16
| 561 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI TNH NINH BÌNH GS. TS Trương Quang Hi Vin Vit Nam hc và Khoa hc Phát trin, ĐHQGHN 1. Đặt vn đề Phát trin kinh tế là mc tiêu hàng đầu trong chính sách phát trin hin nay ca nhiu quc gia trên thế gii, đặc bit đối vi mt nước đang phát trin như Vit Nam. Du lch vi tư cách là mt ngành quan trng, mang li nhiu li ích cho nn kinh tế, luôn được chú trng phát trin. Tuy nhiên, tình trng khai thác chưa hp lý các ngun tài nguyên du lch nhiu nơi dn ti nhng tác động tiêu cc đến môi trường. Do vy, trong nhng thp kgn đây, vic phát trin kinh tế, trong đó có du lch được đặt ra phi gn lin vi bo tn di sn và bo vmôi trường. Du lch sinh thái là vic đi li có trách nhim ti các khu vc thiên nhiên mà bo tn được môi trường và ci thin phúc li cho người dân địa phương [11]. nước ta, du lch sinh thái (Ecotourism) là loi hình du lch phát huy được li thế đa dng và độc đáo vtài nguyên du lch tnhiên. Tài nguyên du lch sinh thái là mt bphn quan trng ca tài nguyên du lch, bao gm các giá trtnhiên thhin trong mt hsinh thái cthvà giá trvăn hóa bn địa tn ti và phát trin không tách ri hsinh thái tnhiên đó [2]. Như vy, chcác tài nguyên tnhiên và văn hóa bn địa gn vi cnh quan cthcó khnăng khai thác cho phát trin du lch sinh thái mi được xem là tài nguyên du lch sinh thái. Đánh giá tài nguyên du lch là phân loi các tài nguyên du lch theo mc độ thun li ca chúng cho các hot động du lch - nghdưỡng, liên quan ti tt choc mt loi hình du lch. Đánh giá tài nguyên du lch được hiu là vic xác định mc độ phù hp ca tài nguyên cho các loi hình du lch khác nhau [8].

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 561

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁIỞ VÙNG NÚI ĐÁ VÔI TỈNH NINH BÌNH

GS. TS Trương Quang Hải

Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN

1. Đặt vấn đề

Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển

hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với một nước đang

phát triển như Việt Nam. Du lịch với tư cách là một ngành quan trọng,

mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển.

Tuy nhiên, tình trạng khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch ở

nhiều nơi dẫn tới những tác động tiêu cực đến môi trường. Do vậy, trong

những thập kỷ gần đây, việc phát triển kinh tế, trong đó có du lịch được đặt

ra phải gắn liền với bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường.

Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên

nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa

phương [11]. Ở nước ta, du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch

phát huy được lợi thế đa dạng và độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên

du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể

và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự

nhiên đó [2]. Như vậy, chỉ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa gắn

với cảnh quan cụ thể có khả năng khai thác cho phát triển du lịch sinh thái

mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.

Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các tài nguyên du lịch theo

mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng, liên

quan tới tất cả hoặc một loại hình du lịch. Đánh giá tài nguyên du lịch được

hiểu là việc xác định mức độ phù hợp của tài nguyên cho các loại hình du

lịch khác nhau [8].

Page 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

562 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình nằm trong miền karst Tây Bắc, đó là

dải karst gần như liên tục từ biên giới Việt - Trung ở vùng Phong Thổ, Sìn

Hồ, Tủa Chùa, qua Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình đến bờ biển vịnh

Bắc Bộ, với chiều dài trên 400km, chiều rộng trung bình 20km. Đó là khu

vực karst có sự phân hóa khá đa dạng và điển hình với các cảnh quan khối

núi karst phân cắt yếu (khu vực Cúc Phương), cảnh quan karst bị phân

cắt mạnh với các khối sót (khu vực Trường An - Bích Động) và cảnh quan

thung lũng, đáy trũng và đồng bằng karst [4,9]. Các cảnh quan karst này

được hình thành chủ yếu trên đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Triat

giữa (T2đg).

Nằm trong tọa độ 19050’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và 105032’đến 106033’kinh

độ Đông, vùng núi đá vôi Ninh Bình là khu vực cầu nối giao lưu kinh tế -

văn hoá, gắn kết về môi trường giữa châu thổ sông Hồng với khu vực Tây

Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh thổ tỉnh tập trung nhiều tài nguyên du lịch

(cả nhân văn và tự nhiên), cùng với vị trí thuận lợi về giao thông (đường

bộ, đường sắt, đường sông, đường biển) tạo khả năng phát triển du lịch

thành một ngành kinh tế quan trọng.

