250
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THÙY YÊN NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016

NGUYỄN THỊ THÙY YÊNhuc.edu.vn/userfiles/assets/vanban/2016-7-15 Toan van luan an - Yen.pdf · quốc tế và trong một số trường hợp mang tính quyết định. Do

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

    NGUYỄN THỊ THÙY YÊN

    NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM

    VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

    HÀ NỘI - 2016

  • BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

    NGUYỄN THỊ THÙY YÊN

    NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM

    VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

    Chuyên ngành: Văn hóa học

    Mã số: 62310640

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

    Người hướng dẫn khoa học: 1, PGS.TS. Nguyễn Văn Cương

    2, PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc

    HÀ NỘI - 2016

  • LỜI CAM ĐOAN

    Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các

    kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án là trung thực và chưa từng được công

    bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được

    thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

    Tác giả luận án

    Nguyễn Thị Thùy Yên

  • 1

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC ....................................................................................................................1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................2MỞ ĐẦU........................................................................................................................3

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ KHÁI LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI ASEAN...............................191.1. Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa......................................................................19

    1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ...................................................................................49

    1.3. Khái lược về mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ........................................55

    Tiểu kết .........................................................................................................................62

    CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...................................632.1. Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN .............63

    2.2. Các hình thức hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN ...................72

    2.3. Đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN .........................104

    Tiểu kết .......................................................................................................................113

    CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................................................1153.1. Xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN ..................115

    3.2. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao văn

    hóa Việt Nam với ASEAN .........................................................................................121

    Tiểu kết .......................................................................................................................146

    KẾT LUẬN ...............................................................................................................148

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................................................151

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................152

    PHỤ LỤC ..................................................................................................................162

  • 2

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

    AC : Cộng đồng ASEAN

    ARF : Diễn đàn khu vực ASEAN

    ASA : Hiệp hội Đông Nam Á

    ASCC : Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

    ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

    ASEAN - COCI : Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN

    CLM : Campuchia, Lào, Mianma

    CLMV : Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam

    CNXH : Chủ nghĩa xã hội

    CSR : Trách nhiệm xã hội

    HTQT : Hợp tác Quốc tế

    NCKH : Nghiên cứu Khoa học

    NCS : Nghiên cứu sinh

    NGVH : Ngoại giao văn hóa

    Nxb : Nhà xuất bản

    PVS : Phỏng vấn sâu

    SEAGAMES : Đại hội thể thao Đông Nam Á

    UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

    XHCN : Xã hội chủ nghĩa

    VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • 3

    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị,

    kinh tế, văn hóa, xã hội... của thế giới có nhiều thay đổi. Xu hướng chủ đạo của thế

    giới và khu vực là hòa bình, hợp tác và phát triển. Sự phát triển của mỗi quốc gia,

    khu vực và cả thế giới đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào môi trường

    quốc tế. Những thành tựu của khoa học công nghệ và thông tin đã thúc đẩy kinh tế -

    xã hội phát triển nhanh. Các cuộc xung đột tôn giáo - sắc tộc, tranh chấp về lãnh

    thổ... không chỉ ảnh hưởng đến một vài quốc gia mà còn lan rộng ra toàn khu vực,

    ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và khu

    vực hóa trên tất cả các lĩnh vực là một xu hướng tất yếu. Vì vậy mỗi quốc gia muốn

    tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì phải chủ động xác định chiến lược hội nhập

    và xác định “vị thế” của mình trong quan hệ quốc tế, đặc biệt các quốc gia ngày

    càng chú trọng gia tăng sức mạnh mềm của mình trên trường quốc tế.

    Sự vận động và phát triển của ASEAN trong những năm qua cũng nằm trong

    quy luật đó và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của khu vực và quốc tế.

    Do vậy việc Việt Nam hội nhập ASEAN (1995) là phù hợp với xu thế của thời đại

    và điều kiện hoàn cảnh riêng của đất nước. ASEAN mang lại cho đất nước ta nhiều

    lợi ích quan trọng và thiết thực, tạo thuận lợi và hỗ trợ rất lớn trong việc triển khai

    thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động

    hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong 20 năm tham gia

    ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp

    tác của hiệp hội ASEAN như kinh tế, quốc phòng - an ninh và đặc biệt trong lĩnh

    vực hợp tác văn hóa. Tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam có điều kiện khai thác

    tối đa những thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

    phát triển đất nước. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là không chỉ tăng

    cường sự hiểu biết, tin cậy nhau và sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết, mà còn thúc

    đẩy tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các nước ASEAN. Trong xu thế quốc tế hóa

  • 4

    và toàn cầu hóa như hiện nay, văn hóa là chiếc cầu nối quan trọng trong quan hệ

    quốc tế của mỗi nước.

    Vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nói chung và ngoại giao văn hóa nói

    riêng đã được thừa nhận rộng rãi trong nghiên cứu và trong chính sách phát triển

    chung trên toàn thế giới. Các quốc gia, ở mức độ khác nhau, đều sử dụng văn hóa

    như một công cụ trong hoạt động ngoại giao. Vì đây là kênh ngoại giao hữu hiệu

    làm gia tăng sức mạnh mềm, xây dựng lòng tin, quảng bá giá trị văn hóa ra thế giới,

    tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu cho nền văn hóa đất nước. Từ đầu thế kỷ

    XXI, khi toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, ngoại giao văn hóa càng được sử dụng

    rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại

    giao của mỗi quốc gia bởi sức lan toả mạnh mẽ của văn hóa có vai trò to lớn trong

    việc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối

    quan hệ chính trị và kinh tế. Nhân tố văn hóa có ảnh hưởng, tác động đến quan hệ

    quốc tế và trong một số trường hợp mang tính quyết định. Do đó, việc vận dụng yếu

    tố văn hóa để nâng cao hiệu quả triển khai đường lối đối ngoại được các quốc gia

    ngày càng chú trọng. Sự trân trọng các giá trị văn hóa trong công tác ngoại giao trở

    thành cầu nối để vượt qua những khác biệt, đưa các dân tộc xích lại gần nhau và

    cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong xu thế hòa bình, sự phân công

    lao động trên thế giới ngày càng sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét và

    xu thế hội nhập đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế quốc tế thì

    ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm hơn bao giờ hết.

    Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam với sự kết hợp giữa nhận thức về

    vai trò của văn hóa và nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế đã đưa

    ngoại giao văn hóa thực sự trở thành một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao Việt

    Nam hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

    đã nêu chủ trương: "Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại" [26, tr.235],

    đồng thời đề cập trực tiếp đến vai trò của ngoại giao văn hóa: "Phối hợp chặt chẽ

    hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa

    ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [26, tr.238].

  • 5

    Với vai trò ngày càng lớn của ngoại giao văn hóa, việc nghiên cứu những

    khía cạnh khác nhau của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế, trước hết là

    quan hệ với các nước trong khu vực rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Nghiên

    cứu các hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN có ý

    nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta nhận diện được tình hình

    thực tế, đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với các nước

    ASEAN, nhận định xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với

    các nước ASEAN trong những năm tới, từ đó đưa ra những bàn luận nhằm thúc đẩy

    công tác ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN để đáp ứng những yêu cầu thực

    tiễn hiện nay.

    Xuất phát từ tình hình đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài: “Ngoại giao

    văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập” làm luận án Tiến sĩ chuyên

    ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu2.1. Những nghiên cứu về ngoại giao văn hóa2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước* Những luận điểm làm tiền đề cho lý luận ngoại giao văn hóa

    - Thuyết xung đột văn minh

    Thuyết xung đột văn minh do Samuel P.Huntington đề ra, ông cho rằng,

    nhân tố văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ giao lưu quốc và thế

    giới đang tiến vào một thời kỳ lịch sử của “Xung đột giữa các nền văn minh”. Thời

    kỳ sau chiến tranh lạnh, chính trị toàn cầu đang tiến hành tổ chức lại theo ranh giới

    văn minh. Đặc tính chung và sự khác biệt của văn hóa ảnh hưởng tới các quốc gia,

    những dân tộc và quốc gia có nền văn hóa tương tự đang tụ hợp lại, những dân tộc

    và quốc gia có nền văn hóa khác đang chia tách ra.

    Các tác phẩm của ông bao gồm: “Sự xung đột giữa các nền văn minh” và“Các

    loại quy phạm của thế giới sau chiến tranh lạnh. Nếu như không phải là văn minh thì

    sẽ là cái gì?” trên Tạp chí Ngoại giao, năm 1992; Năm 1996 ông xuất bản cuốn sách

    “Xung đột của văn minh và việc xây dựng lại trật tự thế giới”; Năm 2003 ở Việt Nam

  • 6

    cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel P.Huntington đã được dịch ra

    tiếng Việt do Nxb Lao động, Hà Nội xuất bản.

