60
A- KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG I-Tuyệt chủng: Trong lĩnh vực sinh vật học và sinh thái học, tuyệt chủng là trạng thái kết thúc của một loài hoặc một nhóm dưới loài. Thời điểm chính thức tuyệt chủng thường của một loài hoặc một nhóm dưới loài được xác định khi cá thể cuối cùng của loài đó chết mặc dù có thể từ trước đó, những cá thể còn lại của loài đó đã mất khả năng sinh sản do tình trạng sức khỏe, tuổi tác, sự phân bố thưa thớt, sự thiếu hụt của các cá thể thuộc một trong hai giới tính hoặc một lý do nào đó. Việc khảo sát đầy đủ một loài trong tự nhiên là rất khó khăn, nên dẫn tới việc xác định thời điểm tuyệt chủng chính xác cũng chỉ là tương đối và thường được xác định một khoảng thời gian sau khi loài đó đã tuyệt chủng. Khó khăn này cũng dẫn tới hiện tượng Lazarus taxa Hiện tượng Lazarus taxa: là hiện tượng một loài xuất hiện trở lại sau một thời gian được coi là đã tuyệt chủng.

Tiểu luận sinh thái học(1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiểu luận sinh thái học(1)

A- KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG

I-Tuyệt chủng:

Trong lĩnh vực sinh vật học và sinh thái học, tuyệt chủng là trạng thái kết thúc của một loài hoặc một nhóm dưới loài. Thời điểm chính thức tuyệt chủng thường của một loài hoặc một nhóm dưới loài được xác định khi cá thể cuối cùng của loài đó chết mặc dù có thể từ trước đó, những cá thể còn lại của loài đó đã mất khả năng sinh sản do tình trạng sức khỏe, tuổi tác, sự phân bố thưa thớt, sự thiếu hụt của các cá thể thuộc một trong hai giới tính hoặc một lý do nào đó. Việc khảo sát đầy đủ một loài trong tự nhiên là rất khó khăn, nên dẫn tới việc xác định thời điểm tuyệt chủng chính xác cũng chỉ là tương đối và thường được xác định một khoảng thời gian sau khi loài đó đã tuyệt chủng. Khó khăn này cũng dẫn tới hiện tượng Lazarus taxaHiện tượng Lazarus taxa: là hiện tượng một loài xuất hiện trở lại sau một thời gian được coi là đã tuyệt chủng.

Loài chim không bay được Takahe từng bị coi là đã tuyệt chủng năm 1898 nay lại được được tìm thấy tại quần đảo phía Nam New Zealand vào 20/11/1948

Page 2: Tiểu luận sinh thái học(1)

Loài gặm nhấm Laonastes aenigmamus hay còn được gọi là “chuột sóc” từng được cho là đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh

Khammouan,Lào vào năm 1996

Loài Gracilidris, 1 phân nhánh của loài kiến Dolichoderinae hoạt động về đêm, bị coi là đã tuyệt chủng cách đây 15-20 triệu năm, nay được phát hiện tại Paraguay, Brazil,

Argentina và được mô tả vào năm 2006

Page 3: Tiểu luận sinh thái học(1)

Loài Dromiciops gliroides là một loài thú có túi rất nhỏ,được cho là đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, nay được tìm thấy ở Chi lê và Argentina

Qua quá trình tiến hóa, có những loài mới xuất hiện khi một nhóm cá thể của loài đó gặp được điểu kiện sinh thái thuận lợi và khai thác điều kiện đó để phát triển, nhưng cũng có những loài không thê tiếp tục tồn tại vì sự thay đổi điều kiện sống hoặc do không chống lại được sự cạnh tranh từ các loài khác. Tuy rằng có một vài loài, được gọi là hóa thạch sống, tồn tại qua hàng trăm triệu năm mà không có sự thay đổi nào đáng kể, nhưng thường thì một loài sẽ tuyệt chủng trong khoảng trung bình 10 triệu năm kể từ khi loài đó xuất hiện. Vì vậy có thể nói, tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên và khoảng 97% các loài từng xuất hiện trên Trái Đất thì nay đã tuyệt chủng.

Sự tuyệt chủng hàng loạt thì thường gắn với một sự kiện đặc biệt nào đó, do đó cũng rất ít khi xảy ra so với sự tuyệt chủng riêng rẽ của từng loài, và tốc độ tuyệt chủng đó hiện đang gia tăng một cách đáng kể, theo cảnh báo của các nhà khoa học. Thậm chí tốc độ này thực tế có thể lớn hơn rất nhiều vì sự tuyệt chủng của các loài chỉ mới được nghiên cứu trong khoảng thời gian chưa lâu, dẫn tới việc chỉ có những loài tuyệt chủng gần đây được ghi chép lại, còn hầu hết các loài đã tuyệt chủng thì không. Theo ước tính, đến năm 2100, khoảng 50% số loài hiện đang sinh sống trên Trái Đất sẽ không còn tồn tại nữa.

Page 4: Tiểu luận sinh thái học(1)

Thiên thạch va chạm cuối kỷ Creta đã tiêu diệt loài khủng long cách đây 65 triệu năm trước

Một loài được gọi là tuyệt chủng trong hoang dã khi mà các cá thể của loài đó không còn tồn tại trong môi trường sống tự nhiên và gần như không thể tự phục hồi được, chỉ còn một số cá thể của loài này sống sót nhờ sự chăm sóc nuôi dưỡng của con người. Ngành động vật học hiện nay đang cố gắng duy trì số lượng cá thể của các loài này để trong tương lai có thể khôi phục trong tự nhiên nhờ các chương trình nuôi dưỡng và phát triển đặc biệt.

Sự tuyệt chủng của một loài trong tự nhiên có thể gây hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến sự tuyệt chủng của một hay nhiều loài khác. Chuỗi tuyệt chủng này đặc biệt phổ biến khi loài bị tuyệt chủng là một loài chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái.

II- Các mức độ đe dọa tuyệt chủng của loài

1- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng loài đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên IUCN đề xuất)

Các cấp đánh giá chính:

ENDANGERED (E)- Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) Là những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu

Page 5: Tiểu luận sinh thái học(1)

các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những loài có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng.

VULNERABLE (V)- Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). Là những loài sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn. Gồm những loài mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể của nó đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các biến động khác cuả môi trường sống. Cũng gồm những loài tuy số lượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa.

RARE (R)- Hiếm (có thể có nguy cấp) Gồm những loài có phân bố hẹp (nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng rất mỏng manh.

Các cấp đánh giá khác:

Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo - Sách đỏ Việt Nam cón sử dụng một trong các cấp sau:

THREATENED (T) - Bị đe doạ. Là những loài thuộc một trong những cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.

INSUFFICIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác. Là những loài nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin. Các loài nêu trong cấp này đang được hy vọng là các nhà khoa học có thể xác định mức cụ thể của chúng.

2- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ (The IUCN Red List of Threatened Animals)

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quy định vế tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài. Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể (Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ

Page 6: Tiểu luận sinh thái học(1)

(Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố.

Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các thông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi. IUCN còn nghiên cứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi mới. Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:

EX - Tuyệt chủng – Extinct

Một loài được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của loài đó đã chết.

Page 7: Tiểu luận sinh thái học(1)

EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild

Một loài được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.

CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered

Một loài được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt

EN - Nguy cấp – Endangered

Một loài được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần

VU - Sẽ nguy cấp – Vulnerable

Một loài được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần

LR - Ít nguy cấp - Lower risk

Một loài được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ:

Phụ thuộc bảo tồn (CD) - Conservation dependent

Bao gồm các loài hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho loài đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ

Page 8: Tiểu luận sinh thái học(1)

dẫn tới loài này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm.

Sắp bị đe doạ (NT) - Near threatened

Bao gồm các loài không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp.

Ít lo ngại (LC) - Least concern

Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.

DD – Thiếu dữ liệu - Data deficient

Một loài được coi là thiếu dữ liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một loài trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, loài loại này không thuộc một thứ hạng bị đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR (ít nguy cấp).

NE - Không đánh giá - Not evaluated

Một loài được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.

Page 9: Tiểu luận sinh thái học(1)

B- THỰC TRẠNG CHUNG : ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM NGÀY CÀNG HIẾM

I - Thực trạng động vật quý hiếm trên thế giới

Hiệp hội Thế giới vì thiên nhiên (UICN) là một tổ chức quốc tế quy tụ 10.000 chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học của 147 nước. Hàng năm, UICN đều công bố một “danh sách đỏ” liệt kê những loài động vật, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo báo cáo mới nhất của UICN đưa ra ngày 12-9 vừa qua, có 16.306 loài bị đe doạ biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Dưới đây là 1 số loài tiêu biểu đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Nguyên nhân chủ yếu  là do nạn phá rừng, nhưng cũng còn do các con vật bị săn bắn, bị bắt để bán hoặc để ăn thịt…

Khỉ orang-outan vùng Borneo, Đông Nam châu Á. Năm 2003, người ta thống kê số lượng loài khỉ này vào khoảng 45.000 tới 69.000 con. Nguyên nhân đưa đến sự tuyệt chủng: không nơi trú ngụ do bị tàn phá.

Khỉ orang-outan

Page 10: Tiểu luận sinh thái học(1)

Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia, còn có tên gọi là Kaudern, là loài rất được những người yêu thích nuôi cá kiểng săn lùng. Đây là một trong số 200 loài động vật có tên được đưa vào danh sách đỏ lần đầu tiên. Mỗi năm có khoảng 900.000 con cá cardinal bị đánh bắt.

Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia

San hô Galapagos vùng biển Ecuado. Đây là lần đầu tiên tên một loài san hô được đưa vào danh sách đỏ. Cả thảy có 10 giống san hô Galapagos bị xếp vào hạng “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”. Mối đe doạ hàng đầu của các loài san hô này là hiện tượng khí hậu El Nino, làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên một cách bất thường.

San hô Galapagos vùng biển Ecuado

Cá sấu Gavial là một trong những loài cá sấu châu Á hiếm nhất trên thế giới. Người ta có thể tìm thấy chúng trong sông Hằng, thuộc Ấn Độ và

Page 11: Tiểu luận sinh thái học(1)

Nepal. Giờ đây cá sấu Gavial ngày càng hiếm vì bị người dân đánh bắt quá mức.

Cá sấu Gavial

Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia Parc National Black River Gorges. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này.

Chim vẹt đảo Maurice

Kền kền Gyps có nguy cơ tuyệt chủng do việc sử dụng loại hoá chất có tên gọi diclofenac, được dùng làm thuốc cho gia súc nhưng lại có hại đối với các loài chim ăn thịt. Các đường dây điện cao thế hay tình trạng khan hiếm thức ăn cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng loài chim này bị giảm dần…

Page 12: Tiểu luận sinh thái học(1)

Kền kền Gyps

Đười ươi Tây Phi thường thấy ở Angola, Cameroun, Cộng hoà Trung Phi, Congo, Guinée xích đạo hay Gabon. Nhưng số đười ươi này đã giảm đi 60% trong vòng 25 năm qua. Nguyên nhân là do khuẩn bệnh Ebola và nạn săn bắt thương mại. Dịch Ebola đã làm biến mất 95% số đười ươi ở miền Bắc nước Gabon.

Cá heo nước ngọt sông Dương Tử, Trung Quốc, cũng bị xếp vào nhóm “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”, nghĩa là chúng có khả năng bị biến mất hoàn toàn. Việc đánh bắt, giao thông trên sông, tình trạng ô nhiễm, là những nguyên nhân chính gây ra tình hình này.

Cá heo nước ngọt sông Dương Tử

Hổ Siberia: Trên thế giới chỉ còn chừng 200 con hổ Siberia, đa số sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn bách thú. Đây là loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, do mất nơi cư trú và bị săn lùng.

Page 13: Tiểu luận sinh thái học(1)

Hổ Siberia

Đồi mồi khổng lồ: Sống ở Địa Trung hải và Hắc hải cũng như Đại Tây dương, đồi mồi khổng lồ là mục tiêu săn bắt để bán cho các khách sạn lớn xây dựng ngay trên nơi cư trú của chúng với giá cực đắt để lấy thịt và trứng chế biến thành những món đặc sản. Khả năng sống sót của loài bò sát to lớn này cực kỳ thấp.

Đồi mồi khổng lồ

Page 14: Tiểu luận sinh thái học(1)

" Chim cánh cụt "đần độn" (jackass penguin) là loài chim chậm chạp một cách lạ lùng ở bờ biển Nam Phi. Hai mối đe dọa đối với chúng là ô nhiễm dầu trên biển và bọn hải cẩu phàm ăn, dồn chúng vào chỗ “tuyệt đường sinh lộ”.

Chim cánh cụt

Tê giác đen Sống ở Tây Phi: tê giác đen đang biến mất từng con một trong tổng “số dân” không quá 2.500 con cuối cùng sống hoang dã. Nguyên nhân dẫn chúng đến diệt vong chính là cặp sừng của chúng, với giá đắt hơn vàng cả chục lần.

Tê giác đen ở Tây Phi

Page 15: Tiểu luận sinh thái học(1)

Dơi yên ngựa: Số dơi yên ngựa sống trong thiên nhiên hiện nay theo ước đoán chỉ còn từ 4.000 đến 6.500 con. Loài vật này chẳng có gì đặc biệt để người ta săn lùng mà chỉ là nạn nhân tình cờ của các loại thuốc trừ sâu mà chúng quá mẫn cảm khi nếm vào một con côn trùng nào đó bị nhiễm thuốc.