1. Đặc điểm và giá trị các dạng tài nguyên du lịch sinh thái

Các vùng cảnh quan khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình được

xác định dựa trên sự phân hóa về điều kiện tự nhiên. Đây cũng là cơ sở

chính để phân chia ra các vùng cảnh quan. Sự phân chia này được thực

hiện trong khuôn khổ của công tác nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ phục

vụ cho việc định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên. Việc phân

chia các vùng cảnh quan chủ yếu thực hiện từ dưới lên. Qua phân tích

đặc điểm sự phân bố có quy luật của các đơn vị phân loại cảnh quan,

vùng núi đá vôi Ninh Bình phân hóa thành 6 tiểu vùng cảnh quan (hình

1), bao gồm: 1. Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ Yên Mô - Ninh

Bình; 2. Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên; 3. Tiểu vùng cảnh quan

đồng bằng tích tụ sông - biển Holocen sớm Gia Viễn; 4. Tiểu vùng cảnh

quan ngập nước Vân Long; 5. Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ

sông - biển Pleixtocen Nho Quan - Gia Viễn; 6. Tiểu vùng cảnh quan

karst Tam Điệp [3].

Page 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 563

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Hình 1. Bản đồ phân vùng cảnh quan khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Cố đô

Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động là điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng

không chỉ đối với tỉnh Ninh Bình mà còn đối với sự phát triển du lịch của

cả nước. Ninh Bình có các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, độc

đáo do nằm ở vị trí đặc biệt, mang tính chất chuyển tiếp của các hệ thống tự

nhiên: đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Tây Bắc trong khu đệm Hoà

Bình-Thanh Hoá và vùng Biển Đông. Tài nguyên du lịch sinh thái có thể

được đánh giá theo loại hình hoặc theo lãnh thổ (các tiểu vùng cảnh quan).

1.1 Tài nguyên hang động

Trong các dạng tài nguyên du lịch của vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình,

tài nguyên hang động chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là một tài

nguyên du lịch đặc thù của Ninh Bình. Một quần thể hang động kéo dài

khoảng 50km, chiều rộng khoảng 10-15km, tạo nên cảnh quan karst đặc

sắc. Lãnh thổ này được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”. Vẻ đẹp hang

động Ninh Bình hài hoà với môi trường thiên nhiên và vẻ đẹp văn hoá, lịch

sử của một miền đất cố đô Hoa Lư.

Page 4: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

564 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Địa hình karst đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là quần thể

hang động. Ở khu vực Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc-Bích Động hang động

rất phong phú về số lượng, đa dạng về hình thái và chủng loại. Mỗi hang

đều có một sắc thái riêng biệt. Một điều đáng chú ý là hang động ở khu

vực này thường tập trung thành từng cụm có quan hệ mật thiết với nhau.

Trong mỗi hang do hiện tượng hoà tan và lắng đọng đá vôi đã tạo nên

nhiều thạch nhũ muôn màu muôn vẻ. Hơn nữa, hang động được phân bố

thành các tầng. Đó là dấu vết của thời kỳ biển tiến, biển thoái nên những

mực xâm thực cơ sở và các hang động liên thông với nhau. Ngay trong mỗi

động có nhiều ngách, nhiều tầng hang với vẻ đẹp riêng.

Hang động ở Ninh Bình phân bố thành từng cụm trong các hệ

thống núi. Ở Tam Cốc- Bích Động có Tam Cốc động, động Tiên, Xuyên

Thuỷ động, Bích Động... ở Cố Đô Hoa Lư có động Thiên Tôn, động Am

Tiên, động Liên Hoa, hang Quàn, hang Muối, hang Lôi, hang Luồn...

Trong khu rừng nguyên sinh Cúc Phương có động Con Moong, động

Người Xưa, động Vui Xuân, động Phò Mã, động Chùa... Ngay cả những

hang động đứng tách biệt như động Tam Giao, động Địch Lộng... xung

quanh cũng còn nhiều hang động khác chưa được khai thác hoặc chưa

được phát hiện.

Lượng thạch nhũ trong hang động Ninh Bình rất nhiều và đa dạng.

Măng đá như mọc lên từ lòng hang, nhũ đá rủ xuống từ trên vòm hang,

xung quanh động là những mảng nhũ kết cấu thành nhiều hình thù kỳ lạ,

gợi cảm và đẹp mắt.

Theo đặc tính có thể phân chia hang động ở Ninh Bình thành 3 loại [4]:

Loại thứ nhất: hang động xuyên thủng như Tam Cốc động, hang Luồn,

hang Lôi, Xuyên Thủy động. Đây là loại hang động nằm giữa những quả núi

lớn và có dòng sông chảy xuyên qua. Du lịch qua các loại hang này phải ngồi

trên những chiếc thuyền vào động. Vẻ đẹp hang động trên nền mây nước

thường lung linh huyền ảo và gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách.

Loại thứ hai: hang động thông thường phân bố ở lưng chừng núi hoặc

có những mảng thông lên trời và những đường thông xuống dưới lòng

đất. Loại hang động này thường có nhiều thạch nhũ đẹp và lạ.

Loại thứ ba, hang ngầm có số lượng ít hơn, cửa hang ngay chân núi

và hang thường ăn sâu vào trong lòng núi. Hầu hết các hang loại này đã

bị bùn đất lấp đầy và cây bụi che khuất, con người chưa có thời gian khôi

Page 5: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 565

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

phục trở lại (hang Ngọc Mỹ Nhân, hang Trình, và hang ngay dưới động

Địch Lộng...).

