134
NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP Nguyễn Sinh Huy – Trần Trọng Thuỷ Chương 1: KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP I. GIAO TIẾP VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾP A. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘ 1. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân và cả với sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung Trong diễn tiến của xã hội, các cá nhân có sự tác động qua lại với nhau, mỗi cá nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những hành vi xã hội thích hợp và hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những hành vi đó trong điều kiện xã hội mà họ đang sống. Nói theo quan điểm xã hội học thì đó chính là văn hoá xã hội, là các yếu tố đảm bảo cho sự hợp tác, sự chung sống của các cá nhân trong xã hội. – Giao tiếp có tính quần chúng (Mass Commumcation) hay còn gọi là truyền thông đại chúng (Mass Media) lại

Nhập Môn Khoa Học Giao Tiếp (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/29.NhapMonKhoaHocGiaoTiep.docxWeb viewNhập Môn Khoa Học Giao Tiếp (Word) - saomaidata.org

Embed Size (px)

Citation preview

NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP

NHẬP MÔNKHOA HỌC GIAO TIẾP

Nguyễn Sinh Huy – Trần Trọng Thuỷ

Chương 1: KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP

I. GIAO TIẾP VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾPA. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘ1. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xã hội hoá

của mỗi cá nhân và cả với sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chungTrong diễn tiến của xã hội, các cá nhân có sự tác động qua lại với

nhau, mỗi cá nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những hành vi xã hội thích

hợp và hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những hành vi đó trong điều kiện xã

hội mà họ đang sống.

Nói theo quan điểm xã hội học thì đó chính là văn hoá xã hội, là các yếu

tố đảm bảo cho sự hợp tác, sự chung sống của các cá nhân trong xã hội.

– Giao tiếp có tính quần chúng (Mass Commumcation) hay còn gọi là

truyền thông đại chúng (Mass Media) lại càng có vai trò và tác dụng quan

trọng trong xã hội hiện đại. Thuộc phạm vi này có báo chí, điện ảnh, phát

thanh, truyền hình, sách báo, áp phích…; thông qua các phương tiện ấy một

lượng thông tin văn hóa khổng lồ được chuyển tải tới mọi người. Siberinan

(1981) gọi chúng là những truyền bá tập thể, tức là Media. Theo ông, trước

khi tính đến giai đoạn Media, xã hội loài người đã trải qua giai đoạn văn hoá

nói (truyền miệng) và sau đó là giai đoạn văn hóa viết mà đỉnh cao là kỹ thuật

in. Kĩ thuật in vẫn giữ vai trò quan trọng giai đoạn Media, nhưng dần dần các

Kỹ thuật truyền thanh và truyền hình ngày càng có vai trò nổi bật.

Xã hội càng phát triển và càng tiến bộ thì con người càng chuyển

sang trạng thái mới của xã hội hoá và cá nhân hoá: một mặt người ta cảm

thấy mình ngày càng hội nhập, gắn với cộng đồng, nhân loại: Mọi việc xảy ra

trên toàn cầu như chiến tranh, xung đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, thiên tai,

nạn khủng bố… hầu như được tất cả mọi người chứng kiến và qua các

phương tiện truyền thông cảm nhận được sự liên quan…

Nhưng mặt khác, cũng lại do các phương tiện kỹ thuật truyền thông

(truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động…) mà chúng ta cảm thấy cuộc

sống mỗi cá nhân ngày càng biệt lập chia tách hơn trước với xã hội, với cộng

đồng. Theo Mom (1986) với kỹ thuật hiện đại, con người qua “giao tiếp công

nghệ” gắn mình với các nguồn văn hoá theo sự lựa chọn riêng và hầu như

sống ngoài xã hội sinh động.

Nhưng đôi khi toàn thế giới có thể đạt tới từng độ cao, các Media có

tính quần chúng như (báo chí, phát thanh, truyền hình…) đã gây sức ép xã

hội rất lớn đến mỗi cá nhân, thậm chí có thể xuyên tạc nhào nặn lại cả các

thông tin trước khi cung cấp cho mọi người. Khi còn có bất công trong xã hội,

các tổ chức độc quyền, lũng đoạn trong xã hội nắm các phương tiện này thì

các cá nhân sẽ mất tính độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động do chịu

ảnh hưởng ấy. Ngày nay nhân loại rất chú ý đến ảnh hưởng của truyền hình,

nhất là đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em.

Như vậy là các Media có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cá nhân, với

sự phát triển của văn hoá giáo dục nói chung. Trong xã hội hiện đại, chính

các Media chuyển tải các nội dung văn hoá và tạo ra cái gọi là “văn hoá quần

chúng”, ảnh hưởng tới sự phát triển chung.

Giao tiếp không lời (Nonverbal Communication) cũng có tác dụng

quan trọng. Đó là sự giao tiếp bằng các cử chỉ, các biểu hiện của cơ thể của

con người. Trong quá trình giao tiếp, sự vận động của cơ thể có chức năng

truyền đạt các nội dung thông tin, đồng thời biểu lộ các sắc thái xúc cảm, tình

cảm của con người từ các phía giao tiếp với nhau. Các dân tộc bán khai thiên

về lối giao tiếp không lời. Trong các công trình nghiên cứu gần đây người ta

cũng thấy ở các dân tộc với các nền vần hóa khác nhau cũng đều có những

biểu lộ xúc cảm (yêu thương, giận dữ, buồn bã, sợ hãi…), tuy mức độ và

cách biểu hiện có khác nhau (người châu Âu, châu Phi biểu lộ tình cảm sôi

nổi: trái lại người châu Á kín đáo, ít biểu lộ tình cảm ở nơi công cộng).

Trong công trình nghiên cứu giao tiếp của Birdwhistell, tác giả này đã

giả định là những tư thế, cử chỉ trong giao tiếp không lời là kết quả của sự lựa

chọn tự nhiên – nhưng các cử chỉ này tự nó không có ý nghĩa gì, mà chúng

chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong mối tương tác giữa các cá nhân. Trong

trường hợp này, văn hoá có vai trò rất quan trọng – bởi vì thông qua văn hóa,

người ta lựa chọn từ hàng ngàn cử động của thân thể để tạo thành hệ thống

giao tiếp (văn hoá) đúng với ý nghĩa của nó.

2. Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống con người

Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với người khác là một

nhu cầu có tính bắt buộc của con người.

Một người bình thường bao giờ cũng mong muốn có quan hệ với người

khác, nhất là khi có những nhu cầu riêng tư muốn được đáp ứng, thoả mãn

qua việc tương giao, ảnh hưởng lẫn nhau. Sự thành công trong sự nghiệp,

hạnh phúc gia đình, tình cảm bạn bè – tất cả đều tuỳ thuộc vào việc xây dựng

và duy trì các mối quan hệ giao tiếp với mọi người.

Giao tiếp chính là khía cạnh đặc biệt nhất, là tiềm năng thể hiện niềm

hân hoan, sự vui thích, hứng thú trong sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau tạo

cho nhau sự ấm cúng, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện mình trong mối

tương giao với người khác.

Tình bạn sâu sắc, đằm thắm trong cuộc sống đời thường, tuổi trẻ, quan

hệ tình yêu… tạo ra sự hoà nhập với người khác giới – tất cả chính là các

nhân tố thúc đẩy con người sống hoà hợp, gắn bó với nhau, cùng phấn đấu

cho mục đích chung, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và ngày càng đậm đà,

phong phú hơn.

Nói cụ thể hơn, cuộc sống của mỗi chúng ta có ngày càng hoàn chỉnh,

phong phú, có ý nghĩa và ta cảm thấy thoả mãn hay không là tuỳ thuộc vào

tính chất của các mối quan hệ giữa ta và người khác; điều đó nói lên rằng

trong cuộc sống của mỗi người, nếu chúng ta muốn có hạnh phúc cá nhân

đích thực thì phải tự khẳng định mình và thông qua các mối quan hệ với

những người khác mà góp phần xây dựng hạnh phúc chung của toàn xã hội.

Mối quan hệ giao tiếp giữa người và người, như trên đã nêu là rất thiết

yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau: tương giao,

quan hệ giúp chúng ta tích luỹ tri thức, hiểu thấu đáo về “thế thái nhân tình”;

giao tiếp, hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất

nhân cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hoà cân đối trong

cuộc sống vật chất và tinh thần.

Không thể hình dung sự phát triển nhân cách của mỗi người mà không

có sự phát triển đồng thời các phẩm chất, năng lực của cá nhân với sự phát

triển của người khác, bởi vì sự phát triển các mối tương quan này luôn luôn

diễn ra song song, phụ thuộc lẫn nhau.

Đặc biệt là đối với trẻ em; chúng cần được lớn lên, được nuôi dưỡng,

săn sóc và giáo dục trong mối quan hệ với gia đình; nhà trường và xã hội –

nhất là khi bắt đầu rời gia đình, vào học ở nhà trường. Ở đây, các mối quan

hệ giao tiếp với bạn bè, với mọi người đột ngột được mở rộng. Sau này lớn

lên khi đi làm, mối giao tiếp với xã hội, với những đống nghiệp của chúng ta

càng ngày càng mở rộng và phức tạp hơn. Nhìn chung từ gia đình, các bạn

bè cùng trang lứa, đồng nghiệp, thầy cô giáo mà con người lần lượt thu nhận,

thể nghiệm được các hiểu biết, các kỹ năng, hình thành được khả năng mới,

có thái độ rõ ràng, sâu sắc. Những điều này rất có ý nghĩa đối với sự phát

triển nhân cách của bản thân. Cùng với thời gian, và sự trưởng thành, số

lượng các quan hệ với những người mà chúng ta cần có quan hệ, giao tiếp

ngày càng đông càng phức tạp thêm mãi. Điều này cũng có nghĩa là nhờ giao

tiếp, và thông qua giao tiếp mà chúng ta xây dựng quan hệ lành mạnh với mọi

người xung quanh. Sự tăng trưởng và phát triển của chúng ta về tri thức, về ý

thức xã hội ở các mức độ nhất định được quyết định bởi tính chết của các

mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh và trên thực tế, bản sắc cá

nhân của mỗi người được hình thành trong quá trình quan hệ giao tiếp với

mọi người. Mỗi khi giao tiếp, tương tác với người khác, chúng ta có dịp quan

sát, ghi nhận các phản ứng, các thái độ phản hồi của họ, nhờ đó mà biết cách

tự tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá mình qua thái độ và cách nhìn nhận của họ

đối với bản thân ta một cách sinh động, chân thực và khách quan: khi được

đánh giá cao, ta thiên về sự phấn đấu để xứng đáng như vậy. Chúng ta sẽ có

dịp học hỏi những điều hay rút ra từ quan hệ giao tiếp với người khác, từ đó

tự tin hơn, tự khẳng định được mình. Hơn thế nữa khi chúng ta tìm hiểu thế

giới xung quanh – để có thể tin tưởng, phê phán cái gì là ảo tưởng cái gì là

chân lý, một phần chúng ta cũng học hỏi, rút ra được từ trong các quan hệ

giao tiếp mà củng cố nhận thức và cảm nghĩ của chính mình. Thậm chí cả khi

chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, ngâm một bài thơ, thưởng thức một áng văn,

một tác phẩm nghệ thuật, để có thể kiểm chứng cảm nghĩ và kiến thức của

mình, chúng ta đều cần phải trao đổi “thông tin” với người khác và tốt hơn cả

là chia sẻ cách hiểu, cách cảm ấy thông qua quan hệ giao tiếp với mọi người.

Ngay cả sức khoẻ và tâm lý của một người cũng cần được xây dựng

trên mối quan hệ tương tác với những người khác. Theo Johnson (1980), khả

năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau với

những người khác thường được xem như là sự biểu lộ sơ khởi của sức khoẻ

tâm lý. Một số người vì một vài lý do nào đó không thể xác định nổi mối quan

hệ giao tiếp với mọi người, thường có thái độ lo âu, suy nghĩ, bất lực và cô

đơn. Hầu như kỹ năng giao tiếp vụng về cũng là sự biểu lộ nguyên nhân của

tâm bệnh ở người.

Chúng ta, những người bình thường cần phải tham gia vào đời sống

cộng đồng, và thông qua các quan hệ giao tiếp giao lưu trong đời sống ấy mà

giữ lấy tâm hồn lành mạnh, tạo ra sự bình an trong cuộc sống. Các công trình

nghiên cứu về xã hội học y học cho thấy nhiều bệnh trầm trọng như bệnh tim

mạch, bệnh tâm thần… thường xảy ra nhiều hơn ở những người luôn luôn bị

cô lập, bị ức chế về tâm lý và có cuộc sống cô đơn không bình thường. Chính

“cuộc sống bình thường” mà chúng ta thường quan niệm đã được tạo ra nhờ

mối giao tiếp với người khác và tạo cho chúng ta cơ hội để đáp ứng lẫn nhau,

khẳng định nhau, trở thành con người có văn hoá, có sức khoẻ, có giá trị và

“bình thường”.

Với quan điểm hoà nhập, cởi mở hơn để xem xét mối quan hệ giao

tiếp và tác dụng của nó, chúng ta khẳng định rằng: sự tiến hoá và sự tồn tại –

phát triển có ý nghĩa của loài người luôn luôn gắn chặt với khả năng con

người đề xuất tạo lập và phát triển được mối quan hệ giao tiếp ổn định với

mọi người.

Theo con đường phát triển và tiến hoá, chúng ta được sinh ra, được

nuôi dưỡng và phát triển trong quan hệ gắn bó với mọi người thước hết ở gia

đình), được giáo dục bởi người khác về văn hoá – đạo đức, khoa học, ngôn

ngữ…, được học và rèn luyện một cách sáng tạo theo khuôn mẫu các giá trị

của xã hội, trong một nền văn hoá đích thực.

Nền tảng của mọi nền văn minh và của mọi xã hội được sáng tạo, lưu

truyền, phát triển thông qua khả năng loài người hợp tác với nhau, cùng phối

hợp hành động để đạt tới mục tiêu chung. Xã hội càng phát triển càng trở nên

phức tạp; ảnh hưởng tới đời sống xã hội của khoa học kỹ thuật càng mạnh

mẽ thì vai trò của giao tiếp giữa người và người càng có ý nghĩa sâu sắc và

mang tính nhân văn. Cho dù kinh tế phát triển, khoa học và công nghệ đem lại

mức sống và lối sống cao đến đâu thì con người vẫn phải hợp tác, liên kết với

nhau vì lợi ích, hạnh phúc chung, chia sẻ ngọt bùi, trao đổi với nhau về tài

nguyên, về sản vật, hàng hoá và cùng nhau làm lụng mưu cầu hạnh phúc cho

nhau vì một xã hội văn minh, hiện đại.

Cái khó nhất ở đây là chúng ta phụ thuộc vào nhau khá chặt chẽ, cho

nên lại cần trang bị cho nhau kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong giao

tiếp hàng ngày. Trong một xã hội tốt đẹp thì phần đông con người và hoạt

động của họ dường như dựa trên tình thương yêu đùm bọc, mến mộ nhau

giữa người và người.

Con người có bản chất là con người xã hội. Niềm hạnh phúc và sự

hoàn thiện của mỗi chúng ta phụ thuộc khá nhiều vào khả năng xây dựng

quan hệ tốt đẹp và biết giao tiếp với người khác một cách có định hướng, có

hiệu quả. Nếu thật sự có tính nhân loại, có tính hướng thiện ở con người thì

các tính đó trước hết phải thể hiện thông qua sự hội nhập vào các nền văn

hoá của những con người, nhờ đó thể hiện được bản sắc, bản lĩnh người của

mình, trước hết xuất phát từ việc giao tiếp và thông qua giao tiếp. Rất nhiều

từ ngữ, thể hiện mối tương quan này, phản ánh tính chất của các quan hệ

trong giao tiếp như lòng tử tế, lòng nhân từ, đức khoan dung, sự suy xét, tính

dịu dàng, tình yêu sự thông cảm, sự quan tâm, sự đáp ứng, sự tế nhị trong

quan hệ – tất cả vừa là đạo đức, vừa mang tính nhân đạo cao.

Hướng vào việc xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng văn minh”, trước hết chúng ta phải xây dựng được quan hệ đoàn

kết, gắn bó và hợp tác với nhau coi trọng vai trò của giao tiếp.

B. CÁC QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ GIAO TIẾPTrước đây, trong một thời gian dài, giao tiếp chỉ được xem như là một

phạm trù của triết học duy tâm nghiên cứu về hoạt động giao tiếp giữa người

với người, qua đó cái “tôi” được biểu lộ ở người khác.

Giao tiếp được nghiên cứu đầy đủ trong Chủ nghĩa hiện sinh của

Iaxpecxơ Cáclơ (1883 – 1969) đại diện cho những người theo chủ nghĩa hiện

sinh Đức. Ông là bác sĩ tâm thần, sau chuyển sang nghiên cứu triết học) và

theo chủ nghĩa nhân cách Pháp hiện nay.

Về lịch sử, thuyết giao tiếp được hình thành để đối lập lại thuyết “khế

ước xã hội” bắt nguồn từ phong trào khai sáng (trào lưu chính trị xã hội chủ

trương thay đổi xã hội hiện tại).

Những người theo thuyết giao tiếp như Iaxpecxơ, O. Bonnốp, E.

Muniê… nhấn mạnh rằng khế ước xã hội về cơ bản chỉ “là một sự thoả thuận,

một sự hợp đồng trong đó những người tham gia bị hạn chế bởi những lời

cam kết từ hai phía; họ chỉ tự giác và hiểu nhau dưới ánh sáng của các lời

cam kết này, tức là một cách trừu tượng, không có cá tính” (Từ điển Triết

học).

Khế ước – theo họ đó là một liên hệ dựa trên sự chia tách thực tế của

những con người. Còn giao tiếp thì được xem là một sự lệ thuộc lẫn nhau

được thiết lập một cách tự giác và đối lập lại khế ước.

Biện pháp để xác lập sự giao tiếp là tranh luận và trong quá trình này,

người ta thấy rõ ràng các tiêu chuẩn tư duy được mọi người thừa nhận lại

chia tách họ ra, còn những điều làm họ gắn bó nhau lại là ở chỗ họ khác nhau

mỗi người mỗi vẻ. “Mỗi người mỗi vẻ” thật ra là những điều sợ hãi, lo lắng và

băn khoăn chủ quan được che đậy công phu, trong đó con người theo cách

riêng của mình, rút cuộc lại chỉ thấy mình trên thực tế bị lệ thuộc vào một tập

đoàn xã hội nhất định trong xã hội hiện tại.

Do đó tranh luận chẳng qua là để làm rõ tính chất lệ thuộc ấy và học

thuyết về giao tiếp phải tìm ra mối liên hệ có tính biện chứng giữa những “con

người xã hội” với nhau.

Hoạt động giao tiếp thật ra vốn tồn tại trong đời sống xã hội từ khi xã

hội loài người xuất hiện. Trong các lễ hội, hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá

các miền cổ đại (La Mã, Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á…), các dân

tộc đã có những giao lưu văn hoá còn được ghi nhận trong các văn vật, trong

các truyền thuyết, trường ca cổ đại (trường ca Iliát Ôđixê; Kinh thi, Trường ca

Đam San…).

Những hình thức giao lưu, giao tiếp về văn hoá, kinh tế gắn liền với

trình độ văn minh và quá trình phát triển tiến bộ của xã hội loài người.

Ngày nay, vận dụng triết học duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, chúng ta đi đầu nghiên cứu về giao tiếp tìm ra những yếu tố hợp lý để

phát triển, tiếp cận với nhu cầu phát triển và tiến bộ của xã hội hiện nay.

Tất nhiên chúng ta vừa gạt bỏ các định kiến hẹp hòi đối với việc nghiên

cứu về giao tiếp trước đây nhưng mặt khác, vừa thừa nhận rằng nhiều tác giả

ở thế kỉ 18 chủ trương làm thay đổi phong tục, tập quán, chính trị… bằng

cách phổ biến cái thiện, chính nghĩa và khoa học. Đại diện cho họ là Vônte,

Rútxô, Môngtextkiơ, Hécde, Letinh, Silơ, Gớt… Đây là phong trào có ảnh

hưởng lớn đến các quan điểm xã hội ở Tây Âu hồi đó cho rằng giao tiếp giữa

người và người là nhu cầu nảy sinh gắn liền với những điều kiện lịch sử phát

triển của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Những yếu tố như thời gian, không gian, các thể chế xã hội, phong tục

tập quán trong một xã hội… luôn luôn quy định phạm vi mức độ của các hoạt

động giao tiếp.

Như vậy, cũng như hoạt động văn hoá, sự giao tiếp của con người luôn

luôn mang tính chất lựa chọn, kế thừa và phát triển những thành tựu, tinh hoa

của các thế hệ đi trước truyền lại và góp phần xây dựng nên nền văn hoá

cũng như trình độ văn minh của một dân tộc, một quốc gia.

Nghiên cứu về giao tiếp để lĩnh hội hết ý nghĩa, nội dung sâu xa của nó

phải gắn liền với việc nghiên cứu về lịch sử văn hoá, về văn hoá học nói

chung.

II. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬNA. KHÁI NIỆM GIAO TIẾPTrong những lúc thức tỉnh, con người thường xuyên đang giao tiếp theo

những cách khác nhau và trong những môi trường khác nhau, vừa gửi và vừa

nhận các thông điệp. Người lớn sử dụng 42,1% tổng số thời gian giao tiếp

bằng ngôn ngữ của mình cho việc lắng nghe, trong khi đó sử dụng 31,9% thời

gian giao tiếp của mình cho việc nói. Chỉ có 15% thời gian giao tiếp của chúng

ta dành cho việc đọc và 11% cho việc viết. (Paul Tory Rankin, 1930).

Hằng ngày, bạn có thể nói chuyện vôi các bạn bè của mình, lắng nghe

các thành viên trong gia đình, nhận được các thư từ, quan sát và phản ứng

với các cử chỉ, điệu bộ và nét mặt của những người khác, thậm chí tiếp tục

các cuộc “trò chuyện” với bản thân mình. Bạn – giống như mọi người – là một

con người giao tiếp. Mỗi ngày, tuỳ theo những khả năng của mình chúng ta

nói, lắng nghe, viết, đọc suy nghĩ và giải thích các thông điệp. Không có

những khả năng này thì chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ mà loài người đã tạo ra

cho chúng ta.

Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ

định, có ý thức hay không ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được

biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp

của con người được diễn ra ở các mức độ: trong con người (intrapersonal),

giữa con người với con người (interpersonal) và công cộng (public). Giao tiếp

của con người là một quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch tác động

qua lại và có tính chất ngữ cảnh. (David K. Berlo, 1960).

Giao tiếp trong con người xảy ra trong bản thân con người. Nó gồm các

hoạt động như quá trình suy nghĩ (tư duy), ra quyết định cá nhân và xác định

khái niệm về bản thân. Giao tiếp giữa con người với con người là sự giao tiếp

mà từ đó những người tham gia trao đổi các cảm xúc và tư tưởng với nhau.

Các hình thức của giao tiếp giữa con người với con người là nói chuyện,

phỏng vấn và thảo luận theo nhóm nhỏ. Giao tiếp công cộng có đặc điểm là

một người nói gửi một thông điệp cho một đám đông thính giả. Giao tiếp công

cộng có thể là trực tiếp như: một thông điệp mặt đối mặt mà người nói chuyển

tới một đám đông thính giả, hoặc là gián tiếp như: một thông điệp nhận được

thông qua một phương tiện truyền thông đại chúng như radio hay tivi.

Giao tiếp của con người là một quá trình năng động bởi vì nó thưởng

xuyên ở trong trạng thái thay đổi. Vì thái độ, kì vọng, cảm xúc và tình cảm của

các cá nhân đang giao tiếp thay đổi, nên bản chất của sự giao tiếp của họ

cũng thay đổi.

Giao tiếp là một quá trình liên tục bởi vì nó không dừng lại. Dù là đang

ngủ hay thức dậy, mỗi chúng ta đều đang chế biến các tư tưởng và thông tin

qua các giấc mơ, sự suy nghĩ và biểu cảm của chúng ta. Bộ não của chúng ta

còn hoạt động thì chúng ta còn đang giao tiếp.

Giao tiếp là một quá trình bất thuận nghịch (không đảo ngược được).

Một thông điệp vừa mới được gửi đi là nó không thể bị huỷ bỏ. Điều vừa mới

được hé miệng ra, một cái nhìn thoáng qua đầy ý nghĩa vừa mới được ghi

nhận, hay một lời nói đầy tức giận vừa trót thốt ra… đều không thể xóa bỏ

được. Chúng ta có thể xin lỗi hay phủ nhận, nhưng điều đó không trừ khử

được những gì đã xảy ra.

Giao tiếp là một quá trình tác động qua lại. Chúng ta thường xuyên tiếp

xúc với người khác và với bản thân mình. Người khác phản ứng lại những lời

nói và hành động của ta, và mỗi chúng ta cũng phản ứng lại lời nói và hành

động của chính mình. Lần lượt, chúng ta phản ứng với những phản ứng đó.

Như vậy là, một chu kì các hành động và phản ứng trở thành cơ sở cho sự

giao tiếp của chúng ta.

Quá trình giao tiếp đầy phức tạp này có tính chất ngữ cảnh, bởi vì một

phần kinh nghiệm của cả nhân loại là rất lớn. Sự phức tạp của giao tiếp nói

lên rằng, với tư cách là những người giao tiếp, chúng ta phát triển sự nhận

thức và các kỹ xảo để hoạt động một cách có hiệu quả theo kinh nghiệm đó.

Với tư cách là những người giao tiếp, chúng ta tham gia vào quá trình này

của loài người cả trong lĩnh vực nghề nghiệp, lẫn cả trong lĩnh vực cuộc sống

cá nhân của mình.

Nội dung giao tiếp: Con người trao đổi những gì với nhau trong quá

trình giao tiếp? Giao tiếp có mặt trao đổi thông tin, thông điệp. Nội dung của

các thông tin, thông điệp đó tạo thành nội dung giao tiếp. Giao tiếp của con

người có những nội dung sau:

Các trí thức khoa học và đời sống. Chẳng hạn, giáo viên truyền thụ cho

sinh viên những kiến thức chuyên môn; Cha mẹ bồi dưỡng cho trẻ thơ những

hiểu biết về đời sống xã hội, tự nhiên…

Các kỹ năng, kỹ xảo. Ví dụ, giáo viên dạy nghề truyền thụ cho học viên

những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cụ thể trong quá trình đào tạo họ.

Nội dung giao tiếp cũng có thể là con người: bề ngoài, các đặc điểm

tính cách của họ, cung cách hành vi của họ v.v… Chúng ta gặp bạn bè, người

thân, chúng ta phấn khởi, vui mừng được trông thấy nhau, được ở bên nhau,

“được thở hít chung một bầu không khí”.

Công việc, nhiệm vụ, sự thực hiện và giải quyết các nhiệm vụ đó của cá

nhân, nhóm hay tập thể cũng là một nội đung giao tiếp hàng ngày. Các cán bộ

giảng dạy thảo luận về kế hoạch giảng dạy của năm học chẳng hạn, là một ví

dụ về loại nội dung giao tiếp này.

