63
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GING ĐIU Mã s: MĐ01 NGH: TRNG ĐIU Trình độ: Sơ cp nghHà Ni, tháng 6 năm 2011

NHÂN GIỐNG ĐIỀU - nongnghiep.vn trinh modun 01.pdf · dung mô đun trình bày các kiến thức chung về cây điều, các đặc điểm thực vật học cây điều,

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

NHÂN GIỐNG ĐIỀU

Mã số: MĐ01 NGHỀ: TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, tháng 6 năm 2011

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ01

LỜI GIỚI THIỆU

Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều một mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác.

Cây điều là loại cây trồng nhiệt đới có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều.

Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Nhân giống điều 2) Trồng mới điều 3) Chăm sóc điều 4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của

Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Giáo trình mô đun“Nhân giống điều” giới thiệu các kiến thức cần thiết để nhân giống điều nhằm phục vụ cho việc trồng điều.; các bước tiến hành trong nhân giống và yêu cầu ghép cải tạo vườn điều. Giáo trình có thời lượng 110 giờ thực học với 4 bài học và 4 giờ kiểm tra hết mô đun.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên): giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Nguyễn Văn Tân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 6. Nguyễn Văn Chiến: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Giới thiệu mô đun Bài 1: Giới thiệu chung về cây điều 1. Nguồn gốc và phân bố địa lý ......................................................................... 1 2. Công dụng các sản phẩm từ cây điều ............................................................ 2 2.1. Nhân hạt điều ............................................................................................. 2 2.2. Dầu vỏ hạt điều .......................................................................................... 2 2.3. Trái điều ..................................................................................................... 3 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây điều ........................................................ 3 3.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 4 Bài 2: Đặc điểm thực vật học cây điều 1. Các đặc điểm thực vật học cây điều .............................................................. 5 1.1. Rễ ................................................................................................................ 5 1.2. Thân ............................................................................................................ 5 1.3. Lá ................................................................................................................ 6 1.4. Hoa ............................................................................................................. 6 1.5. Trái và hạt ................................................................................................... 8 2. Các dòng điều có triển vọng hiện nay ........................................................... 9 3. Tiêu chuẩn chọn cây điều đầu dòng ............................................................ 11 Bài 3: Làm vườn ươm 1. Công tác tổ chức xây dựng vườn ươm ........................................................ 13 1.1. Tổ chức xây dựng vườn ươm ................................................................... 13 1.2. Chọn vị trí làm vườn ươm ........................................................................ 13 1.3. Thiết kế và xây dựng vườn ươm .............................................................. 14 2. Chuẩn bị vườn nhân chồi giống .................................................................. 17 3. Chuẩn bị vườn ươm cây con từ hạt ............................................................. 18 3.1. Đặc điểm cây giống phát triển từ hạt ....................................................... 18 3.2. Chuẩn bị bầu đất ...................................................................................... 19 3.3. Chuẩn bị hạt ............................................................................................. 20 3.4. Gieo hạt .................................................................................................... 21 3.5. Chăm sóc cây con giống ......................................................................... 22 Bài 4: Kỹ thuật ghép chồi

1.1. Khái niệm ghép ........................................................................................ 24 1.2. Cơ sở kết hợp của gốc và cành ghép ........................................................ 25 1.3. Điều kiện để ghép chồi, cành ................................................................... 25 2. Thời gian và thời vụ ghép ........................................................................... 25 3. Chuẩn bị ghép .............................................................................................. 25 3.1. Chuẩn bị gốc ghép .................................................................................... 26 3.2. Chuẩn bị chồi ghép ................................................................................... 26 3.3. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu ghép ................................................................ 27 4. Kỹ thuật ghép .............................................................................................. 28 4.1. Ghép vạt chồi ngọn .................................................................................. 28 4.2. Ghép nêm chồi ngọn ................................................................................ 30 5. Các biện pháp chăm sóc sau ghép ............................................................... 31 6. Biện pháp ghép cải tạo vườn điều ............................................................... 32 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun ................................................................................ 34 II. Mục tiêu mô đun ......................................................................................... 34 Bài thực hành số 1: .......................................................................................... 35 Bài thực hành số 2 ........................................................................................... 37 Bài thực hành số 3 ........................................................................................... 40 Bài thực hành số 4 ........................................................................................... 42 Bài thực hành số 5 ........................................................................................... 45 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 48

MÔ ĐUN: NHÂN GIỐNG ĐIỀU Mã mô đun: MĐ01

Giới thiệu mô đun Mô đun Nhân giống điều là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc trong nhân giống điều; nội dung mô đun trình bày các kiến thức chung về cây điều, các đặc điểm thực vật học cây điều, các yêu cầu trong quy trình kỹ thuật nhân giống. Bên cạnh đó, mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học cây điều, các yêu cầu về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và các bước để sản xuất cây điều giống và có kỹ năng thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, thiết kế vườn nhân giống, tạo cây gốc ghép, chồi ghép và ghép điều.

Bài 1: Giới thiệu chung về cây điều

Giới thiệu Cây điều là một trong những cây trồng chủ lực ở Miền trung, Tây nguyên

và Đông Nam Bộ của Việt Nam, là một loại nông sản đem lại nguồn ngoại tệ hằng năm rất cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Vì vậy, tìm hiểu về nguồn gốc, phân bố địa lý, giá trị cũng như tình hình sản xuất điều là việc làm rất có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu rõ hơn loại cây trồng này Mục tiêu

- Hiểu được nguồn gốc xuất xứ và phân bố địa lý cây điều; - Trình bày được các giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế các sản phẩm cây

điều; - Xác định được vị trí của cây điều trong sản xuất nông nghiệp và đời

sống xã hội hiện nay. A. Nội dung 1. Nguồn gốc và phân bố địa lý:

Cây điều (Anacardium occidentale) còn được gọi là đào lộn hột ban đầu là loài cây hoang dại mọc trên các bãi cát ven biển và trong các vùng tự nhiên ở Đông Bắc Brazil. Dần dần thấy được giá trị và nguồn lợi từ cây điều người ta bắt đầu trồng và khai thác trên diện tích lớn.

Từ thế kỷ 16 cây điều được người Bồ Đào Nha đem sang trồng ở Ấn độ, Mã Lai và vùng bờ biển ở Đông Phi khi họ định cư tại đây, sau đó cây điều nhanh chóng được phổ biến khắp vùng nhiệt đới châu Á.

Suốt một thời kỳ dài cây điều được trồng với mục đích chính là che phủ đất, chống xói mòn. Đến đầu thế kỷ 20 những lô hàng hạt điều được Ấn Độ xuất

khẩu sang Hoa Kỳ và được thị trường này chấp nhận. Kể từ đó ngành điều của Ấn độ bắt đầu phát triển và mở rộng phạm vi xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau.

Cây điều rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới, có thể sống được ở những nơi khô hạn đến những nơi có lượng mưa nhiều trong năm. Do vậy, hiện nay cây điều được trồng trên 50 nước thuộc vùng nhiệt đới, trải rộng từ vĩ tuyến 300 Bắc đến 300 Nam.

Các nước trồng điều nhiều nhất hiện nay là Ấn độ và Môzămbich, kế đến Brazil, Malaixia, Srilanca, Philipines, Tanzania, Nigieria, Kênia. 2. Công dụng các sản phẩm từ cây điều: 2.1. Nhân hạt điều

Nhân hạt điều là sản phẩm chủ yếu của cây điều có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao.

Thành phần các chất dinh dưỡng trong nhân điều gồm có: - Đường 13,48% - Chất khoáng 2,49% bao gồm Canxi, photpho và sắt - Tinh bột 19,82% - Đạm 15,78% gồm nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể tương đương

với đạm của đậu phộng, đậu nành, thịt, trứng và sữa. - Chất béo 44,90%. - Các loại vitamin như B1, B2, D, E, PP …

a b Hình 1.1: a.Tách nhân từ hạt điều; b. Sản phẩm nhân hạt điều

2.2. Dầu vỏ hạt điều Dầu được ép ra từ vỏ hạt điều chiếm 23-28% trọng lượng vỏ. Dầu vỏ hạt điều dễ làm cháy da được sử dụng trong nhiều công việc như

chế vécni, sơn chống thấm, sơn chịu nhiệt, thuốc nhuộm, mỹ phẩm, thuốc trừ

sâu …

a b c

2.3. Trái điều Trái điều chứa nhiều nước 86-87% và các chất khác như khoáng 0,48%,

đạm 0,8%, đường 7,5%, tanin 0,45% . . . Ngoài ra, trái điều có chứa nhiều các vitamin nhất là vitamin B2 và

vitamin C (nhiều gấp 5 lần vitamin C trong cam). Do vậy, trái điều được sử dụng làm nước uống có giá trị dinh dưỡng cao.

b

3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây điều 3.1. Trên thế giới

Hiện nay, có khoảng 32 nước trên thế giới vẫn còn trồng cây điều với diện tích khoảng 3,17 triệu ha và sản lượng khoảng 1,52 triệu tấn. Trong đó các nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng như Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và Nigeria.