Đặc biệt, hang động ở Ninh Bình không chỉ có vẻ đẹp thần tiên mà mỗi

hang động đều gắn với những giá trị lịch sử, văn hoá và tín ngưỡng, trong

đó một số hang động gắn với truyền thuyết và có văn bia. Các tuyến du

lịch kết nối các hang động được hoạch định trong các tiểu vùng cảnh quan

karst ở Ninh Bình (bảng 1)

Bảng 1: Đánh giá khả năng phát triển du lịch hang động của cảnh quan

Stt Tài nguyên hang động Tiểu vùng cảnh quan Tuyến du lịch sinh thái

1 Động Tam Cốc, hang Múa, Động Thiên Hương, Bích Động, Hang Xuyên Thuỷ, Động Tiên, Ngũ Cốc, Động Liên Hoa, Hang Luồn, Động Am Tiên, Động Thiên Tôn

Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên (II)

Tuyến du lịch Tam Cốc-Bích Động-Cố đô Hoa Lư

2 Động Vân Trình, Địch Lộng động (Nam Thiên đệ Tam Động), Hang Vồng (hang ông Thăng)

Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sông-biển Pleixtocen Nho Quan-Gia Viễn (V)

Tuyến Kênh Gà-Vân Trình (Gia Viễn-Nho Quan)

3 Hang Nhị, Hang Bóng, Hang Cá, Động Bái Đĩnh

Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long (IV)

Tuyến Kênh Gà-Vân Trình (Gia Viễn-Nho Quan)

4 Động Người xưa Tiểu vùng cảnh quan karst Tam Điệp (VI)

Tuyến du lịch Cúc Phương

1.2 Các dạng tài nguyên địa hình khác

Các kiểu địa hình độc đáo hoặc tổ hợp các kiểu địa hình: địa hình

karst rất có ý nghĩa trong việc thu hút du khách. Ninh Bình có tổng diện

tích 4.320 ha đá vôi tuổi Triat (cách ngày nay khoảng 200 - 250 triệu năm),

hầu hết các kiểu và dạng địa hình có nét đặc trưng của karst nhiệt đới

với tính chất karst già, tập trung chủ yếu ở khu vực Cố đô Hoa Lư và

Tam Cốc-Bích Động. Địa hình karst rất phong phú, phổ biến hơn cả ở hai

khu vực này là karst dạng xiên (Monocline Karst), một dãy núi đá vôi-

một phần của cánh uốn nếp. Các lớp được sắp xếp tuần tự có góc dốc và

phương vị giống nhau. Chính những dãy núi dạng đơn nghiêng này đã

tạo nên nhiều dạng địa hình lý thú.

Địa hình karst phân bố tập trung trong các tiểu vùng cảnh quan

Trường Yên, Tam Điệp và Vân Long (bảng 2). Khu vực núi đá vôi Trường

Page 6: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

566 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Yên là trung tâm của một khối karst không bị phân chia thành những

khối núi sót riêng biệt mà hình thành từng dãy, từng dãy nối với nhau

như tấm lưới mắt cáo thông qua các phễu karst treo hoặc các thung

lũng karst.

Bảng 2: Đánh giá thành phần tài nguyên địa hình của cảnh quan

STT Địa hình Giá trị thẩm mỹ Tiểu vùngcảnh quan

Tuyến du lịch sinh thái

1 Địa hình đá vôi dạng khối lớn tuổi T2đg2

Tổ hợp địa hình núi-sông độc đáo được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”

Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên (II)

Tuyến du lịch Tam Cốc-Bích Động-Cố đô Hoa Lư

2 Địa hình karst chia cắt mạnh phát triển trên đá vôi phân lớp tuổi T2đg1

Tổ hợp địa hình núi - đồi - cao nguyên - thung lũng karst độc đáo, tạo dãy núi Tam Điệp

Tiểu vùng cảnh quan karst Tam Điệp (VI)

Tuyến du lịch Cúc Phương

3 Địa hình đá vôi dạng khối lớn tuổi T2đg2

Tổ hợp địa hình núi-hồ đầm độc đáo, được mệnh danh là “Hạ Long không sóng”

Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long

Tuyến du lịch Vân Long

1.3 Tài nguyên khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu ở Ninh Bình cũng

mang đặc điểm tương tự với khí hậu của vùng. Đó là khí hậu nhiệt đới gió

mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hè nóng, mưa nhiều. Khu

vực nghiên cứu nằm trong vùng núi thấp, ít chịu ảnh hưởng của quy luật

đai cao, đặc trưng bởi nền nhiệt độ trung bình từ 23-240C, lượng mưa trung

bình năm khoảng 1800-1900mm.

Tuy nhiên một đặc trưng khí hậu của khu vực nghiên cứu cũng ảnh

hưởng rất lớn tới hoạt động phát triển du lịch tại địa phương đó là các hiện

tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn và bão.

Những phân tích về đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu kết hợp

với bảng phân loại khí hậu tốt xấu đối với sức khoẻ cho thấy nhìn chung

điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho phát triển du lịch.

Các chỉ tiêu phân loại khí hậu đối với sức khỏe được đưa vào đánh giá

mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu ở cấp phụ lớp cảnh quan đối với

hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng (bảng 3).