Quan hệ và quan hệ qua lại được thực hiện trong giao tiếp cũng là nội

dung đặc biệt của giao tiếp, đem lại cho nó một bản sắc độc đáo, quyết định

các phương tiện và cung cách giao tiếp. Toàn bộ hệ thống giao tiếp của cá

nhân phụ thuộc vào chỗ các mối quan hệ qua lại đã được hình thành như thế

nào.

Tất cả những điều kể trên chỉ là những dấu hiệu đặc trưng riêng lẻ của

nội dung giao tiếp. Các đề tài giao tiếp cụ thể ở mỗi người thì có nhiều và đề

tài giao tiếp càng phong phú, đa dạng thì phạm vi giao tiếp của con người

càng lớn, nhân cách của họ càng phong phú, súc tích.

Các chức năng của giao tiếp. Trong cuộc sống con người, giao tiếp

thực hiện các chức năng quan trọng. Đó là:

Tổ chức hoạt động phối hợp cùng nhau của con người. Con người

luôn luôn cần có sự giúp đỡ của người khác. Họ luôn luôn sống, hoạt động

bên cạnh những người khác và cùng với những người khác. Ngay từ đầu đã

bộc lộ mối liên hệ duy vật giữa con người với nhau. Mối liên hệ này là do

những nhu cầu và phương thức sản xuất quyết định. “Từ lúc đầu loài người

đã phải đấu tranh với tự nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa

nắng… Muốn thắng lợi thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông

người, tức là của tập thể, của xã hội. Riêng lẻ từng cá nhân thì nhất định

không thể thắng nổi tự nhiên, không sống được” (Hồ Chí Minh). Không có

giao tiếp thì con người không thể trao đổi kinh nghiệm, thống nhất mục đích,

phương pháp hành động được, do đó hoạt động phối hợp cùng nhau cũng

không thể có được.

Làm cho con người nhận thức được lẫn nhau (Xem mục “Tri giác xã

hội” ở Chương III).

Hình thành và phát triển các mối quan hệ liên nhân cách. Đây là chức

năng quan trọng và phức tạp nhất. Sự phân tích chức năng này đòi hỏi phải

có sự nghiên cứu phức hợp không phải chỉ của Tâm lý học, Xã hội học, Đạo

đức học, mà cả Kinh tế học nữa. Các quan hệ đồng chí bạn bè, hay ngược

lại, thù địch, căm thù v.v… được hình thành như thế nào? Cơ chế tâm lý của

các hiện tượng đó ra sao. Vai trò của chúng trong sự phát triển của cá nhân

như thế nào?

– Hai chức năng trên được thực hiện như thế nào phụ thuộc Vào

những mối quan hệ được hình thành giữa những người giao tiếp với nhau.

(Xem mục “Quan hệ liên nhân cách” ở Chương III).

– Trong hành động giao tiếp trực tiếp thực tế thì tất cả chức năng kể

trên được thể hiện một cách thống nhất. Đồng thời chúng được thể hiện thế

này hay thế kia đối với mỗi người tham gia giao tiếp theo những cách khác

nhau. Ví dụ, đối với người này thì hành động giao tiếp được bộc lộ như là sự

truyền tin, đối với người khác lại bộc lộ trong chức năng giải toả xúc cảm

căng thẳng. Các chức năng tổ chức hoạt động phối hợp, tri giác lẫn nhau và

quan hệ liên nhân cách cũng không giống nhau đối với những người tham gia

giao tiếp.

Đến đây chúng ta thấy rõ giao tiếp là một phương thức thể hiện của

bản chất người, chính trong giao tiếp và chỉ thông qua giao tiếp bản chất

người của chúng ta mới được thể hiện. Được hình thành trong quá trình lao

động; giao tiếp là tiền đề tất yếu, quyết định sự nảy sinh –và phát triển của

hình thái hoạt động tâm lý đặc trưng của con người – ý thức. Chức năng khởi

đầu của ý thức con người là chức năng định hướng trong môi trường xung

quanh con người, thiết lập mối liên hệ với các sự vật được lôi kéo và phạm vi

hoạt động của họ, với những người khác.

Cùng với ý thức, ngôn ngữ cũng là sản phẩm của giao tiếp, nó nảy sinh

để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của con người nhằm mục đích thống

nhất các nỗ lực của mình và tác động qua lại có hiệu quả nhất.

Giao tiếp là điều kiện tồn tại và là nhu cầu hữu cơ của con người. Khi

mới ra đời, trẻ sơ sinh là một thực thể bất lực Nếu không được giao tiếp với

người lớn, những người nuôi dưỡng, thì đứa trẻ không tồn tại được, càng

không thể phát triển được. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã

hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự không thoả mãn nhủ cầu

này sẽ gây nên ở con người – thuộc bất kì lứa tuổi nào “những trải nghiệm

tiêu cực, những sự lo âu, chờ đợi một cái gì không hay xảy ra mặc dù không

có gì đe doạ họ cả”. Con người là nhu cầu quan trọng nhất của con người.

Con người sẽ mất mát nhiều, nếu họ không thể so sánh. mình với người

khác, không thể trao đổi những ý nghĩ của mình với ai, không thể hướng tới

một ai được. Căm thù một ai đó còn tốt hơn sống cô độc… Sự thờ ơ, lãnh

đạm, cũng như thái độ dửng dưng có khác nào như chết vậy” (R. Noibert).

B. CÁC CÁCH TIẾP CẬN HIỆN TƯỢNG GIAO TIẾPPhần trình bày ở trên đã cho thấy giao tiếp là một quá trình phức tạp,

nhiều mặt, nhiều mức độ của sự tác động qua lại về mặt tâm lý – xã hội giữa

con người với con người. Trong giao tiếp có các mặt: trao đổi thông tin, tác

động lẫn nhau, nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Do đó có nhiều cách tiếp cận

đối với hiện tượng giao tiếp.

Trước hết giao tiếp là một vấn đề của Tâm tý học (tâm lý học đại

cương, tâm lý học xã hội). Trong quá trình giao tiếp, con người có sự tiếp xúc

tâm lý thực sự với nhau, hình thành các mối quan hệ và quan hệ liên nhân

cách với nhau. Giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản của con người, là điều

kiện của sự tồn tại và phát triển con người như là một nhân cách. Mặt cơ bản

nhất của giao tiếp chính là nhu cầu về sự quan tâm, sự thiện chí, sự hiểu biết,

cảm thông, tán đồng… nghĩa là nhu cầu về sự tiếp xúc tình cảm với người

khác. Tất cả những vấn đề đó là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học.

Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng đặc trưng của con

người. Trong giao tiếp con người sử dụng cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết

và cả phương tiện tiếp cận ngôn ngữ (giọng nói – paralanguage). Do vậy giao

tiếp cũng được Ngôn ngữ học nghiên cứu, với các khía cạnh ngôn ngữ trong

quá trình giao tiếp của con người.

Trao đổi thông tin là một mặt không thể thiếu được của giao tiếp. Trong

quá trình giao tiếp, con người gửi và nhận các thông điệp – thông tin với

nhau. Các thông tin này được người gửi mã hoá và người nhận giải mã theo

một hệ thống ký hiệu nhất định. Vì vậy, hiện tượng giao tiếp cũng được xem

xét, khảo cứu từ góc độ của lý thuyết thông tin.

Giao tiếp của con người diễn ra trong những môi trường văn hoá, trong

những nền văn hoá nhất định. Trong mỗi nền văn hoá đó, con người sử dụng

một thứ tiếng nhất định, một hệ thống các phương tiện phi ngôn ngữ nhất

định để giao tiếp. Giữa các nền văn hoá khác nhau cũng có sự giao tiếp với

nhau. Mặt khác, để phát triển những mối quan hệ giữa con người với con

người một cách tốt đẹp, để sự giao tiếp của mỗi người có hiệu quả, cộng

đồng cũng như mỗi cá nhân cũng cần phải có một văn hoá giao tiếp nhất

định. Như thế, giao tiếp còn được tiếp cận từ góc độ Văn hoá học.

Xã hội học cũng nghiên cứu hiện tượng giao tiếp ở góc độ đây là một

hiện tượng mang bản chất xã hội và chức năng xã hội.

Cuối cùng, giao tiếp cũng còn là đối tượng nghiên cứu của triết học, vì

triết học là một khoa học bao trùm lên các khoa học, nó nghiên cứu các

nguyên tắc tư tưởng, nguyên tắc phương pháp luận trong việc nghiên cữu

giao tiếp như là một nhân tố của hoạt động sống của con người và một

phương thức thể hiện của bản chất người.

Tóm lại, giao tiếp không phải là đối tượng nghiên cứu của riêng một

ngành khoa học nào cả. Với tính chất nhiều mặt, nhiều mức độ và phức tạp

của mình, giao tiếp là một đối tượng khoa học liên ngành: tâm lý học đại

cương và tâm lý học xã hội, tâm lý học và xã hội học, tâm lý học và ngôn ngữ

học, tâm lý học và lý thuyết thông tin v.v…

III. CẤU TRÚC CỦA HÀNH VI GIAO TIẾPA. MÔ HÌNH GIAO TIẾPTrong quá trình giao tiếp phức tạp của con người, để có thể nhận dạng

được các bộ phận cấu thành của nó là vấn đề không đơn giản. Ngoài ra:

chúng ta còn phải hiểu cả sự ăn khớp những thành tố đó. Có một cách thông

dụng để làm việc đó là xem xét quá trình giao tiếp thông qua một mô hình mà

nó có thể minh hoạ được các nhân tố khác nhau có liên quan nhau như thế

nào.

Bất cứ một mô hình nào cũng phải đơn giản, hơn nữa, giao tiếp không

có sự bắt đầu và kết thúc một cách rõ ràng mà một mô hình có thể gợi nên.

Tuy vậy, mặc dù có những giới hạn này, các mô hình vẫn có thể giúp chúng

ta thấy được các thành tố của giao tiếp một cách tổng quan, để có thể phân

tích và hiểu được chúng.

Mặc dầu có nhiều cách mô tả hành vi giao tiếp, chúng tôi chọn 3 cách

để minh hoạ cho quá trình giao tiếp: mô hình tuyến tính, mô hình tác động

qua lại và mô hình giao dịch.

1. Mô hình tuyến tính về giao tiếpCông trình lý thuyết ban đầu về giao tiếp bằng ngôn ngữ đã được thở

ra từ các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại những người quan tâm đến

việc đào tạo các nhà hùng biện một cách đúng đắn. Vì lý do này, các học

thuyết ban đầu về giao tiếp đã nhấn mạnh đến vai trò của diễn giả trước quần

chúng, chúng phản ánh cái có thể được gọi là quan điểm một chiều về giao

tiếp, cho rằng một người có thể thực hiện những hành động nhất định theo

một trình tự nhất định trong khi phát biểu và gợi ra những câu trả lời nhất định

theo mong muốn từ phía thính giả. Điều này cớ thể được biểu đạt là mô hình

tuyến tính (một chiều) về giao tiếp (xem H.1).

Theo mô hình này thì diễn giả mã hoá một thông điệp và gửi nó tới

người nghe thông qua một hay nhiều kênh giác quan. Người nghe, sau đó,

tiếp nhận và giải mã thông điệp này. Ví dụ, sau khi bạn mua một cái máy tính,

bạn nghe thông điệp ghi ở trong băng của nhà sản xuất. Đĩa này giải thích

cách nhét đĩa điều hành hệ thống và bật máy tính như thế nào. Khi bạn làm

theo hướng dẫn đó và máy tính hoạt động thì quá trình giao tiếp đã thành

công.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng mặc dù thường là cần thiết, nhưng việc

giao tiếp một chiều có hiệu quả hạn chế. Để minh hoạ điều này, ta hãy xét

một ví dụ khác. Hùng (người nói) nói rằng “Xin hãy đặt quyển sách lên bàn”.

Sau đó anh ta quay lại và ra khỏi phòng. Hoa (người nghe) có một giá

sách trước mặt, nhưng không đoán chắc được là cuốn sách nào cần phải đặt

lên bàn.

Trong ví dụ này, Hùng đang tạo ra một sự thừa nhận khá thông

thường. Rất nhiều người cho rằng nếu họ nói (hoặc viết) cái gì đó thì việc gửi

thông điệp này là toàn bộ sự giao tiếp. Nhưng sự ngộ nhận theo một nguồn

này đã “bỏ qua vai trò quan trọng của người nghe trong việc phúc đáp (và do

đó tác động) đến người gửi và thông điệp để cung cấp sự phản hồi. Sự phản

hồi này có thể cho phép người gửi kiểm tra để biết liệu cái mệnh lệnh có

được hiểu không, cách giải quyết có được chấp nhận không, thông điệp có rõ

ràng không, kênh có được mở không” (Roy Berco, Andrew Wolvin and Ray

Curtis, 1986).

Bất cứ khi nào có thể thì những người giao tiếp cũng nên cố gắng giao

tác với nhau để có thể phát hiện ra sự giao tiếp của họ thực sự có hiệu quả

như thế nào. Ví dụ sự phân tích của Hùng về số hiệu của những cuốn sách

sẵn có để chọn có lẽ đã dẫn đến kết luận rằng nó cần phải cụ thể hơn. Hơn

nữa, nó có lẽ đã một câu hỏi như “Bạn có biết tôi muốn cuốn sách nào

không?”. Hoặc anh ta có thể đợi cho đến khi Hoa đặt cuốn sách xuống để

thấy rõ liệu cô ấy đã hiểu anh thưa? Nếu cô ấy không hiểu thì sau đó anh ta

có thể sửa lỗi của mình bằng cách nêu cụ thể hơn trong cách hướng dẫn của

mình.

Khi không thể mở ra mối giao tác để phát hiện như phải có, chẳng hạn

đối với người phát tin trên đài phát thanh hoặc vô tuyến, phóng viên báo chí

và tác giả các cuốn sách, thì cần phải lưu ý đặc biệt đến việc phân tích trước

về thính giả để người giao tiếp / nguồn có thể cố gắng sử dụng ngôn ngữ

thích hợp nhất, cũng như làm rõ các ví dụ, làm sáng sủa các cấu trúc để tránh

“tiếng ồn” trong giao tiếp.

2. Mô hình tác động qua lại về giao tiếpMô hình tuyến tính về giao tiếp không tính đến mọi biến thiên, mọi đổi

thay trong quá trình giao tiếp. Dĩ nhiên đây là một mô hình “người nói – người

nghe” đơn giản. Vì nguyên nhân này, một số nhà khoa học ban đầu về hành

vi, chịu ảnh hưởng của các nghiên cứu trong tâm lý học, đã mở rộng ý niệm

về quá trình này thành cái mô tả sự liên hệ qua lại lớn hơn và chứng minh

động lực, bản chất đang diễn ra của giao tiếp. Mô hình tác động qua lại về

giao tiếp được trình bày ở Hình 2.

Trong mô hình này thì nguồn mã hoá thông điệp và gửi nó tới người

nhận thông qua một hay nhiều kênh giác quan. Người nhận tiếp nhận và giải

mã thông điệp này như trong giao tiếp tuyến tính, nhưng sau đó có sự khác

biệt lớn: người nhận mã hoá phản hồi (một phản ứng hay các phản ứng) và

gửi phản hồi này tới nguồn, vậy là quá trình trở thành hai chiều. Rồi sau đó,

nguồn giải mã thông điệp phản hồi căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi

và phản hồi đã được nhận, sau đó nguồn mã hoá một thông điệp mới thích

ứng với phản hồi nhận được (sự thích ứng). Ví dụ Hùng nói với Hoa: “Xin hãy

đưa cho tôi cuốn sách”. Hoa nhìn vào chồng sách ở trước mặt cô ta và nói:

“Quyển nào?” (phản hồi). Hùng trả lời: “Quyển đỏ trên đỉnh chồng sách” (sự

thích ứng).

Quan điểm này về giao tiếp đã tính đến những ảnh hưởng của nhiều

phúc đáp của người nhận. Quan điểm này cho rằng một quá trình, trong

chừng mực nào đó, là vòng quanh: gửi và nhận, gửi và nhận và cứ như thế

tiếp tục…

3. Mô hình giao dịch về giao tiếpBây giờ, một số nhà chuyên môn cho rằng việc giao tiếp không thể đơn

giản quy rút lại thành một quá trình “kích thích và phản ứng” như là các mô

hình tuyến tính và tác động qua lại đưa ra. Quan điểm này ủng hộ ý kiến cho

rằng giao tiếp là một sự giao dịch mà trong đó nguồn và người nhận đóng

những vai trò có thể hoán đổi được cho nhau trong suốt hoạt động giao tiếp.

Như vậy là không dễ dàng xây dựng nên một mô hình thật rõ ràng, dứt khoát

của quá trình: Hình 3 minh hoạ một mô hình giao dịch về giao tiếp.

Trong mô hình này, tiêu biểu cho những gì mà chúng ta biết cho đến

giờ về giao tiếp là những thay đổi được phát hiện đồng thời trong cả hai

người giao tiếp. Người giao tiếp A mã hoá một thông điệp và gửi nó đi. Người

giao tiếp B, sau đó, mã hoá phản hôi gửi tới người giao tiếp A, người giải mã

nó. Nhưng những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hoá

và giải mã có thể xảy ra đồng thời. Là những người nói, chúng ta có thể gửi

một thông điệp phản hồi phi ngôn ngữ từ người nghe của chúng ta. Sự mã

hoá và giải mã này có thể xảy ra liên tiếp trong suốt quá trình giao tiếp. Bởi vì

chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp một lúc, nên mô hình này là đa

hướng. Hãy chú ý rằng, một người không được gắn nhãn như là nguồn và

người kia như là người nhận, thay vào đó cả hai người giao tiếp khoác lấy vai

trò của người gửi và người nhận trong sự giao dịch (chuyển đổi vai trò). Như

vậy, mô hình này gần như đại diện cho việc giao tiếp đồng thời.

Hùng (nguồn) nói “Anh yêu em”;

trong khi

Hùng (người nhận) thì nhìn Hoa đi khỏi khi anh nói với cô ấy;

trong khi

Hoa (nguồn) đi khỏi chỗ Hùng;

trong khi

Hoa (người nhận) nghe thấy: “Anh yêu em”

trong khi

Hoa (nguồn) dừng lại, quay đi, cau mày và nói:

“Em không chắc anh như vậy”;

trong khi

Hoa (người nhận) nhìn Hùng gật đầu và đi lại chỗ cô ta khi cô ta nói;

trong khi

Hùng (người nhận) nghe thấy những lời cô ta;

trong khi

Hùng (nguồn) gật đầu và đi lại chỗ cô ta khi cô ta nói.

* So sánh các mô hình

So sánh 3 mô hình này trong hành động sẽ cho ta hiểu chúng khác

nhau như thế nào. Hãy bắt đầu với kịch bản sau:

Một người điều hành các quan hệ quần chúng của một công ty lớn trình

bày một bài phát biểu trên vô tuyến từ phòng quay thông tin đại chúng của trụ

sở chính, đến các nhân viên maketing ở các văn phòng khác nhau trên khắp

cả nước. Đây là một ví dụ của mô hình về giao tiếp tuyến tính.

Tiếp đến, người điều hành cũng trình bày giống như vậy tại phòng của

ban lãnh đạo công ty. Cô ta nói chính xác theo bản thảo mà cô ta đã chuẩn bị,

chẳng phải mất công tìm bất kì một phản hồi nào. Rồi theo bài phát biểu cô ta

liệu có câu hỏi nào không? Một trong các thành viên của ban lãnh đạo hỏi một

câu hỏi và câu đó được trả lời. Điều này chứng minh mô hình tác động qua lại

về giao tiếp. Sau đó nhân viên bán hàng bước vào phòng. Người điều hành

các quan hệ quần chúng bắt đầu nói. Khi cô ấy nói thì một người bán hàng

hỏi một câu hỏi. Trong lúc câu hỏi đang được nêu ra, người nói gật đầu. Cô

ấy, sau đó, đồng ý bằng lời với người bán hàng. Trong lúc chuyện này xảy ra,

người bán hàng cũng gật đầu, chỉ báo rằng anh ta đã hiểu điều vừa được giải

thích và nói: “Tôi đã hiểu”. Đây là một ví dụ về một mô hình giao dịch (hoán

chuyển vai trò) của giao tiếp.

B. CÁC THÀNH TỐ CỦA HÀNH VI GIAO TIẾPĐể hiểu rõ quá trình giao tiếp phức tạp, ta hãy xem xét chi tiết các

thành tố của hành vi giao tiếp.

1. “Người giao tiếp / nguồn” và thông điệpNhư được minh hoạ ở Hình 4 (tr. 31), quá trình giao tiếp bắt đầu khi

“người giao tiếp / nguồn” bị kích thích một cách có ý thức hay không có ý thức

bởi một sự việc, một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Xuất hiện nhu cầu

gửi thông điệp đi sau khi đã dùng trí nhớ để tìm ra thứ “tiếng” (ngôn ngữ hay

phi ngôn ngữ) thích hợp để mã hoá thông điệp: Các nhân tố như sự tri giác,

các kỳ vọng, thái độ và trạng thái cơ thể đều có ảnh hưởng đến việc gửi

thông điệp.

Quá trình giao tiếp rất phức tạp, bởi vì nó mang tính chất ký hiệu, sử

dụng một thứ “ngôn ngữ” nào đó để đại diện cho các khách thể và ý tưởng

mà chúng ta đang giao tiếp. Không may, các ký hiệu có thể không được hiểu.

Ví dụ, một kỹ sư hàng không phải lựa chọn thứ “tiếng” của mình một cách cẩn

thận để nói cho một ai đó không am hiểu về nguyên tắc của vận tốc gió. Các

từ ngữ quá chuyên sâu về mặt kỹ thuật có thể làm rối trí người giao tiếp –

người nhận và làm cho họ không hiểu được.

2. KênhCác thành tố của giao tiếp (theo Berko, Wolvin và Wolvin)

Người giao tiếp / nguồn

1. Những cảm nhận do ý tưởng

hay nhu cầu giao tiếp gây nên

2. Lựa chọn cách truyền thông

Người giao tiếp / người nhận

1. Những cảm nhận do kích thích

hay nhu cầu giao tiếp gây nên

2. Tiếp nhận ký hiệu (mã) dưới

thông điệp bằng ký hiệu ngôn

ngữ (mã)

3. Sử dụng trí nhớ và kinh

nghiệm cũ để tìm ra ký hiệu

ngôn ngữ nhằm truyền thông

thông điệp (mã hoá)

dạng méo mó

3. Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm

cũ để gắn nghĩa cho ký hiệu (giải

mã)

4. Lưu giữ thông thin

5. Gửi phản hồi đi

Khi giao tiếp, thông điệp đã mã hoá được chuyển tải qua một kênh bay

nhiều kênh. Nếu cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp, mặt đối mặt thì các kênh này

có thể là một vài hay tất cả năm giác quan. Điển hình là chúng ta dựa vào

hình ảnh thị giác và âm thanh làm các kênh khi nói và lắng nghe. Tuy nhiên,

thay vì sự giao tiếp mặt đối mặt, chúng ta có thể lựa chọn để dùng một kênh

điện tử có dùng âm thanh (như điện thoại chẳng hạn) hay thị giác (vô tuyến

truyền hình). Trong một số trường hợp, chúng ta có thể lựa chọn cách gửi

một thông điệp đến một ai đó bằng phương tiện tiếp xúc thân xác, chẳng hạn

như vỗ vai người khác. Trong trường hợp này thì kênh xúc giác được sử

dụng.

“Người giao tiếp / nguồn” nên luyện tập càng kỹ càng tốt cách lựa chọn

kênh cho cuộc giao tiếp, giống như họ tiến hành việc lựa chọn các ký hiệu để

dùng. Điều này là cần thiết, bởi vì các kênh khác nhau đòi hỏi những phương

pháp phát triển ý tưởng khác nhau. Chẳng hạn, việc chọn các kênh điện tử đã

làm thay đổi bản chất của sự giao tiếp chính trị. Các ứng cử viên tổng thống ở

các nước đã từng phải đi kinh lý khắp đất nước để đọc bài diễn văn trong các

chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ngày nay, thông qua việc sử dụng vô

tuyến truyền hình, họ có thể đến với một số lượng dân chúng rộng lớn hơn

mà không cần phải đi đâu cả. Vậy là kênh điện tử đã được thay thế cho kênh

“mặt đối mặt”!

3. “Người giao tiếp / người nhận” và thông điệpKhông tính đến kênh được dùng, thông điệp cần phải được giải mã

trước khi giao tiếp (có thể) được hoàn thành. Người giao tiếp / người nhận,

trên cơ sở tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng

thông qua trí nhớ để các tín hiệu được phiên dịch sang hệ tiếng nói của người

nhận. Thông điệp đã được giải mã này sẽ không giống hệt với thông điệp đã

được người giao tiếp / người mã hoá, vì hệ thống ký hiệu của mỗi người

được tạo nên bởi một tập hợp duy nhất các cảm nhận. Ví dụ, một người nội

trợ sẽ có thột cách hiểu về câu “thêm mắm muối theo khẩu vị” nghĩa là gì.

Nhưng lời chỉ dẫn này có thể giải mã một cách khác nhau ở những người

nhận khác nhau. Một người quản trị ngân hàng vốn thích làm đầu bếp cho

các cuộc liên hoan cuối tuần ngoài trời có thể muốn thêm một chút mắm muối

thôi, còn để cho khách cho thêm gia vị. Mặt khác, một người nào đó có kinh

nghiệm nấu nướng hơn lại có thể giải mã thông điệp này là “thêm nhiều mắm

muối vào!”.

4. Phản hồiNgay sau khi hiểu được nội dung thông điệp đã nhận được “người giao

tiếp / người nhận” đã có thể trả lời. Sự trả lời này – được gọi là phản hồi – có

thể là một phản ứng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (hoặc cả hai) đối với thông

điệp. Cần quan sát sự phản hồi một cách cẩn thận, bởi vì nó sẽ chỉ cho ta

thấy người giao tiếp / người nhận” hiểu (ví dụ, gật đầu) hay không hiểu (ví dụ,

nhún vai và nói “Tôi không hiểu), khuyến khích “người giao tiếp / nguồn” tiếp

tục hoặc không tán thành (ví dụ, đẩy lùi và nói “Không thể được”!). Hành động

trả lời, mà qua đó “người giao tiếp / người nhận” gửi phản hồi đến “người giao

tiếp / nguồn”, thực sự làm thay đổi vai trò của người nhận sang vai trò của

người gửi (nguồn).

5. Tiếng ồnThông điệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự giải thích của mỗi một người

giao tiếp, mà còn bởi cả tiếng ồn nữa. Tiếng ồn là bất kỳ một trở ngại bên

trong hoặc bên ngoài nào trong quá trình giao tiếp. Tiếng ồn có thể do các

nhân tố của môi trường, sự suy yếu của cơ thể, những yến đề về ngữ nghĩa,

sự tối nghĩa, những vấn đề về cú pháp, sự lộn xộn trong cách xếp đặt, tiếng

ồn xã hội và những vấn đề tâm lý gây nên.