Giá hạt điều thô trên thế giới trong những năm gần đây khoảng 1800 - 2000 USD/tấn trong khi giá nhân ăn liền 9000 - 10.000 USD/tấn và giá dầu vỏ

Hình 1.2: a. Nguyên liệu vỏ hạt điều; b. Sơn chống thấm từ vỏ hạt điều c. Dịch ép vỏ hạt điều

Hình 1.3: a. Ép nước uống từ trái điều; b. Nước uống từ trái điều

a

điều 5000-6000 USD/tấn. Có rất nhiều quốc gia nhập hạt điều để tiêu thụ trong nước, trong đó các

nước nhập khẩu hạt điều lớn đứng đầu là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Canađa, Úc, Nhật 3.2. Ở Việt Nam

Cây điều đã được trồng ở miền nam nước ta từ khá lâu nhưng trước đây chỉ trồng lẻ tẻ để thu hái tiêu thụ trong nước. Đến những năm cuối thập niên 70 do yêu cầu xuất khẩu, nhiều địa phương mới đẩy mạnh phong trào trồng điều

Cây điều là một trong những mặt hàng nông sản đem lại nguồn ngoại tệ cao cho Việt Nam, hằng năm nguồn ngoại tệ thu được từ mặt hàng này trên 1 tỷ USD.

Theo hiệp hội điều Việt Nam (vinacas), hiện nay có khoảng 23 tỉnh trồng điều với diện tích trồng điều ở Việt Nam năm 2009 khoảng 319.400 ha và năm 2010 khoảng 310.000 ha do người dân chặt điều để trồng những cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế hơn và sản lượng điều năm 2009 đạt 350.000 tấn, năm 2010 đạt 300.000 tấn.

Các tỉnh có diện tích trồng điều lớn ở Việt Nam như Bình Phước, Đồng Nai, Đaklak, Bình thuận, Bình Định.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Kể tên các sản phẩm được chế biến từ cây điều, sản phẩm chính mang về

nguồn thu ngoại tệ là gì? - Cây điều được trồng ở những vùng nào trên thế giới, vị trí của Việt Nam

trong nhóm các nước có sản xuất và chế biến hạt điều. C. Ghi nhớ: - Cây điều thuộc loại cây công nghiệp có dầu, trồng phù hợp ở các nước

thuộc khu vực nhiệt đới - Sản phẩm chế biến từ cây điều rất đa dạng, phong phú trong đó nhân hạt

điều có giá trị dinh dưỡng và giá trị xuất khẩu cao.

Bài 2: Đặc điểm thực vật học cây điều Giới thiệu:

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học cây điều có ý nghĩa rất lớn giúp chúng ta có thể nhận biết được đặc điểm cây điều so với những cây trồng khác, quan trọng hơn là chọn được những giống điều có chất lượng tốt trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều. Mục tiêu:

- Trình bày được các đặc điểm chính hình thái các bộ phận cây điều - Trình bày đặc điểm một cây điều tốt để chọn làm cây đầu dòng - Nêu được các yêu cầu sinh thái đối với cây điều

1. Các đặc điểm thực vật học cây điều Cây điều thuộc loại thân gỗ sống lâu tới 30 - 40 năm nhưng nếu chăm sóc

tốt chỉ cho năng suất cao và ổn định từ năm thứ 10 – 20. 1.1. Rễ:

Cây điều có rễ cọc và rễ ngang rất phát triển Trồng nơi đất cát tơi xốp, sau 2-3 tháng rễ đã đâm sâu đến 80cm, sau 5-6

tháng sâu tới 2m Rễ cọc có thể ăn sâu hàng chục mét tùy vào tầng đất và rễ ngang có thể

lan rộng tới ngoài bán kính tán 50 – 60cm khiến cho cây chịu hạn tốt ngay cả khi mùa khô kéo dài 5 - 6 tháng. 1.2. Thân:

Cây điều là cây lâu năm, thân cao từ 6 - 8m, chăm sóc tốt có thể đạt chiều cao đến 10 mét.

Tán cây xòe rộng có dạng hình dù, cành mọc ngang. Khi cây còn nhỏ, cành mọc sà ngang, sát đất và cong. Vỏ thân và vỏ cành có nhiều mủ.

Thân có thể mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành sẽ phát triển đều đặn và tạo bộ tán rất rộng.

Hình 2.1: Bộ rễ cây điều con

A. B.

Hình 2.2: Cây điều ba năm tuổi (A) và cây bảy năm tuổi (B)

1.3. Lá: Lá thường tập trung ở đầu cành, cuống lá ngắn, lá lớn thường dài

10 - 20cm, rộng 5 - 10cm, phiến lá dày, mặt dưới nổi rõ các gân lá thưa, khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm.

Cây điều có khả năng phát triển bộ tán lá rất rộng. Trong điều kiện đầy đủ ánh sang, trồng trên đất phù hợp, tán lá cây có thể rộng đến 5m tính từ gốc và chiếm diện tích 50 – 60m2 ngay khi cây 6 – 7 tuổi.

a b

Hình 2.3: a. Lá cây điều; b. Bộ tán cây điều 5 năm tuổi 1.4. Hoa:

Thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây điều bắt đầu trổ hoa, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, một chùm có khoảng từ vài chục đến vài trăm hoa.

Hoa nhỏ mọc thành từng chùm, cánh màu vàng hoặc trắng có vằn đỏ hay hồng. Hoa có 5 cánh rời, hoa đực chỉ gồm có nhị đực, hoa lưỡng tính thì có 8-10 nhụy đực và 1 nhụy cái. Trong 1 hoa lưỡng tính thường chỉ có 1 nhị đực phát triển đầy đủ có khả năng tung phấn còn các nhị khác đều bất thụ.

Hoa điều ra đầu cành tạo thành chùm hoa, trông đó có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió và quá trình thụ phấn cũng kéo dài trong buổi sáng hoa nở. Vào thời điểm hoa nở mà gặp mưa hoặc bao phấn không nứt ra được thì quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra và năm đó sẽ mất mùa.

a b

Cây điều trồng được 3 năm thì bắt đầu trổ hoa, thời gian ra hoa kéo dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt:

Hình 2.4: Hoa cây điều

Hình 2.5: a. Hoa lưỡng tính; b. Hoa đực

- Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19 - 100% là hoa đực) - Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực, 0 – 20% là

lưỡng tính). - Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0 - 67% là hoa đực). Như vậy, hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, tỷ lệ hoa lưỡng tính và hoa

đực là 1/6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là 10,2%. 1.5. Trái và hạt: 1.5.1. Trái điều:

Trái điều thực ra chỉ là một trái giả vì do phần cuống phình lên tạo thành, còn trái điều thực sự thì thường gọi là hạt điều.

Sau khi ra hoa thụ phấn, trái thật phát triển rất nhanh trong 1,5 tháng thì

đạt kích thước tối đa khi đó cuống bắt đầu phình to lên thành trái giả. Như vậy trái điều hái từ trên cây gồm 2 phần:

a b

Trái giả

Trái thật

Hình 2.6: Trái thật và trái giả

Hình 2.7: a.Trái non; b. Trái chín đủ - Trái giả chiếm 90% trọng lượng quả do cuống phình to hình trái lê nặng

khoảng 45 - 60g màu đỏ hồng hay vàng. Loại điều vàng thường trái lớn hơn, nhiều nước và vị ngọt hơn điều đỏ. - Trái thật (thường gọi là hạt) chiếm 10% trọng lượng quả.1.5.2. Hạt điều:

Hạt điều theo tên thường gọi có dạng hạt đậu lớn màu xám xanh khi tươi và trở thành nâu khi khô. Hạt mọc lộ ra ở đầu trái nên gọi là đào lộn hột và hạt nặng khoảng 5 - 7g, gồm 3 phần:

- Ngoài cùng là vỏ hạt, chiếm 70% trọng lượng hạt và vỏ dày đến 3mm gồm 3 phần:

+ Vỏ ngoài dai và cứng. + Vỏ giữa xốp, thường chiếm 30% trọng lượng vỏ. Gồm những tế bào

cấu tạo hình tổ ong có chứa nhiều chất dầu rất. Dầu vỏ hạt điều có chất Urushion độc với da người nhưng nó lại có tác dụng bảo vệ nhân hạt điều khỏi bị sâu hại

+ Vỏ trong rất cứng. - Vỏ lụa: Bao quanh nhân chiếm 5% trọng lượng hạt. - Nhân: Nhân màu trắng, chứa nhiều dầu, ăn bùi béo và thơm.

a b Hình 2.8: a. Trái thật (hạt điều); b: Nhân điều

2. Các dòng điều có triển vọng hiện nay Cây điều đã được trồng lâu ở nước ta nhưng trong thực tế chỉ phân biệt

được 2 loại điều là điều vàng và điều đỏ, chưa xác định được rõ tên giống và nguồn gốc giống.