    “Thuyết xung đột văn minh” của Huntington trong nhiều năm đã gây ra luận

    chiến gay gắt trong giới học thuật quốc tế. Học giả người Đức Harald Miluer, người

    đại diện thuyết chủ trương “Cùng tồn tại văn minh” với tác phẩm tiêu biểu “Cùng

    tồn tại văn minh” đã phê phán thuyết xung đột văn minh của Huntington (2001), cho

    rằng Huntington thổi phồng quá đáng sự xung đột giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên

    “Thuyết xung đột văn minh” cũng đã tác động đến mọi người về sự thay đổi của tình

    hình thế giới từ góc nhìn văn hóa.

    - Sức mạnh mềm

    Những thảo luận về sức mạnh mềm đã xuất hiện khá sớm trong đời sống học

    thuật phương Tây. Sau đó khái niệm này được Joseph Nye - Nhà nghiên cứu chính

    trị học quốc tế Mỹ, giáo sư danh tiếng Đại học Havard định nghĩa và phát triển

    thành một luận thuyết. Ông nêu quan điểm: cần chú ý đặc biệt khác nhau giữa“sức

    mạnh cứng” (khả năng kinh tế, quân sự của một nước tiến hành mua chuộc và tập

    hợp) và “sức mạnh mềm” (khả năng cảm hóa và kêu gọi hình thái ý thức văn hóa để

    tiến hành thu hút) được thể hiện trong cuốn sách “Nước Mỹ định một mình làm bá

    chủ thế giới chăng?” và luận văn “Xác định lại ranh giới lợi ích quốc gia”, (1990).

    Một tác phẩm vận dụng lý luận “sức mạnh mềm”, phân tích tường tận tác

    dụng của sức mạnh mềm là cuốn sách: “Sức mạnh mềm: Sự thống trị toàn cầu của

    phim ảnh, nhạc thịnh hành, truyền hình và quán ăn nhanh của Mỹ” (2005) của

    Matthen Fraser, học giả Canada. Trong cuốn sách đó, ông đã trình bày tường tận sự

    khởi nguồn, phát triển của “sức mạnh mềm” của Mỹ và sự ảnh hưởng của nó trong

    ngoại giao quốc tế từ bốn mặt: Phim ảnh, truyền hình, âm nhạc thịnh hành và quán

    ăn nhanh.

    Các nghiên cứu trên đã đi đến xác định: Sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng

    chính trị và các chính sách quốc gia là ba nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm.

    - Văn hóa trong quan hệ quốc tế

  • 7

    Vai trò văn hóa trong quan hệ quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới

    rất nhiều và ngày càng đi vào chiều sâu. Đã có rất nhiều tác phẩm bàn luận về vấn

    đề này tiêu biểu như: “Chính trị học toàn cầu” do Herano Kenichiro; “Thay đổi lớn

    toàn cầu” do David Held, giáo sư Đại học Mở Anh quốc; “Quan hệ văn hóa quốc

    tế” của học giả văn hóa Pháp Louis Doro; “Ngoại giao nhiều quỹ đạo” của hai học

    giả nổi tiếng người Mỹ Louise Diamond và John Mc Donald; “Nhân tố văn hóa

    trong quan hệ quốc tế Đông Tây” của Tư Trung Quân; “Lý luận văn hóa của chính

    trị thế giới” và trong luận văn cùng tên đã trình bày luận điểm: “Văn hóa có quan

    hệ với quan hệ quốc tế như thế nào?” của Tần Á Thanh; “Bàn về mối quan hệ giữa

    văn hóa và ngoại giao” của Phùng Thiệu Lôi;...[61, tr.14-22].

    Các tác phẩm trên đều đề cập tới vai trò của văn hóa trong quan hệ quốc tế từ

    nhiều góc độ. Tiêu biểu là luận điểm của ông Herano Kenichiro, giáo sư trường Đại

    học Tokyo, chuyên gia về vấn đề quốc tế nổi tiếng của Nhật trong cuốn sách

    “Chính trị học toàn cầu” cho rằng, trong giao lưu giữa các nước ngoài quan hệ

    chính trị, quan hệ kinh tế và quan hệ pháp luật ra còn có quan hệ văn hóa, hơn nữa

    quan hệ văn hóa không chỉ gián tiếp mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống và lối

    sống của mọi người. Ông đề xuất, văn hóa trong quan hệ quốc tế bao gồm 4 mặt

    sau: (1), quan hệ giữa văn hóa và văn hóa lạ; (2), ý trực diện văn hóa trong quan hệ

    quốc tế; (3), quan hệ văn hóa có tính quốc tế; (4), văn hóa quốc tế [61, tr.16].

    Luận điểm của học giả văn hóa Pháp Louis Doro đã phân tích một cách hệ

    thống quan hệ văn hóa quốc tế, nhấn mạnh vị trí, vai trò của giao lưu văn hóa quốc

    tế trong ngoại giao tổng thể trong cuốn sách “Quan hệ văn hóa quốc tế”. Ông cho

    rằng hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại ngày càng hướng tới trung tâm sân khấu

    giao lưu quốc tế, lĩnh vực hoạt động ngoại giao nhà nước được mở rộng không còn

    giới hạn ở lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự nữa mà đi sâu

    vào lĩnh vực văn hóa. [61, tr.17]. Những nghiên cứu về văn hóa trong quan hệ quốc

    tế ở trên sẽ là cơ sở cho nghiên cứu ngoại giao văn hóa sau này.

    * Về ngoại giao văn hóa

  • 8

    Việc nghiên cứu của giới học giả về ngoại giao văn hóa bắt đầu tương đối

    muộn. Khái niệm mới “ngoại giao văn hóa” do nhà sử học ngoại giao người Mỹ

    Ralph Tumer đưa ra sớm nhất từ những năm 40 của thế kỷ XX. Sau này, nhà sử học

    ngoại giao Mỹ Frank Ninkovich đã trình bày và phát triển một cách hệ thống quan

    niệm trên. Ninkovich cho rằng: “Nhà chính trị có kiến thức sâu rộng luôn luôn thừa

    nhận ngoại giao cần suy tính kỹ quan niệm giá trị văn hóa, vì những quan niệm giá

    trị này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khả năng lập luận ngoại giao,

    do đó mà càng có ý nghĩa hơn so với tín ngưỡng, hình thái ý thức hay quan niệm

    trừu tượng của nó. Ở thế kỷ XX, hầu như tất cả các nhà chính trị quan trọng của Mỹ

    đều cân nhắc coi nhân tố văn hóa là bộ phận để xử lý công việc ngoại giao của họ;

    quả thật văn hóa có tác dụng rõ ràng trong công việc ngoại giao của họ, thường là

    quyết định trong quyết sách đối ngoại của họ” [61, tr.21].

    Bước vào thế kỷ XXI, mang lại sự thay đổi có “tính cách mạng” cho nghiên

    cứu ngoại giao văn hóa phải kể đến cuốn sách “Ngoại giao nhiều quỹ đạo” của hai

    học giả nổi tiếng người Mỹ Louise Diamond và John Mc Donald. Các tác giả chỉ ra

    rằng, muốn tìm hiểu ngoại giao toàn diện thì phải tiến hành nghiên cứu và phân tích

    ngoại giao từ những góc độ khác nhau. Các tác giả nhận xét: chính phủ, phi chính

    phủ hay cơ quan chuyên môn, hoạt động thương vụ, cá nhân công dân, nghiên

    cứu/đào tạo và giáo dục, tôn giáo, tài trợ, thông tin và truyền thông đều có thể trở

    thành kênh quan trọng của trao đổi ngoại giao. Trong 9 “Quỹ đạo” ngoại giao mà

    các tác giả nêu có 3 lĩnh vực (nghiên cứu/đào tạo và giáo dục, tôn giáo, truyền bá và

    truyền thông) là thuộc về phạm trù ngoại giao văn hóa [61, tr.17].

    2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

    Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng

    được gia tăng cả chiều sâu lẫn chiều rộng, trong đó văn hóa trở thành một lĩnh vực

    phát triển mạnh mẽ. Ngoại giao văn hóa là một đề tài rất quan trọng, nhưng các

    công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn chưa nhiều và đây là lĩnh vực

    khá mới mẻ. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu chuyên sâu

  • 9

    về ngoại giao văn hóa ở dạng đề tài cấp Bộ, luận văn, sách, giáo trình và các bài viết

    đăng trên các tạp chí chuyên ngành, hay trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học...

    Về sách giáo trình có một số cuốn tiêu biểu như:“Giáo trình quan hệ công

    chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại” (2011) do Lê Thanh Bình chủ biên;

    “Ngoại giao và công tác ngoại giao” (2009) của Vũ Dương Huân. “Những vấn

    đề quốc tế đương đại và quan hệ đối ngoại của Việt Nam” của Viện Quan hệ

    Quốc tế (Học viện Ngoại giao); …

    Trong đó đáng chú ý là cuốn sách“Ngoại giao văn hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm

    quốc tế và ứng dụng” (2012) của Phạm Thái Việt. Có thể khẳng định đây được xem là

    một ấn phẩm đầu tiên của Việt Nam về ngoại giao văn hóa.