Dơi yên ngựa

Linh trưởng lớn: Họ linh trưởng lớn bao gồm khỉ đột, hắc tinh tinh, khỉ bonobo, ở châu Phi và đười ươi (dã nhân) ở châu Á. Nguyên nhân làm chúng giảm “dân số” khá nhiều: chiến tranh (những cuộc nội chiến và đánh nhau triền miên giữa các nước láng giềng  ở lục địa đen), nạn săn bắt, bệnh tật và mất nơi cư trú (do phá rừng và cháy rừng)

Đười ươi châu Á

Page 16: Tiểu luận sinh thái học(1)

Thỏ ven sông: Sống ở sa mạc Karoo của Nam Phi, thỏ ven sông (riverine rabbit) đang mất dần lãnh thổ sinh sống vì sự phát triển trang trại. Người ta dự tính số lượng loài thỏ này chỉ còn không quá 250 con, nên chúng được liệt vào danh sách 10 loài vật hàng đầu trong số đang bị tuyệt chủng. Thỏ ven sông dễ nhận ra bởi một vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đến dái tai. Với số lượng ít ỏi như thế, chắc chắn chúng không thể phục hồi. 

Thỏ ven sông có vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đến dái tai

Lạc đà hai bướu: Các điều tra cho thấy trên hành tinh của chúng ta còn lại chưa đầy 1.000 con lạc đà hai bướu ở những vùng khô cằn trên sa mạc Gobi. Dù chúng sống một cách kham khổ, thường xuyên đói ăn mà vẫn bị săn đuổi, đẩy tới bờ vực của sự diệt vong. 

Page 17: Tiểu luận sinh thái học(1)

Lạc đà 2 bướu

Sơn dương Đông Phi : Loài sơn dương có nguy cơ tuyệt chủng của châu Phi (hirona) đã có thời rất phổ biến ở Đông Phi. Vậy mà số lượng chúng giảm một cách khủng khiếp đến mức ước tính chỉ còn 600 con. Mất nguồn lương thực và nơi cư trú, lại không có kế hoạch bảo tồn, chúng đang đối mặt với sự diệt vong. 

Sơn dương Đông Phi

Page 18: Tiểu luận sinh thái học(1)

Có rất nhiều nguyên dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của hàng loạt động vật quý hiếm, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu chính là sự phát triển của loài người, chính những hoạt động khai thác, cải tạo thiên nhiên để phục cho nhu cầu sống của con người đã hủy diệt môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Từ hàng nghìn năm trước, con người đã gây những biến đổi sinh cảnh quan trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến các loài động, thực vật.

Từ ít nhất 50.000 năm trước, những vụ cháy có chủ ý đã xảy ra ở các thảo nguyên châu Phi. Cách đây 5.000 năm ở châu Âu và khoảng 4.000 năm ở Bắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành bãi chăn gia súc đã xuất hiện phổ biến, tạo điều kiện cho các loài cỏ dại và động vật ăn cỏ mở rộng phạm vi cư trú, gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt các loài bản địa.

Lần đầu tiên con người góp phần tạo ra một đợt tuyệt chủng có tính chất toàn cầu là vào khoảng 15.000 - 25.000 năm trước. Qua săn bắn, con người đã tuyệt diệt gần 86% giống thú lớn hơn 44kg ở 3 lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia.

Năm 1600, trên toàn thế giới đã ghi nhận sự tuyệt chủng của 700 động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch. Từ năm 1600 đến nay, thêm khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng.

Cần lưu ý rằng những con số ghi nhận được về sự tuyệt chủng nhỏ hơn nhiều so với thực tế và cũng nhỏ hơn rất nhiều so với dự đoán trong những thập kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta đang bước vào giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6. Hiện tại các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài, nhanh nhất kể từ trước đến nay và không theo bất kỳ một quy luật nào. Cứ 20 phút lại có một loài động vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng và 50 năm trở lại đây, tốc độ tuyệt chủng đã tăng nhanh gấp 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp. Theo một cuộc khảo sát về các loài trên toàn cầu vào năm 2004 được Hội bảo tồn môi trường thiên nhiên thế giới công bố, có khoảng 15.000 loài đang biến mất, nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử, và có khoảng 1 triệu loài sinh vật mặt đất sẽ biến mất trong nửa thế kỷ tới. Sách đỏ 2006 cũng ghi rằng 25% các loài bò sát và động vật có vú, 20% các loài lưỡng cư, 12% các loài chim, 10% các loài thực vật hiện có trên trái đất sẽ phải đối mặt với sự

Page 19: Tiểu luận sinh thái học(1)

tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Sự biến mất của các loài động, thực vật sẽ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền của các loài khác sống phụ thuộc vào chúng trong đó có loài người.

Việc con người khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên như săn bắn vô tội vạ, phá rừng bừa bãi, sử dụng quá mức đất đai canh tác, làm ô nhiễm mặt nước, làm khô cạn ao hồ rồi các cuộc chiến tranh tàn khốc... đang hủy hoại môi trường. Các hoạt động du lịch thiếu bền vững, xây dựng, thăm dò và khai thác thiếu quy hoạch, các hoạt động công nghiệp đã tạo ra các nguồn khí thải độc hại làm cho khí hậu nóng lên, tạo ra những lỗ thủng ở tầng ôzôn... đe dọa trực tiếp đến sự sống trên trái đất. Ngoài ra, tốc độ gia tăng dân số như hiện nay cũng có ảnh hưởng lớn tới môi trường

Các nhà khoa học đồng ý rằng quá trình tuyệt chủng các loài hiện nay có thể phá vỡ mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật, và chắc chắn sẽ tác động đến loài người. Do đó, con người cần học cách bảo vệ môi trường và chung sống hài hòa với các loài khác. Để đối phó với nguy cơ mất cân bằng sinh thái trên trái đất và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của mỗi con người, mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các đạo luật về bảo vệ các loài và môi trường sinh thái. Hiện nay, Công ước quốc tế về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

II- Thực trạng động vật quý hiếm ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên có một hệ động thực vật vô cùng phong phú. Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.

Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.

Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các

Page 20: Tiểu luận sinh thái học(1)

nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.

Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.

Tuy nhiên, theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 được Viện Khoa học - công nghệ VN, Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế phối hợp thực hiện và công bố cả nước có 882 loài động - thực vật (418 loài động vật, 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ở các mức khác nhau. Có ít nhất mười loài động - thực vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên. Có bốn loài động vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn trên lãnh thổ VN gồm tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá và bò xám. Sáu loài động - thực vật đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên gồm hươu sao, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, lan hài VN. Điều đáng chú ý là những loài đã tuyệt chủng tại VN lại vẫn tồn tại trên lãnh thổ một số quốc gia lân cận. Như vậy, số loài động - thực vật đang bị đe dọa đã tăng lên đáng kể so với số liệu thống kê trong Sách đỏ VN 1992-1996 (tăng từ 715 loài lên 882 loài)

Tê giác 2 sừng Heo vòi

Page 21: Tiểu luận sinh thái học(1)

Cầy rái cá Bò xám

Nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất chỗ ở và do nạn săn bắn trái phép

Voọc Cát Bà (hay còn gọi là Voọc đầu vàng) Số lượng còn lại: ít hơn 70 cá thể, suýt nữa bị xóa sổ, loài linh trưởng này được đặt dưới sự bảo vệ từ năm 2000. Nó vẫn đang ở

trong vòng nguy hiểm, nhưng từ năm 2003 số lượng cá thể tăng lên lần đầu tiên trong vài thập niên gần đây.