Điều được trồng với mục đích kinh tế thì phải chú trọng đến năng suất hạt, tỷ lệ nhân và các giống điều địa phương không đáp ứng được yêu cầu này.

Sau thời gian bình tuyển chọn lọc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã thu thập và lưu giữ trên 1.000 dòng trong vườn tập đoàn quĩ trên cây điều.

Từ kết quả nghiên cứu khu vực hoá các dòng điều triển vọng ở các vùng và tiểu vùng sinh thái khác nhau đã khẳng định tính vượt trội về năng suất và chất lượng của các dòng điều:

Năm 2001, hai dòng điều đã được công nhận giống tạm thời là ĐDH66-14 và ĐDH67-15.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 đã tuyển chọn được 6 dòng năng suất cao: ĐDHl02-293, ĐDH07, ĐDH29-07, ĐDH54-117, ĐDH214-09, ĐDH229-216

Năm 2006, đã tuyển chọn được 6 dòng điều có năng suất cao: PN1, BO1, TN2/11, TL6/3, TL11/2, MH5/4 và trong đó nổi trội nhất là giống PN1, BO1.

- Dòng điều PN1: Năm thứ 4 đạt năng suất 1000kg/ha, dự kiến năm thứ 8 là 2000kg/ha. Dòng này có một số đặc điểm:

+ Lá non: Màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và phẳng. + Trái màu vàng. + Hạt: Màu xám trắng 136 hạt/kg. + Tỷ lệ nhân 31- 34%.

a b

Hình 2.9: Dòng điều PN1 (a. Trái non; b. Trái già) - Dòng BO1: Năm thứ 4 đạt năng suất 800 - 1000kg/ha, dòng này có một

số đặc điểm:

a b

Hình 2.10: Dòng điều BO1 (a. Trái non; b. Trái già) + Lá non: Màu tím đỏ, phiến lá lớn bầu dục và xoắn. + Trái: Màu đỏ. + Hạt màu xám, vỏ mỏng 163 hạt/kg. + Tỷ lệ nhân 29 - 31%.

3. Tiêu chuẩn chọn cây điều đầu dòng Để bắt đầu chọn tạo và nhân giống điều cần điều tra khảo sát để phát hiện

ra các cây điều đầu dòng có năng suất cao và chất lượng hạt tốt, đánh dấu theo dõi 3 vụ để chọn cây đầu dòng có các tiêu chuẩn sau:

- Chọn cây điều từ những vườn đã trồng 8 – 12 năm, mật độ khoảng 100cây/ha, không lấy những cây điều đơn độc hoặc chăm sóc quá đặc biệt.

- Cây sinh trưởng khoẻ, tán phát triển đều và ít sâu bệnh. - Năng suất ổn định và lớn hơn 30kg/cây/năm. - Trọng lượng hạt phải đạt bình quân 120 - 180 hạt/kg. - Tỷ lệ nhân 25 - 30%. - Số trái/chùm: từ 5 đến 10 trái, - Tỷ lệ chồi ra hoa: lớn hơn 75%,

Hình 2.11: Cây đầu dòng chọn lấy hạt giống

Sau khi lựa chọn được những cây đầu dòng, tiến hành cắt tỉa và chăm sóc

cho cây ra chồi. Thu chồi từ những cây đầu dòng đem ghép và trồng thành vườn nhân chồi để cung cấp cho sản xuất cây giống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Từ đặc điểm thực vật cây điều và yêu cầu của sản phẩm thu hoạch, hãy

cho biết những đặc điểm chính của một cây điều có năng suất cao - Thực hành đo và ghi nhận các đặc điểm sinh học của cây điều có năng

suất cao (Chiều rộng tán, chiều cao cây, đường kính thân, độ cao phân cành, số cành cấp 1 trên thân)

- Phân biệt và tính tỉ lệ hoa đực, hoa lưỡng tính của cây điều thời kỳ ra hoa rộ.

C. Ghi nhớ: - Cây điều thuộc loại thân gỗ có bộ rễ ăn sâu, phân cành rộng - Hoa điều gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính, tỉ lệ đậu trái thấp - Hạt điều thu hoạch là trái thật của cây điều, nhân là sản phẩm chính

được chế biến từ hạt.

Bài 3: Làm vườn ươm Giới thiệu

Cây điều là cây lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài. Chất lượng cây điều giống là một yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất. Do đó công tác sản xuất cây giống điều mang tính khoa học và nhân văn cao.

Vườn ươm là nơi thực hiện một chuỗi công việc có tính liên hoàn từ gieo ươm, nhân giống chăm sóc và huấn luyện nhằm sản xuất ra cây điều giống tốt, tạo tiền đề cho cây ở giai đoạn sau sinh trưởng và phát triển khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt. Mục tiêu:

- Mô tả các bước thiết kế và tổ chức xây dựng vườn ươm; - Trình bày được các bước chuẩn bị đất và đóng bầu; - Rèn luyện được tính làm việc khoa học và chính xác.

Nội dung chính: 1. Công tác tổ chức xây dựng vườn ươm 1.1. Tổ chức xây dựng vườn ươm

Nhân lực: Là những nông dân, công nhân, cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực nhân giống các loại giống cây ghép. Ngoài ra còn cần đến lực lượng lao động phổ thông khác. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô vườn ươm, thông thường cần từ 20 - 30 lao động cho 1 ha vườn ươm.

Cơ sở vật chất: tùy theo diện tích trồng điều để xác định qui mô vườn ươm. Thông thường thiết kế một vườn ươm cần diện tích đất đai từ 0,3 ha trở lên; nguồn nước sạch và ổn định; máy bơm nước; bình xịt thuốc áp suất cao và các dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất cây ghép (kéo, dao, dây ghép). 1.2. Chọn vị trí làm vườn ươm

Chọn vị trí làm vườn ươm cho cây điều cần dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây điều vì: Cây điều con sinh trưởng

và phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng trực xạ; - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của khu vực; - Căn cứ vào điều kiện xã hội và canh tác như: nguồn giống phong phú, qui

mô sản xuất, kinh nghiệm canh tác của nhân dân, nhất là những vùng có truyền thống trồng và sản xuất giống cây điều lâu đời. Do đó khi chọn đất làm vườn ươm phải đạt được những tiêu trí sau:

+ Diện tích đất làm vườn ươm đủ lớn để cung cấp cây giống cho sản xuất + Không có cây cao che bóng xung quanh. + Vườn ươm cây điều cần chọn nơi cao ráo và thoát nước tốt.

+ Vườn ươm cần đặt gần nguồn nước sạch và đáp ứng đủ yêu cầu về nước tưới cho cây trong cả mùa khô và sinh hoạt cho công nhân.

+ Hệ thống giao thông, vận chuyển thuận lợi để vận chuyển phân bón và cây giống. 1.3. Thiết kế và xây dựng vườn ươm 1.3.1. Thiết kế khu sản xuất trong vườn ươm

+ Có hai khu vực quan trọng nhất trước khi thực hiện sản xuất cây giống là vườn ươm gốc ghép và vườn nhân chồi ghép

- Vườn ươm gốc ghép - Vườn ươm gốc

ghép được thiết

kế lối đi 0.8 m,

xếp 6 hàng bầu

cây gốc ghép sản

xuất được 380

ngàn đến 400

ngàn cây gốc

ghép

Hình 3.1:

- Vườn ươm gốc

ghép được thiết

kế lối đi 0.6 m,

xếp 4 hàng bầu

cây gốc ghép sản

xuất được 350

ngàn đến 380

ngàn cây gốc

ghép/ha

. - Vườn nhân chồi: cung cấp chồi, hom ghép

- Vườn nhân

chồi ghép

trồng dày

hàng kép

1m × 2m

- Lối đi để

cắt chồi

rộng 3 m

Hình 3.2:

Hình 3.3:

− Vườn

nhân chồi

ghép trồng

thưa hàng

kép nanh sấu

3m × 3m

− Lối đi

để cắt chồi

rộng 4 m

+ Ngoài ra các khu vực khác cũng cần thiết kế đảm bảo chất lượng cây

giống gồm - Khu vực chứa nguyên liệu và trộn hỗn hợp đất đóng bầu. - Nhà xử lý hạt giống: nhà xây tường kín, có cửa sổ thông thoáng, mái lợp

tôn, bên trong có các kệ để khay ươm hạt hoặc ủ hạt. - Khu vực lấy đất dành cho gieo hạt, ươm cây thực sinh - Khu vực đất dành cho cấy cây huấn luyện cây con.