    Cuốn sách chia thành 10 chương đề cập tới nhiều vấn đề nhưng dung lượng dành

    cho ngoại giao văn hóa còn hạn chế, các vấn đề như vai trò, nội dung, hình thức… của

    ngoại giao văn hóa thì chưa được đề cập tới. Tuy nhiên, khái niệm văn hóa, ngoại giao,

    đặc biệt về khái niệm ngoại giao văn hóa đã được tác giả nghiên cứu khá dày công.

    Ngoài ra phải kể đến một số bài viết, bài phát biểu của các nhà ngoại giao, nhà

    nghiên cứu ngoại giao văn hóa trình bày trong các Hội thảo:

    Hội thảo quốc gia: "Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường

    quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững" (2008) do Bộ Ngoại

    giao tổ chức. Đáng chú ý là các bài viết của Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khiêu, Phạm

    Sanh Châu, Vũ Dương Huân, Trần Trọng Toàn... đã nêu nên những ý kiến về ngoại

    giao văn hóa rất sâu sắc và bổ ích.

    Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa trong thế giới hội nhập” (2010) do Trường

    Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Kỷ yếu Hội thảo có nhiều bài về ngoại giao văn hóa,

    các tác giả đã đề cập tới quan niệm về ngoại giao văn hóa và vai trò của ngoại giao văn

    hóa, sự khác nhau giữa ngoại giao văn hóa và giao lưu văn hóa…

    Hội thảo “Văn hóa đối ngoại trong thế giới hội nhập” (2011) do Trường Đại

    học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Hội thảo bàn về những vấn đề lý luận và thực tiễn của

    văn hóa đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nhiều bài viết về ngoại giao

  • 10

    tiêu biểu như các bài viết của Vũ Khoan, Phạm Sanh Châu, Lê Viết Duyên… Đáng

    chú ý là bài “Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Lý luận và thực tiễn trong thời kỳ hội

    nhập” của Nguyễn Thái Yên Hương. Tác giả cũng bàn luận về ngoại giao và đánh

    giá thực trạng hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua. Từ

    đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa trong thời

    gian tới.

    Nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn hóa còn được thể hiện dưới dạng

    đề tài. Đặc biệt phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoạt động ngoại

    giao văn hóa Việt Nam trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI” (2009) chủ nhiệm đề tài

    Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại, UNESCO. Đây là đề tài

    nghiên cứu cấp Bộ chuyên sâu đầu tiên bàn về ngoại giao văn hóa. Một lợi thế thấy

    rõ là nhóm tác giả chính là những người đang thực thi nhiệm vụ ngoại giao văn hóa

    nên sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiên cứu. Thành công của đề

    tài là không chỉ đáp ứng được hiểu biết cơ bản ban đầu về ngoại giao văn hóa Việt

    Nam mà còn hiểu biết được ngoại giao văn hóa trên thế giới hiện nay được tổ chức

    như thế nào.

    Tuy nhiên một số nội dung trong đề tài mới chỉ được nêu khái quát, chưa

    phân tích kỹ, mới mang tính gợi mở như: Vai trò của ngoại giao văn hóa; nội dung

    của ngoại giao văn hóa; thực trạng của công tác ngoại giao văn hóa Việt Nam. Các

    tác giả cũng chưa đề cập tới khái niệm cần thiết như: ngoại giao, văn hóa ngoại

    giao, xung đột văn hóa… đây là sự gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

    Đáng chú ý là các bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành về ngoại giao

    văn hóa như: “Thông tin truyền thông và đẩy mạnh ngoại giao văn hóa” của Đỗ Quí

    Doãn, Tạp chí Cộng sản số 797, 3/2009; “ngoại giao văn hóa và truyền thông văn

    hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập của quốc tế” của Đặng Thị Thu Hương, Tạp

    chí Nghiên cứu Quốc tế số 1, 3/2009; ngoại giao văn hóa qua Festival tại Việt Nam”

    của Đỗ Thị Minh Thúy, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 335, 5/ 2012; “Quan hệ công

    chúng và ngoại giao văn hóa” của Phạm Thái Việt, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3,

  • 11

    9/2009; “ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của Cao Vũ Huyền, Tạp chí Văn

    hóa Nghệ thuật số 336, 6/2012; “Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa

    bình của Trung Quốc” của Phạm Hồng Yến, Tạp chí Quốc tế số 2, 6/2011; “Ngoại

    giao văn hóa: Trung Quốc quảng bá quốc gia như thế nào?” của Thạch Hà, Tạp chí

    Nghiên cứu Quốc tế số 2, 6/2009; Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó

    trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8/2009.

    Có thể nói chỉ trong giới hạn của những bài viết, các tác giả dưới những lăng

    kính khác nhau đã khai thác, phân tích những vấn về liên quan đến ngoại giao văn

    hóa rất sâu sắc và đầy mới mẻ về các vấn đề như:

    - Vai trò của thông tin và truyền thông trong việc đẩy mạnh ngoại giao văn hóa

    hiện nay.

    - Sự tiến triển Quan hệ công chúng (PR), những nội dung cơ bản của PR và

    khả năng ứng dụng PR trong ngoại giao văn hóa.

    - Việc tổ chức festival ở Việt Nam chính là một hoạt động ngoại giao văn

    hóa nhằm thúc đẩy sự quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới,

    thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa thế giới tại Việt Nam.

    - Muốn thực hiện thành công ngoại giao văn hóa, chúng ta phải chú trọng,

    tăng cường “khai thông” nhận thức, tư tưởng cho toàn xã hội về vai trò to lớn của

    ngoại giao văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

    - Vai trò của việc tôn vinh các giá trị bản sắc dân tộc, đưa ra một số việc cần

    làm ngay như: tổ chức lựa chọn Quốc phục, Quốc nhạc, Quốc tửu, các món ăn tiêu

    biểu của Việt Nam…

    - Truyền thống ngoại giao văn hoá với những nét đẹp trong suốt thời kỳ lịch

    sử với ba đặc trưng cơ bản đó là: ngoại giao gắn với chủ thể văn hóa; ngoại giao lấy

    tinh thần khoan hòa văn hóa làm phương châm; ngoại giao thông qua con đường

    văn học nghệ thuật...

  • 12

    2.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ và ngoại giao văn hóa Việt Nam

    với ASEAN

    * Về lịch sử, chính trị, văn hóa Việt Nam với ASEAN

    Các cuốn sách viết về lịch sử, chính trị, văn hóa của Việt Nam với ASEAN

    khá nhiều, tiêu biểu như: cuốn “Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa”

    (1995) của Phạm Đức Thành, Ngô Văn Doanh, Trần Thị Lý...; “Các nước Đông

    Nam Á” (2010) của các tác giả Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn

    Thị Kim Yến, Đào Ngọc Tú; “Việt Nam- ASEAN” (1995) do Phạm Đức Thành (chủ

    biên); “Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN” (2009) của Đinh Xuân Lý; “Ngoại

    giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” (2011) của Bùi Văn

    Hùng; “Một Đông Nam Á vận mệnh chung, tương lai chung” (2013) của

    M.Rajaretnam và Thái Quang Trung; “Quốc hội Việt Nam với AIPA trong tiến trình

    xây dựng cộng đồng ASEAN” của Ngô Đức Mạnh; “Xây dựng Cộng đồng văn hóa

    xã hội ASEAN” (2013) do Đức Ninh chủ biên; “Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN.

    Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra” (2013) do Trương Duy Hòa chủ biên;

    “Đánh giá hiện thực các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN” do Nguyễn Huy

    Hoàng chủ biên...

    Trong đó đáng chú ý là cuốn sách “Lịch sử Đông Nam Á tập VI: Đông Nam

    Á trong thời kỳ hòa bình, phát triển và hội nhập (1991-2010)” (2012) do Nguyễn

    Thu Mỹ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ biên.

