2
Đặc San Petrus Trương Vĩnh Ký—2013—Toàn Cu Hi Ng116 Nhà văn Cung Giũ Nguyên và nhng người hc sinh cũ Giáo Sư Nguyn-Xuân Hoàng My ngày trước Tết, mt sbn hc thi nhNhatrang gi nhau gi thư chúc Tết thy cô giáo cũ còn quê nhà. Mt người bn cùng trường bo tôi “cu nên viết cho Thy Cung Giũ Nguyên mt cái thư đi. Dù sao cu và Thy Nguyên cũng có chging nhau”. Tôi hi ging nhau chnào? Bn tôi bo “thì Thy Nguyên là nhà văn, mà cu cũng viết văn.” Tôi nghĩ viết thư chúc tết Thy cô thì ai cũng viết được, cgì phi là nhà văn. Và tôi đã viết thư thăm Thy như mt cu hc trò ngày xưa nhvThy mình. Tôi không còn nhhết các thy cô thi tiu hc, nhưng Trung hc tôi còn nhnhiu v, mc dù tôi biết chc các thy/cô tôi không nhtôi là đứa nào. Cũng dhiu thôi. Tôi chlà mt hc sinh tm thường trong đám hc sinh tm thường, không xut sc mt môn hc nào và cũng không quy phá như đám nhà lá khác. Tôi chbiết tôi có mt khuôn mt lm lì, khó ưa. Thuđó tôi là mt hc sinh ghét nhà trường và sách v. Lp hc, vi tôi đôi khi chlà tù ngc. Cun vtôi không chép bài hc mà chtràn ngp chi chít nhng hình v, nhng khuôn mt mà tôi rt ghét, nhng bu tri giông bão mà tôi tưởng tượng mt ngày nào sxy ra trên thành phtôi đang sng. Tôi vnhng ngôi nhà đổ nát, nhng đường phkhông bóng người. Nhng chiếc xe nm bc cháy. Xác người la lit nm lp lp trên bãi bin, sóng xô dt vào bri kéo ra khơi xa... Nhà tôi gn nhà thy Đim phtrách môn hi ha. Phòng khách ca Thy treo nhiu tranh, phn ln là phong cnh và mt bc ln, gn như chiếm hết tm vách ngó ra mt đường. Bc tranh vbin xanh vi bãi cát trng, my cây da lngn. Tranh vnhư chp li tmt bc nh. Thy người Nam, tánh tình ci m, hc trò đứa nào cũng thương thy. Gihi ha, đứa nào cũng được Thy cho đim cao. Phn tôi, Thy luôn luôn nhc, “vnhư my mai mt bán tranh cho ai. Sao không ging gì cvy. Bin trong tranh ca con, thy thy ging như chu nước ra chén. Đầu óc my không bình thường.” Tôi nói tôi thích thy, nhưng không thích tranh ca thy. Tôi cũng không ưa môn văn vi nhng tác phm đầy đin tích khó hiu. Tôi chu không ni nhng NhĐộ Mai, truyn Trê Cóc, v.v.. Tôi chnhlm bm my câu ca Cao Bá Quát, bài Đạo Phùng NgPhu (Đi Đường Gp Người Đói). Ngày hai cchiếc tráp, ngày ba nhn đói dài, thy ai cũng tươi tnh, mun nói nhưng nghn li... Có ltôi bnh hưởng ca cha tôi. Cđời ông chthuc có mi mt bài thơ, bài Thch Hào Li ca Đỗ Ph. Nghe ông đọc đi đọc li mãi sau mi chu rượu ti tôi nhp tâm hi nào không hay. “Mđầu Thch hào thôn. Hu li dtróc nhân. Lão ông du tường tu. Lão phxut môn nghênh.”* [Ngô Tt Tdch ra thơ lc bát: Lính lThch Hào: Chiu hôm, ti xóm Thch Hào, Đương đêm có lính lao xao bt người. Vượt tường ông lão trn ri, Ca ngoài, mvmt, hai mi chào...). Ông thường nói nên lp thân bng binh nghip, đừng lp thân bng văn chương. Văn chương chlà thvvn. Ông cũng thường hi tôi mày thích gì? Tôi trli “Con không biết.” “Nhưng ít ra mày cũng phi biết mày thích mt thch. Như tao đây này. Tao biết tao thích thgì và tao ghét thgì.” Tôi nói tôi thích nhìn bin động, tôi thích tri sp, tôi thích thế gii này không còn mt bóng người... Cha tôi nói “đồ ngu, thế gii không còn ai thì mày sng vi ai?” Còn s? Tôi snhng gihc, sbđóng khung - bt cthđóng khung cũng làm tôi s..... Tôi sthy giáo, snghdy hc, snhng ông bà công chc, sgiy t, snhng ngày llc, strói buc, sgò bó... Tôi nghĩ, mình hc hành còn không ra chi, nói gì làm nghdy người khác. Và ln lên tôi trn chy nó, trn chy mãi, nhưng như mt người đi trong mê l, cui cùng tôi gp li khi đim, nơi tđó tôi đã ra đi: dy hc. Cũng may bgià Nguyn Đình Vượng đã cu tôi mt na, khi tôi bước vào tVăn, mt na còn li chm dt khi cuc chiến tranh Vit Nam kết thúc. Tôi tìm thy tôi. Nhưng nhng ngày giáp Tết va qua, khi nhng bn hc cũ thi nhca tôi nhc nhvic viết thư chúc Tết thy/cô tôi thy nhng suy nghĩ đã tng làm tôi đau nhc ngày xưa trli trong tôi. Và hin li trong tôi rõ nét nht là Thy Cung Giũ Nguyên. Nhưng ti sao Thy Cung Giũ Nguyên mà không là ông thy, bà cô nào khác? Tôi không tìm thy câu trli chính xác. Có thvì hi mi ln tôi nghe người ta thường nhc Thy là “nhà văn”, là tác gicun tiu thuyết viết bng tiếng Pháp, cun Le Fils de la Baleine. Cũng chlà nghe thôi chkhông hthy mt mũi cun sách ra sao nói gì đọc. Ri câu chuyn vmi tình ca Thy Nguyên vi mt thiếu n. Cô gái kia chc cùng tui tôi, hay thua tôi mt hoc hai tui, còn Thy Nguyên, tôi biết Thy ln hơn tôi chng 30 tui. Người ta đàm tiếu, thêu dt vmi tình ca Thy. Thi gian đó tôi đã vào Sài Gòn, hc trường Petrus Ký, nhiu khi nghe người khác kli tôi ngc nhiên thi ti sao người ta tn quá nhiu thì givmt mi tình đẹp đẽ ca Thy Nguyên như thế! Thy Nguyên là mt con người, và là mt con người tài hoa. Cách đây my năm, tình c, tôi được đọc mt tác phm mi ca thy, cun Thái Huyn, do nhà Đại Nam n hành. Đây là bn dch cun Le Boujoum tiếng Pháp, dày 700 trang đã xut bn ti Pháp năm 1980.

Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh c · PDF filecô thời tiểu học, nhưng ở Trung học tôi còn nhớ nhiều vị, ... Sống Còn), tiểu luận,

  • Upload
    lyanh

  • View
    225

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh c · PDF filecô thời tiểu học, nhưng ở Trung học tôi còn nhớ nhiều vị, ... Sống Còn), tiểu luận,

Đặc San Petrus Trương Vĩnh Ký—2013—Toàn Cầu Hội Ngộ 116

Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ

Giáo Sư Nguyễn-Xuân Hoàng

Mấy ngày trước Tết, một số bạn học thời nhỏ ở Nhatrang gọi nhau gửi thư chúc Tết thầy cô giáo cũ còn ở quê nhà. Một người bạn cùng trường bảo tôi “cậu nên viết cho Thầy Cung Giũ Nguyên một cái thư đi. Dù sao cậu và Thầy Nguyên cũng có chỗ giống nhau”. Tôi hỏi giống nhau chỗ nào? Bạn tôi bảo “thì Thầy Nguyên là nhà văn, mà cậu cũng viết văn.” Tôi nghĩ viết thư chúc tết Thầy cô thì ai cũng viết được,

cứ gì phải là nhà văn. Và tôi đã viết thư thăm Thầy như một cậu học trò ngày xưa nhớ về Thầy mình. Tôi không còn nhớ hết các thầy cô thời tiểu học, nhưng ở Trung học tôi còn nhớ nhiều vị, mặc dù tôi biết chắc các thầy/cô tôi không nhớ tôi là đứa nào. Cũng dễ hiểu thôi.