1.3.2. Thiết kế khu vực phục vụ sản xuất - Hàng rào bảo vệ - Hệ thống đường đi + Đường chính: thường bố trí đi qua trung tâm vườn chia vườn thành hai

hoặc bốn khu vực. + Đường phụ: bố trí vuông góc với đường chính và chia vườn thành khu

sản xuất và bao bọc xung quanh vườn, xung quanh các khu sản xuất, dùng cho xe thô sơ và người đi lại.

+ Đường rãnh luống (đường tạm thời): chủ yếu cho người đi lại chăm sóc cây con.

+ Cổng ra vào: gồm một cổng chính và một cổng phụ. Cổng chính thường đi vào khu làm việc, cổng phụ đi vào khu sản xuất.

Hình 3.4:

- Hệ thống tưới tiêu + Hệ thống tưới: Đối với vườn ươm tạm thời có thể bơm nước vào phi rồi

dùng thùng tưới thủ công. Đối với vườn ươm cố định phải xây bể chứa cao để tự chảy vào các bể phụ

hoặc trực tiếp tưới vào luống thông qua các hệ thống tưới phun. Khu vực vườn ươm cây đầu dòng và giâm hom thì lắp đặt hệ thống tưới

phun sương. Khu vực cây đang chăm sóc, nuôi dưỡng thì lắp đặt hệ thống phun mưa. Cả hai hệ thống đều có bộ phận điều khiển tự động thời điểm phun và thời gian phun. Đối với nền cứng ngoài phương pháp tưới phun còn sử dụng phương pháp tưới thấm, bằng cách bơm nước vào luống cho thấm đều rồi lại tháo hết nước đi, mỗi tuần chỉ cần tưới một lần.

+ Hệ thống tiêu: Kết hợp với hệ thống đường đi, làm các rãnh thoát nước song song với đường.

Hệ thống tưới tiêu như ao hồ, bể chứa, đường dẫn nước phải bố trí thuận lợi không gây trở ngại cho việc chăm sóc cây. 2. Chuẩn bị vườn nhân chồi giống

Vườn nhân chồi ghép cần được bố trí nơi đất tốt trong vườn ươm cây con (tiện chăm sóc).

Nên trồng vườn nhân chồi ghép sớm hơn một năm để cây có thể cho một số lượng chồi đủ để tiến hành sản xuất giống vào năm sau.

Mỗi dòng điều được trồng trong một khu vực riêng theo sơ đồ và có bảng tên phân biệt để tiện việc quản lý chồi ghép.

Chăm sóc vườn nhân chồi ghép:

− Cần thường xuyên làm cỏ và

bón phân sau khi cây phát triển hoàn

chỉnh một đợt lá theo tỷ lệ

N:P2O5:K2O = 3:1:1 với liều lượng

từ 10 - 50g/cây tùy theo độ tuổi.

− Phun phân bón lá và chất kích

thích sinh trưởng để cây ra nhiều

chồi.

Hình 3.5 - a

− Tưới nước trong mùa khô và

− phun Sherpa và Benlate phòng

trừ sâu bệnh.

− Sau khi cây phát được 2 tầng

lá thì tiến hành cắt ngọn để tạo tán

thấp từ 1,0 - 1,2m và nhiều cành cấp

1 và 2

− Trong điều kiện chăm sóc tốt

và cắt chồi nhiều đợt có thể thu

được:

30 - 50 chồi/ cây ở năm thứ nhất

trên 80 - 100 chồi/cây từ năm thứ

2 trở đi.

3. Chuẩn bị vườn ươm cây con từ hạt

Vườn ươm cây con từ hạt nhằm tạo ra cây con được sử dụng trong một số trường hợp:

+ Làm cây giống + Làm cây gốc ghép

Hình 3.5: Chăm sóc vườn nhân chồi (a, b, c)

Hình 3.5 - b

Hình 3.5 - c

3.1. Đặc điểm cây giống phát triển từ hạt Phương pháp này trong nhân giống còn gọi là nhân giống hữu tính (cây

giống thực sinh), đối với cây ăn trái phương pháp nầy có những ưu và nhược điểm sau:

* Ưu điểm: - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm - Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp - Hệ số nhân giống cao - Tuổi thọ cao - Khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh * Nhược điểm: - Không giữ được đặc tính cây mẹ - Thời gian sinh trưởng dài - Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, nên sẽ khó khăn trong

việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. 3.2. Chuẩn bị bầu đất

Vật liệu làm bầu: Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa P.E. đen, dày 0,15 mm và có kích thước từ 15 x 25 cm đến 15 x 33 cm được đục 9 lỗ từ đáy bầu lên đến 20 cm

Trong vườn ươm, xếp bầu theo luống, xếp 4 hàng bầu dọc theo luống, mỗi luống cách nhau 0,6 - 0,8 m để đi lại chăm sóc và tưới tiêu.

Chuẩn bị đất đóng bầu:

Bầu được pha trộn các thành

phần theo tỉ lệ:

70-90% đất mặt

10 - 30% phân chuồng

hoai và

0,5% Super lân

Hình 3.6 : Trộn đất phân đóng bầu

Kỹ thuật đóng bầu đất:

− mở miệng bịch nilon,

− xúc đất vào 2/3 bịch đất,

− trỗ nhẹ bịch để dồn đất.

− Kiểm tra bầu đất thấy không

quá cứng và không mềm tay là

vừa.

Hình 3.7: Đóng bầu đất

Nếu quá cứng tức là đất bị lèn chặt bầu không vỡ nhưng rễ cây khó phát

triển. Nếu quá mềm khi vận chuyển, đảo phân loại bầu thì bầu đất lỏng lẻo, rất

dễ vỡ làm đứt rễ cây. Đóng bầu xong xếp bầu thành hàng dọc theo luống. 3.3. Chuẩn bị hạt

Hạt giống được thu từ các cây điều sinh trưởng khỏe, năng suất thu bình quân trên 10kg/năm. Cây không nhiễm sâu bệnh và trái đã chín hoàn toàn. Nên thu hạt từ trái chín thời điểm chín rộ, kích thước hạt trung bình.

Sau khi thu hoạch hạt được lựa chọn, rửa sạch và phơi khô đến độ ẩm 8-10% và bảo quản kín trong điều kiện khô và thoáng mát. Thời gian bảo quản không dài quá 120 ngày.

Trước khi gieo, thả hạt vào nước và loại bỏ những hạt nổi. Ngâm hạt trong 3 - 5 ngày và thay nước, rửa hạt 1 lần/ngày, ngâm hạt điều ngày đầu và ngày cuối trong nước có pha thuốc trừ sâu bệnh (Basudin 0,5% + Benlate C 0,5%) để hạn chế kiến đục nhân và nấm bệnh tấn công khi hạt mới nẩy mầm.

Sau khi ngâm từ 3 - 5 ngày, hạt điều no nước vớt hạt ra rửa sạch đem ủ hạt trong bao hay cát sạch.

Nếu ủ hạt giống trong bao thì mỗi ngày phải ngâm rửa hạt giống ít nhất là 1 lần để giảm nhiệt độ và loại bỏ các sản phẩm lên men do quá trình hô hấp của hạt (thường gọi là rửa chua)

Nếu ủ trong cát thì thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho hạt nẩy mầm Hình 3.8: Ngâm ủ hạt giống

Hạt giống nứt nanh sau 3-5 ngày

ngâm ủ có thể đem trồng

Hình 3.9: Hạt nứt nanh

Kỹ thuật cắt chóp rễ thực hiện tại

Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp

Hưng Lộc, Đồng Nai

- Dùng dao sắc cắt bỏ chóp rễ

trước khi gieo hạt vào bầu

đất để cây con ra rễ cân đối

và nhiều rễ bên

Hình 3.10: Cắt chóp rễ

Hình 3.11: Rễ cây điều giống

a: Cây được cắt chóp rễ mầm; b: Cây không cắt chóp rễ mầm

3.4. Gieo hạt

− Gieo hạt nằm ngang,

− đặt eo hạt tiếp xúc với mặt

đất

− ấn hạt chìm xuống dưới mặt

bầu đất

− phủ lên một lớp đất từ 1-2cm

Hình 3.11: Gieo hạt điều

− Nếu gieo hạt

trong mùa khô nên phủ

cỏ hay rơm khô trên mặt

bầu và tưới nước mỗi

ngày.

Hình 3.12: Tủ rơm, cỏ sau gieo

3.5. Chăm sóc cây con giống

Khi mầm điều nhú lên mặt đất tiến hành loại bỏ chất che tủ để cây con phát triển và tránh bị bệnh lở cổ rễ.

