3), tr. 30-35.

24. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Marketing trong quản lý thư viện và

trung tâm thông tin”, Văn hóa Nghệ thuật, (4), tr. 97-100.

25. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và

dịch vụ thông tin”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (4), tr. 15-21.

26. Trường Đại học Phương Đông (2012), Tổng kết đánh giá chất lượng giáo

dục Trường Đại học Phương Đông, Kỷ yếu hội nghị.

27. Trường Đại học Phương Đông (2009), 15 năm xây dựng và phát triển, kỷ

yếu hội nghị 15 năm thành lập Trường.

28. Trường Đại học Phương Đông (2004), Đại học Phương Đông 10 năm xây

dựng và phát triển, Kỷ yếu hội nghị kỷ niệm 10 năm thành lập Trường.

29. Dương Thị Vân (2008), “Dịch vụ thông tin trong trường đại học”, Văn

hóa nghệ thuật, (287), tr. 116-118.

30. Dương Thị Vân (2008) “Hình thành dịch vụ thông tin thư viện "sẵn sàng

đáp ứng" trong trường đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (15), tr. 16-

19.

31. Lê Văn Viết (2007), “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”,

Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2 năm 2007.