Tôi chỉ là một học sinh tầm thường trong đám học sinh tầm thường, không xuất sắc một môn học nào và cũng không quậy phá như đám nhà lá khác. Tôi chỉ biết tôi có một khuôn mặt lầm lì, khó ưa. Thuở đó tôi là một học sinh ghét nhà trường và sách vở. Lớp học, với tôi đôi khi chỉ là tù ngục. Cuốn vở tôi không chép bài học mà chỉ tràn ngập chi chít những hình vẽ, những khuôn mặt mà tôi rất ghét, những bầu trời giông bão mà tôi tưởng tượng một ngày nào sẽ xảy ra trên thành phố tôi đang sống. Tôi vẽ những ngôi nhà đổ nát, những đường phố không bóng người. Những chiếc xe nằm ụ bốc cháy. Xác người la liệt nằm lớp lớp trên bãi biển, sóng xô dạt vào bờ rồi kéo ra khơi xa... Nhà tôi ở gần nhà thầy Điểm phụ trách môn hội họa. Phòng khách của Thầy treo nhiều tranh, phần lớn là phong cảnh và một bức lớn, gần như chiếm hết tấm vách ngó ra mặt đường. Bức tranh vẽ biển xanh với bãi cát trắng, mấy cây dừa lả ngọn. Tranh vẽ như chụp lại từ một bức ảnh. Thầy người Nam, tánh tình cởi mở, học trò đứa nào cũng thương thầy. Giờ hội họa, đứa nào cũng được Thầy cho điểm cao. Phần tôi, Thầy luôn luôn nhắc, “vẽ như mầy mai mốt bán tranh cho ai. Sao không giống gì cả vậy. Biển trong tranh của con, thầy thấy giống như chậu nước rửa chén. Đầu óc mầy không bình thường.” Tôi nói tôi thích thầy, nhưng không thích tranh của thầy. Tôi cũng không ưa môn văn với những tác phẩm đầy điển tích khó hiểu. Tôi chịu không nổi những Nhị Độ Mai, truyện Trê Cóc, v.v.. Tôi chỉ nhớ lỏm bỏm mấy câu của Cao Bá Quát, bài Đạo Phùng Ngạ Phu (Đi Đường Gặp Người Đói). Ngày hai cố chiếc tráp, ngày ba nhịn đói dài, thấy ai cũng tươi tỉnh, muốn nói nhưng nghẹn lời... Có lẽ tôi bị ảnh hưởng của cha tôi. Cả đời ông chỉ thuộc có mỗi một bài thơ, bài Thạch Hào Lại của Đỗ Phủ. Nghe ông đọc đi đọc lại mãi sau mỗi chầu rượu tối tôi nhập tâm hồi nào không hay. “Mộ

đầu Thạch hào thôn. Hữu lại dạ tróc nhân. Lão ông du tường tẩu. Lão phụ xuất môn nghênh.”* [Ngô Tất Tố dịch ra thơ lục bát: Lính lệ Thạch Hào: Chiều hôm, tới xóm Thạch Hào, Đương đêm có lính lao xao bắt người. Vượt tường ông lão trốn rồi, Cửa ngoài, mụ vợ một, hai mời chào...). Ông thường nói nên lập thân bằng binh nghiệp, đừng lập thân bằng văn chương. Văn chương chỉ là thứ vớ vẩn. Ông cũng thường hỏi tôi mày thích gì? Tôi trả lời “Con không biết.” “Nhưng ít ra mày cũng phải biết mày thích một thứ gì chứ. Như tao đây này. Tao biết tao thích thứ gì và tao ghét thứ gì.” Tôi nói tôi thích nhìn biển động, tôi thích trời sập, tôi thích thế giới này không còn một bóng người... Cha tôi nói “đồ ngu, thế giới không còn ai thì mày sống với ai?” Còn sợ? Tôi sợ những giờ học, sợ bị đóng khung - bất cứ thứ gì đóng khung cũng làm tôi sợ..... Tôi sợ thầy giáo, sợ nghề dạy học, sợ những ông bà công chức, sợ giấy tờ, sợ những ngày lễ lạc, sợ trói buộc, sợ gò bó... Tôi nghĩ, mình học hành còn không ra chi, nói gì làm nghề dạy người khác. Và lớn lên tôi trốn chạy nó, trốn chạy mãi, nhưng như một người đi trong mê lộ, cuối cùng tôi gặp lại khởi điểm, nơi từ đó tôi đã ra đi: dạy học. Cũng may bố già Nguyễn Đình Vượng đã cứu tôi một nửa, khi tôi bước vào tờ Văn, một nửa còn lại chấm dứt khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tôi tìm thấy tôi.