Tưới đủ nước và làm cỏ sạch khi cây còn nhỏ. Bón phân khoáng sau khi cây phát triển hoàn chỉnh một đợt lá theo tỷ lệ

N:P2O5:K2O = 3:1:1 với liều lượng từ 10 - 50 g/cây tùy theo độ tuổi. Nếu thấy cây con sinh trưởng phát triển chậm, phun phân bón qua lá và

chất kích thích sinh trưởng để cây sinh trưởng phát triển nhanh và khỏe.

− Phun Sherpa 25EC để

phòng sâu hại lá, sâu đục

ngọn và bọ xít muỗi.

− Phun thuốc trừ nấm

gốc đồng hay Benlate theo

nồng độ khuyến cáo của nhà

sản xuất để phòng bệnh lỡ cổ

rễ, đặc biệt thường xảy ra

trong tháng đầu tiên khi thân

cây con chưa hóa gỗ

Hình 3.13: Chăm sóc cây trồng bầu

Phân loại cây giống:

sau khi gieo hạt từ 30 – 50

ngày tiến hành phân loại cây

giống nhằm làm đứt những rễ

cắm trực tiếp xuống đất và

phân loại cây giống tốt xấu

xếp riêng để tiện trong việc

chăm sóc, xuất vườn hoặc

chuyển sang ghép chồi.

Hình 3.14: Cây con 60 ngày sau gieo

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Vườn ươm cây gốc ghép và vườn nhân chồi ghép cần đạt yêu cầu như thế

nào? - Nêu các bước chuẩn bị và trồng cây điều từ hạt vào bầu đất 2. Bài tập - Thực hành đóng chuẩn bị và đóng bầu đất để trồng điều từ hạt. - Thực hành chọn hạt, ngâm ủ hạt và trồng vào bầu - Kiểm tra đánh giá cây điều con chuẩn bị ghép hoặc xuất trồng C. Ghi nhớ: - Muốn sản xuất cây điều con từ hạt hoặc cây ghép phải thiết kế vườn ươm

cây con từ hạt và vườn nhân chồi đạt yêu cầu kỹ thuật - Để tạo cây con tốt từ hạt phải chuẩn bị thành phần đất đóng bầu đúng tỉ lệ

các thành phần, thực hiện chọn hạt và ngâm ủ hạt đúng quy trình kỹ thuật. - Vườn nhân chồi ghép có chế độ chăm sóc riêng để tạo ra nhiều chồi tốt

phục vụ cho nhân giống vô tính bằng ghép.

Bài 4: Kỹ thuật ghép chồi Giới thiệu

Cây điều là cây giao phấn điển hình, do đó nhân giống bằng hạt cây giống sẽ phân ly mạnh làm giảm năng suất chất lượng, tính ổn định và độ đồng đều giữa các cá thể ở thế hệ sau. Vì vậy xu hướng hiện nay là nhập nội giống có năng suất cao hoặc chọn từ các giống địa phương cây đầu dòng có năng suất cao, sau đó nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về ghép điều; - Trình bày được các tiêu chuẩn của chồi và gốc ghép; - Trình bày được kỹ thuật ghép chồi và chăm sóc cây ghép; - Thực hiện được các thao tác ghép đúng kỹ thuật và an toàn đạt tỉ lệ ghép sống trên 90% - Thực hiện được các biện pháp sau ghép nhằm đảm bảo tỉ lệ xuất vườn cao. Nội dung chính 1. Khái niệm ghép 1.1. Khái niệm ghép

Là phương pháp đem cành hay chồi của cây đầu dòng có nhiều ưu điểm như: năng suất cao,phẩm chất tốt, chống chịu ngoại cảnh bất lợi để gắn lên gốc một loại cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất.

* Ưu điểm của phương pháp ghép: - Cây con giữ được đặc tính của cây đầu dòng, mau cho hoa trái, tuổi thọ

vườn cây cao hơn một số phương pháp nhân giống vô tính khác. - Tạo được nhiều cây giống. - Lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép, chịu đựng được điều kiện môi

trường bất lợi như: hạn, úng, sâu bệnh... - Cải tạo cho những vườn cây già cỗi, thân quá cao - Tạo được những dạng cây khác như thay đổi hình dạng, ghép cho nhiều

loại trái, dạng tán thấp thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch sản phẩm; - Thay đổi được tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây đực.

* Nhược điểm của phương pháp ghép: - Phải nắm vững đặc tính của gốc ghép và cành ghép. - Thao tác ghép không khó nhưng phải có kinh nghiệm và có dụng cụ. - Đối với những trường hợp tiếp hợp khó khăn, cần phải sử dụng hóa chất

chống đào thải chồi, cành ghép.

1.2. Cơ sở kết hợp của gốc và cành ghép Một thân cây 2 lá mầm cắt ngang có 3 phần chính: lớp vỏ ngoài cùng có

nhiệm vụ dẫn nhựa luyện từ lá xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rễ lên cành lá. Phần giữa gỗ và vỏ là tượng tầng mô phân sinh, rất mỏng, chứa đầy chất dịch có khả năng phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài. Khi ghép, giữa gốc ghép và chồi ghép có kết nối với nhau hay không phụ thuộc rất nhiều vào lớp tượng tầng. Do đó khi ghép cần chú ý cho 2 lớp tượng tầng của gốc ghép và chồi ghép tiếp xúc với nhau.

Việc kết hợp giữa gốc và chồi ghép gồm bốn bước như sau: - Áp sát phần tượng tầng của gốc với chồi ghép với nhau. - Lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc và chồi ghép tạo ra những tế bào nhu

mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo. - Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hóa thành những tế bào tượng tầng

mới, kết hợp với tượng tầng nguyên thủy của gốc và chồi ghép. - Các tế bào tượng tầng mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và

libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữa gốc và chồi ghép làm dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lại với nhau. 1.3. Điều kiện để ghép chồi, cành

- Các cây ghép với nhau phải cùng một họ để có khả năng kết hợp cao, tốt nhất là cùng loài, thứ trồng.

- Gốc ghép, cành ghép cần có sức sinh trưởng tương đương nhau để có khả năng kết hợp tốt.

- Hai bộ phận ghép phải được áp chặt nhau để tăng khả năng kết dính, chỗ ghép không được bẩn, khô nhựa, hay bị ướt. 2. Thời gian và thời vụ ghép

Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát khi cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là từ 6 đến l0 giờ sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa lá ướt cây ghép dễ bị nhiễm trùng. Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn.

Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm cho các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, để có cây giống ghép trồng đầu mùa mưa, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cần tiến hành gieo hạt vào tháng 12 - 1 và ghép vào đầu tháng 2 - 4 hàng năm. 3. Chuẩn bị ghép 3.1. Chuẩn bị gốc ghép

Gốc ghép là những cây con được phát triển từ hạt của những cây cùng họ. Do đó, hạt để gieo trồng làm gốc ghép không nhất thiết phải lấy từ những cây điều có năng suất cao, phẩm chất tốt nhất để gieo, mà lấy hạt của những cây điều, cây cùng họ ít sâu bệnh và chống chịu tốt với ngoại cảnh bất lợi. Kỹ thuật sản xuất gốc ghép được gieo trồng và chăm sóc giống như sản xuất cây giống thực sinh.

Hình 4.1: Gốc ghép

Tiêu chuẩn gốc ghép: Sau khi gieo hạt vào bầu đất khoảng 45 - 60 ngày thì tiến hành nhấc rễ, loại bỏ các cây còi cọc hay dị dạng đồng thời phân loại theo tình trạng phát triển của cây và xếp lại. Sau đó để cho cây ổn định trở lại trong vòng 15 đến 30 ngày thì tiến hành ghép.

Tiến hành ghép khi gốc ghép đạt tiêu chuẩn; có từ 10-15 lá trở lên và đường kính thân vào khoảng 0,7- l cm, thường từ 60 - 90 ngày tuổi. 3.2. Chuẩn bị chồi ghép

Chồi ghép được lấy từ vườn nhân chồi ghép của các giống điều tốt đã được tuyển chọn và khuyến cáo.

Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Tiêu chuẩn chồi ghép tốt gồm:

- Chồi vừa mới bật, chồi đoạn 2. - Đường kính chồi > 0,6 cm. - Chiều dài chồi từ 7-10 cm. - Không có vết sâu bệnh. - Chồi ở ngoài sáng.

Hình 4.2: Chồi ghép đạt tiêu chuẩn (A) và quá tuổi (B)

a. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến

lá;

b. Giữ cho chồi tươi bằng cách

bọc trong vải ẩm đặt vào thùng

xốp có chứa nước đá, đậy kín

thùng xốp và đặt vào nơi thoáng

mát;

c. Trong điều kiện thiếu chồi

ghép có thể dùng đoạn cành kế

chồi ngọn để làm chồi ghép.

