12
HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NNƯỚC ( Mài Gươm Phục Quc - xut bn 1983) (Tiu thuyết dã sktình Vit Nam thi cuối đời nhà TRẦN, đầu nhà H) 1400 - 1407 Chương Mười Sáu Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long Quc Anh vđến Mt Khu tri đã tối hẳn. Đêm không sao, nhưng gian nhà trên mặt hca Nguyễn Trường Hân vn còn ánh sáng lung linh mo nhnhững đèn lồng treo ri rác dc theo lan can. Trường Hân vi Hùng Phong ngồi nơi chiếc bàn nhỏ, y như đang chờ đợi ai đó… Quc Anh vừa đặt chân lên tiu kiều, Trường Hân đã chạy ra đon đả nói: - Anh biết hiền đệ stới, nhưng không ngờ ti trnhư vậy! Quốc Anh có hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Trường Hân cười gii thích: - Bui hôm kia khi Hùng Phong ti Mt Khu, cho biết ra đi không có phép hiền đệ, anh biết hiền đệ sđi tìm. Nguyên chiều hôm đó Trường Hân đang cùng vợ dùng cơm, chợt một tên binh đưa Hùng Phong vào. Thấy mt chàng công tbơ phờ ảm đạm, Trường Hân nghi ngcó chuyn trm trng xảy ra, nhưng chưa kịp gn hi lý do Hùng Phong đã lên tiếng: - Cháu muốn xung vào đoàn quân của chú. Trường Hân nhăn mặt hi: - Chú Quc Anh có cho phép ch? Thưa cháu đi lén vì sợ chú y không cho. - Việc đại schnào phi chuyện chơi đâu mà cháu không bàn vi chú ca cháu? Cháu đi như vậy để chú Quc Anh lo lng, cháu nsao? Hùng Phong rưng rưng nước mt, cúi mặt nín thinh. Trường Hân trầm tư một lúc cht nhđến bữa ăn chung vi cha con Hoàng Giáp Trần gia trang… Hùng Phong tht thu bđi đang khi bàn chuyn hôn nhân ca Giáng Hương. Chàng như đoán được mt phn tâm sca chàng công tnày, nên không nói thêm li nào na, vui vđón tiếp Hùng Phong trong nhà rt tnhiên. Chàng nói nhvi v, nên nàng Minh Nguyệt chăm sóc Hùng Phong đặc bit. Tđó ngày nào chàng cũng ngồi chQuốc Anh đến. Hùng Phong thấy chú thì cũng chạy ra đón với đôi mắt ửng đỏ. Cho đến mt lúc lâu sau Quc Anh vẫn chưa mở ming nói li nào. Chọng chàng như nghẹn li khi gặp cháu và nghĩa huynh. Cba trli ngồi quanh nơi bàn. Trường Hân vì đã đoán được nguyên nhân Hùng Phong ri Trn gia trang, nên đứng lên định tránh chkhác cho hai chú cháu tdo tâm sự. Nhưng Quốc Anh biết ý của nghĩa huynh nên níu gili, nói: - Hin huynh hãy ngi lại đây. Giữa chúng ta không có điều gì phi giu giếm nhau. Ri bng mt giọng khích động, chàng nói một hơi: - Hin huynh hi hcưới vlà để cho em yên tâm kết hôn vi Hoàng tiểu thư. Cháu bỏ nhà ra đi cũng vì muốn ta hưởng trn vn hạnh phúc. Nhưng nghĩa huynh và cháu quên rằng hnh phúc ca Trn Quc Anh này là nhìn thy những người thân yêu của mình vui sướng hnh phúc chQuc Anh này nào phi là kích kmun thhưởng riêng mình? Hung chi vic hy sinh ca huynh và sra đi của cháu tht vô ích! Vì Hoàng tiểu thư đã lìa bỏ Trần gia trang đến nương thân ở… một ngôi chùa… Nàng khn khhơn chúng ta nhiều… Nàng đã chọn con đường dt nhng trần… Ging nói rã rời đứt khong ca Quốc Anh làm cho Trường Hân sng sốt, không tin tai mình đã nghe một stht quá phphàng. Còn Hùng Phong mt nhm li, môi mím chặt, như đè nén mức đau thương cùng cực đang dâng lên… Có tiếng trách hn trong lòng chàng: «Nàng khoác áo nhà tu, bcmột đời hương sắc vì chút ân tình với ta! Ta yêu nàng để hãm hại đời nàng và làm ddang duyên tình ca chú. Khn thay mt k

Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

HUYNH DUNG

TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983)

(Tiểu thuyết dã sử kỳ tình Việt Nam thời cuối đời nhà TRẦN, đầu nhà HỒ)

1400 - 1407 Chương Mười Sáu

Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long Quốc Anh về đến Mật Khu trời đã tối hẳn. Đêm không sao, nhưng gian nhà trên mặt hồ của Nguyễn Trường Hân vẫn còn ánh sáng lung linh mờ ảo nhờ những đèn lồng treo rải rác dọc theo lan can. Trường Hân với Hùng Phong ngồi nơi chiếc bàn nhỏ, y như đang chờ đợi ai đó… Quốc Anh vừa đặt chân lên tiểu kiều, Trường Hân đã chạy ra đon đả nói: - Anh biết hiền đệ sẽ tới, nhưng không ngờ tới trễ như vậy! Quốc Anh có hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Trường Hân cười giải thích: - Buổi hôm kia khi Hùng Phong tới Mật Khu, cho biết ra đi không có phép hiền đệ, anh biết hiền đệ sẽ đi tìm. Nguyên chiều hôm đó Trường Hân đang cùng vợ dùng cơm, chợt một tên binh đưa Hùng Phong vào. Thấy mặt chàng công tử bơ phờ ảm đạm, Trường Hân nghi ngờ có chuyện trầm trọng xảy ra, nhưng chưa kịp gạn hỏi lý do Hùng Phong đã lên tiếng: - Cháu muốn xung vào đoàn quân của chú. Trường Hân nhăn mặt hỏi: - Chú Quốc Anh có cho phép chứ? Thưa cháu đi lén vì sợ chú ấy không cho. - Việc đại sự chớ nào phải chuyện chơi đâu mà cháu không bàn với chú của cháu? Cháu đi như vậy để chú Quốc Anh lo lắng, cháu nỡ sao? Hùng Phong rưng rưng nước mắt, cúi mặt nín thinh. Trường Hân trầm tư một lúc chợt nhớ đến bữa ăn chung với cha con Hoàng Giáp ở Trần gia trang… Hùng Phong thất thểu bỏ đi đang khi bàn chuyện hôn nhân của Giáng Hương. Chàng như đoán được một phần tâm sự của chàng công tử này, nên không nói thêm lời nào nữa, vui vẻ đón tiếp Hùng Phong trong nhà rất tự nhiên. Chàng nói nhỏ với vợ, nên nàng Minh Nguyệt chăm sóc Hùng Phong đặc biệt. Từ đó ngày nào chàng cũng ngồi chờ Quốc Anh đến. Hùng Phong thấy chú thì cũng chạy ra đón với đôi mắt ửng đỏ. Cho đến một lúc lâu sau Quốc Anh vẫn chưa mở miệng nói lời nào. Cổ họng chàng như nghẹn lại khi gặp cháu và nghĩa huynh. Cả ba trở lại ngồi quanh nơi bàn. Trường Hân vì đã đoán được nguyên nhân Hùng Phong rời Trần gia trang, nên đứng lên định tránh chỗ khác cho hai chú cháu tự do tâm sự. Nhưng Quốc Anh biết ý của nghĩa huynh nên níu giữ lại, nói: - Hiền huynh hãy ngồi lại đây. Giữa chúng ta không có điều gì phải giấu giếm nhau. Rồi bằng một giọng khích động, chàng nói một hơi: - Hiền huynh hối hả cưới vợ là để cho em yên tâm kết hôn với Hoàng tiểu thư. Cháu bỏ nhà ra đi cũng vì muốn ta hưởng trọn vẹn hạnh phúc. Nhưng nghĩa huynh và cháu quên rằng hạnh phúc của Trần Quốc Anh này là nhìn thấy những người thân yêu của mình vui sướng hạnh phúc chớ Quốc Anh này nào phải là kẻ ích kỷ muốn thụ hưởng riêng mình? Huống chi việc hy sinh của huynh và sự ra đi của cháu thật vô ích! Vì Hoàng tiểu thư đã lìa bỏ Trần gia trang đến nương thân ở… một ngôi chùa… Nàng khốn khổ hơn chúng ta nhiều… Nàng đã chọn con đường dứt nợ hồng trần… Giọng nói rã rời đứt khoảng của Quốc Anh làm cho Trường Hân sững sốt, không tin tai mình đã nghe một sự thật quá phủ phàng. Còn Hùng Phong mắt nhắm lại, môi mím chặt, như đè nén mức đau thương cùng cực đang dâng lên… Có tiếng trách hờn trong lòng chàng: «Nàng khoác áo nhà tu, bỏ cả một đời hương sắc vì chút ân tình với ta! Ta yêu nàng để hãm hại đời nàng và làm dỡ dang duyên tình của chú. Khốn thay một kẻ