6. Môi trường giao tiếp

Giao tiếp không thể xảy ra trong chân không; nó luôn luôn tồn tại trong

một ngữ cảnh nào đó, một môi trường nào đó. Nơi mà chúng ta hiện diện và

người cùng hiện diện với chúng ta đều có ảnh hưởng đến sự giao tiếp của

chúng ta. Những nhân tố như kích thước của căn buồng, màu sắc của tường,

sự trang trí, kiểu và cách xếp đặt các đồ gỗ, kiểu chiếu sáng và căn buồng có

đông đúc hay không… đều có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm xúc ra

sao, đến cách giao tiếp kiểu giao tiếp mà chúng ta tham gia vào. Chẳng hạn

như xếp đặt một lượng lớn người trong một khu vực làm việc nhỏ hẹp (như

trường hợp thường xảy ra với nhóm những người đánh máy chữ trong một

cơ sở thương mại lớn) có thể dẫn đến sự giao tiếp căng thẳng thiếu tự nhiên.

Chúng ta cũng có phản ứng đối với các nhân tố như nhiệt độ, mùi vị, âm

thanh.

C. CÁC QUAN HỆ TRONG HÀNH VI GIAO TIẾPQuan hệ là vị thế, địa vị của nhân cách với tất cả những gì ở xung

quanh nó, kể cả vôi chính bản thân mình. Bằng cách này hay cách khác, con

người ta đều có quan hệ, thái độ đối với các sự vật, sự kiện của đời sống xã

hội, với những người khác. Họ thích một cái gì đó, không thích một cái gì đó;

một sự kiện này làm cho họ xao xuyến, một sự kiện khác lại bị họ thờ ơ; tình

cảm, hứng thú, chú ý – đó là những quá trình tâm lý biểu thị quan hệ của con

người, (khi quan hệ được chủ thể ý thức thì trở thành thái độ của chủ thể) và

biểu thị địa vị của nó.

Trong quá trình giao tiếp tồn tại cả mối quan hệ qua lại giữa những

người giao tiếp.

Quan hệ qua lại là địa vị tương hỗ của một nhân cách này với nhân

cách khác, với cộng đồng. Nếu trong quan hệ không bắt buộc phải có “liên hệ

ngược” phản hồi đối với con người thì trong quan hệ qua lại luôn luôn có mối

liên hệ ngược. Quan hệ qua lại ở hai bên giao tiếp không phải lúc nào cũng

có cùng một thô thức (cùng một sắc thái). A có thể có quan hệ (thái độ) tốt đối

với B, nhưng B có thể không phải như vậy đối với A.

Giao tiếp là sự liên hệ của con người với nhau có thể nhìn thấy được,

quan sát được từ bên ngoài. Còn quan hệ và quan hệ qua lại là những mặt

của giao tiếp. Chúng có thể hiển nhiên, công khai, nhưng cũng có thể ẩn giấu,

ngấm ngầm, không được thể hiện ra. Quan hệ qua lại được hiện thực hoá

trong giao tiếp và thông qua giao tiếp. Đồng thời quan hệ qua lại để lại dấu ấn

lên giao tiếp, tạo nên nội dung độc đáo của giao tiếp.

Khác với trong hoạt động với đồ vật (hoạt động với đối tượng), mối

quan hệ qua lại trong giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với chủ thể

(xem mục “Tri giác xã hội”). Ta có thể thấy được tính chất phức tạp đặc trưng

của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với chủ thể qua ví dụ sau.

A và B giao tiếp với nhau; giữa chúng hình thành mối quan hệ giao tiếp

A – B và thông tin ngược về phản ứng của B đối với A, tức là B – A. Ngoài ra,

ở A và B đều có thể tượng về bản thân mình – A' và B', cũng như biểu tượng

về nhau: biểu tượng của A về B – B”, và biểu tượng của B về A – A”. Sự tác

động qua lại trong quá trình giao tiếp được thực hiện như sau: A với tư cách

là A' gửi thông điệp cho B như là B”. B với tư cách là B’ phản ứng lại A như là

A”. Rõ ràng, giao tiếp sẽ thành công tối đa khi có sự đứt đoạn tối thiểu trong

các đường

A – A' – A” và B – B’ – B”

Như trên đã nói, quá trình giao tiếp của con người chịu ảnh hưởng rõ

rệt của hoàn cảnh xã hội. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội mà mỗi người có

một vai trò nhất định.

Vai trò là chức năng, là hình mẫu hành vi chuẩn mực được xã hội tán

đồng, đang được chờ đợi ở mỗi người trong địa vị hiện có của họ. Nói cách

khác, vai trò là sự ấn định một vị trí nhất định mà mỗi cá nhân chiếm được

trong hệ thống các quan hệ xã hội. Vai trò của anh sinh viên là học tập rèn

luyện để trở người phục vụ xã hội có chuyên môn. Một người cô thể đảm

trách nhiều vai trò khác nhau: người chồng, người cha, người con, người

giám đốc, người đảng viên v.v… Vai trò đảm nhận tạo nên địa vị mà người đó

có trong quan hệ xã hội mà họ đang sống.

Chúng ta nhận được một người là sinh viên qua trang phục, áo quần,

cách ăn mặc và sinh hoạt cũng như các vật sở hữu của người ấy. Những thứ

đó là những ký hiệu của vai trò, địa vị.

Muốn giao tiếp tốt thì phải biết các vai trò, địa vị của mình và của người

giao tiếp của mình và phải mã hoá những thông điệp cùng với những điều

này trong trí óc của mình.

Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIAO TIẾP

I. NỘI DUNG GIAO TIẾP ĐƯỢC BIỂU LỘ NHƯ THẾ NÀOA. NGHĨA VÀ TRUYỀN ĐẠT NGHĨA TRONG GIAO TIẾP1. Trong cuộc sống đời thường, ai cũng khao khát được người khác

quan tâm chú ý đến bản thân mình. Sự quan tâm chú ý, sự đùm bọc, thương

yêu, sự chăm sóc, sự lắng nghe, sự khoan dung, động viên vỗ về của mọi

người xùng quanh… đều rất có ý nghĩa và có giá trị tích cực giúp mỗi chúng

ta trở thành con người lành mạnh, làm nảy nở trong tâm hồn chúng ta những

giá trị cao quý, những tình cảm lớn…

Từ buổi sơ sinh cho đến thuở màn chiều xế bóng, mối tương quan giữa

người và người vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện có ý nghĩa và tác dung to lớn

để biến chúng ta thành người với tất cả giá trị nhân văn cao cả của nó; có thể

xem đó là nội dung sự biểu lộ đích thực của giao tiếp.

Vậy nội dung giao tiếp, trước hết là sự biểu lộ một nhu cầu trong quan

hệ giữa chúng ta với mọi người – đó là một đòi hỏi bắt buộc, nghĩa là có tính

tất yếu. Chúng ta khao khát ước mong có được quan hệ bình thường, tốt đẹp

với mọi người và qua đó, những nhu cầu riêng tư của chúng sẽ được đáp

ứng, thoả mãn, nhờ những ảnh hưởng qua lại trong các quan hệ đa dạng,

phức tạp này. Sự thành công trong nghề nghiệp, hạnh phúc trong gia đình,

tình bạn chung thuỷ, hạnh phúc riêng tư…, tất cả đều tuỳ thuộc ở các mức độ

nhất định trong việc duy trì được các quan hệ lành mạnh, tốt đẹp với mọi

người.

Qua tiếp xúc, giao lưu với người khác, chúng ta tự khẳng định được

mình qua sự quan tâm săn sóc lẫn nhau và những niềm hân hoan, sự vui

thích, niềm hứng khởi trong cuộc sống chúng ta cảm nhận thấy không khí ấm

cúng, cảm thấy mình được hoàn thiện dần, hoà hợp được với mọi người,

nhằm cùng nhau đạt tới mục đích của cuộc sống. Nói cách khác, cuộc sóng

của chúng ta có ngày càng hoàn thiện hay không là tuỳ thuộc khá nhiều vào

phẩm chất của các mối quan hệ tương giao mà chúng ta tạo lập nên đối với

mọi người quanh ta.

2. Giao tiếp là con đường giúp chúng ta đạt tới hạnh phúc trong cuộc sống

Các mối quan hệ giao tiếp giữa chúng ta và mọi người là rất cần thiết

và có ý nghĩa sâu xa đối với hạnh phúc của mỗi cá nhân, với rất nhiều khía

cạnh khác nhau:

– Tạo nên điều kiện và cơ hội cho sự tăng trưởng và phát triển về tri

thức và hiểu biết xã hội nói chung.

Qua giao lưu, tiếp xúc với nhiều người với những cá tính khác nhau,

chúng ta có thể hình thành cá tính của mình một cách độc lập và có sắc thái

riêng.

Giữ được thăng bằng, duy trì được sức khoẻ và bình an về mặt tâm

lý.

Toàn bộ quá trình phát triển của con người diễn ra song song với việc

các quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng, trong đó chúng ta vừa chịu sự

tác động, ảnh hưởng vừa phụ thuộc lại vừa có ảnh hưởng, tác động ngược

trở lại với mọi người. Đặc biệt là đối với trẻ em, thế giới xung quanh đột ngột

mở rộng khi các em tự chính thức đến trường học. Còn đối với tuổi thanh

niên, khi các em tham gia vào các hoạt động thực tế và nghề nghiệp, trở

thành thành viên gắn bó với cộng đồng thì các quan hệ tương quan này càng

được mở rộng hơn và họ luôn luôn vừa phải duy trì, củng cố lại vừa phải phát

triển các mối quan hệ mới với mọi người xung quanh. Càng tăng thêm các

mối giao tiếp, các quan hệ này càng được mở rộng và diễn biến rất linh hoạt.

Dù sao thì ở các mức độ khác nhau, muốn duy trì và phát triển chất lượng

của cuộc sống, chúng ta phải hợp tác với mọi người từ trong gia đình cho đến

bạn bè, trang lứa, đồng nghiệp, qua đó chúng ta thâu tóm luôn tri thức, kinh

nghiệm và các kỹ năng giao lưu tiếp xúc với mọi người.

Vậy là sự phát triển, tăng trưởng của chúng ta về tri thức và con người

xã hội – tất cả đều được quyết định bởi tính chất và bản chất của các mối

quan hệ, giao lưu với những người khác (Johnson – 1979).

Bản sắc riêng của cá nhân mỗi người sẽ dần dần được định hình và

củng cố từ các mối quan hệ giao tiếp này. Khi giao tiếp, qua quan hệ với

người khác, qua quan sát, ghi nhận các phản ứng, sự phản hồi của họ, ta

hiểu đời, hiểu mình hơn nhờ thái độ và cách nhìn nhận đánh giá từ bên ngoài.

Từ thái độ, phản ứng của người khác, ta sẽ hình dung rõ nét về chính

mình về các mặt trí tuệ, nhân phẩm và vai trò của bản thân. Tất cả giúp ta tin

ở những hệ thống giá trị mà ta noi theo, những nguyên mẫu mà ta mong

muốn đạt tới nhất là đối với những ai ta thán phục, kính nể – nghĩa là trong

quan hệ với mọi người, chúng ta “sắm vai trò” xã hội của mình, “học” được

nhiều điều bổ ích, tự phát hiện tư cách “con người” của mình.

Từ đó, chúng ta cố gắng tìm hiểu thế giới cuộc sống quanh ta, xác định

cái “thực” cái “hư”, cái thiện, cái ác – nghĩa là biết cách củng cố, nâng cao,

hoàn thiện trình độ nhận thức và cảm nghĩ của mình trong sự bề bộn, phức

tạp của cuộc sống. Tất nhiên nhờ học hỏi trong thiên nhiên, trong xã hội, mọi

điều hay dở, đúng sai, tốt đẹp hoặc ngược lại – chúng ta kiểm chứng qua ý

kiến, thái độ của người khác – đó là cơ sở khách quan, thuận lợi để “nâng”

mình lên một cách vững chắc, đáng tin cậy.

Nhiều nhà tâm lý học, sinh lý học còn chứng minh rằng sức khoẻ và

trạng thái tinh thần của mỗi người cũng phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ

bình thường, tốt đẹp với mọi người. Nhiều cứ liệu về tâm bệnh học cho thấy,

một số người, vì những lý do nào đó, do không xác lập nổi các mối quan hệ

giao tiếp bình thường với mọi người, thường sa vào tình trạng khủng hoảng

tinh thần, lo âu, trầm cảm, cảm thấy lẻ loi, cô đơn trong cuộc sống đời

thường. “Dường như kỹ năng giao tiếp vụng về là một trong những nguyên

nhân chủ yếu của tâm bệnh” (Johnson 1980).

Nhìn rộng ra xã hội, một trong những giá trị nhân văn đòi hỏi con người

phải và cần được sống hài hoà trong các quan hệ thân mật nhân ái chính là

cơ sở của cuộc sống cộng đồng bền vững.

Vậy là mỗi cá nhân cần được khẳng định là con người chân chính

thông qua giao tiếp với người khác, mà sự khẳng định này bao hàm cả sự

đáp ứng của người khác, bằng nhiều cách để chúng ta tự khẳng định giá trị,

nhân cách của mình; ngược lại điều đó cũng hàm ý đó là mối tương tác hai

chiều: chúng ta cần cho mọi người và ngược lại, mọi người cũng đòi hỏi sự

khẳng định, thừa nhận từ phía chúng ta.

B. GIAO TIẾP TRONG MỘT XÃ HỘI PHÁT TRIỂNSự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người gắn liền với khả năng tạo

lập, phát triển và ổn định các mối giao tiếp với những người khác. Theo logic

của cuộc sống, nhờ tương giao với mọi người? chúng ta được giáo dục và

phát triển về ngôn ngữ, các kỹ năng xử sự trong đời sống và tuân thủ một

cách sáng tạo các khuôn mẫu thích hợp với sự mong đợi của xã hội, phù hợp

với nền văn hoá chung.

1. Nền tảng của nền văn minh của mọi xã hội chính là khả năng nhân loại sống hợp tác và hoà hợp với nhau, cùng nhau hoạt động, mưu cầu lợi ích chung, hướng tới đạt các mục tiêu chung

Xã hội phát triển, ngày càng trở nên phức tạp; khoa học và kỹ thuật

ngày càng phát triển thì nhu cầu xây dựng các mối tương quan xã hội và giao

tiếp càng trở nên cấp bách (cả ở dạng trực tiếp lẫn gián tiếp qua các phương

tiện kỹ thuật), vì vậy ý nghĩa nhân văn cũng được nâng cao lên và trở nên sâu

sắc thêm.

Thiếu sự giao lưu, giao tiếp, thiếu sự phối hợp ăn ý, đồng bộ chúng ta

sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu cần thiết. Nhân loại trong thực tế

giành khá nhiều công sức trí tuệ, thời gian cho công việc này mà với tư cách

cá nhân riêng lẻ chúng ta không thể hoàn thiện.

Trong mọi quan hệ, mọi hoạt động, để đạt lợi ích chung, chúng ta cần

phải chia sẻ với nhau về mọi phương diện, mọi vấn đề, trao đổi và giúp đỡ lẫn

nhau cả về tri thức và tài nguyên và cùng nhau làm việc. Tìm ra cách sống

hoà hợp, cùng suy nghĩ, cùng hoạt động với những cam kết thích hợp, chúng

ta sẽ có chung tiếng nói, có cùng cách ứng xử để tạo ra cơ hội hoạt động vì

lợi ích chung, cùng nhau góp công, góp sức, tài nguyên và thời gian, tài

chính… để cùng tạo nên sức mạnh và cuộc sống hạnh phúc, hài hoà.

Điều đó khẳng định rằng xã hội càng phát triển với phương thức hoạt

động càng đa dạng, phức tạp hơn nhưng tất cả các thành viên trong xã hội

chúng ta vẫn tuỳ thuộc trong tương tác chung giữa người và người ngày càng

chặt chẽ. Do đó việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng cho mỗi

người về giao tiếp nhằm duy trì và tăng cường hiệu quả trong quan hệ giữa

người với người chắc chắn không hề giảm ý nghĩa, tác dụng của nó. Có thể

rút ra nhận xét khái quát rằng mọi xã hội dù phát triển và hoạt động phức tạp

đến đâu vẫn phải dựa trên hệ thống hợp tác rộng lớn các nhu quan hệ giữa

người và người được duy trì nhờ sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân.

Một xã hội công bằng, văn minh, về thực chất, dựa trên sự gắn bó giữa

người với người, dựa trên sự thông cảm, thương mến, gắn bó giữa các thành

viên.

Con người – với tư cách là con người xã hội, trong đó mọi nỗi niềm

hạnh phúc, sự tự hoàn thiện luôn luôn phụ thuộc vào khả năng thực tế có thể

xây dựng quan hệ tốt đẹp và hiệu quả với người khác. Sự khao khát tình

thương yêu sự cảm thông trong mọi quan hệ trong một xã hội phát triển cao

(về khoa học – kỹ thuật và công nghệ, chứng tỏ tính quy luật của vấn đề này.

Điều làm cho chúng ta càng mang giá trị nhân bản hơn chính là nhu cầu và

sự thoả mãn nhu cầu quan hệ và tác động lẫn nhau giữa người và người.

Nếu các quan hệ này ngày càng thể hiện, phản ảnh các “tính người” như lòng

nhân hậu, thái độ dịu dàng, tình yêu trong sáng, sự nhạy cảm vôi hạnh phúc

của người khác, thì sự quan tâm săn sóc, đáp ứng đòi hỏi lành mạnh của mọi

người chính là các nội đung, yêu cầu bên trong của các mối quan hệ giao

tiếp.

2. Phẩm chất và số lượng của các mối tương quan giữa con người với nhau tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và kỹ năng giao tiếp

Như vậy dù xã hội phát triển, đạt trình độ công nghệ và kỹ thuật đến

đâu đi chăng nữa, con người vẫn rất cần có được sự hiểu biết và kỹ năng xây

dựng duy trì các mối quan hệ giao tiếp trực tiếp trọn vẹn, đa dạng và phong

phú trong đời sống đời thường.

3. Giao tiếp là con đường tự khẳng định và tự thể hiệnNền văn hoá chung của nhân loại cũng văn hóa riêng của từng dân tộc

đang bị sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho biến dạng,

rạn nứt ở nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, xu thế chung của sự phát triển xã hội ngày nay cho thấy nền

văn hoá đương đại dường như đang thay đổi mạnh mẽ, đi từ xu hướng thiên

về giá trị vật chất chuyển dần sang xu hướng tự thể hiện, để cao tính tự chủ,

tự khẳng định của mỗi người.

Xu hướng đi từ nhấn mạnh sự độc lập, riêng biệt của cá nhân đồng thời

dần dần chuyển sang sự kết hợp và phụ thuộc lẫn nhau không chỉ ở mức cá

nhân – cá nhân mà ở các cấp độ cao hơn (cá nhân – xã hội, quốc gia – quốc

tế); là khuynh hướng vừa giao tiếp, hội nhập lại vừa khẳng định bản sắc độc

đáo riêng biệt của từng dân tộc, quốc gia cũng đang dần thể hiện rõ nét. Cuộc

sống theo quy luật khách quan của nó đòi hỏi từng cá nhân phải góp phần bổ

sung, tạo nên sự phức hợp, đa dạng, phong phú của cộng đồng và ngược lại,

xã hội, cộng đồng phải tạo ra môi trường, điều kiện cho những cái riêng, cái

độc đáo (hợp lý) tồn tại và phát triển.

Như vậy có nghĩa là các giá trị xã hội của chúng ta dường như đang

hướng tới việc nhấn mạnh việc tự thể hiện và phát huy tối đa tiềm năng nhân

cách của mỗi người. Trong xã hội mới năng động và phát triển, tính di động

xã hội đã trở thành đặc trưng, thành ấn tượng đặc sắc của mỗi thành viên và

thông qua quá trình này, chúng ta tự hoàn thiện mình. Các quan hệ chỉ có giá

trị vững bền tương đối, cái cũ luôn luôn được di chuyển, thay thế bằng mới.

Sự thay thế, chuyển hoá đó tạo ra tình huống: luôn luôn có các quan hệ mới

xuất hiện và chúng ta luôn có nhu cầu hoàn thiện các mối quan hệ đó, làm

cho nhân cách của mỗi người cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Các nhà tâm lý học lạc quan tin tưởng rằng trong tâm hồn chúng ta,

mỗi người luôn luôn có dự cảm về sự thúc giục thể hiện các tiềm năng mới

mẻ của cá nhân, làm phong phú thêm cho cuộc sống chung. Đó chính là nhu

cầu của sự tự thể hiện; điều đó vừa đòi hỏi sự chọn lựa tinh tế giữa cái quá

khứ và cái hiện tại, vừa yêu cầu phát huy hợp lý mọi cái hợp lý trong điều kiện

thời gian và không gian để qua đó tự khẳng định mình.

Trong giao tiếp, sự phát triển hợp lý đòi hỏi phải hướng về tường lai, rũ

bỏ quá khứ lạc hậu ám ảnh bản thân, không hoài cổ và biết liên kết các

nguyện vọng, ước mơ về tương lai với mục tiêu hiện tại một cách thực tế

nhất. Nhiều cứ liệu cho thấy sự tự thể hiện cũng tuỳ thuộc vào tính chất tự lập

của mỗi người. Trong đời thường, có người thiên về hướng nội, lại có người

thiên về hướng ngoại (thiên về người khác). Những người hướng nội thiên về

các giá trị có tính nguyên tắc, tiếp thu từ thuở thiếu thời, rất khó thay đổi khi

hoàn cảnh đổi thay. Trái lại với người hướng ngoại thường tiếp thu sự hướng

dẫn hay ảnh hưởng từ những người mà họ quan hệ và dễ đàng chấp nhận

những gì cần thiết để được người khác chấp nhận mình. Người tự lập phải

vượt lên trên các nhược điểm trên, thoát ra khỏi mọi giá trị cũ, cứng nhắc, biết

chọn lọc, phát huy sáng tạo các yếu tố hợp lý, vận dụng một cách uyển

chuyển các giá trị và các nguyên tắc nhằm hành động phù hợp với yêu cầu và

thực trạng của công việc và hoàn cảnh đặt ra.

Điều kiện về thời gian và tính tự lập của một con người tự thể hiện có

quan hệ biện chứng với nhau; con người phải dựa và phát huy truyền thống

nhưng lại hướng hành động vào hiện tại và tương lai, vào sự tự học, tự hoàn

thiện, tìm ra cách thức tự biểu lộ, tự khẳng định mình trong cuộc sống. Xã hội

hiện đại đòi hỏi con người tự hoàn thiện mình trong mối tương giao với những

người khác trên cơ sở tự lập – tự do không chỉ với giá trị có tính nguyên tắc,

chuẩn mực mà còn đòi hỏi con người phải biết cách đáp ứng thích ứng, với

các nhu cầu, yêu cầu mới của mọi người, của xã hội trong trạng thái luôn luôn

vận động và phát triển. Muốn vậy, chúng ta phải học cách làm chủ thời gian.

Các kỹ năng giao tiếp của chúng ta chính là nền tảng cho sự tự thể hiện của

mỗi con người. Mọi thành công trong cuộc sống, mọi hạnh phúc của cá nhân

– dù có nguồn gốc sâu xa đến đâu chăng nữa thì kỹ năng giao tiếp vẫn là các

cốt yếu không thể thiếu, cần cho việc duy trì các mối liên hệ, quan hệ cần thiết

cho sự tạo lập hạnh phúc cá nhân, phúc lợi xã hội và tất nhiên là con đường

để chúng ta tự thể hiện mình một cách vững chắc nhất.

C. HÀM NGÔN TRONG GIAO TIẾP – PHONG CÁCH LỊCH SỰ, VĂN MINH TRONG GIAO TIẾP

– Trong nói năng, diễn đạt tuỳ quan hệ, (mới, cũ, thân sơ, địa vị cao

thấp…) chúng ta có thể diễn đạt với với một phong cách nhất định cho phù

hợp với từng tình huống.

Thông thường có hai cách diễn đạt: Diễn đạt theo kiểu khẳng định trực

tiếp – như người ta vẫn nói: nói thẳng thừng, vỗ mặt… thể hiện thái độ phủ

định bất bình của người nói.

Ví dụ:

Tôi không đồng ý cách làm này…

Ai cho phép các vị làm như vậy…

Lối diễn đạt này bộc lộ thái độ bực dọc, sỗ sàng, dễ gây mất cảm tình ở

đối tượng, dễ dẫn đến sự đổ vỡ về quan hệ, hỏng việc.

– Cũng với thái độ phủ định nhưng có thể diễn đạt một cách lịch sự,

mềm dẻo, bộc lộ sự tôn trọng của ta với người nghe mà vẫn giữ được quan

điểm có tính nguyên tắc. Ví dụ:

Rất tiếc là hiện nay tôi không thể đồng ý với ngài…

Theo tôi biết thì hình như tình hình không hoàn toàn như vậy…

Nhìn chung nội dung bài này tốt, chỉ tiếc là quá dài không thể sử dụng

được…

Cách diễn đạt này được một số tác giả gọi là sử dụng ngôn từ tình thái

với các động từ, mệnh đề tình thái giúp cho ta biểu lộ cảm nghĩ, thái độ một

cách nhã nhặn, lịch thiệp trong giao tiếp.

Với phong cách này, đi sâu hơn vào các trường hợp cụ thể, chúng ta

sẽ thấy nhiều người tuỳ theo bối cảnh, tình huống giao tiếp còn dùng lối hiển

ngôn hoặc hàm ngôn trong giao tiếp.

Theo Ducrot, hiển ngôn là “cái người ta nói ra”, còn hàm ngôn là “cái

người ta muốn nói mà không tiện nói ra”.

Trong cuộc sống gia đình, với bạn bè thân mật, phần lớn ta dùng lối

hiển ngôn (vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tính chính xác của thông

tin…).

Ví dụ: Vào nhà bạn thân, ta nhận xét: “ở đây nóng quá đi mất!” mà

không sợ mất lòng, phật ý, vì hai bên đã hiểu nhau.

Nhưng trong bối cảnh mới tiếp xúc lần đầu, ta phải giữ ý tứ và giữ thái

độ lịch sự: ta phải từ từ, diễn đạt khéo léo hơn, giống như trong thơ xưa diễn

đạt ý theo lối “ý tại ngôn ngoại”, vừa tế nhị, vừa tỏ ra có văn hoá, dù người

nghe không thích thú nhưng vẫn cảm thấy chấp nhận được hoặc hiểu được

ẩn ý của ta (hàm ý), nhờ đó mà hiểu nhau hơn.

Ví dụ: Trong tình huống có phong trào chống hút thuốc lá ông chồng lại

nghiện nặng, vợ muốn khuyên chồng bỏ thuốc nên gợi ý khéo qua câu kể:

“Gớm, hôm nay ở ngoài phố họ giải thích là thuốc lá cũng xếp vào danh mục

nghiện ma tuý đấy nhà mình ạ!”. Câu này có vẻ khách quan nhưng hàm ý sâu

xa là gián tiếp khuyên chồng chớ hút thuốc lá nữa, vì nếu tiếp tục hút sẽ bị

xếp vào điện nghiện ma tuý!