Hình 4.3: Bảo quản chồi ghép

3.3. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu ghép

A B

- Các loại dụng cụ ghép Dao ghép cần phải được mài sắc bén, để thực hiện các bước trong các

kiểu ghép Nếu dao không có kích thước phù hợp và sắc bén sẽ gây cho chúng ta

nhiều khó khăn trong việc ghép. Dao ghép sạch (nếu không sạch thì mắt ghép dễ chết do nhiễm nấm).

Hình 4.4: Dụng cụ vật liệu ghép Nên dùng dây buộc mắt ghép, cành ghép là loại dây nhựa mềm. Thường

loại nhựa trải bàn là tốt. Nếu có điều kiện nên dùng giấy parafilm để buộc mắt ghép và cành ghép

rất thuận lợi. Nếu dùng loại dây này sau thời gian ghép khi mắt ghép đã liền. Mắt ghép nẩy chồi tự chui qua giấy, chúng ta không cần phải đi cắt bỏ. Đỡ được nhiều công. 4. Kỹ thuật ghép Có nhiều kỹ thuật ghép điều khác nhau có thể được áp dụng để sản xuất cây giống ghép tuy nhiên quy trình kỹ thuật này chỉ giới thiệu hai phương pháp ghép điều phổ biến nhất hiện nay là phương pháp ghép chồi vạt ngọn và ghép chồi nêm ngọn 4.1. Ghép vạt chồi ngọn

Duïng cuï gheùp caây

− Dùng dao ghép vạt xiên thân

gốc ghép một mặt phẳng nghiêng

dài 3-4cm,

− cách mặt đất chừng l0 - 15cm

− chừa lại 2 - 3 lá thật trên gốc

ghép.

Chồi ghép cũng vạt một mặt xiên

tương tự sau đó áp mặt cắt của chồi

ghép vào gốc ghép

− Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ

dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi

ghép

Hình 4.5. (a,b,c) Thao tác ghép chồi vạt ngọn 4.2. Ghép nêm chồi ngọn

Hình 4.5 - a

Hình 4.5 - b Hình 4.5 - c

Dùng kéo cắt ngang thân gốc ghép

cách mặt đất chừng l0-15 cm. Chừa lại

2-3 lá thật trên gốc ghép

Chẻ đôi gốc thành 2 phần bằng nhau và

dài khoảng 3 cm

Dùng dao ghép cắt vát chồi thành hình cái nêm

Hình 4.6 - a Hình 4.6 - b

Hình 4.6 - c Hình 4.6 - d

Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ

dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi

ghép.

Hình 4.6: (a,b,c,d,e,f) Thao tác ghép chồi nêm

Hình 4.6 - fHình 4.6 - e

Chồi ghép hoàn thiện Chồi ghép nảy mầm

Hình 4.7: Chồi sau ghép hoàn thiện Chú ý: Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để

cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. 5. Các biện pháp chăm sóc sau ghép

Sau khi ghép, bầu cây ghép cần được tưới nước đầy đủ tránh để mặt bầu bị khô.

Hình 4.8: Tỉa chồi nách

Sau khi ghép khoảng 20 đến 30 ngày quan sát chồi ghép: nếu thấy chồi ghép tươi, đỉnh sinh trưởng bắt đầu mọc ra những lá non kết quả ghép đã thành công. Nếu dùng dây ghép tự hoại thì không cần tháo bỏ dây ghép.

Trong trường hợp sử dụng các loại dây ghép dai hơn thì cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non.

Thường xuyên tỉa các chồi nách mọc ra từ các nách lá của gốc ghép. Đối với chồi ghép đoạn 2 cây ghép thường có 2-3 chồi, trong thời gian vườn ươm thiếu dinh dưỡng nên tỉa bỏ chỉ chừa lại 1 chồi đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt.

Hình 4.9: Cây điều sau ghép 6 tuần

Sau khi ghép từ 4 - 6 tuần, trên cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành nhấc rễ và chọn những cây có cùng kích thước xếp thành luống 4 - 6 hàng bầu và che mát trong khoảng 3 - 5 ngày đầu. Sau hai tuần cây ghép có thể đưa đi trồng. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2 tháng kể từ khi ghép.

Ngoài kỹ thuật ghép vát và ghép mắt, trong nhân dân còn thưc hiện kỹ thuật ghép chồi bên. Kỹ thuật này rất thích hợp đối với những vườn điều trồng bằng hạt sau 01 năm tuổi. Thời điểm tiến hành ghép khi tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh.

- Tại gốc ghép dùng dao cắt 3 đường tạo nên 1 hình chữ nhật dài 4 - 6cm, rộng 1,2cm cách mặt đất 15cm, dùng mũi dao tách bỏ lớp vỏ ra.

- Cắt chồi ghép còn 8-10cm và cắt vát 1 mảnh vỏ có kích thước tương đương.

- Đặt chồi ghép vào giữa lớp vỏ tách hở và thân gốc ghép. - Dùng nilon buộc cố định và bịt kín giữ ẩm. - Khi chồi ghép nảy chồi thường sau 4-5 tuần lễ cắt ngọn gốc ghép ở ngay

phía trên chỗ ghép và mở băng nilon. 6. Biện pháp ghép cải tạo vườn điều

Các kỹ thuật ghép này có thể áp dụng cải tạo những vườn điều già, vườn điều đã trồng trên 8 năm nhưng năng suất quá thấp do giống xấu. Việc tiến hành cưa đốn cải tạo có thể tiến hành trên một số cây hoặc toàn vườn nhưng yêu cầu mật độ đảm bảo đủ ánh sáng để cây ghép cải tạo phát triển tốt. Quá trình cưa ghép cải tạo thường tiến hành trước mùa mưa đến từ 2 – tháng và gồm các bước sau:

− Dọn sạch cỏ, rác xung quanh cây định đốn cải tạo

− Sử dụng cưa máy cưa đốn ngang cây ở độ cao cách mặt đất 0.5 đến 0.75 m

− Xử lý thuốc trừ nấm bệnh và bôi dầu hắc lên để chống bệnh gây hại và nước ngấm làm mục thân.

− Loại bỏ các chồi yếu, sâu bệnh mọc lên từ gốc chỉ giữ lại 7- 8 chồi khỏe phân bố đều quanh gốc

− Khi thân chồi vượt phát triển có kích thước khoảng 1 cm và tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành ghép chồi từ giống đã chọn lựa theo phương pháp đã nêu ở mục 3.2 – 4. nêu trên.

− Kiểm tra lại chồi sống sau 60 ngày loại bỏ chồi ghép yếu, chỉ giữ lại 5-6 chồi ghép sống phát triển tốt.

− Chăm sóc chồi sau ghép (dọn cỏ, bón phân). Chú ý: Sau khi ghép cải tạo cần chú ý che nắng cho chồi ghép. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép đạt yêu cầu là gì? - Nêu vắn tắt các bước để thực hiện ghép chồi theo phương pháp ghép nêm

hoặc ghép vạt ngọn 2. Bài tập thực hành - Thực hành chuẩn bị dụng cụ, cắt chồi ghép và chọn cây gốc ghép - Thực hành ghép điều theo phương pháp ghép chồi vạt ngọn (hoặc ghép

nêm) - Thực hành chăm sóc cây sau ghép C. Ghi nhớ: - Ghép chồi tốt sẽ đảm bào cây con đem trồng khỏe mạnh, đạt tỉ lệ sống sau

trồng cao.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Nhân giống điều là mô đun chuyên môn nghề trong

chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng điều”; được chọn giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Nhân giống điều là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhân giống điều; có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ chương trình dạy nghề, yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành cao, vì vậy cần được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Mô tả được các đặc điểm giống điều tốt và tiêu chuẩn chọn cây điều đầu

dòng; - Trình bày được bước chuẩn bị vườn ươm, chuẩn bị hạt giống, ươm hạt,

chăm sóc cây con và ghép - Thực hiện được các công việc trong nhân giống vô tình theo phương

pháp ghép chồi để tạo ra cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn; - Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao

động, có ý thức bảo vệ môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

STT Tên bài

Loại bài dạy

Địa điểm Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

M1-

01

Giới thiệu chung

về cây điều

Tích

hợp

Phòng học,

vườn ươm 4 2 2

M1-

02

Đặc điểm thực vật

học cây điều

Tích

hợp

Phòng học,

vườn ươm 6 2 4

M1-

03 Làm vườn ươm

Tích

hợp

Phòng học,

vườn ươm 48 6 42

M1-

04

Kỹ thuật ghép

chồi

Tích

hợp

Phòng học,

vườn ươm 50 4 44 2

Kiểm tra hết Mô đun 6 6

Cộng 114 14 92 8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành.

1. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun * Kiểm tra định kỳ

Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài. * Kiểm tra kết thúc mô đun

Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 2. Nội dung đánh giá * Phần lý thuyết:

- Các đặc điểm của cây điều giống tốt - Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép - Các khâu trong quy trình chăm sóc cây con.

* Phần thực hành: - Quan sát thiết kế vườn ươm - Thực hiện xử lý hạt giống, gieo hạt - Thực hiện ghép điều với tỉ lệ ghép sống > 90% - Thực hiện các khâu chăm sóc cây sau ghép

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài thực hành số 1: Quan sát đặc điểm thực vật học cây điều Nội dung bài thực hành:

- Quan sát và đo chiều rộng tán cây điều - Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đực - Phân biệt trái thật (hạt điều) và trái giả - Xác định cấu tạo của hạt điều

I Tổ chức thực hiện 1. Chia nhóm.

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh

Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn

II. Quy trình thực hiện

TT Nội dung

các bước Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu

kỹ thuật

Dụng cụ,

trang bị

1 Các đặc điểm

cây điều

Giới thiệu các đặc điểm

thực vật học cây điều

qua hình ảnh

Hình ảnh rõ nét Máy vi

tính

Máy chiếu

2 Quan sát và

đo chiều rộng

tán cây điều

Đo từ gốc ra mép tán

theo 4 hướng, rồi cộng

các số liệu đo được và

chia 4

Đo chính xác Thước dây

3 Phân biệt hoa

lưỡng tính và

hoa đực

Quan sát nhị và nhụy

trên hoa để xác định

Xác định đúng

hoa đực và hoa

lưỡng tính

Hoa đực và

hoa lưỡng

tính

4 Phân biệt trái

thật (hạt điều)

và trái giả

Quan sát 1 quả điều và

xác định

Xác định đúng

trái thật và trái

giả

Trái điều

nguyên vẹn

5 Xác định cấu

tạo của hạt

điều

Chẻ hạt điều làm đôi, xác

định từng phần cấu tạo

và màu sắc.

Xác định đúng

lớp vỏ hạt, lớp

vỏ lụa và nhân

Hạt điều

Dao

III. Điều kiện thực hiện Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Quy trình thực hiện

Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm

IV. Rút kinh nghiệm Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. Những lỗi thường gặp - Không xác định được cách đo chiều rộng tán. - Phân biệt sai hoa đực và hoa lưỡng tính.

VI. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thực hành Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Đo đường kính tán cây điều phát triển độc lập

- Qua kết quả đo và kết luận về khoảng cách trồng phù hợp

- Nhận biết hoa đực và hoa lưỡng tính

Tính được tỉ lệ hoa lưỡng tính theo mẫu

- Phân biệt các thành phần của hạt điều

Tính được tỉ lệ nhân của hạt mẫu

Bài thực hành số 2: Thiết kế vườn nhân giống Nội dung:

- Lựa chọn quy mô sản xuất cây giống - Thiết kế vườn nhân cây từ hạt - Thiết kế vươn nhân chồi ghép

I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên

- Hướng dẫn

- Làm mẫu - Kiểm tra nhắc nhở

2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn

II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ

tự

Nội dung

các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị

1 Quan sát,

thiết kế

xây dựng

vườn ươm

Quan sát thiết kế xây

dựng vườn ươm

Đất vào bầu có tỉ lệ:

70-90% đất mặt + 10 -

30% phân chuồng hoai

và 0,5% Super lân.

- Đo đếm và ghi

chép

-Xác định đúng

tỷ lệ.

- Phân hữu

cơ, cuốc,

xẻng, dụng

cụ đựng

phân, bảo hộ

lao động,

phương tiện

vận chuyển.

2 Ngâm ủ

hạt

- Loại bỏ hạt xấu

- Ngâm ủ theo quy

trình

Hạt trương nở

đồng đều

Không bị chua

Hóa chất xử

lý hạt

Bao, bể xử

lý, khẩu

trang, găng

tay

3 Gieo hạt - độ sâu gieo Đúng độ sâu

- Chiều đặt hạt Đúng chiều đặt

hạt

4 Chăm sóc

cây con

- Tưới nước

- Bón phân

- Xử lý bệnh hại

Bầu luôn đủ ẩm

Cây sinh trưởng

đồng đều, không

bị sâu bệnh phá

hại

Bình tưới

Phân bón

Thuốc trừ

sâu, trừ

bệnh

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng - Qui trình thực hiện - Phiếu thực hành - Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ làm đất

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Quan sát sơ sai. - Phân – đất không đúng tỷ lệ, đảo phân không đều. - Đóng bàu đất quá lỏng quá chặt.

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH - Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chọn mô hình vườn ươm cây con Tính toán khả năng sản xuất cây giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chọn mô hình vườn nhân chồi Tính toán khả năng sản xuất cây ghép - Khảo sát và chọn dòng điều làm giống

Các tiêu chí chọn cây đầu dòng (hoặc dòng điều đặt mua)

Bài thực hành số 3: Trồng và chăm sóc vườn nhân chồi Nội dung:

- Quan sát thiết kế vườn nhân chồi - Trồng vườn nhân chồi - Chăm sóc vườn nhân chồi

I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên

- Hướng dẫn - Làm mẫu - Kiểm tra nhắc nhở

2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn

II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ

tự

Nội dung

các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ

thuật

Dụng cụ,

trang bị

1 Giới thiệu

kiến thức

Giới thiệu các mô hình

nhân chồi

Chỉ rõ ưu

nhược điểm

Bảng, phấn

2 Quan sát

thiết kế

vườn nhân

chồi

Quan sát thiết kế vườn

nhân chồi

- Đo đếm và

ghi chép

-Xác định diện

tích.

Giấy bút,

thước đo.

3 Trồng Xác định khoảng cách - Đúng khoảng - Cuốc,

vườn nhân

chồi

trồng

Tiến hành trồng vườn

nhân chồi

cách xẻng, bảo

hộ lao

động

phương

tiện vận

chuyển.

4 Chăm sóc

vườn nhân

chồi

- Tưới nước, bón thúc

phân khoáng theo tỷ lệ

N:P2O5:K2O = 3:1:1 với

liều lượng từ 10-50 g/cây

- Cắt tỉa nuôi chồi

-Phun thuốc trừ sâu bệnh

- Tưới nước

bón phân, phun

thuốc đúng liều

lượng.

- Bấm ngọn tỉa

chồi đúng qui

định

Cuốc, kéo

cắt cành,

bảo hộ lao

động, bình

phun thuốc

trừ sâu.

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Địa điểm: thực hiện trong vườn ươm - Qui trình thực hiện - Phiếu thực hành - Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ cần thiết

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Quan sát sơ sài. - Cắt tỉa chồi không hợp lý - Bón phân, phun thuốc không đúng nồng độ, liều lượng

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH - Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

-Vườn nhân chồi phát triển đồng đều có nhiều chồi

Số chồi trên một đơn vị diện tích

- Chồi khỏe, không sâu bệnh Tỉ lệ chồi đạt yêu cầu ghép

Bài thực hành số 4: Gieo ươm cây giống Nội dung:

- Thu hái và bảo quản hạt giống - Ngâm ủ và xử lý hạt, mầm giống - Gieo hạt - Chăm sóc cây con giống

I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên

- Hướng dẫn - Làm mẫu - Kiểm tra nhắc nhở

2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn

II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thứ

tự

Nội dung

các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ

thuật

Dụng cụ,

trang bị

1 Thu hái và

bảo quản

hạt giống

- Xác định độ chín của

hạt

- Phơi và bảo quản hạt

giống

- Hạt đúng độ

chín

- Phơi trong

mát hoặc nắng

nhẹ.

Giấy bút,

dụng cụ

thu hái,

nhà phơi,

sân phơi,

bao đựng

hạt bảo

quản.

2 Đảo trộn

hỗn hợp

đất phân

- Đất đổ thành đống nhỏ

0.7 m3

Phân hữu cơ, lân đổ trên

trộn đều nhiều lần

- Đảo đều hỗn

hợp đất phân

- Cuốc,

xẻng, bảo

hộ lao

động

phương

tiện vận

chuyển.

3 Đóng bầu

đất

- Đóng 2/3 bầu, dồn đất

- Đổ tiếp đất đầy bịch

dồn tiếp

- độ chặt bàu

vừa tay

Bịch, dụng

cụ đóng

bàu xe vận

chuyển,

bảo hộ lao

động.

4 Ngâm ủ

và xử lý

hạt, mầm

giống

- Ngâm hạt và thay nước

3 - 5 ngày, xử lý hạt

bằng thuốc trừ bệnh

- Ủ hạt giống nhiệt độ <

40 độ, tưới nước trong

khi ủ

- Cắt rễ mầm

- Ngâm và rửa

sạch hạt

- Ủ hạt không

bị cháy, nhanh

nẩy mầm

- Cắt chóp rễ

mầm

- Cuốc,

xẻng, bảo

hộ lao

động

phương

tiện vận

chuyển.