    Cuốn sách đã dựng lại quá trình phấn đấu vì hòa bình, an ninh, phát triển và

    hội nhập của Đông Nam Á từ 1991- 2010, bàn về một số vấn đề khoa học và thực

    tiễn trong lịch sử Đông Nam Á đương đại như các vấn đề đặt ra trong quá trình xây

    dựng các giá trị văn hóa dân tộc, hiện đại và giữ gìn bản sắc khu vực trong bối cảnh

    toàn cầu hóa như: các chính sách về văn hóa của các nước Đông Nam Á; các thành

    tựu phát triển văn hóa, xã hội và những vấn đề đang đặt ra cho các nước Đông Nam

    Á trong thời gian tới; tình hình xây dựng Cộng đồng ASEAN…

  • 13

    * Về ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN

    Có thể khẳng định là hiện chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu sâu

    về NGVH Việt Nam với ASEAN. Những tài liệu chủ yếu bàn về vấn đề có liên quan

    đến NGVH Việt Nam với ASEAN có thể kể đến:

    Cuốn “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia

    tăng quyền lực mềm” (2013) do Hoàng Minh Lợi chủ biên đã bàn về sự gia tăng

    quyền lực mềm tại khu vực Đông Bắc Á và tác động của nó tới nhiều quốc gia (trong

    đó có Việt Nam). Các tác giả đề xuất, Việt Nam cần phải có những đối sách thích hợp

    để biến những lợi thế, sức mạnh trở thành “quyền lực mềm phục vụ hữu hiệu cho

    việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia”; Cuốn "Sức mạnh mềm văn hóa Trung

    Quốc - Tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á” (2015) do Nguyễn Thị Thu

    Phương chủ biên nói về mức độ tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc

    một số nước Đông Á và đặc biệt các tác giả nhận định Việt Nam cần tỉnh táo, thận

    trọng trong việc tiếp nhận, hấp thu, tiếp biến có chọn lọc những tác động tích cực từ

    sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, đồng thời tăng cường “nội lực” văn hóa nhằm

    chống đỡ, hóa giải được những tác động nguy hại gây xói mòn các giá trị nền tảng,

    làm giảm đi bản sắc văn hóa, chủ quyền văn hóa quốc gia. Từ đó xây dựng “chiến

    lược nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam”.

    Hội thảo khoa học quốc tế “ASEAN:40 năm nhìn lại và hướng tới”, (2007)

    do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ

    chức. Hội thảo đã nhìn nhận thực tế 40 năm tồn tại và phát triển đã chứng tỏ rằng

    ASEAN đã tạo dựng được một bản sắc riêng, không hòa trộn, được các nước và

    cộng đồng quốc tế thừa nhận như là một “phong cách ASEAN”. Sự hình thành bản

    sắc hay phong cách đó gắn liền với cội nguồn văn hóa Đông Nam Á từ hàng nghìn

    năm trước và trở thành tài sản chung của ASEAN hiện nay.

    Ngoài ra còn một số bài viết liên quan đến NGVH Việt Nam với ASEAN

    như: "Hợp tác văn hóa, thông tin và giáo dục trong ASEAN trong thế kỷ XXI”

    (2009) của Đỗ Hương Giang, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; “Quan hệ văn

  • 14

    hóa Việt Nam - ASEAN: một cách tiếp cận” của Lê Đình Tự; “Vài nét giao lưu văn

    hóa ASEAN – Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực thư viện” (2012) của Phan

    Thị Kim Dung, Tạp chí Thư viện Việt Nam...

    Trong đó phải kể đến bài viết “Hợp tác văn hóa Việt Nam – ASEAN hướng

    tới cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN” của Vũ Tuyết Loan, và bài “Tư duy đối

    ngoại của Việt Nam về văn hóa trong hợp tác ASEAN” của Lê Viết Duyên. Theo

    hai tác giả, hợp tác văn hoá giữa các nước ASEAN với nhau và giữa ASEAN với

    các nước đối thoại là một nhu cầu tất yếu và rất được coi trọng. Các bài viết đã bàn

    về hợp tác văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm qua và triển vọng hợp tác

    văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm sắp tới. Tác giả nhận định văn hoá

    đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đề cao hình ảnh của ASEAN, không thể xây

    dựng một Cộng đồng ASEAN trong tương lai mà không gắn với việc giữ gìn và làm

    phong phú hơn những đặc trưng của văn hoá các dân tộc ASEAN, của con người

    ASEAN. Văn hoá giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đó khiến cho nếp nghĩ và

    hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn.

    Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cho thấy,

    đây là những tài liệu hữu ích để tham khảo về lý luận và thực tiễn của ngoại giao

    văn hóa. Đóng góp của các công trình là đã tìm ra khái niệm ngoại giao văn hóa ở

    nhiều góc độ khác nhau, tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc

    tế. Nhiều công trình còn nghiên cứu và phân tích sâu về chính sách và thực tiễn

    ngoại giao văn hóa của một số quốc gia cụ thể, hoặc làm rõ những nhân tố tác động,

    những mục tiêu chiến lược mà chính sách ngoại giao văn hóa của quốc gia đó

    hướng tới. Tuy nhiên, vẫn thiếu hụt các công trình nghiên cứu dưới góc độ văn hóa

    học mà chủ yếu là dưới cách tiếp cận chính trị học, ngoại giao học.

    Nhìn chung, do phần tư liệu tổng quan không phải là công trình nghiên cứu

    chuyên biệt về chủ đề được lựa chọn nghiên cứu nên tính hệ thống và vấn đề nghiên

    cứu liên quan trực tiếp đến đề tài chưa cao. Các công trình liên quan đến ngoại giao

    văn hóa Việt Nam với ASEAN mới chỉ dừng lại ở các bài viết dưới dạng biểu hiện

    của ngoại giao văn hóa như sức mạnh mềm văn hóa, hoạt động giao lưu, hợp tác về

  • 15

    văn hóa giữa Việt Nam với ASEAN… Có thể thấy rằng hiện nay các công trình

    nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn hóa của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là

    ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập đang còn hạn chế,

    thiếu hụt.

    Việc mô tả, phân tích tương đối rõ ràng mức độ thành công của các công trình

    nghiên trong và ngoài nước và những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của

    luận án đã đem đến nhiều gợi mở ở các cấp độ khác nhau như: quan điểm phân tích hệ

    thống lý luận về ngoại giao văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa, vai trò của ngoại giao văn

    hóa, những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa, hoạt động ngoại giao văn hóa giữa

    Việt Nam với các nước ASEAN, xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa trong quan

    hệ quốc tế nói chung và Việt Nam với các nước ASEAN nói riêng.

    2.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

    - Tại sao ngoại giao văn hóa lại được đề cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế

    và có vị trí ngang hàng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế?

    - Thực tiễn hoạt động của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong

    thời gian qua được thực hiện như thế nào?

    - Ngoại giao văn hóa (một hoạt động văn hóa) có vai trò gì (đóng góp gì?)

    cho mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN?

    - Ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN có xu hướng vận động như thế

    nào và những vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay?

    3. Mục đích nghiên cứuTìm hiểu thực tiễn và đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam

    với các nước ASEAN, đồng thời góp bàn những phương thức để nâng cao hiệu quả

    hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các nước ASEAN.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ hệ thống lý luận về ngoại giao văn hóa.

    - Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam với ASEAN

  • 16

    - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa Việt Nam với

    ASEAN.

    - Khảo sát thực tiễn triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với

    ASEAN.

    - Nghiên cứu xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu

    quả của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập.

    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu5.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các nước ASEAN.

    5.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Không gian nghiên cứu: Trong không gian Đông Nam Á hiện đại.

    - Thời gian nghiên cứu: từ 1995 (khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN)

    đến nay.

    - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Ngoại giao văn hóa với cơ cấu hoạt động

    hoạt động rất đa dạng và phong phú như phân loại theo nội dung hoạt động, hình

    thức hoạt động, chủ thể hoạt động, không gian hoạt đông… Trong khuôn khổ của

    luận án tác giả xin tập trung vào tiêu chí phân loại theo hình thức hoạt động của

    ngoại giao văn hóa.

    - Giới thuyết tên đề tài: Hiểu theo nghĩa đầy đủ tên đề tài của luận án là: Hoạt

    động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các nước ASEAN trong thời kỳ hội nhập

    quốc tế.

    6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu6.1. Cơ sở phương pháp luận

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và hợp tác quốc tế; các quan điểm của

    Đảng và Nhà nước về chính sách văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa nói chung

    và với ASEAN nói riêng.

    Ngoài ra luận án còn dựa trên cơ sở lý thuyết về "Sức mạnh mềm” và “Tiếp

    biến văn hóa”.

  • 17

    6.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

    Được sử dụng để tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, giúp NCS sử dụng

    nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, dùng để đánh giá, phân loại

    tài liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải cơ sở lý luận liên quan

    đến ngoại giao văn hóa, hệ thống hóa quan điểm của điểm của Đảng và Nhà nước

    về ngoại giao văn hóa, đồng thời phân tích hoạt động thực tiễn ngoại giao văn hóa

    Việt Nam với các nước ASEAN trong thời gian qua, những thành tựu và hạn chế

    cần khắc phục.