Ngay trong văn bản học, người ta cũng rất chú ý áp dụng phương pháp

phân tích văn bản theo phương pháp “lưỡng phân ngữ nghĩa” để phân biệt ý

tứ, nội dung hàm chứa trong văn bản: đâu là hiển ngôn, đâu là hàm ngôn để

có thái độ ứng xử phù hợp đạt yêu cầu.

Tất nhiên trong cuộc sống đa dạng và sôi động, không phải lúc nào ta

cũng nhanh chóng phân biệt được ngay đâu là hàm ngôn, đâu là hiển ngôn.

Thông qua hoạt động giao tiếp, nhờ có vốn sống từng trải, ta sẽ có kỹ năng

và kinh nghiệm xử lý thích hợp.

Điều cần ghi nhớ là phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm, tự điều

chỉnh kịp thời, thích hợp để có được ngôn ngữ trong sáng, linh hoạt, hàm súc,

đủ để biểu hiện thái độ tình cảm cần thiết, đảm bảo cho việc giao tiếp đạt hiệu

quả. Việc học cách diễn đạt, nghiên cứu các biện pháp tu từ sẽ trực tiếp giúp

chúng ta hình thành phong cách ngôn ngữ có văn hoá, phù hợp với yêu cầu

của việc giao tiếp.

– Dù sao thì trong giao tiếp cũng khó tránh hết được những tình huống

bất ngờ khiến ta rơi vào thế bị động, lúng túng, có thể xảy ra mọi chuyện.

Tuy vậy, có những trở ngại có tính chất phổ biến mà để khắc phục

chúng cần phải có thời gian, để rèn luyện sự lịch lãm, tích luỹ vốn sống ngày

càng phong phú của mỗi người.

Các trở ngại thường thấy một cách phổ biến là: sự chênh lệch (về tuổi

tác, trình độ, vốn sống…) giữa người tác động và đối tượng chịu sự tác động

(thu – phát), do đó thông điệp phát ra có những nhược điểm, gây tâm lý ức

chế, người nghe không sẵn sàng giao tiếp, do đó khó đạt mục đích giao tiếp.

Trường hợp thứ hai là do người đối thoại yếu đuối, lao động căng thẳng

mệt mỏi, thậm chí vừa trải qua những cú sốc trong tình cảm, trong đời tư, dẫn

đến sự giao tiếp không được trôi chảy, thuận lợi.

Ngoài ra các yếu tố môi trường (nóng bụi, chật chội, ồn ào) cũng gây

phân tán chú ý, thậm chí trong môi trường xã hội, giữa đám đông, sự trao đổi,

giao tiếp rất có thể diễn ra không bình thường được, vì đối tượng giao tiếp bị

khống chế bởi ngoại cảnh (cảm thấy không an toàn).

Tuy không thể khắc phục được tất cả nhưng nếu ý thức trước được các

trở ngại đó, quá trình giao tiếp sẽ có điều kiện thực tế để khả thi.

D. NGỤY BIỆN TRONG GIAO TIẾP1. Trong khi giao tiếp, chúng ta không chỉ đơn giản trao đổi tư tưởng

với nhau, mà cái chủ yếu là thuyết phục người khác về sự chính xác, đúng

đắn của những quan niệm của mình, đồng thời đạt tới sự thông hiểu, chấp

nhận nhau. Cả trong lúc trao đổi thông thường cũng như trong lúc tranh luận,

chúng ta phải cố gắng chứng minh ý kiến, quan điểm của mình qua những

điều đã được kiểm chứng thì mới thuyết phục được người đối thoại. Do đó,

chứng minh logic là cơ sở để tạo nên tính thuyết phục của nội dung trao đổi

trong giao tiếp. Thông thường, kết cấu logic của chứng minh bao gồm ba yếu

tố có quan hệ mật thiết với nhau: luận đề, luận cứ và phương thức chứng

minh.

– Trước hết về luận đề: Đó chính là một tư tưởng hay luận điệu mà sự

đúng đắn của nó cần được chứng minh. Tất nhiên để thuyết phục được thì

luận đề phải chính xác, có cơ sở nếu không thì sẽ không chứng minh hay làm

cho người khác tin vào sự đúng đắn của nó được.

– Các lập luận, luận cứ (lý lẽ) cũng là những tư tưởng hay luận điệu mà

sự đúng đắn của chúng đã được chứng minh, đã được kiểm tra. Cũng dữ

luận đề, luận cứ phải chính xác, vì nó một tổng thể các sự việc có quan hệ với

luận đề, là lý lẽ mạnh nhất, không thể bác bỏ được.

Phương thức chứng minh là hình thức liên hệ logic giữa lý lẽ và luận

đề. Phương thức tiến hành chứng minh có thể là trực tiếp và cũng có thể là

gián tiếp. Trong trường hợp chứng minh trực tiếp thì các lý do trực tiếp lý giải

cho sự đúng đắn của luận đề, còn trong chứng minh gián tiếp thì sự đúng đắn

của luận đề được lý giải bằng cách chứng minh luận điểm đối lập là sai lầm.

2. Trong thực tế trao đổi hàng ngày vẫn có những trường hợp có người

dùng một cách có ý thức những Kỹ xảo về logic để chứng minh cho quan

điểm lập luận sai trái của mình, từ chuyên môn gọi là ngụy biện.

Thực chất, ngụy biện là cách dùng những lý lẽ sai một cách có ý thức

khi tranh luận và chứng minh. Đúng như tên gọi, Từ điển Triết học gọi đó là

“những lối ngụy biện tức là những mánh khoé đủ loại được ngụy trang bằng

sự đúng đắn hình thức bề ngoài”.

Thủ pháp chủ yếu có tính chất đặc trưng của phép ngụy biện là tách

các sự kiện ra khỏi mối liên hệ giữa chúng với các sự kiện khác, áp dụng các

quy luật của nhóm hiện tượng này với các hiện tượng của nhóm khác, các

quy luật của thời đại lịch sử này đối với các sự kiện của thời đại khác… và

dựa vào đó để rút ra kết luận dường như “khách quan” nhưng thật ra là sự

xuyên tạc, dối trá để che đậy một cách cố ý tinh vi (trong các tài liệu Lôgic học

không thiếu gì những ví dụ tiêu biểu về loại này).

Muốn phân biệt được lập luận thông thường với phép ngụy biện, cần

nắm vững logic học và vận dụng để chứng minh, bác bỏ các kiểu ngụy biện

từ đơn giản đến phức tạp.

II. NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾPA. NGÔN NGỮ NÓI, NGÔN NGỮ VIẾT VÀ NGÔN NGỮ THẦM

TRONG GIAO TIẾPNgôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó để

giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân

về ngôn ngữ được thể hiện ở cách phát âm, ở cấu trúc của câu, ở sự lựa

chọn các từ.

Ngôn ngữ có bản chất xã hội – lịch sử. Con người luôn luôn sống và

làm việc trong các nhóm, các cộng đồng xã hội nhất định (bản chất xã hội của

con người). Chính đời sống xã hội, chính sự lao động phối hợp cùng nhau đó

đã dẫn đến sự tất yếu phải thường xuyên có sự giao tiếp, sự thiết lập những

quan hệ với nhau và sự tác động lẫn nhau ở con người. Sự giao tiếp này

được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người

trao đổi được những ý nghĩ, tình cảm, ý định, nguyện vọng, kinh nghiệm… với

nhau.

Trong cuộc sống của con người, ngôn ngữ có các chức năng cơ bản

sau đây:

Chức năng chỉ nghĩa. Chức năng này làm cho ngôn ngữ của con

người khác với sự thông tin ở con vật. Con người dùng ngôn ngữ để chỉ

chính bản thân sự vật, hiện tượng (bởi vì từ mà ta dùng trong quá trình ngôn

ngữ được gắn chặt với hiện tượng và sự vật mà từ đó chỉ). Còn những âm

thanh do con vật phát ra không chỉ các sự vật, hiện tượng, mà chúng chỉ biểu

thị trạng thái sợ hãi, đói khát, thỏa mãn… nhờ tính chất giống nhau của các

thể hiện ấy ở tất cả các cá thể trong cùng một loài, “ngôn ngữ” không có nội

dung đối tượng.

Chức năng khái quát hoá. Từ ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng

riêng lẽ, mà chỉ chung một loạt các sự vật, hiện tượng có chung nhau những

thuộc tính bản chất. Chức năng này biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa

ngôn ngữ nghĩ, nó phù hợp nhất đối với sự tư duy trừu tượng – lôgic.

Chức năng thông báo. Nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong

của ngôn ngữ, thì chức năng thông báo nói lên mặt ngoài của ngôn ngữ.

Chức năng thông báo lại bao gồm 3 mặt: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy

hành động.

Tóm lại, ngôn ngữ có hai chức năng chính: Công cụ của giao tiếp và

Công cụ của tư duy, đúng như nhà tâm lý học lỗi lạc L. X. Vưgốtxki đã nhận

định: “Ngôn ngữ cũng như các hệ thống tín hiệu khác, thoạt đầu thực hiện vai

trò là phương tiện giao tiếp, và chỉ sau đấy, trên cơ sở đó, mới trở thành công

cụ của tư duy và của sự điều chỉnh hành vi một cách có chủ định ở đứa trẻ”.

Trong phần này, chúng ta chỉ đề cập đến chức năng thứ nhất mà thôi.

Một cách khái quát, người ta chia ngôn ngữ làm 2 loại: ngôn ngữ bên

ngoài và ngôn ngữ bên trong.

Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, nó được

dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng. Ngôn ngữ bên ngoài lại bao gồm hai

loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

* Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu

hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác.

Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất trong lịch sử loài người.

Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng có trước. Ngôn ngữ nói cũng lại

gồm hai loại: độc thoại và đối thoại (xem mục “Đối thoại” ở chương III).

Ngôn ngữ nói độc thoại là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói và

những người khác nghe. Ví dụ, đọc diễn văn, đọc báo cáo hay giảng bài v.v…

Đó là loại ngôn ngữ liên tục một chiều, không có sự phụ trợ ngược trở lại.

Ngôn ngữ nói độc thoại đòi hỏi một số yêu cầu ngặt nghèo hơn so với

ngôn ngữ nói đối thoại: người nói phải có sự chuẩn bị trước về nội dung, hình

thức và kết cấu của những điều định nói, nhiều khi phải tìm hiểu trước đối

tượng (những người nghe). Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác.

Ngôn ngữ nói độc thoại gây những căng thẳng nhất định cho cả người nói lẫn

người nghe: người nói vừa phải chuẩn bị trước, như vừa nói ở trên, vừa phải

theo dõi ngôn ngữ của chính bản thân mình và phản ứng của người nghe;

còn người nghe thì phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.

* Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu

hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị

giác. Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp

trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn. Ngôn ngữ viết có

những yêu cầu nhất định đối với cả người viết lẫn người đọc. Trong ngôn ngữ

viết, người viết không thể sử dụng những phương tiện phụ, hỗ trợ, như giọng

nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Không phải lúc nào họ cũng biết trước được

phản ứng của người đọc đối với điều mình viết ra, vì không nghe, không nhìn

thấy độc giả và thường cũng không biết gì về họ cả, mà độc giả lại rất đông,

nhiều ngành, nhiều giới, nhiều lứa tuổi nên lại càng khó. Về phía người đọc

cũng có những khó khăn nhất định, họ không thể bày tỏ ý kiến một cách trực

tiếp. Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên, ngôn ngữ viết có những yêu

cầu chặt chẽ hơn cả: phải viết tỷ mỹ, chính xác, phải tuân theo đầy đủ các

quy tắc ngữ pháp, chính tả và lôgic.

Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: độc thoại như sách, báo và đối thoại

(gián tiếp) như thư từ.

Ở mức độ giao tiếp trong con người (intrapersonal), thì con người phải

sử dụng ngôn ngữ bên trong.

* Ngôn ngữ bên trong là loại ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính

mình, nó giúp cho con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục được.

Nó là cái vỏ từ ngữ của tư duy. Khác với ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên

trong có một số đặc điểm độc đáo sau gây:

– Không phát ra âm thanh. Nhưng đây chỉ là một đặc điểm của ngôn

ngữ bên trong mà thôi, chưa phải là đặc điểm bản chất nhất, vì chưa nói lên

hết được đặc trưng của ngôn ngữ bên trong. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào đặc

điểm này để gọi ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ thầm thì không chính xác, vì

ngôn ngữ không phát thành tiếng (thầm) chưa hẳn là ngôn ngữ bên trong

thực sự.

Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng: thường cả một câu hoàn chỉnh

được rút ngắn chỉ còn là một từ mà thôi (chủ ngữ hay vị ngữ).

– Tồn tại dưới dạng những cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của

nó quy định.

Tuy khác biệt, nhưng ngôn ngữ bên trong có quan hệ chặt chẽ với ngôn

ngữ bên ngoài: ngôn ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong, là

kết quả nội tâm hoá của ngôn ngữ bên ngoài. Theo những tài liệu hiện đại thì

ngôn ngữ bên trong có hai mức độ: ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên

trong thực sự. Ở mức độ ngôn ngữ nói bên trong thì ngôn ngữ bên trong vẫn

giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ bên ngoài, nhưng chỉ không phát ra thành

tiếng mà thôi. Ở mức độ ngôn ngữ bên trong thật sự thì ngôn ngữ bên trong

mới có đầy đủ các đặc điểm nêu trên.

B. GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ký hiệu phi ngôn ngữ là một loạt

phương tiện quan trọng của sự biểu đạt. Đó là tất cả các kích thích bên ngoài

không phải là lời nói và chữ viết bao gồm sự chuyển động của thân thể, các

đặc điểm của cơ thể được biểu lộ ra bên ngoài, các đặc điểm giọng nói và sự

sử dụng không gian và khoảng cách.

Thông thường tự giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng để biểu đạt các

dấu hiệu cơ bản sau:

1. Sự gần gũi:Chúng ta thường có khuynh hướng đến gần những cái gì chúng ta

thích và xa lánh những gì chúng ta không ưa. Chúng ta thể hiện sự gần gũi

này bằng khoảng cách và chỗ (vị trí) chúng ta ngồi, đứng.

2. Cường độ:Ở đây giao tiếp phi ngôn ngữ thường có liên hệ đến kích cỡ. Kích cỡ

của những củ chỉ hoạt động, vùng hoạt động, vật sở hữu, áo quần,… góp

phần nói lên cường độ của giao tiếp.

3. Sự đáp ứng:

Chúng ta sử dụng rất nhiều hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ để diễn tả

sự đáp ứng, từ mềm vui trọn vẹn đến sự thất vọng hoàn toàn.

* Các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ

Các thông điệp phi ngôn ngữ, cũng như các dạng giao tiếp khác, đều

được chuyên chở qua các kênh khác nhau.

+ Ngôn ngữ thân thể (Kinesics) có thể được định nghĩa như là sự

nghiên cứu giao tiếp thông qua những chuyển động của thân thể. Chúng ta

giao tiếp thông qua điệu bộ, qua cách chúng ta đi và đứng, qua sự biểu cảm

của bộ mặt, con mắt và qua cung cách kết hợp các cách thể hiện khác nhau

trên đối với các kênh mở và đóng.

Thường có những loại ngôn ngữ thân thể sau:

Những biểu tượng, là những động tác phi ngôn ngữ được dịch ra ngôn

ngữ một cách trực tiếp hay được xác định bằng “từ điển”. Đó là một hình thức

ngôn ngữ dấu hiệu, thay thế hoàn toàn cho những thông điệp bằng lời. Chẳng

hạn, dùng ngón cái và ngón trỏ làm thành một vòng tròn, với ba ngón còn lại

căng rộng ra làm kí hiệu chỉ nghĩa: “mọi việc đều ổn”; hoặc đưa ngón tay cho

lên môi (thường kèm theo một âm thanh) để ám chỉ “hãy im lặng” v.v…

Những minh hoạ, là những điệu bộ, cử chỉ đi kèm và bổ túc cho lời nói.

Chúng thường được dùng để nhấn mạnh thêm hoặc cho những chỉ dẫn giống

như khi “nói bằng tay”, ví dụ khi nói “hãy đi qua đây” người ta thường vẫy

ngón tay nhiều lần, chậm hay nhanh tuỳ trường hợp. Hoặc khi nói giá tiền cho

người nước ngoài, người bán hàng thường giơ cả các ngón tay với số lượng

tương ứng.

Những biểu cảm là những hình dáng của khuôn mặt nói lên những cảm

xúc hay ý kiến như buồn rầu hay không tán thành. Bĩu môi, nháy mắt, nhướn

cao hay hạ thấp mí mắt và lông mày… là những ví dụ về các biểu cảm.

Những điều chỉnh là những động tác phi ngôn ngữ được dùng khi

chúng ta muốn điều chỉnh tác động của lời nói, ví dụ gật đầu để khuyến khích

một ai đó tiếp tục nói hay giơ bàn tay lên khi chúng ta tiếp tục lời nói của

mình.

Những thích nghi là những động tác giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính

chất thói quen, riêng cho từng người, thường được hình thành từ tuổi ấu thơ

như bàn tay và bàn chân cử động không ngừng, đánh lưỡi, đá chân, gõ ngón

tay… được dùng để biểu hiện các cảm xúc, thường là kiềm chế hay trấn áp

bực bội, khó chịu, căng thẳng…

Sự đi đứng. Các nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ chỉ ra rằng cung

cách đi đứng của con người nói lên được nhiều điều về họ. Sự thật, bước đi

của con người có thể cung cấp cho chúng ta những đầu mối về vi thế, tâm

trạng, sự sáp nhập dân tộc và văn hoá và sự nhận thức về bản thân họ.

Các thám tử và nhân viên an ninh hàng không được huấn luyện để

phát hiện những kẻ bị nghi ngờ qua cách đi đứng của chúng; người mù có thể

nhận ra những người khác qua tiếng động của bước chân họ. Thật lý thú,

bước đi còn mang theo cả những khuôn mẫu văn hoá nhất định, người

phương Tây và người phương Đông có những bước đi khác nhau.

Thế ngồi: Sự sắp đặt bàn và chỗ ngồi trong một căn phòng cho thấy cái

cách người ta phản ứng với nhau. Nếu một cái bàn chỉ có hai người thì có

nhiều cách để họ ngồi với nhau như những hình hoạ dưới đây.

Vị trí góc: Vị trí này giúp người ta ngồi nói chuyện với nhau và có thể

quan sát hoàn toàn những dấu hiệu phi ngôn ngữ của nhau. Góc bàn có tác

dụng như một chướng ngại vật cho mỗi bên, nó có thể có ích nếu hai người

không hoàn toàn thoải mái với nhau (H.6).

Vị trí hợp tác: – Vị trí ngồi bên cạnh nhau nhưng không nhìn thẳng vào

mặt nhau, không cho phép quan sát tất cả những dấu hiệu phi ngôn ngữ (H.

7)

Hai ghế hơi quay về nhau, cách sắp xếp này không đúng nghi thức

lắm (H.9).

– Hợp tác hoàn toàn. Bàn chỉ có tác dụng như một chỗ thuận tiện để

đặt giấy tờ. Cách sắp đặt này cho thấy cách xử sự “trực diện”.

Vị trí cạnh tranh: Đây là vị trí khi chơi cờ hoặc những trò chơi có tính

chất cạnh tranh thường thấy trong phòng khách. Chiếc bàn có tác dụng như

chướng ngại phòng thủ.

Vị trí độc lập: Một sự sắp xếp không phải để đối thoại. Cách sắp xếp

này thường thấy trong thư viện và phòng biên tập.

+ Giọng nói (Paralanguage).

Tất cả mọi hiệu ứng của lời nói mà ta phát ra cùng với các từ (chẳng

hạn như các thanh điệu của tiếng nói), ngoại trừ những từ cho chính mình,

đều được gọi là giọng nói. Ở đây muốn nói đến cách từ được nói ra hơn là

việc những từ nào được dùng. Những tín hiệu âm thanh đi kèm theo lời nói có

tác dụng rất lớn trong việc truyền thông các cảm xúc.

Có 4 loại tin hiệu âm thanh chính:

Những tín hiệu âm thanh định tính: Đây là những thay đổi về độ cao,

tốc độ và âm lượng của lời nói. Cảm xúc được truyền đi theo cách này, ví dụ

một giọng đều đều cho thấy sự buồn chán; lời nói ngắn ngủi cộc lốc với âm

lượng lớn có liên hệ với sự tức giận.

– Những tín hiệu âm thanh lấp đầy: âm thanh và từ dùng một cách vô

nghĩa có tác dụng như những tín hiệu âm thanh lấp đầy giữa những truyền

thông có ý nghĩa, chúng được dùng để cho thấy sự căng thẳng, bối rối, ví dụ

“ồm”, “à”, “à à ờ ờ”, “tốt”, “được”.

– Những tín hiệu âm thanh định phẩm: Ta có thể nhận định thái độ của

một ai đó qua giọng nói của họ, ví dụ giọng khàn khàn được xem là dấu hiệu

của sự khêu gợi hấp dẫn, giọng trầm của người quảng cáo đồng nghĩa với sự

thành thật, sự đáng tin cậy. Có tới gần 40% nội dung một thông điệp đến từ

những tín hiệu âm thanh như thế. Ví dụ, chúng có thể cho chúng ta biết sự

khác biệt giữa một câu nói thẳng thắn, cởi mở với một câu nói mỉa mai.

Sự im lặng:

Trong xã hội phương Tây, im lặng được đùng như dấu hiệu của sự

kính trọng. Chẳng hạn, học sinh không được nói khi thầy giáo đang nói.

Người phương Tây không thích những khoảng trống, im lặng trong giao

tiếp.

Sự im lặng còn được dùng như một phương tiện chứng tỏ sự đối lập

phản kháng. Cũng có khi “im lặng là đồng ý”.

Thời gian (Chronemics): Việc sử dụng thời gian giữ vai trò quan trọng

trong việc truyền thông, nhưng cũng như mọi hình thức truyền thông khác, nó

cũng có những ý nghĩa khác trong những nền văn hoá khác nhau. Trong xã

hội phương Tây “thì giờ vàng bạc”, thời gian thống trị đời sống con người. Sự

vận chuyển công cộng được tổ chức nghiêm túc thành những thời khoá biểu,

chúng ta sẽ phiền hà nếu có sự chậm trễ nào đó.

Cách thức người ta sử dụng thời gian cho chúng ta biết được nhiều

điều về họ. Đến chậm giờ trong một buổi tiếp xúc có nghĩa là bạn không coi

trọng thời gian của người khác; nhưng đến trễ trong một cuộc tụ họp xã hội

thường được xem là chuyện bình thường. Người phương Tây rất ý thức về

vấn đề thời gian. Ở xã hội này, sự việc càng quan trọng thì càng phải được

sếp xắp trước đó xa. Chính vì thế, mời dự tiệc cưới mà mời vào phút chót là

điều xấc xược. Nhiều người cho rằng có một thời điểm thích hợp nào đó để

thực hiện một số việc ăn uống chẳng hạn.

Việc bắt người khác phải chờ đợi có nhiều ý nghĩa. Người trên làm việc

này đối với người thuộc cấp để tạo ra khoảng cách. Nhưng phải chờ đợi quá

lâu thì ta sẽ phát cáu và không chừng còn phá huỷ cuộc hẹn nữa. Những ý

nghĩa khác có thể là: để trừng phạt một ai đó, để tỏ quyền lực để biểu lộ sự

thù hằn hay để được chú ý.

Sự sử dụng không gian (Proxemics):

Mọi sự khác biệt cơ bản giữa người này hay người kia có thể được

thấy qua cách họ hoạt động ra sao với khoảng không gian xung quanh họ –

qua cách họ sử dụng lãnh thổ của họ như thế nào. Việc nghiên cứu xem con

người sử dụng và cảm nhận không gian xã hội và cá nhân của mình như thế

nào được gọi là Proxemics. Edward Han có những đóng góp đáng kể về lĩnh

vực này. Theo ông, sự giao tiếp diễn ra trong bốn khoảng cách sau đây:

– Khoảng cách công cộng: từ 3,5m đến 7,5m dùng trong quan hệ tiếp

xúc với những người xa lạ. Đây là khoảng cách thích hợp cho thính giả và

diễn ra trong một cuộc nói chuyện công cộng.

Khoảng cách xã hội: từ 1m đến 3,5m là khoảng cách có những nhóm

chính thức, ví dụ giám đốc tiếp công nhân; thầy giáo nghe học sinh trả lời…

– Khoảng cách cá nhân: từ 0,5m đến im là quan hệ thân thiết giữa các

cá nhân như bạn bè thân.

– Khoảng cách thân tình: từ 0m đến 0,5m, là khoảng cách giữa những

người có quan hệ gần gũi, ruột thịt như vợ chồng, cha con v.v…

Những đặc điểm cơ thể:

Tướng mạo, vẻ hấp dẫn chung, mùi của thân thể và của hơi thở và

chiều cao đều là những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ.

Tướng mạo gồm ngoại hình, quần áo và cách ăn mặc cũng như cung

cách đối xử. Tướng mạo con người bị chi phối bởi những tư tưởng, tình cảm,

thái độ chủ đạo của con người. Căn cứ vào hình dạng, kích thước của thân

thể, người ta chia làm ba loại chính:

+ Loại ngoại hình (ectomorpbs) có thân thể cao gầy, thường được coi

là người loại người vụng về, khép kín và hơi nóng nẩy.

+ Loại nội hình (endomorphs) lùn và mập, thường được coi là người có

tình cảm, dễ xúc động và hơi thiếu nghị lực.

+ Loại trung bình (mesomorphs) thì vạm vỡ, lực lưỡng, thường được

xem là loại người lý tưởng, tích cực hương ngoại và tự tin.

Những nhận thức căn cứ theo tướng mạo thường dẫn đến những nhận

xét sai lầm. Những điều khái quát trên có thể đúng một phần nào thôi, vì mỗi

cá nhân con người là độc nhất vô nhị, không hoàn toàn phù hợp với một

khuôn mẫu, hơn nữa, đa số chúng ta là một kết hợp của các loại người nói

trên.

Y phục cũng bổ sung cho diện mạo của con người, nó thường là ký

hiệu của lứa tuổi, nghề nghiệp, giai tầng xã hội, đẳng cấp xã hội. Cung cách

đối xử: nhã nhặn, lịch thiệp, thô lỗ, cục cằn v.v… nói lên tính có giáo dục hay

không, nói lên tính cách của người đó, nói lên sự tự đánh giá và thái độ của

họ với mọi người xung quanh.

Sự hấp dẫn

Chúng ta thường trở nên cuốn hút hay bị khước từ bởi người khác là

tuỳ theo chỗ: họ có ấn tượng như thế nào về thể xác chúng ta. Chẳng hạn

một cuộc khảo sát không chính thức về một cuộc thi diễn thuyết đã chỉ ra

rằng, với các điều kiện khác như nhau, ứng viên nào hấp dẫn hơn thì có cơ

may chiến thắng nhiều hơn rõ rệt.

Sự thành kiến với những người không hấp dẫn đã trở thành thâm căn

cố đế trong xã hội chúng ta. Trong một cuộc nghiên cứu với các trẻ mẫu giáo,

người ta đưa cho chúng những bức ảnh về các trẻ khác cùng tuổi và yêu cầu

chúng chọn ai là bạn và ai là thù. Bọn trẻ 3 tuổi đã phân biệt đối xử đối với

những người bạn cùng tuổi hấp dẫn và không hấp dẫn, hệt như những người

lớn vậy.