Page 2: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

như ta!». Không đè nén được nữa, Hùng Phong ôm mặt. Quốc Anh biết nỗi thống khổ của cháu, mà không biết nói lời gì để an ủi, khi mà lòng chàng cũng se sắt đớn đau. Cả ba ngồi im lìm bất động, cùng nghĩ về người con gái đã vì họ mà trốn bỏ cuộc đời, ẩn thân cửa Phật... Một lúc sau Trường Hân chợt buông giọng hờn trách: - Vì sao nàng làm thế? Vì sao nàng nhẫn tâm khép kín cuộc đời xuân sắc của mình? - Vì nàng không còn con đường nào để chọn! Sau lời giải thích chua xót của Quốc Anh, cả ba trở lại sự câm lặng để cùng nghe tiếng lòng thổn thức… Trường Hân không thương tiếc cho mình, vì chàng đã yên phận rồi, song chàng vẫn khốn khổ vì xót xa cho hai kẻ thân yêu ngồi đó… Bỗng nhiên từ trong nhà một người đàn bà khoan thai bước ra, vành môi nở sẵn nụ cười. Trường Hân thấy người ấy thì tươi cười nói: - Tẩu tẩu của hiền đệ đó. Quốc Anh đứng lên vòng tay thi lễ. Chàng nói: - Em kính mừng chị. Minh Nguyệt không tắt nụ cười trên môi: - Chị nghe phu quân nhắc đến nghĩa đệ luôn, nay mới gặp, thật quá vui mừng! Trường Hân nghe vợ nói chuyện tự nhiên, gây được cảm tình với chú cháu Quốc Anh, trong lòng rất đẹp ý, hớn hỡ nói: - Tôi có khoe với nghĩa đệ, phu nhân nấu ăn ngon lắm. Vậy bao giờ nàng cho chúng tôi thưởng thức? - Bây giờ! Thiếp ra đây là để chào chú Quốc Anh và cũng để mời mọi người vào nhà trong dùng cơm. Quốc Anh sững sốt hỏi: - Giờ này cũng đã tối rồi mà cả nhà chưa ăn sao? Trường Hân cười cười: - Mấy hôm rày chiều nào cũng ăn trễ vì anh ngóng trông hiền đệ tới. Ba người theo Minh Nguyệt vào phòng ăn. Trên bàn đã bày la liệt các món ăn khói còn nghi ngút, mùi thơm bay lên tận mũi! Mọi người cùng nhập tiệc… Quả thật nàng Minh Nguyệt có tài nấu nướng. Tiếc rằng thực khách bữa nay ai nấy đều mang tâm sự trầm trầm, nên ăn uống chẳng bao nhiêu! Trong bữa ăn Quốc Anh cho biết đã giao sát Trần gia trang cho Vương tam trông coi, với sự giúp đỡ của Hoàng Giáp. Chàng với Hùng Phong sẽ ở luôn Mật Khu. Trường Hân nghe qua nét mặt nửa vui mừng, nửa xốn xang: - Anh lúc nào cũng vui sướng được sống gần gủi với hiền đệ. Nay laị có thêm Hùng Phong thì vui vầy biết bao! Chỉ buồn là duyên tình hiền đệ không thành, còn anh bỗng dưng bây giờ là kẻ hưởng phúc hôn nhân. Chàng hạ thấp giọng, nói tiếp: - Tẩu tẩu của hiền đệ dễ chịu và ngoan lắm. Khi ấy nàng Minh Nguyệt đi vào nhà bếp để lấy thêm thức ăn, Quốc Anh nhìn theo trong dạ mừng thầm cho nghĩa huynh mình cưới vợ hấp tấp, cũng may là gặp được người vừa ý. Chàng muốn nói mấy lời khen tặng, nhưng lại e ngại Trường Hân nhắc đến tình duyên của mình, khiến Hùng Phong đau lòng, nên chàng hỏi lãng chuyện khác: - Lê tiên sinh và Phan tiên sinh vắng mặt bao lâu nữa hỡ hiền huynh? - Chắc cũng sắp trở lại rồi. Quốc Anh bỗng muốn nói đùa với Trường Hân cho nỗi sầu khuây khỏa: - Gian nhà của hiền huynh còn chỗ chứa chú cháu em không? Trường Hân phì cười: - Nhà anh lúc nào cũng còn chỗ cho hiền đệ. Nếu cần anh sẽ ra sân ngủ, nhường phòng cho đệ. - Chỉ sợ tẩu tẩu không cho phép hiền huynh ra sân ngủ đó chứ? - Anh cho nàng ra ngoài với anh mà? Câu nói của Trường Hân khiến cả hai đều cười. Tuy nhiên giọng cười có vẻ thê lương. Quốc Anh trở lại dàu dàu: - Em vừa hay tin: Con thứ của vua Nghệ Tông bấy lâu sống ẩn trốn ở Lão Qua, nay lẽn sang Trung Hoa cầu cứu nhà Minh cho giúp quân tiêu diệt nhà Hồ. Em chỉ sợ rồi đây quân ngoại bang lại dày xéo trên quê hương. Trường Hân thở ra: - Cái khổ của dân ta là phải chống hai kẻ thù: triều Hồ và quân Minh. Nhưng lịch sử chứng minh rằng dân ta có tinh thần bất khuất, không bao giờ chấp nhận một chế độ thối tha cướp nước, thì dù cho quân Minh hay triều Hồ, ta cũng quyết tiêu diệt.