    - Phương pháp chuyên gia

    Trên cơ sở nội dung của luận án, NCS lựa chọn các nhà khoa học, các

    chuyên gia, những người am hiểu về lý luận và thực tiễn về ngoại giao văn hóa làm

    việc tại các cơ quan nghiên cứu và các cục, vụ chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao

    và Du lịch (Bộ VHTTDL), Bộ Ngoại giao… để trao đổi, tham khảo những quan

    điểm, ý kiến đối với vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chủ yếu là quan điểm

    của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến hoạt động ngoại giao văn hóa giữa

    Việt Nam với các nước ASEAN như: nhận thức của họ về vai trò của ngoại giao

    văn hóa, đánh giá của họ về thành công và hạn chế của hoạt động ngoại giao văn

    hóa Việt Nam với ASEAN, về cơ chế phối hợp, về nguồn nhân lực, nguồn kinh phí

    cho hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN…

    - Phương pháp liên ngành

    Nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ

    hội nhập là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học chuyên

    ngành như lịch sử, xã hội học, ngoại giao học, chính trị học… Cho nên, các thao tác

    nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự kết hợp linh hoạt các phương

    pháp trên. Sử dụng phương pháp liên ngành, đa ngành vào đề tài luận án, giúp cho

    việc khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu.

    Phương pháp liên ngành/đa ngành còn liên cứu các lĩnh vực chồng lẫn giữa các hoạt

    động văn hóa, chính trị, kinh tế của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN.

  • 18

    7. Đóng góp của luận ánVề mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa

    là một trong những trụ cột của nền ngoại giao hiện đại.

    Xác định khái niệm ngoại giao văn hóa, cơ cấu của ngoại giao văn hóa, vai

    trò của ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập.

    Nâng cao nhận thức về ngoại giao văn hóa trong hoạt động ngoại giao tổng hợp.

    Về mặt thực tiễn: Khảo sát thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt

    Nam với ASEAN.

    Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm nguồn tư liệu vào tìm hiểu ngoại

    giao văn hóa nói chung, ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN nói riêng cho

    những người làm ngoại giao, các tùy viên văn hóa, các nhà nghiên cứu và sinh viên

    các ngành Quan hệ quốc tế, ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học…Ngoài ra, cung

    cấp các kiến giải và luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách văn hóa

    đối ngoại củaViệt Nam với các nước ASEAN trong thời kỳ hội quốc tế.

    8. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, các công trình nghiên cứu của tác giả và danh

    mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa và khái lược về mối quan hệ

    giữa Việt Nam với ASEAN

    Chương 2: Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN

    trong thời kỳ hội nhập

    Chương 3: Xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN

    và những vấn đề đặt ra

  • 19

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA

    VÀ KHÁI LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI ASEAN

    1.1. Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa1.1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa và các khái niệm liên quan1.1.1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa

    Muốn nhận thức một cách khoa học định nghĩa ngoại giao văn hóa (NGVH),

    chúng ta phải làm rõ khái niệm ngoại giao và khái niệm văn hóa. Hai khái niệm này

    là cơ sở để hiểu rõ NGVH.

    * Khái niệm ngoại giao

    Ngoại giao (diplomacy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (diplom). Mặc dù đã

    xuất hiện từ rất lâu, song khái niệm ngoại giao đến nay được hiểu khá khác nhau.

    Loại định nghĩa thứ nhất, thiên về hình thức ngoại giao, cho rằng:

    Ngoại giao chủ yếu là đàm phán. Thực chất của ngoại giao chính là

    thông qua đàm phán để xử lý quan hệ quốc tế. Học giả Đức Martens

    cũng từng chỉ ra một cách rõ ràng: Ngoại giao “trên nghĩa hẹp, là khoa

    học nghệ thuật đàm phán”. Trong “Từ điển Webster” của Mỹ, ngoại giao

    được định nghĩa: “Là nghệ thuật điều khiển đàm phán quốc tế”. Từ điển

    Anh ngữ Oxford chỉ ngoại giao là: (1) Thông qua đàm phán xử lý quan hệ

    quốc tế; (2) Phương pháp mà đại sứ hoặc các nhân viên ngoại giao điều

    chỉnh và xử lý những quan hệ này; (3) Nghiệp vụ hoặc kỹ thuật của nhà

    ngoại giao; (4) Kỹ năng hoặc cách ăn nói trong xử lý quan hệ giao lưu và

    đàm phán quốc tế [61. tr, 57-58].

    Loại định nghĩa thứ hai, chủ yếu nhấn mạnh công năng của ngoại giao, cho rằng

    công năng của ngoại giao chủ yếu là xử lý quan hệ quốc gia và công việc quốc tế. Định

    nghĩa mang tính đại diện như sau: Trong cuốn “Hướng dẫn thực tiễn ngoại giao”

    E.M.Satow, quan chức ngoại giao Anh, đã chỉ ra: “Ngoại giao là sự vận dụng trí lực và

    cơ trí để xử lý quan hệ chính thức giữa chính phủ các quốc gia độc lập và quốc gia phụ

    thuộc. Hoặc nói một cách đơn giản, là chỉ dùng thủ đoạn hòa bình để xử lý công việc

  • 20

    giữa các nước” [61, tr. 58].

    Loại định nghĩa thứ ba chủ yếu nhấn mạnh mặt bản chất của ngoại giao, cho

    rằng ngoại giao là một loại hành vi đối ngoại quốc gia có chủ quyền.

    Ở Việt Nam theo Từ điển Tiếng Việt năm 1996 định nghĩa:

    Theo nghĩa động từ: “Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền

    lợi của quốc gia mình và góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung”.

    Theo nghĩa danh từ: “Ngoại giao là chỉ hoạt động của một nước về mặt quan

    hệ quốc tế”.

    Trong từ điển Hán ngữ hiện đại (tái bản năm 2002), khái niệm ngoại giao

    được giải thích là: “Hoạt động của một nước trong phương diện quan hệ quốc tế,

    như tham gia tổ chức và hội nghị quốc tế, cử đại sứ, tiến hành đàm phán, ký kết

    điều ước và hiệp định…” [61, tr.59].

    Chúng ta có thể thấy trong mỗi định nghĩa đều cố gắng làm nổi bật những khía

    cạnh mà định nghĩa đó coi là chủ yếu và quan trọng nhất của khái niệm, có thể khái

    quát các khái niệm trên như sau:

    Về mặt bản chất: Ngoại giao là sự giao thiệp của quốc gia chủ thể với quốc

    gia bên ngoài.

    Cách thức: Sử dụng phương pháp hòa bình, thủ đoạn hòa bình.

    Kỹ năng: nghệ thuật, phương pháp và nghiệp vụ của nhà ngoại giao trong

    giao lưu và đàm phán quốc tế.

    Hoạt động: mang tính tổng hợp.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các chủ thể tham dự

    quan hệ quốc tế tăng lên không ngừng, kèm theo đó là sự gia tăng của các tác nhân

    mới trên trường quốc tế như: các tổ chức phi chính phủ (NGOs) các thể chế liên

    chính phủ, các tổ chức quốc tế. Điều đó đã làm cho phương thức ngoại giao ngày

    càng đa dạng. Hay nói cách khác ngoại diên khái niệm ngoại giao đã mở rộng ra rất

    nhiều, từ ngữ ngoại giao cũng rất phong phú, các từ ngữ, khái niệm mới liên tiếp

  • 21

    xuất hiện như “ngoại giao môi trường”, “ngoại giao hoạt hình”, các khái niệm quen

    thuộc như “ngoại giao kinh tế”, “NGVH”, “ngoại giao thể dục”, “ngoại giao bóng

    bàn”… tần suất sử dụng ngày càng tăng cao, được giới học thuật sử dụng rộng rãi.

    * Khái niệm văn hóa

    Văn hóa là một khái niệm rất phong phú và đa dạng vì ở mỗi dân tộc, mỗi

    thời đại lịch sử cho ta định nghĩa khác nhau về văn hóa, và văn hóa gắn liền với xã

    hội (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao…) mỗi sự thay đổi của nó cho ta quan

    niệm khác nhau về văn hóa…

    Đầu thế kỷ XXI, trong Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa (tháng 11/2001)

    được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) khẳng định:

    Văn hóa là một tổng hợp các đặc điểm tinh thần, thể chất, tri thức và tình

    cảm đặc trưng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao hàm không chỉ

    nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, cách thức cùng chung sống, các

    hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng. Những đặc trưng của các yếu

    tố cấu thành đó giúp ta phân biệt được một xã hội (hoặc một nhóm xã hội)

    với các xã hội (hoặc nhóm xã hội) khác [94].

    Với định nghĩa này, UNESCO đã chỉ ra bản chất của văn hóa là tổng hợp đặc

    điểm tình thần của một cộng đồng, trong đó cơ cấu của văn hóa là nghệ thuật, văn

    chương, lối sống, cách sống chung, giá trị, truyền thống, tín ngưỡng của một cộng

    đồng. Định nghĩa trên cũng đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc giúp một xã

    hội khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội

    đó theo dòng thời gian. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác “đa dạng văn hóa” còn ẩn

    chứa một sức mạnh bên trong nó. Bởi “đa dạng văn hóa” về bản chất chính là “sự

    khác biệt” giữa các nền văn hóa với nhau, và chính sự khác biệt này tạo nên sự hấp

    dẫn, sự thu hút của một nền văn hóa đối với thế giới bên ngoài.