Page 22: Tiểu luận sinh thái học(1)

Tê giác Java: Số lượng còn lại: ít hơn 60 cá thể, đây có lẽ là loài động vật có vú hiếm nhất hành tinh. Sừng của nó bị săn đuổi bởi những kẻ săn bắn trộm, và khu rừng nơi nó sinh sống đang bị thu hẹp bởi sự phát triển của loài người. Cả hai lý do trên là nguyên

nhân dẫn tới sự diệt vong của loài tê giác này.

Chà và chân xám( là loài đắc hữu của Việt Nam, chỉ sống ở khu vực Trường Sơn): đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, theo xếp loại trong Sách đỏ Việt Nam.

Chúng cũng là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp trên thế giới.

Page 23: Tiểu luận sinh thái học(1)

Nước ta là nước nhỏ hẹp mà dân số lại cao, vì thế cho nên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên rất mạnh mẽ bởi vì đa số người dân hiện nay còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Do đó, trong quá trình phát triển, cộng thêm sự tàn phá của chiến tranh cũng đã làm suy thoái các loài động vật và thực vật, dẫn tới sự tuyệt chủng của không ít loài. Ngoài ra, nạn săn bắn trái phép động vật hoang dã ngày càng gia tăng mạnh mẽ, Việt Nam hiện được coi là một trong những điểm nóng về săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã trên thế giới, dù đã ra nhập Công ước quốc tế về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) từ năm 1994.

Nạn săn bắn trái phép động vật quý hiếm đã đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng.

Nạn săn bò tót ở Tây Nguyên Kỳ đà hoa bị săn bắt để ngâm rượu

Page 24: Tiểu luận sinh thái học(1)

Chú Voọc Chà Vá này đã được cứu thoát từ tay bọn buôn bán động vật quý hiếm

Page 25: Tiểu luận sinh thái học(1)

C- SAO LA

I-Sao la-1 trong những loài thú bí ẩn nhất thế giới

1-Sơ lược về loài sao la:

Tên khoa học: Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống tại Việt Nam và Lào, được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát do Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã loại trừ khả năng có thể tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỉ XX. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Sao la được xếp hạng ở mức E (mức nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

Page 26: Tiểu luận sinh thái học(1)

Sao la chỉ xuất hiện ở vùng bán đảo Đông Dương

Năm 1993 những mô tả khoa học đầu tiên về loài sao la được công bố. Về hình dáng bên ngoài, Sao la trông giống loài linh dương sa mạc ở Ảrập. Lúc đầu sao la được gọi là dê sừng dài và trong tiếng Anh được gọi là Vu Quang ox (bò Vũ Quang). Ở Nghệ An loài thú này được gọi là sao la có nghĩa là “cái xe sợi” vì cặp sừng thon và dài rất đẹp hình con suốt của nó. Các nhà khoa học đã đề nghị một tên giống mới, Pseudoryx, do sự tương tự với các loài linh dương (oryx), cùng với nghetinhensis là nơi khám phá sao la (tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây). Các sọc màu trắng nổi bật trên mặt và cặp sừng dài thon dài tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và môi trường sống kín đáo ở những khu rừng ẩm ướt trong dãy Trường Sơn càng gợi nên vẻ bí ẩn của loài này.

Kết quả nghiên cứu ADN năm 1999 cho thấy sao la thật sự thuộc về Phân họ Trâu bò (Bovinae) mà nếu nhìn thoáng qua thì rất ít có điểm giống nhau. Họ hàng gần của sao la là chi Bò (Bos) và bò rừng Bison.

Page 27: Tiểu luận sinh thái học(1)

Bò bizon Sao la

2-Đặc điểm hình thái:

Sao la là loài động vật cỡ lớn, dài thân 130 – 150 cm, dài ngang vai 80 - 90 cm dài đuôi 130 - 170mm (kể cả túm lông đuôi), dài tai 9 - 10mm, dài bàn chân sau : 32mm, với trọng lượng cơ thể 80 - 120kg.

Da màu nâu sẫm, có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt nâu sẫm hay nâu đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc trắng ở trên và dưới mắt, nhiều vạch trắng ở cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu, mặt trước tai màu trắng nhạt, chóp tai có túm lông dài màu trắng. Phần lưng màu nâu, hai bên sườn có vạch màu trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Lông mềm mượt, có các vòng xoắn ở giữa mũi, hai bên cổ và giữa hai vai. Đuôi có túm lông đen dài 50 - 70mm.

Page 28: Tiểu luận sinh thái học(1)

Ngay trên móng guốc có vành trắng ở cả 4 chân. Cả đực và cái đều có sừng. Sừng dài 400 - 500mm, gần như thẳng, không phân nhánh, khoảng cách hai gốc sừng 38 - 40mm; khoảng cách hai nút sừng 110 - 205mm, mút sừng nhọn nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút.

3- Nơi sống và hệ sinh thái:

Sao la thường được tìm thấy trong các khu rừng rậm lá rộng ẩm ướt, những nơi mà hầu như quanh năm đều có mưa, ở độ cao trung bình từ 400-800 m so với mực nước biển. Ở đây, các loài thực vật thuộc họ dầu thường chiếm ưu thế . Không có bằng chứng nào về sự xuất hiện của loài này ở độ cao trên 1200m.

Page 29: Tiểu luận sinh thái học(1)

Có những thời điểm trong năm sao la di chuyển dọc những con sông lớn để xuống những vùng rừng thấp hơn chỉ cách mặt nước biển có 200m. Sự di cư này diễn ra theo mùa và phụ thuộc vào nguồn nước. Vào mùa hè sao la thường sống ở đầu nguồn các con suối, đến mùa đông, khi các con suối ở đây khô cạn, chúng di rời xuống vùng thấp hơn để tìm nguồn nước. Vì vậy mà sao la thường bị săn bắn vào mùa đông. Mặc dù vậy, người ta cũng mới chỉ nhìn thấy trực tiếp sự xuất hiện của sao la ở những nơi ghềnh đá phổ biến với rừng cây lá rộng rậm rạp, san sát xanh quanh năm, bên dưới là những loài thấp hơn như tre, cọ. Sao loài là loài khá nhát, chúng không bao giờ đến gần những khu vực trồng trọt của con người.

Khi bị bắt, sao la rất dễ bị thuần phục. Những kẻ thù tiềm ẩn của sao la trong tự nhiên gồm báo và hổ. Tư thế tự vệ của sao la giống với những loài có móng guốc khác, đặc biệt là khi chúng bị săn bởi chó rừng.

Những người dân địa phương cho rằng thức ăn chủ yếu của sao la là lá cây sung, vả và những cây bụi khác ven bờ sông, vì răng cửa của sao la tương đối ngắn nên chỉ có thể gặm được những cành non. Ngoài ra loài cây thiên niên kiện cũng được sao la khá ưa thích, đây là loài cây ưa ẩm ướt, hay mọc hai bên bờ khe suối. Sao la là loài khá nhạy cảm, khi cho ăn, người chăm sóc thường phải nhẹ nhàng không giật hay kéo mạnh. Sao la hay nhai thân cây và cuống lá trước rồi mới nhai lá. Thỉnh thoảng chúng cũng dùng chiếc lưỡi dài và linh hoạt của mình để lấy lá cây.