Page 3: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

- Chỉ tội nghiệp cho dân lành cứ phải điêu linh vì chinh chiến. Sau câu nói Quốc Anh thở dài. Cho đến lúc đó Hùng Phong vẫn im lìm, bỗng cất giọng trầm trầm: - Thà khổ vì chinh chiến còn hơn sống trong chế độ gian hùng thối nát, còn hơn bị ngoại bang đô hộ áp bức. Quốc Anh trân trối nhìn cháu… Chàng không ngờ cháu nói một câu khẳng khái như thế! Trước mặt chàng, Hùng Phong không còn là đứa cháu nhỏ của chàng nữa, mà là một thanh niên tuấn tú oai dũng, một chiến sĩ can trường hào khí ngất trời! Chàng mừng vì thấy cháu đã nguôi ngoai nỗi sầu tình! Chàng mừng vì thấy cháu không vì yêu mà nhục chí nam nhi! Trong phút chốc Quốc Anh có cảm tưởng như bao nhiêu phiền muộn đã tan biến, bao nhiêu khốn khổ cũng qua đi! Cuộc đời của chinh nhân sẽ thay đổi tất cả! * * * Thời gian trôi qua một năm… Một năm làm người chiến sĩ nét mặt Hùng Phong thay đổi rất nhiều. Nắng giang hồ đã nhuộm trên gương mặt tuấn tú của chàng, biến chàng thành một người dày dạn phong trần lãng tử. Ngày xưa chàng vốn ít nói, bây giờ trở thành một kẻ gần như không biết nói, không biết cười, nhưng lại là một chiến sĩ can trường nhất. Trong các cuộc hành quân chống Hồ, Hùng Phong đánh đâu thắng đó, khiến cho địch mỗi khi nghe Hùng Phong ra trận đều kinh hãi, có kẻ chưa kịp giao chiến đã bỏ chạy. Tên tuổi Hùng Phong đi vào lòng đất địch như một « vị thần sát ». Gần như chàng muốn liều chết với địch, gần như chàng không thiết gì đến mạng sống của mình. Binh sĩ dưới trướng Hùng Phong vừa kính phục vừa sợ hãi trước hành động liều lĩnh của chàng, mà không ai rõ nguyên nhân tại sao? Duy có một người hiểu rõ tâm trạng của Hùng Phong, dĩ nhiên là Quốc Anh. Cũng chính vì thế mà trong các cuộc hành quân chàng luôn theo sát một bên cháu. Trong lúc hăng say chiến đấu, Hùng Phong như một kẻ điên cuồng bất kể hiểm nguy... Khi nào chàng lâm vào tuyệt lộ, chờ đợi cái chết, là lúc Quốc Anh xông vào giải cứu. Gần như trong các cuộc giao tranh, Quốc Anh đều phải giải thoát cho cháu ở giai đoạn hiểm nguy nhất. Và gần như chàng đóng vai trò thần linh hộ mạng cho cháu, hơn là vai trò một vị tướng chỉ huy! Đối với Trường Hân, Quốc Anh là một quân sư điều khiển các cuộc tấn công địch. Nhưng đối với Hùng Phong, chàng là thần linh hộ mạng. Ngoài chiến trường mắt chàng luôn luôn không rời cháu, dù đang khi vung kiếm giết thù. Một năm qua tình yêu của chàng đối với Giáng Hương vẫn còn đầy trong tim óc. Nhưng tình của chàng là thứ tình lắng đọng…đẹp như một ngày trời êm ả, dịu dàng như một làn hương quí thoảng qua… Dù chàng không được cùng người yêu kết tóc trăm năm, chàng vẫn yêu nàng như buổi đầu. Biết rằng chàng khổ mỗi khi nhớ đến nàng, và đau xé con tim khi mường tượng người yêu trong lớp áo nâu sòng… Có điều nỗi khổ của chàng là nỗi khổ thâm trầm lắng đọng, che giấu được người đời. Trái lại, một năm qua Hùng Phong cũng không quên được Giáng Hương. Tình đó lúc nào cũng sôi nổi gào thét trong tim. Chàng mượn cái say ngoài chiến địa để đè nén sóng tình ngày ngày trào dâng! Nhưng khốn nỗi, càng đè nén bao nhiêu, tình yêu càng bành trướng bấy nhiêu. Để rồi nỗi thương nhớ mỗi ngày một cao dày, nỗi đớn đau mỗi ngày một to lớn…Tình yêu vô vọng đó cứ đày đọa xâu xé hồn xác chàng và chàng thấy chỉ có cái chết mới giải thoát cho mình khỏi cái khốn khổ ấy mà thôi. Đó là lý do khiến Hùng Phong liều mạng với địch! Quốc Anh thấy rõ cháu mình quyết tìm cái chết, mà không làm sao ngăn cản hay khuyên nhủ được. Bởi chàng cũng biết tình của Hùng Phong đối với Giáng Hương không nhẹ nhàng lắng đọng như chàng, cho nên nỗi thống khổ phải vũ bão và đớn đau hơn! Cả hai cùng yêu một người mà hai tâm trạng khác nhau, hai cảnh ngộ khác nhau! * * * Hôm ấy là ngày mùng hai tháng tám, nhằm năm Hồ Hán Thương thứ tư. Triều đình Hồ được tin nhà Minh bên Tàu sẽ đưa quân sang đánh An Nam, lấy cớ việc cha con Hồ quí Ly chiếm ngôi nhà Trần, Minh triều phải sang chỉnh đốn triều đại An Nam để giúp họ Trần phục vị. Hồ Quí Ly liền ra lệnh cho dân quân xây thành Đa Bang1

1 Hồ Nguyên Trừng đóng tại Đông Đô (Thăng Long), cũng chia quân làm nhiều cánh chống giữ các trục giao thông hiểm yếu đường bộ từ Trung Hoa sang.

Page 4: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

và cho đóng cộc dưới lòng sông Bạch Hạc để chận bước tiến của thủy quân Minh. Quốc Anh và Trường Hân bắt được nguồn tin trên, liền đem một số kỵ binh Phục Quốc dũng cảm tiến về Đông Đô. Thừa lúc bọn Hồ đưa lực lượng ra ngoài, quân ta tấn công thành Thăng Long. Tiết tháng Tám trời oi ả nóng bức, dân chúng trong thành tuôn ra lộ hóng mát. Một số quân Phục Quốc trà trộn theo dân chúng làm kẻ nhàn du thưởng gió, ngắm cảnh, nghêu ngao trước cửa thành để quan sát lực lượng bên trong. Thật ra nơi đây chính là cửa ngọ môn, khi trước là vùng cấm địa. Nhưng từ khi nhà vua đổi đô, Hồ Nguyên Trừng đem quân trú trong nội thành, không còn là vùng cấm địa, dân chúng có thể qua lại. Lúc ấy trời chạng vạng tối, bỗng có mấy xe bò chỡ đầy rơm từ trong đường hẹp gần thành ì ạch tiến ra… Mỗi cỗ xe đều có một ông lão đầu đội nón lá lụp sụp, quần áo rách tơi, mặt mày lem luốc bùn đất, khó mà biết được niên kỷ bao nhiêu. Đôi tay ông lão run run vung ngọn roi mây điều khiển cổ xe tiến tới… Khốn nỗi, bò vốn là con vật di chuyển chậm chạp, lại thêm cỗ xe quá nặng, nên xe chạy như rùa, khiến cho năm sáu cỗ xe gần như ứ nghẹt một chỗ, đậu dồn cục giữa lộ gần cửa thành nội. Đang khi những ông lão đánh xe hò hét vung vẫy ngọn roi mây để thị oai với con vật, bỗng đâu có một toán trẻ con khoảng mười mấy đứa từ trong phố đi ra, tay xách đèn trung thu. Trẻ con thành đô đón Tết trung thu quá sớm, bất kể ngày tháng! Bây giờ mới mùng hai tháng tám, mà chúng đã chơi trò dâng cộ đèn như ngày rầm tháng tám. Thật là kỳ! Chúng đi vòng vòng, lượn qua lượn lại trước cửa thành như chia cái vui của chúng với những người lính. Có đứa đem theo cả pháo bông đốt lên, cầm quay vù vù, trông thật đẹp mắt! Bấy giờ đèn trung thu gần như không còn hứng thú. Cả bọn ngồi chùm nhum chơi pháo. Bỗng nghe tiếng cãi cọ, rồi đứa này dành pháo đứa kia, gây gổ chưỡi bới… Kết quả là đập lộn nhau! Một đứa tức giận giựt cây pháo quăng lên trời, lại xui xẻo rớt ngay vào cỗ xe chứa đầy rơm! Ông lão đánh xe kinh hãi phóng xuống đất lẹ làng như người trai tráng. Nhưng thay vì lo dập tắt lữa, ông chỉ lo tháo gông nơi cổ con bò rồi dắt nó chạy đi, bỏ mặc xe rơm cháy phừng phừng… Bọn trẻ con hoảng sợ cũng dắt nhau trốn mất! Mấy cỗ xe kia, người đánh xe nào cũng kinh hoàng, lo giải thoát cho con vật rồi chạy đi. Mặc dù lữa chưa kịp bắt mồi đến xe họ! Bọn lính Hồ trông thấy cười hô hố về thái độ nhác gan của những ông lão đánh xe, thản nhiên nhìn họ dắt bò chạy đi… Một lúc, lữa bốc lên cao, khói bay ngùn ngụt, nhằm hướng gió bay vút vào thành vừa ngột ngạt, vừa nóng hực, rất là khó thở. Quân Hồ túng thế đành mở cửa thành lấy nước cứu hỏa. Chúng chạy lăng xăn… kẻ xách gào, người quảy thùng, chuyền nước ra ngoài tưới lên xe rơm. Nhưng 6 cỗ xe đậu dồn cục một chỗ, gió lộng vù vù. Lữa bắt từ xe này chuyền sang chiếc kia, nhanh không thể tưởng! Trong nháy mắt cửa ngọ môn biến thành một vùng khói lữa mịt mù, không nhìn thấy rõ ràng đâu là đâu! Thình lình từ trong lớp khói lữa mịt mờ đó nghe có tiếng vó ngựa dồn dập. Rồi một toán kỵ mã vút vào thành như sóng tràn thác lũ. Quân Hồ biết có biến liền thổi còi báo động. Nhưng đã quá trễ! Đoàn kỵ binh Phục Quốc xông vào chém giết tơi bời… Tiếng ngựa hí, tiếng reo hò, tiếng rên la… Một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy! Chỉ trong phút chốc quân Phục Quốc đã tiêu diệt mấy đội quân phòng vệ. Tuy nhiên trận chiến chỉ mới phần mở đầu. Vì nơi đây vốn là hoàng cung thuở trước, cung điện dãy dọc dãy ngang… Số quân bị diệt chỉ là số nhỏ canh giữ trước cửa thành. Trường Hân khi xưa từng làm quan, mỗi ngày vào triều, nên biết rõ đường đi nước bước trong nội thành. Bốn đội ky binh do Trường Hân, Quốc Anh, Hùng Phong và Đoàn Trí rần rộ tiến vào hoàng cung… Bấy giờ trước mắt họ là cung vàng điện ngọc, sừng sựng phơi sắc dưới ánh đèn … Lạ một điều là đèn đuốc sáng choang như ban ngày, mà tứ bề im vắng. Các cửa đóng im ỉm như nhà hoang! Quốc Anh và Trường Hân còn đang hoang mang…Toán quân Phục Quốc lần đầu trông thấy cung điện lộng lẫy, chắt lưỡi hít hà, chạy càng lên thềm rồng để nhìn cho kỹ… Bỗng nhiên từ trong các cửa sổ tên bắn ra như mưa rào. Trường Hân thét to: - Anh em lùi lại! Lệnh chàng đã trễ! Một số binh Phục Quốc bị trúng tên ngã nhào, được đồng bạn lôi ra. Bấy giờ quân Phục Quốc tụ tập nơi một ụ đất cao, dưới lùm hoa dày đặt. Trường Hân ra lệnh Đoàn Trí và Văn Nghi chia quân phóng hỏa các kho vật liệu, kho lương, kho vũ khí… để khủng bố tinh thần bọn Hồ. Số binh còn lại cùng với Trường Hân , Quốc Anh, Hùng Phong đồng loạt tấn công vào ba mặt nội điện. Chuyến này Phục Quốc quân đã đề phòng trước, nên vừa xông lên thêm rồng gươm giáo vung vù vù trên đầu để đánh bạt tên. Nhưng thềm rồng khá rộng, giàn xạ tiễn bắn quá mãnh liệt, tên bay lớp lớp không khác gì mưa bão. Chẳng thể nào đỡ gạt mãi, nên ba vị tướng chỉ huy đành ra lệnh thối lui. Họ trở về vị trí cũ để bàn tính kế hoạch… Quốc Anh nói:

Page 5: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

- Địch núp bên trong, ta ở ngoài trời rất dễ làm mục tiêu cho chúng bắn ra. Chỉ còn cách đặt chất nổ phá hủy cung điện này. Nhà sập, lữa cháy…Bọn Hồ sợ chết thiêu phải chạy tung ra. Lúc ấy chúng ta xông lên càng quét… Trường Hân thở ra: - Anh chỉ tiếc công trình kiến trúc đồ sộ của các triều đại, mà nay phải thiêu hủy, thật đáng tiếc! Rồi chàng đổi giọng cương quyết: - Ta đành phải hy sinh cung điện này. Thà hủy diệt rồi xây dựng lại, còn hơn để bọn gian manh thừa hưởng. Thế là lệnh đặt chất nổ được ban ra. Có một điều trở ngại là làm sao len được vào trong để đặt chất nổ? Quốc Anh đề nghị làm một cái lộng bằng rơm để hứng tên, hầu người mang chất nổ có thể an toàn vào tận nội điện. Trong khi Trường Hân và Quốc Anh còn đang cắt đặt cho mấy tên binh chạy ra ngoài thành tìm vật liệu, thì bất thần có haì tiếng nổ long trời lỡ đất nối tiếp nhau. Một mé hoàng cung sập xuống, cùng với khói lữa bốc lên…gạch đá bay tứ tung, cây ngói rớt ào ào… Trường Hân và Quốc Anh đều ngơ ngác không hiểu do đâu? Bỗng thấy quân Hồ từ trong chen lấn chạy ra…Trường Hân hô to: - Phục Quốc xung phong! Sóng người vung kiếm tiến lên…Quân Hồ trốn chạy khói lữa đè đạp lên nhau…Bọn chúng vừa ló ra ngoài, gặp địch tấn công, tay không kịp vung khí giới, bị chết dưới đường gươm mũi kiếm của quân Phục Quốc vô số. Trước cảnh xáp chiến kinh người đó, Quốc Anh chợt nhớ đến Hùng Phong. Từ khi nghe tiếng nổ, chàng không còn trông thấy cháu đâu cả! Bỗng nhiên Quốc Anh toát mồ hôi lạnh, tay cầm kiếm hơi run. Bây giờ chàng đã hiểu ai làm sập nội điện! Chàng kinh hoàng chạy tới đống gạch vụn… mặc cho chiến trận còn đang tưng bừng xảy ra, mặc cho hiểm nguy lữa cháy nhà đổ, mặc cho người người náo loạn…Cháu chàng đã hy sinh sanh mạng để cho Phục Quốc quân có thể tấn công quân Hồ! Trời ơi! Tại sao Hùng Phong lại làm thế? Quốc Anh như người điên, hai tay bươi móc tìm kiếm dưới những đổ nát hoang tàn… Chàng bỗng thấy xác Hùng Phong nằm sấp ngay thềm cửa ra vào, mình mẫy phỏng cháy. Mắt lệ nghẹn ngào, chàng ôm cháu ra khỏi vòng chiến, bình tĩnh xem lại thương thế… Hùng Phong chưa chết! Tim còn đập, hơi thở yếu ớt. Chàng mừng rỡ moi trong túi lấy một viên thuốc nhét vào miệng cháu và ôm cháu chạy nhanh đến chỗ buộc ngựa. Sau khi căn dặn tên binh giữ ngựa phải nói vài lời với Trường Hân, Quốc Anh ôm Hùng Phong tung mình lên ngựa, sải như bay… Trong phút chốc người và ngựa đã xa lìa thành Thăng Long khói lửa… * * *