Page 7: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 567

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bảng 3: Đánh giá các điều kiện khí hậu vùng núi đá vôi Ninh Bình

đối với sức khỏe con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng [3]

Mức độ thích hợp Số tháng có nhiệt độ >270C

Số tháng có độ ẩm ≥90%

Số giờ nắng toàn năm

Số ngày trời đầy mây

Tốc độ gió trung bình

(m/s)

Tốt (S1) 0 0 >1.500 <50 2-3

Bình thường (S2) 1-3 2 1.200-1.500 50-80 1,5-2,0

Xấu (N1) 4-5 3 1.000-1.200 80-100 1-1,5

Rất xấu (N2) >5 >4 <1.000 >100 <1

Trạm Nho Quan N1(4)V-VIII S1(0)

Trạm Ninh Bình N1(5)V-IX S2(1)III

Bảng 4: Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ

du lịch và nghỉ dưỡng vùng núi đá vôi Ninh Bình [3]

Mức độ đánh giá Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng

nóng nhất (0C)

Biên độ nhiệt trung bình

năm (0C)

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Rét <10 - - -

Rất lạnh 10-12 - - -

Lạnh 12-15 - - -

Mát 15-20 - - -

Hơi nóng >20 - - -

Thích nghi (S1) 18-24 24-27 <6 1250-1900

Khá thích nghi (S2) 24-27 27-29 6-8 1900-2550

Nóng (N1) 27-29 29-32 8-14 >2550

Rất nóng (N2) 29-32 32-25 14-19 <1250

Không thích nghi (N) >32 >35 >19 <650

Trạm Nho Quan S1, hơi nóng (23,3) S2(28,9/VII) N1(12,7) S2 (1908,6)

Trạm Ninh Bình S1, hơi nóng (23,4) S2 (29,2/VII) N1(12,9) S1 (1828,5)

Kết quả đánh giá cho thấy chỉ tiêu nhiệt độ thuộc loại hơi nóng nhưng

vẫn trong khoảng thích hợp với cơ thể con người (hạng S1). Tuy vậy, số

tháng có nhiệt độ cao (>270C) nhiều (đánh giá ở mức xấu N1, trạm Nho

Quan 4 tháng, các tháng V-VIII; trạm Ninh Bình 5 tháng, các tháng V-IX),

Page 8: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

568 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

cộng với thời tiết ít gió gây ra nóng bức cho hoạt động du lịch ngoài trời,

đặc biệt vào tháng VI-VIII. Lượng mưa cao (>1800mm/năm) tạo không khí

mát mẻ cho con người, trong đó vùng núi karst Tam Điệp được đánh giá ở

mức khá thích nghi (S2, lượng mưa 1.908,6 mm/năm, do cản trở hoạt động

du lịch ngoài trời), các vùng còn lại ở mức rất thích nghi (S1, lượng mưa

1.828,5 mm/năm). Ở trạm Nho Quan, khoảng thời gian tháng XII-II không

phù hợp với các hoạt động du lịch, do nền nhiệt thấp (<180C), kết hợp

với độ ẩm không khí rất cao (tháng XI-XII trung bình 87-88%, tháng I-II

trung bình 89-90%) càng làm cho cơ thể con người thấy lạnh thêm. Số ngày

mưa vào thời kỳ này ít nhất trong năm (5-10 ngày/tháng), phần lớn là mưa

phùn; sương mù khá nhiều (3-9 ngày/tháng).

1.4 Tài nguyên nước (Tài nguyên nước mặt và nước ngầm phục vụ du lịch):

- Tài nguyên sông suối: Hệ thống sông suối của tỉnh cũng có giá trị du

lịch lớn, nhất là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Vân Sàng, sông

Ngô Giang, sông Sào Khê, sông Bút cùng hệ thống hồ phong phú, đặc biệt là

các hồ, đầm có giá trị khai thác du lịch như: hồ đầm Vân Long, hồ Yên Đồng,

hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang. Mạng lưới sông suối trong

khu vực khá dày, các sông ngoài nhiệm vụ tiêu thoát nước vào mùa lũ còn

có giá trị lớn đối sinh hoạt và sản xuất, trong đó có hoạt động du lịch. Ở khu

vực Tam Cốc - Bích Động vào mùa lũ, mực nước dâng không ảnh hưởng

mà ngược lại tạo điều kiện tốt hơn để chuyên chở du khách đi thưởng thức

phong cảnh hữu tình.

- Tài nguyên suối khoáng: Ninh Bình có 2 điểm suối khoáng Kênh Gà

và Kỳ Phú. Suối nước nóng Kênh Gà ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn có

nhiệt độ trung bình 530C, lưu lượng lớn (5m3/h). Năm 1941 được M.Autret

khảo sát, đến 1962 được đưa vào sử dụng cho phát triển du lịch dưới hình

thức sử dụng tại chỗ hoặc đóng chai phục vụ khách du lịch. Suối Kỳ Phú ở

Nho Quan, Hoàng Long, mới được phát hiện, bước đầu đang được khai thác

phục vụ du lịch.