Thiên niên kiện

Page 30: Tiểu luận sinh thái học(1)

Sao la uống rất nhiều nước. Người ta quan sát trong vòng 4 phút, chúng uống gần 60 ngụm nước, chỉ dừng lại khoảng 5 lần để liếm mũi và mõm.

4- Sinh sản và sinh trưởng

Do sao la thường sống ở những thung lũng hẻo lánh và thường phân bố rời rạc, khó thể quan sát, theo dõi thường xuyên nên những thông tin thu thập từ sao la đặc biệt là những thông tin về sinh sản, sinh trưởng của loài này tương đối ít.

Phần lớn dữ liệu về quá trình sinh sản của sao la là từ việc quan sát duy nhất 1 cá thể cái đang mang thai 1 sao la đực trước khi chết vào 1/1996,Lào. Dựa vào kích thước của bào thai ( 38cm từ mũi đến đuôi dọc theo xương sống) và cân nặng( 800-1000 g), bào thai được ước lượng là đang phát triển sang quý 3 tháng thứ hai. Suy từ thời gian mang thai 33 tuần của loài linh dương sừng xoắn, các nhà khoa học đã ước lượng cá thể sao la cái này đã mang thai từ cuối tháng 8 tháng đến giữa tháng 11( từ giữa mùa mưa cho đến đầu mùa khô ở Lào). Như vậy, sự ra đời của con sao la đực dự kiến là sẽ xảy ra từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6( từ cuối mùa khô đến đầu mùa ẩm ướt). Mùa mưa và mùa khô ở Việt Nam khác với ở Lào, vì vậy mà mùa sinh sản của sao la ở đây có thể sẽ khác. Người ta dự đoán mùa sinh sản của sao la kéo dài từ 2-3 tháng.

Mọi dữ liệu đều chứng tỏ sao la là loài sinh sản theo mùa mà thời điểm sinh sản trùng với thời gian hoạt động mạnh của gió mùa.Độ tuổi của sao la được dự đoán vào khoảng 8 đến 9 tuổi.

5- Tập tính:

Những dữ liệu về tập tính của sao la chủ yếu dựa trên việc quán sát những cá thể sao la bị nuôi nhốt.Người ta thường thấy sao la xuất hiện từng cá thể riêng lẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chúng sống thành từng bầy nhóm từ 2-3 con, hiếm khi nhiều hơn.Sao la là loài hoạt động cả ngày và đêm, nhưng cũng có khi chỉ hoạt động vào lúc hoàng hôn. Người ta quan sát 1 con sao la bị nuôi nhốt, những hoạt động ăn uống thường diễn ra vào ban ngày, rất hiếm khi vào ban đêm. Sao la hoạt động tích cực nhất vào buổi sáng, chiều muộn và buổi tối, và kém hoạt

Page 31: Tiểu luận sinh thái học(1)

động khi mặt trời đã lên cao. Khi ngủ, 2 chân trước của chúng thường gấp lại ở dưới thân.Liếm lông dường như là một hoạt động quan trọng của sao la mà chức năng chính là để xua đuổi ruồi muỗi. Mặt và mắt được liếm nhiều nhất, rồi đến hông, vai và chân trước. Sao la hay liếm mõm sau khi ăn, uống nước và nhai lại. Hoạt động đánh dấu mùi đã được quan sát 5 lần: trong mỗi lần sao la dùng phần bên trong dái tai tiếp xúc vào những mỏm đá nhô ra ở xung quanh. Tiếng kêu của sao la là những tiếng be be ngắn, mỏng và đều.

6- Phân bố:

Bản đồ khu vực phân bố của sao la

Sao la chỉ sinh sống duy nhất tại dãy núi Trường Sơn thuộc Việt Nam và Lào, cụ thể là tại các khu vực thuộc 6 tỉnh ở Việt Nam và 4 tỉnh ở Lào. Sao la bị chia nhỏ trong chín tiểu quần thể sống rải rác, trong đó quần thể có số lượng đông nhất sống ở khu vực phía nam của phạm vi phân bố của loài này, nằm ở vùng giáp ranh hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam.

Page 32: Tiểu luận sinh thái học(1)

Ở Việt Nam: Nghệ An (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Minh Hóa), Thừa thiên Huế (A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông).Ở Lào: Bolikhamxay, Khammouan, Savannakhet and Xekong, và có khả năng ở phía nam tỉnh Xieng Khouang. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục.

II- Sao la và nguy cơ biến mất vĩnh viễn

1 - Hiện trạng của sao la:

Hiện nay sao la được liệt vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ các loài bị đe dọa của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN), nghĩa là chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên.

Việt Nam có số lượng cá thể Sao la nhiều nhất thế giới, nhưng cũng không nhiều hơn 200 cá thể, và có thể chỉ có duy nhất một quần thể có gần 50 cá thể ở vùng giáp ranh Thừa Thiên-Huế - Quảng Nam - Xê Sáp (Lào).

Như vậy, ngay tại thời điểm phát hiện, sao la đã là một loài thú hiếm với số lượng quần thể rất nhỏ. Sao la càng trở nên bí ẩn khi thông tin về loài thú này ngày càng ít dần, thậm chí khi các nhà khoa học sử dụng đến bẫy ảnh hiện đại vẫn không tìm thấy dấu vết của chúng. Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào. Tháng 10 năm 1998 một lần nữa các nhà khoa học đã chụp ảnh được sao la trong tự nhiên trong Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An).

Page 33: Tiểu luận sinh thái học(1)

Cá thể Sao la này bị bắt ở Lào năm 1996 nhưng chỉ sống được trong vài tuần

Page 34: Tiểu luận sinh thái học(1)

Sự phân bố không liên tục của sao la tại những thung lũng hẻo lánh của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam.

Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú và tới nay gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công sao la nên:

Page 35: Tiểu luận sinh thái học(1)

“Nguy cơ tuyệt chủng của sao la trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng của loài này ở mức độ toàn cầu và không còn khả năng phục hồi và tái sinh”

Một câu hỏi được đặt ra : Hiện nay sao la còn hay mất ???

Do sự phân bố rời rạc ở những vùng thung lũng hẻo lánh cùng với sự khó khăn trong việc tiếp cận với sao la trong tự nhiên nên cho đến nay sự còn hay mất của loài động vật cực kỳ quý hiếm này vẫn còn bỏ ngỏ. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy sao la trong tự nhiên đã cách đây hơn 10 năm (1999).

Trong cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào để tìm biện pháp giải quyết các mối đe dọa tuyệt chủng đối với sao la, các nhà khoa học bảo tồn đã yêu cầu thực hiện những hành động khẩn cấp để bảo vệ loài thú này. Theo nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo, số lượng loài này đã suy giảm nhanh chóng trong 1 thập kỉ qua và đang có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn. Điều này gợi nhớ tới số phận của loài bò xám, một loài đặc hữu ở khu vực Đông Dương có thể đã bị tuyệt chủng âm thầm ở một thời điểm nào đó trong 20 năm qua. Và hiện nay, ngoài Sao la, có lẽ chỉ có hai hoặc ba loài thú lớn khác ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á (ví dụ Tê giác Javan) cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tương tự.