    Vì vậy, trong luận án này tác giả sử dụng định nghĩa của UNESCO về văn

    hóa trong Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa là nền tảng chính để phát triển

    luận điểm phục vụ cho nghiên cứu của luận án.

  • 22

    * Mối quan hệ giữa văn hóa và ngoại giao

    Trong ngoại giao thời cổ đại và cận đại, mặc dù văn hóa cũng tham gia vào

    các hoat động giao lưu, nhưng mới chỉ được coi là bối cảnh của ngoại giao gây ảnh

    hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu, chính sách, quá trình quyết sách, phong cách

    ngoại giao và phương thức ngoại giao của ngoại giao quốc gia. Đây là sự giải thích

    sớm nhất của con người về quan hệ văn hóa và ngoại giao, cũng là hàm nghĩa đầu

    tiên của “ngoại giao văn hóa”, nghĩa là: văn hóa là bối cảnh của ngoại giao.

    Từ khi bắt đầu xuất hiện các quốc gia dân tộc, hoạt động giao lưu văn hóa

    giữa các dân tộc chưa bao giờ bị gián đoạn. Giao lưu văn hóa truyền thống có đặc

    điểm mang tính tự phát, quy mô nhỏ và nội dung hạn chế. Chủ thể giao lưu phần

    lớn là các thương gia và khách du lịch.

    Giao lưu văn hóa thể hiện tính tích cực cá nhân được chính thức đưa vào lĩnh

    vực ngoại giao thời cận đại. Do sự truyền bá, giao lưu và kết nối văn hóa giữa các

    quốc gia ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực như chính trị, luật pháp, kinh tế,

    khoa học kỹ thuật và quân sự, đồng thời ảnh hưởng tới việc chế định chính sách đối

    ngoại của quốc gia, nên các quốc gia dần ý thức được “lợi ích của việc đưa thêm

    truyền bá văn hóa dân tộc và giao lưu trí lực vào trong quan hệ ngoại giao”, từ đó

    không còn “không quan tâm” mà “chủ động suy nghĩa về nó”.

    Bước vào thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai,

    trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tác dụng và vị trí của giao lưu văn hóa trong

    quan hệ quốc tế ngày càng nổi bật. Các nước trên thế giới phổ biến coi trọng việc

    lợi dụng thủ đoạn văn hóa để thể hiện rõ văn hóa nước mình, truyền bá quan niệm

    giá trị của mình, nâng cao và mở rộng sức ảnh hưởng của quốc gia.

    Chính vì vậy, hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại dần bước vào trung tâm

    của vũ đài giao lưu quốc tế không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực như chính trị, kinh

    tế, khoa học kỹ thuật và quân sự mà còn đi sâu vào lĩnh vực văn hóa. Do đó, dần

    hình thành hành vi ngoại giao của lĩnh vực văn hóa, hay hoạt động văn hóa trong

    lĩnh vực ngoại giao. Hành vi văn hóa trong ngoại giao được “Công ước quan hệ

    ngoại giao Vienna”năm 1961 đặc biệt đề cập tới, một trong những nhiệm vụ của đại

  • 23

    sứ quán và lãnh sự quán các nước là thúc đẩy quan hệ hữu hảo, phát triển quan hệ

    kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Có thể thấy, với tư cách là một phần hữu cơ

    của công tác ngoại giao quốc tế, giao lưu văn hóa sớm giành được sự công nhận của

    luật quốc tế.

    Sau đây, có thể sơ đồ hóa mối quan hệ giữa ngoại giao và văn hóa

    Ngoại giao văn hóa là vấn đề mới, giao nhau giữa hai lĩnh vực lớn ngoại giao

    và văn hóa. Muốn định nghĩa chính xác NGVH thật không dễ dàng.

    “Ngoại giao văn hóa” lúc này không giống với “giao lưu văn hóa”, thể hiện

    tính tích cực cá nhân trước đây, mà đã chú trọng tới tác dụng nổi bật của chính phủ

    trong quan hệ văn hóa đối ngoại hòa bình bao gồm cả con đường văn hóa. Rõ ràng

    văn hóa và ngoại giao có mối quan hệ tương tác qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.

    Có thể nói, các giá trị văn hóa là chỗ dựa tinh thần bền vững cho hoạt động đối

    ngoại, có thể thúc đẩy với các đối tác để thực hiện có kết quả cao các chính sách

    chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, văn

    hóa đã khẳng định vị trí quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự hưng thịnh

    hoặc suy vong của một đất nước. Trong thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng khẳng

    định vai trò cầu nối gắn kết các dân tộc trên thế giới, là mục tiêu và động lực phát

    triển, là nền tảng gìn giữ và bảo vệ hòa bình, là nhân tố để thúc đẩy các lĩnh vực khác

    cùng phát triển. Sự giao lưu quốc tế về các lĩnh vực văn hóa ngày càng mở rộng, mỗi

    nền văn hóa đều quảng bá những thành tựu của bản thân mình và tiếp thu những

    thành tựu của các dân tộc khác phù hợp với mình. NGVH ngày càng giữ một vị trí

    đặc biệt quan trọng. Và trên thế giới chỉ có một số ít các nước bằng bản sắc văn hóa

    của mình đã tạo ra một sức mạnh trong mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các

    nước trong khu vực và thế giới.

    Ngoại giao Ngoại giao Văn hóa

    Văn hóa

  • 24

    * Định nghĩa khái niệm ngoại giao văn hóa

    Trên thế giới vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về ngoại giao văn hóa:

    Các học giả nước ngoài:

    Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, nhìn từ góc độ chính trị học

    “Ngoại giao văn hóa là một khái niệm trong khoa học chính trị để chỉ việc sử dụng

    và truyền bá những tư tưởng văn hóa giữa các nhóm người khác nhau nhằm đạt

    được mối quan hệ thiện cảm và sự hiểu biết lẫn nhau” [119].

    Milton C. Cummings Jr. thuộc Trung tâm Nghệ thuật và Văn hóa Mỹ tại

    Washington định nghĩa nhìn từ góc độ văn hóa học: “ Ngoại giao văn hóa là sự giao

    lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống,

    tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn

    nhau giữa các quốc gia và dân tộc” [119].

    Simeon Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại Anh

    (Associate of the Association of Certified Commercial Diplomats) nhìn từ góc độ văn

    hóa học và chính trị học thì cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại

    giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của

    đối thoại” [119].

    Harvey B. Feigenbaum thuộc Đại học G. Washington nhìn từ góc độ kinh tế

    cho rằng:

    Đối với các quốc gia, họ thường sử dụng NGVH nhằm cải thiện quan

    hệ quốc tế và đạt được những thỏa thuận trong các lĩnh vực như thương

    mại, đầu tư, di trú và an ninh. Văn hóa có thể là chất keo gắn kết các xã

    hội dân sự... Hiểu biết văn hóa của các nước và các dân tộc khác là

    nhân tố thiết yếu đối với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thương mại

    một cách hiệu quả trên các thị trường ngày càng toàn cầu hóa [122].

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái niệm về NGVH

    trong đó đáng chú ý là khái niệm của Bành Tân Lương trong cuốn “Ngoại giao văn

  • 25

    hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc: một góc nhìn toàn cầu hóa” nhìn từ góc độ

    chính trị học cho rằng:

    Ngoại giao quốc gia ban đầu không có ý thức văn hóa, ngoại giao thể hiện

    phần nhiều ở trao đổi và giành giật hiện vật giữa các quốc gia. Cùng với sự

    tự giác của loài người đối với văn hóa của chính mình, từ “người ngoại

    giao vì vật” sang “vật ngoại giao vì người”. Đó là quá trình tiến hóa của

    NGVH từ tầng nấc thấp đến tầng nấc cao, tác giả đã chia làm ba tầng nấc:

    Thứ nhất: Hiểu biết ban đầu về NGVH: Bắt đầu nhận thức được ảnh

    hưởng của văn hóa đối với ngoại giao, nhưng cũng chỉ coi văn hóa là bối

    cảnh của ngoại giao, bản thân văn hóa không tham gia vào hoạt động ngoại

    giao, vì vậy cũng có thể nói không có NGVH độc lập.