1.5 Tài nguyên sinh vật:

Trong dạng tài nguyên này, trước tiên phải kể đến các cảnh quan rừng

nguyên sinh đặc sắc, có thể sử dụng phục vụ cho hoạt động du lịch thăm

quan ngắm cảnh. Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên

Vân Long chứa đựng các hệ sinh thái nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao

Page 9: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 569

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

và nhiều loài đặc hữu. Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên của cả nước

với diện tích 22.200 ha. Cúc Phương còn lưu giữ một hệ sinh thái rừng trên

núi đá vôi độc đáo và giầu tính đa dạng sinh học vào bậc nhất Việt Nam.

Với hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, Cúc Phương có 19 quần xã

thực vật, trên 2000 loài thực vật bậc cao được phân bố trong 231 họ, 931

chi, trong đó có 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229

loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin

[6,10]. Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659

loài, bao gồm: 66 loài cá, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 336 loài chim và

135 loài thú. Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và

dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý

hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.

Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu đất rừng ngập nước ngọt

hoang sơ lớn nhất còn sót lại trong đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vân

Long chịu ảnh hưởng của 3 con sông lớn chảy qua lãnh thổ Ninh Bình:

sông Đáy, sông Hoàng Long và sông Bôi. Đất ngập nước với mức nước

sâu khoảng vài mét, đan xen là các dãy núi đá vôi nổi lên cao sàn sàn dưới

300m, cao nhất là đỉnh Ba Chon (428m). Rừng Vân Long có 457 loài thực vật

bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 7 loài thực vật được ghi

trong sách đỏ Việt Nam là: Kiêng, Lát hoa, Tuế lá rộng, Cốt toái bồ, Sắng,

Bách bộ, Mã tiên hoa tán [5,7]. Về động vật: có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, có

12 loài động vật quý hiếm như: Gấu ngựa, Sơn dương, Cu li lớn, khỉ mặt

đỏ, cầy vằn, báo gấm, báo hoa mai. Đặc biệt, Voọc quần đùi trắng là loài

động vật đặc hữu sinh sống ở Vân Long với số lượng lớn nhất so với các

khu vực khác ở Việt Nam. Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách

đỏ của Việt Nam như: rắn Hổ chúa, kỳ đá hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn

ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Chim có 62

loài, 32 họ và 12 bộ.

2. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch sinh thái theo lãnh thổ

Khác với việc đánh giá thành phần cho phát triển du lịch hoặc đánh

giá cho các mục đích khác như nông nghiệp, xây dựng, nghỉ dưỡng, đánh

giá tổng hợp cảnh quan cho phát triển du lịch có rất nhiều các nhân tố cùng

tham gia vào (ví dụ, giá trị thẩm mỹ, giá trị khoa học, tính đa dạng, tính độc

Page 10: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

570 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

đáo và tính duy nhất...). Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tiềm

năng lãnh thổ cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, nhưng tất cả các phương

pháp đó đều phải dựa trên các nguyên tắc đánh giá.

Khi đánh giá hệ thống cảnh quan khu vực núi đá vôi Ninh Bình cho

mục đích phát triển du lịch sinh thái yêu cầu phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1 (nguyên tắc đáp ứng của tiềm năng sinh thái cảnh quan

lãnh thổ đối với các yêu cầu của du lịch sinh thái): cần phải xuất phát từ các

yêu cầu của các nhóm du khách khác nhau đối với điều kiện sinh thái cảnh

quan. Do đó cần phải xác định những tính chất của cảnh quan tự nhiên mà

trong bất kỳ trường hợp nào cũng là những điều kiện thuận lợi cho mục

đích du lịch sinh thái như tính đa dạng, tính ngoạn mục của cảnh quan,

tính dễ chịu của các điều kiện khí hậu, độ che phủ rừng tối ưu, sự có mặt

của các hồ chứa nước... Do vậy, cơ sở khách quan tốt nhất để đánh giá các

tiềm năng du lịch nhiều mặt của lãnh thổ chính là bản đồ cảnh quan với

các đặc tính thích hợp.

- Nguyên tắc 2 (nguyên tắc xác định sức chứa du lịch): cần phải nghiên

cứu độ bền vững của lãnh thổ đối với các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng. Hay

nói cách khác là phải nghiên cứu các tác động tiêu cực đến các cảnh quan tự

nhiên. Từ đó xác định một cách khoa học về sức chứa của lãnh thổ cho du

lịch cũng như sự cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ môi trường.

- Nguyên tắc 3 (nguyên tắc dựa vào cộng đồng): khi đánh giá cảnh

quan, ngoài việc phát hiện ra những nhân tố tích cực, một điều rất quan

trọng nữa là phải dự đoán được sự thay đổi của môi trường và ảnh hưởng

đến tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, đời sống sinh hoạt, văn hoá tinh thần,

phong tục tập quán của dân cư địa phương.

Quy trình đánh giá được sử dụng gồm 2 bước sau: (1) Từ cấu trúc sinh

thái cảnh quan của lãnh thổ, tiến hành phân loại các nhân tố thuận lợi và

hạn chế đối với phát triển du lịch sinh thái (2) Đánh giá tổng hợp mức độ

thuận lợi của lãnh thổ đối với mục đích du lịch sinh thái.