5 Gieo hạt

- Gieo úp hạt.

- Phủ lớp đất 1 - 2 cm

- Che tủ bầu bằng rơm

Gieo hạt đúng

qui cách và độ

sâu lấp hạt

Dao con

sắc, dụng

cụ đựng

hạt bảo hộ

lao động,

bình tưới.

6 Chăm sóc

cây con

giống

- Tưới nước đủ ẩm

- Nhổ cỏ bằng tay, bón

phân, phòng trừ dịch hại

- Phân loại cây giống

làm 3 loại tốt, xấu, trung

bình

- Hạt nẩy mầm,

phát triển

nhanh

- Không làm

chết cây

- Chế độ chăm

sóc theo đối

tượng

Bảo hộ lao

động, dụng

cụ chăm

sóc

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Địa điểm: thực hiện trong vườn ươm - Qui trình thực hiện - Phiếu thực hành - Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ cần thiết

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Thu hái quả chưa chín

- Ngâm ủ không đúng qui trình - Nhổ cỏ làm bung gốc cây con - Bón phân, tưới nước, phun thuốc không đúng nồng độ, liều lượng

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH - Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn lọc hạt làm giống Loại bỏ hết hạt lửng Trộn hỗn hợp và đóng bầu Thời gian đóng và trọng lượng bầu đóng

Ngâm ủ hạt Tỉ lệ nứt nanh cao, đồng đều Trồng và chăm sóc cây con Mức độ sinh trưởng đồng đều của cây

Bài thực hành số 5: Ghép và chăm sóc Nội dung:

- Chọn và thu chồi ghép - Chọn gốc ghép - Ghép - Chăm sóc cây ghép

I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên

- Hướng dẫn - Làm mẫu - Kiểm tra nhắc nhở

2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn

II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thứ

tự

Nội dung

các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ

thuật

Dụng cụ,

trang bị

1 Chọn và

thu chồi

ghép

- Tiêu chuẩn của chồi

ghép xuất hiện 1 -2 lá,

dài 7- 10 cm, đường kính

TB 0,6 cm

- Cắt chồi và bảo quản

nơi mát chống mất nước

- Chọn chồi cắt

đúng tiêu chuẩn

- Bảo quản chồi

không bị héo.

Giấy bút,

dụng cụ cắt

chồi, thùng

xốp, bao

bảo quản

chồi.

2 Chọn gốc Có từ 10-15 lá trở lên và Chọn gốc ghép Xe vận

ghép đường kính thân vào

khoảng 0,7-l,0 cm

đúng tiêu chuẩn chuyển

2 Ghép

- Cắt ngang thân gốc

ghép cách mặt đất chừng

l0-15 cm. Chừa lại 2-3 lá

thật trên gốc ghép. Chẻ

đôi gốc thành 2 phần

bằng nhau và dài khoảng

3 cm

- Chồi ghép vạt xiên 2 bên chồi ghép thành hình nêm. - Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép - Băng ni lon mỏng quấn

chặt từ dưới lên trên, cố

định và bịt kín chồi ghép

- Vỏ của chồi ghép và

gốc ghép liền khớp nhau

Thao tác gọn

nhẹ và chuẩn

xác

Cuốn kín chồi

và chặt

Dao ghép

và các

dụng cụ

ghép, xe

vận chuyển

3 Chăm sóc

cây ghép

- Che nắng cho cây ghép

- Tưới nước đủ ẩm

- Sau 20 – 30 ngày rạch

Gieo hạt đúng

qui cách và độ

sâu lấp hạt

Dụng cụ

chăm sóc

bảo hộ lao

băng ni lông cho mầm

phát triển

- Ra ngôi chăm sóc

- Đánh chồi trên gốc

ghép

Bón phân vô cơ NPK

3:1:1, phân bón lá

Phun thuốc trừ sâu, bênh

động, bình

tưới.

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN - Địa điểm: thực hiện trong vườn ươm - Qui trình thực hiện - Phiếu thực hành - Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ cần thiết

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Thu hái quả chưa chín - Ngâm ủ không đúng qui trình - Nhổ cỏ làm bung gốc cây con - Bón phân, tưới nước, phun thuốc không đúng nồng độ, liều lượng

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH - Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị ghép Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đủ đạt yêu cầu Thao tác ghép Bấm giờ, mức độ chắc của vết ghép

Chăm sóc sau ghép Tỉ lệ sống ghép, mức độ sinh trưởng đồng đều

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “ Nghiên cứu nhập nội và bình tuyển, chọn

lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều”, 2002. Viện KHKTNN Miền Nam.

[2]. Báo cáo: “ định hướng quy hoạch và phát triển cây điều tỉnh Đăk Lăk 2010”. Tại hội nghị ngày 26 tháng 8 năm 2003.

[3]. Bavappa K.V.A., 1989. Kỹ thuật sản xuất và chế biến điều. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

[4]. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Hội Nghị Phát Triển Điều Đến Năm 2010, BÌNH THUẬN, 3/2000.

[5]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Đề án phát triển điều đến năm 2010”

[6]. Phạm Văn Biên. Nguyên Thanh Bình. Nguyên Duy Đức. Đào Hữu Hiền. Hồ Huy Cường. Trần Doãn Sơn. Động Văn Tư, Hoàng Vôn Tám. Là Phạm Lán và Thái Xuân Du. 2005. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thi trường đê phát triển vùng diều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu

[7]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Đặng Đức Hiền. Đặng Vôn Từ Trán Kim Kinh và Hà Thi Minh. 2000. Kết quà nghiên cứu điều năm 1999-2000. Hội nghi Khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

[8]. Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình, 2000. Kỹ thuật nhân giống điều. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật năm 2000.

[9]. Phạm Văn Biên, 2002. Nghiên cứu nhập nội, bình tuyển, chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều (Anacardium occidentale L.). Báo cáo khoa học. Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam.

[10]. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thái Học, 1999. Sưu tập và tuyển chọn giống điều năng suất cao và chất lượng tốt. Báo cáo khoa học. Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam.

[11]. Nguyễn Thanh Bình và Đặng Văn Tự, 2000. Thông báo khoa học: Kết quả thí nghiệm các giống Điều Thái Lan nhập nội.

[12]. Hoàng Chương và Trần Văn Sâm, 1990. Chọn điều năng suất cao hạt lớn cho miền Đông Nam Bộ để phục vụ yêu cầu xuất khẩu. Kết qủa nghiên cứu khoa học (1986 – 1990), Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam.

[13]. Đường Hồng Dật. Cây điều kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển [14]. Đường Hồng Dật, 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội. [15]. Nguyễn Thu Hồng, 1999. Nghiên cứu thâm canh tăng năng suất cây điều.

Viện nghiên Cứu Dầu Thực Vật - Tinh Dầu, Hương Liệu - Mỹ Phẩm.

[16]. Vũ Triệu Mân và ctv., 2004. Thành phần bệnh hại cây điều tại vườn điều giống quốc gia Cát hiệp – Phù cát – Bình Định. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999.

[17]. Phạm Văn Nguyên, 1991. Cây đào lộn hột. Tổng công ty Vinalimex. [18]. Phượng, V.N. , P. Đ. Trí; Đ.T.A. Thuyền, T.V. Nga, T.X.Du & N.V.Uyển.

2002. Nhân giống in vitro cây tre tàu (Sinocalamus latiflorus) và tre mạnh tông (Dendrocalamus asper) . Tạp chí Sinh học 24 (2), 59-64. pp 24.

[19]. Thuyền, Đ.T. A., V.N. Phượng, T.X.Du & N.V.Uyển. 2001. Nhân giống vô tính cây hông (Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl. bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Sinh học 23 (3), 46-50.

[20]. Phan Hữu Trinh, 1988. Cây điều – Gieo trồng, chăm sóc và chế biến. Nhà xuất bản tổng hợp Phú Khánh.

[21]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng Nghĩa. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh, 2000.

[22]. Trần Vinh, Dương Mộng Hùng, 2004. Nghiên cứu tuyển chọn đào lộn hột có năng suất hạt cao chất lượng tốt cho vùng Tây Nguyên. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 8.

[23]. Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam, 2000. Tài liệu tập huấn chương trình điều quốc gia.

[24]. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam., 2000.Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép chồi vạt ngọn và nêm ngọn.

[25]. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, 1989. Tài liệu các chương trình tập huấn về cây điều thuộc dự án VIE 85-005.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB

ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Nguyễn Văn Tân Thư ký 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 6. Phan Hải Triều Ủy viên 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 2 Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3 Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 4 Nguyễn Thành Công Ủy viên 5 Trần Minh Đức Ủy viên