    Thứ hai: Hiểu biết truyền thống về NGVH: Sau chiến tranh thế giới thứ hai

    cùng với việc xây dựng hệ thống ngoại giao học và hoạt động ngoại giao các

    nước không ngừng sôi động người ta coi văn hóa là một thủ đoạn thực hiện

    lợi ích quốc gia, địa vị của văn hóa trong sức mạnh quốc gia được xác nhận

    và coi trọng. Nhưng loại NGVH này được hiểu theo ý nghĩa thông thường,

    văn hóa chỉ là công cụ có tính thay thế cho nhân tố kinh tế, quân sự…

    Thứ ba: Hiểu biết hiện đại về NGVH: Cùng với việc toàn cầu hóa diễn

    ra nhanh chóng và khuynh hướng quyền lực hóa tri thức ngày càng rõ

    rệt, các nước trên thế giới ngày càng nhận thức được, văn hóa không chỉ

    là quyền lực quốc gia, mà còn là một bộ phận cấu thành lợi ích quốc gia.

    Có thể nói ngoại giao và văn hóa là mục đích và thủ đoạn của nhau. Đây

    là NGVH với ý nghĩa đầy đủ [61, tr.486].

    Các học giả trong nước:

    Trong cuốn sách “Ngoại giao và công tác ngoại giao” (2009) của Vũ Dương

    Huân cũng bàn tới khái niệm NGVH dưới góc nhìn chính trị học và văn hóa học:

    Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên

    quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm

  • 26

    đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo

    hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia

    [43, tr.311].

    Trong cuốn giáo trình “Ngoại giao văn hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc

    tế và ứng dụng” (2012) của Phạm Thái Việt đã nêu ra quan niệm về NGVH dưới

    góc nhìn văn hóa học:

    Ngoại giao văn hóa có thể được hiểu khái quát là một hoạt động ngoại

    giao đặc thù, sử dụng công cụ văn hóa để đạt được mục tiêu của ngoai

    giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa. Các hoạt động

    NGVH được thực hiện thông qua việc áp dụng các hình thức văn hóa,

    nghệ thuật bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa,

    thông tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn học…[98, tr.77].

    Quan niệm về NGVH của các học giả trên thế giới và trong nước dưới những

    góc độ khác nhau (văn hóa, chính trị, kinh tế…) đã đề cập ở trên có thể thấy nét

    chung nhất đó là các khái niệm đều nhấn mạnh đến mục đích của NGVH nhằm đạt

    được mối quan hệ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau; phương thức hoạt động của

    NGVH đó là sự giao lưu, trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa một quốc gia với thế giới

    bên ngoài; coi NGVH vừa là mục đích vừa là phương tiện của ngoại giao.

    Như vậy, tổng hợp từ tất cả những quan điểm nêu trên, dưới cách tiếp cận Văn

    hóa học luận án đưa ra khái niệm về NGVH như sau:

    Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực ngoại giao đặc thù liên quan đến việc thiết

    lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ với các quốc gia khác trên lĩnh vực văn hóa

    nhằm quảng bá, trao đổi văn hóa và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa để thực

    hiện mục tiêu đối ngoại của quốc gia.

    1.1.1.2. Các khái niệm liên quan

    * Khái niệm văn hóa đối ngoại

    Cho tới nay chưa có một khái niệm thống nhất về văn hóa đối ngoại. Khái

    niệm này có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Thực tế cho

  • 27

    thấy, văn hóa đối ngoại còn là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại

    của một quốc gia, bên cạnh các trụ cột về chính trị, kinh tế, bảo hộ công dân ở nước

    ngoài…

    Trong xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển của một thế giới toàn cầu hóa

    và hội nhập quốc tế sâu rộng, văn hóa đối ngoại được xác định là một trong những

    phương cách góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước, phục

    vụ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường

    quốc tế.

    Trong “Chiến lược Văn hóa đối ngoại đến năm 2020” của Thủ tướng Chính

    phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nhận định:

    Văn hóa đối ngoại được xác định là tổng thể các hoạt động ứng xử, giao lưu,

    hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, khu vực cộng đồng này

    với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những tinh hoa và giá trị văn

    hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú và

    lan tỏa giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích cực cho

    các loại hình đối ngoại khác (chính trị, kinh tế...) để quốc gia tăng cường hợp

    tác, phát triển [18].

    Theo quan điểm của NCS thì văn hóa đối ngoại được hiểu theo hai nghĩa:

    Nghĩa rộng: Văn hóa đối ngoại là hoạt động bao trùm lên các lĩnh vực đối

    ngoại về văn hóa trong đó bao hàm cả NGVH.

    Nghĩa hẹp: Văn hóa đối ngoại là hoạt động giao lưu, trao đổi với thế giới bên

    ngoài những tinh hoa và giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh

    hoa văn hóa của thế giới để làm giàu thêm văn hóa quốc gia. Cùng với đó, văn hóa

    đối ngoại góp phần nâng tầm văn hóa quốc gia trước cộng đồng quốc tế, đồng thời

    hỗ trợ tích cực cho các loại hình đối ngoại khác (chính trị, kinh tế...) để quốc gia

    chủ thể tăng cường hợp tác, phát triển bền vững. (Văn hóa đối ngoại lúc này tương

    đương với kinh tế đối ngoại).

  • 28

    - Sự khác nhau giữa ngoại giao văn hóa và văn hóa đối ngoại

    Cho đến nay, việc phân biệt giữa NGVH và văn hóa đối ngoại vẫn chưa hoàn

    toàn rõ ràng. Nhiều ý kiến vẫn cho rằng, NGVH là văn hóa đối ngoại.Tuy nhiên, hai

    hoạt động này có khác nhau, mặc dù nếu xét trên bề nổi lý thuyết và thực tiễn thì rất

    giống nhau.

    Thứ nhất: Theo cách hiểu Hán Việt:

    Văn hóa đối ngoại: Phạm trù văn hóa đối ngoại có nội hàm rộng hơn phạm

    trù NGVH, là văn hóa ứng xử với bên ngoài, chỉ hoạt động thực tiễn, bao trùm mọi

    hình thức, quy trình, cách thức, công cụ, hành động… liên quan đến văn hóa nhằm

    phục vụ mục tiêu đối ngoại của quốc gia.

    Ngoại giao văn hóa: là ứng xử với bên ngoài trong lĩnh vực văn hóa và bằng

    văn hóa. Người ta có thể sử dụng thủ pháp, con đường, biện pháp chuyên biệt bằng

    văn hóa - nghĩa là chỉ bằng NGVH, hay kết hợp với các loại hình ngoai giao khác

    để giải quyết các vấn đề xã hội…

    Thứ hai, về mục tiêu, tuy cùng là hoạt động giao lưu văn hóa hay văn hóa

    hướng ra bên ngoài nhưng văn hóa đối ngoại hướng tới mục tiêu rộng. Đó là tạo sự

    hiểu biết, thúc đẩy quan hệ và tiếp thu tinh hoa chung. Trong khi đó, NGVH hướng

    thẳng tới việc các mục tiêu chính trị, kinh tế nhất định và có phần thực dụng hơn, có

    kết quả cụ thể hơn.

    Thứ ba, về quy mô, hoạt động văn hóa đối ngoại thường được tổ chức một

    cách rộng rãi, do nhiều thành phần tổ chức và hướng tới cả lợi nhuận. Trong khi đó,

    NGVH được tổ chức theo mục tiêu chính trị, kinh tế nhất định, và phần lớn trong

    các hình thức cụ thể như chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, kỷ niệm ngày thiết lập

    quan hệ và quảng bá hình ảnh.

    Có thể nói rằng, NGVH thực dụng hơn, có mục đích, đối tượng cụ thể hơn so

    với văn hóa đối ngoại.

    * Khái niệm văn hóa ngoại giao

    Văn hóa ngoại giao là một loại văn hóa được thể hiện ra trong hoạt động ngoại

  • 29

    giao, chính sách ngoại giao, nó giống như văn hóa xã hội, văn hóa chính trị, văn hóa

    pháp luật. Thông thường, định nghĩa văn hóa ngoại giao có thể khái quát là sự thể

    hiện hoặc phản ánh của đặc tính văn hóa của một nước trong lý luận ngoại giao và

    thực tiễn ngoại giao của nước đó. Nó biểu hiện cụ thể thành ba mặt: Xu thế quan

    niệm giá trị của chiến lược ngoại giao nước đó; phong cách và đặc điểm truyền

    thống của ngoại giao nước đó; mô hình chủ yếu của hành vi ngoại giao nước đó.

    Trong công tác đối ngoại, văn hoá ngoại giao đóng vai trò như mở cửa khai

    thông hay gắn kết mối quan hệ hữu nghị. Nằm ngay ở hành vi ứng xử của các cá

    nhân trong quá trình giao tiếp, văn hoá ngoại giao tạo ra ấn tượng đầu tiên với đối

    tượng tiếp xúc. Những ấn tượng này tạo ra sự nhận diện về hình ảnh quốc gia, dân tộc

    mà cá nhân đó là thành viên công dân. Văn hoá ngoại giao cũng là chất kết dính để

    quan hệ giữa nhân dân với nhân dân được bền chặt hơn. Một phong cách ứng xử có

    “văn hoá” của nhân dân quốc gia này sẽ nâng cao hơn hình ảnh về quốc gia đó góp

    phần tăng cường tình hữu nghị. Vậy văn hoá ngoại giao góp phần vào sự phát triển

    công tác đối ngoại.