Đánh giá mức độ thuận lợi được thực hiện trên phạm vi các tiểu vùng

cảnh quan, dựa trên 4 bậc phân loại: Rất thuận lợi (S1), Khá thuận lợi (S

2),

Thuận lợi đối với sử dụng từng bộ phận (S 3 ), Ít thuận lợi (N). Kết quả đánh

giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái theo lãnh thổ cho thấy: các Tiểu

vùng karst Trường Yên, Tiểu vùng karst Tam Điệp rất thuận lợi cho phát

triển du lịch; Tiểu vùng ngập nước Vân Long khá thuận lợi; Tiểu vùng

Page 11: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 571

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

đồng bằng tích tụ Yên Mô-Ninh Bình và Tiểu vùng đồng bằng tích tụ sông-

biển Pleixtocen Nho Quan-Gia Viễn: thuận lợi trung bình; Tiểu vùng đồng

bằng tích tụ sông-biển Holocen sớm Gia Viễn: ít thuận lợi (bảng 5).

Bảng 5: Kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch theo lãnh thổ

ở vùng núi đá vôi Ninh Bình

STT Tiểu vùng cảnh quan

Diệntích

(km2)

Cảnh quan rừng

nguyên sinh

Di tích đặc biệt

quan trọng

Di tích đã xếp hạng

Mức độ tập trung di tích

Các loại hình du lịch thích hợp phát triển

Đánh giá

tổng hợp

Nghỉ dưỡng

Thăm quanngắm cảnh

Chuyên đề

Văn hóa

1 Tiểu vùng đồng bằng tích tụ Yên Mô-Ninh Bình

247,1 0 8 Tập trung

P3

2 Tiểu vùng karst Trường Yên

60,21 2 11 Rất tập trung

P1

3 Tiểu vùng đồng bằng tích tụ sông-biển Holocen sớm Gia Viễn

54,19 0 0 Thưa thớt

PN

4 Tiểu vùng ngập nước Vân Long

53,26 0 4 Tập trung

P2

5 Tiểu vùng đồng bằng tích tụ sông-biển Pleixtocen Nho Quan-Gia Viễn

323,7 0 2 Trung bình

P3

6 Tiểu vùng karst Tam Điệp

350,6 0 2 Thưa thớt

P1

Đánh giá xếp hạng: (P1): Rất thuận lợi; (P2): Khá thuận lợi;

(P3): Thuận lợi trung bình; (PN): Ít thuận lợi.

- Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ Yên Mô-Ninh Bình: khu vực

Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh như núi Non Nước, hồ Kỳ Lân,

núi Ngọc Mỹ Nhân, Bảo tàng Ninh Bình; đền thờ Trương Hán Siêu. Khu

vực Yên Mô có hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, hang Trời và Sân golf Yên

Thắng là những điểm du lịch rất hấp dẫn. Ở Yên Mô có 12 di tích lịch sử

văn hoá được xếp hạng, nhiều nhất là chùa. Yên Mô có 11 làng nghề truyền

thống như nghề dệt vải, dệt chiếu, làm mộc, làm nề, khai thác đá, chế biến

lương thực, thực phẩm, mây tre đan.

Page 12: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

572 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

- Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên:

Tại đây phân bố chủ yếu địa hình núi thấp với độ cao trung bình từ

150 – 200m, bị phân cắt mạnh mẽ tạo cảnh quan các dải karst, núi sót karst

với các đỉnh dạng tháp, dạng chuông, sườn dốc. Giữa các khối karst sót là

thung lũng và đáy trũng karst mở rộng, phần lớn đều thấp trũng, dễ ngập

nước vào mùa mưa. Quá trình karst hoá trong khối đá vôi phát triển lâu

dài, tạo nên nhiều cảnh quan có giá trị khoa học và có ý nghĩa đối với sự

phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Hệ thống hang động ở Tràng An – Bích Động bao gồm cả hang hoạt

động lẫn hang đã ngừng hoạt động (còn gọi là hang hóa thạch). Hệ

thống hang hoạt động điển hình là Tam Cốc và các hang ở Tràng An. Đó

là các hệ thống “hang sông” ngập nước thường xuyên, ngay cả trong

mùa khô. Do đó, các hang này đang có điều kiện để mở rộng. Vào mùa

nước lớn, nước có thể ngập đến trần hang và tạo ra các vết sóng trên

trần do tác động của nước. Đồng thời, vào mùa mưa, nước karst từ các

khe nứt rỏ xuống cũng tạo nên những “vú đá” với kích thước nhỏ. Các

hang ngừng hoạt động (hang hóa thạch) tuy không nhiều, song cũng có

tính phân bậc khá rõ. Hiện nay, mới biết được một số hang loại này, điển

hình là Bích Động và một số hang nhỏ khác thuộc Hoa Lư. Bên trong các

động này đều phát triển các thành tạo tích tụ dưới dạng nhũ đá, măng

đá và cột đá.