Ông Pierre Comizzoli, một chuyên gia về sao la thuộc tổ chức Bảo tồn thế giới (International Union for Conservation of Nature - IUCN) cho rằng: ‘ Theo những dự đoán lạc quan nhất thì khoảng vài trăm con sao la vẫn đang sống trong tự nhiên, nhưng cũng rất có thể con số đó chỉ là vài chục. Tình thế của sao la rất nguy cấp’

Tại Việt Nam từ năm 1999-2004, dù đã thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát hiện trường, kể cả đặt bẫy ảnh, nhưng càng về sau thông tin về sao la càng ít dần.

Theo Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã có 3 lần vào các năm 1998-1999, họ may mắn có Sao la, thì một con chết sau 8 ngày cứu hộ tại Vườn quốc gia Bạch Mã, một con đã chết hiện còn mẫu vật lưu lại và một con được cứu hộ rồi thả vào rừng.

Tại tỉnh Quảng Nam, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy mẫu vật (sừng), dấu chân và phân. Chuyên gia Trần Hữu Banh, với thâm niên gần 40 năm lăn lộn

Page 36: Tiểu luận sinh thái học(1)

ở vùng rừng này, cho biết chính ông cũng chỉ tận mắt nhìn, tận tay sờ được một con khi bị sập bẫy, còn trên thực địa thì khó có thể tiếp cận được sao la.

Các nhà khoa học đặt bẫy ảnh Sao la ở vùng giáp ranh Thừa Thiên-Huế - Quảng Nam

Cuối tháng 8/2010, Chính phủ Lào đã thông báo về việc một người dân tại ngôi làng ở tỉnh Bolikhamxay đã bẫy được một con sao la đực và đưa về nhà nuôi.

Sau khi nhận được thông tin này, Tổ chức Bảo tồn thế giới (International Union for Conservation of Nature - IUCN) và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (Wildlife Conservation Society - WCS)  đã cử các chuyên gia của mình tới khu vực này để nghiên cứu về con sao la vừa bắt được.

Sau khi tiếp cận được ngôi làng, các nhà nghiên cứu đã kịp ghi lại những hình ảnh của con sao la này ít phút trước khi nó chết. Nguyên nhân là do sức khỏe của con sao la này quá yếu sau nhiều ngày bị nuôi nhốt và bị đói.

Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã của tỉnh Bolikhamxay tin rằng nhiều khả năng ở khu vực vừa tìm thấy con sao la vẫn còn các cá thể sao la khác đang sinh sống. Vì thế, cơ quan này đang lên kế hoạch phối hợp với chính phủ Lào để bảo vệ khu vực này.

Page 37: Tiểu luận sinh thái học(1)

Con sao la được phát hiện ở Lào (8/2010)

2- Nguyên nhân khiến số lượng sao la giảm đi nhanh chóng:

-Chủ yếu do nạn săn bắn của con người. Sao la chỉ sống trong sinh cảnh rất nhỏ hẹp là ghềnh đá đầu nguồn các con sông nên rất dễ bị săn bẫy. Hơn nữa, loài này rất sợ chó nên những lúc nghe tiếng chó sủa, chúng gần như chỉ biết tự vệ bằng cách núp vào các hốc đá nên dễ bị bắt. Giới thợ săn cho rằng muốn bẫy sao la chỉ có chó là vũ khí lợi hại nhất. Một số khác nói chúng cũng dễ bị mắc bẫy treo, một loại bẫy thông dụng mà những người săn thú thường dùng.

Phóng viên và thợ săn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) ghi nhận đã có khoảng 30 con sao la bị giết từ năm 1993-2003. Sao la thường bị săn vào mùa đông, khi chúng di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tìm nguồn nước. Sao la thường bị bắt để lấy thịt và sừng, ở thị trường, sừng sao la có giá tới 600$ USD.

Ông Mai Thiết Sơn, phó giám đốc VQG Vũ Quang cho biết: “Cách đây khoảng hai năm về trước (2008) có một nhóm đối tượng ở thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn săn bắn được một con sao la. Khi bị phát hiện chúng đã vứt con vật lại. Sau đó anh em trong Ban đã đưa ra Hà Nội để nghiên cứu nhưng nó đã bị chết”.

Page 38: Tiểu luận sinh thái học(1)

Con số các vụ vận chuyển và tiêu thụ thịt thú rừng ngày càng tăng. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên - Huế đã có 543 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển động vật rừng, trong đó có ba vụ khởi tố hình sự. Một cán bộ kiểm lâm có kinh nghiệm lâu năm của Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế khẳng định trong số những lô hàng bắt giữ được từ trước đến nay, họ không có kỹ năng để phân biệt được đâu là thịt nai, thịt mang hay thịt sao la. Tuy nhiên, điều này cũng không loại trừ việc sao la bị săn bẫy để phục vụ thú ẩm thực của “thượng đế”.

-Một nguyên khác cũng không kém phần quan trọng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của sao la là do tình trạng con người chặt phá rừng để phục vụ cho hoạt động sống như: lấn chiếm đất rừng làm nhà ở, đốt rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép đã và đang hủy diệt môi trường sống của không chỉ sao la mà còn nhiều loài động vật khác

Khai thác rừng bừa bãi Đốt rừng làm rẫy

-Ngoài ra những dự án xây dựng đường xá, công trình thủy điện và khai thác mỏ cũng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của chúng.

Page 39: Tiểu luận sinh thái học(1)

Thủy điện nhỏ được triển khai dày đặc tại vùng rừng núi Quảng Nam, những dự án thủy điện này đã tàn phá rừng đầu nguồn tại Quảng Nam

Phá rừng để làm đường

3 - Những nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Sao la đã trở thành biểu tượng cho những nỗ lực bảo tồn động vật quý hiếm ở Việt Nam. Sau 20 năm kể từ khi sao la được phát hiện thì số lượng loài này đã giảm nhanh một cách đáng báo động và đang đi đến bờ vực tuyệt chủng. Do đó nhiều giải pháp bảo tồn đã được đưa ra để bảo vệ loài động vật quý hiếm này. Tuy nhiên chỉ đến những năm gần đây, thì những hoạt động bảo tồn sao la mới được đẩy mạnh với hàng loạt những chương trình bảo tồn sao la, điển hình là “Kế hoạch quốc gia bảo tồn sao la ở Việt Nam 2010-2020”. Kế

Page 40: Tiểu luận sinh thái học(1)

hoạch gồm các hoạt động bảo tồn sao la trên phạm vi toàn quốc mà trọng điểm là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và những chương trình phát triển nhằm khắc phục tình trạng mất đa dạng sinh học ở dãy Trường Sơn.