Chiều cao

Người ta thường tỏ thái độ khác nhau đối với chiều cao con người. Khi

tuyển tiếp viên hàng không, người ta chỉ chọn những người “cao ráo”, còn

những người thấp lùn thì không được tuyển. Sự phân biệt đối xử với người

thấp lùn được biểu hiện rõ cả trong việc trả lương. Ví dụ ở Mỹ, đàn ông trên 6

feet 2' thì nhận được lương khởi điểm cao hơn 12,4% với những người tốt

nghiệp cùng trường cao dưới 6 feet, và người thấp hơn khó tìm việc làm hơn.

Mặc dù xã hội Mỹ có vẻ thích những người đàn ông cao hơn, nhưng

những phụ nữ cao bị chê là “lóng ngóng”, “vụng về”; những nữ doanh nhân

thấp người thực tế, lại không bị chỉ trích.

Mùi

Cái cảm giác cũng có ảnh hưởng đến giao tiếp. Chúng ta có thể trở nên

hấp dẫn bởi một thứ nước hoa nhất định và bị khước từ bởi những thứ nước

hoa khác.

Các mùi trong nhà hay ở công sở cũng có thể có ảnh hưởng đến chúng

ta. Ví dụ người ta có phản ứng với mùi thuốc khử trùng của bệnh viện, mùi

kinh tởm của rác rưởi, hoặc mùi thơm tho của các sản phẩm gia đình…

Ngôn ngữ đồ vật (Artifacts)

Quần áo mà con người mặc, cũng như những gì mà con người trang

điểm, kính đeo mắt, đồ kim hoàn v.v… đều mang lại những thông điệp xác

định. Tất cả những thứ đó được gọi là Artifacts (ngôn ngữ đồ vật).

Có lẽ áo quần là loại ngôn ngữ đồ vật rõ rệt nhất. Nó như vật thay thế

nói cho người khác đôi điều gì đó về bạn. Vì bạn đã có sự lựa chọn ăn mặc

cái gì, nên có thể cho rằng đó chính là hình ảnh mà bạn muốn mô tả, là thái

độ mà bạn muốn giới thiệu về một kiểu người thà bạn là hiện thân và vẻ cách

mà bạn muốn người khác cảm nhận về bạn. Áo quần cũng nói lên điều gì đó

về ý kiến của bạn. Ví dụ, một vài chiếc áo có hình vẽ và những chữ thô tục

khiến người khác phải khó chịu cho thấy thái độ của người mặc nó đối với

mọi người.

Việc hút thuốc cũng có ngôn ngữ riêng của nó, chẳng hạn nhả khói bay

lên để chứng tỏ sự tin chắc, quả quyết. Người hút càng nhả khói ra nhanh thì

cảm xúc đó càng mạnh.

Âm nhạc và màu sắc (Aesthetics)

Việc truyền thông một thông điệp hay một tâm trạng qua âm nhạc và

màu sắc được gọi là AesThetics.

Khi bạn bước vào một siêu thị, chủ siêu thị muốn bạn đi chậm rãi qua

các quầy hàng, xem mọi thứ để mua chúng. Do vậy âm nhạc của siêu thị phát

ra một cách chậm rãi, thoải mái. Nhưng gần đến giờ đóng cửa, âm nhạc có

thể được tăng nhanh để kích thích bạn đi nhanh hơn. Hoặc để nhắc nhở bạn

phải chú ý, cảnh giác, các rào chắn nơi có xe lửa đi ngang thường được sơn

màu “ngựa vằn” đỏ – trắng.

Trên đây đã điểm qua các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ. Các ký hiệu

phi ngôn ngữ ở con người có hai nguồn gốc: các chương trình thần kinh bẩm

sinh và các hành vi chung cho một nền văn hoá, một giai tầng xã hội hay một

gia đình.

III. KHOẢNG CÁCH TRONG GIAO T1ẾPA. GIAO TIẾP TRỰC TIẾP VÀ GIAO TIẾP GIÁN TIẾPKhi sử dụng chữ “trực tiếp”, người ta muốn nói đến loại giao tiếp “mặt

đối mặt”, loại giao tiếp mà trong đó mỗi bên giao tiếp đều tri giác được nhau,

sự tiếp xúc được thực hiện, có thể sử dụng mọi phương tiện có được trong

phạm vi thẩm quyền của mình. Trong sự giao tiếp trực tiếp tồn tại nhiều kênh

hơn cho các thông tin ngược (phản hồi), và phù hợp với điều đó, mỗi bên giao

tiếp đều thu nhận được qua chúng những thông tin về mức độ chấp nhận nội

dung giao tiếp của phía bên kia, cũng như các phản ứng đối với nó. (Xem

mục “Đối thoại” ở chương III).

Còn giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp có các khâu trung gian tham gia

vào đó dưới dạng một nhân vật, một cơ chế, một vật thứ ba. Tính gián tiếp có

thể là tối thiểu hoặc đáng kể. Ví dụ, nếu hai người nói chuyện với nhau bằng

video telephone, thì có thể coi là tính gián tiếp ở mức tối thiểu: họ trông thấy

nhau, nghe thấy nhau, nhưng không thể đụng chạm tiếp xúc với nhau. Còn

trong trường hợp người này gửi thư cho người kia hoặc thông qua người thứ

hai hay thứ ba để truyền thông tin, thì gián tiếp là đáng kể.

Khi xem xét vấn đề giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp cần thấy

rằng, sự tri giác trực tiếp lẫn nhau của những người giao tiếp không phải là

chỉ số chính của giao tiếp trực tiếp. Sự tri giác lẫn nhau đem lại một thông tin

nhất định cho mỗi người về người kia, nhưng đó không phải là sự tác động

qua lại về nội dung. Sự trao đổi thông tin dù là một lượng thông tin không

đáng kể vừa diễn ra giúp con người tiếp xúc với nhau, tức thì sự giao tiếp xảy

ra liền.

B. CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT TRONG GIAO TIẾP: VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Sự phát triển của kỹ thuật đã dẫn đến sự xuất hiện những phương tiện

truyền tin trong những khoảng cách rộng lớn, sự tiếp nhận cùng một lúc thông

tin đó ở một khối lượng lớn người. Truyền thông đại chúng như là một dạng

giao tiếp đặc biệt được hình thành trên cơ sở đó.

Thông tin được truyền theo các kênh như radio, truyền hình, báo chí và

được con người “hấp thụ” mang tính chất một chiều, nghĩa là nó chỉ đi theo

một hướng từ trung tâm tạo ra nó.

Thông tin từ phía người tiếp nhận trong thời gian phát thanh, đọc báo

v.v… là không có. Nhưng sau một thời gian, thông tin có thể đi theo hướng

ngược lại dưới dạng viết thư, nói chuyện qua telephone.

Nội dung của truyền thông đại chúng là thế giới quan bao trùm trong xã

hội, là các tam thể ý thức hệ, là sự đánh giá các hiện tượng xã hội, là sự trình

bày các giá trị vặn hoá, giải trí.

Nội dung truyền thông đại chúng được chuẩn bị, lựa chọn bởi những tổ

chức tạo ra một cách đặc biệt cho nó (các trung tâm thông tin, các ban biên

tập v.v…). Nội dung của truyền thông đại chúng cũng như các phương tiện

của nó nhằm phục vụ các giai tầng và nhóm xã hội nắm quyền kiểm soát

chúng, nắm quyền thống trị quốc gia. Trong xã hội phương Tây, các phương

tiện truyền thông đại chúng được sử dụng để tác động tư tưởng đến quảng

đại quần chúng, để tuyên truyền các tư tưởng, quan điểm, giá trị của xã hội

phương Tây.

Dưới tác động của truyền thông đại chúng, ý thức và hành vi của con

người có sự chuyển biến. Khi đó tình trạng sau đây được bộ lộc: luồng thông

tin liên tục như là sự biểu hiện số lượng của nó trong một thời gian xác định

sẽ gây nên sự chuyển biến về chất lượng trong ý thức con người.

Nội dung của truyền thông đại chúng cần phải tác động đến trí tuệ và

tình cảm con người, bởi vậy nó cần phải dễ hiểu, và dựa trên trình độ trung

bình nào đó về sự am hiểu của người nhận thông tin. Luồng thông tin qua các

kênh khác nhau phải gây hứng thú và cảm xúc. Bởi vậy, có những nội dung

mới trong truyền thông đại chúng là một yếu tố bắt buộc.

Truyền thông đại chúng có những chức năng xã hội cơ bản sau:

– Phổ biến kiến thức về hiện thực,

Điều chỉnh và điều khiển xã hội,

– Phổ biến văn hoá.

Giải trí.

Tương ứng với các quá trình thông tin đại chúng, cần phân biệt các dấu

hiệu bên ngoài, có liên quan đến sự khắc phục những trở ngại mang tính chất

vật lý và những dấu hiệu bên trong đặc trưng, tương quan với các trở ngại

còn lại. Đồng thời những dấu hiệu của các quá trình này – thời hạn và trong

phạm vi của nó, truyền thông được thực hiện; tần số tiếp xúc của nguồn

thông điệp với người nghe, cường độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật khác

nhau để ấn định số lượng thông tin, quy mô thu hút người nghe, người xem

truyền thông – đều có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự thành công của các

quá trình thông tin đã được thực hiện, và ý nghĩa của chúng to lớn đến mức

như là các dấu hiệu đặc trưng. Thuộc vào những dấu hiệu này là một số đặc

điểm đặc trưng của quá trình truyền thông điệp, tồn tại trong truyền thông đại

chúng, những điều kiện tri giác, cũng như các dấu hiệu đối với nguồn thông

tin và đối với khán thính giả của tác động thông tin.

Tính công cộng, độ nhanh của việc truyền tin và tính nhất thời của

thông tin, tạo thành dung lượng cơ bản của truyền thông đại chúng, đều thuộc

vào những dấu hiệu đặc trưng nhất của quá trình. Ba dấu hiệu này, hơn nữa,

còn tồn tại trong thông tin được phổ biến trong tiến trình tác động tuyên

truyền, và chỉ đặc trưng một phần nào cho quá trình truyền thông đại chúng

được thực hiện trong tiến trình tác động giáo dục và truyền các lệnh chính

thức của chính quyền. Trong cả ba trường hợp đều có dấu hiệu về tính công

cộng, Trong hai trường hợp sau thì thông tin được phổ biến không phải bao

giờ cũng có tính chất nhất thời, còn trong tiến trình truyền thông nhằm mục

đích tác động giáo dục thì thường không đòi hỏi độ nhanh của việc phổ biến

thông tin.

Tính công cộng của việc truyền thông điệp đạt được là do nội dung

truyền đi trong quá trình truyền thông đại chúng được nhân lên nhiều lần nhờ

các phương tiện kỹ thuật, và trở nên có thể đến được đối với một số lượng

thính giả khổng lồ mà không có một sự hạn chế nào. Tình hình này tạo nên

sự cần thiết phải bảo vệ các quyền lợi của xã hội hay các nhóm xã hội bằng

cách chọn lựa các thông điệp. Sự lựa chọn đó được thực hiện thông qua bộ

luật truyền thống, dư luận xã hội, chế độ kiểm duyệt và thững cơ chế xã hội

khác.

Độ nhanh của việc truyền tin là điều quan trọng bởi vì các thông điệp

phải đến được khán thính giả càng nhanh càng tốt – trong mọi trường hợp,

phải sớm hơn so với dự kiến của mình về sự kiện mà đối thủ về chính trị hay

ý thức hệ đưa ra. Ai là người đầu tiên thông báo về sự kiện thì sẽ hình thành

thái độ của khán thính giả đối với sự kiện đó dễ dàng hơn nhiều. Kẻ chậm

chân buộc phải có nhiều nỗ lực, bởi vì làm thay đổi một thái độ đã được tạo

ra trước đây, một quan điểm đã được xác định, một ý kiến đã được hình

thành là một việc khó khăn hơn nhiều; đó là do một hiện tượng quen biết –

sức ỳ tâm lý gây nên.

Tính chất nhất thời của thông tin là do sự thay đổi nhanh chóng của các

sự kiện, mà sự thống nhất về chúng gây hứng thú cho các khán thính giả tạo

nên. Do nguyên nhân này mà nội dung cơ bản của các quá trình thông tin đại

chúng được dành cho sự tiêu thụ nhanh, thường là một lần. Ví dụ, báo chí

từng ngày phải đăng tải tài liệu mới. Cũng do nguyên nhân này mà radio hay

truyền hình khi nhắc lại thông tin là mất đi một cách đáng kể sự sắc sảo ban

đầu và tính cấp thiết của nó. Tính nhất thời của thông tin, mà nó tạo thành nội

dung thường ngày qua truyền thông đại chúng, đã sử dụng sự tìm kiếm và

lựa chọn các thông điệp không chỉ có giá trị thông tin lớn mà còn mang một

tải trọng cảm xúc đáng kể, vì nếu không thì trong những điều kiện hiện đại –

với sự phong phú của các nguồn thông tin và dung lượng thông tin lại lớn –

sẽ rất khó thu hút và duy trì sự chú ý của khán thính giả.

Những dấu hiệu đặc trưng nêu trên của quá trình truyền tin và các

thuốc tính của tài liệu được truyền đi có ảnh hưởng quan trọng đến các điều

kiện tri giác thông tin và rút cục, đến hiệu quả của quá trình truyền thông đại

chúng.

Chương 3: BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIAO TIẾP

I. GIAO TIẾP NHƯ MỘT QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TINA. ĐỐI THOẠIĐối thoại miệng là dạng ngôn ngữ cơ sở nhất của loài người. Đối thoại

– đó là sự giao tiếp trực tiếp của hai hay một số người, là sự trao đổi những

đối đáp, trong lúc này thì người này nói và người kia nghe, lúc khác thì người

kia nói và người này nghe. Trong quá trình sống và lao động cùng nhau, con

người đã và đang trải nghiệm nhu cầu phải thống nhất các hành động cùng

nhau, phải trao đổi ý kiến với nhau về những sự biến diễn ra hằng ngày. Đối

thoại tâm lý là dạng ngôn ngữ đơn giản nhất. Thứ nhất, đối thoại là loại ngôn

ngữ được duy trì. Trong tiến trình đối thoại, đối phương đặt những câu hỏi

chính xác hoá, có thể kết thúc ý nghĩ của người kia, đưa ra lời đối đáp của

mình. Điều này giúp cho người nói có thể dễ dàng biểu đạt được ý nghĩ của

mình.

Thứ hai, đối thoại được tiến hành trong sự tiếp xúc đầy biểu cảm giữa

những người nói trong điều kiện tri giác lẫn nhau. Những người đối thoại tác

động lẫn nhau bằng các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói…, và thường cùng

nhau theo dõi đối tượng được thảo luận.

Thứ ba, đối thoại mang tính chất tình huống. Đối tượng được thảo luận

thường đi tri giác hoặc tồn tại trong hoạt động cùng nhau. Ngôn ngữ nảy sinh,

được duy trì, thay đổi phương hướng của mình và chấm dứt là tuỳ thuộc vào

những thay đổi của đối tượng hay những ý nghĩ về đối tượng.

Để thấy rõ vai trò của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi cùng nhau từ giác

các đối tượng và những người đối thoại trong quá trình đối thoại, chúng ta

hãy so sánh một lớp học bình thường với một lớp học qua băng ghi âm. Ở

lớp học bình thường, khi ngồi quan sát hoạt động của thầy và trò trên lớp, ta

không nhận thấy có những chỗ ngắt quãng, vì đã được lấp đầy bằng các

phương tiện phi ngôn ngữ. Còn trong lớp học qua băng ghi âm, ta phát hiện

thấy có nhiều chỗ ngắt quãng mà đối với chúng ta, những người nghe, không

được lấp kín bằng một cái gì cả và vì vậy có vẻ như không hợp lý. Hiện tượng

tương tự như thế có thể quan sát thấy khi ta nghe buổi hoà nhạc hoặc một vở

diễn phát qua đài phát thanh.

Sự đối thoại được hưởng ứng theo chủ đề thì gọi là đàm thoại. Trong

đàm thoại, một người hay cả nhóm nêu mục đích thảo luận và xác định một

câu hỏi nhất định. Mục đích đó không có trong một cuộc đối thoại thông

thường, mà diễn biến của nó được định hướng bởi tình huống giao tiếp và

như ý định của người đối thoại. Mục đích của đàm thoại có thể là vạch rõ trình

độ tri thức, tác động vào người nghe: thuyết phục, ám thị. Tính có mục đích

của đàm thoại, sự am hiểm về các hứng thú và tri thức của học sinh sẽ cho

phép chuyển cuộc đàm thoại thành phương pháp trình bày miệng đối với tài

liệu. Sự lựa chọn khéo léo các câu hỏi sẽ cho phép chuyển cuộc đàm thoại

thành một phương pháp nghiên cứu tâm lý và xã hội học.

B. MẠNG GIAO TIẾPMạng giao tiếp là tập hợp các kênh trong một nhóm có tổ chức, theo đó

các thông điệp được truyền đi. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến

mạng giao tiếp: số người tham dự, tính chất phức tạp của các thông điệp,

dung lượng của các thông điệp, những nhận định về thứ bậc, tính chất khẩn

cấp của các thông điệp và mức độ tin cậy của các tài liệu. Mạng giao tiếp

được xếp sắp một cách có kế hoạch hoặc tự phát. Mạng giao tiếp có ảnh

hưởng rõ rệt đến khả năng thu nhận thông tin và hiệu quả giao tiếp, đến khả

năng giữ vai trò trong nhóm xã hội, đến sự tham gia vào các hoạt động của

nhóm và mức độ thoả mãn của người giao tiếp. Các nghiên cứu về mạng

giao tiếp cho phép nêu lên được tầm quan trọng của sự ảnh hưởng của cấu

trúc mạng giao tiếp đến hiệu quả của nhóm. Nghiên cứu tính chất chung của

các giao tiếp trong một tổ chức là cách tiếp cận giúp cho ta hiểu được cách

ứng xử của các thành viên trong các tình huống.

Có những mạng giao tiếp điển hình sau:

– Mạng hình chuỗi.

– Mạng hình chữ T hoặc chữ Y.

– Mạng hình tròn.

– Mạng hình chữ X hay hình nan hoa.

Mạng hình sao hay mạng kiểu “toàn kênh”.

Kiểu mạng hình chữ T hoặc Y và X đều tập trung sự lãnh đạo, vì tất cả

đều được nối kênh xuyên qua A. Trong hình thức truyền thông này chỉ A có

vai trò tập trung cao.

Ở hai kiểu hình tròn và hình chuỗi thì không có sự lãnh đạo cố định, mà

chỉ có sự lãnh đạo có khuynh hướng xoay vòng tròn giữa các thành viên của

nhóm. Những mạng hình tròn có nhiều cơ hội hơn để hành động độc lập; các

kênh truyền thông có thể được thay đổi và mỗi thành viên của nhóm có cơ

may đồng đều để tự biểu hiện. Đó là mạng giao tiếp tốt nhất trong một môi

trường thay đổi.

Mạng giao tiếp hình chữ X hữu hiệu nhất, bởi vì nó đảm bảo ít có sai

lầm, ít cần đến thời gian cho một công việc và có một con số nhỏ hơn về

những truyền thông cần thiết. Nhưng nó kém hơn tất cả về sự thích nghi với

những thay đổi so với những mạng giao tiếp khác. Mạng hình sao có tính liên

thông lớn nhất, nghĩa là nó có con số nhỏ nhất các kênh mà nếu rút hay đóng

chúng lại thì sẽ gây ra sự đơn độc (cách biệt) hay mất liên thông của một vị

trí.

Trong nhiều tổ chức, những mạng giao tiếp khác nhau hoạt động đồng

thời ở những mức độ khác nhau.

Kích thước của một nhóm là một biến số quan trọng. Một mạng hình

tròn hay hình chuỗi sẽ không có hiệu quả nếu có một số lớn người tham dự.

Không có một kiểu mạng giao tiếp đơn nào là tốt nhất cả. Tốt hơn cả là nên

mềm dẻo và dùng một kênh cho một mục đích đặc biệt nào đó.

II. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI TRONG GIAO TIẾPA. TRI GIÁC XÃ HỘIThuật ngữ “Tri giác xã hội” (Social Perception) lần đầu tiên được nhà

tâm lý học người Mỹ J. Bruner đề xuất (1947) để chỉ hiện tượng về tính chế

ước xã hội đối với sự tri giác của con người, về sự phụ thuộc của tri giác

không chỉ vào tính chất của kích thích – khách thể, mà còn phụ thuộc vào kinh

nghiệm quá khứ của chủ thể, vào mục đích, ý định của họ, vào ý nghĩa của

tình huống v.v…

Sau này, thuật ngữ “Tri giác xã hội” được hiểu là sự tri giác toàn bộ của

chủ thể không chỉ đối với các đối tượng của thế giới vật chất, mà đối với cả

những cái được gọi là các khách thể xã hội (những người khác, các nhóm,

các giai cấp, các dân tộc v.v…), các tình huống xã hội v.v…

Sự tri giác đối với các khách thể xã hội có một loạt đặc điểm đặc trưng,

khác về chất so với sự tri giác các đối tượng vô tri giác. Thứ nhất, khách thể

xã hội (cá nhân, nhóm v.v…) không thụ động và không dửng dưng, thờ ơ đối

với chủ thể tri giác, như khi tri giác các đối tượng vô tri giác và khi tác động

vào chủ thể tri giác, người được tri giác cố làm thay đổi các biểu tượng về

mình theo hướng có lợi cho các mục đít của mình. Thứ hai, sự chú ý của chủ

thể tri giác xã hội được tập trung trước hết không phải vào các nhân tố làm

nảy sinh hình ảnh với tư cách là kết quả của sự phản ánh hiện thực đang

được tri giác, mà là vào sự giải thích ý nghĩa và giá trị của các khách thể tri

giác, trong đó có những giải thích nhân quả. Thứ ba, sự tri giác các khách thể

xã hội được đặc trưng bởi tính kết dính cao của các thành tố nhận thức với

các thành tố xúc cảm, bởi tính phụ thuộc cao vào cấu trúc động cơ – ý nghĩa

của hoạt động với chủ thể tri giác. Do đó trong tâm lý xã hội (Social

Psychology), thuật ngữ “tri giác” được giải nghĩa rộng hơn so với thuật ngữ

“tri giác” trong tâm lý học đại cương (General Psychology). Trong cấu trúc của

bất cứ hành động tri giác nào, người ta cũng đều tách ra chủ thể và khách thể

của tri giác, quá trình và kết quả của nó. Nhưng nếu trong tâm lý học đại

cương, điều cơ bản được nhấn mạnh là việc nghiên cứu các quá trình và cơ

chế được nảy sinh các hình ảnh tri giác, thì trong tâm lý học xã hội, việc

nghiên cứu tri giác xã hội lại được bắt đầu từ việc chính xác hoá đặc tính của

chủ thể và khách thể tri giác, cũng như vai trò của tri giác xã hội trong việc

điều chỉnh hành vi và hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ và của các nhóm

xã hội. Thoạt đầu (vào những năm 50 của thế kỷ XX), người ta chia ra 3 loại

khách thể xã hội: người khác, nhóm và cộng đồng xã hội. Còn cá nhân riêng

lẻ là chủ thể tri giác. Sau này (vào những năm 70 của thế kỷ XX), đã xuất hiện

những công trình nghiên cứu mà ở đó chủ thể tri giác không chỉ là các cá

nhân riêng lẻ, mà còn là một nhóm nữa. Tuỳ thuộc vào mối tương quan giữa

chủ thể và khách thể tri giác, người ta chia tri giác xã hội làm 3 loại quá trình

tương đối độc lập: tri giác liên nhân cách, tự tri giác và tri giác liên nhóm.

Trong tâm lý học xô viết trước đây, những nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực

tri giác xã hội là nghiên cứu về tri giác và đánh giá con người bởi con người

(A. A. Bôđaliốp: 1965). Sự tri giác và đánh giá con người bởi con người là

một quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao

tiếp trực tiếp. Đây là một loại tri giác đặc biệt, vì đối tượng của tri giác cũng là

con người, hơn nữa cũng là một chủ thể, một nhân cách. Quá trình này bao

gồm tất cả các mức độ phản ánh tâm lý, từ cảm giác đến tư duy. Do vậy nó

tuân thủ những quy luật chung của phản ánh tâm lý, mặc dù đặc trưng của

đối tượng tri giác là do giá trị xã hội của nó quy định. Giá trị xã hội đặc biệt

của con người như là một đối tượng của tri giác đã đưa nó lên vị trí hàng đầu

trong quá trình nhận thức giữa các đối tượng khác.

Khi tri giác người chưa quen biết, chủ thể hướng sự chú ý vào những

đặc điểm bên ngoài nào chứa đựng nhiều thông tin nhất về các thuộc tính tâm

lý của nhân cách, đó là vẻ mặt và các động tác biểu hiện của thân thể. Trong

quá trình tri giác con người bởi con người sẽ hình thành nên những biểu

tượng của con người về nhau cũng như kỹ năng xác định các nét tính cách,

năng lực, hứng thú, các đặc điểm cảm xúc, nghề nghiệp v.v… của người

khác. Mối liên hệ giữa vẻ ngoài và đặc tính nhân cách là một trong những vấn

đề chính của việc nghiên cứu tri giác xã hội. Tâm lý học hiện đại đã xem một

liên hệ này như là sự giải thích tâm lý – xã hội về nhân cách căn cứ vào vẻ

ngoài của nó. Thực nghiệm cho thấy có 4 phương thức giải thích chính là: a)

giải thích có tính chất phân tích, khi mà mối liên hệ của vẻ ngoài được gắn với

một thuộc tính tâm lý cụ thể của nhân cách (ví dụ “mỏng môi hay hớt, dày môi

hay hờn”); b) giải thích thẹo cảm xúc, khi mà phẩm chất nhân cách được mô

tả tuỳ theo mức độ hấp dẫn về thẩm mỹ của vẻ ngoài, c) giải thích theo sự tri

giác xã hội, khi phẩm chất nhân cách được mô tả theo phẩm chất của một

người khác có vẻ ngoài giống với nó, d) giải thích theo tiên tưởng xã hội, khi

con người được mô tả theo phẩm chất của một kiểu nhân cách mà họ được

xếp vào đó trên cơ sở tri giác bên ngoài.