    Ngoại giao văn hóa không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Nó đòi hỏi

    một trình độ cao của những người có trách nhiệm về ngoại giao văn hóa. Nói một

    cách khác, ngoại giao văn hóa chỉ có thể thành công trên cơ sở của một trình độ cao

    về văn hóa. Lịch sử Việt Nam đã để lại những bài học sâu sắc về ngoại giao văn hóa

    và văn hóa ngoại giao.

    Như vậy, văn hóa ngoại giao là trình độ, năng lực, kỹ năng và nghệ thuật của

    nhà ngoại giao.

    * Khái niệm thời kỳ hội nhập

    Hội nhập quốc tế (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là

    “intégration internationale”) là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh

    vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XX ở châu

    Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự

    hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức - Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến

    tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu.

  • 30

    Trên thực tế, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội

    nhập quốc tế” nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào giành được sự nhất trí

    hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định

    nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính.

    Thứ nhất, theo cách hiểu hẹp, coi hội nhập quốc tế là sự tham gia vào các tổ

    chức quốc tế và khu vực.

    Thứ hai, theo cách hiểu rộng, coi hội nhập quốc tế là sự mở cửa và tham gia

    vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít

    giao lưu quốc tế.

    Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, trong luận án này tiếp cận: Hội nhập quốc tế

    được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết

    họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực

    (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ

    các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

    Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của

    quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các

    cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực

    lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

    Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh

    tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội…), trên nhiều phạm vi

    (quốc gia, khu vực, châu lục, thế giới) và hình thức (song phương, đa phương, khu

    vực, liên khu vực, toàn cầu).

    Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh

    mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế

    là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.

    Ở Việt Nam, có thể nói quá trình hội nhập chính trị của nước ta thực tế đã bắt

    đầu từ khi Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc từ năm 1976. Thời điểm

    Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế có thể được tính khi nước ta gia nhập Hội đồng

  • 31

    Tương trợ kinh tế (năm 1978), mặc dù các chuẩn mực và nguyên tắc hợp tác có

    nhiều khác biệt so với các cơ chế hợp tác quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, quá trình phát

    triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế thực chất chỉ bắt đầu

    cùng với sự nghiệp Đổi mới được Đại hội Đảng VI (năm 1986) khởi xướng.

    Từ năm 1986, cùng với quá trình Đổi mới và mở rộng hợp tác với bên ngoài,

    cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do

    ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác… Tư duy của Đảng và Nhà

    nước về hội nhập quốc tế đã liên tục phát triển, các hoạt động hội nhập quốc tế, với

    hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, cũng liên tục phát triển cả về chiều rộng và

    chiều sâu. Những năm gần đây, cụm từ Hội nhập quốc tế (thậm chí nói ngắn gọn là

    “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn.

    1.1.2. Cơ cấu của ngoại giao văn hóa1.1.2.1. Nội dung hoạt động của ngoại giao văn hóa

    Thứ nhất, truyền bá, quảng bá các giá trị văn hóa

    Ngoại giao văn hóa phải thông qua truyền bá văn hóa quốc tế để làm cho

    văn hóa của quốc gia dân tộc hòa nhập vào trong kết cấu văn hóa chủ đạo của thế

    giới, trở thành bộ phận cấu thành hữu cơ của toàn bộ hệ thống đó hoặc trực tiếp

    lan rộng thành văn hóa chính thống thế giới, hay nói cách khác là thúc đẩy “tri

    thức riêng” (quan niệm) của dân tộc lên thành “tri thức chung”, từ đó làm cho

    nước mình được xã hội quốc tế và các nước khác tích cực đồng thuận. Đó chính là

    tạo dựng môi trường dư luận quốc tế tốt đẹp, mà trong thời đại hiện nay việc xây

    dựng hình ảnh quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng.

    Ngoại giao văn hóa là công cụ để thực hiện chính sách đối ngoại của đất

    nước, bản chất là hình thức ngoại giao nhưng phương thức thực hiện lại khác về cơ

    bản so với các hình thức ngoại giao khác. Phương thức hoạt động của NGVH kết

    chặt chẽ với các hoạt động truyền bá, quảng bá giá trị văn hóa quốc gia (nước gửi

    đi) ra thế giới, có thể đến một hoặc nhiều nước khác (nước tiếp nhận). Các giá trị

    văn hóa của quốc gia, bao gồm các giá trị vật chất (giá trị tự nhiên, như phong cảnh,

  • 32

    tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (giá trị nhân văn, đạo đức, tôn giáo,

    ngôn ngữ, nghệ thuật, triển lãm, văn học, điện ảnh…) và giá trị con người (phẩm

    chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân

    tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước,…). Những giá trị văn hóa này nếu

    biết phát huy tốt sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia, có sức mời gọi đối với thế giới .

    Truyền bá và giải thích làm rõ những giá trị văn hóa dân tộc cho các nước tiếp

    nhận; khuyến khích các loại hình hợp tác văn hóa giữa các chủ thể văn hóa của các

    quốc gia với các nước tiếp nhận.

    Thứ hai, đàm phán ký kết, hợp tác về văn hóa

    Một trong những phương thức hoạt động khác cũng không kém phần quan

    trọng của NGVH đó là đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác về văn

    hóa giữa quốc gia với các nước, các tổ chức đa phương trên thế giới. Việc triển khai

    thực hiện các hiệp định, thỏa thuận quốc tế này đặt ra một yêu cầu thực tế đó là

    NGVH là một tiến trình hai chiều, có đi có lại. Nước gửi đi có trách nhiệm hỗ trợ

    nước tiếp nhận trọng việc tổ chức các hoạt động NGVH của nước tiếp nhận trên

    lãnh thổ của mình khi có yêu cầu.

    Thứ ba, duy trì mối liên kết văn hóa

    Ngoài ra, NGVH còn thông qua phương thức đó là hỗ trợ và duy trì mối liên

    kết văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán… giữa nước gửi đi với các kiều dân của

    họ ở nước tiếp nhận, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng

    đồng kiều dân của mình tại nước tiếp nhận.

    Ngoại giao văn hóa là một tiến trình hai chiều giữa quốc gia gửi đi với quốc

    gia tiếp nhận. Đây là nội hàm mang tính quy luật của NGVH mà các chủ thể phải

    tôn trọng, quốc gia chủ thể vừa quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của dân

    tộc ra thế giới, những đồng thời phải biết tôn trọng những giá trị văn hóa của dân

    tộc khác. Ở chiều đi đó là nỗ lực của quốc gia gửi đi trong quảng bá hình ảnh đất

    nước, những giá trị văn hóa của mình đến quốc gia tiếp nhận. Và chiều ngược lại đó

    là hiểu sâu thêm về nền văn hóa, những giá trị văn hóa của quốc gia tiếp nhận để

  • 33

    tìm ra những không gian văn hóa chung mà hai bên có thể cùng hợp tác và chia sẻ.

    Vì vậy thành công của NGVH phụ thuộc vào nhiều năng lực đối thoại liên văn hóa

    và sự tôn trọng lẫn nhau của hai bên.

    Thực chất của NGVH là một loại chính trị hình tượng, tức là một hành vi

    quốc gia của một quốc gia thiết kế hình ảnh của mình trên vũ đài quốc tế, phô bày

    rõ sức quyến rũ của bản thân, chinh phục “người tiếp nhận” nước ngoài, tăng thêm

    sự kết nối…

    Thứ tư: Tiếp nhận, tiếp biến văn hóa nước ngoài

    Là một bộ phận của văn hoá đối ngoại, NGVH còn tiếp thu có chọn lọc tinh

    hoa văn hoá, tư tưởng nhân văn, giá trị đạo đức, tri thức, khoa học tiên tiến trên thế

    giới để làm phong phú hơn, hiện đại hơn, giàu đẹp hơn nền văn hóa dân tộc. Bên

    cạnh đó, NGVH cũng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiến tới định

    hướng phát triển cho một nền văn hoá.

    Với đặc tính của văn hóa là không tĩnh tại mà luôn tiếp biến, việc triển khai

    ngoại giao văn hóa có thể có 2 tác dụng chủ yếu sau đây.

    Một là, ngoại giao văn hóa có điều kiện phát hiện, phát huy và phát triển các

    giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, mà nhiều giá trị trước đây còn là những “tài sản

    ẩn” (hidden assets) nhưng có điều kiện “thăng hoa” trong qu