Kế hoạch đưa ra các mục tiêu:

1. Mục tiêu 1: Về luật pháp

Các kế hoạch hoạt động được phê chuẩn Tăng cường thể chế cho công tác thực thi pháp luật Các qui định cụ thể của cộng đồng về quyền tiếp cận cũng như

các vùng giới hạn không được tiếp cận Tất cả các lưu vực nước của saola được bảo vệ bởi pháp luật khỏi

sự xâm phạm và phá hoại sinh cảnh Các quy định cấp tỉnh về đầu tư cho các vùng bảo vệ nghiêm ngặt

và cảnh quan bảo tồn

2. Mục tiêu 2: Thực thi pháp luật

Gỡ bỏ bẫy khỏi các vùng không bẫy quy định nghiêm ngặt Trừ tận gốc việc mua bán sừng sao la Tổ chức thực thi pháp luật liên ngành Tổ chức các nhóm tuần tra cộng đồng dựa trên sự giúp đỡ của các

cơ quan hành pháp Đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn sao la

3. Mục tiêu 3: Giáo dục bảo tồn

Nhận thức về sao la Nâng cao nhận thức cho các đội bảo vệ rừng thôn cũng như tăng

cường tuyên truyền về bảo tồn sao la Hình thành các nhóm công tác giáo dục bảo tồn cấp tỉnh Hình thành các đơn vị quản lí rừng cấp cộng đồng gắn với tuyên

truyền

Page 41: Tiểu luận sinh thái học(1)

Đồng quản lí dựa vào cộng đồng cho tất cả các khu rừng có sự tồn tại của các quần thể sao la

4. Mục tiêu 4: Đào tạo

Phát triển được các kế hoạch đào tạo cho kiểm lâm Tăng cường năng lực cao của kiểm lâm trong thực thi pháp luật

hiệu quả, khả năng chính sách hóa và các kỹ năng thực địa Tăng cường năng lực của cộng đồng trong việc quản lí tài nguyên

rừng Tăng cường năng lực trong hoạt động giám sát Tất cả các cơ quan quản lí rừng có đủ năng lực để kết hợp với các

đối tác trong bảo vệ và phục hồi lại các quần thể sao la cũng như sinh cảnh của chúng

5. Mục tiêu 5: Nghiên cứu

Một kế hoạch nghiên cứu bảo tồn sao la được phát triển Một nghiên cứu khoa học về đáng tin cậy trong việc phát hiện

saola và các phương pháp thống kê quần thể,sinh cảnh ưa thích và các mối đe dọa

Thiết lập các khu vực bảo vệ trong các vùng ưu tiên - Cảnh quan saola Thừa Thiên Huế - Quảng Nam- Hành lang sao la Bắc Hướng Hóa-Quảng Trị

Chương trình giám sát quần thể sao la Kế hoạch bảo tồn vĩ mô từ năm 2010 đến 2020

6. Mục tiêu 6: Hợp tác xuyên quốc gia

Saola được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam Hỗ trợ quốc tế cho tất cả sáu mục tiêu kết quả Kế hoạch và hành động bảo tồn xuyên quốc gia Bảo tồn saola xuyên biên giới tại :

- A Lưới /Tây Giang /Khu BTĐDSH cấp quốc gia Xê Sáp,- Lệ Thủy/ Bắc Hướng Hóa/ Vùng Xê pôn,- Vườn QG Vũ Quang / Khu BTNakai-Nam Theun- VQG Pù Mát/ vùng Bolikhamxay

Kế hoạch bảo tồn sao la cho cả hai nước từ 2010 đến 2020

Page 42: Tiểu luận sinh thái học(1)

Thành lập 2 khu bảo tồn sao la ở Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam

Ngày 28-9-2007 tại Hội An, Quảng Nam, Chương trình Bảo tồn Cảnh quan Trung Trường Sơn tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn loài Sao la.

Hàng loạt hoạt động về công tác bảo tồn loài động vật quí hiếm này sẽ được thông qua tại hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại của loài động vật này ở Việt Nam sau 20 năm kể từ khi loài này được phát hiện.

Trong chương trình bảo tồn này, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã ký một bản cam kết bảo tồn loài sao la, gồm mười điểm hành động ứng dụng cho mỗi tỉnh. Trong bản cam kết này, hai khu bảo tồn mới, một ở Thừa Thiên Huế và một ở Quảng Nam, đã được công bố.

Mỗi khu bảo tồn có diện tích 121 km². Đây là hai khu bảo tồn sao la mới thành lập nằm gần nhau với một khu mở rộng có diện tích 165km² nối hai khu bảo tồn này với vườn quốc gia Bạch Mã rộng 220km².

Như vậy, một vùng bảo tồn có tổng diện tích 2,920km² đã được hình thành trải dài liên tục từ bờ biển Việt Nam đến Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xe Sap ở Lào. Đây chính là một hành lang thiên nhiên ít chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển, sự thay đổi khí hậu, và những tác động của con người.

Việc thành lập thêm ba khu mở rộng trong mạng lưới các khu bảo tồn ở Việt Nam đã tạo ra một khu vực sinh sống an toàn rất cần thiết cho loài sao la. Ngoài ra, đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như mang Trường Sơn, voọc ngũ sắc, vượn má trắng, và nhiều loài khác mới được phát hiện và chưa được công bố.

Chiến dịch bảo tồn thú quý hiếm

Ngày 22/9/2009, tại Hà Nội diễn ra hội thảo khởi động dự án tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Darwin mang tên "Liệu có thể điều hòa săn bắn và bảo tồn các loài thú móng guốc của dãy Trường Sơn?" và lễ trao tặng chữ ký ủng hộ Sao La.

Hội thảo do WWF Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ĐH Vinh, ĐH Huế, Viện Công nghệ Sinh học và Tài nguyên thiên nhiên Huế, và Rừng Quốc gia Bạch Mã cùng phối hợp tổ chức, với sự tham

Page 43: Tiểu luận sinh thái học(1)

dự của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý bảo tồn, cán bộ kiểm lâm và quan chức Chính phủ.

Khoảng 26.000 chữ ký đã được thu thập từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Con số này có ý nghĩa rất lớn đối với những nỗ lực không ngừng của các nhà bảo tồn đối với loài Sao La quý hiếm.

Các nỗ lực bảo tồn Sao La đã trải qua rất nhiều khó khăn, không chỉ là việc thiếu những thông tin cơ sở về vai trò của săn bắn đối với các cộng đồng dân cư. Dự án này chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này nhằm phát triển một kế hoạch hữu hiệu bảo tồn Sao La.

Ngoài việc nghiên cứu, dự án cũng sẽ nâng cao năng lực của những trường đại học hàng đầu trong khu vực, cũng như tạo ảnh hướng đối với các cộng đồng dân cư trong vùng và hệ thống quản lý rừng của Chính phủ thông qua hợp tác giữa WWF Việt Nam và Viện Bảo tồn và Sinh thái Durell, Cục Kiểm lâm, ĐH Vinh, và ĐH Huế.

"Sau một thời gian làm việc, chúng tôi cũng đã tìm được nguồn tài trợ để có được những thông tin cần thiết để bảo vệ những loài thú quý hiếm này. WWF đã chứng tỏ rằng mọi người trên thế giới quan tâm đến Sao La và bởi vậy tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thể có được ủng hộ để hành động", ông Nicolas Wilkinson, cán bộ dự án nói.