Sự tri giác con người bởi con người có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì

nó thể hiện chức năng điều chỉnh của hình ảnh tâm lý trong quá trình lao động

và giao tiếp, đặc biệt trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Việc đưa nguyên tắc hoạt động vào sự nghiên cứu tri giác xã hội đã

cho phép xem nhóm xã hội là chủ thể của hoạt động, và do đó cũng là chủ thể

của tri giác. (G. M. Andrêeva, 1977). Từ đó người ta đã tách ra 8 loại tri giác

xã hội: Tri giác giữa các thành viên của nhóm với nhau và với các thành viên

của nhóm khác, tri giác của con người về mình, về nhóm của mình và về

nhóm “xa lạ”, tri giác của nhóm về các thành viên của mình và các thành viên

của nhóm khác, tri giác của nhóm về nhóm (hay các nhóm) khác. Do vậy mà

“ngữ cảnh nhóm” (sự phụ thuộc về nhóm của mình hay nhóm “xa lạ”) đã

được đưa và các nghiên cứu về tri giác xã hội, cũng như đã tính đến cả

nguyên tắc về sự phụ thuộc của các quan hệ liên nhân cách vào hoạt động

của nhóm. Điều này góp phần làm mở rộng việc nghiên cứu đặc trưng của

các quá trình tri giác trong những điều kiện” cùng nhau ở các nhóm có mức

độ phát triển khác nhau. Chẳng hạn như nghiên cứu sự hình thành các tiêu

chuẩn và mẫu mực tri giác xã hội, phân kiểu học về sự tri giác liên nhân cách

và liên nhóm, sự tri giác vị thế của cá nhân trong nhóm, độ chính xác và phù

hợp của tri giác giữa con người với nhau, các quy luật và hiệu ứng của tri

giác liên nhóm (hiệu ứng “tính thứ nhất”, hiệu ứng “vừa mới đây”, hiệu ứng

“ánh hào quang”).

B. QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCHHành vi của con người được quy định bởi những tác động của môi

trường bên ngoài, chủ yếu là môi trường xã hội. Sự tác động qua lại của con

người với tư cách là một nhân cách với thế giới xung quanh được thực hiện

trong một hệ thống các mối quan hệ khách quan. Hệ thống quan hệ này được

hình thành giữa con người với con người trong cuộc sống xã hội của họ,

trước hết trong hoạt động sản xuất của họ. K. Marx đã chỉ ra bản chất của các

mối quan hệ sản xuất như là nền tảng của xã hội như sau: “Trong sản xuất,

con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên. Họ không thể sản xuất khi

không được thống nhất lại theo một cách nhất định để hoạt động phối hợp với

nhau và trao đổi với nhau về hoạt động của mình. Muốn sản xuất, con người

phải tham gia vào những mối liên hệ và quan hệ nhất định, và chỉ có trong

khuôn khổ của các mối liên hệ và quan hệ xã hội đó thì quan hệ của họ với tự

nhiên mới tồn tại, sản xuất diễn ra” (K. Marx và F. Engels. Tác phẩm, tập 6,

trang 441 (bản tiếng Nga)).

Những mối liên hệ và quan hệ thực, được hình thành một cách khách

quan giữa con người với con người trong đời sống xã hội của họ, trong sản

xuất được phản ánh trong thái độ chủ quan của họ.

Những mối liên hệ và quan hệ khách quan nảy sinh một cách tất yếu và

có quy luật trong bất kỳ một nhóm thực nào (những quan hệ phụ thuộc, phục

tùng, quan hệ hợp tác tương trợ v.v…). Những quan hệ liên nhân cách chủ

quan là sự phản ánh những mối quan hệ qua lại khách quan giữa các thành

viên trong nhóm, chúng là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của

tâm lý học xã hội.

Quan hệ liên nhân cách là những mối tiên hệ qua lại giữa con người

với nhau, được thể nghiệm một cách chủ quan và được biểu hiện một cách

khách quan trong tính chất và phương thức ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa

con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau và trong giao

tiếp. Quan hệ liên nhân cách chính là hệ thống các tâm thế, các định hướng,

các chờ đợi, các định hình v.v… và thông qua chúng, con người tri giác và

đánh giá lẫn nhau. Quan hệ liên nhân cách là cơ sở của sự hình thành bầu

không khí tâm lý trong tập thể. Nhiều công trình nghiên cứu về nhóm và tập

thể, về động thái của nhóm, về sự hình thành nhóm, hình thành tập thể v.v…

đã chỉ ra ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động cùng nhau và mức độ phát

triển của nhóm đến sự hình thành quan hệ liên nhân cách cũng như ảnh

hưởng ngược trở lại của quan hệ liên nhân cách đến việc hình thành sự đoàn

kết, gắn bó, sự thống nhất về định hướng giá trị của các thành viên trong tập

thể.

Trong nhóm hay tập thể, các cá nhân tham gia vào những quan hệ có

tính chất hai mặt: quan hệ công tác (hay quan hệ chính thức) và quan hệ cá

nhân (riêng tư, không chính thức). Loại quan hệ công tác được quy định trong

văn bản cùng với thành phần của nhóm hay tập thể; loại quan hệ cá nhân,

riêng tư nảy sinh trên cơ sở các động cơ tâm lý: thiện cảm, quyến luyến, bằng

hữu, đồng chí, hoặc ác cảm, thù địch v.v… Những quan hệ công tác có thể

được thể chế hoá, còn quan hệ với cá nhân thì không như vậy. Hệ thống

quan hệ liên nhân cách bao gồm cả hai loại quan hệ trên.

Trong quá trình giao tiếp, người ta thấy có một vài loại tương quan

những quan hệ công tác và quan hệ cá nhân.

1. Có sự trùng hợp theo hướng dương tính. Trong nhóm hay tập thể

không có những mâu thuẫn về công tác giữa các thành viên và sự tiếp xúc cá

nhân thân ái, tốt đẹp góp phần vào sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đã đề

ra. Dưới ảnh hưởng của các quan hệ cá nhân dương tính, các quan hệ công

tác trở nên ít chính thức hơn. Nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn được duy

trì.

2. Các quan hệ công tác tận các quan hệ cá nhân đấu căng thẳng. Đó

là tình huống tiền xung đột hoặc xung đột. Nó có thể làm nảy sinh những

quan hệ bình đẳng hay phụ thuộc. Nguyên nhân làm cho các mối quan hệ trở

nên phức tạp có thể là khác nhau, nhưng để vượt ra khỏi tình huống xung đột

thì không cần phải phá và tính tích cực công tác của các thành viên trong

nhóm, tập thể, không hạ thấp chất lượng và số lượng các sản phẩm làm ra.

3. Các quan hệ công tác tận các quan hệ cá nhân đều mang tính chất

trung tinh, nghĩa là những mối quan hệ trong đó cả hai phía đều làm đúng

theo những chỉ thị, quy chế chứ không vượt ra ngoài giới hạn của nó. Đó là

cái được gọi là những quan hệ chính thức ngặt nghèo. Khi đó, các quan hệ cá

nhân bị cào bằng. Chúng không được thể hiện, nghĩa là không có đất sống.

Các mối quan hệ liên nhân cách xác định vị trí của con người trong

nhóm, tập thể. Sự bình yên về cảm xúc, sự thoả mãn hay không thoả mãn

của con người về việc ở lại cộng đồng đó là phụ thuộc vào chỗ các mối quan

hệ liên nhân cách được hình thành như thế nào. Sự đoàn kết, gắn bó của

nhóm, tập thể, năng lực giải quyết các nhiệm vụ được đề ra cũng phụ thuộc

vào chúng.

Để nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách, người ta dùng các

phương pháp: quan sát, thực nghiệm, các loại đàm thoại khác nhau. Một

trong các phương pháp đó ngày nay được sử dụng rộng rãi là phương pháp

lựa chọn hay còn gọi là phương pháp trắc đạc xã hội (Sociometrie). Người

đầu tiên nghiên cứu và sử dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu và đo

lường các mối quan hệ liên nhân cách trong các nhóm nhỏ là nhà vi xã hội

học Mỹ John Moreno. Bản thân phương pháp này là một phương pháp khách

quan, nhưng nó không phải là phương pháp vạn năng.

Phương pháp trắc đạc xã hội cho phép ta xác định được vị trí thực của

các cá nhân trong các quan hệ công tác và cá nhân xác lập được mức độ

được mến phục của các thành viên trong tập thể, vạch ra được sự tồn tại của

các nhóm cơ sở, cũng như nguyên nhân hình thành hoặc tan vỡ của chúng.

Trong tâm lý học xã hội, người ta chia làm 5 loại vị trí (hay vị thế) của

cá nhân, từ cao đến thấp là:

a) “Ngôi sao” của tập thể.

b) “Được tập thể yêu mến”.

c) “Được tập thể chấp nhận”.

d) “Bị tập thể lãng quyên”.

e) “Bị tập thể tẩy chay”.

Cá nhân có vị trí càng cao trong tập thể thì càng có uy tín đối với tập

thể và sẽ càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tập thể.

Bất kỳ một nhóm hay tập thể nào, đến một giai đoạn chín muồi nhất

định đều sẽ xuất hiện những cá nhân giữ vai trò là “thủ lĩnh”. Có hai loại thủ

lĩnh: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh không chính thức. Trong nhiều trường

hợp, trong một nhóm hay tập thể cùng một lúc có thể tồn tại hai loại thủ lĩnh

khác nhau. Điều này không có hại gì cho tập thể cả. Dĩ nhiên trường hợp lý

tưởng là trường hợp mà hai loại thủ lĩnh trên thống nhất ở một cá nhân nào

đó.

Phương pháp trắc đạc xã hội được tiến hành như sau: Người ta đề ra

cho các đối tượng được nghiên cứu (nhóm hay tập thể) phải trả lời những

câu hỏi đại loại như “Anh chị thích chọn những ai vào cùng một tổ học tập với

mình?”. Thường các câu hỏi như thế được biểu đạt sao cho gần gũi với hoàn

cảnh thực. Vấn đề được đưa ra để lựa chọn được gọi là “tiêu chuẩn lựa

chọn”. Có hai loại tiêu chuẩn lựa chọn: tiêu chuẩn mạnh và tiêu chuẩn yếu.

Kết quả đo đạc có thể được xử lý theo phương pháp toán học hoặc

bằng phương pháp đồ thị trực quan, dựa trên hai phương pháp bổ sung cho

nhau là ma trận (nlatrice) và xã hội đồ (sociogramme).

Các quan hệ liên nhân cách còn được thể hiện ở sự tương đồng tâm lý

giữa các thành viên trong nhóm hay tập thể. Đó là sự kết hợp tối ưu các

phẩm chất của con người trong quá trình giao tiếp, góp phần vào sự thắng lợi

trong việc thực hiện các hành động cùng nhau. Sự tương đồng tâm lý có vai

trò rất quan trọng, nhất là trong các nhóm chính thức có nhiệm vụ nặng nề,

khó khăn.

Khi có sự tương đồng trong nhóm hay tập thể, thì hành vi của người

này sẽ gây phản ứng tích cực ở người khác. Còn khi không có sự tương

đồng, hành vi của người này sẽ gây phản ứng tiêu cực ở người khác.

Vậy sự tương đồng tâm lý hay sự bất tương đồng là do cái gì quyết

định?

– Trước hết, đó là sự thống nhất hay bất đồng về quan điểm, niềm tin.

– Sau đó đến đặc điểm của tính cách mỗi người trong nhóm hay tập

thể.

Sự tách biệt lâu ngày của nhóm nhỏ, dẫn đến sự mất thông tin về các

nhóm khác cũng gây ra bất tương đồng.

– Những mâu thuẫn về công tác và mâu thuẫn cá nhân cũng là một

nguồn gốc của sự bất tương đóng trong nhóm và tập thể.

Gần đây, người ta cố gắng nghiên cứu vấn đề tương đồng tâm lý bằng

thực nghiệm. Việc nghiên cứu được thực hiện bằng một phương tiện gọi là

“máy đo tương đồng” (homeostate). Phương tiện này có thể vạch ra được là

có sự tương đồng hay không. Nhưng ở đây không phải là sự tương đồng tập

thể, bởi vì mục đích của nó không vượt ra khuôn khổ của nhóm. Cho nên

phương tiện này không đo được ý thức tập thể một cách chính xác, đầy đủ.

4. Hiệu quả của giao tiếpViệc giao tiếp giữa người này và người khác có hiệu quả hay không

phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có liên quan. Trong nhiều công trình

nghiên cứu về lĩnh vực này, nhiều tác giả đã xác nhận giao tiếp là một quá

trình hết sức phức tạp, liên quan đến hoạt động nhận thức và tình cảm của

con người. Nếu giao tiếp có thể tạo ra trạng thái thoả mãn về nhu cầu nhận

thức, làm cho chúng ta vui thích thì ngược lại cũng có thể làm chúng ta thấy

bực bội, áy náy… vì chuyện gì đó. Vậy trong quá trình giao tiếp, xúc cảm, tình

cảm có thể làm cho các hiểu biết trong quan hệ với ai đó bị biến dạng, sai

lệch đi (rõ rệt nhất là khi đã có định kiến, thành kiến, có ấn tượng…).

Như vậy cũng có nghĩa là về mặt biểu hiện, giao tiếp dường như chỉ là

sự bộc lộ những yếu tố bên ngoài của đời sống nhưng thật ra lại gắn bó và

phản ánh sâu sắc nội tâm của mỗi người. Mà đời sống nội tâm của mỗi người

lại cực kỳ phức tạp, đa dạng; nhân cách của mỗi người không lặp lại, ai cũng

có những nét riêng về tính cách và không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ

trong giao tiếp. Thông qua giao tiếp, chúng ta hiểu nhau, thông cảm với nhau,

nhưng sự hiểu biết trong quá trình giao tiếp là một quá trình đầy mâu thuẫn:

những lời nói ra với ý đồ tốt đẹp đôi khi gây tác dụng ngược lại; mâu thuẫn

giữa các hành vi, hoạt động và lời nói hàng ngày, kể cả những phản ứng, thái

độ “ngẫu nhiên”, “ngẫu hứng”… đôi khi làm hỏng việc.

Như vậy là việc tìm hiểu các điều kiện cần thiết, thuận lợi cho hoạt

động giao tiếp là việc cần thiết và mang ý nghĩa sâu xa.

A. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIAO TIẾP– Muốn hình thành ở con người tâm thế thực hiện hành động nào đó thì

họ phải có nhu cầu về hành động đó và phải ở trong tình trạng tương ứng.

Muốn vậy việc trước tiên là phải gây ấn tượng tốt đẹp với đối tượng ngay từ

phút tiếp xúc đầu tiên (qua các hành vi, cử chỉ ban đầu, qua thái độ, biểu

cảm), tỏ rõ thiện chí của mình.

Trong giao tiếp phải chú ý tri giác đẩy đủ, rõ ràng, chính xác các thông

tin, các biểu hiện của đối tượng (lời nói, cử chỉ, nét mặt, các hành vi, phản

ứng trong lúc giao tiếp).

– Phải tạo nên sự thống nhất về các phương tiện, công cụ giao tiếp (ví

dụ trao đổi về khoa học phải thống nhất thuật ngữ, khái niệm…), kể cả việc

nghiên cứu từ trước để hiểu về các vấn đề có liên quan (xu hướng xã hội,

chính trị, nghề nghiệp, cá tính…), nhất là đối với người nước ngoài. Càng

phải chú ý hơn về bối cảnh văn hoá – xã hội có liên quan (ở nước ngoài và

trong nước) và các nhu cầu văn hoá xã hội đặt ra cho việc giao tiếp…

Phải tạo ra tâm thế và cách hiểu, nguyện vọng chân thành trong việc

tìm hiểu người khác – từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn (không bất

đồng bột phát mà biết tự kiềm chế, tự điều chỉnh khi cần).

Yếu tố tình cảm luôn luôn chi phối và ảnh hưởng đến hiệu quả giao

tiếp, vì thế cần có thái độ khoan dung, hoà hợp để tạo ra quan hệ tốt và trên

cơ sở đó, tạo ra sự tin cậy, thông cảm và sự hiểu biết lẫn nhau thông qua

giao tiếp.

Tuy nhiên các điều kiện trên đây lại liên quan đến tâm thế của con

người tham gia giao tiếp – Theo S. A. Nadirasvili (1978), “tâm thế là một trạng

thái tâm lý hoàn thiện, là tâm trạng của cá nhân trong một hành động nhất

định” mà muốn hình thành được nó để thực hiện hành động này hay hành

động khác, “thì người đó phải có nhu cầu về hành động đó và phải ở trong

một tình huống tương ứng” (S.A. Nadirasvili – Tâm lý học tuyên truyền (dịch)

– NXB Thông tin lý luận – H. 1984).

Một số tác giả khác lại quan niệm rằng, sau khi xác định rõ các điều

kiện của giao tiếp, lại phải tiếp tục xác định các nguyên tắc hợp tác trong giao

tiếp thì mới có cơ sở thực tế để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giao

tiếp.

B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA SỰ GIAO TIẾPThực tế cuộc sống cho thấy có nhiều trường hợp chủ thể nắm rất vững

lý thuyết về giao tiếp, tích cực hoạt động và xây dựng quan hệ nhưng vẫn

luôn luôn vấp váp trong các quan hệ với mọi người và luôn luôn ở vào trạng

thái không thoả mãn với chính mình. Ở đây có thể có nhiều nguyên nhân,

nhưng xét cho cùng chúng đều liên quan đến nhân cách và đặc biệt là vốn

sống và kinh nghiệm sống của mỗi người. Tuy vậy, từ các kinh nghiệm thành

công về “đối nhân xử thế” của nhiều người, có thể rút ra các vấn đề có tính

nguyên tắc, mà có người gọi đó là “chỉ nam” trong quan hệ giao tiếp ứng xử.

Theo Lâm Ngữ Đường trình bày trong tác phẩm “Tinh hoa xử thế” (Lâm

ngữ Đường – SĐD), nguyên tắc tổng quát của giao tiếp xử thế là “Bình tĩnh

và thật bình tĩnh”, nếu trình bày gọn và đầy đủ hơn là: Sáng suốt + bình tĩnh =

thành công

Cần hiểu sáng suốt là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, là

chìa khóa của mọi thành công. Đó là sự định hướng giá trị chính xác, sự tự

điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với đối tượng, với hoàn

cảnh, với sự mong đợi của mọi người. Mọi hành vi hoạt động của con người

cần được ý thức đầy đủ, có định hướng rõ ràng và “trong khi hướng công việc

sang một chiều hướng đã định rồi, chúng ta phải can đảm chịu đựng những

trở ngại bất ngờ, những điều diễn biến đột ngột để tránh ngã lòng, phòng

ngừa thất bại; sự né tránh đó gọi chung trong một danh từ là sáng suốt” (Lâm

ngữ Đường – SĐD).

Sự sáng suốt còn giúp chúng ta thoát khỏi các tình huống khó xử, các

áp lực, vượt qua các trở ngại. Con người sáng suốt thường tạo ra được các

yếu tố dẫn tới thành công trong mọi hoạt động.

Khi giao tiếp với bất cứ ai, sự sáng suốt giúp ta nhận thức cái đúng, cái

sai, tỉnh táo nhận ra cái mạnh, cái yếu ở bản thân, nhờ vậy lựa chọn được

thái độ và hành vi thích hợp, giành được sự tín nhiệm, tôn trọng của mọi

người.

– Phải luôn luôn giữ thái độ bình tĩnh trong giao tiếp ứng xử, trong bất

cứ tình huống nào, bởi vì đó là “bí quyết đảm bảo cho mọi thành công”.

Thái độ bình tĩnh được Lâm Ngữ Đường cụ thể hoá thành “công thức”

sau đây:

Bình thản,

Tưởng như không biết,

Im lặng,

Hãy cứ vui đi,

Đừng bứt chỉ rối,

– Lễ phép và luôn luôn lễ phép.

Rèn luyện để có một thái độ bình thản trước mọi “tình huống có vấn đề”

thật không dễ dàng nhưng để đạt được nó, ta cần kiên nhẫn, cố gắng rèn

luyện và thể nghiệm trong cuộc sống. Nhờ có thái độ bình thản ta sẽ khắc

phục được tính bồng bột, bộp chộp trong suy nghĩ, trong hành động, biết nhìn

xa trông rộng, có được sự điềm tĩnh, sáng suốt cần thiết khi hành động.

Không nên hiểu bình thản là thái độ mềm yếu, luôn làm như thể nhân

nhượng của kẻ yếu hèn, vì thật ra đó chính là sự tự điều chỉnh sự tự kiềm

chế, sự thể hiện thái độ tôn trọng danh dự, nhân cách của người khác nhằm

mục đích đạt tới thành công trong mọi quan hệ ứng xử, giao tiếp.

Trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp, người bình thản thường giữ

được thái độ trầm tĩnh, có tinh thần chủ động, biết cân nhắc, dự đoán, trữ liệu

các phương án một cách chi tiết, kỹ lưỡng trước khi hoạt động, tính đến mọi

khả năng (thành công hoặc thất bại), có ý chí vượt khó. Vì vậy dù gặp tình

huống phức tạp, gay cấn đến đâu họ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự

tin, vì thế dễ thành công trong mọi hoạt động.

Người bình thản thường tránh được thái độ nôn nóng, thiếu chín chắn

hấp tấp khi đưa ra quyết định, nên không bao giờ bị rơi vào tình trạng bị động,

khủng hoảng về tinh thần do đó luôn luôn ở trạng thái bình tĩnh, cân bằng

trong đời sống tinh thần; đó là một “sức mạnh” có sức thuyết phục, “áp đảo”

đối với người khác và không để rơi vào tình thế bị động.

Có thể xem thái độ bình tĩnh là một đức tính, một lề thói giúp cho con

người luôn luôn được rèn luyện, được thử thách, đảm bảo trong mọi tình

huống dù là “phong ba bão táp”, vẫn không nản chí, kiên trì đạt tới mục tiêu

cuối cùng, là bí quyết của mọi sự thành đạt, đạt tới thành công trong cuộc đời,

không riêng gì trong lĩnh vực giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp – nhất là với đối tượng chưa quen biết hoặc

đối với những người có tính cách phức tạp, chúng ta lại càng cần phải chắc

chắn, thận trọng, biết cách ứng xử một cách tế nhị, kín kẽ, tránh những sơ hở

dẫn đến hậu quả tai hại.

Về thái độ, khi ta nóng giận lại càng cần và phải biết tự kiểm chế, đừng

bộc lộ hết những điểm yếu của mình, tránh những điều bất lợi cho bản thân.

Nhờ vậy có thể:

– Tỉnh táo, sáng kiến, phát hiện ra mặt trái của vấn đề trong tình huống

bất ngờ nhất,

– Có cơ hội thử thách trí thông minh, thái độ bình tĩnh, kiên nhẫn trước

các tình huống phức tạp, rèn luyện tính cách của mình.

Khiêm tốn, không tự cao tự đại, mặc dù có thể là mình có hiểu biết

hơn người về những mặt nào đó (nhưng có thể ta cũng kém họ ở nhiều điểm

khác), để đối tác của ta có dịp bộc lộ hết những cái mạnh, cái yếu của họ,

nhờ vậy ta mới biết cách ứng xử cho phù hợp.

Người xưa cũng đã có lời khuyên chúng ta phải chín chắn, thận trọng

trong lời nói: “Chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói kia mà!” Nhiều

tác giả đã kể lại các giai thoại xung quanh “Nghệ thuật xử thế” mà điển hình là

chuyện cúi mình của Việt vương Câu Tiễn và câu chuyện của Hàn Tín và Lưu

Bang. Đó chính là những ví dụ sinh động về thái độ biết im lặng đúng lúc,

đúng chỗ và tác hại của nó nếu ta làm trái quy luật.

Biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ cũng là một phương châm cần thiết

trong giao tiếp, xử thế. Nhờ im lặng, mỗi người tạo nên cho mình sự thanh

thản trong tâm hồn. Kant – nhà triết học cổ điển Đức cho rằng: “Im lặng là một

phương châm xử thế hay nhất”. Để im lặng đúng lúc, đúng chỗ, tất nhiên ta

phải bình tĩnh, sáng suốt phân biệt được cái đúng, cái sai và như vậy im lặng

thật ra chính là sự sáng suốt trước khi ta có quyết định về một điều gì đó. Ba

hoa, phô trương, rỗng tuếch thật ra chỉ là tác phong của kẻ nông nổi, hời hợt

và chắc chắn không ai đặt niềm tin, đặt hy vọng vào những kẻ như vậy.

Vậy cần im lặng trong những trường hợp nào?

“ Khi nóng giận nên im lặng;

Khi vui đùa nên im lặng;

Khi buồn bã nên im lặng;

Chỗ đông người nên im lặng;

Khi nghe chuyện người nói nhiều nên im lặng”.

Có lẽ những lời khuyên trên càng phù hợp với kinh nghiệm dân gian

trong xử thế. Người xưa chẳng đã nhắc nhở rằng “no mất ngon, giận mất

khôn”, vậy thì tất nhiên khi nóng giận chớ nhiều lời! Còn trong cuộc sống, ai

cũng hiểu rằng khi đùa vui “xả láng” là lúc chúng ta dễ sơ hở nhất, dễ “bộc

tuệch bộc toạc”, thậm chí lỡ lời, dễ xúc phạm người này người khác, đôi khi

vô cớ chuốc vạ vào thân.

Vậy là sự sáng suốt, bình tĩnh tạo cho ta lúc vui cũng như lúc buồn

không nên sa đà để trạng thái tinh thần của mình mất cân bằng, mất đi sự

thanh thản cần thiết. Giữ thăng bằng trong đời sống tâm linh chính là chìa

khoá dẫn đến sự sáng suốt, bảo đảm cho mọi hoạt động thành công mỹ mãn.

Ngoài ra, đối với một người bạn tâm phúc thì việc tâm sự với nhau cũng là

con đường tạo lập sự cân bằng trong đời sống tình cảm, do đó việc này

không phụ thuộc vào cách xử thế mà chúng ta đang bàn. Cần nhất là giữ lòng

thanh thản ở những nơi công cộng, đô hội. Môi trường công cộng là nơi

không khí sinh hoạt thường hay xáo động, làm chúng ta dễ bị kích động, do

vậy dễ mất thăng bằng và hay có các hành vi bột phát.

Nhận rõ điều đó, mỗi người cần rèn luyện cho quen với không khí sôi

động ở nơi công cộng, giữ được thái độ bình thản, tránh bộc lộ các nhược

điểm, sự sơ suất cá nhân, có điều kiện để bộc lộ thái độ, tình cảm đúng thức

với mọi người.

Đặc biệt là khi đối tác là người ba hoa, lắm lời, chúng ta không nên bàn

bạc những chuyện hệ trọng vì đó là những người – do tính cách của họ, để

làm hỏng việc vì thiếu chín chắn, bộp chộp.

Người xưa rất ghét kiểu ba hoa lắm lời bởi vì “trong nhà chưa tỏ, ngoài

ngõ đã tường”, vì vậy khi ta chưa quyết định một việc gì đó đã có thể phát

sinh bao nhiêu là yếu tố phức tạp, trong đó nhiều yếu tố có thể không khắc

phục được. Với đối tượng này, trước khi giao tiếp với họ, ta cần rà soát lại

những điều cần nói, rà soát lại ngôn ngữ dùng sao cho chuẩn xác và tốt hơn

là nên trao đổi thông tin có chọn lọc, vừa đủ, tránh phạm sai lầm, tránh những

ứng tác bột phát dẫn đến những tai hoạ khó lường.