Tam Cốc-Bích Động tập trung một số hang động đẹp là động Vàng,

động Bích Động, động Tiên (dài 83m), động Thiên Hương, động Múa,

hang Xuyên Thủy (dài 135m), hang Chùa, hang Ghé, hang Cả (172m), hang

Giữa, hang Ba. Phần lớn các hang này là hang xuyên thủy, tương đối cao và

rộng. Hệ thống hang động trong khu vực khá đa dạng, tạo nên cảnh đẹp

đặc sắc, có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Vẻ đẹp hang động Tràng An – Bích Động hài hoà với môi trường thiên

nhiên và vẻ đẹp văn hoá - lịch sử. Trong khu vực, các di tích văn hóa, lịch

sử, nổi tiếng nhất là đền thờ Vua Đinh – Vua Lê, điện Thái Vi với lễ hội hàng

năm; động Thiên Hương (thờ bà Trần Thị Dung, vợ Thái sư Trần Thủ Độ);

chùa Bích Động, Linh Cốc Tự (chùa Móc) và hàng loạt di tích thời Đinh,

Tiền Lê.

- Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sông-biển Holocen sớm Gia

Viễn: Đặc trưng nổi bật nhất để phát triển loại hình du lịch ở khu vực Gia

Page 13: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 573

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Viễn là phía bắc huyện có dãy núi đá vôi điệp trùng, có nhiều hang động

đẹp như động Thung Lau (Gia Hưng), Hang Cá (Gia Vân), động Địch Lộng

(Nam thiên đệ tam động). Phía đông nam huyện có dãy núi đá Gia Sinh

giáp Cố đô Hoa Lư. Một số hang động khá rộng và nằm trong dự án xây

dựng khu du lịch Tràng An. Ngoài ra Gia Viễn có nguồn nước khoáng Kênh

Gà nhiệt độ trung bình 60°C. Ngã ba Kênh Gà, hợp lưu giữa hai con sông

Hoàng Long và sông Lạng, được gọi là Vọng Ấm (vì thời tiết luôn ấm), khu

vực quần tụ của nhiều loài cá. Vì vậy, ở đây đã hình thành một làng chài

Kênh Gà. Gia Viễn có rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh như: đền thờ

vua Đinh Tiên Hoàng-tại quê ông ở thôn Vân Long, xã Gia Phương. Đền có

kiến trúc giống đền vua Đinh ở Cố đô Hoa Lư; đền Thánh Nguyễn thuộc

đất xã Gia Thắng xưa là chùa (Viên Quang tự), tương truyền do Quốc sư

Nguyễn Minh Không lập nên để tu hành. Kiến trúc của đền thời Hậu Lê

theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Đền Thánh Nguyễn là một điểm sáng

trong nghệ thuật điêu khắc dân gian ở thế kỷ XVI-XVIII. Trên đất Gia Viễn

nhiều đình, chùa, hang động nằm ở hầu hết các xã trong huyện đều in đậm

dấu ấn lịch sử. Nhiều công trình đã được Nhà nước công nhận di tích lịch

sử cấp quốc gia.

Bảng 6: Đánh giá các hang động khu vực Gia Viễn

STT Tên hang

Loại hang

Độ cao(m)

Độ dài(m)

Độ rộng(m)

Nền hang

Lưu thông không

khí

Chênh lệch nhiệt

độ (oC)

Thạch nhũ

Khả năng khai thác

du lịch

1 Hang Bóng

Xuyên thuỷ

4 73 13 Phẳng Tốt 3 ít Rất tốt

2 Hang Cá

Xuyên thuỷ

8 250 10 Gồ ghề Tốt 2,2 ít Rất tốt

3 Ông Thang

Xuyên thuỷ

3 132 9 Ngập nước

Tốt 3 ít Tốt

4 Bụt Xuyên thuỷ

- 150 12-20 Ngập nước

Tốt 3 ít Tốt

5 Địch Lộng

Xuyên thuỷ

- - - Ngập nước

Tốt 3 ít Rất tốt

6 Con Mèo

Xuyên thuỷ

- Hẹp - Bùn đất Kém - Không Kém

- Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long: Các danh lam thắng cảnh

có giá trị nổi bật là động Thung Lau, Hang Cá, động núi Địch Lộng hay

Page 14: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

574 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

nguồn nước nóng tự nhiên Kênh Gà, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.

Đặc biệt, tiểu vùng này có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước kết hợp

du lịch sinh thái đang được Nhà nước đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng

phục vụ du khách, các nhà khoa học tới nghiên cứu hệ động thực vật khu

bảo tồn sinh thái Vân Long rộng 3.500 ha trải dài trên 6 xã (Gia Vân, Gia Hoà,

Gia Lập, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Hưng) với 12.000 ha đất ngập nước, 2.000