Còn bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam phát biểu: "Cứu Sao La, bây giờ hoặc không bao giờ. Đó là thông điệp mà WWF muốn truyền tải tới các cơ quan ban ngành của Việt Nam, tới báo chí và đông đảo công chúng. Bảo tồn Sao La cần được sự quan tâm và tham gia của tất cả chúng ta".

Dự án bảo tồn Sao La và các loài thú móng guốc

Ngày 30-12-2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản tiếp nhận Dự án "Bảo tồn Sao La và các loại thú móng guốc đặc hữu" với tổng kinh phí là 72.495 USD, được thực hiện tại khu vực Trung Trường Sơn từ tháng 10/2009-07/2012.Dự án được thiết kế với các hợp phần nghiên cứu, tham vấn và hỗ trợ các bên liên quan nhằm mục đích bảo tồn Sao La và các loài thú móng guốc đặc hữu tại khu vực bảo tồn Sao La và phần mở rộng của Vườn quốc gia Bạch Mã. Dự án sẽ mang lại cơ hội sống sót và phát triển cho Sao La, loài động vật mới được phát hiện và đang nằm ở mức cực kỳ nguy cấp.

Page 44: Tiểu luận sinh thái học(1)

Ngoài ra, khu vực dự án triển khai cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như mang Trường Sơn, voọc ngũ sắc, vượn má trắng, và nhiều loài khác mới được phát hiện và chưa được công bố.Dự án “Bảo tồn Sao La và các loại thú móng guốc đặc hữu” này do WWF - Chương trình Việt Nam và Đại học Cambridge (Anh) tài trợ.

Việt Nam nhân bản được phôi nang sao la

Trong khi các nhà khoa học tại Viện INRA Jouy-en-Josas, Pháp thông báo nhân bản phôi sao la 6 ngày tuổi, thì tại Việt Nam, nhóm các cộng sự khoa học thuộc Phòng Công nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học, cũng đang nuôi phôi nhân bản 7-12 ngày tuổi từ các tế bào sao la trữ lạnh.

Tuy các phôi nang này dừng phân chia sau 10-12 ngày tuổi vì chưa có tử cung phù hợp để nuôi tiếp, nhưng kết

quả đã chứng tỏ thành công bước đầu trong công nghệ nhân bản của nước ta.

Tiến sĩ Bùi Xuân Nguyên, Trưởng phòng Công nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ VN), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trên thế giới, song song với phương pháp bảo tồn tại chỗ (in situ), còn có kiểu bảo tồn ex situ, nghĩa là bảo tồn tế bào, mô. Theo cách thứ hai này, người ta lấy các tế bào của sinh vật, cất trữ lạnh để phục vụ nhân giống. Tuy tại Đông Nam Á chưa chính thức có hệ thống bảo tồn áp dụng phương pháp thứ 2, nhưng chúng ta đã có ngân hàng đa dạng sinh học mini, đặt tại Phòng công nghệ Phôi. Đến nay ngân hàng đã có được tế bào của nhiều loài vật quý hiếm như sao la, mang lớn, gấu, hổ..."

Không phải đến bây giờ, mà từ năm 1999, nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào việc nhân bản sao la và năm 2000 đã có được phôi nang đầu tiên. Tuy nhiên, công trình chỉ thực sự đẩy nhanh từ năm 2003, khi có sự hỗ trợ của dự án French Biodiva do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ.

Tiến sĩ Nguyên, cho biết, công trình nhân bản sao la thuộc dự án French Biodiva có hai mục tiêu:

1- Giữ được nguồn gene và tạo phôi bằng phương pháp nhân bản vô tính

Phôi sao la 6 ngày tuổi.

Phôi sao la 11 ngày tuổi.

Page 45: Tiểu luận sinh thái học(1)

2- Nghiên cứu cơ bản về quá trình lập trình của phôi nhân bản (hoạt động của bộ gene trong quá trình phát triển của phôi) và các cơ chế liên quan đến miễn dịch sinh sản trên mô hình phôi này, từ đó tìm cách cấy vào loài gần với nó.

Mục tiêu 1 đã đạt được sau khi các nhà khoa học tại Pháp và Việt Nam cùng nhân bản ra phôi sao la. Mục tiêu 2 đang được triển khai ở Pháp, trong đó có việc lập ngân hàng phôi của sao la, cấy thử vào các loài bò và dê.

Từ lúc tạo phôi nang cho đến khi nhân bản được nguyên vẹn con sao la là cả một chặng đường dài. Tiến sĩ Nguyên cho biết, vì không có trứng sao la, nên nhóm nghiên cứu phải tạo ra phôi hỗn hợp, nghĩa là cấy tế bào sao la vào trứng trâu bò hay trứng dê. Phôi sao la nuôi trong môi trường nhân tạo có tốc độ phát triển như phôi bò (nghĩa là phát triển thành phôi nang ở giai đoạn 7-8 ngày tuổi). Chúng lớn đến 10-12 ngày tuổi thì bị thoái hóa nếu không có môi trường tử cung phù hợp để nuôi tiếp. Muốn có sao la con, nhóm nghiên cứu cần cấy phôi vào cơ thể sao la cái. Theo cách này, phôi sẽ có khả năng phát triển cao, vì nó mang chủ yếu ADN của sao la. Song hiện nay, việc có được một con sao la để cấy phôi không khả thi lắm. Vì thế, nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu cách thức để cấy phôi này vào các loài gần, như bò hoặc dê.

Tiến sĩ Nguyên giải thích, nhân bản sao la phức tạp hơn so với việc nhân bản các loài thú quý hiếm khác như bò gaur hay thậm chí cả bò xám, vì nếu có phôi của chúng người ta có thể cấy lên bò nhà, do chúng có họ hàng gần với nhau. Trong trường hợp sao la, xét về phân loại, đây là loài có vị trí giữa bò và dê, mặt khác, bản thân các đặc điểm sinh học của sao la như thời gian mang thai cũng còn chưa được biết rõ.

Trước mắt, trong khi chờ đợi kết quả cấy thử phôi sao la vào các loài khác tại Pháp, nhóm nghiên cứu tại Việt Nam đã tiến hành quan sát nhiễm sắc thể để kiểm chứng nghiên cứu trên phương diện tế bào học nhằm ổn định hóa quá trình tạo phôi của khỉ, sao la, bò... Các nhà khoa học cũng sẽ tìm cách lấy tế bào gốc của phôi sao la nhân bản. Việc này đã thực hiện được trên chuột và bò.

Tuy vậy, hy vọng có được một con sao la thực sự từ công nghệ nhân bản tại nước ta còn khá xa vời. Tiến sĩ Nguyên thừa nhận nghiên cứu nhân bản sao

Cá thể sao la cho tế bào.

Page 46: Tiểu luận sinh thái học(1)

la là một quá trình lâu dài. Ngoài ra, ông cũng cho biết, cần có những dự án quốc tế để hỗ trợ hoạt động này, chứ nếu chỉ dựa vào kinh phí và kinh nghiệm từ phía Việt Nam thì sẽ không khả thi.