Phải luôn luôn rèn luyện, bồi dưỡng tính tự chủ, chủ động trong cuộc

sống. Sống có lý tưởng, có mục đích rõ ràng, biết gạt đi những rối nhiễu,

những chuyện bên lề gây thêm phiền muộn, rắc rối không cần thiết và dù có

vấp váp sai lầm cũng không nên bi quan chán nản. Có tác giả cho rằng điều

kiện tiên quyết để đạt tới thành công trong mọi công việc thoát – ra khỏi mọi

tình huống rắc rối là phải sáng suốt, bình tĩnh, coi thường mọi trở ngại, biết rút

kinh nghiệm từ quá khứ nhưng luôn luôn lạc quan hướng tới tương lai. Kinh

nghiệm sống của nhân loại xưa nay cho thấy, cuộc sống không hết khó khăn

trở ngại. Chỉ với niềm tin và sự lạc quan hướng tới tương lai, con người mới

trưởng thành, mới có lý do để tồn tại và phát triển, trở thành con người chân

chính. Cuộc đời chúng ta, trong quan hệ với mọi người, chỉ có ý nghĩa thật sự

khi ta vượt qua được các thử thách, các trở ngại, trở nên có ích cho mọi

người.

Phải biết lướt qua, biết quên đi những yếu tố bên ngoài, không để cho

những vấp váp làm nản lòng, biết định hướng đúng với mục tiêu hướng tới

tương lai.

Việc nghiên cứu, học hỏi về giao tiếp không chỉ thông qua lý luận, mà

phần lớn phụ thuộc vào khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của

mỗi con người. J. G. Holland cho rằng “Thành đạt không phải do người ngoài

giúp, mà chính là nhờ ở lòng tự tin”.

Như trên đã nói về nhiều nguyên tắc xử thế, giao tiếp, nhưng tất cả các

nguyên tắc ấy con người chỉ có thể vận dụng đúng khi có được bản lĩnh tự

chủ trong cuộc sống, mà trước hết là đức tính trầm tĩnh trong cuộc sống hàng

ngày. Con người trầm tĩnh là con người có thái độ sáng suốt, bình thản trước

mọi việc, coi thường các khó khăn trở ngại, biết bình thường hoá mọi vấn đề.

Đây cũng là con người lạc quan với cuộc sống, với bản thân, biết cư xử đúng

mức trong mọi quan hệ. Nếu chọn dân tộc nào tiêu biểu cho mẫu người trầm

tĩnh thì đó là dân tộc Anh. Họ cũng có thành công, có thất bại, khó khăn trong

cuộc sống nhưng luôn luôn vượt lên tất cả, không hề bối rối, hoảng loạn, bình

tĩnh vượt qua mọi trở ngại, bởi vì theo họ, cuộc sống vốn đã là phức tạp như

vậy. Chấp nhận và vượt qua bằng tài năng, trí tuệ của mình mới là cái đáng

nói. Phong cách của họ không bao giờ vội vã, hấp tấp, luôn luôn tìm ra cách

thức, trình tự giải quyết các công việc cho tới lúc thành công. Ta thường nói

về phong cách “phớt Ănglê” chính là nhấn mạnh vào đức tính này.

Thực tế cũng cho thấy rằng trong giao tiếp, nếu vội vàng, hấp tấp, nóng

nảy thì chắc chắn sẽ không thể đạt tới thành công, không thể xây dựng được

quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thất bại cay đắng. Mà điều này không chỉ

biểu lộ trong quan hệ giao tiếp chung chung, bởi vì ngay trong đời sống gia

đình, trong các tổ chức xã hội, nếu thiếu bình tĩnh, nóng vội đều không thể đạt

đến thành công.

Giữ được thái độ bình tĩnh không chỉ là một điều kiện rất cần thiết cho

cuộc sống của mỗi cá nhân, mà còn là bí quyết dẫn đến mọi hành vi hoạt

động hợp lý trong mọi tình thế. Như vậy bình tĩnh có thể được xem là một đặc

tính của con người tự chủ, sáng suốt và có bản lĩnh. Có thể nói rằng hầu hết

những người không thành đạt, luôn luôn va vấp trong cuộc sống không phải

vì họ thiếu năng lực mà do thiếu bình tĩnh, làm cho năng lực của họ không

phát huy được!

C. SỰ PHẢN HỒI THÔNG TIN1. Về lý thuyết cũng như trong thực tiễn hoạt động hàng ngày, giao tiếp

được xem như là một quá trình trao đổi thông tin giữa người với người, là một

hoạt động có tính chất truyền thông, có sự trao đi nhận lại các thông tin cần

cho cuộc sống mỗi bên.

Trong giao tiếp luôn luôn diễn ra tác động hai chiều, người gửi thông

tin, trao đổi thông tin đồng thời cũng là người nhận và tác động phản hồi đối

với người gửi, qua đó tạo nên sự thông hiểu, tạo các quan hệ với nhau tuỳ

theo mục đích, bối cảnh diễn ra sự giao tiếp.

Trên cùng một đoạn đường, nếu chỉ là kết bạn trên đường đi, thì thông

thường sự giao tiếp chỉ dừng ở mức độ trao đổi thông điệp (tạm thời) với

nhau (đỡ mệt, vui vẻ quên đi sự vất vả).

Trong công việc làm ăn lâu dài với nhau, khi chúng ta cần phải hiểu

nhau cặn kẽ từ tính cách, thói quen, phong thái ứng xử… thì việc trao đổi

thông tin lại đi vào chiều sâu, với nhiều tình huống và cuối cùng là tăng cường

mối quan hệ, liên kết (vai trò, vị thế của mỗi bên).

Theo Nguyễn Thành Thống (1996), thì truyền thông được gửi (thông

điệp) và người nhận (thông điệp) luôn luôn có sự chia sẻ, tác động qua lại với

nhau.

2. Tất nhiên thông qua quá trình tác động và phản hồi thông tin trong

giao tiếp, hoạt động của cả hai phía luôn luôn diễn ra năng động, tích cực và

ở mỗi bên khi phản ánh các thông tin đều mang các sắc thái cá nhân. Nếu sự

giao tiếp diễn ra suôn sẻ thì mức độ tiếp nhận, thông hiểu ở cả hai bên

thường đạt tới trình độ như nhau.

Trong trường hợp ngược lại, khi một bên nào đó cảm thấy tính chất gay

cấn, phức tạp của quan hệ, phải đối phó lại thì thường xuất hiện trạng thái tự

vệ, có tác giả gọi là “cơ chế tự vệ” trong giao tiếp. Đây là tình trạng rất khó

diễn đạt, nhưng đối với cá nhân sẽ là tâm trạng khó chịu đựng nên mỗi người

đều tìm cách “tự biện bạch” hoặc tìm cách bảo vệ hình ảnh thực của mình.

Cơ chế tự vệ (defense mechanims) được thể hiện thành một số phản ứng tự

vệ, đó là các trạng thái:

– Sự đè nén (repression): Khi gặp tình huống khó xử, người ta cố tình

gạt bỏ ra khỏi ý thức những ý tưởng, ước muốn, cảm xúc, kinh nghiệm ra

khỏi ý nghĩ của mình – Tóm lại là cố ý chối bỏ thực tế. Trong giao tiếp, trao

đổi, tránh không đề cập đến các vấn đề hóc búa. Đáng lẽ phải “nhìn thẳng

vào sự thật” thì người ta lại sáng tạo ra những tính cách phẩm chất tưởng

tượng nào đô mà ta muốn thấy ở đối tượng (ví dụ thanh niên si mê trong tình

yêu, những kẻ rơi vào các tệ nạn xã hội đôi khi cũng có trạng thái tự lừa dối,

an ủi bản thân theo kiểu giả tạo này). Đây là trạng thái cần tỉnh táo tránh xa,

loại bỏ ra khỏi cuộc sống cũng như quan hệ giao tiếp.

Hiện tượng né tránh sự thật – tương tự như kiểu trên, tuy không chối

bỏ thực tế nhưng thiên về hướng tự an ủi bằng cách “tô hồng” để thoát ly

thực tế. Đây cũng là một cách né tránh trong giao tiếp.

Trong giao tiếp, đôi khi cảm thấy có nhược điểm, khiếm khuyết về một

mặt nào đó, người ta thường che giấu bằng cách phát triển (mạnh) một nét

tích cực nào đó trong nhân cách của mình, nhờ vậy mà “bài khuyết” được

điểm yếu của mình. Tuy vậy những người “lọc lõi” trong giao tiếp cũng nhanh

chóng nhận ra cách thức này – bởi vì kiểu “dốt hay nói chữ” tất nhiên chỉ có

thể qua mắt được những người nhẹ dạ cả tin mà thôi, nhất là khi ta quá

cường điệu thì càng dễ bộc lộ sơ hở.

Còn nhiều kiểu che giấu khác trong giao tiếp như kiểu “suy bụng ta ra

bụng người”, viện lý để thanh minh cho thái độ, hành vi, xúc cảm của mình khi

bị phê phán. Ví dụ biết đánh trẻ là sai nhưng vẫn đánh và tự bào chữa

“thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”… (Phỏng theo tài liệu của

Nguyễn Thị Oanh phỏng dịch từ Communicating and Relating của tác giả

Jacquelygn B. Carr).

Nghiên cứu các mô hình và các Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chúng ta hiểu

rõ các đặc điểm, các yêu cầu của giao tiếp và khắc phục các trở ngại để đạt

tới thành công trong cuộc sống.

Tất nhiên là khi có nhiều mức độ truyền thông và giao tiếp thì cũng cần

có nhiều kiến thức, thái độ và kỹ năng – hành vi ứng xử sao cho phù hợp với

từng mức độ đó. Bên cạnh đó, các yếu tố này cũng rất phức tạp, thường gắn

liền với trình độ văn hoá chung của mỗi con người chúng ta.

D. SỰ LẮNG NGHE1. Trong quá trình giao tiếp, chúng ta vừa phải tác động lại vừa phải

quan sát lắng nghe “đối phương”. Việc lắng nghe người khác, nắm bắt, thông

hiểu các thông tin để có thái độ, hành vi tương ứng là điều rất có ý nghĩa

trong giao tiếp. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong cuộc sống, mỗi

ngày làm việc, ít ra là chúng ta phải dùng nửa thời gian để lắng nghe và xử lý

thông tin, trên cơ sở đó có những tác động phản hồi đối với mọi người.

Tuy nhiên, chất lượng lắng nghe người khác nói không phải lúc nào

cũng như nhau. Do nhiều nguyên nhân, việc lắng nghe rất dễ sa vào tình

trạng chất lượng kém với các mức độ khác nhau:

Do không tập trung chú ý nên không nắm được nội dung,

– Nghe lõm bõm, chỉ thông hiểu một phần,

– Nghe nhưng nắm thông tin không chính xác,

Nghe rồi nhưng không có chủ định và quên mất thông tin…

2. Những trở ngại trong việc lắng nghe người khác Có những trở ngại về tâm lý ví dụ do tốc độ suy nghĩ, chúng ta có

thể nghe với tốc độ nhanh nhưng người nói lại rề rà, quá chậm. Do vậy có

những khoảng trống dư ra, khiến ta dễ liên tưởng, suy nghĩ về các vấn đề

khác. Hơn thế nữa, trong trường hợp tâm trạng chúng ta đang xao động, ta

đang mải chú ý vấn đề khác, nếu người nói lại không “tâm lý” dễ dẫn ta đến

trạng thái suy nghĩ lan man. Có thể xem trở ngại về mặt tâm lý là trở ngại

quan trọng nhất, làm giảm hiệu quả của sự lắng nghe.

– Do nội dung thông tin quá khó: Cùng với tốc độ suy nghĩ, việc phân

tán chú ý còn do nội dung thông tin quá khó, ta không thể hiểu rõ và cũng

không nắm được thực chất của thông tin, cảm thấy căng thẳng, do vậy sinh ra

suy nghĩ lan man, không tập trung được chú ý.

Do thiếu kiến thức: Đôi khi trong trao đổi, một bên cứ nói và một bên

cứ lảng đi, không chịu “nghe”. Như vậy là trong giao tiếp, nếu có sự hiểu biết

về đối tượng: cá tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm xử thế… thì chắc chắn sẽ

gặp ít trở ngại hơn.

Do tâm trạng của cả hai bên: Khi người ta đang ở trong tình trạng

buồn bã, chán ngán về một vấn đề gì đó khiến cho họ có thái độ dửng dưng,

không chịu bắt chuyện, không thích lắng nghe.

Do cá tính: Một số người có tính “lửa rơm”, thường thiếu kiên nhẫn

trong giao tiếp; thái độ này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao lưu, tiếp

xúc. Với tâm trạng như vậy, chúng ta nói vào tai này thì thông tin sẽ trượt ra

tai khác, vô hiệu quả.

Thực tế cũng chứng tỏ rằng đôi khi thái độ thờ ơ, tiêu cực trong giao

tiếp nảy sinh là do định kiến, thành kiến về nhân cách của ai đó; thái độ này

gây nên trạng thái ức chế, cản trở sự trao đổi thông tin, nghĩa là không chịu

tiếp nhận, trao đổi các thông tin.

Những trở ngại trên đây cho thấy giao tiếp cần được xem xét trong mối

quan hệ gắn bó giữa giao tiếp và ứng xử (bởi lẽ giao tiếp cũng chính là một

phương thức ứng xử) trong một bối cảnh xác định.

Sự lắng nghe hoặc ngược lại – không lắng nghe phụ thuộc vào nhiều

yếu tố bởi vì giao tiếp luôn luôn có hai mặt; nó chuyển tải hai loại thông tin:

thông tin sự kiện và thông tin về mối quan hệ giữa các cá nhân trong giao

tiếp. Mọi thông điệp vừa là nội dung trao đổi qua lại, lại vừa là quan hệ. Khía

cạnh quan hệ được xem là quan hệ thứ hai; nó làm cụ thể hoá cách nắm bắt

thông điệp thứ nhất – nghĩa là giao tiếp phải thông qua nội dung và thông qua

quan hệ.

3. Để có thể lắng nghe tốtTrong quan hệ giao tiếp, việc lắng nghe tích cực thường diễn ra khi ta

thật sự quan tâm đến một vấn đề và vì thế, khi có quan hệ, tác động, ta

hướng tất cả sự chú ý vào vấn đề đó. Tuy nhiên, có những trường hợp ngược

lại: do công việc yêu cầu do thái độ ứng xử đối nghịch của đối phương gây

cho chúng ta sự ức chế về mặt tâm lý, đòi hỏi sự tự kiềm chế khá căng thẳng.

Để có thể vượt qua tình thế như trường hợp thứ hai và lắng nghe có

hiệu quả, cần tự điều chỉnh để thích ứng với tình hình, và hình thành được

thái độ sau:

Tự thấu cảm: Ta cần phải tự đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người

nói (truyền thông tin), thử đặt mình vào tình cảnh như vậy (với vai trò, cách

suy nghĩ và ứng xử của họ), từ đó tạo ra sự thấu hiểu thông điệp cả từ hai

phía: phía lời nói bên ngoài và những gì tiềm ẩn bên trong các thông điệp đó.

Trong phần lớn trường hợp, người truyền tin thường có mong muốn ta thấu

hiểu họ một cách đấy đủ ở cả hai khía cạnh ấy, nhất là ở phía “ý tại ngôn

ngoại”, tiềm ẩn bên trong.

– Sự tập trung chú ý vào nội dung thông tin với thái độ khách quan…

Hết sức chăm chú nắm bắt thông tin, sẵn sàng phản hồi bằng ngôn

ngữ, bằng tín hiệu, bằng biểu cảm (thái độ), ví dụ như gật gù tỏ vẻ thông hiểu,

hưởng ứng, mỉm cười tán đồng. Tất nhiên để bộc lộ thái độ khách quan như

vậy, ta phải hết sức tự kiềm chế, kiên nhẫn, tự tin để cho sự giao lưu, tiếp xúc

diễn ra thột cách thuận lợi. Đôi lúc để kiểm tra ngược hoặc củng cố lại những

điều đã nắm được, ta có thể tác động xen kẽ bằng những câu nhắc lại hay

gợi ý khéo như: “Theo anh nên hiểu vấn đề ấy như thế nào?”, hoặc gợi mở

thêm để sự giao lưu được tiếp tục kiểu như “Hình như anh cũng cảm thấy khó

xử…”, thậm chí có thể tỏ thái độ trung lập với những gợi ý vô thưởng vô phạt

như “Tôi hiểu anh trong trường hợp này…”.

Tác dụng của các câu đưa đẩy ấy sẽ duy trì được sự giao lưu tiếp xúc

và nếu có dụng ý, ta sẽ gián tiếp hiểu được thái độ đích thực của đối tượng

giao tiếp.

Biết lắng nghe, có kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp sẽ giúp chúng ta

thu được kết quả tốt. Nhờ lắng nghe tốt, ta sẽ thu thập được thông tin mọi

chiều từ thế giới xung quanh về cuộc sống, có điều kiện thuận lợi để chia sẻ

(niềm vui, nỗi buồn…) với người khác, sẽ tạo ra được kinh nghiệm, vốn sống

cũng như tạo ra cơ sở cho sự hợp tác với mọi người.

Trong mọi hoạt động, biết lắng nghe và lắng nghe tốt cũng là một trong

những kỹ năng quan trọng và cần thiết để đạt được thành công trong công

việc, trong đời sống riêng tư.

E. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TRUYỀN TIN TRONG GIAO TIẾP

1. Trong giao tiếp, hiệu quả của nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các

yếu tố bên ngoài (môi trường), kể cả những yếu tố thuộc vai trò (roles), địa vị

xã hội (status) và tập quán, khuôn mẫu trong phạm vi giao tiếp.

2. Những điều cần lưu ý nhằm khắc phục các trở ngại từ ngoại cảnh

trong giao tiếp.

– Theo lý thuyết xã hội học giao tiếp, mỗi người trong cuộc sống đều có

một vai trò chính yếu mà luôn luôn di chuyển theo hoạt động của họ, từ đó lại

nảy sinh các vai trò phụ. Trong giao tiếp – dù là trực tiếp hay gián tiếp, dùng

ngôn ngư hay phi ngôn ngữ, ta phải hết sức chú ý trong từng trường hợp,

phải lựa chọn cách giao tiếp, cách biểu hiện thích hợp với vị thế của đối

tượng mới có hiệu quả.

Những kỹ năng giao tiếp trong các trường hợp này phụ thuộc vào tập

quán, lề thói và truyền thống văn hoá của xã hội. Nghĩa là ta phải chọn cách

giao tiếp thế nào đó cho phù hợp, đồng thời được đối tượng và xã hội chấp

nhận.

Ví dụ: Tuy là bạn bè thân thiết nhưng nếu người bạn đó là thủ trưởng

của một cơ quan thì khi ta đến tiếp xúc ở cơ quan, anh ta không thể cứ cư

xử, nói năng xuề xoà quá thân mật như khi gặp gỡ ở gia đình. Nếu xử thế với

nhân viên của bạn, dù là bạn thân, ta cũng rất dễ bị phản ứng vì đã làm tổn

hại đến uy tín của bạn mình.

Ở những nơi đô hội, có những điều tế nhị không phải lúc nào cũng bộc

bạch ra được, ta phải dùng tín hiệu. Nhưng do nhiễu của môi trường (có sự

chú ý của quá nhiều người, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép, không “thổ

lộ” được tình cảm…, nếu ta dựa theo kinh nghiệm, cứ xử sự bình thưởng thì

rất dễ bị hiểu sai, hoặc do “thông tin không đầy đủ” mà không hiểu chính xác.

Trong cuộc sống, những người quá dễ dãi, bộc tuệch thường gây khó chịu

cho mọi người vì sự vô tâm của họ…

Trong trường hợp sống và giao lưu ở môi trường tập quán cũ còn nặng

nề, có sự khác nhau về lứa tuổi, (thế hệ) hoặc giới tính, nếu ta cứ xử sự theo

kiểu bất chấp, “cá mè một lứa”… tất nhiên sẽ bị phản ứng, và những gì ta

đem ra giao lưu, trao đổi, chắc chắn sẽ khó được tiếp nhận, hoặc chỉ giới hạn

ở mức “lịch sự” cho “phải phép”, do đó rất dễ hỏng việc. Nghĩa là trong trường

hợp như vậy ta sẽ không nhận được tín hiệu phản hồi cần thiết và dẫn đến

thất bại, hoặc ít nhất là gặp khó khăn.

3. Một số tác giả còn quan tâm đến những lý do khác nữa, hầu hết vừa

liên quan đến ngoại cảnh nhưng đồng thời cũng do đối tượng giao tiếp có

những biểu hiện thiếu sự “hưởng ứng” cần thiết. Hiện tượng này diễn ra

muôn hình vạn trạng, về đại thể có thể bộc lộ ở các khía cạnh sau:

Vì những lý do khá tế nhị, có khi là do môi trường xung quanh nhiều

người quen thuộc hiểu rõ đối tượng, vì thế anh ta “cố” kìm lại để giữ sĩ diện:

duy trì uy tín vốn có, giữ kín là để được coi là nhân vật quan trọng trước còn

mắt của mọi người – trong tiến trình giao lưu họ rất ít bộc lộ, thậm chí chỉ ừ

hữ, ậm ừ cho qua chuyện, trong trường hợp như vậy, sự giao tiếp sẽ bị phá

vỡ do không khí trì trệ, bế tắc.

Cũng có trường hợp đối tượng lảng tránh, sợ phải bộc lộ thái độ tình

cảm thật, vì như vậy bất lợi cho bản thân, nên họ chỉ tỏ thái độ trung lập kiểu

“mũ ni che tai” – không phản ứng nhưng cũng không hưởng ứng – để cho mọi

việc tự nó qua đi!

Lại có trường hợp người đối thoại, giao lưu với ta ngay từ đầu đã dùng

uy tín, danh dự, “bóng vía” của người khác (có uy tín cao) để lấn át, “chợ”

người nghe. Thật ra đó là cách “tiến công để phòng ngự”, che giấu thái độ,

hành vi đích thực bên trong của họ. Đây cũng là cách làm cho sự giao lưu rơi

vào ngõ cụt nếu không có kinh nghiệm gỡ rối trong giao tiếp. Trong trường

hợp này cần phải chấp nhận và có thái độ kiên nhẫn, tìm cho ra chìa khoá để

gỡ rối.

Còn có kiểu biến thái của tình trạng trên – khi ta tiếp xúc, trao đổi với ai

đó, lập tức khơi dậy những cảm xúc tiềm ẩn vẫn có của họ, họ sẽ “tâm tình”

liên tục, kể hết mọi chuyện con cà con kê cho đến khi ta bị ức chế, bỏ cuộc…

Trong giao tiếp còn rất nhiều những yếu tố ngẫu nhiên, những trở ngại

nảy sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp, làm cho chúng ta

khó hiểu mục đích của đối tượng.

Muốn vượt qua những hạn chế cá nhân và những trở ngại từ bên ngoài

này chắc chắn không có những bài học kê sẵn theo kiểu thực dụng. Những

kiến thức và kỹ năng đã trình bày ở tài liệu này thật ra chỉ là các gợi ý có tính

định hướng và một số kỹ năng chung phổ biến nhất mà thôi.

Tham gia tích cực vào cuộc sống, hoạt động với tinh thần tìm tòi, sáng

tạo, chúng ta sẽ tích luỹ, hình thành cho bản thân vốn sống và kinh nghiệm xử

thế cho chính mình.

Dù sao thì sự học hỏi, rèn luyện này là việc làm liên tục suốt đời, nó

sinh động và phức tạp như bản thân cuộc sống của chúng ta vậy.

Đúng như Jacques Delors (1995) đã đúc kết – trong quá trình sống và

phát triển, con người cần được học hỏi và cần được giáo dục: “Bốn trụ cột

chính của giáo dục là học, học làm, học tồn tại và học chung sống”. Việc học

giao tiếp chắc chắn không đứng ngoài giáo dục và tự giáo dục.

Chương 4: CÁC ĐẶC ĐIỂM TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIẾT

I. CƠ SỞ CHUNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT

Nghiên cứu về các đặc điểm trong giao tiếp, không thể không bắt đầu

từ những nhân tố có liên quan đến tính cách, lối sống, và mở rộng ra là các

yếu tố văn hoá xã hội – cơ sở của sự hình thành văn hoá giao tiếp ở con

người.

“… Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đầy sự phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với khoa học và công

nghệ, giáo dục và đào tạo các hoạt động văn hoá – văn nghệ có vị trí quan

trọng trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần con

người Việt Nam. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải

được thấm đậm không chỉ trong công tác văn hoá – văn nghệ, mà cả trong

mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa

học, công nghệ giáo đục và đào tạo…, sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có

cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam.

Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghệ hoá, hiện đại

hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi

trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự

đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác”…

(Báo cáo của BCHTƯ khoá VII về các văn kiện trình Đại hội VIII do Nguyên

Tổng bí thư Đỗ Mười trình bày).

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định các quan điểm trên, đã

nhấn mạnh “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội

con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền

kinh tế phát triển cao và có nền văn minh tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

mọi người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá

nhân; công bằng xã hội và dân chủ được bảo đảm”.

Theo các nhà văn hoá học, thì xã hội và con người Việt Nam, nền văn

hoá Việt Nam đã và đang hình thành trên nền của văn hoá Nam Á và Đông

Nam Á, trong sự giao lưu mật thiết với văn hoá khu vực – đặc biệt là văn hoá

Trung Hoa. Từ thời cận đại đến hiện đại và đương đại lại có phần ảnh hưởng

qua giao lưu với văn hoá phương Tây, nhất là Pháp và gần đây là Mỹ.

Tuy vậy xét từ gốc, từ bản chất, dù phát triển, hiện đại đến đâu, văn

hoá Việt Nam vẫn thể hiện rõ nét là nền văn hoá gốc nông nghiệp với các đặc

trưng:

– Ở mọi nơi, mọi lĩnh vực từ triết lý, tổ chức xã hội, tôn giáo, tín

ngưỡng, phong tục, tập quán, nghệ thuật đến sinh hoạt, giao tiếp…, đâu đâu

cũng thể hiện đậm nét phong cách, tính chất của nền sản xuất nông nghiệp

lúa nước, mang tính thời vụ, với địa hình sông nước là chủ đạo.

– Trong lối sản xuất nông nghiệp kiểu này, con người và sản xuất luôn

luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nắng, mưa, thời tiết, mùa vụ…, do đó các

mối quan hệ rất được chú ý, hình thành “lối tư duy biện chứng”, điển hình là

triết lý âm – dương phản ánh trong giao tiếp ứng xử: đứng mực, hài hoà

(trong bản thân con người; trong quan hệ con người với thiên nhiên, với

những người khác); có một lối quan hệ ứng xử quân bình, linh hoạt, luôn luôn

tự điều chỉnh để thích nghi cao độ với sự biến đổi của hoàn cảnh, môi

trường…

Sự hài hoà, quân bình cũng không cứng nhắc, tuyệt đối trong thực tế

sản xuất nông nghiệp luôn luôn có sự hài hoà, “thiên về âm tính” (Trần Ngọc

thêm – 1995). Trong gia đình, thường là trái với định kiến thông thường, phụ

nữ thường “giữ vai trò cao hơn nam giới”, trong xã hội thì ưa ổn định hơn

phát triển, trong giao tiếp ứng xử thì “coi trọng tình cảm hơn lý trí”, ưa sự tế

nhị kín đáo hơn là thô bạo, trong đối ngoại thì “hiếu hoà”.