Page 6: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

Chương Mười Bảy

Hy Sinh Cho Nhà Hiến Thân Cho Nước Ba hôm rồi Hùng Phong chưa tỉnh. Vết phỏng nơi lưng lỡ lói hành hạ đau nhức, nên không ngừng rên siết. Nhưng vết thương bên ngoài không đáng lo bằng thương thế bên trong. Nguyên chiều hôm đó khi nghe Quốc Anh và Trường Hân bàn việc đặt chất nổ hủy hoại nội điện thì Phục Quốc quân mới có thể tràn vào thanh toán quân Hồ ẩn núp trong cung, Hùng Phong liền lẻn chú mang hai trái chất nổ nương theo vách các bậc tam cấp vào tận cửa chính điện, mà không một ai hay biết. Chàng tông cửa xông vào trong, vung kiếm giết một hơi mười mấy tên Hồ trấn nơi cửa. Sau đó chàng châm ngòi chất nổ. Ngòi vừa cháy, chàng tung mình chạy ra ngoài vấp phải xác một lính Hồ, chàng té sấp xuống đồng lúc tiếng nổ phát ra. Hùng Phong bất tỉnh, cây ngói đè lên, lữa khói tấp vào mình… Chính vì vậy mà lục phủ ngũ tạng đều hư hại trầm trọng, tánh mạng không khác gì chỉ mành treo chuông! Quốc Anh ngày đêm túc trực bên giường cháu. Chàng không biết giờ phút nào Hùng Phong tỉnh, mà cũng có thể không bao giờ tỉnh! Chàng ngồi một bên cháu, trong lòng ray rức khốn khổ, tự trách mình đã biết trước Hùng Phong sẽ liều mạng mà không đề phòng, để ra nông nổi! Chàng nhớ lại những lời trăn trối của gia huynh, thì cổ họng nghẹn lại và cảm thấy xấu hổ vì nghĩ mình không xứng đáng với niềm tin của người anh quá cố. Chuyến này nếu Hùng Phong thiệt mạng, chính chàng cũng không biết sẽ ra sao? Chàng có thể nào sống nổi với cõi lòng ray rức ân hận không? Trường Hân thấy Quốc Anh hốc hác vì ngày đêm canh giữ bên giường Hùng Phong, nên chàng muốn thay thế nghĩa đệ một lúc, nhưng Quốc Anh quyết từ chối. Chàng ngồi bất động trên ghế, mắt không rời Hùng Phong, sức của chàng cũng đã mòn mỏi… Bỗng nhiên chàng nghe tiếng thều thào trong miệng Hùng Phong. Chàng mừng rỡ ghé tai kề miệng cháu để nghe nói lời gì? Chàng gọi khẽ: - Hùng Phong! Cháu nghe tiếng gọi của chú không? Lâu lắm Hùng Phong mới mở mắt lờ đờ nhìn chú, thều thào: - Chú… Thấy cháu đã hồi tỉnh nhận ra mình, Quốc Anh vui mừng ứa nước mắt. Chàng với tay lấy xiêu thuốc để trên bàn rót ra chén, rồi kề vào miệng cháu, ngọt ngào bảo: - Cháu uống thuốc này để giải trừ nội thương. Mấy hôm nhờ chàng nhét vào miệng Hùng Phong những liều linh dược, nên Hùng Phong mới chống đỡ được giờ phút tử thần. Hùng Phong vâng lời chú uống hết chén thuốc có vẻ mệt ngất ngư. Toàn thân chàng đều bị năng bó, ngoại trừ mặt. Đó cũng là cái may lúc chàng té sấp xuống, khói lữa chỉ tấp sau lưng, mặt và thân phía trước nhờ đó không bị phỏng. Vết thương trầm trọng nhất là nơi lưng và hai gót chân. Uống xong chén thuốc Hùng Phong ngủ yên được một lúc, khi tỉnh dậy có vẻ đỡ hơn. Thấy chú vẫn còn ngồi bên cạnh mình, Hùng Phong thều thào nói với chú, ánh mắt hết sức khẩn cầu: - Cháu muốn về Trần gia trang… Cháu… muốn về… Cháu … trước khi… cháu… Quốc Anh không cầm được nước mắt, gật gật đầu: - Cháu tịnh dưỡng ít hôm rồi ta sẽ đưa cháu về nhà. - Sợ không kịp…Về ngay nghe chú… Nói được mấy lời, chàng đuối sức nhắm mắt lại. Quốc Anh hoảng kinh tưởng Hùng Phong đã chết, mặt tái mét, tay run run đặt lên mũi cháu, nghe còn hơi thở mới hoàn hồn! Chàng ngồi thêm một lúc thấy cháu đã ngủ yên, nên lẻn ra ngoài tìm nghĩa huynh. Đang ngồi buồn thiu trước sân với vò rượu, Trường Hân chợt thấy nghĩa đệ bước ra với nét mặt rầu rĩ. Chàng biến sắc đứng lên hỏi: - Hùng Phong đã… Quốc Anh lắc đầu: - Không! Nó vừa mới tỉnh và đòi về Trần gia trang. Trường Hân châu mày: - Thương thế nặng như vậy làm sao đi xa được? - Em cũng nghĩ như vậy. Nhưng ý nó muốn về trước khi … Chàng không can đảm nói thêm. Trường Hân xúc động nín thinh. Quốc Anh nắm tay nghĩa huynh nói:

Page 7: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

- Em phải vào với cháu. Nhờ hiền huynh tìm dùm cỗ xe song mã thật êm, có mui kín, có chỗ nằm thoải mái. Em muốn làm theo ước vọng cuối cùng của nó. Hiền huynh lo được không? Trường Hân gật đầu: - Không khó lắm đâu! Anh hứa với hiền đệ, sáng mai sẽ tìm được xe. *** Xe đưa người bệnh mất bốn ngày đường mới về tới nơi. Suốt quãng hành trình Hùng Phong vẫn nằm thiêm thiếp. Cũng may dọc đường không gặp trở ngại của bọn lính Hồ. Vì sau trận bị quân Phục Quốc đột nhập thành Thăng Long thiêu hủy hoàng cung và các kho nguyên liệu, bọn Hồ còn kinh hoàng chưa nghĩ đến việc đao binh. Chúng phải lo chỉnh trang lại nội thành và tổ chức lại quân bị, vì số binh tử thương quá nhiều. Cũng nhờ vậy cỗ xe đưa Hùng Phong từ Mật Khu về Trần gia trang được bình yên vô sự. Khi Quốc Anh đặt cháu lên giường nơi tư phòng, Hùng Phong mới mở mắt lờ đờ nhìn chú, song không nói được lời nào! Tất cả gia nhân trong nhà thấy chủ nhân mang Hùng Phong trở về như một xác chết, mọi người đều khóc, kể cả Hoàng Giáp và bà nhũ mẫu đều đứng trước của phòng chờ đợi hỏi thăm. Quốc Anh thuật sơ tình trạng của cháu và bảo mọi người nên rút lui, đừng làm kinh động vị công tử.Lý Dân và bà nhũ mẫu khóc nhiều nhất, nhưng Quốc Anh cũng không biết nói lời gì để an ủi họ, vì chính chàng cũng đang khóc trong lòng! Đem được cháu về Trần gia trang, Quốc Anh cũng mừng, vì nơi đây chỗ ở thoải mái, khí hậu khô ráo không ẩm ướt như miền rừng núi Ba Vì. Chàng lại có đầy đủ phương tiện và thuốc men để chữa trị cho cháu. Một tuần trôi qua mau lẹ. Vết thương phỏng cháy ngoài da của Hùng Phong đã bớt nhiều, song nội thương vẫn còn trầm trọng, lúc tỉnh lúc mê. Những lúc tỉnh, Hùng Phong rất thỏa mãn chờ đợi cái chết nơi tòa nhà của chú, một nơi lưu nhiều kỷ niệm, có cả kỷ niệm đớn đau của mối tình si vô vọng. Tuy Hùng Phong không nói ra, nhưng Quốc Anh nhìn ánh mắt của cháu cũng hiểu cháu muốn về đây là để hồi nhớ kỷ niệm với Giáng Hương trước khi từ giả cõi đời. Hiểu được tâm sự của cháu, Quốc Anh đau đớn từng đoạn ruột. Rồi sau một đêm nghĩ suy, chàng nhất quyết đi tìm Giáng Hương. Bởi chàng là thầy thuốc, chàng dư biết nội thương của cháu trầm trọng một phần cũng vì cháu không thiết sống nữa. Có những bệnh nhân đau bệnh ngặt nghèo, y dược khó thể trị lành, nhưng nhờ ý thích ham sống yêu đời làm cho cơ thể tăng nguồn sinh lực, cơn bệnh cũng giảm bớt đi. Lương y nhờ đó có thể trị liệu dễ dàng. Tờ mờ sáng hôm sau chàng gọi Vương tam nhờ trông coi Hùng Phong, trong khi chàng đi vắng, vì Vương tam cũng biết một ít về y học. Chàng cùng người bạn trung thành, tức con Phi Phi, tức tốc rời Trần gia trang, dắt theo con Phi Vân, ngựa của Hùng Phong. Suốt ngày dong ruổi, chàng đến chùa Hương Tích thì trời đã tối. Nguyên chùa này chàng có viếng nhiều lần. Thuở còn chung sống với thân sinh ở Đế kinh, thỉnh thoảng chàng có đưa cha mẹ viếng chùa này. Nhà sư trụ trì với gia đình chàng thân thiết lắm. Chàng cũng thừa biết nhà sư là một bậc chân tu, nên năm trước nghe Giáng Hương muốn đến chùa Hương Tích chàng mới yên dạ để nàng ra đi. Mười mấy năm nay chàng mới trở lại cảnh cũ, không thấy thay đổi, cũng vẫn khung cảnh u nhã tịch mịch của một chốn tu hành. Ngoài trời bóng đêm bao trùm, nhưng trong chùa ánh đèn leo lét, tỏa ra chút ánh sáng mờ ảo lung linh. Mùi trầm hương quyện vào khói bay bay theo tiếng chuông chùa ngân nga như đưa hồn chàng xa rời thế giới trần tục. Chàng buộc hai con ngựa ngoài gốc đa già, đi thẳng vào chính đường gặp ngay một chú tiểu từ trong bước ra. Chú tiểu vòng tay chào chàng chưa kịp hỏi, Quốc Anh đã lên tiếng: - Nhờ chú tiểu bạch lại với đại sư, có Tiêu Dao Trần Quốc Anh ở Trần gia trang xin được gặp người. Chú tiểu chấp tay nói: - Kính mời quí khách vào trong, chờ tôi bạch lại đức thầy. Quốc Anh gật đầu theo chân chú tiểu vào nhà khách. Phút chốc một nhà sư đạo mạo từ trong bước ra. Quốc Anh vội vàng đứng lên chấp tay xá chào: - Kính chào đại sư! Không rõ đại sư còn nhớ tiểu sinh không? Sư phụ trụ trì vẻ mặt hiền từ, tươi cười đáp: - Bần đạo nghe nói Trần công tử đến viếng, nên mới hối hả ra ngay. Lâu ngày không gặp công tử, lão tăng già yếu, còn công tử thì vẫn tuấn nhã thanh kỳ như xưa, không thấy thay đổi chi hết! Quốc Anh mỉm cười gượng gạo: - Đại sư thương tình tiểu sinh mới nói như như thế. Chớ kẻ trần tục như tiểu sinh trăm điều lo nghĩ, hình hài cằn cổi trước tuổi, làm sao sánh được với bậc chân tu tâm hồn thư thái?