ha núi đá vôi. Khu ngập nước Vân Long không chỉ có sự đa dạng về thành

phần loài mà còn đa dạng về nguồn gen và hệ sinh thái. Sự đa dạng về địa

hình dẫn tới sự đa dạng về các sinh cảnh sống của các loài sinh vật. Tại khu

vực chia thành hai sinh cảnh chính: sinh cảnh trên cạn và sinh cảnh dưới

nước. Trong sinh cảnh trên cạn lại chia ra thành các sinh cảnh sống trên

đỉnh và sườn núi đá vôi, sinh cảnh sống trong các thung khô hạn,... Trong

sinh cảnh dưới nước chia thành các quần xã nước nông, quần xã nước sâu,

quần xã sống trôi nổi trên mặt nước,... Sự đa dạng về sinh cảnh sống tạo

nên sự đa dạng về nhóm, thành phần động thực vật, điều đó tạo nên mức

đa dạng sinh học cao cho vùng. Vân Long là nơi sinh sống của các loài quý

hiếm như Voọc mông trắng, loài linh trưởng quý hiếm với quần thể lớn

nhất Việt Nam, khoảng hơn 70 cá thể. Trong số 72 loài chim được thống kê

ở đây có đến 25 loài chim nước có thể quan sát dễ dàng trên đầm nước và

vách núi với nhiều loài chim độc đáo như sâm cầm, ngỗng trời, ó cá, le hôi,

mồng két, cò bợ, cò ngang lớn, cò ruồi, vạc [5].

- Tiểu vùng cảnh quan karst Tam Điệp: Khu vực Nho Quan có 2 khu

du lịch hấp dẫn là hồ Đồng Chương và vườn quốc gia Cúc Phương. Hồ

Đồng Chương là một hồ nước rộng, trong xanh, nằm ở 2 xã Phú Lộc và Phú

Long. Xung quanh hồ là những đồi thông soi bóng xuống mặt nước. Vườn

quốc gia Cúc Phương: khu rừng nguyên sinh được phát hiện năm 1960

đến năm 1962 được công nhận là vườn quốc gia. Trong khu rừng có động

Người Xưa, suối nước nóng, cây chò trên 1.000 năm tuổi... Khu vực Tam

Điệp được công nhận 2 khu di tích lịch sử danh thắng Tam Điệp - Biện Sơn

gồm: Khu A: có đèo Ba Dội, Kẽm Đó, luỹ Quang Trung, núi Cắm Gươm,

núi Cắm Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, gắn với di tích đền

Dâu, đền Quán Cháo, động Tam Giao, đèo Tam Điệp. Khu B: có luỹ Quèn

Thờ, lũy Quang Trung, đền Quèn Thờ gắn với danh thắng động Trà Tu, hồ

Yên Thắng, hồ Mừng, hồ Đoòng Đèn. Hiện tại khu vực này đang xây dựng

khu vui chơi giải trí sân golf Yên Thắng hứa hẹn nhiều tiềm năng mới cho

phát triển du lịch.

Page 15: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

| 575

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Kết luận

Kết quả đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên

du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan cho thấy khu vực núi đá vôi Ninh

Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc biệt là

cảnh quan karst và hệ thống hang động độc đáo. Đây là lợi thế quan trọng

cho phát triển một số loại hình du lịch thích hợp như thăm quan, nghiên

cứu khoa học, nghỉ dưỡng, nhằm góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát

triển với nhịp độ nhanh hơn trong những năm tới.

Tài nguyên du lịch ở vùng núi đá vôi Ninh Bình được phân bố tập

trung ở một số khu vực chính như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động,

Cúc Phương. Đây là cơ sở tài nguyên cực kỳ quan trọng cho việc tổ chức

các khu du lịch lớn, có sức thu hút du khách cao so với các trung tâm du

lịch khác trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Bá Thụ, 1996, Tính đa dạng

của quần thực vật tại Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Trung Lương, 2000, Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát

triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

3. Trương Quang Hải (chủ nhiệm), 2007, Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho

việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi

tỉnh Ninh Bình. Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia

Hà Nội, mã số QGTĐ.04.11.

4. Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào, 2008, Khu du lịch sinh thái Tràng An – Bích

Động: Những giá trị nổi bật của cảnh quan karst, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt

Nam học lần thứ ba, tập IV, tr. 538-549, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Trung Tạng, 2003, Đất ngập nước Vân Long và vai trò của nó trong việc bảo tồn

đa dạng sinh học, tr. 225-229. NVĐNCCBTKHSS. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Hà Nội.

6. Thái Văn Trừng, 1997, Đặc điểm của khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Tạp chí

Lâm nghiệp, tr.30-36, số 11/1997, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Trần Thị Vân, 1998, Thảm thực vật vùng Hoa

Lư tỉnh Ninh Bình, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý. Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội .

Page 16: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG NÚI ĐÁ VÔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11530/1/561_PDFsam_25nam... · Bắc và Bắc Trung Bộ. Trên lãnh

576 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

8. Brian Boniface, MA, Chris Cooper, Robyn Cooper, 2012, Worldwide Destinations:

The geography of travel and tourism, Routledge, New York, USA

9. Do Tuyet, Tran Tan Van and Pham Kha Tuy, 2004, Characteristics of humid

tropical karst of Vietnam, Proceedings of the International Transdisciplinary

Conference on Development and Conservation of Karst Regions, Hanoi,

Vietnam, 13-18.9.2004. p.240-249.

10. Nguyen Nghia Thin, 1997, The vegetation of Cuc Phuong National Park,

Vietnam. SIDA 17(4), p. 719-759.

11. David Bruce Weaver, 2001, The Encyclopedia of Ecotourism. Cabi Publishing,

New York, USA