Trong cuộc sống hàng ngày, lối tư duy tổng hợp có tính biện chứng đã

được phản ánh vào đời sống cộng đồng: con người gắn bó với nhau “lá lành

đùm lá rách”, sống kiểu tự trị cao (lệ làng cao hơn phép nước), lối ứng xử

thiên về tổng hợp, linh hoạt ở mức độ cao trên cơ sở nhuần nhuyễn văn hoá

và truyền thống dân tộc. Nhờ giữ được bản sắc và truyền thống văn hoá dân

tộc mà trong giao lưu, giao tiếp đã không bị mai một mà biết “thích hợp” các

giá trị văn hoá bên ngoài, làm phong phú thêm các giá trị văn hoá bản địa để

phát triển và hoà nhập (Phan Ngọc – 1994).

Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy sự thích hợp các giá trị văn hoá

Đông – Tây, Cổ – Kim trong nền văn hoá Việt Nam. Từ những phạm trù lý

luận trừu tượng cho đến sự kết hợp hài hoà giữa các sản phẩm vật chất và

tinh thần hiệu hữu trong cuộc sống hàng ngày (trang phục, kiến trúc, giao

tiếp…).

Học giả Cao Xuân Huy đã nêu lên “một giả thuyết làm việc” trong đó có

nhận xét: “… Thế mà dân tộc ta đã thắng được cái hoàn cảnh thiên nhiên ấy,

đã thắng được cái sức đồng hoá kinh khủng của một dân tộc khổng lồ là nhờ

vào đâu?”

Là nhờ ở chỗ dân tộc ta có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh

hoạt, lưu động như nước. Sức sống của nước là ở nguồn, sức mạnh của

nước là ở chỗ rất nhiều hạt nước cố kết lại với nhau một cách mềm mại, uyển

chuyển, linh hoạt, lưu động, có thể uốn theo đường cong, chỗ lồi, chỗ lõm của

đối tượng, đối phương, của kẻ địch để đánh phá nó hoặc xói mạnh vào chỗ

mới, ngấm sâu vào những kẽ hở rất nhỏ của nó để làm cho nó vỡ nát. Nước

lại còn dễ tính đến nỗi khi người ta rót nó vào chai, thì nó ngoan ngoãn rập

khuôn theo hình dạng của chai, rót vào bầu, vào ấm cũng vậy. Đó không phải

là vì nó không có cá tính. Trái lại, đó là cái khả năng thích ứng vô hạn của nó,

mà chính cái khả năng thích ứng đó là cái tính ưu việt, cái bí quyết sinh tồn

của dân tộc ta”.

II – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH GIAO TIẾP CỦA NHÂN DÂN TA

Không chỉ có chúng ta tự nhận xét về đặc điểm văn hoá, về quan hệ xã

hội của chính mình. Đã từ rất lâu, nhiều người nước ngoài có dịp qua lại,

quan hệ với nhân dân ta cũng đã nhận xét rằng:

Người Việt Nam với bản sắc dân tộc phương Đông, luôn mang trong

mình tính chất “đồng hoá”, ưa chuộng cái “hài hoà” hơn là xung đột, có nhu

cầu sống cộng đồng gắn bó với nhau hơn là yêu cầu giải phóng nhân cách.

Trong cuộc sống, họ thiên về lối sống hoà hợp, thuận với tự nhiên,

hơn là ngược với quy luật ấy.

Trong cuộc sống người Việt, tính tình người bình dân thường chất

phác, hồn nhiên, với tính cách rất hoà nhã, dịu dàng, mềm mỏng hơn phần

đông các quốc gia khác”; họ “hay cười, vui tính, thích nói chuyện, hiếu khách,

dễ gần”. Có tác giả nhận định “Dân tộc Anam rất tế nhị và có học thức. Ngay

cả những người nhà quê cũng biết đọc, biết viết thông hiểu tường tận những

quy tắc rất tỉ mỉ của thuật xử thế” (Lanesan J. L. 1895). Tất nhiên những đặc

điểm trên đã được phát hiện từ thế kỷ trước, lại là nhận xét của người nước

ngoài, nhưng dù sao cũng gợi nên những đặc điểm về tính cách, đặc điểm

văn hoá có tính truyền thống của con người Việt Nam phần nào tiếp cận được

sự thật”, gợi lên cho chúng ta nhiều cây nghi khi tìm hiểu về thái độ, hành vi

giao tiếp của dân tộc.

III. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP XÉT TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ

Trong các công trình nghiên cứu gần đây, có tác giả nhấn mạnh đến

nguồn gốc “văn hoá làng” và ảnh hưởng to lớn, sâu sắc của nó đối với đời

sống văn hoá thời đại. Cho đến nay, 80% nhân dân ta vẫn lao động và sống ở

nông thôn, và như trên đã nói, hầu hết trí thức và các tầng lớp khác cũng có

nguồn gốc từ nông thôn.

Theo Phan Đại Doãn (1994) thì điểm nổi bật trong “văn hoá làng” là

cách ứng xử theo tục lệ, cũng có nghĩa là theo tâm.

Người ta quan hệ, giao tiếp với nhau, ứng xử trong mọi hoạt động

mang tính chất cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, gia tộc, tin nhau là

chính mà không cần khế ước kiểu phương Tây, do quen thân, biết rõ tung

tích, nguồn gốc tổ tiên của nhau… Chính vì vậy mà hình thành lối sống theo

“lệ làng”, vừa đề cao tính cộng đồng, nhưng mặt khác lại rất cục bộ và như

vậy dễ đi đến thiếu tính kỷ cương, lấy quan hệ văn hoá thay cho quan hệ kinh

tế – luật pháp.

Trong quan hệ ứng xử, giao tiếp, theo truyền thống, dân ta coi trọng

tuổi tác (các bô lão, tiên chỉ…) và quan trường và học vị (tước, chức…).

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, “cá nhân bị hoà vào cộng đồng, lợi

ích vật chất và tinh thần của từng người phải gắn với lợi ích của tập thể, nhất

là những làng xã có nhiều ruộng đất công và chế độ quan điền chi phối.

Người nông dân bị lệ thuộc vào làng xã càng nặng nề, thì kinh nghiệm cuộc

sống và phương pháp tư duy chủ yếu là trung hoà. Trung hoà là sự kết hợp

hợp lý thống nhất giữa các yếu tố, các điều kiện khác nhau…

… Phương thức tư duy trung hoà đã tạo ra những hành động, hành vi

nhằm đưa tới sự ổn định giữa người trong gia đình, họ hàng, trong làng xã.

Như vậy là tính cộng đồng, hoà hợp và thích nghi (thậm chí thụ động,

chịu đựng) trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, trong cộng đồng… Lối sống vì

nghĩa, vì tình là rất nặng nề… Tất cả sẽ được phản ánh và chi phối trong cách

giao lưu, giao tiếp của người Việt với bên ngoài, bên cạnh các yếu tố mới phù

hợp với yêu cầu giao tiếp, ứng xử trong xã hội hiện đại.

Văn hoá giao tiếp.

Bất cứ người nào, dân tộc nào cũng phản ánh trình độ văn hoá chung

và văn hoá giao tiếp của dân tộc, của xã hội của mình qua quan hệ và hành

vi. Một hành vi giao tiếp có văn hoá là hành vi phù hợp với phong tục tập

quán, lối sống của một xã hội và những giá trị văn hoá chung của nhân loại.

Như vậy là hoạt động giao tiếp luôn luôn gắn với văn hoá, đạo đức của

xã hội và luôn luôn tiếp cận, kế thừa tinh hoa của văn hoá, đạo đức tiến bộ

của nhân loại.

Dân tộc nào cũng gián tiếp hoặc trực tiếp thể hiện bản sắc và truyền

thống văn hoá đạo đức của dân tộc mình trong tiến trình phát triển và tiến bộ

xã hội theo xu thế hội nhập với giá trị văn hoá chung của nhân loại tiến bộ.

Tóm lại văn hoá giao tiếp của một dân tộc, một xã hội được thể hiện thông

qua các hoạt động, các quan hệ xã hội, biểu hiện tập trung ở các phong tục

tập quán, lối sống và truyền thống văn hoá chung của dân tộc mình.

Trong thế giới “mở”, sự giao tiếp có tính quốc tế ngày càng mở rộng, sự

giao lưu văn hoá ngày càng phát triển, tất nhiên nhân loại cùng tìm ra những

nguyên tắc, những chuẩn mực, những quy ước chung có tính phổ quát, được

mọi quốc gia, dân tộc thừa nhận và xem là các nguyên tắc chung trong sự

giao tiếp. Trong quan hệ quốc tế – nhất là công tác ngoại giao, nước nào

cũng phải tuân thủ (tất nhiên trong chi tiết, phong cách vẫn có thể vận dụng

sáng tạo theo cách của dân tộc mình, miễn là về tổng thể, không trái với

nguyên tắc chung như:

Tính văn hoá,

– Tính đạo đức,

– Tính thẩm mỹ,

– Kết hợp hài hoá tính dân tộc và tính nhân loại (trong đó vừa giữ nét

đẹp truyền thống vừa mang tính cách tân hiện đại…). Có tác giả còn nhấn

mạnh tính khoa học với nội dung là “nội dung, hình thức, phương pháp giao

tiếp phải phù hợp với mục đích và tính chất giao tiếp… (Trần Tuấn Lộ –

1995).

Ngày nay sự bùng nổ về thông tin, sự phát triển nhanh chóng của

khoa học kỹ thuật và kinh tế đã và đang thúc đẩy sự hội nhập vào đời sống

chung của nhân loại lại càng làm cho giao tiếp có ý nghĩa quan trọng không

riêng gì với con người Việt Nam. Vì thế trong xu thế hội nhập, sự xích lại gần

nhau, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc dân tộc và những giá trị truyền thống là

sự kết hợp, tích hợp giữa các giá trị chung bởi lẽ, xét cho cùng nền tảng của

mọi nền văn minh và xã hội là khả năng loài người hợp tác với nhau và phối

hợp hành động để hoàn thành các mục tiêu chung. Xã hội càng phát triển,

càng phong phú đa dạng và càng được kỹ nghệ, công nghệ hoá nhiều hơn thì

tất yếu nhu cầu quan hệ giữa con người – con người, xã hội xã hội mang

tính nhân văn toàn cầu lại càng đặt ra bức bách, khẩn thiết hơn. Thông qua

các mối quan hệ, giao lưu, giao tiếp chúng ta cùng hoạt động vì lợi ích chung,

chia sẻ kiến thức, kỹ thuật, tài chính, tài nguyên, thực hiện các dự án (ví dụ

bảo vệ môi trường; duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống…).

Dù muốn hay không, các thành viên trong từng cộng đồng, cùng một

quốc gia hay toàn thế giới… vẫn phải tuỳ thuộc vào nhau, bắt buộc phải giao

tiếp trong các mối quan hệ với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Vậy là dù muốn

hay không, con người dù ở đâu, thuộc dân tộc nào cũng cần được trang bị

kiên thức, thái độ và kỹ năng đúng đắn để hiểu nhau, có thể giao lưu, giao

tiếp với nhau vì hạnh phúc chung. Mọi xã hội hiện đại vừa duy trì bản sắc,

phong cách riêng, vừa thực hiện một hệ thống hợp tác rộng rãi trong mối

tương quan giữa người với người thông qua sự tác động thường xuyên giữa

cá nhân với cá nhân.

Chủ nghĩa nhân văn ngày càng được hiểu đúng thấm đượm vào các

quan hệ (qua các kiểu giáo dục và qua kinh nghiệm chung sống lâu đời), thúc

đẩy chúng ta hướng tới hạnh phúc chung, và sự tự hoàn thiện. Tất cả lại tuỳ

thuộc vào khả năng mỗi người xây dựng được quan hệ tốt đẹp với những

người khác. Đây cũng chính là cái mà chúng ta quen gọi là “tính nhân loại”

cao cả, bao hàm trong đó: lòng nhân ái, sự tử tế, sự suy xét chín chắn, tính

dịu dàng tế nhị, sự cảm động, sự quan tâm đáp ứng các yêu cầu chính đáng

của nhau… Những nét tính cách như thô bạo, vũ phu, độc ác, hận thù, định

kiên, thô lỗ trong giao tiếp ứng xử sẽ dần bị loại ra khỏi cuộc sống vì nó phi

nhân bản, làm hỏng nhân cách, chà đạp lên hạnh phúc của con người.

Các phẩm chất trên (cả về số lượng và chất lượng) có được hay không

phần lớn phụ thuộc vào các mối tương quan lành mạnh và kỹ năng giao tiếp

của chúng ta. Có bản chất tốt đẹp chưa chắc đã có ngay các quan hệ tốt đẹp.

Phải có kỹ năng để xây dựng và duy trì các quan hệ tốt đẹp nhân bản và

phong phú giữa người và người – nghĩa là mỗi người cần phải biết cách tự

thể hiện mình một cách có văn hoá.

Sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong cơ chế thị

trưởng đã đem lại sự phát triển kinh tế nhanh chóng, điều này đã tạo ra sự

thay đổi về văn hoá theo hướng thực dụng, thiên về các giá trị vật chất.

Giáo dục và văn hoá sẽ tác động linh hoạt hơn với sự tự điều chỉnh của

xã hội và con người, tạo ra sự hài hoà giữa các giá trị về vật chất và tinh thần.

Các nhà tâm lý học cho rằng trong mỗi con người, lương tri vẫn thức tỉnh, do

đó có sự thúc đẩy con người (trong nội tâm) tự khẳng định, phát huy các tiềm

năng nhằm tạo ra các quan hệ tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống hài hoà, hạnh

phúc hơn.

Như vậy cũng có nghĩa là con người phải rèn luyện và phải học để biết

tự chủ, biết sống tự lập hơn. Biết tự lập và biết lựa chọn, tự điều khiển một

cách năng động; kế thừa những tinh hoa, phát huy những giá trị phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh mới để vươn tới những yêu cầu chân chính mà xã hội

thong đợi. Tự thể hiện chỉ có thể bộc lộ ra thông qua quan hệ giao tiếp với

những người khác một cách tự tin, chủ động và làm chủ được thời gian.

Chính các kỹ năng giao tiếp mang bản sắc dân tộc, có tính truyền thống lại

vừa tiếp cận oà hội nhập, tích hợp với các giá trị văn hoá chung của nhân loại

sẽ bảo đảm cho sự duy trì các mối liên hệ với mọi người, bảo vệ hạnh phúc

của chúng ta. Phong cách giao tiếp của người Việt hiện đại là vừa phải tiếp

thu sáng tạo trong văn hoá – đạo đức và lối sống của dân tộc với các đặc

trưng, các giá trị cốt lõi của nó, lại vừa phải phát triển phối hợp với những giá

trị của nhân loại không trì trệ bảo thủ mà cũng không sa vào cực đoan, vô

chính phủ.

Nhưng dù sao thì vẫn phải có tầm nhìn bao quát và ý thức một cách

tinh tế những sự khác biệt về văn hoá trong giao lưu, giao tiếp với người

khác, dân tộc khác…

Người Việt mình thiên về tế nhị, kín đáo trong giao tiếp ứng xử và nét

tính cách ấy thấm vào mọi suy nghĩ: cử chỉ, hành vi. Nhưng nhiều dân tộc

khác, nhất là người phương Tây thì ngược lại: họ bộc trực và biểu lộ thái độ,

tình cảm khá thẳng thắn.

Theo Jin Tian (Người đưa tin UNESCO – 2/1994 – nhà nghiên cứu văn

hoá, nhà báo, quốc tịch Ôxtrâylia) thì người Anh, theo tập quán văn hoá, khi

được tặng vật phẩm gì, họ mở ngay trước mặt người tặng họ vì theo họ có xử

sự như vậy mới là thật lòng, mới tỏ ra quan tâm đến thịnh tình của người

tặng, nếu cứ lặng lẽ cất đi, khi khách về mới mở ra xem như cách xử sự của

ta – theo họ là vụng về bất nhã, thậm chí là vô văn hoá. Còn người châu Á

chúng ta nói chung không ai làm như vậy vì quan niệm làm thế là sỗ sàng,

thiếu tế nhị và tất nhiên là vô văn hoá!

Người Âu nói chung, không thích kiểu chào hỏi khi gặp nhau mà lại “đi

sâu quá vào đời tư của người được hỏi, ví dụ như kiểu chúng ta vẫn hồn

nhiên hỏi nhau: “Anh (chị) đi đâu vậy?”, hoặc mới hỏi chuyện đã “Anh chị mấy

cháu rồi?…”. Họ quan niệm kiểu giao tiếp ấy là có hàm ý soi mói, tọc mạch,

bất lịch sự – không “tôn trọng đời tư, nhân quyền” của họ! Trái lại đối với dân

ta, cách hỏi ấy chỉ biểu lộ sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, hỏi như vậy chỉ

biểu lộ cảm tình thân mật giũa bạn bè trong giao tiếp, ứng xử mà thôi.

Xét từ góc độ văn hoá, người châu Á hỏi là hỏi thực lòng, dù người trả

lời chỉ trả lời chiếu lệ, hình thức cũng được, không ai trách nhau về chuyện

đó. Người châu Âu, đôi lúc gặp nhau vội, chỉ chào qua loa, xin lỗi bỏ đi. Hầu

hết dân Đông Nam Á xem thái độ ứng xử kiểu đó là “ít văn hoá”, nếu đối với

người hơn tuổi, với bề trên còn bị xem là “lấc cấc” có ý miệt thị đối phương,

đồng nghĩa với thái độ vô văn hoá.

Trong khi ăn uống, tiếp đãi, người châu Á cũng dễ bị người châu Âu

hiểu lầm thái độ xử sự mà theo họ là quá ư “suồng sã”, thậm chí là “thô lậu”.

Khi khách vào chơi nhà, chúng ta thường lịch sự thời ngồi một cách

đon đả “mời các vị an toạ”, hoặc “mời ngồi”… hoặc khi ngồi vào bàn tiệc, với

thịnh tình chúng ta hay vội vã mời “mời các vị cầm đũa, nâng cốc”, “cứ ăn

uống tự nhiên như khi ở nhà…”. Người châu Âu lần đầu rất khó chịu, cảm

thấy gò bó, mất tự nhiên, mất thoải mái. Họ muốn được tự do, họ thích gì làm

nấy, thích gì ăn nấy (thậm chí bữa tiệc họ chia thành suất, của ai người ấy

dùng!).

– Trong văn hoá giao tiếp của chúng ta (ở phương Đông nói chung)

chúng ta hành xử theo quy tắc “có đi có lại” – ví dụ khi tạm biệt, tặng quà

nhau, đối với chúng ta nhận quà rồi chúng ta sẽ phải tặng lại cái gì đó tương

đương. Nếu làm trái là “quỷnh” hoặc “tham”, cũng đồng nghĩa với sự kém

hiểu biết về phong tục, tập quán.

Còn ở Anh, ở Úc và châu Âu nói chung, tặng quà tất nhiên là cách cảm

ơn, tỏ tình cảm thế thôi! – không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó thường

họ nhận nhưng ít tặng lại cái gì, không quan tâm đến sự tặng lại. Nhiều khi

mối quan hệ giao tiếp với họ, nếu ta không thông cảm, dễ cảm thấy “hẫng”,

cảm thấy bị “xúc phạm” vì thái độ “nhạt nhẽo” ấy của Tây!

– Ngay cả khi thân thiện rồi mời nhau cũng vậy. Phong tục của ta khi

được ai mời, ta có bổn phận “đáp lễ”; mời ăn, mời vui chơi lễ hội… tất thảy,

bằng cách thức nào đó phải “đáp lễ” chu đáo trong thời gian ngắn nhất; hoặc

vì lý do “tế nhị” nào đó ta phải có lời cáo lỗi không đến dự… nhưng thật ra là

nước tránh; chủ nhân có thể không hiểu song vẫn hài lòng. Người Đông

phương nói chung rất trọng “sĩ diện”, họ giữ thể diện cho mình, cho gia tộc,

cho bạn bè, thậm chí cả cho xóm làng! Họ cố hết sức không gây sự, làm mất

lòng kẻ khác, tránh đưa nhau vào thế khó xử nhưng dù cho trong trường hợp

nào vẫn tránh từ chối một cách cộc lốc, thô thiển “không!”.

Trả lời không, phủ định là thái độ phổ biến của người châu Âu khi họ

không thích can dự, tham dự vào cái gì đó. Cách ứng xử ấy so với cách xử

sự, đối ứng của ta là khó chấp nhận vì dễ gây phật ý, phật lòng, thiếu “hữu

nghị” với bạn bè thân hữu.

Như vậy cũng có nghĩa là dù ta chỉ nói đến việc giao tiếp ứng xử nhưng

để có cách đối ứng với mọi người, dù là ở môi trường nội địa hay tiếp xúc trên

phạm vi quốc tế, để có thể giao tiếp, ứng xử có văn hoá phải học hỏi nhiều về

văn hoá chung, bởi vì mọi hành vi hoạt động của chúng ta, xét cho cùng bắt

nguồn từ trình độ học vấn, từ vốn văn hoá chung – nguồn gốc sâu xa của các

yếu tố tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân.

Kết luận chung– Giao tiếp là con đường giúp chúng ta tự khẳng định được mình,

khẳng định được vị thế, vai trò trong mối tương giao với mọi người. Tính chất

tự thể hiện này hình thành nhờ vào sự quan hệ với người khác một cách chủ

động, tự tin. Các kỹ năng qua giao tiếp của mỗi người là nền tảng của sự tự

thể hiện, tự khẳng định mình. Nhờ xây dựng được mối tương giao với mọi

người có hiệu quả, chúng ta tồn tại một cách gắn bó hữu ích với mọi người,

sẽ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với bạn bè, gia đình, xã hội và mở rộng ra

là với nhân loại. Được xây dựng trên cơ sở văn hoá giao tiếp, các kỹ năng

giao tiếp có vai trò rất cốt yếu để con người duy trì mối quan hệ, liên hệ cần

thiết cho hạnh phúc cá nhân, góp phần làm cho cuộc sống phong phú, đa

dạng, có ý nghĩa và nhất là giúp chúng ta tự khẳng định, tự thể hiện mình

trong cuộc sống chung.

Ngày nay, dân tộc ta mở rộng giao lưu quốc tế, đi vào kinh tế thị

trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

tiếp thu những tinh hoa của truyền thống nhân loại, song phải luôn luôn coi

trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được đánh

mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của dân tộc khác” (Trích

Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng – TCCS – Số 7/96). Trong lĩnh vực

giao tiếp, nguyên tắc trên đây vẫn là định hướng chuẩn xác nhất chỉ đạo mọi

sự lựa chọn và đổi mới của mỗi chúng ta.

CÂU HỎI VÀ THỰC HÀNH1. Phân tích vai trò của giao tiếp trong xã hội.

2. Phân tích khái niệm giao tiếp và các cách tiếp cận nó.

3. Trình bày các mô hình giao tiếp và so sánh chúng với nhau.

4. Nêu các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và cho các ví dụ cụ thể.

5. Tri giác xã hội là gì? Vai trò của nó ra sao?

6. Phân tích các đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam.

7. Mỗi lần đi trên xe buýt, bạn hãy cố chọn một người khách lạ và thử

“đoán” xem: họ bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, vị trí xã hội và gia đình của họ

v.v… Hãy cố nêu lên cái gì trong diện mạo, hành vi, ngôn ngữ của họ đã dẫn

bạn đến giả thuyết này hay giả thuyết kia về người khách đó.

8. Bạn hãy vào nghe giảng ở một lớp khác, hãy quan sát các sinh viên

đang học và trả lời các câu hỏi sau đây: a) Ai trong số các sinh viên đang học

là người được quý nhất trong lớp? b) Tại sao? (nêu các phẩm chất nhân

cách), c) Ai là người không được lớp yêu mến? d) Tại sao? e) Hãy xem nhóm

sinh viên nào có quan hệ gắn bó với nhau? Tại sao biết được điều đó? Hãy

kiểm tra những ấn tượng của mình qua giáo viên chủ nhiệm lớp đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH1. Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông gợi những điểm những tham

chiếu, NXB Văn học 1995.

2. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXBTH Đồng Tháp, (tái bản

1990).

3. Will Durant. Nguồn gốc văn minh. (Nguyễn Hiến Lê dịch) – NXB

Thuận Hoá, (tái bản 1991).

4. Bruce. J Cohen và Teni L. Orbuch, Xã hội học nhập môn, Nguyễn

Minh Hoà dịch, NXBGD, 1995.

5. Vương Tấn Đạt, Logic hình thức, ĐHSPHN, 1992.

6. Từ điển triết học, – NXB Tiến Bộ, 1978.

7. Lâm Ngữ Đường, Nhân sinh quan và thơ văn trung Hoa – Nguyễn

Hiến Lê dịch, NXB Văn học – (tái bản 1994).

8. Nguyễn Hiến Lê, Nghệ thuật nói chuyện, NXB Trẻ, 1992.

9. S. A. Nadiasvili, Tâm lý học tuyên truyền (dịch) NXB Thông tin lý

luận, H. 1984.

10. Nguyễn Văn Lê, Bài giảng tâm lý học, Vấn đế giao tiếp, NXBGD –

NT – 1992.

11. Trần Tuấn Lộ, Khoa học nghệ thuật giao tiếp, NXB Dân tộc –

1995.

12. Ngô Công Hoàn, Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em,

ĐHSPHN – 1995.

13. Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế, NXB Dân tộc, (tái bản) 1994.

14. Nguyễn Thành Thống, Truyền thông kỹ năng và phương tiện, NXB

Trẻ, 1996.

15. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 1994.

16. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trường ĐHTH TP. Hồ

Chí Minh, 1995.

17. Roy M. Bereo, Andrew D. Wolvin and Darlyn R. Wolvin,

Communicating, Fourth Edition, Houghton Miflin Company, 1989.

MỤC LỤCChương I: Khoa học giáo tiếp và hành vi giao tiếp

Chương II: Nội dung và hình thức giao tiếp

Chương III: Bản chất xã hội và hiệu quả của giao tiếp

Chương IV: Các đặc điểm trong giao tiếp của người Việt

Danh mục tài liệu tham khảo chính

---//---

NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP

Tác giả: NGUYỄN SINH HUY – TRẦN TRỌNG THUỶ

Bản quyền thuộc NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Chịu trách nhiệm xuất bản

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái

Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyễn Quý Thao

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:

Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc NXBGD tại TP. Hà Nội

Nguyễn Xuân Hoà

Biên tập và sửa bản in

Võ Hồng Vân

Trình bày bìa:

Lưu Chí Đồng

Chế bản:

Phòng Chế bản (NXB Giáo dục)

Mã số: 7X415M6-CPH

In 3.000 cuốn, khổ 14,3 x 20,3cm, tại Công ty Cổ phần In Phan Văn Mảng

Long An. Địa chỉ: 409-QL1 – P4 – Thị xã Tân An. Số xuất bản:

02-2006/CXB/41-1844/GD. Số in: 0547/GC. In xong và nộp lưu chiểu tháng

10 năm 2006.