Page 8: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

Giọng chàng vụt trở nên trầm trọng: - Hôm nay tiểu sinh đến đây để cầu cứu đại sư một việc… Chàng tóm tắt việc Hùng Phong vì hy sinh cho đại cuộc mà bị trọng thương và cũng cho đại sư biết nỗi khốn khổ của cháu chỉ vì ôm mối si tình tuyệt vọng với một nữ tu sĩ trong chùa. Chàng nói: - Cũng vì tánh mạng của thằng cháu như ngọn đèn dầu sắp tắt, nên tiểu sinh mới đến đây cầu cứu Hoàng tiểu thư. Kính nhờ đại sư nói giúp một lời. Sư phụ trụ trì nghe qua thở dài: - Năm trước Hoàng tiểu thư đến đây kể rõ sự tình. Bần đạo không biết khuyên nhủ thế nào ngoài việc giảng giáo lý nhà Phật cho tiểu thư quên điều khổ lụy. Một năm qua, đã bao lần tiểu thư xin xuống tóc qui y, nhưng bần đạo xét thấy tiểu thư còn vương vấn tình ái, tâm trí chưa yên, nên chưa cho xuống tóc. Dừng một lúc nhà sư tiếp: - Con người không có số tu hành thì không thể dứt nợ trần tục. Công tử chờ ở đây. Để bần đạo vào trong khuyên bảo Hoàng tiểu thư ra gặp công tử. Nhà sư dứt lời quày quả bước đi. Giáng Hương đang ngồi trước bàn thờ Phật Tổ nơi tịnh đường, mắt nhắm lại, miệng lẩm bẩm đọc bài kinh sám hối… Trọn ngày nay nàng đã tụng nhiều lần kinh sám hối mà tâm trí vẫn bất an. Tối qua nằm mộng, Giáng Hương thấy mình đang cùng bà nhũ mẫu may vá nơi tư phòng ở Trần gia trang bỗng nghe tiếng vó câu dồn dập, rồi tiếng reo hò vang dội dưới sân… Nàng hốt hoảng chạy ra cửa sổ nhìn xuống …thấy vô số binh Hồ đang vây đánh một người. Người ấy tung hoành được một lúc thì bị bọn người hung ác kia đánh té ngựa. Rồi chúng bu lại kẻ đâm người chém đến khi người kia không còn cựa quậy chúng mới bỏ đi. Bấy giờ Giáng Hương mới nhận ra người nằm đó là Hùng Phong. Thấy chàng nằm yên trong vũng máu đào, nàng thét như một kẻ điên cuồng, chạy nhào ra sân ôm chàng kêu gọi khóc lóc. Nhưng Hùng Phong đã là một cái xác bất động! Nàng đau đớn lăn lộn trên người chàng, lệ nhòa với máu đẫm ướt xiêm y. Khi tỉnh dậy Giáng Hương biết là chiêm bao mà lòng còn kinh sợ thật lâu, trông lại mới hay gối ướt đẫm vì lệ và con tim còn quằn quại đau đớn. Nàng ngồi hàng giờ trên giường nghĩ mãi đến giấc mộng hãi hùng, hai hàng nước mắt xót thương người xưa… Chợt nhớ là mình đã khoác áo tu hành, không được để lòng vương vấn người đời, Giáng Hương toát mồ hôi lạnh. Biết mình phạm cấm điều của nhà Phật, Giáng Hương hối hận ăn năn, nửa đêm chạy ra tịnh đường tụng kinh sám hối. Nay cũng chẳng phải là lần đầu mộng mị! Một năm qua nàng vẫn chưa quên cuộc đời cũ. Ban ngày tụng kinh niệm Phật tâm trí an tịnh được nhiều, nhưng ban đêm mộng mị vẫn còn bấn loạn chưa yên. Có lần nàng thấy mình còn sống nơi nhà cha nàng ở Thanh Hoá. Tiêu Dao tráng sĩ tới thăm, cha nàng đi vắng. Nàng mời chàng đi dạo ngoài vườn. Chàng bắt bướm tặng nàng bảo rằng: «bướm bay lượn sống được nhờ có hoa. Vườn đẹp nhờ có trăm hoa đua nở, có ngàn bướm bay lượn. Tuy cả hai khác giống, nhưng phải nương tựa nhau để sinh tồn. Người cũng vậy!». Chàng nói lời sâu sắc, nàng kịp hiểu, nên lòng run lên nỗi cảm xúc dạt dào. Khi tỉnh dậy dạ mãi ngẩn ngơ, hồn mãi lâng lâng…Nàng lại phải ra tịnh đường tụng kinh sám hối. Cũng có hôm nàng chiêm bao thấy cùng Hùng Phong ruỗi ngựa rong chơi ngoài rẫy. Rồi cả hai xuống ngựa đi dọc theo bờ đê. Bỗng dưng nàng nổi tính trẻ thơ, bỏ chạy trốn… Hùng Phong thấy thế rượt theo. Cả hai chơi trò ú tim. Bất ngờ trong lúc cấp bách chạy, nàng sải chân té ùm xuống ao. Hùng Phong lýnh quýnh phóng theo vớt nàng. Chàng ôm nàng lội vào bờ. Nàng nằm gọn trong vòng tay chàng, trong lòng vô cùng bẻn lẻn. Lúc tỉnh dậy con tim còn rạo rực xao xuyến khôn nguôi. Hôm đó Giáng Hương cũng tụng kinh sám hối cả ngày. Buổi nay giấc mộng thật hãi hùng! Trọn ngày nàng cầu kinh sám hối , mà dạ vẫn hoang mang, tâm thần u uất. Đang ngồi cầu kinh, nàng uể oải đứng lên… bất ngờ trông thấy sư phụ đang đứng nhìn mình. Giáng Hương run lên vì nghĩ rằng thầy đã đọc được nội tâm của mình. Nàng sợ hãi sụm xuống trước mặt sư phụ trụ trì, miệng lí nhí: - Bạch thầy…Con… Một giọng nói hiền từ phát ra: - Diệu Minh con! (pháp danh của nàng từ khi vào chùa) Nhà ngoài có vị khách muốn gặp con và cần sự giúp đỡ của con để cứu mạng một người. Con nên ra gặp khách để thấu rõ sự tình. Mới đầu nàng tưởng bị thầy quở trách vì lòng mãi vướng bụi trần. Sau nghe thầy bảo ra gặp khách, nàng không rõ là ai? Từ khi đến đây ngoài các sư và ni cô trong chùa, nàng không quen biết ai, mà làm sao nàng có thể cứu giúp được người?