Nhưng những ngày giáp Tết vừa qua, khi những bạn học cũ thời nhỏ của tôi nhắc nhở việc viết thư chúc Tết thầy/cô tôi thấy những suy nghĩ đã từng làm tôi đau nhức ngày xưa trở lại trong tôi. Và hiện lại trong tôi rõ nét nhất là Thầy Cung Giũ Nguyên.

Nhưng tại sao Thầy Cung Giũ Nguyên mà không là ông thầy, bà cô nào khác? Tôi không tìm thấy câu trả lời chính xác. Có thể vì hồi mới lớn tôi nghe người ta thường nhắc Thầy là “nhà văn”, là tác giả cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp, cuốn Le Fils de la Baleine. Cũng chỉ là nghe thôi chứ không hề thấy mặt mũi cuốn sách ra sao nói gì đọc. Rồi câu chuyện về mối tình của Thầy Nguyên với một thiếu nữ. Cô gái kia chắc cùng tuổi tôi, hay thua tôi một hoặc hai tuổi, còn Thầy Nguyên, tôi biết Thầy lớn hơn tôi chừng 30 tuổi. Người ta đàm tiếu, thêu dệt về mối tình của Thầy. Thời gian đó tôi đã vào Sài Gòn, học trường Petrus Ký, nhiều khi nghe người khác kể lại tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao người ta tốn quá nhiều thì giờ về một mối tình đẹp đẽ của Thầy Nguyên như thế! Thầy Nguyên là một con người, và là một con người tài hoa.

Cách đây mấy năm, tình cờ, tôi được đọc một tác phẩm mới của thầy, cuốn Thái Huyền, do nhà Đại Nam ấn hành. Đây là bản dịch cuốn Le Boujoum tiếng Pháp, dày 700 trang đã xuất bản tại Pháp năm 1980.

Page 2: Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh c · PDF filecô thời tiểu học, nhưng ở Trung học tôi còn nhớ nhiều vị, ... Sống Còn), tiểu luận,

Đặc San Petrus Trương Vĩnh Ký—2013—Toàn Cầu Hội Ngộ 117

Khi đó Thầy Cung Giũ Nguyên đã 71 tuổi. Chính Thầy Cung Giũ Nguyên đã - theo lời yêu cầu của nhà xuất bản Đại Nam - dịch tác phẩm của mình ra tiếng Việt. Cuốn Thái Huyền tôi có trong tay là tập một. Đọc lại phần tiểu sử mới biết Thầy đã viết truyện ngắn đầu tay đăng trên tờ Đông Pháp Thời Báo năm 1928 tức là năm Thầy mới 19 tuổi. Những tác phẩm Thầy Cung Giũ Nguyên viết trực tiếp bằng tiếng Việt đã xuất bản gồm: Một Người Vô Dụng, tiểu thuyết, 1930; Nhân Tình Thế Thái, truyện ngắn, 1931; Nợ Văn Chương, tiểu thuyết, 1934. Năm 1938 Thầy chủ trương tờ Les Cahiers de la Jeunesse; làm chủ bút nhật báo Le Soir d’Asie, 1940-1941 và La Presse d’Extrême-Orient, 1954. Bài của Thầy Nguyên cũng có mặt trên tạp chí Đại học Hoa Kỳ Syposium ở Syracuse, New York, 1952 và Books Abroad ở

Norman, Oklahoma, 1956. Về sách trực tiếp viết bằng tiếng Pháp có Volontés d’Existence (Những Ý Chí Để Sống Còn), tiểu luận, France-Asie, Saigon, 1954. Tiểu thuyết Le Fils de la Baleine, (Con Ông Nam Hải) Arthème Fayard, Paris, 1956, được dịch ra tiếng Đức xuất bản năm 1957, tại Genève và Franfort dưới nhan đề Der Sohn des Walfischs. Viện sĩ Hàn Lâm Pháp, ông Daniel Rops trong khi phê bình quyển truyện này đã có ý xếp Cung Giũ Nguyên ngang hàng với Giono, một nhà văn lừng danh của Pháp.

Tôi biết chắc là Thầy không thích tôi nói lăng nhăng về Thầy, nhưng tôi mong là Thầy sẽ tha thứ cho tôi về những phát biểu linh tinh của một người học trò cũ. Tôi chắc chắn sẽ có dịp viết thêm về nhà văn Cung Giũ Nguyên, người Thầy ngày xưa của tôi ...