Page 9: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

Trong lòng thắc mắc nhưng không dám hỏi, Giáng Hương bương bả bước ra…Bất ngờ chân nàng chùng lại, tim mình đập mạnh… Người khách đứng đó như có một quyền lực vô hình làm cho Giáng Hương run rẫy sợ hãi, dọm chân muốn chạy. Song nhớ lời thầy dạy nàng lầm lủi bước ra… Quốc Anh đang hồi họp ngóng trông…chợt thấy một ni cô từ trong tịnh đường cúi mặt đi ra... Ni cô ấy không ai khác hơn là nàng tiên muôn thuở của chàng! Nhìn người xưa trong lớp áo nâu sồng đạm bạc, lòng chàng dâng lên bao mối thương cảm! Tình yêu lắng đọng trong lòng chàng chớ nào phải đã quên? Một năm không thấy mặt, giờ chàng gặp lại dung nhan ấy vẫn không thay đổi! Lớp khăn nâu che giấu mớ tóc óng ả ngày nào càng làm tăng nét siêu phàm thoát tục của một tiên nữ dưới ánh đèn mờ ảo lung linh… Trong phút chốc Quốc Anh có cảm tưởng như không bỏ được tình yêu to lớn trong đời chàng. Tình yêu này chàng ôm ấp nhiều năm. Người tình này duy nhất trong đời, bất diệt trong tim. Quên làm sao, bỏ làm sao, cho khỏi vấn vương thương tiếc? Chàng đứng sững sờ nhìn nàng… Còn nàng sợ hãi cúi mặt… Cả hai quên lững chào nhau! Giữa lúc thần hồn điên đảo ấy… Quốc Anh chợt nhớ chàng đến đây nào phải để gặp lại người yêu, nào phải để khơi động mối tình đang lắng trong tim cho vùng dậy bay cao? Chàng đến đây có cả một sứ mệnh. Chàng đến vì lương tâm của một thầy thuốc, vì tình thương và trách nhiệm của một người chú đối cháu. Chàng đến để cầu khẩn người này… Lòng còn đang bấn loạn, song ngoài mặt chàng cố giữ vẻ tự nhiên và giọng nói không run: - Hoàng tiểu thư, tôi đến đây báo tin buồn với tiểu thư…Hùng Phong đã… Chàng nói chưa dứt câu, Giáng Hương đã thất sắc kêu lên: - Công tử đã chết? Đồng với tiếng kêu, nàng ngồi phệt xuống chiếc băng dài nơi nhà khách. Giấc mộng hãi hùng đêm qua đã là sự thật, làm cho nàng run rẫy. Quốc Anh thấy thần sắc kinh hoàng của nàng, vội vàng trấn tĩnh: - Hùng Phong chưa chết, nhưng cũng như đã chết! Nàng ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn lên… Chàng dàu dàu: - Trong trận tấn công địch ở thành Thăng Long vừa qua Hùng Phong bị thương nặng. Tôi đã hết sức cứu chữa, nhưng không giúp được bao nhiêu. Tiểu thư! Tôi đến đây khẩn cầu tiểu thư hãy cứu Hùng Phong! Chỉ tiểu thư mới có thể giải thoát cho Hùng Phong khỏi bàn tay của tử thần. Giáng Hương tỏ vẻ không hiểu lời chàng, nghẹn ngào nói: - Tráng sĩ là thầy thuốc mà không chữa trị được cho công tử, kẻ tu hành như tôi làm sao mà cứu chữa? - Hùng Phong yêu tiểu thư! Dù tiểu thư có lẫn trốn, vì thủy chung nó vẫn yêu tiểu thư như thuở ban đầu. Chàng nói y như nói tâm sự của chính mình! Giáng Hương chấp tay trước ngực: - Nam mô a di đà Phật! Xin tráng sĩ đừng nói những lời ấy với kẻ đã đem thân vào cửa thiền. - Tôi kêu gọi lòng từ bi của tiểu thư. Xin hãy thương yêu cháu tôi, cho nó có nguồn sinh lực để sống. Tiểu thư tu mấy kiếp, xây mấy kiểng chùa, cũng không bằng cứu một mạng người. Giáng Hương nhắm mắt lại, toàn thân run rẩy… Quốc Anh lặng nhìn nàng, nét mặt vô cùng thảm não. Thời gian trôi qua không biết bao lâu, Giáng Hương bỗng mở mắt ra, nói giọng thảm thiết: - Kẻ này đã thề nguyền trọn đời gửi thân nơi cửa Phật, mong tráng sĩ hiểu cho. Quốc Anh mím chặt môi, ánh mắt khốn khổ tuyệt vọng. Bỗng có một giọng nói hiền từ cất lên: - Diệu Minh con, cửa chùa luôn luôn rộng mở cho tất cả chúng sinh, cho những ai muốn xa lánh trần tục. Nhưng thầy khuyên con hãy theo Tiêu Dao tráng sĩ trở về cứu mạng cho cháu của người. Bấy lâu thầy để tâm dò xét, biết rằng lòng con chưa tĩnh, con chưa thể quên hết chuỳện đời. Chính vì thế mà một năm qua thầy không xuống tóc cho con. Ôi! Chẳng qua con không có số tu hành, nợ trần phải trả! Giáng Hương nghe nhà sư nói, lệ đổ ròng ròng, ngồi sụm dưới chân nhà sư khóc nức nở. Quốc Anh tha thiết khẩn cầu: - Năm xưa đã có lần tiểu thư muốn hiến nhan sắc mình cho lợi ích quốc gia, định dâng đời mình cho cha con họ Hồ. Nay tôi xin tiểu thư hãy vì lợi ích quốc gia mà cứu mạng một dũng tướng. Đất nước rất cần những con người tài ba dũng cảm như Hùng Phong, nhất là trong giai đoạn diệt thù cứu quốc này. Giáng Hương không còn can đảm chối từ nữa. Nàng lạy sư phụ trụ trì và đứng lên lau nước mắt, nói trong nghẹn ngào: - Vĩnh biệt thầy. Nhà sư dịu dàng hỏi: - Con cần thu xếp hành trang chi không?

Page 10: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

- Con chẳng có chi ngoài ít áo quần nhà chùa, xin gửi lại. Kính nhờ thầy chuyển lời giả từ của con với các sư và ni cô. - Con yên tâm ra về. Thầy sẽ chuyển lời cho con. Mọi việc đã thu xếp giải quyết, Quốc Anh không giấu được nỗi xúc động. Chàng cảm tạ nhà sư trụ trì và cùng Giáng Hương ra cửa. Đôi kỵ mã phi nước đại trọn đêm, về đến Trần gia trang đã là ngày hôm sau. Trở về chốn xưa, gặp lại cha già, gặp lại người nhũ mẫu, điều mà Giáng Hương không ngờ! Té ra nàng sợ mang nặng ân tình, trốn bỏ nơi này ra đi, mà người thân của nàng vẫn còn đó… Cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi…Hoàng Giáp ôm nàng khóc khuyên rằng: - Con hãy cứu mạng công tử. Trong khi Giáng Hương trở về tư phòng cỡi bỏ lớp áo nhà chùa, Quốc Anh vào thăm Hùng Phong. Vương tam cho biết Hùng Phong vẫn tình trạng cũ, lúc tỉnh lúc mê. Lúc tỉnh Hùng Phong có hỏi chú, nhưng Vương tam nói Tiêu Dao tráng sĩ cần ngủ một lúc. Giáng Hương về tư phòng thấy mọi vật vẫn còn y nguyên như ngày nàng ra đi. Nơi đây không có gì thay đổi! Tòa nhà này, khung cảnh này… Nàng phủ phàng bỏ đi, nhưng người và cảnh vật nơi đây vẫn hân hoan đón mừng ngày nàng trở về. Những người thân của nàng lại được chàng đùm bọc, dù nàng trốn chạy, dù nàng chối bỏ lời nguyện ước, dù nàng không muốn đáp nghĩa ân! Chàng cao thượng như thế, mà trời ơi! Nàng có đền đáp được cho chàng trong môn một? Lòng nàng lại một phen nổi sóng ba đào! Quốc Anh từ trong phòng Hùng Phong bước ra đón Giáng Hương, thấy nàng xuất hiện trong lớp áo trắng ngày xưa, trâm không cài, tóc buộc lỏng lẻo bởi một giải lụa đào… Hình ảnh này đúng là hình ảnh của nàng tiên chàng gặp trong vườn nhà nàng ở Thanh Hóa. Nàng vô tình nhắc lại kỷ niệm đầu, khiến cả hai bỡ ngỡ nhìn nhau… Sợ Giáng Hương lại dùng dằng giữa hai mối tình nan giải, Quốc Anh nhìn thẳng vào mắt nàng nói một lời tâm huyết: - Nếu nàng còn chút tình cho tôi, xin hãy vì tôi mà hứa hẹn trăm năm với Hùng Phong, xin hãy vì tôi mà thương yêu cháu tôi. Duyên đôi ta kiếp này không trọn, xin hẹn kiếp sau. Chàng nói dứt lời không nhìn nàng nữa, mở cửa cho nàng bước vào phòng. Giáng Hương trông thấy Hùng Phong nằm cứng đơ trong lớp băng trắng, lòng xót xa không chịu được, chạy tới sụm ngay bên cạnh giường, gục đầu trên mặt chàng khóc sướt mướt. Lạ lùng làm sao những giọt mưa Ngâu của Chức nữ làm tỉnh thức Ngưu lang! Hùng Phong mở mắt ra… trông thấy Giáng Hương thì chớp chớp mắt, tưởng mình quáng mắt nhận lầm. Chừng nhìn kỹ, thấy rõ là nàng, chàng mừng rỡ cất giọng yếu ớt: - Giáng Hương! Có phải đúng là tiểu thư đó không? Giáng Hương đáp trong tiếng nấc: - Vâng! Chính thiếp! - Tiểu thư đừng đi tu nhé tiểu thư? - Vâng! Thiếp không đi tu nữa. Thiếp trở về đây với chàng… Đôi mắt của Hùng Phong vụt long lanh sáng quắc: - Ơ…tiểu thư đừng đi tu cực khổ. Hãy ở đây nên duyên cùng chú. Tôi mong… Giáng Hương nghẹn ngào ngắt lời: - Không! Chàng đừng nhắc đến chú nữa! Người ấy cao quí lắm, thiếp không xứng đáng đâu! Thiếp yêu chàng! Nếu chàng cũng yêu thiếp, xin đừng bỏ thiếp trơ trọi trên cõi đời này! Hùng Phong trong dạ không yên: - Còn chú? Chú cũng yêu nàng! Giáng Hương lắc đầu, nước mắt tuôn như suối: - Không! Chú bảo khi xưa tự thiếp hứa hẹn ràng buộc. Chớ sự thật lòng chú không muốn. Hùng Phong buồn thiu: - Nàng không yêu chú sao? Giáng Hương nức nở: - Cha thiếp và chú đã hứa hôn cho đôi ta. Từ đây thiếp thuộc về chàng, thiếp là vị hôn thê của chàng. Xin chàng hãy ráng sống. Đừng để Giáng Hương trở thành góa bụa tội nghiệp! Chàng sống vì thiếp nhé? Chàng hứa với thiếp một lời nhé? Đối đáp quá lâu Hùng Phong có vẻ mệt ngất ngư, nhưng khi nghe mấy lời của Giáng Hương nét mặt vô cùng hạnh phúc, đôi môi mấp máy hứa hẹn:

Page 11: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

- Tôi phải sống cho nàng… cho đảng Phục quốc và cho chú nữa… Quốc Anh đứng bên ngoài nghe đến đây, thở một hơi dài nhẹ nhỏm. Chàng nhè nhẹ rút lui để Giáng Hương còn lại một mình với Hùng Phong. Chàng trở về tư phòng, ngồi bên bàn viết, tay chống lên càm, mắt nhìn thẳng phía trước… Nhưng chàng không trông thấy gì, mà cũng không không nghĩ ngợi gì… Một lúc lâu, mắt chàng vô tình dừng lại chỗ vách treo bức tranh «Mộng du cung Quãng». Hình hài của Giáng Hương còn đó… Chàng nhắm mắt lại, lẩm bẩm: “Từ đây nàng là cháu dâu ta. Ta không được quyền nghĩ tới nàng nữa!” Lòng đã quyết, chàng đứng lên bước tới gỡ tranh và lấy dao toan hủy tranh đi… Bất ngờ chàng để ý thấy người trong tranh có điểm khác lạ: Đuôi mắt nàng tố nữ dài hơn đuôi mắt của Giáng Hương và bên khóe miệng không có nốt ruồi như Giáng Hương. Như vậy nàng tiên trong mộng của chàng nào phải Giáng Hương? Người tình trong mộng của chàng vẫn là người tình không tên! Chàng đã nhận lầm Giáng Hương mà thôi! Như vậy chàng không mất mát gì cả! Người tình trong mộng của chàng vẫn còn đó… Nghĩ như thế lòng chàng nghe chút an ủi, nên treo tranh về chỗ cũ. Một hơi gió loang nhẹ vào phòng, mang theo mùi hương hoang dại của núi rừng. Quốc Anh hít một hơi dài, cảm nghe tinh thần phấn chấn được một chút. Chàng ngả người trên ghế, mắt nhắm lại, hồn thiếp đi… * * * Nhờ liều thuốc huyền dịu của ái tình, y sĩ Trần Quốc Anh có thêm phần linh dược trị lành nội thương và ngoại thương cho Hùng Phong trong thời gian ngắn ngủi 3 tháng! Khi cháu đã hoàn toàn bình phục, Quốc Anh liền xin phép Hoàng Giáp tổ chức lễ cưới cho Hùng Phong với Giáng Hương tại Trần gia trang. Lễ cưới đơn sơ nhưng thân mật, song thiếu sự hiện diện của Nguyễn Trường Hân. Vì tình hình đất nước khẩn trương, vị anh hùng họ Nguyễn không thể lìa Mật Khu tới dự tiệc cưới. Sau hôn lễ của Hùng Phong, Quốc Anh cảm thấy mình đã tròn bổn phận đối với gia huynh, lo xong cuộc đời cho cháu. Tình nhà chàng đã trả, nợ nước chưa xong, nên hôm sau chàng sữa soạn hành trang trở lại Mật Khu. Hùng Phong đòi theo, Quốc Anh nghiêm giọng bảo: - Cháu nay còn trách nhiệm đối với gia đình, hiền thê yếu đuối, nhạc gia già lão phải phụng dưỡng. Hơn nữa, ta rất cần cháu ở lại điều khiển Trần gia trang. Vì Hoàng thượng thư cần được nghỉ ngơi, mà Vương tam tiên sinh một mình coi không xuể. Mật Khu còn hoạt động được, những người chiến sĩ Phục Quốc còn sống được là nhờ sự hổ trợ tài chánh của Trần gia trang. Nên chi việc làm của cháu tại gia vô cùng quan trọng. Phụng sự cho Quốc Gia có nhiều cách. Đâu cứ phải cầm gươm ra chiến trường mới gọi phụng sự? Mà đóng góp tài chánh, hổ trợ tinh thần cũng là một lối phụng sự. Thấy Hùng Phong vẫn còn buồn thiu, chàng vỗ vai cháu an ủi: - Ta hy vọng sớm trở lại Trần gia trang để hưởng cuộc đời tiêu dao thuở trước. Vì một triều đình không được lòng dân, chắc chắn không thể tồn tại lâu dài. Ngày cùng toàn dân ca khúc khải hoàn sẽ không xa. Rồi đây ta sẽ cởi bỏ lớp áo chinh nhân, rút lui về miền hoang dã, vui thú sông hồ. Chú cháu ta sẽ một nhà sum họp. Vợ chồng Hùng Phong tiễn chân chú ra tận ngõ, mắt ướt lệ trông theo… *** Người tráng sĩ năm xưa vẫn một mình trên yên ngựa vượt suối băng đèo, giong ruổi trên con đường nghĩa vụ… Đời chàng hiến cho cuộc phục hưng của tổ quốc 2 bỏ lại: Khung trời thơ mộng hoa gấm ngày xưa… Bỏ lại:

Trần gia trang khoảng đường dài hiu hắt,

2 Độc giả muốn xem tiếp câu chuyện này xin đọc «Hờn Vong Quốc » của Huỳnh Dung, đã xuất bản. HỜN VONG QUỐC tiểu thuyết dã

sử kỳ tình Việt Nam vào thời đô hộ của nhà Minh. Đọc để theo dõi hai người con trai hùng anh tuấn kiệt của Nguyễn Trưòng Hân : một người lưu lạc ở Chiêm Thành, một người lưu lạc Trung quốc, đã làm những việc chọc trời khuấy nước, điên đảo hoàng tộc Chiêm và Vua quan Minh triều, cuối cùng hai vị anh hùng này hợp với người tình hồi hương giải thoát dân ta khỏi ách đô hộ nhà Minh. Câu chuyện tình thắm thiết lăm ly của 2 cặp trai hùng gái kiệt trong thời vong quốc.

Page 12: Người Hùng Chiến Trận Đại Phá Thành Thăng Long · HUYNH DUNG TÌNH NHÀ NỢ NƯỚC ( Mài Gươm Phục Quốc - xuất bản 1983) (Tiểu thuyết dã sử kỳ

Bến sông Đà năm tháng đứng bơ vơ… (Tạm ngưng. Xin đoc tiếp: HỜN VONG QUỐC)